SlideShare a Scribd company logo
1 of 188
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ THỦY ĐỘNG LỰC
VÀ VẬN CHUYỂN BÙN CÁT KHU VỰC BỜ BIỂN
TỈNH TRÀ VINH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ THỦY ĐỘNG LỰC
VÀ VẬN CHUYỂN BÙN CÁT KHU VỰC BỜ BIỂN
TỈNH TRÀ VINH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy
Mã số chuyên ngành: 958 02 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. HOÀNG VĂN HUÂN
2. PGS.TS. LƯƠNG VĂN THANH
TP. HCM – Năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Tp. HCM, ngày 17 tháng 7 năm 2019
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Phương Thảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Kỹ Thuật Biển, Trường Đại Học Tài
nguyên và Môi trường Tp. HCM, Khoa Tài nguyên nước đã hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy
PGS.TS. Hoàng Văn Huân và PGS.TS. Lương Văn Thanh. Các thầy đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu cùng với những lời động
viên, khích lệ và những giúp đỡ cụ thể trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Nhân, ThS.
NCS. Phan Mạnh Hùng, ThS. Lê Thị Vân Linh, những người đã có những sự
giúp đỡ rất thiết thực đối với tôi trong quá trình định hướng cho luận án và làm
quen với bộ công cụ mô hình toán thực hiện trong luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên, GS. Lê Mạnh
Hùng, GS. Lương Phương Hậu, GS. Tăng Đức Thắng, GS. Thiều Quang Tuấn,
PGS.TS. Huỳnh Thanh Sơn, PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng và các thầy ở cơ sở
đào tạo đã có những góp ý một cách rất chi tiết, cụ thể để tôi hoàn thiện dần luận
án này.
Con xin ghi nhớ công ơn của Bố Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ
con trưởng thành như ngày hôm nay. Bố Mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc
cho con trước những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chồng tôi, Ngô Huy
Biên. Anh đã động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án đồng thời quan
tâm, chăm sóc, lo lắng công việc gia đình để tôi có đủ thời gian vừa hoàn thành
công việc cơ quan, vừa thực hiện công việc nghiên cứu cho luận án này.
Tôi đã nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt luận án của mình nhưng chắc
chắn sẽ còn những điều sai sót, kính mong quý thầy cô và bạn đọc đóng góp ý
kiến để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện luận án.
Nguyễn Thị Phương Thảo
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
0.1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .............................................................1
0.1.1. Yêu cầu về phòng chống sạt lở........................................................................1
0.1.2. Yêu cầu về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn..............................................5
0.1.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường ven biển...............................................................6
0.1.4. Yêu cầu về công trình chỉnh trị và bảo vệ ổn định bờ biển .............................6
0.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN..............................................................7
0.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .......................................................8
0.4. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG LUẬN ÁN ..............................................................8
0.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................................8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÓI MÒN BỜ
BIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ ....................................................................9
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÓI LỞ BỜ
BIỂN .................................................................................................................................9
1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế xói lở/bồi lắng của bờ biển bùn có rừng ngập mặn...9
1.1.2. Các công trình bảo vệ bờ biển .......................................................................20
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG VIỆT NAM ..........................................................................................................24
1.2.1. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài ....................................................24
1.2.2. Các công trình nghiên cứu kết hợp của tác giả nước ngoài và trong nước....24
1.2.3. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước ........................................28
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ BỜ BIỂN TRÀ VINH................33
1.3.1. Kết quả nghiên cứu của tác giả nước ngoài...................................................33
1.3.2. Kết quả nghiên cứu trong nước......................................................................34
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN BỜ BIỂN...................................35
1.5. NHẬN XÉT CHUNG ...........................................................................................38
1.5.1. Những thành tựu đã đạt được.........................................................................38
1.5.2. Những vấn đề tồn tại......................................................................................39
1.6. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................................................41
1.6.1. Vấn đề nghiên cứu .........................................................................................41
1.6.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................41
iv
1.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................42
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....43
2.1. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH TÍNH TOÁN....................................43
2.1.1. Giới thiệu phương pháp mô hình toán...........................................................43
2.1.2. Lựa chọn phần mềm.......................................................................................43
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH TÍNH TOÁN .........................................45
2.2.1. Mô phỏng dòng chảy vùng nước nông .........................................................45
2.2.2. Tính toán sóng ...............................................................................................47
2.2.3. Mô phỏng quá trình vận chuyển bùn cát và biến hình lòng dẫn....................49
2.2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ ......................................................................52
2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN ................................................................53
2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................66
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHẾ ĐỘ THỦY THẠCH
ĐỘNG LỰC PHỤC VỤ CHỈNH TRỊ BỜ BIỂN TRÀ VINH.............................68
3.1. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ VẬN CHUYỂN BÙN CÁT
VEN BỜ...........................................................................................................................68
3.1.1. Yếu tố tác động từ sông Mê Công .................................................................68
3.1.2. Yếu tố triều biển Đông...................................................................................74
3.1.3. Yếu tố dòng chảy...........................................................................................76
3.1.4. Yếu tố sóng biển ............................................................................................88
3.1.5. Chế độ vận chuyển bùn cát và trữ lượng .......................................................94
3.1.6. Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát ..............................................105
3.1.7. Sơ đồ thủy động lực và vận chuyển bùn cát vùng bờ biển Trà Vinh...........107
3.2. NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI BỜ BIỂN TRÀ VINH .........................................111
3.2.1. Đặc trưng hình thái bờ biển Trà Vinh..........................................................111
3.2.2. Kết quả mô phỏng chế độ bồi xói vùng bờ biển Trà Vinh cho các kịch bản114
3.2.3. Xây dựng quan hệ đường giữa chiều dày bồi lắng theo thời gian tại một số
khu vực đặc trưng bờ biển Trà Vinh ..........................................................................118
3.3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ.....123
3.3.1. Các quá trình xói lở......................................................................................123
3.3.2. Đề xuất giải pháp chỉnh trị...........................................................................130
3.4. GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ BẢO VỆ BỜ BIỂN TRÀ VINH KHU VỰC HIỆP
THẠNH..........................................................................................................................134
v
3.4.1. Giới thiện khu vực bờ biển xã Hiệp Thạnh .................................................134
3.4.2. Lựa chọn phương án bố trí tổng thể công trình ...........................................135
3.4.3. Phân tích hiệu quả của hệ thống công trình chỉnh trị...................................138
3.4.4. Nhận xét chung............................................................................................143
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................146
4.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................146
4.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ......................................................150
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HIỆU CHỈNH – KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................157
PHỤ LỤC 2: ĐỊA HÌNH KHU VỰC BỜ BIỂN TRÀ VINH ...................................... - 1 -
PHỤ LỤC 3: TÀI LIỆU CHỨNG MINH BÙN CÁT BỊ GIỮ LẠI Ở THƯỢNG
NGUỒN DO XÂY DỰNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MÊ CÔNG................. - 1 -
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- BBTV: Bờ biển Trà Vinh
- BĐKH: Biến đổi khí hậu
- BTCT: Bê tông cốt thép
- CSDL: Cơ sở dữ liệu
- DEM: Digital Elevation Model
- ĐB: đông bắc
- ĐH: Đại học
- ĐHXD: Đại học xây dựng
- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
- GIS: Geographical Information System (Hệ thống thông tin địa lý)
- GMĐB: Gió mùa đông bắc
- GMTN: Gió mùa tây nam
- KTTV: Khí tượng thủy văn
- KTXH: Kinh tế xã hội
- NBD: Nước biển dâng
- NCKH: Nghiên cứu khoa học
- NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- NCS: Nghiên cứu sinh
- TN: Tây nam
- TNMT: Tài nguyên môi trường
- tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
- TT.: Thị trấn
- TVXD: Tư vấn xây dựng
- VNC: Vùng nghiên cứu
- XD: Xây dựng
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 0. 1: Hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh mùa gió Đông Bắc .............................2
Bảng 0. 2: Hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh mùa gió Tây Nam...............................3
Bảng 2. 1: Phân tích lựa chọn phần mềm ............................................................................44
Bảng 2. 2: Phân loại bùn cát mịn.........................................................................................49
Bảng 2. 3: Các thông số thiết lập trong mô hình Mike 21/3 FM.........................................60
Bảng 2. 4: Kịch bản nước biển dâng xét cho toàn khu vực biển Đông ...............................64
Bảng 3. 1: Tọa độ của các mặt cắt cửa sông Mê Công........................................................68
Bảng 3. 2: Lưu lượng dòng chảy lớn nhất tại các cửa sông Mê Công (năm 2011) .............69
Bảng 3. 3: Bảng so sánh lưu lượng dòng chảy lớn nhất tại cửa Định An và tổng Cung
Hầu – Cổ Chiên (năm 2011) ...............................................................................71
Bảng 3. 4: Lưu lượng bùn cát lớn nhất tại các cửa sông Mê Công (năm 2011)..................72
Bảng 3. 5: Bảng so sánh lưu lượng bùn cát lớn nhất tại cửa Định An và tổng Cung Hầu
– Cổ Chiên (năm 2011) .......................................................................................73
Bảng 3. 6: Phân bố gió mùa hàng năm ở biển Đông ...........................................................77
Bảng 3. 7: Tọa độ các điểm trích xuất giá trị vận tốc dòng chảy ........................................81
Bảng 3. 8: Tổng hợp các hoa sóng tại khu vực ven biển Trà Vinh......................................92
Bảng 3. 9: Tọa độ các mặt cắt trích xuất kết quả chuyển tải lưu lượng bùn cát..................95
Bảng 3. 10: Tổng lượng vận chuyển bùn cát qua mặt cắt MC1 trong 1 ngày .....................98
Bảng 3. 11: Kết quả tính toán thông lượng bùn cát dọc bờ qua các mặt cắt .......................99
Bảng 3. 12: Tọa độ các mặt cắt của ô tính cân bằng bùn cát khu vực hiệp Thạnh............102
Bảng 3. 13: Phân tích trữ lượng bùn cát khu vực Hiệp Thạnh ..........................................103
Bảng 3. 14: Phân tích trữ lượng bùn cát khu vực Trường Long Hòa – Đông Hải ............103
Bảng 3. 15: Tọa độ các mặt cắt của ô tính cân bằng bùn cát khu vực Trường Long Hòa –
Đông Hải ...........................................................................................................104
Bảng 3. 16: Tọa độ các điểm trích xuất giá trị thay đổi bề dày lớp bồi tụ.........................118
Bảng 3. 17: Giá trị bề dày lớp bồi tụ tại các điểm Sx, Sb, So tương ứng với các kịch bản119
Bảng 3. 18: Mức độ thay đổi bề dày lớp bồi tụ so với kịch bản hiện trạng (%)................121
Bảng 3. 19: Đặc điểm và nguyên nhân xói lở tại các khu vực trọng điểm ........................131
Bảng 3. 20: Các thông số thiết kế công trình gây bồi tạo bãi ............................................137
Bảng 3. 21: Các kịch bản bố trí công trình chỉnh trị..........................................................137
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 0. 1: Thực trạng xói bồi bờ biển Trà Vinh mùa gió Đông Bắc.....................................2
Hình 0. 2: Thực trạng xói bồi bờ biển Trà Vinh mùa gió Tây Nam......................................3
Hình 0. 3: Diễn biến BBTV từ 1989 - 2012 qua phân tích ảnh viễn thám ...........................5
Hình 0. 4: Kè Hiệp Thạnh (trái) và khu vực xói lở phía trước và sau kè (phải)....................6
Hình 1. 1: Sơ đồ dòng mặt của dòng ngoài bờ và hệ thống dòng ven bờ (chiều dài mũi
tên biểu thị thị trị số lưu tốc tương đối) ..............................................................13
Hình 1. 2: Vận chuyển bùn cát dọc bờ ................................................................................16
Hình 1. 3: Sự thay đổi mặt cắt bờ biển do một sự kiện bão ................................................16
Hình 1. 4: Bùn (trái) và cát (phải) .......................................................................................17
Hình 1. 5: Quá trình vận chuyển bùn cát ............................................................................18
Hình 1. 6: Sơ đồ nguyên nhân của xói lở, bồi tụ bờ biển ....................................................19
Hình 1. 7: Các dạng tích tụ bùn cát phát triển sau khi xây dựng đê chắn sóng ..................21
Hình 1. 8: Quy trình tính toán khoảng cách giữa các mỏ hàn .............................................22
Hình 1. 9: Tuổi các giồng phân tích bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh từ
Vàm Láng (Tiền Giang) đến Duyên Hải (Trà Vinh) ..........................................25
Hình 1. 10: Quá trình hình thành và phát triển của các tỉnh giữa sông Tiền và sông Hậu
từ 3500 năm trước hiện tại ..................................................................................26
Hình 1. 11: Xu thế tích tụ trầm tích và vận chuyển trầm tích..............................................26
Hình 1. 12: Lưới tính vùng nghiên cứu của dự án JICA......................................................27
Hình 1. 13: Mặt cắt địa chất ven biển Trà Vinh ..................................................................29
Hình 1. 14: Lưới tính của mô hình trong nghiên cứu của Vũ Duy Vĩnh ............................30
Hình 1. 15: Phân bố trầm tích lơ lửng (kg/m3) tầng mặt vùng ven bờ Châu thổ sông Mê
Công ....................................................................................................................31
Hình 1. 16: Biến động địa hình (cm) khu vực cửa Trần Đề và Cung Hầu sau 1 tháng ......32
Hình 1. 17: Các quy luật diễn biến địa hình đáy phổ biến tại vùng bồi tụ ven biển Cà
Mau......................................................................................................................33
Hình 1. 18: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu (được khoanh tròn) ..........................................42
Hình 2. 1: Các bước thực hiện trong nghiên cứu bài toán diễn biến bờ biển bằng mô
hình toán..............................................................................................................43
Hình 2. 2: Vị trí các điểm tính trên lưới so le trong hệ tọa độ x,y ......................................47
Hình 2. 3: Qui trình xây dựng sơ đồ thủy động lực bằng phương pháp GIS.......................53
Hình 2. 4: Phạm vi địa hình đo đạc trên cạn và dưới nước thu thập cho VNC ...................54
Hình 2. 5: Vị trí các trạm đo năm 2011 và năm 2014..........................................................55
Hình 2. 6: Vị trí các điểm lấy mẫu bùn cát lơ lửng, bùn cát đáy năm 2011 ........................56
Hình 2. 7: Vị trí các điểm lấy mẫu bùn cát lơ lửng, bùn cát đáy năm 2014 ........................56
ix
Hình 2. 8: Lưới tính, địa hình đáy biển và ba đoạn biên mở của miền tính .......................58
Hình 2. 9: Mô phỏng các công trình bảo vệ bờ và kênh chính trên lưới tính.....................59
Hình 2. 10: Các module sử dụng trong mô hình Mike 21/3 FM .........................................60
Hình 2. 11: Quá trình bồi/xói đáy trong mô hình “đa lớp bồi tụ”........................................62
Hình 2. 12: Thay đổi nồng độ bùn cát lơ lửng trung bình tháng tại các trạm Cần Thơ và
Mỹ Thuận trước và sau khi đập Manwan đi vào vận hành năm 1993. Đường
nằm ngang biểu thị nồng độ bùn cát lơ lửng trung bình .....................................65
Hình 2. 13: Sơ đồ các bước thực hiện nội dung nghiên cứu................................................67
Hình 3. 1: Vị trí trích xuất kết quả lưu lượng dòng chảy và lưu lượng bùn cát...................69
Hình 3. 2: Lưu lượng dòng chảy lớn nhất tại các cửa sông Mê Công trong 12 tháng.........70
Hình 3. 3: Biểu đồ so sánh lưu lượng dòng chảy lớn nhất tại cửa Định An và tổng Cung
Hầu – Cổ Chiên...................................................................................................71
Hình 3. 4: Lưu lượng bùn cát lớn nhất tại các cửa sông Mê Công trong năm 2011............72
Hình 3. 5: Biểu đồ so sánh lưu lượng bùn cát lớn nhất tại cửa Định An và tổng Cung
Hầu – Cổ Chiên...................................................................................................73
Hình 3. 6: Dao động mực nước tại điểm T6 ven biển Trà Vinh năm 2011.........................74
Hình 3. 7: Dao động mực nước tại điểm T6 tháng 4/2011..................................................74
Hình 3. 8: Dao động mực nước tại điểm T6 tháng 9/2011 ..................................................75
Hình 3. 9: Kết quả tính toán dòng triều của 4 sóng chính tại điểm T6 tháng 4/2011..........76
Hình 3. 10: Kết quả tính toán dòng triều của 4 sóng chính tại điểm T6 tháng 9/2011........76
Hình 3. 11: Trường dòng chảy và cao độ mặt nước vào GMĐB khi triều dâng .................78
Hình 3. 12: Trường dòng chảy và cao độ mặt nước vào GMĐB khi triều rút.....................78
Hình 3. 13: Trường dòng chảy và cao độ mặt nước vào GMTN khi triều dâng..................79
Hình 3. 14: Trường dòng chảy và cao độ mặt nước vào GMTN khi triều rút.....................79
Hình 3. 15: Vị trí các điểm trích xuất kết quả vận tốc dòng chảy vùng nghiên cứu............80
Hình 3. 16: Biểu đồ so sánh giá trị dòng chảy lớn nhất tại các vị trí...................................81
Hình 3. 17: Trường dòng chảy vào cuối mùa gió tây nam khi triều bắt đầu dâng ..............83
Hình 3. 18: Trường dòng chảy vào đầu mùa gió tây nam khi triều bắt đầu dâng................83
Hình 3. 19: Trường dòng chảy biển Đông vào đầu mùa gió tây nam khi triều dâng ..........84
Hình 3. 20: Trường dòng chảy biển Đông vào cuối mùa gió tây nam khi triều dâng .........84
Hình 3. 21: Sự tương tác, tổ hợp giữa các loại dòng chảy tại điểm T6 ...............................85
Hình 3. 22: Vận tốc dòng ven (dòng dư) tại các vị trí .........................................................86
Hình 3. 23: Dòng dư gió mùa đông bắc...............................................................................87
Hình 3. 24: Trường vận tốc tức thời do dòng triều đơn thuần trong pha triều lên ..............88
Hình 3. 25: Trường sóng và chiều cao sóng vào thời điểm gió mùa đông bắc....................89
Hình 3. 26: Chiều cao sóng vào thời điểm gió mùa tây nam...............................................89
x
Hình 3. 27: Biểu đồ so sánh giá trị chiều cao sóng trung bình tại các vị trí ........................90
Hình 3. 28: Cao độ địa hình khu vực ven biển TV và vị trí trích xuất hoa sóng.................92
Hình 3. 29: Vị trí các mặt cắt và hướng vận chuyển bùn cát tương ứng với giá trị trích
xuất từ mô hình....................................................................................................95
Hình 3. 30: Lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC 1 ....................................................95
Hình 3. 31: Lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC 3 ....................................................96
Hình 3. 32: Lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC 2 ....................................................97
Hình 3. 33: Hướng vận chuyển bùn cát dọc bờ trong mùa gió đông bắc ............................99
Hình 3. 34: Hướng vận chuyển bùn cát dọc bờ trong mùa gió tây nam ............................100
Hình 3. 35: Thông lượng bùn cát dọc bờ hàng năm qua các mặt cắt ................................100
Hình 3. 36: Phạm vi các ô tính cân bằng bùn cát khu vực Hiệp Thạnh.............................102
Hình 3. 37: Phạm vi các ô tính cân bằng bùn cát khu vực Trường Long Hòa – Đông Hải104
Hình 3. 38: Phân bố hạt trầm tích D50 thiết lập trong phần mềm Arcgis .........................107
Hình 3. 39: Trường dòng chảy khi triều dâng và rút thiết lập trong Arcgis ......................108
Hình 3. 40: Sơ đồ thủy động lực và vận chuyển bùn cát vùng ven biển Trà Vinh trong
MGĐB...............................................................................................................109
Hình 3. 41: Sơ đồ thủy động lực và vận chuyển bùn cát vùng ven biển Trà Vinh trong
MGTN ...............................................................................................................110
Hình 3. 42: Mặt cắt ngang đới bờ biển .............................................................................111
Hình 3. 43: Sơ họa mặt cắt ngang đới bờ biển Trà Vinh...................................................112
Hình 3. 44: Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long .................................................................113
Hình 3. 45: Diễn biến bồi xói bờ biển Trà Vinh sau 1 năm – kịch bản hiện trạng và vị trí
các điểm trích xuất kết quả................................................................................116
Hình 3. 46: Diễn biến bồi xói bờ biển Trà Vinh sau 1 năm – Các kịch bản......................117
Hình 3. 47: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm Sx với kịch bản hiện trạng, NBD 13 – 23
cm......................................................................................................................118
Hình 3. 48: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm Sx với kịch bản hiện trạng, bùn cát giảm
20 – 30%............................................................................................................118
Hình 3. 49: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm Sb với kịch bản hiện trạng, NBD 13 – 23
cm......................................................................................................................120
Hình 3. 50: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm Sb với kịch bản hiện trạng, bùn cát giảm
20 – 30%............................................................................................................120
Hình 3. 51: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm So với kịch bản hiện trạng, NBD 13 – 23
cm......................................................................................................................120
Hình 3. 52: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm So với kịch bản hiện trạng, bùn cát giảm
20 – 30%............................................................................................................121
Hình 3. 53: Hoa sóng vào mùa gió đông bắc tại các vị trí trích xuất.................................126
xi
Hình 3. 54: Vị trí các khu vực sạt lở trọng điểm và định hướng bố trí công trình chỉnh trị132
Hình 3. 55: Ví dụ về dạng công trình hàng rào cừ tràm ở Cà Mau ...................................133
Hình 3. 56: Hình ảnh rừng ngập mặn (trái) và rừng phòng hộ phi lao (phải) tại khu vực
ven biển Trà Vinh..............................................................................................134
Hình 3. 57: Vị trí bờ biển xã Hiệp Thạnh..........................................................................134
Hình 3. 58: Vị trí các đoạn bờ biển xã Hiệp Thạnh...........................................................135
Hình 3. 59: Sơ đồ minh họa cho các thông số tính toán ....................................................136
Hình 3. 60: Sơ đồ bố trí công trình chỉnh trị bờ biển xã Hiệp Thạnh, tỉnh Trà Vinh .......138
Hình 3. 61: Trường dòng chảy khu vực xã Hiệp Thạnh khi triều dâng.............................138
Hình 3. 62: Trường dòng chảy và mực nước khu vực xã Hiệp Thạnh khi triều rút .........139
Hình 3. 63: Vị trí điểm trích xuất dòng chảy (cách đê 50m) .............................................139
Hình 3. 64: Hoa dòng chảy tại điểm P ứng với các kịch bản HT, KB1, KB2, KB3 thời
kỳ gió mùa Đông Bắc (1/1/2011÷ 27/1/2011) ..................................................139
Hình 3. 65: Trường sóng mùa gió đông bắc khu vực bờ biển xã Hiệp Thạnh .................140
Hình 3. 66: Vị trí các mặt cắt để xem xét sự thay đổi sóng trong khu vực được kè mỏ
hàn chữ T bảo vệ ...............................................................................................140
Hình 3. 67: Chiều cao sóng tại mặt cắt 3 (trái) và mặt cắt 4 (phải) thời điểm 19:00 ngày
18/1/2011 (mùa Đông Bắc)...............................................................................141
Hình 3. 68: So sánh lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC1 giữa 2 phương án..........141
Hình 3. 67: So sánh lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC2 giữa 2 phương án..........142
Hình 3. 70: Mức độ bồi tụ tại mặt cắt 3 (trái) và mặt cắt 4 (phải) sau 1 tháng..................142
Hình 3. 71: Diễn biến bồi xói khu vực bờ biển xã Hiệp Thạnh phương án có công trình
sau 1 tháng tính toán (1-23/1/2011, mùa gió đông bắc)....................................143
1
MỞ ĐẦU
0.1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Trong những năm gần đây, tình trạng bờ biển và hệ thống đê bị sạt lở
nghiêm trọng, xảy ra trên phạm vi rộng lớn đối với hầu như tất cả các tỉnh ven
biển ĐBSCL, ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế của các ngành liên
quan đến khai thác tổng hợp dải ven biển. Đặc điểm diễn biến của các dải ven
biển có xu thế rất khác nhau tùy thuộc vào địa chất ven biển, các yếu tố từ đại
dương, yếu tố tác động từ sông, tác động của con người,… Việc nghiên cứu sâu
các vấn đề về cơ chế động lực – vận chuyển bùn cát khu vực ven biển tỉnh Trà
Vinh, phục vụ công tác chỉnh trị và bảo vệ bờ biển nhằm đáp ứng các yêu cầu
thực tiễn sau:
0.1.1. Yêu cầu về phòng chống sạt lở
Bờ biển tỉnh Trà Vinh nằm ở vị trí rất đặc biệt, kẹp giữa 2 cửa sông (cửa
Cung Hầu-Cổ Chiên và cửa Định An) có diễn biến đường bờ khá phức tạp, xen
lẫn bồi, xói. Nhiều khu vực bị xói lở với tốc độ nhanh trong những thập niên gần
đây gây mất đất và rừng phòng hộ ven biển.
Tài liệu hiện trạng bờ biển tỉnh Trà Vinh theo kết quả điều tra, khảo sát
thực hiện trong những năm từ 2010 đến 2012 [1], năm 2014 [3] và theo thu thập
thực địa phục vụ luận án cho thấy rằng, trên toàn dải bờ biển sự bồi tụ, ổn định
và xói lở diễn ra so le nhau tại nhiều vị trí. Các khu vực chiếm ưu thế về bồi tụ là
khu vực cửa sông, cửa rạch như khu vực cửa Cung Hầu – vị trí sông Bến Chùa,
vị trí cửa Vàm Láng Nước, cửa Định An và Hố Tàu. Các khu vực xẩy ra hiện
tượng xói lở mạnh như khu vực ấp Bào xã Hiệp Thạnh, khu vực Ba Động xã
Trường Long Hòa và khu vực xã Dân Thành (Hình 0.1).
Tổng thể hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh trong mùa gió Đông
Bắc, Tây Nam được thể hiện trên Hình 0.1 - 0.2 và thống kê chi tiết trong bảng
0.1 - 0.2.
2
Hình 0. 1: Thực trạng xói bồi bờ biển Trà Vinh mùa gió Đông Bắc
Bảng 0. 1: Hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh mùa gió Đông Bắc
Địa phận xã Vị trí
Đoạn bờ lở
Bờ ổn
định
Đoạn bờ bồi
km Mức độ km km Mức độ
Hiệp Thạnh (8,5
km)
A -F
3 Nhẹ
3 Nặng
2,5 Trung bình
Trường Long Hòa
(13,5 km)
G-M
3 Trung bình
4
4 Trung bình
2,5 Nặng
Dân Thành (5 km) N-Q 5 Trung bình
Đông Hải (19 km) R-X
2,5 Nhẹ 7 Trung bình
1,5 Trung bình 2,5 5,5 Trung bình
23 km còn lại (9km thuộc xã Mỹ Long và Mỹ Long Nam, 14 km thuộc xã Long
Vĩnh): Bờ biển ở trạng thái ổn định
3
Hình 0. 2: Thực trạng xói bồi bờ biển Trà Vinh mùa gió Tây Nam
Bảng 0. 2: Hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh mùa gió Tây Nam
Địa phận xã
Vị
trí
Đoạn bờ lở
Bờ ổn
định
Đoạn bờ bồi
km Mức độ km km Mức độ
Mỹ Long và Mỹ Long
Nam (9km)
A-B 9
Hiệp Thạnh (8,5 km) C-H
2,5 Trung bình
3 Nặng
3 Trung bình
Trường Long Hòa
(13,5 km)
I-M
7
2 Trung bình
4,5 Nặng
Dân Thành (5 km) N-P 5 Trung bình
Đông Hải (19 km) Q-R
1 Nhẹ
18 Trung bình
Long Vĩnh (14km) S-T 1 Nhẹ 13
Các mức độ sạt lở - bồi tụ được chia như sau:
Mức độ sạt lở: Nặng: sạt lở từ 10 – 20 m/năm; Trung bình: sạt lở từ 5 –
10 m/năm; Nhẹ: sạt lở từ 1 – 5 m/năm;
Mức độ bồi tụ: Mạnh: bồi tụ từ 20 – 50 m/năm; Trung bình: bồi tụ từ 5 –
4
20 m/năm; Nhẹ: bồi tụ từ 1 – 5 m/năm;
Những đoạn bờ biển có xu thế ổn định hoặc bồi tụ như sau:
- Đoạn bờ biển gồm thị trấn Mỹ Long và xã Mỹ Long Nam;
- Đoạn bờ biển thuộc xã Hiệp Thạnh - Duyên Hải từ vàm Thâu Râu chạy
dài đến Vàm Láng Nước;
- Đoạn từ ấp Nhà Mát xã Trường Long Hòa kéo dài trên phạm vi khoảng
8km đến giáp khu du lịch biển Ba Động là đoạn có xu thế bồi tụ và ổn định;
- Đoạn bờ biển thuộc xã Đông Hải - Duyên Hải, trong hàng chục năm trở
lại đây, hiện tượng bồi tụ diễn ra phổ biến và có hệ thống. Hiện nay, dọc bờ biển
kéo dài khoảng 19km có bãi biển trải rộng, rừng cây phòng hộ mới trồng đang
phát triển tốt;
- Xã Long Vĩnh được dãy rừng bần tự nhiên bảo vệ, bờ biển ổn định.
Những đoạn bờ biển đang bị sạt lở trong cả hai mùa gió đông bắc và tây
nam như sau:
- Đoạn bờ biển thuộc ấp Chợ xã Hiệp Thạnh có chiều dài khoảng 2,5km
hiện nay mức độ xói lở ngày càng tăng đặc biệt nghiêm trọng khi triều dâng cao;
- Đoạn bờ biển thuộc ấp Bầu, xã Hiệp Thạnh kéo dài trên phạm vi 3km
đang xảy ra hiện tượng sạt lở rất mạnh, tốc độ sạt lở ngày càng tăng trong vài
năm gần đây;
- Đoạn bờ biển 1,2km thuộc ấp Nhà Mát xã Trường Long Hoà có hiện
tượng sạt lở trung bình.
- Đoạn bờ biển thuộc ấp Cồn Trứng xã Trường Long Hoà - Duyên Hải kéo
dài từ khu du lịch biển Ba Động đến giáp phạm vi xã Dân Thành với chiều dài
5km, hiện tượng sạt lở đang xảy ra mạnh, mặc dù mức độ xói lở càng gần với địa
phận xã Dân Thành càng giảm;
- Xã Dân Thành - Duyên Hải có chiều dài 5km, tại đoạn ấp Láng Cháo kéo
dài xuống ấp Mù U dài khoảng 2,5km thường bị sạt lở hàng năm từ 10-15m,
5
đoạn bờ biển tiếp theo của xã Dân Thành hiện nay có dãy rừng phi lao, rừng
mắm đã bảo vệ bờ biển không còn bị sạt lở.
Nhận xét chung: Đối với những đoạn bờ biển có diễn biến xói lở trong cả
hai mùa gió đông bắc và tây nam, tình trạng này đã diễn ra hàng chục năm và trở
nên đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Xét về mặt quy luật tự nhiên,
việc bờ biển “tiến” hoặc ‘lùi” chỉ là một giai đoạn trong quá trình biến đổi đường
bờ dưới tác động của sóng và dòng chảy. Tuy nhiên, đối với vấn đề kinh tế - xã
hội của một địa phương (tỉnh Trà Vinh) đây là một vấn đề quan trọng. Cùng với
đà phát triển về dân số và kinh tế, các vùng đất ven biển đã được sử dụng để làm
đất canh tác, xây dựng các khu du lịch, xây dựng nhà máy nhiệt điện,... Tình
trạng sạt lở bờ biển nghiêm trọng trong thời gian qua đã làm mất đi hàng trăm
héc ta đất canh tác ven biển, ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế người dân, đồng
thời thu hẹp quỹ đất của tỉnh và phạm vi lãnh thổ của đất nước.
0.1.2. Yêu cầu về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn
Hình 0. 3: Diễn biến BBTV từ 1989 - 2012 qua phân tích ảnh viễn thám [1]
Rừng ngập mặn/ phòng hộ là tấm lá chắn bảo vệ vùng ven biển, có tác
dụng giảm sóng, hạn chế xói lở bờ biển, lắng đọng lượng bùn cát từ nơi khác do
sóng và dòng chảy mang tới. Kết quả nghiên cứu diễn biến bờ biển Trà Vinh
trong những năm gần đây cho thấy diện tích đất ven biển, bao gồm chủ yếu là
rừng ngập mặn và phòng hộ giảm đáng kể, đặc biệt tại một số khu vực trọng
6
điểm như xã Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành [1] (xem hình 0.3).
Chính vì vậy việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn cho dải ven biển đặc
biệt là những khu vực đang xói lở là rất cần thiết.
0.1.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường ven biển
Rừng ngập mặn mang lại các giá trị về sinh thái - môi trường và dịch vụ
to lớn cho đời sống: là vườn ươm và phát triển của nhiều loài thủy hải sản; là nơi
cư trú và làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở nước, thú quý hiếm; cung cấp
dược liệu, chất đốt, nguyên liệu cho công nghiệp; là lá phổi xanh hấp thụ khí
các-bon-nic điều tiết nhiệt độ và khí hậu... Một số khu bãi biển có lợi thế để phát
triển du lịch, dịch vụ đang bị sóng và dòng chảy gây xói lở nghiêm trọng có
nguy cơ làm thiệt hại không chỉ cơ sở hạ tầng mà còn ảnh hưởng đến chủ trương
phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh tại các khu vực này (xem hình 0.1. về tình
trạng xói lở tại khu du lịch bãi biển Ba Động).
0.1.4. Yêu cầu về công trình chỉnh trị và bảo vệ ổn định bờ biển
Hình 0. 4: Kè Hiệp Thạnh (trái) và khu vực xói lở phía trước và sau kè (phải)
Một số khu vực xói lở trọng điểm của tỉnh Trà Vinh đã được xây dựng
kè bê tông bảo vệ bờ trực tiếp. Tuy nhiên, sau khi kè đã xây dựng diễn biến xói
lở với mức độ nghiêm trọng tiếp tục xảy ra ở các khu vực lân cận (xem hình
0.4).
Từ những kết quả thực tế nói trên cho thấy rằng, việc nghiên cứu sâu các
vấn đề về cơ chế động lực – vận chuyển bùn cát khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh,
phục vụ công tác chỉnh trị và bảo vệ bờ biển là rất cần thiết.
7
0.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu về bờ biển cần chú trọng đến 3 đặc trưng cơ bản của môi
trường đới bờ biển là: (i) Thủy động lực (chủ yếu là sóng, triều và dòng chảy);
(ii) Vận chuyển bùn cát (phù sa lơ lửng và trầm tích đáy); (iii) Hình thái (diễn
biễn bồi và xói của bờ biển). Những đặc trưng nói trên là các vấn đề mấu chốt và
khó khăn nhất trong nghiên cứu để chỉnh trị và xây dựng công trình bảo vệ bờ
biển.
Bờ biển Trà Vinh có vị trí nằm kẹp giữa hai cửa sông lớn của sông Mê
Công (Cung Hầu – Cổ Chiên và Định An – Trần Đề). Những yếu tố tác động lên
cơ chế hoạt động của 3 đặc trưng cơ bản trong môi trường đới bờ biển Trà Vinh
là: dòng chảy-chuyển tải bùn cát từ sông Mê Công, dòng chảy biển, sóng, gió,
thủy triều, địa chất vùng bờ, khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, tác động của con
người, biến đổi khí hậu,… Đây là những vấn đề thiên văn, địa lý hấp dẫn nhưng
lại rất phức tạp trong mô phỏng bằng các phương trình toán học và cơ học (mô
hình vật lý). Cùng với bề dày phát triển của khoa học nghiên cứu về động lực
sông biển, việc khám phá các quy luật cơ bản của các yếu tố kể trên đã hoàn
thiện về cơ bản, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các phương pháp
nghiên cứu. Trong đó phương pháp mô hình toán được xem là nổi trội nhờ vào
khả năng tính toán của máy tính, đặc biệt khi thực hiện nghiên cứu đối với vùng
rộng lớn như toàn dải bờ biển Trà Vinh và giải quyết các bài toán giả định.
Luận án sẽ sử dụng phương pháp mô hình toán nghiên cứu sự ảnh hưởng
của các yếu tố đến toàn bộ quá trình động lực – vận chuyển bùn cát và những
biến đổi về mặt hình thái, để từ đó xây dựng được cơ sở khoa học nhằm chỉnh trị
và ổn định bờ biển Trà Vinh.
Trên cơ sở mô hình đã thiết lập, luận án xây dựng các kịch bản, nghiên
cứu mức độ ảnh hưởng của sự suy giảm lượng phù sa sông Mê Công và sự gia
tăng mực nước biển (BĐKH) đến xu thế biến đổi cao trình địa hình đáy một số
khu vực đặc biệt ven biển Trà Vinh.
8
0.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
- Mô phỏng diễn biến về thủy hải văn, thủy lực nhằm làm sáng tỏ các yếu tố
động lực ảnh hưởng đến sự biến động đường bờ và xu thế phát triển bờ
biển tỉnh Trà Vinh.
- Xác lập các cơ sở khoa học để định hướng các giải pháp chỉnh trị nhằm ổn
định vùng bờ biển tỉnh Trà Vinh.
0.4. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG LUẬN ÁN
Cấu trúc luận án gồm các phần cơ bản sau:
- Mở đầu
- Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu về xói mòn bờ biển và các
giải pháp bảo vệ.
- Chương II: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
- Chương III: Kết quả nghiên cứu về chế độ thủy thạch động lực phục vụ
chỉnh trị bờ biển Trà Vinh.
- Kết luận và kiến nghị.
0.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Luận án đã đánh giá một cách tổng hợp, có hệ thống các yếu tố động
lực chính tác động gây thay đổi hình thái khu vực bờ biển Trà Vinh.
2. Luận án đã xác lập được xu thế biến động địa hình đáy theo thời gian
dưới tác động gia tăng mực nước biển và suy giảm bùn cát từ sông ra. Đề xuất
được giải pháp chỉnh trị hợp lý.
9
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ XÓI MÒN BỜ BIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÓI LỞ
BỜ BIỂN
Vùng ven biển (gần cửa sông) là nơi tương tác giữa các yếu tố đến từ
sông, từ biển, từ con người, từ vĩ mô đến vi mô, từ nội sinh đến ngoại sinh, từ
thường xuyên đến đột xuất. Mỗi khi có sự thay đổi một hoặc các thành phần
trong hệ thống thì sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi của các thành phần khác nhằm
thiết lập một sự cân bằng mới. Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của
các yếu tố như nước biển dâng cao, các hoạt động kinh tế xã hội của con người ở
vùng ven biển được đẩy mạnh,… đã làm cho quá trình bồi tụ – xói lở diễn biến
phức tạp về cả quy mô lẫn cường độ. Do đó, các hoạt động khoa học- công nghệ
trong lĩnh vực nghiên cứu về bờ biển luôn phải đối mặt với những vấn đề khó
khăn, phức tạp mà mặc dầu nó đã thật sự phát triển vào đầu thế kỷ XXI, ở trình
độ hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại chưa thể giải quyết được thỏa đáng.
1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế xói lở/bồi lắng của bờ biển bùn có rừng ngập
mặn
a) Các yếu tố động lực tác động lên vùng bờ biển
Diễn biến của các dải bờ biển phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thủy động
lực tác động trực tiếp lên nó. Có rất nhiều các yếu tố tác động như sóng, thủy
triều, gió, dòng ven bờ, dòng chảy từ sông,… làm biến đổi hình thái bờ biển theo
thời gian, sự biến đổi hình thái này đôi khi làm cản trở các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội của con người. Vì vậy, từ thời cổ đại con người đã có những giải
pháp nhằm chỉnh trị các tác động này. Dấu tích của các công trình cảng và đê
chắn sóng xây dựng tại cửa sông Nile vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên
[16] cho thấy rằng từ rất sớm con người đã quan tâm nghiên cứu các yếu tố thủy
thạch động lực vùng ven bờ.
10
Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực
cửa sông ven biển mới bắt đầu thăng hoa. Những nghiên cứu ban đầu đã xây
dựng nên các cơ sở lý thuyết cơ bản, phương pháp luận khoa học từ đó định
danh được các yếu tố tác động gây nên diễn biến bờ biển, cửa sông và khái quát
hóa được quá trình diễn biến của chúng bằng các phương trình toán học.
- Nghiên cứu tác động của sóng đến diễn biến bờ biển. Sóng được tạo nên
bởi gió và sự thay đổi trong áp suất khí quyển. Đối với hình thái ven biển và
thiết kế bảo vệ bờ biển sóng ngắn là một trong những thông số quan trọng nhất.
Sóng ngắn có chu kỳ ít hơn khoảng 20 giây [18]. Sóng ngắn có thể chia thành
sóng gió (gần bờ) và sóng lừng [55]:
+ Sóng gió (wind waves): Đây là những sóng tạo ra và chịu ảnh hưởng
của trường gió địa phương. Sóng gió bình thường tương đối dốc (cao và ngắn)
và không đều. Sóng gió tạo ra sự vận chuyển bùn cát từ bờ ra ngoài khơi.
+ Sóng lừng (swell waves): Đây là sóng tự do, được hình thành sau khi
gió ngừng thổi hoặc sóng gió truyền đi đến thủy vực khác không có gió. Sóng
lừng có xu hướng hình thành mặt cắt ven biển.
- Nghiên cứu tác động của thủy triều đến diễn biến bờ biển: Triều thiên
văn là hiện tượng dao động lên xuống theo chu kỳ của nước trên trái đất do
chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ các thiên thể (chủ yếu là của mặt trăng và
thứ đến là của mặt trời) [18] [55]. Biến đổi mực nước gây ra bởi thủy triều
thiên văn tạo ra các dòng thủy triều. Dòng thủy triều quan trọng nhất liên quan
đến hình thái ven biển là dòng chảy được tạo ra trong các cửa triều, nơi mà
dòng chảy bị ép vào một khu vực hẹp. Vận tốc dòng thủy triều mạnh có thể đạt
từ 1 – 3 m/s [64] [73].
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển dâng đến diễn biến bờ biển. Có 2
dạng nước biển dâng cơ bản:
+ Nước biển dâng dài hạn do biến đổi khí hậu: Ủy ban liên chính phủ về
biến đổi khí hậu đã đưa ra kết luận rằng trong suốt 100 năm qua, mực nước
11
biển trung bình đã tăng từ 10 đến 25 cm, thay đổi theo từng vùng khác nhau.
Mực nước biển dâng sẽ làm tăng nguy cơ ngập lụt của các vùng trũng thấp, làm
thay đổi chế độ vận chuyển bùn cát vùng cửa sông ven biển [18]. Tất cả các
yếu tố này sẽ dẫn đến những biến đổi cực đoan của bờ biển. Ngoài ra, sự lún
của mặt đất ở vùng ven biển cũng có thể coi như là một hình thức nước biển
dâng lên tương đối và sẽ gây ra xói mòn ở phần trên của mặt cắt bờ biển. Lún
có thể là một hiện tượng tự nhiên nhưng cũng có thể do các tác động của con
người (như bơm hút nước ngầm, dầu khí,...) [55].
+ Nước biển dâng tức thời do sự kiện bão: Năm 1962 Bruun đặt ra giả
thiết mực nước biển dâng là một nguyên nhân gây ra sự xói mòn bờ biển [28],
và năm 1988 ông phát triển định luật Bruun, đưa ra công thức tính toán độ xói
mòn bờ biển dựa trên độ dâng mặt nước và độ dốc bờ biển [29]. Lý thuyết này
của ông được nhiều nhà khoa học ủng hộ và sử dụng nó như một công cụ quản
lý ven biển cho nhiều cộng đồng và quốc gia (ví dụ Leatherman, 1991, 2001;
Leatherman et al, 1994, 2000. Nicholls và Leatherman, 1994; Nicholls et al.,
1994) [51]. Tuy nhiên, năm 2004 J. Andrew đã chứng minh định luật Bruun bỏ
qua các yếu tố quan trọng về địa chất và hải dương học, do đó kết quả dự báo là
không chính xác và khẳng định không thể dự đoán bờ biển rút lui do mực nước
biển tăng một cách chính xác mà phải xét đến trong một tổng thể ảnh hưởng
của nhiều yếu tố tác động [47].
- Nghiên cứu về sự tương tác ảnh hưởng giữa nước biển dâng và thủy
triều lên diễn biến bờ biển có Friendich T.C. năm 1990 đã sử dụng mô hình
toán để dự đoán tác động ban đầu của tăng mực nước biển lên sự biến dạng
thủy triều trong hệ thống, kết hợp với các kết quả mô hình hóa số được sử dụng
để suy ra mô hình vận chuyển bùn cát đáy và xu hướng chung của sự phát triển
cửa sông [42]. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các công cụ mô hình
toán, việc tính toán các kịch bản nước biển dâng đã trở nên dễ dàng hơn với
khoảng thời gian dự báo dài hơn. Dissanayake D. M. P. K. năm 2012 sử dụng
mô hình số Delft3D xem xét các kịch bản bao gồm cả nước biển dâng và sự sụt
12
lún tại địa phương trong suốt thời gian nghiên cứu 110 năm. Kết quả tính toán
cho thấy rằng, sự gia tăng mực nước biển sẽ làm gia tăng tình trạng ngập lụt và
gia tăng hiện tượng xói mòn các vùng đồng bằng ngập triều [38].
- Nghiên cứu tác động của dòng chảy từ sông đến diễn biến bờ biển: Dòng
chảy từ sông đổ ra biển là một yếu tố động lực quan trọng, nhiều khi là quyết
định trong quá trình diễn biến vùng cửa sông, ven biển. Những đặc tính của
dòng chảy sông phải được xác định từ số liệu của trạm thủy văn cuối cùng
trước địa điểm có ảnh hưởng của sóng triều. Dòng chảy từ sông là một dòng
chảy không ổn định, chuyển động trong một lòng dẫn phức tạp nên có kết cấu
nội bộ vừa rối, vừa có dòng thứ cấp mang bùn cát. [17].
- Ngoài ra, yếu tố nước dâng, nước hạ trong gió bão và tác động của lực
Coriolis cũng là các yếu tố quan trọng tác động lên chế độ thủy động lực vùng
cửa sông ven biển. Lực Coriolis là lực quán tính sinh ra do tác dụng tự quay
của trái đất. Cấp độ của lực Coriolis rất nhỏ, trong nhiều vấn đề cơ học khác có
thể bỏ qua, nhưng đối với cửa sông ảnh hưởng triều do vùng nước rộng lớn, lực
Coriolis có thể làm xuất hiện độ dốc ngang đáng kể. Ở vùng cửa sông có chiều
rộng 5km, chênh lệch mực nước hai bờ là 8cm [17] [49] [54] [52]... Đến
khoảng những năm 60, công trình nghiên cứu của K.N. Fedorop đã kết luận
rằng lực Coriolis có thể bỏ qua đối với vùng bờ có độ nước sâu dưới 20m [17].
Trong số liệu thực đo về dòng chảy tại một vùng biển nào đó, thông
thường là kết quả tổng hợp của dòng chảy triều và dòng chảy phi triều. Dòng
phi triều bao gồm dòng do gió và dòng ven do sóng. Tại các vùng biển gần các
cửa sông lớn còn chịu ảnh hưởng rõ rệt của dòng chảy sông. Thông thường gộp
chung các loại dòng phi triều ở ven bờ gọi là dòng dư [7].
Hoàn lưu dòng ven bờ là một thành phần dòng chảy do dòng biển ven bờ
và ngoài bờ hợp thành, như hình 1.1 thể hiện.
Dòng ngoài bờ là một loại dòng cận hải, thường tồn tại ở lân cận đới sóng
vỡ và vùng biển có độ sâu lớn ngoài đó, chảy song song với đường bờ, thông
13
thường không có quan hệ sóng, mà thường do tác dụng của thủy triều, gió và sự
phân bố của các khối nước.
Dòng ven bờ là dòng chảy của đới sóng vỡ và lân cận, chủ yếu do tác
dụng của sóng mà có, bao gồm: (i) Dòng dọc bờ (chuyển động song song với
bờ biển, chuyển tải khối nước vào bờ); (ii) Dòng ngang bờ (nước chảy từ bờ ra
biển).
Dòng chảy gần bờ xảy ra sau khi sóng vỡ là một trong những vấn đề cơ
bản nhất của động lực học ven bờ biển. Loại dòng chảy này có liên quan trực
tiếp đến chuyển động bùn cát ven bờ và diễn biến bờ biển.
Hình 1. 1: Sơ đồ dòng mặt của dòng ngoài bờ và hệ thống dòng ven bờ
(chiều dài mũi tên biểu thị thị trị số lưu tốc tương đối) [7]
b) Quá trình vận chuyển bùn cát ven biển
Vận chuyển bùn cát nói chung được nghiên cứu từ rất sớm như ở Trung
Quốc cổ đại, Hy Lạp và Đế quốc La Mã. Nghiên cứu bằng phương pháp lý
thuyết và thực nghiệm sớm nhất được thực hiện bởi nhà khoa học DuBuat
(1734-1809) người Pháp. Ông xác định vận tốc dòng chảy gây ra xói mòn đáy,
trong đó có xem xét đến sự khác nhau của vật liệu đáy. DuBuat đã phát triển
14
khái niệm ma sát trượt [76]. Dupuit (1804-1866) người Pháp mô tả về chuyển
động dọc theo đáy và chuyển động lơ lửng của trầm tích [78]. Công thức suất
chuyển cát đáy đầu tiên dựa vào độ dốc và độ sâu được DuBoys (1847-1924)
người Pháp đề xuất, ông khái quát quá trình vận chuyển như chuyển động của
các hạt trầm tích trong một loạt các lớp [77].
Đến khoảng năm 1900, mô hình biến đổi đáy đầu tiên được Fargue (1827-
1910) người Pháp [79] xây dựng. Cơ sở nghiên cứu vận chuyển trầm tích trong
các máng thí nghiệm được bắt đầu bởi Engels (1854-1945) người Đức [82].
Năm 1914, lý thuyết vận chuyển trầm tích được viết bởi Forchheimer
(1852-1933), ông phát triển phương trình tính ứng suất trượt đáy tới hạn (bắt
đầu chuyển động của một hạt) theo chiều dọc của đáy dốc [80]. Năm 1936,
Shields có một đóng góp quan trọng liên quan đến ứng suất trượt đáy tới hạn
cho sự khởi đầu chuyển động của các hạt trầm tích. Các đường cong được đề
xuất gọi là đường cong “Shields” [81].
Các nghiên cứu đầu tiên liên quan đến động lực học chất lỏng và vận
chuyển bùn cát được thực hiện bởi Bagnold năm 1936, 1937 [27]. Đến năm
1950, Einstein và các cộng sự nhờ vào sự phát triển của năng lực tính toán, biến
các mô hình toán vận chuyển bùn cát thành một chủ đề quan trọng trong lĩnh
vực khoa học ven biển [40]. Năm1967, Robert P. Apmann và Ralph R. Rumer
nghiên cứu quá trình phát tán các hạt trầm tính do khuếch tán rối trong dòng
chảy bất đồng nhất dựa trên mô hình toán. Thí nghiệm được tiến hành trong
một máng dài với 3 lớp trầm tích. Hệ số khuếch tán được xác định là một hàm
của đặc trưng trầm tích và vận tốc dòng chảy [26].
Một trong những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến điều kiện bùn lỏng
được thực hiện bởi Einstein và Chien năm 1955, hai quá trình kết bông và cố
kết đáy đã được nghiên cứu. Tác giả đã nhận định rằng độ mặn tối thiểu 1‰ là
giới hạn khởi đầu cho quá trình kết bông [41].
Tuy nhiên, gần cuối thế kỷ XX đến ngày nay, việc nghiên cứu các quá
15
trình động lực - vận chuyển trầm tích đã có những bước phát triển cao hơn: đó
là xây dựng các mô hình vật lý, mô hình toán. Đi tiên phong trong nghiên cứu
vấn đề này là những nhà nghiên cứu ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan,
Đan Mạch, Nhật Bản. Các kết quả nghiên cứu được khái quát hóa mang tính
phương pháp luận, viết thành các “cẩm nang” sử dụng. Có thể kể ra một số
những kết quả nghiên cứu đã được khái quát hóa thành sách. Đó là nghiên cứu
của Horikawa K. năm 1978 về động lực gần bờ và các quá trình bờ, trong đó
bao gồm cả các lý thuyết cơ bản, đo đạc và các mô hình dự báo [46] [45]; của
Richard S. năm 1997 về “Động lực cát biển”, đây là sách hướng dẫn cho các
ứng dụng thực tiễn, các nguyên lý vận chuyển trầm tích trong sông, cửa sông
hình phễu và biển ven bờ” [61]; hay của Leo C. Van Rijn qua các năm 1990,
1993, 1998, 2005,... về các nguyên lý vận chuyển trầm tích ở sông, cửa sông và
ven biển dưới tác động của sóng, dòng chảy, thủy triều,... là nguyên nhân hình
thành nên các đặc trưng hình thái ven biển [13] [66] [65] [68]. Trong nghiên
cứu của Van Rijn năm 1993, các kết quả thí nghiệm ứng suất phân giới của
chuyển động sóng được so sánh với giá trị của đường cong Shields cho thấy
đường cong Shields cũng khá thích hợp với chuyển động sóng. Trước đó, có 3
bài báo của Van Rijn năm 1984 cũng đã trình bày kết quả sử dụng mô hình
toán học mô phỏng quá trình vận chuyển trầm tích đáy, trầm tích lơ lửng trong
các điều kiện dòng chảy khác nhau. Từ đó xây dựng nên các biểu thức đơn giản
mô tả mối quan hệ giữa nồng độ bùn cát với đường kính hạt, chiều cao bước
nhảy và tốc độ hạt, sử dụng như là một điều kiện biên trong toán học mô hình
trầm tích lơ lửng và dự đoán sự hình thành bờ biển và các bãi bồi dựa vào các
dữ liệu về chiều sâu dòng chảy và tổng lượng chuyển tải bùn cát [69] [70] [71].
Vận chuyển bùn cát ven biển dưới tác động của dòng chảy và sóng là
nguyên nhân chính dẫn đến xói mòn và bồi tụ ven biển. Về hướng di chuyển
vận chuyển bùn cát ở bờ biển có thể chia thành hai loại: vận chuyển bùn cát
vuông góc với bờ (vào và xa bờ) và vận chuyển bùn cát dọc bờ. Vận chuyển
bùn cát vuông góc với bờ gây ra thay đổi hình thái ngắn hạn, trong khi vận
chuyển dọc bờ biển gây ra những thay đổi dài hạn của hình thái một vùng ven
16
biển [18].
- Vận chuyển bùn cát dọc bờ: Khi sóng tiến vào vùng nước nông ven bờ,
sóng sẽ vỡ ở độ sâu nước bằng 1,28 đến 1,5 lần chiều cao sóng. Khi sóng vỡ,
năng lượng sóng biến thành lực làm di chuyển khối nước, tạo thành dòng chảy
[17]. Trong quá trình sóng vỡ những nhiễu động liên quan gây ra một số trầm
tích đáy biển ở dạng lơ lửng. Những trầm tích lơ lửng này, cộng với một số các
lớp trầm tích dưới đáy
biển sau đó được vận
chuyển dọc theo bờ cùng
với dòng chảy dọc bờ,
chúng đạt lớn nhất ở
đường sóng vỡ [64].
Hình 1. 2: Vận chuyển
bùn cát dọc bờ [18]
- Vận chuyển bùn cát vuông góc với bờ: Tại một bờ biển thẳng, sóng trực
giao vào bờ tạo ra vận chuyển nước tổng theo hướng sóng. Điều này dẫn đến
nước vật trong vùng sóng vỡ, hiện tượng này có thể tăng lên trong những trận
bão do gió thổi. Khi dòng chảy hướng vào đất liền (ở bề mặt) cân bằng với
dòng hướng ra biển (phía dưới đáy) mặt cắt cân bằng của bãi biển được hình
thành [32] [33]. Dưới tác động của sóng, nếu mặt cắt không phải ở trạng thái
cân bằng, phần trên của mặt cắt sẽ bị xói mòn và vật liệu lắng đọng ở phần
dưới dẫn đến làm phẳng mặt cắt. Khi mặt cắt đạt tới cân bằng, tốc độ xói mòn
gần như bằng không [30] [18]. Định luật Bruun cũng đã được phát triển dựa
trên nguyên lý này
[29].
Hình 1. 3: Sự thay
đổi mặt cắt bờ biển
do một sự kiện bão
[18]
Về tính chất
hạt có thể chia bùn cát ven biển thành hai loại: bùn cát kết dính (bùn) và bùn
17
cát rời (cát).
Hình 1. 4: Bùn (trái) và cát (phải) [10]
- Nguyên tắc vận chuyển bùn: Bùn cấu thành từ các hạt phù sa mịn
(đường kính hạt <0,063mm) kết dính, có nguồn gốc từ các hệ sinh thái rừng
ngập mặn, từ các bãi triều và phù sa lơ lửng từ các sông. Bùn thường được tìm
thấy tại các khu vực được che chắn và được bảo vệ bởi tác động của sóng và
dòng chảy mạnh. Bùn có tốc độ rơi trong nước nhỏ, chủ yếu vận chuyển trong
trạng thái lơ lửng, do đó nó được dòng chảy tải đi qua các khoảng cách dài
trước khi kịp rơi lên đáy thủy vực. Mặt khác, theo nghiên cứu của Van Olphen
năm 1963, hạt sét có cấu trúc hình đĩa và trên mặt có phủ các hạt khoáng tích
điện âm. Trong nước, chúng hút các ion dương, tạo ra lớp mây các phần tử ion
dương bao quanh các hạt sét, nên chúng đẩy nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu năm
1986 của Krone và Burt bổ sung rằng, trong nước mặn các hạt lại kết tụ với
nhau mặc dù có lực đẩy nhau (kết bông). Sự kết tụ sẽ gia tăng khi hàm lượng
bùn cát lơ lửng gia tăng, vì các hạt có cơ hội gặp nhau nhiều hơn. Tính kết dính
của chúng dẫn đến quá trình keo tụ thành các khối (flocs) có tốc độ rơi lớn hơn
nhiều so với tốc độ rơi của mỗi hạt bùn. Đó là phương thức bồi đáy của bùn tại
các khu vực các hạt bùn riêng rẽ không thể rơi tới đáy và đọng lại lên đáy. Quá
trình kết keo và phân rã các khối floc phụ thuộc nồng độ bùn cát và tính chất
xáo trộn rối của dòng chảy. Trầm tích hạt mịn sau khi lắng, bị tung ngược trở
lại vào trạng thái lơ lửng và di chuyển là do tác động của sóng và dòng chảy
[61] [10] [55] [68].
18
- Nguyên tắc vận chuyển cát: Các hạt cát rời, không kết dính (dưới đây
gọi tắt là cát), có đường kính >0,063mm tồn tại rời rạc trong mọi trạng thái: di
chuyển theo dòng nước, bồi lấp lên đáy lòng dẫn hay bị bứt từ đáy lòng dẫn và
cuốn theo dòng nước. Đặc biệt các hạt cát có đường kính lớn không thể tồn tại
lâu ở trạng thái lơ lửng trong dòng nước. Do đó, dòng vận chuyển cát thô chủ
yếu là dòng di đẩy, vì nó tồn tại chủ yếu trong lớp nước sát đáy lòng dẫn, các
hạt cát vận chuyển gần đáy trong trạng thái nhảy [10]. Nếu thay đổi điều kiện
thủy động lực học, sự vận chuyển cát sẽ phản ứng với điều này ngay lập tức,
trong khi sự vận chuyển bùn cát mịn sẽ chỉ phản ứng chậm. Đây gọi là hiệu
ứng trễ [67]. Ngược lại với bùn, hầu hết việc vận chuyển cát diễn ra trong môi
trường sóng
thống trị. Trong
các kênh thủy
triều tại các cửa
sông và cửa thủy
triều, sự vận
chuyển cát chủ
yếu bị chi phối
bởi dòng triều
[61].
Hình 1. 5: Quá trình vận chuyển bùn cát [18]
c) Nguyên nhân và cơ chế xói lở/bồi lắng của bờ biển bùn có rừng ngập
mặn
Phổ biến trong các vùng nhiệt đới là các dải bờ biển có rừng ngập mặn
với nhiều loài cây phong phú. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng đối với
môi trường tự nhiên cũng như đời sống kinh tế - xã hội của con người. Ngày
nay, hệ thống rừng ngập mặn trên toàn thế giới đang chịu áp lực suy giảm
nghiêm trọng. Việc suy thoái rừng ngập mặn đã có ảnh hưởng lớn đến sự ổn
định của đường bờ biển.
19
Năm 2006, Gegar Prasetya [43] đã tổng hợp các yếu tố tác động đến quá
trình xói lở/bồi tụ bờ biển trong đó bao gồm các yếu tố tự nhiên và các tác động
của con người như thể hiện trên hình 1.6.
Hình 1. 6: Sơ đồ nguyên nhân của xói lở, bồi tụ bờ biển (dịch từ [43])
Năm 2013, Winterwerp [48] công bố một kết quả nghiên cứu quan trọng,
phân tích các nguyên nhân gây xói mòn dọc theo bờ biển rừng ngập mặn, và
đưa ra các lý giải cho hiện tượng khó khăn/không phục hồi được các bờ biển
này. Nghiên cứu này dựa trên các công trình ở Thái Lan, Guyana và Suriname
của Anh, Indonesia, Philippines và miền Nam Trung Quốc, trong đó nhấn
mạnh nguyên nhân chính của hiện tượng xói lở là do “mất cân bằng bùn cát”.
Quá trình “mất cân bằng bùn cát” xảy ra như một “vòng lặp tiếp nối” từ việc
ảnh hưởng của các tác động phát triển xã hội của con người, đến những nỗ lực
phục hồi rừng ngập mặn bằng các giải pháp công trình cứng bao chặt bờ biển
(coastal squeeze),...
Nghiên cứu đã chứng minh, việc áp dụng các kỹ thuật “cứng” bao kín một
đoạn bờ biển ở trong hoặc ở rìa rừng ngập mặn như đê, kè chắn sóng,... đã làm
trầm trọng hơn tình trạng xói lở dọc theo bờ biển. Các công trình này ảnh
hưởng đến quá trình cân bằng bùn cát trong khu vực rừng ngập mặn theo hai
cách:
20
- Dòng chảy phù sa mịn trên bờ giảm do kết quả của giảm dòng nước trên
bờ;
- Chiều cao sóng gần các cấu trúc như vậy tăng lên do phản ánh của cấu
trúc đó, gây ra sự lùng sục cục bộ ở phạm vi phía trước của cấu trúc.
Quá trình xói mòn ở một quy mô lớn hơn tiếp tục diễn ra khi nền đáy dần
dần bị lõm xuống làm tăng cường các hiệu ứng sóng hơn nữa.
1.1.2. Các công trình bảo vệ bờ biển
Những biện pháp bảo vệ bờ biển phụ thuộc vào đường bờ của đất liền
trong việc chống lại những ảnh hưởng mang tính phá hủy của biển. Những bờ
biển bị xói lở có thể được bảo vệ bằng các công trình có chức năng hấp thu
năng lượng sóng và dòng chảy. Các công trình điều chỉnh hướng dòng chảy có
thể được áp dụng trong mục đích phát triển bãi bồi, rừng ngập mặn,… Tuy
nhiên, trạng thái cân bằng của bờ biển sẽ bị thay đổi ngay sau khi có bất kỳ tác
động (xây dựng công trình) vào chế độ thủy động lực ven biển và một trạng
thái cân bằng mới sẽ được thiết lập. Việc xây dựng các công trình chống xói ở
khu vực này hoàn toàn có thể dẫn đến xói lở các khu vực lân cận, nhiều khi là
nghiêm trọng hơn. Do đó, đối với các công trình bảo vệ bờ lớn trên thế giới,
trước khi được đưa vào xây dựng thường được tính toán các yếu tố động lực
một cách kỹ lưỡng và có kiểm định trên các mô hình vật lý.
Von Lieberman (nhà khoa học người Đức) [18] đã phân loại các dạng
công trình chống xói mòn bờ biển, bao gồm: các công trình dọc bờ và các công
trình vuông góc với bờ.
- Các công trình dọc bờ: ( tường chắn sóng, đê, kè) bảo vệ bờ biển hoặc
các đụn cát chống xói mòn gây ra bởi dòng chảy và sóng. Gồm hai loại:
+ Đê phá sóng tách rời: là một cấu trúc song song với bờ biển, được xây
dựng trong đới sóng vỡ để bảo vệ bờ biển thông qua giảm chiều cao sóng tới và
gây bồi khu vực giữa tường và bờ. Thông số quan trọng đặc trưng đê chắn sóng
tách rời là chiều dài của đê chắn sóng (LB) và khoảng cách của đê chắn sóng đến
21
bờ biển (x). Nếu tỷ lệ (LB/x) < 0,6 ÷ 0,7, bãi bồi nhô ra có dạng “salient”; nếu
(LB/x) >0,9 ÷ 1, bãi bồi nhô ra có dạng “tombolo”. Tuy nhiên, các thông số khác
ngoài LB và x cũng ảnh hưởng đến hình dạng bồi lắng.
Hình 1. 7: Các dạng tích tụ bùn cát phát triển sau khi xây dựng đê chắn sóng [18]
Đê chắn sóng khác nhau về vị trí (nước sâu/nông), kiểu xây dựng (đánh
đắm, theo chiều đứng, nổi) và hiệu quả (phát triển salients hay tombolos). Mặt
cắt ngang của các dạng đê phá sóng có thể ở dạng đá đổ (các thông số thiết kế
có thể tính toán theo công thức của Hudson hoặc Van der Meer [30]), hoặc
dạng ống Geotubes bằng vải địa kỹ thuật (các thông số tính toán theo nghiên
cứu và cách tiếp cận của Pilarczyk [59] [60]), hoặc các vật liệu địa phương thân
thiện với môi trường (ví dụ như hàng rào tre được thiết kế tại Vĩnh Tân, Sóc
Trăng, Việt Nam [24]), …
+ Kè: được xây dựng liền với bờ biển, thường là bao bọc kín một đoạn bờ
biển, bảo vệ bờ khỏi bị xói mòn trước tác động của sóng bão và dòng chảy. Kè
biển luôn được xây dựng như là công trình mái nghiêng, thiết kế mặt kè có thể
cấu tạo từ các loại sau: đá đổ rối, đá hộc lát khan, đá xây vữa, tấm bê tông đúc
sẵn, các loại thảm. Ngoài ra, kè cũng có thể xây dựng gồm các túi chứa đầy cát
vải địa kỹ thuật (Geotubes, Stabiplage). Ngày nay, các giải pháp gia cố mái kè
bằng các tấm bê tông đúc sẵn được sử dụng khá phổ biến với các hình dạng
phong phú được thiết kế nhằm tăng khả năng hấp thu năng lượng sóng và giảm
sóng leo, các liên kết linh hoạt, dễ dàng thi công và sửa chữa, tính thẩm mĩ
cao,… Các dạng bản bê tông đúc sẵn có thể chia làm hai loại là tấm lát độc lập
và tấm lát liên kết mảng.
22
+ Tường chắn sóng: là một cấu trúc tách rời vùng đất và nước, được thiết
kế để ngăn chặn xói mòn bờ biển và thiệt hại khác do tác động của sóng và nước
dâng do bão [18]. Tường chắn sóng có các cấu tạo như: đá xây, tường cừ thép –
BTCT, thùng chìm BTCT, tường góc BTCT hoặc kết hợp với các kè mái nghiêng
và các khối bê tông dị hình.
- Các công trình vuông góc với bờ: Thường gọi là mỏ hàn, được sử dụng
để làm gián đoạn vận chuyển bùn cát dọc bờ, nó không có tác dụng ngăn bùn cát
trong chuyển động bùn cát vuông góc với bờ. Diễn biến bờ biển quanh mỏ hàn
phụ thuộc vào lưu lượng và hướng vận chuyển của dòng bùn cát dọc bờ. Đường
bờ mới có xu hướng vuông góc với sóng tới chủ đạo. Cát bị giữ lại tại phía
thượng lưu của mỏ hàn (theo hướng chuyển động của dòng bùn cát) đồng nghĩa
với việc thiếu cát phía hạ lưu, dẫn đến mất cân bằng tải cát [6]. Nếu tác động của
các mỏ hàn là quá mạnh, xói mòn sau công trình sẽ xảy ra.
Mỏ hàn thường được xây dựng từ bờ biển cho tới một khoảng cách ra
biển, thường được thiết kế để vượt qua một phần của khu vực sóng vỡ. Mỏ hàn
thường được xây dựng thành nhóm và khoảng cách giữa hai mỏ hàn (Sn) phải
được xác định để hiệu quả bảo vệ là đủ lớn đảm bảo tránh được xói mòn do dòng
chảy và sóng. Sổ tay kỹ thuật bờ biển [44] cung cấp một số các gợi ý cho việc
tính toán chiều dài hợp lý của các mỏ hàn. Mặt cắt các mỏ hàn có các dạng:
tường đơn, mỏ hàn khung, mỏ hàn tròn, mỏ hàn tròn đỉnh rộng và mỏ hàn phẳng,
ngoài ra có thể
được gia cố thêm
bởi đá hộc, đá
xây, cừ BTCT, các
khối bê tông dị
hình,…
Hình 1. 8: Quy
trình tính toán
khoảng cách giữa
các mỏ hàn [18]
23
Ngoài các giải pháp công trình, kỹ thuật phục hồi bờ biển còn áp dụng các
giải pháp phi công trình như trồng rừng ngập mặn. Winterwerp (2013) [48] đã
chỉ ra hầu hết các nỗ lực để khôi phục rừng ngập mặn thường thất bại hoàn toàn
hoặc không đạt được mục tiêu đã nêu do một số nguyên nhân sau: chọn sai loài,
khí hậu bất lợi, điều kiện địa điểm, tính chất trầm tích và yếu tố thủy văn, cũng
như thiếu khâu quản lý hậu kỳ và giám sát,... Trong số này, sự xói lở bờ biển
được cho là một trong những yếu tố chính gây nên việc phục hồi không thành
công.
Nhóm nghiên cứu này đề xuất “một chiến lược” để phục hồi
xói mòn bờ biển rừng ngập mặn, trong đó yêu cầu về “hình thái động học”
được kết hợp. Đây là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực nghiên cứu về nước
ở Hà Lan, còn được gọi là “lai tạo kỹ thuật” (hybrid-engineering) hoặc “xây
dựng với thiên nhiên” (building with nature).
Chiến lược này chứa các yếu tố sau:
1. Khôi phục dòng chảy trên bờ của trầm tích mịn bằng cách khôi phục
vùng bãi triều. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo “vùng đệm”,
trong đó thủy triều tới có thể tự do chảy.
2. Tăng cường bẫy trầm tích tốt trên bãi bồi một một cách tự nhiên. Trong
đó chú trọng yếu tố: giảm dòng chảy dọc bờ, giảm vận chuyển bùn cát dọc bờ
ra khỏi khu vực cần phục hồi;
3. Giảm chiều cao sóng tác động lên khu vực cần phục hồi;
4. Khôi phục các điều kiện thủy văn, nếu bị xáo trộn (ví dụ: phục hồi các
ao nuôi trồng thủy sản ở bìa rừng trở lại rừng ngập mặn, hoặc loại bỏ một phần
đê - kè biển đã xây dựng bao chặt bờ biển);
5. Trồng các loài cây ngập mặn thích hợp tại các vị trí thích hợp.
24
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG VIỆT NAM
1.2.1. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Trong lĩnh vực nghiên cứu về diễn biến bờ biển ĐBSCL thì các nghiên
cứu của nước ngoài thường là những công trình tính toán chung về động lực
học, sóng,… bao hàm cho toàn biển Đông Nam Bộ. Có thể kể đến những công
trình tính toán thủy triều và hoàn lưu gió của K. Wyrtki (1961); các công trình
tính toán phân bố các sóng triều chính của K.T Bogdanov (1963), U. N
Xecgayev (1964), Robinson (1983), T. Yanagi và Takao (1997); các công trình
tính toán về hoàn lưu của T. Pohlmann (1987); các công trình của nhà khoa học
Trung quốc Duan Yi-hong Qin Zeng-hao, Li Yong-ping (1997) và Đài Loan
Yu et al. (2006) về chế độ thủy động lực 3 chiều ở vùng biển Đông. Tuy nhiên,
các kết quả nghiên cứu này đa phần có tính chất giới thiệu, ít tập trung vào một
khu vực cụ thể và hầu như không có các nghiên cứu về vận chuyển bùn cát
[10].
1.2.2. Các công trình nghiên cứu kết hợp của tác giả nước ngoài và trong
nước
Nhóm tác giả Wolanski, Nguyễn Hữu Nhân (1998) đã dựa vào các kết
quả đo đạc, lấy mẫu nước từ thực tế, phân tích hình ảnh để nghiên cứu cơ chế
vận chuyển và bồi lấp bùn cát mịn tại cửa Định An, sông Hậu và chỉ ra rằng, các
cửa này bị bồi lắng do bùn cát bơm từ biển vào cuối mùa mưa trong sự tồn tại
của nêm mặn và kết bông [75]. Năm 2005, nhóm nghiên cứu trên cũng đã đưa ra
một bức tranh toàn cảnh về sự biến đổi các yếu tố thủy động lực và vận chuyển
bùn cát vùng cửa sông ĐBSCL qua mùa mưa và mùa khô dưới tác động của lưu
lượng nước sông Mê Công và lượng phù sa mà nó mang ra biển. Lưu lượng sông
Mê Công thay đổi theo mùa, thường là 2.100 m3
/s trong tháng 4 (mùa dòng chảy
thấp) và 40.000 m3
/s trong tháng 9 (mùa dòng chảy cao). Ngoài ra, nghiên cứu
còn có sự so sánh lượng phù sa sông Mê Công vận chuyển là 160.106
tấn/năm
bằng với sông Mississippi, bằng 85% của sông Dương Tử và nó lớn hơn so với
25
sông Amazon là 12% [74]. Các kết quả nghiên cứu này đề cập đến quá trình thủy
động lực và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông Mê Công, tuy nhiên chưa đề cập
cụ thể và chi tiết đến vùng bờ biển Trà Vinh.
Nghiên cứu về những thay đổi dài hạn của đường bờ biển Trà Vinh và
các tỉnh lân cận phải kể đến các kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả người Nhật
(Toru Tamura, Tanabe, Tateishi, Kobayashi, Saito,…) kết hợp với các nhà khoa
học trong nước (Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh) sử dụng phương pháp
phân tích nhiệt huỳnh quang thạch anh (OSL) và phân tích tuổi tuyệt đối của các
lớp trầm tích trong các mũi khoan dọc theo các tuyến trong hai tỉnh Bến Tre, Trà
Vinh đề xuất do băng hà tan từ 12000 trước hiện tại (BP) đến 5500 năm BP, mực
nước biển ở ĐBSCL đã dâng từ -70 mét đến +3,5 mét so với mực nước biển hiện
nay. Từ 5000 năm BP trở lại, mực nước biển rút về mực nước biển hiện tại. Sự
hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi
giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành và cuối cùng hình
thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta
thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (hình 1.9 và 1.10) [63] [62] [57] [14] [8].
Các kết quả nghiên cứu
này phác họa rõ nét lịch sử
phát triển dải bờ biển Trà
Vinh nhưng ít đề cập đến
các tác động do sóng, dòng
chảy và vận chuyển bùn
cát dọc bờ - nguyên nhân
gây ra các biến đổi ngắn
hạn (bồi/xói) bờ biển Trà
Vinh.
Hình 1. 9: Tuổi các giồng phân tích bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch
anh từ Vàm Láng (Tiền Giang) đến Duyên Hải (Trà Vinh) [63]
26
Hình 1. 10: Quá
trình hình thành
và phát triển của
các tỉnh giữa
sông Tiền và
sông Hậu từ
3500 năm trước
hiện tại [63]
(Đường màu đen
là các đường bờ
biển hình thành
qua các thời kỳ)
Hình 1. 11: Xu thế tích tụ trầm tích và vận chuyển trầm tích [13]
Nguyễn Trung Thành và nnk. [13], năm 2011 đã công bố kết quả nghiên
cứu từ đề tài hợp tác Việt Nam-CHLB Đức “Nghiên cứu tiến hóa đới ven biển
đồng bằng Sông Cửu Long và vùng thềm lục địa kế cận trong Holocen hiện đại
phục vụ phát triển bền vững” (2008 – 2009). Nhóm nghiên cứu đã phân tích các
mẫu trầm tích thu thập được thuộc phần châu thổ ngầm từ cửa Cung Hầu đến
bán đảo Cà Mau và sử dụng mô hình Mike 21 để tính toán thủy động lực. Kết
27
quả nghiên cứu về động lực dòng chảy ven bờ cho thấy sự chiếm ưu thế của
dòng chảy ven bờ về phía tây nam vào mùa đông dưới ảnh hưởng của gió mùa
đông bắc, từ đó khẳng định được sự chiếm ưu thế của quá trình vận chuyển trầm
tích dọc bờ về phía tây nam trong mùa này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp
thông tin về dạng trầm tích ven biển Trà Vinh là vùng cát tích tụ chiếm ưu thế
(Hình 1. 11). Đây là nghiên cứu cho toàn bộ đới ven biển ĐBSCL nên không tập
trung chi tiết vào dải bờ biển Trà Vinh.
Giai đoạn gần đây có sự đầu tư với quy mô lớn của Tổ chức Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA) vào dự án “Thích ứng với biến đổi khí hậu cho phát
triển bền vững Nông nghiệp và Nông thôn các tỉnh ven biển ĐBSCL” thực hiện
từ năm 2011 – 2013. Một số chuyên đề trong dự án này do Hoàng Văn Huân,
Nguyễn Hữu Nhân (Viện Kỹ thuật Biển) thực hiện đã sử dụng phần mềm Mike
21/3 FM để tính toán chế độ thủy động lực, sóng và diễn biến bồi/xói cho toàn
bộ khu vực ven biển ĐBSCL, bao
hàm cả bờ biển Trà Vinh [4]. Lưới
tính cho vùng nghiên cứu có phạm
vi rộng lớn bao gồm biển Đông và
Tây Việt Nam, kích thước lưới
được chia nhỏ dần khi vào các khu
vực gần bờ (xem hình 1.12). Tuy
nhiên, việc toàn bộ lưới chia là tam
giác sẽ làm gia tăng khối lượng tính
toán (thời gian) của máy tính và
cũng chưa có các phân tích chi tiết
về chế độ thủy động lực và vận
chuyển bùn cát cho riêng vùng bờ
biển Trà Vinh.
Hình 1. 12: Lưới tính vùng nghiên cứu của dự án JICA [4].
28
Dự án EU- AFD năm 2017 do cơ quan phát triển Pháp kết hợp với Viện
KHTL miền Nam [23], là dự án nghiên cứu về quá trình xói lở vùng ven biển
ĐBSCL và tập trung nhiều vào vùng ven biển Gò Công và U Minh. Ưu điểm của
nghiên cứu này là với nguồn kinh phí lớn nên dữ liệu khảo sát rất phong phú, các
mô hình mô phỏng sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát được kiểm định chi tiết,
lưới tính được chia rất mịn cho vùng trọng điểm (nhỏ hơn 2 -3 lần bước sóng),
các kết quả tính toán có tin cậy cao và xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu phong
phú cho các dự án sau. Ưu điểm thứ 2 là dự án kết hợp tính toán nhiều mô hình
hiện đại như TELEMAC-2D, SYSIPHE, MIKE 21/3 FM,…Tuy nhiên, dự án
vẫn chú trọng phân tích nhiều đến diễn biến hình thái (bồi/xói) mà chưa phân
tích kỹ đến quá trình cân bằng bùn cát đối với mỗi đoạn bờ biển.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến lĩnh vực và phạm vi nghiên
cứu của luận án, có thể kể đến:
Nguyễn Địch Dỹ (2010) nghiên cứu địa chất-địa mạo vùng cửa sông và
khu vực đới bờ 4 tỉnh ven biển ĐBSCL gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và
Sóc Trăng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối của các
lớp trầm tích trong các mũi khoan địa chất, xây dựng được bản đồ mặt cắt địa
chất các tỉnh ven biển [8].
Tham khảo mặt cắt địa chất ven biển Trà Vinh (Hình 1.13) cho thấy lớp
trầm tích phần trên cùng (mới nhất) của vùng biển ven bờ Trà Vinh có nguồn gốc
chủ yếu từ sông – biển, gồm 3 loại [8]:
- Trầm tích aluvi (aQ2
3
) (Trầm tích nguồn gốc sông): Nhìn chung thành
phần trầm tích chủ yếu là bột-sét xen lẫn cát hạt mịn.
- Trầm tích sông - đầm lầy (abQ2
3b
): Thành phần trầm tích chủ yếu là bột
sét màu xám đen chứa tàn tích thực vật.
- Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ23b
): Thành phần trầm
tích chủ yếu là cát pha sét.
29
Nhìn nhận một cách tổng quan, vùng bờ biển gần cửa Cung Hầu, Định
An và một số cửa rạch nhỏ cắt ngang bờ biển Trà Vinh có trầm tích (lớp trên)
nguồn gốc chủ yếu từ sông với thành phần thạch học chủ yếu là bột sét (aQ23,
abQ23b) thích hợp cho các giống cây rừng ngập mặn phát triển. Các phần còn lại
của bờ biển Trà Vinh có trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển với thành phần
thạch học là cát pha sét, thích hợp cho rừng phi lao phòng hộ phát triển. Các kết
quả nghiên cứu về đặc điểm địa chất ven biển Trà Vinh có ý nghĩa trong việc
thiết lập đặc điểm lớp trầm tích đáy trong các mô hình tính toán thủy động lực –
bùn cát và trong việc định hướng các giải pháp bảo vệ bờ biển bằng trồng rừng
ngập mặn hoặc rừng phi lao phòng hộ.
Hình 1. 13: Mặt cắt địa chất ven biển Trà Vinh [8]
Nguyễn Hữu Nhân (2011) nghiên cứu về sự biến dạng của các yếu tố
triều trên biển ven bờ và các cửa sông Nam Bộ do nước biển dâng. Dựa trên các
chuỗi số liệu triều thực đo dọc bờ biển Nam Bộ và dự báo bằng mô hình toán,
ông đưa ra một số kết luận về sự dịch chuyển pha triều và biên độ triều trước ảnh
hưởng của nước biển dâng [11].
Vũ Duy Vĩnh và nnk. [19] năm 2014 đã công bố kết quả nghiên cứu áp
dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) - để nghiên cứu, đánh giá biến động địa
hình ở vùng ven bờ châu thổ sông Mê Công. Mô hình được thiết lập (dựa trên hệ
30
thống mô hình Delft3D) với 4 lớp độ sâu theo hệ tọa độ Sigma, lưới tính của mô
hình được xây dựng gồm lưới chi tiết ở phía trong và lưới tính thô ở phía ngoài
(Hình 1.14). Theo đó, do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều nên
dòng trầm tích bị giữ lại nhiều ở vùng cửa sông ven bờ tạo thành các bãi bồi
ngay tại các cửa.
Trong khoảng 10 km
từ bờ ra, xu thế bồi tụ
đáy chiếm ưu thế
trong mùa mưa. Vào
mùa khô, quá trình xói
mang trầm tích ở dải
ven bờ và các bãi bồi
ở cửa sông di chuyển
về phía Tây Nam của
vùng ven bờ châu thổ.
Hình 1. 14: Lưới tính của mô hình trong nghiên cứu của Vũ Duy Vĩnh [19]
Kết quả nghiên cứu về sự phân bố trầm tích lơ lửng tại các cửa sông (hình
1.15) cho thấy, vào mùa mưa sự phát tán của trầm tích lơ lửng từ lục địa ra phía
ngoài biển mạnh mẽ hơn hẳn so với mùa khô. Tải lượng trầm tích lơ lửng được
ghi nhận lớn nhất tại cửa Định An (trong các cửa sông Mê Công), thể hiện rõ nét
vào thời điểm mùa mưa.
31
Hình 1. 15: Phân bố trầm tích lơ lửng (kg/m3
) tầng mặt vùng ven bờ Châu thổ
sông Mê Công (mùa khô: a- triều lên; b- triều xuống; mùa mưa: c- triều lên; d-
triều xuống) [19]
Trên cơ sở mô hình đã thiết lập, Vũ Duy Vĩnh tiếp tục nghiên cứu về sự
ảnh hưởng của nước biển dâng đối với đặc điểm biến động địa hình các cửa sông
Mê Công (2015) [72]. Các kịch bản chạy bao gồm kịch bản hiện trạng, kịch bản
dự báo mực nước biển dâng 25 cm và 50 cm (kịch bản phát thải trung bình - B2)
trong mùa lũ và mùa cạn. Kết quả phân tích sự thay đổi địa hình các mặt cắt cửa
sông (hình 1.16) cho thấy sự dâng cao mực nước biển do biển đổi khí hậu làm
hạn chế sự phát tán của dòng trầm tích về phía biển mà chỉ tập trung di chuyển
quanh các cửa sông. Kết quả là làm tăng tốc độ bồi tại các bãi bồi khu vực phía
ngoài các cửa sông phía nam của vùng ven bờ châu thổ sông Mê Công. Trong
nghiên cứu cũng phân tích “tác động của sự dâng cao mực nước đến địa hình đáy
vùng cửa sông ven biển rất khác nhau và phụ thuộc vào các điều kiện địa hình,
động lực và điều kiện vận chuyển trầm tích của mỗi khu vực”.
32
Hình 1. 16: Biến động địa hình (cm) khu vực cửa Trần Đề và Cung Hầu sau 1
tháng [72]
Đây là nghiên cứu tương đối chi tiết và đầy đủ về chế độ thủy động lực,
vận chuyển bùn cát và ảnh hưởng của NBD đến khu vực ven biển Nam Bộ [19]
[72]. Tuy nhiên, luận án nhận thấy còn một số khoảng trống cần được phát triển
nghiên cứu như sau: (i) Việc thiết lập lưới mô hình toàn bộ là tứ giác trực giao sẽ
khó khăn khi mô tả địa hình các khu vực gần bờ, (ii) Nghiên cứu chưa xét đến
ảnh hưởng của NBD tới địa hình đáy cửa Định An và ven biển Trà Vinh.
Đề tài độc lập cấp nhà nước của Nguyễn Hữu Nhân (2015) [10] sử dụng
mô hình Mike 21 F/M nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế hình thành các bãi bồi
Cà Mau. Không dừng lại ở vùng ven biển Cà Mau, lưới tính cho vùng nghiên
cứu mở rộng của đề tài bao trùm toàn bộ vùng biển Đông và biển Tây Việt Nam,
các kết quả tính toán của đề tài đã cung cấp bộ số liệu vô cùng phong phú về
trường sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát, chế độ bồi xói,... đã được kiểm
định chặt chẽ với số liệu thực tế mang lại độ tin cậy và chính xác cao. Ngoài ra,
tác giả còn đề xuất một quy luật diễn biến địa hình đáy vùng bờ biển Cà Mau
phụ thuộc vào thời gian (Hình 1.17). Đây là một hướng nghiên cứu mới, chưa
được áp dụng tính toán đối với các khu vực ven biển ĐBSCL, bao gồm vùng ven
33
biển Trà Vinh.
Hình 1. 17: Các quy luật diễn biến địa
hình đáy phổ biến tại vùng bồi tụ ven
biển Cà Mau [10]
Trên đây là một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu về các vấn đề
liên quan đến diễn biến bờ biển
ĐBSCL, bao gồm cả bờ biển Trà
Vinh. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu
của các nhà khoa học trong và ngoài
nước, cũng như các Trường đại học,
viện nghiên cứu cùng chuyên ngành
mà luận án chưa thể liệt kê hết được.
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ BỜ BIỂN TRÀ VINH
1.3.1. Kết quả nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Công trình nghiên cứu cho riêng bờ biển Trà Vinh không nhiều. Nghiên
cứu về những thay đổi ngắn hạn của bờ biển Trà Vinh, thời gian gần đây nhất
(09/2017) có công bố của nhóm tác giả (Anthony, Dussouillez,
Dolique, Besset, Brunier, Nguyen V. L., Goichot). Các kết quả đo đạc địa hình,
sóng và dòng chảy có độ phân giải cao đã được tiến hành từ năm 2010 đến năm
2012 tại bãi biển Ba Động, Trà Vinh. Nghiên cứu ghi nhận sự đảo chiều hướng
sóng đại dương để đáp ứng với gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc tại khu
vực biển đông. Trong mùa dòng chảy thấp, bãi biển được đặc trưng bởi sóng gió
mùa đông bắc và dòng chảy dọc bờ biển vận chuyển bùn cát về phía tây nam.
Dòng chảy dọc bờ thấp hơn về phía đông bắc được tạo ra bởi sóng gió mùa tây
nam trong mùa chảy dòng chảy cao. Điều này dẫn đến hiện tượng xói lở nghiêm
trọng khu vực bãi biển Ba Động trong mùa gió đông bắc [25]. Kết quả nghiên
cứu bằng phương pháp đo đạc thực địa luôn có độ tin cậy cao, nhưng do yếu tố
kinh tế, vùng nghiên cứu chỉ gồm một phần nhỏ của bờ biển Trà Vinh và số liệu
34
quan trắc cũng khó liên tục.
1.3.2. Kết quả nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu có phạm vi gần với khu vực bờ biển Trà Vinh gồm
có: (i) Phạm Sơn Hải (2004) – Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã sử dụng
phương pháp đánh dấu phóng xạ nghiên cứu cơ chế vận chuyển nguồn gốc bùn
cát gây bồi lắng cửa Định An và phát hiện ra cơ chế sàng lắc trong chuyển động
bùn cát dọc theo luồng tầu dưới tác dụng của sóng và dòng chảy [15]; (ii) Vũ
Kiên Trung (2009) sử dụng mô hình toán nghiên cứu về sự hình thành các bãi
bồi ven biển khu vực từ cửa Tiểu đến cửa Định An và đề xuất các giải pháp khai
thác [20].
Các nghiên cứu chuyên sâu cho riêng vùng bờ biển Trà Vinh phải kể đến
Hoàng Văn Huân (2008, 2013, 2014) [1] [2] [3]. Trong đó, tiêu biểu nhất là đề
tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học Công nghệ dự
báo, phòng chống biển lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận” [1] đã
nghiên cứu về các vấn đề: (i) khảo sát thực địa diễn biến đường bờ qua mùa gió
Đông bắc – Tây Nam; (ii) khảo sát một số vị trí địa hình, sóng, dòng chảy, nồng
độ bùn cát lơ lửng để phục vụ tính toán mô hình; (iii) sử dụng ảnh viễn thám
phân tích diễn biến đường bờ giai đoạn từ 1989 – 2012; (iiii) sử dụng mô hình
toán đánh giá tổng hợp các yếu tố thủy động lực ven bờ, diễn biến bồi xói có xét
đến kịch bản bão và NBD; (iiiii) đề xuất các giải pháp phòng chống xói lở cho
các khu vực trọng điểm.
Các kịch bản đều được tính toán tốc độ dòng chảy, chiều cao sóng, diễn
biến bồi/xói để so sánh. Kết quả dự báo đối với kịch bản bão cấp 12 là: sạt lở bờ
biển sẽ tăng đáng kể, bồi lấp cửa sông sẽ tăng khá mạnh và ngưỡng cạn tại các
cửa sông sẽ di chuyển sâu vào bên trong các nhánh sông. Kết quả dự báo đối với
kịch bản NBD =15cm (năm 2020): không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sạt lở
do nó không ảnh hưởng nhiều đến giá trị dòng chảy và sóng [1].
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển

More Related Content

What's hot

Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Khởi nghiệp và Sáng tạo
Khởi nghiệp và Sáng tạo Khởi nghiệp và Sáng tạo
Khởi nghiệp và Sáng tạo Tri Dung, Tran
 
Quản lý dự án
Quản lý dự ánQuản lý dự án
Quản lý dự ánTran Tien
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docxNhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docxUncleTTV
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...jackjohn45
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

ktqt Chuong 7
ktqt Chuong 7ktqt Chuong 7
ktqt Chuong 7
 
Đề tài: Bản đồ nguy cơ ngập lụt cho quận Ninh Kiều TP Cần Thơ
Đề tài: Bản đồ nguy cơ ngập lụt cho quận Ninh Kiều TP Cần ThơĐề tài: Bản đồ nguy cơ ngập lụt cho quận Ninh Kiều TP Cần Thơ
Đề tài: Bản đồ nguy cơ ngập lụt cho quận Ninh Kiều TP Cần Thơ
 
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ, sấy gỗ sản xuất ván ép và viên nén gỗ | Dịch vụ ...
 
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khởi nghiệp và Sáng tạo
Khởi nghiệp và Sáng tạo Khởi nghiệp và Sáng tạo
Khởi nghiệp và Sáng tạo
 
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet... Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 
Bài tập kế toán quản trị có đáp án
Bài tập kế toán quản trị có đáp ánBài tập kế toán quản trị có đáp án
Bài tập kế toán quản trị có đáp án
 
Quản lý dự án
Quản lý dự ánQuản lý dự án
Quản lý dự án
 
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạoTư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
 
Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa tại Campuchia 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa tại Campuchia 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa tại Campuchia 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy chế biến sữa tại Campuchia 0918755356
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực TuyếnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Nhận Thức Rủi Ro Đến Ý Định Mua Hàng Trực Tuyến
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin - www.duanviet.com.vn - ...
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin - www.duanviet.com.vn - ...Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin - www.duanviet.com.vn - ...
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bạt tarpaulin - www.duanviet.com.vn - ...
 
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
 
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docxNhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
Nhóm 4_08KTTN_Tiểu luận Quản trị dự án.docx
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Bai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_t
Bai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_tBai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_t
Bai tp dap_an_mo_hinh_toan_kinh_t
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Luận văn: Các mô hình chuỗi thời gian tài chính, HAY
Luận văn: Các mô hình chuỗi thời gian tài chính, HAYLuận văn: Các mô hình chuỗi thời gian tài chính, HAY
Luận văn: Các mô hình chuỗi thời gian tài chính, HAY
 

Similar to Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển

Luận văn: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng kh...
Luận văn: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng kh...Luận văn: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng kh...
Luận văn: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng kh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển_ Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà ...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển_ Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà ...Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển_ Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà ...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển_ Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà ...Trịnh Minh Tâm
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển (20)

Luận văn: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng kh...
Luận văn: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng kh...Luận văn: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng kh...
Luận văn: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng kh...
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
 
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển_ Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà ...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển_ Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà ...Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển_ Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà ...
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển_ Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà ...
 
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biểnMô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
 
Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao
Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao
Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.docPhát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.doc
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbonLuận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
Luận án: Tính chất hấp phụ chất hữu cơ độc hại trong nước của cacbon
 
Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...
Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...
Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên QuangLuận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
 
Tác động của sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Tác động của sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệpTác động của sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Tác động của sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
 
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ VẬN CHUYỂN BÙN CÁT KHU VỰC BỜ BIỂN TỈNH TRÀ VINH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ VẬN CHUYỂN BÙN CÁT KHU VỰC BỜ BIỂN TỈNH TRÀ VINH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy Mã số chuyên ngành: 958 02 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. HOÀNG VĂN HUÂN 2. PGS.TS. LƯƠNG VĂN THANH TP. HCM – Năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tp. HCM, ngày 17 tháng 7 năm 2019 Tác giả luận án Nguyễn Thị Phương Thảo
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Kỹ Thuật Biển, Trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM, Khoa Tài nguyên nước đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy PGS.TS. Hoàng Văn Huân và PGS.TS. Lương Văn Thanh. Các thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu cùng với những lời động viên, khích lệ và những giúp đỡ cụ thể trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Nhân, ThS. NCS. Phan Mạnh Hùng, ThS. Lê Thị Vân Linh, những người đã có những sự giúp đỡ rất thiết thực đối với tôi trong quá trình định hướng cho luận án và làm quen với bộ công cụ mô hình toán thực hiện trong luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên, GS. Lê Mạnh Hùng, GS. Lương Phương Hậu, GS. Tăng Đức Thắng, GS. Thiều Quang Tuấn, PGS.TS. Huỳnh Thanh Sơn, PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Hùng và các thầy ở cơ sở đào tạo đã có những góp ý một cách rất chi tiết, cụ thể để tôi hoàn thiện dần luận án này. Con xin ghi nhớ công ơn của Bố Mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con trưởng thành như ngày hôm nay. Bố Mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con trước những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chồng tôi, Ngô Huy Biên. Anh đã động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án đồng thời quan tâm, chăm sóc, lo lắng công việc gia đình để tôi có đủ thời gian vừa hoàn thành công việc cơ quan, vừa thực hiện công việc nghiên cứu cho luận án này. Tôi đã nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt luận án của mình nhưng chắc chắn sẽ còn những điều sai sót, kính mong quý thầy cô và bạn đọc đóng góp ý kiến để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện luận án. Nguyễn Thị Phương Thảo
  • 5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 0.1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .............................................................1 0.1.1. Yêu cầu về phòng chống sạt lở........................................................................1 0.1.2. Yêu cầu về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn..............................................5 0.1.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường ven biển...............................................................6 0.1.4. Yêu cầu về công trình chỉnh trị và bảo vệ ổn định bờ biển .............................6 0.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN..............................................................7 0.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .......................................................8 0.4. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG LUẬN ÁN ..............................................................8 0.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................................8 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÓI MÒN BỜ BIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ ....................................................................9 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÓI LỞ BỜ BIỂN .................................................................................................................................9 1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế xói lở/bồi lắng của bờ biển bùn có rừng ngập mặn...9 1.1.2. Các công trình bảo vệ bờ biển .......................................................................20 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VIỆT NAM ..........................................................................................................24 1.2.1. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài ....................................................24 1.2.2. Các công trình nghiên cứu kết hợp của tác giả nước ngoài và trong nước....24 1.2.3. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước ........................................28 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ BỜ BIỂN TRÀ VINH................33 1.3.1. Kết quả nghiên cứu của tác giả nước ngoài...................................................33 1.3.2. Kết quả nghiên cứu trong nước......................................................................34 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN BỜ BIỂN...................................35 1.5. NHẬN XÉT CHUNG ...........................................................................................38 1.5.1. Những thành tựu đã đạt được.........................................................................38 1.5.2. Những vấn đề tồn tại......................................................................................39 1.6. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................................................41 1.6.1. Vấn đề nghiên cứu .........................................................................................41 1.6.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................41
  • 6. iv 1.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................42 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....43 2.1. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH TÍNH TOÁN....................................43 2.1.1. Giới thiệu phương pháp mô hình toán...........................................................43 2.1.2. Lựa chọn phần mềm.......................................................................................43 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH TÍNH TOÁN .........................................45 2.2.1. Mô phỏng dòng chảy vùng nước nông .........................................................45 2.2.2. Tính toán sóng ...............................................................................................47 2.2.3. Mô phỏng quá trình vận chuyển bùn cát và biến hình lòng dẫn....................49 2.2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ ......................................................................52 2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN ................................................................53 2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................66 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHẾ ĐỘ THỦY THẠCH ĐỘNG LỰC PHỤC VỤ CHỈNH TRỊ BỜ BIỂN TRÀ VINH.............................68 3.1. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ THỦY ĐỘNG LỰC VÀ VẬN CHUYỂN BÙN CÁT VEN BỜ...........................................................................................................................68 3.1.1. Yếu tố tác động từ sông Mê Công .................................................................68 3.1.2. Yếu tố triều biển Đông...................................................................................74 3.1.3. Yếu tố dòng chảy...........................................................................................76 3.1.4. Yếu tố sóng biển ............................................................................................88 3.1.5. Chế độ vận chuyển bùn cát và trữ lượng .......................................................94 3.1.6. Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát ..............................................105 3.1.7. Sơ đồ thủy động lực và vận chuyển bùn cát vùng bờ biển Trà Vinh...........107 3.2. NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI BỜ BIỂN TRÀ VINH .........................................111 3.2.1. Đặc trưng hình thái bờ biển Trà Vinh..........................................................111 3.2.2. Kết quả mô phỏng chế độ bồi xói vùng bờ biển Trà Vinh cho các kịch bản114 3.2.3. Xây dựng quan hệ đường giữa chiều dày bồi lắng theo thời gian tại một số khu vực đặc trưng bờ biển Trà Vinh ..........................................................................118 3.3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ.....123 3.3.1. Các quá trình xói lở......................................................................................123 3.3.2. Đề xuất giải pháp chỉnh trị...........................................................................130 3.4. GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ BẢO VỆ BỜ BIỂN TRÀ VINH KHU VỰC HIỆP THẠNH..........................................................................................................................134
  • 7. v 3.4.1. Giới thiện khu vực bờ biển xã Hiệp Thạnh .................................................134 3.4.2. Lựa chọn phương án bố trí tổng thể công trình ...........................................135 3.4.3. Phân tích hiệu quả của hệ thống công trình chỉnh trị...................................138 3.4.4. Nhận xét chung............................................................................................143 3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................146 4.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................146 4.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ......................................................150 PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ HIỆU CHỈNH – KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................157 PHỤ LỤC 2: ĐỊA HÌNH KHU VỰC BỜ BIỂN TRÀ VINH ...................................... - 1 - PHỤ LỤC 3: TÀI LIỆU CHỨNG MINH BÙN CÁT BỊ GIỮ LẠI Ở THƯỢNG NGUỒN DO XÂY DỰNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MÊ CÔNG................. - 1 -
  • 8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - BBTV: Bờ biển Trà Vinh - BĐKH: Biến đổi khí hậu - BTCT: Bê tông cốt thép - CSDL: Cơ sở dữ liệu - DEM: Digital Elevation Model - ĐB: đông bắc - ĐH: Đại học - ĐHXD: Đại học xây dựng - ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long - GIS: Geographical Information System (Hệ thống thông tin địa lý) - GMĐB: Gió mùa đông bắc - GMTN: Gió mùa tây nam - KTTV: Khí tượng thủy văn - KTXH: Kinh tế xã hội - NBD: Nước biển dâng - NCKH: Nghiên cứu khoa học - NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn - NCS: Nghiên cứu sinh - TN: Tây nam - TNMT: Tài nguyên môi trường - tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - TT.: Thị trấn - TVXD: Tư vấn xây dựng - VNC: Vùng nghiên cứu - XD: Xây dựng
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 0. 1: Hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh mùa gió Đông Bắc .............................2 Bảng 0. 2: Hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh mùa gió Tây Nam...............................3 Bảng 2. 1: Phân tích lựa chọn phần mềm ............................................................................44 Bảng 2. 2: Phân loại bùn cát mịn.........................................................................................49 Bảng 2. 3: Các thông số thiết lập trong mô hình Mike 21/3 FM.........................................60 Bảng 2. 4: Kịch bản nước biển dâng xét cho toàn khu vực biển Đông ...............................64 Bảng 3. 1: Tọa độ của các mặt cắt cửa sông Mê Công........................................................68 Bảng 3. 2: Lưu lượng dòng chảy lớn nhất tại các cửa sông Mê Công (năm 2011) .............69 Bảng 3. 3: Bảng so sánh lưu lượng dòng chảy lớn nhất tại cửa Định An và tổng Cung Hầu – Cổ Chiên (năm 2011) ...............................................................................71 Bảng 3. 4: Lưu lượng bùn cát lớn nhất tại các cửa sông Mê Công (năm 2011)..................72 Bảng 3. 5: Bảng so sánh lưu lượng bùn cát lớn nhất tại cửa Định An và tổng Cung Hầu – Cổ Chiên (năm 2011) .......................................................................................73 Bảng 3. 6: Phân bố gió mùa hàng năm ở biển Đông ...........................................................77 Bảng 3. 7: Tọa độ các điểm trích xuất giá trị vận tốc dòng chảy ........................................81 Bảng 3. 8: Tổng hợp các hoa sóng tại khu vực ven biển Trà Vinh......................................92 Bảng 3. 9: Tọa độ các mặt cắt trích xuất kết quả chuyển tải lưu lượng bùn cát..................95 Bảng 3. 10: Tổng lượng vận chuyển bùn cát qua mặt cắt MC1 trong 1 ngày .....................98 Bảng 3. 11: Kết quả tính toán thông lượng bùn cát dọc bờ qua các mặt cắt .......................99 Bảng 3. 12: Tọa độ các mặt cắt của ô tính cân bằng bùn cát khu vực hiệp Thạnh............102 Bảng 3. 13: Phân tích trữ lượng bùn cát khu vực Hiệp Thạnh ..........................................103 Bảng 3. 14: Phân tích trữ lượng bùn cát khu vực Trường Long Hòa – Đông Hải ............103 Bảng 3. 15: Tọa độ các mặt cắt của ô tính cân bằng bùn cát khu vực Trường Long Hòa – Đông Hải ...........................................................................................................104 Bảng 3. 16: Tọa độ các điểm trích xuất giá trị thay đổi bề dày lớp bồi tụ.........................118 Bảng 3. 17: Giá trị bề dày lớp bồi tụ tại các điểm Sx, Sb, So tương ứng với các kịch bản119 Bảng 3. 18: Mức độ thay đổi bề dày lớp bồi tụ so với kịch bản hiện trạng (%)................121 Bảng 3. 19: Đặc điểm và nguyên nhân xói lở tại các khu vực trọng điểm ........................131 Bảng 3. 20: Các thông số thiết kế công trình gây bồi tạo bãi ............................................137 Bảng 3. 21: Các kịch bản bố trí công trình chỉnh trị..........................................................137
  • 10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 0. 1: Thực trạng xói bồi bờ biển Trà Vinh mùa gió Đông Bắc.....................................2 Hình 0. 2: Thực trạng xói bồi bờ biển Trà Vinh mùa gió Tây Nam......................................3 Hình 0. 3: Diễn biến BBTV từ 1989 - 2012 qua phân tích ảnh viễn thám ...........................5 Hình 0. 4: Kè Hiệp Thạnh (trái) và khu vực xói lở phía trước và sau kè (phải)....................6 Hình 1. 1: Sơ đồ dòng mặt của dòng ngoài bờ và hệ thống dòng ven bờ (chiều dài mũi tên biểu thị thị trị số lưu tốc tương đối) ..............................................................13 Hình 1. 2: Vận chuyển bùn cát dọc bờ ................................................................................16 Hình 1. 3: Sự thay đổi mặt cắt bờ biển do một sự kiện bão ................................................16 Hình 1. 4: Bùn (trái) và cát (phải) .......................................................................................17 Hình 1. 5: Quá trình vận chuyển bùn cát ............................................................................18 Hình 1. 6: Sơ đồ nguyên nhân của xói lở, bồi tụ bờ biển ....................................................19 Hình 1. 7: Các dạng tích tụ bùn cát phát triển sau khi xây dựng đê chắn sóng ..................21 Hình 1. 8: Quy trình tính toán khoảng cách giữa các mỏ hàn .............................................22 Hình 1. 9: Tuổi các giồng phân tích bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh từ Vàm Láng (Tiền Giang) đến Duyên Hải (Trà Vinh) ..........................................25 Hình 1. 10: Quá trình hình thành và phát triển của các tỉnh giữa sông Tiền và sông Hậu từ 3500 năm trước hiện tại ..................................................................................26 Hình 1. 11: Xu thế tích tụ trầm tích và vận chuyển trầm tích..............................................26 Hình 1. 12: Lưới tính vùng nghiên cứu của dự án JICA......................................................27 Hình 1. 13: Mặt cắt địa chất ven biển Trà Vinh ..................................................................29 Hình 1. 14: Lưới tính của mô hình trong nghiên cứu của Vũ Duy Vĩnh ............................30 Hình 1. 15: Phân bố trầm tích lơ lửng (kg/m3) tầng mặt vùng ven bờ Châu thổ sông Mê Công ....................................................................................................................31 Hình 1. 16: Biến động địa hình (cm) khu vực cửa Trần Đề và Cung Hầu sau 1 tháng ......32 Hình 1. 17: Các quy luật diễn biến địa hình đáy phổ biến tại vùng bồi tụ ven biển Cà Mau......................................................................................................................33 Hình 1. 18: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu (được khoanh tròn) ..........................................42 Hình 2. 1: Các bước thực hiện trong nghiên cứu bài toán diễn biến bờ biển bằng mô hình toán..............................................................................................................43 Hình 2. 2: Vị trí các điểm tính trên lưới so le trong hệ tọa độ x,y ......................................47 Hình 2. 3: Qui trình xây dựng sơ đồ thủy động lực bằng phương pháp GIS.......................53 Hình 2. 4: Phạm vi địa hình đo đạc trên cạn và dưới nước thu thập cho VNC ...................54 Hình 2. 5: Vị trí các trạm đo năm 2011 và năm 2014..........................................................55 Hình 2. 6: Vị trí các điểm lấy mẫu bùn cát lơ lửng, bùn cát đáy năm 2011 ........................56 Hình 2. 7: Vị trí các điểm lấy mẫu bùn cát lơ lửng, bùn cát đáy năm 2014 ........................56
  • 11. ix Hình 2. 8: Lưới tính, địa hình đáy biển và ba đoạn biên mở của miền tính .......................58 Hình 2. 9: Mô phỏng các công trình bảo vệ bờ và kênh chính trên lưới tính.....................59 Hình 2. 10: Các module sử dụng trong mô hình Mike 21/3 FM .........................................60 Hình 2. 11: Quá trình bồi/xói đáy trong mô hình “đa lớp bồi tụ”........................................62 Hình 2. 12: Thay đổi nồng độ bùn cát lơ lửng trung bình tháng tại các trạm Cần Thơ và Mỹ Thuận trước và sau khi đập Manwan đi vào vận hành năm 1993. Đường nằm ngang biểu thị nồng độ bùn cát lơ lửng trung bình .....................................65 Hình 2. 13: Sơ đồ các bước thực hiện nội dung nghiên cứu................................................67 Hình 3. 1: Vị trí trích xuất kết quả lưu lượng dòng chảy và lưu lượng bùn cát...................69 Hình 3. 2: Lưu lượng dòng chảy lớn nhất tại các cửa sông Mê Công trong 12 tháng.........70 Hình 3. 3: Biểu đồ so sánh lưu lượng dòng chảy lớn nhất tại cửa Định An và tổng Cung Hầu – Cổ Chiên...................................................................................................71 Hình 3. 4: Lưu lượng bùn cát lớn nhất tại các cửa sông Mê Công trong năm 2011............72 Hình 3. 5: Biểu đồ so sánh lưu lượng bùn cát lớn nhất tại cửa Định An và tổng Cung Hầu – Cổ Chiên...................................................................................................73 Hình 3. 6: Dao động mực nước tại điểm T6 ven biển Trà Vinh năm 2011.........................74 Hình 3. 7: Dao động mực nước tại điểm T6 tháng 4/2011..................................................74 Hình 3. 8: Dao động mực nước tại điểm T6 tháng 9/2011 ..................................................75 Hình 3. 9: Kết quả tính toán dòng triều của 4 sóng chính tại điểm T6 tháng 4/2011..........76 Hình 3. 10: Kết quả tính toán dòng triều của 4 sóng chính tại điểm T6 tháng 9/2011........76 Hình 3. 11: Trường dòng chảy và cao độ mặt nước vào GMĐB khi triều dâng .................78 Hình 3. 12: Trường dòng chảy và cao độ mặt nước vào GMĐB khi triều rút.....................78 Hình 3. 13: Trường dòng chảy và cao độ mặt nước vào GMTN khi triều dâng..................79 Hình 3. 14: Trường dòng chảy và cao độ mặt nước vào GMTN khi triều rút.....................79 Hình 3. 15: Vị trí các điểm trích xuất kết quả vận tốc dòng chảy vùng nghiên cứu............80 Hình 3. 16: Biểu đồ so sánh giá trị dòng chảy lớn nhất tại các vị trí...................................81 Hình 3. 17: Trường dòng chảy vào cuối mùa gió tây nam khi triều bắt đầu dâng ..............83 Hình 3. 18: Trường dòng chảy vào đầu mùa gió tây nam khi triều bắt đầu dâng................83 Hình 3. 19: Trường dòng chảy biển Đông vào đầu mùa gió tây nam khi triều dâng ..........84 Hình 3. 20: Trường dòng chảy biển Đông vào cuối mùa gió tây nam khi triều dâng .........84 Hình 3. 21: Sự tương tác, tổ hợp giữa các loại dòng chảy tại điểm T6 ...............................85 Hình 3. 22: Vận tốc dòng ven (dòng dư) tại các vị trí .........................................................86 Hình 3. 23: Dòng dư gió mùa đông bắc...............................................................................87 Hình 3. 24: Trường vận tốc tức thời do dòng triều đơn thuần trong pha triều lên ..............88 Hình 3. 25: Trường sóng và chiều cao sóng vào thời điểm gió mùa đông bắc....................89 Hình 3. 26: Chiều cao sóng vào thời điểm gió mùa tây nam...............................................89
  • 12. x Hình 3. 27: Biểu đồ so sánh giá trị chiều cao sóng trung bình tại các vị trí ........................90 Hình 3. 28: Cao độ địa hình khu vực ven biển TV và vị trí trích xuất hoa sóng.................92 Hình 3. 29: Vị trí các mặt cắt và hướng vận chuyển bùn cát tương ứng với giá trị trích xuất từ mô hình....................................................................................................95 Hình 3. 30: Lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC 1 ....................................................95 Hình 3. 31: Lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC 3 ....................................................96 Hình 3. 32: Lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC 2 ....................................................97 Hình 3. 33: Hướng vận chuyển bùn cát dọc bờ trong mùa gió đông bắc ............................99 Hình 3. 34: Hướng vận chuyển bùn cát dọc bờ trong mùa gió tây nam ............................100 Hình 3. 35: Thông lượng bùn cát dọc bờ hàng năm qua các mặt cắt ................................100 Hình 3. 36: Phạm vi các ô tính cân bằng bùn cát khu vực Hiệp Thạnh.............................102 Hình 3. 37: Phạm vi các ô tính cân bằng bùn cát khu vực Trường Long Hòa – Đông Hải104 Hình 3. 38: Phân bố hạt trầm tích D50 thiết lập trong phần mềm Arcgis .........................107 Hình 3. 39: Trường dòng chảy khi triều dâng và rút thiết lập trong Arcgis ......................108 Hình 3. 40: Sơ đồ thủy động lực và vận chuyển bùn cát vùng ven biển Trà Vinh trong MGĐB...............................................................................................................109 Hình 3. 41: Sơ đồ thủy động lực và vận chuyển bùn cát vùng ven biển Trà Vinh trong MGTN ...............................................................................................................110 Hình 3. 42: Mặt cắt ngang đới bờ biển .............................................................................111 Hình 3. 43: Sơ họa mặt cắt ngang đới bờ biển Trà Vinh...................................................112 Hình 3. 44: Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long .................................................................113 Hình 3. 45: Diễn biến bồi xói bờ biển Trà Vinh sau 1 năm – kịch bản hiện trạng và vị trí các điểm trích xuất kết quả................................................................................116 Hình 3. 46: Diễn biến bồi xói bờ biển Trà Vinh sau 1 năm – Các kịch bản......................117 Hình 3. 47: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm Sx với kịch bản hiện trạng, NBD 13 – 23 cm......................................................................................................................118 Hình 3. 48: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm Sx với kịch bản hiện trạng, bùn cát giảm 20 – 30%............................................................................................................118 Hình 3. 49: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm Sb với kịch bản hiện trạng, NBD 13 – 23 cm......................................................................................................................120 Hình 3. 50: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm Sb với kịch bản hiện trạng, bùn cát giảm 20 – 30%............................................................................................................120 Hình 3. 51: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm So với kịch bản hiện trạng, NBD 13 – 23 cm......................................................................................................................120 Hình 3. 52: Sự thay đổi bề dày lớp bồi tụ điểm So với kịch bản hiện trạng, bùn cát giảm 20 – 30%............................................................................................................121 Hình 3. 53: Hoa sóng vào mùa gió đông bắc tại các vị trí trích xuất.................................126
  • 13. xi Hình 3. 54: Vị trí các khu vực sạt lở trọng điểm và định hướng bố trí công trình chỉnh trị132 Hình 3. 55: Ví dụ về dạng công trình hàng rào cừ tràm ở Cà Mau ...................................133 Hình 3. 56: Hình ảnh rừng ngập mặn (trái) và rừng phòng hộ phi lao (phải) tại khu vực ven biển Trà Vinh..............................................................................................134 Hình 3. 57: Vị trí bờ biển xã Hiệp Thạnh..........................................................................134 Hình 3. 58: Vị trí các đoạn bờ biển xã Hiệp Thạnh...........................................................135 Hình 3. 59: Sơ đồ minh họa cho các thông số tính toán ....................................................136 Hình 3. 60: Sơ đồ bố trí công trình chỉnh trị bờ biển xã Hiệp Thạnh, tỉnh Trà Vinh .......138 Hình 3. 61: Trường dòng chảy khu vực xã Hiệp Thạnh khi triều dâng.............................138 Hình 3. 62: Trường dòng chảy và mực nước khu vực xã Hiệp Thạnh khi triều rút .........139 Hình 3. 63: Vị trí điểm trích xuất dòng chảy (cách đê 50m) .............................................139 Hình 3. 64: Hoa dòng chảy tại điểm P ứng với các kịch bản HT, KB1, KB2, KB3 thời kỳ gió mùa Đông Bắc (1/1/2011÷ 27/1/2011) ..................................................139 Hình 3. 65: Trường sóng mùa gió đông bắc khu vực bờ biển xã Hiệp Thạnh .................140 Hình 3. 66: Vị trí các mặt cắt để xem xét sự thay đổi sóng trong khu vực được kè mỏ hàn chữ T bảo vệ ...............................................................................................140 Hình 3. 67: Chiều cao sóng tại mặt cắt 3 (trái) và mặt cắt 4 (phải) thời điểm 19:00 ngày 18/1/2011 (mùa Đông Bắc)...............................................................................141 Hình 3. 68: So sánh lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC1 giữa 2 phương án..........141 Hình 3. 67: So sánh lưu lượng bùn cát lơ lửng tại mặt cắt MC2 giữa 2 phương án..........142 Hình 3. 70: Mức độ bồi tụ tại mặt cắt 3 (trái) và mặt cắt 4 (phải) sau 1 tháng..................142 Hình 3. 71: Diễn biến bồi xói khu vực bờ biển xã Hiệp Thạnh phương án có công trình sau 1 tháng tính toán (1-23/1/2011, mùa gió đông bắc)....................................143
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 0.1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Trong những năm gần đây, tình trạng bờ biển và hệ thống đê bị sạt lở nghiêm trọng, xảy ra trên phạm vi rộng lớn đối với hầu như tất cả các tỉnh ven biển ĐBSCL, ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế của các ngành liên quan đến khai thác tổng hợp dải ven biển. Đặc điểm diễn biến của các dải ven biển có xu thế rất khác nhau tùy thuộc vào địa chất ven biển, các yếu tố từ đại dương, yếu tố tác động từ sông, tác động của con người,… Việc nghiên cứu sâu các vấn đề về cơ chế động lực – vận chuyển bùn cát khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, phục vụ công tác chỉnh trị và bảo vệ bờ biển nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn sau: 0.1.1. Yêu cầu về phòng chống sạt lở Bờ biển tỉnh Trà Vinh nằm ở vị trí rất đặc biệt, kẹp giữa 2 cửa sông (cửa Cung Hầu-Cổ Chiên và cửa Định An) có diễn biến đường bờ khá phức tạp, xen lẫn bồi, xói. Nhiều khu vực bị xói lở với tốc độ nhanh trong những thập niên gần đây gây mất đất và rừng phòng hộ ven biển. Tài liệu hiện trạng bờ biển tỉnh Trà Vinh theo kết quả điều tra, khảo sát thực hiện trong những năm từ 2010 đến 2012 [1], năm 2014 [3] và theo thu thập thực địa phục vụ luận án cho thấy rằng, trên toàn dải bờ biển sự bồi tụ, ổn định và xói lở diễn ra so le nhau tại nhiều vị trí. Các khu vực chiếm ưu thế về bồi tụ là khu vực cửa sông, cửa rạch như khu vực cửa Cung Hầu – vị trí sông Bến Chùa, vị trí cửa Vàm Láng Nước, cửa Định An và Hố Tàu. Các khu vực xẩy ra hiện tượng xói lở mạnh như khu vực ấp Bào xã Hiệp Thạnh, khu vực Ba Động xã Trường Long Hòa và khu vực xã Dân Thành (Hình 0.1). Tổng thể hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh trong mùa gió Đông Bắc, Tây Nam được thể hiện trên Hình 0.1 - 0.2 và thống kê chi tiết trong bảng 0.1 - 0.2.
  • 15. 2 Hình 0. 1: Thực trạng xói bồi bờ biển Trà Vinh mùa gió Đông Bắc Bảng 0. 1: Hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh mùa gió Đông Bắc Địa phận xã Vị trí Đoạn bờ lở Bờ ổn định Đoạn bờ bồi km Mức độ km km Mức độ Hiệp Thạnh (8,5 km) A -F 3 Nhẹ 3 Nặng 2,5 Trung bình Trường Long Hòa (13,5 km) G-M 3 Trung bình 4 4 Trung bình 2,5 Nặng Dân Thành (5 km) N-Q 5 Trung bình Đông Hải (19 km) R-X 2,5 Nhẹ 7 Trung bình 1,5 Trung bình 2,5 5,5 Trung bình 23 km còn lại (9km thuộc xã Mỹ Long và Mỹ Long Nam, 14 km thuộc xã Long Vĩnh): Bờ biển ở trạng thái ổn định
  • 16. 3 Hình 0. 2: Thực trạng xói bồi bờ biển Trà Vinh mùa gió Tây Nam Bảng 0. 2: Hiện trạng xói bồi bờ biển tỉnh Trà Vinh mùa gió Tây Nam Địa phận xã Vị trí Đoạn bờ lở Bờ ổn định Đoạn bờ bồi km Mức độ km km Mức độ Mỹ Long và Mỹ Long Nam (9km) A-B 9 Hiệp Thạnh (8,5 km) C-H 2,5 Trung bình 3 Nặng 3 Trung bình Trường Long Hòa (13,5 km) I-M 7 2 Trung bình 4,5 Nặng Dân Thành (5 km) N-P 5 Trung bình Đông Hải (19 km) Q-R 1 Nhẹ 18 Trung bình Long Vĩnh (14km) S-T 1 Nhẹ 13 Các mức độ sạt lở - bồi tụ được chia như sau: Mức độ sạt lở: Nặng: sạt lở từ 10 – 20 m/năm; Trung bình: sạt lở từ 5 – 10 m/năm; Nhẹ: sạt lở từ 1 – 5 m/năm; Mức độ bồi tụ: Mạnh: bồi tụ từ 20 – 50 m/năm; Trung bình: bồi tụ từ 5 –
  • 17. 4 20 m/năm; Nhẹ: bồi tụ từ 1 – 5 m/năm; Những đoạn bờ biển có xu thế ổn định hoặc bồi tụ như sau: - Đoạn bờ biển gồm thị trấn Mỹ Long và xã Mỹ Long Nam; - Đoạn bờ biển thuộc xã Hiệp Thạnh - Duyên Hải từ vàm Thâu Râu chạy dài đến Vàm Láng Nước; - Đoạn từ ấp Nhà Mát xã Trường Long Hòa kéo dài trên phạm vi khoảng 8km đến giáp khu du lịch biển Ba Động là đoạn có xu thế bồi tụ và ổn định; - Đoạn bờ biển thuộc xã Đông Hải - Duyên Hải, trong hàng chục năm trở lại đây, hiện tượng bồi tụ diễn ra phổ biến và có hệ thống. Hiện nay, dọc bờ biển kéo dài khoảng 19km có bãi biển trải rộng, rừng cây phòng hộ mới trồng đang phát triển tốt; - Xã Long Vĩnh được dãy rừng bần tự nhiên bảo vệ, bờ biển ổn định. Những đoạn bờ biển đang bị sạt lở trong cả hai mùa gió đông bắc và tây nam như sau: - Đoạn bờ biển thuộc ấp Chợ xã Hiệp Thạnh có chiều dài khoảng 2,5km hiện nay mức độ xói lở ngày càng tăng đặc biệt nghiêm trọng khi triều dâng cao; - Đoạn bờ biển thuộc ấp Bầu, xã Hiệp Thạnh kéo dài trên phạm vi 3km đang xảy ra hiện tượng sạt lở rất mạnh, tốc độ sạt lở ngày càng tăng trong vài năm gần đây; - Đoạn bờ biển 1,2km thuộc ấp Nhà Mát xã Trường Long Hoà có hiện tượng sạt lở trung bình. - Đoạn bờ biển thuộc ấp Cồn Trứng xã Trường Long Hoà - Duyên Hải kéo dài từ khu du lịch biển Ba Động đến giáp phạm vi xã Dân Thành với chiều dài 5km, hiện tượng sạt lở đang xảy ra mạnh, mặc dù mức độ xói lở càng gần với địa phận xã Dân Thành càng giảm; - Xã Dân Thành - Duyên Hải có chiều dài 5km, tại đoạn ấp Láng Cháo kéo dài xuống ấp Mù U dài khoảng 2,5km thường bị sạt lở hàng năm từ 10-15m,
  • 18. 5 đoạn bờ biển tiếp theo của xã Dân Thành hiện nay có dãy rừng phi lao, rừng mắm đã bảo vệ bờ biển không còn bị sạt lở. Nhận xét chung: Đối với những đoạn bờ biển có diễn biến xói lở trong cả hai mùa gió đông bắc và tây nam, tình trạng này đã diễn ra hàng chục năm và trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Xét về mặt quy luật tự nhiên, việc bờ biển “tiến” hoặc ‘lùi” chỉ là một giai đoạn trong quá trình biến đổi đường bờ dưới tác động của sóng và dòng chảy. Tuy nhiên, đối với vấn đề kinh tế - xã hội của một địa phương (tỉnh Trà Vinh) đây là một vấn đề quan trọng. Cùng với đà phát triển về dân số và kinh tế, các vùng đất ven biển đã được sử dụng để làm đất canh tác, xây dựng các khu du lịch, xây dựng nhà máy nhiệt điện,... Tình trạng sạt lở bờ biển nghiêm trọng trong thời gian qua đã làm mất đi hàng trăm héc ta đất canh tác ven biển, ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế người dân, đồng thời thu hẹp quỹ đất của tỉnh và phạm vi lãnh thổ của đất nước. 0.1.2. Yêu cầu về bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Hình 0. 3: Diễn biến BBTV từ 1989 - 2012 qua phân tích ảnh viễn thám [1] Rừng ngập mặn/ phòng hộ là tấm lá chắn bảo vệ vùng ven biển, có tác dụng giảm sóng, hạn chế xói lở bờ biển, lắng đọng lượng bùn cát từ nơi khác do sóng và dòng chảy mang tới. Kết quả nghiên cứu diễn biến bờ biển Trà Vinh trong những năm gần đây cho thấy diện tích đất ven biển, bao gồm chủ yếu là rừng ngập mặn và phòng hộ giảm đáng kể, đặc biệt tại một số khu vực trọng
  • 19. 6 điểm như xã Hiệp Thạnh, Trường Long Hòa, Dân Thành [1] (xem hình 0.3). Chính vì vậy việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn cho dải ven biển đặc biệt là những khu vực đang xói lở là rất cần thiết. 0.1.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường ven biển Rừng ngập mặn mang lại các giá trị về sinh thái - môi trường và dịch vụ to lớn cho đời sống: là vườn ươm và phát triển của nhiều loài thủy hải sản; là nơi cư trú và làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở nước, thú quý hiếm; cung cấp dược liệu, chất đốt, nguyên liệu cho công nghiệp; là lá phổi xanh hấp thụ khí các-bon-nic điều tiết nhiệt độ và khí hậu... Một số khu bãi biển có lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ đang bị sóng và dòng chảy gây xói lở nghiêm trọng có nguy cơ làm thiệt hại không chỉ cơ sở hạ tầng mà còn ảnh hưởng đến chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh tại các khu vực này (xem hình 0.1. về tình trạng xói lở tại khu du lịch bãi biển Ba Động). 0.1.4. Yêu cầu về công trình chỉnh trị và bảo vệ ổn định bờ biển Hình 0. 4: Kè Hiệp Thạnh (trái) và khu vực xói lở phía trước và sau kè (phải) Một số khu vực xói lở trọng điểm của tỉnh Trà Vinh đã được xây dựng kè bê tông bảo vệ bờ trực tiếp. Tuy nhiên, sau khi kè đã xây dựng diễn biến xói lở với mức độ nghiêm trọng tiếp tục xảy ra ở các khu vực lân cận (xem hình 0.4). Từ những kết quả thực tế nói trên cho thấy rằng, việc nghiên cứu sâu các vấn đề về cơ chế động lực – vận chuyển bùn cát khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, phục vụ công tác chỉnh trị và bảo vệ bờ biển là rất cần thiết.
  • 20. 7 0.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu về bờ biển cần chú trọng đến 3 đặc trưng cơ bản của môi trường đới bờ biển là: (i) Thủy động lực (chủ yếu là sóng, triều và dòng chảy); (ii) Vận chuyển bùn cát (phù sa lơ lửng và trầm tích đáy); (iii) Hình thái (diễn biễn bồi và xói của bờ biển). Những đặc trưng nói trên là các vấn đề mấu chốt và khó khăn nhất trong nghiên cứu để chỉnh trị và xây dựng công trình bảo vệ bờ biển. Bờ biển Trà Vinh có vị trí nằm kẹp giữa hai cửa sông lớn của sông Mê Công (Cung Hầu – Cổ Chiên và Định An – Trần Đề). Những yếu tố tác động lên cơ chế hoạt động của 3 đặc trưng cơ bản trong môi trường đới bờ biển Trà Vinh là: dòng chảy-chuyển tải bùn cát từ sông Mê Công, dòng chảy biển, sóng, gió, thủy triều, địa chất vùng bờ, khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, tác động của con người, biến đổi khí hậu,… Đây là những vấn đề thiên văn, địa lý hấp dẫn nhưng lại rất phức tạp trong mô phỏng bằng các phương trình toán học và cơ học (mô hình vật lý). Cùng với bề dày phát triển của khoa học nghiên cứu về động lực sông biển, việc khám phá các quy luật cơ bản của các yếu tố kể trên đã hoàn thiện về cơ bản, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các phương pháp nghiên cứu. Trong đó phương pháp mô hình toán được xem là nổi trội nhờ vào khả năng tính toán của máy tính, đặc biệt khi thực hiện nghiên cứu đối với vùng rộng lớn như toàn dải bờ biển Trà Vinh và giải quyết các bài toán giả định. Luận án sẽ sử dụng phương pháp mô hình toán nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến toàn bộ quá trình động lực – vận chuyển bùn cát và những biến đổi về mặt hình thái, để từ đó xây dựng được cơ sở khoa học nhằm chỉnh trị và ổn định bờ biển Trà Vinh. Trên cơ sở mô hình đã thiết lập, luận án xây dựng các kịch bản, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sự suy giảm lượng phù sa sông Mê Công và sự gia tăng mực nước biển (BĐKH) đến xu thế biến đổi cao trình địa hình đáy một số khu vực đặc biệt ven biển Trà Vinh.
  • 21. 8 0.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN - Mô phỏng diễn biến về thủy hải văn, thủy lực nhằm làm sáng tỏ các yếu tố động lực ảnh hưởng đến sự biến động đường bờ và xu thế phát triển bờ biển tỉnh Trà Vinh. - Xác lập các cơ sở khoa học để định hướng các giải pháp chỉnh trị nhằm ổn định vùng bờ biển tỉnh Trà Vinh. 0.4. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG LUẬN ÁN Cấu trúc luận án gồm các phần cơ bản sau: - Mở đầu - Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu về xói mòn bờ biển và các giải pháp bảo vệ. - Chương II: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. - Chương III: Kết quả nghiên cứu về chế độ thủy thạch động lực phục vụ chỉnh trị bờ biển Trà Vinh. - Kết luận và kiến nghị. 0.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Luận án đã đánh giá một cách tổng hợp, có hệ thống các yếu tố động lực chính tác động gây thay đổi hình thái khu vực bờ biển Trà Vinh. 2. Luận án đã xác lập được xu thế biến động địa hình đáy theo thời gian dưới tác động gia tăng mực nước biển và suy giảm bùn cát từ sông ra. Đề xuất được giải pháp chỉnh trị hợp lý.
  • 22. 9 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÓI MÒN BỜ BIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÓI LỞ BỜ BIỂN Vùng ven biển (gần cửa sông) là nơi tương tác giữa các yếu tố đến từ sông, từ biển, từ con người, từ vĩ mô đến vi mô, từ nội sinh đến ngoại sinh, từ thường xuyên đến đột xuất. Mỗi khi có sự thay đổi một hoặc các thành phần trong hệ thống thì sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi của các thành phần khác nhằm thiết lập một sự cân bằng mới. Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của các yếu tố như nước biển dâng cao, các hoạt động kinh tế xã hội của con người ở vùng ven biển được đẩy mạnh,… đã làm cho quá trình bồi tụ – xói lở diễn biến phức tạp về cả quy mô lẫn cường độ. Do đó, các hoạt động khoa học- công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu về bờ biển luôn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn, phức tạp mà mặc dầu nó đã thật sự phát triển vào đầu thế kỷ XXI, ở trình độ hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại chưa thể giải quyết được thỏa đáng. 1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế xói lở/bồi lắng của bờ biển bùn có rừng ngập mặn a) Các yếu tố động lực tác động lên vùng bờ biển Diễn biến của các dải bờ biển phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thủy động lực tác động trực tiếp lên nó. Có rất nhiều các yếu tố tác động như sóng, thủy triều, gió, dòng ven bờ, dòng chảy từ sông,… làm biến đổi hình thái bờ biển theo thời gian, sự biến đổi hình thái này đôi khi làm cản trở các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người. Vì vậy, từ thời cổ đại con người đã có những giải pháp nhằm chỉnh trị các tác động này. Dấu tích của các công trình cảng và đê chắn sóng xây dựng tại cửa sông Nile vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên [16] cho thấy rằng từ rất sớm con người đã quan tâm nghiên cứu các yếu tố thủy thạch động lực vùng ven bờ.
  • 23. 10 Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ XX các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực cửa sông ven biển mới bắt đầu thăng hoa. Những nghiên cứu ban đầu đã xây dựng nên các cơ sở lý thuyết cơ bản, phương pháp luận khoa học từ đó định danh được các yếu tố tác động gây nên diễn biến bờ biển, cửa sông và khái quát hóa được quá trình diễn biến của chúng bằng các phương trình toán học. - Nghiên cứu tác động của sóng đến diễn biến bờ biển. Sóng được tạo nên bởi gió và sự thay đổi trong áp suất khí quyển. Đối với hình thái ven biển và thiết kế bảo vệ bờ biển sóng ngắn là một trong những thông số quan trọng nhất. Sóng ngắn có chu kỳ ít hơn khoảng 20 giây [18]. Sóng ngắn có thể chia thành sóng gió (gần bờ) và sóng lừng [55]: + Sóng gió (wind waves): Đây là những sóng tạo ra và chịu ảnh hưởng của trường gió địa phương. Sóng gió bình thường tương đối dốc (cao và ngắn) và không đều. Sóng gió tạo ra sự vận chuyển bùn cát từ bờ ra ngoài khơi. + Sóng lừng (swell waves): Đây là sóng tự do, được hình thành sau khi gió ngừng thổi hoặc sóng gió truyền đi đến thủy vực khác không có gió. Sóng lừng có xu hướng hình thành mặt cắt ven biển. - Nghiên cứu tác động của thủy triều đến diễn biến bờ biển: Triều thiên văn là hiện tượng dao động lên xuống theo chu kỳ của nước trên trái đất do chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ các thiên thể (chủ yếu là của mặt trăng và thứ đến là của mặt trời) [18] [55]. Biến đổi mực nước gây ra bởi thủy triều thiên văn tạo ra các dòng thủy triều. Dòng thủy triều quan trọng nhất liên quan đến hình thái ven biển là dòng chảy được tạo ra trong các cửa triều, nơi mà dòng chảy bị ép vào một khu vực hẹp. Vận tốc dòng thủy triều mạnh có thể đạt từ 1 – 3 m/s [64] [73]. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển dâng đến diễn biến bờ biển. Có 2 dạng nước biển dâng cơ bản: + Nước biển dâng dài hạn do biến đổi khí hậu: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã đưa ra kết luận rằng trong suốt 100 năm qua, mực nước
  • 24. 11 biển trung bình đã tăng từ 10 đến 25 cm, thay đổi theo từng vùng khác nhau. Mực nước biển dâng sẽ làm tăng nguy cơ ngập lụt của các vùng trũng thấp, làm thay đổi chế độ vận chuyển bùn cát vùng cửa sông ven biển [18]. Tất cả các yếu tố này sẽ dẫn đến những biến đổi cực đoan của bờ biển. Ngoài ra, sự lún của mặt đất ở vùng ven biển cũng có thể coi như là một hình thức nước biển dâng lên tương đối và sẽ gây ra xói mòn ở phần trên của mặt cắt bờ biển. Lún có thể là một hiện tượng tự nhiên nhưng cũng có thể do các tác động của con người (như bơm hút nước ngầm, dầu khí,...) [55]. + Nước biển dâng tức thời do sự kiện bão: Năm 1962 Bruun đặt ra giả thiết mực nước biển dâng là một nguyên nhân gây ra sự xói mòn bờ biển [28], và năm 1988 ông phát triển định luật Bruun, đưa ra công thức tính toán độ xói mòn bờ biển dựa trên độ dâng mặt nước và độ dốc bờ biển [29]. Lý thuyết này của ông được nhiều nhà khoa học ủng hộ và sử dụng nó như một công cụ quản lý ven biển cho nhiều cộng đồng và quốc gia (ví dụ Leatherman, 1991, 2001; Leatherman et al, 1994, 2000. Nicholls và Leatherman, 1994; Nicholls et al., 1994) [51]. Tuy nhiên, năm 2004 J. Andrew đã chứng minh định luật Bruun bỏ qua các yếu tố quan trọng về địa chất và hải dương học, do đó kết quả dự báo là không chính xác và khẳng định không thể dự đoán bờ biển rút lui do mực nước biển tăng một cách chính xác mà phải xét đến trong một tổng thể ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động [47]. - Nghiên cứu về sự tương tác ảnh hưởng giữa nước biển dâng và thủy triều lên diễn biến bờ biển có Friendich T.C. năm 1990 đã sử dụng mô hình toán để dự đoán tác động ban đầu của tăng mực nước biển lên sự biến dạng thủy triều trong hệ thống, kết hợp với các kết quả mô hình hóa số được sử dụng để suy ra mô hình vận chuyển bùn cát đáy và xu hướng chung của sự phát triển cửa sông [42]. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các công cụ mô hình toán, việc tính toán các kịch bản nước biển dâng đã trở nên dễ dàng hơn với khoảng thời gian dự báo dài hơn. Dissanayake D. M. P. K. năm 2012 sử dụng mô hình số Delft3D xem xét các kịch bản bao gồm cả nước biển dâng và sự sụt
  • 25. 12 lún tại địa phương trong suốt thời gian nghiên cứu 110 năm. Kết quả tính toán cho thấy rằng, sự gia tăng mực nước biển sẽ làm gia tăng tình trạng ngập lụt và gia tăng hiện tượng xói mòn các vùng đồng bằng ngập triều [38]. - Nghiên cứu tác động của dòng chảy từ sông đến diễn biến bờ biển: Dòng chảy từ sông đổ ra biển là một yếu tố động lực quan trọng, nhiều khi là quyết định trong quá trình diễn biến vùng cửa sông, ven biển. Những đặc tính của dòng chảy sông phải được xác định từ số liệu của trạm thủy văn cuối cùng trước địa điểm có ảnh hưởng của sóng triều. Dòng chảy từ sông là một dòng chảy không ổn định, chuyển động trong một lòng dẫn phức tạp nên có kết cấu nội bộ vừa rối, vừa có dòng thứ cấp mang bùn cát. [17]. - Ngoài ra, yếu tố nước dâng, nước hạ trong gió bão và tác động của lực Coriolis cũng là các yếu tố quan trọng tác động lên chế độ thủy động lực vùng cửa sông ven biển. Lực Coriolis là lực quán tính sinh ra do tác dụng tự quay của trái đất. Cấp độ của lực Coriolis rất nhỏ, trong nhiều vấn đề cơ học khác có thể bỏ qua, nhưng đối với cửa sông ảnh hưởng triều do vùng nước rộng lớn, lực Coriolis có thể làm xuất hiện độ dốc ngang đáng kể. Ở vùng cửa sông có chiều rộng 5km, chênh lệch mực nước hai bờ là 8cm [17] [49] [54] [52]... Đến khoảng những năm 60, công trình nghiên cứu của K.N. Fedorop đã kết luận rằng lực Coriolis có thể bỏ qua đối với vùng bờ có độ nước sâu dưới 20m [17]. Trong số liệu thực đo về dòng chảy tại một vùng biển nào đó, thông thường là kết quả tổng hợp của dòng chảy triều và dòng chảy phi triều. Dòng phi triều bao gồm dòng do gió và dòng ven do sóng. Tại các vùng biển gần các cửa sông lớn còn chịu ảnh hưởng rõ rệt của dòng chảy sông. Thông thường gộp chung các loại dòng phi triều ở ven bờ gọi là dòng dư [7]. Hoàn lưu dòng ven bờ là một thành phần dòng chảy do dòng biển ven bờ và ngoài bờ hợp thành, như hình 1.1 thể hiện. Dòng ngoài bờ là một loại dòng cận hải, thường tồn tại ở lân cận đới sóng vỡ và vùng biển có độ sâu lớn ngoài đó, chảy song song với đường bờ, thông
  • 26. 13 thường không có quan hệ sóng, mà thường do tác dụng của thủy triều, gió và sự phân bố của các khối nước. Dòng ven bờ là dòng chảy của đới sóng vỡ và lân cận, chủ yếu do tác dụng của sóng mà có, bao gồm: (i) Dòng dọc bờ (chuyển động song song với bờ biển, chuyển tải khối nước vào bờ); (ii) Dòng ngang bờ (nước chảy từ bờ ra biển). Dòng chảy gần bờ xảy ra sau khi sóng vỡ là một trong những vấn đề cơ bản nhất của động lực học ven bờ biển. Loại dòng chảy này có liên quan trực tiếp đến chuyển động bùn cát ven bờ và diễn biến bờ biển. Hình 1. 1: Sơ đồ dòng mặt của dòng ngoài bờ và hệ thống dòng ven bờ (chiều dài mũi tên biểu thị thị trị số lưu tốc tương đối) [7] b) Quá trình vận chuyển bùn cát ven biển Vận chuyển bùn cát nói chung được nghiên cứu từ rất sớm như ở Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp và Đế quốc La Mã. Nghiên cứu bằng phương pháp lý thuyết và thực nghiệm sớm nhất được thực hiện bởi nhà khoa học DuBuat (1734-1809) người Pháp. Ông xác định vận tốc dòng chảy gây ra xói mòn đáy, trong đó có xem xét đến sự khác nhau của vật liệu đáy. DuBuat đã phát triển
  • 27. 14 khái niệm ma sát trượt [76]. Dupuit (1804-1866) người Pháp mô tả về chuyển động dọc theo đáy và chuyển động lơ lửng của trầm tích [78]. Công thức suất chuyển cát đáy đầu tiên dựa vào độ dốc và độ sâu được DuBoys (1847-1924) người Pháp đề xuất, ông khái quát quá trình vận chuyển như chuyển động của các hạt trầm tích trong một loạt các lớp [77]. Đến khoảng năm 1900, mô hình biến đổi đáy đầu tiên được Fargue (1827- 1910) người Pháp [79] xây dựng. Cơ sở nghiên cứu vận chuyển trầm tích trong các máng thí nghiệm được bắt đầu bởi Engels (1854-1945) người Đức [82]. Năm 1914, lý thuyết vận chuyển trầm tích được viết bởi Forchheimer (1852-1933), ông phát triển phương trình tính ứng suất trượt đáy tới hạn (bắt đầu chuyển động của một hạt) theo chiều dọc của đáy dốc [80]. Năm 1936, Shields có một đóng góp quan trọng liên quan đến ứng suất trượt đáy tới hạn cho sự khởi đầu chuyển động của các hạt trầm tích. Các đường cong được đề xuất gọi là đường cong “Shields” [81]. Các nghiên cứu đầu tiên liên quan đến động lực học chất lỏng và vận chuyển bùn cát được thực hiện bởi Bagnold năm 1936, 1937 [27]. Đến năm 1950, Einstein và các cộng sự nhờ vào sự phát triển của năng lực tính toán, biến các mô hình toán vận chuyển bùn cát thành một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực khoa học ven biển [40]. Năm1967, Robert P. Apmann và Ralph R. Rumer nghiên cứu quá trình phát tán các hạt trầm tính do khuếch tán rối trong dòng chảy bất đồng nhất dựa trên mô hình toán. Thí nghiệm được tiến hành trong một máng dài với 3 lớp trầm tích. Hệ số khuếch tán được xác định là một hàm của đặc trưng trầm tích và vận tốc dòng chảy [26]. Một trong những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến điều kiện bùn lỏng được thực hiện bởi Einstein và Chien năm 1955, hai quá trình kết bông và cố kết đáy đã được nghiên cứu. Tác giả đã nhận định rằng độ mặn tối thiểu 1‰ là giới hạn khởi đầu cho quá trình kết bông [41]. Tuy nhiên, gần cuối thế kỷ XX đến ngày nay, việc nghiên cứu các quá
  • 28. 15 trình động lực - vận chuyển trầm tích đã có những bước phát triển cao hơn: đó là xây dựng các mô hình vật lý, mô hình toán. Đi tiên phong trong nghiên cứu vấn đề này là những nhà nghiên cứu ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản. Các kết quả nghiên cứu được khái quát hóa mang tính phương pháp luận, viết thành các “cẩm nang” sử dụng. Có thể kể ra một số những kết quả nghiên cứu đã được khái quát hóa thành sách. Đó là nghiên cứu của Horikawa K. năm 1978 về động lực gần bờ và các quá trình bờ, trong đó bao gồm cả các lý thuyết cơ bản, đo đạc và các mô hình dự báo [46] [45]; của Richard S. năm 1997 về “Động lực cát biển”, đây là sách hướng dẫn cho các ứng dụng thực tiễn, các nguyên lý vận chuyển trầm tích trong sông, cửa sông hình phễu và biển ven bờ” [61]; hay của Leo C. Van Rijn qua các năm 1990, 1993, 1998, 2005,... về các nguyên lý vận chuyển trầm tích ở sông, cửa sông và ven biển dưới tác động của sóng, dòng chảy, thủy triều,... là nguyên nhân hình thành nên các đặc trưng hình thái ven biển [13] [66] [65] [68]. Trong nghiên cứu của Van Rijn năm 1993, các kết quả thí nghiệm ứng suất phân giới của chuyển động sóng được so sánh với giá trị của đường cong Shields cho thấy đường cong Shields cũng khá thích hợp với chuyển động sóng. Trước đó, có 3 bài báo của Van Rijn năm 1984 cũng đã trình bày kết quả sử dụng mô hình toán học mô phỏng quá trình vận chuyển trầm tích đáy, trầm tích lơ lửng trong các điều kiện dòng chảy khác nhau. Từ đó xây dựng nên các biểu thức đơn giản mô tả mối quan hệ giữa nồng độ bùn cát với đường kính hạt, chiều cao bước nhảy và tốc độ hạt, sử dụng như là một điều kiện biên trong toán học mô hình trầm tích lơ lửng và dự đoán sự hình thành bờ biển và các bãi bồi dựa vào các dữ liệu về chiều sâu dòng chảy và tổng lượng chuyển tải bùn cát [69] [70] [71]. Vận chuyển bùn cát ven biển dưới tác động của dòng chảy và sóng là nguyên nhân chính dẫn đến xói mòn và bồi tụ ven biển. Về hướng di chuyển vận chuyển bùn cát ở bờ biển có thể chia thành hai loại: vận chuyển bùn cát vuông góc với bờ (vào và xa bờ) và vận chuyển bùn cát dọc bờ. Vận chuyển bùn cát vuông góc với bờ gây ra thay đổi hình thái ngắn hạn, trong khi vận chuyển dọc bờ biển gây ra những thay đổi dài hạn của hình thái một vùng ven
  • 29. 16 biển [18]. - Vận chuyển bùn cát dọc bờ: Khi sóng tiến vào vùng nước nông ven bờ, sóng sẽ vỡ ở độ sâu nước bằng 1,28 đến 1,5 lần chiều cao sóng. Khi sóng vỡ, năng lượng sóng biến thành lực làm di chuyển khối nước, tạo thành dòng chảy [17]. Trong quá trình sóng vỡ những nhiễu động liên quan gây ra một số trầm tích đáy biển ở dạng lơ lửng. Những trầm tích lơ lửng này, cộng với một số các lớp trầm tích dưới đáy biển sau đó được vận chuyển dọc theo bờ cùng với dòng chảy dọc bờ, chúng đạt lớn nhất ở đường sóng vỡ [64]. Hình 1. 2: Vận chuyển bùn cát dọc bờ [18] - Vận chuyển bùn cát vuông góc với bờ: Tại một bờ biển thẳng, sóng trực giao vào bờ tạo ra vận chuyển nước tổng theo hướng sóng. Điều này dẫn đến nước vật trong vùng sóng vỡ, hiện tượng này có thể tăng lên trong những trận bão do gió thổi. Khi dòng chảy hướng vào đất liền (ở bề mặt) cân bằng với dòng hướng ra biển (phía dưới đáy) mặt cắt cân bằng của bãi biển được hình thành [32] [33]. Dưới tác động của sóng, nếu mặt cắt không phải ở trạng thái cân bằng, phần trên của mặt cắt sẽ bị xói mòn và vật liệu lắng đọng ở phần dưới dẫn đến làm phẳng mặt cắt. Khi mặt cắt đạt tới cân bằng, tốc độ xói mòn gần như bằng không [30] [18]. Định luật Bruun cũng đã được phát triển dựa trên nguyên lý này [29]. Hình 1. 3: Sự thay đổi mặt cắt bờ biển do một sự kiện bão [18] Về tính chất hạt có thể chia bùn cát ven biển thành hai loại: bùn cát kết dính (bùn) và bùn
  • 30. 17 cát rời (cát). Hình 1. 4: Bùn (trái) và cát (phải) [10] - Nguyên tắc vận chuyển bùn: Bùn cấu thành từ các hạt phù sa mịn (đường kính hạt <0,063mm) kết dính, có nguồn gốc từ các hệ sinh thái rừng ngập mặn, từ các bãi triều và phù sa lơ lửng từ các sông. Bùn thường được tìm thấy tại các khu vực được che chắn và được bảo vệ bởi tác động của sóng và dòng chảy mạnh. Bùn có tốc độ rơi trong nước nhỏ, chủ yếu vận chuyển trong trạng thái lơ lửng, do đó nó được dòng chảy tải đi qua các khoảng cách dài trước khi kịp rơi lên đáy thủy vực. Mặt khác, theo nghiên cứu của Van Olphen năm 1963, hạt sét có cấu trúc hình đĩa và trên mặt có phủ các hạt khoáng tích điện âm. Trong nước, chúng hút các ion dương, tạo ra lớp mây các phần tử ion dương bao quanh các hạt sét, nên chúng đẩy nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 1986 của Krone và Burt bổ sung rằng, trong nước mặn các hạt lại kết tụ với nhau mặc dù có lực đẩy nhau (kết bông). Sự kết tụ sẽ gia tăng khi hàm lượng bùn cát lơ lửng gia tăng, vì các hạt có cơ hội gặp nhau nhiều hơn. Tính kết dính của chúng dẫn đến quá trình keo tụ thành các khối (flocs) có tốc độ rơi lớn hơn nhiều so với tốc độ rơi của mỗi hạt bùn. Đó là phương thức bồi đáy của bùn tại các khu vực các hạt bùn riêng rẽ không thể rơi tới đáy và đọng lại lên đáy. Quá trình kết keo và phân rã các khối floc phụ thuộc nồng độ bùn cát và tính chất xáo trộn rối của dòng chảy. Trầm tích hạt mịn sau khi lắng, bị tung ngược trở lại vào trạng thái lơ lửng và di chuyển là do tác động của sóng và dòng chảy [61] [10] [55] [68].
  • 31. 18 - Nguyên tắc vận chuyển cát: Các hạt cát rời, không kết dính (dưới đây gọi tắt là cát), có đường kính >0,063mm tồn tại rời rạc trong mọi trạng thái: di chuyển theo dòng nước, bồi lấp lên đáy lòng dẫn hay bị bứt từ đáy lòng dẫn và cuốn theo dòng nước. Đặc biệt các hạt cát có đường kính lớn không thể tồn tại lâu ở trạng thái lơ lửng trong dòng nước. Do đó, dòng vận chuyển cát thô chủ yếu là dòng di đẩy, vì nó tồn tại chủ yếu trong lớp nước sát đáy lòng dẫn, các hạt cát vận chuyển gần đáy trong trạng thái nhảy [10]. Nếu thay đổi điều kiện thủy động lực học, sự vận chuyển cát sẽ phản ứng với điều này ngay lập tức, trong khi sự vận chuyển bùn cát mịn sẽ chỉ phản ứng chậm. Đây gọi là hiệu ứng trễ [67]. Ngược lại với bùn, hầu hết việc vận chuyển cát diễn ra trong môi trường sóng thống trị. Trong các kênh thủy triều tại các cửa sông và cửa thủy triều, sự vận chuyển cát chủ yếu bị chi phối bởi dòng triều [61]. Hình 1. 5: Quá trình vận chuyển bùn cát [18] c) Nguyên nhân và cơ chế xói lở/bồi lắng của bờ biển bùn có rừng ngập mặn Phổ biến trong các vùng nhiệt đới là các dải bờ biển có rừng ngập mặn với nhiều loài cây phong phú. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng đối với môi trường tự nhiên cũng như đời sống kinh tế - xã hội của con người. Ngày nay, hệ thống rừng ngập mặn trên toàn thế giới đang chịu áp lực suy giảm nghiêm trọng. Việc suy thoái rừng ngập mặn đã có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của đường bờ biển.
  • 32. 19 Năm 2006, Gegar Prasetya [43] đã tổng hợp các yếu tố tác động đến quá trình xói lở/bồi tụ bờ biển trong đó bao gồm các yếu tố tự nhiên và các tác động của con người như thể hiện trên hình 1.6. Hình 1. 6: Sơ đồ nguyên nhân của xói lở, bồi tụ bờ biển (dịch từ [43]) Năm 2013, Winterwerp [48] công bố một kết quả nghiên cứu quan trọng, phân tích các nguyên nhân gây xói mòn dọc theo bờ biển rừng ngập mặn, và đưa ra các lý giải cho hiện tượng khó khăn/không phục hồi được các bờ biển này. Nghiên cứu này dựa trên các công trình ở Thái Lan, Guyana và Suriname của Anh, Indonesia, Philippines và miền Nam Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân chính của hiện tượng xói lở là do “mất cân bằng bùn cát”. Quá trình “mất cân bằng bùn cát” xảy ra như một “vòng lặp tiếp nối” từ việc ảnh hưởng của các tác động phát triển xã hội của con người, đến những nỗ lực phục hồi rừng ngập mặn bằng các giải pháp công trình cứng bao chặt bờ biển (coastal squeeze),... Nghiên cứu đã chứng minh, việc áp dụng các kỹ thuật “cứng” bao kín một đoạn bờ biển ở trong hoặc ở rìa rừng ngập mặn như đê, kè chắn sóng,... đã làm trầm trọng hơn tình trạng xói lở dọc theo bờ biển. Các công trình này ảnh hưởng đến quá trình cân bằng bùn cát trong khu vực rừng ngập mặn theo hai cách:
  • 33. 20 - Dòng chảy phù sa mịn trên bờ giảm do kết quả của giảm dòng nước trên bờ; - Chiều cao sóng gần các cấu trúc như vậy tăng lên do phản ánh của cấu trúc đó, gây ra sự lùng sục cục bộ ở phạm vi phía trước của cấu trúc. Quá trình xói mòn ở một quy mô lớn hơn tiếp tục diễn ra khi nền đáy dần dần bị lõm xuống làm tăng cường các hiệu ứng sóng hơn nữa. 1.1.2. Các công trình bảo vệ bờ biển Những biện pháp bảo vệ bờ biển phụ thuộc vào đường bờ của đất liền trong việc chống lại những ảnh hưởng mang tính phá hủy của biển. Những bờ biển bị xói lở có thể được bảo vệ bằng các công trình có chức năng hấp thu năng lượng sóng và dòng chảy. Các công trình điều chỉnh hướng dòng chảy có thể được áp dụng trong mục đích phát triển bãi bồi, rừng ngập mặn,… Tuy nhiên, trạng thái cân bằng của bờ biển sẽ bị thay đổi ngay sau khi có bất kỳ tác động (xây dựng công trình) vào chế độ thủy động lực ven biển và một trạng thái cân bằng mới sẽ được thiết lập. Việc xây dựng các công trình chống xói ở khu vực này hoàn toàn có thể dẫn đến xói lở các khu vực lân cận, nhiều khi là nghiêm trọng hơn. Do đó, đối với các công trình bảo vệ bờ lớn trên thế giới, trước khi được đưa vào xây dựng thường được tính toán các yếu tố động lực một cách kỹ lưỡng và có kiểm định trên các mô hình vật lý. Von Lieberman (nhà khoa học người Đức) [18] đã phân loại các dạng công trình chống xói mòn bờ biển, bao gồm: các công trình dọc bờ và các công trình vuông góc với bờ. - Các công trình dọc bờ: ( tường chắn sóng, đê, kè) bảo vệ bờ biển hoặc các đụn cát chống xói mòn gây ra bởi dòng chảy và sóng. Gồm hai loại: + Đê phá sóng tách rời: là một cấu trúc song song với bờ biển, được xây dựng trong đới sóng vỡ để bảo vệ bờ biển thông qua giảm chiều cao sóng tới và gây bồi khu vực giữa tường và bờ. Thông số quan trọng đặc trưng đê chắn sóng tách rời là chiều dài của đê chắn sóng (LB) và khoảng cách của đê chắn sóng đến
  • 34. 21 bờ biển (x). Nếu tỷ lệ (LB/x) < 0,6 ÷ 0,7, bãi bồi nhô ra có dạng “salient”; nếu (LB/x) >0,9 ÷ 1, bãi bồi nhô ra có dạng “tombolo”. Tuy nhiên, các thông số khác ngoài LB và x cũng ảnh hưởng đến hình dạng bồi lắng. Hình 1. 7: Các dạng tích tụ bùn cát phát triển sau khi xây dựng đê chắn sóng [18] Đê chắn sóng khác nhau về vị trí (nước sâu/nông), kiểu xây dựng (đánh đắm, theo chiều đứng, nổi) và hiệu quả (phát triển salients hay tombolos). Mặt cắt ngang của các dạng đê phá sóng có thể ở dạng đá đổ (các thông số thiết kế có thể tính toán theo công thức của Hudson hoặc Van der Meer [30]), hoặc dạng ống Geotubes bằng vải địa kỹ thuật (các thông số tính toán theo nghiên cứu và cách tiếp cận của Pilarczyk [59] [60]), hoặc các vật liệu địa phương thân thiện với môi trường (ví dụ như hàng rào tre được thiết kế tại Vĩnh Tân, Sóc Trăng, Việt Nam [24]), … + Kè: được xây dựng liền với bờ biển, thường là bao bọc kín một đoạn bờ biển, bảo vệ bờ khỏi bị xói mòn trước tác động của sóng bão và dòng chảy. Kè biển luôn được xây dựng như là công trình mái nghiêng, thiết kế mặt kè có thể cấu tạo từ các loại sau: đá đổ rối, đá hộc lát khan, đá xây vữa, tấm bê tông đúc sẵn, các loại thảm. Ngoài ra, kè cũng có thể xây dựng gồm các túi chứa đầy cát vải địa kỹ thuật (Geotubes, Stabiplage). Ngày nay, các giải pháp gia cố mái kè bằng các tấm bê tông đúc sẵn được sử dụng khá phổ biến với các hình dạng phong phú được thiết kế nhằm tăng khả năng hấp thu năng lượng sóng và giảm sóng leo, các liên kết linh hoạt, dễ dàng thi công và sửa chữa, tính thẩm mĩ cao,… Các dạng bản bê tông đúc sẵn có thể chia làm hai loại là tấm lát độc lập và tấm lát liên kết mảng.
  • 35. 22 + Tường chắn sóng: là một cấu trúc tách rời vùng đất và nước, được thiết kế để ngăn chặn xói mòn bờ biển và thiệt hại khác do tác động của sóng và nước dâng do bão [18]. Tường chắn sóng có các cấu tạo như: đá xây, tường cừ thép – BTCT, thùng chìm BTCT, tường góc BTCT hoặc kết hợp với các kè mái nghiêng và các khối bê tông dị hình. - Các công trình vuông góc với bờ: Thường gọi là mỏ hàn, được sử dụng để làm gián đoạn vận chuyển bùn cát dọc bờ, nó không có tác dụng ngăn bùn cát trong chuyển động bùn cát vuông góc với bờ. Diễn biến bờ biển quanh mỏ hàn phụ thuộc vào lưu lượng và hướng vận chuyển của dòng bùn cát dọc bờ. Đường bờ mới có xu hướng vuông góc với sóng tới chủ đạo. Cát bị giữ lại tại phía thượng lưu của mỏ hàn (theo hướng chuyển động của dòng bùn cát) đồng nghĩa với việc thiếu cát phía hạ lưu, dẫn đến mất cân bằng tải cát [6]. Nếu tác động của các mỏ hàn là quá mạnh, xói mòn sau công trình sẽ xảy ra. Mỏ hàn thường được xây dựng từ bờ biển cho tới một khoảng cách ra biển, thường được thiết kế để vượt qua một phần của khu vực sóng vỡ. Mỏ hàn thường được xây dựng thành nhóm và khoảng cách giữa hai mỏ hàn (Sn) phải được xác định để hiệu quả bảo vệ là đủ lớn đảm bảo tránh được xói mòn do dòng chảy và sóng. Sổ tay kỹ thuật bờ biển [44] cung cấp một số các gợi ý cho việc tính toán chiều dài hợp lý của các mỏ hàn. Mặt cắt các mỏ hàn có các dạng: tường đơn, mỏ hàn khung, mỏ hàn tròn, mỏ hàn tròn đỉnh rộng và mỏ hàn phẳng, ngoài ra có thể được gia cố thêm bởi đá hộc, đá xây, cừ BTCT, các khối bê tông dị hình,… Hình 1. 8: Quy trình tính toán khoảng cách giữa các mỏ hàn [18]
  • 36. 23 Ngoài các giải pháp công trình, kỹ thuật phục hồi bờ biển còn áp dụng các giải pháp phi công trình như trồng rừng ngập mặn. Winterwerp (2013) [48] đã chỉ ra hầu hết các nỗ lực để khôi phục rừng ngập mặn thường thất bại hoàn toàn hoặc không đạt được mục tiêu đã nêu do một số nguyên nhân sau: chọn sai loài, khí hậu bất lợi, điều kiện địa điểm, tính chất trầm tích và yếu tố thủy văn, cũng như thiếu khâu quản lý hậu kỳ và giám sát,... Trong số này, sự xói lở bờ biển được cho là một trong những yếu tố chính gây nên việc phục hồi không thành công. Nhóm nghiên cứu này đề xuất “một chiến lược” để phục hồi xói mòn bờ biển rừng ngập mặn, trong đó yêu cầu về “hình thái động học” được kết hợp. Đây là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực nghiên cứu về nước ở Hà Lan, còn được gọi là “lai tạo kỹ thuật” (hybrid-engineering) hoặc “xây dựng với thiên nhiên” (building with nature). Chiến lược này chứa các yếu tố sau: 1. Khôi phục dòng chảy trên bờ của trầm tích mịn bằng cách khôi phục vùng bãi triều. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo “vùng đệm”, trong đó thủy triều tới có thể tự do chảy. 2. Tăng cường bẫy trầm tích tốt trên bãi bồi một một cách tự nhiên. Trong đó chú trọng yếu tố: giảm dòng chảy dọc bờ, giảm vận chuyển bùn cát dọc bờ ra khỏi khu vực cần phục hồi; 3. Giảm chiều cao sóng tác động lên khu vực cần phục hồi; 4. Khôi phục các điều kiện thủy văn, nếu bị xáo trộn (ví dụ: phục hồi các ao nuôi trồng thủy sản ở bìa rừng trở lại rừng ngập mặn, hoặc loại bỏ một phần đê - kè biển đã xây dựng bao chặt bờ biển); 5. Trồng các loài cây ngập mặn thích hợp tại các vị trí thích hợp.
  • 37. 24 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VIỆT NAM 1.2.1. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài Trong lĩnh vực nghiên cứu về diễn biến bờ biển ĐBSCL thì các nghiên cứu của nước ngoài thường là những công trình tính toán chung về động lực học, sóng,… bao hàm cho toàn biển Đông Nam Bộ. Có thể kể đến những công trình tính toán thủy triều và hoàn lưu gió của K. Wyrtki (1961); các công trình tính toán phân bố các sóng triều chính của K.T Bogdanov (1963), U. N Xecgayev (1964), Robinson (1983), T. Yanagi và Takao (1997); các công trình tính toán về hoàn lưu của T. Pohlmann (1987); các công trình của nhà khoa học Trung quốc Duan Yi-hong Qin Zeng-hao, Li Yong-ping (1997) và Đài Loan Yu et al. (2006) về chế độ thủy động lực 3 chiều ở vùng biển Đông. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này đa phần có tính chất giới thiệu, ít tập trung vào một khu vực cụ thể và hầu như không có các nghiên cứu về vận chuyển bùn cát [10]. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu kết hợp của tác giả nước ngoài và trong nước Nhóm tác giả Wolanski, Nguyễn Hữu Nhân (1998) đã dựa vào các kết quả đo đạc, lấy mẫu nước từ thực tế, phân tích hình ảnh để nghiên cứu cơ chế vận chuyển và bồi lấp bùn cát mịn tại cửa Định An, sông Hậu và chỉ ra rằng, các cửa này bị bồi lắng do bùn cát bơm từ biển vào cuối mùa mưa trong sự tồn tại của nêm mặn và kết bông [75]. Năm 2005, nhóm nghiên cứu trên cũng đã đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sự biến đổi các yếu tố thủy động lực và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông ĐBSCL qua mùa mưa và mùa khô dưới tác động của lưu lượng nước sông Mê Công và lượng phù sa mà nó mang ra biển. Lưu lượng sông Mê Công thay đổi theo mùa, thường là 2.100 m3 /s trong tháng 4 (mùa dòng chảy thấp) và 40.000 m3 /s trong tháng 9 (mùa dòng chảy cao). Ngoài ra, nghiên cứu còn có sự so sánh lượng phù sa sông Mê Công vận chuyển là 160.106 tấn/năm bằng với sông Mississippi, bằng 85% của sông Dương Tử và nó lớn hơn so với
  • 38. 25 sông Amazon là 12% [74]. Các kết quả nghiên cứu này đề cập đến quá trình thủy động lực và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông Mê Công, tuy nhiên chưa đề cập cụ thể và chi tiết đến vùng bờ biển Trà Vinh. Nghiên cứu về những thay đổi dài hạn của đường bờ biển Trà Vinh và các tỉnh lân cận phải kể đến các kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả người Nhật (Toru Tamura, Tanabe, Tateishi, Kobayashi, Saito,…) kết hợp với các nhà khoa học trong nước (Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh) sử dụng phương pháp phân tích nhiệt huỳnh quang thạch anh (OSL) và phân tích tuổi tuyệt đối của các lớp trầm tích trong các mũi khoan dọc theo các tuyến trong hai tỉnh Bến Tre, Trà Vinh đề xuất do băng hà tan từ 12000 trước hiện tại (BP) đến 5500 năm BP, mực nước biển ở ĐBSCL đã dâng từ -70 mét đến +3,5 mét so với mực nước biển hiện nay. Từ 5000 năm BP trở lại, mực nước biển rút về mực nước biển hiện tại. Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (hình 1.9 và 1.10) [63] [62] [57] [14] [8]. Các kết quả nghiên cứu này phác họa rõ nét lịch sử phát triển dải bờ biển Trà Vinh nhưng ít đề cập đến các tác động do sóng, dòng chảy và vận chuyển bùn cát dọc bờ - nguyên nhân gây ra các biến đổi ngắn hạn (bồi/xói) bờ biển Trà Vinh. Hình 1. 9: Tuổi các giồng phân tích bằng phương pháp nhiệt huỳnh quang thạch anh từ Vàm Láng (Tiền Giang) đến Duyên Hải (Trà Vinh) [63]
  • 39. 26 Hình 1. 10: Quá trình hình thành và phát triển của các tỉnh giữa sông Tiền và sông Hậu từ 3500 năm trước hiện tại [63] (Đường màu đen là các đường bờ biển hình thành qua các thời kỳ) Hình 1. 11: Xu thế tích tụ trầm tích và vận chuyển trầm tích [13] Nguyễn Trung Thành và nnk. [13], năm 2011 đã công bố kết quả nghiên cứu từ đề tài hợp tác Việt Nam-CHLB Đức “Nghiên cứu tiến hóa đới ven biển đồng bằng Sông Cửu Long và vùng thềm lục địa kế cận trong Holocen hiện đại phục vụ phát triển bền vững” (2008 – 2009). Nhóm nghiên cứu đã phân tích các mẫu trầm tích thu thập được thuộc phần châu thổ ngầm từ cửa Cung Hầu đến bán đảo Cà Mau và sử dụng mô hình Mike 21 để tính toán thủy động lực. Kết
  • 40. 27 quả nghiên cứu về động lực dòng chảy ven bờ cho thấy sự chiếm ưu thế của dòng chảy ven bờ về phía tây nam vào mùa đông dưới ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, từ đó khẳng định được sự chiếm ưu thế của quá trình vận chuyển trầm tích dọc bờ về phía tây nam trong mùa này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp thông tin về dạng trầm tích ven biển Trà Vinh là vùng cát tích tụ chiếm ưu thế (Hình 1. 11). Đây là nghiên cứu cho toàn bộ đới ven biển ĐBSCL nên không tập trung chi tiết vào dải bờ biển Trà Vinh. Giai đoạn gần đây có sự đầu tư với quy mô lớn của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vào dự án “Thích ứng với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững Nông nghiệp và Nông thôn các tỉnh ven biển ĐBSCL” thực hiện từ năm 2011 – 2013. Một số chuyên đề trong dự án này do Hoàng Văn Huân, Nguyễn Hữu Nhân (Viện Kỹ thuật Biển) thực hiện đã sử dụng phần mềm Mike 21/3 FM để tính toán chế độ thủy động lực, sóng và diễn biến bồi/xói cho toàn bộ khu vực ven biển ĐBSCL, bao hàm cả bờ biển Trà Vinh [4]. Lưới tính cho vùng nghiên cứu có phạm vi rộng lớn bao gồm biển Đông và Tây Việt Nam, kích thước lưới được chia nhỏ dần khi vào các khu vực gần bờ (xem hình 1.12). Tuy nhiên, việc toàn bộ lưới chia là tam giác sẽ làm gia tăng khối lượng tính toán (thời gian) của máy tính và cũng chưa có các phân tích chi tiết về chế độ thủy động lực và vận chuyển bùn cát cho riêng vùng bờ biển Trà Vinh. Hình 1. 12: Lưới tính vùng nghiên cứu của dự án JICA [4].
  • 41. 28 Dự án EU- AFD năm 2017 do cơ quan phát triển Pháp kết hợp với Viện KHTL miền Nam [23], là dự án nghiên cứu về quá trình xói lở vùng ven biển ĐBSCL và tập trung nhiều vào vùng ven biển Gò Công và U Minh. Ưu điểm của nghiên cứu này là với nguồn kinh phí lớn nên dữ liệu khảo sát rất phong phú, các mô hình mô phỏng sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát được kiểm định chi tiết, lưới tính được chia rất mịn cho vùng trọng điểm (nhỏ hơn 2 -3 lần bước sóng), các kết quả tính toán có tin cậy cao và xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu phong phú cho các dự án sau. Ưu điểm thứ 2 là dự án kết hợp tính toán nhiều mô hình hiện đại như TELEMAC-2D, SYSIPHE, MIKE 21/3 FM,…Tuy nhiên, dự án vẫn chú trọng phân tích nhiều đến diễn biến hình thái (bồi/xói) mà chưa phân tích kỹ đến quá trình cân bằng bùn cát đối với mỗi đoạn bờ biển. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu của luận án, có thể kể đến: Nguyễn Địch Dỹ (2010) nghiên cứu địa chất-địa mạo vùng cửa sông và khu vực đới bờ 4 tỉnh ven biển ĐBSCL gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tuổi tuyệt đối của các lớp trầm tích trong các mũi khoan địa chất, xây dựng được bản đồ mặt cắt địa chất các tỉnh ven biển [8]. Tham khảo mặt cắt địa chất ven biển Trà Vinh (Hình 1.13) cho thấy lớp trầm tích phần trên cùng (mới nhất) của vùng biển ven bờ Trà Vinh có nguồn gốc chủ yếu từ sông – biển, gồm 3 loại [8]: - Trầm tích aluvi (aQ2 3 ) (Trầm tích nguồn gốc sông): Nhìn chung thành phần trầm tích chủ yếu là bột-sét xen lẫn cát hạt mịn. - Trầm tích sông - đầm lầy (abQ2 3b ): Thành phần trầm tích chủ yếu là bột sét màu xám đen chứa tàn tích thực vật. - Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển (amQ23b ): Thành phần trầm tích chủ yếu là cát pha sét.
  • 42. 29 Nhìn nhận một cách tổng quan, vùng bờ biển gần cửa Cung Hầu, Định An và một số cửa rạch nhỏ cắt ngang bờ biển Trà Vinh có trầm tích (lớp trên) nguồn gốc chủ yếu từ sông với thành phần thạch học chủ yếu là bột sét (aQ23, abQ23b) thích hợp cho các giống cây rừng ngập mặn phát triển. Các phần còn lại của bờ biển Trà Vinh có trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sông - biển với thành phần thạch học là cát pha sét, thích hợp cho rừng phi lao phòng hộ phát triển. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm địa chất ven biển Trà Vinh có ý nghĩa trong việc thiết lập đặc điểm lớp trầm tích đáy trong các mô hình tính toán thủy động lực – bùn cát và trong việc định hướng các giải pháp bảo vệ bờ biển bằng trồng rừng ngập mặn hoặc rừng phi lao phòng hộ. Hình 1. 13: Mặt cắt địa chất ven biển Trà Vinh [8] Nguyễn Hữu Nhân (2011) nghiên cứu về sự biến dạng của các yếu tố triều trên biển ven bờ và các cửa sông Nam Bộ do nước biển dâng. Dựa trên các chuỗi số liệu triều thực đo dọc bờ biển Nam Bộ và dự báo bằng mô hình toán, ông đưa ra một số kết luận về sự dịch chuyển pha triều và biên độ triều trước ảnh hưởng của nước biển dâng [11]. Vũ Duy Vĩnh và nnk. [19] năm 2014 đã công bố kết quả nghiên cứu áp dụng mô hình toán học 3 chiều (3D) - để nghiên cứu, đánh giá biến động địa hình ở vùng ven bờ châu thổ sông Mê Công. Mô hình được thiết lập (dựa trên hệ
  • 43. 30 thống mô hình Delft3D) với 4 lớp độ sâu theo hệ tọa độ Sigma, lưới tính của mô hình được xây dựng gồm lưới chi tiết ở phía trong và lưới tính thô ở phía ngoài (Hình 1.14). Theo đó, do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều nên dòng trầm tích bị giữ lại nhiều ở vùng cửa sông ven bờ tạo thành các bãi bồi ngay tại các cửa. Trong khoảng 10 km từ bờ ra, xu thế bồi tụ đáy chiếm ưu thế trong mùa mưa. Vào mùa khô, quá trình xói mang trầm tích ở dải ven bờ và các bãi bồi ở cửa sông di chuyển về phía Tây Nam của vùng ven bờ châu thổ. Hình 1. 14: Lưới tính của mô hình trong nghiên cứu của Vũ Duy Vĩnh [19] Kết quả nghiên cứu về sự phân bố trầm tích lơ lửng tại các cửa sông (hình 1.15) cho thấy, vào mùa mưa sự phát tán của trầm tích lơ lửng từ lục địa ra phía ngoài biển mạnh mẽ hơn hẳn so với mùa khô. Tải lượng trầm tích lơ lửng được ghi nhận lớn nhất tại cửa Định An (trong các cửa sông Mê Công), thể hiện rõ nét vào thời điểm mùa mưa.
  • 44. 31 Hình 1. 15: Phân bố trầm tích lơ lửng (kg/m3 ) tầng mặt vùng ven bờ Châu thổ sông Mê Công (mùa khô: a- triều lên; b- triều xuống; mùa mưa: c- triều lên; d- triều xuống) [19] Trên cơ sở mô hình đã thiết lập, Vũ Duy Vĩnh tiếp tục nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nước biển dâng đối với đặc điểm biến động địa hình các cửa sông Mê Công (2015) [72]. Các kịch bản chạy bao gồm kịch bản hiện trạng, kịch bản dự báo mực nước biển dâng 25 cm và 50 cm (kịch bản phát thải trung bình - B2) trong mùa lũ và mùa cạn. Kết quả phân tích sự thay đổi địa hình các mặt cắt cửa sông (hình 1.16) cho thấy sự dâng cao mực nước biển do biển đổi khí hậu làm hạn chế sự phát tán của dòng trầm tích về phía biển mà chỉ tập trung di chuyển quanh các cửa sông. Kết quả là làm tăng tốc độ bồi tại các bãi bồi khu vực phía ngoài các cửa sông phía nam của vùng ven bờ châu thổ sông Mê Công. Trong nghiên cứu cũng phân tích “tác động của sự dâng cao mực nước đến địa hình đáy vùng cửa sông ven biển rất khác nhau và phụ thuộc vào các điều kiện địa hình, động lực và điều kiện vận chuyển trầm tích của mỗi khu vực”.
  • 45. 32 Hình 1. 16: Biến động địa hình (cm) khu vực cửa Trần Đề và Cung Hầu sau 1 tháng [72] Đây là nghiên cứu tương đối chi tiết và đầy đủ về chế độ thủy động lực, vận chuyển bùn cát và ảnh hưởng của NBD đến khu vực ven biển Nam Bộ [19] [72]. Tuy nhiên, luận án nhận thấy còn một số khoảng trống cần được phát triển nghiên cứu như sau: (i) Việc thiết lập lưới mô hình toàn bộ là tứ giác trực giao sẽ khó khăn khi mô tả địa hình các khu vực gần bờ, (ii) Nghiên cứu chưa xét đến ảnh hưởng của NBD tới địa hình đáy cửa Định An và ven biển Trà Vinh. Đề tài độc lập cấp nhà nước của Nguyễn Hữu Nhân (2015) [10] sử dụng mô hình Mike 21 F/M nghiên cứu về nguyên nhân, cơ chế hình thành các bãi bồi Cà Mau. Không dừng lại ở vùng ven biển Cà Mau, lưới tính cho vùng nghiên cứu mở rộng của đề tài bao trùm toàn bộ vùng biển Đông và biển Tây Việt Nam, các kết quả tính toán của đề tài đã cung cấp bộ số liệu vô cùng phong phú về trường sóng, dòng chảy, vận chuyển bùn cát, chế độ bồi xói,... đã được kiểm định chặt chẽ với số liệu thực tế mang lại độ tin cậy và chính xác cao. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một quy luật diễn biến địa hình đáy vùng bờ biển Cà Mau phụ thuộc vào thời gian (Hình 1.17). Đây là một hướng nghiên cứu mới, chưa được áp dụng tính toán đối với các khu vực ven biển ĐBSCL, bao gồm vùng ven
  • 46. 33 biển Trà Vinh. Hình 1. 17: Các quy luật diễn biến địa hình đáy phổ biến tại vùng bồi tụ ven biển Cà Mau [10] Trên đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về các vấn đề liên quan đến diễn biến bờ biển ĐBSCL, bao gồm cả bờ biển Trà Vinh. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, cũng như các Trường đại học, viện nghiên cứu cùng chuyên ngành mà luận án chưa thể liệt kê hết được. 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ BỜ BIỂN TRÀ VINH 1.3.1. Kết quả nghiên cứu của tác giả nước ngoài Công trình nghiên cứu cho riêng bờ biển Trà Vinh không nhiều. Nghiên cứu về những thay đổi ngắn hạn của bờ biển Trà Vinh, thời gian gần đây nhất (09/2017) có công bố của nhóm tác giả (Anthony, Dussouillez, Dolique, Besset, Brunier, Nguyen V. L., Goichot). Các kết quả đo đạc địa hình, sóng và dòng chảy có độ phân giải cao đã được tiến hành từ năm 2010 đến năm 2012 tại bãi biển Ba Động, Trà Vinh. Nghiên cứu ghi nhận sự đảo chiều hướng sóng đại dương để đáp ứng với gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc tại khu vực biển đông. Trong mùa dòng chảy thấp, bãi biển được đặc trưng bởi sóng gió mùa đông bắc và dòng chảy dọc bờ biển vận chuyển bùn cát về phía tây nam. Dòng chảy dọc bờ thấp hơn về phía đông bắc được tạo ra bởi sóng gió mùa tây nam trong mùa chảy dòng chảy cao. Điều này dẫn đến hiện tượng xói lở nghiêm trọng khu vực bãi biển Ba Động trong mùa gió đông bắc [25]. Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp đo đạc thực địa luôn có độ tin cậy cao, nhưng do yếu tố kinh tế, vùng nghiên cứu chỉ gồm một phần nhỏ của bờ biển Trà Vinh và số liệu
  • 47. 34 quan trắc cũng khó liên tục. 1.3.2. Kết quả nghiên cứu trong nước Một số nghiên cứu có phạm vi gần với khu vực bờ biển Trà Vinh gồm có: (i) Phạm Sơn Hải (2004) – Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã sử dụng phương pháp đánh dấu phóng xạ nghiên cứu cơ chế vận chuyển nguồn gốc bùn cát gây bồi lắng cửa Định An và phát hiện ra cơ chế sàng lắc trong chuyển động bùn cát dọc theo luồng tầu dưới tác dụng của sóng và dòng chảy [15]; (ii) Vũ Kiên Trung (2009) sử dụng mô hình toán nghiên cứu về sự hình thành các bãi bồi ven biển khu vực từ cửa Tiểu đến cửa Định An và đề xuất các giải pháp khai thác [20]. Các nghiên cứu chuyên sâu cho riêng vùng bờ biển Trà Vinh phải kể đến Hoàng Văn Huân (2008, 2013, 2014) [1] [2] [3]. Trong đó, tiêu biểu nhất là đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp Khoa học Công nghệ dự báo, phòng chống biển lấn đoạn bờ biển tỉnh Trà Vinh và vùng phụ cận” [1] đã nghiên cứu về các vấn đề: (i) khảo sát thực địa diễn biến đường bờ qua mùa gió Đông bắc – Tây Nam; (ii) khảo sát một số vị trí địa hình, sóng, dòng chảy, nồng độ bùn cát lơ lửng để phục vụ tính toán mô hình; (iii) sử dụng ảnh viễn thám phân tích diễn biến đường bờ giai đoạn từ 1989 – 2012; (iiii) sử dụng mô hình toán đánh giá tổng hợp các yếu tố thủy động lực ven bờ, diễn biến bồi xói có xét đến kịch bản bão và NBD; (iiiii) đề xuất các giải pháp phòng chống xói lở cho các khu vực trọng điểm. Các kịch bản đều được tính toán tốc độ dòng chảy, chiều cao sóng, diễn biến bồi/xói để so sánh. Kết quả dự báo đối với kịch bản bão cấp 12 là: sạt lở bờ biển sẽ tăng đáng kể, bồi lấp cửa sông sẽ tăng khá mạnh và ngưỡng cạn tại các cửa sông sẽ di chuyển sâu vào bên trong các nhánh sông. Kết quả dự báo đối với kịch bản NBD =15cm (năm 2020): không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sạt lở do nó không ảnh hưởng nhiều đến giá trị dòng chảy và sóng [1].