SlideShare a Scribd company logo
1 of 129
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
HUẾ, NĂM 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
TRẦN THỊ NI
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 8440217
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ
HUẾ, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập
của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong
luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác.
Tác giả
Trần Thị Ni
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyền Đăng Độ - Phó trƣởng
khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ
nhiệm và các thầy cô giáo trong Khoa Địa lý Trƣờng ĐHSP Huế đã quan tâm, giúp
đỡ nhiều mặt cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, tổng cục thống kê Thừa Thiên
Huế đã cung cấp nhiều thông tin, tƣ liệu thực tế của địa phƣơng để tôi có điều kiện
hoàn thành luận văn.
Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.
Huế, 08/2017
Tác giả
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................9
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................10
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................10
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................10
4.1. Về không gian........................................................................................... 10
4.2. Về thời gian .............................................................................................. 10
4.3. Về nội dung .............................................................................................. 10
5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................................................................11
5.1. Trên Thế giới............................................................................................ 11
5.2. Ở Việt Nam............................................................................................... 12
5.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................ 14
6. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................16
6.1. Quan điểm nghiên cứu.............................................................................. 16
6.1.1. Quan điểm tổng hợp............................................................................16
6.1.2. Quan điểm lãnh thổ.............................................................................16
6.1.3. Quan điểm hệ thống ............................................................................16
6.1.4. Quan điểm lịch sử ...............................................................................16
6.1.5. Quan điểm phát triển bền vững...........................................................17
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
6.2.1. Phƣơng pháp thống kê.........................................................................17
6.2.2. Phƣơng pháp phân tích, xử lý tƣ liệu..................................................17
6.2.3. Phƣơng pháp bản đồ............................................................................18
6.2.4. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát...........................................................18
6.2.5. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ....................................................18
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................19
2
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .........................................................................................19
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...20
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU............................................ 20
1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH) và thích ứng với BĐKH ...........20
1.1.2. Biểu hiện của BĐKH ..........................................................................21
1.1.3. Nguyên nhân của BĐKH toàn cầu......................................................27
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT........... 29
1.2.1. Khái niệm về đất và tài nguyên đất.....................................................29
1.2.2. Vai trò của đất.....................................................................................30
1.2.3. Các nhân tố thành tạo đất....................................................................30
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA BĐKH VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT............. 32
1.3.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất với các yếu tố khí hậu ................32
1.3.2. Tác động của các yếu tố khí hậu đến sử dụng đất...............................35
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................40
CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....................................................................................41
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ VÙNG ĐỒNG BẰNG THỪA THIÊN
HUẾ.......................................................................................................................... 41
2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên......................................................................41
2.1.2. Đặc điểm địa lí kinh tế xã hội .............................................................55
2.2. BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG THỪA
THIÊN HUẾ............................................................................................................. 59
2.2.1. Biến đổi nhiệt độ.................................................................................59
2.2.2. Biến đổi lƣợng mƣa.............................................................................60
2.2.3. Nƣớc biển dâng ...................................................................................64
2.2.4. Một số thiên tai ở tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................64
2.3. LỰA CHỌN KỊCH BẢN BĐKH CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG THỪA
THIÊN HUẾ............................................................................................................. 67
2.3.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ ..................................................................67
2.3.2. Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa..............................................................68
2.3.3. Kịch bản nƣớc biển dâng ....................................................................68
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................69
3
CHƢƠNG 3: ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN
ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP THÍCH ỨNG ...............................................................................................70
3.1. ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ SỬ
DỤNG ĐẤT DO NƢỚC BIỂN DÂNG................................................................... 70
3.1.1. Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nƣớc biển dâng theo các kịch bản...70
3.1.2. Nguy cơ ngập do nƣớc biển dâng phân theo đơn vị hành chính cấp
huyện.............................................................................................................71
3.1.3. Ảnh hƣởng của NBD đến các loại đất ................................................72
3.1.4. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến vấn đề sử dụng đất ....................76
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH ĐẾN QUA TRÌNH XÂM NHẬP MẶN... 80
3.2.1. Hiện trạng xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng tỉnh TTH .....................80
3.2.2. Ảnh hƣởng của BĐKH đến xâm nhập mặn ........................................82
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÍCH ỨNG
VỚI BĐKH. ............................................................................................................. 84
3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp thích ứng.......................................................84
3.3.2. Giải pháp sử dụng đất để thích ứng với biến đổi khí hậu ...................89
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................93
KẾT LUẬN..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt
Tiếng Việt
ATNĐ Áp thấp nhiệt đới
BĐKH Biến đổi khí hậu
BNN Bộ nông nghiệp
ĐB Đồng bằng
KBT Khu bảo tồn
KL Kết luận
KNK Khí nhà kính
KT - XH Kinh tế - xã hội
QĐ Quyết định
TTH Thừa Thiên Huê
TTg Thủ tƣớng
TVNM Thực vật ngập mặn
TU Trung ƣơng
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vƣờn quốc gia
Tiếng Anh
ENSO Dao động Nam (El Nino Southern Oscillation)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
IMHEN Viện khí tƣợng học, thủy văn và môi trƣờng
(Institute of Meteorology, Hydrology and Environment)
IPCC Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
(International Panel on Climate Change)
RCP Đƣờng nồng độ khí nhà kính đại diện
(Representative Concentration Pathways)
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mực NBD toàn cầu cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ
1986 - 2005..............................................................................................24
Bảng 1.2: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lƣợng mƣa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam .....................................................................25
Bảng 1.3. Mức tăng nhiệt độ, lƣợng mƣa và mực nƣớc biển dâng ở Việt Nam đến
cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999...............................................27
Bảng 2.1. Lƣợng mƣa vào mùa mƣa tại các trạm thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế ...44
Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tại các trạm thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế.........45
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2007 - 2015 (giá thực tế) .........................................................................56
Bảng 2.4. Nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII và trung bình năm ở vùng đồng
bằng TTH (0
C) .........................................................................................59
Bảng 2.5.Lƣợng mƣa trung bình tháng I, tháng VII và trung bình năm ở vùng đồng
bằng TTH(mm)........................................................................................61
Bảng 2.6. Lƣợng mƣa trung bình năm, tháng lớn nhất và ngày lớn ở vùng đồng
bằng TTH (mm).......................................................................................62
Bảng 2.7. Số đợt lũ và đỉnh lũ trung bình trên sông Hƣơng và sông Bồ tỉnh Thừa
Thiên Huế qua các thập kỷ ......................................................................65
Bảng 2.8. Số cơn bão ảnh hƣởng đến đồng bằng Thừa Thiên Huế qua các giai đoạn...66
Bảng 2.9. Mức tăng nhiệt độ (0
C) trung bình năm ở Thừa Thiên Huế so với thời kỳ
1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ..............................67
Bảng 2.10. Mức thay đổi lƣợng mƣa hàng năm (% ) ở Thừa Thiên Huế so với thời
kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình ( B2).......................68
Bảng 2.11. Mực nƣớc biển dâng (cm) ở Thừa Thiên Huế trong thời kỳ 2010-2100
so với 1990 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)...............................68
Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất bị ngập do nƣớc biển dâng ở vùng đồng bằng tỉnh
Thừa Thiên Huế phân theo đơn vị hành chính ........................................71
Bảng 3.2. Diện tích các loại đất bị ngập ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế...72
6
Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 đồng bằng Thừa Thiên Huế...74
Bảng 3.4. Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2015 vùng đồng bằng tỉnh
Thừa Thiên Huế.......................................................................................75
Bảng 3.5. Diện tích các loại hình sử dung đất bị ngập theo các kịch bản nƣớc biển dâng....76
Bảng 3.6. Diện tích các loại đất mặn ở đồng bằng Thừa Thiên Huế.......................80
Bảng 3.7. Thống kê độ mặn ở vùng biển trƣớc cửa sông Hƣơng.............................82
Bảng 3.8. Các biên để tính toán xâm nhập mặn........................................................82
Bảng 3.9. Mức tăng của độ mặn do BĐKH tại Phú Cam và Phổ Nam ...................83
7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1880 đến năm 2010 .....21
Hình 1.2. Mực nƣớc biển trung bình và xu thế mực nƣớc biển toàn cầu giai đoạn
1992-2011................................................................................................22
Hình 2.1. Bản đồ vị trí vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ................................ 41
Hình 2.2. Bản đồ phân bố các loại đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế....53
Hình 2.3. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng I ở
vùng đồng bằng TTH...............................................................................60
Hình 2.4. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng VII ở
vùng đồng bằng TTH...............................................................................60
Hình 2.5. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm ở vùng
đồng bằng TTH........................................................................................60
Hình 2.6. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình tháng I ở
vùng đồng bằng TTH...............................................................................61
Hình 2.7. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình tháng VII ở
vùng đồng bằng TTH...............................................................................62
Hình 2.8. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình năm ở
vùng đồng bằng TTH...............................................................................63
Hình 2.9. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa ngày lớn nhất ở vùng
đồng bằng TTH........................................................................................63
Hình 2.10. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa vào mùa mƣa ở vùng
đồng bằng TTH........................................................................................64
Hình 3.1. Bản đồ nguy cơ ngập với kịch bản NBD 9cm vào năm 2020 ở vùng đồng
bằng tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................... 70
Hình 3.2. Bản đồ nguy cơ ngập với kịch bản NBD 25cm vào năm 2050 ở vùng đồng
bằng tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................... 70
Hình 3.3. Bản đồ nguy cơ ngập với kịch bản NBD 71cm vào năm 2100 ở vùng đồng
bằng tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................... 70
Hình 3.4. Bản đồ diện tích các loại đất bị ngập ứng với kịch bản NBD 9cm vào năm
2020 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế....................................... 72
Hình 3.5. Bản đồ diện tích các loại đất bị ngập ứng với kịch bản NBD 25cm vào
năm 2050 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế................................ 72
Hình 3.6. Bản đồ diện tích các loại đất bị ngập ứng với kịch bản NBD 71cm vào
năm 2100 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ............................... 72
8
Hình 3.7. Diện tích cơ cấu đất đai năm 2015 ở đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ....73
Hình 3.8. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế76
Hình 3.9. Bản đồ diện tích các loại hình sử dụng đất bị ngập ứng với kịch bản NBD
9cm năm 2020 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế........................ 76
Hình 3.10. Bản đồ diện tích các loại hình sử dụng đất bị ngập ứng với kịch bản
NBD 25cm năm 2050 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ............ 76
Hình 3.11. Bản đồ diện tích các loại hình sử dụng đất bị ngập ứng với kịch bản
NBD 71cm năm 2100 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ............ 76
Hình 3.12. Diễn biến mực nƣớc triều khu vực Thuận An, Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2013..........................................................................................81
Hình 3.13. Thay đổi chiều sâu xâm nhập mặn sông Hƣơng.....................................83
9
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn không chỉ đối
với một số quốc gia mà đây là một thách thức nhân loại. Theo dự báo của Ủy ban
Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng
thêm từ 1,40
C tới 5,80
C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực
và các vùng núi cao, làm mực nƣớc biển dâng cao thêm trung bình khoảng 90cm
(theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven
biển có địa hình thấp. Cũng theo dự báo này, cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để
giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng
từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nƣớc đang phát triển sẽ
lớn hơn nhiều so với các nƣớc phát triển.
Với hơn 75% dân số sống dọc theo bờ biển dài hơn 3260 km, Việt Nam là một
trong năm nƣớc bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự BĐKH toàn cầu. Nếu nƣớc biển dâng
1m, nhiều khả năng 5% diện tích sẽ bị ngập và 11% dân số sẽ phải di dời lên vùng
cao hơn. Trƣớc những diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH, nhóm dân cƣ sống
phụ thuộc vào nông nghiệp, dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hƣởng
nghiêm trọng, nhất là vùng ven biển và đầm phá.
Vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 105.706,2 ha,
chiếm khoảng 21% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là vùng có vị trí nhạy cảm cao
trƣớc tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó, tài nguyên đất là một trong những
đối tƣợng chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Với hơn 68,50% lao động nông thôn
và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: nông – lâm – ngƣ nghiệp thì tài nguyên đất
đóng vai trò quan trọng không chỉ là nơi trú ngụ của con ngƣời, nền móng cho các
công trình xây dựng mà còn là tƣ liệu sản xuất không thể thiếu để ngƣời dân tiến
hành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản...Những thay đổi về
điều kiện thời tiết và nƣớc biển dâng đã làm các vấn đề ngập úng, hạn hán, sa mạc
hóa, nhiễm mặn, xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất... ngày càng gia tăng, ảnh hƣởng trực
tiếp đến đời sống của con ngƣời và sự phát triển kinh tế - xã hội.
10
Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất và đời sống
của con ngƣời, để có thể ứng phó hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra,
chúng tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng
đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số giải pháp thích ứng”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, dự báo xu hƣớng BĐKH ở vùng đồng
bằng tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài phân tích ảnh hƣởng của BĐKH đến tài nguyên
đất và đề xuất giải pháp thích ứng.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Tổng quan có chọn lọc tài liệu liên quan làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận
đánh giá tác động BĐKH đến tài nguyên đất và đề xuất giải pháp thích ứng.
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và KT – XH ảnh hƣởng đến khai thác và sử
dụng tài nguyên đất ở đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu thực trạng và xu hƣớng BĐKH ở đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích ảnh hƣởng của BĐKH đến tài nguyên đất và đề xuất giải pháp thích ứng
ở đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Về không gian
Nội dung luận văn đƣợc thực hiện trên pha ̣m vi phần đất liền lãnh thổvùng đồng
bằng tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 105.706,2 ha. Vùng đồng bằng đƣợc
xác định dựa vào bản đồ địa hình, với độ cao tuyệt đối dƣới 15m, bao gồm các lãnh
thổ ven biển thuộc các huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, thị xã Hƣơng Trà,
thành phố Huế, huyện Phú Vang, thị xã Hƣơng Thủy, huyện Phú Lộc.
4.2. Về thời gian
- Đề tài tập trung phân tích những biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn
theo chuỗi số liệu thu thập trong vòng hơn 80 năm và các kịch bản biến đổi khí hậu
đến năm 2100.
- Các số liệu KTXH đƣợc sử dụng đến năm 2015.
4.3. Về nô ̣i dung
- Do hạn chế về phƣơng pháp cũng nhƣ tài liệu nghiên cứu nên đề tài chỉ đánh
giá về quy mô của những ảnh hƣởng.
11
- Phân tích ảnh hƣởng của BĐKH ở địa bàn nghiên cứu đƣợc tiến hành theo
các nội dung sau:
+ Phân tích ảnh hƣởng của hiện tƣợng nƣớc biển dâng đến diện tích đất bị
ngập theo các loại đất và các loại hình sử dụng đất.
+ Ảnh hƣởng của BĐKH đến quá trình xâm nhập mặn.
- Trên cơ sở kết quả phân tích, đề tài đề xuất một số giải pháp sử dụng tài
nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
5.1. Trên Thế giới
Trƣớc những diễn biến và ảnh hƣởng tiêu cực mang tính toàn cầu của BĐKH,
các nƣớc trên thế giới có nhiều động thái tích cực nhằm ngăn chặn những hiểm họa
khôn lƣờng do BĐKH gây ra cho loài ngƣời. Năm 1979, Hội nghị Khí hậu quốc tế
lần thứ nhất ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nƣớc nhận thức về mức độ nghiêm
trọng và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu tác động làm BĐKH do con
ngƣời gây ra. Một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề BĐKH đƣợc
tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 nhƣ: Hội nghị Villach
(10/1985), Hội nghị Toronto (6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata
(2/1982), Hội nghị và tuyên bố Hague (3/1989), Hội nghị bộ trƣởng Noordwijk
(11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen (5/1990), và Hội nghị Khí
hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990).
Năm 1988, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đƣợc thành lập. IPCC có
nhiệm vụ đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, minh bạch các thông tin khoa
học - kỹ thuật và KT - XH liên quan đến các rủi ro xuất phát từ hiện tƣợng BĐKH
do các hoạt động của con ngƣời gây ra. Từ năm 1990 đến năm 2013, IPCC đã công
bố 5 báo cáo về BĐKH (1990, 1995, 2001, 2007, 2012)
Năm 1993, Báo cáo của Smith.AJ and Dumanski.J về “FESLM: Khung Quốc
tế Đánh giá quản lý đất đai bền vững” [52] đề xuất một phƣơng pháp tiếp cận
khung chiến lƣợc để đánh giá quản lý đất đai bền vững. Các đánh giá quản lý đất
bền vững là một phần không thể thiếu trong quá trình hài hòa nông nghiệp, sản
xuất lƣơng thực với lợi ích kinh tế và môi trƣờng.
12
Năm 2007, Báo cáo đánh giá lần thứ tƣ “Biến đổi khí hậu năm 2007” [51] của
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu đã cung cấp:
 Tóm tắt những thay đổi khí hậu và tác động của chúng trên các hệ thống tự
nhiên và con ngƣời, đánh giá nguyên nhân của những thay đổi quan sát đƣợc.
 Dự đoán về biến đổi khí hậu trong tƣơng lai và tác động có liên quan theo
các kịch bản khác nhau.
 Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong vài thập kỷ tới và tƣơng tác của chúng
với sự phát triển bền vững
Năm 2007, Báo cáo của Chaudhry P. and R. Ruysschaert về “Biến đổi khí hậu
và phát triển con người ở Việt Nam” [47] đã nghiên cứu toàn diện về tác động có
thể có của biến đổi khí hậu đối với các nền kinh tế Việt Nam và mục tiêu phát triển
trọng điểm, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo. Từ đó đề xuất các biện pháp thích ứng
dài hạn hiệu quả nhất và chiến lƣợc để đảm bảo sức khỏe con ngƣời và tiếp tục tăng
trƣởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Năm 2008, Nghiên cứu của ICEM - Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trƣờng
về “Đánh giá mức độ tác động của mực nước biển dâng ở Việt Nam” [46] là một
đóng góp ban đầu để thiết lập lĩnh vực ƣu tiên cho thích ứng biến đổi khí hậu trong
Kế hoạch mục tiêu quốc gia của Chính phủ về ứng phó với biến đổi khí hậu:
 Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực và khu vực;
 Phát triển các hành động kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu; và lồng
ghép các CTMTQG trong các chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch phát triển
kinh tế-xã hội và kế hoạch phát triển địa phƣơng hoặc ngành khác.
5.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm, sớm nhận ra và tham gia tích cực vào
công cuộc khắc phục những hậu quả của BĐKH toàn cầu thông qua các hoạt động
cụ thể về cả phƣơng diện thể chế và hoạt động thực tiễn. Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng Việt Nam đã công bố kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng năm 2009, kịch
bản cập nhật năm 2012 và kịch bản cập nhật 2015.
Ngoài các định hƣớng chung của Bộ Chính trị, để ứng phó với BĐKH, Chính
phủ đã ban hành Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về BĐKH: Quyết định số
13
158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 1474/QĐ-TTg
5/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia
về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020.
Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ra "Thông báo Quốc gia lần thứ
hai của Việt Nam cho công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH" [4] với những
nội dung: kiểm kê quốc gia khí nhà kính (KNK) năm 2000; phân tích tác động của
BĐKH và các biện pháp thích ứng, đề xuất các phƣơng án giảm nhẹ phát thải KNK.
Năm 2011, Viện Khoa học khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng ban hành "Tài
liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng"
[45]. Tài liệu đƣa ra quy trình đánh giá tác động của BĐKH đối với các ngành, các
lĩnh vực và quy trình xây dựng giải pháp thích ứng với BĐKH.
Năm 2012, Nguyễn Ðức Ngữ đã đƣa ra báo cáo “Biến đổi khí hậu và nguy
cơ sa mạc hóa ở Việt Nam” [18] trong Hội thảo quản lý bền vững đất nông nghiệp
hạn chế thoái hóa và phòng chống sa mạc hóa, tháng 12 năm 2012.
Năm 2013, nhóm tác giả Nguyễn Ðình Bồng, Lê Thái Bạt, Ðào Trung Chính,
Trịnh Văn Toàn, Ðào Văn Dinh, Nguyễn Thị Thu Trang và Ðinh Gia Tuấn đã xuất
bản cuốn sách “Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, ứng phó với biến đổi
khí hậu” [17]
Năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ra "Báo cáo cập nhật hai năm
một lần của Việt Nam cho công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH" [7] với
nội dung kiểm kê quốc gia KNK năm 2010 và các hành động giảm nhẹ phát thải
KNK, nhu cầu tài chính, công nghệ, tăng cƣờng năng lực và trợ giúp nhận đƣợc cho
các hoạt động BĐKH.
Tổng cục Quản lý đất đai (2014). Báo cáo “Đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu, đặc biệt là nuớc biển dâng dến sự biến động diện tích và cơ cấu sử dụng
đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam (giai doạn I)” [33]
Năm 2015, Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và BĐKH IMHEN có "Báo
cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan
nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH" [43] với nội dung đánh giá mức độ phơi bày
14
trƣớc hiểm họa và khả năng dễ bị tổn thƣơng trƣớc các hiện tƣợng khí hậu cực
đoan, quyết định đến các tác động và khả năng xảy ra thiên tai.
Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Phê duyệt Kế hoạch
hành động ứng phó với BĐKH của ngành nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 -
2020, tầm nhìn đến 2050" [1] (Quyết định số 819 QĐ - BNN - KHCN ngày
14/3/2016).
5.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Tỉnh TTH đã tiến hành nhiều đề tài, dự án bảo vệ các nguồn tài nguyên. Các
tác giả Trịnh Việt An (1999), Nguyễn Văn Cƣ (2000), Nguyễn Lập Dân và NNK
(2001)… đã nghiên cứu về hiện tƣợng xâm thực bờ biển, sạt lở bờ sông, từ đó đề
xuất các giải pháp giải quyết. Ngoài ra, các công trình nhƣ: “Xây dựng báo cáo hiện
trạng môi trƣờng 5 năm (1994 - 1998) tỉnh Thừa Thiên Huế” (Đỗ Nam, 1999) [23],
“Hiện trạng và định hƣớng hoạt động quan trắc môi trƣờng tỉnh Thừa Thiên Huế”
(2010) đã báo cáo khá đầy đủ về diễn biến và hiện trạng môi trƣờng của tỉnh, từ đó
dự báo xu thế thay đổi môi trƣờng trong tƣơng lai và đề xuất các giải pháp, biện
pháp thích ứng. Công trình “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trƣờng lƣu vực
sông Hƣơng” [15] do Nguyễn Văn Cƣ chủ trì đã nghiên cứu hiện trạng, nguyên
nhân và dự báo ô nhiễm môi trƣờng, xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trƣờng,
cung cấp ngân hàng dữ liệu về môi trƣờng lƣu vực sông Hƣơng...
Nhận thức đƣợc BĐKH và tầm quan trọng trong ứng phó với tác động của
BĐKH, Đảng Bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã
ban hành một số văn bản pháp lý quan trọng sau: Kết luận số 77-KL/TU ngày
7/10/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII (khóa
XIV) về "Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường"; Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 5/2/2013 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thừa Thiên Huế "Phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020"[37]. Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày
13/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về "Kế hoạch hành động chủ
động ứng phó với BĐKH, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020"[38]; Công văn số
15
508/UBND-TN 31/1/2014 với nội dung "Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách
nhiệm của cộng đồng về BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế".
Năm 2009, Nguyễn Thám và Nguyễn Hoàng Sơn có bài báo "Tác động của
BĐKH ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế"[30]. Năm 2011, Trần Thục và
nhóm tác giả báo cáo chuyên đề "BĐKH và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: Nghiên
cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế" [34] tại hội thảo chuyên đề “Phục hồi sinh
thái và phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH. Huế". Lê Văn Thăng, nghiên cứu
"Ảnh hưởng BĐKH toàn cầu lên tỉnh Thừa Thiên Huế", và đề xuất "Mô hình thích ứng
với BĐKH cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở Thừa Thiên Huế".[31]
Năm 2013, thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Uỷ
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” [37] gồm 29 chuyên đề, trong đó:
Nghiên cứu đánh giá khí tƣợng thủy văn (5 chuyên đề); đánh giá tác động của BĐKH
đến môi trƣờng tự nhiên (6 chuyên đề); đánh giá các tác động của BĐKH, tính dễ bị
tổn thƣơng do BĐKH gây ra đối với các ngành kinh tế (11 chuyên đề); Đánh giá tác
động đến sức khỏe con ngƣời (1 chuyên đề); xây dựng nội dung kế hoạch hành động
ứng phó BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 (1 chuyên đề); đề xuất các
phƣơng pháp ứng phó với BĐKH ở Thừa Thiên Huế (5 chuyên đề). Nội dung công
trình này có đề cập đến tác động của BĐKH đến tài nguyên đất của tỉnh TTH. Tuy
nhiên, nội dung vẫn còn rất khái quát, chƣa xây dựng đƣợc các bản đồ nguy cơ ngập
theo các kịch bản nƣớc biển dâng mà chỉ vận dụng bản đồ ngập do nƣớc biển dâng
của Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng xây dựng với mức ngập 100cm để đánh giá. Do
đó, luận văn tiến hành khắc phục những hạn chế của công trình trên bằng việc xây
dựng bản đồ nguy cơ ngập theo các kịch bản nƣớc biển dâng mà Kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH đến năm 2020 của tỉnh lựa chọn, từ đó phân tích, đánh giá khả
năng ảnh hƣởng đến các loại đất, khả năng sử dụng đất trong hiện tại và tƣơng lai
Tóm lại, cho đến nay các công trình nghiên cứu về BĐKH trên thế giới, ở Việt
Nam có khối lƣợng lớn. Trong đó, “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài
nguyên đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số giải
pháp thích ứng” là một vấn đề hoàn toàn mới cần nghiên cứu.
16
6. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Quan điểm nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là xem xét các sự vật, hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên
theo một tổ hợp có tổ chức. Vì vậy, cần nghiên cứu các sự vật, hiện tƣợng trong mối
quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên quan điểm này không nhất thiết
nghiên cứu tất cả các thành phần, có thể lựa chọn một số yếu tố mang tính đặc thù
của khu vực có tác động mạnh đến đối tƣợng cần đánh giá.
6.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Đặc trƣng cơ bản của Địa lý học là luôn gắn liền với không gian lãnh thổ. Các
yếu tố tự nhiên, KT - XH luôn gắn liền với không gian lãnh thổ nhất định, đồng thời
có mối quan hệ và sự khác biệt với các lãnh thổ khác. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
nhằm xác định đúng những biểu hiện và xu thế BĐKH ảnh hƣởng đến tài nguyên
đất trên địa bàn vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế - lãnh thổ có khả năng chịu
ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất trƣớc BĐKH.
6.1.3. Quan điểm hệ thống
Khi nghiên cứu tác động của BĐKH, phải đặt nó trong mối quan hệ có tính hệ
thống do quá trình nội lực, ngoại lực và nhân sinh. Mặt khác cần xem xét mối quan hệ
của các yếu tố BĐKH cũng nhƣ mối quan hệ của BĐKH đến tài nguyên đất trên địa bàn,
từ đó có nhận định đúng, toàn diện, đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm phòng chống thiệt
hại của BĐKH đối với tài nguyên đất trên địa bàn đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế.
6.1.4. Quan điểm lịch sử
Các đối tƣợng địa lý đều có quá trình phát sinh và phát triển, tức là chúng
thƣờng xuyên có những thay đổi, biến động theo thời gian. Các đặc điểm của mỗi
thành phần tự nhiên hay của các lãnh thổ không phải là bất biến nên những đánh giá
về chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định.
Đề tài phân tích đặc điểm tự nhiên, đặc điểm KT - XH, hiện trạng và xu thế
BĐKH với chuỗi số liệu trong nhiều năm nhằm phản ánh cơ bản nhất đặc điểm của
đối tƣợng. Mặt khác, trên quan điểm lịch sử viễn cảnh, đề tài đã dự báo nguy cơ xảy
ra các thiên tai, dự báo nguy cơ suy giảm tài nguyên đất ở đồng bằng Thừa Thiên
Huế do tác động của BĐKH.
17
6.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu hết sức quan trọng đối với cuộc
sống của con ngƣời trong giai đoạn hiện nay. Nó dựa trên ba trụ cột hiệu quả kinh tế,
bảo vệ môi trƣờng và hài hòa lợi ích xã hội. Vận dụng quan điểm này, trong phân tích
và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất ứng phó với biến đổi khí hậu, luận văn không
chỉ dựa vào đặc điểm của tài nguyên đất mà còn xem xét đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội và môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất đƣợc lựa chọn, hiện trạng sử dụng
đất cũng nhƣ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh...
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thống kê
Phƣơng pháp này dựa vào các số liệu thu thập liên quan đến đề tài về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở các tài
liệu, số liệu thu thập đƣợc tiến hành hệ thống hoá các loại bản đồ, tài liệu, số liệu
liên quan đến đề tài, qua đó tránh đƣợc việc dƣ thừa các số liệu không cần thiết.
Nguồn tài liệu đƣợc thống kê bao gồm:
- Các tài liệu, số liệu về biến đổi khí hậu.
- Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các số liệu thống kê về khí hậu, thủy văn qua các năm.
Vận dụng phƣơng pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu có
trƣớc, sử dụng các thông tin đã đƣợc kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hóa nhằm
tiết kiệm đƣợc công sức và thời gian nghiên cứu.
6.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý tư liệu
Luận văn tiến hành phân nhóm tƣ liệu theo chủ đề, nội dung, mức độ phù
hợp so với yêu cầu của đề tài. Trên cơ sở đó tiến hành chỉnh lí, lập kế hoạch điều tra
khảo sát, để cập nhật, bổ sung số liệu cho các nội dung.
- Nguồn số liệu phục vụ cho xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
dự báo nguy cơ mất đất do nƣớc biển dâng ở vùng nghiên cứu để làm rõ tác động
của BĐKH đến tài nguyên đất.
- Nguồn số liệu về tự nhiên, KT - XH, tài nguyên đất tiêu biểu cung cấp thêm
cơ sở đánh giá và đề xuất các giải pháp.
18
6.2.3. Phương pháp bản đồ
Đề tài sử dụng hệ thống các bản đồ: bản đồ địa chất, địa hình; khí hậu; bản
đồ thổ nhƣỡng; thảm thực vật.
Bản đồ có khả năng biểu thị trực quan nhất, rõ ràng nhất tính không gian của
đối tƣợng trên bề mặt đất, đồng thời nó cũng có khả năng thể hiện sự phân hoá các
nhân tố cảnh quan cũng nhƣ các đơn vị cảnh quan độc lập. Bản đồ còn giúp các nhà
quản lý, quy hoạch có tầm nhìn vĩ mô lãnh thổ để hoạch định chiến lƣợc và biện
pháp phù hợp.
Với sự hôc trợ của công nghệ GIS, các phần mềm chuyên dụng Mapinfo,
ArcGIS đã đƣợc sử dụng để biên tập, số hóa, hiệu chỉnh các bản đồ chuyên đề của
lãnh thổ nghiên cứu, đồng thời sử dụng thuật toán nội suy để thiết lập mô hình số độ
cao (DEM) khu vực nghiên cứu làm cơ sở để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập theo
các kịch bản nƣớc biển dâng. Các chức năng phân tích không gian, chồng xếp đã
đƣợc khai thác để tính diện tích các loại đất và các loại hình sử dụng đất bị ảnh
hƣởng do nƣớc biển dâng ở địa bàn nghiên cứu...
6.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát
Đây là phƣơng pháp truyền thống và không thể thiếu đƣợc, chúng ta tiến hành
khảo sát các vùng, khu vực có sự thay đổi khi chịu tác động của biến đổi khí hậu. Mặt
khác phƣơng pháp này vừa giúp chúng ta kiểm tra lại độ chính xác của các tài liệu, từ
đó bổ sung thêm các tƣ liệu mới nếu cần thiết, đồng thời có cái nhìn tổng thể về tác
động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khảo sát thực tế theo điểm tại một số địa phƣơng nhƣ thành phố Huế, huyện
Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Hƣơng Trà, Phú Lộc nhằm bổ sung tài liệu và
kiểm tra kết quả nghiên cứu.
6.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên
cứu nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trọng việc chọn đối tƣợng đánh
giá, cách đánh giá, giải pháp thích ứng…. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo ý kiến
của các nhà quản lý các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng về nội
dung nghiên cứu. Đặc biệt, ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện luận văn của
19
thầy giáo hƣớng dẫn và các thầy cô về những vấn đề còn chƣa thống nhất trong lĩnh
vực nghiên cứu.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở khoa học
của việc đánh giá tác động BĐKH đến tài nguyên đất.
- Đề tài đã xây dựng đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở đồng bằng tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2015; bản đồ dự báo nguy diện tích đất bị ngập với kịch bản
nƣớc biển dâng 9 cm; 25 cm; 71 cm.
- Đề tài đã đề xuất các giải pháp thích ứng để giảm thiểu tác động không
mong muốn của BĐKH đến tài nguyên đất.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc đánh
giá tác động BĐKH đến tài nguyên đất và đề xuất giải pháp ứng phó.
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, hệ thống bảng biểu thì nội dung đề tài gồm
có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Biểu hiện của BĐKH ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của BĐKH đến tài nguyên đất vùng đồng bằng tỉnh
Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp thích ứng .
20
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH) và thích ứng với BĐKH
1.1.1.1. Biến đổi khí hậu
Theo Điều 1, điểm 2 Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(UNFCCC) năm 1992, biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của
con ngƣời gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí
quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát đƣợc trong những
thời kỳ có thể so sánh đƣợc (United Nations, 1992).
Theo IPCC (2007) “BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể
được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó,
được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn” [51].
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010) đã đƣa ra định nghĩa về BĐKH “là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu
duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.[4].
Nhƣ vậy, nếu xem trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết
trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì
BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ
thống khí hậu.
1.1.1.2. Thích ứng với BĐKH
Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay của con ngƣời trong ứng phó
với các kích thích thực tế hoặc dự kiến của khí hậu hay với tác động của chúng, với
việc hạn chế những tác hại và khai thác các cơ hội mà nó mang lại. Có thể phân biệt
nhiều loại thích ứng, bao gồm thích ứng dự liệu trƣớc và thích ứng mang tính phản
ứng, thích ứng cá nhân và thích ứng tập thể, thích ứng theo bản năng tự nhiên và
thích ứng đƣợc lên kế hoạch (IPCC, TAR, 2001a).
Thích ứng là quá trình tăng cƣờng, phát triển và thực hiện các chiến lƣợc để
hạn chế, ứng phó hay tận dụng những thuận lợi từ hậu quả của các hiện tƣợng khí
hậu (UNDP, 2005).
21
Thích ứng là quá trình hoặc kết quả của một quá trình mà sẽ dẫn đến việc giảm
tác hại hay nguy cơ gây hại, thực hiện các lợi ích gắn liền với biến động của khí hậu
và biến đổi khí hậu (UKCIP, 2003).
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối
với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thƣơng do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do
nó mang lại (MONRE, 2008).
Sự khác nhau giữa các định nghĩa này là do những kỳ vọng khác nhau của mỗi bên
liên quan, tùy thuộc vào ý nghĩa của nó mà quyết định sử dụng trong hoàn cảnh phù hợp.
Tuy nhiên, IPCC cung cấp một khái niệm rộng hơn, bao gồm phân biệt các loại hình
thích ứng, biện pháp thích ứng mang tính kỹ thuật, thể chế ứng phó và còn bao gồm thích
ứng của hệ thống tự nhiên, kể cả con ngƣời nên đƣợc đề tài vận dụng trong nghiên cứu.
1.1.2. Biểu hiện của BĐKH
1.1.2.1. Trên toàn cầu
 Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Nhiệt độ tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên: Theo IPCC, nhiệt độ không khí
của Trái Đất đang có xu hƣớng tăng khiến cho Trái Đất nóng lên, cao hơn nhiệt độ
trung bình hiện nay (150
C). Từ năm 1850 đến nay, nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740
C;
trong đó nhiệt độ tại 2 cực của Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn
cầu, nhiệt độ trên đất liền tăng nhiều hơn ở trên biển. (Hình 1.1).
Hình 1.1 Sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1880 đến năm 2010
Nguồn [8]
22
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên rõ rệt trong thời kỳ 1920 - 1940,
sau đó giảm dần trong khoảng giữa những năm 1960 và lại tiếp tục tăng từ sau năm
1975. Đây là thời kỳ nhiệt độ Trái Đất cao nhất trong vòng 600 năm trở lại đây và
thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua [8].
Bƣớc sang thế kỷ 21, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Năm 2003 nhiệt độ
trung bình của Trái Đất tăng 0,460
C so với trung bình của thời kỳ 1971 - 2000,
trong đó chuẩn sai nhiệt độ ở bán cầu Bắc là +0,59C, ở bán cầu Nam là + 0,320
C.
Các dự tính của các nhà khoa học cho thấy đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung
bình của Trái Đất có thể sẽ tăng 2,0-4,50
C so với cuối thế kỷ 20. Trái Đất sẽ nóng
lên khá rõ rệt [8].
Mực nước biển dâng cao: Các đo đạc và tính toán cho thấy cùng với sự tăng
lên của nhiệt độ là sự tăng lên của mực nƣớc biển trên các đại dƣơng thế giới. Tính
chung, mực nƣớc biển trung bình lên 10 - 25cm với tốc độ tăng trung bình 1 -
2mm/năm trong thế kỷ 20. Thời kỳ 1993 - 2003 mức nƣớc biển đã dâng cao khoảng
2,8mm/năm, trong đó tăng khoảng 1,6mm/năm do giãn nở nhiệt độ và khoảng
1,2mm/năm do băng tan. Đang chú ý là trong thời gian gần đây, thời kỳ 1993 - 2003,
mực nƣớc biển dâng nhanh đáng kể so với khoảng thời kỳ trƣớc đó từ 1961 – 2003 [8].
Hình 1.2. Mực nƣớc biển trung bình và xu thế mực nƣớc biển toàn cầu giai
đoạn 1992-2011
Nguồn [8]
23
Sự thay đổi thành phần của khí quyển: Tác động của những hoạt động do
con ngƣời gây ra cùng với những tác động của tự nhiên nhƣ núi lửa, cháy rừng, hạn
hán, bão, lũ lụt đã làm cho thành phần của khí quyển thay đổi rất nhiều. Đó là sự gia
tăng của các chất khí nhà kính trong khí quyển, tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nồng độ
rất thấp so với hai chất khí chủ yếu là nitơ (78%) và ôxi (21%) nhƣng tác hại của
chúng lại rất lớn [8].
Sự xuất hiện và có chiều hướng gia tăng của các thiên tai: Các thiên tai có
liên quan đến khí quyển, đến sự BĐKH trên quy mô toàn cầu nhƣ bão lớn (siêu bão) lốc
xoáy, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, trở nóng, trở lạnh... xảy ra thƣờng xuyên hơn, đột ngột và
bất thƣờng hơn, trái với các quy luật thông thƣờng, cƣờng độ cũng lớn hơn, quy mô cũng
rộng lớn hơn. Các thiên tai này đã gây nên những thiệt hại vô cùng nặng nề, những thảm
hoạ cho nhân loại do khó dự báo trƣớc, khó phòng tránh và lƣờng trƣớc hết các hậu quả
do chúng mang lại [8].
 Kịch bản Biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
- So với trung bình thời kỳ 1988 - 2005: Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào
cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 1,80
C (RCP4.5) và tăng khoảng 3,70
C (RCP8.5). Lƣợng
mƣa tăng ở vùng vĩ độ cao và trung bình, giảm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Mực nƣớc biển tiếp tục tăng trong thế kỷ 21 với tốc độ lớn hơn 2,0 mm/ năm. Mực
nƣớc biển dâng trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ 21 tăng 47 cm (RCP4.5) và tăng
khoảng 63 m (RCP8.5) [53], (bảng 1.1 và phụ lục 2).
- Về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: Cực đoan nhiệt độ có xu thế tăng,
theo kịch bản RCP8.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ngày lạnh nhất tăng từ 50
C đến
100
C; nhiệt độ ngày nóng nhất tăng từ 50
C đến 70
C; Mƣa cực trị có xu thế tăng. Dự
tính lƣợng mƣa 1 ngày lớn nhất trong năm (tính trung bình 20 năm) tăng 5,3% ứng
với mức tăng 10
C của nhiệt độ trung bình. Gió mùa có xu hƣớng tăng về phạm vi và
cƣờng độ trong thế kỷ 21. Thời điểm bắt đầu của gió mùa xảy ra sớm hơn và kết
thúc muộn hơn dẫn đến sự chậm pha của mùa mƣa. Bão mạnh có chiều hƣớng gia
tăng, mƣa lớn do bão gia tăng [53].
24
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng toàn cầu cuối thế kỷ 21 so với
thời kỳ 1986 - 2005
Thời kỳ 2046 - 2065 2081 - 2100
Mức tăng
nhiệt độ trung
bình (0
C)
Kịch bản Trung bình
Khoảng
giới hạn
Trung bình
Khoảng
giới hạn
RCP2.6 1.0 0.4-1.6 1.0 0.3-1.7
RCP4.5 1.4 0.9-2.0 1.8 1.1-2.6
RCP6.0 1.3 0.8-1.8 2.2 1.4-3.1
RCP8.5 2.0 1.4-2.6 3.7 2.6-4.8
Mực nƣớc biển
trung bình (cm)
Kịch bản Trung bình
Khoảng
giới hạn
Trung bình
Khoảng
giới hạn
RCP2.6 24 17-32 40 26-55
RCP4.5 26 19-33 47 32-63
RCP6.0 25 18-32 48 33-63
RCP8.5 30 22-38 63 45-82
Nguồn: [53].
1.1.3.2. Ở Việt Nam
 Biểu hiện Biến đổi khí hậu
Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,70
C, mực
nƣớc biển dâng khoảng 20cm. Hiện tƣợng Elnino, Lanina ngày càng tác động mạnh
mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các loại hình thiên tai mà đặc biệt là
bão lũ, hạn hán ngày càng ác liệt [8].
Theo đánh giá của Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP): Việt
Nam nằm trong số 5 nƣớc đứng đầu thế giới dễ bị tổn thƣơng nhất đối với biến đổi
khí hậu và khi mực nƣớc biển tăng 1m ở Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11%
ngƣời mất nhà cửa, giảm 7% sản lƣợng nông nghiệp (tƣơng đƣơng 5 triệu tấn thóc)
và 10% GDP.
25
Bảng 1.2: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam
Vùng khí hậu
Nhiệt độ (O
C) Lƣợng mƣa (%)
Tháng
I
Tháng
VII
Năm
Thời kỳ
XI-IV
Thời kỳ
V-X
Năm
Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 6 -6 -2
Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6 0 -9 -7
Đồng bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6 0 -13 -11
Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3
Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3 20 20 20
Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6 19 9 11
Nam Bộ 0,8 0,4 0,6 27 6 9
Nguồn: IMHEN/2010
Việt Nam là nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm
thƣờng vƣợt quá 200
C, lƣợng mƣa trung bình 1500 mm. Mùa lạnh và khô từ tháng
11 đến tháng 4, còn mùa nóng diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên, các chỉ số
này thay đổi theo từng vùng miền, từng địa hình và theo cả địa hình cho nên mùa
mƣa với lũ lụt và mùa khô với hạn hán thƣờng mang tính cực đoan và gây nhiều
hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam nằm dọc theo đƣờng di chuyển bão Tây - Bắc Thái
Bình Dƣơng và là một trong 10 nƣớc trên thế giới đƣợc coi là dễ bị tổn thƣơng nhất
trƣớc áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 6 - 7 trận bão hay áp thấp nhiệt đới
ảnh hƣởng đến vùng bờ biển của Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung.
Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam cho thấy, từ năm 1900 đến năm 2000, nhiệt
độ trung bình tăng 0,10
C một thập kỷ. Mùa hè nóng hơn với nhiệt độ trung bình các
tháng hè tăng từ 0,10
C đến 0,30
C một thập kỷ. Nếu so với năm 1990, nhiệt độ tăng
trong khoảng từ 1,4 - 1,50
C vào năm 2050 và từ 2,5 - 2,80
C vào năm 2100. Điều này
cho thấy xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm lại lớn lên. Mùa nóng sẽ khắc nghiệt,
và lƣợng mƣa cùng với cƣờng độ mƣa sẽ tăng lên đáng kể ở các vùng miền. Mùa
khô sẽ càng sâu sắc và có nguy cơ biến các vùng dễ bị tổn thƣơng nhƣ Nam Trung
Bộ thành bán hoang mạc. Phần lớn diện tích vùng ven bờ của Việt Nam bị đe dọa
ngập lụt hàng năm, trong đó có ĐB sông Cửu Long chiếm 75% tổng diện tích, và
10% diện tích của ĐB sông Hồng. Ở một số khu vực nhƣ các tỉnh miền Trung và
26
ĐB sông Cửu Long, lũ xuất hiện với cƣờng độ ngày càng tăng. Các trận bão gần
đây mà Việt Nam phải hứng chịu đã trở nên khốc liệt và quỹ đạo các trận bão
dƣờng nhƣ đã chuyển hƣớng về phía Nam - vốn là những mảnh đất an toàn.
Theo chƣơng trình MT của LHQ (1993) mực nƣớc biển bao quanh Việt Nam
đã dâng cao 5cm từ giữa 1960 đến năm 1990. Tổng cục Khí tƣợng - Thủy văn ƣớc
tính mực nƣớc biển đang dâng cao với tốc độ trung bình là 2mm/năm. Hiện tƣợng
xói lở bờ biển cũng đã và đang xảy ra nhƣ ở Cà Mau có một số địa phƣơng bị xói lở
600 ha với các dải đất rộng 200m bị mất. Theo ông Bernard Ơ Callaghan - điều phối
viên chƣơng trình của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cho biết: “Mực nƣớc
biển dâng cao, nhƣ dự báo vào năm 2030, sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của
ĐB sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm mặn cực độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt.
Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Nếu mực nƣớc biển dâng cao 1m, phần lớn
ĐBSCL sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm”.
Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong 2 thập kỷ
gần đây (cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15 - 16
đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (tháng 11 đến tháng 3) thấp dị
thƣờng (0 - 1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994,
2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thƣờng gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh
BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong
tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp [6].
Trong những năm gần đây, số cơn bão có cƣờng độ mạnh nhiều hơn, quĩ đạo
bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều
cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thƣờng hơn. Trận lụt lịch sử diễn ra vào cuối năm
1999 đã cƣớp đi 800 sinh mạng và gây thiệt hại hơn 300 triệu USD; sự tàn phá của
cơn bão Xangsane (tháng 10/2006) với sức gió mạnh lên đến trên cấp 13 (149km/h),
gió giật lên đến 205km/h làm sóng biển dâng cao 7m.
Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhƣng với mức độ
không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện
tƣợng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nƣớc, đặc biệt
là ở Trung Bộ và Nam Bộ.
27
Ở Việt Nam, số liệu mực nƣớc quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt
Nam cho thấy xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình năm không giống nhau.
Hầu hết các trạm có xu hƣớng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại không thể hiện rõ
xu hƣớng này. Xu thế biến đổi trung bình của mực nƣớc biển dọc bờ biển Việt
Nam là khoảng 2,8mm/năm.
 Kịch bản Biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
- Theo kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng năm 2012, dự báo ở Việt Nam vào
cuối thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ từ 1 - 2,20
C (B1), từ 1,9 - 3,10
C (B2, A1B), từ 2,5 -
3,70
C (A2, A1BI). Mức tăng lƣợng mƣa từ 5 - 6% (B1), từ 2 - 7% (B2, A1B), từ 2 -
10% (A2, A1BI) (phụ lục 3). Mực nƣớc biển dâng từ 49 - 64 cm (B1), từ 57 - 73 cm
(B2, A1B), từ 78 - 95 cm (A2, A1BI) (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng ở Việt Nam đến
cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999
Kịch bản BĐKH
Mức tăng
nhiệt độ ( 0
C)
Mức tăng
lượng mưa (%)
Mực nước biển
dâng (cm)
B1 1 - 2,2 5 – 6 49 - 64
B2, A1B 1,9 - 3,1 2 – 7 57 - 73
A2, A1FI 2,5 - 3,7 2 – 10 78 - 95
Nguồn [8]
1.1.3. Nguyên nhân của BĐKH toàn cầu
1.1.3.1. Nguyên nhân do những quá trình tự nhiên
Xuất phát từ nguồn gốc năng lƣợng chủ yếu cho mọi quá trình tự nhiên cũng
nhƣ quyết định sự sống của sinh vật trên Trái Đất là nguồn năng lƣợng bức xạ mặt
trời. Nguồn năng lƣợng này tác động trực tiếp tới Trái Đất thông qua những diễn
biến trong khí quyển. Khi nguồn năng lƣợng này có những biến động bất thƣờng,
tất yếu sẽ dẫn đến những BĐKH Trái Đất. Sự biến động bất thƣờng của nguồn năng
lƣợng bức xạ mặt trời chiếu tới bề mặt Trái Đất có thể do các nguyên nhân sau:
- Bức xạ mặt trời - nguồn năng lƣợng chủ yếu của Trái Đất cũng có thể thay đổi.
- Góc nghiêng giữa trục quay của Trái Đất với mặt phẳng hoàng đạo cũng có
sự thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của hệ Mặt Trời.
28
- Khói bụi do hoạt động của núi lửa phun trào hoặc do sự va đập của các
thiên thạch vào Trái Đất gây nên các vụ nổ rất lớn làm lớp không khí sát bề mặt đất
bị che phủ mù mịt ngăn cản năng lƣợng bức xạ mặt trời chiếu tới Trái Đất khiến cho
Trái Đất bị lạnh đi trong một thời gian dài.
- Sự biến động của thành phần các chất khí trong khí quyển cũng luôn diễn ra.
Thƣờng là khi thành phần hơi nƣớc và khí CO2 tăng lên làm cho nhiệt độ không khí
cũng tăng lên.
Các quá trình tự nhiên này thƣờng diễn ra trong thời gian dài tới hàng triệu năm
và cũng có khi diễn ra theo chu kỳ kế tiếp nhau từ hàng nghìn năm tới hàng chục vạn
năm. Bởi vậy ngƣời ta cũng thƣờng nói đó là sự BĐKH trong thời kỳ địa chất.
1.1.3.2. Nguyên nhân do ảnh hưởng hoạt động của con người
Khí hậu của Trái Đất hiện nay đang nóng lên. Những quan trắc và đo đạc
trong vòng hơn 200 năm gần đây ngƣời ta nhận thấy nhiệt độ trung bình của Trái
Đất tăng lên có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng nồng độ của các chất khí nhƣ
CO2, CH4 và một số chất khí khác. Các chất khí năng có đặc tính hấp thu rất mạnh
nguồn năng lƣợng bức xạ sóng dài làm cho các lớp không khí ở sát mặt đất nóng lên
giống nhƣ khả năng giữ nhiệt trong nhà kính.Vì thế các chất khí này đƣợc gọi là khí
nhà kính. Sự tăng nồng độ của khí nhà kính sẽ dẫn đến sự tăng hiệu ứng nhà kính
của khí quyển và dẫn đến kết quả là làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất.
Theo tính toán của các nhà khoa học, tỉ lệ phần trăm của các chất khí gây nên
hiệu ứng nhà kính hiện nay là: CO2 50%; CFCs 20%; CH4 16%, O3 8%, N2O 6%; tỉ lệ
phần trăm của các hoạt động con ngƣời sản sinh ra các khí nhà kính là: sản xuất điện
năng 21,3%; nông nghiệp 12,5%; khai thác, chế biến và phân phối nhiên liệu 11,3%;
thƣơng mại và tiêu dùng 10,3%; sử dụng và đốt cháy sinh khối 10,0%; rác thải 3,4%.
Trong số các chất khí nhà kính thì khí CO2 là chất khí đóng vai trò quan trọng
nhất vì nó chiếm tới một nửa khối lƣợng khí nhà kính và đóng góp tới 60% khả
năng làm tăng nhiệt độ không khí. Từ giữa thế kỷ thứ 18 nhân loại bƣớc vào thời kỳ
sản xuất công nghiệp. Hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi rất nhiều năng lƣợng,
nguyên liệu. Con ngƣời phải đốt nhiều loại nhiên liệu hóa thạch và thải vào khí
quyển ngày càng nhiều CO2. Các số liệu đo đạc cho thấy chỉ trong vòng 250 năm,
29
từ năm 1750 đến năm 2000, nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng lên khoảng
28%, từ 280ppm lên 370ppm và tính trung bình tổng lƣợng CO2 trong khí quyển
tăng từ 0,5 đến 1% mỗi năm.
Lƣợng CO2 trong khí quyển tăng lên còn do việc sử dụng ngày càng nhiều
các phƣơng tiện giao thông, hoạt động sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là nạn đốt
phá rừng, cháy rừng thải vào khí quyển nhiều khí CO2 làm giảm hẳn khả năng hấp
thụ khí CO2 trong không khí. Chính vì thế chỉ số CO2 đƣợc lựa chọn là chỉ tiêu quan
trọng nhất để xác định và tính toán các kịch bản BĐKH.
Khí CH4 là loại khí nhà kính quan trọng thứ hai sau khí CO2 chủ yếu do hoạt
động sản xuất nông nghiệp gây ra từ sự phân giải yếm khí của các thải hữu cơ. Khí
CH4 cũng có thể do các mỏ than, giếng dầu và các ống dầu khí rò rỉ ra. Tính chung
nồng độ khí CH4 trong khí quyển tăng lên rất nhanh và hoạt động của con ngƣời đã
chiếm một nửa trong số tăng đó.
N2O là khí nhà kính có nguồn gốc tự nhiên, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong
thành phần khí quyển. Tuy vậy do hoạt động của con ngƣời đốt các loại nhiên liệu,
đốt phá rừng, sản xuất các hóa chất, sử dụng phân hóa học đã làm cho nồng độ ôxit
ni tơ tăng lên khoảng 8% trong khoảng 100 năm gần đây và làm tăng 15% lƣợng
ôxit ni tơ trong khí quyển.
Khí O3 là loại khí nhà kính quan trọng thứ ba sau khí mêtan. O3 có nguồn gốc
tự nhiên và do hoạt động của con ngƣời thải vào khí quyển từ việc sử dụng các động
cơ, các nhà máy điện. Hiện nay hàm lƣợng khí ôzôn ở tầng đối lƣu đã tăng lên
khoảng 35% so với thời kỳ tiền công nghiệp.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT
1.2.1. Khái niệm về đất và tài nguyên đất
1.2.1.1. Đất
Theo Dokuchaev “Đất nhƣ là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử
phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong
nó. Đất đƣợc coi là khác biệt bởi với đá. Đá trở thành đất dƣới ảnh hƣởng của một
loạt các yếu tố tạo thành đất nhƣ khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (Vũ
Ngọc Tuyên, 1994; Nguyễn Ngọc Bình, 2007).
30
Nhìn từ góc độ thổ nhƣỡng học, nguồn gốc ban đầu của đất (soil) là từ các
loại đá mẹ nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dƣới tác động của các
yếu tố lý học, hóa học và sinh học (Nguyễn Mƣời và cs., 2000).
Thổ nhƣỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển),nƣớc
(thuỷ quyển), sinh vật (sinh quyển), đá mẹ (thạch quyển), qua thời gian lâu dài. Thổ
nhƣỡng là một hỗn hợp gồm các khoáng vật do đá mẹ phong hoá dƣới tác động của
các nhân tố vật lý, hoá học và chất mùn do xác động thực vật phân huỷ tạo thành
(Vũ Ngọc Tuyên, 1994).
1.2.1.2. Tài nguyên đất
Đất bao gồm thành phần vật chất và năng lƣợng hàm chứa trong nó đƣợc phát
sinh sau cùng. Khi đất đƣợc đƣa vào sử dụng cho con ngƣời thì đất là tài nguyên. Tài
nguyên đất có khả năng phục hồi song có tính chậm chạp. Để hình thành một phẫu
diện đất hoàn chỉnh phải cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm.
1.2.2. Vai trò của đất
Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng
là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ
trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm
đƣợc tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lƣợng thảm
thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản
xuất, là điều kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tƣợng lao động (luôn chịu
sự tác động của quá trình sản xuất nhƣ cày, bừa, xới xáo….) và công cụ hay phƣơng tiện
lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn
liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai ngƣời, sự hình thành và
phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu kỹ
thuật vật chất-văn hoá khoa học đều đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử dụng đất.
1.2.3. Các nhân tố thành tạo đất
- Đá me ̣: Đất đƣợc hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ. Vai trò của đá
mẹ thể hiện:
31
+ Cung cấp vật chất khoáng nguyên sinh và thứ sinh, hình thành bộ phận vô
cơ của đất, giải phóng và hình thành những nguyên tố hóa học trong đất (Si, K,Ca,
Fe, Al...).
+ Ảnh hƣởng đến thành phần cơ giới và các tính chất vật lí của đất, độ dày
tầng đất.
- Khí hậu: Khí hậu có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành đất:
+ Trƣ̣c tiếp: Nƣớc mƣa quyết đi ̣nh độẩm, mƣ́ c độrƣ̉ a trôi, pH của dung di ̣ch
đất và tham gia tích cƣ̣c vào phong hóa hóa học . Nhiê ̣t độlàm cho đất nóng hay
lạnh, nó thúc đẩy quá trình hóa học, hòa tan và tích lũy chất hữu cơ.
+ Gián tiếp: Biểu hiê ̣n qua thế giới sinh vâ ̣t mà sinh vâ ̣t là yếu tố chủ đa ̣o cho
quá trình hình thành đất: biểu hiê ̣n qua quy luâ ̣t phân bố đi ̣a lý theo vĩ độ, độcao và
khu vƣ̣c.
- Sinh vật: Là nhân tố có tác dụng chủ đạo trong sự hình thành đất.
+ Thực vật có vai trò quan trọng nhất vì nó tổng hợp nên chất hƣ̃u cơ tƣ̀ nhƣ̃ng
chất vô cơ của đất và của khí quyển – nguồn chất hƣ̃u cơ của đất.
+ Vi sinh vâ ̣t phân hủy, tổng hợp và cố đi ̣nh nitơ (N)
+ Các động vật đất cũng là nguồn cung cấp hữu cơ cho đất , xới đảo đất làm
cho đất tơi xốp, đất có cấu trúc.
- Đi ̣a hình
+ Phân bố lại nhiệt ẩm trên bề mặt lục địa. Sự thay đổi độ cao địa hình kéo
theo sự thay đổi độ ẩm và chế độ nhiệt hình thành nên các đai thổ nhƣỡng theo
chiều cao. Hƣớng phơi của sƣờn cũng ảnh hƣởng đến sự hình thành đất.
+ Dạng địa hình (núi, đồi, thung lũng, đồng bằng...) góp phần hình thành các
loại đất khác nhau (phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu)
+ Địa hình phân bố lại vật chất dƣới tác dụng của trọng lực do dòng nƣớc chảy
thể hiện qua hiện tƣợng xói mòn và bồi tụ, hình thành các loại đất tƣơng ứng.
- Yếu tố thời gian
+ Yếu tố này đƣợc coi là tuổi của đất . Đó là thời gian diễn ra quá trình hình
thành đất.
32
+ Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành
đất dài hay ngắn, còn thể hiện cƣờng độ của các quá trình tác động đóĐất có tuổi
càng cao, thời gian hình thành đất càng dài thì sƣ̣ phát triển của đất càng rõ rê ̣t.
- Con người: Ngày nay hoạt động sản xuất của con ngƣời có tác động rất ma ̣nh đối
với quá trình hình thành đất. Tích cực: Sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo đất làm cho
độ phì của đất ngày càng tốt hơn. Tiêu cực: Sử dụng đất bất hợp lí dẫn đến xói mòn,
rửa trôi, nhiễm mặn, hoang mạc hóa đất...
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA BĐKH VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT
1.3.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất với các yếu tố khí hậu
1.3.1.1. Vai trò của khí hậu trong quá trình hình thành đất
Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2014), các yếu tố khí hậu nhƣ mƣa, gió,
nhiệt độ, biến thiên nhiệt độ (theo ngày, đêm, theo mùa) có tác dụng mạnh đến sự
hình thành tài nguyên đất, cụ thể nhƣ sau:
Ảnh hưởng trực tiếp: Khí hậu ảnh hƣởng trực tiếp đến đất đƣợc thể hiện ở
lƣợng nƣớc mƣa và nhiệt. Nƣớc và nhiệt độ là tác nhân gây nên phong hóa hóa
học, lý học đá và khoáng. Lƣợng nƣớc mƣa nhiều hay ít quyết định độ ẩm, mức độ
rửa trôi, độ pH của đất, thúc đẩy phong hóa hóa học. Nƣớc ta nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa, lƣợng mƣa nhiều, độ ẩm cao, mức độ rửa trôi mạnh, do đó trong quá
trình phong hóa kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi. Đất đƣợc hình thành có phản ứng
chua và phong hóa hóa học chiếm ƣu thế.
Trong quá trình hình thành đất đai, nƣớc đóng vai trò là “vật mang”, “vật
vận chuyển” và là nơi hòa tan các vật liệu cấu tạo nên môi trƣờng sinh thái đất. Do
vậy chế độ nƣớc có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự tạo thành đất đai và tính chất môi
trƣờng sinh thái của vùng đó. Vùng khô hạn thì đất đai sẽ trơ sỏi đá, vùng ngập úng
thì đất đai sẽ yếm khí, vùng nhiễm phèn thì đất đai sẽ phèn hóa, vùng bị ảnh hƣởng
mặn thì đất đai sẽ bị nhiễm mặn,… Lƣu lƣợng nƣớc và tốc độ dòng chảy sẽ gây xói
mòn nơi này và bồi tích nơi khác, tạo nên những dạng đất khác nhau.
Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, do đó có ảnh hƣởng đến cƣờng độ phong
hóa hóa học và phong hóa sinh học. Nhiệt độ có tác dụng làm tăng khả năng hòa tan,
tăng quá trình chuyển hóa hóa học trong đất, tăng sự phân giải hộ chất mùn. Khi nhiệt
độ càng nóng, gió to thì sự bốc hơi nƣớc trong đất càng cao và ngƣợc lại.
33
Ảnh hưởng gián tiếp: Khí hậu có ảnh hƣởng gián tiếp tới đất thông qua sinh
vật. Thƣờng khí hậu nhiệt đới thực vật phát triển phong phú, cung cấp lƣợng chất
hữu cơ cho đất. Khu hệ vi sinh đất phong phú có ảnh hƣởng lớn tới quá trình phân
hủy và tổng hợp các hợp chất khác nhau ở trong đất. Sinh vật và khí hậu gắn với
nhau một cách chặt chẽ đến mức ngƣời ta thƣờng gọi chúng là điều kiện sinh khí
hậu của đất.
Ở mỗi đới khí hậu, hình thành nên một kiểu đất khác nhau. Để minh chứng
thêm về những đặc trƣng khí hậu ảnh hƣởng đến sự thành tạo đất đai, chẳng hạn:
Vùng núi Bắc Bộ (bao gồm toàn bộ vùng đồi núi phía Bắc và vùng Tây Bắc) có
ranh giới phía Tây là dãy Biooc - cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc - nên có nền
nhiệt về mùa đông thấp nhất so với toàn quốc (nhiệt độ thấp hơn 20oC kéo dài tới
hơn 4 tháng); lƣợng mƣa hàng năm không đều, nơi thì mƣa nhiều, nơi thì mƣa ít.
Cho nên, ở đây có quá trình phong hóa kém, các sản phẩm phong hóa nghèo nàn.
Riêng vùng Tây Bắc thì đất ở đây nhìn chung có khá hơn do lƣợng mƣa cao hơn và
điều kiện nhiệt độ có ẩm hơn (Tổng cục Quản lý đất đai, 2014).
1.3.1.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất và các yếu tố khí hậu
Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2014) đặc điểm của đất đai và các yếu tố
khí hậu có mối quan hệ nhƣ sau:
Nhiệt trong đất: Chế độ nhiệt rất quan trọng đối với quá trình hình thành và
phát triển của đất, liên quan chặt chẽ đến tính chất lý học, hóa học, sinh hóa học
trong đất. Nhiệt độ trong đất còn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của thực vật và
tạo ra những điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển. Đất khác nhau có tính
chất nhiệt khác nhau, một số hấp phụ và giữ nhiệt rất tốt, số khác ngƣợc lại. Màu
của đất càng đen thì đất đó hút nhiệt càng mạnh. Mặt đất cao thấp độ dốc khác
nhau thì cƣờng độ hút nhiệt sẽ khác nhau. Mặt đất bằng phẳng hút nhiệt yếu hơn
mặt đất gồ ghề, dốc.
Không khí trong đất: Các chất khí trong đất rất cần thiết cho các sinh vật
sống trong đất và cho các quá trình hóa học. Trong số các chất khí quan trọng hơn cả
là oxy và cacbonic. Giữa không khí đất và không khí khí quyển luôn xảy ra sự trao
đổi. Sự trao đổi này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau: Sự khuyếch tán
34
các khí do hàm lƣợng phần trăm khác nhau của không khí đất và khí quyển; do sự
thay đổi nhiệt độ. Khi đất bị hun nóng sẽ tăng nhiệt độ và áp suất của không khí đất,
do vậy không khí đất sẽ bay vào khí quyển. Khi đất bị lạnh, không khí khí quyển có
nhiệt độ cao hơn và sẽ thâm nhập vào đất, do sự thâm nhập của nƣớc mƣa, sƣơng…
Trong không khí đất, hàm lƣợng O2 và CO2 thay đổi nhiều vì những khí
này tác động mạnh với nhiều chất khác nhau. Khi tăng nhiệt độ, lƣợng CO2 trong
đất tăng vì quá trình sinh học xảy ra mạnh mẽ. CO2 trong đất có ý nghĩa quan
trọng, nó hòa tan trong dung dịch đất và gây ra sự phong hóa hóa học của các loại
đá, làm tăng độ hòa tan CaCO3, MgCO3 và chuyển chúng sang dạng bicacbonat,
CO2 còn làm tăng độ hòa tan củaphotphat.
Nước trong đất: Nguyên nhân cơ bản của việc thâm nhập nƣớc vào đất là
vòng đại tuần hoàn địa chất. Nƣớc của biển và đại dƣơng bay hơi và một phần thâm
nhập vào mặt lục địa. Đến bề mặt đất, phụ thuộc vào cƣờng độ, đặc tính của trầm
tích, hoặc ở tại chỗ, hoặc chảy xuống chỗ thấp, hoặc thấm vào đất.
Độ chua của đất: Các đặc trƣng của khí hậu nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, đặc biệt
là lƣợng mƣa ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phong hoá đá, sự chuyển hoá và di
chuyển vật chất, đồng thời còn ảnh hƣởng đến thực bì và hoạt động của sinh vật
trong đất. Tất cả các quá trình này đều có quan hệ chặt chẽ vớis ự hình thành và
biến đổi độ chua của đất. Nói chung nhiệt độ càng cao và lƣợng mƣa càng lớn thì
càng có lợi cho tác dụng vụn bở và rửa trôi vật chất.
Độ kiềm của đất: Trong điều kiện ngập nƣớc, các muối dạng sunfat tác
dụng với chất hữu cơ tạo thành sunfua sau chuyển thành dạng muối cacbonat trong
đất, muối cacbonat thuỷ phân làm cho đất có phản ứng kiềm. Ở Việt Nam, diện
tích đất có phản ứng kiềm rất nhỏ. Một số vùng đất phù sa ven biển nhiễm mặn
nhƣ ở Hải Phòng, Nam Định... có pH vào khoảng 7,0 - 8,0 không gây ảnh hƣởng
xấu đến cây trồng vì thế chúng đƣợc xếp vào “nhóm đất mặn trung tính”.
Quá trình oxy hóa khử trong đất: Trong đất thoáng khí quá trình oxy hoá
khử trong đất đƣợc quyết định bởi nồng độ O2 tự do trong không khí đất và O2
hoà tan trong dung dịch đất. Nồng độ oxy trong không khí đất và trong dung dịch
đất càng cao thì Eh càng cao.
35
Quá trình khoáng hóa xác hữu cơ trong đất: Khoáng hoá là quá trình phân
huỷ các hợp chất hữu cơ tạo thành các hợp chất khoáng đơn giản, sản phẩm cuối
cùng là hợp chất tan và khí. Tốc độ khoáng hóa cũng phụ thuộc vào độ pH, thành
phần cơ giới đất, nhiệt độ, độ ẩm...Khoáng hóa cần điều kiện thoáng khí, nƣớc
nhƣng nếu độ ẩm cao quá gây ra yếm khí, vi sinh vật khó hoạt động.
Quá trình mùn hóa xác hữu cơ trong đất: Mùn hoá là quá trình tổng hợp
những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến sự hình thành những hợp chất
mùn. Nhân tố khí hậu chính ảnh hƣởng đến sự mùn hoá là: chế độ nhiệt, không khí
và nƣớc của đất. Chế độ nƣớc, không khí ảnh hƣởng đến điều kiện háo khí
hoặc yếm khí. Trong điều kiện khô hanh quanh năm, tốc độ mùn hoá chậm, nhƣng
nếu thƣờng xuyên ngập nƣớc, mùn hoá thực hiện dƣới tác động của vi sinh vật
yếm khí sẽ sinh ra những axit hữu cơ và các chất khử (CH4, H2S...), những chất
này kìm hãm sự hoạt động của vi sinh vật làm cho tốc độ mùn hoá chậm hẳn và
xác hữu cơ biến thành than bùn. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình mùn hoá là -
30 C (Tổng cục Quản lý đất đai,2014).
1.3.2. Tác động của các yếu tố khí hậu đến sử dụng đất
1.3.2.1 Ảnh hưởng đến chất lượng đất
Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2014), các yếu tố khí hậu ảnh hƣởng đến chất
lƣợng đất, gồm:
Quá trình mặn hóa do nước biển dâng cao và bốc hơi mạnh hơn: Trái đất
có xu hƣớng nóng lên tạo điều kiện cho ƣớc biển dâng dần, đẩy quá trình xâm nhập
mặn tiến sâu vào trong nội địa qua hệ thống sông ngòi, rạch, kênh, mƣơng chằng chịt,
gần biển hơn là các vùng ngập nƣớc mặn trên mặt đất. Ở các nơi có địa hình cao
hơn, vào mùa khô, nƣớc mặn di chuyển lên mặt qua hệ thống mao quản và các khe
hở trong đất. Quá trình mặn hóa xảy ra có ảnh hƣởng rất lớn đến đất đai, sự thay đổi
hệ sinh vật sống trong môi trƣờng này, đặc biệt là nó làm phá vỡ tính cân bằng của
hệ sinh thái. Sự phá vỡ này thƣờng gây suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng đất. Mặt
khác, xâm nhập mặn do nƣớc biển dâng, trong nƣớc biển có nhiều muối NaCl,
Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3 vùng trũng có nhiều hữu cơ có cả
Na2CO3 nhƣng chủ yếu là NaCl. Khi nƣớc biển dâng, muối NaCl theo nƣớc thủy
triều tràn vào mạch nƣớc ngầm theo mao dẫn lên lớp mặt làm ảnh hƣởng môi trƣờng
36
đất, gây hại chủ yếu ở nồng độ muối vƣợt quá 1% sẽ gây chết cho cây cối và các ion
Na+ và Cl- quá cao. Nồng độ cao của muối gây hại sinh lý cho thực vật và tiêu diệt vi
sinh vật cùng động vật trong môi trƣờngđất.
Quá trình xói mòn rửa trôi theo nước do lượng mưa và cường độ mưa trong
mùa mưa tăng lên, nhất là ở những vùng lớp phủ thực vật bị tàn phá: xói mòn rửa
trôi đất là một quá trình xảy ra do tác động qua lại của các yếu tố thời tiết, khí hậu,
đất đai, cây trồng và tác dộng của con ngƣời, hậu quả là một khối lƣợng rất lớn đất
và các vật liệu bề mặt đật bị cuốn trôi theo chiều dốc. Vào mùa mƣa, với lƣợng
mƣa tập trung và độ che phủ kém, thành phần cơ giới đất nhẹ, hiện tƣợng xói mòn
rửa trôi xảy ra mạnh trong đất lôi cuốn các sản phẩm hình thành đất. Mƣa gây xói
mòn ở hai quá trình, quá trình xâm kích (va đập) của giọt mƣa và quá trình cuốn
trôi của dòng chảy bề mặt. Lƣợng mƣa càng lớn và cƣờng độ mƣa càng mạnh thì
lƣợng đất bị xói mòn càng nhiều.
Hiện tượng ngập úng: tác động phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu và
các hiện tƣợng khí hậu quy mô lớn nhƣ LaNina, ElNino có khả năng gia tăng
cƣờng độ hoạt động của một số hình thế thời tiết gây mƣa, cƣờng độ mƣa có thể
dẫn tới gia tăng đỉnh lũ, lƣợng lũ trên hệ thống, gây nên hiện tƣợng ngập úng ở
nhiều vùng. Do mƣa bão tập trung vào mùa mƣa với cƣờng độ cao, nƣớc từ vùng
đồi núi dốc với thảm thực vật che phủ thƣa thớt chảy xuống các dòng sông, suối.
Tại vùng đồng bằng, nƣớc mƣa cũng chảy tràn từ những nơi địa bàn cao xuống địa
bàn thấp và đổ xuống sông, kênh rạch. Nƣớc sông, suối dâng cao tràn vào đồng
ruộng do không tiêu thoát kịp đã làm ngập úng hàng triệu ha.
Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa: do sự tác động đan xen của các
yếu tố tự nhiên và hoạt động của con ngƣời ở Việt Nam chủ yếu là: thoái hóa thảm
thực vật, kết quả can thiệp của con ngƣời lên cân bằng hệ sinh thái tự nhiên; quá
trình rửa trôi xói mòn, xói lở do lƣợng mƣa, cƣờng độ mƣa, độ dốc, độ dài sƣờn
dốc, hệ số che phủ và phƣơng thức canh tác; quá trình thổi mòn và khoét mòn do
gió; quá trình mặn hóa, xâm nhập mặn do nƣớc biển xâm nhập sâu vào nội địa và
nƣớc ngầm có nồng độ muối cao; quá trình làm chặt đất kết von đá ong do hạn
hán và canh tác không hợp lý; suy thoái chất hữu cơ trong đất: Nhiệt độ cao, hạn
hán kéo dài làm quá trình khoáng hóa hữu cơ mạnh, quá trình mùn hóa yếu dẫn
37
đến lƣợng hữu cơ trong đất thấp; suy giảm chất dinh dƣỡng do phƣơng thức canh
tác không bền vững.
Quá trình xâm thực xói lở bờ sông, bờ biển: do mùa khô và hạn hán làm
lòng sông bị nâng cao, tăng cƣờng quá trình xói mòn, rửa trôi đƣa vật liệu thô lấp
dần lòng sông hoặc lắng đọng dƣới đáy sông dẫn đến thay đổi quy luật lòng sông,
gia tăng quá trình xâm thực, xói lở bờ sông. Cùng với nƣớc biển dâng, tác động
xâm thực bờ biển trong khu vực sẽ tăng lên đột biến. Sự phát triển các hồ chứa
nƣớc phát điện trên dòng sông chính đang làm biến đổi chế độ dòng chảy mùa cạn
và mùa lũ đồng thời làm giảm nghiêm trọng lƣợng phù sa xuống đồng bằng châu
thổ. Tình trạng này không chỉ là tác nhân làm cho quá trình xói lở bờ biển trầm
trọng thêm mà còn làm suy thoái hệ sinh thái ven biển. Rừng tràm, đƣớc ven biển
còn tồn tại rất ít nhƣ hiện nay sẽ có nguy cơ mất đi do ngập sâu hơn, nền đất bị xói
trôi hoặc không còn đủ lƣợng dinh dƣỡng.
Quá trình phong thành cát bay, cát chảy: do bão tố nhiều hơn, tần số và tốc
độ gió bão đều tăng lên đáng kể, gió to cùng với mƣa lớn mài mòn các sƣờn đất,
bốc hơi tăng lên làm gia tăng quá trình hoang mạc đá; gia tăng quá trình cát bay,
cát chảy vào đất liền, ruộng đồng và khu vực dân cƣ ven biển (Tổng cục Quản lý
đất đai, 2014).
1.3.2.2 Tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất
* Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất: với sự tăng lên của
nhiệt độ trung bình về mặt trái đất, ranh giới các đới khí hậu tự nhiên theo chiều
ngang và chiều thẳng đứng sẽ bị thay đổi. Trung bình, khi nhiệt độ tăng lên 10C,
ranh giới khí hậu tự nhiên sẽ xê dịch về phía vĩ độ cao 100 - 200 km kéo theo
nhiều thay đổi về điều kiện sử dụng đất đai ở các vùng.
Viện Khoa học Khí tƣợng Thuỷ văn và Môi trƣờng (2010), đánh giá sự thay
đổi về sử dụng đất đai ở các vùng nhƣ sau:
Vùng miền núi và Trung du Bắc Bộ: ranh giới của cây trồng nhiệt đới tiến
về phía vùng núi cao hơn, phạm vi phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới điển
hình mở rộng hơn, phạm vi phát triển cây trồng á nhiệt đới ngày càng thu hẹp. Sản
xuất nông nghiệp phải có nhiều thay đổi để thích ứng với tình trạng nhiệt độ cao
38
hơn, mùa lạnh ngắn đi và mùa mƣa nóng dài thêm, mùa mƣa thất thƣờng, hạn hán
và lũ lụt gia tăng. Tác động tiêu cực đến thế mạnh khai thác chế biến khoáng sản
và thuỷ điện.
Vùng đồng bằng sông Hồng: Thời gian thích nghi của một số loại cây trồng
á nhiệt đới rút ngắn lại và do đó, vai trò của vụ đông trở nên mờ nhạt dần; cơ cấu
cây trồng, thời vụ, biện pháp thâm canh sản xuất đều phải điều chỉnh. Chi phí sản
xuất tăng lên. Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, tăng khó khăn cho nghề làm
muối và nuôi trồng thủy sản, đe dọa các công trình giao thông, cầu cảng ven biển
và trên các đảo, chi phí cao hơn đối với các công trình xây dựng, các hoạt động
công nghiệp, các hoạt động du lịch biển.
Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ: cơ cấu cây trồng và thời
vụ thay đổi do tình trạng nắng nóng, hạn hán dài hơn, khốc liệt hơn. Chi phí cho
sản xuất nông nghiệp tăng lên, diện tích rừng ngập mặn thu hẹp, xói lở gia tăng và
gây nhiều khó khăn cho nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và ảnh hƣởng sâu sắc
đến quá trình phát triển kinh tế biển. Nguồn nƣớc suy giảm gây nhiều khó khăn
cho cuộc sống, góp phần gia tăng dịch bệnh. Các khu công nghiệp ven biển và
nhiều công trình giao thông gặp nhiều rủi ro trƣớc nguy cơ nƣớc biển dâng, cƣờng
độ mƣa và ngập lụt.
Vùng Tây Nguyên: sản xuất cây công nghiệp gặp khó khăn do khô hạn.
Rừng á nhiệt đới có thể mất đi một phần diện tích đáng kể, giảm đi về chất lƣợng
do sự dịch chuyển vành đai á nhiệt đới về phía cao hơn. Các cây nhiệt đới điển
hình, nhất là cây công nghiệp có khả năng phát triển trên cả những nơi hiện có điều
kiện nhiệt ít nhiều thấp hơn tiêu chuẩn nhiệt đới. Diện tích và chất lƣợng rừng
nhiệt đới và cả động vật có giá trị cao sẽ ngày càng suy giảm, nguy cơ cháy rừng,
khai phá rừng ngày một trở nên hiện hữu.
Vùng Đông Nam Bộ: gia tăng hạn hán, làm giảm năng suất cũng nhƣ chất
lƣợng cây trồng. Ảnh hƣởng xấu đến các loài thực vật quý hiếm ở vƣờn quốc gia
Cát Tiên và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Ảnh hƣởng đến cơ sở hạ tầng và hoạt
động sản xuất khu công nghiệp, các dàn khoan, cầu cảng và hoạt động sản xuất
khai thác dầu mỏ ngoài khơi bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Cƣ dân thành phố phải
đối phó với thời tiết khắc nghiệt hơn, thiên tai nhiều hơn, ngập lụt gia tăng và thời
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế

More Related Content

What's hot

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FRE...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FRE...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FRE...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FRE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài G...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài G...Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài G...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài G...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
 Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH... Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...hieu anh
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địaKhóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
2 bieu mau 01 giay de nghi vay von
2 bieu mau 01 giay de nghi vay von2 bieu mau 01 giay de nghi vay von
2 bieu mau 01 giay de nghi vay vonThanhtrungland
 

What's hot (20)

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp kê khai thuế ...
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FRE...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FRE...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FRE...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FRE...
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại OcbLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài G...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài G...Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài G...
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài G...
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TPHCM ĐẾN NĂM 2025 - TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 093...
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAYLuận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú VangLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
 
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
 Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH... Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địaKhóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa
 
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dânLuận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
Luận văn: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân
 
Đề tài: Khai thác văn hóa Then của người Tày tại Quảng Ninh, HOT
Đề tài: Khai thác văn hóa Then của người Tày tại Quảng Ninh, HOTĐề tài: Khai thác văn hóa Then của người Tày tại Quảng Ninh, HOT
Đề tài: Khai thác văn hóa Then của người Tày tại Quảng Ninh, HOT
 
Đề tài: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
Đề tài: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Nhựa Bình MinhĐề tài: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
Đề tài: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh
 
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂMBài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạch định nguồn...
 
2 bieu mau 01 giay de nghi vay von
2 bieu mau 01 giay de nghi vay von2 bieu mau 01 giay de nghi vay von
2 bieu mau 01 giay de nghi vay von
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
 

Similar to Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế

Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu ...
Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu ...Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu ...
Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu ...luanvantrust
 

Similar to Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế (20)

Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biểnMô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAYLuận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn cho khu vực ...
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
 
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biểnLuận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
 
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
 
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
 
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển ...
 
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đLuận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
 
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biểnLuận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
 
Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu ...
Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu ...Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu ...
Tổ chức thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu ...
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 

Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở Huế

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HUẾ, NĂM 2017
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN THỊ NI ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Mã số: 8440217 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ HUẾ, NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Ni
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyền Đăng Độ - Phó trƣởng khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong Khoa Địa lý Trƣờng ĐHSP Huế đã quan tâm, giúp đỡ nhiều mặt cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, tổng cục thống kê Thừa Thiên Huế đã cung cấp nhiều thông tin, tƣ liệu thực tế của địa phƣơng để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn. Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Huế, 08/2017 Tác giả
  • 5. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT........................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5 DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................7 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................9 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................10 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.......................................................10 4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................10 4.1. Về không gian........................................................................................... 10 4.2. Về thời gian .............................................................................................. 10 4.3. Về nội dung .............................................................................................. 10 5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ....................................................................11 5.1. Trên Thế giới............................................................................................ 11 5.2. Ở Việt Nam............................................................................................... 12 5.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................ 14 6. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................16 6.1. Quan điểm nghiên cứu.............................................................................. 16 6.1.1. Quan điểm tổng hợp............................................................................16 6.1.2. Quan điểm lãnh thổ.............................................................................16 6.1.3. Quan điểm hệ thống ............................................................................16 6.1.4. Quan điểm lịch sử ...............................................................................16 6.1.5. Quan điểm phát triển bền vững...........................................................17 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17 6.2.1. Phƣơng pháp thống kê.........................................................................17 6.2.2. Phƣơng pháp phân tích, xử lý tƣ liệu..................................................17 6.2.3. Phƣơng pháp bản đồ............................................................................18 6.2.4. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát...........................................................18 6.2.5. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ....................................................18 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................19
  • 6. 2 8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .........................................................................................19 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...20 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU............................................ 20 1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH) và thích ứng với BĐKH ...........20 1.1.2. Biểu hiện của BĐKH ..........................................................................21 1.1.3. Nguyên nhân của BĐKH toàn cầu......................................................27 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT........... 29 1.2.1. Khái niệm về đất và tài nguyên đất.....................................................29 1.2.2. Vai trò của đất.....................................................................................30 1.2.3. Các nhân tố thành tạo đất....................................................................30 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA BĐKH VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT............. 32 1.3.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất với các yếu tố khí hậu ................32 1.3.2. Tác động của các yếu tố khí hậu đến sử dụng đất...............................35 Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................40 CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....................................................................................41 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ VÙNG ĐỒNG BẰNG THỪA THIÊN HUẾ.......................................................................................................................... 41 2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên......................................................................41 2.1.2. Đặc điểm địa lí kinh tế xã hội .............................................................55 2.2. BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG THỪA THIÊN HUẾ............................................................................................................. 59 2.2.1. Biến đổi nhiệt độ.................................................................................59 2.2.2. Biến đổi lƣợng mƣa.............................................................................60 2.2.3. Nƣớc biển dâng ...................................................................................64 2.2.4. Một số thiên tai ở tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................64 2.3. LỰA CHỌN KỊCH BẢN BĐKH CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG THỪA THIÊN HUẾ............................................................................................................. 67 2.3.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ ..................................................................67 2.3.2. Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa..............................................................68 2.3.3. Kịch bản nƣớc biển dâng ....................................................................68 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................69
  • 7. 3 CHƢƠNG 3: ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG ...............................................................................................70 3.1. ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT DO NƢỚC BIỂN DÂNG................................................................... 70 3.1.1. Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nƣớc biển dâng theo các kịch bản...70 3.1.2. Nguy cơ ngập do nƣớc biển dâng phân theo đơn vị hành chính cấp huyện.............................................................................................................71 3.1.3. Ảnh hƣởng của NBD đến các loại đất ................................................72 3.1.4. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến vấn đề sử dụng đất ....................76 3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH ĐẾN QUA TRÌNH XÂM NHẬP MẶN... 80 3.2.1. Hiện trạng xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng tỉnh TTH .....................80 3.2.2. Ảnh hƣởng của BĐKH đến xâm nhập mặn ........................................82 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÍCH ỨNG VỚI BĐKH. ............................................................................................................. 84 3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp thích ứng.......................................................84 3.3.2. Giải pháp sử dụng đất để thích ứng với biến đổi khí hậu ...................89 Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................93 KẾT LUẬN..............................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96 PHỤ LỤC
  • 8. 4 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt Tiếng Việt ATNĐ Áp thấp nhiệt đới BĐKH Biến đổi khí hậu BNN Bộ nông nghiệp ĐB Đồng bằng KBT Khu bảo tồn KL Kết luận KNK Khí nhà kính KT - XH Kinh tế - xã hội QĐ Quyết định TTH Thừa Thiên Huê TTg Thủ tƣớng TVNM Thực vật ngập mặn TU Trung ƣơng UBND Ủy ban nhân dân VQG Vƣờn quốc gia Tiếng Anh ENSO Dao động Nam (El Nino Southern Oscillation) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) IMHEN Viện khí tƣợng học, thủy văn và môi trƣờng (Institute of Meteorology, Hydrology and Environment) IPCC Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (International Panel on Climate Change) RCP Đƣờng nồng độ khí nhà kính đại diện (Representative Concentration Pathways)
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mực NBD toàn cầu cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1986 - 2005..............................................................................................24 Bảng 1.2: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lƣợng mƣa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam .....................................................................25 Bảng 1.3. Mức tăng nhiệt độ, lƣợng mƣa và mực nƣớc biển dâng ở Việt Nam đến cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999...............................................27 Bảng 2.1. Lƣợng mƣa vào mùa mƣa tại các trạm thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế ...44 Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tại các trạm thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế.........45 Bảng 2.3. Giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007 - 2015 (giá thực tế) .........................................................................56 Bảng 2.4. Nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII và trung bình năm ở vùng đồng bằng TTH (0 C) .........................................................................................59 Bảng 2.5.Lƣợng mƣa trung bình tháng I, tháng VII và trung bình năm ở vùng đồng bằng TTH(mm)........................................................................................61 Bảng 2.6. Lƣợng mƣa trung bình năm, tháng lớn nhất và ngày lớn ở vùng đồng bằng TTH (mm).......................................................................................62 Bảng 2.7. Số đợt lũ và đỉnh lũ trung bình trên sông Hƣơng và sông Bồ tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thập kỷ ......................................................................65 Bảng 2.8. Số cơn bão ảnh hƣởng đến đồng bằng Thừa Thiên Huế qua các giai đoạn...66 Bảng 2.9. Mức tăng nhiệt độ (0 C) trung bình năm ở Thừa Thiên Huế so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ..............................67 Bảng 2.10. Mức thay đổi lƣợng mƣa hàng năm (% ) ở Thừa Thiên Huế so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình ( B2).......................68 Bảng 2.11. Mực nƣớc biển dâng (cm) ở Thừa Thiên Huế trong thời kỳ 2010-2100 so với 1990 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)...............................68 Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất bị ngập do nƣớc biển dâng ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo đơn vị hành chính ........................................71 Bảng 3.2. Diện tích các loại đất bị ngập ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế...72
  • 10. 6 Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 đồng bằng Thừa Thiên Huế...74 Bảng 3.4. Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2015 vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................................75 Bảng 3.5. Diện tích các loại hình sử dung đất bị ngập theo các kịch bản nƣớc biển dâng....76 Bảng 3.6. Diện tích các loại đất mặn ở đồng bằng Thừa Thiên Huế.......................80 Bảng 3.7. Thống kê độ mặn ở vùng biển trƣớc cửa sông Hƣơng.............................82 Bảng 3.8. Các biên để tính toán xâm nhập mặn........................................................82 Bảng 3.9. Mức tăng của độ mặn do BĐKH tại Phú Cam và Phổ Nam ...................83
  • 11. 7 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1880 đến năm 2010 .....21 Hình 1.2. Mực nƣớc biển trung bình và xu thế mực nƣớc biển toàn cầu giai đoạn 1992-2011................................................................................................22 Hình 2.1. Bản đồ vị trí vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ................................ 41 Hình 2.2. Bản đồ phân bố các loại đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế....53 Hình 2.3. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng I ở vùng đồng bằng TTH...............................................................................60 Hình 2.4. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng VII ở vùng đồng bằng TTH...............................................................................60 Hình 2.5. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng TTH........................................................................................60 Hình 2.6. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình tháng I ở vùng đồng bằng TTH...............................................................................61 Hình 2.7. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình tháng VII ở vùng đồng bằng TTH...............................................................................62 Hình 2.8. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình năm ở vùng đồng bằng TTH...............................................................................63 Hình 2.9. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa ngày lớn nhất ở vùng đồng bằng TTH........................................................................................63 Hình 2.10. Biến trình nhiều năm và xu thế biến đổi lƣợng mƣa vào mùa mƣa ở vùng đồng bằng TTH........................................................................................64 Hình 3.1. Bản đồ nguy cơ ngập với kịch bản NBD 9cm vào năm 2020 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................... 70 Hình 3.2. Bản đồ nguy cơ ngập với kịch bản NBD 25cm vào năm 2050 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................... 70 Hình 3.3. Bản đồ nguy cơ ngập với kịch bản NBD 71cm vào năm 2100 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................... 70 Hình 3.4. Bản đồ diện tích các loại đất bị ngập ứng với kịch bản NBD 9cm vào năm 2020 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế....................................... 72 Hình 3.5. Bản đồ diện tích các loại đất bị ngập ứng với kịch bản NBD 25cm vào năm 2050 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế................................ 72 Hình 3.6. Bản đồ diện tích các loại đất bị ngập ứng với kịch bản NBD 71cm vào năm 2100 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ............................... 72
  • 12. 8 Hình 3.7. Diện tích cơ cấu đất đai năm 2015 ở đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ....73 Hình 3.8. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế76 Hình 3.9. Bản đồ diện tích các loại hình sử dụng đất bị ngập ứng với kịch bản NBD 9cm năm 2020 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế........................ 76 Hình 3.10. Bản đồ diện tích các loại hình sử dụng đất bị ngập ứng với kịch bản NBD 25cm năm 2050 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ............ 76 Hình 3.11. Bản đồ diện tích các loại hình sử dụng đất bị ngập ứng với kịch bản NBD 71cm năm 2100 ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế ............ 76 Hình 3.12. Diễn biến mực nƣớc triều khu vực Thuận An, Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013..........................................................................................81 Hình 3.13. Thay đổi chiều sâu xâm nhập mặn sông Hƣơng.....................................83
  • 13. 9 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn không chỉ đối với một số quốc gia mà đây là một thách thức nhân loại. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nƣớc biển dâng cao thêm trung bình khoảng 90cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo dự báo này, cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nƣớc đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nƣớc phát triển. Với hơn 75% dân số sống dọc theo bờ biển dài hơn 3260 km, Việt Nam là một trong năm nƣớc bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự BĐKH toàn cầu. Nếu nƣớc biển dâng 1m, nhiều khả năng 5% diện tích sẽ bị ngập và 11% dân số sẽ phải di dời lên vùng cao hơn. Trƣớc những diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH, nhóm dân cƣ sống phụ thuộc vào nông nghiệp, dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, nhất là vùng ven biển và đầm phá. Vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 105.706,2 ha, chiếm khoảng 21% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là vùng có vị trí nhạy cảm cao trƣớc tác động của biến đổi khí hậu. Trong đó, tài nguyên đất là một trong những đối tƣợng chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Với hơn 68,50% lao động nông thôn và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: nông – lâm – ngƣ nghiệp thì tài nguyên đất đóng vai trò quan trọng không chỉ là nơi trú ngụ của con ngƣời, nền móng cho các công trình xây dựng mà còn là tƣ liệu sản xuất không thể thiếu để ngƣời dân tiến hành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản...Những thay đổi về điều kiện thời tiết và nƣớc biển dâng đã làm các vấn đề ngập úng, hạn hán, sa mạc hóa, nhiễm mặn, xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất... ngày càng gia tăng, ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của con ngƣời và sự phát triển kinh tế - xã hội.
  • 14. 10 Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của đất đai trong sản xuất và đời sống của con ngƣời, để có thể ứng phó hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra, chúng tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số giải pháp thích ứng” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, dự báo xu hƣớng BĐKH ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài phân tích ảnh hƣởng của BĐKH đến tài nguyên đất và đề xuất giải pháp thích ứng. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Tổng quan có chọn lọc tài liệu liên quan làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận đánh giá tác động BĐKH đến tài nguyên đất và đề xuất giải pháp thích ứng. - Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và KT – XH ảnh hƣởng đến khai thác và sử dụng tài nguyên đất ở đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nghiên cứu thực trạng và xu hƣớng BĐKH ở đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích ảnh hƣởng của BĐKH đến tài nguyên đất và đề xuất giải pháp thích ứng ở đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Về không gian Nội dung luận văn đƣợc thực hiện trên pha ̣m vi phần đất liền lãnh thổvùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 105.706,2 ha. Vùng đồng bằng đƣợc xác định dựa vào bản đồ địa hình, với độ cao tuyệt đối dƣới 15m, bao gồm các lãnh thổ ven biển thuộc các huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, thị xã Hƣơng Trà, thành phố Huế, huyện Phú Vang, thị xã Hƣơng Thủy, huyện Phú Lộc. 4.2. Về thời gian - Đề tài tập trung phân tích những biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn theo chuỗi số liệu thu thập trong vòng hơn 80 năm và các kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2100. - Các số liệu KTXH đƣợc sử dụng đến năm 2015. 4.3. Về nô ̣i dung - Do hạn chế về phƣơng pháp cũng nhƣ tài liệu nghiên cứu nên đề tài chỉ đánh giá về quy mô của những ảnh hƣởng.
  • 15. 11 - Phân tích ảnh hƣởng của BĐKH ở địa bàn nghiên cứu đƣợc tiến hành theo các nội dung sau: + Phân tích ảnh hƣởng của hiện tƣợng nƣớc biển dâng đến diện tích đất bị ngập theo các loại đất và các loại hình sử dụng đất. + Ảnh hƣởng của BĐKH đến quá trình xâm nhập mặn. - Trên cơ sở kết quả phân tích, đề tài đề xuất một số giải pháp sử dụng tài nguyên đất thích ứng với biến đổi khí hậu. 5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 5.1. Trên Thế giới Trƣớc những diễn biến và ảnh hƣởng tiêu cực mang tính toàn cầu của BĐKH, các nƣớc trên thế giới có nhiều động thái tích cực nhằm ngăn chặn những hiểm họa khôn lƣờng do BĐKH gây ra cho loài ngƣời. Năm 1979, Hội nghị Khí hậu quốc tế lần thứ nhất ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nƣớc nhận thức về mức độ nghiêm trọng và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu tác động làm BĐKH do con ngƣời gây ra. Một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề BĐKH đƣợc tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 nhƣ: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto (6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata (2/1982), Hội nghị và tuyên bố Hague (3/1989), Hội nghị bộ trƣởng Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen (5/1990), và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990). Năm 1988, Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đƣợc thành lập. IPCC có nhiệm vụ đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, minh bạch các thông tin khoa học - kỹ thuật và KT - XH liên quan đến các rủi ro xuất phát từ hiện tƣợng BĐKH do các hoạt động của con ngƣời gây ra. Từ năm 1990 đến năm 2013, IPCC đã công bố 5 báo cáo về BĐKH (1990, 1995, 2001, 2007, 2012) Năm 1993, Báo cáo của Smith.AJ and Dumanski.J về “FESLM: Khung Quốc tế Đánh giá quản lý đất đai bền vững” [52] đề xuất một phƣơng pháp tiếp cận khung chiến lƣợc để đánh giá quản lý đất đai bền vững. Các đánh giá quản lý đất bền vững là một phần không thể thiếu trong quá trình hài hòa nông nghiệp, sản xuất lƣơng thực với lợi ích kinh tế và môi trƣờng.
  • 16. 12 Năm 2007, Báo cáo đánh giá lần thứ tƣ “Biến đổi khí hậu năm 2007” [51] của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu đã cung cấp:  Tóm tắt những thay đổi khí hậu và tác động của chúng trên các hệ thống tự nhiên và con ngƣời, đánh giá nguyên nhân của những thay đổi quan sát đƣợc.  Dự đoán về biến đổi khí hậu trong tƣơng lai và tác động có liên quan theo các kịch bản khác nhau.  Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong vài thập kỷ tới và tƣơng tác của chúng với sự phát triển bền vững Năm 2007, Báo cáo của Chaudhry P. and R. Ruysschaert về “Biến đổi khí hậu và phát triển con người ở Việt Nam” [47] đã nghiên cứu toàn diện về tác động có thể có của biến đổi khí hậu đối với các nền kinh tế Việt Nam và mục tiêu phát triển trọng điểm, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo. Từ đó đề xuất các biện pháp thích ứng dài hạn hiệu quả nhất và chiến lƣợc để đảm bảo sức khỏe con ngƣời và tiếp tục tăng trƣởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Năm 2008, Nghiên cứu của ICEM - Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trƣờng về “Đánh giá mức độ tác động của mực nước biển dâng ở Việt Nam” [46] là một đóng góp ban đầu để thiết lập lĩnh vực ƣu tiên cho thích ứng biến đổi khí hậu trong Kế hoạch mục tiêu quốc gia của Chính phủ về ứng phó với biến đổi khí hậu:  Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực và khu vực;  Phát triển các hành động kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu; và lồng ghép các CTMTQG trong các chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và kế hoạch phát triển địa phƣơng hoặc ngành khác. 5.2. Ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm, sớm nhận ra và tham gia tích cực vào công cuộc khắc phục những hậu quả của BĐKH toàn cầu thông qua các hoạt động cụ thể về cả phƣơng diện thể chế và hoạt động thực tiễn. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam đã công bố kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng năm 2009, kịch bản cập nhật năm 2012 và kịch bản cập nhật 2015. Ngoài các định hƣớng chung của Bộ Chính trị, để ứng phó với BĐKH, Chính phủ đã ban hành Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về BĐKH: Quyết định số
  • 17. 13 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Quyết định số 1474/QĐ-TTg 5/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020. Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ra "Thông báo Quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cho công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH" [4] với những nội dung: kiểm kê quốc gia khí nhà kính (KNK) năm 2000; phân tích tác động của BĐKH và các biện pháp thích ứng, đề xuất các phƣơng án giảm nhẹ phát thải KNK. Năm 2011, Viện Khoa học khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng ban hành "Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng" [45]. Tài liệu đƣa ra quy trình đánh giá tác động của BĐKH đối với các ngành, các lĩnh vực và quy trình xây dựng giải pháp thích ứng với BĐKH. Năm 2012, Nguyễn Ðức Ngữ đã đƣa ra báo cáo “Biến đổi khí hậu và nguy cơ sa mạc hóa ở Việt Nam” [18] trong Hội thảo quản lý bền vững đất nông nghiệp hạn chế thoái hóa và phòng chống sa mạc hóa, tháng 12 năm 2012. Năm 2013, nhóm tác giả Nguyễn Ðình Bồng, Lê Thái Bạt, Ðào Trung Chính, Trịnh Văn Toàn, Ðào Văn Dinh, Nguyễn Thị Thu Trang và Ðinh Gia Tuấn đã xuất bản cuốn sách “Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, ứng phó với biến đổi khí hậu” [17] Năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ra "Báo cáo cập nhật hai năm một lần của Việt Nam cho công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH" [7] với nội dung kiểm kê quốc gia KNK năm 2010 và các hành động giảm nhẹ phát thải KNK, nhu cầu tài chính, công nghệ, tăng cƣờng năng lực và trợ giúp nhận đƣợc cho các hoạt động BĐKH. Tổng cục Quản lý đất đai (2014). Báo cáo “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nuớc biển dâng dến sự biến động diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam (giai doạn I)” [33] Năm 2015, Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và BĐKH IMHEN có "Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH" [43] với nội dung đánh giá mức độ phơi bày
  • 18. 14 trƣớc hiểm họa và khả năng dễ bị tổn thƣơng trƣớc các hiện tƣợng khí hậu cực đoan, quyết định đến các tác động và khả năng xảy ra thiên tai. Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2050" [1] (Quyết định số 819 QĐ - BNN - KHCN ngày 14/3/2016). 5.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế Tỉnh TTH đã tiến hành nhiều đề tài, dự án bảo vệ các nguồn tài nguyên. Các tác giả Trịnh Việt An (1999), Nguyễn Văn Cƣ (2000), Nguyễn Lập Dân và NNK (2001)… đã nghiên cứu về hiện tƣợng xâm thực bờ biển, sạt lở bờ sông, từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết. Ngoài ra, các công trình nhƣ: “Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trƣờng 5 năm (1994 - 1998) tỉnh Thừa Thiên Huế” (Đỗ Nam, 1999) [23], “Hiện trạng và định hƣớng hoạt động quan trắc môi trƣờng tỉnh Thừa Thiên Huế” (2010) đã báo cáo khá đầy đủ về diễn biến và hiện trạng môi trƣờng của tỉnh, từ đó dự báo xu thế thay đổi môi trƣờng trong tƣơng lai và đề xuất các giải pháp, biện pháp thích ứng. Công trình “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông Hƣơng” [15] do Nguyễn Văn Cƣ chủ trì đã nghiên cứu hiện trạng, nguyên nhân và dự báo ô nhiễm môi trƣờng, xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trƣờng, cung cấp ngân hàng dữ liệu về môi trƣờng lƣu vực sông Hƣơng... Nhận thức đƣợc BĐKH và tầm quan trọng trong ứng phó với tác động của BĐKH, Đảng Bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành một số văn bản pháp lý quan trọng sau: Kết luận số 77-KL/TU ngày 7/10/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII (khóa XIV) về "Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường"; Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 5/2/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế "Phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020"[37]. Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 13/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về "Kế hoạch hành động chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020"[38]; Công văn số
  • 19. 15 508/UBND-TN 31/1/2014 với nội dung "Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng về BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế". Năm 2009, Nguyễn Thám và Nguyễn Hoàng Sơn có bài báo "Tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế"[30]. Năm 2011, Trần Thục và nhóm tác giả báo cáo chuyên đề "BĐKH và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế" [34] tại hội thảo chuyên đề “Phục hồi sinh thái và phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH. Huế". Lê Văn Thăng, nghiên cứu "Ảnh hưởng BĐKH toàn cầu lên tỉnh Thừa Thiên Huế", và đề xuất "Mô hình thích ứng với BĐKH cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở Thừa Thiên Huế".[31] Năm 2013, thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” [37] gồm 29 chuyên đề, trong đó: Nghiên cứu đánh giá khí tƣợng thủy văn (5 chuyên đề); đánh giá tác động của BĐKH đến môi trƣờng tự nhiên (6 chuyên đề); đánh giá các tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH gây ra đối với các ngành kinh tế (11 chuyên đề); Đánh giá tác động đến sức khỏe con ngƣời (1 chuyên đề); xây dựng nội dung kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 (1 chuyên đề); đề xuất các phƣơng pháp ứng phó với BĐKH ở Thừa Thiên Huế (5 chuyên đề). Nội dung công trình này có đề cập đến tác động của BĐKH đến tài nguyên đất của tỉnh TTH. Tuy nhiên, nội dung vẫn còn rất khái quát, chƣa xây dựng đƣợc các bản đồ nguy cơ ngập theo các kịch bản nƣớc biển dâng mà chỉ vận dụng bản đồ ngập do nƣớc biển dâng của Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng xây dựng với mức ngập 100cm để đánh giá. Do đó, luận văn tiến hành khắc phục những hạn chế của công trình trên bằng việc xây dựng bản đồ nguy cơ ngập theo các kịch bản nƣớc biển dâng mà Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH đến năm 2020 của tỉnh lựa chọn, từ đó phân tích, đánh giá khả năng ảnh hƣởng đến các loại đất, khả năng sử dụng đất trong hiện tại và tƣơng lai Tóm lại, cho đến nay các công trình nghiên cứu về BĐKH trên thế giới, ở Việt Nam có khối lƣợng lớn. Trong đó, “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số giải pháp thích ứng” là một vấn đề hoàn toàn mới cần nghiên cứu.
  • 20. 16 6. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là xem xét các sự vật, hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên theo một tổ hợp có tổ chức. Vì vậy, cần nghiên cứu các sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên quan điểm này không nhất thiết nghiên cứu tất cả các thành phần, có thể lựa chọn một số yếu tố mang tính đặc thù của khu vực có tác động mạnh đến đối tƣợng cần đánh giá. 6.1.2. Quan điểm lãnh thổ Đặc trƣng cơ bản của Địa lý học là luôn gắn liền với không gian lãnh thổ. Các yếu tố tự nhiên, KT - XH luôn gắn liền với không gian lãnh thổ nhất định, đồng thời có mối quan hệ và sự khác biệt với các lãnh thổ khác. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài nhằm xác định đúng những biểu hiện và xu thế BĐKH ảnh hƣởng đến tài nguyên đất trên địa bàn vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế - lãnh thổ có khả năng chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất trƣớc BĐKH. 6.1.3. Quan điểm hệ thống Khi nghiên cứu tác động của BĐKH, phải đặt nó trong mối quan hệ có tính hệ thống do quá trình nội lực, ngoại lực và nhân sinh. Mặt khác cần xem xét mối quan hệ của các yếu tố BĐKH cũng nhƣ mối quan hệ của BĐKH đến tài nguyên đất trên địa bàn, từ đó có nhận định đúng, toàn diện, đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm phòng chống thiệt hại của BĐKH đối với tài nguyên đất trên địa bàn đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. 6.1.4. Quan điểm lịch sử Các đối tƣợng địa lý đều có quá trình phát sinh và phát triển, tức là chúng thƣờng xuyên có những thay đổi, biến động theo thời gian. Các đặc điểm của mỗi thành phần tự nhiên hay của các lãnh thổ không phải là bất biến nên những đánh giá về chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Đề tài phân tích đặc điểm tự nhiên, đặc điểm KT - XH, hiện trạng và xu thế BĐKH với chuỗi số liệu trong nhiều năm nhằm phản ánh cơ bản nhất đặc điểm của đối tƣợng. Mặt khác, trên quan điểm lịch sử viễn cảnh, đề tài đã dự báo nguy cơ xảy ra các thiên tai, dự báo nguy cơ suy giảm tài nguyên đất ở đồng bằng Thừa Thiên Huế do tác động của BĐKH.
  • 21. 17 6.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con ngƣời trong giai đoạn hiện nay. Nó dựa trên ba trụ cột hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và hài hòa lợi ích xã hội. Vận dụng quan điểm này, trong phân tích và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất ứng phó với biến đổi khí hậu, luận văn không chỉ dựa vào đặc điểm của tài nguyên đất mà còn xem xét đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất đƣợc lựa chọn, hiện trạng sử dụng đất cũng nhƣ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh... 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thống kê Phƣơng pháp này dựa vào các số liệu thu thập liên quan đến đề tài về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc tiến hành hệ thống hoá các loại bản đồ, tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài, qua đó tránh đƣợc việc dƣ thừa các số liệu không cần thiết. Nguồn tài liệu đƣợc thống kê bao gồm: - Các tài liệu, số liệu về biến đổi khí hậu. - Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. - Các số liệu thống kê về khí hậu, thủy văn qua các năm. Vận dụng phƣơng pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu có trƣớc, sử dụng các thông tin đã đƣợc kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hóa nhằm tiết kiệm đƣợc công sức và thời gian nghiên cứu. 6.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý tư liệu Luận văn tiến hành phân nhóm tƣ liệu theo chủ đề, nội dung, mức độ phù hợp so với yêu cầu của đề tài. Trên cơ sở đó tiến hành chỉnh lí, lập kế hoạch điều tra khảo sát, để cập nhật, bổ sung số liệu cho các nội dung. - Nguồn số liệu phục vụ cho xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ dự báo nguy cơ mất đất do nƣớc biển dâng ở vùng nghiên cứu để làm rõ tác động của BĐKH đến tài nguyên đất. - Nguồn số liệu về tự nhiên, KT - XH, tài nguyên đất tiêu biểu cung cấp thêm cơ sở đánh giá và đề xuất các giải pháp.
  • 22. 18 6.2.3. Phương pháp bản đồ Đề tài sử dụng hệ thống các bản đồ: bản đồ địa chất, địa hình; khí hậu; bản đồ thổ nhƣỡng; thảm thực vật. Bản đồ có khả năng biểu thị trực quan nhất, rõ ràng nhất tính không gian của đối tƣợng trên bề mặt đất, đồng thời nó cũng có khả năng thể hiện sự phân hoá các nhân tố cảnh quan cũng nhƣ các đơn vị cảnh quan độc lập. Bản đồ còn giúp các nhà quản lý, quy hoạch có tầm nhìn vĩ mô lãnh thổ để hoạch định chiến lƣợc và biện pháp phù hợp. Với sự hôc trợ của công nghệ GIS, các phần mềm chuyên dụng Mapinfo, ArcGIS đã đƣợc sử dụng để biên tập, số hóa, hiệu chỉnh các bản đồ chuyên đề của lãnh thổ nghiên cứu, đồng thời sử dụng thuật toán nội suy để thiết lập mô hình số độ cao (DEM) khu vực nghiên cứu làm cơ sở để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập theo các kịch bản nƣớc biển dâng. Các chức năng phân tích không gian, chồng xếp đã đƣợc khai thác để tính diện tích các loại đất và các loại hình sử dụng đất bị ảnh hƣởng do nƣớc biển dâng ở địa bàn nghiên cứu... 6.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát Đây là phƣơng pháp truyền thống và không thể thiếu đƣợc, chúng ta tiến hành khảo sát các vùng, khu vực có sự thay đổi khi chịu tác động của biến đổi khí hậu. Mặt khác phƣơng pháp này vừa giúp chúng ta kiểm tra lại độ chính xác của các tài liệu, từ đó bổ sung thêm các tƣ liệu mới nếu cần thiết, đồng thời có cái nhìn tổng thể về tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. Khảo sát thực tế theo điểm tại một số địa phƣơng nhƣ thành phố Huế, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Hƣơng Trà, Phú Lộc nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu. 6.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trọng việc chọn đối tƣợng đánh giá, cách đánh giá, giải pháp thích ứng…. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo ý kiến của các nhà quản lý các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng về nội dung nghiên cứu. Đặc biệt, ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện luận văn của
  • 23. 19 thầy giáo hƣớng dẫn và các thầy cô về những vấn đề còn chƣa thống nhất trong lĩnh vực nghiên cứu. 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở khoa học của việc đánh giá tác động BĐKH đến tài nguyên đất. - Đề tài đã xây dựng đƣợc bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015; bản đồ dự báo nguy diện tích đất bị ngập với kịch bản nƣớc biển dâng 9 cm; 25 cm; 71 cm. - Đề tài đã đề xuất các giải pháp thích ứng để giảm thiểu tác động không mong muốn của BĐKH đến tài nguyên đất. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong việc đánh giá tác động BĐKH đến tài nguyên đất và đề xuất giải pháp ứng phó. 8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, hệ thống bảng biểu thì nội dung đề tài gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Biểu hiện của BĐKH ở vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế. Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của BĐKH đến tài nguyên đất vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp thích ứng .
  • 24. 20 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH) và thích ứng với BĐKH 1.1.1.1. Biến đổi khí hậu Theo Điều 1, điểm 2 Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (UNFCCC) năm 1992, biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của con ngƣời gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát đƣợc trong những thời kỳ có thể so sánh đƣợc (United Nations, 1992). Theo IPCC (2007) “BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn” [51]. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010) đã đƣa ra định nghĩa về BĐKH “là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.[4]. Nhƣ vậy, nếu xem trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. 1.1.1.2. Thích ứng với BĐKH Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay của con ngƣời trong ứng phó với các kích thích thực tế hoặc dự kiến của khí hậu hay với tác động của chúng, với việc hạn chế những tác hại và khai thác các cơ hội mà nó mang lại. Có thể phân biệt nhiều loại thích ứng, bao gồm thích ứng dự liệu trƣớc và thích ứng mang tính phản ứng, thích ứng cá nhân và thích ứng tập thể, thích ứng theo bản năng tự nhiên và thích ứng đƣợc lên kế hoạch (IPCC, TAR, 2001a). Thích ứng là quá trình tăng cƣờng, phát triển và thực hiện các chiến lƣợc để hạn chế, ứng phó hay tận dụng những thuận lợi từ hậu quả của các hiện tƣợng khí hậu (UNDP, 2005).
  • 25. 21 Thích ứng là quá trình hoặc kết quả của một quá trình mà sẽ dẫn đến việc giảm tác hại hay nguy cơ gây hại, thực hiện các lợi ích gắn liền với biến động của khí hậu và biến đổi khí hậu (UKCIP, 2003). Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (MONRE, 2008). Sự khác nhau giữa các định nghĩa này là do những kỳ vọng khác nhau của mỗi bên liên quan, tùy thuộc vào ý nghĩa của nó mà quyết định sử dụng trong hoàn cảnh phù hợp. Tuy nhiên, IPCC cung cấp một khái niệm rộng hơn, bao gồm phân biệt các loại hình thích ứng, biện pháp thích ứng mang tính kỹ thuật, thể chế ứng phó và còn bao gồm thích ứng của hệ thống tự nhiên, kể cả con ngƣời nên đƣợc đề tài vận dụng trong nghiên cứu. 1.1.2. Biểu hiện của BĐKH 1.1.2.1. Trên toàn cầu  Biểu hiện của biến đổi khí hậu Nhiệt độ tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên: Theo IPCC, nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hƣớng tăng khiến cho Trái Đất nóng lên, cao hơn nhiệt độ trung bình hiện nay (150 C). Từ năm 1850 đến nay, nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740 C; trong đó nhiệt độ tại 2 cực của Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu, nhiệt độ trên đất liền tăng nhiều hơn ở trên biển. (Hình 1.1). Hình 1.1 Sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1880 đến năm 2010 Nguồn [8]
  • 26. 22 Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên rõ rệt trong thời kỳ 1920 - 1940, sau đó giảm dần trong khoảng giữa những năm 1960 và lại tiếp tục tăng từ sau năm 1975. Đây là thời kỳ nhiệt độ Trái Đất cao nhất trong vòng 600 năm trở lại đây và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua [8]. Bƣớc sang thế kỷ 21, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Năm 2003 nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng 0,460 C so với trung bình của thời kỳ 1971 - 2000, trong đó chuẩn sai nhiệt độ ở bán cầu Bắc là +0,59C, ở bán cầu Nam là + 0,320 C. Các dự tính của các nhà khoa học cho thấy đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể sẽ tăng 2,0-4,50 C so với cuối thế kỷ 20. Trái Đất sẽ nóng lên khá rõ rệt [8]. Mực nước biển dâng cao: Các đo đạc và tính toán cho thấy cùng với sự tăng lên của nhiệt độ là sự tăng lên của mực nƣớc biển trên các đại dƣơng thế giới. Tính chung, mực nƣớc biển trung bình lên 10 - 25cm với tốc độ tăng trung bình 1 - 2mm/năm trong thế kỷ 20. Thời kỳ 1993 - 2003 mức nƣớc biển đã dâng cao khoảng 2,8mm/năm, trong đó tăng khoảng 1,6mm/năm do giãn nở nhiệt độ và khoảng 1,2mm/năm do băng tan. Đang chú ý là trong thời gian gần đây, thời kỳ 1993 - 2003, mực nƣớc biển dâng nhanh đáng kể so với khoảng thời kỳ trƣớc đó từ 1961 – 2003 [8]. Hình 1.2. Mực nƣớc biển trung bình và xu thế mực nƣớc biển toàn cầu giai đoạn 1992-2011 Nguồn [8]
  • 27. 23 Sự thay đổi thành phần của khí quyển: Tác động của những hoạt động do con ngƣời gây ra cùng với những tác động của tự nhiên nhƣ núi lửa, cháy rừng, hạn hán, bão, lũ lụt đã làm cho thành phần của khí quyển thay đổi rất nhiều. Đó là sự gia tăng của các chất khí nhà kính trong khí quyển, tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nồng độ rất thấp so với hai chất khí chủ yếu là nitơ (78%) và ôxi (21%) nhƣng tác hại của chúng lại rất lớn [8]. Sự xuất hiện và có chiều hướng gia tăng của các thiên tai: Các thiên tai có liên quan đến khí quyển, đến sự BĐKH trên quy mô toàn cầu nhƣ bão lớn (siêu bão) lốc xoáy, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, trở nóng, trở lạnh... xảy ra thƣờng xuyên hơn, đột ngột và bất thƣờng hơn, trái với các quy luật thông thƣờng, cƣờng độ cũng lớn hơn, quy mô cũng rộng lớn hơn. Các thiên tai này đã gây nên những thiệt hại vô cùng nặng nề, những thảm hoạ cho nhân loại do khó dự báo trƣớc, khó phòng tránh và lƣờng trƣớc hết các hậu quả do chúng mang lại [8].  Kịch bản Biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21 - So với trung bình thời kỳ 1988 - 2005: Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 1,80 C (RCP4.5) và tăng khoảng 3,70 C (RCP8.5). Lƣợng mƣa tăng ở vùng vĩ độ cao và trung bình, giảm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mực nƣớc biển tiếp tục tăng trong thế kỷ 21 với tốc độ lớn hơn 2,0 mm/ năm. Mực nƣớc biển dâng trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ 21 tăng 47 cm (RCP4.5) và tăng khoảng 63 m (RCP8.5) [53], (bảng 1.1 và phụ lục 2). - Về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: Cực đoan nhiệt độ có xu thế tăng, theo kịch bản RCP8.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ngày lạnh nhất tăng từ 50 C đến 100 C; nhiệt độ ngày nóng nhất tăng từ 50 C đến 70 C; Mƣa cực trị có xu thế tăng. Dự tính lƣợng mƣa 1 ngày lớn nhất trong năm (tính trung bình 20 năm) tăng 5,3% ứng với mức tăng 10 C của nhiệt độ trung bình. Gió mùa có xu hƣớng tăng về phạm vi và cƣờng độ trong thế kỷ 21. Thời điểm bắt đầu của gió mùa xảy ra sớm hơn và kết thúc muộn hơn dẫn đến sự chậm pha của mùa mƣa. Bão mạnh có chiều hƣớng gia tăng, mƣa lớn do bão gia tăng [53].
  • 28. 24 Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng toàn cầu cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1986 - 2005 Thời kỳ 2046 - 2065 2081 - 2100 Mức tăng nhiệt độ trung bình (0 C) Kịch bản Trung bình Khoảng giới hạn Trung bình Khoảng giới hạn RCP2.6 1.0 0.4-1.6 1.0 0.3-1.7 RCP4.5 1.4 0.9-2.0 1.8 1.1-2.6 RCP6.0 1.3 0.8-1.8 2.2 1.4-3.1 RCP8.5 2.0 1.4-2.6 3.7 2.6-4.8 Mực nƣớc biển trung bình (cm) Kịch bản Trung bình Khoảng giới hạn Trung bình Khoảng giới hạn RCP2.6 24 17-32 40 26-55 RCP4.5 26 19-33 47 32-63 RCP6.0 25 18-32 48 33-63 RCP8.5 30 22-38 63 45-82 Nguồn: [53]. 1.1.3.2. Ở Việt Nam  Biểu hiện Biến đổi khí hậu Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,70 C, mực nƣớc biển dâng khoảng 20cm. Hiện tƣợng Elnino, Lanina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các loại hình thiên tai mà đặc biệt là bão lũ, hạn hán ngày càng ác liệt [8]. Theo đánh giá của Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP): Việt Nam nằm trong số 5 nƣớc đứng đầu thế giới dễ bị tổn thƣơng nhất đối với biến đổi khí hậu và khi mực nƣớc biển tăng 1m ở Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% ngƣời mất nhà cửa, giảm 7% sản lƣợng nông nghiệp (tƣơng đƣơng 5 triệu tấn thóc) và 10% GDP.
  • 29. 25 Bảng 1.2: Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam Vùng khí hậu Nhiệt độ (O C) Lƣợng mƣa (%) Tháng I Tháng VII Năm Thời kỳ XI-IV Thời kỳ V-X Năm Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 6 -6 -2 Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6 0 -9 -7 Đồng bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6 0 -13 -11 Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3 Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3 20 20 20 Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6 19 9 11 Nam Bộ 0,8 0,4 0,6 27 6 9 Nguồn: IMHEN/2010 Việt Nam là nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm thƣờng vƣợt quá 200 C, lƣợng mƣa trung bình 1500 mm. Mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4, còn mùa nóng diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10. Tuy nhiên, các chỉ số này thay đổi theo từng vùng miền, từng địa hình và theo cả địa hình cho nên mùa mƣa với lũ lụt và mùa khô với hạn hán thƣờng mang tính cực đoan và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam nằm dọc theo đƣờng di chuyển bão Tây - Bắc Thái Bình Dƣơng và là một trong 10 nƣớc trên thế giới đƣợc coi là dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 6 - 7 trận bão hay áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến vùng bờ biển của Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam cho thấy, từ năm 1900 đến năm 2000, nhiệt độ trung bình tăng 0,10 C một thập kỷ. Mùa hè nóng hơn với nhiệt độ trung bình các tháng hè tăng từ 0,10 C đến 0,30 C một thập kỷ. Nếu so với năm 1990, nhiệt độ tăng trong khoảng từ 1,4 - 1,50 C vào năm 2050 và từ 2,5 - 2,80 C vào năm 2100. Điều này cho thấy xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm lại lớn lên. Mùa nóng sẽ khắc nghiệt, và lƣợng mƣa cùng với cƣờng độ mƣa sẽ tăng lên đáng kể ở các vùng miền. Mùa khô sẽ càng sâu sắc và có nguy cơ biến các vùng dễ bị tổn thƣơng nhƣ Nam Trung Bộ thành bán hoang mạc. Phần lớn diện tích vùng ven bờ của Việt Nam bị đe dọa ngập lụt hàng năm, trong đó có ĐB sông Cửu Long chiếm 75% tổng diện tích, và 10% diện tích của ĐB sông Hồng. Ở một số khu vực nhƣ các tỉnh miền Trung và
  • 30. 26 ĐB sông Cửu Long, lũ xuất hiện với cƣờng độ ngày càng tăng. Các trận bão gần đây mà Việt Nam phải hứng chịu đã trở nên khốc liệt và quỹ đạo các trận bão dƣờng nhƣ đã chuyển hƣớng về phía Nam - vốn là những mảnh đất an toàn. Theo chƣơng trình MT của LHQ (1993) mực nƣớc biển bao quanh Việt Nam đã dâng cao 5cm từ giữa 1960 đến năm 1990. Tổng cục Khí tƣợng - Thủy văn ƣớc tính mực nƣớc biển đang dâng cao với tốc độ trung bình là 2mm/năm. Hiện tƣợng xói lở bờ biển cũng đã và đang xảy ra nhƣ ở Cà Mau có một số địa phƣơng bị xói lở 600 ha với các dải đất rộng 200m bị mất. Theo ông Bernard Ơ Callaghan - điều phối viên chƣơng trình của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới cho biết: “Mực nƣớc biển dâng cao, nhƣ dự báo vào năm 2030, sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của ĐB sông Cửu Long có nguy cơ nhiễm mặn cực độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Nếu mực nƣớc biển dâng cao 1m, phần lớn ĐBSCL sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm”. Số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong 2 thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15 - 16 đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (tháng 11 đến tháng 3) thấp dị thƣờng (0 - 1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thƣờng gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp [6]. Trong những năm gần đây, số cơn bão có cƣờng độ mạnh nhiều hơn, quĩ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thƣờng hơn. Trận lụt lịch sử diễn ra vào cuối năm 1999 đã cƣớp đi 800 sinh mạng và gây thiệt hại hơn 300 triệu USD; sự tàn phá của cơn bão Xangsane (tháng 10/2006) với sức gió mạnh lên đến trên cấp 13 (149km/h), gió giật lên đến 205km/h làm sóng biển dâng cao 7m. Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhƣng với mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí hậu. Hiện tƣợng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nƣớc, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ.
  • 31. 27 Ở Việt Nam, số liệu mực nƣớc quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình năm không giống nhau. Hầu hết các trạm có xu hƣớng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại không thể hiện rõ xu hƣớng này. Xu thế biến đổi trung bình của mực nƣớc biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8mm/năm.  Kịch bản Biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21 - Theo kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng năm 2012, dự báo ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ từ 1 - 2,20 C (B1), từ 1,9 - 3,10 C (B2, A1B), từ 2,5 - 3,70 C (A2, A1BI). Mức tăng lƣợng mƣa từ 5 - 6% (B1), từ 2 - 7% (B2, A1B), từ 2 - 10% (A2, A1BI) (phụ lục 3). Mực nƣớc biển dâng từ 49 - 64 cm (B1), từ 57 - 73 cm (B2, A1B), từ 78 - 95 cm (A2, A1BI) (bảng 1.3). Bảng 1.3. Mức tăng nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng ở Việt Nam đến cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 Kịch bản BĐKH Mức tăng nhiệt độ ( 0 C) Mức tăng lượng mưa (%) Mực nước biển dâng (cm) B1 1 - 2,2 5 – 6 49 - 64 B2, A1B 1,9 - 3,1 2 – 7 57 - 73 A2, A1FI 2,5 - 3,7 2 – 10 78 - 95 Nguồn [8] 1.1.3. Nguyên nhân của BĐKH toàn cầu 1.1.3.1. Nguyên nhân do những quá trình tự nhiên Xuất phát từ nguồn gốc năng lƣợng chủ yếu cho mọi quá trình tự nhiên cũng nhƣ quyết định sự sống của sinh vật trên Trái Đất là nguồn năng lƣợng bức xạ mặt trời. Nguồn năng lƣợng này tác động trực tiếp tới Trái Đất thông qua những diễn biến trong khí quyển. Khi nguồn năng lƣợng này có những biến động bất thƣờng, tất yếu sẽ dẫn đến những BĐKH Trái Đất. Sự biến động bất thƣờng của nguồn năng lƣợng bức xạ mặt trời chiếu tới bề mặt Trái Đất có thể do các nguyên nhân sau: - Bức xạ mặt trời - nguồn năng lƣợng chủ yếu của Trái Đất cũng có thể thay đổi. - Góc nghiêng giữa trục quay của Trái Đất với mặt phẳng hoàng đạo cũng có sự thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của hệ Mặt Trời.
  • 32. 28 - Khói bụi do hoạt động của núi lửa phun trào hoặc do sự va đập của các thiên thạch vào Trái Đất gây nên các vụ nổ rất lớn làm lớp không khí sát bề mặt đất bị che phủ mù mịt ngăn cản năng lƣợng bức xạ mặt trời chiếu tới Trái Đất khiến cho Trái Đất bị lạnh đi trong một thời gian dài. - Sự biến động của thành phần các chất khí trong khí quyển cũng luôn diễn ra. Thƣờng là khi thành phần hơi nƣớc và khí CO2 tăng lên làm cho nhiệt độ không khí cũng tăng lên. Các quá trình tự nhiên này thƣờng diễn ra trong thời gian dài tới hàng triệu năm và cũng có khi diễn ra theo chu kỳ kế tiếp nhau từ hàng nghìn năm tới hàng chục vạn năm. Bởi vậy ngƣời ta cũng thƣờng nói đó là sự BĐKH trong thời kỳ địa chất. 1.1.3.2. Nguyên nhân do ảnh hưởng hoạt động của con người Khí hậu của Trái Đất hiện nay đang nóng lên. Những quan trắc và đo đạc trong vòng hơn 200 năm gần đây ngƣời ta nhận thấy nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng nồng độ của các chất khí nhƣ CO2, CH4 và một số chất khí khác. Các chất khí năng có đặc tính hấp thu rất mạnh nguồn năng lƣợng bức xạ sóng dài làm cho các lớp không khí ở sát mặt đất nóng lên giống nhƣ khả năng giữ nhiệt trong nhà kính.Vì thế các chất khí này đƣợc gọi là khí nhà kính. Sự tăng nồng độ của khí nhà kính sẽ dẫn đến sự tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển và dẫn đến kết quả là làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất. Theo tính toán của các nhà khoa học, tỉ lệ phần trăm của các chất khí gây nên hiệu ứng nhà kính hiện nay là: CO2 50%; CFCs 20%; CH4 16%, O3 8%, N2O 6%; tỉ lệ phần trăm của các hoạt động con ngƣời sản sinh ra các khí nhà kính là: sản xuất điện năng 21,3%; nông nghiệp 12,5%; khai thác, chế biến và phân phối nhiên liệu 11,3%; thƣơng mại và tiêu dùng 10,3%; sử dụng và đốt cháy sinh khối 10,0%; rác thải 3,4%. Trong số các chất khí nhà kính thì khí CO2 là chất khí đóng vai trò quan trọng nhất vì nó chiếm tới một nửa khối lƣợng khí nhà kính và đóng góp tới 60% khả năng làm tăng nhiệt độ không khí. Từ giữa thế kỷ thứ 18 nhân loại bƣớc vào thời kỳ sản xuất công nghiệp. Hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi rất nhiều năng lƣợng, nguyên liệu. Con ngƣời phải đốt nhiều loại nhiên liệu hóa thạch và thải vào khí quyển ngày càng nhiều CO2. Các số liệu đo đạc cho thấy chỉ trong vòng 250 năm,
  • 33. 29 từ năm 1750 đến năm 2000, nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng lên khoảng 28%, từ 280ppm lên 370ppm và tính trung bình tổng lƣợng CO2 trong khí quyển tăng từ 0,5 đến 1% mỗi năm. Lƣợng CO2 trong khí quyển tăng lên còn do việc sử dụng ngày càng nhiều các phƣơng tiện giao thông, hoạt động sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là nạn đốt phá rừng, cháy rừng thải vào khí quyển nhiều khí CO2 làm giảm hẳn khả năng hấp thụ khí CO2 trong không khí. Chính vì thế chỉ số CO2 đƣợc lựa chọn là chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định và tính toán các kịch bản BĐKH. Khí CH4 là loại khí nhà kính quan trọng thứ hai sau khí CO2 chủ yếu do hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra từ sự phân giải yếm khí của các thải hữu cơ. Khí CH4 cũng có thể do các mỏ than, giếng dầu và các ống dầu khí rò rỉ ra. Tính chung nồng độ khí CH4 trong khí quyển tăng lên rất nhanh và hoạt động của con ngƣời đã chiếm một nửa trong số tăng đó. N2O là khí nhà kính có nguồn gốc tự nhiên, chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong thành phần khí quyển. Tuy vậy do hoạt động của con ngƣời đốt các loại nhiên liệu, đốt phá rừng, sản xuất các hóa chất, sử dụng phân hóa học đã làm cho nồng độ ôxit ni tơ tăng lên khoảng 8% trong khoảng 100 năm gần đây và làm tăng 15% lƣợng ôxit ni tơ trong khí quyển. Khí O3 là loại khí nhà kính quan trọng thứ ba sau khí mêtan. O3 có nguồn gốc tự nhiên và do hoạt động của con ngƣời thải vào khí quyển từ việc sử dụng các động cơ, các nhà máy điện. Hiện nay hàm lƣợng khí ôzôn ở tầng đối lƣu đã tăng lên khoảng 35% so với thời kỳ tiền công nghiệp. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT 1.2.1. Khái niệm về đất và tài nguyên đất 1.2.1.1. Đất Theo Dokuchaev “Đất nhƣ là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất đƣợc coi là khác biệt bởi với đá. Đá trở thành đất dƣới ảnh hƣởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất nhƣ khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi” (Vũ Ngọc Tuyên, 1994; Nguyễn Ngọc Bình, 2007).
  • 34. 30 Nhìn từ góc độ thổ nhƣỡng học, nguồn gốc ban đầu của đất (soil) là từ các loại đá mẹ nằm trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dƣới tác động của các yếu tố lý học, hóa học và sinh học (Nguyễn Mƣời và cs., 2000). Thổ nhƣỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (khí quyển),nƣớc (thuỷ quyển), sinh vật (sinh quyển), đá mẹ (thạch quyển), qua thời gian lâu dài. Thổ nhƣỡng là một hỗn hợp gồm các khoáng vật do đá mẹ phong hoá dƣới tác động của các nhân tố vật lý, hoá học và chất mùn do xác động thực vật phân huỷ tạo thành (Vũ Ngọc Tuyên, 1994). 1.2.1.2. Tài nguyên đất Đất bao gồm thành phần vật chất và năng lƣợng hàm chứa trong nó đƣợc phát sinh sau cùng. Khi đất đƣợc đƣa vào sử dụng cho con ngƣời thì đất là tài nguyên. Tài nguyên đất có khả năng phục hồi song có tính chậm chạp. Để hình thành một phẫu diện đất hoàn chỉnh phải cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. 1.2.2. Vai trò của đất Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm đƣợc tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lƣợng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất – cơ sở không gian, đồng thời là đối tƣợng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất nhƣ cày, bừa, xới xáo….) và công cụ hay phƣơng tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai ngƣời, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều đƣợc xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử dụng đất. 1.2.3. Các nhân tố thành tạo đất - Đá me ̣: Đất đƣợc hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ. Vai trò của đá mẹ thể hiện:
  • 35. 31 + Cung cấp vật chất khoáng nguyên sinh và thứ sinh, hình thành bộ phận vô cơ của đất, giải phóng và hình thành những nguyên tố hóa học trong đất (Si, K,Ca, Fe, Al...). + Ảnh hƣởng đến thành phần cơ giới và các tính chất vật lí của đất, độ dày tầng đất. - Khí hậu: Khí hậu có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành đất: + Trƣ̣c tiếp: Nƣớc mƣa quyết đi ̣nh độẩm, mƣ́ c độrƣ̉ a trôi, pH của dung di ̣ch đất và tham gia tích cƣ̣c vào phong hóa hóa học . Nhiê ̣t độlàm cho đất nóng hay lạnh, nó thúc đẩy quá trình hóa học, hòa tan và tích lũy chất hữu cơ. + Gián tiếp: Biểu hiê ̣n qua thế giới sinh vâ ̣t mà sinh vâ ̣t là yếu tố chủ đa ̣o cho quá trình hình thành đất: biểu hiê ̣n qua quy luâ ̣t phân bố đi ̣a lý theo vĩ độ, độcao và khu vƣ̣c. - Sinh vật: Là nhân tố có tác dụng chủ đạo trong sự hình thành đất. + Thực vật có vai trò quan trọng nhất vì nó tổng hợp nên chất hƣ̃u cơ tƣ̀ nhƣ̃ng chất vô cơ của đất và của khí quyển – nguồn chất hƣ̃u cơ của đất. + Vi sinh vâ ̣t phân hủy, tổng hợp và cố đi ̣nh nitơ (N) + Các động vật đất cũng là nguồn cung cấp hữu cơ cho đất , xới đảo đất làm cho đất tơi xốp, đất có cấu trúc. - Đi ̣a hình + Phân bố lại nhiệt ẩm trên bề mặt lục địa. Sự thay đổi độ cao địa hình kéo theo sự thay đổi độ ẩm và chế độ nhiệt hình thành nên các đai thổ nhƣỡng theo chiều cao. Hƣớng phơi của sƣờn cũng ảnh hƣởng đến sự hình thành đất. + Dạng địa hình (núi, đồi, thung lũng, đồng bằng...) góp phần hình thành các loại đất khác nhau (phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu) + Địa hình phân bố lại vật chất dƣới tác dụng của trọng lực do dòng nƣớc chảy thể hiện qua hiện tƣợng xói mòn và bồi tụ, hình thành các loại đất tƣơng ứng. - Yếu tố thời gian + Yếu tố này đƣợc coi là tuổi của đất . Đó là thời gian diễn ra quá trình hình thành đất.
  • 36. 32 + Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cƣờng độ của các quá trình tác động đóĐất có tuổi càng cao, thời gian hình thành đất càng dài thì sƣ̣ phát triển của đất càng rõ rê ̣t. - Con người: Ngày nay hoạt động sản xuất của con ngƣời có tác động rất ma ̣nh đối với quá trình hình thành đất. Tích cực: Sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo đất làm cho độ phì của đất ngày càng tốt hơn. Tiêu cực: Sử dụng đất bất hợp lí dẫn đến xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, hoang mạc hóa đất... 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA BĐKH VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐẤT 1.3.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất với các yếu tố khí hậu 1.3.1.1. Vai trò của khí hậu trong quá trình hình thành đất Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2014), các yếu tố khí hậu nhƣ mƣa, gió, nhiệt độ, biến thiên nhiệt độ (theo ngày, đêm, theo mùa) có tác dụng mạnh đến sự hình thành tài nguyên đất, cụ thể nhƣ sau: Ảnh hưởng trực tiếp: Khí hậu ảnh hƣởng trực tiếp đến đất đƣợc thể hiện ở lƣợng nƣớc mƣa và nhiệt. Nƣớc và nhiệt độ là tác nhân gây nên phong hóa hóa học, lý học đá và khoáng. Lƣợng nƣớc mƣa nhiều hay ít quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi, độ pH của đất, thúc đẩy phong hóa hóa học. Nƣớc ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lƣợng mƣa nhiều, độ ẩm cao, mức độ rửa trôi mạnh, do đó trong quá trình phong hóa kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi. Đất đƣợc hình thành có phản ứng chua và phong hóa hóa học chiếm ƣu thế. Trong quá trình hình thành đất đai, nƣớc đóng vai trò là “vật mang”, “vật vận chuyển” và là nơi hòa tan các vật liệu cấu tạo nên môi trƣờng sinh thái đất. Do vậy chế độ nƣớc có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự tạo thành đất đai và tính chất môi trƣờng sinh thái của vùng đó. Vùng khô hạn thì đất đai sẽ trơ sỏi đá, vùng ngập úng thì đất đai sẽ yếm khí, vùng nhiễm phèn thì đất đai sẽ phèn hóa, vùng bị ảnh hƣởng mặn thì đất đai sẽ bị nhiễm mặn,… Lƣu lƣợng nƣớc và tốc độ dòng chảy sẽ gây xói mòn nơi này và bồi tích nơi khác, tạo nên những dạng đất khác nhau. Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, do đó có ảnh hƣởng đến cƣờng độ phong hóa hóa học và phong hóa sinh học. Nhiệt độ có tác dụng làm tăng khả năng hòa tan, tăng quá trình chuyển hóa hóa học trong đất, tăng sự phân giải hộ chất mùn. Khi nhiệt độ càng nóng, gió to thì sự bốc hơi nƣớc trong đất càng cao và ngƣợc lại.
  • 37. 33 Ảnh hưởng gián tiếp: Khí hậu có ảnh hƣởng gián tiếp tới đất thông qua sinh vật. Thƣờng khí hậu nhiệt đới thực vật phát triển phong phú, cung cấp lƣợng chất hữu cơ cho đất. Khu hệ vi sinh đất phong phú có ảnh hƣởng lớn tới quá trình phân hủy và tổng hợp các hợp chất khác nhau ở trong đất. Sinh vật và khí hậu gắn với nhau một cách chặt chẽ đến mức ngƣời ta thƣờng gọi chúng là điều kiện sinh khí hậu của đất. Ở mỗi đới khí hậu, hình thành nên một kiểu đất khác nhau. Để minh chứng thêm về những đặc trƣng khí hậu ảnh hƣởng đến sự thành tạo đất đai, chẳng hạn: Vùng núi Bắc Bộ (bao gồm toàn bộ vùng đồi núi phía Bắc và vùng Tây Bắc) có ranh giới phía Tây là dãy Biooc - cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc - nên có nền nhiệt về mùa đông thấp nhất so với toàn quốc (nhiệt độ thấp hơn 20oC kéo dài tới hơn 4 tháng); lƣợng mƣa hàng năm không đều, nơi thì mƣa nhiều, nơi thì mƣa ít. Cho nên, ở đây có quá trình phong hóa kém, các sản phẩm phong hóa nghèo nàn. Riêng vùng Tây Bắc thì đất ở đây nhìn chung có khá hơn do lƣợng mƣa cao hơn và điều kiện nhiệt độ có ẩm hơn (Tổng cục Quản lý đất đai, 2014). 1.3.1.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất và các yếu tố khí hậu Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2014) đặc điểm của đất đai và các yếu tố khí hậu có mối quan hệ nhƣ sau: Nhiệt trong đất: Chế độ nhiệt rất quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển của đất, liên quan chặt chẽ đến tính chất lý học, hóa học, sinh hóa học trong đất. Nhiệt độ trong đất còn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của thực vật và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển. Đất khác nhau có tính chất nhiệt khác nhau, một số hấp phụ và giữ nhiệt rất tốt, số khác ngƣợc lại. Màu của đất càng đen thì đất đó hút nhiệt càng mạnh. Mặt đất cao thấp độ dốc khác nhau thì cƣờng độ hút nhiệt sẽ khác nhau. Mặt đất bằng phẳng hút nhiệt yếu hơn mặt đất gồ ghề, dốc. Không khí trong đất: Các chất khí trong đất rất cần thiết cho các sinh vật sống trong đất và cho các quá trình hóa học. Trong số các chất khí quan trọng hơn cả là oxy và cacbonic. Giữa không khí đất và không khí khí quyển luôn xảy ra sự trao đổi. Sự trao đổi này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau: Sự khuyếch tán
  • 38. 34 các khí do hàm lƣợng phần trăm khác nhau của không khí đất và khí quyển; do sự thay đổi nhiệt độ. Khi đất bị hun nóng sẽ tăng nhiệt độ và áp suất của không khí đất, do vậy không khí đất sẽ bay vào khí quyển. Khi đất bị lạnh, không khí khí quyển có nhiệt độ cao hơn và sẽ thâm nhập vào đất, do sự thâm nhập của nƣớc mƣa, sƣơng… Trong không khí đất, hàm lƣợng O2 và CO2 thay đổi nhiều vì những khí này tác động mạnh với nhiều chất khác nhau. Khi tăng nhiệt độ, lƣợng CO2 trong đất tăng vì quá trình sinh học xảy ra mạnh mẽ. CO2 trong đất có ý nghĩa quan trọng, nó hòa tan trong dung dịch đất và gây ra sự phong hóa hóa học của các loại đá, làm tăng độ hòa tan CaCO3, MgCO3 và chuyển chúng sang dạng bicacbonat, CO2 còn làm tăng độ hòa tan củaphotphat. Nước trong đất: Nguyên nhân cơ bản của việc thâm nhập nƣớc vào đất là vòng đại tuần hoàn địa chất. Nƣớc của biển và đại dƣơng bay hơi và một phần thâm nhập vào mặt lục địa. Đến bề mặt đất, phụ thuộc vào cƣờng độ, đặc tính của trầm tích, hoặc ở tại chỗ, hoặc chảy xuống chỗ thấp, hoặc thấm vào đất. Độ chua của đất: Các đặc trƣng của khí hậu nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, đặc biệt là lƣợng mƣa ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình phong hoá đá, sự chuyển hoá và di chuyển vật chất, đồng thời còn ảnh hƣởng đến thực bì và hoạt động của sinh vật trong đất. Tất cả các quá trình này đều có quan hệ chặt chẽ vớis ự hình thành và biến đổi độ chua của đất. Nói chung nhiệt độ càng cao và lƣợng mƣa càng lớn thì càng có lợi cho tác dụng vụn bở và rửa trôi vật chất. Độ kiềm của đất: Trong điều kiện ngập nƣớc, các muối dạng sunfat tác dụng với chất hữu cơ tạo thành sunfua sau chuyển thành dạng muối cacbonat trong đất, muối cacbonat thuỷ phân làm cho đất có phản ứng kiềm. Ở Việt Nam, diện tích đất có phản ứng kiềm rất nhỏ. Một số vùng đất phù sa ven biển nhiễm mặn nhƣ ở Hải Phòng, Nam Định... có pH vào khoảng 7,0 - 8,0 không gây ảnh hƣởng xấu đến cây trồng vì thế chúng đƣợc xếp vào “nhóm đất mặn trung tính”. Quá trình oxy hóa khử trong đất: Trong đất thoáng khí quá trình oxy hoá khử trong đất đƣợc quyết định bởi nồng độ O2 tự do trong không khí đất và O2 hoà tan trong dung dịch đất. Nồng độ oxy trong không khí đất và trong dung dịch đất càng cao thì Eh càng cao.
  • 39. 35 Quá trình khoáng hóa xác hữu cơ trong đất: Khoáng hoá là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tạo thành các hợp chất khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là hợp chất tan và khí. Tốc độ khoáng hóa cũng phụ thuộc vào độ pH, thành phần cơ giới đất, nhiệt độ, độ ẩm...Khoáng hóa cần điều kiện thoáng khí, nƣớc nhƣng nếu độ ẩm cao quá gây ra yếm khí, vi sinh vật khó hoạt động. Quá trình mùn hóa xác hữu cơ trong đất: Mùn hoá là quá trình tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến sự hình thành những hợp chất mùn. Nhân tố khí hậu chính ảnh hƣởng đến sự mùn hoá là: chế độ nhiệt, không khí và nƣớc của đất. Chế độ nƣớc, không khí ảnh hƣởng đến điều kiện háo khí hoặc yếm khí. Trong điều kiện khô hanh quanh năm, tốc độ mùn hoá chậm, nhƣng nếu thƣờng xuyên ngập nƣớc, mùn hoá thực hiện dƣới tác động của vi sinh vật yếm khí sẽ sinh ra những axit hữu cơ và các chất khử (CH4, H2S...), những chất này kìm hãm sự hoạt động của vi sinh vật làm cho tốc độ mùn hoá chậm hẳn và xác hữu cơ biến thành than bùn. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình mùn hoá là - 30 C (Tổng cục Quản lý đất đai,2014). 1.3.2. Tác động của các yếu tố khí hậu đến sử dụng đất 1.3.2.1 Ảnh hưởng đến chất lượng đất Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2014), các yếu tố khí hậu ảnh hƣởng đến chất lƣợng đất, gồm: Quá trình mặn hóa do nước biển dâng cao và bốc hơi mạnh hơn: Trái đất có xu hƣớng nóng lên tạo điều kiện cho ƣớc biển dâng dần, đẩy quá trình xâm nhập mặn tiến sâu vào trong nội địa qua hệ thống sông ngòi, rạch, kênh, mƣơng chằng chịt, gần biển hơn là các vùng ngập nƣớc mặn trên mặt đất. Ở các nơi có địa hình cao hơn, vào mùa khô, nƣớc mặn di chuyển lên mặt qua hệ thống mao quản và các khe hở trong đất. Quá trình mặn hóa xảy ra có ảnh hƣởng rất lớn đến đất đai, sự thay đổi hệ sinh vật sống trong môi trƣờng này, đặc biệt là nó làm phá vỡ tính cân bằng của hệ sinh thái. Sự phá vỡ này thƣờng gây suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng đất. Mặt khác, xâm nhập mặn do nƣớc biển dâng, trong nƣớc biển có nhiều muối NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3 vùng trũng có nhiều hữu cơ có cả Na2CO3 nhƣng chủ yếu là NaCl. Khi nƣớc biển dâng, muối NaCl theo nƣớc thủy triều tràn vào mạch nƣớc ngầm theo mao dẫn lên lớp mặt làm ảnh hƣởng môi trƣờng
  • 40. 36 đất, gây hại chủ yếu ở nồng độ muối vƣợt quá 1% sẽ gây chết cho cây cối và các ion Na+ và Cl- quá cao. Nồng độ cao của muối gây hại sinh lý cho thực vật và tiêu diệt vi sinh vật cùng động vật trong môi trƣờngđất. Quá trình xói mòn rửa trôi theo nước do lượng mưa và cường độ mưa trong mùa mưa tăng lên, nhất là ở những vùng lớp phủ thực vật bị tàn phá: xói mòn rửa trôi đất là một quá trình xảy ra do tác động qua lại của các yếu tố thời tiết, khí hậu, đất đai, cây trồng và tác dộng của con ngƣời, hậu quả là một khối lƣợng rất lớn đất và các vật liệu bề mặt đật bị cuốn trôi theo chiều dốc. Vào mùa mƣa, với lƣợng mƣa tập trung và độ che phủ kém, thành phần cơ giới đất nhẹ, hiện tƣợng xói mòn rửa trôi xảy ra mạnh trong đất lôi cuốn các sản phẩm hình thành đất. Mƣa gây xói mòn ở hai quá trình, quá trình xâm kích (va đập) của giọt mƣa và quá trình cuốn trôi của dòng chảy bề mặt. Lƣợng mƣa càng lớn và cƣờng độ mƣa càng mạnh thì lƣợng đất bị xói mòn càng nhiều. Hiện tượng ngập úng: tác động phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu và các hiện tƣợng khí hậu quy mô lớn nhƣ LaNina, ElNino có khả năng gia tăng cƣờng độ hoạt động của một số hình thế thời tiết gây mƣa, cƣờng độ mƣa có thể dẫn tới gia tăng đỉnh lũ, lƣợng lũ trên hệ thống, gây nên hiện tƣợng ngập úng ở nhiều vùng. Do mƣa bão tập trung vào mùa mƣa với cƣờng độ cao, nƣớc từ vùng đồi núi dốc với thảm thực vật che phủ thƣa thớt chảy xuống các dòng sông, suối. Tại vùng đồng bằng, nƣớc mƣa cũng chảy tràn từ những nơi địa bàn cao xuống địa bàn thấp và đổ xuống sông, kênh rạch. Nƣớc sông, suối dâng cao tràn vào đồng ruộng do không tiêu thoát kịp đã làm ngập úng hàng triệu ha. Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa: do sự tác động đan xen của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con ngƣời ở Việt Nam chủ yếu là: thoái hóa thảm thực vật, kết quả can thiệp của con ngƣời lên cân bằng hệ sinh thái tự nhiên; quá trình rửa trôi xói mòn, xói lở do lƣợng mƣa, cƣờng độ mƣa, độ dốc, độ dài sƣờn dốc, hệ số che phủ và phƣơng thức canh tác; quá trình thổi mòn và khoét mòn do gió; quá trình mặn hóa, xâm nhập mặn do nƣớc biển xâm nhập sâu vào nội địa và nƣớc ngầm có nồng độ muối cao; quá trình làm chặt đất kết von đá ong do hạn hán và canh tác không hợp lý; suy thoái chất hữu cơ trong đất: Nhiệt độ cao, hạn hán kéo dài làm quá trình khoáng hóa hữu cơ mạnh, quá trình mùn hóa yếu dẫn
  • 41. 37 đến lƣợng hữu cơ trong đất thấp; suy giảm chất dinh dƣỡng do phƣơng thức canh tác không bền vững. Quá trình xâm thực xói lở bờ sông, bờ biển: do mùa khô và hạn hán làm lòng sông bị nâng cao, tăng cƣờng quá trình xói mòn, rửa trôi đƣa vật liệu thô lấp dần lòng sông hoặc lắng đọng dƣới đáy sông dẫn đến thay đổi quy luật lòng sông, gia tăng quá trình xâm thực, xói lở bờ sông. Cùng với nƣớc biển dâng, tác động xâm thực bờ biển trong khu vực sẽ tăng lên đột biến. Sự phát triển các hồ chứa nƣớc phát điện trên dòng sông chính đang làm biến đổi chế độ dòng chảy mùa cạn và mùa lũ đồng thời làm giảm nghiêm trọng lƣợng phù sa xuống đồng bằng châu thổ. Tình trạng này không chỉ là tác nhân làm cho quá trình xói lở bờ biển trầm trọng thêm mà còn làm suy thoái hệ sinh thái ven biển. Rừng tràm, đƣớc ven biển còn tồn tại rất ít nhƣ hiện nay sẽ có nguy cơ mất đi do ngập sâu hơn, nền đất bị xói trôi hoặc không còn đủ lƣợng dinh dƣỡng. Quá trình phong thành cát bay, cát chảy: do bão tố nhiều hơn, tần số và tốc độ gió bão đều tăng lên đáng kể, gió to cùng với mƣa lớn mài mòn các sƣờn đất, bốc hơi tăng lên làm gia tăng quá trình hoang mạc đá; gia tăng quá trình cát bay, cát chảy vào đất liền, ruộng đồng và khu vực dân cƣ ven biển (Tổng cục Quản lý đất đai, 2014). 1.3.2.2 Tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất * Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất: với sự tăng lên của nhiệt độ trung bình về mặt trái đất, ranh giới các đới khí hậu tự nhiên theo chiều ngang và chiều thẳng đứng sẽ bị thay đổi. Trung bình, khi nhiệt độ tăng lên 10C, ranh giới khí hậu tự nhiên sẽ xê dịch về phía vĩ độ cao 100 - 200 km kéo theo nhiều thay đổi về điều kiện sử dụng đất đai ở các vùng. Viện Khoa học Khí tƣợng Thuỷ văn và Môi trƣờng (2010), đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất đai ở các vùng nhƣ sau: Vùng miền núi và Trung du Bắc Bộ: ranh giới của cây trồng nhiệt đới tiến về phía vùng núi cao hơn, phạm vi phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới điển hình mở rộng hơn, phạm vi phát triển cây trồng á nhiệt đới ngày càng thu hẹp. Sản xuất nông nghiệp phải có nhiều thay đổi để thích ứng với tình trạng nhiệt độ cao
  • 42. 38 hơn, mùa lạnh ngắn đi và mùa mƣa nóng dài thêm, mùa mƣa thất thƣờng, hạn hán và lũ lụt gia tăng. Tác động tiêu cực đến thế mạnh khai thác chế biến khoáng sản và thuỷ điện. Vùng đồng bằng sông Hồng: Thời gian thích nghi của một số loại cây trồng á nhiệt đới rút ngắn lại và do đó, vai trò của vụ đông trở nên mờ nhạt dần; cơ cấu cây trồng, thời vụ, biện pháp thâm canh sản xuất đều phải điều chỉnh. Chi phí sản xuất tăng lên. Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, tăng khó khăn cho nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản, đe dọa các công trình giao thông, cầu cảng ven biển và trên các đảo, chi phí cao hơn đối với các công trình xây dựng, các hoạt động công nghiệp, các hoạt động du lịch biển. Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ: cơ cấu cây trồng và thời vụ thay đổi do tình trạng nắng nóng, hạn hán dài hơn, khốc liệt hơn. Chi phí cho sản xuất nông nghiệp tăng lên, diện tích rừng ngập mặn thu hẹp, xói lở gia tăng và gây nhiều khó khăn cho nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và ảnh hƣởng sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế biển. Nguồn nƣớc suy giảm gây nhiều khó khăn cho cuộc sống, góp phần gia tăng dịch bệnh. Các khu công nghiệp ven biển và nhiều công trình giao thông gặp nhiều rủi ro trƣớc nguy cơ nƣớc biển dâng, cƣờng độ mƣa và ngập lụt. Vùng Tây Nguyên: sản xuất cây công nghiệp gặp khó khăn do khô hạn. Rừng á nhiệt đới có thể mất đi một phần diện tích đáng kể, giảm đi về chất lƣợng do sự dịch chuyển vành đai á nhiệt đới về phía cao hơn. Các cây nhiệt đới điển hình, nhất là cây công nghiệp có khả năng phát triển trên cả những nơi hiện có điều kiện nhiệt ít nhiều thấp hơn tiêu chuẩn nhiệt đới. Diện tích và chất lƣợng rừng nhiệt đới và cả động vật có giá trị cao sẽ ngày càng suy giảm, nguy cơ cháy rừng, khai phá rừng ngày một trở nên hiện hữu. Vùng Đông Nam Bộ: gia tăng hạn hán, làm giảm năng suất cũng nhƣ chất lƣợng cây trồng. Ảnh hƣởng xấu đến các loài thực vật quý hiếm ở vƣờn quốc gia Cát Tiên và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Ảnh hƣởng đến cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất khu công nghiệp, các dàn khoan, cầu cảng và hoạt động sản xuất khai thác dầu mỏ ngoài khơi bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Cƣ dân thành phố phải đối phó với thời tiết khắc nghiệt hơn, thiên tai nhiều hơn, ngập lụt gia tăng và thời