SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HUẾ
KHOA ĐỊA LÍ
LÊ THỊ MỸ PHƢỢNG
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ VEN BIỂN
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, 2018
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HUẾ
KHOA ĐỊA LÍ
LÊ THỊ MỸ PHƢỢNG
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ VEN BIỂN
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 8.44.02.17
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHÚC CHI LĂNG
Thừa Thiên Huế, 2018
LỜI CAM ĐOAN
-----------
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các thông tin
và sốliệu mà tôisử dụng trong luận văn là trung thực.Các luận điểm, dữ liệu
được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính
bản thân.
Huế, ngày 12 tháng 10 năm 2018
Học viên thực hiện
Lê Thị Mỹ Phượng
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnTS.Lê
Phúc Chi Lăng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn thành đề
tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Địa lý, Trường
Đại học Sư phạm Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm
tôi học tập.
Xin chân thành cám ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn huyện Quảng Điền, Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Điền đã cung
cấp tài liệu cần thiết cho tôi thực hiện đề tài luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót về nội dung và hình thức. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý Thầy, Cô và các anh chị học viên để đề tài luận văn hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy, Cô và các anh chị học viên sức
khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Thị Mỹ Phượng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
BĐKH Biến đổi khí hậu
MHSK
TNMT
Mô hình sinh kế
Tài nguyên môi trường
NBD
KTXH
Nước biển dâng
Kinh tế - xã hội
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .........................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................................3
5. Lịch sửu nghiên cứu............................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................11
7. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................12
B. PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT
CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU............13
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu.......................................................................13
1.1.1. Một số khái niệm....................................................................................13
1.1.2. Nguyên nhân...........................................................................................14
1.1.3. Biểu hiện.................................................................................................16
1.2. Khung sinh kế bền vững (SLF)......................................................................21
1.2.1 Khái niệm ................................................................................................21
1.2.2 Phân loại ..................................................................................................22
1.2.3 Sinh kế vùng ven biển .............................................................................22
1.3. Tác động của BĐKH đến sinh kế vùng ven biển...........................................23
1.3.1. Tác động đến sản xuất nông nghiệp .......................................................23
1.3.2. Tác động đến các ngành kinh tế khác và đời sống.................................26
Chƣơng 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SINH KẾ Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ ..........................................................................................................28
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội các xã ven biển huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................................................28
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên...........................................................28
2.1.2. Nguồn tài nguyên....................................................................................31
2.1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội...........................................................32
2.1.4. Đánh giá chung đặc điểm tự nhiên, KTXH của huyện Quảng Điền ...........37
2.2. BĐKH ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ............38
2.2.1. Biến đổi một số yếu tố khí hậu cơ bản ...................................................38
2.2.2. Thiên tai..................................................................................................45
2.3. Kịch bản BĐKH và NBD ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2100....51
2.3.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ......................................................................51
2.3.2. Kịch bản biến đổi lượng mưa .................................................................53
2.3.3. Kịch bản nước biển dâng........................................................................55
2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sinh kế ở các xã ven biển
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế...............................................................57
2.4.1. Tác động của BĐKH đến trồng trọt .......................................................57
2.4.2. Tác động của BĐKH đến chăn nuôi.......................................................61
2.4.3. Tác động của BĐKH đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản........................62
2.5. Đánh giá năng lực thích ứng của người dân thông qua các nguồn vốn
sinh kế .....................................................................................................................64
2.5.1. Vốn con người ........................................................................................64
2.5.2. Vốn vật chất............................................................................................64
2.5.3. Vốn tài chính ..........................................................................................65
2.5.4. Vốn tự nhiên ...........................................................................................65
2.5.5. Vốn xã hội ..............................................................................................66
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG
ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ......................................................................67
3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các MHSK.................................................67
3.1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................67
3.1.2. Cơ sở pháp lí...........................................................................................69
3.1.3. Cơ sở thực tiễn........................................................................................71
3.2. Đề xuất MHSK bền vững thích ứng với BĐKH ở các xã ven biển huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................................................82
3.2.1. Mô hình trồng rau trên líp cao thích ứng với BĐKH.............................82
3.2.2. Mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ xen ghép......................................83
3.2.3. Mô hình nuôi cá vượt lũ .........................................................................85
3.2.4. Mô hình chăn nuôi thân thiện môi trường..............................................86
3.3. Một số giải pháp triển khai và phát triển một số MHSK bền vững ở các
xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ...........................................86
3.3.1. Giải pháp nguồn lực sinh kế cho người dân...........................................86
3.3.2. Giải pháp về kĩ thuật xây dựng mô hình ................................................86
3.3.3. Giải pháp về chính sách xây dựng mô hình ...........................................88
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................89
1. Kết luận.............................................................................................................89
2. Kiến nghị...........................................................................................................90
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................91
E. PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kịch bản NBD theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam.......21
Bảng 2.1. Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện Quảng Điền năm 2017 .....33
Bảng 2.2. Nhiệt độ tháng I, nhiệt độ tháng VII, nhiệt độ trung bình năm trong
các thập kỷ gần đây (0
C) .........................................................................................38
Bảng 2.3. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm giai đoạn 1995 -2015 (o
C) ....40
Bảng 2.4. Tổng lượng mưa tháng và năm giai đoạn 2000 – 2015 (mm)................43
Bảng 2.5. Diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế từ 2005 - 2015......46
Bảng 2.6. Đỉnh lũ trung bình 10 năm tại các trạm ở Thừa Thiên Huế ...............48
thời kì 1978 - 2016.................................................................................................48
Bảng 2.7. Số cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Bình – Thừa Thiên Huế.............49
Bảng 2.8.Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0
C) so với thời kỳ cơ sở ở
Thừa Thiên Huế ......................................................................................................51
Bảng 2.9. Biến đổi của nhiệt độ trung bình các mùa (0
C) so với thời kỳ cơ sở tại Huế...52
Bảng 2.10. Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở tại T. T. Huế ..54
Bảng 2.11. Biến đổi của lượng mưa theo mùa (%) so với thời kỳ cơ sở................54
Bảng 2.12. Mực NBD theo các kịch bản từ Đèo Ngang - Đèo Hải Vân ................55
Bảng 2.13. Nguy cơ ngập đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................56
Bảng 2.14. Diện tích trồng lúa ở huyện Quảng Điền giai đoạn 2013 – 2017.........58
Bảng 2.15. Diện tích trồng lúa không được canh tác sau vụ Đông Xuân ở
huyện Quảng Điền giai đoạn 2013 – 2017..............................................................59
Bảng 2.16. Năng suất lúa ở huyện Quảng Điền giai đoạn 2013 – 2017 (tạ/ha)......60
Bảng 2.17. Diễn biến diện tích và năng suất thủy sản giai đoạn 2013 - 2017........63
Bảng 3.1. Tổng hợp khả năng thích ứng của người dân đối với thiên tai...............72
Bảng 3.2. Phương thức ứng phó với BĐKH trong canh tác nông nghiệp ..............73
Bảng 3.3. Phương thức ứng phó với BĐKH trong chăn nuôi.................................75
Bảng 3.4. Phương thức ứng phó với BĐKH trong nuôi trồng thủy sản .................76
Bảng 3.5 Bảng tóm tắt ưu, nhược điểm của các mô hình .......................................81
Bảng 3.6. Điểm mạnh, điểm yếu mô hình trồng rau trên líp cao............................82
Bảng 3.7. Điểm mạnh, điểm yếu của mô hình NTTS nước lợ xen ghép................84
Bảng 3.8. Đánh giá điểm mạnh, yếu của mô hình nuôi cá vượt lũ.........................85
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền ................................................ 28
Hình 2.2. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực NBD 100 cm, Thừa Thiên Huế......... 57
Hình 3.1. Mối quan hệ biện chứng nghiên cứu xây dựng mô hình thích ứng
biến đổi khí hậu (IPCC) ....................................................................................... 67
Hình 3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu xây dựng mô hình(Lê Văn
Thăng, 2009)......................................................................................................... 68
1
A. MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong đời
sống kinh tế xã hội với những mức độ khác nhau, trong đó nông nghiệp, nông
thôn và người nông dân là nhóm bị tác động lớn và dễ bị tổn thương nhất.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều
nhất từ BĐKH, cụ thể là hiện tượng nước biển dâng và sự gia tăng về cường độ
cũng như tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan (IPCC, 2007; WB, 2007).
Nước ta có tỉ lệ người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp lớn (khoảng
70%), nên ảnh hưởng của BĐKH càng thêm rõ nét, các biểu hiện như giảm năng
suất cây trồng, vật nuôi, giảm sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ngoài
ra, BĐKH cũng gây nên những tác động gián tiếp như: tăng nguy cơ dịch bệnh
trên cây trồng và vật nuôi, tăng chi phí đầu tư vào các hoạt động sản xuất.
Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi
thường xuyên chịu tác động mạnh của BĐKH. Trong những năm qua, để thích
ứng với những biến đổi của tự nhiên và những tác động do BĐKH gây ra, cư dân
của huyện đã có nhiều thay đổi trong các hoạt động sinh kế. Bên cạnh những
thay đổi về thời vụ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi, phương thức sản xuất, đã có sự
xuất hiện của các MHSK mới từ phía cộng đồng. Tuy nhiên, các mô hình sinh kế
xuất phát từ phía cộng đồng hầu như chưa có tính hệ thống và cơ sở khoa học,
mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản xuất, dẫn đến hiệu quả đạt được chưa thật
sự rõ ràng, tính bền vững không cao. Chính vì thế, vấn đề cấp bách hiện nay là
người nông dân cần có sự hổ trợ tốt hơn trong các hoạt động đời sống kinh tế của
họ, cần có các MHSK mang tính khoa học cao, phù hợp với thực tiễn và thích
ứng với những biến động của BĐKH khu vực.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh
kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở các xã ven biển huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế” được lựa chọn nhằm góp phần giúp người dân thuộc các
xã ven biển cải thiện được đời sống kinh tế theo hướng bền vững trong bối cảnh
BĐKH xảy ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.
2
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Xác lập cơ sở khoa học và phân tích hiện trạng phát triển MHSK ở các xã
ven biển, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất một số MHSK
bền vững thích ứng với BĐKH cho người dân ở địa bàn này.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề BĐKH và
MHSK thích ứng với BĐKH.
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và KTXH của các xã ven biển huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích hiện trạng phát triển các MHSK ở của các xã ven biển, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh BĐKH.
- Đề xuất MHSK thích ứng với BĐKH ở các xã ven biển, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về không gian
Các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tập trung ở các xã
Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng
Thái, Quảng Lợi.
3.2. Về thời gian
Các số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập và khảo sát đến năm 2016.
3.3. Về nội dung
- Nghiên cứu biểu hiện của BĐKH, biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa, mực
NBD và các tai biến tự nhiên có tác động đến sinh kế của người dân các xã ven
biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các hoạt động sinh kế được nghiên cứu dưới tác động của BĐKH ở các xã
ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung vào các hoạt
động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản).
- Đề xuất các giải pháp ứng phó và các MHSK liên quan đến nông nghiệp
thích ứng với BĐKH ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp
Tính tổng hợp được xem là tiêu chuẩn hàng đầu trong đánh giá giá trị khoa
học của các công trình nghiên cứu về các địa tổng thể. Quan điểm tổng hợp xem
xét các yếu tố, hiện tượng của môi trường tự nhiên không phải độc lập mà là một
tổ hợp có tổ chức. Vì vậy, khi nghiên cứu khí hậu, ảnh hưởng của BĐKH đến
sinh kế người dân các xã ven biển huyện Quảng Điền, bao gồm hoạt động sản
xuất nông nghiệp cần phải xem xét tác động tổng hợp của các nhân tố đến môi
trường sống của sinh vật, đến vật nuôi và cây trồng nông nghiệp. Tuy nhiên,
quan điểm này không nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần có thể lựa
chọn một số yếu tố mang tính chủ đạo của khí hậu có tác động mạnh đến đối
tượng cần đánh giá, trong đó chú trọng các yếu tố nhiệt và ẩm.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Khi nghiên cứu tác động của BĐKH cần phải đặt trong mối quan hệ có
tính hệ thống với các tai biến thiên nhiên do quá trình nội lực, ngoại lực, tai
biến nhân sinh.
Mặt khác cần xem xét mối quan hệ các tai biến với nhau cũng như mối quan
hệ các tai biến thiên nhiên với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để từ
đó có nhận định đúng, toàn diện để tìm ra nguyên nhân, mối quan hệ các diễn biến,
đề xuất ra những giải pháp hợp lý nhằm phòng tránh giảm nhẹ tác động của
BĐKH đến các hoạt động của người dân các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Nghiên cứu bất cứ đối tượng nào đều phải gắn với một lãnh thổ nhất định.
Nếu tách ra khỏi lãnh thổsẽ đánh mất tính đặc thù của nó đặc biệt là sự vật, hiện
tượng địa lí. Các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có những
đặc điểm riêng về ĐKTN, KTXH khác so với những xã trong huyện cũng như
các địa phương khác. Do đó, cần xác định rõ những đặc điểm và biểu hiện của
BĐKH từ đó xác định đúng đắn những tác động BĐKH đến hoạt động sinh kế ở
các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đang là một quan điểm bao trùm
phát triển kinh tế, đặc biệt trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại. Vận dụng quan điểm nàynghiên cứu tác động của BĐKH đến sinh kế người dân
phải đảm bảo bền vững cả về KTXH và môi trường. Đề xuất các MHSKphải dựa
trên việc khai thác có hiệuquảsựkhácbiệt địalýcủalãnhthổvàchúýđúng
mứcđếnviệcbảovệ môi trường.
4.1.5. Quan điểm sinh thái
Đây là quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
bền vững hiện nay. Vận dụng quan điểm này vào đề tài để đánh giá hiện trạng các
MHSK hiện có ở địa phương, đề xuất các MHSK phù hợp trên cơ sở sinh thái bền
vững, khai thác hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường, đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lí số liệu
Đây là phương pháp quan trọng, các thông tin được thu thập từ các công
trình nghiên cứu, dự án nghiệm thu, sách, tạp chí, các báo cáo định kì hàng năm.
Các số liệu, tài liệu, bản đồ thu thập từ các ban ngành, Uỷ Ban nhân dân các xã
và huyện Quảng Điền. Tài liệu thu thập gồm các báo cáo về nguồn tài nguyên
thiên nhiên, điều kiện và thực trạng phát triển KTXH, ảnh hưởng của BĐKH đến
tự nhiên, hoạt động dân sinh ở vùng nghiên cứu. Tất cả các nguồn tư liệu có liên
quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã được đề tài tiếp cận và vận dụng
có chọn lọc trong nghiên cứu.
4.2.2. Phƣơng pháp bản đồ
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng Bản đồ hành chính huyện Quảng Điềntỉ lệ
1/100.000, khoanh vùng khu vực nghiên cứu các xã ven biển, bản đồ diện tích đất bị
ngập úng với kịch bản NBD 100cm huyện Quảng Điền theo kịch bản BĐKH.
4.2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Đây vừa là phương pháp khởi đầu trong việc xác định đối tượng nghiên
cứu, vừa là phương pháp kết thúc nhằm kiểm tra kết quả, đánh giá. Phương pháp
5
được sử dụng trong đề tài này nhằm khảo sát ĐKTN, KTXH, tìm hiểu tình hình
sử dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, hiện trạng KTXH,
khảo sát thực trạngsử dụng các MHSK từ đó đề xuất các mô hình theo hướng đa
dạng hóa hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong các MHSK phù hợp với điều
kiện của vùng nghiên cứu. Trong đề tài tập trung chủ yếu ở các xã Quảng An,
Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Công, Quảng Ngạn.
4.2.4. Phƣơng pháp phân tích SWOT các mô hình kinh tế sinh thái
SWOT là chữ viết tắt của 4 từ tiếng anh: S-strengths; W-weakness; O-
Opportunities; T-Threats. SWOT là một phương pháp phân tích vấn đề đưa ra 4
điểm nói trên. Đây là một trong những phương pháp dùng để phân tích vấn đề, rất
có hiệu quả trong việc phát hiện nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn
đề. Dựa vào kết quả phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mỗi mô
hình, phân tích chiều hướng có thể xảy ra trong tương lai (cơ hội, thách thức)
thường có tính khách quan do tác động từ bên ngoài đối với mỗi mô hình.
4.2.5. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia là phương pháp không thể thiếu
được trong bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào. Dựa trên các tư liệu thu thập, để
các tư liệu sử dụng theo mục đích đề tài cần có quá trình tính toán, xử lý. Thông
qua việc khảo sát các mô hình, tham khảo ý kiến chuyên gia về những ưu điểm,
khuyết điểm của mô hình qua đó, tư vấn cho người nghiên cứu về một số mô
hình cần đề xuất ở địa phương.
5. LỊCH SỬU NGHIÊN CỨU
5.1. Trên thế giới
Sự “biến đổi khí hậu toàn cầu” đã và đang làm cho môi trường sinh thái, tài
nguyên thiên nhiên bị suy thoái. Ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, các hoạt
động kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển.
Chính vì vậy, nghiên cứu về nguyên nhân, quy luật, các giải pháp phòng tránh,
giảm nhẹ thiên tai đã được các quốc gia, các tổ chức quốc tế chú trọng và đầu tư
nghiên cứu.
6
Các tổ chức UNESCO, UNDP, WHO, FAO… đã chủ trì phối hợp nhiều dự
án để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, nhiều dự án hỗ trợ nghiên cứu thiên tai,
các tổ chức cứu trợ, giảm nhẹ thiên tai trên toàn thế giới và ở nhiều quốc gia.
Ngoài ra còn có các tổ chức phi chính phủ cũng tham gia thực hiện các dự án bảo
vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai… hiện nay nhiều quốc gia đã thành lập uỷ ban
quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
Vào những năm 1998 - 2003, Subbiah và cộng sự thuộc trung tâm sẵn
sàng ứng phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng một hệ
thống thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ thống thông tin
này bao gồm một chu trình liên tục của các hệ dự báo, sự phổ biến, sự áp dụng
và đánh giá kết quả.
Năm 2005, Burton và Lim, trong công trình “Đạt được sự thích ứng đầy đủ
trong nông nghiệp” đã nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu bằng những
thay đổi ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp như: lựa chọn cây trồng, phương
thức trồng linh hoạt.
Ramamasy và Baas (2007) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Climate
variability and change: adaptation to drought in Bangladesh”, đây là tài liệu
quan trọng cho cán bộ khuyến nông, các nhóm làm việc chuyên về kỹ thuật, quản
lý thiên tai, đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó,
thích ứng với BĐKH, đặc biệt là sự gia tăng thường xuyên của hạn hán ở
Bangladesh, đây là một quốc gia dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
Năm 2008, Lyndsay đã công bố công trình nghiên cứu thích ứng với biến
đổi khí hậu và nâng cao năng lực bảo tồn tài nguyên nước của chính quyền địa
phương, chính phủ, các bên liên quan, các tổ chức quản lý tài nguyên nước tại
Ontario, Canada. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số biện pháp thích ứng, nâng cao
năng lực quản lý bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của các cấp chính quyền
về các nguồn tài nguyên nước ở quy mô đầu nguồn thông qua sự hợp tác của các
thành phố, tỉnh, chính phủ các bên liên quan và các thành viên của cộng đồng,
bao gồm các vấn đề sau: Hình thành các mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan
liên quan; làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên; chia sẻ thông tin; sự tham
gia nhiều hơn và tích cực hơn của các bên liên quan; xây dựng sự đồng thuận.
7
Năm 2009, trong công trình nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở
Thái Bình Dương: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030” đã xác định
và tóm tắt các nghiên cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến
tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu như: mực NBD, nhu cầu
cấp nước, thay đổi trong nông nghiệp, huỷ hoại sinh thái, cơ sở hạ tầng và các
mẫu bệnh.
Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu năm 2015 đã thành công với việc
thông qua Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.Tất cả các quốc gia trên thế giới
đều thống nhất hành động để giữ cho nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng ở
dưới mức 2o
C so với thời kỳ tiền công nghiệp.Điều này có nghĩa là kịch bản
RCP4.5 rất có nhiều khả năng xảy ra hơn so với các kịch bản RCP khác.Vì vậy,
kịch bản RCP4.5 có thể được áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho các
công trình mang tính không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn.Kịch
bản RCP8.5 cần được áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy
hoạch, kế hoạch dài hạn.
5.2. Ở Việt Nam
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa; vị trí ven biển
nên hàng năm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tai biến thiên nhiên, gây thiệt hại
to lớn về tài nguyên, môi trường, đời sống nhân dân và các hoạt động kinh tế.
Các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu vừa qua đã đem lại những giá trị to
lớn về khoa học cũng như ở thực tiễn góp phần phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
Trong công trình “Biến đổi khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm gần
đây”, thông qua chuỗi các số liệu, Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1990)
đã chứng minh được sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam về nhiệt độ, lượng mưa,
mực nước biển dâng và dự báo được sự biến đổi khí hậu ở nước ta cũng như đề
xuất các chính sách, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) đã
công bố công trình nghiên cứu: Xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí
hậu ở miền Trung Việt Nam (2002 - 2005). Công trình nghiên cứu này nhằm
củng cố năng lực để thiết lập, xây dựng các chiến lược thích ứng cho cộng đồng
8
thông qua việc ứng phó với thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro,
thiệt hại vào kế hoạch phát triển của địa phương.
Năm 2003, dưới sự tài trợ của GEF/UNDP, Viện khí tượng thuỷ văn, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công
ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”. Công ước khung này đã
thông báo về tình hình phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong năm 1994; nêu
nên được những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và những biện pháp
thích ứng cho các ngành KT - XH của Việt Nam như tài nguyên nước, nông
nghiệp, thuỷ sản, năng lượng.
Roger và cộng sự (2006) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thích ứng với
biến đổi khí hậu quản lý rủi ro thiên tai và giảm nghèo ở Việt Nam trong báo cáo
“Liên kết biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai cho sự giảm nghèo bền vững
quốc gia Việt Nam”. Báo cáo đã xét đến nguy cơ của biến đổi khí hậu, thiên tai
và các tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu; cách tiếp cận trong quản lý rủi ro
thiên tai; cách tiếp cận trong thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu điển hình
ở Nam Định.
Nguyễn Đức Ngữ (2007), trong tác phẩm “Biến đổi khí hậu” đã tổng quan
được BĐKH toàn cầu, tác động và các chiến lược ứng phó; đối với Việt Nam
nghiên cứu thực trạng BĐKH, xác định kịch bản BĐKH, những tác động tiềm
tàng đối với các ngành, lĩnh vực, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp và
các chiến lược giảm nhẹ. Tác giả cũng đã đưa ra những công ước khung của
LHQ về BĐKH và nghị định thư Kyoto.
Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) (2007) qua phân tích và
phỏng đoán các tác động của NBD đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp
trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự biến đổi khí hậu là vùng hạ lưu sông Mekong
(Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai cập).
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1m,
Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản
lượng nông nghiệp”.
9
Nguyễn Hữu Ninh (2007), dựa vào các số liệu hiện có, tác giả đã tổng quan
về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo: “Lũ lụt ở đồng
bằng sông Sửu Long”. Báo cáo đã tổng quan các vấn đề như: biến đổi khí hậu và
lũ lụt; hiện trạng quản lý thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu. Theo báo cáo thì
trong tương lai biến đổi khí hậu sẽ tác động đến chế độ thuỷ văn và sự phát triển
KT - XH của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù ở khu vực này giàu về tài
nguyên và tiềm năng phát triển nhưng nghèo đói ở khu vực này là rào cản lớn
nhất trong thích ứng biến đổi khí hậu. Các lĩnh vực dễ bị tổn thương, nhất là
nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Trần Thục và nnk (2008) đã tổng quan được tác động của biến đổi khí hậu
đến nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá, dịch vụ…, đưa ra chi phí phục hồi do
biến đổi khí hậu mang lại đồng thời các tác giả đã đánh giá, đưa ra rất nhiều các
giải pháp thích ứng về tự nhiên, các ngành nghề, các chính sách, chương trình, kế
hoạch KT - XH và gắn sự thích ứng đó vào mục tiêu quốc gia, các chương trình
trọng điểm để phát triển bền vững của đất nước.
Đào Xuân Học (2008), “Kế hoạch thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn”, tác giả đã đưa ra được những tác động của
BĐKH đến nông nghiệp và PTNT một số vùng dễ bị tổn thương, giới thiệu
khung chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành, triển khai tổ
chức thực hiện và một số đề xuất, kiến nghị.
Lê Anh Tuấn (2009) đưa ra báo cáo với chủ đề “Tổng quan về nghiên cứu
biến đổi và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”. Trong bản báo cáo
này, tác giả đã lược khảo các nghiên cứu các nguy cơ và thách thức của BĐKH
với miền nam nói riêng và Việt Nam nói chung; sau đó đưa ra các hoạt động
nghiên cứu thích ứng của chính quyền, các viện nghiên cứu, các trường đại học,
các tổ chức xã hội và nhân dân địa phương.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), công bố Kịch bản biến đổi khí hậu,
NBD dưới sự kế thừa kịch bản biến đổi khí hậu, NBD những năm trước và tình
hình diễn biến thực tế của biến đổi khí hậu tại Việt Nam đã đưa ra những biểu
hiện BĐKH, NBD trên thế giới và Việt Nam; xây dựng kịch bản biến đổi khí
10
hậu, NBD cho Việt Nam (Nguy cơ ngập theo các mực NBD). Đây là định hướng
cho Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động biến đổi khí hậu và triển khai kế
hoạch hành động nhằm thích ứng, giảm thiểu những tác động tiềm tàng của biến
đổi khí hậu.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cập nhật và chi tiết hóa kịch bản
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường
giao Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp
với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, xây dựng và cập nhật kịch bản
biến đổi khí hậu chi tiết cho Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết năm
2016 được xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu khí tượng thủy văn và mực nước
biển của Việt Nam cập nhật đến năm 2014; số liệu địa hình được cập nhật đến
tháng 3 năm 2016; phương pháp mới nhất trong Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ
5 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu; các mô hình khí hậu toàn cầu và
mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao; theo phương pháp chi tiết hóa động
lực kết hợp hiệu chỉnh thống kê sản phẩm mô hình.
5.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Là tỉnh vùng duyên hải Miền Trung, Thừa Thiên Huế là tỉnh chịu tác động
của BĐKH, chịu ảnh hưởng nặng nề của nhiều thiên tai như: bão, mưa lớn gây lũ
lụt; gió khô nóng gây hạn hán; nước biển dâng gây nhiễm mặn ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp; do đó, việc nghiên cứu về BĐKH ở tỉnh được
nhiều nhà khoa học và các ban ngành quan tâm.
Năm 2001, Bộ KHCN &MT đã thực hiện đề án “Nghiên cứu phương án
phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An - Tư Hiền và đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai”; mục tiêu đề án nghiên cứu, phục hồi các hệ sinh thái
nhạy cảm nhằm thích nghi tốt hơn với BĐKH ở vùng cửa sông, ven biển Thừa
Thiên Huế.
Chi cục phòng chống bão lụt và quản lý đất đai Thừa Thiên Huế (2007), Báo
cáo chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020.
11
Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Dương Hồng Sơn, Hoàng Đức Cường và
nnk (2011) có công trình nghiên cứuBĐKH và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam:
Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề cập đến vấn đề phục hồi sinh
thái và phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH.
Lê Văn Thăng và nnk (2011), đã xuất bản các công trình: “Thích ứng với
biến đổi khí hậu và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế”;“Thích ứng
với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở Thừa Thiên
Huế” (dự án FLC.09.04 và 10.04); “Luậncứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn
thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở Miền
Trung và đề xuất nhân rộng” (Đề tài NCKHCN, mã số BĐKH 18, thuộc Chương
trình KH&CN phục vụ mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH); trong đó đề cập
đến biến đổi khí hậu, các chính sách, mô hình thích ứng với BĐKH ở Thừa Thiên
Huế.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), “Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020” trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến BĐKH, các kế hoạch
hành động của tỉnh và các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của BĐKH.
Đề tài đã vận dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước
để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận
của việc đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến các địa phương vùng ven biển và
làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng phục vụ mục tiêu
quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm thông tin phục vụ đề xuất
các MHSK thích ứng với BĐKH ở địa phương vùng ven biển.
12
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc hoạch định các chính sách
phát triển KTXH theo hướng bền vững
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đề xuất cácthích ứng với
biến đổi khí hậu
Chương 2: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế ở các xã
ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH ở
cácxã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
13
B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC
MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khí hậu
Khí hậu là trạng thái vật lí trung bình của khí quyển hay diễn biến thời tiết
trung bình trong khoảng thời gian dài .Từ điển thuật ngữ của nhóm hội thảo đa
quốc gia về BĐKH, định nghĩa như sau:
Khí hậu trong nghĩa hẹp là “thời tiết trung bình”, hoặc chính xác hơn, là
bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan
trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu
năm. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định nghĩa các tổ chức
khí tượng thế giới. Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt
độ, lượng mưa và gió.Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống
kê mô tả của hệ thống khí hậu.
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển,
các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong
khoảng thời gian dài của một vùng.
1.1.1.2. Biến đổi khí hậu
Theo chương trình ủy ban quốc gia về ứng phó BĐKH: BĐKH là sự thay
đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong
một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do
tác động bên ngoài, hoặc do tác động của con người làm thay đổi thành phần của
khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC): BĐKH
là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động
của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến
động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khảng thời gian so sánh được.
14
Theo IPPC: BĐKH đề cập đến sự thay đổi về trạng thái khí hậu mà có thể
xác định được diễn ra trong một thời kì dài, thường là một thập kỉ hoặc lâu
hơn.BĐKH đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không sự thay
đổi của tự nhiên do hoạt động của con người.
Có nhiều khái niệm về BĐKH, nhưng tất cả cáckhái niệm đều thống nhất ở
điểm chung BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm
và nguyên nhân của BĐKH chủ yếu và quyết định bởi con người.
1.1.1.3. Thích ứng với BĐKH
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người
đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị
tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ
hội do nó mang lại.
Thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm
làm giảm những tác động tiêu cực do BĐKH gây ra. Cây cối, động vật và con
người không thể tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH, nhưng hoàn
toàn có thể thay đổi các hành vi để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ những
thay đổi đó.
Ngoài ra, thích ứng còn đòi hỏi sự đánh giá về các công nghệ và biện pháp
khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn
chặn hoặc hạn chế chúng, nhanh chóng tạo ra sự thích ứng với BĐKH và phục
hồi một cách có hiệu quả sau những tác động của chúng hay bằng cách lợi dụng
các tác động tích cực.
Không có một công thức chung nào cho sự thành công của quá trình thích
ứng. Các quốc gia đối mặt với các loại hình và mức độ rủi ro khác nhau về trình
độ phát triển con người và tiềm năng công nghệ và tài chính..Thích ứng diễn ra ở
cả trong tự nhiên và hệ thống KTXH.
1.1.2. Nguyên nhân
1.1.2.1. Nguyên nhân do tự nhiên
a. Thay đổi quỹ đạo và trục quay của Trái đất
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân
bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố
15
trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình
hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự
phân bố các mùa và các hiện tượng địa lý. Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi
quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay và tiến độ của trục Trái Đất.
Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh
hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng
hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara và
đối với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
b. Hiện tƣợng núi lửa
Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái
Đất lên bề mặt của nó.Phun trào núi lửa, mạch nước phun và suối nước nóng, là
những ví dụ của các quá trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi
vào khí quyển.
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung
bình mỗi thế kỷ và gây ra làm mát trong thời gian một vài năm. Các vụ phun trào
của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trên mặt
đất của thế kỷ XX(sau vụ phun trào năm 1912 của núi lửa Novarupta) ảnh hưởng
đến khí hậu đáng kể. Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5°C (0.9°F). Vụ phun trào
của núi Tambora năm 1815 đã khiến không có một mùa hè trong một năm. Phần
lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có
thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt.
Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời
gian rất dài, chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất, chống lại sự hấp
thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon. Cục Khảo sát Địa chất
Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người tạo ra nhiều hơn 100 - 300
lần số lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi lửa.
1.1.2.2. Nguyên nhân do con ngƣời
Nguyên nhân của BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được
khẳng định chủ yếu là do hoạt động của con người. Những hoạt động KT – XH
với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực: năng lượng, công nghiệp, giao
thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng
16
nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFC và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái
Đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750) con người đã sử dụng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn hóa thạch (than, dầu, khí đốt),
do đó đã thải vào khí quyển ngày càng nhiều các nhiều các chất khí gây hiệu ứng
nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của
Trái Đất. Từ khoảng năm 1980, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số
300 ppm và đạt 379 ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ
tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm
qua. CFC vừa là KNK với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí
CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozon bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con
người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển.
Đánh giá khoa học của Ban liên Chính phủ về BĐKH cho thấy việc tiêu thụ
năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng,
công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,… đóng góp khoảng một nửa (46%)
vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất
nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng
24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.
1.1.3. Biểu hiện
1.1.3.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới
a. Nhiệt độ toàn cầu tăng
Trong thế kỷ 20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6
± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F). Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH nghiên cứu sự gia tăng
nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu
hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ
20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt
trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp
đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các kết luận cơ bản đã
được chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và viện hàn lâm khoa học, bao
gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công nghiệp hàng đầu.
17
Các dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong báo cáo gần đây
nhất của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến
6,4 °C (2,0 đến 11,5 °F) trong suốt thế kỷ 21. Các yếu tố không chắc chắn trong
tính toán này tăng lên khi các mô hình sử dụng nồng độ các khí nhà kính có độ
chính xác khác nhau và sử dụng các thông số ước tính khác nhau về lượng phát
thải khí nhà kính tương lai. Các yếu tố không chắc chắn khác bao gồm sự ấm dần
lên và các biến đổi liên quan sẽ khác nhau giữa các khu vực trên toàn thế
giới.Hầu hết các nghiên cứu tập trung trong giai đoạn đến năm 2100. Tuy nhiên,
sự ấm dần lên sẽ tiếp tục diễn ra sau năm 2100 cả trong trường hợp ngừng phát
thải khí nhà kính, điều này là do nhiệt dung riêng của đại dương lớn và carbon
dioxide tồn tại lâu trong khí quyển.
Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng
khoảng 0,74 o
C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so
với 50 năm trước đó.
Theo báo cáo của WMO, 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử, với mức độ
tương tự như các năm 1998 và 2005. Từ năm 2001 – 2011, nhiệt độ trung bình
toàn cầu đã cao hơn nữa độ so với giai đoạn 1961 – 1990, mức cao nhất từng
được ghi nhận đối với bất kỳ một giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan
trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Michel Jarraud, 2011). Theo số liệu của NOAA
(Hoa Kỳ), tháng VI năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế
giới kể từ những năm 1880.
b. Mực nƣớc biển dâng cao
Sự thay đổi mực nước biển và đại dương là hiệu ứng của nhiệt độ.Khi nhiệt
độ tăng làm cho nước biển giãn nở đồng thời làm tăng quá trình tan băng nên
mực nước biển và đại dương tăng.
Trong thế kỷ 20, cùng với sự tăng lên của nhiệt độ không khí có sự suy giảm
khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung
bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm khoảng 2,1 – 3,3% mỗi thập kỷ [22].
Mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 – 2003 đã dâng với
tốc độ 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ±
12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm [22].
18
c. Một số biểu hiện khác của BĐKH
Thay đổi cực đoan về năng lượng, quá trình trao đổi vật chất và năng lượng.
Thay đổi trong băng quyển có thể mở rộng hoặc thu hẹp cả về khối lượng
và diện tích phân bố, tuỳ thuộc xu hướng tăng hoặc giảm nhiệt độ của Trái Đất.
Thay đổi về lượng mưa: sự tăng giảm lượng mưa trên Trái Đất vừa do tác
động trực tiếp của gia tăng hoặc giảm nhiệt độ của Trái Đất đồng thời gián tiếp
qua bão, áp thấp, hiện tượng El – Nino và La – Nina. Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng
sẽ tăng độ ẩm, bão và mưa lớn. Ngược lại, nhiệt độ giảm sẽ giảm lượng bốc hơi,
độ ẩm giảm đồng thời bão và áp thấp hạn chế nên lượng mưa giảm.
Gia tăng thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, các giá trị cực đoan
của khí hậu tăng và kéo theo các tác hại gián tiếp.
1.1.3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
a Thực trạng của BĐKH ở Việt Nam
Biến đổi về nhiệt độ
Trong những năm qua nhiệt độ trung bình hàng năm ở tất cả các vùng của
Việt Nam đều có xu thế tăng rõ rệt với tốc độ tăng phổ biến ở khoảng 0,010
C -
0,150
C/thập kỷ nhưng không đồng đều . Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,50
C
trong vòng 70 năm. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè, nhiệt độ
các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
Nhiệt độ trung bình của những thập kỉ gần đây(1961-2000) cao hơn trungbình
của 3 thập kỉ trước đó (1931 – 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỉ 1991-
2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trungbình của
thập kỉ19301- 1940 lần lượt là 0,80
C; 0,40
C; 0,60
C. Năm 2007, nhiệt độ trung
bình của cả 3 địa phương trên đều cao hơn trung bình của thập kỉ 1991 – 2000 là
0,40
C- 0,50
C. Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Namnhìn chung dao
động trong khoảng -500
C đến 500
C. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực
tiểu là tăng, tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn nhiều so với nhiệt độ
cực đại, phù hợp với xu thế chung của BĐKH toàn cầu.
Biến đổi về lƣợng mƣa
Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9
thập kỷ vừa qua (1911 - 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng
19
khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm
giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính
trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958 -2007) đã
giảm khoảng 2% [1].
Mực nƣớc biển
Theo số liệu quan trắc trong nhiều năm qua thì hầu hết các trạm Cô Tô và
Hòn Ngư lại có xu thế giảm với tốc độ lần lượt là 5,77 và 1,45 mm/năm.Tính
trung bình, mực nước các trạm hải văn của Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt với
mức tăng khoảng 2,45 mm/năm. Nếu tính trong thời kì 1993-2014, mực nước
trung bình tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng với mức độ tăng trung bình
khoảng 3,34/năm.[2]
Thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan
Không khí lạnh: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ
rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện
mà gần đây nhất là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong
tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ [1].
Bão:Hình thái bão thay đổi với cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều.
Đây là thiên tai đặc biệt nguy hiểm đối với vùng ven biển Việt Nam. Toàn bộ
vùng ven biển Việt Nam đối diện với trung tâm bão Tây bắc Thái Bình Dương –
là ổ bão lớn nhất tr ên Trái đất. Phân tích diễn biến của chuỗi số liệu xoáy thuận
nhiệt đớiảnh hưởng tới lãnh thổ Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ gần đây cho thấy
số XTNĐ ảnh hưởng tới nửa phần phía Nam đang có xu hướng tăng lên nhất là
những cơn bão mạnh mặc dù tần số xuất hiện XTNĐ hàng năm không tăng.
Mưa phùn: Số ngày mưa phùn trung bình nằm ở Hà Nội giảm dần từ thập
kỷ 1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
b. Kịch bản BĐKH và NBD ở Việt Nam
Về nhiệt độ
Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong
những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ
1958-2014 tăng khoảng 0,620
C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng
20
khoảng 0,420
C. Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,100
C, thấp hơn giá
trị trung bình toàn cầu [21]
Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế tăng ít hơn so với các
trạm ở sâu trong đất liền. Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và
các mùa trong năm. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa
xuân. Trong 7 vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn nhất,
khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng thấp nhất.
Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn
quốc có mức tăng phổ biến từ 0,6÷0,80
C. Đến cuối thế kỷ, ở phía Bắc nhiệt độ
tăng chủ yếu từ 1,9÷2,40
C và ở phía Nam từ 1,7÷1,90
C.
Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn
quốc có mức tăng phổ biến từ 0,8÷1,10
C. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ ở phía Bắc
tăng từ 3,3÷4,00
C và ở phía Nam từ 3,0÷3,50
C.
Về lƣợng mƣa
Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở
hầu hết cả nước, phổ biến từ 5÷10%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ
5÷15%. Một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung
Bộ có thể tăng trên 20%. Đến cuối thế kỷ, mức biến đổi lượng mưa năm có phân
bố tương tự như giữa thế kỷ, tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn.
Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở
hầu hết cả nước, phổ biến từ 3÷10%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng tương tự
như kịch bản RCP4.5. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ mức tăng nhiều nhất có
thể trên 20% ở hầu hết diện tích Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần diện tích
Nam Bộ và Tây Nguyên.
Kịch bản nƣớc biển dâng
Trong khoảng đầu thế kỷ XXI, xu thế tăng của mực NBD theo cả 4 kịch
bản RCP không có sự khác biệt nhiều. Đến năm 2030, mực NBD trung bình cho
toàn dải ven biển Việt Nam theo RCP2.6 là 13 cm (8 cm ÷18 cm), theo RCP4.5
là 13 cm (8 cm ÷ 18 cm), theo RCP6.0 là 13 cm (8 cm ÷ 18 cm) và theo RCP8.5
là 13 cm (9 cm ÷ 18 cm).
21
Trong khoảng giữa thế kỷ XXI, đã bắt đầu có sự khác biệt về xu thế tăng
của mực nước biển. Đến năm 2050, mực NBD trung bình cho toàn dải ven biển
Việt Nam theo kịch bản RCP2.6 là 21 cm (13 cm ÷ 32 cm), theo RCP4.5 là 22
cm (14 cm ÷ 32 cm), theo RCP6.0 là 22 cm (14 cm ÷ 32 cm) và theo RCP8.5 là
25 cm (17 cm ÷ 35 cm).
Đến cuối thế kỷ XXI, sự khác biệt về xu thế tăng của mực nước biển theo
các kịch bản là rất rõ rệt. Đến năm 2100, mực NBD trung bình cho toàn dải ven
biển Việt Nam theo kịch bản RCP2.6 là 44 cm (27 cm ÷ 66 cm), theo RCP4.5 là
53 cm (32 cm ÷ 76 cm), theo RCP6.0 là 56 cm (37 cm ÷ 81 cm) và theo RCP8.5
là 73 cm (49 cm ÷ 103 cm).
Bảng 1.1. Kịch bản NBD theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam
Đơn vị: cm
Kịch
bản
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
RCP2.6
13
(8 ÷ 19)
17
(10 ÷ 25)
21
(13 ÷ 32)
26
(16 ÷ 39)
30
(18 ÷ 45)
35
(21 ÷ 52)
40
(24 ÷ 59)
44
(27 ÷ 66)
RCP4.5
13
(8 ÷ 18)
17
(10 ÷ 25)
22
(14 ÷ 32)
28
(17 ÷ 40)
34
(20 ÷ 48)
40
(24 ÷ 57)
46
(28 ÷ 66)
53
(32 ÷ 76)
RCP6.0
13
(8 ÷ 17)
17
(11 ÷ 24)
22
(14 ÷ 32)
27
(18 ÷ 39)
34
(22 ÷ 48)
41
(27 ÷ 58)
48
(32 ÷ 69)
56
(37 ÷ 81)
RCP8.5
13
(9 ÷ 18)
18
(12 ÷ 26)
25
(17 ÷ 35)
32
(22 ÷ 46)
41
(28 ÷ 58)
51
(34 ÷ 72)
61
(42 ÷ 87)
73
(49 ÷ 103)
Nguồn: [1]
1.2. Khung sinh kế bền vững (SLF)
1.2.1 Khái niệm
Khung sinh kế bền vững: Bộ phát triển Anh quốc DFID đã đưa ra một
khái niệm về Khung sinh kế bền vững là một công cụ giúp tìm hiểu về sinh kế
với mục đích giảm nghèo. Áp dụng SLF để hiểu rõ hơn tất cả các khía cạnh của
vấn đề nghèo, giúp định ra các ưu tiên hành động và tìm ra chiến lược sinh kế
phù hợp.Trong quá trình đánh giá tác động của BĐKH đến nhóm người nghèo,
SLF được sử dụng như là một công cụ chính.
22
1.2.2 Phân loại
Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế bền vững
bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến
lược sinh kế và kết quả sinh kế. Các nguồn lực và khả năng mà con người có,
được xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm 5 loại sau:
Nguồn lực con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng
cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm
việc để họ đạt được những kết quả sinh kế.
Nguồn lực xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ
chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham
gia để từ đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau.
Nguồn lực tự nhiên: Là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc
một cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa màng, vật
nuôi, rừng, nước và các nguồn tài nguyên ven biển.
Nguồn lực tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được
như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và
các luồng thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay
những trợ cấp của nhà nước.
Nguồn lực vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và
các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước
và năng lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình.
Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử
dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng
như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ.
1.2.3 Sinh kế vùng ven biển
Sinh kế vùng ven biển là hệ thống sinh kế có khả năng đối phó, giảm nhẹ và
phục hồi trước các tác động của thiên tai, thời tiết bất thuận như xâm nhập mặn,
bão, lụt…đảm bảo duy trì hoặc tăng năng suất, sản lượng một cách ổn định, đồng
thời phù hợp với khả năng và điều kiện KTXH của vùng ven biển. Đặc thù của
MHSK ven biển là sự lựa chọn các chiến lược sinh kế của hộ gia đình thường
23
phụ thuộc vào nguồn lực sinh kế mà hộ gia đình đó nắm giữ cùng các yếu tố bên
ngoài như thời tiết, mùa vụ, nguồn lợi thủy sản.Với xu hướng tiếp tục dựa vào
việc khai thác các nguồn lực sẵn có ở địa phương để thực hiện các hoạt động sinh
kế. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các cộng đồng ven biển diễn
ra một cách chậm chạp (MARD,2008). Có thể thấy, MHSK tại các cộng đồng
ven biển là hệ thống sinh kế của người dân vùng ven biển có khả năng thích ứng
trước các tác động của thiên tai và điều kiện bất thuận của thời tiết.
1.3. Tác động của BĐKH đến sinh kế vùng ven biển
1.3.1. Tác động đến sản xuất nông nghiệp
1.3.1.1. Tác động của BĐKH đến trồng trọt
Những thay đổi về nhiệt độ, lượng carbon dioxide (CO2), và tần suất, cường
độ của thời tiết khắc cực đoan có thể có tác động đáng kể đến năng suất cây trồng.
Nhiệt độ ấm hơn có thể làm cho nhiều loại cây trồng phát triển nhanh hơn,
nhưng nhiệt độ ấm hơn cũng có thể làm giảm sản lượng.Cây trồng có xu hướng
phát triển nhanh hơn trong điều kiện nhiệt độ cao. Tuy nhiên, đối với một số cây
trồng (như ngũ cốc), tăng trưởng nhanh làm giảm thời gian mà các hạt có để phát
triển và trưởng thành. Điều này có thể làm giảm sản lượng cây trồng.
Đối với bất kỳ loại cây trồng, ảnh hưởng của tăng nhiệt độ sẽ phụ thuộc vào
nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng và sinh sản của cây trồng.Trong một số khu vực,
sự nóng lên có thể có lợi cho các loại cây thường được trồng ở đó.Tuy nhiên, nếu
sự nóng lên vượt quá nhiệt độ tối ưu của cây trồng, năng suất có thể giảm.
Hàm lượng CO2 cao có thể tăng năng suất. Sản lượng một số cây trồng, như
lúa mì và đậu nành có thể tăng 30% hoặc nhiều hơn khi tăng dưới gấp đôi nồng
độ CO2. Năng suất cho các loại cây trồng khác như ngô, cho thấy một thích ứng
nhỏ hơn nhiều (tăng ít hơn 10%). Tuy nhiên, một số yếu tố có thể chống lại
những tiềm năng tăng năng suất. Ví dụ, nếu nhiệt độ vượt quá mức tối ưu của cây
trồng hoặc nếu đủ nước và chất dinh dưỡng không có sẵn, tăng năng suất có thể
được giảm hoặc đảo ngược.
Nhiệt độ cực cao và lượng mưa tăng lên có thể ngăn chặn các loại cây trồng
phát triển. Thời tiết cực đoan, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán có thể gây hại cho cây
trồng, giảm sản lượng.
24
Đối phó với hạn hán có thể trở thành một thách thức trong khu vực có nhiệt
độ mùa hè được dự báo sẽ tăng và lượng mưa được dự báo giảm. Việc giảm cung
cấp nước có thể gặp khó khăn hơn việc đáp ứng nhu cầu nước.
Nhiều cỏ dại, sâu bệnh và nấm phát triển mạnh dưới nhiệt độ ấm hơn, khí
hậu ẩm ướt hơn và nồng độ CO2 tăng. Hiện nay, nông dân đã tốn hơn 11 tỷ USD
mỗi năm để đối phó với cỏ dại tại Hoa Kỳ. Sự biến động của cỏ dại và sâu bệnh
có khả năng mở rộng về phía bắc. Điều này sẽ gây ra những vấn đề mới cho cây
trồng của người nông dân mà trước đây các loại này chưa phơi nhiễm.Hơn nữa,
tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe con người.
1.3.1.2. Tác động của BĐKH đến chăn nuôi
Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến động vật.Sóng
nhiệt, được dự kiến sẽ tăng dưới sự BĐKH, có thể đe dọa trực tiếp vật nuôi.Theo
thời gian, ứng suất nhiệt có thể tăng nguy cơ bị bệnh, làm giảm khả năng sinh sản
và giảm sản xuất sữa.
Hạn hán có thể đe dọa các đồng cỏ và nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Làm giảm lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Một số khu vực có thể trải nghiệm
dài, hạn hán khốc liệt hơn, do nhiệt độ mùa hè cao hơn và lượng mưa giảm. Đối
với động vật sống dựa vào lương thực thì những thay đổi trong sản xuất cây trồng
do hạn hán cũng có thể trở thành một vấn đề.
BĐKH có thể làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các bệnh ảnh hưởng đến hoạt
động chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đông ấm hơn có thể cho
phép một số ký sinh trùng và các mầm bệnh để tồn tại một cách dễ dàng
hơn.Trong khu vực có lượng mưa tăng, độ ẩm - tác nhân gây bệnh phụ thuộc có
thể phát triển mạnh.
Tăng lượng khí carbon dioxide (CO2) có thể làm tăng năng suất đồng cỏ,
nhưng cũng có thể làm giảm chất lượng của chúng. Sự gia tăng CO2 trong khí
quyển có thể tăng hiệu quả của các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy
nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng của một số thức ăn được tìm thấy
trong đồng cỏ giảm với lượng CO2 tăng lên cao hơn. Kết quả là, gia súc sẽ cần
phải ăn nhiều hơn để có được dinh dưỡng.
25
1.3.1.3. Tác động của BĐKH đến ngành thủy sản
BĐKH có xu hướng làm thay đổi môi trường sống của các loài thuỷ sản,
dẫn đến thay đổi trữ lượng các loài thuỷ hải sản do di cư hoặc do chất lượng môi
trường sống bị suy giảm, từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt, sản lượng đánh
bắt và sản lượng nuôi trồng.
Sự biến động của nhiều loài cá và các loài động vật có vỏ có thể thay
đổi.Nhiều loài sinh vật biển có ngưỡng thích nghi nhiệt độ nhất địnhcó thể sống
sót. Ví dụ, cá tuyết ở Bắc Đại Tây Dương yêu cầu nhiệt độ nước dưới 54°F
(100o
F=37.8o
C). Ngay cả nước dưới đáy biển nhiệt độ trên 47°F có thể làm giảm
khả năng sinh sản và cá tuyết con để tồn tại. Trong thế kỷ này, nhiệt độ trong khu
vực có khả năng sẽ vượt quá cả hai ngưỡng.
Nhiều loài thủy sản có thể tìm thấy các khu vực lạnh của suối, hồ hoặc di
chuyển về phía bắc dọc theo bờ biển hoặc trong đại dương. Tuy nhiên, di chuyển
vào các khu vực mới có thể đưa các loài này vào cạnh tranh với các loài khác về
thực phẩm và các nguồn lực khác gây tác động lên hệ sinh thái.
Một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh có thể trở nên phổ biến hơn
trong nước ấm.Ví dụ, ở miền nam New England, sản lượng đánh bắt tôm hùm đã
giảm đáng kể.Vi khuẩn ngoài vỏ nhạy cảm với nhiệt độ có thể gây ra chết hàng
loạt đã dẫn đến sự suy giảm.
Thay đổi về nhiệt độ và mùa có thể ảnh hưởng đến thời gian sinh sản và di
cư.Nhiều bước trong vòng đời của một động vật thủy sản được điều khiển bởi
nhiệt độ và thay đổi của các mùa.Ví dụ, ở Tây Bắc ấm hơn nhiệt độ của nước có
thể ảnh hưởng đến vòng đời của cá hồi và tăng khả năng gây bệnh.Kết hợp với
các tác động khí hậu khác, những hiệu ứng này được dự đoán sẽ dẫn đến sự suy
giảm lớn trong các quần thể cá hồi.
Ngoài sự nóng lên, các đại dương trên thế giới đang dần dần có tính acid
hơn do gia tăng trong khí quyển lượng khí carbon dioxide (CO2). Tăng nồng độ
acid có thể gây tổn hại cho động vật có vỏ bằng cách làm suy yếu vỏ của chúng
được tạo ra từ canxi và dễ bị tổn thương khi nồng độ axit tăng dần. Axit hóa cũng
có thể đe dọa cấu trúc của các hệ sinh thái nhạy cảm mà một số loài cá, tôm, cua,
sò, hến sống phụ thuộc vào nó.
26
1.3.2. Tác động đến các ngành kinh tế khác và đời sống
1.3.2.1.Tác động của BĐKH đến ngành công nghiệp
Các ngành công nghiệp, đặc biệt là khu công nghiệp ven biển, sẽ bị ảnh
hưởng nặng nề bởi BĐKH: Nước biển dâng khoảng 1m vào cuối thế kỷ XXI sẽ
làm cho hầu hết các khu công nghiệp bị ngập, thấp nhất là trên 10% diện tích,
cao nhất là khoảng 67% diện tích.
Nguồn nguyên liệu cho công nghiệpđặc biệt là công nghiệp chế biến lương
thực thực phẩm, dệt, may mặc sẽ bị suy giảm đáng kể vì không được tiếp ứng từ
các vùng nguyên liệu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn bị ngập lụt nặng nề
nhất ở Việt Nam. Điều này càng gây sức ép đến việc chuyển dịch cơ cấu các
ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp.
Nhiệt độ tăng làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp:
tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản
lượng của các nhà máy điện. Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm
mát trong các ngành công nghiệp thương mại cũng gia tăng đáng kể khi nhiệt độ
có xu hướng ngày càng tăng.
Mưa bão thất thường và NBD sẽ tác động tiêu cực đến quá trình vận hành,
khai thác hệ thống truyền tải và phân phối điện, dàn khoan, đường ống dẫn dầu
và khí vào đất liền, cấp dầu vào tàu chuyên chở dầu; làm gia tăng chi phí bảo
dưỡng và sửa chữa các công trình năng lượng; ảnh hưởng tới việc cung cấp, tiêu
thụ năng lượng, an ninh năng lượng quốc gia.
1.3.2.2. Tác động của BĐKH đến một số lĩnh vực lao động và xã hội
BĐKH làm cho vấn đề việc làm trong nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn,
rủi ro hơn, điều kiện làm việc giảm dẫn đến một bộ phận lao động phải chuyển
đổi việc làm (ví dụ từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ), hoặc
di cư khỏi địa phương. Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (năm
2011) về tác động của BĐKH đến việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2006-2010 cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm giảm tiềm năng tạo
việc làm bình quân khoảng 0,22%/năm (tương đương với khoảng 1.400 việc làm
mỗi năm bị mất đi).
27
Tác động của BĐKH đến nghèo đói thường được thể hiện thông qua tác
động đến các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế nhạy cảm với khí
hậu như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.BĐKH sẽ là trở ngại lớn đối với
những nỗ lực giảm nghèo của địa phương và từng người dân. Nhìn chung,
BĐKH sẽ kéo lùi những thành quả về phát triển và giảm nghèo, làm tăng số đối
tượng phải được trợ giúp trong ngắn hạn và dài hạn.
1.3.2.3. Tác động của BĐKH tới hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống đê biển: mực nước biển dâng cao có thể làm hệ thống đê biển
không thể chống chọi được nước biển dâng khi có bão, dẫn đến nguy cơ vỡ đê
trong các trận bão lớn.
Hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao: mực nước biển dâng cao làm cho khả
năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước ở các con sông trong nội
địa dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho
đỉnh lũ tăng lên, ảnh hưởng đến sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía
Bắc, đê bao và bờ bao tại các tỉnh phía Nam.
Các công trình cấp nước: Mực nước biển dâng làm gia tăng tình trạng xâm
nhập mặn của biển vào đất liền, làm cho các tầng nước dưới đất vùng ven biển cũng
có nguy cơ bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho công tác cấp nước phục vụ sản xuất.
Nước biển dâng và triều cường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng các khu đô thị
ven biển, gây ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất.
28
Chƣơng 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SINH KẾ Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội các xã ven biển huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền
29
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực ven biển nằm ở phía Đông và Đông Bắc của huyện Quảng Điền,
đồng thời cũng là cửa ngõ hướng ra biển Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên vùng
ven biển là 10.993,71 ha, chiếm 67,43% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn
huyện; dân số 44.857 người, chiếm 54,85%% dân số toàn huyện năm 2017; gồm
có các xã: Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phước,
Quảng An, Quảng Thành.
2.1.1.2. Địa hình
Về mặt địa hình, Quảng Điền là một huyện đồng bằng không có núi đồi, địa
hình tương đối bằng phẳng. Đặc điểm địa hình tự nhiên của huyện có thể chia
thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng phía Bắc phá Tam Giang: gồm 2 xã ven biển Quảng Công, Quảng
Ngạn với tổng diện tích tự nhiên 2.362,31ha (chiếm 14,5% diện tích toàn huyện),
là dãi cồn cát phân chia giữa phá Tam Giang và biển Đông, đặc trưng địa hình cồn
cát ven biển Bắc miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.
- Vùng phía Tây Bắc huyện: gồm 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi với tổng
diện tích tự nhiên là 5.092,38ha (chiếm 31,25% diện tích toàn huyện), 80% diện
tích của vùng là đồi cát với độ cao từ 4 - 10m so với mực nước biển.
- Vùng đồng bằng phía Nam: bao gồm 6 xã và thị trấn: Thị trấn Sịa,
Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Vinh,
tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 8.840,06ha (chiếm 54,25% diện tích toàn
huyện), là vùng đồng bằng chiêm trũng của phá Tam Giang, ruộng đất phần lớn
có độ cao bình quân từ (- 0,5m) đến (+ 1,0m).
2.1.1.3. Khí hậu
Các xã ven biển huyện Quảng Điền mang đặc điểm chung của khí hậu tỉnh
Thừa Thiên Huế, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích
đạo lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền
Bắc và miền Nam nước ta.
30
a. Chế độ nhiệt
Chia hai mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh; nhiệt độ trung
bình năm từ 240
C - 250
C.
Mùa nóng: từ tháng III đến tháng VIII, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình của các tháng nóng từ 270
C -
290
C, tháng nóng nhất (tháng V, VI) có khi tới 380
C - 400
C.
Mùa lạnh: từ tháng X đến tháng II năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ bình quân về mùa lạnh từ 200
C -
220
C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng I) nhiệt độ có khi xuống dưới 180
C.
b. Chế độ mƣa
Khu vực này có lượng mưa lớn trung bình hàng năm trên 2.500mm, có nơi
lên đến hơn 4.500mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng II năm sau nhưng
tập trung chủ yếu vào 4 tháng (tháng IX đến XII), tháng XI có lượng mưa nhiều
nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85% - 86%.
c. Gió, bão
Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:
Gió mùa Tây Nam: Từ tháng IV đến tháng VIII, tốc độ gió bình quân từ 2 -
3m/s có khi lên tới 7 - 8m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô kéo dài.
Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng IX đến tháng III năm sau, tốc độ gió 4 - 6m/s,
gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng.
Bão thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng IX, X. Trong các trường hợp
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, tố, dông và gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió
lớn có thể đạt trên 15 - 20m/s trong gió mùa Đông Bắc, 30 - 40m/s trong bão, lốc.
2.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá nhiều và được phân
bố đều gần như trên toàn lãnh thổ. Sông Bồ chảy vào địa phận huyện Quảng
Điền từ xã Quảng Phú, sông chia làm hai nhánh chính: một nhánh chảy qua xã
Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành rồi nhập vào ngã ba Sình và đổ vào sông
Hương về phía Đông; một nhánh khác chia nhỏ dòng chảy thành nhiều hói như
Diên Hồng, Bạch Đằng, An Xuân để đổ ra phá Tam Giang theo hướng Bắc.
31
Về phía các trầm cát, dòng nước ngầm từ khu vực đồi cát ở phía Tây Bắc
tạo nên những hói trầm cát như Bàu Niên, Nam Giản, sông Nịu, Thủy Lập. Hói
Bàu Niên chảy về hạ du theo hai nhánh: nhánh hói Cao Xá chảy về phía Nam đổ
vào sông Bồ qua cầu Kẽm, nhánh hói Phổ Lại chạy theo hướng Đông đổ vào
sông Bồ ở hói Ngã Tư và hói Đồng Lâm.
2.1.2. Nguồn tài nguyên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Vùng cát ven biển
Phân bố ở cácxã Quảng Công, Quảng Ngạn là vùng đất nghèo dinh dưỡng, cấu
tạo địa hình thuộc 2 dạng chính:
- Vùng cát dốc: có độ nghiêng trên 250
, có khả năng trồng cây lâm nghiệp.
- Vùng đất bằng: có khả năng trồng cây lâm nghiệp và xây dựng cơ sở nuôi
trồng thủy sản với hình thức nuôi cao triều.
Vùng mặt nƣớc đầm phá
Được cấu thành hình lòng chảo, có 22,50km bờ khoảng 50% diện tích có
độ sâu trên 1,70m (vào mùa hè), khoảng 65% diện tích về phía Đông có độ mặn
trên 40
/00 vào mùa hè và mùa thu. Trong phá nguồn thủy sản phát triển đa dạng
với chủng loại phù hợp với môi trường tự nhiên ở mỗi tiểu vùng.
Vùng đất ruộng chiêm trũng ven phá
Phân bố ở các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng An, Quảng
Thành và thị trấn Sịa. Hầu hết loại đất này đã được đầu tư cải tạo để đưa vào sản
xuất nông nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao. Vì thế có một số ít diện tích đã đưa
vào để nuôi cá, tôm và cua bán thâm canh.
2.1.2.2. Tài nguyên nƣớc
Tài nguyên nước trên địa bàn rất phong phú, nguồn nước mặt hiện có sông,
khe, hói, biển và đầm phá rất thuận lợi cho việc phát triển KTXH của huyện.
Mặt nước đầm phá trên địa bàn huyện cũng tương đối thuận lợi cho việc tổ
chức nuôi trồng thủy sản. Về độ sâu, ở nhiều khu vực cách bờ 100 - 200 mét độ
sâu ở mức trên dưới 120 - 150 cm đủ điều kiện cho việc tổ chức đắp bờ bao, xây
dựng ô nuôi tôm. Chất đáy trong vùng là bùn cát, cát bùn hoặc cát sét. Hàm
32
lượng các chất dinh dưỡng tương đối là cơ sở thức ăn cho các loại thực vật phù
du phát triển. Hiện nay, toàn bộ các xã và thị trấn đã sử dụng nước sạch từ nhà
máy nước Huế và Tứ Hạ.
2.1.2.3. Tài nguyên biển và đầm phá
Huyện Quảng Điền có 12km chiều dài bãi ngang, biển Quảng Điền sạch,
đẹp, còn nguyên sơ, có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ, nhiều chủng loại
hải sản có giá trị kinh tế cao thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.
Ngoài ra, khu vực phá Tam Giang được đánh giá là vùng sinh thái có cảnh quan
thiên nhiên tươi đẹp, với hệ thống mặt nước yên tĩnh, trong xanh, nơi di trú của
nhiều loài cá, tôm, cua.
Nếu có chính sách đầu tư để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản bền
vững và phát triển du lịch hợp lý thì tài nguyên biển và đầm phá Tam Giang sẽ là
một lợi thế lớn trong chiến lược phát triển KTXH của huyện Quảng Điền.
2.1.3. Đặc điểm dân cƣ, kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cƣ
Năm 2017, dân số 7 xã ven biển đạt44.857người, chiếm 54,85% dân số toàn
huyện năm 2017. Dân cư phân bố không đều.
Lực lượng lao động của huyện có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lành
nghề tương đối cao; tuy nhiên số lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ
trọng tương đối thấp. Có thể nói nguồn lực lao động của huyện rất dồi dào song
phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển ngày càng cao của kinh tế.
33
Bảng 2.1. Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện Quảng Điền năm 2017
(Đơn vị: Người)
STT Đơn vị hành chính Năm 2017
1 Thị trấn Sịa 10.753
2 Quảng Thái 4.581
3 Quảng Ngạn 5.040
4 Quảng Lợi 6.410
5 Quảng Công 4.787
6 Quảng Phước 6.679
7 Quảng Vinh 9.171
8 Quảng An 7.924
9 Quảng Thành 9.436
10 Quảng Thọ 6.655
11 Quảng Phú 10.338
Tổng số 81.774
Nguồn : [12]
2.1.3.2. Tình hình phát triển KTXH huyện Quảng Điền
Năm 2017, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 6,6%, trong đó công
nghiệp - xây dựng tăng 15,4%; dịch vụ tăng 15,3%; nông - lâm - thuỷ sản tăng
5,1%. Cơ cấu giá trị sản xuất tiếp tục có chuyển biến tích cực, ước tỷ trọng giá
trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 14,9%; dịch vụ 35,8%; nông - lâm - thủy
sản 49,3% [4].
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 10.520,5ha. Trong đó, cây lương thực
có hạt 8.356,8ha, tăng 56,9ha; cây chất bột có củ 661,6ha, tăng 24,6ha; cây công
nghiệp ngắn ngày 576,2ha, giảm 45,7ha; cây thực phẩm 916,0ha; hoa 51,8ha,
tăng 28,1ha. Giá trị sản lượng bình quân đạt 65,4 triệu đồng/ha canh tác, giảm
4,5 triệu đồng/ha so với năm 2014.
34
Chăn nuôi
Chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại có bước phát triển nổi bật. Đã hình
thành một số trang trại nuôi lợn thịt quy mô lớn từ 1.000 - 4.000 con. Đồng thời,
đang tích cực phối hợp để triển khai dự án xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái
ngoại sinh sản với quy mô 2.400 con tại vùng cát nội đồng. Số lượng gia súc tính
đến 1/10/2017 của huyện là 2.341 con bò; 516 con dê, cừu; 29.950 con lợn;
458.000 gia cầm
Thuỷ sản
Diện tích thả nuôi nước lợ toàn huyện 636,75ha; nuôi ao hồ, cá lúa đạt140,8
ha; nuôi lồng 1.020 lồng (trên phá Tam Giang 532 lồng, trên sông Bồ 488 lồng).
Năm nay, do điều kiện thời tiết bất lợi (ngọt hóa kéo dài) và dịch bệnh tôm diễn
biến khá phức tạp nên năng suất, sản lượng và hiệu quả nuôi nước lợ đạt thấp
(sản lượng tôm sú chỉ đạt 75% so với năm 2014). Sản lượng nuôi trồng đạt 1.445
tấn.
Lâm nghiệp
Chỉ đạo tăng cường công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ diện tích rừng
trồng hiện có; tiếp tục trồng rừng, trồng thêm cây phân tán phủ xanh vùng cát nội
đồng, phòng hộ ven biển, tăng lượng cây xanh đô thị và nông thôn. Đã kết hợp
việc giao đất phát triển kinh tế trang trại với mở rộng diện tích rừng trồng theo
hướng nông, lâm kết hợp. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát việc vận
chuyển, mua bán lâm sản trái phép.
Kinh tế trang trại
Đến nay, toàn huyện có 69 trang trại (36 trang trại ở vùng cát, 33 trang trại
ở vùng đất nội đồng), gồm 35 trang trại chăn nuôi, 25 trang trại tổng hợp, 09
trang trại nuôi trồng thủy sản và 400 gia trại chăn nuôi.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp - dịch vụ
Kinh tế dịch vụ
Ngành dịch vụ duy trì được mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất ngành dịch
vụ ước đạt 681.152 triệu đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 15,3%, chiếm 35,8%
tổng giá trị sản xuất. Một số ngành dịch vụ phát triển khá như thương mại, sản xuất
35
nông nghiệp; nhà hàng, tiệc cưới; phục vụ sinh hoạt; mua bán, sửa chữa hàng điện -
điện tử, điện lạnh; tín dụng ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vệ sinh môi trường.
Sản xuất thủ công nghiệp - xây dựng
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp ước đạt 107.774 triệu đồng (theo giá so
sánh 2010), tăng 4,8%. Một số ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng khá như sản
xuất thực phẩm, đồ uống, sản xuất giường tủ, bàn ghế, khai thác vật liệu xây
dựng, sản xuất bờ lô, đồ gỗ, sản phẩm mây tre, hàng may mặc.
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông
Giao thông đường bộ
Trên địa bàn huyện hiện có các tuyến giao thông chính: quốc lộ 49B, tỉnh lộ
4B, tỉnh lộ 8A, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 11A, tỉnh lộ 19 (đường Nguyễn Chí Thanh),
đường quốc phòng ven biển và hệ thống các tuyến đường giao thông đô thị,
đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng khá phát triển.
Đến nay, tổng chiều dài đường quốc lộ, tỉnh lộ được nhựa hóa là 47,3/47,3km và
bê tông hóa đường giao thông liên xã, liên thôn lên 122,75km/199km (đạt 61,5%).
Giao thông đường thuỷ
Huyện có một mạng lưới sông khá phong phú và đa dạng, các tuyến sông
tuy chưa phân bố đều khắp nhưng đã nối liền các trung tâm KTXH và đi đến
khắp các địa phương. Hiện nay lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường thủy chủ
yếu là cát sạn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có phá Tam Giang nối với các con
sông lớn đi đến các địa phương khác, đặc biệt thành phố Huế tạo điều kiện thuận
lợi cho việc vận chuyển hàng tiêu dùng và khách du lịch.
b. Hệ thống thuỷ lợi
Trong những năm qua, nhiều công trình thủy lợi quan trọng trên địa bàn
huyện đã được đầu tư xây dựng mới, đưa vào sử dụng và phát huy tốt hiệu quả
như hệ thống kè chống xói lở sông Bồ, công trình thủy lợi Tây Hưng (giai
đoạn 1), đê Nho Lâm - Nghĩa Lộ; đê Đông Lâm; kè bờ sông Sịa; các trạm
bơm các xã và liên vùng như kênh Trộ, Đông Phước 2, Đông Lâm, Mỹ Xá,
Bạch Đằng phục vụ đắc lực cho việc chủ động tưới tiêu.
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển
Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển

More Related Content

What's hot

What's hot (17)

Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏngLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương Chất rắn và chất lỏng
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th... Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
Luận án: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vữn...
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
 
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
 
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAYLuận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
Luận án: Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, HAY
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nướcĐề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
 
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng TrịLuận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
Luận án: Giải pháp phát triển quản lý rừng phòng hộ tại Quảng Trị
 

Similar to Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển

Similar to Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển (20)

Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAYLuận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NƯỚ...
 
Đề tài: Quản lý môi trường huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý môi trường huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Quản lý môi trường huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý môi trường huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, Nam Định
Luận văn: Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, Nam ĐịnhLuận văn: Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, Nam Định
Luận văn: Nghiên cứu ổn định đê biển huyện Hải Hậu, Nam Định
 
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biểnLuận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPTLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Nghiên cứu thực trạng xói lở bờ biển vùng cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình t...
Nghiên cứu thực trạng xói lở bờ biển vùng cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình t...Nghiên cứu thực trạng xói lở bờ biển vùng cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình t...
Nghiên cứu thực trạng xói lở bờ biển vùng cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình t...
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
 
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biểnLuận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 

Mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở ven biển

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HUẾ KHOA ĐỊA LÍ LÊ THỊ MỸ PHƢỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Thừa Thiên Huế, 2018
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HUẾ KHOA ĐỊA LÍ LÊ THỊ MỸ PHƢỢNG NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 8.44.02.17 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHÚC CHI LĂNG Thừa Thiên Huế, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN ----------- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các thông tin và sốliệu mà tôisử dụng trong luận văn là trung thực.Các luận điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân. Huế, ngày 12 tháng 10 năm 2018 Học viên thực hiện Lê Thị Mỹ Phượng
  • 4. Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnTS.Lê Phúc Chi Lăng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn thành đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập. Xin chân thành cám ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Điền đã cung cấp tài liệu cần thiết cho tôi thực hiện đề tài luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và các anh chị học viên để đề tài luận văn hoàn thiện hơn. Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy, Cô và các anh chị học viên sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Lê Thị Mỹ Phượng
  • 5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung BĐKH Biến đổi khí hậu MHSK TNMT Mô hình sinh kế Tài nguyên môi trường NBD KTXH Nước biển dâng Kinh tế - xã hội
  • 6. MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .........................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................................3 5. Lịch sửu nghiên cứu............................................................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................11 7. Cấu trúc luận văn ..............................................................................................12 B. PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU............13 1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu.......................................................................13 1.1.1. Một số khái niệm....................................................................................13 1.1.2. Nguyên nhân...........................................................................................14 1.1.3. Biểu hiện.................................................................................................16 1.2. Khung sinh kế bền vững (SLF)......................................................................21 1.2.1 Khái niệm ................................................................................................21 1.2.2 Phân loại ..................................................................................................22 1.2.3 Sinh kế vùng ven biển .............................................................................22 1.3. Tác động của BĐKH đến sinh kế vùng ven biển...........................................23 1.3.1. Tác động đến sản xuất nông nghiệp .......................................................23 1.3.2. Tác động đến các ngành kinh tế khác và đời sống.................................26 Chƣơng 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..........................................................................................................28 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................................................28 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên...........................................................28
  • 7. 2.1.2. Nguồn tài nguyên....................................................................................31 2.1.3. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội...........................................................32 2.1.4. Đánh giá chung đặc điểm tự nhiên, KTXH của huyện Quảng Điền ...........37 2.2. BĐKH ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ............38 2.2.1. Biến đổi một số yếu tố khí hậu cơ bản ...................................................38 2.2.2. Thiên tai..................................................................................................45 2.3. Kịch bản BĐKH và NBD ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2100....51 2.3.1. Kịch bản biến đổi nhiệt độ......................................................................51 2.3.2. Kịch bản biến đổi lượng mưa .................................................................53 2.3.3. Kịch bản nước biển dâng........................................................................55 2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sinh kế ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế...............................................................57 2.4.1. Tác động của BĐKH đến trồng trọt .......................................................57 2.4.2. Tác động của BĐKH đến chăn nuôi.......................................................61 2.4.3. Tác động của BĐKH đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản........................62 2.5. Đánh giá năng lực thích ứng của người dân thông qua các nguồn vốn sinh kế .....................................................................................................................64 2.5.1. Vốn con người ........................................................................................64 2.5.2. Vốn vật chất............................................................................................64 2.5.3. Vốn tài chính ..........................................................................................65 2.5.4. Vốn tự nhiên ...........................................................................................65 2.5.5. Vốn xã hội ..............................................................................................66 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SINH KẾ BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ......................................................................67 3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các MHSK.................................................67 3.1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................67 3.1.2. Cơ sở pháp lí...........................................................................................69 3.1.3. Cơ sở thực tiễn........................................................................................71
  • 8. 3.2. Đề xuất MHSK bền vững thích ứng với BĐKH ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................................................82 3.2.1. Mô hình trồng rau trên líp cao thích ứng với BĐKH.............................82 3.2.2. Mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ xen ghép......................................83 3.2.3. Mô hình nuôi cá vượt lũ .........................................................................85 3.2.4. Mô hình chăn nuôi thân thiện môi trường..............................................86 3.3. Một số giải pháp triển khai và phát triển một số MHSK bền vững ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ...........................................86 3.3.1. Giải pháp nguồn lực sinh kế cho người dân...........................................86 3.3.2. Giải pháp về kĩ thuật xây dựng mô hình ................................................86 3.3.3. Giải pháp về chính sách xây dựng mô hình ...........................................88 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................89 1. Kết luận.............................................................................................................89 2. Kiến nghị...........................................................................................................90 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................91 E. PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kịch bản NBD theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam.......21 Bảng 2.1. Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện Quảng Điền năm 2017 .....33 Bảng 2.2. Nhiệt độ tháng I, nhiệt độ tháng VII, nhiệt độ trung bình năm trong các thập kỷ gần đây (0 C) .........................................................................................38 Bảng 2.3. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm giai đoạn 1995 -2015 (o C) ....40 Bảng 2.4. Tổng lượng mưa tháng và năm giai đoạn 2000 – 2015 (mm)................43 Bảng 2.5. Diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế từ 2005 - 2015......46 Bảng 2.6. Đỉnh lũ trung bình 10 năm tại các trạm ở Thừa Thiên Huế ...............48 thời kì 1978 - 2016.................................................................................................48 Bảng 2.7. Số cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Bình – Thừa Thiên Huế.............49 Bảng 2.8.Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0 C) so với thời kỳ cơ sở ở Thừa Thiên Huế ......................................................................................................51 Bảng 2.9. Biến đổi của nhiệt độ trung bình các mùa (0 C) so với thời kỳ cơ sở tại Huế...52 Bảng 2.10. Biến đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ cơ sở tại T. T. Huế ..54 Bảng 2.11. Biến đổi của lượng mưa theo mùa (%) so với thời kỳ cơ sở................54 Bảng 2.12. Mực NBD theo các kịch bản từ Đèo Ngang - Đèo Hải Vân ................55 Bảng 2.13. Nguy cơ ngập đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................56 Bảng 2.14. Diện tích trồng lúa ở huyện Quảng Điền giai đoạn 2013 – 2017.........58 Bảng 2.15. Diện tích trồng lúa không được canh tác sau vụ Đông Xuân ở huyện Quảng Điền giai đoạn 2013 – 2017..............................................................59 Bảng 2.16. Năng suất lúa ở huyện Quảng Điền giai đoạn 2013 – 2017 (tạ/ha)......60 Bảng 2.17. Diễn biến diện tích và năng suất thủy sản giai đoạn 2013 - 2017........63 Bảng 3.1. Tổng hợp khả năng thích ứng của người dân đối với thiên tai...............72 Bảng 3.2. Phương thức ứng phó với BĐKH trong canh tác nông nghiệp ..............73 Bảng 3.3. Phương thức ứng phó với BĐKH trong chăn nuôi.................................75 Bảng 3.4. Phương thức ứng phó với BĐKH trong nuôi trồng thủy sản .................76 Bảng 3.5 Bảng tóm tắt ưu, nhược điểm của các mô hình .......................................81 Bảng 3.6. Điểm mạnh, điểm yếu mô hình trồng rau trên líp cao............................82 Bảng 3.7. Điểm mạnh, điểm yếu của mô hình NTTS nước lợ xen ghép................84 Bảng 3.8. Đánh giá điểm mạnh, yếu của mô hình nuôi cá vượt lũ.........................85
  • 10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền ................................................ 28 Hình 2.2. Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực NBD 100 cm, Thừa Thiên Huế......... 57 Hình 3.1. Mối quan hệ biện chứng nghiên cứu xây dựng mô hình thích ứng biến đổi khí hậu (IPCC) ....................................................................................... 67 Hình 3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu xây dựng mô hình(Lê Văn Thăng, 2009)......................................................................................................... 68
  • 11. 1 A. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Biến đổi khí hậu tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề trong đời sống kinh tế xã hội với những mức độ khác nhau, trong đó nông nghiệp, nông thôn và người nông dân là nhóm bị tác động lớn và dễ bị tổn thương nhất. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ BĐKH, cụ thể là hiện tượng nước biển dâng và sự gia tăng về cường độ cũng như tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan (IPCC, 2007; WB, 2007). Nước ta có tỉ lệ người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp lớn (khoảng 70%), nên ảnh hưởng của BĐKH càng thêm rõ nét, các biểu hiện như giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Ngoài ra, BĐKH cũng gây nên những tác động gián tiếp như: tăng nguy cơ dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, tăng chi phí đầu tư vào các hoạt động sản xuất. Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi thường xuyên chịu tác động mạnh của BĐKH. Trong những năm qua, để thích ứng với những biến đổi của tự nhiên và những tác động do BĐKH gây ra, cư dân của huyện đã có nhiều thay đổi trong các hoạt động sinh kế. Bên cạnh những thay đổi về thời vụ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi, phương thức sản xuất, đã có sự xuất hiện của các MHSK mới từ phía cộng đồng. Tuy nhiên, các mô hình sinh kế xuất phát từ phía cộng đồng hầu như chưa có tính hệ thống và cơ sở khoa học, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản xuất, dẫn đến hiệu quả đạt được chưa thật sự rõ ràng, tính bền vững không cao. Chính vì thế, vấn đề cấp bách hiện nay là người nông dân cần có sự hổ trợ tốt hơn trong các hoạt động đời sống kinh tế của họ, cần có các MHSK mang tính khoa học cao, phù hợp với thực tiễn và thích ứng với những biến động của BĐKH khu vực. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” được lựa chọn nhằm góp phần giúp người dân thuộc các xã ven biển cải thiện được đời sống kinh tế theo hướng bền vững trong bối cảnh BĐKH xảy ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.
  • 12. 2 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu Xác lập cơ sở khoa học và phân tích hiện trạng phát triển MHSK ở các xã ven biển, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất một số MHSK bền vững thích ứng với BĐKH cho người dân ở địa bàn này. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề BĐKH và MHSK thích ứng với BĐKH. - Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và KTXH của các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích hiện trạng phát triển các MHSK ở của các xã ven biển, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh BĐKH. - Đề xuất MHSK thích ứng với BĐKH ở các xã ven biển, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Về không gian Các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tập trung ở các xã Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thái, Quảng Lợi. 3.2. Về thời gian Các số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập và khảo sát đến năm 2016. 3.3. Về nội dung - Nghiên cứu biểu hiện của BĐKH, biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa, mực NBD và các tai biến tự nhiên có tác động đến sinh kế của người dân các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Các hoạt động sinh kế được nghiên cứu dưới tác động của BĐKH ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung vào các hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản). - Đề xuất các giải pháp ứng phó và các MHSK liên quan đến nông nghiệp thích ứng với BĐKH ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 13. 3 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp Tính tổng hợp được xem là tiêu chuẩn hàng đầu trong đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về các địa tổng thể. Quan điểm tổng hợp xem xét các yếu tố, hiện tượng của môi trường tự nhiên không phải độc lập mà là một tổ hợp có tổ chức. Vì vậy, khi nghiên cứu khí hậu, ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế người dân các xã ven biển huyện Quảng Điền, bao gồm hoạt động sản xuất nông nghiệp cần phải xem xét tác động tổng hợp của các nhân tố đến môi trường sống của sinh vật, đến vật nuôi và cây trồng nông nghiệp. Tuy nhiên, quan điểm này không nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần có thể lựa chọn một số yếu tố mang tính chủ đạo của khí hậu có tác động mạnh đến đối tượng cần đánh giá, trong đó chú trọng các yếu tố nhiệt và ẩm. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Khi nghiên cứu tác động của BĐKH cần phải đặt trong mối quan hệ có tính hệ thống với các tai biến thiên nhiên do quá trình nội lực, ngoại lực, tai biến nhân sinh. Mặt khác cần xem xét mối quan hệ các tai biến với nhau cũng như mối quan hệ các tai biến thiên nhiên với hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để từ đó có nhận định đúng, toàn diện để tìm ra nguyên nhân, mối quan hệ các diễn biến, đề xuất ra những giải pháp hợp lý nhằm phòng tránh giảm nhẹ tác động của BĐKH đến các hoạt động của người dân các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Nghiên cứu bất cứ đối tượng nào đều phải gắn với một lãnh thổ nhất định. Nếu tách ra khỏi lãnh thổsẽ đánh mất tính đặc thù của nó đặc biệt là sự vật, hiện tượng địa lí. Các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có những đặc điểm riêng về ĐKTN, KTXH khác so với những xã trong huyện cũng như các địa phương khác. Do đó, cần xác định rõ những đặc điểm và biểu hiện của BĐKH từ đó xác định đúng đắn những tác động BĐKH đến hoạt động sinh kế ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 14. 4 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đang là một quan điểm bao trùm phát triển kinh tế, đặc biệt trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Vận dụng quan điểm nàynghiên cứu tác động của BĐKH đến sinh kế người dân phải đảm bảo bền vững cả về KTXH và môi trường. Đề xuất các MHSKphải dựa trên việc khai thác có hiệuquảsựkhácbiệt địalýcủalãnhthổvàchúýđúng mứcđếnviệcbảovệ môi trường. 4.1.5. Quan điểm sinh thái Đây là quan điểm có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững hiện nay. Vận dụng quan điểm này vào đề tài để đánh giá hiện trạng các MHSK hiện có ở địa phương, đề xuất các MHSK phù hợp trên cơ sở sinh thái bền vững, khai thác hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lí số liệu Đây là phương pháp quan trọng, các thông tin được thu thập từ các công trình nghiên cứu, dự án nghiệm thu, sách, tạp chí, các báo cáo định kì hàng năm. Các số liệu, tài liệu, bản đồ thu thập từ các ban ngành, Uỷ Ban nhân dân các xã và huyện Quảng Điền. Tài liệu thu thập gồm các báo cáo về nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện và thực trạng phát triển KTXH, ảnh hưởng của BĐKH đến tự nhiên, hoạt động dân sinh ở vùng nghiên cứu. Tất cả các nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã được đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu. 4.2.2. Phƣơng pháp bản đồ Trong đề tài này chúng tôi sử dụng Bản đồ hành chính huyện Quảng Điềntỉ lệ 1/100.000, khoanh vùng khu vực nghiên cứu các xã ven biển, bản đồ diện tích đất bị ngập úng với kịch bản NBD 100cm huyện Quảng Điền theo kịch bản BĐKH. 4.2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa Đây vừa là phương pháp khởi đầu trong việc xác định đối tượng nghiên cứu, vừa là phương pháp kết thúc nhằm kiểm tra kết quả, đánh giá. Phương pháp
  • 15. 5 được sử dụng trong đề tài này nhằm khảo sát ĐKTN, KTXH, tìm hiểu tình hình sử dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, hiện trạng KTXH, khảo sát thực trạngsử dụng các MHSK từ đó đề xuất các mô hình theo hướng đa dạng hóa hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong các MHSK phù hợp với điều kiện của vùng nghiên cứu. Trong đề tài tập trung chủ yếu ở các xã Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Công, Quảng Ngạn. 4.2.4. Phƣơng pháp phân tích SWOT các mô hình kinh tế sinh thái SWOT là chữ viết tắt của 4 từ tiếng anh: S-strengths; W-weakness; O- Opportunities; T-Threats. SWOT là một phương pháp phân tích vấn đề đưa ra 4 điểm nói trên. Đây là một trong những phương pháp dùng để phân tích vấn đề, rất có hiệu quả trong việc phát hiện nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề. Dựa vào kết quả phân tích SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mỗi mô hình, phân tích chiều hướng có thể xảy ra trong tương lai (cơ hội, thách thức) thường có tính khách quan do tác động từ bên ngoài đối với mỗi mô hình. 4.2.5. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia là phương pháp không thể thiếu được trong bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào. Dựa trên các tư liệu thu thập, để các tư liệu sử dụng theo mục đích đề tài cần có quá trình tính toán, xử lý. Thông qua việc khảo sát các mô hình, tham khảo ý kiến chuyên gia về những ưu điểm, khuyết điểm của mô hình qua đó, tư vấn cho người nghiên cứu về một số mô hình cần đề xuất ở địa phương. 5. LỊCH SỬU NGHIÊN CỨU 5.1. Trên thế giới Sự “biến đổi khí hậu toàn cầu” đã và đang làm cho môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái. Ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, các hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển. Chính vì vậy, nghiên cứu về nguyên nhân, quy luật, các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai đã được các quốc gia, các tổ chức quốc tế chú trọng và đầu tư nghiên cứu.
  • 16. 6 Các tổ chức UNESCO, UNDP, WHO, FAO… đã chủ trì phối hợp nhiều dự án để phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, nhiều dự án hỗ trợ nghiên cứu thiên tai, các tổ chức cứu trợ, giảm nhẹ thiên tai trên toàn thế giới và ở nhiều quốc gia. Ngoài ra còn có các tổ chức phi chính phủ cũng tham gia thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai… hiện nay nhiều quốc gia đã thành lập uỷ ban quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Vào những năm 1998 - 2003, Subbiah và cộng sự thuộc trung tâm sẵn sàng ứng phó với thiên tai Châu Á (ADPC) đã nghiên cứu và ứng dụng một hệ thống thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai. Hệ thống thông tin này bao gồm một chu trình liên tục của các hệ dự báo, sự phổ biến, sự áp dụng và đánh giá kết quả. Năm 2005, Burton và Lim, trong công trình “Đạt được sự thích ứng đầy đủ trong nông nghiệp” đã nghiên cứu sự thích ứng với biến đổi khí hậu bằng những thay đổi ngắn hạn trong sản xuất nông nghiệp như: lựa chọn cây trồng, phương thức trồng linh hoạt. Ramamasy và Baas (2007) đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Climate variability and change: adaptation to drought in Bangladesh”, đây là tài liệu quan trọng cho cán bộ khuyến nông, các nhóm làm việc chuyên về kỹ thuật, quản lý thiên tai, đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó, thích ứng với BĐKH, đặc biệt là sự gia tăng thường xuyên của hạn hán ở Bangladesh, đây là một quốc gia dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2008, Lyndsay đã công bố công trình nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực bảo tồn tài nguyên nước của chính quyền địa phương, chính phủ, các bên liên quan, các tổ chức quản lý tài nguyên nước tại Ontario, Canada. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số biện pháp thích ứng, nâng cao năng lực quản lý bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của các cấp chính quyền về các nguồn tài nguyên nước ở quy mô đầu nguồn thông qua sự hợp tác của các thành phố, tỉnh, chính phủ các bên liên quan và các thành viên của cộng đồng, bao gồm các vấn đề sau: Hình thành các mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan liên quan; làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên; chia sẻ thông tin; sự tham gia nhiều hơn và tích cực hơn của các bên liên quan; xây dựng sự đồng thuận.
  • 17. 7 Năm 2009, trong công trình nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở Thái Bình Dương: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2030” đã xác định và tóm tắt các nghiên cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu như: mực NBD, nhu cầu cấp nước, thay đổi trong nông nghiệp, huỷ hoại sinh thái, cơ sở hạ tầng và các mẫu bệnh. Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu năm 2015 đã thành công với việc thông qua Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.Tất cả các quốc gia trên thế giới đều thống nhất hành động để giữ cho nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng ở dưới mức 2o C so với thời kỳ tiền công nghiệp.Điều này có nghĩa là kịch bản RCP4.5 rất có nhiều khả năng xảy ra hơn so với các kịch bản RCP khác.Vì vậy, kịch bản RCP4.5 có thể được áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình mang tính không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn.Kịch bản RCP8.5 cần được áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn. 5.2. Ở Việt Nam Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa; vị trí ven biển nên hàng năm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tai biến thiên nhiên, gây thiệt hại to lớn về tài nguyên, môi trường, đời sống nhân dân và các hoạt động kinh tế. Các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu vừa qua đã đem lại những giá trị to lớn về khoa học cũng như ở thực tiễn góp phần phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. Trong công trình “Biến đổi khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm gần đây”, thông qua chuỗi các số liệu, Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1990) đã chứng minh được sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và dự báo được sự biến đổi khí hậu ở nước ta cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) đã công bố công trình nghiên cứu: Xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở miền Trung Việt Nam (2002 - 2005). Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố năng lực để thiết lập, xây dựng các chiến lược thích ứng cho cộng đồng
  • 18. 8 thông qua việc ứng phó với thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kế hoạch phát triển của địa phương. Năm 2003, dưới sự tài trợ của GEF/UNDP, Viện khí tượng thuỷ văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”. Công ước khung này đã thông báo về tình hình phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong năm 1994; nêu nên được những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và những biện pháp thích ứng cho các ngành KT - XH của Việt Nam như tài nguyên nước, nông nghiệp, thuỷ sản, năng lượng. Roger và cộng sự (2006) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thích ứng với biến đổi khí hậu quản lý rủi ro thiên tai và giảm nghèo ở Việt Nam trong báo cáo “Liên kết biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai cho sự giảm nghèo bền vững quốc gia Việt Nam”. Báo cáo đã xét đến nguy cơ của biến đổi khí hậu, thiên tai và các tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu; cách tiếp cận trong quản lý rủi ro thiên tai; cách tiếp cận trong thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu điển hình ở Nam Định. Nguyễn Đức Ngữ (2007), trong tác phẩm “Biến đổi khí hậu” đã tổng quan được BĐKH toàn cầu, tác động và các chiến lược ứng phó; đối với Việt Nam nghiên cứu thực trạng BĐKH, xác định kịch bản BĐKH, những tác động tiềm tàng đối với các ngành, lĩnh vực, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp và các chiến lược giảm nhẹ. Tác giả cũng đã đưa ra những công ước khung của LHQ về BĐKH và nghị định thư Kyoto. Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) (2007) qua phân tích và phỏng đoán các tác động của NBD đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự biến đổi khí hậu là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai cập). Chương trình phát triển của Liên hợp quốc đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp”.
  • 19. 9 Nguyễn Hữu Ninh (2007), dựa vào các số liệu hiện có, tác giả đã tổng quan về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo: “Lũ lụt ở đồng bằng sông Sửu Long”. Báo cáo đã tổng quan các vấn đề như: biến đổi khí hậu và lũ lụt; hiện trạng quản lý thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu. Theo báo cáo thì trong tương lai biến đổi khí hậu sẽ tác động đến chế độ thuỷ văn và sự phát triển KT - XH của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù ở khu vực này giàu về tài nguyên và tiềm năng phát triển nhưng nghèo đói ở khu vực này là rào cản lớn nhất trong thích ứng biến đổi khí hậu. Các lĩnh vực dễ bị tổn thương, nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Trần Thục và nnk (2008) đã tổng quan được tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá, dịch vụ…, đưa ra chi phí phục hồi do biến đổi khí hậu mang lại đồng thời các tác giả đã đánh giá, đưa ra rất nhiều các giải pháp thích ứng về tự nhiên, các ngành nghề, các chính sách, chương trình, kế hoạch KT - XH và gắn sự thích ứng đó vào mục tiêu quốc gia, các chương trình trọng điểm để phát triển bền vững của đất nước. Đào Xuân Học (2008), “Kế hoạch thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”, tác giả đã đưa ra được những tác động của BĐKH đến nông nghiệp và PTNT một số vùng dễ bị tổn thương, giới thiệu khung chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành, triển khai tổ chức thực hiện và một số đề xuất, kiến nghị. Lê Anh Tuấn (2009) đưa ra báo cáo với chủ đề “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam”. Trong bản báo cáo này, tác giả đã lược khảo các nghiên cứu các nguy cơ và thách thức của BĐKH với miền nam nói riêng và Việt Nam nói chung; sau đó đưa ra các hoạt động nghiên cứu thích ứng của chính quyền, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức xã hội và nhân dân địa phương. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), công bố Kịch bản biến đổi khí hậu, NBD dưới sự kế thừa kịch bản biến đổi khí hậu, NBD những năm trước và tình hình diễn biến thực tế của biến đổi khí hậu tại Việt Nam đã đưa ra những biểu hiện BĐKH, NBD trên thế giới và Việt Nam; xây dựng kịch bản biến đổi khí
  • 20. 10 hậu, NBD cho Việt Nam (Nguy cơ ngập theo các mực NBD). Đây là định hướng cho Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động biến đổi khí hậu và triển khai kế hoạch hành động nhằm thích ứng, giảm thiểu những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc cập nhật và chi tiết hóa kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước, xây dựng và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết cho Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết năm 2016 được xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu khí tượng thủy văn và mực nước biển của Việt Nam cập nhật đến năm 2014; số liệu địa hình được cập nhật đến tháng 3 năm 2016; phương pháp mới nhất trong Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 5 của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu; các mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao; theo phương pháp chi tiết hóa động lực kết hợp hiệu chỉnh thống kê sản phẩm mô hình. 5.3. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế Là tỉnh vùng duyên hải Miền Trung, Thừa Thiên Huế là tỉnh chịu tác động của BĐKH, chịu ảnh hưởng nặng nề của nhiều thiên tai như: bão, mưa lớn gây lũ lụt; gió khô nóng gây hạn hán; nước biển dâng gây nhiễm mặn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp; do đó, việc nghiên cứu về BĐKH ở tỉnh được nhiều nhà khoa học và các ban ngành quan tâm. Năm 2001, Bộ KHCN &MT đã thực hiện đề án “Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An - Tư Hiền và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”; mục tiêu đề án nghiên cứu, phục hồi các hệ sinh thái nhạy cảm nhằm thích nghi tốt hơn với BĐKH ở vùng cửa sông, ven biển Thừa Thiên Huế. Chi cục phòng chống bão lụt và quản lý đất đai Thừa Thiên Huế (2007), Báo cáo chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
  • 21. 11 Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Dương Hồng Sơn, Hoàng Đức Cường và nnk (2011) có công trình nghiên cứuBĐKH và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề cập đến vấn đề phục hồi sinh thái và phát triển bền vững trong bối cảnh BĐKH. Lê Văn Thăng và nnk (2011), đã xuất bản các công trình: “Thích ứng với biến đổi khí hậu và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế”;“Thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở Thừa Thiên Huế” (dự án FLC.09.04 và 10.04); “Luậncứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở Miền Trung và đề xuất nhân rộng” (Đề tài NCKHCN, mã số BĐKH 18, thuộc Chương trình KH&CN phục vụ mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH); trong đó đề cập đến biến đổi khí hậu, các chính sách, mô hình thích ứng với BĐKH ở Thừa Thiên Huế. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), “Quyết định số 313/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” trong đó đề cập đến các vấn đề liên quan đến BĐKH, các kế hoạch hành động của tỉnh và các giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của BĐKH. Đề tài đã vận dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận của việc đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến các địa phương vùng ven biển và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm thông tin phục vụ đề xuất các MHSK thích ứng với BĐKH ở địa phương vùng ven biển.
  • 22. 12 - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc hoạch định các chính sách phát triển KTXH theo hướng bền vững 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đề xuất cácthích ứng với biến đổi khí hậu Chương 2: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế ở các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Đề xuất mô hình sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH ở cácxã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 23. 13 B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khí hậu Khí hậu là trạng thái vật lí trung bình của khí quyển hay diễn biến thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài .Từ điển thuật ngữ của nhóm hội thảo đa quốc gia về BĐKH, định nghĩa như sau: Khí hậu trong nghĩa hẹp là “thời tiết trung bình”, hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Khoảng thời gian truyền thống là 30 năm, theo như định nghĩa các tổ chức khí tượng thế giới. Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió.Khí hậu trong nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu. Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài của một vùng. 1.1.1.2. Biến đổi khí hậu Theo chương trình ủy ban quốc gia về ứng phó BĐKH: BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do tác động bên ngoài, hoặc do tác động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC): BĐKH là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khảng thời gian so sánh được.
  • 24. 14 Theo IPPC: BĐKH đề cập đến sự thay đổi về trạng thái khí hậu mà có thể xác định được diễn ra trong một thời kì dài, thường là một thập kỉ hoặc lâu hơn.BĐKH đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời gian, có hay không sự thay đổi của tự nhiên do hoạt động của con người. Có nhiều khái niệm về BĐKH, nhưng tất cả cáckhái niệm đều thống nhất ở điểm chung BĐKH là sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm và nguyên nhân của BĐKH chủ yếu và quyết định bởi con người. 1.1.1.3. Thích ứng với BĐKH Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm những tác động tiêu cực do BĐKH gây ra. Cây cối, động vật và con người không thể tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH, nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ những thay đổi đó. Ngoài ra, thích ứng còn đòi hỏi sự đánh giá về các công nghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế chúng, nhanh chóng tạo ra sự thích ứng với BĐKH và phục hồi một cách có hiệu quả sau những tác động của chúng hay bằng cách lợi dụng các tác động tích cực. Không có một công thức chung nào cho sự thành công của quá trình thích ứng. Các quốc gia đối mặt với các loại hình và mức độ rủi ro khác nhau về trình độ phát triển con người và tiềm năng công nghệ và tài chính..Thích ứng diễn ra ở cả trong tự nhiên và hệ thống KTXH. 1.1.2. Nguyên nhân 1.1.2.1. Nguyên nhân do tự nhiên a. Thay đổi quỹ đạo và trục quay của Trái đất Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố
  • 25. 15 trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và các hiện tượng địa lý. Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay và tiến độ của trục Trái Đất. Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara và đối với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng. b. Hiện tƣợng núi lửa Núi lửa là một quá trình vận chuyển vật chất từ vỏ và lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt của nó.Phun trào núi lửa, mạch nước phun và suối nước nóng, là những ví dụ của các quá trình đó giải phóng khí núi lửa và hoặc các hạt bụi vào khí quyển. Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình mỗi thế kỷ và gây ra làm mát trong thời gian một vài năm. Các vụ phun trào của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trên mặt đất của thế kỷ XX(sau vụ phun trào năm 1912 của núi lửa Novarupta) ảnh hưởng đến khí hậu đáng kể. Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5°C (0.9°F). Vụ phun trào của núi Tambora năm 1815 đã khiến không có một mùa hè trong một năm. Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt. Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ carbon mở rộng. Trong khoảng thời gian rất dài, chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất, chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác dioxide carbon. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người tạo ra nhiều hơn 100 - 300 lần số lượng khí carbon dioxide phát ra từ núi lửa. 1.1.2.2. Nguyên nhân do con ngƣời Nguyên nhân của BĐKH hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định chủ yếu là do hoạt động của con người. Những hoạt động KT – XH với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực: năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông - lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng
  • 26. 16 nhà kính (N2O, CH4, H2S, các khí CFC và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái Đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750) con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn hóa thạch (than, dầu, khí đốt), do đó đã thải vào khí quyển ngày càng nhiều các nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái Đất. Từ khoảng năm 1980, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300 ppm và đạt 379 ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. CFC vừa là KNK với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozon bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển. Đánh giá khoa học của Ban liên Chính phủ về BĐKH cho thấy việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng,… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác. 1.1.3. Biểu hiện 1.1.3.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới a. Nhiệt độ toàn cầu tăng Trong thế kỷ 20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F). Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các kết luận cơ bản đã được chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và viện hàn lâm khoa học, bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công nghiệp hàng đầu.
  • 27. 17 Các dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong báo cáo gần đây nhất của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C (2,0 đến 11,5 °F) trong suốt thế kỷ 21. Các yếu tố không chắc chắn trong tính toán này tăng lên khi các mô hình sử dụng nồng độ các khí nhà kính có độ chính xác khác nhau và sử dụng các thông số ước tính khác nhau về lượng phát thải khí nhà kính tương lai. Các yếu tố không chắc chắn khác bao gồm sự ấm dần lên và các biến đổi liên quan sẽ khác nhau giữa các khu vực trên toàn thế giới.Hầu hết các nghiên cứu tập trung trong giai đoạn đến năm 2100. Tuy nhiên, sự ấm dần lên sẽ tiếp tục diễn ra sau năm 2100 cả trong trường hợp ngừng phát thải khí nhà kính, điều này là do nhiệt dung riêng của đại dương lớn và carbon dioxide tồn tại lâu trong khí quyển. Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74 o C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Theo báo cáo của WMO, 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử, với mức độ tương tự như các năm 1998 và 2005. Từ năm 2001 – 2011, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn nữa độ so với giai đoạn 1961 – 1990, mức cao nhất từng được ghi nhận đối với bất kỳ một giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Michel Jarraud, 2011). Theo số liệu của NOAA (Hoa Kỳ), tháng VI năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ những năm 1880. b. Mực nƣớc biển dâng cao Sự thay đổi mực nước biển và đại dương là hiệu ứng của nhiệt độ.Khi nhiệt độ tăng làm cho nước biển giãn nở đồng thời làm tăng quá trình tan băng nên mực nước biển và đại dương tăng. Trong thế kỷ 20, cùng với sự tăng lên của nhiệt độ không khí có sự suy giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm khoảng 2,1 – 3,3% mỗi thập kỷ [22]. Mực nước biển trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 – 2003 đã dâng với tốc độ 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm [22].
  • 28. 18 c. Một số biểu hiện khác của BĐKH Thay đổi cực đoan về năng lượng, quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Thay đổi trong băng quyển có thể mở rộng hoặc thu hẹp cả về khối lượng và diện tích phân bố, tuỳ thuộc xu hướng tăng hoặc giảm nhiệt độ của Trái Đất. Thay đổi về lượng mưa: sự tăng giảm lượng mưa trên Trái Đất vừa do tác động trực tiếp của gia tăng hoặc giảm nhiệt độ của Trái Đất đồng thời gián tiếp qua bão, áp thấp, hiện tượng El – Nino và La – Nina. Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng sẽ tăng độ ẩm, bão và mưa lớn. Ngược lại, nhiệt độ giảm sẽ giảm lượng bốc hơi, độ ẩm giảm đồng thời bão và áp thấp hạn chế nên lượng mưa giảm. Gia tăng thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, các giá trị cực đoan của khí hậu tăng và kéo theo các tác hại gián tiếp. 1.1.3.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam a Thực trạng của BĐKH ở Việt Nam Biến đổi về nhiệt độ Trong những năm qua nhiệt độ trung bình hàng năm ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng rõ rệt với tốc độ tăng phổ biến ở khoảng 0,010 C - 0,150 C/thập kỷ nhưng không đồng đều . Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,50 C trong vòng 70 năm. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè, nhiệt độ các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình của những thập kỉ gần đây(1961-2000) cao hơn trungbình của 3 thập kỉ trước đó (1931 – 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỉ 1991- 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trungbình của thập kỉ19301- 1940 lần lượt là 0,80 C; 0,40 C; 0,60 C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình của cả 3 địa phương trên đều cao hơn trung bình của thập kỉ 1991 – 2000 là 0,40 C- 0,50 C. Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Namnhìn chung dao động trong khoảng -500 C đến 500 C. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn nhiều so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế chung của BĐKH toàn cầu. Biến đổi về lƣợng mƣa Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 - 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng
  • 29. 19 khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958 -2007) đã giảm khoảng 2% [1]. Mực nƣớc biển Theo số liệu quan trắc trong nhiều năm qua thì hầu hết các trạm Cô Tô và Hòn Ngư lại có xu thế giảm với tốc độ lần lượt là 5,77 và 1,45 mm/năm.Tính trung bình, mực nước các trạm hải văn của Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt với mức tăng khoảng 2,45 mm/năm. Nếu tính trong thời kì 1993-2014, mực nước trung bình tại các trạm hải văn đều có xu thế tăng với mức độ tăng trung bình khoảng 3,34/năm.[2] Thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan Không khí lạnh: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ [1]. Bão:Hình thái bão thay đổi với cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là thiên tai đặc biệt nguy hiểm đối với vùng ven biển Việt Nam. Toàn bộ vùng ven biển Việt Nam đối diện với trung tâm bão Tây bắc Thái Bình Dương – là ổ bão lớn nhất tr ên Trái đất. Phân tích diễn biến của chuỗi số liệu xoáy thuận nhiệt đớiảnh hưởng tới lãnh thổ Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ gần đây cho thấy số XTNĐ ảnh hưởng tới nửa phần phía Nam đang có xu hướng tăng lên nhất là những cơn bão mạnh mặc dù tần số xuất hiện XTNĐ hàng năm không tăng. Mưa phùn: Số ngày mưa phùn trung bình nằm ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây. b. Kịch bản BĐKH và NBD ở Việt Nam Về nhiệt độ Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,620 C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng
  • 30. 20 khoảng 0,420 C. Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,100 C, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu [21] Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế tăng ít hơn so với các trạm ở sâu trong đất liền. Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng và các mùa trong năm. Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa xuân. Trong 7 vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn nhất, khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng thấp nhất. Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,6÷0,80 C. Đến cuối thế kỷ, ở phía Bắc nhiệt độ tăng chủ yếu từ 1,9÷2,40 C và ở phía Nam từ 1,7÷1,90 C. Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,8÷1,10 C. Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ ở phía Bắc tăng từ 3,3÷4,00 C và ở phía Nam từ 3,0÷3,50 C. Về lƣợng mƣa Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5÷10%. Vào giữa thế kỷ, mức tăng phổ biến từ 5÷15%. Một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đến cuối thế kỷ, mức biến đổi lượng mưa năm có phân bố tương tự như giữa thế kỷ, tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn. Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 3÷10%. Vào giữa thế kỷ, xu thế tăng tương tự như kịch bản RCP4.5. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hết diện tích Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, một phần diện tích Nam Bộ và Tây Nguyên. Kịch bản nƣớc biển dâng Trong khoảng đầu thế kỷ XXI, xu thế tăng của mực NBD theo cả 4 kịch bản RCP không có sự khác biệt nhiều. Đến năm 2030, mực NBD trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo RCP2.6 là 13 cm (8 cm ÷18 cm), theo RCP4.5 là 13 cm (8 cm ÷ 18 cm), theo RCP6.0 là 13 cm (8 cm ÷ 18 cm) và theo RCP8.5 là 13 cm (9 cm ÷ 18 cm).
  • 31. 21 Trong khoảng giữa thế kỷ XXI, đã bắt đầu có sự khác biệt về xu thế tăng của mực nước biển. Đến năm 2050, mực NBD trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo kịch bản RCP2.6 là 21 cm (13 cm ÷ 32 cm), theo RCP4.5 là 22 cm (14 cm ÷ 32 cm), theo RCP6.0 là 22 cm (14 cm ÷ 32 cm) và theo RCP8.5 là 25 cm (17 cm ÷ 35 cm). Đến cuối thế kỷ XXI, sự khác biệt về xu thế tăng của mực nước biển theo các kịch bản là rất rõ rệt. Đến năm 2100, mực NBD trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam theo kịch bản RCP2.6 là 44 cm (27 cm ÷ 66 cm), theo RCP4.5 là 53 cm (32 cm ÷ 76 cm), theo RCP6.0 là 56 cm (37 cm ÷ 81 cm) và theo RCP8.5 là 73 cm (49 cm ÷ 103 cm). Bảng 1.1. Kịch bản NBD theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt Nam Đơn vị: cm Kịch bản Các mốc thời gian của thế kỷ 21 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 RCP2.6 13 (8 ÷ 19) 17 (10 ÷ 25) 21 (13 ÷ 32) 26 (16 ÷ 39) 30 (18 ÷ 45) 35 (21 ÷ 52) 40 (24 ÷ 59) 44 (27 ÷ 66) RCP4.5 13 (8 ÷ 18) 17 (10 ÷ 25) 22 (14 ÷ 32) 28 (17 ÷ 40) 34 (20 ÷ 48) 40 (24 ÷ 57) 46 (28 ÷ 66) 53 (32 ÷ 76) RCP6.0 13 (8 ÷ 17) 17 (11 ÷ 24) 22 (14 ÷ 32) 27 (18 ÷ 39) 34 (22 ÷ 48) 41 (27 ÷ 58) 48 (32 ÷ 69) 56 (37 ÷ 81) RCP8.5 13 (9 ÷ 18) 18 (12 ÷ 26) 25 (17 ÷ 35) 32 (22 ÷ 46) 41 (28 ÷ 58) 51 (34 ÷ 72) 61 (42 ÷ 87) 73 (49 ÷ 103) Nguồn: [1] 1.2. Khung sinh kế bền vững (SLF) 1.2.1 Khái niệm Khung sinh kế bền vững: Bộ phát triển Anh quốc DFID đã đưa ra một khái niệm về Khung sinh kế bền vững là một công cụ giúp tìm hiểu về sinh kế với mục đích giảm nghèo. Áp dụng SLF để hiểu rõ hơn tất cả các khía cạnh của vấn đề nghèo, giúp định ra các ưu tiên hành động và tìm ra chiến lược sinh kế phù hợp.Trong quá trình đánh giá tác động của BĐKH đến nhóm người nghèo, SLF được sử dụng như là một công cụ chính.
  • 32. 22 1.2.2 Phân loại Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế bền vững bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Các nguồn lực và khả năng mà con người có, được xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm 5 loại sau: Nguồn lực con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế. Nguồn lực xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau. Nguồn lực tự nhiên: Là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc một cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa màng, vật nuôi, rừng, nước và các nguồn tài nguyên ven biển. Nguồn lực tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước. Nguồn lực vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình. Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. 1.2.3 Sinh kế vùng ven biển Sinh kế vùng ven biển là hệ thống sinh kế có khả năng đối phó, giảm nhẹ và phục hồi trước các tác động của thiên tai, thời tiết bất thuận như xâm nhập mặn, bão, lụt…đảm bảo duy trì hoặc tăng năng suất, sản lượng một cách ổn định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều kiện KTXH của vùng ven biển. Đặc thù của MHSK ven biển là sự lựa chọn các chiến lược sinh kế của hộ gia đình thường
  • 33. 23 phụ thuộc vào nguồn lực sinh kế mà hộ gia đình đó nắm giữ cùng các yếu tố bên ngoài như thời tiết, mùa vụ, nguồn lợi thủy sản.Với xu hướng tiếp tục dựa vào việc khai thác các nguồn lực sẵn có ở địa phương để thực hiện các hoạt động sinh kế. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các cộng đồng ven biển diễn ra một cách chậm chạp (MARD,2008). Có thể thấy, MHSK tại các cộng đồng ven biển là hệ thống sinh kế của người dân vùng ven biển có khả năng thích ứng trước các tác động của thiên tai và điều kiện bất thuận của thời tiết. 1.3. Tác động của BĐKH đến sinh kế vùng ven biển 1.3.1. Tác động đến sản xuất nông nghiệp 1.3.1.1. Tác động của BĐKH đến trồng trọt Những thay đổi về nhiệt độ, lượng carbon dioxide (CO2), và tần suất, cường độ của thời tiết khắc cực đoan có thể có tác động đáng kể đến năng suất cây trồng. Nhiệt độ ấm hơn có thể làm cho nhiều loại cây trồng phát triển nhanh hơn, nhưng nhiệt độ ấm hơn cũng có thể làm giảm sản lượng.Cây trồng có xu hướng phát triển nhanh hơn trong điều kiện nhiệt độ cao. Tuy nhiên, đối với một số cây trồng (như ngũ cốc), tăng trưởng nhanh làm giảm thời gian mà các hạt có để phát triển và trưởng thành. Điều này có thể làm giảm sản lượng cây trồng. Đối với bất kỳ loại cây trồng, ảnh hưởng của tăng nhiệt độ sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ tối ưu cho sự tăng trưởng và sinh sản của cây trồng.Trong một số khu vực, sự nóng lên có thể có lợi cho các loại cây thường được trồng ở đó.Tuy nhiên, nếu sự nóng lên vượt quá nhiệt độ tối ưu của cây trồng, năng suất có thể giảm. Hàm lượng CO2 cao có thể tăng năng suất. Sản lượng một số cây trồng, như lúa mì và đậu nành có thể tăng 30% hoặc nhiều hơn khi tăng dưới gấp đôi nồng độ CO2. Năng suất cho các loại cây trồng khác như ngô, cho thấy một thích ứng nhỏ hơn nhiều (tăng ít hơn 10%). Tuy nhiên, một số yếu tố có thể chống lại những tiềm năng tăng năng suất. Ví dụ, nếu nhiệt độ vượt quá mức tối ưu của cây trồng hoặc nếu đủ nước và chất dinh dưỡng không có sẵn, tăng năng suất có thể được giảm hoặc đảo ngược. Nhiệt độ cực cao và lượng mưa tăng lên có thể ngăn chặn các loại cây trồng phát triển. Thời tiết cực đoan, đặc biệt là lũ lụt và hạn hán có thể gây hại cho cây trồng, giảm sản lượng.
  • 34. 24 Đối phó với hạn hán có thể trở thành một thách thức trong khu vực có nhiệt độ mùa hè được dự báo sẽ tăng và lượng mưa được dự báo giảm. Việc giảm cung cấp nước có thể gặp khó khăn hơn việc đáp ứng nhu cầu nước. Nhiều cỏ dại, sâu bệnh và nấm phát triển mạnh dưới nhiệt độ ấm hơn, khí hậu ẩm ướt hơn và nồng độ CO2 tăng. Hiện nay, nông dân đã tốn hơn 11 tỷ USD mỗi năm để đối phó với cỏ dại tại Hoa Kỳ. Sự biến động của cỏ dại và sâu bệnh có khả năng mở rộng về phía bắc. Điều này sẽ gây ra những vấn đề mới cho cây trồng của người nông dân mà trước đây các loại này chưa phơi nhiễm.Hơn nữa, tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. 1.3.1.2. Tác động của BĐKH đến chăn nuôi Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến động vật.Sóng nhiệt, được dự kiến sẽ tăng dưới sự BĐKH, có thể đe dọa trực tiếp vật nuôi.Theo thời gian, ứng suất nhiệt có thể tăng nguy cơ bị bệnh, làm giảm khả năng sinh sản và giảm sản xuất sữa. Hạn hán có thể đe dọa các đồng cỏ và nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Làm giảm lượng thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Một số khu vực có thể trải nghiệm dài, hạn hán khốc liệt hơn, do nhiệt độ mùa hè cao hơn và lượng mưa giảm. Đối với động vật sống dựa vào lương thực thì những thay đổi trong sản xuất cây trồng do hạn hán cũng có thể trở thành một vấn đề. BĐKH có thể làm tăng tỷ lệ ký sinh trùng và các bệnh ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi. Mùa xuân bắt đầu sớm hơn và mùa đông ấm hơn có thể cho phép một số ký sinh trùng và các mầm bệnh để tồn tại một cách dễ dàng hơn.Trong khu vực có lượng mưa tăng, độ ẩm - tác nhân gây bệnh phụ thuộc có thể phát triển mạnh. Tăng lượng khí carbon dioxide (CO2) có thể làm tăng năng suất đồng cỏ, nhưng cũng có thể làm giảm chất lượng của chúng. Sự gia tăng CO2 trong khí quyển có thể tăng hiệu quả của các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng của một số thức ăn được tìm thấy trong đồng cỏ giảm với lượng CO2 tăng lên cao hơn. Kết quả là, gia súc sẽ cần phải ăn nhiều hơn để có được dinh dưỡng.
  • 35. 25 1.3.1.3. Tác động của BĐKH đến ngành thủy sản BĐKH có xu hướng làm thay đổi môi trường sống của các loài thuỷ sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng các loài thuỷ hải sản do di cư hoặc do chất lượng môi trường sống bị suy giảm, từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt, sản lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng. Sự biến động của nhiều loài cá và các loài động vật có vỏ có thể thay đổi.Nhiều loài sinh vật biển có ngưỡng thích nghi nhiệt độ nhất địnhcó thể sống sót. Ví dụ, cá tuyết ở Bắc Đại Tây Dương yêu cầu nhiệt độ nước dưới 54°F (100o F=37.8o C). Ngay cả nước dưới đáy biển nhiệt độ trên 47°F có thể làm giảm khả năng sinh sản và cá tuyết con để tồn tại. Trong thế kỷ này, nhiệt độ trong khu vực có khả năng sẽ vượt quá cả hai ngưỡng. Nhiều loài thủy sản có thể tìm thấy các khu vực lạnh của suối, hồ hoặc di chuyển về phía bắc dọc theo bờ biển hoặc trong đại dương. Tuy nhiên, di chuyển vào các khu vực mới có thể đưa các loài này vào cạnh tranh với các loài khác về thực phẩm và các nguồn lực khác gây tác động lên hệ sinh thái. Một số bệnh ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh có thể trở nên phổ biến hơn trong nước ấm.Ví dụ, ở miền nam New England, sản lượng đánh bắt tôm hùm đã giảm đáng kể.Vi khuẩn ngoài vỏ nhạy cảm với nhiệt độ có thể gây ra chết hàng loạt đã dẫn đến sự suy giảm. Thay đổi về nhiệt độ và mùa có thể ảnh hưởng đến thời gian sinh sản và di cư.Nhiều bước trong vòng đời của một động vật thủy sản được điều khiển bởi nhiệt độ và thay đổi của các mùa.Ví dụ, ở Tây Bắc ấm hơn nhiệt độ của nước có thể ảnh hưởng đến vòng đời của cá hồi và tăng khả năng gây bệnh.Kết hợp với các tác động khí hậu khác, những hiệu ứng này được dự đoán sẽ dẫn đến sự suy giảm lớn trong các quần thể cá hồi. Ngoài sự nóng lên, các đại dương trên thế giới đang dần dần có tính acid hơn do gia tăng trong khí quyển lượng khí carbon dioxide (CO2). Tăng nồng độ acid có thể gây tổn hại cho động vật có vỏ bằng cách làm suy yếu vỏ của chúng được tạo ra từ canxi và dễ bị tổn thương khi nồng độ axit tăng dần. Axit hóa cũng có thể đe dọa cấu trúc của các hệ sinh thái nhạy cảm mà một số loài cá, tôm, cua, sò, hến sống phụ thuộc vào nó.
  • 36. 26 1.3.2. Tác động đến các ngành kinh tế khác và đời sống 1.3.2.1.Tác động của BĐKH đến ngành công nghiệp Các ngành công nghiệp, đặc biệt là khu công nghiệp ven biển, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH: Nước biển dâng khoảng 1m vào cuối thế kỷ XXI sẽ làm cho hầu hết các khu công nghiệp bị ngập, thấp nhất là trên 10% diện tích, cao nhất là khoảng 67% diện tích. Nguồn nguyên liệu cho công nghiệpđặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc sẽ bị suy giảm đáng kể vì không được tiếp ứng từ các vùng nguyên liệu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn bị ngập lụt nặng nề nhất ở Việt Nam. Điều này càng gây sức ép đến việc chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp. Nhiệt độ tăng làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp: tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp thương mại cũng gia tăng đáng kể khi nhiệt độ có xu hướng ngày càng tăng. Mưa bão thất thường và NBD sẽ tác động tiêu cực đến quá trình vận hành, khai thác hệ thống truyền tải và phân phối điện, dàn khoan, đường ống dẫn dầu và khí vào đất liền, cấp dầu vào tàu chuyên chở dầu; làm gia tăng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa các công trình năng lượng; ảnh hưởng tới việc cung cấp, tiêu thụ năng lượng, an ninh năng lượng quốc gia. 1.3.2.2. Tác động của BĐKH đến một số lĩnh vực lao động và xã hội BĐKH làm cho vấn đề việc làm trong nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn, rủi ro hơn, điều kiện làm việc giảm dẫn đến một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm (ví dụ từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ), hoặc di cư khỏi địa phương. Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (năm 2011) về tác động của BĐKH đến việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm giảm tiềm năng tạo việc làm bình quân khoảng 0,22%/năm (tương đương với khoảng 1.400 việc làm mỗi năm bị mất đi).
  • 37. 27 Tác động của BĐKH đến nghèo đói thường được thể hiện thông qua tác động đến các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế nhạy cảm với khí hậu như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.BĐKH sẽ là trở ngại lớn đối với những nỗ lực giảm nghèo của địa phương và từng người dân. Nhìn chung, BĐKH sẽ kéo lùi những thành quả về phát triển và giảm nghèo, làm tăng số đối tượng phải được trợ giúp trong ngắn hạn và dài hạn. 1.3.2.3. Tác động của BĐKH tới hạ tầng kỹ thuật Hệ thống đê biển: mực nước biển dâng cao có thể làm hệ thống đê biển không thể chống chọi được nước biển dâng khi có bão, dẫn đến nguy cơ vỡ đê trong các trận bão lớn. Hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao: mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước ở các con sông trong nội địa dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng lên, ảnh hưởng đến sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao tại các tỉnh phía Nam. Các công trình cấp nước: Mực nước biển dâng làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn của biển vào đất liền, làm cho các tầng nước dưới đất vùng ven biển cũng có nguy cơ bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho công tác cấp nước phục vụ sản xuất. Nước biển dâng và triều cường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng các khu đô thị ven biển, gây ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất.
  • 38. 28 Chƣơng 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội các xã ven biển huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền
  • 39. 29 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Khu vực ven biển nằm ở phía Đông và Đông Bắc của huyện Quảng Điền, đồng thời cũng là cửa ngõ hướng ra biển Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên vùng ven biển là 10.993,71 ha, chiếm 67,43% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện; dân số 44.857 người, chiếm 54,85%% dân số toàn huyện năm 2017; gồm có các xã: Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành. 2.1.1.2. Địa hình Về mặt địa hình, Quảng Điền là một huyện đồng bằng không có núi đồi, địa hình tương đối bằng phẳng. Đặc điểm địa hình tự nhiên của huyện có thể chia thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng phía Bắc phá Tam Giang: gồm 2 xã ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn với tổng diện tích tự nhiên 2.362,31ha (chiếm 14,5% diện tích toàn huyện), là dãi cồn cát phân chia giữa phá Tam Giang và biển Đông, đặc trưng địa hình cồn cát ven biển Bắc miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. - Vùng phía Tây Bắc huyện: gồm 2 xã Quảng Thái, Quảng Lợi với tổng diện tích tự nhiên là 5.092,38ha (chiếm 31,25% diện tích toàn huyện), 80% diện tích của vùng là đồi cát với độ cao từ 4 - 10m so với mực nước biển. - Vùng đồng bằng phía Nam: bao gồm 6 xã và thị trấn: Thị trấn Sịa, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Vinh, tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 8.840,06ha (chiếm 54,25% diện tích toàn huyện), là vùng đồng bằng chiêm trũng của phá Tam Giang, ruộng đất phần lớn có độ cao bình quân từ (- 0,5m) đến (+ 1,0m). 2.1.1.3. Khí hậu Các xã ven biển huyện Quảng Điền mang đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đạo lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
  • 40. 30 a. Chế độ nhiệt Chia hai mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh; nhiệt độ trung bình năm từ 240 C - 250 C. Mùa nóng: từ tháng III đến tháng VIII, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình của các tháng nóng từ 270 C - 290 C, tháng nóng nhất (tháng V, VI) có khi tới 380 C - 400 C. Mùa lạnh: từ tháng X đến tháng II năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ bình quân về mùa lạnh từ 200 C - 220 C, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng I) nhiệt độ có khi xuống dưới 180 C. b. Chế độ mƣa Khu vực này có lượng mưa lớn trung bình hàng năm trên 2.500mm, có nơi lên đến hơn 4.500mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng II năm sau nhưng tập trung chủ yếu vào 4 tháng (tháng IX đến XII), tháng XI có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 85% - 86%. c. Gió, bão Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Tây Nam: Từ tháng IV đến tháng VIII, tốc độ gió bình quân từ 2 - 3m/s có khi lên tới 7 - 8m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô kéo dài. Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng IX đến tháng III năm sau, tốc độ gió 4 - 6m/s, gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng. Bão thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng IX, X. Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, tố, dông và gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió lớn có thể đạt trên 15 - 20m/s trong gió mùa Đông Bắc, 30 - 40m/s trong bão, lốc. 2.1.1.4. Thủy văn Hệ thống mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá nhiều và được phân bố đều gần như trên toàn lãnh thổ. Sông Bồ chảy vào địa phận huyện Quảng Điền từ xã Quảng Phú, sông chia làm hai nhánh chính: một nhánh chảy qua xã Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành rồi nhập vào ngã ba Sình và đổ vào sông Hương về phía Đông; một nhánh khác chia nhỏ dòng chảy thành nhiều hói như Diên Hồng, Bạch Đằng, An Xuân để đổ ra phá Tam Giang theo hướng Bắc.
  • 41. 31 Về phía các trầm cát, dòng nước ngầm từ khu vực đồi cát ở phía Tây Bắc tạo nên những hói trầm cát như Bàu Niên, Nam Giản, sông Nịu, Thủy Lập. Hói Bàu Niên chảy về hạ du theo hai nhánh: nhánh hói Cao Xá chảy về phía Nam đổ vào sông Bồ qua cầu Kẽm, nhánh hói Phổ Lại chạy theo hướng Đông đổ vào sông Bồ ở hói Ngã Tư và hói Đồng Lâm. 2.1.2. Nguồn tài nguyên 2.1.2.1. Tài nguyên đất Vùng cát ven biển Phân bố ở cácxã Quảng Công, Quảng Ngạn là vùng đất nghèo dinh dưỡng, cấu tạo địa hình thuộc 2 dạng chính: - Vùng cát dốc: có độ nghiêng trên 250 , có khả năng trồng cây lâm nghiệp. - Vùng đất bằng: có khả năng trồng cây lâm nghiệp và xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản với hình thức nuôi cao triều. Vùng mặt nƣớc đầm phá Được cấu thành hình lòng chảo, có 22,50km bờ khoảng 50% diện tích có độ sâu trên 1,70m (vào mùa hè), khoảng 65% diện tích về phía Đông có độ mặn trên 40 /00 vào mùa hè và mùa thu. Trong phá nguồn thủy sản phát triển đa dạng với chủng loại phù hợp với môi trường tự nhiên ở mỗi tiểu vùng. Vùng đất ruộng chiêm trũng ven phá Phân bố ở các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành và thị trấn Sịa. Hầu hết loại đất này đã được đầu tư cải tạo để đưa vào sản xuất nông nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao. Vì thế có một số ít diện tích đã đưa vào để nuôi cá, tôm và cua bán thâm canh. 2.1.2.2. Tài nguyên nƣớc Tài nguyên nước trên địa bàn rất phong phú, nguồn nước mặt hiện có sông, khe, hói, biển và đầm phá rất thuận lợi cho việc phát triển KTXH của huyện. Mặt nước đầm phá trên địa bàn huyện cũng tương đối thuận lợi cho việc tổ chức nuôi trồng thủy sản. Về độ sâu, ở nhiều khu vực cách bờ 100 - 200 mét độ sâu ở mức trên dưới 120 - 150 cm đủ điều kiện cho việc tổ chức đắp bờ bao, xây dựng ô nuôi tôm. Chất đáy trong vùng là bùn cát, cát bùn hoặc cát sét. Hàm
  • 42. 32 lượng các chất dinh dưỡng tương đối là cơ sở thức ăn cho các loại thực vật phù du phát triển. Hiện nay, toàn bộ các xã và thị trấn đã sử dụng nước sạch từ nhà máy nước Huế và Tứ Hạ. 2.1.2.3. Tài nguyên biển và đầm phá Huyện Quảng Điền có 12km chiều dài bãi ngang, biển Quảng Điền sạch, đẹp, còn nguyên sơ, có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ, nhiều chủng loại hải sản có giá trị kinh tế cao thuận lợi cho nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Ngoài ra, khu vực phá Tam Giang được đánh giá là vùng sinh thái có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với hệ thống mặt nước yên tĩnh, trong xanh, nơi di trú của nhiều loài cá, tôm, cua. Nếu có chính sách đầu tư để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản bền vững và phát triển du lịch hợp lý thì tài nguyên biển và đầm phá Tam Giang sẽ là một lợi thế lớn trong chiến lược phát triển KTXH của huyện Quảng Điền. 2.1.3. Đặc điểm dân cƣ, kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Dân cƣ Năm 2017, dân số 7 xã ven biển đạt44.857người, chiếm 54,85% dân số toàn huyện năm 2017. Dân cư phân bố không đều. Lực lượng lao động của huyện có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động lành nghề tương đối cao; tuy nhiên số lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ trọng tương đối thấp. Có thể nói nguồn lực lao động của huyện rất dồi dào song phần lớn là lao động phổ thông, năng suất lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của kinh tế.
  • 43. 33 Bảng 2.1. Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện Quảng Điền năm 2017 (Đơn vị: Người) STT Đơn vị hành chính Năm 2017 1 Thị trấn Sịa 10.753 2 Quảng Thái 4.581 3 Quảng Ngạn 5.040 4 Quảng Lợi 6.410 5 Quảng Công 4.787 6 Quảng Phước 6.679 7 Quảng Vinh 9.171 8 Quảng An 7.924 9 Quảng Thành 9.436 10 Quảng Thọ 6.655 11 Quảng Phú 10.338 Tổng số 81.774 Nguồn : [12] 2.1.3.2. Tình hình phát triển KTXH huyện Quảng Điền Năm 2017, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 6,6%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 15,4%; dịch vụ tăng 15,3%; nông - lâm - thuỷ sản tăng 5,1%. Cơ cấu giá trị sản xuất tiếp tục có chuyển biến tích cực, ước tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 14,9%; dịch vụ 35,8%; nông - lâm - thủy sản 49,3% [4]. a. Khu vực kinh tế nông nghiệp Trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 10.520,5ha. Trong đó, cây lương thực có hạt 8.356,8ha, tăng 56,9ha; cây chất bột có củ 661,6ha, tăng 24,6ha; cây công nghiệp ngắn ngày 576,2ha, giảm 45,7ha; cây thực phẩm 916,0ha; hoa 51,8ha, tăng 28,1ha. Giá trị sản lượng bình quân đạt 65,4 triệu đồng/ha canh tác, giảm 4,5 triệu đồng/ha so với năm 2014.
  • 44. 34 Chăn nuôi Chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại có bước phát triển nổi bật. Đã hình thành một số trang trại nuôi lợn thịt quy mô lớn từ 1.000 - 4.000 con. Đồng thời, đang tích cực phối hợp để triển khai dự án xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản với quy mô 2.400 con tại vùng cát nội đồng. Số lượng gia súc tính đến 1/10/2017 của huyện là 2.341 con bò; 516 con dê, cừu; 29.950 con lợn; 458.000 gia cầm Thuỷ sản Diện tích thả nuôi nước lợ toàn huyện 636,75ha; nuôi ao hồ, cá lúa đạt140,8 ha; nuôi lồng 1.020 lồng (trên phá Tam Giang 532 lồng, trên sông Bồ 488 lồng). Năm nay, do điều kiện thời tiết bất lợi (ngọt hóa kéo dài) và dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp nên năng suất, sản lượng và hiệu quả nuôi nước lợ đạt thấp (sản lượng tôm sú chỉ đạt 75% so với năm 2014). Sản lượng nuôi trồng đạt 1.445 tấn. Lâm nghiệp Chỉ đạo tăng cường công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ diện tích rừng trồng hiện có; tiếp tục trồng rừng, trồng thêm cây phân tán phủ xanh vùng cát nội đồng, phòng hộ ven biển, tăng lượng cây xanh đô thị và nông thôn. Đã kết hợp việc giao đất phát triển kinh tế trang trại với mở rộng diện tích rừng trồng theo hướng nông, lâm kết hợp. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát việc vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép. Kinh tế trang trại Đến nay, toàn huyện có 69 trang trại (36 trang trại ở vùng cát, 33 trang trại ở vùng đất nội đồng), gồm 35 trang trại chăn nuôi, 25 trang trại tổng hợp, 09 trang trại nuôi trồng thủy sản và 400 gia trại chăn nuôi. b. Khu vực kinh tế công nghiệp - dịch vụ Kinh tế dịch vụ Ngành dịch vụ duy trì được mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 681.152 triệu đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 15,3%, chiếm 35,8% tổng giá trị sản xuất. Một số ngành dịch vụ phát triển khá như thương mại, sản xuất
  • 45. 35 nông nghiệp; nhà hàng, tiệc cưới; phục vụ sinh hoạt; mua bán, sửa chữa hàng điện - điện tử, điện lạnh; tín dụng ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vệ sinh môi trường. Sản xuất thủ công nghiệp - xây dựng Giá trị tổng sản lượng công nghiệp ước đạt 107.774 triệu đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 4,8%. Một số ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng khá như sản xuất thực phẩm, đồ uống, sản xuất giường tủ, bàn ghế, khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất bờ lô, đồ gỗ, sản phẩm mây tre, hàng may mặc. 2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông Giao thông đường bộ Trên địa bàn huyện hiện có các tuyến giao thông chính: quốc lộ 49B, tỉnh lộ 4B, tỉnh lộ 8A, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 11A, tỉnh lộ 19 (đường Nguyễn Chí Thanh), đường quốc phòng ven biển và hệ thống các tuyến đường giao thông đô thị, đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng khá phát triển. Đến nay, tổng chiều dài đường quốc lộ, tỉnh lộ được nhựa hóa là 47,3/47,3km và bê tông hóa đường giao thông liên xã, liên thôn lên 122,75km/199km (đạt 61,5%). Giao thông đường thuỷ Huyện có một mạng lưới sông khá phong phú và đa dạng, các tuyến sông tuy chưa phân bố đều khắp nhưng đã nối liền các trung tâm KTXH và đi đến khắp các địa phương. Hiện nay lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường thủy chủ yếu là cát sạn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có phá Tam Giang nối với các con sông lớn đi đến các địa phương khác, đặc biệt thành phố Huế tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng tiêu dùng và khách du lịch. b. Hệ thống thuỷ lợi Trong những năm qua, nhiều công trình thủy lợi quan trọng trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng mới, đưa vào sử dụng và phát huy tốt hiệu quả như hệ thống kè chống xói lở sông Bồ, công trình thủy lợi Tây Hưng (giai đoạn 1), đê Nho Lâm - Nghĩa Lộ; đê Đông Lâm; kè bờ sông Sịa; các trạm bơm các xã và liên vùng như kênh Trộ, Đông Phước 2, Đông Lâm, Mỹ Xá, Bạch Đằng phục vụ đắc lực cho việc chủ động tưới tiêu.