SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN MINH HẢI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
ĐẮK LẮK, NĂM 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN MINH HẢI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành, chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN DUY THỤY
ĐẮK LẮK, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân, các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi số liệu
nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong các
công trình khác. Nếu không đúng như trên tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về đề tài của mình./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Minh Hải
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập chương trình cao học chuyên ngành Chính Sách Công
tại Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt là quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài luận
văn thạc sỹ, cá nhân tôi luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của quý
thầy cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè.
Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn đến:
Toàn thể quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội, các giảng viên nhiều
kinh nghiệm giảng dạy đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Duy Thụy, người đã hết lòng tận
tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ,
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk, cùng tập thể đồng nghiệp, cán
bộ của hai cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp tài liệu, số liệu, hỗ
trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè những người đã không
ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận
văn đã bổ sung cho tôi những đóng góp quý báu để luận văn thêm hoàn chỉnh, có giá
trị trong thực tiễn./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phan Minh Hải
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài..................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 4
3.1.Mục đích nghiên cứu............................................................................. 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
5 . Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................ 5
5.1. Phương pháp luận................................................................................ 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.................................................. 5
6.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................... 5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................. 6
7. Kết cấu của luận văn.................................................................................. 6
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ................................................. 7
1.1. Các khái niệm cơ bản.............................................................................. 7
1.2. Chính sách phát triển NNL KH&CN ở nước ta hiện nay..................... 12
1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa
học và Công nghệ......................................................................................... 17
1.4. Các nhân tố tác động đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn
nhân lực Khoa học và Công nghệ................................................................ 21
Tiểu kết Chương 1........................................................................................... 24
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK ............................................................................................ 25
2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk.................................................................... 25
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk..... 27
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN trên ở tỉnh
Đắk Lắk........................................................................................................ 40
2.4. Đánh giá chung về thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa
học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk .................................................................. 49
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 54
Chương 3. ĐỀ XUÁT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẮK LẮK................................................................................... 55
3.1.Quy hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với
thực tiễn và yêu cầu phát triển của ngành .............................................. 55
3.2.Tuyển dụng nguồn nhân lực KH&CN đúng nguyên tắc và tiêu chuẩn
vị trí việc làm .............................................................................................. 57
3.3.Sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực KH&CN...................... 59
3.4.Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN .... 61
3.5. Cụ thể hoá và tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách phát triển
nguồn nhân lực KH&CN ........................................................................... 63
3.6. Hỗ trợ và thu hút các nguồn lực đảm bảo cho yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực KH&CN.......................................................................... 64
3.7. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm hoạt động quản
lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực KH&CN ................................ 65
Tiểu kết Chương 3........................................................................................... 67
KẾT LUẬN..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 70
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBCCVC : Cán bộ công chức viên chức
CCVC : Công chức viên chức
CNH : Công nghiệp hóa
ĐTBD : Đào tạo bồi dưỡng
HCNN : Hành chính nhà nước
HĐH : Hiện đại hóa
HĐND : Hội đồng nhân dân
KH&CN : Khoa học và Công nghệ
KT-XH : Kinh tế- xã hội
MTTQ :Mặt trận tổ quốc
NNL : Nguồn nhân lực
NSLĐ : Năng suất lao động
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2020 theo ngành ...............................28
Bảng 2.2: Nhân lực KH&CN tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2015............................29
Biểu đồ 2.3: Thực trạng nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2005-2015..................................................................................................................30
Bảng 2.4: Bảng trình độ đội ngũ giảng viên tỉnh......................................................32
Bảng 2.5:Bảng cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao đẳng ....................34
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong thời đại của kinh tế tri thức và sự phát triển mạnh mẽ
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhân lực Khoa học và Công nghệ là
một trong những nhân tố quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam. Nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ là lực lượng chủ yếu
trong việc xây dựng các luận cứ khoa học, đảm nhiệm việc nghiên cứu, khảo
nghiệm và ứng dụng công nghệ mới, là lực lượng đi tiên phong trong việc lựa
chọn, tiếp thu và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tri thức khoa học để áp dụng
vào đời sống xã hội một cách hiệu quả. Từ đó, tạo cơ hội để rút ngắn khoảng
cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của Nguồn nhân lực Khoa học và Công
nghệ (NNL KH&CN), Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 khóa XI Đảng
Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nhân lực Khoa học và Công nghệ là tài
nguyên vô giá của đất nước; tri thức Khoa học và công nghệ là nguồn lực đặc
biệt quan trọng trọng trong phát triển kinh tế tri thức”. Trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển
NNL KH&CN nhằm hình thành đội ngũ nhân lực KH&CN có trình độ cao,
tâm huyết, trung thực, tận tụy; phát triển các tổ chức, tập thể KH&CN mạnh,
các nhà khoa học đầu ngành v.v…từng bước đưa KH&CN của nước ta phát
triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ
cao, khoa học mới.
Thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN của Đảng và Nhà nước
ta; trong thời gian qua, cùng với các địa phương trên cả nước, Đắk Lắk cũng
luôn quan tâm đến việc phát triển NNL KH&CN tỉnh nhà, từng bước được bổ
sung về số lượng và nâng cao về chất lượng, góp phần không nhỏ vào kết quả
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung.
2
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN của tỉnh
Đắk Lắk vẫn còn bộc lộ những bất cập: chính sách thu hút, đào tạo, đãi ngộ
đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ năng lực chưa hợp lý, điều kiện làm việc
và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu tại nhiều tổ chức KH&CN
chưa đáp ứng được yêu cầu, điều đó đã phần nào hạn chế sự phát triển của
những nhà khoa học có tâm huyết, các tổ chức khoa học công nghệ không
tuyển được người tài, đặc biệt là cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao.v.v…Vì
vậy, chưa tận dụng, phát huy hết năng lực sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt
động của NNL KH&CN phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội.
Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách phát triển NNL KH&CN,
cũng như những vấn đề thực tiễn đặt ra về phát triển NNL KH&CN trong thời
kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ hiện
nay. Để đánh giá đúng thực trạng chính sách phát triển NNL KH&CN trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
phát triển NNL KH&CN trong thời gian tới, học viên chọn đề tài “Thực hiện
chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk” nhằm góp phần nâng cao chất lượng và phát huy hết khả năng
của NNL KH&CN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, chính sách phát triển NNL KH&CN đã được
nhiều nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu và có những nhận định, đánh giá
khác nhau, bao gồm các bài viết, công trình nghiên cứu sau:
- Đỗ Phú Hải, “Chính sách phát triển NNL KH&CN ở Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt nam, số 1(74)-2014. Tác giả đã có đánh
giá tổng quan về thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và
3
công nghệ, phân tích nội dung chính sách (từ cấu trúc chính sách đến mục tiêu
chính sách và các giải pháp và công cụ chính sách), thể chế và các bên tham
gia chính sách phát triển NNL KH&CN, đồng thời đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển NNL KH&CN ở Việt Nam hiện nay.
- Đỗ Tuấn Thành, “Nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1-2018. Tác giả đã nhấn
mạnh việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực khoa học và công
nghệ nói riêng là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước. Thực trạng nhân
lực KH&CN của Việt Nam hiện nay không phải ít so với quy mô dân số, cũng
như so với các nước trong khu vực; tuy nhiên, có cơ cấu và chất lượng hạn
chế. Để nhanh chóng nâng cao chất lượng NNL KH&CN, tác giả đã đưa ra
một số giải pháp mang tính chiến lược và phù hợp hơn, nhằm đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập sâu rộng quốc tế.
- Võ Thị Tuyết Nhung, “Phát triển NNL KH&CN ở Việt Nam hiện
nay: một số vấn đề đặt ra và giải pháp”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội,
số 12(55)-2017. Tác giả đã đặt ra một số vấn đề đối với việc phát triển NNL
KH&CN ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra và luận giải một số giải pháp
nhằm phát triển NNL KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới và hội
nhập quốc tế của nhà nước ta hiện nay.
- Trương Thị Bích, “Nguồn lực con người với vấn đề phát huy nguồn
nhân lực khoa học – công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở tỉnh Phú yên”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, năm 2015. Luận văn
đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của NNL KH&CN cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh
Phú Yên; trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất một số định
4
hướng, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của
tỉnh Phú Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về thực hiện chính sách công trong
việc phát triển NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đưa ra những
ý kiến, giải pháp góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển
NNL KH&CN tại tỉnh Đắk Lắk nhằm phát huy hết năng lực sáng tạo và nâng
cao hiệu quả hoạt động của NNL KH&CN phục vụ cho mục tiêu, chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận của chính sách phát triển NNL KH&CN ở
nước ta.
Nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển NNL KH&CN tại tỉnh Đắk
Lắk dưới góc độ khoa học Chính sách công.
Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển
NNL KH&CN nhằm đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương trong giai đoạn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về phát triển NNL KH&CN trên hai lĩnh vực căn
bản là giáo dục - đào tạo và nghiên cứu - triển khai (R&D) trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk từ năm 2005 đến nay.
5
5 . Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở từ chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển NNL KH&CN. Vận
dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và phương pháp nghiên
cứu chính sách công từ hoạch định chính sách đến xây dựng, thực hiện và
đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập, nghiên cứu thông tin từ các nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như: các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; các văn bản quy
phạm pháp luật của Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu,
các báo cáo, tài liệu thống kê của các cơ quan, đơn vị liên quan đến chính
sách phát triển NNL KH&CN. Trên cơ sở đó, hệ thống hóa, khái quát hóa các
lý luận về phát triển NNL KH&CN, đồng thời thống kê, so sánh, phân tích để
làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, luận văn cũng chọn lọc tiếp thu và phát triển kết quả các công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm bổ sung và hoàn thiện những
nội dung, vấn đề nghiên cứu của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm rõ
thêm những cơ sở lý luận, thực tiễn về thực hiện chính sách công nói chung
và chính sách phát triển nguồn NNL KH&CN nói riêng. Đồng thời đề xuất
giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạch định và
ban hành chính sách.
6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong
thực tiễn hiện nay, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan tham
mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh trong quá trình hoạch định, xây dựng và thực
hiện chính sách phát triển NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh một cách thiết thực
và đạt hiệu quả cao nhất.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa
học và Công nghệ.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển
nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm chính sách
Thuật ngữ chính sách được hiểu là: “Chủ trương và các biện pháp của
một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội” [7,tr.368].
Ở đây, chính sách được hiểu là sự thể hiện cụ thể của chủ trương và các biện
pháp của các tổ chức chính trị hoặc tổ chức Nhà nước (Chính phủ) trong các
lĩnh vực chính trị - xã hội. Bên cạnh cách hiểu theo trên, thuật ngữ chính sách
còn có thể hiểu theo nghĩa rộng là: “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt
một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực
tế mà đề ra” [5, t.173]. Thuật ngữ này không chỉ bao hàm những chính sách,
biện pháp cụ thể mà còn bao hàm các chủ trương lớn, đường lối hoặc phương
hướng chiến lược của một quốc gia, thể hiện quan điểm, thái độ ứng xử trong
quá trình xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế.
1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ
Theo UNESCO, nhân lực KH&CN là “những người trực tiếp tham gia
vào hoạt động KH&CN trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay thù
lao cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và
nhân lực phù trợ…”. Hoạt động KH&CN là những hoạt động có tính chất hệ
thống và liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra, phát triển, phổ biến, áp dụng kiến
thức KH&CN trong mọi lĩnh vực KH&CN. Hoạt động KH&CN bao gồm
hoạt động nghiên cứu triển khai, giáo dục và đào tạo KH&CN và các dịch vụ
KH&CN. Dịch vụ KH&CN bao gồm các hoạt động KH&CN của thư viện và
8
bảo tàng, dịch và hiệu đính tài liệu KH&CN; điều tra, thăm dò, thu thập số
liệu về các hiện tượng kinh tế xã hội; tiêu chuẩn, chất lượng, dịch vụ tư vấn
và lấy ý kiến khách hàng, các hoạt động patent và bản quyền của các cơ quan
công cộng.
Như vậy UNESCO định nghĩa nhân lực KH&CN không theo bằng cấp
mà theo công việc hiện đang đảm nhận.
Nhân lực nghiên cứu và triển khai (R&D) theo các tài liệu của OECD
liên quan đến thống kê KH&CN có định nghĩa: nhân lực R&D là tất cả những
người được tuyển dụng cho hoạt động R&D, cũng như những cung cấp dịch
vụ trực tiếp như các nhà quản lý R&D, cán bộ nhân viên hành chính và văn
phòng (“Khuyến nghị tiêu chuẩn thực tiễn cho điều tra nghiên cứu và phát
triển” – Tài liệu hướng dẫn FRASCATI 2002, OECD, tr104).
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nguồn nhân lực
KH&CN là những người đáp ứng được một trong hai điều kiện sau: Đã tốt
nghiệp trường đào tạo trình độ nhất định về một chuyên môn KH&CN (từ
công nhân có bằng cấp tay nghề trở lên hay còn gọi là trình độ 3 trong hệ giáo
dục đào tạo); Không được đào tạo chính thức nhưng làm một nghề trong lĩnh
vực KH&CN mà đòi hỏi trình độ trên. Kỹ năng tay nghề ở đây được đào tạo
tại nơi làm việc.
Từ những điều kiện trên, nhân lực KH&CN theo OECD bao gồm:
- Những người có bằng cấp trình độ tay nghề trở lên và làm việc hoặc
không làm việc trong lĩnh vực KH&CN, ví dụ: giáo sư đại học, tiến sĩ về
kinh tế, bác sĩ nha khoa làm việc tại phòng khám, chuyên gia đang thất
nghiệp, nữ vận động viên chuyên nghiệp và có bằng y học…
- Những người được coi là có trình độ tay nghề làm việc trong lĩnh vực
KH&CN nhưng không có bằng cấp, ví dụ: nhân viên lập trình máy tính, hoặc
9
cán bộ quản lý quầy hàng nhưng không có bằng cấp...
- Những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nhưng
không đòi hỏi trình độ cao, ví dụ: thư ký của cơ quan nghiên cứu và phát
triển, văn thư trong các cơ quan, trường đại học...
- Những người có trình độ, có bằng cấp làm việc trong các ngành
KH&CN.
Từ những phân tích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chọn nhân lực KH&CN
hiểu theo định nghĩa của OECD, đó là “tập hợp những nhóm người tham gia
vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với các chức
năng: nghiên cứu sáng tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác sử dụng và tác
nghiệp, góp phần tạo ra tiến bộ của KH&CN, của sự phát triển sản xuất và
xã hội” bởi vì định nghĩa này phù hợp với thực tế nguồn nhân lực KH&CN ở
tỉnh Đắk Lắk.
Theo định nghĩa trên, nhân lực KH&CN bao gồm: Lực lượng nghiên cứu
khoa học chuyên nghiệp, lực lượng giảng dạy được đào tạo bậc cao, lực lượng
quản lý khoa học ở các loại hình cơ quan khoa học, lực lượng tham gia sản
xuất tạo ra sự phát triển sản xuất và xã hội. Cụ thể:
- Lực lượng nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp: Với chức năng nghiên
cứu sáng tạo, họ là những người có trình độ tương đối cao (tốt nghiệp đại học
trở lên). Họ khác nhau về trình độ, chức danh, chuyên môn và thường làm
việc ở các tổ chức nghiên cứu khoa học.
- Lực lượng giảng dạy được đào tạo bậc cao: Là những người có trình độ
từ đại học trở lên, làm công tác giảng dạy ở các học viện, nhà trường (cao
đẳng, đại học). Ngoài chuyên môn dạy học (nhà giáo chuyên nghiệp, các giáo
sư, phó giáo sư, giảng viên đại học), họ còn tham gia nghiên cứu khoa học,
hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học.
10
- Lực lượng quản lý khoa học ở các loại hình cơ quan khoa học: Bao
gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu làm công tác quản lý, điều hành
các hoạt động KH&CN ở các cơ quan quản lý từ các Bộ, ban, ngành, sở, viện
nghiên cứu, các phòng - ban khoa học ở trường, học viện và các trung tâm
dịch vụ KH&CN.
- Lực lượng tham gia nghiên cứu và sản xuất ở các doanh nghiệp: Bao
gồm: các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu làm công tác quản lý, điều
hành các hoạt động KH&CN ở các cơ doanh nghiệp từ Trung ương đến các
địa phương; lực lượng lao động sản xuất có trình độ tay nghề tạo ra hàng hoá
cho xã hội.
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ:
Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực KH&CN nói riêng là
quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực biểu
hiện sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức kỹ năng, thái
độ và nhân cách nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động của cá
nhân và sự phát triển xã hội. Phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô là các
hoạt động của các tổ chức nhà nước mang tính quy mô (hệ thống giáo dục –
đào tạo và các tổ chức kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số
lượng, chất lượng cao phù hợp và đáp ứng nhu cầu của mỗi giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội). Phát triển nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ đến
giáo dục và đào tạo vì trình độ văn hóa của người lao động ảnh hưởng đến
chất lượng phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực
KH&CN chỉ có thể được nâng cao khi được giáo dục – đào tạo tốt, bởi giáo
dục – đào tạo là một mắc xích quan trọng của chu trình phát triển nguồn nhân
lực. Nó tạo nên sự chuyển biến về chất (kiến thức kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp). Nhưng để có một nhân cách nghề nghiệp hoàn chỉnh phù hợp và
thích ứng với vị trí việc làm, nguồn nhân lực còn phải được rèn luyện sức
11
khỏe và có văn hóa nghề nghiệp. Nhân lực KH&CN chỉ thực sự phát triển khi
có những chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ phù hợp, tạo điều kiện để
người lao động phát triển hài hòa cả thể chất lẫn tinh thần.
Phát triển nguồn nhân lực KH&CN được định nghĩa và hiểu theo các
cách khác nhau tùy theo từng điều kiện cụ thể. Theo nghĩa rộng, phát triển
nguồn nhân lực là tối đa hóa và khuyến khích sự dụng, phát huy tiềm lực con
người phục vụ tiến bộ kinh tế và xã hội.
Theo UNIDO (Tổ chức công nghiệp Liên Hiệp Quốc) thì: “Phát triển
nhân lực KH&CN là sự phát triển con người một cách hệ thống như là chủ thể
và khách thể của sự phát triển quốc gia, nó bao gồm toàn bộ các khía cạnh
kinh tế và công nghệ, trong đó đề cập đến sự nâng cao khả năng của con
người, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng sáng tạo, khuyến khích các chức
năng lãnh đạo thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu”.
Vậy phát triển nhân lực KH&CN là sự gia tăng cả về số lượng và chất
lượng nhân lực trong lĩnh vực KH&CN. Cụ thể, đó là sự tăng lên về số lượng,
trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong các Viện,
trường Đại học; cán bộ kỹ thuật, công nghệ làm việc trong các doanh nghiệp;
các cá nhân khác có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào đời sống; cán bộ quản lý các cấp tham gia hoặc chỉ đạo công việc
nghiên cứu phục vụ hoạch định các quyết sách, quyết định quan trọng trong
thẩm quyền của mình; trí thức người Việt ở nước ngoài và các chuyên gia
nước KH&CN theo hướng tiến bộ.
1.1.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ
Chính sách phát triển NNL KH&CN dưới góc độ khoa học chính sách
công được hiểu là quan điểm, là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan
của Đảng và Nhà nước về phát triển NNL KH&CN với mục tiêu, giải pháp cụ
12
thể nhằm hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm
huyết, trung thực, tận tụy. Phát triển các tổ chức, tập thể KH&CN mạnh, các
nhà khoa học đầu ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Chính sách phát triển NNL KH&CN là một bộ phận của chính sách phát
triển Khoa học và Công nghệ nói chung, thể hiện trong các văn bản của Đảng,
Nhà nước nhằm định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển đội ngũ
KH&CN, xây dựng chính sách đào tạo, khuyến khích, sử dụng, tổ chức triển
khai đội ngũ phục vụ cho các mục tiêu phát triển KH&CN nói riêng và kinh tế
- xã hội nói chung. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam thì việc quản lý nhân lực KH&CN được thực hiện chủ yếu thông
qua các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, các chính sách đào tạo, bố trí sử
dụng, khuyến khích, khen thưởng đối với cán bộ.
1.2. Chính sách phát triển NNL KH&CN ở nước ta hiện nay
1.2.1. Mục tiêu Chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và
Công nghệ
Quan điểm của Đảng ta về KH&CN, trong đó có NNL KH&CN được
nhắc đến trong nhiều kỳ đại hội và trong các văn kiện. Đảng đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến đào tạo, sử dụng và khuyến khích
lao động khoa học, kỹ thuật nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế:
+ Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta khẳng định và nhấn mạnh: “Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
giỏi... Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ
xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ”; “Phát triển kinh tế tri thức trên cơ
13
sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ... nâng cao năng lực
nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”
+ Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông
qua Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển KH&CN. Trong đó, Nghị quyết
nêu mục tiêu tổng quát về phát triển NNL KH&CN là“hình thành đồng bộ
đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy. Phát
triển các tổ chức, tập thể KH&CN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Số cán
bộ KH&CN nghiên cứu và phát triển đạt mức 11 người trên một vạn dân;
tăng nhanh số lượng các công trình được công bố quốc tế và số lượng các
sáng chế được bảo hộ trong nước và ở nước ngoài. Phát triển mạnh các doanh
nghiệp KH&CN”.
Tại kỳ Đại hội gần đây nhất, Văn kiện Đại hội XII của Đảng chứa đựng
nhiều điểm mới, toàn diện và sâu sắc, trong đó có nội dung phát triển khoa
học, công nghệ, làm cơ sở cho quá trình hoạch định chủ trương, đường lối
lãnh đạo sự nghiệp đổi mới giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp
theo.Trong đó, đã đề ra phương hướng về phát triển NNL KH&CN như:
“Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ,
tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng
góp. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát
triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo
của mình. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt
động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học”
1.2.2. Nội dung của Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và
công nghệ
Các chính sách của nhà nước nhằm cụ thể hoá các chủ trương của Đảng
về phát triển nhân lực KH&CN đã được đề ra trong các văn kiện, nghị quyết
14
và đảm bảo tính pháp lý cho các chủ trương chính sách này được thực thi
trong cuộc sống. Các chính sách của Nhà nước bao gồm ba nhóm:
 Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực KH&CN
Quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KH&CN
phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu
cầu phát triển của đất nước. Cần hình thành một mạng lưới tổ chức KH&CN
trong các ngành. Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực KH&CN
trong từng mốc thời gian cụ thể để có kế hoạch triển khai đào tạo. Huy động
các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực KH&CN.
Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực KH&CN được
xây dựng trên cơ sở dự báo nhu cầu nguồn nhân lực KH&CN để thích ứng với
yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Đây là định
hướng để nhà nước thực hiện xây dựng kế hoạch hóa sự phát triển của các
ngành nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với yêu cầu trong
từng giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bằng chức năng hoạch định quy hoạch và thực hiện kế hoạch hóa phát
triển nguồn nhân lực KH&CN mà nhà nước thực hiện vai trò của người tổ
chức chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho mỗi giai đoạn phát triển của đất
nước, qua đó Đảng và Nhà nước ta xây dựng được những mục tiêu cơ bản của
các quy hoạch, kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực KH&CN.
Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực KH&CN phải
xác định được các mục tiêu phù hợp với nhiệm vụ tổng quát và cụ thể trong
từng thời kỳ, đồng thời các chỉ tiêu chính đó phải được lượng hóa. Quy
hoạch và kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực KH&CN đúng đắn sẽ phát
huy tối đa nguồn lực con người, đồng thời phản ánh được nguồn nhân lực là
15
động lực, là phương tiện, là đối tượng, đồng thời là mục tiêu cuối cùng của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 Ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc, gắn bó lâu dài và cũng
thắt chặt quyền lợi và nghĩa vụ lao động với tổ chức. Việc xây dựng và tổ
chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN được thể hiện
thông qua hệ thống chính sách như: chính sách tiền lương, chính sách bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chế độ phụ cấp, khen thưởng, chính sách thu
hút nhân tài, điều kiện và môi trường làm việc.
- Tuyển dụng nguồn nhân lực KH&CN là khâu rất quan trọng, đóng vai
trò quyết định đối với chất lượng nguồn nhân lực KH&CN đầu vào cho mỗi
tổ chức; quyết định sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Tiến hành tuyển
dụng một cách khoa học, đánh giá được thực chất và lựa chọn được người có
trình độ, năng lực phù hợp góp phần tạo ra một nguồn nhân lực KH&CN đáp
ứng tốt yêu cầu của tổ chức, đem lại hiệu quả trong công việc. Muốn làm tốt
công tác tuyển dụng cần phải căn cứ vào các nguyên tắc, xây dựng quy chế và
quy trình tuyển dụng.
- Sử dụng nguồn nhân lực KH&CN là nội dung trọng tâm của công tác
quản lý nhà nước về phát triên nguồn nhân lực KH&CN. Việc sử dụng nguồn
nhân lực KH&CN có hiệu quả là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu
quả của mỗi tổ chức. Chính vì thế, việc sử dụng nguồn nhân lực KH&CN cần
có nguyên tắc và quy trình nhất định.
- Khuyến khích, động viên, đãi ngộ và kiểm tra: là một nội dung đòi hỏi
kỹ năng quản lý cao của người lãnh đạo trong tổ chức. Bất cứ nhân viên nào
cũng cần phải khuyến khích, động viên về vật chất lẫn tinh thần. Công tác
16
kiểm tra phải có kế hoạch, có phương pháp, đảm bảo sự công bằng, khách
quan và xử lý kịp thời những hạn chế, sai lầm của nhân viên.
- Hỗ trợ và thu hút các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực
KH&CN là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu không có một chính
sách hỗ trợ và thu hút các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực hợp lý chắc
chắn sẽ không thể thu hút một lượng cán bộ có trình độ cao tham gia công tác
trong các ngành và sẽ không đạt được những chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước
đề ra.
Ngoài ra còn quan tâm đến đời sống của nhân lực KH&CN, có mức
lương, thưởng xứng đáng với sự đóng góp nhằm khuyến khích lao động sáng
tạo. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân lực KH&CN trình độ cao đi thực hiện các
nghiên cứu (ngắn hạn hoặc trung hạn).
 Tạo môi trường, điều kiện làm việc tốt nhất cho các nhà khoa học
Trước khi nghĩ đến đãi ngộ về vật chất, cần tạo môi trường, điều kiện tốt
nhất để nhà khoa học được sáng tạo, cống hiến tài năng, tâm huyết cho đất nước.
Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế chính sách để nhà khoa học được hưởng thành
quả từ lao động sáng tạo, tương xứng với giá trị đóng góp của họ.
Vì vậy, cần cân đối lại tỷ lệ phân bổ ngân sách, đảm bảo tỷ lệ thích
đáng cho nhiệm vụ nghiên cứu phát triển. Tạo điều kiện cho các nhà khoa học
được chủ động sử dụng nguồn kinh phí này đi đôi với tự chịu trách nhiệm về
kết quả và hiệu quả nghiên cứu, đặc biệt được hưởng lợi chính đáng, hợp
pháp từ kết quả nghiên cứu của họ. Trong chế độ tiền lương, hiện giới viên
chức khoa học đang chịu thiệt thòi là đối tượng làm công ăn lương duy nhất
không được hưởng các chế độ phụ cấp đặc thù (phụ cấp nghề, phụ cấp thâm
niên…) giống như viên chức của ngành giáo dục, y tế hay các lĩnh vực khác.
17
1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân
lực Khoa học và Công nghệ
Chính sách phát triển NNL KH&CN là một trong những hệ thống chính
sách của Nhà nước được ban hành nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo và
nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực Khoa học và Công nghệ phục vụ cho
mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Để tổ chức và thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN đạt hiệu quả
cao cần phải tuân thủ các bước sau:
1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Để đưa chính sách công nói chung, chính sách phát triển NNL KH&CN
nói riêng đi vào cuộc sống, các cơ quan có trách nhiệm từ Trung ương đến địa
phương đều phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách. Kế hoạch
tổ chức thực hiện chính sách bao gồm các nội dung sau:
Một là, lập kế hoạch tổ chức, điều hành.
Kế hoạch này bao gồm những dự kiến về:
- Các chủ thể, cơ quan chủ trì và phối hợp tổ chức thực hiện chính sách.
- Số lượng và chất lượng nhân lực tham gia tổ chức thực hiện chính
sách
- Xác định chế độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý và công chức
thực thi chính sách.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực thi
chính sách.
Hai là, xây dựng kế hoạch dự kiến các nguồn lực
Kế hoạch này bao gồm:
- Dự kiến về các cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật
phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách.
- Các nguồn lực tài chính, các vật tư, văn phòng phẩm v.v…
Ba là, xây dựng kế hoạch thời gian triển khai thực hiện
18
Dự kiến về thời gian duy trì chính sách; các bước tổ chức triển khai
thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước
đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện các mục
tiêu. Có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của
chính sách.
Bốn là, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách:
- Dự kiến về phương thức kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính
sách.
- Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành hệ thống tham
gia thực thi chính sách.
- Dự kiến về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của CBCC và các cơ
quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách.
- Dự kiến các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong
thực thi chính sách v.v…
Dự kiến kế hoạch thực thi chính sách ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem
xét, quyết định thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực
thi chính sách được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch
thực hiện chính sách do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định.
1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển NNL KH&CN sau
khi được thông qua là một bước rất quan trọng, nhằm làm cho các đối tượng
chính sách và các chủ thể tham gia thực hiện chính sách hiểu rõ mục đích, ý
nghĩa và yêu cầu của chính sách. Từ đó, giúp cho chính sách được triển khai
thuận lợi và có hiệu quả.
Để làm tốt việc tuyên truyền này thì chúng ta cần phải đầu tư về nhân
lực, vật lực như: trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ
thuật.... Vì đây là đòi hỏi của thực tế khách quan.
19
Việc tuyên truyền này cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả
khi chính sách đang được thực thi; tùy thuộc vào đặc điểm, đặc thù, điều kiện
của từng địa phương lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến
phù hợp với đối tượng chính sách, bảo đảm thiết thực và hiệu quả nhằm đưa
chính sách vào cuộc sống.
1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và
nhiều tổ chức tham gia, do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa
dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau, bởi vậy cần
phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách.
Muốn thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN có hiệu quả cần tiến
hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền địa
phương, các yếu tố tham gia, các đối tượng bị tác động khi tổ chức thực hiện
chính sách theo kế hoạch được ban hành.
Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính
sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
1.3.4. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, việc kiểm tra, đôn đốc là
nội dung, nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình thực thi, đảm bảo các
chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; kịp
thời bổ sung, hoàn thiện những mặt còn hạn chế và tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắt để thực hiện chính sách một cách hiệu quả và toàn diện hơn.
Việc kiện toàn hệ thống thanh tra, tăng cường công tác thanh kiểm tra, đã
được coi là một trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về phát triển
nguồn nhân lực KH&CN. Qua đó làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng
20
lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
Việc đánh giá chính xác các hoạt động, các mức độ hoàn thành công việc của
nhân lực trong tổ chức giúp nhà quản lý, lãnh đạo đưa ra được phương thức
sử dụng, đãi ngộ, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật một cách kịp thời và
đúng đắn đối với nhân lực của tổ chức.
Hơn nữa, thông qua thanh tra, kiểm tra để kịp thời phòng ngừa, phát
hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thực hiện chính sách phát triển nguồn
nhân lực KH&CN; giải quyết được những tồn tại, vướng mắc, khó khăn,
trong quá trình tổ chức thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động quản lý nhà nước.
1.3.5. Điều chỉnh chính sách
Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN
các chủ thể (cơ quan) xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách
phải thường xuyên đánh giá, điều chỉnh chính sách cho sát hợp với tình hình
thực tế của đất nước, nhằm tiết kiệm các nguồn lực xã hội, đồng thời phát huy
tối đa hiệu quả của chính sách đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách sẽ trở nên không có hiệu quả, thậm chí khó tồn tại nếu trong
quá trình triển khai thực hiện việc điều chỉnh chính sách không phù hợp. Vì
vậy, các chủ thể chính sách phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
việc thực thi chính sách, kịp thời phát hiện ưu điểm, nhược điểm, kết quả và
các nguyên nhân của ưu, nhược điểm hay kết quả đó để kịp thời điều chỉnh.
1.3.6. Sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách
Trong bước tổ chức thực thi chính sách việc sơ kết, tổng kết, đánh giá
được hiểu là quá trình kiểm tra trên thực tế và đưa ra kết luận về sự tổ chức
triển khai thực hiện chính sách. Trong quá trình này ta có thể đánh giá từng
21
phần hay toàn bộ chính sách ở việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả các
cơ quan nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách.
Đánh giá chính sách công nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan
nhà nước những thông tin hữu dụng và kịp thời để quản lý, hướng dẫn các
nguồn lực, đồng thời đưa ra những can thiệp chính sách của nhà nước.
Khi tiến hành đánh giá chính sách công cần xem xét khách quan và có
hệ thống về một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành để xác
định tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả, tác động và tính bền vững của nó. Các
đánh giá bao gồm: thiết kế, cách thức thực hiện và các kết quả của nó. Một
đánh giá cần cung cấp thông tin tin cậy và hữu ích, cho phép hợp nhất các bài
học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của nhà quản lý, những người
thụ hưởng và nhà tài trợ.
1.4. Các nhân tố tác động đến tổ chức thực hiện chính sách phát
triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ
Trong quá trình thực thi chính sách sẽ có liên quan đến nhiều tổ chức,
cá nhân vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố trong đó có yếu tố chủ quan và khách quan. Cụ thể:
- Yếu tố khách quan: là các yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức
thực thi chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý, các
yếu tố này vận động theo quy luật khách quan nên ít tạo sự biến đổi do đó
cũng khó gây sự chú ý của các nhà quản lý nhưng lại tác động lớn đến quá
trình thực thi chính sách, đó là các yếu tố:
Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách
nó có tác động trực tiếp đến hoạch định và thực thi chính sách có nghĩa là nếu
vấn đề chính sách đơn giản liên quan đến ít đối tượng thì thực thi sẽ dễ dàng
và đơn giản hơn. Như vậy, tính chất của vấn đề có ảnh hưởng khách quan đến
việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn.
22
Môi trường thực thi chính sách là yếu tố liên quan đến các hoạt động
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng...điều này nói lên rằng
một môi trường ổn định ít biến đổi về chính trị sẽ đưa tới sự ổn định về hệ
thống chính sách và thực thi thuận lợi. Nếu các bộ phận của môi trường ổn
định thì nó sẽ tạo cho các hoạt động thực thi dễ dàng.
Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách là sự thể hiện thống
nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục
tiêu chính sách. Nếu mối quan hệ này có mâu thuẫn thì sẽ ảnh hưởng đến
công tác tổ chức.
Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và
tiềm năng của các nhóm trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng
khác. Tiềm lực này thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội....
Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng mà các
đối tượng có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên, các
đặc tính như tính tự giác, kỷ luật, sáng tạo.... gắn liền với mỗi đối tượng thực
thi chính sách do đó cần biết cách khơi dậy hay kiềm chế nó để có kết quả tốt
nhất cho quá trình thực thi chính sách.
- Yếu tố chủ quan: là các yếu tố thuộc về cơ quan công quyền, do cán
bộ công chức chủ động chi phối đến quá trình thực thi chính sách nên nó có
ảnh hưởng lớn đến việc thực thi.
Thực thi đúng đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính
sách, các bước này được coi là nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn
cuộc sống, việc tuân thủ quy trình là một nguyên tắc quản lý.
Năng lực thực thi chính sách của cán bộ công chức trong bộ máy quản
lý nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực
thi chính sách công. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là các tiêu chí về
đạo đức, công cụ, năng lực nếu thiếu các điều kiện này thì việc thực thi sẽ
không hiệu quả. Còn nếu các cán bộ, công chức có năng lực mà kết hợp với
các yếu tố khác thuận lợi sẽ mang lại một kết quả thực sự.
* Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách là yếu tố
ngày càng có vị trí quan trọng để cùng yếu tố nhân sự và các yếu tố khác thực
thi thắng lợi chính sách công. Các điều kiện vật chất này là các trang thiết bị
23
nhà nước đầu tư cho quá trình quản lý và khi thực thi chính sách thì họ dùng
để tuyên truyền, phổ biến các chính sách.
* Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân là nhân tố có vai trò đặc biệt quan
trọng quyết định sự thành bại của 1 chính sách. Các chính sách là những vấn
đề lớn lao, do đó cần có sự đóng góp sức người, sức của trong suốt quá trình
thực thi.
* Vậy trong 2 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách thì
yếu tố chủ quan là quan trọng hơn cả vì nó quyết định sự thành bại của chính
sách, vì trong yếu tố này nó có các nhân tố quan trọng như nhân sự, và sự ủng
hộ của người dân là 2 nhân tố cần cho việc thực thi chính sách công
24
Tiểu kết Chương 1
Chính sách phát triển NNL KH&CN là một bộ phận của chính sách phát
triển Khoa học và Công nghệ của Đảng và Nhà nước ta nhằm phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở lý luận về chính sách phát triển NNL KH&CN góp phần quan
trọng đối với việc phân tích và đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện
chính sách đi vào cuộc sống. Vì vậy, Chương 1 của luận văn học viên tập
trung nghiên cứu, phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản về chính sách; về
phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; về chính sách phát triển
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; nghiên cứu các chính sách phát triển
NNL KH&CN của nước ta trong giai đoạn hiện nay; các nội dung tổ chức
thực hiện chính sách; đồng thời làm rõ các nhân tố tác động đến tổ chức thực
hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.
Những vấn đề lý luận nêu trên là cơ sở cho học viên đánh giá được thực
trạng thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN tại tỉnh Đắk Lắk một
cách đúng đắn, khách quan và khoa học; từ đó đề xuất một số giải pháp khả
thi góp phần đẩy mạnh việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN
của tỉnh trong thời gian đến.
25
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk
* Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ
thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm cách Hà Nội 1.410 km và
cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, Phía Đông
giáp Phú Yên và Khánh Hoà, Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, Phía
Tây giáp Campuchia.
Đại bộ phận diện tích của tỉnh Đắk Lắk nằm ở phía Tây Trường Sơn,
có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, địa hình đa dạng đồi núi xen
kẽ bình nguyên và thung lũng.
* Kinh tế - xã hội:
Tiềm năng phát triển kinh tế: Đắk Lắk là đầu mối giao lưu rất quan
trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn
vùng Tây Nguyên phát triển.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Cà phê với sản lượng
bình quân hằng năm 400.000 tấn, cao su 30.000 tấn, điều 25.000 tấn, hồ tiêu
12.000 tấn, ca cao 700 tấn, sắn 450.000 tấn, mật ong trên 5.000 tấn. Bên cạnh
các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như trên ĐắkLắk còn có thế mạnh trong các
lĩnh vực sản phẩm nội thất; hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, thổ cẩm, v.v…
Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hàng hoá do các doanh nghiệp trên địa
26
bàn sản xuất ra đã được xuất khẩu sang 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với số
lượng và chủng loại các mặt hàng phong phú với kim ngạch xuất khẩu hàng
năm trên 650 triệu USD.
 Dân số và nguồn nhân lực
Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh là 1.896.578 người, dân số đô thị
là 464.357 người, chiếm 24,48%; dân số nông thôn là 1.432.221 người, chiếm
75,52%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 134 người/km2
, nhưng phân bố
không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma
Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục quốc lộ.
Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 ước
tính là 1.140.786 người, trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 7,55%; khu
vự kinh tế ngoài nhà nước chiếm 92,41%; khu vực kinh tế có vốn đàu tư nước
ngoài chiếm 0,04%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo ước tính đạt
13,50%.
Năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện
hành đạt 57,58 triệu đồng/lao động (Khoảng 2.515 USD/lao động).
Tổ chức hành chính: Là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở
khu vực Tây Nguyên, với 15 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện, 01
thành phố, 01 thị xã), 184 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, tập
trung 47/54 dân tộc anh em sinh sống, định cư trên địa bàn tỉnh (chiếm 31 %
dân số của tỉnh, trong đó người DTTS tại chỗ chiếm khoảng 19,4 %).
Trong xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh
mẽ, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước thời cơ để tạo bước phát triển đột phá; trong
đó phát triển Khoa học và Công nghệ là vấn đề có tính then chốt mang tính
quyết định.
27
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk
Lắk
Đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh Đăk Lắk phát triển từ nhiều nguồn
nhau. Lực lượng này đã đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng - an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc
sống của nhân dân; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham mưu, tư vấn phản
biện, xây dựng các luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, xác định
hướng đi của tỉnh trong từng giai đoạn, tạo tiền đề kỹ thuật cần thiết đưa Đăk
Lắk vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế,
văn hóa, chính trị của vùng Tây Nguyên.
Đến nay đội ngũ cán bộ KH&CN tỉnh Đắk Lắk đã được phát triển
nhanh về cả mặt số lượng và chất lượng, có những đóng góp to lớn trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói
riêng. Với chính sách phát triển NNL KH&CN của Đảng và Nhà nước,
nhiều con em nhân dân lao động đã được đào tạo trở thành những CB khoa
học - kỹ thuật. Đặc biệt trong hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới vừa
qua, đội ngũ trí thức trẻ đã phát triển từ các nguồn đào tạo phong phú hơn,
tiếp nhận được những tri thức, kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát
triển và các nước đang phát triển ở các khu vực trên thế giới. Đây là bộ phận
trí thức năng động, có khả năng cập nhật các vấn đề hiện đại về khoa học, kỹ
thuật, công nghệ, có khả năng lớn trong việc phát triển các mối quan hệ với
các nước trong khu vực và thế giới, thúc đẩy nhanh tiễn trình hội nhập quốc
tế của đất nước.
* Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về số lượng
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến
năm 2020 xác định: Chuyển đổi cơ cấu sử dụng lao động theo hướng giảm
tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp, thu hút tham gia vào sản xuất công
28
nghiệp, dịch vụ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đào tạo tay
nghề người lao động
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2020 theo ngành
Ngành kinh tế
Dự báo GDP
của ngành
(tỷ.đ)
NSLĐ
(Tr.đ/người)
Nhu cầu lao
động
(người)
2015
Tổng 12.810 20,199 1.080.598
- Nông nghiệp 6.392,19 10,701 702.364
- Công nghiệp 2.228,94 39,786 156.688
- Dịch vụ 4.188,87 36,459 221.546
2020
Tổng 39.333 33,401 1.177.599
- Nông nghiệp 9.322 14,393 647.676
- Công nghiệp 14.877 66,489 223.751
- Dịch vụ 15.134 49,43 306.172
Nguồn: Quyền Đình Hà (2010)
29
Về số lượng, nhân lực KH&CN có trình độ đại học và trên đại học ở
tỉnh Đắk Lắk ngày càng tăng.
Bảng 2.2: Nhân lực KH&CN tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2015
Chỉ tiêu
2005 2010 2015
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tiến sỹ 21 0,11 37 0,16 81 0,29
Thạc sỹ 178 0,96 374 1,61 617 2,24
Đại học 10.831 58,3 12.575 54 15.452 56
Cao đẳng 7.539 40,6 10.226 44 11.413 41,4
Tổng số 18.569 100 23.212 100 27.563 100
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ 2016
Qua số liệu thống kê cho thấy nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh phát
triển ổn định, tuy nhiên vẫn còn thấp so với một số tỉnh, thành phố phát triển
trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên . Năm 2005, cả tỉnh có khoảng trên
18 nghìn người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học; 10 năm sau, số
lượng này đã tăng gần 1,7 lần. Đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh có phát
triển so với trước đây, với số dân hiện nay là khoảng 14 cán bộ KHCN/1000
dân. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực KH&CN vẫn thiếu nhiều cán bộ đầu ngành,
những chuyên gia giỏi, đặc biệt là những chuyên gia về vật liệu mới, công
nghệ.
30
Biểu đồ 2.3: Thực trạng nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2005-2015
Qua biểu đồ trên, có thể thấy trong giai đoạn từ 2005 đến 2015 số
lượng nhân lực KH&CN có trình độ đại học, cao đẳng tăng từ 1,3 đến 1,5 lần.
Số người được đào tạo thạc sĩ, tiến sỹ tăng lên đáng kể. Tuy so với nhiều tỉnh,
thành khác trong cả nước tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng trên số dân
của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn thấp, nhưng đây cũng là một trong những điều kiện
thuận lợi để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và phát triển KT-XH tỉnh nhà.
 Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về trình độ chuyên môn - kỹ
thuật
Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của đội ngũ nhân lực khoa học và công
nghệ của tỉnh ngày càng tăng. Ngạch đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học những năm gần đây đều có xu hướng tăng cả về cơ cấu và tăng
cả về số lượng, tuy nhiên còn thấp so với mức bình quân của vùng và cả
nước.Tỷ trọng lao động qua đào tạo trong tổng lao động đang làm việc trong
21 37 81178 374 617
10831
12575
15452
7539
10226
11431
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015
THỰC TRẠNG NHÂN LỰC KH&CN 2005-2015
Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng
31
nền kinh tế tăng nhanh, từ 9,5% năm 2010 lên 13,5% năm 2015. Lao động
được đào tạo nghề từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề tăng chậm (chủ yếu là
lao động phổ thông, làm các nghề đơn giản; trình độ văn hóa, năng lực làm
việc, ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp còn thấp nên
chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động).
Như vậy, thực trạng lực lượng lao động về cơ bản số chưa qua đào tạo
chuyên môn kỹ thuật của tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao, nhưng cơ cấu chuyên
ngành đào tạo chưa được cân đối so với nhu cầu của địa phương, chất lượng
dạy nghề còn thấp, quy mô tuyển sinh hạn chế, chủ yếu đào tạo trình độ sơ
cấp, thiếu các cơ sở đào tạo ngành nghề kỹ thuật, đặc biệt là ngành nghề kỹ
thuật cao, chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động, nhiều trường
hợp khi được tuyển dụng phải đào tạo lại; nhân lực một số chuyên ngành còn
thiếu nhiều như ngành y, cơ khí chế tạo, luyện kim, chuyên gia về nguồn nhân
lực, quản lý kinh tế bậc cao... Qua đó cho thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh còn chậm.
Kinh tế hiện tại chủ yếu là thuần nông, chưa có vùng chuyên canh về nông
nghiệp, vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao… Các hình thức
sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, theo mùa vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì vậy
năng suất lao động thấp. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp chế biến và xây dựng, thương mại, dịch vụ ít do vậy người
lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường
nghề ít tìm được việc làm hoặc làm việc trái với chuyên môn đào tạo, gây
lãng phí cho xã hội. Đây là một trong những thách thức lớn của tỉnh trong thời
gian tới.
Đắk Lắk là một trong những địa phương có số lượng học sinh thi đỗ
vào các trường cao đẳng, đại học hàng năm tương đối cao (khoảng 88%), tuy
nhiên sau khi tốt nghiệp ra trường chỉ một số ít quay về địa phương công tác,
32
phần lớn tìm đến làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp ở các tỉnh,thành
phố khác có mức thu nhập cao hơn. Đây là một bài toán đăṭ ra về thu hút, sử
dụng nhân lực trình độ cao của tỉnh trong thời gian tới. Ngoài ra cũng phải kể
nhiều lao động có tay nghề kỹ thuật cao nhưng không học và thi tốt nghiệp
các bậc đào tạo nêu trên nên vẫn bị xếp vào lao động chưa được đào tạo
chuyên môn kỹ thuật.
*Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về trình độ chuyên môn - kỹ thuật
trong một số lĩnh vực đặc thù
- Về đội ngũ giáo viên, giảng viên
Bảng 2.4: Bảng trình độ đội ngũ giảng viên tỉnh
Cấp dạy
Trình độ
Giảng viên
TCCN Cao đẳng Đại học
Trên đại học 75 64 276
Đại học – cao đẳng 306 91 213
Trình độ khác 9
Tổng 390 155 489
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2016
Đội ngũ nhân lực KH&CN trong ngành GD&ĐT của tỉnh có sự phát
triển mạnh mẽ. Đội ngũ giáo viên của tỉnh có 1.034 người, trong đó giảng
viên là 489 người, chiếm 47,3%. Đội ngũ nhân lực KH&CN của ngành
GD&ĐT là lực lượng chủ yếu góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn
33
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
tỉnh nhà. Hàng năm, các trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên
nghiệp trên địa bàn tỉnh cung cấp cho thị trường trên 6.800 lao động, góp
phần tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát
triển và hội nhập của tỉnh và các địa phương khác. Trong giáo dục phổ thông,
toàn tỉnh hiện có 22.345 giáo viên; cán bộ quản lý, trình độ đại học trở lên
chiếm 60,3%.
-Về đội ngũ cán bộ y tế: Đội ngũ cán bộ y tế không ngừng phát triển cả
về số lượng, chất lượng. Năm 2015, toàn tỉnh có 5.552 cán bộ y tế, trong đó
5.059 người ngành y và 493 người ngành dược. Số lượng cán bộ y tế có trình
độ bác sỹ là 1.311 người. Số bác sỹ bình quân 7,05 bác sỹ/1 vạn dân. Trong
ngành y tế, nhân lực KH&CN đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm quan
trọng đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên địa bàn
thành phố. Mạng lưới y tế từ thành phố đến cơ sở được củng cố, phát triển.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế được tăng cường về số lượng, cũng như
nâng cao về trình độ chuyên môn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng
công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân của trong tỉnh.
Nhìn chung, phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh trên một số lĩnh
vực đặc thù như y tế, giáo dục – đào tạo có sự gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt
đội ngũ nhân lực này có trình độ khá cao và phát triển theo hướng ngày càng
tăng đội ngũ giảng viên ngành GD&ĐT, góp phần quan trọng trong việc đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển và hội nhập của tỉnh Đắk
Lắk.
34
-Cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN theo ngành, lĩnh vực
Bảng 2.5:Bảng cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao đẳng
trở lên phân theo ngành, lĩnh vực
Ngành nghề Tổng số (người) Tỷ lệ (%)
- Nông, lâm, thủy sản 1.588 5,76
- Công nghiệp, xây dựng 1.154 4,18
- Y tế 5.552 20,1
- Giáo dục, đào tạo 13.474 48,8
- Quản lý hành chính và quản lý kinh
doanh
3.575
13,06
- Báo chí, văn hóa và nghệ thuật 631 2,28
- An ninh và pháp luật 733 2,8
- Công nghệ thông tin 353 1,28
- Công nghệ sinh học 124 0,44
- Các lĩnh vực khác 379 1,37
Tổng 27.563 100,00
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ 2016
Nhân lực theo các nhóm ngành nghề đào tạo được biểu hiện thông qua
cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ của lao động trong mỗi ngành kinh tế. So với
năm 2010, năm 2015 nguồn lao động trí thức của tỉnh tăng hơn 10%, tuy
35
nhiên nguồn nhân lực này được phân bổ khác nhau vào các ngành, các thành
phần kinh tế. Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
những ngành nghề có tỷ lệ cao về lực lượng lao động trí thức hiện nay là giáo
dục, y tế và quản lý hành chính và kinh doanh. Số lao động có trình độ từ cao
đẳng trở lên toàn tỉnh là 27.563 người, riêng ngành giáo dục chiếm gần một
nửa với 13.474 người chiếm 48,8%, lĩnh vực quản lý hành chính và quản lý
kinh doanh gồm 3.575 người chiếm 13,06%, sau đó là các ngành nông, lâm,
thủy sản; công nghiệp, xây dựng; báo chí, văn hóa nghệ thuật... Các ngành
khác số người có trình độ đang làm việc ít là do các ngành này chưa phát triển
mạnh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, mặt khác lao động được đào
tạo ở trình độ cao đẳng trở lên vẫn có thói quen muốn làm việc trong các cơ
quan biên chế nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước,... dẫn đến sự mất cân
đối trong phân bổ sử dụng nhân lực KH&CN của tỉnh. Điều đó làm cho nền kinh
tế phát triển không đồng đều, thiếu cân đối và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh trong dài hạn. Trong thời gian tới cần có những chính
sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trí thứchợp lý cho các ngành.
* Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về chất lượng
Cùng với sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk, chất lượng nguồn nhân lực
KH&CN đã dần đáp ứng được những chức năng nhiệm vụ thuộc các ngành,
các lĩnh vực hoạt động giao phó, góp phần vào sự phát triển của tỉnh. Trong
đó: một lực lượng nhân lực KH&CN đã tham gia vào công tác quản lý, lãnh
đạo ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, luôn phát
huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh
đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ
thống chính trị, đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho
việc xây dựng, ban hành các quyết sách, hoạch định chính sách, kế hoạch phát
36
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhờ đó mà tỉnh Đắk Lắk đã ban hành hàng loạt
cơ chế chính sách, chiến lược, kế hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, nhiều
chương trình/đề án lớn đã và đang được triển khai đi vào cuộc sống. Ngoài
ra, đã tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào việc tư vấn, phản biện,
nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lớn, quan trọng về KH&CN và phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công
nghệ, nông nghiệp, điều tra cơ bản và bảo vệ môi trường, khoa học xã hội và
nhân văn, đặc biệt trong việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, KH&CN, giáo dục và đào tạo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã được nâng lên một bước, đảm bảo tính
chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính công trong sạch,
vững mạnh; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
Một bộ phận nhân lực KH&CN có khả năng thích ứng, tiếp cận được với
công nghệ tiên tiến, hiện đại ở một số lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật có áp dụng
khoa học - công nghệ mới.
Đến nay, đã có hơn 450 đề tài nghiên cứu khoa học và gần 40 dự án nông
thôn miền núi, nhiệm vụ KH&CN cấp thiết, dự án sản xuất thử nghiệm độc
lập cấp Nhà nước, dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được
nghiên cứu, triển khai trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những thành tựu nổi
bật trên một số lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và chế biến. Cụ thể đã chuyển
giao thành công công nghệ ghép chồi cà phê; ứng dụng công nghệ sinh học
trong nhân giống cà phê phục vụ chương trình tái canh (giống cà phê vối năng
suất cao TR4, TR5, TR15; giống cà phê chín muộn TR114 - TR16 trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk và Tây Nguyên; giống lúa tổ hợp lai TH3-3, TH3-5, TH7-5
tại Đắk Lắk được hoàn thiện và chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Cà
phê 720).
37
Trong chăn nuôi đã chuyển giao quy trình vỗ béo bò, chương trình cải
tạo đàn bò địa phương tại huyện Ea Kar và Ea Súp. Về lĩnh vực chế biến đã
chuyển giao quy trình chế biến ca cao theo quy mô công nghiệp tại Công ty
Ca cao Nam Trường Sơn; quy trình, thiết bị máy chế biến cà phê quy mô
nông hộ tại Công ty cơ khí Viết Hiền. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu
tư, nâng cấp dây chuyền công nghệ hiện đại, góp phần tiết kiệm nhân công,
nguyên vật liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của địa
phương.
Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành, làm
cho nội dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn, người dân
dễ tiếp cận với thông tin và tri thức. Việc ứng dụng CNTT gắn với cải cách
hành chính (CCHC) trong các cơ quan nhà nước đã nhận được sự quan tâm
đặc biệt của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của doanh nghiệp và công
dân. Hiện nay số lượng nhân lực CNTT của tỉnh có hàng trăm người, đội ngũ
này đã góp phần đẩy nhanh ứng dụng kết quả công nghệ thông tin vào giảng
dạy, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh; tăng cường hướng dẫn và nâng cao
năng lực về công nghệ thông tin cho nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra, còn triển
khai, thực hiện thành công các đề án, dự án về công nghệ thông tin như: ứng
dụng phần mềm công nghệ thông tin trong xử lý văn bản khối Đảng, chính
quyền tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ; xây
dựng phần mềm tạo và xác thực chữ ký điện tử.v.v…
Trong lĩnh vực xã hội và nhân văn, các đề tài, dự án đã tập trung giải
quyết những vấn đề quan trọng, có tính thực tiễn cao, tiêu biểu là Chương
trình trình "Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên- môi trường, kinh tế -
xã hội và đề xuất luận cứ khoa học công nghệ phục vụ chiến lược phát triển
bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030" (gọi tắt là
38
Chương trình Tây Nguyên III); đề tài “Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội
của các vùng căn cứ kháng chiến trong tỉnh sau 35 năm giải phóng và đề xuất
các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương này”.
Để có được những thành tựu tiến bộ về KH&CN như trên là sự cố gắng
trau dồi, học hỏi của đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh.
Nhân lực KH&CN của tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực
cho phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh: tham gia công tác quản lý,
lãnh đạo ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã
luôn phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu
quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt
động của hệ thống chính trị, đã đóng góp phần tích cực vào xây dựng những
luận cứ khoa học cho việc xây dựng, ban hành các quyết sách, hoạch định
chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với sự chủ động, tích
cực tham mưu đề xuất của đội ngũ nhân lực KH&CN, tỉnh đã ban hành hàng
loạt cơ chế chính sách, chiến lược, kế hoạch, phát triển KT-XH thành phố,
nhiều chương trình/Đề án lớn đã và đang được triển khai đi vào cuộc sống.
2.2.2. Đánh giá chung về số lượng, chất lượng NNL KH&CN tỉnh Đắk
Lắk
 Về ưu điểm:
Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây
đã có sự chuyển biến, tăng trưởng đáng kể cả về số lượng và trình độ đào tạo.
Qua việc đánh giá thực trạng, phân tích số liệu tính đến năm 2015, nguồn
nhân lực tỉnh có 27.563 người, trong đó: Cao đẳng có 11.413 người, Đại học
có 15.452 người, Thạc sỹ có 617 người, Tiến sỹ có 81 người. Đây là lực
lượng nòng cốt tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng
KHCN trong các ngành, các lĩnh vực KH-XH, KH-TN của địa phương. Với
đội ngũ nhân lực KH&CN hiện nay của tỉnh về cơ bản đáp ứng được các
39
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đội ngũ nhân lực KH&CN tham gia
công tác quản lý, lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị luôn phát huy tốt vai trò và
năng lực chuyên môn của mình, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều
hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị.
Tỷ lệ đội ngũ trí thức tham gia các hoạt động NCKH ngày càng tăng, đóng
góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính
sách, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; nhiều nhân lực KH&CN trẻ thể
hiện được tính năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường, hội
nhập quốc tế và có nhiều đóng góp đáng trân trọng.
Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh là lực lượng nòng cốt trong công tác
tham mưu, đề xuất ý kiến, đóng góp xây dựng các chủ trương, chính sách
giúp các cấp, các ngành hoàn thiện kế hoạch, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo
Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra, góp phần từng bước đưa địa phương vượt
qua những khó khăn, thử thách, phát huy thuận lợi, tiềm năng để phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao dần đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ
vững đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo, đảm bảo ổn định an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội.
 Về hạn chế:
Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh có xu hướng phát triển tương đối
nhưng còn thấp so với các tỉnh, thành phố phát triển khác. Tỷ lệ khoảng 14
nhân lực KH&CN/1000 dân là con số rất khiêm tốn; mặt khác còn thiếu
nhiều nhân lực KH&CN đầu ngành, những chuyên gia giỏi, đặc biệt là
những chuyên gia về công nghệ; trình độ ngoại ngữ, tin học đối với nhân
lực KH&CN vẫn còn là rào cản lớn, do vậy đã ảnh hưởng đến công việc
chuyên môn và nhiệm vụ được giao, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ
công nghệ thông tin và toàn cầu hóa hiện nay.
40
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN trên
ở tỉnh Đắk Lắk
2.3.1.Triển khai thực hiện chính sách Phát triển nguồn nhân lực
KH&CN
* Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Để triển khai thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN
tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật sát hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh: Chương trình số 24-CTr/TU ngày 20/10/2008 về thực hiện hiện NQ
số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCH TW (khóa X) về xây dựng đội ngũ
trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Nghị quyết số 06-
NQ/TU, ngày 17/11/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nhân lực giai đoạn 2011-
2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 3433/QĐ-UBND ngày
30/12/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày
24/10/2012 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển
nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; Nghị quyết số 43/2011/NQ-HĐND
ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh về phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2015,
trong đó xá định rõ mục tiêu: “Tập trung phát triển NNL KH&CNtrong các
ngành kinh tế trọng yếu. Phấn đấu đạt tỷ lệ 200 người có trình độ đào tạo từ
cao đảng trở lên trên một van dân vào năm 2015”; Nghị Quyết số
143/2014/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; điều
động, luân chuyển đối với CC, VC của tỉnh; Nghị Quyết số 175/2015/NQ-
HĐND ngày 03/12/2015 của HĐND tỉnh về phát triển KH&CN giai đoạn
2011-2015, trong đó xá định rõ mục tiêu: “Đào tạo NNL KH&CNđa ngành,
đa lĩnh vực, có đủ khả năng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao
khoa học, công nghệ trên đại bàn tỉnh”;
41
Căn cứ vào các văn bản trên, các tổ chức, cá nhân, các cơ quan nhà
nước xác định đối tượng được áp dụng chính sách, những ưu đãi mà đối tượng
chính sách được hưởng đi đôi với nghĩa vụ kèm theo. Các điều khoản quy định
tương đối rõ ràng: về tiêu chuẩn, điều kiện thành tích, ưu đãi về tài chính. Đây là
cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại
Đăk Lắk.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản triển khai thực hiện chính sách còn chung
chung chưa cụ thể, gây khó khăn cho quá trình thực thi chính sách, khiến nội
dung chính sách đi vào đời sống chưa toàn diện. Nếu quy định không rõ ràng
sẽ tạo ra nguy cơ xuất hiện một số tiêu cực trong tuyển dụng, sử dụng công
chức khiến chủ trương và mục tiêu chính sách trở nên không minh bạch; tính
thống nhất trong thực hiện chính sách không cao, mỗi cơ quan đơn vị có thể
hiểu và áp dụng chính sách khác nhau.
* Về triển khai các biện pháp thực hiện chính sách
Các biện pháp do UBND tỉnh đề ra trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đều được các tổ chức có liên quan triển khai
một cách nghiêm túc. Hệ thống biện pháp tập trung vào các nội dung: tuyển
dụng, sửa dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Sở Nội vụ, Sở Tài chính,
và các ban, ngành của tỉnh đã tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của UBND
tỉnh Đắk Lắk về việc phân công phối hợp thực hiện chính sách, tạo nên
chuyển biến tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại tỉnh
Đắk Lắk.
2.3.2. Quy hoạch, tuyển dụng và đào nguồn nhân lực Khoa học và
Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
Trên cơ sở các văn bản đã được ban hành như nêu trên, các cấp uỷ
Đảng và chính quyền tỉnh đã nghiêm túc triển khai, thực hiện trên phạm vi
42
toàn tỉnh theo đúng quy định. Sau nhiều năm triển khai, thực hiện cho đến nay
những chủ trương, chính sách đó đã góp phần mang lại một số kết quả nhất
định trong công tác quản lý, đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ và phát huy
vai trò của nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận
thực tế rằng những chủ trương, chính sách đó chưa thực sự mang lại hiệu quả
cao và đúng như mong muốn của các cấp, các ngành và đội ngũ nhân lực
KH&CN.
Triển khai Chương trình số 24-CTr/TU ngày 20/10/2008 về thực hiện
hiện NQ số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCH TW (khóa X) về xây
dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Quyết
định số 05/QĐ-UBND ngày 31/01/2008, về chính sách CB, CC cấp tỉnh,
huyện giai đoạn 2008-2010 và một số văn bản liên quan khác, cho thấy:
- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (thạc sĩ, tiến sĩ),
tập trung vào các lĩnh vực: Nhà nước và pháp luật; hành chính công; kinh tế
phát triển; công nghệ sinh học; nông - lâm nghiệp; công nghiệp chế biến, bảo
quản nông - lâm thủy sản; công nghiệp thực phẩm; quản lý đô thị; bảo vệ môi
trường; y học; khoa học xã hội nhân văn, công nghệ thông tin.v.v... Với các
đối tượng là sinh viên, CB dưới 40 tuổi. Số lượng đào tạo từ 8-10 người/năm.
Về chính sách, ngân sách tỉnh tài trợ toàn bộ học phí của Chương trình đào
tạo trong, ngoài nước.
Tuy nhiên, chương trình này việc triển khai thực hiện còn rất hạn chế,
ngoài Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng
ngân sách Nhà nước (gọi tắt là Đề án 165), mới cử đi đào tạo thạc sĩ ở nước
ngoài được 2 trường hợp. Ngoài việc đào tạo sau đại học của trường Đại học
Tây Nguyên và liên kết đào tạo với các trường trong cả nước, tỉnh đã cho chủ
43
trương các cơ sở trên địa bàn liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ các chuyên
ngành như: Quản lý hành chính công; Quản lý bệnh viện.v.v…
- Chính sách đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực KH&CN: Chủ yếu là
CB, CC, VC trong biên chế trong hệ thống chính trị của tỉnh. Phương thức
đào tạo, đào tạo lại, chủ yếu là hình thức đào tạo tại chức tại các cơ sở đào tạo
trong tỉnh, trình độ đào tạo, đào tạo lại chủ yếu là Đại học; sau Đại học (thạc
sĩ, tiến sĩ). Ngoài ra các cơ quan, đơn vị cử CB bồi dưỡng các kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ
theo tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn ngạch CC. Chế độ chính thực hiện
chính sách: Người được cử đi học được thanh toán các khoản chi phí.
Thực hiện chủ trương này, trong những năm qua số nhân lực KH&CN
được đào tạo và đào tạo lại tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh khá lớn, đã góp
phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh.
+ Năm 2010: cử 71 trường hợp đi đào tạo sau đại học, trong đó có 02
Tiến sỹ.
+ Năm 2011: cử 73 trường hợp đi đào tạo sau đại học, trong đó có 02
Tiến sĩ.
+ 9 tháng đầu năm 2012: cử 27 trường hợp đi đào tạo sau đại học, trong
đó có 01 Tiến sỹ.
Theo Báo cáo Đề án quy hoạch chính sách hỗ trợ đào tạo sau Đại học;
Thu hút nguồn nhân lực; Điều động luân chuyển đối với CB, CC, VC của tỉnh
(năm 2014) về thực hiện Nghị quyết số 28/2007/NQ-HĐND. Đến nay, tổng
số CB, CC, VC được cử đi đào tạo là 583 trường hợp, trong đó: Đào tạo
chuyên môn là 524 trường hợp (tiến sĩ: 03, thạc sĩ: 154, đại học: 155, bác sĩ
chuyên khoa I: 44 và bác sĩ chuyên khoa II: 09) và bồi dưỡng quản lý Nhà
nước là 59 trường hợp.
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ

More Related Content

What's hot

Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế máy nắn cánh dầm thép hình chữ I.pdf
Thiết kế máy nắn cánh dầm thép hình chữ I.pdfThiết kế máy nắn cánh dầm thép hình chữ I.pdf
Thiết kế máy nắn cánh dầm thép hình chữ I.pdfMan_Ebook
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ tại công ty lưới điện cao thế miền bắc- c...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ tại công ty lưới điện cao thế miền bắc- c...Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ tại công ty lưới điện cao thế miền bắc- c...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ tại công ty lưới điện cao thế miền bắc- c...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...NOT
 
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...NOT
 

What's hot (20)

THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÍN DỤNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANKLV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
 
Thiết kế máy nắn cánh dầm thép hình chữ I.pdf
Thiết kế máy nắn cánh dầm thép hình chữ I.pdfThiết kế máy nắn cánh dầm thép hình chữ I.pdf
Thiết kế máy nắn cánh dầm thép hình chữ I.pdf
 
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
đáNh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại công ty tnhh tín thành xã ...
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng ACB.
 
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
Luận án: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh vùng ...
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Mục Đích Sản Xuất Kinh Do...
Chuyên Đề  Tốt Nghiệp  Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Mục Đích Sản Xuất Kinh Do...Chuyên Đề  Tốt Nghiệp  Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Mục Đích Sản Xuất Kinh Do...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Mục Đích Sản Xuất Kinh Do...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh của Ngân hàng tại MBBank, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ tại công ty lưới điện cao thế miền bắc- c...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ tại công ty lưới điện cao thế miền bắc- c...Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ tại công ty lưới điện cao thế miền bắc- c...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ tại công ty lưới điện cao thế miền bắc- c...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
 
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ch...
 
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
 

Similar to Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TieuNgocLy
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfNguyễn Công Huy
 
THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HĐTN STEM TỪ TRƯỜNG – VẬT LÍ 12 (CTGDPT 2018) NHẰM ĐỊN...
THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HĐTN STEM TỪ TRƯỜNG – VẬT LÍ 12 (CTGDPT 2018) NHẰM ĐỊN...THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HĐTN STEM TỪ TRƯỜNG – VẬT LÍ 12 (CTGDPT 2018) NHẰM ĐỊN...
THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HĐTN STEM TỪ TRƯỜNG – VẬT LÍ 12 (CTGDPT 2018) NHẰM ĐỊN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuyPhương Thảo Vũ
 

Similar to Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ (20)

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
 
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệĐề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành độngLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAYLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làmSự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdf
 
Luan van thac si kinh te (23)
Luan van thac si kinh te (23)Luan van thac si kinh te (23)
Luan van thac si kinh te (23)
 
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.docĐặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
 
THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HĐTN STEM TỪ TRƯỜNG – VẬT LÍ 12 (CTGDPT 2018) NHẰM ĐỊN...
THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HĐTN STEM TỪ TRƯỜNG – VẬT LÍ 12 (CTGDPT 2018) NHẰM ĐỊN...THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HĐTN STEM TỪ TRƯỜNG – VẬT LÍ 12 (CTGDPT 2018) NHẰM ĐỊN...
THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HĐTN STEM TỪ TRƯỜNG – VẬT LÍ 12 (CTGDPT 2018) NHẰM ĐỊN...
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxThoNguyn989738
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxUnit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxabilitygeneraluse
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfThoNguyn989738
 
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtauthihaiyen2000
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docxUnit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
Unit 1 - Luyện chuyên sâu Ngữ pháp và Bài tập tiếng Anh 6 (HS).docx
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
Đồ án tốt nghiệp “Khảo sát ý thức bảo vệ môi trường của các hộ kinh doanh ăn ...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 

Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN MINH HẢI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN MINH HẢI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Ngành, chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN DUY THỤY ĐẮK LẮK, NĂM 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thân, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như trên tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Minh Hải
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập chương trình cao học chuyên ngành Chính Sách Công tại Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt là quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ, cá nhân tôi luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè. Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn đến: Toàn thể quý thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội, các giảng viên nhiều kinh nghiệm giảng dạy đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Duy Thụy, người đã hết lòng tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk, cùng tập thể đồng nghiệp, cán bộ của hai cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp tài liệu, số liệu, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã bổ sung cho tôi những đóng góp quý báu để luận văn thêm hoàn chỉnh, có giá trị trong thực tiễn./. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Minh Hải
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài..................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 4 3.1.Mục đích nghiên cứu............................................................................. 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4 5 . Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................ 5 5.1. Phương pháp luận................................................................................ 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.................................................. 5 6.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................... 5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................. 6 7. Kết cấu của luận văn.................................................................................. 6 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ................................................. 7 1.1. Các khái niệm cơ bản.............................................................................. 7 1.2. Chính sách phát triển NNL KH&CN ở nước ta hiện nay..................... 12 1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ......................................................................................... 17 1.4. Các nhân tố tác động đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ................................................................ 21 Tiểu kết Chương 1........................................................................................... 24
  • 6. Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ............................................................................................ 25 2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk.................................................................... 25 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk..... 27 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN trên ở tỉnh Đắk Lắk........................................................................................................ 40 2.4. Đánh giá chung về thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk .................................................................. 49 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 54 Chương 3. ĐỀ XUÁT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK................................................................................... 55 3.1.Quy hoạch và kế hoạch hóa nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển của ngành .............................................. 55 3.2.Tuyển dụng nguồn nhân lực KH&CN đúng nguyên tắc và tiêu chuẩn vị trí việc làm .............................................................................................. 57 3.3.Sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực KH&CN...................... 59 3.4.Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN .... 61 3.5. Cụ thể hoá và tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN ........................................................................... 63 3.6. Hỗ trợ và thu hút các nguồn lực đảm bảo cho yêu cầu phát triển nguồn nhân lực KH&CN.......................................................................... 64 3.7. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực KH&CN ................................ 65 Tiểu kết Chương 3........................................................................................... 67 KẾT LUẬN..................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 70
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCCVC : Cán bộ công chức viên chức CCVC : Công chức viên chức CNH : Công nghiệp hóa ĐTBD : Đào tạo bồi dưỡng HCNN : Hành chính nhà nước HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân KH&CN : Khoa học và Công nghệ KT-XH : Kinh tế- xã hội MTTQ :Mặt trận tổ quốc NNL : Nguồn nhân lực NSLĐ : Năng suất lao động UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2020 theo ngành ...............................28 Bảng 2.2: Nhân lực KH&CN tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2015............................29 Biểu đồ 2.3: Thực trạng nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2015..................................................................................................................30 Bảng 2.4: Bảng trình độ đội ngũ giảng viên tỉnh......................................................32 Bảng 2.5:Bảng cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao đẳng ....................34
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trong thời đại của kinh tế tri thức và sự phát triển mạnh mẽ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhân lực Khoa học và Công nghệ là một trong những nhân tố quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ là lực lượng chủ yếu trong việc xây dựng các luận cứ khoa học, đảm nhiệm việc nghiên cứu, khảo nghiệm và ứng dụng công nghệ mới, là lực lượng đi tiên phong trong việc lựa chọn, tiếp thu và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tri thức khoa học để áp dụng vào đời sống xã hội một cách hiệu quả. Từ đó, tạo cơ hội để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của Nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ (NNL KH&CN), Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 khóa XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nhân lực Khoa học và Công nghệ là tài nguyên vô giá của đất nước; tri thức Khoa học và công nghệ là nguồn lực đặc biệt quan trọng trọng trong phát triển kinh tế tri thức”. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển NNL KH&CN nhằm hình thành đội ngũ nhân lực KH&CN có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy; phát triển các tổ chức, tập thể KH&CN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành v.v…từng bước đưa KH&CN của nước ta phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, khoa học mới. Thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN của Đảng và Nhà nước ta; trong thời gian qua, cùng với các địa phương trên cả nước, Đắk Lắk cũng luôn quan tâm đến việc phát triển NNL KH&CN tỉnh nhà, từng bước được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng, góp phần không nhỏ vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung.
  • 10. 2 Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn bộc lộ những bất cập: chính sách thu hút, đào tạo, đãi ngộ đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ năng lực chưa hợp lý, điều kiện làm việc và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu tại nhiều tổ chức KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu, điều đó đã phần nào hạn chế sự phát triển của những nhà khoa học có tâm huyết, các tổ chức khoa học công nghệ không tuyển được người tài, đặc biệt là cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao.v.v…Vì vậy, chưa tận dụng, phát huy hết năng lực sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của NNL KH&CN phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách phát triển NNL KH&CN, cũng như những vấn đề thực tiễn đặt ra về phát triển NNL KH&CN trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Để đánh giá đúng thực trạng chính sách phát triển NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển NNL KH&CN trong thời gian tới, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” nhằm góp phần nâng cao chất lượng và phát huy hết khả năng của NNL KH&CN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, chính sách phát triển NNL KH&CN đã được nhiều nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu và có những nhận định, đánh giá khác nhau, bao gồm các bài viết, công trình nghiên cứu sau: - Đỗ Phú Hải, “Chính sách phát triển NNL KH&CN ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt nam, số 1(74)-2014. Tác giả đã có đánh giá tổng quan về thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và
  • 11. 3 công nghệ, phân tích nội dung chính sách (từ cấu trúc chính sách đến mục tiêu chính sách và các giải pháp và công cụ chính sách), thể chế và các bên tham gia chính sách phát triển NNL KH&CN, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển NNL KH&CN ở Việt Nam hiện nay. - Đỗ Tuấn Thành, “Nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1-2018. Tác giả đã nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực khoa học và công nghệ nói riêng là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước. Thực trạng nhân lực KH&CN của Việt Nam hiện nay không phải ít so với quy mô dân số, cũng như so với các nước trong khu vực; tuy nhiên, có cơ cấu và chất lượng hạn chế. Để nhanh chóng nâng cao chất lượng NNL KH&CN, tác giả đã đưa ra một số giải pháp mang tính chiến lược và phù hợp hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu rộng quốc tế. - Võ Thị Tuyết Nhung, “Phát triển NNL KH&CN ở Việt Nam hiện nay: một số vấn đề đặt ra và giải pháp”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội, số 12(55)-2017. Tác giả đã đặt ra một số vấn đề đối với việc phát triển NNL KH&CN ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra và luận giải một số giải pháp nhằm phát triển NNL KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế của nhà nước ta hiện nay. - Trương Thị Bích, “Nguồn lực con người với vấn đề phát huy nguồn nhân lực khoa học – công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú yên”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, năm 2015. Luận văn đánh giá cao vai trò và tầm quan trọng của NNL KH&CN cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Phú Yên; trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất một số định
  • 12. 4 hướng, giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh Phú Yên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề về thực hiện chính sách công trong việc phát triển NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đưa ra những ý kiến, giải pháp góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN tại tỉnh Đắk Lắk nhằm phát huy hết năng lực sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của NNL KH&CN phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận của chính sách phát triển NNL KH&CN ở nước ta. Nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển NNL KH&CN tại tỉnh Đắk Lắk dưới góc độ khoa học Chính sách công. Đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN nhằm đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về phát triển NNL KH&CN trên hai lĩnh vực căn bản là giáo dục - đào tạo và nghiên cứu - triển khai (R&D) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2005 đến nay.
  • 13. 5 5 . Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở từ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển NNL KH&CN. Vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và phương pháp nghiên cứu chính sách công từ hoạch định chính sách đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Thu thập, nghiên cứu thông tin từ các nguồn tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của các cơ quan, đơn vị liên quan đến chính sách phát triển NNL KH&CN. Trên cơ sở đó, hệ thống hóa, khái quát hóa các lý luận về phát triển NNL KH&CN, đồng thời thống kê, so sánh, phân tích để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng chọn lọc tiếp thu và phát triển kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm bổ sung và hoàn thiện những nội dung, vấn đề nghiên cứu của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm rõ thêm những cơ sở lý luận, thực tiễn về thực hiện chính sách công nói chung và chính sách phát triển nguồn NNL KH&CN nói riêng. Đồng thời đề xuất giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạch định và ban hành chính sách.
  • 14. 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị trong thực tiễn hiện nay, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh trong quá trình hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN trên địa bàn tỉnh một cách thiết thực và đạt hiệu quả cao nhất. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • 15. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm chính sách Thuật ngữ chính sách được hiểu là: “Chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội” [7,tr.368]. Ở đây, chính sách được hiểu là sự thể hiện cụ thể của chủ trương và các biện pháp của các tổ chức chính trị hoặc tổ chức Nhà nước (Chính phủ) trong các lĩnh vực chính trị - xã hội. Bên cạnh cách hiểu theo trên, thuật ngữ chính sách còn có thể hiểu theo nghĩa rộng là: “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra” [5, t.173]. Thuật ngữ này không chỉ bao hàm những chính sách, biện pháp cụ thể mà còn bao hàm các chủ trương lớn, đường lối hoặc phương hướng chiến lược của một quốc gia, thể hiện quan điểm, thái độ ứng xử trong quá trình xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế. 1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ Theo UNESCO, nhân lực KH&CN là “những người trực tiếp tham gia vào hoạt động KH&CN trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay thù lao cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực phù trợ…”. Hoạt động KH&CN là những hoạt động có tính chất hệ thống và liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra, phát triển, phổ biến, áp dụng kiến thức KH&CN trong mọi lĩnh vực KH&CN. Hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động nghiên cứu triển khai, giáo dục và đào tạo KH&CN và các dịch vụ KH&CN. Dịch vụ KH&CN bao gồm các hoạt động KH&CN của thư viện và
  • 16. 8 bảo tàng, dịch và hiệu đính tài liệu KH&CN; điều tra, thăm dò, thu thập số liệu về các hiện tượng kinh tế xã hội; tiêu chuẩn, chất lượng, dịch vụ tư vấn và lấy ý kiến khách hàng, các hoạt động patent và bản quyền của các cơ quan công cộng. Như vậy UNESCO định nghĩa nhân lực KH&CN không theo bằng cấp mà theo công việc hiện đang đảm nhận. Nhân lực nghiên cứu và triển khai (R&D) theo các tài liệu của OECD liên quan đến thống kê KH&CN có định nghĩa: nhân lực R&D là tất cả những người được tuyển dụng cho hoạt động R&D, cũng như những cung cấp dịch vụ trực tiếp như các nhà quản lý R&D, cán bộ nhân viên hành chính và văn phòng (“Khuyến nghị tiêu chuẩn thực tiễn cho điều tra nghiên cứu và phát triển” – Tài liệu hướng dẫn FRASCATI 2002, OECD, tr104). Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nguồn nhân lực KH&CN là những người đáp ứng được một trong hai điều kiện sau: Đã tốt nghiệp trường đào tạo trình độ nhất định về một chuyên môn KH&CN (từ công nhân có bằng cấp tay nghề trở lên hay còn gọi là trình độ 3 trong hệ giáo dục đào tạo); Không được đào tạo chính thức nhưng làm một nghề trong lĩnh vực KH&CN mà đòi hỏi trình độ trên. Kỹ năng tay nghề ở đây được đào tạo tại nơi làm việc. Từ những điều kiện trên, nhân lực KH&CN theo OECD bao gồm: - Những người có bằng cấp trình độ tay nghề trở lên và làm việc hoặc không làm việc trong lĩnh vực KH&CN, ví dụ: giáo sư đại học, tiến sĩ về kinh tế, bác sĩ nha khoa làm việc tại phòng khám, chuyên gia đang thất nghiệp, nữ vận động viên chuyên nghiệp và có bằng y học… - Những người được coi là có trình độ tay nghề làm việc trong lĩnh vực KH&CN nhưng không có bằng cấp, ví dụ: nhân viên lập trình máy tính, hoặc
  • 17. 9 cán bộ quản lý quầy hàng nhưng không có bằng cấp... - Những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nhưng không đòi hỏi trình độ cao, ví dụ: thư ký của cơ quan nghiên cứu và phát triển, văn thư trong các cơ quan, trường đại học... - Những người có trình độ, có bằng cấp làm việc trong các ngành KH&CN. Từ những phân tích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chọn nhân lực KH&CN hiểu theo định nghĩa của OECD, đó là “tập hợp những nhóm người tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với các chức năng: nghiên cứu sáng tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác sử dụng và tác nghiệp, góp phần tạo ra tiến bộ của KH&CN, của sự phát triển sản xuất và xã hội” bởi vì định nghĩa này phù hợp với thực tế nguồn nhân lực KH&CN ở tỉnh Đắk Lắk. Theo định nghĩa trên, nhân lực KH&CN bao gồm: Lực lượng nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, lực lượng giảng dạy được đào tạo bậc cao, lực lượng quản lý khoa học ở các loại hình cơ quan khoa học, lực lượng tham gia sản xuất tạo ra sự phát triển sản xuất và xã hội. Cụ thể: - Lực lượng nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp: Với chức năng nghiên cứu sáng tạo, họ là những người có trình độ tương đối cao (tốt nghiệp đại học trở lên). Họ khác nhau về trình độ, chức danh, chuyên môn và thường làm việc ở các tổ chức nghiên cứu khoa học. - Lực lượng giảng dạy được đào tạo bậc cao: Là những người có trình độ từ đại học trở lên, làm công tác giảng dạy ở các học viện, nhà trường (cao đẳng, đại học). Ngoài chuyên môn dạy học (nhà giáo chuyên nghiệp, các giáo sư, phó giáo sư, giảng viên đại học), họ còn tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học.
  • 18. 10 - Lực lượng quản lý khoa học ở các loại hình cơ quan khoa học: Bao gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu làm công tác quản lý, điều hành các hoạt động KH&CN ở các cơ quan quản lý từ các Bộ, ban, ngành, sở, viện nghiên cứu, các phòng - ban khoa học ở trường, học viện và các trung tâm dịch vụ KH&CN. - Lực lượng tham gia nghiên cứu và sản xuất ở các doanh nghiệp: Bao gồm: các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu làm công tác quản lý, điều hành các hoạt động KH&CN ở các cơ doanh nghiệp từ Trung ương đến các địa phương; lực lượng lao động sản xuất có trình độ tay nghề tạo ra hàng hoá cho xã hội. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ: Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực KH&CN nói riêng là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực biểu hiện sự hình thành và hoàn thiện từng bước về thể lực, kiến thức kỹ năng, thái độ và nhân cách nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động của cá nhân và sự phát triển xã hội. Phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô là các hoạt động của các tổ chức nhà nước mang tính quy mô (hệ thống giáo dục – đào tạo và các tổ chức kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng, chất lượng cao phù hợp và đáp ứng nhu cầu của mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội). Phát triển nguồn nhân lực có liên quan chặt chẽ đến giáo dục và đào tạo vì trình độ văn hóa của người lao động ảnh hưởng đến chất lượng phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực KH&CN chỉ có thể được nâng cao khi được giáo dục – đào tạo tốt, bởi giáo dục – đào tạo là một mắc xích quan trọng của chu trình phát triển nguồn nhân lực. Nó tạo nên sự chuyển biến về chất (kiến thức kỹ năng và thái độ nghề nghiệp). Nhưng để có một nhân cách nghề nghiệp hoàn chỉnh phù hợp và thích ứng với vị trí việc làm, nguồn nhân lực còn phải được rèn luyện sức
  • 19. 11 khỏe và có văn hóa nghề nghiệp. Nhân lực KH&CN chỉ thực sự phát triển khi có những chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ phù hợp, tạo điều kiện để người lao động phát triển hài hòa cả thể chất lẫn tinh thần. Phát triển nguồn nhân lực KH&CN được định nghĩa và hiểu theo các cách khác nhau tùy theo từng điều kiện cụ thể. Theo nghĩa rộng, phát triển nguồn nhân lực là tối đa hóa và khuyến khích sự dụng, phát huy tiềm lực con người phục vụ tiến bộ kinh tế và xã hội. Theo UNIDO (Tổ chức công nghiệp Liên Hiệp Quốc) thì: “Phát triển nhân lực KH&CN là sự phát triển con người một cách hệ thống như là chủ thể và khách thể của sự phát triển quốc gia, nó bao gồm toàn bộ các khía cạnh kinh tế và công nghệ, trong đó đề cập đến sự nâng cao khả năng của con người, nâng cao năng lực sản xuất, khả năng sáng tạo, khuyến khích các chức năng lãnh đạo thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên cứu”. Vậy phát triển nhân lực KH&CN là sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng nhân lực trong lĩnh vực KH&CN. Cụ thể, đó là sự tăng lên về số lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong các Viện, trường Đại học; cán bộ kỹ thuật, công nghệ làm việc trong các doanh nghiệp; các cá nhân khác có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống; cán bộ quản lý các cấp tham gia hoặc chỉ đạo công việc nghiên cứu phục vụ hoạch định các quyết sách, quyết định quan trọng trong thẩm quyền của mình; trí thức người Việt ở nước ngoài và các chuyên gia nước KH&CN theo hướng tiến bộ. 1.1.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ Chính sách phát triển NNL KH&CN dưới góc độ khoa học chính sách công được hiểu là quan điểm, là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước về phát triển NNL KH&CN với mục tiêu, giải pháp cụ
  • 20. 12 thể nhằm hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy. Phát triển các tổ chức, tập thể KH&CN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng. Chính sách phát triển NNL KH&CN là một bộ phận của chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ nói chung, thể hiện trong các văn bản của Đảng, Nhà nước nhằm định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển đội ngũ KH&CN, xây dựng chính sách đào tạo, khuyến khích, sử dụng, tổ chức triển khai đội ngũ phục vụ cho các mục tiêu phát triển KH&CN nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì việc quản lý nhân lực KH&CN được thực hiện chủ yếu thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, các chính sách đào tạo, bố trí sử dụng, khuyến khích, khen thưởng đối với cán bộ. 1.2. Chính sách phát triển NNL KH&CN ở nước ta hiện nay 1.2.1. Mục tiêu Chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ Quan điểm của Đảng ta về KH&CN, trong đó có NNL KH&CN được nhắc đến trong nhiều kỳ đại hội và trong các văn kiện. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến đào tạo, sử dụng và khuyến khích lao động khoa học, kỹ thuật nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: + Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta khẳng định và nhấn mạnh: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi... Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học, công nghệ”; “Phát triển kinh tế tri thức trên cơ
  • 21. 13 sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ... nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” + Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển KH&CN. Trong đó, Nghị quyết nêu mục tiêu tổng quát về phát triển NNL KH&CN là“hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy. Phát triển các tổ chức, tập thể KH&CN mạnh, các nhà khoa học đầu ngành. Số cán bộ KH&CN nghiên cứu và phát triển đạt mức 11 người trên một vạn dân; tăng nhanh số lượng các công trình được công bố quốc tế và số lượng các sáng chế được bảo hộ trong nước và ở nước ngoài. Phát triển mạnh các doanh nghiệp KH&CN”. Tại kỳ Đại hội gần đây nhất, Văn kiện Đại hội XII của Đảng chứa đựng nhiều điểm mới, toàn diện và sâu sắc, trong đó có nội dung phát triển khoa học, công nghệ, làm cơ sở cho quá trình hoạch định chủ trương, đường lối lãnh đạo sự nghiệp đổi mới giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.Trong đó, đã đề ra phương hướng về phát triển NNL KH&CN như: “Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học” 1.2.2. Nội dung của Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ Các chính sách của nhà nước nhằm cụ thể hoá các chủ trương của Đảng về phát triển nhân lực KH&CN đã được đề ra trong các văn kiện, nghị quyết
  • 22. 14 và đảm bảo tính pháp lý cho các chủ trương chính sách này được thực thi trong cuộc sống. Các chính sách của Nhà nước bao gồm ba nhóm:  Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực KH&CN Quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KH&CN phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Cần hình thành một mạng lưới tổ chức KH&CN trong các ngành. Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong từng mốc thời gian cụ thể để có kế hoạch triển khai đào tạo. Huy động các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực KH&CN được xây dựng trên cơ sở dự báo nhu cầu nguồn nhân lực KH&CN để thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Đây là định hướng để nhà nước thực hiện xây dựng kế hoạch hóa sự phát triển của các ngành nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bằng chức năng hoạch định quy hoạch và thực hiện kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực KH&CN mà nhà nước thực hiện vai trò của người tổ chức chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, qua đó Đảng và Nhà nước ta xây dựng được những mục tiêu cơ bản của các quy hoạch, kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực KH&CN phải xác định được các mục tiêu phù hợp với nhiệm vụ tổng quát và cụ thể trong từng thời kỳ, đồng thời các chỉ tiêu chính đó phải được lượng hóa. Quy hoạch và kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực KH&CN đúng đắn sẽ phát huy tối đa nguồn lực con người, đồng thời phản ánh được nguồn nhân lực là
  • 23. 15 động lực, là phương tiện, là đối tượng, đồng thời là mục tiêu cuối cùng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN - Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc, gắn bó lâu dài và cũng thắt chặt quyền lợi và nghĩa vụ lao động với tổ chức. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN được thể hiện thông qua hệ thống chính sách như: chính sách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chế độ phụ cấp, khen thưởng, chính sách thu hút nhân tài, điều kiện và môi trường làm việc. - Tuyển dụng nguồn nhân lực KH&CN là khâu rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với chất lượng nguồn nhân lực KH&CN đầu vào cho mỗi tổ chức; quyết định sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Tiến hành tuyển dụng một cách khoa học, đánh giá được thực chất và lựa chọn được người có trình độ, năng lực phù hợp góp phần tạo ra một nguồn nhân lực KH&CN đáp ứng tốt yêu cầu của tổ chức, đem lại hiệu quả trong công việc. Muốn làm tốt công tác tuyển dụng cần phải căn cứ vào các nguyên tắc, xây dựng quy chế và quy trình tuyển dụng. - Sử dụng nguồn nhân lực KH&CN là nội dung trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về phát triên nguồn nhân lực KH&CN. Việc sử dụng nguồn nhân lực KH&CN có hiệu quả là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của mỗi tổ chức. Chính vì thế, việc sử dụng nguồn nhân lực KH&CN cần có nguyên tắc và quy trình nhất định. - Khuyến khích, động viên, đãi ngộ và kiểm tra: là một nội dung đòi hỏi kỹ năng quản lý cao của người lãnh đạo trong tổ chức. Bất cứ nhân viên nào cũng cần phải khuyến khích, động viên về vật chất lẫn tinh thần. Công tác
  • 24. 16 kiểm tra phải có kế hoạch, có phương pháp, đảm bảo sự công bằng, khách quan và xử lý kịp thời những hạn chế, sai lầm của nhân viên. - Hỗ trợ và thu hút các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực KH&CN là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu không có một chính sách hỗ trợ và thu hút các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực hợp lý chắc chắn sẽ không thể thu hút một lượng cán bộ có trình độ cao tham gia công tác trong các ngành và sẽ không đạt được những chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra. Ngoài ra còn quan tâm đến đời sống của nhân lực KH&CN, có mức lương, thưởng xứng đáng với sự đóng góp nhằm khuyến khích lao động sáng tạo. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân lực KH&CN trình độ cao đi thực hiện các nghiên cứu (ngắn hạn hoặc trung hạn).  Tạo môi trường, điều kiện làm việc tốt nhất cho các nhà khoa học Trước khi nghĩ đến đãi ngộ về vật chất, cần tạo môi trường, điều kiện tốt nhất để nhà khoa học được sáng tạo, cống hiến tài năng, tâm huyết cho đất nước. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế chính sách để nhà khoa học được hưởng thành quả từ lao động sáng tạo, tương xứng với giá trị đóng góp của họ. Vì vậy, cần cân đối lại tỷ lệ phân bổ ngân sách, đảm bảo tỷ lệ thích đáng cho nhiệm vụ nghiên cứu phát triển. Tạo điều kiện cho các nhà khoa học được chủ động sử dụng nguồn kinh phí này đi đôi với tự chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả nghiên cứu, đặc biệt được hưởng lợi chính đáng, hợp pháp từ kết quả nghiên cứu của họ. Trong chế độ tiền lương, hiện giới viên chức khoa học đang chịu thiệt thòi là đối tượng làm công ăn lương duy nhất không được hưởng các chế độ phụ cấp đặc thù (phụ cấp nghề, phụ cấp thâm niên…) giống như viên chức của ngành giáo dục, y tế hay các lĩnh vực khác.
  • 25. 17 1.3. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ Chính sách phát triển NNL KH&CN là một trong những hệ thống chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực Khoa học và Công nghệ phục vụ cho mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để tổ chức và thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN đạt hiệu quả cao cần phải tuân thủ các bước sau: 1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Để đưa chính sách công nói chung, chính sách phát triển NNL KH&CN nói riêng đi vào cuộc sống, các cơ quan có trách nhiệm từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách. Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách bao gồm các nội dung sau: Một là, lập kế hoạch tổ chức, điều hành. Kế hoạch này bao gồm những dự kiến về: - Các chủ thể, cơ quan chủ trì và phối hợp tổ chức thực hiện chính sách. - Số lượng và chất lượng nhân lực tham gia tổ chức thực hiện chính sách - Xác định chế độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý và công chức thực thi chính sách. - Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực thi chính sách. Hai là, xây dựng kế hoạch dự kiến các nguồn lực Kế hoạch này bao gồm: - Dự kiến về các cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách. - Các nguồn lực tài chính, các vật tư, văn phòng phẩm v.v… Ba là, xây dựng kế hoạch thời gian triển khai thực hiện
  • 26. 18 Dự kiến về thời gian duy trì chính sách; các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện các mục tiêu. Có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách. Bốn là, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách: - Dự kiến về phương thức kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách. - Dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành hệ thống tham gia thực thi chính sách. - Dự kiến về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của CBCC và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách. - Dự kiến các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong thực thi chính sách v.v… Dự kiến kế hoạch thực thi chính sách ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó xem xét, quyết định thông qua. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực thi chính sách được mọi người chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch thực hiện chính sách do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạch quyết định. 1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển NNL KH&CN sau khi được thông qua là một bước rất quan trọng, nhằm làm cho các đối tượng chính sách và các chủ thể tham gia thực hiện chính sách hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của chính sách. Từ đó, giúp cho chính sách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả. Để làm tốt việc tuyên truyền này thì chúng ta cần phải đầu tư về nhân lực, vật lực như: trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ thuật.... Vì đây là đòi hỏi của thực tế khách quan.
  • 27. 19 Việc tuyên truyền này cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang được thực thi; tùy thuộc vào đặc điểm, đặc thù, điều kiện của từng địa phương lựa chọn hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến phù hợp với đối tượng chính sách, bảo đảm thiết thực và hiệu quả nhằm đưa chính sách vào cuộc sống. 1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia, do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau, bởi vậy cần phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách. Muốn thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN có hiệu quả cần tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia, các đối tượng bị tác động khi tổ chức thực hiện chính sách theo kế hoạch được ban hành. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách. 1.3.4. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, việc kiểm tra, đôn đốc là nội dung, nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình thực thi, đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; kịp thời bổ sung, hoàn thiện những mặt còn hạn chế và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt để thực hiện chính sách một cách hiệu quả và toàn diện hơn. Việc kiện toàn hệ thống thanh tra, tăng cường công tác thanh kiểm tra, đã được coi là một trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Qua đó làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng
  • 28. 20 lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá chính xác các hoạt động, các mức độ hoàn thành công việc của nhân lực trong tổ chức giúp nhà quản lý, lãnh đạo đưa ra được phương thức sử dụng, đãi ngộ, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật một cách kịp thời và đúng đắn đối với nhân lực của tổ chức. Hơn nữa, thông qua thanh tra, kiểm tra để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN; giải quyết được những tồn tại, vướng mắc, khó khăn, trong quá trình tổ chức thực hiện, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. 1.3.5. Điều chỉnh chính sách Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN các chủ thể (cơ quan) xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách phải thường xuyên đánh giá, điều chỉnh chính sách cho sát hợp với tình hình thực tế của đất nước, nhằm tiết kiệm các nguồn lực xã hội, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả của chính sách đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách sẽ trở nên không có hiệu quả, thậm chí khó tồn tại nếu trong quá trình triển khai thực hiện việc điều chỉnh chính sách không phù hợp. Vì vậy, các chủ thể chính sách phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi chính sách, kịp thời phát hiện ưu điểm, nhược điểm, kết quả và các nguyên nhân của ưu, nhược điểm hay kết quả đó để kịp thời điều chỉnh. 1.3.6. Sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách Trong bước tổ chức thực thi chính sách việc sơ kết, tổng kết, đánh giá được hiểu là quá trình kiểm tra trên thực tế và đưa ra kết luận về sự tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Trong quá trình này ta có thể đánh giá từng
  • 29. 21 phần hay toàn bộ chính sách ở việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả các cơ quan nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách. Đánh giá chính sách công nhằm cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước những thông tin hữu dụng và kịp thời để quản lý, hướng dẫn các nguồn lực, đồng thời đưa ra những can thiệp chính sách của nhà nước. Khi tiến hành đánh giá chính sách công cần xem xét khách quan và có hệ thống về một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành để xác định tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả, tác động và tính bền vững của nó. Các đánh giá bao gồm: thiết kế, cách thức thực hiện và các kết quả của nó. Một đánh giá cần cung cấp thông tin tin cậy và hữu ích, cho phép hợp nhất các bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của nhà quản lý, những người thụ hưởng và nhà tài trợ. 1.4. Các nhân tố tác động đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ Trong quá trình thực thi chính sách sẽ có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân vì thế kết quả tổ chức thực thi chính sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố chủ quan và khách quan. Cụ thể: - Yếu tố khách quan: là các yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thực thi chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý, các yếu tố này vận động theo quy luật khách quan nên ít tạo sự biến đổi do đó cũng khó gây sự chú ý của các nhà quản lý nhưng lại tác động lớn đến quá trình thực thi chính sách, đó là các yếu tố: Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách nó có tác động trực tiếp đến hoạch định và thực thi chính sách có nghĩa là nếu vấn đề chính sách đơn giản liên quan đến ít đối tượng thì thực thi sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Như vậy, tính chất của vấn đề có ảnh hưởng khách quan đến việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn.
  • 30. 22 Môi trường thực thi chính sách là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng...điều này nói lên rằng một môi trường ổn định ít biến đổi về chính trị sẽ đưa tới sự ổn định về hệ thống chính sách và thực thi thuận lợi. Nếu các bộ phận của môi trường ổn định thì nó sẽ tạo cho các hoạt động thực thi dễ dàng. Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách là sự thể hiện thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách. Nếu mối quan hệ này có mâu thuẫn thì sẽ ảnh hưởng đến công tác tổ chức. Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và tiềm năng của các nhóm trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác. Tiềm lực này thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội.... Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng mà các đối tượng có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên, các đặc tính như tính tự giác, kỷ luật, sáng tạo.... gắn liền với mỗi đối tượng thực thi chính sách do đó cần biết cách khơi dậy hay kiềm chế nó để có kết quả tốt nhất cho quá trình thực thi chính sách. - Yếu tố chủ quan: là các yếu tố thuộc về cơ quan công quyền, do cán bộ công chức chủ động chi phối đến quá trình thực thi chính sách nên nó có ảnh hưởng lớn đến việc thực thi. Thực thi đúng đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực thi chính sách, các bước này được coi là nguyên lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, việc tuân thủ quy trình là một nguyên tắc quản lý. Năng lực thực thi chính sách của cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách công. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là các tiêu chí về đạo đức, công cụ, năng lực nếu thiếu các điều kiện này thì việc thực thi sẽ không hiệu quả. Còn nếu các cán bộ, công chức có năng lực mà kết hợp với các yếu tố khác thuận lợi sẽ mang lại một kết quả thực sự. * Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách là yếu tố ngày càng có vị trí quan trọng để cùng yếu tố nhân sự và các yếu tố khác thực thi thắng lợi chính sách công. Các điều kiện vật chất này là các trang thiết bị
  • 31. 23 nhà nước đầu tư cho quá trình quản lý và khi thực thi chính sách thì họ dùng để tuyên truyền, phổ biến các chính sách. * Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của 1 chính sách. Các chính sách là những vấn đề lớn lao, do đó cần có sự đóng góp sức người, sức của trong suốt quá trình thực thi. * Vậy trong 2 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách thì yếu tố chủ quan là quan trọng hơn cả vì nó quyết định sự thành bại của chính sách, vì trong yếu tố này nó có các nhân tố quan trọng như nhân sự, và sự ủng hộ của người dân là 2 nhân tố cần cho việc thực thi chính sách công
  • 32. 24 Tiểu kết Chương 1 Chính sách phát triển NNL KH&CN là một bộ phận của chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ của Đảng và Nhà nước ta nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở lý luận về chính sách phát triển NNL KH&CN góp phần quan trọng đối với việc phân tích và đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện chính sách đi vào cuộc sống. Vì vậy, Chương 1 của luận văn học viên tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản về chính sách; về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; về chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; nghiên cứu các chính sách phát triển NNL KH&CN của nước ta trong giai đoạn hiện nay; các nội dung tổ chức thực hiện chính sách; đồng thời làm rõ các nhân tố tác động đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Những vấn đề lý luận nêu trên là cơ sở cho học viên đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN tại tỉnh Đắk Lắk một cách đúng đắn, khách quan và khoa học; từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi góp phần đẩy mạnh việc thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN của tỉnh trong thời gian đến.
  • 33. 25 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk * Điều kiện tự nhiên: Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, Phía Tây giáp Campuchia. Đại bộ phận diện tích của tỉnh Đắk Lắk nằm ở phía Tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng. * Kinh tế - xã hội: Tiềm năng phát triển kinh tế: Đắk Lắk là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Cà phê với sản lượng bình quân hằng năm 400.000 tấn, cao su 30.000 tấn, điều 25.000 tấn, hồ tiêu 12.000 tấn, ca cao 700 tấn, sắn 450.000 tấn, mật ong trên 5.000 tấn. Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như trên ĐắkLắk còn có thế mạnh trong các lĩnh vực sản phẩm nội thất; hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, thổ cẩm, v.v… Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hàng hoá do các doanh nghiệp trên địa
  • 34. 26 bàn sản xuất ra đã được xuất khẩu sang 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng và chủng loại các mặt hàng phong phú với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 650 triệu USD.  Dân số và nguồn nhân lực Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh là 1.896.578 người, dân số đô thị là 464.357 người, chiếm 24,48%; dân số nông thôn là 1.432.221 người, chiếm 75,52%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 134 người/km2 , nhưng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ, ven các trục quốc lộ. Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 ước tính là 1.140.786 người, trong đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm 7,55%; khu vự kinh tế ngoài nhà nước chiếm 92,41%; khu vực kinh tế có vốn đàu tư nước ngoài chiếm 0,04%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo ước tính đạt 13,50%. Năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành đạt 57,58 triệu đồng/lao động (Khoảng 2.515 USD/lao động). Tổ chức hành chính: Là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở khu vực Tây Nguyên, với 15 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã), 184 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, tập trung 47/54 dân tộc anh em sinh sống, định cư trên địa bàn tỉnh (chiếm 31 % dân số của tỉnh, trong đó người DTTS tại chỗ chiếm khoảng 19,4 %). Trong xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước thời cơ để tạo bước phát triển đột phá; trong đó phát triển Khoa học và Công nghệ là vấn đề có tính then chốt mang tính quyết định.
  • 35. 27 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk Đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh Đăk Lắk phát triển từ nhiều nguồn nhau. Lực lượng này đã đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tham mưu, tư vấn phản biện, xây dựng các luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách, xác định hướng đi của tỉnh trong từng giai đoạn, tạo tiền đề kỹ thuật cần thiết đưa Đăk Lắk vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng Tây Nguyên. Đến nay đội ngũ cán bộ KH&CN tỉnh Đắk Lắk đã được phát triển nhanh về cả mặt số lượng và chất lượng, có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Với chính sách phát triển NNL KH&CN của Đảng và Nhà nước, nhiều con em nhân dân lao động đã được đào tạo trở thành những CB khoa học - kỹ thuật. Đặc biệt trong hơn 30 năm thực hiện chính sách đổi mới vừa qua, đội ngũ trí thức trẻ đã phát triển từ các nguồn đào tạo phong phú hơn, tiếp nhận được những tri thức, kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển ở các khu vực trên thế giới. Đây là bộ phận trí thức năng động, có khả năng cập nhật các vấn đề hiện đại về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, có khả năng lớn trong việc phát triển các mối quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới, thúc đẩy nhanh tiễn trình hội nhập quốc tế của đất nước. * Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về số lượng Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 xác định: Chuyển đổi cơ cấu sử dụng lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp, thu hút tham gia vào sản xuất công
  • 36. 28 nghiệp, dịch vụ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đào tạo tay nghề người lao động Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2020 theo ngành Ngành kinh tế Dự báo GDP của ngành (tỷ.đ) NSLĐ (Tr.đ/người) Nhu cầu lao động (người) 2015 Tổng 12.810 20,199 1.080.598 - Nông nghiệp 6.392,19 10,701 702.364 - Công nghiệp 2.228,94 39,786 156.688 - Dịch vụ 4.188,87 36,459 221.546 2020 Tổng 39.333 33,401 1.177.599 - Nông nghiệp 9.322 14,393 647.676 - Công nghiệp 14.877 66,489 223.751 - Dịch vụ 15.134 49,43 306.172 Nguồn: Quyền Đình Hà (2010)
  • 37. 29 Về số lượng, nhân lực KH&CN có trình độ đại học và trên đại học ở tỉnh Đắk Lắk ngày càng tăng. Bảng 2.2: Nhân lực KH&CN tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2015 Chỉ tiêu 2005 2010 2015 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tiến sỹ 21 0,11 37 0,16 81 0,29 Thạc sỹ 178 0,96 374 1,61 617 2,24 Đại học 10.831 58,3 12.575 54 15.452 56 Cao đẳng 7.539 40,6 10.226 44 11.413 41,4 Tổng số 18.569 100 23.212 100 27.563 100 Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ 2016 Qua số liệu thống kê cho thấy nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh phát triển ổn định, tuy nhiên vẫn còn thấp so với một số tỉnh, thành phố phát triển trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên . Năm 2005, cả tỉnh có khoảng trên 18 nghìn người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học; 10 năm sau, số lượng này đã tăng gần 1,7 lần. Đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh có phát triển so với trước đây, với số dân hiện nay là khoảng 14 cán bộ KHCN/1000 dân. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực KH&CN vẫn thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, những chuyên gia giỏi, đặc biệt là những chuyên gia về vật liệu mới, công nghệ.
  • 38. 30 Biểu đồ 2.3: Thực trạng nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005-2015 Qua biểu đồ trên, có thể thấy trong giai đoạn từ 2005 đến 2015 số lượng nhân lực KH&CN có trình độ đại học, cao đẳng tăng từ 1,3 đến 1,5 lần. Số người được đào tạo thạc sĩ, tiến sỹ tăng lên đáng kể. Tuy so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng trên số dân của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn thấp, nhưng đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH và phát triển KT-XH tỉnh nhà.  Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về trình độ chuyên môn - kỹ thuật Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh ngày càng tăng. Ngạch đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học những năm gần đây đều có xu hướng tăng cả về cơ cấu và tăng cả về số lượng, tuy nhiên còn thấp so với mức bình quân của vùng và cả nước.Tỷ trọng lao động qua đào tạo trong tổng lao động đang làm việc trong 21 37 81178 374 617 10831 12575 15452 7539 10226 11431 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 THỰC TRẠNG NHÂN LỰC KH&CN 2005-2015 Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng
  • 39. 31 nền kinh tế tăng nhanh, từ 9,5% năm 2010 lên 13,5% năm 2015. Lao động được đào tạo nghề từ sơ cấp nghề đến cao đẳng nghề tăng chậm (chủ yếu là lao động phổ thông, làm các nghề đơn giản; trình độ văn hóa, năng lực làm việc, ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp còn thấp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động). Như vậy, thực trạng lực lượng lao động về cơ bản số chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao, nhưng cơ cấu chuyên ngành đào tạo chưa được cân đối so với nhu cầu của địa phương, chất lượng dạy nghề còn thấp, quy mô tuyển sinh hạn chế, chủ yếu đào tạo trình độ sơ cấp, thiếu các cơ sở đào tạo ngành nghề kỹ thuật, đặc biệt là ngành nghề kỹ thuật cao, chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động, nhiều trường hợp khi được tuyển dụng phải đào tạo lại; nhân lực một số chuyên ngành còn thiếu nhiều như ngành y, cơ khí chế tạo, luyện kim, chuyên gia về nguồn nhân lực, quản lý kinh tế bậc cao... Qua đó cho thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh còn chậm. Kinh tế hiện tại chủ yếu là thuần nông, chưa có vùng chuyên canh về nông nghiệp, vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao… Các hình thức sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, theo mùa vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì vậy năng suất lao động thấp. Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và xây dựng, thương mại, dịch vụ ít do vậy người lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường nghề ít tìm được việc làm hoặc làm việc trái với chuyên môn đào tạo, gây lãng phí cho xã hội. Đây là một trong những thách thức lớn của tỉnh trong thời gian tới. Đắk Lắk là một trong những địa phương có số lượng học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học hàng năm tương đối cao (khoảng 88%), tuy nhiên sau khi tốt nghiệp ra trường chỉ một số ít quay về địa phương công tác,
  • 40. 32 phần lớn tìm đến làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp ở các tỉnh,thành phố khác có mức thu nhập cao hơn. Đây là một bài toán đăṭ ra về thu hút, sử dụng nhân lực trình độ cao của tỉnh trong thời gian tới. Ngoài ra cũng phải kể nhiều lao động có tay nghề kỹ thuật cao nhưng không học và thi tốt nghiệp các bậc đào tạo nêu trên nên vẫn bị xếp vào lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. *Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về trình độ chuyên môn - kỹ thuật trong một số lĩnh vực đặc thù - Về đội ngũ giáo viên, giảng viên Bảng 2.4: Bảng trình độ đội ngũ giảng viên tỉnh Cấp dạy Trình độ Giảng viên TCCN Cao đẳng Đại học Trên đại học 75 64 276 Đại học – cao đẳng 306 91 213 Trình độ khác 9 Tổng 390 155 489 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2016 Đội ngũ nhân lực KH&CN trong ngành GD&ĐT của tỉnh có sự phát triển mạnh mẽ. Đội ngũ giáo viên của tỉnh có 1.034 người, trong đó giảng viên là 489 người, chiếm 47,3%. Đội ngũ nhân lực KH&CN của ngành GD&ĐT là lực lượng chủ yếu góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn
  • 41. 33 nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà. Hàng năm, các trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh cung cấp cho thị trường trên 6.800 lao động, góp phần tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển và hội nhập của tỉnh và các địa phương khác. Trong giáo dục phổ thông, toàn tỉnh hiện có 22.345 giáo viên; cán bộ quản lý, trình độ đại học trở lên chiếm 60,3%. -Về đội ngũ cán bộ y tế: Đội ngũ cán bộ y tế không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng. Năm 2015, toàn tỉnh có 5.552 cán bộ y tế, trong đó 5.059 người ngành y và 493 người ngành dược. Số lượng cán bộ y tế có trình độ bác sỹ là 1.311 người. Số bác sỹ bình quân 7,05 bác sỹ/1 vạn dân. Trong ngành y tế, nhân lực KH&CN đã thể hiện được vai trò, trách nhiệm quan trọng đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên địa bàn thành phố. Mạng lưới y tế từ thành phố đến cơ sở được củng cố, phát triển. Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế được tăng cường về số lượng, cũng như nâng cao về trình độ chuyên môn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân của trong tỉnh. Nhìn chung, phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh trên một số lĩnh vực đặc thù như y tế, giáo dục – đào tạo có sự gia tăng nhanh chóng. Đặc biệt đội ngũ nhân lực này có trình độ khá cao và phát triển theo hướng ngày càng tăng đội ngũ giảng viên ngành GD&ĐT, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển và hội nhập của tỉnh Đắk Lắk.
  • 42. 34 -Cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN theo ngành, lĩnh vực Bảng 2.5:Bảng cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao đẳng trở lên phân theo ngành, lĩnh vực Ngành nghề Tổng số (người) Tỷ lệ (%) - Nông, lâm, thủy sản 1.588 5,76 - Công nghiệp, xây dựng 1.154 4,18 - Y tế 5.552 20,1 - Giáo dục, đào tạo 13.474 48,8 - Quản lý hành chính và quản lý kinh doanh 3.575 13,06 - Báo chí, văn hóa và nghệ thuật 631 2,28 - An ninh và pháp luật 733 2,8 - Công nghệ thông tin 353 1,28 - Công nghệ sinh học 124 0,44 - Các lĩnh vực khác 379 1,37 Tổng 27.563 100,00 Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ 2016 Nhân lực theo các nhóm ngành nghề đào tạo được biểu hiện thông qua cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ của lao động trong mỗi ngành kinh tế. So với năm 2010, năm 2015 nguồn lao động trí thức của tỉnh tăng hơn 10%, tuy
  • 43. 35 nhiên nguồn nhân lực này được phân bổ khác nhau vào các ngành, các thành phần kinh tế. Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk những ngành nghề có tỷ lệ cao về lực lượng lao động trí thức hiện nay là giáo dục, y tế và quản lý hành chính và kinh doanh. Số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên toàn tỉnh là 27.563 người, riêng ngành giáo dục chiếm gần một nửa với 13.474 người chiếm 48,8%, lĩnh vực quản lý hành chính và quản lý kinh doanh gồm 3.575 người chiếm 13,06%, sau đó là các ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; báo chí, văn hóa nghệ thuật... Các ngành khác số người có trình độ đang làm việc ít là do các ngành này chưa phát triển mạnh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, mặt khác lao động được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên vẫn có thói quen muốn làm việc trong các cơ quan biên chế nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước,... dẫn đến sự mất cân đối trong phân bổ sử dụng nhân lực KH&CN của tỉnh. Điều đó làm cho nền kinh tế phát triển không đồng đều, thiếu cân đối và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong dài hạn. Trong thời gian tới cần có những chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trí thứchợp lý cho các ngành. * Phát triển nguồn nhân lực KH&CN về chất lượng Cùng với sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk, chất lượng nguồn nhân lực KH&CN đã dần đáp ứng được những chức năng nhiệm vụ thuộc các ngành, các lĩnh vực hoạt động giao phó, góp phần vào sự phát triển của tỉnh. Trong đó: một lực lượng nhân lực KH&CN đã tham gia vào công tác quản lý, lãnh đạo ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, luôn phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc xây dựng, ban hành các quyết sách, hoạch định chính sách, kế hoạch phát
  • 44. 36 triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhờ đó mà tỉnh Đắk Lắk đã ban hành hàng loạt cơ chế chính sách, chiến lược, kế hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chương trình/đề án lớn đã và đang được triển khai đi vào cuộc sống. Ngoài ra, đã tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào việc tư vấn, phản biện, nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lớn, quan trọng về KH&CN và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, nông nghiệp, điều tra cơ bản và bảo vệ môi trường, khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, giáo dục và đào tạo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã được nâng lên một bước, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính công trong sạch, vững mạnh; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Một bộ phận nhân lực KH&CN có khả năng thích ứng, tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, hiện đại ở một số lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật có áp dụng khoa học - công nghệ mới. Đến nay, đã có hơn 450 đề tài nghiên cứu khoa học và gần 40 dự án nông thôn miền núi, nhiệm vụ KH&CN cấp thiết, dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước, dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được nghiên cứu, triển khai trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những thành tựu nổi bật trên một số lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và chế biến. Cụ thể đã chuyển giao thành công công nghệ ghép chồi cà phê; ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cà phê phục vụ chương trình tái canh (giống cà phê vối năng suất cao TR4, TR5, TR15; giống cà phê chín muộn TR114 - TR16 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Tây Nguyên; giống lúa tổ hợp lai TH3-3, TH3-5, TH7-5 tại Đắk Lắk được hoàn thiện và chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Cà phê 720).
  • 45. 37 Trong chăn nuôi đã chuyển giao quy trình vỗ béo bò, chương trình cải tạo đàn bò địa phương tại huyện Ea Kar và Ea Súp. Về lĩnh vực chế biến đã chuyển giao quy trình chế biến ca cao theo quy mô công nghiệp tại Công ty Ca cao Nam Trường Sơn; quy trình, thiết bị máy chế biến cà phê quy mô nông hộ tại Công ty cơ khí Viết Hiền. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, nâng cấp dây chuyền công nghệ hiện đại, góp phần tiết kiệm nhân công, nguyên vật liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của địa phương. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành, làm cho nội dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn, người dân dễ tiếp cận với thông tin và tri thức. Việc ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính (CCHC) trong các cơ quan nhà nước đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của doanh nghiệp và công dân. Hiện nay số lượng nhân lực CNTT của tỉnh có hàng trăm người, đội ngũ này đã góp phần đẩy nhanh ứng dụng kết quả công nghệ thông tin vào giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh; tăng cường hướng dẫn và nâng cao năng lực về công nghệ thông tin cho nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra, còn triển khai, thực hiện thành công các đề án, dự án về công nghệ thông tin như: ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin trong xử lý văn bản khối Đảng, chính quyền tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ; xây dựng phần mềm tạo và xác thực chữ ký điện tử.v.v… Trong lĩnh vực xã hội và nhân văn, các đề tài, dự án đã tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng, có tính thực tiễn cao, tiêu biểu là Chương trình trình "Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên- môi trường, kinh tế - xã hội và đề xuất luận cứ khoa học công nghệ phục vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030" (gọi tắt là
  • 46. 38 Chương trình Tây Nguyên III); đề tài “Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của các vùng căn cứ kháng chiến trong tỉnh sau 35 năm giải phóng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương này”. Để có được những thành tựu tiến bộ về KH&CN như trên là sự cố gắng trau dồi, học hỏi của đội ngũ nhân lực KH&CN của tỉnh. Nhân lực KH&CN của tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực cho phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh: tham gia công tác quản lý, lãnh đạo ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã luôn phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, đã đóng góp phần tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc xây dựng, ban hành các quyết sách, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với sự chủ động, tích cực tham mưu đề xuất của đội ngũ nhân lực KH&CN, tỉnh đã ban hành hàng loạt cơ chế chính sách, chiến lược, kế hoạch, phát triển KT-XH thành phố, nhiều chương trình/Đề án lớn đã và đang được triển khai đi vào cuộc sống. 2.2.2. Đánh giá chung về số lượng, chất lượng NNL KH&CN tỉnh Đắk Lắk  Về ưu điểm: Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến, tăng trưởng đáng kể cả về số lượng và trình độ đào tạo. Qua việc đánh giá thực trạng, phân tích số liệu tính đến năm 2015, nguồn nhân lực tỉnh có 27.563 người, trong đó: Cao đẳng có 11.413 người, Đại học có 15.452 người, Thạc sỹ có 617 người, Tiến sỹ có 81 người. Đây là lực lượng nòng cốt tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng KHCN trong các ngành, các lĩnh vực KH-XH, KH-TN của địa phương. Với đội ngũ nhân lực KH&CN hiện nay của tỉnh về cơ bản đáp ứng được các
  • 47. 39 yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đội ngũ nhân lực KH&CN tham gia công tác quản lý, lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị luôn phát huy tốt vai trò và năng lực chuyên môn của mình, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị. Tỷ lệ đội ngũ trí thức tham gia các hoạt động NCKH ngày càng tăng, đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh; nhiều nhân lực KH&CN trẻ thể hiện được tính năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và có nhiều đóng góp đáng trân trọng. Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh là lực lượng nòng cốt trong công tác tham mưu, đề xuất ý kiến, đóng góp xây dựng các chủ trương, chính sách giúp các cấp, các ngành hoàn thiện kế hoạch, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đề ra, góp phần từng bước đưa địa phương vượt qua những khó khăn, thử thách, phát huy thuận lợi, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dần đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.  Về hạn chế: Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh có xu hướng phát triển tương đối nhưng còn thấp so với các tỉnh, thành phố phát triển khác. Tỷ lệ khoảng 14 nhân lực KH&CN/1000 dân là con số rất khiêm tốn; mặt khác còn thiếu nhiều nhân lực KH&CN đầu ngành, những chuyên gia giỏi, đặc biệt là những chuyên gia về công nghệ; trình độ ngoại ngữ, tin học đối với nhân lực KH&CN vẫn còn là rào cản lớn, do vậy đã ảnh hưởng đến công việc chuyên môn và nhiệm vụ được giao, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghệ thông tin và toàn cầu hóa hiện nay.
  • 48. 40 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNL KH&CN trên ở tỉnh Đắk Lắk 2.3.1.Triển khai thực hiện chính sách Phát triển nguồn nhân lực KH&CN * Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Để triển khai thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sát hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Chương trình số 24-CTr/TU ngày 20/10/2008 về thực hiện hiện NQ số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCH TW (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Nghị quyết số 06- NQ/TU, ngày 17/11/2011 của Tỉnh ủy về phát triển nhân lực giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 3433/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 04/2012/CT-UBND ngày 24/10/2012 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; Nghị quyết số 43/2011/NQ-HĐND ngày 22/12/2011 của HĐND tỉnh về phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2015, trong đó xá định rõ mục tiêu: “Tập trung phát triển NNL KH&CNtrong các ngành kinh tế trọng yếu. Phấn đấu đạt tỷ lệ 200 người có trình độ đào tạo từ cao đảng trở lên trên một van dân vào năm 2015”; Nghị Quyết số 143/2014/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học; điều động, luân chuyển đối với CC, VC của tỉnh; Nghị Quyết số 175/2015/NQ- HĐND ngày 03/12/2015 của HĐND tỉnh về phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2015, trong đó xá định rõ mục tiêu: “Đào tạo NNL KH&CNđa ngành, đa lĩnh vực, có đủ khả năng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trên đại bàn tỉnh”;
  • 49. 41 Căn cứ vào các văn bản trên, các tổ chức, cá nhân, các cơ quan nhà nước xác định đối tượng được áp dụng chính sách, những ưu đãi mà đối tượng chính sách được hưởng đi đôi với nghĩa vụ kèm theo. Các điều khoản quy định tương đối rõ ràng: về tiêu chuẩn, điều kiện thành tích, ưu đãi về tài chính. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại Đăk Lắk. Tuy nhiên, hệ thống văn bản triển khai thực hiện chính sách còn chung chung chưa cụ thể, gây khó khăn cho quá trình thực thi chính sách, khiến nội dung chính sách đi vào đời sống chưa toàn diện. Nếu quy định không rõ ràng sẽ tạo ra nguy cơ xuất hiện một số tiêu cực trong tuyển dụng, sử dụng công chức khiến chủ trương và mục tiêu chính sách trở nên không minh bạch; tính thống nhất trong thực hiện chính sách không cao, mỗi cơ quan đơn vị có thể hiểu và áp dụng chính sách khác nhau. * Về triển khai các biện pháp thực hiện chính sách Các biện pháp do UBND tỉnh đề ra trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đều được các tổ chức có liên quan triển khai một cách nghiêm túc. Hệ thống biện pháp tập trung vào các nội dung: tuyển dụng, sửa dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Sở Nội vụ, Sở Tài chính, và các ban, ngành của tỉnh đã tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phân công phối hợp thực hiện chính sách, tạo nên chuyển biến tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại tỉnh Đắk Lắk. 2.3.2. Quy hoạch, tuyển dụng và đào nguồn nhân lực Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk Trên cơ sở các văn bản đã được ban hành như nêu trên, các cấp uỷ Đảng và chính quyền tỉnh đã nghiêm túc triển khai, thực hiện trên phạm vi
  • 50. 42 toàn tỉnh theo đúng quy định. Sau nhiều năm triển khai, thực hiện cho đến nay những chủ trương, chính sách đó đã góp phần mang lại một số kết quả nhất định trong công tác quản lý, đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ và phát huy vai trò của nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế rằng những chủ trương, chính sách đó chưa thực sự mang lại hiệu quả cao và đúng như mong muốn của các cấp, các ngành và đội ngũ nhân lực KH&CN. Triển khai Chương trình số 24-CTr/TU ngày 20/10/2008 về thực hiện hiện NQ số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 BCH TW (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 31/01/2008, về chính sách CB, CC cấp tỉnh, huyện giai đoạn 2008-2010 và một số văn bản liên quan khác, cho thấy: - Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (thạc sĩ, tiến sĩ), tập trung vào các lĩnh vực: Nhà nước và pháp luật; hành chính công; kinh tế phát triển; công nghệ sinh học; nông - lâm nghiệp; công nghiệp chế biến, bảo quản nông - lâm thủy sản; công nghiệp thực phẩm; quản lý đô thị; bảo vệ môi trường; y học; khoa học xã hội nhân văn, công nghệ thông tin.v.v... Với các đối tượng là sinh viên, CB dưới 40 tuổi. Số lượng đào tạo từ 8-10 người/năm. Về chính sách, ngân sách tỉnh tài trợ toàn bộ học phí của Chương trình đào tạo trong, ngoài nước. Tuy nhiên, chương trình này việc triển khai thực hiện còn rất hạn chế, ngoài Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước (gọi tắt là Đề án 165), mới cử đi đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài được 2 trường hợp. Ngoài việc đào tạo sau đại học của trường Đại học Tây Nguyên và liên kết đào tạo với các trường trong cả nước, tỉnh đã cho chủ
  • 51. 43 trương các cơ sở trên địa bàn liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ các chuyên ngành như: Quản lý hành chính công; Quản lý bệnh viện.v.v… - Chính sách đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực KH&CN: Chủ yếu là CB, CC, VC trong biên chế trong hệ thống chính trị của tỉnh. Phương thức đào tạo, đào tạo lại, chủ yếu là hình thức đào tạo tại chức tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh, trình độ đào tạo, đào tạo lại chủ yếu là Đại học; sau Đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Ngoài ra các cơ quan, đơn vị cử CB bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn ngạch CC. Chế độ chính thực hiện chính sách: Người được cử đi học được thanh toán các khoản chi phí. Thực hiện chủ trương này, trong những năm qua số nhân lực KH&CN được đào tạo và đào tạo lại tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh khá lớn, đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh. + Năm 2010: cử 71 trường hợp đi đào tạo sau đại học, trong đó có 02 Tiến sỹ. + Năm 2011: cử 73 trường hợp đi đào tạo sau đại học, trong đó có 02 Tiến sĩ. + 9 tháng đầu năm 2012: cử 27 trường hợp đi đào tạo sau đại học, trong đó có 01 Tiến sỹ. Theo Báo cáo Đề án quy hoạch chính sách hỗ trợ đào tạo sau Đại học; Thu hút nguồn nhân lực; Điều động luân chuyển đối với CB, CC, VC của tỉnh (năm 2014) về thực hiện Nghị quyết số 28/2007/NQ-HĐND. Đến nay, tổng số CB, CC, VC được cử đi đào tạo là 583 trường hợp, trong đó: Đào tạo chuyên môn là 524 trường hợp (tiến sĩ: 03, thạc sĩ: 154, đại học: 155, bác sĩ chuyên khoa I: 44 và bác sĩ chuyên khoa II: 09) và bồi dưỡng quản lý Nhà nước là 59 trường hợp.