SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THỊ THÙY AN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ GÀNH NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên c ứu khoa học độc
lập của tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên c ứu thực tế, dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Châu
Các số liệu, kết quả nêu trong bài luận văn là trung thực và có ngu ồn gốc rõ
ràng. Các lập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra trên là quan điểm cá nhân sau
quá trình nghiên cứu.
Luận văn không sao chép bất kỳ nghiên cứu khoa học đã được côn g bố nào.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thùy An
i
LỜI CÁM ƠN
Cho phép tôi được bày tỏ lòng c ảm ơn sâu sắc tới tất cả các đơn vị, cá nhân
đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành b ản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành c ảm ơn sâu sắc tới giáo
viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nhgiên
cứu và hoàn thành b ản luận văn này. Tôi xin bày t ỏ sự biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo
Đại học kinh tế Đại học Huế cùng toàn t hể quý thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành c ảm ơn, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, Cục
thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục thống kê huy ện Phú Vang, và toàn th ể các
hộ gia đình, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu để
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin c ảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế - Đại học
Huế, chân thành cảm ơn tập thể ban chủ nhiệm khoa và giáo viên, các đồng nghiệp,
gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành lu ận văn.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thùy An
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Lê Thị Thùy An
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Niên khóa: 2016 -2018
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Châu
Tên đề tài: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú
Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phú Vang là m ột huyện tiếp giáp thành phố Huế, có vị trí địa lý thuận lợi để phát
triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tại huyện Phú Vang còn ch ậm, cơ cấu nông nghiệp còn b ất hợp lý, trồng trọt
vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều
tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi h ỏi
phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang
một cách hợp lý. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi đã chọn đề
tài “Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp huyện Phú Vang
tỉnh
Thừa Thiên Huế” làm luận văn của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp: Từ các số liệu, tài liệu của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng
Nông nghi ệp – Phát triển nông thôn huyện, các số liệu công bố của Chi cục Thống
kê huyện, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, đề tài nghiên c ứu các
tài liệu hiện có về lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp. Dữ liệu
sơ cấp được thu thập từ 130 phiếu khảo sát nông hộ và 30 phiếu khảo sát chuyên
gia. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, mô tả, so sánh.
3. Kết quả nghiên cứu
Luận văn đã: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT
nông nghi ệp. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang trong những năm qua,
chỉ ra kết quả, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng. Đề xuất giải pháp chủ yếu mang
tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại
huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới.
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCKT Cơ cấu kinh tế
CN Công nghi ệp
CNH Công nghi ệp hóa
CNTT Công ngh ệ thông tin
DV Dịch vụ
ĐVT Đơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
HĐH Hiện đại hóa
LN Lâm nghiệp
NĐ Nghị định
NN Nông nghi ệp
NQ Nghị quyết
QĐ Quyết định
R&D Nghiên cứu và phát tri ển
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TM Thương mại
TS Thủy sản
TT Thủ tướng
TW Trung Ương
UBND Ủy ban nhân dân
XD Xây dựng
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN.............................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ...........................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................iv
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................................xi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên c ứu của đề tài.....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU...........................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGI ỆP...............................................................................................5
1.1. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp.......................................................................................5
1.1.1. Vai trò c ủa nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân...................................................5
1.1.2. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.......................................................................6
1.2. Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp............................7
1.2.1. Cơ cấu kinh tế ng ành nông nghi ệp.....................................................................................7
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp.........................................................13
1.2.3. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp15
1.3. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp...........................22
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp của huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.............................................................................................................................................................22
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp của tỉnh Quảng Nam.............23
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế......................24
v
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
NÔNG NGHI ỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HU Ế.............26
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................26
2.1.1. Điều kiện về tự nhiên................................................................................................................26
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.........................................................................................................31
2.1.3. Đánh giá chung về huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên uế....................................35
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2012 – 2016................................................................................................................................................37
2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tại huyệ n Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên
Huế theo ngành sản xuất......................................................................................................................40
2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghi ệp (trồng trọt, chăn
nuôi và d ịch vụ........................................................................................................................................42
2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghi ệp............................................................49
2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành th ủy sản..................................................................50
2.4. Thực trạng sử dụng nguồn lực sản xuất tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghi ệp tại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế......................................51
2.4.1. Tình hình sử dụng đất...............................................................................................................51
2.4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động...........................................................................54
2.4.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư nông nghiệp............................................55
2.5. Kết quả khảo sát h ộ nông nghi ệp về tình hình sản xuất một số loại cây trồng,
vật nuôi chính trên địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế..............................56
2.5.1. Thống kê mô t ả mẫu khảo sát..............................................................................................57
2.5.2. Các hoạt động tạo thu nhập của hộ....................................................................................63
2.6. Kết quả khảo sát cán b ộ nhân viên, lãnh đạo huyện Phú Vang v ề tình hình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tại huyện.................................................................73
2.6.1. Mô t ả...............................................................................................................................................73
2.6.2. Kết quả khảo sát..........................................................................................................................73
2.7. Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại
huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................................77
vi
2.7.1. Những kết quả đạt được của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp
tại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế.................................................................................77
2.7.2. Hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại
huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................................78
2.7.3. Nguyên nhân c ủa những hạn chế.......................................................................................80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NH ẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NGÀNH NÔNG NGHI ỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN
HUẾ...............................................................................................................................................................82
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020..................................................................................................................................82
3.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.................................................................................83
3.3. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................84
3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch ngành nông nghi ệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát tri ển bền vững..................................................................................................84
3.3.2. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành nông nghiêp...................................................................................................87
3.3.3. Phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp và các s ản phẩm của kinh tế nông thôn........................................................................88
3.3.4. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn............................................................89
3.3.5. Phát triển và nâng cao ch ất lượng nguồn nhân lực....................................................90
3.3.6. Sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn tài nguyên g ắn với bảo vệ môi trường sinh
thái trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng...................................................................................................................................91
3.3.7. Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp..........................................92
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.....................................................................................94
1. Kết luận...................................................................................................................................................94
vii
2. Kiến nghị................................................................................................................................................95
TÀI LI ỆU THAM KHẢO.................................................................................................................97
PHỤ LỤC...................................................................................................................................................99
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT C ỦA PHẢN BIỆN 1+2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hìnhđất đai huyện Phú Vang 2012 - 2016 ............................. 28
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động huyện Phú Vang 2012 - 2016.......... 32
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Phú Vang giai đoạn 2012 -
2016................................................................................................. 38
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành nông l âm nghiệp, thủy sản huyện Phú Vang
2012 - 2016 ..................................................................................... 40
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành nông nghi ệp huyện Phú Vang 2012 – 201642
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại cây trồng của huyện Phú Vang
2012 - 2016 ..................................................................................... 44
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm ở huyện Phú Vang
2012 - 2016 ..................................................................................... 45
Bảng 2.8: Số lượng và sản lượng sản phẩm vật nuôi của huyện Phú Vang giai
đoạn 2012 - 2016 ............................................................................ 47
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại vật nuôi của huyện Phú Vang
giai đoạn 2012 - 2016 ..................................................................... 47
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất nghành lâm nghi ệp huyện Phú Vang 2012 – 201649
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Phú Vang giai đoạn 2012 -
2016................................................................................................. 50
Bảng 2.12: Tình hình sử dụng đất tại huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016 53
Bảng 2.13: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động tại huyện Phú Vang giai
đoạn 2012 - 2016 ............................................................................ 54
Bảng 2.14: Tình hình chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư nông nghiệp huyện Phú
Vang giai đoạn 2012 - 2016............................................................ 56
Bảng 2.15: Thống kê đặc điểm hộ tham gia khảo sát........................................ 58
Bảng 2.16: Tài sản và tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất của hộ ....................... 59
Bảng 2.17: Tình hình tập huấn của các hộ sản xuất nông nghiệp ..................... 60
Bảng 2.18: Những sản phẩm chính mà hộ nông dân xuất bán qua các kênh .... 61
ix
Bảng 2.19: Chi phí sản xuất bình quân và cơ cấu chi phí sản xuất 2 vụ lúa
(Đông Xuân và Hè Thu) tính trên 1 sào của các hộ điều tra..............64
Bảng 2.21: Chi phí sản xuất bình quân và cơ cấu chi phí sản xuất 2 vụ ngô
(Đông Xuân và Hè Thu) tính trên 1 sào của các hộ điều tra..............66
Bảng 2.22: Kết quả và hiệu quả canh tác 2 vụ ngô (Đông Xuân và Hè Thu) tính
trên 1 sào c ủa các hộ điều tra..........................................................................67
Bảng 2.24: Hiệu quả chăn nuôi gà thịt (tính trên 100kg trọng lượng xuất
chuồng/lứa)..............................................................................................................69
Bảng 2.25: Chi phí chăn nuôi và cơ cấu chi phí chăn nuôi lợn thịt (tính cho 100
kg thịt lợn hơi)........................................................................................................70
Bảng 2.26: Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt (tính trên 100kg thịt lợn hơi)..................71
Bảng 2.27: Chi phí và kết quả nuôi tôm, cá (tính trên bình quân hộ)....................72
Bảng 2.28: Các ngành, l ĩnh vực nông nghiệp có ưu thế phát triển tại địa
phương........................................................................................................................74
Bảng 2.29: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành nông nghi ệp tại địa phương...............................................................76
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế...............26
Hình 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Phú Vang, giai
đoạn 2012 – 2016..................................................................................................38
Hình 2.3: Cơ cấu GTSX ngành nông lâm nghi ệp, thủy sản huyện Phú Vang
2012 – 2016..............................................................................................................40
Hình 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghi ệp..............................................43
Hình 2.5: Hình thức liên kết sản xuất của hộ.................................................................62
Hình 2.6: Khó khăn chủ yếu của hộ...................................................................................63
xi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, nông thôn Việt Nam đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ do
quá trình công nghiệp hóa, hi ện đại hóa và đô thị hóa; nông nghi ệp, nông thôn đã
chuyển một phần không nh ỏ đất sang xây dựng khu công nghi ệp, khu chế xuất, khu
du lịch và đô thị mới, … thu hút đầu tư là vấn đề được hầu hết các tỉnh, thành phố quan
tâm thậm chí đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉnh
nào có nhi ều dự án đầu tư thì diện tích đất nông nghi ệp càng bị thu hẹp.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghi ệp
trong tiến trình đô thị hóa ở nông thôn nói riêng đang là vấn đề đang được quan tâm
hiện nay của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển như Việt
Nam chúng ta. Chuy ển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp nhằm tạo dựng một ngành
nông nghi ệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát
triển nền nông nghi ệp sản xuất hàng hoá l ớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nh
ập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa
phương là rất cần thiết.
Phú Vang là m ột huyện tiếp giáp thành ph ố Huế, có v ị trí địa lý thu ận lợi
để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tại huyện Phú Vang còn ch ậm, cơ cấu nông nghi ệp
còn b ất hợp lý, tr ồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương
thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiề u tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa
được khai thác tốt. Thực trạng này đòi h ỏi phải có gi ải pháp thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tại huyện Phú Vang m ột cách hợp lý.
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Tình hình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp huyện Phú Vang t ỉnh Thừa Thiên Huế”
làm luận văn của mình.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Vận dụng lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đánh giá thực trạng cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện
Phú Vang, T ỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang trong những năm qua,
chỉ ra kết quả, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Phú Vang,
Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài nghiên c ứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trên các l ĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, thủy sản, từ đó đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về mặt thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong 5 năm, từ năm
2012 đến năm 2016. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng
4/2018 đến tháng 5/2018. Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2020.
- Về mặt không gian: huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Dữ liệu thứ cấp
Từ các số liệu, tài liệu của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Nông nghi ệp –
Phát triển nông thôn huy ện, các số liệu công b ố của Chi cục Thống kê huyện, Cục
Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, đề tài nghiên c ứu các tài li ệu hiện có
về lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp, các hội nghị hội thảo,
kết quả của các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà
khoa học, nhà quản lý, các nhà ho ạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, đề tài tiến hành thu thập từ các cơ quan
ban ngành từ trung ương đến địa phương về tình hình ngành nông nghiệp đặc biệt là
trên địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2012 – 2016.
 Dữ liệu sơ cấp
Tác giả tiến hành phỏng vấn các nông h ộ có tham gia s ản xuất nông nghi ệp
và các chuyên gia là các cán bộ, quản lý, lãnh đạo huyện và các xã trên địa bàn
huyện Phú Vang.
Đối với phỏng vấn nông h ộ:
Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, với yêu cầu
mức độ tin cậy là 95%, sai số chọn mẫu (e) không vượt quá 10% kích cỡ mẫu. Kích
cỡ mẫu cho nghiên cứu được xác định theo công thức (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2008) [11]:
Trong đó, n là kích cỡ mẫu dự tính, Z là giá trị ướng ứng của miền thống kê.
Với mức ý ngh ĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho
phép 10%. Kết quả số quan sát trong mẫu theo công th ức là 96. Để đảm bảo mức độ
thu hồi bảng hỏi, nghiên cứu tiến hành khảo sát 130 hộ nông dân. K ết quả thu được
119 bảng hỏi đủ điều kiện để tiến hành phân tích.
Đối với phỏng vấn chuyên gia:
3
Luận văn đã thiết kế phiếu phỏng vấn 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý và các cán
bộ nhân viên có thâm niên công tác, chuyên mô n cao tại huyện, các ngành và các
xã trên địa bàn huyện. Đây là những cán bộ có kinh nghi ệm trong công tác ch ỉ đạo
sản xuất nông nghi ệp, nắm chắc thực trạng và những định hướng, giải pháp của
huyện và từng địa phương trong phát triển nông nghi ệp, chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp. Kết quả thu được 28 phiếu khảo sát đảm bảo chất lượng.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
- Phương pháp thống kê kinh tế: sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu
theo các tiêu th ức khác nhau phù h ợp với mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô t ả: mô tả các chỉ tiêu nghiên c ứu trên các bi ểu
bảng, bản đồ, đồ thị để phân tích, nhận định.
- Phương pháp so sánh: được dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên c ứu qua
không gian và th ời gian, cụ thể là so sánh đánh giá sự phát triển kinh tế nói chung,
phát triển kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp và các b ộ phận của nó, cũng như
phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của đề tài bao gồm 3
chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghi ệp.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghi ệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Nông nghi ệp là ngành s ản xuất gắn liền với sự xuất hiện và phát tri ển của
xã hội loài người. Nông nghiệp là ngành kinh t ế quan trọng cấu thành nền kinh tế
quốc dân. Mọi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách ưu tiên phát triển
nông nghiệp. Ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp…
sản xuất nông nghiệp cũng luôn được chú trọng và thực tế cho thấy các sản phẩm
nông nghiệp đã đóng góp rất nhiều vào kim ngạch xuất khẩu.
Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp đã có t ừ xa xưa và được xem là cái nôi c ủa
nền văn minh lúa nước. Đến nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan tr ọng trong nền
kinh tế quốc dân với tỷ trọng 16,32% GDP trong năm 2016 [10]. Sản xuất nông
nghiệp đang từng bước chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền
nông nghi ệp sản xuất hàng hoá l ớn.
Nông nghi ệp là một ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải
dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Nông
nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, theo nghĩa rộng, nông
nghiệp còn bao g ồm cả ngư nghiệp và lâm nghi ệp [2].
Theo Lưu Đức Khải (2015), vai trò c ủa nông nghiệp đối với nền kinh tế
quốc dân được thể hiện ở một số điểm sau [4]:
- Nông nghi ệp đóng góp vào công cu ộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung c ấp lương thực, thực phẩm đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia. Thứ hai, nông nghiệp cung cấp nông sản cho xuất khẩu,
thu ngoại tệ, tạo vốn để mua sắm máy móc, thiêt bị, vật tư thiết yếu cho công
nghiệp hóa, hình thành quan hệ trong phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc
tế. hứ ba, phát triển nông nghiệp tạo tiền đề để kinh tế - xã hội cho phân công lao
5
động mới và tái cơ cấu trong nông nghiệp và toàn b ộ nền kinh tế theo yêu cầu của
quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp còn là ngành cung c ấp sức lao động cho
phát triển công nghiệp.
- Nông nghi ệp đóng góp vào phát tri ển:
Thứ nhất, với vai trò là ho ạt động kinh tế, nông nghiệp đóng góp vào tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân, cung cấp các cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân và
tạo động lực phát triển các ngành công nghi ệp liên quan tới nông nghiệp, bao gồm
cả công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cả c ông nghi ệp hóa chất, cơ khí.
Theo báo cáo c ủa Ngân hàng thế giới, trong các nước đang phát triển, nông nghiệp
đóng góp 29% GDP và giải quyết việc làm cho 65% lực lượng lao động xã hội.
Thứ hai, nông nghiệp còn là m ột ngành sinh kế. Theo Ngân hàng thế giới,
nông nghi ệp là sinh kế cho 86% dân số nông thôn, tạo việc làm cho 1,3 tỷ nông hộ
và những nông dân không có ruộng đất. Trong 5,5 tỷ người của thế giới đang phát
triển thì có tới 3 tỷ người đang sống ở các vùng nông thôn và chi ếm khoảng một
nửa tổng dân số.
- Nông nghi ệp đóng vai trò quan tr ọng trong giảm nghèo
Nông nghi ệp là công c ụ hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Tăng trưởng
nông nghi ệp có ảnh hưởng tích cực và mạnh tới công tác giảm nghèo tại tất cả các
quốc gia, Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP trong
nông nghi ệp có hiệu quả giảm nghèo nhiều hơn gấp đôi so với tăng trưởng GDP của
các ngành khác.
1.1.2. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
So với các ngành kinh tế khác, sản xuất nông nghiệp có những nét đặc thù
riêng biệt mà trong quản lý Nhà nước cần phải quan tâm:
- Sản xuất nông nghiệp chịu tác động và chi phối mạnh của các quy luật tự
nhiên và các điều kiện cụ thể như đất đai, khí hậu, sinh vật, thời tiết.
- Lao động nông nghiệp của con người phụ thuộc vào quá trình tăng trưởng
của sinh vật, cây con trong nông nghiệp có quy luật vận động riêng. Đặc điểm đó có
vai trò quy ết định đến năng suất lao động trong nông nghiệp.
6
- Thời gian lao động và thời gian sản xuất không ăn khớp, tính thời vụ cao, tiềm
năng lao động trong nông nghiệp còn r ất lớn, nhất là những vùng ch ậm phát triển.
- Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được trong hoạt
động nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm
do tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.
Ngoài những đặc thù trên, s ản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn có đặc điểm sau:
- Việt Nam là một nước đất hẹp, người đông, bình quân diện tích đất canh tác
trên đầu người thấp (0,11ha/ người).
- Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh
năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cây con phát triển. Tuy nhiên, bên c ạnh đó
Việt Nam cũng là nơi gánh chịu nhiều thiên tai, điều đó cũng tác động không nhỏ
đến sản xuất nông nghiệp.
- Nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần từ nền kinh tế tự cấp, tự túc
sang nền nông nghiệp hàng hoá quy mô l ớn gắn với thị trường theo xu hướng hội
nhập quốc tế.
1.2. Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế của mỗi nước là một tổ hợp phức tạp, bao gồm các bộ phận và phân
hệ hợp thành. Việc phân tích, đánh giá cơ cấu kinh tế đòi h ỏi phải xem xét cấu
trúc bên trong c ủa nền kinh tế, biểu hiện ở những mối quan hệ kinh tế giữa các bộ
phận và giữa các phân h ệ của các bộ phận đó trong hệ thống kinh tế. Những mối
quan hệ kinh tế đó ràng buộc lẫn nhau và được biểu hiện ở những quan hệ về mặt
lượng cũng như quan hệ về mặt chất. C.Mác đã chỉ ra rằng: “Cơ cấu kinh tế là sự
phân chia về chất lượng và tỉ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội" [5] .
Một cơ cấu kinh tế hợp lý ph ải có các b ộ phận, các phân h ệ được kết hợp
với nhau một cách hài hoà, s ử dụng có hi ệu quả các nguồn lực, tài nguyên c ủa đất
nước, làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng và phát tri
ển ổn định, nâng cao mức sống của dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao
động làm việc có hi ệu quả.
7
“Cơ cấu kinh tế tổng thể các ngành, l ĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan h ệ hữu
cơ tương đối ổn định hợp thành” [5]. Cơ cấu kinh tế của một nước xét trên t ổng thể
bao gồm những mối liên hệ tổng thể giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của
nước đó, bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực kinh tế (sản xuất, phân phối, trao
đổi, tiêu dùng), các ngành kinh t ế (nông nghi ệp, công nghi ệp, dịch vụ …), các khu
vực kinh tế (nông thôn, thành th ị), các thành ph ần kinh tế (quốc doanh, tập thể, cá
thể, hộ gia đình). Ở mỗi vùng, m ỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu
riêng của mình tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể.
Từ sự phân tích trên có th ể khái quát cơ cấu kinh tế như sau: “Cơ cấu kinh
tế là m ột tổng thể các b ộ phận hợp thành n ền kinh tế của mỗi nước. Các b ộ phận
đó gắn bó ch ặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và bi ểu hiện ở các quan h
ệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và th ời gian
nhất định, phù h ợp với những điều kiện kinh tế- xã h ội nhất định, nhằm đạt được
hiệu quả kinh tế - xã h ội cao”.
Trong bất kỳ một nền kinh tế nào, cơ cấu kinh tế cũng bao gồm các loại chủ
yếu sau đây:
- Cơ cấu ngành kinh t ế
Là cơ cấu kinh tế quan trọng nhất, là tổ hợp các ngành c ủa nền kinh tế. Nó bi ểu
thị quan hệ giữa các ngành kinh t ế, những tổng thể đơn vị kinh tế cùng th ực hiện
một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội theo ngành để sản
xuất ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có nh ững đặc tính chung nhất định. Sự
phát triển các ngành kinh t ế quốc dân là m ột tất yếu khách quan, do sự phát triển
của phân công lao động xã hội quyết định. Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy,
thuở bình minh của loài người cơ cấu kinh tế là nông nghi ệp. Khi phân công lao
động phát triển, thủ công nghi ệp tách khỏi nghề nông và tr ở thành ngành công nghi
ệp thì cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế chuyển thành nông - công nghi ệp. Sự phát
triển mạnh mẽ của ngành công nghi ệp làm cho nó chi ếm tỷ trọng lớn trong nền
kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế chuyển từ nông - công nghi ệp sang công - nông
nghi ệp. Tiếp đến, cùng v ới quá trình phát triển nền kinh tế, cơ cấu kinh tế dần
chuyển dịch sang công nghi ệp - dịch vụ - nông nghi ệp.
8
- Cơ cấu thành ph ần kinh tế
Là cơ cấu sở hữu của nền kinh tế. Như ta biết lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất là hai mặt của nền kinh tế. Nếu cơ cấu ngành kinh tế trực tiếp do trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội quyết định, thì cơ
cấu thành phần kinh tế trực tiếp do bản chất của quan hệ sả n xuất, mà trước hết là
quan hệ sở hữu quyết định. Trong nền kinh tế, nhìn chung có hai loại sở hữu là sở
hữu công và sở hữu tư. Song quá trình phát triển của lực lượng sản xuất đã làm xu
ất hiện hình thức sở hữu hỗn hợp.
- Cơ cấu vùng kinh t ế
Cơ cấu vùng kinh t ế là sự bố trí vùng, lãnh thổ của nền kinh tế theo lãnh thổ
phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lý. C ơ cấu này do
điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên quy ết định. Ở mỗi vùng lãnh th ổ được bố
trí các ngành sản xuất khác nhau theo một tỷ lệ thích ứng để khai thác triệt để các
ưu thế, đặc thù c ủa từng vùng, đồng thời để hỗ trợ lẫn nhau cùng phát tri ển. Rõ
ràng trong nền kinh tế, các ngành, các lo ại hình doanh nghiệp phải được xây dựng
ở những địa điểm nhất định.
1.2.1.2. Khái niệm và đặc trưng cơ bản cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
 Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Nông - lâm - ngư nghiệp là hệ thống nhỏ trong hệ thống lớn của cơ cấu kinh
tế. Cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp cũng là một cấu trúc g ắn bó h ữu cơ nhiều nhân
tố tác động qua lại lẫn nhau cùng t ồn tại và phát tri ển trong những thời gian và
không gian nh ất định. Do đó, cơ cấu nông nghi ệp bao gồm các ngà nh sản xuất
trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nuôi tr ồng đánh bắt thủy sản. Bản thân nhiều
ngành trong nông nghi ệp lại là những hệ thống nhỏ, có nh ững yếu tố, những thuộc
tính giống nhau tạo thành hệ thống nhỏ hơn. Sản xuất nông nghi ệp luôn phát tri ển,
cơ cấu các ngành trong nông nghi ệp cũng vận động, biến đổi mở rộng theo.
Do vậy, cơ cấu nông nghi ệp trước hết là một bộ phận của cơ cấu kinh tế, là
một ngành lớn, một tổng thể hữu cơ của nhiều ngành nhỏ, với nhiều cấp hệ khác
nhau, không ng ừng hoàn thiện và phát triển trong sự ổn định tương đối, trong các
9
mối quan hệ khăng khít, tác động và tùy thu ộc lẫn nhau giữa các yếu tố, được xác
định bằng các quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng. Cơ cấu nông nghi ệp chịu sự
tác động mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội.
Theo nghĩa chung nhất cơ cấu kinh tế nông nghi ệp là mối quan hệ giữa các
bộ phận hợp thành nền nông nghi ệp của một quốc gia, một vùng, m ột địa phương.
Trong tổng thể các mối quan hệ phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghi ệp, đáng chú ý
nh ất là quan hệ giữa các ngành s ản xuất, giữa các vùng sinh thái và các thành ph
ần kinh tế. Các mối quan hệ này được xác định theo các yếu tố sản xuất và kết quả
sản xuất [3].
Cơ cấu kinh tế phản ánh quá trình phát triển, sự phù h ợp, hợp lý trong phát
triển kinh tế của mỗi Quốc gia, mỗi ngành và m ỗi thành phần kinh tế. Muốn có m
ột cơ cấu kinh tế hợp lý, c ần có nh ững biện pháp cụ thể nhằm chuyển dịch cơ cấu
đúng hướng để có th ể khai thác tối đa những tiềm năng và lợi thế của từng vùng,
ngành và t ừng địa phương
Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp bao gồm: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế
vùng và cơ cấu thành phần kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp theo ngành
Kinh tế nông nghi ệp theo ngành, gồm: nông nghi ệp, lâm nghiệp và ngư
nghiệp. Trong từng ngành cụ thể được phân ngành theo s ản phẩm, như: ngành sản
xuất cây lương thực, th ực phẩm, rau quả, cây công nghi ệp ngắn và dài ngày, tr ồng
rừng, chăm sóc, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi tr ồng thuỷ sản...
Chuyên môn hoá càng cao và phân công lao động càng sâu thì phân ngành càng
chi tiết, đa dạng. Sự hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hoá ph ụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của từng quốc gia, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, việc xác định
và phát tri ển đúng hướng các ngành chuyên môn hoá trong cơ cấu sản xuất nông nghi
ệp có ý ngh ĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế của địa phương và của từng vùng.
Nó s ẽ sử dụng một cách hợp lý các điều kiện đặc thù, làm tăng năng suất lao động từng
ngành và lao động xã hội, tiết kiệm vốn đầu tư, tạo ra khối lượng
10
sản phẩm hàng hoá l ớn, chất lượng cao, giả rẻ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng n ội bộ
và xuất khẩu.
- Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp theo vùng
Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp theo vùng bi ểu hiện sự phân công lao động theo
lãnh thổ trên phạm vi cả nước, trong từng địa phương. Sự phân công lao động theo
ngành kết hợp với sự chuyên môn hoá, kéo theo s ự phân công lao động theo vùng
lãnh thổ. Đây là hai mặt gắn bó h ữu cơ, khăng khít với nhau trong quá trình phân
công lao động. Việc bố trí các ngành trồng cây gì, nuôi con gì, tổ chức sản xuất như
thế nào, sản xuất cho ai đều phải được thực hiện trong những không gian nh ất định,
phù h ợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của nó.
- Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp theo thành ph ần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông
nghiệp. Trong một thời gian dài chúng ta đ ã xây d ựng một nền kinh tế tập trung
dựa vào hai thành ph ần kinh tế chủ yếu là: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội đổi mới cơ chế quản lý kinh t ế đã coi
trọng các thành phần kinh tế với đầy đủ đặc trưng của nó, đặc biệt là trong lĩnh vực
sản xuất nông nghi ệp.
Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và được coi như một đơn vị sản xuất
kinh doanh; là đơn vị trực tiếp, chủ yếu sản xuất ra đại bộ phận sản phẩm nông
nghiệp cho nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều hộ nông dân
đã vươn lên làm giàu h ình thành nên kinh tế trang trại; hiện nay, kinh tế trang trại
ngày càng phát tri ển, tham gia các loại hình hợp tác xã, liên k ết với các doanh
nghiệp nhà nước bằng nhiều hình thức.
Các nông - lâm trường quốc doanh sản xuất nông nghi ệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, chế biến và dịch vụ trong những năm gần đây được rà soát, s ắp xếp lại và đang
có xu hướng giảm về số lượng và thay đổi hoặc bổ sung nhiệm vụ phù h ợp với yêu cầu
của công cu ộc đổi mới (Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định
số 179/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát tri
ển nông, lâm trường quốc doanh) nhằm làm cho nó ngày càng phát
11
triển, giữ được vai trò ch ủ đạo trong nền kinh tế nông nghi ệp, trở thành công c ụ
điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
 Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
- Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp mang tính khách quan
Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tồn tại và phát tri ển phụ thuộc vào trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Mỗi một trình độ nhất
định của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tương ứng với một cơ cấu
kinh tế nông thôn c ụ thể. C.Mác nói “Trong sự phân công lao động xã hội thì con
số tỷ lệ là tất yếu không ai tránh kh ỏi, một sự tất yếu thầm kín, yên lặng”. Cơ cấu
kinh tế nông nghi ệp và cơ cấu kinh tế cụ thể trong hệ thống kinh tế nông nghi ệp
cũng như xu hướng chuyển dịch của chúng ra sao là tu ỳ thuộc vào những điều kiện
kinh tế - xã hội, những điều kiện tự nhiên nhất định mà không ph ụ thuộc vào ý chí
chủ quan của con người.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không cố định mà luôn luôn vận động và biến đổi
Sự vận động biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghi ệp luôn g ắn liền với điều
kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và ti ến bộ khoa học kỹ thuật, công ngh ệ
mới. Sự tác động của các điều kiện đó làm cho các bộ phận kinh tế trong hệ thống
kinh tế nông nghi ệp biến đổi, tác động lẫn nhau, tạo ra một cơ cấu kinh tế nông
nghiệp mới. Cơ cấu ấy vận động và phát tri ển, đến lượt nó ph ải nhường chỗ cho
một cơ cấu mới khác ra đời. Tuy vậy, để đảm bảo cho quá trình hình thành, vận
động và phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghi ệp một cách khách quan, yêu c ầu
đặt ra là cơ cấu nông nghi ệ p phải đảm bảo tương đối ổn định. Nếu cơ cấu kinh tế
nông nghiệp thường xuyên thay đổi, xáo trộn sẽ làm cho các quá trình sản xuất kinh
doanh không ổn định, quá trình đầu tư lúng túng, lưu thông hàng hoá trở ngại, làm
cho kinh tế nông nghi ệp, nông thôn phát tri ển què quặt và phiến diện, gây lãng phí,
tổn thất cho nền kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp mang tính hợp tác và c ạnh tranh
Trong việc lựa chọn một cơ cấu kinh tế nông nghi ệp hợp lý, có hi ệu quả cao
phải xem xét đầy đủ các yếu tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu
12
kinh tế và mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài. S ự gắn bó được biểu
hiện trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong việc bố trí sản
xuất, hoạch định các chính sách, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công ngh ệ
mới, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh chế biến và tiêu th ụ sản phẩm …
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp là quá trình thay đổi các yếu tố
và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc nông nghi ệp. Hiểu cách khác chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các m ối
quan hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa
là đưa hệ thống từ một trạng thái nhất định sang trạng thái tối ưu để đạt hiệu quả mong
muốn, thông qua s ự điều khiển ý th ức của con người, trên cơ sở vận dụng đúng đắn
các quy luật khách quan. Đơn giản hóa đó là sự phát triển của các ngành kinh tế thuộc
lĩnh vực nông nghi ệp dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay
đổi mối quan hệ tương tác giữa chúng so v ới một thời điểm trước đó.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp được xem xét trên 3 góc độ:
chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấ u thành phần và cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
1.2.2.2. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, kinh tế ngành nông nghi ệp nói riêng
là một quá trình lâu dài và hết sức khó khăn, phức tạp. Trong điều kiện nước ta hiện
nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp không phải là sự thay đổi cơ
cấu đã có trong kho ảng thời gian ngắn, mà là quá trình thay đổi một cơ cấu kinh tế
khép kín sang mở cửa, hội nhập. Quá trình đó, đòi h ỏi giải quyết đồng bộ nhiều vấn
đề. Trước hết, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp thành công,
đúng hướng đòi h ỏi phải nắm được những quan điểm sau:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp phải đảm bảo nâng cao hi
ệu quả kinh tế, xã h ội và b ảo vệ môi trường.
Đây là quan điểm chi phối toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nhằm định hướng cho nông dân cần biết lựa chọn sản phẩm (sản xuất cái gì,
13
lựa chọn các yếu tố đầu vào và th ị trường tiêu thụ) sao cho có lợi nhất. Tuy nhiên,
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu không chỉ xem xét hiệu quả kinh tế một cách
đơn thuần mà còn xem xét hi ệu quả xã hội. Nâng cao hiệu quả xã hội trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện việc lựa chọn ngành nghề có khả năng thu
hút lao động, khuyến khích làm giàu, nhưng phải gắn với chương trình xóa đói giảm
nghèo, phòng ch ống tệ nạn xã hội và giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp phải gắn với khai thác tri ệt
để các l ợi thế so sánh c ủa đất nước, của từng vùng, địa phương.
Khai thác lợi thế so sánh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến
sự hình thành các sản phẩm, các ngành mũi nhọn mà đất nước, địa phương có khả
năng, từ đó hình thành các vùng s ản xuất tập trung, quy mô lớn, chuyên môn hóa
cao. Khai thác có hi ệu quả các lợi thế đó hay không còn ph ụ thuộc chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, cần nhận
thức rằng khai thác lợi thế so sánh trong chuyển dịch cơ cấu không có nghĩa là tập
trung sản xuất sản phẩm ta có, mà phải luôn hướng theo nhu cầu thị trường. Vì vậy,
vận dụng quan điểm này vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi h ỏi phải có s
ự phối hợp đồng bộ từ Nhà nước trung ương đến các ngành, địa phương.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghi ệp phải phù h ợp khả năng của nền kinh tế và
quan hệ quốc tế hiện nay.
Trên cơ sở đánh giá khách quan, đúng khả năng nền kinh tế về điều kiện và
nguồn lực phát triển, lựa chọn một cơ cấu thích hợp, xác định quy mô phát triển
đúng của từng ngành, từng sản phẩm. Từ khi Việt Nam đổi mới các chính sách kinh
tế (1986), sản lượng nông nghiệp đã tăng nhanh và đã thừa nhận vai trò c ủa người
nông dân như là một tác nhân kinh tế tự chủ. Sự phát triển này đã giúp gi ảm nghèo
một cách rõ r ệt ở nông thôn và Việt Nam chuyển mình từ một nước phải nhập khẩu
lương thực thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, từ một nước xuất
khẩu cà phê nh ỏ đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất cà phê…
Thị trường trong nước về sản phẩm nông nghiệp không lớn, vì vậy không thể tạo
kênh đầu ra cho những gia tăng mạnh về sản lượng mà Việt Nam đã đạt được.
14
1.2.3. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Các kết quả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp
cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành này ch ịu ảnh hưởng bởi nhiều
nhân tố nội tại như: đất đai, tài nguyên, lao động, nguồn lực khác và các nhân bên
ngoài như: chính sách nhà nước, thị trường các vật tư đầu vào và th ị trường sản
phẩm đầu ra. Các nhân tố này cùng tác động vào ngành nông nghi ệp và thúc đẩy
chuyển dịch các bộ phận cấu thành (các chuyên ngành, ti ểu ngành và ho ạt động
kinh tế trong từng tiểu ngành…) tạo ra một cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp mới
với tỷ trọng các chuyên ngành, ti ểu ngành và các ho ạt động kinh tế trong có hiệu
quả cao và bền vững. Thực tế trong những năm vừa qua ảnh hưởng của các nhân tố
này như sau:
1.2.3.1. Nhân tố nguồn lực tự nhiên
Các nguồn lực tự nhiên như nguồn nước, khí hậu, …, có ảnh hưởng mạnh tới
hướng phát triển ngành nông lâm th ủy sản ở từng vùng, ti ểu vùng địa lý. Điều kiện
tự nhiên khác nhau gi ữa các vùng, ti ểu vùng đã tạo ra lợi thế so sánh và s ức cạnh
tranh riêng của ngành nông nghi ệp ở từng vùng, ti ểu vùng và là căn cứ quan trọng
để xây dựng quy hoạch phát triể n kinh tế vùng v ề ngành nông nghi ệp.
Việt Nam là quốc gia có s ự đa dạng cao về điều kiện tự nhiên giữa các vùng,
vì vậy đã tạo ra tính đa dạng của các loại sản phẩm nông, lâm, th ủy sản. Bảy vùng
kinh tế từ Bắc xuống Nam là: Trung du Miền núi phía bắc; Đồng bằng Sông h ồng;
Bắc trung bộ; Nam trung bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông c ửu
long có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu rất khác nhau nên đã tạo ra các lợi thế
và bất lợi thế ở từng vùng trong phát tri ển sản xuất nông, lâm, th ủy sản, hình thành
nhân tố tự nhiên, ảnh hưởng mạnh tới định hướng phát triển và cơ cấu sản phẩm của
ngành nông nghi ệp ở các vùng, t ạo nên tính đa dạng về sản phẩm và sự khác biệt
về cơ cấu ngành nông nghi ệp theo vùng sinh thái.
Tuy nhiên phải thấy rằng, nhân tố nguồn lực tự nhiên không t ự tạo ra ảnh
hưởng tích cực hay tiêu cực tới phát triển nông nghi ệp và tạo dựng cơ cấu ngành
nông nghi ệp ở từng vùng, mà chính con người thông qua nhận thức của mình về
15
những điểm mạnh, điểm yếu của nguồn lực tự nhiên ở từng vùng mà quy ết định
phát triển hướng ngành nông nghi ệp cho phù h ợp. Như vậy, nhận thức đúng của
con người về nguồn lực tự nhiên và quy ết định phát triển nông nghi ệp theo hướng
nào cho phù h ợp chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển nông nghi ệp.
1.2.3.2. Lực lượng lao động trong nông nghiệp
Lực lượng lao động trong nông nghi ệp là yếu tố năng động và cách m ạng
nhất của lực lượng sản xuất, nó quy ết định hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhân tố
này luôn bao g ồm hai khía cạnh, đó là số lượng và chất lượng lao động. Cả hai khía
cạnh này đều ảnh hưởng tích cực và tiêu c ực đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghi ệp. Nếu lao động nông nghi ệp có s ố lượng thích hợp, có ch ất
lượng cao thì sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp. Ngược lại nếu lao động nông nghi ệp thiếu hoặc đủ về số lượng so với
yêu cầu của sản xuất, nhưng yếu kém về chất lượng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
phát triển và chuyển dịch ngành nông nghi ệp, đồng thời khó đạt năng suất và hiệu
quả lao động cao.
Thực trạng lực lượng lao động nông nghi ệp của Việt Nam như sau: trong
giai đoạn 2005 đến 2010 số lượng lao động trong ngành nông nghi ệp tăng từ 23,6
triệu người vào năm 2005 lên 24,4 triệu người vào năm 2013, bình quân tăng 126,55
nghìn người/năm (0,5%/năm). Tình trạng lao động ngày càng dư thừa so với diện
tích đất nông nghi ệp có th ể sử dụng vào sản xuất nông nghi ệp gây khó khăn cho
việc tăng quy mô diện tích đất sản xuất của mỗi hộ nông dân và tăng nhanh năng
suất lao động. Tốc độ tăng năng suất lao động nông nghi ệp bình quân ở giai đoạn
2006-2010 đạt 4,7%/năm cao hơn so với giai đoạn 2001-2005 (4,1%/năm). Bình
quân giai đoạn 2000-2013 tốc độ tăng năng suất lao động nông nghi ệp đạt
2,9%/năm. Như vậy, việc sử dụng lao động trong nông nghi ệp đã có ti ến bộ về
năng suất và thu nhập, nhưng chưa đạt như mong muốn [13].
1.2.3.3. Lợi thế của địa phương trong phát triển nông nghiệp
Đối với nước ta sản xuất nông nghi ệp có l ợi thế về khí hậu, đất đai, mặt nước
rừng và lao động. Điều kiện khí hậu tạo ra một nền nông nghi ệp hàng hóa đa dạng,
16
sản xuất nhiều vụ trong năm mà không cần chi phí điều tiết khí hậu. Lao động nông
nghiệp khá dồi dào giá r ẻ. Đó là hai lợi thế ưu ái nhất mà nước ta có được.
Tuy nhiên mỗi địa phương lại có được những lợi thế riêng của mình như lợi
thế về đất đai, về vốn, về lao động, về thị trường, về giao thông. Lãnh đạo các địa
phương sẽ dựa vào lợi thế so sánh của địa phương mình mà đưa ra chính sách điều
chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý, để phát huy tối đa lợi thế đó.
Nếu xu hướng chuyển dịch có th ể khai thác được lợi thế của địa phương thì
sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và hiệu quả; ngược lại sẽ
làm chậm quá trình chuyển dịch và thậm chí không đạt được kết quả như mong
muốn. Do đó những lợi thế của địa phương có tác động không nh ỏ đến việc hình
thành và chuy ển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp.
1.2.3.4. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp
Khoa học kỹ thuật trong nông nghi ệp được biểu hiện ở một số mặt cơ bản
như là: ứng dụng tiến bộ công ngh ệ sinh h ọc vào sản xuất; hoàn thiện hệ thống quy
trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm; kỹ thuật trong việc sử dụng và cải
tạo đất, sử dụng nguồn nước phục vụ nông nghi ệp, nông thôn và b ảo vệ môi
trường; kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện hóa h ọc như phân bón, thuốc
bảo vệ cây trồng vật nuôi, thu ốc kích thích tăng trưởng, vật liệu hóa h ọc xây dựng;
những tiến bộ liên quan đến người lao động nông nghi ệp bao gồm: trình độ văn
hóa, trình độ quản lý, k ỹ năng, kỹ xảo, trình độ lành nghề, trình độ tiếp thị; tiến bộ
kỹ thuật trong trang bị và sử dụng các phương tiện cơ khí.
Phát triển nông nghi ệp hàng hóa g ắn liền với cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật hiện đại mà trước hết là côn g nghệ sinh học, tiến bộ kỹ thuật gen, nuôi cây t ế
bào. Những thành tựu này, một mặt mở ra khả năng, hướng đi mới, từ ứng dụng và
chuyển giao công ngh ệ tạo ra những giống cây, con có năng suất, chất lượng cao,
tăng khả năng cạnh tranh; mặt khác đòi h ỏi chú ng ta phải cân nhắc, lựa chọn, quy
hoạch ứng dựng các công ngh ệ mới đó một cách hợp lý v ới điều kiện tự nhiên, đặc
điểm kinh tế - xã hội trong nước.
17
1.2.3.5. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường nông sản
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông s ản có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp
đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp. Nếu năng lực cạnh tranh
của các sản phẩm nông s ản thấp thì nó sẽ làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghi ệp không th ể đạt tới mục tiêu đề ra hoặc đạ t ở mức thấp và cơ cấu
ngành vẫn không đem lại hiệu quả, làm kéo dài quá trình này và gây t ốn kém, lãng
phí các nguồn lực xã hội.
Việt Nam có l ợi thế cạnh tranh về sự khác biệ t của điều kiện tự nhiên. Tuy
nhiên, để khai thác lợi thế trên, tránh nguy cơ bị ép giá, ngành c ần hình thành chiến
lược sản xuất và phân ph ối phù h ợp với nhu cầu thị trường để đạt hiệu quả cao
nhất. Các đối thủ cạnh tranh chính Việt am là Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ, Trung
Quốc…
Ảnh hưởng cụ thể của năng lực canh tranh sản phẩn tới chuyển dịch cơ cấu
ngành nông nghi ệp thể hiện trên các m ặt sau:
- Tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa nông lâm th ủy sản hàng hóa, th ị
trường xuất hàng hóa nông lâm th ủy sản mở rộng nhờ vào chất lượng hàng
hóa tăng lên, giá thành sản xuất thấp, hệ thống quy trình sản xuất thực phẩm
an toàn vệ sinh, xuất sứ nguồn gốc được hoàn thiện.
- Giúp người sản xuất tiếp cận nhanh với thị trường để ra quyết định đầu tư
đúng, nâng cao giá trị, mở rộng quy mô s ản xuất, tạo ra chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghi ệp bền vững.
1.2.3.6. Công nghiệp chế biến nông sản
Sự phát triển của các ngành công nghi ệp chế biến nông s ản có m ột ý ngh ĩa
rất lớn đối với sự phát triển nông nghi ệp. Nó bi ểu hiện rõ nông nghi ệp đã chuyển
biến thành một ngành công nghi ệp. Sự phát triển của việc chế biến về mặt kỹ thuật
các nông s ản thường gắn liền với sự tiến bộ kỹ thuật trong nông nghi ệp, vì bản
thân việc sản xuất nguyên liệu để chế biến thường đòi h ỏi phải cải tiến nông nghi
ệp, mặt khác, những phế liệu trong khi chế biến thường đem dùng vào nông nghiệp,
làm cho sản lượng nông nghi ệp tăng lên và ít ra cũng khôi phục một phần sự thăng
bằng và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghi ệp và công nghi ệp.
18
Các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh hoạt động trong ngành
nông nghi ệp chính là các tác nhâ n tạo ra động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch
cơ cấu ngành. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay của nước ta cần khuyến khích phát
triển các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghi ệp chế biến, nhằm đưa sản phẩm
nông nghi ệp vào chế biến; góp ph ần nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. Sự
phát triển về lượng và chất của các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực chế biến nông s ản đóng vai trò là nhân t ố chủ động thúc đẩy tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu toàn ngành nông nghi ệp trên quy mô c ả nước và ở quy mô các
vùng sinh thái.
1.2.3.7. Chính sách nông nghiệp của chính phủ
 Ảnh hưởng của chính sách đất đai
Chính sách đất đai là chính sách cơ bản đối với ngành nông nghi ệp, trong
những năm vừa qua đã đổi mới theo hướng giao đất không thu tiền sử dụng cho hộ
nông dân theo qu ỹ đất ở từng địa phương và đảm bảo các quyền cho hộ nhận đất
gồm: sử dụng có thời hạn, được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho
thuê và góp v ốn vào các ho ạt động cùng s ản xuất kinh doanh nông nghiệp, được
bồi thường khi nhà nước thu hồi đất…đã ảnh hưởng mạnh và tích cực tới động lực
của người nông dân trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân,
đồng thời đã tạo ra điều kiện để nông dân lựa chọn hướng sản xuất phù h ợp trên số
diện tích được giao và tạo ra chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp theo lợi thế
từng vùng sinh thái và theo tín hi ệu thị trường trong và ngoài nước.
Bên cạnh tác động tích cực trên đây, chính sách đất đai thời gian qua đã tạo
ra tính manh mún, chia cắt ruộng đất của các hộ nông dân do chia đất theo nguyên
tắc bình quân về quy mô diện tích và bình quân về: chất lượng, vị trí, độ cao thấp và
độ màu mỡ của đất mà không theo kh ả năng sản xuất nông nghiệp của từng hộ. Kết
quả là, các vùng s ản xuất đã hình thành, nhưng tính hàng hóa thấp, phân tán, ch ất
lượng không đồng đều, chủng loại và kiểu dáng, không hấp dẫn người tiêu dùng làm
cho sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Mặt khác, chính sách giao đất không thu tiền
sử dụng trong nhiều năm qua đã không thúc đẩy người nông dân sử dụng hiệu quả
đất được giao và không hình thành th ị trường chính thức về đất nông nghiệp.
19
 Chính sách đầu tư cho nông nghiệp
Chính sách đầu tư có vai trò t ạo ra kết cấu hạ tầng để phát triển ngành nông
nghiệp, vì vậy luôn là điều kiện cần để cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghi ệp theo định hướng mà chính sách đầu tư được thực hiện. Kết cấu hạ tầng bao
gồm hai loại, hạ tầng cứng và hạ tầng mềm cùng t ạo điều kiện thúc và đẩy hình
thành, phát tri ển các hoạt động kinh doanh mới theo tiềm năng của từng vùng. K ết
cấu hạ tầng cứng bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ, thủy, sắt, hàng không, h ạ
tầng logicstic và những hạ tầng khác; kết cấu hạ tầng mềm bao gồm: nguồn nhân
lực, thông tin và nghiên c ứu triển khai nông nghiệp. Phần lớn vốn đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng này do Nhà nước đảm nhiệm, do đó chính sách đầu tư có ảnh hưởng
mạnh đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp trên các m ặt sau:
- Tạo thuận lợi cho sản xuất nông lâm th ủy sản hàng hóa phát tri ển, đặc biệt
là đối với sản xuất các loại nông s ản xuất khẩu;
- Giúp người sản xuất tiếp cận nhanh với thị trường và thông tin kinh t ế quan
trọng để quyết định đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp theo
vùng và trên quy mô c ả nước.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông
thôn” và Chương trình hành động của Chính phủ theo Nghị quyết số 24/2008/NQ-
CP đã đưa các chính sách, biện pháp huy động nhiều nguồn vốn xã hội đầu tư vào
kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhờ đó ngành nông
nghiệp đã thay đổi hướng sản xuất theo định hướng thị trường và theo lợi thế của
từng vùng sinh thái. C ụ thể, vốn đầu tư xã hội vào nông nghi ệp, lâm nghiệp, thủy
sản đã tăng liên tục trong các năm vừa qua (bình quân 13,7%/năm trong giai đoạn
2005-2013). Tuy nhiên, so với tổng đầu tư xã hội vào nền kinh tế thì tỷ trọng đầu tư
xã hội vào ngành nông nghi ệp lại giảm từ 7,5% năm 2005 xuống 5,7% vào năm
2013 nên chưa tạo ra đủ năng lực mới về kết cấu hạ tầng theo yêu cầu của chuyển
dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp theo mục tiêu đề ra [13].
20
1.2.3.8. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của trạng thái khí hậu so với trung bình, hoặc
giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài th ập kỷ
hoặc hơn. Biến đổi khí hậu có thể dop các quá trình tự nhiên bên trong hay các tác
động bên ngoài, ho ặc do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí
quyển. Biến đổi khí hậu với các biểu hiện như nước biển dâng, sự ấm lên toàn c ầu
do nhiệt độ tăng, các hiện tượng thiên tai, thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán…
đang trở thành mối đe dọa đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia, trong đó
có Vi ệt Nam (Trương Thị Mỹ Nhân, Nguyễn Vĩnh Thanh, 2015).
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu phức tạp. Tất cả các cơn bão, áp th ấp
nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết Việt Nam.
Đặc biệt, là các cơn bão, áp th ấp nhiệt đới khi đổ bộ vào vùng bi ển gần bờ thường
có t ốc độ và hướng di chuyển không ổn định, phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên
những đợt mưa lớn, gây úng ngập nhiều vùng dân cư và đồng ruộng.
Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao dẫn đến nguy cơ vỡ đê
trong các trận bão lớn. Do mực nước biển dâng cao cho nên chế độ lực của sóng và
dòng ch ảy ven bờ có những thay đổi; điều đó cũng gây xói lở bờ. Mực nước biển
dâng cao là m giảm khả năng tiêu thoát nước ra biển, làm cho mực nước các con
sông trong n ội địa dâng lên. Khi có s ự gia tăng dòng ch ảy lũ từ thượng nguồn do
hậu quả của các hiện tượng thời tiết cực đoan thì mực nước biển dâng cao sẽ làm
cho đỉnh lũ tăng lên, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc,
đê bao và bờ bao tại các tỉnh phía Nam. Các hệ thống tiêu nước vùng ven bi ển hiện
nay hầu hết đều là các h ệ thống tiêu tự chảy. Mực nước biển dâng lên làm cho vi ệc
tiêu tự chảy khó khăn, đặc biệt vào lú c triều cường, gây ngập úng tại nhiều khu
vực. Mực nước biển dâng còn làm cho m ặn xâm nhập sâu vào nội địa, vào các t ầng
nước dưới đất vùng ven bi ển, gây khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất
(Phan Sĩ Mẫn và cộng sự, 2013).
21
1.2.3.9. Đô thị hóa
Đô thị hóa, xét từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, là dự di cư từ nông
thôn vào thành th ị, là sự tập trung ngày càng nhi ều dân cư nông thôn sống trong
khu vực đô thị. Mức độ đô thị hóa của mộ quốc gia được đo lường bằng tỷ lệ dân cư
đô thị trong tổng số dân.
Đô thị hóa đã tạo ra sự thay đổi trong việc sử dụng đất ở khu vực ven đô.
Việc chuyển một phần lớn diện tích đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công
nghiệp, khu dân cư đô thị đã làm m ất đi nguồn sống chính của những người nông
dân, buộc họ phải chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang các hoạt động phi nông
nghiệp. Đây là một thách thức lớn đối với nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo vì
nó đòi h ỏi phả có thời gian và sự đầu tư cả về tiền bạc lẫn trí tuệ thì mới có thể
thích ứng được với điều kiện mới. Ở những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh và
không kiểm soát được thường dẫn đến những hậu quả kinh tế và xã h ội nghiêm
trọng như thất nghiệp, nghèo khổ, sự bất ổn xã hội.
1.3. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang
Là một huyện có th ế mạnh nông nghi ệp, năm 2010, Thoại Sơn đã hoàn ch
ỉnh việc đầu tư xây dựng hệ thống đê bao chống lũ triệt để và hệ thống tưới tiêu
hoàn chỉnh đảm bảo cho 35,000 ha sản xuất vụ 3 (vụ thu đông) ở 107 tiểu vùng. Nh
ờ vậy, liên tục qua 5 năm sản xuất vụ 3 (vụ thu đông) vào mùa nước nổi ở Thoại
Sơn luôn đạt thắng lợi trên 1 triệu tấn lúa hàng hóa, nâng giá tr ị sản xuất 1 ha đất
nông nghi ệp đạt trên 80 triệu đồng/năm. Năm 2014 tổng diện tích gieo trồng cả
năm 108.910 ha, tổng sản lượng 749.194 tấn, tăng 49.840 tấn so kế hoạch, lợi nhuận
bình quân 30 triệu đồng/ha.
Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truy ền nông dân tích cực hưởng ứng các
phong trào thi đua như: thi đua 3 giảm 3 tăng với nội dung thi đua giảm giống, giảm
phân, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng
lợi nhuận, đến nay đã có trên 81.000 ha lúa ứng dụng chương trình tăng lợi nhuận
22
cho nông dân trên 80 t ỷ đồng, trên 93.000 ha lúa ứng dụng các thành t ựu khoa học
công ngh ệ, sử dụng các giống lúa xác nh ận có ch ất lượng cao hàng năm. Chú
trọng đẩy mạnh xã hội hóa s ản xuất lúa gi ống, đến nay có 214 ha s ản xuất chọn
tạo lúa giống xác nhận theo quy trình công nghệ ở 17 câu lạc bộ nông dân, đảm bảo
cung cấp giống cho bà con nông dân ở các nơi, với kết quả trên đã mang lại thành
tích cao trong lĩnh vực nông nghi ệp của huyện nhà qua ngưỡng cửa trên 600.000
tấn/năm, tiếp tục là huyện dẫn đầu cả tỉnh về sản lượng.
Ứng dụng công ngh ệ tiên tiến, đầu tư phục vụ sản xuất nông nghi ệp, được
nông dân áp d ụng rộng rãi và đầu tư cơ giới hóa ph ục vụ sản xuất nông nghi ệp
được tỉnh xếp hàng đầu với 160 máy gặt liên hợp, 2.680 dụng cụ sạ hàng, 287 cơ sở
sấy lúa, trên 26 máy g ặt, đầu tư 190 trạm bơm điện có 220 môt ơ trị giá trên 39 t ỷ
đồng, phục vụ đảm bảo tưới tiêu trên 70% di ện tích trồng lúa toàn huy ện.
1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam
Mặc dù có nh ững khó khăn ngay trong sản xuất nông nghi ệp nhưng Trung
ương đã có nh ững hỗ trợ kịp thời giúp kh ắc phục thiệt hại của bão lụt và tổ chức tốt
công tác ch ống hạn; UBND tỉnh thường xuyên quan tâm ch ỉ đạo, điều hành, tháo g ỡ
những khó khăn, hỗ trợ cho sản xuất nông nghi ệp; Ngành Nông nghi ệp và Phát tri ển
nông thôn các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cấp thiết, ứng phó
phù h ợp và trên h ết là sự nỗ lực cao của bà con nông dân, cùng th ời tiết thuận lợi ở
giai đoạn xung yếu của cây trồng đã tạo nên kết quả sản xuất nông nghi ệp năm 2014
được mùa khá toàn di ện nhất từ trước đến nay. Tổng giá trị sản xuất (GTSX) nông
lâm, thủy sản năm 2014 ước đạt 11.100 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), tăng
5,44% so với năm 2013, đạt KH năm 2014 đề ra. Trong đó, GTSX nông nghiệp tăng
4,26%; GTSX lâm nghiệp tăng 15,11%; GTSX thủy sản tăng 5,95%, so năm
2013. Những vấn đề cần lưu ý khi s ản xuất nông nghi ệp ở tỉnh là:
Một là, bên c ạnh yếu tố thời tiết thuận lợi ở giai đoạn xung yếu của cây trồng là
nhân t ố quyết định đến năng suất cây trồng; cần khẳng định những nỗ lực trong chỉ
đạo, điều hành ứng phó v ới các tình huống khó khăn, bố trí sản xuất đúng lịch thời vụ,
cơ cấu giống lúa và ch ỉ đạo đầu tư thâm canh là những yếu tố giúp năng
23
suất lúa c ả năm đạt cao. Những nơi chỉ đạo sản xuất và vận động nhân dân th ực
hiện tốt thì đều tăng năng suất, hiệu quả.
Hai là, tăng cường công tác d ự tính dự báo sâu b ệnh hại, thường xuyên
thông báo tình hình sâu bệnh hại đến cơ sở để kịp thời chỉ đạo nhân dân phòng ch
ống dịch bệnh cho cây trồng.
Ba là, tăng cường lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút (tai xanh, cúm gia cầm),
phát hiện kịp thời kháng thể kháng vi rút tai xanh trên đàn lợn và vi rút cúm gia c
ầm (H5N1, H5N6) trên các đàn vịt, từ đó đề ra các biện pháp phòng, ch ống dịch
bệnh kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, phát hiện sớm, xử lý tri ệt để ổ dịch theo quy
định để khống chế không lây lan di ện rộng.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ những thành công c ủa các nước trên thế giới (Thái Lan, Israel, Nhật Bản)
và các địa phương trong nước (tỉnh Quảng Nam, tỉnh An Giang), có thể rút ra một
số bài học kinnh nghiệm cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp như sau:
Thứ nhất, coi trọng khoa học và công ngh ệ trong việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp.
Để thực hiện định hướng phát triển này, các địa phương đều rất coi trọng
hiện đại hóa nông nghiệp thông qua việc lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những
giống cây, con có khả năng thích nghi với điều kiện địa hình đất đai và thời tiết
phức tạp của mình; thực hiện cơ giới hoá các công đoạn sản xuất; tăng cường sử
dụng phân hoá học; ho àn thiện hệ thống thủy lợi tưới tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp Việc phát triển khoa học và công ngh ệ của các nước đều chủ yếu dựa vào
các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà nước, của chính quyền địa phương, các
trường đại học, các doanh nghiệp tư nhân và các hội khuyến nông. Nhờ vậy, khoa
học và công ngh ệ trong nông nghiệp được phát triển, quyết định vào chất lượng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại các nước này.
24
Thứ hai, coi trọng chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Dù có áp d ụng các phương thức cụ thể khác nhau, nhưng các địa phương
đều có định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp, đều có chính
sách hỗ trợ kịp thời cho việc lựa chọn sản phẩm nông nghiệp, nghiên cứu và ứng
dụng khoa học và công ngh ệ, đào tạo nhân lực, cho vay vốn tín dụng, xây dựng kết
cấu hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị, vật tư cho nông nghiệp, cung cấp thông tin,
xúc tiến thương mại và trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp. Nhà nước còn là ng
ười “khởi xướng” các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết các chủ kinh tế trong
nông nghiệp. Bài học rút ra là chính sách của nhà nước có vai trò quy ết định sống
còn đối với quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành nông nghiệp.
Thứ ba, thực hiện hàng lo ạt các chính sách nhằm thúc đẩy mạnh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp địa phương.
Phát triển toàn diện ngành nông nghi ệp và các ngành ngh ề khác nhằm tạo ra
sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong nông nghi ệp, cơ cấu lại ngành nông
nghiệp gắn sản xuất với chế biến và nhu cầu thị trường, đa dạng hóa cây trồng và
vật nuôi, hiện đại hóa hệ thống giao thông thủy lợi, cơ khí hóa phục vụ cho nông
nghiệp. Bên cạnh đó các địa phương phát triển các làng nghề truyền thống, các cụm
công nghi ệp, khu trung tâm kinh tế để giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn
lao động ở nông thôn, đồng thời cũng thu hút được lao động từ ngành nông nghi ệp
sang các ngành này. G ắn kết nông nghiệp với phát triển du lịch và các ngàn h nghề
dịch vụ, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận dân cư.
25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Điều kiện về tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Vang là huy ện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Tây giáp thị xã Hương Thủy và thành
phố Huế, phía Nam giáp huyện Phú L ộc, phía Đông giáp biển Đông.
Ranh giới của huyện được bao bọc bởi biển Đông, sông Hương, sông Như Ý,
sông L ợi Nông và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. goài ra còn n ằm trên các tr ục
đường giao thông quan tr ọng.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn: Công thông tin điện tử UBND huyện Phú
Vang
26
Toàn huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn là
Thuận An, Phú Đa và 18 xã .Thị trấn Phú Đa là trung tâm chính trị -kinh tế - văn
hóa - xã hội của huyện Phú Vang, cách thành ph ố Huế 20km về phia Đông Nam,
với tổng diện tích đất tự nhiên là 27.824,5 ha chi ếm 5,53 % diện tích của tỉnh trong
đó diện tích đất nông nghi ệp là 13.484,7 ha.
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Phú Vang có địa hình khá bằng phẳng, với độ dốc < 1
0
và cao trình
biến thiên từ -1,5-2,5 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8-1,5 m. Nhìn chung
địa hình toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam nhưng không lớn, địa hình
có thể chia làm 3 vùng chính sau:
- Vùng c ồn cát ven biển: đây là khu vực có địa hình cao nhất, được hình thành
từ việc bồi lắng cát của biển.Vùng đất này có d ạng địa hình sống trâu, được giới
hạn bởi phía Đông là biển Đông, phía Tây là vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Dải đất này chạy dài ven biển có bề ngang hẹp, có vai trò quan tr ọng ngăn mặn,
chắn sóng, ch ắn lũ và chắn gió.
- Vùng đầm phá: được hình thành từ sự kết nối liên thông gi ữa các đầm nước
Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú , Đầm Sam, Cầu Hai với phá Tam Giang, tạo nên
một không gian rộng lớn với diện tích 22.000ha, là đầm phá lớn nhất khu vực Đông
Nam Á. Ph ần diện tích đầm phá thuộc huyện là 6975 ha (chiếm 31,7% diện tích
đầm phá của tỉnh). Đây thực sự là nguồn tài nguyê n thiên phú cho t ỉnh Thừa Thiên
Huế trong đó có huyện Phú Vang trong việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và khai
thác du lịch.
- Vùng đồng bằng: được hình thành bởi vùng đồng bằng ven sông và đầm phá
nên khá b ằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây d ựng
cơ sở hạ tầng, định canh định cư và phát triển đô thị
2.1.1.3. Đất đai, khí hậu, nguồn nước
• Đất đai
Từ xưa tới nay đất luôn là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế –
xã hội của mỗi quốc gia. Qua thống kê đo đạc địa chính, huyện Phú Vang có tổng diện
27
tích đất tự nhiên là 27 .824,5 ha (2016), trong đó đất lâm nghiệp chiếm 1.327,4 ha;
đất nông nghi ệp là 10.366,2 ha. Sau đây là bảng tình hìnhđất đai huyện Phú Vang:
Bảng 2.1: Tình hình đất đai huyện Phú Vang 2012 - 2016
Đơn vị tính: Ha
Chỉ tiêu Năm 2016/2012
2012 2014 2016 +/- %
Tổng diện tích 27.987,03 27.987,00 27.824,5 -163,000 -0,581
1-Đất nông nghiệp 12.448,12 12.245,60 13.472,2 1.024,080 8,227
Trong đó:
-Đất sản xuất nông nghiệp 8.879,13 8.705,20 10.366,20 1.487,070 16,748
-Đất lâm nghiệp có rừng 1.703,07 659,1 1327,4 -375,670 -22,058
-Đất nuôi trồng thủy sản 1.846,02 1.842,50 1.726,40 -120 -6,480
-Đất nông nghiệp khác 19,4 28,4 52,2 33 169,072
2- Đất phi nông nghiệp 14.236,05 14.535,90 13.595,70 -640 -4,498
3-Đất chưa sử sụng 1.302,86 1.205,60 756,6 -546 -41,928
Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Tr ường, huyện Phú Vang
 Khí hậu
Phú Vang n ằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ch ịu sự ảnh hưởng
của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Do địa hình của dải Trường
Sơn có ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển tạo nên sự khác biệt lớn trong phân
hóa khí hậu của huyện.
+ Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình từ 25,4
0
C , nhiệt độ cao nhất :39,6
0
C , nhiệt độ thấp nhất
13,8
0
C ,số giờ nắng cả năm 1897 giờ.
Mùa nóng: T ừ tháng 3 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên
khô nóng, nhi ệt độ cao trung bình lớn hơn 25
0
C, tháng nóng nh ất thường là tháng
6 hoặc tháng 7 nhiệt độ trung bình 29
0
C. Nhiệt độ tuyệt đối 39-40
0
C.
Mùa l ạnh từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa l ạnh từ 20
0
C-22
0
C,
tháng có nhi ệt độ thấp nhất tháng là tháng 1 xu ống dưới 15
0
C.
28
+ Chế độ mưa ẩm:
Phú Vang có lượng mưa phân bổ không đều , lượng mưa trung bình hằng
năm đạt 2.800-3.000 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, 2 tháng
có lượng mưa lớn nhất là tháng 10, tháng 11 chi ếm tới 45% tổng lượng mưa trung
bình trong năm nên thường có lũ lụt xảy ra vào thời gian này.
Ẩm độ không khí trong vùng trung bình đạt 85%, trong mùa mưa mức độ ẩm
lên tới 89%.
Do mùa mưa trùng với mùa có gió bão nên hay gây ra l ũ lụt, gập úng nhiều
vùng trong huy ện. Mùa khô kéo dài l ại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên
mực nước của các con sông xuống thấp gây ra hạ lưu các sông nước mặn xâm nhập
vào sâu trong đất liền ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của nhân dân.
+ Gió, bão:
Huyện Phú Vang chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
- Gió Tây Nam: B ắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 tốc độ gió bình quân đạt 2-
3m/s có khi lên t ới 7-8m/s. Gió khô nóng, b ốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
- Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió đạt
4-6m/s, trong mùa mưa bão có th ể lên đến 30-40m/s. Gió kèm theo mưa lớn dễ gây
ra lũ lụt ngập úng ở nhiều vùng.
Đây cũng là vùng ch ịu ảnh hưởng của thường tập trung vào các tháng 8,9,10;
bão có c ường suất lớn tạo ra lũ quét nên ảnh hưởng nghiêm trọng đế đời sống của
nhân dân.
Nhìn chung Phú Vang có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường
xuyên xảy ra hạn hán về mùa khô và mưa lũ vào mùa mưa do đó việc xây các công
trình thủy lợi, trồng rừng phòng h ộ ven biển để chống xói lở, chống lũ lụt có ý
nghĩa to lớn, cần được quan tâm chú trọng hơn
 Nguồn nước
Nguồn nước mặt: Chủ yếu là mạng lưới sông, hồ phân bố trên địa bàn.Đây là
nguồn nước chính cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi tr ồng thủy sản.
29
Là huyện ven biển, đầm phá nên nguồn nước mặt thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn
nên vi ệc cung cấp nước cho sinh hoạt dân sinh và sản xuất công nghiệp không
thuận lợi, đặc biệt là cung cấp nước ngọt cho các xã khu vực ven biển đầm phá.
Nguồn nước ngầm: Theo quan sát thực tế từ các giếng đào cho thấy nguồn
nước ngầm nông ở Phú Vang tương đối lớn, độ sâu từ 4-6 mét có th ể khai thác
phục vụ sinh hoạt và cung cấp cho một số cơ sở sản xuất nhỏ. Tuy nhiên chất lượng
nước bị hạn chế do vùng ven bi ển phần lớn bị nhiễm phèn, mặn hoặc nhiểm bẩn do
các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người...
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
 Về tài nguy ên rừng
Trong diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng phòng h ộ, chiếm 60,75%, đất
rừng sản xuất chiếm 39,25%.Tài nguyên r ừng đơn điệu về cây trồng, chủ yếu là phi
lao chắn cát nên có độ che phủ khá thấp.
 Tài nguyên v ề đầm phá ven biển và đầm phá
Phú Vang có g ần 40km bờ biển và một phần diện tích đầm phá Tam Giang
rộng lớn. Toàn huyện có 13/20 xã, thị trấn ven biển và đầm phá với trên 23634 hộ
sống bằng nghề đánh bắt và nuôi tr ồng thủy sản. Tài nguyên bi ển , đầm phá có
tiềm năng lớn về thủy sản, khai thác du lịch, dịch vụ, có vai trò quan tr ọng về an
ninh quốc phòng c ủa Tỉnh, huyện. Đây chính là lợi thế quan trọng của huyện trong
việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
+Tài nguyên bi ển
Vùng bi ển Phú Vang nằm trong ngư trường biển Đông, có nhiều loài hải sản
với hơn 500 loài cá, trong đó 30-40 loài có giá tr ị kinh tế cao như tôm hùm, cá
chim, cá thu và các lo ại hải sản khác; có tiềm năng to lớn về đánh bắt, khai thác hải
sản với sản lượng khoảng 40.000-50.000 tấn/năm.
Ven biển Phú Vang còn có các v ũng, vịnh có điều kiện thuận lợi về xây
dựng cảng biển, cảng cá như cảng Thuận An và các khu neo đậu tàu thuyền vv...
+Tài nguyên đầm phá
Phú Vang là huy ện có diện tích đầm phá lớn bao gồm các đầm Sam, Chuồn,
30
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang

More Related Content

What's hot

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...KhoTi1
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Quảng Bình, HOT
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái BìnhLuận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính ngân sách Xã, thị trấn!
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAYBài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà NộiLuận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Krông Ana
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Krông AnaLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Krông Ana
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Krông Ana
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 

Similar to Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang

Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang (20)

Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa b...
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa b...Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa b...
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa b...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lýLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý
 
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
 
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
Nâng cao vai trò của lao động nữ dân tộc Tày trong phát triển kinh tế hộ nông...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Thiết Bị Y Tế.docx
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Thiết Bị Y Tế.docxKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Thiết Bị Y Tế.docx
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Thiết Bị Y Tế.docx
 
Luận Văn Về Việc Làm Và Thu Nhập Của Người Lao Động Nông Thôn Tại Huế
Luận Văn Về Việc Làm Và Thu Nhập Của Người Lao Động Nông Thôn Tại HuếLuận Văn Về Việc Làm Và Thu Nhập Của Người Lao Động Nông Thôn Tại Huế
Luận Văn Về Việc Làm Và Thu Nhập Của Người Lao Động Nông Thôn Tại Huế
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
 
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịtLV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
LV: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biểnLuận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
Luận văn: Sinh kế của ngư dân sau sự cố môi trường biển tại các xã ven biển
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Khóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên Huế
Khóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên HuếKhóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên Huế
Khóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên Huế
 
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng TrạchLuận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
 
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAYLuận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ THÙY AN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ GÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ GƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU HUẾ, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên c ứu khoa học độc lập của tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và nghiên c ứu thực tế, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Châu Các số liệu, kết quả nêu trong bài luận văn là trung thực và có ngu ồn gốc rõ ràng. Các lập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra trên là quan điểm cá nhân sau quá trình nghiên cứu. Luận văn không sao chép bất kỳ nghiên cứu khoa học đã được côn g bố nào. Tác giả luận văn Lê Thị Thùy An i
  • 3. LỜI CÁM ƠN Cho phép tôi được bày tỏ lòng c ảm ơn sâu sắc tới tất cả các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành b ản luận văn này. Trước hết tôi xin chân thành c ảm ơn sâu sắc tới giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nhgiên cứu và hoàn thành b ản luận văn này. Tôi xin bày t ỏ sự biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Đại học kinh tế Đại học Huế cùng toàn t hể quý thầy cô giáo. Tôi xin chân thành c ảm ơn, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, Cục thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế, Chi cục thống kê huy ện Phú Vang, và toàn th ể các hộ gia đình, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin c ảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, chân thành cảm ơn tập thể ban chủ nhiệm khoa và giáo viên, các đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành lu ận văn. Tác giả luận văn Lê Thị Thùy An ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: Lê Thị Thùy An Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Niên khóa: 2016 -2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Châu Tên đề tài: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Phú Vang là m ột huyện tiếp giáp thành phố Huế, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang còn ch ậm, cơ cấu nông nghiệp còn b ất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi h ỏi phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang một cách hợp lý. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn của mình. 2. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp: Từ các số liệu, tài liệu của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Nông nghi ệp – Phát triển nông thôn huyện, các số liệu công bố của Chi cục Thống kê huyện, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, đề tài nghiên c ứu các tài liệu hiện có về lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 130 phiếu khảo sát nông hộ và 30 phiếu khảo sát chuyên gia. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, mô tả, so sánh. 3. Kết quả nghiên cứu Luận văn đã: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghi ệp. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang trong những năm qua, chỉ ra kết quả, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng. Đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới. iii
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT Cơ cấu kinh tế CN Công nghi ệp CNH Công nghi ệp hóa CNTT Công ngh ệ thông tin DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa LN Lâm nghiệp NĐ Nghị định NN Nông nghi ệp NQ Nghị quyết QĐ Quyết định R&D Nghiên cứu và phát tri ển THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TM Thương mại TS Thủy sản TT Thủ tướng TW Trung Ương UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng iv
  • 6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i LỜI CÁM ƠN.............................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ...........................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................iv MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH................................................................................................................................xi PHẦN 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên c ứu của đề tài.....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3 5. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU...........................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGI ỆP...............................................................................................5 1.1. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp.......................................................................................5 1.1.1. Vai trò c ủa nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân...................................................5 1.1.2. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.......................................................................6 1.2. Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp............................7 1.2.1. Cơ cấu kinh tế ng ành nông nghi ệp.....................................................................................7 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp.........................................................13 1.2.3. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp15 1.3. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp...........................22 1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.............................................................................................................................................................22 1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp của tỉnh Quảng Nam.............23 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế......................24 v
  • 7. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHI ỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HU Ế.............26 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................26 2.1.1. Điều kiện về tự nhiên................................................................................................................26 2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.........................................................................................................31 2.1.3. Đánh giá chung về huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên uế....................................35 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 – 2016................................................................................................................................................37 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tại huyệ n Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế theo ngành sản xuất......................................................................................................................40 2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghi ệp (trồng trọt, chăn nuôi và d ịch vụ........................................................................................................................................42 2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghi ệp............................................................49 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành th ủy sản..................................................................50 2.4. Thực trạng sử dụng nguồn lực sản xuất tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế......................................51 2.4.1. Tình hình sử dụng đất...............................................................................................................51 2.4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động...........................................................................54 2.4.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư nông nghiệp............................................55 2.5. Kết quả khảo sát h ộ nông nghi ệp về tình hình sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi chính trên địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế..............................56 2.5.1. Thống kê mô t ả mẫu khảo sát..............................................................................................57 2.5.2. Các hoạt động tạo thu nhập của hộ....................................................................................63 2.6. Kết quả khảo sát cán b ộ nhân viên, lãnh đạo huyện Phú Vang v ề tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tại huyện.................................................................73 2.6.1. Mô t ả...............................................................................................................................................73 2.6.2. Kết quả khảo sát..........................................................................................................................73 2.7. Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................................77 vi
  • 8. 2.7.1. Những kết quả đạt được của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế.................................................................................77 2.7.2. Hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................................78 2.7.3. Nguyên nhân c ủa những hạn chế.......................................................................................80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NH ẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHI ỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, T ỈNH THỪA THIÊN HUẾ...............................................................................................................................................................82 3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020..................................................................................................................................82 3.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.................................................................................83 3.3. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................84 3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch ngành nông nghi ệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát tri ển bền vững..................................................................................................84 3.3.2. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiêp...................................................................................................87 3.3.3. Phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các s ản phẩm của kinh tế nông thôn........................................................................88 3.3.4. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn............................................................89 3.3.5. Phát triển và nâng cao ch ất lượng nguồn nhân lực....................................................90 3.3.6. Sử dụng hiệu quả hợp lý nguồn tài nguyên g ắn với bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng...................................................................................................................................91 3.3.7. Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp..........................................92 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.....................................................................................94 1. Kết luận...................................................................................................................................................94 vii
  • 9. 2. Kiến nghị................................................................................................................................................95 TÀI LI ỆU THAM KHẢO.................................................................................................................97 PHỤ LỤC...................................................................................................................................................99 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT C ỦA PHẢN BIỆN 1+2 BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN viii
  • 10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hìnhđất đai huyện Phú Vang 2012 - 2016 ............................. 28 Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động huyện Phú Vang 2012 - 2016.......... 32 Bảng 2.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016................................................................................................. 38 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành nông l âm nghiệp, thủy sản huyện Phú Vang 2012 - 2016 ..................................................................................... 40 Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành nông nghi ệp huyện Phú Vang 2012 – 201642 Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại cây trồng của huyện Phú Vang 2012 - 2016 ..................................................................................... 44 Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm ở huyện Phú Vang 2012 - 2016 ..................................................................................... 45 Bảng 2.8: Số lượng và sản lượng sản phẩm vật nuôi của huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016 ............................................................................ 47 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất và cơ cấu các loại vật nuôi của huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016 ..................................................................... 47 Bảng 2.10: Giá trị sản xuất nghành lâm nghi ệp huyện Phú Vang 2012 – 201649 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016................................................................................................. 50 Bảng 2.12: Tình hình sử dụng đất tại huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016 53 Bảng 2.13: Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động tại huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016 ............................................................................ 54 Bảng 2.14: Tình hình chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư nông nghiệp huyện Phú Vang giai đoạn 2012 - 2016............................................................ 56 Bảng 2.15: Thống kê đặc điểm hộ tham gia khảo sát........................................ 58 Bảng 2.16: Tài sản và tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất của hộ ....................... 59 Bảng 2.17: Tình hình tập huấn của các hộ sản xuất nông nghiệp ..................... 60 Bảng 2.18: Những sản phẩm chính mà hộ nông dân xuất bán qua các kênh .... 61 ix
  • 11. Bảng 2.19: Chi phí sản xuất bình quân và cơ cấu chi phí sản xuất 2 vụ lúa (Đông Xuân và Hè Thu) tính trên 1 sào của các hộ điều tra..............64 Bảng 2.21: Chi phí sản xuất bình quân và cơ cấu chi phí sản xuất 2 vụ ngô (Đông Xuân và Hè Thu) tính trên 1 sào của các hộ điều tra..............66 Bảng 2.22: Kết quả và hiệu quả canh tác 2 vụ ngô (Đông Xuân và Hè Thu) tính trên 1 sào c ủa các hộ điều tra..........................................................................67 Bảng 2.24: Hiệu quả chăn nuôi gà thịt (tính trên 100kg trọng lượng xuất chuồng/lứa)..............................................................................................................69 Bảng 2.25: Chi phí chăn nuôi và cơ cấu chi phí chăn nuôi lợn thịt (tính cho 100 kg thịt lợn hơi)........................................................................................................70 Bảng 2.26: Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt (tính trên 100kg thịt lợn hơi)..................71 Bảng 2.27: Chi phí và kết quả nuôi tôm, cá (tính trên bình quân hộ)....................72 Bảng 2.28: Các ngành, l ĩnh vực nông nghiệp có ưu thế phát triển tại địa phương........................................................................................................................74 Bảng 2.29: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại địa phương...............................................................76 x
  • 12. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế...............26 Hình 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Phú Vang, giai đoạn 2012 – 2016..................................................................................................38 Hình 2.3: Cơ cấu GTSX ngành nông lâm nghi ệp, thủy sản huyện Phú Vang 2012 – 2016..............................................................................................................40 Hình 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghi ệp..............................................43 Hình 2.5: Hình thức liên kết sản xuất của hộ.................................................................62 Hình 2.6: Khó khăn chủ yếu của hộ...................................................................................63 xi
  • 13. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, nông thôn Việt Nam đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ do quá trình công nghiệp hóa, hi ện đại hóa và đô thị hóa; nông nghi ệp, nông thôn đã chuyển một phần không nh ỏ đất sang xây dựng khu công nghi ệp, khu chế xuất, khu du lịch và đô thị mới, … thu hút đầu tư là vấn đề được hầu hết các tỉnh, thành phố quan tâm thậm chí đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉnh nào có nhi ều dự án đầu tư thì diện tích đất nông nghi ệp càng bị thu hẹp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghi ệp trong tiến trình đô thị hóa ở nông thôn nói riêng đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Chuy ển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp nhằm tạo dựng một ngành nông nghi ệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát triển nền nông nghi ệp sản xuất hàng hoá l ớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nh ập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa phương là rất cần thiết. Phú Vang là m ột huyện tiếp giáp thành ph ố Huế, có v ị trí địa lý thu ận lợi để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tại huyện Phú Vang còn ch ậm, cơ cấu nông nghi ệp còn b ất hợp lý, tr ồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiề u tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi h ỏi phải có gi ải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tại huyện Phú Vang m ột cách hợp lý. Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp huyện Phú Vang t ỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn của mình. 1
  • 14. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Vận dụng lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Phú Vang, T ỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCKT nông nghiệp - Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang trong những năm qua, chỉ ra kết quả, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng. - Đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Đề tài nghiên c ứu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trên các l ĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, từ đó đề xuất giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về mặt thời gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2016. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2018. Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. - Về mặt không gian: huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2
  • 15. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu  Dữ liệu thứ cấp Từ các số liệu, tài liệu của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Nông nghi ệp – Phát triển nông thôn huy ện, các số liệu công b ố của Chi cục Thống kê huyện, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, đề tài nghiên c ứu các tài li ệu hiện có về lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp, các hội nghị hội thảo, kết quả của các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà ho ạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, đề tài tiến hành thu thập từ các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương về tình hình ngành nông nghiệp đặc biệt là trên địa bàn huyện Phú Vang, t ỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2012 – 2016.  Dữ liệu sơ cấp Tác giả tiến hành phỏng vấn các nông h ộ có tham gia s ản xuất nông nghi ệp và các chuyên gia là các cán bộ, quản lý, lãnh đạo huyện và các xã trên địa bàn huyện Phú Vang. Đối với phỏng vấn nông h ộ: Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, với yêu cầu mức độ tin cậy là 95%, sai số chọn mẫu (e) không vượt quá 10% kích cỡ mẫu. Kích cỡ mẫu cho nghiên cứu được xác định theo công thức (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) [11]: Trong đó, n là kích cỡ mẫu dự tính, Z là giá trị ướng ứng của miền thống kê. Với mức ý ngh ĩa α = 5%, Z = 1,96; p = 0,5 (cho kích cỡ mẫu lớn nhất); e: sai số cho phép 10%. Kết quả số quan sát trong mẫu theo công th ức là 96. Để đảm bảo mức độ thu hồi bảng hỏi, nghiên cứu tiến hành khảo sát 130 hộ nông dân. K ết quả thu được 119 bảng hỏi đủ điều kiện để tiến hành phân tích. Đối với phỏng vấn chuyên gia: 3
  • 16. Luận văn đã thiết kế phiếu phỏng vấn 30 cán bộ lãnh đạo, quản lý và các cán bộ nhân viên có thâm niên công tác, chuyên mô n cao tại huyện, các ngành và các xã trên địa bàn huyện. Đây là những cán bộ có kinh nghi ệm trong công tác ch ỉ đạo sản xuất nông nghi ệp, nắm chắc thực trạng và những định hướng, giải pháp của huyện và từng địa phương trong phát triển nông nghi ệp, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết quả thu được 28 phiếu khảo sát đảm bảo chất lượng. 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: - Phương pháp thống kê kinh tế: sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu theo các tiêu th ức khác nhau phù h ợp với mục đích nghiên cứu. - Phương pháp thống kê mô t ả: mô tả các chỉ tiêu nghiên c ứu trên các bi ểu bảng, bản đồ, đồ thị để phân tích, nhận định. - Phương pháp so sánh: được dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên c ứu qua không gian và th ời gian, cụ thể là so sánh đánh giá sự phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế ngành nông, lâm, ngư nghiệp và các b ộ phận của nó, cũng như phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4
  • 17. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp 1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Nông nghi ệp là ngành s ản xuất gắn liền với sự xuất hiện và phát tri ển của xã hội loài người. Nông nghiệp là ngành kinh t ế quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân. Mọi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp. Ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Pháp… sản xuất nông nghiệp cũng luôn được chú trọng và thực tế cho thấy các sản phẩm nông nghiệp đã đóng góp rất nhiều vào kim ngạch xuất khẩu. Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp đã có t ừ xa xưa và được xem là cái nôi c ủa nền văn minh lúa nước. Đến nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan tr ọng trong nền kinh tế quốc dân với tỷ trọng 16,32% GDP trong năm 2016 [10]. Sản xuất nông nghiệp đang từng bước chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghi ệp sản xuất hàng hoá l ớn. Nông nghi ệp là một ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, theo nghĩa rộng, nông nghiệp còn bao g ồm cả ngư nghiệp và lâm nghi ệp [2]. Theo Lưu Đức Khải (2015), vai trò c ủa nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân được thể hiện ở một số điểm sau [4]: - Nông nghi ệp đóng góp vào công cu ộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung c ấp lương thực, thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thứ hai, nông nghiệp cung cấp nông sản cho xuất khẩu, thu ngoại tệ, tạo vốn để mua sắm máy móc, thiêt bị, vật tư thiết yếu cho công nghiệp hóa, hình thành quan hệ trong phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế. hứ ba, phát triển nông nghiệp tạo tiền đề để kinh tế - xã hội cho phân công lao 5
  • 18. động mới và tái cơ cấu trong nông nghiệp và toàn b ộ nền kinh tế theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp còn là ngành cung c ấp sức lao động cho phát triển công nghiệp. - Nông nghi ệp đóng góp vào phát tri ển: Thứ nhất, với vai trò là ho ạt động kinh tế, nông nghiệp đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cung cấp các cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân và tạo động lực phát triển các ngành công nghi ệp liên quan tới nông nghiệp, bao gồm cả công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cả c ông nghi ệp hóa chất, cơ khí. Theo báo cáo c ủa Ngân hàng thế giới, trong các nước đang phát triển, nông nghiệp đóng góp 29% GDP và giải quyết việc làm cho 65% lực lượng lao động xã hội. Thứ hai, nông nghiệp còn là m ột ngành sinh kế. Theo Ngân hàng thế giới, nông nghi ệp là sinh kế cho 86% dân số nông thôn, tạo việc làm cho 1,3 tỷ nông hộ và những nông dân không có ruộng đất. Trong 5,5 tỷ người của thế giới đang phát triển thì có tới 3 tỷ người đang sống ở các vùng nông thôn và chi ếm khoảng một nửa tổng dân số. - Nông nghi ệp đóng vai trò quan tr ọng trong giảm nghèo Nông nghi ệp là công c ụ hiệu quả trong công tác giảm nghèo. Tăng trưởng nông nghi ệp có ảnh hưởng tích cực và mạnh tới công tác giảm nghèo tại tất cả các quốc gia, Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP trong nông nghi ệp có hiệu quả giảm nghèo nhiều hơn gấp đôi so với tăng trưởng GDP của các ngành khác. 1.1.2. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp So với các ngành kinh tế khác, sản xuất nông nghiệp có những nét đặc thù riêng biệt mà trong quản lý Nhà nước cần phải quan tâm: - Sản xuất nông nghiệp chịu tác động và chi phối mạnh của các quy luật tự nhiên và các điều kiện cụ thể như đất đai, khí hậu, sinh vật, thời tiết. - Lao động nông nghiệp của con người phụ thuộc vào quá trình tăng trưởng của sinh vật, cây con trong nông nghiệp có quy luật vận động riêng. Đặc điểm đó có vai trò quy ết định đến năng suất lao động trong nông nghiệp. 6
  • 19. - Thời gian lao động và thời gian sản xuất không ăn khớp, tính thời vụ cao, tiềm năng lao động trong nông nghiệp còn r ất lớn, nhất là những vùng ch ậm phát triển. - Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được trong hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm do tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Ngoài những đặc thù trên, s ản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn có đặc điểm sau: - Việt Nam là một nước đất hẹp, người đông, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp (0,11ha/ người). - Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại cây con phát triển. Tuy nhiên, bên c ạnh đó Việt Nam cũng là nơi gánh chịu nhiều thiên tai, điều đó cũng tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. - Nền nông nghiệp Việt Nam đang chuyển dần từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá quy mô l ớn gắn với thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế. 1.2. Một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Nền kinh tế của mỗi nước là một tổ hợp phức tạp, bao gồm các bộ phận và phân hệ hợp thành. Việc phân tích, đánh giá cơ cấu kinh tế đòi h ỏi phải xem xét cấu trúc bên trong c ủa nền kinh tế, biểu hiện ở những mối quan hệ kinh tế giữa các bộ phận và giữa các phân h ệ của các bộ phận đó trong hệ thống kinh tế. Những mối quan hệ kinh tế đó ràng buộc lẫn nhau và được biểu hiện ở những quan hệ về mặt lượng cũng như quan hệ về mặt chất. C.Mác đã chỉ ra rằng: “Cơ cấu kinh tế là sự phân chia về chất lượng và tỉ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội" [5] . Một cơ cấu kinh tế hợp lý ph ải có các b ộ phận, các phân h ệ được kết hợp với nhau một cách hài hoà, s ử dụng có hi ệu quả các nguồn lực, tài nguyên c ủa đất nước, làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, có nhịp độ tăng trưởng và phát tri ển ổn định, nâng cao mức sống của dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc có hi ệu quả. 7
  • 20. “Cơ cấu kinh tế tổng thể các ngành, l ĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan h ệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” [5]. Cơ cấu kinh tế của một nước xét trên t ổng thể bao gồm những mối liên hệ tổng thể giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó, bao gồm các yếu tố kinh tế, các lĩnh vực kinh tế (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng), các ngành kinh t ế (nông nghi ệp, công nghi ệp, dịch vụ …), các khu vực kinh tế (nông thôn, thành th ị), các thành ph ần kinh tế (quốc doanh, tập thể, cá thể, hộ gia đình). Ở mỗi vùng, m ỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu riêng của mình tuỳ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể. Từ sự phân tích trên có th ể khái quát cơ cấu kinh tế như sau: “Cơ cấu kinh tế là m ột tổng thể các b ộ phận hợp thành n ền kinh tế của mỗi nước. Các b ộ phận đó gắn bó ch ặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và bi ểu hiện ở các quan h ệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và th ời gian nhất định, phù h ợp với những điều kiện kinh tế- xã h ội nhất định, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã h ội cao”. Trong bất kỳ một nền kinh tế nào, cơ cấu kinh tế cũng bao gồm các loại chủ yếu sau đây: - Cơ cấu ngành kinh t ế Là cơ cấu kinh tế quan trọng nhất, là tổ hợp các ngành c ủa nền kinh tế. Nó bi ểu thị quan hệ giữa các ngành kinh t ế, những tổng thể đơn vị kinh tế cùng th ực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội theo ngành để sản xuất ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có nh ững đặc tính chung nhất định. Sự phát triển các ngành kinh t ế quốc dân là m ột tất yếu khách quan, do sự phát triển của phân công lao động xã hội quyết định. Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, thuở bình minh của loài người cơ cấu kinh tế là nông nghi ệp. Khi phân công lao động phát triển, thủ công nghi ệp tách khỏi nghề nông và tr ở thành ngành công nghi ệp thì cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế chuyển thành nông - công nghi ệp. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghi ệp làm cho nó chi ếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế chuyển từ nông - công nghi ệp sang công - nông nghi ệp. Tiếp đến, cùng v ới quá trình phát triển nền kinh tế, cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch sang công nghi ệp - dịch vụ - nông nghi ệp. 8
  • 21. - Cơ cấu thành ph ần kinh tế Là cơ cấu sở hữu của nền kinh tế. Như ta biết lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của nền kinh tế. Nếu cơ cấu ngành kinh tế trực tiếp do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội quyết định, thì cơ cấu thành phần kinh tế trực tiếp do bản chất của quan hệ sả n xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Trong nền kinh tế, nhìn chung có hai loại sở hữu là sở hữu công và sở hữu tư. Song quá trình phát triển của lực lượng sản xuất đã làm xu ất hiện hình thức sở hữu hỗn hợp. - Cơ cấu vùng kinh t ế Cơ cấu vùng kinh t ế là sự bố trí vùng, lãnh thổ của nền kinh tế theo lãnh thổ phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lý. C ơ cấu này do điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên quy ết định. Ở mỗi vùng lãnh th ổ được bố trí các ngành sản xuất khác nhau theo một tỷ lệ thích ứng để khai thác triệt để các ưu thế, đặc thù c ủa từng vùng, đồng thời để hỗ trợ lẫn nhau cùng phát tri ển. Rõ ràng trong nền kinh tế, các ngành, các lo ại hình doanh nghiệp phải được xây dựng ở những địa điểm nhất định. 1.2.1.2. Khái niệm và đặc trưng cơ bản cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp  Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Nông - lâm - ngư nghiệp là hệ thống nhỏ trong hệ thống lớn của cơ cấu kinh tế. Cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp cũng là một cấu trúc g ắn bó h ữu cơ nhiều nhân tố tác động qua lại lẫn nhau cùng t ồn tại và phát tri ển trong những thời gian và không gian nh ất định. Do đó, cơ cấu nông nghi ệp bao gồm các ngà nh sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nuôi tr ồng đánh bắt thủy sản. Bản thân nhiều ngành trong nông nghi ệp lại là những hệ thống nhỏ, có nh ững yếu tố, những thuộc tính giống nhau tạo thành hệ thống nhỏ hơn. Sản xuất nông nghi ệp luôn phát tri ển, cơ cấu các ngành trong nông nghi ệp cũng vận động, biến đổi mở rộng theo. Do vậy, cơ cấu nông nghi ệp trước hết là một bộ phận của cơ cấu kinh tế, là một ngành lớn, một tổng thể hữu cơ của nhiều ngành nhỏ, với nhiều cấp hệ khác nhau, không ng ừng hoàn thiện và phát triển trong sự ổn định tương đối, trong các 9
  • 22. mối quan hệ khăng khít, tác động và tùy thu ộc lẫn nhau giữa các yếu tố, được xác định bằng các quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng. Cơ cấu nông nghi ệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội. Theo nghĩa chung nhất cơ cấu kinh tế nông nghi ệp là mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền nông nghi ệp của một quốc gia, một vùng, m ột địa phương. Trong tổng thể các mối quan hệ phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghi ệp, đáng chú ý nh ất là quan hệ giữa các ngành s ản xuất, giữa các vùng sinh thái và các thành ph ần kinh tế. Các mối quan hệ này được xác định theo các yếu tố sản xuất và kết quả sản xuất [3]. Cơ cấu kinh tế phản ánh quá trình phát triển, sự phù h ợp, hợp lý trong phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia, mỗi ngành và m ỗi thành phần kinh tế. Muốn có m ột cơ cấu kinh tế hợp lý, c ần có nh ững biện pháp cụ thể nhằm chuyển dịch cơ cấu đúng hướng để có th ể khai thác tối đa những tiềm năng và lợi thế của từng vùng, ngành và t ừng địa phương Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp bao gồm: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. - Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp theo ngành Kinh tế nông nghi ệp theo ngành, gồm: nông nghi ệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Trong từng ngành cụ thể được phân ngành theo s ản phẩm, như: ngành sản xuất cây lương thực, th ực phẩm, rau quả, cây công nghi ệp ngắn và dài ngày, tr ồng rừng, chăm sóc, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi tr ồng thuỷ sản... Chuyên môn hoá càng cao và phân công lao động càng sâu thì phân ngành càng chi tiết, đa dạng. Sự hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hoá ph ụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, việc xác định và phát tri ển đúng hướng các ngành chuyên môn hoá trong cơ cấu sản xuất nông nghi ệp có ý ngh ĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế của địa phương và của từng vùng. Nó s ẽ sử dụng một cách hợp lý các điều kiện đặc thù, làm tăng năng suất lao động từng ngành và lao động xã hội, tiết kiệm vốn đầu tư, tạo ra khối lượng 10
  • 23. sản phẩm hàng hoá l ớn, chất lượng cao, giả rẻ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng n ội bộ và xuất khẩu. - Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp theo vùng Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp theo vùng bi ểu hiện sự phân công lao động theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước, trong từng địa phương. Sự phân công lao động theo ngành kết hợp với sự chuyên môn hoá, kéo theo s ự phân công lao động theo vùng lãnh thổ. Đây là hai mặt gắn bó h ữu cơ, khăng khít với nhau trong quá trình phân công lao động. Việc bố trí các ngành trồng cây gì, nuôi con gì, tổ chức sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai đều phải được thực hiện trong những không gian nh ất định, phù h ợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của nó. - Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp theo thành ph ần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trong một thời gian dài chúng ta đ ã xây d ựng một nền kinh tế tập trung dựa vào hai thành ph ần kinh tế chủ yếu là: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đại hội đổi mới cơ chế quản lý kinh t ế đã coi trọng các thành phần kinh tế với đầy đủ đặc trưng của nó, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghi ệp. Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và được coi như một đơn vị sản xuất kinh doanh; là đơn vị trực tiếp, chủ yếu sản xuất ra đại bộ phận sản phẩm nông nghiệp cho nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu h ình thành nên kinh tế trang trại; hiện nay, kinh tế trang trại ngày càng phát tri ển, tham gia các loại hình hợp tác xã, liên k ết với các doanh nghiệp nhà nước bằng nhiều hình thức. Các nông - lâm trường quốc doanh sản xuất nông nghi ệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chế biến và dịch vụ trong những năm gần đây được rà soát, s ắp xếp lại và đang có xu hướng giảm về số lượng và thay đổi hoặc bổ sung nhiệm vụ phù h ợp với yêu cầu của công cu ộc đổi mới (Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 179/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát tri ển nông, lâm trường quốc doanh) nhằm làm cho nó ngày càng phát 11
  • 24. triển, giữ được vai trò ch ủ đạo trong nền kinh tế nông nghi ệp, trở thành công c ụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.  Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp - Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp mang tính khách quan Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp tồn tại và phát tri ển phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Mỗi một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội tương ứng với một cơ cấu kinh tế nông thôn c ụ thể. C.Mác nói “Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là tất yếu không ai tránh kh ỏi, một sự tất yếu thầm kín, yên lặng”. Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp và cơ cấu kinh tế cụ thể trong hệ thống kinh tế nông nghi ệp cũng như xu hướng chuyển dịch của chúng ra sao là tu ỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện tự nhiên nhất định mà không ph ụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không cố định mà luôn luôn vận động và biến đổi Sự vận động biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghi ệp luôn g ắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và ti ến bộ khoa học kỹ thuật, công ngh ệ mới. Sự tác động của các điều kiện đó làm cho các bộ phận kinh tế trong hệ thống kinh tế nông nghi ệp biến đổi, tác động lẫn nhau, tạo ra một cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới. Cơ cấu ấy vận động và phát tri ển, đến lượt nó ph ải nhường chỗ cho một cơ cấu mới khác ra đời. Tuy vậy, để đảm bảo cho quá trình hình thành, vận động và phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghi ệp một cách khách quan, yêu c ầu đặt ra là cơ cấu nông nghi ệ p phải đảm bảo tương đối ổn định. Nếu cơ cấu kinh tế nông nghiệp thường xuyên thay đổi, xáo trộn sẽ làm cho các quá trình sản xuất kinh doanh không ổn định, quá trình đầu tư lúng túng, lưu thông hàng hoá trở ngại, làm cho kinh tế nông nghi ệp, nông thôn phát tri ển què quặt và phiến diện, gây lãng phí, tổn thất cho nền kinh tế. - Cơ cấu kinh tế nông nghi ệp mang tính hợp tác và c ạnh tranh Trong việc lựa chọn một cơ cấu kinh tế nông nghi ệp hợp lý, có hi ệu quả cao phải xem xét đầy đủ các yếu tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu 12
  • 25. kinh tế và mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài. S ự gắn bó được biểu hiện trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong việc bố trí sản xuất, hoạch định các chính sách, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công ngh ệ mới, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh chế biến và tiêu th ụ sản phẩm … 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp là quá trình thay đổi các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc nông nghi ệp. Hiểu cách khác chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các m ối quan hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống từ một trạng thái nhất định sang trạng thái tối ưu để đạt hiệu quả mong muốn, thông qua s ự điều khiển ý th ức của con người, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. Đơn giản hóa đó là sự phát triển của các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghi ệp dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương tác giữa chúng so v ới một thời điểm trước đó. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp được xem xét trên 3 góc độ: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấ u thành phần và cơ cấu lãnh thổ kinh tế. 1.2.2.2. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, kinh tế ngành nông nghi ệp nói riêng là một quá trình lâu dài và hết sức khó khăn, phức tạp. Trong điều kiện nước ta hiện nay, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp không phải là sự thay đổi cơ cấu đã có trong kho ảng thời gian ngắn, mà là quá trình thay đổi một cơ cấu kinh tế khép kín sang mở cửa, hội nhập. Quá trình đó, đòi h ỏi giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Trước hết, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp thành công, đúng hướng đòi h ỏi phải nắm được những quan điểm sau: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp phải đảm bảo nâng cao hi ệu quả kinh tế, xã h ội và b ảo vệ môi trường. Đây là quan điểm chi phối toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm định hướng cho nông dân cần biết lựa chọn sản phẩm (sản xuất cái gì, 13
  • 26. lựa chọn các yếu tố đầu vào và th ị trường tiêu thụ) sao cho có lợi nhất. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu không chỉ xem xét hiệu quả kinh tế một cách đơn thuần mà còn xem xét hi ệu quả xã hội. Nâng cao hiệu quả xã hội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện việc lựa chọn ngành nghề có khả năng thu hút lao động, khuyến khích làm giàu, nhưng phải gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo, phòng ch ống tệ nạn xã hội và giữ gìn bản sắc dân tộc. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp phải gắn với khai thác tri ệt để các l ợi thế so sánh c ủa đất nước, của từng vùng, địa phương. Khai thác lợi thế so sánh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành các sản phẩm, các ngành mũi nhọn mà đất nước, địa phương có khả năng, từ đó hình thành các vùng s ản xuất tập trung, quy mô lớn, chuyên môn hóa cao. Khai thác có hi ệu quả các lợi thế đó hay không còn ph ụ thuộc chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, cần nhận thức rằng khai thác lợi thế so sánh trong chuyển dịch cơ cấu không có nghĩa là tập trung sản xuất sản phẩm ta có, mà phải luôn hướng theo nhu cầu thị trường. Vì vậy, vận dụng quan điểm này vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi h ỏi phải có s ự phối hợp đồng bộ từ Nhà nước trung ương đến các ngành, địa phương. - Chuyển dịch cơ cấu nông nghi ệp phải phù h ợp khả năng của nền kinh tế và quan hệ quốc tế hiện nay. Trên cơ sở đánh giá khách quan, đúng khả năng nền kinh tế về điều kiện và nguồn lực phát triển, lựa chọn một cơ cấu thích hợp, xác định quy mô phát triển đúng của từng ngành, từng sản phẩm. Từ khi Việt Nam đổi mới các chính sách kinh tế (1986), sản lượng nông nghiệp đã tăng nhanh và đã thừa nhận vai trò c ủa người nông dân như là một tác nhân kinh tế tự chủ. Sự phát triển này đã giúp gi ảm nghèo một cách rõ r ệt ở nông thôn và Việt Nam chuyển mình từ một nước phải nhập khẩu lương thực thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, từ một nước xuất khẩu cà phê nh ỏ đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất cà phê… Thị trường trong nước về sản phẩm nông nghiệp không lớn, vì vậy không thể tạo kênh đầu ra cho những gia tăng mạnh về sản lượng mà Việt Nam đã đạt được. 14
  • 27. 1.2.3. Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Các kết quả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành này ch ịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nội tại như: đất đai, tài nguyên, lao động, nguồn lực khác và các nhân bên ngoài như: chính sách nhà nước, thị trường các vật tư đầu vào và th ị trường sản phẩm đầu ra. Các nhân tố này cùng tác động vào ngành nông nghi ệp và thúc đẩy chuyển dịch các bộ phận cấu thành (các chuyên ngành, ti ểu ngành và ho ạt động kinh tế trong từng tiểu ngành…) tạo ra một cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp mới với tỷ trọng các chuyên ngành, ti ểu ngành và các ho ạt động kinh tế trong có hiệu quả cao và bền vững. Thực tế trong những năm vừa qua ảnh hưởng của các nhân tố này như sau: 1.2.3.1. Nhân tố nguồn lực tự nhiên Các nguồn lực tự nhiên như nguồn nước, khí hậu, …, có ảnh hưởng mạnh tới hướng phát triển ngành nông lâm th ủy sản ở từng vùng, ti ểu vùng địa lý. Điều kiện tự nhiên khác nhau gi ữa các vùng, ti ểu vùng đã tạo ra lợi thế so sánh và s ức cạnh tranh riêng của ngành nông nghi ệp ở từng vùng, ti ểu vùng và là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triể n kinh tế vùng v ề ngành nông nghi ệp. Việt Nam là quốc gia có s ự đa dạng cao về điều kiện tự nhiên giữa các vùng, vì vậy đã tạo ra tính đa dạng của các loại sản phẩm nông, lâm, th ủy sản. Bảy vùng kinh tế từ Bắc xuống Nam là: Trung du Miền núi phía bắc; Đồng bằng Sông h ồng; Bắc trung bộ; Nam trung bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông c ửu long có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu rất khác nhau nên đã tạo ra các lợi thế và bất lợi thế ở từng vùng trong phát tri ển sản xuất nông, lâm, th ủy sản, hình thành nhân tố tự nhiên, ảnh hưởng mạnh tới định hướng phát triển và cơ cấu sản phẩm của ngành nông nghi ệp ở các vùng, t ạo nên tính đa dạng về sản phẩm và sự khác biệt về cơ cấu ngành nông nghi ệp theo vùng sinh thái. Tuy nhiên phải thấy rằng, nhân tố nguồn lực tự nhiên không t ự tạo ra ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới phát triển nông nghi ệp và tạo dựng cơ cấu ngành nông nghi ệp ở từng vùng, mà chính con người thông qua nhận thức của mình về 15
  • 28. những điểm mạnh, điểm yếu của nguồn lực tự nhiên ở từng vùng mà quy ết định phát triển hướng ngành nông nghi ệp cho phù h ợp. Như vậy, nhận thức đúng của con người về nguồn lực tự nhiên và quy ết định phát triển nông nghi ệp theo hướng nào cho phù h ợp chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển nông nghi ệp. 1.2.3.2. Lực lượng lao động trong nông nghiệp Lực lượng lao động trong nông nghi ệp là yếu tố năng động và cách m ạng nhất của lực lượng sản xuất, nó quy ết định hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhân tố này luôn bao g ồm hai khía cạnh, đó là số lượng và chất lượng lao động. Cả hai khía cạnh này đều ảnh hưởng tích cực và tiêu c ực đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp. Nếu lao động nông nghi ệp có s ố lượng thích hợp, có ch ất lượng cao thì sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngược lại nếu lao động nông nghi ệp thiếu hoặc đủ về số lượng so với yêu cầu của sản xuất, nhưng yếu kém về chất lượng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển và chuyển dịch ngành nông nghi ệp, đồng thời khó đạt năng suất và hiệu quả lao động cao. Thực trạng lực lượng lao động nông nghi ệp của Việt Nam như sau: trong giai đoạn 2005 đến 2010 số lượng lao động trong ngành nông nghi ệp tăng từ 23,6 triệu người vào năm 2005 lên 24,4 triệu người vào năm 2013, bình quân tăng 126,55 nghìn người/năm (0,5%/năm). Tình trạng lao động ngày càng dư thừa so với diện tích đất nông nghi ệp có th ể sử dụng vào sản xuất nông nghi ệp gây khó khăn cho việc tăng quy mô diện tích đất sản xuất của mỗi hộ nông dân và tăng nhanh năng suất lao động. Tốc độ tăng năng suất lao động nông nghi ệp bình quân ở giai đoạn 2006-2010 đạt 4,7%/năm cao hơn so với giai đoạn 2001-2005 (4,1%/năm). Bình quân giai đoạn 2000-2013 tốc độ tăng năng suất lao động nông nghi ệp đạt 2,9%/năm. Như vậy, việc sử dụng lao động trong nông nghi ệp đã có ti ến bộ về năng suất và thu nhập, nhưng chưa đạt như mong muốn [13]. 1.2.3.3. Lợi thế của địa phương trong phát triển nông nghiệp Đối với nước ta sản xuất nông nghi ệp có l ợi thế về khí hậu, đất đai, mặt nước rừng và lao động. Điều kiện khí hậu tạo ra một nền nông nghi ệp hàng hóa đa dạng, 16
  • 29. sản xuất nhiều vụ trong năm mà không cần chi phí điều tiết khí hậu. Lao động nông nghiệp khá dồi dào giá r ẻ. Đó là hai lợi thế ưu ái nhất mà nước ta có được. Tuy nhiên mỗi địa phương lại có được những lợi thế riêng của mình như lợi thế về đất đai, về vốn, về lao động, về thị trường, về giao thông. Lãnh đạo các địa phương sẽ dựa vào lợi thế so sánh của địa phương mình mà đưa ra chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý, để phát huy tối đa lợi thế đó. Nếu xu hướng chuyển dịch có th ể khai thác được lợi thế của địa phương thì sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và hiệu quả; ngược lại sẽ làm chậm quá trình chuyển dịch và thậm chí không đạt được kết quả như mong muốn. Do đó những lợi thế của địa phương có tác động không nh ỏ đến việc hình thành và chuy ển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp. 1.2.3.4. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp Khoa học kỹ thuật trong nông nghi ệp được biểu hiện ở một số mặt cơ bản như là: ứng dụng tiến bộ công ngh ệ sinh h ọc vào sản xuất; hoàn thiện hệ thống quy trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm; kỹ thuật trong việc sử dụng và cải tạo đất, sử dụng nguồn nước phục vụ nông nghi ệp, nông thôn và b ảo vệ môi trường; kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện hóa h ọc như phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng vật nuôi, thu ốc kích thích tăng trưởng, vật liệu hóa h ọc xây dựng; những tiến bộ liên quan đến người lao động nông nghi ệp bao gồm: trình độ văn hóa, trình độ quản lý, k ỹ năng, kỹ xảo, trình độ lành nghề, trình độ tiếp thị; tiến bộ kỹ thuật trong trang bị và sử dụng các phương tiện cơ khí. Phát triển nông nghi ệp hàng hóa g ắn liền với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại mà trước hết là côn g nghệ sinh học, tiến bộ kỹ thuật gen, nuôi cây t ế bào. Những thành tựu này, một mặt mở ra khả năng, hướng đi mới, từ ứng dụng và chuyển giao công ngh ệ tạo ra những giống cây, con có năng suất, chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh; mặt khác đòi h ỏi chú ng ta phải cân nhắc, lựa chọn, quy hoạch ứng dựng các công ngh ệ mới đó một cách hợp lý v ới điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội trong nước. 17
  • 30. 1.2.3.5. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường nông sản Khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông s ản có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp. Nếu năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông s ản thấp thì nó sẽ làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp không th ể đạt tới mục tiêu đề ra hoặc đạ t ở mức thấp và cơ cấu ngành vẫn không đem lại hiệu quả, làm kéo dài quá trình này và gây t ốn kém, lãng phí các nguồn lực xã hội. Việt Nam có l ợi thế cạnh tranh về sự khác biệ t của điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, để khai thác lợi thế trên, tránh nguy cơ bị ép giá, ngành c ần hình thành chiến lược sản xuất và phân ph ối phù h ợp với nhu cầu thị trường để đạt hiệu quả cao nhất. Các đối thủ cạnh tranh chính Việt am là Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ, Trung Quốc… Ảnh hưởng cụ thể của năng lực canh tranh sản phẩn tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp thể hiện trên các m ặt sau: - Tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa nông lâm th ủy sản hàng hóa, th ị trường xuất hàng hóa nông lâm th ủy sản mở rộng nhờ vào chất lượng hàng hóa tăng lên, giá thành sản xuất thấp, hệ thống quy trình sản xuất thực phẩm an toàn vệ sinh, xuất sứ nguồn gốc được hoàn thiện. - Giúp người sản xuất tiếp cận nhanh với thị trường để ra quyết định đầu tư đúng, nâng cao giá trị, mở rộng quy mô s ản xuất, tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp bền vững. 1.2.3.6. Công nghiệp chế biến nông sản Sự phát triển của các ngành công nghi ệp chế biến nông s ản có m ột ý ngh ĩa rất lớn đối với sự phát triển nông nghi ệp. Nó bi ểu hiện rõ nông nghi ệp đã chuyển biến thành một ngành công nghi ệp. Sự phát triển của việc chế biến về mặt kỹ thuật các nông s ản thường gắn liền với sự tiến bộ kỹ thuật trong nông nghi ệp, vì bản thân việc sản xuất nguyên liệu để chế biến thường đòi h ỏi phải cải tiến nông nghi ệp, mặt khác, những phế liệu trong khi chế biến thường đem dùng vào nông nghiệp, làm cho sản lượng nông nghi ệp tăng lên và ít ra cũng khôi phục một phần sự thăng bằng và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghi ệp và công nghi ệp. 18
  • 31. Các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh hoạt động trong ngành nông nghi ệp chính là các tác nhâ n tạo ra động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay của nước ta cần khuyến khích phát triển các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghi ệp chế biến, nhằm đưa sản phẩm nông nghi ệp vào chế biến; góp ph ần nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường. Sự phát triển về lượng và chất của các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nông s ản đóng vai trò là nhân t ố chủ động thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu toàn ngành nông nghi ệp trên quy mô c ả nước và ở quy mô các vùng sinh thái. 1.2.3.7. Chính sách nông nghiệp của chính phủ  Ảnh hưởng của chính sách đất đai Chính sách đất đai là chính sách cơ bản đối với ngành nông nghi ệp, trong những năm vừa qua đã đổi mới theo hướng giao đất không thu tiền sử dụng cho hộ nông dân theo qu ỹ đất ở từng địa phương và đảm bảo các quyền cho hộ nhận đất gồm: sử dụng có thời hạn, được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê và góp v ốn vào các ho ạt động cùng s ản xuất kinh doanh nông nghiệp, được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất…đã ảnh hưởng mạnh và tích cực tới động lực của người nông dân trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân, đồng thời đã tạo ra điều kiện để nông dân lựa chọn hướng sản xuất phù h ợp trên số diện tích được giao và tạo ra chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp theo lợi thế từng vùng sinh thái và theo tín hi ệu thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh tác động tích cực trên đây, chính sách đất đai thời gian qua đã tạo ra tính manh mún, chia cắt ruộng đất của các hộ nông dân do chia đất theo nguyên tắc bình quân về quy mô diện tích và bình quân về: chất lượng, vị trí, độ cao thấp và độ màu mỡ của đất mà không theo kh ả năng sản xuất nông nghiệp của từng hộ. Kết quả là, các vùng s ản xuất đã hình thành, nhưng tính hàng hóa thấp, phân tán, ch ất lượng không đồng đều, chủng loại và kiểu dáng, không hấp dẫn người tiêu dùng làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Mặt khác, chính sách giao đất không thu tiền sử dụng trong nhiều năm qua đã không thúc đẩy người nông dân sử dụng hiệu quả đất được giao và không hình thành th ị trường chính thức về đất nông nghiệp. 19
  • 32.  Chính sách đầu tư cho nông nghiệp Chính sách đầu tư có vai trò t ạo ra kết cấu hạ tầng để phát triển ngành nông nghiệp, vì vậy luôn là điều kiện cần để cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp theo định hướng mà chính sách đầu tư được thực hiện. Kết cấu hạ tầng bao gồm hai loại, hạ tầng cứng và hạ tầng mềm cùng t ạo điều kiện thúc và đẩy hình thành, phát tri ển các hoạt động kinh doanh mới theo tiềm năng của từng vùng. K ết cấu hạ tầng cứng bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ, thủy, sắt, hàng không, h ạ tầng logicstic và những hạ tầng khác; kết cấu hạ tầng mềm bao gồm: nguồn nhân lực, thông tin và nghiên c ứu triển khai nông nghiệp. Phần lớn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng này do Nhà nước đảm nhiệm, do đó chính sách đầu tư có ảnh hưởng mạnh đến chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp trên các m ặt sau: - Tạo thuận lợi cho sản xuất nông lâm th ủy sản hàng hóa phát tri ển, đặc biệt là đối với sản xuất các loại nông s ản xuất khẩu; - Giúp người sản xuất tiếp cận nhanh với thị trường và thông tin kinh t ế quan trọng để quyết định đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp theo vùng và trên quy mô c ả nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” và Chương trình hành động của Chính phủ theo Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP đã đưa các chính sách, biện pháp huy động nhiều nguồn vốn xã hội đầu tư vào kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhờ đó ngành nông nghiệp đã thay đổi hướng sản xuất theo định hướng thị trường và theo lợi thế của từng vùng sinh thái. C ụ thể, vốn đầu tư xã hội vào nông nghi ệp, lâm nghiệp, thủy sản đã tăng liên tục trong các năm vừa qua (bình quân 13,7%/năm trong giai đoạn 2005-2013). Tuy nhiên, so với tổng đầu tư xã hội vào nền kinh tế thì tỷ trọng đầu tư xã hội vào ngành nông nghi ệp lại giảm từ 7,5% năm 2005 xuống 5,7% vào năm 2013 nên chưa tạo ra đủ năng lực mới về kết cấu hạ tầng theo yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghi ệp theo mục tiêu đề ra [13]. 20
  • 33. 1.2.3.8. Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của trạng thái khí hậu so với trung bình, hoặc giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài th ập kỷ hoặc hơn. Biến đổi khí hậu có thể dop các quá trình tự nhiên bên trong hay các tác động bên ngoài, ho ặc do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển. Biến đổi khí hậu với các biểu hiện như nước biển dâng, sự ấm lên toàn c ầu do nhiệt độ tăng, các hiện tượng thiên tai, thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán… đang trở thành mối đe dọa đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia, trong đó có Vi ệt Nam (Trương Thị Mỹ Nhân, Nguyễn Vĩnh Thanh, 2015). Việt Nam nằm trong vùng khí hậu phức tạp. Tất cả các cơn bão, áp th ấp nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết Việt Nam. Đặc biệt, là các cơn bão, áp th ấp nhiệt đới khi đổ bộ vào vùng bi ển gần bờ thường có t ốc độ và hướng di chuyển không ổn định, phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên những đợt mưa lớn, gây úng ngập nhiều vùng dân cư và đồng ruộng. Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao dẫn đến nguy cơ vỡ đê trong các trận bão lớn. Do mực nước biển dâng cao cho nên chế độ lực của sóng và dòng ch ảy ven bờ có những thay đổi; điều đó cũng gây xói lở bờ. Mực nước biển dâng cao là m giảm khả năng tiêu thoát nước ra biển, làm cho mực nước các con sông trong n ội địa dâng lên. Khi có s ự gia tăng dòng ch ảy lũ từ thượng nguồn do hậu quả của các hiện tượng thời tiết cực đoan thì mực nước biển dâng cao sẽ làm cho đỉnh lũ tăng lên, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao tại các tỉnh phía Nam. Các hệ thống tiêu nước vùng ven bi ển hiện nay hầu hết đều là các h ệ thống tiêu tự chảy. Mực nước biển dâng lên làm cho vi ệc tiêu tự chảy khó khăn, đặc biệt vào lú c triều cường, gây ngập úng tại nhiều khu vực. Mực nước biển dâng còn làm cho m ặn xâm nhập sâu vào nội địa, vào các t ầng nước dưới đất vùng ven bi ển, gây khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất (Phan Sĩ Mẫn và cộng sự, 2013). 21
  • 34. 1.2.3.9. Đô thị hóa Đô thị hóa, xét từ góc độ nhân khẩu học và địa lý kinh tế, là dự di cư từ nông thôn vào thành th ị, là sự tập trung ngày càng nhi ều dân cư nông thôn sống trong khu vực đô thị. Mức độ đô thị hóa của mộ quốc gia được đo lường bằng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân. Đô thị hóa đã tạo ra sự thay đổi trong việc sử dụng đất ở khu vực ven đô. Việc chuyển một phần lớn diện tích đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị đã làm m ất đi nguồn sống chính của những người nông dân, buộc họ phải chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp. Đây là một thách thức lớn đối với nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo vì nó đòi h ỏi phả có thời gian và sự đầu tư cả về tiền bạc lẫn trí tuệ thì mới có thể thích ứng được với điều kiện mới. Ở những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh và không kiểm soát được thường dẫn đến những hậu quả kinh tế và xã h ội nghiêm trọng như thất nghiệp, nghèo khổ, sự bất ổn xã hội. 1.3. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Là một huyện có th ế mạnh nông nghi ệp, năm 2010, Thoại Sơn đã hoàn ch ỉnh việc đầu tư xây dựng hệ thống đê bao chống lũ triệt để và hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh đảm bảo cho 35,000 ha sản xuất vụ 3 (vụ thu đông) ở 107 tiểu vùng. Nh ờ vậy, liên tục qua 5 năm sản xuất vụ 3 (vụ thu đông) vào mùa nước nổi ở Thoại Sơn luôn đạt thắng lợi trên 1 triệu tấn lúa hàng hóa, nâng giá tr ị sản xuất 1 ha đất nông nghi ệp đạt trên 80 triệu đồng/năm. Năm 2014 tổng diện tích gieo trồng cả năm 108.910 ha, tổng sản lượng 749.194 tấn, tăng 49.840 tấn so kế hoạch, lợi nhuận bình quân 30 triệu đồng/ha. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truy ền nông dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua như: thi đua 3 giảm 3 tăng với nội dung thi đua giảm giống, giảm phân, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận, đến nay đã có trên 81.000 ha lúa ứng dụng chương trình tăng lợi nhuận 22
  • 35. cho nông dân trên 80 t ỷ đồng, trên 93.000 ha lúa ứng dụng các thành t ựu khoa học công ngh ệ, sử dụng các giống lúa xác nh ận có ch ất lượng cao hàng năm. Chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa s ản xuất lúa gi ống, đến nay có 214 ha s ản xuất chọn tạo lúa giống xác nhận theo quy trình công nghệ ở 17 câu lạc bộ nông dân, đảm bảo cung cấp giống cho bà con nông dân ở các nơi, với kết quả trên đã mang lại thành tích cao trong lĩnh vực nông nghi ệp của huyện nhà qua ngưỡng cửa trên 600.000 tấn/năm, tiếp tục là huyện dẫn đầu cả tỉnh về sản lượng. Ứng dụng công ngh ệ tiên tiến, đầu tư phục vụ sản xuất nông nghi ệp, được nông dân áp d ụng rộng rãi và đầu tư cơ giới hóa ph ục vụ sản xuất nông nghi ệp được tỉnh xếp hàng đầu với 160 máy gặt liên hợp, 2.680 dụng cụ sạ hàng, 287 cơ sở sấy lúa, trên 26 máy g ặt, đầu tư 190 trạm bơm điện có 220 môt ơ trị giá trên 39 t ỷ đồng, phục vụ đảm bảo tưới tiêu trên 70% di ện tích trồng lúa toàn huy ện. 1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam Mặc dù có nh ững khó khăn ngay trong sản xuất nông nghi ệp nhưng Trung ương đã có nh ững hỗ trợ kịp thời giúp kh ắc phục thiệt hại của bão lụt và tổ chức tốt công tác ch ống hạn; UBND tỉnh thường xuyên quan tâm ch ỉ đạo, điều hành, tháo g ỡ những khó khăn, hỗ trợ cho sản xuất nông nghi ệp; Ngành Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn các địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cấp thiết, ứng phó phù h ợp và trên h ết là sự nỗ lực cao của bà con nông dân, cùng th ời tiết thuận lợi ở giai đoạn xung yếu của cây trồng đã tạo nên kết quả sản xuất nông nghi ệp năm 2014 được mùa khá toàn di ện nhất từ trước đến nay. Tổng giá trị sản xuất (GTSX) nông lâm, thủy sản năm 2014 ước đạt 11.100 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), tăng 5,44% so với năm 2013, đạt KH năm 2014 đề ra. Trong đó, GTSX nông nghiệp tăng 4,26%; GTSX lâm nghiệp tăng 15,11%; GTSX thủy sản tăng 5,95%, so năm 2013. Những vấn đề cần lưu ý khi s ản xuất nông nghi ệp ở tỉnh là: Một là, bên c ạnh yếu tố thời tiết thuận lợi ở giai đoạn xung yếu của cây trồng là nhân t ố quyết định đến năng suất cây trồng; cần khẳng định những nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành ứng phó v ới các tình huống khó khăn, bố trí sản xuất đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa và ch ỉ đạo đầu tư thâm canh là những yếu tố giúp năng 23
  • 36. suất lúa c ả năm đạt cao. Những nơi chỉ đạo sản xuất và vận động nhân dân th ực hiện tốt thì đều tăng năng suất, hiệu quả. Hai là, tăng cường công tác d ự tính dự báo sâu b ệnh hại, thường xuyên thông báo tình hình sâu bệnh hại đến cơ sở để kịp thời chỉ đạo nhân dân phòng ch ống dịch bệnh cho cây trồng. Ba là, tăng cường lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút (tai xanh, cúm gia cầm), phát hiện kịp thời kháng thể kháng vi rút tai xanh trên đàn lợn và vi rút cúm gia c ầm (H5N1, H5N6) trên các đàn vịt, từ đó đề ra các biện pháp phòng, ch ống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, phát hiện sớm, xử lý tri ệt để ổ dịch theo quy định để khống chế không lây lan di ện rộng. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Từ những thành công c ủa các nước trên thế giới (Thái Lan, Israel, Nhật Bản) và các địa phương trong nước (tỉnh Quảng Nam, tỉnh An Giang), có thể rút ra một số bài học kinnh nghiệm cho huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp như sau: Thứ nhất, coi trọng khoa học và công ngh ệ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Để thực hiện định hướng phát triển này, các địa phương đều rất coi trọng hiện đại hóa nông nghiệp thông qua việc lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống cây, con có khả năng thích nghi với điều kiện địa hình đất đai và thời tiết phức tạp của mình; thực hiện cơ giới hoá các công đoạn sản xuất; tăng cường sử dụng phân hoá học; ho àn thiện hệ thống thủy lợi tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp Việc phát triển khoa học và công ngh ệ của các nước đều chủ yếu dựa vào các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà nước, của chính quyền địa phương, các trường đại học, các doanh nghiệp tư nhân và các hội khuyến nông. Nhờ vậy, khoa học và công ngh ệ trong nông nghiệp được phát triển, quyết định vào chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp tại các nước này. 24
  • 37. Thứ hai, coi trọng chính sách hỗ trợ của nhà nước. Dù có áp d ụng các phương thức cụ thể khác nhau, nhưng các địa phương đều có định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp, đều có chính sách hỗ trợ kịp thời cho việc lựa chọn sản phẩm nông nghiệp, nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công ngh ệ, đào tạo nhân lực, cho vay vốn tín dụng, xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị, vật tư cho nông nghiệp, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp. Nhà nước còn là ng ười “khởi xướng” các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết các chủ kinh tế trong nông nghiệp. Bài học rút ra là chính sách của nhà nước có vai trò quy ết định sống còn đối với quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Thứ ba, thực hiện hàng lo ạt các chính sách nhằm thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghi ệp địa phương. Phát triển toàn diện ngành nông nghi ệp và các ngành ngh ề khác nhằm tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trong nông nghi ệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn sản xuất với chế biến và nhu cầu thị trường, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi, hiện đại hóa hệ thống giao thông thủy lợi, cơ khí hóa phục vụ cho nông nghiệp. Bên cạnh đó các địa phương phát triển các làng nghề truyền thống, các cụm công nghi ệp, khu trung tâm kinh tế để giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động ở nông thôn, đồng thời cũng thu hút được lao động từ ngành nông nghi ệp sang các ngành này. G ắn kết nông nghiệp với phát triển du lịch và các ngàn h nghề dịch vụ, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận dân cư. 25
  • 38. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Điều kiện về tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Phú Vang là huy ện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp thị xã Hương Trà, phía Tây giáp thị xã Hương Thủy và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Phú L ộc, phía Đông giáp biển Đông. Ranh giới của huyện được bao bọc bởi biển Đông, sông Hương, sông Như Ý, sông L ợi Nông và đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. goài ra còn n ằm trên các tr ục đường giao thông quan tr ọng. Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: Công thông tin điện tử UBND huyện Phú Vang 26
  • 39. Toàn huyện được chia thành 20 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn là Thuận An, Phú Đa và 18 xã .Thị trấn Phú Đa là trung tâm chính trị -kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Phú Vang, cách thành ph ố Huế 20km về phia Đông Nam, với tổng diện tích đất tự nhiên là 27.824,5 ha chi ếm 5,53 % diện tích của tỉnh trong đó diện tích đất nông nghi ệp là 13.484,7 ha. 2.1.1.2. Địa hình Huyện Phú Vang có địa hình khá bằng phẳng, với độ dốc < 1 0 và cao trình biến thiên từ -1,5-2,5 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8-1,5 m. Nhìn chung địa hình toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam nhưng không lớn, địa hình có thể chia làm 3 vùng chính sau: - Vùng c ồn cát ven biển: đây là khu vực có địa hình cao nhất, được hình thành từ việc bồi lắng cát của biển.Vùng đất này có d ạng địa hình sống trâu, được giới hạn bởi phía Đông là biển Đông, phía Tây là vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Dải đất này chạy dài ven biển có bề ngang hẹp, có vai trò quan tr ọng ngăn mặn, chắn sóng, ch ắn lũ và chắn gió. - Vùng đầm phá: được hình thành từ sự kết nối liên thông gi ữa các đầm nước Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú , Đầm Sam, Cầu Hai với phá Tam Giang, tạo nên một không gian rộng lớn với diện tích 22.000ha, là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ph ần diện tích đầm phá thuộc huyện là 6975 ha (chiếm 31,7% diện tích đầm phá của tỉnh). Đây thực sự là nguồn tài nguyê n thiên phú cho t ỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có huyện Phú Vang trong việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch. - Vùng đồng bằng: được hình thành bởi vùng đồng bằng ven sông và đầm phá nên khá b ằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây d ựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư và phát triển đô thị 2.1.1.3. Đất đai, khí hậu, nguồn nước • Đất đai Từ xưa tới nay đất luôn là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Qua thống kê đo đạc địa chính, huyện Phú Vang có tổng diện 27
  • 40. tích đất tự nhiên là 27 .824,5 ha (2016), trong đó đất lâm nghiệp chiếm 1.327,4 ha; đất nông nghi ệp là 10.366,2 ha. Sau đây là bảng tình hìnhđất đai huyện Phú Vang: Bảng 2.1: Tình hình đất đai huyện Phú Vang 2012 - 2016 Đơn vị tính: Ha Chỉ tiêu Năm 2016/2012 2012 2014 2016 +/- % Tổng diện tích 27.987,03 27.987,00 27.824,5 -163,000 -0,581 1-Đất nông nghiệp 12.448,12 12.245,60 13.472,2 1.024,080 8,227 Trong đó: -Đất sản xuất nông nghiệp 8.879,13 8.705,20 10.366,20 1.487,070 16,748 -Đất lâm nghiệp có rừng 1.703,07 659,1 1327,4 -375,670 -22,058 -Đất nuôi trồng thủy sản 1.846,02 1.842,50 1.726,40 -120 -6,480 -Đất nông nghiệp khác 19,4 28,4 52,2 33 169,072 2- Đất phi nông nghiệp 14.236,05 14.535,90 13.595,70 -640 -4,498 3-Đất chưa sử sụng 1.302,86 1.205,60 756,6 -546 -41,928 Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Tr ường, huyện Phú Vang  Khí hậu Phú Vang n ằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ch ịu sự ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Do địa hình của dải Trường Sơn có ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hóa khí hậu của huyện. + Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình từ 25,4 0 C , nhiệt độ cao nhất :39,6 0 C , nhiệt độ thấp nhất 13,8 0 C ,số giờ nắng cả năm 1897 giờ. Mùa nóng: T ừ tháng 3 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhi ệt độ cao trung bình lớn hơn 25 0 C, tháng nóng nh ất thường là tháng 6 hoặc tháng 7 nhiệt độ trung bình 29 0 C. Nhiệt độ tuyệt đối 39-40 0 C. Mùa l ạnh từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa l ạnh từ 20 0 C-22 0 C, tháng có nhi ệt độ thấp nhất tháng là tháng 1 xu ống dưới 15 0 C. 28
  • 41. + Chế độ mưa ẩm: Phú Vang có lượng mưa phân bổ không đều , lượng mưa trung bình hằng năm đạt 2.800-3.000 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, 2 tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10, tháng 11 chi ếm tới 45% tổng lượng mưa trung bình trong năm nên thường có lũ lụt xảy ra vào thời gian này. Ẩm độ không khí trong vùng trung bình đạt 85%, trong mùa mưa mức độ ẩm lên tới 89%. Do mùa mưa trùng với mùa có gió bão nên hay gây ra l ũ lụt, gập úng nhiều vùng trong huy ện. Mùa khô kéo dài l ại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên mực nước của các con sông xuống thấp gây ra hạ lưu các sông nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. + Gió, bão: Huyện Phú Vang chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: - Gió Tây Nam: B ắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 tốc độ gió bình quân đạt 2- 3m/s có khi lên t ới 7-8m/s. Gió khô nóng, b ốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài. - Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió đạt 4-6m/s, trong mùa mưa bão có th ể lên đến 30-40m/s. Gió kèm theo mưa lớn dễ gây ra lũ lụt ngập úng ở nhiều vùng. Đây cũng là vùng ch ịu ảnh hưởng của thường tập trung vào các tháng 8,9,10; bão có c ường suất lớn tạo ra lũ quét nên ảnh hưởng nghiêm trọng đế đời sống của nhân dân. Nhìn chung Phú Vang có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra hạn hán về mùa khô và mưa lũ vào mùa mưa do đó việc xây các công trình thủy lợi, trồng rừng phòng h ộ ven biển để chống xói lở, chống lũ lụt có ý nghĩa to lớn, cần được quan tâm chú trọng hơn  Nguồn nước Nguồn nước mặt: Chủ yếu là mạng lưới sông, hồ phân bố trên địa bàn.Đây là nguồn nước chính cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi tr ồng thủy sản. 29
  • 42. Là huyện ven biển, đầm phá nên nguồn nước mặt thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên vi ệc cung cấp nước cho sinh hoạt dân sinh và sản xuất công nghiệp không thuận lợi, đặc biệt là cung cấp nước ngọt cho các xã khu vực ven biển đầm phá. Nguồn nước ngầm: Theo quan sát thực tế từ các giếng đào cho thấy nguồn nước ngầm nông ở Phú Vang tương đối lớn, độ sâu từ 4-6 mét có th ể khai thác phục vụ sinh hoạt và cung cấp cho một số cơ sở sản xuất nhỏ. Tuy nhiên chất lượng nước bị hạn chế do vùng ven bi ển phần lớn bị nhiễm phèn, mặn hoặc nhiểm bẩn do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người... 2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên  Về tài nguy ên rừng Trong diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng phòng h ộ, chiếm 60,75%, đất rừng sản xuất chiếm 39,25%.Tài nguyên r ừng đơn điệu về cây trồng, chủ yếu là phi lao chắn cát nên có độ che phủ khá thấp.  Tài nguyên v ề đầm phá ven biển và đầm phá Phú Vang có g ần 40km bờ biển và một phần diện tích đầm phá Tam Giang rộng lớn. Toàn huyện có 13/20 xã, thị trấn ven biển và đầm phá với trên 23634 hộ sống bằng nghề đánh bắt và nuôi tr ồng thủy sản. Tài nguyên bi ển , đầm phá có tiềm năng lớn về thủy sản, khai thác du lịch, dịch vụ, có vai trò quan tr ọng về an ninh quốc phòng c ủa Tỉnh, huyện. Đây chính là lợi thế quan trọng của huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. +Tài nguyên bi ển Vùng bi ển Phú Vang nằm trong ngư trường biển Đông, có nhiều loài hải sản với hơn 500 loài cá, trong đó 30-40 loài có giá tr ị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các lo ại hải sản khác; có tiềm năng to lớn về đánh bắt, khai thác hải sản với sản lượng khoảng 40.000-50.000 tấn/năm. Ven biển Phú Vang còn có các v ũng, vịnh có điều kiện thuận lợi về xây dựng cảng biển, cảng cá như cảng Thuận An và các khu neo đậu tàu thuyền vv... +Tài nguyên đầm phá Phú Vang là huy ện có diện tích đầm phá lớn bao gồm các đầm Sam, Chuồn, 30