SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO THIÊN TAI GÂY
RA Ở CÁC XÃ BÃI NGANG VEN BIỂN HUYỆN PHÖ LỘC,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO THIÊN TAI GÂY
RA Ở CÁC XÃ BÃI NGANG VEN BIỂN HUYỆN PHÖ LỘC,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 8440217
ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN HOÀNG SƠN
THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào
khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Hƣơng
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy giáo bộ môn Địa lý Tự nhiên -
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Huế.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã giảng dạy cho lớp cao học Địa lí
Tự nhiên - Khóa 25.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành huyện Phú Lộc đã tạo điều
kiện và nhiệt tình giúp đỡ cho việc thực nghiệm của luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, cùng các bạn học viên lớp Địa lý Tự nhiên, Khóa 25 trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế…đã luôn sẻ chia, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thiện luận văn.
Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2017
Nguyễn Thị Lan Hƣơng
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................2
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................3
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................5
6. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
THIÊN TAI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .........................................................6
6.1. Trên thế giới ..................................................................................................6
6.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................7
6.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế ..............................................................................10
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN........................................................................11
NỘI DUNG ...............................................................................................................12
CHUƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
...................................................................................................................................12
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài............................................................12
1.1.1. Biến đổi khí hậu .......................................................................................12
1.1.2. Thiên tai....................................................................................................12
1.1.3. Tình trạng dễ bị tổn thƣơng đối với thiên tai ...........................................13
1.1.4. Thích ứng với thiên tai .............................................................................15
1.1.5. Kịch bản biến đổi khí hậu.........................................................................16
1.1.6. Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng...............................................................17
1.1.7. Các xã bãi ngang ven biển.......................................................................21
1.2. Các vấn đề cơ bản về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng.....................................23
1.2.1. Các hợp phần của tính dễ bị tổn thƣơng...................................................23
1.2.2. Xây dựng phƣơng pháp xác định tính dễ bị tổn thƣơng...........................23
1.3. Thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam.............................................................24
1.3.1. Thiên tai trên thế giới ...............................................................................24
1.3.2. Thiên tai ở Việt Nam................................................................................30
1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam...........................................................33
1.4.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ .......................................................................33
1.4.2. Kịch bản biến đổi về lƣợng mƣa ..............................................................34
1.4.3. Kịch bản nƣớc biển dâng..........................................................................34
1.4.4. Kịch bản biến đổi của một số hiện tƣợng khí hậu cực đoan ....................35
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO THIÊN TAI GÂY RA Ở
CÁC XÃ BÃI NGANG VEN BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ...........................................................................................................................37
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở các xã bãi ngang ven
biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................37
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên................................................................37
2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................43
2.2. Các dạng thiên tai phổ biến ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc .....47
2.2.1. Bão và áp thấp nhiệt đới...........................................................................49
2.2.2. Lũ lụt ........................................................................................................51
2.2.3. Hạn hán.....................................................................................................53
2.2.4. Nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn...........................................................54
2.2.5. Trƣợt lở, sạt lở..........................................................................................55
2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dân ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2100 .................................................................................................56
2.3.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ .......................................................................56
2.3.2. Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa...................................................................60
2.3.3. Kịch bản nƣớc biển dâng..........................................................................62
2.4. Đánh giá mức độ tổn thƣơng do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................64
2.4.1. Xác định các biến .....................................................................................64
2.4.2. Xây dựng và chuẩn hóa các biến..............................................................66
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG DO THIÊN TAI GÂY RA Ở
CÁC XÃ BÃI NGANG VEN BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ...........................................................................................................................86
3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp ..............................................86
3.1.1. Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện
phú lộc giai đoạn 2017 - 2022............................................................................86
3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc đến năm 2020......87
3.2. Cách tiếp cận với thích ứng ............................................................................89
3.3. Nguyên nhân của tính dễ bị tổn thƣơng..........................................................90
3.4. Đề xuất giải pháp thích ứng do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................91
3.4.1. Nhóm giải pháp công trình.......................................................................91
3.4.2. Nhóm giải pháp phi công trình.................................................................93
KẾT LUẬN...............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................99
PHỤ LỤC................................................................................................................103
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung viết tắt
AC : Chỉ số khả năng thích ứng
BĐKH : Biến đổi khí hậu
E : Chỉ số mức độ phơi nhiễm
IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
KT - XH : Kinh tế - xã hội
NBD : Nƣớc biển dâng
RCP : Kịch bản nồng độ khí nhà kính đặc trƣng
RCP4.5 : Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp
RCP8.5 : Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao
S : Chỉ số mức độ nhạy cảm
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
V : Chỉ số tổn thƣơng
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Một số định nghĩa của các tác giả về thuật ngữ “tính dễ bị tổn thƣơng”
trong các lĩnh vực khác nhau ...................................................................................17
Bảng 1.2. Thống kê các cơn bão nổi bật trên thế giới giai đoạn năm 2005 đến năm
2017...........................................................................................................................25
Bảng 1.3. Thống kê các cơn bão lớn ảnh hƣởng vào Việt Nam ...............................30
Bảng 1.4. Một số trận lũ lụt điển hình ảnh hƣởng tới Việt Nam ..............................32
Bảng 1.5. Kịch bản NBD theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam.........34
Bảng 2.1. Cơ cấu các loại đất huyện Phú Lộc ..........................................................42
Bảng 2.2. Dân số các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc năm 2016 ..................44
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế theo ngành các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc ....45
Bảng 2.4. Diễn biến thiên tai ảnh hƣởng đến Thừa Thiên Huế từ 2005 - 2016........48
Bảng 2.5. Số cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế từ 1950-2009 .............................49
Bảng 2.6. Đặc trƣng của bão vào Thừa Thiên Huế theo các pha ENSO (1950-2009)
...................................................................................................................................50
Bảng 2.7. Đỉnh lũ trung bình 10 năm tại các trạm ở Thừa Thiên Huế thời kì 1978-
2016...........................................................................................................................52
Bảng 2.8. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0
C) so với thời kỳ cơ sở ở Thừa
Thiên Huế..................................................................................................................57
Bảng 2.9. Biến đổi của nhiệt độ trung bình các mùa (0
C) so với thời kỳ cơ sở tại Huế 59
Bảng 2.10. Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ cơ sở tại Thừa Thiên
Huế ............................................................................................................................60
Bảng 2.11. Biến đổi của lƣợng mƣa theo mùa (%) so với thời kỳ cơ sở..................62
Bảng 2.12. Mực NBD theo các kịch bản từ Đèo Ngang-Đèo Hải Vân ....................63
Bảng 2.13. Nguy cơ ngập đối với tỉnh Thừa Thiên Huế...........................................63
Bảng 2.14. Các biến đƣợc sử dụng trong đánh giá ...................................................65
Bảng 2.15. Chuẩn hóa các biến.................................................................................66
Bảng 2.16. Mực nƣớc biển dâng theo cáckịch bản từ Đèo Ngang-Đèo Hải Vân.....73
Bảng 2.17. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0
C) so với thời kỳ cơ sở ở Thừa
Thiên Huế..................................................................................................................73
Bảng 2.18. Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ cơ sở tại Thừa Thiên Huế.74
Bảng 2.19. Bảng trọng số các biến đƣợc sử dụng trong đánh giá.............................77
Bảng 2.20. Diện tích và tỷ lệ mức độ tổn thƣơng của các xã bãi ngang ven biển
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................85
Bảng 3.1. Nhận thức của ngƣời dân về tác động của thiên tai ở địa phƣơng ...........90
iii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Thống kê số lƣợng siêu bão trên thế giới trong giai đoạn năm 1990 đến
năm 2015...................................................................................................................25
Hình 1.2. Các số liệu thống kê các trận lũ lớn gây thiệt hại kinh tế trên toàn thế
giớinăm 1900 đến năm 2017. ( Đơn vị: tỷ USD)......................................................28
Hình 1.3. Bản đồ hạn hán trên thế giới năm 2017 ....................................................29
Hình 2.1. Bản đồ hành chính các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế..................................................................................................................37
Hình 2.2. Kịch bản biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0
C) ở Bắc Trung Bộ......58
Hình 2.3. Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa năm (%) ở khu vực Bắc Trung Bộ............61
Hình 2.4. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực NBD 100 cm,tỉnh Thừa Thiên Huế .64
Hình 2.5. Bản đồ chỉ số tiếp cận giao thông của các xã bãi ngang ven biển huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................69
Hình 2.6. Bản đồ chỉ số ảnh hƣởng của các khu dân cƣ của các xã bãi ngang ven
biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................................70
Hình 2.7. Bản đồ chỉ số ảnh hƣởng của các khu công nghiệp của các xã bãi ngang
ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................71
Hình 2.8. Bản đồ chỉ số mức độ phụ thuộc vào cộng đồng của các xã bãi ngang ven
biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................................72
Hình 2.9. Bản đồ mực NBD đến năm 2100 của các xã bãi ngang ven biển huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................75
Hình 2.10. Bản đồ chỉ số lƣợng mƣa đến năm 2100 của các xã bãi ngang ven biển
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................76
Hình 2.11. Bản đồ chỉ số độ dốc của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế ........................................................................................................79
Hình 2.12. Bản đồ chỉ số đa dạng sinh học của các xã bãi ngang ven biển huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................80
Hình 2.13. Bản đồ chỉ số nhạy cảm S của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................................81
Hình 2.14. Bản đồ chỉ số phơi nhiễm E của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................................82
Hình 2.15. Bản đồ chỉ số khả năng thích ứng AC của các xã bãi ngang ven biển
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................83
Hình 2.16. Bản đồ chỉ số nhạy cảm V của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................................84
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tác động của thiên tai đến nhân loại đang là vấn đề nóng bỏng, thách thức lớn
nhất trong thế kỷ XXI. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng
nề của thiên tai và BĐKH. Minh chứng là trong 5 năm gần đây, mỗi năm thiên tai
làm chết khoảng 200 ngƣời, gây thiệt hại khoảng 12.500 tỷ đồng, tƣơng đƣơng
1,2% GDP của cả nƣớc. Trong các loại thiên tai: bão, lũ lụt và hạn hán là loại thiên
tai thƣờng xuyên và nguy hiểm nhất. Theo ƣớc tính, trung bình mỗi năm Việt Nam
phải chịu ảnh hƣởng từ 7 đến 10 cơn bão. Từ năm 1990 đến năm 2015, đã xảy ra
hàng trăm trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam. Hạn hán nghiêm trọng đã và
đang gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế và đời sống ngƣời dân ở Việt Nam. Đặc
biệt, trong những năm gần đây, các thiên tai mang tính cực đoan đã xảy ra nhiều
hơn, gây thiệt hại nặng nề về ngƣời và tài sản. Sự gia tăng về tần suất và cƣờng độ
của các loại thiên tai là do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Nhận thức những thách
thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008, thành lập “Chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đây là một trong những thànhcông ban
đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam vìmục tiêu
phát triển bền vững.
Thiên tai tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong đời sống kinh
tế - xã hội của ngƣời dân với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất cụ thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ;
tác động xấu đến trồng trọt, chăn nuôi; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nguy cơ
xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới trên cây trồng , vâ ̣t nuôi. Tính từ năm 2005 đến
2017, thiên tai ở Thừa Thiên Huế đã làm 89 ngƣời chết, 269 ngƣời bị thƣơng; 1.694
nhà sập, 49.550 nhà bị tốc mái xiêu vẹo; khoảng 60 ngàn ha lúa và hoa màu bị ngập,
gần 17 ngàn tấn thóc, lúa giống bị ƣớt; gần 8.000 ha rừng trồng, cây cao su bị gãy
đổ; hơn 200 tàu thuyền đánh cá bị chìm. Tổng thiệt hại về tài sản ƣớc tính khoảng
5.700 tỷ đồng.
Do tác động của thiên tai trong những năm gần đây các xã bãi ngang ven biển
huyện Phú Lộcthƣờng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai, trong đó
bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn là những loại thiên tai tác động mạnh và gây
thiệt hại nặng nề nhất ảnh hƣởng nghiêm trọng đời sống của ngƣời dân nơi đây.
Ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh kế của ngƣời dân, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ
hoang hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng ngày một gia tăng. Điều này ảnh hƣởng
rất lớn đến vấn đề an ninh lƣơng thực của địa phƣơng, đó cũng là nguy cơ làm gia
tăng tình trạng đói nghèo tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Để cải thiện đời sống cho ngƣời dân đồng thời tìm ra hƣớng đi mới nhằm phát
triển bền vững kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân
2
ởcác xã bãi ngang ven biểntrƣớc những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nói chung
và thiên tai nói riêng,cần có các biện phápthích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế
những ảnh hƣởng của thiên tai. Do đó, việc “Đánh giá mức độ tổn thương do thiên
tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”là
một vấn đề có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thƣơng do thiên tai gây ra để đề xuất các giải
pháp thích ứng ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu biểu hiện của thiên tai trên địa bàn các xã bãi ngang ven biển
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng do thiên taiởcác xã bãi ngang ven biển
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng với tác động của thiên tai ở các xã bãi
ngang ven biển huyện Phú Lộc.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng gây tổn thƣơng: Các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
- Đối tƣợng bị tổn thƣơng bao gồm: Các ngành kinh tế, cơ sở vật chất và hạ
tầng kinh tế của các hộ sống ở các xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi thời gian
- Đề tài tập trung phân tích những biểu hiện của thiên tai trên địa bàn theo
chuỗi số liệu thu thập trong vòng hơn 80 năm và các kịch bản biến đổi khí hậu đến
năm 2100.
- Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cho hiện tại và đề xuất những định hƣớng
tƣơng lai.
3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài tâp trung nghiên cứu tại các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế bao gồm xã Vinh Mỹ, Vinh Hải, Vinh Hiền, Lộc Bình, Lộc Vĩnh,
Vinh Giang, Lộc Trì.
3.2.3. Phạm vi nội dung
- Nghiên cứu biểu hiện của thiên tai ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú
Lộc, Thừa Thiên Huế; trong đó tập trung vào sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực
nƣớc biển dâng, các loại thiên tai nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán.
- Phân tích, đánh giá mức độ tổn thƣơng do thiên tai ở các xã bãi ngang ven
biển huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
3
- Đề xuất các giải pháp thích ứngdo thiên tai ở các xã bãi ngang ven biển
huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý học đó là việc nghiên
cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự
nhiên. Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo nhƣ: Địa hình, khí hậu, thuỷ
văn, thổ nhƣỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với việc nghiên cứu tính
dễ tổn thƣơng do thiên tai ta phải đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống với các tai
biến thiên nhiên do quá trình nội lực, ngoại lực, tai biến nhân sinh. Mặt khác cần
xem xét mối quan hệ giữa các thiên tai với nhau, cũng nhƣ mối quan hệ giữa các
thiên tai với hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã bãi ngang ven biển huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để từ đó có nhận định đúng, toàn diện, tìm ra nguyên
nhân, mối quan hệ, đánh giá mức độ tác động, đề xuất giải pháp thích ứng hợp lí.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên là một
tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con
ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi
lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất
thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có
vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản
nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài chỉ đánh giá tính tổn thƣơng do
thiên taiở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tƣợng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Do
đó, khi đánh giá chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Đứng trên quan điểm
lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đƣa
ra các dự báo xác thực về xu hƣớng phát triển trong giai đoạn sắp tới. Vận dụng
quan điểm này, đề tài phân tích đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội, hiện trạng thiên
tai trên địa bàn các xã bãi ngang ven biểnhuyện Phú Lộc với chuỗi số liệu nhiều
năm nhằm phản ánh cơ bản nhất đặc điểm của đối tƣợng từ đó tính toán chỉ số tổn
thƣơng.
4.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng nhƣ địa lý nói
chung đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự
thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một
khu vực cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần
gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể đƣợc phân chia. Với quan điểm này, đề tài cần xác
4
định rõ những yếu tố gây nên và biểu hiện của các thiên tai để từ đó xác định đúng
những thiên tai đó gây nên tổn thƣơng gì, mức độ tổn thƣơng gây ra ở các xã bãi
ngang ven biểnhuyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhƣng
không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong việc đáp ứng nhu cầu
của chính họ. Do đó, đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt
động kinh tế - xã hội nào.Quan điểm này đƣợc tác giả vận dụng xuyên suốt quá
trình đánh giá phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp thích ứng với các mức độ
tổn thƣơng do thiên tai gây raở địa bàn nghiên cứu.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Bao gồm các tƣ liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên, về sự thiên tai, tác
động của thiên tai đến kinh tế - xã hội; các thông tin về dân sinh ở các xã bãi ngang
ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế có liên quan đến thiên tai; một số tài
liệu thuộc các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế - xã
hội thích ứng với thiên tai vùng ven biển. Tất cả các nguồn tƣ liệu có liên quan đến
đối tƣợng và lãnh thổ nghiên cứu đã đƣợc đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc
trong nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)
Ứng dụng bản đồ học, kỹ thuật viễn thám trên cơ sở tƣ liệu ảnh máy bay, ảnh
vệ tinh qua các thời kỳ để đánh giá mức độ biến động các đặc điểm tự nhiên, hoạt
động sản xuất nông nghiệp do tác động của thiên tai gây ra. Sử dụng hệ thông tin
địa lý (GIS) để cập nhật tài liệu khí tƣợng, thủy văn, các thông tin về biến động môi
trƣờng tự nhiên trên bề mặt, lƣu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu, các bản đồ bộ phận giúp
cho công tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó và thích nghi với thiên tai
và cập nhật tài liệu một cách thuận tiện, nhanh chóng.
4.2.3. Phương pháp chỉ số trong đánh giá tính dễ bị tổn thương
Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do thiên tai đƣợc tiến hành bằng cách xây dựng
các chỉ số dễ bị tổn thƣơng. Lý thuyết và mô hình đƣợc tiếp cận theo phƣơng pháp
của IPCC (2007).
Tính dễ bị tổn thƣơng V (Vulnerability) đƣợc biểu thị là hàm của mức độ phơi
nhiễm E (Exposure) - mức độ mà thiên tai tác động lên hệ thống; mức độ nhạy cảm
S (Sensitivity) - là mức độ mà hệ thống bị ảnh hƣởng và khả năng thích ứng AC
(Adaptative Capacity) - là khả năng của hệ thống có thể điều chỉnh.
Hàm số có dạng:
V= f(E, S,AC)
Trên cơ sở phân tích các chỉ số dễ bị tổn tƣơng, đề tài tiến hành đánh giá tình
trạng dễ bị tổn thƣơng thông qua công thức tổng hợp tính chỉ số tổn thƣơng do
IPCC (2007) đề xuất:
5
V=1/3(E+S+(1-AC)
Trong đó:
V: là chỉ số tổn thƣơng
E: chỉ số mức độ phơi nhiễm
S: chỉ số mức độ nhạy cảm
AC: chỉ số khả năng thích ứng
4.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp
Chú trọng đánh giá tổng hợp các nhân tố gây nên thiên tai dựa trên việc phân
tích xử lý số liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu… cũng nhƣ các tác động tổng hợp
của thiên tai đến kinh tế - xã hội trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng.
4.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa
Áp dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu thực trạng của
thiên tai và các tác động của nó đến kinh tế - xã hội ở các xã bãi ngang ven
biểnhuyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp
thích ứng với thiên tai hiện có ở địa phƣơng, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự
nhiên và kinh tế - xã hội ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp
điều tra phỏng vấn hộ nông dân nhằm thu thập thông tin của cƣ dân địa phƣơng.
Quá trình nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành dựa trên phƣơng pháp khảo sát theo
tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra. Các kết quả nghiên cứu ở thực địa
là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp và mô hìnhthích ứng với thiên tai
ở khu vực nghiên cứu.
4.2.6. Phương pháp chuyên gia
Đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong việc nghiên cứu các biểu hiện của thiên tai; các dạng tác động chính của
thiên tai đến kinh tế - xã hội; các giải pháp và các mô hình thích ứng với thiên tai
cho các xã bãi ngang ven biểnhuện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, đề tài
còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân
dân địa phƣơng.
Ngoài các phƣơng pháp trên, đề tài còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ
phƣơng pháp phân tích hệ thống, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp điều tra
phỏng vấn….
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá tính
dễ bị tổn trƣớc những tác động của thiên tai, trên cơ sở đó xác lập các luận chứng
khoa học cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng trong hoạt động kinh tế - xã hội
đối với thiên tai.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tƣ liệu tham khảo cho nguời dân địa
6
phuơng và các cấp quản lý nhằm lựa chọn các giải pháp thích ứng với thiên tai
trong hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần giảm thiểu những rủi ro và thiệt hại cho
nguời dân ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên
ngành Địa lý tự nhiên.
6. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
THIÊN TAICÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
6.1. Trên thế giới
Sự xuất hiện có tần suất ngày càng tăng và cƣờng độ lớn của các loại thiên tai
là một trong những biểu hiện của biển đổi khí hậu. Do hiện tƣợng “biến đổi khí hậu
toàn cầu” đã và đang làm cho môi trƣờng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên đang bị
suy thoái, đời sống nhân dân, các hoạt động kinh tế đang bị ảnh hƣởng nghiêm
trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Chính vì
vậy, các vấn đề nghiên cứu về nguyên nhân, quy luật, các giải pháp phòng tránh,
giảm nhẹ thiên tai đã đƣợc các quốc gia, các tổ chức quốc tế chú trọng và đầu tƣ
nghiên cứu.
Các tổ chức UNESCO, UNDP, WHO, FAO… đã chủ trì phối hợp nhiều dự án
để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, nhiều dự án hỗ trợ nghiên cứu thiên tai, các tổ
chức cứu trợ, giảm nhẹ thiên tai trên toàn thế giới và ở nhiều quốc gia. Ngoài ra còn
có các tổ chức phi chính phủ cũng tham gia thực hiện các dự án bảo vệ môi trƣờng,
giảm nhẹ thiên tai… hiện nay nhiều quốc gia đã thành lập uỷ ban quốc gia phòng
chống và giảm nhẹ thiên tai.
Vào những năm 1998 - 2003, Subbiah và cộng sự thuộc Trung tâm sẵn sàng
ứng phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng một hệ thống
thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ thống thông tin này bao
gồm một chu trình liên tục của các hệ dự báo, sự phổ biến, sự áp dụng và đánh giá
kết quả.
Năm 2005, Burton và Lim, trong công trình “Đạt được sự thích ứng đầy đủ
trong nông nghiệp” đã nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu bằng những
thay đổi ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: lựa chọn cây trồng, phƣơng thức
trồng linh hoạt.
7
Ramamasy và Baas (2007) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Climate
variability and change: adaptation to drought in Bangladesh”, đây là tài liệu quan
trọng cho cán bộ khuyến nông, các nhóm làm việc chuyên về kỹ thuật, quản lý thiên
tai, đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó, thích ứng với
biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự gia tăng thƣờng xuyên của hạn hán ở Bangladesh,
đây là một quốc gia dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
Năm 2008, Lyndsay đã công bố công trình nghiên cứu thích ứng với biến đổi
khí hậu và nâng cao năng lực bảo tồn tài nguyên nƣớc của chính quyền địa phƣơng,
chính phủ, các bên liên quan, các tổ chức quản lý tài nguyên nƣớc tại Ontario,
Canada. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số biện pháp thích ứng, nâng cao năng lực
quản lý bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của các cấp chính quyền về các
nguồn tài nguyên nƣớc ở quy mô đầu nguồn thông qua sự hợp tác của các thành
phố, tỉnh, chính phủ các bên liên quan và các thành viên của cộng đồng, bao gồm
các vấn đề sau: Hình thành các mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan liên quan; làm
rõ vai trò và trách nhiệm của các bên; chia sẻ thông tin; sự tham gia nhiều hơn và
tích cực hơn của các bên liên quan; xây dựng sự đồng thuận.
Năm 2009, trong công trình nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở
Thái Bình Dương: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030” đã xác định và
tóm tắt các nghiên cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính dễ
bị tổn thƣơng do tác động của biến đổi khí hậu nhƣ: mực NBD, nhu cầu cấp nƣớc,
thay đổi trong nông nghiệp, huỷ hoại sinh thái, cơ sở hạ tầng và các mẫu bệnh .
6.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa; vị trí ven biển
nên hàng năm chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của các tai biến thiên nhiên gây thiệt hại to
lớn về tài nguyên, môi trƣờng, đời sống nhân dân và các hoạt động kinh tế. Các
chƣơng trình, dự án, đề tài nghiên cứu vừa qua đã đem lại những giá trị to lớn về
khoa học cũng nhƣ ở thực tiễn góp phần phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
Trong công trình “Biến đổi khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm gần đây”,
thông qua chuỗi các số liệu, Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1990 đã chứng
minh đƣợc sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam về nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển
8
dâng và dự báo đƣợc sự biến đổi khí hậu ở nƣớc ta cũng nhƣ đề xuất các chính sách,
giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) đã công
bố công trình nghiên cứu: Xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở miền
Trung Việt Nam (2002 - 2005). Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố năng lực
để thiết lập, xây dựng các chiến lƣợc thích ứng cho cộng đồng thông qua việc ứng
phó với thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kế hoạch
phát triển của địa phƣơng.
Năm 2003, dƣới sự tài trợ của GEF/UNDP, Viện khí tƣợng thuỷ văn, Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng đã đƣa ra “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ƣớc
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”. Công ƣớc khung này đã thông báo
về tình hình phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong năm 1994; nêu lên đƣợc
những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và những biện pháp thích ứng cho
các ngành KT - XH của Việt Nam nhƣ tài nguyên nƣớc, nông nghiệp, thuỷ sản,
năng lƣợng.
Roger và cộng sự (2006) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thích ứng với
biến đổi khí hậu quản lý rủi ro thiên tai và giảm nghèo ở Việt Nam trong báo cáo
“Liên kết biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai cho sự giảm nghèo bền vững
quốc gia Việt Nam”. Báo cáo đã xét đến nguy cơ của biến đổi khí hậu, thiên tai và
các tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu; cách tiếp cận trong quản lý rủi ro thiên
tai; cách tiếp cận trong thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu điển hình ở Nam
Định.
Nguyễn Đức Ngữ (2007), “Biến đổi khí hậu” đã tổng quan đƣợc biến đổi khí
hậu toàn cầu, tác động và các chiến lƣợc ứng phó; đối với Việt Nam nghiên cứu
thực trạng biến đổi khí hậu, xác định kịch bản biến đổi khí hậu, những tác động
tiềm tàng đối với các ngành, lĩnh vực, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp
và các chiến lƣợc giảm nhẹ. Tác giả cũng đã đƣa ra những công ƣớc khung của
LHQ về biến đổi khí hậu và nghị định thƣ Kyoto.
Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) (2007) qua phân tích và
phỏng đoán các tác động của NBD đã công nhận ba vùng châu thổ đƣợc xếp trong
9
nhóm cực kỳ nguy cơ do sự biến đổi khí hậu là vùng hạ lƣu sông Mekong (Việt
Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai cập). Chƣơng
trình phát triển của Liên hợp quốc đánh giá: “Khi nƣớc biển tăng lên 1m, Việt Nam
sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% ngƣời dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lƣợng nông
nghiệp”.
Nguyễn Hữu Ninh (2007), dựa vào các số liệu hiện có, tác giả đã tổng quan về
biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo: “Lũ lụt ở đồng bằng
sông Sửu Long”. Báo cáo đã tổng quan các vấn đề nhƣ: biến đổi khí hậu và lũ lụt;
hiện trạng quản lý thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu. Theo báo cáo thì trong
tƣơng lai biến đổi khí hậu sẽ tác động đến chế độ thuỷ văn và sự phát triển KT - XH
của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù ở khu vực này giàu về tài nguyên và tiềm
năng phát triển nhƣng nghèo đói ở khu vực này là rào cản lớn nhất trong thích ứng
biến đổi khí hậu. Các lĩnh vực dễ bị tổn thƣơng, nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản.
Trần Thục và nnk (2008),đã tổng quan đƣợc tác động của biến đổi khí hậu đến
nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá, dịch vụ…, đƣa ra chi phí phục hồi do biến đổi
khí hậu mang lại đồng thời các tác giả đã đánh giá, đƣa ra rất nhiều các giải pháp
thích ứng về tự nhiên, các ngành nghề, các chính sách, chƣơng trình, kế hoạch KT -
XH và gắn sự thích ứng đó vào mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình trọng điểm để
phát triển bền vững của đất nƣớc.
Đào Xuân Học (2008), “Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”, tác giả đã đƣa ra đƣợc những tác động
của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và PTNT một số vùng dễ bị tổn thƣơng, giới
thiệu khung chƣơng trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành, triển
khai tổ chức thực hiện và một số đề xuất, kiến nghị.
Lê Anh Tuấn (2009) đƣa ra báo cáo với chủ đề “Tổng quan về nghiên cứu biến
đổi và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”. Trong bản báo cáo này, tác
giả đã lƣợc khảo các nghiên cứu các nguy cơ và thách thức của biến đổi khí hậu với
miền nam nói riêng và Việt Nam nói chung; sau đó đƣa ra các hoạt động nghiên cứu
10
thích ứng của chính quyền, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tổ chức xã
hội và nhân dân địa phƣơng.
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng vào năm 2012 và sau đó là năm 2016 đã công
bố Kịch bản biến đổi khí hậu, NBD dƣới sự kế thừa kịch bản biến đổi khí hậu, NBD
những năm trƣớc và tình hình diễn biến thực tế của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
đã đƣa ra (1) những biểu hiện biến đổi khí hậu, NBD trên thế giới và Việt Nam; (2)
xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam (Nguy cơ ngập theo các
mực NBD). Đây là định hƣớng cho Bộ, ngành, địa phƣơng đánh giá tác động biến
đổi khí hậu và triển khai kế hoạch hành động nhằm thích ứng, giảm thiểu những tác
động tiềm tàng của biến đổi khí hậu.
6.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh vùng duyên hải Miền Trung, Thừa Thiên Huế là tỉnh
chịu tác động của biến đổi khí hậu, chịu ảnh hƣởng nặng nề của nhiều thiên tai nhƣ:
bão, mƣa lớn gây lũ lụt; gió khô nóng gây hạn hán; nƣớc biển dâng gây nhiễm mặn
ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp; do đó, việc nghiên cứu về biến đổi
khí hậu ở tỉnh đƣợc nhiều nhà khoa học và các ban ngành quan tâm.
Năm 2001, Bộ KHCN & MT đã thực hiện đề án “Nghiên cứu phương án phục
hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An - Tư Hiền và đầm phá Tam
Giang - Cầu Hai”; mục tiêu đề án nghiên cứu, phục hồi các hệ sinh thái nhạy cảm
nhằm thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu ở vùng cửa sông, ven biển Thừa Thiên
Huế.
Chi cục PCLB và QLĐĐ Thừa Thiên Huế (2007), Báo cáo chiến lược phòng
chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Dƣơng Hồng Sơn, Hoàng Đức Cƣờng và nnk
(2011) có công trình nghiên cứu biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề cập đến vấn đề phục
hồi sinh thái và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Lê Văn Thăng và nnk (2011), đã xuất bản các công trình: “Thích ứng với biến
đổi khí hậu và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế”; “Thích ứng với
biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở Thừa Thiên Huế” (dự
11
án FLC.09.04 và 10.04); “Luậncứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô
hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở Miền Trung và đề xuất
nhân rộng” (Đề tài NCKHCN, mã số biến đổi khí hậu 18, thuộc Chƣơng trình
KH&CN phục vụ mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu); trong đó đề cập
đến biến đổi khí hậu, các chính sách, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu ở Thừa
Thiên Huế.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), “Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020” trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, các
kế hoạch hành động của tỉnh và các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của biến
đổi khí hậu.
Đề tài đã vận dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đi trƣớc
để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chuơng:
Chuơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đánh giá tác động của thiên tai
đến kinh tế - xã hội.
Chƣơng 2. Đánh giá mức độ tổn thƣơng do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang
ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp thích ứng do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang
ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
12
NỘI DUNG
CHUƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Biến đổi khí hậu
Công ƣớc chung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH đã định nghĩa: BĐKH là
những ảnh hƣởng có hại của khí hậu, là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý
hoặc sinh học gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến các thành phần, khả năng
phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đƣợc quản lý hoặc đến các
hệ thống KT - XH hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời [35].
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH định nghĩa: BĐKH là sự
thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy
trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có
thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do tác
động của con ngƣời làm thay đổi tình hình khí quyển hay trong khai thác sử dụng
đất [2].
BĐKH đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định
đƣợc (ví dụ, sử dụng các phƣơng pháp thống kê…) diễn ra trong một thời gian dài,
thƣờng là một thập kỷ hoặc lâu hơn. BĐKH đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo
thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của
con ngƣời.
Tóm lại, khái niệm về BĐKH tuy có sự khác nhau ở một vài điểm, nhƣng tất
cả đều thống nhất ở chổ BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình
nhiều năm và nguyên nhân của BĐKH đƣợc quyết định chủ yếu bởi con ngƣời.
1.1.2. Thiên tai
Theo luật phòng, chống thiên tai (2013) đã đƣa ra một khái niệm liên quan đến
thiên tai:
- Thiên tai là hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài
sản, môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp
thấp nhiệt đới, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng
chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng,
13
hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
- Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về ngƣời, tài sản, môi
trƣờng, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
- Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động
phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng là nhóm ngƣời có đặc điểm và hoàn cảnh khiến
họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm
ngƣời khác trong cộng đồng. Đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bao gồm trẻ em, ngƣời cao
tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dƣới 12 tháng tuổi, ngƣời khuyết
tật, ngƣời bị bệnh hiểm nghèo và ngƣời nghèo.
- Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nƣớc, tổ chức, cá
nhân đầu tƣ, xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tƣợng, thủy văn, hải văn, địa
chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống
sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công
trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.
1.1.3. Tình trạng dễ bị tổn thương đối với thiên tai
Hiện nay, có nhiều khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng và việc sử dụng thuật
ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng chƣa có sự thống nhất. Tính dễ bị tổn
thƣơng thƣờng đi kèm với các nguy cơ tự nhiên nhƣ lũ lụt, hạn hán và nguy cơ xã
hội nhƣ nghèo đói, vv...Gần đây, khái niệm này đƣợc sử dụng rộng rãi trong bối
cảnh BĐKH để biểu thị mức độ thiệt hại mà một khu vực dự kiến sẽ bị ảnh hƣởng
do các tác động khác nhau của BĐKH. Có nhiều nghiên cứu về tính dễ bị tổn
thƣơng trên thế giới và khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng cũng khác nhau tùy theo
quan điểm của những nhà nghiên cứu. Có thể điểm qua một số định nghĩa về tính dễ
bị tổn thƣơng điển hình nhƣ sau:
Chamber (1983) định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng có 2 mặt. Một mặt là rủi ro
bên ngoài, các cú sốc mà một cá nhân hoặc hộ gia đình phải chịu từ các tác động
của BĐKH và một mặt là nội bộ bên trong đó là sự không có khả năng bảo vệ, có
nghĩa là thiếu phƣơng tiện để đối phó mà không bị thiệt hại [7].
O'brien và Mileti (1992) đã thử nghiệm tính dễ bị tổn thƣơng đối với BĐKH
14
và khẳng định rằng bên cạnh sự ổn định và giàu có về kinh tế, khả năng chống chịu
của dân cƣ với các cú sốc về môi trƣờng, cấu trúc và tình trạng sức khỏe của ngƣời
dân có thể đóng một vai trò quan trọng quyết định đến tính dễ bị tổn thƣơng. Tuổi
tác là một vấn đề quan trọng vì ngƣời già và trẻ em vốn là những đối tƣợng dễ bị
tổn thƣơng do những rủi ro môi trƣờng và nguy cơ phơi lộ. Dân số trong độ tuổi lao
động và có sức khỏe tốt có nhiều khả năng đối phó và do đó ít bị tổn thƣơng hơn
khi đối mặt với nguy cơ phơi lộ [7].
Blaikie và cộng sự (1994) định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng là các đặc điểm của
một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời về khả năng của họ để dự đoán trƣớc, đối phó,
chống chịu và phục hồi từ các tác động của các nguy cơ tự nhiên và khẳng định
rằng tính dễ bị tổn thƣơng có thể đƣợc đánh giá thông qua khả năng chống chịu và
mức độ nhạy cảm [7].
Watson và cộng sự (1996) định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ mức độ mà
BĐKH có thể gây thiệt hại hoặc gây tổn hại cho một hệ thống, không chỉ phụ thuộc
vào mức độ nhạy cảm của hệ thống đó mà còn về năng lực thích ứng với các điều
kiện khí hậu mới [7].
Theo Adger (1999), tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống tự nhiên
hoặc xã hội dễ bị thiệt hại do BĐKH. Nó đƣợc coi là một hàm của hai thành phần:
ảnh hƣởng có thể có của một hiện tƣợng đến con ngƣời, đƣợc gọi là năng lực hoặc
tính dễ bị tổn thƣơng về mặt xã hội và rủi ro về một hiện tƣợng nhƣ vậy có thể xảy
ra, thƣờng đƣợc gọi là sự phơi lộ (exposure).
Kasperson và cộng sự (2000) định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ mức độ mà
một hệ thống dễ bị thiệt hại do bị phơi lộ với một nhiễu loạn hoặc căng thẳng và
thiếu năng lực hoặc các biện pháp để đối phó, phục hồi hoặc thích ứng một cách cơ
bản để trở thành một hệ thống mới hoặc sẽ bị mất đi vĩnh viễn [7].
USEPA - Cục Bảo vệ Môi trƣờng Hoa kỳ (United State Environment
Protection Agency, 2006) định nghĩa tính tổn thƣơng của một hệ thống là mức độ
tổn thất của hệ thống đó dƣới tác động của một áp lực nào đó từ bên ngoài hay bên
trong hệ thống [8].
Trong các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), khái niệm
15
này vẫn đƣợc sử dụng khác nhau qua các thời kỳ. Trên thực tế, IPCC đã đƣa ra các
khái niệm khác nhau về tính dễ bị tổn thƣơng đối với BĐKH qua các năm. Năm
1992, tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc định nghĩa nhƣ mức độ mà một hệ thống không có
khả năng đối phó với những hậu quả của BĐKH và NBD. Năm 1996, báo cáo lần
thứ 2 (SAR) của IPCC đã định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà BĐKH có
thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống, không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của
hệ thống mà còn phụ thuộc vào năng lực thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí
hậu mới. Định nghĩa này bao gồm sự phơi lộ, mức độ nhạy cảm, khả năng phục hồi
của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hƣởng của BĐKH. Năm 2001,
báo cáo lần thứ 3 (TAR) của IPCC đã định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ
một hệ thống tự nhiên hoặc xã hội bị nhạy cảm với các thiệt hại do BĐKH gây ra.
Tính dễ bị tổn thƣơng là một hàm của mức độ nhạy cảm của một hệ thống đối với
những thay đổi của khí hậu (mức độ mà một hệ thống sẽ ứng phó với một sự thay
đổi của khí hậu, bao gồm những tác động có lợi và có hại), năng lực thích ứng (mức
độ mà sự điều chỉnh trong thực tiễn, quá trình thực hiện, hoặc cơ cấu có thể giảm
nhẹ hoặc bù lại đƣợc những thiệt hại tiềm ẩn hoặc tận dụng đƣợc những cơ hội tạo
ra từ sự thay đổi khí hậu đó) và mức độ phơi lộ của hệ thống với các nguy cơ khí
hậu. Năm 2007, báo cáo lần thứ 4 (AR4) của IPCC đã định nghĩa tính dễ bị tổn
thƣơng do tác động của BĐKH là mức độ một hệ thống bị nhạy cảm hoặc không thể
chống chịu trƣớc các tác động có hại của BĐKH, bao gồm dao động khí hậu và các
hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Tính dễ bị tổn thƣơng là một hàm của các đặc tính,
cƣờng độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu mà hệ thống
đó bị phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống đó. Theo định
nghĩa mới nhất này, khi các biện pháp thích ứng đƣợc tăng cƣờng thì tính dễ bị tổn
thƣơng theo đó sẽ giảm đi [35].
Nhƣ vậy, đã có khá nhiều định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc đƣa ra bởi
các nhà khoa học và tổ chức. Trong đó, định nghĩa của IPCC (2012) đã thể hiện tính
phổ quát của các chỉ số ảnh hƣởng đến tính dễ bị tổn thƣơng và cho phép lƣợng hóa
kết quả nghiên cứu nên đƣợc đề tài luận văn lựa chọn và áp dụng.
1.1.4. Thích ứng với thiên tai
16
Khả năng ứng phó và thích nghi là những nguồn lực, phƣơng tiện và điểm
mạnh tại các hộ gia đình và cộng đồng có thể giúp họ đối phó, chống chịu, phòng
ngừa, ngăn ngừa, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng phục hồi sau thảm họa. Khả năng
đƣợc nhận định ở trên nhiều góc độ:
- Khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong thời điểm bình thƣờng,
và trong thời điểm bất thƣờng của thiên tai, khí hậu. Các nguồn lực này bao gồm:
+ Nguồn lực tài chính, tín dụng
+ Tài nguyen thiên nhiên: đất, nƣớc, không khí, rừng
+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, v.v.
+ Điều kiện kinh tế: các nguồn thu nhập, các nguồn chi sản xuất sinh hoạt,
+ Điều kiện phát triển con ngƣời: y tế, giáo dục, dân số
+ Điều kiện phát triển đời sống văn hóa xã hội: liên kết xã hội, văn hóa truyền
thống, tôn giáo, …
- Khả năng tham gia quyết định trong các quy trình, quá trình xây dựng và
phát triển của cộng đồng, quá trình xây dụng cơ chế, tổ chức thể chế, luật, và các
chính sách, đặc biệt liên quan đến các khâu quản lý rủi ro thiên tai, khí hậu
- Thái độ và động cơ của cá nhân, đơn vị, tổ chức, v.v. liên quan đến công tác
giảm rủi ro thiên tai, khí hậu…
Ứng phó với những tác động của thiên tai là các hoạt động của con ngƣời
nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của thiên tai.
Thích ứng với tác động của thiên tai là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc
con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thƣơng do dao động và tác động của thiên tai hiện hữu hoặc tiềm tàng
và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
1.1.5. Kịch bản biến đổi khí hậu
Kịch bản BĐKH là một giả định có cơ sở khoa học và sự tin cậy của sự biến
đổi trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa KT - XH, tổng thu nhập quốc dân,
phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực nƣớc biển dân. Nhƣ vậy, kịch bản BĐKH có
điểm giống với dự báo khí hậu vì điều phản ánh sự tiến triển tƣơng lai của thủy văn,
khí hậu. Nhƣng điểm khác biệt ở chổ là kịch bản BĐKH bao giờ cũng đƣa ra quan
17
điểm về mối quan hệ ràng buộc giữa phát triển và hành động [2].
Kịch bản BĐKH sẽ là định hƣớng để giúp chúng ta có thể xây dựng và triển
khai kế hoạch hành động nằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiềm tàng của
BĐKH trong tƣơng lai.
1.1.6. Khái niệm tính dễ bị tổn thương
Nghĩa thông thƣờng của từ “tính dễ bị tổn thƣơng” đề cập đến khả năng bị
thƣơng, nghĩa là mức độ mà một hệ thống có thể bị tác động xấu do tiếp xúc với
một tai biến.
Để hiểu đƣợc khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng, trƣớc tiên cần làm rõ một số
khái niệm: tai biến, rủi ro và thảm họa.
- Tai biến là mối nguy hiểm tiềm ẩn có khả năng gây hại cho con ngƣời (và tài
sản) và nơi ở.
- Rủi ro là nguy cơ phải chịu các mối gây hại, hoặc khả năng mà một vài loại
tổn thất xảy ra, là kết quả của sự kiện tai biến.
- Thảm họa là sự kiện đơn lẻ với quy mô lớn mà vƣợt quá năng lực ứng phó và
phục hồi của một khu vực.
Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua. Đã
có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để
đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến
tính dễ bị tổn thƣơng giữa các ngành, lĩnh vực cũng khác nhau. Đặc biệt, trong
những năm gần đây khái niệm dễ bị tổn thƣơng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan
tâm hơn, việc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng là một hệ thống nhằm phân tích các rủi
ro từ nguy cơ bên ngoài cũng nhƣ nội bộ bên trong của nó. Điều này nhằm mục đích
tăng khả năng phục hồi của xã hội bằng cách tăng khả năng chống chịu của những
yếu tố dễ bị tổn thƣơng.
Dƣới đây tổng hợp lại một số định nghĩa của các tác giả về thuật ngữ “tính dễ
bị tổn thƣơng” trong các lĩnh vực khác nhau.
Bảng1.1. Một số định nghĩa của các tác giả về thuật ngữ “tính dễ bị tổn thương”
trong các lĩnh vực khác nhau
Tác giả/Tổ chức Định nghĩa
18
Gabor (1979) Tính dễ bị tổn thƣơng là mối đe dọa tác động trực tiếp đến
cộng đồng, xét đến không chỉ đặc tính của các yếu tố hóa học,
mà còn xem xét cả tình trạng sinh thái của cộng đồng và khả
năng ứng phó khẩn cấp, tại bất kỳ thời điểm nào. Tính dễ bị
tổn thƣơng là một thành phần của rủi ro
Timmerman (1981) Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ phản ứng tiêu cực của một hệ
thống khi gặp một tai biến. Mức độ và đặc trƣng của các phản
ứng tiêu cực bị giới hạn bởi khả năng phục hồi của hệ thống
(khả năng hấp thụ và phục hồi từ sự kiện tai biến).
Alexander (1991) Tính dễ bị tổn thƣơng con ngƣời là hàm số của chi phí và lợi
ích khi sinh sống ở khu vực chịu rủi ro từ tai biến thiên nhiên.
Cutter (1996) Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc hiểu nhƣ là một rủi ro sinh lý
cũng nhƣ một phản ứng xã hội, nhƣng trong một khu vực cụ
thể hoặc vùng địa lý. Đó có thể là không gian địa lý, nơi con
ngƣời và những vùng tổn thƣơng đƣợc xác định, hoặc không
gian xã hội, nơi mà con ngƣời sống trong đó chịu tổn thƣơng
nhiều nhất.
Watt và Bohle
(1993)
Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc xác định là thƣớc đo tổng hợp sự
an toàn của con ngƣời, bao gồm các tiếp xúc môi trƣờng, xã
hội, kinh tế và chính trị với một loạt các nhiễu loạn nguy hại.
Blaikie và cộng sự
(1994)
Tính dễ bị tổn thƣơng là sự kết hợp của các đặc trƣng nhƣ dân
tộc, tôn giáo, giới tính và tuổi tác, những yếu tố ảnh hƣởng
đến quyền lực và nguồn tài nguyên.
Clark (1998) Tính dễ bị tổn thƣơng là hàm của hai biến: 1) sự tiếp xúc với
các tai biến; và 2) khả năng ứng phó, chia thành khả năng
chống cự (khả năng hấp thụ các tác động và tiếp tục thực hiện
các chức năng), và khả năng phục hồi (khả năng hồi phục lại
sau những tổn thất)
Cutter et al. (2000) Theo nghĩa rộng, tính dễ bị tổn thƣơng là tiềm năng thiệt hại
tài sản hoặc tính mạng từ các tai biến môi trƣờng.
19
Downing (2001) Tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm độ phơi nhiễm, tính nhạy, khả
năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm
do ảnh hƣởng của thiên tai.
Joanne Linnerooth
Bayer (2010)
Tính dễ bị tổn thƣơng là khái niệm đƣợc hiểu trong một phạm
vi rộng và có quy tắc, bao gồm cả địa lý, rủi ro, hiểm họa, kỹ
thuật, nhân chủng học và sinh thái.
Fekete 2009 Tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm tiếp xúc, nhạy cảm và năng
lực của các khu vực nghiên cứu khi bắt gặp một mối nguy
hiểm hoặc sức ép cụ thể.
Tổ chức cứu trợ
thiên tai của Liên
hợp quốc -
UNDRO (1982)
Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ tổn thất của một hoặc một
loạt các yếu tố rủi ro nhất định, gây ra bởi sự xuất hiện của
một hiện tƣợng thiên nhiên với độ lớn nhất định.
Ban Thƣ ký Khối
Thịnh vƣợng chung
(CS) (1997)
Tính dễ bị tổn thƣơng là kết quả của hai nhóm yếu tố: (1) tỷ lệ
và cƣờng độ của rủi ro và các hiểm họa và (2) khả năng chống
chịu và khôi phục trở lại sau các rủi ro và hiểm họa đó. Các
hiểm họa bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính: tác động kinh tế,
khoảng cách và sự biệt lập, khả năng có thể xảy ra tai biến
thiên nhiên.
Ủy ban Liên hợp
quốc về Biến đổi
Khí hậu - IPCC
(1997)
Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc định nghĩa là mức độ mà một hệ
thống tự nhiên hoặc xã hội có thể bị tổn hại do chịu sự phá
hủy từ BĐKH. Tính dễ bị tổn thƣơng là một hàm của độ nhạy
cảm của hệ thống với các thay đổi khí hậu và khả năng thích
ứng của hệ thống trƣớc những thay đổi đó. Trong khuôn khổ
này, một hệ thống dễ bị tổn thƣơng là một hệ thống có độ
nhạy cảm cao với những thay đổi khí hậu bình thƣờng.
20
Chƣơng trình
lƣơng thực thế giới
- WFP (1999)
Tính dễ bị tổn thƣơng là khả năng tiếp cận với thực phẩn bị
suy giảm nghiêm trọng hoặc mức độ tiêu thụ dƣới nhu cầu
sống tối thiểu. Đó là kết quả của việc tiếp xúc với các nhân tố
nguy hiểm nhƣ hạn hán, biến động giá cả thị trƣờng, các quá
trình sinh thái - xã hội làm giảm khả năng ứng phó của con
ngƣời. Tính dễ bị tổn thƣơng có thể biểu diễn bằng công thức:
Tính dễ bị tổn thƣơng = (tỷ lệ) sự tiếp xúc với nguy cơ + thiếu
khả năng đối phó
Ủy ban Ứng dụng
Khoa học Địa cầu
Nam Thái Bình
Dƣơng - SOPAC
(1999)
Tính dễ bị tổn thƣơng là khả năng các thuộc tính của một hệ
thống phản ứng bất lợi với sự xuất hiện của các sự kiện tai
biến, và khả năng phục hồi là khả năng các thuộc tính của một
hệ thống có thể giảm thiểu hoặc hấp thụ ảnh hƣởng của các sự
kiện cực đoan. Tính dễ bị tổn thƣơng môi trƣờng khác với
tính dễ bị tổn thƣơng nhân văn bởi lẽ môi trƣờng thì rất phức
tạp với nhiều cấp độ tổ chức khác nhau.
Tổ chức lƣơng thực
và nông nghiệp
(FAO)
Tính dễ bị tổn thƣơng liên quan đến hàng loạt các nhân tố đặt
con ngƣời vào nguy cơ mất an ninh lƣơng thực. Mức độ tổn
thƣơng của mỗi cá nhân, hộ gia đình hay một nhóm ngƣời
đƣợc xác định dựa trên sự tiếp xúc của họ với các nhân tố gây
nguy hại và khả năng ứng phó hoặc chịu đựng của họ với
những tình huống căng thẳng.
Ủy ban Liên hợp
quốc về Biến đổi
Khí hậu - IPCC
(2001)
Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống bị tổn hại
hoặc không thể ứng phó với các tác động tiêu cực; khi đó tính
dễ bị tổn thƣơng không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ
thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng
đồng với điều kiện khí hậu mới.
Nguồn: [7]
Mặc dù có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu tính dễ bị tổn
thƣơng, nhƣng vẫn có thể nhận ra đƣợc những điểm chung giữa chúng. Rất nhiều
các nghiên cứu trong thời gian gần đây sử dụng khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng của
IPCC. Theo IPCC (2001), tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc định nghĩa là mức độ (degree)
mà một hệ thống dễ bị ảnh hƣởng hoặc không thể ứng phó với các tác động tiêu cực
21
của BĐKH, gồm các hiện tƣợng biến đổitheo quy luật và cực đoan của khí hậu.Tính
dễ bị tổn thƣơng là một hàm số của đặc trƣng, cƣờng độ và mức độ của các dao động
khí hậu tới một hệ thống, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của nóError!
Reference source not found.. Định nghĩa này đƣợc Metzger làm rõ hơn và theo đó,
tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm 3 thành phần: Độ phơi nhiễm (Exposure), độ nhạy cảm
(Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptive Capacity), và đƣợc biểu thị bằng công
thức:V = f (E, S, AC) (2)
Trong đó:
Độ phơi nhiễm (E) có thể đƣợc hiểu là những hiểm họa trực tiếp (ví dụ nhƣ
sức ép), bản chất và quy mô của các thay đổi của các dao động khí hậu của một
vùng (ví dụ nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan...)
Độ nhạy cảm (S) thể hiện điều kiện môi trƣờng xã hội có thể làm cho các tai
biến trở nên trầm trọng hơn hoặc làm giảm nhẹ nó.
Khả năng thích ứng (AC) thể hiện khả năng áp dụng các giải pháp thích ứng
giúp ngăn chặn các tác động tiềm tàng.
Mục tiêu của luận văn là đánh giá tổn thƣơng đối với SXNN dƣới tác động
tiêu cực của tự nhiên và kinh tế xã hội trong bối cảnh BĐKH, học viên cũng sử
dụng khái niệm tính dễ tổn thƣơng của IPCC.
1.1.7. Các xã bãi ngang ven biển
a). Quy định xã bãi ngang.
Đầu Năm 2017, quyết định số 131/Q Đ-TTg, ngày 25/01/2017 Thủ tƣởng
chính phủ đã phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn dựa vào chủ trƣơng đầu
tƣ các chƣơng trình mục tiêu quốc giai giai đoạn 2016-2020, định hƣớng giảm
nghèo bền vững, thời kỳ từ năm 2011-2020, quyết định ban hành tiêu chí xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020, chƣơng
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 [28]. Trên cơ sở
đó quyết định về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang
ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 của thủ tƣớng chính phủ đƣợc ban hành,
quyết định dựa trên các căn cứ vào các nghị quyết và quyết định đã đƣợc ban hành
ở giai đoạn này, kèm theo quyết định là danh sách 291 xã thuộc 23 tỉnh nằm trong
22
diện các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, kèm theo cơ chế quản lý,
nội dung đầu tƣ và tổ chức thực hiên , trong đó phải kể đến các xã bãi ngang ven
biển Miền Trung là những xã thuộc đối tƣợng nghèo của cả nƣớc hàng năm còn
phải hứng chịu các thiên tai xẩy ra
b). Đặc điểm các xã bãi ngang
Tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
Ngày 05 tháng 8 năm 2016, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số
1559/QĐ-TTg ban hành tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và
hải đảo thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016-2020, các tiêu chí bao gồm:
- Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo là xã có vị trí ở
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có đƣờng ranh giới tiếp giáp bờ biển hoặc xã
cồn bãi, cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo. Có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo
tổng điều tra hộ nghèo năm 2015 từ 16% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 11% trở
lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Thiếu (hoặc chƣa đủ) 3/7 công trình cơ sở hạ tầng tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản, cụ thể:
- Xã chƣa đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế;
- Cơ sở vật chất trƣờng mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học sơ sở đạt
chuẩn quốc gia dƣới 60%;
- Từ 40% số thôn trở lên chƣa có phòng học kiên cố cho nhà trẻ, lớp mẫu giáo;
- Chƣa có hoặc chƣa đƣợc đầu tƣ trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui
chơi giải trí cho ngƣời dân của xã;
- Từ 40% số thôn trở lên chƣa có nhà sinh hoạt thôn;
- Dƣới 75% số hộ đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh (nguồn nƣớc sinh
hoạt hợp vệ sinh: nƣớc máy, nƣớc giếng khoan, nƣớc giếng đào có thành bảo vệ,
nƣớc khe mó đƣợc bảo vệ, nƣớc mƣa chứa trong bể chứa đƣợc bảo vệ);
- Dƣới 60% số hộ có nhà tiêu hợp về sinh theo Quy chuẩn Việt Nam quy định
của Bộ Y tế.
Thiếu (hoặc chƣa đủ) 2/4 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh:
23
- Tỷ lệ km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn
theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải dƣới 80%;
- Tỷ lệ km đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ Giao thông vận tải dƣới 70%;
- Tỷ lệ km đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận
tiện dƣới 50% (riêng Đồng bằng sông Cửu Long dƣới 40%0;
- Tỷ lệ km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa dƣới 70% (riêng Đồng
bằng sông Cửu Long dƣới 40%). Thiếu trên 50% cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
nông, ngƣ, diêm nghiệp nhƣ: đƣờng ra bến cá; bờ bao, kè; trạm bơm cho nuôi trồng
thủy sản, sản xuất muối, hệ thống thoát nƣớc [28].
1.2. Các vấn đề cơ bản về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng
1.2.1. Các hợp phần của tính dễ bị tổn thương
- Tính nhạy cảm (Sensitivity): Theo Kleynhans (1999)tính nhạy cảm sinh thái
là khả năng chống chịu trƣớc một tác động cụ thể (nhƣ sự thay đổi môi trƣờng) và
khả năng phục hồi sau khi chịu ảnh hƣởng của tác động. Nếu sức chống chịu và khả
năng giữ cân bằng của hệ thống càng nhỏ thì càng nhạy cảm, và ngƣợc lại [33].
- Sự phơi nhiễm/ Mật độ tổn thƣơng (Exposure): Theo Cutter (2000) và Mai
Trọng Nhuận (2008) mật độ tổn thƣơng là mật độ các đối tƣợng bị tổn thƣơng đƣợc
xác định theo sự phân bố, vai trò của các đối tƣợng bị tổn thƣơng [33].
Khái niệm khác về sự phơi nhiễm là mức độ tiếp xúc của đối tƣợng nghiên
cứuvới các yếu tố tác động tới nó theo các chiều hƣớng khác nhau tùy vào yếu tố.
- Khả năng thích ứng (Adaptive capacity): Theo IPCC thì khả năng thích ứng
(Adaptive Capacity) là khả năng của một hệ thống nhằm thích nghi với BĐKH (bao
gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu), nhằm giảm thiểu các thiệt hại, khai thác yếu
tố có lợi hoặc để phù hợp với tác động của BĐKH [33].
1.2.2. Xây dựng phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương
1.2.2.1. Phương pháp tích hợp bản đồ
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, phƣơng pháp hệ
thống thông tin địa lý (GIS) ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong việc thành lập
24
và tích hợp các bản đồ số, nhanh chóng mang lại những kết quả khách quan và
chính xác.
Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc xác định thông qua các tiêu chí nhƣ: độ phơi
nhiễm, tính nhạy, khả năng chống chịu phản ánh các đặc tính tự nhiên, KT - XH
hoặc chi tiết đến các yếu tố phản ánh tính trạng tổn thƣơng trong các lĩnh vực công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản...
1.2.2.2. Phương pháp chuẩn hóa các biến
Các biến giá trị đƣợc hiểu là một đại lƣợng đƣợc đƣa vào trong một công thức
toán học để tính toán cho một giá trị cần tìm. Việc lựa chọn các biến trong việc
đánh giá tổn thƣơng phụ thuộc vào lý thuyết và phƣơng pháp tiếp cận kết hợp với ý
kiến chuyên gia. Các biến chọn khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.
Đối với mỗi một biến, do đƣợc đo lƣờng bằng các đại lƣợng khác nhau (ví dụ:
biến nhiệt độ đƣợc đo bằng độ C, mức độ ảnh hƣởng; hoặc chỉ số AC đƣợc đo bằng
các yếu tố về KT - XH). Vì vậy, để có thể đánh giá đƣợc ta phải đƣa các đại lƣợng
về một trục (cùng một đơn vị). Đơn vị ở đây chính là chỉ số đánh giá. Vì vậy, ta áp
dụng công thức sau [33]:
Công thức áp dụng để chuẩn hóa các chỉ số đại lƣợng
𝑍𝑖𝑗 =
𝑋𝑖𝑗 − 𝑋𝑖𝑀𝑖𝑛
𝑋𝑖𝑀𝑎𝑥 − 𝑋𝑖𝑀𝑖𝑛
× 100
Trong đó:
Zij: Giá trị đƣợc chuẩn hóa ở loại i của vùng j;
Xij: Giá trị chƣa đƣợc chuẩn hóa ở loại i của vùng j;
Xi Max: Giá trị lớn nhất của chỉ số (của lớp thông tin);
Xj Min: Giá trị nhỏ nhất của chỉ số.
1.3. Thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Thiên tai trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình bão trên thế giới
Tính trung bình cho toàn thế giới hàng năm có 80 cơn bão. Trên 50% số cơn
bão toàn cầu xuất hiện ở Bắc Thái Bình Dƣơng (trong đó 38% ở Tây Thái Bình
Dƣơng và 17% ở Đông Bắc Thái Bình Dƣơng). Số bão cũng có sự chênh lệch giữa
hai bán cầu: Ở Bắc Bán Cầu chiếm 73% số bão trên thế giới (cực đại bão vào tháng
25
VIII và tháng X), ở Nam Bán Cầu chiếm 27% số bão trên thế giới (cực đại bão vào
tháng I).[34]
Trong số những con bão thì đáng sợ nhất là những siêu bão với CAT5 (với sức
gió trên 250 km/h). Hàng năm trên thế giới có trung bình 8 đến 9 siêu bão hình
thành gây ảnh hƣởng vô cùng to lớn đến toàn nhân loại.
Nguồn: [40]
Hình 1.1. Thống kê số lượng siêu bão trên thế giới trong giai đoạn năm 1990 đến
năm 2015
Bảng 1.2. Thống kê các cơn bão nổi bật trên thế giới giai đoạn năm 2005 đến
năm2017
Tên bão Vùng ảnh hƣởng Áp
suất
(hPa)
Sức
gió
(km/h)
Về
ngƣời
(ngƣời)
Thiệt hại
kinh tế
(tỷ USD)
1. Bão
Katrina –
2005
Bahamas, Nam Florida,
Cuba, Mississippi,
Alabama, Đông Bắc Mỹ.
902 280 1833 108
2. Bão
Nargis -
2008
Sri Lanka, Ấn Độ,
Bangladesh, Myanma
962 180 146.000 10
3. Bão
Morakot –
Philippines và Nhật Bản
(ảnh hƣởng), Đài Loan và
945 150 10700 1,6
26
2009 Trung Quốc (trực tiếp).
4. Megi –
2010
Philipines, Đài Loan, Hồng
Kông, Macau, Trung Quốc.
885 295 69 7,9
5. Haiyan –
2013
Liên bang
Micronesia, Palau,
Philippines, Việt
Nam, Trung Quốc, Đài
Loan
895 315 6340 2,86
6. Bão
Vongfong –
2014
ĐảoCaroline, Đảo Mariana,
Philippines, Đài Loan, Nhật
Bản, Hàn Quốc.
900 285 11 0,58
7. Siêu bão
Soudelor –
2015
Marian Islands, Philippines,
Nhật Bản, Đài Loan, Trung
Quốc
900 215 21 0,66
8. Siêu bão
Meranti
2016
Tỉnh Batanes
(Philippines),Đài Loan,
Trung Quốc
887 315 20 3,152
9. Siêu bão
Nepartak
2016
Caroline Islands, Mariana
Islands, Philippines,
Ryukyu Islands, Đài Loan,
Trung Quốc
900 285 111 1,85
10. Bão
Damrey
2017
Philippines, Việt Nam,
Cam-pu-chia, Thái Lan,
Malaysia
965 140 151 1,04
11. Bão
Tembin
2017
Quần đảo Caroline,
Philippines
975 155 257 0,44
Nguồn:[31, 40]
Ta có thể thấy rằng, những cơn bão lớn nhất ghi nhận trong lịch sử thế giới từ
năm 2005 đến năm 2017 tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Thái Bình Dƣơng với sức
27
mạnh khủng khiếp (áp suất trên 885 hPa; sức gió trên 150 km/h) đã gây thiệt hại lớn
về ngƣời và kinh tế ở những nơi mà chúng càn quét qua.
Nhƣ vậy, hàng năm trên thế giới đã và đang đối mặt với sự tác động của bão
với mức ảnh hƣởng vô cùng to lớn đến môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ sự phát triển
của kinh tế - xã hội.
1.3.1.2. Tình hình lũ lụt trên thế giới
Một trong những hệ lụy của bão đến với con ngƣời là các trận mƣa lớn, gây
ngập úng, lũ lụt ở nhiều nơi trên thế giới. Hầu nhƣ các khu vực trên thế giới đều
chịu ảnh hƣởng nặng nề từ lũ lụt. Có thể kể đến nhƣ:
- Tại Châu Á: Tại nhiều quốc gia nhƣ Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal,
Pakistan, Myanmar…, hàng năm ngƣời dân đang phải hứng chịu nhiều đợt mƣa lớn
kéo dài dẫn đến ngập lụt, sạt lở đất. Cƣ dân các vùng ngập lụt phải sơ tán hoặc rơi
vào cảnh mất mát nhà cửa, tài sản, các cơ sở hạ tầng quốc gia bị hƣ hại nặng và con
số thƣơng vong ngày một tăng.
- Tại Châu Âu: Một số nƣớc Trung Âu trong năm 2013 đang phải hứng chịu
một trận lũ lụt tồi tệ nhất trong hơn 1 thập kỷ qua sau nhiều ngày mƣa lớn, đã khiến
nhiều ngƣời thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà và đƣờng xá ngập trong biển nƣớc.
Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề nhất tại các nƣớc
Đức, Áo và Cộng hòa Czech . Không những ở Trung Âu mà đầu mùa hè 2013,
ngƣời ta đã chƣ́ ng kiến sƣ́ c tàn phá ghê gớm của nhƣ̃ng trâ ̣n lũ lụt đổ xuống khắp
vùng Đông và Nam Âu trong suốt nhiều tuần.
- Tại Nam Mỹ: Tình hình cũng tồi tệ không kém với hàng chục ngàn ngƣời
phải sơ tán vì lũ lụt trên diện rộng gây ra bởi những trận mƣa nhƣ trút nƣớc. Tệ hại
hơn cả là báo động về tình hình vệ sinh do vỡ đƣờng ống dẫn nƣớc thải khiến nƣớc
bẩn tràn ngập cả vùng rộng lớn[35].
28
Nguồn: [35]
Hình 1.2. Các số liệu thống kê các trận lũ lớn gây thiệt hại kinh tế trên toàn thế
giớinăm 1900 đến năm 2014 (Đơn vị: tỷ USD)
Qua hình 1.2 ta có thể thấy, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về kinh tế trên toàn thế
giới. Các trận lũ lớn gây thiệt hại lên đến con số là hàng chục tỷ USD. Trong đó
đáng chú ý nhƣ năm 2011 tại Thái Lan lũ lụt đã gây thiệt hại kinh tế tới 40 tỷ USD.
Qua đó ta có thể thấy rằng, chủ yếu các nƣớc trong danh sách các nƣớc có các trận
lũ lớn gây thiệt hại kinh tế cao là các nƣớc châu Á nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn
Độ,...
1.3.1.3. Tình hình hạn hán trên thế giới
Trên thế giới hiện nay hạn hán luôn đƣợc coi là “sát thủ thầm lặng (silent
killer)”. Nó diễn ra với quy mô và sức ảnh hƣởng trên toàn cầu. Có ít nhất 80 nƣớc
ở vùng sa mạc và bán sa mạc (chiếm khoảng 40% dân số thế giới) thuộc hai lục điạ
Châu Á và Châu Phi thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của hạn hán. Cụ thể:
- Tại Châu Á: Hơn 3 thập kỷ qua, hạn hán đã ảnh hƣởng đến cuộc sống của
hơn 1,3 tỷ ngƣời và thiệt hại 53 tỷ USD. Các hồ chứa nƣớc xuống tới mức thấp kỉ
lục chƣa từng có.Dù chƣa đƣợc thống kê đầy đủ, song ƣớc tính có tới 10.000 ngƣời
bị ảnh hƣởng bên cạnh đó cũng đẩy giá cả leo thang, khiến đời sống ngƣời dân gặp
nhiều khó khăn.
- Tại Châu Âu: Hạn hán đang diễn ra rất phức tạp. Đáng phải kể đến nhƣ:Tại
Bồ Đào Nha, tháng 2/2015 đƣợc ghi nhận là tháng khô nhất trong vòng 80 năm trở
lại đây. Tại Tây Ban Nha, tình hình cũng không mấy khả quan hơn. Tại Pháp, hạn
hán đã lên tới kỷ lục kể từ 50 năm trở lại đây và chi phí sản xuất đã phải tăng lên
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Thái Lan (2011)Trung Quốc (1998)Trung Quốc (2010)Ấn Độ (2014)Nhật Bản (1995)Đức (2013)Trung Quốc (1996)Mỹ (1993)Đức (2002)Mỹ (2008)
29
đáng kể, tình hình cũng đặc biệt đáng lo ngại.
- Tại Nam Mỹ: Tại Brazil hạn hán nghiêm trọng nhất nửa thế kỷ qua. Khu vực
Đông Bắc Brazil đang trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng nửa thế kỷ
qua. Hạn hán đã tác động đến cuộc sống ngƣời dân tại hơn 1.100 thị trấn ở quốc gia
lớn nhất Nam Mỹ này, nguồn cung nƣớc ít ỏi cũng gây thiệt hại cho các nông trại,
với nhiều nông trang bị mất 50% số vật nuôi trong khi cây trồng cằn cỗi, chết khô.
- Tại Châu Phi: Phải gánh chịu những hệ quả khủng khiếp từ đợt hạn hán
nghiêm trọng nhất trong vòng 60 năm trở lại. Trong năm 2012 hạn hán đã ảnh
hƣởng tới 11,5 triệu ngƣời, với tỷ lệ ngƣời suy dinh dƣỡng và tỷ lệ trẻ em tử vong
cao, khoảng 12 triệu ngƣời đang bị đói. Ít nhất 500 ngƣời Somali đã chết vì các căn
bệnh liên quan đến hạn hán.
- Tại Bắc Phi ven biển Địa Trung Hải: Do tình trạng hạn hán, ngành nông
nghiệp các nƣớc trong khu vực bị đình trệ, thiếu lƣơng thực rất phổ biến nhiều nƣớc
phải tiền hành nhập khẩu lƣơng thực.
Nguồn:[40]
Hình 1.3. Bản đồ hạn hán trên thế giới năm 2017
Qua hình 1.3 ta có thế thấy vào năm 2017 diễn ra tình trạng hạn hán gay gắt
(màu càng đỏ càng gay gắt). Trong đó đáng chú ý là khu vực trung tâm Nam Mỹ
với mức độ cũng nhƣ quy mô hạn hán lớn nhất. Ngoài ra còn có các vùng nhƣ Nam
Phi, Bắc Phi, lục địa Ôxtraylia, khu vực Nam và Đông Nam Á.
Không thể phủ nhận trong những năm trở lại đây, tình hình hạn hán diễn biến
ngày càng bất thƣờng và khắc nghiệt trên khắp thế giới, gây những ảnh hƣởng vô
30
cùng sâu sắc đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của
Ngân hàng Thế giới (WB), các thảm họa thiên nhiên đã gây tổn thất gần 4.000 tỷ
USD trong 30 năm qua (từ năm 1985 đến năm 2017), ƣớc tính khoảng hơn 130 tỷ
USD mỗi năm, trong đó 2/3 là do các cơn bão, lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng.
1.3.2. Thiên tai ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình bão ở Việt Nam
Trong hơn 25 năm lại đây (từ năm 1990 đến năm 2015) đã có khoảng 246 trận
bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến Việt Nam, trong đó 31% đổ bộ vào Bắc Bộ,
36% đổ bộ vào Bắc và Trung Trung Bộ, 33% đổ bộ vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 10 cơn bão lớn nhỏ khác
nhau. Trong đó, nƣớc ta chịu ảnh hƣởng trực tiếp của 3,15 cơn bão; 2,93 cơn áp thấp
nhiệt đới và ảnh hƣởng gián tiếp của 0,83 cơn bão; 0,4 cơn áp thấp nhiệt đới[4].
Mùa bão Việt Nam bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào cuối tháng XI và nửa
đầu tháng XII, thƣờng tập trung nhiều nhất trong các tháng IX, X (tổng số cơn bão
của 2 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong mùa). Qua nghiên cứu nhiều năm
có bão thấy rằng, trung bình từ tháng I đến tháng V, bão ít có khả năng ảnh hƣởng
đến Việt Nam. Từ tháng VI đến tháng VIII, bão có nhiều khả năng ảnh hƣởng đến
Bắc Bộ. Từ tháng IX đến tháng XII, bão có nhiều khả năng ảnh hƣởng đến Trung
Bộ và Nam bộ. Nhƣ vậy, từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di
chuyển của dải hội tụ nhiệt đới. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ[4].
Tại Việt Nam khoảng 60% các cơn bão xuất phát từ vùng biển của quần đảo
Carolines, Philippins, còn lại khoảng 40% cơn bão khác xuất phát từ phía Nam Biển
Đông. Quỹ đạo của bão trong Biển Đông có thể đƣợc chia thành 5 dạng chính: ổn
định, phức tạp, parabol, suy yếu trên biển và mạnh lên gần bờ. Trong số đó, dạng
phức tạp và mạnh lên gần bờ là khó dự báo nhất. Hơn nữa, khu vực Biển Đông chịu
sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau nên càng làm cho việc dự báo phức tạp hơn.
* Một số cơn bão điển hình
Bảng 1.3. Thống kê các cơn bão lớn ảnh hưởng vào Việt Nam
Tên bão Mô tả
31
1. Bão Linda -
11/1997
Di chuyển nhanh, tăng cấp, cấp 10 khi đổ bộ vào vùng bờ
biển Cà Mau, Bạc Liêu (đêm ngày 2/11)
2. Bão Xangsane -
9/2006
Cấp 13, di chuyển nhanh, đổ bộ vào miền Trung (ngày
1/10).
3. Bão Ketxana –
9/2009
Cấp 13, di chuyển nhanh, đổ bộ vào Quảng Nam, Quảng
Ngãi (ngày 29/9).
4. Bão Sơn tinh
10/2012
Cấp 12, 13 di chuyển nhanh, diễn biến khó lƣờng, đổ bộ vào
miền Bắc (ngày 28/10).
5. Bão Haiyan -
11/2013
Cấp 11, giật tới cấp 13, khi vào sâu trong vùng đất liền khu
vực Hải Phòng đến Quảng Ninh gây mƣa to trên diện rộng.
Qua bảngtrên ta có thể thấy các cơn bão lớn ảnh hƣởng đến nƣớc ta trong
những năm gần đây thƣờng xãy ra từ tháng IX đến tháng XI hàng năm. Với sức gió
cấp 10 có khi lên đến cấp 13, có hƣớng di chuyển nhanh vô cũng phức tạp đổ bộ
vào các khu vực ven biển. Trƣớc tình hình bão hàng năm nhƣ trên thì hậu quả của
nó đem lại vô cùng nặng nề. Cụ thể bão thƣờng có gió mạnh và mƣa lớn. Lƣợng
mƣa trong một cơn bão thƣờng đạt 300 mm đến 400 mm, có khi tới lên 500 mm đến
600 mm. Nƣớc dâng tràn đê kết hợp với nƣớc lũ do mƣa lớn trên nguồn dồn về làm
ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững
chắc nhƣ nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế... Đặc biệt trên biển, bão gây
sóng to dâng cao 9 m đến 10 m, có thể làm lật úp tàu thuyền.
Ở Việt Nam chƣa có bằng chứng về sự thay đổi tần suất của các cơn bão đổ bộ
vào đất liền. Tuy nhiên, các cơn bão trung bình có xu hƣớng giảm về số lƣợng
nhƣng có cƣờng độ mạnh tăng lên. Mùa mƣa bão hiện nay có xu hƣớng kết thúc
muộn hơn trƣớc đây và nhiều cơn bão đổ bộ vào khu vực phía Nam trong những
năm gần đây.
1.3.2.2. Tình hình lũ lụt ở Việt Nam
Lũ lụt là một trong những dạng thiên tai thƣờng gặp nhất ở Việt Nam. Thiệt
hại do lũ lụt ở Việt Nam thuộc vào loại lớn trên thế giới.Ở Việt Nam, mùa lũ hàng
năm ở các vùng diễn ra khác nhau. Tùy theo điều kiện địa lý tự nhiên và đặc điểm
khí tƣợng hàng năm mà mùa lũ có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn. Cụ thể: Mùa lũ
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

More Related Content

What's hot

Ảnh Hưởng Của Dự Án Mở Rộng Phía Tây Thành Phố Thái Nguyên Đến Giá Đất Ở Trên...
Ảnh Hưởng Của Dự Án Mở Rộng Phía Tây Thành Phố Thái Nguyên Đến Giá Đất Ở Trên...Ảnh Hưởng Của Dự Án Mở Rộng Phía Tây Thành Phố Thái Nguyên Đến Giá Đất Ở Trên...
Ảnh Hưởng Của Dự Án Mở Rộng Phía Tây Thành Phố Thái Nguyên Đến Giá Đất Ở Trên...nataliej4
 
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
bctntlvn (5).pdf
bctntlvn (5).pdfbctntlvn (5).pdf
bctntlvn (5).pdfLuanvan84
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa KhoaKhảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa KhoaNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

What's hot (15)

Ảnh Hưởng Của Dự Án Mở Rộng Phía Tây Thành Phố Thái Nguyên Đến Giá Đất Ở Trên...
Ảnh Hưởng Của Dự Án Mở Rộng Phía Tây Thành Phố Thái Nguyên Đến Giá Đất Ở Trên...Ảnh Hưởng Của Dự Án Mở Rộng Phía Tây Thành Phố Thái Nguyên Đến Giá Đất Ở Trên...
Ảnh Hưởng Của Dự Án Mở Rộng Phía Tây Thành Phố Thái Nguyên Đến Giá Đất Ở Trên...
 
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
đáNh giá thực trạng quản lý chất thải công nghiệp nguy hại các khu công nghiệ...
 
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hátĐề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
Đề tài: Thực trạng hứng thú của trẻ mẫu giáo với hoạt động ca hát
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyênđáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã quyết thắng, thành phố thái nguyên
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAYLuận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
Luận án: Đặc trưng thủy động lực học của dòng nối tiếp, HAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Luận án: Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật Arfi với Apri
Luận án: Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật Arfi với ApriLuận án: Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật Arfi với Apri
Luận án: Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật Arfi với Apri
 
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người trong môn Khoa học 5
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người trong môn Khoa học 5Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người trong môn Khoa học 5
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người trong môn Khoa học 5
 
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đLuận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duyLuận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
Luận văn: Sử dụng bài tập chương nitơ - photpho nâng cao năng lực tư duy
 
bctntlvn (5).pdf
bctntlvn (5).pdfbctntlvn (5).pdf
bctntlvn (5).pdf
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa KhoaKhảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Khoa
 
Đề tài: Phục hồi chức năng tại nhà sau đột quỵ não, HAY
Đề tài: Phục hồi chức năng tại nhà sau đột quỵ não, HAYĐề tài: Phục hồi chức năng tại nhà sau đột quỵ não, HAY
Đề tài: Phục hồi chức năng tại nhà sau đột quỵ não, HAY
 

Similar to Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...nataliej4
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...nmtien1985
 
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...TieuNgocLy
 
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (20)

Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPTLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAYLuận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...
Luận Văn Khoa Học Môi Trường Về Nghiên Cứu Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vườn Qu...
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
 
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biểnMô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
 
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
Luận văn: Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi...
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 

Recently uploaded (20)

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 

Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO THIÊN TAI GÂY RA Ở CÁC XÃ BÃI NGANG VEN BIỂN HUYỆN PHÖ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO THIÊN TAI GÂY RA Ở CÁC XÃ BÃI NGANG VEN BIỂN HUYỆN PHÖ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 8440217 ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HOÀNG SƠN THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Hƣơng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn, tác giả xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn. Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy giáo bộ môn Địa lý Tự nhiên - Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Huế. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã giảng dạy cho lớp cao học Địa lí Tự nhiên - Khóa 25. Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành huyện Phú Lộc đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ cho việc thực nghiệm của luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cùng các bạn học viên lớp Địa lý Tự nhiên, Khóa 25 trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế…đã luôn sẻ chia, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2017 Nguyễn Thị Lan Hƣơng
  • 5. MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................2 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................2 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................3 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................5 6. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .........................................................6 6.1. Trên thế giới ..................................................................................................6 6.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................7 6.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế ..............................................................................10 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN........................................................................11 NỘI DUNG ...............................................................................................................12 CHUƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................12 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài............................................................12 1.1.1. Biến đổi khí hậu .......................................................................................12 1.1.2. Thiên tai....................................................................................................12 1.1.3. Tình trạng dễ bị tổn thƣơng đối với thiên tai ...........................................13 1.1.4. Thích ứng với thiên tai .............................................................................15 1.1.5. Kịch bản biến đổi khí hậu.........................................................................16 1.1.6. Khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng...............................................................17 1.1.7. Các xã bãi ngang ven biển.......................................................................21 1.2. Các vấn đề cơ bản về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng.....................................23 1.2.1. Các hợp phần của tính dễ bị tổn thƣơng...................................................23 1.2.2. Xây dựng phƣơng pháp xác định tính dễ bị tổn thƣơng...........................23 1.3. Thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam.............................................................24 1.3.1. Thiên tai trên thế giới ...............................................................................24 1.3.2. Thiên tai ở Việt Nam................................................................................30 1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam...........................................................33 1.4.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ .......................................................................33 1.4.2. Kịch bản biến đổi về lƣợng mƣa ..............................................................34 1.4.3. Kịch bản nƣớc biển dâng..........................................................................34
  • 6. 1.4.4. Kịch bản biến đổi của một số hiện tƣợng khí hậu cực đoan ....................35 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO THIÊN TAI GÂY RA Ở CÁC XÃ BÃI NGANG VEN BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...........................................................................................................................37 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................37 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên................................................................37 2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................43 2.2. Các dạng thiên tai phổ biến ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc .....47 2.2.1. Bão và áp thấp nhiệt đới...........................................................................49 2.2.2. Lũ lụt ........................................................................................................51 2.2.3. Hạn hán.....................................................................................................53 2.2.4. Nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn...........................................................54 2.2.5. Trƣợt lở, sạt lở..........................................................................................55 2.3. Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dân ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2100 .................................................................................................56 2.3.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ .......................................................................56 2.3.2. Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa...................................................................60 2.3.3. Kịch bản nƣớc biển dâng..........................................................................62 2.4. Đánh giá mức độ tổn thƣơng do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................64 2.4.1. Xác định các biến .....................................................................................64 2.4.2. Xây dựng và chuẩn hóa các biến..............................................................66 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG DO THIÊN TAI GÂY RA Ở CÁC XÃ BÃI NGANG VEN BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...........................................................................................................................86 3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp ..............................................86 3.1.1. Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện phú lộc giai đoạn 2017 - 2022............................................................................86 3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc đến năm 2020......87 3.2. Cách tiếp cận với thích ứng ............................................................................89 3.3. Nguyên nhân của tính dễ bị tổn thƣơng..........................................................90 3.4. Đề xuất giải pháp thích ứng do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................91 3.4.1. Nhóm giải pháp công trình.......................................................................91 3.4.2. Nhóm giải pháp phi công trình.................................................................93 KẾT LUẬN...............................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................99 PHỤ LỤC................................................................................................................103
  • 7. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung viết tắt AC : Chỉ số khả năng thích ứng BĐKH : Biến đổi khí hậu E : Chỉ số mức độ phơi nhiễm IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu KT - XH : Kinh tế - xã hội NBD : Nƣớc biển dâng RCP : Kịch bản nồng độ khí nhà kính đặc trƣng RCP4.5 : Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp RCP8.5 : Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao S : Chỉ số mức độ nhạy cảm SXNN : Sản xuất nông nghiệp V : Chỉ số tổn thƣơng
  • 8. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Một số định nghĩa của các tác giả về thuật ngữ “tính dễ bị tổn thƣơng” trong các lĩnh vực khác nhau ...................................................................................17 Bảng 1.2. Thống kê các cơn bão nổi bật trên thế giới giai đoạn năm 2005 đến năm 2017...........................................................................................................................25 Bảng 1.3. Thống kê các cơn bão lớn ảnh hƣởng vào Việt Nam ...............................30 Bảng 1.4. Một số trận lũ lụt điển hình ảnh hƣởng tới Việt Nam ..............................32 Bảng 1.5. Kịch bản NBD theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam.........34 Bảng 2.1. Cơ cấu các loại đất huyện Phú Lộc ..........................................................42 Bảng 2.2. Dân số các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc năm 2016 ..................44 Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế theo ngành các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc ....45 Bảng 2.4. Diễn biến thiên tai ảnh hƣởng đến Thừa Thiên Huế từ 2005 - 2016........48 Bảng 2.5. Số cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế từ 1950-2009 .............................49 Bảng 2.6. Đặc trƣng của bão vào Thừa Thiên Huế theo các pha ENSO (1950-2009) ...................................................................................................................................50 Bảng 2.7. Đỉnh lũ trung bình 10 năm tại các trạm ở Thừa Thiên Huế thời kì 1978- 2016...........................................................................................................................52 Bảng 2.8. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0 C) so với thời kỳ cơ sở ở Thừa Thiên Huế..................................................................................................................57 Bảng 2.9. Biến đổi của nhiệt độ trung bình các mùa (0 C) so với thời kỳ cơ sở tại Huế 59 Bảng 2.10. Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ cơ sở tại Thừa Thiên Huế ............................................................................................................................60 Bảng 2.11. Biến đổi của lƣợng mƣa theo mùa (%) so với thời kỳ cơ sở..................62 Bảng 2.12. Mực NBD theo các kịch bản từ Đèo Ngang-Đèo Hải Vân ....................63 Bảng 2.13. Nguy cơ ngập đối với tỉnh Thừa Thiên Huế...........................................63 Bảng 2.14. Các biến đƣợc sử dụng trong đánh giá ...................................................65 Bảng 2.15. Chuẩn hóa các biến.................................................................................66 Bảng 2.16. Mực nƣớc biển dâng theo cáckịch bản từ Đèo Ngang-Đèo Hải Vân.....73 Bảng 2.17. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0 C) so với thời kỳ cơ sở ở Thừa Thiên Huế..................................................................................................................73 Bảng 2.18. Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ cơ sở tại Thừa Thiên Huế.74 Bảng 2.19. Bảng trọng số các biến đƣợc sử dụng trong đánh giá.............................77 Bảng 2.20. Diện tích và tỷ lệ mức độ tổn thƣơng của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................85 Bảng 3.1. Nhận thức của ngƣời dân về tác động của thiên tai ở địa phƣơng ...........90
  • 9. iii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Thống kê số lƣợng siêu bão trên thế giới trong giai đoạn năm 1990 đến năm 2015...................................................................................................................25 Hình 1.2. Các số liệu thống kê các trận lũ lớn gây thiệt hại kinh tế trên toàn thế giớinăm 1900 đến năm 2017. ( Đơn vị: tỷ USD)......................................................28 Hình 1.3. Bản đồ hạn hán trên thế giới năm 2017 ....................................................29 Hình 2.1. Bản đồ hành chính các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................................................37 Hình 2.2. Kịch bản biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0 C) ở Bắc Trung Bộ......58 Hình 2.3. Kịch bản biến đổi lƣợng mƣa năm (%) ở khu vực Bắc Trung Bộ............61 Hình 2.4. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực NBD 100 cm,tỉnh Thừa Thiên Huế .64 Hình 2.5. Bản đồ chỉ số tiếp cận giao thông của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................69 Hình 2.6. Bản đồ chỉ số ảnh hƣởng của các khu dân cƣ của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................................70 Hình 2.7. Bản đồ chỉ số ảnh hƣởng của các khu công nghiệp của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................71 Hình 2.8. Bản đồ chỉ số mức độ phụ thuộc vào cộng đồng của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................................72 Hình 2.9. Bản đồ mực NBD đến năm 2100 của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................75 Hình 2.10. Bản đồ chỉ số lƣợng mƣa đến năm 2100 của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................76 Hình 2.11. Bản đồ chỉ số độ dốc của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................79 Hình 2.12. Bản đồ chỉ số đa dạng sinh học của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................80 Hình 2.13. Bản đồ chỉ số nhạy cảm S của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................................81 Hình 2.14. Bản đồ chỉ số phơi nhiễm E của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................................82 Hình 2.15. Bản đồ chỉ số khả năng thích ứng AC của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................83 Hình 2.16. Bản đồ chỉ số nhạy cảm V của các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................................84
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tác động của thiên tai đến nhân loại đang là vấn đề nóng bỏng, thách thức lớn nhất trong thế kỷ XXI. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề của thiên tai và BĐKH. Minh chứng là trong 5 năm gần đây, mỗi năm thiên tai làm chết khoảng 200 ngƣời, gây thiệt hại khoảng 12.500 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 1,2% GDP của cả nƣớc. Trong các loại thiên tai: bão, lũ lụt và hạn hán là loại thiên tai thƣờng xuyên và nguy hiểm nhất. Theo ƣớc tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu ảnh hƣởng từ 7 đến 10 cơn bão. Từ năm 1990 đến năm 2015, đã xảy ra hàng trăm trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam. Hạn hán nghiêm trọng đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế và đời sống ngƣời dân ở Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các thiên tai mang tính cực đoan đã xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nặng nề về ngƣời và tài sản. Sự gia tăng về tần suất và cƣờng độ của các loại thiên tai là do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Nhận thức những thách thức của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008, thành lập “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đây là một trong những thànhcông ban đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam vìmục tiêu phát triển bền vững. Thiên tai tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất cụ thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ; tác động xấu đến trồng trọt, chăn nuôi; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và nguy cơ xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới trên cây trồng , vâ ̣t nuôi. Tính từ năm 2005 đến 2017, thiên tai ở Thừa Thiên Huế đã làm 89 ngƣời chết, 269 ngƣời bị thƣơng; 1.694 nhà sập, 49.550 nhà bị tốc mái xiêu vẹo; khoảng 60 ngàn ha lúa và hoa màu bị ngập, gần 17 ngàn tấn thóc, lúa giống bị ƣớt; gần 8.000 ha rừng trồng, cây cao su bị gãy đổ; hơn 200 tàu thuyền đánh cá bị chìm. Tổng thiệt hại về tài sản ƣớc tính khoảng 5.700 tỷ đồng. Do tác động của thiên tai trong những năm gần đây các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộcthƣờng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai, trong đó bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn là những loại thiên tai tác động mạnh và gây thiệt hại nặng nề nhất ảnh hƣởng nghiêm trọng đời sống của ngƣời dân nơi đây. Ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh kế của ngƣời dân, diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng ngày một gia tăng. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến vấn đề an ninh lƣơng thực của địa phƣơng, đó cũng là nguy cơ làm gia tăng tình trạng đói nghèo tệ nạn xã hội trên địa bàn. Để cải thiện đời sống cho ngƣời dân đồng thời tìm ra hƣớng đi mới nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân
  • 11. 2 ởcác xã bãi ngang ven biểntrƣớc những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nói chung và thiên tai nói riêng,cần có các biện phápthích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế những ảnh hƣởng của thiên tai. Do đó, việc “Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”là một vấn đề có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thƣơng do thiên tai gây ra để đề xuất các giải pháp thích ứng ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu biểu hiện của thiên tai trên địa bàn các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng do thiên taiởcác xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - Đề xuất một số giải pháp thích ứng với tác động của thiên tai ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng gây tổn thƣơng: Các thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán. - Đối tƣợng bị tổn thƣơng bao gồm: Các ngành kinh tế, cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế của các hộ sống ở các xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi thời gian - Đề tài tập trung phân tích những biểu hiện của thiên tai trên địa bàn theo chuỗi số liệu thu thập trong vòng hơn 80 năm và các kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2100. - Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cho hiện tại và đề xuất những định hƣớng tƣơng lai. 3.2.2. Phạm vi không gian Đề tài tâp trung nghiên cứu tại các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm xã Vinh Mỹ, Vinh Hải, Vinh Hiền, Lộc Bình, Lộc Vĩnh, Vinh Giang, Lộc Trì. 3.2.3. Phạm vi nội dung - Nghiên cứu biểu hiện của thiên tai ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; trong đó tập trung vào sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển dâng, các loại thiên tai nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán. - Phân tích, đánh giá mức độ tổn thƣơng do thiên tai ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
  • 12. 3 - Đề xuất các giải pháp thích ứngdo thiên tai ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý học đó là việc nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự nhiên. Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo nhƣ: Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với việc nghiên cứu tính dễ tổn thƣơng do thiên tai ta phải đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống với các tai biến thiên nhiên do quá trình nội lực, ngoại lực, tai biến nhân sinh. Mặt khác cần xem xét mối quan hệ giữa các thiên tai với nhau, cũng nhƣ mối quan hệ giữa các thiên tai với hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để từ đó có nhận định đúng, toàn diện, tìm ra nguyên nhân, mối quan hệ, đánh giá mức độ tác động, đề xuất giải pháp thích ứng hợp lí. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể. Áp dụng quan điểm này, đề tài chỉ đánh giá tính tổn thƣơng do thiên taiở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tƣợng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Do đó, khi đánh giá chúng chỉ đúng ở một thời điểm nhất định. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại sẽ là cơ sở để đƣa ra các dự báo xác thực về xu hƣớng phát triển trong giai đoạn sắp tới. Vận dụng quan điểm này, đề tài phân tích đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội, hiện trạng thiên tai trên địa bàn các xã bãi ngang ven biểnhuyện Phú Lộc với chuỗi số liệu nhiều năm nhằm phản ánh cơ bản nhất đặc điểm của đối tƣợng từ đó tính toán chỉ số tổn thƣơng. 4.1.4. Quan điểm lãnh thổ Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng nhƣ địa lý nói chung đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể đƣợc phân chia. Với quan điểm này, đề tài cần xác
  • 13. 4 định rõ những yếu tố gây nên và biểu hiện của các thiên tai để từ đó xác định đúng những thiên tai đó gây nên tổn thƣơng gì, mức độ tổn thƣơng gây ra ở các xã bãi ngang ven biểnhuyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ. Do đó, đây vừa là xu thế, vừa là yêu cầu bắt buộc trong bất kì hoạt động kinh tế - xã hội nào.Quan điểm này đƣợc tác giả vận dụng xuyên suốt quá trình đánh giá phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp thích ứng với các mức độ tổn thƣơng do thiên tai gây raở địa bàn nghiên cứu. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Bao gồm các tƣ liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên, về sự thiên tai, tác động của thiên tai đến kinh tế - xã hội; các thông tin về dân sinh ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế có liên quan đến thiên tai; một số tài liệu thuộc các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với thiên tai vùng ven biển. Tất cả các nguồn tƣ liệu có liên quan đến đối tƣợng và lãnh thổ nghiên cứu đã đƣợc đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) Ứng dụng bản đồ học, kỹ thuật viễn thám trên cơ sở tƣ liệu ảnh máy bay, ảnh vệ tinh qua các thời kỳ để đánh giá mức độ biến động các đặc điểm tự nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp do tác động của thiên tai gây ra. Sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS) để cập nhật tài liệu khí tƣợng, thủy văn, các thông tin về biến động môi trƣờng tự nhiên trên bề mặt, lƣu trữ hệ thống cơ sở dữ liệu, các bản đồ bộ phận giúp cho công tác nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó và thích nghi với thiên tai và cập nhật tài liệu một cách thuận tiện, nhanh chóng. 4.2.3. Phương pháp chỉ số trong đánh giá tính dễ bị tổn thương Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do thiên tai đƣợc tiến hành bằng cách xây dựng các chỉ số dễ bị tổn thƣơng. Lý thuyết và mô hình đƣợc tiếp cận theo phƣơng pháp của IPCC (2007). Tính dễ bị tổn thƣơng V (Vulnerability) đƣợc biểu thị là hàm của mức độ phơi nhiễm E (Exposure) - mức độ mà thiên tai tác động lên hệ thống; mức độ nhạy cảm S (Sensitivity) - là mức độ mà hệ thống bị ảnh hƣởng và khả năng thích ứng AC (Adaptative Capacity) - là khả năng của hệ thống có thể điều chỉnh. Hàm số có dạng: V= f(E, S,AC) Trên cơ sở phân tích các chỉ số dễ bị tổn tƣơng, đề tài tiến hành đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng thông qua công thức tổng hợp tính chỉ số tổn thƣơng do IPCC (2007) đề xuất:
  • 14. 5 V=1/3(E+S+(1-AC) Trong đó: V: là chỉ số tổn thƣơng E: chỉ số mức độ phơi nhiễm S: chỉ số mức độ nhạy cảm AC: chỉ số khả năng thích ứng 4.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp Chú trọng đánh giá tổng hợp các nhân tố gây nên thiên tai dựa trên việc phân tích xử lý số liệu, tài liệu, các kết quả nghiên cứu… cũng nhƣ các tác động tổng hợp của thiên tai đến kinh tế - xã hội trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng. 4.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa Áp dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu thực trạng của thiên tai và các tác động của nó đến kinh tế - xã hội ở các xã bãi ngang ven biểnhuyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp thích ứng với thiên tai hiện có ở địa phƣơng, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự nhiên và kinh tế - xã hội ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ nông dân nhằm thu thập thông tin của cƣ dân địa phƣơng. Quá trình nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành dựa trên phƣơng pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra. Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp và mô hìnhthích ứng với thiên tai ở khu vực nghiên cứu. 4.2.6. Phương pháp chuyên gia Đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu các biểu hiện của thiên tai; các dạng tác động chính của thiên tai đến kinh tế - xã hội; các giải pháp và các mô hình thích ứng với thiên tai cho các xã bãi ngang ven biểnhuện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý của các ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng. Ngoài các phƣơng pháp trên, đề tài còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp phân tích hệ thống, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp điều tra phỏng vấn…. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn trƣớc những tác động của thiên tai, trên cơ sở đó xác lập các luận chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp thích ứng trong hoạt động kinh tế - xã hội đối với thiên tai. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tƣ liệu tham khảo cho nguời dân địa
  • 15. 6 phuơng và các cấp quản lý nhằm lựa chọn các giải pháp thích ứng với thiên tai trong hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần giảm thiểu những rủi ro và thiệt hại cho nguời dân ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Địa lý tự nhiên. 6. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAICÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6.1. Trên thế giới Sự xuất hiện có tần suất ngày càng tăng và cƣờng độ lớn của các loại thiên tai là một trong những biểu hiện của biển đổi khí hậu. Do hiện tƣợng “biến đổi khí hậu toàn cầu” đã và đang làm cho môi trƣờng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái, đời sống nhân dân, các hoạt động kinh tế đang bị ảnh hƣởng nghiêm trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Chính vì vậy, các vấn đề nghiên cứu về nguyên nhân, quy luật, các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai đã đƣợc các quốc gia, các tổ chức quốc tế chú trọng và đầu tƣ nghiên cứu. Các tổ chức UNESCO, UNDP, WHO, FAO… đã chủ trì phối hợp nhiều dự án để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, nhiều dự án hỗ trợ nghiên cứu thiên tai, các tổ chức cứu trợ, giảm nhẹ thiên tai trên toàn thế giới và ở nhiều quốc gia. Ngoài ra còn có các tổ chức phi chính phủ cũng tham gia thực hiện các dự án bảo vệ môi trƣờng, giảm nhẹ thiên tai… hiện nay nhiều quốc gia đã thành lập uỷ ban quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Vào những năm 1998 - 2003, Subbiah và cộng sự thuộc Trung tâm sẵn sàng ứng phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng một hệ thống thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ thống thông tin này bao gồm một chu trình liên tục của các hệ dự báo, sự phổ biến, sự áp dụng và đánh giá kết quả. Năm 2005, Burton và Lim, trong công trình “Đạt được sự thích ứng đầy đủ trong nông nghiệp” đã nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu bằng những thay đổi ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: lựa chọn cây trồng, phƣơng thức trồng linh hoạt.
  • 16. 7 Ramamasy và Baas (2007) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Climate variability and change: adaptation to drought in Bangladesh”, đây là tài liệu quan trọng cho cán bộ khuyến nông, các nhóm làm việc chuyên về kỹ thuật, quản lý thiên tai, đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự gia tăng thƣờng xuyên của hạn hán ở Bangladesh, đây là một quốc gia dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2008, Lyndsay đã công bố công trình nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực bảo tồn tài nguyên nƣớc của chính quyền địa phƣơng, chính phủ, các bên liên quan, các tổ chức quản lý tài nguyên nƣớc tại Ontario, Canada. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số biện pháp thích ứng, nâng cao năng lực quản lý bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của các cấp chính quyền về các nguồn tài nguyên nƣớc ở quy mô đầu nguồn thông qua sự hợp tác của các thành phố, tỉnh, chính phủ các bên liên quan và các thành viên của cộng đồng, bao gồm các vấn đề sau: Hình thành các mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan liên quan; làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên; chia sẻ thông tin; sự tham gia nhiều hơn và tích cực hơn của các bên liên quan; xây dựng sự đồng thuận. Năm 2009, trong công trình nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở Thái Bình Dương: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030” đã xác định và tóm tắt các nghiên cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng do tác động của biến đổi khí hậu nhƣ: mực NBD, nhu cầu cấp nƣớc, thay đổi trong nông nghiệp, huỷ hoại sinh thái, cơ sở hạ tầng và các mẫu bệnh . 6.2. Ở Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa; vị trí ven biển nên hàng năm chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của các tai biến thiên nhiên gây thiệt hại to lớn về tài nguyên, môi trƣờng, đời sống nhân dân và các hoạt động kinh tế. Các chƣơng trình, dự án, đề tài nghiên cứu vừa qua đã đem lại những giá trị to lớn về khoa học cũng nhƣ ở thực tiễn góp phần phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. Trong công trình “Biến đổi khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm gần đây”, thông qua chuỗi các số liệu, Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1990 đã chứng minh đƣợc sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam về nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển
  • 17. 8 dâng và dự báo đƣợc sự biến đổi khí hậu ở nƣớc ta cũng nhƣ đề xuất các chính sách, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) đã công bố công trình nghiên cứu: Xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam (2002 - 2005). Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố năng lực để thiết lập, xây dựng các chiến lƣợc thích ứng cho cộng đồng thông qua việc ứng phó với thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kế hoạch phát triển của địa phƣơng. Năm 2003, dƣới sự tài trợ của GEF/UNDP, Viện khí tƣợng thuỷ văn, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã đƣa ra “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ƣớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”. Công ƣớc khung này đã thông báo về tình hình phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong năm 1994; nêu lên đƣợc những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và những biện pháp thích ứng cho các ngành KT - XH của Việt Nam nhƣ tài nguyên nƣớc, nông nghiệp, thuỷ sản, năng lƣợng. Roger và cộng sự (2006) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thích ứng với biến đổi khí hậu quản lý rủi ro thiên tai và giảm nghèo ở Việt Nam trong báo cáo “Liên kết biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai cho sự giảm nghèo bền vững quốc gia Việt Nam”. Báo cáo đã xét đến nguy cơ của biến đổi khí hậu, thiên tai và các tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu; cách tiếp cận trong quản lý rủi ro thiên tai; cách tiếp cận trong thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu điển hình ở Nam Định. Nguyễn Đức Ngữ (2007), “Biến đổi khí hậu” đã tổng quan đƣợc biến đổi khí hậu toàn cầu, tác động và các chiến lƣợc ứng phó; đối với Việt Nam nghiên cứu thực trạng biến đổi khí hậu, xác định kịch bản biến đổi khí hậu, những tác động tiềm tàng đối với các ngành, lĩnh vực, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp và các chiến lƣợc giảm nhẹ. Tác giả cũng đã đƣa ra những công ƣớc khung của LHQ về biến đổi khí hậu và nghị định thƣ Kyoto. Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) (2007) qua phân tích và phỏng đoán các tác động của NBD đã công nhận ba vùng châu thổ đƣợc xếp trong
  • 18. 9 nhóm cực kỳ nguy cơ do sự biến đổi khí hậu là vùng hạ lƣu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai cập). Chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc đánh giá: “Khi nƣớc biển tăng lên 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% ngƣời dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lƣợng nông nghiệp”. Nguyễn Hữu Ninh (2007), dựa vào các số liệu hiện có, tác giả đã tổng quan về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo: “Lũ lụt ở đồng bằng sông Sửu Long”. Báo cáo đã tổng quan các vấn đề nhƣ: biến đổi khí hậu và lũ lụt; hiện trạng quản lý thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu. Theo báo cáo thì trong tƣơng lai biến đổi khí hậu sẽ tác động đến chế độ thuỷ văn và sự phát triển KT - XH của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù ở khu vực này giàu về tài nguyên và tiềm năng phát triển nhƣng nghèo đói ở khu vực này là rào cản lớn nhất trong thích ứng biến đổi khí hậu. Các lĩnh vực dễ bị tổn thƣơng, nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Trần Thục và nnk (2008),đã tổng quan đƣợc tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá, dịch vụ…, đƣa ra chi phí phục hồi do biến đổi khí hậu mang lại đồng thời các tác giả đã đánh giá, đƣa ra rất nhiều các giải pháp thích ứng về tự nhiên, các ngành nghề, các chính sách, chƣơng trình, kế hoạch KT - XH và gắn sự thích ứng đó vào mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình trọng điểm để phát triển bền vững của đất nƣớc. Đào Xuân Học (2008), “Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”, tác giả đã đƣa ra đƣợc những tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và PTNT một số vùng dễ bị tổn thƣơng, giới thiệu khung chƣơng trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành, triển khai tổ chức thực hiện và một số đề xuất, kiến nghị. Lê Anh Tuấn (2009) đƣa ra báo cáo với chủ đề “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”. Trong bản báo cáo này, tác giả đã lƣợc khảo các nghiên cứu các nguy cơ và thách thức của biến đổi khí hậu với miền nam nói riêng và Việt Nam nói chung; sau đó đƣa ra các hoạt động nghiên cứu
  • 19. 10 thích ứng của chính quyền, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các tổ chức xã hội và nhân dân địa phƣơng. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng vào năm 2012 và sau đó là năm 2016 đã công bố Kịch bản biến đổi khí hậu, NBD dƣới sự kế thừa kịch bản biến đổi khí hậu, NBD những năm trƣớc và tình hình diễn biến thực tế của biến đổi khí hậu tại Việt Nam đã đƣa ra (1) những biểu hiện biến đổi khí hậu, NBD trên thế giới và Việt Nam; (2) xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam (Nguy cơ ngập theo các mực NBD). Đây là định hƣớng cho Bộ, ngành, địa phƣơng đánh giá tác động biến đổi khí hậu và triển khai kế hoạch hành động nhằm thích ứng, giảm thiểu những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu. 6.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là tỉnh vùng duyên hải Miền Trung, Thừa Thiên Huế là tỉnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, chịu ảnh hƣởng nặng nề của nhiều thiên tai nhƣ: bão, mƣa lớn gây lũ lụt; gió khô nóng gây hạn hán; nƣớc biển dâng gây nhiễm mặn ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp; do đó, việc nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở tỉnh đƣợc nhiều nhà khoa học và các ban ngành quan tâm. Năm 2001, Bộ KHCN & MT đã thực hiện đề án “Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An - Tư Hiền và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”; mục tiêu đề án nghiên cứu, phục hồi các hệ sinh thái nhạy cảm nhằm thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu ở vùng cửa sông, ven biển Thừa Thiên Huế. Chi cục PCLB và QLĐĐ Thừa Thiên Huế (2007), Báo cáo chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Dƣơng Hồng Sơn, Hoàng Đức Cƣờng và nnk (2011) có công trình nghiên cứu biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề cập đến vấn đề phục hồi sinh thái và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Lê Văn Thăng và nnk (2011), đã xuất bản các công trình: “Thích ứng với biến đổi khí hậu và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế”; “Thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở Thừa Thiên Huế” (dự
  • 20. 11 án FLC.09.04 và 10.04); “Luậncứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở Miền Trung và đề xuất nhân rộng” (Đề tài NCKHCN, mã số biến đổi khí hậu 18, thuộc Chƣơng trình KH&CN phục vụ mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu); trong đó đề cập đến biến đổi khí hậu, các chính sách, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), “Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, các kế hoạch hành động của tỉnh và các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đề tài đã vận dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đi trƣớc để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chuơng: Chuơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đánh giá tác động của thiên tai đến kinh tế - xã hội. Chƣơng 2. Đánh giá mức độ tổn thƣơng do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp thích ứng do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 21. 12 NỘI DUNG CHUƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Biến đổi khí hậu Công ƣớc chung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH đã định nghĩa: BĐKH là những ảnh hƣởng có hại của khí hậu, là những biến đổi trong môi trƣờng vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến các thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và đƣợc quản lý hoặc đến các hệ thống KT - XH hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con ngƣời [35]. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH định nghĩa: BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thƣờng là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do tác động của con ngƣời làm thay đổi tình hình khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [2]. BĐKH đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định đƣợc (ví dụ, sử dụng các phƣơng pháp thống kê…) diễn ra trong một thời gian dài, thƣờng là một thập kỷ hoặc lâu hơn. BĐKH đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con ngƣời. Tóm lại, khái niệm về BĐKH tuy có sự khác nhau ở một vài điểm, nhƣng tất cả đều thống nhất ở chổ BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm và nguyên nhân của BĐKH đƣợc quyết định chủ yếu bởi con ngƣời. 1.1.2. Thiên tai Theo luật phòng, chống thiên tai (2013) đã đƣa ra một khái niệm liên quan đến thiên tai: - Thiên tai là hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản, môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng,
  • 22. 13 hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. - Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về ngƣời, tài sản, môi trƣờng, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. - Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. - Đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng là nhóm ngƣời có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm ngƣời khác trong cộng đồng. Đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng bao gồm trẻ em, ngƣời cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dƣới 12 tháng tuổi, ngƣời khuyết tật, ngƣời bị bệnh hiểm nghèo và ngƣời nghèo. - Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đầu tƣ, xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tƣợng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai. 1.1.3. Tình trạng dễ bị tổn thương đối với thiên tai Hiện nay, có nhiều khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng và việc sử dụng thuật ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng chƣa có sự thống nhất. Tính dễ bị tổn thƣơng thƣờng đi kèm với các nguy cơ tự nhiên nhƣ lũ lụt, hạn hán và nguy cơ xã hội nhƣ nghèo đói, vv...Gần đây, khái niệm này đƣợc sử dụng rộng rãi trong bối cảnh BĐKH để biểu thị mức độ thiệt hại mà một khu vực dự kiến sẽ bị ảnh hƣởng do các tác động khác nhau của BĐKH. Có nhiều nghiên cứu về tính dễ bị tổn thƣơng trên thế giới và khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng cũng khác nhau tùy theo quan điểm của những nhà nghiên cứu. Có thể điểm qua một số định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng điển hình nhƣ sau: Chamber (1983) định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng có 2 mặt. Một mặt là rủi ro bên ngoài, các cú sốc mà một cá nhân hoặc hộ gia đình phải chịu từ các tác động của BĐKH và một mặt là nội bộ bên trong đó là sự không có khả năng bảo vệ, có nghĩa là thiếu phƣơng tiện để đối phó mà không bị thiệt hại [7]. O'brien và Mileti (1992) đã thử nghiệm tính dễ bị tổn thƣơng đối với BĐKH
  • 23. 14 và khẳng định rằng bên cạnh sự ổn định và giàu có về kinh tế, khả năng chống chịu của dân cƣ với các cú sốc về môi trƣờng, cấu trúc và tình trạng sức khỏe của ngƣời dân có thể đóng một vai trò quan trọng quyết định đến tính dễ bị tổn thƣơng. Tuổi tác là một vấn đề quan trọng vì ngƣời già và trẻ em vốn là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do những rủi ro môi trƣờng và nguy cơ phơi lộ. Dân số trong độ tuổi lao động và có sức khỏe tốt có nhiều khả năng đối phó và do đó ít bị tổn thƣơng hơn khi đối mặt với nguy cơ phơi lộ [7]. Blaikie và cộng sự (1994) định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng là các đặc điểm của một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời về khả năng của họ để dự đoán trƣớc, đối phó, chống chịu và phục hồi từ các tác động của các nguy cơ tự nhiên và khẳng định rằng tính dễ bị tổn thƣơng có thể đƣợc đánh giá thông qua khả năng chống chịu và mức độ nhạy cảm [7]. Watson và cộng sự (1996) định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ mức độ mà BĐKH có thể gây thiệt hại hoặc gây tổn hại cho một hệ thống, không chỉ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của hệ thống đó mà còn về năng lực thích ứng với các điều kiện khí hậu mới [7]. Theo Adger (1999), tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống tự nhiên hoặc xã hội dễ bị thiệt hại do BĐKH. Nó đƣợc coi là một hàm của hai thành phần: ảnh hƣởng có thể có của một hiện tƣợng đến con ngƣời, đƣợc gọi là năng lực hoặc tính dễ bị tổn thƣơng về mặt xã hội và rủi ro về một hiện tƣợng nhƣ vậy có thể xảy ra, thƣờng đƣợc gọi là sự phơi lộ (exposure). Kasperson và cộng sự (2000) định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng nhƣ mức độ mà một hệ thống dễ bị thiệt hại do bị phơi lộ với một nhiễu loạn hoặc căng thẳng và thiếu năng lực hoặc các biện pháp để đối phó, phục hồi hoặc thích ứng một cách cơ bản để trở thành một hệ thống mới hoặc sẽ bị mất đi vĩnh viễn [7]. USEPA - Cục Bảo vệ Môi trƣờng Hoa kỳ (United State Environment Protection Agency, 2006) định nghĩa tính tổn thƣơng của một hệ thống là mức độ tổn thất của hệ thống đó dƣới tác động của một áp lực nào đó từ bên ngoài hay bên trong hệ thống [8]. Trong các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), khái niệm
  • 24. 15 này vẫn đƣợc sử dụng khác nhau qua các thời kỳ. Trên thực tế, IPCC đã đƣa ra các khái niệm khác nhau về tính dễ bị tổn thƣơng đối với BĐKH qua các năm. Năm 1992, tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc định nghĩa nhƣ mức độ mà một hệ thống không có khả năng đối phó với những hậu quả của BĐKH và NBD. Năm 1996, báo cáo lần thứ 2 (SAR) của IPCC đã định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống, không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của hệ thống mà còn phụ thuộc vào năng lực thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Định nghĩa này bao gồm sự phơi lộ, mức độ nhạy cảm, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hƣởng của BĐKH. Năm 2001, báo cáo lần thứ 3 (TAR) của IPCC đã định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ một hệ thống tự nhiên hoặc xã hội bị nhạy cảm với các thiệt hại do BĐKH gây ra. Tính dễ bị tổn thƣơng là một hàm của mức độ nhạy cảm của một hệ thống đối với những thay đổi của khí hậu (mức độ mà một hệ thống sẽ ứng phó với một sự thay đổi của khí hậu, bao gồm những tác động có lợi và có hại), năng lực thích ứng (mức độ mà sự điều chỉnh trong thực tiễn, quá trình thực hiện, hoặc cơ cấu có thể giảm nhẹ hoặc bù lại đƣợc những thiệt hại tiềm ẩn hoặc tận dụng đƣợc những cơ hội tạo ra từ sự thay đổi khí hậu đó) và mức độ phơi lộ của hệ thống với các nguy cơ khí hậu. Năm 2007, báo cáo lần thứ 4 (AR4) của IPCC đã định nghĩa tính dễ bị tổn thƣơng do tác động của BĐKH là mức độ một hệ thống bị nhạy cảm hoặc không thể chống chịu trƣớc các tác động có hại của BĐKH, bao gồm dao động khí hậu và các hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Tính dễ bị tổn thƣơng là một hàm của các đặc tính, cƣờng độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu mà hệ thống đó bị phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống đó. Theo định nghĩa mới nhất này, khi các biện pháp thích ứng đƣợc tăng cƣờng thì tính dễ bị tổn thƣơng theo đó sẽ giảm đi [35]. Nhƣ vậy, đã có khá nhiều định nghĩa về tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc đƣa ra bởi các nhà khoa học và tổ chức. Trong đó, định nghĩa của IPCC (2012) đã thể hiện tính phổ quát của các chỉ số ảnh hƣởng đến tính dễ bị tổn thƣơng và cho phép lƣợng hóa kết quả nghiên cứu nên đƣợc đề tài luận văn lựa chọn và áp dụng. 1.1.4. Thích ứng với thiên tai
  • 25. 16 Khả năng ứng phó và thích nghi là những nguồn lực, phƣơng tiện và điểm mạnh tại các hộ gia đình và cộng đồng có thể giúp họ đối phó, chống chịu, phòng ngừa, ngăn ngừa, giảm nhẹ hoặc nhanh chóng phục hồi sau thảm họa. Khả năng đƣợc nhận định ở trên nhiều góc độ: - Khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong thời điểm bình thƣờng, và trong thời điểm bất thƣờng của thiên tai, khí hậu. Các nguồn lực này bao gồm: + Nguồn lực tài chính, tín dụng + Tài nguyen thiên nhiên: đất, nƣớc, không khí, rừng + Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, v.v. + Điều kiện kinh tế: các nguồn thu nhập, các nguồn chi sản xuất sinh hoạt, + Điều kiện phát triển con ngƣời: y tế, giáo dục, dân số + Điều kiện phát triển đời sống văn hóa xã hội: liên kết xã hội, văn hóa truyền thống, tôn giáo, … - Khả năng tham gia quyết định trong các quy trình, quá trình xây dựng và phát triển của cộng đồng, quá trình xây dụng cơ chế, tổ chức thể chế, luật, và các chính sách, đặc biệt liên quan đến các khâu quản lý rủi ro thiên tai, khí hậu - Thái độ và động cơ của cá nhân, đơn vị, tổ chức, v.v. liên quan đến công tác giảm rủi ro thiên tai, khí hậu… Ứng phó với những tác động của thiên tai là các hoạt động của con ngƣời nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của thiên tai. Thích ứng với tác động của thiên tai là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thƣơng do dao động và tác động của thiên tai hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. 1.1.5. Kịch bản biến đổi khí hậu Kịch bản BĐKH là một giả định có cơ sở khoa học và sự tin cậy của sự biến đổi trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa KT - XH, tổng thu nhập quốc dân, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực nƣớc biển dân. Nhƣ vậy, kịch bản BĐKH có điểm giống với dự báo khí hậu vì điều phản ánh sự tiến triển tƣơng lai của thủy văn, khí hậu. Nhƣng điểm khác biệt ở chổ là kịch bản BĐKH bao giờ cũng đƣa ra quan
  • 26. 17 điểm về mối quan hệ ràng buộc giữa phát triển và hành động [2]. Kịch bản BĐKH sẽ là định hƣớng để giúp chúng ta có thể xây dựng và triển khai kế hoạch hành động nằm thích ứng và giảm thiểu tác động tiềm tàng của BĐKH trong tƣơng lai. 1.1.6. Khái niệm tính dễ bị tổn thương Nghĩa thông thƣờng của từ “tính dễ bị tổn thƣơng” đề cập đến khả năng bị thƣơng, nghĩa là mức độ mà một hệ thống có thể bị tác động xấu do tiếp xúc với một tai biến. Để hiểu đƣợc khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng, trƣớc tiên cần làm rõ một số khái niệm: tai biến, rủi ro và thảm họa. - Tai biến là mối nguy hiểm tiềm ẩn có khả năng gây hại cho con ngƣời (và tài sản) và nơi ở. - Rủi ro là nguy cơ phải chịu các mối gây hại, hoặc khả năng mà một vài loại tổn thất xảy ra, là kết quả của sự kiện tai biến. - Thảm họa là sự kiện đơn lẻ với quy mô lớn mà vƣợt quá năng lực ứng phó và phục hồi của một khu vực. Khái niệm về tính dễ bị tổn thƣơng đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua. Đã có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thƣơng giữa các ngành, lĩnh vực cũng khác nhau. Đặc biệt, trong những năm gần đây khái niệm dễ bị tổn thƣơng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm hơn, việc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng là một hệ thống nhằm phân tích các rủi ro từ nguy cơ bên ngoài cũng nhƣ nội bộ bên trong của nó. Điều này nhằm mục đích tăng khả năng phục hồi của xã hội bằng cách tăng khả năng chống chịu của những yếu tố dễ bị tổn thƣơng. Dƣới đây tổng hợp lại một số định nghĩa của các tác giả về thuật ngữ “tính dễ bị tổn thƣơng” trong các lĩnh vực khác nhau. Bảng1.1. Một số định nghĩa của các tác giả về thuật ngữ “tính dễ bị tổn thương” trong các lĩnh vực khác nhau Tác giả/Tổ chức Định nghĩa
  • 27. 18 Gabor (1979) Tính dễ bị tổn thƣơng là mối đe dọa tác động trực tiếp đến cộng đồng, xét đến không chỉ đặc tính của các yếu tố hóa học, mà còn xem xét cả tình trạng sinh thái của cộng đồng và khả năng ứng phó khẩn cấp, tại bất kỳ thời điểm nào. Tính dễ bị tổn thƣơng là một thành phần của rủi ro Timmerman (1981) Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ phản ứng tiêu cực của một hệ thống khi gặp một tai biến. Mức độ và đặc trƣng của các phản ứng tiêu cực bị giới hạn bởi khả năng phục hồi của hệ thống (khả năng hấp thụ và phục hồi từ sự kiện tai biến). Alexander (1991) Tính dễ bị tổn thƣơng con ngƣời là hàm số của chi phí và lợi ích khi sinh sống ở khu vực chịu rủi ro từ tai biến thiên nhiên. Cutter (1996) Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc hiểu nhƣ là một rủi ro sinh lý cũng nhƣ một phản ứng xã hội, nhƣng trong một khu vực cụ thể hoặc vùng địa lý. Đó có thể là không gian địa lý, nơi con ngƣời và những vùng tổn thƣơng đƣợc xác định, hoặc không gian xã hội, nơi mà con ngƣời sống trong đó chịu tổn thƣơng nhiều nhất. Watt và Bohle (1993) Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc xác định là thƣớc đo tổng hợp sự an toàn của con ngƣời, bao gồm các tiếp xúc môi trƣờng, xã hội, kinh tế và chính trị với một loạt các nhiễu loạn nguy hại. Blaikie và cộng sự (1994) Tính dễ bị tổn thƣơng là sự kết hợp của các đặc trƣng nhƣ dân tộc, tôn giáo, giới tính và tuổi tác, những yếu tố ảnh hƣởng đến quyền lực và nguồn tài nguyên. Clark (1998) Tính dễ bị tổn thƣơng là hàm của hai biến: 1) sự tiếp xúc với các tai biến; và 2) khả năng ứng phó, chia thành khả năng chống cự (khả năng hấp thụ các tác động và tiếp tục thực hiện các chức năng), và khả năng phục hồi (khả năng hồi phục lại sau những tổn thất) Cutter et al. (2000) Theo nghĩa rộng, tính dễ bị tổn thƣơng là tiềm năng thiệt hại tài sản hoặc tính mạng từ các tai biến môi trƣờng.
  • 28. 19 Downing (2001) Tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm độ phơi nhiễm, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hƣởng của thiên tai. Joanne Linnerooth Bayer (2010) Tính dễ bị tổn thƣơng là khái niệm đƣợc hiểu trong một phạm vi rộng và có quy tắc, bao gồm cả địa lý, rủi ro, hiểm họa, kỹ thuật, nhân chủng học và sinh thái. Fekete 2009 Tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm tiếp xúc, nhạy cảm và năng lực của các khu vực nghiên cứu khi bắt gặp một mối nguy hiểm hoặc sức ép cụ thể. Tổ chức cứu trợ thiên tai của Liên hợp quốc - UNDRO (1982) Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ tổn thất của một hoặc một loạt các yếu tố rủi ro nhất định, gây ra bởi sự xuất hiện của một hiện tƣợng thiên nhiên với độ lớn nhất định. Ban Thƣ ký Khối Thịnh vƣợng chung (CS) (1997) Tính dễ bị tổn thƣơng là kết quả của hai nhóm yếu tố: (1) tỷ lệ và cƣờng độ của rủi ro và các hiểm họa và (2) khả năng chống chịu và khôi phục trở lại sau các rủi ro và hiểm họa đó. Các hiểm họa bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính: tác động kinh tế, khoảng cách và sự biệt lập, khả năng có thể xảy ra tai biến thiên nhiên. Ủy ban Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu - IPCC (1997) Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc định nghĩa là mức độ mà một hệ thống tự nhiên hoặc xã hội có thể bị tổn hại do chịu sự phá hủy từ BĐKH. Tính dễ bị tổn thƣơng là một hàm của độ nhạy cảm của hệ thống với các thay đổi khí hậu và khả năng thích ứng của hệ thống trƣớc những thay đổi đó. Trong khuôn khổ này, một hệ thống dễ bị tổn thƣơng là một hệ thống có độ nhạy cảm cao với những thay đổi khí hậu bình thƣờng.
  • 29. 20 Chƣơng trình lƣơng thực thế giới - WFP (1999) Tính dễ bị tổn thƣơng là khả năng tiếp cận với thực phẩn bị suy giảm nghiêm trọng hoặc mức độ tiêu thụ dƣới nhu cầu sống tối thiểu. Đó là kết quả của việc tiếp xúc với các nhân tố nguy hiểm nhƣ hạn hán, biến động giá cả thị trƣờng, các quá trình sinh thái - xã hội làm giảm khả năng ứng phó của con ngƣời. Tính dễ bị tổn thƣơng có thể biểu diễn bằng công thức: Tính dễ bị tổn thƣơng = (tỷ lệ) sự tiếp xúc với nguy cơ + thiếu khả năng đối phó Ủy ban Ứng dụng Khoa học Địa cầu Nam Thái Bình Dƣơng - SOPAC (1999) Tính dễ bị tổn thƣơng là khả năng các thuộc tính của một hệ thống phản ứng bất lợi với sự xuất hiện của các sự kiện tai biến, và khả năng phục hồi là khả năng các thuộc tính của một hệ thống có thể giảm thiểu hoặc hấp thụ ảnh hƣởng của các sự kiện cực đoan. Tính dễ bị tổn thƣơng môi trƣờng khác với tính dễ bị tổn thƣơng nhân văn bởi lẽ môi trƣờng thì rất phức tạp với nhiều cấp độ tổ chức khác nhau. Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp (FAO) Tính dễ bị tổn thƣơng liên quan đến hàng loạt các nhân tố đặt con ngƣời vào nguy cơ mất an ninh lƣơng thực. Mức độ tổn thƣơng của mỗi cá nhân, hộ gia đình hay một nhóm ngƣời đƣợc xác định dựa trên sự tiếp xúc của họ với các nhân tố gây nguy hại và khả năng ứng phó hoặc chịu đựng của họ với những tình huống căng thẳng. Ủy ban Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu - IPCC (2001) Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống bị tổn hại hoặc không thể ứng phó với các tác động tiêu cực; khi đó tính dễ bị tổn thƣơng không chỉ phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Nguồn: [7] Mặc dù có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng, nhƣng vẫn có thể nhận ra đƣợc những điểm chung giữa chúng. Rất nhiều các nghiên cứu trong thời gian gần đây sử dụng khái niệm tính dễ bị tổn thƣơng của IPCC. Theo IPCC (2001), tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc định nghĩa là mức độ (degree) mà một hệ thống dễ bị ảnh hƣởng hoặc không thể ứng phó với các tác động tiêu cực
  • 30. 21 của BĐKH, gồm các hiện tƣợng biến đổitheo quy luật và cực đoan của khí hậu.Tính dễ bị tổn thƣơng là một hàm số của đặc trƣng, cƣờng độ và mức độ của các dao động khí hậu tới một hệ thống, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của nóError! Reference source not found.. Định nghĩa này đƣợc Metzger làm rõ hơn và theo đó, tính dễ bị tổn thƣơng bao gồm 3 thành phần: Độ phơi nhiễm (Exposure), độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptive Capacity), và đƣợc biểu thị bằng công thức:V = f (E, S, AC) (2) Trong đó: Độ phơi nhiễm (E) có thể đƣợc hiểu là những hiểm họa trực tiếp (ví dụ nhƣ sức ép), bản chất và quy mô của các thay đổi của các dao động khí hậu của một vùng (ví dụ nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan...) Độ nhạy cảm (S) thể hiện điều kiện môi trƣờng xã hội có thể làm cho các tai biến trở nên trầm trọng hơn hoặc làm giảm nhẹ nó. Khả năng thích ứng (AC) thể hiện khả năng áp dụng các giải pháp thích ứng giúp ngăn chặn các tác động tiềm tàng. Mục tiêu của luận văn là đánh giá tổn thƣơng đối với SXNN dƣới tác động tiêu cực của tự nhiên và kinh tế xã hội trong bối cảnh BĐKH, học viên cũng sử dụng khái niệm tính dễ tổn thƣơng của IPCC. 1.1.7. Các xã bãi ngang ven biển a). Quy định xã bãi ngang. Đầu Năm 2017, quyết định số 131/Q Đ-TTg, ngày 25/01/2017 Thủ tƣởng chính phủ đã phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn dựa vào chủ trƣơng đầu tƣ các chƣơng trình mục tiêu quốc giai giai đoạn 2016-2020, định hƣớng giảm nghèo bền vững, thời kỳ từ năm 2011-2020, quyết định ban hành tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020, chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 [28]. Trên cơ sở đó quyết định về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 của thủ tƣớng chính phủ đƣợc ban hành, quyết định dựa trên các căn cứ vào các nghị quyết và quyết định đã đƣợc ban hành ở giai đoạn này, kèm theo quyết định là danh sách 291 xã thuộc 23 tỉnh nằm trong
  • 31. 22 diện các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, kèm theo cơ chế quản lý, nội dung đầu tƣ và tổ chức thực hiên , trong đó phải kể đến các xã bãi ngang ven biển Miền Trung là những xã thuộc đối tƣợng nghèo của cả nƣớc hàng năm còn phải hứng chịu các thiên tai xẩy ra b). Đặc điểm các xã bãi ngang Tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo Ngày 05 tháng 8 năm 2016, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ban hành tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, các tiêu chí bao gồm: - Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo là xã có vị trí ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có đƣờng ranh giới tiếp giáp bờ biển hoặc xã cồn bãi, cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo. Có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo tổng điều tra hộ nghèo năm 2015 từ 16% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 11% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thiếu (hoặc chƣa đủ) 3/7 công trình cơ sở hạ tầng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cụ thể: - Xã chƣa đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế; - Cơ sở vật chất trƣờng mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học sơ sở đạt chuẩn quốc gia dƣới 60%; - Từ 40% số thôn trở lên chƣa có phòng học kiên cố cho nhà trẻ, lớp mẫu giáo; - Chƣa có hoặc chƣa đƣợc đầu tƣ trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho ngƣời dân của xã; - Từ 40% số thôn trở lên chƣa có nhà sinh hoạt thôn; - Dƣới 75% số hộ đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh (nguồn nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh: nƣớc máy, nƣớc giếng khoan, nƣớc giếng đào có thành bảo vệ, nƣớc khe mó đƣợc bảo vệ, nƣớc mƣa chứa trong bể chứa đƣợc bảo vệ); - Dƣới 60% số hộ có nhà tiêu hợp về sinh theo Quy chuẩn Việt Nam quy định của Bộ Y tế. Thiếu (hoặc chƣa đủ) 2/4 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh:
  • 32. 23 - Tỷ lệ km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải dƣới 80%; - Tỷ lệ km đƣờng trục thôn, xóm đƣợc cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải dƣới 70%; - Tỷ lệ km đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện dƣới 50% (riêng Đồng bằng sông Cửu Long dƣới 40%0; - Tỷ lệ km kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa dƣới 70% (riêng Đồng bằng sông Cửu Long dƣới 40%). Thiếu trên 50% cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, ngƣ, diêm nghiệp nhƣ: đƣờng ra bến cá; bờ bao, kè; trạm bơm cho nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, hệ thống thoát nƣớc [28]. 1.2. Các vấn đề cơ bản về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng 1.2.1. Các hợp phần của tính dễ bị tổn thương - Tính nhạy cảm (Sensitivity): Theo Kleynhans (1999)tính nhạy cảm sinh thái là khả năng chống chịu trƣớc một tác động cụ thể (nhƣ sự thay đổi môi trƣờng) và khả năng phục hồi sau khi chịu ảnh hƣởng của tác động. Nếu sức chống chịu và khả năng giữ cân bằng của hệ thống càng nhỏ thì càng nhạy cảm, và ngƣợc lại [33]. - Sự phơi nhiễm/ Mật độ tổn thƣơng (Exposure): Theo Cutter (2000) và Mai Trọng Nhuận (2008) mật độ tổn thƣơng là mật độ các đối tƣợng bị tổn thƣơng đƣợc xác định theo sự phân bố, vai trò của các đối tƣợng bị tổn thƣơng [33]. Khái niệm khác về sự phơi nhiễm là mức độ tiếp xúc của đối tƣợng nghiên cứuvới các yếu tố tác động tới nó theo các chiều hƣớng khác nhau tùy vào yếu tố. - Khả năng thích ứng (Adaptive capacity): Theo IPCC thì khả năng thích ứng (Adaptive Capacity) là khả năng của một hệ thống nhằm thích nghi với BĐKH (bao gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu), nhằm giảm thiểu các thiệt hại, khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với tác động của BĐKH [33]. 1.2.2. Xây dựng phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương 1.2.2.1. Phương pháp tích hợp bản đồ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, phƣơng pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS) ngày càng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong việc thành lập
  • 33. 24 và tích hợp các bản đồ số, nhanh chóng mang lại những kết quả khách quan và chính xác. Tính dễ bị tổn thƣơng đƣợc xác định thông qua các tiêu chí nhƣ: độ phơi nhiễm, tính nhạy, khả năng chống chịu phản ánh các đặc tính tự nhiên, KT - XH hoặc chi tiết đến các yếu tố phản ánh tính trạng tổn thƣơng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản... 1.2.2.2. Phương pháp chuẩn hóa các biến Các biến giá trị đƣợc hiểu là một đại lƣợng đƣợc đƣa vào trong một công thức toán học để tính toán cho một giá trị cần tìm. Việc lựa chọn các biến trong việc đánh giá tổn thƣơng phụ thuộc vào lý thuyết và phƣơng pháp tiếp cận kết hợp với ý kiến chuyên gia. Các biến chọn khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Đối với mỗi một biến, do đƣợc đo lƣờng bằng các đại lƣợng khác nhau (ví dụ: biến nhiệt độ đƣợc đo bằng độ C, mức độ ảnh hƣởng; hoặc chỉ số AC đƣợc đo bằng các yếu tố về KT - XH). Vì vậy, để có thể đánh giá đƣợc ta phải đƣa các đại lƣợng về một trục (cùng một đơn vị). Đơn vị ở đây chính là chỉ số đánh giá. Vì vậy, ta áp dụng công thức sau [33]: Công thức áp dụng để chuẩn hóa các chỉ số đại lƣợng 𝑍𝑖𝑗 = 𝑋𝑖𝑗 − 𝑋𝑖𝑀𝑖𝑛 𝑋𝑖𝑀𝑎𝑥 − 𝑋𝑖𝑀𝑖𝑛 × 100 Trong đó: Zij: Giá trị đƣợc chuẩn hóa ở loại i của vùng j; Xij: Giá trị chƣa đƣợc chuẩn hóa ở loại i của vùng j; Xi Max: Giá trị lớn nhất của chỉ số (của lớp thông tin); Xj Min: Giá trị nhỏ nhất của chỉ số. 1.3. Thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Thiên tai trên thế giới 1.3.1.1. Tình hình bão trên thế giới Tính trung bình cho toàn thế giới hàng năm có 80 cơn bão. Trên 50% số cơn bão toàn cầu xuất hiện ở Bắc Thái Bình Dƣơng (trong đó 38% ở Tây Thái Bình Dƣơng và 17% ở Đông Bắc Thái Bình Dƣơng). Số bão cũng có sự chênh lệch giữa hai bán cầu: Ở Bắc Bán Cầu chiếm 73% số bão trên thế giới (cực đại bão vào tháng
  • 34. 25 VIII và tháng X), ở Nam Bán Cầu chiếm 27% số bão trên thế giới (cực đại bão vào tháng I).[34] Trong số những con bão thì đáng sợ nhất là những siêu bão với CAT5 (với sức gió trên 250 km/h). Hàng năm trên thế giới có trung bình 8 đến 9 siêu bão hình thành gây ảnh hƣởng vô cùng to lớn đến toàn nhân loại. Nguồn: [40] Hình 1.1. Thống kê số lượng siêu bão trên thế giới trong giai đoạn năm 1990 đến năm 2015 Bảng 1.2. Thống kê các cơn bão nổi bật trên thế giới giai đoạn năm 2005 đến năm2017 Tên bão Vùng ảnh hƣởng Áp suất (hPa) Sức gió (km/h) Về ngƣời (ngƣời) Thiệt hại kinh tế (tỷ USD) 1. Bão Katrina – 2005 Bahamas, Nam Florida, Cuba, Mississippi, Alabama, Đông Bắc Mỹ. 902 280 1833 108 2. Bão Nargis - 2008 Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh, Myanma 962 180 146.000 10 3. Bão Morakot – Philippines và Nhật Bản (ảnh hƣởng), Đài Loan và 945 150 10700 1,6
  • 35. 26 2009 Trung Quốc (trực tiếp). 4. Megi – 2010 Philipines, Đài Loan, Hồng Kông, Macau, Trung Quốc. 885 295 69 7,9 5. Haiyan – 2013 Liên bang Micronesia, Palau, Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan 895 315 6340 2,86 6. Bão Vongfong – 2014 ĐảoCaroline, Đảo Mariana, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. 900 285 11 0,58 7. Siêu bão Soudelor – 2015 Marian Islands, Philippines, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc 900 215 21 0,66 8. Siêu bão Meranti 2016 Tỉnh Batanes (Philippines),Đài Loan, Trung Quốc 887 315 20 3,152 9. Siêu bão Nepartak 2016 Caroline Islands, Mariana Islands, Philippines, Ryukyu Islands, Đài Loan, Trung Quốc 900 285 111 1,85 10. Bão Damrey 2017 Philippines, Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Malaysia 965 140 151 1,04 11. Bão Tembin 2017 Quần đảo Caroline, Philippines 975 155 257 0,44 Nguồn:[31, 40] Ta có thể thấy rằng, những cơn bão lớn nhất ghi nhận trong lịch sử thế giới từ năm 2005 đến năm 2017 tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Thái Bình Dƣơng với sức
  • 36. 27 mạnh khủng khiếp (áp suất trên 885 hPa; sức gió trên 150 km/h) đã gây thiệt hại lớn về ngƣời và kinh tế ở những nơi mà chúng càn quét qua. Nhƣ vậy, hàng năm trên thế giới đã và đang đối mặt với sự tác động của bão với mức ảnh hƣởng vô cùng to lớn đến môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ sự phát triển của kinh tế - xã hội. 1.3.1.2. Tình hình lũ lụt trên thế giới Một trong những hệ lụy của bão đến với con ngƣời là các trận mƣa lớn, gây ngập úng, lũ lụt ở nhiều nơi trên thế giới. Hầu nhƣ các khu vực trên thế giới đều chịu ảnh hƣởng nặng nề từ lũ lụt. Có thể kể đến nhƣ: - Tại Châu Á: Tại nhiều quốc gia nhƣ Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanmar…, hàng năm ngƣời dân đang phải hứng chịu nhiều đợt mƣa lớn kéo dài dẫn đến ngập lụt, sạt lở đất. Cƣ dân các vùng ngập lụt phải sơ tán hoặc rơi vào cảnh mất mát nhà cửa, tài sản, các cơ sở hạ tầng quốc gia bị hƣ hại nặng và con số thƣơng vong ngày một tăng. - Tại Châu Âu: Một số nƣớc Trung Âu trong năm 2013 đang phải hứng chịu một trận lũ lụt tồi tệ nhất trong hơn 1 thập kỷ qua sau nhiều ngày mƣa lớn, đã khiến nhiều ngƣời thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà và đƣờng xá ngập trong biển nƣớc. Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, lũ lụt đã gây thiệt hại nặng nề nhất tại các nƣớc Đức, Áo và Cộng hòa Czech . Không những ở Trung Âu mà đầu mùa hè 2013, ngƣời ta đã chƣ́ ng kiến sƣ́ c tàn phá ghê gớm của nhƣ̃ng trâ ̣n lũ lụt đổ xuống khắp vùng Đông và Nam Âu trong suốt nhiều tuần. - Tại Nam Mỹ: Tình hình cũng tồi tệ không kém với hàng chục ngàn ngƣời phải sơ tán vì lũ lụt trên diện rộng gây ra bởi những trận mƣa nhƣ trút nƣớc. Tệ hại hơn cả là báo động về tình hình vệ sinh do vỡ đƣờng ống dẫn nƣớc thải khiến nƣớc bẩn tràn ngập cả vùng rộng lớn[35].
  • 37. 28 Nguồn: [35] Hình 1.2. Các số liệu thống kê các trận lũ lớn gây thiệt hại kinh tế trên toàn thế giớinăm 1900 đến năm 2014 (Đơn vị: tỷ USD) Qua hình 1.2 ta có thể thấy, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về kinh tế trên toàn thế giới. Các trận lũ lớn gây thiệt hại lên đến con số là hàng chục tỷ USD. Trong đó đáng chú ý nhƣ năm 2011 tại Thái Lan lũ lụt đã gây thiệt hại kinh tế tới 40 tỷ USD. Qua đó ta có thể thấy rằng, chủ yếu các nƣớc trong danh sách các nƣớc có các trận lũ lớn gây thiệt hại kinh tế cao là các nƣớc châu Á nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ,... 1.3.1.3. Tình hình hạn hán trên thế giới Trên thế giới hiện nay hạn hán luôn đƣợc coi là “sát thủ thầm lặng (silent killer)”. Nó diễn ra với quy mô và sức ảnh hƣởng trên toàn cầu. Có ít nhất 80 nƣớc ở vùng sa mạc và bán sa mạc (chiếm khoảng 40% dân số thế giới) thuộc hai lục điạ Châu Á và Châu Phi thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của hạn hán. Cụ thể: - Tại Châu Á: Hơn 3 thập kỷ qua, hạn hán đã ảnh hƣởng đến cuộc sống của hơn 1,3 tỷ ngƣời và thiệt hại 53 tỷ USD. Các hồ chứa nƣớc xuống tới mức thấp kỉ lục chƣa từng có.Dù chƣa đƣợc thống kê đầy đủ, song ƣớc tính có tới 10.000 ngƣời bị ảnh hƣởng bên cạnh đó cũng đẩy giá cả leo thang, khiến đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn. - Tại Châu Âu: Hạn hán đang diễn ra rất phức tạp. Đáng phải kể đến nhƣ:Tại Bồ Đào Nha, tháng 2/2015 đƣợc ghi nhận là tháng khô nhất trong vòng 80 năm trở lại đây. Tại Tây Ban Nha, tình hình cũng không mấy khả quan hơn. Tại Pháp, hạn hán đã lên tới kỷ lục kể từ 50 năm trở lại đây và chi phí sản xuất đã phải tăng lên 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Thái Lan (2011)Trung Quốc (1998)Trung Quốc (2010)Ấn Độ (2014)Nhật Bản (1995)Đức (2013)Trung Quốc (1996)Mỹ (1993)Đức (2002)Mỹ (2008)
  • 38. 29 đáng kể, tình hình cũng đặc biệt đáng lo ngại. - Tại Nam Mỹ: Tại Brazil hạn hán nghiêm trọng nhất nửa thế kỷ qua. Khu vực Đông Bắc Brazil đang trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng nửa thế kỷ qua. Hạn hán đã tác động đến cuộc sống ngƣời dân tại hơn 1.100 thị trấn ở quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này, nguồn cung nƣớc ít ỏi cũng gây thiệt hại cho các nông trại, với nhiều nông trang bị mất 50% số vật nuôi trong khi cây trồng cằn cỗi, chết khô. - Tại Châu Phi: Phải gánh chịu những hệ quả khủng khiếp từ đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong vòng 60 năm trở lại. Trong năm 2012 hạn hán đã ảnh hƣởng tới 11,5 triệu ngƣời, với tỷ lệ ngƣời suy dinh dƣỡng và tỷ lệ trẻ em tử vong cao, khoảng 12 triệu ngƣời đang bị đói. Ít nhất 500 ngƣời Somali đã chết vì các căn bệnh liên quan đến hạn hán. - Tại Bắc Phi ven biển Địa Trung Hải: Do tình trạng hạn hán, ngành nông nghiệp các nƣớc trong khu vực bị đình trệ, thiếu lƣơng thực rất phổ biến nhiều nƣớc phải tiền hành nhập khẩu lƣơng thực. Nguồn:[40] Hình 1.3. Bản đồ hạn hán trên thế giới năm 2017 Qua hình 1.3 ta có thế thấy vào năm 2017 diễn ra tình trạng hạn hán gay gắt (màu càng đỏ càng gay gắt). Trong đó đáng chú ý là khu vực trung tâm Nam Mỹ với mức độ cũng nhƣ quy mô hạn hán lớn nhất. Ngoài ra còn có các vùng nhƣ Nam Phi, Bắc Phi, lục địa Ôxtraylia, khu vực Nam và Đông Nam Á. Không thể phủ nhận trong những năm trở lại đây, tình hình hạn hán diễn biến ngày càng bất thƣờng và khắc nghiệt trên khắp thế giới, gây những ảnh hƣởng vô
  • 39. 30 cùng sâu sắc đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), các thảm họa thiên nhiên đã gây tổn thất gần 4.000 tỷ USD trong 30 năm qua (từ năm 1985 đến năm 2017), ƣớc tính khoảng hơn 130 tỷ USD mỗi năm, trong đó 2/3 là do các cơn bão, lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng. 1.3.2. Thiên tai ở Việt Nam 1.3.2.1. Tình hình bão ở Việt Nam Trong hơn 25 năm lại đây (từ năm 1990 đến năm 2015) đã có khoảng 246 trận bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến Việt Nam, trong đó 31% đổ bộ vào Bắc Bộ, 36% đổ bộ vào Bắc và Trung Trung Bộ, 33% đổ bộ vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 10 cơn bão lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, nƣớc ta chịu ảnh hƣởng trực tiếp của 3,15 cơn bão; 2,93 cơn áp thấp nhiệt đới và ảnh hƣởng gián tiếp của 0,83 cơn bão; 0,4 cơn áp thấp nhiệt đới[4]. Mùa bão Việt Nam bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào cuối tháng XI và nửa đầu tháng XII, thƣờng tập trung nhiều nhất trong các tháng IX, X (tổng số cơn bão của 2 tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong mùa). Qua nghiên cứu nhiều năm có bão thấy rằng, trung bình từ tháng I đến tháng V, bão ít có khả năng ảnh hƣởng đến Việt Nam. Từ tháng VI đến tháng VIII, bão có nhiều khả năng ảnh hƣởng đến Bắc Bộ. Từ tháng IX đến tháng XII, bão có nhiều khả năng ảnh hƣởng đến Trung Bộ và Nam bộ. Nhƣ vậy, từ Bắc vào Nam mùa bão chậm dần phù hợp với sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ[4]. Tại Việt Nam khoảng 60% các cơn bão xuất phát từ vùng biển của quần đảo Carolines, Philippins, còn lại khoảng 40% cơn bão khác xuất phát từ phía Nam Biển Đông. Quỹ đạo của bão trong Biển Đông có thể đƣợc chia thành 5 dạng chính: ổn định, phức tạp, parabol, suy yếu trên biển và mạnh lên gần bờ. Trong số đó, dạng phức tạp và mạnh lên gần bờ là khó dự báo nhất. Hơn nữa, khu vực Biển Đông chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau nên càng làm cho việc dự báo phức tạp hơn. * Một số cơn bão điển hình Bảng 1.3. Thống kê các cơn bão lớn ảnh hưởng vào Việt Nam Tên bão Mô tả
  • 40. 31 1. Bão Linda - 11/1997 Di chuyển nhanh, tăng cấp, cấp 10 khi đổ bộ vào vùng bờ biển Cà Mau, Bạc Liêu (đêm ngày 2/11) 2. Bão Xangsane - 9/2006 Cấp 13, di chuyển nhanh, đổ bộ vào miền Trung (ngày 1/10). 3. Bão Ketxana – 9/2009 Cấp 13, di chuyển nhanh, đổ bộ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi (ngày 29/9). 4. Bão Sơn tinh 10/2012 Cấp 12, 13 di chuyển nhanh, diễn biến khó lƣờng, đổ bộ vào miền Bắc (ngày 28/10). 5. Bão Haiyan - 11/2013 Cấp 11, giật tới cấp 13, khi vào sâu trong vùng đất liền khu vực Hải Phòng đến Quảng Ninh gây mƣa to trên diện rộng. Qua bảngtrên ta có thể thấy các cơn bão lớn ảnh hƣởng đến nƣớc ta trong những năm gần đây thƣờng xãy ra từ tháng IX đến tháng XI hàng năm. Với sức gió cấp 10 có khi lên đến cấp 13, có hƣớng di chuyển nhanh vô cũng phức tạp đổ bộ vào các khu vực ven biển. Trƣớc tình hình bão hàng năm nhƣ trên thì hậu quả của nó đem lại vô cùng nặng nề. Cụ thể bão thƣờng có gió mạnh và mƣa lớn. Lƣợng mƣa trong một cơn bão thƣờng đạt 300 mm đến 400 mm, có khi tới lên 500 mm đến 600 mm. Nƣớc dâng tràn đê kết hợp với nƣớc lũ do mƣa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc nhƣ nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế... Đặc biệt trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 m đến 10 m, có thể làm lật úp tàu thuyền. Ở Việt Nam chƣa có bằng chứng về sự thay đổi tần suất của các cơn bão đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, các cơn bão trung bình có xu hƣớng giảm về số lƣợng nhƣng có cƣờng độ mạnh tăng lên. Mùa mƣa bão hiện nay có xu hƣớng kết thúc muộn hơn trƣớc đây và nhiều cơn bão đổ bộ vào khu vực phía Nam trong những năm gần đây. 1.3.2.2. Tình hình lũ lụt ở Việt Nam Lũ lụt là một trong những dạng thiên tai thƣờng gặp nhất ở Việt Nam. Thiệt hại do lũ lụt ở Việt Nam thuộc vào loại lớn trên thế giới.Ở Việt Nam, mùa lũ hàng năm ở các vùng diễn ra khác nhau. Tùy theo điều kiện địa lý tự nhiên và đặc điểm khí tƣợng hàng năm mà mùa lũ có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn. Cụ thể: Mùa lũ