SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Download to read offline
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐOÀN THỊ THANH BÌNH
DẠY TRUYỆN KIỀU
TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(Bộ môn Ngữ Văn)
MS: 601410
HÀ NỘI - 2010
3
DANH MỤC
CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
HD: Hƣớng dẫn
ND: Nguyễn Du
NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục
SGK: sách giáo khoa
[17, tr. 18]: Tài liệu số 17, trang 18
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………..………1
2. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………..……… 3
3. Mục đích nghiên cứu …………………………………………….….……….. 5
4. Phạm vi đề tài nghiên cứu …………………………….……..………………. 5
5. Mẫu khảo sát ……………………………………………………………….. 5
6. Vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………….. 6
7. Giả thuyết khoa học của đề tài ………………………………………............. 6
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………..……….6
9. Kết quả đóng góp của luận văn ……………………………………………… 6
10. Cấu trúc luận văn ……………………………………………………..…… 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Biện pháp tu từ ………………………………………………………… ....10
1.2. Biện pháp tu từ từ vựng …………………………………………………....10
1.3. Khái niệm ẩn dụ- hoán dụ ………………………………………………....11
1.3.1. Khái niệm ẩn dụ …………………………………………………..……..11
1.3.2. Khái niệm hoán dụ …………………………………………..…………..12
1.4. Phân loại ẩn dụ- hoán dụ ……………………………………..……………13
1.4.1. Phân loại ẩn dụ …………………………..…………………… ………...13
1.4.2. Phân loại hoán dụ ……………………………………………………..…19
1.5. Chức năng của ẩn dụ- hoán dụ ………………………………………….....22
1.5.1. Chức năng của ẩn dụ ………………………………………..…………...22
1.5.1.1. Chức năng biểu cảm ………………………………..………………….22
1.5.1.2. Chức năng tạo dựng hình ảnh ………………………………..………..24
5
1.5.1.3. Chức năng thẩm mỹ ………………………………..………………….26
1.5.1.4. Chức năng nhận thức …………………………….……………………27
1.5.2. Chức năng của hoán dụ …………………………………..……………...28
1.5.2.1. Chức năng nhận thức ……………………………………..……………28
1.5.2.2. Chức năng biểu cảm- cảm xúc ………………………..……………….30
1.6. Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ tu từ …………………………………....32
CHƢƠNG 2: DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ-
HOÁN DỤ
2.1. Giới thuyết về ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều …………………..…….36
2.2. Xác định các ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn sách giáo khoa Ngữ Văn
10 tập 2 ……………………………………………………………….………..38
2.2.1. Ẩn dụ ……………………………………………………………..……..39
2.2.1.1. Nhóm ẩn dụ ………………………………………………………..….39
2.2.1.2 Nhóm biến thể ẩn dụ ………………………………………………..…49
2.2.2. Nhóm hoán dụ ………………………………………………..…………52
2.2.2.1. Hoán dụ …………………………………………………..…………...52
2.2.2.2. Cải dung …………………………………………………..…………..53
2.2.2.3. Cải danh ……………………………………………………..………...53
2.2.2.4. Cải số ………………………………………………………..………...53
2.3. Hiệu quả của sử dụng ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong các trích đoạn ………....54
2.3.1. Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ tu từ khác nhau để biểu thị một đối
tƣợng cụ thể …………………………..………………………………………..55
2.3.2.Dùng một hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ biểu hiện nhiều đối tƣợng khác nhau 58
2.3.3. Dùng ẩn dụ- hoán dụ trong miêu tả ………………………………..……58
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ………………………………..62
3.1. Tiết 81: Đọc văn Trao duyên
6
3.1.1. Mục tiêu bài học ……………………………………………..………….62
3.1.2. Thiết kế bài học ……………………………………………..…………..63
3.1.3. Hƣớng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập ………………....72
3.1.4. Hƣớng dẫn HS tự học ……………………………………..…………….72
3.1.5. Tài liệu tham khảo ………………………………………..……………..72
3.1.6. Rút kinh nghiệm …………………………………………...…………….72
3.2. Tiết 82: Đọc văn: Nỗi thƣơng mình
3.2.1. Mục tiêu bài học ……………………………………………..………….73
3.2.2. Thiết kế bài học …………………………………………..……………..74
3.2.3. Hƣớng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập ………………....87
3.2.4. Hƣớng dẫn HS tự học …………………………………………..……….87
3.2.5. Tài liệu tham khảo ……………………………………………..………..87
3.2.6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………..………….87
3.3. Tiết 85: Đọc văn: Chí khí anh hung - HD đọc thêm: Thề nguyền
3.3.1. Mục tiêu bài học …………………..………………………………….. ..88
3.3.2. Thiết kế bài học …………………………………………………..……..89
3.3.3. Hƣớng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập ………………..103
3.3.4. Hƣớng dẫn HS tự học ……………………………………….…………103
3.3.5. Tài liệu tham khảo ………………………………………….………….103
3.3.6. Rút kinh nghiệm …………………….……………………………… ...103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………………………………....104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………..…108
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhà văn là nghệ sĩ, qua những tác phẩm-
nhịp cầu nối với bạn đọc giúp ta hiểu đƣợc phần nào vẻ đẹp trong tâm hồn dân
tộc Việt Nam. Nói nhƣ vậy thì Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn. Nhƣ con ong hút
nhuỵ của muôn hoa để làm nên những giọt mật cho đời, Nguyễn Du đã chắt lọc
tinh hoa bằng sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân,
sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa… để góp những giọt mật thơm
mát, ngọt lành tạo ra Truyện Kiều- lâu đài nghệ thuật ngôn từ nguy nga đồ sộ.
Với kiệt tác này, Nguyễn Du đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc lên thành ngôn
ngữ văn chƣơng trong sáng, trau chuốt, mƣợt mà, mẫu mực. Cho đến nay chƣa
có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du,
vì thế mà ngƣời đời đánh giá rất cao: “Nguyễn Du đối với tiếng Việt Nam cũng
nhƣ Puskin đối với tiếng Nga. Với bậc thần thông của ngôn ngữ ấy, tiếng nƣớc ta
vốn đã rất phong phú lại đạt tới đỉnh tuyệt mĩ” [7,tr. 149].
Nguyễn Du trở thành niềm tự hào cho nền văn hoá và văn học dân tộc và
Truyện Kiều đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của dân
tộc Việt Nam. Cũng từ khi ra đời cho đến nay, các nhà nghiên cứu, bình luận văn
học thuộc nhiều thời đại và thế hệ khác nhau, quan điểm chính trị và thẩm mĩ khác
nhau đã kế tiếp nhau bàn luận về Truyện Kiều. Từ xƣa đến nay, nếu những ý kiến
đánh giá về nội dung tƣ tƣởng của Truyện Kiều rất khác nhau thì ngƣợc lại về
nghệ thuật hầu nhƣ tất cả mọi ngƣời đều khảng định tài năng của Nguyễn Du: “Cụ
Nguyễn Du không phải là nhà thi sĩ, cụ chính là Thần Thơ vậy [10, tr. 1].
Trong lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là
ngƣời đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện
Kiều lại là ngƣời đặt nền móng cho văn học hiện đại của nƣớc ta. Với Truyện
2
Kiều của Nguyễn Du có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một
cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ, sâu sắc của nó.
Hơn nữa Truyện Kiều còn nhƣ nguồn mạch không bao giờ vơi cạn. Từ
xƣa đến nay, bao nhiêu ngƣời tìm hiểu Truyện Kiều và mỗi lần nói đến lại phát
hiện thêm đƣợc cái hay, cái mới. Đúng nhƣ vậy, nói đến nghệ thuật Truyện Kiều
là nói đến sự sáng tạo kì diệu của thiên tài Nguyễn Du bởi Nguyễn Du đã tiếp
thu truyền thống, điều hoà hai xu hƣớng văn học bình dân và văn học bác học và
đã hoàn chỉnh sự điều hoà ấy, để nâng ngôn ngữ văn học lên mức cao nhất trong
quá khứ. Trong sự điều hoà ấy, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng đến sự chuyển
nghĩa của từ qua biện pháp ẩn dụ- hoán dụ vì thế trong Truyện Kiều số lƣợng các
ẩn dụ- hoán dụ rất phong phú, đạt tới con số kỉ lục về số lƣợng, đạt đến trình độ
tuyệt mỹ về khả năng diễn đạt.
Hiện nay, một câu hỏi lớn đặt ra cho những ngƣời dạy và ngƣời học ở các
trƣờng phổ thông là: làm thế nào để nâng cao chất lƣợng dạy và học nhằm đáp
ứng nhu cầu đổi mới ở mọi cấp học? Việc thực hiện đề tài “Dạy Truyện Kiều từ
góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ”- một phần của nội dung trong chƣơng trình đào
tạo ở Đại học và ở bậc học cao hơn cũng là một nội dung gần với một biện pháp
tu từ đƣợc dạy ở trƣờng phổ thông giúp ngƣời dạy giải quyết đƣợc những yêu
cầu thực tiễn của ngƣời học và chuẩn bị hành trang để dạy Ngữ văn trong tƣơng
lai. Khi nghiên cứu “Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ”,
ngƣời viết có điều kiện củng cố kiến thức cho mình về ẩn dụ- hoán dụ- một biện
pháp tu từ, một loại phƣơng tiện tu từ trong Tiếng Việt và có điều kiện khảo sát
kỹ hơn Truyện Kiều, một kiệt tác của nền văn học Việt Nam thời trung đại. Việc
khảo sát đó giúp ngƣời thực hiện vừa làm giàu nguồn ngữ liệu để phục vụ việc
học và dạy phong cách học, vừa hiểu thấu đáo hơn phong cách Nguyễn Du.
Xuất phát từ các lí do trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy Truyện
3
Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện Kiều đã đƣợc nghiên cứu nhiều ở các phƣơng diện nội dung cũng
nhƣ nghệ thuật.
Về nghệ thuật các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nhiều mặt nhƣ nghệ thuật
xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học,
từ thuần Việt và từ Hán Việt, các biện pháp tu từ…
Ông Lê Trí Viễn, khi bàn về nghệ thuật Truyện Kiều đã viết: “Ngoài
những phƣơng diện trên đã nói, còn một phƣơng diện khác đáng nói là các hình
thức tu từ. Ngƣời ta đều biết ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong tiếng nói nhân dân
ta rất giàu các hình thức tu từ: so sánh, tỉ dụ, ngoa dụ, hoán dụ, lộng ngữ và nhất
là ẩn dụ… Cách nói nhiều hình tƣợng nhất trong Truyện Kiều là cách nói bằng
ẩn dụ- hoán dụ. Điều này giở trang nào cũng có thể thấy đƣợc”.
Ông Nguyễn Lộc đã viết: “Cùng xuất phát điểm ấy, ngôn ngữ nhân vật
trong Truyện Kiều có nhiều yếu tố Hán Việt. Nhƣng phổ biến hơn cả là việc sử
dụng các hình thức ẩn dụ- hoán dụ…” [19, tr. 64]
Ông Mai Quốc Liên cho rằng: “Ca dao đã cung cấp cho Nguyễn Du những
phƣơng tiện biểu hiện phong phú và ông đã sử dụng nó vô cùng tài tình. Không
kể những phƣơng tiện nhƣ ẩn dụ- hoán dụ, nói ngoa, nói giảm… Nguyễn Du sử
dụng thành thục đến mức làm ta kinh ngạc [19, tr. 57].
Ông Vũ Đình Long nhận xét: “Thơ cụ Nguyễn Du viết văn hoa bóng bẩy
lắm, những câu tỉ dụ rải rác trong thơ cụ không chỗ nào không có. Cụ thƣờng ví
ngƣời con gái lƣu lạc giang hồ với cánh hoa hay chiếc bèo mặt nƣớc” [6, tr. 229].
Ông Đào Duy Anh thì cũng nói: “Đừng hiểu rằng chữ thích đáng là dùng
chữ nào đúng nghĩa chữ nấy theo nghĩa đen của nó. Nhà thi sĩ không nhìn sự vật
theo con mắt mộc mạc của ngƣời thƣờng, mà cũng không có những cảm giác
4
thiển cận nhƣ bọn phàm phu tục tử chúng ta. Nhà nhạc sĩ ở cái gì cũng nghe thấy
thanh âm hình sắc cùng những điều huyền bí kín ngầm, cho nên nhiều khi thi sĩ
không biểu diễn tƣ tƣởng tình cảm một cách đơn sơ, thô lỗ mà lại dùng những
chữ mà ta xem bóng bẩy hay thâm trầm. Lại nhân ngôn ngữ của ta có rất nhiều
tiếng ví, tiếng tỉ dụ- nhất là trong ngôn ngữ của bình dân- cho nên các thi sĩ nƣớc
ta nhất là cụ Nguyễn Du hay dùng những lời bóng bẩy, những chữ tỉ dụ. Muốn
chỉ thân phận lƣu lạc của ngƣời con gái thì nói phận bèo, hoa trôi bèo dạt, hay
nƣớc chảy hoa trôi; muốn chỉ nhan sắc ngƣời con gái đẹp thì nói mai cốt cách.
Khổ mặt tròn thì nói khuân trăng, lông mày đậm đà thì nói nét ngài, mắt tình tứ
thì nói làn thu thuỷ, lời đẹp ý hay thì nói tú khẩu cẩm tâm, đánh ngƣời con gái thì
vùi liễu dập hoa, cứu kẻ bị giam là tháo cũi sổ lồng”.
Nhiều chỗ tỉ dụ không chỉ ở trong từng chữ mà ở trong cả ý tứ một câu. Ví
dụ nhƣ muốn nói thân ngƣời con gái không dám ngăn cấm ai để ý đến:
Vẻ chi một đoá yêu đào
Vƣờn hồng ai dám ngăn rào chim xanh.
Muốn cho Thúc Sinh biết mình là gái giang hồ tiếp khách thì Thuý Kiều
nói:
Thiếp nhƣ hoa đã lìa cành
Chàng nhƣ con bƣớm lƣợn vành mà chơi.
Ta thấy, tuy có đề cập đến hiện tƣợng chuyển nghĩa ẩn dụ- hoán dụ trong
Truyện Kiều nhƣng các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên một cách khái
quát. Vì thế, ở luận văn này ngƣời viết cố gắng đi sâu, tìm hiểu ẩn dụ- hoán dụ
qua các trích đoạn Truyện Kiều một cách hệ thống hoá với một cái nhìn khái
quát hơn, đầy đủ và chi tiết hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Phƣơng tiện tu từ đƣợc đƣa vào chƣơng trình Tiếng Việt ở rất nhiều cấp
5
học. Là một giáo viên Ngữ Văn tôi mong muốn tìm hiểu kỹ lƣỡng về các phƣơng
tiện tu từ của Tiếng Việt để giảng dạy văn thơ đƣợc tốt hơn, phần nào giúp các
em khám phá thế giới nghệ thuật của các tác phẩm văn chƣơng nói chung, các
trích đoạn Truyện Kiều đƣợc học nói riêng.
Đề tài mong muốn đƣa ra đƣợc một cái nhìn đầy đủ hơn về phƣơng tiện tu
từ ẩn dụ- hoán dụ và hiệu quả sử dụng ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong các trích đoạn
Truyện Kiều Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2- Nhà xuất bản 2006. Nghiên cứu
đề tài này, ngƣời viết mong muốn nâng cao đƣợc hiểu biết của mình về cái hay,
cái đẹp của Tiếng Việt, nâng cao năng khiếu cảm thụ văn chƣơng của mình.
4. Phạm vi đề tài nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở của hiện tƣợng chuyển nghĩa ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong
các trích đoạn Truyện Kiều, phân loại các ẩn dụ- hoán dụ và chỉ ra hiệu quả thẩm
mỹ của ẩn dụ- hoán dụ cũng nhƣ cách sử dụng sáng tạo của Nguyễn Du.
- Giới hạn về tƣ liệu thống kê:
+ Các đoạn trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du trong sách giáo khoa
Ngữ văn 10 tập 2- Nhà xuất bảnGD, 2006.
5. Mẫu khảo sát
- Học sinh lớp 10A2, 10A10- Trƣờng Trung học phổ thông C Nghĩa
Hƣng- Nam Định.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài
“Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ” giúp ngƣời học
nhận thức đƣợc rằng ẩn dụ- hoán dụ tu từ không đơn giản chỉ là “cách gọi tên”
sự vật, hiện tƣợng mà trong thơ văn đặc biệt là trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du chúng chính là những tín hiệu thẩm mỹ cao. Vì thế khai thác ẩn dụ- hoán dụ
một cách cặn kẽ trong tác phẩm chính là mở ra một con đƣờng đi tới cái hay, cái
đẹp trong văn chƣơng đồng thời giúp ngƣời học có những kiến thức cần thết để
6
phân tích, bình giá ngôn ngữ tác phẩm văn học nói chung, các trích đoạn Truyện
Kiều nói riêng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp sau:
6.1. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp ngữ liệu để có cái nhìn khái quát
về ẩn dụ- hoán dụ qua các trích đoạn trong Truyện Kiều.
6.2. Phƣơng pháp hệ thống hoá và phân loại ngữ liệu để xác định những biểu
hiện đặc trƣng của ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn Truyện Kiều.
6.3. Phƣơng pháp phân tích tu từ học để phân tích những ví dụ cụ thể và từ đó
khái quát những giá trị hiệu quả biểu đạt của ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn
Truyện Kiều.
Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng khi phân tích các trƣờng hợp sử dụng ẩn
dụ- hoán dụ trong văn bản để rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
cấu trúc gồm các chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ
Chƣơng 3: Thực nghiệm
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Biện pháp tu từ
Theo các nhà phong cách học, biện pháp tu từ “[…] là những cách phối
hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phƣơng tiện ngôn ngữ (không kể là
trung hoà hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gợi hình gời cảm,
nhần mạnh làm nổi bật…) do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữ
cảnh rộng.” [9, tr. 3]
Cần phải phân biệt biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ. Theo quan niệm
của các nhà phong cách học, phƣơng tiện tu từ “… là những phƣơng tiện ngôn
ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật- logic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ
sung, còn có màu sắc tu từ” [20, tr. 59]
1.2. Biện pháp tu từ từ vựng
Biện pháp tu từ từ vựng còn đƣợc gọi là biện pháp tu từ từ ngữ.
Theo các nhà phong cách: “Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối
hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc
cao hơn (trong phạm vi một câu, một chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại
hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh.”
[19, tr. 142-143]
Khái niệm biện pháp tu từ từ vựng nằm trong một chỉnh thể bao gồm hệ
thống các khái niệm biện pháp tu từ thuộc các cấp độ ngôn ngữ và các bình diện
ngôn ngữ khác nhƣ: biện pháp tu từ ngữ âm, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp
tu từ văn bản, biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Do đó cũng cần phải hiểu rõ các khái
8
niệm trên. Tuy nhiên, việc tách biện pháp tu từ ngữ nghĩa thành một kiểu riêng
chỉ là trên phƣơng diện lí thuyết còn ở mọi cấp độ ngôn ngữ (trừ cấp độ ngữ âm)
đều tồn tại phƣơng diện ngữ nghĩa. [9, tr. 5]
1.3. Khái niệm ẩn dụ- hoán dụ
1.3.1.Khái niệm ẩn dụ
Ẩn dụ là phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở sự tƣơng
đồng, sự giống nhau… giữa các thuộc tính của cái dùng để nói và cái muốn nói
đến.
Theo Nguyễn Lân “Ẩn dụ là một cách ví, nhƣng không cần đến những
tiếng để so sánh nhƣ: tựa, nhƣ, tƣởng, nhƣờng, bằng…” [11, tr. 18]
Tác giả Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng
tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu đƣợc mối quan
hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm” [11, tr. 9].
Ông Đỗ Hữu Châu viết: “Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tƣợng này bằng
tên gọi của một sự vật hiện tƣợng khác, giữa chúng có mối quan hệ tƣơng đồng”
[11 tr. 9].
Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn
là tên gọi của x (tức là x là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phƣơng thức ẩn dụ là
phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu nhƣ x và y
giống nhau. (Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt)
Ông Cù Đình Tú định nghĩa ẩn dụ nhƣ sau:
“Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tƣợng này
dùng để biểu thị đối tƣợng kia dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tƣởng về nét
tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng” [29, tr. 125].
Theo Đinh Trọng Lạc: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình
tƣợng, dựa trên sự tƣơng đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tƣởng
9
tƣợng ra) giữa khách thể (hiện tƣợng, hoạt động, tính chất) A đƣợc định danh với
khách thể (hoặc hiện tƣợng, hoạt động tính chất) B có tên gọi đƣợc chuyển sang
dùng cho A [13, tr. 221].
Nguyễn Thái Hoà: “Ẩn dụ tu từ là phƣơng thức chuyển nghĩa bằng lối so
sánh ngầm dùng tên gọi đối tƣợng đƣợc so sánh thay cho tên gọi so sánh khi hai
đối tƣợng có một nét nghĩa tƣơng đồng nào đó, nhằm phát động trƣờng liên
tƣởng rộng lớn trong lòng ngƣời đọc”.[14,tr.194]
1.3.2. Khái niệm hoán dụ
Hoán dụ là phép sử dụng từ ngữ dựa trên cơ sở liên tƣởng kế cận giữa các
thuộc tính của cái dùng để nói và cái muốn nói đến.
Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phƣơng tiện và Biện pháp tu từ định
nghĩa: “Hoán dụ là định danh thứ hai dựa trên mối liên hệ hiện thực giữa khách
thể đƣợc định danh với khách thể có tên gọi đƣợc chuyển sang dùng cho khách
thể đƣợc định danh”
Nguyễn Thái Hoà trong “Phong cách học Tiếng Việt” định nghĩa nhƣ sau:
“Hoán dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay
một nét tiêu biểu nào đó của một đối tƣợng để gọi tên chính đối tƣợng đó”.
Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt” viết:
“Hoán dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với
nhau trong thực tế”.
Trên đây là quan niệm của một số nhà ngôn ngữ về ẩn dụ- hoán dụ. Hầu
hết các tác giả đều dựa trên quan hệ tƣơng đồng hay kế cận giữa hai đối tƣợng và
sự chuyển nghĩa của từ để đƣa ra khái niệm. Vì vậy, các định nghĩa về ẩn dụ-
hoán dụ tuy có khác nhau trong cách diễn đạt song cơ bản là không mâu thuẫn,
hay đối lập với nhau mà ngƣợc lại các ý kiến đó còn bổ sung cho nhau hình
thành nên một cách hiểu về ẩn dụ và hoán dụ đầy đủ hơn.
10
1.4. Phân loại ẩn dụ- hoán dụ
1.4.1. Phân loại ẩn dụ
Theo Nguyễn Thiện Giáp ẩn dụ có các kiểu sau:
- Giống nhau về hình thức:
Mũi là bộ phận có đặc điểm nhọn, nhô ra; phần đất nhô ra cũng đƣợc gọi
là mũi đất. Bướm, loại côn trùng có cánh bay, cái mắc áo có hình con bƣớm cũng
đƣợc gọi là bƣớm … Ẩn dụ này trong tiếng Việt rất phong phú.
- Giống nhau về màu sắc:
Màu da trời (màu xanh nhƣ da trời), màu cánh sen (màu hồng nhƣ màu
của cánh sen), màu cốm (màu xanh nhƣ màu của cốm) …
- Giống về chức năng:
Bến trong bến xe, bến tàu điện… không giống về hình dạng, không giống
về vị trí… với bến sông, bến đò. Nó chỉ giống với bến sông, bến đò ở chức năng
đầu mối giao thông.
- Giống về thuộc tính, tính chất:
Tình cảm khô khan, lời nói ngọt.
- Giống về đặc điểm vẻ ngoài nào đó:
Ngƣời đàn ông đẹp đƣợc gọi là Phan Anh, Tống Ngọc.
Ngƣời đàn bà đẹp đƣợc gọi là Tây Thi.
Những ngƣời phụ nữ hay ghen đƣợc gọi là Hoạn Thư.
- Ẩn dụ từ cụ thể đến trìu tƣợng:
Hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần bên trong của quả đƣợc dùng để chỉ trung
tâm quan trọng nhất của một vấn đề.
Nắm là động tác cụ thể của bàn tay đƣợc chuyển sang dùng nắm tình hình.
- Lấy vật chỉ ngƣời:
Con rắn độc, con hoạ mi của anh, con chó con của mẹ…
11
- Chuyển tính chất của sự vật hiện tƣợng này sang chỉ tính chất của sự vật
hiện tƣợng khác:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Cách phân loại của ông Nguyễn Thiện Giáp khá đa dạng, cụ thể nhƣng
chƣa bao quát đƣợc hết các trƣờng hợp ẩn dụ. Hơn nữa, cách phân loại của ông
cũng chƣa thực sự nhất quán. Các loại ẩn dụ: giống nhau về hình thức; giống
nhau về màu sắc; giống nhau về chức năng; giống nhau về thuộc tính, tính chất;
giống về đặc điểm vẻ ngoài nào đó đƣợc phân loại căn cứ vào nét tƣơng đồng
giữa các đối tƣợng. Các loại ẩn dụ còn lại: ẩn dụ từ cụ thể đến trìu tƣợng; lấy vật
chỉ ngƣời; chuyển tính chất của sự vật, hiện tƣợng này sang chỉ tính chất của sự
vật hiện tƣợng khác thực ra đó là hƣớng chuyển nghĩa của ẩn dụ chứ không đồng
nhất với các loại ẩn dụ trên.
Trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, ông Cù Đình
Tú đƣa ra cách phân chia dựa theo khả năng tƣơng đồng giữa hai sự vật và hiện
tƣợng. Theo ông nét tƣơng đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ trên
lý thuyết, có bao nhiêu khả năng tƣơng đồng thì có bấy nhiêu khả năng ẩn dụ. Có
một số khả năng nhƣ sau:
+ Tƣơng đồng về màu sắc.
+ Tƣơng đồng về tính chất.
+ Tƣơng đồng về trạng thái.
+ Tƣơng đồng về hành động.
+ Tƣơng đồng về cơ cấu.
Cách phân loại của ông Cù Đình Tú nhất quán nhƣng chƣa bao quát đƣợc
12
hết các trƣờng hợp ẩn dụ
Ông Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học Tiếng Việt” phân loại nhƣ sau:
- Nhóm ẩn dụ
Nhóm ẩn dụ gồm: ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tƣợng trƣng.
+ Ẩn dụ
Căn cứ vào từ loại (danh từ, động từ hay tính từ) và vào chức năng (chức
năng định danh, chỉ bộ phận đề hay chức năng làm vị ngữ, chỉ bộ phận thuyết)
của từ ẩn dụ, có thể chia ẩn dụ ra ba loại: ẩn dụ định danh; ẩn dụ nhận thức; ẩn
dụ hình tƣợng
Ẩn dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuần tuý kỹ thuật dùng để
cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ. Ví dụ: đầu làng,
chân trời, tay ghế, cổ lọ, má phanh…
Ẩn dụ nhận thức nảy sinh ra do kết quả của việc làm biến chuyển khả
năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ
cụ thể đến trìu tƣợng. Ví dụ: tâm hồn giá lạnh, dòng sông hiền hoà, tấm gương
vằng vặc…
Ẩn dụ hình tƣợng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa.
Ví dụ:
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
(Nguyễn Du)
Lệ hoa đƣợc dùng để chỉ giọt nƣớc mắt. Không chỉ có lệ hoa mà trong
Truyện Kiều còn có rất nhiều các ẩn dụ tu từ đƣợc dùng để chỉ nƣớc mắt: giọt
mưa, mạch tương, giọt châu, giọt hồng, giọt ngọc…
Ẩn dụ hình tƣợng là phƣơng thức bình giá riêng có của cá nhân ngƣời sử
dụng.
Căn cứ vào những đặc điểm về ngữ nghĩa, ẩn dụ đƣợc chia ra nhƣ sau:
13
Ẩn dụ của ngôn ngữ với hình ảnh đã bị phai mờ.
Ẩn dụ của lời nói với hình ảnh còn tƣơi tắn.
Ẩn dụ của ngôn ngữ với hình ảnh đã bị phai mờ, đƣợc xây dựng trên
những mối liên hệ liên tƣởng khách quan vốn đƣợc phản ánh trong những dấu
hiệu hàm chỉ mang thông báo hoặc về kinh nghiệm thực tế hàng ngày của một
tập thể ngôn ngữ hoặc về kiến thức văn hoá- lịch sử của nó. Ví dụ biển có nghĩa
là vùng nƣớc mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất. Do đó bất cứ khối
lƣợng to lớn (ví nhƣ biển) trên một diện tích rộng đều có thể đƣợc gọi là biển:
biển lúa, biển lửa, biển sƣơng mù dày đặc, biển ngƣời dự mít tinh… Theo lôgic
thông thƣờng thì ngƣời ta có thể tìm đƣợc nhiều cặp đối tƣợng có mối quan hệ di
động- cố định. Trong ca dao đã chọn thuyền- bến:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Dùng nhƣ vậy thì dễ rung động lòng ngƣời hơn bởi vì theo thói quen thẩm
mỹ của ngƣời bình dân xa xƣa, hình ảnh cây đa, bến cũ, con đò hiện ra nhƣ một
dấu ấn quen thuộc, gần gũi, khó quên.
Ẩn dụ của lời nói hình ảnh còn tƣơi tắn đƣợc xây dựng từ trong văn cảnh
cụ thể. Vì những dấu hiệu hàm chỉ dùng để cắt nghĩa cách hiểu lại ý nghĩa ngôn
từ phải đƣợc đặt trong khuân khổ của một hệ thống từ vựng nào đó (của câu hoặc
của cả văn bản) mới trở nên rõ nét. Những hàm chỉ này thƣờng là phản ánh
không phải cách nhìn của tập thể mà là cách nhìn của cá nhân về thế giới, do đó
chúng có tính chất chủ quan và ngẫu nhiên so với kiến thức chung.
+ Ẩn dụ bổ sung
Ẩn dụ bổ sung (còn gọi: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự kết hợp của hai
hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ những trung khu cảm giác khác nhau.
Cơ sở tâm lý học của nó là sự tác động lẫn nhau giữa các giác quan, sự hợp nhất
14
của chúng.
Ẩn dụ bổ sung đƣợc chia ra một số loại sau:
Thị giác + nhiệt - Cái màu đỏ này bức quá
Thị giác + vị giác - Câu chuyện nghe nhạt
Thị giác + khứu giác - Thấy thơm rồi đó
Khứu giác + vị giác - Một mùi đăng đắng
Thính giác + xúc giác - Một tiếng sắc nhọn
Trong thơ ẩn dụ bổ sung huy động mọi giác quan dẫn đến sự xuyên
thấm,sự hoà đồng của mọi cảm quan khiến cho thơ hoá thành nhạc, thành hoạ,
thấm vào tâm hồn, làm độc giả cũng có tâm hồn nghệ sĩ.
+ Ẩn dụ tượng trưng
Ẩn dụ tƣợng trƣng là sự kết hợp của một khái niệm trìu tƣợng với một
khái niệm về cảm giác.
Ví dụ:
Những ý nghĩ cay đắng/ Cỏ cây một màu khổ não/ Màu đỏ giận giữ.
(Nguyễn Tuân)
Ở đây sự kết hợp của các từ ngữ trong các ví dụ trên không phải đƣợc thực
hiện trên cơ sở tính đồng loại của hai khái niệm, bởi vì một khái niệm thì trìu
tƣợng, một khái niệm thì cụ thể. Ẩn dụ tƣợng trƣng đƣợc sử dụng trong ngôn
ngữ nghệ thuật.
- Nhóm biến thể ẩn dụ:
+ Nhân hoá:
Nhân hoá (còn gọi: nhân cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó
ngƣời ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời để biểu thị
thuộc tính, dấu hiệu của đối tƣợng không phải con ngƣời, nhằm làm cho đối
tƣợng đƣợc miêu tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho ngƣời nói có
15
khả năng bày tỏ kín đáo tâm tƣ, thái độ của mình.
Về mặt hình thức, nhân hoá có thể đƣợc cấu tạo theo hai cách:
Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con ngƣời để biểu thị tính
chất, hoạt động của đối tƣợng không phải con ngƣời:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
(Nguyễn Duy)
Coi đối tƣợng không phải nhƣ con ngƣời và tâm tình trò chuyện với nhau.
Núi cao chi lắm núi ơi?
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
(Ca dao)
Nhân hoá chỉ có thể đƣợc hiện thực hoá trong một ngữ cảnh nhất định.
Ví dụ:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe
tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre
hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
+ Vật hoá:
Vật hoá (còn gọi: vật cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó ngƣời
ta dùng một hình thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngƣợc chiều lại với nhân
hoá, tức là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời, nhằm
mục đích châm biếm, đùa vui, và nhiều khi qua đó để thể hiện tình cảm, thái độ
sâu kín của mình.
Ví dụ:
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
16
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng.
(Ca dao)
Cách phân loại của ông Đinh Trọng Lạc đa dạng, phong phú, cụ thể, chi
tiết và có thể bao quát đƣợc hết các trƣờng hợp ẩn dụ.
1.4.2. Phân loại hoán dụ
Ông Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học Tiếng Việt” phân loại hoán
dụ nhƣ sau:
Nhóm hoán dụ bao gồm: hoán dụ, cải dung, cải danh, cải số.
- Hoán dụ:
Hoán dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay
một nét tiêu biểu nào đó của một đối tƣợng để gọi tên chính đối tƣợng đó.
Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, hoán dụ xuất hiện thƣờng xuyên ở
khắp mọi nơi. Chẳng hạn, chỉ riêng cách gọi tên một ngƣời nào đó mà ta không
biết tên, hoặc muốn tránh, ta có thể dùng:
+ Đặc điểm ngoại hình: chị tóc quăn, anh đeo kính, mụ lùn tịt…
+ Quần áo vật dụng: anh áo đỏ, cô áo xanh, anh xe cúp, bác xích lô…
+ Nghề nghiệp: cô giáo, bác sĩ, nhà xe, bà đồng nát, anh phở bò …
+ Chức vụ: (chào) đại tá, giám đốc, thủ tƣởng, lớp trƣởng…
+ Quan hệ thứ bậc gia đình: ông, bà, cha mẹ, anh, em…
Những kiểu thay đổi tên gọi này xuất hiện trong một hoàn cảnh giao tiếp
cụ thể và có giá trị lâm thời trong lời nói. Và nhƣ vậy số lƣợng của hoán dụ hầu
nhƣ là vô tận.
Trong ngôn ngữ nghệ thuật, hoán dụ là phƣơng thức sáng tạo nghệ thuật.
Lối dùng đơn giản mà có giá trị miêu tả là lối dùng trong ca dao:
Hỡi cô yếm thắm loà xoà
17
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Hoán dụ tu từ có chức năng vừa dẫn xuất vừa miêu tả. Trong Truyện Kiều,
để tránh lặp lại, Nguyễn Du đã dùng những hoán dụ khác nhau: đầu xanh, má
hồng, gót sen, hồng quần, áo xanh (thanh y), hoa nô, giai nhân… Cứ mỗi lần gọi
nhƣ vậy chân dung nàng Kiều lại đƣợc bồi đắp thêm.
- Cải dung:
Cải dung là một phƣơng thức hoán dụ chỉ cái chứa đựng thay cho vật chứa
đựng. Ta thƣờng nghe nói “ăn ba bát cơm”, “uống vài chén rƣợu”… tức là lƣợng
cơm và rƣợu đựng trong đó, lại nghe nói: “cả làng đổ ra xem”, “cả hội trƣờng
đứng dậy vỗ tay”, tức là những ngƣời trong làng, những ngƣời ở trong hội
trƣờng. Cách nói đó quá quen thuộc đến mức không ai thắc mắc gì hết.
Đi vào địa hạt văn chƣơng ta cũng gặp cách nói đó:
Cả làng quê, đường phố
Cả lớn nhỏ, gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi.
(Thanh Hải)
Gia công thêm một chút, các nhà thơ tạo ra những hình tƣợng văn học:
Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung.
Cả nƣớc ôm em khúc ruột của mình.
(Tố Hữu)
Trong văn chính luận, phép cải dung cũng đƣợc dùng khá quen thuộc :
“thế giới ngày nay đã chia thành hai phe rõ rệt” (NQ)… “trịnh trọng tuyên bố với
thế giới”; “cả năm châu đại lục đều hƣởng ứng” (Báo).
- Cải danh:
18
Cải danh là phƣơng thức chuyển nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa tên riêng
và tên chung trong đó tên riêng thay cho tên chung và ngƣợc lại.
Trong đời sống, phép cải danh đƣợc dùng khá nhiều. Chẳng hạn: cho tôi
một Hainơken (bia), một điếu ba số (thuốc lá 555), hoặc là: Anh đã đọc Tônxtôi
chƣa? (tác phẩm của Tônxtôi) v.v…
Trên báo chí, ta thƣờng gặp kiểu nói: “tạo ra nhiều Việt Nam hơn nữa”,
“làm nên những V.A.C ở trung du v.v… Khi chhuyển những tên riêng thành tên
chung thì dùng kèm theo từ chỉ số nhiều: những, tất cả v.v…
- Cải số:
Cải số là phƣơng thức chuyển nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa các số ít và
số nhiều, giữa con số cụ thể và tổng quát. Phƣơng thứ này đƣợc dùng đã lâu
nhƣng mới có tên gọi trong Giáo trình phong cách học (1982).
Trong đời sống ta bắt gặp không ít phép cải số. Chẳng hạn “ba hàng dãy
bảy hàng dài”, “ba cái thằng xỏ lá ba que”, “trăm mớ bà giằn”, “chạy ba chân
bốn cẳng” (thành ngữ), “làm dâu trăm họ”, “làm con trăm nhà”, “cửa hàng bách
hoá”, “trăm công nghìn việc”, “trăm nghìn vạn mớ”, “trăm ngƣời nhƣ một”
v.v…
Trong ca dao ta có:
Trăm năm trăm tuổi trăm chồng
Lấy ai thì bế thì bồng trên tay.
Gọi đích xác là “một trăm”, nhƣng ai cũng hiểu là nhiều, rất nhiều không
kể hết.
Nhƣng trong trƣờng hợp:
Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vô Tích đạo vào Lâm Tri.
(Truyện Kiều)
19
Đã gây lúng túng cho không ít ngƣời: tại sao ba quân mà ở đây chỉ nói có
hai đạo. Có thể hiểu ba quân là quân sĩ nói chung: “bớ ba quân” (tam quân) tức
là “hỡi quân sĩ”, không nhất thiết là tiền quân, hậu quân, trung quân nữa.
Con số này cũng mang ý nghĩa biểu trƣng trong cách diễn đạt của tiếng
Việt.
Cách phân loại này đa dạng, phong phú và có thể bao quát hết các trƣờng
hợp hoán dụ.
1.5. Chức năng của ẩn dụ- hoán dụ
1.5.1. Chức năng của ẩn dụ
1.5.1.1. Chức năng biểu cảm
Ẩn dụ nổi bật ở tính biểu cảm. Paul nhận xét: “Sức mạnh của so sánh là
nhận thức, còn sức mạnh của ẩn dụ là cảm xúc” [11, tr.16]. Qua ẩn dụ tu từ
ngƣời sử dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ đối với đối tƣợng đƣợc thể hiện
một cách kín đáo, tế nhị và sâu sắc. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, những ẩn
dụ mang tính tích cực, đẹp đẽ thể hiện tình cảm yêu mến, thái độ ngợi ca của
ngƣời sử dụng. Ngƣợc lại, để thể hiện sự căm ghét, phê phán ngƣời ta sử dụng
các ẩn dụ tu từ mang tính tiêu cực, xấu xa, thấp hèn. Trong ca dao hàng loạt các
con vật đƣợc sử dụng làm ẩn dụ tu từ biểu thị số phận con ngƣời nhƣ:
Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.
Hình ảnh con rùa đội hạc, đội bia tƣơng đồng với hình ảnh ngƣời nông dân
lao động xƣa suốt cả cuộc đời phải chịu nhiều tầng áp bức, chịu nhiều sự bất
công trong xã hội phong kiến.
Hay:
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cộc leo vào leo ra
20
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cộc leo ra leo vào.
Hình ảnh con kiến leo phải cành cộc, leo ra, leo vào cùng đƣờng, hết lối
kia cũng chính là thân phận của ngƣời lao động trong xã hội cũ. Cuộc sống của
họ quẩn quanh, không lối thoát. Qua các ẩn dụ tu từ đó, tiếng hát than thân cất
lên da diết, ai oán, não nề nhƣng cũng rất thâm trầm, sâu sắc, kín đáo.
Xuân ơi xuân em mới đến năm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội.
(Tố Hữu)
Xuân trong câu thơ trên đƣợc Tố Hữu dùng để gọi chủ nghĩa xã hội. Mùa
xuân là mùa đầu của một năm, mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa tƣơi đẹp nhất
trong một năm cũng nhƣ chủ nghĩa xã hội với thành quả năm năm đầu đã mang
lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm
trìu tƣợng, khô khan giờ đây nhƣ một sinh thể vô cùng thân thiết, gần gũi đáng
yêu. Tiếng gọi xuân cất lên rộn rã, vui tƣơi, náo nức, trìu mến, thiết tha. Đó cũng
chính là tiếng lòng của nhà thơ và của nhân dân ta đối với cuộc sống, với chủ
nghĩa
Ẩn dụ tƣợng trƣng biểu thị cụ thể niềm vui, nỗi buồn của con ngƣời bằng
sự kết hợp các khái niệm vui, buồn với các khái niệm cảm giác nhƣ: “Tiếng khèn
than thở, tiếng hát thổn thức, tiếng sáo thẩn thơ, tiếng hí thảnh thơi” (Tô Hoài).
Hoặc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của con ngƣời nhƣ: Hi vọng chập chờn, vừa nở
vừa tàn, lo cùng vui bƣớc thấp, bƣớc cao, cái khó luẩn quẩn, ngổn ngang, nỗi lo
xám nhƣ bầu trời đầy nƣớc, mặt trời đen xạm những xao xuyến lo âu…(Tô Hoài)
Qua các ẩn dụ tƣợng trƣng, ngƣời sử dụng “… bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái
cảm quan kì diệu.”
Nhƣ vậy, sáng tạo ra các ẩn dụ bổ sung giúp ngƣời sử dụng huy động mọi
21
giác quan, dẫn đến sự xuyên thấu hoà đồng của các giác quan và truyền những
cảm giác mới lạ cho ngƣời tiếp nhận, đánh thức những giác quan của họ, đƣa họ
vào thế giới của sự cảm nhận bằng các giác quan khác nhau.
Chao ôi, trông con sông, vui nhƣ thấy nắng giòn tan sau kì mƣa dầm, vui
nhƣ nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Nguyễn Tuân)
Giòn tan vốn là cảm nhận của thính giác đƣợc Nguyễn Tuân dùng chuyển
sang thị giác để viết những câu văn tuyệt vời ca ngợi miền Tây Bắc của Tổ quốc.
Nhƣ chúng ta đã biết cái nắng giòn tan là cái nắng tƣơi, nắng khô. Đặt vào
trong mối quan hệ với mưa dầm, nắng ròn tan càng làm nổi bật niềm vui. Qua
cảm nhận tinh tế của Nguyễn Tuân niềm vui vốn là một đối tƣợng trìu tƣợng nay
bỗng trở nên cụ thể nhƣ có thể nhìn thấy, nghe thấy và sờ vào đƣợc…
1.5.1.2. Chức năng tạo dựng hình ảnh:
Ẩn dụ tu từ có tác dụng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi lên những
cảm giác lạ lùng, thú vị.
Hồ Xuân Hƣơng đã sử dụng chiếc bánh trôi nƣớc làm hình ảnh ẩn dụ cho
ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nƣớc” nhƣ sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Hình ảnh chiếc bánh trôi tƣơng đồng với hình ảnh ngƣời phụ nữ ở các
phƣơng diện: hình thức, cuộc sống, số phận và phẩm chất nên trong bài thơ
ngoài ý nghĩa bề mặt (cái bánh trôi nƣớc) ngƣời đọc, ngƣời nghe dễ dàng phát
hiện đƣợc tầng ý nghĩa ẩn dấu sau hình ảnh cái bánh trôi, đó là vẻ đẹp và thân
phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình dáng chiếc bảnh trôi mang
22
dáng vẻ của ngƣời phụ nữ “vừa trắng lại vừa tròn”. Cuộc sống của ngƣời phụ nữ
trong xã hội phong kiến đầy rẫy những trắc trở, chuân chuyên “Bảy nổi ba chìm
với nước non”. Số phận của ngƣời phụ nữ do ngƣời khác quyết định và họ bị lệ
thuộc vào ngƣời chồng nhƣ trạng thái tồn tại của chiếc bánh trôi “Rắn nát mặc
dầu tay kẻ nặn”. Mặc dù số phận tuỳ thuộc vào may rủi, ngƣời phụ nữ vẫn giữ
“tấm lòng son”, giữ phẩm chất son sắt thuỷ chung, kiên định trƣớc cuộc đời.
Hay với một vấn đề chính trị xã hội đã đƣợc Chế Lan Viên diễn đạt bằng
một hình ảnh cụ thể, oai hùng, hiên ngang, đẹp và sáng rực rỡ nhƣ sau:
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã gieo mầm hạnh phúc.
Với ba câu thơ mà Chế Lan Viên đã dùng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ, các ẩn
dụ tƣợng trƣng kết hợp với nhau tạo nên giá trị biểu đạt cao: mặt trời Nga, mùa
quả ngọt, mầm hạnh phúc, cây cay đắng, người cay đắng…
Ẩn dụ “mặt trời Nga” đƣợc dùng thay thế cho nƣớc Nga sau cách mạng
tháng Mƣời. Nƣớc Nga với một nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
đã ra đời. Nhà thơ đã dựa trên một nét tƣơng đồng giữa vai trò của mặt trời với
cuộc sống của con ngƣời với vai trò lịch sử của nƣớc Nga với các nƣớc thuộc
địa. Mặt trời xua tan đêm đen và bóng tối, soi sáng đƣờng đi cho loài ngƣời trên
trái đất; nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới cũng xoá bỏ đêm trƣờng
của chế độ phong kiến xây dựng một chế độ xã hội mới và đã đạt đƣợc những
thành quả nhất định “Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt”… Những ngƣời nô lệ
sống cuộc sống khổ đau đƣợc trở thành chủ nhân của đất nƣớc và bƣớc đầu đƣợc
hƣởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc “Người cay đắng đã gieo mầm hạnh
phúc”. Các câu thơ trong ví dụ trên tuy nói đến những vấn đề trìu tƣợng nhƣng
nhờ các hình ảnh ẩn dụ đã trở nên hết sức cụ thể. Cùng với các ẩn dụ tƣợng trƣng
23
là cảm giác quen thuộc, phổ biến bởi thế hình ảnh thơ cũng trở nên đẽ hiểu, dễ
cảm nhận.
1.5.1.3. Chức năng thẩm mĩ
Ẩn dụ tu từ có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên vẻ đẹp của ngôn ngữ, thể hiện
tài năng của ngƣời sử dụng.
Ví dụ:
Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh
Tôi muốn viết những dòng thơ lửa cháy.
(Tố Hữu)
Nhà thơ Tố Hữu đã dùng các ẩn dụ “dòng thơ tươi xanh”, “dòng thơ lửa
cháy”. “Dòng thơ tươi xanh” là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền
Bắc xã hội chủ nghĩa, về cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. “Dòng thơ
lửa cháy” cũng là những hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Nam
máu lửa, về cuộc sống và đấu tranh của nhân dân. Nhƣ vậy các ẩn dụ trên làm
cho ý thơ hàm súc, lời thơ thêm đẹp.
Nguyễn Tuân lại dùng hình ảnh ẩn dụ để gợi hình dáng và sắc màu cụ thể
nhƣ sau:
Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường
kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
Hình ảnh ẩn dụ “quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ” biểu thị mặt
trời nhƣng gợi hình dáng và màu sắc cụ thể. “Mâm bạc” là hình ảnh mặt biển
sáng lấp lánh và đầy đặn. Hai ẩn dụ đã vẽ lên một bức tranh lộng lẫy và diệu kì
của cảnh bình minh trên biển.
Nhƣ vậy, có thể nói, ẩn dụ tu từ sử dụng những hình ảnh đẹp, bóng bảy,
đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn […] đã đánh thức trong ta những cảm quan nghệ thuật
hằng ấp ủ trong lòng mỗi con ngƣời. [11, tr.23]
24
1.5.1.4. Chức năng nhận thức
Ẩn dụ tu từ thể hiện sự nhận thức phong phú, sâu rộng, chính xác của
ngƣời sử dụng về các sự vật, hiện tƣợng và mối quan hệ giữa chúng đồng thời
phát triển tƣ duy cho ngƣời tiếp nhận.
Ví dụ:
Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nuớc phôi thai
(Chế Lan Viên)
“Màu hồng, hình đất nước phôi thai” là các hình ảnh ẩn dụ. Màu hồng
đƣợc dùng đẻ diễn tả tƣơng lai. “Hình đất nước phôi thai” một ẩn dụ đặc sắc
diễn tả sự hình dung trong nắm đất của Tổ quốc đang phập phồng một mầm
mống về một đất nƣớc Việt Nam trong tƣơng lai. Đất nƣớc ấy đang phôi thai chứ
chƣa phải đã có hình hài. “Nghe” trong câu thơ là ẩn dụ bổ sung, hình phải đƣợc
nhận biết bằng thị giác nhƣng tác giả lại chuyển đổi sự cảm nhận sang thính giác.
Sự chuyển đổi này rất hợp lôgic bởi khi gặp đƣợc Luận cƣơng của Lê-nin Bác
mới tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, con đƣờng giải phóng dân tộc cho nhân dân
Việt Nam bởi lúc đó nhân dân ta đang sống lầm than trong cảnh nƣớc mất nhà
tan. Thực tế đến năm 1945 sau bao nhiêu chặng đƣờng cách mạng, phải trải qua
rất nhiều khó khăn gian khổ, phải hi sinh biết bao xƣơng máu cách mạng mới
thành công, nƣớc nhà mới giành đƣợc độc lập và nƣớc Việt Nam mới có tên trên
bản đồ thế giới, đất nƣớc mới thật sự có hình hài.
Nhƣ vậy, ẩn dụ tu từ là cách biểu đạt mới về đối tƣợng dựa trên phƣơng
thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ làm phong phú thêm sự nhận thức cho ngƣời
tiếp nhận. Ẩn dụ mở ra khả năng vô tận cho việc nhìn ra nét gần nhau của các sự
vật, hiện tƣợng khác nhau. Ẩn dụ là một cách nghĩ mới về đối tƣợng nó có thể
phát hiện ra bản chất ẩn dấu của đối tƣợng.
25
1.5.2. Chức năng của hoán dụ
Chức năng chủ yếu của hoán dụ tu từ là chức năng nhận thức và biểu cảm-
cảm xúc:
1.5.2.1. Chức năng nhận thức
Cũng nhƣ ẩn dụ, hoán dụ thể hiện sự nhận thức phong phú, sâu rộng,
chính xác của ngƣời sử dụng về cách gọi tên sự vật, hiện tƣợng và quan hệ gần
gũi giữa chúng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt phát triển tƣ duy
cho ngƣời tiếp nhận. Hoán dụ làm mới, làm phong phú, làm thay đổi nhận thức
thẩm mỹ và có thể điều khiển cả hành vi của con ngƣời.
O du kích nhỏ dương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu
(Tố Hữu)
Bài thơ bốn câu, hai câu đầu chỉ có giá trị miêu tả, ý nghĩa triết lí đƣợc rút
ra ở hai câu sau với ba hình ảnh hoán dụ: to gan lâm thời biểu thị tinh thần và
sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Trong cách hiểu truyền thống “to
gan” là chỉ những ngƣời dám làm một công việc nguy hiểm, kể cả những công
việc có thể ảnh hƣởng đến tính mạng của mình (“to gan thay đứa nào dám vuốt
râu hùm”- Nguyễn Công Hoan). Trong hoàn cảnh lịch sử nƣớc ta những năm
kháng chiến chống Mỹ thì ngƣời đọc có thể chấp nhận ý nghĩa lâm thời này của
nhà thơ Tố Hữu. Béo bụng là một đặc điểm thƣờng thấy trong hình dáng to lớn
của một số ngƣời Mỹ dùng để chỉ đế quốc Mỹ. Mày râu cũng là một đặc điểm
dùng để chỉ nam giới.
Từ sự quan sát và nhận thức về những đặc điểm, những mối quan hệ mới
mẻ, đa dạng giữa các sự vật hiện tƣợng trong thực tế, hoán dụ đƣa ngƣời đọc đến
26
một nhận thức mới mẻ: một dân tộc dù nhỏ bé nhƣng có lòng dũng cảm, ý chí
quyết tâm thì có thể chiến thắng cả đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đây không
chỉ là lời khảng định đối với riêng dân tộc Việt Nam mà còn là lời tuyên bố đanh
thép với bọn đế quốc thực dân. Một điều lý thú là qua các hoán dụ tác giả muốn
khảng định: đâu cứ phải nam nhi mới biết đánh giặc, mới có thể trở thành anh
hùng. Bài thơ là bức tranh nhỏ nhƣng ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ làm
thay đổi nhận thức của riêng ngƣời Việt Nam mà còn là một thông điệp tới các
dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhƣ vậy, rõ ràng ý nghĩa hàm ẩn từ hoán dụ đã
tạo nên giá trị to lớn- nó tạo ra lối tƣ duy mới cả về phƣơng diện miêu tả sự vật
cụ thể lẫn những triết lí sâu xa.
Hay:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
“Động lòng bốn phương” là hình ảnh hoán dụ chỉ sự vẫy vùng, tung hoành
của đấng trƣợng phu- một khái niệm có tính chất vũ trụ thì không một sức mạnh
nào có thể giữ chân lại đƣợc kể cả tình yêu của Thuý Kiều. Thuý Kiều xin đi
theo nhƣng Từ Hải dứt khoát từ chối, chỉ hứa một năm sau sẽ trở lại “Chầy
chăng là một năm sau vội gì”- một lời hẹn ƣớc ngắn gọn, dứt khoát, chắc nịch.
Đúng nhƣ Hoài Thanh nói: Con ngƣời Từ Hải không phải là con ngƣời của một
làng, một họ mà là con ngƣời của trời đất của bốn phƣơng, Nguyễn Du dùng rất
nhiều từ ngữ chỉ cái không gian rộng lớn khi nói về hành động của Từ Hải: đội
trời đạp đất, giang hồ, bốn bể, bể Sở sông Ngô, trời bể ngang tàng v.v…
Hơn nữa đọc Truyện Kiều ai cũng nhận thấy rằng Thuý Kiều và Từ Hải
không những là hai nhân vật chính diện trung tâm mà về một phƣơng diện nào
đó cũng là hai mặt của một quan niệm về cuộc sống; Thuý Kiều là bản thân cuộc
sống và Từ Hải là ƣớc mơ về cuộc sống, bản thân cuộc sống là hiện thực; còn
27
mơ ƣớc về cuộc sống là lãng mạn. Ý nghĩa của hình tƣợng Từ Hải chính là tính
chất lãng mạn ấy, là sự đối lập của nó với toàn bộ cuộc sống của xã hội phong
kiến trong truyện. Có thể nói, nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là phi nghĩa, bất
công thì Từ Hải là hiện thân của công bằng, chính nghĩa. Nếu cuộc sống trong
Truyện Kiều là lừa đảo, phản trắc, là cậy thế lấy thịt đè ngƣời, thì Từ Hải là hiện
thân của chung thuỷ của nhân ái của sự tôn trọng phẩm giá con ngƣời. Nếu cuộc
sống trong Truyện Kiều là chật hẹp, gò bó con ngƣời quay bên nào cũng thấy
vƣớng mắc, sảy chân khỏi nhà là rơi vào nhà chứa, trốn khỏi nhà chứa là rơi vào
cửa quan, vào lâu đài của bọn quý tộc, sang trọng nhƣng giết ngƣời, thì Từ Hải
là hiện thân của tung hoành ngang dọc, của con ngƣời tự do không một sức mạnh
nào ràng buộc nổi v.v…
Nhƣ vậy nhiệm vụ của hoán dụ là hiện thực hoá mối liên hệ mới mẻ, bất
ngờ giữa hai khách thể.
1.5.2.2. Chức năng biểu cảm- cảm xúc
Thơ văn Việt Nam sử dụng rất nhiều phƣơng tiện tu từ, với mỗi thể loại
các hình ảnh tu từ này có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào bản chất từng thể
loại. Mặc dù vậy, cái đọng lại trong lòng ngƣời đọc không chỉ ở chỗ sự vật, hiện
tƣợng, mối quan hệ ấy đƣợc phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm trạng
thái, tâm hồn con ngƣời thể hiện nhƣ thế nào qua cách phản ánh ấy.
Là một nhà lãng mạn, Nguyễn Du biết ca ngợi vẻ đẹp của một phong
cảnh, biểu hiện đến tuyệt diệu mối xúc động làm thổn thức trái tim một ngƣời
tràn ngập tình yêu, tâm hồn buồn bã, ƣu tƣ, nỗi thất vọng, niềm vui đắc thắng,
tóm lại là “tất cả mọi mối cảm xúc trữ tình trong tâm hồn, mọi diễn biến trong
mơ tƣởng, mọi sóng gió trong tâm tƣ” (Bôđơle).
Là một nhà hiện thực, Nguyễn Du có thể chỉ dùng vài chữ, vài câu thơ vẽ
thành một nhân vật, vạch ra một tính cách; tên quan tham ô, gã lái buôn xảo
28
quyệt và xấc láo, mụ chủ “lầu xanh”, đều bị vạch mặt không dung thứ, bằng một
thứ ngôn ngữ thẳng thừng, bóng bảy, chua chát. Đến nỗi tên riêng của một số
nhân vật đã đƣợc chuyển hẳn sang ngôn ngữ thông thƣờng biến thành những tên
chung; ngƣời ta gọi một tên xỏ lá là Sở Khanh cũng nhƣ trong tiếng Pháp ngƣời
hà tiện thƣờng gọi là lão Hacpagông.
Nhìn thoáng qua, dƣờng nhƣ trong hoán dụ ngƣời viết chỉ đƣa ra sự vật,
hiện tƣợng còn ngƣời đọc phải tự nhận xét, đánh giá (nói hoán dụ có tính khách
quan hơn ẩn dụ là ở đặc điểm này) nhƣng thực ra không phải nhƣ vậy mà ngay
khi chọn lựa hình ảnh hoán dụ tu từ thì các tác giả đã ngầm bộc lộ thái độ của
mình trong đó.
Khi viết về nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú của Tây Bắc,
Chế Lan Viên đã gọi tất cả chúng là vàng; vừa tiêu biểu, ngắn gọn súc tích vừa
tác động nhanh, gây ấn tƣợng đến ngƣời đọc:
Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa
Nay trở về ta lấy lại vàng ta.
Vàng là kim loại quý hiếm có giá trị cao đƣợc chọn làm đại diện cho toàn
bộ khoáng sản, tài nguyên ở Tây Bắc (lấy một bộ phận nói toàn thể) thì quả là
Chế Lan Viên đã rất ƣu ái với Tây Bắc. Câu thơ không có một từ cảm thán nào
nhƣng chính hoán dụ vàng đã biểu lộ tình yêu mến thiết tha của tác giả đối với
Tây Bắc. Ông đánh giá rất cao tiềm năng kinh tế của Tây Bắc và bài thơ Tiếng
hát con tàu nhờ vậy đã là lời cổ vũ động viên rất lớn cho phong trào lên Tây Bắc
những năm sau giải phóng.
Trong trích đoạn Nỗi thƣơng mình Nguyễn Du viết:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
“Giật mình” là hoán dụ diễn tả tâm trạng thảng thốt bàng hoàng của Thuý
29
Kiều trong những khoảnh khắc hiếm hoi để sống thực với mình. Giật mình kết
hợp với “mình lại thương mình” thể hiện sự tự ý thức của Thuý Kiều về thân
phận đang bị vùi dập của mình đồng thời thể hiện nỗi thƣơng thân xót phận biết
mình có quyền sống mà không đƣợc sống. Cái thƣơng mình đó len cả vào nỗi
nhớ cha mẹ, nhớ hai em, nhớ Kim Trọng. Nàng vừa nhớ ngƣời thân vừa thƣơng
mình, tội nghiệp cho mình.
Trong sáng tạo nghệ thuật hình ảnh hoán dụ đƣợc sử dụng một cách rất
linh hoạt. Tố Hữu đã thành công khi sử dụng hoán dụ để diễn tả tình cảm bịn rịn
giữa ngƣời ở lại và ngƣời ra đi trong bài thơ Việt Bắc nhƣ sau:
Áo chàm đưa buổi phân li,
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
“Áo chàm”: là hình ảnh hoán dụ chỉ ngƣời dân Việt Bắc đồng thời gợi một
màu rất riêng “màu chàm”- màu của chia li nhƣng khó phai, nó giống tình cảm
của ngƣời ở lại rất khó phai trong lòng ngƣời ra đi.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy qua hoán dụ ngƣời sử dụng có thể bộc lộ những
tình cảm, cản xúc… đối với đối tƣợng đƣợc thể hiện một cách kín đáo, tế nhị và
hết sức sâu sắc. Ngƣời đọc phải có tƣ duy tƣởng tƣợng, so sánh và có sự đồng
cảm mới nhận ra đƣợc điều đó.
1.6. Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ tu từ
Ẩn dụ và hoán dụ là những hiện tƣợng ngôn ngữ, chúng vừa là kết quả của
cách tiếp cận thực tế của dân tộc, vừa là kết quả của những quy luật điều khiển
sự tạo nghĩa mới cho từ do đó chúng có những tính chất giống nhau và khác
nhau:
- Giống nhau:
+ Rút gọn lời nói và tạo hình.
+ Vay mƣợn ngôn ngữ để làm giàu ngôn ngữ.
30
+ Mang vào ngôn ngữ những yếu tố lạ, tạo bất ngờ, do đó gây cảm xúc.
- Khác nhau:
Trong trƣờng hợp ẩn dụ, các sự vật đƣợc gọi tên không có liên hệ khách
quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển tên gọi diễn
ra tuỳ thuộc vào nhận thức có tính chủ quan của ngƣời nói về sự giống nhau giữa
chúng. Trái lại, trong trƣờng hợp hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau giữa hai
sự vật là có thật, không tuỳ thuộc vào nhận thức của con ngƣời. Cho nên hoán dụ
có tính khách quan hơn ẩn dụ.
Hoán dụ không có tính chất phiếm định nhƣ ẩn dụ, ngƣợc lại hoán dụ
dùng cái quan hệ tất yếu để kết hợp những yếu tố có cùng với nhau một mẫu số
chung, thành một hệ thống lôgic.
Ví dụ:
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
“Thịt nát xương mòn” trong câu thơ trên là hình ảnh hoán dụ tu từ biểu thị
cái chết. Thịt và xƣơng là hai yếu tố gắn chặt với nhau tạo nên hình hài của mỗi
con ngƣời. Khi ngƣời ta chết đi thì thịt nát, xƣơng tan hình hài bị huỷ hoại. Đó
chính là mối quan hệ lôgic khách quan giữa cái chết với hình ảnh thịt nát xƣơng
mòn. Còn ẩn dụ trong những câu thơ sau thì sự thay thế dựa trên nét tƣơng đồng
giữa vật thay thế và vật đƣợc thay thế:
Thuyền tình vừa ghé tới nơi
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ.
(Nguyễn Du)
“Thuyền tình” đƣợc dùng để chỉ khách làng chơi. Bởi cái tình của khách
làng chơi với gái lầu xanh chỉ là “trăng gió vật vờ” đâu phải nghĩa keo sơn nhƣ
con thuyền kia nay bờ bến này mai bờ bến khác. Gọi ngƣời khách làng chơi là
31
“thuyền tình” tác giả đã dựa trên nét tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng này. Còn
“trâm gãy bình rơi” chỉ cái chết của Đạm Tiên. Trâm là vật trang sức cài trên tóc
của ngƣời phụ nữ khuê các, trâm thƣờng đƣợc làm bằng bạc hoặc vàng đẹp
nhƣng dễ gãy; bình là vật đẹp và quý thƣờng đƣợc dùng trang trí trong các gia
đình giàu có cao sang; bình đƣợc làm bằng sứ nên cũng dễ vỡ. Nhƣ vậy, trâm và
bình theo Nguyễn Du có những đặc điểm, tính chất giống nhƣ những ngƣời con
gái đẹp mà bất hạnh, sớm lìa đời. Mà Đạm Tiên là ngƣời con gái “nổi danh tài
sắc một thì” nên dùng “trâm gãy bình rơi” để chỉ cái chết của Đạm Tiên là phù
hợp nó giống nhƣ dùng “thuyền tình” để chỉ khách làng chơi.
Theo Đỗ Hữu Châu: “Phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ có thể đƣợc dùng
trong một từ. Vì từ nhiều nghĩa nên nghĩa này là ẩn dụ, nghĩa kia là hoán dụ.
Ví dụ: Xét nghĩa của từ “màn” trong các trƣờng hợp sau:
Màn 1: Tấm vải rộng dùng để che, chắn: màn cửa sổ
2: Vải thƣa khâu để chống muỗi
3: Phần vở kịch, vở tuông… Vở kịch năm màn
4: Một cảnh đời nói một cách hài hƣớc: Hai vợ chồng vừa biểu diễn
một màn (xung đột) rất vui.
Các nghĩa 2, 3 là những nghĩa phụ theo phƣơng thức hoán dụ. Nghĩa 4 là
nghĩa ẩn dụ từ nghĩa 3.
Sở dĩ có nhiều nghĩa nhƣ ví dụ trên là vì ranh giới giữa ẩn dụ và hoán dụ
không phải là tuyệt đối khi ta thấy một đơn vị ngôn ngữ đƣợc dùng mang dấu
hiệu của hiện tƣợng nào nhiều hơn thì ta xếp vào hiện tƣợng đó bởi theo
Jakobon: “Mọi ẩn dụ đều phảng phất tính hoán dụ và mọi hoán dụ đều có ít
nhiều tính cách ẩn dụ” [9, tr.26].
Tiểu kết:
Trên đây, ngƣời viết đã trình bày những vấn đề cơ bản về biện pháp tu từ,
32
biện pháp tu từ từ vựng, khái niệm về ẩn dụ- hoán dụ, phân loại ẩn dụ- hoán dụ,
chức năng của ẩn dụ- hoán dụ, phân biệt ẩn dụ - hoán dụ.
Nhƣ vậy ẩn dụ- hoán dụ là hai phƣơng thức chuyển nghĩa cơ bản của ngôn
ngữ. Sự chuyển nghĩa này dựa trên nét tƣơng đồng hoặc tƣơng cận giữa các đối
tƣợng. Khi đƣa ra khái niệm các nhà ngôn ngữ cũng dựa trên quan hệ tƣơng
đồng hoặc tƣơng cận giữa hai đối tƣợng…
Đây là cách nói không chỉ có giá trị hình tƣợng, phƣơng tiện xây dựng
hình tƣợng mà còn hàm chứa sức mạnh của biểu cảm- cảm xúc. Vì thế ẩn dụ-
hoán dụ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ đặc biệt là
trong thơ ca nghệ thuật.
Các tác giả nghiên cứu về ẩn dụ- hoán du cho rằng ẩn dụ- hoán dụ thuộc
loại công cụ thể hiện phong cách sáng tạo nghệ thuật của tác giả, phong cách
thời đại và phong cách dân tộc.
Khai thác ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều cũng nhằm tìm ra cái lõi
phong cách của Nguyễn Du và một lần nữa thêm một tiếng nói khảng định tài
năng thơ của nhà thơ- đại thi hào dân tộc.
33
Chƣơng 2
DẠY TRUYỆN KIỀU
TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ
2.1. Giới thuyết về ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều:
Ở trên ngƣời viết đã trình bày một số quan niệm về ẩn dụ- hoán dụ và đã
khảng định các khái niệm đó tuy có khác nhau trong cách diễn đạt song các ý
kiến đó về cơ bản là thống nhất với nhau. Tổng hợp các ý kiến, ta có thể hiểu về
ẩn dụ- hoán dụ tu từ nhƣ sau:
Về cấu tạo nội dung: Ẩn dụ- hoán dụ có thể đƣợc cấu tạo từ một từ, có thể
là một thành ngữ dựa trên cơ sở liên tƣởng tƣơng đông hoặc kế cận giữa các đối
tƣợng. Khi một từ hoặc một thành ngữ nào đó đƣợc dùng làm ẩn dụ- hoán dụ thì
nghĩa đen ban đầu của nó không còn nữa mà nó sẽ đƣợc hiểu theo nghĩa bóng,
nghĩa bóng đó ngƣời tiếp nhận muốn nhận biết phải dựa vào các nhân tố: Ngữ
cảnh, tính hợp lôgic và thói quen thẩm mỹ. Ẩn dụ- hoán dụ tu từ là cách cá nhân
lâm thời chuyển đổi tên gọi của đối tƣợng nên giá trị ngữ nghĩa và nội dung biểu
hiện mới của từ dùng làm ẩn dụ- hoán dụ tu từ đƣợc thực hiện trên một ngữ cảnh
nhất định. Lôgic trong ẩn dụ- hoán dụ tu từ mang tính chủ quan hoặc khách quan
nhƣng ngƣời sáng tạo ẩn dụ- hoán dụ tu từ phải đảm bảo tính hợp lí trên cơ sở
mối liên tƣởng tƣơng đồng, kế cận giữa hai đối tƣợng để ngƣời tiếp nhận có thể
chấp nhận và dễ dàng phát hiện. Hơn nữa trong thực tế không phải bất cứ đối
tƣợng nào cũng đƣợc sử dụng để tạo nên các ẩn dụ - hoán dụ. Việc sử dụng các
đối tƣợng làm ẩn dụ- hoán dụ tu từ bị chi phối bởi thói quen thẩm mĩ của cộng
đồng ngôn ngữ. Nhờ thói quen thẩm mĩ mà ngƣời tiếp nhận mới phát hiện chính
34
xác đối tƣợng đƣợc ẩn giấu
Về cấu tạo hình thức: Ẩn dụ- hoán dụ chỉ có một đối tƣợng, đối tƣợng
đƣợc dùng để biểu thị còn đối tƣợng đƣợc nói đến và dƣợc biểu thị ẩn giấu,
ngƣời tiếp nhận phải tự mình tìm ra đối tƣợng đƣợc nói đến.
Nhƣ vậy khảo sát ẩn dụ- hoán dụ là khảo sát hiện tƣợng chuyển nghĩa của
chúng dựa trên cơ sở liên tƣởng tƣơng đồng hoặc liên tƣởng kế cận.
Ẩn dụ- hoán dụ tu từ xuất hiện không chỉ ở cấp độ từ vựng mà có thể xuất
hiện ở những cấp độ cao hơn và “Điều đó khiến ta nghĩ đến phép ẩn dụ- hoán dụ
của câu hoặc là cả một đoạn câu và nhƣ vậy mở rộng khả năng diễn đạt cảm thụ
đến một phạm vi rộng lớn hơn” [11, tr.31]. Nhƣng với những văn bản trong sách
giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2 thì không có ẩn dụ- hoán dụ lớn hơn cụm từ và câu
hơn nữa lại hƣớng dẫn cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông thì chỉ tìm hiểu
các ẩn dụ- hoán dụ là từ hoặc cụm từ cố định là đủ.
Với cách hiểu về ẩn dụ- hoán dụ nhƣ vậy trong Truyện Kiều nói chung và
những trích đoạn trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nói riêng ta thấy một số
trƣờng hợp nhƣ sau:
Về cấu tạo: Ẩn dụ- hoán dụ có thể là một từ:
- Ẩn dụ là một từ: ngọc, hương, hoa, liễu, lá, cành, cánh hồng, bóng
nga…
- Hoán dụ là một từ: hoa nô, giai nhân, má hồng, áo, miệng…
Ẩn dụ- hoán dụ có thể là các cụm từ: Ẩn dụ- hoán dụ là các cụm từ cố
định mà chủ yếu là các thành ngữ hoặc mƣợn ý của các thành ngữ.
- Ẩn dụ là các cụm từ cố định: bướm lả ong lơi, bướm chán ong chường,
nguyệt nọ hoa kia, đầu trâu mặt ngựa, thăm ván bán thuyền, ăn xổi ở thì, cá
chậu chim lồng…
- Hoán dụ là các cụm từ cố định: thịt nát xương mòn, đầu mày cuối mắt,
35
gieo ngọc trầm châu,…
Cần lƣu ý trong Truyện Kiều có những trƣờng hợp vừa là ẩn dụ vừa là
hoán dụ nhƣ: đầu xanh, xuân xanh, ngày xanh, bút hoa, thềm hoa, đuốc hoa, gót
sen, rèm châu, xe châu…
Trong các trƣờng hợp nhƣ trên, thƣờng có hai yếu tố đƣợc ghép vào để
cùng chỉ một sự vật, hiện tƣợng. Yếu tố thứ nhất gọi tên sự vật hiện tƣợng theo
đúng tên gọi của nó; yếu tố thứ hai gọi theo đặc điểm hoặc tính chất của sự vật
hiện tƣợng. Cũng có thể, đó là những từ đƣợc thêm vào cho đẹp cho hay để
tƣơng xứng với nhân vật. Bởi những cảnh và vật trên xuật hiện chủ yếu xung
quanh Thuý Kiều. Ví dụ nhƣ từ thềm hoa và lệ hoa trong câu: “Thềm hoa một
bước lệ hoa mấy hàng”. Thềm hoa đƣợc dùng để chỉ cái thềm có trồng hoa, hoặc
có thể nhà thơ đã thêm từ hoa sau thềm cho lời thơ thêm đẹp. Còn hoa trong lệ
hoa rõ ràng là tác giả đã thêm vào cho tƣơng xứng với ngƣời đẹp. Vì thế những
trƣờng hợp nhƣ trên chúng ta thấy các từ vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ cho nên tuỳ
từng văn cảnh để ngƣời tiếp nhận xác định các ẩn dụ- hoán dụ cho phù hợp.
Số lƣợng sử dụng ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều nói chung trong đoạn
trích nói riêng là rất lớn. Việc sử dụng nhiều nhƣ thế là góp phần tạo nên giá trị
về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của tác phẩm.
2.2. Xác định các ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn sách giáo khoa Ngữ
Văn 10 tập 2
Để xác đƣợc các ẩn dụ- hoán dụ chúng ta cần dựa trên các tiêu chí dùng
để phân loại ẩn dụ- hoán dụ tu từ. Có nhiều tiêu chí để phân loại ẩn dụ- hoán dụ
tu từ thành các kiểu nhỏ. Các nhà nghiên cứu thƣờng căn cứ vào đặc điểm cấu
tạo của ẩn dụ- hoán dụ tu từ để phân chia.
Khi khai thác ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều nói chung và những đoạn
trích trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nói riêng chúng tôi dựa trên các đặc điểm
36
và kết hợp với cách phân loại của ông Đinh Trọng Lạc để xác định ẩn dụ- hoán
dụ nhƣ sau:
- Về ẩn dụ gồm:
+ Nhóm ẩn dụ:
Ẩn dụ hình tƣợng.
Ẩn dụ bổ sung.
Ẩn dụ tƣợng trƣng.
+ Nhóm biến thể ẩn dụ:
Nhân hoá.
Vật hoá.
- Về nhóm hoán dụ gồm:
+ Hoán dụ.
+ Cải dung.
+ Cải danh.
+ Cải số.
Trong Truyện Kiều các ẩn dụ- hoán dụ trên đều có mặt nhƣng tần số
xuất hiện không đồng đều và giá trị hiệu quả biểu đạt ở những mức độ khác
nhau.
2.2.1. Ẩn dụ:
2.2.1.1.Nhóm ẩn dụ
Ẩn dụ hình tượng:
Ẩn dụ hình tƣợng là ẩn dụ sử dụng hình ảnh để thay thế tên gọi của đối
tƣợng. Dựa trên cơ sở mối quan hệ tƣơng đồng giữa đối tƣợng đƣợc thay thế tên
gọi với đối tƣợng đƣợc sử dụng làm ẩn dụ, ẩn dụ hình tƣợng đƣợc phân loai
thành ba kiểu sau:
- Ẩn dụ hình thức.
37
- Ẩn dụ tính chất (hoặc phẩm chất), đặc điểm, hành động.
- Ẩn dụ cách thức, phƣơng tiện hành động.
Ẩn dụ hình thức:
Ẩn dụ hình thức đƣợc hình thành trên cơ sở nét tƣơng đồng về hình thức
giữa các đối tƣợng. Trong Truyện Kiều thì đây là những ẩn dụ có giá trị gợi hình
cao.
Hẳn ai cũng biết đến câu thơ miêu tả Thuý Vân:
Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hình dáng của khuân trăng tròn đầy là hình ảnh ẩn dụ đƣợc dùng để biểu
thị khuân mặt tròn trĩnh, đầy đặn, phúc hậu của Thuý Vân; nét ngài là hình ảnh
ẩn dụ chỉ nét lông mày dài hơn mức bình thƣờng của nàng. Cả hai hình ảnh ẩn
dụ này đều dựa trên nét tƣơng đồng về hình thức giữa vật thay thế và vật đƣợc
thay thế.
Ẩn dụ hình thức kết hợp với các thành ngữ sáng tạo trong các câu thơ sau
gợi hình ảnh rất cụ thể:
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
“Mặt”, “thân” vừa có nghĩa thực, vừa là những ẩn dụ chỉ nhân phẩm và
thân phận. Nhân phẩm ấy, thân xác ấy bây giờ chỉ là thứ để khách làng chơi dày
vò mua vui còn mình thì chỉ có đau đớn, tủi nhục.
Ẩn dụ hình thức đƣợc sử dụng trong các đoạn trích Truyện Kiều với số
lƣợng không nhiều nhƣng độc đáo, bất ngờ, thú vị và có giá trị tạo hình cao.
Ẩn dụ đặc điểm, tính chất, hành động
Ẩn dụ tính chất, hành động đƣợc hình thành trên cơ sở mối quan hệ tƣơng
đồng về tính chất, đặc điểm giữa các đối tƣợng. Trong các trích đoạn Truyện
Kiều, kiểu ẩn dụ này đƣợc sử dụng rộng rãi với nhiều đối tƣợng khác nhau.
38
Lấy tính chất, đặc điểm, hành động của một đối tƣợng cụ thể để biểu thị
một đối tƣợng cụ thể hoặc một đối tƣợng trìu tƣợng
Lấy tính chất, đặc điểm, hành động của con ngƣời cụ thể biểu thị tính
cách đặc điểm cụ thể của con ngƣời:
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Câu thơ sử dụng một thành ngữ với hình ảnh ẩn dụ “kẻ cắp bà già”. Kẻ
cắp là những kẻ ranh ma, quỷ quyệt, còn bà già là ngƣời từng trải, khôn ngoan,
dày dạn kinh nghiệm, hiểu đời và rất cẩn thận, có thể đoán biết đƣợc ý đồ và
hành động, việc làm của ngƣời khác. Hình ảnh “kẻ cắp bà già” biểu thị cho
những ngƣời ranh ma, tinh quái, xảo quyệt. Trong Truyện Kiều hình ảnh ẩn dụ
này đƣợc Thuý Kiều dùng để chỉ mình và Hoạn Thƣ. Kiều cho rằng mình và
Hoạn Thƣ là ngƣời ngang sức, ngang tài. Hoạn Thƣ là kẻ lọc lõi, quỷ quái, mƣu
sâu, kế hiểm thì Kiều là ngƣời thông minh, sắc sảo, khôn ngoan, từng trải.
Ẩn dụ phẩm chất, hành động có thể đƣợc dùng theo lối chuyển nghĩa lấy
tên gọi chung thay cho tên riêng hoặc lấy tên riêng thay cho tên chung. Trong
Truyện Kiều ta có gặp lối dùng ẩn dụ này.
Trong đoạn trích Nỗi thƣơng mình có câu:
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
Tống Ngọc là một danh sĩ đời Chiến quốc, học trò của Khuất Nguyên, tác
giả bài “ Phú Cao Đƣờng”, tựa bài phú nói Tống Ngọc cùng với Sở Tƣơng
Vƣơng đi chơi đầm Vân Mộng, Tống Ngọc kể chuyện tiên vƣơng nƣớc Sở chiêm
bao thấy gặp nữ thần núi Vu Sơn [1, tr.517]. Từ Tống Ngọc trong câu thơ dùng
để chỉ ngƣời ăn chơi, phong lƣu. Còn Trường Khanh là tên củaTƣ Mã Tƣơng
Nhƣ, danh sĩ đời Hán là ngƣời đa tình, ham thú trăng hoa, ngƣời đã từng gảy
khúc nhạc Phƣợng cầu kì hoàng (Chim phƣợng tìm chim hoàng) để quyến rũ
Trác Văn Quân, một quả phụ xinh đẹp nổi tiếng. Đến chốn lầu xanh của Tú Bà là
39
những ngƣời đàn ông phong lƣu, những khách đa tình, những kẻ “trăng gió vật
vờ”. Trong câu thơ trên, tác giả đã dùng tên gọi riêng của Tống Ngọc, Trường
Khanh để làm tên gọi chung cho những khách làng chơi, dựa trên nét tƣơng đồng
về đặc điểm phẩm chất giữa họ. Dùng nhƣ vậy, dƣờng nhƣ tác giả muốn giảm
bớt nỗi nhục nhã, ê chề của Thuý Kiều trong hoàn cảnh thực của nàng ở lầu xanh
của Tú Bà.
Ẩn dụ tu từ lấy đặc điểm của ngƣời biểu thị đặc điểm, tính chất của con
ngƣời trong Truyện Kiều nói chung trong các trích đoạn nói riêng không nhiều
nhƣng lại gây ấn tƣợng sâu sắc cho ngƣời đọc.
Ẩn dụ có thể bao gồm tất cả các sự vật hiện tƣợng trong thực tế khách
quan. Một số ẩn dụ đƣợc hình thành trên cơ sở mối tƣơng đồng giữa các sự vật,
hiện tƣợng và phẩm chất, hành động. Những ẩn dụ này đƣợc sử dụng để tạo sức
hấp dẫn đặc biệt và có giá trị tu từ cao.
Dùng phẩm chất, đặc điểm, hành động của con vật biểu thị đặc điểm
phẩm chất của ngƣời hoặc đối tƣợng khác:
Trong Truyện Kiều ta thấy có những hình ảnh có tính quy phạm: ong
bướm, yến anh, hùm, chim lồng, thuý uyên… có những hình ảnh mƣợn từ thành
ngữ: cá chậu chim lông, cá nước chim trời, mèo mả gà đồng…
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
Biết bao bướm lả ong lơi
Ong, bướm là loài côn trùng chuyên hút nhụy hoa. Liên tƣởng từ mối quan
hệ giữa ong, bƣớm và hoa Nguyễn Du đã dùng ẩn dụ ong, bướm để chỉ bọn
khách phong tình, những khách làng chơi, những ngƣời đàn ông đi tìm lạc thú
chốn lầu xanh. Bướm lả ong lơi nguyên là “bướm ong lả lơi” trong câu thơ đƣợc
tác giả tách ra thành hai về đối lập nhau để nhấn mạnh sự suồng sã, đùa cợt của
khách làng chơi.
40
Trong Truyện Kiều tác giả còn dùng những con vật khác nữa để dùng làm
ẩn dụ thay thế con ngƣời trong các văn cảnh khác nhau nhƣ: phƣợng loan, con
tằm, con ong cái kiến…
Số các con vật đƣợc Nguyễn Du sử dụng làm hình ảnh ẩn dụ trong Truyện
Kiều rất phong phú. Trong số trên có những hình ảnh ẩn dụ mƣợn trong điển
tích, điển cố; có những ẩn dụ mang tính quy phạm, công thức; những hình ảnh ẩn
dụ còn lại là những con vật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của ngƣời bình
dân Việt Nam.
Các ẩn dụ lấy con vật thay thế con ngƣời làm cho câu thơ giàu hình ảnh, tế
nhị và giàu khả năng biểu cảm.
Lấy hoa lá cỏ cây thay cho ngƣời hoặc các đối tƣợng khác:
Có thể nói ẩn dụ lấy hoa, lá, cỏ, cây thay thế cho con nguời là một loại ẩn
dụ xuật hiện nhiều trong Truyện Kiều. Ẩn dụ này có giá trị gợi hình, gợi cảm rất
cao.
Trong loại ẩn dụ này, ẩn dụ hoa xuất hiện nhiều lần thay thế cho ngƣời
hoặc các đối tƣợng khác. Nhƣng phần lớn các từ hoa hoặc các từ có kết hợp với
hoa trong Truyện Kiều đƣợc dùng để chỉ ngƣời đẹp. Sự chuyển đổi tên gọi này
dựa trên nét tƣơng đồng về đặc điểm, tính chất giữa hoa với ngƣời đẹp. Hoa đào
loài hoa tƣơi đẹp của mùa xuân đƣợc dùng để chỉ ngƣời đẹp; hoa lê loài hoa có
màu trắng thanh khiết nở vào mùa xuân đƣợc dùng để chỉ Thuý Kiều: Bóng
trăng đã xế hoa lê lại gần. Hoa tàn, hoa rơi, hoa trôi… chỉ thân phận lƣu lạc của
Thuý Kiều: Đã đành nƣớc chảy hoa trôi lỡ làng. Hoa xuân đương nhuỵ đƣợc
dùng để chỉ ngƣời con gái tuổi còn non trẻ, hoa xưa ong cũ dùng để chỉ tình
nhân cũ đối với nhau …
Trong tác phẩm, hoa còn đƣợc dùng để chỉ nhiều sự vật hiện tƣợng khác.
Chẳng hạn hoa chỉ sự vật có dáng hình giống cái hoa: hoa đèn; hay hoa đƣợc
41
thay thế cho những gì có vẻ đẹp nhƣ hoa:
Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.
Trong cuộc sống những gì tƣơi đẹp thƣờng đƣợc ví với hoa. Hình ảnh ẩn
dụ hoa trong câu thơ đã đƣợc dùng để chỉ Kim Trọng bởi Kim Trọng là ngƣời
tình nhân hào hoa phong nhã. Ẩn dụ này vừa gọi đƣợc tên đối tƣợng vừa làm nổi
bật đặc điểm của đối tƣợng.
Sen là cây sen, hoa sen và Nguyễn Du đã dùng hình ảnh sen để chỉ bƣớc
chân nhẹ nhàng của ngƣời đẹp trong câu thơ:
Tiếng sen sẽ động giấc hoè.
Liễu (bồ liễu, liễu bồ) cũng là hình ảnh ẩn dụ đƣợc Nguyễn Du sử dụng
nhiều trong các văn cảnh khác nhau.
Liễu là cây liễu, một loại cây cành mềm rủ xuống, lá xanh tƣơi. Thƣờng
đƣợc dùng để chỉ ngƣời phụ nữ yếu đuối. Trong đoạn trích Trao duyên ẩn dụ liễu
bồ đƣợc dùng để chỉ Thuý Kiều:
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Lấy một đối tƣợng cụ thể khác ngoài con vật, hoa lá, cỏ cây thay thế cho
một đối tƣợng cụ thể hoặc đối tƣợng trìu tƣợng
Lấy một đối tƣợng cụ thể thay thế cho một đối tƣợng cụ thể
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Đàn, hương là những vật mà Kim- Kiều từng có chung kỉ niệm: đốt hƣơng
và gảy đàn bên nhau. Phím đàn: đã tạo ra sự hoà quyện của âm thanh giữa đất và
trời giữa nam và nữ, là tiếng lòng giãi bày, là tâm tƣ đƣợc nói hộ; mảnh hương
nguyền: gắn với sự thề nguyền từ hai con tim đồng điệu. Phím đàn, mảnh hương
nguyền là kỷ vật của sự gắn kết, của sự thiêng liêng hoá các mức độ tình cảm gợi
cho Kiều nhớ về quá khứ… Đây là ẩn dụ lấy vật cụ thể thay cho ngƣời dựa trên
42
những nét tƣơng đồng.
Trong Truyện Kiều nói chung, trong các đoạn trích nói riêng còn có các ẩn
dụ do Nguyễn Du thêm vào cho lời thơ thêm hay, thêm đẹp, cho hợp cảnh, hợp
tình. Chẳng hạn nhƣ các ẩn dụ: lò đào, đài sen, nhà lan, rèm châu, sân mai, tiên
hoa…
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương
Đài sen: là cái đài hình hoa sen để đặt cây nến; lò đào: là cái lò hƣơng
hình hoa đào. Tác giả dùng ẩn dụ đài sen, lò đào để nói việc Kim Trọng đặt thêm
nến sáp cho thêm sáng, thắp thêm hƣơng cho thêm thơm.
Bằng những sự vật, hiện tƣợng cụ thể các ẩn dụ tu từ đặc điểm, tính chất
đã cụ thể hoá và hình tƣợng hoá các đối tƣợng cụ thể hoặc về tinh thần trìu tƣợng
khiến ngƣời đọc ngƣời nghe dễ hình dung liên tƣởng.
- Lấy một đối tƣợng cụ thể để biểu thị một đối tƣợng trìu tƣợng
Trong đoạn trích Chí khí anh hùng có câu
Nửa năm hương lửa đương nồng
Hương, lửa là đèn và hƣơng, vì ngƣời xƣa thề nguyền với nhau thì thắp
đèn, thắp hƣơng để cáo thần linh. Hương, lửa trong mối quan hệ với nồng đƣợc
dùng để chỉ mối tình càng đằm thắm, mặn mà. Trong câu thơ những vật cụ thể
đã đƣợc dùng làm ẩn dụ, các ẩn dụ đó biểu thị tình cảm đằm thắm, mặn mà của
Thuý Kiều với Từ Hải.
Ẩn dụ lấy đối tƣợng cụ thể và ẩn dụ lấy đối tƣợng cụ thể thay thế cho đối
tƣợng trìu tƣợng chiếm số lƣợng lớn khiến cho những đối tƣợng vốn trìu tƣợng
trở nên cụ thể sinh động, khiến cho lời thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, ngƣời đọc,
nghe dễ tiếp nhận.
Lấy đối tƣợng trìu tƣợng biểu thị đối tƣợng cụ thể hoặc đối tƣợng trìu
tƣợng
43
- Lấy đối tƣợng trìu tƣợng biểu thị đối tƣợng cụ thể
Các ẩn dụ xuân trong Truyện Kiều xuất hiện nhiều đƣợc dùng để chỉ tuổi
trẻ hay sắc đẹp:
Ngày xuân em hãy còn dài
- Lấy đối tƣợng trìu tƣợng biểu thị đối tƣợng trìu tƣợng
Đòi phen gió tựa hoa kề
Gió và hoa là hình ảnh cụ thể. Trong câu thơ gió, hoa là sự vật trìu tƣợng
dùng để chỉ nam, nữ. Gió và hoa đi kèm hai động từ tựa, kề cụ thể hoá sự lả lơi
của khách làng chơi và kỹ nữ ngồi bên nhau.
Hay trong câu thơ sau:
Dập dìu lá gió cành chim
Cụm từ lá gió cành chim có liên hệ với hai câu cổ thi
“Chi nghênh nam bắc điểu
Diệp tống vãng lai phong”
(Cành đón chim nam bắc
Lá đƣa gió lại qua)
Lá gió cành chim là một ẩn dụ lấy sự vật hiện tƣợng trìu tƣợng thay thế
cho sự vật trìu tƣợng nhằm cụ thể hoá cảnh ngƣời kỹ nữ tiếp khách bốn phƣơng.
Trong Truyện Kiều còn có câu
Lòng còn gửi áng mây vàng
Áng mây vàng là đám mây có sắc vàng. Có câu thơ cổ của một tác giả
ngƣời đất Thục sang đất Tần: “Thục trung đa hoàng vân” nghĩa là trong đất Thục
có nhiều mây vàng, do đó nói nhớ quê nhà, ngƣời ta thƣờng nói nhớ mây vàng.
Trong toàn tác phẩm có nhiều đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ nhà của Thuý Kiều. Mỗi
lần nỗi nhớ ấy đƣợc tác giả diễn tả khác nhau. Trong câu thơ trên, tác giả đã
mƣợn một hình ảnh trìu tƣợng trong điển cố để diễn tả một đối tƣợng trìu tƣợng,
44
đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê của Thuý Kiều.
Những ẩn dụ loại này đƣợc Nguyễn Du sử dụng, khai thác một cách tinh
tế, sự khám phá sáng tạo từ sự liên tƣởng sắc sảo về mối tƣơng đồng giữa các đối
tƣợng. Đồng thời, ngƣời sử dụng còn làm phong phú thêm sự nhận thức về các
đối tƣợng ở các phƣơng diện khác nhau.
Ẩn dụ cách thức phƣơng tiện hành động
Ẩn dụ cách thức đƣợc hình thành trên cơ sở nét tƣơng đồng về cách thức
hành động giữa các đối tƣợng.
Liệu mà xa chạy cao bay
Xa chạy cao bay chỉ con thú chạy cho xa để khỏi bị săn, con chim bay cho
cao để khỏi bị bắn. Nghĩa ẩn dụ của thành ngữ xa chạy cao bay là trốn để khỏi bị
bắt. Thúc Sinh khuyên Thuý Kiều xa chạy cao bay nghĩa là phải thoát nhanh
khỏi tay Hoạn Thƣ bởi cả hai đều biết rằng Hoạn Thƣ rào cây lâu cũng có ngày
bẻ hoa. Vậy hành động thoát nhanh khỏi tay Hoạn Thƣ tƣơng đồng với hành
động xa chạy cao bay.
Hay trong đoạn trích Thề nguyền có câu
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương
Sử dụng thành ngữ tạc một chữ đồng đến xương để chỉ tấm lòng thuỷ
chung của Kiều- Kim.
Ẩn dụ cách thức, phƣơng tiện hành động thể hiện sự sáng tạo của ngƣời sử
dụng về mối quan hệ gắn bó về nét tƣơng đồng giữa các sự vật hiện tƣợng và
cách thức, phƣơng tiện, hành động.
Ẩn dụ bổ sung
Ẩn dụ bổ sung là sự chuyển đổi cảm giác từ cơ quan cảm giác này sang cơ
quan cảm giác khác hoặc cảm xúc nội tâm. Ẩn dụ bổ sung đƣợc sử dụng trong
phong cách khẩu ngữ là những cách nói quen thuộc nhƣ: nói ngọt, cƣời nhạt,
45
nghe mát… Trong ngôn ngữ văn chƣơng ẩn dụ bổ sung đƣợc sử dụng nhằm
mang lại hiệu quả tu từ.
Trong Truyện Kiều ẩn dụ bổ sung chủ yếu là loại ẩn dụ lấy cảm giác vị
giác thay thế cho thính giác và loại ẩn dụ bổ sung lấy vị giác thay cho thị giác
hoặc ngƣợc lại.
Ẩn dụ tượng trưng
Ẩn dụ tƣợng trƣng là sự kết hợp của một khái niệm trìu tƣợng với một
khái niệm về cảm giác.
Ẩn dụ tƣợng trƣng đƣợc hình thành trên cơ sở tính không đồng loại của
hai khái niệm: một khái niệm trìu tƣợng và một khái niệm cụ thể. Những khái
niệm về cảm giác trong ẩn dụ tƣợng trƣng đã có hiện tƣợng chuyển nghĩa từ
trƣờng nghĩa vật chất sang trƣờng nghĩa tinh thần.
Ví dụ:
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Quan là cửa ải, san là núi non. Màu quan san là cái màu đỏ của rừng
phong mà mùa thu đã đem nhuốm cho núi rừng ở chỗ quan san. Có lẽ màu quan
san là màu li biệt; là màu tâm trạng của Thuý Kiều trong buổi tiễn đƣa. Nỗi buồn
của sự chia tay, li biệt đã nhuốm vào cảnh vật.
Trong đoạn trích Trao duyên có câu:
Giữa đường đứt gánh tương tư
Gánh là mang vật gì ở trên vai, treo ở hai đầu một cái đòn, tương tư là nỗi
nhớ của những ngƣời yêu nhau. Trong văn cảnh trên tương tư là từ chỉ tâm trạng
đƣợc dùng kết hợp với từ gánh tạo thành một ẩn dụ tƣợng trƣng. Tương tư là tình
yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng. Gánh tương tư tạo cho ta cảm giác tình yêu
mà Kim- Kiều dành cho nhau vô cùng sâu nặng.
Trong thực tế có những trạng thái tâm lí, những cung bậc tình cảm của con
46
ngƣời vô cùng phức tạp nên dù có bộc lộ rõ ràng vẫn khó gọi tên. Nhƣng qua ẩn
dụ tƣợng trƣng thế giới tinh thần ấy vẫn hiện lên rõ ràng với những mức độ cụ
thể có thể đo đƣợc chiều cao và độ sâu:
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
Lấy tình thâm trả nghĩa thâm
Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu
Ngoài ra ẩn dụ tƣợng trƣng còn đƣợc diễn tả sáng tạo qua các hình ảnh:
âm ỉ, gan héo ruột đầy, cay đắng lòng, mối sầu sẻ nửa, quan hà, niềm quan tái…
Qua các ẩn dụ tƣợng trƣng, ngƣời sử dụng giúp ngƣời đọc cảm nhận đƣợc
tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan kì diệu mà tác phẩm có.
2.2.1.2. Nhóm biến thể ẩn dụ
- Nhân hoá
Nhân hoá là những ẩn dụ gán cho những đối tƣợng vốn không phải là
ngƣời (con vật, cây cối, đồ vật, những sự vật hiện tƣợng trìu tƣợng…) những
thuộc tính của con ngƣời.
Biện pháp tu từ nhân hoá đƣợc hình thành trên cơ sở của sự liên tƣởng nét
giống nhau giữa các đối tƣợng không phải con ngƣời và con ngƣời. Sự liên
tƣởng này mang tính chất chủ quan của ngƣời sử dụng nhƣng phải phù hợp với
tâm lí, thói quen sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng và đƣợc xã hội chấp nhận.
Nhân hoá đƣợc sử dụng trong nhiều phong cách ngôn ngữ, trong phong cách văn
chƣơng nhân hoá đƣợc sử dụng nhằm mục đích nghệ thuật.
Nhân hoá trong Truyện Kiều phần lớn là cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên
trong Truyện Kiều luôn gắn bó với con ngƣời góp phần đắc lực trong việc thể
hiện tâm trạng và cảm xúc của con ngƣời nói nhƣ Hoài Thanh: thiên nhiên trong
Truyện Kiều cũng ân vang, rạo rực nhƣ “tâm hồn lộng gió muôn phƣơng của
Kiều”.
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf

More Related Content

What's hot

Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ nataliej4
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 nataliej4
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt NamNghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 

What's hot (20)

Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt NamNghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
 
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAYLuận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 

Similar to DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf (20)

Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN.pdf

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐOÀN THỊ THANH BÌNH DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (Bộ môn Ngữ Văn) MS: 601410 HÀ NỘI - 2010
  • 2. 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV: Giáo viên HS: Học sinh HD: Hƣớng dẫn ND: Nguyễn Du NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục SGK: sách giáo khoa [17, tr. 18]: Tài liệu số 17, trang 18
  • 3. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………..………1 2. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………..……… 3 3. Mục đích nghiên cứu …………………………………………….….……….. 5 4. Phạm vi đề tài nghiên cứu …………………………….……..………………. 5 5. Mẫu khảo sát ……………………………………………………………….. 5 6. Vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………….. 6 7. Giả thuyết khoa học của đề tài ………………………………………............. 6 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………..……….6 9. Kết quả đóng góp của luận văn ……………………………………………… 6 10. Cấu trúc luận văn ……………………………………………………..…… 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Biện pháp tu từ ………………………………………………………… ....10 1.2. Biện pháp tu từ từ vựng …………………………………………………....10 1.3. Khái niệm ẩn dụ- hoán dụ ………………………………………………....11 1.3.1. Khái niệm ẩn dụ …………………………………………………..……..11 1.3.2. Khái niệm hoán dụ …………………………………………..…………..12 1.4. Phân loại ẩn dụ- hoán dụ ……………………………………..……………13 1.4.1. Phân loại ẩn dụ …………………………..…………………… ………...13 1.4.2. Phân loại hoán dụ ……………………………………………………..…19 1.5. Chức năng của ẩn dụ- hoán dụ ………………………………………….....22 1.5.1. Chức năng của ẩn dụ ………………………………………..…………...22 1.5.1.1. Chức năng biểu cảm ………………………………..………………….22 1.5.1.2. Chức năng tạo dựng hình ảnh ………………………………..………..24
  • 4. 5 1.5.1.3. Chức năng thẩm mỹ ………………………………..………………….26 1.5.1.4. Chức năng nhận thức …………………………….……………………27 1.5.2. Chức năng của hoán dụ …………………………………..……………...28 1.5.2.1. Chức năng nhận thức ……………………………………..……………28 1.5.2.2. Chức năng biểu cảm- cảm xúc ………………………..……………….30 1.6. Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ tu từ …………………………………....32 CHƢƠNG 2: DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ 2.1. Giới thuyết về ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều …………………..…….36 2.2. Xác định các ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2 ……………………………………………………………….………..38 2.2.1. Ẩn dụ ……………………………………………………………..……..39 2.2.1.1. Nhóm ẩn dụ ………………………………………………………..….39 2.2.1.2 Nhóm biến thể ẩn dụ ………………………………………………..…49 2.2.2. Nhóm hoán dụ ………………………………………………..…………52 2.2.2.1. Hoán dụ …………………………………………………..…………...52 2.2.2.2. Cải dung …………………………………………………..…………..53 2.2.2.3. Cải danh ……………………………………………………..………...53 2.2.2.4. Cải số ………………………………………………………..………...53 2.3. Hiệu quả của sử dụng ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong các trích đoạn ………....54 2.3.1. Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ tu từ khác nhau để biểu thị một đối tƣợng cụ thể …………………………..………………………………………..55 2.3.2.Dùng một hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ biểu hiện nhiều đối tƣợng khác nhau 58 2.3.3. Dùng ẩn dụ- hoán dụ trong miêu tả ………………………………..……58 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ………………………………..62 3.1. Tiết 81: Đọc văn Trao duyên
  • 5. 6 3.1.1. Mục tiêu bài học ……………………………………………..………….62 3.1.2. Thiết kế bài học ……………………………………………..…………..63 3.1.3. Hƣớng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập ………………....72 3.1.4. Hƣớng dẫn HS tự học ……………………………………..…………….72 3.1.5. Tài liệu tham khảo ………………………………………..……………..72 3.1.6. Rút kinh nghiệm …………………………………………...…………….72 3.2. Tiết 82: Đọc văn: Nỗi thƣơng mình 3.2.1. Mục tiêu bài học ……………………………………………..………….73 3.2.2. Thiết kế bài học …………………………………………..……………..74 3.2.3. Hƣớng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập ………………....87 3.2.4. Hƣớng dẫn HS tự học …………………………………………..……….87 3.2.5. Tài liệu tham khảo ……………………………………………..………..87 3.2.6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………..………….87 3.3. Tiết 85: Đọc văn: Chí khí anh hung - HD đọc thêm: Thề nguyền 3.3.1. Mục tiêu bài học …………………..………………………………….. ..88 3.3.2. Thiết kế bài học …………………………………………………..……..89 3.3.3. Hƣớng dẫn HS đánh giá, tổng hợp, củng cố, luyện tập ………………..103 3.3.4. Hƣớng dẫn HS tự học ……………………………………….…………103 3.3.5. Tài liệu tham khảo ………………………………………….………….103 3.3.6. Rút kinh nghiệm …………………….……………………………… ...103 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………………………………....104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………..…108 PHỤ LỤC
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là nghệ thuật ngôn từ, nhà văn là nghệ sĩ, qua những tác phẩm- nhịp cầu nối với bạn đọc giúp ta hiểu đƣợc phần nào vẻ đẹp trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nói nhƣ vậy thì Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn. Nhƣ con ong hút nhuỵ của muôn hoa để làm nên những giọt mật cho đời, Nguyễn Du đã chắt lọc tinh hoa bằng sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa… để góp những giọt mật thơm mát, ngọt lành tạo ra Truyện Kiều- lâu đài nghệ thuật ngôn từ nguy nga đồ sộ. Với kiệt tác này, Nguyễn Du đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc lên thành ngôn ngữ văn chƣơng trong sáng, trau chuốt, mƣợt mà, mẫu mực. Cho đến nay chƣa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du, vì thế mà ngƣời đời đánh giá rất cao: “Nguyễn Du đối với tiếng Việt Nam cũng nhƣ Puskin đối với tiếng Nga. Với bậc thần thông của ngôn ngữ ấy, tiếng nƣớc ta vốn đã rất phong phú lại đạt tới đỉnh tuyệt mĩ” [7,tr. 149]. Nguyễn Du trở thành niềm tự hào cho nền văn hoá và văn học dân tộc và Truyện Kiều đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Cũng từ khi ra đời cho đến nay, các nhà nghiên cứu, bình luận văn học thuộc nhiều thời đại và thế hệ khác nhau, quan điểm chính trị và thẩm mĩ khác nhau đã kế tiếp nhau bàn luận về Truyện Kiều. Từ xƣa đến nay, nếu những ý kiến đánh giá về nội dung tƣ tƣởng của Truyện Kiều rất khác nhau thì ngƣợc lại về nghệ thuật hầu nhƣ tất cả mọi ngƣời đều khảng định tài năng của Nguyễn Du: “Cụ Nguyễn Du không phải là nhà thi sĩ, cụ chính là Thần Thơ vậy [10, tr. 1]. Trong lịch sử văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là ngƣời đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là ngƣời đặt nền móng cho văn học hiện đại của nƣớc ta. Với Truyện
  • 7. 2 Kiều của Nguyễn Du có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ, sâu sắc của nó. Hơn nữa Truyện Kiều còn nhƣ nguồn mạch không bao giờ vơi cạn. Từ xƣa đến nay, bao nhiêu ngƣời tìm hiểu Truyện Kiều và mỗi lần nói đến lại phát hiện thêm đƣợc cái hay, cái mới. Đúng nhƣ vậy, nói đến nghệ thuật Truyện Kiều là nói đến sự sáng tạo kì diệu của thiên tài Nguyễn Du bởi Nguyễn Du đã tiếp thu truyền thống, điều hoà hai xu hƣớng văn học bình dân và văn học bác học và đã hoàn chỉnh sự điều hoà ấy, để nâng ngôn ngữ văn học lên mức cao nhất trong quá khứ. Trong sự điều hoà ấy, Nguyễn Du đặc biệt chú trọng đến sự chuyển nghĩa của từ qua biện pháp ẩn dụ- hoán dụ vì thế trong Truyện Kiều số lƣợng các ẩn dụ- hoán dụ rất phong phú, đạt tới con số kỉ lục về số lƣợng, đạt đến trình độ tuyệt mỹ về khả năng diễn đạt. Hiện nay, một câu hỏi lớn đặt ra cho những ngƣời dạy và ngƣời học ở các trƣờng phổ thông là: làm thế nào để nâng cao chất lƣợng dạy và học nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới ở mọi cấp học? Việc thực hiện đề tài “Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ”- một phần của nội dung trong chƣơng trình đào tạo ở Đại học và ở bậc học cao hơn cũng là một nội dung gần với một biện pháp tu từ đƣợc dạy ở trƣờng phổ thông giúp ngƣời dạy giải quyết đƣợc những yêu cầu thực tiễn của ngƣời học và chuẩn bị hành trang để dạy Ngữ văn trong tƣơng lai. Khi nghiên cứu “Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ”, ngƣời viết có điều kiện củng cố kiến thức cho mình về ẩn dụ- hoán dụ- một biện pháp tu từ, một loại phƣơng tiện tu từ trong Tiếng Việt và có điều kiện khảo sát kỹ hơn Truyện Kiều, một kiệt tác của nền văn học Việt Nam thời trung đại. Việc khảo sát đó giúp ngƣời thực hiện vừa làm giàu nguồn ngữ liệu để phục vụ việc học và dạy phong cách học, vừa hiểu thấu đáo hơn phong cách Nguyễn Du. Xuất phát từ các lí do trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy Truyện
  • 8. 3 Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Truyện Kiều đã đƣợc nghiên cứu nhiều ở các phƣơng diện nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. Về nghệ thuật các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nhiều mặt nhƣ nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học, từ thuần Việt và từ Hán Việt, các biện pháp tu từ… Ông Lê Trí Viễn, khi bàn về nghệ thuật Truyện Kiều đã viết: “Ngoài những phƣơng diện trên đã nói, còn một phƣơng diện khác đáng nói là các hình thức tu từ. Ngƣời ta đều biết ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong tiếng nói nhân dân ta rất giàu các hình thức tu từ: so sánh, tỉ dụ, ngoa dụ, hoán dụ, lộng ngữ và nhất là ẩn dụ… Cách nói nhiều hình tƣợng nhất trong Truyện Kiều là cách nói bằng ẩn dụ- hoán dụ. Điều này giở trang nào cũng có thể thấy đƣợc”. Ông Nguyễn Lộc đã viết: “Cùng xuất phát điểm ấy, ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều có nhiều yếu tố Hán Việt. Nhƣng phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hình thức ẩn dụ- hoán dụ…” [19, tr. 64] Ông Mai Quốc Liên cho rằng: “Ca dao đã cung cấp cho Nguyễn Du những phƣơng tiện biểu hiện phong phú và ông đã sử dụng nó vô cùng tài tình. Không kể những phƣơng tiện nhƣ ẩn dụ- hoán dụ, nói ngoa, nói giảm… Nguyễn Du sử dụng thành thục đến mức làm ta kinh ngạc [19, tr. 57]. Ông Vũ Đình Long nhận xét: “Thơ cụ Nguyễn Du viết văn hoa bóng bẩy lắm, những câu tỉ dụ rải rác trong thơ cụ không chỗ nào không có. Cụ thƣờng ví ngƣời con gái lƣu lạc giang hồ với cánh hoa hay chiếc bèo mặt nƣớc” [6, tr. 229]. Ông Đào Duy Anh thì cũng nói: “Đừng hiểu rằng chữ thích đáng là dùng chữ nào đúng nghĩa chữ nấy theo nghĩa đen của nó. Nhà thi sĩ không nhìn sự vật theo con mắt mộc mạc của ngƣời thƣờng, mà cũng không có những cảm giác
  • 9. 4 thiển cận nhƣ bọn phàm phu tục tử chúng ta. Nhà nhạc sĩ ở cái gì cũng nghe thấy thanh âm hình sắc cùng những điều huyền bí kín ngầm, cho nên nhiều khi thi sĩ không biểu diễn tƣ tƣởng tình cảm một cách đơn sơ, thô lỗ mà lại dùng những chữ mà ta xem bóng bẩy hay thâm trầm. Lại nhân ngôn ngữ của ta có rất nhiều tiếng ví, tiếng tỉ dụ- nhất là trong ngôn ngữ của bình dân- cho nên các thi sĩ nƣớc ta nhất là cụ Nguyễn Du hay dùng những lời bóng bẩy, những chữ tỉ dụ. Muốn chỉ thân phận lƣu lạc của ngƣời con gái thì nói phận bèo, hoa trôi bèo dạt, hay nƣớc chảy hoa trôi; muốn chỉ nhan sắc ngƣời con gái đẹp thì nói mai cốt cách. Khổ mặt tròn thì nói khuân trăng, lông mày đậm đà thì nói nét ngài, mắt tình tứ thì nói làn thu thuỷ, lời đẹp ý hay thì nói tú khẩu cẩm tâm, đánh ngƣời con gái thì vùi liễu dập hoa, cứu kẻ bị giam là tháo cũi sổ lồng”. Nhiều chỗ tỉ dụ không chỉ ở trong từng chữ mà ở trong cả ý tứ một câu. Ví dụ nhƣ muốn nói thân ngƣời con gái không dám ngăn cấm ai để ý đến: Vẻ chi một đoá yêu đào Vƣờn hồng ai dám ngăn rào chim xanh. Muốn cho Thúc Sinh biết mình là gái giang hồ tiếp khách thì Thuý Kiều nói: Thiếp nhƣ hoa đã lìa cành Chàng nhƣ con bƣớm lƣợn vành mà chơi. Ta thấy, tuy có đề cập đến hiện tƣợng chuyển nghĩa ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều nhƣng các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên một cách khái quát. Vì thế, ở luận văn này ngƣời viết cố gắng đi sâu, tìm hiểu ẩn dụ- hoán dụ qua các trích đoạn Truyện Kiều một cách hệ thống hoá với một cái nhìn khái quát hơn, đầy đủ và chi tiết hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Phƣơng tiện tu từ đƣợc đƣa vào chƣơng trình Tiếng Việt ở rất nhiều cấp
  • 10. 5 học. Là một giáo viên Ngữ Văn tôi mong muốn tìm hiểu kỹ lƣỡng về các phƣơng tiện tu từ của Tiếng Việt để giảng dạy văn thơ đƣợc tốt hơn, phần nào giúp các em khám phá thế giới nghệ thuật của các tác phẩm văn chƣơng nói chung, các trích đoạn Truyện Kiều đƣợc học nói riêng. Đề tài mong muốn đƣa ra đƣợc một cái nhìn đầy đủ hơn về phƣơng tiện tu từ ẩn dụ- hoán dụ và hiệu quả sử dụng ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong các trích đoạn Truyện Kiều Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2- Nhà xuất bản 2006. Nghiên cứu đề tài này, ngƣời viết mong muốn nâng cao đƣợc hiểu biết của mình về cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt, nâng cao năng khiếu cảm thụ văn chƣơng của mình. 4. Phạm vi đề tài nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở của hiện tƣợng chuyển nghĩa ẩn dụ- hoán dụ tu từ trong các trích đoạn Truyện Kiều, phân loại các ẩn dụ- hoán dụ và chỉ ra hiệu quả thẩm mỹ của ẩn dụ- hoán dụ cũng nhƣ cách sử dụng sáng tạo của Nguyễn Du. - Giới hạn về tƣ liệu thống kê: + Các đoạn trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2- Nhà xuất bảnGD, 2006. 5. Mẫu khảo sát - Học sinh lớp 10A2, 10A10- Trƣờng Trung học phổ thông C Nghĩa Hƣng- Nam Định. 5. Giả thuyết khoa học của đề tài “Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ” giúp ngƣời học nhận thức đƣợc rằng ẩn dụ- hoán dụ tu từ không đơn giản chỉ là “cách gọi tên” sự vật, hiện tƣợng mà trong thơ văn đặc biệt là trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng chính là những tín hiệu thẩm mỹ cao. Vì thế khai thác ẩn dụ- hoán dụ một cách cặn kẽ trong tác phẩm chính là mở ra một con đƣờng đi tới cái hay, cái đẹp trong văn chƣơng đồng thời giúp ngƣời học có những kiến thức cần thết để
  • 11. 6 phân tích, bình giá ngôn ngữ tác phẩm văn học nói chung, các trích đoạn Truyện Kiều nói riêng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này ngƣời viết sử dụng các phƣơng pháp sau: 6.1. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê, tổng hợp ngữ liệu để có cái nhìn khái quát về ẩn dụ- hoán dụ qua các trích đoạn trong Truyện Kiều. 6.2. Phƣơng pháp hệ thống hoá và phân loại ngữ liệu để xác định những biểu hiện đặc trƣng của ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn Truyện Kiều. 6.3. Phƣơng pháp phân tích tu từ học để phân tích những ví dụ cụ thể và từ đó khái quát những giá trị hiệu quả biểu đạt của ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn Truyện Kiều. Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng khi phân tích các trƣờng hợp sử dụng ẩn dụ- hoán dụ trong văn bản để rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc cấu trúc gồm các chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Chƣơng 2: Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn dụ- hoán dụ Chƣơng 3: Thực nghiệm
  • 12. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Biện pháp tu từ Theo các nhà phong cách học, biện pháp tu từ “[…] là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phƣơng tiện ngôn ngữ (không kể là trung hoà hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gợi hình gời cảm, nhần mạnh làm nổi bật…) do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng.” [9, tr. 3] Cần phải phân biệt biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ. Theo quan niệm của các nhà phong cách học, phƣơng tiện tu từ “… là những phƣơng tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật- logic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ” [20, tr. 59] 1.2. Biện pháp tu từ từ vựng Biện pháp tu từ từ vựng còn đƣợc gọi là biện pháp tu từ từ ngữ. Theo các nhà phong cách: “Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong phạm vi một câu, một chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh.” [19, tr. 142-143] Khái niệm biện pháp tu từ từ vựng nằm trong một chỉnh thể bao gồm hệ thống các khái niệm biện pháp tu từ thuộc các cấp độ ngôn ngữ và các bình diện ngôn ngữ khác nhƣ: biện pháp tu từ ngữ âm, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản, biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Do đó cũng cần phải hiểu rõ các khái
  • 13. 8 niệm trên. Tuy nhiên, việc tách biện pháp tu từ ngữ nghĩa thành một kiểu riêng chỉ là trên phƣơng diện lí thuyết còn ở mọi cấp độ ngôn ngữ (trừ cấp độ ngữ âm) đều tồn tại phƣơng diện ngữ nghĩa. [9, tr. 5] 1.3. Khái niệm ẩn dụ- hoán dụ 1.3.1.Khái niệm ẩn dụ Ẩn dụ là phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên cơ sở sự tƣơng đồng, sự giống nhau… giữa các thuộc tính của cái dùng để nói và cái muốn nói đến. Theo Nguyễn Lân “Ẩn dụ là một cách ví, nhƣng không cần đến những tiếng để so sánh nhƣ: tựa, nhƣ, tƣởng, nhƣờng, bằng…” [11, tr. 18] Tác giả Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu đƣợc mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm” [11, tr. 9]. Ông Đỗ Hữu Châu viết: “Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tƣợng này bằng tên gọi của một sự vật hiện tƣợng khác, giữa chúng có mối quan hệ tƣơng đồng” [11 tr. 9]. Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của x (tức là x là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phƣơng thức ẩn dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu nhƣ x và y giống nhau. (Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt) Ông Cù Đình Tú định nghĩa ẩn dụ nhƣ sau: “Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tƣợng này dùng để biểu thị đối tƣợng kia dựa trên cơ sở mối quan hệ liên tƣởng về nét tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng” [29, tr. 125]. Theo Đinh Trọng Lạc: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tƣợng, dựa trên sự tƣơng đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tƣởng
  • 14. 9 tƣợng ra) giữa khách thể (hiện tƣợng, hoạt động, tính chất) A đƣợc định danh với khách thể (hoặc hiện tƣợng, hoạt động tính chất) B có tên gọi đƣợc chuyển sang dùng cho A [13, tr. 221]. Nguyễn Thái Hoà: “Ẩn dụ tu từ là phƣơng thức chuyển nghĩa bằng lối so sánh ngầm dùng tên gọi đối tƣợng đƣợc so sánh thay cho tên gọi so sánh khi hai đối tƣợng có một nét nghĩa tƣơng đồng nào đó, nhằm phát động trƣờng liên tƣởng rộng lớn trong lòng ngƣời đọc”.[14,tr.194] 1.3.2. Khái niệm hoán dụ Hoán dụ là phép sử dụng từ ngữ dựa trên cơ sở liên tƣởng kế cận giữa các thuộc tính của cái dùng để nói và cái muốn nói đến. Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phƣơng tiện và Biện pháp tu từ định nghĩa: “Hoán dụ là định danh thứ hai dựa trên mối liên hệ hiện thực giữa khách thể đƣợc định danh với khách thể có tên gọi đƣợc chuyển sang dùng cho khách thể đƣợc định danh” Nguyễn Thái Hoà trong “Phong cách học Tiếng Việt” định nghĩa nhƣ sau: “Hoán dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tƣợng để gọi tên chính đối tƣợng đó”. Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt” viết: “Hoán dụ là phƣơng thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế”. Trên đây là quan niệm của một số nhà ngôn ngữ về ẩn dụ- hoán dụ. Hầu hết các tác giả đều dựa trên quan hệ tƣơng đồng hay kế cận giữa hai đối tƣợng và sự chuyển nghĩa của từ để đƣa ra khái niệm. Vì vậy, các định nghĩa về ẩn dụ- hoán dụ tuy có khác nhau trong cách diễn đạt song cơ bản là không mâu thuẫn, hay đối lập với nhau mà ngƣợc lại các ý kiến đó còn bổ sung cho nhau hình thành nên một cách hiểu về ẩn dụ và hoán dụ đầy đủ hơn.
  • 15. 10 1.4. Phân loại ẩn dụ- hoán dụ 1.4.1. Phân loại ẩn dụ Theo Nguyễn Thiện Giáp ẩn dụ có các kiểu sau: - Giống nhau về hình thức: Mũi là bộ phận có đặc điểm nhọn, nhô ra; phần đất nhô ra cũng đƣợc gọi là mũi đất. Bướm, loại côn trùng có cánh bay, cái mắc áo có hình con bƣớm cũng đƣợc gọi là bƣớm … Ẩn dụ này trong tiếng Việt rất phong phú. - Giống nhau về màu sắc: Màu da trời (màu xanh nhƣ da trời), màu cánh sen (màu hồng nhƣ màu của cánh sen), màu cốm (màu xanh nhƣ màu của cốm) … - Giống về chức năng: Bến trong bến xe, bến tàu điện… không giống về hình dạng, không giống về vị trí… với bến sông, bến đò. Nó chỉ giống với bến sông, bến đò ở chức năng đầu mối giao thông. - Giống về thuộc tính, tính chất: Tình cảm khô khan, lời nói ngọt. - Giống về đặc điểm vẻ ngoài nào đó: Ngƣời đàn ông đẹp đƣợc gọi là Phan Anh, Tống Ngọc. Ngƣời đàn bà đẹp đƣợc gọi là Tây Thi. Những ngƣời phụ nữ hay ghen đƣợc gọi là Hoạn Thư. - Ẩn dụ từ cụ thể đến trìu tƣợng: Hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần bên trong của quả đƣợc dùng để chỉ trung tâm quan trọng nhất của một vấn đề. Nắm là động tác cụ thể của bàn tay đƣợc chuyển sang dùng nắm tình hình. - Lấy vật chỉ ngƣời: Con rắn độc, con hoạ mi của anh, con chó con của mẹ…
  • 16. 11 - Chuyển tính chất của sự vật hiện tƣợng này sang chỉ tính chất của sự vật hiện tƣợng khác: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai. Cách phân loại của ông Nguyễn Thiện Giáp khá đa dạng, cụ thể nhƣng chƣa bao quát đƣợc hết các trƣờng hợp ẩn dụ. Hơn nữa, cách phân loại của ông cũng chƣa thực sự nhất quán. Các loại ẩn dụ: giống nhau về hình thức; giống nhau về màu sắc; giống nhau về chức năng; giống nhau về thuộc tính, tính chất; giống về đặc điểm vẻ ngoài nào đó đƣợc phân loại căn cứ vào nét tƣơng đồng giữa các đối tƣợng. Các loại ẩn dụ còn lại: ẩn dụ từ cụ thể đến trìu tƣợng; lấy vật chỉ ngƣời; chuyển tính chất của sự vật, hiện tƣợng này sang chỉ tính chất của sự vật hiện tƣợng khác thực ra đó là hƣớng chuyển nghĩa của ẩn dụ chứ không đồng nhất với các loại ẩn dụ trên. Trong cuốn “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, ông Cù Đình Tú đƣa ra cách phân chia dựa theo khả năng tƣơng đồng giữa hai sự vật và hiện tƣợng. Theo ông nét tƣơng đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ trên lý thuyết, có bao nhiêu khả năng tƣơng đồng thì có bấy nhiêu khả năng ẩn dụ. Có một số khả năng nhƣ sau: + Tƣơng đồng về màu sắc. + Tƣơng đồng về tính chất. + Tƣơng đồng về trạng thái. + Tƣơng đồng về hành động. + Tƣơng đồng về cơ cấu. Cách phân loại của ông Cù Đình Tú nhất quán nhƣng chƣa bao quát đƣợc
  • 17. 12 hết các trƣờng hợp ẩn dụ Ông Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học Tiếng Việt” phân loại nhƣ sau: - Nhóm ẩn dụ Nhóm ẩn dụ gồm: ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tƣợng trƣng. + Ẩn dụ Căn cứ vào từ loại (danh từ, động từ hay tính từ) và vào chức năng (chức năng định danh, chỉ bộ phận đề hay chức năng làm vị ngữ, chỉ bộ phận thuyết) của từ ẩn dụ, có thể chia ẩn dụ ra ba loại: ẩn dụ định danh; ẩn dụ nhận thức; ẩn dụ hình tƣợng Ẩn dụ định danh là một thủ pháp có tính chất thuần tuý kỹ thuật dùng để cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ. Ví dụ: đầu làng, chân trời, tay ghế, cổ lọ, má phanh… Ẩn dụ nhận thức nảy sinh ra do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trìu tƣợng. Ví dụ: tâm hồn giá lạnh, dòng sông hiền hoà, tấm gương vằng vặc… Ẩn dụ hình tƣợng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa. Ví dụ: Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. (Nguyễn Du) Lệ hoa đƣợc dùng để chỉ giọt nƣớc mắt. Không chỉ có lệ hoa mà trong Truyện Kiều còn có rất nhiều các ẩn dụ tu từ đƣợc dùng để chỉ nƣớc mắt: giọt mưa, mạch tương, giọt châu, giọt hồng, giọt ngọc… Ẩn dụ hình tƣợng là phƣơng thức bình giá riêng có của cá nhân ngƣời sử dụng. Căn cứ vào những đặc điểm về ngữ nghĩa, ẩn dụ đƣợc chia ra nhƣ sau:
  • 18. 13 Ẩn dụ của ngôn ngữ với hình ảnh đã bị phai mờ. Ẩn dụ của lời nói với hình ảnh còn tƣơi tắn. Ẩn dụ của ngôn ngữ với hình ảnh đã bị phai mờ, đƣợc xây dựng trên những mối liên hệ liên tƣởng khách quan vốn đƣợc phản ánh trong những dấu hiệu hàm chỉ mang thông báo hoặc về kinh nghiệm thực tế hàng ngày của một tập thể ngôn ngữ hoặc về kiến thức văn hoá- lịch sử của nó. Ví dụ biển có nghĩa là vùng nƣớc mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất. Do đó bất cứ khối lƣợng to lớn (ví nhƣ biển) trên một diện tích rộng đều có thể đƣợc gọi là biển: biển lúa, biển lửa, biển sƣơng mù dày đặc, biển ngƣời dự mít tinh… Theo lôgic thông thƣờng thì ngƣời ta có thể tìm đƣợc nhiều cặp đối tƣợng có mối quan hệ di động- cố định. Trong ca dao đã chọn thuyền- bến: Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Dùng nhƣ vậy thì dễ rung động lòng ngƣời hơn bởi vì theo thói quen thẩm mỹ của ngƣời bình dân xa xƣa, hình ảnh cây đa, bến cũ, con đò hiện ra nhƣ một dấu ấn quen thuộc, gần gũi, khó quên. Ẩn dụ của lời nói hình ảnh còn tƣơi tắn đƣợc xây dựng từ trong văn cảnh cụ thể. Vì những dấu hiệu hàm chỉ dùng để cắt nghĩa cách hiểu lại ý nghĩa ngôn từ phải đƣợc đặt trong khuân khổ của một hệ thống từ vựng nào đó (của câu hoặc của cả văn bản) mới trở nên rõ nét. Những hàm chỉ này thƣờng là phản ánh không phải cách nhìn của tập thể mà là cách nhìn của cá nhân về thế giới, do đó chúng có tính chất chủ quan và ngẫu nhiên so với kiến thức chung. + Ẩn dụ bổ sung Ẩn dụ bổ sung (còn gọi: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những cảm giác sinh ra từ những trung khu cảm giác khác nhau. Cơ sở tâm lý học của nó là sự tác động lẫn nhau giữa các giác quan, sự hợp nhất
  • 19. 14 của chúng. Ẩn dụ bổ sung đƣợc chia ra một số loại sau: Thị giác + nhiệt - Cái màu đỏ này bức quá Thị giác + vị giác - Câu chuyện nghe nhạt Thị giác + khứu giác - Thấy thơm rồi đó Khứu giác + vị giác - Một mùi đăng đắng Thính giác + xúc giác - Một tiếng sắc nhọn Trong thơ ẩn dụ bổ sung huy động mọi giác quan dẫn đến sự xuyên thấm,sự hoà đồng của mọi cảm quan khiến cho thơ hoá thành nhạc, thành hoạ, thấm vào tâm hồn, làm độc giả cũng có tâm hồn nghệ sĩ. + Ẩn dụ tượng trưng Ẩn dụ tƣợng trƣng là sự kết hợp của một khái niệm trìu tƣợng với một khái niệm về cảm giác. Ví dụ: Những ý nghĩ cay đắng/ Cỏ cây một màu khổ não/ Màu đỏ giận giữ. (Nguyễn Tuân) Ở đây sự kết hợp của các từ ngữ trong các ví dụ trên không phải đƣợc thực hiện trên cơ sở tính đồng loại của hai khái niệm, bởi vì một khái niệm thì trìu tƣợng, một khái niệm thì cụ thể. Ẩn dụ tƣợng trƣng đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ nghệ thuật. - Nhóm biến thể ẩn dụ: + Nhân hoá: Nhân hoá (còn gọi: nhân cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó ngƣời ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tƣợng không phải con ngƣời, nhằm làm cho đối tƣợng đƣợc miêu tả trở nên gần gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho ngƣời nói có
  • 20. 15 khả năng bày tỏ kín đáo tâm tƣ, thái độ của mình. Về mặt hình thức, nhân hoá có thể đƣợc cấu tạo theo hai cách: Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con ngƣời để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tƣợng không phải con ngƣời: Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. (Nguyễn Duy) Coi đối tƣợng không phải nhƣ con ngƣời và tâm tình trò chuyện với nhau. Núi cao chi lắm núi ơi? Núi che mặt trời chẳng thấy người thương! (Ca dao) Nhân hoá chỉ có thể đƣợc hiện thực hoá trong một ngữ cảnh nhất định. Ví dụ: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! (Thép Mới) + Vật hoá: Vật hoá (còn gọi: vật cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó ngƣời ta dùng một hình thức di chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngƣợc chiều lại với nhân hoá, tức là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con ngƣời, nhằm mục đích châm biếm, đùa vui, và nhiều khi qua đó để thể hiện tình cảm, thái độ sâu kín của mình. Ví dụ: Gái chính chuyên lấy được chín chồng Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
  • 21. 16 Ai ngờ quang đứt lọ rơi Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng. (Ca dao) Cách phân loại của ông Đinh Trọng Lạc đa dạng, phong phú, cụ thể, chi tiết và có thể bao quát đƣợc hết các trƣờng hợp ẩn dụ. 1.4.2. Phân loại hoán dụ Ông Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học Tiếng Việt” phân loại hoán dụ nhƣ sau: Nhóm hoán dụ bao gồm: hoán dụ, cải dung, cải danh, cải số. - Hoán dụ: Hoán dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tƣợng để gọi tên chính đối tƣợng đó. Trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, hoán dụ xuất hiện thƣờng xuyên ở khắp mọi nơi. Chẳng hạn, chỉ riêng cách gọi tên một ngƣời nào đó mà ta không biết tên, hoặc muốn tránh, ta có thể dùng: + Đặc điểm ngoại hình: chị tóc quăn, anh đeo kính, mụ lùn tịt… + Quần áo vật dụng: anh áo đỏ, cô áo xanh, anh xe cúp, bác xích lô… + Nghề nghiệp: cô giáo, bác sĩ, nhà xe, bà đồng nát, anh phở bò … + Chức vụ: (chào) đại tá, giám đốc, thủ tƣởng, lớp trƣởng… + Quan hệ thứ bậc gia đình: ông, bà, cha mẹ, anh, em… Những kiểu thay đổi tên gọi này xuất hiện trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể và có giá trị lâm thời trong lời nói. Và nhƣ vậy số lƣợng của hoán dụ hầu nhƣ là vô tận. Trong ngôn ngữ nghệ thuật, hoán dụ là phƣơng thức sáng tạo nghệ thuật. Lối dùng đơn giản mà có giá trị miêu tả là lối dùng trong ca dao: Hỡi cô yếm thắm loà xoà
  • 22. 17 Lại đây đập đất trồng cà với anh. Hoán dụ tu từ có chức năng vừa dẫn xuất vừa miêu tả. Trong Truyện Kiều, để tránh lặp lại, Nguyễn Du đã dùng những hoán dụ khác nhau: đầu xanh, má hồng, gót sen, hồng quần, áo xanh (thanh y), hoa nô, giai nhân… Cứ mỗi lần gọi nhƣ vậy chân dung nàng Kiều lại đƣợc bồi đắp thêm. - Cải dung: Cải dung là một phƣơng thức hoán dụ chỉ cái chứa đựng thay cho vật chứa đựng. Ta thƣờng nghe nói “ăn ba bát cơm”, “uống vài chén rƣợu”… tức là lƣợng cơm và rƣợu đựng trong đó, lại nghe nói: “cả làng đổ ra xem”, “cả hội trƣờng đứng dậy vỗ tay”, tức là những ngƣời trong làng, những ngƣời ở trong hội trƣờng. Cách nói đó quá quen thuộc đến mức không ai thắc mắc gì hết. Đi vào địa hạt văn chƣơng ta cũng gặp cách nói đó: Cả làng quê, đường phố Cả lớn nhỏ, gái trai Đám càng đi càng dài Càng dài càng đông mãi. (Thanh Hải) Gia công thêm một chút, các nhà thơ tạo ra những hình tƣợng văn học: Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung. Cả nƣớc ôm em khúc ruột của mình. (Tố Hữu) Trong văn chính luận, phép cải dung cũng đƣợc dùng khá quen thuộc : “thế giới ngày nay đã chia thành hai phe rõ rệt” (NQ)… “trịnh trọng tuyên bố với thế giới”; “cả năm châu đại lục đều hƣởng ứng” (Báo). - Cải danh:
  • 23. 18 Cải danh là phƣơng thức chuyển nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa tên riêng và tên chung trong đó tên riêng thay cho tên chung và ngƣợc lại. Trong đời sống, phép cải danh đƣợc dùng khá nhiều. Chẳng hạn: cho tôi một Hainơken (bia), một điếu ba số (thuốc lá 555), hoặc là: Anh đã đọc Tônxtôi chƣa? (tác phẩm của Tônxtôi) v.v… Trên báo chí, ta thƣờng gặp kiểu nói: “tạo ra nhiều Việt Nam hơn nữa”, “làm nên những V.A.C ở trung du v.v… Khi chhuyển những tên riêng thành tên chung thì dùng kèm theo từ chỉ số nhiều: những, tất cả v.v… - Cải số: Cải số là phƣơng thức chuyển nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa các số ít và số nhiều, giữa con số cụ thể và tổng quát. Phƣơng thứ này đƣợc dùng đã lâu nhƣng mới có tên gọi trong Giáo trình phong cách học (1982). Trong đời sống ta bắt gặp không ít phép cải số. Chẳng hạn “ba hàng dãy bảy hàng dài”, “ba cái thằng xỏ lá ba que”, “trăm mớ bà giằn”, “chạy ba chân bốn cẳng” (thành ngữ), “làm dâu trăm họ”, “làm con trăm nhà”, “cửa hàng bách hoá”, “trăm công nghìn việc”, “trăm nghìn vạn mớ”, “trăm ngƣời nhƣ một” v.v… Trong ca dao ta có: Trăm năm trăm tuổi trăm chồng Lấy ai thì bế thì bồng trên tay. Gọi đích xác là “một trăm”, nhƣng ai cũng hiểu là nhiều, rất nhiều không kể hết. Nhƣng trong trƣờng hợp: Ba quân chỉ ngọn cờ đào Đạo ra Vô Tích đạo vào Lâm Tri. (Truyện Kiều)
  • 24. 19 Đã gây lúng túng cho không ít ngƣời: tại sao ba quân mà ở đây chỉ nói có hai đạo. Có thể hiểu ba quân là quân sĩ nói chung: “bớ ba quân” (tam quân) tức là “hỡi quân sĩ”, không nhất thiết là tiền quân, hậu quân, trung quân nữa. Con số này cũng mang ý nghĩa biểu trƣng trong cách diễn đạt của tiếng Việt. Cách phân loại này đa dạng, phong phú và có thể bao quát hết các trƣờng hợp hoán dụ. 1.5. Chức năng của ẩn dụ- hoán dụ 1.5.1. Chức năng của ẩn dụ 1.5.1.1. Chức năng biểu cảm Ẩn dụ nổi bật ở tính biểu cảm. Paul nhận xét: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, còn sức mạnh của ẩn dụ là cảm xúc” [11, tr.16]. Qua ẩn dụ tu từ ngƣời sử dụng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ đối với đối tƣợng đƣợc thể hiện một cách kín đáo, tế nhị và sâu sắc. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, những ẩn dụ mang tính tích cực, đẹp đẽ thể hiện tình cảm yêu mến, thái độ ngợi ca của ngƣời sử dụng. Ngƣợc lại, để thể hiện sự căm ghét, phê phán ngƣời ta sử dụng các ẩn dụ tu từ mang tính tiêu cực, xấu xa, thấp hèn. Trong ca dao hàng loạt các con vật đƣợc sử dụng làm ẩn dụ tu từ biểu thị số phận con ngƣời nhƣ: Thương thay thân phận con rùa Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia. Hình ảnh con rùa đội hạc, đội bia tƣơng đồng với hình ảnh ngƣời nông dân lao động xƣa suốt cả cuộc đời phải chịu nhiều tầng áp bức, chịu nhiều sự bất công trong xã hội phong kiến. Hay: Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cộc leo vào leo ra
  • 25. 20 Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cộc leo ra leo vào. Hình ảnh con kiến leo phải cành cộc, leo ra, leo vào cùng đƣờng, hết lối kia cũng chính là thân phận của ngƣời lao động trong xã hội cũ. Cuộc sống của họ quẩn quanh, không lối thoát. Qua các ẩn dụ tu từ đó, tiếng hát than thân cất lên da diết, ai oán, não nề nhƣng cũng rất thâm trầm, sâu sắc, kín đáo. Xuân ơi xuân em mới đến năm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội. (Tố Hữu) Xuân trong câu thơ trên đƣợc Tố Hữu dùng để gọi chủ nghĩa xã hội. Mùa xuân là mùa đầu của một năm, mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa tƣơi đẹp nhất trong một năm cũng nhƣ chủ nghĩa xã hội với thành quả năm năm đầu đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm trìu tƣợng, khô khan giờ đây nhƣ một sinh thể vô cùng thân thiết, gần gũi đáng yêu. Tiếng gọi xuân cất lên rộn rã, vui tƣơi, náo nức, trìu mến, thiết tha. Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ và của nhân dân ta đối với cuộc sống, với chủ nghĩa Ẩn dụ tƣợng trƣng biểu thị cụ thể niềm vui, nỗi buồn của con ngƣời bằng sự kết hợp các khái niệm vui, buồn với các khái niệm cảm giác nhƣ: “Tiếng khèn than thở, tiếng hát thổn thức, tiếng sáo thẩn thơ, tiếng hí thảnh thơi” (Tô Hoài). Hoặc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của con ngƣời nhƣ: Hi vọng chập chờn, vừa nở vừa tàn, lo cùng vui bƣớc thấp, bƣớc cao, cái khó luẩn quẩn, ngổn ngang, nỗi lo xám nhƣ bầu trời đầy nƣớc, mặt trời đen xạm những xao xuyến lo âu…(Tô Hoài) Qua các ẩn dụ tƣợng trƣng, ngƣời sử dụng “… bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan kì diệu.” Nhƣ vậy, sáng tạo ra các ẩn dụ bổ sung giúp ngƣời sử dụng huy động mọi
  • 26. 21 giác quan, dẫn đến sự xuyên thấu hoà đồng của các giác quan và truyền những cảm giác mới lạ cho ngƣời tiếp nhận, đánh thức những giác quan của họ, đƣa họ vào thế giới của sự cảm nhận bằng các giác quan khác nhau. Chao ôi, trông con sông, vui nhƣ thấy nắng giòn tan sau kì mƣa dầm, vui nhƣ nối lại chiêm bao đứt quãng. (Nguyễn Tuân) Giòn tan vốn là cảm nhận của thính giác đƣợc Nguyễn Tuân dùng chuyển sang thị giác để viết những câu văn tuyệt vời ca ngợi miền Tây Bắc của Tổ quốc. Nhƣ chúng ta đã biết cái nắng giòn tan là cái nắng tƣơi, nắng khô. Đặt vào trong mối quan hệ với mưa dầm, nắng ròn tan càng làm nổi bật niềm vui. Qua cảm nhận tinh tế của Nguyễn Tuân niềm vui vốn là một đối tƣợng trìu tƣợng nay bỗng trở nên cụ thể nhƣ có thể nhìn thấy, nghe thấy và sờ vào đƣợc… 1.5.1.2. Chức năng tạo dựng hình ảnh: Ẩn dụ tu từ có tác dụng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi lên những cảm giác lạ lùng, thú vị. Hồ Xuân Hƣơng đã sử dụng chiếc bánh trôi nƣớc làm hình ảnh ẩn dụ cho ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nƣớc” nhƣ sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Hình ảnh chiếc bánh trôi tƣơng đồng với hình ảnh ngƣời phụ nữ ở các phƣơng diện: hình thức, cuộc sống, số phận và phẩm chất nên trong bài thơ ngoài ý nghĩa bề mặt (cái bánh trôi nƣớc) ngƣời đọc, ngƣời nghe dễ dàng phát hiện đƣợc tầng ý nghĩa ẩn dấu sau hình ảnh cái bánh trôi, đó là vẻ đẹp và thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình dáng chiếc bảnh trôi mang
  • 27. 22 dáng vẻ của ngƣời phụ nữ “vừa trắng lại vừa tròn”. Cuộc sống của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những trắc trở, chuân chuyên “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Số phận của ngƣời phụ nữ do ngƣời khác quyết định và họ bị lệ thuộc vào ngƣời chồng nhƣ trạng thái tồn tại của chiếc bánh trôi “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Mặc dù số phận tuỳ thuộc vào may rủi, ngƣời phụ nữ vẫn giữ “tấm lòng son”, giữ phẩm chất son sắt thuỷ chung, kiên định trƣớc cuộc đời. Hay với một vấn đề chính trị xã hội đã đƣợc Chế Lan Viên diễn đạt bằng một hình ảnh cụ thể, oai hùng, hiên ngang, đẹp và sáng rực rỡ nhƣ sau: Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã gieo mầm hạnh phúc. Với ba câu thơ mà Chế Lan Viên đã dùng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ, các ẩn dụ tƣợng trƣng kết hợp với nhau tạo nên giá trị biểu đạt cao: mặt trời Nga, mùa quả ngọt, mầm hạnh phúc, cây cay đắng, người cay đắng… Ẩn dụ “mặt trời Nga” đƣợc dùng thay thế cho nƣớc Nga sau cách mạng tháng Mƣời. Nƣớc Nga với một nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã ra đời. Nhà thơ đã dựa trên một nét tƣơng đồng giữa vai trò của mặt trời với cuộc sống của con ngƣời với vai trò lịch sử của nƣớc Nga với các nƣớc thuộc địa. Mặt trời xua tan đêm đen và bóng tối, soi sáng đƣờng đi cho loài ngƣời trên trái đất; nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới cũng xoá bỏ đêm trƣờng của chế độ phong kiến xây dựng một chế độ xã hội mới và đã đạt đƣợc những thành quả nhất định “Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt”… Những ngƣời nô lệ sống cuộc sống khổ đau đƣợc trở thành chủ nhân của đất nƣớc và bƣớc đầu đƣợc hƣởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc “Người cay đắng đã gieo mầm hạnh phúc”. Các câu thơ trong ví dụ trên tuy nói đến những vấn đề trìu tƣợng nhƣng nhờ các hình ảnh ẩn dụ đã trở nên hết sức cụ thể. Cùng với các ẩn dụ tƣợng trƣng
  • 28. 23 là cảm giác quen thuộc, phổ biến bởi thế hình ảnh thơ cũng trở nên đẽ hiểu, dễ cảm nhận. 1.5.1.3. Chức năng thẩm mĩ Ẩn dụ tu từ có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên vẻ đẹp của ngôn ngữ, thể hiện tài năng của ngƣời sử dụng. Ví dụ: Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh Tôi muốn viết những dòng thơ lửa cháy. (Tố Hữu) Nhà thơ Tố Hữu đã dùng các ẩn dụ “dòng thơ tươi xanh”, “dòng thơ lửa cháy”. “Dòng thơ tươi xanh” là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, về cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. “Dòng thơ lửa cháy” cũng là những hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Nam máu lửa, về cuộc sống và đấu tranh của nhân dân. Nhƣ vậy các ẩn dụ trên làm cho ý thơ hàm súc, lời thơ thêm đẹp. Nguyễn Tuân lại dùng hình ảnh ẩn dụ để gợi hình dáng và sắc màu cụ thể nhƣ sau: Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Hình ảnh ẩn dụ “quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ” biểu thị mặt trời nhƣng gợi hình dáng và màu sắc cụ thể. “Mâm bạc” là hình ảnh mặt biển sáng lấp lánh và đầy đặn. Hai ẩn dụ đã vẽ lên một bức tranh lộng lẫy và diệu kì của cảnh bình minh trên biển. Nhƣ vậy, có thể nói, ẩn dụ tu từ sử dụng những hình ảnh đẹp, bóng bảy, đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn […] đã đánh thức trong ta những cảm quan nghệ thuật hằng ấp ủ trong lòng mỗi con ngƣời. [11, tr.23]
  • 29. 24 1.5.1.4. Chức năng nhận thức Ẩn dụ tu từ thể hiện sự nhận thức phong phú, sâu rộng, chính xác của ngƣời sử dụng về các sự vật, hiện tƣợng và mối quan hệ giữa chúng đồng thời phát triển tƣ duy cho ngƣời tiếp nhận. Ví dụ: Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất Lắng nghe trong màu hồng hình đất nuớc phôi thai (Chế Lan Viên) “Màu hồng, hình đất nước phôi thai” là các hình ảnh ẩn dụ. Màu hồng đƣợc dùng đẻ diễn tả tƣơng lai. “Hình đất nước phôi thai” một ẩn dụ đặc sắc diễn tả sự hình dung trong nắm đất của Tổ quốc đang phập phồng một mầm mống về một đất nƣớc Việt Nam trong tƣơng lai. Đất nƣớc ấy đang phôi thai chứ chƣa phải đã có hình hài. “Nghe” trong câu thơ là ẩn dụ bổ sung, hình phải đƣợc nhận biết bằng thị giác nhƣng tác giả lại chuyển đổi sự cảm nhận sang thính giác. Sự chuyển đổi này rất hợp lôgic bởi khi gặp đƣợc Luận cƣơng của Lê-nin Bác mới tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, con đƣờng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam bởi lúc đó nhân dân ta đang sống lầm than trong cảnh nƣớc mất nhà tan. Thực tế đến năm 1945 sau bao nhiêu chặng đƣờng cách mạng, phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ, phải hi sinh biết bao xƣơng máu cách mạng mới thành công, nƣớc nhà mới giành đƣợc độc lập và nƣớc Việt Nam mới có tên trên bản đồ thế giới, đất nƣớc mới thật sự có hình hài. Nhƣ vậy, ẩn dụ tu từ là cách biểu đạt mới về đối tƣợng dựa trên phƣơng thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ làm phong phú thêm sự nhận thức cho ngƣời tiếp nhận. Ẩn dụ mở ra khả năng vô tận cho việc nhìn ra nét gần nhau của các sự vật, hiện tƣợng khác nhau. Ẩn dụ là một cách nghĩ mới về đối tƣợng nó có thể phát hiện ra bản chất ẩn dấu của đối tƣợng.
  • 30. 25 1.5.2. Chức năng của hoán dụ Chức năng chủ yếu của hoán dụ tu từ là chức năng nhận thức và biểu cảm- cảm xúc: 1.5.2.1. Chức năng nhận thức Cũng nhƣ ẩn dụ, hoán dụ thể hiện sự nhận thức phong phú, sâu rộng, chính xác của ngƣời sử dụng về cách gọi tên sự vật, hiện tƣợng và quan hệ gần gũi giữa chúng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt phát triển tƣ duy cho ngƣời tiếp nhận. Hoán dụ làm mới, làm phong phú, làm thay đổi nhận thức thẩm mỹ và có thể điều khiển cả hành vi của con ngƣời. O du kích nhỏ dương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu (Tố Hữu) Bài thơ bốn câu, hai câu đầu chỉ có giá trị miêu tả, ý nghĩa triết lí đƣợc rút ra ở hai câu sau với ba hình ảnh hoán dụ: to gan lâm thời biểu thị tinh thần và sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Trong cách hiểu truyền thống “to gan” là chỉ những ngƣời dám làm một công việc nguy hiểm, kể cả những công việc có thể ảnh hƣởng đến tính mạng của mình (“to gan thay đứa nào dám vuốt râu hùm”- Nguyễn Công Hoan). Trong hoàn cảnh lịch sử nƣớc ta những năm kháng chiến chống Mỹ thì ngƣời đọc có thể chấp nhận ý nghĩa lâm thời này của nhà thơ Tố Hữu. Béo bụng là một đặc điểm thƣờng thấy trong hình dáng to lớn của một số ngƣời Mỹ dùng để chỉ đế quốc Mỹ. Mày râu cũng là một đặc điểm dùng để chỉ nam giới. Từ sự quan sát và nhận thức về những đặc điểm, những mối quan hệ mới mẻ, đa dạng giữa các sự vật hiện tƣợng trong thực tế, hoán dụ đƣa ngƣời đọc đến
  • 31. 26 một nhận thức mới mẻ: một dân tộc dù nhỏ bé nhƣng có lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm thì có thể chiến thắng cả đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đây không chỉ là lời khảng định đối với riêng dân tộc Việt Nam mà còn là lời tuyên bố đanh thép với bọn đế quốc thực dân. Một điều lý thú là qua các hoán dụ tác giả muốn khảng định: đâu cứ phải nam nhi mới biết đánh giặc, mới có thể trở thành anh hùng. Bài thơ là bức tranh nhỏ nhƣng ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ làm thay đổi nhận thức của riêng ngƣời Việt Nam mà còn là một thông điệp tới các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhƣ vậy, rõ ràng ý nghĩa hàm ẩn từ hoán dụ đã tạo nên giá trị to lớn- nó tạo ra lối tƣ duy mới cả về phƣơng diện miêu tả sự vật cụ thể lẫn những triết lí sâu xa. Hay: Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. “Động lòng bốn phương” là hình ảnh hoán dụ chỉ sự vẫy vùng, tung hoành của đấng trƣợng phu- một khái niệm có tính chất vũ trụ thì không một sức mạnh nào có thể giữ chân lại đƣợc kể cả tình yêu của Thuý Kiều. Thuý Kiều xin đi theo nhƣng Từ Hải dứt khoát từ chối, chỉ hứa một năm sau sẽ trở lại “Chầy chăng là một năm sau vội gì”- một lời hẹn ƣớc ngắn gọn, dứt khoát, chắc nịch. Đúng nhƣ Hoài Thanh nói: Con ngƣời Từ Hải không phải là con ngƣời của một làng, một họ mà là con ngƣời của trời đất của bốn phƣơng, Nguyễn Du dùng rất nhiều từ ngữ chỉ cái không gian rộng lớn khi nói về hành động của Từ Hải: đội trời đạp đất, giang hồ, bốn bể, bể Sở sông Ngô, trời bể ngang tàng v.v… Hơn nữa đọc Truyện Kiều ai cũng nhận thấy rằng Thuý Kiều và Từ Hải không những là hai nhân vật chính diện trung tâm mà về một phƣơng diện nào đó cũng là hai mặt của một quan niệm về cuộc sống; Thuý Kiều là bản thân cuộc sống và Từ Hải là ƣớc mơ về cuộc sống, bản thân cuộc sống là hiện thực; còn
  • 32. 27 mơ ƣớc về cuộc sống là lãng mạn. Ý nghĩa của hình tƣợng Từ Hải chính là tính chất lãng mạn ấy, là sự đối lập của nó với toàn bộ cuộc sống của xã hội phong kiến trong truyện. Có thể nói, nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là phi nghĩa, bất công thì Từ Hải là hiện thân của công bằng, chính nghĩa. Nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là lừa đảo, phản trắc, là cậy thế lấy thịt đè ngƣời, thì Từ Hải là hiện thân của chung thuỷ của nhân ái của sự tôn trọng phẩm giá con ngƣời. Nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là chật hẹp, gò bó con ngƣời quay bên nào cũng thấy vƣớng mắc, sảy chân khỏi nhà là rơi vào nhà chứa, trốn khỏi nhà chứa là rơi vào cửa quan, vào lâu đài của bọn quý tộc, sang trọng nhƣng giết ngƣời, thì Từ Hải là hiện thân của tung hoành ngang dọc, của con ngƣời tự do không một sức mạnh nào ràng buộc nổi v.v… Nhƣ vậy nhiệm vụ của hoán dụ là hiện thực hoá mối liên hệ mới mẻ, bất ngờ giữa hai khách thể. 1.5.2.2. Chức năng biểu cảm- cảm xúc Thơ văn Việt Nam sử dụng rất nhiều phƣơng tiện tu từ, với mỗi thể loại các hình ảnh tu từ này có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào bản chất từng thể loại. Mặc dù vậy, cái đọng lại trong lòng ngƣời đọc không chỉ ở chỗ sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ ấy đƣợc phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm trạng thái, tâm hồn con ngƣời thể hiện nhƣ thế nào qua cách phản ánh ấy. Là một nhà lãng mạn, Nguyễn Du biết ca ngợi vẻ đẹp của một phong cảnh, biểu hiện đến tuyệt diệu mối xúc động làm thổn thức trái tim một ngƣời tràn ngập tình yêu, tâm hồn buồn bã, ƣu tƣ, nỗi thất vọng, niềm vui đắc thắng, tóm lại là “tất cả mọi mối cảm xúc trữ tình trong tâm hồn, mọi diễn biến trong mơ tƣởng, mọi sóng gió trong tâm tƣ” (Bôđơle). Là một nhà hiện thực, Nguyễn Du có thể chỉ dùng vài chữ, vài câu thơ vẽ thành một nhân vật, vạch ra một tính cách; tên quan tham ô, gã lái buôn xảo
  • 33. 28 quyệt và xấc láo, mụ chủ “lầu xanh”, đều bị vạch mặt không dung thứ, bằng một thứ ngôn ngữ thẳng thừng, bóng bảy, chua chát. Đến nỗi tên riêng của một số nhân vật đã đƣợc chuyển hẳn sang ngôn ngữ thông thƣờng biến thành những tên chung; ngƣời ta gọi một tên xỏ lá là Sở Khanh cũng nhƣ trong tiếng Pháp ngƣời hà tiện thƣờng gọi là lão Hacpagông. Nhìn thoáng qua, dƣờng nhƣ trong hoán dụ ngƣời viết chỉ đƣa ra sự vật, hiện tƣợng còn ngƣời đọc phải tự nhận xét, đánh giá (nói hoán dụ có tính khách quan hơn ẩn dụ là ở đặc điểm này) nhƣng thực ra không phải nhƣ vậy mà ngay khi chọn lựa hình ảnh hoán dụ tu từ thì các tác giả đã ngầm bộc lộ thái độ của mình trong đó. Khi viết về nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú của Tây Bắc, Chế Lan Viên đã gọi tất cả chúng là vàng; vừa tiêu biểu, ngắn gọn súc tích vừa tác động nhanh, gây ấn tƣợng đến ngƣời đọc: Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa Nay trở về ta lấy lại vàng ta. Vàng là kim loại quý hiếm có giá trị cao đƣợc chọn làm đại diện cho toàn bộ khoáng sản, tài nguyên ở Tây Bắc (lấy một bộ phận nói toàn thể) thì quả là Chế Lan Viên đã rất ƣu ái với Tây Bắc. Câu thơ không có một từ cảm thán nào nhƣng chính hoán dụ vàng đã biểu lộ tình yêu mến thiết tha của tác giả đối với Tây Bắc. Ông đánh giá rất cao tiềm năng kinh tế của Tây Bắc và bài thơ Tiếng hát con tàu nhờ vậy đã là lời cổ vũ động viên rất lớn cho phong trào lên Tây Bắc những năm sau giải phóng. Trong trích đoạn Nỗi thƣơng mình Nguyễn Du viết: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình, mình lại thương mình xót xa. “Giật mình” là hoán dụ diễn tả tâm trạng thảng thốt bàng hoàng của Thuý
  • 34. 29 Kiều trong những khoảnh khắc hiếm hoi để sống thực với mình. Giật mình kết hợp với “mình lại thương mình” thể hiện sự tự ý thức của Thuý Kiều về thân phận đang bị vùi dập của mình đồng thời thể hiện nỗi thƣơng thân xót phận biết mình có quyền sống mà không đƣợc sống. Cái thƣơng mình đó len cả vào nỗi nhớ cha mẹ, nhớ hai em, nhớ Kim Trọng. Nàng vừa nhớ ngƣời thân vừa thƣơng mình, tội nghiệp cho mình. Trong sáng tạo nghệ thuật hình ảnh hoán dụ đƣợc sử dụng một cách rất linh hoạt. Tố Hữu đã thành công khi sử dụng hoán dụ để diễn tả tình cảm bịn rịn giữa ngƣời ở lại và ngƣời ra đi trong bài thơ Việt Bắc nhƣ sau: Áo chàm đưa buổi phân li, Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. “Áo chàm”: là hình ảnh hoán dụ chỉ ngƣời dân Việt Bắc đồng thời gợi một màu rất riêng “màu chàm”- màu của chia li nhƣng khó phai, nó giống tình cảm của ngƣời ở lại rất khó phai trong lòng ngƣời ra đi. Nhƣ vậy, ta có thể thấy qua hoán dụ ngƣời sử dụng có thể bộc lộ những tình cảm, cản xúc… đối với đối tƣợng đƣợc thể hiện một cách kín đáo, tế nhị và hết sức sâu sắc. Ngƣời đọc phải có tƣ duy tƣởng tƣợng, so sánh và có sự đồng cảm mới nhận ra đƣợc điều đó. 1.6. Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ tu từ Ẩn dụ và hoán dụ là những hiện tƣợng ngôn ngữ, chúng vừa là kết quả của cách tiếp cận thực tế của dân tộc, vừa là kết quả của những quy luật điều khiển sự tạo nghĩa mới cho từ do đó chúng có những tính chất giống nhau và khác nhau: - Giống nhau: + Rút gọn lời nói và tạo hình. + Vay mƣợn ngôn ngữ để làm giàu ngôn ngữ.
  • 35. 30 + Mang vào ngôn ngữ những yếu tố lạ, tạo bất ngờ, do đó gây cảm xúc. - Khác nhau: Trong trƣờng hợp ẩn dụ, các sự vật đƣợc gọi tên không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tuỳ thuộc vào nhận thức có tính chủ quan của ngƣời nói về sự giống nhau giữa chúng. Trái lại, trong trƣờng hợp hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau giữa hai sự vật là có thật, không tuỳ thuộc vào nhận thức của con ngƣời. Cho nên hoán dụ có tính khách quan hơn ẩn dụ. Hoán dụ không có tính chất phiếm định nhƣ ẩn dụ, ngƣợc lại hoán dụ dùng cái quan hệ tất yếu để kết hợp những yếu tố có cùng với nhau một mẫu số chung, thành một hệ thống lôgic. Ví dụ: Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. “Thịt nát xương mòn” trong câu thơ trên là hình ảnh hoán dụ tu từ biểu thị cái chết. Thịt và xƣơng là hai yếu tố gắn chặt với nhau tạo nên hình hài của mỗi con ngƣời. Khi ngƣời ta chết đi thì thịt nát, xƣơng tan hình hài bị huỷ hoại. Đó chính là mối quan hệ lôgic khách quan giữa cái chết với hình ảnh thịt nát xƣơng mòn. Còn ẩn dụ trong những câu thơ sau thì sự thay thế dựa trên nét tƣơng đồng giữa vật thay thế và vật đƣợc thay thế: Thuyền tình vừa ghé tới nơi Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ. (Nguyễn Du) “Thuyền tình” đƣợc dùng để chỉ khách làng chơi. Bởi cái tình của khách làng chơi với gái lầu xanh chỉ là “trăng gió vật vờ” đâu phải nghĩa keo sơn nhƣ con thuyền kia nay bờ bến này mai bờ bến khác. Gọi ngƣời khách làng chơi là
  • 36. 31 “thuyền tình” tác giả đã dựa trên nét tƣơng đồng giữa hai đối tƣợng này. Còn “trâm gãy bình rơi” chỉ cái chết của Đạm Tiên. Trâm là vật trang sức cài trên tóc của ngƣời phụ nữ khuê các, trâm thƣờng đƣợc làm bằng bạc hoặc vàng đẹp nhƣng dễ gãy; bình là vật đẹp và quý thƣờng đƣợc dùng trang trí trong các gia đình giàu có cao sang; bình đƣợc làm bằng sứ nên cũng dễ vỡ. Nhƣ vậy, trâm và bình theo Nguyễn Du có những đặc điểm, tính chất giống nhƣ những ngƣời con gái đẹp mà bất hạnh, sớm lìa đời. Mà Đạm Tiên là ngƣời con gái “nổi danh tài sắc một thì” nên dùng “trâm gãy bình rơi” để chỉ cái chết của Đạm Tiên là phù hợp nó giống nhƣ dùng “thuyền tình” để chỉ khách làng chơi. Theo Đỗ Hữu Châu: “Phƣơng thức ẩn dụ và hoán dụ có thể đƣợc dùng trong một từ. Vì từ nhiều nghĩa nên nghĩa này là ẩn dụ, nghĩa kia là hoán dụ. Ví dụ: Xét nghĩa của từ “màn” trong các trƣờng hợp sau: Màn 1: Tấm vải rộng dùng để che, chắn: màn cửa sổ 2: Vải thƣa khâu để chống muỗi 3: Phần vở kịch, vở tuông… Vở kịch năm màn 4: Một cảnh đời nói một cách hài hƣớc: Hai vợ chồng vừa biểu diễn một màn (xung đột) rất vui. Các nghĩa 2, 3 là những nghĩa phụ theo phƣơng thức hoán dụ. Nghĩa 4 là nghĩa ẩn dụ từ nghĩa 3. Sở dĩ có nhiều nghĩa nhƣ ví dụ trên là vì ranh giới giữa ẩn dụ và hoán dụ không phải là tuyệt đối khi ta thấy một đơn vị ngôn ngữ đƣợc dùng mang dấu hiệu của hiện tƣợng nào nhiều hơn thì ta xếp vào hiện tƣợng đó bởi theo Jakobon: “Mọi ẩn dụ đều phảng phất tính hoán dụ và mọi hoán dụ đều có ít nhiều tính cách ẩn dụ” [9, tr.26]. Tiểu kết: Trên đây, ngƣời viết đã trình bày những vấn đề cơ bản về biện pháp tu từ,
  • 37. 32 biện pháp tu từ từ vựng, khái niệm về ẩn dụ- hoán dụ, phân loại ẩn dụ- hoán dụ, chức năng của ẩn dụ- hoán dụ, phân biệt ẩn dụ - hoán dụ. Nhƣ vậy ẩn dụ- hoán dụ là hai phƣơng thức chuyển nghĩa cơ bản của ngôn ngữ. Sự chuyển nghĩa này dựa trên nét tƣơng đồng hoặc tƣơng cận giữa các đối tƣợng. Khi đƣa ra khái niệm các nhà ngôn ngữ cũng dựa trên quan hệ tƣơng đồng hoặc tƣơng cận giữa hai đối tƣợng… Đây là cách nói không chỉ có giá trị hình tƣợng, phƣơng tiện xây dựng hình tƣợng mà còn hàm chứa sức mạnh của biểu cảm- cảm xúc. Vì thế ẩn dụ- hoán dụ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ đặc biệt là trong thơ ca nghệ thuật. Các tác giả nghiên cứu về ẩn dụ- hoán du cho rằng ẩn dụ- hoán dụ thuộc loại công cụ thể hiện phong cách sáng tạo nghệ thuật của tác giả, phong cách thời đại và phong cách dân tộc. Khai thác ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều cũng nhằm tìm ra cái lõi phong cách của Nguyễn Du và một lần nữa thêm một tiếng nói khảng định tài năng thơ của nhà thơ- đại thi hào dân tộc.
  • 38. 33 Chƣơng 2 DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ 2.1. Giới thuyết về ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều: Ở trên ngƣời viết đã trình bày một số quan niệm về ẩn dụ- hoán dụ và đã khảng định các khái niệm đó tuy có khác nhau trong cách diễn đạt song các ý kiến đó về cơ bản là thống nhất với nhau. Tổng hợp các ý kiến, ta có thể hiểu về ẩn dụ- hoán dụ tu từ nhƣ sau: Về cấu tạo nội dung: Ẩn dụ- hoán dụ có thể đƣợc cấu tạo từ một từ, có thể là một thành ngữ dựa trên cơ sở liên tƣởng tƣơng đông hoặc kế cận giữa các đối tƣợng. Khi một từ hoặc một thành ngữ nào đó đƣợc dùng làm ẩn dụ- hoán dụ thì nghĩa đen ban đầu của nó không còn nữa mà nó sẽ đƣợc hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa bóng đó ngƣời tiếp nhận muốn nhận biết phải dựa vào các nhân tố: Ngữ cảnh, tính hợp lôgic và thói quen thẩm mỹ. Ẩn dụ- hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời chuyển đổi tên gọi của đối tƣợng nên giá trị ngữ nghĩa và nội dung biểu hiện mới của từ dùng làm ẩn dụ- hoán dụ tu từ đƣợc thực hiện trên một ngữ cảnh nhất định. Lôgic trong ẩn dụ- hoán dụ tu từ mang tính chủ quan hoặc khách quan nhƣng ngƣời sáng tạo ẩn dụ- hoán dụ tu từ phải đảm bảo tính hợp lí trên cơ sở mối liên tƣởng tƣơng đồng, kế cận giữa hai đối tƣợng để ngƣời tiếp nhận có thể chấp nhận và dễ dàng phát hiện. Hơn nữa trong thực tế không phải bất cứ đối tƣợng nào cũng đƣợc sử dụng để tạo nên các ẩn dụ - hoán dụ. Việc sử dụng các đối tƣợng làm ẩn dụ- hoán dụ tu từ bị chi phối bởi thói quen thẩm mĩ của cộng đồng ngôn ngữ. Nhờ thói quen thẩm mĩ mà ngƣời tiếp nhận mới phát hiện chính
  • 39. 34 xác đối tƣợng đƣợc ẩn giấu Về cấu tạo hình thức: Ẩn dụ- hoán dụ chỉ có một đối tƣợng, đối tƣợng đƣợc dùng để biểu thị còn đối tƣợng đƣợc nói đến và dƣợc biểu thị ẩn giấu, ngƣời tiếp nhận phải tự mình tìm ra đối tƣợng đƣợc nói đến. Nhƣ vậy khảo sát ẩn dụ- hoán dụ là khảo sát hiện tƣợng chuyển nghĩa của chúng dựa trên cơ sở liên tƣởng tƣơng đồng hoặc liên tƣởng kế cận. Ẩn dụ- hoán dụ tu từ xuất hiện không chỉ ở cấp độ từ vựng mà có thể xuất hiện ở những cấp độ cao hơn và “Điều đó khiến ta nghĩ đến phép ẩn dụ- hoán dụ của câu hoặc là cả một đoạn câu và nhƣ vậy mở rộng khả năng diễn đạt cảm thụ đến một phạm vi rộng lớn hơn” [11, tr.31]. Nhƣng với những văn bản trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2 thì không có ẩn dụ- hoán dụ lớn hơn cụm từ và câu hơn nữa lại hƣớng dẫn cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông thì chỉ tìm hiểu các ẩn dụ- hoán dụ là từ hoặc cụm từ cố định là đủ. Với cách hiểu về ẩn dụ- hoán dụ nhƣ vậy trong Truyện Kiều nói chung và những trích đoạn trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nói riêng ta thấy một số trƣờng hợp nhƣ sau: Về cấu tạo: Ẩn dụ- hoán dụ có thể là một từ: - Ẩn dụ là một từ: ngọc, hương, hoa, liễu, lá, cành, cánh hồng, bóng nga… - Hoán dụ là một từ: hoa nô, giai nhân, má hồng, áo, miệng… Ẩn dụ- hoán dụ có thể là các cụm từ: Ẩn dụ- hoán dụ là các cụm từ cố định mà chủ yếu là các thành ngữ hoặc mƣợn ý của các thành ngữ. - Ẩn dụ là các cụm từ cố định: bướm lả ong lơi, bướm chán ong chường, nguyệt nọ hoa kia, đầu trâu mặt ngựa, thăm ván bán thuyền, ăn xổi ở thì, cá chậu chim lồng… - Hoán dụ là các cụm từ cố định: thịt nát xương mòn, đầu mày cuối mắt,
  • 40. 35 gieo ngọc trầm châu,… Cần lƣu ý trong Truyện Kiều có những trƣờng hợp vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ nhƣ: đầu xanh, xuân xanh, ngày xanh, bút hoa, thềm hoa, đuốc hoa, gót sen, rèm châu, xe châu… Trong các trƣờng hợp nhƣ trên, thƣờng có hai yếu tố đƣợc ghép vào để cùng chỉ một sự vật, hiện tƣợng. Yếu tố thứ nhất gọi tên sự vật hiện tƣợng theo đúng tên gọi của nó; yếu tố thứ hai gọi theo đặc điểm hoặc tính chất của sự vật hiện tƣợng. Cũng có thể, đó là những từ đƣợc thêm vào cho đẹp cho hay để tƣơng xứng với nhân vật. Bởi những cảnh và vật trên xuật hiện chủ yếu xung quanh Thuý Kiều. Ví dụ nhƣ từ thềm hoa và lệ hoa trong câu: “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”. Thềm hoa đƣợc dùng để chỉ cái thềm có trồng hoa, hoặc có thể nhà thơ đã thêm từ hoa sau thềm cho lời thơ thêm đẹp. Còn hoa trong lệ hoa rõ ràng là tác giả đã thêm vào cho tƣơng xứng với ngƣời đẹp. Vì thế những trƣờng hợp nhƣ trên chúng ta thấy các từ vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ cho nên tuỳ từng văn cảnh để ngƣời tiếp nhận xác định các ẩn dụ- hoán dụ cho phù hợp. Số lƣợng sử dụng ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều nói chung trong đoạn trích nói riêng là rất lớn. Việc sử dụng nhiều nhƣ thế là góp phần tạo nên giá trị về nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của tác phẩm. 2.2. Xác định các ẩn dụ- hoán dụ trong các trích đoạn sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2 Để xác đƣợc các ẩn dụ- hoán dụ chúng ta cần dựa trên các tiêu chí dùng để phân loại ẩn dụ- hoán dụ tu từ. Có nhiều tiêu chí để phân loại ẩn dụ- hoán dụ tu từ thành các kiểu nhỏ. Các nhà nghiên cứu thƣờng căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của ẩn dụ- hoán dụ tu từ để phân chia. Khi khai thác ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều nói chung và những đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nói riêng chúng tôi dựa trên các đặc điểm
  • 41. 36 và kết hợp với cách phân loại của ông Đinh Trọng Lạc để xác định ẩn dụ- hoán dụ nhƣ sau: - Về ẩn dụ gồm: + Nhóm ẩn dụ: Ẩn dụ hình tƣợng. Ẩn dụ bổ sung. Ẩn dụ tƣợng trƣng. + Nhóm biến thể ẩn dụ: Nhân hoá. Vật hoá. - Về nhóm hoán dụ gồm: + Hoán dụ. + Cải dung. + Cải danh. + Cải số. Trong Truyện Kiều các ẩn dụ- hoán dụ trên đều có mặt nhƣng tần số xuất hiện không đồng đều và giá trị hiệu quả biểu đạt ở những mức độ khác nhau. 2.2.1. Ẩn dụ: 2.2.1.1.Nhóm ẩn dụ Ẩn dụ hình tượng: Ẩn dụ hình tƣợng là ẩn dụ sử dụng hình ảnh để thay thế tên gọi của đối tƣợng. Dựa trên cơ sở mối quan hệ tƣơng đồng giữa đối tƣợng đƣợc thay thế tên gọi với đối tƣợng đƣợc sử dụng làm ẩn dụ, ẩn dụ hình tƣợng đƣợc phân loai thành ba kiểu sau: - Ẩn dụ hình thức.
  • 42. 37 - Ẩn dụ tính chất (hoặc phẩm chất), đặc điểm, hành động. - Ẩn dụ cách thức, phƣơng tiện hành động. Ẩn dụ hình thức: Ẩn dụ hình thức đƣợc hình thành trên cơ sở nét tƣơng đồng về hình thức giữa các đối tƣợng. Trong Truyện Kiều thì đây là những ẩn dụ có giá trị gợi hình cao. Hẳn ai cũng biết đến câu thơ miêu tả Thuý Vân: Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hình dáng của khuân trăng tròn đầy là hình ảnh ẩn dụ đƣợc dùng để biểu thị khuân mặt tròn trĩnh, đầy đặn, phúc hậu của Thuý Vân; nét ngài là hình ảnh ẩn dụ chỉ nét lông mày dài hơn mức bình thƣờng của nàng. Cả hai hình ảnh ẩn dụ này đều dựa trên nét tƣơng đồng về hình thức giữa vật thay thế và vật đƣợc thay thế. Ẩn dụ hình thức kết hợp với các thành ngữ sáng tạo trong các câu thơ sau gợi hình ảnh rất cụ thể: Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân! “Mặt”, “thân” vừa có nghĩa thực, vừa là những ẩn dụ chỉ nhân phẩm và thân phận. Nhân phẩm ấy, thân xác ấy bây giờ chỉ là thứ để khách làng chơi dày vò mua vui còn mình thì chỉ có đau đớn, tủi nhục. Ẩn dụ hình thức đƣợc sử dụng trong các đoạn trích Truyện Kiều với số lƣợng không nhiều nhƣng độc đáo, bất ngờ, thú vị và có giá trị tạo hình cao. Ẩn dụ đặc điểm, tính chất, hành động Ẩn dụ tính chất, hành động đƣợc hình thành trên cơ sở mối quan hệ tƣơng đồng về tính chất, đặc điểm giữa các đối tƣợng. Trong các trích đoạn Truyện Kiều, kiểu ẩn dụ này đƣợc sử dụng rộng rãi với nhiều đối tƣợng khác nhau.
  • 43. 38 Lấy tính chất, đặc điểm, hành động của một đối tƣợng cụ thể để biểu thị một đối tƣợng cụ thể hoặc một đối tƣợng trìu tƣợng Lấy tính chất, đặc điểm, hành động của con ngƣời cụ thể biểu thị tính cách đặc điểm cụ thể của con ngƣời: Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. Câu thơ sử dụng một thành ngữ với hình ảnh ẩn dụ “kẻ cắp bà già”. Kẻ cắp là những kẻ ranh ma, quỷ quyệt, còn bà già là ngƣời từng trải, khôn ngoan, dày dạn kinh nghiệm, hiểu đời và rất cẩn thận, có thể đoán biết đƣợc ý đồ và hành động, việc làm của ngƣời khác. Hình ảnh “kẻ cắp bà già” biểu thị cho những ngƣời ranh ma, tinh quái, xảo quyệt. Trong Truyện Kiều hình ảnh ẩn dụ này đƣợc Thuý Kiều dùng để chỉ mình và Hoạn Thƣ. Kiều cho rằng mình và Hoạn Thƣ là ngƣời ngang sức, ngang tài. Hoạn Thƣ là kẻ lọc lõi, quỷ quái, mƣu sâu, kế hiểm thì Kiều là ngƣời thông minh, sắc sảo, khôn ngoan, từng trải. Ẩn dụ phẩm chất, hành động có thể đƣợc dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi chung thay cho tên riêng hoặc lấy tên riêng thay cho tên chung. Trong Truyện Kiều ta có gặp lối dùng ẩn dụ này. Trong đoạn trích Nỗi thƣơng mình có câu: Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh. Tống Ngọc là một danh sĩ đời Chiến quốc, học trò của Khuất Nguyên, tác giả bài “ Phú Cao Đƣờng”, tựa bài phú nói Tống Ngọc cùng với Sở Tƣơng Vƣơng đi chơi đầm Vân Mộng, Tống Ngọc kể chuyện tiên vƣơng nƣớc Sở chiêm bao thấy gặp nữ thần núi Vu Sơn [1, tr.517]. Từ Tống Ngọc trong câu thơ dùng để chỉ ngƣời ăn chơi, phong lƣu. Còn Trường Khanh là tên củaTƣ Mã Tƣơng Nhƣ, danh sĩ đời Hán là ngƣời đa tình, ham thú trăng hoa, ngƣời đã từng gảy khúc nhạc Phƣợng cầu kì hoàng (Chim phƣợng tìm chim hoàng) để quyến rũ Trác Văn Quân, một quả phụ xinh đẹp nổi tiếng. Đến chốn lầu xanh của Tú Bà là
  • 44. 39 những ngƣời đàn ông phong lƣu, những khách đa tình, những kẻ “trăng gió vật vờ”. Trong câu thơ trên, tác giả đã dùng tên gọi riêng của Tống Ngọc, Trường Khanh để làm tên gọi chung cho những khách làng chơi, dựa trên nét tƣơng đồng về đặc điểm phẩm chất giữa họ. Dùng nhƣ vậy, dƣờng nhƣ tác giả muốn giảm bớt nỗi nhục nhã, ê chề của Thuý Kiều trong hoàn cảnh thực của nàng ở lầu xanh của Tú Bà. Ẩn dụ tu từ lấy đặc điểm của ngƣời biểu thị đặc điểm, tính chất của con ngƣời trong Truyện Kiều nói chung trong các trích đoạn nói riêng không nhiều nhƣng lại gây ấn tƣợng sâu sắc cho ngƣời đọc. Ẩn dụ có thể bao gồm tất cả các sự vật hiện tƣợng trong thực tế khách quan. Một số ẩn dụ đƣợc hình thành trên cơ sở mối tƣơng đồng giữa các sự vật, hiện tƣợng và phẩm chất, hành động. Những ẩn dụ này đƣợc sử dụng để tạo sức hấp dẫn đặc biệt và có giá trị tu từ cao. Dùng phẩm chất, đặc điểm, hành động của con vật biểu thị đặc điểm phẩm chất của ngƣời hoặc đối tƣợng khác: Trong Truyện Kiều ta thấy có những hình ảnh có tính quy phạm: ong bướm, yến anh, hùm, chim lồng, thuý uyên… có những hình ảnh mƣợn từ thành ngữ: cá chậu chim lông, cá nước chim trời, mèo mả gà đồng… Thân sao bướm chán ong chường bấy thân Biết bao bướm lả ong lơi Ong, bướm là loài côn trùng chuyên hút nhụy hoa. Liên tƣởng từ mối quan hệ giữa ong, bƣớm và hoa Nguyễn Du đã dùng ẩn dụ ong, bướm để chỉ bọn khách phong tình, những khách làng chơi, những ngƣời đàn ông đi tìm lạc thú chốn lầu xanh. Bướm lả ong lơi nguyên là “bướm ong lả lơi” trong câu thơ đƣợc tác giả tách ra thành hai về đối lập nhau để nhấn mạnh sự suồng sã, đùa cợt của khách làng chơi.
  • 45. 40 Trong Truyện Kiều tác giả còn dùng những con vật khác nữa để dùng làm ẩn dụ thay thế con ngƣời trong các văn cảnh khác nhau nhƣ: phƣợng loan, con tằm, con ong cái kiến… Số các con vật đƣợc Nguyễn Du sử dụng làm hình ảnh ẩn dụ trong Truyện Kiều rất phong phú. Trong số trên có những hình ảnh ẩn dụ mƣợn trong điển tích, điển cố; có những ẩn dụ mang tính quy phạm, công thức; những hình ảnh ẩn dụ còn lại là những con vật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của ngƣời bình dân Việt Nam. Các ẩn dụ lấy con vật thay thế con ngƣời làm cho câu thơ giàu hình ảnh, tế nhị và giàu khả năng biểu cảm. Lấy hoa lá cỏ cây thay cho ngƣời hoặc các đối tƣợng khác: Có thể nói ẩn dụ lấy hoa, lá, cỏ, cây thay thế cho con nguời là một loại ẩn dụ xuật hiện nhiều trong Truyện Kiều. Ẩn dụ này có giá trị gợi hình, gợi cảm rất cao. Trong loại ẩn dụ này, ẩn dụ hoa xuất hiện nhiều lần thay thế cho ngƣời hoặc các đối tƣợng khác. Nhƣng phần lớn các từ hoa hoặc các từ có kết hợp với hoa trong Truyện Kiều đƣợc dùng để chỉ ngƣời đẹp. Sự chuyển đổi tên gọi này dựa trên nét tƣơng đồng về đặc điểm, tính chất giữa hoa với ngƣời đẹp. Hoa đào loài hoa tƣơi đẹp của mùa xuân đƣợc dùng để chỉ ngƣời đẹp; hoa lê loài hoa có màu trắng thanh khiết nở vào mùa xuân đƣợc dùng để chỉ Thuý Kiều: Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. Hoa tàn, hoa rơi, hoa trôi… chỉ thân phận lƣu lạc của Thuý Kiều: Đã đành nƣớc chảy hoa trôi lỡ làng. Hoa xuân đương nhuỵ đƣợc dùng để chỉ ngƣời con gái tuổi còn non trẻ, hoa xưa ong cũ dùng để chỉ tình nhân cũ đối với nhau … Trong tác phẩm, hoa còn đƣợc dùng để chỉ nhiều sự vật hiện tƣợng khác. Chẳng hạn hoa chỉ sự vật có dáng hình giống cái hoa: hoa đèn; hay hoa đƣợc
  • 46. 41 thay thế cho những gì có vẻ đẹp nhƣ hoa: Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường, Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa. Trong cuộc sống những gì tƣơi đẹp thƣờng đƣợc ví với hoa. Hình ảnh ẩn dụ hoa trong câu thơ đã đƣợc dùng để chỉ Kim Trọng bởi Kim Trọng là ngƣời tình nhân hào hoa phong nhã. Ẩn dụ này vừa gọi đƣợc tên đối tƣợng vừa làm nổi bật đặc điểm của đối tƣợng. Sen là cây sen, hoa sen và Nguyễn Du đã dùng hình ảnh sen để chỉ bƣớc chân nhẹ nhàng của ngƣời đẹp trong câu thơ: Tiếng sen sẽ động giấc hoè. Liễu (bồ liễu, liễu bồ) cũng là hình ảnh ẩn dụ đƣợc Nguyễn Du sử dụng nhiều trong các văn cảnh khác nhau. Liễu là cây liễu, một loại cây cành mềm rủ xuống, lá xanh tƣơi. Thƣờng đƣợc dùng để chỉ ngƣời phụ nữ yếu đuối. Trong đoạn trích Trao duyên ẩn dụ liễu bồ đƣợc dùng để chỉ Thuý Kiều: Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai Lấy một đối tƣợng cụ thể khác ngoài con vật, hoa lá, cỏ cây thay thế cho một đối tƣợng cụ thể hoặc đối tƣợng trìu tƣợng Lấy một đối tƣợng cụ thể thay thế cho một đối tƣợng cụ thể Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa Đàn, hương là những vật mà Kim- Kiều từng có chung kỉ niệm: đốt hƣơng và gảy đàn bên nhau. Phím đàn: đã tạo ra sự hoà quyện của âm thanh giữa đất và trời giữa nam và nữ, là tiếng lòng giãi bày, là tâm tƣ đƣợc nói hộ; mảnh hương nguyền: gắn với sự thề nguyền từ hai con tim đồng điệu. Phím đàn, mảnh hương nguyền là kỷ vật của sự gắn kết, của sự thiêng liêng hoá các mức độ tình cảm gợi cho Kiều nhớ về quá khứ… Đây là ẩn dụ lấy vật cụ thể thay cho ngƣời dựa trên
  • 47. 42 những nét tƣơng đồng. Trong Truyện Kiều nói chung, trong các đoạn trích nói riêng còn có các ẩn dụ do Nguyễn Du thêm vào cho lời thơ thêm hay, thêm đẹp, cho hợp cảnh, hợp tình. Chẳng hạn nhƣ các ẩn dụ: lò đào, đài sen, nhà lan, rèm châu, sân mai, tiên hoa… Đài sen nối sáp lò đào thêm hương Đài sen: là cái đài hình hoa sen để đặt cây nến; lò đào: là cái lò hƣơng hình hoa đào. Tác giả dùng ẩn dụ đài sen, lò đào để nói việc Kim Trọng đặt thêm nến sáp cho thêm sáng, thắp thêm hƣơng cho thêm thơm. Bằng những sự vật, hiện tƣợng cụ thể các ẩn dụ tu từ đặc điểm, tính chất đã cụ thể hoá và hình tƣợng hoá các đối tƣợng cụ thể hoặc về tinh thần trìu tƣợng khiến ngƣời đọc ngƣời nghe dễ hình dung liên tƣởng. - Lấy một đối tƣợng cụ thể để biểu thị một đối tƣợng trìu tƣợng Trong đoạn trích Chí khí anh hùng có câu Nửa năm hương lửa đương nồng Hương, lửa là đèn và hƣơng, vì ngƣời xƣa thề nguyền với nhau thì thắp đèn, thắp hƣơng để cáo thần linh. Hương, lửa trong mối quan hệ với nồng đƣợc dùng để chỉ mối tình càng đằm thắm, mặn mà. Trong câu thơ những vật cụ thể đã đƣợc dùng làm ẩn dụ, các ẩn dụ đó biểu thị tình cảm đằm thắm, mặn mà của Thuý Kiều với Từ Hải. Ẩn dụ lấy đối tƣợng cụ thể và ẩn dụ lấy đối tƣợng cụ thể thay thế cho đối tƣợng trìu tƣợng chiếm số lƣợng lớn khiến cho những đối tƣợng vốn trìu tƣợng trở nên cụ thể sinh động, khiến cho lời thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, ngƣời đọc, nghe dễ tiếp nhận. Lấy đối tƣợng trìu tƣợng biểu thị đối tƣợng cụ thể hoặc đối tƣợng trìu tƣợng
  • 48. 43 - Lấy đối tƣợng trìu tƣợng biểu thị đối tƣợng cụ thể Các ẩn dụ xuân trong Truyện Kiều xuất hiện nhiều đƣợc dùng để chỉ tuổi trẻ hay sắc đẹp: Ngày xuân em hãy còn dài - Lấy đối tƣợng trìu tƣợng biểu thị đối tƣợng trìu tƣợng Đòi phen gió tựa hoa kề Gió và hoa là hình ảnh cụ thể. Trong câu thơ gió, hoa là sự vật trìu tƣợng dùng để chỉ nam, nữ. Gió và hoa đi kèm hai động từ tựa, kề cụ thể hoá sự lả lơi của khách làng chơi và kỹ nữ ngồi bên nhau. Hay trong câu thơ sau: Dập dìu lá gió cành chim Cụm từ lá gió cành chim có liên hệ với hai câu cổ thi “Chi nghênh nam bắc điểu Diệp tống vãng lai phong” (Cành đón chim nam bắc Lá đƣa gió lại qua) Lá gió cành chim là một ẩn dụ lấy sự vật hiện tƣợng trìu tƣợng thay thế cho sự vật trìu tƣợng nhằm cụ thể hoá cảnh ngƣời kỹ nữ tiếp khách bốn phƣơng. Trong Truyện Kiều còn có câu Lòng còn gửi áng mây vàng Áng mây vàng là đám mây có sắc vàng. Có câu thơ cổ của một tác giả ngƣời đất Thục sang đất Tần: “Thục trung đa hoàng vân” nghĩa là trong đất Thục có nhiều mây vàng, do đó nói nhớ quê nhà, ngƣời ta thƣờng nói nhớ mây vàng. Trong toàn tác phẩm có nhiều đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ nhà của Thuý Kiều. Mỗi lần nỗi nhớ ấy đƣợc tác giả diễn tả khác nhau. Trong câu thơ trên, tác giả đã mƣợn một hình ảnh trìu tƣợng trong điển cố để diễn tả một đối tƣợng trìu tƣợng,
  • 49. 44 đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê của Thuý Kiều. Những ẩn dụ loại này đƣợc Nguyễn Du sử dụng, khai thác một cách tinh tế, sự khám phá sáng tạo từ sự liên tƣởng sắc sảo về mối tƣơng đồng giữa các đối tƣợng. Đồng thời, ngƣời sử dụng còn làm phong phú thêm sự nhận thức về các đối tƣợng ở các phƣơng diện khác nhau. Ẩn dụ cách thức phƣơng tiện hành động Ẩn dụ cách thức đƣợc hình thành trên cơ sở nét tƣơng đồng về cách thức hành động giữa các đối tƣợng. Liệu mà xa chạy cao bay Xa chạy cao bay chỉ con thú chạy cho xa để khỏi bị săn, con chim bay cho cao để khỏi bị bắn. Nghĩa ẩn dụ của thành ngữ xa chạy cao bay là trốn để khỏi bị bắt. Thúc Sinh khuyên Thuý Kiều xa chạy cao bay nghĩa là phải thoát nhanh khỏi tay Hoạn Thƣ bởi cả hai đều biết rằng Hoạn Thƣ rào cây lâu cũng có ngày bẻ hoa. Vậy hành động thoát nhanh khỏi tay Hoạn Thƣ tƣơng đồng với hành động xa chạy cao bay. Hay trong đoạn trích Thề nguyền có câu Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương Sử dụng thành ngữ tạc một chữ đồng đến xương để chỉ tấm lòng thuỷ chung của Kiều- Kim. Ẩn dụ cách thức, phƣơng tiện hành động thể hiện sự sáng tạo của ngƣời sử dụng về mối quan hệ gắn bó về nét tƣơng đồng giữa các sự vật hiện tƣợng và cách thức, phƣơng tiện, hành động. Ẩn dụ bổ sung Ẩn dụ bổ sung là sự chuyển đổi cảm giác từ cơ quan cảm giác này sang cơ quan cảm giác khác hoặc cảm xúc nội tâm. Ẩn dụ bổ sung đƣợc sử dụng trong phong cách khẩu ngữ là những cách nói quen thuộc nhƣ: nói ngọt, cƣời nhạt,
  • 50. 45 nghe mát… Trong ngôn ngữ văn chƣơng ẩn dụ bổ sung đƣợc sử dụng nhằm mang lại hiệu quả tu từ. Trong Truyện Kiều ẩn dụ bổ sung chủ yếu là loại ẩn dụ lấy cảm giác vị giác thay thế cho thính giác và loại ẩn dụ bổ sung lấy vị giác thay cho thị giác hoặc ngƣợc lại. Ẩn dụ tượng trưng Ẩn dụ tƣợng trƣng là sự kết hợp của một khái niệm trìu tƣợng với một khái niệm về cảm giác. Ẩn dụ tƣợng trƣng đƣợc hình thành trên cơ sở tính không đồng loại của hai khái niệm: một khái niệm trìu tƣợng và một khái niệm cụ thể. Những khái niệm về cảm giác trong ẩn dụ tƣợng trƣng đã có hiện tƣợng chuyển nghĩa từ trƣờng nghĩa vật chất sang trƣờng nghĩa tinh thần. Ví dụ: Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san Quan là cửa ải, san là núi non. Màu quan san là cái màu đỏ của rừng phong mà mùa thu đã đem nhuốm cho núi rừng ở chỗ quan san. Có lẽ màu quan san là màu li biệt; là màu tâm trạng của Thuý Kiều trong buổi tiễn đƣa. Nỗi buồn của sự chia tay, li biệt đã nhuốm vào cảnh vật. Trong đoạn trích Trao duyên có câu: Giữa đường đứt gánh tương tư Gánh là mang vật gì ở trên vai, treo ở hai đầu một cái đòn, tương tư là nỗi nhớ của những ngƣời yêu nhau. Trong văn cảnh trên tương tư là từ chỉ tâm trạng đƣợc dùng kết hợp với từ gánh tạo thành một ẩn dụ tƣợng trƣng. Tương tư là tình yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng. Gánh tương tư tạo cho ta cảm giác tình yêu mà Kim- Kiều dành cho nhau vô cùng sâu nặng. Trong thực tế có những trạng thái tâm lí, những cung bậc tình cảm của con
  • 51. 46 ngƣời vô cùng phức tạp nên dù có bộc lộ rõ ràng vẫn khó gọi tên. Nhƣng qua ẩn dụ tƣợng trƣng thế giới tinh thần ấy vẫn hiện lên rõ ràng với những mức độ cụ thể có thể đo đƣợc chiều cao và độ sâu: Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông Lấy tình thâm trả nghĩa thâm Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu Ngoài ra ẩn dụ tƣợng trƣng còn đƣợc diễn tả sáng tạo qua các hình ảnh: âm ỉ, gan héo ruột đầy, cay đắng lòng, mối sầu sẻ nửa, quan hà, niềm quan tái… Qua các ẩn dụ tƣợng trƣng, ngƣời sử dụng giúp ngƣời đọc cảm nhận đƣợc tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan kì diệu mà tác phẩm có. 2.2.1.2. Nhóm biến thể ẩn dụ - Nhân hoá Nhân hoá là những ẩn dụ gán cho những đối tƣợng vốn không phải là ngƣời (con vật, cây cối, đồ vật, những sự vật hiện tƣợng trìu tƣợng…) những thuộc tính của con ngƣời. Biện pháp tu từ nhân hoá đƣợc hình thành trên cơ sở của sự liên tƣởng nét giống nhau giữa các đối tƣợng không phải con ngƣời và con ngƣời. Sự liên tƣởng này mang tính chất chủ quan của ngƣời sử dụng nhƣng phải phù hợp với tâm lí, thói quen sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng và đƣợc xã hội chấp nhận. Nhân hoá đƣợc sử dụng trong nhiều phong cách ngôn ngữ, trong phong cách văn chƣơng nhân hoá đƣợc sử dụng nhằm mục đích nghệ thuật. Nhân hoá trong Truyện Kiều phần lớn là cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên trong Truyện Kiều luôn gắn bó với con ngƣời góp phần đắc lực trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của con ngƣời nói nhƣ Hoài Thanh: thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng ân vang, rạo rực nhƣ “tâm hồn lộng gió muôn phƣơng của Kiều”.