SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LAN ANH
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LAN ANH
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ CHÍ MINH
Ngành: Chính trị học
Mã số: 8310201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS. NGUYỄN XUÂN TẾ
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Xuân Tế. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Anh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ................................................................................8
1.1. Khái niệm công tác dân vận chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức, vai
trò và tầm quan trọng của công tác dân vận..............................................................8
1.1.1. Khái niệm công tác dân vận, đối tượng công tác dân vận............................8
1.1.2. Chủ thể, nội dung, phương thức của công tác dân vận ..............................10
1.1.3. Vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận............................................24
1.2. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở, cấu trúc của nó.....................................26
1.2.1. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở ............................................................26
1.2.2. Cấu trúc của hệ thống chính trị cơ sở.........................................................27
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............30
2.1. Khái quát các đặc điểm cơ bản của Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.........30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................30
2.1.2. Đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội .............................................30
2.1.3. Hoạt động của các ban ngành đoàn thể......................................................34
2.2. Thực trạng hoạt động của chủ thể công tác dân vận của hệ thống chính trị
cơ sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................35
2.2.1. Thực trạng hoạt động công tác dân vận của đảng ủy các phường .............35
2.2.2. Thực trạng hoạt động công tác dân vận của chính quyền các phường ......39
2.2.3. Thực trạng hoạt động công tác dân vận của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể cơ sở..........................................................................................................42
2.3. Thực trạng thực hiện nội dung công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ
sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh..................................................................45
2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân .........................................................................45
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................59
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TẠI QUẬN 3, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH............................................................................................63
3.1. Phương hướng cơ bản....................................................................................63
3.2. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác dân vận tại Quận
3, thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................64
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường xây dựng Đảng về tổ chức cán bộ, giải quyết
kịp thời, hiệu quả các nguyện vọng, bức xúc chính đáng, hợp pháp của nhân dân;
củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ......................................64
3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường lãnh đạo đổi mới công tác dân vận của chính
quyền, làm cho chính quyền thực sự là của dân, do dân, vì dân.............................65
3.2.3. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên các tầng
lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng góp phần
hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội......................................................................67
3.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ..68
KẾT LUẬN............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CTDV : Công tác dân vận
DV : Dân vận
HĐND : Hội đồng nhân dân
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
NSNN : Ngân sách nhà nước
Nxb : Nhà xuất bản
QCDC : Quy chế dân chủ
QĐ : Quyết định
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TNCS : Thanh niên cộng sản
Tp : Thành phố
TU : Thành ủy
TW : Trung ương
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
- Biểu đồ 2.1 Hiệu suất đào tạo của giáo dục bậc THPT và THCS
- Biểu đồ 2.2. Thu ngân sách hàng năm
- Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ hộ cận nghèo trên 21 triệu đồng/người/năm (năm 2017)
- Biểu đồ 2.4. Công tác quán triệt các Nghị quyết liên quan công tác dân vận
- Biểu đồ 2.5. Số liệu tuyên dương điển hình “Dân vận khéo”
- Biểu đồ 2.6. Đảng viên phân công theo Quyết định 1043-QĐ/TU
- Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Biểu đồ 2.8. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động
- Biểu đồ 2.9. Kết quả hoàn thành danh mục công trình đầu tư xây dựng
- Bảng 2.1. Các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận tổ quốc Việt Nam các
phường phối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện trong năm 2017
- Bảng 2.2. Thống kê đánh giá hài lòng Quận 3
- Bảng 3.1. Giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân trong cải cách
thủ tục hành chính
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của
Đảng đồi với công tác dân vận trong tình hình mới, đã khẳng định: “Trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ
có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng; là nhân tố rất quan trọng,
củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, tạo nên
sức mạnh của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành các nghị quyết chuyên đề công tác
dân vận”[53, tr.78]. Nhờ vậy, công tác dân vận dưới sự lãnh đạo tổ chức Đảng,
các cấp ủy tổ chức thực hiện đạt kết quả góp phần tạo sự đồng thuận trong xã
hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc đổi mới.
Công tác dân vận là một trong những mặt công tác quan trọng của Đảng,
nhân tố quan hệ giữa Đảng với nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững
chắc. Chính vì vậy, trong những năm qua, tại Quận 3, công tác dân vận đã được
những thành tựu đáng kể qua đó làm cho cấp cơ sở thực sự gần dân, là của dân
và phục vụ nhân dân. Quận ủy đã tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các
Nghị quyết, Chương trình hành động, kế hoạch về công tác dân vận; tổ chức
triển khai đồng bộ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên công chức, viên chức, chiến
sỹ lực lượng vũ trang và Nhân dân trong Quận, 14 phường, phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân, phát huy trí tuệ của tập thể. Công tác dân vận của Đảng,
chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được Quận ủy quan tâm
lãnh đạo thực hiện, hiệu quả hoạt động được nâng lên, tăng cường công tác vận
động quần chúng phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị của Quận và cơ sở, đảm bảo
an sinh xã hội, đẩy mạnh thực hiện các công trình phúc lợi dân sinh, lập lại trật
tự mỹ quan đô thị, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
Quận (mô hình: mở rộng hẻm, gương thầm lặng, giải pháp thực hiện công tác
2
giám sát và phản biện xã hội, an sinh xã hội…). Ngoài ra, công tác dân vận góp
phần tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền địa phương vững
mạnh, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy các hoạt động đối ngoại
nhân dân, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài…
Tuy nhiên, công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở trong thời gian
qua vẫn còn hạn chế, phương thức tập hợp, vận động quần chúng của một số
đoàn thể còn hạn chế, chưa thu hút tập hợp đông đảo quần chúng tham gia, nhất
là cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, chưa huy động
và phát huy hết sức mạnh của hệ thống chính trị tập trung thực hiện công tác dân
vận theo Quyết định 290-QĐ/TW, ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Bộ chính trị,
về ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Một số vấn đề bức
xúc của nhân dân tại địa phương, cơ sở chưa được giải quyết hoặc giải quyết
chưa kịp thời, chưa thấu tình đạt lý, kết quả công tác lãnh đạo thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính chưa thực sự quan tâm,
một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức như một bộ phận cán bộ công chức
chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng công tác dân vận nên chưa thể hiện hết
tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, giải quyết sự việc thiếu chủ động,
giải quyết giấy tờ cho dân không kịp, phải hẹn lại gây phiền hà nhân dân đi lại
nhiều lần dẫn đến tình trạng phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo. Việc nắm bắt tư
tưởng, nguyện vọng các tầng lớp nhân dân của hệ thống công tác dân vận và
công tác tham mưu chưa kịp thời, công tác tuyên truyền các nghị quyết, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp
luật trong nhân dân kết quả còn hạn chế. Chất lượng đoàn viên, hội viên một số
đoàn thể cơ sở có hiện tượng giảm sút, thiếu lực lượng nòng cốt có uy tín trong
nhân dân.
Nhằm thực hiện việc xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học,
đi sâu nghiên cứu quá trình đổi mới công tác dân vận hệ thống chính trị cơ sở tại
Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh; qua đó, thực hiện việc đánh giá, tổng kết nhằm
3
góp phần rút ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác dân vận đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới công tác dân vận của Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng, cả nước nói chung, chúng tôi chọn đề tài “Đổi mới công tác dân
vận của hệ thống chính trị cở sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” để
nghiên cứu thực hiện Luận văn Thạc sĩ Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác dân vận là một công việc, một lĩnh vực hết sức quan trọng trong
đời sống xã hội. Vấn đề này từ lâu đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, hoạch định chính sách. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề này của các tập thể, cá nhân đã được công bố như:
- Sách “Cẩm nang công tác dân vận” của đồng tác giả Thào Xuân Sùng,
Lê Đình Nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014 đã tập hợp
những văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác dân vận. Nội dung
của cuốn sách được đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến công tác dân
vận, công tác dân vận của các cấp chính quyền.
- Sách “Về công tác vận động quần chúng” của tác giả Nguyễn Văn Linh,
Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2012 đã tổng hợp những
bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của đồng chí Nguyễn Văn Linh (Nguyên Bí thư
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) về công tác dân vận, mặt trận, công
đoàn, Hội liên hiệp nông dân tập thể, thanh niên, liên hiệp các hội khoa học kỹ
thuật, phụ nữ, tôn giáo và người Hoa.
- Sách “Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay” của
Nguyễn Thế Trung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014 là công trình đã tập
trung phân tích khá sâu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận và sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
- Công trình “Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
công tác dân vận”, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014 đã tập hợp
các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp,…
4
phân tích sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật cơ sở lý luận, thực tiễn và những kinh
nghiệm của công tác dân vận trong thời gian qua ở đất nước ta.
- Sách giáo trình cao cấp lý luận chính trị khối kiến thức thứ hai về đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 6 Xây dựng Đảng của tác giả
Tạ Ngọc Tấn, Trần Phúc Thăng, Phan Thanh Khôi. Trong giáo trình này, các tác
giả đã trình bày, phân tích sâu về lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận của Đảng.
- Trong công trình “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của
Đảng trong thời kỳ mới” của tác giả Hà Thị Khiết, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2015, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về dân vận, về nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ đổi mới; bên cạnh
đó là những quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác dân vận của Đảng trong thời gian sắp tới.
Thời gian qua cũng đã có một số Luận văn nghiên cứu chung quanh vấn
đề này, như sau:
- Đề tài “Công tác dân vận cấp cơ sở từ thực tiễn Quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội” của tác giả Nông Thị Việt Hà, Luận văn Thạc sĩ Chính trị
học, Hà Nội, 2016.
- Đề tài “Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân tại Quận Gò Vấp hiện
nay thực trạng và giải pháp” của tác giả Phan Thị Phương Mai, Luận văn Thạc
sĩ Triết học, Hà Nội, 2017.
- Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và vận dụng tư tưởng đó
trong công tác vận động phụ nữ ở Bình Dương hiện nay” của tác giả Trương Thị
Nga, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2016.
Gần đây nhất có một số bài báo khoa học nghiên cứu khá công phu vấn đề
này:
- Bài “Xây dựng hệ thống chính trị theo quan điểm Đại hội XII của Đảng”
của tác giả Đinh Xuân Lý, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6, 2016.
5
- Bài “Bàn về tiếp tục hoàn thiện cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, Nhân dân làm chủ trong xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay” của
tác giả Đinh Xuân Lý, đăng trên Tạp chí Dân vận số 3, 2017.
- Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận” của tác giả Phạm Văn
Khánh, đăng trên báo điện tử Nhân dân, 2016.
Các công trình khoa học nói trên, ở mức độ nhất định đều đã phân tích,
làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn của công tác dân vận và vai trò của
công tác dân vận cấp cơ sở trong vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình khoa học
trên đều đi phân tích ở những vấn đề chung hoặc ở một mặt, mảng rời rạc, chưa
đặt việc nghiên cứu làm rõ đổi mới công tác dân vận trong hệ thống chính trị nói
chung, cũng như tại địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy
đề tài chúng tôi lựa chọn không trùng với các công trình khoa học đã được công
bố và những kết quả của nó cố gắng góp phần vào hoàn thiện những vấn đề lý
luận và thực tiễn trong đổi mới công tác dân vận của hệ thông chính trị cơ sở
nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó
giữa Đảng và Nhân dân, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác dân vận và đổi mới
công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở, luận văn đi sâu phân tích, làm rõ
thực trạng thực hiện công tác dân vận tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay, qua đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để
nâng cao hiệu quả hoạt động công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận về công tác dân vận và đổi mới công tác
dân vận của hệ thống chính trị cơ sở.
6
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động của chủ thể, thực hiện nội dung
công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở tại Quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả
hoạt động công tác dân vận tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đổi mới công tác dân vận hệ thống chính trị cơ
sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác dân vận ở Quận 3, Thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 -2017 và tầm nhìn đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, vai trò của quần chúng nhân dân, công
tác vận động nhân dân của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra,
luận văn có sự kế thừa, chọn lọc và phát triển kết quả nghiên cứu đã được công
bố của một số nhà khoa học.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc vận dụng những phương pháp cụ
thể như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử, phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; so sánh; diễn dịch - quy nạp,
khảo sát, so sánh, điều tra xã hội học, phương pháp định tính, định lượng, thống
kê, tổng kết thực tiễn…
7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn về công
tác dân vận ở trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo,
nghiên cứu chỉ đạo của Quận ủy đối với công tác dân vận trên địa bàn Quận
trong những năm tới.
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo phục vụ bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ dân vận các cơ quan đơn vị, ban
ngành của Quận.
Mặt khác, đây là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, học tập các
lớp lý luận chính trị về công tác dân vận.
7. Kết cấu của của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác dân vận của hệ thống chính
trị cơ sở
Chương 2: Thực trạng công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở tại
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động công tác dân vận tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
8
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ
1.1. Khái niệm công tác dân vận chủ thể, đối tƣợng, nội dung phƣơng
thức, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận
1.1.1. Khái niệm công tác dân vận, đối tượng công tác dân vận
1.1.1.1. Khái niệm công tác dân vận
Để đảm bảo cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động giành được thắng lợi, theo C.Mác và Ph.Ăngghen có hai yêu tố cơ bản:
Một là, giai cấp công nhân phải tự tổ chức ra được chính đảng độc lập.
Hai là, trong quá trình bản thân quần chúng phải tự mình tham gia vào
cuộc cách mạng ấy, tự mình hiểu rõ đó là vấn đề gì và vì sao phải tham gia.
Trong quá trình tham gia muốn cho quần chúng hiểu rõ phải làm gì, làm như thế
nào, tự giác làm thì cần phải tiến hành một công tác lâu dài và kiên nhẫn, Chính
vì thế họ phải tiến hành công tác dân vận.
Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời đại mới,
V.I.Lênin đã khẳng định: “Chúng ta cần những đảng có liên quan thực tế thường
xuyên với quần chúng và biết lạnh đạo quần chúng” [47, tr. 162].
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mệnh trước hết
là phải làm cho dân giác ngộ” [41, tr.266]. Muốn làm cho dân giác ngộ “trước
hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài
thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [41, tr.267- 268].
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Dân vận không thể chỉ dùng báo
chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ [42, tr.698].
Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng:
Việc đó là lợi ích cho họ vì nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được.
Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh
nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa
9
phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải
theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với
dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng” [42,
tr.698-699]. Đảng Cộng sản Việt Nam đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác dân vận trong văn kiện Đại hội IX của Đảng (tháng 4 năm 2001) chính
thức khẳng định quy trình công tác dân vận là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” [23, tr.130]. Từ đó, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quy trình của công tác
dân vận gồm bốn bước: giải thích cho dân hiểu rõ quyền lợi và nhiệm vụ của họ
(dân biết); bàn bạc với dân, hỏi ý kiến, kinh nghiệm của dân (dân bàn); động
viên và tổ chức toàn dân thi hành (dân làm); cùng với dân kiểm thảo, rút kinh
nghiệm, phê bình, khen thưởng (dân kiểm tra) [28, tr.7].
Từ sự phân tích trên, có thể quan niệm: Công tác dân vận của Đảng là
toàn bộ những hoạt động của Đảng nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, tập
hợp mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và để chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân.
1.1.1.2. Đối tượng công tác dân vận
Từ nhận thức rõ vị trí, vai trò của nhân dân, công tác dân vận của hệ thống
chính trị cơ sở là tập hợp, đoàn kết lực lượng của toàn dân, phát huy sức mạnh
để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đề ra để vận động nhân dân làm cách mạng, đó là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị, mà trước hết là Đảng, vì Đảng lãnh đạo toàn xã hội. Vì vậy, đối
tượng của công tác dân vận cấp cơ sở là tất cả lực lượng nhân dân trên địa bàn
(xã, phường, thị trấn) không trừ một ai, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, dân
tộc, tôn giáo; không phân biệt tuổi tác, giới tính, cả những người có trình độ cao,
cả người có học vấn thấp…[28, tr.19]. Bên cạnh đó, đối tượng dân vận có thể là
một người hoặc một tập thể cộng đồng người đa dạng, phong phú. Tùy vào đối
tượng, chúng ta linh hoạt cách thức vận động cho phù hợp.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, dân chủ ngày càng được mở
10
rộng, đối tượng dân vận có trình độ dân trí cao hơn nhiều so với trước đây nên
đòi hỏi chủ thể làm công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở thật uyển
chuyển, linh hoạt, năng động, dân vận khéo.
1.1.2. Chủ thể, nội dung, phương thức, các nhân tố tác động đến công tác
dân vận của công tác dân vận
1.1.2.1. Chủ thể công tác dân vận
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ
Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh...)
đều phải phụ trách dân vận” [42, tr.699].
Trong Nghị quyết Trung ương 8B (khóa VI) tháng 3 năm 1990 chỉ rõ:
“Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể, mà còn là
trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, có sự phối hợp với
nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mọi cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước đều
phải làm công tác quần chúng theo chức trách của mình” [22, tr.12]. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tiếp tục khẳng định
quan điểm này và xá định cụ thể hơn: “Công tác dân vận là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị tất cả tổ chức trong hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến
sĩ lực lượng vũ trang; trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện,
Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu nòng cốt [7, tr.17].
Như vậy, chủ thể công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở là tổ chức
Đảng, các cơ quan của chính quyền cơ sở (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,
đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan chính quyền xã, phường,
thị trấn), Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Một là, tổ chức cơ sở Đảng (chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở) là nền tảng của
đảng, là hạt nhân lãnh đạo toàn diện ở cơ sở. Công tác dân vận trước hết là trách
nhiệm, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng. Theo quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam, xây dựng Đảng là then chốt, bên cạnh đó nắm vững nhiệm
11
vụ phát triển kinh tế là trung tâm; Đoàn kết phát huy sức mạnh của quần chúng
nhân dân bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng của cơ sở. Mục tiêu công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng là
tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; Chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở của Mặt
trận tổ quốc, các đoàn thể; Củng cố mối quan hệ giữa tổ chức cơ sở đảng, chính
quyền cơ sở với nhân dân; Ổn định, cải thiện đời sống dân sinh, dân trí và dân
chủ của nhân dân; Phát huy quyền làm chủ, trí tuệ của nhân dân tham gia xây
dựng cơ sở đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; Giải quyết tốt những vấn
đề trong cuộc sống của nhân dân [28, tr.18].
Hai là, Chính quyền cấp cơ sở: Chính quyền cấp cơ sở là nơi trực tiếp
triển khai, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước đến với nhân dân. Chính quyền cấp cơ sở thay mặt, đại diện nhân dân quản
lý, giải quyết tất cả mọi vấn đề xã hội, đem lại lợi ích cho nhân dân. Tuy nhiên,
chính quyền cấp cơ sở (bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các
cán bộ, công chức làm trong bộ máy chính quyền) phải nêu cao tinh thần phục
vụ, ý thức trách nhiệm trước nhân dân, thường xuyên gần dân, lắng nghe ý kiến
nguyện vọng của nhân dân; có như vậy, khi cụ thể các chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống mới được nhân dân tiếp thu và
quyết tâm thực hiện. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp và tạo điều
kiện cho Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân phát huy
vai trò giám sát đối với hoạt động của cơ quan chính quyền.
Ba là, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân:
Về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều
1 Luật Mặt trận Tố quốc Việt Nam là: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận
của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý
chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát hy quyền làm chủ của
12
nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành
viên” [51, tr.5].
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là đội quân chủ lực của công
tác dân vận, là sợi dây nối liền giữa Đảng, Nhà nước với các tầng lớp nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc
vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền
lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đưa mọi chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước vào cuộc sống góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội. Nhân dân vừa
thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, vừa thực hiện quyền dân chủ thông qua đại
diện các cơ quan Nhà nước, các đại biểu nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân [28, tr.19].
Qua đó, chủ thể công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở là Đảng,
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đảng không những lãnh
đạo hệ thống chính trị tiến hành công tác dân vận, mà còn trực tiếp làm công tác
dân vận. Nói cách khác, lực lượng tham gia công tác dân vận ở cơ sở bao gồm:
cấp ủy, đảng bộ, chi bộ, cán bộ, đảng viên, chính quyền, công chức viên chức,
cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, MTTQ, đoàn viên – hội viên của các đoàn
thể chính trị - xã hội ở cơ sở, các phương tiện truyền thông và những người tiêu
biểu có uy tín trong nhân dân.
1.1.2.2. Nội dung của công tác dân vận
Thứ nhất, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị
Nhiệm vụ bao trùm nhất, cũng là nội dung cốt lõi của công tác dân vận là:
tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề bức xúc mà nhân dân đã đề
xuất, kiến nghị với lãnh đạo các cấp và quyền lợi chính đáng của nhân dân trên
địa bàn; làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối
quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong tình hình mới, công tác dân vận phải tập hợp được quần chúng
nhân dân thành lực lượng xã hội rộng rãi tham gia các phong trào thi đua yêu
13
nước. Cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, sáng kiến của nhân
dân để xác định nội dung và hình thức các phong trào phù hợp với thực tế tại địa
phương cho từng đối tượng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tiếp tục
đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở địa phương, đơn vị gắn với thực
hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua
khác do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phát động.
Thứ hai, tổ chức nhân dân tham gia các phong trào cách mạng
Từ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam, bên cạnh là việc kế thừa tư tưởng của ông cha ta về vai trò to lớn của
nhân dân trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn ai hết. Không
ai chiến thắng được lực lượng đó” [39, tr.20].
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức: tăng trưởng chưa bền vững, lạm phát, các thế lực thù địch lợi
dụng để tác động vào nền kinh tế, giá cả tăng, đời sống nhân dân nhất là những
người lao động, những người làm công ăn lương, những ngưởi thuộc diện chính
sách, nhân dân vùng xa, vùng sâu gặp nhiều khó khăn… Đảng và Nhà nước ta có
nhiều biện pháp để đảm bảo an ninh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự
an toàn xã hội. Công tác dân vận góp phần vào việc thực hiện đồng bộ các giải
pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền
vững.Vì vậy, công tác dân vận phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng
lớp nhân dân, kịp thời đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước đưa ra những
giải pháp đúng đắn, kịp thời, đảm bảo lợi ích thiết thực, hài hòa giữa các giai
tầng xã hội, giữa các vùng, miền của đất nước.
14
Từ đó, để đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trên địa bàn Quận
và 14 phường thì vai trò công tác dân vận cần được phát huy trong các tổ chức
quần chúng tham gia một cách đồng bộ. Cụ thể: Đảng bộ Quận xác định tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm đến
công tác dân vận, nắm được tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân; Tập trung vào lĩnh vực đời sống, phát triển kinh tế, thực hiện công tác
an sinh xã hội nhằm nâng cao cuộc sống của nhân dân; Vấn đề đặt ra, đó là Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể phải sâu sát với đoàn viên, hội viên, nắm yều cầu
chính đáng của quần chúng kịp thời tham mưu đề xuất cấp ủy, chính quyền đề ra
các phong trào thi đua thiết thực, vận động, tập hợp quần chúng tham gia như
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, cuộc vận động Vì người nghèo, Vì biển
đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc, Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam…Các phong trào trên không phải một ngành, một đoàn thể có thể tổ chức
được đông đảo nhân dân tham gia, luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành, các cấp và quan trọng là các phong trào cách mạng phải hướng
đến lợi ích hài hòa giữa các tầng lớp trong xã hội, giữa các địa phương. Có như
vậy, phong trào mới thật sự lan tỏa và thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Do
đó, công tác dân vận cần tham mưu giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân
dân đặt ra mà liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân hiện nay như việc
làm, chế độ chính sách, đất đai, môi trường, tệ nạn xã hội…
Bên cạnh đó, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền,
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự trong sạch, vững mạnh, tổ chức quần
chúng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo sự đồng thuận, thống nhất
trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước.
1.1.2.3. Phương thức của công tác dân vận
Thứ nhất, Đảng tiến hành công tác dân vận
15
Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp
tục khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng về xây dựng Đảng trong
điều kiện hiện nay tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng
cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Theo đó, trong văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong
tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng; tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với
Nhân dân; tập hợp, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân, tạo
thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [27, tr.210].
Công tác dân vận cơ sở, do Quận ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên
trực tiếp tiến hành. Từ phân tích trên có thể quan niệm: Phương thức công tác
dân vận của Đảng bộ Quận là tổng thể những phương pháp, cách thức, hình thức
mà Đảng bộ sử dụng để tác động vào đối tượng là quần chúng nhân dân trên địa
bàn, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã
hội và các tổ chức có liên quan đến công tác dân vận của Đảng bộ, nhằm thực
hiện thắng lợi những nội dung vận động nhân dân.
Đảng bộ cấp cơ sở trực tiếp tiến hành thực hiện công tác dân vận, trên cơ
sở chỉ đạo của Quận ủy, hướng dẫn của Ban Dân vận Quận ủy, các Nghị quyết
của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về công tác dân vận, Đảng bộ cơ sở đã
rất chú trọng đến công tác lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc
thực hiện.
Quận ủy lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, đảng viên
đều phải thực hiện công tác dân vận theo chức trách của mình. Các tổ chức cơ sở
đảng giáo dục nâng cao năng lực, đạo đức và tính tiên phong gương mẫu, tác
phong gần gũi quần chúng cho cán bộ, đảng viên. Hình thức chủ yếu là tuyên
truyền, giáo dục là biện pháp quan trọng hàng đầu trong phương thức dân vận
16
của tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị- xã hội, tổ chức quần
chúng. Đối với cấp ủy cơ sở cũng phải cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng thành Nghị quyết, xây dựng kế hoạch, biện pháp, tuyên truyền,
giáo dục cho nhân dân hiểu và thực hiện hình thức chủ yếu là tuyên truyền qua
hội nghị, tờ tin, bản tin, lồng ghép vào các phong trào thi đua, hội nghị, cổ động
để vận động tập hợp và tuyên truyền quần chúng nắm chủ trương, thi hành kế
hoạch, quan trọng là phải bàn bạc với nhân dân để xây dựng chương trình, kế
hoạch thực hiện; phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc và khuyến khích nhân dân; phải
cùng nhân dân đánh giá công việc, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện.
Định hướng nội dung hoạt động của công tác dân vận của Đảng bộ Quận
đối với các cấp uỷ, chính quyền cơ sở. Trong Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ, Nghị
quyết về nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị hàng năm, cần chỉ
rõ nội dung, phương thức tiến hành công tác dân vận của các cấp uỷ, tổ chức
đảng các cấp từ Quận đến cơ sở là hình thức diễn đàn, hội nghị, trang tin, tọa
đàm để chủ động trong công tác dân vận của từng ngành, đoàn thể.
Đảng bộ cơ sở tập trung công tác bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ công
tác dân vận và đảm bảo chế độ chính sách đối với những cán bộ, đảng viên làm
chuyên trách công tác dân vận của Đảng, những người gần dân, sát dân. Các
đồng chí ở Ban Dân vận Quận ủy được đào tạo lý luận chính trị từ trung cấp trở
lên, các đồng chí đứng đầu Mặt trận đoàn thể là cấp ủy viên, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quy định. Đối với cán bộ ở phường, khu phố hàng
năm, Ban dân vận Quận ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
Quận phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận mở các lớp tập huấn
nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản công tác vận động, tuyên truyền của từng ngành, giới,
đối tượng làm công tác dân vận ở cơ sở.
Thứ hai, Đảng lãnh đạo chính quyền làm công tác dân vận
Các cấp ủy Đảng lãnh đạo chính quyền làm công tác dân vận thông qua
Hội đồng nhân dân các cấp, chính quyền các cấp, các ngành, đảng viên hoạt
17
động trong các cơ quan chính quyền. Bằng chủ trương, nghị quyết của Đại hội
Đảng bộ xác định nội dung, kế hoạch, hình thức vận động nhân dân. Cấp ủy
quán triệt nội dung vận động và chỉ đạo chính quyền xây dựng các chỉ tiêu, biện
pháp cụ thể, ban hành các quyết định hành chính, huy động các nguồn lực và bố
trí, sử dụng các lực lượng để thực hiện có hiệu quả nội dung công tác dân vận.
Đồng thời, thực hiện theo quy trình “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”,
cấp ủy lãnh đạo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tham gia, kiểm tra, giám
sát công việc của Nhà nước. Theo định kỳ, các cấp ủy lãnh đạo việc người đứng
đầu chính quyền đối thoại với nhân dân theo Quyết định 218-QĐ/TW ngày
12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền. Thông qua hoạt động này, cấp ủy nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng của nhân dân để điều chỉnh, bổ sung vào nghị quyết cho phù hợp hơn.
Đảng lãnh đạo chính quyền tăng cường mối quan hệ với Mặt trận, các
đoàn thể nhân dân, xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Hội đồng nhân
dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với mục đích tăng cường mối
quan hệ công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo
quy định của pháp luật, bảo đảm phát huy dân chủ, tăng cường hiệu quả quản lý
Nhà nước, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân phát triển vững mạnh toàn diện.
Bên cạnh đó, Đảng chú trọng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các cấp chính
quyền thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,
xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh. Thông qua
thực hiện dân chủ cơ sở đã phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong
giám sát, tham gia xây dựng chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa
18
phương, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong các
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,
Vì người nghèo, vệ sinh môi trường, công tác từ thiện xã hội…, đồng thời phát
huy tinh thần phục vụ nhân dân của công chức, viên chức và bộ máy chính
quyền.
Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền theo tư tưởng
Hồ Chí Minh, chính quyền xây dựng phong cách, lề lối, thái độ phục vụ nhân
dân, nhất là gắn với việc thực hiện công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành
chính theo các quy định của Nhà nước về dân chủ cơ sở, xây dựng văn hóa công
sở và quy tắc ứng xử theo chỉ đạo của trên; tổ chức thực hiện các phong trào thi
đua đi vào đời sống, thiết thực phục vụ cho công tác quản lý hành chính của Nhà
nước; tạo sự đồng thuận của nhân dân, của các tổ chức, cá nhân khi đến giải
quyết công việc hành chính, củng cố niềm tin nhân dân đối với chính quyền, góp
phần xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, kiên quyết xử lý các biểu
hiện nhũng nhiễu của cán bộ công chức đối với nhân dân, ảnh hưởng uy tín của
chính quyền và giảm sút niềm tin của nhân dân.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hoạt động dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức, phát huy vai trò, chức năng
của Mặt trận, các đoàn thể, tôn trọng các nguyên tắc, quy chế hoạt động của các
tổ chức quần chúng. Trên cơ sở Đảng bộ Quận và cấp ủy Đảng đề ra chủ trương,
nội dung công tác vận động nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, chương
trình phối hợp thống nhất hành động trong từng giai đoạn cụ thể, đồng thời xây
dựng lực lượng nòng cốt vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi
đua ở địa phương.
19
Đảng lãnh đạo Mặt trận và đoàn thể thông qua cấp ủy viên, đảng viên
được Đảng phân công hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở,
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thực hiện nội
dung công tác dân vận, lãnh đạo các tổ chức này xây dựng các phong trào thi
đua. Trên cơ sở Điều lệ của các tổ chức tiến hành xây dựng kiện toàn tổ chức,
lựa chọn cán bộ, giới thiệu các chức danh chủ chốt để quần chúng bầu cán bộ
của các tổ chức này.
Cấp ủy Đảng duy trì, thực hiện tốt chế độ làm việc giữa cấp ủy Đảng với
lãnh đạo Mặt trận, các đoàn thể, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động để nắm
bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời; đưa ra các chủ trương, góp ý kiến về chương
trình hoạt động, phương hướng công tác của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân,
giải quyết hoặc tiếp thu những kiến nghị của các đoàn thể, giúp Mặt trận, các
đoàn thể từng bươc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động; xây
dựng các điển hình tiên tiến, biểu dương khen thưởng các nhân tố tích cực. Công
tác dân vận đạt hiệu quả cao khi các tổ chức chính trị xã hội tập trung xây dựng
những gương điển hình tiên tiến trong chấp hành, thực hiện chủ trương, kế hoạch
của nhà nước, của địa phương. Từ đó, nhân rộng, tuyên dương, vận động các
tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ thực hiện. Hình thức nêu gương người tốt,
việc tốt là cách làm phổ biến của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công
tác vận động quần chúng.
Trong việc lãnh đạo nhân sự Đại hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân, các cấp ủy giới thiệu nhân sự bầu vào các chức danh chủ chốt thực
hiện theo quy trình, đảm bảo dân chủ, tôn trọng ý kiến đề xuất của các đoàn thể,
không áp đặt. Trong hoạt động để đảm bảo tính hiệu quả, cấp ủy luôn định
hướng nhiệm vụ chính trị, giúp đỡ các tổ chức Mặt trận và các đoàn thể xác định
mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ sát với tình hình mới của địa phương. Tuy nhiên,
cũng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc
20
và các đoàn thể nhưng không buông lỏng lãnh đạo “khoán trắng” và bao biện,
làm thay, “dắt tay” chỉ việc, lấn sân trong công tác vận động quần chúng.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể là đoàn kết, tập hợp quần
chúng nhân dân trong tổ chức, làm tốt vai trò người đại diện, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; làm nòng cốt
trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi Đảng và Nhà nước cần đưa ra những
quyết định, chủ trương, chính sách lớn thì mời Mặt trận cùng bàn bạc, tham khảo
ý kiến. Trong quá trình Mặt trận tổ chức hội nghị, Đảng cùng tham gia, tiếp thu
những ý kiến đóng góp của nhân dân và sự lãnh đạo của mình. Bên cạnh đó, Mặt
trận tham gia có ý kiến với chính quyền về chương trình, kế hoạch liên quan đến
quyền, lợi ích, nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên và nhân dân; phát động, duy trì
các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân
dân nhằm thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, góp phần củng cố và giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, đơn vị; chỉ đạo,
hướng dẫn hệ thống tổ chức của mình phối hợp chặt chẽ với các ban xây dựng
Đảng, cơ quan, chính quyền, lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ công tác dân
vận; tập hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên, nhân dân để phản ánh,
kiến nghị với tổ chức đảng, chính quyền và có trách nhiệm thông tin cho đoàn
viên, hội viên biết kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng.
1.1.2.4. Các nhân tố tác động đến công tác dân vận của công tác dân vận
Các nhân tố tác động đến công tác dân vận gồm nhân tố chủ quan và nhân
tố khách quan.
Thứ nhất, nhân tố chủ quan
Đây chính là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra về phương pháp
dân vận với những yêu cầu rất cụ thể với cán cán bộ dân vận. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đúc kết thành 12 từ: Đó là “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng
nói, tay làm” [42, tr.699].
21
Óc nghĩ: Ở đây được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy Người
đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự “động não” của người làm công tác dân
vận. Như chúng ta biết, công tác dân vận không chỉ là những thao tác cụ thể,
những công thức có sẵn mà bản thân nó là một khoa học -khoa học về con
người, một nghệ thuật - nghệ thuật tiếp cận và vận động con người, phải dày
công tìm tòi suy nghĩ để phân tích chính xác tình hình nhân dân, vận dụng sáng
tạo lý luận vào thực tiễn sinh động để vận động nhân dân có hiệu quả [28, tr.21].
Mắt trông: Là quan sát mọi sự việc, hiện tượng từ thực tiễn phong trào
cách mạng của quần chúng, để “trăm nghe không bằng một thấy”. Với sự nhạy
cảm, tinh tế trong quan sát, kết hợp với “óc nghĩ” xác định được đúng, sai, nhận
rõ bản chất và hiện tựợng của từng sự việc, từng vấn đề để làm đúng, tham mưu
kịp thời cho Đảng và Nhà nước để có cách giải pháp đúng đắn kịp thời đưa
phong trào của quần chúng đi đúng hướng. Mỗi cán bộ, đảng viên làm công tác
dân vận thường xuyên sâu sát cơ sở, chính điều đó giúp mỗi chúng ta thấy mọi
sự việc, vấn đề một cách sát thực. Theo đó, muốn vận động quần chúng một cách
thiết thực, muốn làm tốt vai trò tham mưu phải thấy một cách chính diện các sự
việc và vấn đề liên quan đến công tác dân vận.
Tai nghe: là một phương pháp khoa học của công tác dân vận, theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng với óc nghĩ, mắt trông, người làm công tác dân vận còn
phải nắm bắt kịp thời các thông tin từ quần chúng. Đòi hỏi phải biết nghe dân
nói, từ đó mà hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân; loại trừ
những thông tin thiếu chân thực, chính xác. Nghe dân nói, cũng là để biết dân đã
hiểu gì, hiểu đến mức như thế nào, đã làm như thế nào và làm được đến đâu. Về
bản thân, mình cũng thấy được những gì cần phải bổ sung, điều chỉnh khi thực
hiện công tác dân vận [28, tr.21].
Chân đi: là yêu cầu gắn với cơ sở, một đòi hỏi bức thiết, luôn đặt ra đối
với cán bộ dân vận, đây cũng là một yếu tố chống căn bệnh quan liêu, hành
chính, làm việc theo kiểu giấy tờ của các cơ quan [28, tr.22].
22
Miệng nói: Là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nhất là tuyên tuyền
miệng, một hình thức tuyên truyền không thể thiếu của người làm công tác dân
vận. Người cán bộ dân vận phải thường xuyên có trách nhiệm tuyên truyền, cổ
động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã
hội và an ninh quốc phòng... Chính vì thế, để dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ và
làm theo thì công tác tuyên truyền miệng phải đúng và phải khéo. Nói với với
dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránh mệnh lệnh, hơn thế, còn
phải có thái độ mềm mỏng; đối với người già, các bậc lão thành phải cung kính,
lễ độ, với đồng chí, đồng bào phải đúng mực, nghiêm trang, với nhi đồng phải
thương yêu, quý mến [28, tr.22].
Tay làm: là thể hiện quan niệm học đi đôi với hành, là gương mẫu, làm
gương trước cho quần chúng. Nếu nói là để dân nghe thì mỗi cán bộ làm công
tác dân vận phải tự mình làm để dân thấy, dân tin, dân học làm theo. Lời nói đi
đôi với hành động là một yêu cầu, một phương pháp hết sức quan trọng đối với
cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác dân vận nói riêng.
“Mắt trông, tai nghe, chân đi” là yêu cầu sát cơ sở, sát thực tế, đến với
nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà giúp dân giải quyết
các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính sách cho phù
hợp, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách [28, tr.22].
“Miệng nói, tay làm” là phong cách quan trọng nhất hiện nay, “phải thật
thà nhúng tay vào việc”, không được nói một đằng, làm một nẻo, miệng thì vận
động người khác nhưng mình thì không làm hoặc làm ngược lại [28, tr.22].
"Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm" là có sự thống
nhất, hòa quyện chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Đó có thể coi cẩm nang về
phương pháp dân vận cho tất cả cán bộ, đảng viên trong công tác dân vận [28,
tr.22].
Mỗi cán bộ, đảng viên trong cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc,
các đoàn thể luôn gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
23
Hồ Chí Minh, nhận thức sâu sắc về ý thức trách nhiệm, giải quyết công việc chu
đáo và hiệu quả hơn; lề lối, phong cách làm việc, tinh thần phục vụ nhân dân của
cán bộ, công chức, viên chức ngày càng tận tụy hơn. Ý thức tu dưỡng, rèn luyện
phẩm chất đạo đức, tinh thần tự giác của cán bộ, đảng viên từng bước được nâng
cao, tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết trong Đảng được tăng cường và củng cố.
Thứ hai, nhân tố khách quan
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của cấp cơ sở
Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo chỉ đạo của mình, từ khi thành lập
đến nay, Đảng đã dựa vào dân, cùng nhân dân chiến thắng được nhiều kẻ thù và
ngày nay, đang từng bước lãnh đạo nhân dân thực hiện quá trình Đổi mới, xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với những thành tựu nhất định trong thời gian
qua, như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã nêu: “Đổi mới mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được
tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục, đào tạo, khoa học và
công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan
tâm nhiều hơn và cơ bản được đảm bảo, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải
thiện. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; Vị thế,
uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao” [27, tr.14-15].
Do đó, khi kinh tế địa phương phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng đều,
thu ngân sách đạt kết quả vượt chỉ tiêu, cơ sở hạ tầng được nâng cấp; an sinh xã
hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên;
hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền giải quyết nhu cầu nguyện vọng nhân
dân được chính đáng; sẽ tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần thực hiện
tốt công tác dân vận và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tình hình nhân dân và sự tham gia ủng hộ của nhân dân
Nước lấy dân là gốc, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đó là điều
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chún, luôn
lắng nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó
24
mà Đảng thắng lợi. Vì vậy, cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân
chúng, cũng như lơ lững giữa trời, nhất định thất bại” [44, tr.326]. Bên cạnh đó,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý cách lãnh đạo đúng là phải dựa vào kinh
nghiệm của dân, sự giúp đỡ của dân. Nhân dân góp sức vào sự lãnh đạo của
Đảng. “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng,
đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi mà không ra”
[44, tr.335].
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nói rõ: “Nếu
không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ,
thì nhân dân phải đoàn kết thành một khối” [43, tr.64]. Phải đem tài dân, sức
dân, của dân để làm cho dân.
Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng khi xác định đường lối chính sách
là Đảng phải căn cứ vào thực tiễn, phải nhằm phục vụ lợi ích chính đáng của
nhân dân. Chính vì vậy, công tác dân vận được thành công thì không thể thiếu
nhân dân vì nhân dân là yếu tố mang lại quyết định thành công trong sự nghiệp
cách mạng nói chung và trong trong công tác dân vận nói riêng. Trong Văn kiện
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII xác định “Hoàn thiện, phát huy dân chủ
xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân không ngừng củng cố, phát huy
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc…”[27, tr.79]. Chúng ta tôn trọng, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân sẽ tạo được sự tin tưởng, đồng thuận trong
nhân dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các lực lượng thường xuyên nắm bắt
tình hình nhân dân để có những biện pháp phù hợp tác động trực tiếp tới hiệu
quả hoạt động công tác dân vận ở cơ sở.
1.1.3. Vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận
Ở Việt Nam, từ xa xưa các triều đại phong kiến cũng thừa nhận sức mạnh,
vao trò to lớn của nhân dân. Các triều đại phong kiến Việt Nam ở thời điểm khi
đất nước đứng trước sự đe dọa của giặc ngoại xâm, đều phải dựa vào lực lượng
nhân dân. Dân là quý nhất: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, “chở
25
thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Lật thuyền mới biết dân như nước”
và “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” được coi là thượng sách để giữ
nước.
Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định vị trí, vai trò của nhân dân là người
sáng tạo ra lịch sử, nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Cách mạng muốn thắng lợi thì nhân dân cần có Đảng dẫn đường. Đảng ra đời vì
yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân là mối quan hệ máu thịt không thể tách rời. Nếu xa rời quần chúng
Đảng tự đánh mất cơ sở tồn tại của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, kế thừa và phát triển
những tư tưởng tiến bộ qua các thời đại trong nước và thế giới, từ đó Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân:
“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh
bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [41, tr.276]. Dân là gốc của nước, của
cách mạng. “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng
xong” [19, tr.280]; Trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 5 xuất bản năm 2000
có nêu “Nước lấy dân làm gốc…Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi
trên nền nhân dân” [42, tr.501-502].
Vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng và tầm quan trọng
của công tác dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định được nêu trong tác
phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 6 xuất bản năm 2011: “Lực lượng của dân rất to.
Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo
thì việc gì cũng thành công” [45, tr.234].
Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân và tầm
quan trọng của công tác dân vận được thể hiện trong mọi giai đoạn cách mạng.
Quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn phát triển kế thừa tư tưởng dân vận.
Trong đó, đã tổng kết và rút bài học kinh nghiệm đầu tiên, xuyên suốt, bao trùm
26
cách mạng Việt Nam là lấy dân làm gốc. Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng
khẳng định: sự tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân là cội nguồn của sức
mạnh, là cái gốc của mọi thắng lợi, là tài sản quý báo của Đảng [24, tr.304]. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tổng kết 5 bài học kinh nghiệm lớn,
trong đó có bài học thứ hai tiếp tục khằng định: Sự nghiệp cách mạng là của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng
lợi của công cuộc đổi mới [26, tr.65].
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi
mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình
hình mới nhấn mạnh: Tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chính
trị (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã rút ra 5 bài học, trong đó có bài
học: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân
là chủ, nhân dân làm chủ [7, tr.16]; chính nhân dân là người làm nên thắng lợi
lịch sử; toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân; sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân
dân; quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn
lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ và của Đảng. Công tác dân vận
là nhiệm vụ chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc.
1.2. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở, cấu trúc của nó
1.2.1. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở
Trong chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Đoàn ở cơ
sở nêu: “Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các
mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn
xã hội. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Chính trị là mối quan hệ, sự
tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức, thành viên trong xã hội
với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã
hội), gọi là quyền lực chính trị” [9, tr.1].
27
Trong các xã hội dân chủ, hệ thống chính trị được nhìn nhận như một cách
chỉnh thể thực thi quyền lực của nhân dân, phát huy dân chủ. Để thực hiện
quyền lực của mình, giai cấp quyền tổ chức thành nhà nước với hai độc quyền
quan trọng gồm thu thuế và cưỡng chế. Nhà nước là thể chế quan trọng nhất,
nắm các nguồn lực quan trọng, do nhân dân bầu ra, nhưng nhân dân làm chủ
không chỉ thông qua nhà nước mà còn thông qua nhiều hoạt động trực tiếp và
gián tiếp của các tổ chức khác, liên quan và ảnh hưởng đến các quyết định của
nhà nước. Các yếu tố đó tương tác với nhau tạo nên hệ thống chính trị [55,
tr.126].
Hệ thống chính trị cơ sở là hệ thống chính trị ở đơn vị hành chính cấp xã
(gồm xã, phường, thị trấn). Hệ thống chính trị cơ sở có thể nhìn nhận ở góc độ là
mô hình thu nhỏ của hệ thống chính trị cấp quốc gia, cũng bao gồm các thành tố:
Tổ chức cơ sở Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội với sự tác động,
gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau. Như vậy, có thể hiểu “Hệ thống chính trị
cơ sở” là toàn bộ các tổ chức chính trị cấp xã (bao gồm tổ chức Đảng, Nhà nước,
các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn) cùng với mối quan hệ tác
động qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau giữa chúng nhằm thực hiện sự lãnh đạo
của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở
cơ sở.
1.2.2. Cấu trúc của hệ thống chính trị cơ sở
Hệ thống chính trị thường có cấu trúc gồm các Đảng chính trị (quyền lực
cao nhất là Đảng cầm quyền), Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được
công nhận theo pháp luật, liên kết nhau trong một chỉnh thể.
Hệ thống chính trị với tư cách là thực thể đại diện và thực thi ý chí của
giai cấp cầm quyền có tác động rất lớn đến các quá trình kinh tế - xã hội. Hệ
thống chính trị xuất hiện cùng sự thống trị của một giai cấp nhất định, vận hành
theo cơ chế và các mối quan hệ nhằm thực thi quyền lực chính trị. Cụ thể, hệ
thống chính trị hiện nay ở Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
28
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác được công nhận hoạt động một cách
hợp pháp. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay đặt dưới sự lãnh đạo tập trung
của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội
cộng sản chủ nghĩa, trong đó, nhân dân được thực hiện quyền là chủ và làm chủ
của mình, được hưởng ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự. Các cơ quan, tổ chức
trong HTCT kiên định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động; chấp nhận sự lãnh đạo
tuyệt đối và duy nhất của ĐCSVN; tổ chức và hoạt động của HTCT theo nguyên
tắc tập trung dân chủ; không ngừng nâng cao quyền làm chủ của nhân dân.
Tiểu kết Chƣơng 1
Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở là nhiệm vụ cần
thiết và cấp bách. Với mục đích vận động nhân dân tham gia vào các phong trào
cách mạng, đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân
để thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đề ra.
Vì vậy, chương 1 của Luận văn đã phân tích một cách khái quát các khái
niệm về “Hệ thống chính trị cơ sở”, “Công tác dân vận”, trình bày nội dung phần
lý luận để làm rõ việc đổi mới công tác dân vận cần sử dụng nhiều hình thức,
phương thức phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng giới, đối tượng vận
động cụ thể. Sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, các
ngành, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị cơ sở.
Để tập hợp, phát huy sức mạnh của nhân dân, Đảng ta đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách lớn về công tác vận động quần chúng. Tiêu biểu như
Nghị quyết Trung ương 8B khóa VI về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng,
tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; các chủ trương về công tác
29
dân vận trong các Nghị quyết Đại hội IX, X, XI, XII của Đảng, Hội nghị Trung
ương bảy khóa XI ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”…Qua
đó, các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Đảng tiếp tục khẳng định những
quan điểm, chủ trương đúng đắn về công tác dân vận.
Thông qua việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề trên cung cấp cho
chúng ta cơ sở để khảo sát thực trạng chương 2 trong việc thực hiện đổi mới
công tác dân vận của hệ thống chính trị cở sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh và đưa ra những nhận xét, đánh giá hợp lý.
30
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát các đặc điểm cơ bản của Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quận 3 là một trong các quận trung tâm thuộc khu vực Sài Gòn, Bến
Nghé trước đây. Quận được Pháp thành lập từ năm 1920. Về mặt tổ chức hành
chính, Quận có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14, được chia
thành 14 phường (gồm 7 phường loại I và 7 phường loại II), 63 khu phố với 874
tổ dân phố.Với diện tích 4,9 km2
có địa giới hành chính: phía Bắc giáp Quận Phú
Nhuận và Quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận giáp Quận 1, phía
Tây giáp Quận 10.
2.1.2. Đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội
Về chính trị
Là nơi mà phong trào đấu tranh cách mạng lan rộng trong từng ngõ hẻm,
đường phố. Là nơi mà niềm tự hào của nhân dân Quận 3 về những người con
cách mạng kiên cường anh dũng như Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Văn
Trỗi… và những người mẹ suốt đời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca như
“Người mẹ Bàn Cờ”, Quận có di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia “Cơ sở
giấu vũ khí của Biệt động thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968” số 287/70
Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, Quận 3, “Cơ sở Ban Tuyên huấn xứ ủy Nam
Kỳ” số 51/10/14 Cao Thắng, phường 3, Quận 3…Năm 2015, Chủ tịch nước trao
tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực
lượng vũ trang Phường 3, Quận 3, thành phố Sải Gòn – Gia Định (Vùng lõm
chính trị - Căn cứ cách mạng Bàn Cờ).
Trong những năm qua, công tác nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên, cơ
bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Toàn Quận (tính đến 2017)
31
có 46 tổ chức cơ sở đảng gồm 24 Đảng bộ với 273 chi bộ trực thuộc. Tổng số
đảng viên 6.141 đồng chí (3.038 đảng viên đương chức, 3.120 đảng viên là cán
bộ hưu trí, nghỉ việc, 926 đảng viên miễn sinh hoạt Đảng, miễn công tác), 78 Mẹ
Việt Nam anh hùng, 02 đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, 13 đồng chí cán
bộ tiền khởi nghĩa [6, tr.2].
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận (2015-2020) đề ra mục tiêu
xây dựng Đảng bộ Quận 3 thật sự trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng
viên. “Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ đương nhiệm, cán bộ quy
hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Quận có trình độ đại học và trung
cấp, cao cấp lý luận chính trị, 35% cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo,
quản lý cấp Quận có trình độ thạc sĩ” [21, tr.42]. Ban Thường vụ Quận ủy luôn
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên coi
đây là công việc thường xuyên, quan trọng có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với
công tác cán bộ, công tác xây dựng đảng và đảng viên trong sạch, vững mạnh.
Về kinh tế
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 3 nhiệm kỳ (2015 – 2020) nêu rõ mục
tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng thương mại – dịch vụ.
Từ năm 1975 đến nay Quận 3 cùng với thành phố đã tập trung phát triển
kinh tế vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, trở thành
một Quận tự cân đối ngân sách và đóng góp cho ngân sách thành phố. Khi tiếp
quản vào năm 1975, Quận 3 chỉ có 30 cơ sở nông nghiệp nhỏ, 10 cơ sở tiểu thủ
công nghiệp và khoảng 3000 hộ kinh doanh cá thể, đến cuối năm 2017 quận có
hơn 21.897 đơn vị kinh tế thu hút hơn 207.086 lao động làm việc. Trong 5 năm
trở lại đây, trung bình mỗi năm quận có thêm 974 doanh nghiệp đăng ký sản xuất
và kinh doanh.
Các loại hình kinh tế tăng dần theo từng năm phù hợp với xu hướng xây
32
dựng Quận 3 tỷ trọng thương mại – dịch vụ ngày cảng lớn (chiếm khoảng 94%).
Từ năm 2013 thu ngân sách của Quận tăng đều hàng năm. Tổng thu ngân sách
năm 2017 đạt 6.001 tỷ đồng là quận thu ngân sách đứng thứ hai của thành phố
Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, từ nguồn ngân sách và huy động nhân dân
đóng góp, Quận 3 đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng, nhiều
trường học, bệnh viện được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, công tác chăm lo cho các
gia đình diện chính sách được đảm bảo [21, tr.20].
Nguồn: Báo cáo số liệu Dân vận giai đoạn 2013 -2017 (tháng 12/2017)
Về văn hóa – xã hội
Dân số Quận 3 hiện nay 199.757 người, với mật độ dân số 40.000
người/km2
. Quận 3 có tỷ lệ khoảng 75% dân số trong độ tuổi lao động. Dân số
Quận 3 theo các tôn giáo khác nhau, trong đó bao gồm: Phật giáo: 70.388 người;
Thiên Chúa giáo: 35.245 người; đạo Tin Lành: 1.119 người; đạo Cao Đài: 489
người; đạo Hồi: 331 người; đạo Hòa Hảo: 17 người; theo các tôn giáo khác là 12
người và 92.156 người không tín ngưỡng. Các tôn giáo đã xây dựng 66 công
trình thờ tự (nhà thờ, chùa, thánh đường, thánh thất) trên đất Quận 3. Là nơi có
nhiều cơ sở tôn giáo như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, Trung tâm Phật giáo
Thích Quảng Đức, chùa Cadaransi, Dòng chúa Cứu thế, nhà thờ Tân Định… [6,
tr.1]
Là Quận cư trú hành chính lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh với số
33
lượng biệt thự và các tòa nhà kiến trúc độc đáo do Pháp xây dựng nhiểu nhất
thành phố còn được giữ lại. Trên địa bàn Quận có 11 cơ quan tổng lãnh sự, lãnh
sự quán các nước tại Việt Nam và nhiều cơ quan từ các bộ, ngành đến văn phòng
các cơ quan Trung ương nên an ninh trên địa bàn luôn được quan tâm nhất
Thành phố. Là nơi tập trung nhiều bệnh viện, chuyên khoa lớn của Thành phố,
Trung ương như: bệnh viện Mắt, bệnh viện Da Liễu, bệnh viện Y học Dân tộc,
bệnh viện Bình Dân, Trung tâm Tai – Mũi – Họng, Viện Pasteur… Có các cơ sở
của một số trường đại học lớn: đại học Kinh tế thảnh phố Hồ Chí Minh, đại học
Mở thành phố Hồ Chí Minh, đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh…12
trường trung học phổ thông và trung học cơ sở, 24 trường tiểu học, 30 cơ sở giáo
dục mầm non…Hằng năm tiếp nhận khoảng 45.000 học sinh. Ngoài ra còn có
bảo tàng Chứng tích chiến tranh, nhà truyến thống Phụ nữ Nam Bộ, nhà văn hóa
thiếu nhi Thành phố, Hồ Con Rùa… thu hút nhiều du khách tham quan và học
tập truyền thống cách mạng.
Nguồn: Báo cáo số liệu Dân vận giai đoạn 2013 -2017 (tháng 12/2017)
Quận đã thực hiện xong chương trình giải tỏa cải tạo nhà ven kênh
Nhiêu Lộc, giải tỏa mở rộng các tuyến đường lớn như Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám…Hiện Quận đang tập trung cải tạo
chung cư cũ, nâng cấp và chỉnh trang vỉa hè, mở rộng hẻm để giải quyết nhu cầu
bức xúc về nhà ở và đi lại của nhân dân. Đời sống của nhân dân trên địa bàn
34
Quận ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tính đến cuối năm 2017, Quận 3
không còn hộ nghèo theo chuẩn của Thành phố dưới 21 triệu/người/năm, chỉ còn
994 hộ cận nghèo với 3.822 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2,91%. Để đạt được kết quả
trên, Quận 3 đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo về an sinh xã hội, tập
trung giải quyết các chế độ và hỗ trợ cho các hộ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên
ổn định cuộc sống qua các hoạt động thiết thực như chăm lo gần 2.5 tỷ đồng cho
2.096 hộ trong các dịp lễ, tết, hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà tình thương cho 16
hộ với kinh phí 800 triệu đồng, hỗ trợ thường xuyên gần 100 triệu đồng (hơn 81
triệu/tháng) cho 85 hộ nghèo thuộc diện khó khăn không có khả năng tạo thêm
nguồn thu nhập trong cuộc sống (hộ người già neo đơn, bệnh tật, mất sức không
có khả năng lao động), quỹ xóa đói giảm nghèo cho 231 hộ vay vốn với số tiền
hơn 5,6 tỷ đồng; hỗ trợ gần 200 triệu đồng tiền điện cho 321 hộ, tặng gần 3.000
thẻ bảo hiểm y tế… Hàng năm, Quận chi hơn 4 tỷ đồng chăm lo cho các gia đình
chính sách dịp lễ tết [6, tr.9].
Nguồn: Báo cáo số liệu Dân vận giai đoạn 2013 -2017 (tháng 12/2017)
2.1.3. Hoạt động của các ban ngành đoàn thể
Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể chính trị - xã hội Quận 3 với hơn
34.000 đoàn viên công đoàn, 8.909 đoàn viên thanh niên cùng hàng ngàn hội
viên Hội Cựu chiến binh, Người Cao tuổi…luôn làm tốt công tác tổ chức các
hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, tập trung thực hiện các chính
35
sách an sinh xã hội, chăm lo người nghèo. Đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo an
ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tiểu
thương kinh doanh, sản xuất, hoàn thành tốt việc thu, chi ngân sách trong năm,
Hàng năm Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể chính trị xã hội luôn tổ
chức các phong trào thi đua nhăm phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự
tham gia của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây
dựng đô thị văn minh như:
Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây
dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội,
góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, chấp hành
pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, nâng cao hiệu quả công tác
vận động, chăm lo ngưởi nghèo góp phần thực hiện cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Với những phong trào đó đã phát huy tốt việc phối hợp với các tổ chức
thành viên để tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua chung của Quận, thể
hiện sự đồng tâm nhất trí, phối hợp thống nhất hành động giữa Mặt trận, các tổ
chức chính trị, xã hội và sự đồng thuận cao của người dân. Đồng thời góp phần
trong thi đua của thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Quận 3 nói riêng qua đó
giới thiệu, phát hiện những gương điển hình để làm tốt hoạt động công tác dân
vận ngày càng vững mạnh.
2.2. Thực trạng hoạt động của chủ thể công tác dân vận của hệ thống
chính trị cơ sở tại Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh
2.2.1. Thực trạng hoạt động công tác dân vận của đảng ủy các phường
Đảng ủy 14 phường lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, thực hiện
các văn bản của Thành ủy, Quận ủy Quận 3 về công tác dân vận gắn với việc
thực hiện các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước liên quan
36
đến công tác dân vận, quy chế dân chủ cơ sở, công tác dân dộc, tôn giáo cho toàn
thể cán bộ chủ chốt, đảng viên, cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên,
các tầng lớp Nhân dân; qua đó nâng cao nhận thức trách nhiệm, hiệu quả hoạt
động công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận, phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc trong thống nhất tư tưởng hành động, sự đồng thuận của Nhân
dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đã đề ra.
Tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp
thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về “tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu
quả công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân
dân”, các đơn vị tổ chức tọa đàm “Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng đối với hệ thống chính trị trong công tác dân vận”. Cấp ủy cơ sở Đảng tổ
chức thực hiện, nâng cao nhận thức toàn Đảng bộ về đổi mới phương thức lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong công tác dân vận; định kỳ
làm việc với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cấp ủy cơ sơ
Đảng, các cơ quan, đơn vị để kịp thời nắm bắt hoạt động, định hướng, lãnh đạo,
chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực
hiện.
Nguồn: Báo cáo số liệu Dân vận giai đoạn 2013 -2017 (tháng 12/2017)
Tổ chức 73cuộc
Tổ chức 87 cuộc
Tổ chức 68 cuộc
Tổ chức 79 cuộc
Tổ chức 87 cuộc
Tổ chức 79 cuộc
Tổ chức 77 cuộc
37
Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong nhiều năm
qua cũng được Đảng ủy 14 phường quan tâm mở rộng và chỉ đạo quyết liệt, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân. Công tác tôn giáo, dân tộc được chú trọng và
thực hiện có hiệu quả, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống
trên địa bàn các phường tiếp tục được cải thiện, nâng cao. Việc phối hợp công
tác giữa khối dân vận với các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị được tăng cường,
hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận và củng cố mối quan
hệ giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tố quốc các tổ chức chính trị-xã hội và
nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
Đảng ủy 14 phường xây dựng Quy chế công tác dân vận của hệ thống
chính trị 14 phường trên cơ sở Quyết định số 305-QĐ/QU ngày 21 tháng 3 năm
2011 về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận 3.
Đảng ủy 14 phường đã lãnh đạo chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể, cấp ủy các chi bộ xác định các chuyên đề công tác dân vận trở thành
nội dung thường xuyên trong sinh hoạt, cụ thể: việc thực hiện Quy định 1043-
QĐ/TU về việc phân công đảng viên trực tiếp làm công tác vận động quần chúng
ở cơ sở và Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính
trị về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây
dựng chính quyền, quy chế lấy ý kiến Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan theo Quyết định số 994-
QĐ/TU; Quyết định số 936-QĐ/TU về Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức
Đảng, Chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tiếp thu góp ý của
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây
dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trên địa bàn Thành phố và Quyết định số
935-QĐ/TU về Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy,
người đứng đầu Chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn thành phố, Quy
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3
Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị  Quận 3

More Related Content

What's hot

Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM hieu anh
 
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVNalexandreminho
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxNguynVnLinh37
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...PinkHandmade
 
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp - Gửi miễn p...
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp  - Gửi miễn p...Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp  - Gửi miễn p...
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945mikado3f
 
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TPSo sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TPĐào Trần
 

What's hot (20)

List 904+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Xây Dựng Đảng – Điểm Cao Nh...
List 904+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Xây Dựng Đảng – Điểm Cao Nh...List 904+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Xây Dựng Đảng – Điểm Cao Nh...
List 904+ Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Xây Dựng Đảng – Điểm Cao Nh...
 
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã từ thực tiễn tại Tp. HCM
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấyLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
 
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAYLuận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây NinhLuận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
 
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
 
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp - Gửi miễn p...
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp  - Gửi miễn p...Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp  - Gửi miễn p...
Luận án: Giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp - Gửi miễn p...
 
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà NộiLuận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
Luận án: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện tại TP Hà Nội
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
 
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnhLuận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạm
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạmLuận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạm
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạm
 
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TPSo sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
So sánh cương lĩnh HCM và luận cương TP
 

Similar to Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận 3

Chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xãChính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xãVThnhNam7
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...phamhieu56
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận 3 (20)

Đề tài: Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động của phường
Đề tài: Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động của phườngĐề tài: Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động của phường
Đề tài: Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động của phường
 
Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN
Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNNThu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN
Thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động QLNN
 
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của UBND phường tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền GiangLuận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
 
Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt NamGiám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
 
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà BèLuận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
Luận văn: Vai trò của HĐND trong hệ thống chính trị huyện Nhà Bè
 
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mớiLuận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
 
Chất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di Linh
Chất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di LinhChất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di Linh
Chất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di Linh
 
Chất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOT
Chất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOTChất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOT
Chất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Hoạt Động Giám Sát Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đối Với Các Cơ Quan Nhà Nước
Hoạt Động Giám Sát Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đối Với Các Cơ Quan Nhà NướcHoạt Động Giám Sát Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đối Với Các Cơ Quan Nhà Nước
Hoạt Động Giám Sát Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Đối Với Các Cơ Quan Nhà Nước
 
Chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xãChính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã
 
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOTLuận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
Luận văn: Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ, HOT
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hi...
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH HƯNG YÊN HI...
 
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
Vai trò của nhân dân trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAYLuận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
Luận án: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh ở Sơn La, HAY
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
Vai trò của hệ thống chính trị trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân - Gử...
 
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAYĐề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
 
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAYChính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
 
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giang
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giangĐề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giang
Đề tài: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên giang
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Luận văn: Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận 3

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LAN ANH ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI, năm 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LAN ANH ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ CHÍ MINH Ngành: Chính trị học Mã số: 8310201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN XUÂN TẾ HÀ NỘI, năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Xuân Tế. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Anh
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ................................................................................8 1.1. Khái niệm công tác dân vận chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận..............................................................8 1.1.1. Khái niệm công tác dân vận, đối tượng công tác dân vận............................8 1.1.2. Chủ thể, nội dung, phương thức của công tác dân vận ..............................10 1.1.3. Vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận............................................24 1.2. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở, cấu trúc của nó.....................................26 1.2.1. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở ............................................................26 1.2.2. Cấu trúc của hệ thống chính trị cơ sở.........................................................27 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............30 2.1. Khái quát các đặc điểm cơ bản của Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.........30 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................30 2.1.2. Đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội .............................................30 2.1.3. Hoạt động của các ban ngành đoàn thể......................................................34 2.2. Thực trạng hoạt động của chủ thể công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................35 2.2.1. Thực trạng hoạt động công tác dân vận của đảng ủy các phường .............35 2.2.2. Thực trạng hoạt động công tác dân vận của chính quyền các phường ......39 2.2.3. Thực trạng hoạt động công tác dân vận của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cơ sở..........................................................................................................42 2.3. Thực trạng thực hiện nội dung công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh..................................................................45 2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân .........................................................................45 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................59
  • 5. Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............................................................................................63 3.1. Phương hướng cơ bản....................................................................................63 3.2. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác dân vận tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................64 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường xây dựng Đảng về tổ chức cán bộ, giải quyết kịp thời, hiệu quả các nguyện vọng, bức xúc chính đáng, hợp pháp của nhân dân; củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ......................................64 3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường lãnh đạo đổi mới công tác dân vận của chính quyền, làm cho chính quyền thực sự là của dân, do dân, vì dân.............................65 3.2.3. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng góp phần hoàn thành nhiệm vụ kinh tế - xã hội......................................................................67 3.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ..68 KẾT LUẬN............................................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CTDV : Công tác dân vận DV : Dân vận HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NSNN : Ngân sách nhà nước Nxb : Nhà xuất bản QCDC : Quy chế dân chủ QĐ : Quyết định THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNCS : Thanh niên cộng sản Tp : Thành phố TU : Thành ủy TW : Trung ương XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ - Biểu đồ 2.1 Hiệu suất đào tạo của giáo dục bậc THPT và THCS - Biểu đồ 2.2. Thu ngân sách hàng năm - Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ hộ cận nghèo trên 21 triệu đồng/người/năm (năm 2017) - Biểu đồ 2.4. Công tác quán triệt các Nghị quyết liên quan công tác dân vận - Biểu đồ 2.5. Số liệu tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” - Biểu đồ 2.6. Đảng viên phân công theo Quyết định 1043-QĐ/TU - Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ - Biểu đồ 2.8. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động - Biểu đồ 2.9. Kết quả hoàn thành danh mục công trình đầu tư xây dựng - Bảng 2.1. Các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận tổ quốc Việt Nam các phường phối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện trong năm 2017 - Bảng 2.2. Thống kê đánh giá hài lòng Quận 3 - Bảng 3.1. Giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân trong cải cách thủ tục hành chính
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đồi với công tác dân vận trong tình hình mới, đã khẳng định: “Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng; là nhân tố rất quan trọng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, tạo nên sức mạnh của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành các nghị quyết chuyên đề công tác dân vận”[53, tr.78]. Nhờ vậy, công tác dân vận dưới sự lãnh đạo tổ chức Đảng, các cấp ủy tổ chức thực hiện đạt kết quả góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc đổi mới. Công tác dân vận là một trong những mặt công tác quan trọng của Đảng, nhân tố quan hệ giữa Đảng với nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Chính vì vậy, trong những năm qua, tại Quận 3, công tác dân vận đã được những thành tựu đáng kể qua đó làm cho cấp cơ sở thực sự gần dân, là của dân và phục vụ nhân dân. Quận ủy đã tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chương trình hành động, kế hoạch về công tác dân vận; tổ chức triển khai đồng bộ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang và Nhân dân trong Quận, 14 phường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phát huy trí tuệ của tập thể. Công tác dân vận của Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được Quận ủy quan tâm lãnh đạo thực hiện, hiệu quả hoạt động được nâng lên, tăng cường công tác vận động quần chúng phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị của Quận và cơ sở, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh thực hiện các công trình phúc lợi dân sinh, lập lại trật tự mỹ quan đô thị, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Quận (mô hình: mở rộng hẻm, gương thầm lặng, giải pháp thực hiện công tác
  • 9. 2 giám sát và phản biện xã hội, an sinh xã hội…). Ngoài ra, công tác dân vận góp phần tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền địa phương vững mạnh, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thúc đẩy các hoạt động đối ngoại nhân dân, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài… Tuy nhiên, công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, phương thức tập hợp, vận động quần chúng của một số đoàn thể còn hạn chế, chưa thu hút tập hợp đông đảo quần chúng tham gia, nhất là cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, chưa huy động và phát huy hết sức mạnh của hệ thống chính trị tập trung thực hiện công tác dân vận theo Quyết định 290-QĐ/TW, ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Bộ chính trị, về ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Một số vấn đề bức xúc của nhân dân tại địa phương, cơ sở chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa kịp thời, chưa thấu tình đạt lý, kết quả công tác lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính chưa thực sự quan tâm, một số nơi thực hiện còn mang tính hình thức như một bộ phận cán bộ công chức chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng công tác dân vận nên chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, giải quyết sự việc thiếu chủ động, giải quyết giấy tờ cho dân không kịp, phải hẹn lại gây phiền hà nhân dân đi lại nhiều lần dẫn đến tình trạng phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo. Việc nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng các tầng lớp nhân dân của hệ thống công tác dân vận và công tác tham mưu chưa kịp thời, công tác tuyên truyền các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân kết quả còn hạn chế. Chất lượng đoàn viên, hội viên một số đoàn thể cơ sở có hiện tượng giảm sút, thiếu lực lượng nòng cốt có uy tín trong nhân dân. Nhằm thực hiện việc xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học, đi sâu nghiên cứu quá trình đổi mới công tác dân vận hệ thống chính trị cơ sở tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh; qua đó, thực hiện việc đánh giá, tổng kết nhằm
  • 10. 3 góp phần rút ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác dân vận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới công tác dân vận của Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung, chúng tôi chọn đề tài “Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị cở sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu thực hiện Luận văn Thạc sĩ Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Công tác dân vận là một công việc, một lĩnh vực hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Vấn đề này từ lâu đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này của các tập thể, cá nhân đã được công bố như: - Sách “Cẩm nang công tác dân vận” của đồng tác giả Thào Xuân Sùng, Lê Đình Nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014 đã tập hợp những văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác dân vận. Nội dung của cuốn sách được đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến công tác dân vận, công tác dân vận của các cấp chính quyền. - Sách “Về công tác vận động quần chúng” của tác giả Nguyễn Văn Linh, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2012 đã tổng hợp những bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của đồng chí Nguyễn Văn Linh (Nguyên Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) về công tác dân vận, mặt trận, công đoàn, Hội liên hiệp nông dân tập thể, thanh niên, liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật, phụ nữ, tôn giáo và người Hoa. - Sách “Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thế Trung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014 là công trình đã tập trung phân tích khá sâu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. - Công trình “Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận”, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014 đã tập hợp các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cấp,…
  • 11. 4 phân tích sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật cơ sở lý luận, thực tiễn và những kinh nghiệm của công tác dân vận trong thời gian qua ở đất nước ta. - Sách giáo trình cao cấp lý luận chính trị khối kiến thức thứ hai về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 6 Xây dựng Đảng của tác giả Tạ Ngọc Tấn, Trần Phúc Thăng, Phan Thanh Khôi. Trong giáo trình này, các tác giả đã trình bày, phân tích sâu về lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận của Đảng. - Trong công trình “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới” của tác giả Hà Thị Khiết, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về dân vận, về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ đổi mới; bên cạnh đó là những quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời gian sắp tới. Thời gian qua cũng đã có một số Luận văn nghiên cứu chung quanh vấn đề này, như sau: - Đề tài “Công tác dân vận cấp cơ sở từ thực tiễn Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội” của tác giả Nông Thị Việt Hà, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Hà Nội, 2016. - Đề tài “Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân tại Quận Gò Vấp hiện nay thực trạng và giải pháp” của tác giả Phan Thị Phương Mai, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2017. - Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và vận dụng tư tưởng đó trong công tác vận động phụ nữ ở Bình Dương hiện nay” của tác giả Trương Thị Nga, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2016. Gần đây nhất có một số bài báo khoa học nghiên cứu khá công phu vấn đề này: - Bài “Xây dựng hệ thống chính trị theo quan điểm Đại hội XII của Đảng” của tác giả Đinh Xuân Lý, đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6, 2016.
  • 12. 5 - Bài “Bàn về tiếp tục hoàn thiện cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ trong xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay” của tác giả Đinh Xuân Lý, đăng trên Tạp chí Dân vận số 3, 2017. - Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận” của tác giả Phạm Văn Khánh, đăng trên báo điện tử Nhân dân, 2016. Các công trình khoa học nói trên, ở mức độ nhất định đều đã phân tích, làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn của công tác dân vận và vai trò của công tác dân vận cấp cơ sở trong vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình khoa học trên đều đi phân tích ở những vấn đề chung hoặc ở một mặt, mảng rời rạc, chưa đặt việc nghiên cứu làm rõ đổi mới công tác dân vận trong hệ thống chính trị nói chung, cũng như tại địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy đề tài chúng tôi lựa chọn không trùng với các công trình khoa học đã được công bố và những kết quả của nó cố gắng góp phần vào hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn trong đổi mới công tác dân vận của hệ thông chính trị cơ sở nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và Nhân dân, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác dân vận và đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở, luận văn đi sâu phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện công tác dân vận tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, qua đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận về công tác dân vận và đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở.
  • 13. 6 Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động của chủ thể, thực hiện nội dung công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác dân vận tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đổi mới công tác dân vận hệ thống chính trị cơ sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác dân vận ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 -2017 và tầm nhìn đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, vai trò của quần chúng nhân dân, công tác vận động nhân dân của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, luận văn có sự kế thừa, chọn lọc và phát triển kết quả nghiên cứu đã được công bố của một số nhà khoa học. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc vận dụng những phương pháp cụ thể như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phân tích và tổng hợp; lôgic và lịch sử; so sánh; diễn dịch - quy nạp, khảo sát, so sánh, điều tra xã hội học, phương pháp định tính, định lượng, thống kê, tổng kết thực tiễn…
  • 14. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác dân vận ở trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu chỉ đạo của Quận ủy đối với công tác dân vận trên địa bàn Quận trong những năm tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ dân vận các cơ quan đơn vị, ban ngành của Quận. Mặt khác, đây là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, học tập các lớp lý luận chính trị về công tác dân vận. 7. Kết cấu của của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở Chương 2: Thực trạng công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Phương hướng và những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác dân vận tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • 15. 8 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ 1.1. Khái niệm công tác dân vận chủ thể, đối tƣợng, nội dung phƣơng thức, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận 1.1.1. Khái niệm công tác dân vận, đối tượng công tác dân vận 1.1.1.1. Khái niệm công tác dân vận Để đảm bảo cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được thắng lợi, theo C.Mác và Ph.Ăngghen có hai yêu tố cơ bản: Một là, giai cấp công nhân phải tự tổ chức ra được chính đảng độc lập. Hai là, trong quá trình bản thân quần chúng phải tự mình tham gia vào cuộc cách mạng ấy, tự mình hiểu rõ đó là vấn đề gì và vì sao phải tham gia. Trong quá trình tham gia muốn cho quần chúng hiểu rõ phải làm gì, làm như thế nào, tự giác làm thì cần phải tiến hành một công tác lâu dài và kiên nhẫn, Chính vì thế họ phải tiến hành công tác dân vận. Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời đại mới, V.I.Lênin đã khẳng định: “Chúng ta cần những đảng có liên quan thực tế thường xuyên với quần chúng và biết lạnh đạo quần chúng” [47, tr. 162]. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mệnh trước hết là phải làm cho dân giác ngộ” [41, tr.266]. Muốn làm cho dân giác ngộ “trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” [41, tr.267- 268]. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ [42, tr.698]. Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ vì nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa
  • 16. 9 phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng” [42, tr.698-699]. Đảng Cộng sản Việt Nam đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong văn kiện Đại hội IX của Đảng (tháng 4 năm 2001) chính thức khẳng định quy trình công tác dân vận là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” [23, tr.130]. Từ đó, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quy trình của công tác dân vận gồm bốn bước: giải thích cho dân hiểu rõ quyền lợi và nhiệm vụ của họ (dân biết); bàn bạc với dân, hỏi ý kiến, kinh nghiệm của dân (dân bàn); động viên và tổ chức toàn dân thi hành (dân làm); cùng với dân kiểm thảo, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng (dân kiểm tra) [28, tr.7]. Từ sự phân tích trên, có thể quan niệm: Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ những hoạt động của Đảng nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và để chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân. 1.1.1.2. Đối tượng công tác dân vận Từ nhận thức rõ vị trí, vai trò của nhân dân, công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở là tập hợp, đoàn kết lực lượng của toàn dân, phát huy sức mạnh để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra để vận động nhân dân làm cách mạng, đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mà trước hết là Đảng, vì Đảng lãnh đạo toàn xã hội. Vì vậy, đối tượng của công tác dân vận cấp cơ sở là tất cả lực lượng nhân dân trên địa bàn (xã, phường, thị trấn) không trừ một ai, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, dân tộc, tôn giáo; không phân biệt tuổi tác, giới tính, cả những người có trình độ cao, cả người có học vấn thấp…[28, tr.19]. Bên cạnh đó, đối tượng dân vận có thể là một người hoặc một tập thể cộng đồng người đa dạng, phong phú. Tùy vào đối tượng, chúng ta linh hoạt cách thức vận động cho phù hợp. Ngày nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, dân chủ ngày càng được mở
  • 17. 10 rộng, đối tượng dân vận có trình độ dân trí cao hơn nhiều so với trước đây nên đòi hỏi chủ thể làm công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở thật uyển chuyển, linh hoạt, năng động, dân vận khéo. 1.1.2. Chủ thể, nội dung, phương thức, các nhân tố tác động đến công tác dân vận của công tác dân vận 1.1.2.1. Chủ thể công tác dân vận Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh...) đều phải phụ trách dân vận” [42, tr.699]. Trong Nghị quyết Trung ương 8B (khóa VI) tháng 3 năm 1990 chỉ rõ: “Công tác quần chúng không chỉ là trách nhiệm của các đoàn thể, mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, có sự phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mọi cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước đều phải làm công tác quần chúng theo chức trách của mình” [22, tr.12]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tiếp tục khẳng định quan điểm này và xá định cụ thể hơn: “Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị tất cả tổ chức trong hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang; trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu nòng cốt [7, tr.17]. Như vậy, chủ thể công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở là tổ chức Đảng, các cơ quan của chính quyền cơ sở (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan chính quyền xã, phường, thị trấn), Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Một là, tổ chức cơ sở Đảng (chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở) là nền tảng của đảng, là hạt nhân lãnh đạo toàn diện ở cơ sở. Công tác dân vận trước hết là trách nhiệm, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Đảng là then chốt, bên cạnh đó nắm vững nhiệm
  • 18. 11 vụ phát triển kinh tế là trung tâm; Đoàn kết phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của cơ sở. Mục tiêu công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng là tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể; Củng cố mối quan hệ giữa tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cơ sở với nhân dân; Ổn định, cải thiện đời sống dân sinh, dân trí và dân chủ của nhân dân; Phát huy quyền làm chủ, trí tuệ của nhân dân tham gia xây dựng cơ sở đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; Giải quyết tốt những vấn đề trong cuộc sống của nhân dân [28, tr.18]. Hai là, Chính quyền cấp cơ sở: Chính quyền cấp cơ sở là nơi trực tiếp triển khai, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến với nhân dân. Chính quyền cấp cơ sở thay mặt, đại diện nhân dân quản lý, giải quyết tất cả mọi vấn đề xã hội, đem lại lợi ích cho nhân dân. Tuy nhiên, chính quyền cấp cơ sở (bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cán bộ, công chức làm trong bộ máy chính quyền) phải nêu cao tinh thần phục vụ, ý thức trách nhiệm trước nhân dân, thường xuyên gần dân, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của nhân dân; có như vậy, khi cụ thể các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống mới được nhân dân tiếp thu và quyết tâm thực hiện. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp và tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân phát huy vai trò giám sát đối với hoạt động của cơ quan chính quyền. Ba là, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều 1 Luật Mặt trận Tố quốc Việt Nam là: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát hy quyền làm chủ của
  • 19. 12 nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên” [51, tr.5]. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là đội quân chủ lực của công tác dân vận, là sợi dây nối liền giữa Đảng, Nhà nước với các tầng lớp nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đưa mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội. Nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, vừa thực hiện quyền dân chủ thông qua đại diện các cơ quan Nhà nước, các đại biểu nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân [28, tr.19]. Qua đó, chủ thể công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đảng không những lãnh đạo hệ thống chính trị tiến hành công tác dân vận, mà còn trực tiếp làm công tác dân vận. Nói cách khác, lực lượng tham gia công tác dân vận ở cơ sở bao gồm: cấp ủy, đảng bộ, chi bộ, cán bộ, đảng viên, chính quyền, công chức viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, MTTQ, đoàn viên – hội viên của các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, các phương tiện truyền thông và những người tiêu biểu có uy tín trong nhân dân. 1.1.2.2. Nội dung của công tác dân vận Thứ nhất, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị Nhiệm vụ bao trùm nhất, cũng là nội dung cốt lõi của công tác dân vận là: tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề bức xúc mà nhân dân đã đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo các cấp và quyền lợi chính đáng của nhân dân trên địa bàn; làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong tình hình mới, công tác dân vận phải tập hợp được quần chúng nhân dân thành lực lượng xã hội rộng rãi tham gia các phong trào thi đua yêu
  • 20. 13 nước. Cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân bám sát nhiệm vụ chính trị, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân để xác định nội dung và hình thức các phong trào phù hợp với thực tế tại địa phương cho từng đối tượng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở địa phương, đơn vị gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua khác do Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội phát động. Thứ hai, tổ chức nhân dân tham gia các phong trào cách mạng Từ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, bên cạnh là việc kế thừa tư tưởng của ông cha ta về vai trò to lớn của nhân dân trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn ai hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó” [39, tr.20]. Sự nghiệp đổi mới đất nước đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, đất nước ta cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: tăng trưởng chưa bền vững, lạm phát, các thế lực thù địch lợi dụng để tác động vào nền kinh tế, giá cả tăng, đời sống nhân dân nhất là những người lao động, những người làm công ăn lương, những ngưởi thuộc diện chính sách, nhân dân vùng xa, vùng sâu gặp nhiều khó khăn… Đảng và Nhà nước ta có nhiều biện pháp để đảm bảo an ninh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công tác dân vận góp phần vào việc thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.Vì vậy, công tác dân vận phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, kịp thời đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước đưa ra những giải pháp đúng đắn, kịp thời, đảm bảo lợi ích thiết thực, hài hòa giữa các giai tầng xã hội, giữa các vùng, miền của đất nước.
  • 21. 14 Từ đó, để đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trên địa bàn Quận và 14 phường thì vai trò công tác dân vận cần được phát huy trong các tổ chức quần chúng tham gia một cách đồng bộ. Cụ thể: Đảng bộ Quận xác định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quan tâm đến công tác dân vận, nắm được tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; Tập trung vào lĩnh vực đời sống, phát triển kinh tế, thực hiện công tác an sinh xã hội nhằm nâng cao cuộc sống của nhân dân; Vấn đề đặt ra, đó là Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải sâu sát với đoàn viên, hội viên, nắm yều cầu chính đáng của quần chúng kịp thời tham mưu đề xuất cấp ủy, chính quyền đề ra các phong trào thi đua thiết thực, vận động, tập hợp quần chúng tham gia như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, cuộc vận động Vì người nghèo, Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc, Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…Các phong trào trên không phải một ngành, một đoàn thể có thể tổ chức được đông đảo nhân dân tham gia, luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và quan trọng là các phong trào cách mạng phải hướng đến lợi ích hài hòa giữa các tầng lớp trong xã hội, giữa các địa phương. Có như vậy, phong trào mới thật sự lan tỏa và thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Do đó, công tác dân vận cần tham mưu giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân đặt ra mà liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân hiện nay như việc làm, chế độ chính sách, đất đai, môi trường, tệ nạn xã hội… Bên cạnh đó, vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự trong sạch, vững mạnh, tổ chức quần chúng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 1.1.2.3. Phương thức của công tác dân vận Thứ nhất, Đảng tiến hành công tác dân vận
  • 22. 15 Trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng về xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân. Theo đó, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của Nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân; tập hợp, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [27, tr.210]. Công tác dân vận cơ sở, do Quận ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trực tiếp tiến hành. Từ phân tích trên có thể quan niệm: Phương thức công tác dân vận của Đảng bộ Quận là tổng thể những phương pháp, cách thức, hình thức mà Đảng bộ sử dụng để tác động vào đối tượng là quần chúng nhân dân trên địa bàn, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các tổ chức có liên quan đến công tác dân vận của Đảng bộ, nhằm thực hiện thắng lợi những nội dung vận động nhân dân. Đảng bộ cấp cơ sở trực tiếp tiến hành thực hiện công tác dân vận, trên cơ sở chỉ đạo của Quận ủy, hướng dẫn của Ban Dân vận Quận ủy, các Nghị quyết của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về công tác dân vận, Đảng bộ cơ sở đã rất chú trọng đến công tác lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Quận ủy lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, đảng viên đều phải thực hiện công tác dân vận theo chức trách của mình. Các tổ chức cơ sở đảng giáo dục nâng cao năng lực, đạo đức và tính tiên phong gương mẫu, tác phong gần gũi quần chúng cho cán bộ, đảng viên. Hình thức chủ yếu là tuyên truyền, giáo dục là biện pháp quan trọng hàng đầu trong phương thức dân vận
  • 23. 16 của tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị- xã hội, tổ chức quần chúng. Đối với cấp ủy cơ sở cũng phải cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Nghị quyết, xây dựng kế hoạch, biện pháp, tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu và thực hiện hình thức chủ yếu là tuyên truyền qua hội nghị, tờ tin, bản tin, lồng ghép vào các phong trào thi đua, hội nghị, cổ động để vận động tập hợp và tuyên truyền quần chúng nắm chủ trương, thi hành kế hoạch, quan trọng là phải bàn bạc với nhân dân để xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc và khuyến khích nhân dân; phải cùng nhân dân đánh giá công việc, rút kinh nghiệm sau khi thực hiện. Định hướng nội dung hoạt động của công tác dân vận của Đảng bộ Quận đối với các cấp uỷ, chính quyền cơ sở. Trong Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ, Nghị quyết về nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị hàng năm, cần chỉ rõ nội dung, phương thức tiến hành công tác dân vận của các cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp từ Quận đến cơ sở là hình thức diễn đàn, hội nghị, trang tin, tọa đàm để chủ động trong công tác dân vận của từng ngành, đoàn thể. Đảng bộ cơ sở tập trung công tác bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ công tác dân vận và đảm bảo chế độ chính sách đối với những cán bộ, đảng viên làm chuyên trách công tác dân vận của Đảng, những người gần dân, sát dân. Các đồng chí ở Ban Dân vận Quận ủy được đào tạo lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, các đồng chí đứng đầu Mặt trận đoàn thể là cấp ủy viên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quy định. Đối với cán bộ ở phường, khu phố hàng năm, Ban dân vận Quận ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Quận phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cơ bản công tác vận động, tuyên truyền của từng ngành, giới, đối tượng làm công tác dân vận ở cơ sở. Thứ hai, Đảng lãnh đạo chính quyền làm công tác dân vận Các cấp ủy Đảng lãnh đạo chính quyền làm công tác dân vận thông qua Hội đồng nhân dân các cấp, chính quyền các cấp, các ngành, đảng viên hoạt
  • 24. 17 động trong các cơ quan chính quyền. Bằng chủ trương, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xác định nội dung, kế hoạch, hình thức vận động nhân dân. Cấp ủy quán triệt nội dung vận động và chỉ đạo chính quyền xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, ban hành các quyết định hành chính, huy động các nguồn lực và bố trí, sử dụng các lực lượng để thực hiện có hiệu quả nội dung công tác dân vận. Đồng thời, thực hiện theo quy trình “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, cấp ủy lãnh đạo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tham gia, kiểm tra, giám sát công việc của Nhà nước. Theo định kỳ, các cấp ủy lãnh đạo việc người đứng đầu chính quyền đối thoại với nhân dân theo Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Thông qua hoạt động này, cấp ủy nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh, bổ sung vào nghị quyết cho phù hợp hơn. Đảng lãnh đạo chính quyền tăng cường mối quan hệ với Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với mục đích tăng cường mối quan hệ công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của pháp luật, bảo đảm phát huy dân chủ, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phát triển vững mạnh toàn diện. Bên cạnh đó, Đảng chú trọng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các cấp chính quyền thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh. Thông qua thực hiện dân chủ cơ sở đã phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong giám sát, tham gia xây dựng chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa
  • 25. 18 phương, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Vì người nghèo, vệ sinh môi trường, công tác từ thiện xã hội…, đồng thời phát huy tinh thần phục vụ nhân dân của công chức, viên chức và bộ máy chính quyền. Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chính quyền xây dựng phong cách, lề lối, thái độ phục vụ nhân dân, nhất là gắn với việc thực hiện công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính theo các quy định của Nhà nước về dân chủ cơ sở, xây dựng văn hóa công sở và quy tắc ứng xử theo chỉ đạo của trên; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua đi vào đời sống, thiết thực phục vụ cho công tác quản lý hành chính của Nhà nước; tạo sự đồng thuận của nhân dân, của các tổ chức, cá nhân khi đến giải quyết công việc hành chính, củng cố niềm tin nhân dân đối với chính quyền, góp phần xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, kiên quyết xử lý các biểu hiện nhũng nhiễu của cán bộ công chức đối với nhân dân, ảnh hưởng uy tín của chính quyền và giảm sút niềm tin của nhân dân. Thứ ba, Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng tôn trọng tính độc lập về tổ chức, phát huy vai trò, chức năng của Mặt trận, các đoàn thể, tôn trọng các nguyên tắc, quy chế hoạt động của các tổ chức quần chúng. Trên cơ sở Đảng bộ Quận và cấp ủy Đảng đề ra chủ trương, nội dung công tác vận động nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp thống nhất hành động trong từng giai đoạn cụ thể, đồng thời xây dựng lực lượng nòng cốt vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua ở địa phương.
  • 26. 19 Đảng lãnh đạo Mặt trận và đoàn thể thông qua cấp ủy viên, đảng viên được Đảng phân công hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thực hiện nội dung công tác dân vận, lãnh đạo các tổ chức này xây dựng các phong trào thi đua. Trên cơ sở Điều lệ của các tổ chức tiến hành xây dựng kiện toàn tổ chức, lựa chọn cán bộ, giới thiệu các chức danh chủ chốt để quần chúng bầu cán bộ của các tổ chức này. Cấp ủy Đảng duy trì, thực hiện tốt chế độ làm việc giữa cấp ủy Đảng với lãnh đạo Mặt trận, các đoàn thể, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động để nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời; đưa ra các chủ trương, góp ý kiến về chương trình hoạt động, phương hướng công tác của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, giải quyết hoặc tiếp thu những kiến nghị của các đoàn thể, giúp Mặt trận, các đoàn thể từng bươc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt động; xây dựng các điển hình tiên tiến, biểu dương khen thưởng các nhân tố tích cực. Công tác dân vận đạt hiệu quả cao khi các tổ chức chính trị xã hội tập trung xây dựng những gương điển hình tiên tiến trong chấp hành, thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà nước, của địa phương. Từ đó, nhân rộng, tuyên dương, vận động các tầng lớp nhân dân đồng tình, ủng hộ thực hiện. Hình thức nêu gương người tốt, việc tốt là cách làm phổ biến của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác vận động quần chúng. Trong việc lãnh đạo nhân sự Đại hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các cấp ủy giới thiệu nhân sự bầu vào các chức danh chủ chốt thực hiện theo quy trình, đảm bảo dân chủ, tôn trọng ý kiến đề xuất của các đoàn thể, không áp đặt. Trong hoạt động để đảm bảo tính hiệu quả, cấp ủy luôn định hướng nhiệm vụ chính trị, giúp đỡ các tổ chức Mặt trận và các đoàn thể xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ sát với tình hình mới của địa phương. Tuy nhiên, cũng tôn trọng tính độc lập về tổ chức và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc
  • 27. 20 và các đoàn thể nhưng không buông lỏng lãnh đạo “khoán trắng” và bao biện, làm thay, “dắt tay” chỉ việc, lấn sân trong công tác vận động quần chúng. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể là đoàn kết, tập hợp quần chúng nhân dân trong tổ chức, làm tốt vai trò người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi Đảng và Nhà nước cần đưa ra những quyết định, chủ trương, chính sách lớn thì mời Mặt trận cùng bàn bạc, tham khảo ý kiến. Trong quá trình Mặt trận tổ chức hội nghị, Đảng cùng tham gia, tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân và sự lãnh đạo của mình. Bên cạnh đó, Mặt trận tham gia có ý kiến với chính quyền về chương trình, kế hoạch liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của đoàn viên, hội viên và nhân dân; phát động, duy trì các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân nhằm thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, góp phần củng cố và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, đơn vị; chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống tổ chức của mình phối hợp chặt chẽ với các ban xây dựng Đảng, cơ quan, chính quyền, lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận; tập hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên, nhân dân để phản ánh, kiến nghị với tổ chức đảng, chính quyền và có trách nhiệm thông tin cho đoàn viên, hội viên biết kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng. 1.1.2.4. Các nhân tố tác động đến công tác dân vận của công tác dân vận Các nhân tố tác động đến công tác dân vận gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Thứ nhất, nhân tố chủ quan Đây chính là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra về phương pháp dân vận với những yêu cầu rất cụ thể với cán cán bộ dân vận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết thành 12 từ: Đó là “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” [42, tr.699].
  • 28. 21 Óc nghĩ: Ở đây được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy Người đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự “động não” của người làm công tác dân vận. Như chúng ta biết, công tác dân vận không chỉ là những thao tác cụ thể, những công thức có sẵn mà bản thân nó là một khoa học -khoa học về con người, một nghệ thuật - nghệ thuật tiếp cận và vận động con người, phải dày công tìm tòi suy nghĩ để phân tích chính xác tình hình nhân dân, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn sinh động để vận động nhân dân có hiệu quả [28, tr.21]. Mắt trông: Là quan sát mọi sự việc, hiện tượng từ thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng, để “trăm nghe không bằng một thấy”. Với sự nhạy cảm, tinh tế trong quan sát, kết hợp với “óc nghĩ” xác định được đúng, sai, nhận rõ bản chất và hiện tựợng của từng sự việc, từng vấn đề để làm đúng, tham mưu kịp thời cho Đảng và Nhà nước để có cách giải pháp đúng đắn kịp thời đưa phong trào của quần chúng đi đúng hướng. Mỗi cán bộ, đảng viên làm công tác dân vận thường xuyên sâu sát cơ sở, chính điều đó giúp mỗi chúng ta thấy mọi sự việc, vấn đề một cách sát thực. Theo đó, muốn vận động quần chúng một cách thiết thực, muốn làm tốt vai trò tham mưu phải thấy một cách chính diện các sự việc và vấn đề liên quan đến công tác dân vận. Tai nghe: là một phương pháp khoa học của công tác dân vận, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng với óc nghĩ, mắt trông, người làm công tác dân vận còn phải nắm bắt kịp thời các thông tin từ quần chúng. Đòi hỏi phải biết nghe dân nói, từ đó mà hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân; loại trừ những thông tin thiếu chân thực, chính xác. Nghe dân nói, cũng là để biết dân đã hiểu gì, hiểu đến mức như thế nào, đã làm như thế nào và làm được đến đâu. Về bản thân, mình cũng thấy được những gì cần phải bổ sung, điều chỉnh khi thực hiện công tác dân vận [28, tr.21]. Chân đi: là yêu cầu gắn với cơ sở, một đòi hỏi bức thiết, luôn đặt ra đối với cán bộ dân vận, đây cũng là một yếu tố chống căn bệnh quan liêu, hành chính, làm việc theo kiểu giấy tờ của các cơ quan [28, tr.22].
  • 29. 22 Miệng nói: Là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nhất là tuyên tuyền miệng, một hình thức tuyên truyền không thể thiếu của người làm công tác dân vận. Người cán bộ dân vận phải thường xuyên có trách nhiệm tuyên truyền, cổ động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng... Chính vì thế, để dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ và làm theo thì công tác tuyên truyền miệng phải đúng và phải khéo. Nói với với dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránh mệnh lệnh, hơn thế, còn phải có thái độ mềm mỏng; đối với người già, các bậc lão thành phải cung kính, lễ độ, với đồng chí, đồng bào phải đúng mực, nghiêm trang, với nhi đồng phải thương yêu, quý mến [28, tr.22]. Tay làm: là thể hiện quan niệm học đi đôi với hành, là gương mẫu, làm gương trước cho quần chúng. Nếu nói là để dân nghe thì mỗi cán bộ làm công tác dân vận phải tự mình làm để dân thấy, dân tin, dân học làm theo. Lời nói đi đôi với hành động là một yêu cầu, một phương pháp hết sức quan trọng đối với cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác dân vận nói riêng. “Mắt trông, tai nghe, chân đi” là yêu cầu sát cơ sở, sát thực tế, đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà giúp dân giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính sách cho phù hợp, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách [28, tr.22]. “Miệng nói, tay làm” là phong cách quan trọng nhất hiện nay, “phải thật thà nhúng tay vào việc”, không được nói một đằng, làm một nẻo, miệng thì vận động người khác nhưng mình thì không làm hoặc làm ngược lại [28, tr.22]. "Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm" là có sự thống nhất, hòa quyện chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Đó có thể coi cẩm nang về phương pháp dân vận cho tất cả cán bộ, đảng viên trong công tác dân vận [28, tr.22]. Mỗi cán bộ, đảng viên trong cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể luôn gương mẫu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
  • 30. 23 Hồ Chí Minh, nhận thức sâu sắc về ý thức trách nhiệm, giải quyết công việc chu đáo và hiệu quả hơn; lề lối, phong cách làm việc, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức ngày càng tận tụy hơn. Ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tinh thần tự giác của cán bộ, đảng viên từng bước được nâng cao, tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết trong Đảng được tăng cường và củng cố. Thứ hai, nhân tố khách quan Tình hình phát triển kinh tế xã hội của cấp cơ sở Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo chỉ đạo của mình, từ khi thành lập đến nay, Đảng đã dựa vào dân, cùng nhân dân chiến thắng được nhiều kẻ thù và ngày nay, đang từng bước lãnh đạo nhân dân thực hiện quá trình Đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với những thành tựu nhất định trong thời gian qua, như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã nêu: “Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được đảm bảo, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng cao” [27, tr.14-15]. Do đó, khi kinh tế địa phương phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng đều, thu ngân sách đạt kết quả vượt chỉ tiêu, cơ sở hạ tầng được nâng cấp; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên; hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền giải quyết nhu cầu nguyện vọng nhân dân được chính đáng; sẽ tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, góp phần thực hiện tốt công tác dân vận và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tình hình nhân dân và sự tham gia ủng hộ của nhân dân Nước lấy dân là gốc, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đó là điều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chún, luôn lắng nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó
  • 31. 24 mà Đảng thắng lợi. Vì vậy, cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như lơ lững giữa trời, nhất định thất bại” [44, tr.326]. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý cách lãnh đạo đúng là phải dựa vào kinh nghiệm của dân, sự giúp đỡ của dân. Nhân dân góp sức vào sự lãnh đạo của Đảng. “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi mà không ra” [44, tr.335]. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nói rõ: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân phải đoàn kết thành một khối” [43, tr.64]. Phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm cho dân. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng khi xác định đường lối chính sách là Đảng phải căn cứ vào thực tiễn, phải nhằm phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân. Chính vì vậy, công tác dân vận được thành công thì không thể thiếu nhân dân vì nhân dân là yếu tố mang lại quyết định thành công trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong trong công tác dân vận nói riêng. Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII xác định “Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc…”[27, tr.79]. Chúng ta tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân sẽ tạo được sự tin tưởng, đồng thuận trong nhân dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các lực lượng thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân để có những biện pháp phù hợp tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động công tác dân vận ở cơ sở. 1.1.3. Vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận Ở Việt Nam, từ xa xưa các triều đại phong kiến cũng thừa nhận sức mạnh, vao trò to lớn của nhân dân. Các triều đại phong kiến Việt Nam ở thời điểm khi đất nước đứng trước sự đe dọa của giặc ngoại xâm, đều phải dựa vào lực lượng nhân dân. Dân là quý nhất: “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, “chở
  • 32. 25 thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Lật thuyền mới biết dân như nước” và “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc” được coi là thượng sách để giữ nước. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định vị trí, vai trò của nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng muốn thắng lợi thì nhân dân cần có Đảng dẫn đường. Đảng ra đời vì yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là mối quan hệ máu thịt không thể tách rời. Nếu xa rời quần chúng Đảng tự đánh mất cơ sở tồn tại của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, kế thừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ qua các thời đại trong nước và thế giới, từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [41, tr.276]. Dân là gốc của nước, của cách mạng. “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong” [19, tr.280]; Trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 5 xuất bản năm 2000 có nêu “Nước lấy dân làm gốc…Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [42, tr.501-502]. Vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng và tầm quan trọng của công tác dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định được nêu trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 6 xuất bản năm 2011: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [45, tr.234]. Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân và tầm quan trọng của công tác dân vận được thể hiện trong mọi giai đoạn cách mạng. Quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn phát triển kế thừa tư tưởng dân vận. Trong đó, đã tổng kết và rút bài học kinh nghiệm đầu tiên, xuyên suốt, bao trùm
  • 33. 26 cách mạng Việt Nam là lấy dân làm gốc. Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng khẳng định: sự tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân là cội nguồn của sức mạnh, là cái gốc của mọi thắng lợi, là tài sản quý báo của Đảng [24, tr.304]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tổng kết 5 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học thứ hai tiếp tục khằng định: Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi của công cuộc đổi mới [26, tr.65]. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhấn mạnh: Tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, Cương lĩnh chính trị (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã rút ra 5 bài học, trong đó có bài học: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ [7, tr.16]; chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử; toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân; quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ và của Đảng. Công tác dân vận là nhiệm vụ chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. 1.2. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở, cấu trúc của nó 1.2.1. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở Trong chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Đoàn ở cơ sở nêu: “Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức, thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị” [9, tr.1].
  • 34. 27 Trong các xã hội dân chủ, hệ thống chính trị được nhìn nhận như một cách chỉnh thể thực thi quyền lực của nhân dân, phát huy dân chủ. Để thực hiện quyền lực của mình, giai cấp quyền tổ chức thành nhà nước với hai độc quyền quan trọng gồm thu thuế và cưỡng chế. Nhà nước là thể chế quan trọng nhất, nắm các nguồn lực quan trọng, do nhân dân bầu ra, nhưng nhân dân làm chủ không chỉ thông qua nhà nước mà còn thông qua nhiều hoạt động trực tiếp và gián tiếp của các tổ chức khác, liên quan và ảnh hưởng đến các quyết định của nhà nước. Các yếu tố đó tương tác với nhau tạo nên hệ thống chính trị [55, tr.126]. Hệ thống chính trị cơ sở là hệ thống chính trị ở đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn). Hệ thống chính trị cơ sở có thể nhìn nhận ở góc độ là mô hình thu nhỏ của hệ thống chính trị cấp quốc gia, cũng bao gồm các thành tố: Tổ chức cơ sở Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội với sự tác động, gắn bó chặt chẽ, thống nhất với nhau. Như vậy, có thể hiểu “Hệ thống chính trị cơ sở” là toàn bộ các tổ chức chính trị cấp xã (bao gồm tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn) cùng với mối quan hệ tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau giữa chúng nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. 1.2.2. Cấu trúc của hệ thống chính trị cơ sở Hệ thống chính trị thường có cấu trúc gồm các Đảng chính trị (quyền lực cao nhất là Đảng cầm quyền), Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được công nhận theo pháp luật, liên kết nhau trong một chỉnh thể. Hệ thống chính trị với tư cách là thực thể đại diện và thực thi ý chí của giai cấp cầm quyền có tác động rất lớn đến các quá trình kinh tế - xã hội. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng sự thống trị của một giai cấp nhất định, vận hành theo cơ chế và các mối quan hệ nhằm thực thi quyền lực chính trị. Cụ thể, hệ thống chính trị hiện nay ở Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
  • 35. 28 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác được công nhận hoạt động một cách hợp pháp. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay đặt dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa, trong đó, nhân dân được thực hiện quyền là chủ và làm chủ của mình, được hưởng ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự. Các cơ quan, tổ chức trong HTCT kiên định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động; chấp nhận sự lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của ĐCSVN; tổ chức và hoạt động của HTCT theo nguyên tắc tập trung dân chủ; không ngừng nâng cao quyền làm chủ của nhân dân. Tiểu kết Chƣơng 1 Đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Với mục đích vận động nhân dân tham gia vào các phong trào cách mạng, đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân để thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đề ra. Vì vậy, chương 1 của Luận văn đã phân tích một cách khái quát các khái niệm về “Hệ thống chính trị cơ sở”, “Công tác dân vận”, trình bày nội dung phần lý luận để làm rõ việc đổi mới công tác dân vận cần sử dụng nhiều hình thức, phương thức phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng giới, đối tượng vận động cụ thể. Sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, các ngành, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị cơ sở. Để tập hợp, phát huy sức mạnh của nhân dân, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn về công tác vận động quần chúng. Tiêu biểu như Nghị quyết Trung ương 8B khóa VI về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; các chủ trương về công tác
  • 36. 29 dân vận trong các Nghị quyết Đại hội IX, X, XI, XII của Đảng, Hội nghị Trung ương bảy khóa XI ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”…Qua đó, các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Đảng tiếp tục khẳng định những quan điểm, chủ trương đúng đắn về công tác dân vận. Thông qua việc nghiên cứu, làm rõ những vấn đề trên cung cấp cho chúng ta cơ sở để khảo sát thực trạng chương 2 trong việc thực hiện đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị cở sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra những nhận xét, đánh giá hợp lý.
  • 37. 30 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TẠI QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát các đặc điểm cơ bản của Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quận 3 là một trong các quận trung tâm thuộc khu vực Sài Gòn, Bến Nghé trước đây. Quận được Pháp thành lập từ năm 1920. Về mặt tổ chức hành chính, Quận có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14, được chia thành 14 phường (gồm 7 phường loại I và 7 phường loại II), 63 khu phố với 874 tổ dân phố.Với diện tích 4,9 km2 có địa giới hành chính: phía Bắc giáp Quận Phú Nhuận và Quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận giáp Quận 1, phía Tây giáp Quận 10. 2.1.2. Đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Về chính trị Là nơi mà phong trào đấu tranh cách mạng lan rộng trong từng ngõ hẻm, đường phố. Là nơi mà niềm tự hào của nhân dân Quận 3 về những người con cách mạng kiên cường anh dũng như Lê Văn Sỹ, Trần Quốc Thảo, Nguyễn Văn Trỗi… và những người mẹ suốt đời hy sinh cho cách mạng đã đi vào thi ca như “Người mẹ Bàn Cờ”, Quận có di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia “Cơ sở giấu vũ khí của Biệt động thành đánh Dinh Độc Lập năm 1968” số 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, Quận 3, “Cơ sở Ban Tuyên huấn xứ ủy Nam Kỳ” số 51/10/14 Cao Thắng, phường 3, Quận 3…Năm 2015, Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang Phường 3, Quận 3, thành phố Sải Gòn – Gia Định (Vùng lõm chính trị - Căn cứ cách mạng Bàn Cờ). Trong những năm qua, công tác nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Toàn Quận (tính đến 2017)
  • 38. 31 có 46 tổ chức cơ sở đảng gồm 24 Đảng bộ với 273 chi bộ trực thuộc. Tổng số đảng viên 6.141 đồng chí (3.038 đảng viên đương chức, 3.120 đảng viên là cán bộ hưu trí, nghỉ việc, 926 đảng viên miễn sinh hoạt Đảng, miễn công tác), 78 Mẹ Việt Nam anh hùng, 02 đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, 13 đồng chí cán bộ tiền khởi nghĩa [6, tr.2]. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận (2015-2020) đề ra mục tiêu xây dựng Đảng bộ Quận 3 thật sự trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. “Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ đương nhiệm, cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Quận có trình độ đại học và trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, 35% cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Quận có trình độ thạc sĩ” [21, tr.42]. Ban Thường vụ Quận ủy luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên coi đây là công việc thường xuyên, quan trọng có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với công tác cán bộ, công tác xây dựng đảng và đảng viên trong sạch, vững mạnh. Về kinh tế Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 3 nhiệm kỳ (2015 – 2020) nêu rõ mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ. Từ năm 1975 đến nay Quận 3 cùng với thành phố đã tập trung phát triển kinh tế vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, trở thành một Quận tự cân đối ngân sách và đóng góp cho ngân sách thành phố. Khi tiếp quản vào năm 1975, Quận 3 chỉ có 30 cơ sở nông nghiệp nhỏ, 10 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và khoảng 3000 hộ kinh doanh cá thể, đến cuối năm 2017 quận có hơn 21.897 đơn vị kinh tế thu hút hơn 207.086 lao động làm việc. Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm quận có thêm 974 doanh nghiệp đăng ký sản xuất và kinh doanh. Các loại hình kinh tế tăng dần theo từng năm phù hợp với xu hướng xây
  • 39. 32 dựng Quận 3 tỷ trọng thương mại – dịch vụ ngày cảng lớn (chiếm khoảng 94%). Từ năm 2013 thu ngân sách của Quận tăng đều hàng năm. Tổng thu ngân sách năm 2017 đạt 6.001 tỷ đồng là quận thu ngân sách đứng thứ hai của thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, từ nguồn ngân sách và huy động nhân dân đóng góp, Quận 3 đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng, nhiều trường học, bệnh viện được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, công tác chăm lo cho các gia đình diện chính sách được đảm bảo [21, tr.20]. Nguồn: Báo cáo số liệu Dân vận giai đoạn 2013 -2017 (tháng 12/2017) Về văn hóa – xã hội Dân số Quận 3 hiện nay 199.757 người, với mật độ dân số 40.000 người/km2 . Quận 3 có tỷ lệ khoảng 75% dân số trong độ tuổi lao động. Dân số Quận 3 theo các tôn giáo khác nhau, trong đó bao gồm: Phật giáo: 70.388 người; Thiên Chúa giáo: 35.245 người; đạo Tin Lành: 1.119 người; đạo Cao Đài: 489 người; đạo Hồi: 331 người; đạo Hòa Hảo: 17 người; theo các tôn giáo khác là 12 người và 92.156 người không tín ngưỡng. Các tôn giáo đã xây dựng 66 công trình thờ tự (nhà thờ, chùa, thánh đường, thánh thất) trên đất Quận 3. Là nơi có nhiều cơ sở tôn giáo như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, Trung tâm Phật giáo Thích Quảng Đức, chùa Cadaransi, Dòng chúa Cứu thế, nhà thờ Tân Định… [6, tr.1] Là Quận cư trú hành chính lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh với số
  • 40. 33 lượng biệt thự và các tòa nhà kiến trúc độc đáo do Pháp xây dựng nhiểu nhất thành phố còn được giữ lại. Trên địa bàn Quận có 11 cơ quan tổng lãnh sự, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam và nhiều cơ quan từ các bộ, ngành đến văn phòng các cơ quan Trung ương nên an ninh trên địa bàn luôn được quan tâm nhất Thành phố. Là nơi tập trung nhiều bệnh viện, chuyên khoa lớn của Thành phố, Trung ương như: bệnh viện Mắt, bệnh viện Da Liễu, bệnh viện Y học Dân tộc, bệnh viện Bình Dân, Trung tâm Tai – Mũi – Họng, Viện Pasteur… Có các cơ sở của một số trường đại học lớn: đại học Kinh tế thảnh phố Hồ Chí Minh, đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh…12 trường trung học phổ thông và trung học cơ sở, 24 trường tiểu học, 30 cơ sở giáo dục mầm non…Hằng năm tiếp nhận khoảng 45.000 học sinh. Ngoài ra còn có bảo tàng Chứng tích chiến tranh, nhà truyến thống Phụ nữ Nam Bộ, nhà văn hóa thiếu nhi Thành phố, Hồ Con Rùa… thu hút nhiều du khách tham quan và học tập truyền thống cách mạng. Nguồn: Báo cáo số liệu Dân vận giai đoạn 2013 -2017 (tháng 12/2017) Quận đã thực hiện xong chương trình giải tỏa cải tạo nhà ven kênh Nhiêu Lộc, giải tỏa mở rộng các tuyến đường lớn như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám…Hiện Quận đang tập trung cải tạo chung cư cũ, nâng cấp và chỉnh trang vỉa hè, mở rộng hẻm để giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở và đi lại của nhân dân. Đời sống của nhân dân trên địa bàn
  • 41. 34 Quận ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tính đến cuối năm 2017, Quận 3 không còn hộ nghèo theo chuẩn của Thành phố dưới 21 triệu/người/năm, chỉ còn 994 hộ cận nghèo với 3.822 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2,91%. Để đạt được kết quả trên, Quận 3 đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo về an sinh xã hội, tập trung giải quyết các chế độ và hỗ trợ cho các hộ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống qua các hoạt động thiết thực như chăm lo gần 2.5 tỷ đồng cho 2.096 hộ trong các dịp lễ, tết, hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà tình thương cho 16 hộ với kinh phí 800 triệu đồng, hỗ trợ thường xuyên gần 100 triệu đồng (hơn 81 triệu/tháng) cho 85 hộ nghèo thuộc diện khó khăn không có khả năng tạo thêm nguồn thu nhập trong cuộc sống (hộ người già neo đơn, bệnh tật, mất sức không có khả năng lao động), quỹ xóa đói giảm nghèo cho 231 hộ vay vốn với số tiền hơn 5,6 tỷ đồng; hỗ trợ gần 200 triệu đồng tiền điện cho 321 hộ, tặng gần 3.000 thẻ bảo hiểm y tế… Hàng năm, Quận chi hơn 4 tỷ đồng chăm lo cho các gia đình chính sách dịp lễ tết [6, tr.9]. Nguồn: Báo cáo số liệu Dân vận giai đoạn 2013 -2017 (tháng 12/2017) 2.1.3. Hoạt động của các ban ngành đoàn thể Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể chính trị - xã hội Quận 3 với hơn 34.000 đoàn viên công đoàn, 8.909 đoàn viên thanh niên cùng hàng ngàn hội viên Hội Cựu chiến binh, Người Cao tuổi…luôn làm tốt công tác tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, tập trung thực hiện các chính
  • 42. 35 sách an sinh xã hội, chăm lo người nghèo. Đẩy mạnh các biện pháp đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh, sản xuất, hoàn thành tốt việc thu, chi ngân sách trong năm, Hàng năm Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể chính trị xã hội luôn tổ chức các phong trào thi đua nhăm phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng đô thị văn minh như: Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, nâng cao hiệu quả công tác vận động, chăm lo ngưởi nghèo góp phần thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Với những phong trào đó đã phát huy tốt việc phối hợp với các tổ chức thành viên để tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua chung của Quận, thể hiện sự đồng tâm nhất trí, phối hợp thống nhất hành động giữa Mặt trận, các tổ chức chính trị, xã hội và sự đồng thuận cao của người dân. Đồng thời góp phần trong thi đua của thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Quận 3 nói riêng qua đó giới thiệu, phát hiện những gương điển hình để làm tốt hoạt động công tác dân vận ngày càng vững mạnh. 2.2. Thực trạng hoạt động của chủ thể công tác dân vận của hệ thống chính trị cơ sở tại Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh 2.2.1. Thực trạng hoạt động công tác dân vận của đảng ủy các phường Đảng ủy 14 phường lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, thực hiện các văn bản của Thành ủy, Quận ủy Quận 3 về công tác dân vận gắn với việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước liên quan
  • 43. 36 đến công tác dân vận, quy chế dân chủ cơ sở, công tác dân dộc, tôn giáo cho toàn thể cán bộ chủ chốt, đảng viên, cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân; qua đó nâng cao nhận thức trách nhiệm, hiệu quả hoạt động công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thống nhất tư tưởng hành động, sự đồng thuận của Nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đã đề ra. Tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về “tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân”, các đơn vị tổ chức tọa đàm “Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong công tác dân vận”. Cấp ủy cơ sở Đảng tổ chức thực hiện, nâng cao nhận thức toàn Đảng bộ về đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong công tác dân vận; định kỳ làm việc với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cấp ủy cơ sơ Đảng, các cơ quan, đơn vị để kịp thời nắm bắt hoạt động, định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Nguồn: Báo cáo số liệu Dân vận giai đoạn 2013 -2017 (tháng 12/2017) Tổ chức 73cuộc Tổ chức 87 cuộc Tổ chức 68 cuộc Tổ chức 79 cuộc Tổ chức 87 cuộc Tổ chức 79 cuộc Tổ chức 77 cuộc
  • 44. 37 Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong nhiều năm qua cũng được Đảng ủy 14 phường quan tâm mở rộng và chỉ đạo quyết liệt, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Công tác tôn giáo, dân tộc được chú trọng và thực hiện có hiệu quả, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn các phường tiếp tục được cải thiện, nâng cao. Việc phối hợp công tác giữa khối dân vận với các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị được tăng cường, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng công tác dân vận và củng cố mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tố quốc các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đảng ủy 14 phường xây dựng Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị 14 phường trên cơ sở Quyết định số 305-QĐ/QU ngày 21 tháng 3 năm 2011 về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị Quận 3. Đảng ủy 14 phường đã lãnh đạo chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, cấp ủy các chi bộ xác định các chuyên đề công tác dân vận trở thành nội dung thường xuyên trong sinh hoạt, cụ thể: việc thực hiện Quy định 1043- QĐ/TU về việc phân công đảng viên trực tiếp làm công tác vận động quần chúng ở cơ sở và Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, quy chế lấy ý kiến Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan theo Quyết định số 994- QĐ/TU; Quyết định số 936-QĐ/TU về Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, Chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trên địa bàn Thành phố và Quyết định số 935-QĐ/TU về Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu Chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn thành phố, Quy