SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỊA BÀN
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
Họ và tên: Th.S Phạm Thị Dự Họ và tên: Nguyễn Thị Hân
Bộ môn : Quản lý kinh tế Lớp HC: K54F3
TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp là một trong những ngành có vai trò đặc biệt
quan trọng. Nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nơi cung cấp lao động, nguyên liệu
và dược liệu cho công nghiệp mà còn là nơi tiêu thụ lớn các sản phẩm của công
nghiệp. Nó là điểm khởi đầu, là nền tảng cho sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ.
Hiểu được điều này các cơ quan, các cấp, chính quyền, ban lãnh đạo cần xây dựng,
triển khai, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phù hợp giúp phát triển nông
nghiệp. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao năng lực, trách
nhiệm của mình, xây dựng, ban hành các chính sách, kế hoạch gắn liền với sự phát
triển kinh tế xã hội của từng vùng miền, với tình hình phát triển của nông nghiệp địa
phương. Chính vì vậy, qua quá trình thực tập tốt nghiệp em đã quyết định lựa chọn đề
tài “Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh
Thái Bình”. Đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề sau :
Về lý thuyết, khóa luận đã tập hợp được khái niệm, những lý thuyết cơ bản liên
quan đến quản lý nhà nước về nông nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý nhà
nước về phát triển nông nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng quản lý nhà
nước về phát triển nông nghiệp.
Về thực tiễn, đề tài đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.
Qua đó cũng rút ra được một số thành công trong quản lý nhà nước về nông nghiệp đã đạt
được, đồng thời cũng đưa ra một số hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề tài đưa ra một số giải pháp tăng cường khả năng
quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó huyện có thể áp
dụng nhằm thúc đẩy hoạt động nông nghiệp phát triển hơn nữa trong những năm tới.
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tổng hợp và viết khóa luận tốt nghiệp của mình, em
đã nhận được sự giúp của Nhà trường, thầy cô khoa Kinh tế - Luật nói chung và bộ
môn Quản lý kinh tế nói riêng đã giúp em có được những kiến thức chuyên ngành, là
nền tảng vững chắc để vận dụng vào đề tài khóa luận này. Đồng thời, em cũng nhận
được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị tại Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy. Bên
cạnh đó, em còn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ tận tình của gia đình, bạn bè, người
thân, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài của mình.
Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong Khoa
Kinh tế - Luật và đặc biệt là tới cô giáo, Thạc sĩ Phạm Thị Dự, người trực tiếp hướng
dẫn, quan tâm, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài khóa luận này. Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô
chú, anh chị trong Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong quá trình thực tập, tìm hiểu và viết khóa luận của mình. Và cuối cùng, em xin
gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân là những nguồn cổ vũ, động viên quan
trọng đối với em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 24/12/2021
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hân
3
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC............................................................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. 7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... 8
LỜI MỞ ĐẨU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Tổng quan các công trình có liên quan....................................................................... 2
3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu :.................................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu : ........................................................................................... 5
6. Kết cấu khóa luận.......................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP..................................................................................................................... 7
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp..................................................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp ......................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp........................................................................ 7
1.1.3. Khái niệm quản lý.................................................................................................. 8
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước ................................................................................ 9
1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ................................... 9
1.2. Một số lỹ thuyết liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ..... 10
1.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về nông nghiệp .................................................... 10
1.2.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về nông nghiệp ................................ 10
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ................................ 11
1.2.4. Chức năng của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.......................... 12
1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp................................... 14
1.3.1. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp............................ 14
1.3.2. Các côngcụ, chính sáchcủa quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp. . 16
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH 19
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát
triển nông nghiệp trên huyện Thái Thụy, Thái Bình ..................................................... 19
4
2.1.1. Tổng quan tình hình quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Thái Thuy,
Thái Bình ................................................................................................................ 19
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
tại huyện Thái Thụy, Thái Bình. ............................................................................ 20
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại huyện Thái
Thụy, Thái Bình ......................................................................................................... 26
2.2.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án về quản lý phát triển Nông nghiệp ............................................................... 26
2.2.2. Xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện cùng
với ........................................................................................................................... 28
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp của cơ quan Trung
ương. ....................................................................................................................... 28
2.2.3. Tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nước
về phát triển Nông nghiệp ...................................................................................... 32
2.2.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ
thể tham gia phát triển nông nghiệp ....................................................................... 32
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại
huyện Thái Thụy, Thái Bình ...................................................................................... 34
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 34
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .......................................................... 44
CHƯƠNG 3 : CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THÁI THỤY TỈNH
THÁI BÌNH ................................................................................................................. 49
3.1. Quan điểm, định hướng về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện
Thái Thụy, Thái Bình ................................................................................................ 49
3.1.1. Quan điểm về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy,
Thái Bình ................................................................................................................ 49
3.1.2. Định hướng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy,
Thái Bình ................................................................................................................ 50
3.2. Các đề xuất cho quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy,
Thái Bình ................................................................................................................... 52
3.2.1 Giải pháp về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, dự án về quản lý phát triển nông nghiệp .............................. 52
3.2.2 Giải pháp trong việc ban hành các chính sách phát triển nông nghiệp với các
văn bản pháp luật liên quan đến nông nghiệp của cơ quan trung ương ................. 53
3.2.3 Giải pháp nâng cao việc tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp
luật và quản lý nhà nước về phát triển Nông nghiệp .............................................. 55
5
3.2.4 Giải pháp trong việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt
động của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp.............................................. 55
3.3. Các kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp................................................................................................................................... 56
3.2.1. Kiến nghị đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái
Bình .................................................................................................................................. 56
3.3.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ........................................ 57
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.......................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 59
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Một số kế hoạch về phát triển nông nghiệp của huyện Thái Thụy (2018-
2020) .......................................................................................................................... 26
Bảng 2.2 Ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp ............................................ 29
Bảng 2.3 Ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng mô hình, nghiên cứu cây giống
và ứng dụng KHCN ................................................................................................... 30
Bảng 2.4 Ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống thủy lợi ..................................... 31
Bảng 2.5 Tình hình phát triển kinh tế năm 2018-2020 huyện Thái Thụy ................. 34
Bảng 2.6 Báo cáo tình hình nông nghiệp của huyện giai đoạn 2018-2020 ............... 35
Bảng 2.7 Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Thái Thụy ................................... 38
Bảng 2.8 Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Thái Thụy ............................. 39
Bảng 2.9 Danh sách : Giao chỉ tiêu biên chế công chức và lao động hợp đồng theo
nghị định số 68/2000/NĐ-CP năm 2019. .................................................................. 42
Bảng 2.10 Các lĩnh vực hoạt động của UBND huyện Thái Thụy được công bố phù
hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2005 ................................................. 43
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND Uỷ ban nhân dân
PTNT Phát triển nông thôn
SNNPTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSNN Ngân sách nhà nước
QLNN Quản lý nhà nươc
QĐ Quyết định
HĐND Hội đồng nhân dân
CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
TTLT Thông tư liên tịch
TT Thông tư
BNN Bộ Nông nghiệp
XDCB Xây dựng cơ bản
DVNN Dịch vụ nông nghiệp
8
LỜI MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền cơ chế kế hoạch
hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo đó ngành nông
nghiệp đã đạt được thành quả rực rỡ đồng thời cũng là lĩnh vực đầu tiên triển khai tái cơ
cấu sau hơn 30 năm phát triển theo mô hình thiên về chiều rộng hơn là chiều sâu. Tại nghị
quyết hội biểu toàn quốc lần thức XII của Đảng cũng đã xác định “Xây dựng nền nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông
nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư
nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại
sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ
thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn để làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, nâng cao thu
nhập và đời sống của nhân dân, chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp,
có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư
phát triển nông nghiệp, từng bước hình thành tổ hợp nông nghiệp- công nghiệp-dịch vụ
công nghệ cao”. Có nhiều nguyên nhân tạo nên thắng lợi của nông nghiệp trong đó
nguyên nhân cơ bản tạo nên sự đột phá về nông nghiệp là sự thay đổi cách thức quản lý
nông nghiệp của nhà nước. Vai trò quản lý nông nghiệp được thể hiện trên cả ba phương
diện : định hướng sự phát triển ; phân bổ nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và
điều tiết sự phát triển nông nghiệp.
Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển nằm ở vị trí Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, có
diện tích tự nhiên là 256,83 2 bao gổm 47 xã và 1 thị trấn. Những năm qua với nỗ lực to
lớn của các cấp, các ngành của huyện trong công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp đã
phát huy được tiểm năng, lợi thế về điều kiện, vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội đưa
nông nghiệp của huyện đạt được nhiều thành tích. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu
giống cây trồng, vật nuôi, công tác đồn điền đổi thừa đạt được những kết quả rất đáng
khích lệ, việc thủy lợi hóa đất màu được tăng cường, sản xuất lương thực tăng, lâm nghiệp
và nuôi trông thủy sản có bước phát triển. Từ năm 2018 – 2020 sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện đạt mức ổn định. Giá trị sản xuất đạt 1194,7 tỷ đồng năm 2020 tăng 0,94%
so với năm 2019. Tổng diện tích gieo cấy lúa Xuân đạt 12352 ha, năng suất ước đạt 70,5
tạ/ ha. Chăn nuôi huyện cũng đạt được nhiều thành tựu tích cực. Đàn lợn năm 2020 tăng
8,74% so với năm 2019 ; gia cầm tăng 25% so với năm 2019.
1
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2020 đạt 1114,3 tỷ đồng tăng 2,36% so với năm
2019.
Tuy nhiên nông nghiệp của huyện vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như sản xuất manh
mún, nhỏ lẻ, phân tán không có tính liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối. Suy giảm
thâm canh, chậm chuyển sang hàng hóa tập trung quy mô lớn. Sản xuất theo chuỗi còn
hạn chế, sức cạnh tranh về chất lượng còn thấp, tình trạng được mùa mất giá vẫn tiếp
tục diễn ra. Nhiều nguồn tiềm năng lớn trong nông nghiệp như đất đai, lao động chưa
được khai thác hiệu quả, nhiều diện tích đất bỏ hoang, thị trường đầu ra của sản phẩm
nông nghiệp còn khó khăn, thiếu liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Cơ sở hạ
tầng phục vụ nông nghiệp còn yếu kém như thủy lợi, giao thông, điện, chợ,... còn rất
thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, khả năng
phòng chống thiên tai dịch bệnh còn hạn chế. Một bộ phận nông dân có đời sống khó
khăn, trình độ dân trí chưa cao đã ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp.
Điều này cho thấy bản thân của nội bộ ngành nông nghiệp của huyện còn đang bộc
lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Đặc biệt vai trò quản lý nhà nước của nông nghiệp trong
huyện Thái Thụy còn mờ nhạt chưa thực sự hiệu quả thể hiện qua các điểm sau: Năng
lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế; Công tác quy hoạch chưa gắn
sản xuất với nhu cầu của thị trường, tại các xã vẫn diễn ra đầu tư vượt quy hoạch, đầu
tư theo trào lưu rất phổ biến. Các chế độ, chính sách hỗ trợ nông nghiệp chưa được
triển khai hiệu quả. Những vi phạm phổ biến diễn ra như vật tư nông nghiệp giả, vi
phạm an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi. Bên cạnh đó
trước những xu thế thay đổi hiện nay của ngành nông nghiệp về sự phát triển ngày
càng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, tác động của hội nhập kinh tế và biến đổi khí
hậu đặt ra yêu cầu công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ở huyện Thái
Thụy là rất cần thiết và phải được nâng cao hơn nữa.
Với những lý do trên em quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình để
nghiển cứu đánh giá thực trạng, phát hiện các vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để
tìm các giải pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý
nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
2. Tổng quan các công trình có liênquan
[1] Nguyễn Văn Lanh (2017) “Quản lý nhà nướcvề hoạt độngnông nghiệptại huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” xuất bản Học viện hành chính Quốc gia – Thừa Thiên Huế.
Tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động nông nghiệp
2
tại huyện Nông Sơn từ đó đưa ra được những thành công và hạn chế mà quản lý nhà
nước tại huyện Nông Sơn còn gặp phải. Từ hạn chế, tác giả đưa ra những giải pháp
nhằm tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động nông nghiệp tại huyện Nông Sơn và
đưa ra những kiến nghị tới Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện nhằm đưa
hoạt động nông nghiệp tại huyện phát triển hơn.
[2] Nguyễn Duy Nghĩa (2020) “Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện
Thái Thụy tỉnh Thái Bình” xuất bản Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận
văn đã phân tích về thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện như : tốc độ
tăng trưởng kinh tế của huyện; cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành của huyện; nội dung
phát triển kinh tế nông nghiệp; tiêu chí đánh giá kinh tế nông nghiệp của huyện. Từ đó
luận văn đưa ra những thành công và hạn chế về kinh tế nông nghiệp của huyện và đề
xuất các kiến nghị, giải pháp để phát triển kinh tế huyện trong những năm tới.
[3] Vũ Hồng Quang (2016) “ Đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Kiến Xương
tỉnh Thái Bình” xuất bản Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn đã hệ thống
hóa một số lí luận liên quan đến đầu tư nông nghiệp, tiêu chí đánh giá đầu tư nông
nghiệp; những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nông nghiệp. Từ đó đi vào phân tích
những thành công và hạn chế trong đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Kiến
Xương. Nguyên nhân của hạn chế và những kiến nghị, giải pháp thúc đẩy đầu tư vào
nông nghiệp tại huyện Kiến Xương.
[4] Nguyễn Thị Bích Lệ (2016)“Quản lý nhà nướcvề xây dựng nôngthônmới tại tỉnh
Thái Nguyên” xuất bản Đại học Thương Mại Hà Nội. Tác giả đã đưa ra tình hình xây
dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên bằng việc thống kê các xã đạt chuẩn nông
thôn mới ở các huyện từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông
thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên. Những thành công và hạn chế mà quản lý nhà nước
gặp phải trong xây dựng nông thôn mới qua những chính sách, kế hoạch, mục tiêu
triển khai xây dựng nông thôn mới; đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ phục vụ
kinh tế - văn hóa – xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới. Từ đó kiến nghị và đưa
ra giải pháp giúp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh đạt
hiệu quả cao nhất về chính sách, về đầu tư, về giáo dục văn hóa.
3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình ( 2018 – 2020 ) .
3
b, Mục tiêu nghiên cứu
Tập trung phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
c, Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêutrên bài luận văn này cần hoàn thành những nhiệm vụ sau :
 Một là : Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
huyện Thái thụy, tỉnh Thái Bình

 Hai là : Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

 Ba là : Đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà
nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
4. Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nội dung : Khóa luận tập trung nghiên cứu công tác quản lý của cơ
quan nhà nước ( các cơ chế, chính sách, công cụ ) trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình về phát triển nông nghiệp qua bốn nội dung :
 Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án về quản lý phát triển Nông nghiệp.

 Xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện cùng với
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp của cơ quan Trung
ương.

 Tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nước về
phát triển Nông nghiệp.

 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ thể
tham gia phát triển nông nghiệp.
Trên cơ sở đó, vận dụng để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà
nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Phạm vi không gian : Không gian nghiên cứu của đề tài là tại huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình.
Phạm vi thời gian : Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018 – 2020. Và đề xuất một số
4
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp tại
huyện Thái Thụy đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thu thập dữ liệu
Do có sự giới hạn về thời gian cũng như điều kiện thu thập dữ liệu, đề tài khóa
luận sẽ chỉ chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp. Đây
là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua các tài liệu, sổ sách, báo chí,
internet… cùng các số liệu báo cáo của huyện qua tổng cục thống kê tỉnh Thái Bình,
số liệu của Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái
Bình, Sở kế họach và đầu tư tỉnh Thái Bình chủ yếu là các số liệu kế toán liên quan tới
tình hình nông nghiệp tại huyện từ năm 2018 tới năm 2020, các chỉ thị, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, dự án, mục tiêu được Nhà nước đặt ra, chỉ đạo và thực hiện cho
tỉnh Thái Bình. Qua đó đánh giá được tác động quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp tại địa bàn huyện cũng như đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, thúc đẩy sự
hiệu quả quản lý nhà nước. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội
dung chương 2 và chương 3 của đề tài khóa luận.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
 Phương pháp thống kê: Để thực hiện tổng kết số liệu, em đã thống kê các số
liệu thu thập được qua công tác thu thập số liệu thành dạng bảng. Từ các bảng số liệu
thông qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát về thực trạng quản lý quản lý
nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Phương pháp này được vận
dụng vào Chương 2 của khóa luận.

 Phương pháp so sánh đối chiếu: Sau khi đã thống kê số liệu dưới dạng bảng
và sắp xếp phù hợp, em đã tiến hành so sánh đối chiếu số liệu qua các năm vào các
thời điểm cụ thể để lảm rõ được tình hình nông nghiệp tại huyện tăng trưởng ra sao,
tốc độ như thế nào. Từ đó đánh giá được kết quả quản lý của nhà nước về nông nghiệp,
các kế hoạch, quy hoạch, các chính sách, dự án, chương trình mục tiêu, ... có thực sự
hiệu quả còn yếu kém, lỏng lẻo, kém hiệu quả ở đâu. Phương pháp này cũng chủ yếu
được sử dụng ở chương 2 của khóa luận.

 Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để
phân tích tổng hợp, ngoài ra còn sử dụng phương pháp logic và phương pháp triển khai,
quy nạp trong quá trình phân tích lý luận và thực tiễn. Phương pháp này được sử dụng

ở cả chương 2 và chương 3 của khóa luận.
5
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt,
lời mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lýnhà nước về phát triểnnông nghiệp
Chương 2 : Thực trạng quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp trên địa bàn
huyện Thái Thụy, Thái Bình
Chương 3 : Các đề xuất và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nông
nghiệp huyện Thái Thụy, Thái Bình
6
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản liênquan đến quản lý nhà nước về phát triểnnông
nghiệp
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên : “Nông nghiệp là ngành sản
xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn
nuôi” [14, tr 740].
Trong tác phẩm Kinh tế Nông nghiệp – lý thuyết và thực tiễn, tác giả Đinh Phi
Hồ quan niệm “ Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng
của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với những yếu
tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng
gồm có : trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản” [ 9, tr 5].
Theo đó, kinh tế nông nghiệp bao gồm :
Trồng trọt : là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính để sản
xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp và thỏa mãn các nhu cầu về vui
chơi giải trí, tạo cảnh quan.
Chăn nuôi : là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp (theo
nghĩa hẹp) với đối tượng là các loại động vật nuôi. Đây là ngành cung cấp thực phẩm
nhiều chất đạm như thịt, trứng, sữa; cung cấp da, len, lông; sản phẩm của chăn nuôi
dùng làm phân bón; gia súc dùng làm sức kéo.
Lâm nghiệp : là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng, khai thác
vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng. Trồng cây, tái tạo rừng, duy trì tác động
phòng hộ của rừng.
Ngư nghiệp : bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong đó đánh bắt là hoạt
động lâu đời nhằm cung cấp thực phẩm cho chính mình thông qua các hình thức đánh
bắt cá và các thủy sinh vật khác [22 tr24,25].
Tóm lại, Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chănnuôi, khai tháccây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu
lao động chủ yếu đểtạo ra lươngthực, thựcphẩm và một số nguyênliệu cho côngnghiệp.
Nông nghiệp là một ngànhsảnxuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn
nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
1.1.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp
Theo Tạp chí nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, số 215, tháng 10 năm 2016 của
7
Thạc sĩ Đinh Trọng Giáp “Phát triển nông nghiệp là một quá trình chịu sự tác động của
quy luật thị trường, chính sách, ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các
sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp”.
Theo Quyết định số 153/2004/QĐ – TTg ngày 17/8/2004 của thủ tướng Chính phủ
về “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự
21 của Việt Nam) chỉ rõ “Phát triển nông nghiệp là quá trình sản xuất ngày càng nhiều
hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo
tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên : đất, nước, không khí, rừng và đa dạng
sinh học” [6, tr 10].
Tóm lại, Phát triển nông nghiệp là quá trình lớn lên ( hay tăng tiến ) về mọi mặt
của nền kinh tế nông nghiệp trong một thời kì nhất định. Phát triển nông nghiệp theo
những khíacạnh sau: Phát triểnsứcsản xuất trong nông nghiệp; Phát triển phân công
lao động trong nông nghiệp; Nâng cao dân trí; Giải quyết tốt vấn đề môi trường.
Phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển nông nghiệp
không những bao gồm cả sự tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ
cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với bối cảnh mới, sự tham gia
của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bổ của cải, tài nguyên của
các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa ngành nông nghiệp với các ngành
kinh tế khác.
1.1.3. Khái niệm quản lý
Trong giáo trình Quản lý nhà nước về Thương mại của tác giả Thân Danh Phúc
(2015) có đưa ra quan niệm : Quản lý là một hiện tượng khách quan trong mọi hình
thái kinh tế xã hội. Nó xuất hiện là tính tất yếu do lao động mang tính tập thể và các
hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội quyết định. Các Mác chỉ rõ “Bất kì lao động xã
hội trực tiếp hay lao động chung nào đó được tiến hành trên quy mô lớn, ở mức độ
nhiều hay ít đều cần có sự quản lý nhằm phối hợp những hoạt động tác nhân và thực
hiện những chức năng chung”. Ông đã hình dung quản lý giống như công việc của
người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng “Một nhạc công tự điều khiển mình,
nhưng một dàn nhạc cần có người nhạc trưởng”[1]
Có nhiều cách trình bày, diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý, nhưng theo
như cách tiếp cận của đề tài có thể theo 2 cách sau :
Tiếp cận thứ nhất : Quản lý là một quá trình trong đó chủ thể quản lý tổ chức, điều
hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa học và nghệ thuật vào đối
tượng quản lý nhằm đạt kết quả tốt nhất theo mục tiêu đã đề ra thông qua việc sử dụng
các phương pháp và công cụ quản lý thích hợp.
Tiếp cận thứ hai : Quản lý được hiểu là một hệ thống, bao gồm các thành tố : đầu
8
vào, đầu ra, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, môi trường và mục tiêu của quản
lý. Các yếu tố trên tác động qua lại lẫn nhau. Một mặt, chúng đặt ra những yêu cầu,
những vấn đề quản lý cần giải quyết. Mặt khác, chúng ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu
quả quản lý.
1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước
Theo Thạc sĩ Vũ Đình Trọng trong luận văn “Quản lý nhà nước về hoạt động xuất
nhập khẩu của Việt Nam” có đưa ra khái niệm như sau : “Theo nghĩa rộng, quản lý
nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ
chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý
nhà nước”.
Theo Tiến sĩ Thân Danh Phúc tác giả cuốn sách Quản lý Nhà nước về Thương Mại
thuộc trường Đại học Thương Mại đã đưa ra Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước [2] và các mục tiêu đã
xác định trong từng giai đoạn của đất nước.
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được thực hiện thông qua hoạt động của cả 3 cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước được giới hạn ở
hoạt động quản lý có tính chất nhà nước được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (chính
phủ) nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đặt ra.
Quản lý nhà nước có đặc điểm làhoạt động mang quyền lực nhà nước thể hiện ở việc
các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiệnnhất định, trong
đó phương tiệncơ bản và đặc biệt quan trọngđược sử dụng là văn bản quản lý hành chính
nhà nước; QLNN là hoạt động được tiếnhành bởi những chủ thể có quyền năng hành
pháp và QLNN là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.
1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
Theo quan điểm của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết đưa ra khái niệm quản lý nhà
nước về phát triểnnông nghiệp như sau: “Quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp là
sự quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các côngcụ kế hoạch, pháp
luật và các chính sáchđể tạo điềukiện và tiềnđề, môi trường thuận lợi cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh nông nghiệp hướng mục tiêuchung của toàn nền nông nghiệp; xử lý
những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn vị kinh tế trongquá trìnhhoạt động kinh
tế trêntất các các lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng các
9
sản phẩm nông nghiệp; điều tiết lợi ích giữa các vùng, các ngành, các sản phẩm nông
nghiệp, giữa nông nghiệp với toàn bộ nền kinh tế; thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả
các hoạt động trong nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn làm ổn định và lành mạnh
hóa mọi quan hệ kinh tế và xã hội”.
Trong phạm vi của đề tài, có tổng kết lại Quản lý nhà nước về phát triển nông
nghiệp là hoạt động sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra của hệ
thống cơ quan nhà nước tại địa bàn một huyện cụ thể đối với lĩnh vực nông nghiệp
trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của
ngành nông nghiệp để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài huyện nhằm
đạt mục tiêu xác định hiệu quả nhất.
1.2. Một số lỹ thuyết liênquan đến quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp
1.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về nông nghiệp
Thứ nhất, quản lý nhà nước về nông nghiệp là những hoạt động dựa trên pháp luật và
quyền lực của nhà nước: tính quyền lực của nhà nước được xem là yếu tố nhằm giúp
chúng ta phân biệt được quản lý nhà nước cũng như các hoạt động quản lý mang tính
xã hội khác. Quyền lực của nhà nước được thể hiện rõ ràng nhất thông qua các văn bản
hành chính về nông nghiệp, các văn bản này thể hiện được những ý chí và quyết tâm
của người quản lý nhà nước.
Thứ hai, quản lý nhà nước về nông nghiệp được thực hiện bởi những người có quyền
hạn, theo như những quy định mà nhà nước đã ban hành thì chủ thể của quản lý nhà
nước ở Việt Nam là những cơ quan và công chức hành chính nhà nước, người đứng
đầu cơ quan nhà nước, vậy nên, đối tượng của cơ quan quản lý nhà nước là các mối
quan hệ phát sinh trong xã hội, liên quan đến đời sống của người dân, pháp luật và các
cơ quan nhà nước.
Thứ ba, quản lý nhà nước về nông nghiệp là những hoạt động điều hành và chấp
hành của nhà nước: Việc điều hành và chấp hành được xem là hai yếu tố then chốt
giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp được diễn ra suôn sẻ hơn, tính
chấp hành được thực hiện thông qua việc các văn bản mà nhà nước ban hành được
chấp thuận và áp dụng vào trong thực tế, còn tính điều hành thì được thể hiện thông
qua những quyết định, tổ chức và chỉ đạo các người quản lý theo một hệ thống giúp
cho các văn bản được áp dụng vào đời sống một cách dễ dàng hơn.
1.2.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về nông nghiệp
a, Chủ thể quản lý nhà nước về nông nghiệp
10
Theo nghĩa rộng chủ thể quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều khiển của
các cơ quan quản lý nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) để thực thi quyền lực của
nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.
Theo nghĩa hẹp chủ thể quản lý nhà nước là quá trình tổ chức, điều hành của hệ
thống cơ quan nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi cụ thể của con người
theo pháp luật và bằng pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu và quay luật khách
quan của xã hội.
Như vậy có thể hiểu chủ thể quản lý về phát triẻn nông nghiệp trên địa bàn
huyện bao gồm :
 Huyện ủy : đưa ra những chính sách, chủ trương, đường lối về phát triển nông
nghiệp của huyện.

 Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt kế hoạch, dự án, đề án chương trình về
phát triển nông nghiệp cho huyện.

 Ủy ban nhân dân trực tiếp điều hành các kế hoạch, dự án, đề án, chương
trình,...về phát triển nông nghiệp cho huyện.
b, Đối tượng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
Đối tượng quản lý nhà nước về nông nghiệp là các cá nhân, cơ quan, tổ chức
triển khai, thực thi các chính sách, kế hoạch, nghị định, chương trình, dự án,...mà nhà
nước đã đặt ra cho sự phát triểnnông nghiệp. Đó là những tổ chức, lãnh đạo cầm quyền
tại Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Ủy ban nhân dân xã về lĩnh vực nông nghiệp.
Đối tượng quản lý nhà nước về nông nghiệp chính là các cá nhân, hộ gia đình,
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Như theo khái niệm về nông nghiệp đã
nêu ở trên: Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng
trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Vì vậy đối tượng quản lý nhà nước hướng tới là những người trực tiếp, gián tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất ra nông nghiệp, phát triển nông nghiệp.
1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
Vai trò của quản lý Nhà nước trong nông nghiệp bắt nguồn từ sự cần thiết phải
phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hoá sản xuất và phát triển nền
nông nghiệp hàng hoá. Lực lượng sản xuất và trình độ phát triển sản xuất hàng hoá
càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm
ngặt. Tuỳ theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hàng hoá của nông nghiệp
trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
cũng như các yếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ
phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển.
11
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia. Vai trò được thể hiện như sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước thực hiện hóa các mục tiêu, ý tưởng của các nhà
chính trị - những người đại diện của nhân dân trong lĩnh vực nông nghiệp. Vai trò này
xuất phát từ chức năng chấp hành của quản lý nhà nước. Chủ thể quản lý nhà nước có
trách nhiệm chấp hành quyết định của các cơ quan chính trị nhằm đạt được các mục
tiêu trong nông nghiệp đã đề ra.
Thứ hai, quản lý nhà nước điều hành các hoạt động nông nghiệp nhằm đạt mục
tiêu tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất. Vai trò này xuất phát từ chức năng cụ thể
của điều hành quản lý nhà nước là: định hướng (thông qua quy hoạch, kế hoạch), điều
chỉnh các quan hệ xã hội (thông qua ban hành văn bản lập quy); hướng dẫn và tổ chức
thực hiện Hiến pháp, luật, chính sách...; kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm
pháp luật.
Thứ ba, quản lý nhà nước duy trì và thúc đẩy nông nghiệp phát triểntheo định
hướng. Để thực hiện tốt hai vai trò trên, nhà nước luôn có tráchnhiệm duy trì và tạo lập
những điềukiệnthuận lợi cho sự phát triểncủa các yếu tố cấu thành nên nông nghiệp, duy
trì và phát triểncác nguồn tài nguyên, kiến tạo các nguồn lực vật chất, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực tài chính, phát triển nguồn lực conngười, khắc phục những thất bại của
thị trường hoặc hậu quả do những sai sót của quản lý nhà nước gây ra...
1.2.4. Chức năng của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
Một là, định hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp phù hợp với từng giai
đoạn phát triển kinh tế của đất nước.
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, có
vai trò nhiều mặt về kinh tế và xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sự phát triển hài
hòa, cân đối của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏi phải xác định
chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tể. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển
Nhà nước đưa ra cụ thể các chương trình, các kế hoạch, định hướng phát triển ngắn
hạn và trung hạn hàng năm để hướng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn.
Các chiến lược và kế hoạch phát triển nói trên được xây dựng dựng cụ thể cho toàn bộ
nền nông-lâm-ngư nghiệp ở từng cấp trong bộ máy quản lý nhà nước. Chiến lược phát
triển nông nghiệp ở nước ta từ năm 2010 được Đại hội Đảng IX (4/2001) nêu ra chủ
yếu gồm : Chiến lược dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Chiến lược
phát triển các vùng kinh tế; Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ; Chiến lược sản
xuất và xuất khẩu,...
Hai là, điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nông nghiệp, nông thôn và giữa nông
nghiệp, nông thôn và các thành phần kinh tế còn lại.
12
Trong quá trình phát triểnsản xuất hàng hóa dựa trên trìnhđộ xã hội, sản xuất hàng
hóa ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế trongnội bộ nông nghiệp nông thôn cũng như
giữa nông nghiệp nông thôn với các phần cònlại của nền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế
khu vực và quốc tế ngày càng phát triểnrộngrãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển
các mối quan hệ kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêucủa sự phát triển, cũng có thể
không phù hợp với sự phát triểnkinh tế - xã hội của nước ta. Trong điềukiện như vậy, nhà
nước phải thực hiện chức năng điềuchỉnh các mối quan hệ kinh tế bằng các biện pháp
khuyến khích, hạn chế, cấm đoán. Các mối quan hệ kinh tế mà Nhà nước cần điềuchỉnh
có nhiều loại. Có loại liênquan đếnquyền sở hữu và sử dụng tài nguyên, nguồn lực như :
Đất đai, nguồn lực, vốn góp, cổ phần....Nhà nước cần điều
chỉnh bằng luật sao cho sự phát triển đa dạng hóa sở hữu ở mức độ phù hợp. Có loại
quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất quan hệ hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất –
chế biến- tiêu thụ,... dưới những hình thức đa dạng khác nhau. Nhà nước cần điều
chỉnh bằng cách giúp đỡ tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các quan hệ này phát
triển một cách tối ưu, hiệu quả.
Ba là, hỗ trợ giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các
loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta kể từ tháng 4/1988 hộ gia đình
được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, kinh
tế trang trại dần hình thành và phát triển. Với việc xác nhận lại vai trò của hộ kinh tế
như vậy, hợp tác xã dần dần đổi mới để chuyển sang dịch vụ cho kinh tế hộ và kinh tế
trang trại. Trong một số doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất và chế biến thuộc sở hữu,
Nhà nước thực hiện đổi mới bằng cách từng bước chuyển sang công ty cổ phần. Có thể
nói việc thay đổi cách thức làm kinh tế cho phù hợp với những yêu cầu của cơ chế
mới, trong nền nông nghiệp nước ta đã và đang hình thành những loại hình doanh nhân
hoàn toàn mới.
Bốn là, Bổ sung những vị trí cần thiết, nắm vững những vị trí then chốt của nông
nghiệp và kinh tế nông thôn bằng lực lượng kinh tế nhà nước.
Trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn những vị trí cần thiết và những hoạt
động then chốt thường không nhiều, có thể nằm ở một số lĩnh vực như khai hoang
phục hóa, xây dựng hạ tầng nông thôn, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng hộ
rừng, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến xuất khẩu,... Việc xác định vị trí nào là
cần thiết và hoạt động nào là then chốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã
hội ngoại thương của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp thực hiện chức năng nói trên bằng chính
13
lực lượng kinh tế nhà nước. Tùy theo tầm quan trọng của từng vị trí hay những hoạt
động then chốt mà việc điều tiết của Nhà nước được thực hiện theo những cách khác
nhau. Thành lập doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ nhà nước gia, tham gia
và nắm giữ cổ phần ở những mức độ khác nhau trong công ty cổ phần. Trong nông
nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang
công ty cổ phần bàng việc thực hiện cổ phần hóa thực chất là việc rút bớt lực lượng
kinh tế Nhà nước ra khỏi vị trí không cần thiết hay những hoạt động không phải là
then chốt của nông nghiệp, nông thôn.
1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp
1.3.1. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính
sách, pháp luật của Nhà nước từ Trung ương tới địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp
sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương cũng
như thực hiện đầy đủ, toàn diện và đúng đắn nhất những gì đã đề ra góp phần đảm bảo sự
thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bộ máy hành chính nhà nước. Quản lý nhà
nước về phát triển nông nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau :
1.3.1.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án về quản lý phát triển Nông nghiệp
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát
triển vùng, lãnh thổ, địa phương xây dựng chiến lược phát triển Nông nghiệp. Bởi vậy,
khi xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về Nông Nghiệp phải nghiên cứu
tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến phát triển kinh tế chung. Xây
dựng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà về Nông nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp
với khả năng của vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Quản lý nhà nước về phát triển Nông nghiệp cũng phải tính đến sự phân bố lực
lượng sản xuất, trên lãnh thổ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và bảo
vệ môi trường, môi sinh. Đồng thời phát triển Nông nghiệp cũng cần xem xét đến tính
cân đối trong phát triển khu vực, lãnh thổ và tính phát triển bền vững. Phát triển nông
nghiệp cũng cần phải tính đến sự phát triển hài hòa giữa các vùng, lãnh thổ, tận dụng
được lợi thế so sánh giữa các vùng, lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cân đối hợp lý
chung của cả nước.
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương phải phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như chiến lược phát triển
Nông nghiệp của Chính phủ đồng thời đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhà nước phải thực sự quan tâm đến vấn đề này để loại bỏ những yếu tố tiêu cực như :
14
đầu tư lãng phí kém hiệu quả; cây trồng, vật nuôi không phù hợp với nhu cầu thị
trường hoặc điều kiện của huyện. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển nông nghiệp chính quyền cấp tỉnh ưu tiên tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất
hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất và thu
hút các nhà đầu tư cũng là giúp họ có định hướng phù hợp với chiến lược phát triển
nông nghiệp của tỉnh, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.
1.3.1.2. Xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện cùng
với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp của cơ quan Trung
ương Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đã được xây
dựng chính quyền cấp tỉnh, huyện ban hành hệ thống chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu, ban hành,
cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Trung ương cũng
như địa phương cho phù hợp với điều kiện của huyện, sẽ khai thác được tiềm năng và
lợi thế so sánh về phát triển nông nghiệp. Các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu
đãi trong thuế đất và tín dụng, ưu tiên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn, hướng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững bảo vệ môi
trường; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích hoạt động đào tạo nghề cho
nông dân, thực hiện chính sách kinh tế xã hội cải thiện đời sống cho nhân dân...sẽ tạo
điều kiện cho nông nghiệp phát triển toàn diện, bảo đảm nông nghiệp phát triển hài
hòa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, của tỉnh.
1.3.1.3. Tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nước
về phát triển Nông nghiệp
Ngoài việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, chính quyền cấp tỉnh,
huyện còn tiến hành tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân
dân để chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống.
Khi các chủ thể sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện nhận thức rõ quyền lợi
và nghĩa vụ của mình sẽ tuân thủ nghiêm túc và có những hành động sao cho dúng
đắn, phù hợp nhất. Thực hiện theo các chủ trương, chính sách, pháp luật sẽ đem lại lợi
ích tối đa cho các chủ thể sản xuất nông nghiệp bởi các yếu tố thị trường, sản phẩm đã
dược xác định rõ ràng.
1.3.1.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ
thể tham gia phát triển nông nghiệp
Kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước về nông nghiệp là đánh giá việc thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp theo các đề án, chương trình, kế hoạch đã đề ra
đồng thời phát hiện những sai lệch để có biện pháp điều chỉnh. Để làm tốt công tác này,
chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng bộ máy tổ chức, cán bộ kiểm tra,
15
thanh tra ở Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn sử dụng các phương pháp, hình
thức kiểm tra, giám sát đa dạng, phù hợp với hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc
kiểm tra, giám sát giúp cho cơ quan quản lý cấp tỉnh phát hiện một số nguồn lực chưa
được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích để có những biện
pháp điều chỉnh kịp thời, hoặc bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung những quy định không phù
hợp với thực tế hay “lệch hướng” chung. Đồng thời khuyến khích, động viên, tạo điều
kiện cho những người sản xuất, kinh doanh giỏi, nêu gương và nhân rộng, tạo sức lan
tỏa một số mô hình tiên tiến để người dân thấy rõ yếu tố thuận lợi và hiệu quả kinh tế
của các chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1.3.2. Các công cụ, chính sách của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.
1.3.2.1 Công cụ pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc chung và được thực hiện lâu
dài, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của Nhà
nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục,
thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy Nhà nước.
Đây là loại công cụ tác động mang tính chất bắt buộc, quy định, xác định hành lang
vận động cho đối tượng quản lí, dựa trên cơ sở chức năng quản lí và uy quyền của Nhà
nước.
Đã có 34 văn bản pháp luật được ban hành và đi vào thực tế cuộc sống, phát huy tác
dụng như: Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật
Chứng khoán, Luật Thủy sản, Luật Hợp tác xã,… Pháp luật là công cụ quan trọng nhất để
điềuchỉnh các quan hệ xã hội và thực hiện quản lý xã hội. Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp luật có ba chức năng
chủ yếu: Chức năng điềuchỉnh, chức năng bảo vệ, chức năng giáo dục. Và các hình thức
thực hiệnpháp luật đó là: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp
dụng pháp luật… Tùy thuộc vào mỗi quốc gia lại ban hành những văn bản quy phạm pháp
luật khác nhau. Ở nước ta Nông Nghiệp được định chế bằng:

Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 20/1/2020 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tập
trung lãnh đạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả giai đoạn 2020-
2025, định hướng năm 2030.



Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/12/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về
tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai
đoạn 2019-2020 định hướng năm 2030.


1.3.2.2 Công cụ kế hoạch

Kế hoạch hóa là một hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước theo chương trình
16
mục tiêu định trước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, hình thành cơ
cấu kinh tế hợp lý để nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng sản xuất với hiệu quả
kinh tế - xã hội cao.
Kế hoạch hóa là một hoạt động vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chiến lược
phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển, đồng thời đưa ra kế hoạch định hướng hàng
năm đồng thời chuẩn bị cho công tác điều hành thực hiện, theo dõi và điều chỉnh kế
hoạch..
Đây là loại công cụ mà Nhà nước sử dụng nhằm định hướng phát triển của các lĩnh
vực, các vùng, các phân ngành cũng như toàn bộ nền nông nghiệp nói chung. Nhà
nước sử dụng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, mục tiêu để định
hướng và điều hành Nông nghiệp. Nhà nước quy định chiến lược xây dựng, phát triển
Nông nghiệp của mỗi địa phương phải nằm trong quy hoạch tổng thể của tỉnh, của cả
nước và hướng đến thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
và cả nước. Thông qua cách làm này Nhà nước đảm bảo rằng nông nghiệp vừa sử
dụng hiệu quả nguồn lực, vừa là công cụ thực thi đường lối phát triển kinh tế ở địa
phương và cả nước. Để làm được như vậy, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của
Nhà nước phải có chất lượng, ổn định trong thời gian dài, việc điều chỉnh không làm
thay đổi mục tiêu và định hướng chiến lược.
1.3.2.3 Công cụ chính sách kinh tế
Là công cụ có tính chất kích thích, khuyến khích hoặc nhằm điều tiết các hoạt
động kinh tế. Chính sách kinh tế bao gồm các chính sách kinh tế cụ thể khác nhau
được Nhà nước sử dụng kết hợp với nhau tạo nên lực tác động tổng hợp tới quá trình
tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp.

Chính sách khuyến khích đầu tưcủa Nhà nước:

Nhà nước có thể sử dụng thuế và đầu tư Nhà nước để khuyến khích các nhà đầu tư
đầu tư thêm vào Nông nghiệp – một ngành ít được quan tâm hơn các ngành khác. Công cụ
thuế được sử dụng phổ biến nhất là miễn, giảm thuế nhập khấu cho các lô hàng nhập khẩu
phục vụ các dự án đầu tư trong Nông nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp. Miễn và
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thường được áp dụng cho các khoản đầu tư mới vào
Nông nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng công cụ thuế nhập khẩu thường phức tạp vì khó kiểm
soát mục đích các lô hàng nhập khẩu. Hơn nữa, miễn và giảm hai loại thuế này thường là
chính sách khuyến khích đầu tư chung, được vận dụng cho Nông nghiệp. Công cụ đầu tư
Nhà nước thường dùng là tài trợ vốn để đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng trong và ngoài
cho nông nghiệp. Có nhiều hình thức tài trợ như tài trợ toàn bộ, tài trợ một phần, tài trợ
bằng cấp vốn ngân sách, tài trợ bằng vay tín dụng ưu đãi...Nhà nước
17
thường sử dụng đầu tư nhà nước để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng để phát
triển Nông nghiệp.

Chính sách xúc tiến đầu tư


Nhà nước hỗ trợ người sản xuất, kinh doanh trong Nông nghiệp tổ chức xúc tiến
đầu tư thông qua hoạt động quảng bá, thông tin về các sản phẩm, tiềm năng của mặt
hàng nông nghiệp trên các trang webside của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, nhiều
địa phương còn tổ chức các đoàn đi quảng bá ở nước ngoài cho các sản phẩm, mô hình
nông nghiệp của họ.

Chính sách đất đai


Nhà nước tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất để quản lý và sử dụng đất
đai trong nông nghiệp. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, công tác đăng ký quyền
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm gần đây đã có
những chuyển biến, tạo cơ sở bước đầu cho việc quản lý nhà nước về đất đai và sử
dụng đất đai có hiệu quả hơn, nhiều địa phương đã quan tâm tới việc triển khai thực
hiện công tác đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp, đăng ký quyền sử dụng đất; cơ bản
đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân. Công tác
quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở địa phương với cả 3 cấp hành chính: cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã; đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng.

Chính sách lao động việc làm

Nhà nước quản lý lĩnh vực lao động việc làm thông qua nhiều công cụ như quy
định về tiền lương tối thiểu, khuyến khích các doanh nghiệp trong Nông nghiệp đào
tạo người lao động, tạo điều kiện để người lao động trong Nông nghiệp có nhà ở, có
dịch vụ về y tế, học tập, chế định quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao
động trong Nông nghiệp về các phương diện bảo hiểm, quyền tham gia các tổ chức
chính trị, xã hội, quyền đình công, bãi công... Nhìn chung, các quy định quản lý của
Nhà nước trong lĩnh vực này rất phức tạp, luôn phải chịu sức ép từ hai phía là giới chủ
đầu tư và người lao động. Cân bằng các quyền lợi đồng thời vẫn khuyến khích đầu tư,
khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn cho nền kinh tế là
nhiệm vụ rất khó khăn của Nhà nước.
18
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát
triển nông nghiệp trên huyện Thái Thụy, Thái Bình
2.1.1. Tổng quan tình hình quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Thái Thuy,
Thái Bình
Giai đoạn (2018-2020) Nhà nước vẫn tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, đề xuất đưa ra
những kế hoạch, dự án, chương trình, mục tiêu,... giúp phát triển nền nông nghiệp đất
nước nói chung và huyện Thái thụy, tỉnh Thái Bình nói riêng. Thực hiện quyết định số
521/SNNVPTNT ngày 20/8/2020 về công tác phòng trừ sâu bệnh năm 2020 : Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh ban hành công điện khẩn để chỉ
đạo các địa phương và các sở, ngành quyết liệt thực hiện các biện pháp chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa mùa. Huyện ủy UBND huyện tập trung chỉ đạo các địa
phương thực hiện nghiêm túc Quyết định số 4120/QĐ – UBND huyện về ban hành Đề
án sản xuất nông nghiệp; chú trọng cơ cấu giống lúa, biện pháp gieo cấy, bảo đảm
khung thời vụ, áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất do vậy toàn bộ diện tích lúa Xuân
phát triển tốt đều, năng suất đạt trên 70,5 tạ/ha. Quyết định số 2904/QĐ – UBND về
Chương trình đề án mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai thực hiện trên toàn
tỉnh trong đó có huyện Thái Thụy. Quyết định số 2663/QĐ-UBND cơ chế chính sách
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vụ Đông. Quyết định này nhằm hỗ trợ kinh phí từ nguồn
ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình có diện tích sản
xuất cây vụ Đông năm 2020 trong vùng quy hoạch của huyện. Quyết định số 143/QĐ-
UBND về việc phân bổ hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia. Quyết định đã phân bổ
250.000kg hạt giống lúa được Trung ương hỗ trợ cho nông dân các huyện, thành phố
để sản xuất vụ lúa năm từ năm 2018 đến nay.
Sản xuất nông nghiệp tuy đạt kết quả khá ổn tuy nhiên ở một số địa phương vẫn bị
ảnh hưởng bởi ảnh hưởng nhiều bởi các dịch bệnh đạo ôn, khâu vằn, sâu đục thân. Một số
địa phương còn khá chủ quan trong việc phòng trừ sâu bệnh, tình hình thời tiết bất ổn
nắng nóng nhiều hơn trong những năm qua cũng gây ra tình trạng khó khăn trong trồng
lúa và ảnh hưởng tới năng suất. Công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, tuy đã được
thực hiện ở hội chợ, triển lãm song vẫn chưa làm nổi bật về hình ảnh, chất lượng sản
phẩm; quản lý nhà nước còn bất cập về định hướng quy hoạch sản xuất, cơ chế, chính
sách huy động nguồn lực, kết nối thị trường... nông nghiệp của huyện vẫn chủ yếu là sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán không có tính liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối.
Suy giảm thâm canh, chậm chuyển sang hàng hóa tập trung quy mô lớn. Sản xuất
19
theo chuỗi còn hạn chế, sức cạnh tranh về chất lượng còn thấp, tình trạng được mùa
mất giá vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều nguồn tiềm năng lớn trong nông nghiệp như đất
đai, lao động chưa được khai thác hiệu quả, nhiều diện tích đất bỏ hoang, thị trường
đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn, thiếu liên kết giữa nông dân với
doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp còn yếu kém như thủy lợi, giao
thông, điện, chợ,... chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng
hóa, khả năng phòng chống thiên tai dịch bệnh còn hạn chế.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp
tại huyện Thái Thụy, Thái Bình.
2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển nằm ở vị trí Đông Bắc tỉnh Thái Bình,
có tọa độ địa lý từ 20027’độ vĩ Bắc, 106025’-106050’độ kinh đông. Phía Đông giáp
biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện
Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng(Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện
Quỳnh Phụ. Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là:
huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía
Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình). Phía Nam huyện có
sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính
giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm
Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích.
Diện tích tự nhiên của huyện là 256,83km², bao gồm 47 xã và 1 thị trấn. Trung
tâm của huyện là thị trấn Diêm Điền, Huyện có cảng Diêm Điền mở ra biển Đông,
hướng về miền Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông thủy bộ phát triển tạo điều kiện
cho huyện giao lưu, thông thương, trao đổi hàng hóa, thông tin kỹ thuật, tiếp thu thành
tựu khoa học công nghệ tiên tiến, có khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế đa
dạng và có sự kết hợp lẫn nhau.
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của 2 con sông lớn là
sông: Thái Bình và Trà Lý, địa hình Thái Thụy có xu thế cao dần về phía biển. Giữa lưu
vực có vùng trũng tập trung là Thái Hồng – Đồng 80 và rải rác những vùng đất bám hai
bên sông Sinh, sông Phong Lẫm, sông Bà Đa (cao độ 0,3-0,5m). Trên dải đất dọc 27km
bờ biển có vùng cao điển hình: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái
Hòa, Thái Đô, Mỹ Lộc đặc biệt là vùng Bích Du, Sơn Thọ (cao độ 1,5-2m) đây là những
vùng đất cát pha bạc màu, dinh dưỡng kém, độ chua mặn cao. Những
20
vùng còn lại có địa hình tương đối bằng phẳng (cao độ 1-1,2m) rất thuận lợi cho canh
tác nông nghiệp.
Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, phân bố trên địa hình khá bằng phẳng,
thích hợp với việc trồng lúa nước, cây hoa màu, cây công nghiệp, cho năng suất cao,
có khả năng thâm canh, tăng vụ. Huyện có diện tích đất tự nhiên rộng song lại có đặc
điểm đất đai rất phức tạp và khó khăn hơn các huyện nội đồng. Đất chua mặn nhiều, có
thể chia ra thành 3 miền khác nhau: khoảng 40% diện tích đất vùng ngọt, 35% diện
tích đất vùng đệm, 25% diện tích đất phèn mặn. Địa hình đất đai cao trũng khác nhau
có độ chênh lệch lớn, nên công tác thủy lợi tưới tiêu khó khăn. Sự khác biệt về chất đất
của huyện, không những là khó khăn, thử thách lớn đối với sản xuất nông nghiệp mà
trái lại, huyện đã biến những khó khăn đó thành động lực, phát triển ngành nông
nghiệp đa dạng với nhiều lĩnh vực, cây trồng, con vật nuôi mà không chỉ đơn thuần là
sản xuất lúa. Do vậy công tác khai phá và cải tạo vùng đất này để phục vụ sản xuất
nông nghiệp luôn là một yêu cầu cấp thiết, vô cùng quan trọng tới sự phát triển kinh tế
nông nghiệp của huyện.
Với kiểu khí hậu đặc trưng của vùng nhiệtđớiven biền Bắc bộ,chịu ảnh hưởng củagió mùa.Nhiệt độ Trung
bình trong nămtừ22 – 24°C, có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng (tháng4-tháng 10)nhiệt độ trung bình 26°C,mùa lạnh (tháng
11 – đến tháng 4 nămsau. Nhìn chung, sự phân hóa khí hậu theo mùa đã tạo cho huyện có một nền sản xuất nông
nghiệp phong phú,đa dạng về cây trồng,vật nuôivà mùa vụ,tạo điều kiện cho cây trồng, con vật nuôi phát triển tốt.
Bên cạnh đó, huyện còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 3 con sông chính
là: Sông Hóa, sông Diêm Hộ và sông Trà Lý. Sông Hoá chảy qua phía Bắc của huyện,
là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển
Ở cửa Thái Bình. Sông Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu: Khu bắc
và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền. Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chạy
qua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải
và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý. Ngoài ra huyện còn có các con sông nhỏ như
sông Hoàng Nguyên, sông chợ Cổng, sông Cái, sông Sinh… và hệ thống kênh mương
thủy lợi dày đặc. Các hệ thống sông này có nước chảy quanh năm, rất thuận lợi cho nguồn
nước tưới và thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong huyện, tiêu nước trong mùa mưa,
tạo thuận lợi phát triển nông nghiệp. Mặt khác, lượng phù sa đổ ra biển hàng năm ở cửa
sông tạo ra bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông-lâm-ngư nghiệp.
Diện tích mặt nước ở ao, hồ, sông là nơi nuôi trồng thủy hải sản.

Như vậy, có thể nói Thái Thụy là huyện có điều kiện tự nhiên khá điển hình và

21
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên do có sự phân hóa về khí hậu
và chế độ thủy văn theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất kinh tế
nông nghiệp của nhân dân địa phương. Mùa hè lượng mưa lớn, mực nước các sông lên
cao trong khi các cửa sôngđổ ra biển có độ dốc nhỏ, nước tiêu chậm, gây úng lụt cục bộ ở
một số diện tích canh tác ở ngoài đê. Ảnh hưởng của nhiều trận bão trong năm gây thiệt
hại đến đời sống, sản xuất. Mùa đông, lượng mưa ít, mực nước sông thấp, nước mặn theo
thủy triều xâm lấn vào sâu trong nội địa gây ra tình trạng nhiễm mặn, khó khăn cho việc
canh tác, sản xuất nông nghiệp. Do đó, Đảng bộ và các cấp lãnh đạo trong huyện cần có
những chủ trương, chính sách và có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để khai thác tốt các
điều kiện tự nhiên phục vụ đời sống sản xuất của nhân dân.
Bên cạnh những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, Thái Thụy còn là huyện có
nguồn tài nguyên phong phú của vùng biển như: Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập
mặn, tập trung ở các xã ven biển, rừng ở đây chủ yếu là rừng phi lao có tác dụng lớn
trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu, thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa và có
giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển.
Không những thế, với đường bờ biển dài 27 km và hàng chục nghìn 2 lãnh hải, có 3 cửa sông lớn hàng
năm đổ ra biển một lượng phù sa lớn. Vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú. Th eo số liệu
điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vùng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10
loài tôm, 5 loài mực, ....vv. Bãi biển ven cửa sông lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều loài hải sản
có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, cá, rong câu,.... đang được quan tâm phát triển. Tài
nguyên biển có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp của huyện vì vậy cần
có chính sách đầu tư, sử dụng, khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Ngoài ra, ở huyện còn có mỏ dầu khí, hiện đang được thăm dò và khai thác tại xã Thụy
Xuân, Thụy Trường; huyện cũng đang đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn nhất
miền bắc đó là nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc (đặt tại xã Mỹ Lộc), xây dựng cảng Trà lý
để mở rộng giao lưu và buôn bán.
Là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên, đây là ưu đãi, đồng thời cũng là thế mạnh để huyện phát triển nền kinh tế nói
chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, tuy vậy cũng có không ít khó khăn và thách
thức đòi hỏi huyện cần có những chủ trương, biện pháp thích hợp để phát huy tối đa
mọi nguồn lực phát triển kinh tế của huyện.
2.1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình
a, Điều kiện kinh tế
Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Thái bình nói chung, huyện Thái Thụy
22
nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực, xu hướng GRDP tăng lên hàng năm
điều này cho thấy tốc độ phát triển của huyện Thái thụy là tương đối tốt. Tổng sản
phẩm trong tỉnh (GRDP) từ 2019 - 2020 tăng bình quân 7,93%. Tổng sản phẩm trong
tỉnh (GRDP) năm 2019 theo giá so sánh 2010 đạt 82.329 tỷ đồng, tăng 8,64% so với
năm 2018; GRDP bình quân đầu người tăng khá nhanh, năm 2014 chỉ đạt 25 triệu
đồng/người, song đến năm 2019 đạt 43,08 triệu đồng/người/năm, gấp 1,72 lần so với
năm 2014. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với xu thế
phát triển, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên so với ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Năm 2018 tỷ trọng nông nghiệp: 25,42%, công nghiệp xây dựng: 31.85%, dịch vụ:
41,69%; năm 2019 nông nghiệp giảm còn 22,3%, công nghiệp xây dựng: 58,1%, dịch
vụ 19,6%.
b, Dân số và nguồn nhân lực
Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển cư dân sống tập trung trong huyện ngày
một đông. Theo kết quả điều tra năm 2010, dân số trên toàn huyện Thái Thụy có
274.054 người. Mật độ trung bình là 1065 người/ 2. Số hộ trên địa bàn là 73.206 hộ.
Tỷ lệ sinh những năm gần đây bình quân 1,23%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là
0,65%. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 125.000 người, trong đó lao động
nông – lâm – ngư nghiệp chiếm trên 70% dân số của huyện. Với nguồn lao động dồi
dào, dân số trẻ, đây là những lợi thế lớn về nguồn nhân lực cho phát triển của huyện.
Người dân Thái Thụy cần cù, chịu khó có kinh nghiệm trong thâm canh, tăng vụ lại
năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp thu và mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật vào
sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế nông
nghiệp theo hướng CNH-HĐH.
Tuy nhiên, nguồn lao độngcòn nhiều hạn chế, chủ yếu là lao độngphổ thông, trình
độ thấp, phân công lao độnggiữa các ngành, các địaphương không hợp lý; mặt khác do
tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nên tình trạng thiếuviệc làm là một sức ép
lớn. Do vậy trongtương lai, để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thì
việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, phân bố lại lao động là điềucần thiết. Là
huyện “đất chật người đông” cũng là một sức ép lớn đới với sản xuất nông nghiệp, diện
tíchđất theo đầu người thấp. Các ngành kinh tế khác cònkém phát triển, quá trình đô thị
hóa diễn ra mạnh dẫn đếnđất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, gây khó khăn tronggiải
quyết việc làm, do nhu cầu về việc làm của người lao động ngày càng tăng dẫn đếnlao
động đi làm việc tự do ở các tỉnh ngày càng nhiều. Do vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để
tăng năng suất, sản lượng lương thực, giải quyết việc làm cho người lao động là điềucấp
thiết, đòi hỏi Đảng bộ huyện phải có chủ trương, giải pháp đúng
23
đắn, phù hợp để lãnh đạo phát triển kinh tế cũng như kinh tế ngành nông nghiệp của
huyện ngày càng phát triển.
c, Điều kiện cơ sở, hạ tầng
Huyện Thái Thụy có mạng lưới giao thông rộng khắp, thuận lợi từ các vùng dân
cư đến trung tâm xã, thị trấn của huyện với các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,
đường liên xã, đường liên thôn tạo thành hệ thống giao thông liên hoàng, thuận tiện
cho việc giao lưu, thông thương buôn bán. Với hệ thống mạng lưới giao thông đường
bộ khá hoàn thiện, bao gồm 18 km đường quốc lộ 39; 64,2 km đường tỉnh lộ nối liền
các huyện, các tỉnh phía Bắc, phía Tây, phía Nam và ra ven biển; cùng với 76,2 km
đường huyện, 738,7 km đường xã thôn. Chất lượng đường tốt, được rải nhựa hoặc bê
tông hóa. Trên địa bàn huyện đường thủy nội địa qua 3 sông: Sông Trà Lý, sông Diêm
và sông Hóa với tổng chiều dài 112 km. Bên cạnh đó có đường bờ biển dài 27 km lợi
thế phát triển vận tải biển cũng rất lớn thông qua cảng Diêm Điền, là nơi trung chuyển
hàng hóa, xuất-nhập khẩu của huyện.
Hệ thống thủy lợi là công tác rất quan trọng trong quá trình sản xuất, cải tạo đất
đai của huyện. Đến nay huyện đã có hệ thống kênh mương khá hoàn chỉnh, chủ động
tiêu nước cho hơn 25.000 ha đất tự nhiên, tưới tiêu chủ động cho hơn 19.000 ha đất
canh tác, thau chua rửa mặn cho 4000 ha. Sông trục chính của huyện là 150 km, kênh
cấp I: 374 km, kênh cấp II: 456 km, kênh cấp III; 808 km; toàn huyện có 228 trạm
bơm, kênh tưới tổng chiều dài 612,516 km, đã kiên cố được 98,430 km. Sông dẫn nội
đồng có tổng chiều dài là 678 km; cầu giao thông nội đồng, tổng số cầu là 508 cái;
cống nội đồng có tổng số là 1.011 cái; đường giao thông nội đồng có tổng chiều dài là
740 km, đã cứng hóa được 70 km.
Hệ thống thông tin liên lạc tương đối hoàn chỉnh, từng bước được nâng cấp. Hệ
thống các đài phát thanh huyện, xã, thôn đảm bảo cung cấp đầy đủ những thông tin về tình
hình, diễn biến của sản xuất nông nghiệp đến với nhân dân. Mạng lưới điện được hoàn
chỉnh, cung cấp điện sinh hoạt, điện cho sản xuất đến tất cả các xã, thôn, xóm trong
huyện….Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng hoàn thiện là một điều kiện vô cùng
thuận lợi để huyện tập trung phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Hệ thống điện trên địa bàn huyện Thái Thụy đảm bảo phục vụ sản xuất và dân sinh trên
toàn địa bàn huyện. Tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 93.709 hộ. Tỷ lệ hộ sử
dụng điện thường xuyên, an toàn, đảm bảo chất lượng điện năng từ nguồn điện lưới quốc
gia đạt tỷ lệ 100%. Huyện Thái Thụy được đánh giá có hệ thống điện phù hợp với quy
hoạch và đảm bảo đầy đủ kỹ thuật của ngành điện tại quy định kỹ thuật điện nông thôn,
đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế
- xã hội.
24

Như vậy, tiềm năng và thế mạnh để huyện phát triển sản xuất nông nghiệp là rất
lớn. Đó là tiền đề quan trọng để huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn theo hướng CNH-HĐH nhưng cũng gây ra những khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng
tới sản xuất. Do vậy vấn đề đặt ra là huyện phải có những chủ trương, biện pháp phù
hợp với tình hình của huyện để lãnh đạo phát kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-
HĐH, gắn với nền kinh tế thị trường, đưa huyện trở thành huyện “gương mẫu về mọi
mặt”.


d, Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của huyện Thái Thụy

Thị trường tiêu thụ sản phầm của huyện còn nhỏ lẻ, manh mún, không ổn định.
Hàng hóa tiêu thụ tập trung chủ yếu ở các chợ, trung tâm của huyện, dọc các tuyến
giao thông và thông qua tư thương để trao đổi, buôn bán với thị trường ngoài huyện;
một số loại sản phẩm lâm nghiệp có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định do quy mô
sản xuất và sản lượng lớn. Tuy nhiên cũng chỉ ở việc bán sản phẩm thô, chưa qua sơ
chế nên giá trị của sản phẩm ít, lợi nhuận đem lại cho người dân không cao.

Nhìn chung để có thể khai thác tốt thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,
vai trò quan trọng và có sức lan tỏa nhất là sự phát triển công nghiệp (chủ yếu là công
nghiệp chế biến) và thương mại, dịch vụ. Nhưng cụm công nghiệp, thương mại, dich
vụ của huyện vẫn còn non trẻ và đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Vì vậy cần
đến sự quản lý của Nhà nước với những chính sách, dự án đầu tư để có thể góp phần
tạo thị trường đầu ra cho nông nghiệp và thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm nông
nghiêph của huyện Thái thụy.

e, Chính sách phát triển nông nghiệp của huyện Thái thụy

Để phát triểnnông nghiệp trong địabàn huyện, huyện đã triểnkhai thực hiệnmột
số văn bản trung ương, của tỉnh liênquan đếnphát triểnnông nghiệp đồngthời huyện
cũng đãban hành một số văn bản như Quy hoạch tổngthể phát triểnkinh tế xã hội huyện
Thái thụy đếnnăm 2025;Quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2020-2025;Chương trình
hành độngcủa huyện về thực hiện Nghị quyết số 26 của Trung ương đảng về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn. Đề án đào tạo nghề cho nông dân tronghuyện;

Quy định về giao, chuyển quyền sử dụng đất, thủ tục giải quyết cấp giấy chứng nhận
cho người dân; Chương trình vay vốn giải quyết việc làm và phát triển kinh tế vườn,
kinh tế trang trại; Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
25
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAYBài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về hợp tác xã trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, HOT
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
 
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đLuận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
Luận án: Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại, 9đ
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La, HAY
Luận án: Nghiên cứu sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La, HAYLuận án: Nghiên cứu sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La, HAY
Luận án: Nghiên cứu sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La, HAY
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Quản lý hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 

Similar to Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM

Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái BìnhChính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái BìnhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...
Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAYBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...
 
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái BìnhChính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAYBÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
BÀI MẪU Khóa luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghê, HAY
 
Luận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam
Luận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt NamLuận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam
Luận án: Nhân tố liên kết các địa phương trong vùng ở Việt Nam
 
Báo Cáo Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thương Hiệu Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
Báo Cáo Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thương Hiệu Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...Báo Cáo Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thương Hiệu Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
Báo Cáo Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thương Hiệu Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAYLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Hoà Bình.doc
Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Hoà Bình.docGiải Pháp Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Hoà Bình.doc
Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Nông Nghiệp Tỉnh Hoà Bình.doc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
 
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docxLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Họ và tên: Th.S Phạm Thị Dự Họ và tên: Nguyễn Thị Hân Bộ môn : Quản lý kinh tế Lớp HC: K54F3
  • 2. TÓM LƯỢC Trong nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng. Nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nơi cung cấp lao động, nguyên liệu và dược liệu cho công nghiệp mà còn là nơi tiêu thụ lớn các sản phẩm của công nghiệp. Nó là điểm khởi đầu, là nền tảng cho sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ. Hiểu được điều này các cơ quan, các cấp, chính quyền, ban lãnh đạo cần xây dựng, triển khai, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phù hợp giúp phát triển nông nghiệp. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao năng lực, trách nhiệm của mình, xây dựng, ban hành các chính sách, kế hoạch gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của từng vùng miền, với tình hình phát triển của nông nghiệp địa phương. Chính vì vậy, qua quá trình thực tập tốt nghiệp em đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình”. Đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề sau : Về lý thuyết, khóa luận đã tập hợp được khái niệm, những lý thuyết cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về nông nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. Về thực tiễn, đề tài đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. Qua đó cũng rút ra được một số thành công trong quản lý nhà nước về nông nghiệp đã đạt được, đồng thời cũng đưa ra một số hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đề tài đưa ra một số giải pháp tăng cường khả năng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó huyện có thể áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động nông nghiệp phát triển hơn nữa trong những năm tới. 2
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập tổng hợp và viết khóa luận tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự giúp của Nhà trường, thầy cô khoa Kinh tế - Luật nói chung và bộ môn Quản lý kinh tế nói riêng đã giúp em có được những kiến thức chuyên ngành, là nền tảng vững chắc để vận dụng vào đề tài khóa luận này. Đồng thời, em cũng nhận được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị tại Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy. Bên cạnh đó, em còn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ tận tình của gia đình, bạn bè, người thân, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài của mình. Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế - Luật và đặc biệt là tới cô giáo, Thạc sĩ Phạm Thị Dự, người trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận này. Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, tìm hiểu và viết khóa luận của mình. Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân là những nguồn cổ vũ, động viên quan trọng đối với em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 24/12/2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hân 3
  • 4. MỤC LỤC TÓM LƯỢC............................................................................................................................ 2 LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... 8 LỜI MỞ ĐẨU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Tổng quan các công trình có liên quan....................................................................... 2 3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu :.................................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu : ........................................................................................... 5 6. Kết cấu khóa luận.......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP..................................................................................................................... 7 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp..................................................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp ......................................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp........................................................................ 7 1.1.3. Khái niệm quản lý.................................................................................................. 8 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước ................................................................................ 9 1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ................................... 9 1.2. Một số lỹ thuyết liên quan đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ..... 10 1.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về nông nghiệp .................................................... 10 1.2.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về nông nghiệp ................................ 10 1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ................................ 11 1.2.4. Chức năng của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.......................... 12 1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp................................... 14 1.3.1. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp............................ 14 1.3.2. Các côngcụ, chính sáchcủa quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp. . 16 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH 19 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên huyện Thái Thụy, Thái Bình ..................................................... 19 4
  • 5. 2.1.1. Tổng quan tình hình quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Thái Thuy, Thái Bình ................................................................................................................ 19 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, Thái Bình. ............................................................................ 20 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, Thái Bình ......................................................................................................... 26 2.2.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về quản lý phát triển Nông nghiệp ............................................................... 26 2.2.2. Xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện cùng với ........................................................................................................................... 28 các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp của cơ quan Trung ương. ....................................................................................................................... 28 2.2.3. Tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nước về phát triển Nông nghiệp ...................................................................................... 32 2.2.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp ....................................................................... 32 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, Thái Bình ...................................................................................... 34 2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 34 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .......................................................... 44 CHƯƠNG 3 : CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH ................................................................................................................. 49 3.1. Quan điểm, định hướng về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy, Thái Bình ................................................................................................ 49 3.1.1. Quan điểm về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy, Thái Bình ................................................................................................................ 49 3.1.2. Định hướng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy, Thái Bình ................................................................................................................ 50 3.2. Các đề xuất cho quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy, Thái Bình ................................................................................................................... 52 3.2.1 Giải pháp về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về quản lý phát triển nông nghiệp .............................. 52 3.2.2 Giải pháp trong việc ban hành các chính sách phát triển nông nghiệp với các văn bản pháp luật liên quan đến nông nghiệp của cơ quan trung ương ................. 53 3.2.3 Giải pháp nâng cao việc tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nước về phát triển Nông nghiệp .............................................. 55 5
  • 6. 3.2.4 Giải pháp trong việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp.............................................. 55 3.3. Các kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp................................................................................................................................... 56 3.2.1. Kiến nghị đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình .................................................................................................................................. 56 3.3.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ........................................ 57 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.......................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 59 6
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Một số kế hoạch về phát triển nông nghiệp của huyện Thái Thụy (2018- 2020) .......................................................................................................................... 26 Bảng 2.2 Ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp ............................................ 29 Bảng 2.3 Ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng mô hình, nghiên cứu cây giống và ứng dụng KHCN ................................................................................................... 30 Bảng 2.4 Ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống thủy lợi ..................................... 31 Bảng 2.5 Tình hình phát triển kinh tế năm 2018-2020 huyện Thái Thụy ................. 34 Bảng 2.6 Báo cáo tình hình nông nghiệp của huyện giai đoạn 2018-2020 ............... 35 Bảng 2.7 Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Thái Thụy ................................... 38 Bảng 2.8 Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Thái Thụy ............................. 39 Bảng 2.9 Danh sách : Giao chỉ tiêu biên chế công chức và lao động hợp đồng theo nghị định số 68/2000/NĐ-CP năm 2019. .................................................................. 42 Bảng 2.10 Các lĩnh vực hoạt động của UBND huyện Thái Thụy được công bố phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2005 ................................................. 43 7
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND Uỷ ban nhân dân PTNT Phát triển nông thôn SNNPTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nươc QĐ Quyết định HĐND Hội đồng nhân dân CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa TTLT Thông tư liên tịch TT Thông tư BNN Bộ Nông nghiệp XDCB Xây dựng cơ bản DVNN Dịch vụ nông nghiệp 8
  • 9. LỜI MỞ ĐẨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo đó ngành nông nghiệp đã đạt được thành quả rực rỡ đồng thời cũng là lĩnh vực đầu tiên triển khai tái cơ cấu sau hơn 30 năm phát triển theo mô hình thiên về chiều rộng hơn là chiều sâu. Tại nghị quyết hội biểu toàn quốc lần thức XII của Đảng cũng đã xác định “Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, từng bước hình thành tổ hợp nông nghiệp- công nghiệp-dịch vụ công nghệ cao”. Có nhiều nguyên nhân tạo nên thắng lợi của nông nghiệp trong đó nguyên nhân cơ bản tạo nên sự đột phá về nông nghiệp là sự thay đổi cách thức quản lý nông nghiệp của nhà nước. Vai trò quản lý nông nghiệp được thể hiện trên cả ba phương diện : định hướng sự phát triển ; phân bổ nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và điều tiết sự phát triển nông nghiệp. Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển nằm ở vị trí Đông Bắc của tỉnh Thái Bình, có diện tích tự nhiên là 256,83 2 bao gổm 47 xã và 1 thị trấn. Những năm qua với nỗ lực to lớn của các cấp, các ngành của huyện trong công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp đã phát huy được tiểm năng, lợi thế về điều kiện, vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội đưa nông nghiệp của huyện đạt được nhiều thành tích. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, công tác đồn điền đổi thừa đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, việc thủy lợi hóa đất màu được tăng cường, sản xuất lương thực tăng, lâm nghiệp và nuôi trông thủy sản có bước phát triển. Từ năm 2018 – 2020 sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đạt mức ổn định. Giá trị sản xuất đạt 1194,7 tỷ đồng năm 2020 tăng 0,94% so với năm 2019. Tổng diện tích gieo cấy lúa Xuân đạt 12352 ha, năng suất ước đạt 70,5 tạ/ ha. Chăn nuôi huyện cũng đạt được nhiều thành tựu tích cực. Đàn lợn năm 2020 tăng 8,74% so với năm 2019 ; gia cầm tăng 25% so với năm 2019. 1
  • 10. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2020 đạt 1114,3 tỷ đồng tăng 2,36% so với năm 2019. Tuy nhiên nông nghiệp của huyện vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán không có tính liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối. Suy giảm thâm canh, chậm chuyển sang hàng hóa tập trung quy mô lớn. Sản xuất theo chuỗi còn hạn chế, sức cạnh tranh về chất lượng còn thấp, tình trạng được mùa mất giá vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều nguồn tiềm năng lớn trong nông nghiệp như đất đai, lao động chưa được khai thác hiệu quả, nhiều diện tích đất bỏ hoang, thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn, thiếu liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp còn yếu kém như thủy lợi, giao thông, điện, chợ,... còn rất thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, khả năng phòng chống thiên tai dịch bệnh còn hạn chế. Một bộ phận nông dân có đời sống khó khăn, trình độ dân trí chưa cao đã ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp. Điều này cho thấy bản thân của nội bộ ngành nông nghiệp của huyện còn đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Đặc biệt vai trò quản lý nhà nước của nông nghiệp trong huyện Thái Thụy còn mờ nhạt chưa thực sự hiệu quả thể hiện qua các điểm sau: Năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế; Công tác quy hoạch chưa gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường, tại các xã vẫn diễn ra đầu tư vượt quy hoạch, đầu tư theo trào lưu rất phổ biến. Các chế độ, chính sách hỗ trợ nông nghiệp chưa được triển khai hiệu quả. Những vi phạm phổ biến diễn ra như vật tư nông nghiệp giả, vi phạm an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi. Bên cạnh đó trước những xu thế thay đổi hiện nay của ngành nông nghiệp về sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, tác động của hội nhập kinh tế và biến đổi khí hậu đặt ra yêu cầu công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp ở huyện Thái Thụy là rất cần thiết và phải được nâng cao hơn nữa. Với những lý do trên em quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình để nghiển cứu đánh giá thực trạng, phát hiện các vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để tìm các giải pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. 2. Tổng quan các công trình có liênquan [1] Nguyễn Văn Lanh (2017) “Quản lý nhà nướcvề hoạt độngnông nghiệptại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” xuất bản Học viện hành chính Quốc gia – Thừa Thiên Huế. Tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động nông nghiệp 2
  • 11. tại huyện Nông Sơn từ đó đưa ra được những thành công và hạn chế mà quản lý nhà nước tại huyện Nông Sơn còn gặp phải. Từ hạn chế, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động nông nghiệp tại huyện Nông Sơn và đưa ra những kiến nghị tới Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện nhằm đưa hoạt động nông nghiệp tại huyện phát triển hơn. [2] Nguyễn Duy Nghĩa (2020) “Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình” xuất bản Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã phân tích về thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện như : tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện; cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành của huyện; nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp; tiêu chí đánh giá kinh tế nông nghiệp của huyện. Từ đó luận văn đưa ra những thành công và hạn chế về kinh tế nông nghiệp của huyện và đề xuất các kiến nghị, giải pháp để phát triển kinh tế huyện trong những năm tới. [3] Vũ Hồng Quang (2016) “ Đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình” xuất bản Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn đã hệ thống hóa một số lí luận liên quan đến đầu tư nông nghiệp, tiêu chí đánh giá đầu tư nông nghiệp; những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư nông nghiệp. Từ đó đi vào phân tích những thành công và hạn chế trong đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Kiến Xương. Nguyên nhân của hạn chế và những kiến nghị, giải pháp thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp tại huyện Kiến Xương. [4] Nguyễn Thị Bích Lệ (2016)“Quản lý nhà nướcvề xây dựng nôngthônmới tại tỉnh Thái Nguyên” xuất bản Đại học Thương Mại Hà Nội. Tác giả đã đưa ra tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên bằng việc thống kê các xã đạt chuẩn nông thôn mới ở các huyện từ đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên. Những thành công và hạn chế mà quản lý nhà nước gặp phải trong xây dựng nông thôn mới qua những chính sách, kế hoạch, mục tiêu triển khai xây dựng nông thôn mới; đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ phục vụ kinh tế - văn hóa – xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới. Từ đó kiến nghị và đưa ra giải pháp giúp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh đạt hiệu quả cao nhất về chính sách, về đầu tư, về giáo dục văn hóa. 3. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu a, Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ( 2018 – 2020 ) . 3
  • 12. b, Mục tiêu nghiên cứu Tập trung phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. c, Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêutrên bài luận văn này cần hoàn thành những nhiệm vụ sau :  Một là : Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái thụy, tỉnh Thái Bình   Hai là : Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình   Ba là : Đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước về phát triển nông nghiệp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 4. Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi nội dung : Khóa luận tập trung nghiên cứu công tác quản lý của cơ quan nhà nước ( các cơ chế, chính sách, công cụ ) trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về phát triển nông nghiệp qua bốn nội dung :  Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về quản lý phát triển Nông nghiệp.   Xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện cùng với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp của cơ quan Trung ương.   Tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nước về phát triển Nông nghiệp.   Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở đó, vận dụng để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Phạm vi không gian : Không gian nghiên cứu của đề tài là tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Phạm vi thời gian : Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình giai đoạn 2018 – 2020. Và đề xuất một số 4
  • 13. giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thái Thụy đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp thu thập dữ liệu Do có sự giới hạn về thời gian cũng như điều kiện thu thập dữ liệu, đề tài khóa luận sẽ chỉ chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp. Đây là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua các tài liệu, sổ sách, báo chí, internet… cùng các số liệu báo cáo của huyện qua tổng cục thống kê tỉnh Thái Bình, số liệu của Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, Sở kế họach và đầu tư tỉnh Thái Bình chủ yếu là các số liệu kế toán liên quan tới tình hình nông nghiệp tại huyện từ năm 2018 tới năm 2020, các chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, mục tiêu được Nhà nước đặt ra, chỉ đạo và thực hiện cho tỉnh Thái Bình. Qua đó đánh giá được tác động quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại địa bàn huyện cũng như đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, thúc đẩy sự hiệu quả quản lý nhà nước. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu phục vụ cho nội dung chương 2 và chương 3 của đề tài khóa luận. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu  Phương pháp thống kê: Để thực hiện tổng kết số liệu, em đã thống kê các số liệu thu thập được qua công tác thu thập số liệu thành dạng bảng. Từ các bảng số liệu thông qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát về thực trạng quản lý quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Phương pháp này được vận dụng vào Chương 2 của khóa luận.   Phương pháp so sánh đối chiếu: Sau khi đã thống kê số liệu dưới dạng bảng và sắp xếp phù hợp, em đã tiến hành so sánh đối chiếu số liệu qua các năm vào các thời điểm cụ thể để lảm rõ được tình hình nông nghiệp tại huyện tăng trưởng ra sao, tốc độ như thế nào. Từ đó đánh giá được kết quả quản lý của nhà nước về nông nghiệp, các kế hoạch, quy hoạch, các chính sách, dự án, chương trình mục tiêu, ... có thực sự hiệu quả còn yếu kém, lỏng lẻo, kém hiệu quả ở đâu. Phương pháp này cũng chủ yếu được sử dụng ở chương 2 của khóa luận.   Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích tổng hợp, ngoài ra còn sử dụng phương pháp logic và phương pháp triển khai, quy nạp trong quá trình phân tích lý luận và thực tiễn. Phương pháp này được sử dụng  ở cả chương 2 và chương 3 của khóa luận. 5
  • 14. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lýnhà nước về phát triểnnông nghiệp Chương 2 : Thực trạng quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy, Thái Bình Chương 3 : Các đề xuất và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về nông nghiệp huyện Thái Thụy, Thái Bình 6
  • 15. CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản liênquan đến quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên : “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi” [14, tr 740]. Trong tác phẩm Kinh tế Nông nghiệp – lý thuyết và thực tiễn, tác giả Đinh Phi Hồ quan niệm “ Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với những yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có : trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản” [ 9, tr 5]. Theo đó, kinh tế nông nghiệp bao gồm : Trồng trọt : là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp và thỏa mãn các nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan. Chăn nuôi : là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) với đối tượng là các loại động vật nuôi. Đây là ngành cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, trứng, sữa; cung cấp da, len, lông; sản phẩm của chăn nuôi dùng làm phân bón; gia súc dùng làm sức kéo. Lâm nghiệp : là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng, khai thác vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng. Trồng cây, tái tạo rừng, duy trì tác động phòng hộ của rừng. Ngư nghiệp : bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong đó đánh bắt là hoạt động lâu đời nhằm cung cấp thực phẩm cho chính mình thông qua các hình thức đánh bắt cá và các thủy sinh vật khác [22 tr24,25]. Tóm lại, Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chănnuôi, khai tháccây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu đểtạo ra lươngthực, thựcphẩm và một số nguyênliệu cho côngnghiệp. Nông nghiệp là một ngànhsảnxuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. 1.1.2. Khái niệm phát triển nông nghiệp Theo Tạp chí nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, số 215, tháng 10 năm 2016 của 7
  • 16. Thạc sĩ Đinh Trọng Giáp “Phát triển nông nghiệp là một quá trình chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách, ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp”. Theo Quyết định số 153/2004/QĐ – TTg ngày 17/8/2004 của thủ tướng Chính phủ về “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) chỉ rõ “Phát triển nông nghiệp là quá trình sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên : đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học” [6, tr 10]. Tóm lại, Phát triển nông nghiệp là quá trình lớn lên ( hay tăng tiến ) về mọi mặt của nền kinh tế nông nghiệp trong một thời kì nhất định. Phát triển nông nghiệp theo những khíacạnh sau: Phát triểnsứcsản xuất trong nông nghiệp; Phát triển phân công lao động trong nông nghiệp; Nâng cao dân trí; Giải quyết tốt vấn đề môi trường. Phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển nông nghiệp không những bao gồm cả sự tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với bối cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bổ của cải, tài nguyên của các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. 1.1.3. Khái niệm quản lý Trong giáo trình Quản lý nhà nước về Thương mại của tác giả Thân Danh Phúc (2015) có đưa ra quan niệm : Quản lý là một hiện tượng khách quan trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Nó xuất hiện là tính tất yếu do lao động mang tính tập thể và các hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội quyết định. Các Mác chỉ rõ “Bất kì lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó được tiến hành trên quy mô lớn, ở mức độ nhiều hay ít đều cần có sự quản lý nhằm phối hợp những hoạt động tác nhân và thực hiện những chức năng chung”. Ông đã hình dung quản lý giống như công việc của người nhạc trưởng trong một dàn hợp xướng “Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc cần có người nhạc trưởng”[1] Có nhiều cách trình bày, diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý, nhưng theo như cách tiếp cận của đề tài có thể theo 2 cách sau : Tiếp cận thứ nhất : Quản lý là một quá trình trong đó chủ thể quản lý tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa học và nghệ thuật vào đối tượng quản lý nhằm đạt kết quả tốt nhất theo mục tiêu đã đề ra thông qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý thích hợp. Tiếp cận thứ hai : Quản lý được hiểu là một hệ thống, bao gồm các thành tố : đầu 8
  • 17. vào, đầu ra, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, môi trường và mục tiêu của quản lý. Các yếu tố trên tác động qua lại lẫn nhau. Một mặt, chúng đặt ra những yêu cầu, những vấn đề quản lý cần giải quyết. Mặt khác, chúng ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý. 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước Theo Thạc sĩ Vũ Đình Trọng trong luận văn “Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” có đưa ra khái niệm như sau : “Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước”. Theo Tiến sĩ Thân Danh Phúc tác giả cuốn sách Quản lý Nhà nước về Thương Mại thuộc trường Đại học Thương Mại đã đưa ra Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước [2] và các mục tiêu đã xác định trong từng giai đoạn của đất nước. Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được thực hiện thông qua hoạt động của cả 3 cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước được giới hạn ở hoạt động quản lý có tính chất nhà nước được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (chính phủ) nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội đã đặt ra. Quản lý nhà nước có đặc điểm làhoạt động mang quyền lực nhà nước thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiệnnhất định, trong đó phương tiệncơ bản và đặc biệt quan trọngđược sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước; QLNN là hoạt động được tiếnhành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp và QLNN là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ. 1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp Theo quan điểm của Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Tuyết đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp như sau: “Quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp là sự quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các côngcụ kế hoạch, pháp luật và các chính sáchđể tạo điềukiện và tiềnđề, môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp hướng mục tiêuchung của toàn nền nông nghiệp; xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn vị kinh tế trongquá trìnhhoạt động kinh tế trêntất các các lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng các 9
  • 18. sản phẩm nông nghiệp; điều tiết lợi ích giữa các vùng, các ngành, các sản phẩm nông nghiệp, giữa nông nghiệp với toàn bộ nền kinh tế; thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn làm ổn định và lành mạnh hóa mọi quan hệ kinh tế và xã hội”. Trong phạm vi của đề tài, có tổng kết lại Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp là hoạt động sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra của hệ thống cơ quan nhà nước tại địa bàn một huyện cụ thể đối với lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của ngành nông nghiệp để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài huyện nhằm đạt mục tiêu xác định hiệu quả nhất. 1.2. Một số lỹ thuyết liênquan đến quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp 1.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về nông nghiệp Thứ nhất, quản lý nhà nước về nông nghiệp là những hoạt động dựa trên pháp luật và quyền lực của nhà nước: tính quyền lực của nhà nước được xem là yếu tố nhằm giúp chúng ta phân biệt được quản lý nhà nước cũng như các hoạt động quản lý mang tính xã hội khác. Quyền lực của nhà nước được thể hiện rõ ràng nhất thông qua các văn bản hành chính về nông nghiệp, các văn bản này thể hiện được những ý chí và quyết tâm của người quản lý nhà nước. Thứ hai, quản lý nhà nước về nông nghiệp được thực hiện bởi những người có quyền hạn, theo như những quy định mà nhà nước đã ban hành thì chủ thể của quản lý nhà nước ở Việt Nam là những cơ quan và công chức hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan nhà nước, vậy nên, đối tượng của cơ quan quản lý nhà nước là các mối quan hệ phát sinh trong xã hội, liên quan đến đời sống của người dân, pháp luật và các cơ quan nhà nước. Thứ ba, quản lý nhà nước về nông nghiệp là những hoạt động điều hành và chấp hành của nhà nước: Việc điều hành và chấp hành được xem là hai yếu tố then chốt giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp được diễn ra suôn sẻ hơn, tính chấp hành được thực hiện thông qua việc các văn bản mà nhà nước ban hành được chấp thuận và áp dụng vào trong thực tế, còn tính điều hành thì được thể hiện thông qua những quyết định, tổ chức và chỉ đạo các người quản lý theo một hệ thống giúp cho các văn bản được áp dụng vào đời sống một cách dễ dàng hơn. 1.2.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về nông nghiệp a, Chủ thể quản lý nhà nước về nông nghiệp 10
  • 19. Theo nghĩa rộng chủ thể quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều khiển của các cơ quan quản lý nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) để thực thi quyền lực của nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Theo nghĩa hẹp chủ thể quản lý nhà nước là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi cụ thể của con người theo pháp luật và bằng pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu và quay luật khách quan của xã hội. Như vậy có thể hiểu chủ thể quản lý về phát triẻn nông nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm :  Huyện ủy : đưa ra những chính sách, chủ trương, đường lối về phát triển nông nghiệp của huyện.   Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt kế hoạch, dự án, đề án chương trình về phát triển nông nghiệp cho huyện.   Ủy ban nhân dân trực tiếp điều hành các kế hoạch, dự án, đề án, chương trình,...về phát triển nông nghiệp cho huyện. b, Đối tượng quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp Đối tượng quản lý nhà nước về nông nghiệp là các cá nhân, cơ quan, tổ chức triển khai, thực thi các chính sách, kế hoạch, nghị định, chương trình, dự án,...mà nhà nước đã đặt ra cho sự phát triểnnông nghiệp. Đó là những tổ chức, lãnh đạo cầm quyền tại Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân xã về lĩnh vực nông nghiệp. Đối tượng quản lý nhà nước về nông nghiệp chính là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Như theo khái niệm về nông nghiệp đã nêu ở trên: Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Vì vậy đối tượng quản lý nhà nước hướng tới là những người trực tiếp, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra nông nghiệp, phát triển nông nghiệp. 1.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp Vai trò của quản lý Nhà nước trong nông nghiệp bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hoá sản xuất và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Lực lượng sản xuất và trình độ phát triển sản xuất hàng hoá càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Tuỳ theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hàng hoá của nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng như các yếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển. 11
  • 20. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia. Vai trò được thể hiện như sau: Thứ nhất, quản lý nhà nước thực hiện hóa các mục tiêu, ý tưởng của các nhà chính trị - những người đại diện của nhân dân trong lĩnh vực nông nghiệp. Vai trò này xuất phát từ chức năng chấp hành của quản lý nhà nước. Chủ thể quản lý nhà nước có trách nhiệm chấp hành quyết định của các cơ quan chính trị nhằm đạt được các mục tiêu trong nông nghiệp đã đề ra. Thứ hai, quản lý nhà nước điều hành các hoạt động nông nghiệp nhằm đạt mục tiêu tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất. Vai trò này xuất phát từ chức năng cụ thể của điều hành quản lý nhà nước là: định hướng (thông qua quy hoạch, kế hoạch), điều chỉnh các quan hệ xã hội (thông qua ban hành văn bản lập quy); hướng dẫn và tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, chính sách...; kiểm tra, thanh tra và xử lý những vi phạm pháp luật. Thứ ba, quản lý nhà nước duy trì và thúc đẩy nông nghiệp phát triểntheo định hướng. Để thực hiện tốt hai vai trò trên, nhà nước luôn có tráchnhiệm duy trì và tạo lập những điềukiệnthuận lợi cho sự phát triểncủa các yếu tố cấu thành nên nông nghiệp, duy trì và phát triểncác nguồn tài nguyên, kiến tạo các nguồn lực vật chất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, phát triển nguồn lực conngười, khắc phục những thất bại của thị trường hoặc hậu quả do những sai sót của quản lý nhà nước gây ra... 1.2.4. Chức năng của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp Một là, định hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, có vai trò nhiều mặt về kinh tế và xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏi phải xác định chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tể. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển Nhà nước đưa ra cụ thể các chương trình, các kế hoạch, định hướng phát triển ngắn hạn và trung hạn hàng năm để hướng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Các chiến lược và kế hoạch phát triển nói trên được xây dựng dựng cụ thể cho toàn bộ nền nông-lâm-ngư nghiệp ở từng cấp trong bộ máy quản lý nhà nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta từ năm 2010 được Đại hội Đảng IX (4/2001) nêu ra chủ yếu gồm : Chiến lược dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Chiến lược phát triển các vùng kinh tế; Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ; Chiến lược sản xuất và xuất khẩu,... Hai là, điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nông nghiệp, nông thôn và giữa nông nghiệp, nông thôn và các thành phần kinh tế còn lại. 12
  • 21. Trong quá trình phát triểnsản xuất hàng hóa dựa trên trìnhđộ xã hội, sản xuất hàng hóa ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế trongnội bộ nông nghiệp nông thôn cũng như giữa nông nghiệp nông thôn với các phần cònlại của nền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng phát triểnrộngrãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các mối quan hệ kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêucủa sự phát triển, cũng có thể không phù hợp với sự phát triểnkinh tế - xã hội của nước ta. Trong điềukiện như vậy, nhà nước phải thực hiện chức năng điềuchỉnh các mối quan hệ kinh tế bằng các biện pháp khuyến khích, hạn chế, cấm đoán. Các mối quan hệ kinh tế mà Nhà nước cần điềuchỉnh có nhiều loại. Có loại liênquan đếnquyền sở hữu và sử dụng tài nguyên, nguồn lực như : Đất đai, nguồn lực, vốn góp, cổ phần....Nhà nước cần điều chỉnh bằng luật sao cho sự phát triển đa dạng hóa sở hữu ở mức độ phù hợp. Có loại quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất quan hệ hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất – chế biến- tiêu thụ,... dưới những hình thức đa dạng khác nhau. Nhà nước cần điều chỉnh bằng cách giúp đỡ tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các quan hệ này phát triển một cách tối ưu, hiệu quả. Ba là, hỗ trợ giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp. Chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta kể từ tháng 4/1988 hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, kinh tế trang trại dần hình thành và phát triển. Với việc xác nhận lại vai trò của hộ kinh tế như vậy, hợp tác xã dần dần đổi mới để chuyển sang dịch vụ cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Trong một số doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất và chế biến thuộc sở hữu, Nhà nước thực hiện đổi mới bằng cách từng bước chuyển sang công ty cổ phần. Có thể nói việc thay đổi cách thức làm kinh tế cho phù hợp với những yêu cầu của cơ chế mới, trong nền nông nghiệp nước ta đã và đang hình thành những loại hình doanh nhân hoàn toàn mới. Bốn là, Bổ sung những vị trí cần thiết, nắm vững những vị trí then chốt của nông nghiệp và kinh tế nông thôn bằng lực lượng kinh tế nhà nước. Trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn những vị trí cần thiết và những hoạt động then chốt thường không nhiều, có thể nằm ở một số lĩnh vực như khai hoang phục hóa, xây dựng hạ tầng nông thôn, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng hộ rừng, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến xuất khẩu,... Việc xác định vị trí nào là cần thiết và hoạt động nào là then chốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội ngoại thương của nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp thực hiện chức năng nói trên bằng chính 13
  • 22. lực lượng kinh tế nhà nước. Tùy theo tầm quan trọng của từng vị trí hay những hoạt động then chốt mà việc điều tiết của Nhà nước được thực hiện theo những cách khác nhau. Thành lập doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ nhà nước gia, tham gia và nắm giữ cổ phần ở những mức độ khác nhau trong công ty cổ phần. Trong nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay chuyển một bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần bàng việc thực hiện cổ phần hóa thực chất là việc rút bớt lực lượng kinh tế Nhà nước ra khỏi vị trí không cần thiết hay những hoạt động không phải là then chốt của nông nghiệp, nông thôn. 1.3. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triểnnông nghiệp 1.3.1. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước từ Trung ương tới địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương cũng như thực hiện đầy đủ, toàn diện và đúng đắn nhất những gì đã đề ra góp phần đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bộ máy hành chính nhà nước. Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau : 1.3.1.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về quản lý phát triển Nông nghiệp Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ, địa phương xây dựng chiến lược phát triển Nông nghiệp. Bởi vậy, khi xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về Nông Nghiệp phải nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến phát triển kinh tế chung. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý nhà về Nông nghiệp phải tạo được bước đi phù hợp với khả năng của vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Quản lý nhà nước về phát triển Nông nghiệp cũng phải tính đến sự phân bố lực lượng sản xuất, trên lãnh thổ nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường, môi sinh. Đồng thời phát triển Nông nghiệp cũng cần xem xét đến tính cân đối trong phát triển khu vực, lãnh thổ và tính phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp cũng cần phải tính đến sự phát triển hài hòa giữa các vùng, lãnh thổ, tận dụng được lợi thế so sánh giữa các vùng, lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cân đối hợp lý chung của cả nước. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như chiến lược phát triển Nông nghiệp của Chính phủ đồng thời đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước phải thực sự quan tâm đến vấn đề này để loại bỏ những yếu tố tiêu cực như : 14
  • 23. đầu tư lãng phí kém hiệu quả; cây trồng, vật nuôi không phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc điều kiện của huyện. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp chính quyền cấp tỉnh ưu tiên tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất và thu hút các nhà đầu tư cũng là giúp họ có định hướng phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. 1.3.1.2. Xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện cùng với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nông nghiệp của cơ quan Trung ương Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đã được xây dựng chính quyền cấp tỉnh, huyện ban hành hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu, ban hành, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Trung ương cũng như địa phương cho phù hợp với điều kiện của huyện, sẽ khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh về phát triển nông nghiệp. Các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đãi trong thuế đất và tín dụng, ưu tiên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hướng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững bảo vệ môi trường; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích hoạt động đào tạo nghề cho nông dân, thực hiện chính sách kinh tế xã hội cải thiện đời sống cho nhân dân...sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển toàn diện, bảo đảm nông nghiệp phát triển hài hòa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, của tỉnh. 1.3.1.3. Tuyên truyền, giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật và quản lý nhà nước về phát triển Nông nghiệp Ngoài việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, chính quyền cấp tỉnh, huyện còn tiến hành tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân để chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống. Khi các chủ thể sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình sẽ tuân thủ nghiêm túc và có những hành động sao cho dúng đắn, phù hợp nhất. Thực hiện theo các chủ trương, chính sách, pháp luật sẽ đem lại lợi ích tối đa cho các chủ thể sản xuất nông nghiệp bởi các yếu tố thị trường, sản phẩm đã dược xác định rõ ràng. 1.3.1.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp Kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước về nông nghiệp là đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp theo các đề án, chương trình, kế hoạch đã đề ra đồng thời phát hiện những sai lệch để có biện pháp điều chỉnh. Để làm tốt công tác này, chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng bộ máy tổ chức, cán bộ kiểm tra, 15
  • 24. thanh tra ở Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra, giám sát đa dạng, phù hợp với hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc kiểm tra, giám sát giúp cho cơ quan quản lý cấp tỉnh phát hiện một số nguồn lực chưa được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, hoặc bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung những quy định không phù hợp với thực tế hay “lệch hướng” chung. Đồng thời khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những người sản xuất, kinh doanh giỏi, nêu gương và nhân rộng, tạo sức lan tỏa một số mô hình tiên tiến để người dân thấy rõ yếu tố thuận lợi và hiệu quả kinh tế của các chính sách, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. 1.3.2. Các công cụ, chính sách của quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. 1.3.2.1 Công cụ pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của Nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy Nhà nước. Đây là loại công cụ tác động mang tính chất bắt buộc, quy định, xác định hành lang vận động cho đối tượng quản lí, dựa trên cơ sở chức năng quản lí và uy quyền của Nhà nước. Đã có 34 văn bản pháp luật được ban hành và đi vào thực tế cuộc sống, phát huy tác dụng như: Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Chứng khoán, Luật Thủy sản, Luật Hợp tác xã,… Pháp luật là công cụ quan trọng nhất để điềuchỉnh các quan hệ xã hội và thực hiện quản lý xã hội. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp luật có ba chức năng chủ yếu: Chức năng điềuchỉnh, chức năng bảo vệ, chức năng giáo dục. Và các hình thức thực hiệnpháp luật đó là: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật… Tùy thuộc vào mỗi quốc gia lại ban hành những văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Ở nước ta Nông Nghiệp được định chế bằng:  Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 20/1/2020 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả giai đoạn 2020- 2025, định hướng năm 2030.    Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/12/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2019-2020 định hướng năm 2030.   1.3.2.2 Công cụ kế hoạch  Kế hoạch hóa là một hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước theo chương trình 16
  • 25. mục tiêu định trước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý để nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng sản xuất với hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Kế hoạch hóa là một hoạt động vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển, đồng thời đưa ra kế hoạch định hướng hàng năm đồng thời chuẩn bị cho công tác điều hành thực hiện, theo dõi và điều chỉnh kế hoạch.. Đây là loại công cụ mà Nhà nước sử dụng nhằm định hướng phát triển của các lĩnh vực, các vùng, các phân ngành cũng như toàn bộ nền nông nghiệp nói chung. Nhà nước sử dụng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, mục tiêu để định hướng và điều hành Nông nghiệp. Nhà nước quy định chiến lược xây dựng, phát triển Nông nghiệp của mỗi địa phương phải nằm trong quy hoạch tổng thể của tỉnh, của cả nước và hướng đến thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Thông qua cách làm này Nhà nước đảm bảo rằng nông nghiệp vừa sử dụng hiệu quả nguồn lực, vừa là công cụ thực thi đường lối phát triển kinh tế ở địa phương và cả nước. Để làm được như vậy, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước phải có chất lượng, ổn định trong thời gian dài, việc điều chỉnh không làm thay đổi mục tiêu và định hướng chiến lược. 1.3.2.3 Công cụ chính sách kinh tế Là công cụ có tính chất kích thích, khuyến khích hoặc nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế. Chính sách kinh tế bao gồm các chính sách kinh tế cụ thể khác nhau được Nhà nước sử dụng kết hợp với nhau tạo nên lực tác động tổng hợp tới quá trình tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp.  Chính sách khuyến khích đầu tưcủa Nhà nước:  Nhà nước có thể sử dụng thuế và đầu tư Nhà nước để khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư thêm vào Nông nghiệp – một ngành ít được quan tâm hơn các ngành khác. Công cụ thuế được sử dụng phổ biến nhất là miễn, giảm thuế nhập khấu cho các lô hàng nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư trong Nông nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp. Miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thường được áp dụng cho các khoản đầu tư mới vào Nông nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng công cụ thuế nhập khẩu thường phức tạp vì khó kiểm soát mục đích các lô hàng nhập khẩu. Hơn nữa, miễn và giảm hai loại thuế này thường là chính sách khuyến khích đầu tư chung, được vận dụng cho Nông nghiệp. Công cụ đầu tư Nhà nước thường dùng là tài trợ vốn để đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng trong và ngoài cho nông nghiệp. Có nhiều hình thức tài trợ như tài trợ toàn bộ, tài trợ một phần, tài trợ bằng cấp vốn ngân sách, tài trợ bằng vay tín dụng ưu đãi...Nhà nước 17
  • 26. thường sử dụng đầu tư nhà nước để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển Nông nghiệp.  Chính sách xúc tiến đầu tư   Nhà nước hỗ trợ người sản xuất, kinh doanh trong Nông nghiệp tổ chức xúc tiến đầu tư thông qua hoạt động quảng bá, thông tin về các sản phẩm, tiềm năng của mặt hàng nông nghiệp trên các trang webside của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, nhiều địa phương còn tổ chức các đoàn đi quảng bá ở nước ngoài cho các sản phẩm, mô hình nông nghiệp của họ.  Chính sách đất đai   Nhà nước tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất để quản lý và sử dụng đất đai trong nông nghiệp. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm gần đây đã có những chuyển biến, tạo cơ sở bước đầu cho việc quản lý nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, nhiều địa phương đã quan tâm tới việc triển khai thực hiện công tác đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp, đăng ký quyền sử dụng đất; cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện ở địa phương với cả 3 cấp hành chính: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng.  Chính sách lao động việc làm  Nhà nước quản lý lĩnh vực lao động việc làm thông qua nhiều công cụ như quy định về tiền lương tối thiểu, khuyến khích các doanh nghiệp trong Nông nghiệp đào tạo người lao động, tạo điều kiện để người lao động trong Nông nghiệp có nhà ở, có dịch vụ về y tế, học tập, chế định quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong Nông nghiệp về các phương diện bảo hiểm, quyền tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, quyền đình công, bãi công... Nhìn chung, các quy định quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực này rất phức tạp, luôn phải chịu sức ép từ hai phía là giới chủ đầu tư và người lao động. Cân bằng các quyền lợi đồng thời vẫn khuyến khích đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp lớn cho nền kinh tế là nhiệm vụ rất khó khăn của Nhà nước. 18
  • 27. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY TỈNH THÁI BÌNH 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp trên huyện Thái Thụy, Thái Bình 2.1.1. Tổng quan tình hình quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Thái Thuy, Thái Bình Giai đoạn (2018-2020) Nhà nước vẫn tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, đề xuất đưa ra những kế hoạch, dự án, chương trình, mục tiêu,... giúp phát triển nền nông nghiệp đất nước nói chung và huyện Thái thụy, tỉnh Thái Bình nói riêng. Thực hiện quyết định số 521/SNNVPTNT ngày 20/8/2020 về công tác phòng trừ sâu bệnh năm 2020 : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh ban hành công điện khẩn để chỉ đạo các địa phương và các sở, ngành quyết liệt thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa mùa. Huyện ủy UBND huyện tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc Quyết định số 4120/QĐ – UBND huyện về ban hành Đề án sản xuất nông nghiệp; chú trọng cơ cấu giống lúa, biện pháp gieo cấy, bảo đảm khung thời vụ, áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất do vậy toàn bộ diện tích lúa Xuân phát triển tốt đều, năng suất đạt trên 70,5 tạ/ha. Quyết định số 2904/QĐ – UBND về Chương trình đề án mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai thực hiện trên toàn tỉnh trong đó có huyện Thái Thụy. Quyết định số 2663/QĐ-UBND cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vụ Đông. Quyết định này nhằm hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình có diện tích sản xuất cây vụ Đông năm 2020 trong vùng quy hoạch của huyện. Quyết định số 143/QĐ- UBND về việc phân bổ hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia. Quyết định đã phân bổ 250.000kg hạt giống lúa được Trung ương hỗ trợ cho nông dân các huyện, thành phố để sản xuất vụ lúa năm từ năm 2018 đến nay. Sản xuất nông nghiệp tuy đạt kết quả khá ổn tuy nhiên ở một số địa phương vẫn bị ảnh hưởng bởi ảnh hưởng nhiều bởi các dịch bệnh đạo ôn, khâu vằn, sâu đục thân. Một số địa phương còn khá chủ quan trong việc phòng trừ sâu bệnh, tình hình thời tiết bất ổn nắng nóng nhiều hơn trong những năm qua cũng gây ra tình trạng khó khăn trong trồng lúa và ảnh hưởng tới năng suất. Công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, tuy đã được thực hiện ở hội chợ, triển lãm song vẫn chưa làm nổi bật về hình ảnh, chất lượng sản phẩm; quản lý nhà nước còn bất cập về định hướng quy hoạch sản xuất, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, kết nối thị trường... nông nghiệp của huyện vẫn chủ yếu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán không có tính liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối. Suy giảm thâm canh, chậm chuyển sang hàng hóa tập trung quy mô lớn. Sản xuất 19
  • 28. theo chuỗi còn hạn chế, sức cạnh tranh về chất lượng còn thấp, tình trạng được mùa mất giá vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều nguồn tiềm năng lớn trong nông nghiệp như đất đai, lao động chưa được khai thác hiệu quả, nhiều diện tích đất bỏ hoang, thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn, thiếu liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp còn yếu kém như thủy lợi, giao thông, điện, chợ,... chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, khả năng phòng chống thiên tai dịch bệnh còn hạn chế. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp tại huyện Thái Thụy, Thái Bình. 2.1.2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển nằm ở vị trí Đông Bắc tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20027’độ vĩ Bắc, 106025’-106050’độ kinh đông. Phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng(Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình). Phía Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích. Diện tích tự nhiên của huyện là 256,83km², bao gồm 47 xã và 1 thị trấn. Trung tâm của huyện là thị trấn Diêm Điền, Huyện có cảng Diêm Điền mở ra biển Đông, hướng về miền Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông thủy bộ phát triển tạo điều kiện cho huyện giao lưu, thông thương, trao đổi hàng hóa, thông tin kỹ thuật, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, có khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế đa dạng và có sự kết hợp lẫn nhau. Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của 2 con sông lớn là sông: Thái Bình và Trà Lý, địa hình Thái Thụy có xu thế cao dần về phía biển. Giữa lưu vực có vùng trũng tập trung là Thái Hồng – Đồng 80 và rải rác những vùng đất bám hai bên sông Sinh, sông Phong Lẫm, sông Bà Đa (cao độ 0,3-0,5m). Trên dải đất dọc 27km bờ biển có vùng cao điển hình: Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Mỹ Lộc đặc biệt là vùng Bích Du, Sơn Thọ (cao độ 1,5-2m) đây là những vùng đất cát pha bạc màu, dinh dưỡng kém, độ chua mặn cao. Những 20
  • 29. vùng còn lại có địa hình tương đối bằng phẳng (cao độ 1-1,2m) rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, phân bố trên địa hình khá bằng phẳng, thích hợp với việc trồng lúa nước, cây hoa màu, cây công nghiệp, cho năng suất cao, có khả năng thâm canh, tăng vụ. Huyện có diện tích đất tự nhiên rộng song lại có đặc điểm đất đai rất phức tạp và khó khăn hơn các huyện nội đồng. Đất chua mặn nhiều, có thể chia ra thành 3 miền khác nhau: khoảng 40% diện tích đất vùng ngọt, 35% diện tích đất vùng đệm, 25% diện tích đất phèn mặn. Địa hình đất đai cao trũng khác nhau có độ chênh lệch lớn, nên công tác thủy lợi tưới tiêu khó khăn. Sự khác biệt về chất đất của huyện, không những là khó khăn, thử thách lớn đối với sản xuất nông nghiệp mà trái lại, huyện đã biến những khó khăn đó thành động lực, phát triển ngành nông nghiệp đa dạng với nhiều lĩnh vực, cây trồng, con vật nuôi mà không chỉ đơn thuần là sản xuất lúa. Do vậy công tác khai phá và cải tạo vùng đất này để phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn là một yêu cầu cấp thiết, vô cùng quan trọng tới sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Với kiểu khí hậu đặc trưng của vùng nhiệtđớiven biền Bắc bộ,chịu ảnh hưởng củagió mùa.Nhiệt độ Trung bình trong nămtừ22 – 24°C, có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng (tháng4-tháng 10)nhiệt độ trung bình 26°C,mùa lạnh (tháng 11 – đến tháng 4 nămsau. Nhìn chung, sự phân hóa khí hậu theo mùa đã tạo cho huyện có một nền sản xuất nông nghiệp phong phú,đa dạng về cây trồng,vật nuôivà mùa vụ,tạo điều kiện cho cây trồng, con vật nuôi phát triển tốt. Bên cạnh đó, huyện còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 3 con sông chính là: Sông Hóa, sông Diêm Hộ và sông Trà Lý. Sông Hoá chảy qua phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển Ở cửa Thái Bình. Sông Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu: Khu bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền. Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý. Ngoài ra huyện còn có các con sông nhỏ như sông Hoàng Nguyên, sông chợ Cổng, sông Cái, sông Sinh… và hệ thống kênh mương thủy lợi dày đặc. Các hệ thống sông này có nước chảy quanh năm, rất thuận lợi cho nguồn nước tưới và thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong huyện, tiêu nước trong mùa mưa, tạo thuận lợi phát triển nông nghiệp. Mặt khác, lượng phù sa đổ ra biển hàng năm ở cửa sông tạo ra bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông-lâm-ngư nghiệp. Diện tích mặt nước ở ao, hồ, sông là nơi nuôi trồng thủy hải sản.  Như vậy, có thể nói Thái Thụy là huyện có điều kiện tự nhiên khá điển hình và  21
  • 30. thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên do có sự phân hóa về khí hậu và chế độ thủy văn theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất kinh tế nông nghiệp của nhân dân địa phương. Mùa hè lượng mưa lớn, mực nước các sông lên cao trong khi các cửa sôngđổ ra biển có độ dốc nhỏ, nước tiêu chậm, gây úng lụt cục bộ ở một số diện tích canh tác ở ngoài đê. Ảnh hưởng của nhiều trận bão trong năm gây thiệt hại đến đời sống, sản xuất. Mùa đông, lượng mưa ít, mực nước sông thấp, nước mặn theo thủy triều xâm lấn vào sâu trong nội địa gây ra tình trạng nhiễm mặn, khó khăn cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp. Do đó, Đảng bộ và các cấp lãnh đạo trong huyện cần có những chủ trương, chính sách và có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để khai thác tốt các điều kiện tự nhiên phục vụ đời sống sản xuất của nhân dân. Bên cạnh những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, Thái Thụy còn là huyện có nguồn tài nguyên phong phú của vùng biển như: Thái Thụy có 1.552,3 ha rừng ngập mặn, tập trung ở các xã ven biển, rừng ở đây chủ yếu là rừng phi lao có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hoà khí hậu, thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa và có giá trị lớn về cảnh quan môi trường, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển. Không những thế, với đường bờ biển dài 27 km và hàng chục nghìn 2 lãnh hải, có 3 cửa sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng phù sa lớn. Vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú. Th eo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vùng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loài tôm, 5 loài mực, ....vv. Bãi biển ven cửa sông lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, cá, rong câu,.... đang được quan tâm phát triển. Tài nguyên biển có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp của huyện vì vậy cần có chính sách đầu tư, sử dụng, khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, ở huyện còn có mỏ dầu khí, hiện đang được thăm dò và khai thác tại xã Thụy Xuân, Thụy Trường; huyện cũng đang đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện lớn nhất miền bắc đó là nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc (đặt tại xã Mỹ Lộc), xây dựng cảng Trà lý để mở rộng giao lưu và buôn bán. Là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đây là ưu đãi, đồng thời cũng là thế mạnh để huyện phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, tuy vậy cũng có không ít khó khăn và thách thức đòi hỏi huyện cần có những chủ trương, biện pháp thích hợp để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển kinh tế của huyện. 2.1.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình a, Điều kiện kinh tế Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Thái bình nói chung, huyện Thái Thụy 22
  • 31. nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực, xu hướng GRDP tăng lên hàng năm điều này cho thấy tốc độ phát triển của huyện Thái thụy là tương đối tốt. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) từ 2019 - 2020 tăng bình quân 7,93%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2019 theo giá so sánh 2010 đạt 82.329 tỷ đồng, tăng 8,64% so với năm 2018; GRDP bình quân đầu người tăng khá nhanh, năm 2014 chỉ đạt 25 triệu đồng/người, song đến năm 2019 đạt 43,08 triệu đồng/người/năm, gấp 1,72 lần so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với xu thế phát triển, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên so với ngành nông nghiệp và công nghiệp. Năm 2018 tỷ trọng nông nghiệp: 25,42%, công nghiệp xây dựng: 31.85%, dịch vụ: 41,69%; năm 2019 nông nghiệp giảm còn 22,3%, công nghiệp xây dựng: 58,1%, dịch vụ 19,6%. b, Dân số và nguồn nhân lực Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển cư dân sống tập trung trong huyện ngày một đông. Theo kết quả điều tra năm 2010, dân số trên toàn huyện Thái Thụy có 274.054 người. Mật độ trung bình là 1065 người/ 2. Số hộ trên địa bàn là 73.206 hộ. Tỷ lệ sinh những năm gần đây bình quân 1,23%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,65%. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 125.000 người, trong đó lao động nông – lâm – ngư nghiệp chiếm trên 70% dân số của huyện. Với nguồn lao động dồi dào, dân số trẻ, đây là những lợi thế lớn về nguồn nhân lực cho phát triển của huyện. Người dân Thái Thụy cần cù, chịu khó có kinh nghiệm trong thâm canh, tăng vụ lại năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp thu và mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, nguồn lao độngcòn nhiều hạn chế, chủ yếu là lao độngphổ thông, trình độ thấp, phân công lao độnggiữa các ngành, các địaphương không hợp lý; mặt khác do tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nên tình trạng thiếuviệc làm là một sức ép lớn. Do vậy trongtương lai, để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng lao động, phân bố lại lao động là điềucần thiết. Là huyện “đất chật người đông” cũng là một sức ép lớn đới với sản xuất nông nghiệp, diện tíchđất theo đầu người thấp. Các ngành kinh tế khác cònkém phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh dẫn đếnđất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, gây khó khăn tronggiải quyết việc làm, do nhu cầu về việc làm của người lao động ngày càng tăng dẫn đếnlao động đi làm việc tự do ở các tỉnh ngày càng nhiều. Do vậy, vấn đề đặt ra làm thế nào để tăng năng suất, sản lượng lương thực, giải quyết việc làm cho người lao động là điềucấp thiết, đòi hỏi Đảng bộ huyện phải có chủ trương, giải pháp đúng 23
  • 32. đắn, phù hợp để lãnh đạo phát triển kinh tế cũng như kinh tế ngành nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển. c, Điều kiện cơ sở, hạ tầng Huyện Thái Thụy có mạng lưới giao thông rộng khắp, thuận lợi từ các vùng dân cư đến trung tâm xã, thị trấn của huyện với các đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, đường liên thôn tạo thành hệ thống giao thông liên hoàng, thuận tiện cho việc giao lưu, thông thương buôn bán. Với hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn thiện, bao gồm 18 km đường quốc lộ 39; 64,2 km đường tỉnh lộ nối liền các huyện, các tỉnh phía Bắc, phía Tây, phía Nam và ra ven biển; cùng với 76,2 km đường huyện, 738,7 km đường xã thôn. Chất lượng đường tốt, được rải nhựa hoặc bê tông hóa. Trên địa bàn huyện đường thủy nội địa qua 3 sông: Sông Trà Lý, sông Diêm và sông Hóa với tổng chiều dài 112 km. Bên cạnh đó có đường bờ biển dài 27 km lợi thế phát triển vận tải biển cũng rất lớn thông qua cảng Diêm Điền, là nơi trung chuyển hàng hóa, xuất-nhập khẩu của huyện. Hệ thống thủy lợi là công tác rất quan trọng trong quá trình sản xuất, cải tạo đất đai của huyện. Đến nay huyện đã có hệ thống kênh mương khá hoàn chỉnh, chủ động tiêu nước cho hơn 25.000 ha đất tự nhiên, tưới tiêu chủ động cho hơn 19.000 ha đất canh tác, thau chua rửa mặn cho 4000 ha. Sông trục chính của huyện là 150 km, kênh cấp I: 374 km, kênh cấp II: 456 km, kênh cấp III; 808 km; toàn huyện có 228 trạm bơm, kênh tưới tổng chiều dài 612,516 km, đã kiên cố được 98,430 km. Sông dẫn nội đồng có tổng chiều dài là 678 km; cầu giao thông nội đồng, tổng số cầu là 508 cái; cống nội đồng có tổng số là 1.011 cái; đường giao thông nội đồng có tổng chiều dài là 740 km, đã cứng hóa được 70 km. Hệ thống thông tin liên lạc tương đối hoàn chỉnh, từng bước được nâng cấp. Hệ thống các đài phát thanh huyện, xã, thôn đảm bảo cung cấp đầy đủ những thông tin về tình hình, diễn biến của sản xuất nông nghiệp đến với nhân dân. Mạng lưới điện được hoàn chỉnh, cung cấp điện sinh hoạt, điện cho sản xuất đến tất cả các xã, thôn, xóm trong huyện….Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng hoàn thiện là một điều kiện vô cùng thuận lợi để huyện tập trung phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Hệ thống điện trên địa bàn huyện Thái Thụy đảm bảo phục vụ sản xuất và dân sinh trên toàn địa bàn huyện. Tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 93.709 hộ. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn, đảm bảo chất lượng điện năng từ nguồn điện lưới quốc gia đạt tỷ lệ 100%. Huyện Thái Thụy được đánh giá có hệ thống điện phù hợp với quy hoạch và đảm bảo đầy đủ kỹ thuật của ngành điện tại quy định kỹ thuật điện nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. 24
  • 33.  Như vậy, tiềm năng và thế mạnh để huyện phát triển sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Đó là tiền đề quan trọng để huyện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH nhưng cũng gây ra những khó khăn, trở ngại, ảnh hưởng tới sản xuất. Do vậy vấn đề đặt ra là huyện phải có những chủ trương, biện pháp phù hợp với tình hình của huyện để lãnh đạo phát kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH, gắn với nền kinh tế thị trường, đưa huyện trở thành huyện “gương mẫu về mọi mặt”.   d, Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của huyện Thái Thụy  Thị trường tiêu thụ sản phầm của huyện còn nhỏ lẻ, manh mún, không ổn định. Hàng hóa tiêu thụ tập trung chủ yếu ở các chợ, trung tâm của huyện, dọc các tuyến giao thông và thông qua tư thương để trao đổi, buôn bán với thị trường ngoài huyện; một số loại sản phẩm lâm nghiệp có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định do quy mô sản xuất và sản lượng lớn. Tuy nhiên cũng chỉ ở việc bán sản phẩm thô, chưa qua sơ chế nên giá trị của sản phẩm ít, lợi nhuận đem lại cho người dân không cao.  Nhìn chung để có thể khai thác tốt thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, vai trò quan trọng và có sức lan tỏa nhất là sự phát triển công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp chế biến) và thương mại, dịch vụ. Nhưng cụm công nghiệp, thương mại, dich vụ của huyện vẫn còn non trẻ và đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Vì vậy cần đến sự quản lý của Nhà nước với những chính sách, dự án đầu tư để có thể góp phần tạo thị trường đầu ra cho nông nghiệp và thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiêph của huyện Thái thụy.  e, Chính sách phát triển nông nghiệp của huyện Thái thụy  Để phát triểnnông nghiệp trong địabàn huyện, huyện đã triểnkhai thực hiệnmột số văn bản trung ương, của tỉnh liênquan đếnphát triểnnông nghiệp đồngthời huyện cũng đãban hành một số văn bản như Quy hoạch tổngthể phát triểnkinh tế xã hội huyện Thái thụy đếnnăm 2025;Quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2020-2025;Chương trình hành độngcủa huyện về thực hiện Nghị quyết số 26 của Trung ương đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đề án đào tạo nghề cho nông dân tronghuyện;  Quy định về giao, chuyển quyền sử dụng đất, thủ tục giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người dân; Chương trình vay vốn giải quyết việc làm và phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP). 25