SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------
BÙI VÕ TẤN NHÂN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ VIỆT CỦA NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN
LIÊN VIỆT
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------
BÙI VÕ TẤN NHÂN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ VIỆT CỦA NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN
LIÊN VIỆT
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS LÊ THANH HÀ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân
hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)” theo hướng ứng dụng hoàn toàn là
công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết đã
được học, nghiên cứu khảo sát thực tiễn và được sự hướng dẫn chuyên môn của PGS-
TS Lê Thanh Hà.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và hoàn
toàn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các tài liệu, tư
liệu, thông tin dung để tham khảo từ các nghiên cứu trước đây đều được tác giả chú
dẫn nguồn đầy đủ theo quy định của Viện sau đại học.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tính trung thực của luận văn này.
Học viên
Bùi Võ Tấn Nhân
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix
ABSTRACT................................................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu...........................................................................................3
2.1. Nghiên cứu quốc tế về Ví điện tử.................................................................3
2.2. Các nghiên cứu trong nước về Ví điện tử.....................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................7
3.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................7
3.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................8
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................8
6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................8
6.1. Đóng góp khoa học.......................................................................................8
6.2. Đóng góp thực tiễn .......................................................................................9
7. Kết cấu luận văn ..................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA VÍ ĐIỆN TỬ ....................................................................................................10
1.1. Ví điện tử....................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm và chức năng .........................................................................10
1.1.2. Vai trò của Ví điện tử .............................................................................12
1.1.3. Thanh toán bằng Ví điện tử ....................................................................14
1.2. Lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM).......................................16
1.3. Hiệu quả kinh doanh của Ví điện tử...........................................................17
1.3.1. Khái niệm................................................................................................17
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá...............................................................................18
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ví điện tử ...............22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ VIỆT
TẠI LIENVIETPOSTBANK....................................................................................28
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP LienVietPostBank .......................28
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................28
2.1.3. Triết lý kinh doanh..................................................................................29
2.1.4. Các giải thưởng:......................................................................................29
2.2. Giới thiệu Ví điện tử Ví Việt......................................................................30
2.2.1. Tổng quan Ví Việt ..................................................................................30
2.2.2. Ba trụ cột chính của Ví Việt ...................................................................31
2.2.3. Các chức năng của Ví Việt .....................................................................31
2.2.4. Hệ thống công nghệ thông tin của Ví Việt .............................................32
2.2.5. Ứng dụng các giải pháp công nghệ.........................................................35
2.2.6. Khách hàng của Ví điện tử Ví Việt ........................................................37
2.2.7. Mô hình trung tâm kinh doanh Ví Việt...................................................37
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của Ngân hàng TMCP
LienVietPostBank..................................................................................................38
2.3.1. Thực trạng khách hàng và thị phần.........................................................38
2.3.2. Thực trạng doanh thu, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Ví điện tử Ví
Việt 43
2.3.3. Thực trạng chi nhánh, kênh phân phối Ví điện tử ..................................46
2.3.4. Thực trạng cung cấp dịch vụ của Ví điện tử Ví Việt..............................48
2.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của
Ngân hàng TMCP LienVietPostBank ...................................................................56
2.4.1. Những kết quả đạt được..........................................................................56
2.4.2. Những hạn chế, khó khăn .......................................................................57
2.4.3. Nguyên nhân...........................................................................................60
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ VIỆT...........................................63
3.1. Định hướng phát triển Ví điện tử Ví Việt của Ngân hàng TMCP
LienVietPostBank..................................................................................................63
3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ví điện tử
Ví Việt ...................................................................................................................64
3.2.1. Giải pháp phát triển người dùng .............................................................64
3.2.2. Giải pháp xác định được khách hàng mục tiêu để tập trung nguồn lực
triển khai hoạt động kinh doanh của Ví Việt.....................................................65
3.2.3. Giải pháp phát triển mạng lưới merchant ...............................................66
3.2.4. Giải pháp phát triển kênh phân phối.......................................................67
3.2.5. Giải pháp truyền thông Marketing..........................................................67
3.2.6. Giải pháp hỗ trợ chăm sóc khách hàng...................................................68
3.2.7. Giải pháp phát triển sản phẩm ................................................................69
3.2.8. Giải pháp chính sách hỗ trợ đối với đơn vị kinh doanh..........................70
KẾT LUẬN...............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Giải thích
APPS Ứng dụng
CNTT Công nghệ thông tin
CTV Cộng tác viên
ĐVKD Đơn vị kinh doanh
HĐQT Hội đồng quản trị
NĐ-CP Nghị định chính phủ
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
SMS Tin nhắn
TAM Mô hình chấp nhận công nghệ
TKNH Tài khoản ngân hàng
TMĐT Thương mại điện tử
TTĐT Thanh toán điện tử
TTTT Thanh toán trực tuyến
UTTT Ủy thác thanh toán
VĐT Ví điện tử
VNPT Tập đoàn bưu chính viễn thông
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các chức năng của Ví Việt .......................................................................32
Bảng 2.2. Các chức năng các Modul hệ thống..........................................................33
Bảng 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh Ví điện tử Việt Nam .................................39
Bảng 2.4. Tình hình khách hàng sử dụng Ví điện tử Ví Việt....................................41
Bảng 2.5. Tình hình giao dịch qua Ví điện tử Ví Việt..............................................42
Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt.....................................................44
Bảng 2.7. Kênh phân phối Ví điện tử Ví Việt...........................................................48
Bảng 2.8. Đánh giá chất lượng chăm sóc khách hàng ..............................................54
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua internet....................................15
Hình 1.2. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua điện thoại di động...................16
Hình 1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ ..................................................................16
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của LienVietPostBank......................................................28
Hình 2.2. Giao diện của Ví điện tử Ví Việt...............................................................31
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống công nghệ của Ví Việt......................................................33
Hình 2.4. Mô hình trung tâm kinh doanh Ví điện tử Ví Việt....................................38
Hình 2.5. Mô hình kênh phân phối............................................................................46
Hình 2.6. Mô hình vận hành kênh phân phối............................................................46
Hình 2.7. Hệ thống quản lý, giám sát kênh phân phối..............................................47
Hình 2.8: Quy trình cung cấp dịch vụ Ví điện tử Ví Việt.........................................49
ABSTRACT
Summary of content
The reason of choosing the topic
Vietnam is the fastest growing retail banking market in Asia with an annual growth
rate of 25% from 2016 to 2018. The total number of e-wallet customers is expected
to exceed over 10 million users by 2020. Fintech's growth in Vietnam has been
attributed to the expectation of the development of the e-commerce sector.
The objectives of the study
Planning and developing business strategy for the company. The long-term strategic
goal is expanding the market and being one of the leading enterprises in the industry
Research Method:
Assessing the status of the efficiency of Vietnamese Wallet electronic business of
Lien Viet Post Bank (LienVietPostBank). Since then, propose practical solutions to
improve the efficiency of Vietnamese Wallet.
The result of the study:
Researching methods are data collection methods.
Processing methods and analyzing data.
The conclusion and implication
Proposing practical solutions to improve the efficiency of Vietnamese e-Wallet
business
Keywords: E- wallet, Business performance.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức đơn giản và tiện dụng nhất trong
mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phương thức này chỉ
phù hợp với nền kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh
toán hàng hóa với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Điều này được lý giải là do nhiều
người tham gia giao dịch bằng tiền mặt một phần vì thói quen, phần khác vì chưa tin
tưởng vào độ an toàn của giao dịch và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ (gần đây,
liên tiếp các vụ chủ thẻ, chủ tài khoản bị mất tiền càng làm cho người sử dụng lo lắng
khi thanh toán hàng hóa qua mạng) hoặc do khả năng họ chưa biết đến những tiện ích
có thể thanh toán khi không dùng tiền mặt. Việt Nam từ chỗ có khoảng 1,84 triệu
người dùng ví điện tử với tổng khối lượng giao dịch 1,1 tỷ USD trong năm 2013 đã
tăng lên đến 3 triệu người dùng ví trong năm 2016. Tổng số khách hàng sử dụng ví
điện tử vượt mốc 4 triệu người dùng vào năm 2018. Sự tăng trưởng của công nghệ
tài chính ở Việt Nam có được là nhờ sự kỳ vọng phát triển của lĩnh vực thương mại
điện tử. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tháng 11/2018, có 26 đơn
vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép tại Việt Nam, trong đó phần
lớn là ví điện tử, phổ biến như MoMo, ZaloPay, GrabPay by Moca, Viettel Pay,
AirPay1
... (Báo điện tử Vnexpress, 2018). Sự tồn tại của quá nhiều nền tảng cạnh
tranh cho một nhóm khách hàng nhỏ sẽ kích thích cho việc thâu tóm, sáp nhập hoặc
đóng cửa. Các doanh nghiệp cung cấp ví điện tử đang nổ lực cạnh tranh về công nghệ,
tiện ích và dịch vụ khách hàng để cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho đối tác và khách
hàng. Ví điện tử mang lại sự tiện lợi trong việc thanh toán cho người tiêu dùng (C2B),
doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) và thanh toán ngang hàng (P2P) tương đương
các ngân hàng thương mại. Mô hình doanh thu của ví điện tử dựa trên phí của nó bắt
nguồn từ phí thương gia và nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử trên mọi giao dịch.
1
Báo điện tử Vnexpress (2018): https://vnexpress.net/kinh-doanh/ong-lon-vi-dien-tu-canh-tranh-bang-he-
sinh-thai-san-co-3875729.html
2
Việt Nam được coi là thị trường đông dân, thích công nghệ, tỷ lệ người biết
sử dụng điện thoại thông minh cao trong khi tỷ lệ có tài khoản ngân hàng rất thấp.
Các công ty công nghệ lẫn Fintech cùng nhau bước vào cuộc chiến cạnh tranh làm ví
điện tử và đó là xu hướng của thế giới về ngân hàng số, khởi nghiệp tài chính. Một
vài thương hiệu VĐT ở Việt Nam rất nổi tiếng như Moca, MoMo, Bankplus, Ví Việt,
VTC Pay, WePay, Mobivi, Vimo…Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường là cuộc đua
song mã giữa MoMo và Moca (chiếm trên 70% thị phần). Sự phát triển ngày càng
lớn mạnh của các công ty công nghệ tài chính đang làm thay đổi và dần tái định hình
mô thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính truyền thống của các ngân hàng
với các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, nhiều tiện ích. Bên cạnh những tiềm năng là
thách thức như nhu cầu sử dụng, thói quen dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn phổ biến,
khách hàng trải nghiệm được sự an toàn và các tiện ích của hệ sinh thái để tin tưởng
sử dụng. Có thể thấy phần lớn các tiện ích của ví điện tử chỉ xoay quanh các dịch vụ
như chuyển tiền, thanh toán thẻ, hóa đơn điện, nước, mua vé máy bay, nạp tiền điện
thoại, xem phim hay giải trí khác. Và các tiện ích này vẫn chỉ gói gọn trong nước,
chưa thể vươn xa ra toàn cầu. Vấn đề đặt ra là mỗi ví điện tử cần có chiến lược phát
triển kinh doanh hiệu quả, khác biệt và phân nhóm khách hàng mục tiêu nhằm chiếm
lĩnh thị trường, gia tăng thị phần và lợi nhuận.
Trong thời gian vừa qua, Ví Việt đã có mức tăng trưởng tốt giá trị giao dịch
thanh toán, tốc độ tăng trưởng của giao dịch thanh toán hàng tháng cao hơn tốc độ
tăng trưởng của số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch toàn hệ thống. Chất
lượng giao dịch thanh toán của Ví Việt ngày càng được cải thiện, tăng cả về số lượng
giao dịch và giá trị trung bình trên 1 giao dịch Tuy nhiên, hoạt động của Ví Việt còn
tồn tại một số hạn chế như: độ phủ thanh toán dịch vụ thiết yếu của Ví Việt còn hạn
chế, hình ảnh Ví Việt hạn còn kém cạnh tranh hơn so với ới các ví điện trử khác trên
thị trường. Hoạt động truyền thông, chất lượng chăm sóc khách hàng còn yếu. Sản
phẩm ví Việt chưa được gia tăng tiện ích mới, các giao dịch thường xuyên bị trục
trặc…gây bất tiện cho khách hàng. Bên cạnh những vấn đề nổi cộm, Ví Việt còn đối
diện với vô vàn khó khăn thách thức để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
3
Với mong muốn Ví Việt của LienVietPostBank khai thác và tận dụng sự tân
tiến của công nghệ để giúp cho các dịch vụ ngân hàng trở nên đơn giản hơn, an toàn
hơn và thông minh hơn cho khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng và nâng cao
lợi nhuận. Tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt” làm đề tài tốt nghiệp
luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu quốc tế về Ví điện tử
Sahut (2009) đã sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và có tính toán
đến chi phí sử dụng ví điện tử để phân tích trường hợp của ứng dụng Moneo tại Pháp.
Sau quá trình phân tích và nghiên cứu tình hình thực tế của ví điện tử Moneo, kết luận
tính an toàn, tính bảo mật của các giao dịch, chi phí giao dịch và Sự đa dạng chức
năng của VĐT là các nhân tố quan trọng đối với sự thành công của phương thức thanh
toán này.
Amin (2009) nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử
của khách hàng cá nhân tại Sabah – Malaysia. Nghiên cứu tiến hành khảo sát bằng
bảng hỏi có cấu trúc bao gồm 150 phiếu khảo sát và thu về 117 phiếu trả lời hợp lệ.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các nhân tố cảm nhận hữu ích, cảm nhận dễ sử
dụng, cảm nhận biểu cảm và hiểu biết về ví di động có tác động đến ý định sử dụng
VĐT của khách hàng cá nhân tại Sabah – Malaysia.
Swilley (2010) ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ ví điện tử bao gồm 7
nhân tố gồm cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, an toàn/bảo mật, chuẩn chủ
quan, cảm nhận rủi ro, thái độ và ý định sử dụng. Swilley đã tiến hành hai cuộc khảo
sát độc lập. Cuộc khảo sát thứ nhất tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng
bảng câu hỏi khảo sát với đối tượng là sinh viên đại học và thu về 226 phiếu khảo sát.
Cuộc khảo sát thứ hai được tiến hành qua email và thu được 480 phản hồi. Kết quả
phân tích dữ liệu từ hai cuộc khảo sát trên đều cho thấy cảm nhận rủi ro ảnh hưởng
tích cực đến thái độ, cảm nhận dễ sử dụng tác động tiêu cực đến cảm nhận hữu ích
đối với ví điện tử. Trong khi đó an toàn/bảo mật tác động ngược chiều đến thái độ
4
đối với ví điện tử và thái độ khách hàng đối với ví điện tử có ảnh hưởng tiêu cực đến
ý định sử dụng của khách hàng.
Sinha (2016) cho rằng có sự thay đổi lớn trong thanh toán giao dịch, từ tiền
mặt vật lý để thanh toán qua thẻ nhựa và thanh toán dựa trên Internet và bây giờ thông
qua ví điện tử thời gian gần đây. Tuy nhiên, thanh toán qua ví điện tử có những đặc
điểm tương tự như tiền mặt vật lý thanh toán cho những giao dịch mua sắm hàng hóa
tại Ấn Độ. Mặc dù có nhiều sự thuận tiện, việc chấp nhận ví điện tử bởi người sử
dụng tiềm năng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố nhất định. Nghiên cứu này nhằm mục
đích nghiên cứu đánh giá các yếu tố quyết định đến việc sử dụng VĐT. Kết quả
nghiên cứu sau cho thấy nhận thức của người tiêu dùng, sự thuận tiện, tiện ích, sự tin
cậy và dễ sử dụng là các yếu tố quyết định đến xu hướng sử dụng ví điện tử của khách
hàng.
Bezhovski (2016) đánh giá sự phát triển của Internet và sự xuất hiện của
TMĐT, số hóa trong quá trình thanh toán bằng cách cung cấp một loạt các lựa chọn
TTĐT bao gồm thẻ thanh toán (tín dụng và thẻ ghi nợ), VĐT và điện thoại di động,
tiền điện tử, phương thức thanh toán không tiếp xúc… mức độ phổ biến tăng dần
trong giai đoạn chuyển đổi, hướng tới một tương lai đầy hứa hẹn với rất nhiều đổi
mới trong công nghệ. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng và phát triển của thanh toán
di động và hệ thống TTĐT khác tại các thị trường trên thế giới và tương lai của ngành
công nghiệp này. Phân tích hệ thống khác nhau của dịch vụ thanh toán, các vấn đề an
ninh điện tử liên quan và tương lai của các phương thức thanh toán di động. Bài báo
xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các phương thức thanh toán di động
của người tiêu dùng. Với tất cả sự an toàn và tiện lợi được cung cấp bởi phương thức
TTĐT di động, có thể mong đợi tăng trưởng hơn nữa của thanh toán di động trên toàn
thế giới thậm chí còn vượt qua thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
Seetharaman và cộng sự (2017) khẳng định sự phát triển của hạ tầng viễn
thông, hệ thống thanh toán và các thiết bị di động đã tạo ra những tiềm năng phát
triển mới cho ví điện tử. Nghiên cứu này tìm hiểu được những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự chấp nhận sử dụng VĐT tại Singapore. Mô hình chấp nhận công nghệ
5
(TAM) đã được mở rộng để bao gồm tính sáng tạo, hạn mức giao dịch, sự bảo đảm,
sự tin cậy, tính linh hoạt, chi phí giao dịch, sự riêng tư và bảo mật, tốc độ giao dịch
và tính sẵn sàng lựa chọn thay thế. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò tích cực của
sự bảo đảm, sự tin cậy, tính linh hoạt, chi phí giao dịch, sự riêng tư và bảo mật, tốc
độ giao dịch đến xu hướng chấp nhận sử dụng ví điện tử của khách hàng.
2.2. Các nghiên cứu trong nước về Ví điện tử
Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2011), “Đề xuất mô hình chấp nhận và sử
dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển khoa học công nghệ, số
14/2011. Kết quả nghiên cứu chính thức cho thấy các thang đo nhân tố ảnh hưởng
của những biến độc lập; sự chấp nhận E-Banking và việc sử dụng E-Banking đều đảm
bảo độ tin cậy và độ giá trị. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy tám yếu tố là hiệu quả
mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức kiểm soát
hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp luật
đều có ý nghĩa thống kê đối với sự chấp nhận E-Banking; sự chấp nhận EBanking có
ý nghĩa thống kê đối với việc sử dụng E-Banking. Phân tích đường dẫn cho thấy hệ
số xác định R2 tổng thể của mô hình EBAM là 0,570. Điều đó có nghĩa là các biến
độc lập của mô hình đã giải thích được 57% sự biến động của biến phụ thuộc.
Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), “An toàn thông tin trong thanh toán điện tử”,
Tạp chí Công nghiệp, kỳ 1 tháng 10/2012. Nghiên cứu cho thấy một số ngân hàng sở
hữu corebanking (hệ thống ngân hàng lõi) hàng chục triệu USD nhưng chưa đẩy mạnh
triển khai các giải pháp công nghệ tổng thể nhằm tăng cường, bảo mật thông tin.
Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu hiện nay là truy vấn thông tin, chưa cung
cấp dịch vụ giao tiếp và giao dịch, gây lãng phí công nghệ. Do vậy, việc đẩy mạnh
các giải pháp tăng cường an toàn thông tin trong TTĐT cũng cần các ngân hàng đặc
biệt chú trọng, nhằm khai thác những cơ hội của thị trường ngân hàngbán lẻ trong
thời gian tới.
Phạm Thùy Giang và cộng sự (2014) với “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng đối
với dịch vụ Internet banking của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã kế thừa lý
thuyết của Davis (1989) để xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm của mình. Kết
6
quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ được mức độ chấp nhận, tin tưởng và tính
đúng đắn của mô hình do lý thuyết.
Nguyễn Đức Hải và Đỗ Minh Thu (2017), “Công nghệ tài chính cho đổi mới
sáng tạo”, Tạp chí khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 12/2017. Nghiên cứu cho
rằng các công ty công nghệ tài chính ngày càng lớn mạnh đang làm thay đổi và dần
tái định hình mô thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính truyền thống của
các ngân hàng với các sản phẩm/dịch vụ sáng tạo, nhiều tiện ích dựa trên nền tảng kỹ
thuật số. Việt Nam được đánh giá là một thị trường công nghệ tài chính tiềm năng và
lĩnh vực này được dự báo là sẽ bùng nổ trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, hệ sinh thái
công nghệ tài chínhở Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, khung pháp lý và quản lý về cơ
bản mới chỉ đáp ứng đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Điều
này đòi hỏi Việt Nam cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để đảm bảo sự phát triển
hài hòa của hệ thống ngân hàng và lĩnh vực Fintech, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Vũ Văn Điệp (2017), “Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam và một số
kiến nghị”, Tạp chí công thương, số 11 tháng 10/2017. Nghiên cứu giới thiệu tình
hình chung về cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý thanh toán điện tử tại Việt Nam, một
số nguyên nhân tồn tại, hạn chế của TTĐT, từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị
nhằm thúc đẩy sự phát triển TTĐT trong giai đoạn hiện nay.
Đào Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Thảo, Đặng Thu Hoài và Nguyễn Thị Lệ Thu
(2018), “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong hoạt động
thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân
hàng, Số 194, tháng 7/2018. Nghiên cứu đã khẳng định dịch vụ công nghệ tài chính-
Fintech, một mảng dịch vụ đang ngày càng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực thanh
toán. Tuy nhiên, thực tế triển khai dịch vụ Fintech trong thanh toán tại Việt Nam còn
gặp nhiều khó khăn khi số khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ này còn ít. Bài viết
này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong
thanh toán của các khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu từ 264 phiếu
khảo sát với các cá nhân tại khu vực Hà Nội cho thấy có 6 nhân tố tác động đến quyết
7
định sử dụng công nghệ trong thanh toán, với mức độ ảnh hưởng giảm dần, bao gồm:
(1) Mức độ an toàn và bảo mật, (2) Hữu ích; (3) Thái độ; (4) Sự tự chủ; (5) Tính dễ
sử dụng và (6) Sự thuận lợi.
Nguyễn Thùy Dung và Nguyên Bá Huân (2018), “Thanh toán bằng hình thức
Ví điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học Lâm Nghiệp số
3/2018. Bằng phương pháp thống kê mô tả so sánh, nghiên cứu này đi sâu phân tích
thực trạng sử dụng ví điện tử của Việt Nam trong thời gian qua thông qua việc phân
tích tình hình phát hành, đặc điểm ví điện tử, tình hình sử dụng thực tế. Nghiên cứu
cũng đã chỉ ra rõ những mặt hạn chế và những yếu tố làm cản trở hình thức thanh
toán này nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy hình thức thanh toán ví điện tử tại Việt
Nam trong tương lai. Những khó khăn bao gồm: sự tin tưởng vào dịch vụ, thông tin
ví điện tử, đồng bộ liên kết giữa các nhà cung cấp, thiếu tính đa năng, tiện ích hệ sinh
thái. Một số giải pháp đưa ra tăng cường tiện ích hệ sinh thái, minh bạch thông tin,
gắn kết giữa các nhà cung cấp, bảo mật an toàn, tuyên truyền và hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng
Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Từ đó đề xuất các giải pháp thực tiễn nâng
cao hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về Ví điện tử và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh Ví điện tử.
Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng
Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của
ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
8
Thực trạng hiệu quả kinh doanh Ví điện tử của ngân hàng Bưu điện Liên Việt
(LienVietPostBank).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt
(LienVietPostBank).
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu dữ liệu kinh doanh Ví điện tử Ví Việt giai
đoạn 2016-2018.
Phạm vi nội dung: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập dữ liệu thứ cấp là báo cáo tình hình
kinh doanh Ví điện tử ở Việt Nam như Vietnam payment report, báo cáo EBI, website
một số cổng thanh toán điện tử. Đối với dữ liệu nội bộ thu thập các báo cáo kết quả
kinh doanh ví điện tử Ví Việt, đề án phát triển kinh doanh Ví Việt trong giai đoạn
2016-2018.
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này để nêu lên mức độ
hiện tượng, phân tích biến động các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng
với nhau. Phương pháp này thực hiện mô tả ví điện tử Ví Việt, thực trạng sử dụng và
giao dịch ví điện tử của khách hàng.
Phương pháp thống kê so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh khách
hàng, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, biểu phí nạp, thị phần, các kênh chuyển tiền thanh
toán bằng ví điện tử... Phần mềm sử dụng là phầm mềm Excel 2013.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Đóng góp khoa học
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về Ví điện tử, hiệu quả kinh
doanh Ví điện tử, lược khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan ứng dụng vào nghiên cứu thực nghiệm Ví điện tử Ví Việt.
9
6.2. Đóng góp thực tiễn
Nghiên cứu giúp người đọc hiểu được tổng quan về sản phẩm Ví điện tử Ví
Việt của ngân hàng LienVietPostBank.
Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt tại
LienVietPostBank.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt tại
LienVietPostBank
7. Kết cấu luận văn
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ví điện tử. Trong chường này nghiên cứu trình bày tổng quan về ví điện tử, hiệu quả
kinh doanh ví điện tử, các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh ví điện tử, các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ví điện tử.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt tại
LienVietPostBank. Chương này giới thiệu tổng quan về ví điện tử Ví Việt, phân tích
thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ví Việt.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh Ví điện tử Ví Việt. Trong chương này, luận văn trình bày định hướng phát triển
kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ví điện tử Ví Việt.
10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA VÍ ĐIỆN TỬ
1.1. Ví điện tử
1.1.1. Khái niệm và chức năng
1.1.1.1. Khái niệm
Cổng thanh toán trực tuyến là mô hình kết hợp của các bên: người mua – ngân
hàng – người bán. Sự ra đời của cổng thanh toán là để giải bài toán giao dịch thương
mại, hỗ trợ người mua và người bán nhanh chóng hoàn tất giao dịch thông qua hệ
thống chuyển tiền của ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2014). Tuy nhiên, cũng có một
số trường hợp giao dịch trực tuyến không được chấp nhận bởi các ràng buộc của
người bán.
Theo Upadhayaya (2012), Ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử thường
được tích hợp trong các ứng dụng điện thoại hoặc sử dụng qua website có công dụng
như một chiếc ví giúp bạn đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng, có chức năng thanh
toán và giao dịch trực tuyến với các trang web điện tử hoặc các loại phí trên internet
mà có liên kết và cho phép thanh toán bằng ví điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ này
sẽ hợp tác với ngân hàng để quản lý tiền của bạn và thông qua kết nối này, ngân hàng
sẽ giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng bởi các giao dịch này
sẽ do nhà cung cấp ví điện tử quản lý
Dịch vụ ví điện tử được định nghĩa tại Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP
được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không
dùng tiền mặt như sau: Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một
tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho
phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với
số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài
khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.
Ví điện tử là một loại tài khoản thanh toán điện tử (TTĐT), nó đóng vai trò là
thanh toán trực tuyến dành cho khách hàng, giúp bạn thanh toán các loại chi phí trên
11
Internet, gửi tiền và nhận tiền một cách nhanh chóng nhất. Sản phẩm dùng để nhận
tiền và chuyển tiền dễ dàng qua mạng, dùng để chi trả trực tuyến, lưu trữ được tiền
trên mạng Internet (Nguyễn Văn Tiến, 2014).
Không ít người nhầm lẫn và đánh đồng ngân hàng số với ví điện tử là một.
Tuy nhiên, trên thực tế đây là hai ứng dụng công nghệ khác nhau và được sử dụng
độc lập (Amin, 2009). Tuy với ví điện tử và ngân hàng số, người sử dụng đều có thể
theo dõi và thao tác trên ứng dụng di động tuy nhiên với ngân hàng số, người dùng
được sử dụng tất cả mọi tính năng của một ngân hàng đích thực chứ không chỉ riêng
giao dịch và thanh toán như ví điện tử.
1.1.1.2. Chức năng
Mỗi nhà cung cấp kinh doanh và phát triển ví điện tử đều có những chiến lược
phát triển riêng biệt nhắm vào các đối tượng khách hàng khác nhau. Do vậy mà các
sản phẩm ví điện tử của mỗi doanh nghiệp lại có những tiện ích và đặc điểm khác
nhau. Nhìn chung các ví điện tử có các tiện ích, đặc trưng cơ bản chủ yếu sau:
- Chuyển và nhận tiền: sau khi khách hàng đăng ký và kích hoạt thành công
thì tài khoản ví điện tử đó có thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau
như: nạp tiền trực tiếp tại quầy giao dịch của doanh nghiệp ví điện tử, nạp tiền tại
quầy giao dịch ngân hàng kết nối với doanh nghiệp này, nạp tiền trực tuyến từ tài
khoản ví điện tử cùng loại, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ngân hàng …Và khi có
tiền trong tài khoản ví điện tử, chủ tài khoản ví điện tử có thể chuyển tiền sang VĐT
khác, chuyển tiền sang tài khoản ngân hàng của khách hàng có liên kết hoặc chuyển
cho người thân/gia đình/bạn bè theo đường bưu điện và qua các chi nhánh ngân hàng.
- Lưu trữ tiền trên tài khoản điện tử: khách hàng có thể sử dụng VĐT làm nơi
lưu trữ tiền dưới dạng tiền số hóa (tiền điện tử) một cách an toàn và tiện lợi. Và số
tiền ghi nhận trên tài khoản VĐT tương đương với giá trị tiền thật được chuyển vào.
- Thanh toán trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản ví điện tử thì khách
hàng cũng có thể sử dụng số tiền này để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực
tuyến thương mại điện tử hoặc ở nước ngoài có tích hợp chức năng thanh toán bằng
ví điện tử đó.
12
- Truy vấn tài khoản: với chức năng này, khách hàng sử dụng ví điện tử có thể
thực hiện các thay đổi về thông tin cá nhân, mật khẩu, tra cứu số dư, xem lịch sử giao
dịch trong tài khoản VĐT của họ.
Ngoài ra các ví điện tử vẫn còn đang phát triển và tích hợp thêm nhiều chức
năng phụ khác nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn cho chủ tài khoản khi sử dụng ví điện
tử của doanh nghiệp:
- Thanh toán hóa đơn: ví điện tử đã mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh
nghiệp cung ứng các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu như các điện thoại, internet, điện lực,
nước, truyền hình … cho phép khách hàng có thể thanh toán các loại hóa đơn sinh
hoạt này thông qua tài khoản ví điiện tử một cách chủ động và thuận tiện.
- Nạp tiền điện thoại, thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn
đàn: chủ tài khoản ví điện tử cũng có thể sử dụng tiền trong tài khoản VĐT để chi trả
những khoản phí nhỏ cho các dịch vụ nội dung số trên internet dễ dàng, nhanh chóng
với chi phí thấp hơn so với các phương thức TTĐT khác.
- Mua vé điện tử: với sự gia tăng của nhu cầu mua vé điện tử như vé máy bay,
vé tàu, vé xe, vé xem phim, ca nhạc …các ứng dụng ví điện tử đã mở rộng thêm chức
năng mua vé điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu và gia tăng tiện ích cho người dùng VĐT.
- Thanh toán học phí: khi sử dụng ví điện tử, chủ tài khoản có thể thanh toán
học phí cho các khóa học online, đào tạo từ xa …một cách dễ dàng và tiện lợi.
- Thanh toán đặt phòng: ví điện tử có thể liên kết với các trang đặt phòng khách
sạn để giúp khách hàng có thể thanh toán trực tuyến.
- Tích hợp thanh toán các dịch vụ tài chính – bảo hiểm.
1.1.2. Vai trò của Ví điện tử
1.1.2.1. Đối với nhà nước
Thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của
Việt Nam: Ví điện tử- được chính phủ đánh giá là công cụ thanh toán phù hợp với
nhu cầu và tâm lý của người tiêu dùng, không phải lo ngại khi để lộ các thông tin tài
khoản thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng trên môi trường internet nhiều rủi ro. Khi thực hiện
các giao dịch thanh toán, khách hàng chỉ cần khai báo thông tin tài khoản VĐT – nơi
13
chứa số lượng tiền nhỏ mà khách hàng chuyển vào. Hơn nữa các ứng dụng ví điện tử
còn cam kết đảm bảo cho người mua và người bán khi thực hiện giao dịch qua ứng
dụng (Apps), hạn chế các tình trạng gian lận, lừa đảo khi tham gia giao dịch thương
mại điện tử tổn hại đến lợi ích và quyền lợi chính đáng của khách hàng.
Hạn chế tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế: TMĐT của Việt Nam tăng
trưởng mạnh và gia tăng liên tục về quy mô, tuy nhiên đa phần là thanh toán tiền mặt
khi giao hàng. Do đó sự ra đời của ví điện tử được kỳ vọng sẽ giúp cho khách hàng
tin tưởng thực hiện thanh toán trực tuyến khi mua sắm trên không gian TMĐT. Hơn
nữa, các cơ quan quản lý có thể chủ động quản lý và kiểm soát lượng tiền trong nền
kinh tế, sẽ hạn chế được nạn tiền giả.
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp
Tăng doanh số bán hàng: rất nhiều doanh nghiệp đã tập trung xây dựng và
triển khai kênh bán hàng trực tuyến qua mạng internet. Nhờ tính an toàn và tiện lợi
trong thanh toán trực tuyến, ví điện tử sẽ giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp yên
tâm hơn khi tham gia giao dịch qua mạng internet. Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp
gia tăng được doanh số bán hàng thông qua kênh thương mại điện tử.
Doanh nghiệp sẽ tránh được phát sinh các chi phí phát sinh do đơn hàng giả:
khi các giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử thì doanh nghiệp hoàn toàn yên
tâm không bị các đơn hàng giả vì đã được các ví điện tử đảm bảo xác thực tài khoản
ví điện tử của người mua. Các ứng dụng ví điện tử sẽ trừ tiền trong tài khoản của
Users và sẽ chuyển cho người bán khi giao dịch thành công và không có khiếu nại
nào từ người mua và người bán nữa.
Tránh thất thoát tiền hàng hóa/dịch vụ vì kiểm, đếm sai hoặc nhận phải tiền
rách, tiền giả trong quá trình giao dịch: các giao dịch thanh toán sẽ được thực hiện tự
động và chính xác bàng máy tính điện tử do đó sẽ người bán hàng không sợ bị thất
thoát tiền do đếm sai, hoặc nhận phải tiền rách, tiền giả.
1.1.2.3. Đối với khách hàng
Khách hàng có thể hạn chế tối đa thiệt hại do mất thông tin tài khoản tài chính:
So với các phương thức thanh toán trực tuyến khác (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mobile
14
banking, internet banking), khi bị kẻ gian lấy được thông tin chủ tài khoản thì mức
thiệt hại tài chính đối với chủ tài khoản ví điện tử là nhỏ nhất. Vì các phương thức
khác đều liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng mà trong đó thường có chứa số
lượng tiền lớn. Còn ứng dụng ví điện tử chỉ chứa số tiền vừa phải do chủ tài khoản
nạp vào để thực hiện một vài giao dịch nhất định.
- Hạn chế bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến: khi khách hàng thanh toán bằng
ví điện tử, người tiêu dùng sẽ được các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi nhờ hình thức
thanh toán tạm giữ. Với phương thức này, ứng dụng ví điện tử sẽ trừ tiền trong tài
khoản ví điện tử của người mua và “tạm giữ” số tiền đó trong tài khoản của doanh
nghiệp. Khi người mua đã nhận được hàng hóa/dịch vụ đúng như mô tả thì người bán
mới nhận được tiền và không có khiếu nại nào từ phía người mua và người bán.
- Tránh thất thoát tiền vì kiểm, đếm sai hoặc nhận phải tiền giả, tiền rách trong
quá trình giao dịch: các giao dịch thanh toán sẽ được thực hiện tự động và chính xác
bàng máy tính điện tử do đó người mua hàng không sợ bị thất thoát tiền do đếm sai,
hoặc nhận phải tiền giả, tiền rách trong quá trình giao dịch.
1.1.2.4. Đối với ngân hàng
Tăng tính năng cho tài khoản ngân hàng, khách hàng sẽ được gia tăng các giá
trị dịch vụ nhất là trong TTTT, khách hàng sẽ trung thành với ngân hàng hơn nhờ có
nhiều tiện ích gắn với chi tiêu hàng ngày trong cuộc sống của họ. Ngoài ra còn giúp
gia tăng lượng tài khoản thanh toán.
Ứng dụng ví điện tử sẽ giúp ngân hàng có lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng
khác, từ đó góp phần đẩy mạnh uy tín, thương hiệu của ngân hàng.
Các ngân hàng sẽ tận dụng được hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của các đối tác
doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ trên ví điện tử.
Nhờ dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền và rút tiền cho ví điện tử và các dịch vụ
khác, ngân hàng sẽ gia tăng doanh thu từ các khoản phí.
1.1.3. Thanh toán bằng Ví điện tử
15
Sau khi chủ tài khoản đăng ký và kích hoạt thành công tài khoản ví điện tử thì
các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm quản lý tài khoản ví điện tử của khách hàng và
xử lý các giao dịch phát sinh trên hệ thống.
Nhà cung cấp ví điện tử phải bố trí một tài khoản ngân hàng riêng biệt để theo
dõi toàn bộ lượng tiền đang lưu hành trên ví điện tử của khách hàng và phải đảm bảo
số dư của tài khoản này đúng bằng tổng số tiền trên các ví điện tử của khách hàng
(Công văn số 6251/NHNN-TT vào ngày 11/08/2011). Hiện nay, ví điện tử có thể
thanh toán trên hai nền tảng chính là website qua mạng internet và thanh toán dựa
vào ứng dụng hoặc tin nhắn (SMS) trên điện thoại di động qua mạng viễn thông.
Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua internet: có 03 giai đoạn từ giai
đoạn đặt hàng, giai đoạn thanh toán và giai đoạn nhận hàng. Các giai đoạn này lại
được chia ra làm các bước nhỏ khi thao tác trên giao diện tại các gian hàng/webiste
thương mại điện tử của người bán đã được tích hợp chức năng thanh toán bằng ví
điện tử. Tất cả các ví điện tử thanh toán qua mạng internet đều áp dụng chính sách
bảo mật tài khoản bằng hai lớp mật khẩu (mật khẩu đăng nhập - AP và mật khẩu xác
nhận sử dụng một lần – OTP)
Hình 1.1. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua internet
Giai
đoạn đặt
hàng
Giai đoạn
thanh
toán
Giai đoạn
nhận hàng
Xác nhận SMS mã OTP thanh toán
Chọn hình thức thanh toán
Nhận thông báo kết quả giao dịch qua SMS hoặc
Email khách hàng
Đăng nhâp tài khoản Ví điện tử của khách hàng
đã đăng ký
Cung cấp thông tin người mua
(Địa chỉ, phương thức giao hàng)
Chọn mặt hàng trên trang Thương mại điện tử
16
Chọn ứng dụng (Apps) VĐT trên điện
thoại di động
Chọn loại hình giao dịch khách hàng
muốn thực hiện
Nhập mã hóa đơn dịch vụ
Cung cấp số điện thoại của khách hàng
Đăng nhập VĐT
Kiểm tra thông tin và thanh toán
Các ví điện tử hoạt động trên ứng dụng ĐTDĐ chỉ có thể dùng để thanh toán
hóa đơn điện, nước, chuyển tiền cho các VĐT cùng loại, chuyển tiền vào tài khoản
ngân hàng liên kết, mua thẻ điện thoại, thẻ game…mà chưa được kích hoạt chức năng
thanh toán trực tuyến, mua vé điện tử, thanh toán đặt phòng …
Hình 1.2. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua điện thoại di động
1.2. Lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Một trong những công cụ hữu ích trong việc giải thích ý định chấp nhận sản
phẩm mới là mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). Theo Legris và cộng sự (2003,
mô hình TAM đã dự đoán thành công khoảng 40% việc sử dụng một hệ thống mới.
Lý thuyết TAM được mô hình hoá và trình bày ở hình sau:
Hình 1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ
Chọn mã dịch vụ
Lựa chọn dịch vụ cần thanh toán
17
Venkatesh và cộng sự (2003)
Hai yếu tố của mô hình là sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận.
Sự hữu ích cảm nhận là cấp độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ
nâng cao kết quả thực hiện của họ. Sự dễ sử dụng cảm nhận là cấp độ mà một người
tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực. Hai yếu tố đó sẽ tác động
đến thái độ sử dụng, từ đó hình thành ý định sử dụng và quyết định sử dụng thực tế.
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được áp dụng để nghiên cứu về hành vi
sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Tuy nhiên, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cũng có những hạn chế nhất định.
Sun & Zhang (2004) và Venkatesh et al. (2003) đã chỉ ra hai nhược điểm chính trong
các nghiên cứu sử dụng mô hình TAM: (1) Độ giải thích của mô hình không cao và
(2) Mối tương quan giữa các nhân tố trong mô hình bị mâu thuẫn trong các nghiên
cứu với lĩnh vực và đối tượng khác nhau.
1.3. Hiệu quả kinh doanh của Ví điện tử
1.3.1. Khái niệm
Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt
được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai
mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của
doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu
quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động
kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. (Lê Văn Tư, 2005).
Adam Smith (1776) nhận định: “Hiệu quả - Kết quả đạt được trong hoạt động
kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này, việc xác định hiệu quả
kinh doanh chỉ đơn thuần dựa vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Quan điểm của Adam
Smith đã bỏ qua yếu tố chi phí trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh do đó chưa
phân định được rõ ràng giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh.
Trong cuốn Kinh tế học (1948), Paul A. Samuelson đưa ra quan điểm: “Hiệu
quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn
nhu cầu, mong muốn của con người”. Với cách tiếp cận này, tác giả đã nêu lên được
18
đặc tính của khái niệm hiệu quả đó là sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực và mục
đích của hoạt động. Tuy nhiên, quan điểm này chưa đưa ra được cách xác định hiệu
quả kinh doanh.
Nguyễn Văn Phúc (2016) cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được
với chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó, được thể hiện thông qua các
chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp”. Cần phải phân biệt một cách rõ ràng
giữa hai khái niệm: hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh
là những gì mà doanh nghiệp đạt được trong một khoảng thời gian nhất định được
lượng hóa bẳng một số chỉ tiêu như doanh thu, sản lượng tiêu thụ, thị phần, ... Hiệu
quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, được tính
bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và hao phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan trọng, được nhiều doanh nghiệp
quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Con
đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh là tìm mọi biện pháp để tăng doanh
thu hoặc giảm chi phí, hoặc làm cho tốc độ tăng doanh thu hoặc giảm chi phí, hoặc
làm cho tốc độ tăng doanh thu phải nhanh hơn tốc độ giảm chi phí.
Tóm lại, quan điểm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh là rất đa dạng, tùy
theo mục đích nghiên cứu có thể xét hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, xuất phát từ những hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, do vậy quan điểm
về hiệu quả mà nghiên cứu sử dụng để đánh giá: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh ví
điện tử của NHTM là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối
quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó,
hay nói một cách khác hiệu quả được hiểu là khả năng biến các đầu vào thành các
đầu ra trong hoạt động kinh doanh ví điện tử”.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá
Hiện nay chưa có một bộ chỉ tiêu chung nào làm căn cứ xác định sự phát triển
của ứng dụng ví điện tử của ngân hàng. Hiệu quả và sự phát triển của dịch vụ này tại
mỗi ngân hàng là hoàn toàn khác nhau do đặc điểm cũng như định hướng phát triển
19
khác nhau của từng ngân hàng thương mại (Nguyễn Văn Tiến, 2014). Tác giả nhận
thấy có sự khác biệt và hoàn toàn không giống nhau giữa các Ngân hàng. Dưới đây,
tác giả xin đưa ra một số các chỉ tiêu thông thường để đánh giá hiệu quả sử dụng điện
tử tại một số NHTM:
1.3.2.1. Nhóm các tiêu chí định tính
 Đa dạng hóa sản phẩm- Tăng tiện ích cho sản phẩm
Sự phát triển ví điện tử không chỉ căn cứ vào số lượng dịch vụ mà còn phải căn
cứ vào sự đa dạng của sản phẩm và tính tiện ích của nó. Các sản phẩm tiện ích dựa
trên nền tảng công nghệ như: ngân hàng trực tuyến cho phép giao dịch toàn quốc, sản
phẩm thẻ với nhiều tính năng…nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng.
Ngày nay việc phát triển của CNTT thì sự an toàn hoạt động ngân hàng càng trở nên
quan trọng, bằng các công nghệ bảo mật và biện pháp bảo đảm như chữ ký điện tử,
mã hóa đường truyền…tính an toàn của các sản phẩm đã và đang được tăng cường.
 Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng
Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng được đo lường bằng khả năng thỏa mãn
mức độ hài lòng của họ. Nếu như chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn hảo thì khách
hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng. Nếu khách hàng thỏa mãn sẽ thông
tin tới những người khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ tìm đến ngân hàng để giao dịch.
Sự hoàn hảo của dịch vụ được hiểu là dịch vụ với những tiện ích cao, giảm đến mức
thấp nhất các sai sót và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ. Chất lượng dịch vụ của ngân
hàng ngày càng hoàn hảo càng làm cho khách hàng yên tâm và tin tưởng.
Cách tốt nhất để nhận biết được phản hồi của khách hàng về sản phẩm dịch vụ
của mình là ngân hàng phải tiến hành một cuộc khảo sát về sự hài lòng của khách
hàng. Ngày nay việc khảo sát ý kiến khách hàng về CLDV ngày càng phổ biến. Kết
quả cuộc khảo sát sẽ giúp ngân hàng tìm hiểu rõ cảm nhận và đánh giá của khách
hàng để từ đó ngân hàng sẽ hoàn thiện hơn nữa dịch vụ cung cấp.
 Danh tiếng và thương hiệu
Thương hiệu thể hiện sức mạnh và tiềm lực phát triển của ngân hàng. Một ngân
hàng có thương hiệu mạnh sẽ tạo được sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Nếu
20
các yếu tố khác là giống nhau thì ngân hàng nào có thương hiệu mạnh và danh tiếng
sẽ dành được ưu thế trong việc thu hút khách hàng sử dụng ví điện tử.
1.3.2.2. Nhóm các tiêu chí định lượng
 Doanh thu và lợi nhuận
Doanh số là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển của ví điện tử,
doanh số càng lớn tức là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng cao, thị phần
ví điện tử ngày càng nhiều. Do đó, ví điện tử càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Đây
chính là kết quả tổng hợp của việc đa dạng hóa (tức là phát triển theo chiều rộng),
nâng cao chất lượng sản phẩm (tức là phát triển theo chiều sâu).
Doanh số = Số lượng khách hàng * phí dịch vụ
Thu nhập cho ngân hàng = Doanh số- chi phí sản phẩm dịch vụ (chi phí gia vốn,
chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp)
Mức độ gia tăng doanh số kinh doanh được đo lường bằng hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng khi tiến hành phát triển ví điện tử. Lợi ích lớn nhất mà nó
mang lại là lợi nhuận. VĐT không thể coi là phát triển nếu nó không mang lại lợi
nhuận thực tế cho ngân hàng.
 Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần
Sự gia tăng số lượng
khách hàng
=
Chêch lệch số lượng khách hàng năm sau so với
năm trước
Số lượng khách hàng năm trước
Chỉ tiêu thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt
động kinh doanh nào. Một ngân hàng hoạt động tốt bao nhiêu thì càng thu hút được
nhiều khách hàng bấy nhiêu và nâng cao thị phần của mình trên thị trường. Chính vì
thế ngân hàng phải không ngừng nâng cao vị thế của mình tạo ra một hình ảnh tốt để
mở rộng thị phần.
 Cơ cấu dịch vụ
Tiêu chí này thể hiện tính đa dạng, phong phú của dịch vụ mà ngân hàng mang
đến cho khách hàng. Ngân hàng có số lượng dịch vụ càng nhiều thì năng lực cạnh
tranh càng cao, đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng nhờ đó phát triển
21
được dịch vụ ngân hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng. Hay nói cách khác chúng
ta có thể đánh giá khả năng phát triển dịch vụ qua số lượng danh mục sản phẩm hoặc
chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm mà ngân hàng cung cấp.
Số lượng khách hàng sử dụng ví điện tử
Tỷ trọng sử dụng ví điện tử =
Số lượng khách hàng của ngân hàng
Hoặc
Tỷ trọng sử dụng ví điện tử
trong thanh toán điện tử
Doanh thu điện tử
=
Tổng doanh thu của ngân hàng
Nếu số lượng khách hàng cho thấy sự phát triển Ví điện tử theo chiều rộng thì
tỷ trọng sử dụng Thanh toán tự động là con số hết sức ý nghĩa khi xem xét sự phát
triển dịch vụ này theo chiều sâu.
 Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch và kênh phân phối
Hệ thống chi nhánh thể hiện qua số lượng các chi nhánh đang hoạt động, hiện
nay các ngân hàng thương mại đã và đang mở rộng hệ thống chi nhánh và phòng giao
dịch tới mọi địa phương. Hệ thống chi nhánh càng rộng lớn thể hiện tiềm lực của
ngân hàng và là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu của các NHTM.
Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, nên việc mở rộng thêm các kênh phân
phối và mạng lưới các thiết bị trên nền tảng công nghệ cao là rất cần thiết trong cuộc
cạnh tranh gây gắt như hiện nay. Các kênh phân phối hiện nay như: Internet Banking,
Phone Banking, Home banking…
 Chất lượng dịch vụ Ví điện tử
Tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp và khách hàng
có sự khác nhau rất lớn. Chất lượng dịch vụ chi phối mạnh đến việc tăng thị phần,
tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất
và cuối cùng là tăng lợi nhuận (Babakus và Boller, 1992). Chất lượng dịch vụ đã được
xác định là ấn tượng tích cực hay tiêu cực của khách hàng đối với các dịch vụ của
một tổ chức. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ được coi là không chỉ đáp ứng mà còn để
vượt quá mong đợi của khách hàng và nên có quá trình cải tiến liên tục (Walker và
22
Cheung, 1998). Sự hài lòng của khách hàng có liên quan đến chất lượng dịch vụ.
Nếu chất lượng dịch vụ rất cao, mức độ thỏa mãn vượt quá sự mong đợi, khách hàng
sẽ rất hài lòng. Chất lượng dịch vụ cao, mức độ thỏa mãn đạt được sự mong đợi,
khách hàng cảm thấy vui vẻ hài lòng. Ngược lại nếu chất lượng dịch vụ thấp, mức độ
thỏa mãn thấp hơn giá trị mong đợi, khách hàng sẽ thất vọng.
Chất lượng dịch vụ có thể làm cho một tổ chức này khác biệt với một tổ chức
khác và từ đó đạt được ưu thế cạnh tranh (Mohr, 1982). Sự gia tăng không ngừng của
chất lượng các dịch vụ điện tử đã làm cho các công ty trực tuyến hoạt động hiệu quả
hơn, thu hút hơn, nhận được sự hài lòng và giữ được nhiều khách hàng hơn (Gronroos
và cộng sự, 1984).Theo Gronroos (1984), chất lượng dịch vụ phải bao gồm 3 khía
cạnh: chất lượng công nghệ (kỹ thuật), chất lượng hoạt động (chức năng), và chịu tác
động bởi hình ảnh của công ty. Theo Parasuraman và cộng sự (1985), chất lượng dịch
vụ có thể định nghĩa là sự so sánh của khách hàng giữa chất lượng dịch vụ mà họ kỳ
vọng và chất lượng dịch vụ thực tế họ nhận được. Các tác giả cho rằng chất lượng
dịch vụ là sự kỳ vọng của khách hàng trước khi mua, nhận thức chất lượng quá trình,
nhận thức chất lượng sản phẩm.
Jun và Cai (2001) đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua
các tiêu chí: sản phẩm đa dạng/tính năng đa dạng, độ tin cậy, đáp ứng nhanh, năng
lực, lịch sự, sự tín nhiệm, truy cập, truyền thông, hiểu khách hàng, hợp tác, cải tiến
liên tục, nội dung, tính chính xác, dễ sử dụng, đúng thời hạn, tính thẩm mỹ, và tính
an toàn. Flavian, Tores và Guinaliu (2004) đã phát hiện ra bốn tiêu chí là tốc độ truy
cập vào dịch vụ, dịch vụ được cung cấp, tính bảo mật, và danh tiếng của ngân hàng,
được thừa nhận đã tạo dựng được hình ảnh cho thanh toán tự động và chất lượng dịch
vụ của thanh toán tự động. Bauer và Hammerschmidt (2005) đề xuất 6 tiêu chí mang
lại chất lượng dịch vụ ví điện tử: tính bảo mật, tính tin cậy, các dịch vụ bổ sung, giá
trị gia tăng, hỗ trợ giao dịch, và đáp ứng nhanh.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ví điện tử
1.3.3.1. Yếu tố môi trường
 Môi trường kinh tế
23
Các yếu tố liên quan đến kinh tế như tốc độ tăng trưởng, ổn định kinh tế, tỷ
giá hối đoái, lạm phát…Đây là một nhân tố có tác động rất lớn đến việc kinh doanh
của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Một nền kinh tế tăng trưởng, sức
mua tăng giúp các ngân hàng phát triển, đồng thời cũng đem lại sự cạnh tranh gay gắt
cho các ngân hàng do thị trường mở rộng, đầu tư nước ngoài tăng, sản phẩm đa dạng
hơn… Ngược lại, một nền kinh tế suy thoái, không ổn định, sức mua giảm, các ngân
hàng có xu hướng giảm doanh số, giảm lợi nhuận…
 Môi trường pháp luật
Ví điện tử là loại hình cung cấp dịch vụ lợi ích cho khách hàng, nó chịu ảnh
hưởng rất lớn của pháp luật. Chỉ một thay đỏi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách
thức lớn cho ngân hàng, nếu như ngân hàng không kịp thời thay đổi sẽ mất uy tín với
khách hàng từ đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh huởng và kém
hiệu quả.Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh ứng dụng VĐT phải tuân thủ nghiêm
ngặt các qui định, chế độ, thể lệ đặt ra trong thanh toán do các cơ quan có thẩm quyền
ban hành.
 Yếu tố văn hóa – xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội có thể bao gồm: lối sống, phong tục tập quán, thái
độ tiêu dùng, trình độ dân trí, thẩm mỹ… Các nhân tố thường biến đổi hoặc thay đổi
dần theo thời gian nên rất khó nhận biết nhưng lại quy định các đặc tính của thị trường
mà bắt buộc ngân hàng nào cũng phải quan tâm khi tham gia vào thị trường đó.
 Yếu tố khoa học công nghệ
Yếu tố khoa học công nghệ tác động đến hoạt động kinh doanh cũng như năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua các tiêu chí về sản phẩm như chất
lượng, bao bì, giá cả… Áp dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất sẽ giúp
doanh nghiệp tăng năng suất, tăng chất lượng, cải tiến mẫu mã…từ đó thu hút được
khách hàng. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ VĐT muốn đứng vững ngay
trên sân nhà và vươn ra thị trường thế giới thì không thể không chú ý đến việc nghiên
cứu và phát triển kỹ thuật công nghệ, không chỉ là nắm bắt nhanh việc chuyển giao
công nghệ mà phải có khả năng sáng tạo được công nghệ mới tiên tiến hơn.
24
1.3.3.2. Môi trường ngành
Môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành. Đây chính là môi trường
cạnh tranh của các ngân hàng hoạt động cùng trong một ngành. Môi trường vi mô
bao gồm 5 nhân tố: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, các đối thủ tiềm
năng và sản phẩm thay thế.
 Khách hàng
Quan niệm “khách hàng là thượng đế” luôn đúng đối với tất cả các ngành nghề.
Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của ngân hàng. Các ngân
hàng khi thỏa mãn được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ khác thì sẽ
chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng. Các ngân hàng luôn coi khách hàng là đối
tượng phục vụ vì thông qua sự tiêu dùng của khách hàng thì doanh nghiệp mới có
được lợi nhuận. Khách hàng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân
hàng qua thị hiếu và thu nhập.
 Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng bao gồm tất cả các ngân hàng và doanh
nghiệp cùng hoạt động kinh doanh cùng ngành nghề, cùng khu vực thị trường. Sự am
hiểu tường tận đối thủ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Mỗi đối
thủ khi tham gia vào thị trường đều muốn huy động mọi khả năng của mình để đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, nếu muốn tồn tại và đứng vững thì doanh
nghiệp phải không ngừng đưa ra các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ đồng thời tăng thị
phần của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh để theo kịp và vượt qua các đối thủ
khác.
 Nhà cung ứng
Nhà cung ứng cũng có một sức ép nhất định lên doanh nghiệp.Đặc biệt, các
nhà cung cấp độc quyền cho doanh nghiệp có thể chi phối, tạo sức ép thông qua việc
thay đổi giá cả hoặc trì hoãn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh dpoanh.
Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chi phí kinh doanh, ảnh hưởng chất
lượng, lợi nhuận từ đó tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy,
25
các doanh nghiệp nên tạo mối quan hệ tốt với các đối tác là nhà cung ứng hoặc có thể
tìm và hợp tác với nhiều nhà cung ứng để tránh bị sức ép.
 Đối thủ tiềm năng
Đối thủ tiềm năng là những doanh nghiệp có khả năng tham gia vào thị trường
ngành mà ngân hàng hiện đang hoạt động hoặc ở những ngành thay thế.Họ có khả
năng mở rộng hoạt động chiếm lĩnh thị trường, làm giảm thị phần và lợi nhuận của
của các ngân hàng.
 Sản phẩm thay thế
Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của sự tiến bộ về công nghệ nhằm
đáp ứng những nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và
đòi hỏi ngày càng cao. Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận
của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Số lượng sản phẩm thay thế tăng sẽ làm
tăng mức độ cạnh tranh, thu hẹp quy mô thị trường của sản phẩm và thị phần VĐT
của ngân hàng. Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế tiềm ẩn, các ngân hàng có thể
bị tụt lại với nhu cầu thị trường.Muốn đạt được thành công các doanh nghiệp phải
chú ý phát
1.3.3.3. Yếu tố từ ngân hàng
Yếu tố xuất phát từ ngân hàng bao gồm các yếu tố hữu hình, vô hình tồn tại và
có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ. Các yếu tố hữu hình như:
đất đai, văn phòng, nhà cửa, máy móc thiết bị, tiền… Các yếu tố vô hình như: kiến
thức, kinh nghiệm, văn hóa doanh nghiệp, mối quan hệ, uy tín thương hiệu… Nhưng
nếu muốn phân tích và đánh giá đúng thực trạng môi trường bên trong của tất cả các
doanh nghiệp thì các yếu tố cần quan tâm và phân tích là: nguồn nhân lực, nguồn tài
chính, nguồn vật chất, hệ thống tổ chức và văn hóa doanh nghiệp.
 Nguồn nhân lực
Yếu tố nhân lực được coi là tài sản vô cùng quý báu cho sự thành công của
ngân hàng. Chiến lược dù có đúng đắn nhất, nếu không có những người thực hiện tốt
thì cũng không đem lại hiệu quả. Có một nguồn nhân lực tốt thì các nguồn lực khác
của các ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng. Họ có thể tạo ra chất lượng sản phẩm,
26
dịch vụ tốt, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng không chỉ được những
lợi ích trước mắt như tăng doanh thu, lợi nhuận mà cả uy tín ngân hàng cũng tăng. Vì
vậy, các ngân hàng nên tổ chức đào tạo cho đội ngũ lao động của mình, giáo dục cho
họ lòng nhiệt tình hăng say và tinh thần lao động tập thể. Ngoài ra, nên thực hiện các
chế độ đãi ngộ tốt đối với đội ngũ nhân viên.
 Nguồn tài chính
Nếu yếu tố nhân lực là tài sản đem lại cho ngân hàng khả năng vượt lên trên
những đối thủ khác thì yếu tố tài chính lại là yếu tố quyết định đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng cũng là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của một ngân
hàng. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị hay quảng cáo… của ngân
hàng đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính. Ngân hàng có khả năng
tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, hạ giá
thành một thời gian chấp nhận lỗ để mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngân hàng gặp khó hăn về tài chính sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì và nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
 Nguồn vật chất
Một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến phù
hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực sản xuất, làm tăng
khả năng của doanh nghiệp lên rất nhiều. Nguồn lực vật chất gồm:
- Máy móc, trang thiết bị và trình độ công nghệ của ngân hàng càng hiện đại,
tiên tiến thì ngân hàng đó có khả năng cạnh tranh rất cao. Nó chính là yếu tố quan
trọng thể hiện năng lực của ngân hàng và tác động trực tiếp tới chất lượng, giá thành
và giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên sử dụng chúng với quy mô hợp lý
để có thể đem lại hiệu quả cao.
- Mạng lưới phân phối: Mạng lưới phân phối được tổ chức, quản lý và điều
hành một cách hợp lý thì nó chính là một phương tiện hiệu quả nhất trong việc tiếp
cận khách hàng.
27
- Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí đầu ra và chi phí lâu dài của việc
kinh doanh vì nó đảm bảo được việc hoạt động kinh doanh có liên tục và ổn định hay
không.
- Quy mô của ngân hàng: ngân hàng lớn hay nhỏ sẽ có ảnh hưởng lớn hay
nhỏ đối với người tiêu dùng. Số lượng sản phẩm, dịch vụ lớn, đa dạng sẽ tạo điều
kiện cho ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, từ đó mới nâng được thị
phần cao hơn.
28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ
VIỆT TẠI LIENVIETPOSTBANK
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP LienVietPostBank
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền
thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập
theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính
Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu
điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ
và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty
Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan trung ương của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua
các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Chi nhánh và
Phòng Giao dịch trong cả nước.
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của LienVietPostBank
29
2.1.3. Triết lý kinh doanh
- Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt:
+ Không có con người, dự án vô ích.
+ Không có Khách hàng, ngân hàng vô ích.
+ Không có Tâm - Tín - Tài - Tầm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vô ích.
- Cổ đông: Là nền tảng của Ngân hàng.
- Khách hàng: Là ân nhân của Ngân hàng.
2.1.4. Các giải thưởng:
Nỗ lực liên tục để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội, sự phát triển
của ngành ngân hàng và các thành tựu công nghệ, LienVietPostBank đã được công
nhận với các giải thưởng, chứng chỉ và chứng nhận về sự phát triển, tiềm lực cho sự
phát triển lĩnh vực thương mại điện tử:
- Năm 2010
- Chứng nhận và Cúp Giải thưởng Sao Khuê năm 2010 như tấm gương tiêu
biểu trong các Doanh nghiệp Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin. Giải thưởng
quan trọng nhất của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, do Hiệp hội Doanh
nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng.
- Năm 2016
- Giải thưởng Ứng dụng Ngân hàng Di động Tốt nhất Việt Nam 2016 (Best
Mobile Banking App Vietnam) do Tạp chí Tài chính Quốc tế (International Finance
Magazine) trao tặng.
- Năm 2017
- Giải thưởng "Ngân hàng có Ứng dụng Mobile Banking Tốt Nhất Việt Nam
năm 2017" (Best Mobile Banking Application Vietnam 2017) do Tạp chí Tài chính
Quốc tế (International Finance Magazine - IFM) trao tặng.
- Giải thưởng "Ngân hàng Việt Nam có Sáng kiến trong lĩnh vực Ngân hàng
Số năm 2017" (Digital Banking Initiative of the Year - Vietnam 2017) do Tạp chí
Ngân hàng Tái chính châu Á (The Asian Banking and Finance - ABF) trao tặng.
30
- Giải thưởng "Ngân hàng Việt Nam có Sáng kiến trong lĩnh vực Ngân hàng
Trực tuyến năm 2017" (Online Banking Initiative of the Year - Vietnam 2017) do
Tạp chí Ngân hàng Tái chính châu Á (The Asian Banking and Finance - ABF) trao
tặng.
- Giải thưởng APICTA 2017 do Liên minh Các tổ chức Công nghệ Thông tin
và Truyền thông khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APICTA) trao tặng cho sản
phẩm Ví Việt.
- Năm 2018
- Giải thưởng Dự án Ngân hàng Di động Tốt Nhất tại Việt Nam năm 2018 do
the Asian Banker trao tặng cho sản phẩm Ví Việt.
- Giải thưởng Ngân hàng có giải pháp thương mại điện tử tốt nhất Việt Nam
2018 - Best E-commerce Bank Vietnam 2018 do Global Banking and Finance Review
trao tặng.
- Giải thưởng Ngân hàng có Sản phẩm/dịch vụ sáng tạo tiêu biểu năm 2018 do
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng.
- Giải thưởng Công ty Fintech tiêu biểu năm 2018 do Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam và Tổ chức Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng.
2.2. Giới thiệu Ví điện tử Ví Việt
2.2.1. Tổng quan Ví Việt
Ví Việt là sản phẩm của Ngân hàng LienVietPostBank. VĐT này đồng thời là
Cổng TTĐT, Phương tiện thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt phục vụ cho
mọi tầng lớp người dân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp, tổ chức để thực hiện các
thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, trả tiền hàng hóa, dịch vụ, nạp tiền điện
thoại, chuyển tiền, nhận tiền, nạp tiền vào Ví Việt, rút tiền mặt từ Ví Việt thông qua
Tài khoản thanh toán, huy động tiết kiệm, vay vốn nhanh chóng, an toàn, tiện ích,
mọi lúc, mọi nơi.
31
Hình 2.2. Giao diện của Ví điện tử Ví Việt
2.2.2. Ba trụ cột chính của Ví Việt
- Nền tảng công nghệ tiên tiến: Ví Việt xây dựng sản phẩm dựa trên nền tảng
công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn - tiện ích, thân thiện cho người sử dụng và thuận
tiện tích hợp với hệ thống kinh doanh/ thanh toán của các đối tác;
- Hệ thống kênh phân phối, phát triển sản phẩm sâu rộng, được tổ chức, quản
lý khoa học và chủ động: Ví Việt xây dựng hệ thống kênh phân phối trên cơ sở mạng
lưới các Chi nhánh, Phòng giao dịch của LPB, PGDBĐ và của các Đối tác chiến lược
để có thể phát triển kênh phân phối trên toàn quốc; đồng thời phát triển mạng lưới
Đại lý Ví Việt để phục vụ khách hàng và các đối tác nhanh chóng và tiện lợi nhất.
-Sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm Ví Việt phải liên tục được nâng cấp, bổ sung
các chức năng sử dụng, dịch vụ GTGT nhằm đảm bảo cho Ví Việt là sản phẩm ứng
dụng đáp ứng tốt nhất trên thị trường thanh toán với các tiêu chí: dễ sử dụng, nhanh
chóng, an toàn - tiện ích, thân thiện và với mức phí dịch vụ cạnh tranh nhất.
2.2.3. Các chức năng của Ví Việt
32
Bảng 2.1. Các chức năng của Ví Việt
Chức năng Giải thích
Nạp tiền từ ví điện tử
Nạp tiền tại các điểm giao dịch của LPB; tại
các đại lý/Cộng tác viên; từ tài khoản LPB;
thẻ/TK ngân hàng nội địa; thẻ quốc tế
MasterCard/Visa/JCB; thẻ Amex.
Rút tiền từ tài khoản Ví Việt
Rút tiền về thẻ/tài khoản LPB; thẻ/TK ngân
hàng nội địa; tại các điểm giao dịch của LPB;
các đại lý/Cộng tác viên.
Chuyển tiền
Chuyển tiền từ Ví Việt sang Ví Việt; từ Ví Việt
đến tài khoản LPB; từ Ví Việt đến thẻ ngân
hàng nội địa; tại đại lý/CTV Ví Việt.
Nạp tiền điện thoại
Viettel, Vinaphone, Mobilephone, Gmobile,
Vietnamobile
Thanh toán hóa đơn
Thanh toán hóa đơn tiền điện; nước; cước viễn
thông; cước truyền hình; cước internet; cước
VNPT; khoản vay tài chính; bảo hiểm; nộp phí
chung cư; nộp tiền học phí
Mua sắm online Mua gói cước TH VTC; TH K +; TH An Viên;
TH VTV Cab.
Tiện ích/Game Nạp tiền TK trực tuyến/Game; Mua mã thẻ TK
trực tuyến/Game
Các chức năng khác Quản lý tài khoản; tra cứu thông tin; dịch vụ
ngân hàng; hướng dẫn; tư vấn online; các dịch
vụ gia tăng.
Nguồn: Trung tâm kinh doanh Ví điện tử Ví Việt
2.2.4. Hệ thống công nghệ thông tin của Ví Việt
33
Ví Việt được xây dựng trên ý tưởng cốt lõi là xây dựng hệ sinh thái thanh toán
và dịch vụ tài chính/ngân hàng hợp nhất. Ví Việt gồm 15 Mô đun chính, trong đó có
12 Mô đun được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống công nghệ của Ví Việt
Nguồn: Trung tâm kinh doanh Ví điện tử Ví Việt
Bảng chức năng của các Mô đun trong hệ thống:
Bảng 2.2. Các chức năng các Modul hệ thống
Chức năng Giải thích
Hệ thống website Ví
Việt (viviet.vn)
Giới thiệu sản phẩm dịch vụ
Giao dịch trên môi trường web,
Hỗ trợ đối tác kết nối vào hệ sinh thái Ví Việt
Ví Việt Teller Thực hiện nghiệp vụ ở quầy của Ví Việt
Ví Việt Mobile
Appication
Thực hiện giao dịch trên môi trường Mobile
Trung gian giúp đối tác triển khai khuyến
mại
Cung cấp công cụ quản lý thu chi, tích hợp
giải trí, quét mã QR, mã vạch, NFC, vân
tay…
34
Business Gateway Kết nối đối tác lớn
Centralized Reconciliation
System
Hệ thống đối soát của Ví Việt
Ví Việt Core
Business
Quản lý giao dịch và các sản phẩm Ví Việt
Quản lý kết nối Ví Việt với Core Banking,
Core Thẻ, ngân hàng khác
Ví Việt
Administration &
Reporting:
Administration: Khai báo, cấu hình, quản lý
mọi tham số, chính sách.
- Reporting: Báo cáo phục vụ nhu cầu kinh
doanh và quản lý hệ thống
Ví Việt Core
Account
Quản lý tài khoản và các thông tin chính của
khách hàng
Ví Việt iLink
Phục vụ mục tiêu mua bán sát nhập các
nguồn tài khoản
khác, tích hợp vào các hệ sinh thái có người
dùng khác
Ví Việt Internet Payment
Gateway (iPG)
Tích hợp Ví Việt vào các website/app
TMĐT
Cổng thanh toán cho từng các nhân: Tích
hợp Ví Việt vào các diễn đàn, mạng xã hội
có mua bán thanh toán
Tích hợp vào các hệ thống có nguồn truy cập
cao (traffic)
Ví Việt Vas PaymentGateway
(vasPG)
Kết nối đến mọi đối tác cung cấp dịch vụ
thanh toán.
Ví Việt Mobile Payment
Platform (mSDK)
Xây dựng nền tảng dành cho các nhà phát
triển Mobile
Application có thể tích hợp Ví Việt làm công
cụ thanh toán trực tiếp vào ứng dụng mobile
35
Ví Việt Loyaty
Xây dựng nền tảng tích điểm cho mọi giao
dịch Ví Việt
Ví Việt Affiliate
Hệ thống tiếp thị liên kết trên mạng giúp
người dùng/tổ chức giới thiệu nhau thành
một mạng lưới
Ví Việt Monitoring
Hệ thống cấu hình các chỉ số (KPI) và các
luật cảnh báo
Nguồn: Trung tâm kinh doanh Ví điện tử Ví Việt
2.2.5. Ứng dụng các giải pháp công nghệ
Công nghệ QR Code: Là mã phản hồi nhanh: một dạng mã vạch 2 chiều có
thể được đọc và hiểu bởi các máy quét mã QR code hoặc đơn giản là 1 chiếc
smartphone có cài ứng dụng đọc mã vạch QR. Ứng dụng cho Ví Việt: Tải ứng dụng
Ví Việt, thanh toán bằng Ví Việt tại các quầy, siêu thị, taxi.
Công nghệ vân tay: Là công nghệ nhận dạnh sinh trắc học: Khi đặt ngón tay
lên trên một thiết bị đọc dấu vân tay, ngay lập tức thiết bị này sẽ quét hình ảnh ngón
tay đó và thực hiện xử lý giao dịch khi dấu vân tay trùng khớp với dữ liệu hệ thống.
Ứng dụng cho Ví Việt: khóa ứng dụng khi cần, thay mã xác thực OTP khi thanh toán,
chuyển tiền…
Công nghệ NFC: Là công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn
trong khoảng cách 4 cm. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết
nối giữa các thiết bị (smartphone, tablet, loa, tai nghe …) khi có sự tiếp xúc trực tiếp
(chạm) trong việc thanh toán. Ứng dụng cho Ví Việt: Chuyển tiền khi 2 điện thoại
gần nhau, thanh toán nhà hàng, siêu thị…
Công nghệ kết nối hỗ trợ, tư vấn đa giao thức: Ví Việt hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ
online đồng thời đa giao thức (nói chuyện, chát, Video, chia sẻ/hình ảnh, chia sẻ văn
bản, thao tác cùng 1 màn hình online) giữa Khách hàng với nhân viên hỗ trợ, chăm
sóc khách hành của Trung tâm Kinh doanh Ví Việt; với Đại lý Ví Việt/ Điểm kinh
doanh chấp nhận thanh toán Ví Việt.
36
Tuy nhiên giải pháp về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật vẫn còn tồn tại các nhược
điểm như: Ví Việt chưa triển khai được giải pháp rút tiền tại cây ATM qua Ví Việt,
do đó chưa thuận tiện cho khách hàng nạp/rút tiền vào tài khoản. Hệ thống CNTT
(Corebank) và Core Ví hiện còn chưa được ổn định thông suốt, đặc biệt vào các thời
điểm chạy batch cuối ngày/tháng/năm. Vào các thời điểm cuối ngày/tháng/năm khi
hệ thống Corebanking chạy Batch, giao dịch Ví Việt hay bị trục trặc và/hoặc phải
ngừng giao dịch nên gây bất tiện cho khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống mạng viễn
thông còn chưa ổn định (wife, 3g) dẫn đến tốc độ giao dịch chậm, lỗi.
Trong thời gian qua, chính phủ mà trực tiếp là Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ
thông tin truyền thông đã tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần tham gia thị
trường, tiến hành các hoạt động xúc tiến thúc đẩy mạnh các hoạt động thương mại
hóa công nghệ, tài sản trí tuệ. Về cơ bản môi trường pháp lý cho thị trường công nghệ
đã đầy đủ nhưng vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Điều đó xuất phát từ một số nguyên
nhân như: Một số chính sách, chủ trương, biện pháp thúc đẩy thương mại hóa công
nghệ, hỗ trợ phát triển các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ đang trong
giai đoạn sửa đổi và hoàn thiện, vì vậy cần thêm thời gian để có thể phát huy hiệu
quả trên thực tế; Các sàn giao dịch công nghệ hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa
có định hướng, chưa khẳng định được vai trò là đầu mối trong việc thu hút, tập hợp
công nghệ trong nước và quốc tế. Sự kết nối giữa các Viện nghiên cứu, trường đại
học, doanh nghiệp với các doanh nghiệp sản xuất, thương mại còn hạn chế. Việc phát
triển đa dạng dịch vụ kéo theo hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) phải mở rộng,
có những đặc điểm: Cấu trúc hệ thống CNTT ngày càng đa dạng, phức tạp; tích hợp
nhiều loại thiết bị, sản phẩm khác nhau (máy chủ, phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu,
thiết bị truyền thông và an ninh...). Do vậy đó là thách thức đối với Ví Việt nói riêng
và Fintech Việt Nam nói chung. Việt Nam là quốc gia có hạ tầng viễn thông 2G, 3G,
4G phủ sóng trên cả nước với hệ thống hơn 150.000 trạm BTS. Tỷ lệ người dùng di
động đạt hơn 128 triệu thuê bao, trong đó có hơn 36,2 triệu thuê bao băng rộng di
động và gần 11 triệu thuê bao Internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi và cơ hội để
các doanh nghiệp để Ví Việt đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn
37
nhu cầu của khách hàng, đối tác và thị trường. Hơn nữa, vấn đề kỹ thuật để đảm bảo
tính an toàn, bảo mật cho các giao dịch điện tử là một thách thức rất lớn phụ thuộc
vào công nghệ, cách thức sử dụng của bên cung cấp và bên sử dụng. Chính vì thế,
trong môi trường điện tử, rất cần các cơ chế để chống gian lận và có những cơ sở
pháp lý thật sự vững chắc để xử lý các trường hợp tranh chấp xảy ra.
2.2.6. Khách hàng của Ví điện tử Ví Việt
- Người sử dụng: là người sử dụng cuối cùng, sử dụng sản phẩm Ví Việt thực
hiện các chức năng trên Ví.
- Cộng tác viên: là các cá nhân/Tổ chức được LPB tuyển dụng, tập huấn tham
gia vào phát triển mạng lưới giới thiệu người dùng, Điểm chấp nhận thanh toán Ví
Việt, Đại lý Ví Việt.
- Điểm chấp nhận thanh toán bằng Ví Việt: là Điểm kinh doanh thuộc Hộ kinh
doanh, Đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi tắt là Đơn vị) chấp nhận cho khách
hàng của mình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ bằng Ví Việt vào Ví Việt/hoặc
Tài khoản thanh toán của Đơn vị mình.
- Đại lý: là các đơn vị, cá nhân, tổ chức ngoài chức năng chấp nhận thanh toán
còn được làm thêm một số chức năng theo quy định của ngân hàng và phải ký hợp
đồng với ngân hàng.
- Đối tác chiến lược: là đối tác chấp nhận Ví Việt như cổng thanh toán, được
hưởng hoa hồng, phí dịch vụ thu được khi khách hàng thanh toán qua Ví Việt và hoa
hồng phát triển User Ví Việt.
2.2.7. Mô hình trung tâm kinh doanh Ví Việt
Ví điện tử được coi như một tài khoản điện tử, giống như “ví tiền” của người
dùng được sử dụng trong thanh toán trên Internet một cách đơn giản, tiết kiệm thời
gian. Gần đây thị trường ghi nhận liên tục có thêm nhiều VĐT được phát hành mở ra
một ngành dịch vụ thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử của Việt Nam. VĐT
là một loại tài khoản trực tuyến được quản lý bởi Ngân hàng LienVietPostBank để
quản lý tiền. Thông qua kết nối này, ngân hàng giúp người dùng an tâm hơn và người
bán cũng tin tưởng hơn khi chắc chắn nhận được tiền ngay khi giao dịch thành công.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAYLuận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnLuận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAYLuận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
 
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứngLuận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Báo cáo thực tập: Phân phối cho sản phẩm trà công ty nông sản
Báo cáo thực tập: Phân phối cho sản phẩm trà công ty nông sảnBáo cáo thực tập: Phân phối cho sản phẩm trà công ty nông sản
Báo cáo thực tập: Phân phối cho sản phẩm trà công ty nông sản
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định tái mua hàng quần áo, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định tái mua hàng quần áo, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định tái mua hàng quần áo, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến ý định tái mua hàng quần áo, HAY
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnLuận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, HAY
 
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
Hoàn thiện chiến lược Kinh doanh công ty bất động sản, HAY! 9 ĐIỂM.
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ví Điện Tử.doc
 

Similar to Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Phụng Sự Công Của Công Chức Tại Ubnd Quận 3
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Phụng Sự Công Của Công Chức Tại Ubnd  Quận 3Luận Văn Nâng Cao Động Lực Phụng Sự Công Của Công Chức Tại Ubnd  Quận 3
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Phụng Sự Công Của Công Chức Tại Ubnd Quận 3
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
Luận Văn Sự Đa Dạng Giới Tính Trong Hội Đồng Quản Trị Và Mức Chi Trả Cổ Tức C...
 
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
Luận án: Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản...
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...Luận Văn  Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Đạo Đức Đến Ý Định Vi Phạm Bản Quyền Của Người ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu hiệu quả của đê ngầm đến quá trình tiêu h...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ví Điện Tử Ví Việt Của Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- BÙI VÕ TẤN NHÂN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ VIỆT CỦA NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- BÙI VÕ TẤN NHÂN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ VIỆT CỦA NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS LÊ THANH HÀ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)” theo hướng ứng dụng hoàn toàn là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết đã được học, nghiên cứu khảo sát thực tiễn và được sự hướng dẫn chuyên môn của PGS- TS Lê Thanh Hà. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và hoàn toàn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các tài liệu, tư liệu, thông tin dung để tham khảo từ các nghiên cứu trước đây đều được tác giả chú dẫn nguồn đầy đủ theo quy định của Viện sau đại học. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tính trung thực của luận văn này. Học viên Bùi Võ Tấn Nhân
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix ABSTRACT................................................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu...........................................................................................3 2.1. Nghiên cứu quốc tế về Ví điện tử.................................................................3 2.2. Các nghiên cứu trong nước về Ví điện tử.....................................................5 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................7 3.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................7 3.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................7 4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................8 5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................8 6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................8 6.1. Đóng góp khoa học.......................................................................................8 6.2. Đóng góp thực tiễn .......................................................................................9 7. Kết cấu luận văn ..................................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VÍ ĐIỆN TỬ ....................................................................................................10 1.1. Ví điện tử....................................................................................................10 1.1.1. Khái niệm và chức năng .........................................................................10 1.1.2. Vai trò của Ví điện tử .............................................................................12 1.1.3. Thanh toán bằng Ví điện tử ....................................................................14
  • 5. 1.2. Lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM).......................................16 1.3. Hiệu quả kinh doanh của Ví điện tử...........................................................17 1.3.1. Khái niệm................................................................................................17 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá...............................................................................18 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ví điện tử ...............22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ VIỆT TẠI LIENVIETPOSTBANK....................................................................................28 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP LienVietPostBank .......................28 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................28 2.1.3. Triết lý kinh doanh..................................................................................29 2.1.4. Các giải thưởng:......................................................................................29 2.2. Giới thiệu Ví điện tử Ví Việt......................................................................30 2.2.1. Tổng quan Ví Việt ..................................................................................30 2.2.2. Ba trụ cột chính của Ví Việt ...................................................................31 2.2.3. Các chức năng của Ví Việt .....................................................................31 2.2.4. Hệ thống công nghệ thông tin của Ví Việt .............................................32 2.2.5. Ứng dụng các giải pháp công nghệ.........................................................35 2.2.6. Khách hàng của Ví điện tử Ví Việt ........................................................37 2.2.7. Mô hình trung tâm kinh doanh Ví Việt...................................................37 2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của Ngân hàng TMCP LienVietPostBank..................................................................................................38 2.3.1. Thực trạng khách hàng và thị phần.........................................................38 2.3.2. Thực trạng doanh thu, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Ví điện tử Ví Việt 43 2.3.3. Thực trạng chi nhánh, kênh phân phối Ví điện tử ..................................46 2.3.4. Thực trạng cung cấp dịch vụ của Ví điện tử Ví Việt..............................48 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của Ngân hàng TMCP LienVietPostBank ...................................................................56
  • 6. 2.4.1. Những kết quả đạt được..........................................................................56 2.4.2. Những hạn chế, khó khăn .......................................................................57 2.4.3. Nguyên nhân...........................................................................................60 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ VIỆT...........................................63 3.1. Định hướng phát triển Ví điện tử Ví Việt của Ngân hàng TMCP LienVietPostBank..................................................................................................63 3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ví điện tử Ví Việt ...................................................................................................................64 3.2.1. Giải pháp phát triển người dùng .............................................................64 3.2.2. Giải pháp xác định được khách hàng mục tiêu để tập trung nguồn lực triển khai hoạt động kinh doanh của Ví Việt.....................................................65 3.2.3. Giải pháp phát triển mạng lưới merchant ...............................................66 3.2.4. Giải pháp phát triển kênh phân phối.......................................................67 3.2.5. Giải pháp truyền thông Marketing..........................................................67 3.2.6. Giải pháp hỗ trợ chăm sóc khách hàng...................................................68 3.2.7. Giải pháp phát triển sản phẩm ................................................................69 3.2.8. Giải pháp chính sách hỗ trợ đối với đơn vị kinh doanh..........................70 KẾT LUẬN...............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Giải thích APPS Ứng dụng CNTT Công nghệ thông tin CTV Cộng tác viên ĐVKD Đơn vị kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị NĐ-CP Nghị định chính phủ NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại SMS Tin nhắn TAM Mô hình chấp nhận công nghệ TKNH Tài khoản ngân hàng TMĐT Thương mại điện tử TTĐT Thanh toán điện tử TTTT Thanh toán trực tuyến UTTT Ủy thác thanh toán VĐT Ví điện tử VNPT Tập đoàn bưu chính viễn thông
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các chức năng của Ví Việt .......................................................................32 Bảng 2.2. Các chức năng các Modul hệ thống..........................................................33 Bảng 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh Ví điện tử Việt Nam .................................39 Bảng 2.4. Tình hình khách hàng sử dụng Ví điện tử Ví Việt....................................41 Bảng 2.5. Tình hình giao dịch qua Ví điện tử Ví Việt..............................................42 Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt.....................................................44 Bảng 2.7. Kênh phân phối Ví điện tử Ví Việt...........................................................48 Bảng 2.8. Đánh giá chất lượng chăm sóc khách hàng ..............................................54
  • 9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua internet....................................15 Hình 1.2. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua điện thoại di động...................16 Hình 1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ ..................................................................16 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của LienVietPostBank......................................................28 Hình 2.2. Giao diện của Ví điện tử Ví Việt...............................................................31 Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống công nghệ của Ví Việt......................................................33 Hình 2.4. Mô hình trung tâm kinh doanh Ví điện tử Ví Việt....................................38 Hình 2.5. Mô hình kênh phân phối............................................................................46 Hình 2.6. Mô hình vận hành kênh phân phối............................................................46 Hình 2.7. Hệ thống quản lý, giám sát kênh phân phối..............................................47 Hình 2.8: Quy trình cung cấp dịch vụ Ví điện tử Ví Việt.........................................49
  • 10. ABSTRACT Summary of content The reason of choosing the topic Vietnam is the fastest growing retail banking market in Asia with an annual growth rate of 25% from 2016 to 2018. The total number of e-wallet customers is expected to exceed over 10 million users by 2020. Fintech's growth in Vietnam has been attributed to the expectation of the development of the e-commerce sector. The objectives of the study Planning and developing business strategy for the company. The long-term strategic goal is expanding the market and being one of the leading enterprises in the industry Research Method: Assessing the status of the efficiency of Vietnamese Wallet electronic business of Lien Viet Post Bank (LienVietPostBank). Since then, propose practical solutions to improve the efficiency of Vietnamese Wallet. The result of the study: Researching methods are data collection methods. Processing methods and analyzing data. The conclusion and implication Proposing practical solutions to improve the efficiency of Vietnamese e-Wallet business Keywords: E- wallet, Business performance.
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức đơn giản và tiện dụng nhất trong mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phương thức này chỉ phù hợp với nền kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất chưa phát triển, việc trao đổi thanh toán hàng hóa với số lượng nhỏ, trong phạm vi hẹp. Điều này được lý giải là do nhiều người tham gia giao dịch bằng tiền mặt một phần vì thói quen, phần khác vì chưa tin tưởng vào độ an toàn của giao dịch và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ (gần đây, liên tiếp các vụ chủ thẻ, chủ tài khoản bị mất tiền càng làm cho người sử dụng lo lắng khi thanh toán hàng hóa qua mạng) hoặc do khả năng họ chưa biết đến những tiện ích có thể thanh toán khi không dùng tiền mặt. Việt Nam từ chỗ có khoảng 1,84 triệu người dùng ví điện tử với tổng khối lượng giao dịch 1,1 tỷ USD trong năm 2013 đã tăng lên đến 3 triệu người dùng ví trong năm 2016. Tổng số khách hàng sử dụng ví điện tử vượt mốc 4 triệu người dùng vào năm 2018. Sự tăng trưởng của công nghệ tài chính ở Việt Nam có được là nhờ sự kỳ vọng phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tháng 11/2018, có 26 đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép tại Việt Nam, trong đó phần lớn là ví điện tử, phổ biến như MoMo, ZaloPay, GrabPay by Moca, Viettel Pay, AirPay1 ... (Báo điện tử Vnexpress, 2018). Sự tồn tại của quá nhiều nền tảng cạnh tranh cho một nhóm khách hàng nhỏ sẽ kích thích cho việc thâu tóm, sáp nhập hoặc đóng cửa. Các doanh nghiệp cung cấp ví điện tử đang nổ lực cạnh tranh về công nghệ, tiện ích và dịch vụ khách hàng để cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho đối tác và khách hàng. Ví điện tử mang lại sự tiện lợi trong việc thanh toán cho người tiêu dùng (C2B), doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) và thanh toán ngang hàng (P2P) tương đương các ngân hàng thương mại. Mô hình doanh thu của ví điện tử dựa trên phí của nó bắt nguồn từ phí thương gia và nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử trên mọi giao dịch. 1 Báo điện tử Vnexpress (2018): https://vnexpress.net/kinh-doanh/ong-lon-vi-dien-tu-canh-tranh-bang-he- sinh-thai-san-co-3875729.html
  • 12. 2 Việt Nam được coi là thị trường đông dân, thích công nghệ, tỷ lệ người biết sử dụng điện thoại thông minh cao trong khi tỷ lệ có tài khoản ngân hàng rất thấp. Các công ty công nghệ lẫn Fintech cùng nhau bước vào cuộc chiến cạnh tranh làm ví điện tử và đó là xu hướng của thế giới về ngân hàng số, khởi nghiệp tài chính. Một vài thương hiệu VĐT ở Việt Nam rất nổi tiếng như Moca, MoMo, Bankplus, Ví Việt, VTC Pay, WePay, Mobivi, Vimo…Tuy nhiên, cạnh tranh trên thị trường là cuộc đua song mã giữa MoMo và Moca (chiếm trên 70% thị phần). Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các công ty công nghệ tài chính đang làm thay đổi và dần tái định hình mô thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính truyền thống của các ngân hàng với các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, nhiều tiện ích. Bên cạnh những tiềm năng là thách thức như nhu cầu sử dụng, thói quen dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn phổ biến, khách hàng trải nghiệm được sự an toàn và các tiện ích của hệ sinh thái để tin tưởng sử dụng. Có thể thấy phần lớn các tiện ích của ví điện tử chỉ xoay quanh các dịch vụ như chuyển tiền, thanh toán thẻ, hóa đơn điện, nước, mua vé máy bay, nạp tiền điện thoại, xem phim hay giải trí khác. Và các tiện ích này vẫn chỉ gói gọn trong nước, chưa thể vươn xa ra toàn cầu. Vấn đề đặt ra là mỗi ví điện tử cần có chiến lược phát triển kinh doanh hiệu quả, khác biệt và phân nhóm khách hàng mục tiêu nhằm chiếm lĩnh thị trường, gia tăng thị phần và lợi nhuận. Trong thời gian vừa qua, Ví Việt đã có mức tăng trưởng tốt giá trị giao dịch thanh toán, tốc độ tăng trưởng của giao dịch thanh toán hàng tháng cao hơn tốc độ tăng trưởng của số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch toàn hệ thống. Chất lượng giao dịch thanh toán của Ví Việt ngày càng được cải thiện, tăng cả về số lượng giao dịch và giá trị trung bình trên 1 giao dịch Tuy nhiên, hoạt động của Ví Việt còn tồn tại một số hạn chế như: độ phủ thanh toán dịch vụ thiết yếu của Ví Việt còn hạn chế, hình ảnh Ví Việt hạn còn kém cạnh tranh hơn so với ới các ví điện trử khác trên thị trường. Hoạt động truyền thông, chất lượng chăm sóc khách hàng còn yếu. Sản phẩm ví Việt chưa được gia tăng tiện ích mới, các giao dịch thường xuyên bị trục trặc…gây bất tiện cho khách hàng. Bên cạnh những vấn đề nổi cộm, Ví Việt còn đối diện với vô vàn khó khăn thách thức để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
  • 13. 3 Với mong muốn Ví Việt của LienVietPostBank khai thác và tận dụng sự tân tiến của công nghệ để giúp cho các dịch vụ ngân hàng trở nên đơn giản hơn, an toàn hơn và thông minh hơn cho khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng và nâng cao lợi nhuận. Tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt” làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu quốc tế về Ví điện tử Sahut (2009) đã sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và có tính toán đến chi phí sử dụng ví điện tử để phân tích trường hợp của ứng dụng Moneo tại Pháp. Sau quá trình phân tích và nghiên cứu tình hình thực tế của ví điện tử Moneo, kết luận tính an toàn, tính bảo mật của các giao dịch, chi phí giao dịch và Sự đa dạng chức năng của VĐT là các nhân tố quan trọng đối với sự thành công của phương thức thanh toán này. Amin (2009) nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử của khách hàng cá nhân tại Sabah – Malaysia. Nghiên cứu tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi có cấu trúc bao gồm 150 phiếu khảo sát và thu về 117 phiếu trả lời hợp lệ. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các nhân tố cảm nhận hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận biểu cảm và hiểu biết về ví di động có tác động đến ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Sabah – Malaysia. Swilley (2010) ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ ví điện tử bao gồm 7 nhân tố gồm cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, an toàn/bảo mật, chuẩn chủ quan, cảm nhận rủi ro, thái độ và ý định sử dụng. Swilley đã tiến hành hai cuộc khảo sát độc lập. Cuộc khảo sát thứ nhất tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát với đối tượng là sinh viên đại học và thu về 226 phiếu khảo sát. Cuộc khảo sát thứ hai được tiến hành qua email và thu được 480 phản hồi. Kết quả phân tích dữ liệu từ hai cuộc khảo sát trên đều cho thấy cảm nhận rủi ro ảnh hưởng tích cực đến thái độ, cảm nhận dễ sử dụng tác động tiêu cực đến cảm nhận hữu ích đối với ví điện tử. Trong khi đó an toàn/bảo mật tác động ngược chiều đến thái độ
  • 14. 4 đối với ví điện tử và thái độ khách hàng đối với ví điện tử có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng của khách hàng. Sinha (2016) cho rằng có sự thay đổi lớn trong thanh toán giao dịch, từ tiền mặt vật lý để thanh toán qua thẻ nhựa và thanh toán dựa trên Internet và bây giờ thông qua ví điện tử thời gian gần đây. Tuy nhiên, thanh toán qua ví điện tử có những đặc điểm tương tự như tiền mặt vật lý thanh toán cho những giao dịch mua sắm hàng hóa tại Ấn Độ. Mặc dù có nhiều sự thuận tiện, việc chấp nhận ví điện tử bởi người sử dụng tiềm năng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố nhất định. Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá các yếu tố quyết định đến việc sử dụng VĐT. Kết quả nghiên cứu sau cho thấy nhận thức của người tiêu dùng, sự thuận tiện, tiện ích, sự tin cậy và dễ sử dụng là các yếu tố quyết định đến xu hướng sử dụng ví điện tử của khách hàng. Bezhovski (2016) đánh giá sự phát triển của Internet và sự xuất hiện của TMĐT, số hóa trong quá trình thanh toán bằng cách cung cấp một loạt các lựa chọn TTĐT bao gồm thẻ thanh toán (tín dụng và thẻ ghi nợ), VĐT và điện thoại di động, tiền điện tử, phương thức thanh toán không tiếp xúc… mức độ phổ biến tăng dần trong giai đoạn chuyển đổi, hướng tới một tương lai đầy hứa hẹn với rất nhiều đổi mới trong công nghệ. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng và phát triển của thanh toán di động và hệ thống TTĐT khác tại các thị trường trên thế giới và tương lai của ngành công nghiệp này. Phân tích hệ thống khác nhau của dịch vụ thanh toán, các vấn đề an ninh điện tử liên quan và tương lai của các phương thức thanh toán di động. Bài báo xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các phương thức thanh toán di động của người tiêu dùng. Với tất cả sự an toàn và tiện lợi được cung cấp bởi phương thức TTĐT di động, có thể mong đợi tăng trưởng hơn nữa của thanh toán di động trên toàn thế giới thậm chí còn vượt qua thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Seetharaman và cộng sự (2017) khẳng định sự phát triển của hạ tầng viễn thông, hệ thống thanh toán và các thiết bị di động đã tạo ra những tiềm năng phát triển mới cho ví điện tử. Nghiên cứu này tìm hiểu được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng VĐT tại Singapore. Mô hình chấp nhận công nghệ
  • 15. 5 (TAM) đã được mở rộng để bao gồm tính sáng tạo, hạn mức giao dịch, sự bảo đảm, sự tin cậy, tính linh hoạt, chi phí giao dịch, sự riêng tư và bảo mật, tốc độ giao dịch và tính sẵn sàng lựa chọn thay thế. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò tích cực của sự bảo đảm, sự tin cậy, tính linh hoạt, chi phí giao dịch, sự riêng tư và bảo mật, tốc độ giao dịch đến xu hướng chấp nhận sử dụng ví điện tử của khách hàng. 2.2. Các nghiên cứu trong nước về Ví điện tử Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2011), “Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển khoa học công nghệ, số 14/2011. Kết quả nghiên cứu chính thức cho thấy các thang đo nhân tố ảnh hưởng của những biến độc lập; sự chấp nhận E-Banking và việc sử dụng E-Banking đều đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy tám yếu tố là hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp luật đều có ý nghĩa thống kê đối với sự chấp nhận E-Banking; sự chấp nhận EBanking có ý nghĩa thống kê đối với việc sử dụng E-Banking. Phân tích đường dẫn cho thấy hệ số xác định R2 tổng thể của mô hình EBAM là 0,570. Điều đó có nghĩa là các biến độc lập của mô hình đã giải thích được 57% sự biến động của biến phụ thuộc. Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), “An toàn thông tin trong thanh toán điện tử”, Tạp chí Công nghiệp, kỳ 1 tháng 10/2012. Nghiên cứu cho thấy một số ngân hàng sở hữu corebanking (hệ thống ngân hàng lõi) hàng chục triệu USD nhưng chưa đẩy mạnh triển khai các giải pháp công nghệ tổng thể nhằm tăng cường, bảo mật thông tin. Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu hiện nay là truy vấn thông tin, chưa cung cấp dịch vụ giao tiếp và giao dịch, gây lãng phí công nghệ. Do vậy, việc đẩy mạnh các giải pháp tăng cường an toàn thông tin trong TTĐT cũng cần các ngân hàng đặc biệt chú trọng, nhằm khai thác những cơ hội của thị trường ngân hàngbán lẻ trong thời gian tới. Phạm Thùy Giang và cộng sự (2014) với “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng đối với dịch vụ Internet banking của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã kế thừa lý thuyết của Davis (1989) để xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm của mình. Kết
  • 16. 6 quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng tỏ được mức độ chấp nhận, tin tưởng và tính đúng đắn của mô hình do lý thuyết. Nguyễn Đức Hải và Đỗ Minh Thu (2017), “Công nghệ tài chính cho đổi mới sáng tạo”, Tạp chí khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 12/2017. Nghiên cứu cho rằng các công ty công nghệ tài chính ngày càng lớn mạnh đang làm thay đổi và dần tái định hình mô thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính truyền thống của các ngân hàng với các sản phẩm/dịch vụ sáng tạo, nhiều tiện ích dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Việt Nam được đánh giá là một thị trường công nghệ tài chính tiềm năng và lĩnh vực này được dự báo là sẽ bùng nổ trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, hệ sinh thái công nghệ tài chínhở Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, khung pháp lý và quản lý về cơ bản mới chỉ đáp ứng đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để đảm bảo sự phát triển hài hòa của hệ thống ngân hàng và lĩnh vực Fintech, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vũ Văn Điệp (2017), “Thực trạng thanh toán điện tử tại Việt Nam và một số kiến nghị”, Tạp chí công thương, số 11 tháng 10/2017. Nghiên cứu giới thiệu tình hình chung về cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý thanh toán điện tử tại Việt Nam, một số nguyên nhân tồn tại, hạn chế của TTĐT, từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển TTĐT trong giai đoạn hiện nay. Đào Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Thảo, Đặng Thu Hoài và Nguyễn Thị Lệ Thu (2018), “Các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong hoạt động thanh toán của khách hàng cá nhân tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 194, tháng 7/2018. Nghiên cứu đã khẳng định dịch vụ công nghệ tài chính- Fintech, một mảng dịch vụ đang ngày càng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán. Tuy nhiên, thực tế triển khai dịch vụ Fintech trong thanh toán tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi số khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ này còn ít. Bài viết này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng dịch vụ Fintech trong thanh toán của các khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu từ 264 phiếu khảo sát với các cá nhân tại khu vực Hà Nội cho thấy có 6 nhân tố tác động đến quyết
  • 17. 7 định sử dụng công nghệ trong thanh toán, với mức độ ảnh hưởng giảm dần, bao gồm: (1) Mức độ an toàn và bảo mật, (2) Hữu ích; (3) Thái độ; (4) Sự tự chủ; (5) Tính dễ sử dụng và (6) Sự thuận lợi. Nguyễn Thùy Dung và Nguyên Bá Huân (2018), “Thanh toán bằng hình thức Ví điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học Lâm Nghiệp số 3/2018. Bằng phương pháp thống kê mô tả so sánh, nghiên cứu này đi sâu phân tích thực trạng sử dụng ví điện tử của Việt Nam trong thời gian qua thông qua việc phân tích tình hình phát hành, đặc điểm ví điện tử, tình hình sử dụng thực tế. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rõ những mặt hạn chế và những yếu tố làm cản trở hình thức thanh toán này nhằm đề xuất các giải pháp thúc đẩy hình thức thanh toán ví điện tử tại Việt Nam trong tương lai. Những khó khăn bao gồm: sự tin tưởng vào dịch vụ, thông tin ví điện tử, đồng bộ liên kết giữa các nhà cung cấp, thiếu tính đa năng, tiện ích hệ sinh thái. Một số giải pháp đưa ra tăng cường tiện ích hệ sinh thái, minh bạch thông tin, gắn kết giữa các nhà cung cấp, bảo mật an toàn, tuyên truyền và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Từ đó đề xuất các giải pháp thực tiễn nâng cao hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt. 3.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về Ví điện tử và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Ví điện tử. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 18. 8 Thực trạng hiệu quả kinh doanh Ví điện tử của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Phạm vi thời gian: Nghiên cứu dữ liệu kinh doanh Ví điện tử Ví Việt giai đoạn 2016-2018. Phạm vi nội dung: Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập dữ liệu thứ cấp là báo cáo tình hình kinh doanh Ví điện tử ở Việt Nam như Vietnam payment report, báo cáo EBI, website một số cổng thanh toán điện tử. Đối với dữ liệu nội bộ thu thập các báo cáo kết quả kinh doanh ví điện tử Ví Việt, đề án phát triển kinh doanh Ví Việt trong giai đoạn 2016-2018. 5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này để nêu lên mức độ hiện tượng, phân tích biến động các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau. Phương pháp này thực hiện mô tả ví điện tử Ví Việt, thực trạng sử dụng và giao dịch ví điện tử của khách hàng. Phương pháp thống kê so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, biểu phí nạp, thị phần, các kênh chuyển tiền thanh toán bằng ví điện tử... Phần mềm sử dụng là phầm mềm Excel 2013. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Đóng góp khoa học Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về Ví điện tử, hiệu quả kinh doanh Ví điện tử, lược khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ứng dụng vào nghiên cứu thực nghiệm Ví điện tử Ví Việt.
  • 19. 9 6.2. Đóng góp thực tiễn Nghiên cứu giúp người đọc hiểu được tổng quan về sản phẩm Ví điện tử Ví Việt của ngân hàng LienVietPostBank. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt tại LienVietPostBank. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt tại LienVietPostBank 7. Kết cấu luận văn Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ví điện tử. Trong chường này nghiên cứu trình bày tổng quan về ví điện tử, hiệu quả kinh doanh ví điện tử, các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh ví điện tử, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ví điện tử. Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Ví Việt tại LienVietPostBank. Chương này giới thiệu tổng quan về ví điện tử Ví Việt, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ví Việt. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ví điện tử Ví Việt. Trong chương này, luận văn trình bày định hướng phát triển kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ví điện tử Ví Việt.
  • 20. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VÍ ĐIỆN TỬ 1.1. Ví điện tử 1.1.1. Khái niệm và chức năng 1.1.1.1. Khái niệm Cổng thanh toán trực tuyến là mô hình kết hợp của các bên: người mua – ngân hàng – người bán. Sự ra đời của cổng thanh toán là để giải bài toán giao dịch thương mại, hỗ trợ người mua và người bán nhanh chóng hoàn tất giao dịch thông qua hệ thống chuyển tiền của ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2014). Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp giao dịch trực tuyến không được chấp nhận bởi các ràng buộc của người bán. Theo Upadhayaya (2012), Ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử thường được tích hợp trong các ứng dụng điện thoại hoặc sử dụng qua website có công dụng như một chiếc ví giúp bạn đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng, có chức năng thanh toán và giao dịch trực tuyến với các trang web điện tử hoặc các loại phí trên internet mà có liên kết và cho phép thanh toán bằng ví điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ hợp tác với ngân hàng để quản lý tiền của bạn và thông qua kết nối này, ngân hàng sẽ giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng bởi các giao dịch này sẽ do nhà cung cấp ví điện tử quản lý Dịch vụ ví điện tử được định nghĩa tại Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như sau: Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1. Ví điện tử là một loại tài khoản thanh toán điện tử (TTĐT), nó đóng vai trò là thanh toán trực tuyến dành cho khách hàng, giúp bạn thanh toán các loại chi phí trên
  • 21. 11 Internet, gửi tiền và nhận tiền một cách nhanh chóng nhất. Sản phẩm dùng để nhận tiền và chuyển tiền dễ dàng qua mạng, dùng để chi trả trực tuyến, lưu trữ được tiền trên mạng Internet (Nguyễn Văn Tiến, 2014). Không ít người nhầm lẫn và đánh đồng ngân hàng số với ví điện tử là một. Tuy nhiên, trên thực tế đây là hai ứng dụng công nghệ khác nhau và được sử dụng độc lập (Amin, 2009). Tuy với ví điện tử và ngân hàng số, người sử dụng đều có thể theo dõi và thao tác trên ứng dụng di động tuy nhiên với ngân hàng số, người dùng được sử dụng tất cả mọi tính năng của một ngân hàng đích thực chứ không chỉ riêng giao dịch và thanh toán như ví điện tử. 1.1.1.2. Chức năng Mỗi nhà cung cấp kinh doanh và phát triển ví điện tử đều có những chiến lược phát triển riêng biệt nhắm vào các đối tượng khách hàng khác nhau. Do vậy mà các sản phẩm ví điện tử của mỗi doanh nghiệp lại có những tiện ích và đặc điểm khác nhau. Nhìn chung các ví điện tử có các tiện ích, đặc trưng cơ bản chủ yếu sau: - Chuyển và nhận tiền: sau khi khách hàng đăng ký và kích hoạt thành công thì tài khoản ví điện tử đó có thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau như: nạp tiền trực tiếp tại quầy giao dịch của doanh nghiệp ví điện tử, nạp tiền tại quầy giao dịch ngân hàng kết nối với doanh nghiệp này, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ví điện tử cùng loại, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ngân hàng …Và khi có tiền trong tài khoản ví điện tử, chủ tài khoản ví điện tử có thể chuyển tiền sang VĐT khác, chuyển tiền sang tài khoản ngân hàng của khách hàng có liên kết hoặc chuyển cho người thân/gia đình/bạn bè theo đường bưu điện và qua các chi nhánh ngân hàng. - Lưu trữ tiền trên tài khoản điện tử: khách hàng có thể sử dụng VĐT làm nơi lưu trữ tiền dưới dạng tiền số hóa (tiền điện tử) một cách an toàn và tiện lợi. Và số tiền ghi nhận trên tài khoản VĐT tương đương với giá trị tiền thật được chuyển vào. - Thanh toán trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản ví điện tử thì khách hàng cũng có thể sử dụng số tiền này để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến thương mại điện tử hoặc ở nước ngoài có tích hợp chức năng thanh toán bằng ví điện tử đó.
  • 22. 12 - Truy vấn tài khoản: với chức năng này, khách hàng sử dụng ví điện tử có thể thực hiện các thay đổi về thông tin cá nhân, mật khẩu, tra cứu số dư, xem lịch sử giao dịch trong tài khoản VĐT của họ. Ngoài ra các ví điện tử vẫn còn đang phát triển và tích hợp thêm nhiều chức năng phụ khác nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn cho chủ tài khoản khi sử dụng ví điện tử của doanh nghiệp: - Thanh toán hóa đơn: ví điện tử đã mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu như các điện thoại, internet, điện lực, nước, truyền hình … cho phép khách hàng có thể thanh toán các loại hóa đơn sinh hoạt này thông qua tài khoản ví điiện tử một cách chủ động và thuận tiện. - Nạp tiền điện thoại, thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn: chủ tài khoản ví điện tử cũng có thể sử dụng tiền trong tài khoản VĐT để chi trả những khoản phí nhỏ cho các dịch vụ nội dung số trên internet dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp hơn so với các phương thức TTĐT khác. - Mua vé điện tử: với sự gia tăng của nhu cầu mua vé điện tử như vé máy bay, vé tàu, vé xe, vé xem phim, ca nhạc …các ứng dụng ví điện tử đã mở rộng thêm chức năng mua vé điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu và gia tăng tiện ích cho người dùng VĐT. - Thanh toán học phí: khi sử dụng ví điện tử, chủ tài khoản có thể thanh toán học phí cho các khóa học online, đào tạo từ xa …một cách dễ dàng và tiện lợi. - Thanh toán đặt phòng: ví điện tử có thể liên kết với các trang đặt phòng khách sạn để giúp khách hàng có thể thanh toán trực tuyến. - Tích hợp thanh toán các dịch vụ tài chính – bảo hiểm. 1.1.2. Vai trò của Ví điện tử 1.1.2.1. Đối với nhà nước Thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của Việt Nam: Ví điện tử- được chính phủ đánh giá là công cụ thanh toán phù hợp với nhu cầu và tâm lý của người tiêu dùng, không phải lo ngại khi để lộ các thông tin tài khoản thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng trên môi trường internet nhiều rủi ro. Khi thực hiện các giao dịch thanh toán, khách hàng chỉ cần khai báo thông tin tài khoản VĐT – nơi
  • 23. 13 chứa số lượng tiền nhỏ mà khách hàng chuyển vào. Hơn nữa các ứng dụng ví điện tử còn cam kết đảm bảo cho người mua và người bán khi thực hiện giao dịch qua ứng dụng (Apps), hạn chế các tình trạng gian lận, lừa đảo khi tham gia giao dịch thương mại điện tử tổn hại đến lợi ích và quyền lợi chính đáng của khách hàng. Hạn chế tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế: TMĐT của Việt Nam tăng trưởng mạnh và gia tăng liên tục về quy mô, tuy nhiên đa phần là thanh toán tiền mặt khi giao hàng. Do đó sự ra đời của ví điện tử được kỳ vọng sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng thực hiện thanh toán trực tuyến khi mua sắm trên không gian TMĐT. Hơn nữa, các cơ quan quản lý có thể chủ động quản lý và kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế, sẽ hạn chế được nạn tiền giả. 1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp Tăng doanh số bán hàng: rất nhiều doanh nghiệp đã tập trung xây dựng và triển khai kênh bán hàng trực tuyến qua mạng internet. Nhờ tính an toàn và tiện lợi trong thanh toán trực tuyến, ví điện tử sẽ giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp yên tâm hơn khi tham gia giao dịch qua mạng internet. Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng được doanh số bán hàng thông qua kênh thương mại điện tử. Doanh nghiệp sẽ tránh được phát sinh các chi phí phát sinh do đơn hàng giả: khi các giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử thì doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm không bị các đơn hàng giả vì đã được các ví điện tử đảm bảo xác thực tài khoản ví điện tử của người mua. Các ứng dụng ví điện tử sẽ trừ tiền trong tài khoản của Users và sẽ chuyển cho người bán khi giao dịch thành công và không có khiếu nại nào từ người mua và người bán nữa. Tránh thất thoát tiền hàng hóa/dịch vụ vì kiểm, đếm sai hoặc nhận phải tiền rách, tiền giả trong quá trình giao dịch: các giao dịch thanh toán sẽ được thực hiện tự động và chính xác bàng máy tính điện tử do đó sẽ người bán hàng không sợ bị thất thoát tiền do đếm sai, hoặc nhận phải tiền rách, tiền giả. 1.1.2.3. Đối với khách hàng Khách hàng có thể hạn chế tối đa thiệt hại do mất thông tin tài khoản tài chính: So với các phương thức thanh toán trực tuyến khác (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mobile
  • 24. 14 banking, internet banking), khi bị kẻ gian lấy được thông tin chủ tài khoản thì mức thiệt hại tài chính đối với chủ tài khoản ví điện tử là nhỏ nhất. Vì các phương thức khác đều liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng mà trong đó thường có chứa số lượng tiền lớn. Còn ứng dụng ví điện tử chỉ chứa số tiền vừa phải do chủ tài khoản nạp vào để thực hiện một vài giao dịch nhất định. - Hạn chế bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến: khi khách hàng thanh toán bằng ví điện tử, người tiêu dùng sẽ được các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi nhờ hình thức thanh toán tạm giữ. Với phương thức này, ứng dụng ví điện tử sẽ trừ tiền trong tài khoản ví điện tử của người mua và “tạm giữ” số tiền đó trong tài khoản của doanh nghiệp. Khi người mua đã nhận được hàng hóa/dịch vụ đúng như mô tả thì người bán mới nhận được tiền và không có khiếu nại nào từ phía người mua và người bán. - Tránh thất thoát tiền vì kiểm, đếm sai hoặc nhận phải tiền giả, tiền rách trong quá trình giao dịch: các giao dịch thanh toán sẽ được thực hiện tự động và chính xác bàng máy tính điện tử do đó người mua hàng không sợ bị thất thoát tiền do đếm sai, hoặc nhận phải tiền giả, tiền rách trong quá trình giao dịch. 1.1.2.4. Đối với ngân hàng Tăng tính năng cho tài khoản ngân hàng, khách hàng sẽ được gia tăng các giá trị dịch vụ nhất là trong TTTT, khách hàng sẽ trung thành với ngân hàng hơn nhờ có nhiều tiện ích gắn với chi tiêu hàng ngày trong cuộc sống của họ. Ngoài ra còn giúp gia tăng lượng tài khoản thanh toán. Ứng dụng ví điện tử sẽ giúp ngân hàng có lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác, từ đó góp phần đẩy mạnh uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Các ngân hàng sẽ tận dụng được hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của các đối tác doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ trên ví điện tử. Nhờ dịch vụ nạp tiền, chuyển tiền và rút tiền cho ví điện tử và các dịch vụ khác, ngân hàng sẽ gia tăng doanh thu từ các khoản phí. 1.1.3. Thanh toán bằng Ví điện tử
  • 25. 15 Sau khi chủ tài khoản đăng ký và kích hoạt thành công tài khoản ví điện tử thì các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm quản lý tài khoản ví điện tử của khách hàng và xử lý các giao dịch phát sinh trên hệ thống. Nhà cung cấp ví điện tử phải bố trí một tài khoản ngân hàng riêng biệt để theo dõi toàn bộ lượng tiền đang lưu hành trên ví điện tử của khách hàng và phải đảm bảo số dư của tài khoản này đúng bằng tổng số tiền trên các ví điện tử của khách hàng (Công văn số 6251/NHNN-TT vào ngày 11/08/2011). Hiện nay, ví điện tử có thể thanh toán trên hai nền tảng chính là website qua mạng internet và thanh toán dựa vào ứng dụng hoặc tin nhắn (SMS) trên điện thoại di động qua mạng viễn thông. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua internet: có 03 giai đoạn từ giai đoạn đặt hàng, giai đoạn thanh toán và giai đoạn nhận hàng. Các giai đoạn này lại được chia ra làm các bước nhỏ khi thao tác trên giao diện tại các gian hàng/webiste thương mại điện tử của người bán đã được tích hợp chức năng thanh toán bằng ví điện tử. Tất cả các ví điện tử thanh toán qua mạng internet đều áp dụng chính sách bảo mật tài khoản bằng hai lớp mật khẩu (mật khẩu đăng nhập - AP và mật khẩu xác nhận sử dụng một lần – OTP) Hình 1.1. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua internet Giai đoạn đặt hàng Giai đoạn thanh toán Giai đoạn nhận hàng Xác nhận SMS mã OTP thanh toán Chọn hình thức thanh toán Nhận thông báo kết quả giao dịch qua SMS hoặc Email khách hàng Đăng nhâp tài khoản Ví điện tử của khách hàng đã đăng ký Cung cấp thông tin người mua (Địa chỉ, phương thức giao hàng) Chọn mặt hàng trên trang Thương mại điện tử
  • 26. 16 Chọn ứng dụng (Apps) VĐT trên điện thoại di động Chọn loại hình giao dịch khách hàng muốn thực hiện Nhập mã hóa đơn dịch vụ Cung cấp số điện thoại của khách hàng Đăng nhập VĐT Kiểm tra thông tin và thanh toán Các ví điện tử hoạt động trên ứng dụng ĐTDĐ chỉ có thể dùng để thanh toán hóa đơn điện, nước, chuyển tiền cho các VĐT cùng loại, chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng liên kết, mua thẻ điện thoại, thẻ game…mà chưa được kích hoạt chức năng thanh toán trực tuyến, mua vé điện tử, thanh toán đặt phòng … Hình 1.2. Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử qua điện thoại di động 1.2. Lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Một trong những công cụ hữu ích trong việc giải thích ý định chấp nhận sản phẩm mới là mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). Theo Legris và cộng sự (2003, mô hình TAM đã dự đoán thành công khoảng 40% việc sử dụng một hệ thống mới. Lý thuyết TAM được mô hình hoá và trình bày ở hình sau: Hình 1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ Chọn mã dịch vụ Lựa chọn dịch vụ cần thanh toán
  • 27. 17 Venkatesh và cộng sự (2003) Hai yếu tố của mô hình là sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận. Sự hữu ích cảm nhận là cấp độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ. Sự dễ sử dụng cảm nhận là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực. Hai yếu tố đó sẽ tác động đến thái độ sử dụng, từ đó hình thành ý định sử dụng và quyết định sử dụng thực tế. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được áp dụng để nghiên cứu về hành vi sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cũng có những hạn chế nhất định. Sun & Zhang (2004) và Venkatesh et al. (2003) đã chỉ ra hai nhược điểm chính trong các nghiên cứu sử dụng mô hình TAM: (1) Độ giải thích của mô hình không cao và (2) Mối tương quan giữa các nhân tố trong mô hình bị mâu thuẫn trong các nghiên cứu với lĩnh vực và đối tượng khác nhau. 1.3. Hiệu quả kinh doanh của Ví điện tử 1.3.1. Khái niệm Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. (Lê Văn Tư, 2005). Adam Smith (1776) nhận định: “Hiệu quả - Kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này, việc xác định hiệu quả kinh doanh chỉ đơn thuần dựa vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Quan điểm của Adam Smith đã bỏ qua yếu tố chi phí trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh do đó chưa phân định được rõ ràng giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh. Trong cuốn Kinh tế học (1948), Paul A. Samuelson đưa ra quan điểm: “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của con người”. Với cách tiếp cận này, tác giả đã nêu lên được
  • 28. 18 đặc tính của khái niệm hiệu quả đó là sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực và mục đích của hoạt động. Tuy nhiên, quan điểm này chưa đưa ra được cách xác định hiệu quả kinh doanh. Nguyễn Văn Phúc (2016) cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp thu được với chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp”. Cần phải phân biệt một cách rõ ràng giữa hai khái niệm: hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được trong một khoảng thời gian nhất định được lượng hóa bẳng một số chỉ tiêu như doanh thu, sản lượng tiêu thụ, thị phần, ... Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, được tính bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và hao phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan trọng, được nhiều doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh là tìm mọi biện pháp để tăng doanh thu hoặc giảm chi phí, hoặc làm cho tốc độ tăng doanh thu hoặc giảm chi phí, hoặc làm cho tốc độ tăng doanh thu phải nhanh hơn tốc độ giảm chi phí. Tóm lại, quan điểm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh là rất đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xét hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ những hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, do vậy quan điểm về hiệu quả mà nghiên cứu sử dụng để đánh giá: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh ví điện tử của NHTM là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay nói một cách khác hiệu quả được hiểu là khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động kinh doanh ví điện tử”. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá Hiện nay chưa có một bộ chỉ tiêu chung nào làm căn cứ xác định sự phát triển của ứng dụng ví điện tử của ngân hàng. Hiệu quả và sự phát triển của dịch vụ này tại mỗi ngân hàng là hoàn toàn khác nhau do đặc điểm cũng như định hướng phát triển
  • 29. 19 khác nhau của từng ngân hàng thương mại (Nguyễn Văn Tiến, 2014). Tác giả nhận thấy có sự khác biệt và hoàn toàn không giống nhau giữa các Ngân hàng. Dưới đây, tác giả xin đưa ra một số các chỉ tiêu thông thường để đánh giá hiệu quả sử dụng điện tử tại một số NHTM: 1.3.2.1. Nhóm các tiêu chí định tính  Đa dạng hóa sản phẩm- Tăng tiện ích cho sản phẩm Sự phát triển ví điện tử không chỉ căn cứ vào số lượng dịch vụ mà còn phải căn cứ vào sự đa dạng của sản phẩm và tính tiện ích của nó. Các sản phẩm tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ như: ngân hàng trực tuyến cho phép giao dịch toàn quốc, sản phẩm thẻ với nhiều tính năng…nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng. Ngày nay việc phát triển của CNTT thì sự an toàn hoạt động ngân hàng càng trở nên quan trọng, bằng các công nghệ bảo mật và biện pháp bảo đảm như chữ ký điện tử, mã hóa đường truyền…tính an toàn của các sản phẩm đã và đang được tăng cường.  Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng được đo lường bằng khả năng thỏa mãn mức độ hài lòng của họ. Nếu như chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn hảo thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng. Nếu khách hàng thỏa mãn sẽ thông tin tới những người khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ tìm đến ngân hàng để giao dịch. Sự hoàn hảo của dịch vụ được hiểu là dịch vụ với những tiện ích cao, giảm đến mức thấp nhất các sai sót và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng ngày càng hoàn hảo càng làm cho khách hàng yên tâm và tin tưởng. Cách tốt nhất để nhận biết được phản hồi của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của mình là ngân hàng phải tiến hành một cuộc khảo sát về sự hài lòng của khách hàng. Ngày nay việc khảo sát ý kiến khách hàng về CLDV ngày càng phổ biến. Kết quả cuộc khảo sát sẽ giúp ngân hàng tìm hiểu rõ cảm nhận và đánh giá của khách hàng để từ đó ngân hàng sẽ hoàn thiện hơn nữa dịch vụ cung cấp.  Danh tiếng và thương hiệu Thương hiệu thể hiện sức mạnh và tiềm lực phát triển của ngân hàng. Một ngân hàng có thương hiệu mạnh sẽ tạo được sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng. Nếu
  • 30. 20 các yếu tố khác là giống nhau thì ngân hàng nào có thương hiệu mạnh và danh tiếng sẽ dành được ưu thế trong việc thu hút khách hàng sử dụng ví điện tử. 1.3.2.2. Nhóm các tiêu chí định lượng  Doanh thu và lợi nhuận Doanh số là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển của ví điện tử, doanh số càng lớn tức là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng cao, thị phần ví điện tử ngày càng nhiều. Do đó, ví điện tử càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Đây chính là kết quả tổng hợp của việc đa dạng hóa (tức là phát triển theo chiều rộng), nâng cao chất lượng sản phẩm (tức là phát triển theo chiều sâu). Doanh số = Số lượng khách hàng * phí dịch vụ Thu nhập cho ngân hàng = Doanh số- chi phí sản phẩm dịch vụ (chi phí gia vốn, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp) Mức độ gia tăng doanh số kinh doanh được đo lường bằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi tiến hành phát triển ví điện tử. Lợi ích lớn nhất mà nó mang lại là lợi nhuận. VĐT không thể coi là phát triển nếu nó không mang lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng.  Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần Sự gia tăng số lượng khách hàng = Chêch lệch số lượng khách hàng năm sau so với năm trước Số lượng khách hàng năm trước Chỉ tiêu thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Một ngân hàng hoạt động tốt bao nhiêu thì càng thu hút được nhiều khách hàng bấy nhiêu và nâng cao thị phần của mình trên thị trường. Chính vì thế ngân hàng phải không ngừng nâng cao vị thế của mình tạo ra một hình ảnh tốt để mở rộng thị phần.  Cơ cấu dịch vụ Tiêu chí này thể hiện tính đa dạng, phong phú của dịch vụ mà ngân hàng mang đến cho khách hàng. Ngân hàng có số lượng dịch vụ càng nhiều thì năng lực cạnh tranh càng cao, đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng nhờ đó phát triển
  • 31. 21 được dịch vụ ngân hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng. Hay nói cách khác chúng ta có thể đánh giá khả năng phát triển dịch vụ qua số lượng danh mục sản phẩm hoặc chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Số lượng khách hàng sử dụng ví điện tử Tỷ trọng sử dụng ví điện tử = Số lượng khách hàng của ngân hàng Hoặc Tỷ trọng sử dụng ví điện tử trong thanh toán điện tử Doanh thu điện tử = Tổng doanh thu của ngân hàng Nếu số lượng khách hàng cho thấy sự phát triển Ví điện tử theo chiều rộng thì tỷ trọng sử dụng Thanh toán tự động là con số hết sức ý nghĩa khi xem xét sự phát triển dịch vụ này theo chiều sâu.  Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch và kênh phân phối Hệ thống chi nhánh thể hiện qua số lượng các chi nhánh đang hoạt động, hiện nay các ngân hàng thương mại đã và đang mở rộng hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch tới mọi địa phương. Hệ thống chi nhánh càng rộng lớn thể hiện tiềm lực của ngân hàng và là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu của các NHTM. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, nên việc mở rộng thêm các kênh phân phối và mạng lưới các thiết bị trên nền tảng công nghệ cao là rất cần thiết trong cuộc cạnh tranh gây gắt như hiện nay. Các kênh phân phối hiện nay như: Internet Banking, Phone Banking, Home banking…  Chất lượng dịch vụ Ví điện tử Tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp và khách hàng có sự khác nhau rất lớn. Chất lượng dịch vụ chi phối mạnh đến việc tăng thị phần, tăng khả năng thu hồi vốn đầu tư, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí sản xuất và cuối cùng là tăng lợi nhuận (Babakus và Boller, 1992). Chất lượng dịch vụ đã được xác định là ấn tượng tích cực hay tiêu cực của khách hàng đối với các dịch vụ của một tổ chức. Hơn nữa, chất lượng dịch vụ được coi là không chỉ đáp ứng mà còn để vượt quá mong đợi của khách hàng và nên có quá trình cải tiến liên tục (Walker và
  • 32. 22 Cheung, 1998). Sự hài lòng của khách hàng có liên quan đến chất lượng dịch vụ. Nếu chất lượng dịch vụ rất cao, mức độ thỏa mãn vượt quá sự mong đợi, khách hàng sẽ rất hài lòng. Chất lượng dịch vụ cao, mức độ thỏa mãn đạt được sự mong đợi, khách hàng cảm thấy vui vẻ hài lòng. Ngược lại nếu chất lượng dịch vụ thấp, mức độ thỏa mãn thấp hơn giá trị mong đợi, khách hàng sẽ thất vọng. Chất lượng dịch vụ có thể làm cho một tổ chức này khác biệt với một tổ chức khác và từ đó đạt được ưu thế cạnh tranh (Mohr, 1982). Sự gia tăng không ngừng của chất lượng các dịch vụ điện tử đã làm cho các công ty trực tuyến hoạt động hiệu quả hơn, thu hút hơn, nhận được sự hài lòng và giữ được nhiều khách hàng hơn (Gronroos và cộng sự, 1984).Theo Gronroos (1984), chất lượng dịch vụ phải bao gồm 3 khía cạnh: chất lượng công nghệ (kỹ thuật), chất lượng hoạt động (chức năng), và chịu tác động bởi hình ảnh của công ty. Theo Parasuraman và cộng sự (1985), chất lượng dịch vụ có thể định nghĩa là sự so sánh của khách hàng giữa chất lượng dịch vụ mà họ kỳ vọng và chất lượng dịch vụ thực tế họ nhận được. Các tác giả cho rằng chất lượng dịch vụ là sự kỳ vọng của khách hàng trước khi mua, nhận thức chất lượng quá trình, nhận thức chất lượng sản phẩm. Jun và Cai (2001) đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua các tiêu chí: sản phẩm đa dạng/tính năng đa dạng, độ tin cậy, đáp ứng nhanh, năng lực, lịch sự, sự tín nhiệm, truy cập, truyền thông, hiểu khách hàng, hợp tác, cải tiến liên tục, nội dung, tính chính xác, dễ sử dụng, đúng thời hạn, tính thẩm mỹ, và tính an toàn. Flavian, Tores và Guinaliu (2004) đã phát hiện ra bốn tiêu chí là tốc độ truy cập vào dịch vụ, dịch vụ được cung cấp, tính bảo mật, và danh tiếng của ngân hàng, được thừa nhận đã tạo dựng được hình ảnh cho thanh toán tự động và chất lượng dịch vụ của thanh toán tự động. Bauer và Hammerschmidt (2005) đề xuất 6 tiêu chí mang lại chất lượng dịch vụ ví điện tử: tính bảo mật, tính tin cậy, các dịch vụ bổ sung, giá trị gia tăng, hỗ trợ giao dịch, và đáp ứng nhanh. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ví điện tử 1.3.3.1. Yếu tố môi trường  Môi trường kinh tế
  • 33. 23 Các yếu tố liên quan đến kinh tế như tốc độ tăng trưởng, ổn định kinh tế, tỷ giá hối đoái, lạm phát…Đây là một nhân tố có tác động rất lớn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Một nền kinh tế tăng trưởng, sức mua tăng giúp các ngân hàng phát triển, đồng thời cũng đem lại sự cạnh tranh gay gắt cho các ngân hàng do thị trường mở rộng, đầu tư nước ngoài tăng, sản phẩm đa dạng hơn… Ngược lại, một nền kinh tế suy thoái, không ổn định, sức mua giảm, các ngân hàng có xu hướng giảm doanh số, giảm lợi nhuận…  Môi trường pháp luật Ví điện tử là loại hình cung cấp dịch vụ lợi ích cho khách hàng, nó chịu ảnh hưởng rất lớn của pháp luật. Chỉ một thay đỏi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức lớn cho ngân hàng, nếu như ngân hàng không kịp thời thay đổi sẽ mất uy tín với khách hàng từ đó hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh huởng và kém hiệu quả.Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh ứng dụng VĐT phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định, chế độ, thể lệ đặt ra trong thanh toán do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.  Yếu tố văn hóa – xã hội Các yếu tố văn hóa xã hội có thể bao gồm: lối sống, phong tục tập quán, thái độ tiêu dùng, trình độ dân trí, thẩm mỹ… Các nhân tố thường biến đổi hoặc thay đổi dần theo thời gian nên rất khó nhận biết nhưng lại quy định các đặc tính của thị trường mà bắt buộc ngân hàng nào cũng phải quan tâm khi tham gia vào thị trường đó.  Yếu tố khoa học công nghệ Yếu tố khoa học công nghệ tác động đến hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua các tiêu chí về sản phẩm như chất lượng, bao bì, giá cả… Áp dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, tăng chất lượng, cải tiến mẫu mã…từ đó thu hút được khách hàng. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ VĐT muốn đứng vững ngay trên sân nhà và vươn ra thị trường thế giới thì không thể không chú ý đến việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật công nghệ, không chỉ là nắm bắt nhanh việc chuyển giao công nghệ mà phải có khả năng sáng tạo được công nghệ mới tiên tiến hơn.
  • 34. 24 1.3.3.2. Môi trường ngành Môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành. Đây chính là môi trường cạnh tranh của các ngân hàng hoạt động cùng trong một ngành. Môi trường vi mô bao gồm 5 nhân tố: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng, các đối thủ tiềm năng và sản phẩm thay thế.  Khách hàng Quan niệm “khách hàng là thượng đế” luôn đúng đối với tất cả các ngành nghề. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của ngân hàng. Các ngân hàng khi thỏa mãn được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng hơn các đối thủ khác thì sẽ chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng. Các ngân hàng luôn coi khách hàng là đối tượng phục vụ vì thông qua sự tiêu dùng của khách hàng thì doanh nghiệp mới có được lợi nhuận. Khách hàng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng qua thị hiếu và thu nhập.  Đối thủ cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng bao gồm tất cả các ngân hàng và doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh cùng ngành nghề, cùng khu vực thị trường. Sự am hiểu tường tận đối thủ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Mỗi đối thủ khi tham gia vào thị trường đều muốn huy động mọi khả năng của mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, nếu muốn tồn tại và đứng vững thì doanh nghiệp phải không ngừng đưa ra các giải pháp hữu hiệu để bảo vệ đồng thời tăng thị phần của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh để theo kịp và vượt qua các đối thủ khác.  Nhà cung ứng Nhà cung ứng cũng có một sức ép nhất định lên doanh nghiệp.Đặc biệt, các nhà cung cấp độc quyền cho doanh nghiệp có thể chi phối, tạo sức ép thông qua việc thay đổi giá cả hoặc trì hoãn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh dpoanh. Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chi phí kinh doanh, ảnh hưởng chất lượng, lợi nhuận từ đó tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy,
  • 35. 25 các doanh nghiệp nên tạo mối quan hệ tốt với các đối tác là nhà cung ứng hoặc có thể tìm và hợp tác với nhiều nhà cung ứng để tránh bị sức ép.  Đối thủ tiềm năng Đối thủ tiềm năng là những doanh nghiệp có khả năng tham gia vào thị trường ngành mà ngân hàng hiện đang hoạt động hoặc ở những ngành thay thế.Họ có khả năng mở rộng hoạt động chiếm lĩnh thị trường, làm giảm thị phần và lợi nhuận của của các ngân hàng.  Sản phẩm thay thế Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của sự tiến bộ về công nghệ nhằm đáp ứng những nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và đòi hỏi ngày càng cao. Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Số lượng sản phẩm thay thế tăng sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh, thu hẹp quy mô thị trường của sản phẩm và thị phần VĐT của ngân hàng. Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế tiềm ẩn, các ngân hàng có thể bị tụt lại với nhu cầu thị trường.Muốn đạt được thành công các doanh nghiệp phải chú ý phát 1.3.3.3. Yếu tố từ ngân hàng Yếu tố xuất phát từ ngân hàng bao gồm các yếu tố hữu hình, vô hình tồn tại và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ. Các yếu tố hữu hình như: đất đai, văn phòng, nhà cửa, máy móc thiết bị, tiền… Các yếu tố vô hình như: kiến thức, kinh nghiệm, văn hóa doanh nghiệp, mối quan hệ, uy tín thương hiệu… Nhưng nếu muốn phân tích và đánh giá đúng thực trạng môi trường bên trong của tất cả các doanh nghiệp thì các yếu tố cần quan tâm và phân tích là: nguồn nhân lực, nguồn tài chính, nguồn vật chất, hệ thống tổ chức và văn hóa doanh nghiệp.  Nguồn nhân lực Yếu tố nhân lực được coi là tài sản vô cùng quý báu cho sự thành công của ngân hàng. Chiến lược dù có đúng đắn nhất, nếu không có những người thực hiện tốt thì cũng không đem lại hiệu quả. Có một nguồn nhân lực tốt thì các nguồn lực khác của các ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng. Họ có thể tạo ra chất lượng sản phẩm,
  • 36. 26 dịch vụ tốt, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng không chỉ được những lợi ích trước mắt như tăng doanh thu, lợi nhuận mà cả uy tín ngân hàng cũng tăng. Vì vậy, các ngân hàng nên tổ chức đào tạo cho đội ngũ lao động của mình, giáo dục cho họ lòng nhiệt tình hăng say và tinh thần lao động tập thể. Ngoài ra, nên thực hiện các chế độ đãi ngộ tốt đối với đội ngũ nhân viên.  Nguồn tài chính Nếu yếu tố nhân lực là tài sản đem lại cho ngân hàng khả năng vượt lên trên những đối thủ khác thì yếu tố tài chính lại là yếu tố quyết định đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của một ngân hàng. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị hay quảng cáo… của ngân hàng đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính. Ngân hàng có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, hạ giá thành một thời gian chấp nhận lỗ để mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngân hàng gặp khó hăn về tài chính sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.  Nguồn vật chất Một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến phù hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực sản xuất, làm tăng khả năng của doanh nghiệp lên rất nhiều. Nguồn lực vật chất gồm: - Máy móc, trang thiết bị và trình độ công nghệ của ngân hàng càng hiện đại, tiên tiến thì ngân hàng đó có khả năng cạnh tranh rất cao. Nó chính là yếu tố quan trọng thể hiện năng lực của ngân hàng và tác động trực tiếp tới chất lượng, giá thành và giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên sử dụng chúng với quy mô hợp lý để có thể đem lại hiệu quả cao. - Mạng lưới phân phối: Mạng lưới phân phối được tổ chức, quản lý và điều hành một cách hợp lý thì nó chính là một phương tiện hiệu quả nhất trong việc tiếp cận khách hàng.
  • 37. 27 - Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí đầu ra và chi phí lâu dài của việc kinh doanh vì nó đảm bảo được việc hoạt động kinh doanh có liên tục và ổn định hay không. - Quy mô của ngân hàng: ngân hàng lớn hay nhỏ sẽ có ảnh hưởng lớn hay nhỏ đối với người tiêu dùng. Số lượng sản phẩm, dịch vụ lớn, đa dạng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, từ đó mới nâng được thị phần cao hơn.
  • 38. 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VÍ ĐIỆN TỬ VÍ VIỆT TẠI LIENVIETPOSTBANK 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP LienVietPostBank 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Cơ quan trung ương của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua các Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Chi nhánh và Phòng Giao dịch trong cả nước. Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của LienVietPostBank
  • 39. 29 2.1.3. Triết lý kinh doanh - Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt: + Không có con người, dự án vô ích. + Không có Khách hàng, ngân hàng vô ích. + Không có Tâm - Tín - Tài - Tầm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vô ích. - Cổ đông: Là nền tảng của Ngân hàng. - Khách hàng: Là ân nhân của Ngân hàng. 2.1.4. Các giải thưởng: Nỗ lực liên tục để đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội, sự phát triển của ngành ngân hàng và các thành tựu công nghệ, LienVietPostBank đã được công nhận với các giải thưởng, chứng chỉ và chứng nhận về sự phát triển, tiềm lực cho sự phát triển lĩnh vực thương mại điện tử: - Năm 2010 - Chứng nhận và Cúp Giải thưởng Sao Khuê năm 2010 như tấm gương tiêu biểu trong các Doanh nghiệp Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin. Giải thưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng. - Năm 2016 - Giải thưởng Ứng dụng Ngân hàng Di động Tốt nhất Việt Nam 2016 (Best Mobile Banking App Vietnam) do Tạp chí Tài chính Quốc tế (International Finance Magazine) trao tặng. - Năm 2017 - Giải thưởng "Ngân hàng có Ứng dụng Mobile Banking Tốt Nhất Việt Nam năm 2017" (Best Mobile Banking Application Vietnam 2017) do Tạp chí Tài chính Quốc tế (International Finance Magazine - IFM) trao tặng. - Giải thưởng "Ngân hàng Việt Nam có Sáng kiến trong lĩnh vực Ngân hàng Số năm 2017" (Digital Banking Initiative of the Year - Vietnam 2017) do Tạp chí Ngân hàng Tái chính châu Á (The Asian Banking and Finance - ABF) trao tặng.
  • 40. 30 - Giải thưởng "Ngân hàng Việt Nam có Sáng kiến trong lĩnh vực Ngân hàng Trực tuyến năm 2017" (Online Banking Initiative of the Year - Vietnam 2017) do Tạp chí Ngân hàng Tái chính châu Á (The Asian Banking and Finance - ABF) trao tặng. - Giải thưởng APICTA 2017 do Liên minh Các tổ chức Công nghệ Thông tin và Truyền thông khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APICTA) trao tặng cho sản phẩm Ví Việt. - Năm 2018 - Giải thưởng Dự án Ngân hàng Di động Tốt Nhất tại Việt Nam năm 2018 do the Asian Banker trao tặng cho sản phẩm Ví Việt. - Giải thưởng Ngân hàng có giải pháp thương mại điện tử tốt nhất Việt Nam 2018 - Best E-commerce Bank Vietnam 2018 do Global Banking and Finance Review trao tặng. - Giải thưởng Ngân hàng có Sản phẩm/dịch vụ sáng tạo tiêu biểu năm 2018 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng. - Giải thưởng Công ty Fintech tiêu biểu năm 2018 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tổ chức Dữ liệu quốc tế IDG trao tặng. 2.2. Giới thiệu Ví điện tử Ví Việt 2.2.1. Tổng quan Ví Việt Ví Việt là sản phẩm của Ngân hàng LienVietPostBank. VĐT này đồng thời là Cổng TTĐT, Phương tiện thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt phục vụ cho mọi tầng lớp người dân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp, tổ chức để thực hiện các thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, trả tiền hàng hóa, dịch vụ, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, nhận tiền, nạp tiền vào Ví Việt, rút tiền mặt từ Ví Việt thông qua Tài khoản thanh toán, huy động tiết kiệm, vay vốn nhanh chóng, an toàn, tiện ích, mọi lúc, mọi nơi.
  • 41. 31 Hình 2.2. Giao diện của Ví điện tử Ví Việt 2.2.2. Ba trụ cột chính của Ví Việt - Nền tảng công nghệ tiên tiến: Ví Việt xây dựng sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn - tiện ích, thân thiện cho người sử dụng và thuận tiện tích hợp với hệ thống kinh doanh/ thanh toán của các đối tác; - Hệ thống kênh phân phối, phát triển sản phẩm sâu rộng, được tổ chức, quản lý khoa học và chủ động: Ví Việt xây dựng hệ thống kênh phân phối trên cơ sở mạng lưới các Chi nhánh, Phòng giao dịch của LPB, PGDBĐ và của các Đối tác chiến lược để có thể phát triển kênh phân phối trên toàn quốc; đồng thời phát triển mạng lưới Đại lý Ví Việt để phục vụ khách hàng và các đối tác nhanh chóng và tiện lợi nhất. -Sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm Ví Việt phải liên tục được nâng cấp, bổ sung các chức năng sử dụng, dịch vụ GTGT nhằm đảm bảo cho Ví Việt là sản phẩm ứng dụng đáp ứng tốt nhất trên thị trường thanh toán với các tiêu chí: dễ sử dụng, nhanh chóng, an toàn - tiện ích, thân thiện và với mức phí dịch vụ cạnh tranh nhất. 2.2.3. Các chức năng của Ví Việt
  • 42. 32 Bảng 2.1. Các chức năng của Ví Việt Chức năng Giải thích Nạp tiền từ ví điện tử Nạp tiền tại các điểm giao dịch của LPB; tại các đại lý/Cộng tác viên; từ tài khoản LPB; thẻ/TK ngân hàng nội địa; thẻ quốc tế MasterCard/Visa/JCB; thẻ Amex. Rút tiền từ tài khoản Ví Việt Rút tiền về thẻ/tài khoản LPB; thẻ/TK ngân hàng nội địa; tại các điểm giao dịch của LPB; các đại lý/Cộng tác viên. Chuyển tiền Chuyển tiền từ Ví Việt sang Ví Việt; từ Ví Việt đến tài khoản LPB; từ Ví Việt đến thẻ ngân hàng nội địa; tại đại lý/CTV Ví Việt. Nạp tiền điện thoại Viettel, Vinaphone, Mobilephone, Gmobile, Vietnamobile Thanh toán hóa đơn Thanh toán hóa đơn tiền điện; nước; cước viễn thông; cước truyền hình; cước internet; cước VNPT; khoản vay tài chính; bảo hiểm; nộp phí chung cư; nộp tiền học phí Mua sắm online Mua gói cước TH VTC; TH K +; TH An Viên; TH VTV Cab. Tiện ích/Game Nạp tiền TK trực tuyến/Game; Mua mã thẻ TK trực tuyến/Game Các chức năng khác Quản lý tài khoản; tra cứu thông tin; dịch vụ ngân hàng; hướng dẫn; tư vấn online; các dịch vụ gia tăng. Nguồn: Trung tâm kinh doanh Ví điện tử Ví Việt 2.2.4. Hệ thống công nghệ thông tin của Ví Việt
  • 43. 33 Ví Việt được xây dựng trên ý tưởng cốt lõi là xây dựng hệ sinh thái thanh toán và dịch vụ tài chính/ngân hàng hợp nhất. Ví Việt gồm 15 Mô đun chính, trong đó có 12 Mô đun được thể hiện trong hình vẽ dưới đây: Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống công nghệ của Ví Việt Nguồn: Trung tâm kinh doanh Ví điện tử Ví Việt Bảng chức năng của các Mô đun trong hệ thống: Bảng 2.2. Các chức năng các Modul hệ thống Chức năng Giải thích Hệ thống website Ví Việt (viviet.vn) Giới thiệu sản phẩm dịch vụ Giao dịch trên môi trường web, Hỗ trợ đối tác kết nối vào hệ sinh thái Ví Việt Ví Việt Teller Thực hiện nghiệp vụ ở quầy của Ví Việt Ví Việt Mobile Appication Thực hiện giao dịch trên môi trường Mobile Trung gian giúp đối tác triển khai khuyến mại Cung cấp công cụ quản lý thu chi, tích hợp giải trí, quét mã QR, mã vạch, NFC, vân tay…
  • 44. 34 Business Gateway Kết nối đối tác lớn Centralized Reconciliation System Hệ thống đối soát của Ví Việt Ví Việt Core Business Quản lý giao dịch và các sản phẩm Ví Việt Quản lý kết nối Ví Việt với Core Banking, Core Thẻ, ngân hàng khác Ví Việt Administration & Reporting: Administration: Khai báo, cấu hình, quản lý mọi tham số, chính sách. - Reporting: Báo cáo phục vụ nhu cầu kinh doanh và quản lý hệ thống Ví Việt Core Account Quản lý tài khoản và các thông tin chính của khách hàng Ví Việt iLink Phục vụ mục tiêu mua bán sát nhập các nguồn tài khoản khác, tích hợp vào các hệ sinh thái có người dùng khác Ví Việt Internet Payment Gateway (iPG) Tích hợp Ví Việt vào các website/app TMĐT Cổng thanh toán cho từng các nhân: Tích hợp Ví Việt vào các diễn đàn, mạng xã hội có mua bán thanh toán Tích hợp vào các hệ thống có nguồn truy cập cao (traffic) Ví Việt Vas PaymentGateway (vasPG) Kết nối đến mọi đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán. Ví Việt Mobile Payment Platform (mSDK) Xây dựng nền tảng dành cho các nhà phát triển Mobile Application có thể tích hợp Ví Việt làm công cụ thanh toán trực tiếp vào ứng dụng mobile
  • 45. 35 Ví Việt Loyaty Xây dựng nền tảng tích điểm cho mọi giao dịch Ví Việt Ví Việt Affiliate Hệ thống tiếp thị liên kết trên mạng giúp người dùng/tổ chức giới thiệu nhau thành một mạng lưới Ví Việt Monitoring Hệ thống cấu hình các chỉ số (KPI) và các luật cảnh báo Nguồn: Trung tâm kinh doanh Ví điện tử Ví Việt 2.2.5. Ứng dụng các giải pháp công nghệ Công nghệ QR Code: Là mã phản hồi nhanh: một dạng mã vạch 2 chiều có thể được đọc và hiểu bởi các máy quét mã QR code hoặc đơn giản là 1 chiếc smartphone có cài ứng dụng đọc mã vạch QR. Ứng dụng cho Ví Việt: Tải ứng dụng Ví Việt, thanh toán bằng Ví Việt tại các quầy, siêu thị, taxi. Công nghệ vân tay: Là công nghệ nhận dạnh sinh trắc học: Khi đặt ngón tay lên trên một thiết bị đọc dấu vân tay, ngay lập tức thiết bị này sẽ quét hình ảnh ngón tay đó và thực hiện xử lý giao dịch khi dấu vân tay trùng khớp với dữ liệu hệ thống. Ứng dụng cho Ví Việt: khóa ứng dụng khi cần, thay mã xác thực OTP khi thanh toán, chuyển tiền… Công nghệ NFC: Là công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị (smartphone, tablet, loa, tai nghe …) khi có sự tiếp xúc trực tiếp (chạm) trong việc thanh toán. Ứng dụng cho Ví Việt: Chuyển tiền khi 2 điện thoại gần nhau, thanh toán nhà hàng, siêu thị… Công nghệ kết nối hỗ trợ, tư vấn đa giao thức: Ví Việt hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ online đồng thời đa giao thức (nói chuyện, chát, Video, chia sẻ/hình ảnh, chia sẻ văn bản, thao tác cùng 1 màn hình online) giữa Khách hàng với nhân viên hỗ trợ, chăm sóc khách hành của Trung tâm Kinh doanh Ví Việt; với Đại lý Ví Việt/ Điểm kinh doanh chấp nhận thanh toán Ví Việt.
  • 46. 36 Tuy nhiên giải pháp về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật vẫn còn tồn tại các nhược điểm như: Ví Việt chưa triển khai được giải pháp rút tiền tại cây ATM qua Ví Việt, do đó chưa thuận tiện cho khách hàng nạp/rút tiền vào tài khoản. Hệ thống CNTT (Corebank) và Core Ví hiện còn chưa được ổn định thông suốt, đặc biệt vào các thời điểm chạy batch cuối ngày/tháng/năm. Vào các thời điểm cuối ngày/tháng/năm khi hệ thống Corebanking chạy Batch, giao dịch Ví Việt hay bị trục trặc và/hoặc phải ngừng giao dịch nên gây bất tiện cho khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống mạng viễn thông còn chưa ổn định (wife, 3g) dẫn đến tốc độ giao dịch chậm, lỗi. Trong thời gian qua, chính phủ mà trực tiếp là Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ thông tin truyền thông đã tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần tham gia thị trường, tiến hành các hoạt động xúc tiến thúc đẩy mạnh các hoạt động thương mại hóa công nghệ, tài sản trí tuệ. Về cơ bản môi trường pháp lý cho thị trường công nghệ đã đầy đủ nhưng vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Điều đó xuất phát từ một số nguyên nhân như: Một số chính sách, chủ trương, biện pháp thúc đẩy thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ phát triển các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ đang trong giai đoạn sửa đổi và hoàn thiện, vì vậy cần thêm thời gian để có thể phát huy hiệu quả trên thực tế; Các sàn giao dịch công nghệ hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa có định hướng, chưa khẳng định được vai trò là đầu mối trong việc thu hút, tập hợp công nghệ trong nước và quốc tế. Sự kết nối giữa các Viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp với các doanh nghiệp sản xuất, thương mại còn hạn chế. Việc phát triển đa dạng dịch vụ kéo theo hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) phải mở rộng, có những đặc điểm: Cấu trúc hệ thống CNTT ngày càng đa dạng, phức tạp; tích hợp nhiều loại thiết bị, sản phẩm khác nhau (máy chủ, phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu, thiết bị truyền thông và an ninh...). Do vậy đó là thách thức đối với Ví Việt nói riêng và Fintech Việt Nam nói chung. Việt Nam là quốc gia có hạ tầng viễn thông 2G, 3G, 4G phủ sóng trên cả nước với hệ thống hơn 150.000 trạm BTS. Tỷ lệ người dùng di động đạt hơn 128 triệu thuê bao, trong đó có hơn 36,2 triệu thuê bao băng rộng di động và gần 11 triệu thuê bao Internet. Đây chính là điều kiện thuận lợi và cơ hội để các doanh nghiệp để Ví Việt đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng tốt hơn
  • 47. 37 nhu cầu của khách hàng, đối tác và thị trường. Hơn nữa, vấn đề kỹ thuật để đảm bảo tính an toàn, bảo mật cho các giao dịch điện tử là một thách thức rất lớn phụ thuộc vào công nghệ, cách thức sử dụng của bên cung cấp và bên sử dụng. Chính vì thế, trong môi trường điện tử, rất cần các cơ chế để chống gian lận và có những cơ sở pháp lý thật sự vững chắc để xử lý các trường hợp tranh chấp xảy ra. 2.2.6. Khách hàng của Ví điện tử Ví Việt - Người sử dụng: là người sử dụng cuối cùng, sử dụng sản phẩm Ví Việt thực hiện các chức năng trên Ví. - Cộng tác viên: là các cá nhân/Tổ chức được LPB tuyển dụng, tập huấn tham gia vào phát triển mạng lưới giới thiệu người dùng, Điểm chấp nhận thanh toán Ví Việt, Đại lý Ví Việt. - Điểm chấp nhận thanh toán bằng Ví Việt: là Điểm kinh doanh thuộc Hộ kinh doanh, Đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi tắt là Đơn vị) chấp nhận cho khách hàng của mình thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ bằng Ví Việt vào Ví Việt/hoặc Tài khoản thanh toán của Đơn vị mình. - Đại lý: là các đơn vị, cá nhân, tổ chức ngoài chức năng chấp nhận thanh toán còn được làm thêm một số chức năng theo quy định của ngân hàng và phải ký hợp đồng với ngân hàng. - Đối tác chiến lược: là đối tác chấp nhận Ví Việt như cổng thanh toán, được hưởng hoa hồng, phí dịch vụ thu được khi khách hàng thanh toán qua Ví Việt và hoa hồng phát triển User Ví Việt. 2.2.7. Mô hình trung tâm kinh doanh Ví Việt Ví điện tử được coi như một tài khoản điện tử, giống như “ví tiền” của người dùng được sử dụng trong thanh toán trên Internet một cách đơn giản, tiết kiệm thời gian. Gần đây thị trường ghi nhận liên tục có thêm nhiều VĐT được phát hành mở ra một ngành dịch vụ thanh toán trực tuyến cho thương mại điện tử của Việt Nam. VĐT là một loại tài khoản trực tuyến được quản lý bởi Ngân hàng LienVietPostBank để quản lý tiền. Thông qua kết nối này, ngân hàng giúp người dùng an tâm hơn và người bán cũng tin tưởng hơn khi chắc chắn nhận được tiền ngay khi giao dịch thành công.