SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NHẬT THIÊN THẢO
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NHẬT THIÊN THẢO
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRÊN
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DƯỢC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của bất kỳ ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018
Nguyễn Nhật Thiên Thảo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 3
5.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 3
6. Đóng góp thực tiễn của đề tài ........................................................................... 3
7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 5
1.1. Giới thiệu ....................................................................................................... 5
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ......................................................... 5
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 5
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 12
1.3. Xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP ................................................................................................................... 17
2.1. Khái quát về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....... 17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.1. Trách nhiệm xã hội.................................................................................. 17
2.1.1.1. Khái niệm............................................................................................. 17
2.1.1.2. Nhận thức về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam...................................... 19
2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội ..................................................... 21
2.1.2.1. Khái niệm............................................................................................. 21
2.1.2.2. Tầm quan trọng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội ................. 22
2.1.3. Các lý thuyết cơ bản về công bố thông tin trách nhiệm xã hội ............... 22
2.1.3.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory).................................................... 23
2.1.3.2. Lý thuyết chi phí chính trị (Political Cost Theory).............................. 24
2.1.3.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory).............................. 24
2.1.3.4. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) .............................................. 26
2.1.4. Quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam ............. 28
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp .................................................................................................. 31
2.2.1. Nhân tố về quản trị doanh nghiệp............................................................ 31
2.2.1.1. Quy mô hội đồng quản trị .................................................................... 31
2.2.1.2. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập .......................................... 31
2.2.1.3. Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị........................... 32
2.2.2. Nhân tố về cấu trúc sở hữu doanh nghiệp ............................................... 33
2.2.2.1. Sở hữu nhà nước .................................................................................. 33
2.2.2.2. Sở hữu nước ngoài ............................................................................... 33
2.2.3. Nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp ......................................................... 34
2.2.3.1. Quy mô doanh nghiệp .......................................................................... 34
2.2.3.2. Tuổi doanh nghiệp................................................................................ 35
2.2.4. Nhân tố về tài chính doanh nghiệp.......................................................... 36
2.2.4.1. Tỷ suất sinh lời..................................................................................... 36
2.2.4.2. Đòn bẩy tài chính ................................................................................. 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP......................................................................... 38
3.1. Khung nghiên cứu....................................................................................... 38
3.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 38
3.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu........................................................... 39
3.3.1. Quy mô hội đồng quản trị........................................................................ 39
3.3.2. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập.............................................. 40
3.3.3. Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị .............................. 40
3.3.4. Sở hữu nhà nước...................................................................................... 41
3.3.5. Sở hữu nước ngoài................................................................................... 41
3.3.6. Quy mô doanh nghiệp.............................................................................. 42
3.3.7. Tuổi doanh nghiệp................................................................................... 43
3.3.8. Tỷ suất sinh lời ........................................................................................ 43
3.3.9. Đòn bẩy tài chính..................................................................................... 44
3.4. Đo lường các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 44
3.4.1. Biến phụ thuộc......................................................................................... 44
3.4.2. Biến độc lập............................................................................................. 46
3.5. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 48
3.6. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 49
3.7. Thực hiện nghiên cứu ................................................................................. 50
3.7.1. Phân tích thống kê mô tả ......................................................................... 50
3.7.2. Phân tích tương quan............................................................................... 50
3.7.3. Phân tích hồi quy..................................................................................... 50
3.7.4. Kiểm định F về tính thích hợp của mô hình............................................ 51
3.7.5. Kiểm định vi phạm giả thuyết thống kê .................................................. 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 54
4.1. Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo
thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM.................... 54
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm
xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM ............................. 58
4.2.1. Thống kê mô tả các biến.......................................................................... 58
4.2.2. Phân tích tương quan và đa cộng tuyến................................................... 61
4.2.3. Phân tích mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) ....................... 65
4.2.4. Kết quả hồi quy Robust mô hình nghiên cứu .......................................... 68
4.2.4.1. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội.................................................. 70
4.2.4.2. Công bố thông tin các chỉ tiêu thành phần của trách nhiệm xã hội ..... 71
4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................. 72
4.3.1. Quy mô hội đồng quản trị........................................................................ 72
4.3.2. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập.............................................. 72
4.3.3. Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị .............................. 73
4.3.4. Sở hữu nhà nước...................................................................................... 73
4.3.5. Sở hữu nước ngoài................................................................................... 73
4.3.6. Quy mô doanh nghiệp.............................................................................. 74
4.3.7. Tuổi doanh nghiệp................................................................................... 74
4.3.8. Tỷ suất sinh lời ........................................................................................ 74
4.3.9. Đòn bẩy tài chính..................................................................................... 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 76
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 77
5.1. Kết luận....................................................................................................... 77
5.2. Hàm ý chính sách........................................................................................ 78
5.2.1. Đối với đối tượng công bố thông tin trên báo cáo thường niên .............. 78
5.2.2. Đối với doanh nghiệp .............................................................................. 79
5.2.3. Đối với nhà đầu tư ................................................................................... 80
5.2.4. Đối với nhà nước ..................................................................................... 80
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai............................................ 81
5.3.1. Hạn chế của luận văn............................................................................... 81
5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai .......................................................... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..................................................................................... 82
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Giải thích
CBTTTNXH Công bố thông tin trách nhiệm xã hội
CSR Trách nhiệm xã hội
OLS Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK Thị trường chứng khoán
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
niêm yết.................................................................................................................... 45
Bảng 3.2. Phương pháp đo lường các biến độc lập.................................................. 47
Bảng 4.1. Thống kê số lượng doanh nghiệp theo nhóm ngành................................ 55
Bảng 4.2. Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo
nhóm ngành.............................................................................................................. 56
Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu....................................................... 60
Bảng 4.4. Phân tích tương quan ............................................................................... 64
Bảng 4.5. Kiểm định đa cộng tuyến......................................................................... 65
Bảng 4.6. Kiểm định Durbin-Watson ...................................................................... 66
Bảng 4.7. Kiểm định Breusch-Godfrey.................................................................... 66
Bảng 4.8. Kiểm định White...................................................................................... 67
Bảng 4.9. Kiểm định Breusch-Pagan ....................................................................... 67
Bảng 4.10. Mô hình hồi quy Robust tổng hợp......................................................... 69
Bảng 4.11. Tổng hợp các Giả thuyết nghiên cứu..................................................... 75
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................................39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam cần tìm động lực tăng trưởng khác thay thế cho những nguồn tài
nguyên đang dần cạn kiệt. Trong các nỗ lực nhằm cải thiện năng suất lao động, việc
tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và phi tài chính đóng vai trò
rất quan trọng để đạt sự tăng trưởng liên tục. Do đó, cần hiểu rõ mức độ hiệu quả
trong việc sử dụng các nguồn lực này của doanh nghiệp và cách thức huy động các
nguồn lực này một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc công khai thông tin của các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế, các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đề
cao và thực hành tính minh bạch thông tin đối với đối tác, nhà đầu tư và cơ quan
quản lý nhà nước. Sau khi Luật Chứng khoán được ban hành, hàng loạt nghị định,
thông tư được ban hành hướng đến mức độ công bố thông tin minh bạch, mức độ
công bố thông tin đối với thành viên thị trường, nhà đầu tư đã dần đi vào khuôn
khổ.
Có thể thấy công bố thông tin của doanh nghiệp nhằm mục đích phù hợp với
các tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ các doanh nghiệp truyền đạt tốt hơn cam kết minh
bạch tới các bên liên quan. Trách nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán (TTCK) là phải cam kết nghĩa vụ công bố thông tin nhằm thể
hiện trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) một cách minh
bạch, chính xác kịp thời. Việc thực hiện tốt công bố thông tin liên quan đến trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư tiếp cận toàn diện và tốt nhất với
doanh nghiệp và là phương tiện tốt nhất để thực hiện đầu tư hiệu quả. Đối với doanh
nghiệp, việc cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất giúp họ nắm bắt được thời cơ
kinh doanh và xây dựng một chiến lược đầu tư phù hợp. Công bố thông tin của
doanh nghiệp giúp các nhà quản lý thị trường có thể đánh giá được chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động của họ
hoặc quyết định khen thưởng hay xử lý vi phạm một cách công bằng. Công bố
thông tin trách nhiệm xã hội (CBTTTNXH) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng
góp vào sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên việc nhận thức
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
về CSR của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và toàn diện. Có thể nói
CSR là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc phát triển, nâng tầm uy tín
thương hiệu, vươn xa khỏi biên giới lãnh thổ trong bối cảnh hội nhập. Tại Việt Nam
hiện nay vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu riêng về công bố thông tin trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. Với mục đích nghiên cứu tìm hiểu thực tế ở Việt Nam các
nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo
cáo thường niên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các
doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Thành phố Hồ
Chí Minh (TPHCM) và từ đó đánh giá thực trạng CBTTTNXH của các
doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM.

 Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Câu hỏi nghiên cứu
 Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên
cùa các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM như thế nào?

 Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu dữ liệu giai đoạn 2011-2016.
Phạm vi nội dung: mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và các nhân
tố ảnh hưởng đến CBTTTNXH trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu dữ liệu về công bố thông tin liên quan trách nhiệm xã hội trên
báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011-2016.
Tác giả lấy dữ liệu từ báo cáo thường niên mà không từ các nguồn khác là vì
báo cáo này được xem là tài liệu chung và phổ biến nhất được phát hành bởi các
doanh nghiệp. Nó cũng là phương tiện chủ yếu mà các doanh nghiệp công bố thông
tin ra bên ngoài.
5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Thực hiện các kiểm định hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường
niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Sau đó
sử dụng hồi quy Robust để khắc phục các khuyết tật. Tất cả dữ liệu nghiên cứu
được xử lý bằng phần mềm Excel và STATA 14.
6. Đóng góp thực tiễn của đề tài
 Đánh giá mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo
thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

 Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố
thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
 Đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh
nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh.

 Nghiên cứu là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản
lý hoạch định chính sách, học viên cao học đang nghiên cứu trong lĩnh
vực tài chính, kế toán và quản lý.

7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm năm chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: trình bày tóm tắt nội dung chính
các công trình nghiên cứu có liên quan, trong và ngoài nước. Mối quan hệ giữa các
công trình này và đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: trình bày khái niệm, vai trò của thị trường chứng
khoán và trách nhiệm xã hội. Trình bày khái niệm, vai trò và cách phân loại công bố
thông tin doanh nghiệp và các lý thyết cơ bản về công bố thông tin trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu: xây dựng giả thuyết nghiên
cứu, cách đo lường các biến nghiên cứu. Trình bày cách thu thập dữ liệu nghiên cứu
và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày thông tin mẫu nghiên cứu và cách
xử lý mẫu. Kết quả phân tích các nhân tố và thảo luận kết quả.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
 Kết luận

 Hàm ý chính sách với doanh nghiệp và các bên liên quan.

 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu
Sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn Việt Nam không chỉ tạo ra
những thay đổi trong cấu trúc kinh doanh của nó, mà còn tạo ra những vấn đề quan
trọng mới cho các hoạt động kế toán và báo cáo của Việt Nam. Đặc biệt, nó giới
thiệu những người sử dụng thông tin doanh nghiệp mới ngoài nhà nước, bao gồm
các nhà đầu tư, chủ nợ, nhà phân tích tài chính, các nhà môi trường và các bên liên
quan khác. Theo nền kinh tế kế hoạch tập trung, người sử dụng duy nhất của thông
tin doanh nghiệp là nhà nước, sử dụng các báo cáo kế toán hẹp hơn cho các mục
đích lập kế hoạch và lập ngân sách của nhà nước. Sự phân tán rộng rãi hơn của
người sử dụng thông tin trong nền kinh tế định hướng thị trường với kỳ vọng của
các bên liên quan gia tăng dẫn đến những động cơ mới cho các nhà quản lý doanh
nghiệp niêm yết tại Việt Nam để cải thiện hoạt động và nâng cao danh tiếng của bản
thân các doanh nghiệp.
Để đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn, các nhà quản
lý Nhà nước ở Việt Nam đã ban hành nhiều quy định với mục đích điều tiết và cải
thiện các hoạt động báo cáo của các doanh nghiệp. Quy chế báo cáo doanh nghiệp
tại Việt Nam bao gồm Luật Chứng khoán 2006 và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
(VAS). Nhìn chung, đến nay, các quy định báo cáo hiện hành không yêu cầu bắt
buộc các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam công bố thông tin về xã hội và môi
trường. Do đó, công bố thông tin trách nhiệm xã hội vẫn còn tự nguyện trong các
doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Sự kỳ vọng về vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong xã hội đang
ngày càng tăng và các nghiên cứu gần đây đối với trách nhiệm xã hội cho thấy rằng
đã có sự phát triển của một loạt các công cụ nhằm mục đích nâng cao, đánh giá thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nghiên cứu xem xét các khái niệm về
trách nhiệm xã hội đã tồn tại từ thập niên 1950, cho đến trong thập niên 1970
(Carroll, 1999) và ngày càng tăng trong những năm 1990 (De Bakker,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Groenewegen và Hond, 2005). Tương tự như vậy, các thực hành về công bố thông
tin liên quan đến vấn đề môi trường và xã hội đã được phổ biến và cải tiến, phát
triển mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua (Deegan, 2002). Công bố thông tin về hoạt
động trách nhiệm xã hội của một tổ chức tạo thành một phần không thể tách rời của
công bố thông tin. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội là một công cụ quan trọng
để trao đổi với các bên liên quan về các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức.
Như vậy, nó hình thành một điều lệ cho quan hệ công chúng và tạo sự hiểu biết lẫn
nhau, quản lý xung đột tiềm năng (Grunig, 1989) và để đạt được tính hợp pháp
(Aldrich và Fiol, 1994).
Bài nghiên cứu “The Influence of Governance Structure and Strategic
Corporate Social Responsibility Toward Sustainability Reporting Quality” của tác
giả Azlan Amran và cộng sự công bố trên tạp chí Business Strategy and the
Environment, số 23, trang 217-235 năm 2013. Bài nghiên cứu cho rằng sự phức tạp
ngày càng gia tăng trong hoạt động kinh doanh cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ
mang tính toàn cầu đã thúc đẩy các doanh nghiệp hành xử có trách nhiệm với xã hội
và phát triển bền vững. Nhiều tập đoàn cam kết thực hành kinh doanh bền vững
trong các báo cáo bền vững của họ. Nghiên cứu này xem xét vai trò của hội đồng
quản trị đến chất lượng báo cáo bền vững (SRQ) của 113 doanh nghiệp trong khu
vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó SRQ được đo lường thông qua mô hình
của Clarkson et al. (2008) và Sutantoputra (2009) với 10 chỉ số đo lường các khía
cạnh môi trường, xã hội và hiệu quả của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng nhóm
biến độc lập (thành phần hội đồng quản trị, quy mô ban giám đốc, sự độc lập của
ban giám đốc, phân bổ giới tính, chiến lược trách nhiệm xã hội, tầm nhìn doanh
nghiệp và cam kết CSR) và các biến kiểm soát (quy mô doanh nghiệp, quốc gia,
ngành, cấu trúc hội đồng quản trị). Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm nhìn doanh
nghiệp và cam kết CSR ảnh hưởng tích cực đến SRQ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility reporting in financial
institutions: Evidence from Euronext” của tác giả Andreas Andrikopoulos và cộng
sự công bố trên tạp chí Research in International Business and Finance, số 32, trang
27-35 năm 2014. Tính hợp pháp, danh tiếng và sự ảnh hưởng lên xã hội của các tổ
chức tài chính là lớn hơn nhiều so với cách hiểu thông thường là nhà cung cấp vốn
hay trung gian tài chính. Nghiên cứu này khám phá các nhân tố quyết định đến việc
thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội trực tuyến trên trang thông tin điện
tử của 93 tổ chức tài chính thuộc 4 lĩnh vực lớn (ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài
chính và đầu tư) được niêm yết trong thị trường chứng khoán Euronext giai đoạn
2009-2013. Các biến nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu tài chính SIZE, LEVERAGE,
MARKET-TO-BOOK, PROFITABILITY và chỉ tiêu đo lường công bố thông tin
trách nhiệm xã hội gồm 22 chỉ tiêu đánh giá trên các phương diện môi trường, đạo
đức và con người. Nghiên cứu đánh giá mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã
hội là cao hơn trong các doanh nghiệp lớn và trong các doanh nghiệp có đòn bẩy tài
chính cao hơn. Nhu cầu tăng vị thế của doanh nghiệp và rủi ro tài chính làm tăng
nhu cầu của các bên liên quan về tính minh bạch trong các ảnh hưởng xã hội của các
tổ chức tài chính và các thực hành trách nhiệm xã hội của họ. Doanh nghiệp hiệu
quả hơn có xu hướng làm tốt trách nhiệm xã hội hơn, công bố thông tin minh bạch
hơn.
Bài nghiên cứu “Corporate Social Responsibility Reporting in China:
Symbol or Substance?” của hai tác giả Christopher Marquis và Cuili Qian công bố
trên tạp chí Organization Science, số 25, trang 127-148 năm 2014. Nghiên cứu này
tập trung vào cách thức phản ứng và lí do tại sao của các loại hình doanh nghiệpvới
chính trị trong việc phát hành báo cáo trách nhiệm xã hội. Cơ sở dữ liệu của nghiên
cứu bao gồm các báo cáo CSR phát hành công khai trong giai đoạn từ 2006 đến
2009 của khoảng 1.600 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng
Hải hoặc Thâm Quyến tại Trung Quốc. Nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hưởng
đến việc phát hành báo cáo CSR và mức độ thông tin trách nhiệm xã hội được công
bố trong báo cáo CSR của doanh nghiệp thông qua áp dụng mô hình hồi quy logistic
và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). Mô hình bao gồm các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
biến kiểm soát môi trường doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp, yêu cầu báo cáo,
truyền thông, kinh nghiệm báo cáo, sở hữu nước ngoài, loại thị trường chứng
khoán), các biến độc lập (private control - sở hữu tư nhân, firm age - tuổi doanh
nghiệp, ROA - tỷ suất sinh lời, slack resources - tài nguyên dự trữ, CEO as
government official - giám đốc điều hành là thành viên tổ chức chính trị, regional
institutional development - sự phát triển khu vực). Theo mô hình hồi quy logistic thì
quy mô doanh nghiệp, yêu cầu báo cáo, truyền thông, kinh nghiệm báo cáo và loại
thị trường chứng khoán thuộc nhóm biến kiểm soát môi trường tổ chức đều có ảnh
hưởng đáng kể đến khả năng phát hành báo cáo CSR. Trong nhóm biến độc lập,
giám đốc điều hành là thành viên tổ chức chính trị và hiệu quả doanh nghiệp (thông
qua 2 biến ROA và slack resources) có tác động tích cực đến việc phát hành báo cáo
CSR trong khi tuổi doanh nghiệp và sở hữu tư nhân có tác động tiêu cực. Kết quả
mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất cho thấy các doanh nghiệp có lãnh đạo
nhiều kinh nghiệm chính trị và mức độ phát triển của khu vực mà doanh nghiệp có
trụ sở chính có tác động tích cực đến mức độ thông tin trách nhiệm xã hội được
công bố trong báo cáo CSR. Đối với biến sở hữu tư nhân mặc dù theo mô hình
không có ý nghĩa thống kê, nhưng theo kết quả kiểm định của các nhân tố thuộc
chính trị đã có sự ảnh hưởng vừa phải của sở hữu tư nhân đối với việc báo cáo CSR,
cho thấy rằng phản ứng của doanh nghiệp với chính trị không phải là một quá trình
đơn giản. Các doanh nghiệp đối mặt với các áp lực khác nhau tùy thuộc vào đặc
điểm của chính doanh nghiệp. Một đặc điểm đặc biệt của Trung Quốc là luôn có sức
ép lớn từ chính trị với những doanh nghiệp có sở hữu nhà nước. Như vậy, ảnh
hưởng từ chính trị không thể được xác định chính xác nếu không am hiểu đầy đủ
nền tảng, tình hình và vị trí của doanh nghiệp cũng như sự phụ thuộc chính trị của
doanh nghiệp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility reporting and firm
performance: evidence from China” của nhóm tác giả Suwina Cheng, Kenny Z.
Lin và William Wong công bố trên tạp chí Journal of Management & Governance,
số 20, trang 503-523 năm 2016. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa việc phát
hành báo cáo trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải tại Trung Quốc trong 2
năm 2008 và 2009 trên các khía cạnh thu nhập kế toán, lợi tức thị trường và sự tăng
trưởng. Phương pháp nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng (Panels data) nhằm
trích xuất kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Mô hình hồi quy bao gồm các biến đo
lường hiệu quả của doanh nghiệp (ROA, Return, TobinQ) và các biến kiểm soát bao
gồm quy mô doanh nghiệp (Size), tỷ lệ nợ trên tài sản (Debt), sở hữu nhà nước
(SOE), sở hữu nước ngoài (FOR), năm khảo sát (Year09) và ảnh hưởng ngành
(IND). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động và quy mô doanh nghiệp
tác động tích cực và quan trọng đến báo cáo độc lập CSR trong khi tỷ lệ nợ trên tài
sản (Debt), tác động tiêu cực. Kể từ giữa những năm 2000, trách nhiệm xã hội ở
Trung Quốc đã được giám sát chặt chẽ từ công chúng và giới truyền thông. Chính
phủ Trung Quốc đã xây dựng các quy tắc và hướng dẫn CSR khác nhau để nâng cao
nhận thức và mối quan tâm của các doanh nghiệp đại chúng. Nghiên cứu này thấy
rằng số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các hoạt động CSR và phát
hành độc lập báo cáo CSR tăng trong năm 2008 và 2009. Có khả năng là các doanh
nghiệp tham gia các hoạt động CSR nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiêm khắc của
chính quyền và kỳ vọng cao hơn của các bên liên quan. Tuy nhiên, kết quả thống kê
3,7% báo cáo CSR theo khuôn khổ quốc tế và chỉ 2,4% báo cáo là được đánh giá
bởi các kiểm toán viên, cho thấy chất lượng báo cáo CSR ở Trung Quốc thấp hơn
nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, là một vấn đề cần sự quan tâm của chính quyền.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility disclosure - choices of
report and its determinants: Empirical evidence from firms listed on the Stock
Exchange of Thailand” của tác giả Suneerat Wuttichindanon công bố trên tạp chí
Kasetsart Journal of Social Sciences, số 38, trang 156-162 năm 2017. Nghiên cứu
điều tra các lựa chọn sử dụng cho báo cáo trách nhiệm xã hội và các nhân tố quyết
định đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm
yết trên sàn chứng khoán Thái Lan (SET). Kể từ năm 2014, các doanh nghiệp niêm
yết trên SET đã được yêu cầu công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong báo cáo
thường niên hoặc trong báo cáo phát triển bền vững riêng. Các biến độc lập của mô
hình thuộc ba khía cạnh: sức mạnh cổ đông (sở hữu nhà nước), vị thế doanh nghiệp
(quy mô và tuổi doanh nghiệp) và hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận và đòn bẩy). Kết
quả cho thấy rằng doanh nghiệp có sở hữu nhà nước hoặc quy mô lớn có nhiều khả
năng chọn hình thức báo cáo phát triển bền vững. Ngoài ra, nội dung thông tin trách
nhiệm xã hội được công bố chủ yếu được thực hiện trong ba ngành: tài nguyên,
công nghệ và sản phẩm công nghiệp thông qua chín yếu tố trách nhiệm xã hội với
43 chỉ số. Ba yếu tố CSR được quan tâm cao nhất là con người và bình đẳng, chính
sách phòng chống tham nhũng và lãng phí. Nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ
tích cực giữa mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và sở hữu nhà nước
trong khi tuổi cũng như hiệu quả kinh doanh theo kết quả hồi quy không có ảnh
hưởng đáng kể đến CBTTTNXH của các doanh nghiệp. Như vậy, nghiên cứu này
ủng hộ lý thuyết các bên liên quan cho rằng các doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động CSR là do ảnh hưởng của các bên liên quan chứ không phải do hiệu quả kinh
doanh. Ở Thái Lan, ảnh hưởng của các bên liên quan và vị thế doanh nghiệp là nhân
tố quyết định của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility assurance and reporting
quality: Evidence from restatements” của tác giả Brian Ballou và cộng sự công bố
trên tạp chí Journal of Accounting and Public Policy năm 2018. Bài nghiên cứu tìm
hiểu cách thức đảm bảo chất lượng báo cáo trách nhiệm xã hội của 2339 doanh
nghiệp đến từ 17 ngành công nghiệp ở các quốc gia khác nhau thông qua sử dụng sự
thiết lập việc sửa đổi báo cáo CSR. Nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng hai giai
đoạn. Trong giai đoạn đầu, đảm bảo chất lượng báo cáo CSR là biến phụ thuộc
trong hồi quy probit (hồi quy theo biến giả) và các nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm
bảo chất lượng báo cáo CSR là biến độc lập. Ở giai đoạn thứ hai, việc sửa đổi báo
cáo CSR là biến phụ thuộc còn việc đảm bảo chất lượng báo cáo CSR, loại nhà cung
cấp và một số biến kiểm soát các nhân tố liên quan đến việc sửa đổi báo cáo CSR là
các biến độc lập. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các tiêu chuẩn báo cáo GRI như
là biến kiểm soát để kiểm tra xem liệu đảm bảo chất lượng báo cáo CSR có ảnh
hưởng đến việc sử dụng khung báo cáo. Các biến độc lập sử dụng trong mô hình
bao gồm các yếu tố tài chính (SIZE - quy mô doanh nghiệp, ROA - tỷ suất sinh lời
trên tài sản, LEVERAGE - đòn bẩy, MB - hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường, FIN -
mức độ tài chính), chỉ số đa dạng hóa (HHI), các yếu tố rủi ro môi trường - xã hội
(UTILITY - ngành tiện ích, MINING - ngành khai khoáng, PRODUCTION - ngành
sản xuất, FINANCE - ngành tài chính, STAKEHOLDER - định hướng các bên liên
quan) để giải thích sự đảm bảo chất lượng báo cáo CSR của các doanh nghiệp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên tài sản, chỉ số
HHI tác động tích cực lên biến phụ thuộc sự đảm bảo chất lượng báo cáo CSR.
Trong khi đó có sự khác biệt trong chất lượng báo cáo CSR của các doanh nghiệp
tiện ích, khai khoáng và sản xuất.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Trách nhiệm xã hội hay công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp Việt Nam đã được đưa vào nghiên cứu trong thời gian qua nhưng đối với
người sử dụng thông tin hay nhiều doanh nghiệp vẫn còn là một khái niệm khá mơ
hồ. Số lượng nghiên cứu vẫn còn ít và hạn chế, điển hình có một số nghiên cứu như
sau:
Bài nghiên cứu “Corporate Social Disclosures in Southeast Asia: A
Preliminary Study” của hai tác giả Juniati Gunawan và Riandy Hermawan, công bố
trên tạp chí Social and Environmental Accounting, số 6, trang 198-220 năm 2012.
Kết quả nghiên cứu báo cáo thường niên của 19 doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam
trong hai năm 2017-2018 cho thấy quan hệ đối ngoại là thông tin được công bố
nhiều nhất trong năm 2007 bởi 72,2% các doanh nghiệp. Năm 2008 đánh dấu sự
thay đổi trong xu hướng công bố, chuyển từ quan hệ đối ngoại sang bền vững. Sự
thay đổi này cho thấy xu hướng tích cực trong công bố thông tin trách nhiệm xã hội
ở Việt Nam. Tuy nhiên, năng lượng vẫn là thông tin công bố ít nhất. Theo tác giả,
những khó khăn trong tính toán mức tiêu thụ năng lượng và ít nhận thức về hiệu quả
năng lượng có thể là những lý do chính cho việc số lượng nhỏ thông tin năng lượng
được công bố. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong hai năm 2007 và 2008 có
sự gia tăng đáng kể tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm
xã hội. Phát hiện này có thể cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng
nhận thức về các vấn đề xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh. Qua đó
cũng thể hiện sự tăng trưởng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong
tương lai và báo cáo trách nhiệm xã hội có thể trở thành một chủ đề quan trọng
trong nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility: A study on awareness of
managers and consumers in Vietnam” của tác giả Phạm Đức Hiếu, sinh viên
trường Đại học Thương mại, Hà Nội đăng trên tạp chí Journal of Accounting and
Taxation, số 3, trang 162-170 năm 2011. Nghiên cứu điều tra nhận thức về trách
nhiệm xã hội của các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam cũng như thái độ của
người tiêu dùng Việt Nam đối với CSR là tích cực hay không. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng trong khi các nhà quản lý thể hiện thái độ tích cực đối với CSR thì
nhận thức của người tiêu dùng với CSR thấp. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng dường như có sự khác biệt giữa những gì người quản lý công bố trong báo cáo
của họ và những gì họ thực sự làm. Đối với người tiêu dùng Việt Nam, mặc dù họ
không có một thái độ rõ ràng nhưng nhận thức của người tiêu dùng và quyết định
mua hàng của họ có sự ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện CSR cũng như sự
công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Bài luận văn “Corporate social responsibility disclosure practices in
Vietnam: Differences between English and Vietnamese versions of large listed
companies” của tác giả Trần Thảo Nhi, sinh viên trường Đại học Khoa học ứng
dụng Lahti, Phần Lan năm 2014. Nghiên cứu đã so sánh sự khác biệt về mức độ
công bố thông tin trách nhiệm xã hội giữa báo cáo thường niên, báo cáo phát triển
bền vững (nếu có) phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt của 30 doanh nghiệp niêm yết
có cổ phiếu vốn hóa và thanh khoản cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Mô hình nghiên cứu thông qua phân tích thông tin trách nhiệm xã hội được
công bố trong báo cáo thường niên để xác định mức độ thông tin trách nhiệm xã hội
được công bố thực tế tại Việt Nam cũng như kiểm tra các thông tin được công bố
trong phiên bản tiếng Việt nhưng không được công bố trong phiên bản tiếng Anh và
ngược lại. Kết quả thực nghiệm cho thấy các báo cáo phiên bản tiếng Việt có mức
độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội cao hơn các báo cáo phiên bản tiếng Anh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Bài nghiên cứu “Association between corporate social responsibility
disclosures and firm value - Empirical evidence from Vietnam” của tác giả Bich
Thi Ngoc Nguyen và các cộng sự đăng trên tạp chí International Journal of
Accounting and Financial Reporting, số 5, trang 212-228 năm 2015. Nghiên cứu
xem xét mối quan hệ giữa công bố thông tin trách nhiệm xã hội và giá trị doanh
nghiệp tại Việt Nam bằng cách lấy mẫu 50 doanh nghiệp niêm yết trên các Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2013. Mô hình thông qua phân tích nội dung của các báo cáo thường niên để đo
lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với tỷ số Tobin’s Q đại diện cho giá trị
doanh nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy công bố thông tin trách nhiệm xã
hội có liên quan với giá trị doanh nghiệp của năm tiếp theo. Cụ thể hơn, mối quan
hệ giữa mức độ công bố thông tin về môi trường và giá trị doanh nghiệp của năm
sau là tích cực, trong khi mối quan hệ giữa công bố thông tin nhân viên và giá trị
doanh nghiệp là tiêu cực. Nghiên cứu cũng cho thấy một dấu hiệu tích cực để các
doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các trách nhiệm về môi trường.
Bài nghiên cứu “Examining CSR disclosure in Vietnam: Too little, too
late!” của hai tác giả Kelly Anh Vu và Thanita Buranatrakul đăng trên tạp chí
UTCC International Journal of Business and Economics, số 9, trang 65-79 năm
2017. Thông qua số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của 200 doanh nghiệp
niêm yết được lựa chọn ngẫu nhiên trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và
Hồ Chí Minh tại Việt Nam trong năm 2013, nghiên cứu phân tích tác động của các
nhân tố thuộc quản trị doanh nghiệp và đặc điểm của chủ sở hữu (sở hữu nhà nước,
sở hữu của nhà quản lý, sở hữu nước ngoài) đến mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn thấp
(18,03%). Cả ba nhân tố sở hữu được đo lường đều có ảnh hưởng tiêu cực đến mức
độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, sự độc lập của hội đồng quản trị
theo nghiên cứu không phải là một cơ chế giám sát hiệu quả để khiến các nhà quản
lý tăng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Nghiên cứu cũng đề xuất các
nhà quản lý Việt Nam nên tập trung vào việc tăng cường khuôn khổ pháp lý đối với
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
mức độ công bố các thông tin phi tài chính nhằm tăng cường tính minh bạch của thị
trường.
1.3. Xác định khe hổng nghiên cứu
Trách nhiệm xã hội lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam bởi các tập
đoàn quốc tế tìm nguồn cung ứng ở Việt Nam, dưới hình thức Bộ Quy tắc ứng xử
(COC) hoặc các yêu cầu tiêu chuẩn xã hội. Tương tự như các nước đang phát triển
khác, Việt Nam thiếu kiến thức về CSR. Sự hiểu biết về CSR như một khái niệm ở
Việt Nam vẫn còn kém và không phù hợp. CSR được coi là hoạt động từ thiện hoặc
quan hệ công chúng. Ngoài ra còn có một nhận thức sai lầm rằng CSR là tốn kém và
lãng phí thời gian. Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam không áp
dụng CSR trong các chính sách của doanh nghiệp.
Qua tổng hợp các bài nghiên cứu được lựa chọn trình bày tại mục 1.2, tác giả
nhận thấy với sự khác biệt về đặc điểm quốc gia (chính trị, xã hội, kinh tế, văn
hóa,…) cũng như thời điểm, phương pháp nghiên cứu,... mà mỗi nghiên cứu đã lựa
chọn và kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhân tố quy mô
và tuổi doanh nghiệp, hiệu quả doanh nghiệp, quy mô và sự độc lập của hội đồng
quản trị, tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp đã được phần lớn các nhà nghiên cứu của
các nước sử dụng.
Tại Việt Nam hiện nay không có yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp
niêm yết để công bố việc quản lý và thực hiện trách nhiệm môi trường của họ. Do
đó, việc thực thi pháp luật về môi trường và xã hội là không đáng kể. Bên cạnh đó,
các vấn đề xã hội và pháp lý ở Việt Nam, chẳng hạn như thực thi pháp luật kém,
tham nhũng và chồng chéo quá mức giữa các luật khác nhau, đã trở thành vấn đề
chung đối với tất cả các ngành - đặc biệt là kinh doanh. Điều này dẫn đến những bất
ổn về mặt pháp lý liên quan đến chất, chi phí hành chính bổ sung và quan liêu.
Nhìn chung, báo cáo trách nhiệm xã hội là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan
tâm cũng như được tìm hiểu tại nhiều nước trên thế giới. Việc vận dụng báo cáo
CSR ngoài việc góp phần quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững còn là xu
hướng phổ biến phục vụ cho quá trình ghi nhận và công bố thông tin trách nhiệm xã
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
hội. Tuy nhiên hiện nay, các bài viết, các bài nghiên cứu về lĩnh vực báo cáo CSR ở
Việt Nam vẫn còn khá hạn chế.
Trên cơ sở xác định khe hổng nghiên cứu nói trên, tác giả thực hiện luận văn
này theo hướng kế thừa các bài nghiên cứu trình bày ở mục 1.2 với một số điều
chỉnh trong việc lựa chọn các nhân tố nghiên cứu cho phù hợp với thực tế ở Việt
Nam. Luận văn được thực hiện với mong muốn nhận diện và xác định những nhân
tố nào tác động đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo
thường niên của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Từ đó, tiến hành đo lường
mức độ tác động của từng nhân tố và xem xét mối tương quan giữa chúng với nhau
như thế nào. Cuối cùng, đưa ra những kiến nghị để việc thực hiện công bố thông tin
trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt
Nam được quan tâm nhiều hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài công bố thông tin trách nhiệm xã hội, tác giả rút ra được một số
vấn đề mà những nghiên cứu trước đây đã đạt được và những vấn đề cần tiếp tục
giải quyết.
Các nghiên cứu trên thế giới đã giới thiệu nhiều cách tiếp cận và thực hiện
công bố thông tin trách nhiệm xã hội, đáng kể nhất là tác động của các đối tượng
hữu quan, các hướng dẫn và quy định của pháp lý, mục đích công bố thông tin trách
nhiệm xã hội… Tuy nhiên, lĩnh vực công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại Việt
Nam vẫn còn ít được nhắc tới và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, chưa phù
hợp với mối quan tâm chung như hiện nay. Do đó, tác giả mong muốn tiếp cận để
tìm hiểu thêm về lĩnh vực này mà trước hết là tìm hiểu những nhân tố nào tác động
đến việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp niêm
yết tại Việt Nam, hướng đến việc giới thiệu thêm một công cụ hữu hiệu giúp doanh
nghiệp quản trị được trách nhiệm xã hội của mình cũng như phục vụ cho mục tiêu
phát triển bền vững.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP
2.1. Khái quát về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.1.1. Trách nhiệm xã hội
2.1.1.1. Khái niệm
Trách nhiệm xã hội - Corporate social responsibility là một khái niệm khá
rộng và có nhiều định nghĩa khác nhau. Nguồn gốc của khái niệm CSR xuất hiện
vào đầu những năm 1970 trong các nghiên cứu về kế toán (Mathews, 1997). Trong
thời gian này chủ đề CSR tương đối kém phát triển, ít nghiên cứu thực nghiệm có
giá trị cao, chủ yếu là mô tả và phát triển của mô hình kế toán xã hội (Estes,
1976[TN1]; Ramanathan, 1976[TN2]), trong khi cuộc thảo luận học thuật là giới
hạn về số lượng. Prakash Sethi (1975) cho rằng CSR là hàm ý nâng hành vi của
doanh nghiệp lên mức độ phù hợp với quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ
biến. Carroll (1979) định nghĩa CSR là sự mong đợi của xã hội về luật pháp, kinh tế,
đạo đức và tấm lòng từ thiện đối với các tổ chức tại thời điểm nhất định. Tuy nhiên
vẫn còn tồn tại hai luồng ý kiến tranh luận: Bowen (1953)[TN3] đưa ra định nghĩa
ban đầu CSR là nghĩa vụ của người kinh doanh trong việc theo đuổi, quyết định và
thực thi các chính sách với mục tiêu mong muốn là các giá trị xã hội. Votaw (1972)
nhấn mạnh thuật ngữ CSR có nghĩa là doanh nghiệp có trách nhiệm tại địa phương,
nơi đang hoạt động, tuy nhiên thuật ngữ này không hoàn toàn giống nhau cho các tổ
chức khác nhau. Carroll (1991) định nghĩa “Trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề
kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng từ thiện của một tổ chức mà xã hội mong đợi trong
mỗi thời điểm nhất định”. Định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên
cứu về trách nhiệm xã hội, tùy vào tổ chức mà người quản lý có thể chọn vấn đề nào
trong bốn mức độ trên.
Những cách thức mà các doanh nghiệp tương tác với xã hội đã có sự thay đổi
và phát triển theo thời gian. Theo khái niệm “tối đa hóa giá trị - enlightened value
maximization”, lợi ích của cổ đông phải được ưu tiên bằng cách sử dụng nguồn lực
doanh nghiệp để tăng lợi nhuận (Jensen, 2002). Theo lý thuyết của các bên liên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
quan, mục tiêu doanh nghiệp là để tạo ra giá trị cho xã hội (Donaldson & Preston,
1995), được phản ánh bởi sự hội nhập nhu cầu xã hội vào kế hoạch kinh doanh. Hay
mục tiêu doanh nghiệp là để phục vụ như một phương tiện điều phối lợi ích của các
bên liên quan (Evan & Freeman, 1988).[TN4] Cụ thể, nó xác định các bên liên quan
là các cá nhân và các nhóm có quan tâm hoặc mối quan tâm trong các doanh nghiệp
(nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, cộng đồng, nhà đầu tư, cơ quan quản
lý, hoạch định chính sách,…) và coi họ có cả quyền và nghĩa vụ tham gia công tác
quản lý doanh nghiệp.[TN5] Mục tiêu chính của doanh nghiệp nên có sự hưng thịnh
của tất cả các bên liên quan (Werhane & Freeman, 1999). Hopkins (2007) [TN6]cho
rằng mục tiêu rộng hơn của trách nhiệm xã hội là tạo ra các tiêu chuẩn sống ngày
càng cao cho các bên liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong khi vẫn
giữ được lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo Ủy ban Châu Âu (The European
Commission - EC, 2002) thì “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái
niệm theo đó các doanh nghiệp tích hợp vấn đề xã hội và môi trường vào trong hoạt
động kinh doanh của họ và trong sự tương tác của họ với các bên liên quan trên cơ
sở tự nguyện”. Một số tác giả, như Jensen (2002), không đồng ý với các doanh
nghiệp có mục tiêu đa chiều này, vì nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn, rối loạn và ngăn
cản việc ra quyết định hiệu quả.
Có thể thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau, song
về cơ bản trách nhiệm xã hội đều có điểm chung là bên cạnh lợi ích phát triển riêng
phù hợp với pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp đều phải gắn kết với lợi ích phát
triển chung của cộng đồng xã hội. Doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững
trong thị trường ngày càng khốc liệt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ khách
hàng mà vẫn đảm bảo trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì phải tích hợp các
khía cạnh trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh của mình một cách hợp lý.
Trong luận văn này, tác giả chọn định nghĩa trách nhiệm xã hội theo quan
điểm của Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững (The World Business
Council for Sustainable Development - WBCSD) vì đây là định nghĩa khá hoàn
chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu nhất và vì nó đã đề cập đến CSR phải gắn liền với vấn đề
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
phát triển bền vững - một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có tính toàn cầu với sự phát
triển hiện nay.
Như vậy, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết liên tục của
doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng
góp vào sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng
lao động, của gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói
chung” (WBCSD, 2002).
2.1.1.2. Nhận thức về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
Trách nhiệm xã hội ở các nền kinh tế thị trường phát triển là không còn mới
lạ trong khi đó, khái niệm CSR mới được biết đến ở Việt Nam vài thập niên gần
đây. Để tiếp cận được với thị trường thế giới trong hội nhập kinh tế toàn cầu, CSR
đã trở thành một trong những yêu cầu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thù.
Vì vậy, doanh nghiệp phải có định hướng kinh doanh mang tính chiến lược và phát
triển bền vững chứ không chỉ là mục tiêu lợi nhuận truyền thống trước đây.
Những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc tạo
lập và phát triển vị thế kinh doanh còn nỗ lực đóng góp cho sự phát triển chung của
cộng đồng, xã hội. Nhờ đó mà góp phần tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
cũng như tăng cơ hội tiếp cận các thị trường mới. Doanh nghiệp thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội không những đạt được lợi ích kinh tế (giảm chi phí, tăng doanh thu)
mà còn giúp nâng cao uy tín với khách hàng và đối tác, có ưu thế cạnh tranh và đầu
tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Về dài hạn tạo được sự hài lòng của các bên liên
quan, chính quyền và người lao động cùng những cam kết gắn bó lâu dài.
Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "Trách nhiệm xã hội hướng tới sự
phát triển bền vững" được tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng các
hiệp hội Da giày, Dệt may nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác
CSR trong bối cảnh hội nhập. Cho đến năm 2006, đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt
may và da giày tham dự hoạt động này vì đã nhận thấy tính thiết thực của nó. Hay
như Hội nghị Doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2008 diễn ra trong hai ngày 11
và 12/10/2008 đã có 100 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được trao tặng Cúp Thánh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Gióng - biểu tượng cho tinh thần, sức mạnh của doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập. Đồng thời, tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2008) cũng
đã có 100 doanh nhân được trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu
năm 2008” - đại diện cho thành tích xuất sắc trong sản xuất - kinh doanh đồng thời
là các điển hình thực hiện CSR đối với cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, một số
doanh nghiệp đa quốc gia có đưa ra các chương trình khuyến khích ứng xử về văn
hoá kinh doanh đem áp dụng vào các địa bàn đầu tư. Ví dụ như “Chương trình tôi
yêu Việt Nam” của doanh nghiệp Honđa - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh
cá nhân” cho các trẻ em của doanh nghiệp Unilever; “Chương trình đào tạo tin học
Topic 64” của Microsoft, Qualcomm và HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm
sinh” và “Chương trình ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapitat,
Samsung; “Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo” của Western
Union;…
Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã coi thực hiện trách nhiệm
xã hội là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập và ngày càng nhận
thức sâu sắc hơn qua các cam kết trách nhiệm với môi trường, cộng đồng địa
phương và người lao động cũng như với Nhà nước qua nghĩa vụ đóng thuế.
Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp với hành vi kinh doanh thiếu trách
nhiệm hoặc vi phạm pháp luật cũng như sự phát triển bền vững của xã hội. Có thể
kể đến như sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng, không bảo đảm các quyền lợi của người lao động. Bên
cạnh đó, còn có sự ghi nhận hành vi gian lận trong lập và công bố báo cáo tài chính
cũng như quy trình xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Qua đây, chúng ta thấy được việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp Việt Nam là một vấn đề không dễ dàng và còn nhiều hạn chế. Đây là do sự
nhận thức về CSR chưa đầy đủ, đúng đắn, thiếu nguồn lực cần thiết để thực hiện các
chuẩn mực CSR và chưa có một hệ thống luật pháp rõ ràng. Như vậy để các doanh
nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội một cách chủ động và đúng đắn thì việc
tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và hoàn thiện luật pháp là cấp thiết.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội
2.1.2.1. Khái niệm
Một trong những định nghĩa sớm nhất về công bố thông tin trách nhiệm xã
hội được đưa ra bởi Elias và Epstein (1975, trang 36) [TN7]là báo cáo cụ thể cách
một tổ chức kinh doanh đang thực hiện hoạt động xã hội, hiệu quả kinh tế và tác
động của nó. Gray và cộng sự (1987, trang 9) [TN8]thì định nghĩa báo cáo xã hội
của doanh nghiệp như là quá trình truyền thông các ảnh hưởng xã hội và môi trường
từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức với các nhóm lợi ích trong xã hội nói riêng
và tổng thể xã hội nói chung. Đây là định nghĩa được trích dẫn nhiều trong các
nghiên cứu. Ngoài ra, Deegan (2007, trang 1265)[TN9] cho rằng báo cáo xã hội là
cung cấp thông tin về hiệu quả của tổ chức liên quan đến sự tương tác với môi
trường xã hội. Parker (1986, trang 72)[TN10] lập luận rằng báo cáo xã hội của
doanh nghiệp có các vai trò như sau: đánh giá tác động xã hội (môi trường) của các
hoạt động doanh nghiệp, đo lường hiệu quả các chương trình xã hội (môi trường),
báo cáo sự thực hiện trách nhiệm xã hội (môi trường) và là hệ thống thông tin bên
ngoài và bên trong cho phép đánh giá toàn diện tất cả nguồn lực và tác động (xã hội,
môi trường và kinh tế) của doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp rất nỗ lực trong mức độ công bố thông tin về các
sáng kiến xã hội và môi trường của họ vì điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra vốn
đạo đức để tránh hoặc giảm chi phí chính trị tiềm tàng (Gamerschlag và cộng sự,
2011). Hơn nữa, khi doanh nghiệp càng phát triển về quy mô, doanh nghiệp tận
dụng công bố thông tin trách nhiệm xã hội để nuôi dưỡng lợi thế cạnh tranh và vượt
qua suy thoái kinh tế và tài chính (Hooghiemstra, 2000). Theo một nghiên cứu của
hai tác giả Ernst và Ernst trong cuốn sách “Social Responsibility Disclosure
surveys” xuất bản năm 1978 về kiểm tra mức độ thông tin xã hội và môi trường
được công bố trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp Fortune 500 từ năm
1972 đến năm 1978 tại Hoa Kỳ thì thấy rằng có đến 89% doanh nghiệp công bố
thông tin trách nhiệm xã hội, chủ yếu là các thông tin liên quan đến môi trường và
năng lượng, theo sau là nguồn nhân lực và sau đó là sự tham gia trong các hoạt động
cộng đồng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
2.1.2.2. Tầm quan trọng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm tới
việc doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ra sao để tăng cường tính cạnh tranh và
sự phát triển bền vững. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực tạo điều kiện cũng
như cơ hội với các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững. Điều này góp
phần thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, quy mô, lĩnh vực
trên thế giới quyết định công bố các báo cáo, thông tin liên quan đến các khía cạnh
môi trường và xã hội của mình.
Việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội có thể chia thành hai hình thức là
công bố thông tin bắt buộc và không bắt buộc. Các thông tin bắt buộc liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp thường do cơ quan nhà nước quy định và các doanh
nghiệp phải thực hiện. Các thông tin không bắt buộc mang tính tự nguyện cao, thể
hiện tinh thần hòa nhập cũng như chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Việc báo cáo, công bố thông tin minh bạch, có tính giải trình và trách nhiệm
giúp các bên liên quan nâng cao lòng tin của họ vào bản thân doanh nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với doanh nghiệp là sự cải tiến không ngừng
trong hoạt động kinh doanh. Đối với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng,
nhà cung cấp, tổ chức, cộng đồng, nhà đầu tư, chính phủ và truyền thông là việc xây
dựng lòng tin, quan tâm lợi ích cũng như gia tăng uy tín và năng lực kinh doanh.
2.1.3. Các lý thuyết cơ bản về công bố thông tin trách nhiệm xã hội
Các nghiên cứu trước thường sử dụng lý thuyết đại diện, lý thuyết chi phí
chính trị, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết thể chế như là khung lý thuyết cơ
bản cho các nghiên cứu về công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Đây là các lý
thuyết được sử dụng rộng rãi nhất để giải thích những động lực đằng sau mức độ
công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Do đó, kế thừa từ các bài nghiên cứu đã được công bố trước đây luận văn
này cũng trình bày năm lý thuyết tiêu biểu trên như khung cơ bản để giải thích mức
độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt
Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
2.1.3.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện xem doanh nghiệp như là sự kết nối của các hợp đồng
giữa các đại diện kinh tế khác nhau, thể hiện mối quan hệ giữa cổ đông, nhà quản lý
và các chủ nợ và họ đều có mục đích chung là lợi ích. Lý thuyết đại diện trong quan
điểm công bố thông tin trách nhiệm xã hội cho rằng các nhà quản lý sẽ công bố
thông tin trong trường hợp có nhiều lợi ích hơn các chi phí liên quan đến mức độ
công bố thông tin này. Chi phí đại diện xảy ra khi nhà quản lý hành động vì lợi ích
riêng của họ, không bảo vệ lợi ích của cổ đông. Vì các nhà quản lý chịu chi phí đại
diện này, họ muốn được xem như họ đang bảo vệ lợi ích của cổ đông (Jensen và
Meckling, 1976). Một trong những phương tiện để các nhà quản lý báo hiệu rằng họ
đang hành động theo cách bảo vệ lợi ích của cổ đông là báo cáo hàng năm, báo cáo
bền vững và các báo cáo khác. Bằng các báo cáo này, nhà quản lý có thể cung cấp
thông tin thích hợp cho các cổ đông và báo hiệu rằng họ đang hoạt động kinh doanh
theo hướng bảo vệ lợi ích của cổ đông (Watts, 1977).
Lý thuyết đại diện cũng giải thích lý do tại sao nhà quản lý công bố thông tin
trách nhiệm xã hội trên cơ sở tự nguyện. Chi phí đại diện có xu hướng tăng theo tỷ
trọng của vốn bên ngoài (Jensen và Meckling, 1976), và tỷ lệ vốn bên ngoài nhiều
thường là trong các doanh nghiệp lớn (Leftwich và cộng sự, 1981). Để giảm chi phí
đại diện này, nhà quản lý sẽ tăng thêm thông tin công bố (Urquiza và cộng sự,
2010).
Ngoài ra, lý thuyết đại diện cũng cho rằng khi thông tin không đầy đủ và
không đối xứng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý thì dẫn đến các xung đột sẽ tăng
lên. Và vấn đề này có thể được giải quyết bằng việc nhà quản lý doanh nghiệp gia
tăng mức độ công bố thông tin, thông tin được công bố càng nhiều càng giảm sự
xung đột và nhằm thuyết phục cổ đông rằng người quản lý doanh nghiệp đang quản
lý doanh nghiệp nhằm đạt mức tối ưu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
2.1.3.2. Lý thuyết chi phí chính trị (Political Cost Theory)
Chi phí chính trị là chi phí mà các đối tượng bên ngoài có thể áp đặt cho
doanh nghiệp như là một kết quả của các hành động chính trị. Lý thuyết chi phí
chính trị cho rằng các nhà quản lý Nhà nước đưa ra các quyết định dựa trên thông
tin được công bố bởi doanh nghiệp.
Lần đầu tiên lý thuyết chi phí chính trị được Watts và Zimmerman (1978)
giới thiệu cho rằng doanh nghiệp lớn có chi phí chính trị cao hơn doanh nghiệp nhỏ
và các doanh nghiệp sẽ công bố thông tin nhiều hơn để giảm các chi phí chính trị
này. Nghiên cứu trên lập luận rằng tầm quan trọng của chi phí chính trị phụ thuộc
nhiều vào quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp là một biến đại diện cho sự
chú ý chính trị. Lý thuyết này cho rằng các nhà quản lý Nhà nước có thể đưa ra các
quyết định ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp ví dụ như chính sách thuế, hạn chế
độc quyền,… dựa trên các thông tin đã được doanh nghiệp công bố. Nghiên cứu
cũng tranh luận rằng các doanh nghiệp sử dụng các hoạt động trách nhiệm xã hội để
giảm nguy cơ can thiệp của chính phủ, chẳng hạn như quy định, có thể ảnh hưởng
bất lợi đến giá trị của doanh nghiệp (Watts và Zimmerman, 1978). Chính phủ kiểm
soát các nguồn lực quan trọng, với sức mạnh có thể ảnh hưởng đến sự chuyển giao
của cải giữa các nhóm khác nhau và doanh nghiệp rất dễ bị tổn hại với những phân
phối lại tài sản này. Do đó, doanh nghiệp sử dụng công bố trách nhiệm xã hội để
hạn chế sự can thiệp tiềm tàng của chính phủ.
Ngoài ra, Lang và Lundholm (1993) cũng cho rằng các doanh nghiệp có xu
hướng công bố thông tin thường xuyên hơn khi họ đang có kết quả thu nhập thuận
lợi như là sự biện minh và tránh các nghĩa vụ pháp lý.
2.1.3.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)
Lý thuyết các bên liên quan cung cấp một tư duy mới về trách nhiệm của
doanh nghiệp khi cho rằng nhu cầu của cổ đông không thể đáp ứng được nếu không
đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác (Foster và Jonker, 2005). Tối đa hóa lợi
nhuận và việc tạo ra giá trị cho các cổ đông không còn là mục tiêu duy nhất của
quản lý mà phải cùng tồn tại với giá trị của các bên liên quan khác (Longo và cộng
sự, 2005), trong đó có nhu cầu xã hội và môi trường bền vững.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Lý thuyết các bên liên quan có chút khác biệt với lý thuyết hợp pháp vì lý
thuyết hợp pháp coi xã hội là một nhóm và yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng được kỳ
vọng của xã hội trong khi lý thuyết các bên liên quan chia xã hội thành các nhóm
được gọi là các bên liên quan. Freeman (1984, trang 46) [TN11]định nghĩa bên liên
quan là cá nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những
hành động của tổ chức. Theo lý thuyết này, các bên liên quan bao gồm khách hàng,
nhà cung cấp, nhân viên, cộng đồng và công chúng, nhà quản lý, cổ đông và chủ nợ.
Báo cáo trách nhiệm xã hội, hay công bố thông tin xã hội, là kế hoạch chiến
lược cho các bên liên quan thấy hoạt động xã hội của doanh nghiệp (Roberts, 1992).
Nói cách khác, công bố thông tin xã hội được coi là một phần của cuộc đối thoại
giữa doanh nghiệp với các bên liên quan (Gray và cộng sự, 1995, trang 53). Lý
thuyết các bên liên quan cung cấp một khuôn khổ để đánh giá CSR thông qua các
hoạt động xã hội được báo cáo (Snider và cộng sự, 2003).
Lĩnh vực được quan tâm nhất trong vận dụng lý thuyết này là các nghiên cứu
về các nhân tố giải thích mức độ công bố thông tin xã hội và môi trường. Các
nghiên cứu này được phân loại thành ba nhóm. Trong nhóm đầu tiên, các nhà
nghiên cứu kiểm tra sự liên quan của các thông tin này với nhà đầu tư. Nhóm thứ
hai khám phá mối quan hệ giữa công bố thông tin xã hội và hiệu quả hoạt động xã
hội. Nhóm nghiên cứu thứ ba phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin xã hội của doanh nghiệp. Tác giả thảo luận về nhóm cuối cùng vì đây là
nhóm phù hợp nhất với nghiên cứu này.
Những nghiên cứu liên quan đến việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
việc chuẩn bị và công bố trách nhiệm xã hội thường dựa trên cơ sở lý thuyết được
đề xuất bởi Ullmann (1985). Tác giả đưa ra một khung khái niệm cho các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin xã hội. Mô hình của tác giả có ba khía
cạnh để giải thích cho việc báo cáo thông tin xã hội doanh nghiệp:
1. Quyền lực của các bên liên quan: cơ sở lý thuyết của khung khái niệm.
Khi các bên liên quan kiểm soát nguồn lực cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp như nguồn nhân lực, nguồn tài chính,… doanh nghiệp sẽ đáp ứng để
thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan. Nhà quản lý có chủ ý quan tâm đến các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
bên liên quan có quyền lực. Các bên liên quan khác nhau có mức độ ảnh hưởng đến
doanh nghiệp và chính sách công bố thông tin của doanh nghiệp khác nhau. Nhà
quản lý phải nhận thức và tìm cách đáp ứng các mối quan tâm đó để đạt được mục
tiêu của doanh nghiệp. Nhu cầu các bên liên quan thay đổi theo thời gian nên nhà
quản lý phải thường xuyên điều chỉnh hoạt động và công bố thông tin của họ phù
hợp với nhu cầu đó.
2. Vị trí chiến lược: phương thức đáp ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu.
Khía cạnh này nhấn mạnh vị trí mà nhà quản lý tìm cách tăng cường mối quan hệ
của doanh nghiệp với các bên liên quan quan trọng để đạt mức độ phụ thuộc lẫn
nhau tối ưu. Các bên liên quan đều được đối xử công bằng. Doanh nghiệp dùng
công bố thông tin như là một công cụ hiệu quả để hòa hợp lợi ích các bên liên quan.
Khi lợi ích các bên xung đột, thì nhà quản lý tìm cách cân bằng các lợi ích kinh tế
theo phương pháp tối ưu nhất.
3. Hiệu quả kinh tế: giúp xác định mức độ tương đối giữa nhu cầu xã hội và
sự chú ý nhận được như trong giai đoạn có lợi nhuận cao, nhu cầu xã hội nhận được
nhiều sự chú ý hơn và ảnh hưởng đến nguồn tài chính dùng để thực hiện các chương
trình xã hội. Thông tin tài chính, môi trường và xã hội mà doanh nghiệp công bố là
căn cứ để các bên liên quan đánh giá và đưa ra quyết định chấp thuận hay không
đồng ý hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.3.4. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory)
Khái niệm cơ sở của lý thuyết thể chế là doanh nghiệp được yêu cầu đáp ứng
các quy định của ngành và quy tắc cạnh tranh (DiMaggio và Powell, 1983). Báo cáo
thông tin trách nhiệm xã hội phải được đặt trong hệ thống trách nhiệm mà doanh
nghiệp, chính phủ, pháp lý và tổ chức xã hội hoạt động (Matten và Moon, 2008).
Hành vi của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các thể chế chính trị, kinh tế và xã
hội (Campbell, 2007) và được thúc đẩy phải đáp ứng áp lực môi trường.
Theo lý thuyết thể chế, áp lực môi trường là quy định, chuẩn mực và nhận
thức (Scott, 1995[TN12]). Áp lực quy định là luật lệ, luật pháp và cấu trúc chính trị
chi phối trong ngành, là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công bố thông
tin trách nhiệm xã hội để đạt được sự hợp pháp trong hoạt động. Các doanh nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
cùng ngành có xu hướng bắt chước lẫn nhau hay doanh nghiệp dẫn đầu ngành để
đạt được sự ủng hộ gia tăng của các bên liên quan về tính hợp pháp hóa cũng như
lợi thế cạnh tranh và giảm bớt rủi ro. Khi thực hành công bố thông tin trách nhiệm
xã hội được áp dụng thành công và được coi là khuôn mẫu thì sẽ có tác động hiệu
ứng lan tỏa. Áp lực chuẩn mực là các quy tắc, giá trị hình thành từ giáo dục và các
hiệp hội nghề nghiệp để đạt được sự ứng xử của doanh nghiệp, là động lực cho sự
thay đổi trong thực tiễn của doanh nghiệp và thái động nghề nghiệp. Áp lực nhận
thức là tương tác xã hội giữa những doanh nghiệp trong cùng một ngành (Dibrell,
2010). Có những doanh nghiệp có hành vi khác biệt với những doanh nghiệp khác.
Thay vì chạy theo tối đa hóa lợi nhuận thì xây dựng hình ảnh khác biệt của bản thân
doanh nghiệp đối với công chúng qua những công bố liên quan đến môi trường và
trách nhiệm xã hội. Như vậy, lý thuyết thể chế với các khía cạnh áp lực này giải
thích việc định hình cấu trúc và hoạt động của doanh nghiệp trong ngành, trong
tương tác với các bên liên quan và có sự chấp nhận xã hội cũng như tính hợp pháp
để tồn tại.
Báo cáo trách nhiệm xã hội phản ánh sự phát triển hệ thống quản trị doanh
nghiệp đáp ứng các mối quan tâm của các bên liên quan và điều kiện thể chế, thể
hiện các ưu tiên và trách nhiệm chính của doanh nghiệp (Young và Marais, 2011).
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và truyền đạt chúng để tăng danh tiếng
và đáp ứng việc theo dõi liên tục của các bên liên quan và xã hội (Chiu và
Sharfman, 2011). Báo cáo CSR được xem là thực tiễn quản trị để doanh nghiệp
thông báo với các bên liên quan về thành tựu đạt được và duy trì danh tiếng tốt
(Bebbington và cộng sự, 2008). Để xây dựng danh tiếng vững chắc trên thị trường
và sự tin tưởng của các bên liên quan, doanh nghiệp phải cam kết trách nhiệm xã
hội thông qua cung cấp thông tin rõ ràng và xác minh được (Perrini, 2005), từ đó,
phát triển hình ảnh, danh tiếng và có lợi thế cạnh tranh (Hooghiemstra, 2000).
Matten và Moon (2008) xác định trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là “rõ ràng” hoặc
“ngầm định”. CSR rõ ràng là việc áp dụng tự nguyện các cam kết môi trường và
chiến lược kinh doanh kết hợp giá trị xã hội, có tính chủ động khi đối thoại với các
bên liên quan để giảm bớt áp lực từ các quy định pháp luật về môi trường. CSR
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
ngầm định đề cập đến vai trò nội bộ của doanh nghiệp, phản hồi lại áp lực môi
trường thể chế mà doanh nghiệp tiếp xúc. Cả hai khía cạnh này là phản ứng của
doanh nghiệp với các áp lực thể chế khác nhau mà doanh nghiệp phải chịu, và báo
cáo CSR là công cụ hữu ích để quản lý hoạt động giao tiếp của doanh nghiệp.
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về báo cáo trách nhiệm xã hội xoay
quanh các đặc tính của doanh nghiệp và các nhân tố ngữ cảnh ảnh hưởng đến mức
độ báo cáo CSR. Theo Adams (2002), các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ, chất
lượng và số lượng báo cáo CSR có thể được phân thành ba loại: (i) đặc điểm của
doanh nghiệp như quy mô và ngành công nghiệp; (ii) các nhân tố ngữ cảnh như
quốc gia, thời gian, phương tiện truyền thông hoặc áp lực của các bên liên quan và
(iii) các yếu tố bên trong như vị trí chủ tịch hay ủy ban báo cáo thông tin xã hội.
2.1.4. Quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
a) Trên thế giới
 Dự án SIGMA của Bộ Công thương Vương quốc Anh về
Sustainability - Integrated Guidelines for Management với mục

đích là cung cấp các hướng dẫn, tư vấn thiết thực hỗ trợ các tổ
chức trong quá trình phát triển bền vững.

 Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của tổ chức Sáng kiến báo
cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI).

 Bộ tiêu chuẩn và công cụ quản lý về trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp - ISO 26000 của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), xây
dựng vào năm 2005, công bố chính thức vào năm 2008…

b) Tại Việt Nam
Việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại Việt Nam hiện nay là
chưa bắt buộc do khuôn khổ các chuẩn mực và quy định về trách nhiệm xã hội còn
có nhiều khoảng trống với quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam đã ban hành các quy định
cụ thể về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có quy
định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội mà đối tượng hướng đến là các bên
tham gia vào thị trường chứng khoán như các công ty đại chúng, công ty chứng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
khoán, các Sở giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên
quan.
 Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về mức độ công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2012 đến hết
ngày 31/12/2015. Thông tư này quy định các doanh nghiệp đại
chúng phải lập và công bố báo cáo thường niên định kỳ hàng năm.

Trong nội dung hướng dẫn về lập báo cáo thường niên, các doanh
nghiệp đại chúng phải trình bày thông tin chung về doanh nghiệp
mình, trong đó, ở mục định hướng phát triển, các doanh nghiệp
cần nêu rõ các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng
của mình. Có thể thấy rằng, quy định tính bắt buộc cũng như nội
dung công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp trên thị trường chứng khoán của Thông tư số 52/2012/TT-

BTC chưa cao và chưa cụ thể.

 Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ
Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC. Thông tư có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đến nay. Một trong những điểm
mới trong Thông tư số 155/2015/TT-BTC là quy định doanh
nghiệp đại chúng phải công bố thông tin liên quan đến phát triển
bền vững. Quy định công bố thông tin về môi trường và xã hội
trong Thông tư này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Việt
Nam nhằm hướng đến một thị trường tài chính bền vững, minh
bạch. Cụ thể, Thông tư số 155/2015/TTBTC nêu rõ nội dung trình
bày và công bố trong báo cáo phải gồm 7 mục chính liên quan đến
môi trường và xã hội của doanh nghiệp như sau:
- Quản lý nguồn nguyên liệu;
- Tiêu thụ năng lượng;
- Tiêu thụ nước;
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc

More Related Content

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc

Similar to Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc (19)

Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.docLuận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docxLuận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
Luận văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội.docx
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
 
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản T...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản T...Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản T...
Luận Văn Tác Động Của Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản T...
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Tại Công Ty.doc
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Tại Công Ty.docLuận Văn Tổ Chức Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Tại Công Ty.doc
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Tại Công Ty.doc
 
Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...
Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...
Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Sao Nam Việt.doc
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Sao Nam Việt.docMột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Sao Nam Việt.doc
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Sao Nam Việt.doc
 
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.docLuận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.docLuận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.docGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Phòng Thẩm Định.doc
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Phòng Thẩm Định.docMột Số Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Phòng Thẩm Định.doc
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Phòng Thẩm Định.doc
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Khối Cửa Hàng Tại Công Ty Tnhh C...
Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Khối Cửa Hàng Tại Công Ty Tnhh C...Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Khối Cửa Hàng Tại Công Ty Tnhh C...
Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Trị Nguồn Nhân Lực Khối Cửa Hàng Tại Công Ty Tnhh C...
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.doc
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.docLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.doc
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Thuê Văn Phòng Tại Tòa Nhà Vietcombank.doc
 
Nghiên cứu công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại ubnd xã hưng thịnh – tr...
Nghiên cứu công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại ubnd xã hưng thịnh – tr...Nghiên cứu công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại ubnd xã hưng thịnh – tr...
Nghiên cứu công tác kế toán thu, chi ngân sách xã tại ubnd xã hưng thịnh – tr...
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng bún bò huế đến năm 2023.docx
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng bún bò huế đến năm 2023.docxXây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng bún bò huế đến năm 2023.docx
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà hàng bún bò huế đến năm 2023.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
 
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.docSự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
 
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
 
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
 
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.docHoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
 
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
 
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
 
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
 
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 

Recently uploaded

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Báo Cáo Thường Niên.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NHẬT THIÊN THẢO NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NHẬT THIÊN THẢO NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DƯỢC
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018 Nguyễn Nhật Thiên Thảo
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 3 5.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 3 6. Đóng góp thực tiễn của đề tài ........................................................................... 3 7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 5 1.1. Giới thiệu ....................................................................................................... 5 1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ......................................................... 5 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 5 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 12 1.3. Xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................... 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................................... 17 2.1. Khái quát về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....... 17
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.1. Trách nhiệm xã hội.................................................................................. 17 2.1.1.1. Khái niệm............................................................................................. 17 2.1.1.2. Nhận thức về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam...................................... 19 2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội ..................................................... 21 2.1.2.1. Khái niệm............................................................................................. 21 2.1.2.2. Tầm quan trọng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội ................. 22 2.1.3. Các lý thuyết cơ bản về công bố thông tin trách nhiệm xã hội ............... 22 2.1.3.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory).................................................... 23 2.1.3.2. Lý thuyết chi phí chính trị (Political Cost Theory).............................. 24 2.1.3.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory).............................. 24 2.1.3.4. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) .............................................. 26 2.1.4. Quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam ............. 28 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .................................................................................................. 31 2.2.1. Nhân tố về quản trị doanh nghiệp............................................................ 31 2.2.1.1. Quy mô hội đồng quản trị .................................................................... 31 2.2.1.2. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập .......................................... 31 2.2.1.3. Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị........................... 32 2.2.2. Nhân tố về cấu trúc sở hữu doanh nghiệp ............................................... 33 2.2.2.1. Sở hữu nhà nước .................................................................................. 33 2.2.2.2. Sở hữu nước ngoài ............................................................................... 33 2.2.3. Nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp ......................................................... 34 2.2.3.1. Quy mô doanh nghiệp .......................................................................... 34 2.2.3.2. Tuổi doanh nghiệp................................................................................ 35 2.2.4. Nhân tố về tài chính doanh nghiệp.......................................................... 36 2.2.4.1. Tỷ suất sinh lời..................................................................................... 36 2.2.4.2. Đòn bẩy tài chính ................................................................................. 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 37
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP......................................................................... 38 3.1. Khung nghiên cứu....................................................................................... 38 3.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 38 3.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu........................................................... 39 3.3.1. Quy mô hội đồng quản trị........................................................................ 39 3.3.2. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập.............................................. 40 3.3.3. Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị .............................. 40 3.3.4. Sở hữu nhà nước...................................................................................... 41 3.3.5. Sở hữu nước ngoài................................................................................... 41 3.3.6. Quy mô doanh nghiệp.............................................................................. 42 3.3.7. Tuổi doanh nghiệp................................................................................... 43 3.3.8. Tỷ suất sinh lời ........................................................................................ 43 3.3.9. Đòn bẩy tài chính..................................................................................... 44 3.4. Đo lường các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 44 3.4.1. Biến phụ thuộc......................................................................................... 44 3.4.2. Biến độc lập............................................................................................. 46 3.5. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 48 3.6. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 49 3.7. Thực hiện nghiên cứu ................................................................................. 50 3.7.1. Phân tích thống kê mô tả ......................................................................... 50 3.7.2. Phân tích tương quan............................................................................... 50 3.7.3. Phân tích hồi quy..................................................................................... 50 3.7.4. Kiểm định F về tính thích hợp của mô hình............................................ 51 3.7.5. Kiểm định vi phạm giả thuyết thống kê .................................................. 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 52 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 54 4.1. Thực trạng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM.................... 54
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM ............................. 58 4.2.1. Thống kê mô tả các biến.......................................................................... 58 4.2.2. Phân tích tương quan và đa cộng tuyến................................................... 61 4.2.3. Phân tích mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) ....................... 65 4.2.4. Kết quả hồi quy Robust mô hình nghiên cứu .......................................... 68 4.2.4.1. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội.................................................. 70 4.2.4.2. Công bố thông tin các chỉ tiêu thành phần của trách nhiệm xã hội ..... 71 4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................. 72 4.3.1. Quy mô hội đồng quản trị........................................................................ 72 4.3.2. Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập.............................................. 72 4.3.3. Tỷ lệ thành viên nước ngoài trong hội đồng quản trị .............................. 73 4.3.4. Sở hữu nhà nước...................................................................................... 73 4.3.5. Sở hữu nước ngoài................................................................................... 73 4.3.6. Quy mô doanh nghiệp.............................................................................. 74 4.3.7. Tuổi doanh nghiệp................................................................................... 74 4.3.8. Tỷ suất sinh lời ........................................................................................ 74 4.3.9. Đòn bẩy tài chính..................................................................................... 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 76 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 77 5.1. Kết luận....................................................................................................... 77 5.2. Hàm ý chính sách........................................................................................ 78 5.2.1. Đối với đối tượng công bố thông tin trên báo cáo thường niên .............. 78 5.2.2. Đối với doanh nghiệp .............................................................................. 79 5.2.3. Đối với nhà đầu tư ................................................................................... 80 5.2.4. Đối với nhà nước ..................................................................................... 80 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai............................................ 81 5.3.1. Hạn chế của luận văn............................................................................... 81 5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai .......................................................... 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..................................................................................... 82
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Giải thích CBTTTNXH Công bố thông tin trách nhiệm xã hội CSR Trách nhiệm xã hội OLS Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trường chứng khoán
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp niêm yết.................................................................................................................... 45 Bảng 3.2. Phương pháp đo lường các biến độc lập.................................................. 47 Bảng 4.1. Thống kê số lượng doanh nghiệp theo nhóm ngành................................ 55 Bảng 4.2. Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo nhóm ngành.............................................................................................................. 56 Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu....................................................... 60 Bảng 4.4. Phân tích tương quan ............................................................................... 64 Bảng 4.5. Kiểm định đa cộng tuyến......................................................................... 65 Bảng 4.6. Kiểm định Durbin-Watson ...................................................................... 66 Bảng 4.7. Kiểm định Breusch-Godfrey.................................................................... 66 Bảng 4.8. Kiểm định White...................................................................................... 67 Bảng 4.9. Kiểm định Breusch-Pagan ....................................................................... 67 Bảng 4.10. Mô hình hồi quy Robust tổng hợp......................................................... 69 Bảng 4.11. Tổng hợp các Giả thuyết nghiên cứu..................................................... 75 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................................39
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam cần tìm động lực tăng trưởng khác thay thế cho những nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. Trong các nỗ lực nhằm cải thiện năng suất lao động, việc tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và phi tài chính đóng vai trò rất quan trọng để đạt sự tăng trưởng liên tục. Do đó, cần hiểu rõ mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực này của doanh nghiệp và cách thức huy động các nguồn lực này một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc công khai thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế, các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đề cao và thực hành tính minh bạch thông tin đối với đối tác, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước. Sau khi Luật Chứng khoán được ban hành, hàng loạt nghị định, thông tư được ban hành hướng đến mức độ công bố thông tin minh bạch, mức độ công bố thông tin đối với thành viên thị trường, nhà đầu tư đã dần đi vào khuôn khổ. Có thể thấy công bố thông tin của doanh nghiệp nhằm mục đích phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và hỗ trợ các doanh nghiệp truyền đạt tốt hơn cam kết minh bạch tới các bên liên quan. Trách nhiệm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) là phải cam kết nghĩa vụ công bố thông tin nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) một cách minh bạch, chính xác kịp thời. Việc thực hiện tốt công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp nhà đầu tư tiếp cận toàn diện và tốt nhất với doanh nghiệp và là phương tiện tốt nhất để thực hiện đầu tư hiệu quả. Đối với doanh nghiệp, việc cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất giúp họ nắm bắt được thời cơ kinh doanh và xây dựng một chiến lược đầu tư phù hợp. Công bố thông tin của doanh nghiệp giúp các nhà quản lý thị trường có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động của họ hoặc quyết định khen thưởng hay xử lý vi phạm một cách công bằng. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CBTTTNXH) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, cho cộng đồng và toàn xã hội. Tuy nhiên việc nhận thức
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 về CSR của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và toàn diện. Có thể nói CSR là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc phát triển, nâng tầm uy tín thương hiệu, vươn xa khỏi biên giới lãnh thổ trong bối cảnh hội nhập. Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu riêng về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Với mục đích nghiên cứu tìm hiểu thực tế ở Việt Nam các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và từ đó đánh giá thực trạng CBTTTNXH của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM.   Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.  3. Câu hỏi nghiên cứu  Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên cùa các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK TPHCM như thế nào?   Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh?  4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: nghiên cứu dữ liệu giai đoạn 2011-2016. Phạm vi nội dung: mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến CBTTTNXH trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu dữ liệu về công bố thông tin liên quan trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011-2016. Tác giả lấy dữ liệu từ báo cáo thường niên mà không từ các nguồn khác là vì báo cáo này được xem là tài liệu chung và phổ biến nhất được phát hành bởi các doanh nghiệp. Nó cũng là phương tiện chủ yếu mà các doanh nghiệp công bố thông tin ra bên ngoài. 5.2. Phương pháp xử lý số liệu Thực hiện các kiểm định hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Sau đó sử dụng hồi quy Robust để khắc phục các khuyết tật. Tất cả dữ liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Excel và STATA 14. 6. Đóng góp thực tiễn của đề tài  Đánh giá mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.   Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4  Đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.   Nghiên cứu là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, nhà quản lý hoạch định chính sách, học viên cao học đang nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính, kế toán và quản lý.  7. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài bao gồm năm chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: trình bày tóm tắt nội dung chính các công trình nghiên cứu có liên quan, trong và ngoài nước. Mối quan hệ giữa các công trình này và đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết: trình bày khái niệm, vai trò của thị trường chứng khoán và trách nhiệm xã hội. Trình bày khái niệm, vai trò và cách phân loại công bố thông tin doanh nghiệp và các lý thyết cơ bản về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu: xây dựng giả thuyết nghiên cứu, cách đo lường các biến nghiên cứu. Trình bày cách thu thập dữ liệu nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày thông tin mẫu nghiên cứu và cách xử lý mẫu. Kết quả phân tích các nhân tố và thảo luận kết quả. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách  Kết luận   Hàm ý chính sách với doanh nghiệp và các bên liên quan.   Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu Sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn Việt Nam không chỉ tạo ra những thay đổi trong cấu trúc kinh doanh của nó, mà còn tạo ra những vấn đề quan trọng mới cho các hoạt động kế toán và báo cáo của Việt Nam. Đặc biệt, nó giới thiệu những người sử dụng thông tin doanh nghiệp mới ngoài nhà nước, bao gồm các nhà đầu tư, chủ nợ, nhà phân tích tài chính, các nhà môi trường và các bên liên quan khác. Theo nền kinh tế kế hoạch tập trung, người sử dụng duy nhất của thông tin doanh nghiệp là nhà nước, sử dụng các báo cáo kế toán hẹp hơn cho các mục đích lập kế hoạch và lập ngân sách của nhà nước. Sự phân tán rộng rãi hơn của người sử dụng thông tin trong nền kinh tế định hướng thị trường với kỳ vọng của các bên liên quan gia tăng dẫn đến những động cơ mới cho các nhà quản lý doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam để cải thiện hoạt động và nâng cao danh tiếng của bản thân các doanh nghiệp. Để đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn, các nhà quản lý Nhà nước ở Việt Nam đã ban hành nhiều quy định với mục đích điều tiết và cải thiện các hoạt động báo cáo của các doanh nghiệp. Quy chế báo cáo doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm Luật Chứng khoán 2006 và Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS). Nhìn chung, đến nay, các quy định báo cáo hiện hành không yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam công bố thông tin về xã hội và môi trường. Do đó, công bố thông tin trách nhiệm xã hội vẫn còn tự nguyện trong các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. 1.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Sự kỳ vọng về vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong xã hội đang ngày càng tăng và các nghiên cứu gần đây đối với trách nhiệm xã hội cho thấy rằng đã có sự phát triển của một loạt các công cụ nhằm mục đích nâng cao, đánh giá thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nghiên cứu xem xét các khái niệm về trách nhiệm xã hội đã tồn tại từ thập niên 1950, cho đến trong thập niên 1970 (Carroll, 1999) và ngày càng tăng trong những năm 1990 (De Bakker,
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Groenewegen và Hond, 2005). Tương tự như vậy, các thực hành về công bố thông tin liên quan đến vấn đề môi trường và xã hội đã được phổ biến và cải tiến, phát triển mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua (Deegan, 2002). Công bố thông tin về hoạt động trách nhiệm xã hội của một tổ chức tạo thành một phần không thể tách rời của công bố thông tin. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội là một công cụ quan trọng để trao đổi với các bên liên quan về các hoạt động trách nhiệm xã hội của tổ chức. Như vậy, nó hình thành một điều lệ cho quan hệ công chúng và tạo sự hiểu biết lẫn nhau, quản lý xung đột tiềm năng (Grunig, 1989) và để đạt được tính hợp pháp (Aldrich và Fiol, 1994). Bài nghiên cứu “The Influence of Governance Structure and Strategic Corporate Social Responsibility Toward Sustainability Reporting Quality” của tác giả Azlan Amran và cộng sự công bố trên tạp chí Business Strategy and the Environment, số 23, trang 217-235 năm 2013. Bài nghiên cứu cho rằng sự phức tạp ngày càng gia tăng trong hoạt động kinh doanh cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ mang tính toàn cầu đã thúc đẩy các doanh nghiệp hành xử có trách nhiệm với xã hội và phát triển bền vững. Nhiều tập đoàn cam kết thực hành kinh doanh bền vững trong các báo cáo bền vững của họ. Nghiên cứu này xem xét vai trò của hội đồng quản trị đến chất lượng báo cáo bền vững (SRQ) của 113 doanh nghiệp trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó SRQ được đo lường thông qua mô hình của Clarkson et al. (2008) và Sutantoputra (2009) với 10 chỉ số đo lường các khía cạnh môi trường, xã hội và hiệu quả của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng nhóm biến độc lập (thành phần hội đồng quản trị, quy mô ban giám đốc, sự độc lập của ban giám đốc, phân bổ giới tính, chiến lược trách nhiệm xã hội, tầm nhìn doanh nghiệp và cam kết CSR) và các biến kiểm soát (quy mô doanh nghiệp, quốc gia, ngành, cấu trúc hội đồng quản trị). Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm nhìn doanh nghiệp và cam kết CSR ảnh hưởng tích cực đến SRQ.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility reporting in financial institutions: Evidence from Euronext” của tác giả Andreas Andrikopoulos và cộng sự công bố trên tạp chí Research in International Business and Finance, số 32, trang 27-35 năm 2014. Tính hợp pháp, danh tiếng và sự ảnh hưởng lên xã hội của các tổ chức tài chính là lớn hơn nhiều so với cách hiểu thông thường là nhà cung cấp vốn hay trung gian tài chính. Nghiên cứu này khám phá các nhân tố quyết định đến việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội trực tuyến trên trang thông tin điện tử của 93 tổ chức tài chính thuộc 4 lĩnh vực lớn (ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính và đầu tư) được niêm yết trong thị trường chứng khoán Euronext giai đoạn 2009-2013. Các biến nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu tài chính SIZE, LEVERAGE, MARKET-TO-BOOK, PROFITABILITY và chỉ tiêu đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội gồm 22 chỉ tiêu đánh giá trên các phương diện môi trường, đạo đức và con người. Nghiên cứu đánh giá mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội là cao hơn trong các doanh nghiệp lớn và trong các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao hơn. Nhu cầu tăng vị thế của doanh nghiệp và rủi ro tài chính làm tăng nhu cầu của các bên liên quan về tính minh bạch trong các ảnh hưởng xã hội của các tổ chức tài chính và các thực hành trách nhiệm xã hội của họ. Doanh nghiệp hiệu quả hơn có xu hướng làm tốt trách nhiệm xã hội hơn, công bố thông tin minh bạch hơn. Bài nghiên cứu “Corporate Social Responsibility Reporting in China: Symbol or Substance?” của hai tác giả Christopher Marquis và Cuili Qian công bố trên tạp chí Organization Science, số 25, trang 127-148 năm 2014. Nghiên cứu này tập trung vào cách thức phản ứng và lí do tại sao của các loại hình doanh nghiệpvới chính trị trong việc phát hành báo cáo trách nhiệm xã hội. Cơ sở dữ liệu của nghiên cứu bao gồm các báo cáo CSR phát hành công khai trong giai đoạn từ 2006 đến 2009 của khoảng 1.600 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải hoặc Thâm Quyến tại Trung Quốc. Nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát hành báo cáo CSR và mức độ thông tin trách nhiệm xã hội được công bố trong báo cáo CSR của doanh nghiệp thông qua áp dụng mô hình hồi quy logistic và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). Mô hình bao gồm các
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 biến kiểm soát môi trường doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp, yêu cầu báo cáo, truyền thông, kinh nghiệm báo cáo, sở hữu nước ngoài, loại thị trường chứng khoán), các biến độc lập (private control - sở hữu tư nhân, firm age - tuổi doanh nghiệp, ROA - tỷ suất sinh lời, slack resources - tài nguyên dự trữ, CEO as government official - giám đốc điều hành là thành viên tổ chức chính trị, regional institutional development - sự phát triển khu vực). Theo mô hình hồi quy logistic thì quy mô doanh nghiệp, yêu cầu báo cáo, truyền thông, kinh nghiệm báo cáo và loại thị trường chứng khoán thuộc nhóm biến kiểm soát môi trường tổ chức đều có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phát hành báo cáo CSR. Trong nhóm biến độc lập, giám đốc điều hành là thành viên tổ chức chính trị và hiệu quả doanh nghiệp (thông qua 2 biến ROA và slack resources) có tác động tích cực đến việc phát hành báo cáo CSR trong khi tuổi doanh nghiệp và sở hữu tư nhân có tác động tiêu cực. Kết quả mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất cho thấy các doanh nghiệp có lãnh đạo nhiều kinh nghiệm chính trị và mức độ phát triển của khu vực mà doanh nghiệp có trụ sở chính có tác động tích cực đến mức độ thông tin trách nhiệm xã hội được công bố trong báo cáo CSR. Đối với biến sở hữu tư nhân mặc dù theo mô hình không có ý nghĩa thống kê, nhưng theo kết quả kiểm định của các nhân tố thuộc chính trị đã có sự ảnh hưởng vừa phải của sở hữu tư nhân đối với việc báo cáo CSR, cho thấy rằng phản ứng của doanh nghiệp với chính trị không phải là một quá trình đơn giản. Các doanh nghiệp đối mặt với các áp lực khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của chính doanh nghiệp. Một đặc điểm đặc biệt của Trung Quốc là luôn có sức ép lớn từ chính trị với những doanh nghiệp có sở hữu nhà nước. Như vậy, ảnh hưởng từ chính trị không thể được xác định chính xác nếu không am hiểu đầy đủ nền tảng, tình hình và vị trí của doanh nghiệp cũng như sự phụ thuộc chính trị của doanh nghiệp.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility reporting and firm performance: evidence from China” của nhóm tác giả Suwina Cheng, Kenny Z. Lin và William Wong công bố trên tạp chí Journal of Management & Governance, số 20, trang 503-523 năm 2016. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa việc phát hành báo cáo trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải tại Trung Quốc trong 2 năm 2008 và 2009 trên các khía cạnh thu nhập kế toán, lợi tức thị trường và sự tăng trưởng. Phương pháp nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng (Panels data) nhằm trích xuất kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Mô hình hồi quy bao gồm các biến đo lường hiệu quả của doanh nghiệp (ROA, Return, TobinQ) và các biến kiểm soát bao gồm quy mô doanh nghiệp (Size), tỷ lệ nợ trên tài sản (Debt), sở hữu nhà nước (SOE), sở hữu nước ngoài (FOR), năm khảo sát (Year09) và ảnh hưởng ngành (IND). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động và quy mô doanh nghiệp tác động tích cực và quan trọng đến báo cáo độc lập CSR trong khi tỷ lệ nợ trên tài sản (Debt), tác động tiêu cực. Kể từ giữa những năm 2000, trách nhiệm xã hội ở Trung Quốc đã được giám sát chặt chẽ từ công chúng và giới truyền thông. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các quy tắc và hướng dẫn CSR khác nhau để nâng cao nhận thức và mối quan tâm của các doanh nghiệp đại chúng. Nghiên cứu này thấy rằng số lượng các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các hoạt động CSR và phát hành độc lập báo cáo CSR tăng trong năm 2008 và 2009. Có khả năng là các doanh nghiệp tham gia các hoạt động CSR nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiêm khắc của chính quyền và kỳ vọng cao hơn của các bên liên quan. Tuy nhiên, kết quả thống kê 3,7% báo cáo CSR theo khuôn khổ quốc tế và chỉ 2,4% báo cáo là được đánh giá bởi các kiểm toán viên, cho thấy chất lượng báo cáo CSR ở Trung Quốc thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, là một vấn đề cần sự quan tâm của chính quyền.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility disclosure - choices of report and its determinants: Empirical evidence from firms listed on the Stock Exchange of Thailand” của tác giả Suneerat Wuttichindanon công bố trên tạp chí Kasetsart Journal of Social Sciences, số 38, trang 156-162 năm 2017. Nghiên cứu điều tra các lựa chọn sử dụng cho báo cáo trách nhiệm xã hội và các nhân tố quyết định đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thái Lan (SET). Kể từ năm 2014, các doanh nghiệp niêm yết trên SET đã được yêu cầu công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong báo cáo thường niên hoặc trong báo cáo phát triển bền vững riêng. Các biến độc lập của mô hình thuộc ba khía cạnh: sức mạnh cổ đông (sở hữu nhà nước), vị thế doanh nghiệp (quy mô và tuổi doanh nghiệp) và hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận và đòn bẩy). Kết quả cho thấy rằng doanh nghiệp có sở hữu nhà nước hoặc quy mô lớn có nhiều khả năng chọn hình thức báo cáo phát triển bền vững. Ngoài ra, nội dung thông tin trách nhiệm xã hội được công bố chủ yếu được thực hiện trong ba ngành: tài nguyên, công nghệ và sản phẩm công nghiệp thông qua chín yếu tố trách nhiệm xã hội với 43 chỉ số. Ba yếu tố CSR được quan tâm cao nhất là con người và bình đẳng, chính sách phòng chống tham nhũng và lãng phí. Nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và sở hữu nhà nước trong khi tuổi cũng như hiệu quả kinh doanh theo kết quả hồi quy không có ảnh hưởng đáng kể đến CBTTTNXH của các doanh nghiệp. Như vậy, nghiên cứu này ủng hộ lý thuyết các bên liên quan cho rằng các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động CSR là do ảnh hưởng của các bên liên quan chứ không phải do hiệu quả kinh doanh. Ở Thái Lan, ảnh hưởng của các bên liên quan và vị thế doanh nghiệp là nhân tố quyết định của mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility assurance and reporting quality: Evidence from restatements” của tác giả Brian Ballou và cộng sự công bố trên tạp chí Journal of Accounting and Public Policy năm 2018. Bài nghiên cứu tìm hiểu cách thức đảm bảo chất lượng báo cáo trách nhiệm xã hội của 2339 doanh nghiệp đến từ 17 ngành công nghiệp ở các quốc gia khác nhau thông qua sử dụng sự thiết lập việc sửa đổi báo cáo CSR. Nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, đảm bảo chất lượng báo cáo CSR là biến phụ thuộc trong hồi quy probit (hồi quy theo biến giả) và các nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng báo cáo CSR là biến độc lập. Ở giai đoạn thứ hai, việc sửa đổi báo cáo CSR là biến phụ thuộc còn việc đảm bảo chất lượng báo cáo CSR, loại nhà cung cấp và một số biến kiểm soát các nhân tố liên quan đến việc sửa đổi báo cáo CSR là các biến độc lập. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các tiêu chuẩn báo cáo GRI như là biến kiểm soát để kiểm tra xem liệu đảm bảo chất lượng báo cáo CSR có ảnh hưởng đến việc sử dụng khung báo cáo. Các biến độc lập sử dụng trong mô hình bao gồm các yếu tố tài chính (SIZE - quy mô doanh nghiệp, ROA - tỷ suất sinh lời trên tài sản, LEVERAGE - đòn bẩy, MB - hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường, FIN - mức độ tài chính), chỉ số đa dạng hóa (HHI), các yếu tố rủi ro môi trường - xã hội (UTILITY - ngành tiện ích, MINING - ngành khai khoáng, PRODUCTION - ngành sản xuất, FINANCE - ngành tài chính, STAKEHOLDER - định hướng các bên liên quan) để giải thích sự đảm bảo chất lượng báo cáo CSR của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên tài sản, chỉ số HHI tác động tích cực lên biến phụ thuộc sự đảm bảo chất lượng báo cáo CSR. Trong khi đó có sự khác biệt trong chất lượng báo cáo CSR của các doanh nghiệp tiện ích, khai khoáng và sản xuất.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Trách nhiệm xã hội hay công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam đã được đưa vào nghiên cứu trong thời gian qua nhưng đối với người sử dụng thông tin hay nhiều doanh nghiệp vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ. Số lượng nghiên cứu vẫn còn ít và hạn chế, điển hình có một số nghiên cứu như sau: Bài nghiên cứu “Corporate Social Disclosures in Southeast Asia: A Preliminary Study” của hai tác giả Juniati Gunawan và Riandy Hermawan, công bố trên tạp chí Social and Environmental Accounting, số 6, trang 198-220 năm 2012. Kết quả nghiên cứu báo cáo thường niên của 19 doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam trong hai năm 2017-2018 cho thấy quan hệ đối ngoại là thông tin được công bố nhiều nhất trong năm 2007 bởi 72,2% các doanh nghiệp. Năm 2008 đánh dấu sự thay đổi trong xu hướng công bố, chuyển từ quan hệ đối ngoại sang bền vững. Sự thay đổi này cho thấy xu hướng tích cực trong công bố thông tin trách nhiệm xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, năng lượng vẫn là thông tin công bố ít nhất. Theo tác giả, những khó khăn trong tính toán mức tiêu thụ năng lượng và ít nhận thức về hiệu quả năng lượng có thể là những lý do chính cho việc số lượng nhỏ thông tin năng lượng được công bố. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong hai năm 2007 và 2008 có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Phát hiện này có thể cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng nhận thức về các vấn đề xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh. Qua đó cũng thể hiện sự tăng trưởng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong tương lai và báo cáo trách nhiệm xã hội có thể trở thành một chủ đề quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Bài nghiên cứu “Corporate social responsibility: A study on awareness of managers and consumers in Vietnam” của tác giả Phạm Đức Hiếu, sinh viên trường Đại học Thương mại, Hà Nội đăng trên tạp chí Journal of Accounting and Taxation, số 3, trang 162-170 năm 2011. Nghiên cứu điều tra nhận thức về trách nhiệm xã hội của các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam cũng như thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với CSR là tích cực hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng trong khi các nhà quản lý thể hiện thái độ tích cực đối với CSR thì nhận thức của người tiêu dùng với CSR thấp. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dường như có sự khác biệt giữa những gì người quản lý công bố trong báo cáo của họ và những gì họ thực sự làm. Đối với người tiêu dùng Việt Nam, mặc dù họ không có một thái độ rõ ràng nhưng nhận thức của người tiêu dùng và quyết định mua hàng của họ có sự ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện CSR cũng như sự công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bài luận văn “Corporate social responsibility disclosure practices in Vietnam: Differences between English and Vietnamese versions of large listed companies” của tác giả Trần Thảo Nhi, sinh viên trường Đại học Khoa học ứng dụng Lahti, Phần Lan năm 2014. Nghiên cứu đã so sánh sự khác biệt về mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội giữa báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững (nếu có) phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt của 30 doanh nghiệp niêm yết có cổ phiếu vốn hóa và thanh khoản cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mô hình nghiên cứu thông qua phân tích thông tin trách nhiệm xã hội được công bố trong báo cáo thường niên để xác định mức độ thông tin trách nhiệm xã hội được công bố thực tế tại Việt Nam cũng như kiểm tra các thông tin được công bố trong phiên bản tiếng Việt nhưng không được công bố trong phiên bản tiếng Anh và ngược lại. Kết quả thực nghiệm cho thấy các báo cáo phiên bản tiếng Việt có mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội cao hơn các báo cáo phiên bản tiếng Anh.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Bài nghiên cứu “Association between corporate social responsibility disclosures and firm value - Empirical evidence from Vietnam” của tác giả Bich Thi Ngoc Nguyen và các cộng sự đăng trên tạp chí International Journal of Accounting and Financial Reporting, số 5, trang 212-228 năm 2015. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa công bố thông tin trách nhiệm xã hội và giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam bằng cách lấy mẫu 50 doanh nghiệp niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013. Mô hình thông qua phân tích nội dung của các báo cáo thường niên để đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với tỷ số Tobin’s Q đại diện cho giá trị doanh nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy công bố thông tin trách nhiệm xã hội có liên quan với giá trị doanh nghiệp của năm tiếp theo. Cụ thể hơn, mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin về môi trường và giá trị doanh nghiệp của năm sau là tích cực, trong khi mối quan hệ giữa công bố thông tin nhân viên và giá trị doanh nghiệp là tiêu cực. Nghiên cứu cũng cho thấy một dấu hiệu tích cực để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các trách nhiệm về môi trường. Bài nghiên cứu “Examining CSR disclosure in Vietnam: Too little, too late!” của hai tác giả Kelly Anh Vu và Thanita Buranatrakul đăng trên tạp chí UTCC International Journal of Business and Economics, số 9, trang 65-79 năm 2017. Thông qua số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của 200 doanh nghiệp niêm yết được lựa chọn ngẫu nhiên trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Hồ Chí Minh tại Việt Nam trong năm 2013, nghiên cứu phân tích tác động của các nhân tố thuộc quản trị doanh nghiệp và đặc điểm của chủ sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu của nhà quản lý, sở hữu nước ngoài) đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn thấp (18,03%). Cả ba nhân tố sở hữu được đo lường đều có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, sự độc lập của hội đồng quản trị theo nghiên cứu không phải là một cơ chế giám sát hiệu quả để khiến các nhà quản lý tăng mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Nghiên cứu cũng đề xuất các nhà quản lý Việt Nam nên tập trung vào việc tăng cường khuôn khổ pháp lý đối với
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 mức độ công bố các thông tin phi tài chính nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường. 1.3. Xác định khe hổng nghiên cứu Trách nhiệm xã hội lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam bởi các tập đoàn quốc tế tìm nguồn cung ứng ở Việt Nam, dưới hình thức Bộ Quy tắc ứng xử (COC) hoặc các yêu cầu tiêu chuẩn xã hội. Tương tự như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thiếu kiến thức về CSR. Sự hiểu biết về CSR như một khái niệm ở Việt Nam vẫn còn kém và không phù hợp. CSR được coi là hoạt động từ thiện hoặc quan hệ công chúng. Ngoài ra còn có một nhận thức sai lầm rằng CSR là tốn kém và lãng phí thời gian. Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam không áp dụng CSR trong các chính sách của doanh nghiệp. Qua tổng hợp các bài nghiên cứu được lựa chọn trình bày tại mục 1.2, tác giả nhận thấy với sự khác biệt về đặc điểm quốc gia (chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa,…) cũng như thời điểm, phương pháp nghiên cứu,... mà mỗi nghiên cứu đã lựa chọn và kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhân tố quy mô và tuổi doanh nghiệp, hiệu quả doanh nghiệp, quy mô và sự độc lập của hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp đã được phần lớn các nhà nghiên cứu của các nước sử dụng. Tại Việt Nam hiện nay không có yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp niêm yết để công bố việc quản lý và thực hiện trách nhiệm môi trường của họ. Do đó, việc thực thi pháp luật về môi trường và xã hội là không đáng kể. Bên cạnh đó, các vấn đề xã hội và pháp lý ở Việt Nam, chẳng hạn như thực thi pháp luật kém, tham nhũng và chồng chéo quá mức giữa các luật khác nhau, đã trở thành vấn đề chung đối với tất cả các ngành - đặc biệt là kinh doanh. Điều này dẫn đến những bất ổn về mặt pháp lý liên quan đến chất, chi phí hành chính bổ sung và quan liêu. Nhìn chung, báo cáo trách nhiệm xã hội là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm cũng như được tìm hiểu tại nhiều nước trên thế giới. Việc vận dụng báo cáo CSR ngoài việc góp phần quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững còn là xu hướng phổ biến phục vụ cho quá trình ghi nhận và công bố thông tin trách nhiệm xã
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 hội. Tuy nhiên hiện nay, các bài viết, các bài nghiên cứu về lĩnh vực báo cáo CSR ở Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Trên cơ sở xác định khe hổng nghiên cứu nói trên, tác giả thực hiện luận văn này theo hướng kế thừa các bài nghiên cứu trình bày ở mục 1.2 với một số điều chỉnh trong việc lựa chọn các nhân tố nghiên cứu cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Luận văn được thực hiện với mong muốn nhận diện và xác định những nhân tố nào tác động đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Từ đó, tiến hành đo lường mức độ tác động của từng nhân tố và xem xét mối tương quan giữa chúng với nhau như thế nào. Cuối cùng, đưa ra những kiến nghị để việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam được quan tâm nhiều hơn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài công bố thông tin trách nhiệm xã hội, tác giả rút ra được một số vấn đề mà những nghiên cứu trước đây đã đạt được và những vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Các nghiên cứu trên thế giới đã giới thiệu nhiều cách tiếp cận và thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội, đáng kể nhất là tác động của các đối tượng hữu quan, các hướng dẫn và quy định của pháp lý, mục đích công bố thông tin trách nhiệm xã hội… Tuy nhiên, lĩnh vực công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại Việt Nam vẫn còn ít được nhắc tới và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, chưa phù hợp với mối quan tâm chung như hiện nay. Do đó, tác giả mong muốn tiếp cận để tìm hiểu thêm về lĩnh vực này mà trước hết là tìm hiểu những nhân tố nào tác động đến việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, hướng đến việc giới thiệu thêm một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản trị được trách nhiệm xã hội của mình cũng như phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Khái quát về công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2.1.1. Trách nhiệm xã hội 2.1.1.1. Khái niệm Trách nhiệm xã hội - Corporate social responsibility là một khái niệm khá rộng và có nhiều định nghĩa khác nhau. Nguồn gốc của khái niệm CSR xuất hiện vào đầu những năm 1970 trong các nghiên cứu về kế toán (Mathews, 1997). Trong thời gian này chủ đề CSR tương đối kém phát triển, ít nghiên cứu thực nghiệm có giá trị cao, chủ yếu là mô tả và phát triển của mô hình kế toán xã hội (Estes, 1976[TN1]; Ramanathan, 1976[TN2]), trong khi cuộc thảo luận học thuật là giới hạn về số lượng. Prakash Sethi (1975) cho rằng CSR là hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên mức độ phù hợp với quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến. Carroll (1979) định nghĩa CSR là sự mong đợi của xã hội về luật pháp, kinh tế, đạo đức và tấm lòng từ thiện đối với các tổ chức tại thời điểm nhất định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại hai luồng ý kiến tranh luận: Bowen (1953)[TN3] đưa ra định nghĩa ban đầu CSR là nghĩa vụ của người kinh doanh trong việc theo đuổi, quyết định và thực thi các chính sách với mục tiêu mong muốn là các giá trị xã hội. Votaw (1972) nhấn mạnh thuật ngữ CSR có nghĩa là doanh nghiệp có trách nhiệm tại địa phương, nơi đang hoạt động, tuy nhiên thuật ngữ này không hoàn toàn giống nhau cho các tổ chức khác nhau. Carroll (1991) định nghĩa “Trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng từ thiện của một tổ chức mà xã hội mong đợi trong mỗi thời điểm nhất định”. Định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội, tùy vào tổ chức mà người quản lý có thể chọn vấn đề nào trong bốn mức độ trên. Những cách thức mà các doanh nghiệp tương tác với xã hội đã có sự thay đổi và phát triển theo thời gian. Theo khái niệm “tối đa hóa giá trị - enlightened value maximization”, lợi ích của cổ đông phải được ưu tiên bằng cách sử dụng nguồn lực doanh nghiệp để tăng lợi nhuận (Jensen, 2002). Theo lý thuyết của các bên liên
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 quan, mục tiêu doanh nghiệp là để tạo ra giá trị cho xã hội (Donaldson & Preston, 1995), được phản ánh bởi sự hội nhập nhu cầu xã hội vào kế hoạch kinh doanh. Hay mục tiêu doanh nghiệp là để phục vụ như một phương tiện điều phối lợi ích của các bên liên quan (Evan & Freeman, 1988).[TN4] Cụ thể, nó xác định các bên liên quan là các cá nhân và các nhóm có quan tâm hoặc mối quan tâm trong các doanh nghiệp (nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, cộng đồng, nhà đầu tư, cơ quan quản lý, hoạch định chính sách,…) và coi họ có cả quyền và nghĩa vụ tham gia công tác quản lý doanh nghiệp.[TN5] Mục tiêu chính của doanh nghiệp nên có sự hưng thịnh của tất cả các bên liên quan (Werhane & Freeman, 1999). Hopkins (2007) [TN6]cho rằng mục tiêu rộng hơn của trách nhiệm xã hội là tạo ra các tiêu chuẩn sống ngày càng cao cho các bên liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong khi vẫn giữ được lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo Ủy ban Châu Âu (The European Commission - EC, 2002) thì “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm theo đó các doanh nghiệp tích hợp vấn đề xã hội và môi trường vào trong hoạt động kinh doanh của họ và trong sự tương tác của họ với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện”. Một số tác giả, như Jensen (2002), không đồng ý với các doanh nghiệp có mục tiêu đa chiều này, vì nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn, rối loạn và ngăn cản việc ra quyết định hiệu quả. Có thể thấy, dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau, song về cơ bản trách nhiệm xã hội đều có điểm chung là bên cạnh lợi ích phát triển riêng phù hợp với pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững trong thị trường ngày càng khốc liệt, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao từ khách hàng mà vẫn đảm bảo trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì phải tích hợp các khía cạnh trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh của mình một cách hợp lý. Trong luận văn này, tác giả chọn định nghĩa trách nhiệm xã hội theo quan điểm của Hội đồng kinh doanh thế giới về Phát triển bền vững (The World Business Council for Sustainable Development - WBCSD) vì đây là định nghĩa khá hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu nhất và vì nó đã đề cập đến CSR phải gắn liền với vấn đề
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 phát triển bền vững - một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có tính toàn cầu với sự phát triển hiện nay. Như vậy, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp vào sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động, của gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung” (WBCSD, 2002). 2.1.1.2. Nhận thức về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam Trách nhiệm xã hội ở các nền kinh tế thị trường phát triển là không còn mới lạ trong khi đó, khái niệm CSR mới được biết đến ở Việt Nam vài thập niên gần đây. Để tiếp cận được với thị trường thế giới trong hội nhập kinh tế toàn cầu, CSR đã trở thành một trong những yêu cầu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thù. Vì vậy, doanh nghiệp phải có định hướng kinh doanh mang tính chiến lược và phát triển bền vững chứ không chỉ là mục tiêu lợi nhuận truyền thống trước đây. Những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc tạo lập và phát triển vị thế kinh doanh còn nỗ lực đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Nhờ đó mà góp phần tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp cũng như tăng cơ hội tiếp cận các thị trường mới. Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội không những đạt được lợi ích kinh tế (giảm chi phí, tăng doanh thu) mà còn giúp nâng cao uy tín với khách hàng và đối tác, có ưu thế cạnh tranh và đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Về dài hạn tạo được sự hài lòng của các bên liên quan, chính quyền và người lao động cùng những cam kết gắn bó lâu dài. Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "Trách nhiệm xã hội hướng tới sự phát triển bền vững" được tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập. Cho đến năm 2006, đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham dự hoạt động này vì đã nhận thấy tính thiết thực của nó. Hay như Hội nghị Doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2008 diễn ra trong hai ngày 11 và 12/10/2008 đã có 100 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được trao tặng Cúp Thánh
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Gióng - biểu tượng cho tinh thần, sức mạnh của doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời, tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2008) cũng đã có 100 doanh nhân được trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008” - đại diện cho thành tích xuất sắc trong sản xuất - kinh doanh đồng thời là các điển hình thực hiện CSR đối với cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đa quốc gia có đưa ra các chương trình khuyến khích ứng xử về văn hoá kinh doanh đem áp dụng vào các địa bàn đầu tư. Ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt Nam” của doanh nghiệp Honđa - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho các trẻ em của doanh nghiệp Unilever; “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcomm và HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh” và “Chương trình ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapitat, Samsung; “Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo” của Western Union;… Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã coi thực hiện trách nhiệm xã hội là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập và ngày càng nhận thức sâu sắc hơn qua các cam kết trách nhiệm với môi trường, cộng đồng địa phương và người lao động cũng như với Nhà nước qua nghĩa vụ đóng thuế. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp với hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật cũng như sự phát triển bền vững của xã hội. Có thể kể đến như sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, không bảo đảm các quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, còn có sự ghi nhận hành vi gian lận trong lập và công bố báo cáo tài chính cũng như quy trình xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đây, chúng ta thấy được việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề không dễ dàng và còn nhiều hạn chế. Đây là do sự nhận thức về CSR chưa đầy đủ, đúng đắn, thiếu nguồn lực cần thiết để thực hiện các chuẩn mực CSR và chưa có một hệ thống luật pháp rõ ràng. Như vậy để các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội một cách chủ động và đúng đắn thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và hoàn thiện luật pháp là cấp thiết.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội 2.1.2.1. Khái niệm Một trong những định nghĩa sớm nhất về công bố thông tin trách nhiệm xã hội được đưa ra bởi Elias và Epstein (1975, trang 36) [TN7]là báo cáo cụ thể cách một tổ chức kinh doanh đang thực hiện hoạt động xã hội, hiệu quả kinh tế và tác động của nó. Gray và cộng sự (1987, trang 9) [TN8]thì định nghĩa báo cáo xã hội của doanh nghiệp như là quá trình truyền thông các ảnh hưởng xã hội và môi trường từ các hoạt động kinh doanh của tổ chức với các nhóm lợi ích trong xã hội nói riêng và tổng thể xã hội nói chung. Đây là định nghĩa được trích dẫn nhiều trong các nghiên cứu. Ngoài ra, Deegan (2007, trang 1265)[TN9] cho rằng báo cáo xã hội là cung cấp thông tin về hiệu quả của tổ chức liên quan đến sự tương tác với môi trường xã hội. Parker (1986, trang 72)[TN10] lập luận rằng báo cáo xã hội của doanh nghiệp có các vai trò như sau: đánh giá tác động xã hội (môi trường) của các hoạt động doanh nghiệp, đo lường hiệu quả các chương trình xã hội (môi trường), báo cáo sự thực hiện trách nhiệm xã hội (môi trường) và là hệ thống thông tin bên ngoài và bên trong cho phép đánh giá toàn diện tất cả nguồn lực và tác động (xã hội, môi trường và kinh tế) của doanh nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp rất nỗ lực trong mức độ công bố thông tin về các sáng kiến xã hội và môi trường của họ vì điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra vốn đạo đức để tránh hoặc giảm chi phí chính trị tiềm tàng (Gamerschlag và cộng sự, 2011). Hơn nữa, khi doanh nghiệp càng phát triển về quy mô, doanh nghiệp tận dụng công bố thông tin trách nhiệm xã hội để nuôi dưỡng lợi thế cạnh tranh và vượt qua suy thoái kinh tế và tài chính (Hooghiemstra, 2000). Theo một nghiên cứu của hai tác giả Ernst và Ernst trong cuốn sách “Social Responsibility Disclosure surveys” xuất bản năm 1978 về kiểm tra mức độ thông tin xã hội và môi trường được công bố trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp Fortune 500 từ năm 1972 đến năm 1978 tại Hoa Kỳ thì thấy rằng có đến 89% doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm xã hội, chủ yếu là các thông tin liên quan đến môi trường và năng lượng, theo sau là nguồn nhân lực và sau đó là sự tham gia trong các hoạt động cộng đồng.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 2.1.2.2. Tầm quan trọng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm tới việc doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ra sao để tăng cường tính cạnh tranh và sự phát triển bền vững. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực tạo điều kiện cũng như cơ hội với các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững. Điều này góp phần thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, quy mô, lĩnh vực trên thế giới quyết định công bố các báo cáo, thông tin liên quan đến các khía cạnh môi trường và xã hội của mình. Việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội có thể chia thành hai hình thức là công bố thông tin bắt buộc và không bắt buộc. Các thông tin bắt buộc liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thường do cơ quan nhà nước quy định và các doanh nghiệp phải thực hiện. Các thông tin không bắt buộc mang tính tự nguyện cao, thể hiện tinh thần hòa nhập cũng như chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc báo cáo, công bố thông tin minh bạch, có tính giải trình và trách nhiệm giúp các bên liên quan nâng cao lòng tin của họ vào bản thân doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với doanh nghiệp là sự cải tiến không ngừng trong hoạt động kinh doanh. Đối với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, tổ chức, cộng đồng, nhà đầu tư, chính phủ và truyền thông là việc xây dựng lòng tin, quan tâm lợi ích cũng như gia tăng uy tín và năng lực kinh doanh. 2.1.3. Các lý thuyết cơ bản về công bố thông tin trách nhiệm xã hội Các nghiên cứu trước thường sử dụng lý thuyết đại diện, lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết thể chế như là khung lý thuyết cơ bản cho các nghiên cứu về công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Đây là các lý thuyết được sử dụng rộng rãi nhất để giải thích những động lực đằng sau mức độ công bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Do đó, kế thừa từ các bài nghiên cứu đã được công bố trước đây luận văn này cũng trình bày năm lý thuyết tiêu biểu trên như khung cơ bản để giải thích mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 2.1.3.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Lý thuyết đại diện xem doanh nghiệp như là sự kết nối của các hợp đồng giữa các đại diện kinh tế khác nhau, thể hiện mối quan hệ giữa cổ đông, nhà quản lý và các chủ nợ và họ đều có mục đích chung là lợi ích. Lý thuyết đại diện trong quan điểm công bố thông tin trách nhiệm xã hội cho rằng các nhà quản lý sẽ công bố thông tin trong trường hợp có nhiều lợi ích hơn các chi phí liên quan đến mức độ công bố thông tin này. Chi phí đại diện xảy ra khi nhà quản lý hành động vì lợi ích riêng của họ, không bảo vệ lợi ích của cổ đông. Vì các nhà quản lý chịu chi phí đại diện này, họ muốn được xem như họ đang bảo vệ lợi ích của cổ đông (Jensen và Meckling, 1976). Một trong những phương tiện để các nhà quản lý báo hiệu rằng họ đang hành động theo cách bảo vệ lợi ích của cổ đông là báo cáo hàng năm, báo cáo bền vững và các báo cáo khác. Bằng các báo cáo này, nhà quản lý có thể cung cấp thông tin thích hợp cho các cổ đông và báo hiệu rằng họ đang hoạt động kinh doanh theo hướng bảo vệ lợi ích của cổ đông (Watts, 1977). Lý thuyết đại diện cũng giải thích lý do tại sao nhà quản lý công bố thông tin trách nhiệm xã hội trên cơ sở tự nguyện. Chi phí đại diện có xu hướng tăng theo tỷ trọng của vốn bên ngoài (Jensen và Meckling, 1976), và tỷ lệ vốn bên ngoài nhiều thường là trong các doanh nghiệp lớn (Leftwich và cộng sự, 1981). Để giảm chi phí đại diện này, nhà quản lý sẽ tăng thêm thông tin công bố (Urquiza và cộng sự, 2010). Ngoài ra, lý thuyết đại diện cũng cho rằng khi thông tin không đầy đủ và không đối xứng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý thì dẫn đến các xung đột sẽ tăng lên. Và vấn đề này có thể được giải quyết bằng việc nhà quản lý doanh nghiệp gia tăng mức độ công bố thông tin, thông tin được công bố càng nhiều càng giảm sự xung đột và nhằm thuyết phục cổ đông rằng người quản lý doanh nghiệp đang quản lý doanh nghiệp nhằm đạt mức tối ưu.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 2.1.3.2. Lý thuyết chi phí chính trị (Political Cost Theory) Chi phí chính trị là chi phí mà các đối tượng bên ngoài có thể áp đặt cho doanh nghiệp như là một kết quả của các hành động chính trị. Lý thuyết chi phí chính trị cho rằng các nhà quản lý Nhà nước đưa ra các quyết định dựa trên thông tin được công bố bởi doanh nghiệp. Lần đầu tiên lý thuyết chi phí chính trị được Watts và Zimmerman (1978) giới thiệu cho rằng doanh nghiệp lớn có chi phí chính trị cao hơn doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp sẽ công bố thông tin nhiều hơn để giảm các chi phí chính trị này. Nghiên cứu trên lập luận rằng tầm quan trọng của chi phí chính trị phụ thuộc nhiều vào quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp là một biến đại diện cho sự chú ý chính trị. Lý thuyết này cho rằng các nhà quản lý Nhà nước có thể đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp ví dụ như chính sách thuế, hạn chế độc quyền,… dựa trên các thông tin đã được doanh nghiệp công bố. Nghiên cứu cũng tranh luận rằng các doanh nghiệp sử dụng các hoạt động trách nhiệm xã hội để giảm nguy cơ can thiệp của chính phủ, chẳng hạn như quy định, có thể ảnh hưởng bất lợi đến giá trị của doanh nghiệp (Watts và Zimmerman, 1978). Chính phủ kiểm soát các nguồn lực quan trọng, với sức mạnh có thể ảnh hưởng đến sự chuyển giao của cải giữa các nhóm khác nhau và doanh nghiệp rất dễ bị tổn hại với những phân phối lại tài sản này. Do đó, doanh nghiệp sử dụng công bố trách nhiệm xã hội để hạn chế sự can thiệp tiềm tàng của chính phủ. Ngoài ra, Lang và Lundholm (1993) cũng cho rằng các doanh nghiệp có xu hướng công bố thông tin thường xuyên hơn khi họ đang có kết quả thu nhập thuận lợi như là sự biện minh và tránh các nghĩa vụ pháp lý. 2.1.3.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) Lý thuyết các bên liên quan cung cấp một tư duy mới về trách nhiệm của doanh nghiệp khi cho rằng nhu cầu của cổ đông không thể đáp ứng được nếu không đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan khác (Foster và Jonker, 2005). Tối đa hóa lợi nhuận và việc tạo ra giá trị cho các cổ đông không còn là mục tiêu duy nhất của quản lý mà phải cùng tồn tại với giá trị của các bên liên quan khác (Longo và cộng sự, 2005), trong đó có nhu cầu xã hội và môi trường bền vững.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Lý thuyết các bên liên quan có chút khác biệt với lý thuyết hợp pháp vì lý thuyết hợp pháp coi xã hội là một nhóm và yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng được kỳ vọng của xã hội trong khi lý thuyết các bên liên quan chia xã hội thành các nhóm được gọi là các bên liên quan. Freeman (1984, trang 46) [TN11]định nghĩa bên liên quan là cá nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hành động của tổ chức. Theo lý thuyết này, các bên liên quan bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, cộng đồng và công chúng, nhà quản lý, cổ đông và chủ nợ. Báo cáo trách nhiệm xã hội, hay công bố thông tin xã hội, là kế hoạch chiến lược cho các bên liên quan thấy hoạt động xã hội của doanh nghiệp (Roberts, 1992). Nói cách khác, công bố thông tin xã hội được coi là một phần của cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với các bên liên quan (Gray và cộng sự, 1995, trang 53). Lý thuyết các bên liên quan cung cấp một khuôn khổ để đánh giá CSR thông qua các hoạt động xã hội được báo cáo (Snider và cộng sự, 2003). Lĩnh vực được quan tâm nhất trong vận dụng lý thuyết này là các nghiên cứu về các nhân tố giải thích mức độ công bố thông tin xã hội và môi trường. Các nghiên cứu này được phân loại thành ba nhóm. Trong nhóm đầu tiên, các nhà nghiên cứu kiểm tra sự liên quan của các thông tin này với nhà đầu tư. Nhóm thứ hai khám phá mối quan hệ giữa công bố thông tin xã hội và hiệu quả hoạt động xã hội. Nhóm nghiên cứu thứ ba phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin xã hội của doanh nghiệp. Tác giả thảo luận về nhóm cuối cùng vì đây là nhóm phù hợp nhất với nghiên cứu này. Những nghiên cứu liên quan đến việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị và công bố trách nhiệm xã hội thường dựa trên cơ sở lý thuyết được đề xuất bởi Ullmann (1985). Tác giả đưa ra một khung khái niệm cho các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin xã hội. Mô hình của tác giả có ba khía cạnh để giải thích cho việc báo cáo thông tin xã hội doanh nghiệp: 1. Quyền lực của các bên liên quan: cơ sở lý thuyết của khung khái niệm. Khi các bên liên quan kiểm soát nguồn lực cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như nguồn nhân lực, nguồn tài chính,… doanh nghiệp sẽ đáp ứng để thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan. Nhà quản lý có chủ ý quan tâm đến các
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 bên liên quan có quyền lực. Các bên liên quan khác nhau có mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và chính sách công bố thông tin của doanh nghiệp khác nhau. Nhà quản lý phải nhận thức và tìm cách đáp ứng các mối quan tâm đó để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Nhu cầu các bên liên quan thay đổi theo thời gian nên nhà quản lý phải thường xuyên điều chỉnh hoạt động và công bố thông tin của họ phù hợp với nhu cầu đó. 2. Vị trí chiến lược: phương thức đáp ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu. Khía cạnh này nhấn mạnh vị trí mà nhà quản lý tìm cách tăng cường mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan quan trọng để đạt mức độ phụ thuộc lẫn nhau tối ưu. Các bên liên quan đều được đối xử công bằng. Doanh nghiệp dùng công bố thông tin như là một công cụ hiệu quả để hòa hợp lợi ích các bên liên quan. Khi lợi ích các bên xung đột, thì nhà quản lý tìm cách cân bằng các lợi ích kinh tế theo phương pháp tối ưu nhất. 3. Hiệu quả kinh tế: giúp xác định mức độ tương đối giữa nhu cầu xã hội và sự chú ý nhận được như trong giai đoạn có lợi nhuận cao, nhu cầu xã hội nhận được nhiều sự chú ý hơn và ảnh hưởng đến nguồn tài chính dùng để thực hiện các chương trình xã hội. Thông tin tài chính, môi trường và xã hội mà doanh nghiệp công bố là căn cứ để các bên liên quan đánh giá và đưa ra quyết định chấp thuận hay không đồng ý hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.3.4. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) Khái niệm cơ sở của lý thuyết thể chế là doanh nghiệp được yêu cầu đáp ứng các quy định của ngành và quy tắc cạnh tranh (DiMaggio và Powell, 1983). Báo cáo thông tin trách nhiệm xã hội phải được đặt trong hệ thống trách nhiệm mà doanh nghiệp, chính phủ, pháp lý và tổ chức xã hội hoạt động (Matten và Moon, 2008). Hành vi của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các thể chế chính trị, kinh tế và xã hội (Campbell, 2007) và được thúc đẩy phải đáp ứng áp lực môi trường. Theo lý thuyết thể chế, áp lực môi trường là quy định, chuẩn mực và nhận thức (Scott, 1995[TN12]). Áp lực quy định là luật lệ, luật pháp và cấu trúc chính trị chi phối trong ngành, là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công bố thông tin trách nhiệm xã hội để đạt được sự hợp pháp trong hoạt động. Các doanh nghiệp
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 cùng ngành có xu hướng bắt chước lẫn nhau hay doanh nghiệp dẫn đầu ngành để đạt được sự ủng hộ gia tăng của các bên liên quan về tính hợp pháp hóa cũng như lợi thế cạnh tranh và giảm bớt rủi ro. Khi thực hành công bố thông tin trách nhiệm xã hội được áp dụng thành công và được coi là khuôn mẫu thì sẽ có tác động hiệu ứng lan tỏa. Áp lực chuẩn mực là các quy tắc, giá trị hình thành từ giáo dục và các hiệp hội nghề nghiệp để đạt được sự ứng xử của doanh nghiệp, là động lực cho sự thay đổi trong thực tiễn của doanh nghiệp và thái động nghề nghiệp. Áp lực nhận thức là tương tác xã hội giữa những doanh nghiệp trong cùng một ngành (Dibrell, 2010). Có những doanh nghiệp có hành vi khác biệt với những doanh nghiệp khác. Thay vì chạy theo tối đa hóa lợi nhuận thì xây dựng hình ảnh khác biệt của bản thân doanh nghiệp đối với công chúng qua những công bố liên quan đến môi trường và trách nhiệm xã hội. Như vậy, lý thuyết thể chế với các khía cạnh áp lực này giải thích việc định hình cấu trúc và hoạt động của doanh nghiệp trong ngành, trong tương tác với các bên liên quan và có sự chấp nhận xã hội cũng như tính hợp pháp để tồn tại. Báo cáo trách nhiệm xã hội phản ánh sự phát triển hệ thống quản trị doanh nghiệp đáp ứng các mối quan tâm của các bên liên quan và điều kiện thể chế, thể hiện các ưu tiên và trách nhiệm chính của doanh nghiệp (Young và Marais, 2011). Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và truyền đạt chúng để tăng danh tiếng và đáp ứng việc theo dõi liên tục của các bên liên quan và xã hội (Chiu và Sharfman, 2011). Báo cáo CSR được xem là thực tiễn quản trị để doanh nghiệp thông báo với các bên liên quan về thành tựu đạt được và duy trì danh tiếng tốt (Bebbington và cộng sự, 2008). Để xây dựng danh tiếng vững chắc trên thị trường và sự tin tưởng của các bên liên quan, doanh nghiệp phải cam kết trách nhiệm xã hội thông qua cung cấp thông tin rõ ràng và xác minh được (Perrini, 2005), từ đó, phát triển hình ảnh, danh tiếng và có lợi thế cạnh tranh (Hooghiemstra, 2000). Matten và Moon (2008) xác định trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là “rõ ràng” hoặc “ngầm định”. CSR rõ ràng là việc áp dụng tự nguyện các cam kết môi trường và chiến lược kinh doanh kết hợp giá trị xã hội, có tính chủ động khi đối thoại với các bên liên quan để giảm bớt áp lực từ các quy định pháp luật về môi trường. CSR
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 ngầm định đề cập đến vai trò nội bộ của doanh nghiệp, phản hồi lại áp lực môi trường thể chế mà doanh nghiệp tiếp xúc. Cả hai khía cạnh này là phản ứng của doanh nghiệp với các áp lực thể chế khác nhau mà doanh nghiệp phải chịu, và báo cáo CSR là công cụ hữu ích để quản lý hoạt động giao tiếp của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về báo cáo trách nhiệm xã hội xoay quanh các đặc tính của doanh nghiệp và các nhân tố ngữ cảnh ảnh hưởng đến mức độ báo cáo CSR. Theo Adams (2002), các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ, chất lượng và số lượng báo cáo CSR có thể được phân thành ba loại: (i) đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô và ngành công nghiệp; (ii) các nhân tố ngữ cảnh như quốc gia, thời gian, phương tiện truyền thông hoặc áp lực của các bên liên quan và (iii) các yếu tố bên trong như vị trí chủ tịch hay ủy ban báo cáo thông tin xã hội. 2.1.4. Quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội ở Việt Nam a) Trên thế giới  Dự án SIGMA của Bộ Công thương Vương quốc Anh về Sustainability - Integrated Guidelines for Management với mục  đích là cung cấp các hướng dẫn, tư vấn thiết thực hỗ trợ các tổ chức trong quá trình phát triển bền vững.   Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững của tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI).   Bộ tiêu chuẩn và công cụ quản lý về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - ISO 26000 của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), xây dựng vào năm 2005, công bố chính thức vào năm 2008…  b) Tại Việt Nam Việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội tại Việt Nam hiện nay là chưa bắt buộc do khuôn khổ các chuẩn mực và quy định về trách nhiệm xã hội còn có nhiều khoảng trống với quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam đã ban hành các quy định cụ thể về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có quy định công bố thông tin về trách nhiệm xã hội mà đối tượng hướng đến là các bên tham gia vào thị trường chứng khoán như các công ty đại chúng, công ty chứng
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 khoán, các Sở giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư và các đối tượng khác có liên quan.  Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức độ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2012 đến hết ngày 31/12/2015. Thông tư này quy định các doanh nghiệp đại chúng phải lập và công bố báo cáo thường niên định kỳ hàng năm.  Trong nội dung hướng dẫn về lập báo cáo thường niên, các doanh nghiệp đại chúng phải trình bày thông tin chung về doanh nghiệp mình, trong đó, ở mục định hướng phát triển, các doanh nghiệp cần nêu rõ các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của mình. Có thể thấy rằng, quy định tính bắt buộc cũng như nội dung công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán của Thông tư số 52/2012/TT-  BTC chưa cao và chưa cụ thể.   Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đến nay. Một trong những điểm mới trong Thông tư số 155/2015/TT-BTC là quy định doanh nghiệp đại chúng phải công bố thông tin liên quan đến phát triển bền vững. Quy định công bố thông tin về môi trường và xã hội trong Thông tư này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Việt Nam nhằm hướng đến một thị trường tài chính bền vững, minh bạch. Cụ thể, Thông tư số 155/2015/TTBTC nêu rõ nội dung trình bày và công bố trong báo cáo phải gồm 7 mục chính liên quan đến môi trường và xã hội của doanh nghiệp như sau: - Quản lý nguồn nguyên liệu; - Tiêu thụ năng lượng; - Tiêu thụ nước;