SlideShare a Scribd company logo
1 of 133
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
ĐẮK LẮK, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 60 34 04 03
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyên
ĐẮK LẮK, NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong Luận văn này hoàn toàn trung thực
và chính xác. Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm
ơn và các thông tin trong Luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Lê Thị Hồng Nhung
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc thực hiện và hoàn thành tại Học viện Hành chính
Quốc gia – Phân viện Tây Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Văn Tuyên là
ngƣời định hƣớng và hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trƣởng
thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo thuộc Học
viện Hành chính Quốc gia – Phân viện Tây Nguyên. Tôi xin ghi nhận và biết
ơn sự đóng góp quý báu của các Thầy, Cô.
Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk,
Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi
thực hiện Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình, đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi
hoàn thành Luận văn thạc sĩ của mình.
BMT, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả
Lê Thị Hồng Nhung
iii
BẢNG VIẾT TẮT
1BVTV Bảo vệ thực vật
2CCN Cây công nghiệp
3CNC Công nghệ cao
4KH-CN Khoa học - Công Nghệ
5KH-KT Khoa học - Kĩ thuật
6KHKTNLN Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
7KT-XH Kinh tế - xã hội
8NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
9PTBV Phát triển bền vững
10QLNN Quản lý nhà nƣớc
11TT & BVTV Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
12UBND Ủy ban nhân dân
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
BẢNG VIẾT TẮT............................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................vi
TÊN SƠ ĐỒ ....................................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.............................................................. 6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn............................................. 7
7. Kết cấu của luận văn............................................................................. 7
Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP.................................................... 8
1.1 Phát triển bền vững cây công nghiệp.................................................... 8
1.2 Quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp................................................ 18
1.3 Một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về phát triển nông
nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới ................................................................. 31
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ...............................................................42
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk ............................. 42
2.2.Tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk....... 49
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững cây công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................ 61
v
2.4. Nhận xét và đánh giá.......................................................................... 83
Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK...........................................................................89
3.1 Quan điểm và mục tiêu của tỉnh về phát triển cây công nghiệp......... 89
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.................................................................... 93
3.3 Kiến nghị giải pháp thực hiện.......................................................... 113
KẾT LUẬN...................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................118
PHỤ LỤC......................................................................................................121
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
chủ lực của nƣớc ta giai đoạn 2012-2015
11
Bảng 2.1 Lao động và cơ cấu lao động tỉnh Đắk Lắk 45
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2010 - 2015
47
Bảng 2.3 Lƣợng và giá trị xuất khẩu các nông sản chủ lực của Đắk
Lắk giai đoạn 2010 - 2015
51
Bảng 2.4 Kết quả sản xuất các cây công nghiệp chính giai đoạn
2010 - 2015
53
Bảng 2.5 Quy mô diện tích cây trồng lâu năm ở Đắk Lắk năm 2010,
2015
53
Bảng 2.6 Thống kê các Quy hoạch, Đề án của ngành nông nghiệp
đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt và đang thực hiện giai
đoạn 2005 - 2015
61
Bảng 2.7 Rà soát các chỉ tiêu cây trồng theo các quy hoạch đã đƣợc
UBND tỉnh phê duyệt năm 2015
65
vii
TÊN SƠ ĐỒ
STT Tên Sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nên sự phát triển bền
vững CCN
17
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Đắk Lắk giai đoạn
2010 - 2015
50
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2009 - 2015
50
Sơ đồ 2.3 Hệ thống cơ quan QLNN ở địa phƣơng về cây công nghiệp
tỉnh Đắk Lắk
68
Sơ đồ 2.4 Những khó khăn chính của hộ sản xuất cà phê khi vay vốn 78
Sơ đồ 3.1 Các yếu tố tác động đến công tác lập quy hoạch CCN bền
vững
103
Sơ đồ 3.2 Các kênh chuyển giao công nghệ cho nông dân 106
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk nằm ở Trung tâm cao nguyên Trung bộ với toạ độ địa lý: Từ
12o
10’00” đến 13o
24’59” Vĩ độ Bắc và 107o
20’03” đến 108o
59’43” Kinh độ
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk
Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, phía Tây giáp Vƣơng
quốc Campuchia. Diện tích tự nhiên là: 13.125 km2
, dân số gần 1,8 triệu
ngƣời gồm 47 dân tộc anh em sinh sống, phân bố trong 15 đơn vị hành chính
gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện [31]. Với tài nguyên đất đai, thủy văn
phong phú đa dạng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá,
đặc biệt với hơn 298.365,4 ha đất đỏ Bazan, chiếm 22,73% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh đây là lợi thế quan trọng để Đắk Lắk trở thành một trong những tỉnh
trọng điểm về sản xuất cà phê, cao su...của cả nƣớc (Theo Phạm Thế Trịnh,
2016). Điều này không những góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội
của đồng bào các dân tộc, đẩy mạnh chƣơng trình nông thôn mới mà còn đảm
bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh và ồ
ạt về cả sản lƣợng và diện tích cây công nghiệp không theo quy hoạch trong
những năm gần đây đã dẫn tới sự suy thóa trầm trọng của đất trồng và các loại
giống cây trồng, diện tích rừng suy giảm nhanh chóng, trữ lƣợng nƣớc ngầm
có nguy cơ cạn kiệt, sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp và công nghệ
chế biến lạc hậu. Thêm vào đó, sự bất ổn về sinh kế của dân di cƣ, đặc biệt là
di cƣ tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk phát nƣơng, làm rẫy một cách tự
phát đã và đang gây nên những tác động tiêu cực cả về khía cạnh môi trƣờng
và xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển yếu kém và thiếu bền
vững của cây công nghiệp nhƣ biến đổi khí hậu, áp lực gia tăng dân số, quy
hoạch và khai thác tài nguyên (đất và nƣớc) không hợp lý và yếu tố con
ngƣời…, trong đó, việc thiếu quản lý chặt chẽ và định hƣớng lâu dài của nhà
2
nƣớc đƣợc xem là nguyên nhân chủ yếu bởi suy cho cùng con ngƣời là yếu tố
trung tâm và là căn nguyên đặt ra yêu cầu bức thiết phải đảm bảo phát triển
bền vững cây công nghiệp. Mặc dù, chính quyền địa phƣơng tỉnh Đắk Lắk đã
có những bƣớc triển khai, thực hiện các chính sách nhằm nâng cao năng suất,
chất lƣợng sản phẩm cây công nghiệp và đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan,
song vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: sự thiếu bền vững trong công tác định hƣớng
và triển khai các chính sách, công tác quản lý quy hoạch các vùng cây chuyên
canh còn chƣa hợp lý, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác
quản lý nhà nƣớc còn hạn chế....Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà
nước về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện việc quy hoạch và phát triển
các sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao và bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu
Là nƣớc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiều điều kiện tự nhiên
thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp giá trị cao, có rất đề tài
trong và ngoài nƣớc đã chọn cây công nghiệp làm đối tƣợng nghiên cứu theo
những cách tiếp cận khác nhau.
Các công trình quốc tế thƣờng tiếp cận lĩnh vực cây công nghiệp dựa
trên giá trị kinh tế và môi trƣờng mà nó mang lại cho xã hội, đặc biệt là vai
trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống
cho ngƣời dân và tác động của các loại cây trồng này đối với tài nguyên đất.
Vì vậy, các giải pháp, kiến nghị của các nghiên cứu quốc tế thƣờng đứng trên
góc độ nhà tƣ vấn, đề xuất các kiến nghị cho chính phủ và chính quyền địa
phƣơng hơn là nghiên cứu trực tiếp về cách thức quản lý nhà nƣớc. Một số
công trình nghiên cứu nhƣ:
- Deutsche Gesellschaft fürTechnische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH
(2006), Báo cáo khảo sát thực tế “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Đắk Lắk”,
3
Hà Nội. Báo cáo đã chú trọng đến chuỗi cung ứng điều hiện có của tỉnh và đề
xuất các cơ chế, chính sách để làm cơ sở cho việc phát triển một chiến lƣợc
phát triển ngành điều của tỉnh.
- Institute for studies of society, economy and environment Cocoa tree in
Đắk Lắk (2012), “Main barriers to development in local ethnic minority
groups”, Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra những thách thức trong hoạt động
trồng và sản xuất ca cao bền vững của ngƣời dân tộc M’nông ở hai huyện của
tỉnh Đắk Lắk và một huyện ở Lâm Đồng, trong đó nghiên cứu nhấn mạnh
việc khuyến khích trồng ca cao chƣa đƣợc chuẩn bị kĩ lƣỡng về công tác quy
hoạch, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cơ chế cung cấp thông tin
đa chiều cho ngƣời dân là những rào cản chính trong việc phát triển cây ca
cao trở thành nguồn thu nhập chính của ngƣời dân địa phƣơng. Điều này dẫn
đến việc “nhiều người dân chưa đủ điều kiện trồng và chăm sóc và chưa được
tham gia các cơ chế hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ca cao nhưng vẫn
được khuyến khích trồng” [30].
Ở Việt Nam, quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững liên quan đến
nông nghiệp cũng là một đề tài đƣợc nhiều nghiên cứu sinh quan tâm. Một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
Về vấn đề phát triển bền vững cây công nghiệp
- Trần Đức Viên (2009), “Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong bài viết
của mình, tác giả đã nêu lên thực trạng về tình hình phát triển của ngành cao
su Việt Nam sau 2 năm tham gia WTO, đánh giá những chính sách hiện hành
có liên quan đến ngành cao su Việt Nam, những ảnh hƣởng của hội nhập kinh
tế và gia nhập WTO đến ngành cao su Việt Nam và đƣa ra những giải pháp
phát triển bền vững ngành cao su trong xu thế hội nhập.
- Nguyễn Thanh Liêm (2003), “Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển
4
cà phê bền vững vùng Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế
Quốc dân. Bài nghiên cứu đã nêu lên vai trò của lĩnh vực kinh doanh cà phê
đối với đời sống kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, những thành tựu và hạn
chế trong việc phát triển kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên theo
quan điểm phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh các giải pháp phát triển
cà phê bền vững luôn gắn chặt với đƣờng lối, chính sách phát triển nông
nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nƣớc.
- Từ Thái Giang (2012), “Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền
vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp,
trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong Luận án, tác giả cho rằng “phát
triển cà phê bền vững” là “sự phát triển, hợp lý, hài hòa và gắn kết chặt chẽ
giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hộivà môi trường
trong sản xuất cà phê” [8]. Dựa trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trƣờng
và bài học kinh nghiệm của các nƣớc nhƣ Brazil, Ấn Độ, Kenya, Colombia,
tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp để phát triển cà phê bền vững phù hợp
với quan điểm phát triển cà phê bền vững của tỉnh, định hƣớng dịch chuyển
cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế và chƣơng trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Nguyễn Văn Hóa (2014), “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế. Trong bài
nghiên cứu của mình tác giả đánh giá về tính bền vững của sự phát triển cà
phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở 3 khía cạnh là kinh tế (tăng trƣởng, hiệu quả
kinh tế, ổn định, chất lƣợng, tăng sức cạnh tranh), xã hội (thu nhập, bình
đẳng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo) và môi trƣờng (khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng), từ đó đƣa ra các nhóm giải pháp
nhằm đẩy mạnh phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Về quản lý nhà nƣớc liên quan đến nông nghiệp
5
- Hoàng Sỹ Kim (2007), “Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã làm rõ
những lý luận chung về quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp, trong đó
khẳng định vai trò và sự cần thiết phải đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với nông
nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả cho rằng mặc dù đã
có nhiều thành tựu nhƣng nông nghiệp Việt Nam vẫn là ngành phát triển
chậm, năng suất và khả năng cạnh tranh thấp, do đó việc đổi mới trong cách
thức sản xuất và quản lý là yếu tố tất yếu và then chốt. Xuất phát từ vai trò
của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tác giả nhấn mạnh “vai
trò quản lý nhà nước là nhân tố quyết định thành công trong từng bước tiến
tới mục tiêu chiến lược” [13].
Ngoài ra, về vấn đề quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp còn có các nghiên
cứu liên quan nhƣ: Trần Thị Thu Hà (2015),“Quản lý nhà nước về Nông
nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột”, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học
viện Hành chính Quốc gia; Bùi Thanh Tuấn (2014), “Quản lý nhà nước về
nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học
kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các nghiên cứu đã nêu lên cơ sở lý luận về
quản lý nhà nƣớc và một số vấn đề cơ bản của quản lý nhà nƣớc đối với nông
nghiệp hiện nay và khẳng định vai trò không thể thiếu của nhà nƣớc trong
việc định hƣớng và phân bổ nguồn lực địa phƣơng nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, đối với vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp nói
chung của tỉnh Đắk Lắk lại chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể.
Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển bền
vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” không trùng lặp với các
công trình và bài viết khoa học đã công bố.
6
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý
nhà nƣớc về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bài học
kinh nghiệm của một số quốc gia để đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của `quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp chủ lực theo
hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển cây bền vững công
nghiệp và nội dung về quản lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp theo hƣớng
bền vững, thông qua các kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong
việc sử dụng công cụ quản lý nhà nƣớc để định hƣớng phát triển cây công
nghiệp theo hƣớng bền vững để rút ra bài học phù hợp với tình hình thực tiễn
ở địa phƣơng.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý cây công
nghiệp của cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng địa phƣơng hiện nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nƣớc về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà
nƣớc về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Quản lý nhà nƣớc về các loại cây công nghiệp chủ lực trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk (cà phê, ca cao, cao su, tiêu và điều).
Thời gian nghiên cứu: thu thậ p số liệ u tƣ̀ 2010 – 2015 trên cơ sở đó đề
xuấ t đị nh hƣớ ng sự phát triển đến năm 2020.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Các quan điểm và định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc về
7
phát triển cây công nghiệp; các quan điểm về phát triển bền vững cây công
nghiệp của các tổ chức tiến bộ và khoa học trên thế giới.
- Phƣơng pháp luận: Phƣơng pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so
sánh, phƣơng pháp thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lí luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận về phát triển bền vững cây công nghiệp, quản lý nhà
nƣớc về cây công nghiệp theo nghĩa hẹp, nội dung và yêu cầu về quản lý nhà
nƣớc đối với sự phát triển bền vững của cây công nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng về quản lý nhà nƣớc
đối với cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở cho việc đánh
giá những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc hiện nay.
Trên cơ sở đó, Luận văn cũng có những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao
hoạt động quản lý nhà nƣớc của địa phƣơng về cây công nghiệp theo hƣớng
bền vững trong giai đoạn hiện nay và định hƣớng đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững
cây công nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nƣớc về
cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chƣơng 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP
1.1. Phát triển bền vững cây công nghiệp
1.1.1 Định nghĩa và phân loại cây công nghiệp
1.1.1.1 Định nghĩa
Hiện nay, vẫn chƣa có văn bản nào của chính phủ đề cập một cách chính
thức về định nghĩa của cây công nghiệp (CCN). Trong Thông tƣ Số
18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn (NN & PTNN) về “Quy định về quản lý sản xuất, kinh
doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm” có đề cập đến định
nghĩa về cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm nhƣng không đề cập đến
định nghĩa về cây công nghiệp. Theo đó, CCN và cây ăn quả lâu năm là
“những loài cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến thiết cơ bản và
thời gian kinh doanh trong nhiều năm” [4]. Cách định nghĩa phổ biến nhất
đƣợc sử dụng trong các giáo trình hiện nay là dựa trên mục đích sử dụng các
sản phẩm của CCN là cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến. Theo đó, có thể định nghĩa về CCN nhƣ sau: “Cây
công nghiệp là cây cho sản phẩm chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến như mía, bông, cà phê, ca cao, chè, cao su…” [15, tr.16].
1.1.1.2 Phân loại
- Dựa vào giá trị sử dụng kinh tế, bao gồm: cây lấy đƣờng (mía, củ cải
đƣờng, thốt nốt… ), cây lấy sợi (bông, lanh,…), cây lấy dầu (đậu tƣơng,
ôliu…), cây lấy nhựa (cao su, thông,…), cây cho chất kích thích (cà phê, ca
cao, thuốc lá…).
- Xét theo chu kì phát triển:
9
Cây công nghiệp ngắn ngày (hay nhóm cây công nghiệp hàng năm)
là nhóm cây công nghiệp có thời gian sinh trƣởng, phát triển và cho thu
hoạch trong thời gian dƣới một năm nhƣ mía, bông, lạc, đậu tƣơng…
Cây công nghiệp dài ngày (hay nhóm cây công nghiệp lâu năm) có
chu kì kinh doanh dài, trồng một lần cho thu hoạch (nhựa, lá, quả) nhiều năm
nhƣ cà phê, cao su, thông, sơn, ca cao, hồi….
Trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ chỉ tập trung vào đối tƣợng là cây
công nghiệp lâu năm, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Đắk Lắk
bao gồm: cà phê, cao su, tiêu, ca cao và điều.
1.1.2 Vai trò của cây công nghiệp
Là quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nông
nghiệp nói chung, CCN lâu năm nói riêng, CCN đã có những đóng góp không
nhỏ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trƣờng.
Cây công nghiệp giúp tận dụng lợi thế cạnh tranh của khu vực, góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia
Cây công nghiệp đóng góp vào nền kinh tế quốc dân và tận dụng lợi thế
cạnh tranh thông qua các khía cạnh sau:
Sử dụng hợp lí tài nguyên: nƣớc ta có nhiều điều kiện tự nhiên thích hợp
cho việc trồng và phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao nhƣ: khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm, hệ thống thủy văn phong phú và diện tích đất nông
nghiệp dồi dào, đặc biệt là ở các khu vực miền núi và trung du. Việc phát
triển cây công nghiệp dựa trên các điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ giúp
khai thác thế mạnh tự nhiên của các khu vực này, đồng thời phá thế độc canh
trong sản xuất nông nghiệp của các khu vực đồng bằng. Bên cạnh đó, nguồn
lao động trẻ, dồi dào, nhiều kinh nghiệm cũng là một trong những thế mạnh
của quốc gia. Vì vậy, việc phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao
nhƣ mía, lạc, chè, cà phê, ca cao, cao su… sẽ giúp Việt Nam tận dụng đƣợc
10
những lợi thế này để phát triển kinh tế.
Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất
hàng tiêu dùng: sản phẩm từ cây công nghiệp là nguồn nguyên liệu đầu vào
quan trọng và đa dạng, góp phần tạo nên sự phong phú trong cơ cấu ngành
công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng nƣớc ta. Sự đa dạng và chất
lƣợng cao của các sản phẩm nông sản không chỉ giúp cho ngành công nghiệp
chế biến có đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định mà còn mở rộng khả
năng cung ứng hàng hóa trên thị trƣờng với mẫu mã, hình thức đa dạng, kích
thích nhu cầu mở rộng khả năng tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó, hiện tại
giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu của nƣớc ta chƣa cao và vẫn có thể tiếp
tục đƣợc chế biến sâu, tạo sản phẩm có giá trị cao hơn, đem lại nguồn thu lớn
(các sản phẩm cà phê chế biến sâu mới chỉ chiếm tỷ lệ 4,1-6% trong tổng sản
lƣợng cà phê xuất khẩu hàng năm). Vì vậy, đây là lĩnh vực còn rất nhiều tiềm
năng để tạo thêm việc làm và mở rộng công nghiệp chế biến cho quốc gia.
Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng: sản phẩm từ CCN ở nƣớc ta
không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc mà còn đóng góp vào kim ngạch
xuất khẩu hàng năm của quốc gia. Các sản phẩm từ cây cà phê, chè, cao su đã
trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu ra nhiều thị
trƣờng trên thế giới, đặc biệt là mặt hàng cà phê đƣợc đánh giá có chất lƣợng
cao và ổn định. Giai đoạn 2012-2015, cà phê liên tục là mặt hàng đứng thứ 2
về sản lƣợng xuất khẩu nông sản (chỉ đứng sau mặt hàng gạo) (năm 2012, sản
lƣợng cà phê xuất khẩu đạt 1.736 nghìn tấn, năm 2015 là 1.293 nghìn tấn).
Sản lƣợng xuất khẩu của các loại sản phẩm khác nhƣ tiêu, điều, cao su liên
tục tăng và tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn (Bảng 1.1). Điều này đã góp
phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, từ đó
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
11
Bảng 1.1: Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
chủ lực của nƣớc ta giai đoạn 2012-2015
Đơn vị: Sản lượng: nghìn tấn
Trị giá: triệu USD
Tỉ trọng : %
STT
Năm
Mặt
hàng
2012 2013 2014 2015
Sản
lƣợng
Trị
giá
Tỉ trọng
(trị giá)
Sản
lƣợng
Trị
giá
Tỉ trọng
(trị giá)
Sản
lƣợng
Trị
giá
Tỉ trọng
(trị giá)
Sản
lƣợng
Trị giá
Tỉ trọng
(trị giá)
1 Gạo 8.017 3.673 3,2% 6.587 2.922 2,6 % 6.331 2.935 2,0% 6.689 2.849 1,8%
2 Cà phê 1.736 3.674 3,2% 1.301 2.717 2,4% 1.691 3.557 2,4% 1.293 2.589 1,6%
3 Hạt điều 222 1.470 1,3% 262 1.646 1,4% 303 1.993 1,3% 332 2.426 1,5%
4 Cao su 1.024 2.860 2,5% 1.075 2.487 2,2% 1.072 1.780 1,2% 1.160 1.563 1,0%
5 Hạt tiêu 117 794 0,7% 133 890 0,8% 155 1.202 0,8% 134 1.278 0,8%
Nguồn: Tổng cục thống kê 2015
Bảo vệ môi trường
Cây công nghiệp thuộc nhóm thực vật, phát triển dựa vào nền tảng của
hệ sinh thái nên có sự phụ thuộc chặt chẽ vào môi trƣờng và ngƣợc lại những
tác động của cây công nghiệp đến môi trƣờng là rất lớn. Sự phát triển hợp lí
cây công nghiệp trên lãnh thổ sẽ giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự
nhiên nhƣ sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn rửa trôi, điều tiết
nƣớc, phòng chống lũ lụt, xói mòn, điều hòa khí hậu…, từ đó góp phần quan
trọng bảo vệ môi trƣờng.
Đảm bảo ổn định xã hội, an ninh quốc phòng
Phát triển cây công nghiệp có vai trò quan trọng đối với xã hội và an
ninh quốc phòng bởi nó không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động, nâng cao đời sống nhân dân mà còn phân bổ lại dân cƣ và lao động trên
cả nƣớc. Các vùng chuyên canh quy mô lớn đƣợc hình thành góp phần giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập ngƣời dân, nhất là khu vực trung du, miền
núi, hạn chế nạn du canh du cƣ, giảm khoảng cách chênh lệch và tạo sự bình
đẳng giữa các dân tộc. Bên cạnh đó, cây công nghiệp không chỉ giải quyết
việc làm cho ngƣời lao động ở khu vực nông nghiệp mà còn tạo điều kiện cho
12
ngƣời lao động trong các ngành công nghiệp khác bởi nó là nguồn nguyên
liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp quan trọng nhƣ công nghiệp chế
biến và sản xuất hàng tiêu dùng….Vai trò quan trọng của cây công nghiệp, cụ
thể là cây cà phê đối với sự ổn định xã hội và an ninh quốc phòng cũng đƣợc
Tỉnh ủy Đắk Lắk đề cập trong Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08 tháng 10
năm 2008 về “Phát triển cà phê bền vững trong thời kì mới” nhƣ sau:
Cà phê là cây trồng chỉ thích nghi đối với những vùng nhất
định, có thể trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Nghệ An nhƣng
đặc biệt phù hợp với các tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh này có chung
đƣờng biên giới với nhiều quốc gia láng giếng, an ninh - quốc
phòng khá phức tạp. Dân cƣ sống ở vùng này chủ yếu là đồng bào
dân tộc thiểu số và dân di cƣ từ mọi miền đất nƣớc.Nhận thức và sự
hiểu biết của các tộc ngƣời rất khác nhau, dân tộc thiểu số thƣờng
trình độ dân trí thấp, trình độ canh tác lạc hậu, mức sống thƣờng
thấp hơn so với ngƣời kinh di cƣ từ nơi khác đến. Do vậy, họ dễ bị
kẻ xấu kích động gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Phát triển cà phê bền vững, nhất là ở các tỉnh thuộc vùng biên giới
thì bên cạnh các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng cũng cần phải
quan tâm đặc biệt đến việc ổn định trật tự an ninh - quốc phòng
biên giới phía Tây nƣớc ta. [22]
1.1.3 Phát triển bền vững cây công nghiệp
1.1.3.1 Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm “phát triển bền vững” (PTBV) xuất hiện đầu tiên vào năm
1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo
tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN, Chƣơng trình
Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới
(WWF)). Theo đó, “phát triển bền vững” ban đầu đƣợc định nghĩa khá đơn
13
giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh
tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến
môi trường sinh thái học” [6].
Tƣ duy về phát triển bền vững bắt đầu đƣợc quan tâm khi quá trình sản
xuất ngày càng phát triển, những bất ổn trong xã hội và thảm họa thiên nhiên
ngày càng gia tăng đã dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức quốc tế về các vấn
đề môi trƣờng nhằm kêu gọi sự hành động của các quốc gia trong việc giảm
thiểu những tác động tiêu cực tới môi trƣờng. Vì vậy, Hội nghị thƣợng đỉnh
về Môi trƣờng và Phát triển năm 1992 của Liên Hợp Quốc (UNCED) đƣợc tổ
chức ở Rio de Janeiro, Brazil đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát
động một chƣơng trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên “Chƣơng
trình Nghị sự 21” (Agenda 21). Trong Chƣơng trình này, khái niệm “phát
triển bền vững” đƣợc xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu
của thế hệ tương lai”. Kế thừa nội dung này, tại Hội nghị Johannesburg năm
2002, khái niệm này đã đƣợc bổ sung một cách đầy đủ hơn: “Phát triển bền
vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba
mặt của sự phát triển, đó là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường” [6]. Nhƣ vậy, ba trụ cột của phát triển bền vững đƣợc xác định:
thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế hay phát triển kinh tế, tức phát triển nhanh
và an toàn, chất lƣợng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội
và phát triển con ngƣời, nâng cao trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi
thọ, mức hƣởng thụ về văn hóa và văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái
môi trƣờng là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trƣờng và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống.
Ở Việt Nam, chủ đề PTBV cũng nhận đƣợc nhiều sự chú ý của giới
nghiên cứu và các nhà hoạch định đƣờng lối, chính sách. Năm 1992, đoàn đại
14
biểu Chính phủ Việt Nam đã tham dự Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất về môi
trƣờng ở Brazil và ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trƣờng và phát
triển. Để thực hiện các cam kết của mình, thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 về“Định hướng
chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là Chƣơng trình nghị sự
21 của Việt Nam), nêu bật những vấn đề đang đặt ra trong ba lĩnh vực kinh tế,
xã hội và môi trƣờng, những thách thức mà nƣớc ta đang phải đối phó và xây
dựng Chiến lƣợc khung, bao gồm các cơ sở pháp lý để các Bộ, địa phƣơng, tổ
chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm đảm bảo
phát triển bền vững đất nƣớc trong thế kỉ XXI. Đặc biệt, trong Văn kiện của
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, PTBV càng đƣợc chú
trọng hơn, nhấn mạnh nhiều lần trên nhiều góc độ tiếp cận và đã trở thành cơ
sở để định hƣớng phát triển: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi
trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". [1]
Nếu xét về khía cạnh mục tiêu của PTBV đƣợc đề cập trong Văn kiện thì
mục tiêu tổng quát là đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần
và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự
hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên, mục tiêu cụ thể là phải đảm bảo kết hợp
chặt chẽ, hợp lý và hài hòa đƣợc ba mặt là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Cụ
thể, mục tiêu PTBV về kinh tế là đạt đƣợc sự tăng trƣởng ổn định với cơ cấu
kinh tế hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh
đƣợc sự suy thoái hoặc đình trệ trong tƣơng lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần
lớn cho các thế hệ mai sau; mục tiêu PTBV về xã hội là đạt đƣợc kết quả cao
15
trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, chế độ dinh dƣỡng và chất
lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, giảm tình trạng
đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm
các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa
các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy đƣợc
tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc; mục tiêu PTBV về môi trƣờng là
khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng
ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ
tốt môi trƣờng sống, bảo vệ các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải
thiện chất lƣợng môi trƣờng. Nhƣ vậy, nhìn chung “phát triển bền vững” theo
quan điểm và đƣờng lối của Đảng cũng thống nhất với mục tiêu của “phát
triển bền vững” do các tổ chức thế giới đề cập, đó là sự cân bằng và hài hòa
giữa 3 yếu tố: kinh tế, môi trƣờng và xã hội.
Đối với định nghĩa về PTBV đƣợc đề cập đến trong văn bản chính thức
thì trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005, đã đƣa ra định nghĩa
thể hiện đầy đủ mục tiêu và quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về PTBV
phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam, theo đó “Phát triển bền vững
là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ
môi trường” [14]. Đây cũng là khái niệm tác giả có cùng quan điểm và sử
dụng trong luận văn này.
1.1.3.2 Khái niệm về phát triển bền vững cây công nghiệp
Dựa trên khái niệm “phát triển bền vững”, có thể hiểu “phát triển bền
vững cây công nghiệp” là việc khai thác và sử dụng nguồn lực hiện tại (tài
nguyên, nhân lực, vật lực…) để phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ
16
nhu cầu quốc gia hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng các
nguồn lực đó của thế hệ tƣơng lai, đảm bảo sự phát triển của cây công nghiệp
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia và bảo vệ môi
trƣờng.
Nhƣ vậy, việc phát triển bền vững cây công nghiệpphải đảm bảo đƣợc
kiến tạo một hệ thống bền vững về ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Trong đó, về kinh tế, phát triển nền sản xuất sản phẩm cây công nghiệp bền
vững phải đảm bảo góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng
và ngƣời nông dân. Điều này đòi hỏi các hoạt động sản xuất phải đạt hiệu quả
cao, ổn định, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nguồn nguyên liệu đầu
vào cho công nghiệp chế biến mà còn xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế. Về xã
hội, một lĩnh vực cây công nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo cho
ngƣời dân địa phƣơng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có đầy đủ công ăn
việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc
nâng cao. Về khía cạnh môi trƣờng là không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên
nhiên, sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách hợp lý, bền vững; bảo vệ môi
trƣờng sinh thái và giữ nguồn nƣớc ngầm trong sạch và không gây ô nhiễm
môi trƣờng. Kết hợp ba yếu tố này sẽ giúp giảm thiểu các ảnh hƣởng tiêu cực
về kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh
tế, xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cây công nghiệp ổn định,
chấtlƣợng cao cho thế hệ hôm nay và mai sau. Mối quan hệ của phát triển bền
vững cây công nghiệp đối với ba yếu tố nêu trên có thể đƣợc khái quát hóa
qua mô hình bên dƣới:
17
Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nên sự phát triển
bền vững cây công nghiệp
Nguồn: Mô hình của tác giả
1.1.3.3 Tại sao phải phát triển bền vững cây công nghiệp
Thế giới bƣớc sang thế kỷ XXI với sự phát triển vƣợt bậc của các nền
kinh tế. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày
càng sâu rộng, vai trò của các tập đoàn đa quốc gia ngày càng lớn và liên tục
phát triển về quy mô. Điều này đã tạo nên một thị trƣờng quốc tế rộng khắp
với chủng lƣợng hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú, góp
phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, kinh tế
tăng trƣởng quá nhanh cùng với sự gia tăng các khu đô thị và khu công
nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên và suy giảm đa dạng sinh học ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc
biệt, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang trở thành một vấn đề cấp
thiết, đe dọa đến sự PTBV của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa giữ đƣợc sự
tăng trƣởng kinh tế cao, vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng, vừa ứng phó có hiệu
quả với tác động của BĐKH để đảm bảo phát triển bền vững nhƣ Văn kiện
18
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra. Là một lĩnh vực
đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội quốc gia, đồng thời
giúp bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên (nhƣ đã đề cập ở
mục 1.1.2), nhóm cây công nghiệp lâu năm đã và đang đƣợc Nhà nƣớc chú
trọng đầu tƣ và định hƣớng là một trong số những sản phẩm chủ chốt trong
lĩnh vực xuất khẩu. Không ít loại cây nhƣ cà phê, hồ tiêu, điều đã góp mình
vào việc xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân, đảm bảo an ninh - quốc
phòng, đồng thời phát triển cây công nghiệp theo hƣớng bền vững còn góp
phần bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, nƣớc,
khí hậu….Vì vậy, phát triển bền vững cây công nghiệp là xu hƣớng tất yếu
không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các quốc gia có nền kinh tế cây
công nghiệp phát triển.
1.2 Quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về cây công nghiệp
Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau thì thuật ngữ “quản lý” đƣợc hiểu
theo những cách khác nhau và mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về “quản
lý” dƣới góc độ riêng. Nếu tiếp cận theo góc độ khoa học nghiên cứu về quản
lý thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu dự kiến” [10, tr 9].
Quản lý nhà nƣớc (QLNN) là khái niệm có tính lịch sử - xã hội. Tùy vào
điều kiện kinh tế - lịch sử xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau thì định nghĩa và
mức độ quản lý nhà nƣớc đối với xã hội là khác nhau. Xét về quan niệm
QLNN của Việt Nam thì “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong
công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc” [16, tr 407].
19
Nhƣ vậy, QLNN là dạng quản lý đặc biệt, mang tính quyền lực nhà
nƣớc, đƣợc sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây cũng là một hoạt
động của nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng của mình và là một trong
những chức năng quan trọng nhất để thực hiện chức năng giai cấp. Quản lý
nhà nƣớc có thể đƣợc hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nƣớc từ
hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp.
Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nƣớc đƣợc đề cập trong Luận văn là khái niệm QLNN theo
nghĩa hẹp tức là hoạt động hành pháp, “thực thi Hiến pháp và pháp luật,
hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân
sách, quản lý và phát huy tất cả các nguồn lực của quốc gia” [12].
Hoạt động QLNN theo nghĩa hẹp sẽ đƣợc thực hiện chủ yếu và trƣớc hết
bởi tất cả các cơ quan hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng.Các
tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng nhân dân và nhân dân có thể
trực tiếp thực hiện nếu đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền và trao quyền thực hiện chức
năng của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Dựa theo tiêu chí lãnh thổ
hành chính, có thể phân thành: Quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng và quản lý nhà
nƣớc ở địa phƣơng. Trong Luận văn, tác giả sẽ chỉ nhấn mạnh đến hoạt động
QLNN ở địa phƣơng, bao gồm hoạt động triển khai thực hiện các quy định do
cơ quan quản lý cấp trung ƣơng ban hành, ban hành các văn bản quy định về
cơ chế chính sách liên quan, tổ chức triển khai và hoạt động thanh tra, kiểm
tra giám sát đối với các hoạt động cần quản lý theo thẩm quyền sao cho phù
hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Với vai trò là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, QLNN về cây công
nghiệp là một bộ phận của QLNN về kinh tế. Vì vậy, tác giả sẽ tiếp cận khái
niệm “QLNN về cây công nghiệp” từ góc độ QLNN về kinh tế. Theo giáo
20
trình “Quản lý nhà nƣớc về kinh tế” của Học viện Hành chính Quốc Gia,
Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là: “Sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và
thông qua một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế lên
nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra trên
cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước
trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế”[26, tr 30].
Từ những lát cắt khác nhau về “phát triển bền vững” và “quản lý nhà
nƣớc” có thể đƣa ra định nghĩa về “quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững
cây công nghiệp” (theo nghĩa hẹp) là sự tác động có tổ chức và bằng quyền
lực nhà nƣớc của cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng đối với sự phát triển
của cây công nghiệp trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nƣớc, tận dụng các cơ hội
có thể đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội,
sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng.
1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về cây công nghiệp phát triển
theo hướng bền vững
Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững cây công
nghiệp vì những lí do sau:
Thứ nhất, vai trò của cây công nghiệp đối với phát triển KT-XH
Trong lĩnh vực nông nghiệp, các cây công nghiệp lâu năm nhƣ cao su, cà
phê, tiêu, điều ngày càng có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng và môi trƣờng (nhƣ đã trình bày ở mục1.1.2) và tiềm năng xuất
khẩu còn rất lớn, trong đó, cà phê là ngành có triển vọng phát triển hơn cả vì
sản lƣợng xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trƣởng trong nhiều năm qua
và chất lƣợng cà phê của Việt Nam luôn đƣợc đánh giá cao. Cụ thể, Việt Nam
là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê robusta,
đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân với diện tích trên
21
641.700 ha, sản lƣợng mỗi năm đạt từ 1,3 triệu tấn cà phê nhân trở lên (giai
đoạn 2012-2015). Cây cao su đƣợc đánh giá là loại cây đem lại hiệu quả kinh
tế khá tốt bởi giá trị sử dụng toàn diện (từ mủ đến gỗ đều có giá trị kinh tế).
Gần đây, xu hƣớng sử dụng cao su thiên nhiên tăng cao, giá cao su vì thế
cũng tăng làm cho sản xuất và xuất khẩu cao su đã đem lại lợi nhuận lớn và
trở thành một trong ba sản phẩm nông sản có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1
tỷ USD (bao gồm gạo, cà phê và cao su). Các sản phẩm khác nhƣ tiêu, điều,
ca cao có giá trị xuất khẩu ngày càng tăng (Bảng 1.1), góp phần không nhỏ tới
việc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trƣờng. Với tầm quan trọng và có ảnh
hƣởng sâu rộng tới kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trƣờng, quản
lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự ổn
định và phát triển của quốc gia.
Thứ hai, tính tất yếu của sự điều tiết kinh tế của Nhà nước trong nền
kinh tế thị trường và vai trò của nền kinh tế nhà nước về phát triển bền vững
cây công nghiệp.
Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền
kinh tế thị trƣờng có điều tiết của Nhà nƣớc, “đó là nền kinh tế thị trường hiện
đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ
Nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [12]. Sự QLNN đối với nền kinh tế thị
trƣờng là khách quan và cần thiết bởi: thứ nhất, kinh tế thị trƣờng có nhiều ƣu
điểm vƣợt bậc, tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt trái và khuyết tật và vai trò của
Nhà nƣớc là khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trƣờng nhằm đạt
mục tiêu đã đề ra. Thứ hai, Nhà nƣớc đóng vai trò giải quyết những mâu
thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thƣờng xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc
dân nhằm đảm bảo sự ổn định của xã hội thông qua quyền lực, chính sách và
sức mạnh kinh tế của mình. Thứ ba, do tính chất phức tạp của nền kinh tế
22
quốc dân - sự vận hành của nền kinh tế trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn với
nhiều thành phần và mục đích kinh tế khác nhau. Chỉ có Nhà nƣớc mới đủ
điều kiện để can thiệp nhằm hỗ trợ các thành phần kinh tế khác và đảm bảo sự
thống nhất về cách thức hoạt động và mục tiêu chung nhằm đạt đƣợc mục tiêu
đề ra. Với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội là kết hợp phát triển kinh tế
thị trƣờng với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động sản xuất và
tiêu thụ các sản phẩm của cây công nghiệp cũng không nằm ngoài xu hƣớng
chịu tác động của nền kinh tế thị trƣờng. Vì vậy, QLNN về cây công nghiệp
sẽ đảm bảo đồng bộ với các hệ thống kinh tế khác của quốc gia.
Thứ ba, yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước về phát triển bền
vững
Phát triển bền vững hiện nay không chỉ là yêu cầu trong quá trình hội
nhập, mà quan trọng hơn là xuất phát từ yêu cầu phát triển nội tại của quốc
gia. Nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều yếu kém, bất
cập nhƣ: sức cạnh tranh yếu; chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế còn thấp; tăng
trƣởng kinh tế chƣa bền vững, phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tƣ và khai thác tài
nguyên thô; sự gắn kết giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã
hội chƣa thật chặt chẽ và bền vững; tình hình an ninh lƣơng thực, an sinh xã
hội, dịch bệnh diễn biến phức tạp; quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên còn lãng phí, chƣa hiệu quả và bền vững; một số loại tài nguyên bị
khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trƣờng gia tăng;
nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hƣởng tiêu
cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân. Trong hoạt
động canh tác, trồng trọt và sản xuất cây công nghiệp, không phải lúc nào các
bên tham gia cũng chú trọng đến yếu tố môi trƣờng, yếu tố xã hội mà đều
hƣớng tới lợi ích kinh tế riêng của mình. Vì vậy, sự can thiệp của Nhà nƣớc là
cần thiết để đảm bảo hài hòa đƣợc mục tiêu môi trƣờng và xã hội.
23
1.2.3 Yêu cầu của quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công
nghiệp
Nhƣ đã đề cập ở trên, QLNN về cây công nghiệp là rất quan trọng đối
với sự ổn định và phát triển kinh tế, nhất là đối với một quốc gia có nhiều
điều kiện để phát triển cây công nghiệp. Với các công cụ quản lý bao gồm: kế
hoạch hóa, tài chính, pháp luật…Nhà nƣớc sẽ thực hiện các nhiệm vụ và chức
năng của mình để đạt đƣợc mục tiêu quản lý là đảm bảo bền vững về cả ba
khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Muốn đạt đƣợc mục tiêu này, đòi
hỏi công tác QLNN phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu sau:
Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của đối tƣợng quản lý, với định
hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của quốc gia. Là một lĩnh
vực trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng, công tác QLNN phải đƣợc thực hiện
và triển khai phù hợp với định hƣớng phát triển của địa phƣơng nhằm đảm
bảo sự phát triển đồng bộ với các ngành và lĩnh vực khác, đồng thời, công tác
QLNN không bị mâu thuẫn, chồng chéo.
Phải có đƣợc sự ổn định tƣơng đối để hoạt động QLNN không bị gián
đoạn trong bất kì tình huống nào, đồng thời có tính linh hoạt nhất định nhằm
đảm bảo cho lĩnh vực CCN có đƣợc sự thích ứng tối thiểu đối với những sự
thay đổi của quốc gia và quốc tế. Với xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển
của CCN không chỉ chịu tác động của sự thay đổi trong nội tại khu vực, quốc
gia mà còn của thị trƣờng quốc tế. Điển hình nhƣ sự khủng hoảng kinh tế thế
giới năm 2008 có nguồn gốc từ Mỹ đã không chỉ ảnh hƣởng sâu sắc kim
ngạch xuất khẩu cà phê, cao su mà còn tác động công tác quản lý quy hoạch
của cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng. Vì vậy, hoạt động QLNN phải có sự linh
hoạt tƣơng đối để đảm bảo sự phát triển bền vững của CCN.
Hƣớng tới mục tiêu quản lý là thúc đẩy sự phát triển của cây công
nghiệp theo hƣớng hiện đại hiệu quả và bền vững. Cụ thể, đó là đƣa nhanh
24
tiến bộ KH - KT vào các quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm của các cây
công nghiệp nhằm mục tiêu đạt mức độ trung bình tiên tiến của khu vực về
mức độ áp dụng KH - KT, năng suất và chất lƣợng trên một đơn vị diện tích;
đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chất lƣợng cao, chế biến sâu, giúp các sản phẩm
của CCN trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, phát triển phù hợp với nhu
cầu thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế; đảm bảo nâng cao mức sống
cho ngƣời dân, phát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa nguồn
lực địa phƣơng và chú trọng bảo vệ môi trƣờng.
Đảm bảo tính hệ thống và nhất quán trong quá trình hoạt động quản lý
nhà nƣớc ở địa phƣơng. Tính hệ thống và nhất quán ở đây không chỉ về mặt
chính sách ban hành mà còn cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức của bộ máy
cũng cần phải đƣợc thống nhất.
1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về phát triển cây công nghiệp theo
hướng bền vững
Vai trò quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh về cây công nghiệp
theo hƣớng bền vững đƣợc thể hiện với các nội dung cơ bản sau:
Xây dựng chiến lƣợc, định hƣớng và kế hoạch phát triển cây công
nghiệp theo hƣớng bền vững. Dựa trên định hƣớng phát triển về kinh tế, xã
hội của địa phƣơng, cơ quan QLNN xây dựng các định hƣớng phát triển CCN
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phƣơng nhằm tận dụng tối
đa các nguồn lực của khu vực để đạt đƣợc mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi
trƣờng.
Tạo lập môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho cây công nghiệp phát
triển. Thứ nhất, Nhà nƣớc thông qua các công cụ và phƣơng pháp quản lý phù
hợp, tạo lập môi trƣờng chính trị xã hội ổn định, xây dựng và thực thi các
chính sách liên quan theo hƣớng đổi mới và nhất quán, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, một sân chơi chung, cạnh tranh
25
lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Thứ hai, Nhà nƣớc điều tiết sự hoạt
động của thị trƣờng, khuyến khích đầu tƣ, “kích cầu”, xây dựng nông thôn
mới nhằm đảm bảo cơ sở vật chất hạ tầng, đầu tƣ phát triển nguồn lực trong
lĩnh vực cây công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Nền kinh tế nƣớc ta vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý vĩ mô
của nhà nƣớc. Mặc dù nền kinh tế thị trƣờng có khả năng tự điều tiết các hành
vi kinh tế, các hoạt động kinh tế theo các quy luật khách quan của nó, tuy
nhiên, các hành vi kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất, trồng trọt, kinh
doanh các sản phẩm CCN nói riêng lại chịu tác động của nhiều nhân tố và các
nhân tố này lại không ổn định. Vì vậy, Nhà nƣớc với công cụ của mình, vận
dụng các quy luật kinh tế khách quan, thực hiện các cơ chế, chính sách phù
hợp (tiền tệ, thu hút đầu tƣ, ƣu đãi tín dụng, ứng dụng công nghệ,…) nhằm
đạt mục tiêu ổn định, kích thích thị trƣờng phát triển theo định hƣớng đề ra,
xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ việc phát triển CCN theo hƣớng hiện đại.
Ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ. Trên cơ sở chiến lƣợc, quy
hoạch phát triển của Trung ƣơng và địa phƣơng, chính quyền cấp tỉnh ban
hành và triển khai các chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của cây
công nghiệp theo đúng định hƣớng đề ra nhƣ: chính sách tín dụng, chính sách
đất đai, chính sách khoa học công nghệ, công tác khuyến nông, xúc tiến
thƣơng mại, thu hút đầu tƣ…
Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý, đội ngũ cán bộ công chức quản lý
về lĩnh vực cây công nghiệp hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phối hợp giữa các
cấp, ngành liên quan. Lĩnh vực CCN là một lĩnh vực rộng và quan trọng, liên
quan đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác (xuất khẩu, chế biến, …). Vì
vậy, cơ quan QLNN cần xây dựng hệ thống cơ quan tổ chức từ trung ƣơng tới
địa phƣơng một cách khoa học, gọn nhẹ, ít tầng nấc, đồng thời xây dựng cơ
chế phối hợp giữa các cấp, ngành khác để hoạt đông quản lý diễn ra nhịp
26
nhàng, hiệu quả. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc bên trong có
vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý của cơ quan
quản lý nhà nƣớc. Vì vậy, cơ quan QLNN cần xây dựng các kế hoạch liên
quan đến tuyển dụng, bồi dƣỡng và đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao,
đáp ứng yêu cầu phát triển CCN theo hƣớng bền vững và hiện đại.
Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra. Việc thanh tra, kiểm tra,
giám sát các hoạt động liên quan đến sản xuất, trồng trọt và kinh doanh CCN
là theo dõi, xem xét sự hoạt động của các chủ thể đƣợc thực thi đúng pháp
luật, chính sách đề ra, đồng thời đảm bảo sự phát triển diễn ra theo đúng định
hƣớng đã đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên phê duyệt.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về cây công
nghiệp theo hướng bền vững
Để đánh giá tính bền vững của cây công nghiệp, cần thiết phải xem xét
trên ba khía cạnh môi trƣờng, xã hội và kinh tế. Vì vậy, công tác quản lý nhà
nƣớc đối với cây công nghiệp theo hƣớng bền vững cũng chịu sự tác động của
điều kiện tự nhiên, yếu tố kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
nhà nƣớc về cây công nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của KHCN
cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc
trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
1.2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Là một bộ phận của tự nhiên, sự phát triển của cây công nghiệp chịu
nhiều ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên nhƣ: địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng,
thủy văn… Đối với những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, mƣa thuận
gió hòa, địa hình bằng phẳng sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và cơ
quan quản lý nhà nƣớc dễ dàng tác động vào sự phát triển của cây trồng vì
điều kiện tự nhiên ít có sự biến đổi thất thƣờng. Với những khu vực không có
đƣợc sự thuận lợi của tự nhiên, công tác quản lý sẽ mang tính đặc trƣng của
27
khu vực do cần phải tập trung khắc phục những khó khăn do đặc điểm tự
nhiên gây ra (thiên tai, địa hình chia cắt,...). Mặc dù với sự phát triển của KH
- KT, sự tác động của các yếu tố này có xu hƣớng giảm dần nhƣng với trình
độ phát triển KH - KT nhƣ Việt Nam hiện nay và khả năng áp dụng KH - KT
của tỉnh Đắk Lắk thì quá trình canh tác, trồng trọt vẫn còn phụ thuộc và gắn
liền chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý,
quy hoạch và hỗ trợ, nhà quản lý phải có những chính sách linh hoạt, phù hợp
với từng điều kiện cụ thể nhằm khắc phục và tận dụng tối đa các yếu tố tự
nhiên của khu vực đó. Ví dụ, Tây Nguyên có khí hậu đặc thù 2 mùa với mùa
khô kéo dài và hanh khô, việc điều tiết nguồn nƣớc đảm bảo cho việc tƣới tiêu
gặp nhiều khó khăn hơn, đòi hỏi công tác quản lý hệ thống thủy lợi phải đáp
ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Một ví dụ điển hình khác đó là chất lƣợng
đất ở khu vực Tây Nguyên phù hợp với sự phát triển của các loại cây công
nghiệp nhƣ cà phê, cao su, ca cao,… trong khi ở khu vực Tây Bắc thích hợp
trồng các loại cây lấy dầu, vì vậy, các chính sách quy hoạch phát triển, chính
sách thủy lợi, chính sách khuyến nông,…ở khu vực Tây Nguyên là khác so
với khu vực Tây Bắc.
1.2.5.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Nhân tố kinh tế, xã hội bao gồm các yếu tố nhƣ chế độ xã hội, cơ cấu và
sự phát triển kinh tế, đặc điểm dân cƣ, trình độ lao động,... Hoạt động quản lý
nhà nƣớc nói chung và về cây công nghiệp nói riêng chịu ảnh hƣởng sâu sắc
bởi yếu tố kinh tế, xã hội. Thứ nhất, phƣơng hƣớng quy hoạch và định hƣớng
phát triển của cơ quan nhà nƣớc đối với cây công nghiệp đƣợc quyết định bởi
định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng theo từng thời kì và các
định hƣớng này đƣợc xây dựng dựa trên thực trạng và tiềm năng phát triển
kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Dựa trên định hƣớng này, các cơ quan QLNN
về CCN sẽ cụ thể hóa các nhiệm vụ của mình để đạt đƣợc mục tiêu đã đƣợc
28
phê duyệt bởi cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Thứ hai, điều kiện tự nhiên cho
phép xác định loại cây trồng thích hợp, còn canh tác và hoạt động sản xuất
nhƣ thế nào lại đƣợc quyết định bởi các kĩ năng của con ngƣời và các điều
kiện kinh tế, xã hội, kĩ thuật hiện có. Do đó, khi xây dựng, ban hành chính
sách, các nhà quản lý cần nhìn vào điều kiện kinh tế - xã hội của một địa
phƣơng có thể đánh giá đƣợc tiềm năng phát triển của địa phƣơng đó, khả
năng áp dụng khoa học sản xuất,... để có những điều chỉnh phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phƣơng (ví dụ công tác khuyến nông phù hợp với từng
vùng miền, địa bàn và nhóm đối tƣợng nông dân, cộng đồng dân tộc khác
nhau). Thứ ba, đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán và
trình độ lao động cũng có ảnh hƣởng rất lớn tới công tác quản lý nhà nƣớc,
đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.
Vì vậy, các chế độ, chính sách cũng phải có sự điều chỉnh linh hoạt chứ
không thể áp dụng một cách rập khuôn máy móc. Đơn cử Tây Nguyên là khu
vực có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống với nét đặc trƣng trong truyền thống
canh tác nông nghiệp là du canh. Đây là hệ canh tác hoàn toàn dựa vào các
quá trình tự nhiên, không có sự bổ sung chất dinh dƣỡng (bón phân, cải tạo
đất); khu vực canh tác (nƣơng rẫy) là một mảnh rừng đƣợc phát dọn, thƣờng
là bằng lửa để trồng cây một vài vụ, rồi bỏ hóa để chuyển sang phát một mảnh
rừng khác; điều này đã ảnh hƣởng rất lớn tới công tác quản lý của nhà nƣớc
trong vấn đề quy hoạch vùng chuyên canh để bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ
rừng.
Nhƣ vậy, điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý nhà nƣớc đối với sự phát
triển của cây công nghiệp có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ. Điều kiện kinh
tế, xã hội tác động trực tiếp tới công tác QLNN và là yếu tố cần xem xét trƣớc
tiên khi tiến hành công tác QLNN nói chung ở bất kì địa phƣơng nào. Điều
này đòi hỏi cơ quan quản lý cần phải có những phƣơng pháp, cách thức và
29
chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực.
1.2.5.3 Khoa học - Kĩ thuật
Cùng với sự phát triển vƣợt trội của công nghệ và xu thế hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng, khoa học - kĩ thuật (KH - KT) không chỉ tác động đến
hoạt động quản lý nhà nƣớc nói riêng mà còn tác động đến mọi mặt của đời
sống xã hội. Thực tế cho thấy các nƣớc có nền nông nghiệp phát triển trên thế
giới đều có đƣợc lợi ích vƣợt bậc trong việc áp dụng KH - KT vào hoạt động
trồng trọt nhƣ mô hình tƣới nhỏ giọt, các giống cây trồng mới cho năng suất
cao, chịu hạn tốt,... giúp cho hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng tăng lên
nhanh chóng. Vì vậy, để có tận dụng đƣợc lợi thế của KH - KT, cơ quan quản
lý cần có những chính sách kịp thời nhằm đuổi kịp các tiến bộ công nghệ trên
thế giới, khuyến khích áp dụng vào thực tiễn và đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học... để công nghệ trở thành công cụ đắc lực trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và cây công nghiệp nói riêng. Ví dụ, để đẩy mạnh ứng dụng KH - KT
trong nông nghiệp của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk
đã xây dựng “Đề án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đến năm
2020” nhằm mục tiêu phát triển một hệ thống nông nghiệp hiện đại, bền vững
và ít chịu tác động của BĐKH. Bên cạnh đó, sự phát triển liên tục của KH -
KT còn đặt ra yêu cầu bản thân nhà nƣớc cũng cần liên tục cập nhật, nâng cao
trình độ nhân lực và cơ cấu tổ chức của mình để có thể điều chỉnh hoạt động
quản lý nhà nƣớc một cách khoa học, phù hợp với tiến bộ trên thế giới và bắt
kịp với xu thế toàn cầu hóa.
1.2.5.4 Chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
về cây công nghiệp
Nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp tới chất lƣợng hoạt động
QLNN về cây công nghiệp bởi nó là nguồn lực để đảm bảo tính hiệu lực và
hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc.
30
Đội ngũ nhân sự có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực và
hiệu quả của hoạt động công vụ. Chỉ có thông qua những hoạt động cụ thể
của đội ngũ cán bộ công chức mà hệ thống pháp luật đƣợc đƣa vào quản lý xã
hội. Phần lớn các thất bại của những công việc là do những ngƣời tham gia
vào công việc đã và đang hoặc không có đủ năng lực hoặc không có động cơ
làm việc tốt [9, tr 51].
Nhƣ vậy, cán bộ, công chức là những ngƣời trực tiếp thực thi các hoạt
động QLNN, cụ thể hóa các định hƣớng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
vào trong thực tế. Nếu đội ngũ nhân lực trong cơ quan nhà nƣớc có trình độ
chuyên môn vững vàng, trong sạch, nghiêm túc thực hiện các quy định và
chính sách của nhà nƣớc sẽ giúp cho công tác QLNN nói chung và đối với
cây công nghiệp nói riêng đạt đƣợc hiệu quả cao.
Ngoài ra, tất cả các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà
nƣớc đều đƣợc thực hiện thông qua một bô máy hành chính từ cấp trung ƣơng
đến địa phƣơng.Việc thiết kế một cơ cấu tổ chức tốt, tinh gọn, không chồng
chéo, ít tầng nấc sẽ giúp cho các hoạt động của cơ quan QLNN diễn ra một
cách có hệ thống, tránh tình trạng trùng chéo chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ
nhân lực phát huy đƣợc năng lực của mình, từ đó giúp cho cơ quan nhà nƣớc
thực hiện hiệu quả các chức năng của mình.
Ở cấp địa phƣơng, cơ quan chính thực hiện quản lý nhà nƣớc các vấn đề
liên quan đến quy hoạch, trồng trọt và định hƣớng phát triển cây công nghiệp
cho UBND tỉnh là Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT & BVTV), dƣới
sự chỉ đạo của Sở NN & PTNN. Ngoài ra, lĩnh vực cây công nghiệp là lĩnh
vực khá rộng và liên quan đến nhiều Sở, ban ngành khác, do đó, để thực hiện
tốt đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình, Chi cục TT & BVTV, cũng cần phối
hợp với các chi cục và sở khác để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nhƣ vậy, bốn yếu tố bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chất
31
lƣợng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý và khoa học - kĩ thuật đều
có những tác động ở các mức độ khác nhau đến công tác quản lý nhà nƣớc về
cây công nghiệp. Với những đặc trƣng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác quản lý nhà nƣớc về cây
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dƣới sự tác động của các yếu tố này
cũng mang những đặc trƣng khác biệt so với những vùng miền khác và sẽ
đƣợc đề cập chi tiết hơn trong Chƣơng 2 của Luận văn.
1.3 Một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về phát triển nông
nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới
1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn
1.3.1.1 Kinh nghiệm của Israel
Israel là quốc gia có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, gần nhƣ
không đƣợc thiên nhiên ƣu đãi để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, Israel lại
đƣợc biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu các
sản phẩm nông nghiệp sạch và áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp. Để có sự phát triển vƣợt bậc này Chính phủ Isarel đã có những đóng
góp không nhỏ trong việc thực hiện triển khai chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao. Cụ thể:
Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- cơ quan cao nhất chỉ đạo mọi hoạt động của ngành nông nghiệp.
Đây là đơn vị chỉ đạo, kiểm tra, khuyến khích các hoạt động nông nghiệp
nói chung và công nghệ nông nghiệp nói riêng. Chính phủ Israel đã xây dựng
các chức năng rất cụ thể cho cơ quan này nhằm phát huy đƣợc hiệu quả và
hiệu lực hoạt động của Bộ. Nhiệm vụ chính của Bộ NN & PTNT là đảm
nhiệm mọi hoạt động liên quan đến nông nghiệp, bao gồm: Hƣớng dẫn và đào
tạo nghề (cung cấp những kiến thức cập nhật về nông nghiệp cho nông dân,
cung cấp những khóa đào tạo chuyên nghiệp, tập trung xây dựng những nền
32
tảng kiến thức cơ bản cho nông dân về công nghệ mới, khảo sát kiến thức
nông nghiệp đã ứng dụng); Các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ chất
lƣợng và độ màu mỡ của đất, chống ngập lụt, chống hạn hán; Kiểm soát và
bảo vệ thực vật; Khuyến khích vốn đầu tƣ cho nông nghiệp; Cung cấp các
thông tin nghiên cứu chiến lƣợc về kinh tế, cung cấp cho nông dân những
thông tin hữu ích và cập nhật về thị trƣờng nông sản toàn cầu và cả các thông
tin về các đối thủ cạnh tranh của Israel. Giúp việc cho Bộ này có những cơ
quan chuyên trách về từng lĩnh vực nhƣ: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp mở
rộng, Phòng Nghiên cứu nông nghiệp, Phòng Bảo vệ tài nguyên đất, Trung
tâm Thông tin Chiến lƣợc, Hội đồng Đầu tƣ...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
Xác định công nghệ là chìa khóa để giải quyết vấn đề nông nghiệp trong
điều kiện khắc nghiệt, Bộ NN & PTNT Isarel đã chủ trƣơng phát triển các cơ
quan nghiên cứu chuyên sâu, các cơ quan nghiên cứu và phát triển để phục vụ
nông nghiệp. Hiện nay, Israel có khoảng 10 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp
lớn đều thuộc Bộ NN & PTNT. Trong các đơn vị này, tổ chức Nghiên cứu
nông nghiệp (ARO - Agricultural Research Organization) là cơ quan chịu
trách nhiệm tới 75% các nghiên cứu nông nghiệp toàn quốc và là đơn vị hậu
thuẫn cho phần lớn các ứng dụng về nông nghiệp thành công của Israel trên
trƣờng quốc tế. Để triển khai hoạt động nghiên cứu hiệu quả, ARO còn quản
lý 4 trạm nghiên cứu thực địa, nằm rải rác ở các tỉnh trên toàn quốc. Ngoài ra,
hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng đƣợc thực hiện bởi các cơ quan
nghiên cứu khác nhƣ Hiệp hội Nghiên cứu nông nghiệp thuộc Trung tâm
Volcani, Khoa Nông nghiệp thuộc trƣờng Đại học Hebrew…
Về nguồn lực tài chính cho việc phát triển công nghệ cao, Israel là nƣớc
có mức đầu tƣ cho nghiên cứu nông nghiệp thuộc loại lớn nhất thế giới. Tính
theo con số tuyệt đối thì mức đầu tƣ này gần 100 triệu USD/năm, chiếm
33
khoảng hơn 3% tổng giá trị sản lƣợng nông nghiệp quốc gia. Có nhiều nguồn
đầu tƣ cho công nghệ nhƣng chủ yếu là do chính phủ hỗ trợ (50 triệu
USD/năm, chiếm khoảng 54%); các nguồn khác chiếm khoảng 46% đến từ:
hợp tác quốc gia song phƣơng (12 triệu USD/năm), các tổ chức nông nghiệp
cấp địa phƣơng và quốc gia thông qua nguồn lợi từ thu hoạch cây trồng (6
triệu USD/năm), khu vực tƣ nhân (25 triệu USD/năm). Các nguồn kinh phí sẽ
đƣợc cung cấp trực tiếp cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng
dụng và các nhà đầu tƣ giữ bản quyền sáng chế. Phần lớn các nghiên cứu đều
do những công ty sản xuất sản phẩm đầu vào, nhƣ hệ thống tƣới tiêu, phân
bón, nhà kính… triển khai nghiên cứu. Đối với kết quả nghiên cứu những
giống cây mới hay các công nghệ mới phục vụ nông nghiệp nhƣ hệ thống nhà
kính, hệ thống tƣới nhỏ giọt… sẽ đƣợc chính phủ giao cho các nhà khoa học
tiến hành thí nghiệm, sau đó sẽ áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nông
dân, trƣớc khi triển khai đại trà hoặc phát triển thành các sản phẩm thƣơng
mại với sự hỗ trợ nguồn vốn của hệ thống tài chính của chính phủ hoặc các
quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy, mặc dù không có đƣợc lợi thế về tự nhiên nhƣng nhờ sự quản
lý chặt chẽ của nhà nƣớc, chính sách đầu tƣ, nghiên cứu và áp dụng công
nghệ cao trong sản xuất, Isarel đã trở thành một trong những cƣờng quốc về
nông nghiệp. Tỉnh Đắk Lắk mặc dù có sự ƣu đãi của thiên nhiên nhƣng nguồn
lực về tài chính và nhân lực chƣa thể đáp ứng đƣợc nếu áp dụng công nghệ
cao trong toàn bộ quy trình sản xuất cây công nghiệp. Vì vậy, việc đẩy mạnh
công nghệ cao trong một số khâu chủ chốt của hoạt động canh tác và tạo cơ
chế thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ sẽ là bài học mà tỉnh Đắk Lắk có thể học
tập từ kinh nghiệm QLNN của Isarel.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của Brazil
Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ
34
thế kỷ 17 và phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay. Sản phẩm cà phê của
Brazil rất có uy tín trên thị trƣờng thế giới nhờ chất lƣợng cao và đồng đều
với các chứng chỉ sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy các điều kiện tự nhiên
của Brazil chƣa hẳn đã tốt hơn Việt Nam, nhƣng Brazil có giống tốt và đồng
bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Thành tựu này đạt
đƣợc là nhờ Brazil có chính sách phát triển phù hợp và vai trò của nhà nƣớc
đƣợc phát huy hiệu quả.
Với định hƣớng đƣa mặt hàng cà phê trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ
lực, chính phủ Brazil đã xây dựng một hệ thống cơ quan hỗ trợ cho ngành
hàng này phát triển một cách mạnh mẽ. Chịu trách nhiệm nghiên cứu và
chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên
cứu khác nhau nhƣ: tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ, các đơn
vị nghiên cứu của các trƣờng đại học, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium)… Bên cạnh các tổ chức
nghiên cứu kỹ thuật, Brazil còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành
hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung
cấp thông tin thị trƣờng cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân khác nhau.
Điều phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phê Quốc
gia, có văn phòng thƣờng trực (Cục Cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệp Brazil.
Thành viên của hội đồng bao gồm 50% là thành viên của chính phủ (gồm Bộ
và các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ) và 50% là đại diện của 4 nhóm tổ chức
trên. Hội đồng bao gồm 4 uỷ ban: Uỷ ban thị trƣờng và tiếp thị, Uỷ ban chính
sách chiến lƣợc, Uỷ ban nghiên cứu kỹ thuật và Uỷ ban phụ trách các tổ chức
quốc tế. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của
ngành hàng, đƣa ra các định hƣớng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành
viên đại diện, xác định các ƣu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho hoạt động
nghiên cứu và chuyển giao cũng nhƣ các chƣơng trình khác nhƣ xúc tiến
35
thƣơng mại trong nƣớc, nâng cao chất lƣợng cà phê và bảo vệ môi trƣờng...
Nhƣ vậy, Đắk Lắk và Brazil có chung đặc điểm là đều có ƣu thế về tự
nhiên, phù hợp với phát triển cây công nghiệp, cụ thể là cây cà phê và Việt
Nam cũng là một trong những nƣớc có sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng là cà phê
Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, Brazil đã tận dụng rất tốt những đặc trƣng về chất
lƣợng sản phẩm để định vị thị trƣờng và xây dựng kế hoạch xúc tiến thƣơng
mại hoàn chỉnh để khẳng định thƣơng hiệu sản phẩm và hỗ trợ ngƣời dân
trong việc tìm kiếm thị trƣờng đầu ra. Do đó, Brazil luôn dẫn đầu thế giới về
sản lƣợng và chất lƣợng cà phê trong thập kỉ vừa qua với thị trƣờng tiêu thụ
rộng khắp, trong khi đó, các cơ quan QLNN tỉnh Đắk Lắk vẫn đang trong quá
trình xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm cà phê và tìm kiếm đầu ra ổn
định cho ngƣời nông dân. Với phạm vi nghiên cứu là công tác QLNN ở cấp
địa phƣơng, hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, tập trung xây dựng và phát triển
sản phẩm mũi nhọn cho địa phƣơng sẽ giúp công tác QLNN về cây công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trở nên hiệu quả.
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là nƣớc có nền nông nghiệp tiên tiến với nhiều mặt hàng nông
sản xuất khẩu nổi tiếng trên thế giới. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền
nông nghiệp, Thái Lan đã có những biện pháp quản lý nhà nƣớc hiệu quả.
Chính sách hỗ trợ, xúc tiến thương mại
Nhà nƣớc đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với hình thức nhƣ: ƣu đãi về
tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp cho ngƣời nông dân, đặc biệt, công tác xúc
tiến thƣơng mại, tìm kiếm nguồn đầu ra đƣợc chính phủ chú trọng. Hàng năm,
chính phủ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng nông sản, đẩy mạnh tiếp thị, tìm
kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo
điều kiện tốt nhất cho tiêu thụ nông sản thông qua việc đẩy mạnh hình thức
hợp đồng “chính phủ với chính phủ” và đồng bộ hóa các chính sách để bảo
36
đảm tính liên thông từ khâu gieo trồng, sản xuất đến bao tiêu xuất khẩu và
giảm rủi ro cho ngƣời nông dân. Để thực hiện tốt công tác hỗ trợ này, chính
phủ Thái Lan sử dụng các chuyên viên cao cấp phụ trách chƣơng trình với
nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị
trƣờng xuất khẩu mới.
Để đối phó với tình hình khô hạn do biến đổi khí hậu, chính phủ Thái
Lan đã có những chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ ngƣời nông dân trong việc
chuyển đổi loại cây trồng. Chìa khóa thành công cho mô hình chuyển đổi này
là nhờ vào chính sách bảo hộ nông nghiệp do chính phủ ban hành. Theo chính
sách này, khi ngƣời dân thực hiện mô hình chuyển đổi theo định hƣớng của
chính phủ sẽ đƣợc cam kết đảm bảo nguồn đầu ra và giá cả của sản phẩm. Vì
vậy, ngƣời dân chỉ cần tập trung vào đảm bảo chất lƣợng sản phẩm sạch, đáp
ứng đầy đủ những tiêu chí do ngành nông nghiệp Thái Lan yêu cầu. Ngƣời
nông dân chỉ cung cấp sản phẩm cho một đầu mối duy nhất là Trung tâm
Nông nghiệp của tỉnh với mức giá đã đƣợc thỏa thuận từ đầu giữa ngƣời dân
và chính phủ nên dù thị trƣờng có biến động cũng không ảnh hƣởng đến thu
nhập của ngƣời dân.
Phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống khuyến nông
Hệ thống khuyến nông của Thái Lan đƣợc đánh giá là hoạt động cực kì
hiệu quả trong việc hỗ trợ ngƣời nông dân từ chuyển giao khoa học - kĩ thuật
đến hoạt động xúc tiến thƣơng mại.
Về cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyến nông cấp địa phƣơng:
- Cấp tỉnh: Văn phòng Khuyến nông tỉnh (tƣơng đƣơng Trung tâm
Khuyến nông tỉnh của Việt Nam) với nhiệm vụ xúc tiến, phát triển, tổ chức
nông dân, doanh nghiệp cộng đồng trên địa bàn tỉnh quản lý, điều phối các
hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi.
- Cấp huyện: Văn phòng Khuyến nông huyện (tƣơng đƣơng Trạm
37
Khuyến nông huyện của Việt Nam) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, xúc tiến
và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở huyện, khuyến khích và phát triển nông dân,
tổ chức nông dân, doanh nghiệp cộng đồng ở mỗi huyện và tiến hành các hoạt
động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khác.
Về nhân lực: Cán bộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc
thực hiện các hoạt động khuyến nông và là ngƣời gần với dân nhất. Hiện tại,
mỗi xã có 1-2 cán bộ khuyến nông, đƣợc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái
Lan bổ nhiệm nhƣ những cán bộ đại diện cho Bộ điều phối và hoạt động ở địa
phƣơng với các nhiệm vụ về tƣ vấn, cung cấp kiến thức, dịch vụ, quản lý kiến
thức và điều phối. Ngoài ra, mỗi xã đều có một hội đồng tƣ vấn khuyến nông,
thành viên là các lãnh đạo chủ chốt của xã, có nhiệm vụ định hƣớng và xây
dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp cho xã. Cán bộ khuyến nông sẽ tƣ vấn
cho hội đồng bởi các cán bộ khuyến nông cũng là các nhà khoa học sẽ chịu
trách nhiệm nghiên cứu và tiến hành áp dụng thí điểm theo hợp đồng với
chính phủ.
Cơ chế hoạt động:Cục Nông nghiệp chủ yếu làm công tác quản lý và
nghiên cứu, không trực tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết quả nghiên cứu
tới ngƣời nông dân mà giao cho Cục Khuyến nông để thực hiện các hoạt động
chuyển giao tới nông dân. Các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu
tập trung 2 chƣơng trình, có nội dung hoạt động riêng: đó là tập huấn, đào tạo
cho cán bộ kỹ thuật và huấn luyện, hƣớng dẫn cho nông dân tại ruộng. Thái
Lan không khuyến khích sử dụng mô hình trình diễn đại trà, đặc biệt là khi
giới thiệu kĩ thuật mới ở những khu vực trình độ dân trí không đồng đều. Mô
hình trình diễn chỉ đƣợc xây dựng trong phạm vi các Viện nghiên cứu, các
Trung tâm phát triển xúc tiến nghề nông và Văn phòng Khuyến nông huyện
để nông dân, những ngƣời quan tâm đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về
phƣơng pháp sản xuất, kỹ năng phƣơng pháp khuyến nông.
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp

More Related Content

What's hot

Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAYĐề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
 
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An LãoLuận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
Luận văn: Quản lý vốn xây dựng nông thôn mới tại huyện An Lão
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk LăkLuận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển sản xuất cà phê tại huyện EaH’Leo, Đăk Lăk
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
Luận án: Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
 
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...
Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp Vi...
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp

Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
 
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAYBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
 
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên SởKhóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOTĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAYĐề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái BìnhLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc tại Đắk Lắk
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ HỒNG NHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ HỒNG NHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyên ĐẮK LẮK, NĂM 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong Luận văn này hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trong Luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Lê Thị Hồng Nhung
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc thực hiện và hoàn thành tại Học viện Hành chính Quốc gia – Phân viện Tây Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Văn Tuyên là ngƣời định hƣớng và hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trƣởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo thuộc Học viện Hành chính Quốc gia – Phân viện Tây Nguyên. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự đóng góp quý báu của các Thầy, Cô. Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình, đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận văn thạc sĩ của mình. BMT, ngày ... tháng ... năm 2017 Tác giả Lê Thị Hồng Nhung
  • 5. iii BẢNG VIẾT TẮT 1BVTV Bảo vệ thực vật 2CCN Cây công nghiệp 3CNC Công nghệ cao 4KH-CN Khoa học - Công Nghệ 5KH-KT Khoa học - Kĩ thuật 6KHKTNLN Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên 7KT-XH Kinh tế - xã hội 8NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9PTBV Phát triển bền vững 10QLNN Quản lý nhà nƣớc 11TT & BVTV Trồng trọt và Bảo vệ thực vật 12UBND Ủy ban nhân dân
  • 6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii BẢNG VIẾT TẮT............................................................................................iii MỤC LỤC........................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................vi TÊN SƠ ĐỒ ....................................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu............................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.............................................................. 6 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6 5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn............................................. 7 7. Kết cấu của luận văn............................................................................. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP.................................................... 8 1.1 Phát triển bền vững cây công nghiệp.................................................... 8 1.2 Quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp................................................ 18 1.3 Một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới ................................................................. 31 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ...............................................................42 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk ............................. 42 2.2.Tình hình phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk....... 49 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................ 61
  • 7. v 2.4. Nhận xét và đánh giá.......................................................................... 83 Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK...........................................................................89 3.1 Quan điểm và mục tiêu của tỉnh về phát triển cây công nghiệp......... 89 3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.................................................................... 93 3.3 Kiến nghị giải pháp thực hiện.......................................................... 113 KẾT LUẬN...................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................118 PHỤ LỤC......................................................................................................121
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của nƣớc ta giai đoạn 2012-2015 11 Bảng 2.1 Lao động và cơ cấu lao động tỉnh Đắk Lắk 45 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2015 47 Bảng 2.3 Lƣợng và giá trị xuất khẩu các nông sản chủ lực của Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2015 51 Bảng 2.4 Kết quả sản xuất các cây công nghiệp chính giai đoạn 2010 - 2015 53 Bảng 2.5 Quy mô diện tích cây trồng lâu năm ở Đắk Lắk năm 2010, 2015 53 Bảng 2.6 Thống kê các Quy hoạch, Đề án của ngành nông nghiệp đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt và đang thực hiện giai đoạn 2005 - 2015 61 Bảng 2.7 Rà soát các chỉ tiêu cây trồng theo các quy hoạch đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt năm 2015 65
  • 9. vii TÊN SƠ ĐỒ STT Tên Sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nên sự phát triển bền vững CCN 17 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2015 50 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009 - 2015 50 Sơ đồ 2.3 Hệ thống cơ quan QLNN ở địa phƣơng về cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk 68 Sơ đồ 2.4 Những khó khăn chính của hộ sản xuất cà phê khi vay vốn 78 Sơ đồ 3.1 Các yếu tố tác động đến công tác lập quy hoạch CCN bền vững 103 Sơ đồ 3.2 Các kênh chuyển giao công nghệ cho nông dân 106
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đắk Lắk nằm ở Trung tâm cao nguyên Trung bộ với toạ độ địa lý: Từ 12o 10’00” đến 13o 24’59” Vĩ độ Bắc và 107o 20’03” đến 108o 59’43” Kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà, phía Tây giáp Vƣơng quốc Campuchia. Diện tích tự nhiên là: 13.125 km2 , dân số gần 1,8 triệu ngƣời gồm 47 dân tộc anh em sinh sống, phân bố trong 15 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện [31]. Với tài nguyên đất đai, thủy văn phong phú đa dạng, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt với hơn 298.365,4 ha đất đỏ Bazan, chiếm 22,73% diện tích tự nhiên toàn tỉnh đây là lợi thế quan trọng để Đắk Lắk trở thành một trong những tỉnh trọng điểm về sản xuất cà phê, cao su...của cả nƣớc (Theo Phạm Thế Trịnh, 2016). Điều này không những góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc, đẩy mạnh chƣơng trình nông thôn mới mà còn đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh và ồ ạt về cả sản lƣợng và diện tích cây công nghiệp không theo quy hoạch trong những năm gần đây đã dẫn tới sự suy thóa trầm trọng của đất trồng và các loại giống cây trồng, diện tích rừng suy giảm nhanh chóng, trữ lƣợng nƣớc ngầm có nguy cơ cạn kiệt, sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp và công nghệ chế biến lạc hậu. Thêm vào đó, sự bất ổn về sinh kế của dân di cƣ, đặc biệt là di cƣ tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk phát nƣơng, làm rẫy một cách tự phát đã và đang gây nên những tác động tiêu cực cả về khía cạnh môi trƣờng và xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển yếu kém và thiếu bền vững của cây công nghiệp nhƣ biến đổi khí hậu, áp lực gia tăng dân số, quy hoạch và khai thác tài nguyên (đất và nƣớc) không hợp lý và yếu tố con ngƣời…, trong đó, việc thiếu quản lý chặt chẽ và định hƣớng lâu dài của nhà
  • 11. 2 nƣớc đƣợc xem là nguyên nhân chủ yếu bởi suy cho cùng con ngƣời là yếu tố trung tâm và là căn nguyên đặt ra yêu cầu bức thiết phải đảm bảo phát triển bền vững cây công nghiệp. Mặc dù, chính quyền địa phƣơng tỉnh Đắk Lắk đã có những bƣớc triển khai, thực hiện các chính sách nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm cây công nghiệp và đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, song vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: sự thiếu bền vững trong công tác định hƣớng và triển khai các chính sách, công tác quản lý quy hoạch các vùng cây chuyên canh còn chƣa hợp lý, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác quản lý nhà nƣớc còn hạn chế....Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện việc quy hoạch và phát triển các sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao và bền vững ở tỉnh Đắk Lắk. 2. Tình hình nghiên cứu Là nƣớc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có nhiều điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp giá trị cao, có rất đề tài trong và ngoài nƣớc đã chọn cây công nghiệp làm đối tƣợng nghiên cứu theo những cách tiếp cận khác nhau. Các công trình quốc tế thƣờng tiếp cận lĩnh vực cây công nghiệp dựa trên giá trị kinh tế và môi trƣờng mà nó mang lại cho xã hội, đặc biệt là vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho ngƣời dân và tác động của các loại cây trồng này đối với tài nguyên đất. Vì vậy, các giải pháp, kiến nghị của các nghiên cứu quốc tế thƣờng đứng trên góc độ nhà tƣ vấn, đề xuất các kiến nghị cho chính phủ và chính quyền địa phƣơng hơn là nghiên cứu trực tiếp về cách thức quản lý nhà nƣớc. Một số công trình nghiên cứu nhƣ: - Deutsche Gesellschaft fürTechnische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH (2006), Báo cáo khảo sát thực tế “Hỗ trợ phát triển ngành điều ở Đắk Lắk”,
  • 12. 3 Hà Nội. Báo cáo đã chú trọng đến chuỗi cung ứng điều hiện có của tỉnh và đề xuất các cơ chế, chính sách để làm cơ sở cho việc phát triển một chiến lƣợc phát triển ngành điều của tỉnh. - Institute for studies of society, economy and environment Cocoa tree in Đắk Lắk (2012), “Main barriers to development in local ethnic minority groups”, Hà Nội. Nghiên cứu đã chỉ ra những thách thức trong hoạt động trồng và sản xuất ca cao bền vững của ngƣời dân tộc M’nông ở hai huyện của tỉnh Đắk Lắk và một huyện ở Lâm Đồng, trong đó nghiên cứu nhấn mạnh việc khuyến khích trồng ca cao chƣa đƣợc chuẩn bị kĩ lƣỡng về công tác quy hoạch, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cơ chế cung cấp thông tin đa chiều cho ngƣời dân là những rào cản chính trong việc phát triển cây ca cao trở thành nguồn thu nhập chính của ngƣời dân địa phƣơng. Điều này dẫn đến việc “nhiều người dân chưa đủ điều kiện trồng và chăm sóc và chưa được tham gia các cơ chế hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ca cao nhưng vẫn được khuyến khích trồng” [30]. Ở Việt Nam, quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững liên quan đến nông nghiệp cũng là một đề tài đƣợc nhiều nghiên cứu sinh quan tâm. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Về vấn đề phát triển bền vững cây công nghiệp - Trần Đức Viên (2009), “Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong bài viết của mình, tác giả đã nêu lên thực trạng về tình hình phát triển của ngành cao su Việt Nam sau 2 năm tham gia WTO, đánh giá những chính sách hiện hành có liên quan đến ngành cao su Việt Nam, những ảnh hƣởng của hội nhập kinh tế và gia nhập WTO đến ngành cao su Việt Nam và đƣa ra những giải pháp phát triển bền vững ngành cao su trong xu thế hội nhập. - Nguyễn Thanh Liêm (2003), “Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển
  • 13. 4 cà phê bền vững vùng Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân. Bài nghiên cứu đã nêu lên vai trò của lĩnh vực kinh doanh cà phê đối với đời sống kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển kinh doanh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên theo quan điểm phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh các giải pháp phát triển cà phê bền vững luôn gắn chặt với đƣờng lối, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nƣớc. - Từ Thái Giang (2012), “Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp, trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong Luận án, tác giả cho rằng “phát triển cà phê bền vững” là “sự phát triển, hợp lý, hài hòa và gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hộivà môi trường trong sản xuất cà phê” [8]. Dựa trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trƣờng và bài học kinh nghiệm của các nƣớc nhƣ Brazil, Ấn Độ, Kenya, Colombia, tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp để phát triển cà phê bền vững phù hợp với quan điểm phát triển cà phê bền vững của tỉnh, định hƣớng dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và chƣơng trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. - Nguyễn Văn Hóa (2014), “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế. Trong bài nghiên cứu của mình tác giả đánh giá về tính bền vững của sự phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở 3 khía cạnh là kinh tế (tăng trƣởng, hiệu quả kinh tế, ổn định, chất lƣợng, tăng sức cạnh tranh), xã hội (thu nhập, bình đẳng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo) và môi trƣờng (khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng), từ đó đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Về quản lý nhà nƣớc liên quan đến nông nghiệp
  • 14. 5 - Hoàng Sỹ Kim (2007), “Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã làm rõ những lý luận chung về quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp, trong đó khẳng định vai trò và sự cần thiết phải đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả cho rằng mặc dù đã có nhiều thành tựu nhƣng nông nghiệp Việt Nam vẫn là ngành phát triển chậm, năng suất và khả năng cạnh tranh thấp, do đó việc đổi mới trong cách thức sản xuất và quản lý là yếu tố tất yếu và then chốt. Xuất phát từ vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tác giả nhấn mạnh “vai trò quản lý nhà nước là nhân tố quyết định thành công trong từng bước tiến tới mục tiêu chiến lược” [13]. Ngoài ra, về vấn đề quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp còn có các nghiên cứu liên quan nhƣ: Trần Thị Thu Hà (2015),“Quản lý nhà nước về Nông nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột”, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia; Bùi Thanh Tuấn (2014), “Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các nghiên cứu đã nêu lên cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc và một số vấn đề cơ bản của quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp hiện nay và khẳng định vai trò không thể thiếu của nhà nƣớc trong việc định hƣớng và phân bổ nguồn lực địa phƣơng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, đối với vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp nói chung của tỉnh Đắk Lắk lại chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” không trùng lặp với các công trình và bài viết khoa học đã công bố.
  • 15. 6 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài - Mục đích nghiên cứu: thông qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia để đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của `quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp chủ lực theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển cây bền vững công nghiệp và nội dung về quản lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp theo hƣớng bền vững, thông qua các kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong việc sử dụng công cụ quản lý nhà nƣớc để định hƣớng phát triển cây công nghiệp theo hƣớng bền vững để rút ra bài học phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phƣơng. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý cây công nghiệp của cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng địa phƣơng hiện nay. Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc về phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Quản lý nhà nƣớc về các loại cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (cà phê, ca cao, cao su, tiêu và điều). Thời gian nghiên cứu: thu thậ p số liệ u tƣ̀ 2010 – 2015 trên cơ sở đó đề xuấ t đị nh hƣớ ng sự phát triển đến năm 2020. 5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Các quan điểm và định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc về
  • 16. 7 phát triển cây công nghiệp; các quan điểm về phát triển bền vững cây công nghiệp của các tổ chức tiến bộ và khoa học trên thế giới. - Phƣơng pháp luận: Phƣơng pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lí luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển bền vững cây công nghiệp, quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp theo nghĩa hẹp, nội dung và yêu cầu về quản lý nhà nƣớc đối với sự phát triển bền vững của cây công nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng về quản lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk làm cơ sở cho việc đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc hiện nay. Trên cơ sở đó, Luận văn cũng có những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà nƣớc của địa phƣơng về cây công nghiệp theo hƣớng bền vững trong giai đoạn hiện nay và định hƣớng đến năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững cây công nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chƣơng 3: Quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  • 17. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY CÔNG NGHIỆP 1.1. Phát triển bền vững cây công nghiệp 1.1.1 Định nghĩa và phân loại cây công nghiệp 1.1.1.1 Định nghĩa Hiện nay, vẫn chƣa có văn bản nào của chính phủ đề cập một cách chính thức về định nghĩa của cây công nghiệp (CCN). Trong Thông tƣ Số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN & PTNN) về “Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm” có đề cập đến định nghĩa về cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm nhƣng không đề cập đến định nghĩa về cây công nghiệp. Theo đó, CCN và cây ăn quả lâu năm là “những loài cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến thiết cơ bản và thời gian kinh doanh trong nhiều năm” [4]. Cách định nghĩa phổ biến nhất đƣợc sử dụng trong các giáo trình hiện nay là dựa trên mục đích sử dụng các sản phẩm của CCN là cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Theo đó, có thể định nghĩa về CCN nhƣ sau: “Cây công nghiệp là cây cho sản phẩm chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như mía, bông, cà phê, ca cao, chè, cao su…” [15, tr.16]. 1.1.1.2 Phân loại - Dựa vào giá trị sử dụng kinh tế, bao gồm: cây lấy đƣờng (mía, củ cải đƣờng, thốt nốt… ), cây lấy sợi (bông, lanh,…), cây lấy dầu (đậu tƣơng, ôliu…), cây lấy nhựa (cao su, thông,…), cây cho chất kích thích (cà phê, ca cao, thuốc lá…). - Xét theo chu kì phát triển:
  • 18. 9 Cây công nghiệp ngắn ngày (hay nhóm cây công nghiệp hàng năm) là nhóm cây công nghiệp có thời gian sinh trƣởng, phát triển và cho thu hoạch trong thời gian dƣới một năm nhƣ mía, bông, lạc, đậu tƣơng… Cây công nghiệp dài ngày (hay nhóm cây công nghiệp lâu năm) có chu kì kinh doanh dài, trồng một lần cho thu hoạch (nhựa, lá, quả) nhiều năm nhƣ cà phê, cao su, thông, sơn, ca cao, hồi…. Trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ chỉ tập trung vào đối tƣợng là cây công nghiệp lâu năm, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Đắk Lắk bao gồm: cà phê, cao su, tiêu, ca cao và điều. 1.1.2 Vai trò của cây công nghiệp Là quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nói chung, CCN lâu năm nói riêng, CCN đã có những đóng góp không nhỏ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trƣờng. Cây công nghiệp giúp tận dụng lợi thế cạnh tranh của khu vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia Cây công nghiệp đóng góp vào nền kinh tế quốc dân và tận dụng lợi thế cạnh tranh thông qua các khía cạnh sau: Sử dụng hợp lí tài nguyên: nƣớc ta có nhiều điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng và phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao nhƣ: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hệ thống thủy văn phong phú và diện tích đất nông nghiệp dồi dào, đặc biệt là ở các khu vực miền núi và trung du. Việc phát triển cây công nghiệp dựa trên các điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ giúp khai thác thế mạnh tự nhiên của các khu vực này, đồng thời phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp của các khu vực đồng bằng. Bên cạnh đó, nguồn lao động trẻ, dồi dào, nhiều kinh nghiệm cũng là một trong những thế mạnh của quốc gia. Vì vậy, việc phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao nhƣ mía, lạc, chè, cà phê, ca cao, cao su… sẽ giúp Việt Nam tận dụng đƣợc
  • 19. 10 những lợi thế này để phát triển kinh tế. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng: sản phẩm từ cây công nghiệp là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng và đa dạng, góp phần tạo nên sự phong phú trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng nƣớc ta. Sự đa dạng và chất lƣợng cao của các sản phẩm nông sản không chỉ giúp cho ngành công nghiệp chế biến có đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định mà còn mở rộng khả năng cung ứng hàng hóa trên thị trƣờng với mẫu mã, hình thức đa dạng, kích thích nhu cầu mở rộng khả năng tiêu dùng của xã hội. Bên cạnh đó, hiện tại giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu của nƣớc ta chƣa cao và vẫn có thể tiếp tục đƣợc chế biến sâu, tạo sản phẩm có giá trị cao hơn, đem lại nguồn thu lớn (các sản phẩm cà phê chế biến sâu mới chỉ chiếm tỷ lệ 4,1-6% trong tổng sản lƣợng cà phê xuất khẩu hàng năm). Vì vậy, đây là lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng để tạo thêm việc làm và mở rộng công nghiệp chế biến cho quốc gia. Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng: sản phẩm từ CCN ở nƣớc ta không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu trong nƣớc mà còn đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của quốc gia. Các sản phẩm từ cây cà phê, chè, cao su đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu ra nhiều thị trƣờng trên thế giới, đặc biệt là mặt hàng cà phê đƣợc đánh giá có chất lƣợng cao và ổn định. Giai đoạn 2012-2015, cà phê liên tục là mặt hàng đứng thứ 2 về sản lƣợng xuất khẩu nông sản (chỉ đứng sau mặt hàng gạo) (năm 2012, sản lƣợng cà phê xuất khẩu đạt 1.736 nghìn tấn, năm 2015 là 1.293 nghìn tấn). Sản lƣợng xuất khẩu của các loại sản phẩm khác nhƣ tiêu, điều, cao su liên tục tăng và tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn (Bảng 1.1). Điều này đã góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
  • 20. 11 Bảng 1.1: Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của nƣớc ta giai đoạn 2012-2015 Đơn vị: Sản lượng: nghìn tấn Trị giá: triệu USD Tỉ trọng : % STT Năm Mặt hàng 2012 2013 2014 2015 Sản lƣợng Trị giá Tỉ trọng (trị giá) Sản lƣợng Trị giá Tỉ trọng (trị giá) Sản lƣợng Trị giá Tỉ trọng (trị giá) Sản lƣợng Trị giá Tỉ trọng (trị giá) 1 Gạo 8.017 3.673 3,2% 6.587 2.922 2,6 % 6.331 2.935 2,0% 6.689 2.849 1,8% 2 Cà phê 1.736 3.674 3,2% 1.301 2.717 2,4% 1.691 3.557 2,4% 1.293 2.589 1,6% 3 Hạt điều 222 1.470 1,3% 262 1.646 1,4% 303 1.993 1,3% 332 2.426 1,5% 4 Cao su 1.024 2.860 2,5% 1.075 2.487 2,2% 1.072 1.780 1,2% 1.160 1.563 1,0% 5 Hạt tiêu 117 794 0,7% 133 890 0,8% 155 1.202 0,8% 134 1.278 0,8% Nguồn: Tổng cục thống kê 2015 Bảo vệ môi trường Cây công nghiệp thuộc nhóm thực vật, phát triển dựa vào nền tảng của hệ sinh thái nên có sự phụ thuộc chặt chẽ vào môi trƣờng và ngƣợc lại những tác động của cây công nghiệp đến môi trƣờng là rất lớn. Sự phát triển hợp lí cây công nghiệp trên lãnh thổ sẽ giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên nhƣ sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn rửa trôi, điều tiết nƣớc, phòng chống lũ lụt, xói mòn, điều hòa khí hậu…, từ đó góp phần quan trọng bảo vệ môi trƣờng. Đảm bảo ổn định xã hội, an ninh quốc phòng Phát triển cây công nghiệp có vai trò quan trọng đối với xã hội và an ninh quốc phòng bởi nó không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao đời sống nhân dân mà còn phân bổ lại dân cƣ và lao động trên cả nƣớc. Các vùng chuyên canh quy mô lớn đƣợc hình thành góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập ngƣời dân, nhất là khu vực trung du, miền núi, hạn chế nạn du canh du cƣ, giảm khoảng cách chênh lệch và tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc. Bên cạnh đó, cây công nghiệp không chỉ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở khu vực nông nghiệp mà còn tạo điều kiện cho
  • 21. 12 ngƣời lao động trong các ngành công nghiệp khác bởi nó là nguồn nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp quan trọng nhƣ công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng….Vai trò quan trọng của cây công nghiệp, cụ thể là cây cà phê đối với sự ổn định xã hội và an ninh quốc phòng cũng đƣợc Tỉnh ủy Đắk Lắk đề cập trong Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08 tháng 10 năm 2008 về “Phát triển cà phê bền vững trong thời kì mới” nhƣ sau: Cà phê là cây trồng chỉ thích nghi đối với những vùng nhất định, có thể trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Nghệ An nhƣng đặc biệt phù hợp với các tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh này có chung đƣờng biên giới với nhiều quốc gia láng giếng, an ninh - quốc phòng khá phức tạp. Dân cƣ sống ở vùng này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cƣ từ mọi miền đất nƣớc.Nhận thức và sự hiểu biết của các tộc ngƣời rất khác nhau, dân tộc thiểu số thƣờng trình độ dân trí thấp, trình độ canh tác lạc hậu, mức sống thƣờng thấp hơn so với ngƣời kinh di cƣ từ nơi khác đến. Do vậy, họ dễ bị kẻ xấu kích động gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phát triển cà phê bền vững, nhất là ở các tỉnh thuộc vùng biên giới thì bên cạnh các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng cũng cần phải quan tâm đặc biệt đến việc ổn định trật tự an ninh - quốc phòng biên giới phía Tây nƣớc ta. [22] 1.1.3 Phát triển bền vững cây công nghiệp 1.1.3.1 Khái niệm phát triển bền vững Khái niệm “phát triển bền vững” (PTBV) xuất hiện đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN, Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF)). Theo đó, “phát triển bền vững” ban đầu đƣợc định nghĩa khá đơn
  • 22. 13 giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [6]. Tƣ duy về phát triển bền vững bắt đầu đƣợc quan tâm khi quá trình sản xuất ngày càng phát triển, những bất ổn trong xã hội và thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng đã dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức quốc tế về các vấn đề môi trƣờng nhằm kêu gọi sự hành động của các quốc gia trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trƣờng. Vì vậy, Hội nghị thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và Phát triển năm 1992 của Liên Hợp Quốc (UNCED) đƣợc tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chƣơng trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên “Chƣơng trình Nghị sự 21” (Agenda 21). Trong Chƣơng trình này, khái niệm “phát triển bền vững” đƣợc xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Kế thừa nội dung này, tại Hội nghị Johannesburg năm 2002, khái niệm này đã đƣợc bổ sung một cách đầy đủ hơn: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [6]. Nhƣ vậy, ba trụ cột của phát triển bền vững đƣợc xác định: thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế hay phát triển kinh tế, tức phát triển nhanh và an toàn, chất lƣợng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con ngƣời, nâng cao trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hƣởng thụ về văn hóa và văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trƣờng là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng sống. Ở Việt Nam, chủ đề PTBV cũng nhận đƣợc nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu và các nhà hoạch định đƣờng lối, chính sách. Năm 1992, đoàn đại
  • 23. 14 biểu Chính phủ Việt Nam đã tham dự Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất về môi trƣờng ở Brazil và ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trƣờng và phát triển. Để thực hiện các cam kết của mình, thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 về“Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (còn gọi là Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam), nêu bật những vấn đề đang đặt ra trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng, những thách thức mà nƣớc ta đang phải đối phó và xây dựng Chiến lƣợc khung, bao gồm các cơ sở pháp lý để các Bộ, địa phƣơng, tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nƣớc trong thế kỉ XXI. Đặc biệt, trong Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, PTBV càng đƣợc chú trọng hơn, nhấn mạnh nhiều lần trên nhiều góc độ tiếp cận và đã trở thành cơ sở để định hƣớng phát triển: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". [1] Nếu xét về khía cạnh mục tiêu của PTBV đƣợc đề cập trong Văn kiện thì mục tiêu tổng quát là đạt đƣợc sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên, mục tiêu cụ thể là phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa đƣợc ba mặt là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Cụ thể, mục tiêu PTBV về kinh tế là đạt đƣợc sự tăng trƣởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh đƣợc sự suy thoái hoặc đình trệ trong tƣơng lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau; mục tiêu PTBV về xã hội là đạt đƣợc kết quả cao
  • 24. 15 trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, chế độ dinh dƣỡng và chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, giảm tình trạng đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy đƣợc tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc; mục tiêu PTBV về môi trƣờng là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ tốt môi trƣờng sống, bảo vệ các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Nhƣ vậy, nhìn chung “phát triển bền vững” theo quan điểm và đƣờng lối của Đảng cũng thống nhất với mục tiêu của “phát triển bền vững” do các tổ chức thế giới đề cập, đó là sự cân bằng và hài hòa giữa 3 yếu tố: kinh tế, môi trƣờng và xã hội. Đối với định nghĩa về PTBV đƣợc đề cập đến trong văn bản chính thức thì trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005, đã đƣa ra định nghĩa thể hiện đầy đủ mục tiêu và quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về PTBV phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam, theo đó “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” [14]. Đây cũng là khái niệm tác giả có cùng quan điểm và sử dụng trong luận văn này. 1.1.3.2 Khái niệm về phát triển bền vững cây công nghiệp Dựa trên khái niệm “phát triển bền vững”, có thể hiểu “phát triển bền vững cây công nghiệp” là việc khai thác và sử dụng nguồn lực hiện tại (tài nguyên, nhân lực, vật lực…) để phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ
  • 25. 16 nhu cầu quốc gia hiện tại mà không làm ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng các nguồn lực đó của thế hệ tƣơng lai, đảm bảo sự phát triển của cây công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia và bảo vệ môi trƣờng. Nhƣ vậy, việc phát triển bền vững cây công nghiệpphải đảm bảo đƣợc kiến tạo một hệ thống bền vững về ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trong đó, về kinh tế, phát triển nền sản xuất sản phẩm cây công nghiệp bền vững phải đảm bảo góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng và ngƣời nông dân. Điều này đòi hỏi các hoạt động sản xuất phải đạt hiệu quả cao, ổn định, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến mà còn xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế. Về xã hội, một lĩnh vực cây công nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo cho ngƣời dân địa phƣơng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có đầy đủ công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc nâng cao. Về khía cạnh môi trƣờng là không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách hợp lý, bền vững; bảo vệ môi trƣờng sinh thái và giữ nguồn nƣớc ngầm trong sạch và không gây ô nhiễm môi trƣờng. Kết hợp ba yếu tố này sẽ giúp giảm thiểu các ảnh hƣởng tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cây công nghiệp ổn định, chấtlƣợng cao cho thế hệ hôm nay và mai sau. Mối quan hệ của phát triển bền vững cây công nghiệp đối với ba yếu tố nêu trên có thể đƣợc khái quát hóa qua mô hình bên dƣới:
  • 26. 17 Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành nên sự phát triển bền vững cây công nghiệp Nguồn: Mô hình của tác giả 1.1.3.3 Tại sao phải phát triển bền vững cây công nghiệp Thế giới bƣớc sang thế kỷ XXI với sự phát triển vƣợt bậc của các nền kinh tế. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, vai trò của các tập đoàn đa quốc gia ngày càng lớn và liên tục phát triển về quy mô. Điều này đã tạo nên một thị trƣờng quốc tế rộng khắp với chủng lƣợng hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, kinh tế tăng trƣởng quá nhanh cùng với sự gia tăng các khu đô thị và khu công nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đe dọa đến sự PTBV của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa giữ đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế cao, vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng, vừa ứng phó có hiệu quả với tác động của BĐKH để đảm bảo phát triển bền vững nhƣ Văn kiện
  • 27. 18 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ ra. Là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội quốc gia, đồng thời giúp bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên (nhƣ đã đề cập ở mục 1.1.2), nhóm cây công nghiệp lâu năm đã và đang đƣợc Nhà nƣớc chú trọng đầu tƣ và định hƣớng là một trong số những sản phẩm chủ chốt trong lĩnh vực xuất khẩu. Không ít loại cây nhƣ cà phê, hồ tiêu, điều đã góp mình vào việc xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân, đảm bảo an ninh - quốc phòng, đồng thời phát triển cây công nghiệp theo hƣớng bền vững còn góp phần bảo vệ môi trƣờng, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, nƣớc, khí hậu….Vì vậy, phát triển bền vững cây công nghiệp là xu hƣớng tất yếu không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với các quốc gia có nền kinh tế cây công nghiệp phát triển. 1.2 Quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về cây công nghiệp Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau thì thuật ngữ “quản lý” đƣợc hiểu theo những cách khác nhau và mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về “quản lý” dƣới góc độ riêng. Nếu tiếp cận theo góc độ khoa học nghiên cứu về quản lý thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu dự kiến” [10, tr 9]. Quản lý nhà nƣớc (QLNN) là khái niệm có tính lịch sử - xã hội. Tùy vào điều kiện kinh tế - lịch sử xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau thì định nghĩa và mức độ quản lý nhà nƣớc đối với xã hội là khác nhau. Xét về quan niệm QLNN của Việt Nam thì “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc” [16, tr 407].
  • 28. 19 Nhƣ vậy, QLNN là dạng quản lý đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây cũng là một hoạt động của nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng của mình và là một trong những chức năng quan trọng nhất để thực hiện chức năng giai cấp. Quản lý nhà nƣớc có thể đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nƣớc từ hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Quản lý nhà nƣớc đƣợc đề cập trong Luận văn là khái niệm QLNN theo nghĩa hẹp tức là hoạt động hành pháp, “thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản lý và phát huy tất cả các nguồn lực của quốc gia” [12]. Hoạt động QLNN theo nghĩa hẹp sẽ đƣợc thực hiện chủ yếu và trƣớc hết bởi tất cả các cơ quan hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng.Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng nhân dân và nhân dân có thể trực tiếp thực hiện nếu đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền và trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Dựa theo tiêu chí lãnh thổ hành chính, có thể phân thành: Quản lý nhà nƣớc ở trung ƣơng và quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng. Trong Luận văn, tác giả sẽ chỉ nhấn mạnh đến hoạt động QLNN ở địa phƣơng, bao gồm hoạt động triển khai thực hiện các quy định do cơ quan quản lý cấp trung ƣơng ban hành, ban hành các văn bản quy định về cơ chế chính sách liên quan, tổ chức triển khai và hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát đối với các hoạt động cần quản lý theo thẩm quyền sao cho phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Với vai trò là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, QLNN về cây công nghiệp là một bộ phận của QLNN về kinh tế. Vì vậy, tác giả sẽ tiếp cận khái niệm “QLNN về cây công nghiệp” từ góc độ QLNN về kinh tế. Theo giáo
  • 29. 20 trình “Quản lý nhà nƣớc về kinh tế” của Học viện Hành chính Quốc Gia, Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là: “Sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế”[26, tr 30]. Từ những lát cắt khác nhau về “phát triển bền vững” và “quản lý nhà nƣớc” có thể đƣa ra định nghĩa về “quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững cây công nghiệp” (theo nghĩa hẹp) là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nƣớc của cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng đối với sự phát triển của cây công nghiệp trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nƣớc, tận dụng các cơ hội có thể đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng. 1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về cây công nghiệp phát triển theo hướng bền vững Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững cây công nghiệp vì những lí do sau: Thứ nhất, vai trò của cây công nghiệp đối với phát triển KT-XH Trong lĩnh vực nông nghiệp, các cây công nghiệp lâu năm nhƣ cao su, cà phê, tiêu, điều ngày càng có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trƣờng (nhƣ đã trình bày ở mục1.1.2) và tiềm năng xuất khẩu còn rất lớn, trong đó, cà phê là ngành có triển vọng phát triển hơn cả vì sản lƣợng xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trƣởng trong nhiều năm qua và chất lƣợng cà phê của Việt Nam luôn đƣợc đánh giá cao. Cụ thể, Việt Nam là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê robusta, đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân với diện tích trên
  • 30. 21 641.700 ha, sản lƣợng mỗi năm đạt từ 1,3 triệu tấn cà phê nhân trở lên (giai đoạn 2012-2015). Cây cao su đƣợc đánh giá là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế khá tốt bởi giá trị sử dụng toàn diện (từ mủ đến gỗ đều có giá trị kinh tế). Gần đây, xu hƣớng sử dụng cao su thiên nhiên tăng cao, giá cao su vì thế cũng tăng làm cho sản xuất và xuất khẩu cao su đã đem lại lợi nhuận lớn và trở thành một trong ba sản phẩm nông sản có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (bao gồm gạo, cà phê và cao su). Các sản phẩm khác nhƣ tiêu, điều, ca cao có giá trị xuất khẩu ngày càng tăng (Bảng 1.1), góp phần không nhỏ tới việc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trƣờng. Với tầm quan trọng và có ảnh hƣởng sâu rộng tới kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trƣờng, quản lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của quốc gia. Thứ hai, tính tất yếu của sự điều tiết kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và vai trò của nền kinh tế nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp. Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng có điều tiết của Nhà nƣớc, “đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [12]. Sự QLNN đối với nền kinh tế thị trƣờng là khách quan và cần thiết bởi: thứ nhất, kinh tế thị trƣờng có nhiều ƣu điểm vƣợt bậc, tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt trái và khuyết tật và vai trò của Nhà nƣớc là khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trƣờng nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Thứ hai, Nhà nƣớc đóng vai trò giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thƣờng xuyên và cơ bản trong nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo sự ổn định của xã hội thông qua quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình. Thứ ba, do tính chất phức tạp của nền kinh tế
  • 31. 22 quốc dân - sự vận hành của nền kinh tế trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn với nhiều thành phần và mục đích kinh tế khác nhau. Chỉ có Nhà nƣớc mới đủ điều kiện để can thiệp nhằm hỗ trợ các thành phần kinh tế khác và đảm bảo sự thống nhất về cách thức hoạt động và mục tiêu chung nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội là kết hợp phát triển kinh tế thị trƣờng với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của cây công nghiệp cũng không nằm ngoài xu hƣớng chịu tác động của nền kinh tế thị trƣờng. Vì vậy, QLNN về cây công nghiệp sẽ đảm bảo đồng bộ với các hệ thống kinh tế khác của quốc gia. Thứ ba, yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước về phát triển bền vững Phát triển bền vững hiện nay không chỉ là yêu cầu trong quá trình hội nhập, mà quan trọng hơn là xuất phát từ yêu cầu phát triển nội tại của quốc gia. Nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập nhƣ: sức cạnh tranh yếu; chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế còn thấp; tăng trƣởng kinh tế chƣa bền vững, phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tƣ và khai thác tài nguyên thô; sự gắn kết giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội chƣa thật chặt chẽ và bền vững; tình hình an ninh lƣơng thực, an sinh xã hội, dịch bệnh diễn biến phức tạp; quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn lãng phí, chƣa hiệu quả và bền vững; một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trƣờng gia tăng; nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân. Trong hoạt động canh tác, trồng trọt và sản xuất cây công nghiệp, không phải lúc nào các bên tham gia cũng chú trọng đến yếu tố môi trƣờng, yếu tố xã hội mà đều hƣớng tới lợi ích kinh tế riêng của mình. Vì vậy, sự can thiệp của Nhà nƣớc là cần thiết để đảm bảo hài hòa đƣợc mục tiêu môi trƣờng và xã hội.
  • 32. 23 1.2.3 Yêu cầu của quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp Nhƣ đã đề cập ở trên, QLNN về cây công nghiệp là rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế, nhất là đối với một quốc gia có nhiều điều kiện để phát triển cây công nghiệp. Với các công cụ quản lý bao gồm: kế hoạch hóa, tài chính, pháp luật…Nhà nƣớc sẽ thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của mình để đạt đƣợc mục tiêu quản lý là đảm bảo bền vững về cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Muốn đạt đƣợc mục tiêu này, đòi hỏi công tác QLNN phải đảm bảo đƣợc các yêu cầu sau: Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của đối tƣợng quản lý, với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của quốc gia. Là một lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng, công tác QLNN phải đƣợc thực hiện và triển khai phù hợp với định hƣớng phát triển của địa phƣơng nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ với các ngành và lĩnh vực khác, đồng thời, công tác QLNN không bị mâu thuẫn, chồng chéo. Phải có đƣợc sự ổn định tƣơng đối để hoạt động QLNN không bị gián đoạn trong bất kì tình huống nào, đồng thời có tính linh hoạt nhất định nhằm đảm bảo cho lĩnh vực CCN có đƣợc sự thích ứng tối thiểu đối với những sự thay đổi của quốc gia và quốc tế. Với xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của CCN không chỉ chịu tác động của sự thay đổi trong nội tại khu vực, quốc gia mà còn của thị trƣờng quốc tế. Điển hình nhƣ sự khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 có nguồn gốc từ Mỹ đã không chỉ ảnh hƣởng sâu sắc kim ngạch xuất khẩu cà phê, cao su mà còn tác động công tác quản lý quy hoạch của cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng. Vì vậy, hoạt động QLNN phải có sự linh hoạt tƣơng đối để đảm bảo sự phát triển bền vững của CCN. Hƣớng tới mục tiêu quản lý là thúc đẩy sự phát triển của cây công nghiệp theo hƣớng hiện đại hiệu quả và bền vững. Cụ thể, đó là đƣa nhanh
  • 33. 24 tiến bộ KH - KT vào các quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm của các cây công nghiệp nhằm mục tiêu đạt mức độ trung bình tiên tiến của khu vực về mức độ áp dụng KH - KT, năng suất và chất lƣợng trên một đơn vị diện tích; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chất lƣợng cao, chế biến sâu, giúp các sản phẩm của CCN trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, phát triển phù hợp với nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế; đảm bảo nâng cao mức sống cho ngƣời dân, phát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa nguồn lực địa phƣơng và chú trọng bảo vệ môi trƣờng. Đảm bảo tính hệ thống và nhất quán trong quá trình hoạt động quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng. Tính hệ thống và nhất quán ở đây không chỉ về mặt chính sách ban hành mà còn cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức của bộ máy cũng cần phải đƣợc thống nhất. 1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về phát triển cây công nghiệp theo hướng bền vững Vai trò quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh về cây công nghiệp theo hƣớng bền vững đƣợc thể hiện với các nội dung cơ bản sau: Xây dựng chiến lƣợc, định hƣớng và kế hoạch phát triển cây công nghiệp theo hƣớng bền vững. Dựa trên định hƣớng phát triển về kinh tế, xã hội của địa phƣơng, cơ quan QLNN xây dựng các định hƣớng phát triển CCN phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phƣơng nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực của khu vực để đạt đƣợc mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Tạo lập môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho cây công nghiệp phát triển. Thứ nhất, Nhà nƣớc thông qua các công cụ và phƣơng pháp quản lý phù hợp, tạo lập môi trƣờng chính trị xã hội ổn định, xây dựng và thực thi các chính sách liên quan theo hƣớng đổi mới và nhất quán, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn, một sân chơi chung, cạnh tranh
  • 34. 25 lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Thứ hai, Nhà nƣớc điều tiết sự hoạt động của thị trƣờng, khuyến khích đầu tƣ, “kích cầu”, xây dựng nông thôn mới nhằm đảm bảo cơ sở vật chất hạ tầng, đầu tƣ phát triển nguồn lực trong lĩnh vực cây công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế nƣớc ta vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý vĩ mô của nhà nƣớc. Mặc dù nền kinh tế thị trƣờng có khả năng tự điều tiết các hành vi kinh tế, các hoạt động kinh tế theo các quy luật khách quan của nó, tuy nhiên, các hành vi kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất, trồng trọt, kinh doanh các sản phẩm CCN nói riêng lại chịu tác động của nhiều nhân tố và các nhân tố này lại không ổn định. Vì vậy, Nhà nƣớc với công cụ của mình, vận dụng các quy luật kinh tế khách quan, thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp (tiền tệ, thu hút đầu tƣ, ƣu đãi tín dụng, ứng dụng công nghệ,…) nhằm đạt mục tiêu ổn định, kích thích thị trƣờng phát triển theo định hƣớng đề ra, xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ việc phát triển CCN theo hƣớng hiện đại. Ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ. Trên cơ sở chiến lƣợc, quy hoạch phát triển của Trung ƣơng và địa phƣơng, chính quyền cấp tỉnh ban hành và triển khai các chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của cây công nghiệp theo đúng định hƣớng đề ra nhƣ: chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, công tác khuyến nông, xúc tiến thƣơng mại, thu hút đầu tƣ… Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý, đội ngũ cán bộ công chức quản lý về lĩnh vực cây công nghiệp hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phối hợp giữa các cấp, ngành liên quan. Lĩnh vực CCN là một lĩnh vực rộng và quan trọng, liên quan đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác (xuất khẩu, chế biến, …). Vì vậy, cơ quan QLNN cần xây dựng hệ thống cơ quan tổ chức từ trung ƣơng tới địa phƣơng một cách khoa học, gọn nhẹ, ít tầng nấc, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, ngành khác để hoạt đông quản lý diễn ra nhịp
  • 35. 26 nhàng, hiệu quả. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc bên trong có vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Vì vậy, cơ quan QLNN cần xây dựng các kế hoạch liên quan đến tuyển dụng, bồi dƣỡng và đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển CCN theo hƣớng bền vững và hiện đại. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến sản xuất, trồng trọt và kinh doanh CCN là theo dõi, xem xét sự hoạt động của các chủ thể đƣợc thực thi đúng pháp luật, chính sách đề ra, đồng thời đảm bảo sự phát triển diễn ra theo đúng định hƣớng đã đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên phê duyệt. 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về cây công nghiệp theo hướng bền vững Để đánh giá tính bền vững của cây công nghiệp, cần thiết phải xem xét trên ba khía cạnh môi trƣờng, xã hội và kinh tế. Vì vậy, công tác quản lý nhà nƣớc đối với cây công nghiệp theo hƣớng bền vững cũng chịu sự tác động của điều kiện tự nhiên, yếu tố kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của KHCN cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. 1.2.5.1 Điều kiện tự nhiên Là một bộ phận của tự nhiên, sự phát triển của cây công nghiệp chịu nhiều ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên nhƣ: địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, thủy văn… Đối với những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, mƣa thuận gió hòa, địa hình bằng phẳng sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nƣớc dễ dàng tác động vào sự phát triển của cây trồng vì điều kiện tự nhiên ít có sự biến đổi thất thƣờng. Với những khu vực không có đƣợc sự thuận lợi của tự nhiên, công tác quản lý sẽ mang tính đặc trƣng của
  • 36. 27 khu vực do cần phải tập trung khắc phục những khó khăn do đặc điểm tự nhiên gây ra (thiên tai, địa hình chia cắt,...). Mặc dù với sự phát triển của KH - KT, sự tác động của các yếu tố này có xu hƣớng giảm dần nhƣng với trình độ phát triển KH - KT nhƣ Việt Nam hiện nay và khả năng áp dụng KH - KT của tỉnh Đắk Lắk thì quá trình canh tác, trồng trọt vẫn còn phụ thuộc và gắn liền chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý, quy hoạch và hỗ trợ, nhà quản lý phải có những chính sách linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện cụ thể nhằm khắc phục và tận dụng tối đa các yếu tố tự nhiên của khu vực đó. Ví dụ, Tây Nguyên có khí hậu đặc thù 2 mùa với mùa khô kéo dài và hanh khô, việc điều tiết nguồn nƣớc đảm bảo cho việc tƣới tiêu gặp nhiều khó khăn hơn, đòi hỏi công tác quản lý hệ thống thủy lợi phải đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Một ví dụ điển hình khác đó là chất lƣợng đất ở khu vực Tây Nguyên phù hợp với sự phát triển của các loại cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su, ca cao,… trong khi ở khu vực Tây Bắc thích hợp trồng các loại cây lấy dầu, vì vậy, các chính sách quy hoạch phát triển, chính sách thủy lợi, chính sách khuyến nông,…ở khu vực Tây Nguyên là khác so với khu vực Tây Bắc. 1.2.5.2 Điều kiện kinh tế, xã hội Nhân tố kinh tế, xã hội bao gồm các yếu tố nhƣ chế độ xã hội, cơ cấu và sự phát triển kinh tế, đặc điểm dân cƣ, trình độ lao động,... Hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và về cây công nghiệp nói riêng chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi yếu tố kinh tế, xã hội. Thứ nhất, phƣơng hƣớng quy hoạch và định hƣớng phát triển của cơ quan nhà nƣớc đối với cây công nghiệp đƣợc quyết định bởi định hƣớng phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng theo từng thời kì và các định hƣớng này đƣợc xây dựng dựa trên thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Dựa trên định hƣớng này, các cơ quan QLNN về CCN sẽ cụ thể hóa các nhiệm vụ của mình để đạt đƣợc mục tiêu đã đƣợc
  • 37. 28 phê duyệt bởi cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Thứ hai, điều kiện tự nhiên cho phép xác định loại cây trồng thích hợp, còn canh tác và hoạt động sản xuất nhƣ thế nào lại đƣợc quyết định bởi các kĩ năng của con ngƣời và các điều kiện kinh tế, xã hội, kĩ thuật hiện có. Do đó, khi xây dựng, ban hành chính sách, các nhà quản lý cần nhìn vào điều kiện kinh tế - xã hội của một địa phƣơng có thể đánh giá đƣợc tiềm năng phát triển của địa phƣơng đó, khả năng áp dụng khoa học sản xuất,... để có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng (ví dụ công tác khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa bàn và nhóm đối tƣợng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau). Thứ ba, đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán và trình độ lao động cũng có ảnh hƣởng rất lớn tới công tác quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Vì vậy, các chế độ, chính sách cũng phải có sự điều chỉnh linh hoạt chứ không thể áp dụng một cách rập khuôn máy móc. Đơn cử Tây Nguyên là khu vực có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống với nét đặc trƣng trong truyền thống canh tác nông nghiệp là du canh. Đây là hệ canh tác hoàn toàn dựa vào các quá trình tự nhiên, không có sự bổ sung chất dinh dƣỡng (bón phân, cải tạo đất); khu vực canh tác (nƣơng rẫy) là một mảnh rừng đƣợc phát dọn, thƣờng là bằng lửa để trồng cây một vài vụ, rồi bỏ hóa để chuyển sang phát một mảnh rừng khác; điều này đã ảnh hƣởng rất lớn tới công tác quản lý của nhà nƣớc trong vấn đề quy hoạch vùng chuyên canh để bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ rừng. Nhƣ vậy, điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý nhà nƣớc đối với sự phát triển của cây công nghiệp có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ. Điều kiện kinh tế, xã hội tác động trực tiếp tới công tác QLNN và là yếu tố cần xem xét trƣớc tiên khi tiến hành công tác QLNN nói chung ở bất kì địa phƣơng nào. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý cần phải có những phƣơng pháp, cách thức và
  • 38. 29 chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực. 1.2.5.3 Khoa học - Kĩ thuật Cùng với sự phát triển vƣợt trội của công nghệ và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khoa học - kĩ thuật (KH - KT) không chỉ tác động đến hoạt động quản lý nhà nƣớc nói riêng mà còn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Thực tế cho thấy các nƣớc có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới đều có đƣợc lợi ích vƣợt bậc trong việc áp dụng KH - KT vào hoạt động trồng trọt nhƣ mô hình tƣới nhỏ giọt, các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chịu hạn tốt,... giúp cho hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, để có tận dụng đƣợc lợi thế của KH - KT, cơ quan quản lý cần có những chính sách kịp thời nhằm đuổi kịp các tiến bộ công nghệ trên thế giới, khuyến khích áp dụng vào thực tiễn và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học... để công nghệ trở thành công cụ đắc lực trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây công nghiệp nói riêng. Ví dụ, để đẩy mạnh ứng dụng KH - KT trong nông nghiệp của tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk đã xây dựng “Đề án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đến năm 2020” nhằm mục tiêu phát triển một hệ thống nông nghiệp hiện đại, bền vững và ít chịu tác động của BĐKH. Bên cạnh đó, sự phát triển liên tục của KH - KT còn đặt ra yêu cầu bản thân nhà nƣớc cũng cần liên tục cập nhật, nâng cao trình độ nhân lực và cơ cấu tổ chức của mình để có thể điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nƣớc một cách khoa học, phù hợp với tiến bộ trên thế giới và bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa. 1.2.5.4 Chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cây công nghiệp Nguồn nhân lực là yếu tố tác động trực tiếp tới chất lƣợng hoạt động QLNN về cây công nghiệp bởi nó là nguồn lực để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc.
  • 39. 30 Đội ngũ nhân sự có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động công vụ. Chỉ có thông qua những hoạt động cụ thể của đội ngũ cán bộ công chức mà hệ thống pháp luật đƣợc đƣa vào quản lý xã hội. Phần lớn các thất bại của những công việc là do những ngƣời tham gia vào công việc đã và đang hoặc không có đủ năng lực hoặc không có động cơ làm việc tốt [9, tr 51]. Nhƣ vậy, cán bộ, công chức là những ngƣời trực tiếp thực thi các hoạt động QLNN, cụ thể hóa các định hƣớng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào trong thực tế. Nếu đội ngũ nhân lực trong cơ quan nhà nƣớc có trình độ chuyên môn vững vàng, trong sạch, nghiêm túc thực hiện các quy định và chính sách của nhà nƣớc sẽ giúp cho công tác QLNN nói chung và đối với cây công nghiệp nói riêng đạt đƣợc hiệu quả cao. Ngoài ra, tất cả các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc đều đƣợc thực hiện thông qua một bô máy hành chính từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng.Việc thiết kế một cơ cấu tổ chức tốt, tinh gọn, không chồng chéo, ít tầng nấc sẽ giúp cho các hoạt động của cơ quan QLNN diễn ra một cách có hệ thống, tránh tình trạng trùng chéo chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ nhân lực phát huy đƣợc năng lực của mình, từ đó giúp cho cơ quan nhà nƣớc thực hiện hiệu quả các chức năng của mình. Ở cấp địa phƣơng, cơ quan chính thực hiện quản lý nhà nƣớc các vấn đề liên quan đến quy hoạch, trồng trọt và định hƣớng phát triển cây công nghiệp cho UBND tỉnh là Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT & BVTV), dƣới sự chỉ đạo của Sở NN & PTNN. Ngoài ra, lĩnh vực cây công nghiệp là lĩnh vực khá rộng và liên quan đến nhiều Sở, ban ngành khác, do đó, để thực hiện tốt đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình, Chi cục TT & BVTV, cũng cần phối hợp với các chi cục và sở khác để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhƣ vậy, bốn yếu tố bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chất
  • 40. 31 lƣợng nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý và khoa học - kĩ thuật đều có những tác động ở các mức độ khác nhau đến công tác quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp. Với những đặc trƣng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác quản lý nhà nƣớc về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dƣới sự tác động của các yếu tố này cũng mang những đặc trƣng khác biệt so với những vùng miền khác và sẽ đƣợc đề cập chi tiết hơn trong Chƣơng 2 của Luận văn. 1.3 Một số kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới 1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn 1.3.1.1 Kinh nghiệm của Israel Israel là quốc gia có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, gần nhƣ không đƣợc thiên nhiên ƣu đãi để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, Israel lại đƣợc biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sạch và áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Để có sự phát triển vƣợt bậc này Chính phủ Isarel đã có những đóng góp không nhỏ trong việc thực hiện triển khai chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể: Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan cao nhất chỉ đạo mọi hoạt động của ngành nông nghiệp. Đây là đơn vị chỉ đạo, kiểm tra, khuyến khích các hoạt động nông nghiệp nói chung và công nghệ nông nghiệp nói riêng. Chính phủ Israel đã xây dựng các chức năng rất cụ thể cho cơ quan này nhằm phát huy đƣợc hiệu quả và hiệu lực hoạt động của Bộ. Nhiệm vụ chính của Bộ NN & PTNT là đảm nhiệm mọi hoạt động liên quan đến nông nghiệp, bao gồm: Hƣớng dẫn và đào tạo nghề (cung cấp những kiến thức cập nhật về nông nghiệp cho nông dân, cung cấp những khóa đào tạo chuyên nghiệp, tập trung xây dựng những nền
  • 41. 32 tảng kiến thức cơ bản cho nông dân về công nghệ mới, khảo sát kiến thức nông nghiệp đã ứng dụng); Các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ chất lƣợng và độ màu mỡ của đất, chống ngập lụt, chống hạn hán; Kiểm soát và bảo vệ thực vật; Khuyến khích vốn đầu tƣ cho nông nghiệp; Cung cấp các thông tin nghiên cứu chiến lƣợc về kinh tế, cung cấp cho nông dân những thông tin hữu ích và cập nhật về thị trƣờng nông sản toàn cầu và cả các thông tin về các đối thủ cạnh tranh của Israel. Giúp việc cho Bộ này có những cơ quan chuyên trách về từng lĩnh vực nhƣ: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp mở rộng, Phòng Nghiên cứu nông nghiệp, Phòng Bảo vệ tài nguyên đất, Trung tâm Thông tin Chiến lƣợc, Hội đồng Đầu tƣ... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Xác định công nghệ là chìa khóa để giải quyết vấn đề nông nghiệp trong điều kiện khắc nghiệt, Bộ NN & PTNT Isarel đã chủ trƣơng phát triển các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu, các cơ quan nghiên cứu và phát triển để phục vụ nông nghiệp. Hiện nay, Israel có khoảng 10 cơ quan nghiên cứu nông nghiệp lớn đều thuộc Bộ NN & PTNT. Trong các đơn vị này, tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp (ARO - Agricultural Research Organization) là cơ quan chịu trách nhiệm tới 75% các nghiên cứu nông nghiệp toàn quốc và là đơn vị hậu thuẫn cho phần lớn các ứng dụng về nông nghiệp thành công của Israel trên trƣờng quốc tế. Để triển khai hoạt động nghiên cứu hiệu quả, ARO còn quản lý 4 trạm nghiên cứu thực địa, nằm rải rác ở các tỉnh trên toàn quốc. Ngoài ra, hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng đƣợc thực hiện bởi các cơ quan nghiên cứu khác nhƣ Hiệp hội Nghiên cứu nông nghiệp thuộc Trung tâm Volcani, Khoa Nông nghiệp thuộc trƣờng Đại học Hebrew… Về nguồn lực tài chính cho việc phát triển công nghệ cao, Israel là nƣớc có mức đầu tƣ cho nghiên cứu nông nghiệp thuộc loại lớn nhất thế giới. Tính theo con số tuyệt đối thì mức đầu tƣ này gần 100 triệu USD/năm, chiếm
  • 42. 33 khoảng hơn 3% tổng giá trị sản lƣợng nông nghiệp quốc gia. Có nhiều nguồn đầu tƣ cho công nghệ nhƣng chủ yếu là do chính phủ hỗ trợ (50 triệu USD/năm, chiếm khoảng 54%); các nguồn khác chiếm khoảng 46% đến từ: hợp tác quốc gia song phƣơng (12 triệu USD/năm), các tổ chức nông nghiệp cấp địa phƣơng và quốc gia thông qua nguồn lợi từ thu hoạch cây trồng (6 triệu USD/năm), khu vực tƣ nhân (25 triệu USD/năm). Các nguồn kinh phí sẽ đƣợc cung cấp trực tiếp cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng dụng và các nhà đầu tƣ giữ bản quyền sáng chế. Phần lớn các nghiên cứu đều do những công ty sản xuất sản phẩm đầu vào, nhƣ hệ thống tƣới tiêu, phân bón, nhà kính… triển khai nghiên cứu. Đối với kết quả nghiên cứu những giống cây mới hay các công nghệ mới phục vụ nông nghiệp nhƣ hệ thống nhà kính, hệ thống tƣới nhỏ giọt… sẽ đƣợc chính phủ giao cho các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm, sau đó sẽ áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nông dân, trƣớc khi triển khai đại trà hoặc phát triển thành các sản phẩm thƣơng mại với sự hỗ trợ nguồn vốn của hệ thống tài chính của chính phủ hoặc các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, mặc dù không có đƣợc lợi thế về tự nhiên nhƣng nhờ sự quản lý chặt chẽ của nhà nƣớc, chính sách đầu tƣ, nghiên cứu và áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, Isarel đã trở thành một trong những cƣờng quốc về nông nghiệp. Tỉnh Đắk Lắk mặc dù có sự ƣu đãi của thiên nhiên nhƣng nguồn lực về tài chính và nhân lực chƣa thể đáp ứng đƣợc nếu áp dụng công nghệ cao trong toàn bộ quy trình sản xuất cây công nghiệp. Vì vậy, việc đẩy mạnh công nghệ cao trong một số khâu chủ chốt của hoạt động canh tác và tạo cơ chế thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ sẽ là bài học mà tỉnh Đắk Lắk có thể học tập từ kinh nghiệm QLNN của Isarel. 1.3.1.2 Kinh nghiệm của Brazil Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ
  • 43. 34 thế kỷ 17 và phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay. Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thị trƣờng thế giới nhờ chất lƣợng cao và đồng đều với các chứng chỉ sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy các điều kiện tự nhiên của Brazil chƣa hẳn đã tốt hơn Việt Nam, nhƣng Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Thành tựu này đạt đƣợc là nhờ Brazil có chính sách phát triển phù hợp và vai trò của nhà nƣớc đƣợc phát huy hiệu quả. Với định hƣớng đƣa mặt hàng cà phê trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chính phủ Brazil đã xây dựng một hệ thống cơ quan hỗ trợ cho ngành hàng này phát triển một cách mạnh mẽ. Chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau nhƣ: tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ, các đơn vị nghiên cứu của các trƣờng đại học, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghiên cứu cà phê (Coffee Research Consortium)… Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật, Brazil còn có tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trƣờng cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân khác nhau. Điều phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phê Quốc gia, có văn phòng thƣờng trực (Cục Cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệp Brazil. Thành viên của hội đồng bao gồm 50% là thành viên của chính phủ (gồm Bộ và các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ) và 50% là đại diện của 4 nhóm tổ chức trên. Hội đồng bao gồm 4 uỷ ban: Uỷ ban thị trƣờng và tiếp thị, Uỷ ban chính sách chiến lƣợc, Uỷ ban nghiên cứu kỹ thuật và Uỷ ban phụ trách các tổ chức quốc tế. Trách nhiệm chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngành hàng, đƣa ra các định hƣớng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, xác định các ƣu tiên nghiên cứu và phân bổ vốn cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng nhƣ các chƣơng trình khác nhƣ xúc tiến
  • 44. 35 thƣơng mại trong nƣớc, nâng cao chất lƣợng cà phê và bảo vệ môi trƣờng... Nhƣ vậy, Đắk Lắk và Brazil có chung đặc điểm là đều có ƣu thế về tự nhiên, phù hợp với phát triển cây công nghiệp, cụ thể là cây cà phê và Việt Nam cũng là một trong những nƣớc có sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, Brazil đã tận dụng rất tốt những đặc trƣng về chất lƣợng sản phẩm để định vị thị trƣờng và xây dựng kế hoạch xúc tiến thƣơng mại hoàn chỉnh để khẳng định thƣơng hiệu sản phẩm và hỗ trợ ngƣời dân trong việc tìm kiếm thị trƣờng đầu ra. Do đó, Brazil luôn dẫn đầu thế giới về sản lƣợng và chất lƣợng cà phê trong thập kỉ vừa qua với thị trƣờng tiêu thụ rộng khắp, trong khi đó, các cơ quan QLNN tỉnh Đắk Lắk vẫn đang trong quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm cà phê và tìm kiếm đầu ra ổn định cho ngƣời nông dân. Với phạm vi nghiên cứu là công tác QLNN ở cấp địa phƣơng, hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm mũi nhọn cho địa phƣơng sẽ giúp công tác QLNN về cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trở nên hiệu quả. 1.3.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan là nƣớc có nền nông nghiệp tiên tiến với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu nổi tiếng trên thế giới. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã có những biện pháp quản lý nhà nƣớc hiệu quả. Chính sách hỗ trợ, xúc tiến thương mại Nhà nƣớc đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với hình thức nhƣ: ƣu đãi về tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp cho ngƣời nông dân, đặc biệt, công tác xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm nguồn đầu ra đƣợc chính phủ chú trọng. Hàng năm, chính phủ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng nông sản, đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tiêu thụ nông sản thông qua việc đẩy mạnh hình thức hợp đồng “chính phủ với chính phủ” và đồng bộ hóa các chính sách để bảo
  • 45. 36 đảm tính liên thông từ khâu gieo trồng, sản xuất đến bao tiêu xuất khẩu và giảm rủi ro cho ngƣời nông dân. Để thực hiện tốt công tác hỗ trợ này, chính phủ Thái Lan sử dụng các chuyên viên cao cấp phụ trách chƣơng trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trƣờng xuất khẩu mới. Để đối phó với tình hình khô hạn do biến đổi khí hậu, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách thiết thực nhằm hỗ trợ ngƣời nông dân trong việc chuyển đổi loại cây trồng. Chìa khóa thành công cho mô hình chuyển đổi này là nhờ vào chính sách bảo hộ nông nghiệp do chính phủ ban hành. Theo chính sách này, khi ngƣời dân thực hiện mô hình chuyển đổi theo định hƣớng của chính phủ sẽ đƣợc cam kết đảm bảo nguồn đầu ra và giá cả của sản phẩm. Vì vậy, ngƣời dân chỉ cần tập trung vào đảm bảo chất lƣợng sản phẩm sạch, đáp ứng đầy đủ những tiêu chí do ngành nông nghiệp Thái Lan yêu cầu. Ngƣời nông dân chỉ cung cấp sản phẩm cho một đầu mối duy nhất là Trung tâm Nông nghiệp của tỉnh với mức giá đã đƣợc thỏa thuận từ đầu giữa ngƣời dân và chính phủ nên dù thị trƣờng có biến động cũng không ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân. Phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống khuyến nông Hệ thống khuyến nông của Thái Lan đƣợc đánh giá là hoạt động cực kì hiệu quả trong việc hỗ trợ ngƣời nông dân từ chuyển giao khoa học - kĩ thuật đến hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Về cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyến nông cấp địa phƣơng: - Cấp tỉnh: Văn phòng Khuyến nông tỉnh (tƣơng đƣơng Trung tâm Khuyến nông tỉnh của Việt Nam) với nhiệm vụ xúc tiến, phát triển, tổ chức nông dân, doanh nghiệp cộng đồng trên địa bàn tỉnh quản lý, điều phối các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi. - Cấp huyện: Văn phòng Khuyến nông huyện (tƣơng đƣơng Trạm
  • 46. 37 Khuyến nông huyện của Việt Nam) có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, xúc tiến và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở huyện, khuyến khích và phát triển nông dân, tổ chức nông dân, doanh nghiệp cộng đồng ở mỗi huyện và tiến hành các hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khác. Về nhân lực: Cán bộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động khuyến nông và là ngƣời gần với dân nhất. Hiện tại, mỗi xã có 1-2 cán bộ khuyến nông, đƣợc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan bổ nhiệm nhƣ những cán bộ đại diện cho Bộ điều phối và hoạt động ở địa phƣơng với các nhiệm vụ về tƣ vấn, cung cấp kiến thức, dịch vụ, quản lý kiến thức và điều phối. Ngoài ra, mỗi xã đều có một hội đồng tƣ vấn khuyến nông, thành viên là các lãnh đạo chủ chốt của xã, có nhiệm vụ định hƣớng và xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp cho xã. Cán bộ khuyến nông sẽ tƣ vấn cho hội đồng bởi các cán bộ khuyến nông cũng là các nhà khoa học sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu và tiến hành áp dụng thí điểm theo hợp đồng với chính phủ. Cơ chế hoạt động:Cục Nông nghiệp chủ yếu làm công tác quản lý và nghiên cứu, không trực tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết quả nghiên cứu tới ngƣời nông dân mà giao cho Cục Khuyến nông để thực hiện các hoạt động chuyển giao tới nông dân. Các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu tập trung 2 chƣơng trình, có nội dung hoạt động riêng: đó là tập huấn, đào tạo cho cán bộ kỹ thuật và huấn luyện, hƣớng dẫn cho nông dân tại ruộng. Thái Lan không khuyến khích sử dụng mô hình trình diễn đại trà, đặc biệt là khi giới thiệu kĩ thuật mới ở những khu vực trình độ dân trí không đồng đều. Mô hình trình diễn chỉ đƣợc xây dựng trong phạm vi các Viện nghiên cứu, các Trung tâm phát triển xúc tiến nghề nông và Văn phòng Khuyến nông huyện để nông dân, những ngƣời quan tâm đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về phƣơng pháp sản xuất, kỹ năng phƣơng pháp khuyến nông.