SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ THỊ HOA
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG -LÂM NGHIỆP LƯU VỰC SÔNG TRUỒI,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số: 60 31 02 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THÁM
ii
Thừa Thiên Huế, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác.
Tác giả
Lê Thị Hoa
iii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thám
Các thầy, cô giáo trong khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học và các phòng ban trường Đại
học Sư phạm, Đại học Huế.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Thống kê tỉnh
Thừa Thiên Huế, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lộc, Phòng
Thống Kê huyện Phú Lộc.
Đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả
Lê Thị Hoa
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii
MỤC LỤC......................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................6
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................8
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..............................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...........................................................................11
6. Cấu trúc luận văn...............................................................................................11
NỘI DUNG...................................................................................................................12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM
NGHIỆP .......................................................................................................................12
1.1. Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự
nhiên có liên quan đến đề tài.................................................................................12
1.1.1. Trên thế giới.............................................................................................12
1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................13
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất đai nông
- lâm nghiệp có liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế và lưu vực sông Truồi.....16
1.2. Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài..................................................17
1.2.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên......................................................17
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..........................................18
1.2.3. Cảnh quan, sinh thái cảnh quan ...............................................................19
1.2.4. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên......................................................21
1.2.5. Phát triển, phát triển bền vững.................................................................21
1.2.6. Lưu vực sông, quản lý lưu vực sông .......................................................22
1.3. Mối liên hệ giữa đánh giá cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp bền vững....24
2
1.3.1. Mối liên hệ giữa cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp ..................24
1.3.2. Phát triển nông – lâm nghiệp bền vững...................................................25
1.4. Quan điểm và phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ
định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi ..............................26
1.4.1. Quan điểm tiếp cận ..................................................................................26
1.4.2. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi......................................28
1.5. Quy trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát
triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................30
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................32
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH
HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG TRUỒI,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ........................................................................................34
2.1. Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị cảnh quan lưu
vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................34
2.1.1. Các nhân tố sinh thái tự nhiên .................................................................34
2.1.2. Các nhân tố sinh thái nhân văn................................................................44
2.1.3 Sự phân hóa tự nhiên và sự hình thành các đơn vị cảnh quan ở lãnh thổ
nghiên cứu..........................................................................................................48
2.1.4. Phân vùng sinh thái cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu ...............................63
2.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông-
lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................65
2.2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo
đơn vị cảnh quan lưu vực sông Truồi ................................................................65
2.2.2. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi các loại sinh thái cảnh quan
phục vụ phát triển nông –lâm nghiệp lưu vực sông Truồi.................................72
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................81
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG – LÂM NGHIỆP
LƢU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .......................................82
3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất ....................................................................82
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất.............................................................................82
3.1.2. Hiện trạng phát triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi...................82
3.1.3. Định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi đến năm 2020 ......83
3
3.1.4. Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường của các loại hình sử
dụng nông- lâm nghiệp chủ yếu.........................................................................84
3.3.2. Đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở lưu vực sông
Truồi...................................................................................................................88
3.3. Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền
vững ở lưu vực sông Truồi ....................................................................................92
3.3.3. Giải pháp về chính sách...........................................................................93
3.3.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường ..............................................................94
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................98
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 BVMT Bảo vệ môi trường
2 CCNDN Cây công nghiệp dài ngày
3 CCNNN Cây công nghiệp ngắn ngày
4 CQ Cảnh quan
5 ĐHSP Đại học sư phạm
7 ĐKTN Điều kiện tự nhiên
6 ĐLTN Địa lý tự nhiên
8 GIS
Geographic information system
(Hệ thống thông tin địa lý)
9 HST Hệ sinh thái
11 KT-XH Kinh tế- xã hội
10 LHSD Loại hình sử dụng
12 NLKH Nông - lâm kết hợp
13 PTBV Phát triển bền vững
14 STCQ Sinh thái cảnh quan
15 TN Tài nguyên
16 TNTN Tài nguyên thiên nhiên
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp............25
Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại đất ở lưu vực sông Truồi.................41
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất của các xã thuộc lưu vực sông Truồi năm 2017................44
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế của các xã thuộc lưu
vực sông Truồi(%) ......................................................................................45
Bảng 2.4. Quy mô diện tích và dân số lưu vực sông Truồi năm 2017 ........................46
Bảng 2.5. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lưu vực sông Truồi....................51
Bảng 2.6. Bảng chú giải bản đồ sinh thái cảnh quan lưu vực sông Truồi...................55
Bảng 2.7. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng phát triển
nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Truồi....................................................67
Bảng 2.8. Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu
ở lưu vực sông Truồi...................................................................................73
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi theo loại hình sử dụng ở lưu vực
sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................................76
Bảng 3.1. Bảng diện tích các loại hình sử dụng đất.....................................................82
Bảng 3.2. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế...............................................85
Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chủ yếu....................................86
Bảng 3.4. Đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo loại hình STCQ ở lưu vực sông
Truồi ............................................................................................................88
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình đánh giá tự nhiên đối với hoạt động kinh tế [31]..........................13
Hình 1.2. Mô hình địa - hệ sinh thái [5] .......................................................................20
Hình 2.1. Bản đồ vị trí lưu vực sông Truồi trong tỉnh Thừa Thiên Huế .....................34
Hình 2.2. Bản đồ địa hình lưu vực sông Truồi.............................................................36
Hình 2.3. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm lưu vực sông Truồi...................................38
Hình 2.4. Bản đồ lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Truồi ..............................39
Hình 2.5. Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Truồi .......................................................40
Hình 2.6. Bản đồ các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Truồi........................................54
Hình 2.7. Bản đồ tầng dày đất lưu vực sông Truồi ......................................................69
Hình 2.8. Bản đồ thành phần cơ giới đất lưu vực sông Truồi......................................70
Hình 2.9. Phân hạng thích nghi cho cây lúa nước 2 vụ có tưới ở lưu vực sông Truồi78
Hình 2.10. Phân hạng thích nghi cho cây trồng cạn ngắn ngày ở lưu vực sông Truồi79
Hình 2.11. Phân hạng thích nghi cho cây công nghiệp và cây ăn quả ở lưu vực sông
Truồi ............................................................................................................79
Hình 2.12. Phân hạng thích nghi cho nông - lâm kết hợp ở lưu vực sông Truồi........80
Hình 2.13. Phân hạng thích nghi cho trồng rừng ở lưu vực sông Truồi......................80
Hình 3.1. Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo loại hình sinh thái cảnh
quan ở lưu vực sông Truồi..........................................................................89
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng tự nhiên
theo lưu vực sông làm tiền đề phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ,
giúp cho các nhà quản lý đưa ra những định hướng khai thác tài nguyên theo hướng
bền vững là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Sông Truồi là một trong mười con sông chính ở Thừa Thiên Huế, sông có
chiều dài dòng chính là 24 km, diện tích lưu vực là 64.467 ha. Lưu vực sông Truồi
nằm ở trên địa bàn huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, chính xác là nó nằm ở
vùng Truồi chảy qua ba xã: Xã Lộc Hòa, Lộc Điền và Lộc An. Theo Đại Nam Nhất
Thống Chí do nhà Nguyễn ghi chép thì sông Truồi có tên là sông ”Hưng Bình”
thượng nguồn sông Truồi bắt đầu từ Bạch Mã và núi Truồi “ Ứng Đôi” và hạ nguồn
ở làng Bàn Môn chảy ra phá Tam Giang. Hiện nay thì nước sông Truồi chịu sự chi
phối của đập thủy lợi hồ Truồi và sự ô nhiễm do gia tăng dân số mà chủ yếu là ý
thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém kiến dòng sông không còn trong
xanh nữa. Hiện nay sông Truồi đang trở thành”bể chứa” của các chất thải độc hại,
nhất là do hoạt động sản xuất của người dân ở hai bên lưu vực như khai thác cát sạn
bừa bãi, sản xuất tinh bột sắn, nuôi thả thủy sản. Đây cũng là vùng có nhiều tiềm
năng cho phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, các điều kiện sinh thái tự nhiên
của lãnh thổ có sự phân hoá đa dạng và phức tạp. Do đó, việc đánh giá tiềm năng tự
nhiên phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững
là vấn đề mang tính cấp thiết.
Do quá trình khai thác lâu dài và ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất nên
hiện nay dòng sông Truồi đang tiếp tục bị “rút ruột”, hai bên bờ bị sạt lở nặng nề,
kéo theo nhiều hệ lụy khác, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông –lâm
nghiệp. Đây là biểu hiện của sự mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, việc tổ chức sản
xuất nông - lâm nghiệp cần được định hướng có cơ sở khoa học nhằm bố trí các loại
hình sử dụng theo mục tiêu phát triển bền vững. Mặt khác, hơn 80% cư dân lưu vực
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế
của hoạt động này chưa tương xứng với tiềm năng sinh thái tự nhiên của lãnh thổ,
8
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều vướng mắc, đời sống người dân nói chung
còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ và các
mô hình nông - lâm nghiệp phù hợp với sự phân hoá của tự nhiên nhằm thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời
góp phần vào việc bảo vệ môi trường lưu vực.
Xuất phát từ thực tiễn trên, với lòng mong muốn được góp phần vào sự phát
triển kinh tế- xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và của huyện Phú Lộc nói riêng
theo hướng sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, góp phần
phát triển bền vững đã thúc đẩy việc chọn đề tài nghiên cứu: "Đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực
sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế".
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy
hoạch phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế theo
hướng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở khoa học và quy trình nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự
nhiên phục vụ quy hoạch phát triển bền vững nông - lâm nghiệp.
- Xác định các tính chất đặc thù của lãnh thổ, nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên
theo các đơn vị sinh thái cảnh quan, xây dựng bản đồ cảnh quan lưu vực sông Truồi
phục vụ mục tiêu đánh giá.
- Đánh giá tổng hợp các điều tự nhiên phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển
nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi theo hướng bền vững.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp.
- Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo đơn vị cảnh quan và theo tiểu vùng
sinh thái cảnh quan; kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần phát triển nông - lâm
nghiệp bền vững ở địa bàn nghiên cứu.
9
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ
Lưu vực sông Truồi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên địa phận huyện Phú Lộc.
3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng tự nhiên lãnh thổ,
trong đó chú trọng các yếu tố mang tính đặc thù của khu vực nghiên cứu có liên
quan trực tiếp đến sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp
được xét trên quan điểm địa lý ứng dụng.
- Loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp mang tính đa dạng và phong phú; dựa
vào đặc điểm đặc thù của địa phương, đề tài chỉ chọn một số cây mang tính phổ
biến ở khu vực nghiên cứu: Keo, tràm, các loại cây ăn quả lâu năm như mít, dâu,
thanh trà, và các cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn…
- Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp khu vực,
đề tài chú trọng đến các nhân tố sinh thái tự nhiên; vấn đề kinh tế và kỹ thuật canh
tác chỉ được đề cập một cách khái quát.
- Đề tài chú trọng các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp; các loại hình sử
dụng khác không được đề cập đến.
- Trên cơ sở khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã
hội và môi trường, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trưng cho từng tiểu vùng
nhằm góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu
Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên như: địa chất - địa
mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Các thông tin về dân cư, KT
- XH của huyện trong địa bàn nghiên cứu (dân số, lao động, tập quán canh tác, sản
xuất nông - lâm nghiệp...).
4.2. Phương pháp bản đồ và GIS
Phương pháp bản đồ được áp dụng trong việc xây dựng các bản đồ thành phần
tự nhiên đơn tính, bản đồ cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan, bản đồ đánh giá
10
tiềm năng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình nông -
lâm nghiệp, bản đồ đề xuất quy hoạch nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Đề tài sử dụng công nghệ GIS để chồng xếp bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu,
xử lý, phân tích các bản đồ. Phần mềm được sử dụng chủ yếu là Mapinfo, ArcView.
4.3. Phương pháp ma trận
Được áp dụng trong việc xây dựng bản chú giải ma trận cho bản đồ cảnh quan
lưu vực sông Truồi tỉ lệ 1: 50.000. Đồng thời, phương pháp ma trận còn được sử
dụng trong việc phân hạng thích nghi cho các đơn vị sinh thái cảnh quan.
4.4. Phương pháp so sánh địa lý
Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại sinh
thái cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nông - lâm nghiệp chủ yếu trên
địa bàn nghiên cứu.
4.5. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được trong nghiên cứu
địa lý học hiện đại, thực địa giúp kiểm tra và điều chỉnh những giá trị đã nghiên
cứu, thu thập được. Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành dựa trên phương
pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra.Đề tài đã tiến
hành khảo sát thực địa ở 12 điểm dọc theo lưu vực sông Truồi khi đi từ Nam sang
Bắc (từ thượng nguồn xuống ven biển). Bao gồm các địa điểm sau đây:
- Vùng thượng nguồn: Thôn Nam Khe Dài, Bắc Khe Dài, La Phú, An Hà.
- Vùng trung du: Thôn Nam Phước, Thôn Nam, Thôn Đông, An Lại.
- Vùng hạ du: Thôn Lương Điền Thượng, Đông An, Đồng Xuân, Miêu Nha.
Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định chỉ tiêu
trong đánh giá và đề xuất qui hoạch bố trí CCNDN hợp lý ở khu vực nghiên cứu.
4.6. Phương pháp chuyên gia
Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong việc lựa chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh
quan trong quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý
kiến các nhà quản lý của các ban ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương.
11
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thêm vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận
đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên trên lãnh thổ một lưu vực của các con sông;
làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý cảnh quan ứng dụng phục vụ mục
tiêu định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ theo hướng bền vững.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc định
hướng bố trí các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng sinh
thái cảnh quan lưu vực sông Truồi
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý
ở địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc hoạch định các chính sách phát triển
nông lâm - nghiệp và bảo vệ môi trường khu vực.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính bao gồm các chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ
định hướng phát triển nông- lâm nghiệp.
Chương 2: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát
triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Đề xuất định hướng phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở lưu
vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế.
12
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG-LÂM NGHIỆP
1.1. Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự
nhiên có liên quan đến đề tài
1.1.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ
trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã trải qua một thời gian khá dài với nội dung
phong phú được thể hiện trong nhiều công trình từ các hướng tiếp cận và sử dụng các
phương pháp đánh giá khác nhau. Việc nghiên cứu, đánh giá ĐKTN của đề tài được
tiếp cận theo hướng cảnh quan.
Nền móng của cảnh quan học đã được xây dựng từ cuối thế kỉ XIX và đầu thế
kỉ XX trong các công trình nghiên cứu, phân chia Địa lí tự nhiên bề mặt Trái đất
của các nhà địa lí Nga như V.V. Docusaev, L.X. Berge, G.N. Vysotski, G.F.
Morozov... [8].
Từ giữa thế kỉ XX, các trường phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ) và các
nước Đông Âu. Các công trình thuộc hướng này tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc
đánh giá, quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và cải tạo đất, điển hình là một
số tác giả như: K.V. Pascan, G.Iu. Pritula (1980); B.A. Macximov (1978); K.B.
Zvorukin (1984). Cùng trường phái này còn có các công trình nghiên cứu của các
tác giả Hungari như Marosi, Szilard (1964), ở Rumani như Grumazescu (1966), ở
Ba Lan như Rozycka (1965)...[dẫn theo 21, tr.18]. Các công trình nghiên cứu, đặc
biệt là nghiên cứu ứng dụng đều có sự thống nhất:
- Về quan điểm nghiên cứu, đánh giá: Lấy học thuyết về CQ làm cơ sở cho
việc đánh giá đất đai nông - lâm nghiệp và quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu
cho các đặc điểm sinh thái của CQ và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa sử dụng
lãnh thổ, con người và môi trường. Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể (hệ địa - sinh
thái) theo hệ thống phân vị CQ. Việc chọn đơn vị cấp nào phải tương ứng với phạm
13
vi và mục tiêu đánh giá. Đơn vị sử dụng làm cơ sở đánh giá có thể là các đơn vị
phân vùng cá thể hoặc phân loại CQ.
- Về phương pháp đánh giá tổng hợp: Các phương pháp đánh giá thường được
sử dụng gồm: Phương pháp mô hình chuẩn (mô hình hóa tối ưu), phương pháp bản
đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính và phương pháp thang điểm tổng hợp có
trọng số... Nhìn chung, các công trình đánh giá tổng hợp thường dựa trên mức độ
thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tượng kinh tế trong sử dụng đất đai.
Mô hình đánh giá chung có tính điển hình là:
Hình 1.1. Mô hình đánh giá tự nhiên đối với hoạt động kinh tế [31]
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, việc nghiên cứu đánh giá các ĐKTN theo hướng CQ ứng dụng cho
mục đích nông - lâm nghiệp bắt đầu từ thập niên 1960 - 1970, chịu ảnh hưởng rất
lớn của trường phái cảnh quan Liên Xô (cũ). Mặc dù ra đời muộn nhưng các công
trình nghiên cứu về lĩnh vực này tăng rất nhanh với số lượng công trình lớn. Dựa
vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và thời gian ra đời, chúng tôi chia các công trình
nghiên cứu CQ và CQ ứng dụng thành một số nhóm sau:
Đặc trưng các đơn vị tổng hợp
tự nhiên lãnh thổ
Đặc điểm sinh thái công trình
đặc trưng kĩ thuật - công
nghiệp của các ngành sản xuất
Đánh giá tổng hợp
Xác định mức độ thích hợp của
các thể tổng hợp tự nhiên đối
với các mục tiêu thực tiễn cụ
thể
Đề xuất các kiến nghị sử dụng
hợp lí tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường
14
- Nhóm các công trình nghiên cứu lí thuyết CQ, CQ ứng dụng và phân vùng
địa lí tự nhiên Việt Nam: Bao gồm các công trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện lí
thuyết CQ, như xây dựng hệ thống phân vị, chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp, vận dụng lí
thuyết CQ để phân vùng Địa lí tự nhiên, tiêu biểu có "Sơ đồ phân vùng địa lí tự
nhiên miền Bắc Việt Nam" của Tổ phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp - Ủy ban
Khoa học Nhà nước, "Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên" (1969) và
"Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam" (1976) [18], "Quan niệm về cảnh quan, hệ
sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan”, "Cảnh quan
và phân vùng địa lí tự nhiên (phần lục địa)... Trong đó, công trình "Cảnh quan địa lý
miền Bắc Việt Nam" của tác giả Vũ Tự lập là công trình có giá trị lớn nhất trong việc
góp phần hoàn thiện lí thuyết CQ, định hướng cho việc phân vùng Địa lí tự nhiên Việt
Nam [dẫn theo 21, tr.19].
- Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng: Bao gồm các công trình
nghiên cứu CQ định hướng cho việc sử dụng TNTN trên bình diện cả nước, tiêu
biểu có: "Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận sinh thái)" của tác giả Nguyễn
Cao Huần [12], "Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên,, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam" của tác giả Phạm Hoàng Hải (1997)
[8]; "Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế"
của tác giả Nguyễn Thế Thôn (1993) [32]... Các công trình này tiến hành đánh giá
mối quan hệ giữa cấu trúc CQ và các hoạt động sản xuất, xã hội trên cơ sở đó đề
xuất định hướng sử dụng hợp lí tự nhiên, bảo vệ môi trường theo đơn vị CQ, phục
vụ quy hoạch và phát triển kinh tế.
- Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng cho các loại hình sản xuất
theo lãnh thổ: Đây là nhóm công trình mới ra đời từ những năm 1980 nhưng phát
triển mạnh mẽ nhất vì các công trình này có tính ứng dụng cao, loại hình sản xuất
và lãnh thổ đa dạng, số lượng đơn vị hành chính rất lớn. Nhóm này dựa trên các cơ
sở lí luận chung là lí thuyết CQ và quy trình đánh giá CQ, tiến hành nghiên cứu sự
phân hóa tự nhiên tại địa bàn hoặc lãnh thổ nghiên cứu và phân chia ra các đơn vị
ĐLTN, xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và tiến hành đánh giá đơn vị CQ
phù hợp cho một hoạt động sản xuất, đồng thời đề xuất mang tính định hướng sử
15
dụng hợp lí lãnh thổ. Tiêu biểu có các công trình: "Đánh giá, phân hạng điều kiện
sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm cây
công nghiệp nhiệt đới dài ngày" của tác giả Lê Văn Thăng (1995)[31]; " Nghiên
cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền
vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế" của tác giả Hà Văn Hành
(2002) [9]; "Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông -
lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế" của tác giả Lê Năm (2004) [21];
- Nhóm các công trình nghiên cứu CQ hướng phân tích theo lưu vực:
Các công trình theo hướng này mới ra đời trong những năm gần đây và có tính
ứng dụng cao. Nhóm này dựa trên các cơ sở lí luận chung là lí thuyết CQ và quy
trình đánh giá CQ, tiến hành nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên theo lưu vực sông,
xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các định hướng sản xuất nông - lâm
nghiệp hợp lí theo lưu vực. Tiêu biểu có các công trình: "Đánh giá điều kiện tự
nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Hương, tỉnh
Thừa Thiên Huế'' của tác giả Nguyễn Đăng Độ (2012) [6]; "Nghiên cứu điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ sử dụng hợp lí lãnh thổ lưu vực sông Ba”,Bùi
Thị Mai (2010) [20]; "Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ
phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn”, Lê Anh
Hùng (2016) [13]....
Trong tài liệu Quản lý và bảo vệ rừng , việc phân chia các đơn vị lãnh thổ
vùng đầu nguồn nhằm quản lý lưu vực nước đã phân ra các vùng có khả năng nông-
lâm nghiệp: rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn, rừng trồng vùng cao, rừng kinh
doanh, nông-lâm kết hợp, nông nghiệp vùng cao, nông nghiệp vùng thấp.
Cách tiến hành nghiên cứu của các công trình theo hướng này đã giúp cho đề
tài rất nhiều trong xây dựng phương pháp luận và khẳng định quan điểm trong đánh
giá điều kiện địa lý tự nhiên nhằm xác định sự phân hoá không gian của các loại
hình sử dụng đất đai cần gắn với hệ thống lưu vực cũng như để phân tích cơ cấu
các loại hình sử dụng đất đai nông-lâm nghiệp trong từng lưu vực.
16
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất đai nông -
lâm nghiệp có liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế và lưu vực sông Truồi
- Việc nghiên cứu và đánh giá điều kiện tự nhiên liên quan đến vấn đề sử dụng
đất đai nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi được đề cập đến trong một số công
trình ở phạm vi huyện Phú Lộc và tỉnh Thừa Thiên Huế được đề tài tham khảo:
- Nhiều công trình nghiên cứu về các thành phần tự nhiên như: địa chất, địa
hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, thổ nhưỡng và các đặc điểm kinh tế - xã hội của
huyện Phú Lộc [2], [3], [27], [28], [29], [30], [31], có liên quan đến khu vực
nghiên cứu được đề tài tham khảo và vận dụng.
- Về nghiên cứu, đánh giá tổng hợp thể sản xuất lãnh thổ phục vụ sản xuất
nông - lâm nghiệp huyện Phú Lộc đã có một số công trình nghiên cứu dưới những góc
độ khác nhau như:
+ Lê Bòn (2013) [3], trong công trình “Đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch sản
xuất nông- lâm nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ” (Luận văn Thạc sỹ
ĐLTN, ĐHSP Huế) đã phân cấp lãnh thổ thành các đơn vị đất đai và đề xuất một số loại
hình sử dụng nông - lâm nghiệp cho khu vực.
+ Nguyễn Bích Hàn Vi (2016) [31], trong công trình “Nghiên cứu chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp theo ngành huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế” (Luận văn
Thạc sỹ ĐLTN, ĐHSP Huế) đã phân cấp lãnh thổ thành các đơn vị đất đai và các
tiểu vùng sinh thái cảnh quan và đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái ở các xã
vùng cát ven biển.
+ Liên quan đến khu vực nghiên cứu còn có các đề tài: KC 08 - 21 “Nghiên cứu
xây dựng giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các dải cát ven biển miền Trung từ Quảng
Bình đến Bình Thuận” của Trần Văn Ý; đề tài KC 08 - 07 “Đánh giá tổng hợp về hiện
trạng, tiềm năng và diễn biến sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên
nhiên ở vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình, Quảng Trị” (2002) do Trung tâm nghiên
cứu tài nguyên môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ quản và do
Trương Quang Học chủ trì được đề tài tham khảo và vận dụng.
- Đề tài: "Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu sinh
khí hậu phục vụ đa dạng hóa cơ cấu cây trồng nông – lâm nghiệp lưu vực sông
17
Hương tỉnh Thừa Thiên - Huế” (2007) của Nguyễn Thị Sửu trường Đại học sư
phạm Huếđược đề tài tham khảo và nghiên cứu.
Qua phân tích, xem xét các tài liệu có liên quan đến nội dung và lãnh thổ
nghiên cứu của luận văn có thể nhận thấy:
- Những tài liệu trên là những công trình khoa học có giá trị về lí luận và thực
tiễn để tham khảo trong việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ huyện Phú Lộc nói
chung và lưu vực sông Truồi nói riêng mới chỉ đi sâu nghiên cứu ĐKTN một cách
riêng lẻ phục vụ cho các mục đích khác nhau mà chưa đặt chúng vào mối quan hệ
tác động tương hỗ nhằm xác định mức độ thích hợp các tổng thể tự nhiên cho các
loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp cụ thể.
- Ở lưu vực sông Truồi chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đánh giá
tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp theo quan điểm
phát triển bền vững.
1.2. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong đề tài
1.2.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối chiếu với
những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
Trong nghiên cứu đánh giá ĐKTN thì đánh giá là sự phản ánh giá trị của tự
nhiên đối với một yêu cầu KT - XH cụ thể. Đó chính là sự thể hiện thái độ của chủ
thể đối với khách thể về phương diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng
của khách thể. Trong đó chủ thể là yêu cầu KT - XH như các công trình kỹ thuật,
các ngành kinh tế, nền kinh tế nói chung, bản thân con người và xã hội; khách thể là
môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.”Bản chất của việc đánh giá ĐKTN và
TNTN là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố
hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau của đời
sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người” [dẫn theo 21, tr. 30].
Đặc điểm của tự nhiên là đơn trị nhưng giá trị KT - XH của nó là đa trị nên bất
kì thành phần nào của tự nhiên cũng có thể là đối tượng đánh giá. Song, vì các
thành phần tự nhiên luôn nằm trong mối tác động tương hỗ nên cần thực hiện đánh
18
giá tổng hợp. Hoạt động đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên là dựa vào sự hiểu
biết đặc điểm của các hệ thống tự nhiên và hệ thống KT - XH để xác định chính xác
mối quan hệ giữa chúng. Vì thế, nhiệm vụ chính của đánh giá là điều khiển mối
quan hệ này sao cho có hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. "Việc
xác định đối tượng đánh giá dựa trên mối quan hệ tác động tương hỗ giữa tự nhiên
và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp
các ĐKTN và TNTN" [dẫn theo 21, tr. 30]. Trong đánh giá tổng hợp ĐKTN phục
vụ định hướng sản xuất nông - lâm nghiệp, đánh giá chính là xác định mức độ thích
hợp của các tổng thể tự nhiên cho loại hình sản xuất nông- lâm nghiệp và cũng là
tiền đề cho định hướng, đề xuất nhằm góp phần vào quy hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp và lâm nghiệp hợp lí theo lưu vực sông.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) là nhân tố môi trường tự nhiên, không trực tiếp sử
dụng làm các nguồn năng lượng thực phẩm, các nguyên liệu cho công nghiệp,
nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành sản xuất được,
ví dụ như địa hình, đất đai, nguồn nước, độ ẩm…[29].
Như vậy, ĐKTN tuy không tham gia trực tiếp vào sản xuất xã hội nhưng là
yếu tố cần thiết để xã hội tồn tại và phát triển. Nếu thiếu các ĐKTN thì sản xuất xã
hội không thể thực hiện được.
1.2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử
dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…” [1].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị
vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản
xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối
tượng tiêu dùng” (Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005).
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều
chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng được mở
rộng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
19
1.2.3. Cảnh quan, sinh thái cảnh quan
1.2.3.1. Cảnh quan
Cảnh quan là thuật ngữ phổ biến trong khoa học Địa lí. Theo quan niệm
chung, cảnh quan là khái niệm dùng để chỉ diện mạo bên ngoài của địa cầu - một
thể tự nhiên hoàn chỉnh mang tính đặc biệt, đặc thù riêng của Trái đất - lớp vỏ CQ.
Cảnh quan cùng là khái niệm riêng chỉ một đơn vị địa lí tự nhiên tổng hợp - cảnh
địa lí. Xét về khái niệm riêng, hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác
nhau về cảnh quan. Nếu xét theo thời gian và sự phát triển của khoa học cảnh quan
có một số quan niệm sau:
Theo L.C. Berge (1931): "Cảnh quan địa lí là một tập hợp hay một nhóm các sự
vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và
động vật cũng như hoạt động của con người trà trộn với nhau vào một thể thống nhất
hòa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất".
Theo N.A. Xolsev (1948): "Cảnh quan địa lí được gọi là một lãnh thổ đồng nhất
về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật của một và
chỉ một tập hợp liên kết tương hỗ gồm: cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và
nước ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các quần xã thực - động vật". Cũng theo
N.A. Xolsev, các điều kiện chủ yếu cho các cảnh quan độc lập (cá thể):
- Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải chỉ nền địa chất đồng nhất.
- Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồng nhất
về không gian.
- Phải có một kiểu khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó
mọi biến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. Cảnh quan là một hệ thống
cấu tạo có quy luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp.
Theo Vũ Tự Lập (1976): "Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân hóa
trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu
trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy
văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có
quy luật của những dạng địa lí và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc
ngang đồng nhất" [18].
20
A.G. Ixatsenco (1991), đã đưa ra định nghĩa mới về cảnh quan: "Cảnh quan là
một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa
đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp" [14].
Quan niệm CQ ngày càng được coi là một đơn vị phân hóa chung của một địa
hệ tự nhiên bất kì nào đó và nó không chỉ sử dụng trong lĩnh vực cảnh quan học
thuần túy mà ở các lĩnh vực khoa học khác nhau khi nói đến sự phân dị lãnh thổ.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của Địa lí học, một số ý kiến cho rằng khái niệm
CQ không chỉ hạn chế ở việc phân tích các dấu hiệu thuần túy của tự nhiên (tự
nhiên chưa bị đụng chạm bởi con người) mà cần phân tích cả các mối quan hệ tồn
tại giữa các hợp phần tự nhiên của cảnh quan với các hợp phần "dân cư và nền văn
hóa con người". Theo L.C. Berge, chính sự hợp nhất hai loại hợp phần đó mới tạo
thành một thể thống nhất hoàn chỉnh là cảnh quan.
1.2.3.2. Sinh thái cảnh quan
"STCQ là một hệ thống tự
nhiên được cấu thành từ hai khối
hữu sinh và vô sinh trong điều
kiện cân bằng sinh thái của tự
nhiên, được quy định bởi mối
tương quan trao đổi vật chất, năng
lượng, thông tin và những đặc
trưng biến đổi trạng thái (động
lực) theo thời gian" [40].
Hình 1.2. Mô hình địa - hệ sinh thái [5]
1. Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan:
2. Hướng tác động qua lại của HST trong hệ địa - sinh thái:
SV: Sinh vật ĐH: Địa hình TV: Thủy văn
KH: Khí hậu TN: Thổ nhưỡng Đ: Đá
Như vậy, STCQ vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng sinh thái của
KH
TN
SV
ĐĐH
TV
21
HST đang tồn tại và phát triển trên CQ. Vậy, STCQ nó chứa đựng hai khía cạnh cơ
bản là cảnh quan và HST. Hai khía cạnh này độc lập nhưng thống nhất với nhau
trong một hệ địa - sinh thái (geo - ecosystem).
1.2.4. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
Bất kì thành phần nào của tự nhiên cũng có thể là đối tượng đánh giá. Tuy
nhiên, các thành phần tự nhiên luôn nằm trong mối tác động tương hỗ nên cần thực
hiện đánh giá tổng hợp “ Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên mối quan hệ
tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng
của công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN” {26, TR. 30}. Vì thế, nhiệm
vụ chính của việc đánh giá là điều khiển mối quan hệ này sao cho có hiệu quả cao
nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái.
Trong đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng sản xuất nông – lâm
nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể tự nhiên
cho loại hình sản xuất nông – lâm nghiệp và cũng là tiền đề cho định hướng, đề xuất
nhằm góp phần vào qui hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp hợp lí
theo lưu vực sông.
1.2.5. Phát triển, phát triển bền vững
1.2.5.1. Phát triển
Là quá trình xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản.
Phát triển chỉ sự đạt được những đòi hỏi về chất, trước hết là phúc lợi của con người
và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi về chính trị [32].
1.2.5.2. Phát triển bền vững
Khái niệm PTBV lần đầu tiên được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra vào năm
1987: "PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người
nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Hội nghị thượng đỉnh về PTBV (2002) tổ chức tại Johannesbug đã xác định:
"Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa
giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã
hội và môi trường [21].
22
1.2.6. Lưu vực sông, quản lý lưu vực sông
1.2.6.1. Lưu vực sông
Theo Luật Tài nguyên nước, lưu vực sông là vùng lãnh thổ mà trong phạm vi
đó nước mặt chảy tự nhiên vào sông. Theo quan điểm địa lí thì lưu vực sông là một
vùng lãnh thổ, một thực thể thống nhất về sinh hóa và môi trường, khép kín về
ĐKTN có nghĩa là một địa hệ thống hoàn chỉnh. Như vậy, lưu vực sông là hệ thống
lãnh thổ thổ tương đối độc lập, có mối liên hệ gắn bó về quá trình trao đổi vật chất
và năng lượng, về hệ quả sử dụng tài nguyên và môi trường giữa thượng lưu, trung
lưu và hạ lưu [6].
1.2.6.2. Quản lí lưu vực sông
Khái niệm quản lí tổng hợp theo lưu vực sông lần đầu tiên đã được đề cập ở
nước ta vào năm 1998, khi bộ Luật tài nguyên nước được ra đời. Đây được xem như
giải pháp đồng bộ cần thiết để quản lí và bảo vệ tài nguyên nước và các nguồn tài
nguyên khác trên lưu vực sông một cách bền vững.
Lưu vực sông là một thực thể thống nhất chứa đựng đầy đủ các ĐKTN, các
HST, các dạng tài nguyên và các điều kiện về KT - XH. Trên lưu vực sông các quá
trình địa mạo, dòng chảy, tuần hoàn sinh vật, thành tạo đất diễn ra đồng thời và
tương tác với nhau, hình thành một xâu chuỗi các quá trình có mối liên hệ nhân-
quả trong một hệ thống lãnh thổ tương đối khép kín. Sự biến động của mỗi thành
phần tự nhiên và TNTN đều có tác động nhanh chóng, sâu sắc và lâu dài đến tất cả
các thành phần tự nhiên và các nguồn TNTN khác trên toàn lưu vực sông. Chính vì
vậy, lưu vực sông là lãnh thổ nghiên cứu hợp lí nhất cho việc tìm các giải pháp
nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT [6].
Trên một lưu vực sông có nhiều ngành, nhiều địa phương khác nhau có nhu
cầu sử dụng nước và các tài nguyên cho nên việc quản lí các nguồn tài nguyên này
cần phải có sự phối hợp và điều tiết (chia sẻ) xuất phát từ các mục tiêu, quyền lợi
khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, việc quản lí tài nguyên nói chung
và tài nguyên nước nói riêng trong lưu vực sông không thể tiến hành trong nội bộ
những ranh giới hành chính của mỗi địa phương hay trong phạm vi trách nhiệm của
từng ngành mà phải được xử lí như một vấn đề liên ngành, liên tỉnh và liên huyện.
23
Các hoạt động phát triển KT - XH trên lưu vực luôn gắn với việc khai thác, sử
dụng các nguồn tài nguyên và gây tác động đến môi trường lưu vực ở các mức độ khác
nhau. Trong quá trình phát triển, bên cạnh tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên,
tạo ra những sức ép nặng nề lên các khả năng vốn có của hệ tự nhiên. Vì vậy, về
nguyên tắc, quản lí tổng hợp lưu vực sông không chỉ quản lí tài nguyên nước mà còn
liên quan đến việc quản lí các tài nguyên khác như đất, rừng, quản lí và bảo vệ các hệ
sinh thái lưu vực; quản lí các hoạt động của con người trên lưu vực có ảnh hưởng đến
tài nguyên như hoạt động nông nghiệp, phát triển dân số, phát triển đô thị, lâm nghiệp...
Trên lưu vực sông, mỗi dạng tài nguyên đều có chủ sử hữu, đều có khung luật
pháp điều tiết và được đặt trong cơ chế quản lí theo trách nhiệm ngành và địa giới
hành chính. Nhưng về bản chất tự nhiên, các nguồn TNTN không có biên giới rõ
ràng. Chúng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau,
bởi vậy bất cứ một cách quản lí riêng lẻ nào cũng không mang lại sự phát triển bền
vững, chúng cần được quản lí một cách tổng hợp. Trên lưu vực sông có nhiều đơn vị
hành chính có trình độ phát triển khác nhau, có nhiều ngành, nhiều địa phương có kĩ
thuật khai thác, nhu cầu và phương thức sử dụng khác nhau, cho nên sử dụng hợp lí lãnh
thổ theo lưu vực sông theo quan điểm phát triển bền vững cần thiết phải quản lí tổng hợp
lưu vực sông [29].
Trong phương pháp quản lí này, lưu vực sông được lấy làm cơ sở và xem đó là
một hệ thống thống nhất, trong đó có những tác động qua lại giữa các tài nguyên
(nước, đất, rừng, các HST...) và con người. Như vậy, quản lí tổng hợp lưu vực sông
hay quản lí tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu vực sông là sự tương tác
trong quản lí, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên có trên lưu vực một cách
hợp lí nhằm định hướng phát triển nông- lâm nghiệp, đạt được lợi ích kinh tế và xã
hội mà không làm tổn hại đến sự phát triển bền vững của HST. Nghiên cứu, đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên trên cơ sở lưu vực sông là hướng nghiên cứu
mới về địa lý ứng dụng, về tổ chức và khai thác hợp lí lưu vực sông theo quan điểm
phát triển bền vững. Đây là hướng nghiên cứu đã được rất nhiều tổ chức, các nhà
khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm hiện nay [6].
24
Nguyên tắc chính trong bảo vệ quản lý bảo vệ đầu nguồn lưu vực sông là cần
phải quy hoạch sử dụng đất đai, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên [36].
Quy hoạch sử dụng đất đai phải tiến hành các công việc sau:
- Phân loại đất trong khu vực theo khả năng giữ nước.
- Phân loại đất theo khả năng thích ứng của đất đai.
- Dựa vào các kết quả phân loại trên để quy hoạch sử dụng đất đai và cuối
cùng xác định tên các loại đất, đặc điểm và hướng dẫn sử dụng từng loại đất đó.
Khi phân vùng sử dụng đất đai trong vùng đầu nguồn lưu vực cần chú ý một
khái niệm cơ bản nữa là độ che phủ của rừng. Độ che phủ của rừng được chia ra 3
cấp sau:
1. Độ che phủ rất tốt: là rừng chiếm trên hoặc 2/3 diện tích lãnh thổ (67%)
2. Độ che phủ tốt: rừng chiếm 1/2 diện tích (50%)
3. Độ che phủ tối thiểu: là rừng chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ (33%) là giới hạn
an toàn sinh thái.
Như vậy, khi diện tích che phủ của rừng < 33% tổng diện tích lãnh thổ ở một
vùng bất kỳ là không được phép; còn rừng phòng hộ ở lưu vực nước thì tiêu chuẩn
quốc tế là phải có độ che phủ của rừng từ 50% trở lên. Khi quy hoạch sử dụng đất
đai trong lưu vực nước cần thiết phải phân vùng đất cho phát triển, phục hồi rừng
tối thiểu là 50%. Ngoài ra, còn sử dụng phân vùng đất cho nông nghiệp khoảng
25% (trong đó có cả nông nghiệp vùng núi thấp và vùng núi cao). Vùng đất để xây
dựng các mô hình nông lâm kết hợp (NLKH), vùng đất dành cho phát triển giao
thông, phát triển thương nghiệp dịch vụ, chợ, thị trấn và dành đất cho các vùng sông
ngòi, ao, hồ, bể chứa.
1.3. Mối liên hệ giữa đánh giá cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp bền vững
1.3.1. Mối liên hệ giữa cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp
Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở
các hợp phần cấu trúc nên CQ. Thông qua hoạt động này, con người đã tác động lên CQ
làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hướng tích cực và tiêu cực.
Nếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, con người biết khai thác, sử dụng các
yếu tố tự nhiên và TNTN một cách hợp lí sẽ tác động tích cực lên CQ, hình thành
25
nên các cảnh quan nhân sinh với các loại cây trồng trong HST nông nghiệp, HST
nông - lâm kết hợp và các thảm thực vật trong HST lâm nghiệp... làm tăng tính cân
bằng, tính ổn định và tính nhịp điệu của CQ. Ngược lại, những hoạt động khai thác
tài nguyên một cách bất hợp lí và thiếu quy hoạch sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh
thái, tuần hoàn vật chất trong CQ, làm CQ biến đổi và cuối cùng làm thoái hóa CQ
hiện có để hình thành CQ mới [5].
Giữa CQ và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ,
tác động tương hỗ lẫn nhau, được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp
Cấu trúc cảnh quan
Các yếu tố đầu vào của sản xuất
nông - lâm nghiệp
- Cấu trúc địa chất
- Các dạng địa hình
- Đá tạo thành đất
- Mặt bằng sản xuất
- Các kiểu khí hậu
- Chế độ thủy văn
- Chế độ nhiệt - ẩm và nhịp điệu mùa
- Nguồn nước tưới
- Đại tổ hợp thổ nhưỡng
- Đại tổ hợp thực vật
- Đất
- Thực vật
- Các tác động nhân sinh - Sức lao động và tri thức khoa học
Như vậy, CQ là tiền đề để hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt động sản
xuất nông - lâm nghiệp, các thành phần cấu trúc của CQ là đối tượng sản xuất nông
- lâm nghiệp của con người [35].
1.3.2. Phát triển nông – lâm nghiệp bền vững
Nông nghiệp- lâm nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, như: nông học, sinh thái học, xã hội
học… Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó đáng quan tâm là định nghĩa
của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD) bởi tính tổng hợp và khái quát
cao: nông nghiệp – lâm nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu
cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau.
Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp – lâm nghiệp không những cho phép các thế
hệ hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được
26
khả năng ấy cho các thế hệ mai sau, cũng có ý kiến cho rằng sự bền vững của hệ
thống nông nghiệp - lâm nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản
lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh
thái. Như vậy, nền nông nghiệp – lâm nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu
cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu nông - lâm sản của loài người hiện nay và duy trì
được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ được quĩ đất,
quĩ nước, quĩ rừng, không khí và khí quyển, tính đa dạng sinh học v.v… Xây dựng
nền nông nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình
phát triển.
Tài nguyên nông nghiệp chủ yếu là đất đai. Nó vừa là sản phẩm của tự nhiên
vừa là sản phẩm của lao động. Nhiệm vụ cơ bản của nông nghiệp bền vững là quản
lý tốt đất đai: sử dụng hợp lý, bảo vệ và không ngừng bồi dưỡng đất đai, làm cho
đất đai ngày càng màu mỡ.
Ngoài việc bảo vệ và sử dụng tốt quĩ đất, cần coi trọng việc duy trì và bảo vệ
quĩ rừng, nhất là rừng nhiệt đới. Ở nước ta tình trạng chặt phá rừng rất nghiêm
trọng, cần chặn đứng và coi trọng việc bảo vệ rừng, đẩy mạnh chương trình trồng 5
triệu ha rừng. Bảo vệ và khai thác hợp lý quĩ nước, giữ gìn tính đa dạng sinh học,
bảo vệ không khí và khí quyền.
1.4. Quan điểm và phƣơng pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ
định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Truồi
1.4.1. Quan điểm tiếp cận
1.4.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu các thành phần tự nhiên trong mối
quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau như một tổng thể.
Tuy nhiên, theo quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tất cả các chỉ
tiêu thuộc các thành phần mà tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu
phù hợp. Trong đề tài, quan điểm này được thể hiện qua việc lựa chọn và xử lí chỉ
tiêu đại diện cho các thành phần: địa hình (độ cao, độ dốc), khí hậu (tương quan
nhiệt - ẩm), thủy văn (điều kiện tưới, khả năng thoát nước), nham thạch và thổ
nhưỡng (loại đất, độ dày tầng đất), sinh vật (hiện trạng rừng).
27
1.4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Do lưu vực sông Truồi có sự phân hóa đa dạng về độ cao, kiểu khí hậu, độ dốc,
dộ dày tầng đất, loại đất... nên việc phân cấp lãnh thổ thành những đơn vị có sự đồng
nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên phục vụ cho mục tiêu đánh giá là cần thiết.
Dựa trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá, đề tài đã phân cấp lãnh thổ về độ cao, độ dốc,
độ dày tầng đất, loại đất, điều kiện tưới, thành phần cơ giới, nhiệt độ trung bình
năm, lượng mưa trung bình năm, vị trí và tổng hợp lại theo các đơn vị lãnh thổ cơ
sở. Trong đề tài, đơn vị cơ sở là các loại STCQ. Mỗi loại CQ có sự đồng nhất tương
đối về các ĐKTN và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu yêu cầu sinh
thái của các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp với các đặc điểm của các đơn vị
cảnh quan để xác định loại hình nông - lâm nghiệp thích hợp.
1.4.1.3. Quan điểm hệ thống
Bất kì bộ phận lãnh thổ với quy mô nào đều có những phân hệ tác động qua lại
với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, đó là các phân hệ tự nhiên và các phân hệ KT -
XH. Mỗi phân hệ tồn tại và phát triển theo những đặc thù riêng nhưng đồng thời
phát triển trong mối quan hệ thống biện chứng. Do vậy, khi nghiên cứu sự phân hóa
CQ của một đơn vị lãnh thổ nhất định, phải đặt nó trong tổng thể tự nhiên của khu
vực xác lập, đồng thời phải đặt nó trong mối quan hệ với hệ thống của các khu vực
khác. Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu lãnh thổ chính là việc xem xét, phân
tích các hiện tượng, đối tượng theo quy luật địa lí tự nhiên chi phối lên đối tượng
với quy mô và mức độ nào đó.
Quan điểm hệ thống được vận dụng trong nghiên cứu đánh giá CQ lưu vực
sông Truồi là xem xét, phân tích cấu trúc và chức năng các đơn vị CQ, xem xét các
mô hình kinh tế mang tính hệ thống để định hướng và tìm ra các giải pháp đồng bộ
sử dụng hợp lí lãnh thổ.
1.4.1.4. Quan điểm sinh thái - kinh tế
Các hệ thống sản xuất nông-lâm nghiệp là những hệ thống kinh tế - sinh thái.
Yếu tố kinh tế nằm trong mục tiêu của sản xuất nông-lâm nghiệp. Yếu tố sinh thái là
các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất, nước... có ảnh hưởng không những đến
sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của vật nuôi, cây trồng... mà còn ảnh hưởng đến
28
sự bố trí các loại hình sử dụng đất đai nông-lâm nghiệp. Điều đó có nghĩa là trong
nghiên cứu phải xác định địa điểm phân bố cây trồng, vật nuôi, loại hình sử dụng đất
đai phù hợp sao cho đạt hiệu quả cao, phát triển ổn định và bảo vệ môi trường.
Quan điểm này giúp khẳng định các loại hình sử dụng đất đai, mô hình sử
dụng đất đai nông-lâm nghiệp mà đề tài đề xuất và phân tích là có ý nghĩa góp
phần vào phát triển bền vững ở lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông -
lâm nghiệp theo lưu vực sông cần được tiến hành trên quan điểm phát triển bền
vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Vận dụng quan điểm này, trong đánh giá và
đề xuất định hướng phát triển nông - lâm nghiệp cho khu vực nghiên cứu; đề tài
không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà còn căn cứ vào cơ cấu quỹ đất theo
chỉ tiêu qui hoạch quốc gia phân bổ cho huyện Phú Lộc (đặc dụng, phòng hộ, sản
xuất); đồng thời còn căn cứ vào hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất đai
nông-lâm nghiệp, các đặc điểm kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tầng, phânbố dân cư, tập
quán sản xuất...), phương hướng phát triển kinh tế của huyện.
1.4.2. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi
Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá, phân hạng thích nghi
các ĐKTN khác nhau. Quá trình đánh giá, phân hạng thích nghi tùy thuộc vào mục
đích mà người đánh giá lựa chọn nội dung cũng như phương pháp đánh giá phù
hợp. Việc đánh giá mức độ thuận lợi của các ĐKTN cho một số đối tượng kinh tế
đã được tiến hành từ lâu ở các nước tiên tiến, nhất là ở Liên Xô (cũ). Những học giả
có nhiều công trình đánh giá như L.I. Mukhina (1973), N.F. Tiumentxev (1963),
D.L. Armand (1975), Ia. Rorphman (1980) [21].
Ở Việt Nam, mặc dù đánh giá ĐKTN cho các mục đích phát triển KT - XH
còn non trẻ so với thế giới nhưng trong thời gian gần đây đã có những bước phát
triển mạnh mẽ cả về số lượng công trình cũng như ý nghĩa thực tiễn. Các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này có các tác giả như: tập thể Phòng Sinh thái cảnh quan
thuộc Viện Địa lí Việt Nam (1984), Lê Văn Thăng (1995), Nguyễn Trọng Tiến
(1996), Hoàng Đức Triêm (2003), Nguyễn Cao Huần (2005)... Các công trình
29
nghiên cứu ở Việt Nam nhìn chung đều vận dụng kết quả nghiên cứu các công trình
trên thế giới vào việc nghiên cứu cho một khu vực cụ thể. Vì thế, việc lựa chọn hệ
thống các chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá có sự khác nhau. Các phương pháp
đánh giá đã được sử dụng như: Phương pháp mô hình chuẩn, phương pháp bản đồ,
phương pháp đánh giá định lượng, phương pháp đánh giá định tính, phương pháp
thang điểm tổng hợp, phương pháp trọng số... Trong đó, phương pháp đánh giá định
lượng đã cho những kết quả đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao.
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh
giá định lượng thông qua việc áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề
nghị của D. L. Armand (1975) để đánh giá mức độ thích nghi của các loại cảnh
quan, công thức có dạng:
1 2 3Mo . . ...n
na a a a
Trong đó: Mo: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan.
a1, a2, a3... an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.
n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng tài nguyên trên lưu vực
sông Truồi, đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích kinh tế được trình
bày chi tiết ở mục 3.1.4, trang 89 và 90.
Về phân hạng mức độ thích nghi, hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương
pháp phân hạng. Theo tổng kết và hướng dẫn của FAO (Bullentin N0
52), có 4
phương pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng là:
- Phân hạng chủ quan: Phương pháp này thường đượ sử dụng bởi các chuyên
gia nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ưu điểm của
phương pháp này là nhanh và sát thực tế, nhưng có hạn chế là mang tính chủ quan
nên khó thuyết phục.
- Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp tương đối đơn giản
vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng
suất và chất lượng cây trồng. Do đó, căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể
xác định hạng. Hạn chế của phương pháp này là hơi máy móc và không giải thích
hết những mối tác động quan lại giữa các yếu tố sinh thái.
30
- Phân hạnh theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp chỉ thực hiện
được trong các nghiên cứu chuyên sâu với quy mô nhỏ. Phương pháp phân hạng
này khá tỉ mỉ nhưng tốn nhiều công sức và tiền của.
- Phương pháp phân hạng theo toán học: Được thực hiện bằng các phép toán
với ưu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những
tham số của vùng nghiên cứu một cách cụ thể, nhưng hạn chế của phương pháp này
là hệ thống số liệu đưa vào làm các tham số tính toán rất khó đầy đủ, khó đồng bộ,
nhất là ở các nước kém phát triển.
Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent. D và Young A. 1981;
Young A.1989) và của một số tác giả đi trước, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến
lớp (class); bao gồm: S1 (rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi), N
(không thích nghi). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức
của Aivasian (1983).
Công thức có dạng:
max minS S
S
1 lgH



Trong đó:
S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng.
Smax: Giá trị điểm tối đa.
Smin: Giá trị điểm tối thiểu.
H: Số lượng loại CQ được đưa vào tính toán để đánh giá và phân hạng.
Với sự trợ giúp của GIS, sau khi xác định điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá, ta
có thể tạo và nhập các trường với thuộc tính từng điểm đánh giá của từng chỉ tiêu,
sau đó tính toán và phân hạng theo từng loại STCQ và thể hiện trên bản đồ kết quả
phân hạng cho từng loại hình sử dụng.
1.5. Quy trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hƣớng phát
triển nông- lâm nghiệp lƣu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Việc đánh giá ĐKTN ở lưu vực sông Truồi được thực hiện theo hướng đánh
giá CQ với quy trình gồm 5 bước, nội dung cụ thể:
31
Bước 1. Công tác chuẩn bị
Đây là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá vì nó xác định trước
mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Việc xác
định này được thực hiện chính xác sẽ đảm bảo công tác nghiên cứu đi đúng hướng
và đánh giá đúng đối tượng. Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là:
- Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sản xuất ở địa bàn nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn để xác định nhu cầu và nguyện vọng của
người sử dụng cũng như của cộng đồng.
- Lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch.
Bước 2. Thu thập số liệu, tài liệu về ĐKTN và KT - XH của lãnh thổ
Việc thu thập số liệu, tài liệu được thực hiện theo quy trình sau:
- Tập trung thu thập các số liệu, tài liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá tự nhiên.
- Phân loại, sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn.
- Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu, như: ngân hàng dữ liệu, GIS...
Xuất phát từ mục tiêu, nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu thập các tài liệu về
địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và các số liệu về KT - XH khác.
Ngoài ra, các loại bản đồ như: bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thủy văn... của lưu vực sông Truồi cũng
được thu thập nhằm phục vụ cho việc thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan.
Bước 3. Nghiên cứu đặc điểm phân hóa tự nhiên của lưu vực sông Truồi
Trên cơ sở các loại bản đồ thu thập được, kết hợp với công tác nghiên cứu
thực địa để xác định sự phân hóa lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, sự
phân hóa các ĐKTN và CQ bị chi phối đồng thời bởi quy luật địa đới và phi địa đới.
Theo kinh nghiệm của các nhà cảnh quan học, tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ và mức độ
chi tiết của các yếu tố chủ đạo khác nhau để vạch ranh giới các đơn vị CQ. Chẳng
hạn, khi đánh giá CQ ở một diện tích nhỏ thì chỉ cần một sự khác biệt rất ít về thổ
nhưỡng, thực vật... cũng có thể được biểu thị bằng các đơn vị CQ, trong khi yếu tố
khí hậu được coi là đồng nhất trên toàn bộ khu vực và ít ảnh hưởng đến việc vạch
ranh giới của chúng. Ngược lại, khi đánh giá CQ trên một lãnh thổ rộng lớn thì khí
hậu là một trong những yếu tố để vạch ranh giới các kiểu CQ. Việc mô tả đặc tính
32
các loại CQ tương đối đơn giản vì các đặc tính đó có thể đo đếm được như: độ dốc,
tầng dày, lượng mưa bình quân năm, số tháng khô hạn...
Mỗi một loại hay nhóm CQ chỉ thích hợp với một vài loại hình sử dụng nhất định
nên mục đích chính của việc xác định các đơn vị CQ là tìm ra mức độ thích nghi tối đa để
bố trí sử dụng hợp lí tài nguyên nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
Bước 4. Đánh giá tổng hợp ĐKTN cho các loại hình sử dụng nông - lâm
nghiệp trên lưu vực sông Truồi
Đánh giá tổng hợp ĐKTN bao gồm các công đoạn sau:
- Xác định hệ thống các đơn vị đánh giá.
- Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.
- Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi của từng loại cảnh quan cho các loại
hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả KT - XH và tác dụng môi trường sinh thái của một số mô
hình nông- lâm nghiệp nhằm sử dụng hợp lí lãnh thổ.
Bước 5. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ cho phát triển sản
xuất nông- lâm nghiệp
Việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ được thực hiện dựa trên cơ sở:
- Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi của các loại hình sinh thái cảnh
quan cho từng loại hình sử dụng.
- Kết quả đánh giá hiệu quả KT - XH và môi trường của loại hình sử dụng.
- Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên ở lãnh thổ nghiên cứu.
- Định hướng phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, đề tài đã thực hiện được những công việc sau:
- Tiên hành tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên trên thế giới, ở Việt Nam cũng như ở lãnh thổ nghiên cứu.
- Phân tích, làm rõ các khái niệm liên quan đến đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên như điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, sinh thái cảnh
quan, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, phát triển, phát triển bền vững, lưu vực
sông và quản lý lưu vực sông.
33
- Trình bày qui trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên được thực hiện theo
hướng đánh giá cảnh quan và vận dụng cụ thể vào lãnh thổ nghiên cứu với 5 bước,
đó là công tác chuẩn bị, thu thập số liệu, tài liệu về ĐKTN và KT-XH của lãnh thổ,
nghiên cứu đặc điểm phân hóa tự nhiên của lưu vực sông Truồi, đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên cho các loại hình sử dụng nông – lâm nghiệp trên lưu vực sông
Truồi, và cuối cùng đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển sản
xuất nông –lâm nghiệp.
- Xác định quan điểm tiếp cận là quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ,
quan điểm hệ thống, quan điểm sinh thái – kinh tế, quan điểm phát triển bền vững.
- Xác định sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L
Armand (1975) và công thức Aivaisian (1983) để đánh giá và phân hạng thích nghi
của từng loại STCQ.
34
Chƣơng 2
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP
LƢU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị cảnh quan lƣu
vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Các nhân tố sinh thái tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Truồi nằm trên địa bàn huyện Phú Lộc ở phía Nam của tỉnh
Thừa Thiên - Huế, có diện tích tự nhiên 64.467 ha, chiếm 89,4% tổng diện tích tự
nhiên của toàn huyện, cách TP. Huế 45 km về phía Nam và cách thành phố Đà Nẵng
65km về phía Bắc, có hệ thống đường sắt Bắc - Nam và đường QL1A chạy ngang
qua lãnh thổ. Hệ tọa độ địa lý của lưu vực sông Truồi được giới hạn từ 160
10’32”-
160
24’45”B và 1070
19’05”- 1080
12’55”Đ.
Hình 2.1. Bản đồ vị trí lưu vực sông Truồi trong tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phía Bắc giáp với thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.
- Phía Nam giáp huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng.
- Phía Đông giáp với biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Nam Đông.
35
Toàn lưu vực gồm 3 xã, trong đó xã Lộc An có 13 thôn, Lộc Điền có 11 thôn và
Lộc Hòa là xã miền núi có 5 thôn. Nhìn chung, vị trí địa lý của lưu vực sông Truồi cơ
bản thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế, trong đó có ngành nông - lâm
nghiệp. Đây là lưu vực sông lớn nhất của huyện Phú Lộc và là 1 trong 10 lưu vực sông
lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế như giáp biển, nơi đây còn có Thiền Viện
Trúc Lâm Bạch Mã, có Đình Bàn Môn hình thành nên trên địa bàn lưu vực một trung
tâm du lịch tâm linh có khả năng thu hút và hấp dẫn du khách. Nằm trên con đường
quốc lộ 1A đã tạo cho lưu vực sông Truồi nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. Bên
cạnh đó thì việc khai thác tài cát bừa bãi trên lưu vực sông Truồi cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường và cảnh quan của lưu vực cũng như sự phát triển của các
ngành nông – lâm nghiệp. Vì vậy, vấn đề quản lý và bảo vệ cảnh quan lưu vực ở đây
có ý nghĩa lớn về mặt môi trường sinh thái cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội
của vùng.
2.1.1.2. Địa chất, địa hình
a. Địa chất
Cấu trúc địa chất của lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên - Huế bao gồm các
lớp đất đá được phân bố như sau:
- Hệ tầng Long Đại: Đây là hệ tầng được cục bản đồ địa chất Việt Nam xếp
tuổi O3 - S1ld(1994) trên bản đồ tỉ lệ 1/200.000, phân bố khá rộng rãi và được chia
thành 2 phụ hệ tầng:
- Phân hệ tầng dưới (O3 - S1 ld): gồm cuội, sạn kết, đá phun xerixit, cát bột kết,
cát kết dạng quăczit, đá phiến dày 900-1000 m phân bố ở rìa Nam và các ổ nhỏ nằm
giữa phức hệ Hải Vân.
- Phân hệ tầng giữa (O3 - S1ld): bao gồm cát kết, cát kết dạng quăczit, bột kết,
riolit với độ dày 900-1000 m.
- Hệ tầng Tân Lâm: Hệ tầng này bao gồm: bột kết, cát kết, sét silic, sét bột
chứa cacbonat, dày hơn 700 m, phân bố ở khu vực hẹp ven sông Truồi.
- Phức hệ Chà Vằn: Phân bố với diện tích nhỏ ở Lộc Điền, Bạch Mã. Thành
phần thạch học bao gồm gabro, gabro pyroxen hạt lớn, vừa và sẫm màu. Thành
phần khoáng vật chủ yếu là plagiocla, hocblen, biotit, thạch anh, pyroxen.Quan
36
hệ với các đá vây quanh của các đá của phức hệ Chà Vằn là xuyên qua các trầm tích hệ
tầng Long Đại và bị granit hạt nhỏ của phức hệ Hải Vân xuyên cắt.
- Phức hệ Hải Vân: Đá lộ ra dưới dạng batolit ở khu vực núi Bạch Mã và đèo
Hải Vân. Các khối xâm nhập của phức hệ này có thành phần khá đồng nhất.
- Hệ tầng Holoxen thượng (QIV
3
): bao gồm các trầm tích biển (mv) là cát bột,
di tích thực vật, than bùn, vỏ sò; trầm tích sông: cát, bột, sét với bề dày 2-25 m.
b. Địa hình
Lưu vực sông Truồi có địa hình phong phú, đa dạng chạy theo hướng gần
Nam - Bắc phát nguồn từ dãy núi Bạch Mã- Hải Vân nơi có độ cao tuyệt đối 820m,
chảy vào đầm Cầu Hai và chảy ra biển ở cửa Tư Hiền, có đỉnh cao là Bạch Mã
(1450 m), Động Truồi (1154 m) xen giữa các đầm phá lớn (Cầu Hai, Lăng Cô) và c
đèo nhô ra biển (Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân) đã chia cắt lãnh thổ ra thành
nhiều bộ phận. Căn cứ trên tiêu chuẩn chia bậc địa hình có thể chia lãnh thổ nghiên
cứu ra thành các khu vực địa hình sau:
Hình 2.2. Bản đồ địa hình lưu vực sông Truồi
37
- Khu vực núi trung bình: Bao gồm Bạch Mã, Động Truồi và dãy Bạch Mã-
Hải Vân ( độ cao >700 m).
- Khu vực núi thấp: (độ cao300-700 m).Địa hình núi thấp phân bố thành dải
hẹp chuyển tiếp từ núi trung bình sang đồi và đồng bằng với diện tích 128,1km2
.
Tương tự như núi trung bình, do nằm trong khu vực mưa lớn nên địa hình bị cắt xẻ
mạnh, sườn dốc. Vì vậy, xét về độ cao tuyệt đối khu vực này rất thấp nhưng độ cao
tương đối lại rất lớn và hiểm trở.
- Đồi cao: Từ 100-300 m phân bố thành dãi hẹp chuyển tiếp từ núi trung bình
sang đồi và đồng bằng với diện tích 128,1 km2
(17,6% diện tích toàn huyện)
- Đồi thấp:Đây là khu vực tiếp giáp giữa đồng bằng và núi thấp với những
nhóm đồi và dãy đồi có độ cao từ 20-100 m. Nhìn chung, các đồi có đỉnh hẹp, sườn
dốc, mức độ chia cắt ngang và sâu khá lớn. Với đặc trưng hình thái như vậy kết hợp
với lượng mưa lớn nên nhiều nơi đá gốc lộ rõ trên sườn và đỉnh. Lớp phủ thổ
nhưỡng ở đây hình thành trên sản phẩm phong hóa nghèo chất dinh dưỡng.
- Đồng bằng ven biển: Đồng bằng là khu vực có độ cao dưới 10 m. Đồng bằng
Phú Lộc thuộc dạng thấp đang được tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở mở rộng đồng
bằng phù sa hiện đại cùng với sự thu hẹp dần của đầm phá. Do trải qua quá trình
chịu tác động đồng thời và phức tạp của sông - biển trong lịch sử hình thành nên
trên bề mặt đồng bằng, trầm tích không đồng nhất cả về thành phần và tuổi nhưng
hầu hết đều thuộc trầm tích Đệ Tứ. Khu vực ven biển có thể thấy các dải:
- Thềm cát biển: phân bố chủ yếu ở các xã Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến. Về
hình thái, loại địa hình này rất dễ nhận thấy trên thực địa. Thềm có bề mặt tương đối
bằng phẳng, được cấu tạo bởi cát màu trắng hoặc trắng xám, trên đó là các quần xã
thực vật, bao gồm: chổi xể, cây bụi và các cây thân thảo cằn cỗi.
-Đầm phá:Lưu vực sông Truồi có diện tích đầm phá lớn (10.916 ha), bao gồm
đầm Cầu Hai và một phần đầm Thủy Tú trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu
Hai của Thừa Thiên Huế có chiều dài 68 km, tổng diện tích mặt nước 216 km2
2.1.1.3. Khí hậu
Lưu vực sông Truồi là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam và Bắc nên
chịu ảnh hưởng khí hậu của cả 2 miền. Với địa hình đa dạng nên địa bàn lưu vực
sông Truồi vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển lại vừa có khí hậu của vùng
núi cao. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng VIII đến tháng II năm sau,
mùa khô từ tháng III đến tháng VII. Lưu vực sông Truồi có lượng mưa trung bình
38
hàng năm thuộc dạng cao nhất cả nước từ 3.000 đến 4.000 mm/năm, độ ẩm trung
bình từ 80 đến 85%, nhiệt độ trung bình năm khoảng 250
C. Đặc trưng khí hậu của
khu vực nghiên cứu được thể hiện trọng các yếu tố khí hậu cơ bản:
Hình 2.3. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm lưu vực sông Truồi
* Nhiệt độ không khí: Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, được thừa
hưởng một chế độ bức xạ dồi dào nên địa bàn lưu vực sông Truồi có một nền nhiệt độ
cao. Tuy nhiên, do sự phân hóa theo độ cao nên ở đồng bằng tiêu biểu cho chế độ nhiệt
ở vùng nhiệt đới, còn ở miền núi cao trên 500 m thì tuân theo quy luật giảm nhiệt độ
theo độ cao.
+ Nhiệt độ trung bình năm: thượng nguồn dãy núi Bạch Mã: 150
C. Vùng trung
du và hạ du lưu vực sông Truồi: 25,30
C
+ Nhiệt độ cao tuyệt đối: vùng trung du và hạ du lưu vực sông Truồi: 390
C, miền
núi: 180
C
+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: miền núi: 4,80
C, đồng bằng: 15,20
C
* Độ ẩm: độ ẩm không khí ở lưu vực sông Truồi tương đối cao, độ ẩm tương đối
trung bình đạt từ 87%- 90%. Độ ẩm tương đối tùy thuộc vào vị trí gần hoặc xa biển và
tăng theo độ cao địa hình. Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa và duy trì ở
39
mức độ cao đến tháng III năm sau. Trong thời kỳ gió Tây khô nóng hoạt động mạnh,
độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 60%, thường xảy ra vào tháng IV, V.
* Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi ở vùng đồng bằng ven biển dao động trong
khoảng 900- 1000 mm, ở vùng núi từ 800- 900 mm, bằng 30 - 40% tổng lượng mưa
năm. Thời kỳ mưa ít nhất lại là thời kỳ có lượng bốc hơi cao nhất và ngược lại.
* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm ở lưu vực sông Truồi> 2.700
mm, có nơi trên 4.000 mm như Bạch Mã, hồ Truồi. Do sự tác động giữa địa hình và
hoàn lưu khí quyển nên đã hình thành trung tâm mưa lớn ở khu vực Bạch Mã, hồ Truồi
với lượng mưa năm ở đây dao động trong khoảng 3.400 - 4.000 mm, có năm trên 5.000
mm. Nhìn chung, trên địa bàn lưu vực sông Truồi là khu vực có lượng mưa rất lớn và
lượng mưa có sự phân hóa theo không gian và thời gian rất rõ rệt. Mùa mưa nhiều tập
trung từ tháng IX đến tháng XII.
Hình 2.4. Bản đồ lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Truồi
* Hướng gió: Trên lưu vực sông Truồi có các hướng gió chính là Đông Nam, Tây
Nam, Đông Bắc và Tây Bắc. Gió Đông Nam, Tây Nam xuất hiện từ tháng IV đến
tháng IX. Gió Đông Bắc, Tây Bắc xuất hiện từ tháng IX đến tháng III năm sau; thường
có bão vào các tháng IX, X và XI.
40
Nhìn chung, với tổng lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt cao đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến cấu trúc cảnh quan sinh thái, khí hậu mang tính quyết định đến sự phân bố
cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, trong quá trình phát triển nông – lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản cần phải nắm bắt được những đặc điểm cụ thể của khí hậu để phát huy
những lợi thế của vùng đồng thời khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra.
2.1.1.4. Thủy văn
Lưu vực sông Truồi bắt nguồn từ núi Bạch Mã – Hải Vân và Động Truồi, có
diện tích lưu vực 64.467 ha, chảy theo hướng gần Nam –Bắc đổ vào đầm Cầu Hai
và chảy ra biển ở cửa Tư Hiền. Sông Truồi có chiều dài dòng chính là 24km,độ dốc
bình quân lòng sông là 34,5m/km.Ở thượng lưu núi Diều Gà đã xây dựng hồ chứa
nước Truồi có dung tích 50 triệu m3
nước phục vụ tưới ruộng và điều tiết nước vùng
hạ lưu. Sông Truồi gồm 2 lưu vực cấp 3 là: Vĩnh Lộc và Truồi.
2.1.1.5. Thổ nhưỡng
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn lưu vực sông Truồi có tổng diện tích đất là
64.467 ha, được hình thành phát triển trên địa hình phức tạp và nhiều loại đá mẹ khác
nhau nên đất đai của lưu vực cũng khá đa dạng và phong phú với nhiều nhóm đất:
Hình 2.5. Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Truồi
41
- Nhóm đất cát và cồn cát biển: Diện tích 1329,07ha chiếm 2,55% diện tích
đất tự nhiên, được hình thành ven biển và các cửa sông, phân bố chủ yếu ở các xã
thuộc khu ven biển. Do hoạt động của biển và sông đã tạo thành những dòng chảy
khá mạnh, cát hạt lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác nhau, sự tác
động của gió đã làm xuất hiện hiện tượng cát lấn, cát tràn. Đặc điểm nhóm đất này là
sự phân hoá phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới tơi, rời rạc, hạt thô, khả năng giữ
nước, độ phì kém.
Trong nhóm nàytập trung ở vùng ven biển, có thành phần cơ giới thô, không có
kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất dinh dưỡng, mùn, đạm, lân đều nghèo, kali
tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp, loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa
màu, cây công nghiệp ngắn ngày như khoai, lạc, đỗ, dâu tằm, cam, chanh ...
Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đích nông
nghiệp, lâm nghiệp trong đó chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ
vùng đất nội đồng, chống cát tràn, cát lấn và giữ nguồn nước ngọt.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 5.102,38 ha, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên; phân
bố ở vùng ven biển, ven các cửa sông, được hình thành do ảnh hưởng của nước mặn
biển theo thuỷ triều tràn vào hoặc do nước mạch mặn. Đặc điểm nhóm đất này có
màu xám nhạt đến nâu tươi, thành phần cơ giới nặng, kết cấu cục tảng rất vững chắc,
lớp đất mặt có nhiều vệt muối trắng kết tinh. Hàm lượng hữu cơ trung bình, đạm, lân
dễ tiêu trung bình đến khá. Diện tích này đang được sử dụng vào trồng lúa nhưng
năng suất kém.
Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại đất ở lưu vực sông Truồi
Loại đất Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
Nhóm đất cát và cồn cát ven biển 1329,07 2,06
Đất cồn cát trắng vàng Cc 1329,07 2,06
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 4971,01 7,71
Đất xói mòn trơ sỏi đá E 4971,01 7,71
Nhóm đất feralit 25318,3 39,27
Đất đỏ vàng trên đá Macma axít Fa 15220,4 23,61
Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 3930,87 6,10
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAYLuận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
 
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệpLuận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
 
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
Báo cáo "Đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thi Việt Nam 2013"
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định, HOT
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
 
Luận văn: Phương pháp đánh giá mô hình phát triển đất đai, HAY
Luận văn: Phương pháp đánh giá mô hình phát triển đất đai, HAYLuận văn: Phương pháp đánh giá mô hình phát triển đất đai, HAY
Luận văn: Phương pháp đánh giá mô hình phát triển đất đai, HAY
 
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộXu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
Xu thế biến đổi các đợt nắng nóng ở nam bộ
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanhLuận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trồng rừng ngập mặn, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 

Similar to Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế

Similar to Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế (20)

Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yênNghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
Nghiên cứu đặc điểm chất lượng nước hồ bán nguyệt tại thành phố hưng yên
 
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếuLuận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
đáNh giá hiện trạng môi trường khu tái định cư thủy điện lai châu, huyện mườn...
 
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAYLuận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
đáNh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bà...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Luận văn: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ THỊ HOA ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG -LÂM NGHIỆP LƯU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên Mã số: 60 31 02 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THÁM
  • 2. ii Thừa Thiên Huế, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Lê Thị Hoa
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thám Các thầy, cô giáo trong khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học và các phòng ban trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lộc, Phòng Thống Kê huyện Phú Lộc. Đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả Lê Thị Hoa
  • 4. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA..........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii MỤC LỤC......................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................5 DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................6 MỞ ĐẦU.........................................................................................................................7 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................7 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................8 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..............................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................9 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...........................................................................11 6. Cấu trúc luận văn...............................................................................................11 NỘI DUNG...................................................................................................................12 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP .......................................................................................................................12 1.1. Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên có liên quan đến đề tài.................................................................................12 1.1.1. Trên thế giới.............................................................................................12 1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................13 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp có liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế và lưu vực sông Truồi.....16 1.2. Một số khái niệm được sử dụng trong đề tài..................................................17 1.2.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên......................................................17 1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..........................................18 1.2.3. Cảnh quan, sinh thái cảnh quan ...............................................................19 1.2.4. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên......................................................21 1.2.5. Phát triển, phát triển bền vững.................................................................21 1.2.6. Lưu vực sông, quản lý lưu vực sông .......................................................22 1.3. Mối liên hệ giữa đánh giá cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp bền vững....24
  • 5. 2 1.3.1. Mối liên hệ giữa cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp ..................24 1.3.2. Phát triển nông – lâm nghiệp bền vững...................................................25 1.4. Quan điểm và phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi ..............................26 1.4.1. Quan điểm tiếp cận ..................................................................................26 1.4.2. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi......................................28 1.5. Quy trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................30 Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................32 Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ........................................................................................34 2.1. Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................34 2.1.1. Các nhân tố sinh thái tự nhiên .................................................................34 2.1.2. Các nhân tố sinh thái nhân văn................................................................44 2.1.3 Sự phân hóa tự nhiên và sự hình thành các đơn vị cảnh quan ở lãnh thổ nghiên cứu..........................................................................................................48 2.1.4. Phân vùng sinh thái cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu ...............................63 2.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................65 2.2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo đơn vị cảnh quan lưu vực sông Truồi ................................................................65 2.2.2. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi các loại sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông –lâm nghiệp lưu vực sông Truồi.................................72 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................81 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG – LÂM NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .......................................82 3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất ....................................................................82 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất.............................................................................82 3.1.2. Hiện trạng phát triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi...................82 3.1.3. Định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi đến năm 2020 ......83
  • 6. 3 3.1.4. Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng nông- lâm nghiệp chủ yếu.........................................................................84 3.3.2. Đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở lưu vực sông Truồi...................................................................................................................88 3.3. Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững ở lưu vực sông Truồi ....................................................................................92 3.3.3. Giải pháp về chính sách...........................................................................93 3.3.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường ..............................................................94 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................................94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................98 PHỤ LỤC
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CCNDN Cây công nghiệp dài ngày 3 CCNNN Cây công nghiệp ngắn ngày 4 CQ Cảnh quan 5 ĐHSP Đại học sư phạm 7 ĐKTN Điều kiện tự nhiên 6 ĐLTN Địa lý tự nhiên 8 GIS Geographic information system (Hệ thống thông tin địa lý) 9 HST Hệ sinh thái 11 KT-XH Kinh tế- xã hội 10 LHSD Loại hình sử dụng 12 NLKH Nông - lâm kết hợp 13 PTBV Phát triển bền vững 14 STCQ Sinh thái cảnh quan 15 TN Tài nguyên 16 TNTN Tài nguyên thiên nhiên
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp............25 Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại đất ở lưu vực sông Truồi.................41 Bảng 2.2. Giá trị sản xuất của các xã thuộc lưu vực sông Truồi năm 2017................44 Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế của các xã thuộc lưu vực sông Truồi(%) ......................................................................................45 Bảng 2.4. Quy mô diện tích và dân số lưu vực sông Truồi năm 2017 ........................46 Bảng 2.5. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lưu vực sông Truồi....................51 Bảng 2.6. Bảng chú giải bản đồ sinh thái cảnh quan lưu vực sông Truồi...................55 Bảng 2.7. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp ở lưu vực sông Truồi....................................................67 Bảng 2.8. Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở lưu vực sông Truồi...................................................................................73 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi theo loại hình sử dụng ở lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................................................76 Bảng 3.1. Bảng diện tích các loại hình sử dụng đất.....................................................82 Bảng 3.2. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế...............................................85 Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chủ yếu....................................86 Bảng 3.4. Đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo loại hình STCQ ở lưu vực sông Truồi ............................................................................................................88
  • 9. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình đánh giá tự nhiên đối với hoạt động kinh tế [31]..........................13 Hình 1.2. Mô hình địa - hệ sinh thái [5] .......................................................................20 Hình 2.1. Bản đồ vị trí lưu vực sông Truồi trong tỉnh Thừa Thiên Huế .....................34 Hình 2.2. Bản đồ địa hình lưu vực sông Truồi.............................................................36 Hình 2.3. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm lưu vực sông Truồi...................................38 Hình 2.4. Bản đồ lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Truồi ..............................39 Hình 2.5. Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Truồi .......................................................40 Hình 2.6. Bản đồ các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Truồi........................................54 Hình 2.7. Bản đồ tầng dày đất lưu vực sông Truồi ......................................................69 Hình 2.8. Bản đồ thành phần cơ giới đất lưu vực sông Truồi......................................70 Hình 2.9. Phân hạng thích nghi cho cây lúa nước 2 vụ có tưới ở lưu vực sông Truồi78 Hình 2.10. Phân hạng thích nghi cho cây trồng cạn ngắn ngày ở lưu vực sông Truồi79 Hình 2.11. Phân hạng thích nghi cho cây công nghiệp và cây ăn quả ở lưu vực sông Truồi ............................................................................................................79 Hình 2.12. Phân hạng thích nghi cho nông - lâm kết hợp ở lưu vực sông Truồi........80 Hình 2.13. Phân hạng thích nghi cho trồng rừng ở lưu vực sông Truồi......................80 Hình 3.1. Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo loại hình sinh thái cảnh quan ở lưu vực sông Truồi..........................................................................89
  • 10. 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng tự nhiên theo lưu vực sông làm tiền đề phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà quản lý đưa ra những định hướng khai thác tài nguyên theo hướng bền vững là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Sông Truồi là một trong mười con sông chính ở Thừa Thiên Huế, sông có chiều dài dòng chính là 24 km, diện tích lưu vực là 64.467 ha. Lưu vực sông Truồi nằm ở trên địa bàn huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, chính xác là nó nằm ở vùng Truồi chảy qua ba xã: Xã Lộc Hòa, Lộc Điền và Lộc An. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí do nhà Nguyễn ghi chép thì sông Truồi có tên là sông ”Hưng Bình” thượng nguồn sông Truồi bắt đầu từ Bạch Mã và núi Truồi “ Ứng Đôi” và hạ nguồn ở làng Bàn Môn chảy ra phá Tam Giang. Hiện nay thì nước sông Truồi chịu sự chi phối của đập thủy lợi hồ Truồi và sự ô nhiễm do gia tăng dân số mà chủ yếu là ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém kiến dòng sông không còn trong xanh nữa. Hiện nay sông Truồi đang trở thành”bể chứa” của các chất thải độc hại, nhất là do hoạt động sản xuất của người dân ở hai bên lưu vực như khai thác cát sạn bừa bãi, sản xuất tinh bột sắn, nuôi thả thủy sản. Đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, các điều kiện sinh thái tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hoá đa dạng và phức tạp. Do đó, việc đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết. Do quá trình khai thác lâu dài và ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất nên hiện nay dòng sông Truồi đang tiếp tục bị “rút ruột”, hai bên bờ bị sạt lở nặng nề, kéo theo nhiều hệ lụy khác, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông –lâm nghiệp. Đây là biểu hiện của sự mất cân bằng sinh thái. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp cần được định hướng có cơ sở khoa học nhằm bố trí các loại hình sử dụng theo mục tiêu phát triển bền vững. Mặt khác, hơn 80% cư dân lưu vực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động này chưa tương xứng với tiềm năng sinh thái tự nhiên của lãnh thổ,
  • 11. 8 việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều vướng mắc, đời sống người dân nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ và các mô hình nông - lâm nghiệp phù hợp với sự phân hoá của tự nhiên nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường lưu vực. Xuất phát từ thực tiễn trên, với lòng mong muốn được góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và của huyện Phú Lộc nói riêng theo hướng sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững đã thúc đẩy việc chọn đề tài nghiên cứu: "Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế". 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập cơ sở khoa học và quy trình nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển bền vững nông - lâm nghiệp. - Xác định các tính chất đặc thù của lãnh thổ, nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên theo các đơn vị sinh thái cảnh quan, xây dựng bản đồ cảnh quan lưu vực sông Truồi phục vụ mục tiêu đánh giá. - Đánh giá tổng hợp các điều tự nhiên phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi theo hướng bền vững. - Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp. - Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo đơn vị cảnh quan và theo tiểu vùng sinh thái cảnh quan; kiến nghị các giải pháp nhằm góp phần phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở địa bàn nghiên cứu.
  • 12. 9 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ Lưu vực sông Truồi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên địa phận huyện Phú Lộc. 3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng tự nhiên lãnh thổ, trong đó chú trọng các yếu tố mang tính đặc thù của khu vực nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông - lâm nghiệp. - Nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp được xét trên quan điểm địa lý ứng dụng. - Loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp mang tính đa dạng và phong phú; dựa vào đặc điểm đặc thù của địa phương, đề tài chỉ chọn một số cây mang tính phổ biến ở khu vực nghiên cứu: Keo, tràm, các loại cây ăn quả lâu năm như mít, dâu, thanh trà, và các cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, sắn… - Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp khu vực, đề tài chú trọng đến các nhân tố sinh thái tự nhiên; vấn đề kinh tế và kỹ thuật canh tác chỉ được đề cập một cách khái quát. - Đề tài chú trọng các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp; các loại hình sử dụng khác không được đề cập đến. - Trên cơ sở khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trưng cho từng tiểu vùng nhằm góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu Bao gồm các tư liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên như: địa chất - địa mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Các thông tin về dân cư, KT - XH của huyện trong địa bàn nghiên cứu (dân số, lao động, tập quán canh tác, sản xuất nông - lâm nghiệp...). 4.2. Phương pháp bản đồ và GIS Phương pháp bản đồ được áp dụng trong việc xây dựng các bản đồ thành phần tự nhiên đơn tính, bản đồ cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan, bản đồ đánh giá
  • 13. 10 tiềm năng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình nông - lâm nghiệp, bản đồ đề xuất quy hoạch nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài sử dụng công nghệ GIS để chồng xếp bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu, xử lý, phân tích các bản đồ. Phần mềm được sử dụng chủ yếu là Mapinfo, ArcView. 4.3. Phương pháp ma trận Được áp dụng trong việc xây dựng bản chú giải ma trận cho bản đồ cảnh quan lưu vực sông Truồi tỉ lệ 1: 50.000. Đồng thời, phương pháp ma trận còn được sử dụng trong việc phân hạng thích nghi cho các đơn vị sinh thái cảnh quan. 4.4. Phương pháp so sánh địa lý Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại sinh thái cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nông - lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu. 4.5. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lý học hiện đại, thực địa giúp kiểm tra và điều chỉnh những giá trị đã nghiên cứu, thu thập được. Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành dựa trên phương pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra.Đề tài đã tiến hành khảo sát thực địa ở 12 điểm dọc theo lưu vực sông Truồi khi đi từ Nam sang Bắc (từ thượng nguồn xuống ven biển). Bao gồm các địa điểm sau đây: - Vùng thượng nguồn: Thôn Nam Khe Dài, Bắc Khe Dài, La Phú, An Hà. - Vùng trung du: Thôn Nam Phước, Thôn Nam, Thôn Đông, An Lại. - Vùng hạ du: Thôn Lương Điền Thượng, Đông An, Đồng Xuân, Miêu Nha. Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định chỉ tiêu trong đánh giá và đề xuất qui hoạch bố trí CCNDN hợp lý ở khu vực nghiên cứu. 4.6. Phương pháp chuyên gia Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc lựa chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích nghi của các đơn vị cảnh quan trong quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lý của các ban ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương.
  • 14. 11 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thêm vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên trên lãnh thổ một lưu vực của các con sông; làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý cảnh quan ứng dụng phục vụ mục tiêu định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ theo hướng bền vững. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài góp phần cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc định hướng bố trí các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng sinh thái cảnh quan lưu vực sông Truồi - Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc hoạch định các chính sách phát triển nông lâm - nghiệp và bảo vệ môi trường khu vực. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính bao gồm các chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông- lâm nghiệp. Chương 2: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông- lâm nghiệp lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Đề xuất định hướng phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 15. 12 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG-LÂM NGHIỆP 1.1. Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên có liên quan đến đề tài 1.1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã trải qua một thời gian khá dài với nội dung phong phú được thể hiện trong nhiều công trình từ các hướng tiếp cận và sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Việc nghiên cứu, đánh giá ĐKTN của đề tài được tiếp cận theo hướng cảnh quan. Nền móng của cảnh quan học đã được xây dựng từ cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX trong các công trình nghiên cứu, phân chia Địa lí tự nhiên bề mặt Trái đất của các nhà địa lí Nga như V.V. Docusaev, L.X. Berge, G.N. Vysotski, G.F. Morozov... [8]. Từ giữa thế kỉ XX, các trường phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Các công trình thuộc hướng này tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc đánh giá, quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và cải tạo đất, điển hình là một số tác giả như: K.V. Pascan, G.Iu. Pritula (1980); B.A. Macximov (1978); K.B. Zvorukin (1984). Cùng trường phái này còn có các công trình nghiên cứu của các tác giả Hungari như Marosi, Szilard (1964), ở Rumani như Grumazescu (1966), ở Ba Lan như Rozycka (1965)...[dẫn theo 21, tr.18]. Các công trình nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng đều có sự thống nhất: - Về quan điểm nghiên cứu, đánh giá: Lấy học thuyết về CQ làm cơ sở cho việc đánh giá đất đai nông - lâm nghiệp và quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu cho các đặc điểm sinh thái của CQ và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa sử dụng lãnh thổ, con người và môi trường. Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể (hệ địa - sinh thái) theo hệ thống phân vị CQ. Việc chọn đơn vị cấp nào phải tương ứng với phạm
  • 16. 13 vi và mục tiêu đánh giá. Đơn vị sử dụng làm cơ sở đánh giá có thể là các đơn vị phân vùng cá thể hoặc phân loại CQ. - Về phương pháp đánh giá tổng hợp: Các phương pháp đánh giá thường được sử dụng gồm: Phương pháp mô hình chuẩn (mô hình hóa tối ưu), phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính và phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số... Nhìn chung, các công trình đánh giá tổng hợp thường dựa trên mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tượng kinh tế trong sử dụng đất đai. Mô hình đánh giá chung có tính điển hình là: Hình 1.1. Mô hình đánh giá tự nhiên đối với hoạt động kinh tế [31] 1.1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, việc nghiên cứu đánh giá các ĐKTN theo hướng CQ ứng dụng cho mục đích nông - lâm nghiệp bắt đầu từ thập niên 1960 - 1970, chịu ảnh hưởng rất lớn của trường phái cảnh quan Liên Xô (cũ). Mặc dù ra đời muộn nhưng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này tăng rất nhanh với số lượng công trình lớn. Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và thời gian ra đời, chúng tôi chia các công trình nghiên cứu CQ và CQ ứng dụng thành một số nhóm sau: Đặc trưng các đơn vị tổng hợp tự nhiên lãnh thổ Đặc điểm sinh thái công trình đặc trưng kĩ thuật - công nghiệp của các ngành sản xuất Đánh giá tổng hợp Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
  • 17. 14 - Nhóm các công trình nghiên cứu lí thuyết CQ, CQ ứng dụng và phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam: Bao gồm các công trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện lí thuyết CQ, như xây dựng hệ thống phân vị, chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp, vận dụng lí thuyết CQ để phân vùng Địa lí tự nhiên, tiêu biểu có "Sơ đồ phân vùng địa lí tự nhiên miền Bắc Việt Nam" của Tổ phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp - Ủy ban Khoa học Nhà nước, "Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên" (1969) và "Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam" (1976) [18], "Quan niệm về cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan”, "Cảnh quan và phân vùng địa lí tự nhiên (phần lục địa)... Trong đó, công trình "Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam" của tác giả Vũ Tự lập là công trình có giá trị lớn nhất trong việc góp phần hoàn thiện lí thuyết CQ, định hướng cho việc phân vùng Địa lí tự nhiên Việt Nam [dẫn theo 21, tr.19]. - Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng: Bao gồm các công trình nghiên cứu CQ định hướng cho việc sử dụng TNTN trên bình diện cả nước, tiêu biểu có: "Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận sinh thái)" của tác giả Nguyễn Cao Huần [12], "Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên,, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam" của tác giả Phạm Hoàng Hải (1997) [8]; "Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế" của tác giả Nguyễn Thế Thôn (1993) [32]... Các công trình này tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa cấu trúc CQ và các hoạt động sản xuất, xã hội trên cơ sở đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lí tự nhiên, bảo vệ môi trường theo đơn vị CQ, phục vụ quy hoạch và phát triển kinh tế. - Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng cho các loại hình sản xuất theo lãnh thổ: Đây là nhóm công trình mới ra đời từ những năm 1980 nhưng phát triển mạnh mẽ nhất vì các công trình này có tính ứng dụng cao, loại hình sản xuất và lãnh thổ đa dạng, số lượng đơn vị hành chính rất lớn. Nhóm này dựa trên các cơ sở lí luận chung là lí thuyết CQ và quy trình đánh giá CQ, tiến hành nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên tại địa bàn hoặc lãnh thổ nghiên cứu và phân chia ra các đơn vị ĐLTN, xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và tiến hành đánh giá đơn vị CQ phù hợp cho một hoạt động sản xuất, đồng thời đề xuất mang tính định hướng sử
  • 18. 15 dụng hợp lí lãnh thổ. Tiêu biểu có các công trình: "Đánh giá, phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày" của tác giả Lê Văn Thăng (1995)[31]; " Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế" của tác giả Hà Văn Hành (2002) [9]; "Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế" của tác giả Lê Năm (2004) [21]; - Nhóm các công trình nghiên cứu CQ hướng phân tích theo lưu vực: Các công trình theo hướng này mới ra đời trong những năm gần đây và có tính ứng dụng cao. Nhóm này dựa trên các cơ sở lí luận chung là lí thuyết CQ và quy trình đánh giá CQ, tiến hành nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên theo lưu vực sông, xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các định hướng sản xuất nông - lâm nghiệp hợp lí theo lưu vực. Tiêu biểu có các công trình: "Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế'' của tác giả Nguyễn Đăng Độ (2012) [6]; "Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ sử dụng hợp lí lãnh thổ lưu vực sông Ba”,Bùi Thị Mai (2010) [20]; "Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững lâm nông nghiệp vùng đồi núi lưu vực sông Thu Bồn”, Lê Anh Hùng (2016) [13].... Trong tài liệu Quản lý và bảo vệ rừng , việc phân chia các đơn vị lãnh thổ vùng đầu nguồn nhằm quản lý lưu vực nước đã phân ra các vùng có khả năng nông- lâm nghiệp: rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn, rừng trồng vùng cao, rừng kinh doanh, nông-lâm kết hợp, nông nghiệp vùng cao, nông nghiệp vùng thấp. Cách tiến hành nghiên cứu của các công trình theo hướng này đã giúp cho đề tài rất nhiều trong xây dựng phương pháp luận và khẳng định quan điểm trong đánh giá điều kiện địa lý tự nhiên nhằm xác định sự phân hoá không gian của các loại hình sử dụng đất đai cần gắn với hệ thống lưu vực cũng như để phân tích cơ cấu các loại hình sử dụng đất đai nông-lâm nghiệp trong từng lưu vực.
  • 19. 16 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp có liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế và lưu vực sông Truồi - Việc nghiên cứu và đánh giá điều kiện tự nhiên liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp lưu vực sông Truồi được đề cập đến trong một số công trình ở phạm vi huyện Phú Lộc và tỉnh Thừa Thiên Huế được đề tài tham khảo: - Nhiều công trình nghiên cứu về các thành phần tự nhiên như: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, thổ nhưỡng và các đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc [2], [3], [27], [28], [29], [30], [31], có liên quan đến khu vực nghiên cứu được đề tài tham khảo và vận dụng. - Về nghiên cứu, đánh giá tổng hợp thể sản xuất lãnh thổ phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Phú Lộc đã có một số công trình nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau như: + Lê Bòn (2013) [3], trong công trình “Đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch sản xuất nông- lâm nghiệp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế ” (Luận văn Thạc sỹ ĐLTN, ĐHSP Huế) đã phân cấp lãnh thổ thành các đơn vị đất đai và đề xuất một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp cho khu vực. + Nguyễn Bích Hàn Vi (2016) [31], trong công trình “Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế” (Luận văn Thạc sỹ ĐLTN, ĐHSP Huế) đã phân cấp lãnh thổ thành các đơn vị đất đai và các tiểu vùng sinh thái cảnh quan và đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái ở các xã vùng cát ven biển. + Liên quan đến khu vực nghiên cứu còn có các đề tài: KC 08 - 21 “Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các dải cát ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận” của Trần Văn Ý; đề tài KC 08 - 07 “Đánh giá tổng hợp về hiện trạng, tiềm năng và diễn biến sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên nhiên ở vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình, Quảng Trị” (2002) do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan chủ quản và do Trương Quang Học chủ trì được đề tài tham khảo và vận dụng. - Đề tài: "Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu sinh khí hậu phục vụ đa dạng hóa cơ cấu cây trồng nông – lâm nghiệp lưu vực sông
  • 20. 17 Hương tỉnh Thừa Thiên - Huế” (2007) của Nguyễn Thị Sửu trường Đại học sư phạm Huếđược đề tài tham khảo và nghiên cứu. Qua phân tích, xem xét các tài liệu có liên quan đến nội dung và lãnh thổ nghiên cứu của luận văn có thể nhận thấy: - Những tài liệu trên là những công trình khoa học có giá trị về lí luận và thực tiễn để tham khảo trong việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ huyện Phú Lộc nói chung và lưu vực sông Truồi nói riêng mới chỉ đi sâu nghiên cứu ĐKTN một cách riêng lẻ phục vụ cho các mục đích khác nhau mà chưa đặt chúng vào mối quan hệ tác động tương hỗ nhằm xác định mức độ thích hợp các tổng thể tự nhiên cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp cụ thể. - Ở lưu vực sông Truồi chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững. 1.2. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong đề tài 1.2.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. Trong nghiên cứu đánh giá ĐKTN thì đánh giá là sự phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một yêu cầu KT - XH cụ thể. Đó chính là sự thể hiện thái độ của chủ thể đối với khách thể về phương diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của khách thể. Trong đó chủ thể là yêu cầu KT - XH như các công trình kỹ thuật, các ngành kinh tế, nền kinh tế nói chung, bản thân con người và xã hội; khách thể là môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.”Bản chất của việc đánh giá ĐKTN và TNTN là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau của đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người” [dẫn theo 21, tr. 30]. Đặc điểm của tự nhiên là đơn trị nhưng giá trị KT - XH của nó là đa trị nên bất kì thành phần nào của tự nhiên cũng có thể là đối tượng đánh giá. Song, vì các thành phần tự nhiên luôn nằm trong mối tác động tương hỗ nên cần thực hiện đánh
  • 21. 18 giá tổng hợp. Hoạt động đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên là dựa vào sự hiểu biết đặc điểm của các hệ thống tự nhiên và hệ thống KT - XH để xác định chính xác mối quan hệ giữa chúng. Vì thế, nhiệm vụ chính của đánh giá là điều khiển mối quan hệ này sao cho có hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. "Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên mối quan hệ tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN" [dẫn theo 21, tr. 30]. Trong đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng sản xuất nông - lâm nghiệp, đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể tự nhiên cho loại hình sản xuất nông- lâm nghiệp và cũng là tiền đề cho định hướng, đề xuất nhằm góp phần vào quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp hợp lí theo lưu vực sông. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) là nhân tố môi trường tự nhiên, không trực tiếp sử dụng làm các nguồn năng lượng thực phẩm, các nguyên liệu cho công nghiệp, nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành sản xuất được, ví dụ như địa hình, đất đai, nguồn nước, độ ẩm…[29]. Như vậy, ĐKTN tuy không tham gia trực tiếp vào sản xuất xã hội nhưng là yếu tố cần thiết để xã hội tồn tại và phát triển. Nếu thiếu các ĐKTN thì sản xuất xã hội không thể thực hiện được. 1.2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…” [1]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng” (Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005). Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
  • 22. 19 1.2.3. Cảnh quan, sinh thái cảnh quan 1.2.3.1. Cảnh quan Cảnh quan là thuật ngữ phổ biến trong khoa học Địa lí. Theo quan niệm chung, cảnh quan là khái niệm dùng để chỉ diện mạo bên ngoài của địa cầu - một thể tự nhiên hoàn chỉnh mang tính đặc biệt, đặc thù riêng của Trái đất - lớp vỏ CQ. Cảnh quan cùng là khái niệm riêng chỉ một đơn vị địa lí tự nhiên tổng hợp - cảnh địa lí. Xét về khái niệm riêng, hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về cảnh quan. Nếu xét theo thời gian và sự phát triển của khoa học cảnh quan có một số quan niệm sau: Theo L.C. Berge (1931): "Cảnh quan địa lí là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và động vật cũng như hoạt động của con người trà trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất". Theo N.A. Xolsev (1948): "Cảnh quan địa lí được gọi là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật của một và chỉ một tập hợp liên kết tương hỗ gồm: cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các quần xã thực - động vật". Cũng theo N.A. Xolsev, các điều kiện chủ yếu cho các cảnh quan độc lập (cá thể): - Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải chỉ nền địa chất đồng nhất. - Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồng nhất về không gian. - Phải có một kiểu khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó mọi biến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. Cảnh quan là một hệ thống cấu tạo có quy luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp. Theo Vũ Tự Lập (1976): "Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân hóa trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lí và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất" [18].
  • 23. 20 A.G. Ixatsenco (1991), đã đưa ra định nghĩa mới về cảnh quan: "Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp" [14]. Quan niệm CQ ngày càng được coi là một đơn vị phân hóa chung của một địa hệ tự nhiên bất kì nào đó và nó không chỉ sử dụng trong lĩnh vực cảnh quan học thuần túy mà ở các lĩnh vực khoa học khác nhau khi nói đến sự phân dị lãnh thổ. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của Địa lí học, một số ý kiến cho rằng khái niệm CQ không chỉ hạn chế ở việc phân tích các dấu hiệu thuần túy của tự nhiên (tự nhiên chưa bị đụng chạm bởi con người) mà cần phân tích cả các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần tự nhiên của cảnh quan với các hợp phần "dân cư và nền văn hóa con người". Theo L.C. Berge, chính sự hợp nhất hai loại hợp phần đó mới tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh là cảnh quan. 1.2.3.2. Sinh thái cảnh quan "STCQ là một hệ thống tự nhiên được cấu thành từ hai khối hữu sinh và vô sinh trong điều kiện cân bằng sinh thái của tự nhiên, được quy định bởi mối tương quan trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và những đặc trưng biến đổi trạng thái (động lực) theo thời gian" [40]. Hình 1.2. Mô hình địa - hệ sinh thái [5] 1. Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan: 2. Hướng tác động qua lại của HST trong hệ địa - sinh thái: SV: Sinh vật ĐH: Địa hình TV: Thủy văn KH: Khí hậu TN: Thổ nhưỡng Đ: Đá Như vậy, STCQ vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng sinh thái của KH TN SV ĐĐH TV
  • 24. 21 HST đang tồn tại và phát triển trên CQ. Vậy, STCQ nó chứa đựng hai khía cạnh cơ bản là cảnh quan và HST. Hai khía cạnh này độc lập nhưng thống nhất với nhau trong một hệ địa - sinh thái (geo - ecosystem). 1.2.4. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên Bất kì thành phần nào của tự nhiên cũng có thể là đối tượng đánh giá. Tuy nhiên, các thành phần tự nhiên luôn nằm trong mối tác động tương hỗ nên cần thực hiện đánh giá tổng hợp “ Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên mối quan hệ tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN” {26, TR. 30}. Vì thế, nhiệm vụ chính của việc đánh giá là điều khiển mối quan hệ này sao cho có hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hướng sản xuất nông – lâm nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể tự nhiên cho loại hình sản xuất nông – lâm nghiệp và cũng là tiền đề cho định hướng, đề xuất nhằm góp phần vào qui hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp hợp lí theo lưu vực sông. 1.2.5. Phát triển, phát triển bền vững 1.2.5.1. Phát triển Là quá trình xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Phát triển chỉ sự đạt được những đòi hỏi về chất, trước hết là phúc lợi của con người và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi về chính trị [32]. 1.2.5.2. Phát triển bền vững Khái niệm PTBV lần đầu tiên được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra vào năm 1987: "PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai". Hội nghị thượng đỉnh về PTBV (2002) tổ chức tại Johannesbug đã xác định: "Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và môi trường [21].
  • 25. 22 1.2.6. Lưu vực sông, quản lý lưu vực sông 1.2.6.1. Lưu vực sông Theo Luật Tài nguyên nước, lưu vực sông là vùng lãnh thổ mà trong phạm vi đó nước mặt chảy tự nhiên vào sông. Theo quan điểm địa lí thì lưu vực sông là một vùng lãnh thổ, một thực thể thống nhất về sinh hóa và môi trường, khép kín về ĐKTN có nghĩa là một địa hệ thống hoàn chỉnh. Như vậy, lưu vực sông là hệ thống lãnh thổ thổ tương đối độc lập, có mối liên hệ gắn bó về quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, về hệ quả sử dụng tài nguyên và môi trường giữa thượng lưu, trung lưu và hạ lưu [6]. 1.2.6.2. Quản lí lưu vực sông Khái niệm quản lí tổng hợp theo lưu vực sông lần đầu tiên đã được đề cập ở nước ta vào năm 1998, khi bộ Luật tài nguyên nước được ra đời. Đây được xem như giải pháp đồng bộ cần thiết để quản lí và bảo vệ tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên khác trên lưu vực sông một cách bền vững. Lưu vực sông là một thực thể thống nhất chứa đựng đầy đủ các ĐKTN, các HST, các dạng tài nguyên và các điều kiện về KT - XH. Trên lưu vực sông các quá trình địa mạo, dòng chảy, tuần hoàn sinh vật, thành tạo đất diễn ra đồng thời và tương tác với nhau, hình thành một xâu chuỗi các quá trình có mối liên hệ nhân- quả trong một hệ thống lãnh thổ tương đối khép kín. Sự biến động của mỗi thành phần tự nhiên và TNTN đều có tác động nhanh chóng, sâu sắc và lâu dài đến tất cả các thành phần tự nhiên và các nguồn TNTN khác trên toàn lưu vực sông. Chính vì vậy, lưu vực sông là lãnh thổ nghiên cứu hợp lí nhất cho việc tìm các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT [6]. Trên một lưu vực sông có nhiều ngành, nhiều địa phương khác nhau có nhu cầu sử dụng nước và các tài nguyên cho nên việc quản lí các nguồn tài nguyên này cần phải có sự phối hợp và điều tiết (chia sẻ) xuất phát từ các mục tiêu, quyền lợi khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, việc quản lí tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng trong lưu vực sông không thể tiến hành trong nội bộ những ranh giới hành chính của mỗi địa phương hay trong phạm vi trách nhiệm của từng ngành mà phải được xử lí như một vấn đề liên ngành, liên tỉnh và liên huyện.
  • 26. 23 Các hoạt động phát triển KT - XH trên lưu vực luôn gắn với việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và gây tác động đến môi trường lưu vực ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình phát triển, bên cạnh tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên, tạo ra những sức ép nặng nề lên các khả năng vốn có của hệ tự nhiên. Vì vậy, về nguyên tắc, quản lí tổng hợp lưu vực sông không chỉ quản lí tài nguyên nước mà còn liên quan đến việc quản lí các tài nguyên khác như đất, rừng, quản lí và bảo vệ các hệ sinh thái lưu vực; quản lí các hoạt động của con người trên lưu vực có ảnh hưởng đến tài nguyên như hoạt động nông nghiệp, phát triển dân số, phát triển đô thị, lâm nghiệp... Trên lưu vực sông, mỗi dạng tài nguyên đều có chủ sử hữu, đều có khung luật pháp điều tiết và được đặt trong cơ chế quản lí theo trách nhiệm ngành và địa giới hành chính. Nhưng về bản chất tự nhiên, các nguồn TNTN không có biên giới rõ ràng. Chúng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, bởi vậy bất cứ một cách quản lí riêng lẻ nào cũng không mang lại sự phát triển bền vững, chúng cần được quản lí một cách tổng hợp. Trên lưu vực sông có nhiều đơn vị hành chính có trình độ phát triển khác nhau, có nhiều ngành, nhiều địa phương có kĩ thuật khai thác, nhu cầu và phương thức sử dụng khác nhau, cho nên sử dụng hợp lí lãnh thổ theo lưu vực sông theo quan điểm phát triển bền vững cần thiết phải quản lí tổng hợp lưu vực sông [29]. Trong phương pháp quản lí này, lưu vực sông được lấy làm cơ sở và xem đó là một hệ thống thống nhất, trong đó có những tác động qua lại giữa các tài nguyên (nước, đất, rừng, các HST...) và con người. Như vậy, quản lí tổng hợp lưu vực sông hay quản lí tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu vực sông là sự tương tác trong quản lí, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên có trên lưu vực một cách hợp lí nhằm định hướng phát triển nông- lâm nghiệp, đạt được lợi ích kinh tế và xã hội mà không làm tổn hại đến sự phát triển bền vững của HST. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên trên cơ sở lưu vực sông là hướng nghiên cứu mới về địa lý ứng dụng, về tổ chức và khai thác hợp lí lưu vực sông theo quan điểm phát triển bền vững. Đây là hướng nghiên cứu đã được rất nhiều tổ chức, các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm hiện nay [6].
  • 27. 24 Nguyên tắc chính trong bảo vệ quản lý bảo vệ đầu nguồn lưu vực sông là cần phải quy hoạch sử dụng đất đai, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên [36]. Quy hoạch sử dụng đất đai phải tiến hành các công việc sau: - Phân loại đất trong khu vực theo khả năng giữ nước. - Phân loại đất theo khả năng thích ứng của đất đai. - Dựa vào các kết quả phân loại trên để quy hoạch sử dụng đất đai và cuối cùng xác định tên các loại đất, đặc điểm và hướng dẫn sử dụng từng loại đất đó. Khi phân vùng sử dụng đất đai trong vùng đầu nguồn lưu vực cần chú ý một khái niệm cơ bản nữa là độ che phủ của rừng. Độ che phủ của rừng được chia ra 3 cấp sau: 1. Độ che phủ rất tốt: là rừng chiếm trên hoặc 2/3 diện tích lãnh thổ (67%) 2. Độ che phủ tốt: rừng chiếm 1/2 diện tích (50%) 3. Độ che phủ tối thiểu: là rừng chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ (33%) là giới hạn an toàn sinh thái. Như vậy, khi diện tích che phủ của rừng < 33% tổng diện tích lãnh thổ ở một vùng bất kỳ là không được phép; còn rừng phòng hộ ở lưu vực nước thì tiêu chuẩn quốc tế là phải có độ che phủ của rừng từ 50% trở lên. Khi quy hoạch sử dụng đất đai trong lưu vực nước cần thiết phải phân vùng đất cho phát triển, phục hồi rừng tối thiểu là 50%. Ngoài ra, còn sử dụng phân vùng đất cho nông nghiệp khoảng 25% (trong đó có cả nông nghiệp vùng núi thấp và vùng núi cao). Vùng đất để xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp (NLKH), vùng đất dành cho phát triển giao thông, phát triển thương nghiệp dịch vụ, chợ, thị trấn và dành đất cho các vùng sông ngòi, ao, hồ, bể chứa. 1.3. Mối liên hệ giữa đánh giá cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp bền vững 1.3.1. Mối liên hệ giữa cảnh quan và phát triển nông - lâm nghiệp Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở các hợp phần cấu trúc nên CQ. Thông qua hoạt động này, con người đã tác động lên CQ làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hướng tích cực và tiêu cực. Nếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, con người biết khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiên và TNTN một cách hợp lí sẽ tác động tích cực lên CQ, hình thành
  • 28. 25 nên các cảnh quan nhân sinh với các loại cây trồng trong HST nông nghiệp, HST nông - lâm kết hợp và các thảm thực vật trong HST lâm nghiệp... làm tăng tính cân bằng, tính ổn định và tính nhịp điệu của CQ. Ngược lại, những hoạt động khai thác tài nguyên một cách bất hợp lí và thiếu quy hoạch sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái, tuần hoàn vật chất trong CQ, làm CQ biến đổi và cuối cùng làm thoái hóa CQ hiện có để hình thành CQ mới [5]. Giữa CQ và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động tương hỗ lẫn nhau, được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp Cấu trúc cảnh quan Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông - lâm nghiệp - Cấu trúc địa chất - Các dạng địa hình - Đá tạo thành đất - Mặt bằng sản xuất - Các kiểu khí hậu - Chế độ thủy văn - Chế độ nhiệt - ẩm và nhịp điệu mùa - Nguồn nước tưới - Đại tổ hợp thổ nhưỡng - Đại tổ hợp thực vật - Đất - Thực vật - Các tác động nhân sinh - Sức lao động và tri thức khoa học Như vậy, CQ là tiền đề để hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, các thành phần cấu trúc của CQ là đối tượng sản xuất nông - lâm nghiệp của con người [35]. 1.3.2. Phát triển nông – lâm nghiệp bền vững Nông nghiệp- lâm nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, như: nông học, sinh thái học, xã hội học… Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó đáng quan tâm là định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD) bởi tính tổng hợp và khái quát cao: nông nghiệp – lâm nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp – lâm nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được
  • 29. 26 khả năng ấy cho các thế hệ mai sau, cũng có ý kiến cho rằng sự bền vững của hệ thống nông nghiệp - lâm nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh thái. Như vậy, nền nông nghiệp – lâm nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu nông - lâm sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ được quĩ đất, quĩ nước, quĩ rừng, không khí và khí quyển, tính đa dạng sinh học v.v… Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển. Tài nguyên nông nghiệp chủ yếu là đất đai. Nó vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Nhiệm vụ cơ bản của nông nghiệp bền vững là quản lý tốt đất đai: sử dụng hợp lý, bảo vệ và không ngừng bồi dưỡng đất đai, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ. Ngoài việc bảo vệ và sử dụng tốt quĩ đất, cần coi trọng việc duy trì và bảo vệ quĩ rừng, nhất là rừng nhiệt đới. Ở nước ta tình trạng chặt phá rừng rất nghiêm trọng, cần chặn đứng và coi trọng việc bảo vệ rừng, đẩy mạnh chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Bảo vệ và khai thác hợp lý quĩ nước, giữ gìn tính đa dạng sinh học, bảo vệ không khí và khí quyền. 1.4. Quan điểm và phƣơng pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Truồi 1.4.1. Quan điểm tiếp cận 1.4.1.1. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu các thành phần tự nhiên trong mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau như một tổng thể. Tuy nhiên, theo quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu thuộc các thành phần mà tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp. Trong đề tài, quan điểm này được thể hiện qua việc lựa chọn và xử lí chỉ tiêu đại diện cho các thành phần: địa hình (độ cao, độ dốc), khí hậu (tương quan nhiệt - ẩm), thủy văn (điều kiện tưới, khả năng thoát nước), nham thạch và thổ nhưỡng (loại đất, độ dày tầng đất), sinh vật (hiện trạng rừng).
  • 30. 27 1.4.1.2. Quan điểm lãnh thổ Do lưu vực sông Truồi có sự phân hóa đa dạng về độ cao, kiểu khí hậu, độ dốc, dộ dày tầng đất, loại đất... nên việc phân cấp lãnh thổ thành những đơn vị có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên phục vụ cho mục tiêu đánh giá là cần thiết. Dựa trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá, đề tài đã phân cấp lãnh thổ về độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất, loại đất, điều kiện tưới, thành phần cơ giới, nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, vị trí và tổng hợp lại theo các đơn vị lãnh thổ cơ sở. Trong đề tài, đơn vị cơ sở là các loại STCQ. Mỗi loại CQ có sự đồng nhất tương đối về các ĐKTN và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu yêu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp với các đặc điểm của các đơn vị cảnh quan để xác định loại hình nông - lâm nghiệp thích hợp. 1.4.1.3. Quan điểm hệ thống Bất kì bộ phận lãnh thổ với quy mô nào đều có những phân hệ tác động qua lại với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, đó là các phân hệ tự nhiên và các phân hệ KT - XH. Mỗi phân hệ tồn tại và phát triển theo những đặc thù riêng nhưng đồng thời phát triển trong mối quan hệ thống biện chứng. Do vậy, khi nghiên cứu sự phân hóa CQ của một đơn vị lãnh thổ nhất định, phải đặt nó trong tổng thể tự nhiên của khu vực xác lập, đồng thời phải đặt nó trong mối quan hệ với hệ thống của các khu vực khác. Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu lãnh thổ chính là việc xem xét, phân tích các hiện tượng, đối tượng theo quy luật địa lí tự nhiên chi phối lên đối tượng với quy mô và mức độ nào đó. Quan điểm hệ thống được vận dụng trong nghiên cứu đánh giá CQ lưu vực sông Truồi là xem xét, phân tích cấu trúc và chức năng các đơn vị CQ, xem xét các mô hình kinh tế mang tính hệ thống để định hướng và tìm ra các giải pháp đồng bộ sử dụng hợp lí lãnh thổ. 1.4.1.4. Quan điểm sinh thái - kinh tế Các hệ thống sản xuất nông-lâm nghiệp là những hệ thống kinh tế - sinh thái. Yếu tố kinh tế nằm trong mục tiêu của sản xuất nông-lâm nghiệp. Yếu tố sinh thái là các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất, nước... có ảnh hưởng không những đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của vật nuôi, cây trồng... mà còn ảnh hưởng đến
  • 31. 28 sự bố trí các loại hình sử dụng đất đai nông-lâm nghiệp. Điều đó có nghĩa là trong nghiên cứu phải xác định địa điểm phân bố cây trồng, vật nuôi, loại hình sử dụng đất đai phù hợp sao cho đạt hiệu quả cao, phát triển ổn định và bảo vệ môi trường. Quan điểm này giúp khẳng định các loại hình sử dụng đất đai, mô hình sử dụng đất đai nông-lâm nghiệp mà đề tài đề xuất và phân tích là có ý nghĩa góp phần vào phát triển bền vững ở lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp theo lưu vực sông cần được tiến hành trên quan điểm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Vận dụng quan điểm này, trong đánh giá và đề xuất định hướng phát triển nông - lâm nghiệp cho khu vực nghiên cứu; đề tài không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà còn căn cứ vào cơ cấu quỹ đất theo chỉ tiêu qui hoạch quốc gia phân bổ cho huyện Phú Lộc (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); đồng thời còn căn cứ vào hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất đai nông-lâm nghiệp, các đặc điểm kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tầng, phânbố dân cư, tập quán sản xuất...), phương hướng phát triển kinh tế của huyện. 1.4.2. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá, phân hạng thích nghi các ĐKTN khác nhau. Quá trình đánh giá, phân hạng thích nghi tùy thuộc vào mục đích mà người đánh giá lựa chọn nội dung cũng như phương pháp đánh giá phù hợp. Việc đánh giá mức độ thuận lợi của các ĐKTN cho một số đối tượng kinh tế đã được tiến hành từ lâu ở các nước tiên tiến, nhất là ở Liên Xô (cũ). Những học giả có nhiều công trình đánh giá như L.I. Mukhina (1973), N.F. Tiumentxev (1963), D.L. Armand (1975), Ia. Rorphman (1980) [21]. Ở Việt Nam, mặc dù đánh giá ĐKTN cho các mục đích phát triển KT - XH còn non trẻ so với thế giới nhưng trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng công trình cũng như ý nghĩa thực tiễn. Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này có các tác giả như: tập thể Phòng Sinh thái cảnh quan thuộc Viện Địa lí Việt Nam (1984), Lê Văn Thăng (1995), Nguyễn Trọng Tiến (1996), Hoàng Đức Triêm (2003), Nguyễn Cao Huần (2005)... Các công trình
  • 32. 29 nghiên cứu ở Việt Nam nhìn chung đều vận dụng kết quả nghiên cứu các công trình trên thế giới vào việc nghiên cứu cho một khu vực cụ thể. Vì thế, việc lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu và các phương pháp đánh giá có sự khác nhau. Các phương pháp đánh giá đã được sử dụng như: Phương pháp mô hình chuẩn, phương pháp bản đồ, phương pháp đánh giá định lượng, phương pháp đánh giá định tính, phương pháp thang điểm tổng hợp, phương pháp trọng số... Trong đó, phương pháp đánh giá định lượng đã cho những kết quả đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao. Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá định lượng thông qua việc áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D. L. Armand (1975) để đánh giá mức độ thích nghi của các loại cảnh quan, công thức có dạng: 1 2 3Mo . . ...n na a a a Trong đó: Mo: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan. a1, a2, a3... an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n. n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá. Để đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng tài nguyên trên lưu vực sông Truồi, đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích kinh tế được trình bày chi tiết ở mục 3.1.4, trang 89 và 90. Về phân hạng mức độ thích nghi, hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp phân hạng. Theo tổng kết và hướng dẫn của FAO (Bullentin N0 52), có 4 phương pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng là: - Phân hạng chủ quan: Phương pháp này thường đượ sử dụng bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh và sát thực tế, nhưng có hạn chế là mang tính chủ quan nên khó thuyết phục. - Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp tương đối đơn giản vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng suất và chất lượng cây trồng. Do đó, căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể xác định hạng. Hạn chế của phương pháp này là hơi máy móc và không giải thích hết những mối tác động quan lại giữa các yếu tố sinh thái.
  • 33. 30 - Phân hạnh theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp chỉ thực hiện được trong các nghiên cứu chuyên sâu với quy mô nhỏ. Phương pháp phân hạng này khá tỉ mỉ nhưng tốn nhiều công sức và tiền của. - Phương pháp phân hạng theo toán học: Được thực hiện bằng các phép toán với ưu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những tham số của vùng nghiên cứu một cách cụ thể, nhưng hạn chế của phương pháp này là hệ thống số liệu đưa vào làm các tham số tính toán rất khó đầy đủ, khó đồng bộ, nhất là ở các nước kém phát triển. Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent. D và Young A. 1981; Young A.1989) và của một số tác giả đi trước, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến lớp (class); bao gồm: S1 (rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi), N (không thích nghi). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức của Aivasian (1983). Công thức có dạng: max minS S S 1 lgH    Trong đó: S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng. Smax: Giá trị điểm tối đa. Smin: Giá trị điểm tối thiểu. H: Số lượng loại CQ được đưa vào tính toán để đánh giá và phân hạng. Với sự trợ giúp của GIS, sau khi xác định điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá, ta có thể tạo và nhập các trường với thuộc tính từng điểm đánh giá của từng chỉ tiêu, sau đó tính toán và phân hạng theo từng loại STCQ và thể hiện trên bản đồ kết quả phân hạng cho từng loại hình sử dụng. 1.5. Quy trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hƣớng phát triển nông- lâm nghiệp lƣu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế Việc đánh giá ĐKTN ở lưu vực sông Truồi được thực hiện theo hướng đánh giá CQ với quy trình gồm 5 bước, nội dung cụ thể:
  • 34. 31 Bước 1. Công tác chuẩn bị Đây là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá vì nó xác định trước mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Việc xác định này được thực hiện chính xác sẽ đảm bảo công tác nghiên cứu đi đúng hướng và đánh giá đúng đối tượng. Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là: - Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sản xuất ở địa bàn nghiên cứu. - Tiến hành điều tra, phỏng vấn để xác định nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng cũng như của cộng đồng. - Lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch. Bước 2. Thu thập số liệu, tài liệu về ĐKTN và KT - XH của lãnh thổ Việc thu thập số liệu, tài liệu được thực hiện theo quy trình sau: - Tập trung thu thập các số liệu, tài liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá tự nhiên. - Phân loại, sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn. - Sử dụng công nghệ mới trong thu thập số liệu, như: ngân hàng dữ liệu, GIS... Xuất phát từ mục tiêu, nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu thập các tài liệu về địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật và các số liệu về KT - XH khác. Ngoài ra, các loại bản đồ như: bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thủy văn... của lưu vực sông Truồi cũng được thu thập nhằm phục vụ cho việc thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan. Bước 3. Nghiên cứu đặc điểm phân hóa tự nhiên của lưu vực sông Truồi Trên cơ sở các loại bản đồ thu thập được, kết hợp với công tác nghiên cứu thực địa để xác định sự phân hóa lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hóa các ĐKTN và CQ bị chi phối đồng thời bởi quy luật địa đới và phi địa đới. Theo kinh nghiệm của các nhà cảnh quan học, tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ và mức độ chi tiết của các yếu tố chủ đạo khác nhau để vạch ranh giới các đơn vị CQ. Chẳng hạn, khi đánh giá CQ ở một diện tích nhỏ thì chỉ cần một sự khác biệt rất ít về thổ nhưỡng, thực vật... cũng có thể được biểu thị bằng các đơn vị CQ, trong khi yếu tố khí hậu được coi là đồng nhất trên toàn bộ khu vực và ít ảnh hưởng đến việc vạch ranh giới của chúng. Ngược lại, khi đánh giá CQ trên một lãnh thổ rộng lớn thì khí hậu là một trong những yếu tố để vạch ranh giới các kiểu CQ. Việc mô tả đặc tính
  • 35. 32 các loại CQ tương đối đơn giản vì các đặc tính đó có thể đo đếm được như: độ dốc, tầng dày, lượng mưa bình quân năm, số tháng khô hạn... Mỗi một loại hay nhóm CQ chỉ thích hợp với một vài loại hình sử dụng nhất định nên mục đích chính của việc xác định các đơn vị CQ là tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng hợp lí tài nguyên nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Bước 4. Đánh giá tổng hợp ĐKTN cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp trên lưu vực sông Truồi Đánh giá tổng hợp ĐKTN bao gồm các công đoạn sau: - Xác định hệ thống các đơn vị đánh giá. - Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá. - Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi của từng loại cảnh quan cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá hiệu quả KT - XH và tác dụng môi trường sinh thái của một số mô hình nông- lâm nghiệp nhằm sử dụng hợp lí lãnh thổ. Bước 5. Đề xuất định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ cho phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp Việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lí lãnh thổ được thực hiện dựa trên cơ sở: - Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi của các loại hình sinh thái cảnh quan cho từng loại hình sử dụng. - Kết quả đánh giá hiệu quả KT - XH và môi trường của loại hình sử dụng. - Phân tích hiện trạng khai thác tài nguyên ở lãnh thổ nghiên cứu. - Định hướng phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chương 1, đề tài đã thực hiện được những công việc sau: - Tiên hành tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên trên thế giới, ở Việt Nam cũng như ở lãnh thổ nghiên cứu. - Phân tích, làm rõ các khái niệm liên quan đến đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên như điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, sinh thái cảnh quan, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, phát triển, phát triển bền vững, lưu vực sông và quản lý lưu vực sông.
  • 36. 33 - Trình bày qui trình đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên được thực hiện theo hướng đánh giá cảnh quan và vận dụng cụ thể vào lãnh thổ nghiên cứu với 5 bước, đó là công tác chuẩn bị, thu thập số liệu, tài liệu về ĐKTN và KT-XH của lãnh thổ, nghiên cứu đặc điểm phân hóa tự nhiên của lưu vực sông Truồi, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho các loại hình sử dụng nông – lâm nghiệp trên lưu vực sông Truồi, và cuối cùng đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển sản xuất nông –lâm nghiệp. - Xác định quan điểm tiếp cận là quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm hệ thống, quan điểm sinh thái – kinh tế, quan điểm phát triển bền vững. - Xác định sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L Armand (1975) và công thức Aivaisian (1983) để đánh giá và phân hạng thích nghi của từng loại STCQ.
  • 37. 34 Chƣơng 2 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG TRUỒI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị cảnh quan lƣu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Các nhân tố sinh thái tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Lưu vực sông Truồi nằm trên địa bàn huyện Phú Lộc ở phía Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế, có diện tích tự nhiên 64.467 ha, chiếm 89,4% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, cách TP. Huế 45 km về phía Nam và cách thành phố Đà Nẵng 65km về phía Bắc, có hệ thống đường sắt Bắc - Nam và đường QL1A chạy ngang qua lãnh thổ. Hệ tọa độ địa lý của lưu vực sông Truồi được giới hạn từ 160 10’32”- 160 24’45”B và 1070 19’05”- 1080 12’55”Đ. Hình 2.1. Bản đồ vị trí lưu vực sông Truồi trong tỉnh Thừa Thiên Huế - Phía Bắc giáp với thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. - Phía Nam giáp huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng. - Phía Đông giáp với biển Đông. - Phía Tây giáp huyện Nam Đông.
  • 38. 35 Toàn lưu vực gồm 3 xã, trong đó xã Lộc An có 13 thôn, Lộc Điền có 11 thôn và Lộc Hòa là xã miền núi có 5 thôn. Nhìn chung, vị trí địa lý của lưu vực sông Truồi cơ bản thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế, trong đó có ngành nông - lâm nghiệp. Đây là lưu vực sông lớn nhất của huyện Phú Lộc và là 1 trong 10 lưu vực sông lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế như giáp biển, nơi đây còn có Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, có Đình Bàn Môn hình thành nên trên địa bàn lưu vực một trung tâm du lịch tâm linh có khả năng thu hút và hấp dẫn du khách. Nằm trên con đường quốc lộ 1A đã tạo cho lưu vực sông Truồi nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó thì việc khai thác tài cát bừa bãi trên lưu vực sông Truồi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và cảnh quan của lưu vực cũng như sự phát triển của các ngành nông – lâm nghiệp. Vì vậy, vấn đề quản lý và bảo vệ cảnh quan lưu vực ở đây có ý nghĩa lớn về mặt môi trường sinh thái cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 2.1.1.2. Địa chất, địa hình a. Địa chất Cấu trúc địa chất của lưu vực sông Truồi, tỉnh Thừa Thiên - Huế bao gồm các lớp đất đá được phân bố như sau: - Hệ tầng Long Đại: Đây là hệ tầng được cục bản đồ địa chất Việt Nam xếp tuổi O3 - S1ld(1994) trên bản đồ tỉ lệ 1/200.000, phân bố khá rộng rãi và được chia thành 2 phụ hệ tầng: - Phân hệ tầng dưới (O3 - S1 ld): gồm cuội, sạn kết, đá phun xerixit, cát bột kết, cát kết dạng quăczit, đá phiến dày 900-1000 m phân bố ở rìa Nam và các ổ nhỏ nằm giữa phức hệ Hải Vân. - Phân hệ tầng giữa (O3 - S1ld): bao gồm cát kết, cát kết dạng quăczit, bột kết, riolit với độ dày 900-1000 m. - Hệ tầng Tân Lâm: Hệ tầng này bao gồm: bột kết, cát kết, sét silic, sét bột chứa cacbonat, dày hơn 700 m, phân bố ở khu vực hẹp ven sông Truồi. - Phức hệ Chà Vằn: Phân bố với diện tích nhỏ ở Lộc Điền, Bạch Mã. Thành phần thạch học bao gồm gabro, gabro pyroxen hạt lớn, vừa và sẫm màu. Thành phần khoáng vật chủ yếu là plagiocla, hocblen, biotit, thạch anh, pyroxen.Quan
  • 39. 36 hệ với các đá vây quanh của các đá của phức hệ Chà Vằn là xuyên qua các trầm tích hệ tầng Long Đại và bị granit hạt nhỏ của phức hệ Hải Vân xuyên cắt. - Phức hệ Hải Vân: Đá lộ ra dưới dạng batolit ở khu vực núi Bạch Mã và đèo Hải Vân. Các khối xâm nhập của phức hệ này có thành phần khá đồng nhất. - Hệ tầng Holoxen thượng (QIV 3 ): bao gồm các trầm tích biển (mv) là cát bột, di tích thực vật, than bùn, vỏ sò; trầm tích sông: cát, bột, sét với bề dày 2-25 m. b. Địa hình Lưu vực sông Truồi có địa hình phong phú, đa dạng chạy theo hướng gần Nam - Bắc phát nguồn từ dãy núi Bạch Mã- Hải Vân nơi có độ cao tuyệt đối 820m, chảy vào đầm Cầu Hai và chảy ra biển ở cửa Tư Hiền, có đỉnh cao là Bạch Mã (1450 m), Động Truồi (1154 m) xen giữa các đầm phá lớn (Cầu Hai, Lăng Cô) và c đèo nhô ra biển (Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân) đã chia cắt lãnh thổ ra thành nhiều bộ phận. Căn cứ trên tiêu chuẩn chia bậc địa hình có thể chia lãnh thổ nghiên cứu ra thành các khu vực địa hình sau: Hình 2.2. Bản đồ địa hình lưu vực sông Truồi
  • 40. 37 - Khu vực núi trung bình: Bao gồm Bạch Mã, Động Truồi và dãy Bạch Mã- Hải Vân ( độ cao >700 m). - Khu vực núi thấp: (độ cao300-700 m).Địa hình núi thấp phân bố thành dải hẹp chuyển tiếp từ núi trung bình sang đồi và đồng bằng với diện tích 128,1km2 . Tương tự như núi trung bình, do nằm trong khu vực mưa lớn nên địa hình bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc. Vì vậy, xét về độ cao tuyệt đối khu vực này rất thấp nhưng độ cao tương đối lại rất lớn và hiểm trở. - Đồi cao: Từ 100-300 m phân bố thành dãi hẹp chuyển tiếp từ núi trung bình sang đồi và đồng bằng với diện tích 128,1 km2 (17,6% diện tích toàn huyện) - Đồi thấp:Đây là khu vực tiếp giáp giữa đồng bằng và núi thấp với những nhóm đồi và dãy đồi có độ cao từ 20-100 m. Nhìn chung, các đồi có đỉnh hẹp, sườn dốc, mức độ chia cắt ngang và sâu khá lớn. Với đặc trưng hình thái như vậy kết hợp với lượng mưa lớn nên nhiều nơi đá gốc lộ rõ trên sườn và đỉnh. Lớp phủ thổ nhưỡng ở đây hình thành trên sản phẩm phong hóa nghèo chất dinh dưỡng. - Đồng bằng ven biển: Đồng bằng là khu vực có độ cao dưới 10 m. Đồng bằng Phú Lộc thuộc dạng thấp đang được tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở mở rộng đồng bằng phù sa hiện đại cùng với sự thu hẹp dần của đầm phá. Do trải qua quá trình chịu tác động đồng thời và phức tạp của sông - biển trong lịch sử hình thành nên trên bề mặt đồng bằng, trầm tích không đồng nhất cả về thành phần và tuổi nhưng hầu hết đều thuộc trầm tích Đệ Tứ. Khu vực ven biển có thể thấy các dải: - Thềm cát biển: phân bố chủ yếu ở các xã Lộc Thủy, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến. Về hình thái, loại địa hình này rất dễ nhận thấy trên thực địa. Thềm có bề mặt tương đối bằng phẳng, được cấu tạo bởi cát màu trắng hoặc trắng xám, trên đó là các quần xã thực vật, bao gồm: chổi xể, cây bụi và các cây thân thảo cằn cỗi. -Đầm phá:Lưu vực sông Truồi có diện tích đầm phá lớn (10.916 ha), bao gồm đầm Cầu Hai và một phần đầm Thủy Tú trong hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai của Thừa Thiên Huế có chiều dài 68 km, tổng diện tích mặt nước 216 km2 2.1.1.3. Khí hậu Lưu vực sông Truồi là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam và Bắc nên chịu ảnh hưởng khí hậu của cả 2 miền. Với địa hình đa dạng nên địa bàn lưu vực sông Truồi vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển lại vừa có khí hậu của vùng núi cao. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng VIII đến tháng II năm sau, mùa khô từ tháng III đến tháng VII. Lưu vực sông Truồi có lượng mưa trung bình
  • 41. 38 hàng năm thuộc dạng cao nhất cả nước từ 3.000 đến 4.000 mm/năm, độ ẩm trung bình từ 80 đến 85%, nhiệt độ trung bình năm khoảng 250 C. Đặc trưng khí hậu của khu vực nghiên cứu được thể hiện trọng các yếu tố khí hậu cơ bản: Hình 2.3. Bản đồ nhiệt độ trung bình năm lưu vực sông Truồi * Nhiệt độ không khí: Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào nên địa bàn lưu vực sông Truồi có một nền nhiệt độ cao. Tuy nhiên, do sự phân hóa theo độ cao nên ở đồng bằng tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới, còn ở miền núi cao trên 500 m thì tuân theo quy luật giảm nhiệt độ theo độ cao. + Nhiệt độ trung bình năm: thượng nguồn dãy núi Bạch Mã: 150 C. Vùng trung du và hạ du lưu vực sông Truồi: 25,30 C + Nhiệt độ cao tuyệt đối: vùng trung du và hạ du lưu vực sông Truồi: 390 C, miền núi: 180 C + Nhiệt độ thấp tuyệt đối: miền núi: 4,80 C, đồng bằng: 15,20 C * Độ ẩm: độ ẩm không khí ở lưu vực sông Truồi tương đối cao, độ ẩm tương đối trung bình đạt từ 87%- 90%. Độ ẩm tương đối tùy thuộc vào vị trí gần hoặc xa biển và tăng theo độ cao địa hình. Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa và duy trì ở
  • 42. 39 mức độ cao đến tháng III năm sau. Trong thời kỳ gió Tây khô nóng hoạt động mạnh, độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 60%, thường xảy ra vào tháng IV, V. * Bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi ở vùng đồng bằng ven biển dao động trong khoảng 900- 1000 mm, ở vùng núi từ 800- 900 mm, bằng 30 - 40% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ mưa ít nhất lại là thời kỳ có lượng bốc hơi cao nhất và ngược lại. * Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm ở lưu vực sông Truồi> 2.700 mm, có nơi trên 4.000 mm như Bạch Mã, hồ Truồi. Do sự tác động giữa địa hình và hoàn lưu khí quyển nên đã hình thành trung tâm mưa lớn ở khu vực Bạch Mã, hồ Truồi với lượng mưa năm ở đây dao động trong khoảng 3.400 - 4.000 mm, có năm trên 5.000 mm. Nhìn chung, trên địa bàn lưu vực sông Truồi là khu vực có lượng mưa rất lớn và lượng mưa có sự phân hóa theo không gian và thời gian rất rõ rệt. Mùa mưa nhiều tập trung từ tháng IX đến tháng XII. Hình 2.4. Bản đồ lượng mưa trung bình năm lưu vực sông Truồi * Hướng gió: Trên lưu vực sông Truồi có các hướng gió chính là Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc và Tây Bắc. Gió Đông Nam, Tây Nam xuất hiện từ tháng IV đến tháng IX. Gió Đông Bắc, Tây Bắc xuất hiện từ tháng IX đến tháng III năm sau; thường có bão vào các tháng IX, X và XI.
  • 43. 40 Nhìn chung, với tổng lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt cao đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc cảnh quan sinh thái, khí hậu mang tính quyết định đến sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, trong quá trình phát triển nông – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cần phải nắm bắt được những đặc điểm cụ thể của khí hậu để phát huy những lợi thế của vùng đồng thời khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra. 2.1.1.4. Thủy văn Lưu vực sông Truồi bắt nguồn từ núi Bạch Mã – Hải Vân và Động Truồi, có diện tích lưu vực 64.467 ha, chảy theo hướng gần Nam –Bắc đổ vào đầm Cầu Hai và chảy ra biển ở cửa Tư Hiền. Sông Truồi có chiều dài dòng chính là 24km,độ dốc bình quân lòng sông là 34,5m/km.Ở thượng lưu núi Diều Gà đã xây dựng hồ chứa nước Truồi có dung tích 50 triệu m3 nước phục vụ tưới ruộng và điều tiết nước vùng hạ lưu. Sông Truồi gồm 2 lưu vực cấp 3 là: Vĩnh Lộc và Truồi. 2.1.1.5. Thổ nhưỡng Theo số liệu thống kê, trên địa bàn lưu vực sông Truồi có tổng diện tích đất là 64.467 ha, được hình thành phát triển trên địa hình phức tạp và nhiều loại đá mẹ khác nhau nên đất đai của lưu vực cũng khá đa dạng và phong phú với nhiều nhóm đất: Hình 2.5. Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Truồi
  • 44. 41 - Nhóm đất cát và cồn cát biển: Diện tích 1329,07ha chiếm 2,55% diện tích đất tự nhiên, được hình thành ven biển và các cửa sông, phân bố chủ yếu ở các xã thuộc khu ven biển. Do hoạt động của biển và sông đã tạo thành những dòng chảy khá mạnh, cát hạt lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm xuất hiện hiện tượng cát lấn, cát tràn. Đặc điểm nhóm đất này là sự phân hoá phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới tơi, rời rạc, hạt thô, khả năng giữ nước, độ phì kém. Trong nhóm nàytập trung ở vùng ven biển, có thành phần cơ giới thô, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất dinh dưỡng, mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp, loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như khoai, lạc, đỗ, dâu tằm, cam, chanh ... Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp trong đó chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát tràn, cát lấn và giữ nguồn nước ngọt. - Nhóm đất mặn: Diện tích 5.102,38 ha, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên; phân bố ở vùng ven biển, ven các cửa sông, được hình thành do ảnh hưởng của nước mặn biển theo thuỷ triều tràn vào hoặc do nước mạch mặn. Đặc điểm nhóm đất này có màu xám nhạt đến nâu tươi, thành phần cơ giới nặng, kết cấu cục tảng rất vững chắc, lớp đất mặt có nhiều vệt muối trắng kết tinh. Hàm lượng hữu cơ trung bình, đạm, lân dễ tiêu trung bình đến khá. Diện tích này đang được sử dụng vào trồng lúa nhưng năng suất kém. Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại đất ở lưu vực sông Truồi Loại đất Kí hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Nhóm đất cát và cồn cát ven biển 1329,07 2,06 Đất cồn cát trắng vàng Cc 1329,07 2,06 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 4971,01 7,71 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 4971,01 7,71 Nhóm đất feralit 25318,3 39,27 Đất đỏ vàng trên đá Macma axít Fa 15220,4 23,61 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 3930,87 6,10