SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀOTẠO BỘ NỘI VỤ
………/…………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ MINH ĐỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Đắk Lắk, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO BỘ NỘI VỤ
………/…………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ MINH ĐỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK.
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60.34.04.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ CÚC
Đắk Lắk, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của riêng tôi và được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Cúc.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực; trường hợp sử dụng các
tài liệu, số liệu, kết quả tham khảo thì được nêu rõ nguồn gốc cụ thể.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên cao học
Lê Minh Đức
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy, cô, các anh, chị, các em và các bạn, cùng gia
đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thànhtới:
Ban Giám hiệu, Ban quản lý đào tạo, các thầy, cô thuộc các chuyên ngành quản
lý hành chính công - khoa sau đại học, Học viện hành chính Quốc gia; các phòng ban
chuyên môn Học viện hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn cô giáo PGS.TS Trần Thị Cúc đã hết lòng giúp
đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ các Sở: Tài nguyên và Môi trường,
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk; Ban giám đốc các Công ty TNHH
MTV lâm nghiệp; đặc biệt là Lãnh đạo VP UBND tỉnh Đăk Lăk đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Cuối cùng, xin trọng cảm ơn các thành viên trong gia đình (mẹ, vợ con, anh chị
em); các anh, chị em trong lớp cao học Quản lý công HC20.TN6 đã động viên,
giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành Luận văn.
Học Viên
Lê Minh Đức
MUC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài Luận văn .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .............................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................. 6
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................... 7
Chương 1 ..............................................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM
TRƯỜNG QUỐC DOANH...............................................................................................8
1.1. Một số khái niệm cơ bản về đất đai..................................................................... 8
1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai................................................................... 12
1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai................................................... 12
1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai............................................................... 13
1.5. Quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh ........................... 14
Tiểu kết Chương 1.................................................................................................... 28
Chương 2 ............................................................................................................................29
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI ..................................29
CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK........29
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đắk Lắk ........... 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 29
2.1.2. Các nguồn tài nguyên ..................................................................................... 32
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội............................................................... 35
2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.......................... 42
2.3. Thực trạng quản lý đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk............................................................................................................................ 49
Tiểu kết Chương 2.................................................................................................... 76
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐẮK LẮK...........................................................................................................................77
3.1. Định hướng chung về quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc
doanh ........................................................................................................................ 77
3.2. Những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường
Quốc doanh............................................................................................................... 77
3.3. Một số kiến nghị................................................................................................ 83
Tiểu kết Chương 3.................................................................................................... 93
KẾT LUẬN........................................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................96
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Ý nghĩa
1 KTXH Kinh tế xã hội
2 QLNN Quản lý nhà nước
3 LTQD Lâm trường Quốc doanh
4 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
5 QLDĐ Quản lý đất đai
6 SDĐ Sử dụng đất
7 SDĐĐ Sử dụng đất đai
8 TNMT Tài nguyên và Môi trường
9 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
10 UBND Ủy ban nhân dân
11 BC Báo cáo
12 KH Kế hoạch
13 PA Phương án
14 HTTĐC Hỗ trợ tái định cư
15 Ha Héc ta
16 NQ-30/TW
Nghị quyết 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ
Chính trị
17 NQ-28/TW
Nghị quyết 28-NQ/TW, ngày 16/6/2003 của Bộ
Chính trị
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất tỉnh Đắk Lắk ..................................................................32
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp .................................................................37
Bảng 2.3: Kết quả giao, cho thuê đất giai đoạn 2011-2015..............................................45
Bảng 2.4: Công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư........................................................46
Bảng 2.5: Kết quả thanh, kiểm tra ngành TNMT cấp tỉnh...............................................47
Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất của 15 công ty TNHH MTV lâm nghiệp trước khi sắp
xếp, đổi mới.........................................................................................................................58
Bảng 2.7: Mục đích sử dụng đất của các công ty TNHH MTV lâm nghiệp trước sắp xếp,
đổi mới.................................................................................................................................61
Bảng 2.8: phương án sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp................63
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp................. 58
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mục đích sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp
trước khi sắp xếp, đổi mới..................................................................................................62
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu Phương án sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp
..............................................................................................................................................64
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài Luận văn
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không
chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế, đặc biệt là đối với
sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những thay đổi về các mối quan hệ trong
quản lý và sử dụng đất đai là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Vì đất đai có
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng, lợi ích giữa các cộng đồng;
trên phương diện vĩ mô, đất đai có tác động một cách trực tiếp và sâu sắc đến phát triển
kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của mỗi quốc gia.
Thấy được tầm quan trọng của đất đai, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Viêt Nam đã ban hành Luật đất đai qua các thời kỳ để làm căn cứ pháp lý quản lý, sử
dụng đất đai trên phạm vi cả nước, mới nhất là Luật đất đai 2013; triển khai các Luật đất
đai, Chính phủ qua các thời kỳ cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới Luật để điều chỉnh
các mối quan hệ trong quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn quốc.
Sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng và Nhà nước khởi xướng từ năm 1986 đến
nay, đất nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng và có những bước tiến vượt bậc trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội... Cùng đóng góp vào sự phát triển của đất
nước, Các nông, lâm trường quốc doanh đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế
xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh; nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo nhất là
những nơi vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát triển nông, lâm trường là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của
đất nước, là xuất phát điểm cho sự phát triển vững mạnh ở Nông thôn và là tiền đề không
thể thiếu để sử dụng có hiệu quả các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài. Trong những
năm qua, thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI ( tháng 12/1996); Nghị quyết 10 của Bộ chính trị; Nghị quyết lần thứ 5 của
2
Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII). Các nông, lâm trường quốc doanh, trong
đó có các Lâm trường quốc doanh (LTQD) đã có những thay đổi quan trọng cả về tổ
chức, nội dung và phương thức hoạt động; đóng góp tích cực vào sự phát triển của
nông nghiệp nông thôn nước ta; đã xuất hiện một số mô hình tiêu biểu về đổi mới tổ
chức quản lý tại các nông lâm trường, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao
động, ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc,
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Lâm trường quốc doanh là tổ chức là tổ chức kinh tế của Nhà nước, được giao quản
lý, sử dụng một diện tích đất, rừng khá lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm
nghiệp. Song, việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao; tình trạng lấn chiếm, tranh
chấp, vi phạm chính sách pháp luật đất đai xảy ra ở nhiều lâm trường chưa được giải
quyết kịp thời và dứt điểm; đời sống cán bộ, công nhân viên gặp nhiều khó khăn và nảy
sinh một số vấn đề phức tạp.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đất đai tại các lâm trường quốc doanh qua các thời kỳ
lịch sử của đất nước đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh. Tuy nhiên, còn đó rất nhiều hạn chế, tồn tại tương tự như thực trạng chung của các
lâm trường trên phạm vi cả nước như: việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao;
tình trạng lấn chiếm, tranh chấp vi phạm chính sách pháp luật đất đai xảy ra ở nhiều lâm
trường chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm; vị trí, ranh giới chưa được xác định cụ
thể, quản lý không tốt dẫn đến suy giảm diện tích rừng tự nhiên, đất bị bỏ hoang không sử
dụng trong thời gian dài, sử dụng không đúng mục đích; chuyển nhượng, cho thuê trái
phép, gây lãng phí tài nguyên…. Do vậy, việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu
quả diện tích đất tại các lâm trường quốc doanh là yêu cầu cấp thiết và hết sực cần thiết.
Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các LTQD và
nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tác
giả chọn Đề tài: “Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa
3
bàn tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu, đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đề tài quản lý nhà nước về đất đai tại nông lâm trường quốc doanh nói chung thì đã
có nhiều công trình nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ:
- Bài “ Trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động của nông, lâm trường” của
tác giả Quang Vũ trên báo điện tử baotintuc.vn ngày 10/11/2015
- Bùi Kim Hiếu (2013) Quản lý nhà nước về lâm nghiệp – Nhà xuất bản Chính trị
Quốc Gia, Hà Nội 2013;
- Vũ Thu Hạnh ( 2009) . Một số phát hiện tác động của chính sách, pháp luật liên
quan đến quản lý tài nguyên rừng – Tạp chí Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính
sách, Hà Nội năm 2009;
-Nguyễn Ngọc Lung (2008) Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm nghiệp
Việt Nam – NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2008;
-Phạm Đức Lân và Lê Huy Cường ( 1998) Quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên
lưu vực Sông Sesan;
- Lê Du Phong, Tô Đình Mai (2008) Góp phần nghiên cứu chính sách lâm nghiệp ở
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội 2008;
- Trần Văn Thương, Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa tỉnh
Đắk Nông, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đà Nẵng 2015;
- Nguyễn Văn Quảng, Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các nông lâm
trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Hà Nội 2015;
- Tô Xuân Phúc, Phan Đình Nhã, Phạm Quang Tú, Mẫu thuẫn đất đai giữa Công ty
lâm nghiệp và người dân địa phương, Hà nội 2013.
4
Tuy nhiên, đề tài “Quản lý Nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.” chưa từng được nghiên cứu; đồng thời, nội dung này phù hợp
với chuyên ngành và hoàn toàn độc lập với các công trình đã được công bố. Trong quá
trình thực hiện đề tài tác giả sẽ nghiên cứu các công trình liên quan trong và ngoài nước
đã thực hiện trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo Hiến pháp và Pháp
luật Đất đai.
- Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Đắk Lắk và tại các Lâm
trường quốc doanh.
- Nghiên cứu lí luận, thực tiễn quản lý Nhà nước về đất đai tại các LTQD để đề xuất
hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất đai tại
các LTQD.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất đai tại các lâm trường
Quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế; nguyên nhân
của những hạn chế trong quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
- Xác định định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và
tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà
nước làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu về quản lý sử dụng đất tại các LTQD trên
5
địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất,Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:
Đây là phương pháp được dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho
đề tài nghiên cứu.
Điều tra và thu thập tài liệu thông qua các báo cáo chuyên đề của các cơ quan Trung
ương, UBND tỉnh, các Sở, ngành, địa phương(Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính, Cục Thống kê; phòng Tài nguyên môi
trường cấp huyện; phòng Thống kê cấp huyện trong tỉnh Đắk Lắk…); kết quả nghiên
cứu của các đề tài; số liệu thống kê của các cấp, ban ngành, tổ chức, đề tài nghiên cứu của
các tác giả trong nước; các số liệu từ điều tra, phỏng vấn.
Thứ hai, Phương pháp khảo sát thực địa:
Tiến hành điều tra khảo sát thực tế tình hình quản lý sử dụng đất của các nông lâm
trường ở ngoài thực địa.
Thứ ba, Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel
Tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các
bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh.
Thứ tư, Phương pháp so sánh:
Sau khi tiến hành tổng hợp số liệu và báo cáo tính hình quản lý sử dụng đất của các
LTQD và khảo sát thực tế tình hình quản lý sử dụng đất của các LTQD ở ngoài thực địa.
Tiến hành sử dụng phương pháp so sánh để có được cái nhìn đầy đủ và chính xác về thực
trạngthực tế, tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các LTQD.
Thứ năm, Phương pháp chuyên gia:
Thực hiện phỏng vấn, trao đổi những người có kinh nghiệm thực hiện công tác quản
lý sử dụng đất tại LTQD ở địa bàn nghiên cứu như cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường,
6
Sở Nông nghiệp và PTNT; phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp
huyện; tham vấn ý kiến các thầy cô, các chuyên gia.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai tại các LTQD; hoạt động quản lý, sử dụng
đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu: hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc
doanh.
- Về không gian: trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Về thời gian: Giai đoạn 2011 – 2015.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận.
Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai tại các
LTQD.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động trong
nghiên cứu lĩnh vực đất đai hoặc hoạt động thực tiễn trong quản lý Nhà nước về đất đai nói
chung và tại các LTQD nói riêng; là tài liệu tham khảo giúp các cơ quan xây dựng pháp
luật, chính quyền các cấp hoạch định chính sách, xây dựng mô hình tổ chức quản lý và sử
dụng đất tại các LTQD có hiệu quả, góp phần định hướng lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng, khai thác tài nguyên đất, tài nguyên rừng tại các LTQD một cách hiệu quả, tiết
kiệm, bền vững; đồng thời, giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa các LTQD với người dân
sử dụng đất có nguồn gốc từ các LTQD, góp phần ổn định tổ chức sản xuất, phát triển
kinh tế tại các LTQD, đóng góp chung vào phát triển kinh tế-xã hội, ổn định an ninh - trật
tự trên địa bàn.
7
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh.
- Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại
các Lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG
QUỐC DOANH
1.1. Một số khái niệm cơ bản về đất đai
1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình
thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Giá
trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (m
2
, ha, km
2
) và độ phì nhiêu,
màu mỡ.
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm
tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến
tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa
hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những
biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh
tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện
tích, có vị trí cố định trong không gian. [17].
1.1.2. Sử dụng đất
Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử dụng. Việc
sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “những hoạt động của con người có liên quan trực
tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng”.
Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn, nước, phân
hoá học ...), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ ...) cho phép đánh
giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động môi trường và kinh tế, lập mô hình
những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất
9
này sang mục đích sử dụng đất khác.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối bởi các
điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật
kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát một số điều kiện và nhân tố
ảnh hưởng đến việc sử dụng đất:
- Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diện tích
trồng trọt, mặt bằng xây dựng..., cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và
quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: yếu tố khí
hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số, lao động,
thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai, yêu cầu về quốc
phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao
thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động,
điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học
kỹ thuật vào sản xuất.
- Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai là sản
phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người. Đất đai hạn chế về số
lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được khi tham gia vào
hoạt động sản xuất của xã hội. [17].
1.1.3. Quản lý đất đai
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và
thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi
nhuận thu được từ đất (thông qua việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất hoặc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các khoản thuế về đất,…) và
giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo…liên quan đến quyền sử dụng đất. Quản lý
đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều
chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và cung cấp những
10
thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan
đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và
đất tư bao gồm: các hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất,
giám sát và quản lý việc sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý.
Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các
nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp luật đất đai và pháp luật liên quan
đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số nội dung chủ
yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp quản lý; vị trí của cơ
quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính;
quản lý các tổ chức địa chính, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo;
trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế. [17].
1.1.4. Quản lý nhà nước về đất đai
Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt động
trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các
mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá
trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm bảo cho
việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao.
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ quan
quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách nhiệm được
Nhà nước giao; đồng thời, ban hành các chính sách, chế độ, thể chế phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Điều
này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh
tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử
dụng đất là làm sao khai thác, sử dụng đất có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải
được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
11
Cho đến nay trên thế giới có hai hệ thống hồ sơ quản lý đất đai: hệ thống địa bạ
(Deed system) và hệ thống bằng khoán (Title system). Hệ thống địa bạ đã được áp dụng
từ rất lâu đời, hệ thống hồ sơ gồm: một là các sổ sách địa chính mô tả thửa đất theo kiểu
sơ đồ do chính quyền quản lý và hai là các giấy tờ pháp lý dựa trên cơ sở các khế ước,
văn tự được pháp luật thừa nhận. Khi các mối quan hệ đất đai trở nên phức tạp hơn người
ta sử dụng một hệ thống hồ sơ hiện đại hơn gọi là hệ thống bằng khoán. Hệ thống này bao
gồm: một là bản đồ địa chính, hai là các hồ sơ đăng ký đất đai và ba là giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn hệ thống bằng khoán cho phép
chính quyền quản lý cụ thể hơn, chặt chẽ hơn và thống nhất hơn. Mỗi thửa đất trong cả
nước có số hiệu riêng không trùng nhau, kích thước thửa đất rõ ràng, vị trí cụ thể, chứng
lý thống nhất. Các triều đại phong kiến ở nước ta chỉ sử dụng hệ thống địa bạ. Trong thời
gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã sử dụng cả hai hệ thống, hệ thống địa bạ được sử
dụng cho đất thuộc khu vực nông thôn, còn đất đô thị được chuyển dần từ hệ thống địa bạ
sang hệ thống bằng khoán. Từ khi Luật Đất đai 1987 được ban hành cho đến nay nước ta
đã lựa chọn hệ thống bằng khoán thống nhất để quản lý toàn bộ đất đai cả nước. Đây là
toàn bộ công việc quản lý đất đai theo quan niệm cũ. Nói cách khác quan niệm quản lý
đất đai theo kiểu cũ chỉ quan tâm tới việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong phạm vi
dân sự và hành chính, chưa chú ý tới vai trò của đất đai trong bức tranh hoạt động vĩ mô
của nền kinh tế - xã hội. Khi kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn công nghiệp, con
người đã ý thức được rõ hơn ý nghĩa của quan hệ đất đai ở tầm vĩ mô, từ đó xuất hiện
khái niệm “quản lý đất đai hiện đại”. Quản lý đất đai hiện đại bao gồm các nội dung sau:
- Điều tra, khảo sát để nắm vững được toàn bộ số lượng và chất lượng của tài
nguyên cả nước;
- Thành lập hệ thống hồ sơ địa chính để quản lý đến từng thửa đất về mặt tự nhiên,
kinh tế, xã hội và pháp lý làm cơ sở để giải quyết mối quan hệ dân sự và hành chính về
đất đai và xây dựng hiện trạng sử dụng đất chính xác;
- Xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai, các chính sách đất đai để điều chỉnh các
12
mối quan hệ đất đai từ từng thửa đất (vi mô) tới toàn bộ tài nguyên đất (vĩ mô);
- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ, theo ngành và cả nước
để thiết lập mặt bằng, cơ cấu sử dụng đất có lợi cho ổn định chính trị, công bằng xã hội và
phát triển kinh tế, trong đó có quyền lợi của từng người sử dụng đất. [17].
1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội và có những đặc trưng riêng, đất đai được Nhà nước thống nhất quản lý nhằm:
- Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai được sử dụng
vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tích nhưng sẽ trở thành
năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Thông qua chiến lược sử dụng đất, xây
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước điều tiết để các chủ sử dụng đất sử dụng
đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra;
- Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm được quỹ đất
tổng thể và cơ cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó, có những biện pháp thích hợp để sử dụng
đất đai có hiệu quả cao nhất;
- Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành
lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việc bảo đảm lợi ích chính
đáng của người sử dụng đất, đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong việc sử
dụng, khai thác quỹ đất;
- Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước nắm bắt
tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất. Từ đó, phát hiện
những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm;
- Việc quản lý nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành các chính sách, quy
định, thể chế; đồng thời, bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nội dung còn thiếu, không
phù hợp, chưa phù hợp với thực tế và góp phần đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống. [17].
1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai
Hoạt động của thị trường luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, do đó cần có sự quản
13
lý, can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước bằng các công cụ và chính sách thích hợp nhằm
phát huy tính tích cực và hạn chế những tiêu cực của thị trường.
Việc phát triển thị trường bất động sản là một thành phần nhạy cảm nhất trong quản
lý nhà nước về đất đai. Ngay cả đối với những nước được coi là có nền kinh tế thị trường
tự do phát triển, thì vai trò quản lý nhà nước đối với phân bổ và sử dụng đất cũng rất lớn.
Vì vậy, quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ bản: (1) đảm bảo sử
dụng đất có hiệu quả; (2) đảm bảo tính công bằng trong quản lý và sử dụng; (3) đảm bảo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về
đất đai. Đó là các hoạt động trong việc theo dõi và quản lý tình hình sử dụng đất đai,
trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước,
trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà
nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống
nhất của Nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và
ngày càng có hiệu quả cao.
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ quan
quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách nhiệm được
Nhà nước phân công; đồng thời, ban hành các chính sách, chế độ, thể chế phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung quản lý nhà nước về đất
đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời
sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và
người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng của đất đai để phục vụ cho mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất
quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung được quy định tại Điều 22,
Luật Đất đai năm 2013 và áp dụng cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa
14
phương, bao gồm:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực
hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ
hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản
đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá
đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử
dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. [14].
1.5. Quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh
1.5.1. Khái niệm lâm trường quốc doanh.
Thuật ngữ “lâm trường quốc doanh” xuất hiện ở nước ta vào những năm cuối của
thập kỷ 50, thế kỷ XX, cùng với quá trình chuyển đổi các trạm trồng rừng hay các công
15
trường khai thác gỗ thành các đơn vị kinh tế, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập,
được giao làm nhiệm vụ trồng rừng hoặc khai thác gỗ hay cây rừng hằng năm. Khi nguồn
gỗ cây rừng không còn hoặc không được khai thác, các lâm trường được giao nhiệm vụ
trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh bằng nguồn vốn ngân sách và chế biến lâm sản
phục vụ yêu cầu khôi phục phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Như vậy lâm trường quốc doanh được hiểu là một tổ chức kinh tế do Nhà nước
thành lập, là một loại hình doanh nghiệp nhà nước, thực hiện sản xuất kinh doanh
theo luật doanh nghiệp. Lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao rừng và đất lâm
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt được
Nhà nước đầu tư vốn, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác để quản lý, chăm sóc, bảo
vệ, trồng rừng; khai thác lâm sản và nhiệm vụ kinh doanh sản xuất khác để quản lý theo
nhiệm vụ được giao.
Lâm trường quốc doanh là một tổ chức kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật Việt nam, hoạt động trong
lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Lâm trường có năng lực pháp luật dân sự, có cơ
cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản, có con dấu và tài khoản riêng.
Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, cũng như các doanh
nghiệp nhà nước khác, LTQD phải hạch toán sản xuất kinh doanh, lấy mục tiêu là sản
xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm lâm sản, đem lại nhiều lợi nhuận cho lâm
trường và cho Nhà nước. Lâm trường khác với các doanh nghiệp nhà nước khác là
được Nhà nước giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp với diện tích lớn để sử dụng ổn
định, lâu dài vào mục đích sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp. [ 12].
1.5.2. Đặc điểm của lâm trường quốc doanh
Lâm trường quốc doanh ở nước ta là loại hình doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ.
Các lâm trường được giao nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ tài nguyên rừng và đất lâm
nghiệp để tổ chức cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất kinh doanh có các đặc điểm là:
- Việc quản lý, khai thác, chăm sóc, bảo vệ rừng tự nhiên – tài nguyên quốc gia
16
theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng và theo quy định của pháp luật về tài
nguyên quốc gia.
- Rừng, cây rừng có chu kỳ sản xuất kinh tế dài nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết
quả sản xuất kinh doanh của các lâm trường quốc doanh.
- Rừng tự nhiên được giao cho lâm trường quốc doanh quản lý kinh doanh còn
là tư liệu sản xuất của lâm trường quốc doanh, phân bổ ở địa bàn có nhiều khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, những nơi đó lại có cộng đồng dân cư
sống lâu đời nên có tác động quan hệ thuận lợi và không thuận lợi về sử dụng tài nguyên
rừng giữa lâm trường và người dân địa phương, có tác động không nhỏ đến cơ chế quản
lý của lâm trường quốc doanh. Rừng tự nhiên là một bộ phận tài nguyên thiên nhiên, “là
một loại vốn có tính chất đặc biệt”, nên việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ và khai thác không
chỉ xem xét đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phải tính đến hiệu quả, lợi ích môi
trường và xã hội. Do vậy, các lâm trường quốc doanh đồng thời vừa thực hiện chức năng
kinh tế vừa thực hiện chức năng xã hội.
- Các lâm trường quốc doanh hoạt động (quản lý, chăm sóc, bảo vệ) trên địa bàn
rộng (huyện, liên huyện, tỉnh, liên tỉnh hoặc một vùng) nhưng phổ biến, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới, hải đảo đặc biệt khó khăn, ít dân sinh sống nên gặp nhiều khó khăn
trong việc quản lý, bảo vệ rừng.
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất lâm
nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất đai có ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây rừng,
của rừng và kết quả kinh doanh của lâm trường quốc doanh, nên trong quản lý kinh
doanh, lâm trường quốc doanh vừa phải chăm bón đất đai, vừa phải sử dụng hợp lý đất
đai
Do vậy vấn đề xác định rõ diện tích, trữ lượng gỗ và lâm sản, giá trị bằng tiền, quy
định rõ ràng và cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của lâm trường quốc
doanh khi tiếp nhận, quản lý, kinh doanh rừng tự nhiên được Nhà nước giao đã trở thành
một vấn đề hết sức cần thiết và rất quan trọng trong cơ chế quản lý của lâm trường quốc
17
doanh. Khi tiến hành sắp xếp và đổi mới lâm trường quốc doanh không thể áp dụng máy
móc dập khuôn những hướng dẫn chung về sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp
nhà nước mà phải xuất phát từ đặc điểm vốn có của lâm trường quốc doanh, cơ chế tổ
chức và quản lý, điều kiện cụ thể của lâm trường hiện tại mà vận dụng những nguyên tắc,
quy định chung cho phù hợp. [ 12].
1.5.3.Vai trò của lâm trường quốc doanh
1.5.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
- Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành lâm
nghiệp, thực hiện kế hoạch lâm nghiệp của nhà nước.
- Là tổ chức kinh tế của Nhà nước, lâm trường quốc doanh không thể chỉ chạy
theo mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần mà còn phải tiếp nhận và thực
hiện cả nhiệm vụ có tính chất phi lợi nhuận do Nhà nước giao.
- Lâm trường quốc doanh là tổ chức kinh tế của Nhà nước, được giao quản lý
nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp nhất, có ảnh hưởng chủ yếu nhất đến tình trạng tài
nguyên rừng của đất nước. Lâm trường quốc doanh có đội ngũ cán bộ kỹ thuật lâm
nghiệp có trình độ quản lý rừng cao, có nhiều điều kiện để sử dụng kỹ thuật lâm sinh tiên
tiến để làm giàu rừng. [ 12].
1.5.3.2. Đối với nền kinh tế và xã hội
Hiện nay, vai trò của hệ thống lâm trường quốc doanh được thể hiện ở các các mặt:
- Các lâm trường quốc doanh là những cơ sở có nhiệm vụ tạo lập vùng nguyên liệu
tập trung cho yêu cầu công nghiệp hóa đất nước.
- Lâm trường quốc doanh có nhiệm vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển
vốn rừng do Nhà nước giao, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, đất đai và các nguồn
lực khác vào mục tiêu kinh doanh và những nhiệm vụ do Nhà nước giao.
- Các lâm trường quốc doanh không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội ở miền núi, biên giới, hải đảo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tọc thiểu số mà còn có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc
18
phòng, tăng cường quốc phòng ở vùng biên giới, hải đảo.
Các lâm trường quốc doanh còn có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho
người lao động, công nghiệp hóa sản xuất trong lâm nghiệp. [ 12].
1.5.4. Quá trình hình thành và phát triển các lâm trường quốc doanh
Quá trình phát triển của các lâm trường quốc doanh trải qua nhiều giai đoạn, gắn với
các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
- Giai đoạn trước năm 1990.
Tính đến năm 1975, trên địa bàn các tỉnh ở miền Bắc có gần 200 lâm trường
quốc doanh, nhiệm vụ chủ yếu của các lâm trường là khai hoang, phục hóa đất đai, trồng
rừng và phát triển kinh tế theo mô hình tập trung, tập thể. Ở miền Nam, sau ngày thống
nhất đất nước đã có hàng trăm lâm trường quốc doanh được thành lập và hoạt động
theo mô hình tổ chức quản lý như các lâm trường ở miền Bắc.
Trong giai đoạn này Nhà nước còn thành lập các Công ty hoặc Liên hiệp sản xuất
lâm công nghiệp. Trong mỗi Công ty hoặc Liên hiệp thường có một số lâm trường, xí
nghiệp khai thác vận chuyển gỗ, xí nghiệp chế biến gỗ, xí nghiệp làm dịch vụ cho sản
xuất như xí nghiệp cầu đường, xí nghiệp cơ khí lâm nghiệp vv...những lâm trường
thành viên trong các Công ty hoặc Liên hiệp lâm công nghiệp thường chỉ được giao
thực hiện những công việc trong khâu lâm sinh: bảo vệ rừng, trồng và nuôi dưỡng
rừng, bán cây đứng cho xí nghiệp khai thác gỗ và thực hiện chế độ hoạch toán phụ
thuộc.
Năm 1990, trên phạm vi cả nước có 412 lâm trường quốc doanh, được phân cấp
quản lý như sau:
- Có 18,4% lâm trường trực thuộc trung ương (gồm cả lâm trường là thành viên
các Liên hiệp hoặc Công ty trực thuộc các Bộ, ngành trung ương);
- Có 47,4% lâm trường trực thuộc cấp tỉnh;
- Có 34,2% lâm trường trực thuộc cấp huyện.
19
Giai đoạn này, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và lâm trường nói riêng
hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, sản phẩm lâm trường sản xuất
ra phải bán cho những khách hàng và theo giá do Nhà nước quy định. Mọi yếu tố đầu
vào do Nhà nước bao cấp, phần lớn lợi nhuận lâm trường làm ra phải nộp ngân sách
nhưng nếu bị lỗ thì được ngân sách nhà nước cấp bù. Các lâm trường không có đầy
đủ quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của lâm trường là phải phấn đấu
hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, trong đó có những chỉ tiêu được gọi là
chỉ tiêu pháp lệnh như:
- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện;
- Sản lượng và chủng loại sản phẩm hàng hoá phải giao nộp (như sản lượng và
chủng loại lâm sản phải tiêu thụ hoặc đưa ra bãi II...);
- Năng suất lao động một công nhân viên tính bằng tiền và hiện vật;
- Giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu;
- Mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được;
- Tổng số vốn được ngân sách nhà nước cấp.
Chỉ tiêu: “diện tích rừng phải trồng hoặc xúc tiến tái sinh” cũng là một chỉ tiêu
kế hoạch nhưng không được lâm trường coi trọng như chỉ tiêu “sản lượng và chủng
loại gỗ tròn phải tiêu thụ hoặc đưa ra Bãi II”. Điều đó cho thấy hoạt động của các lâm
trường trong giai đoạn trước năm 1990 chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên, các hoạt
động lâm sinh nhằm phát triển và tái tạo rừng chưa được coi trọng đúng mức.
- Giai đoạn từ 1990 đến năm 1999
Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT, ngày 20/11/1991về thành lập và giải thể
doanh nghiệp nhà nước, cả nước có 412 lâm trường, sau một thời gain hoạt động, các
lâm trường đã phân hoá như sau:
+ Có khoảng 130 lâm trường còn rừng tự nhiên có trữ lượng hoặc rừng trồng đã
đến tuổi khai thác và được phép khai thác gỗ nên có thu nhập để chi phí sản xuất, tái
tạo rừng và làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
20
+ Có gần 100 lâm trường, chủ yếu ở Tây Nguyên, tuy được giao rừng tự nhiên,
rừng có trữ lượng gỗ lớn nhưng không được giao nhiệm vụ khai thác, lâm trường chỉ
có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng, nuôi dưỡng rừng. Do vậy, mọi hoạt đông của
Lâm trường được ngân sách tỉnh cấp kinh phí theo dự toán được duyệt như một đơn
vị sự nghiệp bảo vệrừng.
+ Có khoảng 120 lâm trường chỉ còn rừng tự nhiên thứ sinh, nghèo kiệt, và
khoảng 60 lâm trường chỉ có đất trồng rừng nhưng không có vốn để đầu tư, không có
thị trường tiêu thụ sản phẩm nên những lâm trường này không có nguồn thu và không
thể hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường được.
- Giai đoạn từ 2000 đến 2003
Trong giai đoạn này, các lâm trường tiếp tục được phát triển và tổ chức lại theo
Quyết định 187/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ
và có thể phân ra làm ba loại như sau:
Loại thứ nhất, gồm các lâm trường quốc doanh được duy trì, củng cố để hoạt
động theo cơ chế kinh doanh bao gồm những lâm trường quốc doanh đang quản lý
rừng tự nhiên là rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu, những lâm trường quốc
doanh trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.
Nhiệm vụ chính của các lâm trường quốc doanh thuộc loại này là gây trồng, bảo
vệ nuôi dưỡng rừng, khai thác chế biến lâm sản, cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở
chế biến công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng khác của nền kinh tế quốc dân.
Ngoài các nhiệm vụ chính, các lâm trường được kinh doanh tổng hợp nông, lâm,
ngư, công nghiệp và dịch vụ để sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai và
vốn rừng được giao.
Đối với diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu phân bố xen kẽ với
rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu của lâm trường, nếu quản lý diện tích
rừng chưa đến 5.000 ha, không đủ điều kiện để thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ
thì tiếp tục giao cho lâm trường quốc doanh quản lý theo quy chế rừng phòng hộ.
21
Việc bảo vệ, trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu được coi là
hoạt động công ích, do lâm trường thực hiện theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
Loại thứ hai, gồm các lâm trường được chuyển đổi thành Ban quản lý rừng
phòng hộ:
Đối với các lâm trường quốc doanh có từ 5.000 ha trở lên hoặc có trên 70% diện
tích đất lâm nghiệp đang quản lý thuộc quy hoạch vùng phòng hộ xung yếu và rất
xung yếu thì chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị
sự nghiệp kinh tế có thu. Diện tích rừng sản xuất và đất lâm nghiệp xen kẽ với rừng
phòng hộ cũng giao cho Ban quản lý gây trồng, bảo vệ, khai thác sử dụng, tạo nguồn
thu cho ngân sách.
Loại thứ ba, gồm các lâm trường được chuyển đổi sang các loại hình tổ chức
kinh doanh khác:
Các lâm trường quốc doanh đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, quản
lý diện tích rừng và đất quy hoạch để gây trồng rừng sản xuất từ 1.000 ha trở xuống,
phân bố xen kẽ với đất nông nghiệp và gần khu dân cư, thì chuyển đổi thành loại hình
tổ chức kinh doanh thích hợp để làm dịch vụ cho sản xuất nông, lâm, công nghiệp tại
địa phương
- Giai đoạn từ 2004-2015
Giai đoạn 2004 - 2015, là giai đoạn thực hiện Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính
trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Năm 2005, cả
nước có 256 lâm trường và 02 trung tâm nông - lâm nghiệp). Đến cuối năm 2012, còn
151 lâm trường, 91 ban quản lý rừng. Đến tháng 12 năm 2012, cả nước có 164 công ty
lâm nghiệp, 210 ban quản lý rừng, 79 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đổi mới cơ chế hoạt động của các
nông, lâm trường quốc doanh, trong thời gian qua, đã có hàng loạt các văn bản của Đảng
và Nhà nước được ban hành nhằm mục đích đẩy mạnh quá trình đổi mới cơ chế hoạt động
của các lâm trường như: Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3-12-2004 của Chính phủ
22
về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh; Nghị quyết số 30-NQ/TW
ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu
quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định sô 686/QĐ-TTg ngày 11-5-2014
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới
và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định số
1059/QĐ-BNNPTNT-QLDA ngày 16-5-2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về
tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông,
lâm nghiệp; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17-12-2014 của Chính phủ về sắp xếp
đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư số
02/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn xây
dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo nghị
định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu
quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, và Nghị định
118/CP, kết quả đạt được như sau:
- Các lâm trường đã tiến hành việc rà soát chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, thực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi thành các công ty nông nghiệp, công
ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng theo đề án được phê duyệt. Một số đơn vị sản xuất,
kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoặc có nhiều vi phạm về quản lý đất đai đã thực hiện các thủ
tục giải thể theo quy định.
Từ 256 lâm trường (năm 2005), đến năm 2015 sắp xếp, chuyển đổi còn 151 công ty
trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thuộc sở hữu nhà nước (trong đó 138 đơn vị do tỉnh
quản lý, 10 đơn vị do trung ương quản lý); 03 công ty cổ phần; thành lập mới 91 ban quản
23
lý rừng (sau đó giảm còn 87 ban quản lý); giải thể 14 đơn vị.
- Các công ty công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng đã rà soát, xác định nhu cầu
quản lý đất đai, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ (theo đề án được phê duyệt). Các công ty, ban quản lý từng bước triển khai thực
hiện các phương án khai thác, sử dụng đất thông qua các hình thức tự tổ chức sản xuất,
khoán sử dụng đất, liên doanh, liên kết.
Các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng đã tiến hành rà soát, làm rõ nhu cầu lao
động, vốn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đánh giá tình hình tài
chính doanh nghiệp, cân đối thu, chi, các khoản nợ phải thu, phải trả. Trừ diện tích giữ lại
để tổ chức sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ, từng đơn vị đã rà soát, xác định cụ thể từng
diện tích đất, giá trị vườn cây và cơ sở hạ tầng, làm các thủ tục bàn giao cho địa phương.
Tổng giá trị tài sản các công ty lâm nghiệp là 3.905 tỷ đồng; các khoản phải thu là
529 tỷ đồng; các khoản nợ là 1.833 tỷ đồng; tổng doanh thu là 2.478 tỷ đồng; tổng lợi
nhuận là 182 tỷ đồng; tổng nộp ngân sách nhà nước trong 10 năm (2004-2015) là 276 tỷ
đồng. [ 12].
1.5.5. Khái niệm về đất đai tại các lâm trường quốc doanh.
Lâm trường quốc doanh là một tổ chức kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật Việt nam, hoạt động trong
lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
Đất đai tại các Lâm trường quốc doanh là diện tích đất của các lâm trường quốc
doanh đang quản lý, sử dụng hoặc đang quản lý mà để bị lấn,bị chiếm. Nguồn gốc đất đai
được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê quản lý, sử dụng để sử dụng với
mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế, và gắn với giao rừng kết hợp
nhiệm vụ quốc phòng, ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng đồng
bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
1.5.6. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh
Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh bao gồm các nội dung
24
cơ bản sau:
- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ
hành chính; đăng ký lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp
luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử
dụng đất đai.
1.5.7. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường
quốc doanh
1.5.7.1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về quản lý, sử dụng
đất đai tại các lâm trường quốc doanh
- Chủ trương, chính sách của Đảng
Vấn đề quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường quốc doanh luôn được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm. Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới và hội nhập quốc tế là chủ trương đã được Đảng ta chỉ đạo triển khai trên thực tiễn.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX và Nghị quyết các Đại hội Đảng toàn
quốc khóa IX, X, XI về chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, các nông, lâm trường quốc doanh đã được sắp xếp, tổ chức lại thành các công
ty nông, lâm nghiệp và ban quản lý rừng theo hướng đổi mới hình thức quản trị doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, hiệu quả sử dụng bền vững tài
nguyên đất đai, tài nguyên rừng, vườn cây lâu năm; hình thành các vùng sản xuất nông,
lâm nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh quy mô lớn, gắn chế
25
biến với thị trường tiêu thụ; nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh; tạo thêm việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần xoá đói,
giảm nghèo...
Trong hơn 10 năm (2003-2014), thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc tiếp tục sắp
xếp đổi mới, phát triển nông, lâm trường quốc doanh, Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị
quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 về tiếp
tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm
nghiệp.
- Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Liên quan đến chính sách quản lý, sử dụng đất đai của các nông, lâm trường qua
nhiều thời kỳ, đã có các văn bản Luật được Quốc hội ban hành:
- Thời kỳ thi hành Luật Đất đai (năm 1987), quy định Nhà nước giao đất cho các
nông, lâm trường; các nông, lâm trường có quyền giao lại một phần diện tích đất nông,
lâm nghiệp cho các hộ thành viên làm kinh tế gia đình.
- Thời kỳ thi hành Luật Đất đai (năm 1993), quy định Nhà nước giao đất nông, lâm
nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài và cho phép giao khoán đất sử
dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh
nghiệp nhà nước. Nhà nước thực hiện chuyển giao nông, lâm trường về cho địa phương
quản lý.
- Thời kỳ thi hành Luật Đất đai (năm 2003), là giai đoạn xác định rõ quyền và nghĩa
vụ của tổ chức sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất
đối với nông, lâm trường (trong đó có cơ chế giao đất không thu tiền; giao đất có thời
hạn, giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất trả tiền hàng năm và quy định việc lập
hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông, lâm trường; quy định
việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên
các công ty nông, lâm nghiệp.
26
- Thời kỳ thi hành Luật Đất đai (năm 2013), là giai đoạn các công ty nông, lâm
nghiệp, ban quản lý rừng phải thực hiện các yêu cầu quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên
đất đai gắn liền nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt
động của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng.
Ngoài ra, còn phải thực hiện các quy định có liên quan tại luật Bảo vệ và phát triển
rừng (năm 2004), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2008), Luật Thuế tài nguyên
(năm 2009), Luật Doanh nghiệp (năm 2014), Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư
sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (năm 2014)...
Các quy định của pháp luật về đất đai đã phần nào đó đã đưa việc quản lý, sử dụng
đất đai tại các lâm trường quốc doanh ngày càng đi vào nền nếp; phục vụ phát triển kinh
tế xã hội quốc phòng an ninh của đất nước.
1.5.7.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội
Người dân thiếu đất canh tác, thiếu tư liệu sản xuất chính để tổ chức sản xuất, nuôi sống
bản thân và gia đình. Các lâm trường quốc doanh quản lý diện tích đất và rừng rộng lớn, thêm
vào đó, việc quản lý sử dụng lỏng lẻo. Từ đó, người dân sẽ có cơ hội xâm nhập, phá rừng, lấn
chiếm đất để sản xuất, tạo nên mâu thuẫn về đất đai giữa LTQD với người dân. Mâu thuẫn này
phản ánh những nỗ lực của người dân trong việc tiếp cận đất đai nhằm duy trì cuộc sống; gây
nên bất bình đẳng trong sử dụng đất, thể hiện:
- Thứ nhất, các Lâm trường đang bao chiếm một diện tích đất rất lớn, và nhiều nơi hiệu
quả sử dụng đất thấp, trong khi người dân lại thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó tại một số địa
phương, chính quyền cắt đất từ các lâm trường và đem trao cho các công ty tư nhân để phát
triển cây công nghiệp với mục đích lợi nhuận cao, thay vì chia đất cho dân để thoát nghèo.
- Thứ hai, sự bất bình đẳng còn thể hiện khi Lâm trường trao hợp đồng khoán và bảo vệ
rừng cho người bên ngoài cộng đồng, mà thông thường là những người giàu mà không giao
cho người dân tại chỗ, từ đó làm mất cơ hội về thu nhập và việc làm cho những người dân
nghèo.
27
-Thứ ba, do việc phát triển mạnh mẽ mạng lưới thị trường hàng hóa nông sản ở vùng núi
trong thời gian gần đây, bao gồm thị trường cho gỗ rừng trồng, tạo điều kiện cho việc nâng cao
thu nhập thông qua việc trồng rừng. Quyền tiếp cận và kiểm soát đất đai trở thành công cụ hữu
hiệu nhằm tăng thu nhập thậm chí làm giàu cho nhiều người và điều này dẫn đến sự cạnh tranh
gay gắt về đất lâm nghiệp tại một số địa phương.
Mâu thuẫn đất đai có tác động tiêu cực rất lớn đến một số khía cạnh xã hội, môi trường
và kinh tế. Mâu thuẫn làm căng thẳng mối quan hệ giữa các bên liên quan, từ đó dẫn đến nguy
cơ gây bất ổn về xã hội. Mâu thuẫn làm giảm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các bên liên quan. Mâu thuẫn gây tốn kém thời gian và nguồn lực của các bên, làm
mất rừng và suy thoái rừng.
Các mâu thuẫn trên tác động rất nhiều tới quản lý đất đai tại các LTQD. Giải quyết các
mâu thuẫn này gây tốn kém rất nhiều thời gian và nguồn lực của chính các LTQD và các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan. [ 18].
1.5.7.3. Yếu tố về Văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và
người dân sống gần lâm trườngquốc doanh
Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở khu vực miền núi và cao nguyên, mặc dù
vùng đất này có diện tích lớn, nhưng diện tích canh tác đất nông nghiệp ít chủ yếu đất có
độ dốc lớn, nhiều núi đá, địa hình phức tạp, thiên tai, lũ quét lở đất, khí hậu khắc nghiệt,
đất ngày càng nghèo kiệt bạc màu, đất không có nguồn nước… Một bộ phận người dân
còn tập quán du canh, du cư phát nương làm rẫy, ít quan tâm đến thâm canh, bảo vệ đất
để canh tác ổn định lâu dài và chưa quan tâm đến việc xác định chủ quyền sử dụng đất.
Dân số ở vùng dân tộc và miền núi tăng nhanh cả về mặt tự nhiên và cơ học. Chỉ
tính riêng khu vực Tây Nguyên sự có mặt người Kinh từ đồng bằng lên và các dân tộc
thiểu số khu vực phía Bắc vào (chủ yếu là các dân tộc tày, nùng, Dao, Mông, Mường…)
đã làm cho số lượng dân tộc ở các tỉnh tây nguyên tăng từ 15 dân tộc năm 1976 lên 43
dân tộc vào năm 2005, đến nay đã gần đủ 54 dân tộc.
Tình trạng mua bán chuyển nhượng đất đai ở khắp nơi mà người mua thường là dân
28
cư mới đến bên bán thường là người dân tộc thiểu số tại chỗ, vì vậy làm phát sinh tình
trạng một số bộ phận dân tộc tại chỗ lâm vào cảnh thiếu đất sản xuất hoặc trở thành người
làm thuê cho các dân tộc mới đến hoặc phải phá rừng làm rẫy.
Loại đất được mua bán chủ yếu là đất sản xuất. Đối tượng được chuyển nhựng
thường là dân tộc mới đến, bao gồm dân di cư tự do, dân kinh tế mới, cán bộ nhà nước và
người có tiền từ các tỉnh, thành phố từ đồng bằng lên.
Toàn bộ đất sản xuất được đưa vào lâm trường quốc doanh trước đây nay đều không
trả lại cho người dân. Quá trình người vào, đất vào, người ra đất ở lại nói trên diễn ra phổ
biến và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất và phân hóa đất đai.
Các nông, lâm trường đang bao chiếm quá nhiều đất sản xuất, chủ yếu là các địa bàn
có đất màu mỡ, thuận tiện canh tác, trong đó nhiều diện tích đất vốn là của đồng bào dân
tộc tại chỗ. Tình trạng Di cư tự phát ồ ạt, tự phát, gây lấn chiếm, tranh chấp và mua bán
đất đai với dân tại chỗ.
Các giải pháp tạo quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất từ việc
thu hồi đất của các dự án, doanh nghiệp, nông, lâm trường kém hiểm quả, sử dụng chưa
đúng mục đích để cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất đạt kết quả thấp. Do
đó, việc đồng bào dân tộc thiểu số phá rừng, tạo quỹ đất sản xuất để nuôi sống bản thân
và gia đình là điều khó tránh khỏi.
Tiểu kết Chương 1
Trong nội dung Chương 1-Chương cơ sở lý luận, khoa học về quản lý nhà nước về
đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nội
dung cơ bản là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà
nước về đất đai tại các LTQD. Những cơ sở lý luận này là cơ sở để kiểm chứng và luận
giải thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD sẽ được phân tích ở
Chương 2 và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này ở Chương 3.
29
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI
CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây nguyên. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam
giáp tỉnh Lâm Đồng phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên
và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Với chiều dài đường địa
giới hành chính khoảng 660 km, trong đó có 70 km chung với Vương quốc Campuchia.
Tọa độ địa lý:
- Từ 12o
09’45”
đến 13o
25’06” Vĩ độ Bắc.
- Từ 107o
28’57” đến 108o
59’37”Kinh độ Đông
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột (đô thị
loại I), thị xã Buôn Hồ (đô thị loại IV) và 13 huyện là Ea H’leo, Ea Súp, Krông Năng,
Krông Búk, Buôn Đôn, Cư M’gar, M’Đrắk, Ea Kar, Krông Pắc, Krông Bông, Krông Ana,
Cư Kuin và huyện Lắk và 184 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó 20 phường, 12 thị trấn
và 152 xã.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.312.349 ha, dân số trung bình năm 2015 (NGTK
năm 2015 tỉnh Đắk Lắk) là 1.853.698 người, chiếm 32% dân số vùng Tây Nguyên
(khoảng 5,6 triệu người), gồm trên 47 dân tộc anh em hiện đang sinh sống, mật độ dân số
trung bình toàn tỉnh là 141 người/km2
, mật độ cao nhất ở TP Buôn Ma Thuột (943
người/km2
) > TX Buôn Hồ > Cư Kuin > Krông Pắk), mật độ thấp nhất ở huyện Ea Súp
(37 người/km2
), Buôn Đôn (45 người/km2
) và Lắk (51 người/km2
).
Với vai trò, vị trí địa lý kinh tế, quốc phòng rất quan trọng trong vùng Tây Nguyên
nói riêng, Việt Nam nói chung, tỉnh Đắk Lắk luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao
của các cấp lãnh đạo Đảng và nhà nước trong suốt quá trình phát triển, tầm ảnh hưởng của
30
Tỉnh trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Để phát huy vai trò, vị thế của Tỉnh
trên cơ sở khai thác hiệu quả, bền vững các tiềm năng thế mạnh vùng trong xu thế liên kết
khu vực, hội nhập toàn cầu hóa, Trong các giai đoạn tới cần thiết phải kiện toàn hệ thống
hạ tầng liên kết vùng, phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, các cơ sở tạo
động lực phát triển kinh tế. [20]
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Đắk Lắk nằm về phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình cao nguyên với các dãy núi cao
bao bọc 2 phía Đông và Nam, vùng trung tâm tương đối bằng với cao nguyên đất đỏ
Bazan Buôn Ma Thuột, địa hình có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc theo
hướng sông Sêrêpôk bắt nguồn ở phía Đông, chảy sang phía Tây rồi đổ vào sông Mê
Kông bên Campuchia.
- Địa hình vùng núi
Vùng núi cao Chư Yang Sin: Nằm ở phía Đông Nam của Tỉnh với diện tích xấp xỉ
bằng ¼ diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao
nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng).
Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: Nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh, ngăn cách
thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình 600 -
700m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103m.
- Địa hình cao nguyên
Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14
gần như là đỉnh phân thủy, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông
Bắc xuống Tây Nam. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn: Cao nguyên Buôn Ma Thuột -
EaH'leo và Cao nguyên M'Đrắk
- Địa hình bán bình nguyên Ea Súp
Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên diện tích
gần 500 ngàn ha. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng
nhẹ, độ cao trung bình 180m, dốc dần về hướng Tây, độ dốc chủ yếu 0-8o
, có một vài dãy
31
núi nhô lên như Yôk Đôn cao 470m, dãy Chư M’Lanh cao 455m chạy dài hình vòng cung
từ phía Tây huyện Cư M’gar kéo dài qua Buôn Đôn, Ea Súp... Phần lớn đất đai của bán
bình nguyên Ea Súp là đất phiến thạch, phiến sét, xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là
rừng khộp rụng lá vào mùa khô.
- Địa hình vùng bằng trũng Krông Pắc - Lắk - Buôn Trấp
Nằm ở phía Đông- Nam của Tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao
Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400-500m. Đây là thung lũng của lưu vực sông Sêrêpôk
hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Pắc, Krông Ana, Krông
Knô với cánh đồng Lắk - Buôn Trấp rộng khoảng 20.000 ha.
Địa hình địa mạo tỉnh Đắk Lắk khá phức tạp, phân chia thành những tiểu vùng tương
đối khác biệt như vùng bán bình nguyên Ea Súp, cao nguyên M’Đrắk, vùng núi cao Chư
Yang Sin, vùng thấp trũng Krông Pắc - Lắk,… tạo nên các tiểu vùng canh tác Nông - Lâm
nghiệp mang đặc trưng riêng. [20].
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu ở Đắk Lắk nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa chịu sự tác
động của hai hệ thống gió mùa đối lập: Gió mùa xích đạo và gió tín phong Bắc bán cầu,
vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu, đồng thời bị sự chi phối bởi độ cao
và yếu tố địa hình. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường
Sơn, đó là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh
hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông Bắc thuộc
các huyện M'Đrắk, Ea Kar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh hưởng khí
hậu Tây và Đông Trường Sơn.
Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 kèm theo gió
Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9, lượng mưa chiếm
80 - 95% lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1.453,7 -
2.354,6 mm, trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía Nam tỉnh (Ea H’leo) từ
2.171 - 2.521 mm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và lượng mưa chỉ chiếm 15
32
- 20%, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn
nghiêm trọng. [ 20].
2.1.1.4. Sông suối, thủy văn
- Sông suối: Có 2 hệ thống sông chính chảy qua tỉnh Đắk Lắk, đó là hệ thống sông
Sêrêpôk và hệ thống sông Ba. Hệ thống sông Sêrêpôk có diện tích lưu vực chiếm tới 2/3
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm lưu vực thuộc dòng chính Sêrêpôk và tiểu lưu vực
Ea H’leo. Dòng chính sông Ba không chảy qua Đắk Lắk ở phía Đông và Đông Bắc của
tỉnh có 2 nhánh thuộc thượng nguồn sông Ba là sông Krông H’năng và sông Hinh.
- Thủy văn: Theo số liệu đo đạc của các Trạm thủy văn thuộc Đài Khí tượng Thủy
văn tỉnh Đắk Lắk, mực nước trên các sông chính trên địa bản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2011-2015 được tổng hợp tại bảng 1.09. Qua bảng số liệu cho thấy trên hầu hết các sông
mực nước trung bình tương đối ổn định, sự tăng giảm về mực nước không lớn. [ 20].
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, chỉnh lý bổ sung bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk của Viện Quy
hoạch và TKNN năm 2005, toàn tỉnh có 8 nhóm đất, với 23 đơn vị bản đồ đất tương
đương với loại phát sinh. Diện tích các loại đất được thể hiện tại bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất tỉnh Đắk Lắk
STT TÊN ĐẤT
KÝ
HIỆU
DIỆN TÍCH
(HA)
TỶ LỆ
%
I. NHÓM ĐẤT PHÙ SA P 55.206 4,21
1 Đất phù sa được bồi chua Pbc 8.242 0,63
2 Đất phù sa không được bồi chua Pc 2.952 0,23
3 Đất phù sa Glây Pg 18.362 1,40
4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 21.726 1,66
5 Đất phù sa ngòi suối Py 3.924 0,30
II. NHÓM ĐẤT LẦY VÀ THAN BÙN T 1.192 0,09
6 Đất Lầy J 1.192 0,09
III. NHÓM ĐẤT XÁM VÀ BẠC MÀU X;B 144.822 11,03
7 Đất xám trên phù sa cổ X 6.147 0,47
8 Đất xám trên đá Macma axít và đá cát Xa 137.473 10,51
9 Đất xám bạc màu trên đá Macma axít và đá cát Ba 732 0,06
33
10 Đất xám glây Xg 470 0,04
IV. NHÓM ĐẤT ĐEN R 26.534 2,02
11 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan Rk 8.286 0,63
12 Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá Bazan Ru 18.248 1,39
V. NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG F 956.218 72,85
13 Đất nâu tím trên đá Macma Bazơ Ft 262 0,02
14 Đất nâu đỏ trên đá Macma Bazơ và trung tính Fk 290.049 22,17
15 Đất nâu vàng trên đá Macma Bazơ và trung tính Fu 28.156 2,15
16 Đất đỏ vàng trên đá Sét và biến chất Fs 230.543 17,62
17 Đất vàng đỏ trên đá Macma axít Fa 249.649 19,08
18 Đất vàng nhạt trên đá Cát Fq 156.540 11,96
19 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 462 0,04
20 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 557 0,04
VI. NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎTRÊN NÚI H 64.055 4,88
21 Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axít Ha 64.055 4,90
II. NHÓM ĐẤT TH. LŨNG DO SẢN PHẨM DỐC TỤ D 11.548 0,88
22 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 11.548 0,88
VIII. NHÓM ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ E 27.538 2,10
23 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 27.538 2,10
AO, HỒ, SÔNG, SUỐI 25.424 1,94
Nguồn: BC thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020, KHSDĐ kỳ đầu (2011-2015)
tỉnh Đắk Lắk.
2.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nước mặt
Đắk Lắk có nguồn nước mặt khá phong phú, lượng mưa hàng năm biến đổi từ
1.450-2.100mm, Mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm khoảng 23,5 l/s/km2
, hàng
năm tổng lượng dòng chảy mặt của các lưu vực sông chính như Sêrêpôk 9 tỷ m3
, Ea
H’Leo 1,98 tỷ m3
, sông Ba ở phía Đông khoảng 3,25 tỷ m3
, phần trên lãnh thổ tỉnh Đắk
Lắk khoảng 9,2 tỷ m3
. Tuy vậy lượng nước phân phối không đều theo không gian và
thời gian, mùa lũ chiếm 70,4%, mùa kiệt chỉ có 29,6% nhưng lại quan trọng vì là mùa
có nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp rất lớn, mùa lũ lượng nước tập trung lớn gây lũ
lụt tại các vùng sông Krông Bông, Krông Pắc, Krông Ana, Ea Súp, phần lớn là vùng
canh tác lúa nước của tỉnh, mùa khô dòng chảy kiệt, nguồn nước nhiều sông suối cạn
kiệt, tại trạm quan trắc thủy văn Krông Búk (Km42, QL26) năm 1998 và 2005 nhiều
34
ngày lưu lượng bằng 0.
Nguồn nước mặt của 518 hồ chứa thủy lợi với diện tích mặt thoáng 8.670 ha dung
tích 468 triệu m3
và các hồ chứa thủy điện khoảng 6.800 ha, tuy nhiên nguồn nước này
dùng chính vào mục đích phát điện, khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp hạn
chế. [ 20].
- Nước ngầm
Qua những kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước dưới đất cho thấy nước dưới đất
ở Đắk Lắk chủ yếu tàng trữ trong các đá bazan, các đối tượng chứa nước khác không giàu
và ít nước. Các vùng được đánh giá có trữ lượng tiềm năng lớn là các vùng cao nguyên
Buôn Ma Thuột, và vùng trũng Krông Pắc – Lắk, trong đó vùng cao nguyên Buôn Ma
Thuột là vùng giàu tiềm năng nhất, vùng cao nguyên M’Đrắk và bình nguyên Ea Súp tiềm
năng nước dưới đất hạn chế, nguồn nước đảm bảo chủ yếu để cung cấp nước sinh hoạt,
với các yêu cầu khác khó có thể đáp ứng được.
Với tiềm năng nước dưới đất ở các vùng này ngoài việc cung cấp nước cho sinh hoạt
nước dưới đất có khả năng cung cấp cho cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Đây là
nguồn tài nguyên có ý nghĩa đối với sản xuất và đời sống, tuy nhiên do biến động về thời
tiết và nhất là khai thác các tài nguyên không hợp lý như diện tích rừng bị suy giảm làm
giảm khả năng giữ nước mặt bổ sung cho nguồn nước ngầm, tình trạng khoan khai thác
nước ngầm không hợp lý đã làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm như bị ô nhiễm, suy
giảm về trữ lượng, mực nước ngầm tụt sâu hơn. [ 20].
2.1.2.3. Tài nguyên rừng
Hiện trạng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh như sau:
Tổng diện tích đất có rừng 528.645 ha (theo số liệu thống kê đất đai tỉnh Đắk Lắk
đến ngày 31/12/2015), chiếm 40,25% diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất rừng sản xuất: 240.188,4 ha, chiếm 45,4% đất lâm nghiệp;
- Đất rừng phòng hộ: 73.076,2 ha, chiếm 13,8% đất lâm nghiệp;
- Đất rừng đặc dụng: 215.380,0 ha, chiếm 40,8% đất lâm nghiệp.
35
Diện tích còn rừng tự nhiên ở Đắk Lắk phân bổ ở phía Nam thuộc vùng núi cao Chư
Yang Sin (rừng thường xanh), phía Tây thuộc huyện Ea Súp và Buôn Đôn bao gồm vườn
Quốc gia Yôk Đôn và phía Tây Ea Súp giáp với Campuchia (rừng khộp) và còn lại ở
vùng núi thuộc huyện M'Đrắk, Ea Kar, Ea H’leo. Diện tích rừng bị suy giảm cả về diện
tích và chất lượng rừng, trong những năm gần đây mặc dù tình trạng chặt phá rừng đã hạn
chế rất nhiều nhưng tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra. Những vùng
còn rừng tự nhiên hiện nay phần lớn nằm ở địa hình dốc, hiểm trở hoặc là các khu bảo tồn
thiên nhiên, không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Độ che phủ rừng toàn tỉnh năm
2015 là 38,65%; trong đó: Huyện Buôn Đôn có độ che phủ cao nhất 84,8%; Ea Súp
75,7%; Krông Bông 66%; Lắk 60,3%; Ea H'leo 49,5%; các huyện khác từ 1- 26,9%.
Tổng trữ lượng gỗ khoảng 59,36 triệu m3
, trong đó trữ lượng gỗ lá rộng 57,7 triệu m3
(rừng giàu 10,23 triệu m3
và rừng trung bình 18,6 triệu m3
, rừng nghèo 20,37 triệu m3
, rừng
phục hồi 8,5 triệu m3
); rừng hỗn giao trữ lượng 246.733 m3
, rừng khộp 21,2 triệu m3
, rừng
trồng 1.067.143 m3
. Tổng trữ lượng rừng tre nứa 178,8 triệu cây. Diện tích đất trồng rừng
giảm từ 613.231 ha năm 2000 xuống còn 589.935 ha năm 2005 và năm 2015 còn 528.645
ha. Trong vòng 14 năm diện tích rừng giảm 84.586 ha, trung bình mỗi năm giảm 6.041 ha.
[ 20].
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015
Duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng, song mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao.
Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn
2011 - 2015 là 4 - 4,5%/năm; trong đó,Nông, lâm, thủy sản 3 - 3,5%; công nghiệp -
xây dựng 5 – 5,5%; dịch vụ thương mại5 – 5,5%. Quy mô nền kinh tế năm 2015 đạt
77.223 tỷ đồng, gấp 1,28 lần so với năm 2010. Giá trị tổng sản phẩm năm 2015 bình quân
đầu người ước đạt 32,75 triệu đồng/người gấp 2,07 lần so với năm 2010 (15,8 triệu
36
đồng/người). [ 25].
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành
phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tăng trưởng giá trị tổng sản
phẩm (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 ước đạt 4 – 4,5%.
Trong đó: Tăng trưởng ngành nông – lâm – thủy sản đạt 3,12%; Công nghiệp - xây dựng
đạt 5,31%; dịch vụ đạt 5,19%.
Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành theo giá So sánh năm 2010 qua các năm ngành
nông – lâm – thủy sản khá ổn định tỷ trọng nằm trong khoảng 47 – 54%, cụ thể qua các
năm như sau: Năm 2010 là 47,67% và đến năm 2015 là 48.20%. Công nghiệp - xây dựng
tăng tăng nhẹ từ 23,55% năm 2010 lên 24% năm 2015; các ngành dịch vụ năm 2010 là
27,78% và năm 2015 là 27,83%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 32,7 triệu
đồng/người.
Nhìn chung, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với giai đoạn trước.
Nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp trong khi phương thức sản
xuất còn khá giản đơn, chủ yếu phát triển theo chiều rộng; dịch vụ tăng trưởng tốt, đóng góp
nhiều cho tăng trưởng chung của tỉnh. [ 25].
2.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có mức tăng khá và tiếp tục đóng vai trò chủ
đạo trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 48,2%
trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều bất lợi do thiên tai,
dịch bệnh nhưng ngành nông-lâm- ngư nghiệp vẫn có mức tăng trưởng bình quân khá.
Trong sản xuất nông nghiệp nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất làm tăng
năng suất sản lượng, giá trị và chất lượng nông sản, từng bước được nâng cao đáp ứng
yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Trồng trọt: có mức tăng trưởng khá, giữ vững vai trò quan trọng trong ổn định
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tếLuận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đĐề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Luận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nayLuận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh VĩnhBáo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
 
Đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAY
Đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAYĐề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAY
Đề tài: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định tại Huế, HAY
 
Luận văn: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn
Luận văn: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ SơnLuận văn: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn
Luận văn: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình DươngĐề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình KhánhBáo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
Báo cáo thực tập: chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Bình Khánh
 
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánhBáo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
Báo cáo: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại xã Bu khánh
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh

Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh (20)

Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Quản lý nhà nước về đất đai, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAYLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xãLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOTĐề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
Đề tài: Phát triển bền vững cây công nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
Phát triển cây công nghiệp và quản lý nhà nước về cây công nghiệp trên địa bà...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAYĐề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
Đề tài: Tạo động lực cho công chức các cơ quan chuyên môn, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOTLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAYLuận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban...
 
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAYCải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Tổ chức lao động khoa học cho công chức tỉnh Bắc Ninh
Đề tài: Tổ chức lao động khoa học cho công chức tỉnh Bắc NinhĐề tài: Tổ chức lao động khoa học cho công chức tỉnh Bắc Ninh
Đề tài: Tổ chức lao động khoa học cho công chức tỉnh Bắc Ninh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀOTẠO BỘ NỘI VỤ ………/…………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ MINH ĐỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk, 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO BỘ NỘI VỤ ………/…………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ MINH ĐỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN THỊ CÚC Đắk Lắk, năm 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Cúc. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực; trường hợp sử dụng các tài liệu, số liệu, kết quả tham khảo thì được nêu rõ nguồn gốc cụ thể. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên cao học Lê Minh Đức
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy, cô, các anh, chị, các em và các bạn, cùng gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thànhtới: Ban Giám hiệu, Ban quản lý đào tạo, các thầy, cô thuộc các chuyên ngành quản lý hành chính công - khoa sau đại học, Học viện hành chính Quốc gia; các phòng ban chuyên môn Học viện hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn. Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn cô giáo PGS.TS Trần Thị Cúc đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk; Ban giám đốc các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp; đặc biệt là Lãnh đạo VP UBND tỉnh Đăk Lăk đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Cuối cùng, xin trọng cảm ơn các thành viên trong gia đình (mẹ, vợ con, anh chị em); các anh, chị em trong lớp cao học Quản lý công HC20.TN6 đã động viên, giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành Luận văn. Học Viên Lê Minh Đức
  • 5. MUC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài Luận văn .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .............................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................................. 6 7. Kết cấu của luận văn............................................................................................... 7 Chương 1 ..............................................................................................................................8 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH...............................................................................................8 1.1. Một số khái niệm cơ bản về đất đai..................................................................... 8 1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai................................................................... 12 1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai................................................... 12 1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai............................................................... 13 1.5. Quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh ........................... 14 Tiểu kết Chương 1.................................................................................................... 28 Chương 2 ............................................................................................................................29 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI ..................................29 CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK........29 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đắk Lắk ........... 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 29 2.1.2. Các nguồn tài nguyên ..................................................................................... 32 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội............................................................... 35 2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.......................... 42
  • 6. 2.3. Thực trạng quản lý đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk............................................................................................................................ 49 Tiểu kết Chương 2.................................................................................................... 76 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK...........................................................................................................................77 3.1. Định hướng chung về quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh ........................................................................................................................ 77 3.2. Những giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường Quốc doanh............................................................................................................... 77 3.3. Một số kiến nghị................................................................................................ 83 Tiểu kết Chương 3.................................................................................................... 93 KẾT LUẬN........................................................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................96
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 KTXH Kinh tế xã hội 2 QLNN Quản lý nhà nước 3 LTQD Lâm trường Quốc doanh 4 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5 QLDĐ Quản lý đất đai 6 SDĐ Sử dụng đất 7 SDĐĐ Sử dụng đất đai 8 TNMT Tài nguyên và Môi trường 9 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 BC Báo cáo 12 KH Kế hoạch 13 PA Phương án 14 HTTĐC Hỗ trợ tái định cư 15 Ha Héc ta 16 NQ-30/TW Nghị quyết 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị 17 NQ-28/TW Nghị quyết 28-NQ/TW, ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Diện tích các loại đất tỉnh Đắk Lắk ..................................................................32 Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp .................................................................37 Bảng 2.3: Kết quả giao, cho thuê đất giai đoạn 2011-2015..............................................45 Bảng 2.4: Công tác bồi thường và hỗ trợ tái định cư........................................................46 Bảng 2.5: Kết quả thanh, kiểm tra ngành TNMT cấp tỉnh...............................................47 Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất của 15 công ty TNHH MTV lâm nghiệp trước khi sắp xếp, đổi mới.........................................................................................................................58 Bảng 2.7: Mục đích sử dụng đất của các công ty TNHH MTV lâm nghiệp trước sắp xếp, đổi mới.................................................................................................................................61 Bảng 2.8: phương án sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp................63
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp................. 58 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mục đích sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp trước khi sắp xếp, đổi mới..................................................................................................62 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu Phương án sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp ..............................................................................................................................................64
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luận văn Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những thay đổi về các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai là một trong những vấn đề được quan tâm nhất. Vì đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng, lợi ích giữa các cộng đồng; trên phương diện vĩ mô, đất đai có tác động một cách trực tiếp và sâu sắc đến phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của mỗi quốc gia. Thấy được tầm quan trọng của đất đai, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam đã ban hành Luật đất đai qua các thời kỳ để làm căn cứ pháp lý quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước, mới nhất là Luật đất đai 2013; triển khai các Luật đất đai, Chính phủ qua các thời kỳ cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới Luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn quốc. Sự nghiệp đổi mới của đất nước do Đảng và Nhà nước khởi xướng từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng và có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội... Cùng đóng góp vào sự phát triển của đất nước, Các nông, lâm trường quốc doanh đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh; nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo nhất là những nơi vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển nông, lâm trường là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển của đất nước, là xuất phát điểm cho sự phát triển vững mạnh ở Nông thôn và là tiền đề không thể thiếu để sử dụng có hiệu quả các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( tháng 12/1996); Nghị quyết 10 của Bộ chính trị; Nghị quyết lần thứ 5 của
  • 11. 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII). Các nông, lâm trường quốc doanh, trong đó có các Lâm trường quốc doanh (LTQD) đã có những thay đổi quan trọng cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động; đóng góp tích cực vào sự phát triển của nông nghiệp nông thôn nước ta; đã xuất hiện một số mô hình tiêu biểu về đổi mới tổ chức quản lý tại các nông lâm trường, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Lâm trường quốc doanh là tổ chức là tổ chức kinh tế của Nhà nước, được giao quản lý, sử dụng một diện tích đất, rừng khá lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp. Song, việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, vi phạm chính sách pháp luật đất đai xảy ra ở nhiều lâm trường chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm; đời sống cán bộ, công nhân viên gặp nhiều khó khăn và nảy sinh một số vấn đề phức tạp. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đất đai tại các lâm trường quốc doanh qua các thời kỳ lịch sử của đất nước đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, còn đó rất nhiều hạn chế, tồn tại tương tự như thực trạng chung của các lâm trường trên phạm vi cả nước như: việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả chưa cao; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp vi phạm chính sách pháp luật đất đai xảy ra ở nhiều lâm trường chưa được giải quyết kịp thời và dứt điểm; vị trí, ranh giới chưa được xác định cụ thể, quản lý không tốt dẫn đến suy giảm diện tích rừng tự nhiên, đất bị bỏ hoang không sử dụng trong thời gian dài, sử dụng không đúng mục đích; chuyển nhượng, cho thuê trái phép, gây lãng phí tài nguyên…. Do vậy, việc quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả diện tích đất tại các lâm trường quốc doanh là yêu cầu cấp thiết và hết sực cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các LTQD và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tác giả chọn Đề tài: “Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa
  • 12. 3 bàn tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu, đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Đề tài quản lý nhà nước về đất đai tại nông lâm trường quốc doanh nói chung thì đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ: - Bài “ Trách nhiệm quản lý nhà nước trong hoạt động của nông, lâm trường” của tác giả Quang Vũ trên báo điện tử baotintuc.vn ngày 10/11/2015 - Bùi Kim Hiếu (2013) Quản lý nhà nước về lâm nghiệp – Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2013; - Vũ Thu Hạnh ( 2009) . Một số phát hiện tác động của chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên rừng – Tạp chí Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách, Hà Nội năm 2009; -Nguyễn Ngọc Lung (2008) Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm nghiệp Việt Nam – NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2008; -Phạm Đức Lân và Lê Huy Cường ( 1998) Quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên lưu vực Sông Sesan; - Lê Du Phong, Tô Đình Mai (2008) Góp phần nghiên cứu chính sách lâm nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 2008; - Trần Văn Thương, Quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đà Nẵng 2015; - Nguyễn Văn Quảng, Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Hà Nội 2015; - Tô Xuân Phúc, Phan Đình Nhã, Phạm Quang Tú, Mẫu thuẫn đất đai giữa Công ty lâm nghiệp và người dân địa phương, Hà nội 2013.
  • 13. 4 Tuy nhiên, đề tài “Quản lý Nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.” chưa từng được nghiên cứu; đồng thời, nội dung này phù hợp với chuyên ngành và hoàn toàn độc lập với các công trình đã được công bố. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả sẽ nghiên cứu các công trình liên quan trong và ngoài nước đã thực hiện trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo Hiến pháp và Pháp luật Đất đai. - Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Đắk Lắk và tại các Lâm trường quốc doanh. - Nghiên cứu lí luận, thực tiễn quản lý Nhà nước về đất đai tại các LTQD để đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất đai tại các LTQD. - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất đai tại các lâm trường Quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để chỉ ra những ưu điểm, hạn chế; nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. - Xác định định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu về quản lý sử dụng đất tại các LTQD trên
  • 14. 5 địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất,Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Đây là phương pháp được dùng để thu thập số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Điều tra và thu thập tài liệu thông qua các báo cáo chuyên đề của các cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, các Sở, ngành, địa phương(Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài chính, Cục Thống kê; phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện; phòng Thống kê cấp huyện trong tỉnh Đắk Lắk…); kết quả nghiên cứu của các đề tài; số liệu thống kê của các cấp, ban ngành, tổ chức, đề tài nghiên cứu của các tác giả trong nước; các số liệu từ điều tra, phỏng vấn. Thứ hai, Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành điều tra khảo sát thực tế tình hình quản lý sử dụng đất của các nông lâm trường ở ngoài thực địa. Thứ ba, Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel Tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh. Thứ tư, Phương pháp so sánh: Sau khi tiến hành tổng hợp số liệu và báo cáo tính hình quản lý sử dụng đất của các LTQD và khảo sát thực tế tình hình quản lý sử dụng đất của các LTQD ở ngoài thực địa. Tiến hành sử dụng phương pháp so sánh để có được cái nhìn đầy đủ và chính xác về thực trạngthực tế, tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các LTQD. Thứ năm, Phương pháp chuyên gia: Thực hiện phỏng vấn, trao đổi những người có kinh nghiệm thực hiện công tác quản lý sử dụng đất tại LTQD ở địa bàn nghiên cứu như cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường,
  • 15. 6 Sở Nông nghiệp và PTNT; phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; tham vấn ý kiến các thầy cô, các chuyên gia. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu. Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai tại các LTQD; hoạt động quản lý, sử dụng đất đai tại các LTQD trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5.2. Phạm vi nghiên cứu. - Nội dung nghiên cứu: hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh. - Về không gian: trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Về thời gian: Giai đoạn 2011 – 2015. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận. Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai tại các LTQD. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động trong nghiên cứu lĩnh vực đất đai hoặc hoạt động thực tiễn trong quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và tại các LTQD nói riêng; là tài liệu tham khảo giúp các cơ quan xây dựng pháp luật, chính quyền các cấp hoạch định chính sách, xây dựng mô hình tổ chức quản lý và sử dụng đất tại các LTQD có hiệu quả, góp phần định hướng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng, khai thác tài nguyên đất, tài nguyên rừng tại các LTQD một cách hiệu quả, tiết kiệm, bền vững; đồng thời, giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa các LTQD với người dân sử dụng đất có nguồn gốc từ các LTQD, góp phần ổn định tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế tại các LTQD, đóng góp chung vào phát triển kinh tế-xã hội, ổn định an ninh - trật tự trên địa bàn.
  • 16. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; Luận văn có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh. - Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại các Lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • 17. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH 1.1. Một số khái niệm cơ bản về đất đai 1.1.1. Khái niệm về đất đai Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (m 2 , ha, km 2 ) và độ phì nhiêu, màu mỡ. Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người. Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian. [17]. 1.1.2. Sử dụng đất Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “những hoạt động của con người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng”. Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn, nước, phân hoá học ...), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ ...) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất
  • 18. 9 này sang mục đích sử dụng đất khác. Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất: - Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng..., cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng. - Điều kiện kinh tế - xã hội: bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số, lao động, thông tin, các chính sách quản lý về môi trường, chính sách đất đai, yêu cầu về quốc phòng, sức sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người. Đất đai hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội. [17]. 1.1.3. Quản lý đất đai Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các khoản thuế về đất,…) và giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo…liên quan đến quyền sử dụng đất. Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và cung cấp những
  • 19. 10 thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm: các hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý việc sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý. Nhà nước phải đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp luật đất đai và pháp luật liên quan đến đất đai. Đối với công tác quản lý đất đai, Nhà nước xác định một số nội dung chủ yếu: Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tập trung và phân cấp quản lý; vị trí của cơ quan đăng ký đất đai; vai trò của lĩnh vực công và tư nhân; quản lý các tài liệu địa chính; quản lý các tổ chức địa chính, quản lý nguồn nhân lực; nghiên cứu; giáo dục và đào tạo; trợ giúp về chuyên gia tư vấn và kỹ thuật; hợp tác quốc tế. [17]. 1.1.4. Quản lý nhà nước về đất đai Là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao. Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách nhiệm được Nhà nước giao; đồng thời, ban hành các chính sách, chế độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác, sử dụng đất có hiệu quả nhất để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
  • 20. 11 Cho đến nay trên thế giới có hai hệ thống hồ sơ quản lý đất đai: hệ thống địa bạ (Deed system) và hệ thống bằng khoán (Title system). Hệ thống địa bạ đã được áp dụng từ rất lâu đời, hệ thống hồ sơ gồm: một là các sổ sách địa chính mô tả thửa đất theo kiểu sơ đồ do chính quyền quản lý và hai là các giấy tờ pháp lý dựa trên cơ sở các khế ước, văn tự được pháp luật thừa nhận. Khi các mối quan hệ đất đai trở nên phức tạp hơn người ta sử dụng một hệ thống hồ sơ hiện đại hơn gọi là hệ thống bằng khoán. Hệ thống này bao gồm: một là bản đồ địa chính, hai là các hồ sơ đăng ký đất đai và ba là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn hệ thống bằng khoán cho phép chính quyền quản lý cụ thể hơn, chặt chẽ hơn và thống nhất hơn. Mỗi thửa đất trong cả nước có số hiệu riêng không trùng nhau, kích thước thửa đất rõ ràng, vị trí cụ thể, chứng lý thống nhất. Các triều đại phong kiến ở nước ta chỉ sử dụng hệ thống địa bạ. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã sử dụng cả hai hệ thống, hệ thống địa bạ được sử dụng cho đất thuộc khu vực nông thôn, còn đất đô thị được chuyển dần từ hệ thống địa bạ sang hệ thống bằng khoán. Từ khi Luật Đất đai 1987 được ban hành cho đến nay nước ta đã lựa chọn hệ thống bằng khoán thống nhất để quản lý toàn bộ đất đai cả nước. Đây là toàn bộ công việc quản lý đất đai theo quan niệm cũ. Nói cách khác quan niệm quản lý đất đai theo kiểu cũ chỉ quan tâm tới việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong phạm vi dân sự và hành chính, chưa chú ý tới vai trò của đất đai trong bức tranh hoạt động vĩ mô của nền kinh tế - xã hội. Khi kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn công nghiệp, con người đã ý thức được rõ hơn ý nghĩa của quan hệ đất đai ở tầm vĩ mô, từ đó xuất hiện khái niệm “quản lý đất đai hiện đại”. Quản lý đất đai hiện đại bao gồm các nội dung sau: - Điều tra, khảo sát để nắm vững được toàn bộ số lượng và chất lượng của tài nguyên cả nước; - Thành lập hệ thống hồ sơ địa chính để quản lý đến từng thửa đất về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý làm cơ sở để giải quyết mối quan hệ dân sự và hành chính về đất đai và xây dựng hiện trạng sử dụng đất chính xác; - Xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai, các chính sách đất đai để điều chỉnh các
  • 21. 12 mối quan hệ đất đai từ từng thửa đất (vi mô) tới toàn bộ tài nguyên đất (vĩ mô); - Xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ, theo ngành và cả nước để thiết lập mặt bằng, cơ cấu sử dụng đất có lợi cho ổn định chính trị, công bằng xã hội và phát triển kinh tế, trong đó có quyền lợi của từng người sử dụng đất. [17]. 1.2. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và có những đặc trưng riêng, đất đai được Nhà nước thống nhất quản lý nhằm: - Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai được sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tích nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Thông qua chiến lược sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước điều tiết để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra; - Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó, có những biện pháp thích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất; - Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việc bảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất; - Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất. Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm; - Việc quản lý nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành các chính sách, quy định, thể chế; đồng thời, bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nội dung còn thiếu, không phù hợp, chưa phù hợp với thực tế và góp phần đưa pháp luật đất đai vào cuộc sống. [17]. 1.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai Hoạt động của thị trường luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, do đó cần có sự quản
  • 22. 13 lý, can thiệp, điều chỉnh của Nhà nước bằng các công cụ và chính sách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những tiêu cực của thị trường. Việc phát triển thị trường bất động sản là một thành phần nhạy cảm nhất trong quản lý nhà nước về đất đai. Ngay cả đối với những nước được coi là có nền kinh tế thị trường tự do phát triển, thì vai trò quản lý nhà nước đối với phân bổ và sử dụng đất cũng rất lớn. Vì vậy, quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ bản: (1) đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả; (2) đảm bảo tính công bằng trong quản lý và sử dụng; (3) đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai. Đó là các hoạt động trong việc theo dõi và quản lý tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng đất theo chủ trương của Nhà nước, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao. Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách nhiệm được Nhà nước phân công; đồng thời, ban hành các chính sách, chế độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng của đất đai để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật. Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung được quy định tại Điều 22, Luật Đất đai năm 2013 và áp dụng cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa
  • 23. 14 phương, bao gồm: - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. [14]. 1.5. Quản lý Nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh 1.5.1. Khái niệm lâm trường quốc doanh. Thuật ngữ “lâm trường quốc doanh” xuất hiện ở nước ta vào những năm cuối của thập kỷ 50, thế kỷ XX, cùng với quá trình chuyển đổi các trạm trồng rừng hay các công
  • 24. 15 trường khai thác gỗ thành các đơn vị kinh tế, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được giao làm nhiệm vụ trồng rừng hoặc khai thác gỗ hay cây rừng hằng năm. Khi nguồn gỗ cây rừng không còn hoặc không được khai thác, các lâm trường được giao nhiệm vụ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh bằng nguồn vốn ngân sách và chế biến lâm sản phục vụ yêu cầu khôi phục phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng. Như vậy lâm trường quốc doanh được hiểu là một tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập, là một loại hình doanh nghiệp nhà nước, thực hiện sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt được Nhà nước đầu tư vốn, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác để quản lý, chăm sóc, bảo vệ, trồng rừng; khai thác lâm sản và nhiệm vụ kinh doanh sản xuất khác để quản lý theo nhiệm vụ được giao. Lâm trường quốc doanh là một tổ chức kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật Việt nam, hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Lâm trường có năng lực pháp luật dân sự, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản, có con dấu và tài khoản riêng. Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, LTQD phải hạch toán sản xuất kinh doanh, lấy mục tiêu là sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm lâm sản, đem lại nhiều lợi nhuận cho lâm trường và cho Nhà nước. Lâm trường khác với các doanh nghiệp nhà nước khác là được Nhà nước giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp với diện tích lớn để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp. [ 12]. 1.5.2. Đặc điểm của lâm trường quốc doanh Lâm trường quốc doanh ở nước ta là loại hình doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ. Các lâm trường được giao nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp để tổ chức cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất kinh doanh có các đặc điểm là: - Việc quản lý, khai thác, chăm sóc, bảo vệ rừng tự nhiên – tài nguyên quốc gia
  • 25. 16 theo quy định của luật bảo vệ và phát triển rừng và theo quy định của pháp luật về tài nguyên quốc gia. - Rừng, cây rừng có chu kỳ sản xuất kinh tế dài nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của các lâm trường quốc doanh. - Rừng tự nhiên được giao cho lâm trường quốc doanh quản lý kinh doanh còn là tư liệu sản xuất của lâm trường quốc doanh, phân bổ ở địa bàn có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, những nơi đó lại có cộng đồng dân cư sống lâu đời nên có tác động quan hệ thuận lợi và không thuận lợi về sử dụng tài nguyên rừng giữa lâm trường và người dân địa phương, có tác động không nhỏ đến cơ chế quản lý của lâm trường quốc doanh. Rừng tự nhiên là một bộ phận tài nguyên thiên nhiên, “là một loại vốn có tính chất đặc biệt”, nên việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ và khai thác không chỉ xem xét đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phải tính đến hiệu quả, lợi ích môi trường và xã hội. Do vậy, các lâm trường quốc doanh đồng thời vừa thực hiện chức năng kinh tế vừa thực hiện chức năng xã hội. - Các lâm trường quốc doanh hoạt động (quản lý, chăm sóc, bảo vệ) trên địa bàn rộng (huyện, liên huyện, tỉnh, liên tỉnh hoặc một vùng) nhưng phổ biến, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo đặc biệt khó khăn, ít dân sinh sống nên gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng. - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất lâm nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất đai có ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cây rừng, của rừng và kết quả kinh doanh của lâm trường quốc doanh, nên trong quản lý kinh doanh, lâm trường quốc doanh vừa phải chăm bón đất đai, vừa phải sử dụng hợp lý đất đai Do vậy vấn đề xác định rõ diện tích, trữ lượng gỗ và lâm sản, giá trị bằng tiền, quy định rõ ràng và cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của lâm trường quốc doanh khi tiếp nhận, quản lý, kinh doanh rừng tự nhiên được Nhà nước giao đã trở thành một vấn đề hết sức cần thiết và rất quan trọng trong cơ chế quản lý của lâm trường quốc
  • 26. 17 doanh. Khi tiến hành sắp xếp và đổi mới lâm trường quốc doanh không thể áp dụng máy móc dập khuôn những hướng dẫn chung về sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước mà phải xuất phát từ đặc điểm vốn có của lâm trường quốc doanh, cơ chế tổ chức và quản lý, điều kiện cụ thể của lâm trường hiện tại mà vận dụng những nguyên tắc, quy định chung cho phù hợp. [ 12]. 1.5.3.Vai trò của lâm trường quốc doanh 1.5.3.1. Đối với nền kinh tế quốc dân - Lâm trường quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành lâm nghiệp, thực hiện kế hoạch lâm nghiệp của nhà nước. - Là tổ chức kinh tế của Nhà nước, lâm trường quốc doanh không thể chỉ chạy theo mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần mà còn phải tiếp nhận và thực hiện cả nhiệm vụ có tính chất phi lợi nhuận do Nhà nước giao. - Lâm trường quốc doanh là tổ chức kinh tế của Nhà nước, được giao quản lý nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp nhất, có ảnh hưởng chủ yếu nhất đến tình trạng tài nguyên rừng của đất nước. Lâm trường quốc doanh có đội ngũ cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp có trình độ quản lý rừng cao, có nhiều điều kiện để sử dụng kỹ thuật lâm sinh tiên tiến để làm giàu rừng. [ 12]. 1.5.3.2. Đối với nền kinh tế và xã hội Hiện nay, vai trò của hệ thống lâm trường quốc doanh được thể hiện ở các các mặt: - Các lâm trường quốc doanh là những cơ sở có nhiệm vụ tạo lập vùng nguyên liệu tập trung cho yêu cầu công nghiệp hóa đất nước. - Lâm trường quốc doanh có nhiệm vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn rừng do Nhà nước giao, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, đất đai và các nguồn lực khác vào mục tiêu kinh doanh và những nhiệm vụ do Nhà nước giao. - Các lâm trường quốc doanh không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi, biên giới, hải đảo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tọc thiểu số mà còn có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc
  • 27. 18 phòng, tăng cường quốc phòng ở vùng biên giới, hải đảo. Các lâm trường quốc doanh còn có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động, công nghiệp hóa sản xuất trong lâm nghiệp. [ 12]. 1.5.4. Quá trình hình thành và phát triển các lâm trường quốc doanh Quá trình phát triển của các lâm trường quốc doanh trải qua nhiều giai đoạn, gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: - Giai đoạn trước năm 1990. Tính đến năm 1975, trên địa bàn các tỉnh ở miền Bắc có gần 200 lâm trường quốc doanh, nhiệm vụ chủ yếu của các lâm trường là khai hoang, phục hóa đất đai, trồng rừng và phát triển kinh tế theo mô hình tập trung, tập thể. Ở miền Nam, sau ngày thống nhất đất nước đã có hàng trăm lâm trường quốc doanh được thành lập và hoạt động theo mô hình tổ chức quản lý như các lâm trường ở miền Bắc. Trong giai đoạn này Nhà nước còn thành lập các Công ty hoặc Liên hiệp sản xuất lâm công nghiệp. Trong mỗi Công ty hoặc Liên hiệp thường có một số lâm trường, xí nghiệp khai thác vận chuyển gỗ, xí nghiệp chế biến gỗ, xí nghiệp làm dịch vụ cho sản xuất như xí nghiệp cầu đường, xí nghiệp cơ khí lâm nghiệp vv...những lâm trường thành viên trong các Công ty hoặc Liên hiệp lâm công nghiệp thường chỉ được giao thực hiện những công việc trong khâu lâm sinh: bảo vệ rừng, trồng và nuôi dưỡng rừng, bán cây đứng cho xí nghiệp khai thác gỗ và thực hiện chế độ hoạch toán phụ thuộc. Năm 1990, trên phạm vi cả nước có 412 lâm trường quốc doanh, được phân cấp quản lý như sau: - Có 18,4% lâm trường trực thuộc trung ương (gồm cả lâm trường là thành viên các Liên hiệp hoặc Công ty trực thuộc các Bộ, ngành trung ương); - Có 47,4% lâm trường trực thuộc cấp tỉnh; - Có 34,2% lâm trường trực thuộc cấp huyện.
  • 28. 19 Giai đoạn này, các doanh nghiệp nhà nước nói chung và lâm trường nói riêng hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, sản phẩm lâm trường sản xuất ra phải bán cho những khách hàng và theo giá do Nhà nước quy định. Mọi yếu tố đầu vào do Nhà nước bao cấp, phần lớn lợi nhuận lâm trường làm ra phải nộp ngân sách nhưng nếu bị lỗ thì được ngân sách nhà nước cấp bù. Các lâm trường không có đầy đủ quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của lâm trường là phải phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, trong đó có những chỉ tiêu được gọi là chỉ tiêu pháp lệnh như: - Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện; - Sản lượng và chủng loại sản phẩm hàng hoá phải giao nộp (như sản lượng và chủng loại lâm sản phải tiêu thụ hoặc đưa ra bãi II...); - Năng suất lao động một công nhân viên tính bằng tiền và hiện vật; - Giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu; - Mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm so sánh được; - Tổng số vốn được ngân sách nhà nước cấp. Chỉ tiêu: “diện tích rừng phải trồng hoặc xúc tiến tái sinh” cũng là một chỉ tiêu kế hoạch nhưng không được lâm trường coi trọng như chỉ tiêu “sản lượng và chủng loại gỗ tròn phải tiêu thụ hoặc đưa ra Bãi II”. Điều đó cho thấy hoạt động của các lâm trường trong giai đoạn trước năm 1990 chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên, các hoạt động lâm sinh nhằm phát triển và tái tạo rừng chưa được coi trọng đúng mức. - Giai đoạn từ 1990 đến năm 1999 Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT, ngày 20/11/1991về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, cả nước có 412 lâm trường, sau một thời gain hoạt động, các lâm trường đã phân hoá như sau: + Có khoảng 130 lâm trường còn rừng tự nhiên có trữ lượng hoặc rừng trồng đã đến tuổi khai thác và được phép khai thác gỗ nên có thu nhập để chi phí sản xuất, tái tạo rừng và làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
  • 29. 20 + Có gần 100 lâm trường, chủ yếu ở Tây Nguyên, tuy được giao rừng tự nhiên, rừng có trữ lượng gỗ lớn nhưng không được giao nhiệm vụ khai thác, lâm trường chỉ có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng, nuôi dưỡng rừng. Do vậy, mọi hoạt đông của Lâm trường được ngân sách tỉnh cấp kinh phí theo dự toán được duyệt như một đơn vị sự nghiệp bảo vệrừng. + Có khoảng 120 lâm trường chỉ còn rừng tự nhiên thứ sinh, nghèo kiệt, và khoảng 60 lâm trường chỉ có đất trồng rừng nhưng không có vốn để đầu tư, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm nên những lâm trường này không có nguồn thu và không thể hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường được. - Giai đoạn từ 2000 đến 2003 Trong giai đoạn này, các lâm trường tiếp tục được phát triển và tổ chức lại theo Quyết định 187/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và có thể phân ra làm ba loại như sau: Loại thứ nhất, gồm các lâm trường quốc doanh được duy trì, củng cố để hoạt động theo cơ chế kinh doanh bao gồm những lâm trường quốc doanh đang quản lý rừng tự nhiên là rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu, những lâm trường quốc doanh trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Nhiệm vụ chính của các lâm trường quốc doanh thuộc loại này là gây trồng, bảo vệ nuôi dưỡng rừng, khai thác chế biến lâm sản, cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng khác của nền kinh tế quốc dân. Ngoài các nhiệm vụ chính, các lâm trường được kinh doanh tổng hợp nông, lâm, ngư, công nghiệp và dịch vụ để sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai và vốn rừng được giao. Đối với diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu phân bố xen kẽ với rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu của lâm trường, nếu quản lý diện tích rừng chưa đến 5.000 ha, không đủ điều kiện để thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ thì tiếp tục giao cho lâm trường quốc doanh quản lý theo quy chế rừng phòng hộ.
  • 30. 21 Việc bảo vệ, trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu được coi là hoạt động công ích, do lâm trường thực hiện theo nhiệm vụ Nhà nước giao. Loại thứ hai, gồm các lâm trường được chuyển đổi thành Ban quản lý rừng phòng hộ: Đối với các lâm trường quốc doanh có từ 5.000 ha trở lên hoặc có trên 70% diện tích đất lâm nghiệp đang quản lý thuộc quy hoạch vùng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu thì chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Diện tích rừng sản xuất và đất lâm nghiệp xen kẽ với rừng phòng hộ cũng giao cho Ban quản lý gây trồng, bảo vệ, khai thác sử dụng, tạo nguồn thu cho ngân sách. Loại thứ ba, gồm các lâm trường được chuyển đổi sang các loại hình tổ chức kinh doanh khác: Các lâm trường quốc doanh đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, quản lý diện tích rừng và đất quy hoạch để gây trồng rừng sản xuất từ 1.000 ha trở xuống, phân bố xen kẽ với đất nông nghiệp và gần khu dân cư, thì chuyển đổi thành loại hình tổ chức kinh doanh thích hợp để làm dịch vụ cho sản xuất nông, lâm, công nghiệp tại địa phương - Giai đoạn từ 2004-2015 Giai đoạn 2004 - 2015, là giai đoạn thực hiện Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Năm 2005, cả nước có 256 lâm trường và 02 trung tâm nông - lâm nghiệp). Đến cuối năm 2012, còn 151 lâm trường, 91 ban quản lý rừng. Đến tháng 12 năm 2012, cả nước có 164 công ty lâm nghiệp, 210 ban quản lý rừng, 79 vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đổi mới cơ chế hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh, trong thời gian qua, đã có hàng loạt các văn bản của Đảng và Nhà nước được ban hành nhằm mục đích đẩy mạnh quá trình đổi mới cơ chế hoạt động của các lâm trường như: Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3-12-2004 của Chính phủ
  • 31. 22 về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định sô 686/QĐ-TTg ngày 11-5-2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định số 1059/QĐ-BNNPTNT-QLDA ngày 16-5-2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17-12-2014 của Chính phủ về sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, và Nghị định 118/CP, kết quả đạt được như sau: - Các lâm trường đã tiến hành việc rà soát chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thực hiện việc sắp xếp, chuyển đổi thành các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng theo đề án được phê duyệt. Một số đơn vị sản xuất, kinh doanh thua lỗ kéo dài, hoặc có nhiều vi phạm về quản lý đất đai đã thực hiện các thủ tục giải thể theo quy định. Từ 256 lâm trường (năm 2005), đến năm 2015 sắp xếp, chuyển đổi còn 151 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thuộc sở hữu nhà nước (trong đó 138 đơn vị do tỉnh quản lý, 10 đơn vị do trung ương quản lý); 03 công ty cổ phần; thành lập mới 91 ban quản
  • 32. 23 lý rừng (sau đó giảm còn 87 ban quản lý); giải thể 14 đơn vị. - Các công ty công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng đã rà soát, xác định nhu cầu quản lý đất đai, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (theo đề án được phê duyệt). Các công ty, ban quản lý từng bước triển khai thực hiện các phương án khai thác, sử dụng đất thông qua các hình thức tự tổ chức sản xuất, khoán sử dụng đất, liên doanh, liên kết. Các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng đã tiến hành rà soát, làm rõ nhu cầu lao động, vốn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, cân đối thu, chi, các khoản nợ phải thu, phải trả. Trừ diện tích giữ lại để tổ chức sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ, từng đơn vị đã rà soát, xác định cụ thể từng diện tích đất, giá trị vườn cây và cơ sở hạ tầng, làm các thủ tục bàn giao cho địa phương. Tổng giá trị tài sản các công ty lâm nghiệp là 3.905 tỷ đồng; các khoản phải thu là 529 tỷ đồng; các khoản nợ là 1.833 tỷ đồng; tổng doanh thu là 2.478 tỷ đồng; tổng lợi nhuận là 182 tỷ đồng; tổng nộp ngân sách nhà nước trong 10 năm (2004-2015) là 276 tỷ đồng. [ 12]. 1.5.5. Khái niệm về đất đai tại các lâm trường quốc doanh. Lâm trường quốc doanh là một tổ chức kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật Việt nam, hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Đất đai tại các Lâm trường quốc doanh là diện tích đất của các lâm trường quốc doanh đang quản lý, sử dụng hoặc đang quản lý mà để bị lấn,bị chiếm. Nguồn gốc đất đai được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê quản lý, sử dụng để sử dụng với mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế, và gắn với giao rừng kết hợp nhiệm vụ quốc phòng, ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. 1.5.6. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh Quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh bao gồm các nội dung
  • 33. 24 cơ bản sau: - Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển mục đích sử dụng đất. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; đăng ký lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 1.5.7. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đất đai tại các lâm trường quốc doanh 1.5.7.1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai tại các lâm trường quốc doanh - Chủ trương, chính sách của Đảng Vấn đề quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường quốc doanh luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế là chủ trương đã được Đảng ta chỉ đạo triển khai trên thực tiễn. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX và Nghị quyết các Đại hội Đảng toàn quốc khóa IX, X, XI về chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, các nông, lâm trường quốc doanh đã được sắp xếp, tổ chức lại thành các công ty nông, lâm nghiệp và ban quản lý rừng theo hướng đổi mới hình thức quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật, hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, vườn cây lâu năm; hình thành các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh quy mô lớn, gắn chế
  • 34. 25 biến với thị trường tiêu thụ; nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần xoá đói, giảm nghèo... Trong hơn 10 năm (2003-2014), thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc tiếp tục sắp xếp đổi mới, phát triển nông, lâm trường quốc doanh, Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. - Chính sách, pháp luật của Nhà nước Liên quan đến chính sách quản lý, sử dụng đất đai của các nông, lâm trường qua nhiều thời kỳ, đã có các văn bản Luật được Quốc hội ban hành: - Thời kỳ thi hành Luật Đất đai (năm 1987), quy định Nhà nước giao đất cho các nông, lâm trường; các nông, lâm trường có quyền giao lại một phần diện tích đất nông, lâm nghiệp cho các hộ thành viên làm kinh tế gia đình. - Thời kỳ thi hành Luật Đất đai (năm 1993), quy định Nhà nước giao đất nông, lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài và cho phép giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước thực hiện chuyển giao nông, lâm trường về cho địa phương quản lý. - Thời kỳ thi hành Luật Đất đai (năm 2003), là giai đoạn xác định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Nhà nước thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với nông, lâm trường (trong đó có cơ chế giao đất không thu tiền; giao đất có thời hạn, giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê đất trả tiền hàng năm và quy định việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông, lâm trường; quy định việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên các công ty nông, lâm nghiệp.
  • 35. 26 - Thời kỳ thi hành Luật Đất đai (năm 2013), là giai đoạn các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phải thực hiện các yêu cầu quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên đất đai gắn liền nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng. Ngoài ra, còn phải thực hiện các quy định có liên quan tại luật Bảo vệ và phát triển rừng (năm 2004), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (năm 2008), Luật Thuế tài nguyên (năm 2009), Luật Doanh nghiệp (năm 2014), Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (năm 2014)... Các quy định của pháp luật về đất đai đã phần nào đó đã đưa việc quản lý, sử dụng đất đai tại các lâm trường quốc doanh ngày càng đi vào nền nếp; phục vụ phát triển kinh tế xã hội quốc phòng an ninh của đất nước. 1.5.7.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội Người dân thiếu đất canh tác, thiếu tư liệu sản xuất chính để tổ chức sản xuất, nuôi sống bản thân và gia đình. Các lâm trường quốc doanh quản lý diện tích đất và rừng rộng lớn, thêm vào đó, việc quản lý sử dụng lỏng lẻo. Từ đó, người dân sẽ có cơ hội xâm nhập, phá rừng, lấn chiếm đất để sản xuất, tạo nên mâu thuẫn về đất đai giữa LTQD với người dân. Mâu thuẫn này phản ánh những nỗ lực của người dân trong việc tiếp cận đất đai nhằm duy trì cuộc sống; gây nên bất bình đẳng trong sử dụng đất, thể hiện: - Thứ nhất, các Lâm trường đang bao chiếm một diện tích đất rất lớn, và nhiều nơi hiệu quả sử dụng đất thấp, trong khi người dân lại thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó tại một số địa phương, chính quyền cắt đất từ các lâm trường và đem trao cho các công ty tư nhân để phát triển cây công nghiệp với mục đích lợi nhuận cao, thay vì chia đất cho dân để thoát nghèo. - Thứ hai, sự bất bình đẳng còn thể hiện khi Lâm trường trao hợp đồng khoán và bảo vệ rừng cho người bên ngoài cộng đồng, mà thông thường là những người giàu mà không giao cho người dân tại chỗ, từ đó làm mất cơ hội về thu nhập và việc làm cho những người dân nghèo.
  • 36. 27 -Thứ ba, do việc phát triển mạnh mẽ mạng lưới thị trường hàng hóa nông sản ở vùng núi trong thời gian gần đây, bao gồm thị trường cho gỗ rừng trồng, tạo điều kiện cho việc nâng cao thu nhập thông qua việc trồng rừng. Quyền tiếp cận và kiểm soát đất đai trở thành công cụ hữu hiệu nhằm tăng thu nhập thậm chí làm giàu cho nhiều người và điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về đất lâm nghiệp tại một số địa phương. Mâu thuẫn đất đai có tác động tiêu cực rất lớn đến một số khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế. Mâu thuẫn làm căng thẳng mối quan hệ giữa các bên liên quan, từ đó dẫn đến nguy cơ gây bất ổn về xã hội. Mâu thuẫn làm giảm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các bên liên quan. Mâu thuẫn gây tốn kém thời gian và nguồn lực của các bên, làm mất rừng và suy thoái rừng. Các mâu thuẫn trên tác động rất nhiều tới quản lý đất đai tại các LTQD. Giải quyết các mâu thuẫn này gây tốn kém rất nhiều thời gian và nguồn lực của chính các LTQD và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. [ 18]. 1.5.7.3. Yếu tố về Văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống gần lâm trườngquốc doanh Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở khu vực miền núi và cao nguyên, mặc dù vùng đất này có diện tích lớn, nhưng diện tích canh tác đất nông nghiệp ít chủ yếu đất có độ dốc lớn, nhiều núi đá, địa hình phức tạp, thiên tai, lũ quét lở đất, khí hậu khắc nghiệt, đất ngày càng nghèo kiệt bạc màu, đất không có nguồn nước… Một bộ phận người dân còn tập quán du canh, du cư phát nương làm rẫy, ít quan tâm đến thâm canh, bảo vệ đất để canh tác ổn định lâu dài và chưa quan tâm đến việc xác định chủ quyền sử dụng đất. Dân số ở vùng dân tộc và miền núi tăng nhanh cả về mặt tự nhiên và cơ học. Chỉ tính riêng khu vực Tây Nguyên sự có mặt người Kinh từ đồng bằng lên và các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc vào (chủ yếu là các dân tộc tày, nùng, Dao, Mông, Mường…) đã làm cho số lượng dân tộc ở các tỉnh tây nguyên tăng từ 15 dân tộc năm 1976 lên 43 dân tộc vào năm 2005, đến nay đã gần đủ 54 dân tộc. Tình trạng mua bán chuyển nhượng đất đai ở khắp nơi mà người mua thường là dân
  • 37. 28 cư mới đến bên bán thường là người dân tộc thiểu số tại chỗ, vì vậy làm phát sinh tình trạng một số bộ phận dân tộc tại chỗ lâm vào cảnh thiếu đất sản xuất hoặc trở thành người làm thuê cho các dân tộc mới đến hoặc phải phá rừng làm rẫy. Loại đất được mua bán chủ yếu là đất sản xuất. Đối tượng được chuyển nhựng thường là dân tộc mới đến, bao gồm dân di cư tự do, dân kinh tế mới, cán bộ nhà nước và người có tiền từ các tỉnh, thành phố từ đồng bằng lên. Toàn bộ đất sản xuất được đưa vào lâm trường quốc doanh trước đây nay đều không trả lại cho người dân. Quá trình người vào, đất vào, người ra đất ở lại nói trên diễn ra phổ biến và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất và phân hóa đất đai. Các nông, lâm trường đang bao chiếm quá nhiều đất sản xuất, chủ yếu là các địa bàn có đất màu mỡ, thuận tiện canh tác, trong đó nhiều diện tích đất vốn là của đồng bào dân tộc tại chỗ. Tình trạng Di cư tự phát ồ ạt, tự phát, gây lấn chiếm, tranh chấp và mua bán đất đai với dân tại chỗ. Các giải pháp tạo quỹ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất từ việc thu hồi đất của các dự án, doanh nghiệp, nông, lâm trường kém hiểm quả, sử dụng chưa đúng mục đích để cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất đạt kết quả thấp. Do đó, việc đồng bào dân tộc thiểu số phá rừng, tạo quỹ đất sản xuất để nuôi sống bản thân và gia đình là điều khó tránh khỏi. Tiểu kết Chương 1 Trong nội dung Chương 1-Chương cơ sở lý luận, khoa học về quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nội dung cơ bản là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD. Những cơ sở lý luận này là cơ sở để kiểm chứng và luận giải thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các LTQD sẽ được phân tích ở Chương 2 và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này ở Chương 3.
  • 38. 29 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây nguyên. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Với chiều dài đường địa giới hành chính khoảng 660 km, trong đó có 70 km chung với Vương quốc Campuchia. Tọa độ địa lý: - Từ 12o 09’45” đến 13o 25’06” Vĩ độ Bắc. - Từ 107o 28’57” đến 108o 59’37”Kinh độ Đông Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột (đô thị loại I), thị xã Buôn Hồ (đô thị loại IV) và 13 huyện là Ea H’leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cư M’gar, M’Đrắk, Ea Kar, Krông Pắc, Krông Bông, Krông Ana, Cư Kuin và huyện Lắk và 184 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó 20 phường, 12 thị trấn và 152 xã. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.312.349 ha, dân số trung bình năm 2015 (NGTK năm 2015 tỉnh Đắk Lắk) là 1.853.698 người, chiếm 32% dân số vùng Tây Nguyên (khoảng 5,6 triệu người), gồm trên 47 dân tộc anh em hiện đang sinh sống, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 141 người/km2 , mật độ cao nhất ở TP Buôn Ma Thuột (943 người/km2 ) > TX Buôn Hồ > Cư Kuin > Krông Pắk), mật độ thấp nhất ở huyện Ea Súp (37 người/km2 ), Buôn Đôn (45 người/km2 ) và Lắk (51 người/km2 ). Với vai trò, vị trí địa lý kinh tế, quốc phòng rất quan trọng trong vùng Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung, tỉnh Đắk Lắk luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Đảng và nhà nước trong suốt quá trình phát triển, tầm ảnh hưởng của
  • 39. 30 Tỉnh trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Để phát huy vai trò, vị thế của Tỉnh trên cơ sở khai thác hiệu quả, bền vững các tiềm năng thế mạnh vùng trong xu thế liên kết khu vực, hội nhập toàn cầu hóa, Trong các giai đoạn tới cần thiết phải kiện toàn hệ thống hạ tầng liên kết vùng, phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, các cơ sở tạo động lực phát triển kinh tế. [20] 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo Đắk Lắk nằm về phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình cao nguyên với các dãy núi cao bao bọc 2 phía Đông và Nam, vùng trung tâm tương đối bằng với cao nguyên đất đỏ Bazan Buôn Ma Thuột, địa hình có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc theo hướng sông Sêrêpôk bắt nguồn ở phía Đông, chảy sang phía Tây rồi đổ vào sông Mê Kông bên Campuchia. - Địa hình vùng núi Vùng núi cao Chư Yang Sin: Nằm ở phía Đông Nam của Tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng ¼ diện tích tự nhiên toàn Tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng). Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu: Nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh, ngăn cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình 600 - 700m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103m. - Địa hình cao nguyên Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thủy, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn: Cao nguyên Buôn Ma Thuột - EaH'leo và Cao nguyên M'Đrắk - Địa hình bán bình nguyên Ea Súp Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên diện tích gần 500 ngàn ha. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180m, dốc dần về hướng Tây, độ dốc chủ yếu 0-8o , có một vài dãy
  • 40. 31 núi nhô lên như Yôk Đôn cao 470m, dãy Chư M’Lanh cao 455m chạy dài hình vòng cung từ phía Tây huyện Cư M’gar kéo dài qua Buôn Đôn, Ea Súp... Phần lớn đất đai của bán bình nguyên Ea Súp là đất phiến thạch, phiến sét, xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp rụng lá vào mùa khô. - Địa hình vùng bằng trũng Krông Pắc - Lắk - Buôn Trấp Nằm ở phía Đông- Nam của Tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400-500m. Đây là thung lũng của lưu vực sông Sêrêpôk hình thành các vùng bằng trũng chạy theo các con sông Krông Pắc, Krông Ana, Krông Knô với cánh đồng Lắk - Buôn Trấp rộng khoảng 20.000 ha. Địa hình địa mạo tỉnh Đắk Lắk khá phức tạp, phân chia thành những tiểu vùng tương đối khác biệt như vùng bán bình nguyên Ea Súp, cao nguyên M’Đrắk, vùng núi cao Chư Yang Sin, vùng thấp trũng Krông Pắc - Lắk,… tạo nên các tiểu vùng canh tác Nông - Lâm nghiệp mang đặc trưng riêng. [20]. 2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết Khí hậu ở Đắk Lắk nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa chịu sự tác động của hai hệ thống gió mùa đối lập: Gió mùa xích đạo và gió tín phong Bắc bán cầu, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu, đồng thời bị sự chi phối bởi độ cao và yếu tố địa hình. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn, đó là nhiệt độ trung bình không cao, mùa hè mưa nhiều ít nắng bức do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa đông mưa ít. Vùng phía Đông và Đông Bắc thuộc các huyện M'Đrắk, Ea Kar, Krông Năng là vùng khí hậu trung gian, chịu ảnh hưởng khí hậu Tây và Đông Trường Sơn. Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9, lượng mưa chiếm 80 - 95% lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1.453,7 - 2.354,6 mm, trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía Nam tỉnh (Ea H’leo) từ 2.171 - 2.521 mm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và lượng mưa chỉ chiếm 15
  • 41. 32 - 20%, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. [ 20]. 2.1.1.4. Sông suối, thủy văn - Sông suối: Có 2 hệ thống sông chính chảy qua tỉnh Đắk Lắk, đó là hệ thống sông Sêrêpôk và hệ thống sông Ba. Hệ thống sông Sêrêpôk có diện tích lưu vực chiếm tới 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm lưu vực thuộc dòng chính Sêrêpôk và tiểu lưu vực Ea H’leo. Dòng chính sông Ba không chảy qua Đắk Lắk ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh có 2 nhánh thuộc thượng nguồn sông Ba là sông Krông H’năng và sông Hinh. - Thủy văn: Theo số liệu đo đạc của các Trạm thủy văn thuộc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Lắk, mực nước trên các sông chính trên địa bản tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015 được tổng hợp tại bảng 1.09. Qua bảng số liệu cho thấy trên hầu hết các sông mực nước trung bình tương đối ổn định, sự tăng giảm về mực nước không lớn. [ 20]. 2.1.2. Các nguồn tài nguyên 2.1.2.1. Tài nguyên đất Theo kết quả điều tra, chỉnh lý bổ sung bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk của Viện Quy hoạch và TKNN năm 2005, toàn tỉnh có 8 nhóm đất, với 23 đơn vị bản đồ đất tương đương với loại phát sinh. Diện tích các loại đất được thể hiện tại bảng 2.1. Bảng 2.1: Diện tích các loại đất tỉnh Đắk Lắk STT TÊN ĐẤT KÝ HIỆU DIỆN TÍCH (HA) TỶ LỆ % I. NHÓM ĐẤT PHÙ SA P 55.206 4,21 1 Đất phù sa được bồi chua Pbc 8.242 0,63 2 Đất phù sa không được bồi chua Pc 2.952 0,23 3 Đất phù sa Glây Pg 18.362 1,40 4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 21.726 1,66 5 Đất phù sa ngòi suối Py 3.924 0,30 II. NHÓM ĐẤT LẦY VÀ THAN BÙN T 1.192 0,09 6 Đất Lầy J 1.192 0,09 III. NHÓM ĐẤT XÁM VÀ BẠC MÀU X;B 144.822 11,03 7 Đất xám trên phù sa cổ X 6.147 0,47 8 Đất xám trên đá Macma axít và đá cát Xa 137.473 10,51 9 Đất xám bạc màu trên đá Macma axít và đá cát Ba 732 0,06
  • 42. 33 10 Đất xám glây Xg 470 0,04 IV. NHÓM ĐẤT ĐEN R 26.534 2,02 11 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan Rk 8.286 0,63 12 Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá Bazan Ru 18.248 1,39 V. NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG F 956.218 72,85 13 Đất nâu tím trên đá Macma Bazơ Ft 262 0,02 14 Đất nâu đỏ trên đá Macma Bazơ và trung tính Fk 290.049 22,17 15 Đất nâu vàng trên đá Macma Bazơ và trung tính Fu 28.156 2,15 16 Đất đỏ vàng trên đá Sét và biến chất Fs 230.543 17,62 17 Đất vàng đỏ trên đá Macma axít Fa 249.649 19,08 18 Đất vàng nhạt trên đá Cát Fq 156.540 11,96 19 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 462 0,04 20 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 557 0,04 VI. NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎTRÊN NÚI H 64.055 4,88 21 Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axít Ha 64.055 4,90 II. NHÓM ĐẤT TH. LŨNG DO SẢN PHẨM DỐC TỤ D 11.548 0,88 22 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 11.548 0,88 VIII. NHÓM ĐẤT XÓI MÒN TRƠ SỎI ĐÁ E 27.538 2,10 23 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 27.538 2,10 AO, HỒ, SÔNG, SUỐI 25.424 1,94 Nguồn: BC thuyết minh tổng hợp QHSDĐ đến năm 2020, KHSDĐ kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Đắk Lắk. 2.1.2.2. Tài nguyên nước - Nước mặt Đắk Lắk có nguồn nước mặt khá phong phú, lượng mưa hàng năm biến đổi từ 1.450-2.100mm, Mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm khoảng 23,5 l/s/km2 , hàng năm tổng lượng dòng chảy mặt của các lưu vực sông chính như Sêrêpôk 9 tỷ m3 , Ea H’Leo 1,98 tỷ m3 , sông Ba ở phía Đông khoảng 3,25 tỷ m3 , phần trên lãnh thổ tỉnh Đắk Lắk khoảng 9,2 tỷ m3 . Tuy vậy lượng nước phân phối không đều theo không gian và thời gian, mùa lũ chiếm 70,4%, mùa kiệt chỉ có 29,6% nhưng lại quan trọng vì là mùa có nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp rất lớn, mùa lũ lượng nước tập trung lớn gây lũ lụt tại các vùng sông Krông Bông, Krông Pắc, Krông Ana, Ea Súp, phần lớn là vùng canh tác lúa nước của tỉnh, mùa khô dòng chảy kiệt, nguồn nước nhiều sông suối cạn kiệt, tại trạm quan trắc thủy văn Krông Búk (Km42, QL26) năm 1998 và 2005 nhiều
  • 43. 34 ngày lưu lượng bằng 0. Nguồn nước mặt của 518 hồ chứa thủy lợi với diện tích mặt thoáng 8.670 ha dung tích 468 triệu m3 và các hồ chứa thủy điện khoảng 6.800 ha, tuy nhiên nguồn nước này dùng chính vào mục đích phát điện, khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp hạn chế. [ 20]. - Nước ngầm Qua những kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước dưới đất cho thấy nước dưới đất ở Đắk Lắk chủ yếu tàng trữ trong các đá bazan, các đối tượng chứa nước khác không giàu và ít nước. Các vùng được đánh giá có trữ lượng tiềm năng lớn là các vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, và vùng trũng Krông Pắc – Lắk, trong đó vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột là vùng giàu tiềm năng nhất, vùng cao nguyên M’Đrắk và bình nguyên Ea Súp tiềm năng nước dưới đất hạn chế, nguồn nước đảm bảo chủ yếu để cung cấp nước sinh hoạt, với các yêu cầu khác khó có thể đáp ứng được. Với tiềm năng nước dưới đất ở các vùng này ngoài việc cung cấp nước cho sinh hoạt nước dưới đất có khả năng cung cấp cho cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa đối với sản xuất và đời sống, tuy nhiên do biến động về thời tiết và nhất là khai thác các tài nguyên không hợp lý như diện tích rừng bị suy giảm làm giảm khả năng giữ nước mặt bổ sung cho nguồn nước ngầm, tình trạng khoan khai thác nước ngầm không hợp lý đã làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm như bị ô nhiễm, suy giảm về trữ lượng, mực nước ngầm tụt sâu hơn. [ 20]. 2.1.2.3. Tài nguyên rừng Hiện trạng diện tích đất có rừng trên địa bàn tỉnh như sau: Tổng diện tích đất có rừng 528.645 ha (theo số liệu thống kê đất đai tỉnh Đắk Lắk đến ngày 31/12/2015), chiếm 40,25% diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất rừng sản xuất: 240.188,4 ha, chiếm 45,4% đất lâm nghiệp; - Đất rừng phòng hộ: 73.076,2 ha, chiếm 13,8% đất lâm nghiệp; - Đất rừng đặc dụng: 215.380,0 ha, chiếm 40,8% đất lâm nghiệp.
  • 44. 35 Diện tích còn rừng tự nhiên ở Đắk Lắk phân bổ ở phía Nam thuộc vùng núi cao Chư Yang Sin (rừng thường xanh), phía Tây thuộc huyện Ea Súp và Buôn Đôn bao gồm vườn Quốc gia Yôk Đôn và phía Tây Ea Súp giáp với Campuchia (rừng khộp) và còn lại ở vùng núi thuộc huyện M'Đrắk, Ea Kar, Ea H’leo. Diện tích rừng bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng rừng, trong những năm gần đây mặc dù tình trạng chặt phá rừng đã hạn chế rất nhiều nhưng tình trạng khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra. Những vùng còn rừng tự nhiên hiện nay phần lớn nằm ở địa hình dốc, hiểm trở hoặc là các khu bảo tồn thiên nhiên, không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2015 là 38,65%; trong đó: Huyện Buôn Đôn có độ che phủ cao nhất 84,8%; Ea Súp 75,7%; Krông Bông 66%; Lắk 60,3%; Ea H'leo 49,5%; các huyện khác từ 1- 26,9%. Tổng trữ lượng gỗ khoảng 59,36 triệu m3 , trong đó trữ lượng gỗ lá rộng 57,7 triệu m3 (rừng giàu 10,23 triệu m3 và rừng trung bình 18,6 triệu m3 , rừng nghèo 20,37 triệu m3 , rừng phục hồi 8,5 triệu m3 ); rừng hỗn giao trữ lượng 246.733 m3 , rừng khộp 21,2 triệu m3 , rừng trồng 1.067.143 m3 . Tổng trữ lượng rừng tre nứa 178,8 triệu cây. Diện tích đất trồng rừng giảm từ 613.231 ha năm 2000 xuống còn 589.935 ha năm 2005 và năm 2015 còn 528.645 ha. Trong vòng 14 năm diện tích rừng giảm 84.586 ha, trung bình mỗi năm giảm 6.041 ha. [ 20]. 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 Duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, song mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao. Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 4 - 4,5%/năm; trong đó,Nông, lâm, thủy sản 3 - 3,5%; công nghiệp - xây dựng 5 – 5,5%; dịch vụ thương mại5 – 5,5%. Quy mô nền kinh tế năm 2015 đạt 77.223 tỷ đồng, gấp 1,28 lần so với năm 2010. Giá trị tổng sản phẩm năm 2015 bình quân đầu người ước đạt 32,75 triệu đồng/người gấp 2,07 lần so với năm 2010 (15,8 triệu
  • 45. 36 đồng/người). [ 25]. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tăng trưởng giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh 2010) bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 ước đạt 4 – 4,5%. Trong đó: Tăng trưởng ngành nông – lâm – thủy sản đạt 3,12%; Công nghiệp - xây dựng đạt 5,31%; dịch vụ đạt 5,19%. Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành theo giá So sánh năm 2010 qua các năm ngành nông – lâm – thủy sản khá ổn định tỷ trọng nằm trong khoảng 47 – 54%, cụ thể qua các năm như sau: Năm 2010 là 47,67% và đến năm 2015 là 48.20%. Công nghiệp - xây dựng tăng tăng nhẹ từ 23,55% năm 2010 lên 24% năm 2015; các ngành dịch vụ năm 2010 là 27,78% và năm 2015 là 27,83%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 32,7 triệu đồng/người. Nhìn chung, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm so với giai đoạn trước. Nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp trong khi phương thức sản xuất còn khá giản đơn, chủ yếu phát triển theo chiều rộng; dịch vụ tăng trưởng tốt, đóng góp nhiều cho tăng trưởng chung của tỉnh. [ 25]. 2.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Khu vực kinh tế nông nghiệp Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có mức tăng khá và tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 48,2% trong nền kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều bất lợi do thiên tai, dịch bệnh nhưng ngành nông-lâm- ngư nghiệp vẫn có mức tăng trưởng bình quân khá. Trong sản xuất nông nghiệp nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất làm tăng năng suất sản lượng, giá trị và chất lượng nông sản, từng bước được nâng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. + Trồng trọt: có mức tăng trưởng khá, giữ vững vai trò quan trọng trong ổn định