SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------
DÌ THỊ OANH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ TRÊN CÂY ĐẾN CẤU TẠO
VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA VẦU TUỔI 1 (Bambusa Nutans)
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên Rừng
Khoa : Lâm Nghiệp
Khóa học : 2015 - 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------
DÌ THỊ OANH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ TRÊN CÂY ĐẾN CẤU TẠO
VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA VẦU TUỔI 1 (Bambusa Nutans)
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên Rừng
Lớp : K47 – QLTNR – N01
Khoa : Lâm Nghiệp
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Việt Hưng
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu
và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học.
Th.S Nguyễn Việt Hưng Dì Thị Oanh
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu
(Ký và ghi rõ họ tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu đối với mỗi
sinh viên. Đó không chỉ là điều kiện cần thiết để mỗi sinh viên có thể hoàn
thành khóa học và tốt nghiệp ra trường mà đó còn là cơ hội cho mỗi sinh viên
ôn lại và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, trau dồi những kiến thức
quý báu để sau khi ra trường trở thành cán bộ vừa có trình độ lý luận, kiến
thức chuyên môn vững vàng, vừa có kiến thức thực tiến, tính sáng tạo trong
công việc.
Được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Em đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí
trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của Vầu tuổi 1 (Bambusa Nutans)
tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”. Để thực hiện đề tài này, em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Việt Hưng, người hướng dẫn đề
tài tốt nghiệp cho em đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện đề tài. Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Xin cám ơn một số hộ dân trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu ngoài thực địa, để em thực hiện và
hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên khóa luận
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh Viên Thực Tập
Dì Thị Oanh
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình dân số của xã Như Cố năm 2013...................................19
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch ........................36
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước bó mạch ..................37
Bảng 4.3. Kích thước trung bình bó mạch của Vầu tuổi 1 .............................38
Bảng 4.4. Chiều dài sợi trung bình của Vầu tuổi 1.........................................41
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi.............................42
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của Vầu tuổi 1...............43
Bảng 4.7. Độ co rút khô của Vầu tuổi 1..........................................................44
Bảng 4.8. Độ co rút khô kiệt của Vầu tuổi 1...................................................45
Bảng 4.9. Ảnh hưởng vị trí trên cây đến khối lượng riêng của Vầu tuổi 1 ....47
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới ................................................14
Hình 3.1.Phân loại vị trí xác định các phần của cây tre vầu...........................25
Hình 3.2. Cân điện tử ......................................................................................27
Hình 3.3. Kẹp đo kích thước...........................................................................27
Hình 3.4. Máy sấy ...........................................................................................27
Hình 3.5. Bình thủy tinh, lọ đựng mẫu vật .....................................................27
Hình 3.6 Kính hiển vi điện tử..........................................................................28
Hình 3.7. Tiến hành cho nước lọc vào bình....................................................33
Hình 3.8. Cho nước và axit vào bình ..............................................................33
Hình 3.9. Lấy KCl cho vào bình .....................................................................34
Hình 3.10. Khuấy đều mẫu .............................................................................34
Hình 3.11. Nhuộm màu...................................................................................35
Hình 4.1. Hình ảnh bó mạch của Vầu tuổi 1...................................................36
Hình 4.2. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch Vầu tuổi 1......37
Hình 4.3. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước bó mạch Vầu tuổi 1 38
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện kích thước trung bình bó mạch của Vầu tuổi 1 ...39
Hình 4.5. Chiều dài sợi phần gốc Vầu tuổi 1..................................................40
Hình 4.6. Chiều dài sợi phần thân Vầu tuổi 1.................................................40
Hình 4.7. Chiều dài sợi phần ngọn Vầu tuổi 1................................................40
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chiều dài sợi Vầu tuổi 1.......................................41
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi...42
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện độ ẩm của vầu tuổi 1..........................................43
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện độ co rút khô của Vầu tuổi 1 .............................45
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện độ co rút khô kiệt Vầu tuổi 1.............................46
Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng
riêng ..............................................................................................47
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................iv
MỤC LỤC......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đềtài ............................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm về tính chất vật lý....................................................... 4
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ViệtNam .......................................... 6
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giớ i ............................................................. 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu Việt Nam ............................................................. 9
2.3. Tổng qua về đặc điểm sinh thái sinh thái của Vầu ..................................12
2.3. Tổng quan khu vực lấy mẫu ..................................................................14
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn...........................................................................................................14
2.3.2. Đặc điểm và điều kiện kinh tế - xãhội ..................................................18
2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội xã Như
Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn..................................................................22
2.4.1. Thuận lợi ...............................................................................................22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................24
vi
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................24
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................24
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25
3.4.1. Chọn cây lấy mẫu..................................................................................25
3.4.2. Quy định cơ bản phương pháp thử nghiệm...........................................26
3.4.3.Thiết bị thử nghiệm................................................................................27
3.4.4. Phương pháp thử nghiệm vật liệu tre vầu.............................................28
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước của bó mạch của
Vầu tuổi 1........................................................................................................37
4.3. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi của Vầu tuổi 1..............39
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của Vầu tuổi 1 .....42
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tỷ lệ co rút của Vầu tuổi 1
.........................................................................................................................44
4.5. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng riêng của Vầu tuổi 1 .......46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................49
5.1. Kết luận ....................................................................................................49
5.2. Kiến nghị..................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................51
PHỤ LỤC
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Loài Vầu có tên khoa học là (Bambusa nutans), thuộc họ Hòa thảo
PoaceBarnh, phân họ Tre Bambusoideae và thuộc chi Vầu Indosasa, còn có
các tên gọi khác là: Vầu lá nhỏ, là loại tre không gai, mọc phân tán đơn độc
từng cây tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, cũng có thể phát triển ở Lạng
Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La.
Rừng Vầu là loại rừng thứ sinh hình thành sau khi gỗ nguyên sinh bị phá
hoại. Tuỳ trạng thái rừng là hỗn giao với cây gỗ hay thuần loại, là mới phục
hồi hay đã qua khai thác hoặc rừng tự nhiên ổn định mà mật độ cây trên 1ha
biến động từ 1300 đến 6000 cây. Tỷ lệ cây già ở rừng ổn định thường gấp hơn
2 lần ở rừng mới phục hồi và ngược lại tỷ lệ cây non ở rừng già chỉ bằng 1/4 ở
rừng phục hồi. Vầu có khả năng chịu bóng, ưa ẩm. Vầu sinh trưởng tốt ở rừng
có cây gỗ ở tầng trên, sườn âm, chân đồi hoặc theo các khe núi; ở những nơi
rừng thưa, nhiều ánh sáng Vầu sinh trưởng có vẻ kém hơn.
Kích thước cây trung bình của cây Vầu: Thân cao 17m, thẳng đứng,
đường kính 10 cm, lóng dài 35cm, vách thân dầy 1cm, thân tươi nặng 30 kg.
Phần thân không có cành thì tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân có
cành thường có vết lõm dọc dóng, vòng đốt phình to nổi gờ cao. Thân non
mầu xanh và có lông, thịt trắng. Thân già mầu xanh xám, có địa y loang lổ,
thịt hơi hồng. Cành thường có từ 1/2 thân về phía ngọn. Mỗi đốt có 3 cành,
cành to ở giữa, 2 cành nhỏ bằng nhau mọc hai bên cành to. Lá mầu xanh sẫm
hình ngọn giáo, đầu vút nhọn, đuôi tù, dài 32 cm, rộng 4 cm. Thân mo hình
chuông, đỉnh nhô cao, đáy hơi xoè rộng, mặt trong nhẵn, mặt ngoài có nhiều
lông nhung mầu tím sớm rụng. Lá mo hình ngọn giáo. Tai mo thoái hoá thành
2
một hàng lông. Thìa lìa là một đường gờ, xẻ răng như lông, sớm rụng. Mo
sớm rụng, khi cây măng toả đuôi én thì mo trên thân cũng rụng gần hết.
Vầu là loại tre không gai, mọc phân tán đơn độc từng cây, thân ngầm
thường bò lan ở độ sâu 20-30cm có chỗ chồi cả lên mặt đất, hàng năm thân
ngầm sinh trưởng từ tháng 6 đến tháng 11, mầm măng phát triển dưới mặt đất
từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, măng lên khỏi mặt đất đến lúc định hình từ
tháng 2 đến tháng 5. Măng tuy đã lên khỏi mặt đất nhưng chỉ sống 50% để
phát triển thành cây, số măng chết thường ở độ cao dưới 1m. Vì vậy, có thể
khai thác 1/2 số măng để làm rau ăn mà không ảnh hưởng đến rừng Vầu.
Từ năm 1969 nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ cũng đã đưa Vầu làm
nguyên liệu sản xuất giấy. Vầu được dùng làm nguyên liệu sản xuất đũa xuất
khẩu nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là trong xây dựng. Đây là loài đa tác
dụng, thân cây còn có thể làm ván ghép thanh, đũa, làm nhà, chế biến than
hoạt tính, làm hang rào,…Măng Vầu được sử dụng làm thực phẩm, thường
được ăn tươi nhưng cũng có thể muối chua hoặc phơi khô; măng đầu mùa
thường ngọt, măng cuối vụ có vị đắng.
Hiện nay rừng Vầu cũng chỉ được thừa nhận về giá trị kinh tế, phòng hộ....
về cấu trúc và giá trị môi trường đã từng có nghiên cứu đánh giá về cấu trúc sinh
khối để làm cơ sở cho phát triển và xác định giá trị đích thực của rừng Vầu đem
lại nhưng chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và
tính chất của Vầu để có các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Vầu
trong thời gian tới.
Xuất phát từ những thực tế đó, được sự nhất trí của trường Đại Học
Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng
dẫn tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu
tạo và tính chất vật lý của Vầu tuổi 1 (Bambusa nutans)tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được cấu tạo của các vị trí khác nhau trên cây Vầu tuổi 1.
- Xác định được mối quan hệ giữa vị trí trên thân cây đến tính chất vật lý
của Vầu tuổi 1
- Trên các kết quả nghiên cứu của đề tài có những định hướng về cơ học
sẽ giúp cho người sử dụng hợp lý hơn
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Là tài liệu học tập và những nghiên cứu tiếp theo là cơ sở cho những đề
tài nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan.
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, biết vận dụng vào thực tiễn
nghiên cứu khoa học phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai.
- Mang lại được định hướng nghiên cứu về cấu tạo, tính chất vật lý của
loài tre nói chung. Từ đó nhằm đưa ra được các cơ sở khoa học nhằm mang
lại định hướng cho loại hình kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cho Vầu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Sau khi nghiên cứu đề tài kết quả có thể cung cấp thêm tư liệu tham
khảo cho các nhà sản xuất Vầu sử dụng từng vị trí trên thân cây để phù hợp
với từng loại sản phẩm.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho các
cấp, các ngành trong việc sử dụng hợp lý trong thực tiễn sản xuất rừng
vầu đắng tại địa phương nói riêng và cho tất cả các địa phương có rừng
Vầu nói chung.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm về tính chất vật lý
2.1.1.1. Độ ẩm của mẫu
Độ ẩm có ảnh hưởng đến tính chất của cây. Nước nằm trong gỗ có 3
dạng: Nước mao quản (tự do), nước hấp phụ và nước liên kết hóa học. Nước
tự do nằm trong ruột tế bào, khoảng trống bên trong tế bào và bên trong ống
dẫn. Nước hấp phụ nằm bên trong vỏ tế bào và khoảng trống giữa các tế bào.
Nước liên kết hóa học nằm trong thành phần hóa học của các chất tạo cây.
Trong cây đang phát triển chứa cả nước hấp phụ và nước tự do, hoặc chỉ có
nước hấp phụ. Trạng thái của cây chứa nước hấp phụ cực đại và không có
nước tự do gọi là giới hạn bão hòa thớ. Tùy từng loại cây giới hạn bão hòa thớ
có thể giao động từ 23 đến 35%. Khi sấy nước từ từ tách ra khỏi mặt ngoài,
nước từ lớp cây bên trong chuyển dần ra thay thế. Còn khi cây khô thì nó lại
hút nước từ không khí [14].
Các trạng thái bình thường của cây và sản phẩm của cây đều có độ ẩm
nhất định. Độ ẩm cây được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của nước trong cây
và khối lượng cây khô.
Độ ẩm (W) của cây được tính theo công thức sau:
w =
𝑚1−𝑚2
𝑚
×100
Trong đó:
𝑚1: khối lượng cốc và mẫu trước khi sấy
𝑚2: khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy
𝑚: khối lượng khô tuyệt đối của cốc chịu nhiệt
5
2.1.1.2. Co dãn của gỗ
Khi phơi sấy cây, nước từ trong cây bốc hơi ra, kích thước cây thu nhỏ
lại, hiện tượng đấy gọi là sự co rút. Ngược lại, khi cây khô kiệt hút nước, làm
cho kích thước cây tăng lên, hiện tượng đấy gọi là sự dãn nở. Nhưng không
phải mỗi khi độ ẩm cây thay đổi thì hiện tượng co rút đều sản sinh, cây chỉ có
rút khi độ ẩm của nó biến đổi trong khoản từ 0% đến độ ẩm bão hòa thớ gỗ.
Mặt khác, cây có cấu tạo không đồng nhất theo 3 chiều thớ nên co rút của cây
theo 3 chiều là khác nhau. Co rút là nguyên nhân dẫn đếm biến hình, cong
vênh, nứt nẻ trong quá trình sấy cây hoặc sử dụng cây trực tiếp. Hiểu được
từng đặc điểm co rút của từng loại cây sẽ giúp chúng ta sử dụng cây hợp lý và
có các biện pháp phòng trừ, hạn chế những nhược điểm do cây co rút gây ra.
2.1.1.3. Độ hút nước của gỗ
Sức hút nước của cây là năng lực hút lấy nước và gỗ khi ngâm cây
trong nước. Tính chất hút nước của cây được thể hiện ở độ hút nước. Độ hút
nước, thời gian hút nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khối lượng thể tích,
vị trí, chiều thớ, kích thước, nhiệt độ nước và độ ẩm ban đầu,.. trong đó yếu tố
ảnh hưởng nhiều nhất là khối lượng thể tích. Khối lượng thê tích càng lớn thì
khả năng hút nước càng chậm, gỗ lõi hút nước chậm hơn gỗ giác. Mặt cắt
xuyên tâm và mặt cắt tiếp tuyến của gỗ hút nước rất chậm. Diện tích mặt cắt
ngang càng lớn thì tốc độ hút nước càng nhanh, ở nhiệt độ cao gỗ hút nước
nhanh nhưng không nhiều. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức hút
nước của cây là vấn đề có ý nghĩa thực tế trong kỹ thuật ngâm tẩm cây bằng
hóa chất, dưới điều kiện áp suất thường. Cây hút nước làm thay đổi độ ẩm của
gỗ, độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến các tính chất vật lý và cơ học, đặc biệt trong
giới hạn độ ẩm bão hòa thớ gỗ. Trong công nghệ cần phải chú ý đặc điểm này
của gôc để lựa chọn độ ẩm cây cho thích hợp [14].
2.1.1.4. Độ hút ẩm, hơi nước của gỗ
Cây để lâu trong không khí có độ ẩm và nhiệt độ nhất định sẽ hút hoặc
6
thoát hơi nước cho đến khi độ ẩm của cây tương đối ổn định (đạt trị số độ ẩm
thăng bằng). Trong phạm vi giới hạn ẩm liên kết, cây khô hút hơi nước sẽ
giãn nở làm thay đổi hình dạng và kích thước của cây, làm giảm cường độ và
tạo điều kiện tốt cho sâu và nấm phá hoại cây. Ngược lại, trong không khí
khô, cây ướt sẽ thoát hơi nước và co rút làm cho thể tích thu nhỏ lại. Hút và
thoát hơi nước của cây phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không
khí. Nhiệt độ giảm xuống càng nhanh, cây hút nước càng mạnh. Độ ẩm không
khí càng cao cây hút nước càng nhiều. Quá trình hút nước của cây sẽ kết thúc
khi nó đạt ẩm độ thăng bằng. Hút và thoát hơi nước trong phạm vi giới hạn
ẩm liên kết là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cong vênh, nứt
nẻ, biến hình ảnh hưởng xấu đến phẩm chất cây [14].
2.1.1.5. Khối lượng thể tích
Khối lượng thể tích là cở sở hợp lý cho việc đánh giá giá trị của gỗ
trong những lĩnh vực sử dụng khác nhau. Khối lượng thể tích có mối liên
quan mật thiết với các tính chất vật lý, cơ học khác của gỗ. Khối lượng thể
tích gỗ liên quan chạt chẽ đến sức co dãn của gỗ, theo các chiều thớ khác
nhau, ảnh hưởng của khối lượng thể tích là khác nhau. Khối lượng thể tích
cũng ảnh hưởng đến độ cứng của gỗ, gỗ có khối lượng thể tích càng lớn thì độ
cứng càng cao, đồng thời có khả năng chịu mài mòn cao (Lê Xuân Tình 1998)
[14]. Khối lượng thể tích của gỗ nặng hay nhẹ là do cấu tạo của gỗ quyết
định, do đó khối lượng thể tích có ảnh hưởng hầu hết đến tính chất vật lý, cơ
học của gỗ. Gỗ có khối lượng thể tích thấp thì cường độ cơ học của gỗ cũng
thấp. Khối lượng thể tích là một nhân tố quan trọng trong việc sử dụng
nguyên liệu gỗ.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ViệtNam
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Tre là một tài nguyên rừng, một nhóm lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị.
Nhiều nước và hơn một nửa dân số thế giới liên quan với nhóm tài nguyên
7
này.Tre trên thế giới phân bố trên khắp 3 khu vực : Châu Á Thái Bình Dương,
Châu Phi và Châu Mĩ.Tre thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Cỏ
(Poaceae) với khoảng 1300 loài thuộc 70 chi phân bố trên toàn thế giới.
Nhiều loài tre có đặc tính mọc thành rừng. Đã thống kê được trên 14 triệu ha
rừng tre phân bố từ vùng xích đạo qua vùng nhiệt đới đến vùng hàn và ôn đới,
nghĩa là từ 510
vĩ Bắc đến 470
vĩ Nam đều có tre sinh trưởng. Nước nhiều tre
nhất là Trung Quốc, với khoảng 50 chi và 500 loài và diện tích 7 triệu ha rừng
tre. Nước nhiều tre thứ hai là Nhật Bản với 13 chi, trên 230 loài và diện tích
0,1 ha rừng tre. Tiếp đó là các nước Ấn Độ, các nước Nam và Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam.
Do tre vừa là nguyên liệu lại vừa là vật liệu, nên nhiều nước trên thế
giới đã tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm về tính chất vật lý và cơ học của tre.
Các nghiên cứu về tre trúc ở trên thế giới đã bắt đầu từ khá lâu và rất
đa dạng. Đầu tiên phải kể tới ấn phẩm nghiên cứu về tre trúc của Munro
(1868). Sau đó có nghiên cứu về các tre trúc Ấn Độ (Gamble 1868) trong đó
tác giả có mô tả hình thái của 151 loài tre trúc phân bố ở Ấn Độ và một số
nước láng giềng như Pakistan, Srilanca, Myanma, Malaysia, Indinesia. Tác
giả cũng cho rằng các loài tre trúc là loài chỉ thị rất tốt về các đặc điểm và độ
phì của đất. Haig và cộng sự (1959) cũng bình luận rằng sự phân bố tự nhiên
của tre trúc ở Myanma cũng chỉ thị rất tốt các điều kiện đất đai ở đó.
Năm 1995 Zhang- Qisheng, Sun-Feng Wen, Wang-JianHe Trường Đại
học Nam Kinh – Trung Quốc đã tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu cấu trúc và
công nghệ sản xuất ván tổng hợp từ nguyên liệu tre” tác giả đã nghiên cứu các
yếu tố chính có ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của ván, kết quả cho thấy rằng
những tấm ván có chiều dày từ 1430mm có tính chất cơ lý tối ưu. Ở Trung
Quốc cũng có rất nhiều những nghiên cứu về phân loại, kỹ thuật tạo giống, kỹ
thuật trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và cả về thị trường tre trúc và các sản
phẩm sản xuất từ tre trúc (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn 2007).
8
Năm 1996 Zhang- min, Kawasaki- T, Giang- Ping Trường Đại học
Kyoto, Viện nghiên cứu gỗ Nhật Bản đã thành công với đề tài : “ Nghiên cứu
công nghệ sản xuất và các tính chất của ván tổng hợp tre gỗ”. Nguyên liệu sản
xuất gồm sợi gỗ, sợi tre và các dăm tre mỏng với các tỷ lệ khác nhau. Kết quả
cho thấy khi thay đổi tỷ lệ trộn nguyên liệu dẫn tới tính chất của ván thay đổi.
Tính chất của ván tương đương với ván thương mại và các loại ván tổng hợp
khác. Kết quả cho thấy ứng suất của ván dăm thay đổi lớn với sự thay đổi kết
cấu ván lõi và ván mặt.
Xiaobo Li (2004) đã nghiên cứu sự biến đổi về tính chất cơ học của
tre (Phyllostachys pubescens) thay đổi theo tuổi (1, 3,5) về chiều cao cũng
như lớp ngang. Tính chất như dộ bền uốn tĩnh (MOR), modun đàn hồi (MOE)
và nén đều tăng từ tuổi 1 đến tuổi 1. Theo chiều cao, tính chất cơ học có biến
đổi giữa phần gốc, thân và ngọn nhưng mỗi cấp tuổi lại có quy luật khác
nhau. Theo chiều ngang, tính chất ở ngoài (sát với cật) cao hơn ở phần bên
trong (sát với ruột) (Xiaobo Li, 2004) [22].
Trung tâm nghiên cứu quốc gia về tre của Trung Quốc đã nghiên cứu
tính chất của tre cho thấy, đối với Mao trúc (Moso) độ bền nén và độ bền uốn
tĩnh của Mao tính tăng dần từ gốc đến ngọn (China National Bamboo research
center 2001)
Theo M. Kamruzzaman (2008) đã nghiên cứu tuổi cây và vị trí trên
cây có ảnh hưởng lớn đến tính chất của tre, tác giả đã đưa ra được sự ảnh
hưởng của tuổi và vị trí trên cây ảnh hưởng đến tính chất cơ học của 4 loại tre
gồm: Bambusa balcooa, Bambusa tulda, Bambu salarkhanii, Melocanna
baccifera. Tuy nhiên, ở 4 loại này đều có sự biến động tính chất theo những
quy luật khác nhau (M.Kamruzzaman và A.K.Bose và M.N.Islam.S.K.Saha,
2008) [17].
Juan Franrisco Correal D., Junliana Arbelaez C.(2010) đã nghiên cứu
ảnh hưởng của tre và vị trí trên thân cây đến tính chất cơ học của tre
9
Guaduaangustifolia kunt (Guadua a.k.) kết quả phân tích cho thấy từ tuổi 2 –
tuổi 1 và ở vị trí khác nhau theo chiều cao có sự ảnh hưởng đến tính chất của
Guadua a.k. cho thấy rằng tính chất tăng từ tuổi 2-4 (28,6-40,4 MPa) và giảm
xuống tuổi 1 (35,2 MPa), vị trí trên cây cho thấy loài Guadua a.k. cũng có
hướng tăng lên từ gốc đến ngọn. Độ bền uốn tính và modun đàn hồi của
Guadua a.k. tăng theo tuổi cây từ 2- 4 tuổi (MOR: 92,7- 98,5 MPa) và tuổi 1
giảm xuống (MOR: 93,5 MPa), với vị trí trên cây cũng ảnh hưởng đến tính
chất này và tăng dần từ gốc đến ngọn (MOR: tăng từ 88,6- 104,1 MPa) (Juan
Francisco Correal D và Juliana Arbelaez C, 2010)
Từ những kết quả nghiên cứu sử dụng đã có kết quả về cấu tạo, tính
vật lý của tre nói chung nhung chưa có nghiên cứu riêng cho tre vầu để có
định hướng sử dụng cho nguôn nguyên liệu này
2.2.2. Tình hình nghiên cứu Việt Nam
Do có nhiều đặc tính quý nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống
hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Đã thống
kê được hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó những công dụng chính là
làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong
công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khô. Ngoài
ra, tre nứa là loài mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật gây trồng tương đối
đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hoá, là
loài đa tác dụng… nên tre nứa là nguồn tài nguyên phong phú đã và đang
được con người sử dụng rộng rãi. Trong những năm gần đây có khá nhiều
công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu công nghệ chế biến và sử dụng tre
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, góp phần giải quyết nguồn vật liệu cho
ngành chế biến lâm sản tiêu biểu như:
Lê Văn Thanh và Triệu Hồng Phú (1986-1992) nghiên cứu về công
nghệ và tuyển chọn thiết bị để sản xuất ván ốp tường, ván sàn trang trí nội
thất bằng tre nứa; nghiên cứu sử dụng ván nứa ép ba lớp thay thế ván gỗ
10
trong nhà của nhân dân vùng núi phía bắc của Nguyễn Minh Hoạt và công
sự (2001)
Nghiên cứu về tre trúc ở Việt Nam đã được bắt đầu từ khá lâu. Có thể
nói công trình nghiên cứu đầu tiên về tre trúc Việt Nam thuộc về một người
Pháp trong ấn phẩm nghiên cứu về thực vật chí Đông Dương (Le Comte
1923. Trong những năm 1960, Phạm Quang Độ đã nghiên cứu về kỹ thuật
trồng và khai thác tre trúc ở Việt Nam (Phạm Quang Độ 1963). Cũng từ thời
gian này, các nghiên cứu về phân loại, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng,
chăm sóc, bảo vệ rừng tre trúc, kỹ thuật bảo quản, chế biến tre trúc cũng được
thực hiện. Ví dụ như: kinh nghiệm trồng luồng (Phạm Văn Tích 1963),
Nghiên cứu đất trồng luồng (Nguyễn Ngọc Bình 1964), Phân loại tre trúc theo
hình thái (Trần Đình Đại 1967), Bệnh hại tre (Trần Văn Mão 1972), tính đến
năm 2007, đã có trên 100 ấn phẩm nghiên cứu về tre trúc hoặc liên quan tới
tre trúc đã được phát hành trên khắp cả nước [6].
Từ năm 1971 đến 2007 đã có trên 18 công trình liên quan lớn nhỏ đến
phân loại, đặc điểm nhận biết và phân bố của các loài tre trúc, các loại và cấu
trúc rừng của tre trúc ở Việt Nam. Các nghiên cứu này phần lớn là nghiên cứu
độc lập về hình thái, giải phẫu, nhận biết, phân bố và công dụng của một số
loài tre trúc. Ví dụ như cuốn sách “Tên cây rừng Việt Nam” do tác giả
Nguyễn Tích và Trần Hợp thực hiện được xuất bản năm 1971 đã lập lên bảng
tra cứu tên cây theo tiếng Việt Nam và bảng tên cây theo họ thực vật. Đây tuy
là những cuốn sách giúp tra cứu tên các loài cây rừng Việt Nam đầu tiên
nhưng đã đề cập đến một số loài tre hữu ích mà nhân dân quen sử dụng, bao
gồm 23 loài tre trúc, đó là Bương, Dang, Diễn, Diễn trứng, Hóp, Luồng
Thanh Hóa, Mai, Nứa, Trúc đùi gà, Vầu, Vầu trồng... Xuất phát từ kết quả
nghiên cứu quy luật sinh măng của nứa lá nhỏ, thông qua việc khảo sát hệ
thống thân ngầm các tác giả đã xác định được tuổi và lập bảng tra tuổi cho
lâm trường Tân Phong. Các kết quả được các tác giả Hải Âu đăng trên tập san
11
Lâm nghiệp số 7 năm 1976 với bài viết “Cách nhận biết nứa lá nhỏ”. Có thể
nói bảng tra này được lập cho lâm trường Tân Phong, nhưng có thể là tài liệu
tham khảo cho nhiều vùng khác có điều tương đồng. Nghiên cứu này hết sức
quan trọng làm cở sở để tham khảo và cho nghiên cứu sau này.[6]
Theo kết quả nghiên cứu của bộ Trường Đại học Lâm nghiệp cho thấy
Tre gai (Bambusa Bambos) được lấy tại Đông Triều – Quảng Ninh có sự biến
động về tính chất cơ học, cụ thể độ bền kéo, nén của tre gai tăng dần từ gốc
đến ngọn, về độ bền uốn tĩnh của tre gai thì biến động theo hướng ngược lại là
từ gốc đến ngọn ứng suất giảm dần (gốc: 440×105
N/m2) (Lê Xuân Tình,
1998). [14]
Theo kết quả tài liệu giáo trình khoa học gỗ 2016 cho thấy chiều cao
thân khí sinh của trúc sao (Phyllostachise edulis) có ảnh hưởng đến tính chất
cơ học. Cụ thể, các tính chất cơ học của trúc sào đều biến đổi theo quy luật
tăng từ gốc đến ngọn, độ bền nén dọc (60,9 – 71,1 MPa) độ bền uốn tĩnh
(138,7 – 170,1 MPa) độ bền trượt dọc (16,7 – 20,7 MPa) ( Vũ Huy Đại và
cộng sự, 2016) [5]
Nguyễn Hồng Thịnh (2009) đã nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, tính
chất cơ vật lý và thành phần hóa học của luồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
Luồng là nguyên liệu có cường độ nén dọc thớ, uốn tĩnh modul đàn hồi cao.
Nghiên cứu này sẽ làm rõ được sự biến động về một số tính chất cơ
học: độ bền nén dọc thớ, độ bền uốn tĩnh, modul đàn hồi và độ bền trượt dọc
thớ theo tuổi cây và vị trí trên cây của Luồng.
Ở nước ta, thí nghiệm để xác định các tính chất vật lý và cơ học của
tre từ trước đến nay ít được chú ý do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên
nhân thiếu phương pháp thử chuẩn. Phòng Cơ lý gỗ (Viện Công nghiệp rừng)
– nay là Phòng Tài nguyên Thực vật rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam) cũng đã từng tiến hành một số thí nghiệm xác định đặc tính của tre
nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở bước đầu và chủ yếu sử dụng một số phương
12
pháp thử của Trung Quốc do cán bộ nghiên cứu sưu tập được. Năm 2002,
Phòng Tài nguyên Thực vật rừng đã tiến hành thăm dò đặc tính của một số
loài tre có áp dụng chọn lọc phương pháp thử của Trung Quốc và của Mạng
lưới Quốc tế về tre song mây (INBAR) để cho phù hợp với điều kiện thí
nghiệm sẵn có.
Nghiên cứu “Bảo tồn một số loài tre trúc quý hiếm ở Việt Nam” do
Nguyễn Hoàng Nghĩa soạn thảo năm 2002 đã chỉ ra các loài Tre trúc quan
trọng ở Việt Nam, các loài Tre trúc quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt và
giá trị kinh tế cũng như tình hình sử dụng tài nguyên nhằm phục vụ cho hoạt
động quản lý và kinh doanh các loài tre trúc này.
Tác giả Đặng Xuân Thức và Cs đã “Nghiên cứu biến động khối lượng
thể tích và độ co rút của Bương lông” kết quả cho thấy khối lượng thể tích
khô và độ co rút theo các chiều của Bương lông chịu ảnh hưởng rõ rệt của
tuổi cây.
Tuy nhiên các nghiên cứu về tre tre trúc của Việt Nam còn khá lẻ tẻ và
tản mạn trên nhiều cơ sở ở khắp cả nước. Một số đề tài nghiên cứu về cây tre
vầu chủ yếu nói tới cấu trúc sinh khối, nghiên cứu tính chất cơ học, điều kiện
phân bố của tre vầu. Cho tới nay chưa có tài liệu nào trong nước công bố về
ảnh hưởng của vị trí trên thân cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của Vầu tuổi
1, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này là có ý nghĩa thực tiễn và
cần thiết.
2.3. Tổng quan về đặc điểm sinh thái của Vầu
Khí hậu ít nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao; Hàng năm nhiệt độ bình quân
21-220
C, lượng mưa trên 1600mm (Bắc Quang - Hà Giang tới 4730mm), độ
ẩm không khí 85-95% thuận lợi để vầu sinh trưởng phát triển.
Vầu là loại tre không gai, mọc phân tán đơn độc từng cây. Kích thước
cây trung bình: Thân tre cao 17m, thẳng đứng, đường kính 10cm, vách thân
dầy 1cm, thân tre tươi nặng 30kg, thân non màu lục nhạt, phủ lông mềm,
13
thưa, màu trắng, sau rụng đi; thân già màu lục xám. Chiều dài lóng giữa thân
30-50cm, Đây là loài điển hình cho nhóm tre mọc tản có kích thước thân lớn
ở Việt nam. Phần thân tre không có cành thì tròn đều, vòng đốt không nổi rõ.
Phần thân tre có cành thường có vết lõm dọc dóng, vòng đốt phình to nổi gờ
cao. Thân non mầu xanh và có lông, thịt trắng. Thân già mầu xanh xám, có
địa y loang lổ, thịt hơi hồng. Cành thường có từ 1/2 thân về phía ngọn. Mỗi
đốt có 3 cành, cành to ở giữa, 2 cành nhỏ bằng nhau mọc hai bên cành to. Lá
mầu xanh sẫm hình ngọn giáo, đầu vút nhọn, đuôi tù, dài 32cm, rộng 4cm.
Thân mo hình chuông, đỉnh nhô cao, đáy hơi xoè rộng, mặt trong nhẵn, mặt
ngoài có nhiều lông nhung mầu tím sớm rụng. Lá mo hình ngọn giáo. Tai mo
thoái hoá thành một hàng lông. Thìa lìa là một đường gờ, xẻ răng như lông,
sớm rụng. Mo sớm rụng, khi cây măng toả đuôi én thì mo trên thân cũng rụng
gần hết.
Vầu đắng ra hoa đầu cành, bông chét dài tới 10cm mang nhiều hoa.
Hoa kết hạt nẩy mầm cho một thế hệ mới nhưng chưa theo dõi được quá trình
phát triển của cây tái sinh từ hạt. Sau khi ra hoa thì cây chết. Vầu đắng cũng
có thể ra hoa lẻ tẻ nhưng thường ra hoa rồi chết hàng lọat - Vào thập kỷ 70
hầu hết Vầu đắng ra hoa rồi chết. Chu kỳ ra hoa chưa được theo dõi nhưng
theo người dân thì cũng khá dài, khoảng trên 50 năm.
Thân ngầm thường bò lan ở độ sâu 20-30cm có chỗ chồi cả lên mặt
đất, hàng năm thân ngầm sinh trưởng từ tháng 6 đến tháng 11, mầm măng
phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, măng lên khỏi mặt
đất đến lúc định hình từ tháng 2 đến tháng 5 - như vậy mùa măng Vầu đắng là
mùa khô, đầu mùa mưa ( khác với các loài tre mọc cụm mùa măng thường
vào mùa mưa). Măng tuy đã lên khỏi mặt đất nhưng chỉ sống 50% để phát
triển thành cây, số măng chết thường ở độ cao dưới 1m. Vì vậy, có thể khai
thác 1/2 số măng để làm rau ăn mà không ảnh hưởng gì đến rừng Vầu. Cây 1-
2 năm là tuổi non, cây 3-4 năm là tuổi vừa, từ 5 năm trở lên là già, tuổi thọ
14
không quá 10 năm, tuổi khai thác là trên 4 năm. Sau khi bị tác động, rừng Vầu
đắng có khả năng phục hồi nhanh về số lượng (cây/ha) nhưng đường kính thì
phục hồi rất chậm chạp.
2.3. Tổng quan khu vực lấy mẫu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Như Cố, huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Như Cố nằm ở phía Nam của huyện Chợ Mới, cách trung tâm huyện
khoảng 7km, với tổng diện tích tự nhiên 4.504,43ha.
- Phía Bắc giáp xã Nông Hạ
- Phía Nam giáp xã Quảng Chu
- Phía Đông giáp xã Bình Văn và Tỉnh Thái Nguyên
- Phía Tây giáp xã Thanh Bình và xã Yên Đĩnh
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới
15
Xã Như Cố có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa trung tâm
huyện Chợ Mới với các xã phía Đông của huyện, với vị trí này thuận lợi cho
việc giao lưu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại du lịch ,
phát triển kinh tế trong khu vực.
*Địa hình - Địa mạo
Địa hình Như Cố chủ yếu là đồi núi cao, dốc có nhiều khe, suối lớn,
nhỏ, chia cắt phức tạp chia cắt địa hình thành 2 vùng riêng biệt theo đường
tỉnh lộ 256. Độ cao trung bình 400 m - 600 m, (cao nhất là đỉnh núi Mu Tồ
cao 858,8 m, ranh giới giáp với xã Nông Hạ và Bình Văn, điểm thấp nhất là
thôn Khuổi Chủ 64,8 m), độ dốc trung bình 250
- 350
.
*Điều kiện khí hậu
Khí hậu xã Như Cố mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nhiệt độ trung bình trong năm 21o
C. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao
nhất là tháng 6,7 và tháng 8 (27 - 27,5o
C), các tháng có nhiệt độ trung bình
thấp nhất là tháng 1 (14 - 14,5o
C). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850o
C.
Mặc dù nhiệt độ còn phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu xã Như
Cố còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình
quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù
thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều, bình quân
mỗi năm có 2 - 3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân.
Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.500 - 1510mm/năm. Các tháng có
lượng mưa lớn là tháng 7 và tháng 8, có ngày mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Thịnh hành
là các chế độ gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô lạnh và gió mùa
Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè.
*Thuỷ văn - nguồn nước
Trên địa bàn xã có suối Nhị Ca chảy qua và hệ thống suối nhỏ tương
16
đối dày dốc tụ hội chảy vào Suối Nhị Ca. Nguồn nước này phuc vụ cho nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
2.3.1.2. Các nguồn tài nguyên.
* Tài nguyên đất.
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn, xã Như Cố có 2 loại đất chính sau:
- Đất ruộng: Là do tích tụ phù sa của suối lớn Nhị Ca và các con suối
nhỏ khác. Đất có tầng phù sa dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân, kali
ở mức trung bình, thích hợp cho các loại cây lương thực và cây hoa màu.
- Đất đồi: Là đất Feralits màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến
trung bình, nghèo dinh dưỡng và thường ở những nơi có độ dốc tương đối
lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.
* Tài nguyên nước.
+ Nước mặt: Có hệ thống sông, suối, ao hồ phân bố tương đối đồng đều
trên địa bàn các thôn bản là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và
sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Song do các con suối nhỏ hẹp, độ dốc
tương đối lớn, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa, nhất là mùa mùa khô
thường gây hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như
sản xuất của nhândân.
+ Nước ngầm: Xã chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ
lượng và chất lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã
cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ cao khoảng 20m khá dồi
dào có quanh năm và chất lượng đảm bảo vệ sinh.
Nhìn chung nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt,
xong do tập quán sinh hoạt và sản xuất của nhân dân gây nên ô nhiễm nguồn
nước cần phải xử lý trước khi sử dụng cho sinh hoạt đồng thời cần bảo vệ
phát triển rừng và môi trường sinh thái để bảo vệ nguồn sinh thuỷ.
17
* Tài nguyên rừng.
Theo kết quả thống kê hiện trạng và sử dụng đất lâm nghiệp tính đến
ngày 01/01/2013 của toàn xã là 3.880,04 ha, chiếm 86,44% diện tích tự nhiên.
Trong đó:
- Đất rừng phòng hộ:1.324,35ha, chiếm29,40%diện tích tự nhiên
toàn xã.
- Đất lâm nghiệp chỉ có rừng tự nhiên phòng hộ là 1.324,25 ha.
- Đất rừng sản xuất: 2.569,16 ha, chiếm 57,04% diện tích tự nhiên toàn
xã. Bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất là 2.409,27 ha và đất có rừng trồng
sản xuất là 132,86 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 0,72 ha và đất
trồng rừng sản xuất 26,31 ha.
Nhìn chung, tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ,
bảo vệ môi trường và điều hoà không khí, chống xói mòn đất, giữ nguồn
nước. Tuy nhiên, do quá trình khai thác lợi dụng rừng chưa thực sự hợp lý,
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ít nhiều còn bất cập, nên tài
nguyên rừng bị suy giảm, hệ động vật, thực vật rừng ngày càng suy giảm về
số lượng và chất lượng tổ thành động thực vật, diễn thế hệ sinh thái rừng đi
theo chiều hướng không có lợi. Vì vậy, thời gian tới cần có biện pháp quản lý,
bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng và phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đem
lại hiệu qủa cao về mọi mặt.
* Tài nguyên khoáng sản.
Trên địa bàn xã Như Cố không có các tài nguyên khoáng sản quý hiếm,
tuy nhiên vẫn có các loại tài nguyên như cát, sỏi, đá nhân dân đang tận dụng khai
thác làm vật liệu xâydựng cho nhu cầu của địa phương và kinh doanh.
* Tài nguyên nhân văn.
Trải qua các thời kỳ phát triển, tới nay dân số Như Cố có 637 hộ, với
2603 khẩu, gồm 4 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Dao, Mông) cùng sinh sống
trên 11 thôn bản, mỗi dân tộc đều có tiếng nói và phong tục tập quán khác
18
nhau tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong các thời kỳ kháng chiến
chống giặc ngoại xâm, nhân dân các dân tộc trong xã luôn đoàn kết, cùng với
quân dân cả nước đánh đuổi kẻ thù, tự hào với truyền thống cách mạng vẻ
vang, tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, ham học hỏi. Cùng với sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Như Cố sẽ vững bước vượt qua
mọi thử thách, cùng nhân dân huyện Chợ Mới đi lên trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh, hạnhphúc.
2.3.2. Đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua xã đã tập trung triển khai tổ chức thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà
UBND huyện và Đảng bộ đã đề ra. Tình hình kinh tế xã hội qua một số năm
đạt được một số kết quả như sau:
Kinh tế xã đã có bước tăng trưởng khá, thu nhập bình quân người dân
năm 2013 là 5,0 triệu đồng/người/năm.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Kinh tế của xã trong những năm gân đây có bước tăng trưởng khá, cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nông nghiệp
vẫn là ngành chiếm vị trí chủ đạo, đây là ngành đem lại nguồn thu nhập chính
cho người dân trong xã. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã còn
chậm do nhiều điều kiện hạn chế.
Trong phát triển kinh tế, xã đã thực hiện được nhiều mô hình, dự án
trồng trọt, chăn nuôi. Đến nay toàn xã có 167ha chè trung du, trên 700ha rừng
trồng, thành lập được 01 hợp tác xã. Thu nhập bình quân đạt trên 26 triệu
đồng/người/năm, tăng hơn 10 triệu đồng so với năm 2011. Đến hết năm 2017
tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm từ 16,7% (năm 2011) xuống còn 8,1%.
19
* Dân số và lao động
Dân số toàn xã tính đến năm 2013 là: 2603 người, 637 hộ, bình quân
4,1 người/hộ.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên:1,20 % năm
- Thành phần dân tộc: Xã Như Cố bao gồm 11 thôn xóm với 4 dân tộc
anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống
văn hoá, hoà nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc với những
truyền thống lịch sử, văn hoá nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng. Dân cư được
chia thành 16 thôn. Do phong tục tập quán khác nhau nên dân cư ở không tập
trung thành cụm lớn mà chỉ thành những nhóm nhỏ, rải rác.
Tổng số lao động trong toàn xã là 1430 lao động trong đó lao động
nông nghiệp là 1069 người chiếm 74,76%, lao động phi nông nghiệp là 361
người chiếm 25,24 %. Số hộ nông nghiệp là 603 hộ trong tổng số 637 hộ
chiếm đến 94,66 %, số hộ phi nông nghiệp là 34 hộ chiếm 5,34 %. Tình hình
dân số của xã Như Cố được thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1 Tình hình dân số của xã Như Cố năm 2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2013
Số
lượng
Cơ cấu %
Tổng dân số Người 2603
1 Tổng số lao động
Lao
động
1430 100,00
1.1 Lao động phi nông nghiệp Lao động 361 25,24
1.2 Lao động nông nghiệp Lao động 1069 74,76
2 Tổng số hộ Hộ 637 100,00
2.1 Số hộ nông nghiệp Hộ 603 94,66
2.2 Số hộ phi nông nghiệp Hộ 34 5,34
(Nguồn:UBND xã Như Cố)
20
2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Nhìn chung trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước cộng
với những đóng góp ngày công lao động của nhân dân, hệ thống mạng lưới
đường giao thông bước đầu được hình thành đã đáp ứng được phần nào nhu
cầu giao thông đi lại và phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên do điều
kiện địa hình phức tạp, khí hậu thời tiết, đặc điểm phân bố dân cư nên việc
đầu tư mở mới một số tuyến đường liên thôn bản gặp nhiều khó khăn, bên
cạnh đó nguồn vốn đầu tư có hạn chính vì vậy hiện tại một số tuyến đường
hiện có bị xuống cấp, mặt đường hẹp, hư hỏng nặng giao thông đi lại khó
khăn, nhất là vào mùa mưa bão.
Tính đến năm 2017 xã Như Cố được đầu tư hơn 59 tỷ đồng để xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất.
Toàn xã đã đổ bê tông được hơn 23km đường liên xã, liên thôn, đường
ngõ xóm. Trong những năm tới cần mở mới và nâng cấp một số tuyến
đường nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giao thông đi lại của người dân, thúc
đẩy kinh tế phát triển và thực hiện quy hoạch nông thôn mới trong giai
đoạn đến năm 2020.
* Năng lượng và Thuỷ lợi
- Năng lượng: Hiện tại đại đa số các thôn bản trong xã đã có điện lưới
Quốc gia đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về điện sinh hoạt và sản xuất của
nhân dân, tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư hạn chế đặc điểm địa hình và sự
phân bố dân cư do vậy hiện tại vẫn còn có 03 thôn bản chưa có điện lưới.
Trong những năm tới cần huy động mọi nguồn vốn để xây dựng lắp đặt
một số tuyến đường điện, trạm biến áp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về điện cho
nhân dân toàn xã.
- Thủy lợi: Nhìn chung hệ thống kênh mương thuỷ lợi của xã đã đáp
ứng tương đối tốt nhu cầu nước tưới tiêu cho sản xuất, đạt khoảng 80% diện
21
tích. Tuy nhiên hiện tại một số công trình xuống cấp, cần được bê tông hoá
nâng cấp sửa chữa, để đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu hiện tại, bên cạnh đó cần
xây dựng thêm một số công trình thuỷ lợi mới đáp ứng tốt nhu cầu nước tưới
cho các diện tích canh tác nông lâm nghiệp gia tăng trong kỳ quy hoạch để
thực hiện quy hoạch nông thôn mới trong giai đoạn đến năm2020.
* Bưu chính viễnthông
Bưu chính viễn thông được đầu tư, tạo điều kiện cho thông tin liên lạc cho
nhân dân. Hiện tại xã có 1 điểm bưu điện văn hoá xã xây kiên cố nằm ngay tại
khu trung tâm xã, có một cán bộ phụ trách, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên
lạc, đọc nghiên cứu sách báo tài liệu của nhân dân địa phương. Năm 2009, đã có
11/11 thôn lắp đặt máy điện thoại, bình quân 65 máy/100 người dân. Số hộ gia
đình đã xem truyền hình đạt 100%. Số người nghe đài tiếng nói Việt Nam và
đài địa phương đạt 100%.
* Y tế
Xã có 1 trạm y tế nhà cấp 4 đã được xây mới, tình trạng cơ sở vật chất
tốt. Chính điều này càng làm cho công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức
khoẻ chonhân dân có nhiều tiến bộ, các chương trình phòng chống các dịch
bệnh, chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, được triển khai thực hiện
tích cực đến các thôn, bản, góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, không
còn dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, nâng cao thể lực và sức khoẻ nhân dân, làm
giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố và
tăng cường, cả về trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế, số người tham gia bảo
hiểm y tế đạt 97,4%, chất lượng dân số ngày càng được nâng cao; 100% số hộ
dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong năm 2013 đã có hơn
1000 lượt người khám chữa bệnh, công tác tiêm chủng mở rộng được 127
cháu đạt 100% kế hoạch, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống 5.3%, giảm tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,2%, đạt mục tiêu Đại hội đề ra.
22
* Giáo dục – đào tạo
Trong những năm qua Đảng bộ xã đã quán triệt Nghị quyết của Trung
ương, tỉnh và chương trình hành động của huyện ủy về giáo dục và đào tạo giai
đoạn 2015 - 2020. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường năm 2012 - 2013 đạt
100%, chất lượng giáo dục nhìn chung được nâng lên tất cả các cấp học, số
lượng học sinh hàng năm được lên lớp chuyển cấp đạt 100%. Hiện nay toàn xã
có 4 trường học, đó là:
- Trường Mầm non Như Cố
- Trường Tiểu học: có 2 phân trường là trường Tiểu học Như Cố 1 và
trường Tiểu học Như Cố 2
- Trường Trung học cơ sở Như Cố
2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội xã
Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
2.4.1. Thuận lợi
- Là xã có diện tích tự nhiên lớn, các nguồn tài nguyên rất phong phú,
điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển
của nhiều loài cây trồng, vật nuôi.
- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nhân dân trong xã luôn đoàn kết,
cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo trong lao động, đó là tiền đề để thúc
đẩy sản xuất phát triển, bên cạnh đó được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
nói chung của tỉnh Bắc Kạn và của huyện Chợ Mới nói riêng đã và đang có
các chính sách hỗ trợ tích cực đưa nền kinh tế của xã chuyển dịch cơ cấu
theo đúng hướng.
- An ninh đảm bảo tạo tâm lý an tâm trong sản xuất đây cũng là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện trên địabàn.
.- Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đã phần nào đáp ứng
nhu cầu của nhân dân.
- Bộ máy cán bộ xã luôn chủ động sáng tạo trong công tác phát huy
23
những ưu điểm khắc phục khuyết điểm, đổi mới quy chế làm việc, học tập
nâng cao trình độ đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ được giao.
2.4.2.1. Khó khăn
- Sự gia tăng dân số đòi hỏi hàng năm phải giải quyết một quỹ đất cho
khu dân cư mới. Diện tích đất ở tăng thêm này chủ yếu lấy vào các khu đất
bằng, gần đường giao thông. Nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của người
dân ngày càng lớn, việc xây dựng hàng loạt các công trình, văn hóa, thể
thao, vui chơi giải trí sẽ được đặt ra do vậy diện tích đất nông nghiệp sẽ
càng bị thu hẹp.
- Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ lao động, khả
năng ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất chưa cao vậy nên sản lượng đạt
được của các loại cây trồng còn thấp.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông và mương máng nội đồng chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế bềnvững.
- Giá thành nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định cho
nên người dân không dám mạnh dạn đầu tư vào những cây trồng mới mà chỉ
tập trung phát triển các loại cây trồng quen thuộc từ trước.
- Trong sản xuất người dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về
môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế gây
nên những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
- Việc triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước còn chậm và
thiếu đồng bộ.
24
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến động về cấu tạo và tính
chất vật lý theo vị trí cây tre vầu tuổi 1.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo
và tính chất vật lý của cây tre vầu tuổi 1.
- Đề tài nghiên cứu cấu tạo và tính chất vật lý tại các vị trí theo chiều
cao (gốc, thân, ngọn).
- Đề tài sử dụng các thiết bị thí nghiệm tại khoa Lâm nghiệp trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian : từ ngày 15/1/2019 đến ngày 25/5/2019
- Địa điểm lấy mẫu: Xã Như Cố, Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn
- Địa điểm nghiên cứu: tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ của bó mạch cây
tre vầu tuổi 1.
- Nghiên cưú ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước của bó mạch
củatre vầu tuổi 1.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi của vầu
tuổi 1.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của cây tre vầu
tuổi 1.
25
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vi trí trên cây đến khối lượng thể tích của
cây tre vầu tuổi 1.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ co rút của cây tre vầu
tuổi 1.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn cây lấy mẫu
Tại nơi lấy mẫu, lấy 5 cây tre vầu tuổi 1 có tính đại diện cao tại một
cụm, không chọn những cây có khuyết tật.Cây tre vầu sau khi chặt hạ được
mang về phòng thí nghiệm xác định ngay độ ẩm cây và tiến hành bảo quản
không cho bị mối mọt, mục, mốc.Quá trình thực hiện thí nghiệm của cây tre
vầu tuổi 1 ở các vị trí khác nhau trên thây cây được tiến hành như sau: Quá
trình xác định vị trí gốc, thân, ngọn được bố trí theo hình 3.1
Hình 3.1.Phân loại vị trí xác định các phần của cây tre vầu
Bắt đầu tính từ lóng thứ 2 từ dưới lên đến lóng thứ 31 được chia làm 3
Dưới
Trên
Xác định
thành phần
hóa học
Xác định
tính chất vật
lý và cơ học
Lóng
Mấu
26
phần đại diện cho phần gốc (dưới), phần thân (giữa), phần ngọn (trên), mỗi
phần gồm có 10 lóng. Trong mỗi phần, lóng thứ 2 và 3 được dùng để xác định
tính chất vật lý và cơ học, lóng dưới cùng được dùng để xác định thành phần
hóa học. Việc xác định độ ẩm của tre vầu được xác định ngay sau khi mang
mẫu về phòng thí nghiệm
3.4.2. Quy định cơ bản phương pháp thử nghiệm
* Kiểm tra và yêu cầu chế tạo mẫu thử theo tiêu chuẩn GB/T 15780-1995
Ngoài những quy định trong phương pháp thử nghiệm ra, mẫu thử
không được cho phép có khuyết tật. Hai mặt đường kính tương đối của mẫu
thử cần vuông vức đồng thời song song với nhau, hai mặt cong cần đảm bảo
phần cật tre và ruột tre nguyên trạng ban đầu, mặt đường kính và mặt đầu cần
vuông góc với nhau. Trên mỗi mẫu thử cần viết số hiệu rõ ràng.
Độ chính xác làm mẫu thử, ngoài những yêu cầu cụ thể trong mỗi
phương pháp thử nghiệm, chiều dài mẫu thử sai số cho phép là  1.0mm, sai
số chiều rộng cho phép là  0.5mm, nhưng trên toàn bộ chiều dài của mẫu
thử, độ lệch tương đối của chiều rộng không nên vượt quá 0.2mm.
* Điều chỉnh tỷ lệ độ ẩm mẫu thử
Thanh thử hong khô bằng không khí để làm mẫu thử, nên đặt ở trong
phòng có nhiệt độ và độ ẩm không thay đổi, hoặc hộp có nhiệt độ và độ ẩm
vĩnh cửu, nhiệt độ là 20  2o
C, độ ẩm tương đối là 65  5%, điều chỉnh tỷ lệ
độ ẩm mẫu thử trạng thái cân bằng là 12%. Nếu khi nhiệt độ môi trường thấp
hơn hoặc cao hơn , cần tương ứng hạ thấp hoặc nâng cao độ ẩm tương đối, để
đảm bảo rằng tỷ lệ độ ẩm của mẫu thử là 12%.
* Điều kiện phòng thực nghiệm ( Để ở độ ẩm 12-13%)
Phòng thực nghiệm cần duy trì nhiệt độ là 20  2o
C, độ ẩm tương đối
là 65 5%. Nếu phòng thực nghiệm không thể duy trì môi trường này, mẫu
thử sau khi đã điều chỉnh tỷ lệ độ ẩm, cần đưa vào trong thùng kín, khi thử
27
nghiệm mới lấy ra.
* Hiệu chỉnh thiết bị thử nghiệm
Máy thử nghiệm cùng với máy móc đo lường tỷ mỉ và dụng cụ trắc
thử khác, cần theo quy trình kiểm định của bộ phận đo lường quốc gia định kỳ
kiểm định.
3.4.3.Thiết bị thử nghiệm
- Cân, chính xác đến 0.01g.
- Kẹp đo kích thước, chính xác đến 0.02 mm.
- Lò sấy, có thể duy trì nhiệt độ 100  50
C.
- Bình thủy tinh không hút ẩm, bình cân.
- Kính hiển vi điện tử
Hình 3.2. Cân điện tử Hình 3.3. Kẹp đo kích thước
Hình 3.4. Máy sấy Hình 3.5. Bình thủy tinh, lọ đựng mẫu vật
28
Hình 3.6 Kính hiển vi điện tử
3.4.4. Phương pháp thử nghiệm vật liệu tre vầu.
3.4.4.1. Xác định độ ẩm mẫu
* Nguyên lý
So sánh khối lượng mẫu thử khô hoàn toàn với mẫu thử chứa độ ẩm,
theo tỷ lệ phần trăm.
* Mẫu thử:
Chọn lựa ở trong các thanh thử hoặc các mẫu thử sau khi thử nghiệm
cơ học, vật lý. Các dăm tre Vầu cần phải được xử lý sạch sẽ.
* Các bước thử nghiệm:
- Bước 1: Sau khi chọn mẫu thử lập tức tiến hành cân, chính xác đến
0.01g. Ghi kết quả vào phụ lục A - bảng ghi chép xác định độ ẩm.
- Bước 2: Đưa mẫu thử vào trong lò sấy duy trì nhiệt độ 100 50
C, sấy
đến 4 giờ sau, lấy 12 mẫu thử tiến hành cân thử, sau đó cứ cách 2 giờ cân
thử một lần, đến khi chênh lệch giữa hai lần sau cùng không lớn hơn 0.01g,
thì có thể coi như đạt đến khô hoàn toàn.
- Bước 3: Lấy mẫu thử từ trong lò sấy ra, đưa vào bình cân và cho vào
bình thủy tinh chứa chất làm khô (chất hút ẩm), đậy nắp bình cần và bình thủy
tinh. Sau khi mẫu thử nguội đến nhiệt độ trong phòng, lấy mẫu từ trong bình
cân để cân, chính xác đến 0.01g.
29
* Tính toán kết quả.
Độ ẩm của mẫu thử căn cứ công thức để tính toán, chính xác đến 0.1%.
100
0
0
1



m
m
m
w
Trong đó: w - Độ ẩm mẫu thử (%);
m1 - Khối lượng mẫu thử lúc thử nghiệm (g);
m0 - Khối lượng mẫu thử lúc khô hoàn toàn (g).
3.4.4.2. Xác định tính co rút
* Nguyên lý
Vật liệu tre khi độ ẩm thấp hơn điểm bão hòa sợi, kích thước và thể tích
của nó sẽ co lại theo sự giảm độ ẩm đó. Sai số về thể tích, kích thước của vật
liệu tre từ lúc còn ướt đến lúc khô hoặc khô hoàn toàn, so sánh với thể tích,
kích thước lúc còn ướt, biểu thị tính co rút thể tích cũng như co rút sợi của vật
liệu tre lúc khô hoặc khô hoàn toàn.
* Mẫu thử
- Chẻ tạo thanh thử, căn cứ vào quy dịnh điều 2.2
- Trên mỗi một thanh thử cắt chọn một mẫu thử. Mẫu thử được tạo từ
thanh thử có độ ẩm bão hòa, kích thước là 10mm x 10mm x t mm (độ dày
thành tre). Không cho phép với xác định mật độ dùng chung mẫu thử.
- Kiểm tra và yêu cầu chế tạo mẫu thử căn cứ vào quy định điều 3.4.2.1
* Xác định co rút các chiều
- Các bước thử nghiệm
Bước 1: Tại chính giữa trên chiều dài của một mặt đường kính mẫu thử,
vạch một đường thẳng vuông góc với mặt cật tre và mặt ruột tre, ở gần hai
đầu đoạn thẳng phần cật tre và ruột tre, mỗi đánh dấu một điểm tròn; đồng
thời tại vị trí trung tâm của mặt ruột tre đánh dấu một điểm tròn. Dùng thước
kẹp đo , tại vị trí các điểm tròn được đánh dấu trên mẫu thử, xác định kích
thước theo các hướng đường kính và tiếp tuyến, ghi chép vào phụ lục A biểu
30
ghi chép xác định tính co rút, chính xác đến 0.02mm.
Bước 2: Mẫu thử được đặt trong môi trường quy định ở điều 3.2 làm
khô bằng không khí 10 ngày sau, dùng 2  3 mẫu thử đo thử kích thước
hướng tiếp tuyến, sau đó cứ cách 2 ngày đo thử một lần, đến khi sai số kết quả
đo thử của hai lần liên tiếp không lớn hơn 0.02mm, thì có thể xem như đạt
đến khô (bằng không khí). Tiếp tục dựa vào bước 1 xác định kích thước mẫu
thử theo phương đường kính và tiếp tuyến, đồng thời cân xác định khối lượng
của mẫu thử, chính xác đến 0.01g
Bước 3: Đưa mẫu thử vào trong lò sấy, dựa vào các quy định ở bước 2-
bước 3 của phần xác định độ ẩm mẫu tiến hành sấy khô đồng thời cân xác
định khối lượng khô hoàn toàn của mẫu thử. Căn cứ vào bước 1 phân biệt xác
định kích thước hướng đường kính và hướng tiếp tuyến.
Bước 4: Trong quá trình xác định, nếu mẫu thử phát sinh nứt nẻ hoặc
hình dạng hơi thay đổi cần vứt bỏ.
* Tính toán kết quả
- Mẫu thử từ lúc ướt đến lúc khô hoàn toàn, độ co rút khô hoàn toàn
theo hướng đường kính hoặc hướng tiếp tuyến, dựa theo công thức tính toán,
chính xác đến 0.1%
100
max
0
max
max 


L
L
L
B
Trong đó: Bmax - Độ co rút khô hoàn toàn của mẫu thử theo hướng
đường kính hoặc tiếp tuyến, %;
Lmax - Giá trị bình quân kích thước mẫu thử ướt theo hướng đường kính
hoặc tiếp tuyến tại vị trí cật tre, ruột tre, mm;
L0 - Giá trị bình quân kích thước mẫu thử khô hoàn toàn theo hướng
đường kính hoặc tiếp tuyến tại ví trí cật tre, ruột tre, mm.
- Mẫu thử từ lúc ướt đến lúc khô (bằng không khí), độ co rút khô bằng
không khí theo các hướng đường kính hoặc tiếp tuyến, dựa vào công thức tính
31
toán, chính xác đến 0.1%.
100
max
max



L
L
L
B w
w
Trong đó: Bw - Độ co rút khô của mẫu thử theo hướng đường kính hoặc
tiếp tuyến, %;
Lw - Giá trị bình quân kích thước mẫu thử khô theo hướng
đường kính hoặc tiếp tuyến tại vị trí cật tre, ruột tre, mm.
- Căn cứ vào khối lượng mẫu thử lúc khô và khô hoàn toàn, theo công
thức tính toán độ ẩm mẫu, tính toàn tỷ lệ độ ẩm mẫu thử khô, để thuyết minh
phạm vi biến đổi của nó.
3.4.4.3. Xác định khối lượng
* Nguyên lý
So sánh khối lượng với thể tích mẫu thử, tìm ra khối lượng riêng của
vật liệu tre.
* Mẫu thử
- Tạo mẫu thử, dựa vào quy định mục 2.2
- Trên mỗi một thanh thử cắt chọn một mẫu thử, kích thước mẫu thử là
10 mm x 10 mm x t mm (chiều dày thành). Không cho phép với xác định tính
co rút dùng chung một mẫu thử.
- Yêu cầu và kiểm tra chế tạo mẫu thử, điều chỉnh độ ẩm của mẫu thử,
phân biệt dựa vào quy định mục 3.4.2.1 và 3.4.2.2.
* Xác định khối lượng thể tích khô hoàn toàn
- Các bước thử nghiệm
+ Sấy khô mẫu thử. Cân xác định khối lượng khô hoàn toàn của mẫu
thử, chính xác đến 0.01g.
+ Dùng thước kẹp xác định kích thước mẫu khô hoàn toàn theo các
chiều đường kính, tiếp tuyến, chiều dọc, chính xác đến 0.01mm.
- Tính toán kết quả
32
Khối lượng riêng của mẫu thử khô hoàn toàn, dựa vào công thức tính
toán, chính xác đến 0.001 g/cm3
.
0
0
0
V
m


Trong đó:
0– Khối lượng riêng của mẫu thử khô hoàn toàn, g/cm3
;
m0 - Khối lượng của mẫu thử khô hoàn toàn, g.
* Xác định khối lượng riêng
- Các bước thử nghiệm
 Dùng thanh thử có tỷ lệ độ ẩm bão hòa để tạo mẫu thử
 Dùng thước kẹp xác định kích thước mẫu thử theo các chiều đường
kính, tiếp tuyến, chiều dọc, trong quá trình xác định, mẫu thử cần được duy trì
trạng thái độ ẩm.
 Sấy khô mẫu thử, cân xác định khối lượng mẫu thử khô hoàn toàn,
chính xác đến 0.01g.
- Tính toán kết quả
Khối lượng riêng cơ bản của mẫu thử căn cứ vào công thức tính toán,
chính xác đến 0.01 g/cm3
.
max
0
V
m
y 

Trong đó:
y –Khối lượng riêng cơ bản của mẫu thử, g/cm3
;
Vmax - Thể tích của mẫu thử có tỷ lệ độ ẩm bão hòa, cm3
.
3.4.4.4. Xác định chiều dài sợi
* Cắt mẫu
- Kích thước mẫu cắt: 3x1 (chiều dọc thớ x tiếp tuyến )
Mỗi vị trí (gốc, thân, ngọn) cắt một mẫu. Mỗi mẫu chia làm ba phần
là: trong, giữa, ngoài. Sau đó tiếp tục chia nhỏ theo chiều dọc (kích thước gần
33
bằng que diêm)
* Quy trình tách, lọc sợi
- Bước 1:
Lấy 40ml nước lọc cùng với mẫu rồi cho vào bình (1), đun sôi mẫu
khoảng 10 phút (đến khi nào mẫu chìm) rồi đổ nước đi và để nguội.
Hình 3.7. Tiến hành cho nước lọc vào bình
- Bước 2:
Lấy nước lọc và Axit Nitric (HNO3) theo tỷ lệ 2:1 ( 6 phần axit, 12
phần nước). Cho nước và axit vào bình (2) sau đó lắc đều rồi đổ vào bình (1)
và cũng lắc đều.
Hình 3.8. Cho nước và axit vào bình
34
- Bước 3:
Lấy Kaliclorua (KCl) khoảng 3-5g cho vào bình (1) rồi lắc đều, sau đó
đun cho đến khi sủi bọt, tính từ lúc sủi bọt đun tiếp khoảng 10 phút thì dừng
lại (sợi tự tách). Khuấy tan sau đó cho nước vào pha loãng.
Hình 3.9. Lấy KCl cho vào bình
- Bước 4: Lọc mẫu
Đổ từ từ mẫu đã tách (bình 1) vào phễu lọc, cuối cùng đổ 1 ít nước lọc
vào bình và lắc đều, rồi sau đó tiếp tục đổ từ từ vào phễu lọc cho đến hết.
Hình 3.10. Khuấy đều mẫu
35
- Bước 5: Nhuộm màu (sapragin)
Cứ 20ml nước tương ứng với 1 thìa màu. Khấy đều sau đó thấm lên mẫu
(giấy lọc). Sau đó đợi mẫu khô rồi chụp sợi.
Hình 3.11. Nhuộm màu
3.4.4.5. Phương pháp xác định mật độ bó mạch
* Bước 1: Cắt mẫu
Tỷ lệ 10mmx10mm theo chiều xuyên tâm x tiếp tuyến
* Bước 2: Dùng dao gọt giấy, gọt để thấy rõ bó mạch
* Bước 3: Tiến hành chụp bó mạch dưới kính hiển vi
* Bước 4: Tiến hành đo trên máy tính, lấy chiều tiếp tuyến bằng 1mm,
chiều xuyên tâm được lấy theo chiều dọc thớ và chia đều ra làm 3 phần
(ngoài, giữa, trong)
* Bước 5: Tiến hành đếm số bó mạch có ở trong vị trí đã chọn để đo.
Công thức tính mật độ bó mạch: Sbó mạch =
𝐒ố 𝐛ó 𝐦ạ𝐜𝐡
𝐗𝐮𝐲ê𝐧 𝐭â𝐦 𝐱 𝐓𝐢ế𝐩 𝐭𝐮𝐲ế𝐧
(mm)
3.4.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS để
phân tích phương sai đơn nhân tố giữa vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất
của Vầu tuổi 1.
36
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch Vầu
tuổi 1
Nhìn vào mặt cắt ngang của Vầu ở hình 4.1 dưới đây, chúng ta có thể
nhìn thấy số bó mạch có sự thay đổi từ gốc đến ngọn, cụ thể số bó mạch bên
ngoài sẽ nhiều hơn số bó mạch bên trong.
Hình 4.1. Hình ảnh bó mạch của Vầu tuổi 1
Mật độ bó mạch được hiểu là số bó mạch có trên 1đơn vị diện tích và
mật độ bó mạch ở mỗi vị trí khác nhau, mỗi cấp tuổi khác nhau thì sẽ những
có giá trị khác nhau. Kết quả khi tiến hành đo mật độ bó mạch đối với Vầu
tuổi 1 được thể hiện trong bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch
STT Vị trí Mật độ bó mạch (bó/mm2
)
1 Gốc 2,732
2 Thân 2,851
3 Ngọn 2,970
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
37
Hình 4.2. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch Vầu
tuổi 1
Qua số liệu bảng 4.1 và biểu đồ thể hiện ở hình 4.2 có thể nhận
thấy mật độ bó mạch của cây Vầu tuổi 1 có sự biến động từ gốc đến
ngọn. Từ kết quả đó, có thể kết luận rằng mật độ của bó mạch tăng dần
theo chiều cao của cây.
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước của bó
mạch của Vầu tuổi 1
Kích thước bó mạch tại mỗi vị trí khác nhau sẽ có kích thước thay đổi
theo cả hai chiều xuyên tâm và tiếp tuyến, cụ thể được thể hiện ở bảng 4.2
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước bó mạch
STT Vị trí
Kích thước bó mạch, mm
Xuyên tâm Tiếp tuyến
1 Gốc 0,483 0,507
2 Thân 0,507 0,534
3 Ngọn 0,583 0,628
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
2.6
2.65
2.7
2.75
2.8
2.85
2.9
2.95
3
Gốc Thân Ngọn
2,970
2,851
2,732
(bó/mm2)
38
Hình 4.3. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước bó mạch
Vầu tuổi 1
Qua bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.3 ta thấy kích thước của bó mạch theo
chiều xuyên tâm có sự biến động từ gốc đến ngọn, biến động trong khoảng
0,507.
Bảng 4.3. Kích thước trung bình bó mạch của Vầu tuổi 1
STT Vị trí
Kích thước bó mạch (mm)
Trong Giữa Ngoài
Xuyên
tâm
Tiếp
tuyến
Xuyên
tâm
Tiếp
tuyến
Xuyên
tâm
Tiếp
tuyến
1 Gốc 0,48 0,50 0,50 0,53 0,47 0,49
2 Thân 0,51 0,54 0,52 0,56 0,50 0,51
3 Ngọn 0,59 0,65 0,65 0,72 0,54 0,56
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
Từ số liệu ở bảng 4.3, cho thấy rằng kích thước bó mạch theo cả hai
chiều xuyên tâm và tiếp tuyến đều có xu hướng tăng dần từ gốc lên đến
ngọn. Kết quả cụ thể được tổng hợp tại biểu đồ Hình 4.4:
0.483
0.507
0.507
0.534
0.583
0.628
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
Xuyên tâm Tiếp tuyến
(mm)
Biểu đồ thể hiện kích thước bó mạch
Gốc
Thân
Ngọn
39
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện kích thước trung bình bó mạch của Vầu
tuổi 1
Qua phân tích phương sai đa nhân tố (ANOVA) cho thấy giá trị Sig.
nhỏ hơn 0.05, đều đó cho thấy tại 3 vị trí khác nhau (gốc, thân ,ngọn) có sự
ảnh hưởng đến kích thước bó mạch cả 2 chiều xuyên tâm và tiếp tuyến đều
có xu hướng tăng từ gốc đến ngọn cụ thể:kích thước của bó mạch theo chiều
xuyên tâm dao động trong khoảng 0,47-0,65mm , còn kích thước bó mạch
theo chiều tiếp tuyến có sự thay đổi các chỉ số dao động từ 0,49-0,72mm. Từ
đấy cho ta thấy được vị trí trên cây có ảnh hưởng đến kích thước bó mạch.
4.3. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi của Vầu tuổi 1
Chiều dài sợi của Vầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự chịu lực của
Vầu và điều này sẽ quyết định đến công dụng của nó. Ví dụ như theo quy
luật, khối lượng thể tích Vầu càng lớn thì khả năng chịu lực càng lớn nên nếu
cần sự chịu lực thì ta sẽ chọn phần ngọn. Dưới đây là một số hình ảnh về
chiều dài sợi của Vầu:
0.48
0.5 0.5
0.53
0.47
0.49
0.51
0.54
0.52
0.56
0.5 0.51
0.59
0.65 0.65
0.72
0.54
0,56
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
Xuyên tâm Tiếp tuyến Xuyên tâm Tiếp tuyến Xuyên tâm Tiếp tuyến
(mm)
Gốc
Thân
Ngọn
40
Hình 4.5. Chiều dài sợi phần gốc Vầu tuổi 1
Hình 4.6. Chiều dài sợi phần thân Vầu tuổi 1
Hình 4.7. Chiều dài sợi phần ngọn Vầu tuổi 1
41
Qua những hình ảnh về chiều dài sợi của Vầu, có thể nhận thấy rằng
chiều dài sợi của Vầu tại mỗi vị trí khác nhau thì sẽ có độ dài khác nhau. Kết
quả xác định chiều dài trung bình sợi Vầu tuổi 1 được trình bày tại bảng 4.4
và được thể hiện cụ thể qua biểu đồ hình 4.8 dưới đây:
Bảng 4.4. Chiều dài sợi trung bình của Vầu tuổi 1
Vị trí Chiều dài sợi (mm)
Gốc 1,62
Thân 1,57
Ngọn 1,53
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chiều dài sợi Vầu tuổi 1
Theo như kết quả ta thấy ở bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.8 thì chiều dài
sợi giảm từ gốc đến ngọn. Phần gốc chiều dài sợi dao động trong khoảng từ
1,06mm đến 2,50mm, phần thân từ 1,00mm đến 2,32mm, phần ngọn từ 1,00
đến 2,15mm.
Chiều dài sợi ngoài biến động theo vị trí ( gốc, thân, ngọn) còn có sự
biến dộng theo chiều ngoài, giữa, trong. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5
1.62
1.57
1.53
1.48
1.5
1.52
1.54
1.56
1.58
1.6
1.62
1.64
Gốc Thân Ngọn
Chiều dài sợi (mm)
Chiều dài
sợi (mm)
42
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi
STT Vị trí
Chiều dài sợi (mm)
Ngoài Giữa Trong
1 Gốc 1,66 1,64 1,58
2 Thân 1,60 1,56 1,53
3 Ngọn 1,59 1,55 1,45
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều
dài sợi
Qua số liệu bảng 4.5 và biểu đồ hình 4.9, chiều dài sợi có sự dao động
trong khoảng từ 1,45-1,66 (mm). Phân tích phương sai đơn nhân tố
(ANOVA), kết quả cho thấy vị trí trên cây có giá trị Sig. nhỏ hơn 5%. Điều
đó có nghĩa rằng vị trí trên cây có sự khác biệt đến chiều dài sợi.
4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của Vầu tuổi 1
Để xác định lượng nước chứa trong cây sau khi chặt hạ chúng tôi tiến
hành xác định độ ẩm theo Tiêu chuẩn (GB/T 15780 – 1995)
Cây để lâu trong trong không khí có độ ẩm và nhiệt độ nhất định sẽ hút
hoặc thoát hơi nước cho đến khi độ ẩm của Vầu tương đối ổn định (đạt trị số
độ ẩm thăng bằng). Trong phạm vi giới hạn độ ẩm liên kết, Vầu khô hút hơi
1.3
1.35
1.4
1.45
1.5
1.55
1.6
1.65
1.7
Gốc Thân Ngọn
1.66
1.6 1.59
1.64
1.56
1.55
1.58
1.53
1.45
Ngoài
Giữa
Trong
43
nước sẽ dãn nở làm thay đổi hình dạng và kích thước của Vầu, làm giảm
cường độ và tạo điều kiện tốt cho sâu và nấm phá hoại mẫu. Ngược lại, trong
không khí khô, cây ướt sẽ thoát hơi nước và có rút làm cho thể tích thu nhỏ
lại. Hút và thoát hơi nước của Vầu phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối
của không khí. Nhiệt độ giảm xuống càng mạnh. Độ ẩm không khí càng cao
Vầu hút hơi nước càng nhiều. Kết quả thí nghiệm độ ẩm Vầu được thể hiện
tại bảng 4.4 và biểu đồ Hình 4.10 dưới đây:
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của Vầu tuổi 1
STT Vị trí
Độ ẩm
Độ ẩm khô Độ ẩm khô kiệt
1 Gốc 93,95 48,28
2 Thân 93,59 48,17
3 Ngọn 80,72 44,48
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện độ ẩm của vầu tuổi 1
Qua phân tích phương sai đa nhân tố (ANOVA) ta thấy vị trí trên cây
0
20
40
60
80
100
Gốc Thân Ngọn
93.95 93.595
80.722
48.28 48.175 44.486
Độ ẩm tuyệt đối Độ ẩm tương đối
44
có giá trị Sig. Nhỏ hơn 5%. Điều đó có nghĩa rằng vị trí trên cây có sự khác
biệt đến độ ẩm của Vầu. Kết quả phân tích và sự thể hiện ở biểu đồ Hình 4.10,
có thể kết luận độ ẩm của Vầu tuổi 1 giảm dần từ gốc lên đến ngọn trên cả độ
ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Cụ thể, độ ẩm tuyệt đối giảm từ 93,95% ở
gốc và xuống chỉ còn 80,72% khi lên đến ngọn. Tương tự, độ ẩm tương đối
cũng giảm từ 48,28% khi ở gốc và xuống còn 44,486% khi đến ngọn.
4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tỷ lệ co rút của Vầu
tuổi 1
Co rút 3 chiều được xác định theo Tiêu chuẩn GB/T15780 – 1995. Co
rút (ro rút và dãn nở) là sự thay đổi về kích thước của Vầu khi độ ẩm thay đổi.
Độ co rút để đánh giá sức co rút đối đa của một loài cây mà nó được biểu thị
bằng tỷ lên % giữa sức co rút và dãn nở so với kích thước ban đầu. Để so sánh
khả năng co rút của các loài cây khác nhau người ta dùng hệ số co rút. Hệ số
co rút và tỷ lệ co dãn khi độ ẩm thay đổi 1%.Co rút là hiện tượng lượng nước
có trong gỗ,tre thoát ra ngoài gây ra hiện tượng co rút và co rút ở các vị trí
khác nhau, để nghiên cứu được chúng ta tiến hành phân tích và các chỉ số đó
được thể hiện ở bảng 4.7
Bảng 4.7. Độ co rút khô của Vầu tuổi 1
STT
Vị trí
Độ co rút khô
Dọc thớ Xuyên tâm Tiếp tuyến
1 Gốc 2,452 6,239 2,672
2 Thân 2,889 6,558 2,805
3 Ngọn 2,906 6,821 2,906
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
45
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện độ co rút khô của Vầu tuổi 1
Qua biểu đồ Hình 4.7 có thể thấy độ co rút tăng từ gốc đến ngọn, điều
này có thể giải thích là do sự phân bố mạch (mật độ bó mạch) do các mixen
có trong tre vầu, mật độ bó mạch nhiều thì co rút nhiều.
Tre ,gỗ có khả năng hút ẩm và thoát hơi nước nên dẫn khả năng dãn nở
hiện tượng đó được gọi là độ co rút,tại mỗi vị trí khác nhau độ co rút khác
nhau và co rút tăng từ gốc đến ngọn và co rút nhiều nhất ở phần xuyên tâm.
Bảng 4.8. Độ co rút khô kiệt của Vầu tuổi 1
STT Vị trí
Độ co rút khô kiệt
Dọc thớ Xuyên tâm Tiếp tuyến
1 Gốc 2,748 6,344 2,471
2 Thân 2,821 6,721 2,886
3 Ngọn 2,920 6,889 2,953
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
2.452
6.239
2.672
2.889
6.558
2.805
2.906
6.821
2.906
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Dọc thớ Xuyên tâm Tiếp tuyến
Gốc
Thân
Ngọn
46
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện độ co rút khô kiệt Vầu tuổi 1
Thông qua bảng 4.8 và biểu đồ hình 4.12 ta thấy, độ co rút khô kiệt có
xu hướng tăng dần từ gốc đến ngọn. Chiều xuyên tâm là chiều có độ co rút
nhiều nhất, sau đó đến chiều tiếp tuyến và chiều dọc thớ là phần có độ co rút
ít nhất. Vì không giống như ở gỗ, tre vầu không có tia gỗ mà có sự phát triển
theo chiều bó mạch, kích thước phát triển theo chiều xuyên tâm nên độ co rút
xuyên tâm luôn lớn nhất, còn độ co rút tiếp tuyến và độ co rút dọc thớ có kích
thước phát triển nhỏ hơn nên độ co rút ít hơn. Có thể giải thích là do bó mạch
phát triển theo hình bầu dục nên độ co rút bó mạch gây ra kích thước phát
triển theo chiều xuyên tâm là nhiều nhất.
Qua phân tích phương sai đa nhân tố (ANOVA), kết quả cho thấy ở vị
trí trên cây có giá trị Sig. nhỏ hơn 5%. Điều đó có nghĩa rằng, theo vị trí trên
cây, độ co rút khi độ ẩm thay đổi thì đều biến đổi theo quy luật nhất định, ở cả
ba chỉ số là độ co rút dọc thớ, độ co rút xuyên tâm và độ co rút tiếp tuyến thì
vị trí gốc của cây Vầu tuổi 1 luôn có hệ số co rút thấp nhất và vị trí có hệ số
co rút cao nhất là phần ngọn của cây.
4.6. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng riêng của Vầu tuổi 1
Khối lượng riêng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất
lượng của một loại gô, tre. Thông qua khối lượng riêng ta có thể đánh giá
2.748
6.344
2.471
2.821
6.721
2.886
2.92
6.889
2.953
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Dọc thớ Xuyên tâm Tiếp tuyến
Gốc
Thân
Ngọn
47
được một phần tính chất cơ học của tre nói chung và của Vầu nói riêng. Qua
một số nghiên cứu trước đó đã cho thấy tại các vị trí khác nhau, cũng như tuổi
khác nhau đều dẫn đến khối lượng riêng khác nhau . Kết quả đó được thể hiện
ở bảng 4.9
Bảng 4.9. Ảnh hưởng vị trí trên cây đến khối lượng riêng của Vầu tuổi 1
Khối lượng riêng Giá trị Gốc Thân Ngọn
Khối lượng riêng cơ
bản (g/cm³)
TB 0,434 0,547 0,571
Min 0,389 0,545 0,551
Max 0,479 0,548 0,591
Khối lượng riêng khô
(g/cm³)
TB 0,508 0,552 0,582
Min 0,475 0,516 0,545
Max 0,541 0,588 0,618
(Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối
lượng riêng
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
Gốc Thân Ngọn
0.434
0.547
0.571
0.508
0.552
0.582
(cm3)
Khối lượng riêng
cơ bản (g/cm³)
Khối lượng riêng
khô (g/cm³)
48
Qua phân tích phương sai đa nhân tố (ANOVA) ta thấy được ở các vị
trí khác nhau trên cây đểu ảnh hưởng đến khối lượng riêng của Vầu. Cụ thể
tại các vị trí từ gốc đến ngọn của khối lượng riêng cơ bản dao động trong
khoảng từ 0,434-0,571, con khối lượng riêng khô dao động trong khoảng từ
0,508-0,582. Từ kết quả cho thấy vị trí ngọn có khối lượng riêng cao nhất.
49
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và
tính chất vật lý cây Vầu ở cấp tuổi 1, tôi có một số kết luận như sau:
1. Độ ẩm thay đổi theo từng vị trí trên cây giảm dần từ gốc đến ngọn
2. Độ co rút của Vầu theo 3 chiều
- Co rút theo chiều xuyên tâm tăng dần từ gốc đến ngọn: gốc là
6,239%, thân 6,558%, ngọn 6,821%.
- Co rút theo chiều tiếp tuyến ở phần gốc nhỏ hơn phần thân và phần
thân nhỏ hơn phần ngọn theo thứ tự: gốc 2,672% < thân 2,805% < ngọn
2,906%.
- Co rút dọc thớ ở phần gốc và phân thân có sự chênh lệch không đáng
kể, chỉ tập trung ở phần ngọn.
3. Trên cùng một cây khối lượng thể tích có sự khác nhau, sự thay đổi
đó theo hướng tăng dần từ gốc đến ngọn. Kết quả cho thấy cây Vầu tuổi 1 ở
phần gốc có khối lượng thể tích là 0,471g/cm³, đến vị trí thân và ngọn có khối
lượng thể tích lớn hơn hẳn, cụ thể phần thân là 0,55g/cm³, phần ngọn là
0,57g/cm³.
4. Mật độ của bó mạch biến động từ gốc đến ngọn theo hướng tăng dần
cụ thể là gốc 2,732 < thân 2,851 < ngọn 2,970.
5. Theo vị trí trên cây kích thước của bó mạch tăng dần từ gốc đến
ngọn theo một quy luật biến động nhất định và chịu sự ảnh hưởng theo vị trí
trên cây.
Kích thước bó mạch ở chiều tiếp tuyến lớn hơn chiều xuyên tâm.
6. Chiều dài sợi theo vị trí trên cây thì có xu hướng giảm dần từ gốc
đến ngọn, giảm dần từ mặt ngoài vào mặt trong.
50
5.2. Kiến nghị
- Tiếp tục triển khai nghiên cứu và cần có những phân tích sâu hơn nữa
các vị trí trên cây và tuổi cây để có định hướng sử dụng cho cây Vầu đạt hiệu
quả cao hơn tại địa bàn của những địa phương khác nhau trên phạm vi rộng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí đến thành phần hóa học của Vầu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí đến tính chất cơ học của Vầu.
- Tiếp tục nghiên cứu các hướng sử dụng phù hợp đối với cây Vầu.
- Tiếp tục triển khai nghiên cứu về tính chất cấu tạo và tính chất vật lý
của Vầu tại địa bàn của những địa phương khác nhau trên phạm vi rộng
- Cần mở rộng thêm nghiên cứu tính chất vật lý của Vầu ở nhiều cấp
tuổi khác nhau và cần nghiên cứu sâu hơn nghiên cứu siêu hiển vi.
- Phòng thí nghiệm cần trang bị thêm các công cụ, dụng cụ, hóa chất để
hỗ trợ cho việc nghiên cứu của sinh viên được tốt hơn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạchNghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
 
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đáNghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
 
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứtThử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
 
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
 
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
 
Luận án: Xã hội hoá y tế ở Việt nam: Lý luận, thực tiễn và giải pháp
Luận án: Xã hội hoá y tế ở Việt nam: Lý luận, thực tiễn và giải phápLuận án: Xã hội hoá y tế ở Việt nam: Lý luận, thực tiễn và giải pháp
Luận án: Xã hội hoá y tế ở Việt nam: Lý luận, thực tiễn và giải pháp
 
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
 
Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease thương mại tegalase r660 l để thu nhận...
Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease thương mại tegalase r660 l để thu nhận...Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease thương mại tegalase r660 l để thu nhận...
Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease thương mại tegalase r660 l để thu nhận...
 
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
 

Similar to Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Similar to Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên (20)

đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
 
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
 
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
 
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
 
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
 
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
 
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
 
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
Thiết lập quy trình phá vách bào tử nấm linh chi ganoderma licidum kết hợp en...
 

Recently uploaded

Call Girls in Ramesh Nagar Delhi 💯 Call Us 🔝9953056974 🔝 Escort Service
Call Girls in Ramesh Nagar Delhi 💯 Call Us 🔝9953056974 🔝 Escort ServiceCall Girls in Ramesh Nagar Delhi 💯 Call Us 🔝9953056974 🔝 Escort Service
Call Girls in Ramesh Nagar Delhi 💯 Call Us 🔝9953056974 🔝 Escort Service
9953056974 Low Rate Call Girls In Saket, Delhi NCR
 
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
ssuser89054b
 
Call for Papers - African Journal of Biological Sciences, E-ISSN: 2663-2187, ...
Call for Papers - African Journal of Biological Sciences, E-ISSN: 2663-2187, ...Call for Papers - African Journal of Biological Sciences, E-ISSN: 2663-2187, ...
Call for Papers - African Journal of Biological Sciences, E-ISSN: 2663-2187, ...
Christo Ananth
 
notes on Evolution Of Analytic Scalability.ppt
notes on Evolution Of Analytic Scalability.pptnotes on Evolution Of Analytic Scalability.ppt
notes on Evolution Of Analytic Scalability.ppt
MsecMca
 

Recently uploaded (20)

Generative AI or GenAI technology based PPT
Generative AI or GenAI technology based PPTGenerative AI or GenAI technology based PPT
Generative AI or GenAI technology based PPT
 
Call Girls in Ramesh Nagar Delhi 💯 Call Us 🔝9953056974 🔝 Escort Service
Call Girls in Ramesh Nagar Delhi 💯 Call Us 🔝9953056974 🔝 Escort ServiceCall Girls in Ramesh Nagar Delhi 💯 Call Us 🔝9953056974 🔝 Escort Service
Call Girls in Ramesh Nagar Delhi 💯 Call Us 🔝9953056974 🔝 Escort Service
 
Booking open Available Pune Call Girls Koregaon Park 6297143586 Call Hot Ind...
Booking open Available Pune Call Girls Koregaon Park  6297143586 Call Hot Ind...Booking open Available Pune Call Girls Koregaon Park  6297143586 Call Hot Ind...
Booking open Available Pune Call Girls Koregaon Park 6297143586 Call Hot Ind...
 
CCS335 _ Neural Networks and Deep Learning Laboratory_Lab Complete Record
CCS335 _ Neural Networks and Deep Learning Laboratory_Lab Complete RecordCCS335 _ Neural Networks and Deep Learning Laboratory_Lab Complete Record
CCS335 _ Neural Networks and Deep Learning Laboratory_Lab Complete Record
 
Intze Overhead Water Tank Design by Working Stress - IS Method.pdf
Intze Overhead Water Tank  Design by Working Stress - IS Method.pdfIntze Overhead Water Tank  Design by Working Stress - IS Method.pdf
Intze Overhead Water Tank Design by Working Stress - IS Method.pdf
 
chapter 5.pptx: drainage and irrigation engineering
chapter 5.pptx: drainage and irrigation engineeringchapter 5.pptx: drainage and irrigation engineering
chapter 5.pptx: drainage and irrigation engineering
 
KubeKraft presentation @CloudNativeHooghly
KubeKraft presentation @CloudNativeHooghlyKubeKraft presentation @CloudNativeHooghly
KubeKraft presentation @CloudNativeHooghly
 
(INDIRA) Call Girl Meerut Call Now 8617697112 Meerut Escorts 24x7
(INDIRA) Call Girl Meerut Call Now 8617697112 Meerut Escorts 24x7(INDIRA) Call Girl Meerut Call Now 8617697112 Meerut Escorts 24x7
(INDIRA) Call Girl Meerut Call Now 8617697112 Meerut Escorts 24x7
 
BSides Seattle 2024 - Stopping Ethan Hunt From Taking Your Data.pptx
BSides Seattle 2024 - Stopping Ethan Hunt From Taking Your Data.pptxBSides Seattle 2024 - Stopping Ethan Hunt From Taking Your Data.pptx
BSides Seattle 2024 - Stopping Ethan Hunt From Taking Your Data.pptx
 
University management System project report..pdf
University management System project report..pdfUniversity management System project report..pdf
University management System project report..pdf
 
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
 
Call for Papers - African Journal of Biological Sciences, E-ISSN: 2663-2187, ...
Call for Papers - African Journal of Biological Sciences, E-ISSN: 2663-2187, ...Call for Papers - African Journal of Biological Sciences, E-ISSN: 2663-2187, ...
Call for Papers - African Journal of Biological Sciences, E-ISSN: 2663-2187, ...
 
The Most Attractive Pune Call Girls Budhwar Peth 8250192130 Will You Miss Thi...
The Most Attractive Pune Call Girls Budhwar Peth 8250192130 Will You Miss Thi...The Most Attractive Pune Call Girls Budhwar Peth 8250192130 Will You Miss Thi...
The Most Attractive Pune Call Girls Budhwar Peth 8250192130 Will You Miss Thi...
 
Java Programming :Event Handling(Types of Events)
Java Programming :Event Handling(Types of Events)Java Programming :Event Handling(Types of Events)
Java Programming :Event Handling(Types of Events)
 
ONLINE FOOD ORDER SYSTEM PROJECT REPORT.pdf
ONLINE FOOD ORDER SYSTEM PROJECT REPORT.pdfONLINE FOOD ORDER SYSTEM PROJECT REPORT.pdf
ONLINE FOOD ORDER SYSTEM PROJECT REPORT.pdf
 
notes on Evolution Of Analytic Scalability.ppt
notes on Evolution Of Analytic Scalability.pptnotes on Evolution Of Analytic Scalability.ppt
notes on Evolution Of Analytic Scalability.ppt
 
Booking open Available Pune Call Girls Pargaon 6297143586 Call Hot Indian Gi...
Booking open Available Pune Call Girls Pargaon  6297143586 Call Hot Indian Gi...Booking open Available Pune Call Girls Pargaon  6297143586 Call Hot Indian Gi...
Booking open Available Pune Call Girls Pargaon 6297143586 Call Hot Indian Gi...
 
Unleashing the Power of the SORA AI lastest leap
Unleashing the Power of the SORA AI lastest leapUnleashing the Power of the SORA AI lastest leap
Unleashing the Power of the SORA AI lastest leap
 
VIP Model Call Girls Kothrud ( Pune ) Call ON 8005736733 Starting From 5K to ...
VIP Model Call Girls Kothrud ( Pune ) Call ON 8005736733 Starting From 5K to ...VIP Model Call Girls Kothrud ( Pune ) Call ON 8005736733 Starting From 5K to ...
VIP Model Call Girls Kothrud ( Pune ) Call ON 8005736733 Starting From 5K to ...
 
Vivazz, Mieres Social Housing Design Spain
Vivazz, Mieres Social Housing Design SpainVivazz, Mieres Social Housing Design Spain
Vivazz, Mieres Social Housing Design Spain
 

Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của vầu tuổi 1 (bambusa nutans)tại trường đại học nông lâm thái nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------- DÌ THỊ OANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ TRÊN CÂY ĐẾN CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA VẦU TUỔI 1 (Bambusa Nutans) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên Rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------- DÌ THỊ OANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ TRÊN CÂY ĐẾN CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA VẦU TUỔI 1 (Bambusa Nutans) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản Lý Tài Nguyên Rừng Lớp : K47 – QLTNR – N01 Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Việt Hưng Thái Nguyên, năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học. Th.S Nguyễn Việt Hưng Dì Thị Oanh XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Đó không chỉ là điều kiện cần thiết để mỗi sinh viên có thể hoàn thành khóa học và tốt nghiệp ra trường mà đó còn là cơ hội cho mỗi sinh viên ôn lại và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, trau dồi những kiến thức quý báu để sau khi ra trường trở thành cán bộ vừa có trình độ lý luận, kiến thức chuyên môn vững vàng, vừa có kiến thức thực tiến, tính sáng tạo trong công việc. Được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của Vầu tuổi 1 (Bambusa Nutans) tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”. Để thực hiện đề tài này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Việt Hưng, người hướng dẫn đề tài tốt nghiệp cho em đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin cám ơn một số hộ dân trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu ngoài thực địa, để em thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh Viên Thực Tập Dì Thị Oanh
  • 5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình dân số của xã Như Cố năm 2013...................................19 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch ........................36 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước bó mạch ..................37 Bảng 4.3. Kích thước trung bình bó mạch của Vầu tuổi 1 .............................38 Bảng 4.4. Chiều dài sợi trung bình của Vầu tuổi 1.........................................41 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi.............................42 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của Vầu tuổi 1...............43 Bảng 4.7. Độ co rút khô của Vầu tuổi 1..........................................................44 Bảng 4.8. Độ co rút khô kiệt của Vầu tuổi 1...................................................45 Bảng 4.9. Ảnh hưởng vị trí trên cây đến khối lượng riêng của Vầu tuổi 1 ....47
  • 6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới ................................................14 Hình 3.1.Phân loại vị trí xác định các phần của cây tre vầu...........................25 Hình 3.2. Cân điện tử ......................................................................................27 Hình 3.3. Kẹp đo kích thước...........................................................................27 Hình 3.4. Máy sấy ...........................................................................................27 Hình 3.5. Bình thủy tinh, lọ đựng mẫu vật .....................................................27 Hình 3.6 Kính hiển vi điện tử..........................................................................28 Hình 3.7. Tiến hành cho nước lọc vào bình....................................................33 Hình 3.8. Cho nước và axit vào bình ..............................................................33 Hình 3.9. Lấy KCl cho vào bình .....................................................................34 Hình 3.10. Khuấy đều mẫu .............................................................................34 Hình 3.11. Nhuộm màu...................................................................................35 Hình 4.1. Hình ảnh bó mạch của Vầu tuổi 1...................................................36 Hình 4.2. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch Vầu tuổi 1......37 Hình 4.3. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước bó mạch Vầu tuổi 1 38 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện kích thước trung bình bó mạch của Vầu tuổi 1 ...39 Hình 4.5. Chiều dài sợi phần gốc Vầu tuổi 1..................................................40 Hình 4.6. Chiều dài sợi phần thân Vầu tuổi 1.................................................40 Hình 4.7. Chiều dài sợi phần ngọn Vầu tuổi 1................................................40 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chiều dài sợi Vầu tuổi 1.......................................41 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi...42 Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện độ ẩm của vầu tuổi 1..........................................43 Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện độ co rút khô của Vầu tuổi 1 .............................45 Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện độ co rút khô kiệt Vầu tuổi 1.............................46 Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng riêng ..............................................................................................47
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i DANH MỤC BẢNG........................................................................................iii DANH MỤC HÌNH .........................................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đềtài ............................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Một số khái niệm về tính chất vật lý....................................................... 4 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ViệtNam .......................................... 6 2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giớ i ............................................................. 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu Việt Nam ............................................................. 9 2.3. Tổng qua về đặc điểm sinh thái sinh thái của Vầu ..................................12 2.3. Tổng quan khu vực lấy mẫu ..................................................................14 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn...........................................................................................................14 2.3.2. Đặc điểm và điều kiện kinh tế - xãhội ..................................................18 2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn..................................................................22 2.4.1. Thuận lợi ...............................................................................................22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................24
  • 8. vi 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................24 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................24 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................24 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25 3.4.1. Chọn cây lấy mẫu..................................................................................25 3.4.2. Quy định cơ bản phương pháp thử nghiệm...........................................26 3.4.3.Thiết bị thử nghiệm................................................................................27 3.4.4. Phương pháp thử nghiệm vật liệu tre vầu.............................................28 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước của bó mạch của Vầu tuổi 1........................................................................................................37 4.3. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi của Vầu tuổi 1..............39 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của Vầu tuổi 1 .....42 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tỷ lệ co rút của Vầu tuổi 1 .........................................................................................................................44 4.5. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng riêng của Vầu tuổi 1 .......46 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................49 5.1. Kết luận ....................................................................................................49 5.2. Kiến nghị..................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................51 PHỤ LỤC
  • 9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Loài Vầu có tên khoa học là (Bambusa nutans), thuộc họ Hòa thảo PoaceBarnh, phân họ Tre Bambusoideae và thuộc chi Vầu Indosasa, còn có các tên gọi khác là: Vầu lá nhỏ, là loại tre không gai, mọc phân tán đơn độc từng cây tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, cũng có thể phát triển ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La. Rừng Vầu là loại rừng thứ sinh hình thành sau khi gỗ nguyên sinh bị phá hoại. Tuỳ trạng thái rừng là hỗn giao với cây gỗ hay thuần loại, là mới phục hồi hay đã qua khai thác hoặc rừng tự nhiên ổn định mà mật độ cây trên 1ha biến động từ 1300 đến 6000 cây. Tỷ lệ cây già ở rừng ổn định thường gấp hơn 2 lần ở rừng mới phục hồi và ngược lại tỷ lệ cây non ở rừng già chỉ bằng 1/4 ở rừng phục hồi. Vầu có khả năng chịu bóng, ưa ẩm. Vầu sinh trưởng tốt ở rừng có cây gỗ ở tầng trên, sườn âm, chân đồi hoặc theo các khe núi; ở những nơi rừng thưa, nhiều ánh sáng Vầu sinh trưởng có vẻ kém hơn. Kích thước cây trung bình của cây Vầu: Thân cao 17m, thẳng đứng, đường kính 10 cm, lóng dài 35cm, vách thân dầy 1cm, thân tươi nặng 30 kg. Phần thân không có cành thì tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân có cành thường có vết lõm dọc dóng, vòng đốt phình to nổi gờ cao. Thân non mầu xanh và có lông, thịt trắng. Thân già mầu xanh xám, có địa y loang lổ, thịt hơi hồng. Cành thường có từ 1/2 thân về phía ngọn. Mỗi đốt có 3 cành, cành to ở giữa, 2 cành nhỏ bằng nhau mọc hai bên cành to. Lá mầu xanh sẫm hình ngọn giáo, đầu vút nhọn, đuôi tù, dài 32 cm, rộng 4 cm. Thân mo hình chuông, đỉnh nhô cao, đáy hơi xoè rộng, mặt trong nhẵn, mặt ngoài có nhiều lông nhung mầu tím sớm rụng. Lá mo hình ngọn giáo. Tai mo thoái hoá thành
  • 10. 2 một hàng lông. Thìa lìa là một đường gờ, xẻ răng như lông, sớm rụng. Mo sớm rụng, khi cây măng toả đuôi én thì mo trên thân cũng rụng gần hết. Vầu là loại tre không gai, mọc phân tán đơn độc từng cây, thân ngầm thường bò lan ở độ sâu 20-30cm có chỗ chồi cả lên mặt đất, hàng năm thân ngầm sinh trưởng từ tháng 6 đến tháng 11, mầm măng phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, măng lên khỏi mặt đất đến lúc định hình từ tháng 2 đến tháng 5. Măng tuy đã lên khỏi mặt đất nhưng chỉ sống 50% để phát triển thành cây, số măng chết thường ở độ cao dưới 1m. Vì vậy, có thể khai thác 1/2 số măng để làm rau ăn mà không ảnh hưởng đến rừng Vầu. Từ năm 1969 nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ cũng đã đưa Vầu làm nguyên liệu sản xuất giấy. Vầu được dùng làm nguyên liệu sản xuất đũa xuất khẩu nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là trong xây dựng. Đây là loài đa tác dụng, thân cây còn có thể làm ván ghép thanh, đũa, làm nhà, chế biến than hoạt tính, làm hang rào,…Măng Vầu được sử dụng làm thực phẩm, thường được ăn tươi nhưng cũng có thể muối chua hoặc phơi khô; măng đầu mùa thường ngọt, măng cuối vụ có vị đắng. Hiện nay rừng Vầu cũng chỉ được thừa nhận về giá trị kinh tế, phòng hộ.... về cấu trúc và giá trị môi trường đã từng có nghiên cứu đánh giá về cấu trúc sinh khối để làm cơ sở cho phát triển và xác định giá trị đích thực của rừng Vầu đem lại nhưng chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất của Vầu để có các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Vầu trong thời gian tới. Xuất phát từ những thực tế đó, được sự nhất trí của trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng dẫn tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của Vầu tuổi 1 (Bambusa nutans)tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
  • 11. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được cấu tạo của các vị trí khác nhau trên cây Vầu tuổi 1. - Xác định được mối quan hệ giữa vị trí trên thân cây đến tính chất vật lý của Vầu tuổi 1 - Trên các kết quả nghiên cứu của đề tài có những định hướng về cơ học sẽ giúp cho người sử dụng hợp lý hơn 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Là tài liệu học tập và những nghiên cứu tiếp theo là cơ sở cho những đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan. - Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, biết vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu khoa học phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai. - Mang lại được định hướng nghiên cứu về cấu tạo, tính chất vật lý của loài tre nói chung. Từ đó nhằm đưa ra được các cơ sở khoa học nhằm mang lại định hướng cho loại hình kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cho Vầu. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Sau khi nghiên cứu đề tài kết quả có thể cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho các nhà sản xuất Vầu sử dụng từng vị trí trên thân cây để phù hợp với từng loại sản phẩm. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho các cấp, các ngành trong việc sử dụng hợp lý trong thực tiễn sản xuất rừng vầu đắng tại địa phương nói riêng và cho tất cả các địa phương có rừng Vầu nói chung.
  • 12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm về tính chất vật lý 2.1.1.1. Độ ẩm của mẫu Độ ẩm có ảnh hưởng đến tính chất của cây. Nước nằm trong gỗ có 3 dạng: Nước mao quản (tự do), nước hấp phụ và nước liên kết hóa học. Nước tự do nằm trong ruột tế bào, khoảng trống bên trong tế bào và bên trong ống dẫn. Nước hấp phụ nằm bên trong vỏ tế bào và khoảng trống giữa các tế bào. Nước liên kết hóa học nằm trong thành phần hóa học của các chất tạo cây. Trong cây đang phát triển chứa cả nước hấp phụ và nước tự do, hoặc chỉ có nước hấp phụ. Trạng thái của cây chứa nước hấp phụ cực đại và không có nước tự do gọi là giới hạn bão hòa thớ. Tùy từng loại cây giới hạn bão hòa thớ có thể giao động từ 23 đến 35%. Khi sấy nước từ từ tách ra khỏi mặt ngoài, nước từ lớp cây bên trong chuyển dần ra thay thế. Còn khi cây khô thì nó lại hút nước từ không khí [14]. Các trạng thái bình thường của cây và sản phẩm của cây đều có độ ẩm nhất định. Độ ẩm cây được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của nước trong cây và khối lượng cây khô. Độ ẩm (W) của cây được tính theo công thức sau: w = 𝑚1−𝑚2 𝑚 ×100 Trong đó: 𝑚1: khối lượng cốc và mẫu trước khi sấy 𝑚2: khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy 𝑚: khối lượng khô tuyệt đối của cốc chịu nhiệt
  • 13. 5 2.1.1.2. Co dãn của gỗ Khi phơi sấy cây, nước từ trong cây bốc hơi ra, kích thước cây thu nhỏ lại, hiện tượng đấy gọi là sự co rút. Ngược lại, khi cây khô kiệt hút nước, làm cho kích thước cây tăng lên, hiện tượng đấy gọi là sự dãn nở. Nhưng không phải mỗi khi độ ẩm cây thay đổi thì hiện tượng co rút đều sản sinh, cây chỉ có rút khi độ ẩm của nó biến đổi trong khoản từ 0% đến độ ẩm bão hòa thớ gỗ. Mặt khác, cây có cấu tạo không đồng nhất theo 3 chiều thớ nên co rút của cây theo 3 chiều là khác nhau. Co rút là nguyên nhân dẫn đếm biến hình, cong vênh, nứt nẻ trong quá trình sấy cây hoặc sử dụng cây trực tiếp. Hiểu được từng đặc điểm co rút của từng loại cây sẽ giúp chúng ta sử dụng cây hợp lý và có các biện pháp phòng trừ, hạn chế những nhược điểm do cây co rút gây ra. 2.1.1.3. Độ hút nước của gỗ Sức hút nước của cây là năng lực hút lấy nước và gỗ khi ngâm cây trong nước. Tính chất hút nước của cây được thể hiện ở độ hút nước. Độ hút nước, thời gian hút nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khối lượng thể tích, vị trí, chiều thớ, kích thước, nhiệt độ nước và độ ẩm ban đầu,.. trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là khối lượng thể tích. Khối lượng thê tích càng lớn thì khả năng hút nước càng chậm, gỗ lõi hút nước chậm hơn gỗ giác. Mặt cắt xuyên tâm và mặt cắt tiếp tuyến của gỗ hút nước rất chậm. Diện tích mặt cắt ngang càng lớn thì tốc độ hút nước càng nhanh, ở nhiệt độ cao gỗ hút nước nhanh nhưng không nhiều. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức hút nước của cây là vấn đề có ý nghĩa thực tế trong kỹ thuật ngâm tẩm cây bằng hóa chất, dưới điều kiện áp suất thường. Cây hút nước làm thay đổi độ ẩm của gỗ, độ ẩm ảnh hưởng nhiều đến các tính chất vật lý và cơ học, đặc biệt trong giới hạn độ ẩm bão hòa thớ gỗ. Trong công nghệ cần phải chú ý đặc điểm này của gôc để lựa chọn độ ẩm cây cho thích hợp [14]. 2.1.1.4. Độ hút ẩm, hơi nước của gỗ Cây để lâu trong không khí có độ ẩm và nhiệt độ nhất định sẽ hút hoặc
  • 14. 6 thoát hơi nước cho đến khi độ ẩm của cây tương đối ổn định (đạt trị số độ ẩm thăng bằng). Trong phạm vi giới hạn ẩm liên kết, cây khô hút hơi nước sẽ giãn nở làm thay đổi hình dạng và kích thước của cây, làm giảm cường độ và tạo điều kiện tốt cho sâu và nấm phá hoại cây. Ngược lại, trong không khí khô, cây ướt sẽ thoát hơi nước và co rút làm cho thể tích thu nhỏ lại. Hút và thoát hơi nước của cây phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt độ giảm xuống càng nhanh, cây hút nước càng mạnh. Độ ẩm không khí càng cao cây hút nước càng nhiều. Quá trình hút nước của cây sẽ kết thúc khi nó đạt ẩm độ thăng bằng. Hút và thoát hơi nước trong phạm vi giới hạn ẩm liên kết là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cong vênh, nứt nẻ, biến hình ảnh hưởng xấu đến phẩm chất cây [14]. 2.1.1.5. Khối lượng thể tích Khối lượng thể tích là cở sở hợp lý cho việc đánh giá giá trị của gỗ trong những lĩnh vực sử dụng khác nhau. Khối lượng thể tích có mối liên quan mật thiết với các tính chất vật lý, cơ học khác của gỗ. Khối lượng thể tích gỗ liên quan chạt chẽ đến sức co dãn của gỗ, theo các chiều thớ khác nhau, ảnh hưởng của khối lượng thể tích là khác nhau. Khối lượng thể tích cũng ảnh hưởng đến độ cứng của gỗ, gỗ có khối lượng thể tích càng lớn thì độ cứng càng cao, đồng thời có khả năng chịu mài mòn cao (Lê Xuân Tình 1998) [14]. Khối lượng thể tích của gỗ nặng hay nhẹ là do cấu tạo của gỗ quyết định, do đó khối lượng thể tích có ảnh hưởng hầu hết đến tính chất vật lý, cơ học của gỗ. Gỗ có khối lượng thể tích thấp thì cường độ cơ học của gỗ cũng thấp. Khối lượng thể tích là một nhân tố quan trọng trong việc sử dụng nguyên liệu gỗ. 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và ViệtNam 2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới Tre là một tài nguyên rừng, một nhóm lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị. Nhiều nước và hơn một nửa dân số thế giới liên quan với nhóm tài nguyên
  • 15. 7 này.Tre trên thế giới phân bố trên khắp 3 khu vực : Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mĩ.Tre thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Cỏ (Poaceae) với khoảng 1300 loài thuộc 70 chi phân bố trên toàn thế giới. Nhiều loài tre có đặc tính mọc thành rừng. Đã thống kê được trên 14 triệu ha rừng tre phân bố từ vùng xích đạo qua vùng nhiệt đới đến vùng hàn và ôn đới, nghĩa là từ 510 vĩ Bắc đến 470 vĩ Nam đều có tre sinh trưởng. Nước nhiều tre nhất là Trung Quốc, với khoảng 50 chi và 500 loài và diện tích 7 triệu ha rừng tre. Nước nhiều tre thứ hai là Nhật Bản với 13 chi, trên 230 loài và diện tích 0,1 ha rừng tre. Tiếp đó là các nước Ấn Độ, các nước Nam và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Do tre vừa là nguyên liệu lại vừa là vật liệu, nên nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm về tính chất vật lý và cơ học của tre. Các nghiên cứu về tre trúc ở trên thế giới đã bắt đầu từ khá lâu và rất đa dạng. Đầu tiên phải kể tới ấn phẩm nghiên cứu về tre trúc của Munro (1868). Sau đó có nghiên cứu về các tre trúc Ấn Độ (Gamble 1868) trong đó tác giả có mô tả hình thái của 151 loài tre trúc phân bố ở Ấn Độ và một số nước láng giềng như Pakistan, Srilanca, Myanma, Malaysia, Indinesia. Tác giả cũng cho rằng các loài tre trúc là loài chỉ thị rất tốt về các đặc điểm và độ phì của đất. Haig và cộng sự (1959) cũng bình luận rằng sự phân bố tự nhiên của tre trúc ở Myanma cũng chỉ thị rất tốt các điều kiện đất đai ở đó. Năm 1995 Zhang- Qisheng, Sun-Feng Wen, Wang-JianHe Trường Đại học Nam Kinh – Trung Quốc đã tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu cấu trúc và công nghệ sản xuất ván tổng hợp từ nguyên liệu tre” tác giả đã nghiên cứu các yếu tố chính có ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của ván, kết quả cho thấy rằng những tấm ván có chiều dày từ 1430mm có tính chất cơ lý tối ưu. Ở Trung Quốc cũng có rất nhiều những nghiên cứu về phân loại, kỹ thuật tạo giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và cả về thị trường tre trúc và các sản phẩm sản xuất từ tre trúc (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn 2007).
  • 16. 8 Năm 1996 Zhang- min, Kawasaki- T, Giang- Ping Trường Đại học Kyoto, Viện nghiên cứu gỗ Nhật Bản đã thành công với đề tài : “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất và các tính chất của ván tổng hợp tre gỗ”. Nguyên liệu sản xuất gồm sợi gỗ, sợi tre và các dăm tre mỏng với các tỷ lệ khác nhau. Kết quả cho thấy khi thay đổi tỷ lệ trộn nguyên liệu dẫn tới tính chất của ván thay đổi. Tính chất của ván tương đương với ván thương mại và các loại ván tổng hợp khác. Kết quả cho thấy ứng suất của ván dăm thay đổi lớn với sự thay đổi kết cấu ván lõi và ván mặt. Xiaobo Li (2004) đã nghiên cứu sự biến đổi về tính chất cơ học của tre (Phyllostachys pubescens) thay đổi theo tuổi (1, 3,5) về chiều cao cũng như lớp ngang. Tính chất như dộ bền uốn tĩnh (MOR), modun đàn hồi (MOE) và nén đều tăng từ tuổi 1 đến tuổi 1. Theo chiều cao, tính chất cơ học có biến đổi giữa phần gốc, thân và ngọn nhưng mỗi cấp tuổi lại có quy luật khác nhau. Theo chiều ngang, tính chất ở ngoài (sát với cật) cao hơn ở phần bên trong (sát với ruột) (Xiaobo Li, 2004) [22]. Trung tâm nghiên cứu quốc gia về tre của Trung Quốc đã nghiên cứu tính chất của tre cho thấy, đối với Mao trúc (Moso) độ bền nén và độ bền uốn tĩnh của Mao tính tăng dần từ gốc đến ngọn (China National Bamboo research center 2001) Theo M. Kamruzzaman (2008) đã nghiên cứu tuổi cây và vị trí trên cây có ảnh hưởng lớn đến tính chất của tre, tác giả đã đưa ra được sự ảnh hưởng của tuổi và vị trí trên cây ảnh hưởng đến tính chất cơ học của 4 loại tre gồm: Bambusa balcooa, Bambusa tulda, Bambu salarkhanii, Melocanna baccifera. Tuy nhiên, ở 4 loại này đều có sự biến động tính chất theo những quy luật khác nhau (M.Kamruzzaman và A.K.Bose và M.N.Islam.S.K.Saha, 2008) [17]. Juan Franrisco Correal D., Junliana Arbelaez C.(2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tre và vị trí trên thân cây đến tính chất cơ học của tre
  • 17. 9 Guaduaangustifolia kunt (Guadua a.k.) kết quả phân tích cho thấy từ tuổi 2 – tuổi 1 và ở vị trí khác nhau theo chiều cao có sự ảnh hưởng đến tính chất của Guadua a.k. cho thấy rằng tính chất tăng từ tuổi 2-4 (28,6-40,4 MPa) và giảm xuống tuổi 1 (35,2 MPa), vị trí trên cây cho thấy loài Guadua a.k. cũng có hướng tăng lên từ gốc đến ngọn. Độ bền uốn tính và modun đàn hồi của Guadua a.k. tăng theo tuổi cây từ 2- 4 tuổi (MOR: 92,7- 98,5 MPa) và tuổi 1 giảm xuống (MOR: 93,5 MPa), với vị trí trên cây cũng ảnh hưởng đến tính chất này và tăng dần từ gốc đến ngọn (MOR: tăng từ 88,6- 104,1 MPa) (Juan Francisco Correal D và Juliana Arbelaez C, 2010) Từ những kết quả nghiên cứu sử dụng đã có kết quả về cấu tạo, tính vật lý của tre nói chung nhung chưa có nghiên cứu riêng cho tre vầu để có định hướng sử dụng cho nguôn nguyên liệu này 2.2.2. Tình hình nghiên cứu Việt Nam Do có nhiều đặc tính quý nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Đã thống kê được hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó những công dụng chính là làm hàng thủ công, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khô. Ngoài ra, tre nứa là loài mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật gây trồng tương đối đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hoá, là loài đa tác dụng… nên tre nứa là nguồn tài nguyên phong phú đã và đang được con người sử dụng rộng rãi. Trong những năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu công nghệ chế biến và sử dụng tre nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, góp phần giải quyết nguồn vật liệu cho ngành chế biến lâm sản tiêu biểu như: Lê Văn Thanh và Triệu Hồng Phú (1986-1992) nghiên cứu về công nghệ và tuyển chọn thiết bị để sản xuất ván ốp tường, ván sàn trang trí nội thất bằng tre nứa; nghiên cứu sử dụng ván nứa ép ba lớp thay thế ván gỗ
  • 18. 10 trong nhà của nhân dân vùng núi phía bắc của Nguyễn Minh Hoạt và công sự (2001) Nghiên cứu về tre trúc ở Việt Nam đã được bắt đầu từ khá lâu. Có thể nói công trình nghiên cứu đầu tiên về tre trúc Việt Nam thuộc về một người Pháp trong ấn phẩm nghiên cứu về thực vật chí Đông Dương (Le Comte 1923. Trong những năm 1960, Phạm Quang Độ đã nghiên cứu về kỹ thuật trồng và khai thác tre trúc ở Việt Nam (Phạm Quang Độ 1963). Cũng từ thời gian này, các nghiên cứu về phân loại, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng tre trúc, kỹ thuật bảo quản, chế biến tre trúc cũng được thực hiện. Ví dụ như: kinh nghiệm trồng luồng (Phạm Văn Tích 1963), Nghiên cứu đất trồng luồng (Nguyễn Ngọc Bình 1964), Phân loại tre trúc theo hình thái (Trần Đình Đại 1967), Bệnh hại tre (Trần Văn Mão 1972), tính đến năm 2007, đã có trên 100 ấn phẩm nghiên cứu về tre trúc hoặc liên quan tới tre trúc đã được phát hành trên khắp cả nước [6]. Từ năm 1971 đến 2007 đã có trên 18 công trình liên quan lớn nhỏ đến phân loại, đặc điểm nhận biết và phân bố của các loài tre trúc, các loại và cấu trúc rừng của tre trúc ở Việt Nam. Các nghiên cứu này phần lớn là nghiên cứu độc lập về hình thái, giải phẫu, nhận biết, phân bố và công dụng của một số loài tre trúc. Ví dụ như cuốn sách “Tên cây rừng Việt Nam” do tác giả Nguyễn Tích và Trần Hợp thực hiện được xuất bản năm 1971 đã lập lên bảng tra cứu tên cây theo tiếng Việt Nam và bảng tên cây theo họ thực vật. Đây tuy là những cuốn sách giúp tra cứu tên các loài cây rừng Việt Nam đầu tiên nhưng đã đề cập đến một số loài tre hữu ích mà nhân dân quen sử dụng, bao gồm 23 loài tre trúc, đó là Bương, Dang, Diễn, Diễn trứng, Hóp, Luồng Thanh Hóa, Mai, Nứa, Trúc đùi gà, Vầu, Vầu trồng... Xuất phát từ kết quả nghiên cứu quy luật sinh măng của nứa lá nhỏ, thông qua việc khảo sát hệ thống thân ngầm các tác giả đã xác định được tuổi và lập bảng tra tuổi cho lâm trường Tân Phong. Các kết quả được các tác giả Hải Âu đăng trên tập san
  • 19. 11 Lâm nghiệp số 7 năm 1976 với bài viết “Cách nhận biết nứa lá nhỏ”. Có thể nói bảng tra này được lập cho lâm trường Tân Phong, nhưng có thể là tài liệu tham khảo cho nhiều vùng khác có điều tương đồng. Nghiên cứu này hết sức quan trọng làm cở sở để tham khảo và cho nghiên cứu sau này.[6] Theo kết quả nghiên cứu của bộ Trường Đại học Lâm nghiệp cho thấy Tre gai (Bambusa Bambos) được lấy tại Đông Triều – Quảng Ninh có sự biến động về tính chất cơ học, cụ thể độ bền kéo, nén của tre gai tăng dần từ gốc đến ngọn, về độ bền uốn tĩnh của tre gai thì biến động theo hướng ngược lại là từ gốc đến ngọn ứng suất giảm dần (gốc: 440×105 N/m2) (Lê Xuân Tình, 1998). [14] Theo kết quả tài liệu giáo trình khoa học gỗ 2016 cho thấy chiều cao thân khí sinh của trúc sao (Phyllostachise edulis) có ảnh hưởng đến tính chất cơ học. Cụ thể, các tính chất cơ học của trúc sào đều biến đổi theo quy luật tăng từ gốc đến ngọn, độ bền nén dọc (60,9 – 71,1 MPa) độ bền uốn tĩnh (138,7 – 170,1 MPa) độ bền trượt dọc (16,7 – 20,7 MPa) ( Vũ Huy Đại và cộng sự, 2016) [5] Nguyễn Hồng Thịnh (2009) đã nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ vật lý và thành phần hóa học của luồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy Luồng là nguyên liệu có cường độ nén dọc thớ, uốn tĩnh modul đàn hồi cao. Nghiên cứu này sẽ làm rõ được sự biến động về một số tính chất cơ học: độ bền nén dọc thớ, độ bền uốn tĩnh, modul đàn hồi và độ bền trượt dọc thớ theo tuổi cây và vị trí trên cây của Luồng. Ở nước ta, thí nghiệm để xác định các tính chất vật lý và cơ học của tre từ trước đến nay ít được chú ý do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thiếu phương pháp thử chuẩn. Phòng Cơ lý gỗ (Viện Công nghiệp rừng) – nay là Phòng Tài nguyên Thực vật rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cũng đã từng tiến hành một số thí nghiệm xác định đặc tính của tre nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở bước đầu và chủ yếu sử dụng một số phương
  • 20. 12 pháp thử của Trung Quốc do cán bộ nghiên cứu sưu tập được. Năm 2002, Phòng Tài nguyên Thực vật rừng đã tiến hành thăm dò đặc tính của một số loài tre có áp dụng chọn lọc phương pháp thử của Trung Quốc và của Mạng lưới Quốc tế về tre song mây (INBAR) để cho phù hợp với điều kiện thí nghiệm sẵn có. Nghiên cứu “Bảo tồn một số loài tre trúc quý hiếm ở Việt Nam” do Nguyễn Hoàng Nghĩa soạn thảo năm 2002 đã chỉ ra các loài Tre trúc quan trọng ở Việt Nam, các loài Tre trúc quý hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt và giá trị kinh tế cũng như tình hình sử dụng tài nguyên nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý và kinh doanh các loài tre trúc này. Tác giả Đặng Xuân Thức và Cs đã “Nghiên cứu biến động khối lượng thể tích và độ co rút của Bương lông” kết quả cho thấy khối lượng thể tích khô và độ co rút theo các chiều của Bương lông chịu ảnh hưởng rõ rệt của tuổi cây. Tuy nhiên các nghiên cứu về tre tre trúc của Việt Nam còn khá lẻ tẻ và tản mạn trên nhiều cơ sở ở khắp cả nước. Một số đề tài nghiên cứu về cây tre vầu chủ yếu nói tới cấu trúc sinh khối, nghiên cứu tính chất cơ học, điều kiện phân bố của tre vầu. Cho tới nay chưa có tài liệu nào trong nước công bố về ảnh hưởng của vị trí trên thân cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của Vầu tuổi 1, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này là có ý nghĩa thực tiễn và cần thiết. 2.3. Tổng quan về đặc điểm sinh thái của Vầu Khí hậu ít nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao; Hàng năm nhiệt độ bình quân 21-220 C, lượng mưa trên 1600mm (Bắc Quang - Hà Giang tới 4730mm), độ ẩm không khí 85-95% thuận lợi để vầu sinh trưởng phát triển. Vầu là loại tre không gai, mọc phân tán đơn độc từng cây. Kích thước cây trung bình: Thân tre cao 17m, thẳng đứng, đường kính 10cm, vách thân dầy 1cm, thân tre tươi nặng 30kg, thân non màu lục nhạt, phủ lông mềm,
  • 21. 13 thưa, màu trắng, sau rụng đi; thân già màu lục xám. Chiều dài lóng giữa thân 30-50cm, Đây là loài điển hình cho nhóm tre mọc tản có kích thước thân lớn ở Việt nam. Phần thân tre không có cành thì tròn đều, vòng đốt không nổi rõ. Phần thân tre có cành thường có vết lõm dọc dóng, vòng đốt phình to nổi gờ cao. Thân non mầu xanh và có lông, thịt trắng. Thân già mầu xanh xám, có địa y loang lổ, thịt hơi hồng. Cành thường có từ 1/2 thân về phía ngọn. Mỗi đốt có 3 cành, cành to ở giữa, 2 cành nhỏ bằng nhau mọc hai bên cành to. Lá mầu xanh sẫm hình ngọn giáo, đầu vút nhọn, đuôi tù, dài 32cm, rộng 4cm. Thân mo hình chuông, đỉnh nhô cao, đáy hơi xoè rộng, mặt trong nhẵn, mặt ngoài có nhiều lông nhung mầu tím sớm rụng. Lá mo hình ngọn giáo. Tai mo thoái hoá thành một hàng lông. Thìa lìa là một đường gờ, xẻ răng như lông, sớm rụng. Mo sớm rụng, khi cây măng toả đuôi én thì mo trên thân cũng rụng gần hết. Vầu đắng ra hoa đầu cành, bông chét dài tới 10cm mang nhiều hoa. Hoa kết hạt nẩy mầm cho một thế hệ mới nhưng chưa theo dõi được quá trình phát triển của cây tái sinh từ hạt. Sau khi ra hoa thì cây chết. Vầu đắng cũng có thể ra hoa lẻ tẻ nhưng thường ra hoa rồi chết hàng lọat - Vào thập kỷ 70 hầu hết Vầu đắng ra hoa rồi chết. Chu kỳ ra hoa chưa được theo dõi nhưng theo người dân thì cũng khá dài, khoảng trên 50 năm. Thân ngầm thường bò lan ở độ sâu 20-30cm có chỗ chồi cả lên mặt đất, hàng năm thân ngầm sinh trưởng từ tháng 6 đến tháng 11, mầm măng phát triển dưới mặt đất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, măng lên khỏi mặt đất đến lúc định hình từ tháng 2 đến tháng 5 - như vậy mùa măng Vầu đắng là mùa khô, đầu mùa mưa ( khác với các loài tre mọc cụm mùa măng thường vào mùa mưa). Măng tuy đã lên khỏi mặt đất nhưng chỉ sống 50% để phát triển thành cây, số măng chết thường ở độ cao dưới 1m. Vì vậy, có thể khai thác 1/2 số măng để làm rau ăn mà không ảnh hưởng gì đến rừng Vầu. Cây 1- 2 năm là tuổi non, cây 3-4 năm là tuổi vừa, từ 5 năm trở lên là già, tuổi thọ
  • 22. 14 không quá 10 năm, tuổi khai thác là trên 4 năm. Sau khi bị tác động, rừng Vầu đắng có khả năng phục hồi nhanh về số lượng (cây/ha) nhưng đường kính thì phục hồi rất chậm chạp. 2.3. Tổng quan khu vực lấy mẫu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Xã Như Cố nằm ở phía Nam của huyện Chợ Mới, cách trung tâm huyện khoảng 7km, với tổng diện tích tự nhiên 4.504,43ha. - Phía Bắc giáp xã Nông Hạ - Phía Nam giáp xã Quảng Chu - Phía Đông giáp xã Bình Văn và Tỉnh Thái Nguyên - Phía Tây giáp xã Thanh Bình và xã Yên Đĩnh Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới
  • 23. 15 Xã Như Cố có vị trí tương đối thuận lợi, là cầu nối giữa trung tâm huyện Chợ Mới với các xã phía Đông của huyện, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại du lịch , phát triển kinh tế trong khu vực. *Địa hình - Địa mạo Địa hình Như Cố chủ yếu là đồi núi cao, dốc có nhiều khe, suối lớn, nhỏ, chia cắt phức tạp chia cắt địa hình thành 2 vùng riêng biệt theo đường tỉnh lộ 256. Độ cao trung bình 400 m - 600 m, (cao nhất là đỉnh núi Mu Tồ cao 858,8 m, ranh giới giáp với xã Nông Hạ và Bình Văn, điểm thấp nhất là thôn Khuổi Chủ 64,8 m), độ dốc trung bình 250 - 350 . *Điều kiện khí hậu Khí hậu xã Như Cố mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 21o C. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6,7 và tháng 8 (27 - 27,5o C), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (14 - 14,5o C). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850o C. Mặc dù nhiệt độ còn phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể. Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu xã Như Cố còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm có 2 - 3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân. Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.500 - 1510mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và tháng 8, có ngày mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm. Thịnh hành là các chế độ gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí khô lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè. *Thuỷ văn - nguồn nước Trên địa bàn xã có suối Nhị Ca chảy qua và hệ thống suối nhỏ tương
  • 24. 16 đối dày dốc tụ hội chảy vào Suối Nhị Ca. Nguồn nước này phuc vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 2.3.1.2. Các nguồn tài nguyên. * Tài nguyên đất. Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, xã Như Cố có 2 loại đất chính sau: - Đất ruộng: Là do tích tụ phù sa của suối lớn Nhị Ca và các con suối nhỏ khác. Đất có tầng phù sa dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân, kali ở mức trung bình, thích hợp cho các loại cây lương thực và cây hoa màu. - Đất đồi: Là đất Feralits màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và thường ở những nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng. * Tài nguyên nước. + Nước mặt: Có hệ thống sông, suối, ao hồ phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn các thôn bản là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Song do các con suối nhỏ hẹp, độ dốc tương đối lớn, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa, nhất là mùa mùa khô thường gây hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như sản xuất của nhândân. + Nước ngầm: Xã chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ cao khoảng 20m khá dồi dào có quanh năm và chất lượng đảm bảo vệ sinh. Nhìn chung nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt, xong do tập quán sinh hoạt và sản xuất của nhân dân gây nên ô nhiễm nguồn nước cần phải xử lý trước khi sử dụng cho sinh hoạt đồng thời cần bảo vệ phát triển rừng và môi trường sinh thái để bảo vệ nguồn sinh thuỷ.
  • 25. 17 * Tài nguyên rừng. Theo kết quả thống kê hiện trạng và sử dụng đất lâm nghiệp tính đến ngày 01/01/2013 của toàn xã là 3.880,04 ha, chiếm 86,44% diện tích tự nhiên. Trong đó: - Đất rừng phòng hộ:1.324,35ha, chiếm29,40%diện tích tự nhiên toàn xã. - Đất lâm nghiệp chỉ có rừng tự nhiên phòng hộ là 1.324,25 ha. - Đất rừng sản xuất: 2.569,16 ha, chiếm 57,04% diện tích tự nhiên toàn xã. Bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất là 2.409,27 ha và đất có rừng trồng sản xuất là 132,86 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 0,72 ha và đất trồng rừng sản xuất 26,31 ha. Nhìn chung, tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường và điều hoà không khí, chống xói mòn đất, giữ nguồn nước. Tuy nhiên, do quá trình khai thác lợi dụng rừng chưa thực sự hợp lý, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ít nhiều còn bất cập, nên tài nguyên rừng bị suy giảm, hệ động vật, thực vật rừng ngày càng suy giảm về số lượng và chất lượng tổ thành động thực vật, diễn thế hệ sinh thái rừng đi theo chiều hướng không có lợi. Vì vậy, thời gian tới cần có biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng và phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu qủa cao về mọi mặt. * Tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn xã Như Cố không có các tài nguyên khoáng sản quý hiếm, tuy nhiên vẫn có các loại tài nguyên như cát, sỏi, đá nhân dân đang tận dụng khai thác làm vật liệu xâydựng cho nhu cầu của địa phương và kinh doanh. * Tài nguyên nhân văn. Trải qua các thời kỳ phát triển, tới nay dân số Như Cố có 637 hộ, với 2603 khẩu, gồm 4 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Dao, Mông) cùng sinh sống trên 11 thôn bản, mỗi dân tộc đều có tiếng nói và phong tục tập quán khác
  • 26. 18 nhau tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong các thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân các dân tộc trong xã luôn đoàn kết, cùng với quân dân cả nước đánh đuổi kẻ thù, tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang, tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, ham học hỏi. Cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Như Cố sẽ vững bước vượt qua mọi thử thách, cùng nhân dân huyện Chợ Mới đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh, hạnhphúc. 2.3.2. Đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội 2.3.2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua xã đã tập trung triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà UBND huyện và Đảng bộ đã đề ra. Tình hình kinh tế xã hội qua một số năm đạt được một số kết quả như sau: Kinh tế xã đã có bước tăng trưởng khá, thu nhập bình quân người dân năm 2013 là 5,0 triệu đồng/người/năm. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh tế của xã trong những năm gân đây có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí chủ đạo, đây là ngành đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân trong xã. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã còn chậm do nhiều điều kiện hạn chế. Trong phát triển kinh tế, xã đã thực hiện được nhiều mô hình, dự án trồng trọt, chăn nuôi. Đến nay toàn xã có 167ha chè trung du, trên 700ha rừng trồng, thành lập được 01 hợp tác xã. Thu nhập bình quân đạt trên 26 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 10 triệu đồng so với năm 2011. Đến hết năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm từ 16,7% (năm 2011) xuống còn 8,1%.
  • 27. 19 * Dân số và lao động Dân số toàn xã tính đến năm 2013 là: 2603 người, 637 hộ, bình quân 4,1 người/hộ. - Tỷ lệ tăng tự nhiên:1,20 % năm - Thành phần dân tộc: Xã Như Cố bao gồm 11 thôn xóm với 4 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá, hoà nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc với những truyền thống lịch sử, văn hoá nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng. Dân cư được chia thành 16 thôn. Do phong tục tập quán khác nhau nên dân cư ở không tập trung thành cụm lớn mà chỉ thành những nhóm nhỏ, rải rác. Tổng số lao động trong toàn xã là 1430 lao động trong đó lao động nông nghiệp là 1069 người chiếm 74,76%, lao động phi nông nghiệp là 361 người chiếm 25,24 %. Số hộ nông nghiệp là 603 hộ trong tổng số 637 hộ chiếm đến 94,66 %, số hộ phi nông nghiệp là 34 hộ chiếm 5,34 %. Tình hình dân số của xã Như Cố được thể hiện qua bảng 2.1: Bảng 2.1 Tình hình dân số của xã Như Cố năm 2013 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Số lượng Cơ cấu % Tổng dân số Người 2603 1 Tổng số lao động Lao động 1430 100,00 1.1 Lao động phi nông nghiệp Lao động 361 25,24 1.2 Lao động nông nghiệp Lao động 1069 74,76 2 Tổng số hộ Hộ 637 100,00 2.1 Số hộ nông nghiệp Hộ 603 94,66 2.2 Số hộ phi nông nghiệp Hộ 34 5,34 (Nguồn:UBND xã Như Cố)
  • 28. 20 2.3.2.2. Cơ sở hạ tầng * Giao thông Nhìn chung trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước cộng với những đóng góp ngày công lao động của nhân dân, hệ thống mạng lưới đường giao thông bước đầu được hình thành đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giao thông đi lại và phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên do điều kiện địa hình phức tạp, khí hậu thời tiết, đặc điểm phân bố dân cư nên việc đầu tư mở mới một số tuyến đường liên thôn bản gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư có hạn chính vì vậy hiện tại một số tuyến đường hiện có bị xuống cấp, mặt đường hẹp, hư hỏng nặng giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão. Tính đến năm 2017 xã Như Cố được đầu tư hơn 59 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất. Toàn xã đã đổ bê tông được hơn 23km đường liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm. Trong những năm tới cần mở mới và nâng cấp một số tuyến đường nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giao thông đi lại của người dân, thúc đẩy kinh tế phát triển và thực hiện quy hoạch nông thôn mới trong giai đoạn đến năm 2020. * Năng lượng và Thuỷ lợi - Năng lượng: Hiện tại đại đa số các thôn bản trong xã đã có điện lưới Quốc gia đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư hạn chế đặc điểm địa hình và sự phân bố dân cư do vậy hiện tại vẫn còn có 03 thôn bản chưa có điện lưới. Trong những năm tới cần huy động mọi nguồn vốn để xây dựng lắp đặt một số tuyến đường điện, trạm biến áp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về điện cho nhân dân toàn xã. - Thủy lợi: Nhìn chung hệ thống kênh mương thuỷ lợi của xã đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu nước tưới tiêu cho sản xuất, đạt khoảng 80% diện
  • 29. 21 tích. Tuy nhiên hiện tại một số công trình xuống cấp, cần được bê tông hoá nâng cấp sửa chữa, để đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu hiện tại, bên cạnh đó cần xây dựng thêm một số công trình thuỷ lợi mới đáp ứng tốt nhu cầu nước tưới cho các diện tích canh tác nông lâm nghiệp gia tăng trong kỳ quy hoạch để thực hiện quy hoạch nông thôn mới trong giai đoạn đến năm2020. * Bưu chính viễnthông Bưu chính viễn thông được đầu tư, tạo điều kiện cho thông tin liên lạc cho nhân dân. Hiện tại xã có 1 điểm bưu điện văn hoá xã xây kiên cố nằm ngay tại khu trung tâm xã, có một cán bộ phụ trách, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, đọc nghiên cứu sách báo tài liệu của nhân dân địa phương. Năm 2009, đã có 11/11 thôn lắp đặt máy điện thoại, bình quân 65 máy/100 người dân. Số hộ gia đình đã xem truyền hình đạt 100%. Số người nghe đài tiếng nói Việt Nam và đài địa phương đạt 100%. * Y tế Xã có 1 trạm y tế nhà cấp 4 đã được xây mới, tình trạng cơ sở vật chất tốt. Chính điều này càng làm cho công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ chonhân dân có nhiều tiến bộ, các chương trình phòng chống các dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, được triển khai thực hiện tích cực đến các thôn, bản, góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, không còn dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, nâng cao thể lực và sức khoẻ nhân dân, làm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố và tăng cường, cả về trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 97,4%, chất lượng dân số ngày càng được nâng cao; 100% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong năm 2013 đã có hơn 1000 lượt người khám chữa bệnh, công tác tiêm chủng mở rộng được 127 cháu đạt 100% kế hoạch, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống 5.3%, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,2%, đạt mục tiêu Đại hội đề ra.
  • 30. 22 * Giáo dục – đào tạo Trong những năm qua Đảng bộ xã đã quán triệt Nghị quyết của Trung ương, tỉnh và chương trình hành động của huyện ủy về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015 - 2020. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường năm 2012 - 2013 đạt 100%, chất lượng giáo dục nhìn chung được nâng lên tất cả các cấp học, số lượng học sinh hàng năm được lên lớp chuyển cấp đạt 100%. Hiện nay toàn xã có 4 trường học, đó là: - Trường Mầm non Như Cố - Trường Tiểu học: có 2 phân trường là trường Tiểu học Như Cố 1 và trường Tiểu học Như Cố 2 - Trường Trung học cơ sở Như Cố 2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 2.4.1. Thuận lợi - Là xã có diện tích tự nhiên lớn, các nguồn tài nguyên rất phong phú, điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng, vật nuôi. - Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nhân dân trong xã luôn đoàn kết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo trong lao động, đó là tiền đề để thúc đẩy sản xuất phát triển, bên cạnh đó được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nói chung của tỉnh Bắc Kạn và của huyện Chợ Mới nói riêng đã và đang có các chính sách hỗ trợ tích cực đưa nền kinh tế của xã chuyển dịch cơ cấu theo đúng hướng. - An ninh đảm bảo tạo tâm lý an tâm trong sản xuất đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện trên địabàn. .- Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đã phần nào đáp ứng nhu cầu của nhân dân. - Bộ máy cán bộ xã luôn chủ động sáng tạo trong công tác phát huy
  • 31. 23 những ưu điểm khắc phục khuyết điểm, đổi mới quy chế làm việc, học tập nâng cao trình độ đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ được giao. 2.4.2.1. Khó khăn - Sự gia tăng dân số đòi hỏi hàng năm phải giải quyết một quỹ đất cho khu dân cư mới. Diện tích đất ở tăng thêm này chủ yếu lấy vào các khu đất bằng, gần đường giao thông. Nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của người dân ngày càng lớn, việc xây dựng hàng loạt các công trình, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí sẽ được đặt ra do vậy diện tích đất nông nghiệp sẽ càng bị thu hẹp. - Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ lao động, khả năng ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất chưa cao vậy nên sản lượng đạt được của các loại cây trồng còn thấp. - Cơ sở hạ tầng, giao thông và mương máng nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế bềnvững. - Giá thành nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định cho nên người dân không dám mạnh dạn đầu tư vào những cây trồng mới mà chỉ tập trung phát triển các loại cây trồng quen thuộc từ trước. - Trong sản xuất người dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế gây nên những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. - Việc triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước còn chậm và thiếu đồng bộ.
  • 32. 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến động về cấu tạo và tính chất vật lý theo vị trí cây tre vầu tuổi 1. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của cây tre vầu tuổi 1. - Đề tài nghiên cứu cấu tạo và tính chất vật lý tại các vị trí theo chiều cao (gốc, thân, ngọn). - Đề tài sử dụng các thiết bị thí nghiệm tại khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian : từ ngày 15/1/2019 đến ngày 25/5/2019 - Địa điểm lấy mẫu: Xã Như Cố, Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn - Địa điểm nghiên cứu: tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ của bó mạch cây tre vầu tuổi 1. - Nghiên cưú ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước của bó mạch củatre vầu tuổi 1. - Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi của vầu tuổi 1. - Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của cây tre vầu tuổi 1.
  • 33. 25 - Nghiên cứu ảnh hưởng của vi trí trên cây đến khối lượng thể tích của cây tre vầu tuổi 1. - Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ co rút của cây tre vầu tuổi 1. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Chọn cây lấy mẫu Tại nơi lấy mẫu, lấy 5 cây tre vầu tuổi 1 có tính đại diện cao tại một cụm, không chọn những cây có khuyết tật.Cây tre vầu sau khi chặt hạ được mang về phòng thí nghiệm xác định ngay độ ẩm cây và tiến hành bảo quản không cho bị mối mọt, mục, mốc.Quá trình thực hiện thí nghiệm của cây tre vầu tuổi 1 ở các vị trí khác nhau trên thây cây được tiến hành như sau: Quá trình xác định vị trí gốc, thân, ngọn được bố trí theo hình 3.1 Hình 3.1.Phân loại vị trí xác định các phần của cây tre vầu Bắt đầu tính từ lóng thứ 2 từ dưới lên đến lóng thứ 31 được chia làm 3 Dưới Trên Xác định thành phần hóa học Xác định tính chất vật lý và cơ học Lóng Mấu
  • 34. 26 phần đại diện cho phần gốc (dưới), phần thân (giữa), phần ngọn (trên), mỗi phần gồm có 10 lóng. Trong mỗi phần, lóng thứ 2 và 3 được dùng để xác định tính chất vật lý và cơ học, lóng dưới cùng được dùng để xác định thành phần hóa học. Việc xác định độ ẩm của tre vầu được xác định ngay sau khi mang mẫu về phòng thí nghiệm 3.4.2. Quy định cơ bản phương pháp thử nghiệm * Kiểm tra và yêu cầu chế tạo mẫu thử theo tiêu chuẩn GB/T 15780-1995 Ngoài những quy định trong phương pháp thử nghiệm ra, mẫu thử không được cho phép có khuyết tật. Hai mặt đường kính tương đối của mẫu thử cần vuông vức đồng thời song song với nhau, hai mặt cong cần đảm bảo phần cật tre và ruột tre nguyên trạng ban đầu, mặt đường kính và mặt đầu cần vuông góc với nhau. Trên mỗi mẫu thử cần viết số hiệu rõ ràng. Độ chính xác làm mẫu thử, ngoài những yêu cầu cụ thể trong mỗi phương pháp thử nghiệm, chiều dài mẫu thử sai số cho phép là  1.0mm, sai số chiều rộng cho phép là  0.5mm, nhưng trên toàn bộ chiều dài của mẫu thử, độ lệch tương đối của chiều rộng không nên vượt quá 0.2mm. * Điều chỉnh tỷ lệ độ ẩm mẫu thử Thanh thử hong khô bằng không khí để làm mẫu thử, nên đặt ở trong phòng có nhiệt độ và độ ẩm không thay đổi, hoặc hộp có nhiệt độ và độ ẩm vĩnh cửu, nhiệt độ là 20  2o C, độ ẩm tương đối là 65  5%, điều chỉnh tỷ lệ độ ẩm mẫu thử trạng thái cân bằng là 12%. Nếu khi nhiệt độ môi trường thấp hơn hoặc cao hơn , cần tương ứng hạ thấp hoặc nâng cao độ ẩm tương đối, để đảm bảo rằng tỷ lệ độ ẩm của mẫu thử là 12%. * Điều kiện phòng thực nghiệm ( Để ở độ ẩm 12-13%) Phòng thực nghiệm cần duy trì nhiệt độ là 20  2o C, độ ẩm tương đối là 65 5%. Nếu phòng thực nghiệm không thể duy trì môi trường này, mẫu thử sau khi đã điều chỉnh tỷ lệ độ ẩm, cần đưa vào trong thùng kín, khi thử
  • 35. 27 nghiệm mới lấy ra. * Hiệu chỉnh thiết bị thử nghiệm Máy thử nghiệm cùng với máy móc đo lường tỷ mỉ và dụng cụ trắc thử khác, cần theo quy trình kiểm định của bộ phận đo lường quốc gia định kỳ kiểm định. 3.4.3.Thiết bị thử nghiệm - Cân, chính xác đến 0.01g. - Kẹp đo kích thước, chính xác đến 0.02 mm. - Lò sấy, có thể duy trì nhiệt độ 100  50 C. - Bình thủy tinh không hút ẩm, bình cân. - Kính hiển vi điện tử Hình 3.2. Cân điện tử Hình 3.3. Kẹp đo kích thước Hình 3.4. Máy sấy Hình 3.5. Bình thủy tinh, lọ đựng mẫu vật
  • 36. 28 Hình 3.6 Kính hiển vi điện tử 3.4.4. Phương pháp thử nghiệm vật liệu tre vầu. 3.4.4.1. Xác định độ ẩm mẫu * Nguyên lý So sánh khối lượng mẫu thử khô hoàn toàn với mẫu thử chứa độ ẩm, theo tỷ lệ phần trăm. * Mẫu thử: Chọn lựa ở trong các thanh thử hoặc các mẫu thử sau khi thử nghiệm cơ học, vật lý. Các dăm tre Vầu cần phải được xử lý sạch sẽ. * Các bước thử nghiệm: - Bước 1: Sau khi chọn mẫu thử lập tức tiến hành cân, chính xác đến 0.01g. Ghi kết quả vào phụ lục A - bảng ghi chép xác định độ ẩm. - Bước 2: Đưa mẫu thử vào trong lò sấy duy trì nhiệt độ 100 50 C, sấy đến 4 giờ sau, lấy 12 mẫu thử tiến hành cân thử, sau đó cứ cách 2 giờ cân thử một lần, đến khi chênh lệch giữa hai lần sau cùng không lớn hơn 0.01g, thì có thể coi như đạt đến khô hoàn toàn. - Bước 3: Lấy mẫu thử từ trong lò sấy ra, đưa vào bình cân và cho vào bình thủy tinh chứa chất làm khô (chất hút ẩm), đậy nắp bình cần và bình thủy tinh. Sau khi mẫu thử nguội đến nhiệt độ trong phòng, lấy mẫu từ trong bình cân để cân, chính xác đến 0.01g.
  • 37. 29 * Tính toán kết quả. Độ ẩm của mẫu thử căn cứ công thức để tính toán, chính xác đến 0.1%. 100 0 0 1    m m m w Trong đó: w - Độ ẩm mẫu thử (%); m1 - Khối lượng mẫu thử lúc thử nghiệm (g); m0 - Khối lượng mẫu thử lúc khô hoàn toàn (g). 3.4.4.2. Xác định tính co rút * Nguyên lý Vật liệu tre khi độ ẩm thấp hơn điểm bão hòa sợi, kích thước và thể tích của nó sẽ co lại theo sự giảm độ ẩm đó. Sai số về thể tích, kích thước của vật liệu tre từ lúc còn ướt đến lúc khô hoặc khô hoàn toàn, so sánh với thể tích, kích thước lúc còn ướt, biểu thị tính co rút thể tích cũng như co rút sợi của vật liệu tre lúc khô hoặc khô hoàn toàn. * Mẫu thử - Chẻ tạo thanh thử, căn cứ vào quy dịnh điều 2.2 - Trên mỗi một thanh thử cắt chọn một mẫu thử. Mẫu thử được tạo từ thanh thử có độ ẩm bão hòa, kích thước là 10mm x 10mm x t mm (độ dày thành tre). Không cho phép với xác định mật độ dùng chung mẫu thử. - Kiểm tra và yêu cầu chế tạo mẫu thử căn cứ vào quy định điều 3.4.2.1 * Xác định co rút các chiều - Các bước thử nghiệm Bước 1: Tại chính giữa trên chiều dài của một mặt đường kính mẫu thử, vạch một đường thẳng vuông góc với mặt cật tre và mặt ruột tre, ở gần hai đầu đoạn thẳng phần cật tre và ruột tre, mỗi đánh dấu một điểm tròn; đồng thời tại vị trí trung tâm của mặt ruột tre đánh dấu một điểm tròn. Dùng thước kẹp đo , tại vị trí các điểm tròn được đánh dấu trên mẫu thử, xác định kích thước theo các hướng đường kính và tiếp tuyến, ghi chép vào phụ lục A biểu
  • 38. 30 ghi chép xác định tính co rút, chính xác đến 0.02mm. Bước 2: Mẫu thử được đặt trong môi trường quy định ở điều 3.2 làm khô bằng không khí 10 ngày sau, dùng 2  3 mẫu thử đo thử kích thước hướng tiếp tuyến, sau đó cứ cách 2 ngày đo thử một lần, đến khi sai số kết quả đo thử của hai lần liên tiếp không lớn hơn 0.02mm, thì có thể xem như đạt đến khô (bằng không khí). Tiếp tục dựa vào bước 1 xác định kích thước mẫu thử theo phương đường kính và tiếp tuyến, đồng thời cân xác định khối lượng của mẫu thử, chính xác đến 0.01g Bước 3: Đưa mẫu thử vào trong lò sấy, dựa vào các quy định ở bước 2- bước 3 của phần xác định độ ẩm mẫu tiến hành sấy khô đồng thời cân xác định khối lượng khô hoàn toàn của mẫu thử. Căn cứ vào bước 1 phân biệt xác định kích thước hướng đường kính và hướng tiếp tuyến. Bước 4: Trong quá trình xác định, nếu mẫu thử phát sinh nứt nẻ hoặc hình dạng hơi thay đổi cần vứt bỏ. * Tính toán kết quả - Mẫu thử từ lúc ướt đến lúc khô hoàn toàn, độ co rút khô hoàn toàn theo hướng đường kính hoặc hướng tiếp tuyến, dựa theo công thức tính toán, chính xác đến 0.1% 100 max 0 max max    L L L B Trong đó: Bmax - Độ co rút khô hoàn toàn của mẫu thử theo hướng đường kính hoặc tiếp tuyến, %; Lmax - Giá trị bình quân kích thước mẫu thử ướt theo hướng đường kính hoặc tiếp tuyến tại vị trí cật tre, ruột tre, mm; L0 - Giá trị bình quân kích thước mẫu thử khô hoàn toàn theo hướng đường kính hoặc tiếp tuyến tại ví trí cật tre, ruột tre, mm. - Mẫu thử từ lúc ướt đến lúc khô (bằng không khí), độ co rút khô bằng không khí theo các hướng đường kính hoặc tiếp tuyến, dựa vào công thức tính
  • 39. 31 toán, chính xác đến 0.1%. 100 max max    L L L B w w Trong đó: Bw - Độ co rút khô của mẫu thử theo hướng đường kính hoặc tiếp tuyến, %; Lw - Giá trị bình quân kích thước mẫu thử khô theo hướng đường kính hoặc tiếp tuyến tại vị trí cật tre, ruột tre, mm. - Căn cứ vào khối lượng mẫu thử lúc khô và khô hoàn toàn, theo công thức tính toán độ ẩm mẫu, tính toàn tỷ lệ độ ẩm mẫu thử khô, để thuyết minh phạm vi biến đổi của nó. 3.4.4.3. Xác định khối lượng * Nguyên lý So sánh khối lượng với thể tích mẫu thử, tìm ra khối lượng riêng của vật liệu tre. * Mẫu thử - Tạo mẫu thử, dựa vào quy định mục 2.2 - Trên mỗi một thanh thử cắt chọn một mẫu thử, kích thước mẫu thử là 10 mm x 10 mm x t mm (chiều dày thành). Không cho phép với xác định tính co rút dùng chung một mẫu thử. - Yêu cầu và kiểm tra chế tạo mẫu thử, điều chỉnh độ ẩm của mẫu thử, phân biệt dựa vào quy định mục 3.4.2.1 và 3.4.2.2. * Xác định khối lượng thể tích khô hoàn toàn - Các bước thử nghiệm + Sấy khô mẫu thử. Cân xác định khối lượng khô hoàn toàn của mẫu thử, chính xác đến 0.01g. + Dùng thước kẹp xác định kích thước mẫu khô hoàn toàn theo các chiều đường kính, tiếp tuyến, chiều dọc, chính xác đến 0.01mm. - Tính toán kết quả
  • 40. 32 Khối lượng riêng của mẫu thử khô hoàn toàn, dựa vào công thức tính toán, chính xác đến 0.001 g/cm3 . 0 0 0 V m   Trong đó: 0– Khối lượng riêng của mẫu thử khô hoàn toàn, g/cm3 ; m0 - Khối lượng của mẫu thử khô hoàn toàn, g. * Xác định khối lượng riêng - Các bước thử nghiệm  Dùng thanh thử có tỷ lệ độ ẩm bão hòa để tạo mẫu thử  Dùng thước kẹp xác định kích thước mẫu thử theo các chiều đường kính, tiếp tuyến, chiều dọc, trong quá trình xác định, mẫu thử cần được duy trì trạng thái độ ẩm.  Sấy khô mẫu thử, cân xác định khối lượng mẫu thử khô hoàn toàn, chính xác đến 0.01g. - Tính toán kết quả Khối lượng riêng cơ bản của mẫu thử căn cứ vào công thức tính toán, chính xác đến 0.01 g/cm3 . max 0 V m y   Trong đó: y –Khối lượng riêng cơ bản của mẫu thử, g/cm3 ; Vmax - Thể tích của mẫu thử có tỷ lệ độ ẩm bão hòa, cm3 . 3.4.4.4. Xác định chiều dài sợi * Cắt mẫu - Kích thước mẫu cắt: 3x1 (chiều dọc thớ x tiếp tuyến ) Mỗi vị trí (gốc, thân, ngọn) cắt một mẫu. Mỗi mẫu chia làm ba phần là: trong, giữa, ngoài. Sau đó tiếp tục chia nhỏ theo chiều dọc (kích thước gần
  • 41. 33 bằng que diêm) * Quy trình tách, lọc sợi - Bước 1: Lấy 40ml nước lọc cùng với mẫu rồi cho vào bình (1), đun sôi mẫu khoảng 10 phút (đến khi nào mẫu chìm) rồi đổ nước đi và để nguội. Hình 3.7. Tiến hành cho nước lọc vào bình - Bước 2: Lấy nước lọc và Axit Nitric (HNO3) theo tỷ lệ 2:1 ( 6 phần axit, 12 phần nước). Cho nước và axit vào bình (2) sau đó lắc đều rồi đổ vào bình (1) và cũng lắc đều. Hình 3.8. Cho nước và axit vào bình
  • 42. 34 - Bước 3: Lấy Kaliclorua (KCl) khoảng 3-5g cho vào bình (1) rồi lắc đều, sau đó đun cho đến khi sủi bọt, tính từ lúc sủi bọt đun tiếp khoảng 10 phút thì dừng lại (sợi tự tách). Khuấy tan sau đó cho nước vào pha loãng. Hình 3.9. Lấy KCl cho vào bình - Bước 4: Lọc mẫu Đổ từ từ mẫu đã tách (bình 1) vào phễu lọc, cuối cùng đổ 1 ít nước lọc vào bình và lắc đều, rồi sau đó tiếp tục đổ từ từ vào phễu lọc cho đến hết. Hình 3.10. Khuấy đều mẫu
  • 43. 35 - Bước 5: Nhuộm màu (sapragin) Cứ 20ml nước tương ứng với 1 thìa màu. Khấy đều sau đó thấm lên mẫu (giấy lọc). Sau đó đợi mẫu khô rồi chụp sợi. Hình 3.11. Nhuộm màu 3.4.4.5. Phương pháp xác định mật độ bó mạch * Bước 1: Cắt mẫu Tỷ lệ 10mmx10mm theo chiều xuyên tâm x tiếp tuyến * Bước 2: Dùng dao gọt giấy, gọt để thấy rõ bó mạch * Bước 3: Tiến hành chụp bó mạch dưới kính hiển vi * Bước 4: Tiến hành đo trên máy tính, lấy chiều tiếp tuyến bằng 1mm, chiều xuyên tâm được lấy theo chiều dọc thớ và chia đều ra làm 3 phần (ngoài, giữa, trong) * Bước 5: Tiến hành đếm số bó mạch có ở trong vị trí đã chọn để đo. Công thức tính mật độ bó mạch: Sbó mạch = 𝐒ố 𝐛ó 𝐦ạ𝐜𝐡 𝐗𝐮𝐲ê𝐧 𝐭â𝐦 𝐱 𝐓𝐢ế𝐩 𝐭𝐮𝐲ế𝐧 (mm) 3.4.4.6. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS để phân tích phương sai đơn nhân tố giữa vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất của Vầu tuổi 1.
  • 44. 36 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch Vầu tuổi 1 Nhìn vào mặt cắt ngang của Vầu ở hình 4.1 dưới đây, chúng ta có thể nhìn thấy số bó mạch có sự thay đổi từ gốc đến ngọn, cụ thể số bó mạch bên ngoài sẽ nhiều hơn số bó mạch bên trong. Hình 4.1. Hình ảnh bó mạch của Vầu tuổi 1 Mật độ bó mạch được hiểu là số bó mạch có trên 1đơn vị diện tích và mật độ bó mạch ở mỗi vị trí khác nhau, mỗi cấp tuổi khác nhau thì sẽ những có giá trị khác nhau. Kết quả khi tiến hành đo mật độ bó mạch đối với Vầu tuổi 1 được thể hiện trong bảng 4.1 dưới đây: Bảng 4.1 Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch STT Vị trí Mật độ bó mạch (bó/mm2 ) 1 Gốc 2,732 2 Thân 2,851 3 Ngọn 2,970 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
  • 45. 37 Hình 4.2. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến mật độ bó mạch Vầu tuổi 1 Qua số liệu bảng 4.1 và biểu đồ thể hiện ở hình 4.2 có thể nhận thấy mật độ bó mạch của cây Vầu tuổi 1 có sự biến động từ gốc đến ngọn. Từ kết quả đó, có thể kết luận rằng mật độ của bó mạch tăng dần theo chiều cao của cây. 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước của bó mạch của Vầu tuổi 1 Kích thước bó mạch tại mỗi vị trí khác nhau sẽ có kích thước thay đổi theo cả hai chiều xuyên tâm và tiếp tuyến, cụ thể được thể hiện ở bảng 4.2 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước bó mạch STT Vị trí Kích thước bó mạch, mm Xuyên tâm Tiếp tuyến 1 Gốc 0,483 0,507 2 Thân 0,507 0,534 3 Ngọn 0,583 0,628 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019) 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 Gốc Thân Ngọn 2,970 2,851 2,732 (bó/mm2)
  • 46. 38 Hình 4.3. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến kích thước bó mạch Vầu tuổi 1 Qua bảng 4.2 và biểu đồ hình 4.3 ta thấy kích thước của bó mạch theo chiều xuyên tâm có sự biến động từ gốc đến ngọn, biến động trong khoảng 0,507. Bảng 4.3. Kích thước trung bình bó mạch của Vầu tuổi 1 STT Vị trí Kích thước bó mạch (mm) Trong Giữa Ngoài Xuyên tâm Tiếp tuyến Xuyên tâm Tiếp tuyến Xuyên tâm Tiếp tuyến 1 Gốc 0,48 0,50 0,50 0,53 0,47 0,49 2 Thân 0,51 0,54 0,52 0,56 0,50 0,51 3 Ngọn 0,59 0,65 0,65 0,72 0,54 0,56 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019) Từ số liệu ở bảng 4.3, cho thấy rằng kích thước bó mạch theo cả hai chiều xuyên tâm và tiếp tuyến đều có xu hướng tăng dần từ gốc lên đến ngọn. Kết quả cụ thể được tổng hợp tại biểu đồ Hình 4.4: 0.483 0.507 0.507 0.534 0.583 0.628 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 Xuyên tâm Tiếp tuyến (mm) Biểu đồ thể hiện kích thước bó mạch Gốc Thân Ngọn
  • 47. 39 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện kích thước trung bình bó mạch của Vầu tuổi 1 Qua phân tích phương sai đa nhân tố (ANOVA) cho thấy giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05, đều đó cho thấy tại 3 vị trí khác nhau (gốc, thân ,ngọn) có sự ảnh hưởng đến kích thước bó mạch cả 2 chiều xuyên tâm và tiếp tuyến đều có xu hướng tăng từ gốc đến ngọn cụ thể:kích thước của bó mạch theo chiều xuyên tâm dao động trong khoảng 0,47-0,65mm , còn kích thước bó mạch theo chiều tiếp tuyến có sự thay đổi các chỉ số dao động từ 0,49-0,72mm. Từ đấy cho ta thấy được vị trí trên cây có ảnh hưởng đến kích thước bó mạch. 4.3. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi của Vầu tuổi 1 Chiều dài sợi của Vầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự chịu lực của Vầu và điều này sẽ quyết định đến công dụng của nó. Ví dụ như theo quy luật, khối lượng thể tích Vầu càng lớn thì khả năng chịu lực càng lớn nên nếu cần sự chịu lực thì ta sẽ chọn phần ngọn. Dưới đây là một số hình ảnh về chiều dài sợi của Vầu: 0.48 0.5 0.5 0.53 0.47 0.49 0.51 0.54 0.52 0.56 0.5 0.51 0.59 0.65 0.65 0.72 0.54 0,56 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 Xuyên tâm Tiếp tuyến Xuyên tâm Tiếp tuyến Xuyên tâm Tiếp tuyến (mm) Gốc Thân Ngọn
  • 48. 40 Hình 4.5. Chiều dài sợi phần gốc Vầu tuổi 1 Hình 4.6. Chiều dài sợi phần thân Vầu tuổi 1 Hình 4.7. Chiều dài sợi phần ngọn Vầu tuổi 1
  • 49. 41 Qua những hình ảnh về chiều dài sợi của Vầu, có thể nhận thấy rằng chiều dài sợi của Vầu tại mỗi vị trí khác nhau thì sẽ có độ dài khác nhau. Kết quả xác định chiều dài trung bình sợi Vầu tuổi 1 được trình bày tại bảng 4.4 và được thể hiện cụ thể qua biểu đồ hình 4.8 dưới đây: Bảng 4.4. Chiều dài sợi trung bình của Vầu tuổi 1 Vị trí Chiều dài sợi (mm) Gốc 1,62 Thân 1,57 Ngọn 1,53 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019) Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện chiều dài sợi Vầu tuổi 1 Theo như kết quả ta thấy ở bảng 4.4 và biểu đồ hình 4.8 thì chiều dài sợi giảm từ gốc đến ngọn. Phần gốc chiều dài sợi dao động trong khoảng từ 1,06mm đến 2,50mm, phần thân từ 1,00mm đến 2,32mm, phần ngọn từ 1,00 đến 2,15mm. Chiều dài sợi ngoài biến động theo vị trí ( gốc, thân, ngọn) còn có sự biến dộng theo chiều ngoài, giữa, trong. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5 1.62 1.57 1.53 1.48 1.5 1.52 1.54 1.56 1.58 1.6 1.62 1.64 Gốc Thân Ngọn Chiều dài sợi (mm) Chiều dài sợi (mm)
  • 50. 42 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi STT Vị trí Chiều dài sợi (mm) Ngoài Giữa Trong 1 Gốc 1,66 1,64 1,58 2 Thân 1,60 1,56 1,53 3 Ngọn 1,59 1,55 1,45 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019) Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí trên cây đến chiều dài sợi Qua số liệu bảng 4.5 và biểu đồ hình 4.9, chiều dài sợi có sự dao động trong khoảng từ 1,45-1,66 (mm). Phân tích phương sai đơn nhân tố (ANOVA), kết quả cho thấy vị trí trên cây có giá trị Sig. nhỏ hơn 5%. Điều đó có nghĩa rằng vị trí trên cây có sự khác biệt đến chiều dài sợi. 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của Vầu tuổi 1 Để xác định lượng nước chứa trong cây sau khi chặt hạ chúng tôi tiến hành xác định độ ẩm theo Tiêu chuẩn (GB/T 15780 – 1995) Cây để lâu trong trong không khí có độ ẩm và nhiệt độ nhất định sẽ hút hoặc thoát hơi nước cho đến khi độ ẩm của Vầu tương đối ổn định (đạt trị số độ ẩm thăng bằng). Trong phạm vi giới hạn độ ẩm liên kết, Vầu khô hút hơi 1.3 1.35 1.4 1.45 1.5 1.55 1.6 1.65 1.7 Gốc Thân Ngọn 1.66 1.6 1.59 1.64 1.56 1.55 1.58 1.53 1.45 Ngoài Giữa Trong
  • 51. 43 nước sẽ dãn nở làm thay đổi hình dạng và kích thước của Vầu, làm giảm cường độ và tạo điều kiện tốt cho sâu và nấm phá hoại mẫu. Ngược lại, trong không khí khô, cây ướt sẽ thoát hơi nước và có rút làm cho thể tích thu nhỏ lại. Hút và thoát hơi nước của Vầu phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt độ giảm xuống càng mạnh. Độ ẩm không khí càng cao Vầu hút hơi nước càng nhiều. Kết quả thí nghiệm độ ẩm Vầu được thể hiện tại bảng 4.4 và biểu đồ Hình 4.10 dưới đây: Bảng 4.6. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến độ ẩm của Vầu tuổi 1 STT Vị trí Độ ẩm Độ ẩm khô Độ ẩm khô kiệt 1 Gốc 93,95 48,28 2 Thân 93,59 48,17 3 Ngọn 80,72 44,48 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019) Hình 4.10. Biểu đồ thể hiện độ ẩm của vầu tuổi 1 Qua phân tích phương sai đa nhân tố (ANOVA) ta thấy vị trí trên cây 0 20 40 60 80 100 Gốc Thân Ngọn 93.95 93.595 80.722 48.28 48.175 44.486 Độ ẩm tuyệt đối Độ ẩm tương đối
  • 52. 44 có giá trị Sig. Nhỏ hơn 5%. Điều đó có nghĩa rằng vị trí trên cây có sự khác biệt đến độ ẩm của Vầu. Kết quả phân tích và sự thể hiện ở biểu đồ Hình 4.10, có thể kết luận độ ẩm của Vầu tuổi 1 giảm dần từ gốc lên đến ngọn trên cả độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Cụ thể, độ ẩm tuyệt đối giảm từ 93,95% ở gốc và xuống chỉ còn 80,72% khi lên đến ngọn. Tương tự, độ ẩm tương đối cũng giảm từ 48,28% khi ở gốc và xuống còn 44,486% khi đến ngọn. 4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến tỷ lệ co rút của Vầu tuổi 1 Co rút 3 chiều được xác định theo Tiêu chuẩn GB/T15780 – 1995. Co rút (ro rút và dãn nở) là sự thay đổi về kích thước của Vầu khi độ ẩm thay đổi. Độ co rút để đánh giá sức co rút đối đa của một loài cây mà nó được biểu thị bằng tỷ lên % giữa sức co rút và dãn nở so với kích thước ban đầu. Để so sánh khả năng co rút của các loài cây khác nhau người ta dùng hệ số co rút. Hệ số co rút và tỷ lệ co dãn khi độ ẩm thay đổi 1%.Co rút là hiện tượng lượng nước có trong gỗ,tre thoát ra ngoài gây ra hiện tượng co rút và co rút ở các vị trí khác nhau, để nghiên cứu được chúng ta tiến hành phân tích và các chỉ số đó được thể hiện ở bảng 4.7 Bảng 4.7. Độ co rút khô của Vầu tuổi 1 STT Vị trí Độ co rút khô Dọc thớ Xuyên tâm Tiếp tuyến 1 Gốc 2,452 6,239 2,672 2 Thân 2,889 6,558 2,805 3 Ngọn 2,906 6,821 2,906 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019)
  • 53. 45 Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện độ co rút khô của Vầu tuổi 1 Qua biểu đồ Hình 4.7 có thể thấy độ co rút tăng từ gốc đến ngọn, điều này có thể giải thích là do sự phân bố mạch (mật độ bó mạch) do các mixen có trong tre vầu, mật độ bó mạch nhiều thì co rút nhiều. Tre ,gỗ có khả năng hút ẩm và thoát hơi nước nên dẫn khả năng dãn nở hiện tượng đó được gọi là độ co rút,tại mỗi vị trí khác nhau độ co rút khác nhau và co rút tăng từ gốc đến ngọn và co rút nhiều nhất ở phần xuyên tâm. Bảng 4.8. Độ co rút khô kiệt của Vầu tuổi 1 STT Vị trí Độ co rút khô kiệt Dọc thớ Xuyên tâm Tiếp tuyến 1 Gốc 2,748 6,344 2,471 2 Thân 2,821 6,721 2,886 3 Ngọn 2,920 6,889 2,953 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019) 2.452 6.239 2.672 2.889 6.558 2.805 2.906 6.821 2.906 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Dọc thớ Xuyên tâm Tiếp tuyến Gốc Thân Ngọn
  • 54. 46 Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện độ co rút khô kiệt Vầu tuổi 1 Thông qua bảng 4.8 và biểu đồ hình 4.12 ta thấy, độ co rút khô kiệt có xu hướng tăng dần từ gốc đến ngọn. Chiều xuyên tâm là chiều có độ co rút nhiều nhất, sau đó đến chiều tiếp tuyến và chiều dọc thớ là phần có độ co rút ít nhất. Vì không giống như ở gỗ, tre vầu không có tia gỗ mà có sự phát triển theo chiều bó mạch, kích thước phát triển theo chiều xuyên tâm nên độ co rút xuyên tâm luôn lớn nhất, còn độ co rút tiếp tuyến và độ co rút dọc thớ có kích thước phát triển nhỏ hơn nên độ co rút ít hơn. Có thể giải thích là do bó mạch phát triển theo hình bầu dục nên độ co rút bó mạch gây ra kích thước phát triển theo chiều xuyên tâm là nhiều nhất. Qua phân tích phương sai đa nhân tố (ANOVA), kết quả cho thấy ở vị trí trên cây có giá trị Sig. nhỏ hơn 5%. Điều đó có nghĩa rằng, theo vị trí trên cây, độ co rút khi độ ẩm thay đổi thì đều biến đổi theo quy luật nhất định, ở cả ba chỉ số là độ co rút dọc thớ, độ co rút xuyên tâm và độ co rút tiếp tuyến thì vị trí gốc của cây Vầu tuổi 1 luôn có hệ số co rút thấp nhất và vị trí có hệ số co rút cao nhất là phần ngọn của cây. 4.6. Ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng riêng của Vầu tuổi 1 Khối lượng riêng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của một loại gô, tre. Thông qua khối lượng riêng ta có thể đánh giá 2.748 6.344 2.471 2.821 6.721 2.886 2.92 6.889 2.953 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Dọc thớ Xuyên tâm Tiếp tuyến Gốc Thân Ngọn
  • 55. 47 được một phần tính chất cơ học của tre nói chung và của Vầu nói riêng. Qua một số nghiên cứu trước đó đã cho thấy tại các vị trí khác nhau, cũng như tuổi khác nhau đều dẫn đến khối lượng riêng khác nhau . Kết quả đó được thể hiện ở bảng 4.9 Bảng 4.9. Ảnh hưởng vị trí trên cây đến khối lượng riêng của Vầu tuổi 1 Khối lượng riêng Giá trị Gốc Thân Ngọn Khối lượng riêng cơ bản (g/cm³) TB 0,434 0,547 0,571 Min 0,389 0,545 0,551 Max 0,479 0,548 0,591 Khối lượng riêng khô (g/cm³) TB 0,508 0,552 0,582 Min 0,475 0,516 0,545 Max 0,541 0,588 0,618 (Nguồn: Kết quả thí nghiệm 2019) Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí trên cây đến khối lượng riêng 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 Gốc Thân Ngọn 0.434 0.547 0.571 0.508 0.552 0.582 (cm3) Khối lượng riêng cơ bản (g/cm³) Khối lượng riêng khô (g/cm³)
  • 56. 48 Qua phân tích phương sai đa nhân tố (ANOVA) ta thấy được ở các vị trí khác nhau trên cây đểu ảnh hưởng đến khối lượng riêng của Vầu. Cụ thể tại các vị trí từ gốc đến ngọn của khối lượng riêng cơ bản dao động trong khoảng từ 0,434-0,571, con khối lượng riêng khô dao động trong khoảng từ 0,508-0,582. Từ kết quả cho thấy vị trí ngọn có khối lượng riêng cao nhất.
  • 57. 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý cây Vầu ở cấp tuổi 1, tôi có một số kết luận như sau: 1. Độ ẩm thay đổi theo từng vị trí trên cây giảm dần từ gốc đến ngọn 2. Độ co rút của Vầu theo 3 chiều - Co rút theo chiều xuyên tâm tăng dần từ gốc đến ngọn: gốc là 6,239%, thân 6,558%, ngọn 6,821%. - Co rút theo chiều tiếp tuyến ở phần gốc nhỏ hơn phần thân và phần thân nhỏ hơn phần ngọn theo thứ tự: gốc 2,672% < thân 2,805% < ngọn 2,906%. - Co rút dọc thớ ở phần gốc và phân thân có sự chênh lệch không đáng kể, chỉ tập trung ở phần ngọn. 3. Trên cùng một cây khối lượng thể tích có sự khác nhau, sự thay đổi đó theo hướng tăng dần từ gốc đến ngọn. Kết quả cho thấy cây Vầu tuổi 1 ở phần gốc có khối lượng thể tích là 0,471g/cm³, đến vị trí thân và ngọn có khối lượng thể tích lớn hơn hẳn, cụ thể phần thân là 0,55g/cm³, phần ngọn là 0,57g/cm³. 4. Mật độ của bó mạch biến động từ gốc đến ngọn theo hướng tăng dần cụ thể là gốc 2,732 < thân 2,851 < ngọn 2,970. 5. Theo vị trí trên cây kích thước của bó mạch tăng dần từ gốc đến ngọn theo một quy luật biến động nhất định và chịu sự ảnh hưởng theo vị trí trên cây. Kích thước bó mạch ở chiều tiếp tuyến lớn hơn chiều xuyên tâm. 6. Chiều dài sợi theo vị trí trên cây thì có xu hướng giảm dần từ gốc đến ngọn, giảm dần từ mặt ngoài vào mặt trong.
  • 58. 50 5.2. Kiến nghị - Tiếp tục triển khai nghiên cứu và cần có những phân tích sâu hơn nữa các vị trí trên cây và tuổi cây để có định hướng sử dụng cho cây Vầu đạt hiệu quả cao hơn tại địa bàn của những địa phương khác nhau trên phạm vi rộng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí đến thành phần hóa học của Vầu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí đến tính chất cơ học của Vầu. - Tiếp tục nghiên cứu các hướng sử dụng phù hợp đối với cây Vầu. - Tiếp tục triển khai nghiên cứu về tính chất cấu tạo và tính chất vật lý của Vầu tại địa bàn của những địa phương khác nhau trên phạm vi rộng - Cần mở rộng thêm nghiên cứu tính chất vật lý của Vầu ở nhiều cấp tuổi khác nhau và cần nghiên cứu sâu hơn nghiên cứu siêu hiển vi. - Phòng thí nghiệm cần trang bị thêm các công cụ, dụng cụ, hóa chất để hỗ trợ cho việc nghiên cứu của sinh viên được tốt hơn.