SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KẾ TOÁN –KIỂM TOÁN
PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ BÁO CÁO THU NHẬP
THEO SỐ DƢ ĐẢM PHÍ CHO SẢN PHẨM
LỐP Ô TÔ TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP CAO SU
MIỀN NAM
SVTH : Ngô Văn Tƣờng
MSSV : 1154040659
Ngành : Kế toán – Kiểm toán
GVHD : ThS. Phạm Minh Vƣơng
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn đến ThS. Phạm Minh Vương đã
nhiệt tình, ân cần, chu đáo giúp tôi hoàn thiện bài khóa luận
tốt nghiệp.
Tôi trân trọng gửi đến Chị Nguyễn Thị Thi Thi, người đã
tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, lời cám ơn chân thành và
sâu sắc.
Tôi cũng chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ
phần Công nghiệp Cao su Miền nam (CASUMINA), các anh
chị Phòng Tài chính–Kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi tiếp cận với công việc kế toán thực tế và hoàn thành bài
khóa luận này. Tuy nhiên, phạm vi đề tài rộng và thời gian
thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc Quý thầy cô và các Cô chú,
Anh chị trong Công ty lời chúc sức khỏe, công tác tốt và kính
chúc công ty Casumina ngày càng phát triển.
Tôi xin chân thành cám ơn!
i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BC KQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTN TB Báo cáo thu nhập theo phương pháp toàn bộ
BCTN TT Báo cáo thu nhập theo phương pháp trực tiếp
BHTN Bảo hiểm thu nhập
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CCPT-VLK Công cụ phụ trợ - Vật liệu khác
CP NVL Chi phí nguyên vật liệu
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
ERP Enterprise Resource Planning
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐQT Hội đồng quản trị
HTK Hàng tồn kho
KPCĐ Kinh phí công đoàn
SDĐP Số dư đảm phí
TSCĐ Tài sản cố định
XN Xí nghiệp
iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013
3.2 Bảng tổng hợp tồn kho thành phẩm lốp ô tô
3.3 Bảng số lượng thành phẩm tiêu thụ
3.4 Báo cáo đơn giá tiền lương
3.5 Ví dụ mô tả cách thức tính lương ở xí nghiệp
3.6 Tổng hợp chi phí cho sản phẩm lốp 5.00-12 12PR CA402F ĐN
3.7 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
iv
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
2.1 Biểu đồ biến phí
2.2 Biến phí cấp bậc
2.3 Biến phí phi tuyến
2.4 Định phí
2.5 Định phí và phạm vi phù hợp
3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất lốp
3.2 Sơ đồ cơ cấu công ty
3.3 Sơ đồ tổ chức công ty
3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
3.5 Cơ cấu tài chính 2011-2013
v
Mục lục
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu .....................................................................1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài..............................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
1.4 Phƣơng pháp áp dụng và giới hạn phạm vi nghiên cứu..........................2
1.5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp ..............................................................3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ VÀ BÁO CÁO THU NHẬP
THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ ............................................................................5
2.1 Kế toán quản trị ..........................................................................................5
2.1.1 Khái niệm kế toán quản trị ..................................................................5
2.1.2 Bản chất kế toán quản trị.....................................................................5
2.2 Vai trò của kế toán quản trị .......................................................................6
2.2.1 Thông tin kế toán với mục tiêu của tổ chức........................................6
2.2.2 Chức năng của nhà quản trị.................................................................6
2.2.3 Vai trò của kế toán quản trị .................................................................7
2.3 So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính..................................8
2.3.1 Những điểm giống nhau........................................................................8
2.3.2 Những điểm khác nhau.........................................................................9
2.4 Nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp........................................9
2.4.1 Nội dung kế toán quản trị xét theo nội dung ....................................10
2.4.2 Nội dung kế toán quản trị theo quá trình quản lý ...........................10
2.5 Phân loại chi phí........................................................................................10
2.5.1 Khái niệm chi phí kinh doanh............................................................10
2.5.2 Các cách phân loại chi phí và lợi ích mang lại .................................10
2.6 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí với mức độ hoạt động 11
2.6.1 Biến phí ................................................................................................11
2.6.2 Định phí................................................................................................13
2.6.3 Chi phí hỗn hợp...................................................................................15
2.6.4 Hành động của nhà quản trị đối với cách ứng xử của chi phí ........18
2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...................................................19
vi
2.7.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng chi phí (lập
theo phƣơng pháp toàn bộ)........................................................................................19
2.7.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí
(lập theo phƣơng pháp trực tiếp) ..............................................................................19
CHƢƠNG 3: BÁO CÁO THU NHẬP THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI
PHÍ CHO SẢN PHẨM LỐP XE Ô TÔ ............................................................................21
3.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Công nghiệp Cao Su Miền
nam .....................................................................................................................21
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty...............................21
 Giới thiệu chung ....................................................................................21
 Dấu mốc lịch sử......................................................................................21
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và định hƣớng phát triển của doanh nghiệp...
...............................................................................................................23
 Chức năng ..............................................................................................23
 Nhiệm vụ.................................................................................................23
 Chiến lƣợc phát triển ............................................................................23
3.1.3 Hoạt động kinh doanh ........................................................................24
 Các nhóm sản phẩm chính....................................................................24
 Trình độ công nghệ................................................................................24
 Hệ thống phân phối và mạng lƣới bán hàng.......................................25
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty.....................................................26
 Cơ cấu tổ chức công ty ..........................................................................26
 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận.......................................................27
 Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................30
3.1.5 Tình hình tài chính trong trong giai đoạn 2011-2013......................33
 Cơ cấu tài chính.....................................................................................33
 Kết quả hoạt động kinh doanh.............................................................34
3.2 Lập báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí..............................35
3.2.1 Phƣơng pháp tính chi phí cho từng sản phẩm tại đơn vị ................35
3.2.2 Phân loại chi phí tại đơn vị theo cách ứng xử của chi phí...............41
3.2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí
(lập theo phƣơng pháp trực tiếp) ..............................................................................49
vii
CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ ...........................................................53
4.1 Thực trạng chung công tác kế toán quản trị ..........................................53
4.2 Đặc điểm ứng dụng công tác kế toán quản trị tại đơn vị.......................53
4.2.1 Thuận lợi..............................................................................................53
4.2.2 Khó khăn..............................................................................................55
4.3 Giải pháp để phát triển và ứng dụng báo cáo thu nhập theo cách ứng
xử của chi phí ..................................................................................................................56
1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt sự kiện Việt
Nam tham gia tổ chức WTO (tổ chức thương mại thế giới) năm 2006 đánh dấu một
bước ngoặc lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh
doanh và phát triển. Đổi lại, sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn.
Bên cạnh các doanh nghiệp trong nước, thị trường đang dần bị chiếm lĩnh bởi các
doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm
lực kinh tế dồi dào. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền
vững, các nhà quản trị kinh doanh luôn tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí, tối đa
hóa lợi nhuận. Qua đó, vai trò kế toán quản trị trong doanh nghiệp ngày càng được
đề cao, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế
giới.
Nếu kế toán tài chính đóng vai trò cung cấp thông tin tài chính cho các đối
tượng bên ngoài doanh nghiệp thì thông tin kế toán quản trị là một công cụ quan
trọng cho các nhà quản trị kinh doanh đưa ra các quyết định đầu tư, chọn phương án
tối ưu, tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Và mối quan tâm hàng đầu của nhà quản
trị là quản lý các chi phí hiệu quả. Vấn đề được đặt ra là làm sao để có thể hoạch
định và kiểm soát được tốt các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động
làm phát sinh chi phí, phân loại chi phí là điểm mấu chốt để nhà quản trị có thể quản
lý tốt chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Và một thực tế được đặt ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh được thể hiện trên báo cáo tài chính rất cần thiết cho kế toán tài chính vì mục
đích cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, nhưng đối với
nhà quản trị, thông tin được thể hiện trên báo cáo tài chính chưa đáp ứng được nhu
cầu thông tin phục vụ cho công tác hoạch định, kiểm soát và ra quyết định. Nhà
quản trị cần một dạng báo cáo thể hiện thông tin của tổ chức mà qua đó họ có thể
hoàn thành được nhiệm vụ, vai trò của mình, một trong số đó là báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi quyết định chọn đề tài “PHÂN LOẠI CHI
PHÍ VÀ BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ CHO SẢN PHẨM LỐP
Ô TÔ TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM”. Qua đề tài này, tôi
sẽ có cơ hội tìm hiểu trực tiếp công tác kế toán chi phí và học hỏi phương pháp lập
báo cáo quản trị tại doanh nghiệp. Hy vọng đề tài báo cáo này sẽ bổ ích cho áp dụng
2
thực tế cho doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp quản lý thông tin tốt hơn và từ
đó tìm ra giải pháp kinh doanh hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Xu thế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ và càng thể hiện rõ hơn khi Việt
Nam gia nhập WTO. Để đứng vững trong xu thế đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải
thiết lập và vận dụng được các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Trong đó, kế
toán quản trị đang được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và điều hành nội
bộ của các doanh nghiệp hiện nay.
Trên thế giới, kế toán quản trị đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam thì còn
khá mới mẻ và non trẻ. Thuật ngữ kế toán quản trị mới được áp dụng trong khoảng
hơn mười lăm năm trở lại đây nhưng đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp.
Theo đó, các văn bản hướng dẫn thực hiện được ban hành với mục đích khuyến
khích các doanh nghiệp nâng cao công tác quản trị. Nhưng các văn bản chỉ dừng lại
ở mức hướng dẫn thực hiện mà chưa đưa ra một cái khung chuẩn như kế toán tài
chính. Do đó, đề tài kế toán quản trị đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu.
Mảng đề tài nghiên cứu rất rộng lớn. Và báo cáo quản trị theo số dư đảm phí là một
phần rất nhỏ trong đó, nhưng nó là nền tảng quan trọng, là cơ sở cho các ứng dụng
hữu hiệu trong công tác quản trị tại doanh nghiệp. Đặt trong tình hình tại công ty,
đây là một đề tài đáng quan tâm.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nhận diện, phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí cho sản phẩm lốp ô
tô Bias, mã số: 5.00-12 12PR CA402F ĐN, được sản xuất tại xí nghiệp Đồng Nai.
Đánh giá những hạn chế, khó khăn trong quá trình phân loại chi phí, lập báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí.
Đưa ra giải pháp ứng dụng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí vào công tác
quản trị tại đơn vị.
1.4 Phƣơng pháp áp dụng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Phương pháp thu nhận dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp kế toán tổng hợp và các vị trí kế toán
khác liên quan đến đề tài.
Dữ liệu thứ cấp: bao gồm dữ liệu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
3
 Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, các
dữ liệu bảng tổng hợp doanh thu, chi phí theo từng sản phẩm quý III năm
2014, phiếu tính giá thành sản phẩm quý III năm 2014, sổ cái các tài khoản
liên quan, dữ liệu thu thập được từ phòng tài chính kế toán và phòng ban khác
có liên quan.
 Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: sách báo, trang thông tin điện tử, báo cáo
trung bình ngành.
 Phương pháp xử lý dữ liệu
 Phương pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu đặc trưng.
 Phương pháp phân tích: phân chia cái toàn thể của đối tượng thành các bộ
phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản để nghiên cứu, báo cáo.
 Phương pháp tổng hợp: từ kết quả phân tích, tiến hành đánh giá về tình hình
hoạt động của doanh nghiệp.
 Phương pháp so sánh, đối chếu: so sánh các số liệu thu thập đưa ra nhận định,
xem xét ảnh hưởng.
 Đối tượng nghiên cứu
 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
 Đề xuất giải pháp ứng dụng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí vào công
tác quản trị tại đơn vị.
 Phạm vi báo cáo
 Thời gian nghiên cứu: thông tin kế toán quý III năm 2014.
 Không gian nghiên cứu: công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền nam.
1.5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Báo cáo gồm 4 chương:
 Chƣơng 1: Giới thiệu chung.
 Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về chi phí và báo cáo thu nhập theo cách ứng xử
của chi phí.
 Chƣơng 3: Báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí cho sản phẩm lốp
xe ô tô.
 Chƣơng 4: Nhận xét, kiến nghị.
Ngoài ra, khóa luận còn có các danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đính
kèm.
4
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế các nước ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Nhu cầu thông tin cho quản lý ngày càng trở nên quan trọng và đòi hỏi phải thỏa
mãn ở mức độ cả về chất lượng và số lượng. Để phát triển bền vững trong xu thế đó,
các doanh nghiệp cần phải vận dụng các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Tại
Việt Nam, kế toán quản trị tuy vẫn còn khá mới mẻ nhưng đã phần nào chứng minh
được vai trò không thể thiếu trong công tác điều hành, quản lý nội bộ. Và báo cáo
thu nhập theo số dư đảm phí là một trong rất nhiều các báo cáo quản trị cung cấp
cho ban lãnh đạo làm cơ sở ra quyết định. Đề tài này được nghiên cứu nhiều trên
thực tế. Nhưng đặt tại đơn vị, đây là mảng đề tài đáng quan tâm và nghiên cứu.
5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ
VÀ BÁO CÁO THU NHẬP THEO CÁCH
ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ
2.1 Kế toán quản trị
2.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Kế toán là công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế với chức năng là
cung cấp thông tin tế về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau.
Mục đích sử dụng thông tin kế toán của các đối tượng khác nhau về nội dung, phạm
vi, mức độ, tính chất và thời gian kể cả tính pháp lý của thông tin. Sự khác nhau đó
là tiêu thức để chia hệ thống thông tin thành hai bộ phận. Một bộ phận luôn cung cấp
thông tin cho các đối tượng bên ngoài gọi là kế toán tài chính. Và một bộ phận cung
cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp gọi là kế
toán quản trị. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và đa dạng thì sự
tách biệt giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính nhằm cung cấp thông tin là xu
hướng phát triển tất yếu.
Kế toán quản trị: là bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán nhằm
thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp và truyền đạt thông tin hữu ích
giúp doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và
quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
2.1.2 Bản chất kế toán quản trị
Kế toán quản trị không chỉ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các
nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành mà còn xử lý và cung cấp thông tin phục vụ
cho việc ra quyết định quản trị. Để có được thông tin này, kế toán quản trị phải sử
dụng các phương pháp khác nhau để phân tích, xử lý sao cho phù hợp với nhu cầu
thông tin nhà quản trị.
Kế toán quản trị cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm
vi nội bộ doanh nghiệp. Những thông tin đó chỉ có ý nghĩa với nhứng bộ phận,
những người điều hành, quản lý doanh nghiệp.
Kế toán quản trị đặt trọng tâm cho tương lai, nghĩa là cung cấp thông tin cho
những dự đoán để được mục tiêu trong tương lai.
6
Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một bộ
phận không thể thiếu để kế toán trở thành một công cụ quản lý.
2.2 Vai trò của kế toán quản trị
2.2.1 Thông tin kế toán với mục tiêu của tổ chức
Tổ chức là một nhóm người liên kết với nhau cùng thực hiện một hay nhiều
mục tiêu chung nhất định. Căn cứ vào mục tiêu hướng đến, tổ chức được phân thành
3 nhóm:
 Tổ chức kinh tế luôn hướng đến mục tiêu là kinh doanh có lợi nhuận như
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn,…
 Tổ chức phi chính phủ với mục tiêu chính là hoạt động xã hội, hoạt động
nhân đạo như các câu lạc bộ đoàn thể, hội chữ thập đỏ, hội từ thiện…
 Tổ chức chính phủ có mục tiêu là phục vụ cộng đồng và bảo vệ an ninh, phát
triển của xã hội như các hội, các sở…
Dù thuộc nhóm nào, các tổ chức luôn cần thông tin kế toán để tồn tại và phát
triển. Tổ chức kinh tế cần thông tin kế toán để xác định hiệu quả hoạt động trong kỳ.
Tổ chức phi chính phủ cần thông tin kế toán để xác định mức độ phục vụ. Tổ chức
chính phủ cần thông tin kế toán để đánh giá mức độ cung cấp các dịch vụ về an ninh
và phục vụ xã hội.
2.2.2 Chức năng của nhà quản trị
Quản trị là phương thức đảm bảo những hoạt động tiến tới mục tiêu của tổ
chức được hoàn thành với hiệu quả cao. Phương thức này bao gồm các chức năng cơ
bản của nhà quản trị: hoạch định, tổ chức – điều hành, kiểm soát và ra quyết định.
Kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ các chức năng này của nhà quản trị.
 Chức năng hoạch định
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiến hành theo các kế hoạch định
trước ngắn hạn, dài hạn để hoạt động đạt được mục tiêu. Việc xây dựng kế hoạch ở
các doanh nghiệp là hết sức cần thiết từ nhiều phương diện:
 Là cơ sở định hướng cũng như chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh, phối hợp
các hoạt động các bộ phận liên quan.
 Là cơ sở kiểm soát các hoạt động kinh doanh, phát hiện các chênh lệch giữa
thực hiện và kế hoạch.
7
 Là cơ sở đánh giá mọi hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Vậy kế hoạch phải được xây dụng trên những căn cứ khoa học, trong đó việc
phân tích những thông tin thực hiện của quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn có ý
nghĩa vô cùng quan trọng.
 Chức năng tổ chức – điều hành:
Tổ chức là quá trình xây dựng và phát triển nguồn lực hợp lý, đồng thời tạo ra
những điều kiện hoạt động cần thiết bảo đảm cho cơ cấu tổ chức được vận hành hiệu
quả. Nhà quản trị có thực hiện tốt công việc tổ chức mới tạo nên một môi trường
mội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực, đóng góp
tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
Điều hành là một trong những chức năng chung của quản trj gắn liền với hoạt
động tổ chức, giám sát công việc hàng ngày, đảm bảo các hoạt động trong tổ chức
được thực hiện một cách nhịp nhàng, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức hoạt
động với hiệu quả cao nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
 Chức năng kiểm soát
Kiểm soát là chức năng đảm bảo cho mọi hoạt động tổ chức đi đúng mục
tiêu. Kiểm soát là so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch để kịp thời phát hiện các
sai sót, khuyết điểm nhằm điều chỉnh, giúp cho các thành viên trong tổ chức hoàn
thành nhiệm vụ.
 Chức năng ra quyết định
Ra quyết định là việc lựa chọn phương án thích hợp nhất. Có thể nói nội dung
cơ bản của hoạt động quản trị là vấn đề ra quyết định. Nó là khâu mấu chốt trong
quá trình quản trị, bởi vì từ việc điều hành sản xuất kinh doanh hàng ngày cho đến
giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược đều được tiến hành dựa trên cơ sở những
quyết định thích hợp. Chức năng này không thực hiện độc lập mà được thực hiện
đồng thời với các chức năng khác của nhà quản trị.
2.2.3 Vai trò của kế toán quản trị
Vai trò của kế toán quản trị được thể hiện tương ứng với từng chức năng của
nhà quản trị như sau:
 Chức năng hoạch định: cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình
hoạt động của đơn vị, của đối thủ cạnh tranh, điều kiện thị trường, thị hiếu khách
hàng, sáng kiến kỹ thuật… Thông tin do kế toán quản trị cung cấp rất quan trọng
8
trong việc truyền đạt và hướng dẫn nhà quản trị xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài
hạn.
 Chức năng tổ chức – điều hành: cung cấp thông tin cho việc xây dựng và
phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong doanh nghiệp và những thông tin phát
sinh hàng ngày trong doanh nghiệp. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp phải có
tác dụng phản hồi về hiệu quả và chất lượng của các hoạt động đã và đang được thực
hiện để giúp nhà quản trị có thể kịp thời điều chỉnh và tổ chức lại hoạt động của
doanh nghiệp.
 Chức năng kiểm soát:: cung cấp thông tin về tình hình thực tế, thông tin
chênh lệch giữa thực tế với dự toán của từng bộ phận trong doanh nghiệp, giúp cho
nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiện các chỉ tiêu dự toán và đưa ra các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
 Chức năng ra quyết định: thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên quan
đến các phương án kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn phương án tối
ưu nhất. Đối với các quyết định mang tính chiến lược, thông tin do kế toán quản trị
cung cấp phải hổ trợ cho nhà quản trị xác định mục tiêu của tổ chức và đánh giá khả
thi của mục tiêu đó. Đối với quyết định tác nghiệp, kế toán quản trị cung cấp thông
tin để giúp nhà quản trị ra quyết định về sử dụng các nguồn lực về tổ chức và giám
sát nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào.
Vai trò kế toán quản trị còn được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị
trong tổ chức:
 Cấp độ quản trị cấp cơ sở: cung cấp thông tin cho nhà quản trị cấp cơ sở
kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lý.
 Cấp độ quản trị cấp trung gian: cung cấp thông tin cho nhà quản trị cấp
trung gian giám sát và đưa ra quyết định về các nguồn lực như nguyên vật liệu, vốn
đầu tư, sản phẩm, dịch vụ và khách hành…
 Cấp độ quản trị cấp cao: cung cấp thông tin đã được tổng hợp từ các nghiệp
vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng người điều hành, từng khách hàng và từng bộ phận
phục vụ cho nhà quản trị cấp cao để hổ trợ cho họ đưa ra quyết định trong ngắn hạn
và dài hạn.
2.3 So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
2.3.1 Những điểm giống nhau
 Đều có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp.
9
 Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán để xử lý và cung cấp
thông tin cho các đối tượng thích hợp.
 Đều thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trong toàn doanh nghiệp, kế toán
quản trị còn thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị ở từng bộ phậm trong
doanh nghiệp.
2.3.2 Những điểm khác nhau
Căn cứ phân biệt Kế toán quản trị Kế toán tài chính
Mục đích
Phục vụ nhu cầu quản trị kinh doanh Phục vụ việc lập báo cáo tài
chính
Đối tượng phục vụ
Các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp Các đối tượng bên ngoài doanh
nghiệp
Đặc điểm thông
tin
Nhằm hướng về tương lai
Đặt nhu cầu tối ưu về tính linh hoạt và
kịp thời.
Được đo lường bằng bất kỳ các đơn vị
hiện vật, thời gian lao động, giá trị
Phản ánh quá khứ
Tuân thủ thống nhất về mặt định
tính, định lượng thông tin theo
các nguyên tắc, chuẩn mực của
chính sách kế toán
Chủ yếu thể hiện bằng thước đo
giá trị
Yêu cầu thông tin
Đòi hỏi tính kịp thời cao hơn tính chính
xác
Đòi hỏi tính chính xác cao
Phạm vi báo cáo
Thông tin kinh tế tài chính theo hoạt
động từng bộ phận, khâu công việc, toàn
doanh nghiệp nhưng chủ yếu là từng bộ
phận, khâu công việc
Thông tin kinh tế tài chính toàn
doanh nghiệp
Kỳ báo cáo Thường xuyên, khi có nhu cầu Định kỳ theo quy định chung
Quan hệ với các
ngành học khác
Quan hệ nhiều với các lĩnh vực khác Ít quan hệ với các lĩnh vực khác
Tính bắt buộc Không bắt buộc Mang tính chất bắt buộc
2.4 Nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Kế toán quản trị có nội dung rất rộng tùy thuộc yêu cầu nhà quản trị. Sau đây
là những nội dung cơ bản:
10
2.4.1 Nội dung kế toán quản trị xét theo nội dung
 Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh.
 Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm.
 Kế toán quản trị bán hàng và kết qua rkinh doanh.
 Kế toán quản trị hoạt động đầu tư tài chính.
 Kế toán quản trị khoản phải thu, phải trả.
 Ké toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp.
 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận.
 Phân tích các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.
 Chi phí tiêu chuẩn và đánh giá thực hiện.
 Lập báo cáo kế toán quản trị.
2.4.2 Nội dung kế toán quản trị theo quá trình quản lý
 Chuyển hóa mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu kinh tế.
 Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết.
 Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch.
 Lập báo cáo quản trị.
2.5 Phân loại chi phí
2.5.1 Khái niệm chi phí kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí
về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã
chi ra để tiến hành hoạt động sản xuát kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi
phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt
quá trình tồn tại và hoạt động cảu doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho nhu cầu
quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh phải được tập hợp theo từng thời kỳ: tháng,
quý, năm.
2.5.2 Các cách phân loại chi phí và lợi ích mang lại
Nhận diện, phân tích các hoạt động làm phát sinh chi phí là điểm mấu chốt để
có thể quản lý tốt chi phí, giúp nhà quản trị có những quyết định đúng đắn và kịp
thời. Dưới đây là một số tiêu thức phân loại chi phí:
 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: phục vụ cho mục đích tính giá
thành sản phẩm sản xuất, giá thành toàn bộ, phục vụ cho việc hoạch định và kiểm
soát chi phí theo từng chức năng hoạt động. Cách phân loại này thể hiện rỏ trên báo
11
cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho
các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt
động kinh doanh: phục vụ cho việc xác định đúng đắn chi phí và lợi nhuận cho
từng thời kỳ kinh doanh.
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí: phục vụ
mục đích tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí.
 Phân loại chi phí theo sự ảnh hƣởng tới việc ra quyết định: phục vụ chức
năng hoạch định, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị.
 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí với mức độ hoạt động:
phục vụ cho mục đích xem xét việc thay đổi của chi phí khi mức độ hoạt động thay
đổi. Cách phân loại thể hiện trên báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, sẽ cung cấp
thông tin thích hợp cho nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
Chi phí được phân loại như thế nào còn tùy thuộc vào quan điểm của từng
nhà quản trị. Dù đứng ở góc độ nào để phân loại thì mục tiêu cuối cùng của việc
phân loại là để quản lý, kiểm soát chi phí một cách hữu hiệu và hiệu quả nhất. Từ
đó, nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các quyết định của mình.
2.6 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí với mức độ
hoạt động
Cách phân loại này chỉ ra chi phí gắn liền mới mức độ hoạt động (số sản
phẩm sản xuất, số giờ máy sử dụng, doanh số bán hàng,…) như thế nào. Việc xem
xét chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi gọi là sự ứng xử
của chi phí. Sự hiểu biết cách ứng xử của chi phí là chìa khóa để dự toán chi phí và
ra quyết định cho các tình huống khác nhau sẽ thực hiện trong tương lai.
Dựa trên cách ứng xử của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động
có thể chia toàn bộ chi phí thành ba loại:
 Biến phí
 Định phí
 Chi phí hỗn hợp
2.6.1 Biến phí
Biến phí là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm
về mức độ hoạt động. Tổng số của biến phí sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng, và
12
y = 17500x
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
ChiphíVNĐ
Sản lượng sản xuất
ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì biến phí lại
không đổi trong phạm vi phù hợp. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động.
Ví dụ: Tại công ty Công nghiệp Cao su Miền nam (Casumina), trong quý III
năm 2014, đơn giá lương công nhân phân xưởng tính trên một lốp xe ô tô phân tích
là 17.500 VNĐ. Như vậy nếu xem xét chi phí nhân công cho một lốp xe thì nó giữ
nguyên là 17.500 VNĐ/lốp. Giá trị này không thay đổi dù sản lượng sản xuất thay
đổi (loại trừ yếu tố biến động giá ). Ngược lại, tổng chi phí nhân công phân xưởng
lại phụ thuộc và tỷ lệ thuận với số lượng lốp sản xuất ra.
 Biến phí tuyến tính
Biến phí tuyến tính là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ
hoạt động. Đường biểu diễn chúng là một đường thẳng.
Hình 2.1: Biểu đồ biến phí
Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí bao bì
đóng gói, chi phí hoa hồng khuyến mãi…là biến phí tuyến tính vì chúng biến đổi
cùng một tỷ lệ với mức độ hoạt động khi mức độ hoạt động thay đổi.
 Biến phí cấp bậc
Biến phí cấp bậc là những biến phí không biến động liên tục so với sự biến
động liên tục của mức độ hoạt động. Mức độ hoạt động phải đạt đến một mức nào
đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí. Đường biểu diễn biến phí cấp bậc có hình
bậc thang.
13
Ví dụ: chi phí vận chuyển hàng bán đến nhà phân phối là một biến phí cấp
bậc. Khi số hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì số chuyến xe cần để vận chuyển tăng lên.
Do mỗi chuyến xe có một trọng tải nhất định, số lốp vận chuyển phải lớn hơn tải
trọng đó thì mới cần chuyến khác.
Hình 2.2: Biến phí cấp bậc
 Biến phí phi tuyến
Đây là chi phí xuất hiện rất nhiều trong thực tế. Giá trị của nó không có mối
quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động, đường biểu diễn của nó có thể là những
đường cong khá phức tạp. Trong trường hợp này người ta phải xác định được phạm
vi phù hợp trong mức độ hoạt động để xem xét. Nếu phạm vi càng nhỏ thì đường
cong sẽ càng tiến dần về dạng đường thẳng. Phạm vi được quy định bởi mức sản
xuất tối thiểu và mức sản xuất tối đa của đơn vị được xem là phạm vi phù hợp để
nghiên cứu những biến phí loại này.
Hình 2.3: Biến phí phi tuyến
2.6.2 Định phí
Biến phí cấp bậc
Chi phí
Mức độ hoạt động
0
Phạm vi phù hợp
Chi phí
Mức độ hoạt động
14
Định phí: là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi
về mức độ hoạt động của dơn vị. Nếu xét tổng chi phí thì định phí không thay đổi,
ngược lại, nếu xét định phí trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với
mức độ hoạt động. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại
định phí. Và khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn
vị hoạt động sẽ giảm dần.
Hình 2.4: Định phí
 Định phí bắt buộc
Định phí bắt buộc: là những định phí không thể thay đổi một cách nhanh
chóng, chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức của doanh
nghiệp như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí lương ban giám
đốc…Những khoản chi phí này có hai đặc điểm:
 Có bản chất lâu dài: giả sử một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại
tài sản cố định được đưa ra thì nó sẽ liên quan đến việc kinh doanh của đơn vị
trong nhiều năm.
 Không thể cắt giảm đến không, cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc
khi sản xuất bị gián đoạn.
 Định phí không bắt buộc
Định phí không bắt buộc: là những định phí có thể thay đổi trong từng kỳ dự
toán của doanh nghiệp, do hành động của nhà quản trị quyết định khối lượng định
phí này trong từng kỳ kinh doanh. Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảng cáo, chi
phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu… Định phí bắt buộc có hai đặc điểm:
 Có bản chất ngắn hạn
 Có thể giảm chúng trong những trường hợp cần thiết.
 Định phí và phạm vi phù hợp
Phạm vi phù hợp cũng được áp dụng đối với định phí, nhất là các định phí có
bản chất không bắt buộc. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, có thể mua
Chi phí
Định phí
Mức độ hoạt động
15
thêm các trang thiết bị sẽ làm cho định phí tăng lên. Tuy nhiên, định phí được
nghiên cứu trong phạm vi phù hợp va trong phạm vi này nó không thay đổi khi mức
độ hoạt động thay đổi.
Hình 2.5: Định phí và phạm vi phù hợp
2.6.3 Chi phí hỗn hợp
Ngoài khái niệm biến phí và định phí đã trình bày ở trên, còn có một khái
niệm quan trọng nữa là chi phí hỗn hợp. Loại chi phí này cũng chiếm một tỷ lệ cao
khi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến
và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện
đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc
điểm của biến phí. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ
lệ nhất định.
Ví dụ: chi phí sửa chữa lớn có thể xem là chi ohis hỗn hợp trong đó phần bất
biến được xem là chi phí sửa chữa duy trì sản xuất, phần khả biến là chi phí phát
sinh thêm theo thời gian sửa chữa.
Như vậy, phần bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản,
tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữu dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng
phục vụ. Phần khả biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt
quá đinh mức. Do đó yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục
vụ hoặc mức sử dụng vượt đinh mức.
Để phục vụ cho mục đích lập dự toán, kiểm soát hoạt động kinh doanh và
chủ động trong quản lý chi phí thì vấn đề đặt ra đối với chi phí hỗn hợp là việc xác
Phạm vi phù hợp
Chi phí
Mức độ hoạt động
16
định thành phần của nó như thế nào? Vì vậy cần phải phân tích chi phí hỗn hợp, biểu
diễn chúng dưới dạng công thức để thuận tiện cho việc sử dụng chúng trong việc
tính toán, xử lý thông tin của nhà quản trị. Tuy nhiên, nhà quản trị nên cân nhắc giữa
chi phí và lợi ích mang lại của thủ tục phân tích. Các chi phí mang tính trọng yếu là
mục tiêu của thủ tục phân tích này.
Phương trình tuyến tinh dùng dự toán chi ohis hỗn hợp có dạng như sau:
y = ax + b
Trong đó:
y: Chi phí hỗn hợp cần phân tích
x: Số lượng đơn vị hoạt động.
a: Biến phí cho một đơn vị hoạt động.
b: Tổng định phí cho mức độ hoạt động trong kỳ.
Mục đích là phải xác định được a, a còn x là biến số. Chúng ta có ba phương pháp
phân tích chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến, bất biến:
 Phương pháp cực, cực tiểu
 Phương pháp đồ thị phân tán
 Phương pháp bình phương bé nhất
 Phƣơng pháp cực đại, cực tiểu
Phương pháp cực đại, cực tiểu trong phân tích chi phí hỗn hợp đòi hỏi phải
quan sát các chi phí phát sinh cả ở mức độ hoạt động cao nhất và mức độ hoạt động
thấp nhất trong phạm vi phù hợp.
Để xác định phần khả biến trong chi phí hỗn hợp, người ta sẽ lấy chênh lệch
về chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất so với mức độ hoạt động thấp nhất, chia
biến động về mức độ hoạt động ở mức cao nhất so với mức độ hoạt động thấp nhất
sẽ xác định được biến phí đơn vị hoạt động.
𝐵𝑖ế𝑛 𝑝ℎí đơ𝑛 𝑣ịℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛 𝑔 =
Chi phí ởmức độhoạt động cao nhất − Chi phí ởmức độhoạt động thấp nhất
Mức độhoạt động cao nhất − Mức độhoạt động thấp nhất
 Phƣơng pháp đồ thị phân tán
Giống như phương pháp cực đại, cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán đòi
hỏi phải có các số liệu về mức độ hoạt động đã được thống kê qua các kỳ của hoạt
động kinh doanh và cuối cùng đi đến xây dựng phương trình dự toán về chi phí hỗn
hợp có dạng: y = ax + b
17
Phương pháp đồ thị phân tán là phương pháp mà việc phân tích thông qua
việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ hoạt động.
 Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất
Phương pháp bình phương bé nhất nhằm xác định phương trình biến thiên
của chi phí hỗn hợp dựa trên sự tính toán của phương trình tuyến tính trong phân
tích thống kê, sử dụng số liệu chi phí đã được thu thập nhằm đưa ra phương trình có
dạng: y = ax + b như hai phương pháp trình bày ở trên. Khái niệm bình phương bé
nhất có nghĩa là tổng các bình phương của các độ lệch giữa các điểm với đường hồi
quy là nhỏ nhất so với bất kỳ một đường biểu diễn nào khác.
Từ phương trình tuyến tính căn bản này và tập hợp n phần tử quan sát ta có hệ
phương trình như sau:
𝑥𝑦 = 𝑏 𝑥 + 𝑎 𝑥2
(1)
𝑦 = 𝑛𝑏 + 𝑎 𝑥 (2)
Như vậy y là biến số phụ thuộc, là phương trình chi phí dự toán, y phụ thuộc
vào x, x là biến số độc lập, x là nguyên nhân tạo ra y. Giải hệ thống phương trình
này ta sẽ xác định được các yếu tố a và b, từ đó lập được phương trình hồi quy thích
hợp.
 Nhận xét về 3 phƣơng pháp trên:
Phƣơng pháp cực đại, cực tiểu: phương pháp tính đơn giản nhưng độ chính
xác không cao bởi vì trong tất cả các phần tử thống kê chỉ dùng 2 điểm để xác định
công thức chi phí. Thông thường với 2 điểm không thể cho được các kết quả chính
xác trong việc xác định chi phí, trừ khi 2 điểm này xảy ra đúng ở mức trung bình của
tất cả các điểm được khảo sát. Tuy nhiên, rất hiếm khi 2 điểm cực đại, cực tiểu lại là
điểm trung bình của tất cả các điểm. Đây là hạn chế cần phải lưu ý của phương pháp
này.
Phƣơng pháp đồ thị phân tán: phương pháp ứng dụng ngay trên đồ thị, có
ưu điểm hơn phương pháp cực đại, cực tiểu là:
 Phương pháp sử dụng nhiều quan sát hơn và cho phép nhà quản trị thấy mô
hình chi phí, do đo ít có khả năng bị ảnh hưởng của sự kiện bất thường.
 Quan sát vào các điểm của chi phí tại mức độ hoạt động khác nhau ngay trên
đồ thị cho thấy rõ mô hình mối quan hệ chi phí với mức độ hoạt động như thế nào.
18
 Đồ thị phân tán là một công cụ cần thiết cho các nhà phân tích. Đường biểu
diễn của chi phí sẽ bị uốn cong nguyên nhân do ảnh hưởng của sự đình công, thời
tiết xấu…sẽ hiện lên rõ ràng trên đồ thị. Rất nhiều chuyên gia phân tích đã chỉ ra
rằng, đồ thị phân tán là thủ tục đầu tiên của mọi quá trình phân tích chi phí vì các
thuận lợi thu được qua các số liệu ở trên biểu đồ. Tuy nhiên, đây là phương pháp
thực nghiệm đồ thị nên đòi hỏi tính chính xác cao, ngày nay nhờ có sự hỗ trợ của
máy tính điện tử, do đó vấn đề còn lại là kinh nghiệm của nhà phân tích.
Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất: phương pháp này tinh vi hơn các
phương pháp trên, ở phương pháp đồ thị phân tán người ta kẻ một đường hồi quy
cho các số liệu bằng sự quan sát đơn giản, phương pháp bình phương bé nhất kẻ
đường biểu diễn bằng phân tích thống kê. Kết quả cho ra với độ chính xác cao, thích
hợp với dự toán tương ứng.
2.6.4 Hành động của nhà quản trị đối với cách ứng xử của chi
phí
Ngoài sự phân tích trên, cách ứng xử của chi phí còn tùy thuộc vào thái độ
của nhà quản trị doanh nghiệp, chúng ta cùng xem xét một số loại chi phí sau:
 Biến phí cấp bậc
Như trên đã nghiên cứu, biến phí cấp bậc cũng giống như chi phí hỗn hợp, nó
cố định trong một phạm vi phù hợp, sau đó tăng lên ở mức độ mới và giữ nguyên cố
định ở mức này cho đến khi tiếp tục tăng lên. Bề rộng của phạm vi phù hợp mà
trong đó chi phí giữ cố định phụ thuộc vào từng loại chi phí nhưng phải nằm trong
phạm vi phù hợp. Trong một số trường hợp, chi phí cấp bậc xảy ra vì quyết định của
nhà quản trị
 Định phí bắt buộc và định phí tùy ý
Việc quyết định để định phí là loại bắt buộc hay tùy ý không phải lúc nào
cũng làm được chỉ bằng cách biết chi phí đó nhằm mục đích gì. Ví dụ, chi phí thuê
nhà có thể hoặc không thể là định phí bắt buộc. Điều đó còn tùy vào phương thức
thanh toán của hợp đồng thuê.
Các định phí thường được phân loại theo ý chí của nhà quản trị hơn là theo ý
kiến các cổ đông, và thường nằm trong chương trình cắt giảm chi phí . Nếu sự cắt
giảm dựa trên các chi phí bị phân loại sai có thể gây ảnh hưởng lâu dài đối với
doanh nghiệp.
19
 Định phí tránh đƣợc và không tránh đƣợc
Một sự phân loại định phí khác căn cứ trên điều kiện doanh nghiệp có thể
tránh được (hoặc giảm được) một số khoản định phí bằng cách loại bỏ hoặc tiết
giảm chúng ở một số hoạt động nào đó hay không? Khoản định phí mà theo đó khi
loại bỏ hoạt động thì có thể cắt giảm được, khoản định phí đó được gọi là định phí
có thể tránh được. Thoạt nhìn qua ta thấy các định phí tránh được và không tránh
được có vẻ giống định phí bắt buộc và đinh phí tùy ý. Tuy nhiên, có nhiều đặc trưng
để phân biệt, việc phân tích định phí có thể tránh được và không thể tránh được đòi
hỏi ta phải phân tích theo từng trường hợp cụ thể.
2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.7.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng chi
phí (lập theo phƣơng pháp toàn bộ)
Đối với kế toán tài chính báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo
phương pháp toàn bộ. Trong báo cáo này các khoản chi phí được phân loại theo
chức năng của chi phí.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phương pháp toán bộ rất cần
thiết cho các kế toán tài chính vì mục đích cung cấp thông tin cho các đối tượng ở
bên ngoài doanh nghiệp. Nhưng đối với nhà quản trị thì thông tin trên báo cáo kết
qủa hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp toàn bộ lại không đáp ứng
được nhu cầu thông tin phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định.
Nhà quản trị cần một dạng báo cáo cung cấp thông tin của tổ chức mà qua đó có thể
giúp họ thực hiện được các chức nảng của mình, đó là báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí.
2.7.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử
của chi phí (lập theo phƣơng pháp trực tiếp)
Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất
biến, nhà quản trị sẽ vận dụng cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
để lập ra một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chính dạng báo cáo này sẽ
được ứng dụng rộng rãi như một công cụ phục vụ cho quá trình phân tích để ra
quyết định. Báo cáo kết quả hoạt động được lập theo mục đích như trên được gọi là
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp. Một số ứng dụng
của báo này là:
20
 Dữ liệu phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận (C-V-P) có thể lấy trực tiếp từ kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo
phương pháp trực tiếp (theo dạng số dư đảm phí).
 BCTN TT sẽ cung cấp về thông tin về cơ cấu chi phí làm cơ sở cho việc kiểm
soát chi phí thông qua hệ thống chi phí định mức, dự toán linh hoạt.
 Thông tin kế toán quản trị đặt trọng tâm trong tương lai là thông tin cần thiết
và trực tiếp cho nhà quản trị làm căn cứ đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh,
hướng doanh nghiệp đến sự tồn tại và phát triển bền vững.
 Lợi nhuận trên BCTC TT thì gần với sự biến động của dòng tiền hơn là lợi
nhuận được xác định theo phương pháp toàn bộ.
Như vậy, nếu doanh nghiệp tạo được mối liên kết giữa 2 báo cáo, hay ở mức
độ quy mô hơn là tổ chức hệ thống kế toán quản trị song song với kế toán tài chính
một cách đồng bộ, chặt chẽ và logic để nhằm thực hiện tốt nhất chức năng thông tin
thì sẽ tăng cường được tính hữu hiệu cũng như sức mạnh thông tin kế toán trong thời
kỳ cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí đối với mức độ hoạt động là
cách phân tách yếu tố khả biến, bất biến trong thành phần chi phí. Đây là cơ sở tốt
để phân bổ chi phí cho đối chịu chi phí một cách chính xác hơn. Nhà quản trị có
thông tin phục vụ cho kiểm soát và dự toán chi phí. Báo cáo thu nhập theo số dư
đảm phí là bảng thể hiện rõ nhất kết quả phân loại. Đó là tiền đề giúp cho việc ứng
dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào quản trị nội
bộ doanh nghiệp.
21
CHƢƠNG 3: BÁO CÁO THU NHẬP THEO
CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ CHO SẢN
PHẨM LỐP XE Ô TÔ
3.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Công nghiệp Cao Su
Miền nam
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
 Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam được thành lập theo quyết
định số 427-HC/QĐ ngày 19/04/1976 của nhà nước Việt Nam với tên viết tắt là
CASUMINA và tên tiếng anh là The Southern Robber Industry Joint Stock
Company.
 Trụ sở chính: 180 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM.
 Điện thoại: 848 38 362 369.
 Fax: 848 38 362 376.
 Email: www.casumina@casumina.com
 Website: www.casumina.com
 Vốn điều lệ: 672.932.050.000 đồng.
 Số tài khoản Việt Nam: 10201 00000 87771
 Số tài khoản ngoại tệ: 10202 000000 876 – Sở giao dịch 2 ngân hàng
Công thương Việt Nam.
 Mã số thuế: 0300419930.
 Dấu mốc lịch sử
Năm Sự kiện
1976 Thành lập Công ty Công nghiệp Cao su Miền nam
1992
Thành lập Xí nghiệp Liên doanh Găng tay Việt Hung (Taurubchimex) với
công ty Taurus (Hungary)
1993
Sản xuất săm lốp xe gắn máy và trở thành nhà sản xuất săm lớn nhất Việt
Nam
1997 Thành lập Công ty Liên doanh lốp Yokohama Việt Nam với các đối tác:
22
Yokohama và Mitsuibishi Nhật Bản để sản xuất săm lốp ô tô và xe máy
1999
Nhận chứng chỉ ISO 9002 – 1994 và là nhà sản xuất săm lốp đầu tiên của
Việt Nam nhân chứng chỉ ISO
2001
Công ty nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000 và thành lập xí nghiệp thứ 7
mang tên Casumina Bình Dương
2003
Sản xuất ô tô Radial V13, V14. Nhận chứng chỉ ISO 14001-2000
(Taurubchimex) với công ty
2005
 Sản xuất lốp ô tô Radial V15, V16
 Chuyển đổi thành Công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ
đồng.
2006
Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 90 tỷ đòng lên 120 tỷ đồng
(Taurubchimex) với công ty Taurus (Hungary).
2008
Được vinh dự chọn là một trong 30 thương hiệu tham gia chương trình
“Thương hiệu quốc gia Việt Nam”.
2009
Chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM vào tháng
08/2009 với vốn điều lệ là 250 tỷ đồng. Với mã giao dịnh là CSM.
2010
 Tăng vốn điều lệ lên 422.5 tỷ đồng
 Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ lốp toàn thép Radial và cải tiến
chất lượng lốp Bias với công ty Qingdao Gaoce – Trung Quốc
2011
 CSM đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Đảng và Nhà nước
trao tặng.
 Tăng vốn điều lệ lên 522,5 tỷ đồng.
2012
 Hàng Việt Nam chất lượng cao, top 20 thương hiệu hạt giống.
 Vinh dự được nhận cờ thi đua của chính phủ, được bình chọn là 1
trong 25 doanh nghiệp tiêu biểu 6 năm liền đạt Thương hiệu quốc gia.
 Công ty được Tập đoàn Hóa chất Việt Nam khen tặng là 1 trong 5 đơn
vị có doanh thu cao nhất và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
nhất trong năm 2012.
 Tăng vốn điều lệ lên 585 tỷ đồng.
2013 Tăng vốn điều lệ lên 672,93 tỷ đồng.
23
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và định hƣớng phát triển của doanh
nghiệp
 Chức năng
 Sản xuất và mua bán sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng.
 Mua bán nguyên vật liệu, hóa chất (theo giấy phép kinh doanh), thiết bị
ngành công nghiệp cao su.
 Kinh doanh thương mại dịch vụ
 Kinh doanh bất động sản.
 Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
 Nhiệm vụ
Sứ mệnh của Casumina: “Cống hiến cho xã hội sự an toàn, hạnh phúc, hiệu
quả và thân thiện”
Công ty Casumina luôn bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước giao, thực
hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý tài chính của nhà
nước, tuân thủ các nguyên tắc hạch toán kế toán.
Phát triển mở rộng sản xuất, không ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư máy
móc thiết bị hiện đại, tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm mục tiêu
chiếm lĩnh thị trường trong nước và thay thế hàng xuất khẩu.
Mở rộng đối với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc về các thành
phần kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát huy vai trò chủ đạo
của doanh nghiệp nhà nước, góp phần tích cực vào việc tổ chức nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa.
Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, ngày càng nâng cao
chất lượng cuộc sống cho cán bộ - công nhân viên trên cơ sở hiệu quả kinh tế của
hoạt động kinh doanh. Tích cực tham gia côn tác xã hội, bảo vệ môi trường và tuân
thủ pháp luật.
Đáp lại sự tín nhiệm, đồng thời giữ hình ảnh thương hiệu săm lốp xe hàng
đầu trong tâm trí khách hàng, Casumina tiếp tục cam kết cung cấp sản phẩm có chất
lượng tốt, phù hợp, nhằm mang đến giá trị sử dụng và hiệu quả cao nhất.
 Chiến lƣợc phát triển
Quản trị công ty và điều hành sản xuất: hoàn thiện hệ thống hoạch định
nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) cho tất cả các khâu trong bán hàng, kế hoạch,
24
vật tư, sản xuất, kho, thiết bị,… nhằm giảm chi phí tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Đầu tư xây dựng cơ bản: đẩy mạnh việc hoàn thành các công việc như: hoàn
thành việc mở rộng nhà xưởng tại Xí nghiệp Bình Dương. Đầu tư dây chuyền luyện
kín A4 240 lít mới. Thiết kế sản xuất và đưa ra thị trường lốp ô tô tải chuyên dụng.
Thực hiện dự án đầu tư sản xuất 300.000 chiếc/năm lốp ô tô radial toàn thép.
Chiến lược sản phẩm: đưa ra thị trường thành công chủng loại lốp ô tô tải
nặng vành 24 inch. Sản xuất đưa ra chủng loại lốp xe máy tay ga mới (scooter) với
thương hiệu EUROMINA.
Công tác tiếp thị bán hàng: tăng cường chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng
bước mở rộng thị trường nước ngoài, xây dựng và giữ vững hình ảnh thương hiệu.
Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, chăm sóc nhà lắp ráp trong nước theo
dõi và thực hiện chế độ khuyến mại.
Tham gia cùng đối tác thành lập Liên doanh sản xuất than đen Phillips
Carbon Black Việt Nam.
3.1.3 Hoạt động kinh doanh
 Các nhóm sản phẩm chính
Sản phẩm chủ lực của Công ty là các loại săm lốp xe và các sản phẩm hỗ trợ,
cụ thể:
 Săm lốp xe gắn máy: gần 200 sản phẩm khác nhau về quy cách, kích thước,
độ bơm hơi, tốc độ, mức vận chuyển.
 Săm lốp xe đạp: trên 80 loại.
 Săm lốp ô tô (xe du lịch và ô tô tải): trên 120 loại.
 Săm lốp xe công nghiệp: trên 90 loại sản phẩm.
 Các sản phẩm khác: ngoài ra, Công ty còn sản xuất một số sản phẩm phụ trợ
như: ống cao su kỹ thuật (dùng để truyền dẫn nước, xăng, dầu, khí trong ô
tô), găng tay…
 Trình độ công nghệ
 Đối với sản phẩm săm lốp ô tô
Lốp ô tô mành chéo (BIAS): Sản phẩm của Công ty đã đạt trình độ công nghệ
của thế giới, sản phẩm đã xuất khẩu đi nhiều nước.
25
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất lốp
Nguồn: Bảng cáo bạch của doanh nghiệp năm 2012
 Lốp ô tô Radian: Đạt trình độ khu vực và ngày càng hoàn thiện. Công ty là
nhà sản xuất đầu tiên tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô bán thép radian và là nhà
sản xuất duy nhất tại Việt Nam sản xuất được lốp xe radian toàn thép.
 Đối với sản phẩm săm lốp xe đạp, xe gắn máy
Sản phẩm của Công ty đạt trình độ công nghệ thế giới, chiếm lĩnh thị phần
lớn nhất trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước Asean, Châu Âu, Nam Mỹ.
Công ty là nhà sản xuất Việt Nam đầu tiên sản xuất được lốp xe máy không
săm (Tubeless) và công nghệ này được công ty Continental – Đức đặt gia công xuất
khẩu sang Châu Âu Và Nhật Bản.
 Cao su kỹ thuật: sản xuất linh kiện ống cao su kỹ thuật dùng để lắp ráp xe hơi
với hàng ngàn chi tiết và được xuất khẩu sang Nhật Bản.
 Hệ thống phân phối và mạng lƣới bán hàng
 Hệ thống phân phối trong nước:
Công ty có hệ thống phân phối khắp cả nước với 200 đại lý cấp I và độ phủ
của sản phẩm CSM rất lớn, có đến 98% tiệm bán lẻ vỏ ruột xe có trưng bày và bán
sản phẩm CSM.
CSM phân công khu vực địa lý cho đại lý cấp 1 và tiến hành giám sát bán
hàng về thị phần, độ phủ… nên có các khu vực thị phần chiến trên 60% nhưng giá
cả vẫn giữ ổn định.
Vải mảnh
Bố thép
Cao su
Hóa chất
Tanh thép
Luyện
Cán tráng vải
Cán bố thép
Ép mặt lốp
Ép tanh
Cắt
Cắt
Cắt
Cắt
Thành hình
Lưu hóa
Lốp
26
CSM thường xuyên đào tạo cho nhân viên và các đại lý về tổ chức bán hàng
chuyên nghiệp, giám sát việc bán hàng để các biện pháp và hành động được nhất
quán.
 Hệ thống phân phối nước ngoài:
Thị trường săm lốp ô tô của Việt Nam còn nhỏ và có quá nhiều chủng loại, để
phát triển CSM rất chú trọng đến thị trường nước ngoài.
Bằng con đường liên kết sản xuất với công ty Continental – Đức và công ty
JK-Ấn độ… CSM tiếp cận được với công nghệ mới, với yêu cầu chất lượng cao,
đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ.
CSM đã xây dựng mạng lưới tiêu thụ qua các nhà phân phối tại 36 quốc gia
và vùng lãnh thổ để quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay tỷ trọng xuất khẩu của CSM là 20%. Trong vòng 4 năm tới CSM
phải đưa tỷ trọng này lên 30% để tăng trưởng và tăng tính ổn định khi tỷ giá ngoại tệ
biến động.
(Trích báo cáo ngành săm lốp Việt Nam tháng 12/2012, chứng khoán Bảo Việt)
3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty
Công ty được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần quy định
theo Luật doanh nghiệp 2005, tuân thủ các quy định pháp luật khác và Điều lệ tổ
chức hoạt động Công ty. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty được trình bày theo
sơ đồ dưới đây.
 Cơ cấu tổ chức công ty
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu công ty
Nguồn: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp năm 2013
Văn phòng
công ty
XN Cao su
Hóc Môn
XN Cao su
Đồng Nai
XN Cao su
Bình Lợi
XN Cao su
Bình Dương
27
Tổng công ty được tổ chức theo hướng chuyên môn hóa thể hiện mối quan
hệ: cung ứng – sản xuất – tiêu thụ. Các xí nghiệp đóng vai trò là đơn vị sản xuất,
thành phẩm được chuyển lên kho tập trung để tiêu thụ, chỉ một vài xí nghiệp được
phép tiêu thụ sản phẩm tại chỗ. Văn phòng công ty đóng vai trò là trụ sở chính, đồng
thời đảm nhiệm khâu cung ứng và tiêu thụ. Cuối kỳ, báo cáo của các xí nghiệp và
văn phòng công ty được hợp nhất và lập thành báo cáo toàn doanh nghiệp.
Trụ sở chính của Công ty
 Địa chỉ : 180 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
 Điện thoại : (08) 39303 122 – 39303 147
 Số fax : (08) 39303 205
 Website : www.casumina.com.vn -Email: casumina@casumina.com.vn
 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban
điều hành, các phòng ban và các xí nghiệp được quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt
động và các qui chế, nội quy khác của Công ty cụ thể như sau:
28
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức công ty
Nguồn: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp năm 2013
 Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền
biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết định những vấn
đề thuộc quyền và nhiệm vụ được luật pháp và Điều lệ công ty quy định.
 Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản
trị công ty có 05 thành viên và có nhiệm kỳ là 5 năm.
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
PTGĐ
Phụ trách sản xuất
TP. Kế hoạch
sản xuất
Giám đốc xí nghiệp
Phó giám đốc xí
nghiệp
Trưởng
phòng xí
nghiệp
Trưởng xưởng
Trưởng ca
(Đối với XN không
có xưởng)
PTGĐ
Phụ trách kỹ thuật
TP. BHLĐ-MT
Trung tâm kỹ
thuật
TP. Thiết kế
TP. Thí nghiệm
TP. Chất lượng
TP. Công nghệ
PTGĐ
Phụ trách tài chính
Kế toán trưởng
TP. Tài chính kế
toán
PTGĐ
Phụ trách đầu tư
TP. Đầu tư
TP. Cơ năng
Ban thư ký Ban kiểm soát
Đại diện lãnh
đạo về chất
lượng, môi
trường
TP. Công
nghệ thông
tin
TP. Xuất
nhập khẩu
TP.
Marketing
TP. Vật tư
TP. Nhân sự
hành chính
TP. Bán
hàng nội địa
29
 Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát việc quản lý và
điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ
cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công
tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban kiểm soát công ty có 3
thành viên và có nhiệm kỳ tương ứng theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
 Ban Tổng Giám đốc: cơ cấu Ban Tổng Giám đốc công ty gồm:
 Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện
theo pháp luật của công ty.
 Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính: Chịu trách nhiệm phụ trách hệ
thống tài chính và kế toán.
 Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chịu trách nhiệm phụ trách hệ
thống kỹ thuật của công ty, chất lượng sản phẩm và bảo hộ lao động – môi
trường.
 Phó Tổng giám đốc phụ trách đầu tư: Chịu trách nhiệm phụ trách hoạt động
đầu tư và hệ thống cơ năng.
 Ban Thƣ ký: Tổ chức các cuộc họp cho hội đồng quản trị, ban Tổng Giám
đốc, thực hiện một số công tác phục vụ hội đồng quản trị và ban Tổng Giám
đốc.
 Phòng bán hàng nội địa: tiếp thị và bán các sản phẩm do Công ty sản xuất
và kinh doanh các sản phẩm cao su; xây dựng quản lý hệ thông tiêu thụ sản
phẩm của Công ty; nghiên cứu điều tra thị trường, hỗ trợ chiến lược sản
phẩm, chiến lược cạnh tranh; xây dựng và quảng bá thương hiệu công ty
trong và ngoài nước.
 Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện và hoàn tất các thủ tục Xuất - Nhập khẩu
của công ty và hàng ủy thác; mở rộng các quan hệ quốc tế để tìm kiếm các cơ
hội hợp tác – kinh doanh cả trong và ngoài nước; phân tích và đề xuất các
biện pháp trong xuất nhập khẩu nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho Công
ty.
 Phòng bảo hộ lao động và môi trƣờng: quản lý và kiểm soát công tác bảo
hộ lao động - môi trường toàn Công ty; công tác bảo hiểm tai nạn con người
cho người lao động.
30
 Phòng cơ năng: quản lý và lập kế hoạch sửa chữa thiết bị toàn công ty; quản
lý chi phí sửa chữa thiết bị và năng lượng toàn công ty; chế tạo thiết bị cho
Công ty theo các dự án.
 Phòng kế hoạch sản xuất: xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung dài hạn của
Công ty; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện sản xuất tại các xí
nghiệp; phân tích giá thành sản xuất của các xí nghiệp, lập báo cáo thống kê.
 Phòng kỹ thuật: nghiên cứu, thiết kế cải tiến sản phẩm; quản lý quy trình
sản xuất; quản lý hệ thống quản lý chất lượng và môi trường toàn Công ty;
kiểm soát chất lượng sản phẩm.
 Phòng tài chính - kế toán: quản lý, kiểm soát hoạt động tài chính kế toán
toàn Công ty theo đúng pháp lệnh Kế toán thống kê, các chế độ về quản lý tài
chính trong doanh nghiệp; tham mưu các phương án đầu tư cho lãnh đạo
Công ty.
 Phòng Tổ chức nhân sự hành chính: quản lý, kiểm soát nguồn nhân lực -
tiền lương Công ty; lưu trữ, luân chuyển công văn, tài liệu và con dấu theo
quy định về công tác văn thư, hành chính của Nhà nước và Công ty; bảo vệ
nội bộ, bảo vệ an toàn đơn vị.
 Phòng đầu tƣ
 Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đầu tư.
 Phối hợp cùng phòng Cơ năng thiết kế, lắp đặt máy móc thiết bị.
 Phối hợp cùng phòng Tài chính - kế toán - thống kê thanh quyết toán công
trình đầu tư hướng dẫn thủ tục đầu tư cho các Xí nghiệp.
 Phòng vật tƣ: quản lý mua, bán vật tư, nguyên liệu trong nước và ngoài
nước, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Phòng Công nghệ thông tin: quản trị hệ thống công nghệ thông tin; công tác
an toàn và bảo mật thông tin; triển khai và quản lý chương trình hệ thống
quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).
 Tổ chức bộ máy kế toán
 Hình thức bộ máy kế toán
31
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán xây dựng theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Công ty
có một hệ thống bốn xí nghiệp, tại đây có bộ máy kế toán riêng biệt, hạch toán kế
toán độc lập. Cuối kỳ, xí nghiệp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chuyển
giao văn phòng công ty. Kế toán tổng hợp tại văn phòng có trách nhiệm tổng hợp tất
cả báo cáo đơn vị thành phần lập ra báo cáo tài chính toàn doanh nghiệp.
Phần hành Nhiệm vụ
P.TGĐ tài chính
kế toán trƣởng
Quản lý tình hình tài chính toàn công ty, chịu trách nhiệm
trước TGĐ, HĐQT, ĐHĐCĐ.
Kế toán tổng hợp Theo dõi, tổng hợp báo cáo giữa xí nghiệp và văn phòng, lập
báo cáo toàn doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp văn
phòng công ty
 Tổng hợp báo cáo văn phòng;
 Theo dõi tính cân đối, bù trừ công nợ với các xí nghiệp
Kế toán tiền mặt Theo dõi thu chi tiền mặt tại VP
Kế toán tiền gửi ngân
hàng
 Theo dõi khoản thu, chi qua ngân hàng
 Theo dõi thanh toán xuất nhập khẩu
P.TGĐ Tài chính
Kế toán trưởng
Trưởng phòng
TC-KT
Phó phòng TC-KT
Kế toán tổng
hợp
KT TH VP
C.ty
KT tiền mặt
KT BH &
NP.Thu
KT TGNH
KT NP.Trả
& vật tư
KT TSCĐ &
Khoản vay
KT thành
phẩm
BC KT XN
thành viên
32
 Quản lý khoản vay trung dài hạn
Kế toán bán hàng và
nợ phải thu
 Theo dõi tình hình thanh toán trong nước
 Kết hợp với kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi thanh
toán của khách hàng quốc tế
Kế toán nợ phải trả và
vật tƣ
 Kết hợp với kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi tình hình
công nợ với nhà cung cấp trong và ngoài nước.
 Theo dõi nhập, xuất vật tư cho xí nghiệp, thanh toán bù
trừ các khoản thanh toán nội bộ.
Kế toán TSCĐ và
khoản vay
 Theo dõi tình hình nhập xuất TSCĐ tại văn phòng, xí
nghiệp.
 Theo dõi dõi khoản vay ngắn hạn, trung hạn trong cán bộ
nhân viên.
Kế toán thành phẩm  Theo dõi tình hình xuất nhập thành phẩm từ xí nghiệp đến
2 kho
 Theo dõi tình hình tiêu thụ về số lượng và giá vốn hàng
bán từng sản phẩm.
Thủ quỹ Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt.
 Những điểm chú ý trong công tác hạch toán kế toán phục vụ cho báo cáo
 Niên độ: bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm
 Chế độ kế toán: quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/3/2006
 Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho:
 Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương pháp sản phẩm hoàn
thành tương đương
 HTK luân chuyển giữa công ty và xí nghiệp, giá được xác định và ghi nhận
theo giá bình quân gia quyền
 Cuối kỳ, kế toán xác định giá nguyên vật liệu và bán thành phẩm dở dang,
chênh lệch giữa giá trị dở dang cuối kỳ và đầu kỳ đc phân bổ vào giá thành
của tất cả sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính.
 Giá HTK được tính theo phương pháp bình quân gia quyền tháng đối với
từng nguyên vật liệu, vật tư, thành phẩm.
 Hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.
 Trong kỳ, công ty không lập dự phòng giảm giá HTK.
33
70% 71%
50%
30% 29%
50%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2011 2012 2013
CƠ CẤU TÀI SẢN
TSDH
TSNH
10% 11%
29%
49% 37%
29%
41% 52% 42%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2011 2012 2013
CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Vốn CSH
Nợ NH
Nợ DH
 Phương pháp ghi nhận TSCĐ: TSCĐ đc ghi nhận theo giá gốc, trích khấu hao
theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng theo QĐ
203/2009/QĐ/BTC ngày 20/10/2009
 Hình thức kế toán:
 Hình thức áp dụng đc đăng ký: nhật ký chung.
 Phần mềm KT Biz Force One Office Wave 2010 (BFO)
 Báo cáo quản trị: một số báo cáo thường dùng
 Báo cáo doanh thu, chi phí theo từng vùng, từng xí nghiệp, từng đại lý.
 Báo cáo lượng hàng, giá cả, tình hình tiêu thụ, báo cáo công nợ.
 Hệ thống tài khoản kế toán: công ty mở tài khoản lên tới cấp 5 để phục vụ cho
việc hạch toán và theo dõi.
3.1.5 Tình hình tài chính trong trong giai đoạn 2011-2013
 Cơ cấu tài chính
Hình 3.5: Cơ cấu tài chính 2011-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp năm 2013
 Cơ cấu tài sản
Trong giai đoạn 2011-2012, cơ cấu tài sản của Casumina phân theo tỷ lệ
30/70. Trong đó tài sản dài hạn chiếm 30%, 70% là tài sản ngắn hạn. Trong năm
2013 vừa qua do công ty xây dựng nhà máy radial toàn thép làm gia tăng tài sản cố
định, cơ cấu tài sản cũng thay đổi từ tỷ lệ 30/70 sang 50/50.
Trong tài sản ngắn hạn phần lớn tài sản phân bổ vào hàng tồn kho và các
khoản phải thu. Hàng tồn kho bình quân chiếm 62% và các khoản phait thu khách
hàng chiếm 27% tài sản ngắn hạn. Việc phân bổ tài sản ngắn hạn cũng nằm trong
phương thức bán hàng của Casumina. Công ty luôn có chính sách kịp thời và hỗ trợ
34
sát sao đối với các đại lý trong việc gia hạn nợ, linh hoạt trong chính sách bán hàng,
gia tăng ngày trả chậm hỗ trợ đại lý tiêu thụ duy trì tăng trưởng doanh số ổn định.
Thực tế cho thấy các khoản phải thu/ doanh thu từ mức 6% lên hơn 10%. Ngoài ra,
việc trữ nguyên vật liệu mỗi năm trong kế hoạch quản lý và điều tiết giá nguyên liệu
đầu vào cũng làm cho tỷ lệ hàng tồn kho của Casumina luôn ở mức cao.
 Cơ cấu nguồn vốn
Vì đặc trưng chung của ngành nghề kèm theo phương thức kinh doanh riêng
của Casumina, công ty luôn duy trì tỷ lệ vay nợ cao so với các doanh nghiệp trong
ngành. Bình quân 5 năm qua tỷ lệ nợ/tổng tài sản ở mức 52%. Đòn bẩy tài chính
quanh mức 2 lần. Các tỷ lệ này đang có chiều hướng giảm dần do vừa qua công ty
đã tiến hành tăng vốn điều lệ liên tục qua các năm. Với lộ trình tăng vốn nhằm tạo
nguồn vốn đầu tư cho dự án radial đã giúp Casumina giảm dần tỷ lệ vay nợ, giảm
chi phí tài chính cà cải thiện dòng tiền cũng như khả năng thanh toán của công ty.
Tạo nên cấu trúc vốn vững chắc cho công ty.
 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013
Chỉ tiêu (tỷ đồng) 2011 2012 2013
% tăng/giảm
2011-2012 2012-2013
Tổng tài sản 1,522.9 1,847.1 2,920.8 21.29 58.13
Vốn chủ sở hữu 618.9 966.8 1,218.4 56.21 26.02
Doanh thu thuần 2,923.8 3,043.8 3,133.8 4.10 2.96
Lợi nhuận từ HĐKD 40.6 333.5 473.2 721.43 41.89
Lợi nhuận trước thuế 51.2 337.4 480.8 558.98 42.50
Lợi nhuận sau thuế 39.2 253.9 360.1 547.70 41.83
EPS (đồng) 929.0 5,266.0 5,856.0 466.85 11.20
Nguồn: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp năm 2012, 2013
35
Giai đoạn 2011-2013, doanh thu thuần của công ty tăng dần, bên cạnh giá
vốn giảm so với cùng kỳ đã giúp cho lợi nhuận gộp tăng mạnh. Chính sự cải thiện
mạnh này đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế đều
tăng.
Săm lốp ô tô và xe máy là hai sản phẩm chủ lực của Casumina thừ khi thành
lập đến nay. Điều này thể hiện rõ trong kết quả cơ cấu doanh thu qua các năm: mảng
lốp ô tô chiếm từ 39-41%; săm lốp ô tô chiếm từ 49-50% trên tổng doanh thu.
Tỷ trọng lợi nhuận gộp cao nhất thuộc về 2 dòng sản phẩm là săm lốp ô tô
chiếm từ 45-55% và săm lốp xe máy chiếm 35-40%. Còn lại là săm lốp xe đạp và
các sản phẩm khác.
Lợi nhuận đạt mức cao do ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu sau: giá vật tư
giảm; công ty đã thay thế nhà cung cấp và nghiên cứu vật tư thay thế cùng loại có
giá thành rẻ hơn như vải mành, thép tanh, cao su tổng hợp, lợi thế từ giá bán đã
được đàm phán đối với các hợp đồng xuất khẩu có kỳ hạn, sản lượng tiêu thụ tăng
trưởng cao ở các nhón sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao (săm lốp ô tô, săm xe
máy). Ngoài ra, công ty đã triển khai các giải pháp kỹ thuật giảm giá thành các
nhóm sản phẩm lốp xe máy. Lốp xe đạp và săm xe đạp, săm ô tô.
3.2 Lập báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí
3.2.1 Phƣơng pháp tính chi phí cho từng sản phẩm tại đơn vị
3.1.2.1 Dữ liệu tồn kho
Sau khi tổng hợp số liệu tất cả các kho của đơn vị, ta có được bảng xuất-
nhập-tồn đối với sản phẩm lốp ô tô phân tích như sau:
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp tồn kho thành phẩm lốp ô tô
Kho
Số lượng (cái)
Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ
Tổng kho 1,153 19,291 19,598 846
Nguồn: Báo cáo tồn kho quý III, năm 2014
Số liệu tồn kho thành phẩm được tập hợp trên tài khoản 155 (thành phẩm) và
157 (hàng gửi bán). Khi thành phẩm hoàn thành, xí nghiệp sản xuất nộp bản báo cáo
sản lượng thành phẩm và đề xuất nhập kho. Kế toán lập phiếu nhập kho và tiến hành
36
hạch toán chuyển từ 154(chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) sang 155. Đối với
trường hợp gởi hàng bán tại đại lý, kế toán sẽ hạch toán chuyển từ 154 sang 157. Để
đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, tổng công ty cho phép một số xí nghiệp được tiêu thụ
sản phẩm tại chỗ hay nói cách khác là bán hàng không qua kho. Kế toán sẽ hạch
toán trực tiếp từ 154 sang 632 (giá vốn hàng bán).
Để lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, người lập cần có số liệu sản
lượng thành phẩm, số lượng tiêu thụ trong kỳ kinh doanh. Nếu chỉ dựa vào số liệu
tồn kho trên tài khoản 155 và 157, ta không thể nắm được chính xác sản lượng sản
xuất, số lượng tiêu thụ thành phẩm trong kỳ. Do đó, ta cần phải có báo cáo sản
lượng thành phẩm, báo cáo tiêu thụ mới đủ cơ sở đưa ra sản lượng sản xuất, tiêu thụ
trong kỳ và mối liên hệ giữa sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong kỳ với sổ cái 155,
157.
Hàng tồn kho luân chuyển giữa công ty và xí nghiệp, giá được xác định và
ghi nhận theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ. Các sản phẩm lốp xe có độ bền cao;
dễ tồn kho, ít hao mòn, hư hỏng trong quá trình tồn kho; giá bán khá ổn định trên thị
trường. Do đó, đơn vị không trích lập dự phòng giảm giá cho loại mặt hàng này. Bên
cạnh đó, các thành phẩm được xếp trong kho theo từng khu vực được quy định. Khi
xuất kho, hàng tồn sẽ được ưu tiên xuất trước. Như vậy, tồn kho cuối kỳ phần lớn là
thành phẩm hoàn thành trong kỳ đó. Phương pháp rất phù hợp trong bối cảnh hoạt
động nhập xuất diễn ra liên tục. Từ đây, ta có thể xác định được chính xác thành
phần của số lượng thành phẩm tiêu thụ. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để tính biến phí,
định phí (hai thành phần không thể thiếu trong báo cáo thu nhập theo số dư đảm
phí).
Bảng 3.3: Bảng số lƣợng thành phẩm tiêu thụ
Tồn kho tiêu thụ 2.067 SP
Thành phẩm quý III tiêu thụ 17.044 SP
Tổng thành phẩm tiêu thụ 19.111 SP
Nhận xét:
Sản lƣợng tiêu thụ trong kỳ là số liệu rất cần thiết khi phân tách biến
phí, định phí trong quá trình sản xuất. Ngoài dữ liệu về sản lƣợng, ta cần nắm
đƣợc thành phần trong lô hàng tiêu thụ trong kỳ để tính toán chi phí, đặc biệt
là định phí sản xuất một cách chính xác.
37
Đơn vị sử dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính giá
hàng tồn kho. Giá thành sẽ đƣợc chạy trên phần mềm kế toán hai lần mỗi
tháng. Điều này giúp cho kế toán kiểm soát đƣợc số liệu trên sổ sách, sớm phát
hiện ra các chênh lệch để đƣa ra hƣớng điều chỉnh kịp thời. Thủ tục này cũng
giúp công tác quản trị có đƣợc nguồn số liệu kịp thời để tính toán, lập báo cáo.
Doanh nghiệp hàng quý đều có kế hoạch tồn kho để đảm bảo hoạt động
sản xuất diễn ra bình thƣờng, đồng thời giảm tác động do biến động giá nguyên
liệu và tỷ giá hối đoái, ổn định giá bán trên thị trƣờng. Trong điều kiện ổn định
nhƣ vậy, phƣơng pháp bình quân gia quyền vẫn đem lại số liệu khá chính xác.
3.1.2.2 Cơ sở đảm bảo báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí
có ý nghĩa
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến
việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra
doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến
doanh thu của kỳ đó. Theo nguyên tắc phù hợp, các chi phí phải được tính theo
doanh thu trong kỳ kinh doanh. Có như vậy, báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
mới là cơ sở ý nghĩa để đưa ra quyết định.
Đối với chi phí thuộc nhóm chi phí sản phẩm (621, 622, 627), chi phí này
được tính theo số lượng thành phẩm tiêu thụ trong kỳ. Do đó, nếu số lượng thành
phẩm tiêu thụ trong kỳ có bao gồm cả hàng tồn kho tháng trước thì biến phí sản xuất
ở kỳ trước tương ứng sẽ được chuyển sang kỳ hiện tại để tính và lập báo cáo.
Đối với chi phí thuộc nhóm chi phí thời kỳ (641, 642), chi phí này chỉ được
tính theo kỳ kinh doanh. Chí phí phát sinh ở kỳ nào thì chỉ tính ở kỳ đó.
3.1.2.3 Phƣơng pháp tính chi phí cho từng sản phẩm tại đơn
vị
 Chi phí nguyên vật liệu
CP NVL (621) là những yếu tố vật chất tạo nên thành phẩm chính của sản
phẩm được tạo ra. Nguyên vật liệu đưa vào phục vụ quá trình sản xuất rất đa dạng
và được phân thành 4 nhóm để theo dõi: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,
nhiên liệu và bao bì. CP NVL được tập hợp trên tài khoản 621. Vào cuối kỳ báo cáo,
CP NVL được phân bổ đều cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tỷ lệ
nguyên vật liệu định mức. Bảng định mức nguyên vật liệu cho từng thành phẩm là
38
cơ sở cho thủ tục phân bổ. Thủ tục này được tự động hóa bởi chương trình máy tính
nên sự phức tạp của quy trình đã được giảm tải rất nhiều.
Nhận xét:
Công ty sản xuất và kinh doanh rất nhiều sản phẩm khác nhau, nhƣ: lốp,
săm, găng tay y tế, ống cao su… Mỗi lại sản phẩm lại có quy cách khác nhau
nên sẽ có định mức nguyên vật liệu khác nhau. Một nguồn nguyên vật liệu đƣợc
đƣa vào dây chuyền sản xuất, đầu ra có thể là nhiều thành phẩm và bán thành
phẩm khác nhau. Thành phẩm này có thể là nguyên vật liệu đầu vào của thành
phẩm kia. Việc theo dõi chi phí đầu vào cho từng thành phẩm trở nên khó thực
hiện và nếu thực hiện đƣợc thì công việc kế toán trở nên phức tạp và nặng
nhọc.
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo từng công đoạn trong quy trình sản
xuất và từng nhóm sản phẩm sau đó dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật
liệu để phân bổ chi phí đầu vào cho các thành phẩm là giải pháp hữu hiệu và
tiết kiệm. Đơn vị đã xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho
từng sản phẩm. Phần mềm kế toán hiện đại giúp cho thủ tục đƣợc thực hiện
một cách dễ dàng.
 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương của công nhân trực
tiếp tham gia sản xuất, chế tạo sản phẩm và các khoản trích theo lương của công
nhân trực tiếp sản xuất và được hạch toán trên tài khoản 622. Định kỳ hàng tháng,
các xí nghiệp của công ty gửi báo cáo sản lượng sản xuất và sản lượng nhập kho cho
từng công đoạn sản xuất và bảng thanh toán lương cho công nhân đã được phòng tổ
chức hành chính ký duyệt và đưa lên phòng tài chính kế toán. Lương công nhân sản
xuất được tính theo bảng đơn giá tiền lương tương ứng từng xí nghiệp.
39
Bảng 3.4: Báo cáo đơn giá tiền lƣơng
BÁO CÁO ĐƠN GIÁ TIỀN LƢƠNG CHI TIẾT XN ĐỒNG NAI
Từ ngày 01/07/2014 Đến ngày 30/09/2014
ĐVT: VNĐ
Danh mục Đơn vị Sản lƣợng Đơn giá Thành tiền
LopOto-1VT-Vành 12 54,074.00 17,590 951,161,660
Lốp 4.50-12 12PR CA402F ĐN
(Pakistan) CAI
2,205.00 17,590
38,785,950
Lốp 4.50-12 12PR CA405O ĐN (LT) CAI 6,084.00 17,590 107,017,560
Lốp 4.50-12 12PR CA405O KBB ĐN
(LT) CAI
1,691.00 17,590
29,744,690
Lốp 5.00-12 12PR CA402F ĐN CAI 17,890.00 17,590 314,685,100
Lốp 5.00-12 12PR CA402F KBB ĐN CAI 7,887.00 17,590 138,732,330
Lốp 5.00-12 12PR CA405K ĐN CAI 9,460.00 17,590 166,401,400
Lốp 5.00-12 14PR CA402F HD ĐN CAI 8,640.00 17,590 151,977,600
Lốp 5.00-12 8PR CA402F ĐN CAI 217.00 17,590 3,817,030
Nguồn: Xuất từ phần mềm kế toán tại văn phòng
Vào cuối kỳ báo cáo, chi phí nhân công trực tiếp được tính cho từng loại sản
phẩm trực tiếp theo bảng đơn giá được cung cấp bởi xí nghiệp sản xuất. Các khoản
trích theo lương được tính theo tỷ lệ dựa trên quy định hiện hành.
Nhận xét:
Chi phí nhân công trực tiếp đƣợc đơn vị theo dõi và hạch toán chi tiết ở
từng xí nghiệp. Văn phòng sẽ là nơi tập trung và hạch toán cho toàn công ty. Số
liệu chi phí này dễ dàng lấy đƣợc dựa trên bảng tính giá thành cuối mỗi quý.
Các thủ tục phân bổ chi phí cho từng dòng sản phẩm là hoàn toàn tự động dƣới
sự kiểm soát của kế toán phụ trách phần hành.
 Chi phí sản xuất chung
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô
Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Baitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triBaitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triAnh Đào Hoa
 
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...luanvantrust
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkQuang Đại Trần
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAYLuận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TÌM HIỂU VỀ SẢN XUẤT KHỐI LỚN & SỰ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S...
TÌM HIỂU VỀ SẢN XUẤT KHỐI LỚN & SỰ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S...TÌM HIỂU VỀ SẢN XUẤT KHỐI LỚN & SỰ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S...
TÌM HIỂU VỀ SẢN XUẤT KHỐI LỚN & SỰ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S...Linh Hoang
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Baitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-triBaitap ke-toan-quan-tri
Baitap ke-toan-quan-tri
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
Chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần vật tư thú y TWI (VINA...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Bài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibicaBài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibica
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
 
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
Luận văn: Giải pháp xúc tiến hỗn hợp nâng cao hiệu quả bán hàng công ty Toàn ...
 
Đề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khát
Đề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khátĐề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khát
Đề tài: Quản trị hệ thống kênh phân phối sản phẩm nước giải khát
 
Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng Luận văn về hài lòng khách hàng
Luận văn về hài lòng khách hàng
 
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAYLuận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
Luận văn: Yếu tố tác động đến mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng, HAY
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
 
TÌM HIỂU VỀ SẢN XUẤT KHỐI LỚN & SỰ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S...
TÌM HIỂU VỀ SẢN XUẤT KHỐI LỚN & SỰ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S...TÌM HIỂU VỀ SẢN XUẤT KHỐI LỚN & SỰ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S...
TÌM HIỂU VỀ SẢN XUẤT KHỐI LỚN & SỰ ÁP DỤNG HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP S...
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
 

Similar to Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An NinhGiải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An NinhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng Nhật Việt, RẤT HAY...
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng Nhật Việt, RẤT HAY...Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng Nhật Việt, RẤT HAY...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng Nhật Việt, RẤT HAY...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô (20)

Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docxPhân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn xây dựng Tâm Lợi.docx
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Vật Liệu Xây Dựn...
 
Luận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docx
Luận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docxLuận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docx
Luận văn thạc sĩ nâng cao động lực tại công ty du lịch Sài Gòn.docx
 
Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An NinhGiải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Vệ An Ninh Toàn Việt
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Vệ An Ninh Toàn ViệtHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Vệ An Ninh Toàn Việt
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Vệ An Ninh Toàn Việt
 
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Thuế giá trị gia tăng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty dịch vụ vận tải
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty dịch vụ vận tảiĐề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty dịch vụ vận tải
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty dịch vụ vận tải
 
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại SacombankLuận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
Luận văn: Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cấp Thoát Nước – Môi Trườ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Bán Hàng Tại Công Ty Thiên Nam Hòa.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Bán Hàng Tại Công Ty Thiên Nam Hòa.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Bán Hàng Tại Công Ty Thiên Nam Hòa.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Bán Hàng Tại Công Ty Thiên Nam Hòa.docx
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOT
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOTLuận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOT
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, HOT
 
Đề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOT
Đề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOTĐề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOT
Đề tài: Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thủ đô Viêng Chăn, HOT
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây lắp công nghiệp
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây lắp công nghiệpĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây lắp công nghiệp
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây lắp công nghiệp
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Kế Toán Tại Công Ty.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Kế Toán Tại Công Ty.docLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Kế Toán Tại Công Ty.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Kế Toán Tại Công Ty.doc
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng Nhật Việt, RẤT HAY...
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng Nhật Việt, RẤT HAY...Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng Nhật Việt, RẤT HAY...
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng Nhật Việt, RẤT HAY...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đề tài: Phân loại chi phí và báo cáo thu nhập sản phẩm lốp xe ô tô

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN –KIỂM TOÁN PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƢ ĐẢM PHÍ CHO SẢN PHẨM LỐP Ô TÔ TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM SVTH : Ngô Văn Tƣờng MSSV : 1154040659 Ngành : Kế toán – Kiểm toán GVHD : ThS. Phạm Minh Vƣơng Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014
  • 2. LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn đến ThS. Phạm Minh Vương đã nhiệt tình, ân cần, chu đáo giúp tôi hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp. Tôi trân trọng gửi đến Chị Nguyễn Thị Thi Thi, người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, lời cám ơn chân thành và sâu sắc. Tôi cũng chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền nam (CASUMINA), các anh chị Phòng Tài chính–Kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận với công việc kế toán thực tế và hoàn thành bài khóa luận này. Tuy nhiên, phạm vi đề tài rộng và thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Cuối cùng, tôi xin kính chúc Quý thầy cô và các Cô chú, Anh chị trong Công ty lời chúc sức khỏe, công tác tốt và kính chúc công ty Casumina ngày càng phát triển. Tôi xin chân thành cám ơn!
  • 3. i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
  • 4. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BC KQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTN TB Báo cáo thu nhập theo phương pháp toàn bộ BCTN TT Báo cáo thu nhập theo phương pháp trực tiếp BHTN Bảo hiểm thu nhập BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCPT-VLK Công cụ phụ trợ - Vật liệu khác CP NVL Chi phí nguyên vật liệu ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông ERP Enterprise Resource Planning HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị HTK Hàng tồn kho KPCĐ Kinh phí công đoàn SDĐP Số dư đảm phí TSCĐ Tài sản cố định XN Xí nghiệp
  • 5. iii DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013 3.2 Bảng tổng hợp tồn kho thành phẩm lốp ô tô 3.3 Bảng số lượng thành phẩm tiêu thụ 3.4 Báo cáo đơn giá tiền lương 3.5 Ví dụ mô tả cách thức tính lương ở xí nghiệp 3.6 Tổng hợp chi phí cho sản phẩm lốp 5.00-12 12PR CA402F ĐN 3.7 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
  • 6. iv DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 2.1 Biểu đồ biến phí 2.2 Biến phí cấp bậc 2.3 Biến phí phi tuyến 2.4 Định phí 2.5 Định phí và phạm vi phù hợp 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất lốp 3.2 Sơ đồ cơ cấu công ty 3.3 Sơ đồ tổ chức công ty 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.5 Cơ cấu tài chính 2011-2013
  • 7. v Mục lục CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG...................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu .....................................................................1 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài..............................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2 1.4 Phƣơng pháp áp dụng và giới hạn phạm vi nghiên cứu..........................2 1.5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp ..............................................................3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ VÀ BÁO CÁO THU NHẬP THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ ............................................................................5 2.1 Kế toán quản trị ..........................................................................................5 2.1.1 Khái niệm kế toán quản trị ..................................................................5 2.1.2 Bản chất kế toán quản trị.....................................................................5 2.2 Vai trò của kế toán quản trị .......................................................................6 2.2.1 Thông tin kế toán với mục tiêu của tổ chức........................................6 2.2.2 Chức năng của nhà quản trị.................................................................6 2.2.3 Vai trò của kế toán quản trị .................................................................7 2.3 So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính..................................8 2.3.1 Những điểm giống nhau........................................................................8 2.3.2 Những điểm khác nhau.........................................................................9 2.4 Nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp........................................9 2.4.1 Nội dung kế toán quản trị xét theo nội dung ....................................10 2.4.2 Nội dung kế toán quản trị theo quá trình quản lý ...........................10 2.5 Phân loại chi phí........................................................................................10 2.5.1 Khái niệm chi phí kinh doanh............................................................10 2.5.2 Các cách phân loại chi phí và lợi ích mang lại .................................10 2.6 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí với mức độ hoạt động 11 2.6.1 Biến phí ................................................................................................11 2.6.2 Định phí................................................................................................13 2.6.3 Chi phí hỗn hợp...................................................................................15 2.6.4 Hành động của nhà quản trị đối với cách ứng xử của chi phí ........18 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...................................................19
  • 8. vi 2.7.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng chi phí (lập theo phƣơng pháp toàn bộ)........................................................................................19 2.7.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí (lập theo phƣơng pháp trực tiếp) ..............................................................................19 CHƢƠNG 3: BÁO CÁO THU NHẬP THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ CHO SẢN PHẨM LỐP XE Ô TÔ ............................................................................21 3.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Công nghiệp Cao Su Miền nam .....................................................................................................................21 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty...............................21  Giới thiệu chung ....................................................................................21  Dấu mốc lịch sử......................................................................................21 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và định hƣớng phát triển của doanh nghiệp... ...............................................................................................................23  Chức năng ..............................................................................................23  Nhiệm vụ.................................................................................................23  Chiến lƣợc phát triển ............................................................................23 3.1.3 Hoạt động kinh doanh ........................................................................24  Các nhóm sản phẩm chính....................................................................24  Trình độ công nghệ................................................................................24  Hệ thống phân phối và mạng lƣới bán hàng.......................................25 3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty.....................................................26  Cơ cấu tổ chức công ty ..........................................................................26  Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận.......................................................27  Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................30 3.1.5 Tình hình tài chính trong trong giai đoạn 2011-2013......................33  Cơ cấu tài chính.....................................................................................33  Kết quả hoạt động kinh doanh.............................................................34 3.2 Lập báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí..............................35 3.2.1 Phƣơng pháp tính chi phí cho từng sản phẩm tại đơn vị ................35 3.2.2 Phân loại chi phí tại đơn vị theo cách ứng xử của chi phí...............41 3.2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí (lập theo phƣơng pháp trực tiếp) ..............................................................................49
  • 9. vii CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ ...........................................................53 4.1 Thực trạng chung công tác kế toán quản trị ..........................................53 4.2 Đặc điểm ứng dụng công tác kế toán quản trị tại đơn vị.......................53 4.2.1 Thuận lợi..............................................................................................53 4.2.2 Khó khăn..............................................................................................55 4.3 Giải pháp để phát triển và ứng dụng báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí ..................................................................................................................56
  • 10. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt sự kiện Việt Nam tham gia tổ chức WTO (tổ chức thương mại thế giới) năm 2006 đánh dấu một bước ngoặc lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển. Đổi lại, sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn. Bên cạnh các doanh nghiệp trong nước, thị trường đang dần bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực kinh tế dồi dào. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững, các nhà quản trị kinh doanh luôn tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Qua đó, vai trò kế toán quản trị trong doanh nghiệp ngày càng được đề cao, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới. Nếu kế toán tài chính đóng vai trò cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thì thông tin kế toán quản trị là một công cụ quan trọng cho các nhà quản trị kinh doanh đưa ra các quyết định đầu tư, chọn phương án tối ưu, tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Và mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị là quản lý các chi phí hiệu quả. Vấn đề được đặt ra là làm sao để có thể hoạch định và kiểm soát được tốt các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động làm phát sinh chi phí, phân loại chi phí là điểm mấu chốt để nhà quản trị có thể quản lý tốt chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và một thực tế được đặt ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện trên báo cáo tài chính rất cần thiết cho kế toán tài chính vì mục đích cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, nhưng đối với nhà quản trị, thông tin được thể hiện trên báo cáo tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác hoạch định, kiểm soát và ra quyết định. Nhà quản trị cần một dạng báo cáo thể hiện thông tin của tổ chức mà qua đó họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ, vai trò của mình, một trong số đó là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi quyết định chọn đề tài “PHÂN LOẠI CHI PHÍ VÀ BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ CHO SẢN PHẨM LỐP Ô TÔ TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP CAO SU MIỀN NAM”. Qua đề tài này, tôi sẽ có cơ hội tìm hiểu trực tiếp công tác kế toán chi phí và học hỏi phương pháp lập báo cáo quản trị tại doanh nghiệp. Hy vọng đề tài báo cáo này sẽ bổ ích cho áp dụng
  • 11. 2 thực tế cho doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp quản lý thông tin tốt hơn và từ đó tìm ra giải pháp kinh doanh hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Xu thế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ và càng thể hiện rõ hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Để đứng vững trong xu thế đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết lập và vận dụng được các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Trong đó, kế toán quản trị đang được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của các doanh nghiệp hiện nay. Trên thế giới, kế toán quản trị đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam thì còn khá mới mẻ và non trẻ. Thuật ngữ kế toán quản trị mới được áp dụng trong khoảng hơn mười lăm năm trở lại đây nhưng đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Theo đó, các văn bản hướng dẫn thực hiện được ban hành với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao công tác quản trị. Nhưng các văn bản chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn thực hiện mà chưa đưa ra một cái khung chuẩn như kế toán tài chính. Do đó, đề tài kế toán quản trị đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu. Mảng đề tài nghiên cứu rất rộng lớn. Và báo cáo quản trị theo số dư đảm phí là một phần rất nhỏ trong đó, nhưng nó là nền tảng quan trọng, là cơ sở cho các ứng dụng hữu hiệu trong công tác quản trị tại doanh nghiệp. Đặt trong tình hình tại công ty, đây là một đề tài đáng quan tâm. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện, phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí cho sản phẩm lốp ô tô Bias, mã số: 5.00-12 12PR CA402F ĐN, được sản xuất tại xí nghiệp Đồng Nai. Đánh giá những hạn chế, khó khăn trong quá trình phân loại chi phí, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí. Đưa ra giải pháp ứng dụng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí vào công tác quản trị tại đơn vị. 1.4 Phƣơng pháp áp dụng và giới hạn phạm vi nghiên cứu  Phương pháp thu nhận dữ liệu Dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp kế toán tổng hợp và các vị trí kế toán khác liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp: bao gồm dữ liệu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
  • 12. 3  Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, các dữ liệu bảng tổng hợp doanh thu, chi phí theo từng sản phẩm quý III năm 2014, phiếu tính giá thành sản phẩm quý III năm 2014, sổ cái các tài khoản liên quan, dữ liệu thu thập được từ phòng tài chính kế toán và phòng ban khác có liên quan.  Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: sách báo, trang thông tin điện tử, báo cáo trung bình ngành.  Phương pháp xử lý dữ liệu  Phương pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu đặc trưng.  Phương pháp phân tích: phân chia cái toàn thể của đối tượng thành các bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản để nghiên cứu, báo cáo.  Phương pháp tổng hợp: từ kết quả phân tích, tiến hành đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.  Phương pháp so sánh, đối chếu: so sánh các số liệu thu thập đưa ra nhận định, xem xét ảnh hưởng.  Đối tượng nghiên cứu  Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.  Đề xuất giải pháp ứng dụng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí vào công tác quản trị tại đơn vị.  Phạm vi báo cáo  Thời gian nghiên cứu: thông tin kế toán quý III năm 2014.  Không gian nghiên cứu: công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền nam. 1.5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Báo cáo gồm 4 chương:  Chƣơng 1: Giới thiệu chung.  Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về chi phí và báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí.  Chƣơng 3: Báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí cho sản phẩm lốp xe ô tô.  Chƣơng 4: Nhận xét, kiến nghị. Ngoài ra, khóa luận còn có các danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm.
  • 13. 4 KẾT LUẬN Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế các nước ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu thông tin cho quản lý ngày càng trở nên quan trọng và đòi hỏi phải thỏa mãn ở mức độ cả về chất lượng và số lượng. Để phát triển bền vững trong xu thế đó, các doanh nghiệp cần phải vận dụng các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Tại Việt Nam, kế toán quản trị tuy vẫn còn khá mới mẻ nhưng đã phần nào chứng minh được vai trò không thể thiếu trong công tác điều hành, quản lý nội bộ. Và báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí là một trong rất nhiều các báo cáo quản trị cung cấp cho ban lãnh đạo làm cơ sở ra quyết định. Đề tài này được nghiên cứu nhiều trên thực tế. Nhưng đặt tại đơn vị, đây là mảng đề tài đáng quan tâm và nghiên cứu.
  • 14. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ VÀ BÁO CÁO THU NHẬP THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ 2.1 Kế toán quản trị 2.1.1 Khái niệm kế toán quản trị Kế toán là công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế với chức năng là cung cấp thông tin tế về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. Mục đích sử dụng thông tin kế toán của các đối tượng khác nhau về nội dung, phạm vi, mức độ, tính chất và thời gian kể cả tính pháp lý của thông tin. Sự khác nhau đó là tiêu thức để chia hệ thống thông tin thành hai bộ phận. Một bộ phận luôn cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài gọi là kế toán tài chính. Và một bộ phận cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp gọi là kế toán quản trị. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và đa dạng thì sự tách biệt giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính nhằm cung cấp thông tin là xu hướng phát triển tất yếu. Kế toán quản trị: là bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán nhằm thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp và truyền đạt thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. 2.1.2 Bản chất kế toán quản trị Kế toán quản trị không chỉ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành mà còn xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị. Để có được thông tin này, kế toán quản trị phải sử dụng các phương pháp khác nhau để phân tích, xử lý sao cho phù hợp với nhu cầu thông tin nhà quản trị. Kế toán quản trị cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Những thông tin đó chỉ có ý nghĩa với nhứng bộ phận, những người điều hành, quản lý doanh nghiệp. Kế toán quản trị đặt trọng tâm cho tương lai, nghĩa là cung cấp thông tin cho những dự đoán để được mục tiêu trong tương lai.
  • 15. 6 Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một bộ phận không thể thiếu để kế toán trở thành một công cụ quản lý. 2.2 Vai trò của kế toán quản trị 2.2.1 Thông tin kế toán với mục tiêu của tổ chức Tổ chức là một nhóm người liên kết với nhau cùng thực hiện một hay nhiều mục tiêu chung nhất định. Căn cứ vào mục tiêu hướng đến, tổ chức được phân thành 3 nhóm:  Tổ chức kinh tế luôn hướng đến mục tiêu là kinh doanh có lợi nhuận như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…  Tổ chức phi chính phủ với mục tiêu chính là hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo như các câu lạc bộ đoàn thể, hội chữ thập đỏ, hội từ thiện…  Tổ chức chính phủ có mục tiêu là phục vụ cộng đồng và bảo vệ an ninh, phát triển của xã hội như các hội, các sở… Dù thuộc nhóm nào, các tổ chức luôn cần thông tin kế toán để tồn tại và phát triển. Tổ chức kinh tế cần thông tin kế toán để xác định hiệu quả hoạt động trong kỳ. Tổ chức phi chính phủ cần thông tin kế toán để xác định mức độ phục vụ. Tổ chức chính phủ cần thông tin kế toán để đánh giá mức độ cung cấp các dịch vụ về an ninh và phục vụ xã hội. 2.2.2 Chức năng của nhà quản trị Quản trị là phương thức đảm bảo những hoạt động tiến tới mục tiêu của tổ chức được hoàn thành với hiệu quả cao. Phương thức này bao gồm các chức năng cơ bản của nhà quản trị: hoạch định, tổ chức – điều hành, kiểm soát và ra quyết định. Kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ các chức năng này của nhà quản trị.  Chức năng hoạch định Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiến hành theo các kế hoạch định trước ngắn hạn, dài hạn để hoạt động đạt được mục tiêu. Việc xây dựng kế hoạch ở các doanh nghiệp là hết sức cần thiết từ nhiều phương diện:  Là cơ sở định hướng cũng như chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh, phối hợp các hoạt động các bộ phận liên quan.  Là cơ sở kiểm soát các hoạt động kinh doanh, phát hiện các chênh lệch giữa thực hiện và kế hoạch.
  • 16. 7  Là cơ sở đánh giá mọi hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Vậy kế hoạch phải được xây dụng trên những căn cứ khoa học, trong đó việc phân tích những thông tin thực hiện của quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng.  Chức năng tổ chức – điều hành: Tổ chức là quá trình xây dựng và phát triển nguồn lực hợp lý, đồng thời tạo ra những điều kiện hoạt động cần thiết bảo đảm cho cơ cấu tổ chức được vận hành hiệu quả. Nhà quản trị có thực hiện tốt công việc tổ chức mới tạo nên một môi trường mội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Điều hành là một trong những chức năng chung của quản trj gắn liền với hoạt động tổ chức, giám sát công việc hàng ngày, đảm bảo các hoạt động trong tổ chức được thực hiện một cách nhịp nhàng, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức hoạt động với hiệu quả cao nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.  Chức năng kiểm soát Kiểm soát là chức năng đảm bảo cho mọi hoạt động tổ chức đi đúng mục tiêu. Kiểm soát là so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch để kịp thời phát hiện các sai sót, khuyết điểm nhằm điều chỉnh, giúp cho các thành viên trong tổ chức hoàn thành nhiệm vụ.  Chức năng ra quyết định Ra quyết định là việc lựa chọn phương án thích hợp nhất. Có thể nói nội dung cơ bản của hoạt động quản trị là vấn đề ra quyết định. Nó là khâu mấu chốt trong quá trình quản trị, bởi vì từ việc điều hành sản xuất kinh doanh hàng ngày cho đến giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược đều được tiến hành dựa trên cơ sở những quyết định thích hợp. Chức năng này không thực hiện độc lập mà được thực hiện đồng thời với các chức năng khác của nhà quản trị. 2.2.3 Vai trò của kế toán quản trị Vai trò của kế toán quản trị được thể hiện tương ứng với từng chức năng của nhà quản trị như sau:  Chức năng hoạch định: cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị, của đối thủ cạnh tranh, điều kiện thị trường, thị hiếu khách hàng, sáng kiến kỹ thuật… Thông tin do kế toán quản trị cung cấp rất quan trọng
  • 17. 8 trong việc truyền đạt và hướng dẫn nhà quản trị xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.  Chức năng tổ chức – điều hành: cung cấp thông tin cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong doanh nghiệp và những thông tin phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp phải có tác dụng phản hồi về hiệu quả và chất lượng của các hoạt động đã và đang được thực hiện để giúp nhà quản trị có thể kịp thời điều chỉnh và tổ chức lại hoạt động của doanh nghiệp.  Chức năng kiểm soát:: cung cấp thông tin về tình hình thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với dự toán của từng bộ phận trong doanh nghiệp, giúp cho nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiện các chỉ tiêu dự toán và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.  Chức năng ra quyết định: thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến các phương án kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất. Đối với các quyết định mang tính chiến lược, thông tin do kế toán quản trị cung cấp phải hổ trợ cho nhà quản trị xác định mục tiêu của tổ chức và đánh giá khả thi của mục tiêu đó. Đối với quyết định tác nghiệp, kế toán quản trị cung cấp thông tin để giúp nhà quản trị ra quyết định về sử dụng các nguồn lực về tổ chức và giám sát nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào. Vai trò kế toán quản trị còn được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị trong tổ chức:  Cấp độ quản trị cấp cơ sở: cung cấp thông tin cho nhà quản trị cấp cơ sở kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lý.  Cấp độ quản trị cấp trung gian: cung cấp thông tin cho nhà quản trị cấp trung gian giám sát và đưa ra quyết định về các nguồn lực như nguyên vật liệu, vốn đầu tư, sản phẩm, dịch vụ và khách hành…  Cấp độ quản trị cấp cao: cung cấp thông tin đã được tổng hợp từ các nghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng người điều hành, từng khách hàng và từng bộ phận phục vụ cho nhà quản trị cấp cao để hổ trợ cho họ đưa ra quyết định trong ngắn hạn và dài hạn. 2.3 So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính 2.3.1 Những điểm giống nhau  Đều có cùng đối tượng nghiên cứu là các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 18. 9  Đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán để xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng thích hợp.  Đều thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trong toàn doanh nghiệp, kế toán quản trị còn thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị ở từng bộ phậm trong doanh nghiệp. 2.3.2 Những điểm khác nhau Căn cứ phân biệt Kế toán quản trị Kế toán tài chính Mục đích Phục vụ nhu cầu quản trị kinh doanh Phục vụ việc lập báo cáo tài chính Đối tượng phục vụ Các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp Đặc điểm thông tin Nhằm hướng về tương lai Đặt nhu cầu tối ưu về tính linh hoạt và kịp thời. Được đo lường bằng bất kỳ các đơn vị hiện vật, thời gian lao động, giá trị Phản ánh quá khứ Tuân thủ thống nhất về mặt định tính, định lượng thông tin theo các nguyên tắc, chuẩn mực của chính sách kế toán Chủ yếu thể hiện bằng thước đo giá trị Yêu cầu thông tin Đòi hỏi tính kịp thời cao hơn tính chính xác Đòi hỏi tính chính xác cao Phạm vi báo cáo Thông tin kinh tế tài chính theo hoạt động từng bộ phận, khâu công việc, toàn doanh nghiệp nhưng chủ yếu là từng bộ phận, khâu công việc Thông tin kinh tế tài chính toàn doanh nghiệp Kỳ báo cáo Thường xuyên, khi có nhu cầu Định kỳ theo quy định chung Quan hệ với các ngành học khác Quan hệ nhiều với các lĩnh vực khác Ít quan hệ với các lĩnh vực khác Tính bắt buộc Không bắt buộc Mang tính chất bắt buộc 2.4 Nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp Kế toán quản trị có nội dung rất rộng tùy thuộc yêu cầu nhà quản trị. Sau đây là những nội dung cơ bản:
  • 19. 10 2.4.1 Nội dung kế toán quản trị xét theo nội dung  Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh.  Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm.  Kế toán quản trị bán hàng và kết qua rkinh doanh.  Kế toán quản trị hoạt động đầu tư tài chính.  Kế toán quản trị khoản phải thu, phải trả.  Ké toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp.  Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận.  Phân tích các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.  Chi phí tiêu chuẩn và đánh giá thực hiện.  Lập báo cáo kế toán quản trị. 2.4.2 Nội dung kế toán quản trị theo quá trình quản lý  Chuyển hóa mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu kinh tế.  Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết.  Thu thập, cung cấp thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch.  Lập báo cáo quản trị. 2.5 Phân loại chi phí 2.5.1 Khái niệm chi phí kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuát kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động cảu doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho nhu cầu quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh phải được tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm. 2.5.2 Các cách phân loại chi phí và lợi ích mang lại Nhận diện, phân tích các hoạt động làm phát sinh chi phí là điểm mấu chốt để có thể quản lý tốt chi phí, giúp nhà quản trị có những quyết định đúng đắn và kịp thời. Dưới đây là một số tiêu thức phân loại chi phí:  Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: phục vụ cho mục đích tính giá thành sản phẩm sản xuất, giá thành toàn bộ, phục vụ cho việc hoạch định và kiểm soát chi phí theo từng chức năng hoạt động. Cách phân loại này thể hiện rỏ trên báo
  • 20. 11 cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả hoạt động kinh doanh: phục vụ cho việc xác định đúng đắn chi phí và lợi nhuận cho từng thời kỳ kinh doanh.  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí: phục vụ mục đích tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí.  Phân loại chi phí theo sự ảnh hƣởng tới việc ra quyết định: phục vụ chức năng hoạch định, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị.  Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí với mức độ hoạt động: phục vụ cho mục đích xem xét việc thay đổi của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Cách phân loại thể hiện trên báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, sẽ cung cấp thông tin thích hợp cho nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Chi phí được phân loại như thế nào còn tùy thuộc vào quan điểm của từng nhà quản trị. Dù đứng ở góc độ nào để phân loại thì mục tiêu cuối cùng của việc phân loại là để quản lý, kiểm soát chi phí một cách hữu hiệu và hiệu quả nhất. Từ đó, nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các quyết định của mình. 2.6 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí với mức độ hoạt động Cách phân loại này chỉ ra chi phí gắn liền mới mức độ hoạt động (số sản phẩm sản xuất, số giờ máy sử dụng, doanh số bán hàng,…) như thế nào. Việc xem xét chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi gọi là sự ứng xử của chi phí. Sự hiểu biết cách ứng xử của chi phí là chìa khóa để dự toán chi phí và ra quyết định cho các tình huống khác nhau sẽ thực hiện trong tương lai. Dựa trên cách ứng xử của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động có thể chia toàn bộ chi phí thành ba loại:  Biến phí  Định phí  Chi phí hỗn hợp 2.6.1 Biến phí Biến phí là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của biến phí sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng, và
  • 21. 12 y = 17500x 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 ChiphíVNĐ Sản lượng sản xuất ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì biến phí lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động. Ví dụ: Tại công ty Công nghiệp Cao su Miền nam (Casumina), trong quý III năm 2014, đơn giá lương công nhân phân xưởng tính trên một lốp xe ô tô phân tích là 17.500 VNĐ. Như vậy nếu xem xét chi phí nhân công cho một lốp xe thì nó giữ nguyên là 17.500 VNĐ/lốp. Giá trị này không thay đổi dù sản lượng sản xuất thay đổi (loại trừ yếu tố biến động giá ). Ngược lại, tổng chi phí nhân công phân xưởng lại phụ thuộc và tỷ lệ thuận với số lượng lốp sản xuất ra.  Biến phí tuyến tính Biến phí tuyến tính là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động. Đường biểu diễn chúng là một đường thẳng. Hình 2.1: Biểu đồ biến phí Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng khuyến mãi…là biến phí tuyến tính vì chúng biến đổi cùng một tỷ lệ với mức độ hoạt động khi mức độ hoạt động thay đổi.  Biến phí cấp bậc Biến phí cấp bậc là những biến phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Mức độ hoạt động phải đạt đến một mức nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí. Đường biểu diễn biến phí cấp bậc có hình bậc thang.
  • 22. 13 Ví dụ: chi phí vận chuyển hàng bán đến nhà phân phối là một biến phí cấp bậc. Khi số hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì số chuyến xe cần để vận chuyển tăng lên. Do mỗi chuyến xe có một trọng tải nhất định, số lốp vận chuyển phải lớn hơn tải trọng đó thì mới cần chuyến khác. Hình 2.2: Biến phí cấp bậc  Biến phí phi tuyến Đây là chi phí xuất hiện rất nhiều trong thực tế. Giá trị của nó không có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động, đường biểu diễn của nó có thể là những đường cong khá phức tạp. Trong trường hợp này người ta phải xác định được phạm vi phù hợp trong mức độ hoạt động để xem xét. Nếu phạm vi càng nhỏ thì đường cong sẽ càng tiến dần về dạng đường thẳng. Phạm vi được quy định bởi mức sản xuất tối thiểu và mức sản xuất tối đa của đơn vị được xem là phạm vi phù hợp để nghiên cứu những biến phí loại này. Hình 2.3: Biến phí phi tuyến 2.6.2 Định phí Biến phí cấp bậc Chi phí Mức độ hoạt động 0 Phạm vi phù hợp Chi phí Mức độ hoạt động
  • 23. 14 Định phí: là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của dơn vị. Nếu xét tổng chi phí thì định phí không thay đổi, ngược lại, nếu xét định phí trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại định phí. Và khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần. Hình 2.4: Định phí  Định phí bắt buộc Định phí bắt buộc: là những định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng, chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí lương ban giám đốc…Những khoản chi phí này có hai đặc điểm:  Có bản chất lâu dài: giả sử một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại tài sản cố định được đưa ra thì nó sẽ liên quan đến việc kinh doanh của đơn vị trong nhiều năm.  Không thể cắt giảm đến không, cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi sản xuất bị gián đoạn.  Định phí không bắt buộc Định phí không bắt buộc: là những định phí có thể thay đổi trong từng kỳ dự toán của doanh nghiệp, do hành động của nhà quản trị quyết định khối lượng định phí này trong từng kỳ kinh doanh. Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu… Định phí bắt buộc có hai đặc điểm:  Có bản chất ngắn hạn  Có thể giảm chúng trong những trường hợp cần thiết.  Định phí và phạm vi phù hợp Phạm vi phù hợp cũng được áp dụng đối với định phí, nhất là các định phí có bản chất không bắt buộc. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, có thể mua Chi phí Định phí Mức độ hoạt động
  • 24. 15 thêm các trang thiết bị sẽ làm cho định phí tăng lên. Tuy nhiên, định phí được nghiên cứu trong phạm vi phù hợp va trong phạm vi này nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Hình 2.5: Định phí và phạm vi phù hợp 2.6.3 Chi phí hỗn hợp Ngoài khái niệm biến phí và định phí đã trình bày ở trên, còn có một khái niệm quan trọng nữa là chi phí hỗn hợp. Loại chi phí này cũng chiếm một tỷ lệ cao khi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định. Ví dụ: chi phí sửa chữa lớn có thể xem là chi ohis hỗn hợp trong đó phần bất biến được xem là chi phí sửa chữa duy trì sản xuất, phần khả biến là chi phí phát sinh thêm theo thời gian sửa chữa. Như vậy, phần bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữu dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ. Phần khả biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt quá đinh mức. Do đó yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ hoặc mức sử dụng vượt đinh mức. Để phục vụ cho mục đích lập dự toán, kiểm soát hoạt động kinh doanh và chủ động trong quản lý chi phí thì vấn đề đặt ra đối với chi phí hỗn hợp là việc xác Phạm vi phù hợp Chi phí Mức độ hoạt động
  • 25. 16 định thành phần của nó như thế nào? Vì vậy cần phải phân tích chi phí hỗn hợp, biểu diễn chúng dưới dạng công thức để thuận tiện cho việc sử dụng chúng trong việc tính toán, xử lý thông tin của nhà quản trị. Tuy nhiên, nhà quản trị nên cân nhắc giữa chi phí và lợi ích mang lại của thủ tục phân tích. Các chi phí mang tính trọng yếu là mục tiêu của thủ tục phân tích này. Phương trình tuyến tinh dùng dự toán chi ohis hỗn hợp có dạng như sau: y = ax + b Trong đó: y: Chi phí hỗn hợp cần phân tích x: Số lượng đơn vị hoạt động. a: Biến phí cho một đơn vị hoạt động. b: Tổng định phí cho mức độ hoạt động trong kỳ. Mục đích là phải xác định được a, a còn x là biến số. Chúng ta có ba phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến, bất biến:  Phương pháp cực, cực tiểu  Phương pháp đồ thị phân tán  Phương pháp bình phương bé nhất  Phƣơng pháp cực đại, cực tiểu Phương pháp cực đại, cực tiểu trong phân tích chi phí hỗn hợp đòi hỏi phải quan sát các chi phí phát sinh cả ở mức độ hoạt động cao nhất và mức độ hoạt động thấp nhất trong phạm vi phù hợp. Để xác định phần khả biến trong chi phí hỗn hợp, người ta sẽ lấy chênh lệch về chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất so với mức độ hoạt động thấp nhất, chia biến động về mức độ hoạt động ở mức cao nhất so với mức độ hoạt động thấp nhất sẽ xác định được biến phí đơn vị hoạt động. 𝐵𝑖ế𝑛 𝑝ℎí đơ𝑛 𝑣ịℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛 𝑔 = Chi phí ởmức độhoạt động cao nhất − Chi phí ởmức độhoạt động thấp nhất Mức độhoạt động cao nhất − Mức độhoạt động thấp nhất  Phƣơng pháp đồ thị phân tán Giống như phương pháp cực đại, cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán đòi hỏi phải có các số liệu về mức độ hoạt động đã được thống kê qua các kỳ của hoạt động kinh doanh và cuối cùng đi đến xây dựng phương trình dự toán về chi phí hỗn hợp có dạng: y = ax + b
  • 26. 17 Phương pháp đồ thị phân tán là phương pháp mà việc phân tích thông qua việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ hoạt động.  Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất Phương pháp bình phương bé nhất nhằm xác định phương trình biến thiên của chi phí hỗn hợp dựa trên sự tính toán của phương trình tuyến tính trong phân tích thống kê, sử dụng số liệu chi phí đã được thu thập nhằm đưa ra phương trình có dạng: y = ax + b như hai phương pháp trình bày ở trên. Khái niệm bình phương bé nhất có nghĩa là tổng các bình phương của các độ lệch giữa các điểm với đường hồi quy là nhỏ nhất so với bất kỳ một đường biểu diễn nào khác. Từ phương trình tuyến tính căn bản này và tập hợp n phần tử quan sát ta có hệ phương trình như sau: 𝑥𝑦 = 𝑏 𝑥 + 𝑎 𝑥2 (1) 𝑦 = 𝑛𝑏 + 𝑎 𝑥 (2) Như vậy y là biến số phụ thuộc, là phương trình chi phí dự toán, y phụ thuộc vào x, x là biến số độc lập, x là nguyên nhân tạo ra y. Giải hệ thống phương trình này ta sẽ xác định được các yếu tố a và b, từ đó lập được phương trình hồi quy thích hợp.  Nhận xét về 3 phƣơng pháp trên: Phƣơng pháp cực đại, cực tiểu: phương pháp tính đơn giản nhưng độ chính xác không cao bởi vì trong tất cả các phần tử thống kê chỉ dùng 2 điểm để xác định công thức chi phí. Thông thường với 2 điểm không thể cho được các kết quả chính xác trong việc xác định chi phí, trừ khi 2 điểm này xảy ra đúng ở mức trung bình của tất cả các điểm được khảo sát. Tuy nhiên, rất hiếm khi 2 điểm cực đại, cực tiểu lại là điểm trung bình của tất cả các điểm. Đây là hạn chế cần phải lưu ý của phương pháp này. Phƣơng pháp đồ thị phân tán: phương pháp ứng dụng ngay trên đồ thị, có ưu điểm hơn phương pháp cực đại, cực tiểu là:  Phương pháp sử dụng nhiều quan sát hơn và cho phép nhà quản trị thấy mô hình chi phí, do đo ít có khả năng bị ảnh hưởng của sự kiện bất thường.  Quan sát vào các điểm của chi phí tại mức độ hoạt động khác nhau ngay trên đồ thị cho thấy rõ mô hình mối quan hệ chi phí với mức độ hoạt động như thế nào.
  • 27. 18  Đồ thị phân tán là một công cụ cần thiết cho các nhà phân tích. Đường biểu diễn của chi phí sẽ bị uốn cong nguyên nhân do ảnh hưởng của sự đình công, thời tiết xấu…sẽ hiện lên rõ ràng trên đồ thị. Rất nhiều chuyên gia phân tích đã chỉ ra rằng, đồ thị phân tán là thủ tục đầu tiên của mọi quá trình phân tích chi phí vì các thuận lợi thu được qua các số liệu ở trên biểu đồ. Tuy nhiên, đây là phương pháp thực nghiệm đồ thị nên đòi hỏi tính chính xác cao, ngày nay nhờ có sự hỗ trợ của máy tính điện tử, do đó vấn đề còn lại là kinh nghiệm của nhà phân tích. Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất: phương pháp này tinh vi hơn các phương pháp trên, ở phương pháp đồ thị phân tán người ta kẻ một đường hồi quy cho các số liệu bằng sự quan sát đơn giản, phương pháp bình phương bé nhất kẻ đường biểu diễn bằng phân tích thống kê. Kết quả cho ra với độ chính xác cao, thích hợp với dự toán tương ứng. 2.6.4 Hành động của nhà quản trị đối với cách ứng xử của chi phí Ngoài sự phân tích trên, cách ứng xử của chi phí còn tùy thuộc vào thái độ của nhà quản trị doanh nghiệp, chúng ta cùng xem xét một số loại chi phí sau:  Biến phí cấp bậc Như trên đã nghiên cứu, biến phí cấp bậc cũng giống như chi phí hỗn hợp, nó cố định trong một phạm vi phù hợp, sau đó tăng lên ở mức độ mới và giữ nguyên cố định ở mức này cho đến khi tiếp tục tăng lên. Bề rộng của phạm vi phù hợp mà trong đó chi phí giữ cố định phụ thuộc vào từng loại chi phí nhưng phải nằm trong phạm vi phù hợp. Trong một số trường hợp, chi phí cấp bậc xảy ra vì quyết định của nhà quản trị  Định phí bắt buộc và định phí tùy ý Việc quyết định để định phí là loại bắt buộc hay tùy ý không phải lúc nào cũng làm được chỉ bằng cách biết chi phí đó nhằm mục đích gì. Ví dụ, chi phí thuê nhà có thể hoặc không thể là định phí bắt buộc. Điều đó còn tùy vào phương thức thanh toán của hợp đồng thuê. Các định phí thường được phân loại theo ý chí của nhà quản trị hơn là theo ý kiến các cổ đông, và thường nằm trong chương trình cắt giảm chi phí . Nếu sự cắt giảm dựa trên các chi phí bị phân loại sai có thể gây ảnh hưởng lâu dài đối với doanh nghiệp.
  • 28. 19  Định phí tránh đƣợc và không tránh đƣợc Một sự phân loại định phí khác căn cứ trên điều kiện doanh nghiệp có thể tránh được (hoặc giảm được) một số khoản định phí bằng cách loại bỏ hoặc tiết giảm chúng ở một số hoạt động nào đó hay không? Khoản định phí mà theo đó khi loại bỏ hoạt động thì có thể cắt giảm được, khoản định phí đó được gọi là định phí có thể tránh được. Thoạt nhìn qua ta thấy các định phí tránh được và không tránh được có vẻ giống định phí bắt buộc và đinh phí tùy ý. Tuy nhiên, có nhiều đặc trưng để phân biệt, việc phân tích định phí có thể tránh được và không thể tránh được đòi hỏi ta phải phân tích theo từng trường hợp cụ thể. 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.7.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng chi phí (lập theo phƣơng pháp toàn bộ) Đối với kế toán tài chính báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp toàn bộ. Trong báo cáo này các khoản chi phí được phân loại theo chức năng của chi phí. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phương pháp toán bộ rất cần thiết cho các kế toán tài chính vì mục đích cung cấp thông tin cho các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệp. Nhưng đối với nhà quản trị thì thông tin trên báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp toàn bộ lại không đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định. Nhà quản trị cần một dạng báo cáo cung cấp thông tin của tổ chức mà qua đó có thể giúp họ thực hiện được các chức nảng của mình, đó là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí. 2.7.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí (lập theo phƣơng pháp trực tiếp) Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, nhà quản trị sẽ vận dụng cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để lập ra một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chính dạng báo cáo này sẽ được ứng dụng rộng rãi như một công cụ phục vụ cho quá trình phân tích để ra quyết định. Báo cáo kết quả hoạt động được lập theo mục đích như trên được gọi là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp. Một số ứng dụng của báo này là:
  • 29. 20  Dữ liệu phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C-V-P) có thể lấy trực tiếp từ kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp trực tiếp (theo dạng số dư đảm phí).  BCTN TT sẽ cung cấp về thông tin về cơ cấu chi phí làm cơ sở cho việc kiểm soát chi phí thông qua hệ thống chi phí định mức, dự toán linh hoạt.  Thông tin kế toán quản trị đặt trọng tâm trong tương lai là thông tin cần thiết và trực tiếp cho nhà quản trị làm căn cứ đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, hướng doanh nghiệp đến sự tồn tại và phát triển bền vững.  Lợi nhuận trên BCTC TT thì gần với sự biến động của dòng tiền hơn là lợi nhuận được xác định theo phương pháp toàn bộ. Như vậy, nếu doanh nghiệp tạo được mối liên kết giữa 2 báo cáo, hay ở mức độ quy mô hơn là tổ chức hệ thống kế toán quản trị song song với kế toán tài chính một cách đồng bộ, chặt chẽ và logic để nhằm thực hiện tốt nhất chức năng thông tin thì sẽ tăng cường được tính hữu hiệu cũng như sức mạnh thông tin kế toán trong thời kỳ cạnh tranh. KẾT LUẬN Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí đối với mức độ hoạt động là cách phân tách yếu tố khả biến, bất biến trong thành phần chi phí. Đây là cơ sở tốt để phân bổ chi phí cho đối chịu chi phí một cách chính xác hơn. Nhà quản trị có thông tin phục vụ cho kiểm soát và dự toán chi phí. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí là bảng thể hiện rõ nhất kết quả phân loại. Đó là tiền đề giúp cho việc ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào quản trị nội bộ doanh nghiệp.
  • 30. 21 CHƢƠNG 3: BÁO CÁO THU NHẬP THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ CHO SẢN PHẨM LỐP XE Ô TÔ 3.1 Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Công nghiệp Cao Su Miền nam 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty  Giới thiệu chung Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam được thành lập theo quyết định số 427-HC/QĐ ngày 19/04/1976 của nhà nước Việt Nam với tên viết tắt là CASUMINA và tên tiếng anh là The Southern Robber Industry Joint Stock Company.  Trụ sở chính: 180 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM.  Điện thoại: 848 38 362 369.  Fax: 848 38 362 376.  Email: www.casumina@casumina.com  Website: www.casumina.com  Vốn điều lệ: 672.932.050.000 đồng.  Số tài khoản Việt Nam: 10201 00000 87771  Số tài khoản ngoại tệ: 10202 000000 876 – Sở giao dịch 2 ngân hàng Công thương Việt Nam.  Mã số thuế: 0300419930.  Dấu mốc lịch sử Năm Sự kiện 1976 Thành lập Công ty Công nghiệp Cao su Miền nam 1992 Thành lập Xí nghiệp Liên doanh Găng tay Việt Hung (Taurubchimex) với công ty Taurus (Hungary) 1993 Sản xuất săm lốp xe gắn máy và trở thành nhà sản xuất săm lớn nhất Việt Nam 1997 Thành lập Công ty Liên doanh lốp Yokohama Việt Nam với các đối tác:
  • 31. 22 Yokohama và Mitsuibishi Nhật Bản để sản xuất săm lốp ô tô và xe máy 1999 Nhận chứng chỉ ISO 9002 – 1994 và là nhà sản xuất săm lốp đầu tiên của Việt Nam nhân chứng chỉ ISO 2001 Công ty nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000 và thành lập xí nghiệp thứ 7 mang tên Casumina Bình Dương 2003 Sản xuất ô tô Radial V13, V14. Nhận chứng chỉ ISO 14001-2000 (Taurubchimex) với công ty 2005  Sản xuất lốp ô tô Radial V15, V16  Chuyển đổi thành Công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ đồng. 2006 Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ từ 90 tỷ đòng lên 120 tỷ đồng (Taurubchimex) với công ty Taurus (Hungary). 2008 Được vinh dự chọn là một trong 30 thương hiệu tham gia chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam”. 2009 Chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM vào tháng 08/2009 với vốn điều lệ là 250 tỷ đồng. Với mã giao dịnh là CSM. 2010  Tăng vốn điều lệ lên 422.5 tỷ đồng  Ký hợp đồng chuyển giao công nghệ lốp toàn thép Radial và cải tiến chất lượng lốp Bias với công ty Qingdao Gaoce – Trung Quốc 2011  CSM đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Đảng và Nhà nước trao tặng.  Tăng vốn điều lệ lên 522,5 tỷ đồng. 2012  Hàng Việt Nam chất lượng cao, top 20 thương hiệu hạt giống.  Vinh dự được nhận cờ thi đua của chính phủ, được bình chọn là 1 trong 25 doanh nghiệp tiêu biểu 6 năm liền đạt Thương hiệu quốc gia.  Công ty được Tập đoàn Hóa chất Việt Nam khen tặng là 1 trong 5 đơn vị có doanh thu cao nhất và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất trong năm 2012.  Tăng vốn điều lệ lên 585 tỷ đồng. 2013 Tăng vốn điều lệ lên 672,93 tỷ đồng.
  • 32. 23 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và định hƣớng phát triển của doanh nghiệp  Chức năng  Sản xuất và mua bán sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng.  Mua bán nguyên vật liệu, hóa chất (theo giấy phép kinh doanh), thiết bị ngành công nghiệp cao su.  Kinh doanh thương mại dịch vụ  Kinh doanh bất động sản.  Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.  Nhiệm vụ Sứ mệnh của Casumina: “Cống hiến cho xã hội sự an toàn, hạnh phúc, hiệu quả và thân thiện” Công ty Casumina luôn bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước giao, thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý tài chính của nhà nước, tuân thủ các nguyên tắc hạch toán kế toán. Phát triển mở rộng sản xuất, không ngừng cải tiến công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tích cực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước và thay thế hàng xuất khẩu. Mở rộng đối với các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc về các thành phần kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, góp phần tích cực vào việc tổ chức nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ - công nhân viên trên cơ sở hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Tích cực tham gia côn tác xã hội, bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp luật. Đáp lại sự tín nhiệm, đồng thời giữ hình ảnh thương hiệu săm lốp xe hàng đầu trong tâm trí khách hàng, Casumina tiếp tục cam kết cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp, nhằm mang đến giá trị sử dụng và hiệu quả cao nhất.  Chiến lƣợc phát triển Quản trị công ty và điều hành sản xuất: hoàn thiện hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) cho tất cả các khâu trong bán hàng, kế hoạch,
  • 33. 24 vật tư, sản xuất, kho, thiết bị,… nhằm giảm chi phí tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đầu tư xây dựng cơ bản: đẩy mạnh việc hoàn thành các công việc như: hoàn thành việc mở rộng nhà xưởng tại Xí nghiệp Bình Dương. Đầu tư dây chuyền luyện kín A4 240 lít mới. Thiết kế sản xuất và đưa ra thị trường lốp ô tô tải chuyên dụng. Thực hiện dự án đầu tư sản xuất 300.000 chiếc/năm lốp ô tô radial toàn thép. Chiến lược sản phẩm: đưa ra thị trường thành công chủng loại lốp ô tô tải nặng vành 24 inch. Sản xuất đưa ra chủng loại lốp xe máy tay ga mới (scooter) với thương hiệu EUROMINA. Công tác tiếp thị bán hàng: tăng cường chiếm lĩnh thị trường nội địa, từng bước mở rộng thị trường nước ngoài, xây dựng và giữ vững hình ảnh thương hiệu. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, chăm sóc nhà lắp ráp trong nước theo dõi và thực hiện chế độ khuyến mại. Tham gia cùng đối tác thành lập Liên doanh sản xuất than đen Phillips Carbon Black Việt Nam. 3.1.3 Hoạt động kinh doanh  Các nhóm sản phẩm chính Sản phẩm chủ lực của Công ty là các loại săm lốp xe và các sản phẩm hỗ trợ, cụ thể:  Săm lốp xe gắn máy: gần 200 sản phẩm khác nhau về quy cách, kích thước, độ bơm hơi, tốc độ, mức vận chuyển.  Săm lốp xe đạp: trên 80 loại.  Săm lốp ô tô (xe du lịch và ô tô tải): trên 120 loại.  Săm lốp xe công nghiệp: trên 90 loại sản phẩm.  Các sản phẩm khác: ngoài ra, Công ty còn sản xuất một số sản phẩm phụ trợ như: ống cao su kỹ thuật (dùng để truyền dẫn nước, xăng, dầu, khí trong ô tô), găng tay…  Trình độ công nghệ  Đối với sản phẩm săm lốp ô tô Lốp ô tô mành chéo (BIAS): Sản phẩm của Công ty đã đạt trình độ công nghệ của thế giới, sản phẩm đã xuất khẩu đi nhiều nước.
  • 34. 25 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất lốp Nguồn: Bảng cáo bạch của doanh nghiệp năm 2012  Lốp ô tô Radian: Đạt trình độ khu vực và ngày càng hoàn thiện. Công ty là nhà sản xuất đầu tiên tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô bán thép radian và là nhà sản xuất duy nhất tại Việt Nam sản xuất được lốp xe radian toàn thép.  Đối với sản phẩm săm lốp xe đạp, xe gắn máy Sản phẩm của Công ty đạt trình độ công nghệ thế giới, chiếm lĩnh thị phần lớn nhất trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước Asean, Châu Âu, Nam Mỹ. Công ty là nhà sản xuất Việt Nam đầu tiên sản xuất được lốp xe máy không săm (Tubeless) và công nghệ này được công ty Continental – Đức đặt gia công xuất khẩu sang Châu Âu Và Nhật Bản.  Cao su kỹ thuật: sản xuất linh kiện ống cao su kỹ thuật dùng để lắp ráp xe hơi với hàng ngàn chi tiết và được xuất khẩu sang Nhật Bản.  Hệ thống phân phối và mạng lƣới bán hàng  Hệ thống phân phối trong nước: Công ty có hệ thống phân phối khắp cả nước với 200 đại lý cấp I và độ phủ của sản phẩm CSM rất lớn, có đến 98% tiệm bán lẻ vỏ ruột xe có trưng bày và bán sản phẩm CSM. CSM phân công khu vực địa lý cho đại lý cấp 1 và tiến hành giám sát bán hàng về thị phần, độ phủ… nên có các khu vực thị phần chiến trên 60% nhưng giá cả vẫn giữ ổn định. Vải mảnh Bố thép Cao su Hóa chất Tanh thép Luyện Cán tráng vải Cán bố thép Ép mặt lốp Ép tanh Cắt Cắt Cắt Cắt Thành hình Lưu hóa Lốp
  • 35. 26 CSM thường xuyên đào tạo cho nhân viên và các đại lý về tổ chức bán hàng chuyên nghiệp, giám sát việc bán hàng để các biện pháp và hành động được nhất quán.  Hệ thống phân phối nước ngoài: Thị trường săm lốp ô tô của Việt Nam còn nhỏ và có quá nhiều chủng loại, để phát triển CSM rất chú trọng đến thị trường nước ngoài. Bằng con đường liên kết sản xuất với công ty Continental – Đức và công ty JK-Ấn độ… CSM tiếp cận được với công nghệ mới, với yêu cầu chất lượng cao, đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ. CSM đã xây dựng mạng lưới tiêu thụ qua các nhà phân phối tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ để quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay tỷ trọng xuất khẩu của CSM là 20%. Trong vòng 4 năm tới CSM phải đưa tỷ trọng này lên 30% để tăng trưởng và tăng tính ổn định khi tỷ giá ngoại tệ biến động. (Trích báo cáo ngành săm lốp Việt Nam tháng 12/2012, chứng khoán Bảo Việt) 3.1.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty Công ty được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần quy định theo Luật doanh nghiệp 2005, tuân thủ các quy định pháp luật khác và Điều lệ tổ chức hoạt động Công ty. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty được trình bày theo sơ đồ dưới đây.  Cơ cấu tổ chức công ty Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu công ty Nguồn: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp năm 2013 Văn phòng công ty XN Cao su Hóc Môn XN Cao su Đồng Nai XN Cao su Bình Lợi XN Cao su Bình Dương
  • 36. 27 Tổng công ty được tổ chức theo hướng chuyên môn hóa thể hiện mối quan hệ: cung ứng – sản xuất – tiêu thụ. Các xí nghiệp đóng vai trò là đơn vị sản xuất, thành phẩm được chuyển lên kho tập trung để tiêu thụ, chỉ một vài xí nghiệp được phép tiêu thụ sản phẩm tại chỗ. Văn phòng công ty đóng vai trò là trụ sở chính, đồng thời đảm nhiệm khâu cung ứng và tiêu thụ. Cuối kỳ, báo cáo của các xí nghiệp và văn phòng công ty được hợp nhất và lập thành báo cáo toàn doanh nghiệp. Trụ sở chính của Công ty  Địa chỉ : 180 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh  Điện thoại : (08) 39303 122 – 39303 147  Số fax : (08) 39303 205  Website : www.casumina.com.vn -Email: casumina@casumina.com.vn  Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban điều hành, các phòng ban và các xí nghiệp được quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt động và các qui chế, nội quy khác của Công ty cụ thể như sau:
  • 37. 28 Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức công ty Nguồn: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp năm 2013  Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ được luật pháp và Điều lệ công ty quy định.  Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị công ty có 05 thành viên và có nhiệm kỳ là 5 năm. Hội đồng quản trị Tổng giám đốc PTGĐ Phụ trách sản xuất TP. Kế hoạch sản xuất Giám đốc xí nghiệp Phó giám đốc xí nghiệp Trưởng phòng xí nghiệp Trưởng xưởng Trưởng ca (Đối với XN không có xưởng) PTGĐ Phụ trách kỹ thuật TP. BHLĐ-MT Trung tâm kỹ thuật TP. Thiết kế TP. Thí nghiệm TP. Chất lượng TP. Công nghệ PTGĐ Phụ trách tài chính Kế toán trưởng TP. Tài chính kế toán PTGĐ Phụ trách đầu tư TP. Đầu tư TP. Cơ năng Ban thư ký Ban kiểm soát Đại diện lãnh đạo về chất lượng, môi trường TP. Công nghệ thông tin TP. Xuất nhập khẩu TP. Marketing TP. Vật tư TP. Nhân sự hành chính TP. Bán hàng nội địa
  • 38. 29  Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban kiểm soát công ty có 3 thành viên và có nhiệm kỳ tương ứng theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.  Ban Tổng Giám đốc: cơ cấu Ban Tổng Giám đốc công ty gồm:  Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.  Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính: Chịu trách nhiệm phụ trách hệ thống tài chính và kế toán.  Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chịu trách nhiệm phụ trách hệ thống kỹ thuật của công ty, chất lượng sản phẩm và bảo hộ lao động – môi trường.  Phó Tổng giám đốc phụ trách đầu tư: Chịu trách nhiệm phụ trách hoạt động đầu tư và hệ thống cơ năng.  Ban Thƣ ký: Tổ chức các cuộc họp cho hội đồng quản trị, ban Tổng Giám đốc, thực hiện một số công tác phục vụ hội đồng quản trị và ban Tổng Giám đốc.  Phòng bán hàng nội địa: tiếp thị và bán các sản phẩm do Công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cao su; xây dựng quản lý hệ thông tiêu thụ sản phẩm của Công ty; nghiên cứu điều tra thị trường, hỗ trợ chiến lược sản phẩm, chiến lược cạnh tranh; xây dựng và quảng bá thương hiệu công ty trong và ngoài nước.  Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện và hoàn tất các thủ tục Xuất - Nhập khẩu của công ty và hàng ủy thác; mở rộng các quan hệ quốc tế để tìm kiếm các cơ hội hợp tác – kinh doanh cả trong và ngoài nước; phân tích và đề xuất các biện pháp trong xuất nhập khẩu nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho Công ty.  Phòng bảo hộ lao động và môi trƣờng: quản lý và kiểm soát công tác bảo hộ lao động - môi trường toàn Công ty; công tác bảo hiểm tai nạn con người cho người lao động.
  • 39. 30  Phòng cơ năng: quản lý và lập kế hoạch sửa chữa thiết bị toàn công ty; quản lý chi phí sửa chữa thiết bị và năng lượng toàn công ty; chế tạo thiết bị cho Công ty theo các dự án.  Phòng kế hoạch sản xuất: xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung dài hạn của Công ty; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện sản xuất tại các xí nghiệp; phân tích giá thành sản xuất của các xí nghiệp, lập báo cáo thống kê.  Phòng kỹ thuật: nghiên cứu, thiết kế cải tiến sản phẩm; quản lý quy trình sản xuất; quản lý hệ thống quản lý chất lượng và môi trường toàn Công ty; kiểm soát chất lượng sản phẩm.  Phòng tài chính - kế toán: quản lý, kiểm soát hoạt động tài chính kế toán toàn Công ty theo đúng pháp lệnh Kế toán thống kê, các chế độ về quản lý tài chính trong doanh nghiệp; tham mưu các phương án đầu tư cho lãnh đạo Công ty.  Phòng Tổ chức nhân sự hành chính: quản lý, kiểm soát nguồn nhân lực - tiền lương Công ty; lưu trữ, luân chuyển công văn, tài liệu và con dấu theo quy định về công tác văn thư, hành chính của Nhà nước và Công ty; bảo vệ nội bộ, bảo vệ an toàn đơn vị.  Phòng đầu tƣ  Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đầu tư.  Phối hợp cùng phòng Cơ năng thiết kế, lắp đặt máy móc thiết bị.  Phối hợp cùng phòng Tài chính - kế toán - thống kê thanh quyết toán công trình đầu tư hướng dẫn thủ tục đầu tư cho các Xí nghiệp.  Phòng vật tƣ: quản lý mua, bán vật tư, nguyên liệu trong nước và ngoài nước, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.  Phòng Công nghệ thông tin: quản trị hệ thống công nghệ thông tin; công tác an toàn và bảo mật thông tin; triển khai và quản lý chương trình hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).  Tổ chức bộ máy kế toán  Hình thức bộ máy kế toán
  • 40. 31 Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán xây dựng theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Công ty có một hệ thống bốn xí nghiệp, tại đây có bộ máy kế toán riêng biệt, hạch toán kế toán độc lập. Cuối kỳ, xí nghiệp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chuyển giao văn phòng công ty. Kế toán tổng hợp tại văn phòng có trách nhiệm tổng hợp tất cả báo cáo đơn vị thành phần lập ra báo cáo tài chính toàn doanh nghiệp. Phần hành Nhiệm vụ P.TGĐ tài chính kế toán trƣởng Quản lý tình hình tài chính toàn công ty, chịu trách nhiệm trước TGĐ, HĐQT, ĐHĐCĐ. Kế toán tổng hợp Theo dõi, tổng hợp báo cáo giữa xí nghiệp và văn phòng, lập báo cáo toàn doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp văn phòng công ty  Tổng hợp báo cáo văn phòng;  Theo dõi tính cân đối, bù trừ công nợ với các xí nghiệp Kế toán tiền mặt Theo dõi thu chi tiền mặt tại VP Kế toán tiền gửi ngân hàng  Theo dõi khoản thu, chi qua ngân hàng  Theo dõi thanh toán xuất nhập khẩu P.TGĐ Tài chính Kế toán trưởng Trưởng phòng TC-KT Phó phòng TC-KT Kế toán tổng hợp KT TH VP C.ty KT tiền mặt KT BH & NP.Thu KT TGNH KT NP.Trả & vật tư KT TSCĐ & Khoản vay KT thành phẩm BC KT XN thành viên
  • 41. 32  Quản lý khoản vay trung dài hạn Kế toán bán hàng và nợ phải thu  Theo dõi tình hình thanh toán trong nước  Kết hợp với kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi thanh toán của khách hàng quốc tế Kế toán nợ phải trả và vật tƣ  Kết hợp với kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi tình hình công nợ với nhà cung cấp trong và ngoài nước.  Theo dõi nhập, xuất vật tư cho xí nghiệp, thanh toán bù trừ các khoản thanh toán nội bộ. Kế toán TSCĐ và khoản vay  Theo dõi tình hình nhập xuất TSCĐ tại văn phòng, xí nghiệp.  Theo dõi dõi khoản vay ngắn hạn, trung hạn trong cán bộ nhân viên. Kế toán thành phẩm  Theo dõi tình hình xuất nhập thành phẩm từ xí nghiệp đến 2 kho  Theo dõi tình hình tiêu thụ về số lượng và giá vốn hàng bán từng sản phẩm. Thủ quỹ Theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt.  Những điểm chú ý trong công tác hạch toán kế toán phục vụ cho báo cáo  Niên độ: bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm  Chế độ kế toán: quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/3/2006  Phương pháp ghi nhận hàng tồn kho:  Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương  HTK luân chuyển giữa công ty và xí nghiệp, giá được xác định và ghi nhận theo giá bình quân gia quyền  Cuối kỳ, kế toán xác định giá nguyên vật liệu và bán thành phẩm dở dang, chênh lệch giữa giá trị dở dang cuối kỳ và đầu kỳ đc phân bổ vào giá thành của tất cả sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính.  Giá HTK được tính theo phương pháp bình quân gia quyền tháng đối với từng nguyên vật liệu, vật tư, thành phẩm.  Hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.  Trong kỳ, công ty không lập dự phòng giảm giá HTK.
  • 42. 33 70% 71% 50% 30% 29% 50% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 CƠ CẤU TÀI SẢN TSDH TSNH 10% 11% 29% 49% 37% 29% 41% 52% 42% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 CƠ CẤU NGUỒN VỐN Vốn CSH Nợ NH Nợ DH  Phương pháp ghi nhận TSCĐ: TSCĐ đc ghi nhận theo giá gốc, trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng theo QĐ 203/2009/QĐ/BTC ngày 20/10/2009  Hình thức kế toán:  Hình thức áp dụng đc đăng ký: nhật ký chung.  Phần mềm KT Biz Force One Office Wave 2010 (BFO)  Báo cáo quản trị: một số báo cáo thường dùng  Báo cáo doanh thu, chi phí theo từng vùng, từng xí nghiệp, từng đại lý.  Báo cáo lượng hàng, giá cả, tình hình tiêu thụ, báo cáo công nợ.  Hệ thống tài khoản kế toán: công ty mở tài khoản lên tới cấp 5 để phục vụ cho việc hạch toán và theo dõi. 3.1.5 Tình hình tài chính trong trong giai đoạn 2011-2013  Cơ cấu tài chính Hình 3.5: Cơ cấu tài chính 2011-2013 Nguồn: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp năm 2013  Cơ cấu tài sản Trong giai đoạn 2011-2012, cơ cấu tài sản của Casumina phân theo tỷ lệ 30/70. Trong đó tài sản dài hạn chiếm 30%, 70% là tài sản ngắn hạn. Trong năm 2013 vừa qua do công ty xây dựng nhà máy radial toàn thép làm gia tăng tài sản cố định, cơ cấu tài sản cũng thay đổi từ tỷ lệ 30/70 sang 50/50. Trong tài sản ngắn hạn phần lớn tài sản phân bổ vào hàng tồn kho và các khoản phải thu. Hàng tồn kho bình quân chiếm 62% và các khoản phait thu khách hàng chiếm 27% tài sản ngắn hạn. Việc phân bổ tài sản ngắn hạn cũng nằm trong phương thức bán hàng của Casumina. Công ty luôn có chính sách kịp thời và hỗ trợ
  • 43. 34 sát sao đối với các đại lý trong việc gia hạn nợ, linh hoạt trong chính sách bán hàng, gia tăng ngày trả chậm hỗ trợ đại lý tiêu thụ duy trì tăng trưởng doanh số ổn định. Thực tế cho thấy các khoản phải thu/ doanh thu từ mức 6% lên hơn 10%. Ngoài ra, việc trữ nguyên vật liệu mỗi năm trong kế hoạch quản lý và điều tiết giá nguyên liệu đầu vào cũng làm cho tỷ lệ hàng tồn kho của Casumina luôn ở mức cao.  Cơ cấu nguồn vốn Vì đặc trưng chung của ngành nghề kèm theo phương thức kinh doanh riêng của Casumina, công ty luôn duy trì tỷ lệ vay nợ cao so với các doanh nghiệp trong ngành. Bình quân 5 năm qua tỷ lệ nợ/tổng tài sản ở mức 52%. Đòn bẩy tài chính quanh mức 2 lần. Các tỷ lệ này đang có chiều hướng giảm dần do vừa qua công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ liên tục qua các năm. Với lộ trình tăng vốn nhằm tạo nguồn vốn đầu tư cho dự án radial đã giúp Casumina giảm dần tỷ lệ vay nợ, giảm chi phí tài chính cà cải thiện dòng tiền cũng như khả năng thanh toán của công ty. Tạo nên cấu trúc vốn vững chắc cho công ty.  Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013 Chỉ tiêu (tỷ đồng) 2011 2012 2013 % tăng/giảm 2011-2012 2012-2013 Tổng tài sản 1,522.9 1,847.1 2,920.8 21.29 58.13 Vốn chủ sở hữu 618.9 966.8 1,218.4 56.21 26.02 Doanh thu thuần 2,923.8 3,043.8 3,133.8 4.10 2.96 Lợi nhuận từ HĐKD 40.6 333.5 473.2 721.43 41.89 Lợi nhuận trước thuế 51.2 337.4 480.8 558.98 42.50 Lợi nhuận sau thuế 39.2 253.9 360.1 547.70 41.83 EPS (đồng) 929.0 5,266.0 5,856.0 466.85 11.20 Nguồn: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp năm 2012, 2013
  • 44. 35 Giai đoạn 2011-2013, doanh thu thuần của công ty tăng dần, bên cạnh giá vốn giảm so với cùng kỳ đã giúp cho lợi nhuận gộp tăng mạnh. Chính sự cải thiện mạnh này đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế đều tăng. Săm lốp ô tô và xe máy là hai sản phẩm chủ lực của Casumina thừ khi thành lập đến nay. Điều này thể hiện rõ trong kết quả cơ cấu doanh thu qua các năm: mảng lốp ô tô chiếm từ 39-41%; săm lốp ô tô chiếm từ 49-50% trên tổng doanh thu. Tỷ trọng lợi nhuận gộp cao nhất thuộc về 2 dòng sản phẩm là săm lốp ô tô chiếm từ 45-55% và săm lốp xe máy chiếm 35-40%. Còn lại là săm lốp xe đạp và các sản phẩm khác. Lợi nhuận đạt mức cao do ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu sau: giá vật tư giảm; công ty đã thay thế nhà cung cấp và nghiên cứu vật tư thay thế cùng loại có giá thành rẻ hơn như vải mành, thép tanh, cao su tổng hợp, lợi thế từ giá bán đã được đàm phán đối với các hợp đồng xuất khẩu có kỳ hạn, sản lượng tiêu thụ tăng trưởng cao ở các nhón sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao (săm lốp ô tô, săm xe máy). Ngoài ra, công ty đã triển khai các giải pháp kỹ thuật giảm giá thành các nhóm sản phẩm lốp xe máy. Lốp xe đạp và săm xe đạp, săm ô tô. 3.2 Lập báo cáo thu nhập theo cách ứng xử của chi phí 3.2.1 Phƣơng pháp tính chi phí cho từng sản phẩm tại đơn vị 3.1.2.1 Dữ liệu tồn kho Sau khi tổng hợp số liệu tất cả các kho của đơn vị, ta có được bảng xuất- nhập-tồn đối với sản phẩm lốp ô tô phân tích như sau: Bảng 3.2: Bảng tổng hợp tồn kho thành phẩm lốp ô tô Kho Số lượng (cái) Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ Tổng kho 1,153 19,291 19,598 846 Nguồn: Báo cáo tồn kho quý III, năm 2014 Số liệu tồn kho thành phẩm được tập hợp trên tài khoản 155 (thành phẩm) và 157 (hàng gửi bán). Khi thành phẩm hoàn thành, xí nghiệp sản xuất nộp bản báo cáo sản lượng thành phẩm và đề xuất nhập kho. Kế toán lập phiếu nhập kho và tiến hành
  • 45. 36 hạch toán chuyển từ 154(chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) sang 155. Đối với trường hợp gởi hàng bán tại đại lý, kế toán sẽ hạch toán chuyển từ 154 sang 157. Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, tổng công ty cho phép một số xí nghiệp được tiêu thụ sản phẩm tại chỗ hay nói cách khác là bán hàng không qua kho. Kế toán sẽ hạch toán trực tiếp từ 154 sang 632 (giá vốn hàng bán). Để lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, người lập cần có số liệu sản lượng thành phẩm, số lượng tiêu thụ trong kỳ kinh doanh. Nếu chỉ dựa vào số liệu tồn kho trên tài khoản 155 và 157, ta không thể nắm được chính xác sản lượng sản xuất, số lượng tiêu thụ thành phẩm trong kỳ. Do đó, ta cần phải có báo cáo sản lượng thành phẩm, báo cáo tiêu thụ mới đủ cơ sở đưa ra sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong kỳ và mối liên hệ giữa sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong kỳ với sổ cái 155, 157. Hàng tồn kho luân chuyển giữa công ty và xí nghiệp, giá được xác định và ghi nhận theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ. Các sản phẩm lốp xe có độ bền cao; dễ tồn kho, ít hao mòn, hư hỏng trong quá trình tồn kho; giá bán khá ổn định trên thị trường. Do đó, đơn vị không trích lập dự phòng giảm giá cho loại mặt hàng này. Bên cạnh đó, các thành phẩm được xếp trong kho theo từng khu vực được quy định. Khi xuất kho, hàng tồn sẽ được ưu tiên xuất trước. Như vậy, tồn kho cuối kỳ phần lớn là thành phẩm hoàn thành trong kỳ đó. Phương pháp rất phù hợp trong bối cảnh hoạt động nhập xuất diễn ra liên tục. Từ đây, ta có thể xác định được chính xác thành phần của số lượng thành phẩm tiêu thụ. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để tính biến phí, định phí (hai thành phần không thể thiếu trong báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí). Bảng 3.3: Bảng số lƣợng thành phẩm tiêu thụ Tồn kho tiêu thụ 2.067 SP Thành phẩm quý III tiêu thụ 17.044 SP Tổng thành phẩm tiêu thụ 19.111 SP Nhận xét: Sản lƣợng tiêu thụ trong kỳ là số liệu rất cần thiết khi phân tách biến phí, định phí trong quá trình sản xuất. Ngoài dữ liệu về sản lƣợng, ta cần nắm đƣợc thành phần trong lô hàng tiêu thụ trong kỳ để tính toán chi phí, đặc biệt là định phí sản xuất một cách chính xác.
  • 46. 37 Đơn vị sử dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính giá hàng tồn kho. Giá thành sẽ đƣợc chạy trên phần mềm kế toán hai lần mỗi tháng. Điều này giúp cho kế toán kiểm soát đƣợc số liệu trên sổ sách, sớm phát hiện ra các chênh lệch để đƣa ra hƣớng điều chỉnh kịp thời. Thủ tục này cũng giúp công tác quản trị có đƣợc nguồn số liệu kịp thời để tính toán, lập báo cáo. Doanh nghiệp hàng quý đều có kế hoạch tồn kho để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thƣờng, đồng thời giảm tác động do biến động giá nguyên liệu và tỷ giá hối đoái, ổn định giá bán trên thị trƣờng. Trong điều kiện ổn định nhƣ vậy, phƣơng pháp bình quân gia quyền vẫn đem lại số liệu khá chính xác. 3.1.2.2 Cơ sở đảm bảo báo cáo thu nhập theo số dƣ đảm phí có ý nghĩa Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Theo nguyên tắc phù hợp, các chi phí phải được tính theo doanh thu trong kỳ kinh doanh. Có như vậy, báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí mới là cơ sở ý nghĩa để đưa ra quyết định. Đối với chi phí thuộc nhóm chi phí sản phẩm (621, 622, 627), chi phí này được tính theo số lượng thành phẩm tiêu thụ trong kỳ. Do đó, nếu số lượng thành phẩm tiêu thụ trong kỳ có bao gồm cả hàng tồn kho tháng trước thì biến phí sản xuất ở kỳ trước tương ứng sẽ được chuyển sang kỳ hiện tại để tính và lập báo cáo. Đối với chi phí thuộc nhóm chi phí thời kỳ (641, 642), chi phí này chỉ được tính theo kỳ kinh doanh. Chí phí phát sinh ở kỳ nào thì chỉ tính ở kỳ đó. 3.1.2.3 Phƣơng pháp tính chi phí cho từng sản phẩm tại đơn vị  Chi phí nguyên vật liệu CP NVL (621) là những yếu tố vật chất tạo nên thành phẩm chính của sản phẩm được tạo ra. Nguyên vật liệu đưa vào phục vụ quá trình sản xuất rất đa dạng và được phân thành 4 nhóm để theo dõi: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và bao bì. CP NVL được tập hợp trên tài khoản 621. Vào cuối kỳ báo cáo, CP NVL được phân bổ đều cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tỷ lệ nguyên vật liệu định mức. Bảng định mức nguyên vật liệu cho từng thành phẩm là
  • 47. 38 cơ sở cho thủ tục phân bổ. Thủ tục này được tự động hóa bởi chương trình máy tính nên sự phức tạp của quy trình đã được giảm tải rất nhiều. Nhận xét: Công ty sản xuất và kinh doanh rất nhiều sản phẩm khác nhau, nhƣ: lốp, săm, găng tay y tế, ống cao su… Mỗi lại sản phẩm lại có quy cách khác nhau nên sẽ có định mức nguyên vật liệu khác nhau. Một nguồn nguyên vật liệu đƣợc đƣa vào dây chuyền sản xuất, đầu ra có thể là nhiều thành phẩm và bán thành phẩm khác nhau. Thành phẩm này có thể là nguyên vật liệu đầu vào của thành phẩm kia. Việc theo dõi chi phí đầu vào cho từng thành phẩm trở nên khó thực hiện và nếu thực hiện đƣợc thì công việc kế toán trở nên phức tạp và nặng nhọc. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo từng công đoạn trong quy trình sản xuất và từng nhóm sản phẩm sau đó dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu để phân bổ chi phí đầu vào cho các thành phẩm là giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm. Đơn vị đã xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Phần mềm kế toán hiện đại giúp cho thủ tục đƣợc thực hiện một cách dễ dàng.  Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, chế tạo sản phẩm và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và được hạch toán trên tài khoản 622. Định kỳ hàng tháng, các xí nghiệp của công ty gửi báo cáo sản lượng sản xuất và sản lượng nhập kho cho từng công đoạn sản xuất và bảng thanh toán lương cho công nhân đã được phòng tổ chức hành chính ký duyệt và đưa lên phòng tài chính kế toán. Lương công nhân sản xuất được tính theo bảng đơn giá tiền lương tương ứng từng xí nghiệp.
  • 48. 39 Bảng 3.4: Báo cáo đơn giá tiền lƣơng BÁO CÁO ĐƠN GIÁ TIỀN LƢƠNG CHI TIẾT XN ĐỒNG NAI Từ ngày 01/07/2014 Đến ngày 30/09/2014 ĐVT: VNĐ Danh mục Đơn vị Sản lƣợng Đơn giá Thành tiền LopOto-1VT-Vành 12 54,074.00 17,590 951,161,660 Lốp 4.50-12 12PR CA402F ĐN (Pakistan) CAI 2,205.00 17,590 38,785,950 Lốp 4.50-12 12PR CA405O ĐN (LT) CAI 6,084.00 17,590 107,017,560 Lốp 4.50-12 12PR CA405O KBB ĐN (LT) CAI 1,691.00 17,590 29,744,690 Lốp 5.00-12 12PR CA402F ĐN CAI 17,890.00 17,590 314,685,100 Lốp 5.00-12 12PR CA402F KBB ĐN CAI 7,887.00 17,590 138,732,330 Lốp 5.00-12 12PR CA405K ĐN CAI 9,460.00 17,590 166,401,400 Lốp 5.00-12 14PR CA402F HD ĐN CAI 8,640.00 17,590 151,977,600 Lốp 5.00-12 8PR CA402F ĐN CAI 217.00 17,590 3,817,030 Nguồn: Xuất từ phần mềm kế toán tại văn phòng Vào cuối kỳ báo cáo, chi phí nhân công trực tiếp được tính cho từng loại sản phẩm trực tiếp theo bảng đơn giá được cung cấp bởi xí nghiệp sản xuất. Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ dựa trên quy định hiện hành. Nhận xét: Chi phí nhân công trực tiếp đƣợc đơn vị theo dõi và hạch toán chi tiết ở từng xí nghiệp. Văn phòng sẽ là nơi tập trung và hạch toán cho toàn công ty. Số liệu chi phí này dễ dàng lấy đƣợc dựa trên bảng tính giá thành cuối mỗi quý. Các thủ tục phân bổ chi phí cho từng dòng sản phẩm là hoàn toàn tự động dƣới sự kiểm soát của kế toán phụ trách phần hành.  Chi phí sản xuất chung