SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH 52850103
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ SƠN ĐỊNH,
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE
SINH VIÊN THỰC HIỆN
CHÂU THỤC MẪN
MSSV: 13D850103057
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - KHÓA 8
2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH 52850103
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ SƠN ĐỊNH,
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE
2017
SINH VIÊN THỰC HIỆN
CHÂU THỤC MẪN
MSSV: 13D850103057
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K8
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VÕ VĂN BÌNH
i
LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập tại trường Đại học Tây Đô, thầy cô đã giảng dạy, trang bị
cho em nhiều kiến thức bổ ích không những về chuyên ngành mà cả những kiến thức
thực tiễn trong cuộc sống giúp chúng em tự tin bước ra khỏi ngưỡng cửa đại học.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trường Đại học Tây Đô, đặc biệt quý thầy
cô khoa Sinh học Ứng dụng đã tận tình chỉ dạy cho chúng em trong suốt thời gian học
tập tại trường. Để có được kết quả như ngày hôm nay em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc
đến:
Thầy Võ Văn Bình đã định hướng và hướng dẫn để em thực hiện hoàn chỉnh bài
luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn cô chú, anh chị ở Ủy Ban nhân dân xã Sơn Định đã cung cấp số liệu và
tạo điều kiện thuận lợi cho em để có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.
Cha, Mẹ là nguồn động viên, gia đình đã luôn ủng hộ và giúp đỡ em rất nhiều
trong suốt con đường học tập.
Và các bạn lớp Quản lý đất đai 8 luôn bên em, tạo niềm tin và giúp đỡ em trong
suốt thời gian qua.
Xin bày tỏ sự biết ơn với tấm lòng trân trọng!
Châu Thục Mẫn
ii
TÓM TẮT
Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tình hình kinh tế - xã hội Luận
văn: “Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện
Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre” được tiến hành nghiên cứu tại UBND xã Sơn Định, Huyện
Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre.
Luận văn thực hiện nhằm đánh giá việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới
tại xã Sơn Định. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các điểm mạnh
vốn có của xã, nâng cao tiêu chí chuẩn nông thôn mới phù hợp với xã để quy hoạch
phát triển góp phần hoàn thiện chuẩn nông thôn mới vững mạnh tạo điều kiện phát
triển kinh tế xã hội xã Sơn Định. Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn xã Sơn Định dựa trên 19 tiêu chí từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để nâng cao
tiêu chí của đề án xây dựng nông thôn mới của xã.
Kết quả cho thấy kinh tế trong điều kiện phát triển chung những năm tốc độ tăng
trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người là 31 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 45%; Công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ
trọng 35%; Thương mại, dịch vụ chiếm 20%. Những hạn chế như nông thôn phát triển
tự phát, thiếu quy hoạch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa bền vững; Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đổi mới
còn chậm; Tiếp thu, chuyển giao những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất
nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế
cao, có sức cạnh tranh lớn; Đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn thấp.
iii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới .......................... 18
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................vi
4.5.1 Điểm mạnh........................................................................................................................... 37
4.5.2 Điểm yếu. ............................................................................................................................. 38
Thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, khả năng huy động các nguồn nội lực trong dân
không nhiều, nguồn vốn xã hội hóa rất hạn chế........................................................................... 38
Được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, nhưng trình độ học vấn của lao động nông thôn còn
thấp là một thách thức lớn trong quá trình học tập và tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất, xử lý những diễn biến xấu về môi trường. Do đó, cần phải quan tâm đến việc đào
tạo lại và coi trọng thực hành, thí nghiệm, xây dựng mô hình sản xuất....................................... 39
Quỹ đất của xã đã được khai thác sử dụng hết, do đó có nhiều khó khăn cho việc nâng cấp, mở
rộng công trình, nhất là các công trình xây dựng mới. Cần phải quán triệt và nâng cao tinh thần
trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng trong quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ....................................................................................... 39
4.6Thuận lợi và khó khăn trong tình hình đánh giá kinh tế - xã hội của xã Sơn Định................... 39
4.6.1 Thuận lợi............................................................................................................................. 39
4.6.2 Khó khăn............................................................................................................................. 40
Bảng 4.10: Đánh giá hiện trạng hộ nghèo ............................................................... 29
iv
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ huyện Chợ Lách.......................................................................... 13
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
NTM : Nông thôn mới
QĐ : Quyết định
NQ : Nghị quyết
TTLT : Thông tư liên tịch
MTQG : Mục tiêu quốc gia
BTN&MT : Bộ Tài nguyên & Môi trường
BNNPTNT : Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
BXD : Bộ xây dựng
CNH : Công nghiệp hóa
HĐH : Hiện đại hóa
UBND : Ủy ban nhân dân
HĐND : Hội đồng nhân dân
HU : Huyện ủy
XD : Xây dựng
DA : Dự án
CT : Chương trình
GTNT : Giao thông nông thôn
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
VHVN - TDTT : Văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao
KT - XH : Kinh tế - xã hội
TC - KH : Tài chính - kế hoạch
VH - TT : Văn hóa thông tin
BTC : Bộ tài chính
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
BCĐ : Ban chỉ đạo
BHYT : Bảo hiểm y tế
vi
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................vi
4.5.1 Điểm mạnh........................................................................................................................... 37
4.5.2 Điểm yếu. ............................................................................................................................. 38
Thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, khả năng huy động các nguồn nội lực trong dân
không nhiều, nguồn vốn xã hội hóa rất hạn chế........................................................................... 38
Được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, nhưng trình độ học vấn của lao động nông thôn còn
thấp là một thách thức lớn trong quá trình học tập và tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất, xử lý những diễn biến xấu về môi trường. Do đó, cần phải quan tâm đến việc đào
tạo lại và coi trọng thực hành, thí nghiệm, xây dựng mô hình sản xuất....................................... 39
Quỹ đất của xã đã được khai thác sử dụng hết, do đó có nhiều khó khăn cho việc nâng cấp, mở
rộng công trình, nhất là các công trình xây dựng mới. Cần phải quán triệt và nâng cao tinh thần
trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng trong quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ....................................................................................... 39
4.6Thuận lợi và khó khăn trong tình hình đánh giá kinh tế - xã hội của xã Sơn Định................... 39
4.6.1 Thuận lợi............................................................................................................................. 39
4.6.2 Khó khăn............................................................................................................................. 40
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài. .......................................................................................... 1
1.3Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 2
1.6 Những đóng góp mới của đề tài....................................................................... 2
1.7Nội dung của bài luận văn................................................................................. 2
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận. ................................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm về nông thôn ........................................................................... 4
2.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới. ..................................................... 4
2.1.3 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hội........ 5
2.1.4Nội dung xây dựng nông thôn mới............................................................ 6
2.1.5Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới......................................................... 8
2.2Cơ sở thực tiễn. ................................................................................................. 8
vii
2.2.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới. ........................... 8
2.2.2Triển khai xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.......................................... 10
2.3 Cơ sở pháp lý. ................................................................................................ 10
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 13
3.1 Nội dung của đề tài ........................................................................................ 13
3.2Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................... 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 14
3.3.1 Điều tra thu thập số liệu.......................................................................... 14
3.3.2 Tổng hợp và xử lý tài liệu....................................................................... 14
3.3.3 Phương pháp phân tích. .......................................................................... 14
3.4 Các chỉ tiêu đánh giá...................................................................................... 14
3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển kinh tế. .............................................. 14
3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội. ............................................................. 14
3.4.3 Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống............................................................ 15
3.4.4 Chỉ tiêu trí thức hóa và vốn nhân lực...................................................... 15
3.4.5 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng. ............................................ 15
3.4.6 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường.......................... 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 16
4.1 Đánh giá việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định. ......... 16
4.1.1 Công tác chỉ đạo, điều hành.................................................................... 16
4.1.2 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn. .............................................. 16
4.1.3 Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.
.......................................................................................................................... 17
4.1.4 Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới........................................... 18
4.1.5Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí nông thôn mới xã Sơn Định. ........... 19
4.2 Kết quả điều tra tình hình kinh tế xã hội tại xã qua 19 tiêu chí. .................... 20
4.3Thực trạng kinh tế - xã hội.............................................................................. 32
4.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................ 32
4.3.2Thực trạng các ngành kinh tế................................................................... 33
4.3.3Thực trạng xã hội..................................................................................... 34
viii
4.4Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội qua việc thực hiện kế hoạch xây dựng nông
thôn mới tại xã Sơn Định. .................................................................................... 35
4.4.1 Những mặt làm được .............................................................................. 35
4.4.2 Những kinh nghiệm quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới........... 36
4.5Đánh giá điều kiện tự nhiên về thực trạng kinh tế - xã hội của xã Sơn Định. 37
4.5.1.Điểm mạnh.............................................................................................. 37
4.5.2 Điểm yếu................................................................................................. 38
4.5.3Cơ hội....................................................................................................... 38
4.5.4Thách thức. .............................................................................................. 39
4.6 Thuận lợi và khó khăn trong tình hình đánh giá kinh tế - xã hội của xã Sơn
Định...................................................................................................................... 39
4.6.1 Thuận lợi................................................................................................. 39
4.6.2 Khó khăn................................................................................................. 40
4.7 Giải pháp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của mô hình nông thôn mới
giai đoạn 2016 – 2020.......................................................................................... 40
4.7.1 Tăng cường công tác tuyên truyền ......................................................... 40
4.7.2 Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây dựng
xã nông thôn mới ............................................................................................. 40
4.7.3 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chương trình... 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................. 42
5.1 Kết luận. ......................................................................................................... 42
5.2 Kiến nghị........................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 44
PHỤ LỤC........................................................................................................................... 46
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước
trong giai đoạn mới. Sau hơn 31 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông
nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.
Hiện nay, hơn 900 xã trên địa bàn nông thôn của cả nước đã triển khai thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là chương trình rất lớn và
toàn diện, lần đầu tiên được thực hiện tại nước ta trên quy mô cả nước. Theo tinh thần
Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, phải xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật tự được giữ vững; Đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao
thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước... còn yếu kém, môi trường ngày càng
ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao,
chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn làm phát sinh nhiều vấn đề
xã hội bức xúc. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, góp
phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa
bàn nông thôn. Đề tài “Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã
Sơn Định, Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” là rất cần thiết trong việc đánh giá lại tình
hình nông thôn mới hiện nay tại xã Sơn Định.
1.2Mục tiêu của đề tài.
Phân tích, đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Sơn Định.
Điều tra thực trạng kinh tế xã hội của mô hình phát triển nông thôn mới, qua đó
phân tích và đánh giá những thuận lợi và khó khăn về tình hình kinh tế, xã hội trong
quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Sơn Định.
Đề xuất ra giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ở vùng nông thôn mới
tại xã Sơn Định.
2
1.3Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu tình hìnhphát triển kinh tế xã hội của mô hình nông thôn mới ở xã
Sơn Định.
1.4Phạm vi nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của vùng nông thôn mới, để làm cở sở để phát
triển mô hình nông thôn mới của cả nước.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.5.1 Ý nghĩa khoa học.
Đánh giá được tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Sơn Định sau khi đạt
được nông thôn mới.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài khác, đề án về xây dựng nông
thôn mới tại địa phương hoặc nơi khác.
Tư liệu tham khảo trong giảng dạy đánh giá đất đai.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Đánh giá những hạn chế, khó khăn về kinh tế, xã hội tại địa phương để có thể
đưa ra những giải pháp phù hợp.
Đề ra phương hướng góp phần phát triển kinh tế, xã hội của vùng nông thôn mới
ở xã Sơn Định nhằm giúp cho đời sống người dân được cải thiện.
1.6 Những đóng góp mới của đề tài.
Xác định tầm quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới là công tác thông tin,
quyền lợi, trách nhiệm, dân chủ, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra và dân hưởng thụ”.
1.7Nội dung của bài luận văn.
Chương 1: Giới thiệu: Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tình
hình kinh tế - xã hội của mô hình này.
Chương 2: Tổng quan tài liệu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để thực
hiện đề tài và tham khảo các mô hình nông thôn mới ở các nước. Đến 2015 có 85% số
xã đạt tiêu chí Nông thôn mới và tính đến năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra thu thập
số liệu; tổng hợp và xử lý tài liệu; phương pháp phân tích những điểm mạnh và điểm
yếu của mô hình.
3
Chương 4: Kết quả thảo luận: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại xã trong
quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2010 – 2015 đã đạt được những kết quả nhất định. Kinh tế trong điều kiện phát
triển chung những năm tốc độ tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người tính
đến tháng 6 năm 2015 là 31 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp chiếm tỷ trọng 45%; công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 35%; thương mại,
dịch vụ chiếm 20%.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Phát triển kinh tế xã trong xây dựng nông thôn
nâng cao thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường
sinh thái.
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận.
2.1.1 Khái niệm về nông thôn .
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có
quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm chính xác về nông thôn và còn có nhiều quan
điểm khác nhau.Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô
thị. Khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông thôn
thấp hơn so với thành thị.Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát
triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển
bằng thành thị.Quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm
nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh
cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế
áp dụng cho từng nền kinh tế. Như vậy,khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối,
nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:
“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân.
Tập hợp nông dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi
trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”
(Giáo trình Phát triển nông thôn,2005)
2.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới.
Khái niệm nông thôn mới trước tiên là bao hàm cơ cấu và chức năng mới. Nông
thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các Thị tứ hay cố định nông dân tại
nông thôn. Đô thị hóa và phi nông thôn hóa nông dân chính là nguồn động lực quan
trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô
thị hóa. Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng
của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ
chức hợp tác xã nông dân kiểu mới đóng một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này.
Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác
nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp l được phát triển toàn diện
theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.Sự hình
dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu
cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học - kỹ thuật hiện đại, song
vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc văn hóa, tinh thần.
5
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát
triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao
nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình
cũ; Chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.Xây
dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo
động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn
hóa, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình
lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai
đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; Xây dựng giai cấp nông thôn,
củng cố liên minh nông thôn và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính
trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH – HĐH đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.Hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mô hình nông thôn
mới là hướng đến một nông thôn năng động, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có
kết cấu hạ tầng giống đô thị.
Vì vậy có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,
cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới
đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng mới so
với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt”(Phan Xuân Sơn và Nguyễn
Cảnh, 2008).
2.1.3 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hội.
Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội
nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo
và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo
mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến
vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có
chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến các ngành chăm
sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông
sản.
6
Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn trọng
đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội vì
cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các xã văn
minh, văn hóa.
Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu. Tích
cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ
mọi người.
Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảm bảo
môi trường nước trong sạch. Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường. Phát
huy tinh thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân.
2.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới.
Nội dung xây dựng Nông thôn mới được thể hiện trong chương trình Mục tiêu quốc
gia xây dựng Nông thôn mới (Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010), gồm các nội
dung sau:
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu
cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; Phát triển các khu
dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở
UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn
(các trục đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạt
chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hoá); Hoàn thiện hệ thống các công
trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015
có 85% số xã đạt tiêu chí Nông thôn mới và tính đến năm 2020 là 95% số xã đạt
chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hoá thể
thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn đạt chuẩn, đến
2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn
hoá về y tế trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số
xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục
trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt
chuẩn; Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số xã đạt tiêu
chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn; Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa
bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố
hoá). Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nội
đồng theo quy hoạch).
7
Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập: Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu
quả kinh tế cao; Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; Cơ giới hoá nông
nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Bảo tồn và
phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm", phát
triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển
dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
Giảm nghèo và an sinh xã hội: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo
nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính
phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Tiếp tục triển khai Chương trình
MTQG về giảm nghèo; Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
nông thôn; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình
kinh tế ở nông thôn.
Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn: Tiếp tục thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới.
Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương
trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực Y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia
nông thôn mới.
Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn: Tiếp tục thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới về văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ
tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp
ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng các công trình
bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, ấp theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải
tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong xã, ấp; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý
rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh
thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng…
Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên
địa bàn: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu
cầu xây dựng nông thôn mới; Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã
được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này; Bổ
8
sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính
trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Ban hành nội quy về trật tự, an ninh;
phòng chống các tệ nạn xã hội; Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính
sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, ấp hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo
an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
2.1.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới.
Trong xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo các nguyên tắc sau: Theo Thông tư
liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD - BNNPTNT - BTN&MT ngày 28/10/2011 về việc
Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, nhànước
đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và
hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở xã bàn
bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia,
các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn; Có cơ chế, chính sách
khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; Huy động đóng góp của các
tầng lớp dân cư.Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương; Có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo cho phát triển theo quy hoạch.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;
Cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy
hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị,
xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng Nông
thôn mới.
2.2 Cơ sở thực tiễn.
2.2.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới.
a. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc.
Hàn Quốc là nước đói nghèo chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dân số trong khu
vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cả nước, trước tình hình đó Chính phủ Hàn Quốc
đã đưa ra là làm sao thoát khỏi đói nghèo nhiều chính sách mới nhằm phát triển nông
thôn. Khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát
triển nông thôn. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009)
Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: phát huy nội lực
của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng
hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt người
9
dân. Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dân tăng năng suất cây trồng,
xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển
chăn nuôi, trồng xen canh.
Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt. Hạ tầng cơ
sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trình độ tổ
chức nông dân được nâng cao. Đặc biệt xây dựng được niềm tin của người nông dân, ý
chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa
nông thôn đã hoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát triển sang một giai đoạn
mới.
b. Mô hình nông thôn mới ở Thái Lan.
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm
khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái
Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ
của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn
trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho
nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập
hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.(Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2009)
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh
với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác
tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó
góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những
khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến
việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy, hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh
tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và
phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi
bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất
lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa
nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp
cả nước…
Thái Lan tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp,
thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.
c. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm của Nghị
quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết toàn diện nhất về phát triển nông nghiệp, nông dân,
nông thôn từ trước tới nay. Sau 5 năm thực hiện, diện mạo nhiều vùng nông thôn được
đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân
10
được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa
xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước. Tuy nhiên, so với mục tiêu
phát triển thì còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn trong quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn cách mạng, nông dân
luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng, góp phần làm nên những
trang sử vẻ vang của dân tộc.Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người nông
dân. Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7,
khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới.
Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định, đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn
nông thôn mới và đến năm 2020 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên tổng số 9.121
xã của cả nước theo 19 tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009.Trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới gồm 5 nhóm nội dung (nhóm quy hoạch, nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, nhóm kinh
tế và tổ chức sản xuất, nhóm văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm hệ thống chính trị).
2.2.2 Triển khai xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.
Trình tự các bước xây dựng nông thôn mới như sau:
Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình Nông thôn mới cấp xã.
Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới.
Bước 3:Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí.
Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng Nông thôn mới của xã.
Bước 5:Xây dựng quy hoạch Nông thôn mới của xã.
Bước 6:Tổ chức thực hiện đề án (kế hoạch).
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án.
2.3 Cơ sở pháp lý.
Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới 2014 của xã Sơn Định,
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Nghị quyết số 03/2011/NQ – HĐND ngày 28/01/2011 về việc thực hiện tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới của xã Sơn Định giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến
năm 2020.
11
Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 2/8/2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của Tỉnh ủy Bến Tre.
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 nghị quyết về chương trình hành
động của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nghị quyết số 26 - NQ/ TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá X "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI về vấn đề xây dựng nông thôn mới.
Quyết định 193/QĐ - Ttg ngày 05//06/2007 của Thủ tướng chính phủ về chương
trình rà soát quy hoạch nông thôn mới.
Quyết định 315/QĐ - BGTVT của Bộ Giao thông vân tải ngày 20/02/2011 về
việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn, phục
vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
Quyết định 342/QĐ-Ttg ngày 20/02/2013 về việc sửa đổi 05 tiêu chí của bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới.
Quyết định số 491/QĐ -TTg ngày 16/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT
ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Quyết định số 695/QĐ - TTg ngày 08/6/2012 của thủ tướng Chính phủ sửa đổi
nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020.
Quyết định về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định huyện
Chợ Lách đến năm 2015.
Thông tư 32/2009/TT - BXD ngày 10/09/2009 bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia QHXD nông thôn mới.
Thông tư Liên ti ̣ch số 13/2011/TTLT – BXD – BNNPTNT - BTNMT ngày
28/10/2011 của liên bộvề viê ̣c quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới;
Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT - BNNPTNT – BKHĐT - BTC ngày
13/04/2011 của Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
12
Thông tư số 07/TT - BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ nông nghiệp và PTNT
hướng dẫn quy hoạch phát triển nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới;
Thông tư số 09/2010/TT - BXD ngày 05/08/2010 của Bộ Xây Dựng quy định
việc lập nhiệm vụ đồ án quy hoạch về quản lí quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
về PTNT và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Thông tư số 54/2009 TT - BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ nông nghiệp và
PTNT về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.
13
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung của đề tài
Đánh giá thực trạng kinh tế, xã hội của mô hình nông thôn mới.
Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới xã.
Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển kinh tế xã hội
vùng nông thôn mới tại xã.
3.2Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
Xã Sơn Định có tổng số diện tích 14,65 km², với tổng số dân vào năm 1999 là
11862 người và mật độ dân số đạt 810 người/km². Diện tích đất tự nhiên 1468,8 ha,
được chia ra thành 8 ấp: Sơn Long, Sơn Lân, Sơn Phụng, Sơn Châu, Phụng Châu, Tân
Thới, Tân Phú, Thới Lộc.
Xã Sơn định giáp thị trấn Chợ Lách, có quốc lộ 57 xuyên qua với chiều dài
3,2km được nhựa hóa - là tuyến đường huyết mạch nối liền giữa tỉnh Bến Tre và tỉnh
Vĩnh Long. Phía Đông giáp thị trấn Chợ Lách; Phía Tây giáp với xã Vĩnh Bình; Phía
Nam giáp sông Cổ Chiên; Phía Bắc giáp sông Tiền.
Sơn Định có địa hình bằng phẳng, là vùng đất trũng thấp, lượng phù sa hàng năm
nhiều, có sông rạch chằng chịt, nằm ven 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông
Tiền, thuận tiện cho việc trồng cây ăn trái lâu năm và nuôi thủy sản. (Phòng thống kê
huyện Chợ Lách, 2015)
Hình 3.1: Bản đồ Huyện Chợ Lách
14
3.3 Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1 Điều tra thu thập số liệu.
Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê
của xã với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống
của xã.
Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu trực tiếp tại xã Sơn Định, huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre về quá trình xây dựng nông thôn mới. Gặp gỡ cán bộ địa
phương trao đổi về tình hình chung của xã. Cùng cán bộ địa phương có chuyên
môn, tham khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh nghiệm trong sản xuất để
đánh giá tình hình triển khai chương trình nông thôn mới tại địa phương.
3.3.2 Tổng hợp và xử lý tài liệu.
Các số liệu sau khi thu thập được làm sạch, sẽ được phân loại theo các chỉ tiêu
nghiên cứu: Chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường.
3.3.3 Phương pháp phân tích.
Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng số, số
bình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí thực hiện các tiêu chí
nông thôn mới của xã.
Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm, trước và sau khi
xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã. Từ đó thấy được sự khác biệt và hiệu quả khi
áp dụng mô hình nông thôn mới.
Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lý số liệu sau đó phân tích và
đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu.
3.4 Các chỉ tiêu đánh giá.
3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển kinh tế.
Mức độ tăng trưởng kinh tế của xã Sơn Định.
So sánh kết quả đạt được từ trước và sau khi thực hiện chủ trương.
Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp- phi nông nghiệp.
Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt – chăn nuôi.
Cơ cấu ngành phi nông nghiệp: Tiểu thủ Công nghiệp và Xây dựng, thương mại
– dịch vụ và ngành khác.
3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp so với tổng số lao động.
Chênh lệch thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo.
15
Mức độ tăng, giảm tỷ lệ hộ giàu và hộ nghèo.
Mức cải thiện về đời sống và điều kiện sinh hoạt.
Lương thực bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người.
3.4.3 Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Tuổi thọ bình quân.
Số điện thoại trên 100 hộ dân.
3.4.4 Chỉ tiêu trí thức hóa và vốn nhân lực.
Số sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.
Số bác sỹ trên địa bàn xã.
3.4.5 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng.
Giao thông: Số km đường liên ấp, liên xã được bê tông hóa.
Điện: Số trạm biến áp, số km đường dây hạ thế.
Trạm y tế: Số trạm y tế, số phòng khám, số giường bệnh.
Số trạm phát hành, bưu điện.
Số nhàtrẻ, số trường mầm non, tiểu học, THCS.
Hệ thống nước sạch.
3.4.6 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tỷ lệ hộ sử dụng nước an toàn.
Chi phí bảo vệ và cải thiện môi trường.
Tỷ lệ hộ chăn nuôi xây dựng hợp vệ sinh…
16
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định.
4.1.1 Công tác chỉ đạo, điều hành
Đảng ủy xã Sơn Định đã đưa ra quyết định số 31 – QĐ/ĐU ngày 27/09/2011 về
việc ban hành quy chế hoạt động của BCĐ XDNTM&ĐSVH xã.Ban chỉ đạo tổ chức
phối hợp và thống nhất hành động giữa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của
mặt trận tổ quốc và các cơ quan nhà nước có liên quan đến tiến hành xây dựng đạt 19
tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn xã theo hướng dẫn của ban chỉ đạo
cấp trên, đồng thời xây dựng kế hoạch chỉ đạo và triển khai thực hiện, sơ kết rút kinh
nghiệm, thực hiện các chế độ báo cáo đúng theo Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
2/8/2011 “Về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm
2020” của Tỉnh ủy Bến Tre.
Ban chỉ đạo hoạt động thường xuyên, có kế hoạch thiết thực, hiệu quả, không
ngừng đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động về cả nội dung và phương thức, đồng
thời phải thực hiện dưới sự chỉ đạo tập trung, dân chủ, thống nhất phát huy vai trò chủ
động, sáng tạo của các thành viên. Xây dựng kế hoạch, thực hiện từng giai đoạn cho
từng năm, tùy tình hình thực tế mà sửa đổi, thực hiện cho từng tháng. Chỉ đạo ban phát
triển các ấp xây dựng kế hoạch thực hiện và có báo cáo hàng tháng về ban chỉ đạo để
kịp thời theo dõi, tổng hợp.Ngoài ra, Ban chỉ đạo phân công Ủy viên Ban chấp hành
Đảng bộ xã phụ trách từng ấp, chịu trách nhiệm hướng dẫn các văn bản và thực hiện
các nội dung của tiêu chí; cùng ban phát triển ấp vận động nhân dân huy động các
nguồn lực; tranh thủ các nguồn đóng góp để thực hiện các nội dung quy hoạch nông
thôn mới của ấp; kiện toàn hệ thống chính trị ấp, xây dựng nghị quyết, kế hoạch,
thường xuyên đề xuất kiện toàn ban phát triển ấp; đề xuất xây dựng các pano tuyên
truyền, cổ động, vận động nhân dân cùng thực hiện tốt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn
mới.
Xã Sơn Định còn thành lập thêm Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo với vai trò: tổng
hợp các văn bản chỉ đạo cấp trên, tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện, tổng hợp
báo cáo đúng thời hạn, soạn thảo các văn bản chỉ đạo thực hiện, chuẩn bị nội dung các
cuộc họp,… Ngoài Tổ giúp việc còn có Tổ xây dựng pano khẩu hiệu tuyên truyền
nông thôn mới; Tổ vận động, giáo dục, thuyết phục và giải quyết khiếu nại thắc mắc.
4.1.2 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn.
Công tác tuyên truyền vận động luôn được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức
của cán bộ Đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và quần
chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác dân vận của
17
xã được triển khai rộng rãi, đa dạng hình thức, gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền với
vận động theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ
hưởng”.
Tổ tuyên truyền thường xuyên viết bản tin phát trên đài truyền thanh, tin về
người tốt việc tốt, thi công công trình, viết nhiều bài đăng trên bản tin thời sự nội bộ
của địa phương để sinh hoạt tổ tự quản và sinh hoạt chi bộ ấp về chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước, cơ chế chính sách quyền lợi và nghĩa vụ của nhân
dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Lấy kết quả để vận động và lồng ghép
qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hội nghị các cuộc họp tại khu dân cư.
Phát động đăng kí xây dựng nông thôn mới cho 8 ấp và từng ngành Đoàn thể xã
đăng kí thực hiện, từng Đoàn thể phát động trong chi tổ hội đăng kí. Tổ chức họp dân
lấy ý kiến đóng góp để lập quy hoạch và triển khai thực hiện, tôn trọng vai trò chủ thể
của người dân, phát huy vai trò dân chủ, tạo điều kiện để người dân được biết, được
bàn và trực tiếp tham gia.
Cử 95 lượt cán bộ cấp xã và ấp tham dự các lớp đào tạo, tập huấn do tỉnh và
huyện tổ chức. Đối tượng là cán bộ phụ trách và chuyên trách xã, thành viên ban phát
triển ấp, đại diện ban giám sát cộng đồng,.. Nội dung tập huấn gồm các chuyên đề
như: hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí của tỉnh, công tác theo dõi báo cáo tiến độ, nội
dung bồi dưỡng nghiệp vụ bám sát cộng đồng, phương thức nghiệm thu và bàn giao
công trình, phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, đổi mới và
nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn.
4.1.3Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thế mạnh sản xuất nông nghiệp của xã là cây ăn trái chuyên canh chất lượng cao,
sản lượng hàng năm ước khoảng 15 ngàn tấn với các sản phẩm chủ lực như: chôm
chôm (243,28 ha), cây có múi (116,09 ha), sầu riêng (100ha),… Bên cạnh đó sản xuất
cây giống hoa kiểng cũng phát triển mạnh cung ứng ra thị trường khoảng 1,4 triệu sản
phẩm/ năm.
Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được đáp ứng kịp thời, có 1.691/2.114
hộ gia đình sản xuất nông nghiệp được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học
kỹ thuật trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (chiếm 78%). Xã có nhiều mô hình ứng
dụng tiến bộ mới vào sản xuất, hầu hết nông dân trên địa bà xã đều cần cù chịu khó có
ý thức vươn lên trong cuộc sống.
Trên đà phát triển chung của cơ cấu ngành kinh tế cùng với việc đầu tư đồng bộ
hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại của xã dần
trở nên năng động, sôi nổi, mở rộng hơn về đối tượng cũng như quy mô và chất lượng,
góp phần giúp kinh tế địa phương có bước phát triển rõ rệt.
18
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 27.433 triệu đồng/người năm(năm
2010 là 17 triệu đồng/người/năm, năm 2011 là 20 triệu đồng/người/ năm, năm 2012 là
23 triệu đồng/người/năm.Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2013 là 3.49% (năm 2010 là 5.09%,
năm 2011 là 9.58%, năm 2012 là 6.62%).
Bảng 4.1: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Ngân sách ( triệu đồng) Phần trăm
Trung ương 4.925 1,47%
Tỉnh 75.164,78 22,41%
Huyện 5.815,84 1,73%
Xã 896,20 0,27%
Vốn lồng ghép 52.584,70 15,67%
Vốn vay tính dụng 78.386,40 23, 37%
Doanh nghiệp 7.916,77 2,36%
Nhân dân 109.707,19 32,71%
Nguồn khác 20,55 0,01%
Tổng chi phí 335.417,43 100%
Nguồn: UBND xã Sơn Định.
4.1.4 Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới.
Đội ngũ cán bộ là một khâu quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lượng,
hiệu quả hoạt động của công tác hội và phong trào nông dân. Như chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dạy: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính Phủ giải thích
cho dân chúng hiểu rõ và tiến hành. Đồng thời đem tình hình của dân báo cáo cho
Đảng, cho Chính Phủ để đặt ra chính sách đúng”. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi
công việc. Thực tế cũng cho thấy rằng: “Cán bộ thế nào phong trào thế ấy”, tức là ở
đâu có cán bộ có năng lực, trình độ, khả năng vận động, tập hợp được quần chúng, có
uy tín, nhiệt tình tâm huyết với công việc thì ở đó phát huy được tác dụng của phong
trào có hiệu quả.
Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn trong quản lý nhà nước của cán bộ cấp
cơ sở là một trong những tiêu chí quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, trong những năm qua địa phương
đã tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ giữ chức danh chủ
chốt cấp xã, nhờ đó trình độ học vấn của cán bộ, công chức không ngừng được nâng
cao. Cán bộ đảng viên đều đã thông qua các lớp lý luận chính trị nên có khả năng lãnh
đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên số có
trình độ đại học, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ thấp, và cán bộ cơ sở có khả năng quản lý
19
điều hành còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ nhất là khi thực hiện xây dựng
nông thôn mới.
Nhờ tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nên chất lượng, hiệu quả
thực hiện các chủ trương của Nhà nước, phong trào nông dân…Trong những năm qua
đã được nâng lên đáng kể về cả nội dung và hình thức.
Với chủ trương của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hướng đô thị, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, phát triển
nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định
khu vực sản xuất, kết hợp xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất có hiệu quả và ổn định,
đồng thời tránh lãng phí khi triển khai. UBND xã Sơn Định quyết định thành lập Ban
quản lý dự án xây dựng nông thôn mới do ông Nguyễn Trường Giang - Chủ tịch
UBND xã Sơn Định làm trưởng ban, cùng 2 đồng chí phó ban cùng các trưởng ngành,
đoàn thể ở các ấp do các đồng chí trưởng ấp làm trưởng ban. Ban quản lý dự án nông
thôn mới đã xây dựng quy chế hoạt động, lập kế hoạch phân công từng thành viên
trong ban quản lý dự án thực hiện các mảng công việc trong dự án đề ra.
4.1.5 Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí nông thôn mới xã Sơn Định.
Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, đòi hỏi xã phải đạt được 19 tiêu
chí theo Bộ tiêu chí quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định. Hiện nay xã Sơn Định
đã đạt được kết quả sau chặng đường thực hiện, thể hiện sự quyết tâm đoàn kết của
Đảng bộ chính quyền và nhân dân trong việc nỗ lực thực hiện xây dựng thành công mô
hình nông thôn mới. Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia thì qua 5 năm thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Sơn Định đã tự đánh giá chương trình xây
dựng nông thôn mới cơ bản đã hoàn thành 19/19 tiêu chí.
Theo Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ tiêu chí “Nông thôn mới” bao gồm 5 nhóm. Hiện trạng và kế hoạch hoàn
thành các tiêu chí Nông thôn mới của xã Sơn Định được tổng hợp sơ lược ở biểu sau
đây:
20
Bảng 4.2: Kết quả xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định qua các năm.
Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng NTM xã Sơn Định năm 2015
4.2 Kết quả điều tra tình hình kinh tế xã hội tại xã qua 19 tiêu chí.
Tiêu chí 1:Quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
Năm 2011, quy hoạch xây dựng NTM của xã được lập theo định hướng chung
của bộ tiêu chí quốc gia và nghị quyết các cấp đề ra. Đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng
cụ thể thành thuyết minh và hệ thống các bản vẽ, hoàn thiện quy hoạch theo hướng
dân chủ trên cơ sở họp dân lấy ý kiến đóng góp vào tháng 05 năm 2012. Trong quá
TT Tiêu Chí
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
I Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
1 Quy hoạch Đạt Đạt Đạt Đạt
II Cơ sơ hạ tầng kinh tế - xã hội
2 Giao thông Chưa đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt
3 Thủy lợi Chưa đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt
4 Điện Đạt Đạt Đạt Đạt
5 Trường học Chưa đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt
6 Cơ sở vật chất văn hóa Chưa đạt Đạt Đạt Đạt
7 Chợ nông thôn Chưa đạt Đạt Đạt Đạt
8 Bưu điện Đạt Đạt Đạt Đạt
9 Nhà ở dân cư Cơ bản đạt Đạt Đạt Đạt
III Kinh tế và tổ chức sản xuất
10 Thu nhập Đạt Đạt Đạt Đạt
11 Tỷ lệ hộ nghèo Đạt Đạt Đạt Đạt
12 Cơ cấu lao động Đạt Đạt Đạt Đạt
13 Hình thức tổ chức sản xuất Đạt Đạt Đạt Đạt
IV Văn hóa xã hội môi trường
14 Giáo dục Chưa đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt
15 Y tế Cơ bản đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt
16 Văn hóa Đạt Đạt Đạt Đạt
17 Môi trường Chưa đạt Chưa đạt Đạt Đạt
V Hệ thống chính trị
18 Hệ thống tổ chức CTXH vững mạnh Đạt Đạt Đạt Đạt
19 An ninh trật tự xã hội Đạt Đạt Đạt Đạt
21
trình triển khai thực hiện, nội dung quy hoạch cần điều chỉnh được trình HĐND xã
thông qua và trình UBND huyện Chợ Lách xem xét phê duyệt.
Năm 2014, khi có quy định về nội dung quản lý quy hoạch, xã đã lập quy chế
theo yêu cầu và trình UBND huyện Chợ Lách phê duyệt. Đồng thời thực hiện bổ sung
phần cắm mốc quy hoạch bằng hình thức cắm bảng công bố thông tin lộ giới và chỉ
giới xây dựng.
Đồ án quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới hoàn thành đúng quy trình và
được UBND huyện Chợ Lách phê duyệt tại Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày
26/06/2012.
Nội dung quy hoạch và bản vẽ được công bố, niêm yết công khai, hoàn thành
cắm bảng thông tin lộ giới, chỉ giới xây dựng đối với 31/31 tuyến giao thông nông
thôn theo quy hoạch.
Có quy chế và thực hiện theo quy chế quản lý quy hoạch được UBND huyện Chợ
Lách phê duyệt tại quyết định số 165/QĐ-UBND ngày 16/01/2014.
Tiêu chí 2: Giao thông
Trên cơ sở danh mục các công trình thống nhất triển khai thi công để đạt theo
yêu cầu tiêu chí (các tuyến giao thông trọng yếu phục vụ dân sinh và phát triển KT-
XH), xã đã tổ chức họp dân trên các tuyến đường, bàn bạc cách làm cho từng công
trình: định mức đóng góp của dân, phần Nhà nước hỗ trợ, nguồn vốn, thời gian thực
hiện, cách công khai tổng mức đầu tư và phân bổ, cách duy tu bảo dưỡng công trình,…
Khi 100% hộ dân đồng tình thực hiện thì tiến hành giải phóng mặt bằng.
Năm 2012: hoàn thành thi công đạt chuẩn đường từ Giáo Chức đến Chín Gồm
(loại B), đường từ cầu Cái Ớt đến cầu 2/9 (loại B), đường Cầu Sụp đến bến phà Cái Kè
(loại B) và đường từ lộ ngã tư đến Đắc Hảo (540m chuẩn loại C).
Năm 2013: hoàn thành thi công đạt chuẩn đường từ cầu Đình đến cầu Xép (loại
A), đường từ Lộ ngã tư đến cầu Rạch Ranh (loại B), đường từ cầu Xóm Chài đến Cầu
Cái Mít (loại B), đường từ Đường tránh QL.57 - Hai Du đến cầu Ba Nghi (loại B),
đường từ Sáu Lọ đến Bảy Dương (loại B), đường từ cầu Cái Mít đến lộ Mời (loại B),
đường từ Má Năm đến Hai Di (loại B), đường từ Cầu Đình đến Cầu Xã (loại B),
đường từ Bảy Kiệt đến Lộ Mới (loại B).
Năm 2014: hoàn thành thi công đạt chuẩn đường từ cầu Sông Sụp đến bến phà
Phụng Châu (loại A), đường QL.57 - Cầu Xã đến cầu Út Khoe (loại B), đường từ Tư
Trình đến Ba Lẹ (loại B), đường từ cống Cô Lan đến cầu 17/1 (loại B), đường ngã ba
anh Hoàng đến cầu Hòa Phụng (loại C), đường từ Út Khoe đến cầu Cây Sơn (500m
chuẩn loại C).
Đường đến trung tâm xã, trục xã, liên xã: gồm 2 tuyến với tổng chiều dài
2,375km được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, đạt 100%.
22
Đường từ xã đến ấp, liên ấp: gồm 23 tuyến với tổng chiều dài 24,082km, được
cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT dài 15,493 km, đạt 64%.
Đường từ ấp đến khu dân cư: gồm 07 tuyến với tổng chiều dài 6,48 km, đảm bảo
100% các tuyến sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Trong đó, 04 tuyến được cứng
hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT dài 2,51 km, đạt 39%.
Đường từ khu dân cư ra đồng ruộng: không có trong quy hoạch.
Bảng 4.3: Đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông.
TT Tiêu
chí
Nội dung tiêu chí Tiêu chí
chung
Hiện
trạng
2 Giao
thông
2.2. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã
được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
100% 100%
2.3. Tỷ lệ km đường trục thôn xóm
được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT
50% 100%
2.4. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và
không lầy lội vào mùa mưa
100%
(30% cứng
hóa)
100%
(70% cứng
hóa)
2.5. Tỷ lệ km đường trục chính nội
đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện
50% 70%
Nguồn: UBND xã Sơn Định.
Tiêu chí 3: Thủy lợi.
Các tuyến thủy lợi trong quy hoạch được chủ đầu tư xây dựng đầy đủ, đồng bộ
và kiên cố theo đúng thiết kế đã được duyệt. Sau khi nghiệm thu, các công trình được
bàn giao cho xã quản lý, thực hiện tốt công tác theo dõi, duy tu, bảo dưỡng công trình,
đảm bảo an toàn chống lũ và triều cường.
Hoàn thành thi công: tuyến cặp 2 bên Sông Sụp (ấp Phụng Châu), tuyến cặp 2
bên sông Cái Mít (ấp Sơn Phụng, Sơn Long, Sơn Lân), tuyến cặp 2 bên Rạch Cái Ớt (
ấp Sơn Lân), tuyến cặp sông Cổ Chiên từ đầu Vàm đến giáp xã Hòa Nghĩa, tuyến cặp
2 bên rạch Chan Chát (ấp Sơn Phụng, Sơn Châu), tuyến Rạch Sơn (ấp Sơn Phụng).
Ngoài các hạng mục trong quy hoạch, xã tiếp tục triển khai một số công trình
nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi toàn địa bàn: kiên cố hóa mặt đê 03 tuyến (từ Khu
phố 4 đến Cầu Bảy Tèng, từ Vàm Sụp đến giáp ranh xã Hòa Nghĩa và từ Hai Dũng
đến Ba Ngãi); thi công 03 cầu trên đê (Út Khoe, Rạch Hào, Sơn Lân); đầu tư đoạn đê
từ cầu 17/1 đến cầu Rạch Cái; tuyến cặp sông Tiền từ vàm Lách đến giáp xã Vĩnh
Bình và gia cố mái đê cồn Phụng Châu theo hình thức Rọ Đá.
23
Hoàn thành 06 công trình trong quy hoạch với tổng chiều dài 22,1 km; đê cấp IV;
cao trình đê 2,5m; chân đê rộng từ 05 – 06m; mặt đê rộng từ 02 – 03m; phát huy 90%
năng lực thiết kế. Trong điều kiện thời tiết bình thường, các công trình hoạt động an
toàn hiệu quả, đảm bảo chủ động phục vụ cho 95% nhu cầu tưới, cấp nước, tiêu thoát
nước, ngăn mặn, kiểm soát lũ,…
UBND xã đã ban hành quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 về việc
thành lập Đội quản lý, tuần tra, canh gác, bảo về đê điều.
Bảng 4.4. Đánh giá hiện trạng hệ thống thủy lợi.
STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Tiêu chí chung Hiện trạng
3 Thủy lợi
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản
đáp ứng yêu cầu phát triển sản
xuất và phục vụ dân sinh
Đạt Đạt
3.2. Tỷ lệ km kênh mương do
xã quản lý được kiên cố hóa
55% 100%
Nguồn: UBND xã Sơn Định
Tiêu chí 4: Điện nông thôn.
Năm 2012: xây dựng mới 0,538km đường dây hạ thế; cải tạo 1,308km đường dây
hạ thế và 07 trạm biến áp.
Năm 2013: xây dựng mới 0,797km đường dây trung thế; 0,99km đường dây hạ
thế và 01 trạm biến áp. Cải tạo 4km đường dây hạ thế và 05 trạm biến áp.
Năm 2014: xây dựng mới 0,538km đường dây hạ thế. Cải tạo 3km đường dây
trung thế; 2km đường dây hạ thế và 06 trạm biến áp.
+ Nguồn cung cấp điện: trạm 110kV Chợ Lách, phát tuyến 3 pha 22kV, nhánh rẽ
1 pha 12,7kV.
+ Đường dây trung thế dài: 17,9 km.
+ Đường dây hạ thế dài: 40,9 km.
+ Trạm biến áp: 51 trạm / 2.047,5 kVA.
+ Chất lượng điện (tại vị trí điện kế): trong điều kiện vận hành bình thường,chênh
lệch điện áp dao động trong khoảng ± 5% điện áp định mức 220V.
+ Khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện: đạt yêu cầu theo
quy định.
24
Bảng 4.5: Khối lượng vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo cho lưới điện trung hạ thế và
trạm:
Hạng mục Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014
Vốn xây dựng mới Triệu đồng 361 180 734 373
Trung thế km 0,797
Hạ thế km 1,064 0,538 0.99 1,1
Trạm trạm 1
Vốn cải tạo Triệu đồng 80 485 467 1.085 1.544
Trung thế km 3
Hạ thế km 1,460 1,308 4,0 2,0
Trạm kVA 4 6 7 5 6
Vốn sửa chữa
thường xuyên
Triệu đồng 20 27 15 16 18
Nguồn: UBND xã Sơn Định.
Bảng 4.6: Tỉ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn từ năm 2010-
2015.
Năm Tổng số hộ Số hộ có điện Tỉ lệ (%)
2010 3140 3119 99,33
2011 3215 3125 97,20
2012 3381 3368 99,62
2013 3381 3372 99,73
2014 3327 3325 99,94
Nguồn: UBND xã Sơn Định.
Chiều dài đường dây trung thế đạt yêu cầu kỹ thuật / tổng chiều dài đường dây
trung thế: 17,9 / 17,9 km.
Chiều dài đường dây hạ thế đạt yêu cầu kỹ thuật / tổng chiều dài đường dây hạ
thế: 40,9 / 40,9 km.
Số lượng trạm biến áp đạt yêu cầu kỹ thuật/tổng số trạm: 51 / 51 trạm.
Số lượng chất lượng điện áp đo tại điện kế đạt yêu cầu kỹ thuật / tổng số điện kế:
3222 / 3222 điện kế.
Khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện: Đạt yêu cầu khoảng
cách hành lang an toàn lưới điện theo quy định.
Tỉ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn năm 2014:Đạt 99,94%.
25
Tiêu chí 5: Trường học.
Thực hiện theo chương trình kiên cố hóa trường lớp, ngành giáo dục đã hỗ trợ
kinh phí đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất trường học theo chuẩn quốc gia cho
03 cấp trường trên địa bàn xã. Xã đã phối hợp tốt để tạo điều kiện về mặt bằng và đơn
vị thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục theo yêu cầu.
Trường Mầm non Sơn Định có cơ sở vật chất đạt yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ
1 theo quy định: có 03 điểm trường với 09 nhóm, lớp (282 trẻ), điểm chính được đặt
tại trung tâm khu dân cư và 02 điểm phụ đặt tại trung tâm 02 ấp nên thuận tiện cho trẻ
đến trường. Diện tích 5.085 m² (bình quân 17m²/trẻ), đảm bảo yêu cầu về thiết kế, xây
dựng. Có đủ 04 khối phòng chức năng và khu vực sân vườn theo quy định.
Trường tiểu học Sơn Định có cơ sở vật chất đạt yêu cầu chuẩn Quốc gia mức độ
1 theo quy định. Diện tích bình quân 14,61m²/học sinh. Trường có 24 lớp (dưới 35 học
sinh/phòng/lớp), có đủ các thiết bị theo quy định. Có đủ khối phòng phục vụ học tập,
phòng hành chính quản trị và các công trình phụ theo quy định. Thư viện của trường
đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo
viên và học tập của học sinh.
Trường THCS Sơn Định có cơ sở vật chất đạt yêu cầu chuẩn Quốc gia mức độ 1
theo quy định. Trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào cổng trường, biển
trường, các khu vực trong trường được bố trí hợp lí sạch sẽ. Diện tích bình quân 13,4
m²/học sinh. Có đầy đủ các khối công trình theo quy định (bao gồm 8 phòng học/15
lớp). Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy
học.
Bảng 4.7: Đánh giá hiện trạng hệ thống trường học.
Số TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Tiêu chí
chung
Hiện
trạng
5 Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non,
mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở
vật chất đạt chuẩn quốc gia.
70% Đạt
Nguồn: UBND xã Sơn Định
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa.
Trên cơ sở quy hoạch các địa điểm xây dựng công trình cơ sở vật chất văn hóa tại
xã và các ấp, xã đã phối hợp lồng ghép nguồn vốn đầu tư để có đủ kinh phí triển khai
các hạng mục.
Xã đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm phát triển quỹ đất huyện để giải phóng
mặt bằng, mở rộng diện tích đủ điều kiện xây dựng trung tâm văn hóa – thể thao xã
Sơn Định. Chủ động trình cấp trên phê duyệt đầu tư bổ sung trang thiết bị phục vụ
hoạt động văn hóa sau khi nghiệm thu công trình. Sân vận động xã do chưa có nguồn
26
đầu tư nên tạm thời thực hiện chủ trương vận động lồng ghép sân vận động hiện có
của xã Vĩnh Bình.
Bên cạnh có nguồn vốn được Tỉnh hỗ trợ để xây dựng 03 công trình Nhà văn hóa
ấp, xã đã vận động người dân hiến đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá rẻ,
thanh lý đất công, tận dụng đất đình để có mặt bằng thi công các công trình. Do ngân
sách xã không có khả năng cân đối đầu tư nên ngân sách huyện đã chi tạm ứng để kịp
thi công các nhà văn hóa ấp dự kiến đạt chuẩn trong năm 2014. Đồng thời xã tận dụng
các vật tư cũ của các công trình trên địa bàn để nâng cấp, chỉnh trang nhà văn hóa các
ấp còn lại.
Diện tích đất xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã nằm trong khuôn viên
2.851m²; xây dựng 01 hội trường đa năng đạt 250 chỗ ngồi và đầy đủ 05 phòng chức
năng.
Về thiết kế thể thao: sử dụng sân bóng đá lớn với xã Vĩnh Bình đạt chuẩn
8.000m² tọa lạc tại ấp Phú Hiệp xã Vĩnh Bình. Toàn xã có 13 sân thể thao gồm: 08 sân
bóng chuyền, 04 sân cầu lông và 01 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo (trong đó có 11 sân
do Nhà nước quản lý còn lại sân do tư nhân quản lý).
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Chợ Thới Lộc có diện tích khoảng 1.600m², chỉ họp chợ vào đầu buổi sáng với
13 hộ kinh doanh thuộc dãy nhà phố và 20 điểm kinh doanh nhỏ lẻ không thường
xuyên.
Chợ được nâng cấp mặt bằng tổng diện tích 1.242m² (13,5m x 9,2m), xây dựng
hệ thống thoát nước và nhà lồng chợ diện tích120m² (6m x 20m), đồng thời bổ sung
các yêu cầu về kĩ thuật và các quy định về điều hành quản lý để chợ đạt theo quy định.
Ngân sách huyện chi đầu tư 50% (theo nghị quyết số 29/2012/NQ-HĐND ngày
08/12/2012 của HĐND tỉnh Bến Tre), phần kinh phí còn lại lấy từ nguồn vốn thanh lý
trụ sở ấp Thới Lộc cũ và do nhân dân đóng góp.
Thực hiện xong phần nâng cấp mặt bằng và khung nhà lồng chợ, kế hoạch hoàn
thành trước ngày 30/10/2014. Xã đồng thời thực hiện bổ sung các tiêu chuẩn về phòng
cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; bãi giữ xe; nhà vệ
sinh; tổ chức điểm kinh doanh đủ diện tích quy chuẩn,…để chợ đạt chuẩn theo quy
định.
Nâng cấp mặt bằng tổng diện tích 1.242m² (13,5m x 92m), xây dựng hệ thống
thoát nước và nhà lồng chợ diện tích 120m² (6m x 20m).
Tiêu chí 8: Bưu điện.
Điểm phục vụ bưu chính viễn thông của xã được bố trí ở Bưu điện Văn hóa đặt
tại trung tâm xã để thuận tiện cho việc cung ứng, cung cấp và sử dụng dịch vụ.
27
Thời gian qua ngành viễn thông được chú trọng đầu tư phát triển, hoàn thiện về
mặt chất lượng và kĩ thuật, đa dạng các dịch vụ cung ứng (điện thoại, Internet,… ),
Trên địa bàn xã Sơn Định, VNPT Chợ Lách là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
internet chủ yếu, có hạ tầng kỹ thuật đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao,
sử dụng dịch vụ truy cập Internet cho tổ chức cá nhân trên địa bàn 08/08 ấp.
Cuối tháng 06/2014, xã đã hoàn thành chỉnh trang, nâng cấp Bưu điện Văn hóa
nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của điểm viễn thông công cộng. Hiện có 05 máy vi
tính được kết nối internet với chất lượng truy cập đạt chuẩn do VNPT cung cấp, hoạt
động 6,5 giờ/ngày (buổi sáng từ 7h30 đến 11h, buổi chiều từ 13h đến 16h), trong tuần
05 ngày/tuần (trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ).
Nhờ sự phát triển nhanh và đa dạng của các thiết bị viễn thông và công nghệ
thông tin, nhu cầu liên lạc, truy cập tìm kiếm dữ liệu của người dân được đáp ứng tốt,
toàn xã có 907 thuê bao điện thoại cố định đăng kí sử dụng dịch vụ Internet, phân bổ
rộng khắp trên địa bàn 08 ấp của xã.
Bảng 4.8: Đánh giá hiện trạng bưu chính viễn thông.
Nguồn: UBND xã Sơn Định
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
Điều tra, khảo sát hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở từ chương trình 167,
phân loại ưu tiên được nhà nước hỗ trợ và vận động cộng đồng giúp đỡ, gia đình tham
gia đóng góp để xây dựng nhà.
Vận động các đơn vị như Công ty Xổ số kiến thiết, ngân hàng NN&PTNT, Đài
truyền hình, doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ vay vốn ưu đãi
để xây dựng mới, tu sửa nhà ở cho các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.
Tuyên truyền trong toàn thể nhân dân tự giác chỉnh trang nâng cấp nhà ở đạt
chuẩn Bộ xây dựng, giữ gìn cảnh quan xung quanh nhà xanh - sạch - đẹp.
Hỗ trợ xây mới 109 nhà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo.
Toàn xã còn 13 hộ còn nhà dột nát và 56 hộ còn nhà tạm.
Xã đã phối hợp với ấp điều tra, khảo sát nhà ở dân cư kết hợp với các thiết chế hộ
gia đình theo từng tổ Nhân dân tự quản. Sau đó tổng hợp chung cho từng ấp và toàn
xã. Dựa trên kết quả tổng hợp điều tra thực tế, tỷ lệ hộ có nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ
Xây dựng là 86,8% (2.831/3.262 hộ).
Số TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Tiêu
chí
chung
Hiện
trạng
8 Bưu điện
8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt Đạt
8.2. Có Internet đến thôn Đạt Đạt
28
Bảng 4.9: Lộ trình xóa nhà dột nát, nhà tạm cuối năm 2015 và cả năm 2016.
CUỐI
NĂM 2015
CUỐI QUÝ
I/2016
CUỐI QUÝ
II/2016
CUỐI QUÝ
III/2016
CUỐI QUÝ
IV/2016
Số hộ còn
nhà dột nát
6 0 0 0 0
Số hộ còn
nhà tạm
24 22 15 7 0
TỔNG 30 22 15 7 0
Nguồn: UBND xã Sơn Định
Tiêu chí 10: Thu nhập
Xã đã phối hợp tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn,
đổi mới nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, thu hút đầu tư ở lĩnh vực
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH và đa dạng ngành nghề, nâng cao
năng suất, thu nhập cho người dân.
Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông giúp người dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng
kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh
doanh, đẩy mạnh liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ, chú trọng yếu tố uy tín và
thị trường… Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất mới và ngành nghề
nông thôn, bao gồm các hoạt động hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản, phân bón, thức
ăn, thuốc phòng trị bệnh, công cụ sản xuất,… Đầu tư nâng cấp giao thông, thủy lợi,
điện nông thôn, nước sạch,… phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm
nâng cao thu nhập cho người dân.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 27,433 triệu/người/năm (tăng 1,37
lần so với năm 2011 khi xã triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM).
Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo
Sau khi chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện được triển khai hằng năm,
xã đã hưởng ứng và có kế hoạch cụ thể và phân công thành viên, tổ chức đoàn thể phụ
trách theo dõi giúp đỡ từng hộ dân. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm nghèo bền
vững tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các cấp các ngành.
Rà soát nắm chắt hoàn cảnh từng hộ nghèo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nhằm năng cao nhận thức của người dân về mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác xóa đói giảm nghèo.
Phối hợp các ngành chức năng tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ
vốn vay, sử dụng vốn vay có mục đích. Vận động các mạnh thường quân trong và
ngoài địa bàn để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, xây dựng nhà tình thương, tặng
29
quà, tặng học bổng cho người nghèo.Cuốinăm 2013 toàn xã có 114/3.262 hộ nghèo
(chiếm tỷ lệ 3,49%).
Bảng 4.10: Đánh giá hiện trạng hộ nghèo.
Số TT
Tên tiêu
chí
Nội dung tiêu chí
Tiêu chí
chung
Hiện
trạng
11 Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của
tỉnh
<7%
3,49%
(Đạt)
Nguồn: UBND xã Sơn Định
Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
Ngành lao động thương binh và xã hội tham mưu UBND xã xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện điều tra thông tin thị trường lao động, đồng thời liên hệ ngành
huyện để thống nhất mẫu phiếu điều tra, Ban điều tra xã hỗ trợ hướng dẫn ấp để thống
nhất nội dung ghi chép. Sau đó ban phát triển ấp phân công từng thành viên cùng với
tổ trưởng tổ nhân dân tự quản đến ghi thông tin tại hộ gia đình.
Năm 2014 người lao động có việc làm thường xuyên của xã là 7.286/7.511 lao
động (chiếm 97%). Lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, số người không
tham gia hoạt động kinh tế là 846 người, số người thất nghiệp là 225 người.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất.
Tổ chức tuyên truyền, tập huấn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, phổ biến nâng cao ý
thức về các hình thức tổ chức sản xuất và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, ban
điều hành tổ hợp tác, cải thiện kỹ năng lập kế hoạch hoạt động và đánh giá hiệu quả
sản xuất qua các năm.
Hỗ trợ thành lập mới, chuyển đổi các tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định 151,
củng cố chặt chẽ liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ.
Địa bàn xã có 17 tổ hợp tác, gồm 1 tổ hợp tác chôm chôm VietGAP được đánh
giá là hiệu quả. Diện tích 13,5ha sản xuất 1 vụ, tổng sản lượng hàng năm khoảng 230
tấn. Trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 chi phí trên doanh thu giảm từ 32%
xuống còn 25%; phần trăm lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 68% lên 75%.
Hợp đồng hợp tác được UBND xã chứng thực: hợp đồng thời hạn từ 11/2010 đến
11/2013 và hợp đồng thời hạn từ 09/2013 đến 09/2016. Đơn xin vào tổ hợp tác của
26/26 tổ viên; có sổ ghi biên bản nội dung họp hàng tháng; Hợp đồng liên kết với
doanh nghiệp trong 03 năm.Giấy xác nhận của UBND xã về hoạt động sản xuất kinh
doanh của tổ hợp tác có lãi liên tục trong 03 năm.
Tiêu chí 14: Giáo dục.
Thường xuyên thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học
tập, hướng nghiệp và phân luồng học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THCS.
30
Ưu tiên đầu tư ngân sách, dành quỹ đất cho việc xây dựng, nâng cấp, mở rộng
trường lớp.
Thực hiện đầy đủ hồ sơ phổ cập giáo dục, thống kê số liệu, tổ chức kiểm tra đánh
giá, báo cáo kết quả đạt được và đề nghị ban chỉ đạo cấp trên kiểm tra công nhận đạt
chuẩn theo quy định.
Đạt phổ cập giáo dục THCS (tiêu chuẩn 2):Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm
2014 đạt 100% (121/121 học sinh); Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có
bằng tốt nghiệp THCS đạt 95,5%, tương đương 483/506 người.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học bậc THPT, bổ túc trung học,
học nghề (tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường dạy nghề) là 95,9%
tương đương 116/121 học sinh. Trong đó, học sinh tiếp tục học ở bậc THPT là 101 học
sinh, học bổ túc là 12 học sinh và học nghề là 03 học sinh.
Tỷ lệ lao động của xã đã qua đào tạo năm 2014 là 21,3% tương đương
1.774/8.357 lao động.
Tiêu chí 15: Y tế.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân,
tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp Đảng Ủy, chính quyền. Quan tâm đầu tư cơ sở vật
chất và bổ sung trang thiết bị đồng bộ.
Y tế xã thực hiện và đáp ứng tốt các yêu cầu của bộ tiêu chí về các nội dung:
trang bị thuốc và phương tiện, kế hoạch tài chính, y tế dự phòng, vệ sinh, phục hồi
chức năng và y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, dân số - kế hoạch
hóa gia đình. Với điểm số 93/100 y tế xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế
giai đoạn 2011 - 2020.
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm
y tế tự nguyện nên tỷ lệ người có bảo hiểm y tế trong toàn xã là 9.974/12.624 người,
đạt tỷ lệ 79%.
Tiêu chí 16: Văn hóa.
Duy trì nâng chất các danh hiệu trong phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định 2236/2006/QĐ-
UBBD (ngày 03/11/2006) và giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định 28/2013/QĐ-
UBND (ngày 16/08/2013) của UBND tỉnh Bến Tre.
Công nhận và cấp giấy chứng nhận “Gia đình văn hóa”, “Gia đình văn hóa” 3
năm liên tục cá hộ dân gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà Nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa
phương; gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sản xuất kinh doanh đạt năng suất cao
và công tác, học tập đạt chất lượng hiệu quả tốt.
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre

More Related Content

What's hot

Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam hung bonglau
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
 
Khoá luận pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại công ty
Khoá luận pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại công tyKhoá luận pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại công ty
Khoá luận pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại công ty
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
 
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Luận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừngLuận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Luận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
 
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAYLuận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
 
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
Chế độ tiền lương tối thiểu tại việt nam
 
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển triển vọng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển triển vọng ở Việt Nam, HAYLuận án: Nhà nước kiến tạo phát triển triển vọng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển triển vọng ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện T...
 
Tiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].doc
Tiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].docTiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].doc
Tiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].doc
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
 
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và FamisChuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt NamLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
 
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
 

Similar to Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre

Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Giải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới.docGiải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Giải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới.docsividocz
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre (20)

Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAYĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
 
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làmSự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
Sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TRÊN ĐỊA B...
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Trong Lĩnh Vực Đất Đai Ở UBND Xã ABC, Huyện XYZ, ...
Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Trong Lĩnh Vực Đất Đai Ở UBND Xã ABC, Huyện XYZ, ...Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Trong Lĩnh Vực Đất Đai Ở UBND Xã ABC, Huyện XYZ, ...
Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Trong Lĩnh Vực Đất Đai Ở UBND Xã ABC, Huyện XYZ, ...
 
Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Trong Lĩnh Vực Đất Đai Ở UBND Xã ABC, Huyện XYZ, ...
Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Trong Lĩnh Vực Đất Đai Ở UBND Xã ABC, Huyện XYZ, ...Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Trong Lĩnh Vực Đất Đai Ở UBND Xã ABC, Huyện XYZ, ...
Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Trong Lĩnh Vực Đất Đai Ở UBND Xã ABC, Huyện XYZ, ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái BìnhLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu sốQuản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mớiLuận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
 
Giải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Giải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới.docGiải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
Giải Pháp Chủ Yếu Thực Hiện Chương Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới.doc
 
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 

Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH 52850103 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ SƠN ĐỊNH, HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE SINH VIÊN THỰC HIỆN CHÂU THỤC MẪN MSSV: 13D850103057 LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI - KHÓA 8 2017
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ NGÀNH 52850103 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ SƠN ĐỊNH, HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE 2017 SINH VIÊN THỰC HIỆN CHÂU THỤC MẪN MSSV: 13D850103057 LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K8 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VÕ VĂN BÌNH
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Qua bốn năm học tập tại trường Đại học Tây Đô, thầy cô đã giảng dạy, trang bị cho em nhiều kiến thức bổ ích không những về chuyên ngành mà cả những kiến thức thực tiễn trong cuộc sống giúp chúng em tự tin bước ra khỏi ngưỡng cửa đại học. Em xin tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trường Đại học Tây Đô, đặc biệt quý thầy cô khoa Sinh học Ứng dụng đã tận tình chỉ dạy cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Để có được kết quả như ngày hôm nay em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến: Thầy Võ Văn Bình đã định hướng và hướng dẫn để em thực hiện hoàn chỉnh bài luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn cô chú, anh chị ở Ủy Ban nhân dân xã Sơn Định đã cung cấp số liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho em để có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Cha, Mẹ là nguồn động viên, gia đình đã luôn ủng hộ và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt con đường học tập. Và các bạn lớp Quản lý đất đai 8 luôn bên em, tạo niềm tin và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Xin bày tỏ sự biết ơn với tấm lòng trân trọng! Châu Thục Mẫn
  • 4. ii TÓM TẮT Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tình hình kinh tế - xã hội Luận văn: “Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre” được tiến hành nghiên cứu tại UBND xã Sơn Định, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre. Luận văn thực hiện nhằm đánh giá việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã Sơn Định. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các điểm mạnh vốn có của xã, nâng cao tiêu chí chuẩn nông thôn mới phù hợp với xã để quy hoạch phát triển góp phần hoàn thiện chuẩn nông thôn mới vững mạnh tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội xã Sơn Định. Đánh giá quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Sơn Định dựa trên 19 tiêu chí từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để nâng cao tiêu chí của đề án xây dựng nông thôn mới của xã. Kết quả cho thấy kinh tế trong điều kiện phát triển chung những năm tốc độ tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người là 31 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 45%; Công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 35%; Thương mại, dịch vụ chiếm 20%. Những hạn chế như nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa bền vững; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đổi mới còn chậm; Tiếp thu, chuyển giao những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được sản phẩm có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, có sức cạnh tranh lớn; Đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn thấp.
  • 5. iii DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới .......................... 18 DANH SÁCH BẢNG................................................................................................................iii MỤC LỤC.................................................................................................................................vi 4.5.1 Điểm mạnh........................................................................................................................... 37 4.5.2 Điểm yếu. ............................................................................................................................. 38 Thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, khả năng huy động các nguồn nội lực trong dân không nhiều, nguồn vốn xã hội hóa rất hạn chế........................................................................... 38 Được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, nhưng trình độ học vấn của lao động nông thôn còn thấp là một thách thức lớn trong quá trình học tập và tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, xử lý những diễn biến xấu về môi trường. Do đó, cần phải quan tâm đến việc đào tạo lại và coi trọng thực hành, thí nghiệm, xây dựng mô hình sản xuất....................................... 39 Quỹ đất của xã đã được khai thác sử dụng hết, do đó có nhiều khó khăn cho việc nâng cấp, mở rộng công trình, nhất là các công trình xây dựng mới. Cần phải quán triệt và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng trong quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ....................................................................................... 39 4.6Thuận lợi và khó khăn trong tình hình đánh giá kinh tế - xã hội của xã Sơn Định................... 39 4.6.1 Thuận lợi............................................................................................................................. 39 4.6.2 Khó khăn............................................................................................................................. 40 Bảng 4.10: Đánh giá hiện trạng hộ nghèo ............................................................... 29
  • 6. iv DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1: Bản đồ huyện Chợ Lách.......................................................................... 13
  • 7. v DANH MỤC VIẾT TẮT NTM : Nông thôn mới QĐ : Quyết định NQ : Nghị quyết TTLT : Thông tư liên tịch MTQG : Mục tiêu quốc gia BTN&MT : Bộ Tài nguyên & Môi trường BNNPTNT : Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn BXD : Bộ xây dựng CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân HU : Huyện ủy XD : Xây dựng DA : Dự án CT : Chương trình GTNT : Giao thông nông thôn THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình VHVN - TDTT : Văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao KT - XH : Kinh tế - xã hội TC - KH : Tài chính - kế hoạch VH - TT : Văn hóa thông tin BTC : Bộ tài chính TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam BCĐ : Ban chỉ đạo BHYT : Bảo hiểm y tế
  • 8. vi MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG................................................................................................................iii MỤC LỤC.................................................................................................................................vi 4.5.1 Điểm mạnh........................................................................................................................... 37 4.5.2 Điểm yếu. ............................................................................................................................. 38 Thu nhập và mức sống của người dân còn thấp, khả năng huy động các nguồn nội lực trong dân không nhiều, nguồn vốn xã hội hóa rất hạn chế........................................................................... 38 Được nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, nhưng trình độ học vấn của lao động nông thôn còn thấp là một thách thức lớn trong quá trình học tập và tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, xử lý những diễn biến xấu về môi trường. Do đó, cần phải quan tâm đến việc đào tạo lại và coi trọng thực hành, thí nghiệm, xây dựng mô hình sản xuất....................................... 39 Quỹ đất của xã đã được khai thác sử dụng hết, do đó có nhiều khó khăn cho việc nâng cấp, mở rộng công trình, nhất là các công trình xây dựng mới. Cần phải quán triệt và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng trong quá trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ....................................................................................... 39 4.6Thuận lợi và khó khăn trong tình hình đánh giá kinh tế - xã hội của xã Sơn Định................... 39 4.6.1 Thuận lợi............................................................................................................................. 39 4.6.2 Khó khăn............................................................................................................................. 40 CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1Tính cấp thiết của đề tài. ................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài. .......................................................................................... 1 1.3Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................... 2 1.6 Những đóng góp mới của đề tài....................................................................... 2 1.7Nội dung của bài luận văn................................................................................. 2 CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4 2.1 Cơ sở lý luận. ................................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm về nông thôn ........................................................................... 4 2.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới. ..................................................... 4 2.1.3 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hội........ 5 2.1.4Nội dung xây dựng nông thôn mới............................................................ 6 2.1.5Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới......................................................... 8 2.2Cơ sở thực tiễn. ................................................................................................. 8
  • 9. vii 2.2.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới. ........................... 8 2.2.2Triển khai xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.......................................... 10 2.3 Cơ sở pháp lý. ................................................................................................ 10 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 13 3.1 Nội dung của đề tài ........................................................................................ 13 3.2Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................... 13 3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 14 3.3.1 Điều tra thu thập số liệu.......................................................................... 14 3.3.2 Tổng hợp và xử lý tài liệu....................................................................... 14 3.3.3 Phương pháp phân tích. .......................................................................... 14 3.4 Các chỉ tiêu đánh giá...................................................................................... 14 3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển kinh tế. .............................................. 14 3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội. ............................................................. 14 3.4.3 Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống............................................................ 15 3.4.4 Chỉ tiêu trí thức hóa và vốn nhân lực...................................................... 15 3.4.5 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng. ............................................ 15 3.4.6 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường.......................... 15 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 16 4.1 Đánh giá việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định. ......... 16 4.1.1 Công tác chỉ đạo, điều hành.................................................................... 16 4.1.2 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn. .............................................. 16 4.1.3 Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân. .......................................................................................................................... 17 4.1.4 Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới........................................... 18 4.1.5Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí nông thôn mới xã Sơn Định. ........... 19 4.2 Kết quả điều tra tình hình kinh tế xã hội tại xã qua 19 tiêu chí. .................... 20 4.3Thực trạng kinh tế - xã hội.............................................................................. 32 4.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................ 32 4.3.2Thực trạng các ngành kinh tế................................................................... 33 4.3.3Thực trạng xã hội..................................................................................... 34
  • 10. viii 4.4Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội qua việc thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Sơn Định. .................................................................................... 35 4.4.1 Những mặt làm được .............................................................................. 35 4.4.2 Những kinh nghiệm quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới........... 36 4.5Đánh giá điều kiện tự nhiên về thực trạng kinh tế - xã hội của xã Sơn Định. 37 4.5.1.Điểm mạnh.............................................................................................. 37 4.5.2 Điểm yếu................................................................................................. 38 4.5.3Cơ hội....................................................................................................... 38 4.5.4Thách thức. .............................................................................................. 39 4.6 Thuận lợi và khó khăn trong tình hình đánh giá kinh tế - xã hội của xã Sơn Định...................................................................................................................... 39 4.6.1 Thuận lợi................................................................................................. 39 4.6.2 Khó khăn................................................................................................. 40 4.7 Giải pháp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của mô hình nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.......................................................................................... 40 4.7.1 Tăng cường công tác tuyên truyền ......................................................... 40 4.7.2 Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây dựng xã nông thôn mới ............................................................................................. 40 4.7.3 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chương trình... 41 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................. 42 5.1 Kết luận. ......................................................................................................... 42 5.2 Kiến nghị........................................................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 44 PHỤ LỤC........................................................................................................................... 46
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Sau hơn 31 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Hiện nay, hơn 900 xã trên địa bàn nông thôn của cả nước đã triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là chương trình rất lớn và toàn diện, lần đầu tiên được thực hiện tại nước ta trên quy mô cả nước. Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, phải xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật tự được giữ vững; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước... còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn. Đề tài “Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” là rất cần thiết trong việc đánh giá lại tình hình nông thôn mới hiện nay tại xã Sơn Định. 1.2Mục tiêu của đề tài. Phân tích, đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Sơn Định. Điều tra thực trạng kinh tế xã hội của mô hình phát triển nông thôn mới, qua đó phân tích và đánh giá những thuận lợi và khó khăn về tình hình kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Sơn Định. Đề xuất ra giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ở vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định.
  • 12. 2 1.3Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu tình hìnhphát triển kinh tế xã hội của mô hình nông thôn mới ở xã Sơn Định. 1.4Phạm vi nghiên cứu. Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của vùng nông thôn mới, để làm cở sở để phát triển mô hình nông thôn mới của cả nước. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1.5.1 Ý nghĩa khoa học. Đánh giá được tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Sơn Định sau khi đạt được nông thôn mới. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài khác, đề án về xây dựng nông thôn mới tại địa phương hoặc nơi khác. Tư liệu tham khảo trong giảng dạy đánh giá đất đai. 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn. Đánh giá những hạn chế, khó khăn về kinh tế, xã hội tại địa phương để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp. Đề ra phương hướng góp phần phát triển kinh tế, xã hội của vùng nông thôn mới ở xã Sơn Định nhằm giúp cho đời sống người dân được cải thiện. 1.6 Những đóng góp mới của đề tài. Xác định tầm quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới là công tác thông tin, quyền lợi, trách nhiệm, dân chủ, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. 1.7Nội dung của bài luận văn. Chương 1: Giới thiệu: Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tình hình kinh tế - xã hội của mô hình này. Chương 2: Tổng quan tài liệu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài và tham khảo các mô hình nông thôn mới ở các nước. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí Nông thôn mới và tính đến năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý tài liệu; phương pháp phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của mô hình.
  • 13. 3 Chương 4: Kết quả thảo luận: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 đã đạt được những kết quả nhất định. Kinh tế trong điều kiện phát triển chung những năm tốc độ tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người tính đến tháng 6 năm 2015 là 31 triệu đồng/người/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 45%; công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 35%; thương mại, dịch vụ chiếm 20%. Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Phát triển kinh tế xã trong xây dựng nông thôn nâng cao thu nhập, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
  • 14. 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận. 2.1.1 Khái niệm về nông thôn . Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm chính xác về nông thôn và còn có nhiều quan điểm khác nhau.Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đô thị. Khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với thành thị.Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị.Quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế. Như vậy,khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp nông dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Giáo trình Phát triển nông thôn,2005) 2.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới. Khái niệm nông thôn mới trước tiên là bao hàm cơ cấu và chức năng mới. Nông thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các Thị tứ hay cố định nông dân tại nông thôn. Đô thị hóa và phi nông thôn hóa nông dân chính là nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hóa. Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ chức hợp tác xã nông dân kiểu mới đóng một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này. Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp l được phát triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong cuộc văn hóa, tinh thần.
  • 15. 5 Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình cũ; Chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hóa, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; Xây dựng giai cấp nông thôn, củng cố liên minh nông thôn và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mô hình nông thôn mới là hướng đến một nông thôn năng động, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có kết cấu hạ tầng giống đô thị. Vì vậy có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng mới so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt”(Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh, 2008). 2.1.3 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế- xã hội. Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến các ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản.
  • 16. 6 Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới. Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các xã văn minh, văn hóa. Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu. Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảm bảo môi trường nước trong sạch. Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường. Phát huy tinh thần tự nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân. 2.1.4 Nội dung xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng Nông thôn mới được thể hiện trong chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010), gồm các nội dung sau: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; Phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hoá); Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí Nông thôn mới và tính đến năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hoá thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về y tế trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn; Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn; Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hoá). Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch).
  • 17. 7 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao; Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Giảm nghèo và an sinh xã hội: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG về giảm nghèo; Thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực Y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới về văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, ấp theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong xã, ấp; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng… Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này; Bổ
  • 18. 8 sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: Ban hành nội quy về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội; Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, ấp hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới. 2.1.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới. Trong xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo các nguyên tắc sau: Theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD - BNNPTNT - BTN&MT ngày 28/10/2011 về việc Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn; Có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; Huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương; Có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch. Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng Nông thôn mới. 2.2 Cơ sở thực tiễn. 2.2.1 Mô hình nông thôn mới của một số nước trên thế giới. a. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc. Hàn Quốc là nước đói nghèo chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, dân số trong khu vực nông thôn chiếm đến 2/3 dân số cả nước, trước tình hình đó Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra là làm sao thoát khỏi đói nghèo nhiều chính sách mới nhằm phát triển nông thôn. Khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009) Nội dung thực hiện dự án nông thôn mới của Hàn Quốc gồm có: phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, cải thiện cơ sở hạ tầng cho từng hộ dân và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt người
  • 19. 9 dân. Thực hiện các dự án làm tăng thu nhập cho nông dân tăng năng suất cây trồng, xây dựng vùng chuyên canh, thúc đẩy hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển chăn nuôi, trồng xen canh. Mô hình nông thôn mới đã đem lại cho Hàn Quốc sự cải thiện rõ rệt. Hạ tầng cơ sở nông thôn cải thiện, thu nhỏ khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, trình độ tổ chức nông dân được nâng cao. Đặc biệt xây dựng được niềm tin của người nông dân, ý chí sản xuất phát triển kinh tế, tinh thần người dân mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa nông thôn đã hoàn thành, Hàn Quốc chuyển chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới. b. Mô hình nông thôn mới ở Thái Lan. Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.(Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2009) Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy, hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước… Thái Lan tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. c. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm của Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết toàn diện nhất về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ trước tới nay. Sau 5 năm thực hiện, diện mạo nhiều vùng nông thôn được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân
  • 20. 10 được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước. Tuy nhiên, so với mục tiêu phát triển thì còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn cách mạng, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người nông dân. Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định, đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên tổng số 9.121 xã của cả nước theo 19 tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009.Trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 5 nhóm nội dung (nhóm quy hoạch, nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội, nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm văn hóa - xã hội - môi trường, nhóm hệ thống chính trị). 2.2.2 Triển khai xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Trình tự các bước xây dựng nông thôn mới như sau: Bước 1: Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình Nông thôn mới cấp xã. Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới. Bước 3:Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí. Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng Nông thôn mới của xã. Bước 5:Xây dựng quy hoạch Nông thôn mới của xã. Bước 6:Tổ chức thực hiện đề án (kế hoạch). Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án. 2.3 Cơ sở pháp lý. Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới 2014 của xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Nghị quyết số 03/2011/NQ – HĐND ngày 28/01/2011 về việc thực hiện tiêu chí quốc gia về nông thôn mới của xã Sơn Định giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
  • 21. 11 Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 2/8/2011 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 của Tỉnh ủy Bến Tre. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 nghị quyết về chương trình hành động của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết số 26 - NQ/ TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X "về nông nghiệp, nông dân, nông thôn"; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về vấn đề xây dựng nông thôn mới. Quyết định 193/QĐ - Ttg ngày 05//06/2007 của Thủ tướng chính phủ về chương trình rà soát quy hoạch nông thôn mới. Quyết định 315/QĐ - BGTVT của Bộ Giao thông vân tải ngày 20/02/2011 về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn, phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Quyết định 342/QĐ-Ttg ngày 20/02/2013 về việc sửa đổi 05 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Quyết định số 491/QĐ -TTg ngày 16/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Quyết định số 695/QĐ - TTg ngày 08/6/2012 của thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Quyết định số 800/QĐ - TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Quyết định về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định huyện Chợ Lách đến năm 2015. Thông tư 32/2009/TT - BXD ngày 10/09/2009 bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QHXD nông thôn mới. Thông tư Liên ti ̣ch số 13/2011/TTLT – BXD – BNNPTNT - BTNMT ngày 28/10/2011 của liên bộvề viê ̣c quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT - BNNPTNT – BKHĐT - BTC ngày 13/04/2011 của Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
  • 22. 12 Thông tư số 07/TT - BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ nông nghiệp và PTNT hướng dẫn quy hoạch phát triển nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 09/2010/TT - BXD ngày 05/08/2010 của Bộ Xây Dựng quy định việc lập nhiệm vụ đồ án quy hoạch về quản lí quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới về PTNT và hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Thông tư số 54/2009 TT - BNNPTNT ngày 21/08/2009 của Bộ nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.
  • 23. 13 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung của đề tài Đánh giá thực trạng kinh tế, xã hội của mô hình nông thôn mới. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới xã. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã. 3.2Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Xã Sơn Định có tổng số diện tích 14,65 km², với tổng số dân vào năm 1999 là 11862 người và mật độ dân số đạt 810 người/km². Diện tích đất tự nhiên 1468,8 ha, được chia ra thành 8 ấp: Sơn Long, Sơn Lân, Sơn Phụng, Sơn Châu, Phụng Châu, Tân Thới, Tân Phú, Thới Lộc. Xã Sơn định giáp thị trấn Chợ Lách, có quốc lộ 57 xuyên qua với chiều dài 3,2km được nhựa hóa - là tuyến đường huyết mạch nối liền giữa tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long. Phía Đông giáp thị trấn Chợ Lách; Phía Tây giáp với xã Vĩnh Bình; Phía Nam giáp sông Cổ Chiên; Phía Bắc giáp sông Tiền. Sơn Định có địa hình bằng phẳng, là vùng đất trũng thấp, lượng phù sa hàng năm nhiều, có sông rạch chằng chịt, nằm ven 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Tiền, thuận tiện cho việc trồng cây ăn trái lâu năm và nuôi thủy sản. (Phòng thống kê huyện Chợ Lách, 2015) Hình 3.1: Bản đồ Huyện Chợ Lách
  • 24. 14 3.3 Phương pháp nghiên cứu. 3.3.1 Điều tra thu thập số liệu. Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của xã với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống của xã. Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu trực tiếp tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre về quá trình xây dựng nông thôn mới. Gặp gỡ cán bộ địa phương trao đổi về tình hình chung của xã. Cùng cán bộ địa phương có chuyên môn, tham khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh nghiệm trong sản xuất để đánh giá tình hình triển khai chương trình nông thôn mới tại địa phương. 3.3.2 Tổng hợp và xử lý tài liệu. Các số liệu sau khi thu thập được làm sạch, sẽ được phân loại theo các chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và môi trường. 3.3.3 Phương pháp phân tích. Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng số, số bình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã. Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm, trước và sau khi xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã. Từ đó thấy được sự khác biệt và hiệu quả khi áp dụng mô hình nông thôn mới. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lý số liệu sau đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu. 3.4 Các chỉ tiêu đánh giá. 3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển kinh tế. Mức độ tăng trưởng kinh tế của xã Sơn Định. So sánh kết quả đạt được từ trước và sau khi thực hiện chủ trương. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp- phi nông nghiệp. Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt – chăn nuôi. Cơ cấu ngành phi nông nghiệp: Tiểu thủ Công nghiệp và Xây dựng, thương mại – dịch vụ và ngành khác. 3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội. Tỷ trọng lao động nông nghiệp so với tổng số lao động. Chênh lệch thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo.
  • 25. 15 Mức độ tăng, giảm tỷ lệ hộ giàu và hộ nghèo. Mức cải thiện về đời sống và điều kiện sinh hoạt. Lương thực bình quân đầu người, thu nhập bình quân đầu người. 3.4.3 Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên. Tuổi thọ bình quân. Số điện thoại trên 100 hộ dân. 3.4.4 Chỉ tiêu trí thức hóa và vốn nhân lực. Số sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Số bác sỹ trên địa bàn xã. 3.4.5 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng. Giao thông: Số km đường liên ấp, liên xã được bê tông hóa. Điện: Số trạm biến áp, số km đường dây hạ thế. Trạm y tế: Số trạm y tế, số phòng khám, số giường bệnh. Số trạm phát hành, bưu điện. Số nhàtrẻ, số trường mầm non, tiểu học, THCS. Hệ thống nước sạch. 3.4.6 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường. Tỷ lệ hộ sử dụng nước an toàn. Chi phí bảo vệ và cải thiện môi trường. Tỷ lệ hộ chăn nuôi xây dựng hợp vệ sinh…
  • 26. 16 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá việc thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định. 4.1.1 Công tác chỉ đạo, điều hành Đảng ủy xã Sơn Định đã đưa ra quyết định số 31 – QĐ/ĐU ngày 27/09/2011 về việc ban hành quy chế hoạt động của BCĐ XDNTM&ĐSVH xã.Ban chỉ đạo tổ chức phối hợp và thống nhất hành động giữa Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của mặt trận tổ quốc và các cơ quan nhà nước có liên quan đến tiến hành xây dựng đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn xã theo hướng dẫn của ban chỉ đạo cấp trên, đồng thời xây dựng kế hoạch chỉ đạo và triển khai thực hiện, sơ kết rút kinh nghiệm, thực hiện các chế độ báo cáo đúng theo Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 2/8/2011 “Về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” của Tỉnh ủy Bến Tre. Ban chỉ đạo hoạt động thường xuyên, có kế hoạch thiết thực, hiệu quả, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động về cả nội dung và phương thức, đồng thời phải thực hiện dưới sự chỉ đạo tập trung, dân chủ, thống nhất phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các thành viên. Xây dựng kế hoạch, thực hiện từng giai đoạn cho từng năm, tùy tình hình thực tế mà sửa đổi, thực hiện cho từng tháng. Chỉ đạo ban phát triển các ấp xây dựng kế hoạch thực hiện và có báo cáo hàng tháng về ban chỉ đạo để kịp thời theo dõi, tổng hợp.Ngoài ra, Ban chỉ đạo phân công Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ xã phụ trách từng ấp, chịu trách nhiệm hướng dẫn các văn bản và thực hiện các nội dung của tiêu chí; cùng ban phát triển ấp vận động nhân dân huy động các nguồn lực; tranh thủ các nguồn đóng góp để thực hiện các nội dung quy hoạch nông thôn mới của ấp; kiện toàn hệ thống chính trị ấp, xây dựng nghị quyết, kế hoạch, thường xuyên đề xuất kiện toàn ban phát triển ấp; đề xuất xây dựng các pano tuyên truyền, cổ động, vận động nhân dân cùng thực hiện tốt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã Sơn Định còn thành lập thêm Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo với vai trò: tổng hợp các văn bản chỉ đạo cấp trên, tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện, tổng hợp báo cáo đúng thời hạn, soạn thảo các văn bản chỉ đạo thực hiện, chuẩn bị nội dung các cuộc họp,… Ngoài Tổ giúp việc còn có Tổ xây dựng pano khẩu hiệu tuyên truyền nông thôn mới; Tổ vận động, giáo dục, thuyết phục và giải quyết khiếu nại thắc mắc. 4.1.2 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn. Công tác tuyên truyền vận động luôn được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ Đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác dân vận của
  • 27. 17 xã được triển khai rộng rãi, đa dạng hình thức, gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền với vận động theo phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”. Tổ tuyên truyền thường xuyên viết bản tin phát trên đài truyền thanh, tin về người tốt việc tốt, thi công công trình, viết nhiều bài đăng trên bản tin thời sự nội bộ của địa phương để sinh hoạt tổ tự quản và sinh hoạt chi bộ ấp về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, cơ chế chính sách quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Lấy kết quả để vận động và lồng ghép qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hội nghị các cuộc họp tại khu dân cư. Phát động đăng kí xây dựng nông thôn mới cho 8 ấp và từng ngành Đoàn thể xã đăng kí thực hiện, từng Đoàn thể phát động trong chi tổ hội đăng kí. Tổ chức họp dân lấy ý kiến đóng góp để lập quy hoạch và triển khai thực hiện, tôn trọng vai trò chủ thể của người dân, phát huy vai trò dân chủ, tạo điều kiện để người dân được biết, được bàn và trực tiếp tham gia. Cử 95 lượt cán bộ cấp xã và ấp tham dự các lớp đào tạo, tập huấn do tỉnh và huyện tổ chức. Đối tượng là cán bộ phụ trách và chuyên trách xã, thành viên ban phát triển ấp, đại diện ban giám sát cộng đồng,.. Nội dung tập huấn gồm các chuyên đề như: hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí của tỉnh, công tác theo dõi báo cáo tiến độ, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ bám sát cộng đồng, phương thức nghiệm thu và bàn giao công trình, phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn. 4.1.3Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân. Thế mạnh sản xuất nông nghiệp của xã là cây ăn trái chuyên canh chất lượng cao, sản lượng hàng năm ước khoảng 15 ngàn tấn với các sản phẩm chủ lực như: chôm chôm (243,28 ha), cây có múi (116,09 ha), sầu riêng (100ha),… Bên cạnh đó sản xuất cây giống hoa kiểng cũng phát triển mạnh cung ứng ra thị trường khoảng 1,4 triệu sản phẩm/ năm. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được đáp ứng kịp thời, có 1.691/2.114 hộ gia đình sản xuất nông nghiệp được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (chiếm 78%). Xã có nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất, hầu hết nông dân trên địa bà xã đều cần cù chịu khó có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Trên đà phát triển chung của cơ cấu ngành kinh tế cùng với việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại của xã dần trở nên năng động, sôi nổi, mở rộng hơn về đối tượng cũng như quy mô và chất lượng, góp phần giúp kinh tế địa phương có bước phát triển rõ rệt.
  • 28. 18 Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 27.433 triệu đồng/người năm(năm 2010 là 17 triệu đồng/người/năm, năm 2011 là 20 triệu đồng/người/ năm, năm 2012 là 23 triệu đồng/người/năm.Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2013 là 3.49% (năm 2010 là 5.09%, năm 2011 là 9.58%, năm 2012 là 6.62%). Bảng 4.1: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Ngân sách ( triệu đồng) Phần trăm Trung ương 4.925 1,47% Tỉnh 75.164,78 22,41% Huyện 5.815,84 1,73% Xã 896,20 0,27% Vốn lồng ghép 52.584,70 15,67% Vốn vay tính dụng 78.386,40 23, 37% Doanh nghiệp 7.916,77 2,36% Nhân dân 109.707,19 32,71% Nguồn khác 20,55 0,01% Tổng chi phí 335.417,43 100% Nguồn: UBND xã Sơn Định. 4.1.4 Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ là một khâu quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác hội và phong trào nông dân. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính Phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và tiến hành. Đồng thời đem tình hình của dân báo cáo cho Đảng, cho Chính Phủ để đặt ra chính sách đúng”. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Thực tế cũng cho thấy rằng: “Cán bộ thế nào phong trào thế ấy”, tức là ở đâu có cán bộ có năng lực, trình độ, khả năng vận động, tập hợp được quần chúng, có uy tín, nhiệt tình tâm huyết với công việc thì ở đó phát huy được tác dụng của phong trào có hiệu quả. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn trong quản lý nhà nước của cán bộ cấp cơ sở là một trong những tiêu chí quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, trong những năm qua địa phương đã tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ giữ chức danh chủ chốt cấp xã, nhờ đó trình độ học vấn của cán bộ, công chức không ngừng được nâng cao. Cán bộ đảng viên đều đã thông qua các lớp lý luận chính trị nên có khả năng lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên số có trình độ đại học, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ thấp, và cán bộ cơ sở có khả năng quản lý
  • 29. 19 điều hành còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ nhất là khi thực hiện xây dựng nông thôn mới. Nhờ tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nên chất lượng, hiệu quả thực hiện các chủ trương của Nhà nước, phong trào nông dân…Trong những năm qua đã được nâng lên đáng kể về cả nội dung và hình thức. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng đô thị, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định khu vực sản xuất, kết hợp xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất có hiệu quả và ổn định, đồng thời tránh lãng phí khi triển khai. UBND xã Sơn Định quyết định thành lập Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới do ông Nguyễn Trường Giang - Chủ tịch UBND xã Sơn Định làm trưởng ban, cùng 2 đồng chí phó ban cùng các trưởng ngành, đoàn thể ở các ấp do các đồng chí trưởng ấp làm trưởng ban. Ban quản lý dự án nông thôn mới đã xây dựng quy chế hoạt động, lập kế hoạch phân công từng thành viên trong ban quản lý dự án thực hiện các mảng công việc trong dự án đề ra. 4.1.5 Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí nông thôn mới xã Sơn Định. Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, đòi hỏi xã phải đạt được 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định. Hiện nay xã Sơn Định đã đạt được kết quả sau chặng đường thực hiện, thể hiện sự quyết tâm đoàn kết của Đảng bộ chính quyền và nhân dân trong việc nỗ lực thực hiện xây dựng thành công mô hình nông thôn mới. Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia thì qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Sơn Định đã tự đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới cơ bản đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Theo Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ tiêu chí “Nông thôn mới” bao gồm 5 nhóm. Hiện trạng và kế hoạch hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới của xã Sơn Định được tổng hợp sơ lược ở biểu sau đây:
  • 30. 20 Bảng 4.2: Kết quả xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định qua các năm. Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng NTM xã Sơn Định năm 2015 4.2 Kết quả điều tra tình hình kinh tế xã hội tại xã qua 19 tiêu chí. Tiêu chí 1:Quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Năm 2011, quy hoạch xây dựng NTM của xã được lập theo định hướng chung của bộ tiêu chí quốc gia và nghị quyết các cấp đề ra. Đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng cụ thể thành thuyết minh và hệ thống các bản vẽ, hoàn thiện quy hoạch theo hướng dân chủ trên cơ sở họp dân lấy ý kiến đóng góp vào tháng 05 năm 2012. Trong quá TT Tiêu Chí Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 1 Quy hoạch Đạt Đạt Đạt Đạt II Cơ sơ hạ tầng kinh tế - xã hội 2 Giao thông Chưa đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt 3 Thủy lợi Chưa đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt 4 Điện Đạt Đạt Đạt Đạt 5 Trường học Chưa đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt 6 Cơ sở vật chất văn hóa Chưa đạt Đạt Đạt Đạt 7 Chợ nông thôn Chưa đạt Đạt Đạt Đạt 8 Bưu điện Đạt Đạt Đạt Đạt 9 Nhà ở dân cư Cơ bản đạt Đạt Đạt Đạt III Kinh tế và tổ chức sản xuất 10 Thu nhập Đạt Đạt Đạt Đạt 11 Tỷ lệ hộ nghèo Đạt Đạt Đạt Đạt 12 Cơ cấu lao động Đạt Đạt Đạt Đạt 13 Hình thức tổ chức sản xuất Đạt Đạt Đạt Đạt IV Văn hóa xã hội môi trường 14 Giáo dục Chưa đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt 15 Y tế Cơ bản đạt Cơ bản đạt Đạt Đạt 16 Văn hóa Đạt Đạt Đạt Đạt 17 Môi trường Chưa đạt Chưa đạt Đạt Đạt V Hệ thống chính trị 18 Hệ thống tổ chức CTXH vững mạnh Đạt Đạt Đạt Đạt 19 An ninh trật tự xã hội Đạt Đạt Đạt Đạt
  • 31. 21 trình triển khai thực hiện, nội dung quy hoạch cần điều chỉnh được trình HĐND xã thông qua và trình UBND huyện Chợ Lách xem xét phê duyệt. Năm 2014, khi có quy định về nội dung quản lý quy hoạch, xã đã lập quy chế theo yêu cầu và trình UBND huyện Chợ Lách phê duyệt. Đồng thời thực hiện bổ sung phần cắm mốc quy hoạch bằng hình thức cắm bảng công bố thông tin lộ giới và chỉ giới xây dựng. Đồ án quy hoạch chung xây dựng Nông thôn mới hoàn thành đúng quy trình và được UBND huyện Chợ Lách phê duyệt tại Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 26/06/2012. Nội dung quy hoạch và bản vẽ được công bố, niêm yết công khai, hoàn thành cắm bảng thông tin lộ giới, chỉ giới xây dựng đối với 31/31 tuyến giao thông nông thôn theo quy hoạch. Có quy chế và thực hiện theo quy chế quản lý quy hoạch được UBND huyện Chợ Lách phê duyệt tại quyết định số 165/QĐ-UBND ngày 16/01/2014. Tiêu chí 2: Giao thông Trên cơ sở danh mục các công trình thống nhất triển khai thi công để đạt theo yêu cầu tiêu chí (các tuyến giao thông trọng yếu phục vụ dân sinh và phát triển KT- XH), xã đã tổ chức họp dân trên các tuyến đường, bàn bạc cách làm cho từng công trình: định mức đóng góp của dân, phần Nhà nước hỗ trợ, nguồn vốn, thời gian thực hiện, cách công khai tổng mức đầu tư và phân bổ, cách duy tu bảo dưỡng công trình,… Khi 100% hộ dân đồng tình thực hiện thì tiến hành giải phóng mặt bằng. Năm 2012: hoàn thành thi công đạt chuẩn đường từ Giáo Chức đến Chín Gồm (loại B), đường từ cầu Cái Ớt đến cầu 2/9 (loại B), đường Cầu Sụp đến bến phà Cái Kè (loại B) và đường từ lộ ngã tư đến Đắc Hảo (540m chuẩn loại C). Năm 2013: hoàn thành thi công đạt chuẩn đường từ cầu Đình đến cầu Xép (loại A), đường từ Lộ ngã tư đến cầu Rạch Ranh (loại B), đường từ cầu Xóm Chài đến Cầu Cái Mít (loại B), đường từ Đường tránh QL.57 - Hai Du đến cầu Ba Nghi (loại B), đường từ Sáu Lọ đến Bảy Dương (loại B), đường từ cầu Cái Mít đến lộ Mời (loại B), đường từ Má Năm đến Hai Di (loại B), đường từ Cầu Đình đến Cầu Xã (loại B), đường từ Bảy Kiệt đến Lộ Mới (loại B). Năm 2014: hoàn thành thi công đạt chuẩn đường từ cầu Sông Sụp đến bến phà Phụng Châu (loại A), đường QL.57 - Cầu Xã đến cầu Út Khoe (loại B), đường từ Tư Trình đến Ba Lẹ (loại B), đường từ cống Cô Lan đến cầu 17/1 (loại B), đường ngã ba anh Hoàng đến cầu Hòa Phụng (loại C), đường từ Út Khoe đến cầu Cây Sơn (500m chuẩn loại C). Đường đến trung tâm xã, trục xã, liên xã: gồm 2 tuyến với tổng chiều dài 2,375km được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, đạt 100%.
  • 32. 22 Đường từ xã đến ấp, liên ấp: gồm 23 tuyến với tổng chiều dài 24,082km, được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT dài 15,493 km, đạt 64%. Đường từ ấp đến khu dân cư: gồm 07 tuyến với tổng chiều dài 6,48 km, đảm bảo 100% các tuyến sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Trong đó, 04 tuyến được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT dài 2,51 km, đạt 39%. Đường từ khu dân cư ra đồng ruộng: không có trong quy hoạch. Bảng 4.3: Đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông. TT Tiêu chí Nội dung tiêu chí Tiêu chí chung Hiện trạng 2 Giao thông 2.2. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT 100% 100% 2.3. Tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT 50% 100% 2.4. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa 100% (30% cứng hóa) 100% (70% cứng hóa) 2.5. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 50% 70% Nguồn: UBND xã Sơn Định. Tiêu chí 3: Thủy lợi. Các tuyến thủy lợi trong quy hoạch được chủ đầu tư xây dựng đầy đủ, đồng bộ và kiên cố theo đúng thiết kế đã được duyệt. Sau khi nghiệm thu, các công trình được bàn giao cho xã quản lý, thực hiện tốt công tác theo dõi, duy tu, bảo dưỡng công trình, đảm bảo an toàn chống lũ và triều cường. Hoàn thành thi công: tuyến cặp 2 bên Sông Sụp (ấp Phụng Châu), tuyến cặp 2 bên sông Cái Mít (ấp Sơn Phụng, Sơn Long, Sơn Lân), tuyến cặp 2 bên Rạch Cái Ớt ( ấp Sơn Lân), tuyến cặp sông Cổ Chiên từ đầu Vàm đến giáp xã Hòa Nghĩa, tuyến cặp 2 bên rạch Chan Chát (ấp Sơn Phụng, Sơn Châu), tuyến Rạch Sơn (ấp Sơn Phụng). Ngoài các hạng mục trong quy hoạch, xã tiếp tục triển khai một số công trình nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi toàn địa bàn: kiên cố hóa mặt đê 03 tuyến (từ Khu phố 4 đến Cầu Bảy Tèng, từ Vàm Sụp đến giáp ranh xã Hòa Nghĩa và từ Hai Dũng đến Ba Ngãi); thi công 03 cầu trên đê (Út Khoe, Rạch Hào, Sơn Lân); đầu tư đoạn đê từ cầu 17/1 đến cầu Rạch Cái; tuyến cặp sông Tiền từ vàm Lách đến giáp xã Vĩnh Bình và gia cố mái đê cồn Phụng Châu theo hình thức Rọ Đá.
  • 33. 23 Hoàn thành 06 công trình trong quy hoạch với tổng chiều dài 22,1 km; đê cấp IV; cao trình đê 2,5m; chân đê rộng từ 05 – 06m; mặt đê rộng từ 02 – 03m; phát huy 90% năng lực thiết kế. Trong điều kiện thời tiết bình thường, các công trình hoạt động an toàn hiệu quả, đảm bảo chủ động phục vụ cho 95% nhu cầu tưới, cấp nước, tiêu thoát nước, ngăn mặn, kiểm soát lũ,… UBND xã đã ban hành quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 về việc thành lập Đội quản lý, tuần tra, canh gác, bảo về đê điều. Bảng 4.4. Đánh giá hiện trạng hệ thống thủy lợi. STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Tiêu chí chung Hiện trạng 3 Thủy lợi 3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh Đạt Đạt 3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa 55% 100% Nguồn: UBND xã Sơn Định Tiêu chí 4: Điện nông thôn. Năm 2012: xây dựng mới 0,538km đường dây hạ thế; cải tạo 1,308km đường dây hạ thế và 07 trạm biến áp. Năm 2013: xây dựng mới 0,797km đường dây trung thế; 0,99km đường dây hạ thế và 01 trạm biến áp. Cải tạo 4km đường dây hạ thế và 05 trạm biến áp. Năm 2014: xây dựng mới 0,538km đường dây hạ thế. Cải tạo 3km đường dây trung thế; 2km đường dây hạ thế và 06 trạm biến áp. + Nguồn cung cấp điện: trạm 110kV Chợ Lách, phát tuyến 3 pha 22kV, nhánh rẽ 1 pha 12,7kV. + Đường dây trung thế dài: 17,9 km. + Đường dây hạ thế dài: 40,9 km. + Trạm biến áp: 51 trạm / 2.047,5 kVA. + Chất lượng điện (tại vị trí điện kế): trong điều kiện vận hành bình thường,chênh lệch điện áp dao động trong khoảng ± 5% điện áp định mức 220V. + Khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện: đạt yêu cầu theo quy định.
  • 34. 24 Bảng 4.5: Khối lượng vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo cho lưới điện trung hạ thế và trạm: Hạng mục Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn xây dựng mới Triệu đồng 361 180 734 373 Trung thế km 0,797 Hạ thế km 1,064 0,538 0.99 1,1 Trạm trạm 1 Vốn cải tạo Triệu đồng 80 485 467 1.085 1.544 Trung thế km 3 Hạ thế km 1,460 1,308 4,0 2,0 Trạm kVA 4 6 7 5 6 Vốn sửa chữa thường xuyên Triệu đồng 20 27 15 16 18 Nguồn: UBND xã Sơn Định. Bảng 4.6: Tỉ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn từ năm 2010- 2015. Năm Tổng số hộ Số hộ có điện Tỉ lệ (%) 2010 3140 3119 99,33 2011 3215 3125 97,20 2012 3381 3368 99,62 2013 3381 3372 99,73 2014 3327 3325 99,94 Nguồn: UBND xã Sơn Định. Chiều dài đường dây trung thế đạt yêu cầu kỹ thuật / tổng chiều dài đường dây trung thế: 17,9 / 17,9 km. Chiều dài đường dây hạ thế đạt yêu cầu kỹ thuật / tổng chiều dài đường dây hạ thế: 40,9 / 40,9 km. Số lượng trạm biến áp đạt yêu cầu kỹ thuật/tổng số trạm: 51 / 51 trạm. Số lượng chất lượng điện áp đo tại điện kế đạt yêu cầu kỹ thuật / tổng số điện kế: 3222 / 3222 điện kế. Khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện: Đạt yêu cầu khoảng cách hành lang an toàn lưới điện theo quy định. Tỉ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn năm 2014:Đạt 99,94%.
  • 35. 25 Tiêu chí 5: Trường học. Thực hiện theo chương trình kiên cố hóa trường lớp, ngành giáo dục đã hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất trường học theo chuẩn quốc gia cho 03 cấp trường trên địa bàn xã. Xã đã phối hợp tốt để tạo điều kiện về mặt bằng và đơn vị thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục theo yêu cầu. Trường Mầm non Sơn Định có cơ sở vật chất đạt yêu cầu chuẩn quốc gia mức độ 1 theo quy định: có 03 điểm trường với 09 nhóm, lớp (282 trẻ), điểm chính được đặt tại trung tâm khu dân cư và 02 điểm phụ đặt tại trung tâm 02 ấp nên thuận tiện cho trẻ đến trường. Diện tích 5.085 m² (bình quân 17m²/trẻ), đảm bảo yêu cầu về thiết kế, xây dựng. Có đủ 04 khối phòng chức năng và khu vực sân vườn theo quy định. Trường tiểu học Sơn Định có cơ sở vật chất đạt yêu cầu chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo quy định. Diện tích bình quân 14,61m²/học sinh. Trường có 24 lớp (dưới 35 học sinh/phòng/lớp), có đủ các thiết bị theo quy định. Có đủ khối phòng phục vụ học tập, phòng hành chính quản trị và các công trình phụ theo quy định. Thư viện của trường đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên và học tập của học sinh. Trường THCS Sơn Định có cơ sở vật chất đạt yêu cầu chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo quy định. Trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào cổng trường, biển trường, các khu vực trong trường được bố trí hợp lí sạch sẽ. Diện tích bình quân 13,4 m²/học sinh. Có đầy đủ các khối công trình theo quy định (bao gồm 8 phòng học/15 lớp). Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học. Bảng 4.7: Đánh giá hiện trạng hệ thống trường học. Số TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Tiêu chí chung Hiện trạng 5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. 70% Đạt Nguồn: UBND xã Sơn Định Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa. Trên cơ sở quy hoạch các địa điểm xây dựng công trình cơ sở vật chất văn hóa tại xã và các ấp, xã đã phối hợp lồng ghép nguồn vốn đầu tư để có đủ kinh phí triển khai các hạng mục. Xã đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm phát triển quỹ đất huyện để giải phóng mặt bằng, mở rộng diện tích đủ điều kiện xây dựng trung tâm văn hóa – thể thao xã Sơn Định. Chủ động trình cấp trên phê duyệt đầu tư bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa sau khi nghiệm thu công trình. Sân vận động xã do chưa có nguồn
  • 36. 26 đầu tư nên tạm thời thực hiện chủ trương vận động lồng ghép sân vận động hiện có của xã Vĩnh Bình. Bên cạnh có nguồn vốn được Tỉnh hỗ trợ để xây dựng 03 công trình Nhà văn hóa ấp, xã đã vận động người dân hiến đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá rẻ, thanh lý đất công, tận dụng đất đình để có mặt bằng thi công các công trình. Do ngân sách xã không có khả năng cân đối đầu tư nên ngân sách huyện đã chi tạm ứng để kịp thi công các nhà văn hóa ấp dự kiến đạt chuẩn trong năm 2014. Đồng thời xã tận dụng các vật tư cũ của các công trình trên địa bàn để nâng cấp, chỉnh trang nhà văn hóa các ấp còn lại. Diện tích đất xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã nằm trong khuôn viên 2.851m²; xây dựng 01 hội trường đa năng đạt 250 chỗ ngồi và đầy đủ 05 phòng chức năng. Về thiết kế thể thao: sử dụng sân bóng đá lớn với xã Vĩnh Bình đạt chuẩn 8.000m² tọa lạc tại ấp Phú Hiệp xã Vĩnh Bình. Toàn xã có 13 sân thể thao gồm: 08 sân bóng chuyền, 04 sân cầu lông và 01 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo (trong đó có 11 sân do Nhà nước quản lý còn lại sân do tư nhân quản lý). Tiêu chí 7: Chợ nông thôn Chợ Thới Lộc có diện tích khoảng 1.600m², chỉ họp chợ vào đầu buổi sáng với 13 hộ kinh doanh thuộc dãy nhà phố và 20 điểm kinh doanh nhỏ lẻ không thường xuyên. Chợ được nâng cấp mặt bằng tổng diện tích 1.242m² (13,5m x 9,2m), xây dựng hệ thống thoát nước và nhà lồng chợ diện tích120m² (6m x 20m), đồng thời bổ sung các yêu cầu về kĩ thuật và các quy định về điều hành quản lý để chợ đạt theo quy định. Ngân sách huyện chi đầu tư 50% (theo nghị quyết số 29/2012/NQ-HĐND ngày 08/12/2012 của HĐND tỉnh Bến Tre), phần kinh phí còn lại lấy từ nguồn vốn thanh lý trụ sở ấp Thới Lộc cũ và do nhân dân đóng góp. Thực hiện xong phần nâng cấp mặt bằng và khung nhà lồng chợ, kế hoạch hoàn thành trước ngày 30/10/2014. Xã đồng thời thực hiện bổ sung các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; bãi giữ xe; nhà vệ sinh; tổ chức điểm kinh doanh đủ diện tích quy chuẩn,…để chợ đạt chuẩn theo quy định. Nâng cấp mặt bằng tổng diện tích 1.242m² (13,5m x 92m), xây dựng hệ thống thoát nước và nhà lồng chợ diện tích 120m² (6m x 20m). Tiêu chí 8: Bưu điện. Điểm phục vụ bưu chính viễn thông của xã được bố trí ở Bưu điện Văn hóa đặt tại trung tâm xã để thuận tiện cho việc cung ứng, cung cấp và sử dụng dịch vụ.
  • 37. 27 Thời gian qua ngành viễn thông được chú trọng đầu tư phát triển, hoàn thiện về mặt chất lượng và kĩ thuật, đa dạng các dịch vụ cung ứng (điện thoại, Internet,… ), Trên địa bàn xã Sơn Định, VNPT Chợ Lách là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông internet chủ yếu, có hạ tầng kỹ thuật đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao, sử dụng dịch vụ truy cập Internet cho tổ chức cá nhân trên địa bàn 08/08 ấp. Cuối tháng 06/2014, xã đã hoàn thành chỉnh trang, nâng cấp Bưu điện Văn hóa nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của điểm viễn thông công cộng. Hiện có 05 máy vi tính được kết nối internet với chất lượng truy cập đạt chuẩn do VNPT cung cấp, hoạt động 6,5 giờ/ngày (buổi sáng từ 7h30 đến 11h, buổi chiều từ 13h đến 16h), trong tuần 05 ngày/tuần (trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ). Nhờ sự phát triển nhanh và đa dạng của các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin, nhu cầu liên lạc, truy cập tìm kiếm dữ liệu của người dân được đáp ứng tốt, toàn xã có 907 thuê bao điện thoại cố định đăng kí sử dụng dịch vụ Internet, phân bổ rộng khắp trên địa bàn 08 ấp của xã. Bảng 4.8: Đánh giá hiện trạng bưu chính viễn thông. Nguồn: UBND xã Sơn Định Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư Điều tra, khảo sát hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở từ chương trình 167, phân loại ưu tiên được nhà nước hỗ trợ và vận động cộng đồng giúp đỡ, gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà. Vận động các đơn vị như Công ty Xổ số kiến thiết, ngân hàng NN&PTNT, Đài truyền hình, doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ vay vốn ưu đãi để xây dựng mới, tu sửa nhà ở cho các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn. Tuyên truyền trong toàn thể nhân dân tự giác chỉnh trang nâng cấp nhà ở đạt chuẩn Bộ xây dựng, giữ gìn cảnh quan xung quanh nhà xanh - sạch - đẹp. Hỗ trợ xây mới 109 nhà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo. Toàn xã còn 13 hộ còn nhà dột nát và 56 hộ còn nhà tạm. Xã đã phối hợp với ấp điều tra, khảo sát nhà ở dân cư kết hợp với các thiết chế hộ gia đình theo từng tổ Nhân dân tự quản. Sau đó tổng hợp chung cho từng ấp và toàn xã. Dựa trên kết quả tổng hợp điều tra thực tế, tỷ lệ hộ có nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là 86,8% (2.831/3.262 hộ). Số TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Tiêu chí chung Hiện trạng 8 Bưu điện 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt Đạt 8.2. Có Internet đến thôn Đạt Đạt
  • 38. 28 Bảng 4.9: Lộ trình xóa nhà dột nát, nhà tạm cuối năm 2015 và cả năm 2016. CUỐI NĂM 2015 CUỐI QUÝ I/2016 CUỐI QUÝ II/2016 CUỐI QUÝ III/2016 CUỐI QUÝ IV/2016 Số hộ còn nhà dột nát 6 0 0 0 0 Số hộ còn nhà tạm 24 22 15 7 0 TỔNG 30 22 15 7 0 Nguồn: UBND xã Sơn Định Tiêu chí 10: Thu nhập Xã đã phối hợp tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, đổi mới nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, thu hút đầu tư ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH và đa dạng ngành nghề, nâng cao năng suất, thu nhập cho người dân. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông giúp người dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ, chú trọng yếu tố uy tín và thị trường… Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất mới và ngành nghề nông thôn, bao gồm các hoạt động hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản, phân bón, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, công cụ sản xuất,… Đầu tư nâng cấp giao thông, thủy lợi, điện nông thôn, nước sạch,… phục vụ tốt cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 27,433 triệu/người/năm (tăng 1,37 lần so với năm 2011 khi xã triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM). Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo Sau khi chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện được triển khai hằng năm, xã đã hưởng ứng và có kế hoạch cụ thể và phân công thành viên, tổ chức đoàn thể phụ trách theo dõi giúp đỡ từng hộ dân. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm nghèo bền vững tạo sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các cấp các ngành. Rà soát nắm chắt hoàn cảnh từng hộ nghèo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm năng cao nhận thức của người dân về mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo. Phối hợp các ngành chức năng tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay, sử dụng vốn vay có mục đích. Vận động các mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, xây dựng nhà tình thương, tặng
  • 39. 29 quà, tặng học bổng cho người nghèo.Cuốinăm 2013 toàn xã có 114/3.262 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,49%). Bảng 4.10: Đánh giá hiện trạng hộ nghèo. Số TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Tiêu chí chung Hiện trạng 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh <7% 3,49% (Đạt) Nguồn: UBND xã Sơn Định Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. Ngành lao động thương binh và xã hội tham mưu UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện điều tra thông tin thị trường lao động, đồng thời liên hệ ngành huyện để thống nhất mẫu phiếu điều tra, Ban điều tra xã hỗ trợ hướng dẫn ấp để thống nhất nội dung ghi chép. Sau đó ban phát triển ấp phân công từng thành viên cùng với tổ trưởng tổ nhân dân tự quản đến ghi thông tin tại hộ gia đình. Năm 2014 người lao động có việc làm thường xuyên của xã là 7.286/7.511 lao động (chiếm 97%). Lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, số người không tham gia hoạt động kinh tế là 846 người, số người thất nghiệp là 225 người. Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, phổ biến nâng cao ý thức về các hình thức tổ chức sản xuất và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, ban điều hành tổ hợp tác, cải thiện kỹ năng lập kế hoạch hoạt động và đánh giá hiệu quả sản xuất qua các năm. Hỗ trợ thành lập mới, chuyển đổi các tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định 151, củng cố chặt chẽ liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ. Địa bàn xã có 17 tổ hợp tác, gồm 1 tổ hợp tác chôm chôm VietGAP được đánh giá là hiệu quả. Diện tích 13,5ha sản xuất 1 vụ, tổng sản lượng hàng năm khoảng 230 tấn. Trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 chi phí trên doanh thu giảm từ 32% xuống còn 25%; phần trăm lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 68% lên 75%. Hợp đồng hợp tác được UBND xã chứng thực: hợp đồng thời hạn từ 11/2010 đến 11/2013 và hợp đồng thời hạn từ 09/2013 đến 09/2016. Đơn xin vào tổ hợp tác của 26/26 tổ viên; có sổ ghi biên bản nội dung họp hàng tháng; Hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trong 03 năm.Giấy xác nhận của UBND xã về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác có lãi liên tục trong 03 năm. Tiêu chí 14: Giáo dục. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập, hướng nghiệp và phân luồng học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THCS.
  • 40. 30 Ưu tiên đầu tư ngân sách, dành quỹ đất cho việc xây dựng, nâng cấp, mở rộng trường lớp. Thực hiện đầy đủ hồ sơ phổ cập giáo dục, thống kê số liệu, tổ chức kiểm tra đánh giá, báo cáo kết quả đạt được và đề nghị ban chỉ đạo cấp trên kiểm tra công nhận đạt chuẩn theo quy định. Đạt phổ cập giáo dục THCS (tiêu chuẩn 2):Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm 2014 đạt 100% (121/121 học sinh); Tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 95,5%, tương đương 483/506 người. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học bậc THPT, bổ túc trung học, học nghề (tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc trường dạy nghề) là 95,9% tương đương 116/121 học sinh. Trong đó, học sinh tiếp tục học ở bậc THPT là 101 học sinh, học bổ túc là 12 học sinh và học nghề là 03 học sinh. Tỷ lệ lao động của xã đã qua đào tạo năm 2014 là 21,3% tương đương 1.774/8.357 lao động. Tiêu chí 15: Y tế. Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp Đảng Ủy, chính quyền. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị đồng bộ. Y tế xã thực hiện và đáp ứng tốt các yêu cầu của bộ tiêu chí về các nội dung: trang bị thuốc và phương tiện, kế hoạch tài chính, y tế dự phòng, vệ sinh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình. Với điểm số 93/100 y tế xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện nên tỷ lệ người có bảo hiểm y tế trong toàn xã là 9.974/12.624 người, đạt tỷ lệ 79%. Tiêu chí 16: Văn hóa. Duy trì nâng chất các danh hiệu trong phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Bến Tre” giai đoạn 2006 - 2010 theo Quyết định 2236/2006/QĐ- UBBD (ngày 03/11/2006) và giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định 28/2013/QĐ- UBND (ngày 16/08/2013) của UBND tỉnh Bến Tre. Công nhận và cấp giấy chứng nhận “Gia đình văn hóa”, “Gia đình văn hóa” 3 năm liên tục cá hộ dân gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sản xuất kinh doanh đạt năng suất cao và công tác, học tập đạt chất lượng hiệu quả tốt.