SlideShare a Scribd company logo
1 of 221
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC ÁNH
THỰC HIỆN THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA
BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI – 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC ÁNH
THỰC HIỆN THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA
BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Văn Giang
2. PGS, TS Nguyễn Vũ Tiến
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Ngọc Ánh
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
6
1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
16
1.3. Khái quát những kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và
những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu 21
Chương 2: THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN 24
2.1. Huyện ủy và bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
24
2.2. Thẩm quyền, trách nhiệm và thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí
thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, nội dung, đặc trưng và
mối quan hệ 40
Chương 3: THỰC HIỆN THẨM QUYỀN TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ
HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
VÀ KINH NGHIỆM 72
3.1. Thực trạng thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủyở đồng bằng
sông Hồng 72
3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra
103
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC
HIỆN TỐT THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025 120
4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng thực hiện tốt thẩm quyền,
trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng 120
4.2. Những giải pháp thực hiện tốt thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy
ở đồng bằng sông Hồng 124
KẾT LUẬN
157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
160
170
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ANQP
BCH
: An ninh, quốc phòng
: Ban Chấp hành
BTHU : Bí thư huyện ủy
BTV
CBCC
CT-XH
: Ban Thường vụ
: Cán bộ, công chức
: Chính trị - xã hội
CNH, HĐH
CNXH
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Chủ nghĩa xã hội
ĐBSH
HĐND
: Đồng bằng sông Hồng
: Hội đồng nhân dân
HTCT
HU
KT
GS
: Hệ thống chính trị
: Huyện ủy
: Kiểm tra
: Giám sát
KT-XH
MTTQ
Nxb
: Kinh tế - xã hội
: Mặt trận Tổ quốc
: Nhà xuất bản
TCCSĐ
TQ
TN
: Tổ chức cơ sở đảng
: Thẩm quyền
: Trách nhiệm
UBKT : Ủy ban Kiểm tra
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của BTHU ở ĐBSH,
nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020 36
Bảng 2.2: Độ tuổi của BTHU ở ĐBSH, so sánh nhiệm kỳ 2010-2015 với
2015-2020 37
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Biểu đồ 2.1: Thống kê BTHU là tỉnh/thành ủy viên, đồng thời là chủ tịch
HĐND ở ĐBSH, so sánh nhiệm kỳ 2010-2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 38
Biểu đồ 2.2: Thống kê BTHU ở ĐBSH là người địa phương, so sánh nhiệm
kỳ 2010-2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 39
Biểu đồ 3.3: Trình độ lý luận chính trị của BTHU ở ĐBSH, so sánh
nhiệm kỳ 2010-2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 87
Biểu đồ 3.4: Trình độ chuyên môn của BTHU ở ĐBSH, so sánh nhiệm
kỳ 2010-2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 88
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu giới của BTHU ở ĐBSH, so sánh nhiệm kỳ 2010-
2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 97
38,39,87,88,97
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử Đảng ta từ khi thành lập đến nay cho thấy, ở bất kỳ thời kỳ nào và ở
đâu, người đứng đầu tổ chức đảng luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức
và hoạt động của tổ chức đảng. Cũng vẫn với những nguồn lực về đội ngũ cán bộ,
đảng viên, vật lực, thông tin, điều kiện môi trường như nhau, nhưng với những
người đứng đầu khác nhau sẽ cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng rất
khác nhau. Điều đó chứng tỏ, người đứng đầu tổ chức đảng và việc thực hiện thẩm
quyền, trách nhiệm (TQ, TN) của người đứng đầu luôn là vấn đề hết sức quan trọng
đối với bất cứ tổ chức nào. Có thể nói, mọi thành công hay thất bại của tổ chức đảng
luôn gắn liền với người đứng đầu tổ chức đó. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
chỉ rõ: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [69, tr. 269]; “công việc thành công
hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [69, tr. 273].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã nhấn mạnh “cần tập trung
cao độ” để thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách, trong đó vấn đề thứ ba là: “Xác định rõ
thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối
quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị”[20, tr. 13 ]. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng lại tiếp tục nhấn mạnh: “xác định rõ quan hệ
giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề
cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm
soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”[23, tr. 203].
Như vậy, nghiên cứu về vấn đề TQ, TN của người đứng đầu tổ chức đảng là hết sức
cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Bí thư huyện ủy (BTHU) là người đứng đầu huyện ủy (HU) và đảng bộ
huyện, giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động của đảng bộ, là “linh hồn” cấp
ủy, vai trò hạt nhân đoàn kết của cơ quan lãnh đạo, quản lý ở địa phương. BTHU là
người đề xuất, chủ trì, chỉ đạo toàn bộ công việc của đảng bộ huyện, phụ trách công
tác xây dựng Đảng, trực tiếp nắm các vấn đề trọng yếu, các khâu công tác trọng
tâm, các nhiệm vụ mới nảy sinh về kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh, quốc phòng
(ANQP), trực tiếp chăm lo xây dựng mối quan hệ mật thiết với chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội (CT-XH) và nhân dân trong địa bàn huyện.
2
Để lãnh đạo các đảng bộ huyện có hiệu quả, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình,
việc xác định rõ TQ, TN cá nhân của BTHU là một trong những điểm nút quan trọng.
Việc hoàn thiện cơ chế hữu hiệu bảo đảm vừa phát huy vị thế, TQ, TN của BTHU, vừa
nâng tầm hoạt động của tập thể cấp ủy, chính quyền huyện một cách đồng bộ và hiệu quả
trong một chỉnh thể hữu cơ, ngang tầm trọng trách lịch sử mới. Chính vì vậy, xác định rõ
TQ, TN cá nhân của BTHU, đồng thời nâng cao TN và bảo đảm TQ của BTHU có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc và rất cần thiết, là điều kiện quan trọng quyết định cho thành công
của phát triển KT-XH ở huyện.
Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có tiềm năng to lớn, vị trí địa lý thuận
lợi cho phát triển KT-XH. Đơn vị hành chính cấp huyện giữ vai trò quan trọng trong
tổ chức chính quyền địa phương, là nơi cấp ủy, chính quyền huyện và các đoàn thể
CT-XH tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và của cấp ủy, chính quyền địa
phương. Từ đó, kiểm nghiệm, khẳng định trên thực tế tính đúng đắn của đường lối,
chính sách của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên; chỉ ra những điểm chưa hợp
lý để sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh; đóng góp cho Đảng, Nhà nước những cách
làm đem lại hiệu quả và những kinh nghiệm quý góp phần để Đảng, Nhà nước và
cấp trên đề ra chủ trương, chính sách đúng; nơi trực tiếp xây dựng, củng cố và tăng
cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân... Xác định rõ và
thực hiện tốt TQ, TN của BTHU có vai trò và tác động lớn đến hoạt động lãnh đạo,
chỉ đạo của HU đối với sự phát triển của địa phương, là nhân tố rất quan trọng để
huyện phát triển, vững mạnh. Để các huyện ở ĐBSH phát huy có hiệu quả, tiềm
năng, thế mạnh đáp ứng tốt yêu cầu công cuộc đổi mới trên địa bàn, góp phần để
ĐBSH xứng đáng với vị trí, vai trò của mình trong giai đoạn hiện nay, một vấn đề
rất cấp thiết cần làm tốt là xác định rõ và thực hiện có hiệu quả TQ, TN của BTHU -
với tư cách là người đứng đầu cấp huyện ở ĐBSH.
Đảng ta đã khẳng định trong những năm qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng nói chung, đổi mới phương thức lãnh đạo nói riêng, trong đó có việc thực hiện
lãnh đạo tập thể, phân công cá nhân phụ trách và chịu TN đã đạt được những thành
tựu bước đầu, quan trọng. Tuy nhiên, chế độ “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”
trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế, mối quan hệ
giữa tập thể và cá nhân, khi có thành tích thì ai cũng nhận là của mình, còn khi có
3
sai sót, khuyết điểm thì không ai chịu TN, thậm chí đổ hết cho tập thể. Do vậy, vừa
có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ TN cá nhân, vừa không khuyến khích
người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho các việc
làm tắc trách, trì trệ hoặc làm dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích cá nhân... Mối
quan hệ giữa BTHU với cấp ủy, ban thường vụ (BTV), thường trực; giữa BTHU với
hội đồng nhân dân (HĐND) và ủy ban nhân dân (UBND); giữa BTHU với MTTQ,
các đoàn thể CT-XH; giữa BTHU với tỉnh ủy, thành ủy…, nhất là giữa BTHU với
phó BTHU, với chủ tịch UBND còn nhiều vướng mắc, chồng lấn, chưa rõ về TQ,
TN dẫn tới hiệu lực, hiệu quả công tác, sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ còn
nhiều yếu kém, bất cập. Những yếu kém đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, hệ thống chính trị (HTCT), sự lãnh đạo
của HU, đảng bộ huyện và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, chưa
ngang tầm so với yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), hội nhập quốc tế và sự
phát triển của khoa học - công nghệ.
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, tìm ra những giải pháp
phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế về thực hiện TQ, TN của
BTHU ở ĐBSH nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong những năm tới thực sự đang
được đặt ra cấp thiết hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện thẩm quyền,
trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay” để
làm luận án nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết đó.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về TQ, TN và thực hiện
TQ, TN của BTHU, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu
nhằm thực hiện tốt TQ, TN của BTHU ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những
kết quả; xác định những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.
- Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH
giai đoạn hiện nay.
4
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH
từ năm 2005 đến nay; tìm ra nguyên nhân của thực trạng, rút ra những kinh nghiệm
và những vấn đề đặt ra hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt TQ,
TN của BTHU ở ĐBSH đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH
giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian khảo sát: Luận án tập trung khảo sát TQ, TN của BTHU và việc
thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay. Phương hướng và
những giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.
- Về không gian: Luận án khảo sát TQ, TN và việc thực hiện TQ, TN của
BTHU ở 11 tỉnh, thành ĐBSH trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay và định
hướng đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề cán bộ và TQ, TN của
cán bộ lãnh đạo, quản lý.
4.2. Cơ sở thực tiễn
- Thực tiễn thực hiện TQ, TN của đội ngũ BTHU ở ĐBSH.
- Các báo cáo của các tỉnh, thành ở ĐBSH về công tác xây dựng Đảng, công
tác tổ chức, cán bộ.
- Kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp trên một số nhóm đối tượng cụ thể:
BTHU và cán bộ, đảng viên công tác tại đảng bộ huyện ở các tỉnh, thành thuộc khu
vực ĐBSH, trọng tâm nghiên cứu ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình...
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
5
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và
chuyên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp: lịch sử kết hợp lôgic,
phân tích kết hợp tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khảo sát, thống kê, so sánh, tổng
kết thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia...
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Khái niệm, nội dung TQ, TN và thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH.
- Những vấn đề đặt ra trong thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH.
- Đề xuất một số giải pháp mới để thực hiện tốt TQ, TN của BTHU trong thực tiễn
ở ĐBSH. Một là, xây dựng quy định, quy chế để xác định rõ TQ, TN của BTHU. Hai là,
xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; có chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời
đối với trường hợp lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận án góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về TQ, TN,
thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các cấp ủy, chính quyền ở ĐBSH trong thực hiện TQ, TN của BTHU; đồng thời
kết quả ấy còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập,
nghiên cứu môn Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, 9 tiết, kết luận, danh mục các công trình của
tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TQ, TN của người đứng đầu cấp ủy là vấn đề đã được đề cập trong các văn
kiện Đại hội VIII trở lại đây và được nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu vấn
đề này. Liên quan đến vấn đề TQ, TN đã được thể hiện ở các đề tài khoa học, luận
văn, luận án, và được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu là:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thẩm quyền, trách nhiệmcủa Đảng, Nhà nước
1.1.1.1. Sách
- GS, TS Nguyễn Phú Trọng, PGS, TS Tô Huy Rứa, PGS, TS Trần Khắc Việt
(đồng chủ biên), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời
kỳ mới [103]. Đây là công trình khoa học công phu, đã đề cập một cách khái quát,
có hệ thống những vấn đề cơ bản về đảng cầm quyền, tình hình đổi mới, chỉnh đốn
Đảng trong những năm qua, từ đó đề ra một số phương hướng và giải pháp cấp bách
để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình
hình mới. Đặc biệt, luận án kế thừa được tinh thần đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng, đó là vấn đề xây dựng và thực hiện đúng hệ thống các quy chế làm việc
của từng tổ chức trong HTCT và quy chế công tác giữa tổ chức đảng với cơ quan
nhà nước, đoàn thể có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có quy chế và làm việc theo quy
chế, công việc không dồn tập trung vào cấp ủy, các cán bộ lãnh đạo có thời gian
nghiên cứu, khảo sát để suy nghĩ chủ trương lớn, tăng cường hoạt động kiểm tra cấp
ủy cấp dưới... Do vậy, nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, TN, quyền hạn của từng
tổ chức; về quan hệ giữa các tổ chức phải trở thành những quy định, chế độ làm việc
cụ thể được bàn bạc dân chủ và có sự nhất trí giữa các bên liên quan. Khi đã trở thành
quy chế, các tổ chức và cá nhân phải theo đó thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để
luận án đề xuất giải pháp xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc của HU.
- Lê Hữu Nghĩa, Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên), Thẩm quyền và trách nhiệm
của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân
[71]. Cuốn sách gồm bốn chương, là một trong số ít tài liệu nghiên cứu một cách
7
khái quát, hệ thống những vấn đề về TQ, TN của Đảng và Nhà nước trong việc
thực hiện quyền lực của nhân dân. Tuy nhiên, cuốn sách này bàn luận, đi sâu phân
tích ở tầm khái quát về TQ và TN của Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp
quyền trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân, mà không nhắc đến TQ, TN của
cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị của Đảng và Nhà nước.
1.1.1.2. Các bài báo khoa học
- Bùi Đức Lại, Một vài vấn đề về Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý
đội ngũ cán bộ trong điều kiện mới [58]. Theo tác giả, Đảng lãnh đạo công tác cán
bộ và quản lý đội ngũ cán bộ là một luận điểm quan trọng, được phát triển thành
một nguyên tắc trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và trở thành một nội
dung trong Điều lệ Đảng. Tuy nhiên, thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ chưa làm rõ
giữa quyền và TN. Từ đó, tác giả kiến nghị: đối với từng đối tượng cán bộ có chủ
thể quản lý chính, nội dung và phương thức quản lý khác nhau. Tiếp tục cụ thể hóa
chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong công tác cán bộ, xử lý tốt hơn mối
quan hệ giữa tập thể cấp ủy và người đứng đầu phù hợp với luật pháp; cải tiến theo
hướng tiếp tục thực hiện việc tập thể quyết định giới thiệu những cương vị chủ chốt
trong bộ máy chính quyền để được bầu theo luật định, nhưng trong quy trình chuẩn
bị và ra quyết định cần bảo đảm cả quyền và TN của người đứng đầu phù hợp với vai
trò luật định. Các đảng viên đảm nhận các chức vụ lãnh đạo và thực hiện công vụ theo
chế độ TN và quy định của luật pháp.
- PGS Trần Đình Huỳnh, Thẩm quyền và trách nhiệm của đảng cầm quyền
[53]. Tác giả phân tích về TQ, TN và xác định TQ, TN của Đảng Cộng sản Việt
Nam với tư cách đảng duy nhất cầm quyền. Theo tác giả, để xác định rõ TQ, TN
của Đảng cầm quyền hiện nay, ngoài việc tái khẳng định tính hợp hiến của Điều 4
Hiến pháp cần lý giải một số vấn đề như: luật hóa các quy định trong Hiến pháp;
trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), Cương lĩnh và mọi chủ
trương đường lối và phương thức lãnh đạo, TQ, TN của Đảng cần được thể chế hóa
bằng các văn bản quy phạm pháp luật; Đảng chịu TN trước nhân dân, nhưng cơ
quan nào sẽ thay mặt nhân dân thẩm định TN của Đảng? Tất cả mọi quy định của Hiến
pháp và pháp luật về TQ, TN của Đảng là quyền lực của nhân dân trao cho Đảng. Cuối
cùng, tác giả kết luận: bí quyết quan trọng nhất để khẳng định vị thế, TQ, TN của Đảng
hiện nay chính là trở về với tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Bài viết có giá trị tham khảo
8
tốt cho luận án về vấn đề nguồn gốc, bản chất TQ, TN của Đảng là từ đâu, nhất là đưa ra
những đề xuất để xác định rõ TQ, TN của Đảng cầm quyền hiện nay.
- PGS Trần Đình Huỳnh, Quyền lực và kiểm soát quyền lực [54]. Trước hết,
tác giả giải thích khái niệm quyền lực và khái quát sự xuất hiện của quyền lực. Thứ
hai, tác giả phân tích và kết luận: quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô
được thể hiện rõ ở chế độ chuyên chính vô sản. Sức mạnh của nó đã từng làm biến
đổi thế giới trong gần suốt thế kỷ XX. Từ đây, V.I.Lênin đã sớm phát hiện những
nguyên nhân làm tha hóa quyền lực trong hệ thống chuyên chính vô sản là do: Một
là,"tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa... tưởng rằng chỉ bằng những pháp lệnh cộng
sản là có thể giải quyết được tất cả mọi nhiệm vụ của mình". Hai là, thiếu văn hóa,
nên chỉ nói những chuyện nhảm nhí chứ không phải chính trị. Ba là, nạn hối lộ. Thứ
ba, tác giả phân tích hệ thống giải pháp kiểm soát quyền lực của Đảng, Nhà nước
trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền của V.I.Lênin, gồm: Một là, kiên
quyết thanh đảng. Biện pháp thanh đảng quan trọng nhất, quý báu nhất là dân chủ,
dựa hẳnn vào ý kiến chỉ dẫn của quần chúng công nông ngoài Đảng. Hai là, cần
hợp nhất hai cơ quan đảng và cơ quan xô-viết có chức năng, nhiệm vụ tương đồng
do một ủy viên Bộ Chính trị phụ trách. Ba là, kiên quyết tinh giản biên chế, tổ chức.
Bốn là, kiểm soát việc giáo dục và học tập của đảng viên và cán bộ công chức đồng
thời sử dụng cán bộ đúng với trình độ, năng lực thực tế của họ. Đây là bài viết có
giá trị giúp luận án tiếp cận, tìm hiểu nguyên nhân của sự lạm quyền, lộng quyền,
lợi dụng quyền lực để trục lợi của một số BTHU ở ĐBSH.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện
1.1.2.1. Sách
- Ngô Kim Ngân - Lâm Quốc Tuấn, Phong cách làm việc của người bí
thư HU hiện nay - qua khảo sát vùng đồng bằng sông Hồng [70]. Các tác giả đã
trình bày: HTCT cấp huyện ở ĐBSH và vai trò của người BTHU; quan niệm và
tiêu chí đánh giá phong cách làm việc của người BTHU; thực trạng về phong
cách làm việc của đội ngũ BTHU của nước ta hiện nay (qua khảo sát ở ĐBSH);
mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng phong cách làm việc
khoa học của đội ngũ BTHU. Cuốn sách có giá trị tham khảo về vị trí, vai trò
9
của cấp huyện ở ĐBSH, nhất là về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm,
phong cách của BTHU ở ĐBSH.
1.1.2.2. Các bài báo khoa học
- Nguyễn Văn Giang, Đổi mới phong cách làm việc [27]. Tác giả đã đưa ra
khái niệm phong cách làm việc, sự cần thiết phải đổi mới phong cách làm việc, luận
giải những yêu cầu chủ yếu trong phong cách làm việc khoa học của người lãnh đạo
với tinh thần TN cao hiện nay. Những nội dung mà luận án có thể tham khảo, vận
dụng, kế thừa: những yêu cầu chủ yếu trong phong cách làm việc khoa học của
người lãnh đạo hiện nay: phong cách làm việc có tính đảng, tính nguyên tắc cao,
đồng thời năng động, sáng tạo, nhạy cảm với cái mới; phong cách làm việc nhiệt
tình nhưng khách quan, khoa học; phong cách làm việc dân chủ, tập thể nhưng
quyết đoán, dám chịu TN cá nhân; phong cách làm việc thiết thực, nói đi đôi với
làm; phong cách làm việc sâu sát cơ sở, gắn bó chặt chẽ với quần chúng.
- Trần Khắc Việt, Phong cách làm việc của người đứng đầu [107]. Phần đầu,
tác giả đưa ra những yêu cầu đối với phong cách làm việc của người đứng đầu và giải
thích vì sao phải quan tâm, rèn luyện phong cách làm việc đối với người đứng đầu.
Phần hai, tác giả phân tích năm đặc trưng chủ yếu trong phong cách làm việc của người
đứng đầu, bao gồm: Thứ nhất, sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với
tính năng động, sáng tạo, sự ngạy bén với cái mới. Thứ hai, sự thống nhất giữa tính
cách mạng với tính khoa học. Thứ ba, sự thống nhất giữa tính cách mạng với tính khoa
học. Thứ ba, sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và
tinh thần TN cá nhân cao. Thứ tư, sự thống nhất giữa tri thức và hành động, nói đi đôi
với làm. Thứ năm, sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân; coi trọng
việc thuyết phục, tạo sự đồng thuận cao trong tập thể và hoạt động kiểm tra. Từ đó, tác
giả khẳng định: “Để có phong cách làm việc đúng đắn, mỗi người đứng đầu phải học tập,
tu dưỡng một cách toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, không ngừng
nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, các tổ chức đảng, cơ quan
nhà nước có TN giáo dục, tạo môi trường thuận lợi và giúp đỡ người đứng đầu không
ngừng hoàn thiện phong cách làm việc”. Đây là bài báo khoa học có giá trị tham khảo
10
cần thiết đối với luận án, đặc biệt là những đặc trưng chủ yếu trong phong cách của
người lãnh đạo.
1.1.2.3. Luận án tiến sĩ
- Huỳnh Văn Long, Xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân
dân huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Chính trị học [63]. Trên cơ
sở phân tích thực trạng đội ngũ BTHU, chủ tịch UBND huyện vùng đồng bằng sông
Cửu Long, tác giả đã đề xuất những giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ này,
trong đó có giải pháp là phải nêu cao ý thức TN cá nhân của đội ngũ cán bộ gắn liền
với việc đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường KT, GS thực thi công vụ của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cấp huyện. Tuy nhiên, do nhiệm vụ, phạm
vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ đề cập một cách khái quát về vai trò của đội
ngũ BTHU, chủ tịch UBND huyện. Như vậy, cả nội dung, đối tượng nghiên cứu,
khách thể nghiên cứu đều ở một phạm vi hẹp và chưa đầu tư giải quyết mối quan hệ
giữa quyền hạn và TN của đội ngũ BTHU, chủ tịch UBND huyện. Hơn nữa, phạm
vi nghiên cứu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long từ những năm cuối của thế kỷ XX là
chủ yếu. Những vấn đề lý luận về vai trò, TN và mối quan hệ với quyền hạn của người
đứng đầu cơ quan nhà nước, giải pháp cơ bản nhằm gắn TQ với TN của BTHU sẽ được
đề tài tiếp tục nghiên cứu.
- Nguyễn Đức Quyền, Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học [81]. Luận
án đã phân tích thực trạng tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh
Lạng Sơn, tác giả đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản để từng bước nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ này. Trong đó, tác giả có đề cập đến giải pháp tiêu chuẩn hóa về
trình độ và năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ này.
- Nguyễn Thành Dũng, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính
trị [9]. Trên cơ sở đề cập đến chất lượng toàn diện của từng cán bộ chủ chốt cấp huyện,
tác giả đã đề xuất năm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có đề cập đến giải pháp cụ thể hóa tiêu
chuẩn các chức danh đội ngũ cán bộ chủ chốt gắn với phát huy tinh thần tự phấn đấu,
rèn luyện, tu dưỡng, quản lý của bản thân cán bộ chủ chốt.
11
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm
của cán bộ, công chức
1.1.3.1. Các bài báo khoa học
- Trần Ngọc Đức, Xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm [26]. Trên cơ sở nêu lên những dẫn chứng về quyền hạn không gắn với
TN của đội ngũ cán bộ nói chung và của người đứng đầu cơ quan nhà nước ở một
địa phương, tác giả kiến nghị một số biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dám
nghĩ, dám làm, dám chịu TN, cụ thể: thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng nâng cao
trình độ, trí tuệ, bản lĩnh và đạo đức cách mạng cho từng cán bộ trên từng cương vị
công tác; thông qua hoạt dộng thực tiễn để rèn luyện cán bộ, thống nhất dám nghĩ
với dám làm; xây dựng quy chế, xác định rõ TN cán bộ.
- TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức
trong công vụ [33]. Tác giả cho rằng, TN của cán bộ, công chức (CB, CC) trong
công vụ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho công chức hoạt động có hiệu quả và đạt được
mục tiêu của tổ chức. Nâng cao TN của CB, CC là một trong những giải pháp quan
trọng trong chương trình cải cách hành chính ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam nhằm đạt tới một nền hành chính phục vụ, hoạt động có hiệu quả. Để
nâng cao TN của CB, CC, cần quan tâm: Một là, xác định các loại TN và quy định
rõ các TN cụ thể gắn với từng vị trí công việc mà CB, CC đảm nhiệm. Hai là, nâng
cao năng lực của CB, CC để họ có khả năng thực hiện và hoàn thành tốt TN được
giao. Ba là, cần cung cấp các phương tiện và điều kiện để CB, CC chủ động thực hiện
tốt TN của mình. Bốn là, phải có cơ chế kiểm soát và điều chỉnh quá trình thực hiện
TN của CB, CC trong thực thi công vụ. Năm là, xây dựng và thực hiện tốt các chế độ,
chính sách đối với CB, CC, đặc biệt là chính sách tiền lương. Sáu là, phải xử lý
nghiêm minh các trường hợp không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện tốt TN
của mình. Những kiến nghị của bài báo đã gợi mở cho tác giả một số giải pháp phát
huy TQ, TN của BTHU ở ĐBSH.
1.1.3.2. Luận án tiến sĩ
- Lê Như Thanh, Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm
của công chức Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành
chính công [84]. Luận án có quan điểm tiếp cận đáng chú ý khi bàn về chế độ nghĩa
vụ, quyền và TN của công chức trong bộ máy hành chính nhà nước nói chung trong
12
một thể thống nhất tương thích, quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau. Tác giả đã
phân tích sự cần thiết, lý do cũng như nội dung của việc xem xét ba yếu tố nghĩa vụ,
quyền, TN của công chức trong một thể thống nhất tương thích. Đây là quan điểm
tiếp cận có tính biện chứng, giàu tính thuyết phục và có thể kế thừa khi phân tích về nội
hàm khái niệm TN của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.
- Cao Minh Công, Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện
nay, Luận án tiến sĩ Triết học[4]. Luận án phân tích vấn đề TN công vụ và đạo đức
công chức cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chúng; đồng thời, làm rõ thực
trạng TN công vụ và đạo đức công chức ở Việt Nam trong thời gian qua. Những luận
giải của các tác giả giúp hình thành cái nhìn khái quát về các loại hình TN của CB, CC,
từ trách nhiệm pháp lý, TN chính trị đến TN đạo đức. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
đều bàn về TN công vụ, TN của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà
nước, chưa làm rõ phạm vi của các loại hình TN này. Từ đó, gợi ý cho tác giả cần tập
trung làm rõ trong luận án: BTHU phải có TN chính trị, TN pháp lý, TN đạo đức là TN
trước ai, trước những chủ thể nào?
1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến thẩm quyền, trách
nhiệm của người đứng đầu, bí thư cấp ủy
1.1.4.1. Sách
- Nguyễn Hoàng Nguyên, Đề xuất giải pháp góp phần xác định hiệu quả
công tác, sự đóng góp thực tế của cán bộ, công chức trách nhiệm công vụ của
cấp ủy và người đứng đầu [72]. Cuốn sách trên cơ sở phân tích thực trạng, đặc
biệt là những yếu kém trong quản lý và TN của cán bộ lãnh đạo, người đứng
đầu; từ đó cuốn sách đã kiến nghị những giải pháp xác định rõ TN của người
đứng đầu. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở một khía cạnh của một vấn
đề là TN mà chưa nhắc đến TQ, từ đó cũng chưa đề cập đến mối quan hệ giữa
TQ và TN của người đứng đầu.
- PGS, TS Vũ Văn Phúc (chủ biên), Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng
đầu cấp ủy, chính quyền trong hệ thống chính trị hiện nay [79]. Cuốn sách là tập
hợp 23 bài tham luận tại hội thảo được chọn lọc và sắp xếp thành ba chương. Nội
dung cuốn sách bàn luận và kiến giải nhiều vấn đề TQ, TN cá nhân người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở
đó, các nhà nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm, gợi mở nhiều vấn đề
13
nhằm nâng cao khả năng thực thi hiệu quả TQ, TN người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền. Tuy nhiên, vì là tập hợp của các bài tham luận cho nên cuốn sách chỉ dừng
lại ở việc bàn luận chung, riêng lẻ của từng bài viết, mà chưa có tính hệ thống, lôgíc
giữa các bài viết; chưa nghiên cứu sâu về TQ, TN của BTHU, chưa làm rõ nội dung
cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện TQ, TN của BTHU.
- Đỗ Ngọc Ninh, Bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện nay [74]. Cuốn sách
gồm ba chương: chương 1, tác giả khái lược về cấp huyện, HU và BTHU hiện nay;
chương 2, tác giả thuyết minh các căn cứ lý luận và thực tiễn để xác định chức
năng, nhiệm vụ, TQ, TN và phương pháp công tác của BTHU; chương 3, tác giả đề
xuất, kiến nghị chức năng, nhiệm vụ của HU, chức năng, nhiệm vụ, TQ, TN,
phương pháp công tác và những yêu cầu đối với BTHU. Đây là một công trình khoa
học vừa mang tính khái quát, tổng hợp, vừa nghiên cứu chuyên sâu nhiều vấn đề,
nội dung về cấp huyện, vị trí, vai trò của HU, ban thường vụ (BTV), thường trực
HU; nhiệm vụ, chức năng, phương pháp công tác... của BTHU. Đặc biệt cuốn sách
gợi mở, khai phá, định hướng cho luận án những vấn đề lý luận, về những nội dung
cụ thể về TQ, TN của BTHU, tác giả trân trọng kế thừa. Tuy nhiên, do cuốn sách
nghiên cứu hệ thống nhiều vấn đề liên quan đến huyện, HU và BTHU, do đó, chưa
đưa ra được khái niệm TQ, TN; thực hiện TQ, TN của BTHU, mối quan hệ giữa TQ và
TN, nhất là phân tích thực trạng thực hiện TQ, TN của BTHU trong thời gian qua,
nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra, những giải pháp đề BTHU thực
hiện tốt TQ, TN trong thời gian tới. Và đây chính là nhiệm vụ trọng tâm mà luận án
phải giải quyết.
1.1.4.2. Các bài báo khoa học
- Nguyễn Văn Giang, Từ thực tiễn bí thư kiêm chủ tịch huyện ở Mê Linh [28].
Qua khảo sát, đánh giá những mặt được và chưa được trong việc thực hiện nhất thể
hóa chức danh bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND cùng cấp ở huyện Mê Linh, tác giả
rút ra một số kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò, quyền hạn của người đứng đầu,
đồng thời thực hiện nghiêm chế độ TN của người đứng đầu trong HTCT hiện nay:
chọn đúng cán bộ; làm việc theo quy chế, có chương trình công tác, phân công TN
và giao nhiệm vụ rõ ràng; xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết, cơ quan tham mưu
của huyện uỷ và cơ quan chuyên môn của UBND huyện có chất lượng; cấp trên tin,
hiểu, thường xuyên động viên, giúp đỡ, giám sát cán bộ. Đây là bài báo có giá trị
14
tham khảo tốt đối với luận án, nhất là nội dung vấn đề phát huy vai trò, quyền hạn,
TN của người đứng đầu.
- Bùi Đức Lại, Về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ [57].
Tác giả đi sâu phân tích chế độ người đứng đầu trong hệ thống các nước XHCN
trước đây. Tác giả cho rằng, ở Việt Nam, do đặc thù Đảng duy nhất lãnh đạo HTCT
và toàn xã hội trong thể chế chúng ta, người đứng đầu được giao quyền rất hạn chế,
không tương xứng với vị trí đứng đầu của họ. Thông qua hai chức danh là bí thư và
chủ tịch UBND, tác giả nêu ra ba luận cứ để chứng minh làm rõ. Tiếp đến, tác giả
nêu ra ba điểm vướng mắc trong quyền và TN của cá nhân nói chung, của người
đứng đầu nói riêng như: không tương thích giữa quyền hạn và TN; không tương
thích giữa quyền hạn thực tế và quy định mang tính pháp quy; công tác cán bộ trong
điều kiện đặc thù vô hình trung tạo môi trường cho những hành vi lạm dụng, trục
lợi, những việc làm bất chính của những người không tự giác... Cuối cùng, tác giả
đề xuất nghiên cứu, thực hiện một số cải tiến, đổi mới cục bộ vấn đề này như sau:
thực hiện phân công, phân cấp mạnh hơn về quản lý cán bộ, tạo điều kiện cho các tổ
chức và người đứng đầu cấp dưới thực hiện quyền về cán bộ tương thích với TN
được giao; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thông qua cá nhân đảng viên được giới
thiệu để được bầu giữ cương vị đứng đầu tổ chức nhà nước; xác lập tư cách người đứng
đầu của bí thư cấp ủy; tăng cường pháp chế quản lý cán bộ.
- PGS, TS Cao Duy Hạ, Về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu [32].
Mặc dù bài viết có dung lượng không lớn (hơn 1 trang A4), nhưng tác giả đã nêu
một cách khái quát quan niệm TQ, thực trạng trong mối quan hệ người đứng đầu
với tập thể cấp ủy, cơ quan và đơn vị; tình trạng thành tích thì ai cũng muốn giành
phần cho mình, khuyết điểm thì không ai chịu nhận và thường đổ lỗi cho khách
quan... Tác giả cho rằng, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó
có cả cán bộ cấp cao. Từ đó, tác giả đề xuất bảy giải pháp để phát huy tốt TQ, TN
trong công tác lãnh đạo, quản lý, đòi hỏi người đứng đầu ở các cấp ủy, các ngành,
các cơ quan, đơn vị phải có trình độ và những bản lĩnh cơ bản, đặc biệt TQ và TN
người đứng đầu phải được thường xuyên rèn luyện để ngày càng được nâng cao,
phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, quản lý.
15
- Nguyễn Minh Tuấn, Mối quan hệ giữa bí thư với cấp ủy [102]. Tác giả tập
trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa bí thư và tập thể cấp ủy mà theo tác giả đây là
mối quan hệ chủ yếu, quan trọng trước tiên cần được quy chế hóa. Bài viết được
chia thành bốn mục. Ở mục thứ nhất: tập thể cấp ủy và cá nhân bí thư, tác giả lần
lượt dẫn dắt và làm rõ mối quan hệ giữa cấp ủy và người bí thư. Bí thư không phải
là một cấp lãnh đạo trong hệ thống tổ chức của Đảng, bí thư cũng không phải là
“người đứng đầu cấp ủy đảng” với tư cách là một chủ thể có quyền lực, mà chỉ là
người được thay mặt cấp ủy. Đến mục thứ hai, tác giả phân tích những vướng mắc
xảy ra trong thực tế thực hiện cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách khi chưa
xác định rõ TQ, TN của bí thư với cấp ủy. Vì vậy, đến mục ba, tác giả chỉ rõ: xác
định rõ quyền và TN của cấp ủy và bí thư là vần đề trung tâm của cơ chế tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cuối cùng, tác giả nhấn mạnh, để thực hiện tốt Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XI) cần tạo được sự chuyển biến thực sự về nhận thức
của mỗi cấp ủy đảng và mỗi đảng viên.
- Nguyễn Hữu Thành, Trách nhiệm người đứng đầu trong lựa chọn và xây dựng tập
thể lãnh đạo [85]. Trong bài viết, tác giả nêu lên trong thực tiễn triển khai Nghị quyết
của Hội nghị Trung ương 4 khóa XI ở tỉnh Bắc Ninh, bên cạnh những thuận lợi vẫn
còn không ít khó khăn. Từ cơ chế vận hành tới những điều kiện cần và đủ, là những
vấn đề nổi bật, cần giải quyết cấp bách. Tác giả cho rằng, hiện nay, các quy định về
TN người đứng đầu chưa đầy đủ, rõ ràng, người đứng đầu được giao quyền còn hạn
chế, chưa tương xứng với vị trí đứng đầu của họ. Từ đó, tác giả kiến nghị, trong thời
gian tới, việc xác định rõ về vai trò, TN, quyền hạn của người đứng đầu cần tập
trung một số nội dung: phải có cơ chế giám sát để lựa chọn những người đứng đầu;
tiếp tục phân công, phân cấp mạnh hơn nữa về TQ quản lý cán bộ; xem xét cơ chế
hoạt động của ban cán sự đảng trong các cơ quan, tổ chức, thực hiện chế độ người
đứng đầu cho phù hợp.
1.1.4.3. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
- Nguyễn Văn Phong, Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ
thống chính trị cấp huyện (qua khảo sát Bắc Ninh), Luận văn Thạc sĩ Chính trị học
[78]. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thức tiễn về vai trò và TN của người
đứng đầu trong HTCT nói chung và HTCT cấp huyện nói riêng; phân tích thực trạng
và vai trò, TN của người đứng đầu trong HTCT ở cấp huyện, trong đó tập trung phân
16
tích vai trò, TN của BTHU, chủ tịch UBND, chủ tịch MTTQ. Trên cơ sở phân tích
những ưu điểm và khuyết điểm về vai trò và TN của người đứng đầu trong HTCT ở cấp
huyện, luận văn đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò và TN
của người đứng đầu trong HTCT cấp huyện ở nước ta nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng.
Luận văn cũng kiến nghị những giải pháp hoàn thiện các khung pháp lý về vai trò, TN của
người đứng đầu HTCT cấp huyện.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN
1.2.1. Các công trình nghiên cứu và kinh nghiệm nước ngoài về đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý
- E.X. Cu-dơ-min, J.P. Vôn-cốp, I-u.N.Ê-mê-li-a-nốp, Người lãnh đạo và tập
thể [6]. Trước hết, các tác giả đề cập đến những đặc điểm, chức năng, cơ cấu lãnh
đạo và sự hình thành uy tín, TN cá nhân của người lãnh đạo trong điều kiện của
cách mạng khoa học - kỹ thuật. Từ đó, các tác giả chỉ rõ vai trò của tập thể, nhất là
vai trò của các nhóm nhỏ đối với hành vi của mỗi người và đối với sự hình thành
các mối quan hệ qua lại giữa những cá nhân trong tập thể. Chính trong tập thể này,
các cá nhân phát huy được tinh thần chủ động sáng tạo và người lãnh đạo phát huy
được vai trò, TN của mình. Vì vậy, người lãnh đạo cần làm tốt TN xây dựng trong
tập thể một bầu không khí đoàn kết, hữu ái, khiến cho mỗi thành viên trong đó cảm
thấy thoải mái và đem hết sức mình xây dựng tập thể. Cuối cùng, các tác giả đề cập
đến công tác cán bộ, những tiêu chuẩn và các biện pháp đánh giá và đề bạt cán bộ, cùng
những cách thức đào tạo, bồi dưỡng người lãnh đạo.
- Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần Đồng, Khoa học lãnh đạo hiện đại
[76]. Các tác giả đã phân tích tương đối sâu sắc kinh nghiệm của Trung Quốc về
những vấn đề bản chất của lãnh đạo, thể chế lãnh đạo; chế định chiến lược và sách
lược hành động cách mạng; biện pháp thực thi TQ, TN; nghệ thuật lãnh đạo và
phương sách dùng người. Tác giả đã tổng hợp ra các nhóm phong cách lãnh đạo
thường gặp và chỉ ra ưu thế, hạn chế của từng nhóm phong cách. Cuối cùng, các
học giả nhấn mạnh đến phong cách tốt đẹp và chỉ ra những điều cần coi trọng để
hoàn thành TQ, TN: cần có quan điểm tập thể vững chắc; cần có thái độ thật thận
trọng; cần căn cứ vào điều kiện, như phẩm chất khả năng và hoàn cảnh khách quan,
tính chất công tác, đối tượng lãnh đạo.
17
1.2.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam về kinh nghiệm thực hiện
thẩmquyền,tráchnhiệmcủangườilãnhđạoởnướcngoài
- Nguyễn Thành Lợi, Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động giám sát
người đứng đầu [64]. Trước hết, tác giả lý giải sở dĩ cần tăng cường giám sát quyền lực
người đứng đầu là bắt nguồn từ thực tế người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền được
đặt ở vị trí trung tâm, then chốt, là người chịu TN về các công việc của tổ chức, cơ quan.
Người đứng đầu có quyền lực lớn, khác biệt so với các thành viên lãnh đạo khác. Nhất
là, giám sát có thể phát hiện và hạn chế đến mức tối đa tình trạng tham nhũng, thiếu TN
của người đứng đầu. Do đó, giám sát quyền lực người đứng đầu là hoạt động giám
sát quyền lực hạt nhân, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chỉnh đốn Đảng
Cộng sản Trung Quốc.
Từ đó, tác giả giới thiệu một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giám sát
quyền lực của người đứng đầu và mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với người đứng đầu cơ
quan đơn vị, như là: Một là, coi trọng việc tự giám sát. Yêu cầu đối với người đứng đầu
là tự trọng, tự nhắc nhở, tự khích lệ, căn cứ vào tiêu chuẩn về đạo đức, yêu cầu về tính
đảng, các chuẩn tắc trong đời sống chính trị để tự xem xét, tự kiểm tra. Hai là, tăng
cường giám sát lẫn nhau. Để thực hiện hoạt động giám sát quyền lực của nguời đứng
đầu đạt kết quả cao, việc giám sát giữa các thành viên trong ban lãnh đạo là vấn đề then
chốt, bởi vì tập thể lãnh đạo trong đơn vị đó hiểu nhau, nắm bắt tình hình tương đối đầy
đủ, rất tiện cho tiến hành hoạt động giám sát. Ba là, tăng cường giám sát của cấp trên.
Cấp trên cần xây dựng cơ chế TN và định kỳ kiểm tra công việc của cấp dưới và thường
xuyên kiểm tra việc sử dụng quyền lực, quản lý tài chính và những vấn đề lớn mà người
đứng đầu của cấp dưới quyết định. Bốn là, mở rộng con đường giám sát. Khích lệ, tạo
điều kiện để tất cả các cấp, ngành, đoàn thể, hiệp hội, nhân dân tiến hành giám sát. Đây
là bài viết có giá trị tham khảo tốt, định hướng cho luận án hình thành giải pháp về xây
dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của BTHU ở ĐBSH.
- Trương Thu Trang, Kinh nghiệm phân cấp quản lý chính quyền ở Nhật
Bản [101]. Trước hết, tác giả lý giải tính tất yếu của cuộc cải cách phân cấp quản lý
chính quyền ở Nhật Bản là do vai trò, chức năng của chính quyền địa phương và
chính quyền trung ương chồng chéo lẫn nhau, khó phân định rạch ròi TQ và TN của
mỗi bên... Thứ hai, tác giả phân tích thực trạng phân cấp quản lý chính quyền. Thứ
ba, tác giả rút ra một số kinh nghiệm, trong đó đáng chú ý có kinh nghiệm: Việc đào
18
tạo các công chức cần được chú trọng. Những điều tốt đẹp của công cuộc cải cách
phân cấp, phân quyền có kiểm soát chỉ có thể được tạo ra phụ thuộc vào năng lực
của các công chức chính quyền trung ương và địa phương. Các công chức trung
ương phải có kiến thức rộng rãi và chuyên sâu đối với những công việc mang tính
chất sống còn ở những khu vực xa lạ. Ở Nhật Bản, luôn có một cơ hội để đào tạo
lành nghề. Công chức chính quyền địa phương, được bầu cũng như không được
bầu, qua thương lượng với trung ương, đã học cách thực hiện những nhiệm vụ của
mình và được đưa vào làm việc ở các vị trí chính quyền địa phương. Nhưng xu
hướng đào tạo và tuyển mới luôn luôn cần thiết, thông qua một hệ thống tuyển dụng
độc lập và dựa vào kỳ. Đồng thời, Nhật Bản hiện đang nổi lên xu hướng đòi hỏi một
hệ thống TN lớn hơn, hướng đến những cử tri và công dân nhiều hơn và sự kiểm
soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động của công chức địa phương và trung ương. Đây
là bài viết có giá trị tham khảo tốt cho luận án trong việc đề xuất những giải pháp
thực hiện tốt TQ, TN của BTHU ở ĐBSH.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về kinh nghiệm thực
hiệnthẩmquyền,tráchnhiệmcủangườilãnhđạoởnướcngoài
“Implementing effective ethics standards in government and the civil service”
(Thực hiện hiệu quả những tiêu chuẩn đạo đức trong chính phủ và dịch vụ công),
Howard Whitton [113]. Giáo sư đã đưa ra một số cơ chế thực tế để đảm bảo tiêu chuẩn
đạo đức và chất lượng quản trị công đối với các chính khách và công chức, dựa trên
kinh nghiệm của các nước Úc, New Zealand, Canada, Anh, Hàn Quốc, Morocco và
Ethiopia. Các tiêu chuẩn đạo đức, năng lực này phải được hỗ trợ bởi các cơ chế kiểm
soát quyền lực, được đào tạo và nêu gương bởi các nhà lãnh đạo.
“Accountability and Abuses of Power in World Politics” (Trách nhiệm và sự
lạm dụng quyền lực trong nền chính trị thế giới) của Giáo sư RuthW. Grant và
Giáo sư Robert O. Keohane[115]. Các ông chỉ ra rằng các tranh luận hiện nay
trên thế giới đều tập trung vào việc kêu gọi nâng cao tính chịu trách nhiệm và
giảm bớt việc lạm dụng quyền lực. Họ chỉ rõ sự khác biệt giữa các mô hình
“phân cấp” và “tham gia” và cả hai mô hình đều quan trọng. Một hệ thống giám
sát việc chịu trách nhiệm có hiệu quả cần phải bao gồm cả hai mô hình. Việc kết
hợp khéo léo các các cơ chế hiệu quả và khả năng đồng bộ hóa việc vận hành
19
chúng sẽ quan trọng đối với việc kiểm soát sự lạm quyền hơn là việc áp dụng
một cách máy móc và đơn thuần những lý tưởng dân chủ.
“China’s provincial party secretaries: Roles, powers and constraints” (Bí
thư tỉnh ủy của Trung Quốc: vai trò, quyền lực và hạn chế), Giáo sư Qingshan Tan,
[114]. Giáo sư chỉ ra rằng các bí thư tỉnh ủy là những người có quyền lực nhất. Bí
thư tỉnh ủy được bổ nhiệm ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thường
là do Tổng bí thư đề xuất sau khi tham khảo ý kiến các Ủy viên Thường vụ Bộ
chính trị ở Bắc Kinh. Họ được giao phó trách nhiệm giám sát chính quyền tỉnh và
chủ trì các phương hướng phát triển kinh tế cũng như sử dụng nguồn lực của địa
phương. Nói ngắn gọn, họ là những “ông vua con” ở các tỉnh của Trung Quốc, có
quy mô thường là ngang với một quốc gia cỡ vừa.
Mặc dù có quyền lực rất lớn, song vai trò của bí thư tỉnh ủy lại không được
xác định một cách cụ thể, rõ ràng trong một tỉnh. Tuy nhiên trên thực tế, trong hệ
thống chính trị Trung Quốc, quyền lực không phải lúc nào cũng đi cùng với chức vụ
mà phụ thuộc vào con người thực thi quyền lực ấy như thế nào. Một bí thư tỉnh ủy
với một tính cách mạnh mẽ sẽ thể hiện một quyền lực mạnh hơn nhiều so với quyền
hạn của mình. Bí thư tỉnh ủy còn có thể huy động những sức mạnh chính trị từ
những kênh không chính thức khác. Điều quan trọng nhất là họ dựa vào kinh
nghiệm để gia tăng quyền lực và đánh bóng hình ảnh của mình. Do vậy, Trung
ương cũng đang nghiên cứu cách giám sát hiệu quả công việc của các bí thư tỉnh ủy
và ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực của họ. Thông qua nhấn mạnh sự lưu động
và khả năng luân chuyển của các bí thư tỉnh ủy nhằm ngăn ngừa việc họ có thể trở
thành những vua con ở tỉnh. Một cách nữa là củng cố, tăng cường quyền giám sát
của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật của Tỉnh ủy. Chức năng của Ủy ban này là theo dõi
phòng chống tham nhũng và việc vi phạm kỷ luật của các quan chức và cán bộ đảng
ở địa phương. Tuy nhiên, liệu Ủy ban này có giám sát được đầy đủ và hiệu quả hoạt
động của bí thư tỉnh ủy hay không còn phụ thuộc nhiều vào các quy định mới cũng
như khả năng thực thi các quy định này, nhất là sự nghiêm túc của lãnh đạo Đảng
về việc thi hành chúng.
“The political economy of transition in Laos: from peripheral socialism to
the margins of global capital” (Hệ thống kinh tế chính trị trong giai đoạn chuyển
đổi ở Lào: từ ngoại vi của chủ nghĩa xã hội đến bậc thềm của tư bản toàn cầu) của
20
Bounlonh J. Soukamneuth [111]. Luận án chỉ rõ: quyền lực ở địa phương tập trung
trong văn phòng tỉnh trưởng. Tỉnh ủy do tỉnh trưởng đứng đầu điều hành mọi việc,
bỏ qua những thủ tục tổ chức ngành dọc của các bộ. Cấp huyện cũng có các đảng ủy
tương tự để quản lý và giám sát các hoạt động của chính quyền tại địa phương
mình. Trên thực tế, tỉnh trưởng có quyền quyết định cuối cùng về các vấn đề liên
quan đến chính quyền trên địa bàn. Họ kiểm soát các vấn đề nhân sự và lương bổng
của cán bộ, công chức tại địa phương. Đây là một đặc trưng của nền hành chính
công của Lào. Kết quả là, các cán bộ, công chức địa phương sẽ luôn tuân theo chỉ
đạo của người trả lương và cất nhắc họ. Điều này dẫn tới những thói quen tuyển
dụng cán bộ dựa trên những tiêu chí chẳng hề liên quan tới năng lực, làm tăng tính
chất chính trị của nền hành chính công và sự gắn liền giữa đảng và nhà nước. Do
đó, nền hành chính công của Lào đang đối mặt với rất nhiều thách thức nghiêm
trọng. Về mặt thể chế, luật pháp thiếu rõ ràng và không được thực thi nghiêm chỉnh
đã làm tăng thêm sự cạnh tranh giữa các trung tâm quyền lực. Trong khi Hiến pháp
chính thức công nhận cấu trúc quốc gia tập quyền, trên thực tế đang gặp phải sự
chống đối từ các tỉnh trưởng quyền lực. Chính phủ Lào chưa khắc phục được những
căng thẳng ngầm tồn tại giữa Trung ương và địa phương, phát sinh từ việc địa
phương có quá nhiều quyền. Đồng thời, vai trò và trách nhiệm của các nhánh quyền
lực cũng chưa được phân định rõ.
“Power paradox: How do we gain and lose the influence” (Nghịch lý của
quyền lực: chúng ta đạt được và mất đi ảnh hưởng như thế nào), sách của Giáo sư
Dacher Keltner [112]. Giáo sư đã trích dẫn câu nói của sử gia người Anh Acton:
“Quyền lực có xu hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối sẽ tha hóa tuyệt đối”, đồng
thời chỉ ra rằng quyền lực thực sự đòi hỏi sự khiêm tốn và đồng cảm, không phải
bạo lực hay ép buộc. Tác giả chỉ ra trên thực tế có một nghịch lý về quyền lực. Đó
là quyền lực thường được trao cho các cá nhân, các nhóm người hoặc các quốc gia
đã có công đóng góp cho lợi ích chung theo cách được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên,
không may là những cá nhân khi được trao quyền lực thường bị mù quáng hoặc mất
tỉnh táo và dễ lạm dụng quyền lực và vì vậy dần mất đi sự tin tưởng của mọi người.
Từ đó tác giả yêu cầu cao hơn đối với việc sử dụng quyền lực một cách có trách
nhiệm cũng như việc thực thi một mô hình quyền lực có trách nhiệm và mang tính
xã hội thì chúng ta sẽ tiến lên thúc đẩy những sân chơi yên bình và một xã hội dựa
trên lòng tin và sự hợp tác.
21
Kinh nghiệm trên có thể nghiên cứu, tiếp thu để bổ sung hoàn thiện vấn đề cơ
cấu quyền lực, kiểm soát quyền lực đối với người có chức, có quyền ở nước ta, trong
đó có BTHU; cơ cấu quyền lực trong một tập thể lãnh đạo khi gắn với quyền lực cấp
trên và cấp dưới với ý nghĩa là một hệ thống quyền lực mạnh mẽ, tập trung, thống
nhất, liên thông giữa các bộ phận trong một tổ chức bộ máy, từ đó xác định rõ TQ,
TN của BTHU; cạnh đó, vấn đề tuyển dụng độc lập, đào tạo công chức của Nhật Bản
là những kinh nghiệm hay. Nếu cơ cấu, phân chia quyền lực hợp lý và có cơ chế kiểm
soát quyền lực hữu hiệu sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện TQ, TN của
BTHU. Do đó, thực hiện TQ, TN, trong đó có lãnh đạo các khâu trong công tác cán
bộ của BTHU ở ĐBSH cũng cần tham khảo, vận dụng những kinh nghiệm này.
Xây dựng quy phạm, thi tuyển cạnh tranh, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng,
giám sát, thăm dò ý kiến công luận, nhân dân bầu trực tiếp cán bộ lãnh đạo là
những kinh nghiệm cần được nghiên cứu, vận dụng trong thực hiện TQ, TN của
BTHU ở ĐBSH.
1.3. KHÁI QUÁT NHỮNG KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN SẼ TIẾP
TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan
Qua kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên, luận án tiếp thu, kế thừa
và tiếp tục nghiên cứu một số nội dung chính sau đây:
Một là, các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng của HU và cán
bộ chủ chốt cấp huyện. Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm này đề cập đến
rất nhiều vấn đề về xung quanh vị trí, vai trò của HU, BTV, thường trực HU; về xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện như: xác định yêu cầu, tiêu chuẩn đối với
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ này,
bước đầu phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở một số địa
phương.... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một số
khía cạnh liên quan đến vai trò, nhiệm vụ, phong cách làm việc của BTHU. Đây là
nội dung mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.
Hai là, có số ít công trình nghiên cứu về vấn đề TQ, TN của Đảng Cộng sản
cầm quyền và Nhà nước. Các công trình đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để
xác định TQ, TN của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân
22
dân; phân tích thực trạng TQ, TN của Đảng cầm quyền và Nhà nước ta; đề xuất hệ
quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả TQ, tăng cường TN của Đảng và Nhà
nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân.
Ba là, các bài báo, tham luận hội thảo viết về vấn đề TQ, TN của người cán
bộ lãnh đạo các cấp, các ngành. Những công trình này đã góp phần làm rõ dưới
nhiều góc cạnh, từ nguyên tắc hoạt động cơ bản, nguyên tắc tập trung dân chủ trong
tổ chức bộ máy hệ thống chính trị nước ta; cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách tới các vấn đề về TQ, TN và mối quan hệ của nó.
Bốn là, một số công trình, ở góc độ này hay góc độ khác, đã phát hiện và ở
chừng mực nhất định đã phân tích, đánh giá bước đầu một cách tổng thể, nhiều khía
cạnh trên phương diện tổ chức thực tiễn việc thực thi TQ, TN của người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền, xét trong mối quan hệ với tập thể, cơ quan, đơn vị; mối quan hệ giữa
cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và tập thể trong mối quan hệ với người đứng đầu.
Năm là, số ít công trình nghiên khác đã bước đầu luận giải, đề xuất, kiến
nghị tiếp tục giải quyết vấn đề không chỉ về mặt phương pháp luận, nhận thức luận
mà cả những khuyến nghị, kiến nghị một cách cụ thể ở từng khía cạnh, với từng
lĩnh vực, nhằm nâng cao hiệu quả thực thi TQ, TN người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị.
Sáu là, một số công trình đã đề cập đến vấn đề TQ, TN của người đứng đầu
cơ quan hành chính nhà nước; những kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý, trong đó có nội dung thực hiện TN, quyền hạn của cán bộ
lãnh đạo chủ chốt ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số địa
phương trong nước; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Trung
Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, nhất là kinh nghiệm phân cấp quản lý
chính quyền, về nguyên tắc phân cấp, phân quyền ở Nhật Bản, những kinh
nghiệm của Trung Quốc trong việc giám sát quyền lực của người đứng đầu và
mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với người đứng đầu cơ quan đơn vị… Đây là
những tư liệu quý mà luận án có thể tiếp thu, kế thừa.
Như vậy, những công trình khoa học và kinh nghiệm nêu trên đã có những
đóng góp lớn về cả phương diện lý luận và tổng kết thực tiễn, là nguồn tư liệu quan
trọng, bổ ích có giá trị tham khảo tốt để tác giả đi sâu nghiên cứu, thực hiện đề tài
luận án, nhất là cung cấp một số tư liệu và hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Đề
23
tài trân trọng kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
nêu trên trong quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài.
1.3.2. Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu
Mặc dù đã có những công trình đề cập đến TQ, TN của người đứng đầu nêu trên,
tuy nhiên do mục tiêu, phạm vi và đối tượng riêng, nên chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu, toàn diện về lý luận và tổng kết thực tiễn việc
thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH hiện nay. Các công trình đó chưa đưa ra được
khái niệm TQ, TN và thực hiện TQ, TN của BTHU, mối quan hệ giữa TQ, TN,
chưa chỉ ra những nội dung thực hiện TQ, TN của BTHU, chưa đánh giá thực trạng
thực hiện TQ, TN của BTHU và cũng chưa đưa ra giải pháp nâng cao khả năng thực
thi hiệu quả TQ và tăng cường TN của đội ngũ BTHU ở ĐBSH trong thời gian tới.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư
huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay” vừa mang tính lý luận, vừa
mang tính thực tiễn sâu sắc, và không trùng lắp với các công trình khoa học đã được
công bố. Trên cơ sở khảo cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án,
luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Về mặt lý luận, xây dựng khung lý thuyết về TQ, TN và thực hiện TQ, TN
của BTHU. Cụ thể, luận án sẽ tập trung làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò và đặc điểm
đội ngũ BTHU ở ĐBSH; khái niệm, đặc trưng và nội dung TQ, TN, mối quan hệ
giữa TQ, TN; khái niệm, nội dung thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở những nội dung thực hiện TQ, TN của BTHU,
luận án phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH từ năm
2005 đến nay; xác định rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm, đồng thời chỉ rõ
những vấn đề đặt ra đối với thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH hiện nay.
Dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động đến việc thực hiện TQ, TN của
BTHU, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát huy
những ưu điểm, khắc phục những hạn chế yếu kém trong thực hiện TQ, TN của
BTHU ở ĐBSH thời gian qua, giải quyết triệt để những vấn đề đặt ra, thực hiện tốt
TQ, TN của BTHU ở ĐBSH đến năm 2025.
24
Chương 2
THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY- NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. HUYỆN, ĐẢNG BỘ HUYỆN, HUYỆN ỦY VÀ BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1.1. Các huyện, đảng bộ huyện và huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
2.1.1.1. Khái quát về các huyện ở đồng bằng sông Hồng
Về điều kiện tự nhiên:
Đến nay, ĐBSH gồm 11 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải
Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh
Phúc, có 130 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 13 thành phố trực thuộc tỉnh, 07 thị
xã, 19 quận và 92 huyện (phụ lục1). Các huyện ở ĐBSH là vùng đồng bằng màu mỡ, lớn
nhất ở phía bắc nước ta. Vùng có diện tích: 21.059,3 km2
[2] chiếm 6,4% diện tích của cả
nước. Đây là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước. Đồng thời là trung tâm giao lưu,
dịch vụ, du lịch, thương mại của các tỉnh phía Bắc; trung tâm giao lưu giữa vùng Đông
Bắc với vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung.
92 huyện ở ĐBSH có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, phong phú: có đồng bằng,
trung du, miền núi, ven biển, đảo. Trong đó, có 70 huyện đồng bằng và đồng bằng xen
lẫn đồi núi chiếm phần lớn trong tổng số các huyện ở ĐBSH. Đây là những huyện đặc
trưng cơ bản cho vùng ĐBSH, chẳng hạn như: Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh,
Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức (xem phụ lục 1); có 5 huyện trung du, miền
núi, gồm: Nho Quan (Ninh Bình), Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoành
Bồ (Quảng Ninh); có 13 huyện đồng bằng ven biển, gồm: Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa
Hưng (Nam Định), Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh); Thái Thụy, Tiền Hải
(Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên
(Hải Phòng); có 4 huyện đảo là: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát
Hải (Hải Phòng). Nhìn chung, phần lớn là các huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp.
Khí hậu của vùng rất đặc trưng của khí hậu miền Bắc là nhiệt đới gió mùa.
ĐBSH là đồng bằng duy nhất ở nước ta có khí hậu 4 mùa với một mùa Đông thực sự,
25
lượng mưa lớn, bình quân từ 1.200mm đến 1.800mm/năm. Nơi đây lại có hệ thống
sông ngòi đa dạng chảy ra vịnh Bắc Bộ. Đây là vùng đất có điều kiện thích hợp cho
phát triển nông nghiệp và kinh tế biển, là một vựa lúa lớn của đất nước.
Không những thế, các huyện ở ĐBSH là nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á và
Đông Bắc Á; có vị trí chiến lược về phát triển đất nước và hợp tác quốc tế của Việt
Nam; có đường hàng hải quốc tế và đường xuyên Á đi qua, có các cảng biển Hải
Phòng, Cái Lân, các sân bay quốc tế, có Hà Nội là thủ đô, là địa bàn chiến lược đặc
biệt quan trọng về chính trị, văn hoá, xã hội, ANQP, đối ngoại của cả nước; là đầu
mối giao thông quan trọng của cả nước và ra nước ngoài.
Điều kiện kinh tế: Những năm gần đây, các huyện ở ĐBSH có sự phát triển
kinh tế năng động, thể hiện ở các ngành chủ đạo như:
Phát triển nông nghiệp: Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ,
khí hậu 4 mùa, các huyện ĐBSH là vùng lúa trọng điểm của nước ta. Việc trồng cây
lương thực luôn chiếm vị trí hàng đầu và tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của
ĐBSH. Toàn vùng có gần 1 triệu ha trồng cây lương thực, chiếm khoảng 14% diện
tích trồng cây lương thực cả nước. Sản lượng lương thực chiếm gần 20% sản lượng
lương thực cả nước [100, tr. 10]. Nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa IX của Đảng về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, kinh tế đã
chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng tuyệt đối sang phát triển nông
nghiệp hàng hóa chất lượng cao.
Phát triển công nghiệp: Tỷ trọng giá trị công nghiệp trong tổng GDP ở các
tỉnh, thành phố, nhất là ở các tỉnh gần Thủ đô, gần các khu công nghiệp trọng điểm
ngày càng tăng mạnh, trọng điểm là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm,
sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí…
Cùng với công nghiệp hóa, quá trình đô thị hóa cũng phát triển mạnh mẽ. Có
những huyện được nâng cấp lên thành thành thị xã như huyện Từ Sơn (Bắc Ninh),
Chí Linh (Hải Dương); thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lên đô thị loại II, huyện
Từ Liêm phát triển thành hai quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Ngoài ra, các huyện ở ĐBSH cũng có nhiều làng nghề truyền thống phát
triển lâu đời với những sản phẩm nổi tiếng trong nước và một số sản phẩm nổi tiếng
ở nhiều nước trên thế giới như: gốm, sứ ở Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội), đúc đồng
(Vụ Bản, Nam Định) và ở Đại Bái, huyện Gia Bình (Bắc Ninh); rèn ở Đa Hội, Tiên
26
Du (Bắc Ninh); dệt lụa, xây dựng ở Nội Duệ (Bắc Ninh); chiếu cói ở Phát Diệm,
huyện Kim Sơn (Ninh Bình)… Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường định
hướng XHCN hiện nay, các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển nhanh
chóng cả về quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu ở
trong nước và trên thế giới.
Phát triển du lịch, dịch vụ: So với các vùng khác của Việt Nam, các huyện ở
ĐBSH là một vùng có tiềm năng để phát triển du lịch, dịch vụ. Với cảnh sắc tươi đẹp và
con người thanh lịch, ĐBSH là đề tài cho thơ ca, nhạc, họa, tạo nên sức thu hút du khách
bốn phương. Đây là vùng đất không chỉ có nhiều di tích lịch sử - văn hoá, là điểm đến
của du lịch tâm linh như Đền Trần (Vụ Bản, Nam Định), Yên Tử (Uông Bí, Quảng
Ninh), mà nơi đây còn có nhiều cảnh đẹp kỳ quan thiên nhiên thế giới và cấp quốc gia
như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)...
* Điều kiện văn hoá - xã hội: các huyện ở ĐBSH nằm trên vùng đất là cái
nôi hình thành dân tộc Việt. Nơi đây mang đậm nét truyền thống văn hoá và quan
hệ xã hội của cộng đồng cư dân nông nghiệp lâu đời. ĐBSH là trung tâm văn hoá,
chính trị của cả nước, với khoảng 1.700 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng,
chiếm hơn 70% số di tích của cả nước, điển hình như các địa danh Bạch Hạc, Cổ
Loa, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cố đô Hoa Lư, chùa Tây Phương, chùa
Hương, chùa Phật Tích... Trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam,
nơi đây đã dần dần hình thành và lưu truyền những giá trị văn hóa đặc sắc của dân
tộc, là động lực, nguồn cổ vũ, động viên nhân dân ĐBSH đoàn kết, kiên cường, bất
khuất chống ngoại xâm, một lòng một dạ đi theo Đảng làm cách mạng, cùng với
Đảng và nhân dân cả nước vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, thách thức quyết
liệt đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, vươn lên trong công cuộc đổi mới, xây
dựng ĐBSH hiện đại, văn minh.
Các huyện ở ĐBSH là nơi có mật độ dân số cao 971,0 người/km2
, mật độ
dân số trung bình là 20.439,4 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số 0,98 % [2], lao động
dồi dào, với số dân là 20.236.700 người, chiếm 22,8% dân số cả nước[100].
Trình độ dân trí của cư dân ĐBSH vào loại cao nhất trong cả nước. Số lượng cán bộ
có trình độ trên đại học chiếm 72,40% so với cả nước; lao động đã qua đào tạo
chiếm 29,5% tổng số lao động toàn vùng [100, tr. 11].
27
Trên địa bàn các huyện ở ĐBSH có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó người
Kinh là chủ yếu. Ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc thiểu số như: Dao, Cao
Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa, Mường... Người dân tộc thiểu số chiếm tỷ rất nhỏ so
với tổng số dân toàn vùng và so với người Kinh. Họ sinh sống tập trung ở các huyện
như: Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Hải Hà (Quảng Ninh), Nho Quan (Ninh Bình)...
Các huyện ở ĐBSH còn là nơi hoạt động mạnh của hai tôn giáo lớn ở nước ta là
Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đi theo là các công trình, đình, chùa, nhà thờ - đây vừa là nơi
sinh hoạt tôn giáo, vừa là điểm du lịch văn hoá tâm linh. Ở ĐBSH, tín đồ Thiên Chúa giáo
sống tập trung ở các huyện ven biển của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình,
đông nhất là ở các huyện Kim Sơn (Ninh Bình); Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thuỷ,
Hải Hậu, Trực Ninh (Nam Định); Tiền Hải (Thái Bình). Riêng tỉnh Nam Định có 43 vạn
tín đồ, chiếm 21,5% dân số của tỉnh; có huyện số tín đồ chiếm 49% dân số của huyện, như
huyện Nghĩa Hưng [56, tr. 14]. Tỉnh Ninh Bình có hơn 14 vạn tín đồ, chiếm 16, 33% dân
số của tỉnh, tập trung đông nhất ở Kim Sơn, số tín đồ chiếm 45% dân số của huyện và
chiếm hơn 50% số tín đồ của toàn tỉnh [80, tr. 12]. Tỉnh Thái Bình có có 94. 809 tín đồ
Thiên Chúa giáo, chiếm 5,3% dân số của tỉnh, song đông nhất là ở huyện Tiền Hải, với
trên 32 nghìn tín đồ. Trong công cuộc chống đế quốc, phong kiến và CNH, HĐH đất
nước, Phật giáo và Thiên Chúa giáo ở ĐBSH có đóng góp nhất định. Tuy nhiên, trong lịch
sử, các tôn giáo ở ĐBSH, nhất là Thiên Chúa giáo ở một số nơi đã bị các thế lực phản
động lợi dụng vì mục đích của chúng, gây cho Đảng và cách mạng không ít khó khăn và
tổn thất, kể cả xương máu.
2.1.1.2. Các đảng bộ huyện và huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
* Các đảng bộ huyện ở đồng bằng sông Hồng
Đến tháng 5-2016, 11 đảng bộ tỉnh, thành phố ở ĐBSH có 92 đảng bộ huyện,
13 đảng bộ thành phố, 07 đảng bộ thị xã 19 đảng bộ quận và 95 đảng bộ trực thuộc
với 10.888 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và 1.179.567 đảng viên (phụ lục 2). Trong
đó: tỉnh Bắc Ninh có 6 đảng bộ huyện; tỉnh Hà Nam có 5 đảng bộ huyện; tỉnh Hải
Dương có 10 đảng bộ huyện; tỉnh Hưng Yên có 9 đảng bộ huyện; tỉnh Nam Định có
9 đảng bộ huyện; tỉnh Ninh Bình có 6 đảng bộ huyện; tỉnh Thái Bình có 7 đảng bộ
huyện; tỉnh Quảng Ninh có 8 đảng bộ huyện; tỉnh Vĩnh Phúc có 7 đảng bộ huyện;
Thành phố Hải Phòng có 8 đảng bộ huyện; Thành phố Hà Nội có 17 đảng bộ huyện.
Vị trí, vai trò của đảng bộ huyện ở ĐBSH
28
Đảng bộ huyện trực thuộc tỉnh ủy (thành ủy), đồng thời là tổ chức đảng cấp
trên trực tiếp của các TCCSĐ nông thôn, có cơ cấu tổ chức gồm: các TCCSĐ, chủ
yếu là các đảng bộ xã và các chi bộ cơ quan, ban ngành ở huyện; cơ quan lãnh đạo
của đảng bộ huyện (đại hội đại biểu đảng bộ, giữa hai nhiệm kỳ là ban chấp hành
(BCH) đảng bộ, gọi tắt là HU).
Đảng bộ huyện có vai trò, trọng trách lãnh đạo toàn diện hoạt động của
HTCT và các lĩnh vực phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, lãnh đạo xây dựng
HTCT, các đơn vị cơ sở trực thuộc, xây dựng tổ chức, bộ máy, đội ngũ, cán bộ,
đảng viên của đảng bộ… đảm bảo cho hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy này
vận hành một cách hiệu quả, chặt chẽ, thông suốt và thống nhất từ cấp cơ sở đến
cấp tỉnh. Do đó, sự lãnh đạo đúng đắn của đảng bộ huyện là nhân tố quyết định
thắng lợi đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Đặc điểm của các đảng bộ huyện ở ĐBSH
Một là, các đảng bộ có truyền thống cách mạng vẻ vang. Các đảng bộ huyện
hầu hết được thành lập sớm từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong kháng
chiến chống Pháp, các đảng bộ huyện ĐBSH lãnh đạo nhân dân chiến đấu kiên cường,
hy sinh anh dũng và đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Trong kháng chiến chống
Mỹ, đã có những đóng góp vượt bậc về sức người, sức của cho miền Nam ruột thịt với
khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; nhiều tấm gương
tiêu biểu đã đi vào những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới,
các đảng bộ huyện ĐBSH luôn năng động, có nhiều sáng tạo, có những đóng góp to
lớn, cùng đảng bộ và nhân dân vùng ĐBSH đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các
lĩnh vực.
Hai là, số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ của đội ngũ đảng viên của các
đảng bộ huyện ĐBSH qua các kỳ đại hội ngày càng được nâng lên, đảm bảo đáp
ứng được yêu cầu của công tác cán bộ thời kỳ mới, giúp cho việc nâng cao tinh thần
trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao. Xây dựng sự đoàn
kết thống nhất trong đảng bộ huyện và tạo sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn
huyện. Cụ thể, năm 2016, số lượng đảng viên ở ĐBSH là 1.179.567/ 4.500.000
đảng viên cả nước (chiếm 26,21%). Về chất lượng: có 962.475 đảng viên (chiếm
79,53%) hoàn thành tốt nhiệm vụ và 8.596 TCCSĐ (chiếm 73,89%) đạt danh hiệu
trong sạch, vững mạnh (phụ lục 15).
29
Ba là, các đảng bộ ở ĐBSH hoạt động trong môi trường văn hóa, xã hội có
nhiều nét đặc thù của vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng kinh tế nông nghiệp đang trong
quá trình CNH, HĐH khá nhanh; nhất là đặc thù văn hóa nông thôn ĐBSH, văn hóa
làng xã, dòng họ. Truyền thống này có nhiều ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của
đảng bộ huyện như: thuận lợi trong tạo sự đồng thuận, vận động nhân dân thực hiện
nhiệm vụ chính trị, phát huy truyền thống làng xã trong phát triển KT-XH, giữ gìn
an ninh, trật tự, chống lại các tệ nạn xã hội. Bên cạnh, tác động tiêu cực của truyền
thống làng xã, họ hàng cũng gây phức tạp không nhỏ, như: tính cá nhân, tư tưởng
hẹp hòi dễ dẫn đến sự ghen ghét, đố kỵ, níu kéo, dèm pha lẫn nhau. Cạnh đó, là tư
tưởng gia trưởng, bảo thủ, cục bộ địa phương đã tác động tiêu cực không nhỏ đến
việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của đảng viên, ảnh hưởng không nhỏ tới
việc tăng cường năng lực lãnh đạo, và sức chiến đấu của đảng bộ huyện, hoàn
thành các nhiệm vụ chính trị đề ra.
* Các huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
HU là tên gọi tắt của BCH đảng bộ huyện; là cơ quan lãnh đạo của đảng
bộ huyện giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ. Với nguyên tắc tập trung dân chủ,
HU do đại hội đại biểu đảng bộ cùng cấp bầu ra, hoạt động theo nhiệm kỳ 5
năm. HU có bí thư, các phó BTHU (phó bí thư thường trực, phó bí thư đồng
thời là chủ tịch UBND huyện), ban thường vụ (BTV) HU, thường trực HU và
có các cơ quan tham mưu, giúp việc.
Chức năng của HU: HU có các chức năng chủ yếu: Một là, HU lãnh đạo đảng
bộ, chính quyền, các tổ chức trong HTCT và các tầng lớp nhân dân chấp hành đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tỉnh ủy, thành
ủy, của đại hội đảng bộ huyện. Hai là, HU xây dựng nội bộ đảng. HU lãnh đạo các tổ
chức đảng, đội ngũ đảng viên và lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ của đảng bộ huyện
nhằm xây dựng các tổ chức đảng, cấp ủy, đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng tốt
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nhiệm vụ của HU: Điểm 1, Điều 19 Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội XI
quyết định: “cấp ủy huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện ủy, quận
ủy, thị, thành ủy) lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của
cấp trên” [22, tr. 33]. Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Quy định số 45-
QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về thi hành
30
Điều lệ Đảng; trên cơ sở chức năng, quy chế làm việc và nhiệm vụ chính trị, các HU ở
ĐBSH thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, thảo luận, quyết định các chủ trương, biện pháp và chỉ đạo thực hiện có hiệu
quả trên địa bàn huyện: nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết chỉ thị của Bộ
Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, của tỉnh, thành ủy. Tổng kết những chuyên đề về
KT-XH, ANQP, xây dựng Đảng, xây dựng HTCT. Căn cứ vào nội dung, tính chất của từng
lĩnh vực trên, HU ra nghị quyết hoặc kết luận lãnh đạo thực hiện.
Hai là, lãnh đạo quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết đại hội đảng bộ huyện, đề
ra các chủ trương, nghị quyết về các hoạt động của huyện và lãnh đạo tổ chức thực
hiện. Xây dựng và ban hành quy chế làm việc của HU trong nhiệm kỳ. Tiến hành
công tác tư tưởng trong đảng bộ huyện và trong nhân dân trên địa bàn huyện tạo sự
đoàn kết nhất trí trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh,
thành phố và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện.
Ba là, lãnh đạo xây dựng đảng bộ, HTCT huyện, các đảng bộ xã, thị trấn và
các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện, nghị quyết
của HU, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Quyết định và tổ chức thực hiện các chủ
trương, giải pháp về công tác tổ chức cán bộ của huyện; chỉ đạo các đảng bộ trực
thuộc thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; KT, GS toàn bộ hoạt động của các tổ chức
cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên trong đảng bộ huyện.
Bốn là, đề xuất với tỉnh ủy, thành ủy những chủ trương thuộc TQ quyết định
của tỉnh ủy, thành ủy. Chuẩn bị các văn kiện, dự kiến nhân sự HU và tổ chức đại hội
đảng bộ huyện nhiệm kỳ tiếp theo theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn
của cấp trên.
2.1.2. Bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, vị trí, vai trò,
nhiệm vụ và đặc điểm
2.1.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng
*Khái niệm bí thư huyện ủy
Cấp ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ giữa hai kỳ đại hội, trong đó
bí thư cấp ủy là người đứng đầu, chủ trì các hoạt động của cấp ủy, trực tiếp phụ
trách các vấn đề trọng yếu và cơ mật; chăm lo xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng
đội ngũ cán bộ của Đảng.
31
Điều lệ Đảng quy định: “Hội nghị tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy, quận ủy, thị ủy
bầu ban thường vụ; bầu bí thư và phó bí thư trong số ủy viên thường vụ”[22, tr. 34].
Đến nay, các văn kiện của Đảng chưa đưa ra khái niệm về bí thư cấp ủy
nhưng từ tinh thần những quy định nêu trên và thực tiễn hoạt động của cấp ủy đảng,
có thể quan niệm: Bí thư cấp ủy là người đứng đầu cấp ủy đảng, do đại hội đảng
bộ, chi bộ hoặc cấp ủy cùng cấp bầu ra, hoặc do cấp trên có TQ chỉ định, để chủ trì
hoạt động của cấp ủy; thay mặt cấp ủy và chịu TN cao nhất về hoạt động của cấp
uỷ, của đảng bộ, chi bộ.
Đối với BTHU, theo quy định của Điều lệ Đảng, trong đảng bộ huyện, BTHU
phải qua quy trình bầu cử ba bước: đại hội đảng bộ huyện bầu vào BCH đảng bộ
huyện, BCH bầu làm ủy viên BTV HU và sau đó bầu làm BTHU; cấp ủy cấp tỉnh
chuẩn y. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Đảng về thí điểm đại hội bầu trực tiếp bí
thư, một số tỉnh đã tổ chức đại hội đảng bộ huyện bầu trực tiếp BTHU. Ngoài ra, trong
những điều kiện nhất định, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, BTHU có thể được tỉnh
ủy, thành ủy trực tiếp chỉ định kiện toàn giữa nhiệm kỳ, theo quy định và hướng dẫn
của Trung ương. Do vậy: BTHU là người đứng đầu HU, là chức danh lãnh đạo cao
nhất của đảng bộ huyện, do HU bầu ra (hoặc do đại hội đảng bộ huyện bầu ra hay
được cấp trên chỉ định), có chức năng, nhiệm vụ chủ trì hoạt động của HU; thay
mặt HU giải quyết các công việc và chịu TN và TQ cao nhất về hoạt động của HU,
của đảng bộ huyện.
*Vị trí, vai trò của bí thư huyện ủy
Từ các quy định của Đảng và thực tế hoạt động của các BTHU có thể xác
định vị trí, vai trò của BTHU như sau:
Một là, BTHU là người đứng đầu HU, giữ vai trò chủ trì, điều hành hoạt
động của HU, BTV, thường trực HU. Hiện nay, quy chế làm việc của nhiều HU đều
ghi rõ BTHU là người đứng đầu HU, có vai trò chủ trì công việc của HU, BTV HU.
Với tư cách là người đứng đầu cơ quan lãnh đạo của đảng bộ huyện nên BTHU
cũng được coi là người đứng đầu đảng bộ huyện và tuy không có sự quy định chính
thức nhưng trên thực tế, BTHU còn được coi như người đứng đầu huyện. Với vị trí,
vai trò người đứng đầu HU, trên cơ sở đường lối của Đảng, nghị quyết của cấp trên,
và nghị quyết của đại hội đảng bộ huyện, BTHU chủ trì tổ chức thường trực, BTV,
HU đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng
Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng

More Related Content

What's hot

What's hot (14)

Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng các đảng bộ xã phường Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng các đảng bộ xã phường Bạc Liêu, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng các đảng bộ xã phường Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng các đảng bộ xã phường Bạc Liêu, HAY
 
Chính sách đối với cán bộ, công chức khi đổi mới bộ máy chính trị
Chính sách đối với cán bộ, công chức khi đổi mới bộ máy chính trịChính sách đối với cán bộ, công chức khi đổi mới bộ máy chính trị
Chính sách đối với cán bộ, công chức khi đổi mới bộ máy chính trị
 
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAYLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
 
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng Ngãi
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng NgãiTổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng Ngãi
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
 

Similar to Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng

Similar to Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng (20)

Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
 
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nayCác tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
 
Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ
Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộNgăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ
Ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ
 
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn tại tỉnh Quảng Nam
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn tại tỉnh Quảng NamTổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn tại tỉnh Quảng Nam
Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn tại tỉnh Quảng Nam
 
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Luận văn: Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay, HAY
Luận văn: Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay, HAYLuận văn: Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay, HAY
Luận văn: Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay, HAY
 
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
 
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAYLuận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
 
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà NộiLuận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
 
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nayXây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây NinhLuận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
 
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đLuận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
Luận văn: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường, 9đ
 
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOTĐề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
Đề tài: Tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc phường, HOT
 
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu sốLuận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
Luận án: Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAYĐề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính sách công, HAY
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyế...
 
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
Đảng cộng sản chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định - Gửi miễn ...
 
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông
Đề tài: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Đắk R’Lấp, Đắk NôngĐề tài: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông
Đề tài: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 

Luận án: Thẩm quyền trách nhiệm của bí thư huyện ở ĐB sông Hồng

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ÁNH THỰC HIỆN THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI – 2016
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC ÁNH THỰC HIỆN THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Văn Giang 2. PGS, TS Nguyễn Vũ Tiến HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Ngọc Ánh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 16 1.3. Khái quát những kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu 21 Chương 2: THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 24 2.1. Huyện ủy và bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng 24 2.2. Thẩm quyền, trách nhiệm và thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, nội dung, đặc trưng và mối quan hệ 40 Chương 3: THỰC HIỆN THẨM QUYỀN TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 72 3.1. Thực trạng thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủyở đồng bằng sông Hồng 72 3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 103 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN TỐT THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025 120 4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng thực hiện tốt thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng 120 4.2. Những giải pháp thực hiện tốt thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng 124 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 160 170
  • 5. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANQP BCH : An ninh, quốc phòng : Ban Chấp hành BTHU : Bí thư huyện ủy BTV CBCC CT-XH : Ban Thường vụ : Cán bộ, công chức : Chính trị - xã hội CNH, HĐH CNXH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Chủ nghĩa xã hội ĐBSH HĐND : Đồng bằng sông Hồng : Hội đồng nhân dân HTCT HU KT GS : Hệ thống chính trị : Huyện ủy : Kiểm tra : Giám sát KT-XH MTTQ Nxb : Kinh tế - xã hội : Mặt trận Tổ quốc : Nhà xuất bản TCCSĐ TQ TN : Tổ chức cơ sở đảng : Thẩm quyền : Trách nhiệm UBKT : Ủy ban Kiểm tra UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của BTHU ở ĐBSH, nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020 36 Bảng 2.2: Độ tuổi của BTHU ở ĐBSH, so sánh nhiệm kỳ 2010-2015 với 2015-2020 37 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Biểu đồ 2.1: Thống kê BTHU là tỉnh/thành ủy viên, đồng thời là chủ tịch HĐND ở ĐBSH, so sánh nhiệm kỳ 2010-2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 38 Biểu đồ 2.2: Thống kê BTHU ở ĐBSH là người địa phương, so sánh nhiệm kỳ 2010-2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 39 Biểu đồ 3.3: Trình độ lý luận chính trị của BTHU ở ĐBSH, so sánh nhiệm kỳ 2010-2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 87 Biểu đồ 3.4: Trình độ chuyên môn của BTHU ở ĐBSH, so sánh nhiệm kỳ 2010-2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 88 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu giới của BTHU ở ĐBSH, so sánh nhiệm kỳ 2010- 2015 với nhiệm kỳ 2015-2020 97 38,39,87,88,97
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử Đảng ta từ khi thành lập đến nay cho thấy, ở bất kỳ thời kỳ nào và ở đâu, người đứng đầu tổ chức đảng luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng. Cũng vẫn với những nguồn lực về đội ngũ cán bộ, đảng viên, vật lực, thông tin, điều kiện môi trường như nhau, nhưng với những người đứng đầu khác nhau sẽ cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng rất khác nhau. Điều đó chứng tỏ, người đứng đầu tổ chức đảng và việc thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm (TQ, TN) của người đứng đầu luôn là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ tổ chức nào. Có thể nói, mọi thành công hay thất bại của tổ chức đảng luôn gắn liền với người đứng đầu tổ chức đó. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [69, tr. 269]; “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [69, tr. 273]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã nhấn mạnh “cần tập trung cao độ” để thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách, trong đó vấn đề thứ ba là: “Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị”[20, tr. 13 ]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng lại tiếp tục nhấn mạnh: “xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương”[23, tr. 203]. Như vậy, nghiên cứu về vấn đề TQ, TN của người đứng đầu tổ chức đảng là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bí thư huyện ủy (BTHU) là người đứng đầu huyện ủy (HU) và đảng bộ huyện, giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động của đảng bộ, là “linh hồn” cấp ủy, vai trò hạt nhân đoàn kết của cơ quan lãnh đạo, quản lý ở địa phương. BTHU là người đề xuất, chủ trì, chỉ đạo toàn bộ công việc của đảng bộ huyện, phụ trách công tác xây dựng Đảng, trực tiếp nắm các vấn đề trọng yếu, các khâu công tác trọng tâm, các nhiệm vụ mới nảy sinh về kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh, quốc phòng (ANQP), trực tiếp chăm lo xây dựng mối quan hệ mật thiết với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội (CT-XH) và nhân dân trong địa bàn huyện.
  • 8. 2 Để lãnh đạo các đảng bộ huyện có hiệu quả, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình, việc xác định rõ TQ, TN cá nhân của BTHU là một trong những điểm nút quan trọng. Việc hoàn thiện cơ chế hữu hiệu bảo đảm vừa phát huy vị thế, TQ, TN của BTHU, vừa nâng tầm hoạt động của tập thể cấp ủy, chính quyền huyện một cách đồng bộ và hiệu quả trong một chỉnh thể hữu cơ, ngang tầm trọng trách lịch sử mới. Chính vì vậy, xác định rõ TQ, TN cá nhân của BTHU, đồng thời nâng cao TN và bảo đảm TQ của BTHU có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và rất cần thiết, là điều kiện quan trọng quyết định cho thành công của phát triển KT-XH ở huyện. Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có tiềm năng to lớn, vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển KT-XH. Đơn vị hành chính cấp huyện giữ vai trò quan trọng trong tổ chức chính quyền địa phương, là nơi cấp ủy, chính quyền huyện và các đoàn thể CT-XH tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và của cấp ủy, chính quyền địa phương. Từ đó, kiểm nghiệm, khẳng định trên thực tế tính đúng đắn của đường lối, chính sách của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên; chỉ ra những điểm chưa hợp lý để sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh; đóng góp cho Đảng, Nhà nước những cách làm đem lại hiệu quả và những kinh nghiệm quý góp phần để Đảng, Nhà nước và cấp trên đề ra chủ trương, chính sách đúng; nơi trực tiếp xây dựng, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân... Xác định rõ và thực hiện tốt TQ, TN của BTHU có vai trò và tác động lớn đến hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của HU đối với sự phát triển của địa phương, là nhân tố rất quan trọng để huyện phát triển, vững mạnh. Để các huyện ở ĐBSH phát huy có hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh đáp ứng tốt yêu cầu công cuộc đổi mới trên địa bàn, góp phần để ĐBSH xứng đáng với vị trí, vai trò của mình trong giai đoạn hiện nay, một vấn đề rất cấp thiết cần làm tốt là xác định rõ và thực hiện có hiệu quả TQ, TN của BTHU - với tư cách là người đứng đầu cấp huyện ở ĐBSH. Đảng ta đã khẳng định trong những năm qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, đổi mới phương thức lãnh đạo nói riêng, trong đó có việc thực hiện lãnh đạo tập thể, phân công cá nhân phụ trách và chịu TN đã đạt được những thành tựu bước đầu, quan trọng. Tuy nhiên, chế độ “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi có thành tích thì ai cũng nhận là của mình, còn khi có
  • 9. 3 sai sót, khuyết điểm thì không ai chịu TN, thậm chí đổ hết cho tập thể. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ TN cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho các việc làm tắc trách, trì trệ hoặc làm dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích cá nhân... Mối quan hệ giữa BTHU với cấp ủy, ban thường vụ (BTV), thường trực; giữa BTHU với hội đồng nhân dân (HĐND) và ủy ban nhân dân (UBND); giữa BTHU với MTTQ, các đoàn thể CT-XH; giữa BTHU với tỉnh ủy, thành ủy…, nhất là giữa BTHU với phó BTHU, với chủ tịch UBND còn nhiều vướng mắc, chồng lấn, chưa rõ về TQ, TN dẫn tới hiệu lực, hiệu quả công tác, sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ còn nhiều yếu kém, bất cập. Những yếu kém đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, hệ thống chính trị (HTCT), sự lãnh đạo của HU, đảng bộ huyện và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, chưa ngang tầm so với yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học - công nghệ. Nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, tìm ra những giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế về thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong những năm tới thực sự đang được đặt ra cấp thiết hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay” để làm luận án nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết đó. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về TQ, TN và thực hiện TQ, TN của BTHU, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt TQ, TN của BTHU ở ĐBSH đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra những kết quả; xác định những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. - Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
  • 10. 4 - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay; tìm ra nguyên nhân của thực trạng, rút ra những kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra hiện nay. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt TQ, TN của BTHU ở ĐBSH đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian khảo sát: Luận án tập trung khảo sát TQ, TN của BTHU và việc thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay. Phương hướng và những giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. - Về không gian: Luận án khảo sát TQ, TN và việc thực hiện TQ, TN của BTHU ở 11 tỉnh, thành ĐBSH trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay và định hướng đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề cán bộ và TQ, TN của cán bộ lãnh đạo, quản lý. 4.2. Cơ sở thực tiễn - Thực tiễn thực hiện TQ, TN của đội ngũ BTHU ở ĐBSH. - Các báo cáo của các tỉnh, thành ở ĐBSH về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ. - Kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp trên một số nhóm đối tượng cụ thể: BTHU và cán bộ, đảng viên công tác tại đảng bộ huyện ở các tỉnh, thành thuộc khu vực ĐBSH, trọng tâm nghiên cứu ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình... 4.3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
  • 11. 5 Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp: lịch sử kết hợp lôgic, phân tích kết hợp tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khảo sát, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia... 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Khái niệm, nội dung TQ, TN và thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH. - Những vấn đề đặt ra trong thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH. - Đề xuất một số giải pháp mới để thực hiện tốt TQ, TN của BTHU trong thực tiễn ở ĐBSH. Một là, xây dựng quy định, quy chế để xác định rõ TQ, TN của BTHU. Hai là, xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; có chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với trường hợp lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận án góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về TQ, TN, thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy, chính quyền ở ĐBSH trong thực hiện TQ, TN của BTHU; đồng thời kết quả ấy còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu môn Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, 9 tiết, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 12. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TQ, TN của người đứng đầu cấp ủy là vấn đề đã được đề cập trong các văn kiện Đại hội VIII trở lại đây và được nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu vấn đề này. Liên quan đến vấn đề TQ, TN đã được thể hiện ở các đề tài khoa học, luận văn, luận án, và được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu là: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thẩm quyền, trách nhiệmcủa Đảng, Nhà nước 1.1.1.1. Sách - GS, TS Nguyễn Phú Trọng, PGS, TS Tô Huy Rứa, PGS, TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới [103]. Đây là công trình khoa học công phu, đã đề cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn đề cơ bản về đảng cầm quyền, tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng trong những năm qua, từ đó đề ra một số phương hướng và giải pháp cấp bách để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. Đặc biệt, luận án kế thừa được tinh thần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đó là vấn đề xây dựng và thực hiện đúng hệ thống các quy chế làm việc của từng tổ chức trong HTCT và quy chế công tác giữa tổ chức đảng với cơ quan nhà nước, đoàn thể có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có quy chế và làm việc theo quy chế, công việc không dồn tập trung vào cấp ủy, các cán bộ lãnh đạo có thời gian nghiên cứu, khảo sát để suy nghĩ chủ trương lớn, tăng cường hoạt động kiểm tra cấp ủy cấp dưới... Do vậy, nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, TN, quyền hạn của từng tổ chức; về quan hệ giữa các tổ chức phải trở thành những quy định, chế độ làm việc cụ thể được bàn bạc dân chủ và có sự nhất trí giữa các bên liên quan. Khi đã trở thành quy chế, các tổ chức và cá nhân phải theo đó thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để luận án đề xuất giải pháp xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc của HU. - Lê Hữu Nghĩa, Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên), Thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng cầm quyền và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân [71]. Cuốn sách gồm bốn chương, là một trong số ít tài liệu nghiên cứu một cách
  • 13. 7 khái quát, hệ thống những vấn đề về TQ, TN của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Tuy nhiên, cuốn sách này bàn luận, đi sâu phân tích ở tầm khái quát về TQ và TN của Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp quyền trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân, mà không nhắc đến TQ, TN của cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị của Đảng và Nhà nước. 1.1.1.2. Các bài báo khoa học - Bùi Đức Lại, Một vài vấn đề về Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong điều kiện mới [58]. Theo tác giả, Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ là một luận điểm quan trọng, được phát triển thành một nguyên tắc trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và trở thành một nội dung trong Điều lệ Đảng. Tuy nhiên, thực hiện quản lý đội ngũ cán bộ chưa làm rõ giữa quyền và TN. Từ đó, tác giả kiến nghị: đối với từng đối tượng cán bộ có chủ thể quản lý chính, nội dung và phương thức quản lý khác nhau. Tiếp tục cụ thể hóa chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong công tác cán bộ, xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy và người đứng đầu phù hợp với luật pháp; cải tiến theo hướng tiếp tục thực hiện việc tập thể quyết định giới thiệu những cương vị chủ chốt trong bộ máy chính quyền để được bầu theo luật định, nhưng trong quy trình chuẩn bị và ra quyết định cần bảo đảm cả quyền và TN của người đứng đầu phù hợp với vai trò luật định. Các đảng viên đảm nhận các chức vụ lãnh đạo và thực hiện công vụ theo chế độ TN và quy định của luật pháp. - PGS Trần Đình Huỳnh, Thẩm quyền và trách nhiệm của đảng cầm quyền [53]. Tác giả phân tích về TQ, TN và xác định TQ, TN của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách đảng duy nhất cầm quyền. Theo tác giả, để xác định rõ TQ, TN của Đảng cầm quyền hiện nay, ngoài việc tái khẳng định tính hợp hiến của Điều 4 Hiến pháp cần lý giải một số vấn đề như: luật hóa các quy định trong Hiến pháp; trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), Cương lĩnh và mọi chủ trương đường lối và phương thức lãnh đạo, TQ, TN của Đảng cần được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật; Đảng chịu TN trước nhân dân, nhưng cơ quan nào sẽ thay mặt nhân dân thẩm định TN của Đảng? Tất cả mọi quy định của Hiến pháp và pháp luật về TQ, TN của Đảng là quyền lực của nhân dân trao cho Đảng. Cuối cùng, tác giả kết luận: bí quyết quan trọng nhất để khẳng định vị thế, TQ, TN của Đảng hiện nay chính là trở về với tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Bài viết có giá trị tham khảo
  • 14. 8 tốt cho luận án về vấn đề nguồn gốc, bản chất TQ, TN của Đảng là từ đâu, nhất là đưa ra những đề xuất để xác định rõ TQ, TN của Đảng cầm quyền hiện nay. - PGS Trần Đình Huỳnh, Quyền lực và kiểm soát quyền lực [54]. Trước hết, tác giả giải thích khái niệm quyền lực và khái quát sự xuất hiện của quyền lực. Thứ hai, tác giả phân tích và kết luận: quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô được thể hiện rõ ở chế độ chuyên chính vô sản. Sức mạnh của nó đã từng làm biến đổi thế giới trong gần suốt thế kỷ XX. Từ đây, V.I.Lênin đã sớm phát hiện những nguyên nhân làm tha hóa quyền lực trong hệ thống chuyên chính vô sản là do: Một là,"tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa... tưởng rằng chỉ bằng những pháp lệnh cộng sản là có thể giải quyết được tất cả mọi nhiệm vụ của mình". Hai là, thiếu văn hóa, nên chỉ nói những chuyện nhảm nhí chứ không phải chính trị. Ba là, nạn hối lộ. Thứ ba, tác giả phân tích hệ thống giải pháp kiểm soát quyền lực của Đảng, Nhà nước trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền của V.I.Lênin, gồm: Một là, kiên quyết thanh đảng. Biện pháp thanh đảng quan trọng nhất, quý báu nhất là dân chủ, dựa hẳnn vào ý kiến chỉ dẫn của quần chúng công nông ngoài Đảng. Hai là, cần hợp nhất hai cơ quan đảng và cơ quan xô-viết có chức năng, nhiệm vụ tương đồng do một ủy viên Bộ Chính trị phụ trách. Ba là, kiên quyết tinh giản biên chế, tổ chức. Bốn là, kiểm soát việc giáo dục và học tập của đảng viên và cán bộ công chức đồng thời sử dụng cán bộ đúng với trình độ, năng lực thực tế của họ. Đây là bài viết có giá trị giúp luận án tiếp cận, tìm hiểu nguyên nhân của sự lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi của một số BTHU ở ĐBSH. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện 1.1.2.1. Sách - Ngô Kim Ngân - Lâm Quốc Tuấn, Phong cách làm việc của người bí thư HU hiện nay - qua khảo sát vùng đồng bằng sông Hồng [70]. Các tác giả đã trình bày: HTCT cấp huyện ở ĐBSH và vai trò của người BTHU; quan niệm và tiêu chí đánh giá phong cách làm việc của người BTHU; thực trạng về phong cách làm việc của đội ngũ BTHU của nước ta hiện nay (qua khảo sát ở ĐBSH); mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ BTHU. Cuốn sách có giá trị tham khảo về vị trí, vai trò
  • 15. 9 của cấp huyện ở ĐBSH, nhất là về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm, phong cách của BTHU ở ĐBSH. 1.1.2.2. Các bài báo khoa học - Nguyễn Văn Giang, Đổi mới phong cách làm việc [27]. Tác giả đã đưa ra khái niệm phong cách làm việc, sự cần thiết phải đổi mới phong cách làm việc, luận giải những yêu cầu chủ yếu trong phong cách làm việc khoa học của người lãnh đạo với tinh thần TN cao hiện nay. Những nội dung mà luận án có thể tham khảo, vận dụng, kế thừa: những yêu cầu chủ yếu trong phong cách làm việc khoa học của người lãnh đạo hiện nay: phong cách làm việc có tính đảng, tính nguyên tắc cao, đồng thời năng động, sáng tạo, nhạy cảm với cái mới; phong cách làm việc nhiệt tình nhưng khách quan, khoa học; phong cách làm việc dân chủ, tập thể nhưng quyết đoán, dám chịu TN cá nhân; phong cách làm việc thiết thực, nói đi đôi với làm; phong cách làm việc sâu sát cơ sở, gắn bó chặt chẽ với quần chúng. - Trần Khắc Việt, Phong cách làm việc của người đứng đầu [107]. Phần đầu, tác giả đưa ra những yêu cầu đối với phong cách làm việc của người đứng đầu và giải thích vì sao phải quan tâm, rèn luyện phong cách làm việc đối với người đứng đầu. Phần hai, tác giả phân tích năm đặc trưng chủ yếu trong phong cách làm việc của người đứng đầu, bao gồm: Thứ nhất, sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, sự ngạy bén với cái mới. Thứ hai, sự thống nhất giữa tính cách mạng với tính khoa học. Thứ ba, sự thống nhất giữa tính cách mạng với tính khoa học. Thứ ba, sự thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và tinh thần TN cá nhân cao. Thứ tư, sự thống nhất giữa tri thức và hành động, nói đi đôi với làm. Thứ năm, sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân; coi trọng việc thuyết phục, tạo sự đồng thuận cao trong tập thể và hoạt động kiểm tra. Từ đó, tác giả khẳng định: “Để có phong cách làm việc đúng đắn, mỗi người đứng đầu phải học tập, tu dưỡng một cách toàn diện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, không ngừng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước có TN giáo dục, tạo môi trường thuận lợi và giúp đỡ người đứng đầu không ngừng hoàn thiện phong cách làm việc”. Đây là bài báo khoa học có giá trị tham khảo
  • 16. 10 cần thiết đối với luận án, đặc biệt là những đặc trưng chủ yếu trong phong cách của người lãnh đạo. 1.1.2.3. Luận án tiến sĩ - Huỳnh Văn Long, Xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Chính trị học [63]. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ BTHU, chủ tịch UBND huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long, tác giả đã đề xuất những giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ này, trong đó có giải pháp là phải nêu cao ý thức TN cá nhân của đội ngũ cán bộ gắn liền với việc đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường KT, GS thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cấp huyện. Tuy nhiên, do nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ đề cập một cách khái quát về vai trò của đội ngũ BTHU, chủ tịch UBND huyện. Như vậy, cả nội dung, đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu đều ở một phạm vi hẹp và chưa đầu tư giải quyết mối quan hệ giữa quyền hạn và TN của đội ngũ BTHU, chủ tịch UBND huyện. Hơn nữa, phạm vi nghiên cứu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long từ những năm cuối của thế kỷ XX là chủ yếu. Những vấn đề lý luận về vai trò, TN và mối quan hệ với quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nhà nước, giải pháp cơ bản nhằm gắn TQ với TN của BTHU sẽ được đề tài tiếp tục nghiên cứu. - Nguyễn Đức Quyền, Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học [81]. Luận án đã phân tích thực trạng tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn, tác giả đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản để từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ này. Trong đó, tác giả có đề cập đến giải pháp tiêu chuẩn hóa về trình độ và năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ này. - Nguyễn Thành Dũng, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị [9]. Trên cơ sở đề cập đến chất lượng toàn diện của từng cán bộ chủ chốt cấp huyện, tác giả đã đề xuất năm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có đề cập đến giải pháp cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh đội ngũ cán bộ chủ chốt gắn với phát huy tinh thần tự phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng, quản lý của bản thân cán bộ chủ chốt.
  • 17. 11 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức 1.1.3.1. Các bài báo khoa học - Trần Ngọc Đức, Xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm [26]. Trên cơ sở nêu lên những dẫn chứng về quyền hạn không gắn với TN của đội ngũ cán bộ nói chung và của người đứng đầu cơ quan nhà nước ở một địa phương, tác giả kiến nghị một số biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu TN, cụ thể: thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trí tuệ, bản lĩnh và đạo đức cách mạng cho từng cán bộ trên từng cương vị công tác; thông qua hoạt dộng thực tiễn để rèn luyện cán bộ, thống nhất dám nghĩ với dám làm; xây dựng quy chế, xác định rõ TN cán bộ. - TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công vụ [33]. Tác giả cho rằng, TN của cán bộ, công chức (CB, CC) trong công vụ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho công chức hoạt động có hiệu quả và đạt được mục tiêu của tổ chức. Nâng cao TN của CB, CC là một trong những giải pháp quan trọng trong chương trình cải cách hành chính ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm đạt tới một nền hành chính phục vụ, hoạt động có hiệu quả. Để nâng cao TN của CB, CC, cần quan tâm: Một là, xác định các loại TN và quy định rõ các TN cụ thể gắn với từng vị trí công việc mà CB, CC đảm nhiệm. Hai là, nâng cao năng lực của CB, CC để họ có khả năng thực hiện và hoàn thành tốt TN được giao. Ba là, cần cung cấp các phương tiện và điều kiện để CB, CC chủ động thực hiện tốt TN của mình. Bốn là, phải có cơ chế kiểm soát và điều chỉnh quá trình thực hiện TN của CB, CC trong thực thi công vụ. Năm là, xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với CB, CC, đặc biệt là chính sách tiền lương. Sáu là, phải xử lý nghiêm minh các trường hợp không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện tốt TN của mình. Những kiến nghị của bài báo đã gợi mở cho tác giả một số giải pháp phát huy TQ, TN của BTHU ở ĐBSH. 1.1.3.2. Luận án tiến sĩ - Lê Như Thanh, Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm của công chức Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công [84]. Luận án có quan điểm tiếp cận đáng chú ý khi bàn về chế độ nghĩa vụ, quyền và TN của công chức trong bộ máy hành chính nhà nước nói chung trong
  • 18. 12 một thể thống nhất tương thích, quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau. Tác giả đã phân tích sự cần thiết, lý do cũng như nội dung của việc xem xét ba yếu tố nghĩa vụ, quyền, TN của công chức trong một thể thống nhất tương thích. Đây là quan điểm tiếp cận có tính biện chứng, giàu tính thuyết phục và có thể kế thừa khi phân tích về nội hàm khái niệm TN của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. - Cao Minh Công, Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học[4]. Luận án phân tích vấn đề TN công vụ và đạo đức công chức cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chúng; đồng thời, làm rõ thực trạng TN công vụ và đạo đức công chức ở Việt Nam trong thời gian qua. Những luận giải của các tác giả giúp hình thành cái nhìn khái quát về các loại hình TN của CB, CC, từ trách nhiệm pháp lý, TN chính trị đến TN đạo đức. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đều bàn về TN công vụ, TN của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, chưa làm rõ phạm vi của các loại hình TN này. Từ đó, gợi ý cho tác giả cần tập trung làm rõ trong luận án: BTHU phải có TN chính trị, TN pháp lý, TN đạo đức là TN trước ai, trước những chủ thể nào? 1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu, bí thư cấp ủy 1.1.4.1. Sách - Nguyễn Hoàng Nguyên, Đề xuất giải pháp góp phần xác định hiệu quả công tác, sự đóng góp thực tế của cán bộ, công chức trách nhiệm công vụ của cấp ủy và người đứng đầu [72]. Cuốn sách trên cơ sở phân tích thực trạng, đặc biệt là những yếu kém trong quản lý và TN của cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu; từ đó cuốn sách đã kiến nghị những giải pháp xác định rõ TN của người đứng đầu. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở một khía cạnh của một vấn đề là TN mà chưa nhắc đến TQ, từ đó cũng chưa đề cập đến mối quan hệ giữa TQ và TN của người đứng đầu. - PGS, TS Vũ Văn Phúc (chủ biên), Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong hệ thống chính trị hiện nay [79]. Cuốn sách là tập hợp 23 bài tham luận tại hội thảo được chọn lọc và sắp xếp thành ba chương. Nội dung cuốn sách bàn luận và kiến giải nhiều vấn đề TQ, TN cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm, gợi mở nhiều vấn đề
  • 19. 13 nhằm nâng cao khả năng thực thi hiệu quả TQ, TN người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Tuy nhiên, vì là tập hợp của các bài tham luận cho nên cuốn sách chỉ dừng lại ở việc bàn luận chung, riêng lẻ của từng bài viết, mà chưa có tính hệ thống, lôgíc giữa các bài viết; chưa nghiên cứu sâu về TQ, TN của BTHU, chưa làm rõ nội dung cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện TQ, TN của BTHU. - Đỗ Ngọc Ninh, Bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện nay [74]. Cuốn sách gồm ba chương: chương 1, tác giả khái lược về cấp huyện, HU và BTHU hiện nay; chương 2, tác giả thuyết minh các căn cứ lý luận và thực tiễn để xác định chức năng, nhiệm vụ, TQ, TN và phương pháp công tác của BTHU; chương 3, tác giả đề xuất, kiến nghị chức năng, nhiệm vụ của HU, chức năng, nhiệm vụ, TQ, TN, phương pháp công tác và những yêu cầu đối với BTHU. Đây là một công trình khoa học vừa mang tính khái quát, tổng hợp, vừa nghiên cứu chuyên sâu nhiều vấn đề, nội dung về cấp huyện, vị trí, vai trò của HU, ban thường vụ (BTV), thường trực HU; nhiệm vụ, chức năng, phương pháp công tác... của BTHU. Đặc biệt cuốn sách gợi mở, khai phá, định hướng cho luận án những vấn đề lý luận, về những nội dung cụ thể về TQ, TN của BTHU, tác giả trân trọng kế thừa. Tuy nhiên, do cuốn sách nghiên cứu hệ thống nhiều vấn đề liên quan đến huyện, HU và BTHU, do đó, chưa đưa ra được khái niệm TQ, TN; thực hiện TQ, TN của BTHU, mối quan hệ giữa TQ và TN, nhất là phân tích thực trạng thực hiện TQ, TN của BTHU trong thời gian qua, nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra, những giải pháp đề BTHU thực hiện tốt TQ, TN trong thời gian tới. Và đây chính là nhiệm vụ trọng tâm mà luận án phải giải quyết. 1.1.4.2. Các bài báo khoa học - Nguyễn Văn Giang, Từ thực tiễn bí thư kiêm chủ tịch huyện ở Mê Linh [28]. Qua khảo sát, đánh giá những mặt được và chưa được trong việc thực hiện nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND cùng cấp ở huyện Mê Linh, tác giả rút ra một số kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò, quyền hạn của người đứng đầu, đồng thời thực hiện nghiêm chế độ TN của người đứng đầu trong HTCT hiện nay: chọn đúng cán bộ; làm việc theo quy chế, có chương trình công tác, phân công TN và giao nhiệm vụ rõ ràng; xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết, cơ quan tham mưu của huyện uỷ và cơ quan chuyên môn của UBND huyện có chất lượng; cấp trên tin, hiểu, thường xuyên động viên, giúp đỡ, giám sát cán bộ. Đây là bài báo có giá trị
  • 20. 14 tham khảo tốt đối với luận án, nhất là nội dung vấn đề phát huy vai trò, quyền hạn, TN của người đứng đầu. - Bùi Đức Lại, Về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ [57]. Tác giả đi sâu phân tích chế độ người đứng đầu trong hệ thống các nước XHCN trước đây. Tác giả cho rằng, ở Việt Nam, do đặc thù Đảng duy nhất lãnh đạo HTCT và toàn xã hội trong thể chế chúng ta, người đứng đầu được giao quyền rất hạn chế, không tương xứng với vị trí đứng đầu của họ. Thông qua hai chức danh là bí thư và chủ tịch UBND, tác giả nêu ra ba luận cứ để chứng minh làm rõ. Tiếp đến, tác giả nêu ra ba điểm vướng mắc trong quyền và TN của cá nhân nói chung, của người đứng đầu nói riêng như: không tương thích giữa quyền hạn và TN; không tương thích giữa quyền hạn thực tế và quy định mang tính pháp quy; công tác cán bộ trong điều kiện đặc thù vô hình trung tạo môi trường cho những hành vi lạm dụng, trục lợi, những việc làm bất chính của những người không tự giác... Cuối cùng, tác giả đề xuất nghiên cứu, thực hiện một số cải tiến, đổi mới cục bộ vấn đề này như sau: thực hiện phân công, phân cấp mạnh hơn về quản lý cán bộ, tạo điều kiện cho các tổ chức và người đứng đầu cấp dưới thực hiện quyền về cán bộ tương thích với TN được giao; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thông qua cá nhân đảng viên được giới thiệu để được bầu giữ cương vị đứng đầu tổ chức nhà nước; xác lập tư cách người đứng đầu của bí thư cấp ủy; tăng cường pháp chế quản lý cán bộ. - PGS, TS Cao Duy Hạ, Về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu [32]. Mặc dù bài viết có dung lượng không lớn (hơn 1 trang A4), nhưng tác giả đã nêu một cách khái quát quan niệm TQ, thực trạng trong mối quan hệ người đứng đầu với tập thể cấp ủy, cơ quan và đơn vị; tình trạng thành tích thì ai cũng muốn giành phần cho mình, khuyết điểm thì không ai chịu nhận và thường đổ lỗi cho khách quan... Tác giả cho rằng, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có cả cán bộ cấp cao. Từ đó, tác giả đề xuất bảy giải pháp để phát huy tốt TQ, TN trong công tác lãnh đạo, quản lý, đòi hỏi người đứng đầu ở các cấp ủy, các ngành, các cơ quan, đơn vị phải có trình độ và những bản lĩnh cơ bản, đặc biệt TQ và TN người đứng đầu phải được thường xuyên rèn luyện để ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt cho công tác lãnh đạo, quản lý.
  • 21. 15 - Nguyễn Minh Tuấn, Mối quan hệ giữa bí thư với cấp ủy [102]. Tác giả tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa bí thư và tập thể cấp ủy mà theo tác giả đây là mối quan hệ chủ yếu, quan trọng trước tiên cần được quy chế hóa. Bài viết được chia thành bốn mục. Ở mục thứ nhất: tập thể cấp ủy và cá nhân bí thư, tác giả lần lượt dẫn dắt và làm rõ mối quan hệ giữa cấp ủy và người bí thư. Bí thư không phải là một cấp lãnh đạo trong hệ thống tổ chức của Đảng, bí thư cũng không phải là “người đứng đầu cấp ủy đảng” với tư cách là một chủ thể có quyền lực, mà chỉ là người được thay mặt cấp ủy. Đến mục thứ hai, tác giả phân tích những vướng mắc xảy ra trong thực tế thực hiện cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách khi chưa xác định rõ TQ, TN của bí thư với cấp ủy. Vì vậy, đến mục ba, tác giả chỉ rõ: xác định rõ quyền và TN của cấp ủy và bí thư là vần đề trung tâm của cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cuối cùng, tác giả nhấn mạnh, để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) cần tạo được sự chuyển biến thực sự về nhận thức của mỗi cấp ủy đảng và mỗi đảng viên. - Nguyễn Hữu Thành, Trách nhiệm người đứng đầu trong lựa chọn và xây dựng tập thể lãnh đạo [85]. Trong bài viết, tác giả nêu lên trong thực tiễn triển khai Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 khóa XI ở tỉnh Bắc Ninh, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn không ít khó khăn. Từ cơ chế vận hành tới những điều kiện cần và đủ, là những vấn đề nổi bật, cần giải quyết cấp bách. Tác giả cho rằng, hiện nay, các quy định về TN người đứng đầu chưa đầy đủ, rõ ràng, người đứng đầu được giao quyền còn hạn chế, chưa tương xứng với vị trí đứng đầu của họ. Từ đó, tác giả kiến nghị, trong thời gian tới, việc xác định rõ về vai trò, TN, quyền hạn của người đứng đầu cần tập trung một số nội dung: phải có cơ chế giám sát để lựa chọn những người đứng đầu; tiếp tục phân công, phân cấp mạnh hơn nữa về TQ quản lý cán bộ; xem xét cơ chế hoạt động của ban cán sự đảng trong các cơ quan, tổ chức, thực hiện chế độ người đứng đầu cho phù hợp. 1.1.4.3. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ - Nguyễn Văn Phong, Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ thống chính trị cấp huyện (qua khảo sát Bắc Ninh), Luận văn Thạc sĩ Chính trị học [78]. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thức tiễn về vai trò và TN của người đứng đầu trong HTCT nói chung và HTCT cấp huyện nói riêng; phân tích thực trạng và vai trò, TN của người đứng đầu trong HTCT ở cấp huyện, trong đó tập trung phân
  • 22. 16 tích vai trò, TN của BTHU, chủ tịch UBND, chủ tịch MTTQ. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và khuyết điểm về vai trò và TN của người đứng đầu trong HTCT ở cấp huyện, luận văn đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao vai trò và TN của người đứng đầu trong HTCT cấp huyện ở nước ta nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng. Luận văn cũng kiến nghị những giải pháp hoàn thiện các khung pháp lý về vai trò, TN của người đứng đầu HTCT cấp huyện. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN 1.2.1. Các công trình nghiên cứu và kinh nghiệm nước ngoài về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý - E.X. Cu-dơ-min, J.P. Vôn-cốp, I-u.N.Ê-mê-li-a-nốp, Người lãnh đạo và tập thể [6]. Trước hết, các tác giả đề cập đến những đặc điểm, chức năng, cơ cấu lãnh đạo và sự hình thành uy tín, TN cá nhân của người lãnh đạo trong điều kiện của cách mạng khoa học - kỹ thuật. Từ đó, các tác giả chỉ rõ vai trò của tập thể, nhất là vai trò của các nhóm nhỏ đối với hành vi của mỗi người và đối với sự hình thành các mối quan hệ qua lại giữa những cá nhân trong tập thể. Chính trong tập thể này, các cá nhân phát huy được tinh thần chủ động sáng tạo và người lãnh đạo phát huy được vai trò, TN của mình. Vì vậy, người lãnh đạo cần làm tốt TN xây dựng trong tập thể một bầu không khí đoàn kết, hữu ái, khiến cho mỗi thành viên trong đó cảm thấy thoải mái và đem hết sức mình xây dựng tập thể. Cuối cùng, các tác giả đề cập đến công tác cán bộ, những tiêu chuẩn và các biện pháp đánh giá và đề bạt cán bộ, cùng những cách thức đào tạo, bồi dưỡng người lãnh đạo. - Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần Đồng, Khoa học lãnh đạo hiện đại [76]. Các tác giả đã phân tích tương đối sâu sắc kinh nghiệm của Trung Quốc về những vấn đề bản chất của lãnh đạo, thể chế lãnh đạo; chế định chiến lược và sách lược hành động cách mạng; biện pháp thực thi TQ, TN; nghệ thuật lãnh đạo và phương sách dùng người. Tác giả đã tổng hợp ra các nhóm phong cách lãnh đạo thường gặp và chỉ ra ưu thế, hạn chế của từng nhóm phong cách. Cuối cùng, các học giả nhấn mạnh đến phong cách tốt đẹp và chỉ ra những điều cần coi trọng để hoàn thành TQ, TN: cần có quan điểm tập thể vững chắc; cần có thái độ thật thận trọng; cần căn cứ vào điều kiện, như phẩm chất khả năng và hoàn cảnh khách quan, tính chất công tác, đối tượng lãnh đạo.
  • 23. 17 1.2.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam về kinh nghiệm thực hiện thẩmquyền,tráchnhiệmcủangườilãnhđạoởnướcngoài - Nguyễn Thành Lợi, Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động giám sát người đứng đầu [64]. Trước hết, tác giả lý giải sở dĩ cần tăng cường giám sát quyền lực người đứng đầu là bắt nguồn từ thực tế người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền được đặt ở vị trí trung tâm, then chốt, là người chịu TN về các công việc của tổ chức, cơ quan. Người đứng đầu có quyền lực lớn, khác biệt so với các thành viên lãnh đạo khác. Nhất là, giám sát có thể phát hiện và hạn chế đến mức tối đa tình trạng tham nhũng, thiếu TN của người đứng đầu. Do đó, giám sát quyền lực người đứng đầu là hoạt động giám sát quyền lực hạt nhân, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chỉnh đốn Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ đó, tác giả giới thiệu một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giám sát quyền lực của người đứng đầu và mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với người đứng đầu cơ quan đơn vị, như là: Một là, coi trọng việc tự giám sát. Yêu cầu đối với người đứng đầu là tự trọng, tự nhắc nhở, tự khích lệ, căn cứ vào tiêu chuẩn về đạo đức, yêu cầu về tính đảng, các chuẩn tắc trong đời sống chính trị để tự xem xét, tự kiểm tra. Hai là, tăng cường giám sát lẫn nhau. Để thực hiện hoạt động giám sát quyền lực của nguời đứng đầu đạt kết quả cao, việc giám sát giữa các thành viên trong ban lãnh đạo là vấn đề then chốt, bởi vì tập thể lãnh đạo trong đơn vị đó hiểu nhau, nắm bắt tình hình tương đối đầy đủ, rất tiện cho tiến hành hoạt động giám sát. Ba là, tăng cường giám sát của cấp trên. Cấp trên cần xây dựng cơ chế TN và định kỳ kiểm tra công việc của cấp dưới và thường xuyên kiểm tra việc sử dụng quyền lực, quản lý tài chính và những vấn đề lớn mà người đứng đầu của cấp dưới quyết định. Bốn là, mở rộng con đường giám sát. Khích lệ, tạo điều kiện để tất cả các cấp, ngành, đoàn thể, hiệp hội, nhân dân tiến hành giám sát. Đây là bài viết có giá trị tham khảo tốt, định hướng cho luận án hình thành giải pháp về xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của BTHU ở ĐBSH. - Trương Thu Trang, Kinh nghiệm phân cấp quản lý chính quyền ở Nhật Bản [101]. Trước hết, tác giả lý giải tính tất yếu của cuộc cải cách phân cấp quản lý chính quyền ở Nhật Bản là do vai trò, chức năng của chính quyền địa phương và chính quyền trung ương chồng chéo lẫn nhau, khó phân định rạch ròi TQ và TN của mỗi bên... Thứ hai, tác giả phân tích thực trạng phân cấp quản lý chính quyền. Thứ ba, tác giả rút ra một số kinh nghiệm, trong đó đáng chú ý có kinh nghiệm: Việc đào
  • 24. 18 tạo các công chức cần được chú trọng. Những điều tốt đẹp của công cuộc cải cách phân cấp, phân quyền có kiểm soát chỉ có thể được tạo ra phụ thuộc vào năng lực của các công chức chính quyền trung ương và địa phương. Các công chức trung ương phải có kiến thức rộng rãi và chuyên sâu đối với những công việc mang tính chất sống còn ở những khu vực xa lạ. Ở Nhật Bản, luôn có một cơ hội để đào tạo lành nghề. Công chức chính quyền địa phương, được bầu cũng như không được bầu, qua thương lượng với trung ương, đã học cách thực hiện những nhiệm vụ của mình và được đưa vào làm việc ở các vị trí chính quyền địa phương. Nhưng xu hướng đào tạo và tuyển mới luôn luôn cần thiết, thông qua một hệ thống tuyển dụng độc lập và dựa vào kỳ. Đồng thời, Nhật Bản hiện đang nổi lên xu hướng đòi hỏi một hệ thống TN lớn hơn, hướng đến những cử tri và công dân nhiều hơn và sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động của công chức địa phương và trung ương. Đây là bài viết có giá trị tham khảo tốt cho luận án trong việc đề xuất những giải pháp thực hiện tốt TQ, TN của BTHU ở ĐBSH. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về kinh nghiệm thực hiệnthẩmquyền,tráchnhiệmcủangườilãnhđạoởnướcngoài “Implementing effective ethics standards in government and the civil service” (Thực hiện hiệu quả những tiêu chuẩn đạo đức trong chính phủ và dịch vụ công), Howard Whitton [113]. Giáo sư đã đưa ra một số cơ chế thực tế để đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức và chất lượng quản trị công đối với các chính khách và công chức, dựa trên kinh nghiệm của các nước Úc, New Zealand, Canada, Anh, Hàn Quốc, Morocco và Ethiopia. Các tiêu chuẩn đạo đức, năng lực này phải được hỗ trợ bởi các cơ chế kiểm soát quyền lực, được đào tạo và nêu gương bởi các nhà lãnh đạo. “Accountability and Abuses of Power in World Politics” (Trách nhiệm và sự lạm dụng quyền lực trong nền chính trị thế giới) của Giáo sư RuthW. Grant và Giáo sư Robert O. Keohane[115]. Các ông chỉ ra rằng các tranh luận hiện nay trên thế giới đều tập trung vào việc kêu gọi nâng cao tính chịu trách nhiệm và giảm bớt việc lạm dụng quyền lực. Họ chỉ rõ sự khác biệt giữa các mô hình “phân cấp” và “tham gia” và cả hai mô hình đều quan trọng. Một hệ thống giám sát việc chịu trách nhiệm có hiệu quả cần phải bao gồm cả hai mô hình. Việc kết hợp khéo léo các các cơ chế hiệu quả và khả năng đồng bộ hóa việc vận hành
  • 25. 19 chúng sẽ quan trọng đối với việc kiểm soát sự lạm quyền hơn là việc áp dụng một cách máy móc và đơn thuần những lý tưởng dân chủ. “China’s provincial party secretaries: Roles, powers and constraints” (Bí thư tỉnh ủy của Trung Quốc: vai trò, quyền lực và hạn chế), Giáo sư Qingshan Tan, [114]. Giáo sư chỉ ra rằng các bí thư tỉnh ủy là những người có quyền lực nhất. Bí thư tỉnh ủy được bổ nhiệm ở cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thường là do Tổng bí thư đề xuất sau khi tham khảo ý kiến các Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị ở Bắc Kinh. Họ được giao phó trách nhiệm giám sát chính quyền tỉnh và chủ trì các phương hướng phát triển kinh tế cũng như sử dụng nguồn lực của địa phương. Nói ngắn gọn, họ là những “ông vua con” ở các tỉnh của Trung Quốc, có quy mô thường là ngang với một quốc gia cỡ vừa. Mặc dù có quyền lực rất lớn, song vai trò của bí thư tỉnh ủy lại không được xác định một cách cụ thể, rõ ràng trong một tỉnh. Tuy nhiên trên thực tế, trong hệ thống chính trị Trung Quốc, quyền lực không phải lúc nào cũng đi cùng với chức vụ mà phụ thuộc vào con người thực thi quyền lực ấy như thế nào. Một bí thư tỉnh ủy với một tính cách mạnh mẽ sẽ thể hiện một quyền lực mạnh hơn nhiều so với quyền hạn của mình. Bí thư tỉnh ủy còn có thể huy động những sức mạnh chính trị từ những kênh không chính thức khác. Điều quan trọng nhất là họ dựa vào kinh nghiệm để gia tăng quyền lực và đánh bóng hình ảnh của mình. Do vậy, Trung ương cũng đang nghiên cứu cách giám sát hiệu quả công việc của các bí thư tỉnh ủy và ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực của họ. Thông qua nhấn mạnh sự lưu động và khả năng luân chuyển của các bí thư tỉnh ủy nhằm ngăn ngừa việc họ có thể trở thành những vua con ở tỉnh. Một cách nữa là củng cố, tăng cường quyền giám sát của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật của Tỉnh ủy. Chức năng của Ủy ban này là theo dõi phòng chống tham nhũng và việc vi phạm kỷ luật của các quan chức và cán bộ đảng ở địa phương. Tuy nhiên, liệu Ủy ban này có giám sát được đầy đủ và hiệu quả hoạt động của bí thư tỉnh ủy hay không còn phụ thuộc nhiều vào các quy định mới cũng như khả năng thực thi các quy định này, nhất là sự nghiêm túc của lãnh đạo Đảng về việc thi hành chúng. “The political economy of transition in Laos: from peripheral socialism to the margins of global capital” (Hệ thống kinh tế chính trị trong giai đoạn chuyển đổi ở Lào: từ ngoại vi của chủ nghĩa xã hội đến bậc thềm của tư bản toàn cầu) của
  • 26. 20 Bounlonh J. Soukamneuth [111]. Luận án chỉ rõ: quyền lực ở địa phương tập trung trong văn phòng tỉnh trưởng. Tỉnh ủy do tỉnh trưởng đứng đầu điều hành mọi việc, bỏ qua những thủ tục tổ chức ngành dọc của các bộ. Cấp huyện cũng có các đảng ủy tương tự để quản lý và giám sát các hoạt động của chính quyền tại địa phương mình. Trên thực tế, tỉnh trưởng có quyền quyết định cuối cùng về các vấn đề liên quan đến chính quyền trên địa bàn. Họ kiểm soát các vấn đề nhân sự và lương bổng của cán bộ, công chức tại địa phương. Đây là một đặc trưng của nền hành chính công của Lào. Kết quả là, các cán bộ, công chức địa phương sẽ luôn tuân theo chỉ đạo của người trả lương và cất nhắc họ. Điều này dẫn tới những thói quen tuyển dụng cán bộ dựa trên những tiêu chí chẳng hề liên quan tới năng lực, làm tăng tính chất chính trị của nền hành chính công và sự gắn liền giữa đảng và nhà nước. Do đó, nền hành chính công của Lào đang đối mặt với rất nhiều thách thức nghiêm trọng. Về mặt thể chế, luật pháp thiếu rõ ràng và không được thực thi nghiêm chỉnh đã làm tăng thêm sự cạnh tranh giữa các trung tâm quyền lực. Trong khi Hiến pháp chính thức công nhận cấu trúc quốc gia tập quyền, trên thực tế đang gặp phải sự chống đối từ các tỉnh trưởng quyền lực. Chính phủ Lào chưa khắc phục được những căng thẳng ngầm tồn tại giữa Trung ương và địa phương, phát sinh từ việc địa phương có quá nhiều quyền. Đồng thời, vai trò và trách nhiệm của các nhánh quyền lực cũng chưa được phân định rõ. “Power paradox: How do we gain and lose the influence” (Nghịch lý của quyền lực: chúng ta đạt được và mất đi ảnh hưởng như thế nào), sách của Giáo sư Dacher Keltner [112]. Giáo sư đã trích dẫn câu nói của sử gia người Anh Acton: “Quyền lực có xu hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối sẽ tha hóa tuyệt đối”, đồng thời chỉ ra rằng quyền lực thực sự đòi hỏi sự khiêm tốn và đồng cảm, không phải bạo lực hay ép buộc. Tác giả chỉ ra trên thực tế có một nghịch lý về quyền lực. Đó là quyền lực thường được trao cho các cá nhân, các nhóm người hoặc các quốc gia đã có công đóng góp cho lợi ích chung theo cách được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên, không may là những cá nhân khi được trao quyền lực thường bị mù quáng hoặc mất tỉnh táo và dễ lạm dụng quyền lực và vì vậy dần mất đi sự tin tưởng của mọi người. Từ đó tác giả yêu cầu cao hơn đối với việc sử dụng quyền lực một cách có trách nhiệm cũng như việc thực thi một mô hình quyền lực có trách nhiệm và mang tính xã hội thì chúng ta sẽ tiến lên thúc đẩy những sân chơi yên bình và một xã hội dựa trên lòng tin và sự hợp tác.
  • 27. 21 Kinh nghiệm trên có thể nghiên cứu, tiếp thu để bổ sung hoàn thiện vấn đề cơ cấu quyền lực, kiểm soát quyền lực đối với người có chức, có quyền ở nước ta, trong đó có BTHU; cơ cấu quyền lực trong một tập thể lãnh đạo khi gắn với quyền lực cấp trên và cấp dưới với ý nghĩa là một hệ thống quyền lực mạnh mẽ, tập trung, thống nhất, liên thông giữa các bộ phận trong một tổ chức bộ máy, từ đó xác định rõ TQ, TN của BTHU; cạnh đó, vấn đề tuyển dụng độc lập, đào tạo công chức của Nhật Bản là những kinh nghiệm hay. Nếu cơ cấu, phân chia quyền lực hợp lý và có cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện TQ, TN của BTHU. Do đó, thực hiện TQ, TN, trong đó có lãnh đạo các khâu trong công tác cán bộ của BTHU ở ĐBSH cũng cần tham khảo, vận dụng những kinh nghiệm này. Xây dựng quy phạm, thi tuyển cạnh tranh, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, giám sát, thăm dò ý kiến công luận, nhân dân bầu trực tiếp cán bộ lãnh đạo là những kinh nghiệm cần được nghiên cứu, vận dụng trong thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH. 1.3. KHÁI QUÁT NHỮNG KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN SẼ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan Qua kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên, luận án tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu một số nội dung chính sau đây: Một là, các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng của HU và cán bộ chủ chốt cấp huyện. Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm này đề cập đến rất nhiều vấn đề về xung quanh vị trí, vai trò của HU, BTV, thường trực HU; về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện như: xác định yêu cầu, tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ này, bước đầu phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở một số địa phương.... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến vai trò, nhiệm vụ, phong cách làm việc của BTHU. Đây là nội dung mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Hai là, có số ít công trình nghiên cứu về vấn đề TQ, TN của Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước. Các công trình đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định TQ, TN của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân
  • 28. 22 dân; phân tích thực trạng TQ, TN của Đảng cầm quyền và Nhà nước ta; đề xuất hệ quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả TQ, tăng cường TN của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Ba là, các bài báo, tham luận hội thảo viết về vấn đề TQ, TN của người cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành. Những công trình này đã góp phần làm rõ dưới nhiều góc cạnh, từ nguyên tắc hoạt động cơ bản, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức bộ máy hệ thống chính trị nước ta; cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tới các vấn đề về TQ, TN và mối quan hệ của nó. Bốn là, một số công trình, ở góc độ này hay góc độ khác, đã phát hiện và ở chừng mực nhất định đã phân tích, đánh giá bước đầu một cách tổng thể, nhiều khía cạnh trên phương diện tổ chức thực tiễn việc thực thi TQ, TN của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, xét trong mối quan hệ với tập thể, cơ quan, đơn vị; mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cá nhân và tập thể trong mối quan hệ với người đứng đầu. Năm là, số ít công trình nghiên khác đã bước đầu luận giải, đề xuất, kiến nghị tiếp tục giải quyết vấn đề không chỉ về mặt phương pháp luận, nhận thức luận mà cả những khuyến nghị, kiến nghị một cách cụ thể ở từng khía cạnh, với từng lĩnh vực, nhằm nâng cao hiệu quả thực thi TQ, TN người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Sáu là, một số công trình đã đề cập đến vấn đề TQ, TN của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; những kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có nội dung thực hiện TN, quyền hạn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương trong nước; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, nhất là kinh nghiệm phân cấp quản lý chính quyền, về nguyên tắc phân cấp, phân quyền ở Nhật Bản, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giám sát quyền lực của người đứng đầu và mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với người đứng đầu cơ quan đơn vị… Đây là những tư liệu quý mà luận án có thể tiếp thu, kế thừa. Như vậy, những công trình khoa học và kinh nghiệm nêu trên đã có những đóng góp lớn về cả phương diện lý luận và tổng kết thực tiễn, là nguồn tư liệu quan trọng, bổ ích có giá trị tham khảo tốt để tác giả đi sâu nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án, nhất là cung cấp một số tư liệu và hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Đề
  • 29. 23 tài trân trọng kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nêu trên trong quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài. 1.3.2. Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu Mặc dù đã có những công trình đề cập đến TQ, TN của người đứng đầu nêu trên, tuy nhiên do mục tiêu, phạm vi và đối tượng riêng, nên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu, toàn diện về lý luận và tổng kết thực tiễn việc thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH hiện nay. Các công trình đó chưa đưa ra được khái niệm TQ, TN và thực hiện TQ, TN của BTHU, mối quan hệ giữa TQ, TN, chưa chỉ ra những nội dung thực hiện TQ, TN của BTHU, chưa đánh giá thực trạng thực hiện TQ, TN của BTHU và cũng chưa đưa ra giải pháp nâng cao khả năng thực thi hiệu quả TQ và tăng cường TN của đội ngũ BTHU ở ĐBSH trong thời gian tới. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay” vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, và không trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố. Trên cơ sở khảo cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Về mặt lý luận, xây dựng khung lý thuyết về TQ, TN và thực hiện TQ, TN của BTHU. Cụ thể, luận án sẽ tập trung làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò và đặc điểm đội ngũ BTHU ở ĐBSH; khái niệm, đặc trưng và nội dung TQ, TN, mối quan hệ giữa TQ, TN; khái niệm, nội dung thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở những nội dung thực hiện TQ, TN của BTHU, luận án phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay; xác định rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm, đồng thời chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH hiện nay. Dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động đến việc thực hiện TQ, TN của BTHU, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế yếu kém trong thực hiện TQ, TN của BTHU ở ĐBSH thời gian qua, giải quyết triệt để những vấn đề đặt ra, thực hiện tốt TQ, TN của BTHU ở ĐBSH đến năm 2025.
  • 30. 24 Chương 2 THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. HUYỆN, ĐẢNG BỘ HUYỆN, HUYỆN ỦY VÀ BÍ THƯ HUYỆN ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1.1. Các huyện, đảng bộ huyện và huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng 2.1.1.1. Khái quát về các huyện ở đồng bằng sông Hồng Về điều kiện tự nhiên: Đến nay, ĐBSH gồm 11 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc, có 130 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 13 thành phố trực thuộc tỉnh, 07 thị xã, 19 quận và 92 huyện (phụ lục1). Các huyện ở ĐBSH là vùng đồng bằng màu mỡ, lớn nhất ở phía bắc nước ta. Vùng có diện tích: 21.059,3 km2 [2] chiếm 6,4% diện tích của cả nước. Đây là trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước. Đồng thời là trung tâm giao lưu, dịch vụ, du lịch, thương mại của các tỉnh phía Bắc; trung tâm giao lưu giữa vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung. 92 huyện ở ĐBSH có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, phong phú: có đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển, đảo. Trong đó, có 70 huyện đồng bằng và đồng bằng xen lẫn đồi núi chiếm phần lớn trong tổng số các huyện ở ĐBSH. Đây là những huyện đặc trưng cơ bản cho vùng ĐBSH, chẳng hạn như: Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức (xem phụ lục 1); có 5 huyện trung du, miền núi, gồm: Nho Quan (Ninh Bình), Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoành Bồ (Quảng Ninh); có 13 huyện đồng bằng ven biển, gồm: Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Nam Định), Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên (Quảng Ninh); Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên (Hải Phòng); có 4 huyện đảo là: Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Hải (Hải Phòng). Nhìn chung, phần lớn là các huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khí hậu của vùng rất đặc trưng của khí hậu miền Bắc là nhiệt đới gió mùa. ĐBSH là đồng bằng duy nhất ở nước ta có khí hậu 4 mùa với một mùa Đông thực sự,
  • 31. 25 lượng mưa lớn, bình quân từ 1.200mm đến 1.800mm/năm. Nơi đây lại có hệ thống sông ngòi đa dạng chảy ra vịnh Bắc Bộ. Đây là vùng đất có điều kiện thích hợp cho phát triển nông nghiệp và kinh tế biển, là một vựa lúa lớn của đất nước. Không những thế, các huyện ở ĐBSH là nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á; có vị trí chiến lược về phát triển đất nước và hợp tác quốc tế của Việt Nam; có đường hàng hải quốc tế và đường xuyên Á đi qua, có các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, các sân bay quốc tế, có Hà Nội là thủ đô, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, văn hoá, xã hội, ANQP, đối ngoại của cả nước; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và ra nước ngoài. Điều kiện kinh tế: Những năm gần đây, các huyện ở ĐBSH có sự phát triển kinh tế năng động, thể hiện ở các ngành chủ đạo như: Phát triển nông nghiệp: Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, khí hậu 4 mùa, các huyện ĐBSH là vùng lúa trọng điểm của nước ta. Việc trồng cây lương thực luôn chiếm vị trí hàng đầu và tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của ĐBSH. Toàn vùng có gần 1 triệu ha trồng cây lương thực, chiếm khoảng 14% diện tích trồng cây lương thực cả nước. Sản lượng lương thực chiếm gần 20% sản lượng lương thực cả nước [100, tr. 10]. Nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX của Đảng về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, kinh tế đã chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng tuyệt đối sang phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Phát triển công nghiệp: Tỷ trọng giá trị công nghiệp trong tổng GDP ở các tỉnh, thành phố, nhất là ở các tỉnh gần Thủ đô, gần các khu công nghiệp trọng điểm ngày càng tăng mạnh, trọng điểm là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí… Cùng với công nghiệp hóa, quá trình đô thị hóa cũng phát triển mạnh mẽ. Có những huyện được nâng cấp lên thành thành thị xã như huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), Chí Linh (Hải Dương); thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lên đô thị loại II, huyện Từ Liêm phát triển thành hai quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Ngoài ra, các huyện ở ĐBSH cũng có nhiều làng nghề truyền thống phát triển lâu đời với những sản phẩm nổi tiếng trong nước và một số sản phẩm nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới như: gốm, sứ ở Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội), đúc đồng (Vụ Bản, Nam Định) và ở Đại Bái, huyện Gia Bình (Bắc Ninh); rèn ở Đa Hội, Tiên
  • 32. 26 Du (Bắc Ninh); dệt lụa, xây dựng ở Nội Duệ (Bắc Ninh); chiếu cói ở Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình)… Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường định hướng XHCN hiện nay, các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển nhanh chóng cả về quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu ở trong nước và trên thế giới. Phát triển du lịch, dịch vụ: So với các vùng khác của Việt Nam, các huyện ở ĐBSH là một vùng có tiềm năng để phát triển du lịch, dịch vụ. Với cảnh sắc tươi đẹp và con người thanh lịch, ĐBSH là đề tài cho thơ ca, nhạc, họa, tạo nên sức thu hút du khách bốn phương. Đây là vùng đất không chỉ có nhiều di tích lịch sử - văn hoá, là điểm đến của du lịch tâm linh như Đền Trần (Vụ Bản, Nam Định), Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh), mà nơi đây còn có nhiều cảnh đẹp kỳ quan thiên nhiên thế giới và cấp quốc gia như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)... * Điều kiện văn hoá - xã hội: các huyện ở ĐBSH nằm trên vùng đất là cái nôi hình thành dân tộc Việt. Nơi đây mang đậm nét truyền thống văn hoá và quan hệ xã hội của cộng đồng cư dân nông nghiệp lâu đời. ĐBSH là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước, với khoảng 1.700 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, chiếm hơn 70% số di tích của cả nước, điển hình như các địa danh Bạch Hạc, Cổ Loa, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cố đô Hoa Lư, chùa Tây Phương, chùa Hương, chùa Phật Tích... Trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam, nơi đây đã dần dần hình thành và lưu truyền những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, là động lực, nguồn cổ vũ, động viên nhân dân ĐBSH đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm, một lòng một dạ đi theo Đảng làm cách mạng, cùng với Đảng và nhân dân cả nước vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, thách thức quyết liệt đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, vươn lên trong công cuộc đổi mới, xây dựng ĐBSH hiện đại, văn minh. Các huyện ở ĐBSH là nơi có mật độ dân số cao 971,0 người/km2 , mật độ dân số trung bình là 20.439,4 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số 0,98 % [2], lao động dồi dào, với số dân là 20.236.700 người, chiếm 22,8% dân số cả nước[100]. Trình độ dân trí của cư dân ĐBSH vào loại cao nhất trong cả nước. Số lượng cán bộ có trình độ trên đại học chiếm 72,40% so với cả nước; lao động đã qua đào tạo chiếm 29,5% tổng số lao động toàn vùng [100, tr. 11].
  • 33. 27 Trên địa bàn các huyện ở ĐBSH có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh là chủ yếu. Ngoài dân tộc Kinh, còn có các dân tộc thiểu số như: Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa, Mường... Người dân tộc thiểu số chiếm tỷ rất nhỏ so với tổng số dân toàn vùng và so với người Kinh. Họ sinh sống tập trung ở các huyện như: Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Hải Hà (Quảng Ninh), Nho Quan (Ninh Bình)... Các huyện ở ĐBSH còn là nơi hoạt động mạnh của hai tôn giáo lớn ở nước ta là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, đi theo là các công trình, đình, chùa, nhà thờ - đây vừa là nơi sinh hoạt tôn giáo, vừa là điểm du lịch văn hoá tâm linh. Ở ĐBSH, tín đồ Thiên Chúa giáo sống tập trung ở các huyện ven biển của các tỉnh Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình, đông nhất là ở các huyện Kim Sơn (Ninh Bình); Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Trực Ninh (Nam Định); Tiền Hải (Thái Bình). Riêng tỉnh Nam Định có 43 vạn tín đồ, chiếm 21,5% dân số của tỉnh; có huyện số tín đồ chiếm 49% dân số của huyện, như huyện Nghĩa Hưng [56, tr. 14]. Tỉnh Ninh Bình có hơn 14 vạn tín đồ, chiếm 16, 33% dân số của tỉnh, tập trung đông nhất ở Kim Sơn, số tín đồ chiếm 45% dân số của huyện và chiếm hơn 50% số tín đồ của toàn tỉnh [80, tr. 12]. Tỉnh Thái Bình có có 94. 809 tín đồ Thiên Chúa giáo, chiếm 5,3% dân số của tỉnh, song đông nhất là ở huyện Tiền Hải, với trên 32 nghìn tín đồ. Trong công cuộc chống đế quốc, phong kiến và CNH, HĐH đất nước, Phật giáo và Thiên Chúa giáo ở ĐBSH có đóng góp nhất định. Tuy nhiên, trong lịch sử, các tôn giáo ở ĐBSH, nhất là Thiên Chúa giáo ở một số nơi đã bị các thế lực phản động lợi dụng vì mục đích của chúng, gây cho Đảng và cách mạng không ít khó khăn và tổn thất, kể cả xương máu. 2.1.1.2. Các đảng bộ huyện và huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng * Các đảng bộ huyện ở đồng bằng sông Hồng Đến tháng 5-2016, 11 đảng bộ tỉnh, thành phố ở ĐBSH có 92 đảng bộ huyện, 13 đảng bộ thành phố, 07 đảng bộ thị xã 19 đảng bộ quận và 95 đảng bộ trực thuộc với 10.888 tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và 1.179.567 đảng viên (phụ lục 2). Trong đó: tỉnh Bắc Ninh có 6 đảng bộ huyện; tỉnh Hà Nam có 5 đảng bộ huyện; tỉnh Hải Dương có 10 đảng bộ huyện; tỉnh Hưng Yên có 9 đảng bộ huyện; tỉnh Nam Định có 9 đảng bộ huyện; tỉnh Ninh Bình có 6 đảng bộ huyện; tỉnh Thái Bình có 7 đảng bộ huyện; tỉnh Quảng Ninh có 8 đảng bộ huyện; tỉnh Vĩnh Phúc có 7 đảng bộ huyện; Thành phố Hải Phòng có 8 đảng bộ huyện; Thành phố Hà Nội có 17 đảng bộ huyện. Vị trí, vai trò của đảng bộ huyện ở ĐBSH
  • 34. 28 Đảng bộ huyện trực thuộc tỉnh ủy (thành ủy), đồng thời là tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của các TCCSĐ nông thôn, có cơ cấu tổ chức gồm: các TCCSĐ, chủ yếu là các đảng bộ xã và các chi bộ cơ quan, ban ngành ở huyện; cơ quan lãnh đạo của đảng bộ huyện (đại hội đại biểu đảng bộ, giữa hai nhiệm kỳ là ban chấp hành (BCH) đảng bộ, gọi tắt là HU). Đảng bộ huyện có vai trò, trọng trách lãnh đạo toàn diện hoạt động của HTCT và các lĩnh vực phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, lãnh đạo xây dựng HTCT, các đơn vị cơ sở trực thuộc, xây dựng tổ chức, bộ máy, đội ngũ, cán bộ, đảng viên của đảng bộ… đảm bảo cho hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy này vận hành một cách hiệu quả, chặt chẽ, thông suốt và thống nhất từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Do đó, sự lãnh đạo đúng đắn của đảng bộ huyện là nhân tố quyết định thắng lợi đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc điểm của các đảng bộ huyện ở ĐBSH Một là, các đảng bộ có truyền thống cách mạng vẻ vang. Các đảng bộ huyện hầu hết được thành lập sớm từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, các đảng bộ huyện ĐBSH lãnh đạo nhân dân chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng và đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Trong kháng chiến chống Mỹ, đã có những đóng góp vượt bậc về sức người, sức của cho miền Nam ruột thịt với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; nhiều tấm gương tiêu biểu đã đi vào những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới, các đảng bộ huyện ĐBSH luôn năng động, có nhiều sáng tạo, có những đóng góp to lớn, cùng đảng bộ và nhân dân vùng ĐBSH đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực. Hai là, số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ của đội ngũ đảng viên của các đảng bộ huyện ĐBSH qua các kỳ đại hội ngày càng được nâng lên, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ thời kỳ mới, giúp cho việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao. Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ huyện và tạo sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn huyện. Cụ thể, năm 2016, số lượng đảng viên ở ĐBSH là 1.179.567/ 4.500.000 đảng viên cả nước (chiếm 26,21%). Về chất lượng: có 962.475 đảng viên (chiếm 79,53%) hoàn thành tốt nhiệm vụ và 8.596 TCCSĐ (chiếm 73,89%) đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh (phụ lục 15).
  • 35. 29 Ba là, các đảng bộ ở ĐBSH hoạt động trong môi trường văn hóa, xã hội có nhiều nét đặc thù của vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng kinh tế nông nghiệp đang trong quá trình CNH, HĐH khá nhanh; nhất là đặc thù văn hóa nông thôn ĐBSH, văn hóa làng xã, dòng họ. Truyền thống này có nhiều ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của đảng bộ huyện như: thuận lợi trong tạo sự đồng thuận, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát huy truyền thống làng xã trong phát triển KT-XH, giữ gìn an ninh, trật tự, chống lại các tệ nạn xã hội. Bên cạnh, tác động tiêu cực của truyền thống làng xã, họ hàng cũng gây phức tạp không nhỏ, như: tính cá nhân, tư tưởng hẹp hòi dễ dẫn đến sự ghen ghét, đố kỵ, níu kéo, dèm pha lẫn nhau. Cạnh đó, là tư tưởng gia trưởng, bảo thủ, cục bộ địa phương đã tác động tiêu cực không nhỏ đến việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của đảng viên, ảnh hưởng không nhỏ tới việc tăng cường năng lực lãnh đạo, và sức chiến đấu của đảng bộ huyện, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị đề ra. * Các huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng HU là tên gọi tắt của BCH đảng bộ huyện; là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ huyện giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ. Với nguyên tắc tập trung dân chủ, HU do đại hội đại biểu đảng bộ cùng cấp bầu ra, hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm. HU có bí thư, các phó BTHU (phó bí thư thường trực, phó bí thư đồng thời là chủ tịch UBND huyện), ban thường vụ (BTV) HU, thường trực HU và có các cơ quan tham mưu, giúp việc. Chức năng của HU: HU có các chức năng chủ yếu: Một là, HU lãnh đạo đảng bộ, chính quyền, các tổ chức trong HTCT và các tầng lớp nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tỉnh ủy, thành ủy, của đại hội đảng bộ huyện. Hai là, HU xây dựng nội bộ đảng. HU lãnh đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên và lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ của đảng bộ huyện nhằm xây dựng các tổ chức đảng, cấp ủy, đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiệm vụ của HU: Điểm 1, Điều 19 Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội XI quyết định: “cấp ủy huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện ủy, quận ủy, thị, thành ủy) lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” [22, tr. 33]. Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Quy định số 45- QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về thi hành
  • 36. 30 Điều lệ Đảng; trên cơ sở chức năng, quy chế làm việc và nhiệm vụ chính trị, các HU ở ĐBSH thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, thảo luận, quyết định các chủ trương, biện pháp và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả trên địa bàn huyện: nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, của tỉnh, thành ủy. Tổng kết những chuyên đề về KT-XH, ANQP, xây dựng Đảng, xây dựng HTCT. Căn cứ vào nội dung, tính chất của từng lĩnh vực trên, HU ra nghị quyết hoặc kết luận lãnh đạo thực hiện. Hai là, lãnh đạo quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết đại hội đảng bộ huyện, đề ra các chủ trương, nghị quyết về các hoạt động của huyện và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Xây dựng và ban hành quy chế làm việc của HU trong nhiệm kỳ. Tiến hành công tác tư tưởng trong đảng bộ huyện và trong nhân dân trên địa bàn huyện tạo sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, thành phố và nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện. Ba là, lãnh đạo xây dựng đảng bộ, HTCT huyện, các đảng bộ xã, thị trấn và các tổ chức đảng trực thuộc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ huyện, nghị quyết của HU, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Quyết định và tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về công tác tổ chức cán bộ của huyện; chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; KT, GS toàn bộ hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên trong đảng bộ huyện. Bốn là, đề xuất với tỉnh ủy, thành ủy những chủ trương thuộc TQ quyết định của tỉnh ủy, thành ủy. Chuẩn bị các văn kiện, dự kiến nhân sự HU và tổ chức đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ tiếp theo theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của cấp trên. 2.1.2. Bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm 2.1.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của bí thư huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng *Khái niệm bí thư huyện ủy Cấp ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ giữa hai kỳ đại hội, trong đó bí thư cấp ủy là người đứng đầu, chủ trì các hoạt động của cấp ủy, trực tiếp phụ trách các vấn đề trọng yếu và cơ mật; chăm lo xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng.
  • 37. 31 Điều lệ Đảng quy định: “Hội nghị tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy, quận ủy, thị ủy bầu ban thường vụ; bầu bí thư và phó bí thư trong số ủy viên thường vụ”[22, tr. 34]. Đến nay, các văn kiện của Đảng chưa đưa ra khái niệm về bí thư cấp ủy nhưng từ tinh thần những quy định nêu trên và thực tiễn hoạt động của cấp ủy đảng, có thể quan niệm: Bí thư cấp ủy là người đứng đầu cấp ủy đảng, do đại hội đảng bộ, chi bộ hoặc cấp ủy cùng cấp bầu ra, hoặc do cấp trên có TQ chỉ định, để chủ trì hoạt động của cấp ủy; thay mặt cấp ủy và chịu TN cao nhất về hoạt động của cấp uỷ, của đảng bộ, chi bộ. Đối với BTHU, theo quy định của Điều lệ Đảng, trong đảng bộ huyện, BTHU phải qua quy trình bầu cử ba bước: đại hội đảng bộ huyện bầu vào BCH đảng bộ huyện, BCH bầu làm ủy viên BTV HU và sau đó bầu làm BTHU; cấp ủy cấp tỉnh chuẩn y. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Đảng về thí điểm đại hội bầu trực tiếp bí thư, một số tỉnh đã tổ chức đại hội đảng bộ huyện bầu trực tiếp BTHU. Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, BTHU có thể được tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp chỉ định kiện toàn giữa nhiệm kỳ, theo quy định và hướng dẫn của Trung ương. Do vậy: BTHU là người đứng đầu HU, là chức danh lãnh đạo cao nhất của đảng bộ huyện, do HU bầu ra (hoặc do đại hội đảng bộ huyện bầu ra hay được cấp trên chỉ định), có chức năng, nhiệm vụ chủ trì hoạt động của HU; thay mặt HU giải quyết các công việc và chịu TN và TQ cao nhất về hoạt động của HU, của đảng bộ huyện. *Vị trí, vai trò của bí thư huyện ủy Từ các quy định của Đảng và thực tế hoạt động của các BTHU có thể xác định vị trí, vai trò của BTHU như sau: Một là, BTHU là người đứng đầu HU, giữ vai trò chủ trì, điều hành hoạt động của HU, BTV, thường trực HU. Hiện nay, quy chế làm việc của nhiều HU đều ghi rõ BTHU là người đứng đầu HU, có vai trò chủ trì công việc của HU, BTV HU. Với tư cách là người đứng đầu cơ quan lãnh đạo của đảng bộ huyện nên BTHU cũng được coi là người đứng đầu đảng bộ huyện và tuy không có sự quy định chính thức nhưng trên thực tế, BTHU còn được coi như người đứng đầu huyện. Với vị trí, vai trò người đứng đầu HU, trên cơ sở đường lối của Đảng, nghị quyết của cấp trên, và nghị quyết của đại hội đảng bộ huyện, BTHU chủ trì tổ chức thường trực, BTV, HU đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng