SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
VŨ CHÍ CÔNG
GIẢI PHÁPTHÚCĐẨYPHÁTTRIỂN SẢN XUẤT
NÔNGNGHIỆP HÀNGHOÁTRÊNĐỊABÀN
HUYỆN HIỆP HOÀ - TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngà nh: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
LUẬ N VĂN THẠ C SỸ KINH TẾ
Ngƣờihƣớng dẫnkhoahọc:TS. ĐOÀN QUANG THIỆU
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012
Tác giả
Vũ Chí Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Quang Thiệu, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như
trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Phòng QLĐT Sau Đại học;
Khoa Kinh tế (Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên);
Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Phòng Nông Nghiệp &
PTNT, Chi cục Thống kê, Phòng Tài chính & Kế hoạch, Phòng Tài nguyên
Môi trường, Phòng Lao động - TBXH, Trạm Khí tượng - Thuỷ văn huyện
Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang; UBND các xã, thị trấn và bà con nông dân huyện
Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang); Các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận
văn tốt nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012
Tác giả
Vũ Chí Công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT....................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................... viii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ............................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .............................................. 4
5. Bố cục của luận văn ................................................................................ 4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 5
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hoá.......................................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá................... 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................22
1.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................37
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết.........................................37
1.2.2. Chọn địa điểm và phương pháp nghiên cứu........................................37
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích................................................................40
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH
BẮC GIANG........................................................................................... 42
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hiệp Hoà.........................42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Hiệp Hoà...................................................42
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội....................................................................45
2.1.3. Những lợi thế và hạn chế đối với phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hoá của huyện Hiệp Hoà ....................................................................49
2.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện
Hiệp Hoà ..................................................................................................52
2.2.1. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp..................................................52
2.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở huyện
Hiệp Hoà ..................................................................................................53
2.2.3. Thực trạng và các loại hình tổ chức sản xuất......................................64
2.3. Đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hoá trên địa bàn huyện Hiệp Hoà................................................................71
2.3.1. Kết quả đạt được ..............................................................................71
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại......................................................................72
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP
HOÀ TỈNH BẮC GIANG....................................................................... 73
3.1. Một số quan điểm chủ yếu ...................................................................73
3.1.1. Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá một cách bền
vững nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng vùng trên
địa bàn huyện ...........................................................................................73
3.1.2. Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập quốc tế..............................................................................74
3.1.3. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn liền
với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường bền vững .......................76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
3.1.4. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải có sự điều
hành, quản lý của Nhà nước........................................................................76
3.2. Định hướng, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Hiệp Hoà đến năm 2020........77
3.2.1. Định hướng, mục tiêu .......................................................................77
3.2.2. Các giải pháp chủ yếu.......................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 88
I. Kết luận .................................................................................................88
II. Kiến nghị..............................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 91
PHỤ LỤC................................................................................................ 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AFEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương
BVTV Bảo vệ thực vật
BQ Bình quân
CNH - HĐH Công nghiệp hòa - hiện đại hóa
GCN KTTT Giấy chứng nhận kinh tế trang trại
HTX Hợp tác xã
KTQD Kinh tế quốc dân
KHCN Khoa học công nghệ
NTTS Nuôi trồng thủy sản
UBND Ủy ban nhân dân
SP Sản phẩm
SX Sản xuất
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WTO Tổ chức thương mại Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Hiệp Hòa năm 2010 ...........43
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất, Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông lâm
thuỷ sản huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2005 - 2010...........................52
Biểu 2.3. Cơ cấu diện tích gieo trồng huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2005 -
2010...........................................................................................54
Biểu 2.4. Diện tích, năng suất cây lúa của huyện Hiệp Hoà..........................56
Biểu 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính huyện
Hiệp Hoà giai đoạn 2005 - 2010 ..................................................57
Biểu 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả huyện Hiệp
Hoà giai đoạn 2005 - 2010 ..........................................................59
Biểu 2.7. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Hiệp Hoà giai đoạn
2005 - 2010 ..................................................................................... 60
Bảng 2.8. Tổng hợp tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ lao động
của các hộ điều tra ......................................................................67
Biểu 2.9. Tổng hợp quy mô sản xuất của các hộ điều tra..............................67
Biểu 2.10. Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra.........68
Bảng 2.11. Tổng hợp tình hình thu - chi tài chính và tài sản của các hộ
điều tra.......................................................................................69
Bảng 2.12. Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hoá của các xã điều
tra năm 2011 ..............................................................................69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang ................... 42
Hình 2.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà năm 2010........................... 44
Hình 2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế.................................... 47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay nước ta trong hơn 20 năm đổi mới, thực hiện CNH - HĐH đất
nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đảng và
Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách Nông nghiệp và nông thôn; các
chính sách được đặt ra đều nhằm thúc đẩy để chuyển từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường trong nông
nghiệp, nông thôn hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh.
Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá là một định hướng đúng đắn
trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của nước ta. Nước ta vốn là một
nước nông nghiệp, sản xuất dựa trên cơ sở kỹ thuật lạc hậu, thủ công, sản xuất
công nghiệp chưa phát triển. Từ năm 1960 - 1990, nông nghiệp nước ta là một
nước tự cấp, tự túc, dưới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, sản xuất nông
nghiệp chủ yếu sản xuất lương thực. Tuy lấy lương thực là mục tiêu chủ yếu,
nhưng hàng năm vẫn phải nhập khẩu từ 0,5 - 1 triệu tấn lương thực, các sản
phẩm cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi phát triển
chậm nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó,
tháng 4/1988 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 10 về “đổi mới quản lý
nông nghiệp” với nội dung quan trọng nhất là thừa nhận hộ nông dân là đơn
vị tự chủ sản xuất trong nông nghiệp; đây là động lực to lớn cho sự phát triển
nông nghiệp - nông thôn Việt Nam. Những năm đổi mới cơ chế trong sản xuất
nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng kể:
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt từ 4 - 4,5 triệu tấn, vươn lên đứng thứ 2
thế giới. Các mặt hàng cà phê, cao su, chè, điều, tiêu…xuất khẩu đều có được
vị thế trên thị trường quốc tế. Đời sống của nhân dân được cải thiện, bộ mặt
nông thôn có thay đổi rõ rệt. Sự phát triển nông nghiệp ở nước ta đặt trong sự
phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng của khu vực và thế giới;
đặc biệt khi chúng ta đã tham gia thực hiện AFTA, tham gia APEC và gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
nhập WTO, đây là thuận lợi nhưng cung là vấn đề rất khó khăn, thách thức
cho phát triển nông nghiệp hàng hoá nước ta. Nông nghiệp nước ta có thế
mạnh về đất đai, lao động có khả năng đa dạng hoá sản phẩm, nhưng chúng ta
có nhiều điểm yếu: Cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, công nghệ
chế biến, kinh nghiệm thương trường, trình độ tổ chức quản lý…những yếu
điểm đó là hạn chế, làm cho chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản
phẩm cao, làm tính cạnh tranh của hàng hoá thấp. Để hội nhập với thị trường
khu vực và quốc tế, giữ được thị trường trong nước, chúng ta phải phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Hiệp Hoà là một huyện nông nghiệp thuộc vùng trung du Bắc Bộ, nằm
ở phía tây nam tỉnh Bắc Giang; có thế mạnh về đất đai và các yếu tố địa lý.
Yếu tố địa lý quyết định không gian tồn tại và tạo lên sự mạnh yếu của mỗi
đơn vị lãnh thổ, trực tiếp ảnh hưởng đến phương thức sản xuất và triển vọng
của nền kinh tế. Hiệp Hoà là một huyện trung du miền núi nhưng có vị trí địa
lý khá lý tưởng: Nằm kề Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá
của cả nước, tiếp giáp với địa bàn trọng điểm Bắc Bộ; lại có mạng lưới giao
thông tương đối phát triển,… nên huyện sẽ có điều kiện phát triển giao lưu
kinh tế với bên ngoài, thu nhận nhanh nhậy các thông tin, đường lối, chính
sách kinh tế và cơ hội đầu tư kinh doanh. Yếu tố địa lý này là tiền đề rất quan
trọng tạo cho huyện phát triển năng động nền kinh tế của mình, hội nhập
nhanh chóng với nền kinh tế đất nước tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành sản
xuất chủ yếu nhưng đó là một nền nông nghiệp thuần nông, phân tán manh
mún, hàng hoá chưa phát triển, trong khi đó công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, còn rất nhỏ lẻ. Các nguồn lực hiện có, các
tiềm năng trong vùng chưa được quan tâm để khai thác hợp lý. Tỷ lệ hộ nghèo
còn ở mức cao. Tỷ lệ lao động các ngành, lĩnh vực rất bất cập. Những yếu
kém đó trên thực tế đã trở thành lực cản, làm chậm quá trình tăng trưởng và
phát triển kinh tế xã hội của huyện. Do đó, việc khai thác có hiệu quả các
nguồn lực, đẩy nhanh quá trình sản xuất của các ngành theo hướng công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ nay đến
năm 2020 và những năm tiếp theo đã trở thành vấn đề rất cấp thiết đối với
huyện Hiệp Hoà.
Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện Hiệp
Hoà có hiệu quả cao nhất, cần phải đánh giá thực trạng từ đó đề ra được
những giải pháp khoa học có tính khả thi về phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hoá. Xuất phát từ thực tế khách quan đó nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện
Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang” là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và nghiên cứu thực trạng phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Hiệp Hoà; Từ đó đưa ra các mục tiêu,
hướng phát triển và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời
sống nông dân huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.
- Đưa ra giải pháp chủ yếu khoa học và khả thi nhằm thúc đẩy phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để tìm ra phương hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
và giảp pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Cụ thể là
các hộ nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm và dịch vụ nông
nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hoà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá
trên địa bàn huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian:
+ Những tư liệu tổng quan thu thập từ tài liệu đã công bố trong khoảng
thới gian từ năm 1986 đến nay.
+ Số liệu đánh giá thực trạng được điều tra trong giai đoạn 5 năm từ
năm 2005-2010.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất
nông nghiệp (chủ yếu gồm trồng trọt và chăn nuôi); những loại nông nghiệp
hàng hoá chính, những vấn đề về giá trị, cơ cấu, tình hình phát triển nông
nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực,
là tài liệu góp phần giúp huyện Hiệp Hoà xây dựng kế hoạch, mục tiêu phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện trong thời kỳ CNH-HĐH và
hội nhập quốc tế.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương I: Tổngquan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên
địa bàn huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang
- Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hoá trên địa huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hoá
1.1.1. Cơ sở lý luận vềthúc đẩy pháttriển sản xuấtnông nghiệp hàng hoá
1.1.1.1. Nông nghiệp và pháttriển nông nghiệp
- Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn được nói đến như một nền kinh tế truyền
thống. Thời gian dài của lịch sử, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của
hầu hết các quốc gia.
Ngànhnôngnghiệpcungcấp lương thựcthực phẩm chonhu cầu xã hội:
Dù trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đến đâu thì ngày nay sản phẩm
của nông nghiệp chưa có một ngành sản xuất nào thay thế được. Thiếu những
sản phẩm đó, con người không thể tồn tại và phát triển được và do đó không
thể đảm bảo cho các ngành kinh tế khác phát triển. Vì vậy mỗi nước trước hết
phải sản xuất được lương thực hoặc nhập khẩu lương thực, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội. [18]. Anghen đã viết: “Trước hết con người cần phải có
ăn, ở mặc trước khi họ lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn
giáo…” [8]. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn
trong phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển là
những nước còn nghèo, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên
ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng nông
nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và
không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
sống của nhân dân trước đó. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính
chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội
của đất nước mà hiện nay, mặc dù trình độ khoa học - công nghệ ngày càng
phát triển nhưng vẫn chưa ngành nào có thể thay thế được.
Xã hội càng phát triển, đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu
của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng về số lượng,
chất lượng và chủng loại. Các nhà kinh tế học đều thống nhất cho rằng, điều
kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc
dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập
khẩu lương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn, nhưng điều đó
chỉ phù hợp với các nước như Singapore, Ả rập Saudi hay Brunei mà không
dễ gì đối với các nước như Inđônêxia, Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam là
những nước đông dân. Các nước đông dân muốn nền kinh tế phát triển, đời
sống của nhân dân ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải sản xuất
trong nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ
có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có
an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn
định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển thì
sẽ khó thu hút được đầu tư để phát triển bền vững, lâu dài.
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu
vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư
sống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực
nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho phát
triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt
tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động nông
nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển
công nghiệp và đô thị. Đó là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khu vực nông nghiệp
còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm
nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
hàng hoá, mở rộng thị trường. Khu vực nông nghiệp còn là nguồn cung cấp
vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp, nhất là giai
đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì nông nghiệp là khu vực lớn nhất, xét cả
về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được
tạo ra từ thuế nông nghiệp, tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động
phi nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản,… Những điển
hình thành công về sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông
nghiệp để đầu tư cho công nghiệp. Ngoài ra cần phải khai thác các nguồn
khác một cách hợp lý, không nên cường điệu quá vai trò của vốn tích luỹ
trong nông nghiệp.
Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường tiêu thụ lớn của công
nghiệp và dịch vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp
bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào
thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự
thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ có tác động trực tiếp
đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp,
nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực
nông thôn sẽ làm cho nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, thúc
đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Nông nghiệp còn là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các
loại nông lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
phẩm công nghiệp. Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có
ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông lâm thủy sản. Xu hướng chung ở các
nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nông
lâm thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng
đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế.
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển
bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi
trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Nông nghiệp sử dụng
nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu… làm ô nhiễm đất và
nguồn nước. Dư lượng độc tố trong sản phẩm tăng ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người. Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn, thời tiết, khí hậu thủy
văn thay đổixấu sẽ đe dọa đời sống của con người. Vì thế trong quá trình phát
triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra các giải pháp thích hợp để duy trì và
tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường [7].
- Một số vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng lên về số lượng và sự cải thiện về
chất lượng của sản phẩm xã hội và các yếu tố sản xuất ra sản phẩm xã hội.
Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân, hoặc thu
nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nếu như sản phẩm
hàng hoá trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản
xuất, từng vùng sản xuất của một quôc gia. Để biểu thị tăng trưởng kinh tế
người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ
hay tính bình quân đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước, đó là mức
tăng % hay tuyệt đối hàng năm, hay tính bình quân trong một giai đoạn.
Tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai
đoạn nhất định sẽ cho khái niệm tốc độ tăng trưởng, đó là sự tăng thêm sản
lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bao gồm tăng trưởng
cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, phát triển là việc
nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo
dục, sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển
kinh tế có thể hiểu là quá trình chuyển biến theo hướng tiến bộ về mọi mặt
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm tăng trưởng về
của cải vật chất và sự tiến bộ xã hội.
1.1.1.2. Sản xuấthàng hóa
Hàng hóa là vật phẩm do lao động con người tạo nên để trao đổi. Sản
xuất hàng hóa là sản xuất ra các sản phẩm để bán, trao đổi phục vụ yêu cầu
sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất ra đời và phát triển dựa trên cơ sở của phát
triển sản xuất và phân công lao động xã hội. Ngay từ thời sơ khai, loài người
tách từ thời săn bắt, hái lượm sang các ngành chăn nuôi đã có sự trao đổi hàng
hóa dưới hình thức hàng trao đổi hàng. Cho đến ngày nay khi sản xuất phát
triển, sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, trình độ chuyên môn trong
sản xuất ngày càng cao, mỗi một người, một bộ phận chỉ sản xuất một loại
hoặc một sản phẩm giới hạn, thậm chí chỉ một bộ phận của sản phẩm. Trong
khi đó sản xuất phát triển đời sống ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm tiêu
dùng, các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng. Điều này đã thúc đẩy sản
xuất hàng hóa và kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển hơn. Sản xuất hàng
hóa tồn tại và phát triển ở nhiều chế độ xã hội, là sản phẩm của lịch sử phát
triển của loài người. Nó có nhiều ưu thế và là một phương thức hoạt động
kinh tế tiến bộ hơn hẵn so với nền kinh tế tự cung, tự cấp.
Sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan, là thuộc tính cơ bản và
mang tính phổ biến của nền nông nghiệp phát triển. Với những kết quả tổng
kết từ nhiều nước trên thế giới qua các thời kỳ lịch sử, nhiều nhà kinh tế đã
chia quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp làm 3 giai đoạn: nông nghiệp tự
cung, tự cấp, nông nghiệp đa dạng hoá và nông nghiệp chuyên môn hoá cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
Giai đoạn nông nghiệp tự cung, tự cấp: sản xuất nông nghiệp chỉ phục
vụ cho nhu cầu của chính mình, trước hết là đáp ứng về lương thực nên sản
xuất chỉ tập trung ở một vài loại cây trồng truyền thống. Nông nghiệp hoàn
toàn dựa vào tự nhiên với công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật và công nghệ có
nhiều hạn chế, chưa quan tâm đến thị trường. Sản xuất khép kín và phụ thuộc
vào tự nhiên, quy mô nhỏ nên độ rủi ro cao, thu nhập thấp, chỉ đủ nuôi sống
người sản xuất, chưa có sản phẩm hàng hoá.
Giai đoạn đa dạng hoá sản xuất nông sản: chủng loại cây trồng, vật
nuôi đã phong phú hơn, hạn chế được tình trạng sản phẩm nông nghiệp một
phần tiêu dùng cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã bắt đầu
có nông sản hàng hoá.
Giai đoạn nông nghiệp được chuyển sang sản xuất chuyên môn hoá,
hình thành các trang trại chuyên kinh doanh một vài loại sản phẩm nhất định,
sử dụng các máy móc công nghệ cơ giới hoá, hiện đại hoá, cần ít lao động.
Sản xuất nông sản theo hướng phát triển toàn diện, chuyên môn hoá theo
ngành, vùng để có tỷ suất hàng hoá cao, tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo
ra khối lượng, chất lượng nông sản hàng hoá cao, chủng loại phong phú.
Phát triển sản xuất nông sản hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn về mặt kinh
tế, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh
thái. Phát triển nông sản hàng hoá sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phân công lại lao động theo hướng chuyên
môn hoá và phát triển tổng hợp trên cơ sở lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương
đối của vùng và các tiểu vùng. Thông qua đòi hỏi khắt khe và kích thích của
thị trường các cơ sở sản xuất nông sản hàng hoá thực hiện cải tiến kỹ thuật,
đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hợp lý hoá quá trình sản xuất, lựa chọn
phương án đầu tư hợp lý và tiết kiệm, nâng cao được năng suất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất và sử dụng tài nguyên tốt hơn. Thông qua cạnh tranh và hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
tác, tính chất và trình độ xã hội hoá sản xuất kinh doanh nông nghiệp ngày
càng mở rộng và hoàn thiện. Các thành phần kinh tế phát huy đúng vai trò, vị
trí của mình và giữa chúng liên kết chặt chẽ với nhau trên từng địa bàn.
Phát triển sản xuất nông sản hàng hoá đảm bảo cung cấp ổn định lương
thực, thực phẩm cho xã hội, tạo động lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá mà trước hết là đẩy nhanh một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông
nghiệp. Khi sự trao đổi và giao lưu hàng hoá tăng lên sẽ hoàn thiện mạng lưới
thương nghiệp, quản lý và điều tiết thị trường có hiệu quả, góp phần mở ra thị
trường nông sản, hình thành đồng bộ thị trường tiền tệ, hệ thống tín dụng,
ngân hàng, dịch vụ... tạo tiền đề vật chất khách quan và cơ sở kinh tế vững
mạnh cho việc phát triển một nền nông nghiệp (theo nghĩa rộng) bền vững,
phát huy được vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, biến đổi tận gốc rễ
bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn.
Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà đề tài nghiên
cứu không phải là theo chế độ sản xuất hàng hóa XHCN theo cơ chế cũ - cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, mà là nền sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần
kinh tế tham gia, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết
của Nhà nước XHCN. Một sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hoá phải
được sản xuất từ các thành phần kinh tế khác nhau và được lưu thông trên thị
trường, đồng thời sản phẩm đó phải có giá cả cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại.
Giá sản phẩm cao hơn giá trị đích thực của nó sẽ tạo cơ hội cho sản
phẩm đó mở rộng được thị trường tiêu thụ, có cơ hội tiếp xúc ngày càng nhiều
hơn với khách hàng, tạo cơ hội cho sản phẩm tiêu thụ ngày một nhiều hơn,
giúp nhà sản xuất không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là chức năng
thông tin của sản phẩm hàng hoá nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Trong nông nghiệp việc xác định phương hướng sản xuất đi đôi với
việc xác định cơ cấu cây trồng. Một phương hướng sản xuất quyết định cơ
cấu cây trồng, nhưng mặt khác cơ cấu cây trồng sản xuất hợp lý cũng là cơ sở
để xác định phương hướng sản xuất [17].
1.1.1.3.Thúcđẩypháttriển sản xuấtnông nghiệp hànghoá
Thúc đẩy: Theo từ điển tiếng việt “thúc đẩy là kích thích để tiến lên”,
theo từ điển Lạc Việt “thúc đẩy là tạo điều kiện để phát triển mạnh”.
Vậy thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá là kích thích,
tạo điều kiện để phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Giải pháp thúc đẩyphát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá là những giải
pháinhằm kích thích, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
a. Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp sản xuấthàng hoá
* Phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững là một
đặc trưng cơ bản trong cơ chế thị trường hàng hoá.
Nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững phải dựa trên
mấy tiêu chí:
+ Bền vững về mặt sản xuất: Sản phẩm được tạo ra không những phải
khai thác được lợi thế tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết…) lợi thế về mặt
kinh tế (lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở hạ tầng hiện có…) về mặt xã
hội và môi trường (tạo ra sự liên kết trong nông thôn, xây dựng nông thôn
mới và cải tạo được môi sinh môi trường…)[16].
+ Bền vững về thị trường tiêu thụ: Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được
thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu về khối lượng, chất
lượng và giá cả có tính cạnh tranh cao. Có thị trường tiêu thụ ổn định và tạo
khả năng mở rộng thị trường mới. Thị trường ở đây được hiểu là thị trường
tiêu dùng sản phẩm cùng thị trường nguyên liệu sản phẩm cho công nghiệp
chế biến. [16]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
+ Bền vững về môi trường kinh tế - xã hội nông thôn: Sản xuất sản
phẩm hàng hoá (sản phẩm chuyên môn hoá) phải gắn với phát triển sản phẩm
đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và sử dụng lao động, tài nguyên
tại chỗ, phải là sản phẩm sạch, không gây ô nhiễm môi trường, phá hoại môi
trường, môi sinh.
+ Gắn được sản xuất, chế biến với môi sinh môi trường nông thôn mới,
tạo điều kiện xây dựng một cơ cấu kinh tế mới phù hợp, bền vững: Gắn được
sản xuất với chế biến để vừa sử dụng được nguyên liệu tại chỗ, giảm được chi
phí vận chuyển, thu hút được lao động tại chỗ, tạo thêm được việc làm. Đa
dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng tiềm năng đa dạng của điều kiện tự nhiên,
đất đai và lao động của từng địa phương, tăng thu nhập cho hộ gia đình, tạo
điều kiện để sản phẩm hàng hoá phát triển thuận lợi, hiệu quả. *Phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững là một quá trình từ một nền nông
nghiệp truyền thống, phân tán, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém lên một nền
sản xuất nông nghiệp hiện đại một nền kinh tế mở, hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới.
Ở một nền sản xuất nông nghiệp như nước ta sản xuất hàng hoá phải đi
từng bước vững chắc, không chủ quan nóng vội, duy ý chí nhưng không thể
ngồi chờ, phải tạo ra thế và lực để phát triển.
Đi từng bước vững chắc, trước hết phải giải quyết tốt nhu cầu tiêu dùng
tại chỗ bằng cách đa dạng hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Phát huy nội
lực của mình, bằng thâm canh tăng năng suất, bằng các biện pháp kỹ thuật
tiên tiến tăng nhanh sản phẩm vừa đáp ứng tiêu dùng vừa có sản phẩm trao
đổi. Khi đã tạo được thế đứng vươn lên làm giàu, lựa chọn sản phẩm vừa có
nhu cầu trên thị trường, vừa có lợi thế của địa phương để sản xuất hàng hoá.
Khi đã có hàng hoá, có chỗ đứng của hàng hoá rồi mở rộng sản xuất, phát huy
cao lợi thế, từng bước đi vào chuyên môn hoá, tranh thủ ngoại lực để phát
triển. Đó là bước đi của một nền nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Giai đoạn nông nghiệp sản xuất hàng hoá bền vững. Đặc trưng của nó
là nền nông nghiệp được thương mại hoá và chuyên môn hoá cao, khối lượng
hàng hoá nhiều và chủng loại hàng hoá phong phú, có cơ sở vật chất - kỹ
thuật hiện đại, cho phép hình thành và phát triển các vùng cây con chuyên
môn hoá và thâm canh với quy mô lớn, cơ cấu sản xuất hợp lý, khai thác tối
đa thế mạnh sản xuất nông nghiệp từng vùng, từng địa phương; thị trường
được mở rộng cả trong và ngoài nước. Mục đích của sản xuất nông nghiệp
hàng hoá là tối đa hoá lợi nhuận, sản phẩm trở thành hàng hoá đã được xác
định từ trước khi quá trình sản xuất diễn ra. Do đó, sản xuất cái gì và sản xuất
như thế nào không phải xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất mà xuất phát
từ nhu cầu người mua, của thị trường. Thời kỳ này được tự do thương mại
hoá nên con người sản xuất tìm mọi cách đưa tiến bộ khoa học - công nghệ
vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nhằm làm tăng năng suất lao
động, giảm giá thành sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm thị trường.
Vai trò của Nhà nước ở thời kỳ này chủ yếu là thiết lập hệ thống luật
pháp, chính sách về thị trường, đào tạo cán bộ, cung cấp hàng hoá công cộng,
tổ chức hệ thống dự báo, thông tin cho các cơ sở sản xuất, tạo ra môi trường
kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp [16].
* Chuyên môn hoá cây con có lợi thế:
Xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp là đa dạng về tự
nhiên và sinh học, để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hàng hoá phát triển, tăng
khối lượng nông lâm sản hàng hoá, điều quan trọng là phải lựa chọn và phân
bố chuyên môn hoá tập đoàncây con thích hợp cho từng vùng theo hướng cây
con có lợi thế.
- Cây con được lựa chọn phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí
hậu và môi trường, với khả năng canh tác của từng vùng, tiểu vùng, từng hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
gia đình về khả năng đầu tư và trình độ sản xuất, phát huy khai thác nội lực,
tranh thủ ngoại lực.
- Cây con được lựa chọn phải có khả năng phát triển tập trung, quy mô
lớn để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của thị trường hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong vùng hoặc liên
vùng, trong huyện và liên huyện một cách ổn định.
- Cây con được lựa chọn trước mắt lợi dụng những cơ sở hạ tầng sẵn có
như cơ sở chế biến, đường giao thông, đường điện… để giảm chi phí sản xuất
và tiêu thụ nhưng về lâu dài phải tiếp thu được kỹ thuật mới và cơ sở hạ tầng
mới, nguồn nhân lực mới để tăng được năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Quá trình hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững là
quá trình thực hiện mục đích tối đa hoá lợi nhuận và cũng là quá trình tái sản
xuất hàng hoá mở rộng, ổn định.
Hiện nay trên thế giới, tuỳ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi
nước mà nền nông nghiệp đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau; ở nước
ta hiện nay về căn bản vẫn là một nước nông nghiệp, hàng hoá nhỏ với một
trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hoá lạc hậu, chuyên môn hoá thấp, khối
lượng nông sản hàng hoá được sản xuất ra chưa tương xứng với tiềm năng.
Do vậy, đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta trong thời
gian tới không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn là một thuộc tính bên
trong lâu dài của chính sự phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng XHCN.
Đối với nông nghiệp ở nước ta hiện nay, một số vùng, địa phương, bên
cạnh sản xuất tự cung tự cấp cũng đã có một số sản phẩm trở thành hàng hoá
với những quy mô và trình độ phát triển khác nhau như chè, cà phê, cao su,
trâu bò, gà, lợn, nuôi trồng thủy sản…Các chính sách của Nhà nước cần có
những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi vùng
thì có thể đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến pháttriển nông nghiệp hàng hoá:
Phát triển nông nghiệp hàng hoá có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời
sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, nó tạo cơ sở cho các ngành trong nền
KTQD phát triển, làm tăng khả năng tích luỹ và làm biến đổi sâu sắc trong
đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp
hàng hoá là yêu cầu bức thiết trước mắt cũng như lâu dài đối với các quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đạt trình độ
cao còn tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể xem xét các nhân tố chủ yếu sau:
* Thứnhất:Nhân tố thị trường
Thị trường có vai trò vừa là điều kiện, vừa là môi trường của kinh tế
hàng hoá, nó thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối lượng nông sản hàng
hoá tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết (thúc đẩy hoặc hạn chế) quan hệ kinh
tế của cả người quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua tín hiệu
giá cả thị trường. Chính cái “phong vũ biểu” giá cả thị trường sẽ cung cấp tín
hiệu, thông tin nhanh nhạy để điều tiết hành vi kinh tế của các chủ thể kinh tế
sao cho có lợi nhất. Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng
định hướng cho người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, thay đổi mặt
hàng, thay đổi kỹ thuật sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thị
trường ngày càng phát triển góp phần làm cho nông nghiệp hàng hoá cũng
ngày càng đa dạng, phong phú. Nó cũng lựa chọn, đòi hỏi cao về số lượng và
chất lượng, phong phú về chủng loại nông sản hàng hoá. Nhân tố thị trường
ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hoá ở đây được xem xét trên 2
góc độ : Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
* Thị trường đầu vào: Bao gồm đất đai, lao động, khoa học, công nghệ
sản xuất, vốn… trong đó đặc biệt là thị trường đất và lao động. Cũng như các
hàng hoá khác, đất đai và lao động cũng trở thành hàng hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
- Trong nông nghiệp, đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất
ra sản phẩm, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động và là tư liệu
sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được; hiệu quả của sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đất đai. Xác định rõ quyền sử dụng đất ổn
định lâu dài cho một cá nhân hoặc một nhóm và như vậy nó tạo ra các chủ thể
sản xuất thực sự làm chủ các tư liệu sản xuất, làm chủ trong sản xuất kinh
doanh, từ đó làm chủ đối với nông sản phẩm và tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu
cầu thị trường. Việc cho phép nông dân được quyền sử dụng đất sản xuất lâu
dài thì nguồn tài nguyên đất đai mới sử dụng có hiệu quả, được bảo vệ và phát
triển độ màu mỡ trong quá trình khai thác, phát huy hết khả năng kinh doanh
nông nghiệp của mình. Mặt khác, quá trình mua - bán, luân chuyển, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến đất đai vận động theo hướng tập trung,
hình thành nên các trang trại, đồn điền có quy mô sản xuất hàng hoá phù hợp,
đem lại lợi nhuận cao. Người nông dân làm chủ sử dụng đất là điểm khởi đầu
cho sự phát triển nông nghiệp hàng hoá [11].
- Cũng như đất đai, sức lao động là một trong hai yếu tố cơ bản cấu
thành quá trình sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp. Mở rộng thị trường lao
động chính là môi trường tạo nên sự chuyển dịch người lao động từ nơi thừa
đến nới thiếu, từ việc làm không hiệu quả sang việc làm có hiệu quả hơn, tạo
điều kiện để phân bố sức lao động hợp lý, phù hợp với khả năng, trình độ của
người lao động trong nông nghiệp. Chính sự phân công lao động và chuyên
môn hoá lao động trong nông nghiệp là cơ sở và là điều kiện để hình thành và
phát triển nông nghiệp hàng hoá.
Mặt khác, thị trường lao động có được phát triển hay không, nhanh hay
chậm phụ thuộc nhiều vào một mặt là trình độ dân trí, khả năng lao động, kỹ
năng nghề nghiệp, tính chất cần cù, thông minh… Trên thực tế, trình độ của
người sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hàng hoá phải cao hơn người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế tự nhiên, biểu hiện họ là những người
dám kinh doanh làm giàu cho mình và cho xã hội. Họ dám bỏ sức lực và tiền
của vào sản xuất cái gì có khả năng nhất, có hiệu quả nhất. Để thực hiện điều
đó, đòi hỏi người sản xuất cần phải có những kiến thức cơ bản về khoa học -
công nghệ, về quản trị kinh doanh, biết tiếp cận và nghiên cứu thị trường,
nhận biết nhu cầu của thị trường, từ đó biết lựa chọn những cây, con nào được
người tiêu dùng đánh giá cao và có sức mua lớn.
Một mặt khác là sản xuất có được mở rộng hay không? Có được
chuyển đổi từ tự cung sang tự cấp sang sản xuất hàng hoá hay không? Điều
này lại phụ thuộc vào thị trường đầu vào, phụ thuộc vào trình độ phát triển
của khoa học công nghệ sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở vật
chất kỹ thuật, trình độ sử dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất.
Tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp được biểu hiện những nội
dung cơ bản sau:
- Ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất.
- Hoàn thiện hệ thống quy trình kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ
bảo quản, chế biến sản phẩm.
- Tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng cải tạo đất, sử dụng nguồn nước
phục vụ nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường.
- Tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện hoá học như
phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng vật nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng, vật
liệu hoá học xây dựng…
- Những tiến bộ liên quan đến người lao động nông nghiệp bao gồm:
Trình độ văn hoá, trình độ quản lý, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ lành nghề, trình
độ tiếp thị…
- Tiến bộ kỹ thuật trong việc trang bị và sử dụng các phương tiện cơ khí
như: Máy công tác hay là công cụ lao động nói chung; hệ thống các công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
trình thuỷ lợi; các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như đường
sá, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, nhà xưởng, kho bãi…
Các nhân tố nêu trên được coi là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật,
chính là “giá đỡ vật chất”, là bộ xương sống của sản xuất, là nhân tố trực
tiếp làm thay đổi trạng thái của sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông sản. Ngày nay
ở các nước kinh tế phát triển, khoa học - công nghệ đang được ứng dụng
rộng rãi và nó đã ảnh hưởng, tác động rất lớn đến trình độ, quy mô phát
triển nông nghiệp hàng hoá.
Trong nền sản xuất hàng hoá, vốn là một trong những yếu tố quan trọng
để tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn ở đây được xét theo nghĩa hẹp, nó
được biểu hiện một lượng tiền mặt nào đó, nó có thể biến thành một nguồn
lực cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, tốc độ và
quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá tuỳ thuộc vào mức thu nhập và khả
năng tích luỹ vốn của các đơn vị, các chủ thể sản xuất kinh doanh nông
nghiệp cũng như sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước ở cả hai khía cạnh tỷ trọng
vốn đầu tư và chính sách đầu tư. Do đó, vốn và việc sử dụng vốn có ảnh
hưởng quan trọng đến phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đối với doanh nghiệp
sản xuất nông nghiệp hoặc hộ nông dân, muốn nâng cao trình độ sản xuất
hàng hoá thì không những cần có lượng vốn đầu tư đủ lớn mà quan trọng là
cần phải biết cách nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nhưng trên thực
tế cả hai vấn đề này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp gặp
rất nhiều khó khăn, hộ nông dân là những người có ít vốn đầu tư và trình độ
sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý thấp. Do vậy, muốn đẩy nhanh tốc độ
phát triển nông nghiệp hàng hoá đòi hỏi phải có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà
nước thông qua hệ thống tài chính, tín dụng và các hình thưc huy động vốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
khác. Có như vậy mới tạo ra sự đột phá để đẩy nhanh sự phát triển nông
nghiệp hàng hoá.
*Thị trường đầu ra: Việc xây dựng thị trường đầu ra cho nông nghiệp
hàng hoá là cơ sở để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong nền sản
xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra là nhằm để bán và trao đổi trên thị
trường. Do vậy, điều kiện cơ bản để các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp
tiến hành hoạt động kinh doanh của mình là phải xác định được thị trường đầu
ra, tìm kiếm được khách hàng và lựa chọn được phương thức tiêu thụ sản
phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp rất đa dạng và phong
phú, đó có thể là các doanh nghiệp công nghiệp (các cơ sở công nghiệp chế
biến nông sản), các doanh nghiệp thương mại (các nhà bán buôn, bán lẻ, các
đại lý…) và những người tiêu dùng, nông lâm sản thông qua các chợ nông
thôn các đại lý tiêu thụ, các cơ sở chế biến công nghiệp tiêu thụ ở thị trường
nước ngoài thông qua các nhà xuất khẩu các hợp đồng kinh tế, khả năng khai
thác và mở rộng thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là
nhân tố hết sức quan trọng quyết định quy mô và trình độ phát triển nông
nghiệp hàng hoá.
* Thứhai: Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Trong nông nghiệp đối tượng của sản xuất là những cây trồng và vật
nuôi. Nó là những cơ thể sống, phát triển theo quy luật sinh học nhất định, rất
nhạy cảm với những yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết -
khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến năng
suất và chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, người lao động phải
nghiên cứu rất cụ thể đặc tính sinh học của các loại cây trồng, vật nuôi liên
quan đến điều kiện tự nhiên, nơi định bố trí sản xuất loại cây trồng, vật nuôi đó
để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng tự nhiên cụ thể mới
đưa lại hiệu quả. Chínhvì vậy, đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá, đòi hỏi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
phải nghiên cứu tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích
hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương. Mặt khác, sự khác
biệt về điều kiện tự nhiêu giữa các lãnh thổ đã hình thành nên các vùng cây
con đặc sản có lợi thế cạnh tranh rất cao. Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá cần phải nghiên cứu để tận
dụng tối đa điều kiện tự nhiên trong sản xuất hàng hoá nông nghiệp.
* Thứba: Những nhân tố thuộcvề thể chế, chính sách kinh tế vĩ mô của
Nhà nước.
Chính sách kinh tế vĩ mô có ý nghĩa tạo ra môi trường kinh doanh để
hình thành nền nông nghiệp hàng hoá. Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích
hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thể sản xuất - kinh
doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đẩy sự
phát triển nông nghiệp hàng hoá và ngược lại nếu các chính sách kinh tế vĩ
mô của Nhà nước không đúng đắn, không thích hợp nó sẽ trở thành yếu tố
kìm hãm sự phát triển nông nghiệp hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường
Nhà nước thông qua các chính sách để điều tiết thị trường theo định hướng
XHCN như: Chính sách đất đai, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách
khoa học - công nghệ, chính sách tiêu thụ nông sản… các chính sách này vừa
tạo điều kiện phát triển sản xuất, vừa tạo điều kiện thu hút, đầu tư để thúc đẩy
sự hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hoá.
Phát triển khoa học - công nghệ, cung cấp dịch vụ thông tin, đầu tư xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống đường giao thông, điện, thuỷ lợi, hệ
thống thông tin liên lạc…), cung cấp vốn, tín dụng… những vấn đề ngày thể
hiện sự can thiệp và trợ giúp của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng và là
nhân tố không thể thiếu được trong phát triển nông nghiệp hàng hoá phát triển
bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
Các nhóm nhân tố nêu trên có mối quan hệ cùng thúc đẩy sản xuất hàng
hoá phát triển bền vững, trong mỗi nhóm nhân tố đều có mặt tích cực riêng
song nếu giải quyết không đồng bộ thì sản xuất hàng hoá hoặc không phát
triển được hoặc không bền vững.
Đối với nền nông nghiệp Việt Nam, trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực, với việc từng bước tham gia các thị trường AFTA, và
WTO, thì tất yếu khách quan phải chuyển nền kinh tế nói chung, nông nghiệp
nói riêng sang sản xuất hàng hoá. Vì thế, nghiên cứu để thực thi một hệ thống
thể chế pháp lý và chính sách có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Vì có phát huy
được lợi thế so sánh, nhằm làm tăng các loại sản phẩm, giá trị sản xuất hàng
hoá ngành nông nghiệp, thoả mãn ngày càng cao về nhu cầu nông sản phẩm
cho sản xuất, đời sống và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở một số nước trên
thế giới
a. Kinh nghiệm của TrungQuốc
Năm 1984, Trung Quốc bước vào đổi mới kinh tế, các chính sách mới:
giải tán công xã, trao quyền sử dụng đất 15 năm cho nông hộ, tự do buôn bán
vật tư… tạo nên bước phát triển nông nghiệp vượt bậc; giai đoạn 1979 - 1986
GDP nông nghiệp tăng 13,7 lần, thu nhập đầu người nông thôn tăng 14,7 lần
[1]. Tiếp theo, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp,
nông thôn được ban hành; trong đó có chính sách giữ giá cho nông sản cao,
“cho nhiều, thu ít”. Ưu tiên phát triển KH - CN; cứ 4 năm, đầu tư cho khoa
học nông nghiệp lại tăng gấp đôi; năm 2004 đầu tư cho nghiên cứu khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
nông nghiệp ở Trung Quốc chiếm 0,6%GDP nông nghiệp, còn ở Thái Lan là
1,4%, Malaixia 1,06% và Việt Nam là từ 0,2 - 0,25% [3].
Trung Quốc phải khẳng định vị thế chính trị của nông dân và điều
chỉnh quan điểm tăng trưởng kinh tế. Giới học giả và chính trị Trung Quốc
thống nhất: “Phát triển kinh tế, xã hội thành thị phải đi đôi với phát triển nông
thôn”, phương hướng hành động là “công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thành
thị dẫn dắt nông thôn”, mục tiêu cụ thể là “xây dựng nông thôn mới xã hội
chủ nghĩa”. Trung Quốc xác định “Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế quốc
gia”[2]. Năm 2004, trợ cấp cho nông dân trồng lúa 1,4 tỷ USD, đầu tư hạ tầng
nông thôn 150 tỉ USD . Năm 2005, tiếp tục tăng trợ cấp trực tiếp cho sản xuất,
tăng đầu tư hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên. Từ
năm 2006 đề xuất phương châm 20 chữ “Sản xuất phát triển, đời sống ấm no,
làng xã văn minh, diện mạo sạch đẹp, quản lý dân chủ”. Một số giải pháp để
thúc đẩy phát triển nông nghiệp được áp dụng là:
Một là, cải cách cơ chế sử dụng đất đai, tiếp tục làm rõ các quyền vê
ruộng đất và được bảo đảm bằng pháp luật nhằm thúc đẩy kinh doanh tập trung
là đối tượng cơ bản trong cải cách chính sách đối với nông nghiệp. Việc lưu
chuyển đất khó khăn, ắt sẽ làm cho kinh doanh quy mô công nghiệp không thể
thực hiện được, hạn chế về cơ bản việc nâng cao năng suất nông nghiệp.
Hai là, khuyến khích và hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều phương
pháp trồng trọt và hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân. Phát huy đầy
đủ ưu thế địa hình của các vùng, tăng cường bổ trợ cho nhau về cơ cấu nông
sản, phong phú chủng loại nông sản, nâng cao thu nhập của nông dân. Đòi hỏi
nhà nước làm tốt nghiên cứu khả thi, hướng dẫn hợp lý, khuyến khích nông
dân phát triển nông nghiệp đặc sắc tuỳ theo từng địa phương.
Ba là, tìm kiếm phương thức huy động vốn bằng nhiều kênh, giải quyết
vấn đề thiếu vốn cho phát triển nông nghiệp. Trước hết, đẩy nhanh phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
các hợp tác xã tín dụng nông thôn, hạ thấp tiêu chuẩn vay ngân hàng cho nông
dân. Giảm những hạn chế và ràng buộc, bảo đảmcho nôngdân vay số lượng ít.
Bốn là, tăng cường đầu tư giáo dục cơ bản nông thôn, nâng cao trình độ
giáo dục cho nôngdân, chuẩnbị cho sựpháttriển dài lâu của nông thôn. Chuyển
dịch chỉ tiêu tàichính, giảm gánh nặng đóng góp giáo dục cho nông dân.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã công bố quy hoạch 58 vùng chuyên
canh sản phẩm nông nghiệp ưu thế trên toàn lãnh thổ Trung Quốc giai đoạn từ
năm 2008 đến 2015, với mục tiêu: Trong 8 năm tới, sẽ trồng 16 chủng loại
sản phẩm nông nghiệp như: lúa nước, lúa mỳ, ngô, đậu tương, khoai tây, bông
cây cải dầu, mía, táo, cam quýt, cao su thiên nhiên, bò thịt, dê thịt, bò sữa, lợn
hơi và sản phẩm xuất khẩu,vv… Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Trung
Quốc, tại 9 vùng ưu tiên trồng 4 loại cây lương thực, thực phẩm trọng điểm là
lúa nước, lúa mỳ, ngô và đậu tương đã vượt 85% năng suất, góp phần tăng
sản lượng lương thực toàn quốc, kim ngạch xuất khẩu táo tươi tại 2 vùng ưu
tiên trồng táo chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu táo cả nước [20]. Từ
thực tế trên cho thấy, biện pháp quy hoạch vùng ưu tiên trồng sản phẩm cây
nông nghiệp đã tỏ rõ ưu thế.
Bản quy hoạch này xác định, đến năm 2015 sẽ hình thành một loạt
vùng sản xuất nông nghiệp ưu thế, có ảnh hưởng nhất định trong và ngoài
nước; thiết lập một loạt các huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Để xử lý tốt quan hệ lẫn nhau giữa các giống cây ưu tiên khác nhau trong
cùng một khu vực; bản quy hoạch còn nêu lên khái niệm về vùng sản xuất
nông nghiệp phức hợp, nêu rõ phương hướng phát triển của các loại cây trồng
trong vùng này. Các phương thức thực thi đảm bảo thực hiện nhiệm vụ mục
tiêu đề ra, gồm: tăng cường nghiên cứu phát triển và mở rộng ứng dụng khoa
học kỹ thuật, nắm rõ các cơ sở sản xuất nông nghiệp có ưu thế, thúc đẩy kết
nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các khu vực ưu tiên, không ngừng củng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
cố, hoàn thiện, đẩy mạnh nội lực của hệ thống chính sách ưu tiên phát triển
nông nghiệp, tăng cường khả năng hỗ trợ của các khu vực ưu thế này.
Chính phủ Trung Quốc đã công bố “Văn kiện số 1” năm 2009 về vấn
đề được Đảng và Chính phủ Trung Quốc xác định là quan trọng nhất trong
năm, cần được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây
là “Văn kiện số 1” năm thứ 6 liên tục, kể từ năm 2004, tập trung vào các vấn
đề “Tam nông”; trong đó xác định: Phải tiếp tục coi “Tam nông” là trọng
điểm đầu tư, tăng thêm trợ cấp trực tiếp; tiếp tục nâng cao giá tối thiểu trong
thu mua lương thực, mở rộng dự trữ của nhà nước đối với lương thực, dầu ăn
và thịt lợn; tăng cường ủng hộ tài chính cho các khu vực sản xuất lương thực
chủ yếu nhằm đảm bảo tăng thu nhập cho nông dân [2]. “Văn kiện số 1” cũng
chỉ đạo phải ổn định quan hệ nhận khoán đất ở nông thôn, nông dân có thể
chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo nguyên tắc tự nguyện và có bồi
thường, tiếp tục thi hành chế độ bảo vệ đất canh tác nghiêm ngặt nhất và chế
độ sử dụng đất tiết kiệm.
b. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc đất chật, người đông, điều kiện tự nhiên không thuận cho sản
xuất nông nghiệp. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1971 - 1976), lãnh đạo Hàn
Quốc tìm cách lập lại “tăng trưởng cân đối giữa khu vực công nghiệp và nông
nghiệp”, phát triển nông nghiệp được đưa lên hàng đầu, ngang hàng với hai
mục tiêu tăng xuất khẩu và xây dựng công nghiệp nặng. Tổng thống Hàn
Quốc tuyên bố: “Nếu chúng ta phải phát huy được tinh thần chăm chỉ, tự lực
vượt khó và hợp tác, tiềm ẩn trong mỗi người dân nông thôn, tôi tin rằng tất
cả các làng, xã sẽ có cuộc sống thịnh vượng…đó là phương hướng hành động
của mô hình “Làng mới”(Saemaul Undong)”. Nhờ phong trào “Làng mới”
nhân dân quen làm việc tập thể, kinh tế hợp tác phát triển. Khi dân đã quen
hợp tác cộng đồng và tự chủ, chương trình bước sang giai đoạn tăng thu nhập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
(áp dụng KH - CN, trồng cây, chăn nuôi, trồng rừng, xây dựng vùng chuyên
canh, tổ chức HTX…). Hỗ trợ của Nhà nước chuyên sang tiền vay và cấp.
Từ năm 1972 đến năm 1980, doanh thu trung bình của HTX tăng từ 43
triệu won lên 2,3 tỉ won, gấp 50 lần trong vòng 9 năm. HTX quản lý mọi việc
ở nông thôn: tín dụng ngân hàng, cung cấp vật tư nông nghiệp, tiếp thị nông
sản, bảo hiểm nông thôn và mọi dịch vụ, trở thành người bạn đường không
thể thiếu được của nông dân Hàn Quốc. Tiếp theo, Chính phủ hỗ trợ thành lập
các xí nghiệp “Làng mới” ở nông thôn (vay vốn ưu đã, ưu tiên cấp điện,
hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức hiệp hội giúp đỡ doanh nghiệp nông thôn).
Đầu thập kỷ 90, gần 6.700 xí nghiệp “Làng mới” ra đời làm dịch vụ kỹ thuật,
giao thông vận tải, sửa chữa cơ điện, sản xuất dệt, sợi, chế biến nông sản,
giấy, thuỷ tinh, hoá chất, cơ khí nhỏ, thiết bị điện, điện tử; thu hút hàng trăm
nghìn lao động nông thôn, tăng thu nhập phi nông nghiệp cho cư dân nông
thôn. Kiểu “doanh nghiệp hương trấn” này chỉ sau 6 năm, tăng thu nhập nông
hộ gần 3 lần (1.025 USD năm 1972 lên 2.961 USD năm 1977), cao tương
đương thu nhập bình quân của các hộ ở thành phố [18]. Phong trào “ Làng
mới” một mặt tạo việc làm và thu nhập cho đông đảo lao động nông nghiệp,
mặt khác nâng cao tay nghề và khả năng quản lý, cải thiện ý thức và phong
cách làm việc của lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu công nghiệp.
Chính phủ xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia rất hiện đại và sử
dụng các trường nghiệp vụ ở địa phương cho nông dân tập huấn ngắn hạn. Có
2.300 00 giáo sư, 800 nhà tu hành và lãnh đạo tôn giáo, khoảng 600 nhà báo,
nhà văn được mời đến trường tham dự đào tạo với lãnh đạo nông dân và trở
thành những ủng hộ viên rất tích cực cho phong trào, kéo dịch thành thị và
nông thôn lại gần nhau về tư tưởng và hành động [18].
c. Kinh nghiệm của TháiLan:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, dân số
nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong
hàng thập kỷ qua đã chứng tỏ vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh
tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính phủ Thái Lan xác
định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có
sức cạnh tranh mạnh. Do đó, những năm gần đây, Thái Lan tập trung mũi
nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông
nghiệp. Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí nghiệp gia công sản phẩm được
xây dựng ngay tại nông thôn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững mạnh, ổn định về
kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân. Bên cạnh
đó, Chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển
hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên
thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững.
Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp
dụng một số chiến lược như: tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao
trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt
động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công
tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;
giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối
với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng
hoá nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường. Phân bổ
khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, ngăn chặn tình
trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài
nguyên đã bị suy thoái. Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong
nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thuỷ hải sản, đất đai,
đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thuỷ
lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu cho hầu
hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại
cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hoá nông
thôn với các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước.
Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền
vững và hiện đại hoá là cơ giới hoá nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ
thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hoá nhằm đưa
nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn. Phát triển
mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn
và nông thôn. Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí
trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1
đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ
sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công
nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông,
hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước
công nghiệp phát triển. Hiện nay, ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống như
gạo, ngô, cao su, đường, nông nghiệp Thái Lan còn có nhiều mặt hàng xuất
khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh và
sắn củ. Nhờ chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển mạnh, Thái Lan
đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nước xuất
khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam Á.
Giáo dục và đào tạo cũng hướng vào nông nghiệp, nông thôn với các
chương trình đào tạo phát triển kỹ năng cho nông dân và người quản lý đất
đai, quản lý kinh doanh, bảo vệ môi trường và an toàn sức khoẻ. Ngoài ra, còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
có những hoạt động đào tạo truyền thống như tạo công ăn việc làm trong lĩnh
vực hoạt động nông nghiệp nhằm góp phần thu hút lực lượng lao động đông
đảo là thanh niên. Thái Lan thực hiện chính sách “ưu đãi nông nghiệp - nông
thôn - nông dân” nhằm ổn định chính trị - xã hội [18].
d. Kinh nghiệm của NhậtBản:
Nhật Bản là nước có diện tích đất đai canh tác có hạn, số lượng người
đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình
nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước. Với đặc điểm tự nhiên và
xã hội, trong phát triển nông nghiệp Nhật Bản đã đề ra một chiến lược khôn
khéo và hiệu quả, như tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ (bằng
cách thâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động để
nông nghiệp Nhật Bản cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu
của nhân dân); dưỡng sức dân, tạo khả năng tích luỹ và phát huy nội lực;
thâm canh tăng năng sất; xuất khẩu nông, lâm sản (nguồn thu ngoại tệ quan
trọng) để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hoá; phi tập trung
hoá công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với
công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Những bước đi thích hợp này là
những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản
theo hướng hiện đại hoá.
Để tạo cơ sở thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụng máy
móc, thiết bị và hoá chất cho quá trình cơ giới hoá và hoá học hoá nông nghiệp,
tạo ra năng suất lao động cao trong nông nghiệp, Nhật Bản đã chú trọng phát
triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin
liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu
nông nghiệp (như tơ tằm, dệt may…), các ngành cơ khí, hoá chất trên địa bàn
nông thôn toàn quốc.Tạo việc làm cho lao độngnông thôn, ngăn chặn làn sóng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có
chínhsáchtrợ giá nông sảncho các vùngnông nghiệp mũi nhọn.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hoá
hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung
Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nông
nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích luỹ cho công nghiệp, thu hút vốn
đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu… làm tăng nhanh tiềm
lực kinh tế đất nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
hướng hiện đại hoá và phát triển bền vững của các nước này là bài học kinh
nghiệm để chúng ta tham khảo và học tập[18].
* Một số bài học được rút ra từ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp
hàng hóa của một số nước trên thế giới
- Nông nghiệp phát triển là điều kiện tiên quyết để CNH thành công:
cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nguyên liệu và lao động phục vụ phát
triển công nghiệp.
- Nông nghiệp giai đoạn đầu tăng trưởng dựa trên cải cách ruộng đất,
tạo động lực và cơ hội bình đẳng cho phần lớn nông dân, tiếp đến cần tăng
năng lực và bảo vệ nông dân trong thị trường bằng hệ thống HTX và liên kết
với hệ thống doanh nghiệp trên thị trường.
- Phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ, gắn đại học với các
viện nghiên cứu và hệ thống khuyến nông. Nông dân chủ động tiếp cận công
nghệ, thiết bị tiên tiến, tăng năng suất, chất lượng, bảo đảm tăng trưởng nông
nghiệp ổn định, hiệu quả.
- Tạo điều kiện tích tụ đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển
nông hộ lớn hoặc trang trại để cơ giới hoá, tăng năng suất lao động, tăng khả
năng cạnh tranh.
- Tạo điều kiện để nông dân sản xuất giỏi, trở thành nông dân chuyên
nghiệp sản xuất hàng hoá. Thông qua tổ chức hợp tác, trang bị cho họ kỹ năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
sản xuất, quản lý nông hộ, năng lực tiếp thu khoa học - công nghệ và nắm bắt
thị trường thành thạo.
- Huy động cộng đồng chủ động xây dựng quy hoạch nông nghiệp,
nông thôn phù hợp với sản xuất lớn và mức sống hiện đại. Hình thành không
gian nông thôn có kết cấu hạ tầng và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đời sống (cả
văn hoá, môi trường…) và hỗ trợ sản xuất.
- Phải liên kết chặt giữa phát triển công nghiệp, đô thị với nông nghiệp,
nông thôn bằng cách đưa công nghiệp và giãn đô thị về nông thôn, hỗ trợ
công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, thu hẹp khoảng cách thu nhập
nông thôn và đô thị, lấy thị trường nông thôn nuôi công nghiệp phát triển. Hỗ
trợ lao động nông nghiệp thay đổi tập quán sinh hoạt và làm việc bằng phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn và đào tạo nghề.
1.1.2.2.Tình hình pháttriển nông nghiệp hànghoá ở Việt Nam
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước
đặc biệt coi trọng. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, ngành
nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, để thoát khỏi
những tồn tại như sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng khoa học
kỹ thuật còn thấp, đòi hỏi phải có sự quy hoạch bài bản để nông nghiệp phát
triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn.
Theo website chính phủ, Việt Nam là một quốc gia mà nông nghiệp có
vị trí rất quan trọng, gắn liền với cuộc sống của 70% dân số nông thôn và
chiếm tới gần 50% lực lượng lao động, quyết định việc bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia, góp phần tích cực vào giảm đói nghèo, bảo đảm an sinh
xã hội và tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện hoá hóa đất nước.
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là sản xuất lương thực, thuỷ sản, cây
công nghiệp. Việt Nam đã vươn lên từ một nước thiếu lương thực trở thành
một nước không những có đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước với mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
tăng dân số mỗi năm khoảng một triệu người, bảo đảm được an ninh lương
thực quốc gia, mà còn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới [19].
Trong 23 năm qua, Việt Nam đã đóng góp vào thị trường gạo thế giới
trên 80 triệu tấn và hiện nay cò n xuất khẩu nhiều nông, lâm, thủy sản với khối
lượng lớn, xếp vị trí cao trên thế giới.
Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam, sản xuất nông nghiệp là
ngành phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Trong thời
gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nhờ đó, tỷ trọng xuất khẩu từ sản
phẩm nông nghiệp tăng trưởng cao, một số sản phẩm đã đứng hàng đầu trong
xuất khẩu trên thị trường thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2010, nông
nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả; an ninh lương thực được đảm bảo.
Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân
giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%/năm, vượt mức mục tiêu 3-3,2%/năm của Đại
hội Đảng X đề ra và kế hoạch 5 năm của ngành. Giá trị sản xuất toàn ngành
bình quân tăng 4,93%/năm (mục tiêu kế hoạch là 4,5%) trong giai đoạn 2006
- 2010. Riêng trong năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
(theo giá cố định 1994) tăng 5,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông
nghiệp tăng 4,78%; lâm nghiệp tăng 5,74%; thủy sản tăng 6,39%. Tốc độ tăng
trưởng toàn ngành đạt khoảng 3%.
Cùng với đó, lĩnh vực trồng trọt tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao
chất lượng, hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với thị trường tiêu thụ
hướng mạnh ra xuất khẩu. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng giá trị sản
xuất ngành trồng trọt đạt mức khá cao, bình quân khoảng trên dưới 4,%/năm
(chỉ tiêu kế hoạch 2,7%). Đặc biệt, sản xuất lương thực đã đảm bảo vững chắc
an ninh lương thực quốc gia và 5 năm 2006 - 2010 xuất khẩu trên 26,757 triệu
tấn gạo, với kim ngạch trên 11,5 tỷ USD.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
Đối với chăn nuôi, tuy có nhiều khó khăn về dịch bệnh, giá thức ăn
chăn nuôi tăng cao, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 6,3%/năm, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5
năm qua giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân vẫn đạt trên 7,5%/năm. Trong
cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi đã tăng từ 19% năm 2005 lên
21,6% vào năm 2010.
Về lĩnh vực thuỷ sản, những năm qua, thủy sản tiếp tục phát triển mạnh
mẽ trên cả hai hướng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, đang trở thành ngành
chủ lực trong nông nghiệp. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản dù chưa đạt
chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ là 10,5%/năm nhưng cũng đạt mức khá cao
trong 5 năm 2006-2010 (bình quân 7,5%/năm). Tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ
sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng từ 21,26% năm 2005
lên 24,26% năm 2010.
Sản lượng thuỷ sản khai thác đã tăng từ 1.987,9 ngàn tấn năm 2005 lên
2.395 ngàn tấn năm 2010, tăng 407 ngàn tấn. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng
tăng nhanh từ 1,47 triệu tấn năm 2005 lên 2,8 triệu tấn năm 2010, bình quân
mỗi năm tăng 266 ngàn tấn. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản tiếp tục có sự
chuyển đổi theo hướng tăng nhanh giá trị nuôi trồng từ 59,2% năm 2005 lên
67% năm 2010; ngược lại giá trị khai thác đánh bắt giảm từ 40% năm 2005
xuống còn 33% năm 2010.
Về lâm nghiệp, trong thời gian qua cũng đã có chuyển biến theo hướng
từ hoạt động khai thác là chính sang bảo vệ rừng tự nhiên, tăng cường giao
khoán bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương rừng có chủ nên rừng tự nhiên được
khôi phục nhanh. Hoạt động lâm nghiệp đã thực sự chuyển từ chủ yếu dựa
vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh
tế tham gia. Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 1,2% năm 2005 lên
4% năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 3%, vượt chỉ tiêu kế hoạch của Chính
phủ (chỉ tiêu 2,3%)[6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Một trong những thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp trong thời
gian qua còn phải kể đến đó là thị trường tiêu thụ nông lâm thuỷ sản được mở
rộng cả trong và ngoài nước, xuất khẩu được đẩy mạnh. Nhiều sản phẩm chế
biến có giá trị gia tăng cao, chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp được tiêu thụ
ngay tại thị trường trong nước như các sản phẩm chế biến từ cà phê, chè cao
cấp, gạo ngon , thủy sản,… Tiêu thụ nông lâm thuỷ sản trong nước đã góp
phần quan trọng cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong nước, nhất là đối
với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân, bảo đảm đầu ra
cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế
giới... Ngoài ra, những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp được áp dụng rộng rãi;
cơ giới hoá, công nghiệp chế biến được chú trọng đầu tư, góp phần thúc đẩy
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tại Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn khẳng định: “Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ
sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm,
có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực
quốc gia trước mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với chế biến
và thị trường…”.
Có thể nói, việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết
không chỉ để thoát khỏi những hạn chế như sản xuất nông nghiệp manh mún,
nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến chưa nhiều, cơ giới hóa đạt thấp
trước yêu cầu của thực tế, mà còn góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát
triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững.
Trước thực tế này, mới đây, ngày 2/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký
ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Với
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự ánforeman
 

What's hot (20)

Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú VangLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đLuận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
Luận văn: Sản xuất và tiêu thụ lúa ở Vùng tứ giác Long Xuyên, 9đ
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển trang trại chăn nuôi huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...Luận văn:  Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải phá...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAYLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự án
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY

Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuNguyễn Công Huy
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Trần Đức Anh
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfNguyễn Công Huy
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiPhụng Văn
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY (20)

Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Đề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đ
Đề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đĐề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đ
Đề tài: Thu hồi năng lượng từ chất thải chế biến nông sản, HAY, 9đ
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề tỉnh Yên Bái
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên BáiLuận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
 
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaNâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAYLuận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngGiải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ CHÍ CÔNG GIẢI PHÁPTHÚCĐẨYPHÁTTRIỂN SẢN XUẤT NÔNGNGHIỆP HÀNGHOÁTRÊNĐỊABÀN HUYỆN HIỆP HOÀ - TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngà nh: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 LUẬ N VĂN THẠ C SỸ KINH TẾ Ngƣờihƣớng dẫnkhoahọc:TS. ĐOÀN QUANG THIỆU THÁI NGUYÊN - 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012 Tác giả Vũ Chí Công
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Quang Thiệu, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Phòng QLĐT Sau Đại học; Khoa Kinh tế (Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên); Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Phòng Nông Nghiệp & PTNT, Chi cục Thống kê, Phòng Tài chính & Kế hoạch, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Lao động - TBXH, Trạm Khí tượng - Thuỷ văn huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang; UBND các xã, thị trấn và bà con nông dân huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang); Các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012 Tác giả Vũ Chí Công
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT....................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................... viii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ............................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .............................................. 4 5. Bố cục của luận văn ................................................................................ 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 5 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.......................................................................................... 5 1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá................... 5 1.1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................22 1.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................37 1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết.........................................37 1.2.2. Chọn địa điểm và phương pháp nghiên cứu........................................37 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích................................................................40 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH BẮC GIANG........................................................................................... 42 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hiệp Hoà.........................42
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Hiệp Hoà...................................................42 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội....................................................................45 2.1.3. Những lợi thế và hạn chế đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Hiệp Hoà ....................................................................49 2.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Hiệp Hoà ..................................................................................................52 2.2.1. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp..................................................52 2.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở huyện Hiệp Hoà ..................................................................................................53 2.2.3. Thực trạng và các loại hình tổ chức sản xuất......................................64 2.3. Đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện Hiệp Hoà................................................................71 2.3.1. Kết quả đạt được ..............................................................................71 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại......................................................................72 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HOÀ TỈNH BẮC GIANG....................................................................... 73 3.1. Một số quan điểm chủ yếu ...................................................................73 3.1.1. Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá một cách bền vững nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng vùng trên địa bàn huyện ...........................................................................................73 3.1.2. Phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế..............................................................................74 3.1.3. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường bền vững .......................76
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 3.1.4. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải có sự điều hành, quản lý của Nhà nước........................................................................76 3.2. Định hướng, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Hiệp Hoà đến năm 2020........77 3.2.1. Định hướng, mục tiêu .......................................................................77 3.2.2. Các giải pháp chủ yếu.......................................................................80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 88 I. Kết luận .................................................................................................88 II. Kiến nghị..............................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 91 PHỤ LỤC................................................................................................ 93
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương BVTV Bảo vệ thực vật BQ Bình quân CNH - HĐH Công nghiệp hòa - hiện đại hóa GCN KTTT Giấy chứng nhận kinh tế trang trại HTX Hợp tác xã KTQD Kinh tế quốc dân KHCN Khoa học công nghệ NTTS Nuôi trồng thủy sản UBND Ủy ban nhân dân SP Sản phẩm SX Sản xuất XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO Tổ chức thương mại Thế giới
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Hiệp Hòa năm 2010 ...........43 Bảng 2.2. Giá trị sản xuất, Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông lâm thuỷ sản huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2005 - 2010...........................52 Biểu 2.3. Cơ cấu diện tích gieo trồng huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2005 - 2010...........................................................................................54 Biểu 2.4. Diện tích, năng suất cây lúa của huyện Hiệp Hoà..........................56 Biểu 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2005 - 2010 ..................................................57 Biểu 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2005 - 2010 ..........................................................59 Biểu 2.7. Số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Hiệp Hoà giai đoạn 2005 - 2010 ..................................................................................... 60 Bảng 2.8. Tổng hợp tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ lao động của các hộ điều tra ......................................................................67 Biểu 2.9. Tổng hợp quy mô sản xuất của các hộ điều tra..............................67 Biểu 2.10. Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra.........68 Bảng 2.11. Tổng hợp tình hình thu - chi tài chính và tài sản của các hộ điều tra.......................................................................................69 Bảng 2.12. Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô hàng hoá của các xã điều tra năm 2011 ..............................................................................69
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang ................... 42 Hình 2.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà năm 2010........................... 44 Hình 2.4. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế.................................... 47
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hiện nay nước ta trong hơn 20 năm đổi mới, thực hiện CNH - HĐH đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách Nông nghiệp và nông thôn; các chính sách được đặt ra đều nhằm thúc đẩy để chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường trong nông nghiệp, nông thôn hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá là một định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của nước ta. Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, sản xuất dựa trên cơ sở kỹ thuật lạc hậu, thủ công, sản xuất công nghiệp chưa phát triển. Từ năm 1960 - 1990, nông nghiệp nước ta là một nước tự cấp, tự túc, dưới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sản xuất lương thực. Tuy lấy lương thực là mục tiêu chủ yếu, nhưng hàng năm vẫn phải nhập khẩu từ 0,5 - 1 triệu tấn lương thực, các sản phẩm cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi phát triển chậm nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, tháng 4/1988 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 10 về “đổi mới quản lý nông nghiệp” với nội dung quan trọng nhất là thừa nhận hộ nông dân là đơn vị tự chủ sản xuất trong nông nghiệp; đây là động lực to lớn cho sự phát triển nông nghiệp - nông thôn Việt Nam. Những năm đổi mới cơ chế trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng kể: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt từ 4 - 4,5 triệu tấn, vươn lên đứng thứ 2 thế giới. Các mặt hàng cà phê, cao su, chè, điều, tiêu…xuất khẩu đều có được vị thế trên thị trường quốc tế. Đời sống của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có thay đổi rõ rệt. Sự phát triển nông nghiệp ở nước ta đặt trong sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng của khu vực và thế giới; đặc biệt khi chúng ta đã tham gia thực hiện AFTA, tham gia APEC và gia
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nhập WTO, đây là thuận lợi nhưng cung là vấn đề rất khó khăn, thách thức cho phát triển nông nghiệp hàng hoá nước ta. Nông nghiệp nước ta có thế mạnh về đất đai, lao động có khả năng đa dạng hoá sản phẩm, nhưng chúng ta có nhiều điểm yếu: Cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, công nghệ chế biến, kinh nghiệm thương trường, trình độ tổ chức quản lý…những yếu điểm đó là hạn chế, làm cho chất lượng sản phẩm còn thấp, giá thành sản phẩm cao, làm tính cạnh tranh của hàng hoá thấp. Để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, giữ được thị trường trong nước, chúng ta phải phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiệp Hoà là một huyện nông nghiệp thuộc vùng trung du Bắc Bộ, nằm ở phía tây nam tỉnh Bắc Giang; có thế mạnh về đất đai và các yếu tố địa lý. Yếu tố địa lý quyết định không gian tồn tại và tạo lên sự mạnh yếu của mỗi đơn vị lãnh thổ, trực tiếp ảnh hưởng đến phương thức sản xuất và triển vọng của nền kinh tế. Hiệp Hoà là một huyện trung du miền núi nhưng có vị trí địa lý khá lý tưởng: Nằm kề Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, tiếp giáp với địa bàn trọng điểm Bắc Bộ; lại có mạng lưới giao thông tương đối phát triển,… nên huyện sẽ có điều kiện phát triển giao lưu kinh tế với bên ngoài, thu nhận nhanh nhậy các thông tin, đường lối, chính sách kinh tế và cơ hội đầu tư kinh doanh. Yếu tố địa lý này là tiền đề rất quan trọng tạo cho huyện phát triển năng động nền kinh tế của mình, hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế đất nước tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu nhưng đó là một nền nông nghiệp thuần nông, phân tán manh mún, hàng hoá chưa phát triển, trong khi đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, còn rất nhỏ lẻ. Các nguồn lực hiện có, các tiềm năng trong vùng chưa được quan tâm để khai thác hợp lý. Tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Tỷ lệ lao động các ngành, lĩnh vực rất bất cập. Những yếu kém đó trên thực tế đã trở thành lực cản, làm chậm quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Do đó, việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh quá trình sản xuất của các ngành theo hướng công
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo đã trở thành vấn đề rất cấp thiết đối với huyện Hiệp Hoà. Để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện Hiệp Hoà có hiệu quả cao nhất, cần phải đánh giá thực trạng từ đó đề ra được những giải pháp khoa học có tính khả thi về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Xuất phát từ thực tế khách quan đó nghiên cứu đề tài: “Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang” là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Hiệp Hoà; Từ đó đưa ra các mục tiêu, hướng phát triển và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nông dân huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. - Đưa ra giải pháp chủ yếu khoa học và khả thi nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để tìm ra phương hướng
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 và giảp pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Cụ thể là các hộ nông dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hoà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang. - Về thời gian: + Những tư liệu tổng quan thu thập từ tài liệu đã công bố trong khoảng thới gian từ năm 1986 đến nay. + Số liệu đánh giá thực trạng được điều tra trong giai đoạn 5 năm từ năm 2005-2010. - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp (chủ yếu gồm trồng trọt và chăn nuôi); những loại nông nghiệp hàng hoá chính, những vấn đề về giá trị, cơ cấu, tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu góp phần giúp huyện Hiệp Hoà xây dựng kế hoạch, mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: - Chương I: Tổngquan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang - Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trên địa huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá 1.1.1. Cơ sở lý luận vềthúc đẩy pháttriển sản xuấtnông nghiệp hàng hoá 1.1.1.1. Nông nghiệp và pháttriển nông nghiệp - Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn được nói đến như một nền kinh tế truyền thống. Thời gian dài của lịch sử, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của hầu hết các quốc gia. Ngànhnôngnghiệpcungcấp lương thựcthực phẩm chonhu cầu xã hội: Dù trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đến đâu thì ngày nay sản phẩm của nông nghiệp chưa có một ngành sản xuất nào thay thế được. Thiếu những sản phẩm đó, con người không thể tồn tại và phát triển được và do đó không thể đảm bảo cho các ngành kinh tế khác phát triển. Vì vậy mỗi nước trước hết phải sản xuất được lương thực hoặc nhập khẩu lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. [18]. Anghen đã viết: “Trước hết con người cần phải có ăn, ở mặc trước khi họ lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo…” [8]. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển là những nước còn nghèo, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho đời
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 sống của nhân dân trước đó. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội của đất nước mà hiện nay, mặc dù trình độ khoa học - công nghệ ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa ngành nào có thể thay thế được. Xã hội càng phát triển, đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và chủng loại. Các nhà kinh tế học đều thống nhất cho rằng, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Có thể chọn con đường nhập khẩu lương thực để giành nguồn lực làm việc khác có lợi hơn, nhưng điều đó chỉ phù hợp với các nước như Singapore, Ả rập Saudi hay Brunei mà không dễ gì đối với các nước như Inđônêxia, Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam là những nước đông dân. Các nước đông dân muốn nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ổn định thì phần lớn lương thực tiêu dùng phải sản xuất trong nước. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển thì sẽ khó thu hút được đầu tư để phát triển bền vững, lâu dài. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị. Đó là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường. Khu vực nông nghiệp còn là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì nông nghiệp là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra từ thuế nông nghiệp, tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản,… Những điển hình thành công về sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp. Ngoài ra cần phải khai thác các nguồn khác một cách hợp lý, không nên cường điệu quá vai trò của vốn tích luỹ trong nông nghiệp. Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp và dịch vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. Nông nghiệp còn là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các sản
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 phẩm công nghiệp. Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông lâm thủy sản. Xu hướng chung ở các nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu… làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Dư lượng độc tố trong sản phẩm tăng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn, thời tiết, khí hậu thủy văn thay đổixấu sẽ đe dọa đời sống của con người. Vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra các giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường [7]. - Một số vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng lên về số lượng và sự cải thiện về chất lượng của sản phẩm xã hội và các yếu tố sản xuất ra sản phẩm xã hội. Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân, hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nếu như sản phẩm hàng hoá trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành sản xuất, từng vùng sản xuất của một quôc gia. Để biểu thị tăng trưởng kinh tế người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước, đó là mức tăng % hay tuyệt đối hàng năm, hay tính bình quân trong một giai đoạn. Tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định sẽ cho khái niệm tốc độ tăng trưởng, đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc.
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bao gồm tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển kinh tế có thể hiểu là quá trình chuyển biến theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm tăng trưởng về của cải vật chất và sự tiến bộ xã hội. 1.1.1.2. Sản xuấthàng hóa Hàng hóa là vật phẩm do lao động con người tạo nên để trao đổi. Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra các sản phẩm để bán, trao đổi phục vụ yêu cầu sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất ra đời và phát triển dựa trên cơ sở của phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội. Ngay từ thời sơ khai, loài người tách từ thời săn bắt, hái lượm sang các ngành chăn nuôi đã có sự trao đổi hàng hóa dưới hình thức hàng trao đổi hàng. Cho đến ngày nay khi sản xuất phát triển, sự phân công lao động ngày càng sâu sắc, trình độ chuyên môn trong sản xuất ngày càng cao, mỗi một người, một bộ phận chỉ sản xuất một loại hoặc một sản phẩm giới hạn, thậm chí chỉ một bộ phận của sản phẩm. Trong khi đó sản xuất phát triển đời sống ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm tiêu dùng, các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng. Điều này đã thúc đẩy sản xuất hàng hóa và kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển hơn. Sản xuất hàng hóa tồn tại và phát triển ở nhiều chế độ xã hội, là sản phẩm của lịch sử phát triển của loài người. Nó có nhiều ưu thế và là một phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẵn so với nền kinh tế tự cung, tự cấp. Sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan, là thuộc tính cơ bản và mang tính phổ biến của nền nông nghiệp phát triển. Với những kết quả tổng kết từ nhiều nước trên thế giới qua các thời kỳ lịch sử, nhiều nhà kinh tế đã chia quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp làm 3 giai đoạn: nông nghiệp tự cung, tự cấp, nông nghiệp đa dạng hoá và nông nghiệp chuyên môn hoá cao.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Giai đoạn nông nghiệp tự cung, tự cấp: sản xuất nông nghiệp chỉ phục vụ cho nhu cầu của chính mình, trước hết là đáp ứng về lương thực nên sản xuất chỉ tập trung ở một vài loại cây trồng truyền thống. Nông nghiệp hoàn toàn dựa vào tự nhiên với công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật và công nghệ có nhiều hạn chế, chưa quan tâm đến thị trường. Sản xuất khép kín và phụ thuộc vào tự nhiên, quy mô nhỏ nên độ rủi ro cao, thu nhập thấp, chỉ đủ nuôi sống người sản xuất, chưa có sản phẩm hàng hoá. Giai đoạn đa dạng hoá sản xuất nông sản: chủng loại cây trồng, vật nuôi đã phong phú hơn, hạn chế được tình trạng sản phẩm nông nghiệp một phần tiêu dùng cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã bắt đầu có nông sản hàng hoá. Giai đoạn nông nghiệp được chuyển sang sản xuất chuyên môn hoá, hình thành các trang trại chuyên kinh doanh một vài loại sản phẩm nhất định, sử dụng các máy móc công nghệ cơ giới hoá, hiện đại hoá, cần ít lao động. Sản xuất nông sản theo hướng phát triển toàn diện, chuyên môn hoá theo ngành, vùng để có tỷ suất hàng hoá cao, tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo ra khối lượng, chất lượng nông sản hàng hoá cao, chủng loại phong phú. Phát triển sản xuất nông sản hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh chính trị, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển nông sản hàng hoá sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phân công lại lao động theo hướng chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp trên cơ sở lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của vùng và các tiểu vùng. Thông qua đòi hỏi khắt khe và kích thích của thị trường các cơ sở sản xuất nông sản hàng hoá thực hiện cải tiến kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hợp lý hoá quá trình sản xuất, lựa chọn phương án đầu tư hợp lý và tiết kiệm, nâng cao được năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và sử dụng tài nguyên tốt hơn. Thông qua cạnh tranh và hợp
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 tác, tính chất và trình độ xã hội hoá sản xuất kinh doanh nông nghiệp ngày càng mở rộng và hoàn thiện. Các thành phần kinh tế phát huy đúng vai trò, vị trí của mình và giữa chúng liên kết chặt chẽ với nhau trên từng địa bàn. Phát triển sản xuất nông sản hàng hoá đảm bảo cung cấp ổn định lương thực, thực phẩm cho xã hội, tạo động lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trước hết là đẩy nhanh một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông nghiệp. Khi sự trao đổi và giao lưu hàng hoá tăng lên sẽ hoàn thiện mạng lưới thương nghiệp, quản lý và điều tiết thị trường có hiệu quả, góp phần mở ra thị trường nông sản, hình thành đồng bộ thị trường tiền tệ, hệ thống tín dụng, ngân hàng, dịch vụ... tạo tiền đề vật chất khách quan và cơ sở kinh tế vững mạnh cho việc phát triển một nền nông nghiệp (theo nghĩa rộng) bền vững, phát huy được vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, biến đổi tận gốc rễ bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn. Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà đề tài nghiên cứu không phải là theo chế độ sản xuất hàng hóa XHCN theo cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mà là nền sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước XHCN. Một sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hoá phải được sản xuất từ các thành phần kinh tế khác nhau và được lưu thông trên thị trường, đồng thời sản phẩm đó phải có giá cả cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Giá sản phẩm cao hơn giá trị đích thực của nó sẽ tạo cơ hội cho sản phẩm đó mở rộng được thị trường tiêu thụ, có cơ hội tiếp xúc ngày càng nhiều hơn với khách hàng, tạo cơ hội cho sản phẩm tiêu thụ ngày một nhiều hơn, giúp nhà sản xuất không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là chức năng thông tin của sản phẩm hàng hoá nông nghiệp.
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Trong nông nghiệp việc xác định phương hướng sản xuất đi đôi với việc xác định cơ cấu cây trồng. Một phương hướng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng, nhưng mặt khác cơ cấu cây trồng sản xuất hợp lý cũng là cơ sở để xác định phương hướng sản xuất [17]. 1.1.1.3.Thúcđẩypháttriển sản xuấtnông nghiệp hànghoá Thúc đẩy: Theo từ điển tiếng việt “thúc đẩy là kích thích để tiến lên”, theo từ điển Lạc Việt “thúc đẩy là tạo điều kiện để phát triển mạnh”. Vậy thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá là kích thích, tạo điều kiện để phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Giải pháp thúc đẩyphát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá là những giải pháinhằm kích thích, tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. a. Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp sản xuấthàng hoá * Phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững là một đặc trưng cơ bản trong cơ chế thị trường hàng hoá. Nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững phải dựa trên mấy tiêu chí: + Bền vững về mặt sản xuất: Sản phẩm được tạo ra không những phải khai thác được lợi thế tự nhiên (đất đai, khí hậu, thời tiết…) lợi thế về mặt kinh tế (lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở hạ tầng hiện có…) về mặt xã hội và môi trường (tạo ra sự liên kết trong nông thôn, xây dựng nông thôn mới và cải tạo được môi sinh môi trường…)[16]. + Bền vững về thị trường tiêu thụ: Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu về khối lượng, chất lượng và giá cả có tính cạnh tranh cao. Có thị trường tiêu thụ ổn định và tạo khả năng mở rộng thị trường mới. Thị trường ở đây được hiểu là thị trường tiêu dùng sản phẩm cùng thị trường nguyên liệu sản phẩm cho công nghiệp chế biến. [16]
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 + Bền vững về môi trường kinh tế - xã hội nông thôn: Sản xuất sản phẩm hàng hoá (sản phẩm chuyên môn hoá) phải gắn với phát triển sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và sử dụng lao động, tài nguyên tại chỗ, phải là sản phẩm sạch, không gây ô nhiễm môi trường, phá hoại môi trường, môi sinh. + Gắn được sản xuất, chế biến với môi sinh môi trường nông thôn mới, tạo điều kiện xây dựng một cơ cấu kinh tế mới phù hợp, bền vững: Gắn được sản xuất với chế biến để vừa sử dụng được nguyên liệu tại chỗ, giảm được chi phí vận chuyển, thu hút được lao động tại chỗ, tạo thêm được việc làm. Đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng tiềm năng đa dạng của điều kiện tự nhiên, đất đai và lao động của từng địa phương, tăng thu nhập cho hộ gia đình, tạo điều kiện để sản phẩm hàng hoá phát triển thuận lợi, hiệu quả. *Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá bền vững là một quá trình từ một nền nông nghiệp truyền thống, phân tán, lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém lên một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại một nền kinh tế mở, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Ở một nền sản xuất nông nghiệp như nước ta sản xuất hàng hoá phải đi từng bước vững chắc, không chủ quan nóng vội, duy ý chí nhưng không thể ngồi chờ, phải tạo ra thế và lực để phát triển. Đi từng bước vững chắc, trước hết phải giải quyết tốt nhu cầu tiêu dùng tại chỗ bằng cách đa dạng hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Phát huy nội lực của mình, bằng thâm canh tăng năng suất, bằng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến tăng nhanh sản phẩm vừa đáp ứng tiêu dùng vừa có sản phẩm trao đổi. Khi đã tạo được thế đứng vươn lên làm giàu, lựa chọn sản phẩm vừa có nhu cầu trên thị trường, vừa có lợi thế của địa phương để sản xuất hàng hoá. Khi đã có hàng hoá, có chỗ đứng của hàng hoá rồi mở rộng sản xuất, phát huy cao lợi thế, từng bước đi vào chuyên môn hoá, tranh thủ ngoại lực để phát triển. Đó là bước đi của một nền nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Giai đoạn nông nghiệp sản xuất hàng hoá bền vững. Đặc trưng của nó là nền nông nghiệp được thương mại hoá và chuyên môn hoá cao, khối lượng hàng hoá nhiều và chủng loại hàng hoá phong phú, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cho phép hình thành và phát triển các vùng cây con chuyên môn hoá và thâm canh với quy mô lớn, cơ cấu sản xuất hợp lý, khai thác tối đa thế mạnh sản xuất nông nghiệp từng vùng, từng địa phương; thị trường được mở rộng cả trong và ngoài nước. Mục đích của sản xuất nông nghiệp hàng hoá là tối đa hoá lợi nhuận, sản phẩm trở thành hàng hoá đã được xác định từ trước khi quá trình sản xuất diễn ra. Do đó, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào không phải xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất mà xuất phát từ nhu cầu người mua, của thị trường. Thời kỳ này được tự do thương mại hoá nên con người sản xuất tìm mọi cách đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nhằm làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thị trường. Vai trò của Nhà nước ở thời kỳ này chủ yếu là thiết lập hệ thống luật pháp, chính sách về thị trường, đào tạo cán bộ, cung cấp hàng hoá công cộng, tổ chức hệ thống dự báo, thông tin cho các cơ sở sản xuất, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp [16]. * Chuyên môn hoá cây con có lợi thế: Xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp là đa dạng về tự nhiên và sinh học, để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hàng hoá phát triển, tăng khối lượng nông lâm sản hàng hoá, điều quan trọng là phải lựa chọn và phân bố chuyên môn hoá tập đoàncây con thích hợp cho từng vùng theo hướng cây con có lợi thế. - Cây con được lựa chọn phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và môi trường, với khả năng canh tác của từng vùng, tiểu vùng, từng hộ
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 gia đình về khả năng đầu tư và trình độ sản xuất, phát huy khai thác nội lực, tranh thủ ngoại lực. - Cây con được lựa chọn phải có khả năng phát triển tập trung, quy mô lớn để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường hay nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong vùng hoặc liên vùng, trong huyện và liên huyện một cách ổn định. - Cây con được lựa chọn trước mắt lợi dụng những cơ sở hạ tầng sẵn có như cơ sở chế biến, đường giao thông, đường điện… để giảm chi phí sản xuất và tiêu thụ nhưng về lâu dài phải tiếp thu được kỹ thuật mới và cơ sở hạ tầng mới, nguồn nhân lực mới để tăng được năng lực cạnh tranh trên thị trường. Quá trình hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững là quá trình thực hiện mục đích tối đa hoá lợi nhuận và cũng là quá trình tái sản xuất hàng hoá mở rộng, ổn định. Hiện nay trên thế giới, tuỳ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi nước mà nền nông nghiệp đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau; ở nước ta hiện nay về căn bản vẫn là một nước nông nghiệp, hàng hoá nhỏ với một trình độ sản xuất nông nghiệp hàng hoá lạc hậu, chuyên môn hoá thấp, khối lượng nông sản hàng hoá được sản xuất ra chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta trong thời gian tới không chỉ là một tất yếu khách quan mà còn là một thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng XHCN. Đối với nông nghiệp ở nước ta hiện nay, một số vùng, địa phương, bên cạnh sản xuất tự cung tự cấp cũng đã có một số sản phẩm trở thành hàng hoá với những quy mô và trình độ phát triển khác nhau như chè, cà phê, cao su, trâu bò, gà, lợn, nuôi trồng thủy sản…Các chính sách của Nhà nước cần có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi vùng thì có thể đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 b. Các nhân tố ảnh hưởng đến pháttriển nông nghiệp hàng hoá: Phát triển nông nghiệp hàng hoá có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, nó tạo cơ sở cho các ngành trong nền KTQD phát triển, làm tăng khả năng tích luỹ và làm biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp hàng hoá là yêu cầu bức thiết trước mắt cũng như lâu dài đối với các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đạt trình độ cao còn tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể xem xét các nhân tố chủ yếu sau: * Thứnhất:Nhân tố thị trường Thị trường có vai trò vừa là điều kiện, vừa là môi trường của kinh tế hàng hoá, nó thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối lượng nông sản hàng hoá tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết (thúc đẩy hoặc hạn chế) quan hệ kinh tế của cả người quản lý, nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua tín hiệu giá cả thị trường. Chính cái “phong vũ biểu” giá cả thị trường sẽ cung cấp tín hiệu, thông tin nhanh nhạy để điều tiết hành vi kinh tế của các chủ thể kinh tế sao cho có lợi nhất. Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, thay đổi mặt hàng, thay đổi kỹ thuật sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Thị trường ngày càng phát triển góp phần làm cho nông nghiệp hàng hoá cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Nó cũng lựa chọn, đòi hỏi cao về số lượng và chất lượng, phong phú về chủng loại nông sản hàng hoá. Nhân tố thị trường ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp hàng hoá ở đây được xem xét trên 2 góc độ : Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. * Thị trường đầu vào: Bao gồm đất đai, lao động, khoa học, công nghệ sản xuất, vốn… trong đó đặc biệt là thị trường đất và lao động. Cũng như các hàng hoá khác, đất đai và lao động cũng trở thành hàng hoá.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 - Trong nông nghiệp, đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động và là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được; hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng đất đai. Xác định rõ quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho một cá nhân hoặc một nhóm và như vậy nó tạo ra các chủ thể sản xuất thực sự làm chủ các tư liệu sản xuất, làm chủ trong sản xuất kinh doanh, từ đó làm chủ đối với nông sản phẩm và tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc cho phép nông dân được quyền sử dụng đất sản xuất lâu dài thì nguồn tài nguyên đất đai mới sử dụng có hiệu quả, được bảo vệ và phát triển độ màu mỡ trong quá trình khai thác, phát huy hết khả năng kinh doanh nông nghiệp của mình. Mặt khác, quá trình mua - bán, luân chuyển, chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến đất đai vận động theo hướng tập trung, hình thành nên các trang trại, đồn điền có quy mô sản xuất hàng hoá phù hợp, đem lại lợi nhuận cao. Người nông dân làm chủ sử dụng đất là điểm khởi đầu cho sự phát triển nông nghiệp hàng hoá [11]. - Cũng như đất đai, sức lao động là một trong hai yếu tố cơ bản cấu thành quá trình sản xuất và tái sản xuất nông nghiệp. Mở rộng thị trường lao động chính là môi trường tạo nên sự chuyển dịch người lao động từ nơi thừa đến nới thiếu, từ việc làm không hiệu quả sang việc làm có hiệu quả hơn, tạo điều kiện để phân bố sức lao động hợp lý, phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động trong nông nghiệp. Chính sự phân công lao động và chuyên môn hoá lao động trong nông nghiệp là cơ sở và là điều kiện để hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hoá. Mặt khác, thị trường lao động có được phát triển hay không, nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào một mặt là trình độ dân trí, khả năng lao động, kỹ năng nghề nghiệp, tính chất cần cù, thông minh… Trên thực tế, trình độ của người sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hàng hoá phải cao hơn người
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế tự nhiên, biểu hiện họ là những người dám kinh doanh làm giàu cho mình và cho xã hội. Họ dám bỏ sức lực và tiền của vào sản xuất cái gì có khả năng nhất, có hiệu quả nhất. Để thực hiện điều đó, đòi hỏi người sản xuất cần phải có những kiến thức cơ bản về khoa học - công nghệ, về quản trị kinh doanh, biết tiếp cận và nghiên cứu thị trường, nhận biết nhu cầu của thị trường, từ đó biết lựa chọn những cây, con nào được người tiêu dùng đánh giá cao và có sức mua lớn. Một mặt khác là sản xuất có được mở rộng hay không? Có được chuyển đổi từ tự cung sang tự cấp sang sản xuất hàng hoá hay không? Điều này lại phụ thuộc vào thị trường đầu vào, phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học công nghệ sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sử dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất. Tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp được biểu hiện những nội dung cơ bản sau: - Ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất. - Hoàn thiện hệ thống quy trình kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm. - Tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng cải tạo đất, sử dụng nguồn nước phục vụ nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường. - Tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện hoá học như phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng vật nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng, vật liệu hoá học xây dựng… - Những tiến bộ liên quan đến người lao động nông nghiệp bao gồm: Trình độ văn hoá, trình độ quản lý, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ lành nghề, trình độ tiếp thị… - Tiến bộ kỹ thuật trong việc trang bị và sử dụng các phương tiện cơ khí như: Máy công tác hay là công cụ lao động nói chung; hệ thống các công
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 trình thuỷ lợi; các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như đường sá, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, nhà xưởng, kho bãi… Các nhân tố nêu trên được coi là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, chính là “giá đỡ vật chất”, là bộ xương sống của sản xuất, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái của sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông sản. Ngày nay ở các nước kinh tế phát triển, khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi và nó đã ảnh hưởng, tác động rất lớn đến trình độ, quy mô phát triển nông nghiệp hàng hoá. Trong nền sản xuất hàng hoá, vốn là một trong những yếu tố quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn ở đây được xét theo nghĩa hẹp, nó được biểu hiện một lượng tiền mặt nào đó, nó có thể biến thành một nguồn lực cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, tốc độ và quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá tuỳ thuộc vào mức thu nhập và khả năng tích luỹ vốn của các đơn vị, các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp cũng như sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước ở cả hai khía cạnh tỷ trọng vốn đầu tư và chính sách đầu tư. Do đó, vốn và việc sử dụng vốn có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đối với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hoặc hộ nông dân, muốn nâng cao trình độ sản xuất hàng hoá thì không những cần có lượng vốn đầu tư đủ lớn mà quan trọng là cần phải biết cách nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nhưng trên thực tế cả hai vấn đề này các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, hộ nông dân là những người có ít vốn đầu tư và trình độ sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý thấp. Do vậy, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp hàng hoá đòi hỏi phải có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước thông qua hệ thống tài chính, tín dụng và các hình thưc huy động vốn
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 khác. Có như vậy mới tạo ra sự đột phá để đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp hàng hoá. *Thị trường đầu ra: Việc xây dựng thị trường đầu ra cho nông nghiệp hàng hoá là cơ sở để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong nền sản xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra là nhằm để bán và trao đổi trên thị trường. Do vậy, điều kiện cơ bản để các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình là phải xác định được thị trường đầu ra, tìm kiếm được khách hàng và lựa chọn được phương thức tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, đó có thể là các doanh nghiệp công nghiệp (các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản), các doanh nghiệp thương mại (các nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý…) và những người tiêu dùng, nông lâm sản thông qua các chợ nông thôn các đại lý tiêu thụ, các cơ sở chế biến công nghiệp tiêu thụ ở thị trường nước ngoài thông qua các nhà xuất khẩu các hợp đồng kinh tế, khả năng khai thác và mở rộng thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng quyết định quy mô và trình độ phát triển nông nghiệp hàng hoá. * Thứhai: Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên Trong nông nghiệp đối tượng của sản xuất là những cây trồng và vật nuôi. Nó là những cơ thể sống, phát triển theo quy luật sinh học nhất định, rất nhạy cảm với những yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết - khí hậu đều tác động trực tiếp đến phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, người lao động phải nghiên cứu rất cụ thể đặc tính sinh học của các loại cây trồng, vật nuôi liên quan đến điều kiện tự nhiên, nơi định bố trí sản xuất loại cây trồng, vật nuôi đó để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng tự nhiên cụ thể mới đưa lại hiệu quả. Chínhvì vậy, đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá, đòi hỏi
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 phải nghiên cứu tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương. Mặt khác, sự khác biệt về điều kiện tự nhiêu giữa các lãnh thổ đã hình thành nên các vùng cây con đặc sản có lợi thế cạnh tranh rất cao. Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá cần phải nghiên cứu để tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên trong sản xuất hàng hoá nông nghiệp. * Thứba: Những nhân tố thuộcvề thể chế, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Chính sách kinh tế vĩ mô có ý nghĩa tạo ra môi trường kinh doanh để hình thành nền nông nghiệp hàng hoá. Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các chủ thể sản xuất - kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp hàng hoá và ngược lại nếu các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước không đúng đắn, không thích hợp nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển nông nghiệp hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước thông qua các chính sách để điều tiết thị trường theo định hướng XHCN như: Chính sách đất đai, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách khoa học - công nghệ, chính sách tiêu thụ nông sản… các chính sách này vừa tạo điều kiện phát triển sản xuất, vừa tạo điều kiện thu hút, đầu tư để thúc đẩy sự hình thành và phát triển nông nghiệp hàng hoá. Phát triển khoa học - công nghệ, cung cấp dịch vụ thông tin, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (hệ thống đường giao thông, điện, thuỷ lợi, hệ thống thông tin liên lạc…), cung cấp vốn, tín dụng… những vấn đề ngày thể hiện sự can thiệp và trợ giúp của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng và là nhân tố không thể thiếu được trong phát triển nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Các nhóm nhân tố nêu trên có mối quan hệ cùng thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển bền vững, trong mỗi nhóm nhân tố đều có mặt tích cực riêng song nếu giải quyết không đồng bộ thì sản xuất hàng hoá hoặc không phát triển được hoặc không bền vững. Đối với nền nông nghiệp Việt Nam, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, với việc từng bước tham gia các thị trường AFTA, và WTO, thì tất yếu khách quan phải chuyển nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng sang sản xuất hàng hoá. Vì thế, nghiên cứu để thực thi một hệ thống thể chế pháp lý và chính sách có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Vì có phát huy được lợi thế so sánh, nhằm làm tăng các loại sản phẩm, giá trị sản xuất hàng hoá ngành nông nghiệp, thoả mãn ngày càng cao về nhu cầu nông sản phẩm cho sản xuất, đời sống và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 1.1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở một số nước trên thế giới a. Kinh nghiệm của TrungQuốc Năm 1984, Trung Quốc bước vào đổi mới kinh tế, các chính sách mới: giải tán công xã, trao quyền sử dụng đất 15 năm cho nông hộ, tự do buôn bán vật tư… tạo nên bước phát triển nông nghiệp vượt bậc; giai đoạn 1979 - 1986 GDP nông nghiệp tăng 13,7 lần, thu nhập đầu người nông thôn tăng 14,7 lần [1]. Tiếp theo, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban hành; trong đó có chính sách giữ giá cho nông sản cao, “cho nhiều, thu ít”. Ưu tiên phát triển KH - CN; cứ 4 năm, đầu tư cho khoa học nông nghiệp lại tăng gấp đôi; năm 2004 đầu tư cho nghiên cứu khoa học
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 nông nghiệp ở Trung Quốc chiếm 0,6%GDP nông nghiệp, còn ở Thái Lan là 1,4%, Malaixia 1,06% và Việt Nam là từ 0,2 - 0,25% [3]. Trung Quốc phải khẳng định vị thế chính trị của nông dân và điều chỉnh quan điểm tăng trưởng kinh tế. Giới học giả và chính trị Trung Quốc thống nhất: “Phát triển kinh tế, xã hội thành thị phải đi đôi với phát triển nông thôn”, phương hướng hành động là “công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thành thị dẫn dắt nông thôn”, mục tiêu cụ thể là “xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa”. Trung Quốc xác định “Nông nghiệp là nền tảng của kinh tế quốc gia”[2]. Năm 2004, trợ cấp cho nông dân trồng lúa 1,4 tỷ USD, đầu tư hạ tầng nông thôn 150 tỉ USD . Năm 2005, tiếp tục tăng trợ cấp trực tiếp cho sản xuất, tăng đầu tư hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên. Từ năm 2006 đề xuất phương châm 20 chữ “Sản xuất phát triển, đời sống ấm no, làng xã văn minh, diện mạo sạch đẹp, quản lý dân chủ”. Một số giải pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp được áp dụng là: Một là, cải cách cơ chế sử dụng đất đai, tiếp tục làm rõ các quyền vê ruộng đất và được bảo đảm bằng pháp luật nhằm thúc đẩy kinh doanh tập trung là đối tượng cơ bản trong cải cách chính sách đối với nông nghiệp. Việc lưu chuyển đất khó khăn, ắt sẽ làm cho kinh doanh quy mô công nghiệp không thể thực hiện được, hạn chế về cơ bản việc nâng cao năng suất nông nghiệp. Hai là, khuyến khích và hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều phương pháp trồng trọt và hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân. Phát huy đầy đủ ưu thế địa hình của các vùng, tăng cường bổ trợ cho nhau về cơ cấu nông sản, phong phú chủng loại nông sản, nâng cao thu nhập của nông dân. Đòi hỏi nhà nước làm tốt nghiên cứu khả thi, hướng dẫn hợp lý, khuyến khích nông dân phát triển nông nghiệp đặc sắc tuỳ theo từng địa phương. Ba là, tìm kiếm phương thức huy động vốn bằng nhiều kênh, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho phát triển nông nghiệp. Trước hết, đẩy nhanh phát triển
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 các hợp tác xã tín dụng nông thôn, hạ thấp tiêu chuẩn vay ngân hàng cho nông dân. Giảm những hạn chế và ràng buộc, bảo đảmcho nôngdân vay số lượng ít. Bốn là, tăng cường đầu tư giáo dục cơ bản nông thôn, nâng cao trình độ giáo dục cho nôngdân, chuẩnbị cho sựpháttriển dài lâu của nông thôn. Chuyển dịch chỉ tiêu tàichính, giảm gánh nặng đóng góp giáo dục cho nông dân. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã công bố quy hoạch 58 vùng chuyên canh sản phẩm nông nghiệp ưu thế trên toàn lãnh thổ Trung Quốc giai đoạn từ năm 2008 đến 2015, với mục tiêu: Trong 8 năm tới, sẽ trồng 16 chủng loại sản phẩm nông nghiệp như: lúa nước, lúa mỳ, ngô, đậu tương, khoai tây, bông cây cải dầu, mía, táo, cam quýt, cao su thiên nhiên, bò thịt, dê thịt, bò sữa, lợn hơi và sản phẩm xuất khẩu,vv… Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tại 9 vùng ưu tiên trồng 4 loại cây lương thực, thực phẩm trọng điểm là lúa nước, lúa mỳ, ngô và đậu tương đã vượt 85% năng suất, góp phần tăng sản lượng lương thực toàn quốc, kim ngạch xuất khẩu táo tươi tại 2 vùng ưu tiên trồng táo chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu táo cả nước [20]. Từ thực tế trên cho thấy, biện pháp quy hoạch vùng ưu tiên trồng sản phẩm cây nông nghiệp đã tỏ rõ ưu thế. Bản quy hoạch này xác định, đến năm 2015 sẽ hình thành một loạt vùng sản xuất nông nghiệp ưu thế, có ảnh hưởng nhất định trong và ngoài nước; thiết lập một loạt các huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp hiện đại. Để xử lý tốt quan hệ lẫn nhau giữa các giống cây ưu tiên khác nhau trong cùng một khu vực; bản quy hoạch còn nêu lên khái niệm về vùng sản xuất nông nghiệp phức hợp, nêu rõ phương hướng phát triển của các loại cây trồng trong vùng này. Các phương thức thực thi đảm bảo thực hiện nhiệm vụ mục tiêu đề ra, gồm: tăng cường nghiên cứu phát triển và mở rộng ứng dụng khoa học kỹ thuật, nắm rõ các cơ sở sản xuất nông nghiệp có ưu thế, thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các khu vực ưu tiên, không ngừng củng
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 cố, hoàn thiện, đẩy mạnh nội lực của hệ thống chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, tăng cường khả năng hỗ trợ của các khu vực ưu thế này. Chính phủ Trung Quốc đã công bố “Văn kiện số 1” năm 2009 về vấn đề được Đảng và Chính phủ Trung Quốc xác định là quan trọng nhất trong năm, cần được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là “Văn kiện số 1” năm thứ 6 liên tục, kể từ năm 2004, tập trung vào các vấn đề “Tam nông”; trong đó xác định: Phải tiếp tục coi “Tam nông” là trọng điểm đầu tư, tăng thêm trợ cấp trực tiếp; tiếp tục nâng cao giá tối thiểu trong thu mua lương thực, mở rộng dự trữ của nhà nước đối với lương thực, dầu ăn và thịt lợn; tăng cường ủng hộ tài chính cho các khu vực sản xuất lương thực chủ yếu nhằm đảm bảo tăng thu nhập cho nông dân [2]. “Văn kiện số 1” cũng chỉ đạo phải ổn định quan hệ nhận khoán đất ở nông thôn, nông dân có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo nguyên tắc tự nguyện và có bồi thường, tiếp tục thi hành chế độ bảo vệ đất canh tác nghiêm ngặt nhất và chế độ sử dụng đất tiết kiệm. b. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc đất chật, người đông, điều kiện tự nhiên không thuận cho sản xuất nông nghiệp. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1971 - 1976), lãnh đạo Hàn Quốc tìm cách lập lại “tăng trưởng cân đối giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp”, phát triển nông nghiệp được đưa lên hàng đầu, ngang hàng với hai mục tiêu tăng xuất khẩu và xây dựng công nghiệp nặng. Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố: “Nếu chúng ta phải phát huy được tinh thần chăm chỉ, tự lực vượt khó và hợp tác, tiềm ẩn trong mỗi người dân nông thôn, tôi tin rằng tất cả các làng, xã sẽ có cuộc sống thịnh vượng…đó là phương hướng hành động của mô hình “Làng mới”(Saemaul Undong)”. Nhờ phong trào “Làng mới” nhân dân quen làm việc tập thể, kinh tế hợp tác phát triển. Khi dân đã quen hợp tác cộng đồng và tự chủ, chương trình bước sang giai đoạn tăng thu nhập
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 (áp dụng KH - CN, trồng cây, chăn nuôi, trồng rừng, xây dựng vùng chuyên canh, tổ chức HTX…). Hỗ trợ của Nhà nước chuyên sang tiền vay và cấp. Từ năm 1972 đến năm 1980, doanh thu trung bình của HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won, gấp 50 lần trong vòng 9 năm. HTX quản lý mọi việc ở nông thôn: tín dụng ngân hàng, cung cấp vật tư nông nghiệp, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và mọi dịch vụ, trở thành người bạn đường không thể thiếu được của nông dân Hàn Quốc. Tiếp theo, Chính phủ hỗ trợ thành lập các xí nghiệp “Làng mới” ở nông thôn (vay vốn ưu đã, ưu tiên cấp điện, hướng dẫn kỹ thuật và tổ chức hiệp hội giúp đỡ doanh nghiệp nông thôn). Đầu thập kỷ 90, gần 6.700 xí nghiệp “Làng mới” ra đời làm dịch vụ kỹ thuật, giao thông vận tải, sửa chữa cơ điện, sản xuất dệt, sợi, chế biến nông sản, giấy, thuỷ tinh, hoá chất, cơ khí nhỏ, thiết bị điện, điện tử; thu hút hàng trăm nghìn lao động nông thôn, tăng thu nhập phi nông nghiệp cho cư dân nông thôn. Kiểu “doanh nghiệp hương trấn” này chỉ sau 6 năm, tăng thu nhập nông hộ gần 3 lần (1.025 USD năm 1972 lên 2.961 USD năm 1977), cao tương đương thu nhập bình quân của các hộ ở thành phố [18]. Phong trào “ Làng mới” một mặt tạo việc làm và thu nhập cho đông đảo lao động nông nghiệp, mặt khác nâng cao tay nghề và khả năng quản lý, cải thiện ý thức và phong cách làm việc của lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu công nghiệp. Chính phủ xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia rất hiện đại và sử dụng các trường nghiệp vụ ở địa phương cho nông dân tập huấn ngắn hạn. Có 2.300 00 giáo sư, 800 nhà tu hành và lãnh đạo tôn giáo, khoảng 600 nhà báo, nhà văn được mời đến trường tham dự đào tạo với lãnh đạo nông dân và trở thành những ủng hộ viên rất tích cực cho phong trào, kéo dịch thành thị và nông thôn lại gần nhau về tư tưởng và hành động [18]. c. Kinh nghiệm của TháiLan:
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua đã chứng tỏ vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh. Do đó, những năm gần đây, Thái Lan tập trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí nghiệp gia công sản phẩm được xây dựng ngay tại nông thôn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững mạnh, ổn định về kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống người nông dân. Bên cạnh đó, Chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường. Phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái. Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thuỷ hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thuỷ lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hoá nông thôn với các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước. Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hoá là cơ giới hoá nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hoá nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn. Phát triển mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nông thôn. Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1 đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay, ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, nông nghiệp Thái Lan còn có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rau xanh và sắn củ. Nhờ chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển mạnh, Thái Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam Á. Giáo dục và đào tạo cũng hướng vào nông nghiệp, nông thôn với các chương trình đào tạo phát triển kỹ năng cho nông dân và người quản lý đất đai, quản lý kinh doanh, bảo vệ môi trường và an toàn sức khoẻ. Ngoài ra, còn
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 có những hoạt động đào tạo truyền thống như tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp nhằm góp phần thu hút lực lượng lao động đông đảo là thanh niên. Thái Lan thực hiện chính sách “ưu đãi nông nghiệp - nông thôn - nông dân” nhằm ổn định chính trị - xã hội [18]. d. Kinh nghiệm của NhậtBản: Nhật Bản là nước có diện tích đất đai canh tác có hạn, số lượng người đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước. Với đặc điểm tự nhiên và xã hội, trong phát triển nông nghiệp Nhật Bản đã đề ra một chiến lược khôn khéo và hiệu quả, như tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ (bằng cách thâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động để nông nghiệp Nhật Bản cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân); dưỡng sức dân, tạo khả năng tích luỹ và phát huy nội lực; thâm canh tăng năng sất; xuất khẩu nông, lâm sản (nguồn thu ngoại tệ quan trọng) để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hoá; phi tập trung hoá công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Những bước đi thích hợp này là những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản theo hướng hiện đại hoá. Để tạo cơ sở thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụng máy móc, thiết bị và hoá chất cho quá trình cơ giới hoá và hoá học hoá nông nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao trong nông nghiệp, Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu nông nghiệp (như tơ tằm, dệt may…), các ngành cơ khí, hoá chất trên địa bàn nông thôn toàn quốc.Tạo việc làm cho lao độngnông thôn, ngăn chặn làn sóng
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chínhsáchtrợ giá nông sảncho các vùngnông nghiệp mũi nhọn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hoá hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích luỹ cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu… làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế đất nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hoá và phát triển bền vững của các nước này là bài học kinh nghiệm để chúng ta tham khảo và học tập[18]. * Một số bài học được rút ra từ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa của một số nước trên thế giới - Nông nghiệp phát triển là điều kiện tiên quyết để CNH thành công: cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nguyên liệu và lao động phục vụ phát triển công nghiệp. - Nông nghiệp giai đoạn đầu tăng trưởng dựa trên cải cách ruộng đất, tạo động lực và cơ hội bình đẳng cho phần lớn nông dân, tiếp đến cần tăng năng lực và bảo vệ nông dân trong thị trường bằng hệ thống HTX và liên kết với hệ thống doanh nghiệp trên thị trường. - Phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ, gắn đại học với các viện nghiên cứu và hệ thống khuyến nông. Nông dân chủ động tiếp cận công nghệ, thiết bị tiên tiến, tăng năng suất, chất lượng, bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp ổn định, hiệu quả. - Tạo điều kiện tích tụ đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để cơ giới hoá, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh. - Tạo điều kiện để nông dân sản xuất giỏi, trở thành nông dân chuyên nghiệp sản xuất hàng hoá. Thông qua tổ chức hợp tác, trang bị cho họ kỹ năng
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 sản xuất, quản lý nông hộ, năng lực tiếp thu khoa học - công nghệ và nắm bắt thị trường thành thạo. - Huy động cộng đồng chủ động xây dựng quy hoạch nông nghiệp, nông thôn phù hợp với sản xuất lớn và mức sống hiện đại. Hình thành không gian nông thôn có kết cấu hạ tầng và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đời sống (cả văn hoá, môi trường…) và hỗ trợ sản xuất. - Phải liên kết chặt giữa phát triển công nghiệp, đô thị với nông nghiệp, nông thôn bằng cách đưa công nghiệp và giãn đô thị về nông thôn, hỗ trợ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, thu hẹp khoảng cách thu nhập nông thôn và đô thị, lấy thị trường nông thôn nuôi công nghiệp phát triển. Hỗ trợ lao động nông nghiệp thay đổi tập quán sinh hoạt và làm việc bằng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn và đào tạo nghề. 1.1.2.2.Tình hình pháttriển nông nghiệp hànghoá ở Việt Nam Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng. Trong những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, để thoát khỏi những tồn tại như sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp, đòi hỏi phải có sự quy hoạch bài bản để nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn. Theo website chính phủ, Việt Nam là một quốc gia mà nông nghiệp có vị trí rất quan trọng, gắn liền với cuộc sống của 70% dân số nông thôn và chiếm tới gần 50% lực lượng lao động, quyết định việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần tích cực vào giảm đói nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện hoá hóa đất nước. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là sản xuất lương thực, thuỷ sản, cây công nghiệp. Việt Nam đã vươn lên từ một nước thiếu lương thực trở thành một nước không những có đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước với mức
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 tăng dân số mỗi năm khoảng một triệu người, bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia, mà còn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới [19]. Trong 23 năm qua, Việt Nam đã đóng góp vào thị trường gạo thế giới trên 80 triệu tấn và hiện nay cò n xuất khẩu nhiều nông, lâm, thủy sản với khối lượng lớn, xếp vị trí cao trên thế giới. Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam, sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nhờ đó, tỷ trọng xuất khẩu từ sản phẩm nông nghiệp tăng trưởng cao, một số sản phẩm đã đứng hàng đầu trong xuất khẩu trên thị trường thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2010, nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; an ninh lương thực được đảm bảo. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%/năm, vượt mức mục tiêu 3-3,2%/năm của Đại hội Đảng X đề ra và kế hoạch 5 năm của ngành. Giá trị sản xuất toàn ngành bình quân tăng 4,93%/năm (mục tiêu kế hoạch là 4,5%) trong giai đoạn 2006 - 2010. Riêng trong năm 2011, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá cố định 1994) tăng 5,2% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp tăng 4,78%; lâm nghiệp tăng 5,74%; thủy sản tăng 6,39%. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt khoảng 3%. Cùng với đó, lĩnh vực trồng trọt tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với thị trường tiêu thụ hướng mạnh ra xuất khẩu. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt mức khá cao, bình quân khoảng trên dưới 4,%/năm (chỉ tiêu kế hoạch 2,7%). Đặc biệt, sản xuất lương thực đã đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và 5 năm 2006 - 2010 xuất khẩu trên 26,757 triệu tấn gạo, với kim ngạch trên 11,5 tỷ USD.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Đối với chăn nuôi, tuy có nhiều khó khăn về dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 6,3%/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 năm qua giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân vẫn đạt trên 7,5%/năm. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi đã tăng từ 19% năm 2005 lên 21,6% vào năm 2010. Về lĩnh vực thuỷ sản, những năm qua, thủy sản tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cả hai hướng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, đang trở thành ngành chủ lực trong nông nghiệp. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản dù chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ là 10,5%/năm nhưng cũng đạt mức khá cao trong 5 năm 2006-2010 (bình quân 7,5%/năm). Tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng từ 21,26% năm 2005 lên 24,26% năm 2010. Sản lượng thuỷ sản khai thác đã tăng từ 1.987,9 ngàn tấn năm 2005 lên 2.395 ngàn tấn năm 2010, tăng 407 ngàn tấn. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh từ 1,47 triệu tấn năm 2005 lên 2,8 triệu tấn năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 266 ngàn tấn. Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản tiếp tục có sự chuyển đổi theo hướng tăng nhanh giá trị nuôi trồng từ 59,2% năm 2005 lên 67% năm 2010; ngược lại giá trị khai thác đánh bắt giảm từ 40% năm 2005 xuống còn 33% năm 2010. Về lâm nghiệp, trong thời gian qua cũng đã có chuyển biến theo hướng từ hoạt động khai thác là chính sang bảo vệ rừng tự nhiên, tăng cường giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương rừng có chủ nên rừng tự nhiên được khôi phục nhanh. Hoạt động lâm nghiệp đã thực sự chuyển từ chủ yếu dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 1,2% năm 2005 lên 4% năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 3%, vượt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ (chỉ tiêu 2,3%)[6].
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Một trong những thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp trong thời gian qua còn phải kể đến đó là thị trường tiêu thụ nông lâm thuỷ sản được mở rộng cả trong và ngoài nước, xuất khẩu được đẩy mạnh. Nhiều sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp được tiêu thụ ngay tại thị trường trong nước như các sản phẩm chế biến từ cà phê, chè cao cấp, gạo ngon , thủy sản,… Tiêu thụ nông lâm thuỷ sản trong nước đã góp phần quan trọng cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong nước, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân, bảo đảm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới... Ngoài ra, những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp được áp dụng rộng rãi; cơ giới hoá, công nghiệp chế biến được chú trọng đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tại Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn khẳng định: “Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với chế biến và thị trường…”. Có thể nói, việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết không chỉ để thoát khỏi những hạn chế như sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến chưa nhiều, cơ giới hóa đạt thấp trước yêu cầu của thực tế, mà còn góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. Trước thực tế này, mới đây, ngày 2/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Với