SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất từ tình hình thực tế tại đơn vị
thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Việt Phương
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................ 4
1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh..................................... 4
1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh ...................................................... 6
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh ................................................... 8
1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .............. 10
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh.............................. 10
1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh.................................................. 11
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp ...................................................................................................... 18
1.2.4Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
................................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN TRONG THỜI
GIAN QUA.............................................................................................. 28
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN
– ĐỒNG XUÂN....................................................................................... 28
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07iii
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài
Gòn – Đồng Xuân..................................................................................... 28
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài
Gòn – Đồng Xuân..................................................................................... 32
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ Phần Bia, Rượu Sài Gòn –
Đồng Xuân............................................................................................... 45
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN TRONG THỜI GIAN QUA
................................................................................................................ 48
2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ
phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân ...................................................... 48
2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài
Gòn – Đồng Xuân..................................................................................... 55
2.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân ...................................................... 79
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN
TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI
GÒN – ĐỒNG XUÂN.............................................................................. 82
3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN TRONG THỜI GIAN TỚI82
3.1.1 Bối cảnh kinh tế và xã hội................................................................. 82
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty................................... 83
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG
XUÂN...................................................................................................... 84
3.2.1 Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử
dụng vốn phù hợp với điều kiện công ty .................................................... 84
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07iv
3.2.2 Xác định lượng vốn bằng tiền hợp lý................................................. 85
3.2.3 Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu .................................. 86
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho........................................ 87
3.2.5 Giải pháp nâng cao, cải thiện doanh thu và lợi nhuận......................... 87
3.2.6 Đầu tư đúng hướng tài sản cố định, tiếp tục phát huy tối đa công suất
máy móc thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn cố định....... 88
3.2.7 Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định hợp lý ..................... 89
3.2.8 Huy động vốn đầy đủ và kịp thời. Tăn cường mở rộng sản xuất kinh
doanh....................................................................................................... 89
3.2.9. Một số giải pháp khác...................................................................... 91
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP...................................... 93
3.3.1 Điều kiện từ phía Công ty................................................................. 93
3.3.2 Điều kiện từ phía Nhà nước .............................................................. 93
KẾT LUẬN.............................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 96
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07v
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. BEP : Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản
2. DTT : Doanh thu thuần
3. EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
4. LNST : Lợi nhuận sau thuế
5. HTK : Hàng tồn kho
6. ROA : Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
7. ROE : Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
8. ROS : Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
9. TSCĐ : Tài sản cố định
10. TSLĐ : Tài sản lưu động
11. TSNH : Tài sản ngắn hạn
12. TSDH : Tài sản dài hạn
13. VLĐ : Vốn lưu động
14. VCĐ : Vốn cố định
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2 Tình hình vốn kinh doanh của Công ty
Bảng 2.3 Tình hình biến động quy mô và cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.4 Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Bảng 2.5 Cơ cấu và sự biến động vốn lưu động
Bảng 2.6 Hệ số khả năng thanh toán của Công ty
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển khoản phải thu
Bảng 2.8 Tình hình công nợ
Bảng 2.9 Cơ cấu và sự biến động của hàng tồn kho
Bảng 2.10 Hiệu quả quản trị hàng tồn kho
Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.12 Cơ cấu và sự biến động của tài sản dài hạn
Bảng 2.13 Tình hình khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp
Bảng 2.14 Hiệu quả quản trị vốn cố định
Bảng 2.15 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh
Bảng 2.16 Phân tích Dupont
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Danh mục rượu, bia
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty
Hình 2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính – kế toán
Hình 2.4 Nguyên vật liệu sản xuất
Hình 2.5 Quy trình sản xuất cồn tinh chế
Hình 2.6 Quy trình sản xuất rượu
Hình 2.7 Quy trình sản xuất bia
Hình 2.8 Các chi nhánh phân phối sản phẩm
Hình 2.9 Mô hình tài trợ của doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.071
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều hoạt động với
mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Tuy nhiên để có thể thu được những khoản lợi
nhuận như mong muốn thì các doanh nghiệp đều phải bỏ ra một lượng tài sản tương
ứng đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét về hình thái giá trị, những
tài sản đó được gọi là vốn kinh doanh.
Như vậy, vốn là yếu tố hàng đầu, không thể thiếu để một doanh nghiệp có
thể tồn tại, hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, để bỏ ra một lượng vốn ít nhất mà có
thể thu lại được một khoản lợi nhuận cao nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn quan
tâm đến công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn, đảm bảo cho mỗi đồng vốn bỏ ra
luôn mang lại hiệu quả lớn nhất.
Trong những năm vừa qua, do chịu sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế
toàn cầu, các doanh nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế yêu cầu bức
thiết đặt ra cho các doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh từ
đó giúp doanh nghiệp phát triển ổn định.
Nhận thấy rõ vai trò của vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh và qua thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng
Xuân, tôi quyết định chọn đề tài :“Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những lí luận cơ bản nhất
về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia,
Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân.
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của Công ty
trong những năm vừa qua, rút ra những kết quả Công ty đã đạt được, cùng với
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó đưa ra các giải pháp mang
tính thực tế, có thể áp dụng vào tình hình hiện nay của Công ty, nhằm giúp Công ty
tăng cường công tác quản trị Vốn kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.072
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu về tình hình quản trị vốn kinh doanh và giải pháp
nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn –
Đồng Xuân.
Về thời gian: Năm 2014 và 2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nhận thức các quan điểm, lý luận, đặc điểm chất lượng của tình
hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân nói riêng, kết
hợp với các đặc điểm tình hình trong nền kinh tế thị trường nói chung, thì các
phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội chung là: duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử trong luận văn, ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê thu
thập số liệu, phân tích, so sánh tổng hợp, bảng biểu, tổng kết thực tiễn để nghiên
cứu và rút ra các kết luận về các vấn đề đặt ra.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh
của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia,
Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, song do những hạn chế về kiến thức và thời gian
nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ bảo thêm của các thầy cô, các anh chị
trong công ty để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Tuấn Dương và các thầy cô giáo
trong khoa đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong thời gian thực tập và nghiên cứu
luận văn. Đồng cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.073
Xuân, đặc biệt là phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em
trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Việt Phương
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.074
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh
1.1.1.1Khái niệm về vốn kinh doanh
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu
hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận là nền kinh tế có quy
mô và trình độ phát triển ra sao hay thuộc chế độ chính trị - xã hội như thế nào.
Trong nền.kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất kỳ một doanh
nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì hơn bao giờ hết doanh nghiệp phải ý thức
được giá trị nội tại cũng như những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp đó tồn
tại và phát triển..Mọi hoạt động của doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào về bản
chất đều nhằm giải quyết những nhu cầu của thị trường nhằm mưu cầu lợi nhuận và
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp
cần phải ứng ra một lượng tiền nhất định để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây
dựng nhà xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,… phù hợp với quy mô
và điều kiện của doanh nghiệp..Vậy vốn là gì?
Vốn là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh không
chỉ của doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
thường xuyên vận động và chuyển hóa theo một vòng tuần hoàn từ hình thái ban
đầu là tiền sang hình thái hiện vật.và cuối cùng lại chuyển về hình thái ban đầu là
tiền.Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục do đó,
sự vận động của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, vận động không ngừng lặp đi
lặp lại theo sự tuần hoàn đó tạo nên sự chu chuyển của vốn kinh doanh.
Như vậy, có thể rút ra rằng: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số
tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.075
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nói cách khác, đó là biểu
hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thi lợi nhuận.
Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh
nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình
hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Để tổ chức, quản lý, sử dụng vốn kinh
doanh hiệu quả thì trước tiên phải hiểu rõ về vốn kinh doanh và các đặc trưng cơ
bản của vốn kinh doanh.
1.1.1.2Đặc trưng của vốn kinh doanh
Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản
Điều này có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu
hình và vô hình như: nhà cửa, đất đai, bản quyền phát minh sang chế…
Thứ hai: Vốn phải vận động để sinh lời
Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để
trở thành vốn thì tiền phải được vận động để sinh lời. Theo quy luật, để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển thì lượng tiền này phải lớn hơn lượng tiền mà doanh
nghiệp bỏ ra ban đầu, có nghĩa là doanh nghiệp phải có lợi nhuận.
Thứ ba: Vốn có giá trị về mặt thời gian
Trong nền kinh tế thị trường, một đồng vốn ở thời điểm này có giá trị khác với
giá trị của đồng vốn ở thời điểm khác, đó là giá trị thời gian của vốn. Do đó khi huy
động và quản trị vốn, doanh nghiệp phải xem xét đến giá trị thời gian của vốn.
Thứ tư: Vốn kinh doanh gắn liền với chủ sở hữu
Trong nền kinh tế thị trường, vốn luôn gắn liền với chủ sở hữu. Đặc trưng này
hoàn toàn phù hợp với yêu cầu vốn phải vận động sinh lời. Những đồng vốn gắn
liền với chủ sở hữu, gắn với lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thì chúng mới được
quản trị một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Thứ năm: Vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định, đủ sức
đầu tư vào một phương án kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.076
Việc huy động vốn của doanh nghiệp cần đạt tới một giới hạn nhất định nào
đó mới đủ sức phát huy tác dụng, cũng như đáp ứng được yêu cầu của phương án
đầu tư. Nếu vốn không được tích tụ đầy đủ (thiếu vốn) thì hoạt động đầu tư sẽ bị
ngưng trệ, và đồng thời hiệu quả quản trị vốn bị giảm sút.
Thứ sáu: Vốn được xem là một hàng hóa đặc biệt
Trong nền kinh tế thị trường vốn phải được xem xét như một thứ hàng hóa đặc
biệt. Những người có vốn có thể đưa vốn vào thị trường và những người cần vốn có
thể đi mua quyền quản trị vốn trong một thời gian nhất định.
1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh
Theo đặc điểm chu chuyển của vốn, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được
chia thành vốn cố định và vốn lưu động.
1.1.2.1Vốn cố định
Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư
hình thành nên các TSCĐ dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nói cách khác, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trong doanh
nghiệp.
TSCĐ của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có
thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành ở nước ta, các tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải có
giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Các tư liệu lao động
không đủ các tiêu chuẩn trên được gọi là các công cụ lao động nhỏ, được mua sắm
bằng nguồn VLĐ của doanh nghiệp.
Đặc điểm luân chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế - kỹ
thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp.VCĐ có những đặc điểm cơ bản:
- Một là, VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, sau nhiều năm
mới cần thay thế, đổi mới.
- Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh VCĐ được luân chuyển dần
từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị luân chuyển này của VCĐ được phản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.077
ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phần giá trị hao mòn
TSCĐ của doanh nghiệp.
- Ba là, sau nhiều chu kỳ kinh doanh VCĐ mới hoàn thành một vòng luân
chuyển. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần VCĐ đã luân chuyển tích lũy lại sẽ tăng
dần lên, còn phần VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dần
xuống theo mức độ hao mòn. Cho đến khi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử
dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản
phẩm thì VCĐ cũng hoàn thành một vòng luân chuyển.
Những đặc điểm luân chuyển trên đây của VCĐ không chỉ chi phối đến nội
dung, biện pháp quản lý sử dụng VCĐ, mà còn đòi hỏi việc quản lý, sử dụng VCĐ
phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
1.1.2.2Vốn lưu động
Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư
hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào phạm vi sử dụng, TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành
2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
- TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, phụ
tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.
- TSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu
thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.
Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận
động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Do bị chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ
nên VLĐ có những đặc điểm khác với VCĐ:
- Hình thái biểu hiện của VLĐ luôn thay đổi qua các giai đoạn trong quá
trình sản xuất kinh doanh: Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái vốn
tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.078
phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn
bằng tiền. Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn từ
hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về
hình thái tiền.
- Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn
bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại
khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Quá trình này diễn
ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau mỗi chukỳ kinh doanh, tạo thành vòng
tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
Cách phân loại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại VKD, từ đó
giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ sử dụng VKD của
doanh nghiệp sao cho phù hợp. Nói chung trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyển càng nhanh càng có hiệu quả. Điều đó không
chỉ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi được vốn, hạn chế các rủi ro có thể
gặp trong kinh doanh, mà còn khắc phục được các khó khăn về vốn, bảo toàn và
phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tùy theo tiêu
thức nhất định mà vốn kinh doanh được chia thành nhiều loại khác nhau
1.1.3.1 Căn cứ theo quan hệ sở hữu
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành: Vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao
gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở
hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.079
Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách
nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế như: nợ vay, các khoản phải trả cho
người bán, cho nhà nước, cho người lao động và các khoản phải trả khác.
Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp
phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp này phụ
thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, và quyết định của nhà
quản lí. Nhận thức được từng lọai vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm được biện pháp tổ
chức quản lí, sử dụng vốn hợp lý, đồng thời có thể tính toán để tìm ra kết cấu vốn
hợp lí với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
1.1.3.2Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn có thể chia làm 2 loại là nguồn
vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn có tính chất ổn định mà
doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn này thường dùng để
mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại 1 thời điểm có thể xác định
bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc:
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp có
thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân
hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.
Mô hình nguồn vốn
Nguồn vốn tạm thời Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn thường xuyên
Nợ dài hạn
Vốn chủ sỡ hữu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0710
1.1.3.3Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Theo tiêu thức này nguồn vốn của DN có thể chia thành: nguồn vốn bên trong
và nguồn vốn bên ngoài.
Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được
từ bản thân doanh nghiệp, bao gồm: vốn tự bổ sung từ LNST, các loại quỹ( quỹ dự
phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,…) từ nguồn khấu hao tài sản cố định. Đây là
nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó thể hiện khả năng chủ động cũng như
mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn.
Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên
ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: vốn
vay, vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp… Việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ tạo ra
sự linh hoạt trong cơ cấu tài chính, gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
Việc phân loại nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn sẽ giúp doanh nghiệp
điều chỉnh được cơ cấu tài trợ một cách hợp lý, dựa trên nguyên tắc: huy động trước
các nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp sau đó mới huy động đến nguồn tài trợ có
chi phí sử dụng vốn cao hơn.
1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
1.2.1.1Tìm hiểu về quản trị vốn kinh doanh
Quản trị vốn kinh doanh là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh
và kiểm soát quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị vốn kinh doanh bao gồm các hoạt động của nhà quản trị liên quan đến
việc mua sắm, đầu tư, quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra. Nội dung quản trị vốn kinh doanh bao gồm quản trị VCĐ và quản trị
VLĐ
Quản trị vốn kinh doanh là một bộ phận, một nội dung quan trọng trong quản
trị tài chính doanh nghiệp, có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0711
động quản trị tài chính của doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định quản trị này đều
dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chính của các hoạt
động quản trị.
1.2.1.2Mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc
hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến
những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, doanh nghiệp cần phải có
một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy quá trình quản trị vốn
kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu vốn cần bỏ ra để thực
hiện một dự án kinh doanh nào đó.
Với sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính, doanh nghiệp có nhiều
cách khác nhau để huy động vốn cho dự án kinh doanh của mình. Câu hỏi đặt ra là
doanh nghiệp nên huy động những nguồn nào, cơ cấu vốn ra sao để đạt hiệu quả sử
dụng vốn cao nhất? Để trả lời được đòi hỏi nhà quản trị phải có những kĩ năng cơ
bản trong việc quản trị vốn kinh doanh. Như vậy quản trị vốn kinh doanh để xác
định được cơ cấu vốn tối ưu, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn,
tránh gây lãng phí hay thiếu hụt vốn, góp phần giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.
Việc quản trị vốn kinh doanh còn cung cấp các công cụ đắc lực giúp nhà
quản trị đánh giá, theo dõi quá trình sử dụng vốn của Công ty có đi đúng mục đích
lộ trình không, có xảy ra hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích không. Đồng thời
doanh nghiệp cũng có thể tiên đoán được nhu cầu vốn phát sinh để kịp thời bổ sung,
đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, nhịp nhàng.
1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh
1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
Có 3 mô hình về nguồn tài trợ như sau:
a. Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm
bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng
nguồn vốn tạm thời.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0712
- Lợi ích của áp dụng mô hình này:
Giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro thanh toán, mức độ an toàn cao.
Giảm bớt chi phí sử dụng vốn.
- Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:
Chưa tạo ra được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn
nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo, song kém linh hoạt.
Trong thực tế, có khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu thụ,
doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì
một lượng vốn thường xuyên khá lớn.
b. Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần
của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần
TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
- Lợi ích của áp dụng mô hình này:
Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao
- Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:
Doanh nghiệp phải sử dụng khoản vay dài hạn và trung hạn nên phải trả chi
phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
Về thực tế, có những lúc doanh nghiệp khi gặp thời vụ, dự trữ vật tư và HTK
để bán tăng lên, lúc này đã sử dụng phần nguồn vay dài hạn để tài trợ cho phần tăng
đột biến đó làm tăng chi phí.
c. Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên
và TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
- Lợi ích của áp dụng mô hình này:
Chi phí sử dụng vốn hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều nguốn vốn tín dụng ngắn
hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn.
- Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0713
Khả năng rủi ro cao hơn vì sử dụng nguồn vốn tạm thời có tính chất ngắn
hạn tài trợ cho TSLĐ thường xuyên sẽ dễ bị xảy ra tình trạng mất khả năng thanh
toán .
1.2.2.2Phân bổ vốn kinh doanh
Để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề phân bổ vốn kinh doanh là
một trong những vấn đề cần quyết định mang tính chất sống còn đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Bởi vì, vốn có giới hạn nhưng nhu cầu của vốn là vô hạn nên câu hởi
lớn đặt ra cho doanh nghiệp đó là cần phân bổ bao nhiêu cho vốn cố định, bao nhiêu
cho vốn lưu động. Đó chính là những quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp.
1.2.2.3Quản trị vốn lưu động
 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên,
liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu
động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các
khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp và khách hàng, đảm bảo cho quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Đó
chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp.
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối
thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.
Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động, doanh nghiệp cần chú trọng xác
định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù hợp với qui mô và
điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu vốn lưu
động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác
định theo công thức:
Nhu cầu VLĐ =Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp
Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng 2
phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0714
a. Phương pháp trực tiếp
Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Xác định trực tiếp nhu cầu VLĐ
cho HTK, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành
tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh
rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh
doanh do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương
pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong các định nhu cầu vốn lưu
động của doanh nghiệp.
b. Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động
của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân
chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực
hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.
Phương pháp gián tiếp có ưu điểm là dự báo nhu cầu vốn nhanh chóng, đáp ứng kịp
thời thông tin cho việc quản trị huy động vốn. Tuy nhiên phương pháp gián tiếp lại
có hạn chế là kết quả dự bá thường kém sát thực hơn phương pháp trực tiếp.
 Quản trị vốn bằng tiền
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm
bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải
đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy
khi có tiền mặt nhàn rồi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn,
cho vay hay gửi ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh
nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân
hàng để có tiền mặt bổ sung.
 Quản trị các khoản phải thu
Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi
ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ thì
doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi
nhuận. Song nếu bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0715
thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó
doanh nghiệp cần đặc biệt quan trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán
chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có
thể mở rộng bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải
thu hẹp việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
 Quản trị hàng tồn kho
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất
hoặc bán ra sau này.Việc quản trị hàng tồn kho hợp lý không những làm cho doanh
nghiệp giảm đi lượng chi phí lưu kho một cách đáng kể mà còn tránh tình trạng ứ
đọng vốn của doanh nghiệp.Vì vậy điều này rất quan trọng đối với bất kì doanh
nghiệp nào khi mà HTK luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong VLĐ của doanh nghiệp.
1.2.2.4 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định là một bộ phận của vốn kinh doanh, VCĐ là toàn bộ số tiền ứng
trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn cố định đòi hỏi phải luôn
gắn với việc quản lý và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, sao cho việc sử dụng
TSCĐ có hiệu quả nhất.
 Hao mòn TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ luôn bị hao mòn theo 2 hình thức khác nhau là
hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá
trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi hình thức
hay trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, bộ phận TSCĐ do các tác động của
quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về giá trị sử dụng, đó là sự giảm sút về
công dụng hay các tính năng kỹ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng và cuối
cùng không còn sử dụng đước nữa. Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng, phải tiến
hành thay thế, sửa chữa. Về giá trị, đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với
quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0716
- Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở
sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học – kỹ thuật
và công nghệ sản xuất. Do tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sản xuất làm
cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới. Hao mòn vô hình cũng xảy ra khi sản
phẩm bị chấm dứt chu kỳ sống của nó trên thị trường nên những TSCĐ dung để chế
tạo các sản phẩm đó cũng không còn được tiếp tục sử dụng.
Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xảy ra dưới hình thức nào cũng là sự tổn
thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp. Vì thế trong quá trình sử dụng, các doanh
nghiệp phải chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu tối đa những
tổn thất do hao mòn TSCĐ như: Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ; thực hiện tốt
chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ TSCĐ để tránh các hư hỏng bất
thường TSCĐ, gây thiệt hại về ngừng sản xuất; ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến
bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ và sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, khi
TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng hoặc xét thấy việc sử dụng TSCĐ cũ không còn kinh
tế thì phải mạnh dạn thay thế, đổi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn
cố dịnh của doanh nghiệp.
 Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của
TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
TSCĐ.
Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số VCĐ
đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ. Về mặt kinh tế,
khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh và được tính
vào giá thành sản phẩm trong một kỳ. Tuy nhiên, khác với các loại chi phí khác,
khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình
thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra. Số tiền khấu hao thu hồi
được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu
hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hay mở rộng các TSCĐ của doanh
nghiệp khi đến hoặc hết thời hạn sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0717
nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả
nhưng đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn. Số tiền khấu hao này khi doanh nghiệp có
nhu cầu đầu tư để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp.
 Các phương pháp khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều phương
pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng
riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dụng chủ
yếu, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp. Thông thường có các
phương pháp khấu hao chủ yếu sau:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ biến
để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp.
Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính
bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
Công thức: 𝑴 𝑲𝑯 =
𝑵𝑮 𝑲𝑯
𝑻
; 𝑻 𝑲𝑯 =
𝑴 𝑲𝑯
𝑵𝑮 𝑲𝑯
𝒙𝟏𝟎𝟎% =
𝟏
𝑻
𝒙𝟏𝟎𝟎%
Trong đó: MKH là mức khấu hao hàng năm; TKH là tỷ lệ khấu hao hàng năm;
NGKH là nguyên giá TSCĐ phải khấu hao; T là thời gian sử dụng hữu ích của
TSCĐ.
- Phương pháp khấu hao nhanh
Thực chất phương pháp này là đẩy nhanh việc thu hồi vốn trong những năm
đầu sử dụng TSCĐ. Có thể thực hiện theo hai phương pháp:
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ
phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh.
Công thức: 𝑴 𝑲𝑯𝒕 = 𝑮 𝑪𝒕 𝒙𝑻 𝑲𝑯𝒕
Trong đó: MKHt là mức khấu hao nhanh năm t; GCt là giá trị còn lại của TSCĐ
ở đầu năm thứ t; TKHt là tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ; t là thứ tự năm sử dụng
TSCĐ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0718
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình quân
nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Thường thì TSCĐ có thời hạn sử dụng
từ 4 năm trở xuống thì lấy hệ số điều chỉnh là 1,5; từ 4 đến 6 năm hệ số điều chỉnh
là 2,0 và trên 6 năm là 2,5.
+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng:
Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm.
Công thức: 𝑴 𝑲𝑯𝒕 = 𝑵𝑮 𝑲𝑯 𝒙𝑻 𝑲𝑯𝒕; 𝑻 𝑲𝑯𝒕 =
𝟐(𝑻−𝒕+𝟏)
𝑻(𝑻+𝟏)
Trong đó: MKHt là mức khấu hao nhanh năm t; NGKH là nguyên giá TSCĐ
phải tính khấu hao; TKHt là tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ; T là thời hạn sử dụng
TSCĐ; t là thời điểm năm cần tính khấu hao.
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy
sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn
vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
Công thức:𝑴 𝑲𝑯𝒕 = 𝑸 𝑺𝑷𝒕 𝒙𝑴 𝑲𝑯𝒔𝒑
Trong đó MKHt là mức khấu hao nhanh năm t; QSPt là số lượng sản phẩm sản
xuất trong năm t; MKHsp là mức khấu hao đơn vị sản phẩm.
Như vậy: Mỗi phương pháp khấu hao đều có những ưu và nhược điểm riêng,
doanh nghiệp cần chủ động lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp với doanh
nghiệp mình và phải nhất quán trong quá trình sử dụng TSCĐ.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3.1 Khái quát quy mô và cơ cấu nguồn vốn
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn
khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều
quan trọn là doanh nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu
nguồn vốn hợp lý đưa lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0719
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị
nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Quyết
định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính quan trọng vì:
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tốt quyết định chi
phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.
- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu
nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ
phần.
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến
mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn doanh nghiệp. Cơ
cấu nguồn vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn
của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được
hình thành bằng nguồn nợ phải trả.
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
nguồn vốn doanh nghiệp. Nhìn tổng thế, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình
thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Do vậy có thể xác định:
Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu
Hoặc Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ
Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng số nợ
Vốn chủ sở hữu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0720
1.2.3.2 Các chỉ tiêu kết cấu vốn kinh doanh
Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: TSNH và
TSDH.
 Tỉ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Tỷ lệ đầu tư vào TSNH =
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
 Tỉ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn
Tỷ lệ đầu tư vào TSDH =
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh
hay chậm, thường phản ánh qua hai chỉ tiêu: Số vòng quay và kỳ luân chuyển VLĐ.
+Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu
động được thực hiện trong một thời kì, thường là một năm.
Số vòng quay VLĐ =
Luân chuyển thuần trong kì
Số VLĐ bình quân
+Kì luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng
quay VLĐ cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển
càng nhanh và ngược lại.
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ
Số lần luân chuyển VLĐ
 Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0721
Mức tiết
kiệm VLĐ
=
Mức luân chuyển bình
quân 1 ngày kì kế hoạch
x
Số ngày rút ngắn kỳ
luân chuyển VLĐ
 Hàm lượng vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao
nhiêu đồng vốn lưu động.
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần trong kỳ
 Tỉ suất lợi nhuận vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận trước thuế (sau thuế) đạt được khi sử dụng
một đồng VLĐ trong kỳ.
Tỉ suất lợi
nhuận VLĐ
=
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trong kỳ
x 100%
VLĐ bình quân
1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Nó phản ánh một đồng TSCĐ được sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu thuần. Vốn cố định sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của
nguyên giá TSCĐ.Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu thuần. VCĐ sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá
TSCĐ. VCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ
và đầu kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0722
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
VCĐ bình quân
 Hệ số hao mòn tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản
ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi ở tại thời
điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết hạn sử dụng, vốn
cố định cũng sắp thu hồi hết.
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
 Hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh trong kì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ
để thực hiện một đồng doanh thu. Hàm lượng vốn cố định càng thấp thì hiệu suất sử
dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.
Hàm lượng VCĐ =
VCĐ bình quân
Doanh thu thuần
 Tỉ suất lợi nhuận vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ càng cao
thì cho thấy doanh nghiệp sử dụng VCĐ càng hiệu quả.
Tỉ suất lợi nhuận VCĐ =
Lợi nhuận trước (sau) thuế
VCĐ bình quân
1.2.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
 Vòng quay toàn bộ vốn
Phản ánh hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp, bình quân cứ
1đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0723
Vòng quay toàn bộ vốn =
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần
trong kỳ. Thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể
thu được bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu (ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
x 100%
Doanh thu thuần trong kỳ
 Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) :
Phản ánh một đồng vốn bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước lãi vay và thuế. BEP càng lớn càng tốt, doanh nghiệp càng chủ động trong
việc trả lãi vay.
Tỉ suất sinh lời kinh
tế của tài sản (BEP)
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
x 100%
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá
trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp.
Tỉ suất lợi nhuận trước
thuế trên vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
x 100%
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số này
phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0724
Tỷ suất LNST trên vốn
kinh doanh (ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức LNST
thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu (ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
 Thu nhập một cổ phần thường (EPS)
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần
phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
Thu nhập một cổ phần
thường (EPS)
=
LNST – Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
Các hệ số trên càng cao càng chứng tỏ trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp
càng cao, và là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp.
Để đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh, ngoài các chỉ tiêu đã nêu ở
trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng phương pháp Dupont để phân tích mối quan
hệ giữa các hệ số tài chính, được thể hiện cụ thể qua 2 mối quan hệ sau:
 Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA) với
hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất LNST trên vốn
kinh doanh (ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh
ROA = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn
Tức là: ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0725
Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được hai nhân tố ROS và Vòng quay
tổng vốn có tác động như thế nào đến ROA. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra các
biện pháp thích hợp để tăng ROA.
 Mối quan hệgiữatỷ suấtlợi nhuậnvốnchủ sở hữu (ROE)với các nhân tố khác
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
x
Tổng số vốn kinh doanh
Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu
ROE =
Tỷ suất LNST trên vốn kinh
doanh
x
Mức độ sử dụng đòn bẩy
tài chính
ROE =
Hệ số lãi
ròng
x
Vòng quay
toàn bộ vốn
x
Mức độ sử dụng đòn bẩy
tài chính
Tức là ROE = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn x
1
1 – Hệ số nợ
Qua công thức trên cho thấy các nhân tố chủ yếu tác động đến ROE của doanh
nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể xác định và tìm ra các biện pháp
thích hợp để khai thác các yếu tố tiềm năng giúp gia tăng ROE cho doanh nghiệp.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố
bao gồm cả nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan. Để có thể đề ra những biện
pháp sử dụng vốn hiệu quả nhất thì các doanh nghiệp cần phải xem xét tới tác động
của các nhân tố này đến doanh nghiệp mình.
1.2.4.1Nhân tố chủ quan
- Trình độ quản lý và tay nghề người lao động
Nếu nhà quản lý không có phương án sản xuất kinh doanh hữu hiệu, không bố
trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất...sẽ gây lãng phí về nhân lực, vốn,
nguyên vật liệu…; tay nghề người lao động không tốt sẽ làm giảm hiệu suất lao
động, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Lựa chọn phương án đầu tư
Nếu lựa chọn được phương án sản xuất kinh doanh đúng đắn sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Ngược lại sẽ làm thất thoát và lãng phí vốn.
- Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0726
Việc đầu tư vào các tài sản không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn hay vay nợ
quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong...không những không phát huy
tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp.
- Xác định nhu cầu vốn
Xác định nhu cầu vốn hợp lý sẽ giúp quản trị vốn hiệu quả do tận dụng được
tối đa nguồn huy động, tránh ứ đọng hoặc thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp vào sản xuất
kinh doanh
Sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vật
liệu vào sản xuất kinh doanh, để nguyên vật liệu tồn kho dự trự quá mức cần thiết
trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành
Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế
kỹ thuật như: Tính chất ngành nghề, tính thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh....
Những đặc điểm này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị vón kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2.4.2 Nhân tố khách quan
- Các chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý của Nhà nước
Điều này thể hiện qua định hướng phát triển cho từng ngành,cơ chế giao vốn,
đánh giá tài sản cố định,chính sách tiền tệ, chính sách thuế, chính sách cho vay, lãi
suất hay việc khuyến khích nhập một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm
tăng hoặc giảm năng suất lao động và cả lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nhân tố thuộc nền kinh tế
Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định
và đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc nền kinh tế chung như: khủng hoảng,
lạm phát, cạnh tranh,lãi suất vay...
- Nhân tố thuộc về khoa học công nghệ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0727
Trong điều kiện hiện nay, khoa học phát triển với một tốc độ nhanh chóng, làn
sóng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng gia tăng, một mặt nó tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất làm tăng năng suất lao động.
Mặt khác, nó cũng đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt, cũng như
làm cho TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình rất lớn vì vậy doanh nghiệp
cần lựa chọn phương án đầu tư cũng như khấu hao hợp lý nhất.
- Sự ổn định chính trị trong nước và quốc tế
Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự ổn định trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp. Một môi trường chính trị - xã hội ổn định hạn chế
được rất nhiều rủi ro kinh doanh có thể xảy ra. Đó cũng là lí do vì sao ngày càng có
nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam.
- Khả năng cạnh tranh thị trường
Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm có sức tiêu thụ
lớn thì Công ty sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên
vốn cao.
- Lãi suất thị trường
Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy
động vốn của doanh nghiệp.
- Rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Những rủi ro như thiên tai bào lũ, động đất, hỏa hoạn … làm cho các tài sản
của doanh nghiệp bị hư hại từ đó gây thất thoát vốn kinh doanh của doanh nghiệp,
ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0728
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN –
ĐỒNG XUÂN
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn
– Đồng Xuân
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN
Tên viết tắt: Dolico
Tên giao dịch quốc tế: Sai Gon- Dong Xuan Beer Alcolhol Joint Stock Company
Logo
Công ty có 2 nhà máy sản xuất:
+Cơ sở chính: Nhà máy cồn, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân tại Thanh Ba, Phú Thọ
Tel: 84-0210. 885604 - Fax: 84-210.885605
+Cơ sở 2: Nhà máy bia Sài Gòn – Mê Linh
Địa chỉ: Km 9 - Thăng Long - Nội Bài, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh,
TP Hà Nội
Tel: 84-04. 8840392 - Fax: 84-04.8865188
Email: saigondongxuan@gmail.com
Website: http://www.saigondongxuan.com.vn
Mã số thuế: 2600114002
Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân là một trong những doanh
nghiệp sản xuất bia, rượu lớn ở nước ta. Công ty CP Bia, Rượu Sài Gòn- Đồng
Xuân được thành lập ngày 15-9-1965 tại Thanh Ba – Phú Thọ. Trải qua hơn 40 năm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0729
phát triển, Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân vẫn đứng vững và
không ngừng phát triển, vươn lên trong nền kinh tế thị trường hòa chung với xu thế
hội nhập.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn -
Đồng Xuân có thể khái quát qua những giai đoạn sau:
Giai đoạn 1965-1975:
Xí nghiệp rượu Đồng Xuân được thành lập vào ngày 15/9/1965 tại thị trấn
Thanh Ba - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Xí nghiệp có diện tích 22.393m2 nằm
ngay bên đường quốc lộ 2. Qua 2 năm xây dựng với số lượng lao động ban đầu chỉ
có 35 người, xí nghiệp đã bước vào sản xuất và cho ra đời 2 sản phẩm đầu tiên năm
1967 là cồn 70 độ và rượu trắng. Máy móc thiết bị ban đầu rất thô sơ, nguyên giá tài
sản cố định chỉ có 450.300 đồng. Trong thời kỳ đầu khó khăn vất vả, chiến tranh
phá hoại nên doanh nghiệp làm ăn thua lỗ 30.504 đồng đến năm 1967. Những năm
sau đó với số lượng lao động tăng dần, sản xuất dần đi vào ổn định và bắt đầu khởi
sắc. Đến năm 1975 sản lượng cồn đạt 153.935 lít và 440.314 lít rượu, số lượng lao
động là 94 người, tài sản cố định có nguyên giá là 1.019.618 đồng.
 Giai đoạn 1975 - 1985.
Trong giai đoạn nay xí nghiệp đã mở rộng sản xuất kinh doanh cho ra đời
những sản phẩm mới như rượu chanh, cam, dứa, mơ đóng chai. Ban giám đốc công
ty đã mạnh dạn đổi mới công nghệ, đến năm 1985 sản lượng cồn là 329.225 lít,
nồng độ cồn đạt 96,5 độ, đây là một mốc son trong lịch sử phát triển của xí nghiệp.
Giai đoạn 1985 - 1995.
Do sự thay đổi của cơ chế quản lý nhà nước, ban giám đốc xí nghiệp chưa nắm
bắt kịp thời các thay đổi này nên doanh nghiệp liên tục làm ăn thua lỗ, đứng trước
nguy cơ phá sản, sản phẩm không tiêu thụ được, công nhân phải nghỉ, những người
tiếp tục đi làm chỉ được hưởng 70% lương, đời sống của công nhân gặp vô vàn khó
khăn. Đứng trước thực tế đó, UBND tỉnh và Sở Công nghiệp tỉnh đã tổ chức rất
nhiều cuộc họp bàn về phương hướng giải quyết khó khăn. Ban giám đốc xí nghiệp
đã củng cố lại đội ngũ cán bộ, tìm kiếm phương hướng tháo gỡ khó khăn và có
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0730
những quyết định mạnh dạn mang tính đột phá. Sản phẩm từng bước được cải thiện
với mẫu mã mới, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Từ năm 1991, tình hình
kinh doanh của xí nghiệp bắt đầu khởi sắc, xí nghiệp bước vào một chặng đường
mới. Năm 1994, theo quyết đinh số 54/`QĐUB của UBND tỉnh Vĩnh Phú, xí nghiệp
đã đổi tên thành Công ty rượu Đồng Xuân. Đến năm 1995 số lãi đã lên đến
156.515.806 đồng.
Giai đoạn 1995 đến 2006
Đây là thời kì phát triển rực rỡ của công ty. Sau khi kinh doanh có lãi, khắc
phục hoàn toàn số lỗ của những năm trước, ban giám đốc công ty đã mạnh dạn đầu
tư một dây truyền sản xuất bia hiện đại của Đức tại Km9 - Bắc Thăng Long- Nội
Bài với diện tích 15.630m2. Đến năm 1997, công ty đã cho ra đời sản phẩm đầu tiên
với chất lượng cao.
Hiện, công ty có hai Nhà máy:
- Nhà máy Cồn, Rượu Sài gòn- Đồng xuân tại Thanh ba- Phú Thọ, chuyên
sản xuất cồn thực phẩm công xuất 1,5 triệu lít cồn , 3 triệu lít Rượu phục vụ cho
đời sống dân sinh và xuất khẩu.
- Nhà máy Bia Sài gòn Mê Linh tại Mê Linh- Vĩnh Phúc, với công suất 30
triệu lít Bia/ năm. Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng trong và ngoài nước
tin dùng.
Giai đoạn 2007 đến nay
Căn cứ theo quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 19/1/2007 của UBND Tỉnh
Phú Thọ về việc chuyển giao phần vốn Nhà nước nắm giữ tại Công ty Cổ Phần Bia
Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân về Tổng Công ty Bia, Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn
quản lý. Công ty chính thức trở thành Công ty thành viên trong Tổng Công ty Bia
Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn.
Để làm tốt công tác thị trường xứng với vị thế mới, công ty tập trung duy trì
phát triển thương hiệu sản phẩm bia Henninger, bia Mebeco, rượu Đồng Xuân. Có
phương thức và kế hoạch cụ thể để mở rộng thị trường mới, duy trì và phát triển thị
trường hiện có, thực hiện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn việc tiếp thị giới thiệu sản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0731
phẩm tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại
chúng và các hội chợ trong và ngoài nước...
Bước đầu Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận:
- 12 trong số 14 sản phẩm của Công ty đã đạt Huy chương vàng tại các kỳ Hội
chợ trong nước và quốc tế.
- Cúp vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2001.
- Đạt giải Quả cầu bạc Made in Vietnam 2002, giải Quả cầu vàng Made in
Vietnam 2004.
- Đạt giải Cúp sen vàng và chân dung Bạch Thái Bưởi tại Hội chợ Xuất nhập
khẩu và tiêu dùng Exempo 2004.
- Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005, 2006, 2007 do Bộ khoa học và
Công Nghệ tặng.
Năm 2008, công ty đạt doanh thu trên 252 tỷ đồng, nộp ngân sách 9 tỷ đồng
tăng 50% so với năm 2007. Đạt được kết quả trên ngoài việc đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh, công ty luôn quan tâm duy trì, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm, thực hiện tốt các hợp đồng hợp tác sản xuất với các đối tác chiến lược
như: tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn; công ty cổ phần vang Thăng
Long; công ty TNHH Nakanibon ShuSan….tạo thế liên kết trong sản xuất kinh
doanh, tháo gỡ khó khăn và mở rộng sản xuất. Kết quả năm 2008 công ty đã phát
triển thêm được 233 đại lý tiêu thụ, nâng tổng số đại lý tiêu thụ rượu bia lên con số
1073 đại lý trên phạm vi cả nước. Nhiều đại lý, chi nhánh vẫn duy trì được mức tiêu
thụ cao đó là: chi nhánh Việt Trì, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,
Hà Nội…. Sản phẩm của công ty sản xuất có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Việt
Nam và nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm bia Henninger sản xuất
tại Nhà máy bia Sài Gòn – Mê Linh của công ty là sản phẩm sản xuất theo bản
quyền thương hiệu của hãng bia Henninger – cộng hòa liên bang Đức được người
tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng. Sản phẩm cồn thực phẩm sản xuất từ nguyên liệu
ngũ cốc tại Nhà máy cồn, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân có chất lượng cao, đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0732
Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cao được
người tiêu dung trong và ngoài nước tin tưởng. Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật
và công nhân trình độ cao, có bề dày kinh nghiệm sản xuất cồn, rượu, bia.
Với bề dày thành tích đạt được Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng
thưởng nhiều danh hiệu cao quý:
 Huân chương lao động hạng nhì năm 1985
 Huân chương lao động hạng ba năm 1992
 Huân chương lao động hạng ba năm 1995
 Huân chương chiến công hạng ba năm 1996
 Huân chương lao động hạng nhì năm 1997
 Huân chương lao động hạng nhất năm 2005
 Huân chương lao động hạng ba năm 2007
 Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005, 2006, 2007
 Huy chương vàng cho sản phẩm rượu Ba Kích năm 1993
 Huy chương vàng cho sản phẩm rượu Vodka năm 1994
 Huy chương vàng cho sản phẩm rượu chanh năm 1995
 Huy chương vàng cho sản phẩm rượu Champagne + vang nho năm 1996
 2 huy chương vàng Hội chợ thương mại Quốc tế EXPO 1997
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn –
Đồng Xuân
2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm của công ty
 Chức năng
Công ty Cổ Phần Bia, Rượu Sài Gòn- Đồng Xuân là đơn vị sản xuất và kinh
doanh đồ uống.
 Ngành nghề kinh doanh
o Sản xuất cồn thực phẩm, rượu bia các loại và nước giải khát có gas.
o Kinh doanh cồn, rượu, bia, nước giải khát.
o Kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, phụ tùng hàng hóa, sản phẩm
phục vụ sản xuất và tiêu dung.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0733
o Thi công xây lắp, cải tạo, sửa chữa công trình công nghiệp.
o Kinh doanh vận tải hàng hóa, đường bộ.
 Sản phầm chính
Hình 2.1 Danh mục rượu, bia
Danh mục rượu Danh mục bia
Vodka chai thủy tinh Bia Henninger lon
Vodka chai PET Bia hơi Henninger
Rượu Bakich Bia hơi Sài Gòn – Mê Linh
Rượu Shochu Sản phẩm gia công
Rượu Whisky
Rượu khác
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty và tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế
toán của công ty
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty
Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng
thị
trường
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng tài
chính – kế
toán
Nhà máy
bia
Nhà máy
rượu cồn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0734
 Đại hội đồng cổ đông:
Với kỳ hoạt động là 4 năm, Đại hội cổ đông là hội đồng cao nhất hoạch định
chiến lược kinh doanh, nghiên cứu và phát triển của toàn công ty Kể từ khi thành
lập công ty cổ phần tới nay, Đại hội đồng cổ đông đã tiến hành họp 6 tháng một lần,
đã bầu cử ra các cơ quan chức năng, các chức vụ chủ chốt của Công ty như Hội
đồng Quản trị, Ban kiểm soát.
 Ban kiểm soát:
Ban Kiểm soát được lập ra với mục đích theo dõi và tổng kết các hoạt động
của công ty trong suốt nhiệm kỳ.
 Ban lãnh đạo công ty:
Gồm một giám đốc Công ty, một phó giám đốc nhà máy rượu cồn và một phó
giám đốc nhà máy bia.
- Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động cả hai
nhà máy của công ty trước Nhà nước, trước Tổng công ty và trước tập thể cán bộ
công nhân viên. Là người điều hành chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Phó giám đốc nhà máy rượu cồn: Là người có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy rượu cồn.
- Phó giám đốc nhà máy bia: Là người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo
hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhà máy bia.
 Các phòng ban chức năng của công ty:
Các phòng ban chịu sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo thông qua các trưởng phòng.
Cụ thể:
- Phòng thị trường: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối
kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch cung ứng vật tư, ký hợp đồng và theo dõi việc thực
hiện hợp đồng. Tổ chức các hoạt động marketing, tiêu thụ sản phẩm, thăm dò thị
trường, xây dựng các chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại
chúng, lập kế hoạch phát triển công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0735
- Phòng tổ chức hành chính, lao động tiền lương: Chịu phụ trách tiền lương
cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng nhân viên và các vấn đề bảo hiểm, an toàn
lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ đón tiếp các đoàn khách.
- Phòng tài chính kế toán: Giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công
tác kế toán tài chính, thống kê và giá cả của công ty theo đúng quy định của pháp
luật và Nhà nước.
Hình 2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính – kế toán
Bộ máy kế toán của công ty gồm có 9 nhân viên kế toán, trong đó có một kế
toán trưởng và 8 nhân viên kế toán làm việc tại hai nhà máy của công ty, mỗi người
chịu trách nhiệm về những phần hành kế toán cụ thể.
Kế toán trưởng: Là người giúp việc giám đốc, phụ trách và chịu trách nhiệm
toàn bộ công tác kế toán và quản lý tài chính ở công ty như: thông tin kinh tế, tổ
Kế toán trưởng
Kế toán nhà
máy bia
Kế toán nhà
máy rượu, cồn
Kế toán
vật tư ,
TSCĐ
kiêm kế
toán thuế
Kế toán
tiền mặt
kiêm kế
toán bán
hàng
Kế toán
tiền gửi,
thanh
toán
công nợ
Thủ
quỹ
Kế toán
tiền mặt
kiêm kế
toán bán
hàng
Kế toán
vật tư,
TSCĐ
kiêm kế
toán thuế
Kế toán
tiền gửi,
thanh
toán
công nợ
Thủ
quỹ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0736
chức phân tích hoạt động kinh tế, giá cả và hạch toán kinh doanh theo pháp luật
hiện hành
Kế toán viên tại mỗi nhà máy bia và nhà máy rượu là 4 nhân viên mỗi nhân
viên chịu trách nhiệm về những phần hành kế toán cụ thể sau:
Một nhân viên kế toán Nguyên vật liệu, TSCĐ kiêm kế toán thuế, kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của nhà máy bia(rượu cồn).
Một nhân viên kế toán tiền gửi kiêm kế toán công nợ phải thu, phải trả của
nhà máy bia(rượu cồn)..
Một nhân viên kế toán tiền mặt, kiêm kế toán bán hàng nhà máy bia(rượu
cồn).
Một thủ quỹ quản lý toàn bộ thu chi tiền mặt tại nhà máy bia(rượu cồn), vào
sổ quỹ thu chi hàng ngày và kiểm kê tồn quỹ mỗi kỳ.
Với mô hình quản lý trực tuyến chức năng, các chức năng trong công
ty được chuyên môn hoá cao. Mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng nhưng không rời
rạc mà liên kết thành một hệ thống không thể tách rời. Những quyết định ở các
phòng ban chỉ có hiệu lực khi đã thông qua giám đốc hoặc được giám đốc uỷ
quyền.Trong những năm gần đây để phù hợp với nền kinh tế thị trường công ty đã
liên tục thực hiện công tác tinh giảm, sàng lọc lao động, giảm thiểu lao động gián
tiếp, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt...
2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
a) Nguyên vật liệu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0737
Hình 2.4 Nguyên vật liệu sản xuất
Nguyên vật liệu
Dùng cho SX cồn Dùng cho SX rượu mùi Dùng cho SX bia
- Sắn lát khô
- Ezim
- Men
- Một số nguyên
liệu phụ khác.
- Cồn
- Đường
- Axit
- Phụ gia
- Phẩm màu
- Hương liệu
- Vỏ chai
- Hộp con, thùng carton,
nhãn...
- Nút
- Gạo
- Đường.
- Malt
- Hoa houblon
- Vỏ chai, nút
- Nhãn, giấy nhãn
- Các loại hoá chất
khác.
b) Quy trình sản xuất
- Dây chuyền sản xuất bia lon, bia chai, bia hơi công nghệ Cộng hoà Liên
Bang Đức, công suất 40 triệu lít/ năm.
- Dây chuyền sản xuất Rượu, công nghệ Việt Nam, công suất 2 triệu lít/năm.
- Dây chuyền sản xuất cồn, công nghệ Việt Nam, công suất 1,5 triệu lít/năm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0738
Hình 2.5 Quy trình sản xuất cồn tinh chế
Hình 2.6 Quy trình sản xuất rượu
Thuyết minh dây chuyền sản xuất cồn:
Sắn lát khô sau khi nghiền được đưa qua bộ phận nấu ở nhiệt độ 100°C để phá
vỡ cấu trúc tế bào và chuyển tinh bột về trạng thái hòa tan. Tinh bột sau quá trình nấu
được chuyển qua giai đoạn đường hóa. Trong quá trình sản xuất cồn, tế bào nấm men
không có khả năng chuyển hóa hồ tinh bột thành cồn. Chúng chỉ có khả năng sử dụng
đường, chuyển đường thành rượu. Vì vậy sau khi nấu để dịch hóa, dịch tinh bột cần
được chuyển thành đường trước khi lên men. Sau khi quá trình đường hóa kết thúc,
sản phẩm của nó được đưa qua bộ phận lên men. Đây là giai đoạn quan trọng cuối
cùng và chủ yếu nhất của quá trình sản xuất rượu cồn. Trong quá trình lên men các
chất men của nấm men thực hiện quá trình thủy phân đường phức tạp thành đường
đơn giản. Quá trình lên men do tác động của các tế bào nấm men như sau: Đường và
các chất dinh dưỡng của môi trường lên men được hấp thụ và khuếch tán vào bên
Nguyên liệu Nghiền nhỏ Nấu, dịch hóa
Đường hóaLên menChưng cất, tinh chế
Thành phẩm Nhập kho
Nguyên liệu Pha chế Lưu trữ
Lọc trongChai rửa sạchĐóng chai, xiết nút
Hoàn thiện sp Nhập kho
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0739
trong tế bào men. Nhờ các chất men có sẵn trong tế bào nấm men tác dụng, các chất
dinh dưỡng được chuyển hóa qua các hợp chất trung gian và cuối cùng tạo thành
rượu và khí CO2. Rượu và CO2 tạo thành được khuếch tán qua màng tế bào và ra môi
trường bên ngoài. Rượu hòa tan trong nước nên tan nhanh ra dung dịch lên men còn
CO2 hòa tan kém trong nước nên chóng bị bão hòa trong dung dịch. Khi dung dịch đã
bão hòa CO2 thì CO2 tạo thành được bám quanh tế bào nấm men và lớn dần lên.
Lượng CO2 tích tụ lớn đến mức nó thắng khối lượng của tế bào nấm men thì tế bào
nấm men được bọt khí CO2 kéo dần lên bề mặt dịch lên men. Khi lên đến mặt thoáng,
CO2 được thoát ra và tế bào nấm men có khối lượng lớn hơn khối lượng riêng dịch
lên men được lắng xuống. Nhờ sự chuyển động lên xuống này mà quá trình lên men
được tăng cường. Sau khi quá trình lên men kết thúc sản phẩm được đem đi qua thiết
bị vắt li tâm lấy dịch qua giai đoạn chưng cất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0740
Hình 2.7 Quy trình sản xuất bia
Gạo
Nghiền
Hồ hóa,
dịch hóa
Đun sôi
Malt
Nghiền
Đạm hóa
Đường hóa
Lọc trong
Đun sôi với
hoa
Lắng trong
Lạnh nhanh
Lên men
chính
Lên men
phụ
Lọc bia
Bão hòa
CO2
Tank TP bia
hơi
Bia Inox
Làm sạch
Thanh trừng
Làm lạnh
Chiết bia
Chụp Màng
co
Sản phẩm bia
hơi
Nhập kho
Tank TP Bia
chai
Tank TP bia
lon
Vỏ chai Vỏ lon
Rửa chai Rửa lon
Kiểm tra Kiểm tra
Chiết bia Chiết bia
Dập nút Xiết nút
Thanh trùng Thanh trùng
Dán nhãn Làm khô
In hạn sử
dụng
In hạn sử
dụng
Đóng két Đóng hộp
Sản phẩm bia
chai
Sản phẩm bia
lon
Nhập kho Nhập kho
Men
giống
Cặn
Bã
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0741
Thuyết minh dây chuyền sản xuất bia:
Gạo và Malt được nghiền nhỏ nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc hạt tinh bột
tạo điều kiện cho quá trình hút nước, trương nở hạt tinh bột và tạo điều kiện cho hệ
Enzim phát huy hoạt lực thủy phân tinh bột thành các đường đơn.
Nguyên liệu thay thế qua giai đoạn hồ hóa – dịch hóa với mục đích chuyển
tinh bột từ dạng không hòa tan sang dạng hòa tan, sau đó được đưa vào quá trình
đường hóa cùng với Malt, ở đây dưới tác dụng của hệ Enzim trong Malt trong điều
kiện nhiệt độ nhất định và môi trường thích hợp, các enzim hoạt động phân cắt các
chất cao phân tử thành các chất thấp phân tử.
Kết thúc quá trình đường hóa, toàn bộ khối dịch được chuyển sang nồi lọc
nhằm mục đích tách dịch đường ra khỏi bã. Lượng bã này được sử dụng cho chăn
nuôi, còn dịch đường được đưa sang nồi nấu hoa, ở đây dịch đường được đun sôi
với hoa Hublon (nhiệt độ hơn 100°C) , các chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol và
các thành phần của hoa được hòa tan vào dịch đường làm cho bia có vị đắng, mùi
thơm đặc trưng của hoa Hublon và khả năng giữ bọt cho bia. Poliphenol của hoa khi
hòa tan vào dịch đường ở nhiệt độ cao sẽ tác dụng với protein cao phân tử tạo các
phức chất dễ kết lắng làm tăng độ trong của dịch đường và ổn định thành phần sinh
học của bia thành phẩm; đồng thời quá trình đun hoa còn có tác dụng thanh trùng,
tiêu diệt các vi sinh vật và các hệ Enzim còn lại trong dịch đường.
Kết thúc quá trình đun sôi, dịch đường được bơm qua thùng lắng xoáy để
tách. Dịch đường trong được đưa qua thiết bị làm lạnh nhanh, mục đích đưa dịch
đường xuống nhiệt độ lên men thích hợp (8-9°C) đồng thời tránh sự xâm nhập của
vi sinh vật vào dịch đường dẫn đến bất lợi cho quá trình lên men. Dịch đường được
bổ sung oxi đến mức độ cần thiết và với lượng men giống thích hợp được đưa vào
tăng lên men, ở đây quá trình lên men chính xảy ra, dưới tác dụng của tế bào nấm
men bia, dịch đường được chuyển hóa thành rượu, CO2 và các sản phẩm phụ khác.
Quá trình lên men chính kéo dài 5-7 ngày ở nhiệt độ thích hợp, CO2 sinh ra trong
quá trình lên men được thu hồi, làm sạch và hóa lỏng chứa trong các bình chứa. Kết
thúc quá trình lên men chính, men sữa được thu hồi để tái sử dụng còn bia non được
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0742
chuyển sang chế độ lên men phụ, ở điều kiện nhiệt độ thấp (0-5°C) và áp suất bề
mặt 0,5 – 1 bar. Trong thời gian lên men phụ, nấm men trong bia non tiếp tục lên
men lượng đường còn lại để tạo thành CO2 và các sản phẩm khác. Đồng thời trong
lúc này lượng Diaxetyl tạo thành ở gian đoạn lên men chính được chính nấm men
khử và chuyển thành Axetoin, các chất hữu cơ tác dụng với rượu để tạo thành các
este, tức là ở đây xảy ra quá trình nhằm ổn định thành phần và tính chất cảm quan
của sản phẩm.
Với bia hơi: Trước khi chiết, các box chứa bia bằng inox được làm sạch bằng
khí nén, nước thường, nước nóng (80°C), dung dịch xút (2-3%) và được thanh trùng
bằng hơi nóng (khoảng 135°C), sau đó được làm lạnh bằng CO2 và chiết ở điều kiện
đẳng áp (3 bar), sau đó box bia được chụp màng co bảo hiểm và vận chuyển trong
các ô tô có bảo ôn lạnh tới các đại lý tiêu thụ sản phẩm. Tại các điểm bán hàng, các
box bia được bảo quản trong máy bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-4°C và bia được lấy ra
cốc bằng áp lực CO2 nén vào box, như vậy bia được bảo quản lạnh và không tiếp
xúc với không khí để đảm bảo vô trùng cho đến khi rót ra cốc của khách hàng.
Đối với bia chai, bia lon: Vỏ chai và vỏ lon được làm sạch, làm khô và được
kiểm tra kĩ trước khi đưa vào chiết, CO2 được nén vào chai, lon ở áp suất 3 bar và
bia được triết đẳng áp để tránh trào bọt gây thất thoát CO2 trong bia. Sau khi được
dập nắp, bia chai, bia lon được đưa qua hầm thanh trùng, ở đây nhiệt độ của bia
được làm nóng lên từ từ đến nhiệt độ thanh trùng (60-62°C) nhằm tiêu diệt hết vi
sinh vật còn sót lại trong bia nhằm bảo quản lâu dài. Sau đó được làm nguội đến
nhiệt độ bình thường, làm khô, in hạn sử dụng và được đóng vào két hoặc thùng
giấy chuyển vào kho, sau đó đem đi tiêu thụ.
c) Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty
 Thị trường đầu vào:
Nguyên vật liệu chính của công ty là malt, khoai, sắn, gạo , đường, hoa quả
(cam, chanh, mơ…). Trong đó khoai, sắn, gạo, đường... đều là những sản phẩm
nông nghiệp điển hình của một nước nhiệt đới, sản xuất nông nghiệp như nước ta.
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn

More Related Content

What's hot

Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilkThanh Vu Nguyen
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty dịch vụ, HAY
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty dịch vụ, HAYNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty dịch vụ, HAY
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty dịch vụ, HAY
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
 
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Lv (13)
Lv (13)Lv (13)
Lv (13)
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
 
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủyĐề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 

Similar to Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn

Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Vũ Qu...
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Vũ Qu...Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Vũ Qu...
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Vũ Qu...sividocz
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhssuser499fca
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thực phẩm ...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đườngĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Mía đường
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Vũ Qu...
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Vũ Qu...Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Vũ Qu...
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Vũ Qu...
 
Đề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAO
Đề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAOĐề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAO
Đề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty sản phẩm bao bì carton
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty sản phẩm bao bì cartonĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty sản phẩm bao bì carton
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty sản phẩm bao bì carton
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Ojitex Hải ...
 
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Ojitex Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Ojitex Hải Phòng, 9đLuận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Ojitex Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Ojitex Hải Phòng, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát
Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát
Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifoneĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Bia, Rượu Sài Gòn

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất từ tình hình thực tế tại đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Việt Phương
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................ v DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................ 4 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh..................................... 4 1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh ...................................................... 6 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh ................................................... 8 1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .............. 10 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh.............................. 10 1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh.................................................. 11 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................................................................... 18 1.2.4Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................................................................ 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN TRONG THỜI GIAN QUA.............................................................................................. 28 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN....................................................................................... 28
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07iii 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân..................................................................................... 28 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân..................................................................................... 32 2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ Phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân............................................................................................... 45 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN TRONG THỜI GIAN QUA ................................................................................................................ 48 2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân ...................................................... 48 2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân..................................................................................... 55 2.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân ...................................................... 79 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN.............................................................................. 82 3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN TRONG THỜI GIAN TỚI82 3.1.1 Bối cảnh kinh tế và xã hội................................................................. 82 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty................................... 83 3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN...................................................................................................... 84 3.2.1 Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp với điều kiện công ty .................................................... 84
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07iv 3.2.2 Xác định lượng vốn bằng tiền hợp lý................................................. 85 3.2.3 Tăng cường công tác quản lý công nợ phải thu .................................. 86 3.2.4 Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho........................................ 87 3.2.5 Giải pháp nâng cao, cải thiện doanh thu và lợi nhuận......................... 87 3.2.6 Đầu tư đúng hướng tài sản cố định, tiếp tục phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn cố định....... 88 3.2.7 Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định hợp lý ..................... 89 3.2.8 Huy động vốn đầy đủ và kịp thời. Tăn cường mở rộng sản xuất kinh doanh....................................................................................................... 89 3.2.9. Một số giải pháp khác...................................................................... 91 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP...................................... 93 3.3.1 Điều kiện từ phía Công ty................................................................. 93 3.3.2 Điều kiện từ phía Nhà nước .............................................................. 93 KẾT LUẬN.............................................................................................. 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 96
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07v DANH MỤC VIẾT TẮT 1. BEP : Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản 2. DTT : Doanh thu thuần 3. EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế 4. LNST : Lợi nhuận sau thuế 5. HTK : Hàng tồn kho 6. ROA : Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh 7. ROE : Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 8. ROS : Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 9. TSCĐ : Tài sản cố định 10. TSLĐ : Tài sản lưu động 11. TSNH : Tài sản ngắn hạn 12. TSDH : Tài sản dài hạn 13. VLĐ : Vốn lưu động 14. VCĐ : Vốn cố định
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.2 Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Bảng 2.3 Tình hình biến động quy mô và cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.4 Nguồn vốn lưu động thường xuyên Bảng 2.5 Cơ cấu và sự biến động vốn lưu động Bảng 2.6 Hệ số khả năng thanh toán của Công ty Bảng 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển khoản phải thu Bảng 2.8 Tình hình công nợ Bảng 2.9 Cơ cấu và sự biến động của hàng tồn kho Bảng 2.10 Hiệu quả quản trị hàng tồn kho Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 2.12 Cơ cấu và sự biến động của tài sản dài hạn Bảng 2.13 Tình hình khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp Bảng 2.14 Hiệu quả quản trị vốn cố định Bảng 2.15 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn kinh doanh Bảng 2.16 Phân tích Dupont
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.07vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Danh mục rượu, bia Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty Hình 2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính – kế toán Hình 2.4 Nguyên vật liệu sản xuất Hình 2.5 Quy trình sản xuất cồn tinh chế Hình 2.6 Quy trình sản xuất rượu Hình 2.7 Quy trình sản xuất bia Hình 2.8 Các chi nhánh phân phối sản phẩm Hình 2.9 Mô hình tài trợ của doanh nghiệp
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.071 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều hoạt động với mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Tuy nhiên để có thể thu được những khoản lợi nhuận như mong muốn thì các doanh nghiệp đều phải bỏ ra một lượng tài sản tương ứng đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét về hình thái giá trị, những tài sản đó được gọi là vốn kinh doanh. Như vậy, vốn là yếu tố hàng đầu, không thể thiếu để một doanh nghiệp có thể tồn tại, hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, để bỏ ra một lượng vốn ít nhất mà có thể thu lại được một khoản lợi nhuận cao nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn, đảm bảo cho mỗi đồng vốn bỏ ra luôn mang lại hiệu quả lớn nhất. Trong những năm vừa qua, do chịu sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp đều gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế yêu cầu bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh từ đó giúp doanh nghiệp phát triển ổn định. Nhận thấy rõ vai trò của vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và qua thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân, tôi quyết định chọn đề tài :“Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân”. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những lí luận cơ bản nhất về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua, rút ra những kết quả Công ty đã đạt được, cùng với những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tế, có thể áp dụng vào tình hình hiện nay của Công ty, nhằm giúp Công ty tăng cường công tác quản trị Vốn kinh doanh.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.072 3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu về tình hình quản trị vốn kinh doanh và giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân. Về thời gian: Năm 2014 và 2015 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ nhận thức các quan điểm, lý luận, đặc điểm chất lượng của tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân nói riêng, kết hợp với các đặc điểm tình hình trong nền kinh tế thị trường nói chung, thì các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội chung là: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong luận văn, ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê thu thập số liệu, phân tích, so sánh tổng hợp, bảng biểu, tổng kết thực tiễn để nghiên cứu và rút ra các kết luận về các vấn đề đặt ra. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân Mặc dù có rất nhiều cố gắng, song do những hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ bảo thêm của các thầy cô, các anh chị trong công ty để luận văn của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Tuấn Dương và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong thời gian thực tập và nghiên cứu luận văn. Đồng cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.073 Xuân, đặc biệt là phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Việt Phương
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.074 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh 1.1.1.1Khái niệm về vốn kinh doanh Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao hay thuộc chế độ chính trị - xã hội như thế nào. Trong nền.kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì hơn bao giờ hết doanh nghiệp phải ý thức được giá trị nội tại cũng như những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển..Mọi hoạt động của doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào về bản chất đều nhằm giải quyết những nhu cầu của thị trường nhằm mưu cầu lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp cần phải ứng ra một lượng tiền nhất định để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,… phù hợp với quy mô và điều kiện của doanh nghiệp..Vậy vốn là gì? Vốn là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh không chỉ của doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa theo một vòng tuần hoàn từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật.và cuối cùng lại chuyển về hình thái ban đầu là tiền.Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục do đó, sự vận động của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, vận động không ngừng lặp đi lặp lại theo sự tuần hoàn đó tạo nên sự chu chuyển của vốn kinh doanh. Như vậy, có thể rút ra rằng: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.075 cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thi lợi nhuận. Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Để tổ chức, quản lý, sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả thì trước tiên phải hiểu rõ về vốn kinh doanh và các đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh. 1.1.1.2Đặc trưng của vốn kinh doanh Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản Điều này có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như: nhà cửa, đất đai, bản quyền phát minh sang chế… Thứ hai: Vốn phải vận động để sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để trở thành vốn thì tiền phải được vận động để sinh lời. Theo quy luật, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì lượng tiền này phải lớn hơn lượng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu, có nghĩa là doanh nghiệp phải có lợi nhuận. Thứ ba: Vốn có giá trị về mặt thời gian Trong nền kinh tế thị trường, một đồng vốn ở thời điểm này có giá trị khác với giá trị của đồng vốn ở thời điểm khác, đó là giá trị thời gian của vốn. Do đó khi huy động và quản trị vốn, doanh nghiệp phải xem xét đến giá trị thời gian của vốn. Thứ tư: Vốn kinh doanh gắn liền với chủ sở hữu Trong nền kinh tế thị trường, vốn luôn gắn liền với chủ sở hữu. Đặc trưng này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu vốn phải vận động sinh lời. Những đồng vốn gắn liền với chủ sở hữu, gắn với lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thì chúng mới được quản trị một cách tiết kiệm và hiệu quả. Thứ năm: Vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định, đủ sức đầu tư vào một phương án kinh doanh
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.076 Việc huy động vốn của doanh nghiệp cần đạt tới một giới hạn nhất định nào đó mới đủ sức phát huy tác dụng, cũng như đáp ứng được yêu cầu của phương án đầu tư. Nếu vốn không được tích tụ đầy đủ (thiếu vốn) thì hoạt động đầu tư sẽ bị ngưng trệ, và đồng thời hiệu quả quản trị vốn bị giảm sút. Thứ sáu: Vốn được xem là một hàng hóa đặc biệt Trong nền kinh tế thị trường vốn phải được xem xét như một thứ hàng hóa đặc biệt. Những người có vốn có thể đưa vốn vào thị trường và những người cần vốn có thể đi mua quyền quản trị vốn trong một thời gian nhất định. 1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh Theo đặc điểm chu chuyển của vốn, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. 1.1.2.1Vốn cố định Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trong doanh nghiệp. TSCĐ của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành ở nước ta, các tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Các tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn trên được gọi là các công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn VLĐ của doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp.VCĐ có những đặc điểm cơ bản: - Một là, VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, sau nhiều năm mới cần thay thế, đổi mới. - Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh VCĐ được luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị luân chuyển này của VCĐ được phản
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.077 ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phần giá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp. - Ba là, sau nhiều chu kỳ kinh doanh VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần VCĐ đã luân chuyển tích lũy lại sẽ tăng dần lên, còn phần VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dần xuống theo mức độ hao mòn. Cho đến khi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì VCĐ cũng hoàn thành một vòng luân chuyển. Những đặc điểm luân chuyển trên đây của VCĐ không chỉ chi phối đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng VCĐ, mà còn đòi hỏi việc quản lý, sử dụng VCĐ phải luôn gắn liền với việc quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. 1.1.2.2Vốn lưu động Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào phạm vi sử dụng, TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. - TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất. - TSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền. Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Do bị chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ có những đặc điểm khác với VCĐ: - Hình thái biểu hiện của VLĐ luôn thay đổi qua các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh: Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.078 phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền. Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển về hình thái tiền. - Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau mỗi chukỳ kinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Cách phân loại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại VKD, từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ sử dụng VKD của doanh nghiệp sao cho phù hợp. Nói chung trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyển càng nhanh càng có hiệu quả. Điều đó không chỉ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi được vốn, hạn chế các rủi ro có thể gặp trong kinh doanh, mà còn khắc phục được các khó khăn về vốn, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tùy theo tiêu thức nhất định mà vốn kinh doanh được chia thành nhiều loại khác nhau 1.1.3.1 Căn cứ theo quan hệ sở hữu Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.079 Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động và các khoản phải trả khác. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, và quyết định của nhà quản lí. Nhận thức được từng lọai vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm được biện pháp tổ chức quản lí, sử dụng vốn hợp lý, đồng thời có thể tính toán để tìm ra kết cấu vốn hợp lí với chi phí sử dụng vốn thấp nhất. 1.1.3.2Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn có thể chia làm 2 loại là nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn này thường dùng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại 1 thời điểm có thể xác định bằng công thức: Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc: Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác. Mô hình nguồn vốn Nguồn vốn tạm thời Nợ ngắn hạn Nguồn vốn thường xuyên Nợ dài hạn Vốn chủ sỡ hữu
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0710 1.1.3.3Căn cứ vào phạm vi huy động vốn Theo tiêu thức này nguồn vốn của DN có thể chia thành: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được từ bản thân doanh nghiệp, bao gồm: vốn tự bổ sung từ LNST, các loại quỹ( quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển,…) từ nguồn khấu hao tài sản cố định. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó thể hiện khả năng chủ động cũng như mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn. Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: vốn vay, vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp… Việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ tạo ra sự linh hoạt trong cơ cấu tài chính, gia tăng tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Việc phân loại nguồn vốn theo phạm vi huy động vốn sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh được cơ cấu tài trợ một cách hợp lý, dựa trên nguyên tắc: huy động trước các nguồn có chi phí sử dụng vốn thấp sau đó mới huy động đến nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn cao hơn. 1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh 1.2.1.1Tìm hiểu về quản trị vốn kinh doanh Quản trị vốn kinh doanh là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị vốn kinh doanh bao gồm các hoạt động của nhà quản trị liên quan đến việc mua sắm, đầu tư, quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Nội dung quản trị vốn kinh doanh bao gồm quản trị VCĐ và quản trị VLĐ Quản trị vốn kinh doanh là một bộ phận, một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp, có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0711 động quản trị tài chính của doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định quản trị này đều dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chính của các hoạt động quản trị. 1.2.1.2Mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy quá trình quản trị vốn kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu vốn cần bỏ ra để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó. Với sự phát triển không ngừng của thị trường tài chính, doanh nghiệp có nhiều cách khác nhau để huy động vốn cho dự án kinh doanh của mình. Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp nên huy động những nguồn nào, cơ cấu vốn ra sao để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất? Để trả lời được đòi hỏi nhà quản trị phải có những kĩ năng cơ bản trong việc quản trị vốn kinh doanh. Như vậy quản trị vốn kinh doanh để xác định được cơ cấu vốn tối ưu, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn, tránh gây lãng phí hay thiếu hụt vốn, góp phần giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Việc quản trị vốn kinh doanh còn cung cấp các công cụ đắc lực giúp nhà quản trị đánh giá, theo dõi quá trình sử dụng vốn của Công ty có đi đúng mục đích lộ trình không, có xảy ra hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích không. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể tiên đoán được nhu cầu vốn phát sinh để kịp thời bổ sung, đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, nhịp nhàng. 1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh 1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh Có 3 mô hình về nguồn tài trợ như sau: a. Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0712 - Lợi ích của áp dụng mô hình này: Giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro thanh toán, mức độ an toàn cao. Giảm bớt chi phí sử dụng vốn. - Hạn chế của việc sử dụng mô hình này: Chưa tạo ra được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo, song kém linh hoạt. Trong thực tế, có khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn. b. Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. - Lợi ích của áp dụng mô hình này: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao - Hạn chế của việc sử dụng mô hình này: Doanh nghiệp phải sử dụng khoản vay dài hạn và trung hạn nên phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn. Về thực tế, có những lúc doanh nghiệp khi gặp thời vụ, dự trữ vật tư và HTK để bán tăng lên, lúc này đã sử dụng phần nguồn vay dài hạn để tài trợ cho phần tăng đột biến đó làm tăng chi phí. c. Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. - Lợi ích của áp dụng mô hình này: Chi phí sử dụng vốn hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều nguốn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. - Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0713 Khả năng rủi ro cao hơn vì sử dụng nguồn vốn tạm thời có tính chất ngắn hạn tài trợ cho TSLĐ thường xuyên sẽ dễ bị xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán . 1.2.2.2Phân bổ vốn kinh doanh Để sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề phân bổ vốn kinh doanh là một trong những vấn đề cần quyết định mang tính chất sống còn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vì, vốn có giới hạn nhưng nhu cầu của vốn là vô hạn nên câu hởi lớn đặt ra cho doanh nghiệp đó là cần phân bổ bao nhiêu cho vốn cố định, bao nhiêu cho vốn lưu động. Đó chính là những quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp. 1.2.2.3Quản trị vốn lưu động  Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp và khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động, doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù hợp với qui mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức: Nhu cầu VLĐ =Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0714 a. Phương pháp trực tiếp Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Xác định trực tiếp nhu cầu VLĐ cho HTK, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong các định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. b. Phương pháp gián tiếp Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch. Phương pháp gián tiếp có ưu điểm là dự báo nhu cầu vốn nhanh chóng, đáp ứng kịp thời thông tin cho việc quản trị huy động vốn. Tuy nhiên phương pháp gián tiếp lại có hạn chế là kết quả dự bá thường kém sát thực hơn phương pháp trực tiếp.  Quản trị vốn bằng tiền Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rồi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt bổ sung.  Quản trị các khoản phải thu Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0715 thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt quan trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ.  Quản trị hàng tồn kho Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này.Việc quản trị hàng tồn kho hợp lý không những làm cho doanh nghiệp giảm đi lượng chi phí lưu kho một cách đáng kể mà còn tránh tình trạng ứ đọng vốn của doanh nghiệp.Vì vậy điều này rất quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào khi mà HTK luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong VLĐ của doanh nghiệp. 1.2.2.4 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp Vốn cố định là một bộ phận của vốn kinh doanh, VCĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị vốn cố định đòi hỏi phải luôn gắn với việc quản lý và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, sao cho việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả nhất.  Hao mòn TSCĐ Trong quá trình sử dụng, TSCĐ luôn bị hao mòn theo 2 hình thức khác nhau là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. - Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi hình thức hay trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, bộ phận TSCĐ do các tác động của quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về giá trị sử dụng, đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kỹ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng đước nữa. Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế, sửa chữa. Về giá trị, đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0716 - Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Do tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới. Hao mòn vô hình cũng xảy ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kỳ sống của nó trên thị trường nên những TSCĐ dung để chế tạo các sản phẩm đó cũng không còn được tiếp tục sử dụng. Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xảy ra dưới hình thức nào cũng là sự tổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp. Vì thế trong quá trình sử dụng, các doanh nghiệp phải chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu tối đa những tổn thất do hao mòn TSCĐ như: Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ; thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ TSCĐ để tránh các hư hỏng bất thường TSCĐ, gây thiệt hại về ngừng sản xuất; ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ và sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời, khi TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng hoặc xét thấy việc sử dụng TSCĐ cũ không còn kinh tế thì phải mạnh dạn thay thế, đổi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố dịnh của doanh nghiệp.  Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số VCĐ đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ. Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong một kỳ. Tuy nhiên, khác với các loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hay mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi đến hoặc hết thời hạn sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, doanh
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0717 nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn. Số tiền khấu hao này khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ của doanh nghiệp.  Các phương pháp khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dụng chủ yếu, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp. Thông thường có các phương pháp khấu hao chủ yếu sau: - Phương pháp khấu hao đường thẳng Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Công thức: 𝑴 𝑲𝑯 = 𝑵𝑮 𝑲𝑯 𝑻 ; 𝑻 𝑲𝑯 = 𝑴 𝑲𝑯 𝑵𝑮 𝑲𝑯 𝒙𝟏𝟎𝟎% = 𝟏 𝑻 𝒙𝟏𝟎𝟎% Trong đó: MKH là mức khấu hao hàng năm; TKH là tỷ lệ khấu hao hàng năm; NGKH là nguyên giá TSCĐ phải khấu hao; T là thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. - Phương pháp khấu hao nhanh Thực chất phương pháp này là đẩy nhanh việc thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ. Có thể thực hiện theo hai phương pháp: + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Công thức: 𝑴 𝑲𝑯𝒕 = 𝑮 𝑪𝒕 𝒙𝑻 𝑲𝑯𝒕 Trong đó: MKHt là mức khấu hao nhanh năm t; GCt là giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t; TKHt là tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ; t là thứ tự năm sử dụng TSCĐ.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0718 Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Thường thì TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 năm trở xuống thì lấy hệ số điều chỉnh là 1,5; từ 4 đến 6 năm hệ số điều chỉnh là 2,0 và trên 6 năm là 2,5. + Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm. Công thức: 𝑴 𝑲𝑯𝒕 = 𝑵𝑮 𝑲𝑯 𝒙𝑻 𝑲𝑯𝒕; 𝑻 𝑲𝑯𝒕 = 𝟐(𝑻−𝒕+𝟏) 𝑻(𝑻+𝟏) Trong đó: MKHt là mức khấu hao nhanh năm t; NGKH là nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao; TKHt là tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ; T là thời hạn sử dụng TSCĐ; t là thời điểm năm cần tính khấu hao. - Phương pháp khấu hao theo sản lượng Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Công thức:𝑴 𝑲𝑯𝒕 = 𝑸 𝑺𝑷𝒕 𝒙𝑴 𝑲𝑯𝒔𝒑 Trong đó MKHt là mức khấu hao nhanh năm t; QSPt là số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t; MKHsp là mức khấu hao đơn vị sản phẩm. Như vậy: Mỗi phương pháp khấu hao đều có những ưu và nhược điểm riêng, doanh nghiệp cần chủ động lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp với doanh nghiệp mình và phải nhất quán trong quá trình sử dụng TSCĐ. 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.3.1 Khái quát quy mô và cơ cấu nguồn vốn Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều quan trọn là doanh nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đưa lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0719 Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính quan trọng vì: - Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tốt quyết định chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. - Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần. Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả. Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp. Nhìn tổng thế, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Do vậy có thể xác định: Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu Hoặc Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ Cơ cấu nguồn vốn còn được phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng số nợ Vốn chủ sở hữu
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0720 1.2.3.2 Các chỉ tiêu kết cấu vốn kinh doanh Phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp: TSNH và TSDH.  Tỉ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn Tỷ lệ đầu tư vào TSNH = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản  Tỉ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn Tỷ lệ đầu tư vào TSDH = Tài sản dài hạn Tổng tài sản 1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển VLĐ phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm, thường phản ánh qua hai chỉ tiêu: Số vòng quay và kỳ luân chuyển VLĐ. +Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động được thực hiện trong một thời kì, thường là một năm. Số vòng quay VLĐ = Luân chuyển thuần trong kì Số VLĐ bình quân +Kì luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại. Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ Số lần luân chuyển VLĐ  Mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0721 Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển bình quân 1 ngày kì kế hoạch x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ  Hàm lượng vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu thuần trong kỳ  Tỉ suất lợi nhuận vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận trước thuế (sau thuế) đạt được khi sử dụng một đồng VLĐ trong kỳ. Tỉ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trong kỳ x 100% VLĐ bình quân 1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định  Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Nó phản ánh một đồng TSCĐ được sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố định sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ.Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân  Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. VCĐ sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. VCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0722 Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần VCĐ bình quân  Hệ số hao mòn tài sản cố định Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi ở tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết hạn sử dụng, vốn cố định cũng sắp thu hồi hết. Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ  Hàm lượng vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh trong kì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ để thực hiện một đồng doanh thu. Hàm lượng vốn cố định càng thấp thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Hàm lượng VCĐ = VCĐ bình quân Doanh thu thuần  Tỉ suất lợi nhuận vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ càng cao thì cho thấy doanh nghiệp sử dụng VCĐ càng hiệu quả. Tỉ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế VCĐ bình quân 1.2.3.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh  Vòng quay toàn bộ vốn Phản ánh hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp, bình quân cứ 1đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0723 Vòng quay toàn bộ vốn = Tổng doanh thu thuần trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ. Thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ x 100% Doanh thu thuần trong kỳ  Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) : Phản ánh một đồng vốn bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. BEP càng lớn càng tốt, doanh nghiệp càng chủ động trong việc trả lãi vay. Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) x 100% Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ  Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp. Tỉ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ x 100% Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA). Hệ số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0724 Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh (ROA) = Lợi nhuận sau thuế x 100% Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là chỉ tiêu các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức LNST thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ  Thu nhập một cổ phần thường (EPS) Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Thu nhập một cổ phần thường (EPS) = LNST – Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi Tổng số cổ phần thường đang lưu hành Các hệ số trên càng cao càng chứng tỏ trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp càng cao, và là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh, ngoài các chỉ tiêu đã nêu ở trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng phương pháp Dupont để phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính, được thể hiện cụ thể qua 2 mối quan hệ sau:  Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA) với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh (ROA) = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng vốn kinh doanh ROA = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn Tức là: ROA = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0725 Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được hai nhân tố ROS và Vòng quay tổng vốn có tác động như thế nào đến ROA. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra các biện pháp thích hợp để tăng ROA.  Mối quan hệgiữatỷ suấtlợi nhuậnvốnchủ sở hữu (ROE)với các nhân tố khác ROE = Lợi nhuận sau thuế x Tổng số vốn kinh doanh Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu ROE = Tỷ suất LNST trên vốn kinh doanh x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính ROE = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Tức là ROE = ROS x Vòng quay toàn bộ vốn x 1 1 – Hệ số nợ Qua công thức trên cho thấy các nhân tố chủ yếu tác động đến ROE của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể xác định và tìm ra các biện pháp thích hợp để khai thác các yếu tố tiềm năng giúp gia tăng ROE cho doanh nghiệp. 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố bao gồm cả nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan. Để có thể đề ra những biện pháp sử dụng vốn hiệu quả nhất thì các doanh nghiệp cần phải xem xét tới tác động của các nhân tố này đến doanh nghiệp mình. 1.2.4.1Nhân tố chủ quan - Trình độ quản lý và tay nghề người lao động Nếu nhà quản lý không có phương án sản xuất kinh doanh hữu hiệu, không bố trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất...sẽ gây lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên vật liệu…; tay nghề người lao động không tốt sẽ làm giảm hiệu suất lao động, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Lựa chọn phương án đầu tư Nếu lựa chọn được phương án sản xuất kinh doanh đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại sẽ làm thất thoát và lãng phí vốn. - Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0726 Việc đầu tư vào các tài sản không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn hay vay nợ quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong...không những không phát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp. - Xác định nhu cầu vốn Xác định nhu cầu vốn hợp lý sẽ giúp quản trị vốn hiệu quả do tận dụng được tối đa nguồn huy động, tránh ứ đọng hoặc thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. - Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh Sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh, để nguyên vật liệu tồn kho dự trự quá mức cần thiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: Tính chất ngành nghề, tính thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh.... Những đặc điểm này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị vón kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.4.2 Nhân tố khách quan - Các chính sách vĩ mô và cơ chế quản lý của Nhà nước Điều này thể hiện qua định hướng phát triển cho từng ngành,cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định,chính sách tiền tệ, chính sách thuế, chính sách cho vay, lãi suất hay việc khuyến khích nhập một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hoặc giảm năng suất lao động và cả lợi nhuận của doanh nghiệp. - Nhân tố thuộc nền kinh tế Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định và đều chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc nền kinh tế chung như: khủng hoảng, lạm phát, cạnh tranh,lãi suất vay... - Nhân tố thuộc về khoa học công nghệ
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0727 Trong điều kiện hiện nay, khoa học phát triển với một tốc độ nhanh chóng, làn sóng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng gia tăng, một mặt nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất làm tăng năng suất lao động. Mặt khác, nó cũng đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt, cũng như làm cho TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình rất lớn vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn phương án đầu tư cũng như khấu hao hợp lý nhất. - Sự ổn định chính trị trong nước và quốc tế Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một môi trường chính trị - xã hội ổn định hạn chế được rất nhiều rủi ro kinh doanh có thể xảy ra. Đó cũng là lí do vì sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. - Khả năng cạnh tranh thị trường Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn thì Công ty sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao. - Lãi suất thị trường Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. - Rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Những rủi ro như thiên tai bào lũ, động đất, hỏa hoạn … làm cho các tài sản của doanh nghiệp bị hư hại từ đó gây thất thoát vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0728 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA, RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN Tên viết tắt: Dolico Tên giao dịch quốc tế: Sai Gon- Dong Xuan Beer Alcolhol Joint Stock Company Logo Công ty có 2 nhà máy sản xuất: +Cơ sở chính: Nhà máy cồn, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân tại Thanh Ba, Phú Thọ Tel: 84-0210. 885604 - Fax: 84-210.885605 +Cơ sở 2: Nhà máy bia Sài Gòn – Mê Linh Địa chỉ: Km 9 - Thăng Long - Nội Bài, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội Tel: 84-04. 8840392 - Fax: 84-04.8865188 Email: saigondongxuan@gmail.com Website: http://www.saigondongxuan.com.vn Mã số thuế: 2600114002 Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân là một trong những doanh nghiệp sản xuất bia, rượu lớn ở nước ta. Công ty CP Bia, Rượu Sài Gòn- Đồng Xuân được thành lập ngày 15-9-1965 tại Thanh Ba – Phú Thọ. Trải qua hơn 40 năm
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0729 phát triển, Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân vẫn đứng vững và không ngừng phát triển, vươn lên trong nền kinh tế thị trường hòa chung với xu thế hội nhập. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn - Đồng Xuân có thể khái quát qua những giai đoạn sau: Giai đoạn 1965-1975: Xí nghiệp rượu Đồng Xuân được thành lập vào ngày 15/9/1965 tại thị trấn Thanh Ba - huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ. Xí nghiệp có diện tích 22.393m2 nằm ngay bên đường quốc lộ 2. Qua 2 năm xây dựng với số lượng lao động ban đầu chỉ có 35 người, xí nghiệp đã bước vào sản xuất và cho ra đời 2 sản phẩm đầu tiên năm 1967 là cồn 70 độ và rượu trắng. Máy móc thiết bị ban đầu rất thô sơ, nguyên giá tài sản cố định chỉ có 450.300 đồng. Trong thời kỳ đầu khó khăn vất vả, chiến tranh phá hoại nên doanh nghiệp làm ăn thua lỗ 30.504 đồng đến năm 1967. Những năm sau đó với số lượng lao động tăng dần, sản xuất dần đi vào ổn định và bắt đầu khởi sắc. Đến năm 1975 sản lượng cồn đạt 153.935 lít và 440.314 lít rượu, số lượng lao động là 94 người, tài sản cố định có nguyên giá là 1.019.618 đồng.  Giai đoạn 1975 - 1985. Trong giai đoạn nay xí nghiệp đã mở rộng sản xuất kinh doanh cho ra đời những sản phẩm mới như rượu chanh, cam, dứa, mơ đóng chai. Ban giám đốc công ty đã mạnh dạn đổi mới công nghệ, đến năm 1985 sản lượng cồn là 329.225 lít, nồng độ cồn đạt 96,5 độ, đây là một mốc son trong lịch sử phát triển của xí nghiệp. Giai đoạn 1985 - 1995. Do sự thay đổi của cơ chế quản lý nhà nước, ban giám đốc xí nghiệp chưa nắm bắt kịp thời các thay đổi này nên doanh nghiệp liên tục làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá sản, sản phẩm không tiêu thụ được, công nhân phải nghỉ, những người tiếp tục đi làm chỉ được hưởng 70% lương, đời sống của công nhân gặp vô vàn khó khăn. Đứng trước thực tế đó, UBND tỉnh và Sở Công nghiệp tỉnh đã tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn về phương hướng giải quyết khó khăn. Ban giám đốc xí nghiệp đã củng cố lại đội ngũ cán bộ, tìm kiếm phương hướng tháo gỡ khó khăn và có
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0730 những quyết định mạnh dạn mang tính đột phá. Sản phẩm từng bước được cải thiện với mẫu mã mới, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Từ năm 1991, tình hình kinh doanh của xí nghiệp bắt đầu khởi sắc, xí nghiệp bước vào một chặng đường mới. Năm 1994, theo quyết đinh số 54/`QĐUB của UBND tỉnh Vĩnh Phú, xí nghiệp đã đổi tên thành Công ty rượu Đồng Xuân. Đến năm 1995 số lãi đã lên đến 156.515.806 đồng. Giai đoạn 1995 đến 2006 Đây là thời kì phát triển rực rỡ của công ty. Sau khi kinh doanh có lãi, khắc phục hoàn toàn số lỗ của những năm trước, ban giám đốc công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây truyền sản xuất bia hiện đại của Đức tại Km9 - Bắc Thăng Long- Nội Bài với diện tích 15.630m2. Đến năm 1997, công ty đã cho ra đời sản phẩm đầu tiên với chất lượng cao. Hiện, công ty có hai Nhà máy: - Nhà máy Cồn, Rượu Sài gòn- Đồng xuân tại Thanh ba- Phú Thọ, chuyên sản xuất cồn thực phẩm công xuất 1,5 triệu lít cồn , 3 triệu lít Rượu phục vụ cho đời sống dân sinh và xuất khẩu. - Nhà máy Bia Sài gòn Mê Linh tại Mê Linh- Vĩnh Phúc, với công suất 30 triệu lít Bia/ năm. Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng. Giai đoạn 2007 đến nay Căn cứ theo quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 19/1/2007 của UBND Tỉnh Phú Thọ về việc chuyển giao phần vốn Nhà nước nắm giữ tại Công ty Cổ Phần Bia Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân về Tổng Công ty Bia, Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn quản lý. Công ty chính thức trở thành Công ty thành viên trong Tổng Công ty Bia Rượu Nước Giải Khát Sài Gòn. Để làm tốt công tác thị trường xứng với vị thế mới, công ty tập trung duy trì phát triển thương hiệu sản phẩm bia Henninger, bia Mebeco, rượu Đồng Xuân. Có phương thức và kế hoạch cụ thể để mở rộng thị trường mới, duy trì và phát triển thị trường hiện có, thực hiện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn việc tiếp thị giới thiệu sản
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0731 phẩm tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hội chợ trong và ngoài nước... Bước đầu Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận: - 12 trong số 14 sản phẩm của Công ty đã đạt Huy chương vàng tại các kỳ Hội chợ trong nước và quốc tế. - Cúp vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2001. - Đạt giải Quả cầu bạc Made in Vietnam 2002, giải Quả cầu vàng Made in Vietnam 2004. - Đạt giải Cúp sen vàng và chân dung Bạch Thái Bưởi tại Hội chợ Xuất nhập khẩu và tiêu dùng Exempo 2004. - Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005, 2006, 2007 do Bộ khoa học và Công Nghệ tặng. Năm 2008, công ty đạt doanh thu trên 252 tỷ đồng, nộp ngân sách 9 tỷ đồng tăng 50% so với năm 2007. Đạt được kết quả trên ngoài việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, công ty luôn quan tâm duy trì, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt các hợp đồng hợp tác sản xuất với các đối tác chiến lược như: tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn; công ty cổ phần vang Thăng Long; công ty TNHH Nakanibon ShuSan….tạo thế liên kết trong sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn và mở rộng sản xuất. Kết quả năm 2008 công ty đã phát triển thêm được 233 đại lý tiêu thụ, nâng tổng số đại lý tiêu thụ rượu bia lên con số 1073 đại lý trên phạm vi cả nước. Nhiều đại lý, chi nhánh vẫn duy trì được mức tiêu thụ cao đó là: chi nhánh Việt Trì, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội…. Sản phẩm của công ty sản xuất có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm bia Henninger sản xuất tại Nhà máy bia Sài Gòn – Mê Linh của công ty là sản phẩm sản xuất theo bản quyền thương hiệu của hãng bia Henninger – cộng hòa liên bang Đức được người tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng. Sản phẩm cồn thực phẩm sản xuất từ nguyên liệu ngũ cốc tại Nhà máy cồn, rượu Sài Gòn – Đồng Xuân có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0732 Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cao được người tiêu dung trong và ngoài nước tin tưởng. Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân trình độ cao, có bề dày kinh nghiệm sản xuất cồn, rượu, bia. Với bề dày thành tích đạt được Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý:  Huân chương lao động hạng nhì năm 1985  Huân chương lao động hạng ba năm 1992  Huân chương lao động hạng ba năm 1995  Huân chương chiến công hạng ba năm 1996  Huân chương lao động hạng nhì năm 1997  Huân chương lao động hạng nhất năm 2005  Huân chương lao động hạng ba năm 2007  Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2005, 2006, 2007  Huy chương vàng cho sản phẩm rượu Ba Kích năm 1993  Huy chương vàng cho sản phẩm rượu Vodka năm 1994  Huy chương vàng cho sản phẩm rượu chanh năm 1995  Huy chương vàng cho sản phẩm rượu Champagne + vang nho năm 1996  2 huy chương vàng Hội chợ thương mại Quốc tế EXPO 1997 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân 2.1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm của công ty  Chức năng Công ty Cổ Phần Bia, Rượu Sài Gòn- Đồng Xuân là đơn vị sản xuất và kinh doanh đồ uống.  Ngành nghề kinh doanh o Sản xuất cồn thực phẩm, rượu bia các loại và nước giải khát có gas. o Kinh doanh cồn, rượu, bia, nước giải khát. o Kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, phụ tùng hàng hóa, sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dung.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0733 o Thi công xây lắp, cải tạo, sửa chữa công trình công nghiệp. o Kinh doanh vận tải hàng hóa, đường bộ.  Sản phầm chính Hình 2.1 Danh mục rượu, bia Danh mục rượu Danh mục bia Vodka chai thủy tinh Bia Henninger lon Vodka chai PET Bia hơi Henninger Rượu Bakich Bia hơi Sài Gòn – Mê Linh Rượu Shochu Sản phẩm gia công Rượu Whisky Rượu khác 2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty và tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của công ty Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng thị trường Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính – kế toán Nhà máy bia Nhà máy rượu cồn
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0734  Đại hội đồng cổ đông: Với kỳ hoạt động là 4 năm, Đại hội cổ đông là hội đồng cao nhất hoạch định chiến lược kinh doanh, nghiên cứu và phát triển của toàn công ty Kể từ khi thành lập công ty cổ phần tới nay, Đại hội đồng cổ đông đã tiến hành họp 6 tháng một lần, đã bầu cử ra các cơ quan chức năng, các chức vụ chủ chốt của Công ty như Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát.  Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát được lập ra với mục đích theo dõi và tổng kết các hoạt động của công ty trong suốt nhiệm kỳ.  Ban lãnh đạo công ty: Gồm một giám đốc Công ty, một phó giám đốc nhà máy rượu cồn và một phó giám đốc nhà máy bia. - Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động cả hai nhà máy của công ty trước Nhà nước, trước Tổng công ty và trước tập thể cán bộ công nhân viên. Là người điều hành chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc nhà máy rượu cồn: Là người có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy rượu cồn. - Phó giám đốc nhà máy bia: Là người chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhà máy bia.  Các phòng ban chức năng của công ty: Các phòng ban chịu sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo thông qua các trưởng phòng. Cụ thể: - Phòng thị trường: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch cung ứng vật tư, ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng. Tổ chức các hoạt động marketing, tiêu thụ sản phẩm, thăm dò thị trường, xây dựng các chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, lập kế hoạch phát triển công ty.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0735 - Phòng tổ chức hành chính, lao động tiền lương: Chịu phụ trách tiền lương cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng nhân viên và các vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ đón tiếp các đoàn khách. - Phòng tài chính kế toán: Giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính, thống kê và giá cả của công ty theo đúng quy định của pháp luật và Nhà nước. Hình 2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính – kế toán Bộ máy kế toán của công ty gồm có 9 nhân viên kế toán, trong đó có một kế toán trưởng và 8 nhân viên kế toán làm việc tại hai nhà máy của công ty, mỗi người chịu trách nhiệm về những phần hành kế toán cụ thể. Kế toán trưởng: Là người giúp việc giám đốc, phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán và quản lý tài chính ở công ty như: thông tin kinh tế, tổ Kế toán trưởng Kế toán nhà máy bia Kế toán nhà máy rượu, cồn Kế toán vật tư , TSCĐ kiêm kế toán thuế Kế toán tiền mặt kiêm kế toán bán hàng Kế toán tiền gửi, thanh toán công nợ Thủ quỹ Kế toán tiền mặt kiêm kế toán bán hàng Kế toán vật tư, TSCĐ kiêm kế toán thuế Kế toán tiền gửi, thanh toán công nợ Thủ quỹ
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0736 chức phân tích hoạt động kinh tế, giá cả và hạch toán kinh doanh theo pháp luật hiện hành Kế toán viên tại mỗi nhà máy bia và nhà máy rượu là 4 nhân viên mỗi nhân viên chịu trách nhiệm về những phần hành kế toán cụ thể sau: Một nhân viên kế toán Nguyên vật liệu, TSCĐ kiêm kế toán thuế, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của nhà máy bia(rượu cồn). Một nhân viên kế toán tiền gửi kiêm kế toán công nợ phải thu, phải trả của nhà máy bia(rượu cồn).. Một nhân viên kế toán tiền mặt, kiêm kế toán bán hàng nhà máy bia(rượu cồn). Một thủ quỹ quản lý toàn bộ thu chi tiền mặt tại nhà máy bia(rượu cồn), vào sổ quỹ thu chi hàng ngày và kiểm kê tồn quỹ mỗi kỳ. Với mô hình quản lý trực tuyến chức năng, các chức năng trong công ty được chuyên môn hoá cao. Mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng nhưng không rời rạc mà liên kết thành một hệ thống không thể tách rời. Những quyết định ở các phòng ban chỉ có hiệu lực khi đã thông qua giám đốc hoặc được giám đốc uỷ quyền.Trong những năm gần đây để phù hợp với nền kinh tế thị trường công ty đã liên tục thực hiện công tác tinh giảm, sàng lọc lao động, giảm thiểu lao động gián tiếp, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt... 2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh a) Nguyên vật liệu
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0737 Hình 2.4 Nguyên vật liệu sản xuất Nguyên vật liệu Dùng cho SX cồn Dùng cho SX rượu mùi Dùng cho SX bia - Sắn lát khô - Ezim - Men - Một số nguyên liệu phụ khác. - Cồn - Đường - Axit - Phụ gia - Phẩm màu - Hương liệu - Vỏ chai - Hộp con, thùng carton, nhãn... - Nút - Gạo - Đường. - Malt - Hoa houblon - Vỏ chai, nút - Nhãn, giấy nhãn - Các loại hoá chất khác. b) Quy trình sản xuất - Dây chuyền sản xuất bia lon, bia chai, bia hơi công nghệ Cộng hoà Liên Bang Đức, công suất 40 triệu lít/ năm. - Dây chuyền sản xuất Rượu, công nghệ Việt Nam, công suất 2 triệu lít/năm. - Dây chuyền sản xuất cồn, công nghệ Việt Nam, công suất 1,5 triệu lít/năm.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0738 Hình 2.5 Quy trình sản xuất cồn tinh chế Hình 2.6 Quy trình sản xuất rượu Thuyết minh dây chuyền sản xuất cồn: Sắn lát khô sau khi nghiền được đưa qua bộ phận nấu ở nhiệt độ 100°C để phá vỡ cấu trúc tế bào và chuyển tinh bột về trạng thái hòa tan. Tinh bột sau quá trình nấu được chuyển qua giai đoạn đường hóa. Trong quá trình sản xuất cồn, tế bào nấm men không có khả năng chuyển hóa hồ tinh bột thành cồn. Chúng chỉ có khả năng sử dụng đường, chuyển đường thành rượu. Vì vậy sau khi nấu để dịch hóa, dịch tinh bột cần được chuyển thành đường trước khi lên men. Sau khi quá trình đường hóa kết thúc, sản phẩm của nó được đưa qua bộ phận lên men. Đây là giai đoạn quan trọng cuối cùng và chủ yếu nhất của quá trình sản xuất rượu cồn. Trong quá trình lên men các chất men của nấm men thực hiện quá trình thủy phân đường phức tạp thành đường đơn giản. Quá trình lên men do tác động của các tế bào nấm men như sau: Đường và các chất dinh dưỡng của môi trường lên men được hấp thụ và khuếch tán vào bên Nguyên liệu Nghiền nhỏ Nấu, dịch hóa Đường hóaLên menChưng cất, tinh chế Thành phẩm Nhập kho Nguyên liệu Pha chế Lưu trữ Lọc trongChai rửa sạchĐóng chai, xiết nút Hoàn thiện sp Nhập kho
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0739 trong tế bào men. Nhờ các chất men có sẵn trong tế bào nấm men tác dụng, các chất dinh dưỡng được chuyển hóa qua các hợp chất trung gian và cuối cùng tạo thành rượu và khí CO2. Rượu và CO2 tạo thành được khuếch tán qua màng tế bào và ra môi trường bên ngoài. Rượu hòa tan trong nước nên tan nhanh ra dung dịch lên men còn CO2 hòa tan kém trong nước nên chóng bị bão hòa trong dung dịch. Khi dung dịch đã bão hòa CO2 thì CO2 tạo thành được bám quanh tế bào nấm men và lớn dần lên. Lượng CO2 tích tụ lớn đến mức nó thắng khối lượng của tế bào nấm men thì tế bào nấm men được bọt khí CO2 kéo dần lên bề mặt dịch lên men. Khi lên đến mặt thoáng, CO2 được thoát ra và tế bào nấm men có khối lượng lớn hơn khối lượng riêng dịch lên men được lắng xuống. Nhờ sự chuyển động lên xuống này mà quá trình lên men được tăng cường. Sau khi quá trình lên men kết thúc sản phẩm được đem đi qua thiết bị vắt li tâm lấy dịch qua giai đoạn chưng cất
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0740 Hình 2.7 Quy trình sản xuất bia Gạo Nghiền Hồ hóa, dịch hóa Đun sôi Malt Nghiền Đạm hóa Đường hóa Lọc trong Đun sôi với hoa Lắng trong Lạnh nhanh Lên men chính Lên men phụ Lọc bia Bão hòa CO2 Tank TP bia hơi Bia Inox Làm sạch Thanh trừng Làm lạnh Chiết bia Chụp Màng co Sản phẩm bia hơi Nhập kho Tank TP Bia chai Tank TP bia lon Vỏ chai Vỏ lon Rửa chai Rửa lon Kiểm tra Kiểm tra Chiết bia Chiết bia Dập nút Xiết nút Thanh trùng Thanh trùng Dán nhãn Làm khô In hạn sử dụng In hạn sử dụng Đóng két Đóng hộp Sản phẩm bia chai Sản phẩm bia lon Nhập kho Nhập kho Men giống Cặn Bã
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0741 Thuyết minh dây chuyền sản xuất bia: Gạo và Malt được nghiền nhỏ nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc hạt tinh bột tạo điều kiện cho quá trình hút nước, trương nở hạt tinh bột và tạo điều kiện cho hệ Enzim phát huy hoạt lực thủy phân tinh bột thành các đường đơn. Nguyên liệu thay thế qua giai đoạn hồ hóa – dịch hóa với mục đích chuyển tinh bột từ dạng không hòa tan sang dạng hòa tan, sau đó được đưa vào quá trình đường hóa cùng với Malt, ở đây dưới tác dụng của hệ Enzim trong Malt trong điều kiện nhiệt độ nhất định và môi trường thích hợp, các enzim hoạt động phân cắt các chất cao phân tử thành các chất thấp phân tử. Kết thúc quá trình đường hóa, toàn bộ khối dịch được chuyển sang nồi lọc nhằm mục đích tách dịch đường ra khỏi bã. Lượng bã này được sử dụng cho chăn nuôi, còn dịch đường được đưa sang nồi nấu hoa, ở đây dịch đường được đun sôi với hoa Hublon (nhiệt độ hơn 100°C) , các chất đắng, tinh dầu thơm, polyphenol và các thành phần của hoa được hòa tan vào dịch đường làm cho bia có vị đắng, mùi thơm đặc trưng của hoa Hublon và khả năng giữ bọt cho bia. Poliphenol của hoa khi hòa tan vào dịch đường ở nhiệt độ cao sẽ tác dụng với protein cao phân tử tạo các phức chất dễ kết lắng làm tăng độ trong của dịch đường và ổn định thành phần sinh học của bia thành phẩm; đồng thời quá trình đun hoa còn có tác dụng thanh trùng, tiêu diệt các vi sinh vật và các hệ Enzim còn lại trong dịch đường. Kết thúc quá trình đun sôi, dịch đường được bơm qua thùng lắng xoáy để tách. Dịch đường trong được đưa qua thiết bị làm lạnh nhanh, mục đích đưa dịch đường xuống nhiệt độ lên men thích hợp (8-9°C) đồng thời tránh sự xâm nhập của vi sinh vật vào dịch đường dẫn đến bất lợi cho quá trình lên men. Dịch đường được bổ sung oxi đến mức độ cần thiết và với lượng men giống thích hợp được đưa vào tăng lên men, ở đây quá trình lên men chính xảy ra, dưới tác dụng của tế bào nấm men bia, dịch đường được chuyển hóa thành rượu, CO2 và các sản phẩm phụ khác. Quá trình lên men chính kéo dài 5-7 ngày ở nhiệt độ thích hợp, CO2 sinh ra trong quá trình lên men được thu hồi, làm sạch và hóa lỏng chứa trong các bình chứa. Kết thúc quá trình lên men chính, men sữa được thu hồi để tái sử dụng còn bia non được
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Việt Phương Lớp: CQ50/11.0742 chuyển sang chế độ lên men phụ, ở điều kiện nhiệt độ thấp (0-5°C) và áp suất bề mặt 0,5 – 1 bar. Trong thời gian lên men phụ, nấm men trong bia non tiếp tục lên men lượng đường còn lại để tạo thành CO2 và các sản phẩm khác. Đồng thời trong lúc này lượng Diaxetyl tạo thành ở gian đoạn lên men chính được chính nấm men khử và chuyển thành Axetoin, các chất hữu cơ tác dụng với rượu để tạo thành các este, tức là ở đây xảy ra quá trình nhằm ổn định thành phần và tính chất cảm quan của sản phẩm. Với bia hơi: Trước khi chiết, các box chứa bia bằng inox được làm sạch bằng khí nén, nước thường, nước nóng (80°C), dung dịch xút (2-3%) và được thanh trùng bằng hơi nóng (khoảng 135°C), sau đó được làm lạnh bằng CO2 và chiết ở điều kiện đẳng áp (3 bar), sau đó box bia được chụp màng co bảo hiểm và vận chuyển trong các ô tô có bảo ôn lạnh tới các đại lý tiêu thụ sản phẩm. Tại các điểm bán hàng, các box bia được bảo quản trong máy bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-4°C và bia được lấy ra cốc bằng áp lực CO2 nén vào box, như vậy bia được bảo quản lạnh và không tiếp xúc với không khí để đảm bảo vô trùng cho đến khi rót ra cốc của khách hàng. Đối với bia chai, bia lon: Vỏ chai và vỏ lon được làm sạch, làm khô và được kiểm tra kĩ trước khi đưa vào chiết, CO2 được nén vào chai, lon ở áp suất 3 bar và bia được triết đẳng áp để tránh trào bọt gây thất thoát CO2 trong bia. Sau khi được dập nắp, bia chai, bia lon được đưa qua hầm thanh trùng, ở đây nhiệt độ của bia được làm nóng lên từ từ đến nhiệt độ thanh trùng (60-62°C) nhằm tiêu diệt hết vi sinh vật còn sót lại trong bia nhằm bảo quản lâu dài. Sau đó được làm nguội đến nhiệt độ bình thường, làm khô, in hạn sử dụng và được đóng vào két hoặc thùng giấy chuyển vào kho, sau đó đem đi tiêu thụ. c) Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty  Thị trường đầu vào: Nguyên vật liệu chính của công ty là malt, khoai, sắn, gạo , đường, hoa quả (cam, chanh, mơ…). Trong đó khoai, sắn, gạo, đường... đều là những sản phẩm nông nghiệp điển hình của một nước nhiệt đới, sản xuất nông nghiệp như nước ta.