SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------
NGUYỄN NGỌC THỦY
“Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá
ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một
người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - Năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------------
NGUYỄN NGỌC THỦY
“Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá
ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một
người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuy ên ng ành: Lý luận phương pháp dạy học V ăn
Mã số : 60 14 10
Thái Nguyên - Năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU Trang
1. Lí do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
2. Lịch sử vấn đề. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
5. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
6. Giả thuyết khoa học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
7. Cấu trúc luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VẤN ĐỀ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Ở HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM
VĂN CHƢƠNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.1 Lý thuyết tiếp nhận văn học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá.. . . . 15
1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội” 17
Chƣơng 2. KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC
SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TRUYỆN NGẮN
“MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc
miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . . . 41
2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác
phẩm "Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi . . 49
2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn2
sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. 57
2.3.1 Biện pháp 1. Thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh
trước khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. . . . . . . .. . 57
2.3.2 Biện pháp 2. Trang bị kiến thức lịch sử - văn hóa Hà Nội
cho học sinh dân tộc miền núi khi dạy học “Một người Hà Nội” . 58
2.3.3 Biện pháp 3. Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh khi
dạy học “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . 63
2.3.4 Biện pháp 4. Tổ chức hoạt động thực tế văn học giúp học
sinh dân tộc miền núi hiểu về Hà Nội. . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . 66
2.3.5 Biện pháp 5. Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho học
sinh tìm hiểu về hình tượng tác giả trong “Một người Hà Nội” . . . 67
Chƣơng 3 . THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM. . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . 71
3.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
3.1.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... 71
3.1.2 Giải thích thiết kế. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
3.2 Dạy thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
3.2.1 Mục đích thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . 92
3.2.2 Đối tượng, địa điểm, thời gian thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . 92
3.2.3 Kết quả thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . 93
PHẦN KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Khoảng cách trong tiếp nhận văn chương là một hiện tượng phổ biến
trong đời sống văn học, nó tồn tại không chỉ ở những độc giả bình thường mà có
cả ở những độc giả có trình độ cao. Khoảng cách đó biểu hiện ở nhiều phương
diện khác nhau: giữa bạn đọc với tác phẩm; giữa bạn đọc với bạn đọc; giữa các
nhà nghiên cứu, phê bình với nhau và khoảng cách đó còn có ở chính bản thân
mỗi bạn đọc. Vấn đề là khoảng cách tiếp nhận ấy lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào
các yếu tố như: tâm lý, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội và môi trường sinh
sống. Trong dạy học tác phẩm văn chương, việc xác định được khoảng cách tiếp
nhận ở học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, công việc đó
giúp người giáo viên xác định được đối tượng tiếp nhận của mình để từ đó đề ra
những biện pháp giảng dạy phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ
thông .
1.2 Đất nước ta là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em sinh sống
trên khắp mọi miền của tổ quốc kéo dài từ địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau xa
xôi, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng, một nét đẹp văn hoá riêng.
Điều kiện sinh sống và những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đã tạo nên nét
đặc trưng riêng biệt ở mỗi vùng, miền khác nhau. Sự khác nhau ấy còn thể hiện
giữa người miền núi với người miền xuôi, giữa người dân tộc thiểu số với người
dân tộc đa số, giữa bạn đọc - học sinh miền núi với bạn đọc - học sinh miền xuôi
khi tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên (nơi tôi đang giảng dạy môn
Ngữ văn) cho đối tượng học sinh là con em các dân tộc thiểu số vốn sinh sống ở
các tỉnh miền núi từ Hà Giang đến Quảng Trị. Các em được chiêu sinh về đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn4
học văn hoá phổ thông. Sau 3 năm học tập, với kiến thức tiếp thu được trên ghế
nhà trường, các em sẽ có vốn kiến thức phổ thông làm cơ sở cho việc tiếp tục
học tập trong các trường Công an để sau khi ra trường các em sẽ trở thành nguồn
cán bộ cốt cán cho việc bảo vệ an ninh quốc gia vùng biên giới của tổ quốc.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy ở các em có một khoảng cách,
một khoảng trống khá lớn khi tiếp nhận tác phẩm văn học nghệ thuật, khoảng
cách này thể hiện rõ hơn trong quá trình chúng tôi hướng dẫn các em khám phá
vẻ đẹp của tác phẩm văn học viết về miền xuôi. Có những chi tiết tưởng như đơn
giản, dễ hiểu đối với nhận thức của học sinh miền xuôi thì lại vô cùng xa lạ, khó
hiểu đối với sự nhận thức của các em học sinh miền núi. Và càng khó hiểu, khó
tiếp nhận hơn đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu số ở miền núi.Thực
tế đó đã thôi thúc chúng tôi - những giáo viên giảng dạy văn hóa trong một ngôi
trường đào tạo con em các dân tộc ở miền núi phía Bắc phải tìm cho được một
con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp.
Vì vậy, chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách
lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một
người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải là trước hết chúng tôi “tự cứu lấy
mình”, tự tìm cho mình một con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp để
dẫn dắt học sinh dân tộc thiểu số miền núi thâm nhập vào tác phẩm văn chương
viết về miền xuôi để cảm, để hiểu về nó một cách đầy đủ và sâu sắc. Mặt khác,
chúng tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc
giúp các bạn đồng nghiệp thực thi có hiệu quả chương trình sách giáo khoa Ngữ
Văn 12 mới, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học Ngữ văn trong
nhà trường phổ thông hiện nay cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số.
1.3 Nguyễn Khải là một nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Cả đời văn với hơn 40 năm lao động nghệ thuật, ông đã để lại
cho đời một số lượng tác phẩm đồ sộ với một giá trị nhân sinh sâu sắc, người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn5
đọc hôm nay nhớ về nhà văn Nguyễn Khải, trân trọng tài năng một nhà văn -
một người lính là ở phong cách một nhà văn có sở trường về những truyện ngắn,
một nhà văn luôn theo sát lịch sử dân tộc với những bước chuyển của thời đại để
viết, để ca ngợi con người.
Tìm hiểu về đời văn, đời người của nhà văn Nguyễn Khải thực tế đã có một
số công trình nghiên cứu và một số nhà sư phạm quan tâm. Đặc biệt là nghiên
cứu khoảng cách trong tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc - học sinh miền
núi như: nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận thơ trung đại, nghiên cứu khoảng
cách tiếp nhận thơ kháng chiến của đối tượng là học sinh dân tộc miền núi...
nhưng nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận về truyện ngắn hiện đại đối với học
sinh là người dân tộc miền núi thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Đặc biệt
nghiên cứu Khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc thiểu số miền
núi khi tiếp nhận một tác phẩm truyện hiện đại lại càng chưa có công trình nào
công bố.
Mặt khác, nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” cũng có
một vài tác giả đề cập. Song, nghiên cứu sâu về dạy học tác phẩm “Một người
Hà Nội”- một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác từ sau
năm 1978 (tác phẩm mới được đưa vào chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn
12 - chương trình thực thi đại trà từ năm học 2008 - 2009) cho đối tượng học
sinh là người dân tộc thiểu số thì chưa có tác giả nào. Vì mới được đưa vào
chương trình nên tác phẩm có rất nhiều cách lí giải khác nhau, cách soạn giảng
của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh cũng khác nhau trong quá trình chiếm
lĩnh văn bản tác phẩm. Mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu khi còn đang có nhiều
bàn cãi, chúng tôi muốn đóng góp một tiếng nói của mình vào việc giải quyết
những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu khi thực thi chương trình mới.
2. Lịch sử vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn6
Nghiên cứu về vấn đề dạy học văn ở miền núi, đặc điểm cảm thụ của học
sinh dân tộc thiểu số miền núi đã có một số người quan tâm. Đặc biệt là những
công trình của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nơi đào
tạo đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho các tỉnh miền
núi Việt Bắc và Tây Bắc của tổ quốc. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng
thành, nhà trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các
tỉnh miền núi. Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu và các tạp chí
của các tác giả như:
- Dạy văn và học văn ở miền núi (Đề tài nghiên cứu cấp trường) của 2 tác
giả Trần Thế Phiệt - Vi Hồng, 1990 - 1991.
- Vài nhận xét về đặc điểm cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi,
tạp chí NCGD, số 9/1991 của tác giả Phùng Đức Hải.
- Dạy và học văn ở miền núi, tạp chí Văn học số 2/1992 của tác giả Vi
Hồng.
- Từ những bài thi vào đại học 1993 ta biết được những gì về dạy và học
văn ở miền núi của tác giả Hoàng Hữu Bội, tạp chí Văn học tháng 3/ 1993.
- Dạy và học thơ cổ ở trường cấp II - III miền núi của hai tác giả Phạm
Luận - Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục, 1994.
- Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền núi của tác giả
Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục,1997.
- Những biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt
Nam 1946 - 1954 ở học sinh Trung học phổ thông miền núi (Luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị Mai Hương, năm 2002.
Nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn
Nguyễn Khải đã có những tác giả đề cập đến như cuốn:
- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ chuẩn) do Giáo sư Phan Trọng
Luận tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn7
- Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ nâng cao) do Giáo sư Trần Đình Sử
tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (Nâng cao) của tác giả Hoàng Hữu Bội,
NXB Giáo dục, 2008.
- Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 do Giáo sư Phan Trọng Luận tổng chủ biên,
NXB Giáo dục, 2008.
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12, tập II của Tác giả Nguyễn Khắc Đàm -
Nguyễn Lê Huân, NXB Hà Nội, 2008.
- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập II của tác giả Nguyễn Văn Đường,
NXB Hà Nội, 2008.
- Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 12 của tác giả Nguyễn Kim Phong,
NXB Giáo dục, 2008.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học trên thì công trình của tác giả
Hoàng Hữu Bội “Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền
núi”, NXB Giáo dục, 1997 được đánh giá là một công trình khoa học có tính
thực tiễn cao. Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường Đại học Sư
phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên) và với tâm huyết của
một nhà giáo luôn trăn trở cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở miền núi, tác giả đã
đi sâu tìm hiểu từ trong thực tế dạy học văn ở các nhà trường Trung học phổ
thông miền núi để phát hiện ra những khó khăn trở ngại mà học sinh miền núi
gặp phải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật. Từ đó, tác
giả đề xuất những biện pháp hữu hiệu có tính khả thi và tìm ra con đường dẫn
dắt học sinh miền núi khám phá thế giới hình tượng trong tác phẩm văn chương
đó là:
1. Giải tỏa tâm lí mặc cảm khép kín ở học sinh miền núi.
2. Giúp học sinh miền núi vượt qua hàng rào ngôn ngữ.
3. Giúp học sinh miền núi rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn8
4. Tăng cường rèn luyện tư duy văn học cho học sinh miền núi.
5. Tăng cường khả năng tác động của văn chương đối với chủ thể tiếp nhận
bằng các biện pháp đặc thù của giảng dạy văn học.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu: “Những biện pháp hạn chế khoảng
cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt Nam 1946 - 1954 ở học sinh trung học
phổ thông miền núi” (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị
Mai Hương, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2002 cũng đã đề cập đến
khoảng cách tiếp nhận thơ kháng chiến của học sinh trung học phổ thông ở miền
núi của tỉnh Thái Nguyên, ngoài việc nghiên cứu những cơ sở lí luận về tiếp
nhận văn học và đặc điểm của thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954
làm tiền đề cho việc nghiên cứu phát hiện ra khoảng cách tiếp nhận của học sinh
về thơ kháng chiến Việt Nam, qua khảo sát thực tế cảm thụ và tiếp nhận của học
sinh, tác giả phát hiện được những khoảng cách tiếp nhận đó ở học sinh là:
- Khoảng cách về ngôn ngữ.
- Khoảng cách về lịch sử - văn hóa
- Khoảng cách giữa chủ thể trữ tình với sự cảm nhận của học sinh miền núi.
Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận thơ
kháng chiến ở học sinh Trung học phổ thông miền núi đó là:
1. Nuôi dưỡng và phát triển hứng thú của học sinh miền núi đối với thơ
kháng chiến.
2. Lấp dần khoảng cách về ngôn ngữ trong tiếp nhận thơ kháng chiến của
học sinh miền núi.
3. Trang bị cho học sinh vốn hiểu biết về lịch sử và văn hoá miền xuôi.
Đồng thời, cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết về cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta.
4. Giúp học sinh miền núi cảm nhận được vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong
thơ kháng chiến Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn9
Cuối cùng, với 2 thiết kế thể nghiệm là bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng và bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, tác giả Lý Thị Mai
Hương đã thuyết phục người đọc về vấn đề đặt ra trong luận văn.
Một số bài viết khác được đăng trên tạp chí, tuỳ vào từng góc độ, từng khía
cạnh mà mỗi tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể, song nhìn chung các tác
giả đều nêu lên đặc điểm tâm sinh lí của học sinh dân tộc miền núi, những khó
khăn của việc dạy học văn ở các nhà trường miền núi... Mỗi cách nhìn khác
nhau, thành công và hạn chế cũng khác nhau nhưng mỗi vấn đề được các tác giả
đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vấn
đề dạy học văn ở nhà trường phổ thông miền núi hiện nay.
Vấn đề được nghiên cứu trong khuôn khổ của luận văn này là sự kế tiếp
thành tựu của các công trình khoa học đi trước, đồng thời luận văn đi sâu nghiên
cứu cụ thể về khoảng cách lịch sử - văn hoá và những khó khăn trở ngại mà học
sinh dân tộc miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận một truyện ngắn hiện
đại viết về miền xuôi.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Phát hiện ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc
thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”
- Đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách về lịch sử - văn hoá ở đối
tượng học sinh này nhằm dạy học có hiệu quả truyện ngắn “Một người Hà Nội”
cho học sinh các dân tộc miền núi
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, người nghiên cứu có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Khải qua hai giai đoạn sáng
tác, nhất là những sáng tác trong thời kì đổi mới (từ năm 1978 về sau), trong đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn10
chú trọng đến những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một
người Hà Nội”.
- Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc
miền núi khi học tập tác phẩm đó.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở
học sinh các dân tộc thiểu số miền núi trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn
“Một người Hà Nội”.
- Kiểm chứng bằng thiết kế thể nghiệm và dạy thực nghiệm.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những khoảng cách lịch sử - văn hoá mà học sinh
dân tộc thiểu số miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn “Một
người Hà Nội”.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phát hiện những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc thiểu
số miền núi đang học tập tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên khi
học truyện ngắn “Một người Hà Nội” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn
hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà
Nội” của nhà văn Nguyễn Khải” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau
5.1 Phƣơng pháp tổng hợp lí luận
Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luận nhằm tìm hiểu những cơ sở lí luận
về truyện ngắn, đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Khải ở hai giai đoạn sáng tác,
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một người Hà Nội”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn11
và đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh miền núi qua các công trình đã được
công bố.
5.2 Phƣơng pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê Toán học để chúng tôi xử lí số liệu thu thập
được trong quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm.
5.3 Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phương pháp này để chúng tôi phát hiện những khoảng cách lịch
sử - văn hoá ở học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số miền núi khi học truyện
ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
5.4 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm trong quá trình tiến hành xây
dựng thiết kế bài học và tổ chức dạy thực nghiệm tại trường Văn hoá I - Bộ
Công an - Tỉnh Thái Nguyên.
6. Giả thuyết khoa học
Khoảng cách trong tiếp nhận văn học là một hiện tượng tất yếu mà nguyên
nhân dẫn đến khoảng cách là do sự chênh lệch về vốn sống, điều kiện sống, về
trình độ năng lực tư duy, nhận thức của mỗi bạn đọc, giữa người sáng tạo và
người tiếp nhận văn học. Vì vậy khoảng cách mà bạn đọc là học sinh dân tộc
thiểu số miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung
và tác phẩm văn học viết về miền xuôi nói riêng là không thể tránh khỏi. Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để hạn chế và làm gần lại khoảng cách tiếp nhận đó ở bạn
đọc - học sinh với tác phẩm văn học trong quá trình tiếp nhận. Nếu các biện
pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc thiểu số miền núi
mà chúng tôi đề xuất trong luận văn có tính thực tiễn cao thì nhất định luận văn
sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy
học văn trong các nhà trường Trung học phổ thông miền núi hiện nay.
7. Cấu trúc luận văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn12
Luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần mở đầu luận văn trình bày những vấn đề có tính định hướng làm cơ
sở cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối
tượng - phạm vi nghiên cứu, mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, giả thuyết khoa học và chúng tôi trình bày tóm lược bố cục của luận văn.
Phần nội dung của luận văn có 3 chương:
Chƣơng 1. Một số tiền đề lí luận và thực tiễn của vấn đề rút ngắn khoảng cách
lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học tác phẩm văn chương.
Chƣơng 2. Khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi
học truyện ngắn “Một người Hà Nội” và những biện pháp khắc phục.
2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc
thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”.
2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác phẩm
"Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi
2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh
dân tộc miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
Phần kết luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn13
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ RÚT
NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC SINH DÂN
TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG
1.1 Lí thuyết về tiếp nhận văn học
1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học
Bàn về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 2 - Chương
trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận văn học chính là quá trình
người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới
nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả,
thưởng thức cái hay cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo”. Cùng
quan niệm về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 2 - Chương
trình Nâng cao, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận là một hoạt động nắm
bắt thông tin trong quá trình giao tiếp”. Trong cuốn: “Từ điển thuật ngữ văn
học”, NXB Giáo dục, 1996 cũng cho chúng ta biết được: “Tiếp nhận văn học
là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học,
bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm
hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc ”.
Như vậy, tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp, một cuộc
đối thoại giữa bạn đọc với nhà văn thông qua tác phẩm. Cuộc đối thoại này đòi
hỏi người đọc phải vận dụng tất cả tri giác, cảm giác và năng lực cảm thụ của
mỗi người và tác phẩm văn học chỉ trở thành đích thực khi người đọc đón nhận
được thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm văn học đó.
1.1.2 Đặc điểm của tiếp nhận văn học
Theo cuốn Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - tập 2, chương trình Nâng cao và
chương trình Chuẩn, NXB Giáo dục 2008, thì tiếp nhận văn học là một quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn14
trình đồng sáng tạo. Bởi vì, văn bản văn học không thông báo những thông
tin thông thường, để mở phần ý nghĩa, tạo thành một cấu trúc mời gọi, buộc
người đọc phải tự mình hoàn thành tác phẩm.Vì vậy, muốn chiếm lĩnh được
thế giới hình tượng thông qua ngôn từ thì buộc người đọc phải chủ động tích
cực, phải hiểu được nghĩa của các từ, các hình ảnh, nhớ những điều đã đọc,
phát hiện được mối liên hệ giữa các câu, các phần, hiểu được những chỗ bỏ
trống, giải thích được những chỗ mâu thuẫn, vô lí của văn bản tác phẩm...
Quá trình người đọc tự tìm hiểu, tự giải đáp cho đến khi người đọc sống với
nhân vật trong tác phẩm, hiểu và phát hiện được ý nghĩa của tác phẩm. Khi
tác phẩm của nhà văn trở thành tác phẩm của người đọc, hòa quyện với tư
tưởng tình cảm của người đọc thì đó là lúc người đọc đã hoàn thành một quá
trình đồng sáng tạo với nhà văn.
Tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính chủ quan và khách
quan. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc có những trạng thái
khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau. Có bao nhiêu bạn đọc thì có bấy
nhiêu cách tiếp nhận. Chẳng hạn với hình ảnh “khuôn mặt chữ điền” trong
bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Đã bao năm qua đi kể từ khi bài thơ ra đời cho đến bây giờ vẫn chưa có sự
thống nhất. Nếu chúng ta đặt hình ảnh đó vào trong bối cảnh ra đời của bài
thơ thì cách lí giải nào cũng có căn cứ thuyết phục. Truyện Kiều của Nguyễn
Du cũng là một trường hợp điển hình. Nhà thơ Tố Hữu ngợi ca nàng Kiều
bằng những tình cảm xúc động: “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương; Dẫu lìa ngó
ý còn vương tơ lòng” còn Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Đoạn trường cho
đáng kiếp tà dâm ”. Như vậy tính chủ quan và khách quan là đặc điểm nổi bật
trong tiếp nhận văn chương nghệ thuật.
Hiệu quả của việc tiếp nhận văn học còn phụ thuộc vào tầm đón nhận
của bạn đọc. Nếu tác phẩm thấp hơn tầm đón nhận thì bạn đọc không thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn15
đọc. Ngược lại tác phẩm cao hơn tầm đón nhận sẽ khiến bạn đọc lúng túng.
Tầm đón nhận một mặt kích thích vai trò sáng tạo của bạn đọc hướng đến cái
mới mẻ của văn chương nghệ thuật, mặt khác nó giúp bạn đọc phát hiện ra ý
nghĩa tiềm ẩn sau câu chữ trong tác phẩm văn chương.
Ngoài ra, Lý luận văn học hiện đại còn xem tiếp nhận văn học là một hiện
tượng có tính quy luật xã hội. Sự đọc không phải là một hoạt động hoàn toàn tự
do. Người đọc trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm, các mã ngôn ngữ,
mã nghệ thuật, mã văn hóa được kết tinh trong mỗi tác phẩm văn học đó.
1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá
1.2.1 Khái niệm học sinh dân tộc miền núi
Trong cuốn “Dạy và học tác phẩm văn học ở trường PTTH miền núi”,
NXB Giáo dục, 1997, tác giả Hoàng Hữu Bội đã đề cập đến quan niệm của
tác giả về học sinh miền núi, theo tác giả “đó là những trẻ em sinh ra và lớn
lên ở miền núi, trong đó bao gồm con em các dân tộc ít người sống đan xen ở
một vùng núi và con em của người Việt sống nhiều năm ở vùng đó”.
Học sinh dân tộc miền núi mà chúng tôi đề cập đến trong đề tài này
được hiểu là những trẻ em các dân tộc ít người thuộc độ tuổi đi học từ 6 đến
18 tuổi tại các tỉnh thuộc vùng miền núi của nước ta. Ở đây, chúng tôi giới
hạn độ tuổi của học sinh dân tộc thiểu số miền núi đang là học sinh lớp 12, họ
là con em các dân tộc: Tày, Mông, Dao, Thái, Mường, Nùng, Khơ Mú, Vân
Kiều, Hà Nhì, Sách, Kháng, Thổ, Lào, Giáy, Lự, Bố Y, Sán Dìu, Si La, Sán
Chỉ, Cống, Chứt, Poọng, Khùa được sinh ra và lớn lên ở các tỉnh miền núi:
Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hoà
Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh
Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị) hiện đang học tập tại trường Văn hoá
I - Bộ Công an - Tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn16
1.2.2 Khái niệm khoảng cách và khoảng cách lịch sử - văn hoá
● Khoảng cách là khoảng trống giữa hai sự vật. Ở đây là khoảng trống
giữa tác phẩm văn chương với bạn đọc - học sinh, cụ thể hơn là khoảng trống
giữa truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải với bạn đọc
là học sinh dân tộc miền núi. Nói cách khác, đây là những khó khăn, vướng
mắc mà học sinh dân tộc miền núi gặp phải khi tiếp nhận truyện ngắn “Một
người Hà Nội”.
● Khoảng cách lịch sử - văn hóa là khoảng trống của bạn đọc - học sinh
về một thời kì lịch sử đã qua trong quá khứ và về một nền văn hóa (gồm văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người) được miêu tả trong tác phẩm
văn chương nghệ thuật.
Khoảng cách mà luận văn đề cập đến ở đây là khoảng trống hiểu biết của
bạn đọc - học sinh dân tộc thiểu số miền núi về văn hoá vật chất và văn hoá
tinh thần của người Hà Nội (Đặc biệt là văn hoá sống, văn hoá ứng xử của
người Hà Nội trong giới thượng lưu) và những hiểu biết của các em về giai
đoạn lịch sử đã qua ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ XX được nhà văn
Nguyễn Khải đề cập đến trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”. Có 3
khoảng cách lớn:
- Bức tranh cuộc sống được tái hiện trong tác phẩm “Một người Hà Nội”
là cuộc sống của những người giàu có ở Hà Nội - “giới thượng lưu” ở các giai
đoạn lịch sử chưa xa với bạn đọc nói chung nhưng lại càng xa với học sinh
các dân tộc miền núi. Đó là:
+ Cuộc sống làm giàu lương thiện của người Hà Nội thời Pháp thuộc và
thời Hà Nội bị tạm chiếm sau năm 1945.
+ Cuộc sống của người Hà Nội từ khi thủ đô được giải phóng cho đến hết
thời kì bao cấp (1946 - 1986).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn17
+ Cuộc sống của người Hà Nội ngày nay (từ khi đất nước bước vào thời
kì đổi mới theo kinh tế thị trường - từ năm 1990 trở lại đây).
Bức tranh cuộc sống ấy đã tạo nên khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học
sinh dân tộc miền núi khi tiếp nhận tác phẩm.
- Bức tranh cuộc sống được miêu tả trong “Một người Hà Nội” còn là
cuộc sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Hà Nội nói chung
và người Hà Nội trong giới thượng lưu nói riêng. Đó là cách ăn, cách ở, cách
mặc, cách nói năng, đi đứng, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội phức
tạp. Và cả văn hóa tâm linh của họ. Điều này đã tạo nên khoảng cách văn hóa
ở học sinh dân tộc miền núi khi tiếp nhận tác phẩm.
- Dựng lên trong tác phẩm bức tranh cuộc sống của “Một người Hà Nội”
trải qua các biến động thăng trầm của lịch sử. Qua cái nhìn của một cán bộ từ
kháng chiến trở về, nhà văn Nguyễn Khải gửi gắm điều gì? thông qua hình
tượng nhân vật Bà Hiền và nhân vật “Tôi”, tác giả ngợi ca điều gì và phê phán
điều gì? Đó lại là một khoảng cách nữa trong tiếp nhận tác phẩm “Một người
Hà Nội” ở học sinh dân tộc miền núi nói chung và ở học sinh cả nước nói
chung.
1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội”
1.3.1 Khái niệm truyện ngắn
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao
trùm hầu hết các phương diện của đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái
độc đáo của nó là ngắn”.( Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình
Sử - Nguyễn Khắc Phi biên soạn ,tr.303).
Cuốn Từ điển Tiếng Việt định nghĩa về thể loại truyện ngắn: Là truyện bằng
văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu
trong cuộc đời của nhân vật”(tr. 1018).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn18
Từ những khái niệm trên về thể loại truyện ngắn, chúng ta có thể hiểu truyện
ngắn là thể loại phản ánh đời sống theo phương thức tự sự với dung lượng
ngắn mà vẫn phản ánh cuộc sống trong chỉnh thể toàn vẹn. Nó có độ “nén” rất
lớn với khả năng chứa đựng nội dung thông tin và có sức mở hết sức phong
phú, đa dạng. Chính sự đa dạng ấy mà truyện ngắn đã thu hút nhiều sự quan
tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình và đã trở thành đề tài nghiên cứu của
nhiều luận văn, luận án. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi không
có tham vọng đi sâu tìm hiểu đặc điểm của thể loại truyện ngắn mà chỉ xin
dựa vào khái niệm truyện ngắn để làm cơ sở nghiên cứu nhằm phát hiện ra
những khó khăn, trở ngại mà học sinh dân tộc thiểu số miền núi gặp phải khi
tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội”.
1.3.2 Hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Khải
Là một nhà văn có sở trường với thể loại truyện ngắn, tính đến nay
Nguyễn Khải đã có hơn 70 truyện ngắn thành công. Cùng với sự đi lên của
lịch sử xã hội, văn của Nguyễn Khải cũng theo dòng chảy của thời gian mà
thích ứng với từng giai đoạn, từng thời kì. Chính nhà văn đã tự chia sự nghiệp
sáng tác của mình làm hai giai đoạn “Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một
cách, từ 1978 đến nay theo một cách khác”. Theo cách nói ấy của nhà văn thì
năm 1978 được coi là cái mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong sự
nghiệp sáng tác về sau của Nguyễn Khải.
Trƣớc năm 1978, trong bối cảnh lịch sử cả dân tộc ta đang sống trong
những năm tháng hào hùng, đau thương mà anh dũng: Đánh đuổi sự xâm lược
của đế quốc và thực dân. Văn chương thời kì này chủ yếu đi sâu ca ngợi vẻ
đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh với cảm hứng sử thi hào hùng.
Các tác phẩm văn học đề cao số phận cộng đồng, hướng đến một cái “ta”
chung bằng cảm hứng thời đại lớn. Tình cảm riêng tư, tình cảm cá nhân bị coi
nhẹ, văn học không quan tâm hoặc ít quan tâm đến số phận đời tư hay những
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50590
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơlongvanhien
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiPham Long
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 

What's hot (19)

Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nayTh s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
Th s33.027 văn học bắc kạn từ năm 1945 đến nay
 
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châuTh s33.020 di cảo nguyễn minh châu
Th s33.020 di cảo nguyễn minh châu
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
Th s33.017 nghệ thuật xây dựng hình tượng người công nhân mỏ trong tiểu thuyế...
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía BắcLuận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đạiKKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
KKhông lỡ bước với dân tộc và thời đại
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều NguyễnLuận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
 
đE Tai Tram
đE Tai TramđE Tai Tram
đE Tai Tram
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 

Similar to Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải

Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...NuioKila
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533jackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀIlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...jackjohn45
 

Similar to Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải (20)

Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
 
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao BằngĐề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
Khảo sát tục ngữ cổ truyền về thái bình từ góc nhìn văn hóa 6791533
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ânTh s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh MaiLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
 
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ----------------------- NGUYỄN NGỌC THỦY “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Nguyên - Năm 2009
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ----------------------- NGUYỄN NGỌC THỦY “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuy ên ng ành: Lý luận phương pháp dạy học V ăn Mã số : 60 14 10 Thái Nguyên - Năm 2009
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 2. Lịch sử vấn đề. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 5. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 6. Giả thuyết khoa học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 7. Cấu trúc luận văn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 1.1 Lý thuyết tiếp nhận văn học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá.. . . . 15 1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội” 17 Chƣơng 2. KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TRUYỆN NGẮN “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN KHẢI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41 2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . . . 41 2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác phẩm "Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi . . 49 2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn2 sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. 57 2.3.1 Biện pháp 1. Thăm dò khả năng tiếp nhận của học sinh trước khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. . . . . . . .. . 57 2.3.2 Biện pháp 2. Trang bị kiến thức lịch sử - văn hóa Hà Nội cho học sinh dân tộc miền núi khi dạy học “Một người Hà Nội” . 58 2.3.3 Biện pháp 3. Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh khi dạy học “Một người Hà Nội” . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . 63 2.3.4 Biện pháp 4. Tổ chức hoạt động thực tế văn học giúp học sinh dân tộc miền núi hiểu về Hà Nội. . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . 66 2.3.5 Biện pháp 5. Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học cho học sinh tìm hiểu về hình tượng tác giả trong “Một người Hà Nội” . . . 67 Chƣơng 3 . THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM. . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . 71 3.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . 71 3.1.1 Thiết kế bài dạy. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... 71 3.1.2 Giải thích thiết kế. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88 3.2 Dạy thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92 3.2.1 Mục đích thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . 92 3.2.2 Đối tượng, địa điểm, thời gian thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . 92 3.2.3 Kết quả thực nghiệm. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . 93 PHẦN KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . .. . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101 PHỤ LỤC
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Khoảng cách trong tiếp nhận văn chương là một hiện tượng phổ biến trong đời sống văn học, nó tồn tại không chỉ ở những độc giả bình thường mà có cả ở những độc giả có trình độ cao. Khoảng cách đó biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau: giữa bạn đọc với tác phẩm; giữa bạn đọc với bạn đọc; giữa các nhà nghiên cứu, phê bình với nhau và khoảng cách đó còn có ở chính bản thân mỗi bạn đọc. Vấn đề là khoảng cách tiếp nhận ấy lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào các yếu tố như: tâm lý, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xã hội và môi trường sinh sống. Trong dạy học tác phẩm văn chương, việc xác định được khoảng cách tiếp nhận ở học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, công việc đó giúp người giáo viên xác định được đối tượng tiếp nhận của mình để từ đó đề ra những biện pháp giảng dạy phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông . 1.2 Đất nước ta là một quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp mọi miền của tổ quốc kéo dài từ địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau xa xôi, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng, một nét đẹp văn hoá riêng. Điều kiện sinh sống và những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt ở mỗi vùng, miền khác nhau. Sự khác nhau ấy còn thể hiện giữa người miền núi với người miền xuôi, giữa người dân tộc thiểu số với người dân tộc đa số, giữa bạn đọc - học sinh miền núi với bạn đọc - học sinh miền xuôi khi tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật. Trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên (nơi tôi đang giảng dạy môn Ngữ văn) cho đối tượng học sinh là con em các dân tộc thiểu số vốn sinh sống ở các tỉnh miền núi từ Hà Giang đến Quảng Trị. Các em được chiêu sinh về đây
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn4 học văn hoá phổ thông. Sau 3 năm học tập, với kiến thức tiếp thu được trên ghế nhà trường, các em sẽ có vốn kiến thức phổ thông làm cơ sở cho việc tiếp tục học tập trong các trường Công an để sau khi ra trường các em sẽ trở thành nguồn cán bộ cốt cán cho việc bảo vệ an ninh quốc gia vùng biên giới của tổ quốc. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy ở các em có một khoảng cách, một khoảng trống khá lớn khi tiếp nhận tác phẩm văn học nghệ thuật, khoảng cách này thể hiện rõ hơn trong quá trình chúng tôi hướng dẫn các em khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học viết về miền xuôi. Có những chi tiết tưởng như đơn giản, dễ hiểu đối với nhận thức của học sinh miền xuôi thì lại vô cùng xa lạ, khó hiểu đối với sự nhận thức của các em học sinh miền núi. Và càng khó hiểu, khó tiếp nhận hơn đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu số ở miền núi.Thực tế đó đã thôi thúc chúng tôi - những giáo viên giảng dạy văn hóa trong một ngôi trường đào tạo con em các dân tộc ở miền núi phía Bắc phải tìm cho được một con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp. Vì vậy, chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải là trước hết chúng tôi “tự cứu lấy mình”, tự tìm cho mình một con đường, một phương pháp giảng dạy phù hợp để dẫn dắt học sinh dân tộc thiểu số miền núi thâm nhập vào tác phẩm văn chương viết về miền xuôi để cảm, để hiểu về nó một cách đầy đủ và sâu sắc. Mặt khác, chúng tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc giúp các bạn đồng nghiệp thực thi có hiệu quả chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 12 mới, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số. 1.3 Nguyễn Khải là một nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cả đời văn với hơn 40 năm lao động nghệ thuật, ông đã để lại cho đời một số lượng tác phẩm đồ sộ với một giá trị nhân sinh sâu sắc, người
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn5 đọc hôm nay nhớ về nhà văn Nguyễn Khải, trân trọng tài năng một nhà văn - một người lính là ở phong cách một nhà văn có sở trường về những truyện ngắn, một nhà văn luôn theo sát lịch sử dân tộc với những bước chuyển của thời đại để viết, để ca ngợi con người. Tìm hiểu về đời văn, đời người của nhà văn Nguyễn Khải thực tế đã có một số công trình nghiên cứu và một số nhà sư phạm quan tâm. Đặc biệt là nghiên cứu khoảng cách trong tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc - học sinh miền núi như: nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận thơ trung đại, nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận thơ kháng chiến của đối tượng là học sinh dân tộc miền núi... nhưng nghiên cứu khoảng cách tiếp nhận về truyện ngắn hiện đại đối với học sinh là người dân tộc miền núi thì chưa có công trình nghiên cứu nào. Đặc biệt nghiên cứu Khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc thiểu số miền núi khi tiếp nhận một tác phẩm truyện hiện đại lại càng chưa có công trình nào công bố. Mặt khác, nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” cũng có một vài tác giả đề cập. Song, nghiên cứu sâu về dạy học tác phẩm “Một người Hà Nội”- một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác từ sau năm 1978 (tác phẩm mới được đưa vào chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 - chương trình thực thi đại trà từ năm học 2008 - 2009) cho đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số thì chưa có tác giả nào. Vì mới được đưa vào chương trình nên tác phẩm có rất nhiều cách lí giải khác nhau, cách soạn giảng của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh cũng khác nhau trong quá trình chiếm lĩnh văn bản tác phẩm. Mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu khi còn đang có nhiều bàn cãi, chúng tôi muốn đóng góp một tiếng nói của mình vào việc giải quyết những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu khi thực thi chương trình mới. 2. Lịch sử vấn đề
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn6 Nghiên cứu về vấn đề dạy học văn ở miền núi, đặc điểm cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi đã có một số người quan tâm. Đặc biệt là những công trình của các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nơi đào tạo đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cho các tỉnh miền núi Việt Bắc và Tây Bắc của tổ quốc. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các tỉnh miền núi. Chúng ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu và các tạp chí của các tác giả như: - Dạy văn và học văn ở miền núi (Đề tài nghiên cứu cấp trường) của 2 tác giả Trần Thế Phiệt - Vi Hồng, 1990 - 1991. - Vài nhận xét về đặc điểm cảm thụ của học sinh dân tộc thiểu số miền núi, tạp chí NCGD, số 9/1991 của tác giả Phùng Đức Hải. - Dạy và học văn ở miền núi, tạp chí Văn học số 2/1992 của tác giả Vi Hồng. - Từ những bài thi vào đại học 1993 ta biết được những gì về dạy và học văn ở miền núi của tác giả Hoàng Hữu Bội, tạp chí Văn học tháng 3/ 1993. - Dạy và học thơ cổ ở trường cấp II - III miền núi của hai tác giả Phạm Luận - Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục, 1994. - Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền núi của tác giả Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục,1997. - Những biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt Nam 1946 - 1954 ở học sinh Trung học phổ thông miền núi (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị Mai Hương, năm 2002. Nghiên cứu dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải đã có những tác giả đề cập đến như cuốn: - Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ chuẩn) do Giáo sư Phan Trọng Luận tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008.
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn7 - Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập II (Bộ nâng cao) do Giáo sư Trần Đình Sử tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008. - Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (Nâng cao) của tác giả Hoàng Hữu Bội, NXB Giáo dục, 2008. - Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 do Giáo sư Phan Trọng Luận tổng chủ biên, NXB Giáo dục, 2008. - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12, tập II của Tác giả Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Lê Huân, NXB Hà Nội, 2008. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập II của tác giả Nguyễn Văn Đường, NXB Hà Nội, 2008. - Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 12 của tác giả Nguyễn Kim Phong, NXB Giáo dục, 2008. Trong các công trình nghiên cứu khoa học trên thì công trình của tác giả Hoàng Hữu Bội “Dạy và học tác phẩm văn chương ở trường THPT miền núi”, NXB Giáo dục, 1997 được đánh giá là một công trình khoa học có tính thực tiễn cao. Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên) và với tâm huyết của một nhà giáo luôn trăn trở cho sự nghiệp giáo dục đào tạo ở miền núi, tác giả đã đi sâu tìm hiểu từ trong thực tế dạy học văn ở các nhà trường Trung học phổ thông miền núi để phát hiện ra những khó khăn trở ngại mà học sinh miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương nghệ thuật. Từ đó, tác giả đề xuất những biện pháp hữu hiệu có tính khả thi và tìm ra con đường dẫn dắt học sinh miền núi khám phá thế giới hình tượng trong tác phẩm văn chương đó là: 1. Giải tỏa tâm lí mặc cảm khép kín ở học sinh miền núi. 2. Giúp học sinh miền núi vượt qua hàng rào ngôn ngữ. 3. Giúp học sinh miền núi rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá.
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn8 4. Tăng cường rèn luyện tư duy văn học cho học sinh miền núi. 5. Tăng cường khả năng tác động của văn chương đối với chủ thể tiếp nhận bằng các biện pháp đặc thù của giảng dạy văn học. Ngoài ra, công trình nghiên cứu: “Những biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận Thơ kháng chiến Việt Nam 1946 - 1954 ở học sinh trung học phổ thông miền núi” (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục) của tác giả Lý Thị Mai Hương, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2002 cũng đã đề cập đến khoảng cách tiếp nhận thơ kháng chiến của học sinh trung học phổ thông ở miền núi của tỉnh Thái Nguyên, ngoài việc nghiên cứu những cơ sở lí luận về tiếp nhận văn học và đặc điểm của thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1946 - 1954 làm tiền đề cho việc nghiên cứu phát hiện ra khoảng cách tiếp nhận của học sinh về thơ kháng chiến Việt Nam, qua khảo sát thực tế cảm thụ và tiếp nhận của học sinh, tác giả phát hiện được những khoảng cách tiếp nhận đó ở học sinh là: - Khoảng cách về ngôn ngữ. - Khoảng cách về lịch sử - văn hóa - Khoảng cách giữa chủ thể trữ tình với sự cảm nhận của học sinh miền núi. Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách tiếp nhận thơ kháng chiến ở học sinh Trung học phổ thông miền núi đó là: 1. Nuôi dưỡng và phát triển hứng thú của học sinh miền núi đối với thơ kháng chiến. 2. Lấp dần khoảng cách về ngôn ngữ trong tiếp nhận thơ kháng chiến của học sinh miền núi. 3. Trang bị cho học sinh vốn hiểu biết về lịch sử và văn hoá miền xuôi. Đồng thời, cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. 4. Giúp học sinh miền núi cảm nhận được vẻ đẹp của chủ thể trữ tình trong thơ kháng chiến Việt Nam.
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn9 Cuối cùng, với 2 thiết kế thể nghiệm là bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, tác giả Lý Thị Mai Hương đã thuyết phục người đọc về vấn đề đặt ra trong luận văn. Một số bài viết khác được đăng trên tạp chí, tuỳ vào từng góc độ, từng khía cạnh mà mỗi tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể, song nhìn chung các tác giả đều nêu lên đặc điểm tâm sinh lí của học sinh dân tộc miền núi, những khó khăn của việc dạy học văn ở các nhà trường miền núi... Mỗi cách nhìn khác nhau, thành công và hạn chế cũng khác nhau nhưng mỗi vấn đề được các tác giả đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vấn đề dạy học văn ở nhà trường phổ thông miền núi hiện nay. Vấn đề được nghiên cứu trong khuôn khổ của luận văn này là sự kế tiếp thành tựu của các công trình khoa học đi trước, đồng thời luận văn đi sâu nghiên cứu cụ thể về khoảng cách lịch sử - văn hoá và những khó khăn trở ngại mà học sinh dân tộc miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận một truyện ngắn hiện đại viết về miền xuôi. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu - Phát hiện ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” - Đề xuất một số biện pháp rút ngắn khoảng cách về lịch sử - văn hoá ở đối tượng học sinh này nhằm dạy học có hiệu quả truyện ngắn “Một người Hà Nội” cho học sinh các dân tộc miền núi 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, người nghiên cứu có nhiệm vụ: - Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Khải qua hai giai đoạn sáng tác, nhất là những sáng tác trong thời kì đổi mới (từ năm 1978 về sau), trong đó
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn10 chú trọng đến những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một người Hà Nội”. - Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc miền núi khi học tập tác phẩm đó. - Đề xuất một số biện pháp nhằm rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh các dân tộc thiểu số miền núi trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội”. - Kiểm chứng bằng thiết kế thể nghiệm và dạy thực nghiệm. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những khoảng cách lịch sử - văn hoá mà học sinh dân tộc thiểu số miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội”. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phát hiện những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh các dân tộc thiểu số miền núi đang học tập tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Thái Nguyên khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc miền núi khi dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau 5.1 Phƣơng pháp tổng hợp lí luận Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luận nhằm tìm hiểu những cơ sở lí luận về truyện ngắn, đặc điểm truyện ngắn của Nguyễn Khải ở hai giai đoạn sáng tác, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Một người Hà Nội”
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn11 và đặc điểm cảm thụ văn học của học sinh miền núi qua các công trình đã được công bố. 5.2 Phƣơng pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê Toán học để chúng tôi xử lí số liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm. 5.3 Phƣơng pháp điều tra khảo sát Sử dụng phương pháp này để chúng tôi phát hiện những khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh lớp 12 là người dân tộc thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải. 5.4 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm trong quá trình tiến hành xây dựng thiết kế bài học và tổ chức dạy thực nghiệm tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Tỉnh Thái Nguyên. 6. Giả thuyết khoa học Khoảng cách trong tiếp nhận văn học là một hiện tượng tất yếu mà nguyên nhân dẫn đến khoảng cách là do sự chênh lệch về vốn sống, điều kiện sống, về trình độ năng lực tư duy, nhận thức của mỗi bạn đọc, giữa người sáng tạo và người tiếp nhận văn học. Vì vậy khoảng cách mà bạn đọc là học sinh dân tộc thiểu số miền núi gặp phải trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm văn học viết về miền xuôi nói riêng là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế và làm gần lại khoảng cách tiếp nhận đó ở bạn đọc - học sinh với tác phẩm văn học trong quá trình tiếp nhận. Nếu các biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh dân tộc thiểu số miền núi mà chúng tôi đề xuất trong luận văn có tính thực tiễn cao thì nhất định luận văn sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học văn trong các nhà trường Trung học phổ thông miền núi hiện nay. 7. Cấu trúc luận văn
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn12 Luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu luận văn trình bày những vấn đề có tính định hướng làm cơ sở cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài: Lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng - phạm vi nghiên cứu, mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giả thuyết khoa học và chúng tôi trình bày tóm lược bố cục của luận văn. Phần nội dung của luận văn có 3 chương: Chƣơng 1. Một số tiền đề lí luận và thực tiễn của vấn đề rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học tác phẩm văn chương. Chƣơng 2. Khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội” và những biện pháp khắc phục. 2.1 Khảo sát những khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc thiểu số miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. 2.2 Nguyên nhân tạo ra những khoảng cách lịch sử - văn hoá giữa tác phẩm "Một người Hà Nội" với bạn đọc - học sinh dân tộc miền núi 2.3 Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi học truyện ngắn “Một người Hà Nội”. Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm Phần kết luận
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn13 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HỌC SINH DÂN TỘC MIỀN NÚI KHI HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG 1.1 Lí thuyết về tiếp nhận văn học 1.1.1 Khái niệm tiếp nhận văn học Bàn về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 2 - Chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận văn học chính là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo”. Cùng quan niệm về tiếp nhận văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12 - Tập 2 - Chương trình Nâng cao, NXB Giáo dục, 2008 viết: “Tiếp nhận là một hoạt động nắm bắt thông tin trong quá trình giao tiếp”. Trong cuốn: “Từ điển thuật ngữ văn học”, NXB Giáo dục, 1996 cũng cho chúng ta biết được: “Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc ”. Như vậy, tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp, một cuộc đối thoại giữa bạn đọc với nhà văn thông qua tác phẩm. Cuộc đối thoại này đòi hỏi người đọc phải vận dụng tất cả tri giác, cảm giác và năng lực cảm thụ của mỗi người và tác phẩm văn học chỉ trở thành đích thực khi người đọc đón nhận được thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm văn học đó. 1.1.2 Đặc điểm của tiếp nhận văn học Theo cuốn Sách giáo khoa Ngữ văn 12 - tập 2, chương trình Nâng cao và chương trình Chuẩn, NXB Giáo dục 2008, thì tiếp nhận văn học là một quá
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn14 trình đồng sáng tạo. Bởi vì, văn bản văn học không thông báo những thông tin thông thường, để mở phần ý nghĩa, tạo thành một cấu trúc mời gọi, buộc người đọc phải tự mình hoàn thành tác phẩm.Vì vậy, muốn chiếm lĩnh được thế giới hình tượng thông qua ngôn từ thì buộc người đọc phải chủ động tích cực, phải hiểu được nghĩa của các từ, các hình ảnh, nhớ những điều đã đọc, phát hiện được mối liên hệ giữa các câu, các phần, hiểu được những chỗ bỏ trống, giải thích được những chỗ mâu thuẫn, vô lí của văn bản tác phẩm... Quá trình người đọc tự tìm hiểu, tự giải đáp cho đến khi người đọc sống với nhân vật trong tác phẩm, hiểu và phát hiện được ý nghĩa của tác phẩm. Khi tác phẩm của nhà văn trở thành tác phẩm của người đọc, hòa quyện với tư tưởng tình cảm của người đọc thì đó là lúc người đọc đã hoàn thành một quá trình đồng sáng tạo với nhà văn. Tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính chủ quan và khách quan. Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc có những trạng thái khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau. Có bao nhiêu bạn đọc thì có bấy nhiêu cách tiếp nhận. Chẳng hạn với hình ảnh “khuôn mặt chữ điền” trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Đã bao năm qua đi kể từ khi bài thơ ra đời cho đến bây giờ vẫn chưa có sự thống nhất. Nếu chúng ta đặt hình ảnh đó vào trong bối cảnh ra đời của bài thơ thì cách lí giải nào cũng có căn cứ thuyết phục. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng là một trường hợp điển hình. Nhà thơ Tố Hữu ngợi ca nàng Kiều bằng những tình cảm xúc động: “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương; Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” còn Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm ”. Như vậy tính chủ quan và khách quan là đặc điểm nổi bật trong tiếp nhận văn chương nghệ thuật. Hiệu quả của việc tiếp nhận văn học còn phụ thuộc vào tầm đón nhận của bạn đọc. Nếu tác phẩm thấp hơn tầm đón nhận thì bạn đọc không thích
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn15 đọc. Ngược lại tác phẩm cao hơn tầm đón nhận sẽ khiến bạn đọc lúng túng. Tầm đón nhận một mặt kích thích vai trò sáng tạo của bạn đọc hướng đến cái mới mẻ của văn chương nghệ thuật, mặt khác nó giúp bạn đọc phát hiện ra ý nghĩa tiềm ẩn sau câu chữ trong tác phẩm văn chương. Ngoài ra, Lý luận văn học hiện đại còn xem tiếp nhận văn học là một hiện tượng có tính quy luật xã hội. Sự đọc không phải là một hoạt động hoàn toàn tự do. Người đọc trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm, các mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hóa được kết tinh trong mỗi tác phẩm văn học đó. 1.2 Học sinh dân tộc miền núi và khoảng cách lịch sử - văn hoá 1.2.1 Khái niệm học sinh dân tộc miền núi Trong cuốn “Dạy và học tác phẩm văn học ở trường PTTH miền núi”, NXB Giáo dục, 1997, tác giả Hoàng Hữu Bội đã đề cập đến quan niệm của tác giả về học sinh miền núi, theo tác giả “đó là những trẻ em sinh ra và lớn lên ở miền núi, trong đó bao gồm con em các dân tộc ít người sống đan xen ở một vùng núi và con em của người Việt sống nhiều năm ở vùng đó”. Học sinh dân tộc miền núi mà chúng tôi đề cập đến trong đề tài này được hiểu là những trẻ em các dân tộc ít người thuộc độ tuổi đi học từ 6 đến 18 tuổi tại các tỉnh thuộc vùng miền núi của nước ta. Ở đây, chúng tôi giới hạn độ tuổi của học sinh dân tộc thiểu số miền núi đang là học sinh lớp 12, họ là con em các dân tộc: Tày, Mông, Dao, Thái, Mường, Nùng, Khơ Mú, Vân Kiều, Hà Nhì, Sách, Kháng, Thổ, Lào, Giáy, Lự, Bố Y, Sán Dìu, Si La, Sán Chỉ, Cống, Chứt, Poọng, Khùa được sinh ra và lớn lên ở các tỉnh miền núi: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị) hiện đang học tập tại trường Văn hoá I - Bộ Công an - Tỉnh Thái Nguyên.
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn16 1.2.2 Khái niệm khoảng cách và khoảng cách lịch sử - văn hoá ● Khoảng cách là khoảng trống giữa hai sự vật. Ở đây là khoảng trống giữa tác phẩm văn chương với bạn đọc - học sinh, cụ thể hơn là khoảng trống giữa truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải với bạn đọc là học sinh dân tộc miền núi. Nói cách khác, đây là những khó khăn, vướng mắc mà học sinh dân tộc miền núi gặp phải khi tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội”. ● Khoảng cách lịch sử - văn hóa là khoảng trống của bạn đọc - học sinh về một thời kì lịch sử đã qua trong quá khứ và về một nền văn hóa (gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người) được miêu tả trong tác phẩm văn chương nghệ thuật. Khoảng cách mà luận văn đề cập đến ở đây là khoảng trống hiểu biết của bạn đọc - học sinh dân tộc thiểu số miền núi về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của người Hà Nội (Đặc biệt là văn hoá sống, văn hoá ứng xử của người Hà Nội trong giới thượng lưu) và những hiểu biết của các em về giai đoạn lịch sử đã qua ở nước ta vào những năm 80 của thế kỉ XX được nhà văn Nguyễn Khải đề cập đến trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”. Có 3 khoảng cách lớn: - Bức tranh cuộc sống được tái hiện trong tác phẩm “Một người Hà Nội” là cuộc sống của những người giàu có ở Hà Nội - “giới thượng lưu” ở các giai đoạn lịch sử chưa xa với bạn đọc nói chung nhưng lại càng xa với học sinh các dân tộc miền núi. Đó là: + Cuộc sống làm giàu lương thiện của người Hà Nội thời Pháp thuộc và thời Hà Nội bị tạm chiếm sau năm 1945. + Cuộc sống của người Hà Nội từ khi thủ đô được giải phóng cho đến hết thời kì bao cấp (1946 - 1986).
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn17 + Cuộc sống của người Hà Nội ngày nay (từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới theo kinh tế thị trường - từ năm 1990 trở lại đây). Bức tranh cuộc sống ấy đã tạo nên khoảng cách lịch sử - văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi tiếp nhận tác phẩm. - Bức tranh cuộc sống được miêu tả trong “Một người Hà Nội” còn là cuộc sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Hà Nội nói chung và người Hà Nội trong giới thượng lưu nói riêng. Đó là cách ăn, cách ở, cách mặc, cách nói năng, đi đứng, cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội phức tạp. Và cả văn hóa tâm linh của họ. Điều này đã tạo nên khoảng cách văn hóa ở học sinh dân tộc miền núi khi tiếp nhận tác phẩm. - Dựng lên trong tác phẩm bức tranh cuộc sống của “Một người Hà Nội” trải qua các biến động thăng trầm của lịch sử. Qua cái nhìn của một cán bộ từ kháng chiến trở về, nhà văn Nguyễn Khải gửi gắm điều gì? thông qua hình tượng nhân vật Bà Hiền và nhân vật “Tôi”, tác giả ngợi ca điều gì và phê phán điều gì? Đó lại là một khoảng cách nữa trong tiếp nhận tác phẩm “Một người Hà Nội” ở học sinh dân tộc miền núi nói chung và ở học sinh cả nước nói chung. 1.3 Sáng tác của Nguyễn Khải và truyện ngắn “Một người Hà Nội” 1.3.1 Khái niệm truyện ngắn Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn”.( Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi biên soạn ,tr.303). Cuốn Từ điển Tiếng Việt định nghĩa về thể loại truyện ngắn: Là truyện bằng văn xuôi, có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật”(tr. 1018).
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http:// www.lrc-tnu.edu.vn18 Từ những khái niệm trên về thể loại truyện ngắn, chúng ta có thể hiểu truyện ngắn là thể loại phản ánh đời sống theo phương thức tự sự với dung lượng ngắn mà vẫn phản ánh cuộc sống trong chỉnh thể toàn vẹn. Nó có độ “nén” rất lớn với khả năng chứa đựng nội dung thông tin và có sức mở hết sức phong phú, đa dạng. Chính sự đa dạng ấy mà truyện ngắn đã thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình và đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi không có tham vọng đi sâu tìm hiểu đặc điểm của thể loại truyện ngắn mà chỉ xin dựa vào khái niệm truyện ngắn để làm cơ sở nghiên cứu nhằm phát hiện ra những khó khăn, trở ngại mà học sinh dân tộc thiểu số miền núi gặp phải khi tiếp nhận truyện ngắn “Một người Hà Nội”. 1.3.2 Hai giai đoạn sáng tác của Nguyễn Khải Là một nhà văn có sở trường với thể loại truyện ngắn, tính đến nay Nguyễn Khải đã có hơn 70 truyện ngắn thành công. Cùng với sự đi lên của lịch sử xã hội, văn của Nguyễn Khải cũng theo dòng chảy của thời gian mà thích ứng với từng giai đoạn, từng thời kì. Chính nhà văn đã tự chia sự nghiệp sáng tác của mình làm hai giai đoạn “Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác theo một cách, từ 1978 đến nay theo một cách khác”. Theo cách nói ấy của nhà văn thì năm 1978 được coi là cái mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong sự nghiệp sáng tác về sau của Nguyễn Khải. Trƣớc năm 1978, trong bối cảnh lịch sử cả dân tộc ta đang sống trong những năm tháng hào hùng, đau thương mà anh dũng: Đánh đuổi sự xâm lược của đế quốc và thực dân. Văn chương thời kì này chủ yếu đi sâu ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh với cảm hứng sử thi hào hùng. Các tác phẩm văn học đề cao số phận cộng đồng, hướng đến một cái “ta” chung bằng cảm hứng thời đại lớn. Tình cảm riêng tư, tình cảm cá nhân bị coi nhẹ, văn học không quan tâm hoặc ít quan tâm đến số phận đời tư hay những
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50590 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562