SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
---- * ----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC CỦA
PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THỪA HUẾ
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
Huế, tháng 5 năm 2022
Qua bốn năm học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế, tôi đã nhận
được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường. Đề tài này được
hoàn thành là kết quả của một quá trình cố gắng rèn luyện ở trong một môi
trường Đại Học Kinh Tế Huế cùng với thời gian thực tập quý báu ở phường
Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà.
Trong quá trình học tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ
nhiều phía:
Đầu tiên, tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giáo viên của
trường Đại Học Kinh Tế Huế đã truyền dạy cho tôi một hệ thống kiến thức
quý báu trong suốt bốn năm học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến cô giáo
Thạc sỹ Phan Thị Nữ - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi
hoàn thành Khóa Luận Tốt Nghiệp này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến phường Hương Chữ, Thị
xã Hương Trà, các hộ gia đình được điều tra đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và trong học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế,05/2022
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Diễm Hồng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................................4
1.1.1 Cơ sở lí luận...........................................................................................................4
1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................4
1.1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ....................................................4
1.1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.................................................5
1.1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ..........................................................6
1.1.1.2. Nguồn gốc, vai trò, giá trị của cây lạc...............................................................7
1.1.1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây lạc ............................................................................7
1.1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc........................................................................7
1.1.1.2.3. Giá trị kinh tế của cây lạc ...............................................................................8
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ...........................9
1.1.1.3.1. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên .............................................................9
1.1.1.3.2. Các nhân tố sinh học.....................................................................................10
1.1.1.3.3. Các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội ..................................................11
1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất:........................................12
1.1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................14
1.1.2.1. Tình hình sản xuất lạc của thế giới..................................................................14
1.1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam..................................................................15
1.1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế.......................................................18
1.1.2.4. Tình hình sản xuất lạc ở thị xã Hương Trà......................................................18
1.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................19
1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................19
1.2.2. Phương pháp phân tích .......................................................................................20
1.3. Tình hình cơ bản của phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà.............................21
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
1.3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................21
1.3.1.2. Địa hình, thỗ nhưỡng.......................................................................................22
1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu.............................................................................................22
1.3.1.4. Điều kiện thủy văn...........................................................................................23
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................23
1.3.2.1. Tình hình dân cư và nguồn lao động ...............................................................23
1.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai................................................................................25
1.3.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật ...................................................27
1.3.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp ......................................................................28
1.3.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phường Hương Chữ, thị xã Hương
Trà ...........................................................................................................................................31
1.3.3.1.Thuận lợi.........................................................................................................................31
1.3.3.2.Khó khăn.........................................................................................................................31
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT
LẠC TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ ........32
2.1. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn Phường Hương Chữ ......................................32
2.2. Đặc điểm chung của các hộ điều tra......................................................................33
2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra ............................................34
2.3.1. Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ điều tra.................................................34
2.3.1.1 Giống ................................................................................................................34
2.3.1.2 Phân bón ...........................................................................................................35
2.3.1.3 Chi phí Thuốc BVTV , làm đất, thủy lợi và một số chi phí khác....................37
2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ........................................................................38
2.3.2.1. Chi phí trung gian cho sản xuất lạc của các hộ điều tra .................................38
2.3.2.2 Diện tích năng suất, sản lượng của các hộ điều tra ..........................................40
2.3.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ......................................................................41
2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất lạc...........................................42
2.5. Quá trình tiêu thụ lạc .............................................................................................45
2.6. Những khó khăn trong sản xuất của nông hộ........................................................46
2.7 Đánh giá chung về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương .........................47
2.7.1 Những điểm mạnh ...............................................................................................47
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
2.7.2 Những hạn chế.....................................................................................................48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC
Ở ĐỊA PHƯƠNG........................................................................................................50
3.1. Định hướng phát triển sản xuất lạc........................................................................50
3.2. Một số giải pháo phát triển sản xuất lạc ở địa phương..........................................52
3.2.1 Giải pháp về đất đai.............................................................................................52
3.2.2. Giải pháp về giống..............................................................................................53
3.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ và chế biến sản phẩm ......................................53
3.2.4. Giải pháp về vốn đầu tư......................................................................................54
3.2.5. Giải pháp về công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật .....................................55
3.2.6. Giải pháp về chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân sản xuất lạc.................55
3.2.7. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng..................................................................56
3.2.8 Giải pháp về kỹ thuật...........................................................................................57
3.2.9. Giải pháp về qui hoạch chuyên canh sản xuất lạc hàng hóa...............................58
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................60
1. Kết luận.....................................................................................................................60
2. Kiến nghị ..................................................................................................................61
2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................61
2.2. Đối với chính quyền địa phương ...........................................................................61
2.3. Đối với hộ dân trồng lạc ........................................................................................62
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ: Bình quân
BQC: Bình quân chung
BVTV: Bảo vệ thực vật
CP: Chi phí
CT: Canh tác
DT: Diện tích
ĐVT: Đơn vị tính
ĐB: Đồng bằng
GO: Tổng giá trị sản xuất
HTX: Hợp tác xã
IC: Chi phí trung gian
K-G: Khá- giàu
LĐ: Lao động
MP: Năng suất cận biên
NS: Năng suất
NN: Nông nghiệp
PNN: Phi nông nghiệp
SL: Sản lượng
TLSX: Tư liệu sản xuất
TB: Trung bình
UBNN: Uỷ ban nhân dân
VA: Gía trị gia tăng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trồng lạc chủ yếu...............14
trên thế giới từ năm 2007-2009 ....................................................................................14
Bảng 2. Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta thời kỳ 2005-2010 ...15
Bảng 3. Kết quả sản xuất lạc của Việt Nam qua một số năm.....................................15
Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc của các vùng trong cả nước........................................17
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế qua các năm 2006-2010...18
Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Hương Trà qua các năm 2006-2010....19
Bảng7:TìnhhìnhnhânkhẩuvàlaođộngcủaphườngHươngChữqua3năm2009-2011..........25
Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2009-2011................................26
Bảng 9: Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính ở phường Hương
Chữ qua các năm 2009-2011........................................................................................29
Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính năm 2011........30
Bảng 11: Tình hình chăn nuôi của xã qua các năm......................................................30
Bảng12:TìnhhìnhsảnxuấtlạcvụĐôngXuânởphườngHươngChữqua3năm2009-2011.........32
Bảng 13: Đặc điểm chung của các hộ điều tra .............................................................33
Bảng 14: Khối lượng giống và chi phí giống bình quân/sào trên vụ Đông Xuân........34
Bảng 15: Khối lượng các loại phân bón bình quân trên sào.........................................35
Bảng 16: Chi phí về phân bón bình quân trên sào........................................................36
Bảng 17: Chi phí dịch vụ thuê ngoài năm 2011...........................................................37
Bảng 18 : Chi phí trung gian cho sản xuất lạc của các hộ điều tra...............................39
(Tính bình quân cho một sào).......................................................................................39
Bảng 19: Diện tích năng suất, sản lượng của các hộ điều tra.......................................40
Bảng 20: Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc...................................................................41
Bảng 21: Kết quả hồi qui của hàm sản xuất Cobb-Douglas.........................................43
Bảng 22. Những khó khăn của hộ trong việc phát triển sản xuất.................................46
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm ...........................................................................46
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 ha 10000m2
1 mẫu 5000m2
1 sào 5002
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình tôi xin chọn đề tài “Hiệu quả kinh
tế sản xuất lạc của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”
- Mục đích nghiên cứu
+ Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc phường Hương Chữ,thị xã Hương Trà.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả và thu nhập của các hộ
sản xuất lạc.
+ Tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của các hộ sản xuất lạc để từ đó nghiên
cứu đề xuất, tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn
phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà.
- Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã thu thập và xử lý những dữ liệu có liên
quan từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Số liệu thứ cấp: ở các niên giám thống kê của phường Hương Chữ ,của tỉnh
Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê của cả nước, các báo cáo hoạt động SXĐVK của
hợp tác xã, kỷ yếu, các loại sách báo, đài, internet.
+ Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ sản
xuất lạc năm 2011 bằng cách xây dựng phiếu điều tra căn cứ các nội dung nghiên cứu
và tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra chon mẫu theo tỷ lệ giàu nghèo của xã.
Chọn mẫu 60 hộ nhằm điều tra thu thập tình hình đời sống , nguồn lực sản xuất, kết
quả và hiệu quả sản xuất của các hộ.
-Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp
+ Số liệu sơ cấp
Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Phương pháp hạch toán kinh tế: Được vận dụng để đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến năng suất lạc bằng mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglas theo phương pháp
OLS trên phần mềm Eviews
- Kết quả mà nghiên cứu đạt được
Sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ
Đông Xuân, tìm hiểu những khó khăn cũng như những nhu cầu của người dân trong
quá trình sản xuất lạc, tôi đã đạt được những kết quả sau:
- Đánh giá sơ bộ về tình hình sản xuất lạc vụ Đông Xuân ở trên địa bàn phường
Hương Chữ, thị xã Hương Trà.
- Đánh giá được hiệu quả và kết quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân.
- Tìm hiểu được những khó khăn cũng như nhu cầu của người dân trong việc
đẩy mạnh sản xuất lạc.
- Đưa ra các giải pháp góp phần để phát triển sản xuất trong thời gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
1
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, bên cạnh ngành công nghiệp đang phát triển rất nhanh. Trên 70%
dân số nước ta vẫn sống chủ yếu vào nghề nông, đồng thời ngành nông nghiệp của
nước ta đóng góp rất lớn vào GDP cũng như giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy, việc phát
triển ngành nông nghiệp song song với công nghiệp là chiến lược hàng đầu của Đảng
và Chính phủ. Trên cơ sở đó, các thành tựu khoa học kỹ thuật liên tục được áp dụng
vào nông nghiệp để tăng hiệu quả thâm canh các loại cây trồng cũng như lai tạo các
loại giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt hơn.
Trong các sản phẩm nông nghiệp, lạc là một trong những loại cây nông nghiệp
ngắn ngày có trị kinh tế cao và được nhiều nông dân chọn lựa để sản xuất. Lạc không
chỉ phổ biến trên khắp nước ta mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới. Hạt lạc chứa
hàm lượng tinh dầu tinh dầu, chất béo và protein cao, do đó các sản phẩm từ lạc là một
trong những thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân. Ngoài hạt lạc
thì các phần khác của cây lạc như thân lá có thể làm thức ăn cho gia súc hay dùng làm
phân bón cho cây trồng. Bên cạnh đó, hằng năm, lạc đem lại một nguồn thu ngoại tệ
lớn từ việc xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Trung bình kim ngạch
xuất khẩu lạc chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hiện nay ở nước ta ngoài cây mía thì lạc là loại cây công nghiệp đứng thứ hai
về diện tích trồng trọt. Hằng năm ta thu về khoảng 70 triệu USD từ xuất khẩu lạc. Do
cây lạc có giá trị kinh tế cao nên cần phát triển diện tích cũng như năng suất trồng trọt
để tăng sản lượng và chất lượng lạc của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường trong và ngoài nước.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà nói
riêng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Hương Chữ-
một phường đồng bằng và bán sơn địa, thuộc thị xã Hương Trà có Quốc lộ 1A và
đường Tây Nam Huế đi qua. Cách trung tâm huyện 6 km về phía Nam và thành phố
Huế 10 km về Phía Bắc có quỹ đất tương đối lớn, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiêp.
Hơn thế nữa người dân nơi đây đã gắn bó và có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ
lâu đời.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
2
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Việc tiếp thu, nắm bắt và ứng dụng hợp lí khoa học kỹ thuật trong giai đoạn
hiện nay cùng với kinh nghiệm và tập quán trồng trọt lâu đời đã giúp nhân dân địa
phương thuận tiện hơn trong việc sản xuất lạc. Mặc dù phường có nhiều điều kiện
thuận lợi trong việc phát triển và mở rộng qui mô, đưa cây lạc phát triển đúng với tiềm
năng và thế mạnh của địa phương nhưng trong những năm gần đây, tình hình cho thấy
qui mô và năng suất lạc tăng chậm và việc sản xuất lạc trên địa bàn còn gặp nhiều khó
khăn. Vậy do đâu dẫn đến tình trạng sản xuất như vậy? Để tìm ra nguyên nhân chúng
ta cần phải đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp
thời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, góp phần tăng thu nhập, cải
thiện đời sống cho nhân dân. Đó là lí do chính mà tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế
sản xuất lạc của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”
làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
• Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc của phường Hương Chữ, thị xã
Hương Trà.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, và thu nhập của các hộ
sản xuất lạc.
- Tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của các hộ sản xuất lạc để từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn phường Hương Chữ,
thị xã Hương Trà.
• Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin qua UBND xã, hợp tác xã, sở nông nghiệp
tỉnh, số liệu của Niên giám thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên
Huế, các loại sách, báo, đài, internet.
+ Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ sản
xuất lạc năm 2011 bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ các nội dung nghiên
cứu và tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra chọn mẫu theo tỷ lệ giàu nghèo
của xã.
- Phương pháp phân tích
+ Phương pháp thống kê mô tả
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
3
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
+ Phương pháp hạch toán kinh tế
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp phân tổ thống kê
+ Phương pháp toán kinh tế ( Hàm sản xuất )
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung những khía cạnh về mặt kinh tế đối với
sản xuất trong mối quan hệ với việc tổ chức quản lí trong đầu tư thâm canh và hiệu
quả sản xuất
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn phường Hương Chữ, thị xã
Hương Trà.
+ Thời gian: nghiên cứu và đánh giá tình hình sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm
2011
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nỗ lực cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu
để hoàn thành tốt đề tài. Tuy nhiên do có nhiều hạn chế về thời gian cũng như năng
lực, trình độ kiến thức của bản thân, nên đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính
mong thầy cô giáo và bạn đọc góp ý và phát triển để đề tài được hoàn thiện hơn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
4
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Các nguồn lực được sử dụng vào quá trình sản xuất như đất đai, vốn, lao động,
các tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm hơn so với việc đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của con người. Do đó muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về nguồn lực,
đảm bảo một nền sản xuất ổn định, chúng ta cần phải bàn đến việc nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực đó. Khi đề cập đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp, chúng ta thường hay nói đến hiệu quả kinh tế của các nguồn lực đó. Vậy hiệu
quả kinh tế là gì?
Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện
quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó
Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất - Chi phí sản xuất
Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất / Chi phí sản xuất
Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn biểu diễn quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của
kết quả với phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ
sung.
Hiệu quả kinh tế = K / C
Trong đó: K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
C : là phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng, việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kì sản xuất là rất quan trọng và
không thể thiếu.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét, đánh giá các yếu tố đầu
vào lẫn đầu ra từ đó biết được việc sử dụng các nguồn lực này đã đạt hiệu quả chưa,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
5
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
biết được nguyên nhân làm hạn chế sản lượng đầu ra trên cơ sở đó, đưa ra các biện
pháp khắc phục hợp lí. Đồng thời nó còn là căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng
trưởng cao trong sản xuất. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo
thành vì vậy chỉ có tác động đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất mới
đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một
số chỉ tiêu nhất định. Về phần mình, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ
vào mục tiêu hoạt động của chủ thể hiệu quả. Bởi vậy tính hiệu quả của các phương án
cần xác định rõ chiến lược phát triển cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng
giai đoạn phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng
đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội.
Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với
yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của loài người nói
chung. Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để
không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy tăng hiệu quả kinh tế là một trong
những yêu cầu khách quan trong tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Tăng hiệu quả kinh
tế là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế so sánh
trong quan hệ kinh tế.
1.1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farell
(1957), Schultz(1964), Rizzo(1979), Ellis(1993)… Các học giả đều đi đến thống nhất
là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
phối và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ được áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh
trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện
vật chất trong sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại
thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được
thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
6
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
giữa các sản phẩm khi nông dân ra các quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ
thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kĩ
năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ
thuật được áp dụng.
Hiệu quả phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu
quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra. Việc xác định hiệu quả này
giống như xác định các điều kiện về lí thuyết biên để tối đa hoa lợi nhuận. Điều đó có
nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng
vào trong sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều
được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt
được hoặc yếu tố hiệu quả kỹ thuật hoặc yếu tố hiệu quả phân phối thì mới chỉ là điều
kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử
dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân phối thì khi đó sản xuất mới
đạt hiệu quả kinh tế.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu
rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
1.1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra. Nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị
sản phẩm.
H = Q / C
Trong đó:
H: hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
7
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
- Phương pháp 2: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả tăng
thêm. Nghĩa là nếu tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết
quả thu được
H= Q / C
Trong đó
Q : khối lượng sản phẩm tăng thêm
C : Chi phí tăng thêm
1.1.1.2. Nguồn gốc, vai trò, giá trị của cây lạc
1.1.1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây lạc
Cây lạc (Arachishypogaea) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao . Nó không chỉ là cây trồng quen thuộc của nhân dân ta mà còn là
cây được trồng rộng rãi trên thế giới, được xếp thứ 13 về diện tích các cây thực phẩm
của thế giới( Giáo trình cây công nghiệp, ĐHNN1- Hà Nội ).
Như vậy cây lạc có nguồn gốc từ đâu? Đến nay vẫn chưa được xác minh rõ.
Nhưng theo các nhà khảo cổ học, họ cho rằng cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ rồi
theo các thuyền buôn, đoàn thám hiểm có mặt khắp các châu lục trên thế giới.
Căn cứ vào hóa thạch của các hạt được tìm thấy, các chuyên gia khẳng định cây
lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ như lưu vực sông Amazon thuộc Peru, tại các vùng đồi
thấp và chân núi thuộc dãy Anđơ, Mehyco, Argentina.
Lạc du nhập vào Việt Nam muộn hơn so với các quốc gia khác ở Châu Á,
người ta cho rằng cây lạc được du nhập từ Trung Quốc, Indonexia hoặc do những
người buôn bán, truyền đạo đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… đem đến. Từ
đó đến nay thì cây lạc đã gắn bó với đời sống của người nông dân Việt Nam.
1.1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc
Lạc là cây trồng mang lại nhiều lợi ích, tất cả các bộ phận của cây lạc bao gồm
rễ, thân, lá, quả, hạt đều có tác dụng và được con người sử dụng vào các mục đích
khác nhau trong đời sống cũng như trong sản xuất.
Lạc là cây công nghiệp thực phẩm có khả năng cung cấp cho con người một
lượng chất dinh dưỡng lớn như lipit, glucoxit… có chất lượng tốt. Hạt lạc là bộ phận
chính có thể trực tiếp làm thực phẩm cũng như sử dụng làm chế phẩm phục vụ cho
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
8
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
công nghiệp như: dầu, bơ, bột, bánh kẹo… bởi giá trị dinh dưỡng cao và mùi thơm của
các hạt Hydratcacbon chứa trong hạt lạc.
Theo Nguyễn Mạnh Toàn và Lại Đức Lân (Kỹ thuật sơ chế bảo quản hạt có
dầu- NXBNN), khi phân tích hạt lạc cho thấy có chứa đầy đủ các chất đại diện cho tất
cả các chất hóa học hữu cơ và vô cơ. Hạt lạc chứa nhiều lipit, protein, gluxit và nhiều
chất khác, trong đó hàm lượng Lipit là lớn nhất khoảng 45-57% sau đó là Protein và
Gluxit. Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, họ cho rằng 100g hạt lạc có khả
năng tạo 590kcal, trong khi đậu tương khoảng 411, gạo tẻ là 353, thịt nạc là 286 và
trứng là 189 kcal.
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng đó mà hạt lạc sớm được đưa vào thứ thực phẩm
mà con người sử dụng. Ngoài ra bằng các biện pháp thủ công đơn giản người ta có thể
ép lạc để lấy dầu ăn, thắp sáng. Ngoài khả năng cung cấp năng lượng, dầu lạc cũng
như một số dầu thực vật khác, không chứa Cholestorol, từ đó hạn chế xơ vữa động
mạch. Hiện nay khoảng 80% sản lượng lạc toàn thế giới được sử dụng trong công
nghiệp ép dầu, 12% dùng để chế biến bánh kẹo, bơ và 8% dùng cho tiêu dùng của
nhân dân, chăn nuôi và một số mục đích sử dụng khác. Đối với nước ta, xuất khẩu lạc
chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm.
- Đối với chăn nuôi: Hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Khi ép 100g
hạt lạc sẽ thu được 60-65g khô dầu. Hàm lượng các chất có trong khô dầu khác cao,
đặc biệt là Gluxit, Lipit và Protein nên khô dầu được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi.
Các nghiên cứu bổ sung khô dầu trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm đều làm tăng
trọng nhanh cho lợn, tăng sản lượng và chất lượng trứng gà, vịt. Hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong khô dầu như sau: Gluxit 12-15%, Lipit 7-11%, Protein trong các hợp
chất hữu cơ là 41,3-50,4%, muối khoáng 3-4%. Do đó làm thức ăn cho chăn nuôi rất
tốt, tuy nhiên đây là sản phẩm khó bảo quản do dễ bị nấm mốc, đòi hỏi kỹ thuật xử lý
nấm cao.
1.1.1.2.3. Giá trị kinh tế của cây lạc
Lạc là một mặt hàng nông sản có tỷ suất hàng hóa lớn và một trong những mặt
hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
Theo số liệu của FAO, hiện nay trên thế giới có khoảng 108 nước trồng và sản
xuất lạc. Một số nước xuất khẩu lạc lớn như Trung Quốc, Argentina, Mỹ, Ấn Độ…. Ở
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
9
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Xênêgan, giá trị lạc chiếm 1/2 thu nhập và chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở Nigeria lạc
cũng chiếm tới 60% giá trị xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 nước
xuất khẩu lạc lớn trên thế giới. Tuy nhiên do chất lượng lạc nước ta còn thấp trong khi
thị trường thế giới bấp bênh nên tình hình xuất khẩu có xu hướng giảm so với giai
đoạn trước đây. Chúng ta cần phải nâng cao năng suất lạc, cải thiện chất lượng lạc để
tận dụng hết lợi thế so sánh, phát huy thế mạnh xuất khẩu lạc.
Song song với giá trị kinh tế thu được từ lạc nhân xuất khẩu thì các sản phẩm từ
lạc thông qua các ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến cũng mang lại giá trị
không nhỏ. Đặc biệt là công nghiệp ép dầu, chế biến bánh kẹo, bơ, mứt…Dầu lạc tinh
khiết còn được sử dụng trong y học, tiểu thủ công mỹ nghệ. Với vai trò to lớn như trên
thì việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp làm tăng năng suất lạc, nâng cao hiệu quả
kinh tế trên cơ sở đó nâng cao thu nhập thúc đẩy kinh tế và nông nghiệp nông thôn
phát triển là một việc làm rất có ý nghĩa và thiết thực.
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc
1.1.1.3.1. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên
• Về ánh sáng:
Cây lạc là cây nhiệt đới, ưa điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài và nhiệt độ cao.
Số giờ nắng trong ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của cây lạc.
Sự phụ thuộc đó càng chặt chẽ vào thời kì nảy mầm và khi cây lạc ra hoa. Quá trình nở
hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200g/tháng.
• Về nhiệt độ:
Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng
của cây lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-300
C
và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kì
nảy mầm 25-300
C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-300
C, thời kỳ ra hoa 24-330
C,
thời kỳ chín 25-280
C.
• Về ẩm độ, lượng mưa:
Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhấtđến năng suất lạc. Tuy lạc
được coi là cây trồng chịu hạn song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định.
Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm giới
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
10
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kì ra hoa kết quả (80-85%)
và giảm ở thời kỳ chín của hạt.
Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc
đến khi thu hoạch (không kể thời gian nảy mầm) là 450-700mm.
• Về đất đai:
Lạc là cây thích ứng trên nhiều loại đất, nó không yêu cầu chặt chẽ về độ phì
song lại yêu cầu rất chặt chẽ về lý tính của đất, đặt biệt là tầng đất mặt. Đất lý tưởng
cho trồng lạc là đất có thành phần cơ giới nhẹ , sáng màu, lỏng, dễ vỡ và dễ thoát
nước: Đất cát pha, đất phù sa cổ, đất dốc tụ…đầy can xi và lượng hữu cơ vừa phải.
Lạc có thể trồng trên đất có độ pH 4,5 nhưng độ pH từ 6-7 là thích hợp nhất. Do đó lạc
được trồng nhiều ở chân đất phù sa ven sông , đất đỏ, đất cát pha… Hầu hết trên các
chân đất, lân bị rửa trôi mạnh nên khi sản xuất cần lưu ý bón lân để tạo năng suất và
phẩm chất quả lạc.
1.1.1.3.2. Các nhân tố sinh học
• Giống:
Yêu cầu chọn lạc để giống: Lạc được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng
và phát triển tốt không sâu bệnh và có năng suất cao. Sau khi thu hoạch chọn lạc củ
đôi, hạt mẩy, không nứt nẻ, được phơi nắng để làm giống.
• Dinh dưỡng khoáng:
Để đạt được năng suất lạc cao, ngoài các yếu tố về giống thì kỹ thuật thâm canh
trong đó có phân bón đóng vai trò hết sức quan trong.
Cây lạc có nhu cầu nhiều đạm nhất, sau đó tới kali, lân ,canxi và các trung vi
lượng. Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ, với năng suất 3 tấn/ha lạc lấy đi từ đất
192kgN, 48kg P2O5 , 80kg K2O + 79 KG CaO.
- Đạm (N): Lạc cũng như cây họ đậu khác có nhu cầu cao về đạm song nhờ hệ
thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể. Tuy nhiên, nốt sần của cây chỉ
hình thành sau khi cây mọc một tuần do đó giai đoạn đầu ở thời kì cây con, cây lạc cần
một lượng đạm nhất định. Hơn nữa, hệ thống vi sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử
dụng phân đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triển ngay từ
đầu và tạo ra nhiều nốt sần hữu hiệu. Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng
nếu không bón phân đạm thì hệ vi sinh vật cộng sinh nốt sần phát triển kém vì vậy
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
11
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
năng suất sẽ rất kém. Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vươn
cao, đâm cành kém, Thiếu đạm trong giai đoạn đầu cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần
và tỉ lệ nốt sần hữu hiệu thấp
- Lân: Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển thúc đẩy sự hình thành nốt
sần, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỉ
lệ lép. Cây lạc có nhu cầu cao về lân từ thời kì ra hoa tới sau hình thành củ. Thời kì
cây con hàm lượng lân trong cây không cao nhưng rất cần thiết để sinh vật cộng sinh
phát triển hình thành thành nốt sần. Do vậy lân cần được bón sớm. Thiếu lân xuất hiện
sắc đỏ trên lá, thiếu nhiều lá chuyển qua màu nâu, cây còi cọc.
- Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển
quả (củ) làm tăng số nhân, tăng tỉ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong
hạt. Hàm lượng kali trong lá cao nhất ở thời kì ngay trước ra hoa sau đó giảm đi ở thời
kì hình thành củ. Vì vậy cần bón kali sớm và kết thúc trước khi cây ra hoa. Thiếu kali
xuất hiện những đốm vàng ở mép lá sau lan ra thành mảng và dần chết khô, thường ở lá
non xuất hiện những vết đốm vàng nâu. Thiếu kali làm củ một nhân nhiều, tỉ lệ dầu thấp.
- Trung vi lượng: cây lạc có nhu cầu cao về trung vi lượng. Canxi là một trong
những yếu tố không thể thiếu khi trồng lạc. Bón vôi cho lạc giúp làm tăng pH, tạo môi
trường thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm và là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình
tạo quả và hạt. Cây hút canxi, magiê mạnh nhất là thời kì lạc đâm tia. Molipden (Mo) có
tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, tăng khả năng đồng hóa nitơ. Bo (B) giúp quá
trình phát triển rễ, tăng khả năng chịu hạn, giúp cho quả không bị nứt, hạn chế nấm bệnh
xâm nhập. Thiếu B làm giảm tỉ lệ đậu quả, hạt lép nhiều, sức sống hạt giống.
1.1.1.3.3. Các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất lạc cũng như
mức độ đầu tư cho quá trình sản xuất.
Lao động: Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất lạc. Trình
độ và kinh nghiệm lao động có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Người lao động có
trình độ cao sẽ nắm bắt nhanh kỹ thuật mới và áp dụng được những thành tựu công
nghệ đó . Những người lao động có kinh nghiệm sản xuất lâu năm sẽ ứng phó được
với điều kiện thời tiết thay đổi, hạn chế được rủi ro trong sản xuất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
12
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Vốn: Trong quá trình sản xuất vốn là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng
nhất. Nếu có đủ vốn để đầu tư, người sản xuất sẽ có điều kiện để thâm canh nhằm khai
thác và sử sụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngược
lại, trong quá trình sản xuất nếu thiếu vốn sẽ làm hạn chế khả năng đầu tư của người
nông dân từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng.
Thị trường tiêu thụ: Thị trường nông sản của nước ta không ổn định. Đặc biệt,
đối với lạc, giá lạc biến động rất lớn do tính thời vụ của sản phẩm. Phần lớn lượng lạc
sản xuất ra ở nước ta để xuất khẩu nhưng chất lượng sản phẩm lạc ở Việt Nam vẫn
chưa cao nên khó cạnh tranh được với lạc của một số nước trên thế giới.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông liên lạc thuận
lợi sẽ góp phần phát triển kinh tế cũng như giao thương kinh tế giữa các vùng. Giao
thông liên lạc thuận lợi sẽ giúp cho người nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ cho
sản phẩm của mình, họ sẽ tiếp xúc và cập nhật được với các thông tin thị trường. Điều
này sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong tiêu thụ sản phẩm và không bị ép giá khi bán.
Cơ chế chính sách của Nhà nước: chính sách mới về đất đai của Đảng và nhà
nước ta về dồn điền, đổi thửa và giao ruộng cho người nông dân trong 20 năm đã giúp
người nông dân mạnh dạn hơn trong đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Người nông dân được miễn thuế hoàn toàn trong sản xuất nông nghiệp đã làm
giảm được một khoảng chi phí đáng kể trong sản xuất. Điều này đã giúp người nông
dân phấn khởi hơn trong sản xuất.
Chính sách khuyến nông đã hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nông dân, nhà nước
trợ giá giống mới, nghiên cứu thử nghiệm giống mới phù hợp với từng vùng nhằm góp
phần tăng năng suất hiệu quả trồng lạc.
1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất:
Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc, tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của nông hộ
• Chi phí đầu tư giống trên sào
• Chi phí đầu tư phân bón trên sào
• Chi phí thuốc bảo vệ thực vật trên sào
• Chi phí nhân công trên sào
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
13
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
• Chi phí về thủy lợi trên sào
• Chi phí làm đất trên sào
• Chi phí tuốt lạc trên sào
• Chi phí mua sắm các tưliệu sản xuất trên sào.
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
+ Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được
trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kì sản xuất nhất định.
GO =  Q*P
Q: Khối lượng sản phẩm được sản xuất ra
P : giá bình quân một kg lạc
 Giá trị sản xuất lạc bình quân/sào
GO/sào = GO /  DTGT
+ Chi phí trung gian (IC) : chi phí trung gian là những chi phí vật chất và dịch
vụ mua ngoài dùng cho sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA): phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí mua ngoài bỏ ra
VA = GO -IC
Giá trị gia tăng bình quân/sào (VA/sào)
VA/sào = GO/sào – IC/sào
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất:
+ Năng suất (N): Phản ánh trung bình một năm, đơn vị diện tích đất canh tác
sản xuất được bao nhiêu lượng lạc vỏ:
N = Q/S
Trong đó:
Q: Tổng sản lượng lạc vỏ thu được trong năm
S: Diện tích canh tác lạc trong năm
+ Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (đồng) (GO/IC): thể hiện cứ một đồng
chi phí trung gian được đầu tư bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất đó càng lớn thì sản
xuất càng có hiệu quả.
+ Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (đồng) (VA/IC): thể hiện cứmột đồng
chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng (thu nhập).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
14
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Tình hình sản xuất lạc của thế giới
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao nên được trồng
rỗng rãi khắp thế giới. Theo số liệu của FAO, tính đến năm 2009 trên thế giới có trên
100 quốc gia trồng lạc với sản lượng trên 23,91 triệu ha, đạt sản lượng 36,6 triệu tấn.
Trong đó, Châu Á chiếm tới 63,88%, Châu Phi 28,09%, Châu Mỹ 0,079%. Ấn Độ là
quốc gia có diện tích lớn nhất với 5,47 triệu ha, sau đó là Trung quốc với 4,4 triệu ha
và Nigeria với 2,64 triệu ha. Qua bảng 1 ta thấy, sự biến động về diện tích qua các
năm của các nước là không đáng kể.
Về năng suất, có khác nhau giữa các nước và sự biến động này là khá lớn. Nước
có năng suất lớn nhất là Mỹ với 3,79 tấn/ha năm 2009, tiếp theo là Trung Quốc với
3,35 tấn/ ha, Việt Nam với 2,08 tấn /ha. Trong khi đó năng suất lạc của Ấn Độ là 1,02
tấn/ha mặc dù Ấn Độ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất với 5,47 triệu ha, do vậy
sản lượng của nước này đạt 5,51 triệu tấn đứng thứ hai sau Trung Quốc là 14,76 triệu
tấn.
Những năm gần đây ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu đưa các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất lạc như giống mới, phân bón, thuốc kích thích sinh
trưởng. Do đó trong tương lai, năng suất lạc sẽ tăng lên theo bước tiến của khoa học
công nghệ.
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trồng lạc chủ yếu
trên thế giới từ năm 2007-2009
Tên nước DT (triệu ha) NS (tấn/ha) SL (triệu tấn)
Năm 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009
Ân Độ 6,30 6,16 5,47 1,46 1,16 1,02 9,18 7,17 5,51
Trung Quốc 3,96 4,27 4,4 3,30 3,36 3,35 13,08 14,34 14,76
Indonexia 0,66 0,64 0,62 2,09 1,20 1,26 1,38 0,77 0,78
Myanma 0,75 0,81 0,84 1,33 1,06 1,62 1,00 1,30 1,36
Nigeria 2,23 2,33 2,64 1,27 1,23 1,13 2,84 2,87 2,97
Mỹ 0,48 0,61 0,44 3,54 3,84 3,79 1,70 2,34 1,67
Việt Nam 0,25 0,25 0,25 2,04 2,12 2,08 0,51 0,53 0,52
( Nguồn: FAOSTAT )
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
15
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
1.1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích tương đối lớn, đứng thứ hai
về diện tích trong tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm của nước ta. Mặc dù cây
lạc có giá trị kinh tế về nhiều mặt nhưng diễn biến về năng suất và diện tích đều tăng
chậm hơn so với một số loại cây trồng khác.
Bảng 2. Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta thời kỳ 2005-2010
ĐVT: 1000 ha
Loại cây 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Mía 266,3 288,1 290,8 270,7 265,6 266,3
2. Lạc 269,6 246,7 254,5 255,4 245,0 231
3. Đậu tương 204,1 185,6 187,4 192,1 147 197,8
4. Bông 25,8 20,9 12,1 5,8 9,6 9,1
( Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam )
Nhìn vào bảng số 2, ta thấy lạc là cây có diện tích ít biến động nhất, trong khi
đó đậu tương và bông có biến động đáng kể.
Để có thể tăng sản lượng trong điều kiện diện tích ít biến động như trên, vấn
đề chủ chốt là nâng cao năng suất lạc. Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học,
khả năng sản xuất của giống không ngừng được nâng lên. Bên cạnh đó, hình thức
đầu tư thâm canh trở thành xu hướng tăng nên năng suất được tăng dần qua các năm
mặc dù tăng chậm. Diễn biến về kết quả sản xuất lạc qua các năm được thể hiện qua
bảng dưới đây:
Bảng 3. Kết quả sản xuất lạc của Việt Nam qua một số năm
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích 1000 ha 269,6 246,7 254,5 255,4 245,0 231
Năng suất Tạ/ ha 18,1 18,7 20,04 20,8 20,85 21,02
Sản lượng 1000 tấn 489,3 462,5 510 530,5 510,9 485,7
( Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam )
Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích trồng lạc năm 2005 là 269,6 nghìn Ha,
đến năm 2007 giảm còn 254,5 nghìn Ha và lại giảm đến năm 2010 là 231 nghìn Ha. Ta
có thể thấy rằng diện tích trồng lạc ở nước ta hiện giảm dần nhưng sản lượng tăng lên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
16
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
đáng kể, năm 2005 là 489,3 nghìn tấn và đến năm 2009 là 510,9 nghìn tấn và có sự
giảm xuống còn 485,7 nghìn tấn vào năm 2010. Có được kết quả như vậy là nhờ năng
suất lạc tăng lên đáng kể, năng suất năm 2005 là 18,1 Tạ/ha và đến năm 2010 là 21,02
Tạ/ha. Tuy nhiên, diễn biến về năng suất giữa các vùng ở nước ta lại có sự chênh lệch
lớn. Mỗi vùng có điều kiện về tự nhiên, đất đai, khí hậu khác nhau, tập quán sản xuất
khác nhau nên năng suất do vậy cũng khác nhau.
Tình hình về diện tích, năng suất, sản lượng của các vùng sản xuất lạc qua các
năm thể hiện qua bảng 4. Vùng có diện tích lớn nhất là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung chiếm 44,29% diện tích trồng lạc cả nước năm 2010 và đứng thứ hai là
vùng Trung du miền núi phía Bắc với 21,73%, đồng bằng sông Hồng là 13,07% và còn
lại một số vùng khác trồng với quy mô nhỏ hơn. Năng suất lạc có sự biến động lớn
giữa các vùng. Vùng Bắc Trung Bộ mặc dù có diện tích lớn nhất cả nước nhưng năng
suất chỉ xấp xỉ năng suất bình quân của cả nước.
Trong khi đó đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ vầ đồng bằng Sông Cửu
Long có điều kiện về đất đai, khí hậu thuận lợi nên có năng suất cao hơn bình quân
chung cả nước. Cây lạc đòi hỏi điều kiện ánh sáng dài ngày, cường độ ánh sáng mạnh,
nhiệt độ cao và đồng đều, do đó các vùng như Tây Nguyên khó có thể đáp ứng. Cộng
thêm điều kiện thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, điều
kiện khí hậu có tính qui luật, khó có thể điều tiết, do đó để nâng cao năng suất, sản
lượng lạc các vùng, hướng chính là cải thiện giống có năng suất cao, phù hợp với điều
kiện từng vùng, kích thước hạt to và tăng cường đầu tư thâm canh trên đơn vị diện
tích.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
17
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc của các vùng trong cả nước
Năm
Đơn vị
ĐVT 2008 2009 2010 Tỉ lệ %(*)
Cả nước
DT Nghìn Ha 255,30 245,00 231,00
NS Tạ/ ha 20,77 20,85 21,03 100,00
SL Nghìn Tấn 530,25 510,9 2 485,79
ĐB s.Hồng
DT Nghìn Ha 34,50 31,40 30,20
NS Tạ/ ha 23,88 23,18 24,10 13,07
SL Nghìn Tấn 82,38 72,78 72,80
TD MN phía Bắc
DT Nghìn Ha 50,50 50,50 50,20
NS Tạ/ ha 16,93 17,16 17,62 21,73
SL Nghìn Tấn 85,49 86,66 88,45
BTB và DHMT
DT Nghìn Ha 107,30 108,10 102,30
NS Tạ/ ha 19,01 19,49 19,94 44,29
SL Nghìn Tấn 204,00 210,67 204,00
Tây Nguyên
DT Nghìn Ha 19,50 17,50 16,70
NS Tạ/ ha 15,85 17,31 17,54 7,22
SL Nghìn Tấn 30,90 30,30 29,30
Đông Nam Bộ
DT Nghìn Ha 29,60 24,90 20,50
NS
SL
Tạ/ ha
Nghìn Tấn
28,45
84,21
27,59
68,70
25,17
51,60
8,88
ĐBSC Long
DT Nghìn Ha 13,90 12,60 11,10
NS Tạ/ ha 31,22 33,09 35,59 4,81
SL Nghìn Tấn 43,39 41,70 39,50
(Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam)
(*) là % diện tích năm 2010
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
18
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
1.1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế
Quan sát bảng 5 cho thấy rằng, từ năm 2006 đến 2008, diện tích và sản lượng
đều giảm. Về diện tích, giảm từ 4726 ha xuống 4133 ha và sản lượng giảm từ 8800 tấn
xuống còn 6305 tấn. Đặc biệt có sự giảm mạnh về mặt diện tích trồng lạc từ năm 2007
đến 2008, nguyên nhân là do việc chuyển đổi đất trồng lạc sang trồng các loại cây
khác có năng suất cao hơn (lúa, ngô…), một phần do thời tiết Thừa Thiên Huế không
thuận lợi cho việc trồng lạc. Từ năm 2008 đến năm 2010, tuy diện tích trồng lạc tiếp
tục giảm từ 4133 ha năm 2008 xuống 4018 ha năm 2010 nhưng sản lượng lạc lại có sự
tăng lên đáng kể từ 6305 tấn năm 2008 lên 8835 tấn năm 2010, điều này có được là do
đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, đưa các giống lạc mới vào
sản xuất thay thế cho các giống lạc địa phương đã thoái hóa.
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế qua các năm 2006-2010
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2006 4,726 18,60 8,80
2007 4,704 20,44 9,615
2008 4,133 15,26 6,305
2009 4,146 21,00 8,703
2010 4,018 21,980 8,835
(Nguồn niên giám thống kê TTH 2010)
1.1.2.4. Tình hình sản xuất lạc ở thị xã Hương Trà
Hương Trà là một trong các huyện có diện tích trồng lạc lớn nhất của tỉnh Thừa
Thiên Huế (chiếm 24,04% toàn tỉnh). Tuy nhiên diện tích trồng lạc của huyện lại có xu
hướng giảm dần qua các năm. Số liệu ở bảng 6 cho thấy, từ 1180 ha năm 2006 xuống
còn 1023 ha năm 2010, nguyên nhân là do việc chuyển đổi đất trồng lạc sang trồng
lúa.
Xét về mặt năng suất và sản lượng thì có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là
trong năm 2010, năng suất lạc đạt mức cao nhất trong chục năm trở lại đây với 23,97
tạ/ha, nguyên nhân là do bà con đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ sinh học và đưa các giống lạc mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
19
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
thay thế các giống lạc địa phương đã thoái hóa, cho năng suất thấp hơn. Và để thấy rõ
hơn ta quan sát bảng dưới đây:
Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Hương Trà qua các năm 2006-2010
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2006 1,180 19,62 2,315
2007 1,131 22,91 2,591
2008 1,100 17,95 1,974
2009 1,007 22,77 2,293
2010 1,023 23,97 2,452
( Nguồn: niên giám thống kê Thị xã Hương Trà 2010 )
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin qua UBND xã, hợp tác xã, sở nông nghiệp
tỉnh, số liệu của Niên giám thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên
Huế, thông tin từ xã, các loại sách báo, đài, internet.
- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ sản xuất
lạc năm 2011 bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ các nội dung nghiên cứu
và tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Mẫu được chọn gồm 60 hộ
có cơ cấu theo tỷ lệ giàu nghèo của xã.
Việc xác định các hô giàu, nghèo, khá hay trung bình được căn cứ vào mức
sống thực tế của địa phương và chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 của Bộ Lao động -
Thương binh- Xã hội, cụ thể như sau:
- Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo : 180.000đ/tháng hay 2.160.000đ/năm.
- Vùng nông thôn, đồng bằng: 200.000đ/tháng hay 2.400.000đ/năm.
- Vùng thành thị: 260.000đ/tháng hay 3.120.000đ/năm.
Riêng đối với nhóm hộ có thu nhập trung bình và khá thì theo điều kiện kinh tế
của từng xã để tiến hành phân loại. Trên quan điểm chung là:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
20
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
- Hộ trung bình có thu nhập từ 200.000- 260.000đ/tháng
- Hộ khá giàu có thu nhập từ 260.000đ/tháng trở lên
Quá trình phân loại hộ này chỉ mang tính tương đối, thực tế mức thu nhập bình
quân trên đầu người ở mỗi xã đều có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.
Để tiến hành nghiên cứu, tôi căn cứ vào số hộ của xã và tỷ lệ các hộ thuộc ba
nhóm: hộ khá giàu, hộ trung bình và hộ nghèo theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã
hội của xã, thì trong 60 hộ được chọn để điều tra, tôi chọn ra 9 hộ khá giàu (15%), 12
hộ nghèo (20%) và 39 hộ trung bình (65%).
1.2.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập
được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu
nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá các chỉ tiêu qua thời gian.
- Phương pháp hạch toán kinh tế: Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp
hạch toán kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa
phương và các hộ điều tra sản xuất lạc.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã trao đổi tham
khảo ý kiến của người trồng lạc ở địa phương có liên quan và am hiểu sâu sắc các vấn
đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung, đồng thời kiểm chứng kết quả
nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Dùng để nghiên cứu các đặc trưng quan hệ
giữa các nhân tố tới năng suất, thu nhập cũng như mối quan hệ giữa bản thân các nhân
tố đó. Đồng thời nghiên cứu biểu hiện mối quan hệ giữa các bộ phận và tầm quan
trọng của từng bộ phận trong tổng thể chung. Trên cơ sở đó nêu bật được những đặc
trưng về đầu tư thâm canh, năng suất, hiệu quả sản xuất lạc nhằm đưa ra giải pháp làm
tăng thu nhập cho các hộ trồng lạc.
- Phương pháp toán kinh tế (hàm sản xuất):
Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất sản xuất lạc, trong
quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng hàm Cobb- Douglas.
Hàm sản xuất Cobb- Doughlas có dạng:
Y = AX1
α1
X2
α2
X3
α3
X4
α4
X5
α5
X6
α6
X7
α7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
21
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Trong đó: đơn vị diện tích là sào (500m2
)
A : Hằng số/ Hệ số tự do.
Y : Năng suất lạc (tạ/sào)
X1 : Khối lượng giống (kg/sào)
X2 : Lượng phân Đạm sử dụng (kg/sào)
X3 : Lượng Vôi sử dụng (kg/sào)
X4 : Lượng phân Kali sử dụng(kg/sào)
X5 : Lượng phân Lân sử dụng (kg/sào)
X6 : TBVTV (1000đ/sào)
X7 : Lao động(công/sào)
Ai (i=1,8) : hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập đến năng suất lạc.
1.3. Tình hình cơ bản của phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Phường Hương Chữ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí
phía Nam của huyện, cách trung tâm huyện từ 8-9 km và tiếp giáp thành phố Huế.
Nằm ở nút giao thông quan trọng Quốc lộ 1A và đường tránh Tây Nam thành phố
Huế, có tuyến đường liên Hương Chữ, Hương An, nối đường Tây Nam và tỉnh lộ 12B.
- Phía đông giáp với xã Hương An, phường An Hòa (TPHuế )
- Phía tây giáp với xã Hương Xuân
- Phía nam giáp với xã Hương Hồ
- Phía bắc tiếp giáp với xã Hương Toàn
Tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 1585 ha, tỷ lệ so với huyện Hương
Trà là 3,04%
Địa hình của phường là đồi núi và đông bằng thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo
thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao và đồng bằng bằng phẳng trải rộng từ chân
núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và Hương Xuân, hình thành hai vùng sản xuất lúa,
cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt.
Tóm lại, phường Hương Chữ có vị trí địa lý khá thuận lợi, địa hình đa dạng có
điều kiện cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp cũng như giao lưu văn hóa xã
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
22
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
hội, chuyển giao khoa học kỹ thuật và trong tương lai đây là cầu nối giữa thị xã Hương
Trà và thành phố Huế.
1.3.1.2. Địa hình, thỗ nhưỡng
Hương Chữ là một phường vùng đồng bằng và bán sơn địa thuộc thị xã Hương
Trà, được phân thành 7 thôn. Địa hình mang đặc thù của vùng Duyên hải miền Trung,
dốc và thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao
dộ cao bình quân 100m và đồng bằng bằng phẳng (độ cao bình quân 2,5m so với mặt
nước biển) trải rộng từ chân núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và Hương Xuân, hình
thành hai vùng sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt.
Do cấu trúc địa hình cho nên trên địa bàn phường có hai loại đất chính là đất
phù sa được bồi đắp hằng năm ở vùng đồng bằng, đất nâu vàng trên phù sa cổ và một
số ít đất đỏ vàng trên đá sét, loại đất chủ yếu là thịt trung bình,cát pha.
1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Phường Hương Chữ cũng như các địa phương khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế
đều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp Bắc
Nam nên mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 25,3 0
C, tháng cao
nhất tháng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 6 nhiệt độ dao động khoàng 35 – 38,80
C,
nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41,80
C, thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau,
nhiệt độ khoảng 12,4 – 14,00
C .Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió muà Đông Bắc,
mùa hạ có gió Tây Nam khô nóng, lượng mưa phân bố không đều nên thường hạn hán,
úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt.
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tương đối cao khoảng từ 85-87%.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa tập trung bắt đầu từ tháng 8 và kết
thúc vào cuối tháng 2 hàng năm, vào những tháng này thường xảy ra bão lũ và lượng
mưa bình quân cả năm khá cao đạt 3.056,0mm. Lượng mưa tương đối cao sẽ có tác
động giảm được chi phí thủy lợi cho sản xuất. Tuy nhiên trong những tháng mùa mưa
thường chịu ảnh hưởng của những đợt biến đổi khí hậu phức tạp, không khí lạnh từ
Bắc tràn xuống. Mùa mưa thường kéo dài dai dẳng, khí hậu có sự chuyển biến đột
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
23
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
ngột, nằm giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân nên bão thường xuất hiện từ tháng 8, tập
trung và thường xuyên xảy ra từ tháng 10 đến tháng 11 gây lũ lụt hàng năm, ảnh
hưởng đến tình hình sản xuất cũng như đời sống kinh tế xã hội.
1.3.1.4. Điều kiện thủy văn
Phường Hương Chữ là phường có điều kiện thủy văn và thủy lợi rất tốt. Tuy
trên địa bàn phường không có sông lớn nhưng phường chịu ảnh hưởng của sông
Hương, sông Bồ, có hồ chứa nước Thọ Sơn phục vụ cho 110 ha lúa của HTX Phú An,
đập đón phục vụ tưới cho 20 ha ở vùng ruộng phân La Lã, kênh Chọ Rọ. Ngoài ra,
phường còn có các ao hồ chứa nước khá lớn như Bàu Sen, Bàu Tằm là nguồn cung cấp
nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, góp phần điều tiết khí hậu của
vùng.
Hơn thế, phường còn có 13 trạm bơm trong đó có 7 trạm bơm điện, 6 trạm bơm
dầu và 1 số hệ thống cấp 1 kênh mương nội đồng, hiện nay đã được bê tông hóa 30 %.
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi phục vụ được 100% nhu cầu tưới tiêu của xã, tạo được
sự an tâm cho nông dân trong việc tưới tiêu nước ở vùng canh tác.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Tình hình dân cư và nguồn lao động
Dân số và lao động chính là nguồn lực sản xuất của xã hội. Đó vừa là mục tiêu
vừa là động lực của mọi sự phát triển. Dân số tăng trưởng hợp lý, cơ cấu lao động tích
cực là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và phồn vinh của xã hội. Đánh giá
tình hình dân số và lao động của địa phương sẽ giúp chúng ta nắm rõ nguồn nhân lực
và đồng thời cũng là một bộ phận của thị trường tiêu thụ từ đó mới có những phương
hướng biện pháp phát triển đúng đắn.
Qua bảng số liệu số 7, ta thấy tổng số hộ và tổng số nhân khẩu có sự tăng lên
qua các năm. Số nhân khẩu tăng lên chủ yếu do sinh đẻ và số hộ tăng do tách ra từ các
hộ lớn. So với năm 2010 thì trong năm 2011 số hộ đã tăng lên 3,55% tương ứng 75 hộ
và số nhân khẩu tăng lên 1,4% tương ứng 128 khẩu.
Với quỹ đất tự nhiên hạn hẹp, không tăng lên thì việc gia tăng dân số nhanh trở
thành vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là việc đáp ứng cho các nhu cầu như y tế, giáo dục.
giải quyết việc làm… sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
24
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Về mặt lao động, ta thấy lao động có sự tăng lên qua các năm. So với năm 2010
thì năm 2011 số lao động tăng lên cũng đáng kể với 6,97% tương ứng 53 lao động,
năm 2010 so với 2009 tăng 4,82% tương ứng với 35 lao động. Nguyên nhân của tình
trạng này là do sự chuyển đổi ngành nghề của một số thanh niên đến tuổi lao động và
xu hướng học nghề đang gia tăng. Bên cạnh đó, số hộ nông nghiệp cũng như lao động
tham gia nông nghiệp có tăng đã làm cho bình quân lao động nông nghiệp/hộ cũng có
xu hướng tăng qua các năm. Số lao động phi nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể, so
với 2010 thì 2011 tăng lên 8,78%.
Nhìn chung cơ cấu lao động đang dần chuyển dịch sang hướng tích cực làm cho
thu nhập của người dân ngày càng nâng cao, đời sống ngày càng cải thiện. Tuy nhiên
với mức độ dân số tập trung quá cao như hiện nay, dân số hoạt động nông nghiệp lớn
và sự hạn chế về diên tích đất là nhân tố cản trở đối với tích tụ và tập trung đất đai. Do
đó, để nâng cao khả năng sản xuất của hộ, các biện pháp gia tăng dân số là hoàn toàn
cần thiết, đồng thời cần tập trung phát triển các ngành nghề khác để cải thiện thu nhập
cho hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
25
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của phường Hương Chữ qua 3 năm 2009-2011
Chỉ tiêu ĐVT
2009 2010 2011 So sánh
SL
Cơ
cấu
(%)
SL
Cơ
cấu
(%)
SL
Cơ
cấu
(%)
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1. Tổng số hộ Hộ 2036 100 2110 100 2185 100 74 3,63 75 3,55
Hộ nông nghiệp Hộ 1565 76,90 1590 75,40 1637 75,00 25 1,60 47 2,96
Hộ phi nông nghiệp Hộ 471 23,10 520 24,60 548 25,00 49 10,40 28 5,38
2. Tổng số NK Khẩu 9080 100 9160 100 9288 100 80 0,88 128 1,40
Nam Khẩu 3720 41,00 3780 41,30 3891 41,90 60 1,61 111 2,94
Nữ Khẩu 5360 59,00 5380 58,70 5397 58,10 20 0,37 17 0,32
3. Tổng số lao động
Lao
động
725 100 760 100 813 100 35 4,82 53 6,97
LĐ NN
Lao
động
532 74,00 555 73,00 590 72,60 23 4,32 35 6,31
LĐ phi NN
Lao
động
193 26,00 205 27,00 223 27,40 12 6,22 18 8,78
4. Bình quân khẩu/hộ Khẩu 4,45 - 4,34 - 4,25 - -0,11 -2,47 -0.09 -2,07
5. Bình quân LĐ/hộ
Lao
động
0,35 - 0,36 - 0,37 - 0,01 2,85 0,01 2,77
6. Bình quân LĐ
NN/hộ
Lao
động
0,33 - 0,35 - 0,36 - -0,02 -6,06 -0,01 -2,86
( Nguồn: UBND phường Hương Chữ )
1.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai
Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và
không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động và có
tính chất giới hạn theo bề mặt không gian. Quy mô và trình độ sử dụng nguồn lực này
có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Làm thế nào để khai thác
và sử dụng tài nguyên đất hợp lý và hiệu quả là vấn đề không dễ đối với người dân sản
xuất. Nhìn chung trong thời gian qua công tác quản lý và sử dụng đất của xã tương đối
tốt, để thấy được rõ hơn tình hình đất đai ở địa phương ta xem xét bảng số liệu sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
26
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2009-2011
2009 2010 2011
So sánh
(2011/2009)
Chỉ tiêu
DT
(ha)
Cơ cấu
(%)
DT
(ha)
Cơ cấu
(%)
DT
(ha)
Cơ cấu
(%)
+/- %
Tổng diện tích đất TN 1585 100 1585 100 1585 100 0 0
I. Đất nông nghiệp 119772 75,57 117413 74,08 116342 73,40 -34,30 -2,86
1. Đất sản xuất nông nghiệp 752,43 47,47 728,84 45,98 718,13 45,31 -34,30 -4,59
- Đất trồng cây hàng năm 747,1 47,14 723,51 45,65 712,8 44,97 -34,30 -4,59
- Đất trồng cây lâu năm 5,33 0,34 5,33 0,34 5,33 0,34 0 0
2. Đất lâm nghiệp 425,39 26,84 425,39 26,84 425,39 26,84 0 0
3. Đất nuôi trồng thủy sản 19,9 1,26 19,9 1,26 19,9 1,26 0 0
II. Đất phi nông nghiệp 384,95 24,29 408,54 25,78 419,25 26,45 34,30 8,91
1. Đất ở 194,4 12,26 216,7 13,67 228,4 14,41 34 17,49
2. Đất chuyên dùng 56,17 3,54 56,19 3,55 56,2 3,55 0,03 0,05
3. Đất tôn giáo 16,10 1,01 16,15 1,02 16,15 1,02 0,05 0,31
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 77,4 4,88 77,6 4,89 77,6 4,89 0,20 0,25
5. Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
40,9 2,58 40,9 2,58 40,9 2,58 0 0
III.Đất chưa sử dụng 2,33 0,15 2,33 0,15 2,33 0,15 0 0
( Nguồn: UBND phường Hương Chữ )
Hương Chữ là một phường có hoạt động sản xuất chính là trồng trọt và chăn
nuôi , ngoài ra hoạt động lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng rất phát triển. Theo
số liệu năm 2011, phường có 1585 ha tổng diện tích đất tự nhiên thì đất nông nghiệp
chiếm một tỷ lệ rất cao là 73,4%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 45,31%.
Tiếp đến là đất lâm nghiệp chiếm 26,84% tổng diện tích đất tự nhiên. Ta có thể thấy
cơ cấu các loại đất không có sự biến động lớn, so với năm 2009 thì đất nông nghiệp đã
giảm 2,86% ứng với 34,3 ha, nguyên nhân do chuyển sang làm nhà ở. Với tình hình
dân số gia tăng nhanh như hiện nay thì việc chuyển đổi đất từ sản xuất nông nghiệp
sang làm nhà cũng là vấn đề dễ hiểu. Nhưng nhìn chung, phường đã có công tác sử
dụng đất khá tốt, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ với 2,33 ha chiếm 0,15%.
Diện tích đất tự nhiên có hạn, do vậy chúng ta cần phải có biện pháp để quản lý
và sử dụng nó một cách có hiệu quả, bền vững và lâu dài. Cần chú trọng đầu tư, cải
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
27
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao độ phì nhiêu cho đất, có kế hoạch sử dụng
hợp lý.
1.3.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật
Cùng với lao động và đất đai thì cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật là những
nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cũng như kết quả sản xuất. Cơ sở hạ tầng
ở đây bao gồm các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, các dịch vụ
về sản xuất và khoa học kỹ thuật. Những yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến hiệu quả kinh tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở xã Hương Long có những đặc điểm
sau:
- Về giao thông:
Hương chữ có tuyến quốc lộ 1A đi ngang qua chiều dài 2,6km tiếp giáp với
thành phố Huế, tuy cách xa khu trung tâm của xã nhưng có lợi thế giao lưu đối ngoại
tạo hướng phát triển dịch vụ và đô thị hóa trong tương lai.
Tuyến đường tránh phía Tây Nam thành phố Huế dài hơn 2km tạo ra hướng giao lưu
hàng hóa ở vùng trên của xã nối với trung tâm Huyện lỵ tương lai có thể phát triển
dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và hình thành các cơ sở công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp của xã. Tạo điều kiện giao lưu hàng hóa Bắc Nam.
Đường liên xã Hương Chữ, Hương Hồ qua địa bàn xã dài 3km đã được bê tông
hóa, là tuyến giao thông liên vùng giúp kinh tế của xã phát triển.
Tuyến đường công vụ dài 1,3km nối từ phường trung lên đến đường tránh Huế
tạo ra tuyến giao thông rất thụân tiện cho việc sản xuất và đi lại của bà con trong xã và
các xã lân cận, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa trong vùng đến trung tâm của xã.
Các tuyến đường liên thôn liên xóm nhờ nguồn vốn của các chương trình, mục
tiêu, nguồn vốn tích cầu của Tỉnh, của Huyện được Bê tông hóa và nhựa hóa trên 70%,
đường liên thôn dài 12,6km, đường liên xóm dài 17,6km, đường nội đồng dài hơn
15km.
- Về thủy lợi
Thủy lơi là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của sản
xuất nông nghiệp. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác thủy lợi, trong những năm gần
đây được sự quan tâm của Nhà nước, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã từng
bước kiên cố hóa kênh mương.Hương Chữ có hồ chứa Thọ Sơn phục vụ cho 110 ha
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
28
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
lúa của HTX Phú An, đập đón phục vụ tưới cho 20 ha ở vùng ruộng phân La Lã, kênh
Chọ Rọ Ngoài ra còn có 13 trạm bơm trong đó có 7 trạm bơm điện, 6 trạm bơm dầu
và 1 số hệ thống cấp 1 kênh mương nội đồng, hiện nay đã được bê tông hóa 30 %.
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi phục vụ được 100% nhu cầu tưới tiêu của xã, tạo được
sự an tâm cho nông dân trong việc tưới tiêu nước ở vùng canh tác.
- Tình hình cơ giới hóa trong nông nghiệp
Hiện nay, áp dụng cơ giới háo trong nông nghiệp là một trong những yếu tố
quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ đó quyết định đến sự
phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần giải phóng sức lao động cho người nông
dân. Thực tế ở phường Hương Chữ việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp rất được quan tâm, hiện nay toàn xã có 38 máy cày tay, công
suất 15 CV, ngoài ra HTX còn hợp đồng thêm 7 máy cày loại lớn với các chủ máy trên
đơn giá cố định. Với số lượng máy như trên đã thực hiện cày vỡ 40% diện tích, bừa
thục 100% diện tích.
1.3.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn xã phát triển khá mạnh với các ngành:
- Ngành trồng trọt:
Số liệu bảng 9 cho thấy, nhìn chung diện tích canh tác của các loại cây trồng
biến động khá lớn và không đồng đều qua các năm. Cụ thể, diện tích lúa có xu hướng
giảm từ 720 ha năm 2009 xuống còn 680 ha năm 2010, nhưng sang năm 2011 lại tăng
lên đáng kể là 776 ha.
Trên địa bàn phường Hương Chữ, lạc là cây trồng mang lại thu nhập khá cao
cho bà con nông dân.
Qua bảng số liệu dưới, ta thấy ngoài cây lúa thì lạc là cây trồng chiếm diện tích
lớn thứ hai trong cơ cấu các cây trồng chính. Cụ thể, năm 2009 diện tích lạc là 145 ha,
nhưng trong năm 2009 do người dân sử dụng các giống lạc địa phương năng suất
thấp, giá bán lại thấp nên bà con có xu hướng chuyển sang trồng hoa màu và ngô. Đó
là lý do tại sao năm 2010 diện tích lạc lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2011 diện
tích lạc là 150 ha, tăng lên 10 ha so với năm 2010 và tăng lên 9 ha so với năm 2009.
Nguyên nhân là do bà con có sự chuyễn đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế. Mặt khác năm 2011 khi giống lạc L14 đến với người dân thì giống lạc này đã
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
29
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
sớm mang lại những ưu điểm so với giống lạc địa phương đó là năng suất và giá bán
lại cao hơn so với giống địa phương, do đó những vùng diện tích cao và có độ dốc để
thoát nước lại được bà con tận dụng để sản xuất lạc.
Ở phường Hương Chữ, thu nhập mang lại từ trồng trọt tăng qua các năm và
tăng mạnh ở năm 2011. Để thấy rõ hơn giá trị mà các cây trồng mang lại, chúng ta
theo dõi bảng 9:
Bảng 9: Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính ở phường
Hương Chữ qua các năm 2009-2011
ĐVT: Ha
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Lúa 720 680 777 -40 -5,56 97 14,26
Lạc 145 140 150 -5 -3,44 5 3,57
Rau 70 45 37 -25 -35,71 -8 -17,78
Đậu 24 30 20 6 25,00 -10 -33,33
Ngô 6 7 9 1 16,67 2 28,57
Sắn 35 30 40 -5 -14,29 5 16,67
( Nguồn: UBND phường Hương Chữ )
Qua bảng 10 ta thấy tổng giá trị do những cây trồng chính trên địa bàn như lúa,
lạc, sắn… mang lại hàng năm là khá lớn. Trong đó, lúa mang lại giá trị lớn nhất là
28280 triệu đồng chiếm 64,7% tổng giá trị, tiếp theo là lạc với 11550 triệu đồng chiếm
26,42% tổng giá trị, tiếp đến là rau với 1200 triệu đồng chiếm 2,75 tổng giá trị. Và
trong năm 2011 phường đã đưa giống sen thương phẩm vào trồng với diện tích 6 ha,
bước đầu đã mang lại hiệu quả ước đạt khoảng 60 triệu đông/ha. Nhìn chung trên địa
bàn phường chủng loại cây trồng khá phong phú so với các vùng lân cận và đã mang
lại nhiều nguồn thu nhập cho người nông dân.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
30
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính năm 2011
Chỉ tiêu DT (ha) NS(tạ/ha) SL(tấn)
Tổng
GT(tr.đ)
Tỷ
trọng%)
Lúa 777 56 4.350,64 28.280 64,70
Lạc 150 32 525 11.550 26,42
Rau 37 - - 1.200 2,75
Đậu 50 - - 820 1,88
Ngô 9 31,6 28,44 460 1,05
Sắn 40 260 1.040 1.040 2,38
Sen lấy hạt 6 - - 360 0,82
Tổng 1069 - - 43.710 100,00
( Nguồn: UBND phường Hương Chữ )
- Ngành chăn nuôi:
Bảng 11: Tình hình chăn nuôi của xã qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
- Đàn trâu Con 65 70 80
- Đàn bò Con 200 200 205
- Đàn lợn Con 5850 5850 5640
- Đàn thủy cầm Con 48000 54000 60000
GT chăn nuôi Tr.đ 11.400 12.050 12
(Nguồn: UBND phường Hương Chữ )
Trong những năm vừa qua việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân ở phường
Hương Chữ gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên những năm
gần đây hầu như rất ít nuôi gia cầm, dịch heo tai xanh hoành hành nên số lượng đàn
lợn giảm từ 5850 năm 2009 còn 5640 năm 2011. Để khắc phục dịch cúm gia cầm, gia
súc, bà con đã đầu tư phát triển cho đàn thủy cầm và đàn thủy cầm đã tăng lên đáng kể
từ 48000 con năm 2009 đến năm 2011 là 60000 con. Và ngành chăn nuôi cũng đã
mang lại cho bà con nông dân một nguồn thu nhập đáng kể mặc dù còn
gặp nhiều khó khăn.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
31
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
1.3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phường Hương Chữ, thị xã
Hương Trà
1.3.3.1. Thuận lợi
Phường Hương Chữ có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng
hóa. Hương Chữ là phường giáp ranh với thành phố Huế có diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân
số tương đối cao 586 người/km2
, do đó tiềm năng của phường là rất lớn để phát triển kinh tế
xã hội của huyện như: phát triển các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp. Phường đã tích cực
thực hiện công tác quy hoạch khu dân cư gắn với phát triển dịch vụ của xã tại khu đường
tránh phía Tây Huế qua thôn An Đô và xóm Cát thôn Phú Ổ, phát triển khu du lịch sinh thái
tại long hồ Thọ Sơn đang chuẩn bị đầu tư, phát triển các ngành nghề công nghiệp, xây dựng
quan tâm thu hút nhiều lao động như nghề mộc dân dụng, cơ khí sửa chửa, gò hàn, tiện, đúc
bờ lô. Đông thời trên địa bàn phường có một số doanh nghiệp Thọ Sơn, Nguyên Quang, hàng
năm thu hút một số lực lượng lao động thúc đẩyphát triển kinh tế của xã nhà.
Đất đai trên địa bàn khá màu mỡ rất thích hợp cho trồng cây nông nghiệp. Nguồnlao
động dồi dào lại có kinh nghiệm làm nông nghiệp từ lâu đời. Hơn nữa, phường có hệ thống
kênh mương thủylợi rất tốt thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho câytrồng vật nuôi.
Trong những năm qua, nhờ chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả giá trị sản xuất. Đó là những yếu tố rất thuận lợi
giúp cho phường có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.3.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, phường cũng gặp không ít khó khăn:
Phường Hương Chữ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí
hậu chuyển tiếp Bắc Nam, khí hậu khắc nghiệt thất thường, đất đai manh mún.
Trình độ thâm canh của người dân chưa cao, chưa đồng đều, người dân chưa có biện
pháp phòng trừ hữu hiệu với tình trạng sâu bệnh ngàycàng nhiều. Bên cạnh đó việc trước đây
người dân đã quen với tập tục độc canh, chỉ trồng thuần một loại cây cũng đã làm cho năng
suất ngày càng giả, đặc biệt người dân gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích canh
tác.
Tóm lại, Hương Chữ là phường có đầyđủ những lợi thế cũng như thách thức cho việc
phát triển kinh tế xã hội. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển cần phải biết khai thác tối đa các
lợi thế cũng như tìm ra các biện pháp để khắc phục những khó khăn gặp phải.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
32
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ,
THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
2.1. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn Phường Hương Chữ
Lạc là một trong những cây trồng lâu đời ở phường Hương Chữ. Diện tích gieo
trồng lạc xếp thứ hai sau cây lúa. Với điều kiện tự nhiên của vùng, vụ Đông Xuân là
vụ có điều kiện thuận lợi nhất, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông do mưa rét nên diện tích
sản xuất bị hạn chế và trong những năm gần đây hầu như phường Hương Chữ chỉ
trồng một vụ lạc duy nhất, vụ Đông Xuân và hầu hết diện tích, năng suất, sản lượng
lạc của địa phương thể hiện qua bảng số liệu 12.
Nhìn vào bảng 12 ta có thể thấy được rằng về mặt diện tích thì hầu như không
biến động nhiều, năm 2009 là 145 ha và đến năm 2011 là 150 ha. Với sự ổn định về
diện tích như vậy cùng với việc năng suất có xu hướng tăng qua các năm, năm 2009 là
29 tạ/ha đến năm 2011 là 32 tạ/ha kéo theo sản lượng lạc cũng tăng lên đáng kể, năm
2009 là 435 tấn nhưng đến năm 2011 là 525 tấn.
Bảng 12: Tình hình sản xuất lạc vụ Đông Xuânở phườngHương Chữ qua 3 năm 2009-2011
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
DT Ha 145 140 150 -5 -3,4 10 7,7
NS ta/ha 29 30 32 1 3,4 2 6,7
SL tấn 435 450 525 15 3,4 75 16,7
( Nguồn: UBND phường Hương Chữ )
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng năng suất lạc là giống. Giống là
nhân tố cơ bản quyết định đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Những năm gần đây
hầu hết các hộ nông dân phường Hương Chữ dều sử dụng giống lạc L14 do công ty
giống của Tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp nhằm thay thế cho các giống lạc địa phương
đã bị thoái hóa. Giống lạc L14 là loại giống được người dân sử dụng từ năm 2003, đặc
điểm của giống này là thân cứng, lá xanh đậm, chống đỡ tốt, kháng bệnh bạc lá và chết
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ
33
SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng
ẻo cao, thời gian sinh trưởng trong vụ Đông Xuân là 115-120 ngày, khối lượng quả là
150-155gam, nếu thâm canh và đầu tư cân đối sẽ tạo ra năng suất cao hơn.
2.2. Đặc điểm chung của các hộ điều tra
Đất đai và lao động là hai yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng cho sản xuất nông
nghiệp. Quy mô thu nhập của hộ phụ thuộc vào diện tích canh tác mà hộ có được và số
lao động có khả năng tạo thu nhập.
Qua bảng số liệu 13, cho thấy nhân khẩu bình quân/hộ là 5,57 khẩu, trong đó
bình quân nhân khẩu/hộ đối với nhóm hộ Nghèo là cao nhất với 5,83 khẩu/hộ, tiếp
theo là nhóm hộ Khá giàu với 5,67 khẩu/hộ và thấp nhất là nhóm hộ Trung bình với
5,21 khẩu/hộ.
Tương ứng với chỉ tiêu số nhân khẩu bình quân trên hộ, chỉ tiêu số lao động
bình quân trên hộ thì nhóm nghèo lại có số lao động bình quân/hộ cao nhất với 4,83
lao động/hộ, tiếp đến là nhóm trung bình với 3,90 lao động/hộ và nhóm giàu là 3,56
lao động/hộ.
Bảng 13: Đặc điểm chung của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT BQC
Nhóm
K-G
Nhóm
TB
Nhóm
nghèo
Tổng
1. Tổng số hộ Hộ 9 39 12 60.00
2. Nhân khẩu Khẩu 51 61.18 70 182.18
- Nhân khẩu bq/hộ Khẩu 5.57 5.67 5.21 5.83
3. Lao động Lao động 32 152 58 242.00
- Lao động nông nghiệp Lao động 25 120 51 196.00
4. Lao động bq/hộ Lao động 4.09 3.56 3.90 4.83
- Lao động nông nghiệp bq/hộ Lao động 3.37 2.78 3.08 4.25
5. Tổng DT canh tác Sào 114 407 103 624.00
- Diện tích canh tác lạc Sào 64 231 50 345.00
- Diện tích cây trồng khác Sào 50 176 53 279.00
6. Tổng diện tích canh tác bq/hộ Sào 10.56 12.67 10.44 8.58
- Diện tích canh tác lạc bq/hộ Sào 5.73 7.11 5.92 4.17
( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 )
Đối với chỉ tiêu lao động nông nghiệp bình quân/hộ thì nhóm nghèo là nhóm có
lao động nông nghiệp bình quân hộ là cao nhất với 4,25 lao động/hộ, nhóm trung bình
là 3,08 lao động/hộ và nhóm khá-giàu là 2,78 lao động/hộ.
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế

More Related Content

What's hot

Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT tại Côn...
Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT tại Côn...Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT tại Côn...
Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT tại Côn...luanvantrust
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...luanvantrust
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAYLuận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
Luận văn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi thủy sản, HAY
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
 
Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT tại Côn...
Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT tại Côn...Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT tại Côn...
Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT tại Côn...
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bao B...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bao B...Đề tài: Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bao B...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bao B...
 
Khóa Luận Thực Trạng Phân Công Lao Động Theo Giới Trong Các Hộ Gia Đình Nông ...
Khóa Luận Thực Trạng Phân Công Lao Động Theo Giới Trong Các Hộ Gia Đình Nông ...Khóa Luận Thực Trạng Phân Công Lao Động Theo Giới Trong Các Hộ Gia Đình Nông ...
Khóa Luận Thực Trạng Phân Công Lao Động Theo Giới Trong Các Hộ Gia Đình Nông ...
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách N...
 
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàngLuận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
Luận án: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
 

Similar to Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế

Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại HọcLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế (20)

Hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắn
Hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắnHoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắn
Hoạt động tạo nguồn và mua hàng tại công ty sản xuất tinh bột sắn
 
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
Khóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên Huế
Khóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên HuếKhóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên Huế
Khóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên Huế
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docx
Luận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docxLuận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docx
Luận văn thạc sĩ quản lý công tuyển dụng công chức cấp huyện.docx
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
 
khoa luan tot nghiep nganh dia chinh, hay
khoa luan tot nghiep nganh dia chinh, haykhoa luan tot nghiep nganh dia chinh, hay
khoa luan tot nghiep nganh dia chinh, hay
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại HọcLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thừa Huế

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---- * ---- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC CỦA PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THỪA HUẾ NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM Huế, tháng 5 năm 2022
  • 2. Qua bốn năm học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Huế, tôi đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường. Đề tài này được hoàn thành là kết quả của một quá trình cố gắng rèn luyện ở trong một môi trường Đại Học Kinh Tế Huế cùng với thời gian thực tập quý báu ở phường Hương Chữ, Thị Xã Hương Trà. Trong quá trình học tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía: Đầu tiên, tôi xin gởi lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giáo viên của trường Đại Học Kinh Tế Huế đã truyền dạy cho tôi một hệ thống kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến cô giáo Thạc sỹ Phan Thị Nữ - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành Khóa Luận Tốt Nghiệp này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà, các hộ gia đình được điều tra đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và trong học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế,05/2022 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Diễm Hồng
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4 1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................................4 1.1.1 Cơ sở lí luận...........................................................................................................4 1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................4 1.1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ....................................................4 1.1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.................................................5 1.1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ..........................................................6 1.1.1.2. Nguồn gốc, vai trò, giá trị của cây lạc...............................................................7 1.1.1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây lạc ............................................................................7 1.1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc........................................................................7 1.1.1.2.3. Giá trị kinh tế của cây lạc ...............................................................................8 1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ...........................9 1.1.1.3.1. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên .............................................................9 1.1.1.3.2. Các nhân tố sinh học.....................................................................................10 1.1.1.3.3. Các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội ..................................................11 1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất:........................................12 1.1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................14 1.1.2.1. Tình hình sản xuất lạc của thế giới..................................................................14 1.1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam..................................................................15 1.1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế.......................................................18 1.1.2.4. Tình hình sản xuất lạc ở thị xã Hương Trà......................................................18 1.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................19 1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................19 1.2.2. Phương pháp phân tích .......................................................................................20 1.3. Tình hình cơ bản của phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà.............................21 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................21
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng 1.3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................21 1.3.1.2. Địa hình, thỗ nhưỡng.......................................................................................22 1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu.............................................................................................22 1.3.1.4. Điều kiện thủy văn...........................................................................................23 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................23 1.3.2.1. Tình hình dân cư và nguồn lao động ...............................................................23 1.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai................................................................................25 1.3.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật ...................................................27 1.3.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp ......................................................................28 1.3.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà ...........................................................................................................................................31 1.3.3.1.Thuận lợi.........................................................................................................................31 1.3.3.2.Khó khăn.........................................................................................................................31 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ ........32 2.1. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn Phường Hương Chữ ......................................32 2.2. Đặc điểm chung của các hộ điều tra......................................................................33 2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra ............................................34 2.3.1. Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ điều tra.................................................34 2.3.1.1 Giống ................................................................................................................34 2.3.1.2 Phân bón ...........................................................................................................35 2.3.1.3 Chi phí Thuốc BVTV , làm đất, thủy lợi và một số chi phí khác....................37 2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ........................................................................38 2.3.2.1. Chi phí trung gian cho sản xuất lạc của các hộ điều tra .................................38 2.3.2.2 Diện tích năng suất, sản lượng của các hộ điều tra ..........................................40 2.3.2.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ......................................................................41 2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất lạc...........................................42 2.5. Quá trình tiêu thụ lạc .............................................................................................45 2.6. Những khó khăn trong sản xuất của nông hộ........................................................46 2.7 Đánh giá chung về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương .........................47 2.7.1 Những điểm mạnh ...............................................................................................47
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng 2.7.2 Những hạn chế.....................................................................................................48 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC Ở ĐỊA PHƯƠNG........................................................................................................50 3.1. Định hướng phát triển sản xuất lạc........................................................................50 3.2. Một số giải pháo phát triển sản xuất lạc ở địa phương..........................................52 3.2.1 Giải pháp về đất đai.............................................................................................52 3.2.2. Giải pháp về giống..............................................................................................53 3.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ và chế biến sản phẩm ......................................53 3.2.4. Giải pháp về vốn đầu tư......................................................................................54 3.2.5. Giải pháp về công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật .....................................55 3.2.6. Giải pháp về chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân sản xuất lạc.................55 3.2.7. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng..................................................................56 3.2.8 Giải pháp về kỹ thuật...........................................................................................57 3.2.9. Giải pháp về qui hoạch chuyên canh sản xuất lạc hàng hóa...............................58 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................60 1. Kết luận.....................................................................................................................60 2. Kiến nghị ..................................................................................................................61 2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................61 2.2. Đối với chính quyền địa phương ...........................................................................61 2.3. Đối với hộ dân trồng lạc ........................................................................................62
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ: Bình quân BQC: Bình quân chung BVTV: Bảo vệ thực vật CP: Chi phí CT: Canh tác DT: Diện tích ĐVT: Đơn vị tính ĐB: Đồng bằng GO: Tổng giá trị sản xuất HTX: Hợp tác xã IC: Chi phí trung gian K-G: Khá- giàu LĐ: Lao động MP: Năng suất cận biên NS: Năng suất NN: Nông nghiệp PNN: Phi nông nghiệp SL: Sản lượng TLSX: Tư liệu sản xuất TB: Trung bình UBNN: Uỷ ban nhân dân VA: Gía trị gia tăng
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trồng lạc chủ yếu...............14 trên thế giới từ năm 2007-2009 ....................................................................................14 Bảng 2. Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta thời kỳ 2005-2010 ...15 Bảng 3. Kết quả sản xuất lạc của Việt Nam qua một số năm.....................................15 Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc của các vùng trong cả nước........................................17 Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế qua các năm 2006-2010...18 Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Hương Trà qua các năm 2006-2010....19 Bảng7:TìnhhìnhnhânkhẩuvàlaođộngcủaphườngHươngChữqua3năm2009-2011..........25 Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2009-2011................................26 Bảng 9: Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính ở phường Hương Chữ qua các năm 2009-2011........................................................................................29 Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính năm 2011........30 Bảng 11: Tình hình chăn nuôi của xã qua các năm......................................................30 Bảng12:TìnhhìnhsảnxuấtlạcvụĐôngXuânởphườngHươngChữqua3năm2009-2011.........32 Bảng 13: Đặc điểm chung của các hộ điều tra .............................................................33 Bảng 14: Khối lượng giống và chi phí giống bình quân/sào trên vụ Đông Xuân........34 Bảng 15: Khối lượng các loại phân bón bình quân trên sào.........................................35 Bảng 16: Chi phí về phân bón bình quân trên sào........................................................36 Bảng 17: Chi phí dịch vụ thuê ngoài năm 2011...........................................................37 Bảng 18 : Chi phí trung gian cho sản xuất lạc của các hộ điều tra...............................39 (Tính bình quân cho một sào).......................................................................................39 Bảng 19: Diện tích năng suất, sản lượng của các hộ điều tra.......................................40 Bảng 20: Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc...................................................................41 Bảng 21: Kết quả hồi qui của hàm sản xuất Cobb-Douglas.........................................43 Bảng 22. Những khó khăn của hộ trong việc phát triển sản xuất.................................46
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quá trình tiêu thụ sản phẩm ...........................................................................46 ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 ha 10000m2 1 mẫu 5000m2 1 sào 5002
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình tôi xin chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” - Mục đích nghiên cứu + Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc phường Hương Chữ,thị xã Hương Trà. + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả và thu nhập của các hộ sản xuất lạc. + Tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của các hộ sản xuất lạc để từ đó nghiên cứu đề xuất, tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà. - Dữ liệu phục vụ nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã thu thập và xử lý những dữ liệu có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. + Số liệu thứ cấp: ở các niên giám thống kê của phường Hương Chữ ,của tỉnh Thừa Thiên Huế, niên giám thống kê của cả nước, các báo cáo hoạt động SXĐVK của hợp tác xã, kỷ yếu, các loại sách báo, đài, internet. + Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ sản xuất lạc năm 2011 bằng cách xây dựng phiếu điều tra căn cứ các nội dung nghiên cứu và tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra chon mẫu theo tỷ lệ giàu nghèo của xã. Chọn mẫu 60 hộ nhằm điều tra thu thập tình hình đời sống , nguồn lực sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ. -Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp + Số liệu sơ cấp Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Phương pháp hạch toán kinh tế: Được vận dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc bằng mô hình hàm sản xuất Cobb- Douglas theo phương pháp OLS trên phần mềm Eviews - Kết quả mà nghiên cứu đạt được Sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân, tìm hiểu những khó khăn cũng như những nhu cầu của người dân trong quá trình sản xuất lạc, tôi đã đạt được những kết quả sau: - Đánh giá sơ bộ về tình hình sản xuất lạc vụ Đông Xuân ở trên địa bàn phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà. - Đánh giá được hiệu quả và kết quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân. - Tìm hiểu được những khó khăn cũng như nhu cầu của người dân trong việc đẩy mạnh sản xuất lạc. - Đưa ra các giải pháp góp phần để phát triển sản xuất trong thời gian tới.
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 1 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, bên cạnh ngành công nghiệp đang phát triển rất nhanh. Trên 70% dân số nước ta vẫn sống chủ yếu vào nghề nông, đồng thời ngành nông nghiệp của nước ta đóng góp rất lớn vào GDP cũng như giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy, việc phát triển ngành nông nghiệp song song với công nghiệp là chiến lược hàng đầu của Đảng và Chính phủ. Trên cơ sở đó, các thành tựu khoa học kỹ thuật liên tục được áp dụng vào nông nghiệp để tăng hiệu quả thâm canh các loại cây trồng cũng như lai tạo các loại giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt hơn. Trong các sản phẩm nông nghiệp, lạc là một trong những loại cây nông nghiệp ngắn ngày có trị kinh tế cao và được nhiều nông dân chọn lựa để sản xuất. Lạc không chỉ phổ biến trên khắp nước ta mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới. Hạt lạc chứa hàm lượng tinh dầu tinh dầu, chất béo và protein cao, do đó các sản phẩm từ lạc là một trong những thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân. Ngoài hạt lạc thì các phần khác của cây lạc như thân lá có thể làm thức ăn cho gia súc hay dùng làm phân bón cho cây trồng. Bên cạnh đó, hằng năm, lạc đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn từ việc xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện nay ở nước ta ngoài cây mía thì lạc là loại cây công nghiệp đứng thứ hai về diện tích trồng trọt. Hằng năm ta thu về khoảng 70 triệu USD từ xuất khẩu lạc. Do cây lạc có giá trị kinh tế cao nên cần phát triển diện tích cũng như năng suất trồng trọt để tăng sản lượng và chất lượng lạc của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà nói riêng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt. Hương Chữ- một phường đồng bằng và bán sơn địa, thuộc thị xã Hương Trà có Quốc lộ 1A và đường Tây Nam Huế đi qua. Cách trung tâm huyện 6 km về phía Nam và thành phố Huế 10 km về Phía Bắc có quỹ đất tương đối lớn, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiêp. Hơn thế nữa người dân nơi đây đã gắn bó và có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời.
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 2 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Việc tiếp thu, nắm bắt và ứng dụng hợp lí khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay cùng với kinh nghiệm và tập quán trồng trọt lâu đời đã giúp nhân dân địa phương thuận tiện hơn trong việc sản xuất lạc. Mặc dù phường có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển và mở rộng qui mô, đưa cây lạc phát triển đúng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương nhưng trong những năm gần đây, tình hình cho thấy qui mô và năng suất lạc tăng chậm và việc sản xuất lạc trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Vậy do đâu dẫn đến tình trạng sản xuất như vậy? Để tìm ra nguyên nhân chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Đó là lí do chính mà tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. • Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc của phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, và thu nhập của các hộ sản xuất lạc. - Tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của các hộ sản xuất lạc để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà. • Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin qua UBND xã, hợp tác xã, sở nông nghiệp tỉnh, số liệu của Niên giám thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, các loại sách, báo, đài, internet. + Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ sản xuất lạc năm 2011 bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ các nội dung nghiên cứu và tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra chọn mẫu theo tỷ lệ giàu nghèo của xã. - Phương pháp phân tích + Phương pháp thống kê mô tả
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 3 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng + Phương pháp hạch toán kinh tế + Phương pháp chuyên gia + Phương pháp phân tổ thống kê + Phương pháp toán kinh tế ( Hàm sản xuất ) • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung những khía cạnh về mặt kinh tế đối với sản xuất trong mối quan hệ với việc tổ chức quản lí trong đầu tư thâm canh và hiệu quả sản xuất - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà. + Thời gian: nghiên cứu và đánh giá tình hình sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2011 Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nỗ lực cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu để hoàn thành tốt đề tài. Tuy nhiên do có nhiều hạn chế về thời gian cũng như năng lực, trình độ kiến thức của bản thân, nên đề tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô giáo và bạn đọc góp ý và phát triển để đề tài được hoàn thiện hơn.
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 4 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1.1. Hiệu quả kinh tế 1.1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Các nguồn lực được sử dụng vào quá trình sản xuất như đất đai, vốn, lao động, các tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm hơn so với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Do đó muốn giải quyết tình trạng khan hiếm về nguồn lực, đảm bảo một nền sản xuất ổn định, chúng ta cần phải bàn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Khi đề cập đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp, chúng ta thường hay nói đến hiệu quả kinh tế của các nguồn lực đó. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất - Chi phí sản xuất Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất / Chi phí sản xuất Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn biểu diễn quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả với phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Hiệu quả kinh tế = K / C Trong đó: K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất C : là phần tăng thêm của chi phí sản xuất Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kì sản xuất là rất quan trọng và không thể thiếu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét, đánh giá các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra từ đó biết được việc sử dụng các nguồn lực này đã đạt hiệu quả chưa,
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 5 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng biết được nguyên nhân làm hạn chế sản lượng đầu ra trên cơ sở đó, đưa ra các biện pháp khắc phục hợp lí. Đồng thời nó còn là căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất. Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo thành vì vậy chỉ có tác động đúng đối tượng, sử dụng đúng biện pháp thì sản xuất mới đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định. Về phần mình, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể hiệu quả. Bởi vậy tính hiệu quả của các phương án cần xác định rõ chiến lược phát triển cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của loài người nói chung. Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yêu cầu khách quan trong tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế. 1.1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp đã được nhiều tác giả bàn đến như Farell (1957), Schultz(1964), Rizzo(1979), Ellis(1993)… Các học giả đều đi đến thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ được áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất trong sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 6 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng giữa các sản phẩm khi nông dân ra các quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kĩ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Hiệu quả phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lí thuyết biên để tối đa hoa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được hoặc yếu tố hiệu quả kỹ thuật hoặc yếu tố hiệu quả phân phối thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. 1.1.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế - Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm. H = Q / C Trong đó: H: hiệu quả kinh tế Q: khối lượng sản phẩm thu được C: Chi phí bỏ ra.
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 7 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng - Phương pháp 2: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả tăng thêm. Nghĩa là nếu tăng thêm một đơn vị chi phí thì sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả thu được H= Q / C Trong đó Q : khối lượng sản phẩm tăng thêm C : Chi phí tăng thêm 1.1.1.2. Nguồn gốc, vai trò, giá trị của cây lạc 1.1.1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ cây lạc Cây lạc (Arachishypogaea) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao . Nó không chỉ là cây trồng quen thuộc của nhân dân ta mà còn là cây được trồng rộng rãi trên thế giới, được xếp thứ 13 về diện tích các cây thực phẩm của thế giới( Giáo trình cây công nghiệp, ĐHNN1- Hà Nội ). Như vậy cây lạc có nguồn gốc từ đâu? Đến nay vẫn chưa được xác minh rõ. Nhưng theo các nhà khảo cổ học, họ cho rằng cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ rồi theo các thuyền buôn, đoàn thám hiểm có mặt khắp các châu lục trên thế giới. Căn cứ vào hóa thạch của các hạt được tìm thấy, các chuyên gia khẳng định cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ như lưu vực sông Amazon thuộc Peru, tại các vùng đồi thấp và chân núi thuộc dãy Anđơ, Mehyco, Argentina. Lạc du nhập vào Việt Nam muộn hơn so với các quốc gia khác ở Châu Á, người ta cho rằng cây lạc được du nhập từ Trung Quốc, Indonexia hoặc do những người buôn bán, truyền đạo đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… đem đến. Từ đó đến nay thì cây lạc đã gắn bó với đời sống của người nông dân Việt Nam. 1.1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc Lạc là cây trồng mang lại nhiều lợi ích, tất cả các bộ phận của cây lạc bao gồm rễ, thân, lá, quả, hạt đều có tác dụng và được con người sử dụng vào các mục đích khác nhau trong đời sống cũng như trong sản xuất. Lạc là cây công nghiệp thực phẩm có khả năng cung cấp cho con người một lượng chất dinh dưỡng lớn như lipit, glucoxit… có chất lượng tốt. Hạt lạc là bộ phận chính có thể trực tiếp làm thực phẩm cũng như sử dụng làm chế phẩm phục vụ cho
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 8 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng công nghiệp như: dầu, bơ, bột, bánh kẹo… bởi giá trị dinh dưỡng cao và mùi thơm của các hạt Hydratcacbon chứa trong hạt lạc. Theo Nguyễn Mạnh Toàn và Lại Đức Lân (Kỹ thuật sơ chế bảo quản hạt có dầu- NXBNN), khi phân tích hạt lạc cho thấy có chứa đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các chất hóa học hữu cơ và vô cơ. Hạt lạc chứa nhiều lipit, protein, gluxit và nhiều chất khác, trong đó hàm lượng Lipit là lớn nhất khoảng 45-57% sau đó là Protein và Gluxit. Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, họ cho rằng 100g hạt lạc có khả năng tạo 590kcal, trong khi đậu tương khoảng 411, gạo tẻ là 353, thịt nạc là 286 và trứng là 189 kcal. Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng đó mà hạt lạc sớm được đưa vào thứ thực phẩm mà con người sử dụng. Ngoài ra bằng các biện pháp thủ công đơn giản người ta có thể ép lạc để lấy dầu ăn, thắp sáng. Ngoài khả năng cung cấp năng lượng, dầu lạc cũng như một số dầu thực vật khác, không chứa Cholestorol, từ đó hạn chế xơ vữa động mạch. Hiện nay khoảng 80% sản lượng lạc toàn thế giới được sử dụng trong công nghiệp ép dầu, 12% dùng để chế biến bánh kẹo, bơ và 8% dùng cho tiêu dùng của nhân dân, chăn nuôi và một số mục đích sử dụng khác. Đối với nước ta, xuất khẩu lạc chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm. - Đối với chăn nuôi: Hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Khi ép 100g hạt lạc sẽ thu được 60-65g khô dầu. Hàm lượng các chất có trong khô dầu khác cao, đặc biệt là Gluxit, Lipit và Protein nên khô dầu được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi. Các nghiên cứu bổ sung khô dầu trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm đều làm tăng trọng nhanh cho lợn, tăng sản lượng và chất lượng trứng gà, vịt. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khô dầu như sau: Gluxit 12-15%, Lipit 7-11%, Protein trong các hợp chất hữu cơ là 41,3-50,4%, muối khoáng 3-4%. Do đó làm thức ăn cho chăn nuôi rất tốt, tuy nhiên đây là sản phẩm khó bảo quản do dễ bị nấm mốc, đòi hỏi kỹ thuật xử lý nấm cao. 1.1.1.2.3. Giá trị kinh tế của cây lạc Lạc là một mặt hàng nông sản có tỷ suất hàng hóa lớn và một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu của FAO, hiện nay trên thế giới có khoảng 108 nước trồng và sản xuất lạc. Một số nước xuất khẩu lạc lớn như Trung Quốc, Argentina, Mỹ, Ấn Độ…. Ở
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 9 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Xênêgan, giá trị lạc chiếm 1/2 thu nhập và chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở Nigeria lạc cũng chiếm tới 60% giá trị xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn trên thế giới. Tuy nhiên do chất lượng lạc nước ta còn thấp trong khi thị trường thế giới bấp bênh nên tình hình xuất khẩu có xu hướng giảm so với giai đoạn trước đây. Chúng ta cần phải nâng cao năng suất lạc, cải thiện chất lượng lạc để tận dụng hết lợi thế so sánh, phát huy thế mạnh xuất khẩu lạc. Song song với giá trị kinh tế thu được từ lạc nhân xuất khẩu thì các sản phẩm từ lạc thông qua các ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến cũng mang lại giá trị không nhỏ. Đặc biệt là công nghiệp ép dầu, chế biến bánh kẹo, bơ, mứt…Dầu lạc tinh khiết còn được sử dụng trong y học, tiểu thủ công mỹ nghệ. Với vai trò to lớn như trên thì việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp làm tăng năng suất lạc, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở đó nâng cao thu nhập thúc đẩy kinh tế và nông nghiệp nông thôn phát triển là một việc làm rất có ý nghĩa và thiết thực. 1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc 1.1.1.3.1. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên • Về ánh sáng: Cây lạc là cây nhiệt đới, ưa điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài và nhiệt độ cao. Số giờ nắng trong ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của cây lạc. Sự phụ thuộc đó càng chặt chẽ vào thời kì nảy mầm và khi cây lạc ra hoa. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200g/tháng. • Về nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25-300 C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kì nảy mầm 25-300 C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20-300 C, thời kỳ ra hoa 24-330 C, thời kỳ chín 25-280 C. • Về ẩm độ, lượng mưa: Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhấtđến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70-80% độ ẩm giới
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 10 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kì ra hoa kết quả (80-85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến khi thu hoạch (không kể thời gian nảy mầm) là 450-700mm. • Về đất đai: Lạc là cây thích ứng trên nhiều loại đất, nó không yêu cầu chặt chẽ về độ phì song lại yêu cầu rất chặt chẽ về lý tính của đất, đặt biệt là tầng đất mặt. Đất lý tưởng cho trồng lạc là đất có thành phần cơ giới nhẹ , sáng màu, lỏng, dễ vỡ và dễ thoát nước: Đất cát pha, đất phù sa cổ, đất dốc tụ…đầy can xi và lượng hữu cơ vừa phải. Lạc có thể trồng trên đất có độ pH 4,5 nhưng độ pH từ 6-7 là thích hợp nhất. Do đó lạc được trồng nhiều ở chân đất phù sa ven sông , đất đỏ, đất cát pha… Hầu hết trên các chân đất, lân bị rửa trôi mạnh nên khi sản xuất cần lưu ý bón lân để tạo năng suất và phẩm chất quả lạc. 1.1.1.3.2. Các nhân tố sinh học • Giống: Yêu cầu chọn lạc để giống: Lạc được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt không sâu bệnh và có năng suất cao. Sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt mẩy, không nứt nẻ, được phơi nắng để làm giống. • Dinh dưỡng khoáng: Để đạt được năng suất lạc cao, ngoài các yếu tố về giống thì kỹ thuật thâm canh trong đó có phân bón đóng vai trò hết sức quan trong. Cây lạc có nhu cầu nhiều đạm nhất, sau đó tới kali, lân ,canxi và các trung vi lượng. Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ, với năng suất 3 tấn/ha lạc lấy đi từ đất 192kgN, 48kg P2O5 , 80kg K2O + 79 KG CaO. - Đạm (N): Lạc cũng như cây họ đậu khác có nhu cầu cao về đạm song nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể. Tuy nhiên, nốt sần của cây chỉ hình thành sau khi cây mọc một tuần do đó giai đoạn đầu ở thời kì cây con, cây lạc cần một lượng đạm nhất định. Hơn nữa, hệ thống vi sinh vật trong nốt sần có nhu cầu sử dụng phân đạm để phát triển nên cần bón đạm lót và thúc sớm để lạc phát triển ngay từ đầu và tạo ra nhiều nốt sần hữu hiệu. Trên các chân đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng nếu không bón phân đạm thì hệ vi sinh vật cộng sinh nốt sần phát triển kém vì vậy
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 11 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng năng suất sẽ rất kém. Thiếu đạm, thân lá có màu xanh vàng, lá nhỏ, khả năng vươn cao, đâm cành kém, Thiếu đạm trong giai đoạn đầu cây cằn cỗi, khó hình thành nốt sần và tỉ lệ nốt sần hữu hiệu thấp - Lân: Lân có tác dụng kích thích bộ rễ phát triển thúc đẩy sự hình thành nốt sần, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa hình thành củ sớm, giảm tỉ lệ lép. Cây lạc có nhu cầu cao về lân từ thời kì ra hoa tới sau hình thành củ. Thời kì cây con hàm lượng lân trong cây không cao nhưng rất cần thiết để sinh vật cộng sinh phát triển hình thành thành nốt sần. Do vậy lân cần được bón sớm. Thiếu lân xuất hiện sắc đỏ trên lá, thiếu nhiều lá chuyển qua màu nâu, cây còi cọc. - Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển quả (củ) làm tăng số nhân, tăng tỉ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt. Hàm lượng kali trong lá cao nhất ở thời kì ngay trước ra hoa sau đó giảm đi ở thời kì hình thành củ. Vì vậy cần bón kali sớm và kết thúc trước khi cây ra hoa. Thiếu kali xuất hiện những đốm vàng ở mép lá sau lan ra thành mảng và dần chết khô, thường ở lá non xuất hiện những vết đốm vàng nâu. Thiếu kali làm củ một nhân nhiều, tỉ lệ dầu thấp. - Trung vi lượng: cây lạc có nhu cầu cao về trung vi lượng. Canxi là một trong những yếu tố không thể thiếu khi trồng lạc. Bón vôi cho lạc giúp làm tăng pH, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm và là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo quả và hạt. Cây hút canxi, magiê mạnh nhất là thời kì lạc đâm tia. Molipden (Mo) có tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, tăng khả năng đồng hóa nitơ. Bo (B) giúp quá trình phát triển rễ, tăng khả năng chịu hạn, giúp cho quả không bị nứt, hạn chế nấm bệnh xâm nhập. Thiếu B làm giảm tỉ lệ đậu quả, hạt lép nhiều, sức sống hạt giống. 1.1.1.3.3. Các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất lạc cũng như mức độ đầu tư cho quá trình sản xuất. Lao động: Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất lạc. Trình độ và kinh nghiệm lao động có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Người lao động có trình độ cao sẽ nắm bắt nhanh kỹ thuật mới và áp dụng được những thành tựu công nghệ đó . Những người lao động có kinh nghiệm sản xuất lâu năm sẽ ứng phó được với điều kiện thời tiết thay đổi, hạn chế được rủi ro trong sản xuất.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 12 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Vốn: Trong quá trình sản xuất vốn là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Nếu có đủ vốn để đầu tư, người sản xuất sẽ có điều kiện để thâm canh nhằm khai thác và sử sụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngược lại, trong quá trình sản xuất nếu thiếu vốn sẽ làm hạn chế khả năng đầu tư của người nông dân từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Thị trường tiêu thụ: Thị trường nông sản của nước ta không ổn định. Đặc biệt, đối với lạc, giá lạc biến động rất lớn do tính thời vụ của sản phẩm. Phần lớn lượng lạc sản xuất ra ở nước ta để xuất khẩu nhưng chất lượng sản phẩm lạc ở Việt Nam vẫn chưa cao nên khó cạnh tranh được với lạc của một số nước trên thế giới. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông liên lạc thuận lợi sẽ góp phần phát triển kinh tế cũng như giao thương kinh tế giữa các vùng. Giao thông liên lạc thuận lợi sẽ giúp cho người nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, họ sẽ tiếp xúc và cập nhật được với các thông tin thị trường. Điều này sẽ giúp họ thuận lợi hơn trong tiêu thụ sản phẩm và không bị ép giá khi bán. Cơ chế chính sách của Nhà nước: chính sách mới về đất đai của Đảng và nhà nước ta về dồn điền, đổi thửa và giao ruộng cho người nông dân trong 20 năm đã giúp người nông dân mạnh dạn hơn trong đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. Người nông dân được miễn thuế hoàn toàn trong sản xuất nông nghiệp đã làm giảm được một khoảng chi phí đáng kể trong sản xuất. Điều này đã giúp người nông dân phấn khởi hơn trong sản xuất. Chính sách khuyến nông đã hỗ trợ về kỹ thuật cho bà con nông dân, nhà nước trợ giá giống mới, nghiên cứu thử nghiệm giống mới phù hợp với từng vùng nhằm góp phần tăng năng suất hiệu quả trồng lạc. 1.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất: Để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc, tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của nông hộ • Chi phí đầu tư giống trên sào • Chi phí đầu tư phân bón trên sào • Chi phí thuốc bảo vệ thực vật trên sào • Chi phí nhân công trên sào
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 13 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng • Chi phí về thủy lợi trên sào • Chi phí làm đất trên sào • Chi phí tuốt lạc trên sào • Chi phí mua sắm các tưliệu sản xuất trên sào. - Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất + Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền toàn bộ sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kì sản xuất nhất định. GO =  Q*P Q: Khối lượng sản phẩm được sản xuất ra P : giá bình quân một kg lạc  Giá trị sản xuất lạc bình quân/sào GO/sào = GO /  DTGT + Chi phí trung gian (IC) : chi phí trung gian là những chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất. + Giá trị gia tăng (VA): phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí mua ngoài bỏ ra VA = GO -IC Giá trị gia tăng bình quân/sào (VA/sào) VA/sào = GO/sào – IC/sào - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất: + Năng suất (N): Phản ánh trung bình một năm, đơn vị diện tích đất canh tác sản xuất được bao nhiêu lượng lạc vỏ: N = Q/S Trong đó: Q: Tổng sản lượng lạc vỏ thu được trong năm S: Diện tích canh tác lạc trong năm + Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (đồng) (GO/IC): thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất đó càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả. + Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (đồng) (VA/IC): thể hiện cứmột đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng (thu nhập).
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 14 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 1.1.2.1. Tình hình sản xuất lạc của thế giới Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao nên được trồng rỗng rãi khắp thế giới. Theo số liệu của FAO, tính đến năm 2009 trên thế giới có trên 100 quốc gia trồng lạc với sản lượng trên 23,91 triệu ha, đạt sản lượng 36,6 triệu tấn. Trong đó, Châu Á chiếm tới 63,88%, Châu Phi 28,09%, Châu Mỹ 0,079%. Ấn Độ là quốc gia có diện tích lớn nhất với 5,47 triệu ha, sau đó là Trung quốc với 4,4 triệu ha và Nigeria với 2,64 triệu ha. Qua bảng 1 ta thấy, sự biến động về diện tích qua các năm của các nước là không đáng kể. Về năng suất, có khác nhau giữa các nước và sự biến động này là khá lớn. Nước có năng suất lớn nhất là Mỹ với 3,79 tấn/ha năm 2009, tiếp theo là Trung Quốc với 3,35 tấn/ ha, Việt Nam với 2,08 tấn /ha. Trong khi đó năng suất lạc của Ấn Độ là 1,02 tấn/ha mặc dù Ấn Độ là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất với 5,47 triệu ha, do vậy sản lượng của nước này đạt 5,51 triệu tấn đứng thứ hai sau Trung Quốc là 14,76 triệu tấn. Những năm gần đây ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lạc như giống mới, phân bón, thuốc kích thích sinh trưởng. Do đó trong tương lai, năng suất lạc sẽ tăng lên theo bước tiến của khoa học công nghệ. Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số nước trồng lạc chủ yếu trên thế giới từ năm 2007-2009 Tên nước DT (triệu ha) NS (tấn/ha) SL (triệu tấn) Năm 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 Ân Độ 6,30 6,16 5,47 1,46 1,16 1,02 9,18 7,17 5,51 Trung Quốc 3,96 4,27 4,4 3,30 3,36 3,35 13,08 14,34 14,76 Indonexia 0,66 0,64 0,62 2,09 1,20 1,26 1,38 0,77 0,78 Myanma 0,75 0,81 0,84 1,33 1,06 1,62 1,00 1,30 1,36 Nigeria 2,23 2,33 2,64 1,27 1,23 1,13 2,84 2,87 2,97 Mỹ 0,48 0,61 0,44 3,54 3,84 3,79 1,70 2,34 1,67 Việt Nam 0,25 0,25 0,25 2,04 2,12 2,08 0,51 0,53 0,52 ( Nguồn: FAOSTAT )
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 15 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng 1.1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có diện tích tương đối lớn, đứng thứ hai về diện tích trong tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm của nước ta. Mặc dù cây lạc có giá trị kinh tế về nhiều mặt nhưng diễn biến về năng suất và diện tích đều tăng chậm hơn so với một số loại cây trồng khác. Bảng 2. Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta thời kỳ 2005-2010 ĐVT: 1000 ha Loại cây 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Mía 266,3 288,1 290,8 270,7 265,6 266,3 2. Lạc 269,6 246,7 254,5 255,4 245,0 231 3. Đậu tương 204,1 185,6 187,4 192,1 147 197,8 4. Bông 25,8 20,9 12,1 5,8 9,6 9,1 ( Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam ) Nhìn vào bảng số 2, ta thấy lạc là cây có diện tích ít biến động nhất, trong khi đó đậu tương và bông có biến động đáng kể. Để có thể tăng sản lượng trong điều kiện diện tích ít biến động như trên, vấn đề chủ chốt là nâng cao năng suất lạc. Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học, khả năng sản xuất của giống không ngừng được nâng lên. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư thâm canh trở thành xu hướng tăng nên năng suất được tăng dần qua các năm mặc dù tăng chậm. Diễn biến về kết quả sản xuất lạc qua các năm được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 3. Kết quả sản xuất lạc của Việt Nam qua một số năm Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích 1000 ha 269,6 246,7 254,5 255,4 245,0 231 Năng suất Tạ/ ha 18,1 18,7 20,04 20,8 20,85 21,02 Sản lượng 1000 tấn 489,3 462,5 510 530,5 510,9 485,7 ( Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam ) Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích trồng lạc năm 2005 là 269,6 nghìn Ha, đến năm 2007 giảm còn 254,5 nghìn Ha và lại giảm đến năm 2010 là 231 nghìn Ha. Ta có thể thấy rằng diện tích trồng lạc ở nước ta hiện giảm dần nhưng sản lượng tăng lên
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 16 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng đáng kể, năm 2005 là 489,3 nghìn tấn và đến năm 2009 là 510,9 nghìn tấn và có sự giảm xuống còn 485,7 nghìn tấn vào năm 2010. Có được kết quả như vậy là nhờ năng suất lạc tăng lên đáng kể, năng suất năm 2005 là 18,1 Tạ/ha và đến năm 2010 là 21,02 Tạ/ha. Tuy nhiên, diễn biến về năng suất giữa các vùng ở nước ta lại có sự chênh lệch lớn. Mỗi vùng có điều kiện về tự nhiên, đất đai, khí hậu khác nhau, tập quán sản xuất khác nhau nên năng suất do vậy cũng khác nhau. Tình hình về diện tích, năng suất, sản lượng của các vùng sản xuất lạc qua các năm thể hiện qua bảng 4. Vùng có diện tích lớn nhất là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 44,29% diện tích trồng lạc cả nước năm 2010 và đứng thứ hai là vùng Trung du miền núi phía Bắc với 21,73%, đồng bằng sông Hồng là 13,07% và còn lại một số vùng khác trồng với quy mô nhỏ hơn. Năng suất lạc có sự biến động lớn giữa các vùng. Vùng Bắc Trung Bộ mặc dù có diện tích lớn nhất cả nước nhưng năng suất chỉ xấp xỉ năng suất bình quân của cả nước. Trong khi đó đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ vầ đồng bằng Sông Cửu Long có điều kiện về đất đai, khí hậu thuận lợi nên có năng suất cao hơn bình quân chung cả nước. Cây lạc đòi hỏi điều kiện ánh sáng dài ngày, cường độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao và đồng đều, do đó các vùng như Tây Nguyên khó có thể đáp ứng. Cộng thêm điều kiện thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, điều kiện khí hậu có tính qui luật, khó có thể điều tiết, do đó để nâng cao năng suất, sản lượng lạc các vùng, hướng chính là cải thiện giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng vùng, kích thước hạt to và tăng cường đầu tư thâm canh trên đơn vị diện tích.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 17 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc của các vùng trong cả nước Năm Đơn vị ĐVT 2008 2009 2010 Tỉ lệ %(*) Cả nước DT Nghìn Ha 255,30 245,00 231,00 NS Tạ/ ha 20,77 20,85 21,03 100,00 SL Nghìn Tấn 530,25 510,9 2 485,79 ĐB s.Hồng DT Nghìn Ha 34,50 31,40 30,20 NS Tạ/ ha 23,88 23,18 24,10 13,07 SL Nghìn Tấn 82,38 72,78 72,80 TD MN phía Bắc DT Nghìn Ha 50,50 50,50 50,20 NS Tạ/ ha 16,93 17,16 17,62 21,73 SL Nghìn Tấn 85,49 86,66 88,45 BTB và DHMT DT Nghìn Ha 107,30 108,10 102,30 NS Tạ/ ha 19,01 19,49 19,94 44,29 SL Nghìn Tấn 204,00 210,67 204,00 Tây Nguyên DT Nghìn Ha 19,50 17,50 16,70 NS Tạ/ ha 15,85 17,31 17,54 7,22 SL Nghìn Tấn 30,90 30,30 29,30 Đông Nam Bộ DT Nghìn Ha 29,60 24,90 20,50 NS SL Tạ/ ha Nghìn Tấn 28,45 84,21 27,59 68,70 25,17 51,60 8,88 ĐBSC Long DT Nghìn Ha 13,90 12,60 11,10 NS Tạ/ ha 31,22 33,09 35,59 4,81 SL Nghìn Tấn 43,39 41,70 39,50 (Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam) (*) là % diện tích năm 2010
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 18 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng 1.1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế Quan sát bảng 5 cho thấy rằng, từ năm 2006 đến 2008, diện tích và sản lượng đều giảm. Về diện tích, giảm từ 4726 ha xuống 4133 ha và sản lượng giảm từ 8800 tấn xuống còn 6305 tấn. Đặc biệt có sự giảm mạnh về mặt diện tích trồng lạc từ năm 2007 đến 2008, nguyên nhân là do việc chuyển đổi đất trồng lạc sang trồng các loại cây khác có năng suất cao hơn (lúa, ngô…), một phần do thời tiết Thừa Thiên Huế không thuận lợi cho việc trồng lạc. Từ năm 2008 đến năm 2010, tuy diện tích trồng lạc tiếp tục giảm từ 4133 ha năm 2008 xuống 4018 ha năm 2010 nhưng sản lượng lạc lại có sự tăng lên đáng kể từ 6305 tấn năm 2008 lên 8835 tấn năm 2010, điều này có được là do đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, đưa các giống lạc mới vào sản xuất thay thế cho các giống lạc địa phương đã thoái hóa. Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Thừa Thiên Huế qua các năm 2006-2010 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2006 4,726 18,60 8,80 2007 4,704 20,44 9,615 2008 4,133 15,26 6,305 2009 4,146 21,00 8,703 2010 4,018 21,980 8,835 (Nguồn niên giám thống kê TTH 2010) 1.1.2.4. Tình hình sản xuất lạc ở thị xã Hương Trà Hương Trà là một trong các huyện có diện tích trồng lạc lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế (chiếm 24,04% toàn tỉnh). Tuy nhiên diện tích trồng lạc của huyện lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Số liệu ở bảng 6 cho thấy, từ 1180 ha năm 2006 xuống còn 1023 ha năm 2010, nguyên nhân là do việc chuyển đổi đất trồng lạc sang trồng lúa. Xét về mặt năng suất và sản lượng thì có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2010, năng suất lạc đạt mức cao nhất trong chục năm trở lại đây với 23,97 tạ/ha, nguyên nhân là do bà con đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học và đưa các giống lạc mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 19 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng thay thế các giống lạc địa phương đã thoái hóa, cho năng suất thấp hơn. Và để thấy rõ hơn ta quan sát bảng dưới đây: Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Hương Trà qua các năm 2006-2010 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2006 1,180 19,62 2,315 2007 1,131 22,91 2,591 2008 1,100 17,95 1,974 2009 1,007 22,77 2,293 2010 1,023 23,97 2,452 ( Nguồn: niên giám thống kê Thị xã Hương Trà 2010 ) 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin qua UBND xã, hợp tác xã, sở nông nghiệp tỉnh, số liệu của Niên giám thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, thông tin từ xã, các loại sách báo, đài, internet. - Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ sản xuất lạc năm 2011 bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ các nội dung nghiên cứu và tiến hành điều tra theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Mẫu được chọn gồm 60 hộ có cơ cấu theo tỷ lệ giàu nghèo của xã. Việc xác định các hô giàu, nghèo, khá hay trung bình được căn cứ vào mức sống thực tế của địa phương và chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 của Bộ Lao động - Thương binh- Xã hội, cụ thể như sau: - Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo : 180.000đ/tháng hay 2.160.000đ/năm. - Vùng nông thôn, đồng bằng: 200.000đ/tháng hay 2.400.000đ/năm. - Vùng thành thị: 260.000đ/tháng hay 3.120.000đ/năm. Riêng đối với nhóm hộ có thu nhập trung bình và khá thì theo điều kiện kinh tế của từng xã để tiến hành phân loại. Trên quan điểm chung là:
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 20 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng - Hộ trung bình có thu nhập từ 200.000- 260.000đ/tháng - Hộ khá giàu có thu nhập từ 260.000đ/tháng trở lên Quá trình phân loại hộ này chỉ mang tính tương đối, thực tế mức thu nhập bình quân trên đầu người ở mỗi xã đều có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Để tiến hành nghiên cứu, tôi căn cứ vào số hộ của xã và tỷ lệ các hộ thuộc ba nhóm: hộ khá giàu, hộ trung bình và hộ nghèo theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của xã, thì trong 60 hộ được chọn để điều tra, tôi chọn ra 9 hộ khá giàu (15%), 12 hộ nghèo (20%) và 39 hộ trung bình (65%). 1.2.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá các chỉ tiêu qua thời gian. - Phương pháp hạch toán kinh tế: Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích, so sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của địa phương và các hộ điều tra sản xuất lạc. - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã trao đổi tham khảo ý kiến của người trồng lạc ở địa phương có liên quan và am hiểu sâu sắc các vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung, đồng thời kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phân tổ thống kê: Dùng để nghiên cứu các đặc trưng quan hệ giữa các nhân tố tới năng suất, thu nhập cũng như mối quan hệ giữa bản thân các nhân tố đó. Đồng thời nghiên cứu biểu hiện mối quan hệ giữa các bộ phận và tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể chung. Trên cơ sở đó nêu bật được những đặc trưng về đầu tư thâm canh, năng suất, hiệu quả sản xuất lạc nhằm đưa ra giải pháp làm tăng thu nhập cho các hộ trồng lạc. - Phương pháp toán kinh tế (hàm sản xuất): Để thấy được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất sản xuất lạc, trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng hàm Cobb- Douglas. Hàm sản xuất Cobb- Doughlas có dạng: Y = AX1 α1 X2 α2 X3 α3 X4 α4 X5 α5 X6 α6 X7 α7
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 21 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Trong đó: đơn vị diện tích là sào (500m2 ) A : Hằng số/ Hệ số tự do. Y : Năng suất lạc (tạ/sào) X1 : Khối lượng giống (kg/sào) X2 : Lượng phân Đạm sử dụng (kg/sào) X3 : Lượng Vôi sử dụng (kg/sào) X4 : Lượng phân Kali sử dụng(kg/sào) X5 : Lượng phân Lân sử dụng (kg/sào) X6 : TBVTV (1000đ/sào) X7 : Lao động(công/sào) Ai (i=1,8) : hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập đến năng suất lạc. 1.3. Tình hình cơ bản của phường Hương Chữ, Thị xã Hương Trà 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.1.1. Vị trí địa lý Phường Hương Chữ thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí phía Nam của huyện, cách trung tâm huyện từ 8-9 km và tiếp giáp thành phố Huế. Nằm ở nút giao thông quan trọng Quốc lộ 1A và đường tránh Tây Nam thành phố Huế, có tuyến đường liên Hương Chữ, Hương An, nối đường Tây Nam và tỉnh lộ 12B. - Phía đông giáp với xã Hương An, phường An Hòa (TPHuế ) - Phía tây giáp với xã Hương Xuân - Phía nam giáp với xã Hương Hồ - Phía bắc tiếp giáp với xã Hương Toàn Tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 1585 ha, tỷ lệ so với huyện Hương Trà là 3,04% Địa hình của phường là đồi núi và đông bằng thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao và đồng bằng bằng phẳng trải rộng từ chân núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và Hương Xuân, hình thành hai vùng sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt. Tóm lại, phường Hương Chữ có vị trí địa lý khá thuận lợi, địa hình đa dạng có điều kiện cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp cũng như giao lưu văn hóa xã
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 22 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng hội, chuyển giao khoa học kỹ thuật và trong tương lai đây là cầu nối giữa thị xã Hương Trà và thành phố Huế. 1.3.1.2. Địa hình, thỗ nhưỡng Hương Chữ là một phường vùng đồng bằng và bán sơn địa thuộc thị xã Hương Trà, được phân thành 7 thôn. Địa hình mang đặc thù của vùng Duyên hải miền Trung, dốc và thấp từ Tây Nam về Đông Bắc tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao dộ cao bình quân 100m và đồng bằng bằng phẳng (độ cao bình quân 2,5m so với mặt nước biển) trải rộng từ chân núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và Hương Xuân, hình thành hai vùng sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt. Do cấu trúc địa hình cho nên trên địa bàn phường có hai loại đất chính là đất phù sa được bồi đắp hằng năm ở vùng đồng bằng, đất nâu vàng trên phù sa cổ và một số ít đất đỏ vàng trên đá sét, loại đất chủ yếu là thịt trung bình,cát pha. 1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu Phường Hương Chữ cũng như các địa phương khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế đều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp Bắc Nam nên mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm là 25,3 0 C, tháng cao nhất tháng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 6 nhiệt độ dao động khoàng 35 – 38,80 C, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 41,80 C, thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau, nhiệt độ khoảng 12,4 – 14,00 C .Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió muà Đông Bắc, mùa hạ có gió Tây Nam khô nóng, lượng mưa phân bố không đều nên thường hạn hán, úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tương đối cao khoảng từ 85-87%. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa tập trung bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 2 hàng năm, vào những tháng này thường xảy ra bão lũ và lượng mưa bình quân cả năm khá cao đạt 3.056,0mm. Lượng mưa tương đối cao sẽ có tác động giảm được chi phí thủy lợi cho sản xuất. Tuy nhiên trong những tháng mùa mưa thường chịu ảnh hưởng của những đợt biến đổi khí hậu phức tạp, không khí lạnh từ Bắc tràn xuống. Mùa mưa thường kéo dài dai dẳng, khí hậu có sự chuyển biến đột
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 23 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng ngột, nằm giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân nên bão thường xuất hiện từ tháng 8, tập trung và thường xuyên xảy ra từ tháng 10 đến tháng 11 gây lũ lụt hàng năm, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cũng như đời sống kinh tế xã hội. 1.3.1.4. Điều kiện thủy văn Phường Hương Chữ là phường có điều kiện thủy văn và thủy lợi rất tốt. Tuy trên địa bàn phường không có sông lớn nhưng phường chịu ảnh hưởng của sông Hương, sông Bồ, có hồ chứa nước Thọ Sơn phục vụ cho 110 ha lúa của HTX Phú An, đập đón phục vụ tưới cho 20 ha ở vùng ruộng phân La Lã, kênh Chọ Rọ. Ngoài ra, phường còn có các ao hồ chứa nước khá lớn như Bàu Sen, Bàu Tằm là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, góp phần điều tiết khí hậu của vùng. Hơn thế, phường còn có 13 trạm bơm trong đó có 7 trạm bơm điện, 6 trạm bơm dầu và 1 số hệ thống cấp 1 kênh mương nội đồng, hiện nay đã được bê tông hóa 30 %. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi phục vụ được 100% nhu cầu tưới tiêu của xã, tạo được sự an tâm cho nông dân trong việc tưới tiêu nước ở vùng canh tác. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2.1. Tình hình dân cư và nguồn lao động Dân số và lao động chính là nguồn lực sản xuất của xã hội. Đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển. Dân số tăng trưởng hợp lý, cơ cấu lao động tích cực là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và phồn vinh của xã hội. Đánh giá tình hình dân số và lao động của địa phương sẽ giúp chúng ta nắm rõ nguồn nhân lực và đồng thời cũng là một bộ phận của thị trường tiêu thụ từ đó mới có những phương hướng biện pháp phát triển đúng đắn. Qua bảng số liệu số 7, ta thấy tổng số hộ và tổng số nhân khẩu có sự tăng lên qua các năm. Số nhân khẩu tăng lên chủ yếu do sinh đẻ và số hộ tăng do tách ra từ các hộ lớn. So với năm 2010 thì trong năm 2011 số hộ đã tăng lên 3,55% tương ứng 75 hộ và số nhân khẩu tăng lên 1,4% tương ứng 128 khẩu. Với quỹ đất tự nhiên hạn hẹp, không tăng lên thì việc gia tăng dân số nhanh trở thành vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là việc đáp ứng cho các nhu cầu như y tế, giáo dục. giải quyết việc làm… sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 24 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Về mặt lao động, ta thấy lao động có sự tăng lên qua các năm. So với năm 2010 thì năm 2011 số lao động tăng lên cũng đáng kể với 6,97% tương ứng 53 lao động, năm 2010 so với 2009 tăng 4,82% tương ứng với 35 lao động. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự chuyển đổi ngành nghề của một số thanh niên đến tuổi lao động và xu hướng học nghề đang gia tăng. Bên cạnh đó, số hộ nông nghiệp cũng như lao động tham gia nông nghiệp có tăng đã làm cho bình quân lao động nông nghiệp/hộ cũng có xu hướng tăng qua các năm. Số lao động phi nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể, so với 2010 thì 2011 tăng lên 8,78%. Nhìn chung cơ cấu lao động đang dần chuyển dịch sang hướng tích cực làm cho thu nhập của người dân ngày càng nâng cao, đời sống ngày càng cải thiện. Tuy nhiên với mức độ dân số tập trung quá cao như hiện nay, dân số hoạt động nông nghiệp lớn và sự hạn chế về diên tích đất là nhân tố cản trở đối với tích tụ và tập trung đất đai. Do đó, để nâng cao khả năng sản xuất của hộ, các biện pháp gia tăng dân số là hoàn toàn cần thiết, đồng thời cần tập trung phát triển các ngành nghề khác để cải thiện thu nhập cho hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp.
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 25 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của phường Hương Chữ qua 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % 1. Tổng số hộ Hộ 2036 100 2110 100 2185 100 74 3,63 75 3,55 Hộ nông nghiệp Hộ 1565 76,90 1590 75,40 1637 75,00 25 1,60 47 2,96 Hộ phi nông nghiệp Hộ 471 23,10 520 24,60 548 25,00 49 10,40 28 5,38 2. Tổng số NK Khẩu 9080 100 9160 100 9288 100 80 0,88 128 1,40 Nam Khẩu 3720 41,00 3780 41,30 3891 41,90 60 1,61 111 2,94 Nữ Khẩu 5360 59,00 5380 58,70 5397 58,10 20 0,37 17 0,32 3. Tổng số lao động Lao động 725 100 760 100 813 100 35 4,82 53 6,97 LĐ NN Lao động 532 74,00 555 73,00 590 72,60 23 4,32 35 6,31 LĐ phi NN Lao động 193 26,00 205 27,00 223 27,40 12 6,22 18 8,78 4. Bình quân khẩu/hộ Khẩu 4,45 - 4,34 - 4,25 - -0,11 -2,47 -0.09 -2,07 5. Bình quân LĐ/hộ Lao động 0,35 - 0,36 - 0,37 - 0,01 2,85 0,01 2,77 6. Bình quân LĐ NN/hộ Lao động 0,33 - 0,35 - 0,36 - -0,02 -6,06 -0,01 -2,86 ( Nguồn: UBND phường Hương Chữ ) 1.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động và có tính chất giới hạn theo bề mặt không gian. Quy mô và trình độ sử dụng nguồn lực này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Làm thế nào để khai thác và sử dụng tài nguyên đất hợp lý và hiệu quả là vấn đề không dễ đối với người dân sản xuất. Nhìn chung trong thời gian qua công tác quản lý và sử dụng đất của xã tương đối tốt, để thấy được rõ hơn tình hình đất đai ở địa phương ta xem xét bảng số liệu sau:
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 26 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2009-2011 2009 2010 2011 So sánh (2011/2009) Chỉ tiêu DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) +/- % Tổng diện tích đất TN 1585 100 1585 100 1585 100 0 0 I. Đất nông nghiệp 119772 75,57 117413 74,08 116342 73,40 -34,30 -2,86 1. Đất sản xuất nông nghiệp 752,43 47,47 728,84 45,98 718,13 45,31 -34,30 -4,59 - Đất trồng cây hàng năm 747,1 47,14 723,51 45,65 712,8 44,97 -34,30 -4,59 - Đất trồng cây lâu năm 5,33 0,34 5,33 0,34 5,33 0,34 0 0 2. Đất lâm nghiệp 425,39 26,84 425,39 26,84 425,39 26,84 0 0 3. Đất nuôi trồng thủy sản 19,9 1,26 19,9 1,26 19,9 1,26 0 0 II. Đất phi nông nghiệp 384,95 24,29 408,54 25,78 419,25 26,45 34,30 8,91 1. Đất ở 194,4 12,26 216,7 13,67 228,4 14,41 34 17,49 2. Đất chuyên dùng 56,17 3,54 56,19 3,55 56,2 3,55 0,03 0,05 3. Đất tôn giáo 16,10 1,01 16,15 1,02 16,15 1,02 0,05 0,31 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 77,4 4,88 77,6 4,89 77,6 4,89 0,20 0,25 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 40,9 2,58 40,9 2,58 40,9 2,58 0 0 III.Đất chưa sử dụng 2,33 0,15 2,33 0,15 2,33 0,15 0 0 ( Nguồn: UBND phường Hương Chữ ) Hương Chữ là một phường có hoạt động sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi , ngoài ra hoạt động lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng rất phát triển. Theo số liệu năm 2011, phường có 1585 ha tổng diện tích đất tự nhiên thì đất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ rất cao là 73,4%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 45,31%. Tiếp đến là đất lâm nghiệp chiếm 26,84% tổng diện tích đất tự nhiên. Ta có thể thấy cơ cấu các loại đất không có sự biến động lớn, so với năm 2009 thì đất nông nghiệp đã giảm 2,86% ứng với 34,3 ha, nguyên nhân do chuyển sang làm nhà ở. Với tình hình dân số gia tăng nhanh như hiện nay thì việc chuyển đổi đất từ sản xuất nông nghiệp sang làm nhà cũng là vấn đề dễ hiểu. Nhưng nhìn chung, phường đã có công tác sử dụng đất khá tốt, đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ với 2,33 ha chiếm 0,15%. Diện tích đất tự nhiên có hạn, do vậy chúng ta cần phải có biện pháp để quản lý và sử dụng nó một cách có hiệu quả, bền vững và lâu dài. Cần chú trọng đầu tư, cải
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 27 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao độ phì nhiêu cho đất, có kế hoạch sử dụng hợp lý. 1.3.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật Cùng với lao động và đất đai thì cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cũng như kết quả sản xuất. Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, các dịch vụ về sản xuất và khoa học kỹ thuật. Những yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở xã Hương Long có những đặc điểm sau: - Về giao thông: Hương chữ có tuyến quốc lộ 1A đi ngang qua chiều dài 2,6km tiếp giáp với thành phố Huế, tuy cách xa khu trung tâm của xã nhưng có lợi thế giao lưu đối ngoại tạo hướng phát triển dịch vụ và đô thị hóa trong tương lai. Tuyến đường tránh phía Tây Nam thành phố Huế dài hơn 2km tạo ra hướng giao lưu hàng hóa ở vùng trên của xã nối với trung tâm Huyện lỵ tương lai có thể phát triển dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và hình thành các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của xã. Tạo điều kiện giao lưu hàng hóa Bắc Nam. Đường liên xã Hương Chữ, Hương Hồ qua địa bàn xã dài 3km đã được bê tông hóa, là tuyến giao thông liên vùng giúp kinh tế của xã phát triển. Tuyến đường công vụ dài 1,3km nối từ phường trung lên đến đường tránh Huế tạo ra tuyến giao thông rất thụân tiện cho việc sản xuất và đi lại của bà con trong xã và các xã lân cận, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa trong vùng đến trung tâm của xã. Các tuyến đường liên thôn liên xóm nhờ nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu, nguồn vốn tích cầu của Tỉnh, của Huyện được Bê tông hóa và nhựa hóa trên 70%, đường liên thôn dài 12,6km, đường liên xóm dài 17,6km, đường nội đồng dài hơn 15km. - Về thủy lợi Thủy lơi là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác thủy lợi, trong những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã từng bước kiên cố hóa kênh mương.Hương Chữ có hồ chứa Thọ Sơn phục vụ cho 110 ha
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 28 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng lúa của HTX Phú An, đập đón phục vụ tưới cho 20 ha ở vùng ruộng phân La Lã, kênh Chọ Rọ Ngoài ra còn có 13 trạm bơm trong đó có 7 trạm bơm điện, 6 trạm bơm dầu và 1 số hệ thống cấp 1 kênh mương nội đồng, hiện nay đã được bê tông hóa 30 %. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi phục vụ được 100% nhu cầu tưới tiêu của xã, tạo được sự an tâm cho nông dân trong việc tưới tiêu nước ở vùng canh tác. - Tình hình cơ giới hóa trong nông nghiệp Hiện nay, áp dụng cơ giới háo trong nông nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp từ đó quyết định đến sự phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần giải phóng sức lao động cho người nông dân. Thực tế ở phường Hương Chữ việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp rất được quan tâm, hiện nay toàn xã có 38 máy cày tay, công suất 15 CV, ngoài ra HTX còn hợp đồng thêm 7 máy cày loại lớn với các chủ máy trên đơn giá cố định. Với số lượng máy như trên đã thực hiện cày vỡ 40% diện tích, bừa thục 100% diện tích. 1.3.2.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn xã phát triển khá mạnh với các ngành: - Ngành trồng trọt: Số liệu bảng 9 cho thấy, nhìn chung diện tích canh tác của các loại cây trồng biến động khá lớn và không đồng đều qua các năm. Cụ thể, diện tích lúa có xu hướng giảm từ 720 ha năm 2009 xuống còn 680 ha năm 2010, nhưng sang năm 2011 lại tăng lên đáng kể là 776 ha. Trên địa bàn phường Hương Chữ, lạc là cây trồng mang lại thu nhập khá cao cho bà con nông dân. Qua bảng số liệu dưới, ta thấy ngoài cây lúa thì lạc là cây trồng chiếm diện tích lớn thứ hai trong cơ cấu các cây trồng chính. Cụ thể, năm 2009 diện tích lạc là 145 ha, nhưng trong năm 2009 do người dân sử dụng các giống lạc địa phương năng suất thấp, giá bán lại thấp nên bà con có xu hướng chuyển sang trồng hoa màu và ngô. Đó là lý do tại sao năm 2010 diện tích lạc lại có xu hướng giảm xuống. Năm 2011 diện tích lạc là 150 ha, tăng lên 10 ha so với năm 2010 và tăng lên 9 ha so với năm 2009. Nguyên nhân là do bà con có sự chuyễn đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt khác năm 2011 khi giống lạc L14 đến với người dân thì giống lạc này đã
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 29 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng sớm mang lại những ưu điểm so với giống lạc địa phương đó là năng suất và giá bán lại cao hơn so với giống địa phương, do đó những vùng diện tích cao và có độ dốc để thoát nước lại được bà con tận dụng để sản xuất lạc. Ở phường Hương Chữ, thu nhập mang lại từ trồng trọt tăng qua các năm và tăng mạnh ở năm 2011. Để thấy rõ hơn giá trị mà các cây trồng mang lại, chúng ta theo dõi bảng 9: Bảng 9: Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính ở phường Hương Chữ qua các năm 2009-2011 ĐVT: Ha Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Lúa 720 680 777 -40 -5,56 97 14,26 Lạc 145 140 150 -5 -3,44 5 3,57 Rau 70 45 37 -25 -35,71 -8 -17,78 Đậu 24 30 20 6 25,00 -10 -33,33 Ngô 6 7 9 1 16,67 2 28,57 Sắn 35 30 40 -5 -14,29 5 16,67 ( Nguồn: UBND phường Hương Chữ ) Qua bảng 10 ta thấy tổng giá trị do những cây trồng chính trên địa bàn như lúa, lạc, sắn… mang lại hàng năm là khá lớn. Trong đó, lúa mang lại giá trị lớn nhất là 28280 triệu đồng chiếm 64,7% tổng giá trị, tiếp theo là lạc với 11550 triệu đồng chiếm 26,42% tổng giá trị, tiếp đến là rau với 1200 triệu đồng chiếm 2,75 tổng giá trị. Và trong năm 2011 phường đã đưa giống sen thương phẩm vào trồng với diện tích 6 ha, bước đầu đã mang lại hiệu quả ước đạt khoảng 60 triệu đông/ha. Nhìn chung trên địa bàn phường chủng loại cây trồng khá phong phú so với các vùng lân cận và đã mang lại nhiều nguồn thu nhập cho người nông dân.
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 30 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính năm 2011 Chỉ tiêu DT (ha) NS(tạ/ha) SL(tấn) Tổng GT(tr.đ) Tỷ trọng%) Lúa 777 56 4.350,64 28.280 64,70 Lạc 150 32 525 11.550 26,42 Rau 37 - - 1.200 2,75 Đậu 50 - - 820 1,88 Ngô 9 31,6 28,44 460 1,05 Sắn 40 260 1.040 1.040 2,38 Sen lấy hạt 6 - - 360 0,82 Tổng 1069 - - 43.710 100,00 ( Nguồn: UBND phường Hương Chữ ) - Ngành chăn nuôi: Bảng 11: Tình hình chăn nuôi của xã qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 - Đàn trâu Con 65 70 80 - Đàn bò Con 200 200 205 - Đàn lợn Con 5850 5850 5640 - Đàn thủy cầm Con 48000 54000 60000 GT chăn nuôi Tr.đ 11.400 12.050 12 (Nguồn: UBND phường Hương Chữ ) Trong những năm vừa qua việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân ở phường Hương Chữ gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên những năm gần đây hầu như rất ít nuôi gia cầm, dịch heo tai xanh hoành hành nên số lượng đàn lợn giảm từ 5850 năm 2009 còn 5640 năm 2011. Để khắc phục dịch cúm gia cầm, gia súc, bà con đã đầu tư phát triển cho đàn thủy cầm và đàn thủy cầm đã tăng lên đáng kể từ 48000 con năm 2009 đến năm 2011 là 60000 con. Và ngành chăn nuôi cũng đã mang lại cho bà con nông dân một nguồn thu nhập đáng kể mặc dù còn gặp nhiều khó khăn.
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 31 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng 1.3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà 1.3.3.1. Thuận lợi Phường Hương Chữ có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Hương Chữ là phường giáp ranh với thành phố Huế có diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân số tương đối cao 586 người/km2 , do đó tiềm năng của phường là rất lớn để phát triển kinh tế xã hội của huyện như: phát triển các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp. Phường đã tích cực thực hiện công tác quy hoạch khu dân cư gắn với phát triển dịch vụ của xã tại khu đường tránh phía Tây Huế qua thôn An Đô và xóm Cát thôn Phú Ổ, phát triển khu du lịch sinh thái tại long hồ Thọ Sơn đang chuẩn bị đầu tư, phát triển các ngành nghề công nghiệp, xây dựng quan tâm thu hút nhiều lao động như nghề mộc dân dụng, cơ khí sửa chửa, gò hàn, tiện, đúc bờ lô. Đông thời trên địa bàn phường có một số doanh nghiệp Thọ Sơn, Nguyên Quang, hàng năm thu hút một số lực lượng lao động thúc đẩyphát triển kinh tế của xã nhà. Đất đai trên địa bàn khá màu mỡ rất thích hợp cho trồng cây nông nghiệp. Nguồnlao động dồi dào lại có kinh nghiệm làm nông nghiệp từ lâu đời. Hơn nữa, phường có hệ thống kênh mương thủylợi rất tốt thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho câytrồng vật nuôi. Trong những năm qua, nhờ chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả giá trị sản xuất. Đó là những yếu tố rất thuận lợi giúp cho phường có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. 1.3.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi đó, phường cũng gặp không ít khó khăn: Phường Hương Chữ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp Bắc Nam, khí hậu khắc nghiệt thất thường, đất đai manh mún. Trình độ thâm canh của người dân chưa cao, chưa đồng đều, người dân chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu với tình trạng sâu bệnh ngàycàng nhiều. Bên cạnh đó việc trước đây người dân đã quen với tập tục độc canh, chỉ trồng thuần một loại cây cũng đã làm cho năng suất ngày càng giả, đặc biệt người dân gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích canh tác. Tóm lại, Hương Chữ là phường có đầyđủ những lợi thế cũng như thách thức cho việc phát triển kinh tế xã hội. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển cần phải biết khai thác tối đa các lợi thế cũng như tìm ra các biện pháp để khắc phục những khó khăn gặp phải.
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 32 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 2.1. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn Phường Hương Chữ Lạc là một trong những cây trồng lâu đời ở phường Hương Chữ. Diện tích gieo trồng lạc xếp thứ hai sau cây lúa. Với điều kiện tự nhiên của vùng, vụ Đông Xuân là vụ có điều kiện thuận lợi nhất, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông do mưa rét nên diện tích sản xuất bị hạn chế và trong những năm gần đây hầu như phường Hương Chữ chỉ trồng một vụ lạc duy nhất, vụ Đông Xuân và hầu hết diện tích, năng suất, sản lượng lạc của địa phương thể hiện qua bảng số liệu 12. Nhìn vào bảng 12 ta có thể thấy được rằng về mặt diện tích thì hầu như không biến động nhiều, năm 2009 là 145 ha và đến năm 2011 là 150 ha. Với sự ổn định về diện tích như vậy cùng với việc năng suất có xu hướng tăng qua các năm, năm 2009 là 29 tạ/ha đến năm 2011 là 32 tạ/ha kéo theo sản lượng lạc cũng tăng lên đáng kể, năm 2009 là 435 tấn nhưng đến năm 2011 là 525 tấn. Bảng 12: Tình hình sản xuất lạc vụ Đông Xuânở phườngHương Chữ qua 3 năm 2009-2011 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % DT Ha 145 140 150 -5 -3,4 10 7,7 NS ta/ha 29 30 32 1 3,4 2 6,7 SL tấn 435 450 525 15 3,4 75 16,7 ( Nguồn: UBND phường Hương Chữ ) Một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng năng suất lạc là giống. Giống là nhân tố cơ bản quyết định đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Những năm gần đây hầu hết các hộ nông dân phường Hương Chữ dều sử dụng giống lạc L14 do công ty giống của Tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp nhằm thay thế cho các giống lạc địa phương đã bị thoái hóa. Giống lạc L14 là loại giống được người dân sử dụng từ năm 2003, đặc điểm của giống này là thân cứng, lá xanh đậm, chống đỡ tốt, kháng bệnh bạc lá và chết
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phan Thị Nữ 33 SVTH: Nguyễn Thị Diễm Hồng ẻo cao, thời gian sinh trưởng trong vụ Đông Xuân là 115-120 ngày, khối lượng quả là 150-155gam, nếu thâm canh và đầu tư cân đối sẽ tạo ra năng suất cao hơn. 2.2. Đặc điểm chung của các hộ điều tra Đất đai và lao động là hai yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp. Quy mô thu nhập của hộ phụ thuộc vào diện tích canh tác mà hộ có được và số lao động có khả năng tạo thu nhập. Qua bảng số liệu 13, cho thấy nhân khẩu bình quân/hộ là 5,57 khẩu, trong đó bình quân nhân khẩu/hộ đối với nhóm hộ Nghèo là cao nhất với 5,83 khẩu/hộ, tiếp theo là nhóm hộ Khá giàu với 5,67 khẩu/hộ và thấp nhất là nhóm hộ Trung bình với 5,21 khẩu/hộ. Tương ứng với chỉ tiêu số nhân khẩu bình quân trên hộ, chỉ tiêu số lao động bình quân trên hộ thì nhóm nghèo lại có số lao động bình quân/hộ cao nhất với 4,83 lao động/hộ, tiếp đến là nhóm trung bình với 3,90 lao động/hộ và nhóm giàu là 3,56 lao động/hộ. Bảng 13: Đặc điểm chung của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT BQC Nhóm K-G Nhóm TB Nhóm nghèo Tổng 1. Tổng số hộ Hộ 9 39 12 60.00 2. Nhân khẩu Khẩu 51 61.18 70 182.18 - Nhân khẩu bq/hộ Khẩu 5.57 5.67 5.21 5.83 3. Lao động Lao động 32 152 58 242.00 - Lao động nông nghiệp Lao động 25 120 51 196.00 4. Lao động bq/hộ Lao động 4.09 3.56 3.90 4.83 - Lao động nông nghiệp bq/hộ Lao động 3.37 2.78 3.08 4.25 5. Tổng DT canh tác Sào 114 407 103 624.00 - Diện tích canh tác lạc Sào 64 231 50 345.00 - Diện tích cây trồng khác Sào 50 176 53 279.00 6. Tổng diện tích canh tác bq/hộ Sào 10.56 12.67 10.44 8.58 - Diện tích canh tác lạc bq/hộ Sào 5.73 7.11 5.92 4.17 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012 ) Đối với chỉ tiêu lao động nông nghiệp bình quân/hộ thì nhóm nghèo là nhóm có lao động nông nghiệp bình quân hộ là cao nhất với 4,25 lao động/hộ, nhóm trung bình là 3,08 lao động/hộ và nhóm khá-giàu là 2,78 lao động/hộ.