SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------
Tống Thị Huyền Ái
ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG LỚP PHỦ TRÊN ẢNH VỆ TINH ĐA THỜI
GIAN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------
Tống Thị Huyền Ái
ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG LỚP PHỦ TRÊN ẢNH VỆ TINH ĐA THỜI
GIAN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Bản đồ - Viễn thám và Hệ thông tin địa lý
Mã số: 60 44 76
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Phạm Văn Cự
Hà Nội - 2012
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS.
Phạm Văn Cự, là người trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo cho tôi ngay từ
những bước đi đầu tiên trên sự nghiệp nghiên cứu mà trước tiên là hoàn thành luận
văn này. Không những thế, thầy còn là người luôn động viên, khuyến khích tôi
trong những lúc khó khăn cả về tinh thần và sự nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt và nâng
cao những kiến thức về chuyên ngành trong thời gian học tập tại khoa Địa lý trường
Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt là sự giúp đỡ của
các thầy cô tại bộ môn Bản đồ - Viễn thám và Hệ thông tin Địa lý.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị của lớp cao học K10-Bản
đồ Viễn thám và GIS đã luôn ủng hộ và tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong quá
trình học tập cũng như trong quá trình tôi làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các cán bộ của trung tâm Quốc tế
Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu – Đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo,
tạo nhiều điều kiện để tôi tham gia các khóa học cũng như cung cấp nguồn dữ liệu
liên quan để tôi hoàn thành bản luận văn này. Các anh chị luôn là nguồn động viên,
khuyến khích và là những tấm gương cho tôi học tập.
Xin chân thành cảm ơn dự án: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
biến đổi sử dụng đất và sinh kế cộng đồng trên đồng bằng sông Hồng” do Danida
tài trợ và dự án: “Tiếp cận không gian và các phương pháp định lượng áp dụng vào
nghiên cứu hình thái phát triển đô thị thành phố Hà Nội” do Nafosted tài trợ đã
cung cấp nguồn dữ liệu để tôi thực hiện được luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên, ủng hộ về tinh thần của bố mẹ
tôi, anh chị tôi. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp vì những trao đổi kinh
nghiệm và hỗ trợ để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012.
Học viên cao học
Tống Thị Huyền Ái
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................6
Mục tiêu, nhiệm vụ .....................................................................................................7
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................................8
Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................8
Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn............................................................................9
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................................9
Cấu trúc của luận văn..................................................................................................9
Chƣơng 1 – CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH
HƢỚNG ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG.......................................10
1.1 Tổng quan tài liê ̣u về vấn đề nghiên cứ u..........................................................10
1.1.1. Trên Thế giới...................................................................................... 10
1.1.2. Ở Việt Nam và Hà Nội..........................................................................11
1.2 Các nguyên tắc phân loại..................................................................................12
1.2.1. Khái niệm cơ bản về phân loại ảnh ......................................................12
1.2.2. Các nguyên tắc phân loại ảnh ..............................................................12
1.3 Phân loa ̣i đi ̣nh hướng đối tượng .......................................................................17
1.3.1 Phương pháp phân loại định hướng đối tượng ....................................17
1.3.2 Phân bậc đối tượng...............................................................................18
1.3.3 So sá nh phương pháp phân loại đi ̣nh hướ ng đối tượng và phân lo ại
dựa trên pixel ............................................................................................................19
1.4 Phân tích trắc lượng..........................................................................................20
1.5 Quan hệ giữa đặc điểm trắc lượng và các loại hình lớp phủ............................22
Chƣơng 2 – ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG LỚP PHỦ CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH24
2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Anh .............................24
2
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................24
2.1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội .....................................26
2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh ........................27
2.2 Phân loại định hướng đối tượng ảnh vệ tinh đa độ phân giải...........................31
2.2.1 Xây dựng bảng chú giải........................................................................31
2.2.2 Qui trình phân loại ảnh ........................................................................32
2.3 Kiểm chứng độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh..............................................36
2.3.1 Kiểm chứng độ chính xác trong phòng.................................................37
2.3.2 Kiểm chứng ngoài thực địa...................................................................39
2.4 Tính toán đặc điểm trắc lượng lớp phủ đất nông nghiệp huyện Đông Anh.....46
Chƣơng 3 – XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG
ANH..........................................................................................................................48
3.1 Xu hướng biến đổi lớp phủ huyện Đông Anh..................................................48
3.2 Xu hướng biến đổi hình thái đất nông nghiệp của huyện Đông Anh...............53
3.2.1 Xu hướng biến đổi đất hình thái đất nông nghiệp huyện Đông Anh ....53
3.2.2 Xu hướng biến đổi hình thái đất nông nghiệp theo cấp xã...................55
KẾT LUẬN..............................................................................................................63
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
3
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên cơ bản ............................13
Hình 1.2: Sơ đồ phân cấp bậc các đối tượng trên ảnh.............................................19
Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh năm 2010 ..............................................27
Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đông Anh năm 2011 ...............................28
Hình 2.3: Xu hướng biến đổi đất nông nghiệp huyện Đông Anh qua các năm ........29
Hình 2.4: Sơ đồ quy trình phân loại ảnh ..................................................................32
Hình 2.5: Các ảnh vệ tinh: a- Landsat TM năm 1993, b- Landsat TM năm 1999,
c- Landsat ETM năm 2005, d- Spot 5 năm 2011 ......................................................33
Hình 2.6: Phân đoạn ảnh Landsat và Spot ...............................................................34
Hình 2.7: Bộ qui tắc để phân loại ảnh......................................................................35
Hình 2.8: Kết quả phân loại ảnh: (a)-LandsatTM 1993; (b)-Landsat TM 1999;
(c)-Landsat ETM 2005; (d)-Spot 5 2011...................................................................36
Hình 2.9: Sơ đồ vị trí các ô mẫu ...............................................................................38
Hình 2.10: Phiếu điều tra ngoài thực địa .................................................................40
Hình 2.11: Một số hình ảnh thực địa: (a) – ruộng trồng rau màu, (b)- ruộng lúa đã
gặt, (c)- khu sản xuất nhỏ, (d)- ao bèo, (e)- cụm dân cư, (f)- bãi hoa màu ven sông.
...................................................................................................................................40
Hình 2.12: Sơ đồ tuyến thực địa trên ảnh Spot 5 năm 2011.....................................41
Hình 3.1: Biểu đồ biến động đất qua các năm..........................................................48
Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất huyện Đông Anh theo xã năm 2011 .........................51
Hình 3.3: Biến thiên các chỉ số hình thái đất nông nghiệp của huyện Đông Anh....54
Hình 3.4: Biến thiên các chỉ số hình thái của đất nông nghiệp của 9 xã .................56
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat..................................................................14
Bảng 1.2: Đặc điểm ảnh vệ tinh Spot 5.....................................................................15
Bảng 1.3: Thống kê các ảnh vệ tinh..........................................................................16
Bảng 2.1: Biến đổi các loại đất nông nghiệp của Đông Anh qua các năm..............30
Bảng 2.2: Bảng chú giải............................................................................................31
Bảng 2.3: Bảng ma trận sai số năm 2005.................................................................38
Bảng 2.4: Các chỉ số hình thái không gian sử dụng trong luận văn ........................46
Bảng 3.1: Ma trận biến động lớp phủ năm 1993-2011 ............................................49
Bảng 3.2: Thay đổi diện tích đất dân cư và đất nông nghiệp theo xã ......................52
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHĐT Định hướng đối tượng, phương pháp phân loại
ETM Enhanced Thematic Mapper, tên loại vệ tinh Landsat 7
HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất
MNDWI Modified Normalized Difference Water Index, chỉ số dùng
để tách nước
NDVI Normalized Difference Vegetation Index, chỉ số dùng
để tách các đối tượng thực vật trong phân loại ảnh
NDBI Normalized Difference Build-up Index, chỉ số dùng để tách
đất nông nghiệp
PCA Principal Component Analysis, phương pháp phân tích
thành phần chính
SPOT System Probatoire d’Observation de la Terre, tên một loại
vệ tinh dùng trong luận văn
TM Thematic Mapper, tên loại vệ tinh Landsat 5
UI Urban index, chỉ số dùng để tách dân cư trong phân loại ảnh
VI Vegetation index, chỉ số thực vật
6
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin lớp phủ là đầu vào rất quan trọng cho việc lập kế hoạch phát triển,
bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên trên qui mô toàn cầu cũng như địa
phương [17, 52]. Sự phân bố của các đối tượng trong không gian có ý nghĩa rất lớn
đối với hiệu quả sử dụng đất, và thể hiện mối liên quan giữa đất với việc sử dụng
đất như cơ sở hạ tầng (xây dựng các trung tâm đô thị, hệ thống đường giao thông,
hệ thống tưới tiêu). Vì vậy bản đồ lớp phủ rất quan trọng cho việc đánh giá mối
quan hệ giữa kinh tế xã hội với các loại hình sử dụng đất.
Phương pháp phân loại định hướng đối tượng là phương pháp phân loại dựa
trên việc phân đoạn ảnh. Phương pháp này không chỉ dựa vào đặc tính phổ mà còn
dựa vào hình học, cấu trúc đối tượng ngoài ra có thể tích hợp được với các nguồn
dữ liệu khác nhau và những hiểu biết của người nghiên cứu [20, 26, 38]. Đối với
các vùng ven đô là nơi có các khu dân cư được xây dựng một cách tự phát ảnh
hưởng rất lớn tới đặc điểm cấu trúc không gian của đất nông nghiệp, cũng như các
loại lớp phủ khác nên việc phân loại ảnh dựa theo thống kê phổ ở các khu vực này
gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, phương pháp phân loại dựa trên đối tượng là lựa
chọn tối ưu cho những khu vực ven đô. Và từ đó, việc đo đạc trắc lượng của các đối
tượng lớp phủ cùng với nghiên cứu sự phân bố không gian của các đối tượng lớp
phủ rất quan trọng để làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng đất hợp lý đất đai.
Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng chỉ số hình thái để nghiên cứu quá trình đô thị
hóa dẫn tới mất đất nông nghiệp từ ảnh viễn thám. Các chỉ số hình thái có thể chỉ ra
sự thay đổi về không gian và thời gian của cấu trúc không gian, chúng cung cấp một
phương pháp mới thay thế cho việc đo đạc sự thay đổi các loại đất bằng các phương
pháp truyền thống [53].
Dữ liệu Viễn thám có độ bao phủ trên một diện rộng và tần suất thời gian cao
rất hữu ích cho việc nghiên cứu hiện trạng và theo dõi biến động sử dụng đất theo
các giai đoạn, thời kỳ khác nhau [14, 27]. Trong khi đó các công cụ quản lý sử dụng
đất như số liệu kiểm kê đất đai hay bản đồ sử dụng đất thường bị mâu thuẫn hoặc
7
không đủ và chỉ được cập nhật 5 năm / 1 lần, hơn nữa lại do địa phương quản lý nên
rất khó để có đủ thông tin cho việc theo dõi thay đổi sử dụng đất [36]. Vì vậy, để bổ
sung cho những thiếu sót về độ chính xác, không gian và thời gian của các công cụ
ở trên thì dữ liệu Viễn thám đa thời gian được sử dụng như một công cụ thay thế, bổ
sung thông tin để theo dõi xu hướng biến đổi sử dụng đất, đặc biệt trong công tác
quy hoạch và quản lý [52].
Đông Anh là khu vực ven đô với phần diện tích đất nông nghiệp chiếm 23%
lớn thứ hai (sau huyện Sóc Sơn) so với các huyện ngoại thành của thành phố Hà
Nội [42]. Đây là huyện có nguồn cung cấp lương thực lớn là các loại hình rau, củ,
quả phù hợp với các mùa khác nhau cho toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành Hà Nội, huyện
Đông Anh cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa hết sức
nhanh chóng. Quá trình này đã tác động trực tiếp đến quỹ đất nông nghiệp của
huyện, cụ thể là làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, từ năm
2000 tới năm 2010 huyện Đông Anh có 39,11% diện tích đất nông nghiệp bị mất đi
[42]. Theo quy hoạch phát triển không gian đô thị Hà Nội đến năm 2030 thì huyện
Đông Anh sẽ nằm trong khu vực đô thị trung tâm được mở rộng, vì vậy mà hầu hết
diện tích đất tự nhiên của toàn huyện sẽ bị mất đi để phục vụ cho các mục đích phi
nông nghiệp.
Từ các lý do trên học viên lựa chọn đề tài: “Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên
ảnh vệ tinh đa thời gian phục vụ nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp huyện Đông
Anh, Hà Nội”.
Mục tiêu, nhiệm vụ
Mục tiêu
Phân tích sự biến đổi sử dụng đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội qua thời kỳ
khác nhau. Đo đạc trắc lượng hình thái của đất nông nghiệp trên ảnh viễn thám đa
thời gian phục vụ nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh.
8
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước về phương pháp phân loại ảnh
viễn thám định hướng đối tượng và phương pháp nghiên cứu bản đồ lớp phủ và biến
đổi đất nông nghiệp.
Tổng quan tài liệu về đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian.
Xây dựng cơ sở dữ liệu để tính toán từ ảnh viễn thám Landsat, Spot.
Thu thập số liệu.
Thực nghiệm phương pháp phân loại ảnh và kiểm chứng kết quả phân loại.
Phân tích trắc lượng hình thái (metrics) và các nguyên nhân làm thay đổi trắc
lượng hình thái của đất nông nghiệp.
Đánh giá thống kê: phân tích thành phần chính các chỉ số.
Phỏng vấn và điều tra bổ sung.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Giới hạn khu vực nghiên cứu là lãnh thổ hành chính huyện Đông Anh của
thành phố Hà Nội, có hệ tọa độ từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
106°02' kinh độ Đông.
Phạm vi thời gian:
Luận văn phân tích sự biến đổi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh giai
đoạn từ năm 1993 – 2011.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phân loại ảnh viễn thám bằng phương pháp định hướng đối tượng: sử dụng
phần mềm eCognition 8.64.
Tính và phân tích các chỉ số Fragstat trên Patch Analysis 4 của ArcGIS 9.3
Phương pháp thống kê: phân tích thành phần chính PCA.
Phỏng vấn, điều tra nông hộ bổ sung.
9
Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
Luận văn sử dụng tài liệu từ các nguồn khác nhau, và kế thừa dữ liệu từ dự
án Danida, Nafosted. Trong đó bao gồm: Bản đồ sử dụng đất của huyện Đông Anh
năm 2005 tỷ lệ 1: 25.000, bản đồ địa hình 1:10.000. Các ảnh vệ tinh Landsat TM
các năm 1993, 1999, 2005 và Spot 5 năm 2011.
Dữ liệu thống kê về dân số, kinh tế xã hội, sử dụng đất được thu thập từ
phòng Tài nguyên – Môi trường của huyện Đông Anh.
Luận văn cũng đã tham khảo nhiều đề tài nghiên cứu, dự án về các đặc điểm
môi trường, kinh tế, của huyện Đông Anh.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu chỉ ra vai trò của việc đo đạc trắc lượng lớp phủ từ các ảnh viễn
thám đa thời gian trong nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của luận văn cập nhật thông tin về hiện trạng sử dụng đất cho huyện
Đông Anh trong khuôn khổ dự án Danida.
Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương cùng với phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài
liệu tham khảo. Dưới đây là tiêu đề các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Định hướng đối tượng và đo
đạc trắc lượng
Chương 2: Đo đạc trắc lượng lớp phủ của huyện Đông Anh
Chương 3: Xu hướng biến đổi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh
10
Chƣơng 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH
HƢỚNG ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG
Chương 1 là chương tổng quan tài liệu về các vấn đề nghiên cứu, trong đó
bao gồm cơ sở lý luận về các phương pháp phân loại ảnh vệ tinh, cụ thể là phương
pháp phân loại ĐHĐT. Bên cạnh đó là tổng quan phương pháp phân tích trắc lượng
và mối quan hệ giữa phân tích trắc lượng và phương pháp phân loại ĐHĐT.
1.1 Tổng quan tài liê ̣u về vấn đề nghiên cứ u
1.1.1. Trên Thế giới
Quá trình đô thị hóa quá nhanh diễn ra ở các khu đô thị và vùng ven đô ở các
nước trên Thế giới là yếu tố tác động trực tiếp đến việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất. Sự tăng trưởng đô thị trên toàn thế giới diễn ra với tốc độ rất nhanh, dự
kiến 65% dân số tập trung ở khu vực đô thị vào năm 2025 [50].
Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng những chỉ số hình thái để nghiên cứu và
phân tích quá trình đô thị hóa, sự mở rộng đô thị từ ảnh viễn thám. Các chỉ số về
hình thái có thể chỉ ra sự thay đổi về không gian và thời gian của cấu trúc cảnh
quan, chúng cung cấp một phương pháp mới thay thế cho việc đo đạc sự thay đổi
các loại đất bằng các phương pháp truyền thống [53]. Sử dụng dữ liệu viễn thám đa
thời gian đa phổ, các chỉ số không gian và các mô hình để quản lý sự thay đổi và
phát triển khu vực đất đô thị là một phương pháp hiệu quả, chúng cung cấp các
thông tin mới một cách chi tiết và chính xác về sự phân bố theo không gian và thời
gian, cấu trúc hình thái đô thị [12, 27, 29, 31, 35, 47, 49, 52]. Ở Trung Quốc, nghiên
cứu quá trình đô thị hóa bằng các chỉ số hình thái thường diễn ra theo 3 loại: loại 1-
đô thị tăng trưởng bình thường, loại 2- đô thị phát triển do các chính sách, loại 3- đô
thị phát triển dựa trên việc định hướng đặc biệt [49]. Mỗi chỉ số cung cấp một thông
tin về đặc điểm nào đó của khu vực nghiên cứu [52]. Trong một nghiên cứu ở vùng
Santa Barbara, Mỹ, các chỉ số hình thái đã cho thấy quá trình đô thị hóa ở 3 khu vực
khác nhau: khu vực phát triển thương mại, khu vực dân cư có mật độ cao và vùng
dân cư có mật độ thấp [27]. Cũng ở Mỹ, nhưng cho vùng Arizona thì các chỉ số này
lại chỉ ra sự phức tạp về cấu trúc đô thị theo mặt cắt dài 165km và rộng 15km [31].
11
Ở Granada, Tây Ban Nha, đặc điểm phát triển đô thị được nghiên cứu bằng các chỉ
số không gian cho thấy đô thị tăng trưởng qua 3 quá trình: tập hợp, chặt chẽ và phân
tán [12]. Khu vực nghiên cứu khác nhau thì việc đo đạc các chỉ số hình thái cũng
khác nhau.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn tới việc mất đất nông nghiệp diễn ra
trên toàn Thế giới. Ở Trung Quốc, rất nhiều các tác giả đã nghiên cứu về sự mất đất
nông nghiệp do quá trình đô thị hóa bằng việc phân tích các chỉ số hình thái từ ảnh
viễn thám [48]. Ngoài ra quá trình đô thị hóa còn làm thay đổi không gian xanh bao
gồm cả đất nông nghiệp trong hệ sinh thái đô thị [50]. Các chỉ số đã chỉ ra rằng đất
nông nghiệp bị mất đi, bị phân mảnh, chuyển đổi và bị cô lập bởi quá trình đô thị
hóa. Sử dụng mô hình hồi quy không gian cho thấy sự thay đổi đất nông nghiệp có
mối quan hệ với những chỉ báo đô thị hóa [40].
1.1.2. Ở Việt Nam và Hà Nội
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa với tốc độ nhanh ở Việt Nam từ đầu
những năm 1990 đã dẫn đến việc thu hồi một phần lớn diện tích đất nông nghiệp, từ
năm 2001-2005 có 500.000 ha đất nông nghiệp đã được chuyển thành đất đô thị và
đất công nghiệp, riêng năm 2007 mất 120.000 ha đất nông nghiệp [8].
Sự phát triển nhanh ở khu vực đô thị ảnh hưởng trực tiếp tới các vùng ven
đô. Theo quy hoạch của thành phố Hà Nội trong vòng 10 năm từ 2000-2010, 11.000
ha đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đô thị và công nghiệp để phục vụ cho
1.736 dự án. Trong thực tế, từ 2000-2004, Hà Nội đã thu hồi 5.496 ha đất phục vụ
cho 957 dự án [4]. Diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội là 42.539 ha và chủ yếu
nằm ở các huyện ven đô [42]. Nghiên cứu về sự mở rộng của đô thị Hà Nội bằng
phương pháp sử dụng ảnh viễn thám được nhiều tác giả thực hiện [6, 28, 43]. Sử
dụng các chỉ số hình thái để đo đạc sự mở rộng đô thị [36] thì thấy rằng đô thị Hà
Nội phát triển nhanh chóng dọc theo các trục giao thông chính.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự thay đổi lớp phủ và sử dụng đất bằng ảnh
viễn thám ở trên Thế giới cũng như ở Việt Nam chỉ tập trung vào khu vực đô thị
[31, 52]. Cũng như nghiên cứu các mô hình biến đổi đất nông nghiệp bằng việc đo
12
đạc các chỉ số hình thái chỉ tập trung ở khu vực đô thị [12, 35, 48]. Việc chuyển đổi
đất nông nghiệp ở khu vực Hà Nội được các tác giả sử dụng phương pháp đo đạc
các chỉ số hình thái cũng chỉ tập trung ở khu vực nội đô [28, 36]. Đối với khu vực
ven đô, đặc biệt là huyện Đông Anh thì chưa có nghiên cứu nào cụ thể về sự biến
đổi đất nông nghiệp bằng cách đo đạc các chỉ số hình thái từ ảnh viễn thám.
1.2 Các nguyên tắc phân loại
1.2.1. Khái niệm cơ bản về phân loại ảnh
Phân loại là kỹ thuật chiết tách thông tin phổ biến nhất trong viễn thám.
Trong không gian ảnh, một đơn vị phân loại được định nghĩa là một đoạn ảnh được
dùng làm quyết định phân loại. Một đơn vị phân loại có thể là một pixel, một nhóm
các pixel lân cận hoặc cả ảnh. Trong phân loại đa phổ truyền thống, các lớp được
sắp xếp chỉ dựa trên dấu hiệu phổ của đơn vị phân loại. Trong phân loại theo ngữ
cảnh, bên cạnh việc sử dụng các thông tin phổ của đơn vị phân loại, người ta còn sử
dụng cả các thông tin về thời gian, không gian và các thông tin liên quan khác.
Thông thường, đó là pixel được sử dụng làm đơn vị phân loại [2].
Phân loại ảnh có hai phương pháp: 1- có kiểm định: sử dụng các mẫu phân
loại và 2- không kiểm định: chia ảnh thành các nhóm phổ và gộp các nhóm có giá trị
phổ giống nhau lại. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa phân loại có kiểm định và không
có kiểm định, ta cần biết đến hai khái niệm: lớp thông tin và lớp phổ:
Lớp thông tin (Information Class): lớp đối tượng được người phân tích ảnh
xác định liên quan đến các thông tin được chiết tách từ ảnh viễn thám.
Lớp phổ (Spectral Class): lớp bao gồm các vectơ có giá trị xám độ tương tự
nhau trong không không gian đa phổ của ảnh vệ tinh.
1.2.2. Các nguyên tắc phân loại ảnh
a- Đặc trưng phản xạ phổ
Các thông tin về ảnh viễn thám có liên quan trực tiếp đến năng lượng phản
xạ từ các đối tượng tự nhiên trên mặt đất, nên việc nghiên cứu các đặc trưng phản
xạ phổ của các đối tượng tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng. Những thông tin
về đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên sẽ cho phép các nhà nghiên
13
cứu lựa chọn các kênh ảnh tối ưu, chứa nhiều thông tin về đối tượng nghiên cứu
nhất, đồng thời cũng là cơ sở để phân tích nghiên cứu các tính chất của đối tượng và
phân tách chúng.
Hình 1.1: Sơ đồ phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên cơ bản [9]
Đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố
của ngoại cảnh cũng như bản thân các đối tượng đó. Do đó, các đối tượng khác
nhau sẽ có khả năng phản xạ phổ khác nhau Hình 1.1.
Trong từng nhóm đối tượng như đất, nước, thực vật. Mỗi nhóm có đặc điểm
phản xạ phổ chung, ví dụ: nhóm thực vật phản xạ mạnh từ kênh đỏ trong dải nhìn
thấy, nước bị hấp thụ từ kênh đỏ. Tuy nhiên từng đối tượng cụ thể khả năng phản xạ
phổ khác nhau. Ví dụ, trong nhóm đất, các loại đất phụ thuộc vào bản chất hóa lý
của đất, hàm lượng hữu cơ, thành phần cơ giới. Khi tính chất của đối tượng thay đổi
thì đường cong phổ phản xạ cũng bị biến đổi theo. Trong một vài trường hợp nhất
định, khả năng phản xạ của các đối tượng khác nhau lại giống nhau. Khi đó, chúng
ta rất khó hoặc không thể phân biệt được các đối tượng này, nghĩa là bị lẫn. Đây là
một trong những hạn chế của ảnh vệ tinh. Vì vậy, thông tin do các dữ liệu viễn thám
cung cấp cần phải đi kèm với một số thông tin khác để chính xác hoá bản chất của
đối tượng [5].
14
b- Dữ liệu ảnh vệ tinh
Trong luận văn học viên đã sử dụng các ảnh Landsat TM, ETM, Spot 5 là
các ảnh được thu trong dải sóng nhìn thấy và cận hồng ngoại. Các đặc điểm đặc
trưng của ảnh Landsat TM, ETM và ảnh Spot 5 được thể hiện trong Bảng 1.1 và
Bảng 1.2.
Bảng 1.1: Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat
Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat TM
Bước sóng Kênh 1 0,45-0,52
Kênh 2 0,52 - 0,60
Kênh 3 0,63 - 0,67
Kênh 4 0,76 - 0,90
Kênh 5 1,55 - 1,75
Kênh 6 10,4 - 12,5
Kênh 7 2,08 - 2,35
Độ rộng cảnh 185 km
Độ phân giải không
gian
30 m x30 m (trừ kênh 6: 120 m x 120 m)
Thời gian thu ảnh 10h30’
Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat ETM
Bước sóng Kênh 1 0,450 - 0,515
Kênh 2 0,525 -0,605
Kênh 3 0,63-0,69
Kênh 4 0,775-0,9
Kênh 5 1,55-1,75
Kênh 6 10,4-12,5
Kênh 7 2,09-2,35
Kênh 8 0,52-0,9
Độ rộng cảnh 185 km
15
Bảng 1.2: Đặc điểm ảnh vệ tinh Spot 5
Các thông số quan trọng nhất đặc trưng cho thông tin của một ảnh vệ tinh
bao gồm độ phân giải không gian, độ phân giải phổ, độ phân giải thời gian và độ
phân giải bức xạ.
- Độ phân giải không gian: cho biết đối tượng nhỏ nhất mà có thể phân biệt
được trên ảnh.
- Độ phân giải phổ: là độ rộng hẹp của khoảng bước sóng. Khoảng bước
sóng càng hẹp thì tính chất phản xạ phổ của đối tượng càng đồng nhất.
- Độ phân giải thời gian: là khoảng thời gian, vệ tinh quay lại và chụp lại
vùng đã chụp. Với khoảng thời gian lặp lại càng nhỏ thì thông tin thu thập càng
nhiều.
- Độ phân giải bức xạ (radiometric resolution): là khả năng lượng tử hóa
thông tin bức xạ của các đối tượng được các bộ cảm lượng tử dưới dạng đơn vị
thông tin trong dữ liệu (ví dụ ảnh 8 bit, 16 bit...).
Độ phân giải không
gian
30m x30m (trừ kênh 6: 60m x 60m, kênh 8: 15m x 15 m)
Thời gian thu ảnh 10h30’
Bước sóng Kênh 1 0,50-0,59
Kênh 2 0,61-0,68
Kênh 3 0,78-0,89
Kênh 4 1,58-1,75
Pan 0,48-0,71
Độ rộng cảnh 60 km
Độ phân giải không gian 10 m x 10m (trừ kênh Pan: 2,5 m x 2,5 m)
Thời gian thu ảnh 11h
16
Ngoài ra, số lượng kênh ảnh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
thông tin thu nhận trên ảnh viễn thám. Ảnh được thu càng nhiều kênh thì càng có
nhiều thông tin về đối tượng thu được [2, 9].
Đối với việc nghiên cứu hình thái không gian của sự biến đổi đất nông
nghiệp từ sau khi ban hành Luật đất đai năm 1993 thì học viên đã lựa chọn các ảnh
viễn thám có độ phân giải trung bình Landsat TM và phân giải cao Spot5 cho khu
vực huyện Đông Anh như Bảng 1.3.
Bảng 1.3: Thống kê các ảnh vệ tinh
c- Các kênh chỉ số dùng để phân loại
Các kênh chỉ số được dùng để hỗ trợ cho việc tách chiết các đối tượng trên
ảnh viễn thám tốt hơn. Ngoài việc sử dụng các kênh phổ thì học viên còn sử dụng
thêm các kênh chỉ số để phân loại cả hai ảnh Landsat TM, ETM và ảnh Spot 5. Các
kênh chỉ số này được tính từ các kênh phổ của ảnh viễn thám.
Nhóm chỉ số thực vật: NDVI, VI. Công thức tính chỉ số thực vật đều dựa
vào đặc trưng phản xạ phổ của thực vật ở dải sóng màu đỏ và dải cận hồng ngoại.
Bởi tại các dải sóng này thực vật phản xạ rất mạnh. Hai chỉ số này dùng được cho
cả ảnh Landsat và ảnh Spot.
- NDVI (Normalized Difference Vegetation Index):
RNIR
RNIR
NDVI


 [16] , trong đó: NIR: phản xạ vùng cận hồng ngoại, R: phản xạ
vùng sóng đỏ. Giá trị NDVI dao động trong khoảng [-1, 1]
- VI (Vegetation Index):
R
NIR
VI  [16]. Giá trị của VI dao động trong
khoảng (0,30).
STT Vệ tinh Ngày tháng Độ phân giải Số dải phổ
1 TM 27/12/1993 30m 7
2 TM 20/12/1999 30m 7
3 ETM 09/10/2005 30m 7
4 Spot 5 22/12/2011 10m 4
17
Nhóm chỉ số đất: NDBI, UI. Các chỉ số này cho phép lọc được những khu
đất xây dựng. Và chỉ dùng được cho ảnh Landsat TM và ETM
- NDBI (Normalized Difference Built-up Index): 








45
45
BB
BB
NDBI
- UI (Urban index): 100*0,1
47
47










BB
BB
UI [15]
Chỉ số nước: LSWI (Land Surface Water Index). Sử dụng chỉ số này để tách
chiết đối tượng nước cho ảnh Landsat TM và ETM.
5
5
BG
BG
LSWI


 [22]
1.3 Phân loa ̣i đi ̣nh hướng đối tượng
1.3.1 Phương pháp phân loại định hướng đối tượng
Phương pháp phân loa ̣i truyền thống dựa trên các điểm ảnh (pixel) được coi
là có hiệu quả đối với những ảnh viễn thám có độphân giải thấp và trung bình như
Landsat và Spot. Tuy nhiên, khi xử lý các ảnh có độ phân giải không gian cao và rất
cao như Quickbird, WorldView, GeoEyes thì phương pháp này có sự hạn chế do
mối quan hê ̣tỷ lệ nghịch giữa độphân giải không gian và độphân giải phổ [17, 19,
21, 45]. Kết quả phân loại bằng pixel bị giảm rõ rệt khi thử nghiệm trên các ảnh vệ
tinh có độ phân giải không gian cao , bởi các kênh ảnh này chứa thông tin phổ phản
xạ trong dải sóng rộng làm cho giá trị phổ của các đối tượng khác biệt trên thực tế
lại tương đối gần nhau như: đất trống và bãi cát khô ở giữa sông hay các vùng đất
xây dựng [21, 45].
Phân loa ̣i ĐHĐT được phát triển từ những năm 1970, với những ưu thế rõ rệt
so với phân tích dựa trên pixel . Phương pháp này không chỉ dựa vào đă ̣c điểm phổ
phản xạ của đối tượng phân loại mà còn sử dụng những thông tin khác như cấu trúc,
kích thước và hì nh da ̣ng [17, 25, 29]. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ tính
toán đã góp phần làm hoàn thiện hơn phương pháp này qua khả năng tích hợp với
các dữ liệu chuyên đề cũng như kiến thức chuyên gia [14, 20, 44, 45] (mô hình số
độcao, bản đồ địa chất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất…[21]).
18
Quá trình phân loa ̣i ĐHĐT b ắt đầu từ viê ̣c phân mảnh ảnh thành các đo ạn
ảnh (segment) thông qua thuật toán gộp các pixel lân c ận có mứ c độđồng nhất về
đă ̣c điểm phổ và về phân b ố không gian [20, 39] mà mắt người có thể nhận biết
được. Đối tượng ảnh (object) là đơn vị nhỏ nhất trong ảnh , mỗi đối tượng là một
nhóm các pixel tương tự về kích thước , hình dạng, mối quan hê ̣sinh thái và đi ̣a lý
của các đối tượng trên ả nh và các đối tượng này ở thực tế [13]. Do khả năng tích
hợp các thông tin chuyên đề và kiến thức chuyên gia, phương pháp phân loại ĐHĐT
còn được gọi là phân loại dựa trên tri thức , và các lớp phân loại được nhâ ̣n biết theo
quy tắc phân c ấp. Ở những mức phân loại đơn giản, người ta có thể sử dụng thuâ ̣t
toán Maximum likelihood và Nearest neighbor [32]. Tuy nhiên, ở các mức phân
loại phức tạp (cấp cao hơn), các thông tin về mối quan hê ̣không gian đư ợc bổ sung
bên cạnh giá trị phổ của các pixel [20].
Các thông số để phân loại ĐHĐT bao gồm : đặc trưng phổ của dữ liệu viễn
thám; tỷ lệ phân đoạn ảnh phù hợp [24, 25]; mối quan hệ của các đoạn ảnh với xung
quanh (context); mối liên hệ có tính phân cấp giữa các đối tượng; tính bất định
(uncertainty) của các dữ liệu viễn thám, dữ liệu chuyên đề và khái niệm mờ (fuzzy
concept). Tùy theo đặc điểm hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu và mục
đích của từng đề tài mà các yếu tố này có được xem xét một cách đầy đủ về mặt
phương pháp luận và thử nghiệm phân loại hay không?.
1.3.2 Phân bậc đối tượng
Quá trình phân loại bao gồm các bước xác đ ịnh đối tượng ở các cấp bâ ̣c khác
nhau. Ví dụ: lớp cây trồng được xác đi ̣nh bao gồm hai phụ lớp: lúa và màu; phụ lớp
màu lại chia thành các phụ lớp cấp 2 là ngô và đậu tương, v.v... Việc liên kết các
đối tượng theo cấp bậc rất cần thiết khi phân loại ảnh ở nhi ều độphân giải khác
nhau [13]. Cách phân chia như vậy đảm bảo mỗi đối tượng được phân loại theo một
thuật toán khác nhau nhưng các đối tượng ở nhiều cấp bậc khác nhau của nhóm
nhóm vẫn kế thừa các đặc trưng chung của nhóm đó. Hệ thống cấp bậc này được
sắp xếp theo một ma ̣ng lưới có cấu trúc chă ̣t chẽ.
19
Hình 1.2: Sơ đồ phân cấp bậc các đối tượng trên ảnh
Cấu trúc của viê ̣c phân bâ ̣c phải đảm bảo theo hai quy tắc sau :
- Đường bao của đối tượng b ậc cao phải theo đường bao của các đối
tượng bâ ̣c thấp hơn.
- Đối tượng bậc thấp hơn bị phân mảnh trong phạm vi đường bao của
các đối tượng bậc cao hơn.
Trên những dữ liê ̣u khác nhau thì mứ c độphân cấp đối tượng cũng khác
nhau. Hình da ̣ng của đối tượng dựa trên sự tâ ̣p hợp của các đối tượng phụ [13].
1.3.3 So sá nh phương pháp phân loại đi ̣nh hướ ng đối tượng và phân loại
dựa trên pixel
Những công trình nghiên cứu gần đây đã cho thấy phương pháp phân loa ̣i
đi ̣nh hướng đối tượng có độchính xác cao hơn phương pháp phân loa ̣i ảnh bằng
pixel khi áp dụng cho ảnh vê ̣tinh đa độphân giải [19, 21, 24, 25, 32, 45, 46, 51].
Đối với phân loa ̣i lớp phủ và sử dụng đất ở các khu vực có nhiều đối tượng mặt đất
phức tạp và manh mún như vùng đô thi ̣ - ven đô Việt Nam, phương pháp phân loại
ĐHĐT đưa ra các kết quả đáng khích lệ trên ảnh vệ tinh có độphân giải không gian
cao như Spot 5 [17].
Một số nghiên cứu cụ thể có thể dẫn chứng như khi so sánh độ chính xác
giữa hai phương pháp phân loại trên ảnh có độ phân giải trung bình là Aster cho khu
vực núi Đông Bắc của dãy Helan, Trung Quốc, sai số tổng quát của phân loại dựa
trên pixel là 46,48%, trong khi phân loại ĐHĐT là 83,25% [51], so sánh cho vùng
20
Đông Bắc của miền Nam Australia cũng chỉ ra rằng phân loại bằng phương pháp
ĐHĐT độ chính xác 78% so với phương pháp dựa trên pixel là 69,14% [46], hay
cho ảnh Landsat ở các vùng đồng bằng, thung lũng có độ chính xác trên 85% bằng
phương pháp ĐHĐT [23, 26, 29, 38], ảnh Spot có độ chính xác lên tới trên 90% cho
khu vực đô thị [17, 20]. Tương tự như vậy, so sánh hai phương pháp phân loại trên
với ảnh có độ phân giải cao như IKONOS [11], Quickbird [29], ảnh hàng không
[45] ở các khu vực có vị trí khác nhau trên Thế giới cho thấy phân loại ĐHĐT có độ
chính xác trên 80%, cao hơn nhiều so với dựa trên pixel, thông qua sai số tổng quát
và chỉ số Kappa.
Có thể nói, việc phân loại bằng phương pháp ĐHĐT cho ảnh có độ phân giải
trung bình và cao như Landsat ETM và Spot 5 kết hợp sử dụng nhiều lớp chuyên đề
nên đã tăng độ chính xác cao hơn nhiều so với phương pháp thống kê pixel truyền
thống [21].
Dựa trên các phân tích và tổng quan nghiên cứu nói trên, học viên đã lựa
chọn phương pháp định hướng đối tượng cho phân loại ảnh Landsat TM và Spot 5
trên khu vực nghiên cứu là huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
1.4 Phân tích trắc lượng
Các chỉ số cảnh quan thường có ưu thế rõ rệt trong đo đạc đặc điểm bên
ngoài của cảnh quan như cấu trúc hay chức năng. Các chỉ số cấu trúc đo đạc cấu tạo
hoặc sự sắp xếp tự nhiên của các khảm cảnh quan (landscape mosaic) mà chưa có
liên hệ tới quá trình sinh thái cụ thể nào [33]. Chỉ số cấu trúc cảnh quan được sử
dụng để đo đạc kích thước, hình dạng và sự phân tán của các mảnh tại một thời
điểm. Ngược lại, chỉ số chức năng đo đạc kiểu cảnh quan liên quan tới một loài sinh
vật hay một quá trình sinh thái cụ thể [33, 34]. Các chỉ số này có khả năng lấy các
thông tin về cấu trúc cảnh quan ở đa tỷ lệ trong những cảnh quan giống và khác
nhau. Những chỉ số này dựa trên lý thuyết của tỷ lệ bất biến thường liên quan đặc
trưng tới hình dạng mảnh, cũng như tỷ lệ giữa chu vi và diện tích hoặc kích thước
fractal trung bình mảnh [34]. Bên cạnh đó chúng còn được dựa trên lý thuyết về
thông tin và hình học fractal [27].
21
Các chỉ số FRAGSTATS được gộp thành 7 nhóm như sau:
+ Nhóm các chỉ số về diện tích, mật độ, cạnh: Total (class) are (CA),
Percentage of Landscape (PLAND), Number of Patches (NP), Patch Density (PD),
Total Edge (TE), Edge Density (ED), Landscape Shape Index (LSI), Normalized
Landscape Shape Index (nLSI), Largest Patch Index (LPI).
+ Nhóm các chỉ số hình dạng: Perimeter-Area Fractal Dimension
(PAFRAC), Perimeter-Area Ratio Distribution (PARA), Shape Index Distribution
(SHAPE), Fractal Index Distribution (FRAC), Linearity Index Distribution
(LINEAR), Related Circumscribing Circle Distribution (CIRCLE), Contiguity
Index Distribution (CONTIG).
+ Nhóm các chỉ số vùng lõi: Total Core Area (TCA), Core Area Percentage
of Landscape (CPLAND), Number of Disjunct Core Areas (NDCA), Disjunct Core
Area Density (DCAD), Core Area Distribution (CORE), Disjunct Core Area
Distribution (DCORE), Core Area Index Distribution (CAI).
+ Nhóm các chỉ số về độ phân tách/độ gần: Proximity Index Distribution
(PROX), Similarity Index Distribution (SIMI), Euclidean Nearest Neighbor
Distance Distribution (ENN), Functional Nearest Neighbor Distance Distribution
(FNN).
+ Nhóm các chỉ số mức độ tương phản:Contrast-Weighted Edge Density
(CWED), Total Edge Contrast Index (TECI), Edge Contrast Index Distribution
(ECON).
+ Nhóm các chỉ số tiếp xúc/rải rác: Percentage of Like Adjacencies
(PLADJ), Clumpiness Index (CLUMPY), Aggregation Index (AI), Interspersion &
Juxtaposition Index (IJI), Mass Fractal Dimension (MFRAC), Landscape Division
Index (DIVISION), Splitting Index (SPLIT), Effective Mesh Size (MESH).
+ Nhóm chỉ số kết nối: Patch Cohesion Index (COHESION), Connectance
Index (CONNECT), Traversability Index (TRAVERSE).
22
Chúng miêu tả các hiện tượng tự nhiên và địa lý và thường tập trung vào
phân tích cấu trúc của mảnh, xác định khu vực không gian phù hợp với các điểm
đặc trưng giống nhau [34].
Các nhóm chỉ số này được học viên sử dụng trong luận văn nhằm đo đạc về
hình thái, cấu trúc và đặc điểm thay đổi sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông
Anh theo thời gian.
1.5 Quan hệ giữa đặc điểm trắc lượng và các loại hình lớp phủ
Phân tích cấu trúc của lớp phủ dựa trên việc đo đạc các chỉ số không gian
cho phép mô tả sâu hơn về đặc điểm sử dụng đất của khu vực nghiên cứu. Những
ứng dụng quan trọng của các chỉ số này bao gồm xác định cấu trúc cảnh quan, đa
dạng sinh học, và sự phân mảnh môi trường sống, miêu tả những thay đổi trong
cảnh quan và nghiên cứu những tác động của quy mô trong cấu trúc cảnh quan [27].
Quản lý sự thay đổi sử dụng đất và các kế hoạch phát triển của khu vực đô
thị và ven đô bằng cách sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian, các chỉ số không gian
và các mô hình là một phương pháp có hiệu quả tốt [27, 35, 52]. Sự thay đổi cấu
trúc và lớp phủ của khu vực đô thị thường được đo đạc bằng các chỉ số không gian
sau: CA, NP, ED, LPI, MPS [36, 52], EMN_MN [12, 52], FRAC_AM và
Contagion [27, 35, 48, 52], AWMPFD [47], IJI, ENN [35, 52]. Các chỉ số này được
dùng để tính cho ba kiểu mảnh: tất cả các mảnh cảnh quan, các mảnh đô thị và các
mảnh không phải đô thị. Các chỉ số không gian khác nhau sẽ cung cấp các thông tin
khác nhau cho sự tăng trưởng đô thị. Chỉ số CA miêu tả diện tích tăng trưởng của
đô thị. NP đo đạc qui mô những vùng bị chia nhỏ của khu vực đô thị. NP cao khi
mà sự mở rộng đô thị không đổi nhưng lại tăng sự phân mảnh [12, 36, 52]. ED đo
đạc tổng chiều dài cạnh của mảnh đô thị [27, 52]. LPI là phần trăm diện tích của
một mảnh đô thị trong tổng diện tích đô thị của một vùng. LPI bằng 100 khi mà
toàn bộ lớp đô thị chỉ là một mảnh [31, 35, 36, 52]. ENN để đo đạc khoảng cách
giữa các mảnh đô thị [12, 35, 52]. AWMPFD, FRAC_AM đo đạc sự phức tạp hình
dạng, kích thước của mảnh, chỉ số này càng cao thì mảnh càng phức tạp và càng bị
phân tách [27, 52]. MPS là chỉ số đo đạc kích thước mảnh trung bình cho một thời
23
kỳ [31, 48]. Đo đạc quá trình đô thị hóa đã thấy được sự chuyển đổi hình thái sử
dụng đất nông nghiệp [40, 48].
Các chỉ số này cung cấp một cái nhìn toàn diện về cấu trúc cảnh quan bao
gồm: diện tích, hình dạng, mức độ cô lập hay tập trung, sự liên tiếp hay rải rác, và
sự tách biệt. Vì vậy học viên sử dụng các chỉ số hình thái này để phân tích cho đặc
điểm biến đổi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh.
24
Chƣơng 2 – ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG LỚP PHỦ CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH
Chương 2 đề cập tới các bước trong quá trình phân loại ảnh vệ tinh bằng
phương pháp ĐHĐT, kiểm chứng kết quả phân loại ảnh bằng bản đồ sử dụng đất,
ảnh có độ phân giải cao và bằng kết quả thực địa. Bên cạnh đó là tính toán phân tích
các metrics của lớp đất nông nghiệp.
2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Anh
2.1.1 Vị trí địa lý
Đông Anh là một huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Có hệ tọa độ
địa lý như sau: 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.
Huyện có vị trí địa lý như sau: phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh,
phía Nam giáp sông Hồng, phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội, phía Tây
giáp huyện Mê Linh, phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.230 ha (2011) [41], có 24 đơn vị
hành chính, trong đó có 23 xã và 1 thị trấn.
Vị trí của Đông Anh có quốc lộ 3 (Hà Nội - Thái Nguyên) và đường cao tốc
Thăng Long – Nội Bài. Có hai tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Hà Nội-
Yên Bái chạy qua. Vì vậy Đông Anh có lợi thế lớn về giao thông. Có sân bay quốc
tế Nội Bài. Ngoài ra, ở huyện còn có hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ và sông
Đuống chảy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác, và
là cửa ngõ giao lưu quốc tế của Hà Nội, cũng như cả nước.
Đông Anh là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ hai sau huyện Sóc Sơn của
thành phố Hà Nội. Đây là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa màu
mỡ, điều kiện khí hậu thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các
loại cây trồng: lương thực, rau, củ quả.
25
26
Với vị trí cũng như các điều kiện thuận lợi như vậy, Đông Anh là huyện thu
hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
2.1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
Đông Anh là một huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội nên mang
những đặc điểm về điều kiện tự nhiên tương tự của thành phố Hà Nội. Huyện chịu
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng
ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 250
C, độ ẩm tương đối là 84%, tổng số
giờ nắng cả năm là 1794 giờ [4]. Với các đặc điểm khí hậu ở trên thì Đông Anh rất
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng.
Hơn nữa huyện Đông Anh có 3 tuyến sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông
Cà Lồ và sông Đuống. Đây là hệ thống nguồn nước mặt phong phú đáp ứng nhu cầu
tương đối lớn cho tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của toàn huyện.
Ba tuyến sông lớn còn là nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho hệ thống đất
đai của huyện. Đông Anh thuộc tiểu vùng sinh thái đất bạc màu trên nền phù sa có
các tuổi khác nhau từ phù sa mới đến phù sa cũ và phù sa cổ. Đa dạng về các loại
đất phù sa là điều kiện thích hợp cho việc trồng các loại cây hàng năm, rau màu,
cùng với trồng các loại cây lâu năm, cây dài ngày.
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số của huyện Đông Anh là 333.337
người với 92.649 hộ [3], trong đó có 287.536 nhân khẩu nông nghiệp (chiếm
88,74%). Toàn huyện có 165.623 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là
108.452 người, chiếm 65.48% còn lại là lao động công nghiệp và dịch vụ [4]. Diện
tích đất nông nghiệp bình quân cho một lao động là 0,051 ha/lao động. Đây là mức
rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng.
27
Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh năm 2010
Trong cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng
trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện.
Trong quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến 2020 đã ưu tiên đầu tư cho
khu vực Bắc sông Hồng. Tại đây sẽ hình thành một Hà Nội mới với các khu vực:
Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên.
Nhiều dự án, công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội được triển khai như mở
rộng khu công nghiệp Bắc Thăng Long, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ xã
Nguyên Khê, cụm sản xuất tập trung làng nghề xã Vân Hà, đầu tư tôn tạo khu di
tích Cổ Loa, xây cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, đường 5 kéo dài, đường quốc lộ 3
mới qua các xã miền Đông, xây dựng khu đô thị mới ở trung tâm huyện Đông Anh,
dự án đô thị miền Đông ở xã Liên Hà, và khu đô thị mới phía Bắc xã Liên Dương,...
Hướng ưu tiên này đã đẩy nhanh tốc độ của quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế
- xã hội của Đông Anh dẫn tới sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà trong đó chủ
yếu là đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng đất khác.
2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh
Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Đông Anh năm 2011 bao gồm các
nhóm: đất nông nghiệp: 9.225,49 ha, đất phi nông nghiệp: 8.681,81 ha và đất chưa
75%
9%
16%
Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh năm 2010
Công nghiệp - Xây dựng
Nông nghiệp - Thủy sản
Thương mại - Dịch vụ
28
sử dụng: 306,60 ha [10]. Đất Nông nghiệp chiếm 50,65% trong tổng diện tích đất tự
nhiên Hình 2.1. Trong đất nông nghiệp gồm rất nhiều các loại đất khác: đất trồng
cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây hàng
năm khác. Ngoài ra, còn bao gồm một phần nhỏ là diện tích mặt nước dùng để nuôi
trồng thủy sản.
Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đông Anh năm 2011 [10]
Sự phát triển về kinh tế mạnh đã thúc đẩy việc xây dựng các khu công
nghiệp, khu đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh là nguyên nhân chính của việc
suy giảm quỹ đất nông nghiệp của huyện Đông Anh, Hà Nội. Theo Hình 2.3 diện
tích đất nông nghiệp của Đông Anh bị suy giảm mạnh từ năm 1990 đến 2011.
Trong vòng 21 năm, diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi 991,87 ha, trung bình mỗi
năm giảm đi 47,23 ha/năm. Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 1990 là 10.217,36
ha, đến năm 2011 diện tích này chỉ còn 9.225,49 ha. Đất nông nghiệp bị giảm nhanh
nhất là giai đoạn từ năm 2007 tới 2011 là 312,66 ha, gấp hơn 20 lần so với giai đoạn
2000-2005. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2007 – 2011 có
xu hướng giảm mạnh nhất là do quá trình đô thị hóa nhanh nằm trong mục tiêu phát
triển mà Đại hội Đảng bộ của huyện nhiệm kỳ 2006–2010 [4].
50%48%
2%
Cơ cấu sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2011
Đất Nông nghiệp
Đất Phi Nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
29
Hình 2.3: Xu hướng biến đổi đất nông nghiệp huyện Đông Anh qua các năm [4, 10]
Tổng diện tích đất nông nghiệp có xu thế giảm mạnh do nhà nước có quyết
định thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn toàn huyện phục vụ cho
việc xây dựng các khu công nghiệp mới, mở rộng các vùng đô thị và xây dựng kết
cấu hạ tầng. Hậu quả là quỹ đất nông nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng.
Cơ cấu các loại đất sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh cũng thay đổi
nhanh chóng từ năm 1995 đến năm 2011, bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu
năm như cây ăn quả và diện tích mặt nước dùng vào nông nghiệp. Sự biến đổi đất
sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh từ năm 1995 đến năm 2011 được thể
hiện qua Bảng 2.1.
Giai đoạn diện tích lúa giảm nhiều nhất là 2006 - 2011: 591,69 ha, tốc độ
giảm là 118,34 ha/năm. Trong khi, diện tích các loại đất khác thì tăng lên, tăng
nhiều nhất là diện tích đất trồng cây hàng năm khác do người dân đã tận dụng phần
đất bồi ven sông và giữa sông để trồng trọt. Tuy nhiên giai đoạn 2006 – 2011 thì
phần diện tích này lại giảm đi. Thay vào đó, diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy
sản lại tăng lên.
8400
8800
9200
9600
10000
10400
1990 1995 2000 2005 2007 2011
Diện tích (ha)
Năm
Xu hƣớng biến đổi đất nông nghiệp huyện Đông Anh
30
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 1995 là 9.989,10 ha đến năm 2011
diện tích này giảm xuống còn 8.600,25 ha, trung bình mỗi năm giảm đi 86,8
ha/năm. Trong đó, đất trồng lúa bị giảm nhiều nhất, trong vòng 16 năm từ năm 1995
đến năm 2011, diện tích này đã giảm đi 97,3 ha/ năm.
Bảng 2.1: Biến đổi các loại đất nông nghiệp của Đông Anh qua các năm
Đơn vị: ha
Loại đất 1995 2000 2006 2011
1 Đất sản xuất nông nghiệp 9989,02 9366 9209,10 8600,25
2 Đất trồng lúa 9062,90 8547,05 8097,69 7506
3 Đất trồng cây lâu năm 43,04 142,13 188,08 203,51
4 Đất trồng cây hàng năm khác 566,75 819,02 923,33 890,58
5 Diện tích mặt nước dùng vào
nông nghiệp
316,33 496,8 550,20 613,34
Nguồn: Phòng Tài nguyên-môi trường huyện Đông Anh [10]
Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh không đồng
đều giữa các xã. Xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là xã Xuân Nộn có 614,19
ha, chiếm 7% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn huyện, thấp
nhất là thị trấn Đông Anh chỉ có 45,70 ha [10]. Toàn huyện có 84,27 ha đất nông
nghiệp canh tác không hiệu quả nằm xen kẽ giữa các xã: Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà,
Thụy Lâm, Xuân Nộn, Việt Hùng, Uy Nỗ, Vân Nội, Xuân Canh, Nguyên Khê,
Võng La và Hải Bối [4]. Việc sử dụng đất nông nghiệp không hiệu quả là do người
dân bỏ ruộng không còn canh tác nữa.
Trước thực trạng suy giảm đất nông nghiệp và sử dụng kém hiệu quả để đảm
bảo vấn đề an ninh lương thực, phát huy hiệu quả sử dụng đất, Ủy ban nhân dân
huyện Đông Anh đã khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp thâm canh,
quan tâm đầu tư để khắc phục tình trạng bỏ ruộng không canh tác [1].
31
2.2 Phân loại định hướng đối tượng ảnh vệ tinh đa độ phân giải
2.2.1 Xây dựng bảng chú giải
Việc xác định hệ thống phân loại là công việc đầu tiên rất quan trọng khi áp
dụng viễn thám để xây dựng bản đồ sử dụng đất cũng như bản đồ lớp phủ. Hệ thống
bảng chú giải phân loại cần phải phù hợp với khả năng cung cấp thông tin của dữ
liệu viễn thám [7]. Thiết lập chú giải không chỉ dựa vào các đối tượng nhìn thấy
trên ảnh, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác: độ phân giải của ảnh viến
thám, tính chất mùa vụ, thời gian chụp của vệ tinh, những kiến thức hiểu biết về địa
phương, …
Với nguồn dữ liệu hiện có và những hiểu biết về địa phương học viên xây
dựng bảng chú giải cho xây dựng bản đồ lớp phủ như Bảng 2.2: Bảng chú giải
Bảng 2.2: Bảng chú giải
TT Đối tƣợng Mẫu Ảnh thực địa
1
Mặt nước (sông
suối + ao hồ)
2
Đất dân cư (khu
công nghiệp +
dân cư + đang
xây dựng)
3
Đất ông nghiệp
(đất lúa + hoa
màu)
4
Đất trống (bãi cát
ven và giữa sông)
32
2.2.2 Qui trình phân loại ảnh
Các bước tiến hành xử lý dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được thực
hiện trình tự theo sơ đồ Hình 2.4 bên dưới:
Hình 2.4: Sơ đồ quy trình phân loại ảnh
Bƣớc 1: Nắn chỉnh hình học
Các ảnh vệ tinh và bản đồ sử dụng đất huyện Đông Anh tỷ lệ 1/25.000 được
nắn chỉnh về hệ tọa độ VN-2000 theo bản đồ địa hình Hà Nội tỷ lệ 1/10.000 năm
2000. Các ảnh Landsat TM và ETM chỉ cần chuyển từ hệ tọa độ WGS-84 sang hệ
tọa độ VN-2000. Còn ảnh Spot 5 thì phải chọn điểm khống chế để nắn. Các điểm
khống chế được chọn cho mỗi ảnh nắn với sai số trung phương nhỏ nhất không quá
0,5 pixel.
Bƣớc 2: Cắt ảnh khu vực nghiên cứu
Ảnh vệ tinh được cắt theo ranh giới của khu vực nghiên cứu là huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội. Ảnh được trộn mầu theo các cách khác nhau sao cho các
đối tượng trên ảnh được hiển thị một các rõ nhất.
Ảnh Landsat 1993, 1999, 2005 Ảnh Spot5 2011 Bản đồ SDĐ Hà Nội 2005
Bản đồ lớp phủ
Kiểm tra
thực địa
Sử dụng các
kênh chỉ số
Bản đồ địa hình
Hà Nội 1/10.000
Nắn chỉnh hình học
Hệ tọa độ VN-2000
Cắt ảnh khu vực nghiên cứu
Phân loại hướng đối tượng
Kết quả phân loại
Kiểm tra
độ chính xác
33
a b
c d
Hình 2.5: Các ảnh vệ tinh: a- Landsat TM năm 1993, b- Landsat TM năm 1999,
c- Landsat ETM năm 2005, d- Spot 5 năm 2011
Bƣớc 3: Phân loại theo phƣơng pháp Định hƣớng đối tƣợng
- Phân đoạn ảnh:
Phân đoạn ảnh thực chất là gộp nhóm những pixel cạnh nhau có những đặc
điểm tương tự nhau về thông tin phổ và không gian [20, 23]. Phân đoạn ảnh được
thực hiện dựa trên việc lựa chọn các trọng số về hình dạng (shape), màu sắc (color),
độ chặt (compactness), độ trơn (smoothness). Ngoài ra, tham số tỷ lệ (scale
parameter) là một thông số quan trọng có tác động trực tiếp tới kích thước của mỗi
34
đối tượng ảnh. Tùy thuộc vào các loại ảnh vệ tinh khác nhau mà các tham số này
thay đổi. Chất lượng của việc phân loại ảnh phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của
việc phân đoạn ảnh [18].
Quá trình phân đoạn ảnh được thực hiện trên phần mềm eCognition 8.64
theo các thông số sau: ảnh Spot5, thông số tỷ lệ: 15, hình dạng: 0,7 và độ chặt: 0,3;
với ảnh Landsat TM và ETM, thông số tỷ lệ: 5, tỷ lệ: 0,5 và độ chặt: 0,2. Cho ra kết
quả phân đoạn ảnh theo Hình 2.6
Hình 2.6: Phân đoạn ảnh Landsat và Spot
- Phân loại ảnh
Để có được kết quả phân loại tốt thì việc chọn thuật toán và các giá trị
ngưỡng là yếu tố quyết định. Sau khi phân đoạn ảnh thì tiến hành phân loại ảnh.
Trước tiên phải xác lập bộ quy tắc phân loại cho các ảnh viễn thám. Học viên đã
xây dựng bộ quy tắc phân loại chung Hình 2.7, tùy thuộc vào từng ảnh cụ thể mà
thay đổi các ngưỡng giá trị của từng thuật toán phân loại.
Từ các tài liệu học viên thu thập được và những hiểu biết chung nhất về
huyện Đông Anh, học viên đã xác định và chiết suất các đối tượng: dân cư, đất lúa,
đất trống, hoa màu, khu công nghiệp, mặt nước ở trên ảnh vệ tinh.
35
Hình 2.7: Bộ qui tắc để phân loại ảnh
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích sự biến đổi đất nông nghiệp
nên các đối tượng sau khi phân loại từ ảnh đã được gộp lại như bảng chú giải, thành
4 đối tượng chính: dân cư bao gồm: dân cư + khu công nghiệp và phần đất đang xây
dựng; đất nông nghiệp: đất lúa + hoa màu; mặt nước, và đất trống. Trong đó: đất
trống là khu vực bãi cát trống ở giữa sông Hồng.
36
- Kết quả phân loại ảnh
Sau quá trình phân loại cho ra các kết quả phân loại ảnh như Hình 2.8
(a) (b)
(c) (d)
Hình 2.8: Kết quả phân loại ảnh: (a)-LandsatTM 1993; (b)-Landsat TM 1999;
(c)-Landsat ETM 2005; (d)-Spot 5 2011
2.3 Kiểm chứng độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh
Kết quả phân loại ảnh được kiểm chứng theo nhiều phương pháp khác nhau.
Học viên lựa chọn hai phương pháp: thực địa kiểm chứng và kiểm chứng trong
phòng. Kiểm chứng trong phòng bằng cách so sánh kết quả phân loại năm 2005 với
bản đồ sử dụng đất của huyện Đông Anh năm 2005. Kiểm chứng thực địa cùng với
bảng hỏi điều tra về nông lịch để kiểm chứng cho ảnh năm 2011.
37
2.3.1. Kiểm chứng độ chính xác trong phòng
Độ chính xác của kết quả phân loại là yếu tố quyết định đến việc phân tích
các nội dung chuyên đề đúng hay sai. Kiểm tra độ chính xác của kết quả phân loại
bằng ma trận sai số và hệ số Kappa.
Để kiểm tra độ chính xác, học viên đã dùng phương pháp lựa chọn số ô mẫu.
Số lượng ô mẫu được tính theo công thức sau:
[37].
Trong đó: N là số lượng ô mẫu, Z =2 từ độ lệch chuẩn thông thường của 1,96
cho 95% độ tin cậy, E là sai số cho phép, p là phần trăm độ chính xác kỳ vọng của
toàn bản đồ, q = 100 – p.
Việc lựa chọn số ô mẫu dùng để kiểm chứng phụ thuộc vào số lớp đối tượng
muốn kiểm chứng, diện tích khu vực nghiên cứu. Theo kinh nghiệm của các nhà
nghiên cứu, đối với những bản đồ có diện tích nhỏ hơn 4000 ha và nhỏ hơn 12 lớp
thì số lượng ô mẫu nhỏ nhất là 50 ô [37].
Hệ số Kappa được tính toán theo công thức sau:
[30]
Trong đó: r là số hàng trong ma trận, xii là số giá trị trong hàng i và cột I, xi+
và x+I là tổng giá trị của hàng i và cột i, trong đó chú ý N là tổng số các giá trị.
Giá trị của hệ số Kappa thể hiện độ chính xác của kết quả phân loại như sau:
Độ chính xác rất thấp: < 0,20
Độ chính xác thấp: 0,20 – 0,40
Độ chính xác trung bình: 0,40 – 0,60
Độ chính xác cao: 0,60 – 0,80
Độ chính xác rất cao: 0,80 – 1,00
Học viên đã tính số lượng ô mẫu cho khu vực nghiên cứu là 51 ô với độ
chính xác kỳ vọng là 85%, sai số chấp nhận là 10%. Diện tích ô mẫu bằng 2% so
38
với tổng diện tích tự nhiên của toàn khu vực nghiên cứu [37]. Và vị trí của các ô
mẫu được sắp xếp một cách ngẫu nhiên.
Hình 2.9: Sơ đồ vị trí các ô mẫu
Sau khi thành lập bảng ma trận sai số từ kết quả phân loại ảnh và bản đồ sử
dụng đất thì sẽ cho thấy sai số của từng lớp đối tượng và sai số tổng thể. Từ bảng
ma trận Bảng 2.3, học viên tính sai số tổng quát và hệ số Kappa.
Bảng 2.3: Bảng ma trận sai số năm 2005
Dân cƣ Nông
nghiệp
Đất
trống
Mặt
nƣớc
Tổng
hàng
User
Dân cƣ 3024900 418500 4500 12600 3460500 0,87
Nông nghiệp 253800 6660900 9000 110700 7034400 0,95
Đất trống 0 6300 87300 3600 97200 0,90
Mặt nƣớc 28800 106200 12600 893700 1041300 0,86
Tổng cột 3307500 7191900 113400 1020600 11633400
Producer 0,91 0,93 0,77 0,88
39
Độ chính xác tổng quát = 0,916
Hệ số Kappa = 0,844
Độ chính xác tổng thể và hệ số Kappa rất cao. Chứng tỏ độ tin cậy của kết
quả phân loại của ảnh này năm 2005 rất cao và đủ cơ sở để phân tích các yếu tố
chuyên đề.
2.3.2. Kiểm chứng ngoài thực địa
Các ảnh vệ tinh dùng trong luận văn là tháng 12 nên chuyến thực địa của học
viên được lựa chọn vào tháng 12 năm 2012. Đây là thời gian lúa đã được gặt và một
số xã đã chuyển sang trồng rau màu.
Số điểm thực địa được lựa chọn là 27 điểm. Các điểm được lựa chọn để đi
thực địa là những điểm đặc trưng cho sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho khu
vực không chuyển đổi về mục đích sử dụng và những khu vực có sự phát triển
mạnh về công nghiệp, đô thị.
Kết hợp với quá trình thực địa kiểm tra kết quả phân loại là điều tra về nông
lịch. Phiếu điều tra nông lịch được học viên thiết kế như hình Hình 2.10 bên dưới.
Phiếu điều tra nông lịch bao gồm cả điều tra về lịch sử sử dụng đất trước và sau
năm 2010.
Kết quả của việc điều tra nông lịch là huyện Đông Anh 1 năm trồng 3 vụ,
trong đó có 2 vụ lúa và 1 vụ đông trồng rau màu. Lúa hè thu từ tháng 8 đến tháng
11, vụ lúa đông xuân từ tháng 2 tới tháng 5 và vụ rau màu từ tháng 12 đến tháng 1.
40
Hình 2.10: Phiếu điều tra ngoài thực địa
a b c
d e f
Hình 2.11: Một số hình ảnh thực địa: (a) – ruộng trồng rau màu, (b)- ruộng lúa đã
gặt, (c)- khu sản xuất nhỏ, (d)- ao bèo, (e)- cụm dân cư, (f)- bãi hoa màu ven sông.
41
Biên tập: HV. Tống Thị Huyền Ái
Hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Cự
Hình 2.12: Sơ đồ tuyến thực địa trên ảnh Spot 5 năm 2011
Từ việc kiểm tra ngoài thực địa, học viên đã gộp các nhóm đối tượng kết quả
phân loại ảnh thành bản đồ lớp phủ của các năm 1993, 1999, 2005 và 2011. Mục
tiêu của luận văn là nghiên cứu sự biến đổi đất nông nghiệp nên được học viên tách
lớp đất nông nghiệp để đo đạc trắc lượng hình thái.
42
43
44
45
46
2.4 Tính toán đặc điểm trắc lượng lớp phủ đất nông nghiệp huyện Đông Anh
Tính toán đặc điểm trắc lượng hình thái của đối tượng lớp phủ đất nông
nghiệp được gộp thành các nhóm theo thành phần cấu trúc để mô tả và tính toán các
đặc điểm không gian của các mảnh [27, 48]. Lớp đất nông nghiệp được tách riêng
từ kết quả phân loại ảnh năm 1993, 1999, 2005 và 2011, và được phân tích bằng
công cụ Patch Analysis 4 trên phần mềm ArcGIS 9.3. Sau khi chạy thì có 31 chỉ số
và được gộp thành 6 nhóm: 1- chỉ số về diện tích mảnh, 2- chỉ số về mật độ và kích
thước mảnh, 3- chỉ số về cạnh, 4- chỉ số hình dạng, 5- chỉ số đa dạng và tách biệt, 6-
chỉ số vùng lõi. Mỗi nhóm gồm các chỉ số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Để lựa chọn các chỉ số không gian nghiên cứu về đất nông nghiệp, học viên
sử dụng công cụ phân tích thành phần chính PCA. Kết quả chạy PCA đưa ra các chỉ
số có mối tương quan cao nhất, bao gồm các chỉ số về diện tích (LPI), về hình dạng
(AWMSI), về mật độ và kích thước (MPS), về sự đa dạng (MPI, MNN), về lõi
(TCA). Các chỉ số này sẽ được sử dụng để tính toán cho sự thay đổi đất nông
nghiệp từ năm 1993 đến năm 2011.
Bảng 2.4: Các chỉ số hình thái không gian sử dụng trong luận văn
Chỉ số không gian Miêu tả Đơn vị Giới hạn
Largest Patch Index Tính phần trăm diện tích của mảnh
nông nghiệp lớn nhất trên tổng diện
tích đất nông nghiệp
% 0≤ LPI≤100
Area Weighted Mean
Shape Index
Đo đạc mức độ phức tạp về hình dạng
của các mảnh. AWMSI càng tăng khi
hình dạng các mảnh càng phức tạp.
Không AWMSI ≥ 1
Mean Patch Size Đo đạc kích thước mảnh đất nông
nghiệp trung bình.
Hectares MPS ≥ 0
Mean Proximity
Index
Đo đạc mức độ liền kề giữa các mảnh
đất nông nghiệp. Cho thấy sự phân
mảnh và tách biệt của các mảnh.
Không MPI ≥ 0
47
Mean Nearest
Neighbor
Tính khoảng cách gần nhất giữa hai
mảnh riêng lẻ (từ cạnh tới cạnh). Đo
đạc mức độ bị cô lập của mảnh.
Meters MNN >0
Total core area Tính tổng diện tích vùng lõi của các
mảnh nông nghiệp
Hectares TCA ≥ 0
Chỉ số AWMSI là một chỉ số tổng quát về hình thái của các mảnh đất nông
nghiệp. AWMSI bằng 1 khi hình dạng của các mảnh là hình tròn hoặc hình vuông.
AWMSI tăng khi sự phức tạp về hình dạng của mảnh tăng lên.
48
Chƣơng 3 – XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG
ANH
Chương 3 thể hiện các kết quả từ quá trình thực nghiệm ở chương 2. Phân
tích sự biến động các loại đất của huyện Đông Anh cũng như từng xã. Hơn nữa,
chương 3 còn nghiên cứu sự mất đất nông nghiệp và hình thái đất nông nghiệp của
toàn huyện Đông Anh và 9 xã đặc trưng cho sự phát triển về công nghiệp và quá
trình đô thị hóa.
3.1 Xu hướng biến đổi lớp phủ huyện Đông Anh
Thống kê các loại đất từ kết quả phân loại ảnh của huyện Đông Anh trong
giai đoạn 1993 - 2011 đã cho thấy xu hướng biến đổi đất một cách chung nhất.
Trong đó, đất nông nghiệp và đất trống giảm mạnh, còn diện tích đất dân cư tăng rất
nhanh qua các năm do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Hình 3.1: Biểu đồ biến động đất qua các năm
Từ Hình 3.1 cho thấy đất nông nghiệp có sự biến động tương đối lớn, diện
tích đất nông nghiệp đã giảm 3.568,35 ha từ năm 1993 là 15.210,35 ha và chỉ còn
11.642,00 ha vào năm 2011, tốc độ giảm bình quân mỗi năm là 198,24 ha/năm. Sự
chuyển đổi đất nông nghiệp phần lớn là sang đất dân cư và khu công nghiệp. Giai
đoạn năm 1999 đến năm 2005, phần diện tích đất nông nghiệp này có tốc độ giảm
0
5000
10000
15000
20000
1993 1999 2005 2011
Diện tích (ha)
Biến động loại đất qua các năm
Đất nông nghiệp Đất trống Mặt nước Đất dân cư
49
nhanh nhất 300,67 ha/năm, gấp 1,5 lần tốc độ giảm trung bình trong cả giai đoạn
1993-2011 và giai đoạn 2005-2011, và gấp 3 lần giai đoạn trước đó 1993-1999.
Diện tích đất dân cư của luận văn được định nghĩa là toàn bộ phần diện tích
đất ở, khu công nghiệp và khu xây dựng. Đất dân cư của toàn huyện Đông Anh tỷ lệ
nghịch với diện tích đất nông nghiệp. Trong khi diện tích đất nông nghiệp giảm, thì
diện tích dân cư và các khu công nghiệp lại tăng một cách nhanh chóng. Từ năm
1993 đến năm 2011, tổng diện tích đất ở dân cư và khu công nghiệp đã tăng
3.772,68 ha, tốc độ tăng trung bình đạt 209,59 ha/năm; diện tích đất dân cư năm
2011 gấp 3,8 lần năm 1993. Phần diện tích đất dân cư được tăng mạnh nhất là giai
đoạn 2005-2011: 315,82 ha/năm, khi mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và
xây dựng cơ sở vật chất được đầu tư và thúc đẩy mạnh mẽ.
Diện tích đất trống trong luận văn được định nghĩa là bãi cát ở giữa và ven
sông chưa được sử dụng, vì vậy mà phần diện tích đất trống này nằm chủ yếu ở các
xã ven sông: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Tầm Xá. Năm 1993, các xã
này có diện tích đất trống là 521,82 ha, chiếm 2,8% so với tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện. Đến năm 2011 thì phần diện tích này đã giảm đi 380,81 ha còn 141,03
ha do phần đất trống đã được người dân tận dụng, cải tạo để trồng hoa màu như
ngô, chuối. Trong đó, xã Đại Mạch và xã Võng La là hai xã tận dụng được nhiều
đất trống nhất.
Bảng 3.1: Ma trận biến động lớp phủ năm 1993-2011
Đơn vị: ha
2011
1993
Đất nông nghiệp Đất trống Mặt nƣớc Đất dân cƣ
Đất nông nghiệp 10863,96 25,56 665,44 3640,68
Đất trống 234,88 85,6 181,32 19,64
Mặt nƣớc 488,92 28,12 777,44 128,32
Đất dân cƣ 19,52 0,56 3,28 1333,28
50
Sự chuyển dịch trong cơ cấu các loại đất của huyện Đông Anh từ năm 1993
đến năm 2011 được thể hiện trong bảng ma trận biến động Bảng 3.1. Phần diện tích
đất dân cư năm 2011 được tăng lên chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp chuyển
sang: 3.640,68 ha, và một phần nhỏ là do diện tích mặt nước chuyển sang: 128,32
ha. Bên cạnh đó, thêm một phần diện tích đất nông nghiệp bị mất đi do chuyển sang
mặt nước là 665,44 ha. Trong khi đó, 234,88 ha diện tích đất trống và 488,92 ha
diện tích mặt nước của năm 1993 lại chuyển sang đất nông nghiệp. Quá trình này
diễn ra chủ yếu ở các xã ven sông, vùng bãi bồi trước là đất trống nay được người
dân cải tạo và chuyển sang trồng các loại hoa màu.
Các xã của huyện Đông Anh có cơ cấu các loại đất không đồng đều. Và sự
biến đổi về cơ cấu các loại đất này từ năm 1993-2011 cũng khác nhau. Từ năm
1993 đến năm 2011, hầu hết các xã trong toàn huyện có xu hướng diện tích đất
nông nghiệp giảm đi và diện tích dân cư tăng lên. Trong giai đoạn 1993-1999, tất cả
các xã của huyện Đông Anh đều có diện tích đất nông nghiệp trên 50% so với tổng
diện tích tự nhiên của xã. Tuy nhiên, từ giai đoạn từ năm 2005 đến nay, diện tích
đất nông nghiệp của các xã đều giảm rất mạnh, đặc biệt là trung tâm huyện Đông
Anh diện tích đất nông nghiệp năm 1993 chiếm 84,6 % nhưng đến năm 2011 chỉ
còn 17,27 % diện tích tự nhiên và xã Võng La diện tích này chỉ còn 30 % năm 2011
tổng diện tích toàn xã do xây dựng khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Giai đoạn
1999-2005, một số xã ở ven sông: Đại Mạch, Võng La và Vĩnh Ngọc có diện tích
đất nông nghiệp tăng lên do người dân cải tạo phần đất trống là bãi bồi để chuyển
sang trồng hoa màu.
51
Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất huyện Đông Anh theo xã năm 2011
Những năm gần đây nhà nước có quyết định thu hồi đất nông nghiệp để thực
hiện các dự án đầu tư trên toàn huyện như: xây dựng các khu công nghiệp Bắc
Thăng Long, khu công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê, khu sản xuất tiểu thủ công
nghiệp xã Liên Hà, và các khu đô thị mới ở các xã Uy Nỗ, xã Tiên Dương. Vì vậy
mà diện tích đất nông nghiệp của các xã có xu thế giảm mạnh. Năm 1993, toàn
huyện có 21/24 xã và thị trấn có diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 60%. Tuy
nhiên, đến năm 2011, chỉ còn 17/24 xã có diên tích đất nông nghiệp trên 60%.
Đất dân cư trong từng xã tăng nhanh trong giai đoạn 1993-2011, thị trấn
Đông Anh có tốc độ tăng nhanh nhất: 17,79 ha/năm, tiếp đến là hai xã Võng La và
Kim Chung: 13,5 ha/năm do có khu công nghiệp Bắc Thăng Long xây dựng trên hai
xã này. Năm 1993, chỉ có 4 xã có diện tích dân cư trên 10% tổng diện tích tự nhiên
toàn xã, nhưng đến năm 1999 tăng lên 17 xã có diện tích dân cư trên 10%. Từ sau
năm 2005, khi quá trình đô thị hóa được thúc đẩy mạnh thì phần đất dân cư tăng
nhanh hơn rất nhiều, hầu hết các xã đều có diện tích dân cư trên 10% diện tích đất
52
tự nhiên toàn xã và có tới 6/24 xã có phần đất này trên 20%. Và đến năm 2011, thì
tất cả các xã trong huyện Đông Anh đều có diện tích đất dân cư chiếm trên 20%
tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó thị trấn Đông Anh có diện tích này chiếm
78,3%.
Bảng 3.2: Thay đổi diện tích đất dân cư và đất nông nghiệp theo xã
Đơn vị: ha
TT Xã Đất dân cƣ Đất nông nghiệp
1993 1999 2005 2011 1993 1999 2005 2011
1 Nam Hồng 70,83 104,85 120,87 204,17 792,72 756,27 701,73 672,36
2 Đại Mạch 51,39 76,41 82,71 160,45 468,72 603,36 518,13 463,37
3 Võng La 35,55 85,86 174,06 280,29 364,32 442,8 264,24 208,5
4 Kim Chung 44,64 163,53 188,01 295,35 675,45 570,06 519,03 436,31
5 Hải Bối 38,25 80,55 153,9 254,95 523,08 487,35 329,4 319,97
6 Kim Nỗ 64,89 97,47 171,18 224,01 511,74 478,62 350,37 341,56
7 Vân Nội 73,62 116,37 100,8 189,61 514,98 480,33 450,09 400,75
8 Bắc Hồng 79,83 107,28 121,23 172,59 613,62 578,97 556,02 519,42
9 Nguyên Khê 74,43 126,18 194,31 273,89 672,21 623,25 536,22 475,79
10 Tiên Dương 75,06 121,05 131,31 243,94 886,68 844,65 824,22 709,27
11 VĨnh Ngọc 63,45 91,08 103,23 249,61 783 794,88 709,02 615,73
12 Tầm Xá 15,57 22,5 21,87 29,69 332,73 329,04 319,05 327,62
13 Xuân Canh 44,19 68,22 80,82 150,75 528,75 506,88 465,48 428,45
14 Đông Hội 43,02 68,13 94,59 219,35 615,96 587,25 524,16 424,22
15 Mai Lân 27,45 81,81 116,64 197,19 529,92 484,92 423,27 377,63
16 Dục Tú 39,15 83,7 120,69 175,75 719,01 722,16 615,42 617,55
17 Cổ Loa 66,24 101,07 132,12 205,31 677,52 724,05 596,52 521,42
18 Uy Nỗ 75,24 158,31 180,81 273,9 642,6 556,38 500,13 446,9
19 Việt Hùng 78,03 145,89 166,59 214,69 735,3 658,44 634,05 610,65
20 Liên Hà 49,32 88,92 117,63 152,87 748,62 713,7 605,88 605,97
21 Vân Hà 22,41 48,6 65,7 114,12 460,98 459,72 403,2 387,61
22 Thụy Lâm 60,57 109,98 143,19 187,95 1021,59 981,72 905,4 865,95
23 Xuân Nộn 96,66 133,29 166,14 270,43 968,67 941,85 873,99 781,82
24 TT. Đông Anh 57,33 181,26 271,71 377,51 408,33 274,05 178,56 83,25
53
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của toàn huyện cũng như toàn thành
phố Hà Nội, đất nông nghiệp là nguồn đất chính để phục vụ phát triển các khu đô
thị và công nghiệp. Vì vậy mà, đất nông nghiệp đang phải chịu một áp lực lớn, quỹ
đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm mạnh.
3.2 Xu hướng biến đổi hình thái đất nông nghiệp của huyện Đông Anh
3.2.1. Xu hướng biến đổi đất hình thái đất nông nghiệp huyện Đông Anh
Sự thay đổi về hình thái không gian các mảnh đất nông nghiệp của huyện
Đông Anh được tính toán qua ba giai đoạn 1993-1999, 1999-2005 và 2005-2011 và
được so sánh trong Hình 3.2.
Học viên chia các nhóm chỉ số theo 3 nhóm: 1)- nhóm miêu tả về diện tích-
kích thước: TCA, LPI, MPS, 2)- nhóm chỉ số cho thấy mức độ phân mảnh: MNN,
MPI và 3)- nhóm thể hiện sự phức tạp của các mảnh nông nghiệp: AWMSI.
Nhóm chỉ số miêu tả về diện tích và kích thước của các mảnh đất nông
nghiệp cho thấy tiến trình mất đất nông nghiệp của huyện Đông Anh. Chỉ số TCA
(Total Core Area) giảm cho thấy các mảnh đất nông nghiệp có xu hướng bị phân
mảnh. Từ năm 1993 đến nay, TCA luôn giảm 547,73 ha năm 1993 và còn 441,3 ha
năm 2011, chứng tỏ rằng diện tích đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng bị mất
đi. Cùng với xu hướng đó, chỉ số LPI (Largest Patch Index) cũng giảm, cho thấy
phần trăm diện tích mảnh đất nông nghiệp lớn nhất trong giai đoạn này bị giảm, đặc
biệt là giai đoạn 1999-2005: 14,36 %. Tương tự như vậy, MPS (Mean Patch Size) là
chỉ số đo đạc kích thước mảnh trung bình cũng giảm liên tục trong cả giai đoạn
1993-2011 nhưng với mức độ lớn hơn, MPS giảm nhanh nhất vào giai đoạn năm
1999-2005: 150,72 ha.
54
Hình 3.3: Biến thiên các chỉ số hình thái đất nông nghiệp của huyện Đông Anh
Nhóm chỉ số thể hiện mức độ phân mảnh và bị tách ra của đất nông nghiệp
trong giai đoạn 1993-2011. MPI (Mean Proximity Index) giảm từ năm 1993 đến
năm 2005, chỉ ra mức độ liền kề giữa các mảnh của năm 2005 thấp hơn so với năm
1993, cho thấy trong giai đoạn này các mảnh đất nông nghiệp bị tách rời nhau.
Nhưng tới giai đoạn 2005-2011 thì MPI lại tăng lên, có nghĩa là các mảnh đất nông
nghiệp được gộp lại với nhau. Với xu hướng ngược lại thì MNN (Mean Nearest
Neighbor) cho biết khoảng cách gần nhất giữa hai mảnh. Giai đoạn từ năm 1993-
0
4000
8000
12000
16000
1993 1999 2005 2011 Năm
MPI
0
100
200
300
400
1993 1999 2005 2011
Ha
Năm
MPS
0
20
40
60
80
1993 1999 2005 2011
Meters
Năm
MNN
0
25
50
75
100
1993 1999 2005 2011
%
Năm
LPI
0
2
3
5
6
1993 1999 2005 2011 Năm
AWMSI
0
200
400
600
1993 1999 2005 2011
Ha
Năm
TCA
55
2005, MNN tăng và tăng rất nhanh, nhưng đến giai đoạn 2005-2011 chỉ số này lại
giảm xuống. Cả hai chỉ số MPI và MNN cùng diễn tả sự phân mảnh và sự tách biệt
của các mảnh đất nông nghiệp tăng lên nhanh trong giai đoạn 1993-2005, và đến
giai đoạn 2005-2011 thì mức độ bị cô lập của đất nông nghiệp giảm xuống vì
khoảng cách giữa các mảnh giảm và độ liền kề tăng lên.
Chỉ số AWMSI tăng từ năm 1993-2011 cho thấy hình dạng của các mảnh đất
nông nghiệp ngày càng phức tạp. Giai đoạn từ 1993-2005, AWMSI tăng chậm,
nhưng tới giai đoạn 2005-2011 chỉ số này tăng rất nhanh cho thấy mức độ phức tạp
của đất nông nghiệp ngày càng tăng mạnh hơn.
Sự thay đổi của các chỉ số này cho thấy các mảnh đất nông nghiệp có xu
hướng bị mất đi và ngày càng trở nên phức tạp hơn từ năm 1993-2011. MPS, LPI và
TCA là 3 chỉ số có mối tương quan thuận với nhau, có xu hướng cùng giảm cho
thấy đất dân cư và các khu công nghiệp mọc xen vào đất nông nghiệp. MNN và
MPI có mối tương quan nghịch, MNN tăng thì MPI giảm trong giai đoạn năm 1993-
2005 cùng có ý nghĩa thể hiện mức độ phân mảnh và cô lập của các mảnh nông
nghiệp trên địa bàn toàn huyện tăng, và tới giai đoạn năm 2005-2011 thì các mảnh
đất nông nghiệp được dồn lại theo sự thu hồi của thành phố thể hiện qua chỉ số
MNN giảm và MPI tăng. Tuy nhiên thì sự phức tạp về hình dạng của các mảnh đất
nông nghiệp trên toàn huyện Đông Anh lại tăng lên nhanh, nhất là trong giai đoạn
năm 2005-2011.
3.2.2. Xu hướng biến đổi hình thái đất nông nghiệp theo cấp xã
Từ năm 1993 đến năm 2011, diện tích đất nông nghiệp của các xã trong
huyện Đông Anh bị mất đi rất nhanh và mức độ không đều nhau giữa các xã. Bên
cạnh đó, sự thay đổi về hình thái đất nông nghiệp giữa các xã cũng khác nhau.
Sự suy giảm về quỹ đất nông nghiệp từng xã của huyện Đông Anh được
miêu tả một cách chi tiết trong Bảng 3.2. Trong đó học viên đi sâu vào nghiên cứu
sự thay đổi hình thái không gian đất nông nghiệp của các xã: xã Hải Bối, xã Võng
La, xã Đại Mạch, xã Kim Chung, xã Nguyên Khê, xã Vân Hà, xã Liên Hà, xã Tiên
Dương và thị trấn Đông Anh. Đây là các xã và thị trấn được đầu tư lớn về phát triển
56
công nghiệp và đẩy mạnh xây dựng các khu đô thị mới, cơ sở vật chất hạ tầng, làm
cho quỹ đất nông nghiệp bị giảm đáng kể và thay đổi cả về đặc điểm hình thái.
Hình 3.4: Biến thiên các chỉ số hình thái của đất nông nghiệp của 9 xã
0
20
40
60
80
100
120
140
1993 1999 2005 2011
Meters
Năm
MNN
0
100
200
300
400
500
600
700
800
1993 1999 2005 2011
Ha
Năm
MPS
0
10000
20000
30000
40000
1993 1999 2005 2011
Năm
MPI
0
200
400
600
800
1000
1993 1999 2005 2011
Ha
Năm
TCA
0
2
4
6
8
1993 1999 2005 2011
Năm
AWMSI
0
20
40
60
80
100
1993 1999 2005 2011
%
Năm
LPI
57
58
59
60
61
Thị trấn Đông Anh, xã Liên Hà và xã Tiên Dương là 3 khu vực được đẩy
mạnh xây dựng các khu đô thị mới. Còn các xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Kim
Chung là 4 xã nằm trong khu công nghiệp tập trung Bắc Thăng Long, xã Nguyên
Khê và xã Vân Hà phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ.
Từ Hình 3.4 cho thấy rằng, sự thay đổi về hình thái đất nông nghiệp của 9 xã
cùng được đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị là khác nhau. Nhìn chung, cả 9
vùng đều có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp từ năm 1993-2011 được thể
hiện qua 3 chỉ số MPS, TCA và LPI. Trong cả 3 giai đoạn 1993-1999, 1999-2005,
2005-2011, TCA của 9 xã đều giảm, và giảm nhanh nhất là giai đoạn 1999-2005.
Trong đó, hai xã Võng La và xã Đại Mạch giai đoạn 1993-1999 tăng lên, ngược với
xu hướng so với các xã khác là bởi phần diện tích bãi bồi ở sông Hồng được người
dân tận dụng sang trồng hoa màu. Thị trấn Đông Anh là khu vực có TCA giảm
nhanh nhất: 253,93 ha.
MPS và LPI cho thấy kích thước mảnh đất nông nghiệp đều giảm cho cả 9 xã
từ năm 1993-2011. Trong đó, giảm nhiều nhất là hai xã Liên Hà: 713 ha và xã Kim
Chung 639,06 ha. Giai đoạn đầu, các xã Đại Mạch, Võng La có MPS và LPI tăng,
sau đó thì giảm dần. Giai đoạn 1999-2005 là giai đoạn các xã có kích thước mảnh
giảm nhanh nhất. Sang đến giai đoạn 2005-2011, thì hầu hết các xã có LPI tăng, chỉ
riêng có thị trấn Đông Anh và xã Võng La là giảm xuống.
MPI có xu hướng giảm trong giai đoạn đầu: 1993-1999, từ giai đoạn sau thì
tăng lên. Trong đó hai xã Kim Chung và Liên Hà không có sự thay đổi về MPI của
đất nông nghiệp ở giai đoạn 1993-1999 này. Cũng tương tự MPI, MNN của hai xã
này trong giai đoạn đầu cũng không đổi. Ba xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, lại có
MPI tăng lên trong những năm 1993-1999, bởi đây là giai đoạn có quyết định của
thành phố Hà Nội thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp Bắc Thăng
Long giai đoạn I nên các mảnh đất nông nghiệp được dồn lại. Giai đoạn 1999-2005,
MNN của các xã đều tăng, cho thấy các mảnh đất nông nghiệp của các xã bị tách
nhau ra. Trong đó, xã Kim Chung và xã Vân Hà có MNN tăng nhanh nhất: 73,6 m
và 60,27 m. Bên cạnh đó, các mảnh đất nông nghiệp của xã Hải Bối lại có mức độ
62
tách biệt lớn nhất trong tất cả các giai đoạn. Giai đoạn 2005-2011, MPI của các xã
hầu hết có xu hướng tăng lên, ngược lại là MNN có xu hướng giảm xuống. Điều đó
cho thấy, từ năm 2005 đến nay, đất nông nghiệp của các xã có xu hướng được gộp
lại, có nghĩa là mức độ phân mảnh và tách biệt giảm đi. Trong đó, xã Tiên Dương
có MPI tăng cao nhất: 29.491,83 còn MNN lại gần như thấp nhất: 16,68m.
AWMSI của các xã đều có xu hướng tăng từ 1993 đến 2011. Cho thấy sự
phức tạp về hình dạng của các mảnh đất nông nghiệp của 9 xã ngày càng tăng.
Riêng hai khu vực xã Võng La và thị trấn Đông Anh từ năm 1999 thì có xu hướng
giảm xuống. Giai đoạn 2005-2011 là giai đoạn đất nông nghiệp phức tạp nhất về
hình dạng.
Từ năm 1993-2011, diện tích và kích thước của các mảnh đất nông nghiệp có
xu hướng giảm. Sự phân mảnh và mức độ tách biệt tăng nhanh trong giai đoạn năm
1999-2005, nhưng tới giai đoạn sau thì lại giảm xuống. Sự phức tạp về hình dạng
các mảnh đất nông nghiệp của hầu hết các xã đều tăng trong cả giai đoạn từ năm
1993 đến 2011.
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian

More Related Content

What's hot

Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th... Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...anh hieu
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...nataliej4
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...jackjohn45
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...nataliej4
 

What's hot (20)

Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th... Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên QuangLuận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Đề tài: Hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà
Đề tài: Hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông ĐàĐề tài: Hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà
Đề tài: Hiệu quả đầu tư các dự án thủy điện của Tập đoàn Sông Đà
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Đề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB sông Hồng
Đề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB  sông HồngĐề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB  sông Hồng
Đề tài: Ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa tại ĐB sông Hồng
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 

Similar to Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian

Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...nataliej4
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...nataliej4
 

Similar to Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian (20)

Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAYLuận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
 
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đLuận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển khu du lịch văn hóa Suối Tiên, HOT, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ AnLuận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũLuận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Quản lý không gian kiến trúc đại lộ Đông Tây, Thái Nguyên, 9đ
Quản lý không gian kiến trúc đại lộ Đông Tây, Thái Nguyên, 9đQuản lý không gian kiến trúc đại lộ Đông Tây, Thái Nguyên, 9đ
Quản lý không gian kiến trúc đại lộ Đông Tây, Thái Nguyên, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng NaiLuận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------------- Tống Thị Huyền Ái ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG LỚP PHỦ TRÊN ẢNH VỆ TINH ĐA THỜI GIAN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------------- Tống Thị Huyền Ái ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG LỚP PHỦ TRÊN ẢNH VỆ TINH ĐA THỜI GIAN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI Chuyên ngành: Bản đồ - Viễn thám và Hệ thông tin địa lý Mã số: 60 44 76 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Phạm Văn Cự Hà Nội - 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS. TS. Phạm Văn Cự, là người trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo cho tôi ngay từ những bước đi đầu tiên trên sự nghiệp nghiên cứu mà trước tiên là hoàn thành luận văn này. Không những thế, thầy còn là người luôn động viên, khuyến khích tôi trong những lúc khó khăn cả về tinh thần và sự nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt và nâng cao những kiến thức về chuyên ngành trong thời gian học tập tại khoa Địa lý trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt là sự giúp đỡ của các thầy cô tại bộ môn Bản đồ - Viễn thám và Hệ thông tin Địa lý. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị của lớp cao học K10-Bản đồ Viễn thám và GIS đã luôn ủng hộ và tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong quá trình học tập cũng như trong quá trình tôi làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các cán bộ của trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu – Đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo, tạo nhiều điều kiện để tôi tham gia các khóa học cũng như cung cấp nguồn dữ liệu liên quan để tôi hoàn thành bản luận văn này. Các anh chị luôn là nguồn động viên, khuyến khích và là những tấm gương cho tôi học tập. Xin chân thành cảm ơn dự án: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và sinh kế cộng đồng trên đồng bằng sông Hồng” do Danida tài trợ và dự án: “Tiếp cận không gian và các phương pháp định lượng áp dụng vào nghiên cứu hình thái phát triển đô thị thành phố Hà Nội” do Nafosted tài trợ đã cung cấp nguồn dữ liệu để tôi thực hiện được luận văn này. Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự động viên, ủng hộ về tinh thần của bố mẹ tôi, anh chị tôi. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp vì những trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ để tôi hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2012. Học viên cao học Tống Thị Huyền Ái
  • 4. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................6 Mục tiêu, nhiệm vụ .....................................................................................................7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................................8 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................8 Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn............................................................................9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................................9 Cấu trúc của luận văn..................................................................................................9 Chƣơng 1 – CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƢỚNG ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG.......................................10 1.1 Tổng quan tài liê ̣u về vấn đề nghiên cứ u..........................................................10 1.1.1. Trên Thế giới...................................................................................... 10 1.1.2. Ở Việt Nam và Hà Nội..........................................................................11 1.2 Các nguyên tắc phân loại..................................................................................12 1.2.1. Khái niệm cơ bản về phân loại ảnh ......................................................12 1.2.2. Các nguyên tắc phân loại ảnh ..............................................................12 1.3 Phân loa ̣i đi ̣nh hướng đối tượng .......................................................................17 1.3.1 Phương pháp phân loại định hướng đối tượng ....................................17 1.3.2 Phân bậc đối tượng...............................................................................18 1.3.3 So sá nh phương pháp phân loại đi ̣nh hướ ng đối tượng và phân lo ại dựa trên pixel ............................................................................................................19 1.4 Phân tích trắc lượng..........................................................................................20 1.5 Quan hệ giữa đặc điểm trắc lượng và các loại hình lớp phủ............................22 Chƣơng 2 – ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG LỚP PHỦ CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH24 2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Anh .............................24
  • 5. 2 2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................24 2.1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội .....................................26 2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh ........................27 2.2 Phân loại định hướng đối tượng ảnh vệ tinh đa độ phân giải...........................31 2.2.1 Xây dựng bảng chú giải........................................................................31 2.2.2 Qui trình phân loại ảnh ........................................................................32 2.3 Kiểm chứng độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh..............................................36 2.3.1 Kiểm chứng độ chính xác trong phòng.................................................37 2.3.2 Kiểm chứng ngoài thực địa...................................................................39 2.4 Tính toán đặc điểm trắc lượng lớp phủ đất nông nghiệp huyện Đông Anh.....46 Chƣơng 3 – XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG ANH..........................................................................................................................48 3.1 Xu hướng biến đổi lớp phủ huyện Đông Anh..................................................48 3.2 Xu hướng biến đổi hình thái đất nông nghiệp của huyện Đông Anh...............53 3.2.1 Xu hướng biến đổi đất hình thái đất nông nghiệp huyện Đông Anh ....53 3.2.2 Xu hướng biến đổi hình thái đất nông nghiệp theo cấp xã...................55 KẾT LUẬN..............................................................................................................63 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
  • 6. 3 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên cơ bản ............................13 Hình 1.2: Sơ đồ phân cấp bậc các đối tượng trên ảnh.............................................19 Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh năm 2010 ..............................................27 Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đông Anh năm 2011 ...............................28 Hình 2.3: Xu hướng biến đổi đất nông nghiệp huyện Đông Anh qua các năm ........29 Hình 2.4: Sơ đồ quy trình phân loại ảnh ..................................................................32 Hình 2.5: Các ảnh vệ tinh: a- Landsat TM năm 1993, b- Landsat TM năm 1999, c- Landsat ETM năm 2005, d- Spot 5 năm 2011 ......................................................33 Hình 2.6: Phân đoạn ảnh Landsat và Spot ...............................................................34 Hình 2.7: Bộ qui tắc để phân loại ảnh......................................................................35 Hình 2.8: Kết quả phân loại ảnh: (a)-LandsatTM 1993; (b)-Landsat TM 1999; (c)-Landsat ETM 2005; (d)-Spot 5 2011...................................................................36 Hình 2.9: Sơ đồ vị trí các ô mẫu ...............................................................................38 Hình 2.10: Phiếu điều tra ngoài thực địa .................................................................40 Hình 2.11: Một số hình ảnh thực địa: (a) – ruộng trồng rau màu, (b)- ruộng lúa đã gặt, (c)- khu sản xuất nhỏ, (d)- ao bèo, (e)- cụm dân cư, (f)- bãi hoa màu ven sông. ...................................................................................................................................40 Hình 2.12: Sơ đồ tuyến thực địa trên ảnh Spot 5 năm 2011.....................................41 Hình 3.1: Biểu đồ biến động đất qua các năm..........................................................48 Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất huyện Đông Anh theo xã năm 2011 .........................51 Hình 3.3: Biến thiên các chỉ số hình thái đất nông nghiệp của huyện Đông Anh....54 Hình 3.4: Biến thiên các chỉ số hình thái của đất nông nghiệp của 9 xã .................56
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat..................................................................14 Bảng 1.2: Đặc điểm ảnh vệ tinh Spot 5.....................................................................15 Bảng 1.3: Thống kê các ảnh vệ tinh..........................................................................16 Bảng 2.1: Biến đổi các loại đất nông nghiệp của Đông Anh qua các năm..............30 Bảng 2.2: Bảng chú giải............................................................................................31 Bảng 2.3: Bảng ma trận sai số năm 2005.................................................................38 Bảng 2.4: Các chỉ số hình thái không gian sử dụng trong luận văn ........................46 Bảng 3.1: Ma trận biến động lớp phủ năm 1993-2011 ............................................49 Bảng 3.2: Thay đổi diện tích đất dân cư và đất nông nghiệp theo xã ......................52
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHĐT Định hướng đối tượng, phương pháp phân loại ETM Enhanced Thematic Mapper, tên loại vệ tinh Landsat 7 HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất MNDWI Modified Normalized Difference Water Index, chỉ số dùng để tách nước NDVI Normalized Difference Vegetation Index, chỉ số dùng để tách các đối tượng thực vật trong phân loại ảnh NDBI Normalized Difference Build-up Index, chỉ số dùng để tách đất nông nghiệp PCA Principal Component Analysis, phương pháp phân tích thành phần chính SPOT System Probatoire d’Observation de la Terre, tên một loại vệ tinh dùng trong luận văn TM Thematic Mapper, tên loại vệ tinh Landsat 5 UI Urban index, chỉ số dùng để tách dân cư trong phân loại ảnh VI Vegetation index, chỉ số thực vật
  • 9. 6 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Thông tin lớp phủ là đầu vào rất quan trọng cho việc lập kế hoạch phát triển, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên trên qui mô toàn cầu cũng như địa phương [17, 52]. Sự phân bố của các đối tượng trong không gian có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả sử dụng đất, và thể hiện mối liên quan giữa đất với việc sử dụng đất như cơ sở hạ tầng (xây dựng các trung tâm đô thị, hệ thống đường giao thông, hệ thống tưới tiêu). Vì vậy bản đồ lớp phủ rất quan trọng cho việc đánh giá mối quan hệ giữa kinh tế xã hội với các loại hình sử dụng đất. Phương pháp phân loại định hướng đối tượng là phương pháp phân loại dựa trên việc phân đoạn ảnh. Phương pháp này không chỉ dựa vào đặc tính phổ mà còn dựa vào hình học, cấu trúc đối tượng ngoài ra có thể tích hợp được với các nguồn dữ liệu khác nhau và những hiểu biết của người nghiên cứu [20, 26, 38]. Đối với các vùng ven đô là nơi có các khu dân cư được xây dựng một cách tự phát ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm cấu trúc không gian của đất nông nghiệp, cũng như các loại lớp phủ khác nên việc phân loại ảnh dựa theo thống kê phổ ở các khu vực này gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, phương pháp phân loại dựa trên đối tượng là lựa chọn tối ưu cho những khu vực ven đô. Và từ đó, việc đo đạc trắc lượng của các đối tượng lớp phủ cùng với nghiên cứu sự phân bố không gian của các đối tượng lớp phủ rất quan trọng để làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng đất hợp lý đất đai. Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng chỉ số hình thái để nghiên cứu quá trình đô thị hóa dẫn tới mất đất nông nghiệp từ ảnh viễn thám. Các chỉ số hình thái có thể chỉ ra sự thay đổi về không gian và thời gian của cấu trúc không gian, chúng cung cấp một phương pháp mới thay thế cho việc đo đạc sự thay đổi các loại đất bằng các phương pháp truyền thống [53]. Dữ liệu Viễn thám có độ bao phủ trên một diện rộng và tần suất thời gian cao rất hữu ích cho việc nghiên cứu hiện trạng và theo dõi biến động sử dụng đất theo các giai đoạn, thời kỳ khác nhau [14, 27]. Trong khi đó các công cụ quản lý sử dụng đất như số liệu kiểm kê đất đai hay bản đồ sử dụng đất thường bị mâu thuẫn hoặc
  • 10. 7 không đủ và chỉ được cập nhật 5 năm / 1 lần, hơn nữa lại do địa phương quản lý nên rất khó để có đủ thông tin cho việc theo dõi thay đổi sử dụng đất [36]. Vì vậy, để bổ sung cho những thiếu sót về độ chính xác, không gian và thời gian của các công cụ ở trên thì dữ liệu Viễn thám đa thời gian được sử dụng như một công cụ thay thế, bổ sung thông tin để theo dõi xu hướng biến đổi sử dụng đất, đặc biệt trong công tác quy hoạch và quản lý [52]. Đông Anh là khu vực ven đô với phần diện tích đất nông nghiệp chiếm 23% lớn thứ hai (sau huyện Sóc Sơn) so với các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội [42]. Đây là huyện có nguồn cung cấp lương thực lớn là các loại hình rau, củ, quả phù hợp với các mùa khác nhau cho toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành Hà Nội, huyện Đông Anh cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa hết sức nhanh chóng. Quá trình này đã tác động trực tiếp đến quỹ đất nông nghiệp của huyện, cụ thể là làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, từ năm 2000 tới năm 2010 huyện Đông Anh có 39,11% diện tích đất nông nghiệp bị mất đi [42]. Theo quy hoạch phát triển không gian đô thị Hà Nội đến năm 2030 thì huyện Đông Anh sẽ nằm trong khu vực đô thị trung tâm được mở rộng, vì vậy mà hầu hết diện tích đất tự nhiên của toàn huyện sẽ bị mất đi để phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp. Từ các lý do trên học viên lựa chọn đề tài: “Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian phục vụ nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, Hà Nội”. Mục tiêu, nhiệm vụ Mục tiêu Phân tích sự biến đổi sử dụng đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội qua thời kỳ khác nhau. Đo đạc trắc lượng hình thái của đất nông nghiệp trên ảnh viễn thám đa thời gian phục vụ nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh.
  • 11. 8 Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước về phương pháp phân loại ảnh viễn thám định hướng đối tượng và phương pháp nghiên cứu bản đồ lớp phủ và biến đổi đất nông nghiệp. Tổng quan tài liệu về đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian. Xây dựng cơ sở dữ liệu để tính toán từ ảnh viễn thám Landsat, Spot. Thu thập số liệu. Thực nghiệm phương pháp phân loại ảnh và kiểm chứng kết quả phân loại. Phân tích trắc lượng hình thái (metrics) và các nguyên nhân làm thay đổi trắc lượng hình thái của đất nông nghiệp. Đánh giá thống kê: phân tích thành phần chính các chỉ số. Phỏng vấn và điều tra bổ sung. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Giới hạn khu vực nghiên cứu là lãnh thổ hành chính huyện Đông Anh của thành phố Hà Nội, có hệ tọa độ từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông. Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích sự biến đổi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh giai đoạn từ năm 1993 – 2011. Phƣơng pháp nghiên cứu Phân loại ảnh viễn thám bằng phương pháp định hướng đối tượng: sử dụng phần mềm eCognition 8.64. Tính và phân tích các chỉ số Fragstat trên Patch Analysis 4 của ArcGIS 9.3 Phương pháp thống kê: phân tích thành phần chính PCA. Phỏng vấn, điều tra nông hộ bổ sung.
  • 12. 9 Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn Luận văn sử dụng tài liệu từ các nguồn khác nhau, và kế thừa dữ liệu từ dự án Danida, Nafosted. Trong đó bao gồm: Bản đồ sử dụng đất của huyện Đông Anh năm 2005 tỷ lệ 1: 25.000, bản đồ địa hình 1:10.000. Các ảnh vệ tinh Landsat TM các năm 1993, 1999, 2005 và Spot 5 năm 2011. Dữ liệu thống kê về dân số, kinh tế xã hội, sử dụng đất được thu thập từ phòng Tài nguyên – Môi trường của huyện Đông Anh. Luận văn cũng đã tham khảo nhiều đề tài nghiên cứu, dự án về các đặc điểm môi trường, kinh tế, của huyện Đông Anh. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu chỉ ra vai trò của việc đo đạc trắc lượng lớp phủ từ các ảnh viễn thám đa thời gian trong nghiên cứu biến đổi đất nông nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn cập nhật thông tin về hiện trạng sử dụng đất cho huyện Đông Anh trong khuôn khổ dự án Danida. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương cùng với phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo. Dưới đây là tiêu đề các chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Định hướng đối tượng và đo đạc trắc lượng Chương 2: Đo đạc trắc lượng lớp phủ của huyện Đông Anh Chương 3: Xu hướng biến đổi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh
  • 13. 10 Chƣơng 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƢỚNG ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG Chương 1 là chương tổng quan tài liệu về các vấn đề nghiên cứu, trong đó bao gồm cơ sở lý luận về các phương pháp phân loại ảnh vệ tinh, cụ thể là phương pháp phân loại ĐHĐT. Bên cạnh đó là tổng quan phương pháp phân tích trắc lượng và mối quan hệ giữa phân tích trắc lượng và phương pháp phân loại ĐHĐT. 1.1 Tổng quan tài liê ̣u về vấn đề nghiên cứ u 1.1.1. Trên Thế giới Quá trình đô thị hóa quá nhanh diễn ra ở các khu đô thị và vùng ven đô ở các nước trên Thế giới là yếu tố tác động trực tiếp đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Sự tăng trưởng đô thị trên toàn thế giới diễn ra với tốc độ rất nhanh, dự kiến 65% dân số tập trung ở khu vực đô thị vào năm 2025 [50]. Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng những chỉ số hình thái để nghiên cứu và phân tích quá trình đô thị hóa, sự mở rộng đô thị từ ảnh viễn thám. Các chỉ số về hình thái có thể chỉ ra sự thay đổi về không gian và thời gian của cấu trúc cảnh quan, chúng cung cấp một phương pháp mới thay thế cho việc đo đạc sự thay đổi các loại đất bằng các phương pháp truyền thống [53]. Sử dụng dữ liệu viễn thám đa thời gian đa phổ, các chỉ số không gian và các mô hình để quản lý sự thay đổi và phát triển khu vực đất đô thị là một phương pháp hiệu quả, chúng cung cấp các thông tin mới một cách chi tiết và chính xác về sự phân bố theo không gian và thời gian, cấu trúc hình thái đô thị [12, 27, 29, 31, 35, 47, 49, 52]. Ở Trung Quốc, nghiên cứu quá trình đô thị hóa bằng các chỉ số hình thái thường diễn ra theo 3 loại: loại 1- đô thị tăng trưởng bình thường, loại 2- đô thị phát triển do các chính sách, loại 3- đô thị phát triển dựa trên việc định hướng đặc biệt [49]. Mỗi chỉ số cung cấp một thông tin về đặc điểm nào đó của khu vực nghiên cứu [52]. Trong một nghiên cứu ở vùng Santa Barbara, Mỹ, các chỉ số hình thái đã cho thấy quá trình đô thị hóa ở 3 khu vực khác nhau: khu vực phát triển thương mại, khu vực dân cư có mật độ cao và vùng dân cư có mật độ thấp [27]. Cũng ở Mỹ, nhưng cho vùng Arizona thì các chỉ số này lại chỉ ra sự phức tạp về cấu trúc đô thị theo mặt cắt dài 165km và rộng 15km [31].
  • 14. 11 Ở Granada, Tây Ban Nha, đặc điểm phát triển đô thị được nghiên cứu bằng các chỉ số không gian cho thấy đô thị tăng trưởng qua 3 quá trình: tập hợp, chặt chẽ và phân tán [12]. Khu vực nghiên cứu khác nhau thì việc đo đạc các chỉ số hình thái cũng khác nhau. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn tới việc mất đất nông nghiệp diễn ra trên toàn Thế giới. Ở Trung Quốc, rất nhiều các tác giả đã nghiên cứu về sự mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa bằng việc phân tích các chỉ số hình thái từ ảnh viễn thám [48]. Ngoài ra quá trình đô thị hóa còn làm thay đổi không gian xanh bao gồm cả đất nông nghiệp trong hệ sinh thái đô thị [50]. Các chỉ số đã chỉ ra rằng đất nông nghiệp bị mất đi, bị phân mảnh, chuyển đổi và bị cô lập bởi quá trình đô thị hóa. Sử dụng mô hình hồi quy không gian cho thấy sự thay đổi đất nông nghiệp có mối quan hệ với những chỉ báo đô thị hóa [40]. 1.1.2. Ở Việt Nam và Hà Nội Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa với tốc độ nhanh ở Việt Nam từ đầu những năm 1990 đã dẫn đến việc thu hồi một phần lớn diện tích đất nông nghiệp, từ năm 2001-2005 có 500.000 ha đất nông nghiệp đã được chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp, riêng năm 2007 mất 120.000 ha đất nông nghiệp [8]. Sự phát triển nhanh ở khu vực đô thị ảnh hưởng trực tiếp tới các vùng ven đô. Theo quy hoạch của thành phố Hà Nội trong vòng 10 năm từ 2000-2010, 11.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đô thị và công nghiệp để phục vụ cho 1.736 dự án. Trong thực tế, từ 2000-2004, Hà Nội đã thu hồi 5.496 ha đất phục vụ cho 957 dự án [4]. Diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội là 42.539 ha và chủ yếu nằm ở các huyện ven đô [42]. Nghiên cứu về sự mở rộng của đô thị Hà Nội bằng phương pháp sử dụng ảnh viễn thám được nhiều tác giả thực hiện [6, 28, 43]. Sử dụng các chỉ số hình thái để đo đạc sự mở rộng đô thị [36] thì thấy rằng đô thị Hà Nội phát triển nhanh chóng dọc theo các trục giao thông chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự thay đổi lớp phủ và sử dụng đất bằng ảnh viễn thám ở trên Thế giới cũng như ở Việt Nam chỉ tập trung vào khu vực đô thị [31, 52]. Cũng như nghiên cứu các mô hình biến đổi đất nông nghiệp bằng việc đo
  • 15. 12 đạc các chỉ số hình thái chỉ tập trung ở khu vực đô thị [12, 35, 48]. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp ở khu vực Hà Nội được các tác giả sử dụng phương pháp đo đạc các chỉ số hình thái cũng chỉ tập trung ở khu vực nội đô [28, 36]. Đối với khu vực ven đô, đặc biệt là huyện Đông Anh thì chưa có nghiên cứu nào cụ thể về sự biến đổi đất nông nghiệp bằng cách đo đạc các chỉ số hình thái từ ảnh viễn thám. 1.2 Các nguyên tắc phân loại 1.2.1. Khái niệm cơ bản về phân loại ảnh Phân loại là kỹ thuật chiết tách thông tin phổ biến nhất trong viễn thám. Trong không gian ảnh, một đơn vị phân loại được định nghĩa là một đoạn ảnh được dùng làm quyết định phân loại. Một đơn vị phân loại có thể là một pixel, một nhóm các pixel lân cận hoặc cả ảnh. Trong phân loại đa phổ truyền thống, các lớp được sắp xếp chỉ dựa trên dấu hiệu phổ của đơn vị phân loại. Trong phân loại theo ngữ cảnh, bên cạnh việc sử dụng các thông tin phổ của đơn vị phân loại, người ta còn sử dụng cả các thông tin về thời gian, không gian và các thông tin liên quan khác. Thông thường, đó là pixel được sử dụng làm đơn vị phân loại [2]. Phân loại ảnh có hai phương pháp: 1- có kiểm định: sử dụng các mẫu phân loại và 2- không kiểm định: chia ảnh thành các nhóm phổ và gộp các nhóm có giá trị phổ giống nhau lại. Để hiểu rõ sự khác biệt giữa phân loại có kiểm định và không có kiểm định, ta cần biết đến hai khái niệm: lớp thông tin và lớp phổ: Lớp thông tin (Information Class): lớp đối tượng được người phân tích ảnh xác định liên quan đến các thông tin được chiết tách từ ảnh viễn thám. Lớp phổ (Spectral Class): lớp bao gồm các vectơ có giá trị xám độ tương tự nhau trong không không gian đa phổ của ảnh vệ tinh. 1.2.2. Các nguyên tắc phân loại ảnh a- Đặc trưng phản xạ phổ Các thông tin về ảnh viễn thám có liên quan trực tiếp đến năng lượng phản xạ từ các đối tượng tự nhiên trên mặt đất, nên việc nghiên cứu các đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng. Những thông tin về đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên sẽ cho phép các nhà nghiên
  • 16. 13 cứu lựa chọn các kênh ảnh tối ưu, chứa nhiều thông tin về đối tượng nghiên cứu nhất, đồng thời cũng là cơ sở để phân tích nghiên cứu các tính chất của đối tượng và phân tách chúng. Hình 1.1: Sơ đồ phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên cơ bản [9] Đặc tính phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố của ngoại cảnh cũng như bản thân các đối tượng đó. Do đó, các đối tượng khác nhau sẽ có khả năng phản xạ phổ khác nhau Hình 1.1. Trong từng nhóm đối tượng như đất, nước, thực vật. Mỗi nhóm có đặc điểm phản xạ phổ chung, ví dụ: nhóm thực vật phản xạ mạnh từ kênh đỏ trong dải nhìn thấy, nước bị hấp thụ từ kênh đỏ. Tuy nhiên từng đối tượng cụ thể khả năng phản xạ phổ khác nhau. Ví dụ, trong nhóm đất, các loại đất phụ thuộc vào bản chất hóa lý của đất, hàm lượng hữu cơ, thành phần cơ giới. Khi tính chất của đối tượng thay đổi thì đường cong phổ phản xạ cũng bị biến đổi theo. Trong một vài trường hợp nhất định, khả năng phản xạ của các đối tượng khác nhau lại giống nhau. Khi đó, chúng ta rất khó hoặc không thể phân biệt được các đối tượng này, nghĩa là bị lẫn. Đây là một trong những hạn chế của ảnh vệ tinh. Vì vậy, thông tin do các dữ liệu viễn thám cung cấp cần phải đi kèm với một số thông tin khác để chính xác hoá bản chất của đối tượng [5].
  • 17. 14 b- Dữ liệu ảnh vệ tinh Trong luận văn học viên đã sử dụng các ảnh Landsat TM, ETM, Spot 5 là các ảnh được thu trong dải sóng nhìn thấy và cận hồng ngoại. Các đặc điểm đặc trưng của ảnh Landsat TM, ETM và ảnh Spot 5 được thể hiện trong Bảng 1.1 và Bảng 1.2. Bảng 1.1: Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat TM Bước sóng Kênh 1 0,45-0,52 Kênh 2 0,52 - 0,60 Kênh 3 0,63 - 0,67 Kênh 4 0,76 - 0,90 Kênh 5 1,55 - 1,75 Kênh 6 10,4 - 12,5 Kênh 7 2,08 - 2,35 Độ rộng cảnh 185 km Độ phân giải không gian 30 m x30 m (trừ kênh 6: 120 m x 120 m) Thời gian thu ảnh 10h30’ Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat ETM Bước sóng Kênh 1 0,450 - 0,515 Kênh 2 0,525 -0,605 Kênh 3 0,63-0,69 Kênh 4 0,775-0,9 Kênh 5 1,55-1,75 Kênh 6 10,4-12,5 Kênh 7 2,09-2,35 Kênh 8 0,52-0,9 Độ rộng cảnh 185 km
  • 18. 15 Bảng 1.2: Đặc điểm ảnh vệ tinh Spot 5 Các thông số quan trọng nhất đặc trưng cho thông tin của một ảnh vệ tinh bao gồm độ phân giải không gian, độ phân giải phổ, độ phân giải thời gian và độ phân giải bức xạ. - Độ phân giải không gian: cho biết đối tượng nhỏ nhất mà có thể phân biệt được trên ảnh. - Độ phân giải phổ: là độ rộng hẹp của khoảng bước sóng. Khoảng bước sóng càng hẹp thì tính chất phản xạ phổ của đối tượng càng đồng nhất. - Độ phân giải thời gian: là khoảng thời gian, vệ tinh quay lại và chụp lại vùng đã chụp. Với khoảng thời gian lặp lại càng nhỏ thì thông tin thu thập càng nhiều. - Độ phân giải bức xạ (radiometric resolution): là khả năng lượng tử hóa thông tin bức xạ của các đối tượng được các bộ cảm lượng tử dưới dạng đơn vị thông tin trong dữ liệu (ví dụ ảnh 8 bit, 16 bit...). Độ phân giải không gian 30m x30m (trừ kênh 6: 60m x 60m, kênh 8: 15m x 15 m) Thời gian thu ảnh 10h30’ Bước sóng Kênh 1 0,50-0,59 Kênh 2 0,61-0,68 Kênh 3 0,78-0,89 Kênh 4 1,58-1,75 Pan 0,48-0,71 Độ rộng cảnh 60 km Độ phân giải không gian 10 m x 10m (trừ kênh Pan: 2,5 m x 2,5 m) Thời gian thu ảnh 11h
  • 19. 16 Ngoài ra, số lượng kênh ảnh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thông tin thu nhận trên ảnh viễn thám. Ảnh được thu càng nhiều kênh thì càng có nhiều thông tin về đối tượng thu được [2, 9]. Đối với việc nghiên cứu hình thái không gian của sự biến đổi đất nông nghiệp từ sau khi ban hành Luật đất đai năm 1993 thì học viên đã lựa chọn các ảnh viễn thám có độ phân giải trung bình Landsat TM và phân giải cao Spot5 cho khu vực huyện Đông Anh như Bảng 1.3. Bảng 1.3: Thống kê các ảnh vệ tinh c- Các kênh chỉ số dùng để phân loại Các kênh chỉ số được dùng để hỗ trợ cho việc tách chiết các đối tượng trên ảnh viễn thám tốt hơn. Ngoài việc sử dụng các kênh phổ thì học viên còn sử dụng thêm các kênh chỉ số để phân loại cả hai ảnh Landsat TM, ETM và ảnh Spot 5. Các kênh chỉ số này được tính từ các kênh phổ của ảnh viễn thám. Nhóm chỉ số thực vật: NDVI, VI. Công thức tính chỉ số thực vật đều dựa vào đặc trưng phản xạ phổ của thực vật ở dải sóng màu đỏ và dải cận hồng ngoại. Bởi tại các dải sóng này thực vật phản xạ rất mạnh. Hai chỉ số này dùng được cho cả ảnh Landsat và ảnh Spot. - NDVI (Normalized Difference Vegetation Index): RNIR RNIR NDVI    [16] , trong đó: NIR: phản xạ vùng cận hồng ngoại, R: phản xạ vùng sóng đỏ. Giá trị NDVI dao động trong khoảng [-1, 1] - VI (Vegetation Index): R NIR VI  [16]. Giá trị của VI dao động trong khoảng (0,30). STT Vệ tinh Ngày tháng Độ phân giải Số dải phổ 1 TM 27/12/1993 30m 7 2 TM 20/12/1999 30m 7 3 ETM 09/10/2005 30m 7 4 Spot 5 22/12/2011 10m 4
  • 20. 17 Nhóm chỉ số đất: NDBI, UI. Các chỉ số này cho phép lọc được những khu đất xây dựng. Và chỉ dùng được cho ảnh Landsat TM và ETM - NDBI (Normalized Difference Built-up Index):          45 45 BB BB NDBI - UI (Urban index): 100*0,1 47 47           BB BB UI [15] Chỉ số nước: LSWI (Land Surface Water Index). Sử dụng chỉ số này để tách chiết đối tượng nước cho ảnh Landsat TM và ETM. 5 5 BG BG LSWI    [22] 1.3 Phân loa ̣i đi ̣nh hướng đối tượng 1.3.1 Phương pháp phân loại định hướng đối tượng Phương pháp phân loa ̣i truyền thống dựa trên các điểm ảnh (pixel) được coi là có hiệu quả đối với những ảnh viễn thám có độphân giải thấp và trung bình như Landsat và Spot. Tuy nhiên, khi xử lý các ảnh có độ phân giải không gian cao và rất cao như Quickbird, WorldView, GeoEyes thì phương pháp này có sự hạn chế do mối quan hê ̣tỷ lệ nghịch giữa độphân giải không gian và độphân giải phổ [17, 19, 21, 45]. Kết quả phân loại bằng pixel bị giảm rõ rệt khi thử nghiệm trên các ảnh vệ tinh có độ phân giải không gian cao , bởi các kênh ảnh này chứa thông tin phổ phản xạ trong dải sóng rộng làm cho giá trị phổ của các đối tượng khác biệt trên thực tế lại tương đối gần nhau như: đất trống và bãi cát khô ở giữa sông hay các vùng đất xây dựng [21, 45]. Phân loa ̣i ĐHĐT được phát triển từ những năm 1970, với những ưu thế rõ rệt so với phân tích dựa trên pixel . Phương pháp này không chỉ dựa vào đă ̣c điểm phổ phản xạ của đối tượng phân loại mà còn sử dụng những thông tin khác như cấu trúc, kích thước và hì nh da ̣ng [17, 25, 29]. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ tính toán đã góp phần làm hoàn thiện hơn phương pháp này qua khả năng tích hợp với các dữ liệu chuyên đề cũng như kiến thức chuyên gia [14, 20, 44, 45] (mô hình số độcao, bản đồ địa chất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất…[21]).
  • 21. 18 Quá trình phân loa ̣i ĐHĐT b ắt đầu từ viê ̣c phân mảnh ảnh thành các đo ạn ảnh (segment) thông qua thuật toán gộp các pixel lân c ận có mứ c độđồng nhất về đă ̣c điểm phổ và về phân b ố không gian [20, 39] mà mắt người có thể nhận biết được. Đối tượng ảnh (object) là đơn vị nhỏ nhất trong ảnh , mỗi đối tượng là một nhóm các pixel tương tự về kích thước , hình dạng, mối quan hê ̣sinh thái và đi ̣a lý của các đối tượng trên ả nh và các đối tượng này ở thực tế [13]. Do khả năng tích hợp các thông tin chuyên đề và kiến thức chuyên gia, phương pháp phân loại ĐHĐT còn được gọi là phân loại dựa trên tri thức , và các lớp phân loại được nhâ ̣n biết theo quy tắc phân c ấp. Ở những mức phân loại đơn giản, người ta có thể sử dụng thuâ ̣t toán Maximum likelihood và Nearest neighbor [32]. Tuy nhiên, ở các mức phân loại phức tạp (cấp cao hơn), các thông tin về mối quan hê ̣không gian đư ợc bổ sung bên cạnh giá trị phổ của các pixel [20]. Các thông số để phân loại ĐHĐT bao gồm : đặc trưng phổ của dữ liệu viễn thám; tỷ lệ phân đoạn ảnh phù hợp [24, 25]; mối quan hệ của các đoạn ảnh với xung quanh (context); mối liên hệ có tính phân cấp giữa các đối tượng; tính bất định (uncertainty) của các dữ liệu viễn thám, dữ liệu chuyên đề và khái niệm mờ (fuzzy concept). Tùy theo đặc điểm hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu và mục đích của từng đề tài mà các yếu tố này có được xem xét một cách đầy đủ về mặt phương pháp luận và thử nghiệm phân loại hay không?. 1.3.2 Phân bậc đối tượng Quá trình phân loại bao gồm các bước xác đ ịnh đối tượng ở các cấp bâ ̣c khác nhau. Ví dụ: lớp cây trồng được xác đi ̣nh bao gồm hai phụ lớp: lúa và màu; phụ lớp màu lại chia thành các phụ lớp cấp 2 là ngô và đậu tương, v.v... Việc liên kết các đối tượng theo cấp bậc rất cần thiết khi phân loại ảnh ở nhi ều độphân giải khác nhau [13]. Cách phân chia như vậy đảm bảo mỗi đối tượng được phân loại theo một thuật toán khác nhau nhưng các đối tượng ở nhiều cấp bậc khác nhau của nhóm nhóm vẫn kế thừa các đặc trưng chung của nhóm đó. Hệ thống cấp bậc này được sắp xếp theo một ma ̣ng lưới có cấu trúc chă ̣t chẽ.
  • 22. 19 Hình 1.2: Sơ đồ phân cấp bậc các đối tượng trên ảnh Cấu trúc của viê ̣c phân bâ ̣c phải đảm bảo theo hai quy tắc sau : - Đường bao của đối tượng b ậc cao phải theo đường bao của các đối tượng bâ ̣c thấp hơn. - Đối tượng bậc thấp hơn bị phân mảnh trong phạm vi đường bao của các đối tượng bậc cao hơn. Trên những dữ liê ̣u khác nhau thì mứ c độphân cấp đối tượng cũng khác nhau. Hình da ̣ng của đối tượng dựa trên sự tâ ̣p hợp của các đối tượng phụ [13]. 1.3.3 So sá nh phương pháp phân loại đi ̣nh hướ ng đối tượng và phân loại dựa trên pixel Những công trình nghiên cứu gần đây đã cho thấy phương pháp phân loa ̣i đi ̣nh hướng đối tượng có độchính xác cao hơn phương pháp phân loa ̣i ảnh bằng pixel khi áp dụng cho ảnh vê ̣tinh đa độphân giải [19, 21, 24, 25, 32, 45, 46, 51]. Đối với phân loa ̣i lớp phủ và sử dụng đất ở các khu vực có nhiều đối tượng mặt đất phức tạp và manh mún như vùng đô thi ̣ - ven đô Việt Nam, phương pháp phân loại ĐHĐT đưa ra các kết quả đáng khích lệ trên ảnh vệ tinh có độphân giải không gian cao như Spot 5 [17]. Một số nghiên cứu cụ thể có thể dẫn chứng như khi so sánh độ chính xác giữa hai phương pháp phân loại trên ảnh có độ phân giải trung bình là Aster cho khu vực núi Đông Bắc của dãy Helan, Trung Quốc, sai số tổng quát của phân loại dựa trên pixel là 46,48%, trong khi phân loại ĐHĐT là 83,25% [51], so sánh cho vùng
  • 23. 20 Đông Bắc của miền Nam Australia cũng chỉ ra rằng phân loại bằng phương pháp ĐHĐT độ chính xác 78% so với phương pháp dựa trên pixel là 69,14% [46], hay cho ảnh Landsat ở các vùng đồng bằng, thung lũng có độ chính xác trên 85% bằng phương pháp ĐHĐT [23, 26, 29, 38], ảnh Spot có độ chính xác lên tới trên 90% cho khu vực đô thị [17, 20]. Tương tự như vậy, so sánh hai phương pháp phân loại trên với ảnh có độ phân giải cao như IKONOS [11], Quickbird [29], ảnh hàng không [45] ở các khu vực có vị trí khác nhau trên Thế giới cho thấy phân loại ĐHĐT có độ chính xác trên 80%, cao hơn nhiều so với dựa trên pixel, thông qua sai số tổng quát và chỉ số Kappa. Có thể nói, việc phân loại bằng phương pháp ĐHĐT cho ảnh có độ phân giải trung bình và cao như Landsat ETM và Spot 5 kết hợp sử dụng nhiều lớp chuyên đề nên đã tăng độ chính xác cao hơn nhiều so với phương pháp thống kê pixel truyền thống [21]. Dựa trên các phân tích và tổng quan nghiên cứu nói trên, học viên đã lựa chọn phương pháp định hướng đối tượng cho phân loại ảnh Landsat TM và Spot 5 trên khu vực nghiên cứu là huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 1.4 Phân tích trắc lượng Các chỉ số cảnh quan thường có ưu thế rõ rệt trong đo đạc đặc điểm bên ngoài của cảnh quan như cấu trúc hay chức năng. Các chỉ số cấu trúc đo đạc cấu tạo hoặc sự sắp xếp tự nhiên của các khảm cảnh quan (landscape mosaic) mà chưa có liên hệ tới quá trình sinh thái cụ thể nào [33]. Chỉ số cấu trúc cảnh quan được sử dụng để đo đạc kích thước, hình dạng và sự phân tán của các mảnh tại một thời điểm. Ngược lại, chỉ số chức năng đo đạc kiểu cảnh quan liên quan tới một loài sinh vật hay một quá trình sinh thái cụ thể [33, 34]. Các chỉ số này có khả năng lấy các thông tin về cấu trúc cảnh quan ở đa tỷ lệ trong những cảnh quan giống và khác nhau. Những chỉ số này dựa trên lý thuyết của tỷ lệ bất biến thường liên quan đặc trưng tới hình dạng mảnh, cũng như tỷ lệ giữa chu vi và diện tích hoặc kích thước fractal trung bình mảnh [34]. Bên cạnh đó chúng còn được dựa trên lý thuyết về thông tin và hình học fractal [27].
  • 24. 21 Các chỉ số FRAGSTATS được gộp thành 7 nhóm như sau: + Nhóm các chỉ số về diện tích, mật độ, cạnh: Total (class) are (CA), Percentage of Landscape (PLAND), Number of Patches (NP), Patch Density (PD), Total Edge (TE), Edge Density (ED), Landscape Shape Index (LSI), Normalized Landscape Shape Index (nLSI), Largest Patch Index (LPI). + Nhóm các chỉ số hình dạng: Perimeter-Area Fractal Dimension (PAFRAC), Perimeter-Area Ratio Distribution (PARA), Shape Index Distribution (SHAPE), Fractal Index Distribution (FRAC), Linearity Index Distribution (LINEAR), Related Circumscribing Circle Distribution (CIRCLE), Contiguity Index Distribution (CONTIG). + Nhóm các chỉ số vùng lõi: Total Core Area (TCA), Core Area Percentage of Landscape (CPLAND), Number of Disjunct Core Areas (NDCA), Disjunct Core Area Density (DCAD), Core Area Distribution (CORE), Disjunct Core Area Distribution (DCORE), Core Area Index Distribution (CAI). + Nhóm các chỉ số về độ phân tách/độ gần: Proximity Index Distribution (PROX), Similarity Index Distribution (SIMI), Euclidean Nearest Neighbor Distance Distribution (ENN), Functional Nearest Neighbor Distance Distribution (FNN). + Nhóm các chỉ số mức độ tương phản:Contrast-Weighted Edge Density (CWED), Total Edge Contrast Index (TECI), Edge Contrast Index Distribution (ECON). + Nhóm các chỉ số tiếp xúc/rải rác: Percentage of Like Adjacencies (PLADJ), Clumpiness Index (CLUMPY), Aggregation Index (AI), Interspersion & Juxtaposition Index (IJI), Mass Fractal Dimension (MFRAC), Landscape Division Index (DIVISION), Splitting Index (SPLIT), Effective Mesh Size (MESH). + Nhóm chỉ số kết nối: Patch Cohesion Index (COHESION), Connectance Index (CONNECT), Traversability Index (TRAVERSE).
  • 25. 22 Chúng miêu tả các hiện tượng tự nhiên và địa lý và thường tập trung vào phân tích cấu trúc của mảnh, xác định khu vực không gian phù hợp với các điểm đặc trưng giống nhau [34]. Các nhóm chỉ số này được học viên sử dụng trong luận văn nhằm đo đạc về hình thái, cấu trúc và đặc điểm thay đổi sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Anh theo thời gian. 1.5 Quan hệ giữa đặc điểm trắc lượng và các loại hình lớp phủ Phân tích cấu trúc của lớp phủ dựa trên việc đo đạc các chỉ số không gian cho phép mô tả sâu hơn về đặc điểm sử dụng đất của khu vực nghiên cứu. Những ứng dụng quan trọng của các chỉ số này bao gồm xác định cấu trúc cảnh quan, đa dạng sinh học, và sự phân mảnh môi trường sống, miêu tả những thay đổi trong cảnh quan và nghiên cứu những tác động của quy mô trong cấu trúc cảnh quan [27]. Quản lý sự thay đổi sử dụng đất và các kế hoạch phát triển của khu vực đô thị và ven đô bằng cách sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian, các chỉ số không gian và các mô hình là một phương pháp có hiệu quả tốt [27, 35, 52]. Sự thay đổi cấu trúc và lớp phủ của khu vực đô thị thường được đo đạc bằng các chỉ số không gian sau: CA, NP, ED, LPI, MPS [36, 52], EMN_MN [12, 52], FRAC_AM và Contagion [27, 35, 48, 52], AWMPFD [47], IJI, ENN [35, 52]. Các chỉ số này được dùng để tính cho ba kiểu mảnh: tất cả các mảnh cảnh quan, các mảnh đô thị và các mảnh không phải đô thị. Các chỉ số không gian khác nhau sẽ cung cấp các thông tin khác nhau cho sự tăng trưởng đô thị. Chỉ số CA miêu tả diện tích tăng trưởng của đô thị. NP đo đạc qui mô những vùng bị chia nhỏ của khu vực đô thị. NP cao khi mà sự mở rộng đô thị không đổi nhưng lại tăng sự phân mảnh [12, 36, 52]. ED đo đạc tổng chiều dài cạnh của mảnh đô thị [27, 52]. LPI là phần trăm diện tích của một mảnh đô thị trong tổng diện tích đô thị của một vùng. LPI bằng 100 khi mà toàn bộ lớp đô thị chỉ là một mảnh [31, 35, 36, 52]. ENN để đo đạc khoảng cách giữa các mảnh đô thị [12, 35, 52]. AWMPFD, FRAC_AM đo đạc sự phức tạp hình dạng, kích thước của mảnh, chỉ số này càng cao thì mảnh càng phức tạp và càng bị phân tách [27, 52]. MPS là chỉ số đo đạc kích thước mảnh trung bình cho một thời
  • 26. 23 kỳ [31, 48]. Đo đạc quá trình đô thị hóa đã thấy được sự chuyển đổi hình thái sử dụng đất nông nghiệp [40, 48]. Các chỉ số này cung cấp một cái nhìn toàn diện về cấu trúc cảnh quan bao gồm: diện tích, hình dạng, mức độ cô lập hay tập trung, sự liên tiếp hay rải rác, và sự tách biệt. Vì vậy học viên sử dụng các chỉ số hình thái này để phân tích cho đặc điểm biến đổi đất nông nghiệp của huyện Đông Anh.
  • 27. 24 Chƣơng 2 – ĐO ĐẠC TRẮC LƢỢNG LỚP PHỦ CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH Chương 2 đề cập tới các bước trong quá trình phân loại ảnh vệ tinh bằng phương pháp ĐHĐT, kiểm chứng kết quả phân loại ảnh bằng bản đồ sử dụng đất, ảnh có độ phân giải cao và bằng kết quả thực địa. Bên cạnh đó là tính toán phân tích các metrics của lớp đất nông nghiệp. 2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đông Anh 2.1.1 Vị trí địa lý Đông Anh là một huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội. Có hệ tọa độ địa lý như sau: 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông. Huyện có vị trí địa lý như sau: phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Nam giáp sông Hồng, phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội, phía Tây giáp huyện Mê Linh, phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.230 ha (2011) [41], có 24 đơn vị hành chính, trong đó có 23 xã và 1 thị trấn. Vị trí của Đông Anh có quốc lộ 3 (Hà Nội - Thái Nguyên) và đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài. Có hai tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Hà Nội- Yên Bái chạy qua. Vì vậy Đông Anh có lợi thế lớn về giao thông. Có sân bay quốc tế Nội Bài. Ngoài ra, ở huyện còn có hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ và sông Đuống chảy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác, và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của Hà Nội, cũng như cả nước. Đông Anh là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ hai sau huyện Sóc Sơn của thành phố Hà Nội. Đây là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng: lương thực, rau, củ quả.
  • 28. 25
  • 29. 26 Với vị trí cũng như các điều kiện thuận lợi như vậy, Đông Anh là huyện thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. 2.1.2 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Đông Anh là một huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội nên mang những đặc điểm về điều kiện tự nhiên tương tự của thành phố Hà Nội. Huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 250 C, độ ẩm tương đối là 84%, tổng số giờ nắng cả năm là 1794 giờ [4]. Với các đặc điểm khí hậu ở trên thì Đông Anh rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng. Hơn nữa huyện Đông Anh có 3 tuyến sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Cà Lồ và sông Đuống. Đây là hệ thống nguồn nước mặt phong phú đáp ứng nhu cầu tương đối lớn cho tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của toàn huyện. Ba tuyến sông lớn còn là nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho hệ thống đất đai của huyện. Đông Anh thuộc tiểu vùng sinh thái đất bạc màu trên nền phù sa có các tuổi khác nhau từ phù sa mới đến phù sa cũ và phù sa cổ. Đa dạng về các loại đất phù sa là điều kiện thích hợp cho việc trồng các loại cây hàng năm, rau màu, cùng với trồng các loại cây lâu năm, cây dài ngày. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số của huyện Đông Anh là 333.337 người với 92.649 hộ [3], trong đó có 287.536 nhân khẩu nông nghiệp (chiếm 88,74%). Toàn huyện có 165.623 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 108.452 người, chiếm 65.48% còn lại là lao động công nghiệp và dịch vụ [4]. Diện tích đất nông nghiệp bình quân cho một lao động là 0,051 ha/lao động. Đây là mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng.
  • 30. 27 Hình 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh năm 2010 Trong cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện. Trong quy hoạch tổng thể của thủ đô Hà Nội đến 2020 đã ưu tiên đầu tư cho khu vực Bắc sông Hồng. Tại đây sẽ hình thành một Hà Nội mới với các khu vực: Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên. Nhiều dự án, công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội được triển khai như mở rộng khu công nghiệp Bắc Thăng Long, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ xã Nguyên Khê, cụm sản xuất tập trung làng nghề xã Vân Hà, đầu tư tôn tạo khu di tích Cổ Loa, xây cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, đường 5 kéo dài, đường quốc lộ 3 mới qua các xã miền Đông, xây dựng khu đô thị mới ở trung tâm huyện Đông Anh, dự án đô thị miền Đông ở xã Liên Hà, và khu đô thị mới phía Bắc xã Liên Dương,... Hướng ưu tiên này đã đẩy nhanh tốc độ của quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội của Đông Anh dẫn tới sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng đất khác. 2.1.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Đông Anh năm 2011 bao gồm các nhóm: đất nông nghiệp: 9.225,49 ha, đất phi nông nghiệp: 8.681,81 ha và đất chưa 75% 9% 16% Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh năm 2010 Công nghiệp - Xây dựng Nông nghiệp - Thủy sản Thương mại - Dịch vụ
  • 31. 28 sử dụng: 306,60 ha [10]. Đất Nông nghiệp chiếm 50,65% trong tổng diện tích đất tự nhiên Hình 2.1. Trong đất nông nghiệp gồm rất nhiều các loại đất khác: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây hàng năm khác. Ngoài ra, còn bao gồm một phần nhỏ là diện tích mặt nước dùng để nuôi trồng thủy sản. Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đông Anh năm 2011 [10] Sự phát triển về kinh tế mạnh đã thúc đẩy việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh là nguyên nhân chính của việc suy giảm quỹ đất nông nghiệp của huyện Đông Anh, Hà Nội. Theo Hình 2.3 diện tích đất nông nghiệp của Đông Anh bị suy giảm mạnh từ năm 1990 đến 2011. Trong vòng 21 năm, diện tích đất nông nghiệp đã giảm đi 991,87 ha, trung bình mỗi năm giảm đi 47,23 ha/năm. Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 1990 là 10.217,36 ha, đến năm 2011 diện tích này chỉ còn 9.225,49 ha. Đất nông nghiệp bị giảm nhanh nhất là giai đoạn từ năm 2007 tới 2011 là 312,66 ha, gấp hơn 20 lần so với giai đoạn 2000-2005. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2007 – 2011 có xu hướng giảm mạnh nhất là do quá trình đô thị hóa nhanh nằm trong mục tiêu phát triển mà Đại hội Đảng bộ của huyện nhiệm kỳ 2006–2010 [4]. 50%48% 2% Cơ cấu sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2011 Đất Nông nghiệp Đất Phi Nông nghiệp Đất chưa sử dụng
  • 32. 29 Hình 2.3: Xu hướng biến đổi đất nông nghiệp huyện Đông Anh qua các năm [4, 10] Tổng diện tích đất nông nghiệp có xu thế giảm mạnh do nhà nước có quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn toàn huyện phục vụ cho việc xây dựng các khu công nghiệp mới, mở rộng các vùng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng. Hậu quả là quỹ đất nông nghiệp bị suy giảm nghiêm trọng. Cơ cấu các loại đất sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh cũng thay đổi nhanh chóng từ năm 1995 đến năm 2011, bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm như cây ăn quả và diện tích mặt nước dùng vào nông nghiệp. Sự biến đổi đất sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh từ năm 1995 đến năm 2011 được thể hiện qua Bảng 2.1. Giai đoạn diện tích lúa giảm nhiều nhất là 2006 - 2011: 591,69 ha, tốc độ giảm là 118,34 ha/năm. Trong khi, diện tích các loại đất khác thì tăng lên, tăng nhiều nhất là diện tích đất trồng cây hàng năm khác do người dân đã tận dụng phần đất bồi ven sông và giữa sông để trồng trọt. Tuy nhiên giai đoạn 2006 – 2011 thì phần diện tích này lại giảm đi. Thay vào đó, diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản lại tăng lên. 8400 8800 9200 9600 10000 10400 1990 1995 2000 2005 2007 2011 Diện tích (ha) Năm Xu hƣớng biến đổi đất nông nghiệp huyện Đông Anh
  • 33. 30 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 1995 là 9.989,10 ha đến năm 2011 diện tích này giảm xuống còn 8.600,25 ha, trung bình mỗi năm giảm đi 86,8 ha/năm. Trong đó, đất trồng lúa bị giảm nhiều nhất, trong vòng 16 năm từ năm 1995 đến năm 2011, diện tích này đã giảm đi 97,3 ha/ năm. Bảng 2.1: Biến đổi các loại đất nông nghiệp của Đông Anh qua các năm Đơn vị: ha Loại đất 1995 2000 2006 2011 1 Đất sản xuất nông nghiệp 9989,02 9366 9209,10 8600,25 2 Đất trồng lúa 9062,90 8547,05 8097,69 7506 3 Đất trồng cây lâu năm 43,04 142,13 188,08 203,51 4 Đất trồng cây hàng năm khác 566,75 819,02 923,33 890,58 5 Diện tích mặt nước dùng vào nông nghiệp 316,33 496,8 550,20 613,34 Nguồn: Phòng Tài nguyên-môi trường huyện Đông Anh [10] Việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Đông Anh không đồng đều giữa các xã. Xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là xã Xuân Nộn có 614,19 ha, chiếm 7% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn huyện, thấp nhất là thị trấn Đông Anh chỉ có 45,70 ha [10]. Toàn huyện có 84,27 ha đất nông nghiệp canh tác không hiệu quả nằm xen kẽ giữa các xã: Dục Tú, Liên Hà, Vân Hà, Thụy Lâm, Xuân Nộn, Việt Hùng, Uy Nỗ, Vân Nội, Xuân Canh, Nguyên Khê, Võng La và Hải Bối [4]. Việc sử dụng đất nông nghiệp không hiệu quả là do người dân bỏ ruộng không còn canh tác nữa. Trước thực trạng suy giảm đất nông nghiệp và sử dụng kém hiệu quả để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, phát huy hiệu quả sử dụng đất, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh đã khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp thâm canh, quan tâm đầu tư để khắc phục tình trạng bỏ ruộng không canh tác [1].
  • 34. 31 2.2 Phân loại định hướng đối tượng ảnh vệ tinh đa độ phân giải 2.2.1 Xây dựng bảng chú giải Việc xác định hệ thống phân loại là công việc đầu tiên rất quan trọng khi áp dụng viễn thám để xây dựng bản đồ sử dụng đất cũng như bản đồ lớp phủ. Hệ thống bảng chú giải phân loại cần phải phù hợp với khả năng cung cấp thông tin của dữ liệu viễn thám [7]. Thiết lập chú giải không chỉ dựa vào các đối tượng nhìn thấy trên ảnh, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác: độ phân giải của ảnh viến thám, tính chất mùa vụ, thời gian chụp của vệ tinh, những kiến thức hiểu biết về địa phương, … Với nguồn dữ liệu hiện có và những hiểu biết về địa phương học viên xây dựng bảng chú giải cho xây dựng bản đồ lớp phủ như Bảng 2.2: Bảng chú giải Bảng 2.2: Bảng chú giải TT Đối tƣợng Mẫu Ảnh thực địa 1 Mặt nước (sông suối + ao hồ) 2 Đất dân cư (khu công nghiệp + dân cư + đang xây dựng) 3 Đất ông nghiệp (đất lúa + hoa màu) 4 Đất trống (bãi cát ven và giữa sông)
  • 35. 32 2.2.2 Qui trình phân loại ảnh Các bước tiến hành xử lý dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được thực hiện trình tự theo sơ đồ Hình 2.4 bên dưới: Hình 2.4: Sơ đồ quy trình phân loại ảnh Bƣớc 1: Nắn chỉnh hình học Các ảnh vệ tinh và bản đồ sử dụng đất huyện Đông Anh tỷ lệ 1/25.000 được nắn chỉnh về hệ tọa độ VN-2000 theo bản đồ địa hình Hà Nội tỷ lệ 1/10.000 năm 2000. Các ảnh Landsat TM và ETM chỉ cần chuyển từ hệ tọa độ WGS-84 sang hệ tọa độ VN-2000. Còn ảnh Spot 5 thì phải chọn điểm khống chế để nắn. Các điểm khống chế được chọn cho mỗi ảnh nắn với sai số trung phương nhỏ nhất không quá 0,5 pixel. Bƣớc 2: Cắt ảnh khu vực nghiên cứu Ảnh vệ tinh được cắt theo ranh giới của khu vực nghiên cứu là huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ảnh được trộn mầu theo các cách khác nhau sao cho các đối tượng trên ảnh được hiển thị một các rõ nhất. Ảnh Landsat 1993, 1999, 2005 Ảnh Spot5 2011 Bản đồ SDĐ Hà Nội 2005 Bản đồ lớp phủ Kiểm tra thực địa Sử dụng các kênh chỉ số Bản đồ địa hình Hà Nội 1/10.000 Nắn chỉnh hình học Hệ tọa độ VN-2000 Cắt ảnh khu vực nghiên cứu Phân loại hướng đối tượng Kết quả phân loại Kiểm tra độ chính xác
  • 36. 33 a b c d Hình 2.5: Các ảnh vệ tinh: a- Landsat TM năm 1993, b- Landsat TM năm 1999, c- Landsat ETM năm 2005, d- Spot 5 năm 2011 Bƣớc 3: Phân loại theo phƣơng pháp Định hƣớng đối tƣợng - Phân đoạn ảnh: Phân đoạn ảnh thực chất là gộp nhóm những pixel cạnh nhau có những đặc điểm tương tự nhau về thông tin phổ và không gian [20, 23]. Phân đoạn ảnh được thực hiện dựa trên việc lựa chọn các trọng số về hình dạng (shape), màu sắc (color), độ chặt (compactness), độ trơn (smoothness). Ngoài ra, tham số tỷ lệ (scale parameter) là một thông số quan trọng có tác động trực tiếp tới kích thước của mỗi
  • 37. 34 đối tượng ảnh. Tùy thuộc vào các loại ảnh vệ tinh khác nhau mà các tham số này thay đổi. Chất lượng của việc phân loại ảnh phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của việc phân đoạn ảnh [18]. Quá trình phân đoạn ảnh được thực hiện trên phần mềm eCognition 8.64 theo các thông số sau: ảnh Spot5, thông số tỷ lệ: 15, hình dạng: 0,7 và độ chặt: 0,3; với ảnh Landsat TM và ETM, thông số tỷ lệ: 5, tỷ lệ: 0,5 và độ chặt: 0,2. Cho ra kết quả phân đoạn ảnh theo Hình 2.6 Hình 2.6: Phân đoạn ảnh Landsat và Spot - Phân loại ảnh Để có được kết quả phân loại tốt thì việc chọn thuật toán và các giá trị ngưỡng là yếu tố quyết định. Sau khi phân đoạn ảnh thì tiến hành phân loại ảnh. Trước tiên phải xác lập bộ quy tắc phân loại cho các ảnh viễn thám. Học viên đã xây dựng bộ quy tắc phân loại chung Hình 2.7, tùy thuộc vào từng ảnh cụ thể mà thay đổi các ngưỡng giá trị của từng thuật toán phân loại. Từ các tài liệu học viên thu thập được và những hiểu biết chung nhất về huyện Đông Anh, học viên đã xác định và chiết suất các đối tượng: dân cư, đất lúa, đất trống, hoa màu, khu công nghiệp, mặt nước ở trên ảnh vệ tinh.
  • 38. 35 Hình 2.7: Bộ qui tắc để phân loại ảnh Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích sự biến đổi đất nông nghiệp nên các đối tượng sau khi phân loại từ ảnh đã được gộp lại như bảng chú giải, thành 4 đối tượng chính: dân cư bao gồm: dân cư + khu công nghiệp và phần đất đang xây dựng; đất nông nghiệp: đất lúa + hoa màu; mặt nước, và đất trống. Trong đó: đất trống là khu vực bãi cát trống ở giữa sông Hồng.
  • 39. 36 - Kết quả phân loại ảnh Sau quá trình phân loại cho ra các kết quả phân loại ảnh như Hình 2.8 (a) (b) (c) (d) Hình 2.8: Kết quả phân loại ảnh: (a)-LandsatTM 1993; (b)-Landsat TM 1999; (c)-Landsat ETM 2005; (d)-Spot 5 2011 2.3 Kiểm chứng độ chính xác phân loại ảnh vệ tinh Kết quả phân loại ảnh được kiểm chứng theo nhiều phương pháp khác nhau. Học viên lựa chọn hai phương pháp: thực địa kiểm chứng và kiểm chứng trong phòng. Kiểm chứng trong phòng bằng cách so sánh kết quả phân loại năm 2005 với bản đồ sử dụng đất của huyện Đông Anh năm 2005. Kiểm chứng thực địa cùng với bảng hỏi điều tra về nông lịch để kiểm chứng cho ảnh năm 2011.
  • 40. 37 2.3.1. Kiểm chứng độ chính xác trong phòng Độ chính xác của kết quả phân loại là yếu tố quyết định đến việc phân tích các nội dung chuyên đề đúng hay sai. Kiểm tra độ chính xác của kết quả phân loại bằng ma trận sai số và hệ số Kappa. Để kiểm tra độ chính xác, học viên đã dùng phương pháp lựa chọn số ô mẫu. Số lượng ô mẫu được tính theo công thức sau: [37]. Trong đó: N là số lượng ô mẫu, Z =2 từ độ lệch chuẩn thông thường của 1,96 cho 95% độ tin cậy, E là sai số cho phép, p là phần trăm độ chính xác kỳ vọng của toàn bản đồ, q = 100 – p. Việc lựa chọn số ô mẫu dùng để kiểm chứng phụ thuộc vào số lớp đối tượng muốn kiểm chứng, diện tích khu vực nghiên cứu. Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, đối với những bản đồ có diện tích nhỏ hơn 4000 ha và nhỏ hơn 12 lớp thì số lượng ô mẫu nhỏ nhất là 50 ô [37]. Hệ số Kappa được tính toán theo công thức sau: [30] Trong đó: r là số hàng trong ma trận, xii là số giá trị trong hàng i và cột I, xi+ và x+I là tổng giá trị của hàng i và cột i, trong đó chú ý N là tổng số các giá trị. Giá trị của hệ số Kappa thể hiện độ chính xác của kết quả phân loại như sau: Độ chính xác rất thấp: < 0,20 Độ chính xác thấp: 0,20 – 0,40 Độ chính xác trung bình: 0,40 – 0,60 Độ chính xác cao: 0,60 – 0,80 Độ chính xác rất cao: 0,80 – 1,00 Học viên đã tính số lượng ô mẫu cho khu vực nghiên cứu là 51 ô với độ chính xác kỳ vọng là 85%, sai số chấp nhận là 10%. Diện tích ô mẫu bằng 2% so
  • 41. 38 với tổng diện tích tự nhiên của toàn khu vực nghiên cứu [37]. Và vị trí của các ô mẫu được sắp xếp một cách ngẫu nhiên. Hình 2.9: Sơ đồ vị trí các ô mẫu Sau khi thành lập bảng ma trận sai số từ kết quả phân loại ảnh và bản đồ sử dụng đất thì sẽ cho thấy sai số của từng lớp đối tượng và sai số tổng thể. Từ bảng ma trận Bảng 2.3, học viên tính sai số tổng quát và hệ số Kappa. Bảng 2.3: Bảng ma trận sai số năm 2005 Dân cƣ Nông nghiệp Đất trống Mặt nƣớc Tổng hàng User Dân cƣ 3024900 418500 4500 12600 3460500 0,87 Nông nghiệp 253800 6660900 9000 110700 7034400 0,95 Đất trống 0 6300 87300 3600 97200 0,90 Mặt nƣớc 28800 106200 12600 893700 1041300 0,86 Tổng cột 3307500 7191900 113400 1020600 11633400 Producer 0,91 0,93 0,77 0,88
  • 42. 39 Độ chính xác tổng quát = 0,916 Hệ số Kappa = 0,844 Độ chính xác tổng thể và hệ số Kappa rất cao. Chứng tỏ độ tin cậy của kết quả phân loại của ảnh này năm 2005 rất cao và đủ cơ sở để phân tích các yếu tố chuyên đề. 2.3.2. Kiểm chứng ngoài thực địa Các ảnh vệ tinh dùng trong luận văn là tháng 12 nên chuyến thực địa của học viên được lựa chọn vào tháng 12 năm 2012. Đây là thời gian lúa đã được gặt và một số xã đã chuyển sang trồng rau màu. Số điểm thực địa được lựa chọn là 27 điểm. Các điểm được lựa chọn để đi thực địa là những điểm đặc trưng cho sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho khu vực không chuyển đổi về mục đích sử dụng và những khu vực có sự phát triển mạnh về công nghiệp, đô thị. Kết hợp với quá trình thực địa kiểm tra kết quả phân loại là điều tra về nông lịch. Phiếu điều tra nông lịch được học viên thiết kế như hình Hình 2.10 bên dưới. Phiếu điều tra nông lịch bao gồm cả điều tra về lịch sử sử dụng đất trước và sau năm 2010. Kết quả của việc điều tra nông lịch là huyện Đông Anh 1 năm trồng 3 vụ, trong đó có 2 vụ lúa và 1 vụ đông trồng rau màu. Lúa hè thu từ tháng 8 đến tháng 11, vụ lúa đông xuân từ tháng 2 tới tháng 5 và vụ rau màu từ tháng 12 đến tháng 1.
  • 43. 40 Hình 2.10: Phiếu điều tra ngoài thực địa a b c d e f Hình 2.11: Một số hình ảnh thực địa: (a) – ruộng trồng rau màu, (b)- ruộng lúa đã gặt, (c)- khu sản xuất nhỏ, (d)- ao bèo, (e)- cụm dân cư, (f)- bãi hoa màu ven sông.
  • 44. 41 Biên tập: HV. Tống Thị Huyền Ái Hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Cự Hình 2.12: Sơ đồ tuyến thực địa trên ảnh Spot 5 năm 2011 Từ việc kiểm tra ngoài thực địa, học viên đã gộp các nhóm đối tượng kết quả phân loại ảnh thành bản đồ lớp phủ của các năm 1993, 1999, 2005 và 2011. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu sự biến đổi đất nông nghiệp nên được học viên tách lớp đất nông nghiệp để đo đạc trắc lượng hình thái.
  • 45. 42
  • 46. 43
  • 47. 44
  • 48. 45
  • 49. 46 2.4 Tính toán đặc điểm trắc lượng lớp phủ đất nông nghiệp huyện Đông Anh Tính toán đặc điểm trắc lượng hình thái của đối tượng lớp phủ đất nông nghiệp được gộp thành các nhóm theo thành phần cấu trúc để mô tả và tính toán các đặc điểm không gian của các mảnh [27, 48]. Lớp đất nông nghiệp được tách riêng từ kết quả phân loại ảnh năm 1993, 1999, 2005 và 2011, và được phân tích bằng công cụ Patch Analysis 4 trên phần mềm ArcGIS 9.3. Sau khi chạy thì có 31 chỉ số và được gộp thành 6 nhóm: 1- chỉ số về diện tích mảnh, 2- chỉ số về mật độ và kích thước mảnh, 3- chỉ số về cạnh, 4- chỉ số hình dạng, 5- chỉ số đa dạng và tách biệt, 6- chỉ số vùng lõi. Mỗi nhóm gồm các chỉ số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để lựa chọn các chỉ số không gian nghiên cứu về đất nông nghiệp, học viên sử dụng công cụ phân tích thành phần chính PCA. Kết quả chạy PCA đưa ra các chỉ số có mối tương quan cao nhất, bao gồm các chỉ số về diện tích (LPI), về hình dạng (AWMSI), về mật độ và kích thước (MPS), về sự đa dạng (MPI, MNN), về lõi (TCA). Các chỉ số này sẽ được sử dụng để tính toán cho sự thay đổi đất nông nghiệp từ năm 1993 đến năm 2011. Bảng 2.4: Các chỉ số hình thái không gian sử dụng trong luận văn Chỉ số không gian Miêu tả Đơn vị Giới hạn Largest Patch Index Tính phần trăm diện tích của mảnh nông nghiệp lớn nhất trên tổng diện tích đất nông nghiệp % 0≤ LPI≤100 Area Weighted Mean Shape Index Đo đạc mức độ phức tạp về hình dạng của các mảnh. AWMSI càng tăng khi hình dạng các mảnh càng phức tạp. Không AWMSI ≥ 1 Mean Patch Size Đo đạc kích thước mảnh đất nông nghiệp trung bình. Hectares MPS ≥ 0 Mean Proximity Index Đo đạc mức độ liền kề giữa các mảnh đất nông nghiệp. Cho thấy sự phân mảnh và tách biệt của các mảnh. Không MPI ≥ 0
  • 50. 47 Mean Nearest Neighbor Tính khoảng cách gần nhất giữa hai mảnh riêng lẻ (từ cạnh tới cạnh). Đo đạc mức độ bị cô lập của mảnh. Meters MNN >0 Total core area Tính tổng diện tích vùng lõi của các mảnh nông nghiệp Hectares TCA ≥ 0 Chỉ số AWMSI là một chỉ số tổng quát về hình thái của các mảnh đất nông nghiệp. AWMSI bằng 1 khi hình dạng của các mảnh là hình tròn hoặc hình vuông. AWMSI tăng khi sự phức tạp về hình dạng của mảnh tăng lên.
  • 51. 48 Chƣơng 3 – XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG ANH Chương 3 thể hiện các kết quả từ quá trình thực nghiệm ở chương 2. Phân tích sự biến động các loại đất của huyện Đông Anh cũng như từng xã. Hơn nữa, chương 3 còn nghiên cứu sự mất đất nông nghiệp và hình thái đất nông nghiệp của toàn huyện Đông Anh và 9 xã đặc trưng cho sự phát triển về công nghiệp và quá trình đô thị hóa. 3.1 Xu hướng biến đổi lớp phủ huyện Đông Anh Thống kê các loại đất từ kết quả phân loại ảnh của huyện Đông Anh trong giai đoạn 1993 - 2011 đã cho thấy xu hướng biến đổi đất một cách chung nhất. Trong đó, đất nông nghiệp và đất trống giảm mạnh, còn diện tích đất dân cư tăng rất nhanh qua các năm do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Hình 3.1: Biểu đồ biến động đất qua các năm Từ Hình 3.1 cho thấy đất nông nghiệp có sự biến động tương đối lớn, diện tích đất nông nghiệp đã giảm 3.568,35 ha từ năm 1993 là 15.210,35 ha và chỉ còn 11.642,00 ha vào năm 2011, tốc độ giảm bình quân mỗi năm là 198,24 ha/năm. Sự chuyển đổi đất nông nghiệp phần lớn là sang đất dân cư và khu công nghiệp. Giai đoạn năm 1999 đến năm 2005, phần diện tích đất nông nghiệp này có tốc độ giảm 0 5000 10000 15000 20000 1993 1999 2005 2011 Diện tích (ha) Biến động loại đất qua các năm Đất nông nghiệp Đất trống Mặt nước Đất dân cư
  • 52. 49 nhanh nhất 300,67 ha/năm, gấp 1,5 lần tốc độ giảm trung bình trong cả giai đoạn 1993-2011 và giai đoạn 2005-2011, và gấp 3 lần giai đoạn trước đó 1993-1999. Diện tích đất dân cư của luận văn được định nghĩa là toàn bộ phần diện tích đất ở, khu công nghiệp và khu xây dựng. Đất dân cư của toàn huyện Đông Anh tỷ lệ nghịch với diện tích đất nông nghiệp. Trong khi diện tích đất nông nghiệp giảm, thì diện tích dân cư và các khu công nghiệp lại tăng một cách nhanh chóng. Từ năm 1993 đến năm 2011, tổng diện tích đất ở dân cư và khu công nghiệp đã tăng 3.772,68 ha, tốc độ tăng trung bình đạt 209,59 ha/năm; diện tích đất dân cư năm 2011 gấp 3,8 lần năm 1993. Phần diện tích đất dân cư được tăng mạnh nhất là giai đoạn 2005-2011: 315,82 ha/năm, khi mà quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và xây dựng cơ sở vật chất được đầu tư và thúc đẩy mạnh mẽ. Diện tích đất trống trong luận văn được định nghĩa là bãi cát ở giữa và ven sông chưa được sử dụng, vì vậy mà phần diện tích đất trống này nằm chủ yếu ở các xã ven sông: Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Tầm Xá. Năm 1993, các xã này có diện tích đất trống là 521,82 ha, chiếm 2,8% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đến năm 2011 thì phần diện tích này đã giảm đi 380,81 ha còn 141,03 ha do phần đất trống đã được người dân tận dụng, cải tạo để trồng hoa màu như ngô, chuối. Trong đó, xã Đại Mạch và xã Võng La là hai xã tận dụng được nhiều đất trống nhất. Bảng 3.1: Ma trận biến động lớp phủ năm 1993-2011 Đơn vị: ha 2011 1993 Đất nông nghiệp Đất trống Mặt nƣớc Đất dân cƣ Đất nông nghiệp 10863,96 25,56 665,44 3640,68 Đất trống 234,88 85,6 181,32 19,64 Mặt nƣớc 488,92 28,12 777,44 128,32 Đất dân cƣ 19,52 0,56 3,28 1333,28
  • 53. 50 Sự chuyển dịch trong cơ cấu các loại đất của huyện Đông Anh từ năm 1993 đến năm 2011 được thể hiện trong bảng ma trận biến động Bảng 3.1. Phần diện tích đất dân cư năm 2011 được tăng lên chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang: 3.640,68 ha, và một phần nhỏ là do diện tích mặt nước chuyển sang: 128,32 ha. Bên cạnh đó, thêm một phần diện tích đất nông nghiệp bị mất đi do chuyển sang mặt nước là 665,44 ha. Trong khi đó, 234,88 ha diện tích đất trống và 488,92 ha diện tích mặt nước của năm 1993 lại chuyển sang đất nông nghiệp. Quá trình này diễn ra chủ yếu ở các xã ven sông, vùng bãi bồi trước là đất trống nay được người dân cải tạo và chuyển sang trồng các loại hoa màu. Các xã của huyện Đông Anh có cơ cấu các loại đất không đồng đều. Và sự biến đổi về cơ cấu các loại đất này từ năm 1993-2011 cũng khác nhau. Từ năm 1993 đến năm 2011, hầu hết các xã trong toàn huyện có xu hướng diện tích đất nông nghiệp giảm đi và diện tích dân cư tăng lên. Trong giai đoạn 1993-1999, tất cả các xã của huyện Đông Anh đều có diện tích đất nông nghiệp trên 50% so với tổng diện tích tự nhiên của xã. Tuy nhiên, từ giai đoạn từ năm 2005 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của các xã đều giảm rất mạnh, đặc biệt là trung tâm huyện Đông Anh diện tích đất nông nghiệp năm 1993 chiếm 84,6 % nhưng đến năm 2011 chỉ còn 17,27 % diện tích tự nhiên và xã Võng La diện tích này chỉ còn 30 % năm 2011 tổng diện tích toàn xã do xây dựng khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Giai đoạn 1999-2005, một số xã ở ven sông: Đại Mạch, Võng La và Vĩnh Ngọc có diện tích đất nông nghiệp tăng lên do người dân cải tạo phần đất trống là bãi bồi để chuyển sang trồng hoa màu.
  • 54. 51 Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất huyện Đông Anh theo xã năm 2011 Những năm gần đây nhà nước có quyết định thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư trên toàn huyện như: xây dựng các khu công nghiệp Bắc Thăng Long, khu công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp xã Liên Hà, và các khu đô thị mới ở các xã Uy Nỗ, xã Tiên Dương. Vì vậy mà diện tích đất nông nghiệp của các xã có xu thế giảm mạnh. Năm 1993, toàn huyện có 21/24 xã và thị trấn có diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 60%. Tuy nhiên, đến năm 2011, chỉ còn 17/24 xã có diên tích đất nông nghiệp trên 60%. Đất dân cư trong từng xã tăng nhanh trong giai đoạn 1993-2011, thị trấn Đông Anh có tốc độ tăng nhanh nhất: 17,79 ha/năm, tiếp đến là hai xã Võng La và Kim Chung: 13,5 ha/năm do có khu công nghiệp Bắc Thăng Long xây dựng trên hai xã này. Năm 1993, chỉ có 4 xã có diện tích dân cư trên 10% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, nhưng đến năm 1999 tăng lên 17 xã có diện tích dân cư trên 10%. Từ sau năm 2005, khi quá trình đô thị hóa được thúc đẩy mạnh thì phần đất dân cư tăng nhanh hơn rất nhiều, hầu hết các xã đều có diện tích dân cư trên 10% diện tích đất
  • 55. 52 tự nhiên toàn xã và có tới 6/24 xã có phần đất này trên 20%. Và đến năm 2011, thì tất cả các xã trong huyện Đông Anh đều có diện tích đất dân cư chiếm trên 20% tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó thị trấn Đông Anh có diện tích này chiếm 78,3%. Bảng 3.2: Thay đổi diện tích đất dân cư và đất nông nghiệp theo xã Đơn vị: ha TT Xã Đất dân cƣ Đất nông nghiệp 1993 1999 2005 2011 1993 1999 2005 2011 1 Nam Hồng 70,83 104,85 120,87 204,17 792,72 756,27 701,73 672,36 2 Đại Mạch 51,39 76,41 82,71 160,45 468,72 603,36 518,13 463,37 3 Võng La 35,55 85,86 174,06 280,29 364,32 442,8 264,24 208,5 4 Kim Chung 44,64 163,53 188,01 295,35 675,45 570,06 519,03 436,31 5 Hải Bối 38,25 80,55 153,9 254,95 523,08 487,35 329,4 319,97 6 Kim Nỗ 64,89 97,47 171,18 224,01 511,74 478,62 350,37 341,56 7 Vân Nội 73,62 116,37 100,8 189,61 514,98 480,33 450,09 400,75 8 Bắc Hồng 79,83 107,28 121,23 172,59 613,62 578,97 556,02 519,42 9 Nguyên Khê 74,43 126,18 194,31 273,89 672,21 623,25 536,22 475,79 10 Tiên Dương 75,06 121,05 131,31 243,94 886,68 844,65 824,22 709,27 11 VĨnh Ngọc 63,45 91,08 103,23 249,61 783 794,88 709,02 615,73 12 Tầm Xá 15,57 22,5 21,87 29,69 332,73 329,04 319,05 327,62 13 Xuân Canh 44,19 68,22 80,82 150,75 528,75 506,88 465,48 428,45 14 Đông Hội 43,02 68,13 94,59 219,35 615,96 587,25 524,16 424,22 15 Mai Lân 27,45 81,81 116,64 197,19 529,92 484,92 423,27 377,63 16 Dục Tú 39,15 83,7 120,69 175,75 719,01 722,16 615,42 617,55 17 Cổ Loa 66,24 101,07 132,12 205,31 677,52 724,05 596,52 521,42 18 Uy Nỗ 75,24 158,31 180,81 273,9 642,6 556,38 500,13 446,9 19 Việt Hùng 78,03 145,89 166,59 214,69 735,3 658,44 634,05 610,65 20 Liên Hà 49,32 88,92 117,63 152,87 748,62 713,7 605,88 605,97 21 Vân Hà 22,41 48,6 65,7 114,12 460,98 459,72 403,2 387,61 22 Thụy Lâm 60,57 109,98 143,19 187,95 1021,59 981,72 905,4 865,95 23 Xuân Nộn 96,66 133,29 166,14 270,43 968,67 941,85 873,99 781,82 24 TT. Đông Anh 57,33 181,26 271,71 377,51 408,33 274,05 178,56 83,25
  • 56. 53 Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của toàn huyện cũng như toàn thành phố Hà Nội, đất nông nghiệp là nguồn đất chính để phục vụ phát triển các khu đô thị và công nghiệp. Vì vậy mà, đất nông nghiệp đang phải chịu một áp lực lớn, quỹ đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm mạnh. 3.2 Xu hướng biến đổi hình thái đất nông nghiệp của huyện Đông Anh 3.2.1. Xu hướng biến đổi đất hình thái đất nông nghiệp huyện Đông Anh Sự thay đổi về hình thái không gian các mảnh đất nông nghiệp của huyện Đông Anh được tính toán qua ba giai đoạn 1993-1999, 1999-2005 và 2005-2011 và được so sánh trong Hình 3.2. Học viên chia các nhóm chỉ số theo 3 nhóm: 1)- nhóm miêu tả về diện tích- kích thước: TCA, LPI, MPS, 2)- nhóm chỉ số cho thấy mức độ phân mảnh: MNN, MPI và 3)- nhóm thể hiện sự phức tạp của các mảnh nông nghiệp: AWMSI. Nhóm chỉ số miêu tả về diện tích và kích thước của các mảnh đất nông nghiệp cho thấy tiến trình mất đất nông nghiệp của huyện Đông Anh. Chỉ số TCA (Total Core Area) giảm cho thấy các mảnh đất nông nghiệp có xu hướng bị phân mảnh. Từ năm 1993 đến nay, TCA luôn giảm 547,73 ha năm 1993 và còn 441,3 ha năm 2011, chứng tỏ rằng diện tích đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng bị mất đi. Cùng với xu hướng đó, chỉ số LPI (Largest Patch Index) cũng giảm, cho thấy phần trăm diện tích mảnh đất nông nghiệp lớn nhất trong giai đoạn này bị giảm, đặc biệt là giai đoạn 1999-2005: 14,36 %. Tương tự như vậy, MPS (Mean Patch Size) là chỉ số đo đạc kích thước mảnh trung bình cũng giảm liên tục trong cả giai đoạn 1993-2011 nhưng với mức độ lớn hơn, MPS giảm nhanh nhất vào giai đoạn năm 1999-2005: 150,72 ha.
  • 57. 54 Hình 3.3: Biến thiên các chỉ số hình thái đất nông nghiệp của huyện Đông Anh Nhóm chỉ số thể hiện mức độ phân mảnh và bị tách ra của đất nông nghiệp trong giai đoạn 1993-2011. MPI (Mean Proximity Index) giảm từ năm 1993 đến năm 2005, chỉ ra mức độ liền kề giữa các mảnh của năm 2005 thấp hơn so với năm 1993, cho thấy trong giai đoạn này các mảnh đất nông nghiệp bị tách rời nhau. Nhưng tới giai đoạn 2005-2011 thì MPI lại tăng lên, có nghĩa là các mảnh đất nông nghiệp được gộp lại với nhau. Với xu hướng ngược lại thì MNN (Mean Nearest Neighbor) cho biết khoảng cách gần nhất giữa hai mảnh. Giai đoạn từ năm 1993- 0 4000 8000 12000 16000 1993 1999 2005 2011 Năm MPI 0 100 200 300 400 1993 1999 2005 2011 Ha Năm MPS 0 20 40 60 80 1993 1999 2005 2011 Meters Năm MNN 0 25 50 75 100 1993 1999 2005 2011 % Năm LPI 0 2 3 5 6 1993 1999 2005 2011 Năm AWMSI 0 200 400 600 1993 1999 2005 2011 Ha Năm TCA
  • 58. 55 2005, MNN tăng và tăng rất nhanh, nhưng đến giai đoạn 2005-2011 chỉ số này lại giảm xuống. Cả hai chỉ số MPI và MNN cùng diễn tả sự phân mảnh và sự tách biệt của các mảnh đất nông nghiệp tăng lên nhanh trong giai đoạn 1993-2005, và đến giai đoạn 2005-2011 thì mức độ bị cô lập của đất nông nghiệp giảm xuống vì khoảng cách giữa các mảnh giảm và độ liền kề tăng lên. Chỉ số AWMSI tăng từ năm 1993-2011 cho thấy hình dạng của các mảnh đất nông nghiệp ngày càng phức tạp. Giai đoạn từ 1993-2005, AWMSI tăng chậm, nhưng tới giai đoạn 2005-2011 chỉ số này tăng rất nhanh cho thấy mức độ phức tạp của đất nông nghiệp ngày càng tăng mạnh hơn. Sự thay đổi của các chỉ số này cho thấy các mảnh đất nông nghiệp có xu hướng bị mất đi và ngày càng trở nên phức tạp hơn từ năm 1993-2011. MPS, LPI và TCA là 3 chỉ số có mối tương quan thuận với nhau, có xu hướng cùng giảm cho thấy đất dân cư và các khu công nghiệp mọc xen vào đất nông nghiệp. MNN và MPI có mối tương quan nghịch, MNN tăng thì MPI giảm trong giai đoạn năm 1993- 2005 cùng có ý nghĩa thể hiện mức độ phân mảnh và cô lập của các mảnh nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện tăng, và tới giai đoạn năm 2005-2011 thì các mảnh đất nông nghiệp được dồn lại theo sự thu hồi của thành phố thể hiện qua chỉ số MNN giảm và MPI tăng. Tuy nhiên thì sự phức tạp về hình dạng của các mảnh đất nông nghiệp trên toàn huyện Đông Anh lại tăng lên nhanh, nhất là trong giai đoạn năm 2005-2011. 3.2.2. Xu hướng biến đổi hình thái đất nông nghiệp theo cấp xã Từ năm 1993 đến năm 2011, diện tích đất nông nghiệp của các xã trong huyện Đông Anh bị mất đi rất nhanh và mức độ không đều nhau giữa các xã. Bên cạnh đó, sự thay đổi về hình thái đất nông nghiệp giữa các xã cũng khác nhau. Sự suy giảm về quỹ đất nông nghiệp từng xã của huyện Đông Anh được miêu tả một cách chi tiết trong Bảng 3.2. Trong đó học viên đi sâu vào nghiên cứu sự thay đổi hình thái không gian đất nông nghiệp của các xã: xã Hải Bối, xã Võng La, xã Đại Mạch, xã Kim Chung, xã Nguyên Khê, xã Vân Hà, xã Liên Hà, xã Tiên Dương và thị trấn Đông Anh. Đây là các xã và thị trấn được đầu tư lớn về phát triển
  • 59. 56 công nghiệp và đẩy mạnh xây dựng các khu đô thị mới, cơ sở vật chất hạ tầng, làm cho quỹ đất nông nghiệp bị giảm đáng kể và thay đổi cả về đặc điểm hình thái. Hình 3.4: Biến thiên các chỉ số hình thái của đất nông nghiệp của 9 xã 0 20 40 60 80 100 120 140 1993 1999 2005 2011 Meters Năm MNN 0 100 200 300 400 500 600 700 800 1993 1999 2005 2011 Ha Năm MPS 0 10000 20000 30000 40000 1993 1999 2005 2011 Năm MPI 0 200 400 600 800 1000 1993 1999 2005 2011 Ha Năm TCA 0 2 4 6 8 1993 1999 2005 2011 Năm AWMSI 0 20 40 60 80 100 1993 1999 2005 2011 % Năm LPI
  • 60. 57
  • 61. 58
  • 62. 59
  • 63. 60
  • 64. 61 Thị trấn Đông Anh, xã Liên Hà và xã Tiên Dương là 3 khu vực được đẩy mạnh xây dựng các khu đô thị mới. Còn các xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, Kim Chung là 4 xã nằm trong khu công nghiệp tập trung Bắc Thăng Long, xã Nguyên Khê và xã Vân Hà phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Từ Hình 3.4 cho thấy rằng, sự thay đổi về hình thái đất nông nghiệp của 9 xã cùng được đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị là khác nhau. Nhìn chung, cả 9 vùng đều có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp từ năm 1993-2011 được thể hiện qua 3 chỉ số MPS, TCA và LPI. Trong cả 3 giai đoạn 1993-1999, 1999-2005, 2005-2011, TCA của 9 xã đều giảm, và giảm nhanh nhất là giai đoạn 1999-2005. Trong đó, hai xã Võng La và xã Đại Mạch giai đoạn 1993-1999 tăng lên, ngược với xu hướng so với các xã khác là bởi phần diện tích bãi bồi ở sông Hồng được người dân tận dụng sang trồng hoa màu. Thị trấn Đông Anh là khu vực có TCA giảm nhanh nhất: 253,93 ha. MPS và LPI cho thấy kích thước mảnh đất nông nghiệp đều giảm cho cả 9 xã từ năm 1993-2011. Trong đó, giảm nhiều nhất là hai xã Liên Hà: 713 ha và xã Kim Chung 639,06 ha. Giai đoạn đầu, các xã Đại Mạch, Võng La có MPS và LPI tăng, sau đó thì giảm dần. Giai đoạn 1999-2005 là giai đoạn các xã có kích thước mảnh giảm nhanh nhất. Sang đến giai đoạn 2005-2011, thì hầu hết các xã có LPI tăng, chỉ riêng có thị trấn Đông Anh và xã Võng La là giảm xuống. MPI có xu hướng giảm trong giai đoạn đầu: 1993-1999, từ giai đoạn sau thì tăng lên. Trong đó hai xã Kim Chung và Liên Hà không có sự thay đổi về MPI của đất nông nghiệp ở giai đoạn 1993-1999 này. Cũng tương tự MPI, MNN của hai xã này trong giai đoạn đầu cũng không đổi. Ba xã Đại Mạch, Võng La, Hải Bối, lại có MPI tăng lên trong những năm 1993-1999, bởi đây là giai đoạn có quyết định của thành phố Hà Nội thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp Bắc Thăng Long giai đoạn I nên các mảnh đất nông nghiệp được dồn lại. Giai đoạn 1999-2005, MNN của các xã đều tăng, cho thấy các mảnh đất nông nghiệp của các xã bị tách nhau ra. Trong đó, xã Kim Chung và xã Vân Hà có MNN tăng nhanh nhất: 73,6 m và 60,27 m. Bên cạnh đó, các mảnh đất nông nghiệp của xã Hải Bối lại có mức độ
  • 65. 62 tách biệt lớn nhất trong tất cả các giai đoạn. Giai đoạn 2005-2011, MPI của các xã hầu hết có xu hướng tăng lên, ngược lại là MNN có xu hướng giảm xuống. Điều đó cho thấy, từ năm 2005 đến nay, đất nông nghiệp của các xã có xu hướng được gộp lại, có nghĩa là mức độ phân mảnh và tách biệt giảm đi. Trong đó, xã Tiên Dương có MPI tăng cao nhất: 29.491,83 còn MNN lại gần như thấp nhất: 16,68m. AWMSI của các xã đều có xu hướng tăng từ 1993 đến 2011. Cho thấy sự phức tạp về hình dạng của các mảnh đất nông nghiệp của 9 xã ngày càng tăng. Riêng hai khu vực xã Võng La và thị trấn Đông Anh từ năm 1999 thì có xu hướng giảm xuống. Giai đoạn 2005-2011 là giai đoạn đất nông nghiệp phức tạp nhất về hình dạng. Từ năm 1993-2011, diện tích và kích thước của các mảnh đất nông nghiệp có xu hướng giảm. Sự phân mảnh và mức độ tách biệt tăng nhanh trong giai đoạn năm 1999-2005, nhưng tới giai đoạn sau thì lại giảm xuống. Sự phức tạp về hình dạng các mảnh đất nông nghiệp của hầu hết các xã đều tăng trong cả giai đoạn từ năm 1993 đến 2011.