SlideShare a Scribd company logo
1 of 139
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
...../..... ...../.....
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
======
NGUYỄN HỒ ANH THƯ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
ĐĂK LĂK - 2017
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
...../..... ...../.....
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
======
NGUYỄN HỒ ANH THƯ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH: TS. HOÀNG SỸ KIM
ĐĂK LĂK - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này do cá nhân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của TS. Hoàng Sỹ Kim - Trưởng Khoa Đô thị và Nông
thôn - Học Viện Hành chính Quốc gia. Mọi thông tin, số liệu nêu trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả
Nguyễn Hồ Anh Thư
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Học viện Hành chính
phân viện Tây Nguyên, học viên đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn truyền
đạt tận tình của quý các thầy (cô) giáo, là những giảng viên cao cấp trường Học
viện hành chính quốc gia. Đó là những kiến thức quý báu, bổ ích, trang bị
nhiều kỹ năng trong quá trình nghiên cứu cũng như thực tiễn công tác.
Trước hết, cho phép học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
lãnh đạo, các quý thầy, cô giáo trường Học viện hành chính quốc gia, các
đồng chí lãnh đạo UBND huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Đặc biệt, xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Hoàng Sỹ Kim - Trưởng Khoa Đô thị và Nông
thôn - Học Viện Hành chính Quốc gia đã toàn tâm, toàn ý hướng dẫn tôi về
mặt khoa học để hoàn thành luận văn đúng tiến độ.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Đăng Thành, PGS.TS Võ
Kim Sơn, PGS.TS Lê Thị Vân Hạnh, PGS.TS Lê Thị Hương, TS Nguyễn
Đăng Quế, TS. Lê Văn Từ và các thầy cô giáo là giảng viên cao cấp của Học
Viện Hành chính Quốc gia; các cán bộ, nhân viên tại trường Học viện hành
chính phân viện Tây Nguyên về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và
giúp đỡ đầy nhiệt huyết để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ trong
suốt thời gian tôi học tập tại trường. Với những cố gắng, nỗ lực của bản thân
song kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy,
cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và các độc giả để tôi có cơ hội hoàn thiện Đề tài
nghiên cứu hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Hồ Anh Thư
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI .......................................................................................... 9
1.1. Một số khái niệm................................................................................... 9
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ................... 13
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên thế
giới và một số địa phương trong nước. ........................................................... 27
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG................. 43
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cư Jút........................ 43
2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Jút........ 53
2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại
huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.......................................................................... 85
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 93
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH
ĐĂK NÔNG.................................................................................................... 94
iv
3.1. Định hướng xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. ..... 94
3.2. Một số giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông ............................................................. 99
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................... 110
Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 112
KẾT LUẬN................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Biểu số 2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện (giá so sánh 2010)........... 48
Biểu số 2.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn đào tạo năm 2016.................... 65
Biểu số 2.3. Tổng hợp vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM
huyện Cư Jút, giai đoạn 2011 – 2015.............................................................. 67
Biểu số 2.4. Kết quả xây dựng hạ tầng nông thôn huyện Cư Jút.................... 72
Biểu số 2.5. Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch năm 2015 ..................... 74
Biểu số 2.6. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông năm 2015..................... 75
Biểu số 2.7. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi năm 2015.......................... 76
Biểu số 2.8. Tiêu chí về hạ tầng điện lưới nông thôn năm 2015 .................... 77
Biểu số 2.9. Thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa năm 2015.................. 78
Biểu số 2.10. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục năm 2015 ................. 81
Biểu số 2.11. Tổng hợp đánh giá số xã đạt tiêu chí nông thôn mới theo từng
tiêu chí năm 2015............................................................................................ 84
vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị kinh tế năm 2010 và năm 2015............................ 49
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn đội ngũ CB,CC cấp xã huyện Cư Jút
năm 2016......................................................................................................... 57
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những vấn đề mang tầm chiến
lược của cách mạng Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc
giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, các vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giải quyết vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực
nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Trải qua các kỳ đại hội Đảng, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân ngày càng được Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn, trên cơ sở đó đề ra những
chủ trương, định hướng đúng đắn, phù hợp với tình hình, yêu cầu trong từng
giai đoạn phát triển của đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng đã xác định: "Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp,
dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù
hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại" [24,
tr.45]; Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X xác định: “Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc
phòng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây
dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông
nghiệp là khâu then chốt” [30, tr.12]. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng.
Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng
2
giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển
sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn
nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức
sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân
tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công
nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức
sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng
hóa. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích
ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Ðời sống vật chất và tinh thần
của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào
dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành
thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Để góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt vào tháng 6 năm 2010 với 19 tiêu chí Quốc gia được chia thành 5
nhóm gồm 39 chỉ tiêu cụ thể. Đây là một chương trình phát triển tổng hợp cả
về kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng
hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo
đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020 của Chính phủ, sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đăk Nông, tháng 12/2011 Ủy ban nhân dân huyện Cư Jút đã lập
Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020. Trong giai đoạn 2011 -
3
2016, với sự lãnh chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện,
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được cả hệ thống
chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc thực hiện đồng bộ và bước đầu đạt
được những kết quả quan trọng: nhận thức, tư duy, hành động của cán bộ và
nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng cao; tinh thần tự giác xây
dựng nông thôn mới trong cán bộ, nhân dân ngày càng thể hiện rõ nét; xuất
hiện nhiều phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn huyện, nhất là
phong trào thi đua phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần xây dựng nông thôn mới....
Bước đầu làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân. Tuy nhiên, thực tế thực hiện chương trình còn không ít
khó khăn, hạn chế như sản xuất nông nghiệp chưa ổn định, kết cấu hạ tầng
các xã xây dựng nông thôn mới còn thấp, một số tiêu chí các xã đạt rất thấp
như tiêu chí số 10 (Thu nhập), tiêu chí số 11 (tỷ lệ hộ nghèo), tiêu chí số 5
(Trường học), tiêu chí số 16 (Văn hóa), tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa).
Điều này đòi hỏi huyện cần phải tiếp tục có giải pháp phù hợp, đồng bộ hơn
nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Xuất phát từ tính cấp thiết và thực tiễn của vấn đề tôi chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Jút,
tỉnh Đắk Nông” cho luận văn Thạc sỹ của mình. Đề tài này tập trung đi sâu
nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp
phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới tại các huyện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông nói chung và huyện Cư Jút nói
riêng trong giai đoạn hiện nay. Đề tài cũng là kết quả nghiên cứu trên cơ sở vận
dụng những kiến thức khoa học đã được nghiên cứu, học tập trong nhà trường
với kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân tại địa phương.
4
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa
học, các chuyên gia đầu ngành, các nghiên cứu sinh, học viên cao học lựa
chọn, nghiên cứu. Tác giả có thể liệt kê ra một số công trình và bài viết của
các nhà khoa học, học giả trong nước. Cụ thể, khi giới thiệu về kinh nghiệm
phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ngoài. Theo hướng này, một số
nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn ở nước ta như PGS.TS Chu Hữu Quý,
GS.TS Nguyễn Thế Nhã, GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung, GS. Đoàn Trọng
Truyến, PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc...đã có những công trình nghiên cứu
công phu và có giá trị. Điểm chung nhất của những nghiên cứu này là sau
khi phân tích thực tiễn giải quyết vấn đề quản lý Nhà nước nói chung và việc
xây dựng chỉ đạo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước
ngoài, các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể
vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam.
Công trình “Phát triển nông thôn” do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên)
được Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là một công trình nghiên cứu
chuyên sâu về phát triển nông thôn. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích
khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta
như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng
và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa
đói giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách
thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta các tác giả đã chỉ
ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà
nước trong quá trình vận động của nông thôn.
5
Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và
công nghệ về giao thông nông thôn, thủy lợi phù hợp với quy hoạch làng xã
phục vụ xây dựng nông thôn mới Khu vực Tây Nguyên” thuộc Chương trình
Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định số
452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chủ nhiệm đề tài là PGS.TS Võ
Kim Sơn. Đề tài khoa học này hướng tới ba mục tiêu chính gồm: Đánh giá
thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng
Khu vực Tây Nguyên đưa ra được các giải pháp khoa học và công nghệ phát
triển giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp
với quy hoạch nông thôn mới Khu vực Tây Nguyên. Xây dựng các mô hình
ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phát triển giao thông nông thôn,
hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp cho các tiểu vùng của Khu
vực Tây Nguyên. Nội dung chính của đề tài là đưa ra tổng quan kết quả
nghiên cứu về các giải pháp KH&CN xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng và quy hoạch đường liên xã phục vụ
xây dựng nông thôn mới từ đó phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng
thủy lợi, giao thông nông thôn Khu vực Tây Nguyên. Dựa trên những kết
quả phân tích đánh giá đề xuất các giải pháp KH&CN hoàn thiện hệ thống
thủy lợi nội đồng, phát triển giao thông nông thôn phục vụ xây dựng nông
thôn mới Khu vực Tây Nguyên của Nước ta hiện nay.
“Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - quá
khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 2000. Cuốn sách này tác giả đã phân tích những sự thay đổi cơ bản
trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
nông thôn Việt Nam sau hơn hai mươi năm đổi mới. "Xây dựng nông thôn
mới những vấn đề lý luận và thực tiễn" do tác giả Vũ Văn Phúc chủ biên, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012. Công trình là tập hợp các bài viết của
6
các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương, các ngành,
các cấp về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, gồm những vấn đề lý luận
chung về xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông
thôn mới, thực tiễn và kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở một
số địa bàn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các địa bàn thí điểm xây dựng
nông thôn mới. “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới: Kết quả và một số bài học kinh nghiệm” của
nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Chương
trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Cộng sản số 94
năm 2014, [45, tr.24]. Bài viết đã trình bày những kết quả quan trọng bước
đầu trong hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới căn cứ và 19 tiêu chí của nông thôn mới. Đồng thời bài viết
cũng khái quát những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc từ các cấp chính quyền
địa phương, cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện đến nguồn vốn
đầu tư cho Chương trình, từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu tiếp túc
đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian
tiếp theo…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận
về xây dựng nông thôn mới; Phân tích thực trạng và những vấn đề đang đặt
ra trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư
Jút tỉnh Đăk Nông; tìm ra những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế. Từ đó,
đề xuất một số giải pháp có tính khả thi công tác quản lý nhà nước về xây
dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích nghiên cứu
nêu trên, luận văn sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
7
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu các vấn đề
thực tiễn chung để làm rõ các khái niệm mới liên quan đến công tác xây dựng
nông thôn mới;
- Phân tích thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong công tác quản
lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút, qua đó thấy được
những ưu điểm và tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện.
- Xác định phương hướng, tìm ra giải pháp và một số kiến nghị cơ bản
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới tại huyện Cư Jút trong giai đoạn tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trong triển khai thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, đánh giá
thực trạng xây dựng nông thôn mới theo 5 nhóm chỉ tiêu với 19 tiêu chí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu việc triển khai thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 07 xã thuộc
huyện Cư Jút: (xã Trúc Sơn; xã Cư knia; xã Đăk D’rông; xã Đăk Wil; xã Ea
Pô; xã Nam Dong; xã Tâm Thắng).
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp chung
+ Hệ thống phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
+ Hệ thống lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của Đảng về Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
8
5.2. Phương pháp cụ thể
Các phương pháp nghiên cứu khoa học: phân tích, tổng hợp, logic, hệ
thống - cấu trúc, so sánh, thống kê, điều tra bảng biểu, … sẽ được sử dụng
trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Những dự định đóng góp của đề tài
Qua luận văn này tác giả dự đinh đóng góp những ý kiến có tính lý luận
và thực tiễn trên các mặt sau:
- Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến về xây dựng nông thôn mới
và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
- Nêu rõ và đánh giá thực trạng công tác xây dựng nông thôn mới tại
huyện Cư Jút và điều kiện khách quan của việc xây dựng nông thôn mới trong
thời kỳ mới.
- Qua phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng, nêu lên những kết quả đạt
được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả đạt được,
nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Từ đó, Luận văn xây dựng một số giải pháp
và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới tại huyện Cư Jút. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho giáo viên,
sinh viên, các nhà quản lý quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục;
nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại
huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.
Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.
9
Chương 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Nông thôn
Khái niệm “Nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn.
Theo các tài liệu nghiên cứu, “làng” là từ nôm, là tiếng nói dân dó, ngụn
ngữ đời sống trong dân gian ăn sâu vào trong tâm lý, ý thức của người
Việt. GS, TS Hoàng Chí Bảo trong công trình ngiên cứu về “Hệ thống
chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” cũng cho rằng làng Việt vốn
hình thành một cách tự nhiên, ra đời không qua bàn tay nhào nặn của
chính quyền Trung ương, mang nét đặc trưng riêng; cùng với sự thay đổi của
các triều đại trị vì trong lịch sử mà tên gọi của làng cũng khác nhau: “làng”
cũng gọi là "thôn" hoặc "làng xóm", cũng có khi làng cũng chính là "xóm".
Làng - xóm là một cộng đồng địa vực, có ranh giới lãnh thổ tự nhiên
và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế. Làng
xóm vừa có ruộng, có nghề, có chợ tạo thành một không gian khép kín
thống nhất. Làng - xóm là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập
quán văn hoá. Làng - xóm cũng là một đơn vị tự trị về chính trị [7].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì Nông thôn là: "phần lãnh thổ của
một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi
trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành
thị và dân cưu chủ yếu làm nông nghiệp"
Về mặt địa lý tự nhiên, nông thôn là một địa bàn rộng lớn tạo thành các
vành đai bao quanh thành thị.
10
Về kinh tế, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản
xuất vật chất nông - lâm - ngư ngiệp. Ngoài ra nó còn có các ngành nghề phi
nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Về tổ chức xã hội - cơ cấu dân cư, ở nông thôn chủ yếu là nông dân và
gia đình họ với mật độ dân cư thấp. Ngoài ra, có một số người làm việc ở nông
thôn nhưng sống ở đô thị; một số người làm việc ở đô thị, sống ở nông thôn.
Về văn hóa, nông thôn là nơi bảo tồn, lưu giữ các di sản văn hóa truyền
thống chủ yếu của dân tộc như: phong tục, tập quán cổ truyền, các ngành nghề
truyền thống, các di tích lịch sử.
Trình độ dân trí, khoa học công nghệ, và kết cấu hạ tầng của cộng đồng
dân cư nông thôn thường thấp kém, thua xa so với đô thị.
Ngày nay, khái niệm “nông thôn” đã mở rộng nội hàm so với “làng”,
“bao gồm cả những thị trấn mà sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào
nông nghiệp, gắn với nông thôn và bảo đảm các dịch vụ cần thiết cho dân cư ở
nông thôn”.
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4//2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì: Nông thôn
là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn,
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Đặc điểm của các vùng
nông thôn nước ta gắn liền với các loại hình lao động, sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp với tuyệt đại đa số dân cư sinh sống bằng một loại hình lao động,
bởi vậy diện mạo các vùng nông thôn rất ít có sự thay đổi nhất là về phương
diện kinh tế - xã hội.
1.1.2. Nông thôn mới
- Nông thôn mới, trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ,
thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay. Nông
thôn mới là một vùng nông thôn có nền sản xuất tiếp thu được những thành
11
tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn
hóa của nông thôn truyền thống. Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức
về nông thôn mới. Tuy nhiên có thể hiểu: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể
những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí
mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là
kiểu nông thôn được xây dựng trên cơ sở nông thôn cũ (truyền thống, đã có)
nhưng mang tính tiên tiến về mọi mặt” –Theo PGS –TSKH Phan Xuân Sơn
(đăng trên Tạp chí cộng sản), có thể khái quát gọn theo các nội dung cơ bản
sau:
Thứ nhất, đó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; đảm bảo
không gian nông thôn phải mang đặc trƣng nông thôn với khuôn viên, cảch
quan của làng xã, của hộ gia đình nông thôn.
Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá;
thu nhập đảm bảo, công ăn việc làm ổn định, không có hộ nghèo đói.
Thứ ba, đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng
được nâng cao.
Thứ tư, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ và phát triển
môi trường, bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên, duy trì cân bằng sinh
thái.
Thứ năm, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển, trong đó,
bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc, các địa
phương.
Thứ sáu, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Nói tóm lại: Nông thôn mới là nông thôn trong đó đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách
biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ
kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông
12
thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ
tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp
lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của
hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự
xã hội.
1.1.3. Quản lý nhà nước
Thuật ngữ “quản lý nhà nước” có nhiều cách hiểu khác nhau. Quản lý
nhà nước là hoạt động có tổ chức bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước để
điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân và mọi tổ chức xã
hội, chính trị, khoa học, văn hóa – xã hội nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật
tự xã hội theo những mục tiêu đã định.
- Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập
pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại
của nhà nước.
- Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà
nước để điều hành các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.
- Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà
nước; là tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có
trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do tất cả các cơ quan
nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành bằng các văn bản quy
phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà
nước giao cho trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi
của công dân.
Như vậy, thông qua những điểm chung của các khái niệm, một cách
chung nhất ta có thể hiểu: “Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền
lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các
13
chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát
triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước”.
1.1.4. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Từ khái niệm “quản lý nhà nước” và khái niệm “nông thôn mới”, có thể
hiểu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới chính là việc Nhà nước
thực hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng
các chính sách, kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ nhằm
tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, làm cho
nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng
kinh tế hàng hoá; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân
trí nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh
và đ0ược tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh
thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nói cách khác, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là hoạt
động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương
nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới; là tập hợp tất cả các hoạt
động các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực nông nghiệp, nông thôn,
nông dân nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đảm bảo
cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Vai trò của xây dựng nông thôn mới
Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế
của quê hương, đất nước trong giai đoạn mới. Sau hơn 30 năm thực hiện
đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông
thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt
được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn
14
kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào
tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy
hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, cấp
nước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh
thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giào nghèo
giữa nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc
hậu và đời sống nhân dân còn thấp và “xây dựng nông thôn mới là một trong
những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá quê hương, đất nước; đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn”.
Vì vậy, ta có thể hiểu xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và
cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng
thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn
diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và
an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân được nâng cao.
- Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị
trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông
thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự
phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn
và thành thị. Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp
tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát
triển ngành nghề ở nông thôn.
15
- Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn
lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo
tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoàn
thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào
xây dựng nông thôn mới.
- Về văn hoá xã hội: Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp
nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
- Về con người: Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hoá
khá giả, giàu có, kết tinh các tư cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, người
con của các dòng họ, gia đình.
- Về môi trường: Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo
vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất
thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững. Các nội dung
trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và
thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn,
kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện
tham gia, chủ động trong thực thi chính sách. Trên tinh thần đó, các chính
sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông
thôn mới.
1.2.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
1) Xây dựng cộng đồng văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình
thức tổ chức sản xuất tiên tiến.
2) Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du
lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
16
3) Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ.
4) Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và
nâng cao.
1.2.3. Đặc điểm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp
cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết, giúp đỡ nhau,
xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Khi nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cần phải
nhận thức rõ mục tiêu, đặc điểm, bản chất, chức năng của hoạt động xây dựng
nông thôn mới. Qua đó, thấy được vai trò của xây dựng nông thôn mới trong
quá trình phát triển, cũng như xác định được vai trò, nội dung của quản lý nhà
nước đối với xây dựng nông thôn mới. Các đặc điểm xây dựng nông thôn mới
là:
Một là, tính kinh tế
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả bền
vững trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Xây
dựng nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao
lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện
đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.Thúc đẩy nông
nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị
trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu
nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị,
đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao. Sản xuất
17
hàng hóa có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa
phương.
Hai là, tính văn hóa – xã hội
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ, các giá trị truyền thống làng xã
được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm
trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,….nhằm hình thành môi trường thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư,
giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Người nông
dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và tay
nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét giá trị văn hóa,
bản sắc truyền thống “tắt lửa, tối đèn” có nhau, tin tưởng vào sự quản lý của
nhà nước, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng, đối ngoại….nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao
chất lượng cuộc sống của gia đình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn
minh giàu đẹp.
Ba là, tính dân chủ
Dân chủ nông thôn được mở rộng và đi vào thực chất. Người dân và
cộng đồng phát huy vai trò làm chủ trong quá trình giám sát, đánh giá hoạt
động thực thi các dự án đầu tư tại địa phương. Các chủ thể nông thôn (lao
động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà
nước, tư nhân….) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào
các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh
bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công
bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và
thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh và làm giàu
18
cho mình, cho quê hương theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước.
Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với
pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ
cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa Quy chế
dân chủ ở cơ sở tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp
hội vì lợi ích cộng đồng, nhắm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn
mới.
Bốn là, tính phối hợp
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn
xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng góp vai trò chỉ đạo, điều hành quá
trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Đây là công
việc mới, vừa làm vừa thí điểm rút kinh nghiệm, do đó sự phối hợp giữa các
ngành, Mặt trận đoàn thể, Ban chỉ đạo và Ban quản lý xã phải chặt chẽ, đồng
bộ để hạn chế những thiếu sót. Căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể, lợi thế
và nhu cầu thiết thực của địa phương, của người dân để chọn nội dung nào
làm trước, nội dung nào làm sau. Phân công, phân cấp trong quản lý nhưng
cần có sự chỉ đạo tập trung, liênn tục và huy động sự tham gia của toàn bộ hệ
thống chính trị; của Ban chỉ đạo các cấp trong công tác phối hợp, kiểm tra,
giám sát các hoạt động quản lý xây dựng nông thôn mới, nhằm thúc đẩy thực
hiện một cách hiệu quả.
Năm là, tính định hướng
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
chính sách, các cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các
hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân tại địa phương bàn bạc dân
chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh
tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới.
Bên cạnh đó, nhà nước thực hiện thí điểm tại một số xã làm cơ sở để nhân
19
rộng cho các xã còn lại, nhằm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới
xã hội chủ nghĩa.
Sáu là, tính đa dạng
Xây dựng nông thôn mới phải huy động tổng hợp các nguồn lực: vốn
cộng đồng, vốn doanh nghiệp các tổ chức tín dụng xã hội, vốn nhà nước. Vốn
nhà nước chỉ đầu tư cho các công trình thiết yếu, có sức lan tỏa, tạo động lực,
tạo niềm tin cho người dân và toàn xã hội tham gia. Huy động nguồn lực từ
cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan
trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết. Bên cạnh đó, đa dạng hình
thức sở hữu, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh
doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông
thôn.
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Công tác quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới
phải xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy
đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy
hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể
trong xây dựng nông thôn mới cùng tham gia chung sức thực hiện từ khâu lập
đề án, quy hoạch, kiểm tra, giám sát đến triển khai, tham gia và hưởng thụ.
Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bao gồm những nội
dung cơ bản, cụ thể như sau:
1.2.4.1. Định hướng chiến lược, quy hoạch, thực hiện quy hoạch
Định hướng chiến lược, quy hoạch, thực hiện quy hoạch tạo cơ sở cho các
tổ chức, nhân dân thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các tiêu chí trong Bộ
tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, đảm bảo tối đa lợi ích cho toàn xã hội.
20
Để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng
đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và
không có chất lượng thì xây dựng nông thôn mới sẽ gặp khó khăn và không đi
đến đích, từ đó vấn đề quy hoạch nông thôn mới là khâu quan trọng, có ý nghĩa
quyết định trong vấn đề xây dựng nông thôn mới. Tiêu chí quy hoạch thể hiện
tính hợp lý trong sắp xếp, bố trí các khu vực nông thôn, đảm bảo kết cấu hạ tầng
nông thôn được bền vững. Việc quy hoạch bao gồm: quy hoạch sử dụng đất và
hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi
trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa
bàn xã.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí
Quốc gia sẽ có sự linh động, điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội
của đất nước và từng thời kỳ.
- Xác định xây dựng nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng
thời đẩy phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Xác định nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn,
nhất là vùng khó khăn.
- Xác định mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
gắn với phát triển các đô thị trong từng thời kỳ được xác định trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội và được thể hiện trong kế hoạch 5 năm, 3 năm
và hằng năm.
- Xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu.
- Xác định các giải pháp để đạt được mục tiêu.
Để thực hiện chức năng của nhà nước về xây dựng nông thôn mới Nhà
nước ta đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể
21
phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương
trình mục tiêu và các dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội…
Để thực hiện định hướng phát triển nhà nước cần tiến hành:
- Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động xây dựng nông thôn mới,
những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện
các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Dự báo chiều hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Hoạch định xây dựng nông thôn mới gồm: hoạch định đường lối phát
triển, hoạch định chính sách phát triển, chương trình mục tiêu và dự án để
phát triển nông thôn.
1.2.4.2. Công tác triển khai và tổ chức thực hiện
Triển khai và tổ chức thực hiện xây dựng NTM là hướng tới mục tiêu thực
hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách,
cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do
chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức
thực hiện.
Khi đề cập đến hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới, một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ
chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới. Bộ máy quản lý nhà nước về
xây dựng nông thôn mới thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn
mới tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước. Đây là nội dung quan trọng
bởi bộ máy quản lý nhà nước được kiện toàn thì các công tác định hướng, tổ
chức hoạt động hỗ trợ, kiểm tra và giám sát mới được thực hiện tốt. Hệ thống
cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới gồm:
22
- Cấp Trung ương: thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 ban hành
kèm theo Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Trong đó, Trưởng Ban
Chỉ đạo là đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
là đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phó Trưởng
ban thường trực); đồng chí Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ( Phó Trưởng ban chuyên trách ) và đồng chí Phó Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ. Thành viên là các Bộ ngành, các cơ quan trung ương đoàn thể có
liên quan; Quyết định 33/QĐ-BCĐ TW ngày 09 tháng 05 năm 2012 của
Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân sự cố vấn cho Ban Chỉ đạo Trung ương
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Cấp tỉnh, thành phố: thành lập Ban chỉ đạo Nông thôn mới tỉnh,
Thành phố. Trong đó, Trưởng ban là đồng chí Phó Bí thư thường trực tỉnh,
Thành phố, Phó Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên thuộc các
Sở ngành, đoàn thể có liên quan. Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố thành lập
Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới
gồm thành viên thuộc các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của các sở, ngành,
đoàn thể liên quan. Tổ trưởng là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn là Cơ quan Thường trực của Tổ công tác giúp việc; thực hiện chức
năng – nhiệm vụ là Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới của tỉnh, thành phố.
- Cấp huyện: thành lập Ban chỉ đạo Nông thôn mới huyện gồm Trưởng
Ban Chỉ đạo là đồng chí Bí thư Huyện uỷ; Phó Ban Chỉ đạo là đồng chí Phó
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, các thành viên là các trưởng phòng, ban và
23
Trưởng ban quản lý các xã xây dựng nông thôn mới. Các thành viên Ban Chỉ
đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm vụ mỗi thành viên do Trưởng
Ban Chỉ đạo quyết định. Ban Chỉ đạo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
theo quy định.
Các văn bản của Ban Chỉ đạo do đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo là Bí
thư Huyện uỷ ký và sử dụng con dấu của Huyện uỷ; các đồng chí Phó Trưởng
Ban Chỉ đạo là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ký sử dụng
con dấu của Uỷ ban nhân dân huyện; các thành viên Ban Chỉ đạo sử dụng con
dấu của cơ quan mình trong công tác chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn chuyên
môn đối với các phòng ban chức năng huyện và các xã - thị trấn thuộc phạm
vi trách nhiệm đựơc giao.
- Cấp xã: thành lập Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân xã làm Trưởng ban; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân xã làm Phó Trưởng ban, thành viên là đại diện Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân và các ngành đoàn thể liên quan, trưởng các ấp. Thành
viên Ban quản lý xã chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban quản lý xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân xã, có tư cách pháp nhân,
được mở tài khoản và sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân xã trong hoạt
động giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp
luật, hoạt động theo quy chế hoạt động của Ban quản lý nông thôn mới xã.
Những trường hợp đặc biệt, theo chỉ đạo của Huyện uỷ, lập thêm Ban
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã, do Bí thư Đảng uỷ làm Trưởng Ban gồm
các thành viên đại diện Chi bộ ấp, các uỷ viên liên quan của Ban chấp hành
Đảng bộ xã để tập trung chỉ đạo trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Ở thôn, bản, ấp: thành lập Ban phát triển thôn, thành viên do cộng đồng
thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định công nhận. Các
Ban cần phân công việc cụ thể cho trưỏng, phó và từng thành viên phụ trách;
24
đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của các Ban nhằm đảm
bảo chất lượng cao nhất khi thực hiện kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới,
không để cho tham nhũng, tiêu cực xảy ra.
Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý phải thường xuyên trao đổi, rút kinh
nghiệm, phải lường trước mọi khó khăn vướng mắc có thể xảy ra trong quá
trình thực hiện, đồng thời phải cùng nhau dự kiến những giải pháp sẽ áp dụng
nếu chúng xảy ra.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của
mình tổ chức đội ngũ quản lý nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về
xây dựng nông thôn mới; ban hành hướng dẫn chính sách phát triển nông thôn
tại địa phương; áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì an ninh, ổn định xã
hội và vệ sinh môi trường tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các
tiêu chí nông thôn mới.
1.2.4.3. Quản lý và sử dụng các nguồn lực
Nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiểu là các hình
thức vốn tự nhiên vật chất, bằng tiền vốn nhân lực, vật lực mà xã hội có được
từ các nguồn khác nhau như: ngân sách Trung ương và địa phương, đầu tư
vào tín dụng từ các tổ chức và cá nhân, từ dân cư và cộng đồng. Vì vậy, huy
động nguồn lực là các giải pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới một cách có lợi nhất cho nhân dân,
cộng đồng địa phương.
Trong đó, con người là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình thực
hiện xây dựng nông thôn mới. Con người còn chiếm vị trí trung tâm trong hệ
thống quản lý nhà nước, quyết định hiệu quả của hoạt động này. Đó là đội
ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý nhà nước, những người trực tiếp điều
hành các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Nhìn nhận được tầm quan trọng
của nguồn lực con người trong bộ máy quản lý nhà nước về thực hiện xây
25
dựng nông thôn mới, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã từng bước
xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực điều hành, năng động và sáng tạo;
thực hiện chế độ tiền lương các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật với đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
+ Có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nứơc
về xây dựng nông thôn mới thông qua chương trình đào tạo mới và đào tạo lại
nguồn nhân lực hiện có.
+ Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài tham
gia vào đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
+ Tổ chức các lớp tập huấn nội dung quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới cho đội ngũ nhân lực phụ trách xây dựng nông thôn mới tại địa
phương.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà
nước về xây dựng nông thôn mới có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng vai trò
thúc đẩy, tạo bước chuyển mạnh mẽ về năng lực, trình độ đội ngũ này.
1.2.4.4. Công tác quản lý về phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là mục tiêu cơ bản của đề án NTM. Phát triển kinh tế
nhằm giúp người nông dân có đời sống ấm no, sung túc hơn. Quản lý về phát
triển kinh tế bao gồm: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện dồn
điền dồn thửa, Xây dựng mô hình sản xuất mới hiệu quả, Giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập cho người dân…
1.2.4.5. Quản lý việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu
Hạ tầng KT-XH là các công trình được xây dựng để phục vụ cộng
đồng có ý nghĩa kinh tế và xã hội nhằm nâng cao đời sống cộng đồng nơi đó.
Phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế, văn hóa – xã hội ở nông thôn. Bởi khi một khu vực nông thôn có phát
triển về hạ tầng kinh tế như có nhiều khu sản xuất tập trung, đường giao thông
26
thuận tiện cho thông thương… thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế. Hay tại vùng đó có các cơ sở hạ tầng văn hóa như y tế, văn hóa, giáo
dục… thì sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân.
1.2.4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới là việc nhà
nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng
nông thôn mới và theo dõi, xem xét việc thực thi các hoạt động có đạt 19 tiêu
chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Đây là nội dung quản lý cần được thực thi thường xuyên và nghiêm túc
vì hoạt động xây dựng nông thôn mới dựa trên Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới. Sự kiểm tra, giám sát để phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực,
quá trình thực hiện có đạt hiệu quả hay không, đúng hướng hay chệch hướng,
tuân thủ pháp luật hay không.....Trên cơ sở kiểm tra, giám sát, nhà nứơc rút ra
những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phát huy
những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, đồng thời điều chỉnh các tiêu
chí cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình xây dựng
nông thôn mới cần tiến hành:
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách,
kế hoạch và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới.
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch.
- Kiểm tra, giám sát về kinh tế và tổ chức sản xuất.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp
luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng
nông thôn mới.
27
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên
thế giới và một số địa phương trong nước.
1.3.1. Thế giới
a). Trung Quốc xây dựng mô hình nông thôn văn minh, hiện đại
Từ đầu năm 2010, Trung Quốc chỉ đạo xây dựng 10 làng mẫu, những
làng đầu tiên có thiết kế kiến trúc “thô cứng”, đường thẳng tắp, dân cư chia
thành các ô bàn cờ vuông vức, kiến trúc các nhà dân theo một số kiểu giống
nhau, ít cây xanh và không gian cảnh quan công cộng xen kẽ. Do đó nó giống
phố hơn làng. Những làng xây dựng về sau có tiếp thu được nhiều ý kiến
đóng góp nên quy hoạch kiến trúc cảnh quan giống resort hơn. Bất kể làng
mới nào cũng có điểm nổi bật là: Hạ tầng công cộng rất đầy đủ và hiện đại,
nhất là đường sá, trụ sở, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, dịch vụ. Nhà dân
có khuôn viên rộng khoảng 300-500 m2 đều xây dựng nhà 2-3 tầng kiến trúc
hiện đại, tiện nghi sinh hoạt của các gia đình đều đầy đủ, nhiều nhà có ô tô du
lịch và máy móc cơ khí cho sản xuất nông nghiệp. Đồng ruộng được cải tạo
lại, sản xuất chuyên canh. Mỗi làng đều có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất
hoặc chế biến nông sản. Nông dân có thể nhượng đất hoặc cho doanh nghiệp
thuê đất. Hầu hết lao động ở nông thôn đều có việc làm, nhiều người làm dịch
vụ môi trường, thương mại, sửa chữa thiết bị máy móc. Nhiều người là lao
động làm thuê cho doanh nghiệp (hình thành lớp công nhân nông nghiệp ở
nông thôn).
Vai trò nhà nước thể hiện ở chỗ chỉ đạo xây dựng chương trình quy
hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch: tập trung dân cư vào khu vực có phong
thủy tốt, hỗ trợ đầu tư hạ tầng công cộng; nhà nước cấp đất để dân xây dựng
nhà ở, chi phí xây dựng do người dân tự lo nhưng phải xây dựng theo quy
hoạch, kiến trúc; mỗi hương, xã đều có ít nhất 2-3 kỹ sư xây dựng và kiến
trúc sư của Nhà nước ở tại đó đã hướng dẫn và giám sát xây dựng. Do đó các
28
làng mới đều rất đẹp, không chỉ hiện đại, văn minh mà vẫn mang đầy đủ bản
sắc nông thôn. Các làng mẫu của Trung Quốc đã đón hàng chục triệu khách
trong nước và quốc tế đến tham quan học tập. Hình ảnh những làng mới như
vậy đối nghịch rất nhiều với những làng “cũ” chưa làm NTM. Chính quyền
Trung Quốc cho biết: Họ xây dựng mô hình làng mới đó để thay đổi tư duy
cho người Trung Quốc, rằng: NTM là phải như thế và có thể làm được. Nơi
có điều kiện, cán bộ giỏi thì có thể hoàn thành trong 5-7 năm. Nơi kém thì có
thể sau 50 năm cũng không sao cả. Tuy nhiên đến nay đã hình thành hàng
chục ngàn làng mới và rất nhiều làng còn đẹp hơn các làng mẫu ban đầu.
- Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Chính phủ Trung Quốc xác định: Xây dựng NTM là công trình thế kỷ, liên
quan đến lợi ích của gần 1 tỷ nông dân, phạm vi xây dựng rộng, nội dung thực
hiện lớn, lại tiến hành trong tình hình nguồn tài chính quốc gia trợ cấp không
thể đủ nên việc phải làm thế nào để các tầng lớp xã hội, đặc biệt là doanh
nghiệp công - thương thấy được lợi ích từ phong trào này mà tham gia đầu tư,
tài trợ mạnh mẽ, thì khi đó xây dựng NTM mới có thể thành công. Mặt khác
một trong những nhiệm vụ quan trọng của xây dựng NTM là phải phát triển,
hiện đại hóa nông nghiệp. Ngoài việc hiện đại hóa hạ tầng sản xuất như: thủy
lợi, đường sá, thông tin, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường…thì cần phải
chuyên môn hóa, thâm canh cho các sản phẩm chủ lực của địa phương, gắn
kết được thị trường trong nước và quốc tế…thì mới có điều kiện tăng sức
cạnh tranh của nông sản và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Chính vì
vậy mà việc đưa doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này là có ý nghĩa
vô cùng quan trọng và chính phủ Trung Quốc đã có một loạt các chính sách
để thúc đẩy thu hút doanh nghiệp đầu tư. Trong đó phải kể đến một số giải
pháp như: Truyền thông rộng rãi cho các tầng lớp và giới doanh nghiệp công
thương thấy rõ cơ hội và lợi ích khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp và xây
29
dựng NTM. Từ định hướng đó, với các chính sách cụ thể kèm theo đã giúp
các doanh nghiệp tính toán xác định lĩnh vực, ngành nghề đầu tư trên cơ sở
tính toán chi phí cơ hội và lợi thế. Thực hiện chủ trương “sản nghiệp hóa
nông nghiệp”. “Sản nghiệp hóa nông nghiệp” được giải thích là: Lấy thị
trường trong và ngoài nước làm hướng đi, lấy nông hộ làm cơ sở, lấy doanh
nghiệp đầu tàu làm chỗ dựa, lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm. Trong thực tế
là chuyển dịch đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tập trung
chuyên môn hóa vào các nghề trụ cột và sản phẩm chủ đạo của nông nghiệp
địa phương. Thực hiện nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với thị trường bằng sản
xuất theo chuỗi giá trị: Từ sản xuất - cung ứng - tiêu thụ…các khâu trước -
trong và sau của quá trình sản xuất trở thành một hệ thống kết nối chặt chẽ.
Chính phủ cũng thực hiện giao đất cho nông dân (năm 2010) và nông dân có
quyền được nhượng lại hoặc cho doanh nghiệp thuê sản xuất, giá cả do Nhà
nước quy định sàn. Nông dân sau khi nhượng hoặc cho doanh nghiệp thuê
vẫn có thể trở thành lao động làm thuê cho doanh nghiệp. Dùng lợi ích thiết
thực để khuyến khích thu hút các doanh nghiệp công thương và cá nhân đầu
tư vào nông nghiệp, xây dựng NTM. Trước hết là chính sách thuế: Chính phủ
vẫn thực hiện tăng thu thuế nói chung đối với doanh nghiệp nhưng lại giảm
rất lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng nông thôn.
Ví dụ, thuế thu năm 2005 tăng so với 2004 là 20% nhưng 99% số thuế thu
được là do các doanh nghiệp phi nông nghiệp đóng góp. Chính phủ miễn
giảm thuế VAT cho doanh nghiệp chuyên sản xuất ra thuốc trừ sâu sinh học,
phân hữu cơ. Các doanh nghiệp hợp tác với nông dân, hợp tác xã chế biến
hàng nông sản được miễn thuế thu nhập. Về các chính sách hỗ trợ, các doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tùy theo chính sách ngành nghề sẽ được hỗ trợ
đầu tư hạ tầng thích hợp. Nhiều nơi mức hỗ trợ cải tạo đồng ruộng, xây dựng
giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu, nhà lưới, nhà kính, xử lý ô nhiễm môi
30
trường tới 20-25% tổng chi phí. Ngoài ra những doanh nghiệp đầu tư vào các
khu vực nghèo, khó khăn, xa đô thị mà ở đó hệ thống hạ tầng như giao thông,
thông tin liên lạc còn thiếu thốn thì còn được hưởng mức hỗ trợ lớn hơn.
Chính phủ có chính sách mua sản phẩm của các doanh nghiệp nông nghiệp
(tất nhiên là có tỷ lệ quy định với từng loại doanh nghiệp, loại sản phẩm và
các vùng khác nhau), giải pháp này chủ yếu là áp dụng cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, để tạo chỗ dựa cho họ đứng vững hơn
trước những rủi ro của thiên tai và thị trường. Các doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp xây dựng NTM được truyền thông quảng cáo miễn một phần
hoặc toàn bộ chi phí, coi đó như một khoản để đầu tư trở lại cho nông nghiệp
nông thôn. Đây là 1 khoản chi phí không nhỏ trong điều kiện cạnh tranh
(doanh nghiệp buộc phải quảng cáo sản phẩm và thương hiệu của mình). Các
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng nhiều chính
sách ưu tiên, nhưng trong một số trường hợp vẫn phải thực hiện “đấu thầu”.
Các địa phương đều thực hiện ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp có nhiều lợi
thế về mặt kỹ thuật, tài chính, thị trường, có phương án kinh doanh tốt (gọi là
ưu tiên doanh nghiệp đầu rồng). Đồng thời chính phủ cũng đưa ra điều kiện
bắt buộc: nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào sản xuất nông nghiệp và xây
dựng NTM thì phải đầu tư vào thị trường chứng khoán để đảm bảo nguồn huy
động vốn của doanh nghiệp. Với các chính sách như vậy, nông nghiệp nông
thôn Trung Quốc đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư. Đó là yếu tố
quyết định làm thay đổi lớn năng lực cạnh tranh quốc tế của nhiều mặt hàng
nông sản, đồng thời là yếu tố quan trọng tác động làm thay đổi diện mạo nông
thôn Trung Quốc.
31
b). Hoa Kỳ ưu tiên phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp”
Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn
hiện nay đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Và Hoa Kỳ
là một quốc gia đang có nhiều thành tựu về công tác này.
Hoa kỳ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển
nông nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới.
Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước
ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa. Bên cạnh đó, các
khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao
cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều kiện làm
việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với
các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và
máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển
những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu
được sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến.
Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc
gieo trồng và thâm canh mùa màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới
thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc
nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá. Ngành
nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”,
một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh
nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp
bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng,
từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các
công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và
nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp
công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và
32
hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng
cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn. Sự ra đời ngành kinh doanh
nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô các
trang trại thì lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng
mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móc hơn và ít
bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung
bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế
kỷ XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện
tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp
giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào
cuối thập niên 90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi.
Và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc
một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác
không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. Hiện nay, trong
cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô thị hay ven đô
hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phong cảnh
miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia đình” và
phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức.
c). Hàn Quốc: Phong trào Làng mới
[31]
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của
Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông
thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn
nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra
thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước
thoát khỏi đói, nghèo.
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự
lực vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án
33
thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính
thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi
đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được
mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng.
Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp
với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất
khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông
thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ
sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn
thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km
đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m
đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m;
xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên
cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp
sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc
hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận,
ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.
Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm
phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì
đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy
vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp,
áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà
kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp,
tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.
34
Chính phủ đã hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình
vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được
Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước
bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại
công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định
thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ
hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600
làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp
này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự
quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục
vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,
giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật
nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà
máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín
dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất. Từ năm 1972 đến năm 1977, thu
nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần.
Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác
định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ
sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung
tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa
phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để
trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án,
phát triển cộng đồng.
35
Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập
hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở
công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của
địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự
quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.
Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc
đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của
dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự
phát triển của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung
cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch
vụ khác. Trong vòng 10 năm, doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu
won lên 2,3 tỉ won.
Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh
toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ
giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng
dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ
rừng. Nếu năm 1970, phá rừng còn là quốc nạn, thì 20 năm sau, rừng xanh đã
che phủ khắp nước, và đây được coi là một kỳ tích của phong trào SU.
Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ
thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực
nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự
phát triển. Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn
Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có.
1.6.2. Một số địa phương trong nước
a). Kinh nghiệm của Huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Huyện Củ Chi có xã Tân Thông Hội (xã điểm do Trung ương chọn xây
dựng thí điểm nông thôn mới) khi triển khai xây dựng đề án đạt 9/19 tiêu chí,
36
đến cuối năm 2012 đạt 19/19 tiêu chí và xã Thái Mỹ (xã do Thành phố chọn)
khi triển khai xây dựng đề án đạt 8/19 tiêu chí, đến cuối năm 2012 đạt 19/19
tiêu chí, các xã đang thực hiện kế hoạch duy trì, phân kỳ tiến độ thực hiện,
nâng chất các tiêu chí đạt được trong giai đoạn 2012-2015.
Kinh nghiệm quản lý nông thôn mới của huyện Củ Chi là:
Một là, bộ máy tổ chức các cấp được kiện toàn với sự tham gia của các
cơ quan, cán bộ có liên quan, có sự phối hợp chặt chẽ, có sự phân công làm rõ
trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân tham gia nên vận hành được xuyên
suốt, giải quyết nhanh gọn, có hiệu quả những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong
quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Ban chỉ đạo và tổ công tác
giúp việc thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý
xã để kịp thời hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách thúc đẩy nhanh tiến trình xây
dựng nông thôn mới.
Hai là, chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ và chính sách cán bộ. Đội
ngũ cán bộ xã được trẻ hóa, có trình độ, năng lực, năng động trong công tác,
tạo bước chuyển biến tích cực cho địa phương.
Ba là, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy đinh
quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải đồng bộ, kịp thời nhất là
công tác quy hoạch phải đi trước một bước dựa vào lợi thế cạnh tranh của mỗi
xã để kết hợp với quy hoạch huyện và thành phố, có kết nối nội thành; lấy
công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện
thuân lợi mời doanh nghiệp về đầu tư.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xây
dựng nông thôn mới. Kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trường hợp vi
phạm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng nông thôn mới. xây dựng
nông thôn mới phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại địa phương, cộng đồng
dân cư đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện, giám sát, hưởng thụ, huy dộng
37
nguồn lực trong nhân dân phải gắn liền với bồi dưỡng sức dân; thông qua đề
án hợp lòng dân được nhân dân đồng tình ủng hộ, đồng tâm hiệp lực, chung
sức xây dựng nông thôn mới. Giao quyền chủ động cho Ban quản lý xã làm
chủ đầu tư các chương trình, dự án phát huy vai trò chủ động, tích cực trong
quá trình xây dựng nông thôn mới.
b). Kinh nghiệm của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Xã Thanh Tân là một trong 8 xã của tỉnh được chọn thí điểm xây dựng
nông thôn mới, đến cuối năm 2012 đạt 15/19 tiêu chí, phấn đấu đến năm 2013
đạt 19/19 tiêu chí. Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới của huyện Kiến
Xương rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, cấp ủy và chính quyền xã đã tích cực cải cách thủ tục hành
chính, cụ thể hóa những nội dung, mục tiêu quan trọng của phong trào xây
dựng nông thôn mới ở địa phương mình bằng việc ra các nghị quyết chuyên
đề để chỉ đạo, điều hành như: nghị quyết về dồn điền đổi thửa, nghị quyết về
xây dựng đường làng ngõ xóm “xanh, sạch, đẹp”. Bên cạnh đó, kiện toàn tổ
chức bộ máy Ban chỉ đạo các cấp và ban quản lý các xã cho phù hợp với tình
hình thực tiễn của địa phương. Qua đó, tăng cường công tác tuyên truyền,
xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của
mọi cấp, mọi ngành và của mọi người dân. Hình thức tuyên truyền phải
phong phú, đa dang, thường xuyên và liên tục.
Hai là, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được chú
trọng, nhất là công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch được cấp ủy và
chính quyền vào cuộc, sâu sát, cho ý kiến cụ thể ngay từ khi bắt đầu xây dựng
để Công ty tư vấn xây dựng đề án, đồ án quy hoạch đảm bảo phù hợp với tình
hình thực tiễn ở địa phương.
Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được chính quyền xã rất
coi trọng, đến nay đã đạt chuẩn theo quy định, đặt biệt là cán bộ làm công tác
38
tài chính, địa chính xây dựng và công an xã, qua đó xây dựng một “chính
quyền khỏe” đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng
mới.
Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời điều hành những sai sót,
khắc phục những hạn chế để thực hiện quản lý một cách hiệu quả.
Thành lập đoàn cán bộ của xã đi kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí tại
các thôn, trên cơ sở đó xã bình xét hỗ trợ kinh phí; thôn nào làm tốt hơn, nhân
dân đóng góp nhanh hơn sẽ được hỗ trợ trước, tạo nên không khí thi đua,
kích thích các thôn xóm phấn đấu quyết liệt hơn.
c). Kinh nghiệm của xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
[30]
Năm 2016, xã Tiên Du chính thức được công nhận xã đạt chuẩn
nông thôn mới (NTM); đây là xã đầu tiên cán đích NTM của huyện Phù Ninh
sau 6 năm triển khai xây dựng NTM trên địa bàn. Có thể khẳng định rằng,
những cách làm sáng tạo, kinh nghiệm của Tiên Du sẽ là tiền đề quan trọng
để huyện thực hiện tốt kế hoạch xây dựng NTM trong thời gian tiếp theo.
Tiên Du là xã điểm chọn hoàn thành chương trình NTM của huyện Phù
Ninh. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Tiên Du gặp không ít khó khăn, bởi chỉ
có 7/19 tiêu chí đạt chuẩn theo bộ tiêu chí. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền xã
đã khẩn trương xác định những thuận lợi, khó khăn, đồng thời tranh thủ sự
quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển
kinh tế - xã hội. Trong đó, Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung vào việc
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng dân cư về mục
đích, ý nghĩa và lợi ích của chương trình xây dựng NTM, từ đó đã tạo được sự
đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân trên địa bàn trong việc góp công, góp
sức thực hiện các tiêu chí NTM. Cũng giống nhiều địa phương khác của tỉnh,
cuộc sống của người dân Tiên Du chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp,
vì vậy xuất phát điểm để xây dựng chương trình của xã rất thấp. Sau khi
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT

More Related Content

What's hot

Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (17)

Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp vùng ven biển ĐB Sông Hồng, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến TreĐề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
Đề tài: Thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại Bến Tre
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệpLuận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú VangLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 

Similar to Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT

Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiQuản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...nataliej4
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT (20)

Quản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
Quản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái NguyênQuản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
Quản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
 
Luận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mới
Luận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mớiLuận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mới
Luận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mới
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên SởKhóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
Khóa luận: Quy hoạch phát triển sản xuất Nông Lâm nghiệp xã Yên Sở
 
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng NgãiQuản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
Quản Lý Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình PhướcĐề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
Đề tài: Giảm nghèo bền vững đối với các dân tộc thiểu số tại Bình Phước
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái BìnhLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ...../..... ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ====== NGUYỄN HỒ ANH THƯ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LĂK - 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ...../..... ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ====== NGUYỄN HỒ ANH THƯ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KH: TS. HOÀNG SỸ KIM ĐĂK LĂK - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Hoàng Sỹ Kim - Trưởng Khoa Đô thị và Nông thôn - Học Viện Hành chính Quốc gia. Mọi thông tin, số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Tác giả Nguyễn Hồ Anh Thư
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Học viện Hành chính phân viện Tây Nguyên, học viên đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn truyền đạt tận tình của quý các thầy (cô) giáo, là những giảng viên cao cấp trường Học viện hành chính quốc gia. Đó là những kiến thức quý báu, bổ ích, trang bị nhiều kỹ năng trong quá trình nghiên cứu cũng như thực tiễn công tác. Trước hết, cho phép học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các quý thầy, cô giáo trường Học viện hành chính quốc gia, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Hoàng Sỹ Kim - Trưởng Khoa Đô thị và Nông thôn - Học Viện Hành chính Quốc gia đã toàn tâm, toàn ý hướng dẫn tôi về mặt khoa học để hoàn thành luận văn đúng tiến độ. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Đăng Thành, PGS.TS Võ Kim Sơn, PGS.TS Lê Thị Vân Hạnh, PGS.TS Lê Thị Hương, TS Nguyễn Đăng Quế, TS. Lê Văn Từ và các thầy cô giáo là giảng viên cao cấp của Học Viện Hành chính Quốc gia; các cán bộ, nhân viên tại trường Học viện hành chính phân viện Tây Nguyên về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ đầy nhiệt huyết để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Với những cố gắng, nỗ lực của bản thân song kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và các độc giả để tôi có cơ hội hoàn thiện Đề tài nghiên cứu hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Hồ Anh Thư
  • 5. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .......................................................................................... 9 1.1. Một số khái niệm................................................................................... 9 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ................... 13 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên thế giới và một số địa phương trong nước. ........................................................... 27 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 41 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG................. 43 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cư Jút........................ 43 2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Jút........ 53 2.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.......................................................................... 85 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 93 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG.................................................................................................... 94
  • 6. iv 3.1. Định hướng xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. ..... 94 3.2. Một số giải pháp chủ yếu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông ............................................................. 99 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................... 110 Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 112 KẾT LUẬN................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... PHỤ LỤC............................................................................................................
  • 7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Biểu số 2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện (giá so sánh 2010)........... 48 Biểu số 2.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn đào tạo năm 2016.................... 65 Biểu số 2.3. Tổng hợp vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Cư Jút, giai đoạn 2011 – 2015.............................................................. 67 Biểu số 2.4. Kết quả xây dựng hạ tầng nông thôn huyện Cư Jút.................... 72 Biểu số 2.5. Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch năm 2015 ..................... 74 Biểu số 2.6. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông năm 2015..................... 75 Biểu số 2.7. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi năm 2015.......................... 76 Biểu số 2.8. Tiêu chí về hạ tầng điện lưới nông thôn năm 2015 .................... 77 Biểu số 2.9. Thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa năm 2015.................. 78 Biểu số 2.10. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục năm 2015 ................. 81 Biểu số 2.11. Tổng hợp đánh giá số xã đạt tiêu chí nông thôn mới theo từng tiêu chí năm 2015............................................................................................ 84
  • 8. vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị kinh tế năm 2010 và năm 2015............................ 49 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu trình độ chuyên môn đội ngũ CB,CC cấp xã huyện Cư Jút năm 2016......................................................................................................... 57
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những vấn đề mang tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trải qua các kỳ đại hội Đảng, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân ngày càng được Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, định hướng đúng đắn, phù hợp với tình hình, yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: "Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại" [24, tr.45]; Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gìn giữ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là khâu then chốt” [30, tr.12]. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng
  • 10. 2 giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Ðời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Để góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6 năm 2010 với 19 tiêu chí Quốc gia được chia thành 5 nhóm gồm 39 chỉ tiêu cụ thể. Đây là một chương trình phát triển tổng hợp cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 của Chính phủ, sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông, tháng 12/2011 Ủy ban nhân dân huyện Cư Jút đã lập Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020. Trong giai đoạn 2011 -
  • 11. 3 2016, với sự lãnh chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc thực hiện đồng bộ và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng: nhận thức, tư duy, hành động của cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng cao; tinh thần tự giác xây dựng nông thôn mới trong cán bộ, nhân dân ngày càng thể hiện rõ nét; xuất hiện nhiều phong trào thi đua mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn huyện, nhất là phong trào thi đua phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần xây dựng nông thôn mới.... Bước đầu làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, thực tế thực hiện chương trình còn không ít khó khăn, hạn chế như sản xuất nông nghiệp chưa ổn định, kết cấu hạ tầng các xã xây dựng nông thôn mới còn thấp, một số tiêu chí các xã đạt rất thấp như tiêu chí số 10 (Thu nhập), tiêu chí số 11 (tỷ lệ hộ nghèo), tiêu chí số 5 (Trường học), tiêu chí số 16 (Văn hóa), tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa). Điều này đòi hỏi huyện cần phải tiếp tục có giải pháp phù hợp, đồng bộ hơn nhằm đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Xuất phát từ tính cấp thiết và thực tiễn của vấn đề tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông” cho luận văn Thạc sỹ của mình. Đề tài này tập trung đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại các huyện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông nói chung và huyện Cư Jút nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đề tài cũng là kết quả nghiên cứu trên cơ sở vận dụng những kiến thức khoa học đã được nghiên cứu, học tập trong nhà trường với kinh nghiệm thực tiễn công tác của bản thân tại địa phương.
  • 12. 4 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành, các nghiên cứu sinh, học viên cao học lựa chọn, nghiên cứu. Tác giả có thể liệt kê ra một số công trình và bài viết của các nhà khoa học, học giả trong nước. Cụ thể, khi giới thiệu về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ngoài. Theo hướng này, một số nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn ở nước ta như PGS.TS Chu Hữu Quý, GS.TS Nguyễn Thế Nhã, GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung, GS. Đoàn Trọng Truyến, PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc...đã có những công trình nghiên cứu công phu và có giá trị. Điểm chung nhất của những nghiên cứu này là sau khi phân tích thực tiễn giải quyết vấn đề quản lý Nhà nước nói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ngoài, các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam. Công trình “Phát triển nông thôn” do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) được Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta các tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.
  • 13. 5 Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về giao thông nông thôn, thủy lợi phù hợp với quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng nông thôn mới Khu vực Tây Nguyên” thuộc Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định số 452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chủ nhiệm đề tài là PGS.TS Võ Kim Sơn. Đề tài khoa học này hướng tới ba mục tiêu chính gồm: Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng Khu vực Tây Nguyên đưa ra được các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp với quy hoạch nông thôn mới Khu vực Tây Nguyên. Xây dựng các mô hình ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phát triển giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp cho các tiểu vùng của Khu vực Tây Nguyên. Nội dung chính của đề tài là đưa ra tổng quan kết quả nghiên cứu về các giải pháp KH&CN xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng và quy hoạch đường liên xã phục vụ xây dựng nông thôn mới từ đó phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn Khu vực Tây Nguyên. Dựa trên những kết quả phân tích đánh giá đề xuất các giải pháp KH&CN hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển giao thông nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới Khu vực Tây Nguyên của Nước ta hiện nay. “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới - quá khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000. Cuốn sách này tác giả đã phân tích những sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn Việt Nam sau hơn hai mươi năm đổi mới. "Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn" do tác giả Vũ Văn Phúc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012. Công trình là tập hợp các bài viết của
  • 14. 6 các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam, gồm những vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới, thực tiễn và kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa bàn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các địa bàn thí điểm xây dựng nông thôn mới. “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Kết quả và một số bài học kinh nghiệm” của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Cộng sản số 94 năm 2014, [45, tr.24]. Bài viết đã trình bày những kết quả quan trọng bước đầu trong hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới căn cứ và 19 tiêu chí của nông thôn mới. Đồng thời bài viết cũng khái quát những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc từ các cấp chính quyền địa phương, cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện đến nguồn vốn đầu tư cho Chương trình, từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu tiếp túc đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tiếp theo… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới; Phân tích thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông; tìm ra những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
  • 15. 7 - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu các vấn đề thực tiễn chung để làm rõ các khái niệm mới liên quan đến công tác xây dựng nông thôn mới; - Phân tích thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút, qua đó thấy được những ưu điểm và tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện. - Xác định phương hướng, tìm ra giải pháp và một số kiến nghị cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút trong giai đoạn tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới theo 5 nhóm chỉ tiêu với 19 tiêu chí. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 07 xã thuộc huyện Cư Jút: (xã Trúc Sơn; xã Cư knia; xã Đăk D’rông; xã Đăk Wil; xã Ea Pô; xã Nam Dong; xã Tâm Thắng). - Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp chung + Hệ thống phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. + Hệ thống lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của Đảng về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
  • 16. 8 5.2. Phương pháp cụ thể Các phương pháp nghiên cứu khoa học: phân tích, tổng hợp, logic, hệ thống - cấu trúc, so sánh, thống kê, điều tra bảng biểu, … sẽ được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. 6. Những dự định đóng góp của đề tài Qua luận văn này tác giả dự đinh đóng góp những ý kiến có tính lý luận và thực tiễn trên các mặt sau: - Làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến về xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. - Nêu rõ và đánh giá thực trạng công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút và điều kiện khách quan của việc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ mới. - Qua phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng, nêu lên những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả đạt được, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Từ đó, Luận văn xây dựng một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, các nhà quản lý quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông. Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông.
  • 17. 9 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Nông thôn Khái niệm “Nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn. Theo các tài liệu nghiên cứu, “làng” là từ nôm, là tiếng nói dân dó, ngụn ngữ đời sống trong dân gian ăn sâu vào trong tâm lý, ý thức của người Việt. GS, TS Hoàng Chí Bảo trong công trình ngiên cứu về “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” cũng cho rằng làng Việt vốn hình thành một cách tự nhiên, ra đời không qua bàn tay nhào nặn của chính quyền Trung ương, mang nét đặc trưng riêng; cùng với sự thay đổi của các triều đại trị vì trong lịch sử mà tên gọi của làng cũng khác nhau: “làng” cũng gọi là "thôn" hoặc "làng xóm", cũng có khi làng cũng chính là "xóm". Làng - xóm là một cộng đồng địa vực, có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế. Làng xóm vừa có ruộng, có nghề, có chợ tạo thành một không gian khép kín thống nhất. Làng - xóm là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán văn hoá. Làng - xóm cũng là một đơn vị tự trị về chính trị [7]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì Nông thôn là: "phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cưu chủ yếu làm nông nghiệp" Về mặt địa lý tự nhiên, nông thôn là một địa bàn rộng lớn tạo thành các vành đai bao quanh thành thị.
  • 18. 10 Về kinh tế, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông - lâm - ngư ngiệp. Ngoài ra nó còn có các ngành nghề phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Về tổ chức xã hội - cơ cấu dân cư, ở nông thôn chủ yếu là nông dân và gia đình họ với mật độ dân cư thấp. Ngoài ra, có một số người làm việc ở nông thôn nhưng sống ở đô thị; một số người làm việc ở đô thị, sống ở nông thôn. Về văn hóa, nông thôn là nơi bảo tồn, lưu giữ các di sản văn hóa truyền thống chủ yếu của dân tộc như: phong tục, tập quán cổ truyền, các ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử. Trình độ dân trí, khoa học công nghệ, và kết cấu hạ tầng của cộng đồng dân cư nông thôn thường thấp kém, thua xa so với đô thị. Ngày nay, khái niệm “nông thôn” đã mở rộng nội hàm so với “làng”, “bao gồm cả những thị trấn mà sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào nông nghiệp, gắn với nông thôn và bảo đảm các dịch vụ cần thiết cho dân cư ở nông thôn”. Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4//2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Đặc điểm của các vùng nông thôn nước ta gắn liền với các loại hình lao động, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với tuyệt đại đa số dân cư sinh sống bằng một loại hình lao động, bởi vậy diện mạo các vùng nông thôn rất ít có sự thay đổi nhất là về phương diện kinh tế - xã hội. 1.1.2. Nông thôn mới - Nông thôn mới, trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay. Nông thôn mới là một vùng nông thôn có nền sản xuất tiếp thu được những thành
  • 19. 11 tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của nông thôn truyền thống. Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức về nông thôn mới. Tuy nhiên có thể hiểu: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng trên cơ sở nông thôn cũ (truyền thống, đã có) nhưng mang tính tiên tiến về mọi mặt” –Theo PGS –TSKH Phan Xuân Sơn (đăng trên Tạp chí cộng sản), có thể khái quát gọn theo các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, đó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; đảm bảo không gian nông thôn phải mang đặc trƣng nông thôn với khuôn viên, cảch quan của làng xã, của hộ gia đình nông thôn. Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; thu nhập đảm bảo, công ăn việc làm ổn định, không có hộ nghèo đói. Thứ ba, đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Thứ tư, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ và phát triển môi trường, bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái. Thứ năm, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển, trong đó, bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc, các địa phương. Thứ sáu, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Nói tóm lại: Nông thôn mới là nông thôn trong đó đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông
  • 20. 12 thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. 1.1.3. Quản lý nhà nước Thuật ngữ “quản lý nhà nước” có nhiều cách hiểu khác nhau. Quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội, chính trị, khoa học, văn hóa – xã hội nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội theo những mục tiêu đã định. - Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. - Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước để điều hành các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người. - Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước; là tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước giao cho trong việc tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân. Như vậy, thông qua những điểm chung của các khái niệm, một cách chung nhất ta có thể hiểu: “Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các
  • 21. 13 chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước”. 1.1.4. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Từ khái niệm “quản lý nhà nước” và khái niệm “nông thôn mới”, có thể hiểu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới chính là việc Nhà nước thực hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và đ0ược tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới; là tập hợp tất cả các hoạt động các cơ quan nhà nước tác động vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đảm bảo cho cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Vai trò của xây dựng nông thôn mới Việc xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương, đất nước trong giai đoạn mới. Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn
  • 22. 14 kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giào nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp và “xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước; đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn”. Vì vậy, ta có thể hiểu xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. - Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.
  • 23. 15 - Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới. - Về văn hoá xã hội: Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. - Về con người: Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hoá khá giả, giàu có, kết tinh các tư cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình. - Về môi trường: Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững. Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới. 1.2.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới 1) Xây dựng cộng đồng văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến. 2) Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
  • 24. 16 3) Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ. 4) Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. 1.2.3. Đặc điểm xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết, giúp đỡ nhau, xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Khi nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cần phải nhận thức rõ mục tiêu, đặc điểm, bản chất, chức năng của hoạt động xây dựng nông thôn mới. Qua đó, thấy được vai trò của xây dựng nông thôn mới trong quá trình phát triển, cũng như xác định được vai trò, nội dung của quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới. Các đặc điểm xây dựng nông thôn mới là: Một là, tính kinh tế Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Xây dựng nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao. Sản xuất
  • 25. 17 hàng hóa có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Hai là, tính văn hóa – xã hội Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ, các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,….nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Người nông dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống “tắt lửa, tối đèn” có nhau, tin tưởng vào sự quản lý của nhà nước, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại….nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp. Ba là, tính dân chủ Dân chủ nông thôn được mở rộng và đi vào thực chất. Người dân và cộng đồng phát huy vai trò làm chủ trong quá trình giám sát, đánh giá hoạt động thực thi các dự án đầu tư tại địa phương. Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nước, tư nhân….) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh và làm giàu
  • 26. 18 cho mình, cho quê hương theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước. Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa Quy chế dân chủ ở cơ sở tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhắm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới. Bốn là, tính phối hợp Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng góp vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Đây là công việc mới, vừa làm vừa thí điểm rút kinh nghiệm, do đó sự phối hợp giữa các ngành, Mặt trận đoàn thể, Ban chỉ đạo và Ban quản lý xã phải chặt chẽ, đồng bộ để hạn chế những thiếu sót. Căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể, lợi thế và nhu cầu thiết thực của địa phương, của người dân để chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau. Phân công, phân cấp trong quản lý nhưng cần có sự chỉ đạo tập trung, liênn tục và huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị; của Ban chỉ đạo các cấp trong công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý xây dựng nông thôn mới, nhằm thúc đẩy thực hiện một cách hiệu quả. Năm là, tính định hướng Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, các cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân tại địa phương bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới. Bên cạnh đó, nhà nước thực hiện thí điểm tại một số xã làm cơ sở để nhân
  • 27. 19 rộng cho các xã còn lại, nhằm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới xã hội chủ nghĩa. Sáu là, tính đa dạng Xây dựng nông thôn mới phải huy động tổng hợp các nguồn lực: vốn cộng đồng, vốn doanh nghiệp các tổ chức tín dụng xã hội, vốn nhà nước. Vốn nhà nước chỉ đầu tư cho các công trình thiết yếu, có sức lan tỏa, tạo động lực, tạo niềm tin cho người dân và toàn xã hội tham gia. Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết. Bên cạnh đó, đa dạng hình thức sở hữu, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Công tác quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới cùng tham gia chung sức thực hiện từ khâu lập đề án, quy hoạch, kiểm tra, giám sát đến triển khai, tham gia và hưởng thụ. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bao gồm những nội dung cơ bản, cụ thể như sau: 1.2.4.1. Định hướng chiến lược, quy hoạch, thực hiện quy hoạch Định hướng chiến lược, quy hoạch, thực hiện quy hoạch tạo cơ sở cho các tổ chức, nhân dân thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, đảm bảo tối đa lợi ích cho toàn xã hội.
  • 28. 20 Để có mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và không có chất lượng thì xây dựng nông thôn mới sẽ gặp khó khăn và không đi đến đích, từ đó vấn đề quy hoạch nông thôn mới là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong vấn đề xây dựng nông thôn mới. Tiêu chí quy hoạch thể hiện tính hợp lý trong sắp xếp, bố trí các khu vực nông thôn, đảm bảo kết cấu hạ tầng nông thôn được bền vững. Việc quy hoạch bao gồm: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. Đồng thời, trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia sẽ có sự linh động, điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và từng thời kỳ. - Xác định xây dựng nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời đẩy phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. - Xác định nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn. - Xác định mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị trong từng thời kỳ được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được thể hiện trong kế hoạch 5 năm, 3 năm và hằng năm. - Xác định thứ tự ưu tiên các mục tiêu. - Xác định các giải pháp để đạt được mục tiêu. Để thực hiện chức năng của nhà nước về xây dựng nông thôn mới Nhà nước ta đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể
  • 29. 21 phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu và các dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội… Để thực hiện định hướng phát triển nhà nước cần tiến hành: - Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động xây dựng nông thôn mới, những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. - Dự báo chiều hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Hoạch định xây dựng nông thôn mới gồm: hoạch định đường lối phát triển, hoạch định chính sách phát triển, chương trình mục tiêu và dự án để phát triển nông thôn. 1.2.4.2. Công tác triển khai và tổ chức thực hiện Triển khai và tổ chức thực hiện xây dựng NTM là hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Khi đề cập đến hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước. Đây là nội dung quan trọng bởi bộ máy quản lý nhà nước được kiện toàn thì các công tác định hướng, tổ chức hoạt động hỗ trợ, kiểm tra và giám sát mới được thực hiện tốt. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới gồm:
  • 30. 22 - Cấp Trung ương: thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1013/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Trong đó, Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phó Trưởng ban thường trực); đồng chí Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Phó Trưởng ban chuyên trách ) và đồng chí Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Thành viên là các Bộ ngành, các cơ quan trung ương đoàn thể có liên quan; Quyết định 33/QĐ-BCĐ TW ngày 09 tháng 05 năm 2012 của Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân sự cố vấn cho Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. - Cấp tỉnh, thành phố: thành lập Ban chỉ đạo Nông thôn mới tỉnh, Thành phố. Trong đó, Trưởng ban là đồng chí Phó Bí thư thường trực tỉnh, Thành phố, Phó Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên thuộc các Sở ngành, đoàn thể có liên quan. Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới gồm thành viên thuộc các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của các sở, ngành, đoàn thể liên quan. Tổ trưởng là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan Thường trực của Tổ công tác giúp việc; thực hiện chức năng – nhiệm vụ là Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, thành phố. - Cấp huyện: thành lập Ban chỉ đạo Nông thôn mới huyện gồm Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Bí thư Huyện uỷ; Phó Ban Chỉ đạo là đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, các thành viên là các trưởng phòng, ban và
  • 31. 23 Trưởng ban quản lý các xã xây dựng nông thôn mới. Các thành viên Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, nhiệm vụ mỗi thành viên do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định. Ban Chỉ đạo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định. Các văn bản của Ban Chỉ đạo do đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo là Bí thư Huyện uỷ ký và sử dụng con dấu của Huyện uỷ; các đồng chí Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ký sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân huyện; các thành viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan mình trong công tác chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn chuyên môn đối với các phòng ban chức năng huyện và các xã - thị trấn thuộc phạm vi trách nhiệm đựơc giao. - Cấp xã: thành lập Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Trưởng ban; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Phó Trưởng ban, thành viên là đại diện Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các ngành đoàn thể liên quan, trưởng các ấp. Thành viên Ban quản lý xã chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Ban quản lý xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân xã, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân xã trong hoạt động giao dịch với các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật, hoạt động theo quy chế hoạt động của Ban quản lý nông thôn mới xã. Những trường hợp đặc biệt, theo chỉ đạo của Huyện uỷ, lập thêm Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã, do Bí thư Đảng uỷ làm Trưởng Ban gồm các thành viên đại diện Chi bộ ấp, các uỷ viên liên quan của Ban chấp hành Đảng bộ xã để tập trung chỉ đạo trong toàn bộ hệ thống chính trị. Ở thôn, bản, ấp: thành lập Ban phát triển thôn, thành viên do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định công nhận. Các Ban cần phân công việc cụ thể cho trưỏng, phó và từng thành viên phụ trách;
  • 32. 24 đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của các Ban nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất khi thực hiện kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới, không để cho tham nhũng, tiêu cực xảy ra. Ban Chỉ đạo và Ban Quản lý phải thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm, phải lường trước mọi khó khăn vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, đồng thời phải cùng nhau dự kiến những giải pháp sẽ áp dụng nếu chúng xảy ra. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình tổ chức đội ngũ quản lý nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; ban hành hướng dẫn chính sách phát triển nông thôn tại địa phương; áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì an ninh, ổn định xã hội và vệ sinh môi trường tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. 1.2.4.3. Quản lý và sử dụng các nguồn lực Nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiểu là các hình thức vốn tự nhiên vật chất, bằng tiền vốn nhân lực, vật lực mà xã hội có được từ các nguồn khác nhau như: ngân sách Trung ương và địa phương, đầu tư vào tín dụng từ các tổ chức và cá nhân, từ dân cư và cộng đồng. Vì vậy, huy động nguồn lực là các giải pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới một cách có lợi nhất cho nhân dân, cộng đồng địa phương. Trong đó, con người là nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Con người còn chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước, quyết định hiệu quả của hoạt động này. Đó là đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý nhà nước, những người trực tiếp điều hành các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Nhìn nhận được tầm quan trọng của nguồn lực con người trong bộ máy quản lý nhà nước về thực hiện xây
  • 33. 25 dựng nông thôn mới, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực điều hành, năng động và sáng tạo; thực hiện chế độ tiền lương các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật với đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. + Có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nứơc về xây dựng nông thôn mới thông qua chương trình đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có. + Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài tham gia vào đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. + Tổ chức các lớp tập huấn nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ nhân lực phụ trách xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy, tạo bước chuyển mạnh mẽ về năng lực, trình độ đội ngũ này. 1.2.4.4. Công tác quản lý về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là mục tiêu cơ bản của đề án NTM. Phát triển kinh tế nhằm giúp người nông dân có đời sống ấm no, sung túc hơn. Quản lý về phát triển kinh tế bao gồm: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện dồn điền dồn thửa, Xây dựng mô hình sản xuất mới hiệu quả, Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân… 1.2.4.5. Quản lý việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu Hạ tầng KT-XH là các công trình được xây dựng để phục vụ cộng đồng có ý nghĩa kinh tế và xã hội nhằm nâng cao đời sống cộng đồng nơi đó. Phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở nông thôn. Bởi khi một khu vực nông thôn có phát triển về hạ tầng kinh tế như có nhiều khu sản xuất tập trung, đường giao thông
  • 34. 26 thuận tiện cho thông thương… thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Hay tại vùng đó có các cơ sở hạ tầng văn hóa như y tế, văn hóa, giáo dục… thì sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân. 1.2.4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới là việc nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và theo dõi, xem xét việc thực thi các hoạt động có đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung quản lý cần được thực thi thường xuyên và nghiêm túc vì hoạt động xây dựng nông thôn mới dựa trên Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Sự kiểm tra, giám sát để phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực, quá trình thực hiện có đạt hiệu quả hay không, đúng hướng hay chệch hướng, tuân thủ pháp luật hay không.....Trên cơ sở kiểm tra, giám sát, nhà nứơc rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, đồng thời điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới cần tiến hành: - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới. - Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước. - Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch. - Kiểm tra, giám sát về kinh tế và tổ chức sản xuất. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
  • 35. 27 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên thế giới và một số địa phương trong nước. 1.3.1. Thế giới a). Trung Quốc xây dựng mô hình nông thôn văn minh, hiện đại Từ đầu năm 2010, Trung Quốc chỉ đạo xây dựng 10 làng mẫu, những làng đầu tiên có thiết kế kiến trúc “thô cứng”, đường thẳng tắp, dân cư chia thành các ô bàn cờ vuông vức, kiến trúc các nhà dân theo một số kiểu giống nhau, ít cây xanh và không gian cảnh quan công cộng xen kẽ. Do đó nó giống phố hơn làng. Những làng xây dựng về sau có tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp nên quy hoạch kiến trúc cảnh quan giống resort hơn. Bất kể làng mới nào cũng có điểm nổi bật là: Hạ tầng công cộng rất đầy đủ và hiện đại, nhất là đường sá, trụ sở, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, dịch vụ. Nhà dân có khuôn viên rộng khoảng 300-500 m2 đều xây dựng nhà 2-3 tầng kiến trúc hiện đại, tiện nghi sinh hoạt của các gia đình đều đầy đủ, nhiều nhà có ô tô du lịch và máy móc cơ khí cho sản xuất nông nghiệp. Đồng ruộng được cải tạo lại, sản xuất chuyên canh. Mỗi làng đều có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hoặc chế biến nông sản. Nông dân có thể nhượng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất. Hầu hết lao động ở nông thôn đều có việc làm, nhiều người làm dịch vụ môi trường, thương mại, sửa chữa thiết bị máy móc. Nhiều người là lao động làm thuê cho doanh nghiệp (hình thành lớp công nhân nông nghiệp ở nông thôn). Vai trò nhà nước thể hiện ở chỗ chỉ đạo xây dựng chương trình quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch: tập trung dân cư vào khu vực có phong thủy tốt, hỗ trợ đầu tư hạ tầng công cộng; nhà nước cấp đất để dân xây dựng nhà ở, chi phí xây dựng do người dân tự lo nhưng phải xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc; mỗi hương, xã đều có ít nhất 2-3 kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư của Nhà nước ở tại đó đã hướng dẫn và giám sát xây dựng. Do đó các
  • 36. 28 làng mới đều rất đẹp, không chỉ hiện đại, văn minh mà vẫn mang đầy đủ bản sắc nông thôn. Các làng mẫu của Trung Quốc đã đón hàng chục triệu khách trong nước và quốc tế đến tham quan học tập. Hình ảnh những làng mới như vậy đối nghịch rất nhiều với những làng “cũ” chưa làm NTM. Chính quyền Trung Quốc cho biết: Họ xây dựng mô hình làng mới đó để thay đổi tư duy cho người Trung Quốc, rằng: NTM là phải như thế và có thể làm được. Nơi có điều kiện, cán bộ giỏi thì có thể hoàn thành trong 5-7 năm. Nơi kém thì có thể sau 50 năm cũng không sao cả. Tuy nhiên đến nay đã hình thành hàng chục ngàn làng mới và rất nhiều làng còn đẹp hơn các làng mẫu ban đầu. - Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Chính phủ Trung Quốc xác định: Xây dựng NTM là công trình thế kỷ, liên quan đến lợi ích của gần 1 tỷ nông dân, phạm vi xây dựng rộng, nội dung thực hiện lớn, lại tiến hành trong tình hình nguồn tài chính quốc gia trợ cấp không thể đủ nên việc phải làm thế nào để các tầng lớp xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp công - thương thấy được lợi ích từ phong trào này mà tham gia đầu tư, tài trợ mạnh mẽ, thì khi đó xây dựng NTM mới có thể thành công. Mặt khác một trong những nhiệm vụ quan trọng của xây dựng NTM là phải phát triển, hiện đại hóa nông nghiệp. Ngoài việc hiện đại hóa hạ tầng sản xuất như: thủy lợi, đường sá, thông tin, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường…thì cần phải chuyên môn hóa, thâm canh cho các sản phẩm chủ lực của địa phương, gắn kết được thị trường trong nước và quốc tế…thì mới có điều kiện tăng sức cạnh tranh của nông sản và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Chính vì vậy mà việc đưa doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này là có ý nghĩa vô cùng quan trọng và chính phủ Trung Quốc đã có một loạt các chính sách để thúc đẩy thu hút doanh nghiệp đầu tư. Trong đó phải kể đến một số giải pháp như: Truyền thông rộng rãi cho các tầng lớp và giới doanh nghiệp công thương thấy rõ cơ hội và lợi ích khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp và xây
  • 37. 29 dựng NTM. Từ định hướng đó, với các chính sách cụ thể kèm theo đã giúp các doanh nghiệp tính toán xác định lĩnh vực, ngành nghề đầu tư trên cơ sở tính toán chi phí cơ hội và lợi thế. Thực hiện chủ trương “sản nghiệp hóa nông nghiệp”. “Sản nghiệp hóa nông nghiệp” được giải thích là: Lấy thị trường trong và ngoài nước làm hướng đi, lấy nông hộ làm cơ sở, lấy doanh nghiệp đầu tàu làm chỗ dựa, lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm. Trong thực tế là chuyển dịch đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tập trung chuyên môn hóa vào các nghề trụ cột và sản phẩm chủ đạo của nông nghiệp địa phương. Thực hiện nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với thị trường bằng sản xuất theo chuỗi giá trị: Từ sản xuất - cung ứng - tiêu thụ…các khâu trước - trong và sau của quá trình sản xuất trở thành một hệ thống kết nối chặt chẽ. Chính phủ cũng thực hiện giao đất cho nông dân (năm 2010) và nông dân có quyền được nhượng lại hoặc cho doanh nghiệp thuê sản xuất, giá cả do Nhà nước quy định sàn. Nông dân sau khi nhượng hoặc cho doanh nghiệp thuê vẫn có thể trở thành lao động làm thuê cho doanh nghiệp. Dùng lợi ích thiết thực để khuyến khích thu hút các doanh nghiệp công thương và cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng NTM. Trước hết là chính sách thuế: Chính phủ vẫn thực hiện tăng thu thuế nói chung đối với doanh nghiệp nhưng lại giảm rất lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Ví dụ, thuế thu năm 2005 tăng so với 2004 là 20% nhưng 99% số thuế thu được là do các doanh nghiệp phi nông nghiệp đóng góp. Chính phủ miễn giảm thuế VAT cho doanh nghiệp chuyên sản xuất ra thuốc trừ sâu sinh học, phân hữu cơ. Các doanh nghiệp hợp tác với nông dân, hợp tác xã chế biến hàng nông sản được miễn thuế thu nhập. Về các chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tùy theo chính sách ngành nghề sẽ được hỗ trợ đầu tư hạ tầng thích hợp. Nhiều nơi mức hỗ trợ cải tạo đồng ruộng, xây dựng giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu, nhà lưới, nhà kính, xử lý ô nhiễm môi
  • 38. 30 trường tới 20-25% tổng chi phí. Ngoài ra những doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực nghèo, khó khăn, xa đô thị mà ở đó hệ thống hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc còn thiếu thốn thì còn được hưởng mức hỗ trợ lớn hơn. Chính phủ có chính sách mua sản phẩm của các doanh nghiệp nông nghiệp (tất nhiên là có tỷ lệ quy định với từng loại doanh nghiệp, loại sản phẩm và các vùng khác nhau), giải pháp này chủ yếu là áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, để tạo chỗ dựa cho họ đứng vững hơn trước những rủi ro của thiên tai và thị trường. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp xây dựng NTM được truyền thông quảng cáo miễn một phần hoặc toàn bộ chi phí, coi đó như một khoản để đầu tư trở lại cho nông nghiệp nông thôn. Đây là 1 khoản chi phí không nhỏ trong điều kiện cạnh tranh (doanh nghiệp buộc phải quảng cáo sản phẩm và thương hiệu của mình). Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, nhưng trong một số trường hợp vẫn phải thực hiện “đấu thầu”. Các địa phương đều thực hiện ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp có nhiều lợi thế về mặt kỹ thuật, tài chính, thị trường, có phương án kinh doanh tốt (gọi là ưu tiên doanh nghiệp đầu rồng). Đồng thời chính phủ cũng đưa ra điều kiện bắt buộc: nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM thì phải đầu tư vào thị trường chứng khoán để đảm bảo nguồn huy động vốn của doanh nghiệp. Với các chính sách như vậy, nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư. Đó là yếu tố quyết định làm thay đổi lớn năng lực cạnh tranh quốc tế của nhiều mặt hàng nông sản, đồng thời là yếu tố quan trọng tác động làm thay đổi diện mạo nông thôn Trung Quốc.
  • 39. 31 b). Hoa Kỳ ưu tiên phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp” Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Và Hoa Kỳ là một quốc gia đang có nhiều thành tựu về công tác này. Hoa kỳ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa. Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến. Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá. Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và
  • 40. 32 hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn. Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức. c). Hàn Quốc: Phong trào Làng mới [31] Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo. Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án
  • 41. 33 thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân. Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào. Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.
  • 42. 34 Chính phủ đã hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn. Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án. Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất. Từ năm 1972 đến năm 1977, thu nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần. Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.
  • 43. 35 Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình. Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự phát triển của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác. Trong vòng 10 năm, doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won. Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng. Nếu năm 1970, phá rừng còn là quốc nạn, thì 20 năm sau, rừng xanh đã che phủ khắp nước, và đây được coi là một kỳ tích của phong trào SU. Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển. Phong trào SU, với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có. 1.6.2. Một số địa phương trong nước a). Kinh nghiệm của Huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Huyện Củ Chi có xã Tân Thông Hội (xã điểm do Trung ương chọn xây dựng thí điểm nông thôn mới) khi triển khai xây dựng đề án đạt 9/19 tiêu chí,
  • 44. 36 đến cuối năm 2012 đạt 19/19 tiêu chí và xã Thái Mỹ (xã do Thành phố chọn) khi triển khai xây dựng đề án đạt 8/19 tiêu chí, đến cuối năm 2012 đạt 19/19 tiêu chí, các xã đang thực hiện kế hoạch duy trì, phân kỳ tiến độ thực hiện, nâng chất các tiêu chí đạt được trong giai đoạn 2012-2015. Kinh nghiệm quản lý nông thôn mới của huyện Củ Chi là: Một là, bộ máy tổ chức các cấp được kiện toàn với sự tham gia của các cơ quan, cán bộ có liên quan, có sự phối hợp chặt chẽ, có sự phân công làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân tham gia nên vận hành được xuyên suốt, giải quyết nhanh gọn, có hiệu quả những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Ban chỉ đạo và tổ công tác giúp việc thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý xã để kịp thời hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Hai là, chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ và chính sách cán bộ. Đội ngũ cán bộ xã được trẻ hóa, có trình độ, năng lực, năng động trong công tác, tạo bước chuyển biến tích cực cho địa phương. Ba là, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy đinh quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải đồng bộ, kịp thời nhất là công tác quy hoạch phải đi trước một bước dựa vào lợi thế cạnh tranh của mỗi xã để kết hợp với quy hoạch huyện và thành phố, có kết nối nội thành; lấy công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuân lợi mời doanh nghiệp về đầu tư. Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xây dựng nông thôn mới. Kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng nông thôn mới. xây dựng nông thôn mới phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại địa phương, cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện, giám sát, hưởng thụ, huy dộng
  • 45. 37 nguồn lực trong nhân dân phải gắn liền với bồi dưỡng sức dân; thông qua đề án hợp lòng dân được nhân dân đồng tình ủng hộ, đồng tâm hiệp lực, chung sức xây dựng nông thôn mới. Giao quyền chủ động cho Ban quản lý xã làm chủ đầu tư các chương trình, dự án phát huy vai trò chủ động, tích cực trong quá trình xây dựng nông thôn mới. b). Kinh nghiệm của huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Xã Thanh Tân là một trong 8 xã của tỉnh được chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới, đến cuối năm 2012 đạt 15/19 tiêu chí, phấn đấu đến năm 2013 đạt 19/19 tiêu chí. Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới của huyện Kiến Xương rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, cấp ủy và chính quyền xã đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, cụ thể hóa những nội dung, mục tiêu quan trọng của phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình bằng việc ra các nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo, điều hành như: nghị quyết về dồn điền đổi thửa, nghị quyết về xây dựng đường làng ngõ xóm “xanh, sạch, đẹp”. Bên cạnh đó, kiện toàn tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo các cấp và ban quản lý các xã cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Qua đó, tăng cường công tác tuyên truyền, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của mọi cấp, mọi ngành và của mọi người dân. Hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dang, thường xuyên và liên tục. Hai là, công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, nhất là công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch được cấp ủy và chính quyền vào cuộc, sâu sát, cho ý kiến cụ thể ngay từ khi bắt đầu xây dựng để Công ty tư vấn xây dựng đề án, đồ án quy hoạch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được chính quyền xã rất coi trọng, đến nay đã đạt chuẩn theo quy định, đặt biệt là cán bộ làm công tác
  • 46. 38 tài chính, địa chính xây dựng và công an xã, qua đó xây dựng một “chính quyền khỏe” đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời điều hành những sai sót, khắc phục những hạn chế để thực hiện quản lý một cách hiệu quả. Thành lập đoàn cán bộ của xã đi kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí tại các thôn, trên cơ sở đó xã bình xét hỗ trợ kinh phí; thôn nào làm tốt hơn, nhân dân đóng góp nhanh hơn sẽ được hỗ trợ trước, tạo nên không khí thi đua, kích thích các thôn xóm phấn đấu quyết liệt hơn. c). Kinh nghiệm của xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ [30] Năm 2016, xã Tiên Du chính thức được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); đây là xã đầu tiên cán đích NTM của huyện Phù Ninh sau 6 năm triển khai xây dựng NTM trên địa bàn. Có thể khẳng định rằng, những cách làm sáng tạo, kinh nghiệm của Tiên Du sẽ là tiền đề quan trọng để huyện thực hiện tốt kế hoạch xây dựng NTM trong thời gian tiếp theo. Tiên Du là xã điểm chọn hoàn thành chương trình NTM của huyện Phù Ninh. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Tiên Du gặp không ít khó khăn, bởi chỉ có 7/19 tiêu chí đạt chuẩn theo bộ tiêu chí. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền xã đã khẩn trương xác định những thuận lợi, khó khăn, đồng thời tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung vào việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng dân cư về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của chương trình xây dựng NTM, từ đó đã tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân trên địa bàn trong việc góp công, góp sức thực hiện các tiêu chí NTM. Cũng giống nhiều địa phương khác của tỉnh, cuộc sống của người dân Tiên Du chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, vì vậy xuất phát điểm để xây dựng chương trình của xã rất thấp. Sau khi