SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết
quốc tế của Việt Nam
Phùng Ngọc Việt Nga
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Làm sáng tỏ các quan điểm, khái niệm về đầu tư (sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp) M&A, đặc điểm của hình thức đầu tư này và thực tiễn hoạt động M&A
trên thế giới. Nghiên cứu các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan
đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nghiên cứu các quy
định pháp luật hiện hành của Việt Nam về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. Nghiên
cứu đặc điểm, xu hướng của các giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp qua các giai
đoạn, tìm hiểu các yếu tố tác động đến xu hướng này. Đưa ra các ưu điểm và nhược
điểm của các quy định hiện hành của Việt Nam về M&A. Nghiên cứu những điểm phù
hợp và chưa phù hợp của các quy định pháp luật Việt Nam về sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp với các cam kết quốc tế. Đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
Keywords: Luật Quốc tế; Doanh Nghiệp; Luật kinh doanh; Đầu tư
Content
MỞ ĐẦU
Việt Nam đang gia nhập ngày càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới. Thông qua
các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết với WTO, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số Hiệp
định song phương với các quốc gia khác, Việt Nam thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới được thực hiện
theo hai kênh cơ bản là đầu tư mới (Greenfield Investment) và mua lại và sáp nhập (mergers
and acquisitions - M&A).
Sáp nhập và mua lại là hình thức đầu tư rất quan trọng của FDI. Trong 10 năm trở lại
đây, số lượng FDI được thực hiện theo hình thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng FDI trên
thế giới (từ 57 đến trên 80% tổng FDI hàng năm trên toàn cầu). Tuy nhiên, ở Việt Nam, do
thiếu hành lang pháp lý và những hạn chế về cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các
công ty trong nước trong khi cam kết mở cửa thị trường hầu như không còn hạn chế, chỉ trừ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
một số lĩnh vực chuyên ngành, hình thức đầu tư này mới chỉ được thực hiện qua một số ít dự
án FDI. Vì vậy, vấn đề cần thiết hiện nay là phải xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với các
cam kết quốc tế của Việt Nam đảm bảo thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI, góp phần
minh bạch hóa thị trường M&A trong nước góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp trong nước
trong việc quản trị, điều hành cũng như việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ M&A
1.1. Khái niệm M&A
M&A, được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers and Acquisitions được dịch là “sáp
nhập và mua lại” hoặc “sáp nhập và thâu tóm” . Đây là thuật ngữ để chỉ sự mua bán, sáp
nhập, hợp nhất, mua cổ phần, mua tài sản giữa hai hay nhiều công ty với nhau.
Mặc dù thuật ngữ “M&A” được sử dụng rất thông dụng ở nhiều nước trên thế giới
nhưng các nước chưa có sự thống nhất một định nghĩa pháp lý chung đối với thuật ngữ này. Ở
mỗi nước, có một hệ thống pháp luật khác nhau, một cách hiểu khác nhau về M&A.
1.1.1. Định nghĩa theo quy định pháp luật của một số nước
1.1.1.1. Hoa kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia Liên bang nên tồn tại hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang
và pháp luật của từng bang. Do đó, hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp
luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang.
Theo pháp luật liên bang, sáp nhập có nghĩa là sự kết hợp giữa hai công ty mà một bên
hoàn toàn bị thâu tóm bởi công ty kia. Công ty kém quan trọng hơn sẽ mất đi đặc điểm nhận
diện của mình và trở thành một phần của công ty quan trọng hơn nơi vẫn giữ được đặc điểm
nhận diện của mình. Hoạt động sáp nhập làm lu mờ công ty bị sáp nhập và công ty được sáp
nhập sẽ nắm giữ các quyền, lợi ích và trách nhiệm của công ty bị sáp nhập. Một hoạt động sáp
nhập không giống với hoạt động hợp nhất mà hai công ty cùng bị mất đi những đặc điểm nhận
dạng của mình và tạo nên một hình thức công ty hoàn toàn mới.
1.1.1.2 Cộng đồng chung Châu Âu
Cộng đồng Châu Âu đã có một định nghĩa cụ thể về sáp nhập và mua lại tại Quy định về
Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu số 139/2004 ngày 20/01/2004 (EC Merger Regulation) như
sau: (i) sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phận của hai pháp nhân; hoặc
(ii) thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua lại chứng khoán
hoặc tài sản của một công ty khác; (iii) hoặc tạo ra một liên doanh mới. Quy định về Sáp nhập
của Cộng đồng Châu Âu đã đưa ra cách tính về doanh số, thủ tục cần thiết để tiến hành việc
sáp nhập và mua lại một cách cụ thể.
Mặc dù hệ thống pháp luật của từng quốc gia thuộc thành viên của Cộng đồng chung
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Châu Âu là khác nhau, nhưng Quy chế về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu được áp dụng
chung và là văn bản có hiệu lực điều chỉnh cao hơn pháp luật của từng quốc gia phê chuẩn.
1.1.3. Định nghĩa của Việt Nam.
Khái niệm M&A được đề cập đến trong một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt
Nam như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật cạnh tranh như sau.
"Sát nhập doanh nghiệp" là việc một hay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(gọi là doanh nghiệp bị sát nhập) chuyển toàn bộ bằng tiền và tài sản của mình để sát nhập
vào một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác (gọi là doanh nghiệp nhận sát nhập).
"Hợp nhất doanh nghiệp" là việc hai hay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(gọi là doanh nghiệp bị hợp nhất) mang toàn bộ vốn bằng tiền và tài sản của mình để hợp
nhất với nhau chuyển thành một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới (gọi là doanh
nghiệp hợp nhất)”.
3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh
nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.
Quy định khái niệm về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp không thống nhất với nhau
giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể nếu so sánh về mặt từ ngữ thấy theo Luật Doanh
nghiệp 2005 thì các công ty sáp nhập, hợp nhất phải là công ty “cùng loại nhau” còn ở Luật
Cạnh tranh 2004 thì không quy định cụm từ này.
1.2. Phân biệt sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
Mặc dù sáp nhập và mua lại doanh nghiệp thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ
quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ mua lại và sáp nhập vẫn có sự khác biệt về
bản chất.
Mua lại doanh nghiệp xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác và trở thành chủ
sở hữu mới của công ty bị mua lại thì thương vụ đó được gọi là mua bán. Về khía cạnh pháp
lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu của
bên mua không bị ảnh hưởng.
Theo nghĩa đen thì sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng
thuận gộp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này
thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch
và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành. Việc sáp nhập này gần giống với hình hợp
nhất doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.3. Đặc điểm hoạt động M&A
- Về chủ thể: Hai hoặc nhiều công ty cùng loại (theo pháp luật Việt Nam);
- Hai hoặc nhiều công ty khác loại (pháp luật nước ngoài).
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Về hình thức, được chia thành: Sáp nhập (merger); Thâu tóm (acquisition); Thôn tính
(take – over); Mua lại (buy – out); Hợp nhất (consolidation).
- Về đối tượng: Đối tượng mua bán, sáp nhập là quyền sở hữu tài sản; nghĩa vụ nợ và
các nghĩa vụ khác; cổ phần; quyền điều hành; thương hiệu.
- Về địa vị pháp lý của công ty sau khi sáp nhập: Công ty chủ động thực hiện sáp nhập,
mua lại vẫn giữ bản sắc và thương hiệu, công ty mục tiêu chấm dứt sự tồn tại; hoặc gộp chung
thương hiệu.
- Mục tiêu: Lợi ích kinh tế (thường trong các trường hợp thân thiện, tự nguyện); thôn
tính hoặc tiêu diệt đối thủ cạnh tranh (trong các trường hợp thù địch).
1.4. Phân loại M&A
1.4.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thực hiện M&A
1.4.1.1. Sáp nhập ngang
Diễn ra đối với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và
thị trường.
1.4.1.2. Sáp nhập dọc
Diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, dẫn tới sự mở rộng về phía
trước hoặc phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi cung ứng đó.
1.4.1.3. Sáp nhập mở rộng thị trường
Diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị trường khác
nhau.
1.4.1.4. Sáp nhập mở rộng sản phẩm
Diễn ra đối với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau
trong cùng một thị trường.
1.4.1.5. Sáp nhập kiểu tập đoàn
Trong trường hợp này, hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa
dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề. Như một công ty thiết bị y tế mua lại
một công ty thời trang.
1.4.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính
1.4.2.1. Sáp nhập mua
Như chính cái tên này thể hiện, loại hình sáp nhập này xảy ra khi một công ty mua lại
một công ty khác.
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4.2.2. Sáp nhập hợp nhất
Với hình thức sáp nhập này, một thương hiệu công ty mới được hình thành và cả hai
công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới. Tài chính của hai công ty sẽ được hợp nhất
trong công ty mới.
Như vậy, hợp nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam là một trong những hình thức
sáp nhập.
1.5. Các phương thức M&A
1.5.1. Phương thức chào thầu
1.5.2. Phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn
1.5.3. Phương thức thương lượng giữa các ban quản trị
1.5.4. Phương thức thu gom cổ phiếu
1.5.5. Phương thức mua lại tài sản công ty
1.6. Động cơ thực hiện M&A
1.6.1. Thâm nhập vào thị trường
1.6.2. Giảm chi phí gia nhập thị trường
1.6.3. Chiếm hữu tri thức và tài sản con người
1.6.4. Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường
1.6.5. Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả
1.6.6. Đa dạng hóa và bành trướng thị trường
1.6.7. Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu
Chương 2:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG M&A
2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về M&A
2.1.1. Nhận định chung
Đến nay, Việt Nam chưa có một Luật riêng quy định về trình tự và nguyên tắc về hoạt
động M&A. Các quy định về M&A ở Việt Nam được quy định rải rác trong các văn bản quy
phạm pháp luật như quy định về hợp nhất pháp nhân và sáp nhập pháp nhân tại Điều 94 và
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Điều 95 Bộ luật Dân sự, các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh
và các văn bản pháp luật chuyên ngành tài chính, ngân hàng.
2.1.2. Quy định về M&A trong một số ngành luật cụ thể
2.1.2.1. M&A theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Như đã trình bày ở trên, Luật doanh nghiệp đưa ra khái niệm và trình tự thủ tục sáp
nhập, hợp nhất, doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 xem xét sáp nhập, hợp nhất
doanh nghiệp như hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh
nghiệp. Luật Doanh nghiệp không đưa ra định nghĩa về mua, bán doanh nghiệp. Tuy nhiên,
Luật Doanh nghiệp có một Điều riêng quy định về việc bán doanh nghiệp tư nhân.
2.1.2.2. M&A theo quy định của Luật Đầu tư
Luật Đầu tư năm 2005 thừa nhận hai hình thức M&A là sáp nhập và mua lại doanh
nghiệp. Hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp được coi là một trong những hình thức
đầu tư trực tiếp. Việc mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới hình thức mua lại một
phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
2.1.2.3. M&A theo quy định của Luật Cạnh tranh
Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số
doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một
doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Mua lại
doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp
khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.
Luật Cạnh tranh cũng đề cập đến hợp nhất doanh nghiệp - là việc “hai hoặc nhiều doanh
nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành
một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, việc sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh
nghiệp và mua lại doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế. Do đó, việc sáp nhập, hợp nhất,
mua lại doanh nghiệp bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp
tạo ra thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên
thị trường liên quan.
2.1.2.4. M&A theo quy định của Luật Chứng khoán
Luật Chứng khoán quy định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ phải được chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nhà nước trước khi thực
hiện.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.2.5. M&A theo quy định của luật Các tổ chức tín dụng
Như vậy, việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập của tổ chức tín dụng phải được sự chấp
thuận của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Thông tư số
04/2010/TT-NHNN quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD.
2.1.2.6. Các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến M&A
Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam;
Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia
của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến M&A
Đến nay Việt Nam đã ký kết và tham gia rất nhiều cam kết quốc tế về đầu tư hoặc liên
quan đến đầu tư, bao gồm: các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký kết với 55 nước;
các Hiệp định/Chương Đầu tư trong khuôn khổ FTA; và các cam kết khác liên quan đến đầu
tư như Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) của WTO, các
hiệp định về dịch vụ trong WTO và các FTA, hiệp định thành lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa
phương (MIGA), Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài, v..v…
Nhìn chung, các Hiệp định, cam kết của Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A đều
thể hiện dưới hình thức tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp
Việt Nam hoặc được thể hiện dưới dạng cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hiện
diện thương mại, thâm nhập trong các ngành, lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam.
2.2.1.Cam kết trong GATS/ WTO
Việt Nam đã gia nhập WTO được gần 5 năm với cam kết mở cửa thị trường cho các
nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình. Kể từ năm 2009, nhiều lĩnh vực dịch vụ đã cho phép nhà
đầu tư nước ngoài được tham gia cung cấp như kiến trúc, nghiên cứu thị trường, giáo dục,
phân phối hàng hóa và quảng cáo. Sự mở rộng này là cơ hội cho hoạt động đầu tư thông qua
hình thức sáp nhập và mua lại mặc dù hiện nay nhiều quy định của WTO cần được hướng dẫn
cụ thể khi áp dụng.
Cho đến nay, các hạn chế đối với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh
nghiệp Việt Nam đã bị xóa bỏ, trừ một số lĩnh vực đặc thù như ngân hàng và chứng khoán.
Ngoài ra, một số hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần hạn chế không có thời hạn dỡ bỏ:
- Dịch vụ liên quan đến lâm nghiệp, săn bắn và nông nghiệp: Chỉ cho phép thành lập
liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt
quá 51% vốn pháp định của liên doanh.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: Phần vốn góp của phía nước ngoài trong
liên doanh không vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh.
2.2.2. Cam kết trong khu vực ASEAN
Các các kết quốc tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN về M&A chủ yếu được thể
hiện ở Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN. Một trong những mục tiêu của Hiệp định
là xây dựng một Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) có môi trường đầu tư thông thoáng và rõ
ràng hơn giữa các quốc gia thành viên, nhằm đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ các nguồn cả
trong và ngoài ASEAN.
Theo Hiệp định khung về đầu tư ASEAN, các quốc gia thành viên cam kết thực hiện các
biện pháp thích hợp để bảo đảm tính rõ ràng và nhất quán trong việc áp dụng và giải thích các
luật, quy định và thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư của nước mình nhằm tạo ra và duy
trì một chế độ đầu tư có thể dự đoán trước được trong ASEAN. Đồng thời, các bên phải mở
ngay lập tức tất cả các ngành nghề của nước mình cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN và
dành ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN và đầu tư của họ, đối với tất cả các ngành nghề
và các biện pháp có tác động tới các đầu tư đó, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở việc tiếp
nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư, sự đối xử không
kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và đầu tư tương tự của nước mình ("đối
xử quốc gia") (khoản 1 Điều 7).
2.2.3. Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết (với 54/55 quốc
gia) có nội dung tương đối thống nhất theo mô hình các hiệp định khuyến khích và bảo hộ
đầu tư truyền thống trên thế giới.
2.2.4. Các cam kết quốc tế về đầu tư song phương có yếu tố tự do hoá liên quan
đến M&A
Các cam kết này bao gồm Hiệp định khuyến khích, bảo hộ và tự do hoá đầu tư Việt
Nam - Nhật Bản và trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA).
Bên cạnh cam kết về bảo hộ đầu tư, Việt Nam còn cam kết về quyền thành lập đối với nhà
đầu tư nước ngoài. Hai hiệp định này đều sử dụng phương pháp chọn bỏ (negative list
approach), tức là đưa ra các cam kết chung và các Bên ký kết có quyền duy trì hoặc ban hành
các biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ chung này và phải liệt kê các biện pháp đó
trong một hoặc một số phụ lục.
Tại Phụ lục H của Hiệp định BTA, Việt Nam cam kết với Hoa Kỳ hóa bỏ mọi hạn chế về
việc chuyển nhượng vốn đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không bắt
buộc phải ưu tiên chuyển nhượng cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Phụ lục H cũng cam kết
về việc cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN và nới lỏng các hạn
chế về sở hữu vốn của nhà đầu tư Hoa Kỳ. Theo quy định của BTA, trong vòng 3 năm kể
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
từ khi Hiệp định có hiệu lực, nhà đầu tư Hoa Kỳ được phép thành lập công ty cổ phần có vốn
ĐTNN tại Việt Nam..
Ngoài ra, tại Hiệp định Tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật
Bản. Việt Nam không cho phép nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải
sản ở vùng lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế. Vì vậy, Nhật Bản không được tham gia vào
các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên tại Việt Nam.
2.2.5. Hiệp định thương mại tự do có cam kết về đầu tư
Các Hiệp định thương mại tư do có cam kết về Đầu tư mà Việt Nam không liên quan
nhiều đến việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Việc tham gia góp vốn, mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam theo Hiệp định này được thực hiện phù hợp
với quy định của pháp luật Việt Nam.
2.3. Quy định về M&A của một số nước trên thế giới
2.3.1.Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài dưới hình
thức mua lại và sáp nhập (M&A) nhất ở Châu Á những năm gần đây.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia M&A với các doanh nghiệp nội địa theo nhiều
cách thức khác nhau. Trước khi tiến hành M&A các nhà đầu tư phải đệ trình một bản kế
hoạch tái tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước trong đó nêu rõ những thông tin về nhà đầu tư
nước ngoài, tình hình tài chính, quy mô kinh doanh, cơ cấu cổ phần, kế hoạch ổn định nhân sự
và đặc biệt là cách thức quản lý công ty mới. Trung Quốc yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài
cung cấp kế hoạch để cải tiến cơ cấu quản lý và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của doanh
nghiệp nhà nước.
Về vấn đề giá cả mua lại doanh nghiệp: Trung Quốc quyết định giá mua lại doanh
nghiệp phải dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị cổ phần do một công ty đánh giá tài sản ở
Trung Quốc đưa ra. Phương pháp đánh giá tài sản hoặc cổ phần phải là phương pháp được
quốc tế công nhận. Nếu như giá mua lại doanh nghiệp thấp hơn giá trị đó thì cuộc chuyển
nhượng này không được phép thực hiện.
Về thuế áp dụng cho các giao dịch M&A, Trung Quốc căn cứ vào từng hình thức
M&A để áp dụng mức thuế suất khác nhau đối với từng giao dịch.
2.3.2. Thái Lan
Mua lại và sáp nhập hai hoặc nhiều công ty có thể dưới các hình thức sau: i, Sáp nhập
(hợp nhất) ii, Mua lại cổ phần iii, Mua lại tài sản. Trong ba hình thức trên thì hình thức hợp
nhất là ít phổ biến tại Thái Lan do Thái Lan không khuyến khích hình thức hợp nhất các công
ty.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong một số lĩnh vực nhất định (Ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm nhân thọ,
đại lý du lịch, hàng hải, hàng không…) Thái Lan đều có những giới hạn về vốn và số lượng
người nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý.
Về thuế, Thái Lan dành nhiều ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thuế
doanh lợi là 30% đối với sáp nhập và mua lại bằng hình thức tài sản. Còn đối với mua lại cổ
phiếu, Thái Lan áp dụng thuế lũy tiến từ 5% - 37% đối với công dân Thái và 30% cho các
công ty nội địa và 15% khấu trừ trước cho công dân và công ty nước ngoài.
Thuế trước bạ là 0,5 % trên số bất động sản ( được miễn nếu như các điều kiện đặt ra
được đáp ứng ) đối với hình thức đầu tư mua lại bằng tài sản và sáp nhập. Và 0,1% giá bán ra
hoặc giá trị cổ phiếu đã trả ( tùy theo giá trị nào lớn hơn ).
Hình thức đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu và sáp nhập được miễn thuế VAT, còn
mua lại tài sản chỉ bị đánh 7% trên bất động sản và được miễn nếu chuyển nhượng toàn bộ
công ty.
Về vấn đề người lao động, Thái Lan quy định tất cả người lao động phải đồng ý với
bản kế hoạch nhân sự do bên mua đưa ra. Bản kế hoạch đó phải đảm bảo được quyền lợi của
người lao động. Đối với những người xin thôi việc, công ty phải đền bù cho họ theo quy định
của luật lao động tùy theo thời gian làm việc cho công ty.
2.3.3. Malaysia
Mặc dù, luôn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chính phủ Malaysia vẫn cố
gắng tăng tỷ lệ sở hữu của công dân Malaysia và Bumiputra (người Malaysia bản địa ) ở các
công ty bị M&A. Với mục đích đó, Malaysia luôn đảm bảo rằng tỷ lệ sở hữu trong nền kinh
tế Malaysia theo tỷ lệ tối thiểu là 30% sở hữu thuộc về Bumiputra, 40% thuộc về người
Malaysia khác và tối đa 30% thuộc về người nước ngoài.
Đối với hình thức đầu tư mua lại cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài phải xin phép Cục
đầu tư nước ngoài nếu như mua mua lại hơn 15% cổ phiếu của công ty nội địa hoặc mua cổ
phiếu với tổng giá trị hơn 10 triệu ringgit Malaysia ( RM 10.000.000). Đối với hình thức đầu
tư mua lại tài sản, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải xin phép cục đầu tư nước ngoài và chỉ
được phép mua tài sản có giá trị lớn hơn 150.000 Ringgít Malaysia, đồng thời không bị giới
hạn số tài sản được mua.
Về vấn đề người lao động, trước khi tiến hành M&A thì nhà đầu tư nước ngoài không
cần phải lấy ý kiến người lao động. Công ty mới chỉ cần đảm bảo sao cho người lao động vẫn
giữ được các điều kiện làm việc như trước đây. Các công ty phải cố gắng tuyển dụng và đào
tạo người Malaysia sao cho họ có thể tham gia vào các vị trí trong công ty.
Nói chung, Malaysia không có luật chống độc quyền áp dụng với tất cả các ngành.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông thì có luật về chống độc quyền theo đó
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào những dự án làm giảm tính cạnh tranh
trên thị trường viễn thông.
Về thuế, Malaysia chỉ đánh thuế thu nhập 20% đối với 500.000 Ringgit đầu tiên và
25% đối với số thu nhập còn lại.
2.3.4. Singapore
Trước khi Luật công ty của Singapore có hiệu lực (ngày 15/6/2005), các giao dịch
thường được gọi là “sáp nhập” thực chất là công ty B mua lại tài sản của công ty A nhờ đó
công ty B phát hành cổ phiếu của công ty mình cho công ty A. Hay công ty A và công ty B có
thể cùng góp tài sản để lập thành công ty C và công ty C sẽ phát hành cổ phiếu cho hai công
ty trên. Mặc dù về tài sản là chung trong một công ty nhưng về tư cách pháp nhân thì công ty
A, công ty B và công ty C (nếu phù hợp) vẫn là ba công ty riêng biệt. Sau khi luật công ty ra
đời, Singapore đặt ra những quy định chặt chẽ hơn đối với hình thức hợp nhất (sáp nhập)
công ty. Sau khi hợp nhất hai hay nhiều công ty thì có thể hình thành một công ty hợp nhất
hoặc là hình thành một công ty mới.
Mua lại các công ty ở Singapore cũng giống như các nước khác có thể thông qua hình
thức mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản.
Về luật chống độc quyền, Singapore không có luật chống độc quyền. Nhưng trong một
số ngành như viễn thông, bưu chính, ngành dịch vụ công có những quy định về chống độc
quyền.
2.4.5. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ có lẽ là một trong những nước đi đầu trong kinh nghiệm thực hiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động M&A. Luật chống độc quyền Sherman được ban hành từ năm 1890.
Về định chế quản lý M&A, đạo luật ủy ban Thương mại liên bang (FTC) năm 1975 đã
quy định “ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh tranh của thị trường” và
trao cho cơ quan hành pháp này chức năng độc lập thực thi các luật chống độc quyền của liên
bang. Tiếp theo, năm 1976 Luật chống độc quyền Hart-Scott-Rodino (HSR) bắt buộc các bên
liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra lên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ
sáp nhập. Quy định này được áp dụng đối với tất cả những vụ sáp nhập mà một trong hai bên
có doanh thu trên 100 triệu USD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng
vượt quá 15 triệu USD. Nếu các công ty thuộc đối tượng như trên thực hiện sáp nhập mà
không qua thẩm tra của FTC và Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và có thể bị
phạt lên đến 10000 USD/ngày.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 3:
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ M&A
3.1. Thực tiễn hoạt động M&A tại Việt Nam
Bước sang 2009, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức ép phải cơ cấu lại hoạt động
đầu tư và quản trị doanh nghiệp để tồn tại và phát triển ngày càng tăng thì hoạt động M&A
ngày càng được đẩy mạnh và đa dạng về hình thức. Thông qua hoạt động M&A, các doanh
nghiệp mạnh nhanh chóng mở rộng được quy mô, tăng thị phần, giảm thời gian tiếp cận và sở
hữu các giải pháp về công nghệ, giảm bớt đối thủ cạnh tranh và đạt được những lợi ích khác;
các doanh nghiệp nhỏ, yếu kém sẽ tránh được nguy cơ phá sản và khó khăn tồn tại trên thị
trường.
3.1.1. Một số số liệu thống kê
Năm 2010, hoạt động M&A bùng nổ ở Việt Nam cả về số lượng và giá trị thương vụ.
Các thương vụ thành công chủ yếu trong năm 2010 thuộc lĩnh vực bất động sản. Các thương
vụ điển hình diễn ra trong thời gian này như: Tòa nhà Pacific Place Quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội; Khách sạn Hilton Hanoi Opera; Dự án Phú Gia Hưng Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Theo nghiên cứu của Nexus Group, năm 2011, hoạt động M&A ở Việt Nam rất sôi động,
tập trung vào ngành hàng tiêu dùng, tài chính, bất động sản. 9 tháng đầu năm 2011, giá trị
M&A nhận được là 2,67 tỷ USD, tăng đến 150% so với cả năm 2010. Ngành tiêu dùng được
mua bán, sáp nhập nhiều nhất với hơn 1 tỷ USD (chiếm 38,6%), đứng thứ 2 là ngành tài chính
với 453,4 triệu USD, chiếm 16,9%. Nguồn vốn mua lại chủ yếu đến từ nước ngoài với khoảng
81,3%, vốn trong nước chỉ chiếm 18,7%. Giá trị các thương vụ M&A qua các năm tăng trung
bình khoảng 34%. Năm 2011, dòng vốn ngoại thông qua hoạt động M&A lại tăng với nhiều
thương vụ lớn như Pokphand (Trung Quốc) mua 70,8% Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam;
Tập đoàn Viễn thông VimpelCom của Nga tăng tỷ lệ sở hữu trong liên doanh Gtel-Mobile lên
49% và IFC mua 10% của Vietinbank, sáp nhập Vincom và Vinpearl… Xu hướng này được dự
báo sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Tính từ năm 2005 đến nay, các thương vụ M&A trong lĩnh vực chứng khoán có xu hướng
tăng lên cả về số lượng và giá trị giao dịch với sự tham gia ngày càng nhiều từ tổ chức nước
ngoài. Đặc điểm chung của các thương vụ này là các tổ chức tài chính lớn của nước ngoài đều
mua tới 49% cổ phần của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán bán cổ phần đề là
các công ty có quy mô vừa và nhỏ, thị phần còn khiêm tốn cả về hoạt động môi giới và tư vấn
tài chính doanh nghiệp.
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.1.2. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam
3.1.3. Thực tiễn quản lý nhà nước về M&A
3.1.4. Một số vụ M&A điển hình tại Việt Nam
3.1.4.1.Kinh Đô thâu tóm kem Walls của Unilever
Nhận thức được tiềm năng phát triển của ngành kem, kết hợp cùng sự am tường về
thực phẩm, Kinh Đô đã quyết định mua lại Wall‟s và thành lập công ty Kido‟s. Vào thời
điểm 1993, đây là sự kiện bất ngờ tạo tiếng vang lớn - lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt
Nam mua lại nhãn hiệu của một tập đoàn lớn nước ngoài, đồng thời cũng đánh dấu việc Kinh
Đô chính thức đầu tư sang lĩnh vực mới, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cũng như
nâng cao uy tín thương hiệu của Kinh Đô trên thương trường trong nước và quốc tế.
Qua tổng quan công ty Kinh Đô, ta thấy được chiến lược của Kinh Đô là đa dạng hóa
lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, nhưng ở đây kinh Đô không phải là “đàn em” trong
công nghệ mà luôn luôn là người đi đầu trong công nghệ sản xuất lĩnh vực mới, từ bánh
Snacks đơn điệu rồi đến cookies, kẹo cứng, kẹo mềm, bánh mì, bánh bông lan, chocolate,…
Cũng vì mục tiêu phục vụ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, khai thác những khúc thị trường
mới mà tháng 04 năm 2003, ban quản trị Kinh Đô đã quyết định mua lại dây chuyền sản xuất
kem ăn sao cấp Wall‟s của Unilever.
3.1.4.2.Ngân hàng TMCP Liên Việt và Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện
Ngân hàng Liên Việt nhận sáp nhập Dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện thì Liên Việt sẽ được thừa
hưởng mạng lưới của hệ thống tiết kiệm bưu điện. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, cuộc
“se duyên” giữa Bưu Điện và ngân hàng Liên Việt đã giúp cho Ngân hàng này có bước tiến
dài, đi tắt đón đầu tới cả 100 năm. Ở Việt Nam ngoài Ngân hàng Nông nghiệp thì chưa có
Ngân hàng nào có mạng lưới rộng như vậy. Có lẽ, đây cũng chính là mục tiêu mà Ngân
hàng Liên Việt hướng tới khi nhận sáp nhập Dịch vụ Bưu điện.
Về bản chất, đây là một thương vụ sáp nhập. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này đã thỏa
thuận đây là hình thức Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt
bằng giá trị của một công ty thành viên là Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Phải chăng
đây là một cách “lách luật” của hai công ty này vì theo quy định của Thông tư số 04/2010/TT-
NHNN quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng thì chỉ có các tổ chức
tín dụng mới được sáp nhập vào nhau.
3.1.4.3. Vietcombank - Mizuho Corporate Bank
Cuối năm 2011, Mizuho Corporate Bank (một ngân hàng của Nhật Bản) chính thức trở
thành nhà đầu tư chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khi mua cổ phần
phát hành thêm của Vietcombank chiếm 15% vốn điều lệ.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khi tiến hành thương vụ này, thuận lợi của Mizuho là có thể tham gia vào thị trường tài chính,
tiền tệ của Việt Nam mà không phải tiến hành các thủ tục thành lập ngân hàng. Đồng thời,
Vietcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, có kết quả kinh doanh tốt trong
suốt những năm vừa qua. Vì vậy, việc đầu tư vào Vietcombank hứa hẹn khả năng thu lợi lớn.
Đối với Vietcombank, khi tiến hành mua cổ phần, Mizuho đồng ý cho mua với giá cao hơn
giá thị trường (giá thị trường khi đó là 29000 đồng một cổ phiếu, Mizuho mua với giá 34000 đồng
một cổ phiếu). Ngoài việc bán được giá cao hơn giá thị trường, Vietcombank còn được Mizuho
cam kết hỗ trợ kỹ thuật trong suốt thời gian Mizuho nắm giữ cổ phần tại Vietcombank và Mizuho
không được chuyển nhượng cổ phần trong vòng 5 năm kể từ ngày mua cổ phần.
Như vậy, thương vụ M&A này có lợi có cả bên bán và bên mua.
3.2. Một số vướng mắc đối với hoạt động M&A xuất phát từ quy định trong nước
và cam kết quốc tế
3.2.1. Về việc áp dụng trực tiếp các cam kết WTO
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp có quy định khác nhau giữa
luật trong nước và Điều ước quốc tế thì áp dụng quy định của pháp luật quốc tế.
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 71/2006/QH11 phê
chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết này đã quy định một số cam kết được
áp dụng trực tiếp, đồng thời giao Chính phủ và các cơ quan có liên quan báo cáo Ủy ban
thường vụ Quốc hội việc áp dụng trực tiếp các cam kết khác chưa được quy định tại Nghị
quyết. Tuy nhiên, việc áp dụng trực tiếp các cam kết quốc tế còn nhiều hạn chế.
Các doanh nghiệp, kể cả các cơ quan nhà nước vẫn còn dè dặt trong việc áp dụng các
cam kết quốc tế khi mà các cam kết quốc tế đó quy định khác với luật trong nước. Nguyên
nhân của vấn đề này là do các chủ thể áp dụng pháp luật không có sự hiểu biết về các cam kết
quốc tế hoặc do e ngại sẽ vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
3.2.2. Thiếu hành lang pháp lý về M&A
Trở ngại đối với hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam
khung pháp lý quy định còn thiếu rõ ràng và không đầy đủ. Việt Nam không có một đạo luật
riêng về M&A. Luật Doanh nghiệp chỉ quy định về M&A dừng lại ở mức độ hướng dẫn về
trình tự, thủ tục. Luật Đầu tư coi M&A như là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp và
không có quy định cụ thể, rõ ràng về thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham
gia thương vụ M&A.
Hiện nay các quy định liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam được quy định trong
nhiều văn bản khác nhau. Tuy nhiên, các quy định này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc xác
lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết được các vấn đề về mặt
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
“thay tên, đổi họ” cho doanh nghiệp. Trong khi đó, M&A là một giao dịch thương mại, tài chính,
nó đòi hỏi phải có quy định cụ thể, có một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp,
giá cả, cung cấp thông tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ
phần, cổ phiếu, các nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu... Đồng thời, còn hàng loạt
vấn đề liên quan trực tiếp đến M&A mà pháp luật nước ta còn chưa có quy định cụ thể như kiểm
toán, định giá, tư vấn, môi giới, bảo mật, thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp…
3.2.3. Vướng mắc do quy định chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật
Các quy định về M&A trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam còn chồng chéo
như chưa có nghị định thống nhất về M&A, chưa có văn bản hướng dẫn các thủ tục, quy trình
M&A rõ ràng, cụ thể trong khi các văn bản luật lại có quy định khác nhau làm cho việc sáp
nhập, hợp nhất doanh nghiệp gặp khó khăn trong xác lập các giao dịch, địa vị mỗi bên mua –
bán, hậu quả quản lý sau khi mua… Quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không
thống nhất và đồng bộ trong viêc ̣giải quyết cấp phép cho các NĐT nước ngoài mua cổphần
của các công ty Việt Nam theo các cam kết của WTO . Theo quy định của Luật Đầu tư, một
doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên 49% thành lập ở Việt Nam được coi là doanh nghiệp
nước ngoài và thực hiện các thủ tục đầu tư (trong đó có hoạt động M&A) như một nhà đầu tư
nước ngoài. Còn Luật Doanh nghiệp chỉ quy định trình tự, thủ tục M&A đối với các doanh
nghiệp nói chung, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp có bên nước ngoài tham gia.
3.2.4.Vướng mắc giữa cam kết WTO với Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp
Theo biểu cam kết WTO, cho đến nay, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần, phần
vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam không hạn chế , trừ những lĩnh vực đặc thù đươc ̣quy
đinḥ bởi Tổchức Thương maịthếgiới (WTO) và các đạo luật khác (Luật các tổ chức tín dụng,
Luật chứng khoán). Cam kết của WTO đã rõ ràng, tuy nhiên, những cam kết này chưa được
nội luật hóa. Vì vậy, các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý chỉ áp dụng các quy định
của pháp luật Việt Nam mà chưa áp dụng các cam kết đối với WTO.
3.2.5. Vướng mắc theo quy định của Luật cạnh tranh
Luật cạnh tranh hiện nay cấm các hoạt động M&A có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp
có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật
Cạnh tranh và các văn bản dưới luật không có quy định rõ ràng về khái niệm “Thị trường liên
quan”. Và trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng (có nhiều thị
trường khác nhau) thì tùy theo các cách tính khác nhau có thể dẫn đến kết quả là doanh
ngghiệp đó có thể bị coi là có “tập trung kinh tế” trên 50% hoặc có thể dưới.
3.2.6. Vướng mắc trong việc định giá doanh nghiệp
Hiện nay, không có bất cũ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc định giá
doanh nghiệp. Các thương vụ M&A diễn ra chủ yếu là do các bên tham gia thỏa thuận về giá.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thị trường M&A Việt Nam hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính: định giá theo giá trị
tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu và định giá theo giá trị thị trường.
3.2.7. Vướng mắc khi thực hiện M&A trong lĩnh vực ngân hàng
iện nay Thông tư 04/2010/TT-NHNN còn bỏ ngỏ nội dung sáp nhập, hợp nhất, mua lại
bắt buộc tổ chức tín dụng. Vì vậy, còn thiếu cơ chế để Ngân hàng Nhà nước thực hiện vai trò
của mình trong việc buộc các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất và bán cổ phần bắt buộc.
Ngoài ra, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP cần phải được tiến hành sửa đổi, bổ sung
nhằm nâng cao tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng cho phù hợp
với cam kết WTO và phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
3.2.8. Vướng mắc trong lĩnh vực lao động
Một trong những yếu tố liên quan đến sự thành công của M&A là vấn đề về nhân sự.
Theo pháp luật về lao động của Việt Nam, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người sử dụng lao động nói chung và trong trường hợp M&A nói riêng rất khó thực
hiện. Thứ hai, việc yêu cầu bên nhận quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản phải tiếp nhận toàn
bộ lao động như quy định tại Điều 31 Bộ Luật lao động tỏ ra quá chặt chẽ, nếu không nói là
không còn phù hợp. Có lẽ, vào thời điểm xây dựng Bộ Luật lao động, người ta chỉ nghĩ đến
“tài sản” là nhà xưởng, dây chuyền sản xuất. Trong thực tế, khái niệm tài sản ngày càng trở
lên đa dạng và có thể bao gồm những tài sản vô hình như danh sách khách hàng, thông tin bí
mật… Sẽ là không hợp lý nếu bên nhận hoặc sử dụng những tài sản như vậy phải tiếp nhận
toàn bộ người lao động của bên chuyển giao.
3.3. Một số đề xuất đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về M&A để phù hợp với các
cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên
3.3.1. Mục tiêu và các nguyên tắc định hướng chính sách
3.3.1.1. Mục tiêu
Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về M&A phải đảm bảo được các mục tiêu sau đây:
Tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh
nghiệp; Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng vốn, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực
khác của đất nước nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế mà Quốc hội đã đề ra;
Tạo hành lang pháp lý để thu hút vốn từ nước ngoài thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập
và tổ chức lại doanh nghiệp; Bảo đảm an ninh xã hội và đảm bảo quản lý, kiểm soát hiệu quả
của nhà nước, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế; Tạo môi trường kinh
doanh bình đẳng, phát huy tính cạnh tranh của các thành phần kinh tế.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.3.1.2. Nguyên tắc định hướng
Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra ở trên, việc xây dựng pháp luật, chính sách về M&A
phải đảm bảo các nguyên tắc: Tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc đang cản trở hoạt
động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; Bảo đảm tối đa sự phát triển ổn định
của hệ thống pháp luật có liên quan, hạn chế đưa ra quá nhiều văn bản pháp luật mới đồng
thời bảo đảm các quy định mới được đưa ra tương thích với các quy định còn hiệu lực khác
của hệ thống pháp luật. Phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, với thông lệ, tập quán
quốc tế, bảo đảm chủ quyền và lợi ích quốc gia.
3.3.2. Những kiến nghị về xây dựng pháp luật
Nhằm đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường của Việt Nam, Việt
Nam cần nội luật hóa các cam kết theo hướng sau:
3.3.2.1. Về các hình thức mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp
*Sử dụng thống nhất các khái niệm về mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh
nghiệp trong các văn bản pháp luật. Việc này có thể được xử lý ở từng văn bản khi tiến hành
sửa đổi bổ sung văn bản đó, hoặc dùng kỹ thuật một luật sử nhiều luật như đã từng sử dụng
trong quá trình cải cách thủ tục hành chính. Hoặc có thể ban hành một đạo luật riêng về M&A
nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp.
* Nên phân loại một cách có hệ thống thành các nhóm (i) giao dịch về vốn (ii) giao
dịch về tài sản, (iii) sáp nhập, hợp nhất (iv) tổ chức lại doanh nghiệp theo hình thức khác.
Đồng thời, quy định rõ việc chuyển giao quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên trong từng
trường hợp để tạo hành lang pháp lý cho sự thỏa thuận của các bên, đồng thời bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các đối tượng dễ bị tổn thương như người lao động, cổ đông thiểu số,
các nhà đầu tư không chuyên nghiệp (khác với các nhà đầu tư chuyên nghiệp như tổ chức tài
chính, quỹ đầu tư, v..v..)
* Có hướng dẫn chi tiết về các phương thức cấu trúc giao dịch trong từng trường hợp
(tại các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và về chứng khoán). Các văn bản pháp luật hiện
hành chỉ đưa ra các nguyên tắc chung về mua bán cổ phần, phần vốn góp (giao dịch vốn) mua
bán doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (giao dịch tài sản), sáp nhập, hợp nhất, chia, tách
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi hình thức giao dịch đều có những phương pháp cấu
trúc giao dịch khác nhau, với những điểm khác biệt về mối quan hệ giữa các bên tham gia
giao dịch, quy trình thủ tục ra quyết định tham giao giao dịch trong nội bộ từng bên tham gia
giao dịch. Do không có hướng dẫn, quy định rõ ràng, các vấn đề này hiện nay do các bên giao
dịch toàn quyền thỏa thuận, trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định.
* Có hướng dẫn chi tiết về một số nghiệp vụ như dùng cổ phiếu trả cho cổ phiếu
(hoán đổi cổ phiếu), dùng cổ phiếu trả cho tài sản.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Hướng dẫn về “công ty cùng loại” theo Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của Luật
Doanh nghiệp, sáp nhập và hợp nhất chỉ áp dụng đối với các công ty cùng loại. Tuy nhiên,
Luật này và các văn bản hướng dẫn không xác định tiêu chí để được coi là “công ty cùng
loại”.
3.3.2.2. Về quản lý nhà nước về doanh nghiệp và bảo vệ cổ đông thiểu số
Việt Nam cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật theo hướng sau:
Bổ sung các quy định về minh bạch hóa sổ sách kế toán và hồ sơ tài chính của doanh
nghiệp (pháp luật về kế toán, doanh nghiệp). Bổ sung quy định về quyền của cổ đông, thành viên
công ty được yêu cầu tòa án xem xét lại giá mua lại cổ phần/phần vốn góp trong trường hợp cổ
đông/thành viên công ty yêu cầu công ty mua lại cổ phần/phần vốn góp của mình do bất đồng với
quyết định của công ty (appraisal right). Bổ sung quy định về chống pha loãng cổ phiếuđể bảo vệ
quyền lợi của các cổ đông này, cũng như góp phần làm lành mạnh hóa thị trường chứng khoán,
cần bổ sung các quy định về chống pha loãng cổ phiếu vào các văn bản pháp luật về chứng khoán,
như hạn chế về tỷ lệ cổ phiếu phát hành mới so với số cổ phiếu hiện có, khoảng cách giữa các lần
phát hành, hoặc điều kiện tài chính của doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, v..v..
- Ban hành văn bản hướng dẫn Luật Cạnh tranh, trong đó quy định rõ thế nào là “Thị
trường liên quan” để có thể xác định một hoạt động M&A có thuộc trường hợp tập trung kinh
tế hay không. Văn bản hướng dẫn này có thể được thể hiện dưới hình thức Nghị định của
Chính phủ hoặc Thông tư hướng dẫn của Bộ Công thương.
3.3.2.3. Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài
- Xác định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
- Xây dựng một danh sách thống nhất và duy nhất về các ngành/lĩnh vực có hạn chế
về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc các điều kiện đầu tư khác.
- Đề xuất nguyên tắc xử lý các trường hợp nhà đầu tư của các nước không thuộc
WTO, theo hướng không hạn chế nếu pháp luật không có quy định hạn chế, nhưng không
thuận lợi hơn chế độ đối xử dành cho nhà đầu tư của các nước thành viên WTO.
- Về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện với nhà
đầu tư nước ngoài cần được xử lý ở một văn bản riêng hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư sửa
đổi.
3.3.2.4. Về pháp luật lao động
Đề nghị bổ sung hướng dẫn chi tiết hơn về các trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu,
công nghệ dẫn đến cho người lao động nghỉ việc theo quy định của Điều 17 Bộ luật Lao động,
đặc biệt là các trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất doanh
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiệp và tiêu chí định tính, định lượng để xác định trong từng trường hợp. Đồng thời, để
nghị bổ sung các yêu cầu về thủ tục mà người sử dụng lao động phải đáp ứng khi cho người
lao động thôi việc trong các trường hợp này, như yêu cầu về thời gian báo trước, lấy ý kiến
ban chấp hành công đoàn cơ sở, thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa
phương.
3.3.2.5. Về pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán
Cần thiết phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động M&A của các
công ty niêm yết, văn bản này hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Chứng khoán, có thể dưới
hình thức Thông tư của Bộ Tài chính. Nội dung văn bản này cần quy định cụ thể về trình tự,
thủ tục M&A của các công ty niêm yết, công ty niêm yết thực hiện M&A với công niêm yết,
hoán đổi cổ phiếu, tạm ngừng giao dịch, công bố thông tin… nhằm đảm bảo sự minh bạch
của thị trường chứng khoán cũng như bảo vệ cổ đông thiểu số.
3.3.2.6. Về pháp luật ngân hàng
Nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước trong việc sáp nhập, hợp nhất,
mua lại bắt buộc các tổ chức tín dụng yếu kém, Thông tư 04 cần được sửa đổi, bổ sung theo
hướng quy định thêm trường hợp M&A bắt buộc, có sự giám sát của Ngân hàng nhà nước, thể
hiện được quyền lực của Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành vừa là
một bên tham gia vào quá trình M&A bắt buộc đối với các TCTD yếu kém.
Đồng thời, Thông tư 04 cần có quy định bổ sung về việc xác định vốn điều lệ của
TCTD sau M&A, đặc biệt là xác định vốn điều lệ thực có của TCTD sau hợp nhất, sáp nhập
doanh nghiệp theo hướng cấn trừ phần lỗ lũy kế của TCTD vào vốn điều lệ khi tiến hành
M&A nhằm đảm bảo TCTD sau M&A có vốn điều lệ thực có bằng vốn pháp định.
3.3.2.7. Về việc định giá doanh nghiệp
Việt Nam cần có văn bản hướng dẫn thống nhất việc định giá doanh nghiệp phục vụ
cho quá trình M&A, tránh tình trạng tự thỏa thuận về giá trị doanh nghiệp như thời điểm hiện
nay. Quy định về định giá doanh nghiệp phải đảm bảo xác định được đúng giá trị doanh
nghiệp trên cơ sở tài sản nợ và tài sản có, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Làm được
như vậy sẽ đảm bảo được tính minh bạch của thị trường M&A, tránh sự làm quyền của các
nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp tham gia M&A.
KẾT LUẬN
Thị trường mua bán và sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ coi là được hình thành khi
doanh nghiệp trở thành hàng hoá. Không phải cứ có hoạt động M&A là sẽ có thị trường mua
bán doanh nghiệp vì chỉ khi nào hoạt động này phát triển đến một mức độ nhất định thì mới
có thị trường mua bán doanh nghiệp. Và không thị trường nào có thể tồn tại ở một nơi trống
không, thị trường chỉ tồn tại trên cơ sở các khung pháp lý của Nhà nước đưa ra. Thêm vào đó,
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp sẽ là động lực để
các doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều ngang lẫn chiều rộng, và đương nhiên khi đó sẽ có
doanh nghiệp tồn tại, phát triển, sẽ có doanh nghiệp phá sản, bị thôn tính, tất yếu sẽ hình thành
nhu cầu cần mua, cần bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn,
phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Tuy nhiên, như đã đề cập, mua bán doanh nghiệp không
đơn giản như mua bán một sản phẩm hàng hóa thông thường. Một thương vụ sáp nhập thành công
hay không phụ thuộc vào vào rất nhiều yếu tố: nhu cầu, giá cả, giải quyết các vấn đề phát sinh hậu
sáp nhập... Hiện nay, các văn bản pháp lý thực sự để điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập ở
Việt Nam còn rất ít, hầu hết còn rất chung chung, mơ hồ và bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc
cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động M&A tại Việt Nam.
Nên, muốn có một thị trường mua bán - sáp nhập phát triển, Nhà nước cần tạo điều kiện giúp các
doanh nghiệp có thể thực hiện thành công giao dịch này. Hiện nay, các quy định pháp lý liên quan
đến hoạt động mua bán, sáp nhập ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như
Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Chuẩn mực kế toán… tuy
nhiên các quy định đó vẫn còn đang nằm rải rác ở các bộ luật, nghị định, thông tư hay các cam kết
gia nhập WTO và chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ
giải quyết được các vấn đề về việc “thay tên, đổi họ‟‟ cho doanh nghiệp.Vì vậy, việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật về M&A của Việt Nam là một vấn đề cấp thiết nhằm đảm bảo tuân thủ các
cam kết quốc tế của Việt Nam, khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành như đã đề xuất ở
Chương III.

More Related Content

Similar to Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của VN.doc

Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập
Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhậpMột số vấn đề của hợp đồng sáp nhập
Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập
Trung Trần
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
quynhtrangpy
 
Cơ sở lý luận về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.docxCơ sở lý luận về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của VN.doc (20)

Tiểu luận về xu hướng phát triển FDI trên thế giới.doc
Tiểu luận về xu hướng phát triển FDI trên thế giới.docTiểu luận về xu hướng phát triển FDI trên thế giới.doc
Tiểu luận về xu hướng phát triển FDI trên thế giới.doc
 
Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập
Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhậpMột số vấn đề của hợp đồng sáp nhập
Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập
 
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docxCơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận về quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN.docx
 
Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại...
Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại...Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại...
Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ cổ đông trong sáp nhập ngân hàng thương mại...
 
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnKhóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
 
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
Phap luat ve cong ty (luat su ton that quynh bang)
 
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAYLuận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
 
Tiểu luận Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới, HAY
Tiểu luận Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới, HAYTiểu luận Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới, HAY
Tiểu luận Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới, HAY
 
Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.doc
Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.docPháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.doc
Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.doc
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
 
Cơ sở lý luận về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.docxCơ sở lý luận về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.
Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.
Luận Văn Pháp Luật Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần Việt Nam Hiện Nay.
 
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Định Đoạt Phần Vốn Góp Của Thành Viên Trong ...
Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Định Đoạt Phần Vốn Góp Của Thành Viên Trong ...Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Định Đoạt Phần Vốn Góp Của Thành Viên Trong ...
Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Định Đoạt Phần Vốn Góp Của Thành Viên Trong ...
 
Cơ sở pháp lí về chuyển nhượng vốn góp theo quy định pháp luật hiê...
Cơ sở pháp lí về chuyển nhượng vốn góp theo quy định pháp luật hiê...Cơ sở pháp lí về chuyển nhượng vốn góp theo quy định pháp luật hiê...
Cơ sở pháp lí về chuyển nhượng vốn góp theo quy định pháp luật hiê...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
 
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docxThực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
 
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
 
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.docThực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
 
Báo cáo thực tập thực tế tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế  tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.docBáo cáo thực tập thực tế  tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
 
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docx
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docxIntrenship report - Faculty of foreign languages.docx
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docx
 
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docxCơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
 
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docxCơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
 
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.docBáo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
 
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Ngọc Anh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại  Công ty Ngọc Anh.docKế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại  Công ty Ngọc Anh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Ngọc Anh.doc
 
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.docKế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.docKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
 
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
 
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
 
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.docKế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docxBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
 
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docxBáo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
 
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.docBáo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của VN.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam Phùng Ngọc Việt Nga Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế; Mã số: 60 38 60 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Làm sáng tỏ các quan điểm, khái niệm về đầu tư (sáp nhập và mua lại doanh nghiệp) M&A, đặc điểm của hình thức đầu tư này và thực tiễn hoạt động M&A trên thế giới. Nghiên cứu các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. Nghiên cứu đặc điểm, xu hướng của các giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp qua các giai đoạn, tìm hiểu các yếu tố tác động đến xu hướng này. Đưa ra các ưu điểm và nhược điểm của các quy định hiện hành của Việt Nam về M&A. Nghiên cứu những điểm phù hợp và chưa phù hợp của các quy định pháp luật Việt Nam về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp với các cam kết quốc tế. Đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Keywords: Luật Quốc tế; Doanh Nghiệp; Luật kinh doanh; Đầu tư Content MỞ ĐẦU Việt Nam đang gia nhập ngày càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới. Thông qua các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết với WTO, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số Hiệp định song phương với các quốc gia khác, Việt Nam thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới được thực hiện theo hai kênh cơ bản là đầu tư mới (Greenfield Investment) và mua lại và sáp nhập (mergers and acquisitions - M&A). Sáp nhập và mua lại là hình thức đầu tư rất quan trọng của FDI. Trong 10 năm trở lại đây, số lượng FDI được thực hiện theo hình thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng FDI trên thế giới (từ 57 đến trên 80% tổng FDI hàng năm trên toàn cầu). Tuy nhiên, ở Việt Nam, do thiếu hành lang pháp lý và những hạn chế về cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty trong nước trong khi cam kết mở cửa thị trường hầu như không còn hạn chế, chỉ trừ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 một số lĩnh vực chuyên ngành, hình thức đầu tư này mới chỉ được thực hiện qua một số ít dự án FDI. Vì vậy, vấn đề cần thiết hiện nay là phải xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam đảm bảo thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI, góp phần minh bạch hóa thị trường M&A trong nước góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp trong nước trong việc quản trị, điều hành cũng như việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ M&A 1.1. Khái niệm M&A M&A, được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers and Acquisitions được dịch là “sáp nhập và mua lại” hoặc “sáp nhập và thâu tóm” . Đây là thuật ngữ để chỉ sự mua bán, sáp nhập, hợp nhất, mua cổ phần, mua tài sản giữa hai hay nhiều công ty với nhau. Mặc dù thuật ngữ “M&A” được sử dụng rất thông dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng các nước chưa có sự thống nhất một định nghĩa pháp lý chung đối với thuật ngữ này. Ở mỗi nước, có một hệ thống pháp luật khác nhau, một cách hiểu khác nhau về M&A. 1.1.1. Định nghĩa theo quy định pháp luật của một số nước 1.1.1.1. Hoa kỳ Hoa Kỳ là quốc gia Liên bang nên tồn tại hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Do đó, hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Theo pháp luật liên bang, sáp nhập có nghĩa là sự kết hợp giữa hai công ty mà một bên hoàn toàn bị thâu tóm bởi công ty kia. Công ty kém quan trọng hơn sẽ mất đi đặc điểm nhận diện của mình và trở thành một phần của công ty quan trọng hơn nơi vẫn giữ được đặc điểm nhận diện của mình. Hoạt động sáp nhập làm lu mờ công ty bị sáp nhập và công ty được sáp nhập sẽ nắm giữ các quyền, lợi ích và trách nhiệm của công ty bị sáp nhập. Một hoạt động sáp nhập không giống với hoạt động hợp nhất mà hai công ty cùng bị mất đi những đặc điểm nhận dạng của mình và tạo nên một hình thức công ty hoàn toàn mới. 1.1.1.2 Cộng đồng chung Châu Âu Cộng đồng Châu Âu đã có một định nghĩa cụ thể về sáp nhập và mua lại tại Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu số 139/2004 ngày 20/01/2004 (EC Merger Regulation) như sau: (i) sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phận của hai pháp nhân; hoặc (ii) thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản của một công ty khác; (iii) hoặc tạo ra một liên doanh mới. Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu đã đưa ra cách tính về doanh số, thủ tục cần thiết để tiến hành việc sáp nhập và mua lại một cách cụ thể. Mặc dù hệ thống pháp luật của từng quốc gia thuộc thành viên của Cộng đồng chung 2
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Châu Âu là khác nhau, nhưng Quy chế về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu được áp dụng chung và là văn bản có hiệu lực điều chỉnh cao hơn pháp luật của từng quốc gia phê chuẩn. 1.1.3. Định nghĩa của Việt Nam. Khái niệm M&A được đề cập đến trong một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật cạnh tranh như sau. "Sát nhập doanh nghiệp" là việc một hay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là doanh nghiệp bị sát nhập) chuyển toàn bộ bằng tiền và tài sản của mình để sát nhập vào một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác (gọi là doanh nghiệp nhận sát nhập). "Hợp nhất doanh nghiệp" là việc hai hay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là doanh nghiệp bị hợp nhất) mang toàn bộ vốn bằng tiền và tài sản của mình để hợp nhất với nhau chuyển thành một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới (gọi là doanh nghiệp hợp nhất)”. 3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Quy định khái niệm về sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp không thống nhất với nhau giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể nếu so sánh về mặt từ ngữ thấy theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì các công ty sáp nhập, hợp nhất phải là công ty “cùng loại nhau” còn ở Luật Cạnh tranh 2004 thì không quy định cụm từ này. 1.2. Phân biệt sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Mặc dù sáp nhập và mua lại doanh nghiệp thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ mua lại và sáp nhập vẫn có sự khác biệt về bản chất. Mua lại doanh nghiệp xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác và trở thành chủ sở hữu mới của công ty bị mua lại thì thương vụ đó được gọi là mua bán. Về khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng. Theo nghĩa đen thì sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận gộp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành. Việc sáp nhập này gần giống với hình hợp nhất doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.3. Đặc điểm hoạt động M&A - Về chủ thể: Hai hoặc nhiều công ty cùng loại (theo pháp luật Việt Nam); - Hai hoặc nhiều công ty khác loại (pháp luật nước ngoài). 3
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Về hình thức, được chia thành: Sáp nhập (merger); Thâu tóm (acquisition); Thôn tính (take – over); Mua lại (buy – out); Hợp nhất (consolidation). - Về đối tượng: Đối tượng mua bán, sáp nhập là quyền sở hữu tài sản; nghĩa vụ nợ và các nghĩa vụ khác; cổ phần; quyền điều hành; thương hiệu. - Về địa vị pháp lý của công ty sau khi sáp nhập: Công ty chủ động thực hiện sáp nhập, mua lại vẫn giữ bản sắc và thương hiệu, công ty mục tiêu chấm dứt sự tồn tại; hoặc gộp chung thương hiệu. - Mục tiêu: Lợi ích kinh tế (thường trong các trường hợp thân thiện, tự nguyện); thôn tính hoặc tiêu diệt đối thủ cạnh tranh (trong các trường hợp thù địch). 1.4. Phân loại M&A 1.4.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thực hiện M&A 1.4.1.1. Sáp nhập ngang Diễn ra đối với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. 1.4.1.2. Sáp nhập dọc Diễn ra đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi cung ứng đó. 1.4.1.3. Sáp nhập mở rộng thị trường Diễn ra đối với hai công ty bán cùng loại sản phẩm nhưng ở những thị trường khác nhau. 1.4.1.4. Sáp nhập mở rộng sản phẩm Diễn ra đối với hai công ty bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau trong cùng một thị trường. 1.4.1.5. Sáp nhập kiểu tập đoàn Trong trường hợp này, hai công ty không có cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề. Như một công ty thiết bị y tế mua lại một công ty thời trang. 1.4.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính 1.4.2.1. Sáp nhập mua Như chính cái tên này thể hiện, loại hình sáp nhập này xảy ra khi một công ty mua lại một công ty khác. 4
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4.2.2. Sáp nhập hợp nhất Với hình thức sáp nhập này, một thương hiệu công ty mới được hình thành và cả hai công ty được hợp nhất dưới một pháp nhân mới. Tài chính của hai công ty sẽ được hợp nhất trong công ty mới. Như vậy, hợp nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam là một trong những hình thức sáp nhập. 1.5. Các phương thức M&A 1.5.1. Phương thức chào thầu 1.5.2. Phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn 1.5.3. Phương thức thương lượng giữa các ban quản trị 1.5.4. Phương thức thu gom cổ phiếu 1.5.5. Phương thức mua lại tài sản công ty 1.6. Động cơ thực hiện M&A 1.6.1. Thâm nhập vào thị trường 1.6.2. Giảm chi phí gia nhập thị trường 1.6.3. Chiếm hữu tri thức và tài sản con người 1.6.4. Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường 1.6.5. Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả 1.6.6. Đa dạng hóa và bành trướng thị trường 1.6.7. Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG M&A 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về M&A 2.1.1. Nhận định chung Đến nay, Việt Nam chưa có một Luật riêng quy định về trình tự và nguyên tắc về hoạt động M&A. Các quy định về M&A ở Việt Nam được quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật như quy định về hợp nhất pháp nhân và sáp nhập pháp nhân tại Điều 94 và 5
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Điều 95 Bộ luật Dân sự, các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật chuyên ngành tài chính, ngân hàng. 2.1.2. Quy định về M&A trong một số ngành luật cụ thể 2.1.2.1. M&A theo quy định của Luật Doanh nghiệp Như đã trình bày ở trên, Luật doanh nghiệp đưa ra khái niệm và trình tự thủ tục sáp nhập, hợp nhất, doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 2005 xem xét sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp như hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp không đưa ra định nghĩa về mua, bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp có một Điều riêng quy định về việc bán doanh nghiệp tư nhân. 2.1.2.2. M&A theo quy định của Luật Đầu tư Luật Đầu tư năm 2005 thừa nhận hai hình thức M&A là sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp được coi là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp. Việc mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới hình thức mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp hoặc chi nhánh. 2.1.2.3. M&A theo quy định của Luật Cạnh tranh Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Luật Cạnh tranh cũng đề cập đến hợp nhất doanh nghiệp - là việc “hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”. Theo quy định của Luật Cạnh tranh, việc sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế. Do đó, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp tạo ra thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. 2.1.2.4. M&A theo quy định của Luật Chứng khoán Luật Chứng khoán quy định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nhà nước trước khi thực hiện. 6
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.2.5. M&A theo quy định của luật Các tổ chức tín dụng Như vậy, việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập của tổ chức tín dụng phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD. 2.1.2.6. Các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến M&A Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến M&A Đến nay Việt Nam đã ký kết và tham gia rất nhiều cam kết quốc tế về đầu tư hoặc liên quan đến đầu tư, bao gồm: các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký kết với 55 nước; các Hiệp định/Chương Đầu tư trong khuôn khổ FTA; và các cam kết khác liên quan đến đầu tư như Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) của WTO, các hiệp định về dịch vụ trong WTO và các FTA, hiệp định thành lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA), Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, v..v… Nhìn chung, các Hiệp định, cam kết của Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A đều thể hiện dưới hình thức tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc được thể hiện dưới dạng cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện thương mại, thâm nhập trong các ngành, lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam. 2.2.1.Cam kết trong GATS/ WTO Việt Nam đã gia nhập WTO được gần 5 năm với cam kết mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình. Kể từ năm 2009, nhiều lĩnh vực dịch vụ đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia cung cấp như kiến trúc, nghiên cứu thị trường, giáo dục, phân phối hàng hóa và quảng cáo. Sự mở rộng này là cơ hội cho hoạt động đầu tư thông qua hình thức sáp nhập và mua lại mặc dù hiện nay nhiều quy định của WTO cần được hướng dẫn cụ thể khi áp dụng. Cho đến nay, các hạn chế đối với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam đã bị xóa bỏ, trừ một số lĩnh vực đặc thù như ngân hàng và chứng khoán. Ngoài ra, một số hạn chế về tỷ lệ sở hữu cổ phần hạn chế không có thời hạn dỡ bỏ: - Dịch vụ liên quan đến lâm nghiệp, săn bắn và nông nghiệp: Chỉ cho phép thành lập liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh. 7
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh. 2.2.2. Cam kết trong khu vực ASEAN Các các kết quốc tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN về M&A chủ yếu được thể hiện ở Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN. Một trong những mục tiêu của Hiệp định là xây dựng một Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) có môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các quốc gia thành viên, nhằm đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ các nguồn cả trong và ngoài ASEAN. Theo Hiệp định khung về đầu tư ASEAN, các quốc gia thành viên cam kết thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảm tính rõ ràng và nhất quán trong việc áp dụng và giải thích các luật, quy định và thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư của nước mình nhằm tạo ra và duy trì một chế độ đầu tư có thể dự đoán trước được trong ASEAN. Đồng thời, các bên phải mở ngay lập tức tất cả các ngành nghề của nước mình cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN và dành ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN và đầu tư của họ, đối với tất cả các ngành nghề và các biện pháp có tác động tới các đầu tư đó, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở việc tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và đầu tư tương tự của nước mình ("đối xử quốc gia") (khoản 1 Điều 7). 2.2.3. Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết (với 54/55 quốc gia) có nội dung tương đối thống nhất theo mô hình các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư truyền thống trên thế giới. 2.2.4. Các cam kết quốc tế về đầu tư song phương có yếu tố tự do hoá liên quan đến M&A Các cam kết này bao gồm Hiệp định khuyến khích, bảo hộ và tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản và trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA). Bên cạnh cam kết về bảo hộ đầu tư, Việt Nam còn cam kết về quyền thành lập đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hai hiệp định này đều sử dụng phương pháp chọn bỏ (negative list approach), tức là đưa ra các cam kết chung và các Bên ký kết có quyền duy trì hoặc ban hành các biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ chung này và phải liệt kê các biện pháp đó trong một hoặc một số phụ lục. Tại Phụ lục H của Hiệp định BTA, Việt Nam cam kết với Hoa Kỳ hóa bỏ mọi hạn chế về việc chuyển nhượng vốn đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không bắt buộc phải ưu tiên chuyển nhượng cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Phụ lục H cũng cam kết về việc cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN và nới lỏng các hạn chế về sở hữu vốn của nhà đầu tư Hoa Kỳ. Theo quy định của BTA, trong vòng 3 năm kể 8
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 từ khi Hiệp định có hiệu lực, nhà đầu tư Hoa Kỳ được phép thành lập công ty cổ phần có vốn ĐTNN tại Việt Nam.. Ngoài ra, tại Hiệp định Tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. Việt Nam không cho phép nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản ở vùng lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế. Vì vậy, Nhật Bản không được tham gia vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên tại Việt Nam. 2.2.5. Hiệp định thương mại tự do có cam kết về đầu tư Các Hiệp định thương mại tư do có cam kết về Đầu tư mà Việt Nam không liên quan nhiều đến việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Việc tham gia góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam theo Hiệp định này được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. 2.3. Quy định về M&A của một số nước trên thế giới 2.3.1.Trung Quốc Trung Quốc là một trong những nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) nhất ở Châu Á những năm gần đây. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia M&A với các doanh nghiệp nội địa theo nhiều cách thức khác nhau. Trước khi tiến hành M&A các nhà đầu tư phải đệ trình một bản kế hoạch tái tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước trong đó nêu rõ những thông tin về nhà đầu tư nước ngoài, tình hình tài chính, quy mô kinh doanh, cơ cấu cổ phần, kế hoạch ổn định nhân sự và đặc biệt là cách thức quản lý công ty mới. Trung Quốc yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp kế hoạch để cải tiến cơ cấu quản lý và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp nhà nước. Về vấn đề giá cả mua lại doanh nghiệp: Trung Quốc quyết định giá mua lại doanh nghiệp phải dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị cổ phần do một công ty đánh giá tài sản ở Trung Quốc đưa ra. Phương pháp đánh giá tài sản hoặc cổ phần phải là phương pháp được quốc tế công nhận. Nếu như giá mua lại doanh nghiệp thấp hơn giá trị đó thì cuộc chuyển nhượng này không được phép thực hiện. Về thuế áp dụng cho các giao dịch M&A, Trung Quốc căn cứ vào từng hình thức M&A để áp dụng mức thuế suất khác nhau đối với từng giao dịch. 2.3.2. Thái Lan Mua lại và sáp nhập hai hoặc nhiều công ty có thể dưới các hình thức sau: i, Sáp nhập (hợp nhất) ii, Mua lại cổ phần iii, Mua lại tài sản. Trong ba hình thức trên thì hình thức hợp nhất là ít phổ biến tại Thái Lan do Thái Lan không khuyến khích hình thức hợp nhất các công ty. 9
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong một số lĩnh vực nhất định (Ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm nhân thọ, đại lý du lịch, hàng hải, hàng không…) Thái Lan đều có những giới hạn về vốn và số lượng người nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý. Về thuế, Thái Lan dành nhiều ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thuế doanh lợi là 30% đối với sáp nhập và mua lại bằng hình thức tài sản. Còn đối với mua lại cổ phiếu, Thái Lan áp dụng thuế lũy tiến từ 5% - 37% đối với công dân Thái và 30% cho các công ty nội địa và 15% khấu trừ trước cho công dân và công ty nước ngoài. Thuế trước bạ là 0,5 % trên số bất động sản ( được miễn nếu như các điều kiện đặt ra được đáp ứng ) đối với hình thức đầu tư mua lại bằng tài sản và sáp nhập. Và 0,1% giá bán ra hoặc giá trị cổ phiếu đã trả ( tùy theo giá trị nào lớn hơn ). Hình thức đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu và sáp nhập được miễn thuế VAT, còn mua lại tài sản chỉ bị đánh 7% trên bất động sản và được miễn nếu chuyển nhượng toàn bộ công ty. Về vấn đề người lao động, Thái Lan quy định tất cả người lao động phải đồng ý với bản kế hoạch nhân sự do bên mua đưa ra. Bản kế hoạch đó phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Đối với những người xin thôi việc, công ty phải đền bù cho họ theo quy định của luật lao động tùy theo thời gian làm việc cho công ty. 2.3.3. Malaysia Mặc dù, luôn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chính phủ Malaysia vẫn cố gắng tăng tỷ lệ sở hữu của công dân Malaysia và Bumiputra (người Malaysia bản địa ) ở các công ty bị M&A. Với mục đích đó, Malaysia luôn đảm bảo rằng tỷ lệ sở hữu trong nền kinh tế Malaysia theo tỷ lệ tối thiểu là 30% sở hữu thuộc về Bumiputra, 40% thuộc về người Malaysia khác và tối đa 30% thuộc về người nước ngoài. Đối với hình thức đầu tư mua lại cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài phải xin phép Cục đầu tư nước ngoài nếu như mua mua lại hơn 15% cổ phiếu của công ty nội địa hoặc mua cổ phiếu với tổng giá trị hơn 10 triệu ringgit Malaysia ( RM 10.000.000). Đối với hình thức đầu tư mua lại tài sản, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải xin phép cục đầu tư nước ngoài và chỉ được phép mua tài sản có giá trị lớn hơn 150.000 Ringgít Malaysia, đồng thời không bị giới hạn số tài sản được mua. Về vấn đề người lao động, trước khi tiến hành M&A thì nhà đầu tư nước ngoài không cần phải lấy ý kiến người lao động. Công ty mới chỉ cần đảm bảo sao cho người lao động vẫn giữ được các điều kiện làm việc như trước đây. Các công ty phải cố gắng tuyển dụng và đào tạo người Malaysia sao cho họ có thể tham gia vào các vị trí trong công ty. Nói chung, Malaysia không có luật chống độc quyền áp dụng với tất cả các ngành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông thì có luật về chống độc quyền theo đó 10
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào những dự án làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường viễn thông. Về thuế, Malaysia chỉ đánh thuế thu nhập 20% đối với 500.000 Ringgit đầu tiên và 25% đối với số thu nhập còn lại. 2.3.4. Singapore Trước khi Luật công ty của Singapore có hiệu lực (ngày 15/6/2005), các giao dịch thường được gọi là “sáp nhập” thực chất là công ty B mua lại tài sản của công ty A nhờ đó công ty B phát hành cổ phiếu của công ty mình cho công ty A. Hay công ty A và công ty B có thể cùng góp tài sản để lập thành công ty C và công ty C sẽ phát hành cổ phiếu cho hai công ty trên. Mặc dù về tài sản là chung trong một công ty nhưng về tư cách pháp nhân thì công ty A, công ty B và công ty C (nếu phù hợp) vẫn là ba công ty riêng biệt. Sau khi luật công ty ra đời, Singapore đặt ra những quy định chặt chẽ hơn đối với hình thức hợp nhất (sáp nhập) công ty. Sau khi hợp nhất hai hay nhiều công ty thì có thể hình thành một công ty hợp nhất hoặc là hình thành một công ty mới. Mua lại các công ty ở Singapore cũng giống như các nước khác có thể thông qua hình thức mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản. Về luật chống độc quyền, Singapore không có luật chống độc quyền. Nhưng trong một số ngành như viễn thông, bưu chính, ngành dịch vụ công có những quy định về chống độc quyền. 2.4.5. Hoa Kỳ Hoa Kỳ có lẽ là một trong những nước đi đầu trong kinh nghiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động M&A. Luật chống độc quyền Sherman được ban hành từ năm 1890. Về định chế quản lý M&A, đạo luật ủy ban Thương mại liên bang (FTC) năm 1975 đã quy định “ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh tranh của thị trường” và trao cho cơ quan hành pháp này chức năng độc lập thực thi các luật chống độc quyền của liên bang. Tiếp theo, năm 1976 Luật chống độc quyền Hart-Scott-Rodino (HSR) bắt buộc các bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra lên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ sáp nhập. Quy định này được áp dụng đối với tất cả những vụ sáp nhập mà một trong hai bên có doanh thu trên 100 triệu USD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng vượt quá 15 triệu USD. Nếu các công ty thuộc đối tượng như trên thực hiện sáp nhập mà không qua thẩm tra của FTC và Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và có thể bị phạt lên đến 10000 USD/ngày. 11
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ M&A 3.1. Thực tiễn hoạt động M&A tại Việt Nam Bước sang 2009, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức ép phải cơ cấu lại hoạt động đầu tư và quản trị doanh nghiệp để tồn tại và phát triển ngày càng tăng thì hoạt động M&A ngày càng được đẩy mạnh và đa dạng về hình thức. Thông qua hoạt động M&A, các doanh nghiệp mạnh nhanh chóng mở rộng được quy mô, tăng thị phần, giảm thời gian tiếp cận và sở hữu các giải pháp về công nghệ, giảm bớt đối thủ cạnh tranh và đạt được những lợi ích khác; các doanh nghiệp nhỏ, yếu kém sẽ tránh được nguy cơ phá sản và khó khăn tồn tại trên thị trường. 3.1.1. Một số số liệu thống kê Năm 2010, hoạt động M&A bùng nổ ở Việt Nam cả về số lượng và giá trị thương vụ. Các thương vụ thành công chủ yếu trong năm 2010 thuộc lĩnh vực bất động sản. Các thương vụ điển hình diễn ra trong thời gian này như: Tòa nhà Pacific Place Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Khách sạn Hilton Hanoi Opera; Dự án Phú Gia Hưng Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nghiên cứu của Nexus Group, năm 2011, hoạt động M&A ở Việt Nam rất sôi động, tập trung vào ngành hàng tiêu dùng, tài chính, bất động sản. 9 tháng đầu năm 2011, giá trị M&A nhận được là 2,67 tỷ USD, tăng đến 150% so với cả năm 2010. Ngành tiêu dùng được mua bán, sáp nhập nhiều nhất với hơn 1 tỷ USD (chiếm 38,6%), đứng thứ 2 là ngành tài chính với 453,4 triệu USD, chiếm 16,9%. Nguồn vốn mua lại chủ yếu đến từ nước ngoài với khoảng 81,3%, vốn trong nước chỉ chiếm 18,7%. Giá trị các thương vụ M&A qua các năm tăng trung bình khoảng 34%. Năm 2011, dòng vốn ngoại thông qua hoạt động M&A lại tăng với nhiều thương vụ lớn như Pokphand (Trung Quốc) mua 70,8% Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam; Tập đoàn Viễn thông VimpelCom của Nga tăng tỷ lệ sở hữu trong liên doanh Gtel-Mobile lên 49% và IFC mua 10% của Vietinbank, sáp nhập Vincom và Vinpearl… Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. Tính từ năm 2005 đến nay, các thương vụ M&A trong lĩnh vực chứng khoán có xu hướng tăng lên cả về số lượng và giá trị giao dịch với sự tham gia ngày càng nhiều từ tổ chức nước ngoài. Đặc điểm chung của các thương vụ này là các tổ chức tài chính lớn của nước ngoài đều mua tới 49% cổ phần của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán bán cổ phần đề là các công ty có quy mô vừa và nhỏ, thị phần còn khiêm tốn cả về hoạt động môi giới và tư vấn tài chính doanh nghiệp. 12
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.1.2. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam 3.1.3. Thực tiễn quản lý nhà nước về M&A 3.1.4. Một số vụ M&A điển hình tại Việt Nam 3.1.4.1.Kinh Đô thâu tóm kem Walls của Unilever Nhận thức được tiềm năng phát triển của ngành kem, kết hợp cùng sự am tường về thực phẩm, Kinh Đô đã quyết định mua lại Wall‟s và thành lập công ty Kido‟s. Vào thời điểm 1993, đây là sự kiện bất ngờ tạo tiếng vang lớn - lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam mua lại nhãn hiệu của một tập đoàn lớn nước ngoài, đồng thời cũng đánh dấu việc Kinh Đô chính thức đầu tư sang lĩnh vực mới, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cũng như nâng cao uy tín thương hiệu của Kinh Đô trên thương trường trong nước và quốc tế. Qua tổng quan công ty Kinh Đô, ta thấy được chiến lược của Kinh Đô là đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, nhưng ở đây kinh Đô không phải là “đàn em” trong công nghệ mà luôn luôn là người đi đầu trong công nghệ sản xuất lĩnh vực mới, từ bánh Snacks đơn điệu rồi đến cookies, kẹo cứng, kẹo mềm, bánh mì, bánh bông lan, chocolate,… Cũng vì mục tiêu phục vụ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, khai thác những khúc thị trường mới mà tháng 04 năm 2003, ban quản trị Kinh Đô đã quyết định mua lại dây chuyền sản xuất kem ăn sao cấp Wall‟s của Unilever. 3.1.4.2.Ngân hàng TMCP Liên Việt và Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện Ngân hàng Liên Việt nhận sáp nhập Dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện thì Liên Việt sẽ được thừa hưởng mạng lưới của hệ thống tiết kiệm bưu điện. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, cuộc “se duyên” giữa Bưu Điện và ngân hàng Liên Việt đã giúp cho Ngân hàng này có bước tiến dài, đi tắt đón đầu tới cả 100 năm. Ở Việt Nam ngoài Ngân hàng Nông nghiệp thì chưa có Ngân hàng nào có mạng lưới rộng như vậy. Có lẽ, đây cũng chính là mục tiêu mà Ngân hàng Liên Việt hướng tới khi nhận sáp nhập Dịch vụ Bưu điện. Về bản chất, đây là một thương vụ sáp nhập. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp này đã thỏa thuận đây là hình thức Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào Ngân hàng Liên Việt bằng giá trị của một công ty thành viên là Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Phải chăng đây là một cách “lách luật” của hai công ty này vì theo quy định của Thông tư số 04/2010/TT- NHNN quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng thì chỉ có các tổ chức tín dụng mới được sáp nhập vào nhau. 3.1.4.3. Vietcombank - Mizuho Corporate Bank Cuối năm 2011, Mizuho Corporate Bank (một ngân hàng của Nhật Bản) chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khi mua cổ phần phát hành thêm của Vietcombank chiếm 15% vốn điều lệ. 13
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khi tiến hành thương vụ này, thuận lợi của Mizuho là có thể tham gia vào thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam mà không phải tiến hành các thủ tục thành lập ngân hàng. Đồng thời, Vietcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, có kết quả kinh doanh tốt trong suốt những năm vừa qua. Vì vậy, việc đầu tư vào Vietcombank hứa hẹn khả năng thu lợi lớn. Đối với Vietcombank, khi tiến hành mua cổ phần, Mizuho đồng ý cho mua với giá cao hơn giá thị trường (giá thị trường khi đó là 29000 đồng một cổ phiếu, Mizuho mua với giá 34000 đồng một cổ phiếu). Ngoài việc bán được giá cao hơn giá thị trường, Vietcombank còn được Mizuho cam kết hỗ trợ kỹ thuật trong suốt thời gian Mizuho nắm giữ cổ phần tại Vietcombank và Mizuho không được chuyển nhượng cổ phần trong vòng 5 năm kể từ ngày mua cổ phần. Như vậy, thương vụ M&A này có lợi có cả bên bán và bên mua. 3.2. Một số vướng mắc đối với hoạt động M&A xuất phát từ quy định trong nước và cam kết quốc tế 3.2.1. Về việc áp dụng trực tiếp các cam kết WTO Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp có quy định khác nhau giữa luật trong nước và Điều ước quốc tế thì áp dụng quy định của pháp luật quốc tế. Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 71/2006/QH11 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết này đã quy định một số cam kết được áp dụng trực tiếp, đồng thời giao Chính phủ và các cơ quan có liên quan báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội việc áp dụng trực tiếp các cam kết khác chưa được quy định tại Nghị quyết. Tuy nhiên, việc áp dụng trực tiếp các cam kết quốc tế còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp, kể cả các cơ quan nhà nước vẫn còn dè dặt trong việc áp dụng các cam kết quốc tế khi mà các cam kết quốc tế đó quy định khác với luật trong nước. Nguyên nhân của vấn đề này là do các chủ thể áp dụng pháp luật không có sự hiểu biết về các cam kết quốc tế hoặc do e ngại sẽ vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam. 3.2.2. Thiếu hành lang pháp lý về M&A Trở ngại đối với hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam khung pháp lý quy định còn thiếu rõ ràng và không đầy đủ. Việt Nam không có một đạo luật riêng về M&A. Luật Doanh nghiệp chỉ quy định về M&A dừng lại ở mức độ hướng dẫn về trình tự, thủ tục. Luật Đầu tư coi M&A như là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp và không có quy định cụ thể, rõ ràng về thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thương vụ M&A. Hiện nay các quy định liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau. Tuy nhiên, các quy định này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết được các vấn đề về mặt 14
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 “thay tên, đổi họ” cho doanh nghiệp. Trong khi đó, M&A là một giao dịch thương mại, tài chính, nó đòi hỏi phải có quy định cụ thể, có một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả, cung cấp thông tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu, các nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu... Đồng thời, còn hàng loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến M&A mà pháp luật nước ta còn chưa có quy định cụ thể như kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, bảo mật, thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp… 3.2.3. Vướng mắc do quy định chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật Các quy định về M&A trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam còn chồng chéo như chưa có nghị định thống nhất về M&A, chưa có văn bản hướng dẫn các thủ tục, quy trình M&A rõ ràng, cụ thể trong khi các văn bản luật lại có quy định khác nhau làm cho việc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp gặp khó khăn trong xác lập các giao dịch, địa vị mỗi bên mua – bán, hậu quả quản lý sau khi mua… Quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không thống nhất và đồng bộ trong viêc ̣giải quyết cấp phép cho các NĐT nước ngoài mua cổphần của các công ty Việt Nam theo các cam kết của WTO . Theo quy định của Luật Đầu tư, một doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên 49% thành lập ở Việt Nam được coi là doanh nghiệp nước ngoài và thực hiện các thủ tục đầu tư (trong đó có hoạt động M&A) như một nhà đầu tư nước ngoài. Còn Luật Doanh nghiệp chỉ quy định trình tự, thủ tục M&A đối với các doanh nghiệp nói chung, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp có bên nước ngoài tham gia. 3.2.4.Vướng mắc giữa cam kết WTO với Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp Theo biểu cam kết WTO, cho đến nay, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam không hạn chế , trừ những lĩnh vực đặc thù đươc ̣quy đinḥ bởi Tổchức Thương maịthếgiới (WTO) và các đạo luật khác (Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán). Cam kết của WTO đã rõ ràng, tuy nhiên, những cam kết này chưa được nội luật hóa. Vì vậy, các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý chỉ áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam mà chưa áp dụng các cam kết đối với WTO. 3.2.5. Vướng mắc theo quy định của Luật cạnh tranh Luật cạnh tranh hiện nay cấm các hoạt động M&A có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật không có quy định rõ ràng về khái niệm “Thị trường liên quan”. Và trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng (có nhiều thị trường khác nhau) thì tùy theo các cách tính khác nhau có thể dẫn đến kết quả là doanh ngghiệp đó có thể bị coi là có “tập trung kinh tế” trên 50% hoặc có thể dưới. 3.2.6. Vướng mắc trong việc định giá doanh nghiệp Hiện nay, không có bất cũ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc định giá doanh nghiệp. Các thương vụ M&A diễn ra chủ yếu là do các bên tham gia thỏa thuận về giá. 15
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thị trường M&A Việt Nam hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính: định giá theo giá trị tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu và định giá theo giá trị thị trường. 3.2.7. Vướng mắc khi thực hiện M&A trong lĩnh vực ngân hàng iện nay Thông tư 04/2010/TT-NHNN còn bỏ ngỏ nội dung sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng. Vì vậy, còn thiếu cơ chế để Ngân hàng Nhà nước thực hiện vai trò của mình trong việc buộc các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất và bán cổ phần bắt buộc. Ngoài ra, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP cần phải được tiến hành sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng cho phù hợp với cam kết WTO và phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. 3.2.8. Vướng mắc trong lĩnh vực lao động Một trong những yếu tố liên quan đến sự thành công của M&A là vấn đề về nhân sự. Theo pháp luật về lao động của Việt Nam, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động nói chung và trong trường hợp M&A nói riêng rất khó thực hiện. Thứ hai, việc yêu cầu bên nhận quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản phải tiếp nhận toàn bộ lao động như quy định tại Điều 31 Bộ Luật lao động tỏ ra quá chặt chẽ, nếu không nói là không còn phù hợp. Có lẽ, vào thời điểm xây dựng Bộ Luật lao động, người ta chỉ nghĩ đến “tài sản” là nhà xưởng, dây chuyền sản xuất. Trong thực tế, khái niệm tài sản ngày càng trở lên đa dạng và có thể bao gồm những tài sản vô hình như danh sách khách hàng, thông tin bí mật… Sẽ là không hợp lý nếu bên nhận hoặc sử dụng những tài sản như vậy phải tiếp nhận toàn bộ người lao động của bên chuyển giao. 3.3. Một số đề xuất đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về M&A để phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên 3.3.1. Mục tiêu và các nguyên tắc định hướng chính sách 3.3.1.1. Mục tiêu Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về M&A phải đảm bảo được các mục tiêu sau đây: Tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng vốn, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác của đất nước nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế mà Quốc hội đã đề ra; Tạo hành lang pháp lý để thu hút vốn từ nước ngoài thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; Bảo đảm an ninh xã hội và đảm bảo quản lý, kiểm soát hiệu quả của nhà nước, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế; Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, phát huy tính cạnh tranh của các thành phần kinh tế. 16
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.3.1.2. Nguyên tắc định hướng Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra ở trên, việc xây dựng pháp luật, chính sách về M&A phải đảm bảo các nguyên tắc: Tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc đang cản trở hoạt động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; Bảo đảm tối đa sự phát triển ổn định của hệ thống pháp luật có liên quan, hạn chế đưa ra quá nhiều văn bản pháp luật mới đồng thời bảo đảm các quy định mới được đưa ra tương thích với các quy định còn hiệu lực khác của hệ thống pháp luật. Phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam, với thông lệ, tập quán quốc tế, bảo đảm chủ quyền và lợi ích quốc gia. 3.3.2. Những kiến nghị về xây dựng pháp luật Nhằm đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường của Việt Nam, Việt Nam cần nội luật hóa các cam kết theo hướng sau: 3.3.2.1. Về các hình thức mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp *Sử dụng thống nhất các khái niệm về mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật. Việc này có thể được xử lý ở từng văn bản khi tiến hành sửa đổi bổ sung văn bản đó, hoặc dùng kỹ thuật một luật sử nhiều luật như đã từng sử dụng trong quá trình cải cách thủ tục hành chính. Hoặc có thể ban hành một đạo luật riêng về M&A nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp. * Nên phân loại một cách có hệ thống thành các nhóm (i) giao dịch về vốn (ii) giao dịch về tài sản, (iii) sáp nhập, hợp nhất (iv) tổ chức lại doanh nghiệp theo hình thức khác. Đồng thời, quy định rõ việc chuyển giao quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên trong từng trường hợp để tạo hành lang pháp lý cho sự thỏa thuận của các bên, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng dễ bị tổn thương như người lao động, cổ đông thiểu số, các nhà đầu tư không chuyên nghiệp (khác với các nhà đầu tư chuyên nghiệp như tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, v..v..) * Có hướng dẫn chi tiết về các phương thức cấu trúc giao dịch trong từng trường hợp (tại các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và về chứng khoán). Các văn bản pháp luật hiện hành chỉ đưa ra các nguyên tắc chung về mua bán cổ phần, phần vốn góp (giao dịch vốn) mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (giao dịch tài sản), sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi hình thức giao dịch đều có những phương pháp cấu trúc giao dịch khác nhau, với những điểm khác biệt về mối quan hệ giữa các bên tham gia giao dịch, quy trình thủ tục ra quyết định tham giao giao dịch trong nội bộ từng bên tham gia giao dịch. Do không có hướng dẫn, quy định rõ ràng, các vấn đề này hiện nay do các bên giao dịch toàn quyền thỏa thuận, trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định. * Có hướng dẫn chi tiết về một số nghiệp vụ như dùng cổ phiếu trả cho cổ phiếu (hoán đổi cổ phiếu), dùng cổ phiếu trả cho tài sản. 17
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Hướng dẫn về “công ty cùng loại” theo Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, sáp nhập và hợp nhất chỉ áp dụng đối với các công ty cùng loại. Tuy nhiên, Luật này và các văn bản hướng dẫn không xác định tiêu chí để được coi là “công ty cùng loại”. 3.3.2.2. Về quản lý nhà nước về doanh nghiệp và bảo vệ cổ đông thiểu số Việt Nam cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật theo hướng sau: Bổ sung các quy định về minh bạch hóa sổ sách kế toán và hồ sơ tài chính của doanh nghiệp (pháp luật về kế toán, doanh nghiệp). Bổ sung quy định về quyền của cổ đông, thành viên công ty được yêu cầu tòa án xem xét lại giá mua lại cổ phần/phần vốn góp trong trường hợp cổ đông/thành viên công ty yêu cầu công ty mua lại cổ phần/phần vốn góp của mình do bất đồng với quyết định của công ty (appraisal right). Bổ sung quy định về chống pha loãng cổ phiếuđể bảo vệ quyền lợi của các cổ đông này, cũng như góp phần làm lành mạnh hóa thị trường chứng khoán, cần bổ sung các quy định về chống pha loãng cổ phiếu vào các văn bản pháp luật về chứng khoán, như hạn chế về tỷ lệ cổ phiếu phát hành mới so với số cổ phiếu hiện có, khoảng cách giữa các lần phát hành, hoặc điều kiện tài chính của doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, v..v.. - Ban hành văn bản hướng dẫn Luật Cạnh tranh, trong đó quy định rõ thế nào là “Thị trường liên quan” để có thể xác định một hoạt động M&A có thuộc trường hợp tập trung kinh tế hay không. Văn bản hướng dẫn này có thể được thể hiện dưới hình thức Nghị định của Chính phủ hoặc Thông tư hướng dẫn của Bộ Công thương. 3.3.2.3. Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài - Xác định rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Xây dựng một danh sách thống nhất và duy nhất về các ngành/lĩnh vực có hạn chế về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc các điều kiện đầu tư khác. - Đề xuất nguyên tắc xử lý các trường hợp nhà đầu tư của các nước không thuộc WTO, theo hướng không hạn chế nếu pháp luật không có quy định hạn chế, nhưng không thuận lợi hơn chế độ đối xử dành cho nhà đầu tư của các nước thành viên WTO. - Về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài cần được xử lý ở một văn bản riêng hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư sửa đổi. 3.3.2.4. Về pháp luật lao động Đề nghị bổ sung hướng dẫn chi tiết hơn về các trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ dẫn đến cho người lao động nghỉ việc theo quy định của Điều 17 Bộ luật Lao động, đặc biệt là các trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất doanh 18
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiệp và tiêu chí định tính, định lượng để xác định trong từng trường hợp. Đồng thời, để nghị bổ sung các yêu cầu về thủ tục mà người sử dụng lao động phải đáp ứng khi cho người lao động thôi việc trong các trường hợp này, như yêu cầu về thời gian báo trước, lấy ý kiến ban chấp hành công đoàn cơ sở, thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương. 3.3.2.5. Về pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán Cần thiết phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động M&A của các công ty niêm yết, văn bản này hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Chứng khoán, có thể dưới hình thức Thông tư của Bộ Tài chính. Nội dung văn bản này cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục M&A của các công ty niêm yết, công ty niêm yết thực hiện M&A với công niêm yết, hoán đổi cổ phiếu, tạm ngừng giao dịch, công bố thông tin… nhằm đảm bảo sự minh bạch của thị trường chứng khoán cũng như bảo vệ cổ đông thiểu số. 3.3.2.6. Về pháp luật ngân hàng Nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước trong việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc các tổ chức tín dụng yếu kém, Thông tư 04 cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định thêm trường hợp M&A bắt buộc, có sự giám sát của Ngân hàng nhà nước, thể hiện được quyền lực của Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành vừa là một bên tham gia vào quá trình M&A bắt buộc đối với các TCTD yếu kém. Đồng thời, Thông tư 04 cần có quy định bổ sung về việc xác định vốn điều lệ của TCTD sau M&A, đặc biệt là xác định vốn điều lệ thực có của TCTD sau hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp theo hướng cấn trừ phần lỗ lũy kế của TCTD vào vốn điều lệ khi tiến hành M&A nhằm đảm bảo TCTD sau M&A có vốn điều lệ thực có bằng vốn pháp định. 3.3.2.7. Về việc định giá doanh nghiệp Việt Nam cần có văn bản hướng dẫn thống nhất việc định giá doanh nghiệp phục vụ cho quá trình M&A, tránh tình trạng tự thỏa thuận về giá trị doanh nghiệp như thời điểm hiện nay. Quy định về định giá doanh nghiệp phải đảm bảo xác định được đúng giá trị doanh nghiệp trên cơ sở tài sản nợ và tài sản có, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Làm được như vậy sẽ đảm bảo được tính minh bạch của thị trường M&A, tránh sự làm quyền của các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp tham gia M&A. KẾT LUẬN Thị trường mua bán và sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ coi là được hình thành khi doanh nghiệp trở thành hàng hoá. Không phải cứ có hoạt động M&A là sẽ có thị trường mua bán doanh nghiệp vì chỉ khi nào hoạt động này phát triển đến một mức độ nhất định thì mới có thị trường mua bán doanh nghiệp. Và không thị trường nào có thể tồn tại ở một nơi trống không, thị trường chỉ tồn tại trên cơ sở các khung pháp lý của Nhà nước đưa ra. Thêm vào đó, 19
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp sẽ là động lực để các doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều ngang lẫn chiều rộng, và đương nhiên khi đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển, sẽ có doanh nghiệp phá sản, bị thôn tính, tất yếu sẽ hình thành nhu cầu cần mua, cần bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Tuy nhiên, như đã đề cập, mua bán doanh nghiệp không đơn giản như mua bán một sản phẩm hàng hóa thông thường. Một thương vụ sáp nhập thành công hay không phụ thuộc vào vào rất nhiều yếu tố: nhu cầu, giá cả, giải quyết các vấn đề phát sinh hậu sáp nhập... Hiện nay, các văn bản pháp lý thực sự để điều chỉnh hoạt động mua bán, sáp nhập ở Việt Nam còn rất ít, hầu hết còn rất chung chung, mơ hồ và bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động M&A tại Việt Nam. Nên, muốn có một thị trường mua bán - sáp nhập phát triển, Nhà nước cần tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện thành công giao dịch này. Hiện nay, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán, sáp nhập ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Chuẩn mực kế toán… tuy nhiên các quy định đó vẫn còn đang nằm rải rác ở các bộ luật, nghị định, thông tư hay các cam kết gia nhập WTO và chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết được các vấn đề về việc “thay tên, đổi họ‟‟ cho doanh nghiệp.Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về M&A của Việt Nam là một vấn đề cấp thiết nhằm đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam, khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành như đã đề xuất ở Chương III.