SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
Tại chương I, người viết tập trung làm rõ các vấn đề chung về lý luận
như lược sử của hoạt động sáp nhập CTCP trên thế giới và Việt Nam, khái
niệm, đặc trưng pháp lý và vai trò, ý nghĩa của hoạt động này.
1.1. Khái niệm sáp nhập CTCP
Muốn tìm hiểu thế nào là sáp nhập CTCP, trước hết chúng ta cần hiểu
được thế nào là hoạt động sáp nhập. Khi có được cái nhìn tổng quan về hoạt
động này, chúng ta nắm được những đặc điểm chung nhất, kết hợp cùng với
những tính chất riêng của CTCP thì sẽ có được một cách hiểu đúng về khái
niệm sáp nhập CTCP.
Từ thời kì tư bản chủ nghĩa, tập trung tư bản được hiểu là "sự tăng thêm
quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn
trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn" [23,256]. Trong đó, cạnh
tranh và tín dụng chính là những đòn bẩy mạnh mẽ nhất để thúc đẩy tập trung
tư bản phát triển một cách nhanh chóng. Cạnh tranh buộc các tư bản, nhất là tư
bản có quy mô vừa và nhỏ phải liên kết hay sát nhập với nhau để cùng đứng
vững được trên thị trường. Còn tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành phương tiện
để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản. Như
vậy, sáp nhập chính là một hình thức của tập trung tư bản.
Theo từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Từ điển bách khoa tái bản năm
2010: "sáp nhập" có nghĩa là "nhập lại với nhau thành một". Theo đó, hoạt động
sáp nhập được coi là sự "nhập lại" của hai hoặc nhiều tổ chức, đặc biệt là các
công ty, doanh nghiệp thành một tổ chức duy nhất. Thông thường, sự kết hợp
này sẽ đến từ những tổ chức có nhiều điểm tương đồng với nhau.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quan điểm nào thống nhất về khái
niệm hoạt động sáp nhập. Tuy nhiên chúng ta có để tìm thấy khái niệm này
được đề cập đến trong một số điều luật cụ thể. LCT 2004 quy định sáp nhập
như là một hình thức tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi chống
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cạnh tranh. Cụ thể, khoản 1 điều 17: "Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc
một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của
doanh nghiệp bị sáp nhập.". Trong khi đó, LDN 2014 quy định sáp nhập như
là một hình thức tổ chức lại công ty, chi tiết tại khoản 1 điều 195: "Một hoặc
một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một
công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.". Như vậy, hoạt động sáp
nhập được hiểu nôm na là những giao dịch mà trong đó, một hoặc một số doanh
nghiệp chấm dứt tư cách pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp
khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiến hành tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập. Ví dụ, khi một
doanh nghiệp A bị sáp nhập vào doanh nghiệp B, doanh nghiệp A sẽ không còn
nữa. Thay vào đó, cổ phiếu của doanh nghiệp A sẽ được chuyển đổi sang cổ
phiếu của doanh nghiệp B. Cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp sau sáp
nhập cũng khác với trường hợp mua lại doanh nghiệp vì hai doanh nghiệp sáp
nhập sẽ bắt tay, kết hợp cùng nhau để cùng quản lý dù trên thực tế về mặt pháp
lý có một bên bị sở hữu và một bên được sở hữu.
So sánh với pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy cách
hiểu của những nhà làm luật tại Việt Nam về vấn đề này còn khá hẹp. Theo
điều 15 Luật Chống độc quyền của Nhật Bản, thuật ngữ "mua lại cổ phần" cũng
được hiểu là sáp nhập. Còn theo điều 91 LCT Ca-na-đa, sáp nhập được coi là
"sự thiết lập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp của một hay nhiều bên thông qua
việc mua hoặc cho thuê cổ phần hoặc tài sản, liên kết hoặc kết hợp bằng cách
khác, quyền kiểm soát hoặc quan tâm đáng kể đối với toàn bộ hoặc một phần
hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, bên cung cấp, bên mua hàng
hoặc một người khác bất kỳ". Những cách hiểu trên có phần rộng
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hơn, bởi hoạt động sáp nhập như đã nói, không chỉ dừng lại ở việc thực hiện
đơn thuần hành vi sáp nhập mà còn bao gồm một chuỗi hành vi có liên kết với
nhau để thực hiện mục đích sáp nhập. Đây là cách hiểu dựa trên thực tiễn
thương mại được đặt trong bối cảnh chung của thị trường quốc tế với kinh
nghiệm về hoạt động M&A mà các quốc gia trên thế giới đã thực hiện qua hàng
trăm năm và người viết cũng nghiêng về quan điểm này. So với cách hiểu trên,
những quy định về sáp nhập trong pháp luật Việt Nam mang tính đóng hơn khi
chỉ dừng lại ở việc định nghĩa theo đúng quan niệm của người Việt Nam về
"sáp nhập" và mô tả hành vi đó bằng việc liệt kê một cách trực tiếp mà chưa
xét đến mục đích cuối cùng của hành vi. Vô hình chung đã tạo ra một kẽ hở,
dẫn tới hiện tượng có những hành vi về bản chất, mục đích là sáp nhập, tập
trung kinh tế nhưng lại không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật do không thể
hiện được đầy đủ những mặt mô tả về hình thức của hành vi pháp lý. Điều này
đã khiến cho một số công ty gặp khó khăn khi không nắm rõ được vấn đề trong
hoạt động sáp nhập của mình.
Từ những điều trên, dễ thấy rằng cách hiểu khái niệm về sáp nhập CTCP
không có nhiều điểm khác biệt so với sáp nhập doanh nghiệp nói chung. Điểm
khác biệt quan trọng nhất có lẽ là tính chất vốn điều lệ ở CTCP được chia thành
những phần vốn bằng nhau, dễ dàng được phát hành chứng khoán để huy động
vốn cũng như chuyển nhượng phần vốn góp. Do vậy mà hoạt động sáp nhập
đối với CTCP cũng sôi động hơn. Từ đặc điểm trên của CTCP, có thể thấy rõ
cổ phần trở thành một công cụ để bảo vệ quyền kinh doanh của các bên trong
những thương vụ sáp nhập. Bên nào sở hữu được số lượng cổ phần vượt trội
hơn sẽ giành được ưu thế về quyền kinh doanh chứ không phụ thuộc vào đặc
điểm về nhân thân hay các mối quan hệ. Thông thường, điều này sẽ được quyết
định bởi tình hình tài chính của chủ thể đó.
Như vậy, nhờ tính chất của CTCP mà sân chơi trong hoạt động sáp nhập
trở nên công bằng với tất cả các bên. Cũng dựa vào các tính chất riêng biệt của
CTCP, các quy định pháp lý về sáp nhập được hình thành. Ví dụ các
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quy định về công bố thông tin khi sáp nhập, bảo vệ cổ đông thiểu số... đều được
thiết lập dựa trên các đặc điểm của loại hình công ty này.
1.2. Đặc trưng pháp lý của sáp nhập CTCP
Thứ nhất, hoạt động sáp nhập CTCP mang đặc trưng pháp lý đó là sự
chuyển đổi về mặt chủ sở hữu, cách thức điều hành và quản trị công ty. Đây là
một giao dịch mang tính chất dân sự nhưng có đối tượng là CTCP - một thực
thể pháp lý chứ không phải tài sản đơn thuần. Qua đó, bên thực hiện sáp nhập
muốn nắm quyền kiểm soát đối với bên bị sáp nhập. Hay nói cách khác, khách
thể của quan hệ sáp nhập này chính là trái quyền.
Trong hoạt động sáp nhập CTCP có sự chuyển giao toàn bộ sản nghiệp
thương mại của công ty cùng các trái quyền khác. Sản nghiệp thương mại ở đây
được hiểu là toàn bộ tài sản bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình
thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân phục vụ
cho hoạt động thương mại: trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, tên thương
mại, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ...
Các trái quyền ở đây là quyền kiểm soát công ty, tất cả quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp bao gồm cả quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba cũng như với
chủ nợ hay người lao động...
Thứ hai, chủ thể thực hiện hoạt động sáp nhập là bên nhận sáp nhập và
bên bị sáp nhập. Theo đó, bên bị sáp nhập (bên bị động) trong hoạt động sáp
nhập CTCP là chính là công ty mục tiêu. Bởi đây là một pháp nhân có tư cách
pháp lý độc lập, có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Đồng thời công ty này cũng là đối tượng của quan hệ sáp nhập.
Bên nhận sáp nhập (bên chủ động) là công ty muốn thực hiện hoạt động
sáp nhập. Dưới góc độ pháp lý, tính chất chủ động này của công ty xuất phát từ
sự thừa nhận của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và quyền tự chủ trong
hoạt động kinh doanh của công ty. Sự công nhận này đem lại quyền cho công
ty đối với những hoạt động phát sinh trong nội bộ cũng như những hoạt
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
động phát sinh bên ngoài công ty như quyền tự do liên kết kinh doanh mà sáp
nhập là một trong những cách thức để thực hiện nó.
Hai chủ thể này trước hết phải đáp ứng đủ những điều kiện chung thế
nào là doanh nghiệp. Bởi CTCP là một loại hình của doanh nghiệp. Theo đó,
khoản 9 điều 3 LDN 2014 quy định "Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp
được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở
chính tại Việt Nam.". Vậy còn thế nào là CTCP? CTCP được hiểu là loại hình
doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. CTCP có
tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Thứ ba, về hậu quả pháp lý, sáp nhập CTCP dẫn đến việc chấm dứt hoàn
toàn sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thay vào đó, công ty nhận sáp nhập vẫn
được giữ nguyên, sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp khác từ công ty bị sáp nhập. Đây là điểm khác biệt so với các hoạt động
khác như mua bán, hợp nhất, chia, tách.. công ty.
Thứ tư, sáp nhập CTCP được thể hiện qua hợp đồng sáp nhập CTCP.
Hợp đồng sáp nhập là sự thỏa thuận giữa bên bị sáp nhập và bên nhận sáp nhập
về việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp khác từ
công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của công ty bị sáp nhập.
Thứ năm, sáp nhập CTCP phải thông qua sự thừa nhận của cơ quan có
thẩm quyền thông qua các thủ tục pháp lý nhất định. Điều này xuất phát từ bản
chất của công ty. Công ty được khai sinh thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh
–một thủ tục để gán cho nó một tư cách pháp lý, gán cho những người thành
lập nên nó những quyền và nghĩa vụ pháp lý. Do đó, khi công ty bị sáp nhập,
có sự chuyển giao các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cổ đông sáng lập nên
doanh nghiệp, vì vậy cần một sự chứng nhận của cơ quan công quyền
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
về việc chuyển giao này. Ở góc độ này, Nhà nước đứng ra với tư cách người
công nhận thỏa thuận sáp nhập giữa các bên.
1.3. Phân loại các hình thức sáp nhập CTCP
Có nhiều cách thức để phân loại các hình thức sáp nhập CTCP dựa trên
nhiều tiêu chí khác nhau. Người viết lựa chọn một số tiêu chí nổi bật dưới đây
để đưa vào phần nghiên cứu của mình:
1.3.1. Căn cứ theo mức độ liên kết của công ty thành viên
Sáp nhập thường được chia thành 3 loại: sáp nhập theo chiều ngang
(Horizontal), sáp nhập theo chiều dọc (Vertical) và sáp nhập theo kiểu hỗn hợp
(Conglomerate).
- Sáp nhập theo chiều ngang
Đây là hoạt động sáp nhập giữa các công ty cùng một lĩnh vực kinh
doanh, có cùng loại sản phẩm và thị trường, từ đó tạo ra một hãng có sức cạnh
tranh cao. Hình thức này giúp giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm chi phí
do quy mô (Economies of Scale). Có thể lấy ví dụ trường hợp sáp nhập giữa
JPMorgan và BankOne trong lĩnh vực tài chính, hay thương vụ sáp nhập lớn
nhất trong lĩnh vực ngân hàng từ trước đến nay giữa hai ngân hàng Algemene
Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO).
- Sáp nhập theo chiều dọc
Khác với sáp nhập theo chiều ngang, sáp nhập theo chiều dọc là sáp nhập
giữa các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng khác nhau về phân khúc thị
trường. Ví dụ như Walt Disney với ABC Television. Sự sáp nhập này đem lại
cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng
nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn
hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh.
- Sáp nhập theo kiểu hỗn hợp:
Sáp nhập giữa các công ty khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh,
từ đó tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như Deawoo.
Hình thức này là giúp nhằm giảm cơ bản rủi ro nhờ đa dạng hóa và để khai
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, tài nguyên.
Hình thức này không còn mấy phổ biến trong nhiều năm trở lại đây.
1.3.2. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ
- Sáp nhập trong nước:
Đây là hình thức mua bán và sáp nhập diễn ra tại một quốc gia và được
thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng lãnh thổ một quốc gia, không có
sự kết hợp giữa các tài sản xuyên biên giới.
- Sáp nhập xuyên biên giới:
Hình thức sáp nhập được thực hiện giữa các công ty thuộc hai quốc gia
khác nhau. Ngoải ra, đây còn có thể coi là một trong những hình thức đầu tư
trực tiếp và phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong quá trình toàn
cầu hóa gần đây, làn sóng toàn cầu hóa đã dần xóa bỏ biên giới kinh doanh của
các công ty đa quốc gia khiến cho xu hướng sáp nhập xuyên biên giới ngày
càng trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.
1.4. Các phương thức sáp nhập CTCP
Phương thức thực hiện sáp nhập CTCP rất đa dạng. Việc lựa chọn
phương thức nào tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị cũng như ưu thế
của công ty trên thị trường trong từng trường hợp cụ thể. Một số phương thức
thực hiện hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp là phương thức chào thầu,
phương thức thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành, phương
thức lôi kéo cổ đông bất mãn, phương thức mua lại tài sản của doanh nghiệp,
và phương thức thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Thương lượng
Thương lượng là một trong những phương thức được sử dụng phổ biến
nhất và mang nhiều thiện chí khi thực hiện sáp nhập CTCP. Khi cả hai công ty
đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng của thương vụ sáp nhập hoặc họ dự đoán
được tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh vượt trội sau sáp nhập, ban
điều hành sẽ ngồi lại với nhau để thương thảo, tiến tới một hợp đồng sáp nhập.
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chào thầu
Đây là phương pháp mà CTCP chủ động muốn nhận sáp nhập, đề xuất
trực tiếp với các cổ đông của CTCP mục tiêu (DN mục tiêu) về ý định mua cổ
phiếu của các cổ đông này với mức giá cao hơn thị trường. Theo đó, sẽ áp dụng
chế độ công bố thông tin cho các cổ đông về ý định sẽ trả một giá nào đó trong
một thời gian nhất định và cam kết mua cổ phiếu. Giá chào thầu thường đủ hấp
dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản trị công
ty mà mình đang nắm giữ. Nếu các cổ đông của công ty mục tiêu chấp nhận
mức giá này thì việc chào thầu thành công. Điểm đáng chú ý trong các thương
vụ “chào thầu” là ban quản trị công ty bị mua bị mất quyền định đoạt, bởi đây
là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty mua và cổ đông của công ty bị mua, trong
khi ban quản trị (lúc này nắm không đủ số lượng cổ phần chi phối) bị gạt sang
một bên. Với nhiều trường hợp sáp nhập CTCP dựa vào phương pháp thương
lượng không được tiến hành suôn sẻ thì sự lựa chọn tiếp theo sẽ là phương pháp
chào thầu. Vì thế, phương pháp này phần lớn diễn ra trong trường hợp sáp nhập
không thân thiện.
Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Công ty có ý định sáp nhập sẽ chuẩn bị nguồn vốn đủ lớn khi có ý định
thôn tính một doanh nghiệp nào đó trên thị trường. Lúc này công ty muốn nhận
sáp nhập sẽ tiến hành mua cổ phiếu của các doanh nghiệp mục tiêu thông qua
các giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổ đông chiến
lược hiện hữu. Tuy nhiên, phương thức mua bán sáp nhập này đòi hỏi thời gian,
và nếu thông tin về thương vụ sáp nhập bị bại lộ có có thể sẽ tạo nhu cầu về cổ
phiếu doanh nghiệp trên thị trường tăng lên. Dẫn đến giá của cổ phiếu của công
ty bị sáp nhập có thể tăng cao trên thị trường. Bên cạnh nhược điểm đó, phương
thức mua bán sáp nhập này cũng có những ưu điểm, nếu nó được thực hiện dần
dần và thông tin không được tiết lộ trước khi hoàn thành thương vụ thì công ty
nhận sáp nhập có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm,
không gây
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xáo động lớn cho công ty bị sáp nhập trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn
so với phương thức chào thầu rất nhiều.
Lôi kéo cổ đông bất mãn
Lôi kéo cổ đông bất mãn là phương thức sáp nhập đối với các thương vụ
mang tính chất thù địch. Khi một công ty rơi vào tình trạng kinh doanh yếu
kém, thua lỗ, thường có một bộ phận các cổ đông, họ bất mãn và muốn thay đổi
ban quản trị. Họ hi vọng rằng ban quản trị mới sẽ có thể điều hành công ty tốt
hơn, và đem lại kết quả kinh doanh khả quan hơn. Lợi dụng sự mâu thuẫn nội
bộ này mà công ty cạnh tranh có thể lôi kéo một bộ phận cổ đông bất mãn.
Trước hết, thông qua thị trường chứng khoán, công ty cạnh tranh thực hiện mua
số lượng cổ phần tương đối lớn để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu
(nhưng tỷ lệ nắm giữ cổ phần chưa đủ để chi phối doanh nghiệp). Vì vậy, họ
tiếp tục mua cổ phần của các cổ đông bất mãn, cũng như nhận được sự ủng hộ
của các cổ đông này. Đến khi công ty cạnh tranh có đủ cổ phần chi phối, công
ty cạnh tranh cùng với những cổ đông bất mãn sẽ lập tức triệu tập họp Đại hội
đồng cổ đông và bầu đại diện của công ty cạnh tranh vào Hội đồng quản trị
mới. Mục đích cuối cùng của hoạt động là thay đổi ban điều hành công ty mục
tiêu.
Mua lại tài sản của công ty
Phương thứ này gần giống phương thức chào thầu. Công ty có mục đích
nhận sáp nhập có thể đơn phương, hoặc cùng doanh nghiệp mục tiêu tiến hành
hoạt động định giá lại tài sản của công ty bị mua. Tuy nhiên, công việc định giá
thường do một công ty định giá độc lập tiến hành. Trên cơ sở kết quả của quá
trình định giá, các bên liên quan sẽ tiến hành đưa ra mức giá mua phù hợp.
Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc nợ. Điểm hạn chế của
phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, bạn hàng,
nhân sự, văn hóa của tổ chức rất khó có thể định giá chính xác và đi đến sự
thống nhất về giá cả giữa các hai bên. Do đó, phương thức này thường áp dụng
để tiếp quản lại các công ty nhỏ, thực chất là nhắm đến các cơ sở sản
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý
đang thuộc sở hữu của công ty đó.
1.5. Quy trình thực hiện một thương vụ sáp nhập CTCP
Việc tìm hiểu về quy trình sáp nhập công ty có ý nghĩa rất lớn đối với
những người thực hiện công việc tư vấn sáp nhập hay với những luật sư tham
gia vào quá trình này. Để thực hiện một thương vụ sáp nhập, thông thường quy
trình sẽ gồm các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị sáp nhập
Tại giai đoạn này, các bên công ty sẽ tiến hành các bước như:
- Xây dựng chiến lược.
Bước này sẽ gồm những công việc quan trọng như lập và phê duyệt đề
án kinh doanh khả thi; lựa chọn công ty mục tiêu theo những tiêu chí, mục đích
riêng của công ty có nhu cầu nhận sáp nhập,...
- Lựa chọn các chủ thể gián tiếp tham gia vào hoạt động sáp nhập như
công ty kiểm toán, công ty tư vấn luật,...
- Tiến hành tìm hiểu, kiểm tra tính hợp pháp và đưa ra đánh giá về giá
trị công ty mục tiêu một cách cụ thể.
Giai đoạn 2: Tiến hành thỏa thuận
Hai bên công ty sẽ tiến hành thương lượng, thỏa thuận về việc sáp nhập
công ty. Sau đó sẽ ký kết những thỏa thuận sơ bộ. Công ty nhận sáp nhập sẽ
tiếp tục đánh giá thực tế về mục tiêu và đưa ra những thỏa thuận cuối cùng cho
thương vụ.
Giai đoạn 3: Ký kết hợp đồng
Sau khi đạt được những thỏa thuận cuối cùng về hoạt động sáp nhập công
ty, các bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng sáp nhập. Đây là cơ sở để việc sáp nhập
công ty có giá trị pháp lý. Thông qua hợp đồng, các bên thiết lập được mối quan
hệ về chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ cùng lợi ích hợp pháp cho
nhau.
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Giai đoạn 4: Hoàn thiện và nộp hồ sơ sáp nhập
Công ty nhận sáp nhập sẽ chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ sáp nhập gồm nhiều
tài liệu khác nhau để nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư để nhận được kết quả trong
một khoảng thời gian nhất định.
1.6. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động sáp nhập CTCP
1.6.1. Đối với nhà đầu tư
Hoạt động sáp nhập CTCP mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía, công
ty nhận và công ty bị sáp nhập.
Đối với công ty bị sáp nhập, hoạt động này sẽ giúp cho họ tránh được
tình trạng bị phá sản khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Mặt khác,
đây cũng là một biện pháp góp phần cơ cấu lại các công ty kinh doanh kém hiệu
quả mà không làm giảm đi giá trị đầu tư của thị trường. Đồng thời, nó cũng
khuyến khích các công ty phải nỗ lực hoạt động hiệu quả hơn để tránh tình trạng
bị các công ty lớn "thâu tóm".
Đối với công ty nhận sáp nhập, việc tiến hành sáp nhập sẽ giúp cho công
ty mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh mà không phải bỏ quá nhiều chi
phí cũng như công sức, thời gian. Bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tên tuổi
thương hiệu hay quan hệ khách hàng... không thể thực hiện được trong ngày
một ngày hai mà đó là cả một quá trình lâu dài.Ngoài ra, đây cũng là một trong
những con đường ngắn, dễ dàng và tiết kiệm nhất để giúp các nhà đầu tư nước
ngoài tiếp cận với thị trường của nước sở tại. Họ có thể triển khai kinh doanh
ngay sau khi tiến hành hợp đồng sáp nhập mà không cần mất quá nhiều thời
gian để chuẩn bị như các nhà đầu tư thực hiện bài bản từ đầu. Hơn nữa, với
những công ty lớn, có chỗ đứng trên thị trường thị việc thực hiện hoạt động sáp
nhập cũng được coi là một hình thức để "bành trướng" quyền lực cũng như khả
năng "thôn tính" đối thủ cạnh tranh của mình.
1.6.2. Đối với nền kinh tế
Hoạt động sáp nhập được coi như một biện pháp "kế hoạch hóa" tích cực
cho nền kinh tế khi đã giảm thiểu được số lượng các công ty hoạt động
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
không hiệu quả. Đây cũng là một hình thức tập trung kinh tế, thể hiện qua việc
những công ty gặp thua lỗ trong kinh doanh hay những công ty có tiềm năng
trong tương lai được sáp nhập lại để trở thành những công ty có quy mô lớn
hơn với đầy đủ khả năng về tài chính và khả năng đứng vững trên thị trường
đầy biến động. Những công ty này sẽ giữ vai trò tiên phong trong xu hướng hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Qua đó thúc đẩy động lực cạnh tranh cho
nền kinh tế, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường
trong nước. Nếu hoạt động nàyđược diễn ra dựa trên một sân chơi công bằng,
thì nhu cầu sáp nhập sẽ được duy trì và củng cố. Nhu cầu này khuyến khích các
công ty phải hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nếu không muốn xảy ra tình
trạng bị sáp nhập vào một công ty khác. Hoạt động hiệu quả của công ty sẽ
mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và trở thành một nguồn thu thuế dồi dào
của Nhà nước.
1.7. Lược sử về hoạt động sáp nhập CTCP
1.7.1. Hoạt động sáp nhập công ty cổ phần trên thế giới
Sáp nhập không còn là một hiện tượng mới lạ đối với thị trường toàn cầu
ngày nay. Nó đã xuất hiện rất sớm từ hàng trăm năm trước. Từ cuối thế kỉ XIX
- đầu thế kỉ XX là khoảng thời gian đánh dấu thời kì đỉnh cao trong quá trình
tập trung tư bản trên thế giới. Rất nhiều những công ty phát triển mạnh mẽ trong
một thời gian, tạo được chỗ đứng trên thị trường nhưng lại không kịp thích nghi
với những thay đổi bất ngờ của tình hình kinh tế nên lâm vào tình trạng bị kiệt
quệ về mặt tài chính. Từ đó nhu cầu cho hoạt động M&A nói chung và sáp nhập
nói riêng được hình thành. Đây được coi là thời kỳ là chuyển giao từ chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với sự hình thành của
các tập đoàn công nghiệp khổng lồ. Chính sự chuyển giao này đã dẫn đến sự
phát triển của hoạt động M&A nói chung cũng như sáp nhập nói riêng, mà
thông qua đó các công ty có thể thực hiện việc thâu tóm quyền lực quản trị của
mình tại doanh nghiệp cũng như thâu tóm thị
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trường.Từ đó đến nay, trên thế giới đã xuất hiện năm làn sóng về sáp nhập công
ty.
Làn sóng thứ nhất bắt đầu từ những năm 1897 đến năm 1904. Đây là thời
gian khởi đầu của hoạt động sáp nhập. Trong giai đoạn này, sự sáp nhập giữa
các công ty được độc quyền trên các dây chuyền sản xuất như đường sắt, điện,..
Những vụ sáp nhập đầu tiên xảy ra trong khoảng thời gian nói trên hầu hết là
các vụ sáp nhập theo chiều ngang diễn ra giữa các ngành công nghiệp sản xuất
nặng. Phần lớn các vụ sáp nhập đã được hình thành trong giai đoạn này kết thúc
trong thất bại vì họ không thể đạt được hiệu quả mong muốn. Sự thất bại này
là sự suy thoái của nền kinh tế năm 1903 và sự sụp đổ của thị trường chứng
khoán năm 1904. Khung pháp lý cũng không hỗ trợ một cách hoàn chỉnh. Đạo
luật Sherman ở Mỹ ra đời trong giai đoạn này nhằm khôi phục cạnh tranh, làm
suy yếu các độc quyền và bảo vệ quyền được tham gia của những nhà sản xuất
nhỏ.
Làn sóng thứ hai diễn ra từ năm 1916 đến năm 1929 được khởi tạo từ sự
bùng nổ về kinh tế đã xảy ra sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sự phát triển
công nghệ như sự phát triển của đường sắt và vận chuyển bằng xe cơ giới cung
cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động sáp nhập này. Hoạt động sáp nhập
chủ yếu theo chiều dọc hoặc hỗn hợp (khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh
doanh ban đầu nhưng về sau tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều
lĩnh vực). Các ngân hàng đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều
kiện cho việc sáp nhập và mua lại. Làn sóng này kết thúc với sự sụp đổ của thị
trường chứng khoán vào năm 1929.
Các vụ sáp nhập diễn ra ở làn sóng thứ ba trong những năm 60 của thế
kỷ XX chủ yếu là sáp nhập tập đoàn. Hoạt động sáp nhập được lấy cảm hứng
từ giá cổ phiếu cao, lãi suất và việc chống pháp luật độc quyền. Học thuyết kinh
tế nền tảng của giai đoạn này là chủ nghĩa Keynes. Chủ nghĩa này đề cao vai
trò của nhà nước trong can thiệp vĩ mô. Đến cuối thập kỷ 60, những
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phương pháp của Keynes không còn hiệu quả, hệ thống lý thuyết rơi vào khủng
hoảng và đó cũng là lúc làn sóng sáp nhập đi vào giai đoạn thoái trào.
Làn sóng thứ tư bắt đầu từ năm 1981 và kết thúc vào năm 1989 diễn ra cùng
thời điểm với sự thay đổi trong chính sách chống độc quyền, sự bãi bỏ quy định
về độc quyền trong dịch vụ tài chính, sự thiết lập những công cụ tài chính và thị
trường mới (thị trường trái phiếu), cũng như sự phát triển công nghệ trong ngành
công nghiệp điện tử. Thế giới bắt đầu xuất hiện những nền kinh tế mới bên cạnh
Mỹ và các nước Châu Âu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... tạo ra sự cạnh
tranh mạnh mẽ trên toàn cầu. Hoạt động sáp nhập đã diễn ra giữa ngành công
nghiệp dầu khí, dược phẩm, ngân hàng và ngành hàng không. Các vụ sáp nhập có
yếu tố nước ngoài trở nên phổ biến với hầu hết trong số đó là sự tiếp quản từ công
ty đối thủ. làn sóng thứ tư này một lần nữa lại bị suy yếu dần sau sự tụt dốc của
thị trường chứng khoán vào năm 1987.
Làn sóng thứ năm (từ năm 1992 đến nay) là thời điểm để các hoạt động
mua bán cũng như sáp nhập công ty trở nên sôi nổi, đa dạng về cách thức cũng
như gia tăng về giá trị. Hoạt động sáp nhập diễn ra chủ yếu trong ngành ngân
hàng và viễn thông. Theo thống kê của công ty phân tích các dữ liệu tài chính
Dealogic, đến thời điểm giữa năm 2005, tổng giá trị các cuộc sáp nhập trên toàn
cầu đã lên tới 1.970 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, theo đó, châu
Âu qua mặt Mỹ về giá trị các cuộc sáp nhập với giá trị ước khoảng 281 tỷ USD
(con số này ở Mỹ là 190,5 tỷ USD). Tình hình sáp nhập và mua lại các tập đoàn
đa quốc gia diễn ra ở hầu hết mọi lĩnh vực: công nghiệp, tài chính, viễn thông,
sản xuất hàng tiêu dùng (ôtô, sản phẩm giải trí, điện thoại...). Thế giới từng
chứng kiến một số sự kiện sáp nhập đáng chú ý như vụ Tập đoàn Symantec và
Tập đoàn Veritas Software sáp nhập với nhau, ngân hàng UFJ Holdings Inc sáp
nhập với Tập đoàn tài chính Tokyo Mitsubishi...
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, nhờ sự phát triển đầy thăng trầm của
hoạt động sáp nhập mà các nước có nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
triển sau này xem nó như một định hướng cho hoạt động sáp nhập cho từng
quốc gia. Và hơn nữa, sự phát triển của hoạt động sáp nhật luôn theo xu hướng
tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Bên
cạnh đó, hiệu quả mà hoạt động mang lại là khả năng đem lại cơ hội phục hồi
nền kinh tế thường rất cao.
1.7.2. Hoạt động sáp nhập CTCP tại Việt Nam
Nếu như vào khoảng hai mươi năm về trước, cụm từ M&A còn khá mới
lạ ở Việt Nam thì ngày nay hoạt động này đang nhận được rất nhiều sự quan
tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và đã trở thành một phần không thể
thiếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập ở nước ta hiện
nay.
Hoạt động sáp nhập tại Việt Nam được khởi động từ những năm 2000,
sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999. Trước đó, phần lớn các giao
dịch sáp nhập doanh nghiệp diễn ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Tuy nhiên, kể từ sau thời điểm
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) thì sáp nhập doanh nghiệp nói chung cũng như CTCP nói riêng mới
thực sự phát triển một cách mạnh mẽ. Sự kiện LDN, LCT và LĐT mới có hiệu
lực từ năm 2005, đã tạo động lực thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước và nỗ lực mở rộng kinh doanh của khu vực tư nhân. Trên một
sân chơi phổ biến hơn và khung khổ pháp lý đã trở nên thuận lợi hơn, các công
ty Việt Nam ở tất cả các thành phần kinh tế nhanh chóng làm quen và sử dụng
M&A nói chung cũng như sáp nhập nói riêng như là công cụ chiến lược để phát
triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình.
Năm 2007 đã chứng kiến sự tăng vọt của số vụ M&A, sáu tháng đầu năm
2007 đã có 46 vụ (tổng giá trị 626 triệu USD) so với 32 vụ (245 triệu USD) của
cả năm 2006 và 18 vụ (61 triệu USD) của cả năm 2005[31]. Năm 2014, Việt
Nam có trên 300 thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A), với giá trị lên tới 4,2
tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013. Năm 2015 là năm cuối cùng
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trong giai đoạn 2011-2015 trong Đề án 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng.
Vì vậy, đã bùng nổ thị trường sáp nhập giữa các ngân hàng. Điển hình là vụ sáp
nhập SouthernBank vào Sacombank. Tháng 5/2015, SouthernBank đã thông
qua phương án sáp nhập với Sacombank theo tỷ lệ chuyển đổi 1:0,75 (1 cổ
phiếu SouthernBank đổi 0,75 cổ phiếu Sacombank). Ngoài ra có thể kể đến vụ
sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB)
vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngày 22/5/2015,
thủ tục cuối cùng để MHB sáp nhập vào BIDV đã chính thức hoàn thành khi
lãnh đạo hai ngân hàng ký kết biên bản bàn giao toàn hệ thống và công bố sáp
nhập. Cổ phiếu được hoán đổi theo tỷ lệ 1:1[30]..v..v.
1.8. Mối quan hệ giữa sáp nhập CTCP và M&A
Dễ thấy rằng, M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp
thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó và giúp mở rộng
thị phần (kênh phân phối) trong thời gian ngắn, tăng khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp thông qua việc tối ưu bộ máy hành chính, tận dụng cơ sở vật chất,
công nghệ, con người, tiền mặt,.. đang có sẵn. Do vậy, hình thức của M&A
cũng rất đa dạng, bao gồm: Mua lại toàn bộ công ty, góp vốn trực tiếp vào công
ty, chia tách, hợp nhất, sáp nhập,... Như vậy, dù mang trong mình những đặc
điểm riêng biệt, song sáp nhập vẫn có những đặc điểm chung nhất định của
M&A. Chúng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sáp nhập có thể coi là
một "tập con" trong hoạt động M&A và còn có sự giao thoa với các hoạt động
khác. Khi thực hiện hoạt động sáp nhập nói chung hay CTCP nói riêng chính
là đang tham gia vào hoạt động M&A. Tuy nhiên ngược lại, chưa hẳn hoạt động
M&A nào cũng là sáp nhập. Chúng có thể có một số điểm chung về mục đích
thực hiện, về mặt bản chất hay phương thức thực hiện. Song chủ thể, hậu quả
pháp lý để lại sẽ có một số điểm khác nhau, nhằm phân biệt giữa các hoạt động
này. Vì vậy, xét về mối quan hệ này, chúng có sự liên kết khăng khít, không
thể tách rời nhau nhưng vẫn có những đặc điểm riêng để phân biệt và nhận dạng
từng hoạt động một.
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiểu kết chương I
Trong quá trình phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam, chúng ta không
thể phủ nhận những lợi ích mà hoạt động này đem lại. Chỉ với một thời gian
ngắn mà hoạt động này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các chủ thể
trong nền kinh tế thị trường. Mười năm trở lại đây, sáp nhập nói chung cũng
như sáp nhập CTCP nói riêng đã diễn ra hết sức sôi động, tạo thành một làn
sóng đặc biệt mạnh mẽ trong những năm 2006, 2007... Với một sự khởi đầu đầy
mạnh mẽ như thế, sáp nhập CTCP ở Việt Nam được dự báo sẽ càng phát triển
hơn nữa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh hoạt động này ở Việt Nam vẫn chưa được
thống nhất, đồng bộ. Nhiều khi còn có sự nhầm lẫn giữa các hoạt động như mua
bán hay hợp nhất,.. gây khó khăn cho các chủ thể tham gia. Vì vậy, đặt ra vấn
đề cần phải nắm bắt hoạt động này cùng bản chất pháp lý của nó mới tạo được
cơ sở để hiểu rõ hơn thực trạng pháp luật về sáp nhập CTCP ở nước ta sẽ được
trình bày ở chương II.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docx

Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdfNGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdfririri9320
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)quynhtrangpy
 
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)Hung Nguyen
 

Similar to Cơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docx (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
 
Cơ sở lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ...
Cơ sở lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ...Cơ sở lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ...
Cơ sở lý luận về quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ...
 
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại...
Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại...Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại...
Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại...
 
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docxCơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics ...
 
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docxCơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.
Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.
Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.
 
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdfNGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
 
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
Cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty cổ phần luật doanh nghiệp 2014!
 
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAYLuận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
 
Cơ sở pháp lí về chuyển nhượng vốn góp theo quy định pháp luật hiê...
Cơ sở pháp lí về chuyển nhượng vốn góp theo quy định pháp luật hiê...Cơ sở pháp lí về chuyển nhượng vốn góp theo quy định pháp luật hiê...
Cơ sở pháp lí về chuyển nhượng vốn góp theo quy định pháp luật hiê...
 
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần tập ...
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luậtLuận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
 
Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.doc
Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.docPháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.doc
Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
 

Recently uploaded

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 

Cơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Tại chương I, người viết tập trung làm rõ các vấn đề chung về lý luận như lược sử của hoạt động sáp nhập CTCP trên thế giới và Việt Nam, khái niệm, đặc trưng pháp lý và vai trò, ý nghĩa của hoạt động này. 1.1. Khái niệm sáp nhập CTCP Muốn tìm hiểu thế nào là sáp nhập CTCP, trước hết chúng ta cần hiểu được thế nào là hoạt động sáp nhập. Khi có được cái nhìn tổng quan về hoạt động này, chúng ta nắm được những đặc điểm chung nhất, kết hợp cùng với những tính chất riêng của CTCP thì sẽ có được một cách hiểu đúng về khái niệm sáp nhập CTCP. Từ thời kì tư bản chủ nghĩa, tập trung tư bản được hiểu là "sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn" [23,256]. Trong đó, cạnh tranh và tín dụng chính là những đòn bẩy mạnh mẽ nhất để thúc đẩy tập trung tư bản phát triển một cách nhanh chóng. Cạnh tranh buộc các tư bản, nhất là tư bản có quy mô vừa và nhỏ phải liên kết hay sát nhập với nhau để cùng đứng vững được trên thị trường. Còn tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản. Như vậy, sáp nhập chính là một hình thức của tập trung tư bản. Theo từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Từ điển bách khoa tái bản năm 2010: "sáp nhập" có nghĩa là "nhập lại với nhau thành một". Theo đó, hoạt động sáp nhập được coi là sự "nhập lại" của hai hoặc nhiều tổ chức, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp thành một tổ chức duy nhất. Thông thường, sự kết hợp này sẽ đến từ những tổ chức có nhiều điểm tương đồng với nhau. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quan điểm nào thống nhất về khái niệm hoạt động sáp nhập. Tuy nhiên chúng ta có để tìm thấy khái niệm này được đề cập đến trong một số điều luật cụ thể. LCT 2004 quy định sáp nhập như là một hình thức tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi chống 5
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cạnh tranh. Cụ thể, khoản 1 điều 17: "Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.". Trong khi đó, LDN 2014 quy định sáp nhập như là một hình thức tổ chức lại công ty, chi tiết tại khoản 1 điều 195: "Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.". Như vậy, hoạt động sáp nhập được hiểu nôm na là những giao dịch mà trong đó, một hoặc một số doanh nghiệp chấm dứt tư cách pháp nhân của mình để gia nhập vào một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ tiến hành tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập. Ví dụ, khi một doanh nghiệp A bị sáp nhập vào doanh nghiệp B, doanh nghiệp A sẽ không còn nữa. Thay vào đó, cổ phiếu của doanh nghiệp A sẽ được chuyển đổi sang cổ phiếu của doanh nghiệp B. Cách thức quản lý điều hành doanh nghiệp sau sáp nhập cũng khác với trường hợp mua lại doanh nghiệp vì hai doanh nghiệp sáp nhập sẽ bắt tay, kết hợp cùng nhau để cùng quản lý dù trên thực tế về mặt pháp lý có một bên bị sở hữu và một bên được sở hữu. So sánh với pháp luật ở một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy cách hiểu của những nhà làm luật tại Việt Nam về vấn đề này còn khá hẹp. Theo điều 15 Luật Chống độc quyền của Nhật Bản, thuật ngữ "mua lại cổ phần" cũng được hiểu là sáp nhập. Còn theo điều 91 LCT Ca-na-đa, sáp nhập được coi là "sự thiết lập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp của một hay nhiều bên thông qua việc mua hoặc cho thuê cổ phần hoặc tài sản, liên kết hoặc kết hợp bằng cách khác, quyền kiểm soát hoặc quan tâm đáng kể đối với toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, bên cung cấp, bên mua hàng hoặc một người khác bất kỳ". Những cách hiểu trên có phần rộng 6
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hơn, bởi hoạt động sáp nhập như đã nói, không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đơn thuần hành vi sáp nhập mà còn bao gồm một chuỗi hành vi có liên kết với nhau để thực hiện mục đích sáp nhập. Đây là cách hiểu dựa trên thực tiễn thương mại được đặt trong bối cảnh chung của thị trường quốc tế với kinh nghiệm về hoạt động M&A mà các quốc gia trên thế giới đã thực hiện qua hàng trăm năm và người viết cũng nghiêng về quan điểm này. So với cách hiểu trên, những quy định về sáp nhập trong pháp luật Việt Nam mang tính đóng hơn khi chỉ dừng lại ở việc định nghĩa theo đúng quan niệm của người Việt Nam về "sáp nhập" và mô tả hành vi đó bằng việc liệt kê một cách trực tiếp mà chưa xét đến mục đích cuối cùng của hành vi. Vô hình chung đã tạo ra một kẽ hở, dẫn tới hiện tượng có những hành vi về bản chất, mục đích là sáp nhập, tập trung kinh tế nhưng lại không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật do không thể hiện được đầy đủ những mặt mô tả về hình thức của hành vi pháp lý. Điều này đã khiến cho một số công ty gặp khó khăn khi không nắm rõ được vấn đề trong hoạt động sáp nhập của mình. Từ những điều trên, dễ thấy rằng cách hiểu khái niệm về sáp nhập CTCP không có nhiều điểm khác biệt so với sáp nhập doanh nghiệp nói chung. Điểm khác biệt quan trọng nhất có lẽ là tính chất vốn điều lệ ở CTCP được chia thành những phần vốn bằng nhau, dễ dàng được phát hành chứng khoán để huy động vốn cũng như chuyển nhượng phần vốn góp. Do vậy mà hoạt động sáp nhập đối với CTCP cũng sôi động hơn. Từ đặc điểm trên của CTCP, có thể thấy rõ cổ phần trở thành một công cụ để bảo vệ quyền kinh doanh của các bên trong những thương vụ sáp nhập. Bên nào sở hữu được số lượng cổ phần vượt trội hơn sẽ giành được ưu thế về quyền kinh doanh chứ không phụ thuộc vào đặc điểm về nhân thân hay các mối quan hệ. Thông thường, điều này sẽ được quyết định bởi tình hình tài chính của chủ thể đó. Như vậy, nhờ tính chất của CTCP mà sân chơi trong hoạt động sáp nhập trở nên công bằng với tất cả các bên. Cũng dựa vào các tính chất riêng biệt của CTCP, các quy định pháp lý về sáp nhập được hình thành. Ví dụ các 7
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quy định về công bố thông tin khi sáp nhập, bảo vệ cổ đông thiểu số... đều được thiết lập dựa trên các đặc điểm của loại hình công ty này. 1.2. Đặc trưng pháp lý của sáp nhập CTCP Thứ nhất, hoạt động sáp nhập CTCP mang đặc trưng pháp lý đó là sự chuyển đổi về mặt chủ sở hữu, cách thức điều hành và quản trị công ty. Đây là một giao dịch mang tính chất dân sự nhưng có đối tượng là CTCP - một thực thể pháp lý chứ không phải tài sản đơn thuần. Qua đó, bên thực hiện sáp nhập muốn nắm quyền kiểm soát đối với bên bị sáp nhập. Hay nói cách khác, khách thể của quan hệ sáp nhập này chính là trái quyền. Trong hoạt động sáp nhập CTCP có sự chuyển giao toàn bộ sản nghiệp thương mại của công ty cùng các trái quyền khác. Sản nghiệp thương mại ở đây được hiểu là toàn bộ tài sản bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân phục vụ cho hoạt động thương mại: trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ... Các trái quyền ở đây là quyền kiểm soát công ty, tất cả quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp bao gồm cả quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba cũng như với chủ nợ hay người lao động... Thứ hai, chủ thể thực hiện hoạt động sáp nhập là bên nhận sáp nhập và bên bị sáp nhập. Theo đó, bên bị sáp nhập (bên bị động) trong hoạt động sáp nhập CTCP là chính là công ty mục tiêu. Bởi đây là một pháp nhân có tư cách pháp lý độc lập, có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Đồng thời công ty này cũng là đối tượng của quan hệ sáp nhập. Bên nhận sáp nhập (bên chủ động) là công ty muốn thực hiện hoạt động sáp nhập. Dưới góc độ pháp lý, tính chất chủ động này của công ty xuất phát từ sự thừa nhận của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của công ty. Sự công nhận này đem lại quyền cho công ty đối với những hoạt động phát sinh trong nội bộ cũng như những hoạt 8
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 động phát sinh bên ngoài công ty như quyền tự do liên kết kinh doanh mà sáp nhập là một trong những cách thức để thực hiện nó. Hai chủ thể này trước hết phải đáp ứng đủ những điều kiện chung thế nào là doanh nghiệp. Bởi CTCP là một loại hình của doanh nghiệp. Theo đó, khoản 9 điều 3 LDN 2014 quy định "Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.". Vậy còn thế nào là CTCP? CTCP được hiểu là loại hình doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Thứ ba, về hậu quả pháp lý, sáp nhập CTCP dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thay vào đó, công ty nhận sáp nhập vẫn được giữ nguyên, sẽ tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp khác từ công ty bị sáp nhập. Đây là điểm khác biệt so với các hoạt động khác như mua bán, hợp nhất, chia, tách.. công ty. Thứ tư, sáp nhập CTCP được thể hiện qua hợp đồng sáp nhập CTCP. Hợp đồng sáp nhập là sự thỏa thuận giữa bên bị sáp nhập và bên nhận sáp nhập về việc chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp khác từ công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thứ năm, sáp nhập CTCP phải thông qua sự thừa nhận của cơ quan có thẩm quyền thông qua các thủ tục pháp lý nhất định. Điều này xuất phát từ bản chất của công ty. Công ty được khai sinh thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh –một thủ tục để gán cho nó một tư cách pháp lý, gán cho những người thành lập nên nó những quyền và nghĩa vụ pháp lý. Do đó, khi công ty bị sáp nhập, có sự chuyển giao các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cổ đông sáng lập nên doanh nghiệp, vì vậy cần một sự chứng nhận của cơ quan công quyền 9
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 về việc chuyển giao này. Ở góc độ này, Nhà nước đứng ra với tư cách người công nhận thỏa thuận sáp nhập giữa các bên. 1.3. Phân loại các hình thức sáp nhập CTCP Có nhiều cách thức để phân loại các hình thức sáp nhập CTCP dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Người viết lựa chọn một số tiêu chí nổi bật dưới đây để đưa vào phần nghiên cứu của mình: 1.3.1. Căn cứ theo mức độ liên kết của công ty thành viên Sáp nhập thường được chia thành 3 loại: sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal), sáp nhập theo chiều dọc (Vertical) và sáp nhập theo kiểu hỗn hợp (Conglomerate). - Sáp nhập theo chiều ngang Đây là hoạt động sáp nhập giữa các công ty cùng một lĩnh vực kinh doanh, có cùng loại sản phẩm và thị trường, từ đó tạo ra một hãng có sức cạnh tranh cao. Hình thức này giúp giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm chi phí do quy mô (Economies of Scale). Có thể lấy ví dụ trường hợp sáp nhập giữa JPMorgan và BankOne trong lĩnh vực tài chính, hay thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng từ trước đến nay giữa hai ngân hàng Algemene Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO). - Sáp nhập theo chiều dọc Khác với sáp nhập theo chiều ngang, sáp nhập theo chiều dọc là sáp nhập giữa các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng khác nhau về phân khúc thị trường. Ví dụ như Walt Disney với ABC Television. Sự sáp nhập này đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh. - Sáp nhập theo kiểu hỗn hợp: Sáp nhập giữa các công ty khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh, từ đó tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như Deawoo. Hình thức này là giúp nhằm giảm cơ bản rủi ro nhờ đa dạng hóa và để khai 10
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, tài nguyên. Hình thức này không còn mấy phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. 1.3.2. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ - Sáp nhập trong nước: Đây là hình thức mua bán và sáp nhập diễn ra tại một quốc gia và được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng lãnh thổ một quốc gia, không có sự kết hợp giữa các tài sản xuyên biên giới. - Sáp nhập xuyên biên giới: Hình thức sáp nhập được thực hiện giữa các công ty thuộc hai quốc gia khác nhau. Ngoải ra, đây còn có thể coi là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp và phổ biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong quá trình toàn cầu hóa gần đây, làn sóng toàn cầu hóa đã dần xóa bỏ biên giới kinh doanh của các công ty đa quốc gia khiến cho xu hướng sáp nhập xuyên biên giới ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. 1.4. Các phương thức sáp nhập CTCP Phương thức thực hiện sáp nhập CTCP rất đa dạng. Việc lựa chọn phương thức nào tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị cũng như ưu thế của công ty trên thị trường trong từng trường hợp cụ thể. Một số phương thức thực hiện hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp là phương thức chào thầu, phương thức thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành, phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn, phương thức mua lại tài sản của doanh nghiệp, và phương thức thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thương lượng Thương lượng là một trong những phương thức được sử dụng phổ biến nhất và mang nhiều thiện chí khi thực hiện sáp nhập CTCP. Khi cả hai công ty đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng của thương vụ sáp nhập hoặc họ dự đoán được tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh vượt trội sau sáp nhập, ban điều hành sẽ ngồi lại với nhau để thương thảo, tiến tới một hợp đồng sáp nhập. 11
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chào thầu Đây là phương pháp mà CTCP chủ động muốn nhận sáp nhập, đề xuất trực tiếp với các cổ đông của CTCP mục tiêu (DN mục tiêu) về ý định mua cổ phiếu của các cổ đông này với mức giá cao hơn thị trường. Theo đó, sẽ áp dụng chế độ công bố thông tin cho các cổ đông về ý định sẽ trả một giá nào đó trong một thời gian nhất định và cam kết mua cổ phiếu. Giá chào thầu thường đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản trị công ty mà mình đang nắm giữ. Nếu các cổ đông của công ty mục tiêu chấp nhận mức giá này thì việc chào thầu thành công. Điểm đáng chú ý trong các thương vụ “chào thầu” là ban quản trị công ty bị mua bị mất quyền định đoạt, bởi đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty mua và cổ đông của công ty bị mua, trong khi ban quản trị (lúc này nắm không đủ số lượng cổ phần chi phối) bị gạt sang một bên. Với nhiều trường hợp sáp nhập CTCP dựa vào phương pháp thương lượng không được tiến hành suôn sẻ thì sự lựa chọn tiếp theo sẽ là phương pháp chào thầu. Vì thế, phương pháp này phần lớn diễn ra trong trường hợp sáp nhập không thân thiện. Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Công ty có ý định sáp nhập sẽ chuẩn bị nguồn vốn đủ lớn khi có ý định thôn tính một doanh nghiệp nào đó trên thị trường. Lúc này công ty muốn nhận sáp nhập sẽ tiến hành mua cổ phiếu của các doanh nghiệp mục tiêu thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Tuy nhiên, phương thức mua bán sáp nhập này đòi hỏi thời gian, và nếu thông tin về thương vụ sáp nhập bị bại lộ có có thể sẽ tạo nhu cầu về cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường tăng lên. Dẫn đến giá của cổ phiếu của công ty bị sáp nhập có thể tăng cao trên thị trường. Bên cạnh nhược điểm đó, phương thức mua bán sáp nhập này cũng có những ưu điểm, nếu nó được thực hiện dần dần và thông tin không được tiết lộ trước khi hoàn thành thương vụ thì công ty nhận sáp nhập có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây 12
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xáo động lớn cho công ty bị sáp nhập trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với phương thức chào thầu rất nhiều. Lôi kéo cổ đông bất mãn Lôi kéo cổ đông bất mãn là phương thức sáp nhập đối với các thương vụ mang tính chất thù địch. Khi một công ty rơi vào tình trạng kinh doanh yếu kém, thua lỗ, thường có một bộ phận các cổ đông, họ bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị. Họ hi vọng rằng ban quản trị mới sẽ có thể điều hành công ty tốt hơn, và đem lại kết quả kinh doanh khả quan hơn. Lợi dụng sự mâu thuẫn nội bộ này mà công ty cạnh tranh có thể lôi kéo một bộ phận cổ đông bất mãn. Trước hết, thông qua thị trường chứng khoán, công ty cạnh tranh thực hiện mua số lượng cổ phần tương đối lớn để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu (nhưng tỷ lệ nắm giữ cổ phần chưa đủ để chi phối doanh nghiệp). Vì vậy, họ tiếp tục mua cổ phần của các cổ đông bất mãn, cũng như nhận được sự ủng hộ của các cổ đông này. Đến khi công ty cạnh tranh có đủ cổ phần chi phối, công ty cạnh tranh cùng với những cổ đông bất mãn sẽ lập tức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông và bầu đại diện của công ty cạnh tranh vào Hội đồng quản trị mới. Mục đích cuối cùng của hoạt động là thay đổi ban điều hành công ty mục tiêu. Mua lại tài sản của công ty Phương thứ này gần giống phương thức chào thầu. Công ty có mục đích nhận sáp nhập có thể đơn phương, hoặc cùng doanh nghiệp mục tiêu tiến hành hoạt động định giá lại tài sản của công ty bị mua. Tuy nhiên, công việc định giá thường do một công ty định giá độc lập tiến hành. Trên cơ sở kết quả của quá trình định giá, các bên liên quan sẽ tiến hành đưa ra mức giá mua phù hợp. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc nợ. Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, bạn hàng, nhân sự, văn hóa của tổ chức rất khó có thể định giá chính xác và đi đến sự thống nhất về giá cả giữa các hai bên. Do đó, phương thức này thường áp dụng để tiếp quản lại các công ty nhỏ, thực chất là nhắm đến các cơ sở sản 13
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của công ty đó. 1.5. Quy trình thực hiện một thương vụ sáp nhập CTCP Việc tìm hiểu về quy trình sáp nhập công ty có ý nghĩa rất lớn đối với những người thực hiện công việc tư vấn sáp nhập hay với những luật sư tham gia vào quá trình này. Để thực hiện một thương vụ sáp nhập, thông thường quy trình sẽ gồm các giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Chuẩn bị sáp nhập Tại giai đoạn này, các bên công ty sẽ tiến hành các bước như: - Xây dựng chiến lược. Bước này sẽ gồm những công việc quan trọng như lập và phê duyệt đề án kinh doanh khả thi; lựa chọn công ty mục tiêu theo những tiêu chí, mục đích riêng của công ty có nhu cầu nhận sáp nhập,... - Lựa chọn các chủ thể gián tiếp tham gia vào hoạt động sáp nhập như công ty kiểm toán, công ty tư vấn luật,... - Tiến hành tìm hiểu, kiểm tra tính hợp pháp và đưa ra đánh giá về giá trị công ty mục tiêu một cách cụ thể. Giai đoạn 2: Tiến hành thỏa thuận Hai bên công ty sẽ tiến hành thương lượng, thỏa thuận về việc sáp nhập công ty. Sau đó sẽ ký kết những thỏa thuận sơ bộ. Công ty nhận sáp nhập sẽ tiếp tục đánh giá thực tế về mục tiêu và đưa ra những thỏa thuận cuối cùng cho thương vụ. Giai đoạn 3: Ký kết hợp đồng Sau khi đạt được những thỏa thuận cuối cùng về hoạt động sáp nhập công ty, các bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng sáp nhập. Đây là cơ sở để việc sáp nhập công ty có giá trị pháp lý. Thông qua hợp đồng, các bên thiết lập được mối quan hệ về chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ cùng lợi ích hợp pháp cho nhau. 14
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Giai đoạn 4: Hoàn thiện và nộp hồ sơ sáp nhập Công ty nhận sáp nhập sẽ chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ sáp nhập gồm nhiều tài liệu khác nhau để nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư để nhận được kết quả trong một khoảng thời gian nhất định. 1.6. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động sáp nhập CTCP 1.6.1. Đối với nhà đầu tư Hoạt động sáp nhập CTCP mang lại nhiều lợi ích cho cả hai phía, công ty nhận và công ty bị sáp nhập. Đối với công ty bị sáp nhập, hoạt động này sẽ giúp cho họ tránh được tình trạng bị phá sản khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Mặt khác, đây cũng là một biện pháp góp phần cơ cấu lại các công ty kinh doanh kém hiệu quả mà không làm giảm đi giá trị đầu tư của thị trường. Đồng thời, nó cũng khuyến khích các công ty phải nỗ lực hoạt động hiệu quả hơn để tránh tình trạng bị các công ty lớn "thâu tóm". Đối với công ty nhận sáp nhập, việc tiến hành sáp nhập sẽ giúp cho công ty mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh mà không phải bỏ quá nhiều chi phí cũng như công sức, thời gian. Bởi việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tên tuổi thương hiệu hay quan hệ khách hàng... không thể thực hiện được trong ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình lâu dài.Ngoài ra, đây cũng là một trong những con đường ngắn, dễ dàng và tiết kiệm nhất để giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với thị trường của nước sở tại. Họ có thể triển khai kinh doanh ngay sau khi tiến hành hợp đồng sáp nhập mà không cần mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị như các nhà đầu tư thực hiện bài bản từ đầu. Hơn nữa, với những công ty lớn, có chỗ đứng trên thị trường thị việc thực hiện hoạt động sáp nhập cũng được coi là một hình thức để "bành trướng" quyền lực cũng như khả năng "thôn tính" đối thủ cạnh tranh của mình. 1.6.2. Đối với nền kinh tế Hoạt động sáp nhập được coi như một biện pháp "kế hoạch hóa" tích cực cho nền kinh tế khi đã giảm thiểu được số lượng các công ty hoạt động 15
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 không hiệu quả. Đây cũng là một hình thức tập trung kinh tế, thể hiện qua việc những công ty gặp thua lỗ trong kinh doanh hay những công ty có tiềm năng trong tương lai được sáp nhập lại để trở thành những công ty có quy mô lớn hơn với đầy đủ khả năng về tài chính và khả năng đứng vững trên thị trường đầy biến động. Những công ty này sẽ giữ vai trò tiên phong trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Qua đó thúc đẩy động lực cạnh tranh cho nền kinh tế, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước. Nếu hoạt động nàyđược diễn ra dựa trên một sân chơi công bằng, thì nhu cầu sáp nhập sẽ được duy trì và củng cố. Nhu cầu này khuyến khích các công ty phải hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nếu không muốn xảy ra tình trạng bị sáp nhập vào một công ty khác. Hoạt động hiệu quả của công ty sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và trở thành một nguồn thu thuế dồi dào của Nhà nước. 1.7. Lược sử về hoạt động sáp nhập CTCP 1.7.1. Hoạt động sáp nhập công ty cổ phần trên thế giới Sáp nhập không còn là một hiện tượng mới lạ đối với thị trường toàn cầu ngày nay. Nó đã xuất hiện rất sớm từ hàng trăm năm trước. Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là khoảng thời gian đánh dấu thời kì đỉnh cao trong quá trình tập trung tư bản trên thế giới. Rất nhiều những công ty phát triển mạnh mẽ trong một thời gian, tạo được chỗ đứng trên thị trường nhưng lại không kịp thích nghi với những thay đổi bất ngờ của tình hình kinh tế nên lâm vào tình trạng bị kiệt quệ về mặt tài chính. Từ đó nhu cầu cho hoạt động M&A nói chung và sáp nhập nói riêng được hình thành. Đây được coi là thời kỳ là chuyển giao từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với sự hình thành của các tập đoàn công nghiệp khổng lồ. Chính sự chuyển giao này đã dẫn đến sự phát triển của hoạt động M&A nói chung cũng như sáp nhập nói riêng, mà thông qua đó các công ty có thể thực hiện việc thâu tóm quyền lực quản trị của mình tại doanh nghiệp cũng như thâu tóm thị 16
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trường.Từ đó đến nay, trên thế giới đã xuất hiện năm làn sóng về sáp nhập công ty. Làn sóng thứ nhất bắt đầu từ những năm 1897 đến năm 1904. Đây là thời gian khởi đầu của hoạt động sáp nhập. Trong giai đoạn này, sự sáp nhập giữa các công ty được độc quyền trên các dây chuyền sản xuất như đường sắt, điện,.. Những vụ sáp nhập đầu tiên xảy ra trong khoảng thời gian nói trên hầu hết là các vụ sáp nhập theo chiều ngang diễn ra giữa các ngành công nghiệp sản xuất nặng. Phần lớn các vụ sáp nhập đã được hình thành trong giai đoạn này kết thúc trong thất bại vì họ không thể đạt được hiệu quả mong muốn. Sự thất bại này là sự suy thoái của nền kinh tế năm 1903 và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1904. Khung pháp lý cũng không hỗ trợ một cách hoàn chỉnh. Đạo luật Sherman ở Mỹ ra đời trong giai đoạn này nhằm khôi phục cạnh tranh, làm suy yếu các độc quyền và bảo vệ quyền được tham gia của những nhà sản xuất nhỏ. Làn sóng thứ hai diễn ra từ năm 1916 đến năm 1929 được khởi tạo từ sự bùng nổ về kinh tế đã xảy ra sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sự phát triển công nghệ như sự phát triển của đường sắt và vận chuyển bằng xe cơ giới cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động sáp nhập này. Hoạt động sáp nhập chủ yếu theo chiều dọc hoặc hỗn hợp (khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh ban đầu nhưng về sau tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực). Các ngân hàng đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho việc sáp nhập và mua lại. Làn sóng này kết thúc với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 1929. Các vụ sáp nhập diễn ra ở làn sóng thứ ba trong những năm 60 của thế kỷ XX chủ yếu là sáp nhập tập đoàn. Hoạt động sáp nhập được lấy cảm hứng từ giá cổ phiếu cao, lãi suất và việc chống pháp luật độc quyền. Học thuyết kinh tế nền tảng của giai đoạn này là chủ nghĩa Keynes. Chủ nghĩa này đề cao vai trò của nhà nước trong can thiệp vĩ mô. Đến cuối thập kỷ 60, những 17
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phương pháp của Keynes không còn hiệu quả, hệ thống lý thuyết rơi vào khủng hoảng và đó cũng là lúc làn sóng sáp nhập đi vào giai đoạn thoái trào. Làn sóng thứ tư bắt đầu từ năm 1981 và kết thúc vào năm 1989 diễn ra cùng thời điểm với sự thay đổi trong chính sách chống độc quyền, sự bãi bỏ quy định về độc quyền trong dịch vụ tài chính, sự thiết lập những công cụ tài chính và thị trường mới (thị trường trái phiếu), cũng như sự phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp điện tử. Thế giới bắt đầu xuất hiện những nền kinh tế mới bên cạnh Mỹ và các nước Châu Âu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên toàn cầu. Hoạt động sáp nhập đã diễn ra giữa ngành công nghiệp dầu khí, dược phẩm, ngân hàng và ngành hàng không. Các vụ sáp nhập có yếu tố nước ngoài trở nên phổ biến với hầu hết trong số đó là sự tiếp quản từ công ty đối thủ. làn sóng thứ tư này một lần nữa lại bị suy yếu dần sau sự tụt dốc của thị trường chứng khoán vào năm 1987. Làn sóng thứ năm (từ năm 1992 đến nay) là thời điểm để các hoạt động mua bán cũng như sáp nhập công ty trở nên sôi nổi, đa dạng về cách thức cũng như gia tăng về giá trị. Hoạt động sáp nhập diễn ra chủ yếu trong ngành ngân hàng và viễn thông. Theo thống kê của công ty phân tích các dữ liệu tài chính Dealogic, đến thời điểm giữa năm 2005, tổng giá trị các cuộc sáp nhập trên toàn cầu đã lên tới 1.970 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, theo đó, châu Âu qua mặt Mỹ về giá trị các cuộc sáp nhập với giá trị ước khoảng 281 tỷ USD (con số này ở Mỹ là 190,5 tỷ USD). Tình hình sáp nhập và mua lại các tập đoàn đa quốc gia diễn ra ở hầu hết mọi lĩnh vực: công nghiệp, tài chính, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng (ôtô, sản phẩm giải trí, điện thoại...). Thế giới từng chứng kiến một số sự kiện sáp nhập đáng chú ý như vụ Tập đoàn Symantec và Tập đoàn Veritas Software sáp nhập với nhau, ngân hàng UFJ Holdings Inc sáp nhập với Tập đoàn tài chính Tokyo Mitsubishi... Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, nhờ sự phát triển đầy thăng trầm của hoạt động sáp nhập mà các nước có nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát 18
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 triển sau này xem nó như một định hướng cho hoạt động sáp nhập cho từng quốc gia. Và hơn nữa, sự phát triển của hoạt động sáp nhật luôn theo xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, hiệu quả mà hoạt động mang lại là khả năng đem lại cơ hội phục hồi nền kinh tế thường rất cao. 1.7.2. Hoạt động sáp nhập CTCP tại Việt Nam Nếu như vào khoảng hai mươi năm về trước, cụm từ M&A còn khá mới lạ ở Việt Nam thì ngày nay hoạt động này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và đã trở thành một phần không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập ở nước ta hiện nay. Hoạt động sáp nhập tại Việt Nam được khởi động từ những năm 2000, sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999. Trước đó, phần lớn các giao dịch sáp nhập doanh nghiệp diễn ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Tuy nhiên, kể từ sau thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì sáp nhập doanh nghiệp nói chung cũng như CTCP nói riêng mới thực sự phát triển một cách mạnh mẽ. Sự kiện LDN, LCT và LĐT mới có hiệu lực từ năm 2005, đã tạo động lực thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực mở rộng kinh doanh của khu vực tư nhân. Trên một sân chơi phổ biến hơn và khung khổ pháp lý đã trở nên thuận lợi hơn, các công ty Việt Nam ở tất cả các thành phần kinh tế nhanh chóng làm quen và sử dụng M&A nói chung cũng như sáp nhập nói riêng như là công cụ chiến lược để phát triển hay cơ cấu lại doanh nghiệp của mình. Năm 2007 đã chứng kiến sự tăng vọt của số vụ M&A, sáu tháng đầu năm 2007 đã có 46 vụ (tổng giá trị 626 triệu USD) so với 32 vụ (245 triệu USD) của cả năm 2006 và 18 vụ (61 triệu USD) của cả năm 2005[31]. Năm 2014, Việt Nam có trên 300 thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A), với giá trị lên tới 4,2 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013. Năm 2015 là năm cuối cùng 19
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trong giai đoạn 2011-2015 trong Đề án 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng. Vì vậy, đã bùng nổ thị trường sáp nhập giữa các ngân hàng. Điển hình là vụ sáp nhập SouthernBank vào Sacombank. Tháng 5/2015, SouthernBank đã thông qua phương án sáp nhập với Sacombank theo tỷ lệ chuyển đổi 1:0,75 (1 cổ phiếu SouthernBank đổi 0,75 cổ phiếu Sacombank). Ngoài ra có thể kể đến vụ sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngày 22/5/2015, thủ tục cuối cùng để MHB sáp nhập vào BIDV đã chính thức hoàn thành khi lãnh đạo hai ngân hàng ký kết biên bản bàn giao toàn hệ thống và công bố sáp nhập. Cổ phiếu được hoán đổi theo tỷ lệ 1:1[30]..v..v. 1.8. Mối quan hệ giữa sáp nhập CTCP và M&A Dễ thấy rằng, M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó và giúp mở rộng thị phần (kênh phân phối) trong thời gian ngắn, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tối ưu bộ máy hành chính, tận dụng cơ sở vật chất, công nghệ, con người, tiền mặt,.. đang có sẵn. Do vậy, hình thức của M&A cũng rất đa dạng, bao gồm: Mua lại toàn bộ công ty, góp vốn trực tiếp vào công ty, chia tách, hợp nhất, sáp nhập,... Như vậy, dù mang trong mình những đặc điểm riêng biệt, song sáp nhập vẫn có những đặc điểm chung nhất định của M&A. Chúng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sáp nhập có thể coi là một "tập con" trong hoạt động M&A và còn có sự giao thoa với các hoạt động khác. Khi thực hiện hoạt động sáp nhập nói chung hay CTCP nói riêng chính là đang tham gia vào hoạt động M&A. Tuy nhiên ngược lại, chưa hẳn hoạt động M&A nào cũng là sáp nhập. Chúng có thể có một số điểm chung về mục đích thực hiện, về mặt bản chất hay phương thức thực hiện. Song chủ thể, hậu quả pháp lý để lại sẽ có một số điểm khác nhau, nhằm phân biệt giữa các hoạt động này. Vì vậy, xét về mối quan hệ này, chúng có sự liên kết khăng khít, không thể tách rời nhau nhưng vẫn có những đặc điểm riêng để phân biệt và nhận dạng từng hoạt động một. 20
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiểu kết chương I Trong quá trình phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà hoạt động này đem lại. Chỉ với một thời gian ngắn mà hoạt động này đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Mười năm trở lại đây, sáp nhập nói chung cũng như sáp nhập CTCP nói riêng đã diễn ra hết sức sôi động, tạo thành một làn sóng đặc biệt mạnh mẽ trong những năm 2006, 2007... Với một sự khởi đầu đầy mạnh mẽ như thế, sáp nhập CTCP ở Việt Nam được dự báo sẽ càng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, việc điều chỉnh hoạt động này ở Việt Nam vẫn chưa được thống nhất, đồng bộ. Nhiều khi còn có sự nhầm lẫn giữa các hoạt động như mua bán hay hợp nhất,.. gây khó khăn cho các chủ thể tham gia. Vì vậy, đặt ra vấn đề cần phải nắm bắt hoạt động này cùng bản chất pháp lý của nó mới tạo được cơ sở để hiểu rõ hơn thực trạng pháp luật về sáp nhập CTCP ở nước ta sẽ được trình bày ở chương II.