SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
1
Lời Cảm Ơn
Đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập, nghiên
cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại xã
Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây cho phép
tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập thể cán
bộ, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi hành
trang bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ts. Trần Văn Hòa, đã tận
tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cảm nhận được hình
ảnh người thầy mẫu mực, giản dị và gần gũi nhất trong tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ đang
làm việc tại xã Hà Thái, và phòng Nông Nghiệp huyện Hà Trung, trân trọng
cảm ơn bà con nông dân xã Hà Thái đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi
hoàn thành được đề tài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thiêng liêng nhất tới bố mẹ và
anh chị tôi, cảm ơn tất cả những người bạn của tôi. Họ đã và sẽ luôn bên cạnh
tôi trong suốt chặng đường đời, tôi luôn sống tốt vì có họ.
Lời cuối, tôi xin cầu chúc cho họ luôn sống tốt, và hạnh phúc, vui vẻ và
thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Huế, ngày 21 tháng 05 năm 2010
Hoàng Minh Phương
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.................................................v
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI....................................................................vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế.........................................................4
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...............................................................5
1.1.3. Nguồn gốc, vai trò cây lúa....................................................................................6
1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ ...........................................................................................6
1.1.3.2. Vai trò, giá trị ....................................................................................................7
1.1.4. Đặc điểm kỹ thuật cây lúa ....................................................................................8
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiêụ quả sản xuất lúa ...............................................8
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ......................................11
1.1.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ............................................................11
1.1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ..........................................................11
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................11
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam ..................................................................11
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Thanh hóa ....................................................................13
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Hà trung ............................................................14
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ
TRUNG, TỈNH THANH HÓA...................................................................................17
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH
THANH HÓA ..............................................................................................................17
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................17
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................17
2.1.1.2. Địa hình ...........................................................................................................17
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết...............................................................................................17
2.1.1.4. Điều kiện thủy văn............................................................................................19
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................19
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................19
2.1.2.2. Tình hình đất đai...............................................................................................22
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật......................................................24
2.1.2.3.1. Hệ thống giao thông ......................................................................................24
3
2.1.2.3.2. Thủy lợi .........................................................................................................25
2.1.2.3.3. Hệ thống điện ................................................................................................25
2.1.2.3.4. Cơ sở y tế.......................................................................................................25
2.1.2.3.5. Cơ sở giáo dục – đào tạo ...............................................................................25
2.1.2.3.6. Cơ sở thể dục – thể thao ................................................................................26
2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..................................26
2.1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................26
2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................26
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THÁI ....................26
2.3. NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ ..........................................28
2.3.1. Tình hình lao động...............................................................................................28
2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ............................................29
2.3.3. Tình hình đất đai..................................................................................................33
2.4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THÂM CANH CỦA CÁC NÔNG HỘ........................36
2.4.1. Giống ...................................................................................................................36
2.4.2. Phân bón, thuốc BVTV .......................................................................................37
2.4.3. Chi phí về công lao động và dịch vụ làm đất ......................................................40
2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ ...........43
2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân của các nông hộ..........................43
2.5.2. Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ........................................................45
2.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ..............................................49
2.6. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT LÚA .........................................................................................................54
2.6.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các
nông hộ ..........................................................................................................................54
2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố năng suất đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các
nông hộ ..........................................................................................................................57
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ CANH TÁC CÂY LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ
TRUNG, TỈNH THANH HÓA...................................................................................60
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA ................60
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA....................61
3.2.1. Giải pháp về đầu vào ...........................................................................................61
3.2.2. Giải pháp về đất đai.............................................................................................63
3.2.3. Giải pháp về khuyến nông...................................................................................63
3.2.4. Giải pháp về vốn..................................................................................................63
3.2.5. Giải pháp về đầu ra..............................................................................................64
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................66
1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................67
4
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
SL Số lượng
CC Cơ cấu
GT Gía trị
NS Năng suất
BQC Bình quân chung
NSBQ Năng suất bình quân
ĐVT Đơn vị tính
DT Diện tích
LĐ Lao động
CX Chiêm xuân
HTX Hợp tác xã
BVTV Bảo vệ thực vật
UBND Uỷ ban nhân dân
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BQ Bình quân
Đ Đồng
5
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 sào 500m2
1 tạ 100kg
1 tấn 1000kg
1 ha 10.000 m2
= 20 sào
6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009 ..........12
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Thanh hóa giai đoạn 2007 – 2009 .........14
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Hà trung giai đoạn 2007 – 2009............15
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã Hà thái giai đoạn 2007 – 2009 ...............21
Bảng 5: Tình đất đai của xã Hà thái giai đoạn 2007 – 200 9 ..........................................23
Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Hà thái giai đoạn 2007 – 2009.......27
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ............................................29
Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ..........................................32
Bảng 9: Tình hình đất đai của các nông hộ .....................................................................35
Bảng 10: Chi phí giống lúa bình quân 1 sào của các nông hộ ........................................36
Bảng 11: Khối lượng và chi phí các loại phân bón, thuốc BVTV bình quân 1 sào của các
nông hộ ............................................................................................................................39
Bảng 12: Tình hình đầu tư dịch vụ bình quân 1 sào của các nông hộ.............................42
Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân của các nông hộ......................44
Bảng 14: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ Chiêm xuân của các nông hộ..............46
Bảng 15: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ Mùa của các nông hộ..........................48
Bảng 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ..........................................51
Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các
nông hộ ............................................................................................................................56
Bảng 18: Ảnh hưởng của năng suất đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
.........................................................................................................................................59
7
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm điều tra thực trạng tình hính sản
xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Hà Thái, huyện Hà trung, tỉnh Thanh hóa.
Qua đó phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ và đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.
* Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Điều tra 50 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã, bao gồm: 10 hộ nghèo, 32 hộ trung
bình và 8 hộ khá, thu thập số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu thứ cấp từ UBND xã, phòng
thống kê xã Hà Thái, phòng NN&PTNT huyện Hà Trung.
- Sử dụng tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các báo cáo, tài liệu và các
website liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu
- Phương pháp điều tra điều, tra phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
- Phương pháp phân tích thống kê
* Kết quả nghiên cứu được
Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn còn lạc hậu. Người dân chưa ý thức được việc
sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, theo quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, những năm gần
đây cũng đã và đang có sự chuyển biến tích cực, cụ thể là năng suất lúa tăng lên. Việc
áp dụng khoa học kỹ thuật mới như thử nghiệm vùng lúa thâm canh năng suất cao
đang được áp dụng vào địa phương. Nếu thành công đây sẽ là một dấu hiệu tốt cho
nghề sản xuất lúa của xã trong thời gian tới.
Đồng thời kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của người dân được nâng lên rõ rệt so
với các năm trước. Các nông hộ cũng vấp phải tình trạng được mùa mất giá vẫn xảy ra
hàng năm. Nhất là vụ Chiêm xuân, năng suất lúa của xã đạt khá nhưng giá lúa lại
xuống rất thấp nên hiệu quả mà các nông hộ sản xuất lúa ở đây không được như mong
muốn. Vì vậy, nếu vấn đề này được đảm bảo thì người dân nơi đây sẽ có thu nhập khá
hơn rất nhiều từ nghề trồng lúa. Chúng ta hy vọng điều này là hoàn toàn đạt được
trong thời kỳ tới.
8
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ lâu, sản xuất nông nghiệp đã là ngành sản xuất chính đối với đại bộ phận phần
lớn dân cư ở nông thôn Việt Nam. Trong đó, sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt
quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nhưng cho
đến nay nó có còn giữ vững được vị trí, vai trò quan trọng như vậy nữa không khi bối
cảnh thực tế Việt Nam và thế giới hiện nay, sản xuất và lưu thông lúa gạo đã có sự
thay đổi mạnh mẽ.
Thực tế cho thấy hiện trạng sản xuất lúa gạo của nước ta đã đổi thay rất nhiều.
Mặc dù lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Việt Nam, có vị trí hết sức quan
trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất
khẩu nông sản (chiếm khoảng 25%) nhưng diện tích trồng lúa lại đang thu hẹp dần.
Tính riêng về diện tích trồng lúa so với tổng diện tích gieo trồng chung cả nước năm
1991 chiếm tới 70%, đến năm 2001 còn 60%. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ khoa học
được áp dụng, khả năng thâm canh của nông dân được nâng cao, cho nên năng suất,
sản lượng lúa vẫn tăng.
Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực đạt trên 20 triệu tấn, xuất khẩu
1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Mười năm sau, tức là năm 1999, nước
ta xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Và con số
này cũng tăng dần từ đó đến nay. Năm 2009 vừa qua sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn
tăng 175 nghìn tấn so với năm 2008 nhưng do giá gạo biến động giảm nên giá trị vẫn
thấp hơn năm trước. Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về
2,6 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng nhưng giảm 10,34% về giá trị.
Sản lượng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu là từ hai vùng sản xuất lúa lớn của
Việt Nam đó là Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long, với năng suất
lúa bình quân thường đạt từ 10-12 tấn/ha. Trong khi năng suất lúa bình quân ở các
vùng trung du miền núi và các vùng đất cát duyên hải miền trung lại rất thấp chỉ đạt
trên 2 tấn/ha. Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đạt khoảng 4,5
9
tấn/ha. Điều này cho thấy năng suất lúa ở các vùng là chênh lệch nhau rất lớn. Đó là
do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, và các điều kiện khách quan
của mỗi vùng.
Hà Thái là một xã đồng bằng thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa với phần
lớn hộ dân trồng lúa là ngành nghề chính của người dân nơi đây. Một địa phương
thuộc miền Bắc Trung bộ, mảnh đất chỉ có trồng lúa và nuôi cá là hai hoạt động tạo
thu nhập chính tại đây thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về hiệu quả của nó là rất quan
trọng đối với họ. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
“Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế.
- Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và đầu tư vào sản xuất, xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các
nông hộ trên địa bàn.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
* Số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã công bố trên báo, trên mạng internet, các báo
cáo kinh tế xã hội hàng năm của phòng NN&PTNT huyện Hà Trung và xã Hà Thái.
* Số liệu sơ cấp: Chọn 50 hộ sản xuất lúa và phân loại hộ theo thu nhập để phỏng
vấn, thu thập số liệu sơ cấp.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn các chủ nông hộ, chủ đại lý và
nhà cung cấp đầu vào như: giống, phân bón, và thuốc BVTV, phỏng vấn cán bộ
khuyến nông, chủ tịch hội phụ nữ.
- Phương pháp phân tích thống kê: Để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
đến hiệu quả sản xuất lúa và quan hệ giữa các nhân tố tới năng suất, hiệu quả trồng
lúa.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
10
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Các nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Hà Thái.
+ Về thời gian: Nghiên cứu về hiệu sản xuất lúa năm 2009.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.
11
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
* Khái niệm
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế xã hội luôn được nhắc đến trong tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh của xã hội. Hiệu quả được xem xét trên các phương diện
kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất, là
mục tiêu quan trọng nhất của các hoạt động sản xuất.
Hiệu quả kinh tế theo các học giả Farrell (1975), Schultz (1964), Rizzo (1979),
Ellis (1993) thì cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật
(technical efficiency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficiency) và hiệu
quả kinh tế (economic efficiency).
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện
vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực sử dụng vào sản xuất đem
lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm..
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về
đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính
đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả
giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về
lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm
phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một
12
trong các yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới chỉ là điều kiện cần chứ
chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng, trình độ
tổ chức và quản lý các yếu tố đầu vào hay nguồn lực của chủ thể tham gia sản xuất
kinh doanh trên thị trường.
* Bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế chính là sự chênh lệch giữa kết quả sản xuất thu được với chi
phí sản xuất cần phải bỏ ra để có được kết quả đó. Sự chênh lệch này càng lớn đồng
nghĩa với hiệu quả kinh tế cũng càng lớn. Vì vậy, mọi hoạt động sản xuất cần phải
đảm bảo được chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhất định của nó.
1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế:
* Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và
chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc ngược lại (dạng nghịch). Công thức:
- Dạng thuận: H = KQ/CP
Công thức này nói lên khi bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn
vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của chủ thể.
- Dạng nghịch: H’ = CP/KQ
Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả thì cần bỏ ra bao nhiêu đơn
vị chi phí.
Trong đó
H, H’: Hiệu quả
KQ: Kết quả
CP: Chi phí
Hai chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau,
cùng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế.
* Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách xác định tỷ lệ giữa phần
tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức
- Dạng thuận: E = ∆KQ/∆CP
13
Công thức này thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu
đơn vị kết quả.
- Dạng nghịch: E’ = ∆KQ/∆CP
Công thức này thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao
nhiêu đơn vị chi phí.
Trong đó
E, E’: Hiệu quả
∆KQ: Phần tăng (giảm) của kết quả
∆CP: Phần tăng (giảm) của chi phí.
1.1.3. Nguồn gốc, vai trò của cây lúa
1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ
Lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Theo các
tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… thì cây lúa đã có mặt từ 3000 –
2000 năm trước công nguyên. Ở vùng Triết Giang của Trung Quốc đã xuất hiện cây
lúa khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu
những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng
trọt. Dù sao người ta vẫn cho lúa là một cây trồng cổ, có vai trò quan trọng trong đời
sống và lịch sử phát triển của hàng triệu người dân trên trái đất.
Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển ở cả
hai hướng Đông và Tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở vùng
Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Đến đầu thế kỷ thứ XV cây lúa từ
Bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam Á như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani,… Đầu
thế chiến thứ hai, cây lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari.
Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virgina, Nam
Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Lousiana, Texas,…
Theo hướng Đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indonesia đầu
tiên ở đảo Java. Đến giữa thế kỷ XVII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Nga. Đến nay
cây lúa đã có mặt trên tất cả các Châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, bán nhiệt đới và
một số nước khác.
14
1.1.3.2. Vai trò, giá trị
1.1.3.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Gạo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể bởi trong gạo có chứa
nhiều tinh bột – nguồn chủ yếu cung cấp calo. Gía trị nhiệt lượng của gạo là 3594 calo,
so với lúa mì là 3610 calo, độ đồng hóa đạt đến 95,5%. Con người hấp thụ chất bột và
một số vitamin từ gạo. Hiện có khoảng 2 tỷ người Châu Á dùng gạo và các phế phẩm
từ gạo để bổ sung 60% đến 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể. Có thể nói
gạo là thức ăn quý cho con người và là thức ăn rất dễ tiêu hóa, chất xơ trong gạo ít hơn
nhiều so với ngô hạt, chất đạm lại dễ tiêu hóa hơn lúa mì. Gạo còn có nhiều vitamin
B1 nhưng bị phân giải mất đi nhiều trong quá trình xay xát và nấu
Trong chăn nuôi người ta chủ yếu dùng tấm, cám và gạo có chất lượng thấp để
làm thức ăn. Trước đây khoảng 5% tổng sản lượng gạo được dùng để chăn nuôi nhưng
hiện nay tỷ lệ này đã giảm đáng kể (khoảng 1%).
1.1.3.2.2. Giá trị kinh tế
- Trong công nghiệp chế biến:
+ Gạo: đươc dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia và một số loại dược liệu.
+ Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu cồn, voka, phấn mịn, thuốc chữa bệnh.
+ Cám: Làm thức ăn cho gia súc, ép lấy dầu.
+ Trấu: Sản xuất nấu men làm thức ăn cho gia súc, dùng để độn chuồng làm
phân bón có SiO2 cao, vỏ trấu còn được sử dụng để làm chất đốt.
+ Rơm rạ: Với thành phần chủ yếu là Xenluloza có thể sản xuất thành giấy, đồ
gia dụng như mũ, giày dép, …ngoài ra rơm còn được sử dụng để độn chuồng, làm chất
đốt.
- Gạo là hàng hóa: Hàng năm có khoảng 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa
buôn bán trên toàn thế giới. Theo tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho
biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn
trong năm 2005.
15
1.1.4. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa có thể chia ra hai thời kỳ:
Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
+ Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Là thời kì sinh trưởng để hình thành các cơ
quan sinh dưỡng như thân, lá, rễ và được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi bắt đầu
phân hóa đòng. Thời kỳ này biến động rất lớn giữa các nhóm giống và có thể chia ra
làm các thời kỳ nhỏ:
- Thời kỳ nảy mầm;
- Thời kỳ gieo đến 3-4 lá (12 đến 15 ngày sau khi gieo);
- Thời kỳ lúa đẻ nhánh.
+ Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ sinh trưởng để hình thành các cơ
quan sinh sản như bông, hạt và được tính từ khi bắt đầu phân hóa đòng đất đến khi
chín hoàn toàn. Thường kéo dài 55 – 66 ngày với tất cả các giống và có thể chia ra các
thời kỳ nhỏ:
- Thời kỳ làm đòng (30 ngày);
- Thời kỳ trổ bông phơi mao, chín sữa;
- Thời kỳ lúa chín sáp đến chín hoàn toàn.
Như vậy tổng thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi lúa nảy mầm cho
đến khi chín hoàn toàn, thời gian này thay đổi tùy theo từng loại giống lúa và tùy từng
mùa vụ khác nhau.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chúng ta đã sử dụng một lượng nhất định về
sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động được kết hợp với nhau theo một
kỹ thuật nhất định, với một không gian và thời gian cụ thể. Hiệu quả sản xuất phụ
thuộc vào số lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào được huy động vào sản xuất.
Chúng ta cần đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa mới
có thể nắm bắt được những tác động trực tiếp hay gián tiếp, từ đó tìm ra cách thức biến
đổi các nhân tố đó, phát huy được hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của
hoạt động trồng lúa.
16
Các nhân tố ảnh hưởng có thể phân thành nhiều loại nhưng chủ yếu được nhìn
nhận thành nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố khách quan là những nhân tố thường phát sinh và tác động như nhu cầu
tất yếu, không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành sản xuất. Kết quả sản xuất của mỗi
nông hộ có thể chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như thời tiết, khí hậu,…
Nhân tố chủ quan là những nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc
vào năng lực chủ quan của chủ thể sản xuất. Tức là khi xem xét từng nhân tố, mức độ
được huy động về số lượng và chất lượng theo các hướng khác nhau, nhưng khi sử
dụng hài hòa, hợp lý tỷ lệ tham gia của từng yếu tố còn phụ thuộc vào trình độ của lực
lượng sản xuất. Những nhân tố đó như là lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác
những nhân tố khách quan của chủ thể sản xuất làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả sản
xuất.
Trong quá trình nghiên cứu tôi chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích các nhân tố chủ
quan. Các nhân tố đó là:
- Giống
Giống là nhân tố đầu tiên có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp đặc biệt là cây lúa. Không có giống thì không thể tiến hành được các công đoạn
khác của quá trình canh tác cây lúa.
Giống lúa tốt góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cũng như tạo ra lúa với
chất lượng tốt hơn. Lúa gạo ngon khi trở thành hàng hóa có giá trị cao hơn lúa gạo
kém chất lượng nói chung và sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng, chấp nhận.
Giống còn là phương tiện để thâm canh tăng vụ. Việc đưa vào gieo trồng các loại
giống lúa ngắn ngày làm tăng mùa vụ, đồng nghĩa với việc tăng sản lượng lúa trên một
đơn vị diện tích đất gieo trồng, khai thác có hiệu quả đất đai, tăng việc làm và thu nhập
cho người nông dân. Như cha ông ta từng nói: “ Có công không bằng giống tốt”, cho
thấy tầm quan trọng của giống nói chung.
- Phân bón
Là thành phần quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng, nước, và muối khoáng cho
cây lúa, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển từ đó ảnh
hưởng đến năng suất cây lúa. Nếu bón ít quá cây lúa sẽ không đủ dinh dưỡng, khả
17
năng đẻ nhánh đâm cành thấp, không làm đòng trổ bông thì năng suất thấp. Nếu bón
phân quá nhiều thì sẽ làm cho cây lúa phát triển quá tốt, đẻ ra nhiều lá, ít bông, cây lúa
phát triển không bình thường.
Như vậy, phân bón rất quan trọng đối với cây lúa đòi hỏi người nông dân phải
bón phân hợp lý, theo nguyên tắc: nặng đầu – nhẹ cuối, nhìn cây mà bón. Bón phân
phải được chia ra làm nhiều lần, và khối lượng phân bón nhiều ít tùy thuộc vào nhu
cầu hợp lý của cây lúa ở mỗi giai đoạn phát triển và phải theo nguyên tắc nêu trên.
- Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ lao
động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần
thiết cho nhu cầu của bản thân và xã hội.
Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Nếu không có
lao động thì quá trình sản xuất sẽ không được tiến hành. Lao động ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là năng suất, sản lượng cây trồng
hay cây lúa của người dân. Nếu lao động không tốt, chất lượng lao động kém, thì cây
lúa sẽ không phát triển tốt dẫn tới năng suất lúa thấp, hiệu quả trồng lúa của người dân
không đạt.
Ngày nay với sự ra đời của nhiều loại máy móc hiện đại thì lao động thủ công,
chân tay ngày càng ít đi, đồng thời nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất
định để có thể áp dụng được máy móc công nghệ vào sản xuất thay cho sức lao động
của người dân. Việc sản xuất lúa của người dân hiện nay là một ví dụ điển hình. Người
dân đã đưa các loại máy móc vào các công đoạn của sản xuất lúa từ cày bừa, đến thu
hoạch lúa, vận chuyển lúa cũng đã được thực hiện bằng máy. Người nông dân được
nâng cao hiểu biết, kiến thức về trồng lúa cho năng suất lúa cao hơn trước, hiệu quả
tăng cao rõ rệt.
- Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV nói chung cũng là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản
xuất cây lúa của người nông dân. Thuốc BVTV được sử dụng để diệt sâu bệnh, diệt cỏ
dại, bảo vệ cây lúa tránh được các tác nhân xấu trong suốt quá trình sinh trưởng và
18
phát triển. Đồng thời làm giảm bớt công lao động của người nông dân, góp phần làm
tăng năng suất và chất lượng lúa.
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
1.1.6.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
Năng suất (NS): Là khối lượng lúa thu được trên một đơn vị diện tích là một
sào.
• Giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Toàn bộ giá trị bằng tiền của sản phẩm
lúa được sản xuất ra trong một thời gian nhất định của một hộ, trang trại hay một địa
phương nào đó.
- Giá trị sản xuất lúa được tính theo công thức: GO = Q*P
Trong đó: Q là khối lượng lúa được sản xuất ra (tấn, kg)
P là giá của sản phẩm lúa tại thời điểm tính giá trị.
• Chi phí trung gian (IC – Intermediational Cost): Là những chi phí về các yếu tố
đầu vào hay nguồn lực và dịch vụ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm lúa trong thời
kỳ đó. Bao gồm: Chi phí giống lúa, phân bón, thuốc BVTV, chi phí lao động thuê
ngoài,…
• Gía trị gia tăng (VA – Value Added ): Là giá trị sản xuất còn lại sau khi đã trừ
đi chi phí trung gian.
- Công thức tính giá trị gia tăng:
VA = GO – IC.
1.1.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
• Hiệu suất GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian
đầu tư vào quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
• Hiệu suất VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu
tư vào quá trình sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
• Hiệu suất VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng giá trị sản xuất được
tạo ra có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam
19
Việt Nam là một trong những cái nôi của sự phát triển cây lúa nước. Nghề trồng
lúa từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Trước đây đã có những
thời kỳ người dân Việt Nam bị thiếu lương thực trầm trọng nhưng hiện nay với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã đạt được
những thành tích đáng kể trong nhận thức người dân Việt Nam và trong mắt bạn bè
quốc tế. Năng suất, sản lượng lúa không ngừng được tăng lên, đời sống của người dân
được cải thiện rõ rệt.
Qua bảng số liệu 1 dưới đây ta thấy diện tích gieo trồng cả nước có xu hướng
tăng lên qua 3 năm, cụ thể là năm 2008 diện tích là 7.400 ha tăng 192,6 ha so với năm
2007 và đến năm 2009 vừa qua diện tích trồng lúa là 7.429,4 ha tức là tăng thêm 29,4
ha so với diện tích gieo trồng lúa trong năm 2008.
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn
2007 - 2009
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2007 7.207,40 4,99 35.942,70
2008 7.400,00 5,22 38.725,10
2009 7.429,40 5,26 38.900,00
(Nguồn: Sở nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá)
Năng suất lúa cũng tăng dần qua 2 năm, cụ thể: năng suất lúa năm 2007 được tính
là 4,99 tấn/ha, năm 2008 năng suất tăng lên là 5,22 tấn/ha, và đến năm 2009 thì năng
suất được tính là 5,26 tấn/ha. Đây là một tín hiệu tốt cho ngành trồng lúa Việt Nam.
Để có được kết quả khả quan trên là do sự cố gắng, nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất của người dân, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan ban nghành từ
Trung Ương đến địa phương, và các nhà khoa học.
Diện tích và năng suất tăng kéo theo sản lượng lúa cũng có xu hướng tăng. Cụ thể
là năm 2007 sản lượng lúa cả nước là 35.942,70 nghìn tấn, năm 2008 sản lượng là
38.725,10 nghìn tấn tức là tăng 2.782,40 nghìn tấn và năm 2009 sản lượng lúa đạt
38.900,00 tấn tăng 174,9 nghì tấn so với năm 20008. Đây là con số “kỷ lục” về sản
lượng lúa của Việt Nam từ trước đến nay.
20
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc miền Trung Việt Nam, nằm trong vùng ảnh
hưởng từ những tác động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và
vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, cách
Thủ đô Hà Nội 150 km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình,
phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào), phía Đông là Vịnh
Bắc Bộ.
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là
điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nói chung và nghề
trồng lúa nói riêng tại địa phương.
Qua bảng số liệu 2 về tình hình sản xuất lúa của Thanh Hoá ta thấy, diện tích lúa
có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ giảm chỉ chiếm một tỷ lệ thấp
trong tổng diện tích gieo trồng của tỉnh. Cụ thể, diện tích trồng lúa năm 2007 là
254.380 ha, đến năm 2008 diện tích trồng lúa là 254.344 nghìn ha tức là giảm 36 nghìn
ha, và năm 2009 diện tích trồng lúa đạt 254.340 ha giảm 4 nghìn ha so với năm 2008.
Nguyên nhân làm cho diện tích lúa của Thanh Hóa giảm trong khi diện tích của cả
nước lại tăng lên trong cùng một khoảng thời gian là do một phần diện tích trồng lúa
đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Thay vào đó là sự xuất hiện của nhiều khu công
nghiêp, kinh tế, phục vụ cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công
nghiệp, sự chuyển đổi ngành nghề của người dân và các mục đích phát triển kinh tế xã
hội khác của tỉnh.
Trong khi diện tích gieo trồng lúa đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm thì
năng suất lúa lại có xu hướng tăng dần cùng với xu hướng tăng chung của cả nước. Ta
thấy, năng suất lúa trong năm 2007 đã được xác định là 52,68 tạ/ha. Năng suất lúa
trong năm 2008 là 55,21 tạ/ha tức là tăng 2,53 tạ/ha so với năm 2007. Năng suất lúa
năm 2009 của xã đạt 57,43 tạ/ha tức là tăng 2,22 tạ/ha so với năm 2008. Như vậy,
năng suất lúa của tỉnh năm 2009 vừa qua là đạt cao nhất qua 3 năm nghiên cứu và cả
ba năm thì năng suất lúa của tỉnh Thanh Hóa đều đạt cao hơn năng suất lúa bình quân
chung của cả nước. Điều này chứng tỏ Thanh Hóa có lợi thế về trồng lúa tương xứng
với điều kiện thuận lợi của về điều kiện tự nhiên của tỉnh.
21
Qua bảng số liệu 2 trên ta nhận thấy, diện tích gieo trồng có xu hướng giảm dần,
và năng suất lúa lại có xu hướng tăng dần. Nhưng kết quả là sản lượng lúa vẫn có xu
hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do mức độ tăng về năng suất lúa lớn hơn
mức độ giảm về diện tích gieo trồng lúa nên sản lượng lúa thu được vẫn tăng.
Cụ thể, năm 2007 sản lượng lúa đạt 1.460.551 tấn, năm 2008 sản lượng lúa đạt
1.404.301 nghìn tấn tức là tăng 64.170 tấn so với năm 2007. Sản lượng lúa năm 2009
vừa qua đạt 1.460.551 tấn tức là tăng 56.250 tấn so với năm 2008. Như vậy ta thấy
năm 2009, sản lượng lúa của tỉnh Thanh đạt cao nhất qua các năm. Đây là một kết quả
khả quan của ngành lúa tỉnh Thanh nói riêng và ngành trồng lúa Việt Nam nói chung.
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2007 - 2009
Chỉ Tiêu
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2007 254.380 52,68 1.340.131
2008 254.344 55,21 1.404.301
2009 254.340 57,43 1.460.551
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hà Trung)
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của huyện Hà Trung
Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá. Hà Trung
bao gồm 25 xã, thị trấn trong đó có 6 xã miền núi. Địa giới hành chính tiếp giáp như
sau: Phía Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn và thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình; Phía Nam giáp
các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa; Phía Tây giáp các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành;
Phía Đông giáp huyện Nga Sơn. Hà Trung có đường quốc lộ đi qua nên rất thuận lợi
trong lưu thông hàng hóa, và phát triển kinh tế xã hội.
Về kinh tế xã hội, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của
huyện Hà Trung. Nông nghiệp ở đây chủ yếu là ngành trồng lúa nước. Những năm gần
đây, điều kiện thời tiết, khí hậu rất khó khăn như bão lụt, giá rét và sâu bệnh nên đã
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng lúa và hiệu quả trồng lúa của người dân
nơi đây.
22
Qua bảng số liệu 3 dưới đây về tình hình sản xuất lúa của huyện Hà Trung, nhìn
chung tất cả các chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều có sự biến động
không ổn định qua qua 3 năm.
Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Hà Trung giai đoạn
2007 - 2009
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2007 12.875 45,92 59.124
2008 12.606,3 45,45 57.291
2009 12.786 54,19 69.298
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hà Trung)
Về diện tích, năm 2007 diện tích gieo trồng lúa đạt 12.875 ha, đến năm 2008,
diện tích trồng lúa còn 12.606,3 ha tức là đã giảm đi 268,7 ha so với năm 2007. Năm
2009, diện tích trồng lúa lại đạt 12.786 ha tức là tăng 179,7 ha so với năm 2008. Như
vậy, ta thấy diện tích gieo trồng lúa của huyện Hà Trung có sự biến động không ổn
định qua 3 năm nghiên cứu.
Về năng suất, năm 2007 năng suất lúa đạt 45,92 tạ/ha. Năm 2008, năng suất lúa
đạt 45,45 tạ/ha giảm 0,47 tạ/ha so với năm 2007. Năm 2009, năng suất lúa đạt 54,19
tạ/ha tức là tăng lên 8,74 tạ/ha. Như vây, ta thấy mặc dù năng suất ở hai năm trước đó
là năm 2007 và năm 2008 luôn đạt rất thấp so với năng suất của tỉnh và của cả nước.
Nhưng trong năm 2009, vừa qua thì năng suất lúa của huyện đã có sự cải thiện rất lớn.
Cụ thể ta thấy năng suất lúa của huyện Hà Trung năm 2009 vẫn còn thấp hơn mức
năng suất bình quân chung của tỉnh Thanh Hóa cùng năm, nhưng so với năng suất
bình quân chung của cả nước thì lại đạt cao hơn. Đây là một kết quả rất tốt của ngành
lúa huyện Hà Trung.
Về sản lượng, năm 2007 sản lượng lúa đạt 59.124 tấn. Năm 2008, sản lượng lúa
của huyện chỉ đạt 57.291 tấn tức là giảm đi 1.833 tấn so với năm 2007. Năm 2009, sản
lượng lúa lại đạt 69.298 tấn, tức là tăng 12.007 tấn so với năm 2008. Như vậy so với
hai năm trước đó, năm 2009, lúa của huyện Hà Trung được mùa nên năng suất và sản
lượng đều tăng cao rõ rệt. Đó một phần là do chủ trương, định hướng phát triển nông
23
nghiệp nói chung, và sự lãnh đạo của UBND huyện Hà Trung, phòng nông nghiệp
huyện và chính quyền địa phương các xã.
24
CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ
TRUNG, TỈNH THANH HÓA
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH
THANH HÓA
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Thái là một xã đồng bằng của huyện Hà Trung, nằm cách trung tâm huyện lỵ
về phía Đông Bắc khoảng 5km có diện tích tự nhiên là 613.03 ha chiếm 2,50% tổng
diện tích tự nhiên của cả huyện.
Về địa giới:
- Phía Bắc giáp xã Hà Lai, xã Hà Châu;
- Phía Đông giáp xã Hà Hải;
- Phía Tây giáp xã Hà Lâm;
- Phía Nam giáp xã Hà Phú.
Với vị trí địa lý như trên, xã Hà Thái có thuận lợi trong giao lưu kinh tế, đặc biệt
là giai đoạn hiện nay để phát triển kinh tế hàng hóa, khai thác các tiềm năng đất đai và
lao động.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình toàn xã có hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông – Nam, và có hai
dạng địa hình rõ rệt:
- Vùng bằng phẳng thấp trũng khoảng 2/3 diện tích toàn xã, nhiều khi bị ngập
úng tạm thời do địa hình của xã và ảnh hưởng nước từ các xã phía Tây Bắc tràn tới,
cũng như thủy triều.
- Vùng địa hình đồi núi chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn xã bao xung quanh.
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Hà Thái nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có nền nhiệt độ cao
với 4 mùa rõ rệt: Mùa Hạ thường có thời gian dài, đặc điểm là khí hậu nóng ẩm, có
Gió Tây hay còn gọi là Gió Lào thổi qua mang theo hơi nóng và khô; Mùa Đông có
thời gian cũng khá dài tuy nhiên trong năm vừa qua thì đặc điểm này không được thể
hiện, đặc điểm là khô hanh có sương mù; Giữa Hạ sang Đông là mùa thu có thời gian
25
ảnh hưởng ngắn, thường có bão lụt; Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân với thời tiết hơi
se lạnh và thường có mưa phùn.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm của địa phương là 250
C. Nhiệt độ cao nhất là
41,50
C xuất hiện vào mùa hạ, và nhiệt độ thấp nhất không dưới 60
C xảy ra vào mùa
Đông.
b. Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình là trên 85%, cao nhất là 90% vào các tháng 1, tháng
2, thấp nhất là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm.
c. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1700mm, cao nhất đạt 2800mm và thấp
nhất là 1100mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm làm
ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
d. Bão lụt
Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc miền Trung nên thường phải hứng chịu những cơn
bão mạnh gây ra lũ lụt lớn. Trung bình hàng năm có tới 2 - 3 cơn bão trực tiếp đổ bộ
vào địa phận tỉnh cũng như địa phương xã Hà Thái. Bão lũ lớn thường là vào tháng 9
và tháng 10 hàng năm, với lượng mưa cao nhất vào tháng 9 các năm đạt tới 700 – 800
mm.
e. Nắng
Hà Thái thuộc khu vực Bắc Trung bộ nên nắng nóng và nhiệt độ có khi lên tới
đỉnh điểm, cường độ nắng tương đối cao. Trung bình các tháng mùa Đông thì có 60 -
70 giờ nắng/tháng, các tháng mùa hè có thể đạt tới 160 – 170 giờ nắng/tháng.
f. Gió
Ở địa phương có 2 hướng gió chính là: Gió Đông Nam và Gió Đông Bắc.
- Gió Đông Nam xuất hiện nhiều từ tháng 4 đến tháng tháng 10 hàng năm mang
theo hơi nước từ biển Đông thổi vào nên rất mát. Tuy nhiên cường độ gió có thể rất
mạnh cho nên năng suất lúa vụ đông xuân thường cao còn vụ hè thu lại thấp hơn vì
thời gian này có bão lũ ảnh hưởng đến năng suất lúa ở địa phương.
26
- Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 2
năm sau. Loại gió này thường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cũng như
cây trồng nhất là cây lúa. Vào mùa Đông khi gặp những đợt gió này cây lúa có thể bị
chết khi chưa trổ bông hoặc thời kỳ đầu sinh trưởng của mạ.
2.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Hà Thái có một con mương dài khoảng 11 km với lưu lượng nước lớn chạy
quanh các đồng ruộng bao chùm diện tích trồng lúa. Con mương này phía Bắc bắt
nguồn từ xã Hà Châu, và phía Nam nối liền với xã Hà Hải. Nước tưới tiêu cho lúa trên
địa bàn toàn xã đều lấy từ con sông này.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là nguồn lực sản xuất chính của xã hội, đó vừa là mục tiêu
vừa là động lực của mọi sự phát triển. Đối với địa phương xã Hà Thái cũng vậy, tình
hình dân số và lao động luôn được theo dõi, tổng hợp để có phương hướng, kế hoạch
phát triển sản xuất nói chung.
Qua bảng số liệu 4 dưới đây, ta thấy dân số của xã có xu hướng giảm dần qua các
năm, biểu hiện ở chỉ tiêu tổng nhân khẩu. Năm 2007, xã có 4469 người, năm 2008
giảm 17 người và đến năm 2009 giảm tiếp 47 người còn 4405 người. Tổng số hộ năm
2007 là 1022 hộ, năm 2008 giảm 14 hộ, và năm 2009 giảm tiếp 42 hộ còn 966 hộ.
Trong cơ cấu nhân khẩu thì nhân khẩu nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn và giảm dần
qua các năm. Nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng tăng qua
các năm. Cụ thể, năm 2007 nhân khẩu phi nông nghiệp là 447 người tương ứng với
10%. Năm 2008, nhân khẩu phi nông nghiệp lại tăng thêm 88 người tương ứng với
tăng 19,69%, năm 2009 có giảm 6 người tương ứng với giảm 1,12% nhưng so với năm
2007 thì vẫn còn tăng đáng kể.
Lao động của xã cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong đó lao động
nông nghiệp giảm dần, lao động phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên và mức độ
giảm của lao động nông nghiệp lớn hơn mức độ tăng của lao động phi nông nghiệp.
Cụ thể năm 2007 tổng lao động của toàn xã là 2323 người, trong đó lao động nông
nghiệp là 2091 người chiếm 90,01%, lao động phi nông nghiệp là 232 người chiếm
27
9,99% trong tổng lao động. Năm 2008, tổng lao động là 2315 người tức là giảm 8 lao
động tương ứng với 0,34% so với năm 2007. Trong đó, lao động nông nghiệp là 2036
người chiếm 87,95%, lao động phi nông nghiệp là 279 người chiếm 12,05% trong tổng
lao động. Năm 2009, tổng lao động là 2290 người giảm tiếp 25 người tương ứng với
1,08% so với năm 2008. Trong đó, lao động nông nghiệp là 2015 người chiếm
87,99%, lao động phi nông nghiệp là 257 người chiếm 12,01% trong tổng lao động
của toàn xã.
Từ các chỉ tiêu nhân khẩu và lao động ta cũng tính được chỉ tiêu BQ nhân
khẩu/hộ có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2007 chỉ tiêu này đạt 4,37
người, năm 2008 tăng lên là 4,42 người, và năm 2009 lại tiếp tục tăng lên đến 4,56
người. Tương tự như vậy, ta thấy tỷ lệ BQ lao động/hộ cũng có xu hướng tăng dần qua
các năm. Cụ thể, năm 2007 chỉ tiêu này là 2,27 người, năm 2008 tăng lên là 2,3 người,
và năm 2009 đạt cao nhất với 2,37 người. Ta thấy mặc dù tổng nhân khẩu, và tổng lao
động tổng số hộ có xu hướng giảm dần nhưng các chỉ tiêu bình quân lao động/hộ, và
chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/hộ vẫn tăng lên. Nguyên nhân là do mức độ giảm của chỉ
tiêu tổng số hộ nhỏ hơn mức độ giảm của chỉ tiêu tổng số nhân khẩu và tổng lao động.
Như vậy nhìn chung người dân nơi đây sống bằng nghề nông là chính, vì vậy số
nhân khẩu và lao động trong nông nghiệp đều chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây chính là mặt
thuận lợi cho sản xuất sự phát triển nông nghiệp của xã mà cụ thể là sản xuất lúa. Bên
cạnh đó nhân khẩu và lao động phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng lên trong khi
lao động và nhân khẩu nông nghiệp thì ngựơc lại. Đây là sự chuyển biến trong chuyển
dịch cơ cấu lao động và phân công lao động xã hội theo hướng tích cực. Giảm bớt
gánh nặng thu nhập trong nông nghiệp đó là mục tiêu phát triển của nông thôn Việt
Nam.
28
Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã Hà Thái giai đoạn 2007 - 2009
Chỉ tiêu
20007 2008 2009 So sánh
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
1. Tổng số nhânkhẩu 4469 100 4452 100 4405 100 -17 0,38 -47 1,06
1.1. Nhân khẩu nông nghiệp 4022 90 3917 87,98 3876 87,99 -105 2,61 -41 1,05
1.2. Nhân khẩu phi nông nghiệp 447 10 535 12,02 529 12,01 88 19,69 -6 1,12
2. Tổng số hộ 1022 100 1008 100 966 100 -14 1,37 -42 4,17
2.1. Hộ nông nghiệp 909 88,94 881 87,40 840 86,96 -28 3,08 -41 4,65
2.2. Hộ phi nông nghiệp 113 11,06 127 12,60 126 13,04 14 12,39 -1 0,79
3. Tổng số lao động 2323 100 2315 10 2290 100 -8 0,34 -25 1,08
3.1. LĐ nông nghiệp 2091 90,01 2036 87,95 2015 87,99 -55 2,63 -21 1,03
3.2. LĐ phi nông nghiệp 232 9,99 279 12,05 257 12,01 47 20,26 -22 7,89
4. Các chỉ tiêu bình quân
+ BQ nhân khẩu/hộ 4,37 - 4,42 - 4,56 - - - - -
+ BQ lao đông/hộ 2,27 - 2,30 - 2,37 - - - - -
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
29
2.1.2.2. Tình hình đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.
Nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động của con người. Hoạt động sản xuất
nông nghiệp được tiến hành trên những thửa đất. Đất đai làm nền móng, chỗ dựa, chỗ
đứng cho mọi sự vật trong đó có cả con người, đặc biệt nó đóng vai trò cung cấp chất
dinh dưỡng cho mọi loại cây trồng. Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt của nó. Vì vậy việc
quản lý và sử dụng đất đai trong quỹ đất hiện tại là việc rất quan trọng. Cần phải sử dụng
đúng mục đích đối với từng loại đất.
Qua bảng số liệu 5 chúng ta nhận thấy tình hình đất đai của địa phương như sau:
- Đất nông nghiệp có sự biến động không ổn định qua 2 năm. Cụ thể là năm 2007
diện tích đất nông nghiệp là 457,95 ha, năm 2008 diện tích là 460,94 ha tăng lên 2,99 ha,
năm 2009 diện tích là 458,94 ha giảm 2 ha so với năm 2008. Trong đó, đất trồng lúa có xu
hướng giảm dần từ năm 2007 diện tích là 260,72 ha, năm 2008 diện tích là 258,79 giảm
1,81 ha và năm 2009 diện tích là 257,49 ha giảm tiếp 1,3 ha so với năm 2008. Nguyên
nhân là do một số diện tích lúa đã bị chuyển thành đất ở, và đất giao thông; Đối với đất
nuôi trồng thủy sản thì diện tích ổn định là 17,34 ha chiếm 2,83%; Đất lâm nghiệp lại có
xu hướng tăng không ổn định. Cụ thể năm 2007 diện tích là 169 ha, năm 2008 diện tích
tăng 4,8 ha tương ứng với với 2,84%, năm 2009 diện tích lại giảm 0,7 ha so với năm
2008. Nguyên nhân là do năm 2008 người dân đã chuyển được 4,8 ha đất đồi núi chưa sử
dụng sang làm đất trồng rừng sản xuất nên diện tích tăng, và năm 2009 đất lâm nghiệp lại
bị giảm là do chuyển sang đất giáo dục.
- Đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2007 diện tích là
114,75 ha, năm 2008 tăng lên 116,78 ha và năm 2009 tăng lên 118,78 ha. Nguyên nhân là
do đất trồng lúa chuyển sang đất ở một phần diện tích trong khoảng thời gian trên. Ngoài
ra còn có đất lâm nghiệp chuyển sang làm đất cơ sở giáo dục.
30
Bảng 5: Tình hình đất đai của xã Hà Thái giai đoạn 2007 - 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2008/2007 2009/2008
DT
(ha)
CC
(%)
DT
(ha)
CC
(%)
DT
(ha)
CC
(%)
+/- % +/- %
1. Đất nông nghiệp 457,95 74,70 460,94 75,19 458,94 74,87 2,99 0,65 -2,00 -0,43
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 271,61 44,31 269,80 44,01 268,50 43,80 -1,81 -0,67 -1,3 -0,48
Trong đó: Đất trồng lúa 260,72 42,53 258,79 42,21 257,49 42,00 -1,93 -0,74 -1,3 0,50
1.2. Đất Lâm nghiệp 169,00 27,57 173,80 28,35 173,10 28,24 4,8 2,84 -0,7 -0,40
1.3. Đất Nuôi trồng thủy sản 17,34 2,83 17,34 2,83 17,34 2,83 0 0 0 0
2. Đất phi nông nghiệp 114,75 18,72 116,78 19,05 118,78 19,37 2,03 1,77 2 1,71
2.1. Đất ở 34,10 5,56 34,30 5,59 34,30 5,59 0,20 0,59 0 0
2.2. Đất chuyên dùng 50,69 8,27 52,30 8,53 54,30 8,86 1,61 3,18 2 3,82
2.3. Đất Nghĩa trang, nghĩa địa 1,11 0,18 1,31 0,21 1,31 0,21 0,20 18,02 0 0
2.4. Đất sông suối và mặt nước 28,85 4,71 28,87 4,71 28,87 4,71 0,02 0,07 0 0
3. Đất chưa sử dụng 40,33 6,58 35,31 5,76 35,31 5,76 -5,02 -12,45 0 0
4. Tổng diện tích tự nhiên 613,03 100 613,03 100 613,03 100 0 0 0 0
(Nguồn: UBND xã Hà Thái)
31
- Đất chưa sử dụng năm 2007 là 40,33 ha, năm 2008 diện tích là 35,31 ha giảm 5,02
ha tương ứng với 12,45%, và đến năm 2009 diện tích không đổi so với năm 2008. Nguyên
nhân làm cho diện tích đất chưa sử dụng năm 2007 giảm là do người dân khai phá chuyển
sang làm đất nông nghiệp, và một phần chuyển sang loại đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng.
Nhìn chung đất đai quản lý của UBND xã đang có sự biến chuyển theo hướng tốt.
Đất trồng lúa giảm, đất chưa sử dụng cũng có xu hướng giảm nhằm phục vụ các mục đích
công cộng, và mục đích sử dụng khác. Ngoài ra còn do dân số tăng nên nhu cầu về đất ở
cũng tăng lên một phần.
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật
2.1.2.3.1. Hệ thống giao thông
a. Đường trục xã, liên xã:
Hiện tuyến đường giao thông lớn của xã và nối với các xã khác như xã Hà Lai, Hà
Phú dài tới 6 km. Trong đó có 4 km đường trục xã, và nối liền với xã Hà Lai đã được
nhựa hóa đạt 66,67% so với tổng chiều dài. Đồng thời đạt 66,67% so với tiêu chí nông
thôn mới theo Qyết định 491/QD – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ.
b. Đường trục thôn, bản, xóm:
Tổng số có khoảng 10,5 km đường trục xóm. Trong đó 5 km đã được bê tông hóa,
cứng hóa đạt 47,6% so với tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định 491/QD – TTg ngày
16/4/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ.
c. Đường ngõ xóm
Toàn xã có khoảng 18 km đường ngõ xóm, trong đó khoảng 11 km đi lại thuận tiện,
không lầy lội vào mùa mưa đạt hơn 61% so với tiêu chí.
d. Giao thông nội đồng
Toàn xã hiện có khoảng 22 km đường giao thông nội đồng và tỷ lệ phần đường được
cứng hóa, xe cơ giới đi lại được là 0 km đại 0% so với tiêu chí nông thôn mới.
32
2.1.2.3.2. Thủy lợi
a. Hồ, đập, cống, trạm bơm:
Tổng số các công trình hồ, đập, cống, trạm bơm hiện có trên địa bàn xã là 6 công
trình, trong đó: Hồ đập 2 cái, cống 3 cái, trạm bơm 1 cái. Số công trình phục vụ tưới tiêu
cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh là 3 công trình đạt 50% .
b. Hệ thống kênh mương:
Địa phương hiện có 11 km kênh mương chảy qua. Số kênh mương được kiên cố hóa
là 4 km đạt trên 36%.
2.1.2.3.3. Hệ thống điện
Tổng số km đường dây cao thế trên toàn xã là 4,5 km; hạ thế 9 km và có 3 trạm biến
áp. Trong đó có 4,5 km đường dây cao thế và 5 km đường dây hạ thế và cả 3 trạm biến áp
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2.1.2.3.4. Cơ sở Y tế
Hà Thái là xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Toàn xã hiện có 1250 người dân tham gia
các hình thức bảo hiểm y tế chiếm 28% tổng số dân.
Xã hiện có 1 trạm y tế với diện tích khuôn viên khoảng 0,1 ha. Bao gồm 1 dãy nhà
cấp 4 cao ráo, và 1 dãy nhà bằng gồm 5 phòng, với 2 y sỹ, 1 dược sỹ, 2 điều dưỡng viên
cùng với trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
2.1.2.3.5. Cơ sở Giáo dục - Đào tạo
Trên địa bàn xã hiện có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học
cơ sở.
- Trường mầm non có 5 phòng, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 0,125 ha. Đó là 2
dãy nhà bằng nằm liền kề và đối diện nhau.
- Trường tiểu học rộng khoảng 0,5 ha, bao gồm 1 dãy nhà bằng và 2 dãy nhà cấp 4
với tổng số 10 lớp học. Trường đạt loại trường chuẩn quốc gia vào tháng 4 năm 2010 này.
- Trường Trung học cơ sở rộng khoảng 0,6 ha bao gồm 8 lớp học với 6 phòng học.
Hàng năm tỷ lệ học sinh thi vượt cấp đậu vào công lập luôn đạt tỷ lệ cao so với các
xã khác trong huyện.
33
2.1.2.3.6. Cơ sở thể dục – thể thao
Xã có 1 sân lớn rộng ở cạnh trường tiểu học và trụ sở UBND xã rộng khoảng 1ha,
mặt sân cỏ đẹp thường dành để tổ chức cắm trại hè, và chơi bóng đá, bóng chuyền. Ngoài
ra còn có 1 sân nhỏ dành chơi cầu lông ngay trước nhà văn hóa xã.
2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Thuận lợi
- Hà Trung, Thanh Hoá có những mặt thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông như đã nói
trên. Đó chính là những thuận lợi của địa phương xã Hà Thái ở tầm rộng lớn. Bên cạnh
đó, Hà Thái cũng có những mặt thuận lợi riêng.
- Hà Thái có lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, có trình độ văn
hoá, nhận thức, trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật. Hệ thống giáo dục các cấp phát triển,
đó là nguồn nhân lực trẻ tiến bộ trong tương lai.
- Điều kiện thời tiết, thuận lợi cho việc trồng lúa của nhân dân, hệ thống giao thông
thuỷ lợi phát triển tốt. Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá như lúa, cá.
2.3.1.2. Khó khăn
- Tỷ lệ hộ nông nghiệp, lao động trong nông nghiệp cao nên thu nhập phụ thuộc
nhiều nông nghiệp.
- Hàng năm thường xuất hiện các cơn bão với sự tàn phá lớn ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất nông nghiệp, và mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của xã.
- Ngày càng có nhiều loại sâu bệnh xuất hiện và phát triển phức tạp hơn ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Chính vì thế ảnh hưởng đến nghề
trồng lúa của của người dân.
2.2. TÌNH HÌNH SÁN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THÁI
Hà Thái thuộc vùng trọng điểm lúa của huyện Hà Trung đang được thử nghiệm vùng
lúa thâm canh năng suất cao. Năng suất và sản lượng lúa của xã không ngừng tăng lên
qua các năm. Nhất là những năm gần đây, cùng với sự đầu tư mạnh mẽ hơn vào ngành
34
trồng lúa thì hiệu quả cũng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người
trồng lúa, đạt được các chỉ tiêu mà UBND xã đề ra.
Qua bảng số liệu 6, ta thấy diện tích gieo trồng lúa vụ chiêm xuân của xã có xu
hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 diện tích gieo trồng lúa vụ chiêm xuân là
260 ha, năm 2008 là 256 ha giảm 4 ha tương ứng với 1,54%. Năm 2009 tiếp tục giảm
xuống 1 ha nữa còn 255 ha. Đồng thời tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm cũng giảm
theo, trong khi diện tích vụ mùa là ổn đinh với 240 ha. Nguyên nhân là do một số diện
tích trồng lúa vụ chiêm xuân đã bị chuyển mục đích sử dụng làm đất ở và đất giao thông.
Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Hà Thái giai đoạn
2007 - 2009
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
So sánh
2008/2007 2009/2008
+/- % +/- %
Cả
năm
DT Ha 500 496 495 -4 -0,8 -1 0,2
NS Tạ/ha 43,12 53,15 57,21 10,03 23,26 4,06 7,64
Sản
lượng
Tấn 2.156 2.636 2.832 480 22,26 196 7,44
Vụ
Chiêm
xuân
DT Ha 260 256 255 -4 -1,54 -1 -0,39
NS Tạ/ha 46 58 64 12 26,09 6 10,35
Sản
lượng
Tấn 1.196 1.484 1.632 288 24,08 148 9,97
Vụ
Mùa
DT Ha 240 240 240 0 0 0 0
NS Tạ/ha 40 48 50 8 20 2 4,17
Sản
lượng
Tấn 960 1.152 1.200 192 20 48 4,17
(Nguồn: UBND xã Hà Thái)
Ở cả 2 vụ, các chỉ tiêu năng suất và sản lượng của năm 2009 đạt cao nhất. Cụ thể,
sản lượng năm 2009 cả năm đạt 2.832 tấn, tương ứng với năng suất đạt 57,21 tạ/ha. Năm
35
2008, tổng sản lượng đạt 2.636 tấn, tương ứng với năng suất đạt 53,15 tạ/ha. Thấp nhất là
năm 2007, tổng sản lượng chỉ đạt 2.156 tấn, tương ứng với năng suất đạt 43,12 tạ/ha.
Về năng suất và sản lượng lúa thì vụ chiêm xuân luôn đạt cao hơn vụ mùa. Cụ thể,
năng suất vụ mùa năm 2007 chỉ đạt 40 tạ/ha, vụ chiêm xuân năng suất đạt 46 tạ/ha cao
hơn vụ mùa 6 tạ/ha. Năng suất vụ mùa năm 2008 đạt 48 tạ/ha, vụ chiêm xuân đạt 58 tạ/ha
cao hơn vụ mùa là 10 tạ/ha. Vụ mùa năm 2009, năng suất lúa đạt 50 tạ/ha, vụ chiêm xuân
năng suất lúa đạt 64 tạ/ha cao hơn 14 tạ/ha so với vụ mùa. Nguyên nhân là do vụ chiêm
xuân có điều kiện thời tiết thuận lợi, cây lúa sinh trựởng phát triển tốt nên năng suất lúa
luôn đạt cao. Trong khi vụ mùa hàng năm thường có bão lụt thiên tai, ảnh hựởng xấu, làm
hạn chế quá trình sinh trưởng phát triển và trổ bông của cây lúa nên năng suất lúa thường
thấp và thấp hơn vụ chiêm xuân.
2.3. NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ
2.3.1. Tình hình lao động
Lao động là nguồn lực sản xuất chính của nông hộ trong việc trồng lúa. Việc bố trí,
sử dụng lao động thích hợp ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa của người dân nói riêng và
tới thu nhập của các hộ nói chung. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới sự phân công lao động xã
hội và của chính các hộ.
Qua bảng số liệu 8 về nhân khẩu và lao động của các hộ. Nhìn chung bình quân nhân
khẩu/hộ là tương đối cao với 4,57 người. Trong đó hộ trung bình là cao nhất với 5,28
người, và hộ khá là thấp nhất với 4,13 người, hộ nghèo là 4,3 người.
Lao động bình quân mỗi hộ là 1,65 người. Trong đó có sự chênh lệch khá lớn giữa
các nhóm hộ. Cụ thể, nhóm hộ khá lao động bình quân mỗi hộ là 2,06 người, nhóm hộ
trung bình là 1,88 người, và hộ nghèo là thấp nhất với bình quân mỗi hộ có 1 lao đông.
Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo có nhiều người già và trẻ em chưa đến tuổi lao động.
Ngược lại, nhóm hộ khá và trung bình thì có nhiều lao động hơn vì thế kinh tế khá giả
hơn.
36
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ
Chỉ tiêu ĐVT
Hộ
nghèo
Hộ trung
bình
Hộ
khá
BQC/
tổng
1. Tổng số hộ Hộ 10 32 8 50
2. Tổng nhân khẩu Người 43 169 33 245
3. Tổng lao động Người 10 66 15 91
4. Lao động BQ/hộ Người 1,00 2,06 1,88 1,65
5. Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,30 5,28 4,13 4,57
6. Tuổi chủ hộ Tuổi 57,5 48,47 45,75 50,57
7. Trình độ văn hóa chủ hộ Lớp 5,00 7,59 9,88 7,49
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Độ tuổi và trình độ văn hóa của chủ hộ cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất
của các nông hộ. Theo kết quả điều tra ở bảng trên, nhóm hộ nghèo có độ tuổi trung bình
cao nhất là 57,5 tuổi và trình độ văn hóa cũng thấp nhất trung bình là lớp 5,00. Ngược lại
nhóm hộ khá có độ tuổi trung bình thấp nhất với 45,75 tuổi và trình độ văn hóa lại cao
nhất là 9,88 lớp. Hộ trung bình có độ tuổi trung bình là 48,47 tuổi và trình độ văn hóa là
7,59 lớp.
2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất
Công cụ, dụng cụ và tư liệu sản xuất là yếu tố nguồn lực rất quan trọng trong việc
trồng lúa của nguời nông dân. Nó gián tiếp ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng lúa và cuối
cùng là kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ. Mỗi vùng nông thôn có những
tư liệu, công cụ sản xuất không giống nhau tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ
ứng dụng công nghệ vào sản xuất của mỗi vùng nói chung. Dưới đây là tình hình trang bị
công cụ, tư liệu lao động của các nông hộ sản xuất lúa được điều tra trên địa bàn xã Hà
Thái.
Qua bảng số liệu 9, ta thấy bình quân các nhóm hộ trang bị tư liệu sản xuất mỗi hộ
hết 8.192,9 nghìn đồng. Trong đó nhóm hộ trung bình có mức trang bị tư liệu sản xuất lớn
37
nhất với 9.678,2 nghìn đồng mỗi hộ, tiếp theo là nhóm hộ khá với 8.447,8 nghìn đồng mỗi
hộ, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với mức trang bị tư liệu sản xuất là 6.281 nghìn đồng
mỗi hộ. Như vậy ta thấy nhóm hộ nghèo là hầu như ít trang bị tư liệu sản xuất để phục vụ
cho sản xuất nhất. Đầy đủ nhất vẫn là nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá do hai nhóm
hộ này có khả năng và điều kiện nên trang bị tư liệu sản xuất đầy đủ hơn.
Trong cơ cấu tư liệu sản xuất của các nhóm hộ thì các nhóm hộ đều có mức trang
máy cày bừa lớn nhất, với bình quân chung của các nhóm hộ là 3.400 nghìn đồng mỗi hộ.
Tiếp theo là máy tuốt lúa với bình quân các nhóm hộ là 2.750 nghìn đồng mỗi hộ. Nếu
nhìn vào giá trị thì hai con số này là lớn, so với các tư liệu sản xuất khác. Tuy nhiên thực
chất đối với mỗi loại máy cày bừa hay máy tuốt lúa thì chỉ có một số ít hộ có đầu tư, còn
hầu hết các hộ khác thì không có.
Đối với xe thồ lúa, bình quân các nhóm hộ có 0,89 cái xe thồ lúa tương ứng với trị
giá là 178 nghìn đồng, với gía mỗi chiếc xe thồ được xác định là 200 nghìn đồng. Trong
đó nhóm hộ trung bình bình quân mỗi hộ có 1 cái xe thồ lúa tương ứng với 200 nghìn
đồng. Hộ nghèo bình quân là 0,8 cái tương ứng với 160 nghìn đồng và hộ khá là có 0,86
cái tương ứng với 172 nghìn đồng. Bình quân các nhóm hộ có 0,83 cái bình phun thuốc
tương ứng với 24,9 nghìn đồng, với giá mỗi chiếc bình phun thuốc là 30 nghìn đồng.
Trong đó, cao nhất vẫn là nhóm hộ trung bình với bình quân 0,94 cái mỗi hộ. Tiếp đến là
hộ khá với bình quân 0,86 cái và thấp nhất là hộ nghèo với 0,7 cái. Như vậy ta thấy hầu
như các hộ đều có trang bị bình phun thuốc và xe thồ lúa. Đây là hai công cụ dụng cụ sản
xuất chính và phổ biến trong nghề trồng lúa của người dân nơi đây.
Với trâu bò cày kéo, bình quân các nhóm hộ có 0,23 con tương ứng với trị giá là
1.840 nghìn đồng. Gía mỗi con được xác định là 8 triệu đồng. Trong đó nhóm hộ trung
bình là cao nhất với 0,5 con tương ứng với 4 triệu đồng, tiếp theo là nhóm hộ nghèo với
0,2 con tương ứng với 1,6 triệu đồng và đáng chú ý là hộ khá với 0 con.
Nhìn chung tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ là chênh lệch nhau.
Trong đó nhóm hộ nghèo là trang bị ít nhất, hộ trung bình là nhiều nhất. Các tư liệu sản
xuất này có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, và mỗi chu kỳ là nó chỉ hao
38
phí rất nhỏ nếu tính trên mỗi sào ruộng lúa và hầu như không có. Mặt khác, các tư liệu
sản xuất này còn được dùng cho tất cả các hoạt động sản xuất khác của nông hộ. Chính vì
thế tôi không đưa chỉ tiêu khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất lúa của các nông
hộ.
39
Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ
Chỉ tiêu ĐVT
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
SL
GT
(1000đ)
SL
GT
(1000đ)
SL
GT
(1000đ)
SL
GT
(1000đ)
1. Trâu bò cày kéo Con 0,20 1.600 0,50 4.000 0,00 0,00 0,23 1.840
2. Máy tuốt lúa Cái 0,10 2.500 0,09 2.250 0,13 3.250 0,11 2.750
3. Mày cày bừa Cái 0,10 2.000 0,16 3.200 0,25 5.000 0,17 3.400
4. Bình phun thuốc Cái 0,70 21 0,94 28,2 0,86 25,8 0,83 24,9
5. Xe thồ lúa Cái 0,80 160 1,00 200 0,86 172 0,89 178
Tổng GT (1000đ) - 6.281 - 9.678,2 - 8.447,8 - 8.192,9
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
40
2.3.3. Tình hình đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp của người dân, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, các cơ sở kinh tế,
văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng.
Qua bảng số liệu 10, ta thấy tổng diện tích đất bình quân các nhóm hộ là 10,66 sào.
Trong đó, tổng diện tích đất bình quân của nhóm hộ khá là lớn nhất với 16,76 sào, tiếp
theo là nhóm hộ trung bình với 9,3 sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 5,9 sào. Trong
cơ cấu tổng diện tích đất, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, với bình quân
chung của các nhóm hộ chiếm 65,95%. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp cao nhất là ở
nhóm hộ nghèo chiếm tới 84,75%. Diện tích đất phi nông nghiệp bình quân chung các
nhóm hộ chỉ chiếm 34,05%. Trong đó, cao nhất là diện tích đất nông nghiệp của nhóm hộ
khá với 46,3%. Như vậy, ta thấy đất của người dân nơi đây chủ yếu là đất dùng trong sản
xuất nông nghiệp đó là đất trồng lúa, đất trồng cây khác hay hoa màu như ngô, sắn,...
Trong cơ cấu đất thì đất trồng lúa bình quân (đất nông nghiệp) của các nhóm hộ
chiếm tỷ trọng lớn nhất lên tới 60,23%. Trong đó, đặc biệt là nhóm hộ nghèo cao nhất với
77,29% và hộ trung bình với 71,08%, nhóm hộ khá chỉ có 48,21% trong cơ cấu đất của
các nhóm hộ. Về giá trị tuyệt đối, diện tích đất trồng lúa bình quân của nhóm hộ khá lớn
nhất với 8,08 sào, thấp hơn đó là nhóm hộ trung bình với 6,61 sào, và thấp nhất là nhóm
hộ nghèo với 4,56 sào; Tiếp theo là đất ao hồ (đất phi nông nghiệp), bình quân diện tích
đất ao hồ của các nhóm hộ chiếm tới 19,51%. Trong đó, đất ao hồ của nhóm hộ khá
chiếm tới 32,52% trong cơ cấu tổng diện đất của nhóm hộ đó. Đất ao hồ của nhóm hộ
trung bình chỉ chiếm 7,96%, và đất ao hồ của nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 0,85% trong cơ
cấu tổng diện tích đất của họ. Về giá trị tuyệt đối, diện tích đất ao hồ bình quân của nhóm
hộ khá vẫn đạt cao nhất với 5,45 sào. Tiếp đến là nhóm hộ trung bình với 0,74 sào, và
thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo chỉ có 0,05 sào đất ao hồ bình quân mỗi hộ. Tương tự
như đất ao hồ, diện tích đất vừơn bình quân của các nhóm hộ chiếm 8,26%. Trong đó,
diện tích đất vườn bình quân của nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ lớn nhất với 8,89% trong cơ
cấu tổng diện tích đất của tương ứng với 1,49 sào. Tiếp theo là nhóm hộ trung bình, diện
41
tích đất vườn bình quân mỗi hộ đạt 0,74 sào chiếm 7,96% trong tổng diện tích đất bình
quân của nhóm. Thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo, diện tích đất vườn chỉ chiếm 6,78%
trong tổng diện tích đất của nhóm tương ứng với 0,4 sào. Như vậy, đối với đất vườn và
đất ao hồ thì nhóm hộ khá có diện tích lớn nhất về giá trị tuyệt đối và cả về tỷ trọng trong
cơ cấu đất của các nhóm hộ, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo.
Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo ít lao động, nhưng có số nhân khẩu cao, thu
nhập chính là từ trồng lúa nên tỷ trọng đất trồng lúa cao. Ngược lại, nhóm hộ khá do có
nguồn thu nhập khác ngoài trồng lúa như nuôi cá, chăn nuôi gia súc,... lại có điều kiện,
khả năng chủ động thuê thêm đất, ruộng để sản xuất nên diện tích đất trồng lúa về giá trị
tuyệt đối cũng như các loại đất khác lớn hơn hai nhóm hộ còn lại. Tuy nhiên về giá trị
tương đối hay cơ cấu trong tổng diện tích đất thì diện tích trồng lúa của nhóm hộ khá lại
chiếm tỷ lệ thấp hơn các nhóm hộ trung bình và hộ nghèo.
Từ chỉ tiêu đất trồng lúa bình quân của các nhóm hộ kết hợp với các chỉ tiêu tổng
nhân khẩu, và tổng lao động bình quân của các nhóm hộ ở bảng số liệu 8, ta tính được các
chỉ tiêu đất trồng lúa bình quân một nhân khẩu và đất trồng lúa bình quân 1 lao động. Đất
trồng lúa bình quân một lao động của các nhóm hộ đạt 4,02 sào. Trong đó, nhóm hộ
nghèo đạt chỉ tiêu này cao nhất với bình quân một lao động sẽ sản xuất 4,56 sào lúa. Tiếp
theo là nhóm hộ khá với bình một lao động sẽ sản xuất 4,30 sào đất trồng lúa. Thấp nhất
là nhóm hộ trung bình với bình quân một lao động sẽ phải sản xuất 3,21 sào đất trồng lúa.
Đất trồng lúa bình quân một nhân khẩu của các nhóm hộ là 1,42 sào. Trong đó, cao nhất
là nhóm hộ khá với 1,96 sào trên một nhân khẩu, tiếp theo là nhóm hộ trung bình với 1,25
sào trên một nhân khẩu, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 1,06 sào trên một nhân khẩu.
Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo có ít lao động, lại có nhiều người già và trẻ em nên
diện tích đất trồng lúa bình quân một nhân khẩu đạt thấp nhất, và diện tích đất trồng lúa
bình quân một lao động thì lại đạt cao nhất.
42
Bảng 9: Tình hình đất đai của bình quân của các nhóm nông hộ
Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
DT (sào)
CC
(%)
DT
(sào)
CC
(%)
DT
(sào)
CC
(%)
DT
(sào)
CC
(%)
Tổng diện tích đất 5,90 100 9,30 100 16,76 100 10,66 100
1. Đất nông nghiệp 5,00 84,75 7,08 76,13 9,00 53,70 7,03 65,95
- Đất trồng lúa 4,56 77,29 6,61 71,08 8,08 48,21 6,42 60,23
- Đất trồng cây khác 0,44 7,46 0,47 5,05 0,92 5,49 0,61 5,72
2. Đất phi nông nghiệp 0,90 15,25 2,22 23,87 7,76 46,30 3,63 34,05
- Đất nhà ở 0,45 7,62 0,74 7,96 0,82 4,89 0,67 6,29
- Đất vườn 0,40 6,78 0,74 7,96 1,49 8,89 0,88 8,26
- Đất ao hồ 0,05 0,85 0,74 7,96 5,45 32,52 2,08 19,51
3. Đất trồng lúa BQ/LĐ 4,56 - 3,21 - 4,30 - 4,02 -
4. Đất trồng lúa BQ/Khẩu 1,06 - 1,25 - 1,96 - 1,42 -
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
43
2.4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THÂM CANH CỦA CÁC NÔNG HỘ
2.4.1. Giống
Giống là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất lúa. Nó ảnh
hưởng đến năng suất, sản lượng và cuối cùng là hiệu quả trồng lúa của người dân. Vì vậy
người dân cần phải lựa chọn loại giống thích hợp cho thửa ruộng của mình.
Với người dân xã Hà Thái, các loại giống thường được lựa chọn là Xi23, X21, Bắc
Thơm, Khang Dân, Tạp Giao, Nếp Hà Nội. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, quyết định của từng
hộ dân, dựa trên cơ sở về xu hướng chọn giống phổ biến ở địa phương, chủ trương của xã
sẽ quyết định đến loại giống cụ thể.
Qua bảng số liệu 11 ta thấy, tình hình sử dụng giống lúa có sự khác nhau giữa các
loại hộ và giữa các mùa vụ trong năm vừa qua.
Vụ chiêm xuân bình quân lượng giống là 2,78 kg/sào với chi phí bình quân các hộ là
53,29 nghìn đồng/sào. Trong khi đó vụ mùa lượng giống bình quân sử dụng ít hơn là 2,16
kg/sào nhưng với chi phí lớn hơn là 53,81 nghìn đồng/sào. Cụ thể như sau:
Bảng 10: Chi phí giống lúa bình quân 1 sào của các nông hộ
Chỉ
tiêu
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
SL
(kg)
GT
(1000đ)
SL
(kg)
GT
(1000đ)
SL
(kg)
GT
(1000đ)
SL
(kg)
GT
(1000đ)
Cả năm 5,61 107,37 4,55 102,04 4,66 111,9 4,94 107,10
Vụ CX 3,35 45,90 2,37 45,92 2,63 68,05 2,78 53,29
Vụ Mùa 2,26 61,47 2,18 56,12 2,03 43,85 2,16 53,81
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Vụ chiêm xuân hộ trung bình sử dụng một lượng ít giống nhất là 2,37 kg/sào, tiếp
đến là hộ khá với 2,63 kg/sào nhưng lại tốn nhiều chi phí nhất là 68,05 nghìn đồng/sào, và
sử dụng nhiều nhất là hộ nghèo với 3,35 kg/sào nhưng chi phí lại nhỏ nhất là 45,90 nghìn
đồng/sào. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo sử dụng loại giống với giá rẻ, khả năng nảy
44
mầm thấp hơn, mật độ cây lúa cấy dày hơn như loại lúa Khang Dân. Mặt khác giống lúa
này thường cho năng suất cao hơn, nhưng giá lúa lại rẻ hơn các giống Xi23, X21,...
Đối với vụ mùa thì các nhóm hộ sử dụng lượng giống cũng như mức chi phí giảm
dần từ nhóm hộ nghèo đến nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá. Nhóm hộ nghèo vẫn
dùng một lượng giống nhiều nhất là 2,26 kg/sào tương ứng với mức chi phí lớn nhất là
61,47 nghìn đồng/sào, nhóm hộ khá sử dụng một lượng giống ít hơn là 2,03 kg/sào và
nhóm trung bình sử dụng 2,18 kg/sào. Đồng thời so với vụ chiêm xuân thì vụ mùa có sự
chênh lệch nhỏ hơn. Điều này một phần là do nhóm hộ nghèo ít ruộng hơn nên sử dụng
giống phải tính cả rủi ro về giống như việc phải đủ mạ cấy. Ngược lại nhóm hộ nghèo và
trung bình thì nhiều ruộng hơn nên khối lượng giống mua cũng nhiều hơn tuy nhiên bình
quân một sào lại vẫn ít hơn nhóm hộ nghèo và vì thế chi phí bình quân một sào cũng ít
hơn.
2.4.2. Phân bón, thuốc BVTV
Phân bón và các loại thuốc BVTV rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng
nói chung và của cây lúa nói riêng. Quyết định mức đầu tư của các nông hộ sẽ ảnh hưởng
quyết định đến năng suất, sản lượng lúa của họ.
Bảng số liệu 12 sẽ cho chúng ta thấy mức độ đầu tư của các nhóm nông hộ về phân
bón và thuốc BVTV cho 1 sào ruộng cấy lúa.
Đối với phân bón Đạm ở vụ chiêm xuân, bình quân một sào các nhóm hộ sử dụng
9,2 kg Đạm tương ứng với 64,42 nghìn đồng (gía phân Đạm là khoảng 7 nghìn đồng/kg).
Trong đó nhóm hộ khá sử dụng nhiều nhất với 9,93 kg/sào tương ứng với 69,51 nghìn
đồng. Tiếp đến là nhóm hộ trung bình sử dụng 9,28 kg/sào tương ứng với 64,96 nghìn
đồng sào. Sử dụng ít nhất là nhóm hộ nghèo với 8,4 kg/sào tương ứng với 58,8 nghìn
đồng. Ở vụ mùa thì các nhóm hộ sử dụng một lượng Đạm ít hơn. Bình quân một sào các
nhóm hộ sử dụng 8,15 kg/sào tương ứng với 57,07 nghìn đồng. Hộ khá vẫn là nhóm hộ sử
dụng nhiêu đạm nhất với 8,66 kg/sào tương ứng với 60,62 nghìn đồng. Thấp nhất là nhóm
hộ nghèo với 7,63 kg/sào tương ứng với 53,41 nghìn đồng.
45
Đối với Lân thì có sự khác nhau rõ rệt trong việc lựa chọn của người dân. Ở vụ
chiêm xuân bình quân một sào nhóm hộ nghèo có sử dụng 14,25 kg Lân tương ứng với
32,78 nghìn đồng (giá Lân là 2,3 nghìn đồng/kg). Ở vụ mùa nhóm hộ nghèo sử dụng bình
quân 7,63 kg/sào tương ứng với 53,41 nghìn đồng. Trong khi đó nhóm hộ khá và trung
bình thì không sử dụng lân. Vì vậy nhóm hộ nghèo là nhóm hộ sử dụng nhiều Lân nhất.
Một thực tế cho thấy, giá phân lân là 2.300 đồng/kg trong khi giá phân NPK là 3000
đồng/kg và hầu như hộ nào bón lót cho lúa bằng NPK thì không bón lân. Vì vậy đối với
NPK là loại phân tổng hợp với thành phần lân chiếm tỷ trọng cao nhất thì nhóm hộ khá và
trung bình đều bón khoảng 25 kg/sào tương ứng với chi phí là 75 nghìn đồng, và ở 2 vụ
lượng NPK được sử dụng là giống nhau ở cả hai nhóm này. Riêng nhóm hộ nghèo thì sử
dụng một lượng ít NPK hơn là 9,87 kg/sào vụ chiêm xuân tương ứng với 29,61 nghìn
đồng và 8,77 kg/sào tương ứng với 26,31 nghìn đồng vụ mùa. Nguyên nhân nhóm hộ
nghèo, có một số hộ sử dụng Lân thay cho NPK, vì thế lượng NPK/sào của nhóm hộ này
là rất ít như trên.
Đối với phân Kali, ở vụ chiêm xuân bình quân các nhóm hộ sử dụng 4,83 kg/sào
tương ứng với 62,79 nghìn đồng (giá Kali khoảng 13 nghìn đồng/kg). Trong đó nhóm hộ
khá bón nhiều nhất với bình quân 5,83 kg/sào tương ứng với 75,79 nghìn đồng, thấp nhất
là nhóm hộ nghèo chỉ bón 3,64 kg/sào tương ứng với 47,32 nghìn đồng. Ở vụ mùa đã có
sự thay đổi, nhóm hộ khá bón nhiều Kali nhất, với 4,85 kg/sào tương ứng với 58,2 nghìn
đồng. Thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo bón 3,64 kg/sào tương ứng với 47,32 nghìn đồng.
Bình quân các nhóm hộ bón 4,14 kg/sào tương ứng với 49,68 nghìn đồng ở vụ mùa.
46
Bảng 11: Khối lượng và chi phí các loại phân bón, thuốc BVTV bình quân 1 sào của các nông hộ
Chỉ tiêu
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC
CX Mùa Cả năm CX Mùa Cả năm CX Mùa Cả năm CX Mùa Cả năm
1. Phân bón
1.1. Đạm
- Khối lượng(kg) 8,40 7,63 16,03 9,28 8,17 17,45 9,93 8,66 18,59 9,20 8,15 17,35
- Chi phí(1000đ) 58,8 53,41 112,21 64,96 57,19 122,15 69,51 60,62 130,13 64,42 57,07 121,49
1.2. Lân
- Khối lượng(kg) 14,25 11,18 25,43 0 0 0 0 0 0 4,75 3,73 8,48
- Chi phí(1000đ) 32,78 25,71 58,49 0 0 0 0 0 0 10,93 8,57 19,5
1.3. Kali
- Khối lượng(kg) 3,64 3,55 7,19 5,02 4,85 9,87 5,83 4,02 9,85 4,83 4,14 8,97
- Chi phí(1000đ) 47,32 42,6 89,92 65,26 58,2 123,46 75,79 48,24 124,03 62,79 49,68 112,47
1.4. NPK
- Khối lượng(kg) 9,87 8,77 18,64 25 25 50 25 25 50 19,96 19,59 39,55
- Chi phí(1000đ) 29,61 26,31 55,92 75 75 150 75 75 150 59,87 58,77 118,65
1.4. Phân chuồng 26,31 - 26,31 65,97 2,36 68,33 54,15 - 54,15 48,81 0,79 49,60
2. Thuốc BVTV
(1000 đ)
2.1. Thuốc trừ sâu 47,03 35,96 82,99 54,78 47,22 102,00 60,03 50,59 110,62 53,95 44,59 98,54
2.2. Thuốc trừ cỏ 13,49 13,05 26,54 13,11 12,78 25,89 13,15 11,91 25,06 13,25 12,58 25,83
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY

More Related Content

What's hot

DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biểnĐề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
Đề tài: Hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu ven biển
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Đề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOT
Đề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOTĐề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOT
Đề tài: Thực trạng công nghệ xử lý nước thải tại công ty bia, HOT
 
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet... Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
Báo cáo tiền khả thi Dự án Khu liên hợp sản xuất HCJ tỉnh Nghệ An | duanviet...
 
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAYBÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bồi thường giải phóng mặt bằng, HAY
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom, vận chuyể...
 

Similar to Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY

Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpBuu Dang
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY (20)

Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
Chương trình xếp lịch trực nhật cho sinh viên ở các lớp học tín chỉ
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
 
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAYĐề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà NamĐề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã tỉnh Hà Nam
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng NamNăng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Quảng Nam
 
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY

  • 1. 1 Lời Cảm Ơn Đề tài khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây cho phép tôi gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của tập thể cán bộ, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi hành trang bước vào đời. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ts. Trần Văn Hòa, đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cảm nhận được hình ảnh người thầy mẫu mực, giản dị và gần gũi nhất trong tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ đang làm việc tại xã Hà Thái, và phòng Nông Nghiệp huyện Hà Trung, trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Hà Thái đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành được đề tài khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thiêng liêng nhất tới bố mẹ và anh chị tôi, cảm ơn tất cả những người bạn của tôi. Họ đã và sẽ luôn bên cạnh tôi trong suốt chặng đường đời, tôi luôn sống tốt vì có họ. Lời cuối, tôi xin cầu chúc cho họ luôn sống tốt, và hạnh phúc, vui vẻ và thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! Huế, ngày 21 tháng 05 năm 2010 Hoàng Minh Phương
  • 2. 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.................................................v DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI....................................................................vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ................................................................. vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế.........................................................4 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...............................................................5 1.1.3. Nguồn gốc, vai trò cây lúa....................................................................................6 1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ ...........................................................................................6 1.1.3.2. Vai trò, giá trị ....................................................................................................7 1.1.4. Đặc điểm kỹ thuật cây lúa ....................................................................................8 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiêụ quả sản xuất lúa ...............................................8 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ......................................11 1.1.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ............................................................11 1.1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ..........................................................11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................11 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam ..................................................................11 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Thanh hóa ....................................................................13 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Hà trung ............................................................14 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA...................................................................................17 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA ..............................................................................................................17 2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................17 2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................17 2.1.1.2. Địa hình ...........................................................................................................17 2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết...............................................................................................17 2.1.1.4. Điều kiện thủy văn............................................................................................19 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................19 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................19 2.1.2.2. Tình hình đất đai...............................................................................................22 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật......................................................24 2.1.2.3.1. Hệ thống giao thông ......................................................................................24
  • 3. 3 2.1.2.3.2. Thủy lợi .........................................................................................................25 2.1.2.3.3. Hệ thống điện ................................................................................................25 2.1.2.3.4. Cơ sở y tế.......................................................................................................25 2.1.2.3.5. Cơ sở giáo dục – đào tạo ...............................................................................25 2.1.2.3.6. Cơ sở thể dục – thể thao ................................................................................26 2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..................................26 2.1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................26 2.1.3.2. Khó khăn...........................................................................................................26 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THÁI ....................26 2.3. NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ ..........................................28 2.3.1. Tình hình lao động...............................................................................................28 2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ............................................29 2.3.3. Tình hình đất đai..................................................................................................33 2.4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THÂM CANH CỦA CÁC NÔNG HỘ........................36 2.4.1. Giống ...................................................................................................................36 2.4.2. Phân bón, thuốc BVTV .......................................................................................37 2.4.3. Chi phí về công lao động và dịch vụ làm đất ......................................................40 2.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ ...........43 2.5.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân của các nông hộ..........................43 2.5.2. Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ........................................................45 2.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ..............................................49 2.6. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA .........................................................................................................54 2.6.1. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ..........................................................................................................................54 2.6.2. Ảnh hưởng của nhân tố năng suất đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ..........................................................................................................................57 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC CÂY LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA...................................................................................60 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA ................60 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA....................61 3.2.1. Giải pháp về đầu vào ...........................................................................................61 3.2.2. Giải pháp về đất đai.............................................................................................63 3.2.3. Giải pháp về khuyến nông...................................................................................63 3.2.4. Giải pháp về vốn..................................................................................................63 3.2.5. Giải pháp về đầu ra..............................................................................................64 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................66 1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................67 2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................67
  • 4. 4 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT SL Số lượng CC Cơ cấu GT Gía trị NS Năng suất BQC Bình quân chung NSBQ Năng suất bình quân ĐVT Đơn vị tính DT Diện tích LĐ Lao động CX Chiêm xuân HTX Hợp tác xã BVTV Bảo vệ thực vật UBND Uỷ ban nhân dân NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn BQ Bình quân Đ Đồng
  • 5. 5 DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào 500m2 1 tạ 100kg 1 tấn 1000kg 1 ha 10.000 m2 = 20 sào
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam giai đoạn 2007 – 2009 ..........12 Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Thanh hóa giai đoạn 2007 – 2009 .........14 Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Hà trung giai đoạn 2007 – 2009............15 Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã Hà thái giai đoạn 2007 – 2009 ...............21 Bảng 5: Tình đất đai của xã Hà thái giai đoạn 2007 – 200 9 ..........................................23 Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Hà thái giai đoạn 2007 – 2009.......27 Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ............................................29 Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ..........................................32 Bảng 9: Tình hình đất đai của các nông hộ .....................................................................35 Bảng 10: Chi phí giống lúa bình quân 1 sào của các nông hộ ........................................36 Bảng 11: Khối lượng và chi phí các loại phân bón, thuốc BVTV bình quân 1 sào của các nông hộ ............................................................................................................................39 Bảng 12: Tình hình đầu tư dịch vụ bình quân 1 sào của các nông hộ.............................42 Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân của các nông hộ......................44 Bảng 14: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ Chiêm xuân của các nông hộ..............46 Bảng 15: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ Mùa của các nông hộ..........................48 Bảng 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ..........................................51 Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ ............................................................................................................................56 Bảng 18: Ảnh hưởng của năng suất đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ .........................................................................................................................................59
  • 7. 7 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU * Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm điều tra thực trạng tình hính sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Hà Thái, huyện Hà trung, tỉnh Thanh hóa. Qua đó phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn. * Dữ liệu phục vụ nghiên cứu - Điều tra 50 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã, bao gồm: 10 hộ nghèo, 32 hộ trung bình và 8 hộ khá, thu thập số liệu sơ cấp. Thu thập số liệu thứ cấp từ UBND xã, phòng thống kê xã Hà Thái, phòng NN&PTNT huyện Hà Trung. - Sử dụng tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ, các báo cáo, tài liệu và các website liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin số liệu - Phương pháp điều tra điều, tra phỏng vấn - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo - Phương pháp phân tích thống kê * Kết quả nghiên cứu được Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn còn lạc hậu. Người dân chưa ý thức được việc sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, theo quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, những năm gần đây cũng đã và đang có sự chuyển biến tích cực, cụ thể là năng suất lúa tăng lên. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới như thử nghiệm vùng lúa thâm canh năng suất cao đang được áp dụng vào địa phương. Nếu thành công đây sẽ là một dấu hiệu tốt cho nghề sản xuất lúa của xã trong thời gian tới. Đồng thời kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của người dân được nâng lên rõ rệt so với các năm trước. Các nông hộ cũng vấp phải tình trạng được mùa mất giá vẫn xảy ra hàng năm. Nhất là vụ Chiêm xuân, năng suất lúa của xã đạt khá nhưng giá lúa lại xuống rất thấp nên hiệu quả mà các nông hộ sản xuất lúa ở đây không được như mong muốn. Vì vậy, nếu vấn đề này được đảm bảo thì người dân nơi đây sẽ có thu nhập khá hơn rất nhiều từ nghề trồng lúa. Chúng ta hy vọng điều này là hoàn toàn đạt được trong thời kỳ tới.
  • 8. 8 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ lâu, sản xuất nông nghiệp đã là ngành sản xuất chính đối với đại bộ phận phần lớn dân cư ở nông thôn Việt Nam. Trong đó, sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nhưng cho đến nay nó có còn giữ vững được vị trí, vai trò quan trọng như vậy nữa không khi bối cảnh thực tế Việt Nam và thế giới hiện nay, sản xuất và lưu thông lúa gạo đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Thực tế cho thấy hiện trạng sản xuất lúa gạo của nước ta đã đổi thay rất nhiều. Mặc dù lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của nông nghiệp Việt Nam, có vị trí hết sức quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu nông sản (chiếm khoảng 25%) nhưng diện tích trồng lúa lại đang thu hẹp dần. Tính riêng về diện tích trồng lúa so với tổng diện tích gieo trồng chung cả nước năm 1991 chiếm tới 70%, đến năm 2001 còn 60%. Tuy nhiên, nhờ các tiến bộ khoa học được áp dụng, khả năng thâm canh của nông dân được nâng cao, cho nên năng suất, sản lượng lúa vẫn tăng. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực đạt trên 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Mười năm sau, tức là năm 1999, nước ta xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Và con số này cũng tăng dần từ đó đến nay. Năm 2009 vừa qua sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn tăng 175 nghìn tấn so với năm 2008 nhưng do giá gạo biến động giảm nên giá trị vẫn thấp hơn năm trước. Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về 2,6 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng nhưng giảm 10,34% về giá trị. Sản lượng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu là từ hai vùng sản xuất lúa lớn của Việt Nam đó là Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long, với năng suất lúa bình quân thường đạt từ 10-12 tấn/ha. Trong khi năng suất lúa bình quân ở các vùng trung du miền núi và các vùng đất cát duyên hải miền trung lại rất thấp chỉ đạt trên 2 tấn/ha. Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đạt khoảng 4,5
  • 9. 9 tấn/ha. Điều này cho thấy năng suất lúa ở các vùng là chênh lệch nhau rất lớn. Đó là do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết, và các điều kiện khách quan của mỗi vùng. Hà Thái là một xã đồng bằng thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa với phần lớn hộ dân trồng lúa là ngành nghề chính của người dân nơi đây. Một địa phương thuộc miền Bắc Trung bộ, mảnh đất chỉ có trồng lúa và nuôi cá là hai hoạt động tạo thu nhập chính tại đây thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về hiệu quả của nó là rất quan trọng đối với họ. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. - Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và đầu tư vào sản xuất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu * Số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã công bố trên báo, trên mạng internet, các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của phòng NN&PTNT huyện Hà Trung và xã Hà Thái. * Số liệu sơ cấp: Chọn 50 hộ sản xuất lúa và phân loại hộ theo thu nhập để phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn các chủ nông hộ, chủ đại lý và nhà cung cấp đầu vào như: giống, phân bón, và thuốc BVTV, phỏng vấn cán bộ khuyến nông, chủ tịch hội phụ nữ. - Phương pháp phân tích thống kê: Để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất lúa và quan hệ giữa các nhân tố tới năng suất, hiệu quả trồng lúa. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
  • 10. 10 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Các nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Hà Thái. + Về thời gian: Nghiên cứu về hiệu sản xuất lúa năm 2009. - Nội dung nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.
  • 11. 11 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế * Khái niệm Hiệu quả là một phạm trù kinh tế xã hội luôn được nhắc đến trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Hiệu quả được xem xét trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất, là mục tiêu quan trọng nhất của các hoạt động sản xuất. Hiệu quả kinh tế theo các học giả Farrell (1975), Schultz (1964), Rizzo (1979), Ellis (1993) thì cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency), hiệu quả phân bổ các nguồn lực (allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (economic efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực sử dụng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một
  • 12. 12 trong các yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng, trình độ tổ chức và quản lý các yếu tố đầu vào hay nguồn lực của chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trường. * Bản chất của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế chính là sự chênh lệch giữa kết quả sản xuất thu được với chi phí sản xuất cần phải bỏ ra để có được kết quả đó. Sự chênh lệch này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế cũng càng lớn. Vì vậy, mọi hoạt động sản xuất cần phải đảm bảo được chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nhất định của nó. 1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế: * Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc ngược lại (dạng nghịch). Công thức: - Dạng thuận: H = KQ/CP Công thức này nói lên khi bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của chủ thể. - Dạng nghịch: H’ = CP/KQ Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả thì cần bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó H, H’: Hiệu quả KQ: Kết quả CP: Chi phí Hai chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế. * Thứ hai, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách xác định tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức - Dạng thuận: E = ∆KQ/∆CP
  • 13. 13 Công thức này thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. - Dạng nghịch: E’ = ∆KQ/∆CP Công thức này thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó E, E’: Hiệu quả ∆KQ: Phần tăng (giảm) của kết quả ∆CP: Phần tăng (giảm) của chi phí. 1.1.3. Nguồn gốc, vai trò của cây lúa 1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ Lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… thì cây lúa đã có mặt từ 3000 – 2000 năm trước công nguyên. Ở vùng Triết Giang của Trung Quốc đã xuất hiện cây lúa khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt. Dù sao người ta vẫn cho lúa là một cây trồng cổ, có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu người dân trên trái đất. Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển ở cả hai hướng Đông và Tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Đến đầu thế kỷ thứ XV cây lúa từ Bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam Á như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani,… Đầu thế chiến thứ hai, cây lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari. Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virgina, Nam Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Lousiana, Texas,… Theo hướng Đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indonesia đầu tiên ở đảo Java. Đến giữa thế kỷ XVII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Nga. Đến nay cây lúa đã có mặt trên tất cả các Châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, bán nhiệt đới và một số nước khác.
  • 14. 14 1.1.3.2. Vai trò, giá trị 1.1.3.2.1. Giá trị dinh dưỡng Gạo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể bởi trong gạo có chứa nhiều tinh bột – nguồn chủ yếu cung cấp calo. Gía trị nhiệt lượng của gạo là 3594 calo, so với lúa mì là 3610 calo, độ đồng hóa đạt đến 95,5%. Con người hấp thụ chất bột và một số vitamin từ gạo. Hiện có khoảng 2 tỷ người Châu Á dùng gạo và các phế phẩm từ gạo để bổ sung 60% đến 70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể. Có thể nói gạo là thức ăn quý cho con người và là thức ăn rất dễ tiêu hóa, chất xơ trong gạo ít hơn nhiều so với ngô hạt, chất đạm lại dễ tiêu hóa hơn lúa mì. Gạo còn có nhiều vitamin B1 nhưng bị phân giải mất đi nhiều trong quá trình xay xát và nấu Trong chăn nuôi người ta chủ yếu dùng tấm, cám và gạo có chất lượng thấp để làm thức ăn. Trước đây khoảng 5% tổng sản lượng gạo được dùng để chăn nuôi nhưng hiện nay tỷ lệ này đã giảm đáng kể (khoảng 1%). 1.1.3.2.2. Giá trị kinh tế - Trong công nghiệp chế biến: + Gạo: đươc dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia và một số loại dược liệu. + Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu cồn, voka, phấn mịn, thuốc chữa bệnh. + Cám: Làm thức ăn cho gia súc, ép lấy dầu. + Trấu: Sản xuất nấu men làm thức ăn cho gia súc, dùng để độn chuồng làm phân bón có SiO2 cao, vỏ trấu còn được sử dụng để làm chất đốt. + Rơm rạ: Với thành phần chủ yếu là Xenluloza có thể sản xuất thành giấy, đồ gia dụng như mũ, giày dép, …ngoài ra rơm còn được sử dụng để độn chuồng, làm chất đốt. - Gạo là hàng hóa: Hàng năm có khoảng 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa buôn bán trên toàn thế giới. Theo tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết năm 2006 sản lượng gạo hàng hóa có thể đạt 27,8 triệu tấn, so với 29 triệu tấn trong năm 2005.
  • 15. 15 1.1.4. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa có thể chia ra hai thời kỳ: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. + Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Là thời kì sinh trưởng để hình thành các cơ quan sinh dưỡng như thân, lá, rễ và được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi bắt đầu phân hóa đòng. Thời kỳ này biến động rất lớn giữa các nhóm giống và có thể chia ra làm các thời kỳ nhỏ: - Thời kỳ nảy mầm; - Thời kỳ gieo đến 3-4 lá (12 đến 15 ngày sau khi gieo); - Thời kỳ lúa đẻ nhánh. + Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ sinh trưởng để hình thành các cơ quan sinh sản như bông, hạt và được tính từ khi bắt đầu phân hóa đòng đất đến khi chín hoàn toàn. Thường kéo dài 55 – 66 ngày với tất cả các giống và có thể chia ra các thời kỳ nhỏ: - Thời kỳ làm đòng (30 ngày); - Thời kỳ trổ bông phơi mao, chín sữa; - Thời kỳ lúa chín sáp đến chín hoàn toàn. Như vậy tổng thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi lúa nảy mầm cho đến khi chín hoàn toàn, thời gian này thay đổi tùy theo từng loại giống lúa và tùy từng mùa vụ khác nhau. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chúng ta đã sử dụng một lượng nhất định về sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động được kết hợp với nhau theo một kỹ thuật nhất định, với một không gian và thời gian cụ thể. Hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào được huy động vào sản xuất. Chúng ta cần đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa mới có thể nắm bắt được những tác động trực tiếp hay gián tiếp, từ đó tìm ra cách thức biến đổi các nhân tố đó, phát huy được hiệu quả kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng lúa.
  • 16. 16 Các nhân tố ảnh hưởng có thể phân thành nhiều loại nhưng chủ yếu được nhìn nhận thành nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan là những nhân tố thường phát sinh và tác động như nhu cầu tất yếu, không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành sản xuất. Kết quả sản xuất của mỗi nông hộ có thể chịu tác động bởi các nhân tố khách quan như thời tiết, khí hậu,… Nhân tố chủ quan là những nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc vào năng lực chủ quan của chủ thể sản xuất. Tức là khi xem xét từng nhân tố, mức độ được huy động về số lượng và chất lượng theo các hướng khác nhau, nhưng khi sử dụng hài hòa, hợp lý tỷ lệ tham gia của từng yếu tố còn phụ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất. Những nhân tố đó như là lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác những nhân tố khách quan của chủ thể sản xuất làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả sản xuất. Trong quá trình nghiên cứu tôi chỉ đi sâu nghiên cứu, phân tích các nhân tố chủ quan. Các nhân tố đó là: - Giống Giống là nhân tố đầu tiên có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Không có giống thì không thể tiến hành được các công đoạn khác của quá trình canh tác cây lúa. Giống lúa tốt góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cũng như tạo ra lúa với chất lượng tốt hơn. Lúa gạo ngon khi trở thành hàng hóa có giá trị cao hơn lúa gạo kém chất lượng nói chung và sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng, chấp nhận. Giống còn là phương tiện để thâm canh tăng vụ. Việc đưa vào gieo trồng các loại giống lúa ngắn ngày làm tăng mùa vụ, đồng nghĩa với việc tăng sản lượng lúa trên một đơn vị diện tích đất gieo trồng, khai thác có hiệu quả đất đai, tăng việc làm và thu nhập cho người nông dân. Như cha ông ta từng nói: “ Có công không bằng giống tốt”, cho thấy tầm quan trọng của giống nói chung. - Phân bón Là thành phần quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng, nước, và muối khoáng cho cây lúa, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển từ đó ảnh hưởng đến năng suất cây lúa. Nếu bón ít quá cây lúa sẽ không đủ dinh dưỡng, khả
  • 17. 17 năng đẻ nhánh đâm cành thấp, không làm đòng trổ bông thì năng suất thấp. Nếu bón phân quá nhiều thì sẽ làm cho cây lúa phát triển quá tốt, đẻ ra nhiều lá, ít bông, cây lúa phát triển không bình thường. Như vậy, phân bón rất quan trọng đối với cây lúa đòi hỏi người nông dân phải bón phân hợp lý, theo nguyên tắc: nặng đầu – nhẹ cuối, nhìn cây mà bón. Bón phân phải được chia ra làm nhiều lần, và khối lượng phân bón nhiều ít tùy thuộc vào nhu cầu hợp lý của cây lúa ở mỗi giai đoạn phát triển và phải theo nguyên tắc nêu trên. - Lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của bản thân và xã hội. Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Nếu không có lao động thì quá trình sản xuất sẽ không được tiến hành. Lao động ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là năng suất, sản lượng cây trồng hay cây lúa của người dân. Nếu lao động không tốt, chất lượng lao động kém, thì cây lúa sẽ không phát triển tốt dẫn tới năng suất lúa thấp, hiệu quả trồng lúa của người dân không đạt. Ngày nay với sự ra đời của nhiều loại máy móc hiện đại thì lao động thủ công, chân tay ngày càng ít đi, đồng thời nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định để có thể áp dụng được máy móc công nghệ vào sản xuất thay cho sức lao động của người dân. Việc sản xuất lúa của người dân hiện nay là một ví dụ điển hình. Người dân đã đưa các loại máy móc vào các công đoạn của sản xuất lúa từ cày bừa, đến thu hoạch lúa, vận chuyển lúa cũng đã được thực hiện bằng máy. Người nông dân được nâng cao hiểu biết, kiến thức về trồng lúa cho năng suất lúa cao hơn trước, hiệu quả tăng cao rõ rệt. - Thuốc bảo vệ thực vật Thuốc BVTV nói chung cũng là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất cây lúa của người nông dân. Thuốc BVTV được sử dụng để diệt sâu bệnh, diệt cỏ dại, bảo vệ cây lúa tránh được các tác nhân xấu trong suốt quá trình sinh trưởng và
  • 18. 18 phát triển. Đồng thời làm giảm bớt công lao động của người nông dân, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng lúa. 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa 1.1.6.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất Năng suất (NS): Là khối lượng lúa thu được trên một đơn vị diện tích là một sào. • Giá trị sản xuất (GO – Gross Output): Toàn bộ giá trị bằng tiền của sản phẩm lúa được sản xuất ra trong một thời gian nhất định của một hộ, trang trại hay một địa phương nào đó. - Giá trị sản xuất lúa được tính theo công thức: GO = Q*P Trong đó: Q là khối lượng lúa được sản xuất ra (tấn, kg) P là giá của sản phẩm lúa tại thời điểm tính giá trị. • Chi phí trung gian (IC – Intermediational Cost): Là những chi phí về các yếu tố đầu vào hay nguồn lực và dịch vụ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm lúa trong thời kỳ đó. Bao gồm: Chi phí giống lúa, phân bón, thuốc BVTV, chi phí lao động thuê ngoài,… • Gía trị gia tăng (VA – Value Added ): Là giá trị sản xuất còn lại sau khi đã trừ đi chi phí trung gian. - Công thức tính giá trị gia tăng: VA = GO – IC. 1.1.6.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất • Hiệu suất GO/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu tư vào quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. • Hiệu suất VA/IC: Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian đầu tư vào quá trình sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. • Hiệu suất VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng giá trị sản xuất được tạo ra có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam
  • 19. 19 Việt Nam là một trong những cái nôi của sự phát triển cây lúa nước. Nghề trồng lúa từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Trước đây đã có những thời kỳ người dân Việt Nam bị thiếu lương thực trầm trọng nhưng hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể trong nhận thức người dân Việt Nam và trong mắt bạn bè quốc tế. Năng suất, sản lượng lúa không ngừng được tăng lên, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Qua bảng số liệu 1 dưới đây ta thấy diện tích gieo trồng cả nước có xu hướng tăng lên qua 3 năm, cụ thể là năm 2008 diện tích là 7.400 ha tăng 192,6 ha so với năm 2007 và đến năm 2009 vừa qua diện tích trồng lúa là 7.429,4 ha tức là tăng thêm 29,4 ha so với diện tích gieo trồng lúa trong năm 2008. Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ tiêu Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2007 7.207,40 4,99 35.942,70 2008 7.400,00 5,22 38.725,10 2009 7.429,40 5,26 38.900,00 (Nguồn: Sở nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá) Năng suất lúa cũng tăng dần qua 2 năm, cụ thể: năng suất lúa năm 2007 được tính là 4,99 tấn/ha, năm 2008 năng suất tăng lên là 5,22 tấn/ha, và đến năm 2009 thì năng suất được tính là 5,26 tấn/ha. Đây là một tín hiệu tốt cho ngành trồng lúa Việt Nam. Để có được kết quả khả quan trên là do sự cố gắng, nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan ban nghành từ Trung Ương đến địa phương, và các nhà khoa học. Diện tích và năng suất tăng kéo theo sản lượng lúa cũng có xu hướng tăng. Cụ thể là năm 2007 sản lượng lúa cả nước là 35.942,70 nghìn tấn, năm 2008 sản lượng là 38.725,10 nghìn tấn tức là tăng 2.782,40 nghìn tấn và năm 2009 sản lượng lúa đạt 38.900,00 tấn tăng 174,9 nghì tấn so với năm 20008. Đây là con số “kỷ lục” về sản lượng lúa của Việt Nam từ trước đến nay.
  • 20. 20 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thanh Hóa Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc miền Trung Việt Nam, nằm trong vùng ảnh hưởng từ những tác động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 150 km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nói chung và nghề trồng lúa nói riêng tại địa phương. Qua bảng số liệu 2 về tình hình sản xuất lúa của Thanh Hoá ta thấy, diện tích lúa có xu hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên mức độ giảm chỉ chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng diện tích gieo trồng của tỉnh. Cụ thể, diện tích trồng lúa năm 2007 là 254.380 ha, đến năm 2008 diện tích trồng lúa là 254.344 nghìn ha tức là giảm 36 nghìn ha, và năm 2009 diện tích trồng lúa đạt 254.340 ha giảm 4 nghìn ha so với năm 2008. Nguyên nhân làm cho diện tích lúa của Thanh Hóa giảm trong khi diện tích của cả nước lại tăng lên trong cùng một khoảng thời gian là do một phần diện tích trồng lúa đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Thay vào đó là sự xuất hiện của nhiều khu công nghiêp, kinh tế, phục vụ cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, sự chuyển đổi ngành nghề của người dân và các mục đích phát triển kinh tế xã hội khác của tỉnh. Trong khi diện tích gieo trồng lúa đang có dấu hiệu giảm dần qua các năm thì năng suất lúa lại có xu hướng tăng dần cùng với xu hướng tăng chung của cả nước. Ta thấy, năng suất lúa trong năm 2007 đã được xác định là 52,68 tạ/ha. Năng suất lúa trong năm 2008 là 55,21 tạ/ha tức là tăng 2,53 tạ/ha so với năm 2007. Năng suất lúa năm 2009 của xã đạt 57,43 tạ/ha tức là tăng 2,22 tạ/ha so với năm 2008. Như vậy, năng suất lúa của tỉnh năm 2009 vừa qua là đạt cao nhất qua 3 năm nghiên cứu và cả ba năm thì năng suất lúa của tỉnh Thanh Hóa đều đạt cao hơn năng suất lúa bình quân chung của cả nước. Điều này chứng tỏ Thanh Hóa có lợi thế về trồng lúa tương xứng với điều kiện thuận lợi của về điều kiện tự nhiên của tỉnh.
  • 21. 21 Qua bảng số liệu 2 trên ta nhận thấy, diện tích gieo trồng có xu hướng giảm dần, và năng suất lúa lại có xu hướng tăng dần. Nhưng kết quả là sản lượng lúa vẫn có xu hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do mức độ tăng về năng suất lúa lớn hơn mức độ giảm về diện tích gieo trồng lúa nên sản lượng lúa thu được vẫn tăng. Cụ thể, năm 2007 sản lượng lúa đạt 1.460.551 tấn, năm 2008 sản lượng lúa đạt 1.404.301 nghìn tấn tức là tăng 64.170 tấn so với năm 2007. Sản lượng lúa năm 2009 vừa qua đạt 1.460.551 tấn tức là tăng 56.250 tấn so với năm 2008. Như vậy ta thấy năm 2009, sản lượng lúa của tỉnh Thanh đạt cao nhất qua các năm. Đây là một kết quả khả quan của ngành lúa tỉnh Thanh nói riêng và ngành trồng lúa Việt Nam nói chung. Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ Tiêu Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2007 254.380 52,68 1.340.131 2008 254.344 55,21 1.404.301 2009 254.340 57,43 1.460.551 (Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hà Trung) 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của huyện Hà Trung Hà Trung là một huyện đồng bằng nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá. Hà Trung bao gồm 25 xã, thị trấn trong đó có 6 xã miền núi. Địa giới hành chính tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn và thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình; Phía Nam giáp các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa; Phía Tây giáp các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành; Phía Đông giáp huyện Nga Sơn. Hà Trung có đường quốc lộ đi qua nên rất thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, và phát triển kinh tế xã hội. Về kinh tế xã hội, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Hà Trung. Nông nghiệp ở đây chủ yếu là ngành trồng lúa nước. Những năm gần đây, điều kiện thời tiết, khí hậu rất khó khăn như bão lụt, giá rét và sâu bệnh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng lúa và hiệu quả trồng lúa của người dân nơi đây.
  • 22. 22 Qua bảng số liệu 3 dưới đây về tình hình sản xuất lúa của huyện Hà Trung, nhìn chung tất cả các chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều có sự biến động không ổn định qua qua 3 năm. Bảng 3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Hà Trung giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2007 12.875 45,92 59.124 2008 12.606,3 45,45 57.291 2009 12.786 54,19 69.298 (Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hà Trung) Về diện tích, năm 2007 diện tích gieo trồng lúa đạt 12.875 ha, đến năm 2008, diện tích trồng lúa còn 12.606,3 ha tức là đã giảm đi 268,7 ha so với năm 2007. Năm 2009, diện tích trồng lúa lại đạt 12.786 ha tức là tăng 179,7 ha so với năm 2008. Như vậy, ta thấy diện tích gieo trồng lúa của huyện Hà Trung có sự biến động không ổn định qua 3 năm nghiên cứu. Về năng suất, năm 2007 năng suất lúa đạt 45,92 tạ/ha. Năm 2008, năng suất lúa đạt 45,45 tạ/ha giảm 0,47 tạ/ha so với năm 2007. Năm 2009, năng suất lúa đạt 54,19 tạ/ha tức là tăng lên 8,74 tạ/ha. Như vây, ta thấy mặc dù năng suất ở hai năm trước đó là năm 2007 và năm 2008 luôn đạt rất thấp so với năng suất của tỉnh và của cả nước. Nhưng trong năm 2009, vừa qua thì năng suất lúa của huyện đã có sự cải thiện rất lớn. Cụ thể ta thấy năng suất lúa của huyện Hà Trung năm 2009 vẫn còn thấp hơn mức năng suất bình quân chung của tỉnh Thanh Hóa cùng năm, nhưng so với năng suất bình quân chung của cả nước thì lại đạt cao hơn. Đây là một kết quả rất tốt của ngành lúa huyện Hà Trung. Về sản lượng, năm 2007 sản lượng lúa đạt 59.124 tấn. Năm 2008, sản lượng lúa của huyện chỉ đạt 57.291 tấn tức là giảm đi 1.833 tấn so với năm 2007. Năm 2009, sản lượng lúa lại đạt 69.298 tấn, tức là tăng 12.007 tấn so với năm 2008. Như vậy so với hai năm trước đó, năm 2009, lúa của huyện Hà Trung được mùa nên năng suất và sản lượng đều tăng cao rõ rệt. Đó một phần là do chủ trương, định hướng phát triển nông
  • 23. 23 nghiệp nói chung, và sự lãnh đạo của UBND huyện Hà Trung, phòng nông nghiệp huyện và chính quyền địa phương các xã.
  • 24. 24 CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HÀ THÁI, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Hà Thái là một xã đồng bằng của huyện Hà Trung, nằm cách trung tâm huyện lỵ về phía Đông Bắc khoảng 5km có diện tích tự nhiên là 613.03 ha chiếm 2,50% tổng diện tích tự nhiên của cả huyện. Về địa giới: - Phía Bắc giáp xã Hà Lai, xã Hà Châu; - Phía Đông giáp xã Hà Hải; - Phía Tây giáp xã Hà Lâm; - Phía Nam giáp xã Hà Phú. Với vị trí địa lý như trên, xã Hà Thái có thuận lợi trong giao lưu kinh tế, đặc biệt là giai đoạn hiện nay để phát triển kinh tế hàng hóa, khai thác các tiềm năng đất đai và lao động. 2.1.1.2. Địa hình Địa hình toàn xã có hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông – Nam, và có hai dạng địa hình rõ rệt: - Vùng bằng phẳng thấp trũng khoảng 2/3 diện tích toàn xã, nhiều khi bị ngập úng tạm thời do địa hình của xã và ảnh hưởng nước từ các xã phía Tây Bắc tràn tới, cũng như thủy triều. - Vùng địa hình đồi núi chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn xã bao xung quanh. 2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Hà Thái nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có nền nhiệt độ cao với 4 mùa rõ rệt: Mùa Hạ thường có thời gian dài, đặc điểm là khí hậu nóng ẩm, có Gió Tây hay còn gọi là Gió Lào thổi qua mang theo hơi nóng và khô; Mùa Đông có thời gian cũng khá dài tuy nhiên trong năm vừa qua thì đặc điểm này không được thể hiện, đặc điểm là khô hanh có sương mù; Giữa Hạ sang Đông là mùa thu có thời gian
  • 25. 25 ảnh hưởng ngắn, thường có bão lụt; Giữa Đông sang Hạ là mùa Xuân với thời tiết hơi se lạnh và thường có mưa phùn. a. Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình hàng năm của địa phương là 250 C. Nhiệt độ cao nhất là 41,50 C xuất hiện vào mùa hạ, và nhiệt độ thấp nhất không dưới 60 C xảy ra vào mùa Đông. b. Độ ẩm Độ ẩm không khí trung bình là trên 85%, cao nhất là 90% vào các tháng 1, tháng 2, thấp nhất là vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm. c. Lượng mưa Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1700mm, cao nhất đạt 2800mm và thấp nhất là 1100mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. d. Bão lụt Thanh Hóa thuộc khu vực Bắc miền Trung nên thường phải hứng chịu những cơn bão mạnh gây ra lũ lụt lớn. Trung bình hàng năm có tới 2 - 3 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào địa phận tỉnh cũng như địa phương xã Hà Thái. Bão lũ lớn thường là vào tháng 9 và tháng 10 hàng năm, với lượng mưa cao nhất vào tháng 9 các năm đạt tới 700 – 800 mm. e. Nắng Hà Thái thuộc khu vực Bắc Trung bộ nên nắng nóng và nhiệt độ có khi lên tới đỉnh điểm, cường độ nắng tương đối cao. Trung bình các tháng mùa Đông thì có 60 - 70 giờ nắng/tháng, các tháng mùa hè có thể đạt tới 160 – 170 giờ nắng/tháng. f. Gió Ở địa phương có 2 hướng gió chính là: Gió Đông Nam và Gió Đông Bắc. - Gió Đông Nam xuất hiện nhiều từ tháng 4 đến tháng tháng 10 hàng năm mang theo hơi nước từ biển Đông thổi vào nên rất mát. Tuy nhiên cường độ gió có thể rất mạnh cho nên năng suất lúa vụ đông xuân thường cao còn vụ hè thu lại thấp hơn vì thời gian này có bão lũ ảnh hưởng đến năng suất lúa ở địa phương.
  • 26. 26 - Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Loại gió này thường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cũng như cây trồng nhất là cây lúa. Vào mùa Đông khi gặp những đợt gió này cây lúa có thể bị chết khi chưa trổ bông hoặc thời kỳ đầu sinh trưởng của mạ. 2.1.1.4. Điều kiện thủy văn Hà Thái có một con mương dài khoảng 11 km với lưu lượng nước lớn chạy quanh các đồng ruộng bao chùm diện tích trồng lúa. Con mương này phía Bắc bắt nguồn từ xã Hà Châu, và phía Nam nối liền với xã Hà Hải. Nước tưới tiêu cho lúa trên địa bàn toàn xã đều lấy từ con sông này. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Dân số và lao động là nguồn lực sản xuất chính của xã hội, đó vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển. Đối với địa phương xã Hà Thái cũng vậy, tình hình dân số và lao động luôn được theo dõi, tổng hợp để có phương hướng, kế hoạch phát triển sản xuất nói chung. Qua bảng số liệu 4 dưới đây, ta thấy dân số của xã có xu hướng giảm dần qua các năm, biểu hiện ở chỉ tiêu tổng nhân khẩu. Năm 2007, xã có 4469 người, năm 2008 giảm 17 người và đến năm 2009 giảm tiếp 47 người còn 4405 người. Tổng số hộ năm 2007 là 1022 hộ, năm 2008 giảm 14 hộ, và năm 2009 giảm tiếp 42 hộ còn 966 hộ. Trong cơ cấu nhân khẩu thì nhân khẩu nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn và giảm dần qua các năm. Nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 nhân khẩu phi nông nghiệp là 447 người tương ứng với 10%. Năm 2008, nhân khẩu phi nông nghiệp lại tăng thêm 88 người tương ứng với tăng 19,69%, năm 2009 có giảm 6 người tương ứng với giảm 1,12% nhưng so với năm 2007 thì vẫn còn tăng đáng kể. Lao động của xã cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong đó lao động nông nghiệp giảm dần, lao động phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên và mức độ giảm của lao động nông nghiệp lớn hơn mức độ tăng của lao động phi nông nghiệp. Cụ thể năm 2007 tổng lao động của toàn xã là 2323 người, trong đó lao động nông nghiệp là 2091 người chiếm 90,01%, lao động phi nông nghiệp là 232 người chiếm
  • 27. 27 9,99% trong tổng lao động. Năm 2008, tổng lao động là 2315 người tức là giảm 8 lao động tương ứng với 0,34% so với năm 2007. Trong đó, lao động nông nghiệp là 2036 người chiếm 87,95%, lao động phi nông nghiệp là 279 người chiếm 12,05% trong tổng lao động. Năm 2009, tổng lao động là 2290 người giảm tiếp 25 người tương ứng với 1,08% so với năm 2008. Trong đó, lao động nông nghiệp là 2015 người chiếm 87,99%, lao động phi nông nghiệp là 257 người chiếm 12,01% trong tổng lao động của toàn xã. Từ các chỉ tiêu nhân khẩu và lao động ta cũng tính được chỉ tiêu BQ nhân khẩu/hộ có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể là năm 2007 chỉ tiêu này đạt 4,37 người, năm 2008 tăng lên là 4,42 người, và năm 2009 lại tiếp tục tăng lên đến 4,56 người. Tương tự như vậy, ta thấy tỷ lệ BQ lao động/hộ cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 chỉ tiêu này là 2,27 người, năm 2008 tăng lên là 2,3 người, và năm 2009 đạt cao nhất với 2,37 người. Ta thấy mặc dù tổng nhân khẩu, và tổng lao động tổng số hộ có xu hướng giảm dần nhưng các chỉ tiêu bình quân lao động/hộ, và chỉ tiêu bình quân nhân khẩu/hộ vẫn tăng lên. Nguyên nhân là do mức độ giảm của chỉ tiêu tổng số hộ nhỏ hơn mức độ giảm của chỉ tiêu tổng số nhân khẩu và tổng lao động. Như vậy nhìn chung người dân nơi đây sống bằng nghề nông là chính, vì vậy số nhân khẩu và lao động trong nông nghiệp đều chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây chính là mặt thuận lợi cho sản xuất sự phát triển nông nghiệp của xã mà cụ thể là sản xuất lúa. Bên cạnh đó nhân khẩu và lao động phi nông nghiệp cũng có xu hướng tăng lên trong khi lao động và nhân khẩu nông nghiệp thì ngựơc lại. Đây là sự chuyển biến trong chuyển dịch cơ cấu lao động và phân công lao động xã hội theo hướng tích cực. Giảm bớt gánh nặng thu nhập trong nông nghiệp đó là mục tiêu phát triển của nông thôn Việt Nam.
  • 28. 28 Bảng 4: Tình hình dân số và lao động của xã Hà Thái giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ tiêu 20007 2008 2009 So sánh SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Tổng số nhânkhẩu 4469 100 4452 100 4405 100 -17 0,38 -47 1,06 1.1. Nhân khẩu nông nghiệp 4022 90 3917 87,98 3876 87,99 -105 2,61 -41 1,05 1.2. Nhân khẩu phi nông nghiệp 447 10 535 12,02 529 12,01 88 19,69 -6 1,12 2. Tổng số hộ 1022 100 1008 100 966 100 -14 1,37 -42 4,17 2.1. Hộ nông nghiệp 909 88,94 881 87,40 840 86,96 -28 3,08 -41 4,65 2.2. Hộ phi nông nghiệp 113 11,06 127 12,60 126 13,04 14 12,39 -1 0,79 3. Tổng số lao động 2323 100 2315 10 2290 100 -8 0,34 -25 1,08 3.1. LĐ nông nghiệp 2091 90,01 2036 87,95 2015 87,99 -55 2,63 -21 1,03 3.2. LĐ phi nông nghiệp 232 9,99 279 12,05 257 12,01 47 20,26 -22 7,89 4. Các chỉ tiêu bình quân + BQ nhân khẩu/hộ 4,37 - 4,42 - 4,56 - - - - - + BQ lao đông/hộ 2,27 - 2,30 - 2,37 - - - - - (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
  • 29. 29 2.1.2.2. Tình hình đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động của con người. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên những thửa đất. Đất đai làm nền móng, chỗ dựa, chỗ đứng cho mọi sự vật trong đó có cả con người, đặc biệt nó đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho mọi loại cây trồng. Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt của nó. Vì vậy việc quản lý và sử dụng đất đai trong quỹ đất hiện tại là việc rất quan trọng. Cần phải sử dụng đúng mục đích đối với từng loại đất. Qua bảng số liệu 5 chúng ta nhận thấy tình hình đất đai của địa phương như sau: - Đất nông nghiệp có sự biến động không ổn định qua 2 năm. Cụ thể là năm 2007 diện tích đất nông nghiệp là 457,95 ha, năm 2008 diện tích là 460,94 ha tăng lên 2,99 ha, năm 2009 diện tích là 458,94 ha giảm 2 ha so với năm 2008. Trong đó, đất trồng lúa có xu hướng giảm dần từ năm 2007 diện tích là 260,72 ha, năm 2008 diện tích là 258,79 giảm 1,81 ha và năm 2009 diện tích là 257,49 ha giảm tiếp 1,3 ha so với năm 2008. Nguyên nhân là do một số diện tích lúa đã bị chuyển thành đất ở, và đất giao thông; Đối với đất nuôi trồng thủy sản thì diện tích ổn định là 17,34 ha chiếm 2,83%; Đất lâm nghiệp lại có xu hướng tăng không ổn định. Cụ thể năm 2007 diện tích là 169 ha, năm 2008 diện tích tăng 4,8 ha tương ứng với với 2,84%, năm 2009 diện tích lại giảm 0,7 ha so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2008 người dân đã chuyển được 4,8 ha đất đồi núi chưa sử dụng sang làm đất trồng rừng sản xuất nên diện tích tăng, và năm 2009 đất lâm nghiệp lại bị giảm là do chuyển sang đất giáo dục. - Đất phi nông nghiệp lại có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2007 diện tích là 114,75 ha, năm 2008 tăng lên 116,78 ha và năm 2009 tăng lên 118,78 ha. Nguyên nhân là do đất trồng lúa chuyển sang đất ở một phần diện tích trong khoảng thời gian trên. Ngoài ra còn có đất lâm nghiệp chuyển sang làm đất cơ sở giáo dục.
  • 30. 30 Bảng 5: Tình hình đất đai của xã Hà Thái giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) +/- % +/- % 1. Đất nông nghiệp 457,95 74,70 460,94 75,19 458,94 74,87 2,99 0,65 -2,00 -0,43 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 271,61 44,31 269,80 44,01 268,50 43,80 -1,81 -0,67 -1,3 -0,48 Trong đó: Đất trồng lúa 260,72 42,53 258,79 42,21 257,49 42,00 -1,93 -0,74 -1,3 0,50 1.2. Đất Lâm nghiệp 169,00 27,57 173,80 28,35 173,10 28,24 4,8 2,84 -0,7 -0,40 1.3. Đất Nuôi trồng thủy sản 17,34 2,83 17,34 2,83 17,34 2,83 0 0 0 0 2. Đất phi nông nghiệp 114,75 18,72 116,78 19,05 118,78 19,37 2,03 1,77 2 1,71 2.1. Đất ở 34,10 5,56 34,30 5,59 34,30 5,59 0,20 0,59 0 0 2.2. Đất chuyên dùng 50,69 8,27 52,30 8,53 54,30 8,86 1,61 3,18 2 3,82 2.3. Đất Nghĩa trang, nghĩa địa 1,11 0,18 1,31 0,21 1,31 0,21 0,20 18,02 0 0 2.4. Đất sông suối và mặt nước 28,85 4,71 28,87 4,71 28,87 4,71 0,02 0,07 0 0 3. Đất chưa sử dụng 40,33 6,58 35,31 5,76 35,31 5,76 -5,02 -12,45 0 0 4. Tổng diện tích tự nhiên 613,03 100 613,03 100 613,03 100 0 0 0 0 (Nguồn: UBND xã Hà Thái)
  • 31. 31 - Đất chưa sử dụng năm 2007 là 40,33 ha, năm 2008 diện tích là 35,31 ha giảm 5,02 ha tương ứng với 12,45%, và đến năm 2009 diện tích không đổi so với năm 2008. Nguyên nhân làm cho diện tích đất chưa sử dụng năm 2007 giảm là do người dân khai phá chuyển sang làm đất nông nghiệp, và một phần chuyển sang loại đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Nhìn chung đất đai quản lý của UBND xã đang có sự biến chuyển theo hướng tốt. Đất trồng lúa giảm, đất chưa sử dụng cũng có xu hướng giảm nhằm phục vụ các mục đích công cộng, và mục đích sử dụng khác. Ngoài ra còn do dân số tăng nên nhu cầu về đất ở cũng tăng lên một phần. 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng vật chất – kỹ thuật 2.1.2.3.1. Hệ thống giao thông a. Đường trục xã, liên xã: Hiện tuyến đường giao thông lớn của xã và nối với các xã khác như xã Hà Lai, Hà Phú dài tới 6 km. Trong đó có 4 km đường trục xã, và nối liền với xã Hà Lai đã được nhựa hóa đạt 66,67% so với tổng chiều dài. Đồng thời đạt 66,67% so với tiêu chí nông thôn mới theo Qyết định 491/QD – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ. b. Đường trục thôn, bản, xóm: Tổng số có khoảng 10,5 km đường trục xóm. Trong đó 5 km đã được bê tông hóa, cứng hóa đạt 47,6% so với tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định 491/QD – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ. c. Đường ngõ xóm Toàn xã có khoảng 18 km đường ngõ xóm, trong đó khoảng 11 km đi lại thuận tiện, không lầy lội vào mùa mưa đạt hơn 61% so với tiêu chí. d. Giao thông nội đồng Toàn xã hiện có khoảng 22 km đường giao thông nội đồng và tỷ lệ phần đường được cứng hóa, xe cơ giới đi lại được là 0 km đại 0% so với tiêu chí nông thôn mới.
  • 32. 32 2.1.2.3.2. Thủy lợi a. Hồ, đập, cống, trạm bơm: Tổng số các công trình hồ, đập, cống, trạm bơm hiện có trên địa bàn xã là 6 công trình, trong đó: Hồ đập 2 cái, cống 3 cái, trạm bơm 1 cái. Số công trình phục vụ tưới tiêu cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh là 3 công trình đạt 50% . b. Hệ thống kênh mương: Địa phương hiện có 11 km kênh mương chảy qua. Số kênh mương được kiên cố hóa là 4 km đạt trên 36%. 2.1.2.3.3. Hệ thống điện Tổng số km đường dây cao thế trên toàn xã là 4,5 km; hạ thế 9 km và có 3 trạm biến áp. Trong đó có 4,5 km đường dây cao thế và 5 km đường dây hạ thế và cả 3 trạm biến áp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 2.1.2.3.4. Cơ sở Y tế Hà Thái là xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Toàn xã hiện có 1250 người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế chiếm 28% tổng số dân. Xã hiện có 1 trạm y tế với diện tích khuôn viên khoảng 0,1 ha. Bao gồm 1 dãy nhà cấp 4 cao ráo, và 1 dãy nhà bằng gồm 5 phòng, với 2 y sỹ, 1 dược sỹ, 2 điều dưỡng viên cùng với trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. 2.1.2.3.5. Cơ sở Giáo dục - Đào tạo Trên địa bàn xã hiện có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. - Trường mầm non có 5 phòng, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 0,125 ha. Đó là 2 dãy nhà bằng nằm liền kề và đối diện nhau. - Trường tiểu học rộng khoảng 0,5 ha, bao gồm 1 dãy nhà bằng và 2 dãy nhà cấp 4 với tổng số 10 lớp học. Trường đạt loại trường chuẩn quốc gia vào tháng 4 năm 2010 này. - Trường Trung học cơ sở rộng khoảng 0,6 ha bao gồm 8 lớp học với 6 phòng học. Hàng năm tỷ lệ học sinh thi vượt cấp đậu vào công lập luôn đạt tỷ lệ cao so với các xã khác trong huyện.
  • 33. 33 2.1.2.3.6. Cơ sở thể dục – thể thao Xã có 1 sân lớn rộng ở cạnh trường tiểu học và trụ sở UBND xã rộng khoảng 1ha, mặt sân cỏ đẹp thường dành để tổ chức cắm trại hè, và chơi bóng đá, bóng chuyền. Ngoài ra còn có 1 sân nhỏ dành chơi cầu lông ngay trước nhà văn hóa xã. 2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Thuận lợi - Hà Trung, Thanh Hoá có những mặt thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông như đã nói trên. Đó chính là những thuận lợi của địa phương xã Hà Thái ở tầm rộng lớn. Bên cạnh đó, Hà Thái cũng có những mặt thuận lợi riêng. - Hà Thái có lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, có trình độ văn hoá, nhận thức, trình độ tiếp cận khoa học kỹ thuật. Hệ thống giáo dục các cấp phát triển, đó là nguồn nhân lực trẻ tiến bộ trong tương lai. - Điều kiện thời tiết, thuận lợi cho việc trồng lúa của nhân dân, hệ thống giao thông thuỷ lợi phát triển tốt. Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá như lúa, cá. 2.3.1.2. Khó khăn - Tỷ lệ hộ nông nghiệp, lao động trong nông nghiệp cao nên thu nhập phụ thuộc nhiều nông nghiệp. - Hàng năm thường xuất hiện các cơn bão với sự tàn phá lớn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, và mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của xã. - Ngày càng có nhiều loại sâu bệnh xuất hiện và phát triển phức tạp hơn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Chính vì thế ảnh hưởng đến nghề trồng lúa của của người dân. 2.2. TÌNH HÌNH SÁN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÀ THÁI Hà Thái thuộc vùng trọng điểm lúa của huyện Hà Trung đang được thử nghiệm vùng lúa thâm canh năng suất cao. Năng suất và sản lượng lúa của xã không ngừng tăng lên qua các năm. Nhất là những năm gần đây, cùng với sự đầu tư mạnh mẽ hơn vào ngành
  • 34. 34 trồng lúa thì hiệu quả cũng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người trồng lúa, đạt được các chỉ tiêu mà UBND xã đề ra. Qua bảng số liệu 6, ta thấy diện tích gieo trồng lúa vụ chiêm xuân của xã có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 diện tích gieo trồng lúa vụ chiêm xuân là 260 ha, năm 2008 là 256 ha giảm 4 ha tương ứng với 1,54%. Năm 2009 tiếp tục giảm xuống 1 ha nữa còn 255 ha. Đồng thời tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm cũng giảm theo, trong khi diện tích vụ mùa là ổn đinh với 240 ha. Nguyên nhân là do một số diện tích trồng lúa vụ chiêm xuân đã bị chuyển mục đích sử dụng làm đất ở và đất giao thông. Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã Hà Thái giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % Cả năm DT Ha 500 496 495 -4 -0,8 -1 0,2 NS Tạ/ha 43,12 53,15 57,21 10,03 23,26 4,06 7,64 Sản lượng Tấn 2.156 2.636 2.832 480 22,26 196 7,44 Vụ Chiêm xuân DT Ha 260 256 255 -4 -1,54 -1 -0,39 NS Tạ/ha 46 58 64 12 26,09 6 10,35 Sản lượng Tấn 1.196 1.484 1.632 288 24,08 148 9,97 Vụ Mùa DT Ha 240 240 240 0 0 0 0 NS Tạ/ha 40 48 50 8 20 2 4,17 Sản lượng Tấn 960 1.152 1.200 192 20 48 4,17 (Nguồn: UBND xã Hà Thái) Ở cả 2 vụ, các chỉ tiêu năng suất và sản lượng của năm 2009 đạt cao nhất. Cụ thể, sản lượng năm 2009 cả năm đạt 2.832 tấn, tương ứng với năng suất đạt 57,21 tạ/ha. Năm
  • 35. 35 2008, tổng sản lượng đạt 2.636 tấn, tương ứng với năng suất đạt 53,15 tạ/ha. Thấp nhất là năm 2007, tổng sản lượng chỉ đạt 2.156 tấn, tương ứng với năng suất đạt 43,12 tạ/ha. Về năng suất và sản lượng lúa thì vụ chiêm xuân luôn đạt cao hơn vụ mùa. Cụ thể, năng suất vụ mùa năm 2007 chỉ đạt 40 tạ/ha, vụ chiêm xuân năng suất đạt 46 tạ/ha cao hơn vụ mùa 6 tạ/ha. Năng suất vụ mùa năm 2008 đạt 48 tạ/ha, vụ chiêm xuân đạt 58 tạ/ha cao hơn vụ mùa là 10 tạ/ha. Vụ mùa năm 2009, năng suất lúa đạt 50 tạ/ha, vụ chiêm xuân năng suất lúa đạt 64 tạ/ha cao hơn 14 tạ/ha so với vụ mùa. Nguyên nhân là do vụ chiêm xuân có điều kiện thời tiết thuận lợi, cây lúa sinh trựởng phát triển tốt nên năng suất lúa luôn đạt cao. Trong khi vụ mùa hàng năm thường có bão lụt thiên tai, ảnh hựởng xấu, làm hạn chế quá trình sinh trưởng phát triển và trổ bông của cây lúa nên năng suất lúa thường thấp và thấp hơn vụ chiêm xuân. 2.3. NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ 2.3.1. Tình hình lao động Lao động là nguồn lực sản xuất chính của nông hộ trong việc trồng lúa. Việc bố trí, sử dụng lao động thích hợp ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa của người dân nói riêng và tới thu nhập của các hộ nói chung. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới sự phân công lao động xã hội và của chính các hộ. Qua bảng số liệu 8 về nhân khẩu và lao động của các hộ. Nhìn chung bình quân nhân khẩu/hộ là tương đối cao với 4,57 người. Trong đó hộ trung bình là cao nhất với 5,28 người, và hộ khá là thấp nhất với 4,13 người, hộ nghèo là 4,3 người. Lao động bình quân mỗi hộ là 1,65 người. Trong đó có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ. Cụ thể, nhóm hộ khá lao động bình quân mỗi hộ là 2,06 người, nhóm hộ trung bình là 1,88 người, và hộ nghèo là thấp nhất với bình quân mỗi hộ có 1 lao đông. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo có nhiều người già và trẻ em chưa đến tuổi lao động. Ngược lại, nhóm hộ khá và trung bình thì có nhiều lao động hơn vì thế kinh tế khá giả hơn.
  • 36. 36 Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nông hộ Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC/ tổng 1. Tổng số hộ Hộ 10 32 8 50 2. Tổng nhân khẩu Người 43 169 33 245 3. Tổng lao động Người 10 66 15 91 4. Lao động BQ/hộ Người 1,00 2,06 1,88 1,65 5. Nhân khẩu BQ/hộ Người 4,30 5,28 4,13 4,57 6. Tuổi chủ hộ Tuổi 57,5 48,47 45,75 50,57 7. Trình độ văn hóa chủ hộ Lớp 5,00 7,59 9,88 7,49 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Độ tuổi và trình độ văn hóa của chủ hộ cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất của các nông hộ. Theo kết quả điều tra ở bảng trên, nhóm hộ nghèo có độ tuổi trung bình cao nhất là 57,5 tuổi và trình độ văn hóa cũng thấp nhất trung bình là lớp 5,00. Ngược lại nhóm hộ khá có độ tuổi trung bình thấp nhất với 45,75 tuổi và trình độ văn hóa lại cao nhất là 9,88 lớp. Hộ trung bình có độ tuổi trung bình là 48,47 tuổi và trình độ văn hóa là 7,59 lớp. 2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất Công cụ, dụng cụ và tư liệu sản xuất là yếu tố nguồn lực rất quan trọng trong việc trồng lúa của nguời nông dân. Nó gián tiếp ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng lúa và cuối cùng là kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ. Mỗi vùng nông thôn có những tư liệu, công cụ sản xuất không giống nhau tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ ứng dụng công nghệ vào sản xuất của mỗi vùng nói chung. Dưới đây là tình hình trang bị công cụ, tư liệu lao động của các nông hộ sản xuất lúa được điều tra trên địa bàn xã Hà Thái. Qua bảng số liệu 9, ta thấy bình quân các nhóm hộ trang bị tư liệu sản xuất mỗi hộ hết 8.192,9 nghìn đồng. Trong đó nhóm hộ trung bình có mức trang bị tư liệu sản xuất lớn
  • 37. 37 nhất với 9.678,2 nghìn đồng mỗi hộ, tiếp theo là nhóm hộ khá với 8.447,8 nghìn đồng mỗi hộ, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với mức trang bị tư liệu sản xuất là 6.281 nghìn đồng mỗi hộ. Như vậy ta thấy nhóm hộ nghèo là hầu như ít trang bị tư liệu sản xuất để phục vụ cho sản xuất nhất. Đầy đủ nhất vẫn là nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá do hai nhóm hộ này có khả năng và điều kiện nên trang bị tư liệu sản xuất đầy đủ hơn. Trong cơ cấu tư liệu sản xuất của các nhóm hộ thì các nhóm hộ đều có mức trang máy cày bừa lớn nhất, với bình quân chung của các nhóm hộ là 3.400 nghìn đồng mỗi hộ. Tiếp theo là máy tuốt lúa với bình quân các nhóm hộ là 2.750 nghìn đồng mỗi hộ. Nếu nhìn vào giá trị thì hai con số này là lớn, so với các tư liệu sản xuất khác. Tuy nhiên thực chất đối với mỗi loại máy cày bừa hay máy tuốt lúa thì chỉ có một số ít hộ có đầu tư, còn hầu hết các hộ khác thì không có. Đối với xe thồ lúa, bình quân các nhóm hộ có 0,89 cái xe thồ lúa tương ứng với trị giá là 178 nghìn đồng, với gía mỗi chiếc xe thồ được xác định là 200 nghìn đồng. Trong đó nhóm hộ trung bình bình quân mỗi hộ có 1 cái xe thồ lúa tương ứng với 200 nghìn đồng. Hộ nghèo bình quân là 0,8 cái tương ứng với 160 nghìn đồng và hộ khá là có 0,86 cái tương ứng với 172 nghìn đồng. Bình quân các nhóm hộ có 0,83 cái bình phun thuốc tương ứng với 24,9 nghìn đồng, với giá mỗi chiếc bình phun thuốc là 30 nghìn đồng. Trong đó, cao nhất vẫn là nhóm hộ trung bình với bình quân 0,94 cái mỗi hộ. Tiếp đến là hộ khá với bình quân 0,86 cái và thấp nhất là hộ nghèo với 0,7 cái. Như vậy ta thấy hầu như các hộ đều có trang bị bình phun thuốc và xe thồ lúa. Đây là hai công cụ dụng cụ sản xuất chính và phổ biến trong nghề trồng lúa của người dân nơi đây. Với trâu bò cày kéo, bình quân các nhóm hộ có 0,23 con tương ứng với trị giá là 1.840 nghìn đồng. Gía mỗi con được xác định là 8 triệu đồng. Trong đó nhóm hộ trung bình là cao nhất với 0,5 con tương ứng với 4 triệu đồng, tiếp theo là nhóm hộ nghèo với 0,2 con tương ứng với 1,6 triệu đồng và đáng chú ý là hộ khá với 0 con. Nhìn chung tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ là chênh lệch nhau. Trong đó nhóm hộ nghèo là trang bị ít nhất, hộ trung bình là nhiều nhất. Các tư liệu sản xuất này có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, và mỗi chu kỳ là nó chỉ hao
  • 38. 38 phí rất nhỏ nếu tính trên mỗi sào ruộng lúa và hầu như không có. Mặt khác, các tư liệu sản xuất này còn được dùng cho tất cả các hoạt động sản xuất khác của nông hộ. Chính vì thế tôi không đưa chỉ tiêu khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất lúa của các nông hộ.
  • 39. 39 Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC SL GT (1000đ) SL GT (1000đ) SL GT (1000đ) SL GT (1000đ) 1. Trâu bò cày kéo Con 0,20 1.600 0,50 4.000 0,00 0,00 0,23 1.840 2. Máy tuốt lúa Cái 0,10 2.500 0,09 2.250 0,13 3.250 0,11 2.750 3. Mày cày bừa Cái 0,10 2.000 0,16 3.200 0,25 5.000 0,17 3.400 4. Bình phun thuốc Cái 0,70 21 0,94 28,2 0,86 25,8 0,83 24,9 5. Xe thồ lúa Cái 0,80 160 1,00 200 0,86 172 0,89 178 Tổng GT (1000đ) - 6.281 - 9.678,2 - 8.447,8 - 8.192,9 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
  • 40. 40 2.3.3. Tình hình đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp của người dân, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng. Qua bảng số liệu 10, ta thấy tổng diện tích đất bình quân các nhóm hộ là 10,66 sào. Trong đó, tổng diện tích đất bình quân của nhóm hộ khá là lớn nhất với 16,76 sào, tiếp theo là nhóm hộ trung bình với 9,3 sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 5,9 sào. Trong cơ cấu tổng diện tích đất, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, với bình quân chung của các nhóm hộ chiếm 65,95%. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp cao nhất là ở nhóm hộ nghèo chiếm tới 84,75%. Diện tích đất phi nông nghiệp bình quân chung các nhóm hộ chỉ chiếm 34,05%. Trong đó, cao nhất là diện tích đất nông nghiệp của nhóm hộ khá với 46,3%. Như vậy, ta thấy đất của người dân nơi đây chủ yếu là đất dùng trong sản xuất nông nghiệp đó là đất trồng lúa, đất trồng cây khác hay hoa màu như ngô, sắn,... Trong cơ cấu đất thì đất trồng lúa bình quân (đất nông nghiệp) của các nhóm hộ chiếm tỷ trọng lớn nhất lên tới 60,23%. Trong đó, đặc biệt là nhóm hộ nghèo cao nhất với 77,29% và hộ trung bình với 71,08%, nhóm hộ khá chỉ có 48,21% trong cơ cấu đất của các nhóm hộ. Về giá trị tuyệt đối, diện tích đất trồng lúa bình quân của nhóm hộ khá lớn nhất với 8,08 sào, thấp hơn đó là nhóm hộ trung bình với 6,61 sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 4,56 sào; Tiếp theo là đất ao hồ (đất phi nông nghiệp), bình quân diện tích đất ao hồ của các nhóm hộ chiếm tới 19,51%. Trong đó, đất ao hồ của nhóm hộ khá chiếm tới 32,52% trong cơ cấu tổng diện đất của nhóm hộ đó. Đất ao hồ của nhóm hộ trung bình chỉ chiếm 7,96%, và đất ao hồ của nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 0,85% trong cơ cấu tổng diện tích đất của họ. Về giá trị tuyệt đối, diện tích đất ao hồ bình quân của nhóm hộ khá vẫn đạt cao nhất với 5,45 sào. Tiếp đến là nhóm hộ trung bình với 0,74 sào, và thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo chỉ có 0,05 sào đất ao hồ bình quân mỗi hộ. Tương tự như đất ao hồ, diện tích đất vừơn bình quân của các nhóm hộ chiếm 8,26%. Trong đó, diện tích đất vườn bình quân của nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ lớn nhất với 8,89% trong cơ cấu tổng diện tích đất của tương ứng với 1,49 sào. Tiếp theo là nhóm hộ trung bình, diện
  • 41. 41 tích đất vườn bình quân mỗi hộ đạt 0,74 sào chiếm 7,96% trong tổng diện tích đất bình quân của nhóm. Thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo, diện tích đất vườn chỉ chiếm 6,78% trong tổng diện tích đất của nhóm tương ứng với 0,4 sào. Như vậy, đối với đất vườn và đất ao hồ thì nhóm hộ khá có diện tích lớn nhất về giá trị tuyệt đối và cả về tỷ trọng trong cơ cấu đất của các nhóm hộ, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo ít lao động, nhưng có số nhân khẩu cao, thu nhập chính là từ trồng lúa nên tỷ trọng đất trồng lúa cao. Ngược lại, nhóm hộ khá do có nguồn thu nhập khác ngoài trồng lúa như nuôi cá, chăn nuôi gia súc,... lại có điều kiện, khả năng chủ động thuê thêm đất, ruộng để sản xuất nên diện tích đất trồng lúa về giá trị tuyệt đối cũng như các loại đất khác lớn hơn hai nhóm hộ còn lại. Tuy nhiên về giá trị tương đối hay cơ cấu trong tổng diện tích đất thì diện tích trồng lúa của nhóm hộ khá lại chiếm tỷ lệ thấp hơn các nhóm hộ trung bình và hộ nghèo. Từ chỉ tiêu đất trồng lúa bình quân của các nhóm hộ kết hợp với các chỉ tiêu tổng nhân khẩu, và tổng lao động bình quân của các nhóm hộ ở bảng số liệu 8, ta tính được các chỉ tiêu đất trồng lúa bình quân một nhân khẩu và đất trồng lúa bình quân 1 lao động. Đất trồng lúa bình quân một lao động của các nhóm hộ đạt 4,02 sào. Trong đó, nhóm hộ nghèo đạt chỉ tiêu này cao nhất với bình quân một lao động sẽ sản xuất 4,56 sào lúa. Tiếp theo là nhóm hộ khá với bình một lao động sẽ sản xuất 4,30 sào đất trồng lúa. Thấp nhất là nhóm hộ trung bình với bình quân một lao động sẽ phải sản xuất 3,21 sào đất trồng lúa. Đất trồng lúa bình quân một nhân khẩu của các nhóm hộ là 1,42 sào. Trong đó, cao nhất là nhóm hộ khá với 1,96 sào trên một nhân khẩu, tiếp theo là nhóm hộ trung bình với 1,25 sào trên một nhân khẩu, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 1,06 sào trên một nhân khẩu. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo có ít lao động, lại có nhiều người già và trẻ em nên diện tích đất trồng lúa bình quân một nhân khẩu đạt thấp nhất, và diện tích đất trồng lúa bình quân một lao động thì lại đạt cao nhất.
  • 42. 42 Bảng 9: Tình hình đất đai của bình quân của các nhóm nông hộ Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC DT (sào) CC (%) DT (sào) CC (%) DT (sào) CC (%) DT (sào) CC (%) Tổng diện tích đất 5,90 100 9,30 100 16,76 100 10,66 100 1. Đất nông nghiệp 5,00 84,75 7,08 76,13 9,00 53,70 7,03 65,95 - Đất trồng lúa 4,56 77,29 6,61 71,08 8,08 48,21 6,42 60,23 - Đất trồng cây khác 0,44 7,46 0,47 5,05 0,92 5,49 0,61 5,72 2. Đất phi nông nghiệp 0,90 15,25 2,22 23,87 7,76 46,30 3,63 34,05 - Đất nhà ở 0,45 7,62 0,74 7,96 0,82 4,89 0,67 6,29 - Đất vườn 0,40 6,78 0,74 7,96 1,49 8,89 0,88 8,26 - Đất ao hồ 0,05 0,85 0,74 7,96 5,45 32,52 2,08 19,51 3. Đất trồng lúa BQ/LĐ 4,56 - 3,21 - 4,30 - 4,02 - 4. Đất trồng lúa BQ/Khẩu 1,06 - 1,25 - 1,96 - 1,42 - (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)
  • 43. 43 2.4. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ THÂM CANH CỦA CÁC NÔNG HỘ 2.4.1. Giống Giống là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất lúa. Nó ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và cuối cùng là hiệu quả trồng lúa của người dân. Vì vậy người dân cần phải lựa chọn loại giống thích hợp cho thửa ruộng của mình. Với người dân xã Hà Thái, các loại giống thường được lựa chọn là Xi23, X21, Bắc Thơm, Khang Dân, Tạp Giao, Nếp Hà Nội. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, quyết định của từng hộ dân, dựa trên cơ sở về xu hướng chọn giống phổ biến ở địa phương, chủ trương của xã sẽ quyết định đến loại giống cụ thể. Qua bảng số liệu 11 ta thấy, tình hình sử dụng giống lúa có sự khác nhau giữa các loại hộ và giữa các mùa vụ trong năm vừa qua. Vụ chiêm xuân bình quân lượng giống là 2,78 kg/sào với chi phí bình quân các hộ là 53,29 nghìn đồng/sào. Trong khi đó vụ mùa lượng giống bình quân sử dụng ít hơn là 2,16 kg/sào nhưng với chi phí lớn hơn là 53,81 nghìn đồng/sào. Cụ thể như sau: Bảng 10: Chi phí giống lúa bình quân 1 sào của các nông hộ Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC SL (kg) GT (1000đ) SL (kg) GT (1000đ) SL (kg) GT (1000đ) SL (kg) GT (1000đ) Cả năm 5,61 107,37 4,55 102,04 4,66 111,9 4,94 107,10 Vụ CX 3,35 45,90 2,37 45,92 2,63 68,05 2,78 53,29 Vụ Mùa 2,26 61,47 2,18 56,12 2,03 43,85 2,16 53,81 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009) Vụ chiêm xuân hộ trung bình sử dụng một lượng ít giống nhất là 2,37 kg/sào, tiếp đến là hộ khá với 2,63 kg/sào nhưng lại tốn nhiều chi phí nhất là 68,05 nghìn đồng/sào, và sử dụng nhiều nhất là hộ nghèo với 3,35 kg/sào nhưng chi phí lại nhỏ nhất là 45,90 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo sử dụng loại giống với giá rẻ, khả năng nảy
  • 44. 44 mầm thấp hơn, mật độ cây lúa cấy dày hơn như loại lúa Khang Dân. Mặt khác giống lúa này thường cho năng suất cao hơn, nhưng giá lúa lại rẻ hơn các giống Xi23, X21,... Đối với vụ mùa thì các nhóm hộ sử dụng lượng giống cũng như mức chi phí giảm dần từ nhóm hộ nghèo đến nhóm hộ trung bình và nhóm hộ khá. Nhóm hộ nghèo vẫn dùng một lượng giống nhiều nhất là 2,26 kg/sào tương ứng với mức chi phí lớn nhất là 61,47 nghìn đồng/sào, nhóm hộ khá sử dụng một lượng giống ít hơn là 2,03 kg/sào và nhóm trung bình sử dụng 2,18 kg/sào. Đồng thời so với vụ chiêm xuân thì vụ mùa có sự chênh lệch nhỏ hơn. Điều này một phần là do nhóm hộ nghèo ít ruộng hơn nên sử dụng giống phải tính cả rủi ro về giống như việc phải đủ mạ cấy. Ngược lại nhóm hộ nghèo và trung bình thì nhiều ruộng hơn nên khối lượng giống mua cũng nhiều hơn tuy nhiên bình quân một sào lại vẫn ít hơn nhóm hộ nghèo và vì thế chi phí bình quân một sào cũng ít hơn. 2.4.2. Phân bón, thuốc BVTV Phân bón và các loại thuốc BVTV rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng nói chung và của cây lúa nói riêng. Quyết định mức đầu tư của các nông hộ sẽ ảnh hưởng quyết định đến năng suất, sản lượng lúa của họ. Bảng số liệu 12 sẽ cho chúng ta thấy mức độ đầu tư của các nhóm nông hộ về phân bón và thuốc BVTV cho 1 sào ruộng cấy lúa. Đối với phân bón Đạm ở vụ chiêm xuân, bình quân một sào các nhóm hộ sử dụng 9,2 kg Đạm tương ứng với 64,42 nghìn đồng (gía phân Đạm là khoảng 7 nghìn đồng/kg). Trong đó nhóm hộ khá sử dụng nhiều nhất với 9,93 kg/sào tương ứng với 69,51 nghìn đồng. Tiếp đến là nhóm hộ trung bình sử dụng 9,28 kg/sào tương ứng với 64,96 nghìn đồng sào. Sử dụng ít nhất là nhóm hộ nghèo với 8,4 kg/sào tương ứng với 58,8 nghìn đồng. Ở vụ mùa thì các nhóm hộ sử dụng một lượng Đạm ít hơn. Bình quân một sào các nhóm hộ sử dụng 8,15 kg/sào tương ứng với 57,07 nghìn đồng. Hộ khá vẫn là nhóm hộ sử dụng nhiêu đạm nhất với 8,66 kg/sào tương ứng với 60,62 nghìn đồng. Thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 7,63 kg/sào tương ứng với 53,41 nghìn đồng.
  • 45. 45 Đối với Lân thì có sự khác nhau rõ rệt trong việc lựa chọn của người dân. Ở vụ chiêm xuân bình quân một sào nhóm hộ nghèo có sử dụng 14,25 kg Lân tương ứng với 32,78 nghìn đồng (giá Lân là 2,3 nghìn đồng/kg). Ở vụ mùa nhóm hộ nghèo sử dụng bình quân 7,63 kg/sào tương ứng với 53,41 nghìn đồng. Trong khi đó nhóm hộ khá và trung bình thì không sử dụng lân. Vì vậy nhóm hộ nghèo là nhóm hộ sử dụng nhiều Lân nhất. Một thực tế cho thấy, giá phân lân là 2.300 đồng/kg trong khi giá phân NPK là 3000 đồng/kg và hầu như hộ nào bón lót cho lúa bằng NPK thì không bón lân. Vì vậy đối với NPK là loại phân tổng hợp với thành phần lân chiếm tỷ trọng cao nhất thì nhóm hộ khá và trung bình đều bón khoảng 25 kg/sào tương ứng với chi phí là 75 nghìn đồng, và ở 2 vụ lượng NPK được sử dụng là giống nhau ở cả hai nhóm này. Riêng nhóm hộ nghèo thì sử dụng một lượng ít NPK hơn là 9,87 kg/sào vụ chiêm xuân tương ứng với 29,61 nghìn đồng và 8,77 kg/sào tương ứng với 26,31 nghìn đồng vụ mùa. Nguyên nhân nhóm hộ nghèo, có một số hộ sử dụng Lân thay cho NPK, vì thế lượng NPK/sào của nhóm hộ này là rất ít như trên. Đối với phân Kali, ở vụ chiêm xuân bình quân các nhóm hộ sử dụng 4,83 kg/sào tương ứng với 62,79 nghìn đồng (giá Kali khoảng 13 nghìn đồng/kg). Trong đó nhóm hộ khá bón nhiều nhất với bình quân 5,83 kg/sào tương ứng với 75,79 nghìn đồng, thấp nhất là nhóm hộ nghèo chỉ bón 3,64 kg/sào tương ứng với 47,32 nghìn đồng. Ở vụ mùa đã có sự thay đổi, nhóm hộ khá bón nhiều Kali nhất, với 4,85 kg/sào tương ứng với 58,2 nghìn đồng. Thấp nhất vẫn là nhóm hộ nghèo bón 3,64 kg/sào tương ứng với 47,32 nghìn đồng. Bình quân các nhóm hộ bón 4,14 kg/sào tương ứng với 49,68 nghìn đồng ở vụ mùa.
  • 46. 46 Bảng 11: Khối lượng và chi phí các loại phân bón, thuốc BVTV bình quân 1 sào của các nông hộ Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC CX Mùa Cả năm CX Mùa Cả năm CX Mùa Cả năm CX Mùa Cả năm 1. Phân bón 1.1. Đạm - Khối lượng(kg) 8,40 7,63 16,03 9,28 8,17 17,45 9,93 8,66 18,59 9,20 8,15 17,35 - Chi phí(1000đ) 58,8 53,41 112,21 64,96 57,19 122,15 69,51 60,62 130,13 64,42 57,07 121,49 1.2. Lân - Khối lượng(kg) 14,25 11,18 25,43 0 0 0 0 0 0 4,75 3,73 8,48 - Chi phí(1000đ) 32,78 25,71 58,49 0 0 0 0 0 0 10,93 8,57 19,5 1.3. Kali - Khối lượng(kg) 3,64 3,55 7,19 5,02 4,85 9,87 5,83 4,02 9,85 4,83 4,14 8,97 - Chi phí(1000đ) 47,32 42,6 89,92 65,26 58,2 123,46 75,79 48,24 124,03 62,79 49,68 112,47 1.4. NPK - Khối lượng(kg) 9,87 8,77 18,64 25 25 50 25 25 50 19,96 19,59 39,55 - Chi phí(1000đ) 29,61 26,31 55,92 75 75 150 75 75 150 59,87 58,77 118,65 1.4. Phân chuồng 26,31 - 26,31 65,97 2,36 68,33 54,15 - 54,15 48,81 0,79 49,60 2. Thuốc BVTV (1000 đ) 2.1. Thuốc trừ sâu 47,03 35,96 82,99 54,78 47,22 102,00 60,03 50,59 110,62 53,95 44,59 98,54 2.2. Thuốc trừ cỏ 13,49 13,05 26,54 13,11 12,78 25,89 13,15 11,91 25,06 13,25 12,58 25,83 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)