SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
i
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
NGUYỄN TRỌNG NHÂN
TRẦN THỊ LỆ TRINH
MÔ HÌNH LOGISTIC TÍNH TOÁN SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
NĂNG CÓ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: TOÁN ỨNG DỤNG
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. LÊ THÁI SƠN
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2017
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
Nguyễn Trọng Nhân
Trần Thị Lệ Trinh
iii
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy cô ở Khoa Toán – Ứng
Dụng - Trường Đại học Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học
tập tại trường cũng như tạo điều kiện cho bản thân em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Thầy LÊ THÁI SƠN,
người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Sau cùng em muốn gửi lời cám ơn đến gia đình, nơi đã luôn là chỗ dựa tinh
thần và bạn bè là nguồn động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận.
Chân thành cám ơn tất cả.
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa…………………………………………………………………………i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn …………………………………………………………………………..iii
Mục lục……………………………………………………………………………….1
Danh mục ....................................................................................................................3
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................5
Chương 1
Một số vấn đề chung về cơ sở lý luận, phương pháp luận phân tích, đánh giá các chỉ
tiêu lao động việc làm
1.1 Khái niệm nguồn lao động .................................................................................10
1.2 Lực lượng lao động.............................................................................................11
1.2.1 Việc làm.....................................................................................................12
1.2.1.1 Đủ việc làm .........................................................................................14
1.2.1.2 Thiếu việc làm.....................................................................................15
1.2.2 Thất nghiệp ................................................................................................16
1.2.2.1 Thất nghiệp dài hạn.............................................................................18
1.2.2.2 Thất nghiệp ngắn hạn ..........................................................................18
1.2.2.3 Thất nghiệp tạm thời ...........................................................................19
1.2.2.4 Thất nghiệp chu kỳ..............................................................................20
1.2.2.5 Thất nghiệp cơ cấu ..............................................................................20
1.2.2.6 Thất nghiệp tự nhiên............................................................................21
1.3 Phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu .........................................................23
1.3.1 Lực lượng lao động – LLLĐ......................................................................23
1.3.2 Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ ..........................................................................24
1.3.3 Tỷ lệ thiếu việc làm ...................................................................................24
1.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp ........................................................................................26
1.4 Phương pháp luận nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có
việc làm...............................................................................................................27
Chương 2
2
Phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam
Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc
làm ở Việt Nam
2.1 Lực lượng lao động.............................................................................................31
2.1.1 Phân tích chung về LLLĐ..........................................................................31
2.1.2 LLLĐ chia theo nhóm tuổi ........................................................................33
2.1.3 LLLĐ chia theo khu vực thành thị và nông thôn.......................................34
2.1.4 LLLĐ chia theo giới tính...........................................................................36
2.1.5 LLLĐ chia theo trình độ học vấn...............................................................37
2.2 Phân tích lao động có việc làm...........................................................................38
2.2.1 Phân tích lao động có việc làm theo giới tính và khu vực.........................40
2.2.2 Phân tích lao động có việc làm theo nhóm ngành và thành phần kinh tế .40
2.3 Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
có việc làm ở Việt Nam......................................................................................43
2.3.1 Phân tích, lựa chọn mô hình thực nghiệm và xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng có việc làm ...............................................................43
2.3.1.1 Mô tả số liệu........................................................................................43
2.3.1.2 Mô tả biến số.......................................................................................44
2.3.2 Phân tích kết quả mô hình thực nghiệm theo các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng có việc làm .................................................................................47
2.3.2.1 Phân tích mô hình thực nghiệm thu được ...........................................48
2.3.2.2 Phân tích ảnh hưởng tương tác giữa các biến trong mô hình thực
nghiệm.................................................................................................49
KẾT LUẬN...........................................................................................................56
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LLLĐ : Lực lượng lao động
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
THCN : Trung học chuyên nghiệp
TCN : Trung cấp nghề
CĐ : Cao đẳng
CĐN : Cao đẳng nghề
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT Tên sơ đồ Trang
1 Sơ đồ 2.1: Biến động của LLLĐ 2005-2010 32
2 Sơ đồ 2.2: Tốc độ tăng LLLĐ theo khu vực 36
3 Sơ đồ 2.3 LLLĐ có việc làm năm 2005-2010 39
4 Sơ đồ 2.4: Tốc độ tăng LLLĐ có việc làm theo ngành kinh tế năm
2005-2010
42
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
1 Bảng 2.1: Tỷ lệ tham gia LLLĐ từ năm 2005-2010 33
2 Bảng 2.2: Cơ cấu LLLĐ chia theo nhóm tuổi 2005-2010 34
3 Bảng 2.3: LLLĐ chia theo khu vực 2005-2010 35
4 Bảng 2.4: LLLĐ chia theo giới tính 37
5 Bảng 2.5: Cơ cấu LLLĐ chia theo trình độ học vấn 2005-2010 38
6
Bảng 2.6: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo giới tính và khu
vực năm 2009-2010
40
7
Bảng 2.7: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo Nhóm nghành
và thành phần kinh tế năm 2005-2010
41
8
Bảng 2.8: Mô hình logistic ước lượng thực nghiệm các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của người trong LLLĐ
49
9 Bảng 2.9a: Xác suất có việc làm của LLLĐ 50
10
Bảng 2.9b: Xác suất có việc làm của LLLĐ theo trình độ học
vấn
54
5
MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của mỗi quốc gia, vừa là mục tiêu,
tiền đề, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Quan tâm đến con người, đặc biệt là giải quyết việc làm, ổn định và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động còn thể hiện bản chất, tính ưu
việt của chế độ Xã hội Chủ nghĩa, đồng thời cũng là vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay
ở Việt Nam.
Sự thịnh vượng của các quốc gia trong thế kỉ XXI sẽ được xây dựng chủ yếu trên
nền tảng văn minh về trí tuệ của con người, khác với trước đây là dựa vào sự giàu có
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để có thể bắt kịp với trình độ quản lý và trình độ khoa
học - kỹ thuật hiện đại của các nước trong khu vực và thế giới trong xu thế hội nhập
ngày càng sâu, rộng vào quá trình toàn cầu hóa kinh tề thế giới hiện nay. Việc chuẩn bị
một đội ngũ người lao động hội tụ những giá trị truyền thống của dân tộc kết hợp với
tinh hoa văn hóa của nhân loại, đó là những con người có đức, có tài, thông minh, sáng
tạo, làm việc quên mình vì sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt về mọi mặt, đủ
năng lực từ quản lý sản xuất kinh doanh, đến điều hành vĩ mô kinh tế - xã hội.
Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định hàng đầu trong sự phát triển kinh tế- xã
hội đất nước. Những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo
phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay, cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực,
cần tạo ra một đội ngũ cán bộ giỏi, đầu đàn tầm cỡ quốc gia và quốc tế thuộc các lĩnh
vực then chốt của khoa học - kỹ thuật, công nghệ - thông tinh, điện tử, y tế, sinh học và
các nghành nghề khác, cần tập trung giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao dân trí, phát
6
triển giáo dục toàn diện, xây dựng các cộng đồng dân cư văn minh, phát triển đội ngũ
tri thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, có đủ năng lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đóng góp tích cực nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức
của Việt Nam.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề việc làm cho người lao động ngày càng trở nên cần
thiết và cấp bách. Việc làm cho người lao động luôn gắn liền với ổn định kinh tế xã
hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo đà cho phát triển kinh tế đất nước trong tương
lai.
Ngày nay, việc nhận thức quan niệm về việc làm và chủ trương giải quyết viêc
làm cho người lao động đã được thay đổi một cách cơ bản. Nếu như trước năm 1986,
xã hội thường quan niệm chỉ có làm việc trong khu vực quốc doanh và tập thể thì ngày
nay “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa
nhận là việc làm”. Quan niệm này đã giúp xóa dần quan niệm cũ, thúc đẩy tinh thần
tích cực, chủ động của người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động đã
đứng vào vị trí trung tâm, năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho
người khác trong các thành phần kinh tế; không thụ động, trông chờ vào sự bố trí việc
làm của Nhà nước. Người sử dụng lao động được khuyến kích đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo mở việc làm. Nhà nước tập trung ban hành luật pháp, cơ
chế, chính sách, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho
mình và cho xã hội.
Thị trường lao động tự do được hình thành, được bảo hộ bằng Bộ Luật Lao động.
Người lao động sở hữu và toàn quyền định đoạt việc sử dụng sức lao động của mình.
Người sử dụng lao động có toàn quyền thuê mướn, tăng giảm số lao động theo yêu cầu
của sản xuất kinh doanh. Sự bảo hộ về mặt luật pháp được thể hiện “Người lao động có
quyền làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ chỗ nào mà pháp
7
luật không ngăn cấm”, “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các
tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù
hợp với nhu cầu của sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật”.
Với chủ trương phát triển nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần, tự do phát triển
sản xuất kinh doanh, mở rộng kinh tế tư nhân, thừa nhận quyền tự do tạo việc làm.
Thừa nhận quyền tự do lựa chọn nơi làm việc, tự do tuyển lao động phù hợp với qui
định của Bộ luật lao động đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của
thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở
khu vực nông thôn.
Những năm đầu của thời kì đổi mới do tác động tích cực của nhiều chính sách,
chương trình và giải pháp về kinh tế xã hội; sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước với qui mô lớn và tốc độ nhanh ở nhiều ngành kinh tế, nhiều khu vực thành
phần kinh tế trên phạm vi cả nước, đặt biệt là ở các khu vực kinh tế trọng điểm, đã tạo
ra được nhiều yếu tố kinh tế xã hội mang tính động lực thúc đẩy thị trường lao động,
phát triển việc làm cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
Chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát
huy nội lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà
nước, các cơ quan chức năng, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trong nước
quốc tế cũng như bản thân người lao động rất cần những thông tin kịp thời, chính xác
và đầy đủ về thị trường lao động. Hay nói một cách khác, việc cung cấp các thông tin
giúp cho người lao động có cơ hội, khả năng tìm kiếm việc làm một cách nhanh chóng
và hiệu quả. Để thực hiện công việc này, cần phải xác định được các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng có việc làm, nó sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng tạo
việc làm một cách có hiệu quả các cơ quan quản lý vĩ mô và xây dựng chính sách cho
Chính phủ, để làm giảm được tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn. Điều đó cũng có nghĩa
là việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm là một hướng
nghiên cứu phù hợp với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Một mặt,
8
đáp ứng với điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển trong nước, mà còn tạo tiền đề
từng bước hội nhập với quốc tế về thị trường lao động.
Lực lượng lao động nói chung (bao gồm trong độ tuổi và trên độ tuổi lao động)
của Việt Nam từ 2005-2010 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,33%, LLLĐ năm
2006 có tốc độ tăng so với năm trước là cao nhất 2,97%, tốc độ tăng của LLLĐ của
năm 2007 là thấp nhất 1,99%. Với tốc độ tăng LLLĐ hàng năm như đã phân tích, cộng
thêm với số mất việc làm trong cơ chế thị trường, số lao động dư do sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước, số bộ đội xuất ngũ… càng làm tăng thêm nhu cầu giải quyết việc làm
hàng năm. Khu vực nông thôn không chỉ có hiện tượng thiếu việc làm mà còn tiềm ẩn
nguy cơ thất nghiệp. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho quá trình đô
thị hóa và phát triển các khu công nghiệp tập trung, trong khi người lao động sống ở
vùng này chưa kịp đào tạo để chuyển đổi nghề và tạo việc làm khác đã dẫn đến tình
trạng thiếu việc làm ngày càng tăng. Lao động tự do di chuyển tự phát đến các vùng đô
thị đang là vấn đề nóng, chưa hoàn toàn quản lý được. Điều này đặt vấn đề sử dụng tài
nguyên lao động, phân công lao động và ổn định xã hội, vì con người là chủ thể, là
động lực cũng là mục đích của phát triển kinh tế.
Xuất phát từ hiện thực đó, dưới góc độ của các cơ quan quản lý lao động, để nắm
bắt tinh hình phân bố LLLĐ nhằm tham mưu cho chính phủ đề ra các chính sách về lao
động định hướng trên bình diện vĩ mô. Tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Mô hình
Logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở
Việt Nam”. Từ đó giúp cho việc đánh giá và định hướng khả năng làm việc ở Việt
Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm:
 Thứ nhất, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về nguồn lao động, LLLĐ, việc
làm, thất nghiệp và phương pháp tính các chỉ tiêu này.
9
 Thứ hai, phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam từ năm 2005-2010.
 Thứ ba, từ mô hình thực nghiệm chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
có việc làm ở Việt Nam.
 Thứ tư, khuyến khích chính sách và kết luận.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng có việc làm của nhóm đối tượng tham gia LLLĐ.
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở số liệu gốc về điều tra lao động việc làm
ngày 1/7/2010 trên phạm vi cả nước.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp, phân tích
thống kê và đặc biệt sử dụng phương pháp luận của Kinh tế lượng để phân tích, xây
dựng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm.
5. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 2 chương:
 Chương 1: Một số vấn đề chung về cơ sở lý luận, phương pháp luận phân tích,
đánh giá các chỉ tiêu lao động việc làm.
 Chương 2: Phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam.
Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
có việc làm ở Việt Nam
 Kết luận.
10
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
PHƢƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC
CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
1.1 KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG
- Theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô cũ (Matxcơva
1997- Bản tiếng Nga): Nguồn Lao động là toàn bộ những nguời lao động dưới dạng
tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham
gia lao động).
- Theo từ điển thuật ngữ lao động Pháp (1997-1985- Bản tiếng Pháp) nguồn lao
động không gồm những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc.
Theo quan điểm này phạm vi dân số được tính vào nguồn lao động theo nghĩa hẹp hơn
so với quan điểm nêu trong từ điển thuật ngữ về lao động của Liên Xô cũ.
- Theo giáo trình kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội:
nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động (trừ những người tàn tật, mất
sức lao động loại nặng) và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có làm
việc.
11
1.2 LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG
- Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động (LLLĐ) là một bộ
phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người thất
nghiệp.
- Ở Việt Nam: LLLĐ là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không
có việc làm (dân số hoạt động kinh tế).
Các quan niệm nêu trên về LLLĐ mới chỉ làm rõ được phần nào về mặt định tính
hoặc định lượng của chỉ tiêu LLLĐ, không thể dùng lầm căn cứ đánh giá thống kê về
quy mô LLLĐ.
 Khái niệm về LLLĐ được sử dụng trong cuộc điều tra lao động việc làm ở Việt
Nam năm 2010:
- LLLĐ (tương đương với khái niệm dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ
những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có
nhu cầu làm việc.
- LLLĐ trong độ tuổi lao động (tương đương với khái niệm dân số hoạt động kinh
tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15
tuổi đến hết 60 tuổi và nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không
có việc làm nhưng nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
Khái niệm này về cơ bản thống nhất với quan điểm của ILO và quy định hiện
hành của Tổng cục Thống kê về LLLĐ (LLLĐ đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh
tế), chỉ có cụ thể hơn nhóm thứ hai của LLLĐ là những người thất nghiệp, chứ không
nói chung chung là không có việc làm. Nó được sử dụng làm căn cứ khi tính toán
thống kê LLLĐ ở Việt Nam hiện nay.
12
LLLĐ tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồng nhất với nguồn
lao động. LLLĐ không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như: đang đi học, đang làm nội trợ cho
gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Do vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về
trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật như đã nêu trên, LLLĐ còn bao hàm
các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, kĩ năng nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kĩ
luật lao động, đạo đức làm nghề, sự hiểu biết về luật pháp, khả năng đáp ứng được yêu
cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khả năng hội
nhập với thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới.
Để có thể tính toán thống kê quy mô LLLĐ ở một thời điểm nào đó cần xác định
rõ khái niệm việc làm, người có việc làm và người thất nghiệp.
1.2.1 Việc làm
Việc làm luôn là những vấn đề có tính thời sự và là mối quan tâm không chỉ của
mọi người mà còn là của mọi Chính phủ và mọi tổ chức trong xã hội. Nhìn chung,
trong các lý thuyết về việc làm các học giả đều thống nhất rằng mọi hoạt động được coi
là việc làm khi đáp ứng được hai tiêu chuẩn sau đây:
 Thứ nhất, đó là các hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm
 Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều
kiện cho người lao động tham gia để tạo thu nhập hoặc giảm chi phí trong gia
đình.
Bộ luật Lao động Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua ngày 23 tháng 6 năm
1994 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 tại điều 13 đã quy định:
“Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là
13
việc làm”. Hoạt động đem lại thu nhập có thể được lượng hóa dưới các dạng như:
Người lao động nhận được tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật từ người sử
dụng lao động; tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà
bản thân người lao động làm chủ; đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người
thực hiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình quản lý, tất nhiên các hoạt động
này đều là được pháp luật thừa nhận.
Tuy nhiên, trên thực tế nếu chỉ căn cứ vào hai tiêu thức là tính hợp pháp và thu
nhập để xác định một hoạt động được có được coi là việc làm hay không thì có những
hoạt động khó có thể xác định chính xác được và lại càng khó khan hơn trong việc
đánh giá về vấn đề việc làm. Nếu chỉ căn cứ vào tính hợp pháp của hoạt động thì việc
làm phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia, thậm chí ngay trong cùng một quốc gia
có những hoạt động ở thời kỳ này được coi là việc làm nhưng ở thời kì khác lại không
được coi là việc làm. Mặt khác, nếu căn cứ vào thu nhập đem lại cho người lao động
thì có nhiều loại hoạt động có ích cho xã hội, gia đình, cộng đồng nhưng lại không tạo
ra thu nhập hoặc góp phần tạo ra thu nhập cá nhân hoặc xã hội. Như vậy, có thể thấy
với cách tiếp cận này khái niệm việc làm chưa thể khái quát được bản chất việc làm. Vì
vậy, cần phải có một cách tiếp cận khác trong việc nghiên cứu về việc làm đó là: Có
thể hiểu việc làm như một đơn vị hiểu là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa
sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội. Theo quan điểm này việc làm có các đặc trưng sau:
 Một là, việc làm là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố sức lao động và tư liệu
sản xuất.
 Hai là, mang lại lợi ích (vật chất và tinh thần) cho xã hội.
 Ba là, việc làm đó là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất
hoặc những phương tiện mà họ sử dụng để thực hiện để thực hiện hoạt động.
Sự phù hợp này phải được thể hiện ở cả hai mặt chất lượng và số lượng.
14
Như vậy, chỉ khi ở đâu có sự phù hợp về số lượng của hai yếu tố sức lao động và
tư liệu sản xuất (hoặc phương tiện sản xuất) thì ở đó có việc làm. Từ mối quan hệ này
cho thấy tỷ lệ một đơn vị sức lao động có thể vận hành bao nhiêu đơn vị tư liệu sản
xuất (thường biểu hiện ở chỉ tiêu xuất đầu tư cho một chổ làm việc). Tỷ lệ này phụ
thuộc vào từng nghành nghề, từng nơi làm việc. Mặt khác,trạng thái phù hợp giữa sức
lao động và tư liệu sản xuất chỉ có tính chất tương đối và thường xuyên thay đổi do tiến
bộ khoa học kĩ thuật hay trình độ phát triển của quan hệ sản xuất, theo hướng một đơn
vị lao động sẽ vận hành ngày càng nhiều hơn số đơn vị lao động vật hóa. Khi chuyển
hóa từ trạng thái phù hợp này sang trạng thái phù hợp khác, thông thường sẽ giảm bớt
chi phí lao động, từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm.
Căn cứ vào thời gian thực tế làm việc, chế độ làm việc và nhu cầu làm thêm của
người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra, người có việc làm lại
chia thành 2 nhóm: người đủ việc làm và người thiếu việc làm.
1.2.1.1 Đủ việc làm
“Việc làm đầy đủ” là sự thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về việc làm của các thành viên
có khả năng lao động, nói cách khác là mỗi người có khả năng lao động, muốn làm
việc đều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn. ”Việc làm đầy đủ” mới chỉ đề
cập về mặt số lượng, chưa tính đến yếu tố nguyện vọng, năng khiếu, sở trường, tức là
tính đến yếu tố hợp lý của việc làm.
Theo điều tra lao động việc làm thì người đủ việc làm là người có số giờ làm việc
trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 35 giờ, hoặc những người có số giờ làm
việc nhỏ hơn 35 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm, hoặc những người có số giờ
làm việc nhỏ hơn 35 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ chế độ quy định đối độc hại.
15
1.2.1.2 Thiếu việc làm
“Thiếu việc làm” là tình trạng có việc làm nhưng thời gian làm việc thấp hơn thời
gian quy định và có nhu cầu làm thêm. Thiếu việc làm còn thể hiện dưới dạng làm việc
có năng suất và thu nhập dưới mức thu nhập tối thiểu. Hiện nay, tình trạng thiếu việc
làm còn phổ biến ở khu vực nông thôn.
Thiếu việc làm là vấn đề được xem xét phức tạp hơn đôi chút. Nguyên nghĩa của
từ này trong tiếng Anh là underemployment-tức là chưa sử dụng hết, sử dụng dưới khả
năng của người lao động. Thiếu việc làm được xem xét dưới hai góc độ là thiếu việc
làm hữu hình (nhìn thấy) và thiếu việc làm vô hình (không nhìn thấy).
Thiếu việc làm vô hình là tình trạng người lao động có chuyên môn, có trình độ,
được đào tạo nhưng trong công việc không sử dụng hết năng lực của mình. Thí dụ tình
trạng các cử nhân đại học chỉ được sắp xếp làm các công việc của thư ký văn phòng;
những người có bằng dược sĩ chỉ làm việc tiếp thị thuốc; những người học cao đẳng,
trung cấp chỉ làm các công việc đơn giản của người chỉ cần đào tạo ngắn hạn 3-6
tháng, v.v…Đánh giá tình hình thiếu việc làm nên vô hình là một việc khó khăn, song
nhìn vào thực trạng sử dụng lao động hiện nay ở Việt Nam, tình trạng này không phải
là hiếm mà có thể nói là khá phổ biến.
Thiếu việc làm hữu hình là tình trạng người lao động không có đủ công việc để
làm, do đó không sử dụng hết thời gian lao động mà họ có và mong muốn được làm.
Có thể do tình trạng thiếu việc làm bằng hai chỉ tiêu: tỷ lệ người thiếu việc làm lao
động, bao nhiêu người không sử dụng hết thời gian lao động. Tỷ lệ sử dụng thời gian
lao động cho biết bình quân người lao động sử dụng bao nhiêu phần trăm quỹ thời gian
làm việc của mình cho công việc. Tình trạng chia việc để làm, dừng việc, nghỉ
việc…chính là bức tranh của thiếu việc làm hiện nay.
16
Theo điều tra lao động việc làm thì người thiếu việc là người có số giờ làm việc
trong tuần lễ tham khảo dưới 35 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với người làm
các công việc nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sang làm việc khi có
việc.
Ngoài ra, còn có khái niệm về “Việc làm hợp lý” là sự phù hợp về mặt số lượng
và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao
hơn của việc làm đầy đủ, “việc làm hợp lý” có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế
xã hội cao hơn.
Hiện nay, còn nhiều người còn chưa có việc làm, nên chúng ta đang tập trung giải
quyết việc làm đầy đủ cho người lao động, mà chưa chú ý tới “việc làm hợp lý”, nhưng
về lâu dài vẫn phải tính đến giải quyết “việc làm hợp lý” để đảm bảo hiệu quả kinh tế
xã hội ngày càng cao hơn.
1.2.2 Thất nghiệp
Người thất ngiệp theo điều tra lao động việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên thuộc
nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm, nhưng
có nhu cầu làm việc và sẵn sang làm việc nhưng chưa tìm được việc.
“Người chưa có việc làm” là người có nhu cầu làm việc,hiện tại chưa tìm được
việc làm, hoặc trước đây đã từng có việc làm, đã có nghề nghiệp nhất định nhưng hiện
do điều kiện, hoàn cảnh nào đó chưa tìm được việc làm. Trong số này chủ yếu là số
công nhân dư ra do sự sắp xếp lại của các doanh nghiệp Nhà nước, những người hết
hạn hợp đồng làm việc, học sinh ra trường chuyên nghiệp và dạy nghề ra trường chưa
tìm được việc làm, người lao động ở nước ngoài trở về…
Thực chất “người thất nghiệp” và “người chưa có việc làm” là cùng một bản chất,
chỉ khác nhau về cách phân chia có tính chất chi tiết của cùng một chỉ tiêu. Do đó, có
17
thể gọi chung “người thất nghiệp là người có nhu cầu làm việc nhưng không có việc
làm, đang đi tìm việc làm”.
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, do sự tác động của cung - cầu
về lao động, đặc biệt là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiện tượng có “người
thất nghiệp” là không tránh khỏi, nó phản ánh một thực tế của quá trình sắp xếp lại của
một cấu trúc kinh tế - xã hội mới. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta không chỉ có thất
nghiệp tạm thời do thay đổi cơ cấu, mà còn có thất nghiệp tiềm ẩn, thất nghiệp không
hoàn toàn (do hiệu suất sử dụng thời gian lao động còn thấp, nhất là ở nông thôn)
chiếm tỷ trọng lớn cùng với tỷ lệ tăng cao hàng năm của nguồn lao động càng làm cho
tình hình thất nghiệp càng gay gắt. Thực tế đang đòi hỏi phải có chính sách, giải pháp
đồng bộ để hạn chế tỷ lệ người thất nghiệp.
Tất cả các nền kinh tế dù phát triển, hay đang phát triền đều phải đối mặt với vấn
đề thất nghiệp, nhưng vấn đề này có thể trở nên đặc biệt gay gắt trong các xã hội đang
trải qua thời kỳ quá độ, khó khăn từ một nền kinh tế tập trung chịu sự kiểm soát của
Chính phủ sang một nền kinh tế thị trường. Mặc dù việc Chính phủ dở bỏ kiểm soát giá
cả đã cho phép cung và cầu – hai hoạt động lực chính của tất cả các nền kinh tế thị
trường – có thể thực hiện chức năng của chúng mà không bị cản trở, nhưng điều này
cũng đồng thời gây ra tình trạng thất nghiệp ngắn hạn.
Do không còn kiểm soát giá cả, chính cầu tiêu dung chứ không phải quyết định
của Chính phủ sẽ tạo ra tính đa dạng của hàng hóa chào bán. Khi ngọn gió cạnh tranh
bắt đầu thổi khắp nền kinh tế, chúng khiến cho các doanh nghiệp không hiệu quả phải
đóng cửa hoặc cắt giảm nhân công để có thể tồn tại. Kết quả là thất nghiệp tăng lên do
các công ty phải cố gắng để hạn chế chi phí của họ. Do trợ cấp của Chính phủ bị cắt
giảm, nên nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp lớn của Nhà nước vốn
thuê rất nhiều nhân công phải điều chỉnh chính sách lao động.
18
Tuy nhiên, bên cạnh những thiệt hại về thất nghiệp lại là các lợi ích về tự do giá
cả và sự thiết lập quyền sở hữu tài sản và hình thành các doanh nghiệp làm nền tảng
kinh tế của xã hội. Các doanh nhân, nhìn thấy các cơ hội kinh doanh mới, đã thuê công
nhân và sản xuất các hàng hóa và dịch vụ mới. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước
sẽ tìm kiếm các cơ hội để đầu tư thu lợi. Không chỉ có số lượng cơ hội việc làm tăng
lên, mà khi các doanh nghiệp mới ra đời, khiến tính đa dạng của chúng cũng tăng theo,
làm nâng cao tính linh hoạt và các lựa chọn việc làm cho người lao động.
Trong nhiều trường hợp, sự khác biệt giữa người lao động và chủ doanh nghiệp
có thể không rõ ràng, do một cá nhân học hỏi được các kỹ năng từ một công ty và sau
đó tách ra để thành lập công ty riêng của họ để cung cấp các sản phẩm mới, tốt hơn
hoặc rẻ hơn trong cùng một lĩnh vực. Tỉ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ lạm phát ngày
càng giảm khi nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động được thiết lập.
Nếu căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp lại được chia thành: thất
nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn.
1.2.2.1 Thất nghiệp dài hạn
Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc
từ thời điểm điều tra trở về trước
1.2.2.2 Thất nghiệp ngắn hạn
Là người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm
điều tra trở về trước
Phần lớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác định người thất nghiệp, tuy nhiên
cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có việc làm.
19
Ở nước ta, quy định trong các cuộc điều tra xác định người thất nghiệp là: người
không có việc làm trong thời gian 7 ngày trước lúc điều tra. Ở Úc quan niệm người thất
nghiệp là những người không có việc làm trong tuần lễ điều tra và chủ động tìm việc
làm cả ngày hoặc nửa ngày tại bất kỳ một thời điểm nào trong 4 tuần bao gồm cả tuần
điều tra và sẵn sàng làm việc khi có việc làm.
Khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệp được phân ra
các loại khác nhau như: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ, thất nghiệp có
tính cơ cấu và thất nghiệp tự nhiên
1.2.2.3 Thất nghiệp tạm thời
Là thất nghiệp phát sinh ra do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các
vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Trong một nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn luôn có một số chuyển động
nào đó do người ta tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường, hoặc chuyển đến một thành
phố mới. Phụ nữ có thể quay lại LLLĐ sau khi có con. Do những công nhân thất
nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặc tìm những công việc tốt hơn, cho nên
người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “tự nguyện”.
Tuy nhiên, thất nghiệp không thể biến mất, ngay cả trong các nước có nền kinh tế
phát triển. Trong một nền kinh tế thị trường, một số người lao động thường xuyên thay
đổi công việc hoặc chờ đợi công việc đầu tiên sau khi gia nhập thị trường lao động.
Điều này, được gọi là thất nghiệp tạm thời, và xét về nhiều mặt, nó chỉ đơn giản phản
ánh tính tự do và linh hoạt của người lao động trong việc tìm kiếm các công việc có
lương tốt hơn và đưa lại sự hài long nghề nghiệp cao hơn. Nếu người lao động không
tự do lưu chuyển theo cách này sẽ dẫn đến việc tạo ra một mức thất nghiệp nhất định –
thì cả tính cạnh tranh và sản lượng đều giảm đi.
20
Người lao động thất nghiệp tạm thời thường không phải chịu tình trạng mất việc
lâu và do họ tự nguyện chọn lựa cách thay đổi công việc hoặc tham gia đào tạo, nên
thất nghiệp tạm thời nhìn chung không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với một
nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, tại hầu hết các quốc gia, một tỉ lệ lao động nhất
định trong một LLLĐ năng động sẽ bị thất nghiệp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào.
Các nhà kinh tế học thường xếp các nền kinh tế như vậy vào loại “đầy đủ việc làm”.
1.2.2.4 Thất nghiệp chu kỳ
Là thất nghiệp xuất hiện khi mức chi tiêu và sản lượng trong nền kinh tế giảm sút
và các quốc gia bước vào một thời kỳ đình trệ hoặc khủng hoảng.
Trên thực tế, mức thất nghiệp cao là một trong những thước đo chính cho thấy
tính nghiêm trọng của sự suy sụp kinh tế. Ví dụ, khi cuộc Đại khủng hoảng ở trong tình
trạng tồi tệ nhất thì có 25% LLLĐ ở châu Âu và Hoa Kỳ bị thất nghiệp. Đây là một
dạng thất nghiệp sẽ được giải quyết bằng các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia
được thiết kế đặc biệt.
1.2.2.5 Thất nghiệp cơ cấu
Là thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu đối
với người lao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao
động tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi, trong khi đó
mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng.
Như vậy, trong thực tế có xảy ra những sự mất cân đối trong các nghề nghiệp
hoặc trong các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực khác. Nếu
tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trên các thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền
lương hạ xuống trong những khu vực có nguồn cung cao và tăng lên trong những khu
vực có mức cầu cao.
21
Thất nghiệp cơ cấu ảnh hưởng đến những công nhân không có học vấn, không
được đào tạo hay không có kinh nghiệp cần thiết để duy trì trong nền kinh tế ngày nay.
Nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng cao hoặc khả năng học hỏi nhanh chóng các quy trình
và các kỹ thuật mới từ các sổ tay kỹ thuật và các khóa đào tạo ngắn hạn. Tương tự, các
cơ hội nghề nghiệp trong thời đại thông tin cũng đòi hỏi một mức độ học vấn và
chuyên môn nhất định về giao tiếp, ngôn ngữ, khoa học và quản lý. Mặc dù thất nghiệp
cơ cấu thường chỉ ảnh hưởng đến một tỷ lệ nhỏ công nhân trong một nền kinh tế vào
một thời điểm nhất định, nhưng việc giải quyết vấn đề này có thể rất chậm và tốn kém
– và đó là một lý do nữa để giải thích vì sao chương trình giáo dục quốc gia lại quan
trọng với tăng trưởng và cơ hội kinh tế.
Với mỗi loại thất nghiệp trong cơ cấu hệ thống của LLLĐ, thường được phân tổ
chi tiết theo các tiêu thức mỗi nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn kỹ thuật, nghề nghiệp, khu vực thành thị, nông thôn, vùng lãnh thổ, làm cơ sở để
đi sâu phân tích đánh giá thống kê về thực trạng, xu hướng, biến động cũng như tác
động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến tình trạng việc làm của LLLĐ. Thông
tin thu nhập, tổng hợp được là căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng các kế hoạch ngắn
hạn và dài hạn cũng như các chính sách và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, bố
trí sử dụng LLLĐ xã hội và giải quyết việc làm ở các cấp, các ngành.
1.2.2.6 Thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp luôn luôn tồn tại vì mọi người thường phải dành thời gian để tìm
kiếm công việc phù hợp.
Vào bất kì thời điểm nào, trong khi một số người vẫn đang tìm kiếm việc làm, thì
những người khác đang từ bỏ việc làm.
Điều gì xác định mức đặc trưng, hay “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” điểm mà mọi
người nhận được việc và mất việc xấp xỉ cân bằng nhau?
22
Dân số học đóng một vai trò quan trọng, những người trẻ thường ít chắc chắn về
cái mà họ muốn làm, và nhanh chóng thay đổi hơn. Phụ nữ dường như rời bỏ hay bắt
đầu công việc vì lý do có liên quan đến gia đình. Tương tự, càng nhiều người trẻ và
nhiều phụ nữ như vậy sẽ dẫn đến một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao hơn. Đó không
phải là điều tồi tệ, mà nên nhớ rằng tìm kiếm phục vụ cho một chức năng kinh tế sống
còn.
Tương tự, công nhân có trình độ càng cao thì càng ít thay đổi công việc hơn. Nếu
có chuyên môn cao họ có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp hơn. Những công
nhân có trình đọ thấp hơn thường thay đổi công việc nhiều hơn.
23
CẤU TRÚC DÂN SỐ VÀ LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG
1.3 Phƣơng pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu
1.3.1 Lƣc lƣợng lao động(LLLĐ,Labour Force: LF)
LLLĐ được xác định bằng tổng dân số từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm ( E ) và
dân số không có việc làm (thất nghiệp: U)
Công thức tính có dạng như sau:
(1.1)
Tổng dân số
Dân số <15 tuổi Dân số ≥15 tuổi
Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng
lao động
Có việc làm Thất nghiệp
Đủ
việc
làm
Thiếu
việc
làm
Thất
nghiệp
dài hạn,
ngắn hạn
Thất nghiệp
tạm thời, chu
kì, cơ cấu, tự
nhiên
Đang đi học;
Nội trợ gia đình;
Già cả, ốm đau;
Không còn khả năng
lao động;
Lý do khác;
24
Các thành phần E và U thu được nhờ kết quả của cuộc điều tra và nó có sự biến
động theo thời gian.
1.3.2 Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ (Labour Force Participation Rate: LFR)
Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ có thể tính đối với toàn bộ dân số hoặc đối với một bộ
phận dân số theo độ tuổi, giới tính và nó được xác định bằng tỷ số giữa dân số hoạt
động kinh tế nằm trong loại đó (LLLĐ) với dân số loại đó.
Biểu thức có dạng:
( ) (1.2)
Trong đó:
LF: dân số thuộc LLLĐ
NLF: dân số không thuộc LLLĐ
U: số người thất nghiệp
E: số người có việc làm
LFR: tỷ lệ tham gia vào LLLĐ
Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ thường được sử dụng để ước tính quy mô của dự trữ
lao động trong phạm vi một nền kinh tế và có nhiệm vụ quan trọng trong các thống kê
thất nghiệp.
1.3.3 Tỷ lệ thiếu việc làm
ILO đã tiến hành nghiên cứu thể nghiệm nhiều lần về phương pháp xác định tình
trạng thiếu việc làm. Ngày 7/10/1998, hội nghị do ILO tổ chức tại Geneva đã thống
25
nhất thành lập “Ủy ban về xây dựng phương pháp xác định tình trạng thiếu việc làm”.
Hội nghị có tới 20 nước tham dự trong đó có 8 nước thuộc châu Á.
Hội nghị đã thống nhất phương pháp xác định tình trạng thiếu việc làm và các
dạng của thiếu việc làm. Theo kết luận của Ủy ban, số người thiếu việc làm được biểu
hiện dưới hai dạng: người thiếu việc làm hữu hình và người thiếu việc làm không đầy
đủ.
Người thiếu việc làm hữu hình (dạng nhìn thấy được) là số người làm việc nhưng
số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo ít hơn mức quy định vì các lý do kỹ thuật hay
do họ không thể tìm kiếm đc việc làm đầy đủ.
Người thiếu việc làm không nhìn thấy (dạng vô hình) bao gồm tất cả những người
đang làm việc trong thời gian khảo sát, muốn thay đổi việc làm hiện tại (đặc biệt đối
với người tự làm) tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia. Có thể là do mong muốn
được sử dụng kỹ năng phù hợp hơn và được trả lương cao hơn.
Từ định nghĩa về hai dạnng thiếu việc làm nêu trên, ILO đưa ra hai tiêu thức cơ
bản để xác định người thiếu việc làm là: trong tuần lễ tham khảo làm việc ít hơn mức
thời gian quy định (thời gian chuẩn) và có tìm kiếm việc làm thêm giờ.
Các tiêu chí đánh giá tình trạng thiếu việc làm của ILO được xác định như sau:
 Tỷ lệ người thiếu việc làm: là tỷ lệ giữa số người thiếu việc làm và số người có
việc làm, hoặc giữa số người thiếu việc làm và dân số hoạt động kinh tế (LLLĐ).
Công thức tính:
( )( ) (1.3)
( )( )
( )
(1.4)
26
 Tỷ lệ thời gian thực tế làm việc: là tỷ lệ giữa thời gian thực tế làm việc so với
tổng của thời gian thực tế làm việc và thời gian có nhu cầu làm thêm.
Công thức tính:
( )
(1.5)
1.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate: UR)
Tổng số người thất nghiệp được xác định như là một phần của tổng số người
thuộc LLLĐ trừ đi tổng số người có việc làm.
Công thức tính: – (1.6)
U: là tổng số người thất nghiệp
LF: là tổng số người thuộc LLLĐ
E: là tổng số người có việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa người thất nghiệp so với toàn bộ LLLĐ.
Biểu thức có dạng:
( ) (1.7)
Trong đó: UR là tỷ lệ thất nghiệp
27
1.4 Phƣơng pháp luận nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng có việc làm
Trên cơ sở số liệu thực tế điều tra lao động – việc làm năm 2005, chúng ta nghiên
cứu khả năng có việc làm của người trong LLLĐ, tức là nghiên cứu biến phụ thuộc
không thể đo lường theo tính liên tục (mà chỉ là có hay không có việc làm) với các biến
độc lập vừa là biến lượng vừa là biến chất. Nếu bằng phương pháp phân tích hồi quy
truyền thống (OLS) để hồi quy trực tiếp thì khônng thể giải quyết được bài toán này.
Sau khi nghiên cứu và so sánh một số mô hình lý thuyết, chúng ta quyết định chọn mô
hình Logistic để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố tới khả năng có việc. Phương
pháp phân tích này có nhiều điểm ưu việt hơn một số phương pháp khác, bởi lẽ phương
pháp này có thể tận dụng được những ưu điểm của phương pháp phân tích phân biệt
(discriminant analysis) vừa tận dụng được những ưu điểm của phương pháp phân tích
hồi quy tương quan, khi mà nhiều biến phụ thuộc (Y) của phương pháp hồi quy
Logistic lại là một biến nhị phân (binary) chứ không phải một biến số học.
Mục này sẽ tập trung vào cơ sở phương pháp luận để ước lượng mô hình xác định
khả năng có việc làm của những người trong LLLĐ. Vì vậy trong nghiên cứu này,
chúng ta đi sâu vào phân tích mô hình Logistic trong việc xác định các xác suất đánh
giá ảnh hưởng của từng nhân tố tới khả năng có việc làm của người tham gia LLLĐ.
Trong mô hình Logistic, các xác suất được xác định bằng công thức:
(1.8)
Trong đó: Xi = (1, X2i, X3i,…, Xki) và β = (β1, β2,…, βk)
Trong mô hình trên không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập.
Phương trình xác định trên được gọi là hàm phân bố logistic. Trong hàm này khi Xiβ
28
nhận giá trị từ -∞ đến ∞, thì nhận giá trị từ 0-1, phi tuyến với cả X và tham số β.
Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp phương pháp OLS để ước lượng.
Người ta dung phương pháp ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β. Sauk hi ước
lượng ta được ̂, ta có thể tính được ước lượng xác suất pi = P(Y=1|Xi)
̂
( ̂)
( ̂)
(1.9)
Như vây, trong mô hình LOGIT chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp
của biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất để Y nhận
giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y. Hay nói cách khác, trong mô hình này là xác định
xác suất để người thứ i trong mẫu có việc làm (tức là Yi nhận giá trị 1)
Ảnh hưởng của nhân tố Xk đến xác suất pi được tính như sau:
( ̂)
( ( ̂))
( ) (1.10)
Một trong vấn đề khó khăn và có khi khá nan giải trong việc phân tích hồi quy
Logistic đa biến là chọn một mô hình có thể mô tả đầy đủ dữ liệu. Một nghiên cứu với
một biến phụ thuộc vào Y và 3 biến độc lập X1, X2, X3, chúng ta có thể có những mô
hình để dự đoán là Y=f(X1);Y=f(X2);Y=f(X3); Y=f(X1,X2); Y=f(X1,X3); Y=f(X3,X2);
Y=f(X1,X2,X3); trong đó f là hàm số. Tổng quát nếu ta có k biến độc lập X1, X2,…, Xk
khi đó ta sẽ có 2k
– 1 mô hình để dự đoán Y. Trong trường hợp nhiều mô hình như vậy,
vấn đề đặt ra là mô hình nào được xem là tối ưu? Hay câu hỏi khác đặt ra: thế nào là
“tối ưu”? Nói một cách ngắn gọn một mô hình tối ưu phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản là:
đơn giản; đầy đủ; và có ý nghĩa thực tế.
Tiêu chuẩn đơn giản đòi hỏi mô hình có ít biến độc lập. Vì quá nhiều biến số thì
vấn đề diễn giải, phân tích sẽ trở nên khó khăn và có khi thiếu thực tế. Ví dụ như một
29
mô hình có 3 biến độc lập mà có khả năng mô tả dữ liệu tương đương với 5 biến độc
lập thì mô hình đầu sẽ được chọn. Mô hình đơn giản là mô hình tiết kiệm.
Tiêu chuẩn đầy đủ ở đâu có nghĩa là mô hình đó phải mô tả dữ liệu một cách
thỏa đáng, tức là phải tiên đoán gần (hay càng gần càng tốt) với giá trị thực tế quan sát
của biến phụ thuộc Y.
Tiêu chuẩn có ý nghĩa thực tế có nghĩa là mô hình đó phải phù hợp cả về lý
thuyết và thực tế. Đây là tiêu chuẩn quan trọng, bởi vì nếu một phân tích thống kê dẫn
đến một mô hình đầy dù rất có ý nghĩa toán học (thống kê) mà không có ý nghĩa thực
tế thì mô hình đó cũng không có giá trị khoa học thực sự.
Từ cơ sở dữ liệu điều tra lao động – việc làm năm 2010, theo cách phân tích trên,
chúng ta sẽ xây dựng được mô hình đánh giá xác suất có việc làm của người thứ i trong
LLLĐ theo tiêu chuẩn sau:
( ) (1.11)
Trong tiêu chuẩn này: Pi
c
là xác suất để người thứ i trong LLLĐ có việc làm. Các
hệ số β1, β2,…, βk là chưa biết cần ước lượng, các nhân tố X2, X3,…,Xk là các biến độc
lập tương ứng với các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của người thứ i.
Việc giải thích kết quả thu được cũng giống như các mô hình hồi quy chuẩn, chỉ
có điều khác biệt là ở cách giải thích các hệ số thu được khi hồi quy thực nghiệm mô
hình.
Định nghĩa: hệ số chênh lệch có việc làm là tỷ số giữa xác suất có việc làm ( ) và
xác suất không có việc làm của người thứ i ( ) theo công thức sau:
(1.12)
30
Trong đó: HScv – hệ số chênh lệch có việc làm (hay còn gọi là tỷ số ưu thế)
Trong mô hình hồi quy Logistic, khi một biến độc lập tăng lên 1 đơn vị (chẳng
hạn biến thứ k) và tất cả các biến độc lập khác giả thiết là không thay đổi, khi đó hệ số
chênh lệch có việc làm ước tính thay đổi một lượng bằng , ở đây βk là hệ số hồi quy
yếu tố k (biến k) thu được từ ước lượng mô hình thực nghiệm logistic và chính là tỷ số
khả dĩ.
Vì = 1 - , kết hợp với công thức (1.12) ta tính được xác suất có việc làm
theo công thức sau:
(1.13)
31
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở
VIỆT NAM
MÔ HÌNH LOGISTIC TÍNH TOÁN SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
CÓ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM
Để có thể nắm bắt được ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có
việc làm ở có việc làm ở Việt Nam. Trước hết, chúng ta cần phải tập trung phân tích
thực trạng lao động việc làm qua các số liệu thu thập được về lao động - việc làm từ
năm 2005-2010. Từ đó, đưa ra các nhận định, các đánh giá làm cơ sở cho việc xác định
các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng có việc làm để đưa vào mô hình thực
nghiệm. Sau đây là một số phân tích thực trạng từ các số liệu thực tiễn thập được.
2.1 Lực lƣợng lao động
2.1.1 Phân tích chung về LLLĐ
LLLĐ hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người đủ 15
tuổi trở lên có việc làm và những người không có việc làm nhưng có khả năng làm việc
và có nhu cầu làm việc.
32
Hình 2.1 Biến động của LLLĐ 2005-2010
LLLĐ cả nước hàng năm đều tăng lên. Năm 2005 LLLĐ cả nước là 44 905 triệu
người, năm 2010 là 50 393 ; tốc độ tăng trung bình hàng năm là 2.33%.
LLLĐ năm 2006 có tốc độ tăng so với năm trước là cao nhất 2.97%, tốc độ tăng
của LLLĐ của năm 2007 là thấp nhất 1.99% (Xem hình 2.1)
Mặc dù, dân số tham gia LLLĐ cả nước tăng trung bình hàng năm là 2.33% song
tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên nhìn chung tăng. Năm 2005 tỷ lệ là
74.10% đến năm 2010 là 76.78% (Xem bảng 2.1). Điều này có thể giải thích bởi do tốc
độ tăng của dân số từ 15 tuổi trở lên trung bình hàng năm là (1.62%) thấp hơn tốc độ
tăng của LLLĐ (2.33%).
42000
43000
44000
45000
46000
47000
48000
49000
50000
51000
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
2005 2006 2007 2008 2009 2010
LLLĐ (Triệu người)
Tốc độ tăng LLLD (%)
33
Bảng 2.1: Tỷ lệ tham gia LLLĐ từ năm 2005-2010
( đơn vị tính : triệu người )
Năm Dân số trên 15 tuổi LLLĐ Tỷ lệ tham gia LLLĐ (%)
2005 60.603 44.905 74.10
2006 61. 689 46.239 74.95
2007 63.428 47.160 74.35
2008 64.744 48.210 74.46
2009 64.515 49.322 76.45
2010 65.632 50.393 76.78
( Nguồn số liệu : Tổng Cục Thống Kê )
2.1.2 LLLĐ chia theo nhóm tuổi
LLLĐ nước ta từ năm 2005-2010 nhìn chung có xu hướng già hóa:
 LLLĐ ở nhóm tuổi 15-24 năm 2005 chiếm 20.4% so với tổng LLLĐ, năm 2010
là 18.3% so với tổng LLLĐ, ở nhóm tuổi 25-49 năm 2005 chiếm 63.3% tổng
LLLĐ, năm 2010 là 61.4%; LLLĐ ở nhóm tuổi 50+ năm 2005 chiếm 16.3% tổng
LLLĐ, năm 2010 là 20.3%.
 Từ năm 2005 đến 2010 tỷ trọng của LLLĐ trẻ (15-24 tuổi) giảm xuống trong khi
đó tỷ trọng của LLLĐ lớn tuổi (50+) lại có xu hướng tăng lên. (Xem bảng 2.2)
34
Bảng 2.2: Cơ cấu LLLĐ chia theo nhóm tuổi 2005-2010
Năm
Chia theo nhóm tuổi (%)
Tổng số 15 – 24 25 – 49 50+
2005 100.0 20.4 63.3 16.3
2006 100.0 21.0 63.7 15.3
2007 100.0 18.2 62.3 19.5
2008 100.0 18.1 62.2 19.7
2009 100.0 18.6 61.4 20.0
2010 100.0 18.3 61.4 20.3
( Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê )
2.1.3 LLLĐ chia theo khu vực thành thị nông thôn
Năm 2005 LLLĐ của khu vực thành thị là 11 462 triệu người, chiếm 25.5%
LLLĐ cả nước; Năm 2010 là 14 107 triệu người, chiếm 28.0% LLLĐ cả nước. Cơ cấu
LLLĐ theo khu vực thành thị và nông thôn đang diễn ra theo xu hướng:
 Tỷ lệ LLLĐ nông thôn giảm từ 74.5% xuống còn 72.0%. Trong khi đó tỷ lệ
LLLĐ thành thị tăng từ 25.5% lên 28.0%. Điều này cho thấy rằng có việc biểu
hiện của việc thu hút LLLĐ từ nông thôn vào thành thị và do việc đô thị hóa ngày
càng gia tăng làm cho LLLĐ tăng lên theo (Xem bảng 2.3)
35
Bảng 2.3: LLLĐ chia theo khu vực 2005-2010
Năm
LLLĐ ( Triệu người) Cơ cấu LLLĐ (%)
Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn
2005 44.905 11.462 33.443 100.0 25.5 74.5
2006 46.239 12.266 33.973 100.0 26.5 73.5
2007 47.160 12.409 34.751 100.0 26.3 73.7
2008 48.210 13.175 35.035 100.0 27.3 72.7
2009 49.322 13.272 36.050 100.0 26.9 73.1
2010 50.393 14.107 36.286 100.0 28.0 72.0
( Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê )
 Tốc độ tăng bình quân năm của LLLĐ khu vực thành thị từ năm 2005 đến 2010
là 3.56% và của khu vực nông thôn là 1.37%. Mặc dù tốc độ tăng của LLLĐ
khu vực thành thị nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng LLLĐ khu vực nông thôn,
nhưng cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn vẫn chưa có sự thay đổi lớn.
LLLĐ nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn gấp 3 lần so với khu vực thành thị
(Xem hình 2.2). Điều đó đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách cần có cơ chế
để tạo ra nhiều chổ làm việc mới để thu hút lao động tại khu vực nông thôn đang
là vấn đề bức xúc cần giải quyết sớm.
36
Hình 2.2 Tốc độ tăng LLLĐ theo khu vực
2.1.4 LLLĐ chia theo giới tính
Năm 2005, LLLĐ nam chiếm 52.3%, LLLĐ nữ chiếm 47.7% tổng LLLĐ cả
nước. Năm 2010 LLLĐ nam chiếm 51.4%, LLLĐ nữ chiếm 48.6% tổng LLLĐ cả
nước. Như vậy, tỷ lệ LLLĐ nam từ 2005 đến 2010 tăng 2% còn tỷ lệ LLLĐ nữ là
2.76% .
Có thể nhận thấy tỷ lệ LLLĐ nữ có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp
hơn so với tỷ trọng của LLLĐ nam (bảng 2.4)
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
6.00
7.00
8.00
0
5
10
15
20
25
30
35
40
2005 2006 2007 2008 2009 2010
LLLĐ-TT (Triệu người)
LLLĐ-NT (Triệu người)
Tốc độ tăng LLLĐ-TT (%)
Tốc độ tăng LLLĐ-NT(%)
37
Bảng 2.4: LLLĐ chia theo giới tính 2005-2010
Năm
LLLĐ (Triệu người) Cơ cấu LLLĐ (%)
Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ
2005 44.905 23.493 21.411 100.0 52.3 47.7
2006 46.239 24.614 21.625 100.0 53.2 46.8
2007 47.160 23.945 23.215 100.0 50.8 49.2
2008 48.210 24.709 23.501 100.0 51.3 48.7
2009 49.322 25.656 23.666 100.0 52.0 48.0
2010 50.393 25.897 24.496 100.0 51.4 48.6
( Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê )
2.1.5 LLLĐ chia theo trình độ học vấn
Chất lượng của LLLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Chất lượng của LLLĐ được hình thành thông qua hệ thống giáo dục và
đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam có ưu thế là trình độ học vấn của người lao động
khá cao. Việc tăng đầu tư giáo dục đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu trình độ học vấn của
người lao động.
Qua bảng 2.5, chúng ta thấy tỷ lệ LLLĐ mù chữ năm 2005 là 3.97% nhưng đến
năm 2010 đã tăng lên 4.04%, tức là tăng 0.07%. Trong khi đó, tỷ lệ LLLĐ chưa tốt
nghiệp tiểu học năm 2005 còn tương đối cao 16.49%, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này đã
giảm xuống chỉ còn 13.09%, như vậy trình độ đã tăng lên 3.4%.
38
Bảng 2.5: Cơ cấu LLLĐ chia theo trình độ học vấn 2005-2010
( đơn vị tính : % )
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Không biết chữ 3.97 3.58 3.74 4.24 4.10 4.04
Chưa TN tiểu học 16.49 16.11 15.80 15.48 14.20 13.09
TN tiểu học 29.29 30.02 31.71 31.51 29.73 29.09
TN THCS 33.01 32.70 30.46 30.40 32.36 32.58
TN THPT 17.24 17.59 18.29 18.37 19.60 21.20
Tổng 100 100 100 100 100 100
( Nguồn số liệu : Tổng Cục Thống Kê )
Số người tốt nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông đã tăng liên tục qua các năm.
Năm 2005 tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của LLLĐ là 17.24%, đến năm 2010
tăng lên 21.20%, tức là tăng thêm 3.96%.
Tóm lại, cơ cấu LLLĐ của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 chuyển dịch theo
hướng: LLLĐ có trình độ học vấn phổ thông tăng và LLLĐ chưa tốt nghiệp tiểu học
giảm dần.
2.2 Phân tích lao động có việc làm
Việc làm được hiểu như là mọi hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn
cấm. Các hoạt động được xác định là việc làm gồm:
 Các công việc được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
 Các công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia
đình mà không nhất thiết phải được trả công cho công việc đó.
39
Người có việc làm là người mà trong tuần lễ trước thời điểm điều tra:
 Đang làm các công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền
hoặc bằng hiện vật.
 Đang làm các công việc mà có thể không hưởng tiền lương, tiền công hay lợi
nhuận trong các hoạt động của cơ sở kinh tế của hộ gia đình mình.
 Đã có công việc trước đó song tuần lễ trước thời điểm điều tra tạm thời không
làm việc vì các lí do khác nhau và sẽ trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ.
Theo kết quả điều tra lao động việc làm, số người có việc làm trong cả nước hàng năm
đều tăng. Năm 2005 là 42 775 triệu, đến năm 2010 tăng lên 49 049 triệu với tốc độ
tăng trung bình mỗi năm là 2.78% và số người có việc làm tăng lên trung bình hàng
năm là 627 nghìn người (Xem hình 2.3)
Hình 2.3: LLLĐ có việc làm năm 2005-2010
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
39000
40000
41000
42000
43000
44000
45000
46000
47000
48000
49000
50000
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Số người có việc làm
(Triệu người)
Tốc độ tăng (%)
40
2.2.1 Phân tích lao động có việc làm theo giới tính và khu vực
Đến năm 2010 lao động có việc làm khu vực thành thị là 14 231 triệu người,
chiếm 28% tổng số LLLĐ có việc làm cả nước; lao động có việc làm khu vực nông
thôn là 36 606.2 triệu người chiếm 72% tổng số LLLĐ có việc làm cả nước. Số lao
động nam có việc làm chiếm tỷ lệ lớn hơn so với lao động nữ ở cả thành thị và nông
thôn. Sự chênh lênh về tỷ lệ việc làm giữa nam và nữ ở thành thị là 5.6% lớn hơn so
với ở khu vực nông thôn là 1.6% (xem bảng 2.6)
Bảng 2.6: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo giới tính và khu vực năm 2009-2010
Năm Chung Thành Thị Nông Thôn
Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ
2009 100 51.3 48.7 27.4 52.7 47.3 72.6 50.9 49.1
2010 100 51.4 48.6 28.0 52.8 47.2 72.0 50.8 49.2
(Nguồn số liệu : Tổng Cục Thống Kê)
2.2.2 Phân tích lao động có việc làm theo nhóm nghành và thành phần kinh tế
Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nghành kinh tế dù chuyển dịch chậm nhưng vẫn
theo hướng tích cực:
 Năm 2010 trong hơn 49 triệu lao động có việc làm của cả nước có tới 49.5%
làm việc ở khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp); 20.9% làm việc ở khu vực II
(công nghiệp và xây dựng) và 29.6% làm việc ở khu vực III (dịch vụ).
 Cũng trong năm 2010, tính chung cả nước có 10.4% lao động có việc làm
trong khu vực kinh tế nhà nước; 86.1% đang làm việc trong khu vực kinh tế
41
ngoài nhà nước và 3.5% làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài (Xem bảng 2.7)
Bảng 2.7: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo Nhóm nghành và thành phần kinh
tế năm 2005-2010
( đơn vị tính : % )
2005 2006 2007 2008 2009 2010
1. Phân theo ngành kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Nông-Lâm-Ngư nghiệp 55.1 53.7 52.9 52.3 51.5 49.5
Công nghiệp-Xây dựng 17.7 18.8 18.9 19.3 19.9 20.9
Dịch vụ 27.2 27.5 28.2 28.4 28.6 29.6
2. Phân theo Loại hình kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
Nhà nước 11.6 11.2 11.0 10.9 10.6 10.4
Ngoài nhà nước 85.8 85.8 85.5 85.5 86.2 86.1
Có vốn đầu tư nước ngoài 2.6 3.0 3.5 3.6 3.2 3.5
(Nguồn số liệu : Tổng cục thống kê)
 Nếu so sánh chuyển dịch cơ cấu trong 6 năm từ năm 2005 đến năm 2010, cơ cấu
lao động có việc làm theo ba khu vực kinh tế như sau:
 Khu vực I: Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm từ 55.1% xuống còn 49.5% tức
là giảm 5.6%.
 Khu vực II: Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 17.7% lên 20.9% tức là tăng
3.2%.
 Khu vực III: Dịch vụ tăng từ 27.2% lêm 29.6% tức là tăng 2.4%.
42
Quan sát qua các năm, khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp là khu vực giảm liên
tục, năm có tỷ lệ so với tổng số thấp nhất là 2010. Ngược lại, hai khu vực Công nghiệp
- Xây dựng và Dịch vụ tăng liên tục, năm có tỷ lệ tăng cao nhất cũng là năm 2010. Tuy
nhiên, mức độ tăng giảm của các khu vực có sự khác nhau, riêng tốc độ tăng của khu
vực II cao hơn khu vực III (xem hình 2.4).
Hình 2.4: Tốc độ tăng LLLĐ có việc làm theo ngành kinh tế năm 2005-2010
Cơ cấu việc làm có sự chênh lệch lớn giữa 3 khu vực: Tỷ lệ việc làm trong khu
vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm từ trên 49% tới 55% qua các năm, tiếp đến là khu
vực Dịch vụ và thấp nhất là khu vực Công nghiệp - Xây dựng.
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nông-Lâm-Ngư nghiệp (%)
Công nghiệp-Xây dựng (%)
Dịch vụ (%)
43
Về chuyển dịch cơ cấu lao động: Có xu hướng giảm tỷ lệ ở khu vực I, tăng ở khu
vực II và III. Điều đó cũng phản ánh xu thế Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước ta
Chúng ta thấy việc làm ở khu vực ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn từ
85.8% năm 2005 tới 86.1% năm 2010 và khu vực nhà nước chỉ chiếm khoảng 10.4%
việc làm cả nước và việc làm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 3.5%
năm 2010.
Nhìn chung, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế diễn
ra chậm. Tỷ lệ lao động có việc làm khu vực Nhà nước giảm từ 11.6% năm 2005
xuống 10.4% năm 2010. Trong khi đó tỷ lệ lao động khu vực ngoài nhà nước tăng từ
85.8% năm 2005 lên 86.1% năm 2010. Và tỷ lệ lao động đang làm việc trong khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tuy còn thấp, chỉ 3.5% năm 2010 nhưng có tốc độ tăng rất
nhanh ( Xem bảng 2.7).
2.3 Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng có việc làm ở Việt Nam
2.3.1 Phân tích, lựa chọn mô hình thực nghiệm và xác định các nhân tố ảnh
hƣởng đến khả năng có việc làm
2.3.1.1 Mô tả số liệu
Nghiên cứu này dựa trên số liệu của VHLSS (Vietnam Household Living
Standard Survey), gồm có 36081 quan sát. Mục tiêu của cuộc điều tra này nhằm thu
thập thông tin phản ánh thực trạng lao động- việc làm của 64 tỉnh/thành phố, các vùng
kinh tế trọng điểm, các vùng lãnh thổ và cả nước để phục vụ việc triển khai thực hiện
44
các chính sách và giải pháp về lao động - việc làm của Chính phủ và các cấp, các
nghành.
Điều tra cũng cung cấp số liệu cho tính được số người tham gia LLLĐ, không
tham gia LLLĐ, cũng như tính được tỷ lệ LLLĐ đủ việc, thiếu việc, tỷ lệ thất nghiệp
và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở khu vực thành thị, nông thôn. Nội dung của cuộc
điều tra rất phong phú, nó cung cấp rất nhiều tiêu thức như: tuổi, giới tính, trình độ học
vấn (cả về chuyên môn kỹ thuật và học vấn phổ thông), tình trạng hôn nhân của người
lao động, tình trạng việc làm của người lao động, tiền công - tiền lương hoặc thu nhập
bình quân đầu và tình hình sử dụng thời gian lao động.
2.3.1.2 Mô tả biến số
Trên cơ sở điều tra số liệu năm 2010 và kết quả phân tích thực trạng lao đông -
việc làm từ năm 2005-2010. Với mục tiêu đặt ra của đề tài là: phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng có việc làm của LLLĐ ở Việt Nam, đầu ra của mô hình (biến phụ
thuộc) chỉ có một biến số, đó là khả năng có việc làm của LLLĐ. Đầu vào của mô hình
bao gồm 7 nhân tố đặc trưng (biến độc lập). Những biến số đầu vào và đầu ra được
miêu tả kỹ trong phần dưới đây.
Việc xác định các đặc điểm, các nhân tố đặc trưng được đưa vào mô hình hồi quy,
đối với các biến chất (định tính) phải được biểu thị bởi các biến (nhị phân). Chẳng hạn
như giới tính, trình độ học vấn… Căn cứ vào thực tế số nguồn số liệu thu thập được, ta
chọn 7 nhân tố đặc trưng, cơ bản phản ánh được những đặc điểm có ảnh hưởng lớn đến
khẳ năng có việc làm để đưa vào trong mô hình phân tích hồi quy. Các nhân tố này thể
hiện qua 7 biến độc lập cụ thể như phân tích ở mục dưới đây.
Trong phần 1.4 của chương 1, chúng ta đã phân tích về mặt lý thuyết của mô hình
sẽ sử dụng trong đề tài này. Trong chương này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô
hình thực nghiệm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của người
45
lao động tham gia vào LLLĐ. Chúng ta đã phân tích và chọn dạng mô hình ước lượng
thực nghiệm là mô hình logitstic có dạng:
( ) = X+ (2.1)
trong đó:
= E(Y=1|X) = (2.2)
X = + + + + + +
+ + + + + +
Mô hình này xác định được xác suất khả năng có việc làm của người thứ i
dưới tác động ảnh hưởng của các nhân tham gia trong mô hình, là xác suất để biến Y
nhận giá trị 1 (tức là người thứ i có việc làm).
Các biến đƣa vào mô hình đƣợc phân tích cụ thể nhƣ sau:
 Biến phụ thuộc đưa vào mô hình là biến rời rạc { }
1 nếu người này có việc làm
=
0 nếu người này không có việc làm
 Các biến độc lập được chọn đưa vào mô hình là:
1. Tuổi :
2. Giới tính: gioitinh
1 nếu người thứ i là nam
46
=
0 nếu người thứ i là nữ
3. Hôn nhân: honnhan
1 nếu người thứ i đã kết hôn
=
0 nếu người thứ i chưa kết hôn
4. Dân tộc: dantoc
1 nếu người thứ i là người Kinh
=
0 nếu người thứ i là dân tộc khác
5. Khu vực cư trú: khuvuc
1 nếu người thứ i ở thành thị
=
0 nếu người thứ i ở nông thôn
6. Sức khỏe : suckhoe
1 nếu người thứ i có điều trị nội trú
=
0 nếu người thứ i không có điều trị nội trú lần nào
47
7. Trình độ học vấn: ( , )
1 nếu người thứ i không có bằng cấp
2 nếu người thứ i có bằng trung học cơ sở
3 nếu người thứ i có bằng trung học phổ thông
= 4 nếu người thứ i tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp,
trung cấp nghề
5 nếu người thứ i có bằng cao đẳng, cao đẳng nghề
6 nếu người thứ i có bằng đại học
7 nếu người thứ i trình độ sau đại học
2.3.2 Phân tích kết quả mô hình thực nghiệm theo các nhân tố ảnh hƣởng đến
khả năng có việc làm
Trong mô hình này xét mô hình hồi quy với 6 biến chất, 1 biến lượng. Số biến giả
được đưa vào mô hình hồi quy phụ thuộc vào số biến chất và các phạm trù mà mỗi biến
48
chất có khả năng nhận được. Trong mô hình cụ thể này, như chúng ta đã phân tích ở
trên số lượng biến giả là 7.
Trong mô hình này ta sẽ phân tích một số tương tác giữa các biến số có ảnh
hưởng đến khả năng có việc làm của LLLĐ, các tương tác này đã được xây dựng một
cách chi tiết và chúng ta đã sử dụng phần mềm Stata để ước lượng trong mô hình này.
Sau khi ước lượng thực nghiệm mô hình, chúng ta phân tích giữa lý thuyết và thực tế
của mô hình. Chúng tôi đưa vào tập hợp lớn các biến mà về lý thuyết kinh tế chưa xác
định chắc chắn nên để trong mô hình hay không. Đối với tập hợp các biến này chúng
tôi đã dùng thủ tục thống kê để kiểm định và bỏ đi các hệ số mà không có ý nghĩa
thống kê, chúng tôi đã thu được mô hình thực nghiệm sau:
= (2.3)
Trong đó:
X = + 0.032915* – 0.081364* - -0.88752* –
1.32408* – 0.646206* – 0.374516* + 1.397518* +
1.241865* + 2.01232* + 2.762144* + 2.797672* +
3.647715*
2.3.2.1 Phân tích mô hình thực nghiệm thu đƣợc
Chúng ta dùng phần mềm Stata để xử lý, phân tích số liệu ta thu được mô hình
thực nghiệm với kết quả cụ thể trong bảng 2.8
49
Với kết quả ghi trên biểu có nội dung ngần định đó là xác suất để Y nhận giá trị 1
(có nghĩa là xác suất để người lao động có việc làm), theo công thức (2.2) ta tính được
xác suất có việc làm của LLLĐ.
Vì Y chỉ có 2 giá trị là 0 và 1 với các xác suất tương ứng là 1-p và p, nên tính
được kỳ vọng E(Y=1|X) = PC
; trong đó X là ký hiệu các biến độc lập đã được chọn.
Bảng 2.8: Mô hình logistic ƣớc lƣợng thực nghiệm các nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng có việc làm của ngƣời trong LLLĐ
Stt Giải thích biến
Biến giải
thích
Coefficent Std.Error z-Statistic Prob.
1 Hệ số chặn C
2 Tuổi Tuoi 0.032915 0.000898 36.65 0.000
3 Giới tính Gioitinh -0.081364 0.033408 -2.44 0.015
4 Hôn nhân Honnhan -0.887520 0.043947 -20.20 0.000
5 Dân tộc Dantoc -1.324080 0.042542 -31.12 0.000
6 Khu vực Khuvuc -0.646206 0.039043 -16.55 0.000
7 Sức khỏe Suckhoe -0.374516 0.060031 -6.24 0.000
Trình độ học vấn i.educ
8 THCS Educ2 1.397518 0.046222 30.23 0.000
9 THPT Educ3 1.241865 0.054628 22.73 0.000
10 THCN, TCN Educ4 2.01232 0.076272 26.38 0.000
11 CĐ, CĐN Educ5 2.762144 0.151856 18.19 0.000
12 Đại học Educ6 2.797672 0.086928 32.18 0.000
13 Sau đại học Educ7 3.647715 0.465787 7.83 0.000
50
2.3.2.2 Phân tích ảnh hƣởng tƣơng tác giữa các biến trong mô hình thực nghiệm
Đối với mỗi biến độc lập của mô hình thực nghiệm vừa thu được tăng lên 1 đơn
vị, với giả thiết các biến độc lập khác không đổi và xác suất ban đầu giả định là các giá
trị 30%, 40%, 50% và 60%, áp dụng công thức (1.13) ta tính được biểu xác suất có
việc làm của LLLĐ theo từng nhân tố của mô hình thực nghiệm (xem bảng 2.9a)
Bảng 2.9a: Xác suất có việc làm của LLLĐ
S
T
T
Biến giải
thích
Hệ số (β)
Giá
trị P
EXP(β)
XS ước lượng khả năng có VL của
LLLĐ khi biến độc lập tăng 1 đơn
vị và XS ban đầu là: (đơn vị tính:
%)
30% 40% 50% 60%
1 Tuổi 0.032915 0.000 1.033463 30.70 40.79 50.82 60.79
2 Giới tính -0.081364 0.015 0.921858 28.32 38.06 47.97 58.03
3 Hôn nhân -0.887520 0.000 0.411675 15.00 21.53 29.16 38.18
4 Dân tộc -1.324080 0.000 0.266048 10.24 15.06 21.01 28.52
5 Khu vực -0.646206 0.000 0.524030 18.34 25.89 34.38 44.01
6 Sức khỏe -0.374516 0.000 0.687622 22.76 31.43 40.75 50.77
 Phân tích yếu tố tuổi (tuoi) trong mô hình thực nghiệm
Đối chiếu với kết quả ở bảng 2.9a, cho ta kết quả là nếu xác suất ước tính cho
trước là 30%, các biến độc lập khác cố định thì kết quả là biến tuổi chỉ thay đổi một
lượng không đáng kể (30.7%). Như vậy, có thể nói rằng yếu tố tuổi của người lao động
51
hầu như không ảnh hưởng đến khả năng có việc làm, điều này có thể lý giải do yếu tố
thị trường về lao động chưa tác động mạnh đến việc làm, yếu tố tâm lý và tính bảo thủ
của nền kinh tế bao cấp còn nặng nề, khi đã có việc làm thì gần như ổn định (lao động
làm trong khu vực Nhà nước, tập thể…)
 Phân tích yếu tố giới tính (gioitinh) trong mô hình thực nghiệm
Như đã phân tích trong chương 2, tỷ lệ nam tham gia LLLĐ từ 2005 đến 2010
tăng 2% còn tỷ lệ LLLĐ nữ là 2.76%. Đánh giá thực trạng trên cũng phù hợp với kết
quả thu được từ mô hình thực nghiệm cho thấy, nếu hai người lao động có mọi điều
kiện như nhau một giới tính là nữ và một là nam. Giả thiết các yêu tố khác trong mô
hình thực nghiệm thu được không thay đổi. Khi đó hệ số chênh lệch việc làm ước thay
đổi một lượng là e-0.081364
bằng xấp xỉ 0.921858. Chẳng hạn một nam giới có xác suất
có việc làm ước tính ban đầu là 0.3 (30%). Một người có điều kiện tương tự như vậy,
nhưng là nữ giới sẽ có hệ số chênh lệch việc là [0.921858 * (0.3/0.7)] = 0.395082. Do
đó xác suất có việc làm của nữ giới sẽ là (0.395082/1.395082)*100 = 28.32%. Như
vậy, xác suất có việc làm của nữ giới thấp hơn 1.68% so với nam giới.
Mặc dù với những thành tựu đáng phấn khởi do công cuộc đổi mưới mang lại
những năm gần đây, đời sống và địa vị của phụ nữ ở nước ta đã có sự cải thiện đang
kể. Trong những năm gần đây, chủ trương này đã được thể chế hóa bằng hệ thống pháp
luật, chính sách tương đối ưu việt đối với phụ nữ, như nhiều tổ chức quốc tế nhận xét.
Các văn bản Nhà nước đã ban hành đều hướng tới sự bình đẳng, nhưng tình trạng bất
bình đẳng về thu nhập và cơ hội việc làm vẫn còn tồn tại. Những nghiên cứu gần đây
cho thấy khả năng thất nghiệp của phụ nữ cao hơn nam giới. Khả năng mất việc làm
cao hơn sau khi người phụ nữ nghỉ làm việc trước và sau khi sinh. Theo ước tính, thu
52
nhập của lao động nữ chỉ bằng 88% nam giới trong cùng vị trí, lĩnh vực, đây cũng là xu
hướng chung của các nước đang phát triển trên thế giới.
 Phân tích yếu tố hôn nhân (honnhan) trong mô hình thực nghiệm
Từ kết quả thực nghiệm thu được từ mô hình, nếu hai người lao động có mọi điều
kiện như nhau, một người đã kết hôn và một là chưa kết hôn. Giả thiết các yếu tố khác
thu được từ mô hình thực nghiệm không đổ. Khi đó hệ số chênh lệch việc làm ước thay
đổi một lượng là e-0.88752
≈ 0.411675. Giả thiết một người đã kết hôn có xác suất có
việc làm ước tính ban đầu là 40%. Một người với điều kiện như vậy, nhưng chưa kết
hôn có hệ số chênh lệch là [0.411675 x (0.4/0.6)] = 0.27455. Do đó xác suất có việc
làm của người chưa kết hôn sẽ là (0.27455/1.27455) * 100 = 21.53%, giảm gần một
nửa so với người đã kết hôn.
 Phân tích yếu tố khu vực (khuvuc) trong mô hình thực nghiệm
Trong đánh giá thực trạng của LLLĐ, tốc độ tăng bình quân hàng năm của LLLĐ
khu vực thành thị là 3.56% và của khu vực nông thôn là 1.37% . Điều đó đặt ra cho
người quản lý là cần phải tạo ra nhiều chỗ làm việc để thu hút lao động cho khu vực
nông thôn đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết. Nếu theo kết quả thu được từ mô
hình thì: ở thành thị, xác suất có việc làm lớn hơn rất nhiều sơ với ở nông thôn; nếu
thành thị ước xác suất có việc làm là 30% thì nông thôn xác suất có việc làm giảm hơn
1.5 lần (18.34%).
Điều này có thể giải thích rằng trong những năm vừa qua, người dân ở các vùng
nông thôn di chuyển ồ ạt tới các thành phố với một tốc độ chưa từng thấy. Chúng ta
quan sát thấy rằng, ở các nước phát triển hiện nay dân cư thành thị tăng lên một tốc độ
chậm hơn sự phát triển của các ngành và chắn chắc các công việc đang được tạo ra
53
trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, dân cư ở các thành
phố đang tăng lên với tỷ lệ nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng trong khu vực sản xuất.
Vì thế các nước phát triển hiện nay họ không thể giải thích được việc các nước đang
phát triển lại gặp phải tình trạng thất nghiệp gay gắt ở đô thị. Ngoại trừ các mô hình
phát triển kép (đã thừa nhận chỉ có hai khu vực kinh tế: khu vực sản xuất nông nghiệp
truyền thống và khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại).
Các nhà kinh tế hiện nay đã bắt đầu thừa nhận sự tồn tại cần thiết của khu vực thứ
ba. Cụ thể là khu vực không chính thức. Khu vực phi chính thức: khu vực này bao gồm
các hoạt động không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường không được sự chấp
nhận của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước. Chẳng
hạn như: đứng đường, bán hàng rong, bán vé số, đánh giày, thu lượm đồng nát…đang
thu hút một LLLĐ rất lớn vào thành thị. Mặt khác, các thành phần kinh tế cũng đã tạo
ra nhiều việc làm mới, trong đó có nhiều việc làm thích hợp với lao động đơn giản và
thu hút nhiều lao động từ nông thôn mới chuyển đến.
 Phân tích yếu tố dân tộc (dantoc) trong mô hình thực nghiệm
Tương tự với yếu tố dân tộc, nếu hai người lao động có mọi điều kiện như nhau,
một người thuộc dân tộc Kinh và một thuộc dân tộc khác. Giả thiết các yếu tố khác thu
được từ mô hình thực nghiệm không đổ. Khi đó hệ số chênh lệch việc làm ước thay đổi
một lượng là e-1.32408
≈ 0.266048. Giả thiết một người đã kết hôn có xác suất có việc
làm ước tính ban đầu là 40%. Một người với điều kiện như vậy, nhưng chưa kết hôn có
hệ số chênh lệch là [0.266048 * (0.4/0.6)] = 0.177365. Do đó xác suất có việc làm của
người dân tộc khác sẽ là (0.177365/1.177365) * 100 = 15.06%, giảm 24.94% so với
người thuộc dân tộc Kinh.
Có thể nhận thấy, mặc dù với chủ trương bình đẳng toàn dân tộc, Nhà nước đã có
những chính sách quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện về việc làm. Song, trong thực tế, vẫn
54
có những bất cập về cơ hội việc làm đối với các dân tộc thiểu số, các dân tộc ít người…
Điều này cũng nói lên Nhà nước cần có những giải pháp cấp bách, cụ thể để có thể giải
quyết vấn đề bình đẳng toàn dân, để có thể giữ vững và phát triển khối đại đoàn kết dân
tộc, duy trì hòa bình và ổn định toàn vẹn lãnh thổ.
 Phân tích yếu tố sức khỏe (suckhoe) trong mô hình thực nghiệm
Cũng như với yếu tố dân tộc, nếu hai người lao động có mọi điều kiện như nhau,
một người đã có tiền sử điều trị nội trú và một thì không. Giả thiết các yếu tố khác thu
được từ mô hình thực nghiệm không đổ. Khi đó hệ số chênh lệch việc làm ước thay đổi
một lượng là ≈ 0.687622. Giả thiết một người chưa điều trị nội trú lần nào có
xác suất có việc làm ước tính ban đầu là 40%. Một người khác với điều kiện như vậy,
nhưng đã điều trị nội trú có hệ số chênh lệch là [0.687622 * (0.4/0.6)] = 0.458415. Do
đó xác suất có việc làm của người đã qua điều trị nội trú sẽ là (0.458415/1.458415) *
100 = 31.43%, ít hơn 8.57% so với người chưa điều trị nội trú lần nào.
 Phân tích yếu tố trình độ học vấn (educ) trong mô hình thực nghiệm
Bảng 2.9b: Xác suất có việc làm của LLLĐ theo trình độ học vấn
Stt
Biến giải
thích
Hệ số (β)
Giá
trị
P
EXP(β)
XS ước lượng khả năng có VL của LLLĐ
khi biến độc lập tăng 1 đơn vị và XS ban
đầu là: (đơn vị tính: %)
30% 40% 50% 60%
1 THCS 1.397518 0.00 4.045147 63.42 72.95 80.18 85.85
2 THPT 1.241865 0.00 3.462064 59.74 69.77 77.59 83.85
3 THCN, 2.01232 0.00 7.480652 76.22 83.30 88.21 91.82
55
TCN
4 CĐ, CĐN 2.762144 0.00 15.833754 87.16 91.35 94.06 95.96
5 Đại học 2.797672 0.00 16.406408 87.55 91.62 94.25 96.10
6
Sau đại
học
3.647715 0.00 38.386852 94.27 96.24 97.46 98.29
Cũng như các yếu tố khác đã phân tích, yếu tố giáo dục cũng góp phần rất quan
trọng làm tăng thêm khả năng cơ hội có việc làm. Nếu người không có bằng cấp có xác
suất ước có việc làm là 30% thì những người tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ
thông có khả năng tìm kiếm việc làm với tỷ lệ khoảng 60%. Còn đối với những người
tốt nghiệp trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp là 76.22%, tốt nghiệp cao đẳng,
cao đẳng nghề với 87.16% khả năng có việc làm, bậc đại học là 87.55% và sau đại học
là 94.27%.
Điều này phù hợp với vai trò quan trọng của giáo dục cũng như khoa học và công
nghệ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm phát triển ở nhiều
quốc gia cho thấy, giáo dục phải là nhân tố xúc tác trong việc giữ gìn và phát triển giá
trị văn hóa dân tộc và đạo đức xã hội. Xu hướng cầu lao động trong những năm tới chủ
yếu tập trung vào LLLĐ có hàm lượng chất xám, trình độ học vấn, chuyên môn – kỹ
thuật – tay nghề cao. Các ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại như công nghệ phần
mềm, dịch vụ tài chính – ngân hàng, dịch vụ tư vấn thông tin…cũng đòi hỏi đội ngũ
cán bộ có chuyên môn đặc thù tương ứng.
56
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi người lao động có bằng cấp càng cao thì khả
năng cơ hội có việc làm nhận được càng lớn. Đặc biệt là nhóm lao động có bằng cấp từ
cao đẳng, đại học trở lên. Lao động đã kết hôn luôn có khả năng kiếm được việc làm
lớn hơn hẳn so với những lao động còn độc thân. Khu vực thành thị và lao động thuộc
dân tộc Kinh luôn có cơ hội về việc làm cao hơn nhóm còn lại. Bằng chứng thống kê
minh chứng cho các nhận định này được tìm thấy ở mẫu số liệu VHLSS của năm 2014.
Nhà nước đã ưu tiên dành vốn đầu tư và huy động vốn của toàn xã hội để giải
quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm,
phát huy nhanh các loại hình doanh nghiêp để thu hút nhiều lao động, chú trọng đào tạo
nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do
đô thị hóa và công nghiệp hóa. Công cuộc đổi mới kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh
tế thị trường đã dẫn đến những thay đổi lớn về chính sách phát triển xã hội của Đảng và
Nhà nước, trong đó có các chính sách về thị trường lao động. Những đổi mới này đã
bước đầu tác động tới việc hình thành và vận hành của thị trường lao động ở nước ta,
đặc biệt góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa sức lao động
được dễ dàng, thông thoáng hơn, thức đẩy quá trình sản xuất, phát huy tiềm năng lao
động xã hội.
Tuy nhiên, bởi nhiều lý do, các kết quả đạt được trong lĩnh vực này cho đến nay
vẫn còn rất nhiều khiêm tốn. Thất nghiệp tại các vùng đô thị và thiếu việc làm ở nông
thôn vẫn còn là mối đe dạo lớn; những khó khăn trong việc giải quyết số lao động dư
vẫn đang là vật cản đáng kể đối với quá trình đổi mới trong các doanh nghiệp Nhà
nước… Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là hệ thống các chính
sách về thị trường lao động ở nước ta, mặc dù đã được đổi mới nhưng vẫn chưa đáp
ứng những đòi hỏi mới của một thị trường lao động thực thụ. Những bất cập trong
chính sách và cấu trúc đầu tư, cùng với việc soạn thảo chiến lược đổi mới công nghệ
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm

More Related Content

What's hot

Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...jackjohn45
 

What's hot (18)

Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu huyện Quế Sơn, 9đ
Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu huyện Quế Sơn, 9đXây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu huyện Quế Sơn, 9đ
Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu huyện Quế Sơn, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Đề tài phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018
Đề tài  phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018Đề tài  phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018
Đề tài phân tích chất lượng cuộc sống dân cư, HOT 2018
 
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng TrômQuản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
Quản lý đánh giá giáo viên các trường tiểu học huyện Giồng Trôm
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thônLuận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luận văn:Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phonglv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Triệu Phong
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
 
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc LiêuLuận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
Luận văn: Phát triển cơ sở vật chất dạy học hiện đại ở Tp Bạc Liêu
 
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại HuếLuận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOTLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
 

Similar to Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm

Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...luanvantrust
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...luanvantrust
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm (20)

CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 1997 ĐẾN NAY -TẢI FREE ZALO: 093 ...
CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 1997 ĐẾN NAY  -TẢI FREE ZALO: 093 ...CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 1997 ĐẾN NAY  -TẢI FREE ZALO: 093 ...
CHÍNH SÁCH NHÂN TÀI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ 1997 ĐẾN NAY -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú ThọĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sởLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con Người
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con NgườiLuận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con Người
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Trị Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nguồn Lực Con Người
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOTLuận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
 
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu sốQuản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đChính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú YênLuận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
 
Đề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCM
Đề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCMĐề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCM
Đề tài: Chính sách xã hội và vai trò đối với phát triển giáo dục ở TPHCM
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tại thành phố...
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà Nẵng
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà NẵngChính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà Nẵng
Chính sách phát triển nguồn nhân lực khu vực công tại Đà Nẵng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm

  • 1. i ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN NGUYỄN TRỌNG NHÂN TRẦN THỊ LỆ TRINH MÔ HÌNH LOGISTIC TÍNH TOÁN SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TOÁN ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. LÊ THÁI SƠN TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2017
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Nguyễn Trọng Nhân Trần Thị Lệ Trinh
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy cô ở Khoa Toán – Ứng Dụng - Trường Đại học Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như tạo điều kiện cho bản thân em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Thầy LÊ THÁI SƠN, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Sau cùng em muốn gửi lời cám ơn đến gia đình, nơi đã luôn là chỗ dựa tinh thần và bạn bè là nguồn động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận. Chân thành cám ơn tất cả.
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa…………………………………………………………………………i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn …………………………………………………………………………..iii Mục lục……………………………………………………………………………….1 Danh mục ....................................................................................................................3 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................5 Chương 1 Một số vấn đề chung về cơ sở lý luận, phương pháp luận phân tích, đánh giá các chỉ tiêu lao động việc làm 1.1 Khái niệm nguồn lao động .................................................................................10 1.2 Lực lượng lao động.............................................................................................11 1.2.1 Việc làm.....................................................................................................12 1.2.1.1 Đủ việc làm .........................................................................................14 1.2.1.2 Thiếu việc làm.....................................................................................15 1.2.2 Thất nghiệp ................................................................................................16 1.2.2.1 Thất nghiệp dài hạn.............................................................................18 1.2.2.2 Thất nghiệp ngắn hạn ..........................................................................18 1.2.2.3 Thất nghiệp tạm thời ...........................................................................19 1.2.2.4 Thất nghiệp chu kỳ..............................................................................20 1.2.2.5 Thất nghiệp cơ cấu ..............................................................................20 1.2.2.6 Thất nghiệp tự nhiên............................................................................21 1.3 Phương pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu .........................................................23 1.3.1 Lực lượng lao động – LLLĐ......................................................................23 1.3.2 Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ ..........................................................................24 1.3.3 Tỷ lệ thiếu việc làm ...................................................................................24 1.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp ........................................................................................26 1.4 Phương pháp luận nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm...............................................................................................................27 Chương 2
  • 5. 2 Phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam 2.1 Lực lượng lao động.............................................................................................31 2.1.1 Phân tích chung về LLLĐ..........................................................................31 2.1.2 LLLĐ chia theo nhóm tuổi ........................................................................33 2.1.3 LLLĐ chia theo khu vực thành thị và nông thôn.......................................34 2.1.4 LLLĐ chia theo giới tính...........................................................................36 2.1.5 LLLĐ chia theo trình độ học vấn...............................................................37 2.2 Phân tích lao động có việc làm...........................................................................38 2.2.1 Phân tích lao động có việc làm theo giới tính và khu vực.........................40 2.2.2 Phân tích lao động có việc làm theo nhóm ngành và thành phần kinh tế .40 2.3 Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam......................................................................................43 2.3.1 Phân tích, lựa chọn mô hình thực nghiệm và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ...............................................................43 2.3.1.1 Mô tả số liệu........................................................................................43 2.3.1.2 Mô tả biến số.......................................................................................44 2.3.2 Phân tích kết quả mô hình thực nghiệm theo các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm .................................................................................47 2.3.2.1 Phân tích mô hình thực nghiệm thu được ...........................................48 2.3.2.2 Phân tích ảnh hưởng tương tác giữa các biến trong mô hình thực nghiệm.................................................................................................49 KẾT LUẬN...........................................................................................................56
  • 6. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LLLĐ : Lực lượng lao động THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông THCN : Trung học chuyên nghiệp TCN : Trung cấp nghề CĐ : Cao đẳng CĐN : Cao đẳng nghề DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 2.1: Biến động của LLLĐ 2005-2010 32 2 Sơ đồ 2.2: Tốc độ tăng LLLĐ theo khu vực 36 3 Sơ đồ 2.3 LLLĐ có việc làm năm 2005-2010 39 4 Sơ đồ 2.4: Tốc độ tăng LLLĐ có việc làm theo ngành kinh tế năm 2005-2010 42
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1: Tỷ lệ tham gia LLLĐ từ năm 2005-2010 33 2 Bảng 2.2: Cơ cấu LLLĐ chia theo nhóm tuổi 2005-2010 34 3 Bảng 2.3: LLLĐ chia theo khu vực 2005-2010 35 4 Bảng 2.4: LLLĐ chia theo giới tính 37 5 Bảng 2.5: Cơ cấu LLLĐ chia theo trình độ học vấn 2005-2010 38 6 Bảng 2.6: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo giới tính và khu vực năm 2009-2010 40 7 Bảng 2.7: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo Nhóm nghành và thành phần kinh tế năm 2005-2010 41 8 Bảng 2.8: Mô hình logistic ước lượng thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của người trong LLLĐ 49 9 Bảng 2.9a: Xác suất có việc làm của LLLĐ 50 10 Bảng 2.9b: Xác suất có việc làm của LLLĐ theo trình độ học vấn 54
  • 8. 5 MỞ ĐẦU  1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của mỗi quốc gia, vừa là mục tiêu, tiền đề, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan tâm đến con người, đặc biệt là giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động còn thể hiện bản chất, tính ưu việt của chế độ Xã hội Chủ nghĩa, đồng thời cũng là vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay ở Việt Nam. Sự thịnh vượng của các quốc gia trong thế kỉ XXI sẽ được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh về trí tuệ của con người, khác với trước đây là dựa vào sự giàu có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để có thể bắt kịp với trình độ quản lý và trình độ khoa học - kỹ thuật hiện đại của các nước trong khu vực và thế giới trong xu thế hội nhập ngày càng sâu, rộng vào quá trình toàn cầu hóa kinh tề thế giới hiện nay. Việc chuẩn bị một đội ngũ người lao động hội tụ những giá trị truyền thống của dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa của nhân loại, đó là những con người có đức, có tài, thông minh, sáng tạo, làm việc quên mình vì sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt về mọi mặt, đủ năng lực từ quản lý sản xuất kinh doanh, đến điều hành vĩ mô kinh tế - xã hội. Yếu tố con người có ý nghĩa quyết định hàng đầu trong sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay, cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, cần tạo ra một đội ngũ cán bộ giỏi, đầu đàn tầm cỡ quốc gia và quốc tế thuộc các lĩnh vực then chốt của khoa học - kỹ thuật, công nghệ - thông tinh, điện tử, y tế, sinh học và các nghành nghề khác, cần tập trung giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao dân trí, phát
  • 9. 6 triển giáo dục toàn diện, xây dựng các cộng đồng dân cư văn minh, phát triển đội ngũ tri thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, có đủ năng lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực nhằm hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức của Việt Nam. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề việc làm cho người lao động ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc làm cho người lao động luôn gắn liền với ổn định kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo đà cho phát triển kinh tế đất nước trong tương lai. Ngày nay, việc nhận thức quan niệm về việc làm và chủ trương giải quyết viêc làm cho người lao động đã được thay đổi một cách cơ bản. Nếu như trước năm 1986, xã hội thường quan niệm chỉ có làm việc trong khu vực quốc doanh và tập thể thì ngày nay “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Quan niệm này đã giúp xóa dần quan niệm cũ, thúc đẩy tinh thần tích cực, chủ động của người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động đã đứng vào vị trí trung tâm, năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế; không thụ động, trông chờ vào sự bố trí việc làm của Nhà nước. Người sử dụng lao động được khuyến kích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo mở việc làm. Nhà nước tập trung ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội. Thị trường lao động tự do được hình thành, được bảo hộ bằng Bộ Luật Lao động. Người lao động sở hữu và toàn quyền định đoạt việc sử dụng sức lao động của mình. Người sử dụng lao động có toàn quyền thuê mướn, tăng giảm số lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sự bảo hộ về mặt luật pháp được thể hiện “Người lao động có quyền làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ chỗ nào mà pháp
  • 10. 7 luật không ngăn cấm”, “Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu của sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật”. Với chủ trương phát triển nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần, tự do phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng kinh tế tư nhân, thừa nhận quyền tự do tạo việc làm. Thừa nhận quyền tự do lựa chọn nơi làm việc, tự do tuyển lao động phù hợp với qui định của Bộ luật lao động đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn. Những năm đầu của thời kì đổi mới do tác động tích cực của nhiều chính sách, chương trình và giải pháp về kinh tế xã hội; sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước với qui mô lớn và tốc độ nhanh ở nhiều ngành kinh tế, nhiều khu vực thành phần kinh tế trên phạm vi cả nước, đặt biệt là ở các khu vực kinh tế trọng điểm, đã tạo ra được nhiều yếu tố kinh tế xã hội mang tính động lực thúc đẩy thị trường lao động, phát triển việc làm cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trong nước quốc tế cũng như bản thân người lao động rất cần những thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ về thị trường lao động. Hay nói một cách khác, việc cung cấp các thông tin giúp cho người lao động có cơ hội, khả năng tìm kiếm việc làm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để thực hiện công việc này, cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm, nó sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng tạo việc làm một cách có hiệu quả các cơ quan quản lý vĩ mô và xây dựng chính sách cho Chính phủ, để làm giảm được tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn. Điều đó cũng có nghĩa là việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm là một hướng nghiên cứu phù hợp với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Một mặt,
  • 11. 8 đáp ứng với điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển trong nước, mà còn tạo tiền đề từng bước hội nhập với quốc tế về thị trường lao động. Lực lượng lao động nói chung (bao gồm trong độ tuổi và trên độ tuổi lao động) của Việt Nam từ 2005-2010 tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,33%, LLLĐ năm 2006 có tốc độ tăng so với năm trước là cao nhất 2,97%, tốc độ tăng của LLLĐ của năm 2007 là thấp nhất 1,99%. Với tốc độ tăng LLLĐ hàng năm như đã phân tích, cộng thêm với số mất việc làm trong cơ chế thị trường, số lao động dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, số bộ đội xuất ngũ… càng làm tăng thêm nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm. Khu vực nông thôn không chỉ có hiện tượng thiếu việc làm mà còn tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp tập trung, trong khi người lao động sống ở vùng này chưa kịp đào tạo để chuyển đổi nghề và tạo việc làm khác đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ngày càng tăng. Lao động tự do di chuyển tự phát đến các vùng đô thị đang là vấn đề nóng, chưa hoàn toàn quản lý được. Điều này đặt vấn đề sử dụng tài nguyên lao động, phân công lao động và ổn định xã hội, vì con người là chủ thể, là động lực cũng là mục đích của phát triển kinh tế. Xuất phát từ hiện thực đó, dưới góc độ của các cơ quan quản lý lao động, để nắm bắt tinh hình phân bố LLLĐ nhằm tham mưu cho chính phủ đề ra các chính sách về lao động định hướng trên bình diện vĩ mô. Tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Mô hình Logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam”. Từ đó giúp cho việc đánh giá và định hướng khả năng làm việc ở Việt Nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm:  Thứ nhất, hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về nguồn lao động, LLLĐ, việc làm, thất nghiệp và phương pháp tính các chỉ tiêu này.
  • 12. 9  Thứ hai, phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam từ năm 2005-2010.  Thứ ba, từ mô hình thực nghiệm chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam.  Thứ tư, khuyến khích chính sách và kết luận. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của nhóm đối tượng tham gia LLLĐ. Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở số liệu gốc về điều tra lao động việc làm ngày 1/7/2010 trên phạm vi cả nước. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê và đặc biệt sử dụng phương pháp luận của Kinh tế lượng để phân tích, xây dựng mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm. 5. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 2 chương:  Chương 1: Một số vấn đề chung về cơ sở lý luận, phương pháp luận phân tích, đánh giá các chỉ tiêu lao động việc làm.  Chương 2: Phân tích thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam. Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam  Kết luận.
  • 13. 10 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM 1.1 KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG - Theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô cũ (Matxcơva 1997- Bản tiếng Nga): Nguồn Lao động là toàn bộ những nguời lao động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động). - Theo từ điển thuật ngữ lao động Pháp (1997-1985- Bản tiếng Pháp) nguồn lao động không gồm những người có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu làm việc. Theo quan điểm này phạm vi dân số được tính vào nguồn lao động theo nghĩa hẹp hơn so với quan điểm nêu trong từ điển thuật ngữ về lao động của Liên Xô cũ. - Theo giáo trình kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội: nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động (trừ những người tàn tật, mất sức lao động loại nặng) và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có làm việc.
  • 14. 11 1.2 LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG - Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động (LLLĐ) là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. - Ở Việt Nam: LLLĐ là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm (dân số hoạt động kinh tế). Các quan niệm nêu trên về LLLĐ mới chỉ làm rõ được phần nào về mặt định tính hoặc định lượng của chỉ tiêu LLLĐ, không thể dùng lầm căn cứ đánh giá thống kê về quy mô LLLĐ.  Khái niệm về LLLĐ được sử dụng trong cuộc điều tra lao động việc làm ở Việt Nam năm 2010: - LLLĐ (tương đương với khái niệm dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. - LLLĐ trong độ tuổi lao động (tương đương với khái niệm dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 tuổi đến hết 60 tuổi và nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. Khái niệm này về cơ bản thống nhất với quan điểm của ILO và quy định hiện hành của Tổng cục Thống kê về LLLĐ (LLLĐ đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế), chỉ có cụ thể hơn nhóm thứ hai của LLLĐ là những người thất nghiệp, chứ không nói chung chung là không có việc làm. Nó được sử dụng làm căn cứ khi tính toán thống kê LLLĐ ở Việt Nam hiện nay.
  • 15. 12 LLLĐ tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồng nhất với nguồn lao động. LLLĐ không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như: đang đi học, đang làm nội trợ cho gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Do vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật như đã nêu trên, LLLĐ còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, kĩ năng nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kĩ luật lao động, đạo đức làm nghề, sự hiểu biết về luật pháp, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới. Để có thể tính toán thống kê quy mô LLLĐ ở một thời điểm nào đó cần xác định rõ khái niệm việc làm, người có việc làm và người thất nghiệp. 1.2.1 Việc làm Việc làm luôn là những vấn đề có tính thời sự và là mối quan tâm không chỉ của mọi người mà còn là của mọi Chính phủ và mọi tổ chức trong xã hội. Nhìn chung, trong các lý thuyết về việc làm các học giả đều thống nhất rằng mọi hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng được hai tiêu chuẩn sau đây:  Thứ nhất, đó là các hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm  Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo thu nhập hoặc giảm chi phí trong gia đình. Bộ luật Lao động Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 tại điều 13 đã quy định: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là
  • 16. 13 việc làm”. Hoạt động đem lại thu nhập có thể được lượng hóa dưới các dạng như: Người lao động nhận được tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật từ người sử dụng lao động; tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà bản thân người lao động làm chủ; đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thực hiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình quản lý, tất nhiên các hoạt động này đều là được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, trên thực tế nếu chỉ căn cứ vào hai tiêu thức là tính hợp pháp và thu nhập để xác định một hoạt động được có được coi là việc làm hay không thì có những hoạt động khó có thể xác định chính xác được và lại càng khó khan hơn trong việc đánh giá về vấn đề việc làm. Nếu chỉ căn cứ vào tính hợp pháp của hoạt động thì việc làm phụ thuộc vào pháp luật của từng quốc gia, thậm chí ngay trong cùng một quốc gia có những hoạt động ở thời kỳ này được coi là việc làm nhưng ở thời kì khác lại không được coi là việc làm. Mặt khác, nếu căn cứ vào thu nhập đem lại cho người lao động thì có nhiều loại hoạt động có ích cho xã hội, gia đình, cộng đồng nhưng lại không tạo ra thu nhập hoặc góp phần tạo ra thu nhập cá nhân hoặc xã hội. Như vậy, có thể thấy với cách tiếp cận này khái niệm việc làm chưa thể khái quát được bản chất việc làm. Vì vậy, cần phải có một cách tiếp cận khác trong việc nghiên cứu về việc làm đó là: Có thể hiểu việc làm như một đơn vị hiểu là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Theo quan điểm này việc làm có các đặc trưng sau:  Một là, việc làm là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất.  Hai là, mang lại lợi ích (vật chất và tinh thần) cho xã hội.  Ba là, việc làm đó là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện mà họ sử dụng để thực hiện để thực hiện hoạt động. Sự phù hợp này phải được thể hiện ở cả hai mặt chất lượng và số lượng.
  • 17. 14 Như vậy, chỉ khi ở đâu có sự phù hợp về số lượng của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất (hoặc phương tiện sản xuất) thì ở đó có việc làm. Từ mối quan hệ này cho thấy tỷ lệ một đơn vị sức lao động có thể vận hành bao nhiêu đơn vị tư liệu sản xuất (thường biểu hiện ở chỉ tiêu xuất đầu tư cho một chổ làm việc). Tỷ lệ này phụ thuộc vào từng nghành nghề, từng nơi làm việc. Mặt khác,trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất chỉ có tính chất tương đối và thường xuyên thay đổi do tiến bộ khoa học kĩ thuật hay trình độ phát triển của quan hệ sản xuất, theo hướng một đơn vị lao động sẽ vận hành ngày càng nhiều hơn số đơn vị lao động vật hóa. Khi chuyển hóa từ trạng thái phù hợp này sang trạng thái phù hợp khác, thông thường sẽ giảm bớt chi phí lao động, từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Căn cứ vào thời gian thực tế làm việc, chế độ làm việc và nhu cầu làm thêm của người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra, người có việc làm lại chia thành 2 nhóm: người đủ việc làm và người thiếu việc làm. 1.2.1.1 Đủ việc làm “Việc làm đầy đủ” là sự thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về việc làm của các thành viên có khả năng lao động, nói cách khác là mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc đều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn. ”Việc làm đầy đủ” mới chỉ đề cập về mặt số lượng, chưa tính đến yếu tố nguyện vọng, năng khiếu, sở trường, tức là tính đến yếu tố hợp lý của việc làm. Theo điều tra lao động việc làm thì người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 35 giờ, hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 35 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm, hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 35 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ chế độ quy định đối độc hại.
  • 18. 15 1.2.1.2 Thiếu việc làm “Thiếu việc làm” là tình trạng có việc làm nhưng thời gian làm việc thấp hơn thời gian quy định và có nhu cầu làm thêm. Thiếu việc làm còn thể hiện dưới dạng làm việc có năng suất và thu nhập dưới mức thu nhập tối thiểu. Hiện nay, tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến ở khu vực nông thôn. Thiếu việc làm là vấn đề được xem xét phức tạp hơn đôi chút. Nguyên nghĩa của từ này trong tiếng Anh là underemployment-tức là chưa sử dụng hết, sử dụng dưới khả năng của người lao động. Thiếu việc làm được xem xét dưới hai góc độ là thiếu việc làm hữu hình (nhìn thấy) và thiếu việc làm vô hình (không nhìn thấy). Thiếu việc làm vô hình là tình trạng người lao động có chuyên môn, có trình độ, được đào tạo nhưng trong công việc không sử dụng hết năng lực của mình. Thí dụ tình trạng các cử nhân đại học chỉ được sắp xếp làm các công việc của thư ký văn phòng; những người có bằng dược sĩ chỉ làm việc tiếp thị thuốc; những người học cao đẳng, trung cấp chỉ làm các công việc đơn giản của người chỉ cần đào tạo ngắn hạn 3-6 tháng, v.v…Đánh giá tình hình thiếu việc làm nên vô hình là một việc khó khăn, song nhìn vào thực trạng sử dụng lao động hiện nay ở Việt Nam, tình trạng này không phải là hiếm mà có thể nói là khá phổ biến. Thiếu việc làm hữu hình là tình trạng người lao động không có đủ công việc để làm, do đó không sử dụng hết thời gian lao động mà họ có và mong muốn được làm. Có thể do tình trạng thiếu việc làm bằng hai chỉ tiêu: tỷ lệ người thiếu việc làm lao động, bao nhiêu người không sử dụng hết thời gian lao động. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động cho biết bình quân người lao động sử dụng bao nhiêu phần trăm quỹ thời gian làm việc của mình cho công việc. Tình trạng chia việc để làm, dừng việc, nghỉ việc…chính là bức tranh của thiếu việc làm hiện nay.
  • 19. 16 Theo điều tra lao động việc làm thì người thiếu việc là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 35 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sang làm việc khi có việc. Ngoài ra, còn có khái niệm về “Việc làm hợp lý” là sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ, “việc làm hợp lý” có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn. Hiện nay, còn nhiều người còn chưa có việc làm, nên chúng ta đang tập trung giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động, mà chưa chú ý tới “việc làm hợp lý”, nhưng về lâu dài vẫn phải tính đến giải quyết “việc làm hợp lý” để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao hơn. 1.2.2 Thất nghiệp Người thất ngiệp theo điều tra lao động việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sang làm việc nhưng chưa tìm được việc. “Người chưa có việc làm” là người có nhu cầu làm việc,hiện tại chưa tìm được việc làm, hoặc trước đây đã từng có việc làm, đã có nghề nghiệp nhất định nhưng hiện do điều kiện, hoàn cảnh nào đó chưa tìm được việc làm. Trong số này chủ yếu là số công nhân dư ra do sự sắp xếp lại của các doanh nghiệp Nhà nước, những người hết hạn hợp đồng làm việc, học sinh ra trường chuyên nghiệp và dạy nghề ra trường chưa tìm được việc làm, người lao động ở nước ngoài trở về… Thực chất “người thất nghiệp” và “người chưa có việc làm” là cùng một bản chất, chỉ khác nhau về cách phân chia có tính chất chi tiết của cùng một chỉ tiêu. Do đó, có
  • 20. 17 thể gọi chung “người thất nghiệp là người có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm, đang đi tìm việc làm”. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, do sự tác động của cung - cầu về lao động, đặc biệt là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiện tượng có “người thất nghiệp” là không tránh khỏi, nó phản ánh một thực tế của quá trình sắp xếp lại của một cấu trúc kinh tế - xã hội mới. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta không chỉ có thất nghiệp tạm thời do thay đổi cơ cấu, mà còn có thất nghiệp tiềm ẩn, thất nghiệp không hoàn toàn (do hiệu suất sử dụng thời gian lao động còn thấp, nhất là ở nông thôn) chiếm tỷ trọng lớn cùng với tỷ lệ tăng cao hàng năm của nguồn lao động càng làm cho tình hình thất nghiệp càng gay gắt. Thực tế đang đòi hỏi phải có chính sách, giải pháp đồng bộ để hạn chế tỷ lệ người thất nghiệp. Tất cả các nền kinh tế dù phát triển, hay đang phát triền đều phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp, nhưng vấn đề này có thể trở nên đặc biệt gay gắt trong các xã hội đang trải qua thời kỳ quá độ, khó khăn từ một nền kinh tế tập trung chịu sự kiểm soát của Chính phủ sang một nền kinh tế thị trường. Mặc dù việc Chính phủ dở bỏ kiểm soát giá cả đã cho phép cung và cầu – hai hoạt động lực chính của tất cả các nền kinh tế thị trường – có thể thực hiện chức năng của chúng mà không bị cản trở, nhưng điều này cũng đồng thời gây ra tình trạng thất nghiệp ngắn hạn. Do không còn kiểm soát giá cả, chính cầu tiêu dung chứ không phải quyết định của Chính phủ sẽ tạo ra tính đa dạng của hàng hóa chào bán. Khi ngọn gió cạnh tranh bắt đầu thổi khắp nền kinh tế, chúng khiến cho các doanh nghiệp không hiệu quả phải đóng cửa hoặc cắt giảm nhân công để có thể tồn tại. Kết quả là thất nghiệp tăng lên do các công ty phải cố gắng để hạn chế chi phí của họ. Do trợ cấp của Chính phủ bị cắt giảm, nên nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp lớn của Nhà nước vốn thuê rất nhiều nhân công phải điều chỉnh chính sách lao động.
  • 21. 18 Tuy nhiên, bên cạnh những thiệt hại về thất nghiệp lại là các lợi ích về tự do giá cả và sự thiết lập quyền sở hữu tài sản và hình thành các doanh nghiệp làm nền tảng kinh tế của xã hội. Các doanh nhân, nhìn thấy các cơ hội kinh doanh mới, đã thuê công nhân và sản xuất các hàng hóa và dịch vụ mới. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tìm kiếm các cơ hội để đầu tư thu lợi. Không chỉ có số lượng cơ hội việc làm tăng lên, mà khi các doanh nghiệp mới ra đời, khiến tính đa dạng của chúng cũng tăng theo, làm nâng cao tính linh hoạt và các lựa chọn việc làm cho người lao động. Trong nhiều trường hợp, sự khác biệt giữa người lao động và chủ doanh nghiệp có thể không rõ ràng, do một cá nhân học hỏi được các kỹ năng từ một công ty và sau đó tách ra để thành lập công ty riêng của họ để cung cấp các sản phẩm mới, tốt hơn hoặc rẻ hơn trong cùng một lĩnh vực. Tỉ lệ thất nghiệp cũng như tỉ lệ lạm phát ngày càng giảm khi nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động được thiết lập. Nếu căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp lại được chia thành: thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn. 1.2.2.1 Thất nghiệp dài hạn Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước 1.2.2.2 Thất nghiệp ngắn hạn Là người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước Phần lớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác định người thất nghiệp, tuy nhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có việc làm.
  • 22. 19 Ở nước ta, quy định trong các cuộc điều tra xác định người thất nghiệp là: người không có việc làm trong thời gian 7 ngày trước lúc điều tra. Ở Úc quan niệm người thất nghiệp là những người không có việc làm trong tuần lễ điều tra và chủ động tìm việc làm cả ngày hoặc nửa ngày tại bất kỳ một thời điểm nào trong 4 tuần bao gồm cả tuần điều tra và sẵn sàng làm việc khi có việc làm. Khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệp được phân ra các loại khác nhau như: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ, thất nghiệp có tính cơ cấu và thất nghiệp tự nhiên 1.2.2.3 Thất nghiệp tạm thời Là thất nghiệp phát sinh ra do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Trong một nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn luôn có một số chuyển động nào đó do người ta tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường, hoặc chuyển đến một thành phố mới. Phụ nữ có thể quay lại LLLĐ sau khi có con. Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặc tìm những công việc tốt hơn, cho nên người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “tự nguyện”. Tuy nhiên, thất nghiệp không thể biến mất, ngay cả trong các nước có nền kinh tế phát triển. Trong một nền kinh tế thị trường, một số người lao động thường xuyên thay đổi công việc hoặc chờ đợi công việc đầu tiên sau khi gia nhập thị trường lao động. Điều này, được gọi là thất nghiệp tạm thời, và xét về nhiều mặt, nó chỉ đơn giản phản ánh tính tự do và linh hoạt của người lao động trong việc tìm kiếm các công việc có lương tốt hơn và đưa lại sự hài long nghề nghiệp cao hơn. Nếu người lao động không tự do lưu chuyển theo cách này sẽ dẫn đến việc tạo ra một mức thất nghiệp nhất định – thì cả tính cạnh tranh và sản lượng đều giảm đi.
  • 23. 20 Người lao động thất nghiệp tạm thời thường không phải chịu tình trạng mất việc lâu và do họ tự nguyện chọn lựa cách thay đổi công việc hoặc tham gia đào tạo, nên thất nghiệp tạm thời nhìn chung không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với một nền kinh tế thị trường. Trên thực tế, tại hầu hết các quốc gia, một tỉ lệ lao động nhất định trong một LLLĐ năng động sẽ bị thất nghiệp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào. Các nhà kinh tế học thường xếp các nền kinh tế như vậy vào loại “đầy đủ việc làm”. 1.2.2.4 Thất nghiệp chu kỳ Là thất nghiệp xuất hiện khi mức chi tiêu và sản lượng trong nền kinh tế giảm sút và các quốc gia bước vào một thời kỳ đình trệ hoặc khủng hoảng. Trên thực tế, mức thất nghiệp cao là một trong những thước đo chính cho thấy tính nghiêm trọng của sự suy sụp kinh tế. Ví dụ, khi cuộc Đại khủng hoảng ở trong tình trạng tồi tệ nhất thì có 25% LLLĐ ở châu Âu và Hoa Kỳ bị thất nghiệp. Đây là một dạng thất nghiệp sẽ được giải quyết bằng các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia được thiết kế đặc biệt. 1.2.2.5 Thất nghiệp cơ cấu Là thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với người lao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi, trong khi đó mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Như vậy, trong thực tế có xảy ra những sự mất cân đối trong các nghề nghiệp hoặc trong các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực khác. Nếu tiền lương rất linh hoạt thì sự mất cân đối trên các thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương hạ xuống trong những khu vực có nguồn cung cao và tăng lên trong những khu vực có mức cầu cao.
  • 24. 21 Thất nghiệp cơ cấu ảnh hưởng đến những công nhân không có học vấn, không được đào tạo hay không có kinh nghiệp cần thiết để duy trì trong nền kinh tế ngày nay. Nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng cao hoặc khả năng học hỏi nhanh chóng các quy trình và các kỹ thuật mới từ các sổ tay kỹ thuật và các khóa đào tạo ngắn hạn. Tương tự, các cơ hội nghề nghiệp trong thời đại thông tin cũng đòi hỏi một mức độ học vấn và chuyên môn nhất định về giao tiếp, ngôn ngữ, khoa học và quản lý. Mặc dù thất nghiệp cơ cấu thường chỉ ảnh hưởng đến một tỷ lệ nhỏ công nhân trong một nền kinh tế vào một thời điểm nhất định, nhưng việc giải quyết vấn đề này có thể rất chậm và tốn kém – và đó là một lý do nữa để giải thích vì sao chương trình giáo dục quốc gia lại quan trọng với tăng trưởng và cơ hội kinh tế. Với mỗi loại thất nghiệp trong cơ cấu hệ thống của LLLĐ, thường được phân tổ chi tiết theo các tiêu thức mỗi nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp, khu vực thành thị, nông thôn, vùng lãnh thổ, làm cơ sở để đi sâu phân tích đánh giá thống kê về thực trạng, xu hướng, biến động cũng như tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến tình trạng việc làm của LLLĐ. Thông tin thu nhập, tổng hợp được là căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cũng như các chính sách và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, bố trí sử dụng LLLĐ xã hội và giải quyết việc làm ở các cấp, các ngành. 1.2.2.6 Thất nghiệp tự nhiên Thất nghiệp luôn luôn tồn tại vì mọi người thường phải dành thời gian để tìm kiếm công việc phù hợp. Vào bất kì thời điểm nào, trong khi một số người vẫn đang tìm kiếm việc làm, thì những người khác đang từ bỏ việc làm. Điều gì xác định mức đặc trưng, hay “tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên” điểm mà mọi người nhận được việc và mất việc xấp xỉ cân bằng nhau?
  • 25. 22 Dân số học đóng một vai trò quan trọng, những người trẻ thường ít chắc chắn về cái mà họ muốn làm, và nhanh chóng thay đổi hơn. Phụ nữ dường như rời bỏ hay bắt đầu công việc vì lý do có liên quan đến gia đình. Tương tự, càng nhiều người trẻ và nhiều phụ nữ như vậy sẽ dẫn đến một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao hơn. Đó không phải là điều tồi tệ, mà nên nhớ rằng tìm kiếm phục vụ cho một chức năng kinh tế sống còn. Tương tự, công nhân có trình độ càng cao thì càng ít thay đổi công việc hơn. Nếu có chuyên môn cao họ có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp hơn. Những công nhân có trình đọ thấp hơn thường thay đổi công việc nhiều hơn.
  • 26. 23 CẤU TRÚC DÂN SỐ VÀ LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG 1.3 Phƣơng pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu 1.3.1 Lƣc lƣợng lao động(LLLĐ,Labour Force: LF) LLLĐ được xác định bằng tổng dân số từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm ( E ) và dân số không có việc làm (thất nghiệp: U) Công thức tính có dạng như sau: (1.1) Tổng dân số Dân số <15 tuổi Dân số ≥15 tuổi Lực lượng lao động Không thuộc lực lượng lao động Có việc làm Thất nghiệp Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp dài hạn, ngắn hạn Thất nghiệp tạm thời, chu kì, cơ cấu, tự nhiên Đang đi học; Nội trợ gia đình; Già cả, ốm đau; Không còn khả năng lao động; Lý do khác;
  • 27. 24 Các thành phần E và U thu được nhờ kết quả của cuộc điều tra và nó có sự biến động theo thời gian. 1.3.2 Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ (Labour Force Participation Rate: LFR) Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ có thể tính đối với toàn bộ dân số hoặc đối với một bộ phận dân số theo độ tuổi, giới tính và nó được xác định bằng tỷ số giữa dân số hoạt động kinh tế nằm trong loại đó (LLLĐ) với dân số loại đó. Biểu thức có dạng: ( ) (1.2) Trong đó: LF: dân số thuộc LLLĐ NLF: dân số không thuộc LLLĐ U: số người thất nghiệp E: số người có việc làm LFR: tỷ lệ tham gia vào LLLĐ Tỷ lệ tham gia vào LLLĐ thường được sử dụng để ước tính quy mô của dự trữ lao động trong phạm vi một nền kinh tế và có nhiệm vụ quan trọng trong các thống kê thất nghiệp. 1.3.3 Tỷ lệ thiếu việc làm ILO đã tiến hành nghiên cứu thể nghiệm nhiều lần về phương pháp xác định tình trạng thiếu việc làm. Ngày 7/10/1998, hội nghị do ILO tổ chức tại Geneva đã thống
  • 28. 25 nhất thành lập “Ủy ban về xây dựng phương pháp xác định tình trạng thiếu việc làm”. Hội nghị có tới 20 nước tham dự trong đó có 8 nước thuộc châu Á. Hội nghị đã thống nhất phương pháp xác định tình trạng thiếu việc làm và các dạng của thiếu việc làm. Theo kết luận của Ủy ban, số người thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng: người thiếu việc làm hữu hình và người thiếu việc làm không đầy đủ. Người thiếu việc làm hữu hình (dạng nhìn thấy được) là số người làm việc nhưng số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo ít hơn mức quy định vì các lý do kỹ thuật hay do họ không thể tìm kiếm đc việc làm đầy đủ. Người thiếu việc làm không nhìn thấy (dạng vô hình) bao gồm tất cả những người đang làm việc trong thời gian khảo sát, muốn thay đổi việc làm hiện tại (đặc biệt đối với người tự làm) tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia. Có thể là do mong muốn được sử dụng kỹ năng phù hợp hơn và được trả lương cao hơn. Từ định nghĩa về hai dạnng thiếu việc làm nêu trên, ILO đưa ra hai tiêu thức cơ bản để xác định người thiếu việc làm là: trong tuần lễ tham khảo làm việc ít hơn mức thời gian quy định (thời gian chuẩn) và có tìm kiếm việc làm thêm giờ. Các tiêu chí đánh giá tình trạng thiếu việc làm của ILO được xác định như sau:  Tỷ lệ người thiếu việc làm: là tỷ lệ giữa số người thiếu việc làm và số người có việc làm, hoặc giữa số người thiếu việc làm và dân số hoạt động kinh tế (LLLĐ). Công thức tính: ( )( ) (1.3) ( )( ) ( ) (1.4)
  • 29. 26  Tỷ lệ thời gian thực tế làm việc: là tỷ lệ giữa thời gian thực tế làm việc so với tổng của thời gian thực tế làm việc và thời gian có nhu cầu làm thêm. Công thức tính: ( ) (1.5) 1.3.4 Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate: UR) Tổng số người thất nghiệp được xác định như là một phần của tổng số người thuộc LLLĐ trừ đi tổng số người có việc làm. Công thức tính: – (1.6) U: là tổng số người thất nghiệp LF: là tổng số người thuộc LLLĐ E: là tổng số người có việc làm Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa người thất nghiệp so với toàn bộ LLLĐ. Biểu thức có dạng: ( ) (1.7) Trong đó: UR là tỷ lệ thất nghiệp
  • 30. 27 1.4 Phƣơng pháp luận nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng có việc làm Trên cơ sở số liệu thực tế điều tra lao động – việc làm năm 2005, chúng ta nghiên cứu khả năng có việc làm của người trong LLLĐ, tức là nghiên cứu biến phụ thuộc không thể đo lường theo tính liên tục (mà chỉ là có hay không có việc làm) với các biến độc lập vừa là biến lượng vừa là biến chất. Nếu bằng phương pháp phân tích hồi quy truyền thống (OLS) để hồi quy trực tiếp thì khônng thể giải quyết được bài toán này. Sau khi nghiên cứu và so sánh một số mô hình lý thuyết, chúng ta quyết định chọn mô hình Logistic để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố tới khả năng có việc. Phương pháp phân tích này có nhiều điểm ưu việt hơn một số phương pháp khác, bởi lẽ phương pháp này có thể tận dụng được những ưu điểm của phương pháp phân tích phân biệt (discriminant analysis) vừa tận dụng được những ưu điểm của phương pháp phân tích hồi quy tương quan, khi mà nhiều biến phụ thuộc (Y) của phương pháp hồi quy Logistic lại là một biến nhị phân (binary) chứ không phải một biến số học. Mục này sẽ tập trung vào cơ sở phương pháp luận để ước lượng mô hình xác định khả năng có việc làm của những người trong LLLĐ. Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng ta đi sâu vào phân tích mô hình Logistic trong việc xác định các xác suất đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố tới khả năng có việc làm của người tham gia LLLĐ. Trong mô hình Logistic, các xác suất được xác định bằng công thức: (1.8) Trong đó: Xi = (1, X2i, X3i,…, Xki) và β = (β1, β2,…, βk) Trong mô hình trên không phải là hàm tuyến tính của các biến độc lập. Phương trình xác định trên được gọi là hàm phân bố logistic. Trong hàm này khi Xiβ
  • 31. 28 nhận giá trị từ -∞ đến ∞, thì nhận giá trị từ 0-1, phi tuyến với cả X và tham số β. Điều này có nghĩa là ta không thể áp dụng trực tiếp phương pháp OLS để ước lượng. Người ta dung phương pháp ước lượng hợp lý tối đa để ước lượng β. Sauk hi ước lượng ta được ̂, ta có thể tính được ước lượng xác suất pi = P(Y=1|Xi) ̂ ( ̂) ( ̂) (1.9) Như vây, trong mô hình LOGIT chúng ta không nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập Xk đối với Y mà xem xét ảnh hưởng của Xk đến xác suất để Y nhận giá trị bằng 1 hay kỳ vọng của Y. Hay nói cách khác, trong mô hình này là xác định xác suất để người thứ i trong mẫu có việc làm (tức là Yi nhận giá trị 1) Ảnh hưởng của nhân tố Xk đến xác suất pi được tính như sau: ( ̂) ( ( ̂)) ( ) (1.10) Một trong vấn đề khó khăn và có khi khá nan giải trong việc phân tích hồi quy Logistic đa biến là chọn một mô hình có thể mô tả đầy đủ dữ liệu. Một nghiên cứu với một biến phụ thuộc vào Y và 3 biến độc lập X1, X2, X3, chúng ta có thể có những mô hình để dự đoán là Y=f(X1);Y=f(X2);Y=f(X3); Y=f(X1,X2); Y=f(X1,X3); Y=f(X3,X2); Y=f(X1,X2,X3); trong đó f là hàm số. Tổng quát nếu ta có k biến độc lập X1, X2,…, Xk khi đó ta sẽ có 2k – 1 mô hình để dự đoán Y. Trong trường hợp nhiều mô hình như vậy, vấn đề đặt ra là mô hình nào được xem là tối ưu? Hay câu hỏi khác đặt ra: thế nào là “tối ưu”? Nói một cách ngắn gọn một mô hình tối ưu phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản là: đơn giản; đầy đủ; và có ý nghĩa thực tế. Tiêu chuẩn đơn giản đòi hỏi mô hình có ít biến độc lập. Vì quá nhiều biến số thì vấn đề diễn giải, phân tích sẽ trở nên khó khăn và có khi thiếu thực tế. Ví dụ như một
  • 32. 29 mô hình có 3 biến độc lập mà có khả năng mô tả dữ liệu tương đương với 5 biến độc lập thì mô hình đầu sẽ được chọn. Mô hình đơn giản là mô hình tiết kiệm. Tiêu chuẩn đầy đủ ở đâu có nghĩa là mô hình đó phải mô tả dữ liệu một cách thỏa đáng, tức là phải tiên đoán gần (hay càng gần càng tốt) với giá trị thực tế quan sát của biến phụ thuộc Y. Tiêu chuẩn có ý nghĩa thực tế có nghĩa là mô hình đó phải phù hợp cả về lý thuyết và thực tế. Đây là tiêu chuẩn quan trọng, bởi vì nếu một phân tích thống kê dẫn đến một mô hình đầy dù rất có ý nghĩa toán học (thống kê) mà không có ý nghĩa thực tế thì mô hình đó cũng không có giá trị khoa học thực sự. Từ cơ sở dữ liệu điều tra lao động – việc làm năm 2010, theo cách phân tích trên, chúng ta sẽ xây dựng được mô hình đánh giá xác suất có việc làm của người thứ i trong LLLĐ theo tiêu chuẩn sau: ( ) (1.11) Trong tiêu chuẩn này: Pi c là xác suất để người thứ i trong LLLĐ có việc làm. Các hệ số β1, β2,…, βk là chưa biết cần ước lượng, các nhân tố X2, X3,…,Xk là các biến độc lập tương ứng với các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của người thứ i. Việc giải thích kết quả thu được cũng giống như các mô hình hồi quy chuẩn, chỉ có điều khác biệt là ở cách giải thích các hệ số thu được khi hồi quy thực nghiệm mô hình. Định nghĩa: hệ số chênh lệch có việc làm là tỷ số giữa xác suất có việc làm ( ) và xác suất không có việc làm của người thứ i ( ) theo công thức sau: (1.12)
  • 33. 30 Trong đó: HScv – hệ số chênh lệch có việc làm (hay còn gọi là tỷ số ưu thế) Trong mô hình hồi quy Logistic, khi một biến độc lập tăng lên 1 đơn vị (chẳng hạn biến thứ k) và tất cả các biến độc lập khác giả thiết là không thay đổi, khi đó hệ số chênh lệch có việc làm ước tính thay đổi một lượng bằng , ở đây βk là hệ số hồi quy yếu tố k (biến k) thu được từ ước lượng mô hình thực nghiệm logistic và chính là tỷ số khả dĩ. Vì = 1 - , kết hợp với công thức (1.12) ta tính được xác suất có việc làm theo công thức sau: (1.13)
  • 34. 31 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM MÔ HÌNH LOGISTIC TÍNH TOÁN SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM Để có thể nắm bắt được ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm ở có việc làm ở Việt Nam. Trước hết, chúng ta cần phải tập trung phân tích thực trạng lao động việc làm qua các số liệu thu thập được về lao động - việc làm từ năm 2005-2010. Từ đó, đưa ra các nhận định, các đánh giá làm cơ sở cho việc xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng có việc làm để đưa vào mô hình thực nghiệm. Sau đây là một số phân tích thực trạng từ các số liệu thực tiễn thập được. 2.1 Lực lƣợng lao động 2.1.1 Phân tích chung về LLLĐ LLLĐ hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người không có việc làm nhưng có khả năng làm việc và có nhu cầu làm việc.
  • 35. 32 Hình 2.1 Biến động của LLLĐ 2005-2010 LLLĐ cả nước hàng năm đều tăng lên. Năm 2005 LLLĐ cả nước là 44 905 triệu người, năm 2010 là 50 393 ; tốc độ tăng trung bình hàng năm là 2.33%. LLLĐ năm 2006 có tốc độ tăng so với năm trước là cao nhất 2.97%, tốc độ tăng của LLLĐ của năm 2007 là thấp nhất 1.99% (Xem hình 2.1) Mặc dù, dân số tham gia LLLĐ cả nước tăng trung bình hàng năm là 2.33% song tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15 tuổi trở lên nhìn chung tăng. Năm 2005 tỷ lệ là 74.10% đến năm 2010 là 76.78% (Xem bảng 2.1). Điều này có thể giải thích bởi do tốc độ tăng của dân số từ 15 tuổi trở lên trung bình hàng năm là (1.62%) thấp hơn tốc độ tăng của LLLĐ (2.33%). 42000 43000 44000 45000 46000 47000 48000 49000 50000 51000 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2005 2006 2007 2008 2009 2010 LLLĐ (Triệu người) Tốc độ tăng LLLD (%)
  • 36. 33 Bảng 2.1: Tỷ lệ tham gia LLLĐ từ năm 2005-2010 ( đơn vị tính : triệu người ) Năm Dân số trên 15 tuổi LLLĐ Tỷ lệ tham gia LLLĐ (%) 2005 60.603 44.905 74.10 2006 61. 689 46.239 74.95 2007 63.428 47.160 74.35 2008 64.744 48.210 74.46 2009 64.515 49.322 76.45 2010 65.632 50.393 76.78 ( Nguồn số liệu : Tổng Cục Thống Kê ) 2.1.2 LLLĐ chia theo nhóm tuổi LLLĐ nước ta từ năm 2005-2010 nhìn chung có xu hướng già hóa:  LLLĐ ở nhóm tuổi 15-24 năm 2005 chiếm 20.4% so với tổng LLLĐ, năm 2010 là 18.3% so với tổng LLLĐ, ở nhóm tuổi 25-49 năm 2005 chiếm 63.3% tổng LLLĐ, năm 2010 là 61.4%; LLLĐ ở nhóm tuổi 50+ năm 2005 chiếm 16.3% tổng LLLĐ, năm 2010 là 20.3%.  Từ năm 2005 đến 2010 tỷ trọng của LLLĐ trẻ (15-24 tuổi) giảm xuống trong khi đó tỷ trọng của LLLĐ lớn tuổi (50+) lại có xu hướng tăng lên. (Xem bảng 2.2)
  • 37. 34 Bảng 2.2: Cơ cấu LLLĐ chia theo nhóm tuổi 2005-2010 Năm Chia theo nhóm tuổi (%) Tổng số 15 – 24 25 – 49 50+ 2005 100.0 20.4 63.3 16.3 2006 100.0 21.0 63.7 15.3 2007 100.0 18.2 62.3 19.5 2008 100.0 18.1 62.2 19.7 2009 100.0 18.6 61.4 20.0 2010 100.0 18.3 61.4 20.3 ( Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê ) 2.1.3 LLLĐ chia theo khu vực thành thị nông thôn Năm 2005 LLLĐ của khu vực thành thị là 11 462 triệu người, chiếm 25.5% LLLĐ cả nước; Năm 2010 là 14 107 triệu người, chiếm 28.0% LLLĐ cả nước. Cơ cấu LLLĐ theo khu vực thành thị và nông thôn đang diễn ra theo xu hướng:  Tỷ lệ LLLĐ nông thôn giảm từ 74.5% xuống còn 72.0%. Trong khi đó tỷ lệ LLLĐ thành thị tăng từ 25.5% lên 28.0%. Điều này cho thấy rằng có việc biểu hiện của việc thu hút LLLĐ từ nông thôn vào thành thị và do việc đô thị hóa ngày càng gia tăng làm cho LLLĐ tăng lên theo (Xem bảng 2.3)
  • 38. 35 Bảng 2.3: LLLĐ chia theo khu vực 2005-2010 Năm LLLĐ ( Triệu người) Cơ cấu LLLĐ (%) Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Thành thị Nông thôn 2005 44.905 11.462 33.443 100.0 25.5 74.5 2006 46.239 12.266 33.973 100.0 26.5 73.5 2007 47.160 12.409 34.751 100.0 26.3 73.7 2008 48.210 13.175 35.035 100.0 27.3 72.7 2009 49.322 13.272 36.050 100.0 26.9 73.1 2010 50.393 14.107 36.286 100.0 28.0 72.0 ( Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê )  Tốc độ tăng bình quân năm của LLLĐ khu vực thành thị từ năm 2005 đến 2010 là 3.56% và của khu vực nông thôn là 1.37%. Mặc dù tốc độ tăng của LLLĐ khu vực thành thị nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng LLLĐ khu vực nông thôn, nhưng cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn vẫn chưa có sự thay đổi lớn. LLLĐ nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn gấp 3 lần so với khu vực thành thị (Xem hình 2.2). Điều đó đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách cần có cơ chế để tạo ra nhiều chổ làm việc mới để thu hút lao động tại khu vực nông thôn đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết sớm.
  • 39. 36 Hình 2.2 Tốc độ tăng LLLĐ theo khu vực 2.1.4 LLLĐ chia theo giới tính Năm 2005, LLLĐ nam chiếm 52.3%, LLLĐ nữ chiếm 47.7% tổng LLLĐ cả nước. Năm 2010 LLLĐ nam chiếm 51.4%, LLLĐ nữ chiếm 48.6% tổng LLLĐ cả nước. Như vậy, tỷ lệ LLLĐ nam từ 2005 đến 2010 tăng 2% còn tỷ lệ LLLĐ nữ là 2.76% . Có thể nhận thấy tỷ lệ LLLĐ nữ có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tỷ trọng của LLLĐ nam (bảng 2.4) 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2005 2006 2007 2008 2009 2010 LLLĐ-TT (Triệu người) LLLĐ-NT (Triệu người) Tốc độ tăng LLLĐ-TT (%) Tốc độ tăng LLLĐ-NT(%)
  • 40. 37 Bảng 2.4: LLLĐ chia theo giới tính 2005-2010 Năm LLLĐ (Triệu người) Cơ cấu LLLĐ (%) Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ 2005 44.905 23.493 21.411 100.0 52.3 47.7 2006 46.239 24.614 21.625 100.0 53.2 46.8 2007 47.160 23.945 23.215 100.0 50.8 49.2 2008 48.210 24.709 23.501 100.0 51.3 48.7 2009 49.322 25.656 23.666 100.0 52.0 48.0 2010 50.393 25.897 24.496 100.0 51.4 48.6 ( Nguồn số liệu: Tổng Cục Thống Kê ) 2.1.5 LLLĐ chia theo trình độ học vấn Chất lượng của LLLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chất lượng của LLLĐ được hình thành thông qua hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam có ưu thế là trình độ học vấn của người lao động khá cao. Việc tăng đầu tư giáo dục đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu trình độ học vấn của người lao động. Qua bảng 2.5, chúng ta thấy tỷ lệ LLLĐ mù chữ năm 2005 là 3.97% nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 4.04%, tức là tăng 0.07%. Trong khi đó, tỷ lệ LLLĐ chưa tốt nghiệp tiểu học năm 2005 còn tương đối cao 16.49%, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 13.09%, như vậy trình độ đã tăng lên 3.4%.
  • 41. 38 Bảng 2.5: Cơ cấu LLLĐ chia theo trình độ học vấn 2005-2010 ( đơn vị tính : % ) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Không biết chữ 3.97 3.58 3.74 4.24 4.10 4.04 Chưa TN tiểu học 16.49 16.11 15.80 15.48 14.20 13.09 TN tiểu học 29.29 30.02 31.71 31.51 29.73 29.09 TN THCS 33.01 32.70 30.46 30.40 32.36 32.58 TN THPT 17.24 17.59 18.29 18.37 19.60 21.20 Tổng 100 100 100 100 100 100 ( Nguồn số liệu : Tổng Cục Thống Kê ) Số người tốt nghiệp tốt nghiệp trung học phổ thông đã tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của LLLĐ là 17.24%, đến năm 2010 tăng lên 21.20%, tức là tăng thêm 3.96%. Tóm lại, cơ cấu LLLĐ của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 chuyển dịch theo hướng: LLLĐ có trình độ học vấn phổ thông tăng và LLLĐ chưa tốt nghiệp tiểu học giảm dần. 2.2 Phân tích lao động có việc làm Việc làm được hiểu như là mọi hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm. Các hoạt động được xác định là việc làm gồm:  Các công việc được trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.  Các công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình mà không nhất thiết phải được trả công cho công việc đó.
  • 42. 39 Người có việc làm là người mà trong tuần lễ trước thời điểm điều tra:  Đang làm các công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hoặc bằng hiện vật.  Đang làm các công việc mà có thể không hưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trong các hoạt động của cơ sở kinh tế của hộ gia đình mình.  Đã có công việc trước đó song tuần lễ trước thời điểm điều tra tạm thời không làm việc vì các lí do khác nhau và sẽ trở lại làm việc sau thời gian tạm nghỉ. Theo kết quả điều tra lao động việc làm, số người có việc làm trong cả nước hàng năm đều tăng. Năm 2005 là 42 775 triệu, đến năm 2010 tăng lên 49 049 triệu với tốc độ tăng trung bình mỗi năm là 2.78% và số người có việc làm tăng lên trung bình hàng năm là 627 nghìn người (Xem hình 2.3) Hình 2.3: LLLĐ có việc làm năm 2005-2010 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 39000 40000 41000 42000 43000 44000 45000 46000 47000 48000 49000 50000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số người có việc làm (Triệu người) Tốc độ tăng (%)
  • 43. 40 2.2.1 Phân tích lao động có việc làm theo giới tính và khu vực Đến năm 2010 lao động có việc làm khu vực thành thị là 14 231 triệu người, chiếm 28% tổng số LLLĐ có việc làm cả nước; lao động có việc làm khu vực nông thôn là 36 606.2 triệu người chiếm 72% tổng số LLLĐ có việc làm cả nước. Số lao động nam có việc làm chiếm tỷ lệ lớn hơn so với lao động nữ ở cả thành thị và nông thôn. Sự chênh lênh về tỷ lệ việc làm giữa nam và nữ ở thành thị là 5.6% lớn hơn so với ở khu vực nông thôn là 1.6% (xem bảng 2.6) Bảng 2.6: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo giới tính và khu vực năm 2009-2010 Năm Chung Thành Thị Nông Thôn Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ 2009 100 51.3 48.7 27.4 52.7 47.3 72.6 50.9 49.1 2010 100 51.4 48.6 28.0 52.8 47.2 72.0 50.8 49.2 (Nguồn số liệu : Tổng Cục Thống Kê) 2.2.2 Phân tích lao động có việc làm theo nhóm nghành và thành phần kinh tế Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nghành kinh tế dù chuyển dịch chậm nhưng vẫn theo hướng tích cực:  Năm 2010 trong hơn 49 triệu lao động có việc làm của cả nước có tới 49.5% làm việc ở khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp); 20.9% làm việc ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và 29.6% làm việc ở khu vực III (dịch vụ).  Cũng trong năm 2010, tính chung cả nước có 10.4% lao động có việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước; 86.1% đang làm việc trong khu vực kinh tế
  • 44. 41 ngoài nhà nước và 3.5% làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Xem bảng 2.7) Bảng 2.7: Cơ cấu LLLĐ có việc làm chia theo Nhóm nghành và thành phần kinh tế năm 2005-2010 ( đơn vị tính : % ) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Phân theo ngành kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 55.1 53.7 52.9 52.3 51.5 49.5 Công nghiệp-Xây dựng 17.7 18.8 18.9 19.3 19.9 20.9 Dịch vụ 27.2 27.5 28.2 28.4 28.6 29.6 2. Phân theo Loại hình kinh tế 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nhà nước 11.6 11.2 11.0 10.9 10.6 10.4 Ngoài nhà nước 85.8 85.8 85.5 85.5 86.2 86.1 Có vốn đầu tư nước ngoài 2.6 3.0 3.5 3.6 3.2 3.5 (Nguồn số liệu : Tổng cục thống kê)  Nếu so sánh chuyển dịch cơ cấu trong 6 năm từ năm 2005 đến năm 2010, cơ cấu lao động có việc làm theo ba khu vực kinh tế như sau:  Khu vực I: Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm từ 55.1% xuống còn 49.5% tức là giảm 5.6%.  Khu vực II: Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 17.7% lên 20.9% tức là tăng 3.2%.  Khu vực III: Dịch vụ tăng từ 27.2% lêm 29.6% tức là tăng 2.4%.
  • 45. 42 Quan sát qua các năm, khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp là khu vực giảm liên tục, năm có tỷ lệ so với tổng số thấp nhất là 2010. Ngược lại, hai khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ tăng liên tục, năm có tỷ lệ tăng cao nhất cũng là năm 2010. Tuy nhiên, mức độ tăng giảm của các khu vực có sự khác nhau, riêng tốc độ tăng của khu vực II cao hơn khu vực III (xem hình 2.4). Hình 2.4: Tốc độ tăng LLLĐ có việc làm theo ngành kinh tế năm 2005-2010 Cơ cấu việc làm có sự chênh lệch lớn giữa 3 khu vực: Tỷ lệ việc làm trong khu vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm từ trên 49% tới 55% qua các năm, tiếp đến là khu vực Dịch vụ và thấp nhất là khu vực Công nghiệp - Xây dựng. -6 -4 -2 0 2 4 6 8 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nông-Lâm-Ngư nghiệp (%) Công nghiệp-Xây dựng (%) Dịch vụ (%)
  • 46. 43 Về chuyển dịch cơ cấu lao động: Có xu hướng giảm tỷ lệ ở khu vực I, tăng ở khu vực II và III. Điều đó cũng phản ánh xu thế Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước ta Chúng ta thấy việc làm ở khu vực ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 85.8% năm 2005 tới 86.1% năm 2010 và khu vực nhà nước chỉ chiếm khoảng 10.4% việc làm cả nước và việc làm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 3.5% năm 2010. Nhìn chung, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế diễn ra chậm. Tỷ lệ lao động có việc làm khu vực Nhà nước giảm từ 11.6% năm 2005 xuống 10.4% năm 2010. Trong khi đó tỷ lệ lao động khu vực ngoài nhà nước tăng từ 85.8% năm 2005 lên 86.1% năm 2010. Và tỷ lệ lao động đang làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy còn thấp, chỉ 3.5% năm 2010 nhưng có tốc độ tăng rất nhanh ( Xem bảng 2.7). 2.3 Mô hình logistic tính toán sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng có việc làm ở Việt Nam 2.3.1 Phân tích, lựa chọn mô hình thực nghiệm và xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng có việc làm 2.3.1.1 Mô tả số liệu Nghiên cứu này dựa trên số liệu của VHLSS (Vietnam Household Living Standard Survey), gồm có 36081 quan sát. Mục tiêu của cuộc điều tra này nhằm thu thập thông tin phản ánh thực trạng lao động- việc làm của 64 tỉnh/thành phố, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng lãnh thổ và cả nước để phục vụ việc triển khai thực hiện
  • 47. 44 các chính sách và giải pháp về lao động - việc làm của Chính phủ và các cấp, các nghành. Điều tra cũng cung cấp số liệu cho tính được số người tham gia LLLĐ, không tham gia LLLĐ, cũng như tính được tỷ lệ LLLĐ đủ việc, thiếu việc, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở khu vực thành thị, nông thôn. Nội dung của cuộc điều tra rất phong phú, nó cung cấp rất nhiều tiêu thức như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn (cả về chuyên môn kỹ thuật và học vấn phổ thông), tình trạng hôn nhân của người lao động, tình trạng việc làm của người lao động, tiền công - tiền lương hoặc thu nhập bình quân đầu và tình hình sử dụng thời gian lao động. 2.3.1.2 Mô tả biến số Trên cơ sở điều tra số liệu năm 2010 và kết quả phân tích thực trạng lao đông - việc làm từ năm 2005-2010. Với mục tiêu đặt ra của đề tài là: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của LLLĐ ở Việt Nam, đầu ra của mô hình (biến phụ thuộc) chỉ có một biến số, đó là khả năng có việc làm của LLLĐ. Đầu vào của mô hình bao gồm 7 nhân tố đặc trưng (biến độc lập). Những biến số đầu vào và đầu ra được miêu tả kỹ trong phần dưới đây. Việc xác định các đặc điểm, các nhân tố đặc trưng được đưa vào mô hình hồi quy, đối với các biến chất (định tính) phải được biểu thị bởi các biến (nhị phân). Chẳng hạn như giới tính, trình độ học vấn… Căn cứ vào thực tế số nguồn số liệu thu thập được, ta chọn 7 nhân tố đặc trưng, cơ bản phản ánh được những đặc điểm có ảnh hưởng lớn đến khẳ năng có việc làm để đưa vào trong mô hình phân tích hồi quy. Các nhân tố này thể hiện qua 7 biến độc lập cụ thể như phân tích ở mục dưới đây. Trong phần 1.4 của chương 1, chúng ta đã phân tích về mặt lý thuyết của mô hình sẽ sử dụng trong đề tài này. Trong chương này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình thực nghiệm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của người
  • 48. 45 lao động tham gia vào LLLĐ. Chúng ta đã phân tích và chọn dạng mô hình ước lượng thực nghiệm là mô hình logitstic có dạng: ( ) = X+ (2.1) trong đó: = E(Y=1|X) = (2.2) X = + + + + + + + + + + + + Mô hình này xác định được xác suất khả năng có việc làm của người thứ i dưới tác động ảnh hưởng của các nhân tham gia trong mô hình, là xác suất để biến Y nhận giá trị 1 (tức là người thứ i có việc làm). Các biến đƣa vào mô hình đƣợc phân tích cụ thể nhƣ sau:  Biến phụ thuộc đưa vào mô hình là biến rời rạc { } 1 nếu người này có việc làm = 0 nếu người này không có việc làm  Các biến độc lập được chọn đưa vào mô hình là: 1. Tuổi : 2. Giới tính: gioitinh 1 nếu người thứ i là nam
  • 49. 46 = 0 nếu người thứ i là nữ 3. Hôn nhân: honnhan 1 nếu người thứ i đã kết hôn = 0 nếu người thứ i chưa kết hôn 4. Dân tộc: dantoc 1 nếu người thứ i là người Kinh = 0 nếu người thứ i là dân tộc khác 5. Khu vực cư trú: khuvuc 1 nếu người thứ i ở thành thị = 0 nếu người thứ i ở nông thôn 6. Sức khỏe : suckhoe 1 nếu người thứ i có điều trị nội trú = 0 nếu người thứ i không có điều trị nội trú lần nào
  • 50. 47 7. Trình độ học vấn: ( , ) 1 nếu người thứ i không có bằng cấp 2 nếu người thứ i có bằng trung học cơ sở 3 nếu người thứ i có bằng trung học phổ thông = 4 nếu người thứ i tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề 5 nếu người thứ i có bằng cao đẳng, cao đẳng nghề 6 nếu người thứ i có bằng đại học 7 nếu người thứ i trình độ sau đại học 2.3.2 Phân tích kết quả mô hình thực nghiệm theo các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng có việc làm Trong mô hình này xét mô hình hồi quy với 6 biến chất, 1 biến lượng. Số biến giả được đưa vào mô hình hồi quy phụ thuộc vào số biến chất và các phạm trù mà mỗi biến
  • 51. 48 chất có khả năng nhận được. Trong mô hình cụ thể này, như chúng ta đã phân tích ở trên số lượng biến giả là 7. Trong mô hình này ta sẽ phân tích một số tương tác giữa các biến số có ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của LLLĐ, các tương tác này đã được xây dựng một cách chi tiết và chúng ta đã sử dụng phần mềm Stata để ước lượng trong mô hình này. Sau khi ước lượng thực nghiệm mô hình, chúng ta phân tích giữa lý thuyết và thực tế của mô hình. Chúng tôi đưa vào tập hợp lớn các biến mà về lý thuyết kinh tế chưa xác định chắc chắn nên để trong mô hình hay không. Đối với tập hợp các biến này chúng tôi đã dùng thủ tục thống kê để kiểm định và bỏ đi các hệ số mà không có ý nghĩa thống kê, chúng tôi đã thu được mô hình thực nghiệm sau: = (2.3) Trong đó: X = + 0.032915* – 0.081364* - -0.88752* – 1.32408* – 0.646206* – 0.374516* + 1.397518* + 1.241865* + 2.01232* + 2.762144* + 2.797672* + 3.647715* 2.3.2.1 Phân tích mô hình thực nghiệm thu đƣợc Chúng ta dùng phần mềm Stata để xử lý, phân tích số liệu ta thu được mô hình thực nghiệm với kết quả cụ thể trong bảng 2.8
  • 52. 49 Với kết quả ghi trên biểu có nội dung ngần định đó là xác suất để Y nhận giá trị 1 (có nghĩa là xác suất để người lao động có việc làm), theo công thức (2.2) ta tính được xác suất có việc làm của LLLĐ. Vì Y chỉ có 2 giá trị là 0 và 1 với các xác suất tương ứng là 1-p và p, nên tính được kỳ vọng E(Y=1|X) = PC ; trong đó X là ký hiệu các biến độc lập đã được chọn. Bảng 2.8: Mô hình logistic ƣớc lƣợng thực nghiệm các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng có việc làm của ngƣời trong LLLĐ Stt Giải thích biến Biến giải thích Coefficent Std.Error z-Statistic Prob. 1 Hệ số chặn C 2 Tuổi Tuoi 0.032915 0.000898 36.65 0.000 3 Giới tính Gioitinh -0.081364 0.033408 -2.44 0.015 4 Hôn nhân Honnhan -0.887520 0.043947 -20.20 0.000 5 Dân tộc Dantoc -1.324080 0.042542 -31.12 0.000 6 Khu vực Khuvuc -0.646206 0.039043 -16.55 0.000 7 Sức khỏe Suckhoe -0.374516 0.060031 -6.24 0.000 Trình độ học vấn i.educ 8 THCS Educ2 1.397518 0.046222 30.23 0.000 9 THPT Educ3 1.241865 0.054628 22.73 0.000 10 THCN, TCN Educ4 2.01232 0.076272 26.38 0.000 11 CĐ, CĐN Educ5 2.762144 0.151856 18.19 0.000 12 Đại học Educ6 2.797672 0.086928 32.18 0.000 13 Sau đại học Educ7 3.647715 0.465787 7.83 0.000
  • 53. 50 2.3.2.2 Phân tích ảnh hƣởng tƣơng tác giữa các biến trong mô hình thực nghiệm Đối với mỗi biến độc lập của mô hình thực nghiệm vừa thu được tăng lên 1 đơn vị, với giả thiết các biến độc lập khác không đổi và xác suất ban đầu giả định là các giá trị 30%, 40%, 50% và 60%, áp dụng công thức (1.13) ta tính được biểu xác suất có việc làm của LLLĐ theo từng nhân tố của mô hình thực nghiệm (xem bảng 2.9a) Bảng 2.9a: Xác suất có việc làm của LLLĐ S T T Biến giải thích Hệ số (β) Giá trị P EXP(β) XS ước lượng khả năng có VL của LLLĐ khi biến độc lập tăng 1 đơn vị và XS ban đầu là: (đơn vị tính: %) 30% 40% 50% 60% 1 Tuổi 0.032915 0.000 1.033463 30.70 40.79 50.82 60.79 2 Giới tính -0.081364 0.015 0.921858 28.32 38.06 47.97 58.03 3 Hôn nhân -0.887520 0.000 0.411675 15.00 21.53 29.16 38.18 4 Dân tộc -1.324080 0.000 0.266048 10.24 15.06 21.01 28.52 5 Khu vực -0.646206 0.000 0.524030 18.34 25.89 34.38 44.01 6 Sức khỏe -0.374516 0.000 0.687622 22.76 31.43 40.75 50.77  Phân tích yếu tố tuổi (tuoi) trong mô hình thực nghiệm Đối chiếu với kết quả ở bảng 2.9a, cho ta kết quả là nếu xác suất ước tính cho trước là 30%, các biến độc lập khác cố định thì kết quả là biến tuổi chỉ thay đổi một lượng không đáng kể (30.7%). Như vậy, có thể nói rằng yếu tố tuổi của người lao động
  • 54. 51 hầu như không ảnh hưởng đến khả năng có việc làm, điều này có thể lý giải do yếu tố thị trường về lao động chưa tác động mạnh đến việc làm, yếu tố tâm lý và tính bảo thủ của nền kinh tế bao cấp còn nặng nề, khi đã có việc làm thì gần như ổn định (lao động làm trong khu vực Nhà nước, tập thể…)  Phân tích yếu tố giới tính (gioitinh) trong mô hình thực nghiệm Như đã phân tích trong chương 2, tỷ lệ nam tham gia LLLĐ từ 2005 đến 2010 tăng 2% còn tỷ lệ LLLĐ nữ là 2.76%. Đánh giá thực trạng trên cũng phù hợp với kết quả thu được từ mô hình thực nghiệm cho thấy, nếu hai người lao động có mọi điều kiện như nhau một giới tính là nữ và một là nam. Giả thiết các yêu tố khác trong mô hình thực nghiệm thu được không thay đổi. Khi đó hệ số chênh lệch việc làm ước thay đổi một lượng là e-0.081364 bằng xấp xỉ 0.921858. Chẳng hạn một nam giới có xác suất có việc làm ước tính ban đầu là 0.3 (30%). Một người có điều kiện tương tự như vậy, nhưng là nữ giới sẽ có hệ số chênh lệch việc là [0.921858 * (0.3/0.7)] = 0.395082. Do đó xác suất có việc làm của nữ giới sẽ là (0.395082/1.395082)*100 = 28.32%. Như vậy, xác suất có việc làm của nữ giới thấp hơn 1.68% so với nam giới. Mặc dù với những thành tựu đáng phấn khởi do công cuộc đổi mưới mang lại những năm gần đây, đời sống và địa vị của phụ nữ ở nước ta đã có sự cải thiện đang kể. Trong những năm gần đây, chủ trương này đã được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, chính sách tương đối ưu việt đối với phụ nữ, như nhiều tổ chức quốc tế nhận xét. Các văn bản Nhà nước đã ban hành đều hướng tới sự bình đẳng, nhưng tình trạng bất bình đẳng về thu nhập và cơ hội việc làm vẫn còn tồn tại. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng thất nghiệp của phụ nữ cao hơn nam giới. Khả năng mất việc làm cao hơn sau khi người phụ nữ nghỉ làm việc trước và sau khi sinh. Theo ước tính, thu
  • 55. 52 nhập của lao động nữ chỉ bằng 88% nam giới trong cùng vị trí, lĩnh vực, đây cũng là xu hướng chung của các nước đang phát triển trên thế giới.  Phân tích yếu tố hôn nhân (honnhan) trong mô hình thực nghiệm Từ kết quả thực nghiệm thu được từ mô hình, nếu hai người lao động có mọi điều kiện như nhau, một người đã kết hôn và một là chưa kết hôn. Giả thiết các yếu tố khác thu được từ mô hình thực nghiệm không đổ. Khi đó hệ số chênh lệch việc làm ước thay đổi một lượng là e-0.88752 ≈ 0.411675. Giả thiết một người đã kết hôn có xác suất có việc làm ước tính ban đầu là 40%. Một người với điều kiện như vậy, nhưng chưa kết hôn có hệ số chênh lệch là [0.411675 x (0.4/0.6)] = 0.27455. Do đó xác suất có việc làm của người chưa kết hôn sẽ là (0.27455/1.27455) * 100 = 21.53%, giảm gần một nửa so với người đã kết hôn.  Phân tích yếu tố khu vực (khuvuc) trong mô hình thực nghiệm Trong đánh giá thực trạng của LLLĐ, tốc độ tăng bình quân hàng năm của LLLĐ khu vực thành thị là 3.56% và của khu vực nông thôn là 1.37% . Điều đó đặt ra cho người quản lý là cần phải tạo ra nhiều chỗ làm việc để thu hút lao động cho khu vực nông thôn đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết. Nếu theo kết quả thu được từ mô hình thì: ở thành thị, xác suất có việc làm lớn hơn rất nhiều sơ với ở nông thôn; nếu thành thị ước xác suất có việc làm là 30% thì nông thôn xác suất có việc làm giảm hơn 1.5 lần (18.34%). Điều này có thể giải thích rằng trong những năm vừa qua, người dân ở các vùng nông thôn di chuyển ồ ạt tới các thành phố với một tốc độ chưa từng thấy. Chúng ta quan sát thấy rằng, ở các nước phát triển hiện nay dân cư thành thị tăng lên một tốc độ chậm hơn sự phát triển của các ngành và chắn chắc các công việc đang được tạo ra
  • 56. 53 trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, dân cư ở các thành phố đang tăng lên với tỷ lệ nhanh hơn nhiều so với tăng trưởng trong khu vực sản xuất. Vì thế các nước phát triển hiện nay họ không thể giải thích được việc các nước đang phát triển lại gặp phải tình trạng thất nghiệp gay gắt ở đô thị. Ngoại trừ các mô hình phát triển kép (đã thừa nhận chỉ có hai khu vực kinh tế: khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống và khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại). Các nhà kinh tế hiện nay đã bắt đầu thừa nhận sự tồn tại cần thiết của khu vực thứ ba. Cụ thể là khu vực không chính thức. Khu vực phi chính thức: khu vực này bao gồm các hoạt động không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường không được sự chấp nhận của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước. Chẳng hạn như: đứng đường, bán hàng rong, bán vé số, đánh giày, thu lượm đồng nát…đang thu hút một LLLĐ rất lớn vào thành thị. Mặt khác, các thành phần kinh tế cũng đã tạo ra nhiều việc làm mới, trong đó có nhiều việc làm thích hợp với lao động đơn giản và thu hút nhiều lao động từ nông thôn mới chuyển đến.  Phân tích yếu tố dân tộc (dantoc) trong mô hình thực nghiệm Tương tự với yếu tố dân tộc, nếu hai người lao động có mọi điều kiện như nhau, một người thuộc dân tộc Kinh và một thuộc dân tộc khác. Giả thiết các yếu tố khác thu được từ mô hình thực nghiệm không đổ. Khi đó hệ số chênh lệch việc làm ước thay đổi một lượng là e-1.32408 ≈ 0.266048. Giả thiết một người đã kết hôn có xác suất có việc làm ước tính ban đầu là 40%. Một người với điều kiện như vậy, nhưng chưa kết hôn có hệ số chênh lệch là [0.266048 * (0.4/0.6)] = 0.177365. Do đó xác suất có việc làm của người dân tộc khác sẽ là (0.177365/1.177365) * 100 = 15.06%, giảm 24.94% so với người thuộc dân tộc Kinh. Có thể nhận thấy, mặc dù với chủ trương bình đẳng toàn dân tộc, Nhà nước đã có những chính sách quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện về việc làm. Song, trong thực tế, vẫn
  • 57. 54 có những bất cập về cơ hội việc làm đối với các dân tộc thiểu số, các dân tộc ít người… Điều này cũng nói lên Nhà nước cần có những giải pháp cấp bách, cụ thể để có thể giải quyết vấn đề bình đẳng toàn dân, để có thể giữ vững và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, duy trì hòa bình và ổn định toàn vẹn lãnh thổ.  Phân tích yếu tố sức khỏe (suckhoe) trong mô hình thực nghiệm Cũng như với yếu tố dân tộc, nếu hai người lao động có mọi điều kiện như nhau, một người đã có tiền sử điều trị nội trú và một thì không. Giả thiết các yếu tố khác thu được từ mô hình thực nghiệm không đổ. Khi đó hệ số chênh lệch việc làm ước thay đổi một lượng là ≈ 0.687622. Giả thiết một người chưa điều trị nội trú lần nào có xác suất có việc làm ước tính ban đầu là 40%. Một người khác với điều kiện như vậy, nhưng đã điều trị nội trú có hệ số chênh lệch là [0.687622 * (0.4/0.6)] = 0.458415. Do đó xác suất có việc làm của người đã qua điều trị nội trú sẽ là (0.458415/1.458415) * 100 = 31.43%, ít hơn 8.57% so với người chưa điều trị nội trú lần nào.  Phân tích yếu tố trình độ học vấn (educ) trong mô hình thực nghiệm Bảng 2.9b: Xác suất có việc làm của LLLĐ theo trình độ học vấn Stt Biến giải thích Hệ số (β) Giá trị P EXP(β) XS ước lượng khả năng có VL của LLLĐ khi biến độc lập tăng 1 đơn vị và XS ban đầu là: (đơn vị tính: %) 30% 40% 50% 60% 1 THCS 1.397518 0.00 4.045147 63.42 72.95 80.18 85.85 2 THPT 1.241865 0.00 3.462064 59.74 69.77 77.59 83.85 3 THCN, 2.01232 0.00 7.480652 76.22 83.30 88.21 91.82
  • 58. 55 TCN 4 CĐ, CĐN 2.762144 0.00 15.833754 87.16 91.35 94.06 95.96 5 Đại học 2.797672 0.00 16.406408 87.55 91.62 94.25 96.10 6 Sau đại học 3.647715 0.00 38.386852 94.27 96.24 97.46 98.29 Cũng như các yếu tố khác đã phân tích, yếu tố giáo dục cũng góp phần rất quan trọng làm tăng thêm khả năng cơ hội có việc làm. Nếu người không có bằng cấp có xác suất ước có việc làm là 30% thì những người tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông có khả năng tìm kiếm việc làm với tỷ lệ khoảng 60%. Còn đối với những người tốt nghiệp trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp là 76.22%, tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề với 87.16% khả năng có việc làm, bậc đại học là 87.55% và sau đại học là 94.27%. Điều này phù hợp với vai trò quan trọng của giáo dục cũng như khoa học và công nghệ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm phát triển ở nhiều quốc gia cho thấy, giáo dục phải là nhân tố xúc tác trong việc giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa dân tộc và đạo đức xã hội. Xu hướng cầu lao động trong những năm tới chủ yếu tập trung vào LLLĐ có hàm lượng chất xám, trình độ học vấn, chuyên môn – kỹ thuật – tay nghề cao. Các ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại như công nghệ phần mềm, dịch vụ tài chính – ngân hàng, dịch vụ tư vấn thông tin…cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ có chuyên môn đặc thù tương ứng.
  • 59. 56 KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi người lao động có bằng cấp càng cao thì khả năng cơ hội có việc làm nhận được càng lớn. Đặc biệt là nhóm lao động có bằng cấp từ cao đẳng, đại học trở lên. Lao động đã kết hôn luôn có khả năng kiếm được việc làm lớn hơn hẳn so với những lao động còn độc thân. Khu vực thành thị và lao động thuộc dân tộc Kinh luôn có cơ hội về việc làm cao hơn nhóm còn lại. Bằng chứng thống kê minh chứng cho các nhận định này được tìm thấy ở mẫu số liệu VHLSS của năm 2014. Nhà nước đã ưu tiên dành vốn đầu tư và huy động vốn của toàn xã hội để giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát huy nhanh các loại hình doanh nghiêp để thu hút nhiều lao động, chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hóa và công nghiệp hóa. Công cuộc đổi mới kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường đã dẫn đến những thay đổi lớn về chính sách phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước, trong đó có các chính sách về thị trường lao động. Những đổi mới này đã bước đầu tác động tới việc hình thành và vận hành của thị trường lao động ở nước ta, đặc biệt góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa sức lao động được dễ dàng, thông thoáng hơn, thức đẩy quá trình sản xuất, phát huy tiềm năng lao động xã hội. Tuy nhiên, bởi nhiều lý do, các kết quả đạt được trong lĩnh vực này cho đến nay vẫn còn rất nhiều khiêm tốn. Thất nghiệp tại các vùng đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn là mối đe dạo lớn; những khó khăn trong việc giải quyết số lao động dư vẫn đang là vật cản đáng kể đối với quá trình đổi mới trong các doanh nghiệp Nhà nước… Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là hệ thống các chính sách về thị trường lao động ở nước ta, mặc dù đã được đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng những đòi hỏi mới của một thị trường lao động thực thụ. Những bất cập trong chính sách và cấu trúc đầu tư, cùng với việc soạn thảo chiến lược đổi mới công nghệ