SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
Â
HỒ VĂN HỒNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ VỮNG MẠNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
Â
HỒ VĂN HỒNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ VỮNG MẠNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY
CHUYÊNNGÀNH: XÂYDỰNG ĐẢNG VÀCHÍNH QUYỀNNHÀNƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM GIA CƯ
HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
An ninh - chính trị
Ban Chấp hành
Chính trị-xã hội
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị cơ sở
Hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Hội đồng nhân dân
Kinh tế- Xã hội
Mặt trận Tổ quốc
Quốc phòng-an ninh
Quân sự, quốc phòng
Trật tự, an toàn xã hội
Tổ chức cơ sở đảng
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
AN-CT
BCH
CT-XH
CNTB
CNXH
CNH, HĐH
HTCT
HTCTCS
HTCT TBCN
HTCTXHCN
HĐND
KT-XH
MTTQ
QP-AN
QS,QP
TT, ATXH
TCCSĐ
UBND
XHCN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 10
1.1. Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị và xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh 10
1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn
tỉnh Tây Ninh 31
Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY
DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG
MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY
53
2.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ yêu cầu xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh hiện nay 53
2.2. Những giải pháp cơ bản xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
58
KẾT LUẬN
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
93
96
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được
thực hiện thành một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ
thống chính trị. Ở nước ta HTCTCS có vai trò rất quan trọng trong việc tổ
chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân. HTCTCS trực tiếp lãnh đạo, quản lý và huy động mọi nguồn
lực ở cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức và chăm lo đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân; tạo ra tiềm lực vật chất, chính trị tinh thần,
góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Tây Ninh là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là tỉnh đầu mối vừa là cửa ngõ
giao thông về đường bộ quan trọng vào Vương quốc Campuchia và các nước
Asian; có vị trí chiến lược về QP-AN của quốc gia. Vì vậy, việc xây dựng
HTCT cơ sở vững mạnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cấp bách đối với
quá trình phát triển của tỉnh Tây Ninh góp phần cùng cả nước thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua quán triệt Nghị quyết số 05/NQ-TW của BCHTW
khoá X về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HTCT
các tổ chức Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể CT-XH ở cơ sở trên địa
bàn tỉnh từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ
công tác của tổ chức trong HTCTCS được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, góp
phần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế của đất nước.
5
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, trước những yêu cầu
nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, hoạt động của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: chức năng nhiệm vụ của một
số tổ chức trên một lĩnh vực còn chồng chéo; thẩm quyền trách nhiệm của cán
bộ công chức, nhất là người đứng đầu chưa rõ; Một số xã, phường, thị trấn,
vai trò lãnh đạo của Đảng chưa thể hiện rõ là hạt nhân chính trị; hiệu quả,
hiệu lực quản lý điều hành, năng lực tổ chức thực hiện, nhiệm vụ của bộ máy
chính quyền còn yếu; Các đoàn thể chính trị xã hội tồn tại và hoạt động còn
hình thức, chạy theo thành tích.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, MTTQ và các đoàn thể
CT-XH còn xơ cứng, chậm đổi mới. Trình độ năng lực của công chức cấp xã còn
hạn chế về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước.
Cơ chế và chất lượng hoạt động của HTCTCS còn bất cập trước đòi hỏi của thực
tiễn; điều kiện làm việc cũng như cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một số vấn đề về
chính sách cán bộ ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng cán bộ công
chức cấp xã, phường, thị trấn tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ. Điều đó đã dẫn đến lòng tin của nhân dân bị giảm sút ở một số nơi dễ
gây nên hậu quả xấu về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Vì vậy “Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
hiện nay” là vấn đề cơ bản cấp thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do vị trí và tầm quan trọng của HTCT nói chung, HTCT cơ sở nói riêng, khi
nước ta bước vào thời kỳ đổi mới Đảng ta luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng
cố, nâng cao chất lượng hoạt động HTCT, trong đó có HTCTCS, coi đây là một
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN.
Đồng thời, công cuộc đổi mới ở nước ta có ý nghĩa như một bước ngoặt
của một giai đoạn cách mạng mới. Đổi mới kinh tế và đổi mới các lĩnh vực khác
không thể tách rời đổi mới về chính trị. Những năm qua nhiều nhà nghiên cứu lý
6
luận và cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn ở các địa phương đã có những công
trình, bài viết, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu nghiên cứu về chất lượng hoạt
động của HTCTCS. Tiêu biểu là:
Thứ nhất: các công trình liên quan đến đội ngũ cán bộ, xây dựng đội
ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ ở cơ sở nói riêng. Về vấn đề này đã có
các công trình: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh cóng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đề tài khoa học
cấp nhà nước, mã số KH.XH.05.03, giai đoạn 1991- 1995: của tập thể tác giả,
do GS, TS Nguyễn Phú Trọng làm Chủ nhiệm đề tài; Xác định cơ cấu và tiêu
chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi
mới - Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.05.11, giai đoạn 1991-1995,
của tập thể tác giả, do PGS, TS Trần Xuân Sầm làm Chủ nhiệm, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998; Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đề tài khoa học cấp nhà nước, giai
đoạn 2000 - 2002 của Ban Tổ chức Trung ương, do GS, TS Trần Đình Hoan
làm Chủ nhiệm. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng
yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước- Đề tài khoa
học cấp nhà nước, mã số KX.03.02, giai đoạn 2001- 2005, của tập thể tác giả,
do GS, TS Vũ Văn Hiền làm Chủ nhiệm; “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
của HTCT các xã ở Tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay” (2004) – luận
văn Thạc sĩ khoa học chính trị của Vũ Thị Nghĩa, Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
Mặc dầu với các góc độ tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, song các đề
tài trên đều có điểm chung là tập trung nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn để
rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính quy luật, tổng kết khái quát
những kết luận bước đầu, đưa ra những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm góp
phần làm sáng tỏ hơn việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Nam, đáp
7
ứng yêu cầu của thời kỳ mới, có những đề tài đã làm rõ, vị trí vai trò của cấp xã và
đội ngũ của cán bộ chủ chốt của HTCT cơ sở cấp xã từ việc phân tích thực
trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
của HTCT cấp xã, đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi và những
kiến nghị nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt HTCT xã
phường, thị trấn.
Thứ hai, về các đề tài bàn đến HTCT và xây dựng HTCT cơ sở.Đã có
các đề tài tiêu biểu: Đổi mới quan hệ giữa Đảng và Nhà nước và các tổ chức
chính trị xã hội trong HTCT ở Việt Nam, (2008) sách chuyên khảo GS,TS Lê
Hữu Nghĩa, GS,TS Hoàng Chí Bảo, GS,TS Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên)
công trình; nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội; “Các giải pháp đổi mới
hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” và
“Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở
cơ sở sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay”- hai đề tài khoa
học cấp nhà nước: do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện. Đổi
mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, do tập thể
các tác giả Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn
Văn Thảo và Trần Xuân Sầm biên soạn; Hệ thống chính trị cơ sở, đặc điểm, xu
hướng và giải pháp của Vũ Hoàng Công; “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông
thôn nước ta hiện nay” do Hoàng Chí Bảo chủ biên; “HTCTCS – thực trạng và
một số giải pháp đổi mới” của Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước –
Bộ Nội vụ (Chu Văn Thành chủ biên).
Nhìn tổng quát công trình này khẳng định rằng HTCT XHCN xét về
mặt cơ cấu bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước XHCN, MTTQ và
các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, hoạt động trong mối quan hệ gắn bó
mật thiết với nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm củng cố và
tăng cường nền dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
8
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần thiết thực vào giải quyết
những vấn đề lý luận cơ bản về HTCT, HTCT cơ sở và xây dựng HTCT cơ sở ở
nước ta. Đặc biệt đã luận giải làm rõ khái niệm HTCT, HTCT cơ sở, phân tích
đặc điểm và tình hình hoạt động của HTCT cơ sở, đồng thời dự báo những xu
hướng biến đổi, phát triển của HTCT cơ sở trong thời gian tới dưới tác động của
điều kiện kinh tế xã hội, của yêu cầu xây dựng thực thi dân chủ trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các kết quả nghiên cứu trên đã
thống nhất khẳng định một vấn đề cơ bản: bản chất, mục tiêu của đổi mới và
nâng cao chất lượng của HTCT là nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm
chủ của nhân dân. HTCTCS là nơi quan hệ trực tiếp với dân, xây dựng HTCTCS
giữ vai trò then chốt trong xây dựng, đổi mới HTCT ở nước ta hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên, đã phản ảnh sát tình hình mọi mặt cung
cấp thêm những thông tin, tư liệu sinh động về thực trạng tổ chức và hoạt
động của HTCT cơ sở đồng thời đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
trong xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay.
Trong tất cả các công trình đã được công bố, chưa có công trình nào
nghiên cứu về Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh, nhưng đó là những tư liệu quý để tác giả tham khảo nghiên cứu.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và xác định
yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng HTCTCS vững mạnh trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về HTCTCS và xây dựng HTCTCS
vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
9
- Đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng HTCTCS vững mạnh trên
địa bàn tỉnh tây Ninh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay là
đối tượng nghiên cứu của luận văn.
* Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh,
số liệu điều tra khảo sát từ năm 2009 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng
đảng, xây dựng chính quyền nhà nước, và các tổ chức chính trị xã hội.
* Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực tiễn việc xây dựng HTCTCS trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh, kết quả điều tra xã hội học, các báo cáo tổng kết về xây
dựng đảng, xây dựng HTCT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh những năm gần đây và
các đề án nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên đã được áp dụng thực hiện.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học
chuyên ngành và liên ngành. Trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp
logich và lịch sử, phân tích, tổng hợp; tổng kết thực tiễn, so sánh, điều tra xã
hội học và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu luận văn nhằm củng cố luận chứng khoa học,
giúp cho cấp ủy, chính quyền các ban ngành đoàn thể các địa phương trong cả
nước trước hết là trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng HTCTCS vững mạnh
10
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu giảng dạy
môn xây dựng Đảng trong hệ thống trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện trực thuộc tỉnh Tây Ninh
7. Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, hai chương, bốn tiết, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phục vụ.
11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
1.1 Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị và xây dựng
HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
1.1.1. Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
*Tỉnh Tây Ninh
- Tình hình địa lý dân cư.
Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam bộ, có đường biên giới dài
240km. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc campuchia, phía Đông giáp với
Tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, là cửa
ngõ phía Tây Nam của Tổ quốc, với hai cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài - Xa
Mát), 03 cửa khẩu chính và 12 cửa phụ, có đường xuyên Á nối liền với các
nước trong khu vực asean, là cầu nối quan trọng giữa TP.HCM với thủ đô
phnôm pênh của Vương quốc campuchia.
Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự
nhiên 4.035,45 km2
, dân số trung bình 1.058.526 người (năm 2008), mật độ
dân số 262,31 người/km2
. Toàn tỉnh có 8 huyện và 01 Thành phố thuộc tỉnh
với 95 xã, phường, thị trấn (có 5 huyện và 20 xã biên giới), 533 ấp, khu phố;
đồng bào theo đạo chiếm 56,81% dân số, trong đó đạo Cao Đài có đông tín đồ
nhất, chiếm 43% dân số, có 22 dân tộc thiểu số, chiếm trên 1,63% dân số.
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh có 14 Đảng bộ trực thuộc (08 huyện, 01 Thành
phố, 05 Đảng ủy) có 657 tổ chức cơ sở Đảng (177 Đảng bộ, 480 Chi bộ) với 11
Đảng bộ bộ phận và 1.686 Chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, tổng số đảng viên
27.273, chiếm 2,53% so với dân số trong Tỉnh.
12
Trong 657 tổ chức cơ sở Đảng thuộc các loại hình ở 82 xã, 05 phường,
08 thị trấn; 52 doanh nghiệp nhà nước; 14 doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà
nước; 02 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài; 09 công ty cồ phần
tư nhân;103 đơn vị sự nghiệp; 302 cơ quan hành chính; 78 đơn vị LLVT.
Toàn Tỉnh có 533/533 ấp, khu phố đã thành lập Chi bộ (đạt 100%)
- Tình hình chính trị:
Về phương tiện lịch sử, Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách
mạng yêu nước, là thủ đô của chính phủ cách mạng lâm thời, Cộng hòa miền
Nam Việt Nam, là nơi đứng chân của các LLVT miền.
Ngoài các di tích lịch sử Trung ương cục miền Nam, ở Tây Ninh còn
nhiều di tích lịch sử khác gắn liền với cuộc kháng chiến giải phóng miền nam
như: Di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới,
khu di tích thanh niên cách mạng Rừng Rong và nhiều di tích khác.
Với đường lối đúng đắn của Đảng và sự nổ lực cố gắng của Trung ương và
địa phương, cùng với sự đoàn kết thống nhất của quần chúng nhân dân, nhân dân
luôn giữ vững niềm tin vào sự đổi mới của đảng, tin tưởng tuyệt đối vào con
đường đi lên XHCN, vì vậy địa bàn tỉnh Tây Ninh luôn ổn định chính trị.
- Tình hình kinh tế văn hóa xã hội
Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa
Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan… Tây Ninh cũng là
Tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các Tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, các vùng kinh tế trong điểm phía nam.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Tỉnh phát triển tương đối toàn
diện và liên tục, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Tây Ninh có Hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3
và 1.053 tuyến
kênh có tổng chiều dài 1.000km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh
thái, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất nông
nghiệp. Ngoài ra còn cung cấp nước để phát triển nuôi trồng thủy sản.
13
Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên
địa bàn Tỉnh, về khoáng sản chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại
như: than bùn, đá vôi, sỏi, cát, sét và đá xây dựng; Rừng Tây Ninh phần lớn là
rừng thứ sinh do tàn phá trong chiến tranh trước đây. Đến năm 2010, diện tích
đất có rừng khoảng 45.038 ha.
Văn hóa Tây Ninh rất phong phú đa dạng, ẩm thực theo phong tục tập
quán, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tình hình quốc phòng - an ninh
Tây Ninh là tỉnh biên giới, có đường biên giới dài 240km là cửa ngõ
giao thông về đường bộ qua trọng vào Campuchia và các nước ASEAN, có vị
trí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia.
* Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:
- Quan niệm chung về hệ thống chính trị:
Khái niệm HTCT được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, theo nghĩa
phổ biến nhất hệ thống chính trị của một quốc gia là một cấu trúc của xã hội
bao gồm các tổ chức chính trị đặc trưng của xã hội (Nhà nước, các đảng phái
chính trị, các tổ chức chính trị xã hội…) tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật chính thức hiện hành, cùng với tổng thể các mối quan hệ chính trị
ràng buộc, gắn kết các tổ chức đó thành một chỉnh thể, thông qua đó giai cấp
cầm quyền thực hiện quyền lực chính trị của mình trong xã hội.
HTCT nói chung xuất hiện khi có nhà nước, nhưng khái niệm HTCT xuất
hiện gắn với TBCN, với sự ra đời của nhà nước tư sản, trong chế độ chiếm hữu nô
lệ, chế độ phong kiến đã có nhà nước nhưng không tồn tại HTCT mà chỉ có cơ
quan quyền lực do giai cấp chủ nô, phong kiến nắm giữ với bản chất là bộ máy
quyền lực, quan liêu, tập trung quyền lực, vào giai cấp bóc lột, HTCT với đầy đủ
ý nghĩa trong xã hội loài người xuất hiện trong chế độ TBCN.
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được
14
thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định, đó là hệ
thống chính trị. HTCT là tổng thể các đảng phái chính trị, cơ quan, tổ chức
nhà nước, đoàn thể xã hội và mối quan hệ giữa các lực lượng đó, chi phối sự
tồn tại và phát triển đời sống chính trị của một quốc gia, thể hiện bản chất của
một quốc gia, con đường phát triển của quốc gia đó.
Cấu trúc của HTCT không chỉ là hệ thống các tổ chức và các quan hệ
về tổ chức mà còn là hệ thống các cấp độ và các quan hệ về cấp độ nhìn theo
hai chiều vận động từ dưới lên và từ trên xuống.
Có các cấp độ của từng tổ chức (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể)
quy định vị trí vai trò chức trách, thẩm quyền của các cấp, của cấp trên với cấp dưới
trong phạm vi một tổ chức với sự tác động của bộ máy tương ứng với từng cấp.
HTCT được cấu thành bởi các tổ chức nêu trên củng có các cấp độ này, biểu hiện
thành quan hệ tác động qua lại giữa Trung ương với địa phương cơ sở.
Giữa các tổ chức lại hình thành quan hệ tác động lẫn nhau trong hệ thống
và trong từng cấp độ. Cụ thể, ở Trung ương là quan hệ giữa đảng với nhà nước,
MTTQ Việt Nam và các đoàn thể. Ở cấp tỉnh là quan hệ giữa Đảng bộ tỉnh với
chính quyền tỉnh, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh. Ở cấp xã, phường, thị trấn là
quan hệ giữa Đảng bộ xã với chính quyền MT cùng các đoàn thể xã.
Ở nước ta hiện nay, mô hình tổng thể HTCT được xác định gồm có:
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH là tổng liên đoàn lao động Việt Nam,
Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam…
Trong đó Đảng cộng sản Việt Nam vừa là một bộ phận một thành viên,
vừa là hạt nhân lãnh đạo HTCT; Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là trụ cột HTCT, là tổ chức thực thi quyền lực, thể hiện và thực hiện ý chí,
quyền lực của nhân dân, MTTQ Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn
15
thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân
tộc tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; các tổ chức CT-XH đại
diện và thực thi quyền làm chủ nhân dân, tham gia xây dựng và giám sát hoạt
động của Đảng, Nhà nước, tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
HTCT ở nước ta là HTCT XHCN là tổng thể các tổ chức của hệ thống bao
gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước , MTTQ và các tổ chức chính trị đoàn
thể xã hội hoạt động trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản nhằm củng cố và tăng cường nên dân chủ XHCN và bảo đảm
quyền làm chủ của nhân dân; Nhà nước CHXHCN Việt Nam là công cụ đặc biệt
của Đảng vì chỉ Nhà nước mới thực hiện quyền lực; thực hiện các mối quan hệ các
đoàn thể nhằm thực thi dân chủ XHCN
* Quan niệm hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Trong chế độ XHCN, xét về thực chất HTCT xã hội chủ nghĩa ra đời
khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền. Tuy
nhiên, do cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt trong suốt thời kỳ quá độ,
nên thuật ngữ “Hệ thống chính trị” không được sử dụng, mà dùng khái niệm
“hệ thống chuyên chính vô sản”, nói lên tính chất đấu tranh một mất một còn
giữa CNXH và CNTB.
Khái niệm HTCT được Đảng ta chính thức đưa ra từ Hội nghị BCH TW
Đảng lần thứ sáu (khóa VI) vào tháng 3/1989 và chính thức sử dụng trong văn
kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) thay thế cho khái niệm chuyên
chính vô sản đã được sử dụng trước đó. HTCT trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
nước ta là một chỉnh thể bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng với các tổ chức chính trị xã hội hợp pháp, hoạt
động theo một cơ chế nhất định nhằm từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân và thực hiện mục tiêu dân
giàu nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh.
16
Từ những vấn đề cơ bản trên đây có thể quan niệm Hệ thống chính trị
cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là một bộ phận của HTCT nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức ở các xã, phường, thị trấn, gồm
tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cơ sở, Mặt trận Tổ quốc hoạt động trong
khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ thực
hiện quyền lực chính trị, đại diện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; xây
dựng xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vững mạnh.
Cấu trúc của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được tổ chức ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong đó bao gồm: tổ chức cơ sở
đảng (đảng bộ xã), chính quyền cơ sở (gồm HĐND xã và ủy ban nhân dân xã,
MTTQ và các đoàn thể nhân dân cấp xã Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Hội
phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh) được tổ chức hoạt động theo Hiến
pháp, pháp luật của nhà nước gắn bó hữu cơ với nhau. Mỗi bộ phận hợp thành
HTCT cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có chức năng nhiệm vụ khác nhau, song
có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ.
Chức năng, nhiệm vụ của HTCT cơ sở được biểu hiện cụ thể qua chức
năng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành HTCT cơ sở:
- Tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân
chính trị ở cơ sở, trực tiếp thực hiện vai trò lãnh đạo HTCT cơ sở và lãnh đạo
HTCT cơ sở và lãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở. Căn cứ Điều 23 Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI), tổ chức cơ sở Đảng ở cấp xã có chức năng
nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là: Chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
ở cơ sở; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chớnh trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo
thực hiện có hiệu quả.
Hai là: Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị,
17
tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao
chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỹ luật
và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn
luyện quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách
mạng, trình độ kiến thức, năng lực công tác cho cán bộ đảng viên ở cơ sở làm
công tác phát triển đảng viên.
Ba là: Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính
quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch vững mạnh,
chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Bốn là: Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây
dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Năm là: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các Nghị quyết,
Chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh;
kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
- Bộ máy chính quyền cơ sở: bao gồm HĐND, UBND xã. Theo luật tổ
chức và hoạt động của HĐND và UBND năm 2003 quy định từ Điều 29 đến Điều
35 thì HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân xã có chức năng, nhiệm vụ là quyết định và giám sát.
Trong chức năng quyết định, HĐND quyết định những vấn đề trên các mặt kinh
tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội… Đối
với việc xây dựng chính quyền xã, HĐND xã có trách nhiệm quyền hạn: bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch, phó chủ
tịch và các thành viên khác của UBND xã; bãi nhiệm đại biểu HĐND; bãi bỏ một
phần hoặc toàn bộ quyết định, Chỉ thị trái pháp luật của UBND xã; bỏ phiếu tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Trong chức năng giám sát,
18
HĐND giám sát hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND xã, giám sát
việc thực hiện nghị quyết của HĐND, việc tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang
nhân dân và của công dân ở địa phương. Xem xét báo cáo của chủ tịch HĐND,
UBND cấp xã, xem xét việc trả lời chất vấn theo quy định của pháp luật. Trong
quá trình thực hiện chức năng giám sát, chủ tịch HĐND, Đại biểu HĐND có
quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức
kinh tế cung cấp tài liệu thông tin cần thiết; khi có sai phạm thì có quyền yêu cầu
các cơ quan tổ chức đó xem xét, xử lý theo thẩm quyền, HĐND xã thực hiện chức
năng, quyền hạn của mình chủ yếu thông qua các kỳ họp (2 lần/ 1 năm), qua hoạt
động thường xuyên của chủ tịch và phó chủ tịch HĐND, qua hoạt động của các
đại biểu HĐND theo luật định
UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành
chính ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND. Như vậy, UBND xã
là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở. Với tư cách đó, UBND có chức năng,
nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn xã, tổ chức thực hiện những Nghị
quyết và quyết định của HĐND cùng cấp về kế hoạch, ngân sách, tài chính; về quản
lý nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi; về tiểu thủ công nghiệp; về giao
thông; về thương mại dịch vụ; về văn hóa giáo dục; về quốc phòng an ninh; về thi
hành pháp luật; về xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.
- Mặt trận Tổ quốc cơ sở
Căn cứ theo điều 2, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiệm vụ của
Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở được xác định là: tập hợp, xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân;
tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và
19
pháp luật, giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở, đại biểu dân cử và cán
bộ, công chứ cơ sở; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh,
kiến nghị với cấp ủy, chính quyền cơ sở; tham gia xây dựng và củng cố
chính quyền nhân dân; cùng chính quyền địa phương chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp
tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân nước láng giềng, tăng cường đối
ngoại nhân dân.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, MTTQ ở cơ sở còn có một nhiệm vụ quan
trọng đó là giám sát và phản biện xã hội. Thông qua việc thực hiện chức năng
này MTTQ thực hiện quyền giám sát việc đề ra các chủ trương, biện pháp
lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và
trong thực hiện dân chủ XHCN ở cơ sở của tổ chức đảng, chính quyền địa
phương đúng hay sai, hiệu quả hay không hiệu quả. Từ đó kiến nghị với tổ
chức đảng, chính quyền ở cơ sở điều chỉnh cho phù hợp. Hiện nay, trong quy
chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, MTTQ ở cơ sở còn có nhiệm vụ trực tiếp tổ
chức cho nhân dân xây dựng các công trình dân sinh do nhân dân tự nguyện
đóng góp kinh phí.
* Vai trò HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giữ vai trò
đặc biệt quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội ở cơ sở; tổ
chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, nhà
nước và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vai trò đó được cụ thể như sau:
Một là, lãnh đạo quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi, mọi đường lối
chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước ở cơ sở
Trong HTCTCS, Đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo toàn diện
các mặt công tác ơ cơ sở, chính quyền ở cơ sở tổ chức thực hiện mọi đường
lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước, các mục tiêu kinh tế văn
20
hóa xã hội, quốc phòng an ninh; thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước
trên địa bàn theo thẩm quyền được giao. HTCTCS có chức năng, nhiệm vụ
thông tin, tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước đến từng cộng đồng dân cư, từng hộ gia đình và công dân trên
địa bàn; giúp cho mọi tổ chức và cá nhân hiểu rõ và nắm bắt kịp thời đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước. Trên cơ sở đó giáo vụ, vận
động, tổ chức cho các tầng lớp nhân dân tuân thủ và chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Hai là phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia
quản lý xã hội
Hiện nay, đời sống kinh tế xã hội ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang tiếp
tục phát triển nhưng vẫn đang xen, tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, bức xúc cần giải
quyết; những mâu thuẩn trong cộng đồng dân cư, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá
nhân với cộng đồng, giữa công dân với doanh nghiệp, giữa công dân với chính quyền
địa phương… đã và đang tồn tại trong đời sống cộng đồng ở cơ sở. Để giải quyết vấn
đề này đòi hỏi HTCTCS là cấp trực tiếp nắm bắt những vấn đề và với chức năng,
nhiệm vụ của mình sẽ là cấp đầu tiên giải quyết những vấn đề nêu trên, trong đó chất
lượng hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội góp phần quan trọng vào việc nâng
cao hiệu quả quản lý của nhà nước, vào trình độ quản lý xã hội của toàn bộ HTCTCS
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thông qua việc giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn từ
cơ sở, sẽ góp phần củng cố mối quan hệ vững chắc giữa quần chúng nhân dân với
Đảng, với chính quyền địa phương, tăng cường mối quan hệ đoàn kết máu thịt giữa
đảng với nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được giữ vững, tạo lập sự ổn định
vững chắc, để thúc đầy sự nghiệp đổi mới và phát triển ở cơ sở.
Ba là, trực tiếp tập hợp, quy tụ và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân, nơi xuất phát điểm của mọi đường lối, chủ trương chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước
HTCTCS là cơ sở là cầu nối giữa quần chúng nhân dân với Đảng và
nhà nước. Đối với những nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của người dân nếu
21
không thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết của mình, những
bức xúc của địa phương hoặc nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, quản lý, tổ
chức điều hành liên quan đến đời sống nhân dân ở cơ sở hoặc thông qua sự
phản ánh của nhân dân, của cử tri thì HTCTCS sẽ thông tin phản ánh, kiến
nghị lên cấp trên giải quyết. Muốn vậy, cán bộ cơ sở phải là những người hiểu
biết tình hình đang diễn ra tại cơ sở, nắm được nhu cầu, nguyện vọng của
nhân dân, những đòi hỏi bức xúc mà cuộc sống nhân dân đặt ra
Bốn là, HTCTCS là nơi trực tiếp quản lý, rèn luyện và tạo nguồn cán
bộ, lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN trong tình hình mới, Tây Ninh cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ không chỉ
có trình độ và tư duy năng động sáng tạo, mà trước hết phải có bản lĩnh chính trị
vững vàng, gần dân, hiểu dân. Bởi lẽ, HTCT tồn tại và hoạt động không vì mục đích
tự thân mà vì sự ổn định và phát triển của xã hội, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân
dân, để nhân dân thực sự làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta khẳng định: “Toàn bộ
tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây
dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về
nhân dân” [17, tr.19]. Vì vậy, đội ngũ cán bộ phải có uy tín để tập hợp đông đảo quần
chúng thành một khối đoàn kết vững chắc, xây dựng địa phương vững mạnh, toàn
diện. HTCTCS là nơi cán bộ được tôi luyện và trưởng thành từ thực tiễn. Đội ngũ
cán bộ là lực lượng nòng cốt của mọi tổ chức, nếu thực hiện tốt vai trò này, sẽ khắc
phục căn bệnh cố hữu là sự giáo điều trong đường lối, chính sách do hệ quả của việc
thiếu thực tiễn, trong một bộ phận cán bộ, công chức tạo ra khi họ đảm nhiệm các vị
trí liên quan đến hoạch định và chỉ đạo chiến lược. Chủ động bố trí lực lượng cán bộ
trẻ được đào tạo cơ bản vào làm việc trong bộ máy HTCTCS vừa tạo điều kiện cho
họ rèn luyện, vừa tạo sự bức phá trong suy nghĩ và hành động của đội ngũ cán bộ ở
cơ sở, khắc phục tình trạng “đầu ra” của đội ngũ cán bộ cấp trên là “đầu vào” của đội
ngũ cán bộ cơ sở vốn vẫn còn tồn tại hiện nay.
22
Năm là, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dân đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch.
Tây Ninh là tỉnh biên giới, những năm gần đây do nhu cầu phát triển,
thành lập nhiều khu công nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, công
nhân các tỉnh khác đến tạm trú và làm việc… Các thế lực thù địch lợi dụng
tình hình này để gây rối, chống phá, kích động gây mất an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo, và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ, thúc đẩy nhân dân và các dân tộc ở tỉnh tây Ninh đời sống
được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó cũng không tránh khỏi sự choáng ngợp, hụt
hẫng, dễ mất định hướng trong hội nhập và phát triển trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Vì vậy hơn lúc nào hết đòi hỏi các cấp, các ngành ra sức xây
dựng HTCTCS vững mạnh, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đủ sức lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chức nhân dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, duy trì sự ổn định chính trị,
định hướng đúng đắn cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… là rất quan
trọng và mang tính quyết định.
* Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành HTCTCS trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh.
- Quan hệ giữa tổ chức cơ sở đảng với Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ở các xã, phường, thị trấn.
TCCS Đảng vừa là tổ chức lãnh đạo, vừa là tổ chức thành viên, là một
bộ phận của HTCTCS. Tuy nhiên, địa vị thành viên của tổ chức cơ sở đảng
trong HTCTCS không bao hàm ý nghĩa TCCS Đảng là một tổ chức bình
đẳng, ngang hàng với các tổ chức khác trong HTCTCS, nhưng cũng không
bao hàm ý nghĩa TCCSĐ là một tổ chức đứng trên HTCTCS, thao túng hệ
23
thống theo ý chí chủ quan của mình. TCCS Đảng lãnh đạo HĐND, UBND
nhưng cũng luôn tôn trọng và đề cao vị trí, vai trò, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của HĐND, UBND cấp xã . TCCSĐ hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp, pháp luật, phục tùng pháp luật của nhà nước, tôn trọng luật tổ chức
HĐND, UBND cấp xã như là một điều kiện bảo đảm cho HĐND, UBND cấp xã
hoạt động đúng Hiến pháp, pháp luật.
HĐND, UBND cấp xã quan hệ với TCCSĐ là quan hệ vừa mang tính
phụ thuộc, vừa mang tính độc lập. Tính phụ thuộc được xác định bởi vai trò
lãnh đạo và địa vị cầm quyền của Đảng; tính độc lập được xác định trên các
phương diện sau:
+ HĐND, UBND cấp xã là tổ chức công quyền, thực hiện ý chí quyền
lực của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy HĐND, UBND cấp xã
không thuần túy là công cụ của TCCSĐ để thực hiện sứ mệnh giai cấp, mà
HĐND, UBND cấp xã là công bộc của nhân dân, giải quyết các nhu cầu kinh
tế, xã hội ở địa phương.
+ Quyền lực của TCCSĐ và HĐND, UBND cấp xã đều được ủy quyền từ
nhân dân. Trong đó, quyền lực của TCCSĐ thể hiện thông qua phương thức lãnh
đạo của TCCSĐ đối với HTCTCS. TCCSĐ không thực hiện quyền lực của
HĐND, UBND cấp xã mà trên cơ sở phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau,
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực trong quản lý kinh tế, xã
hội ở cơ sở trong khuôn khổ luật pháp và dưới quyền lực của pháp luật.
- Quan hệ giữa tổ chức đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân
cơ sở: là quan hệ lãnh đạo và phục tùng. Tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấn
lãnh đạo bằng Nghị quyết thông qua các hoạt động của Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy, các đảng ủy viên và người đứng đầu
MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Thông qua các báo cáo của MTTQ và các
24
đoàn thể nhân dân cơ sở, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo hoạt
động, hoặc tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với các biện pháp, chủ
trương của Ban Chấp hành các đoàn thể. Bí thư Đảng ủy có quyền thay mặt
Đảng ủy, thường vụ có ý kiến chỉ đạo, chỉ thị, đôn đốc đảng ủy viên, người
đứng đầu các đoàn thể nhân dân. Sự lãnh đạo của tổ chức đảng với MTTQ và
các đoàn thể nhân dân thông qua chủ trương, quan điểm thể hiện trong nghị
quyết Đại hội đảng bộ, nghị quyết Đảng ủy; bằng công tác cán bộ; bằng các
chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra.
- Quan hệ giữa HĐND, UBND với MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở
cơ sở: là mối quan hệ quản lý điều hành bằng pháp luật, kế hoạch với chấp
hành; quan hệ hiệp thương phối hợp công tác, tạo điều kiện để cùng thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và
đặt dưới sự lãnh đạo của TCCSĐ xã, phường, thị trấn. MTTQ là cơ sở chính
trị nhà nước ta. MTTQ tập hợp lực lượng, động viên các tầng lớp nhân dân
trong việc xây dựng chính quyền và thực hiện các chương trình, mục tiêu mà
Đại hội Đảng bộ và HĐND đề ra.
- Quan hệ giữa HTCTCS với quần chúng nhân dân. Đây là mối quan hệ
giữa cơ quan đại diện cho quyền làm chủ và nhân dân là người làm chủ ở cơ
sở, quyết định tác dụng và hiệu quả của HTCTCS trong đời sống xã hội, trong
phát triển cộng đồng và bảo vệ chế độ XHCN. Trong tác phẩm Dân vận
(15/10/1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ. Bao
nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi
mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là
công việc của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử
ra, đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền
hành và lực lượng đều ở nơi dân” [31, tr.698].
25
* Đặc điểm HTCTCS ở tỉnh Tây Ninh
Một là, HTCTCS trên địa bàn tỉnh hoạt động theo địa giới hành chính,
phân bố dân cư không đồng đều, trình độ dân trí ở một số xã vùng sâu, biên
giới còn thấp.
Ngay từ xa xưa, nhân dân, các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Ninh đã
sớm có tinh thần yêu nước, yêu lao động, luôn tích cực góp phần công sức
của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lập nên bao chiến công
vang dội. Từ khi có Đảng lãnh đạo cho đến nay, lịch sử đấu trang cách mạng
của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc ở Tây Ninh vô cùng vẻ vang với nhiều
chiến công oanh liệt. sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975,
Trung ương có chủ trương sáp nhập Tỉnh Tây Ninh với Tỉnh Bình Dương và
Bình Phước, đến tháng 01/1976 thì Trung ương lại chia tỉnh Tây Ninh lại như
cũ. Bộ máy chính quyền sau ngày giải phóng được xây dựng đều khắp, trấn
áp tàn dư của địch và giữ gìn trị an trong nhân dân. Song công tác xây dựng
Đảng trong tình hình mới cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót, các cấp ủy cơ sở
còn lơi lỏng ở nông thôn, chưa kịp thời củng cố và bổ sung cán bộ cho vùng
đông dân cư mới giải phóng, việc sắp xếp bó trí cán bộ chưa phù hợp, các cấp
các ngành bước vào thực hiện nhiệm vụ còn bở b? ng?, còn nhiều nhược điểm
trong tổ chức và nội dung phục vụ quyền lợi bức thiết của nhân dân. Mặt khác
trình độ dân trí còn thấp do bởi ảnh hưởng của chiến tranh để lại.
Hai là, các tổ chức thành viên trong HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có
chất lượng không đồng đều.
Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh những năm gần đây
đã được củng cố và đi vào hoạt động ngày càng cao có hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên vẫn còn một số nơi HTCT nói chung, chính quyền xã nói riêng tỏ
ra kém hiệu quả, chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, dẫn đến trên địa
bàn khi có vấn đề hoặc xảy ra những vụ việc phức tạp thì không giải quyết
26
được hoặc giải quyết không đúng, còn có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm lên
cấp trên. Còn một số bộ phận trong HTCTCS bị quan liêu hóa, hành chính
hóa, xa dân nên không nắm được tình hình thực tế trên địa bàn. Một số nơi
mọi việc đều do bí thư hoặc chủ tịch giải quyết hoặc có biểu hiện trông chờ sự
chỉ đạo của bí thư, chủ tịch. Điều này phản ánh một thực trạng là nhiều người
được cơ cấu vào các thiết chế của HTCT nhưng không có năng lực nên không
hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, do cơ cấu đặt ra còn mang tính hình thức, có
chức năng nhưng không có quyền, không được tạo điều kiện để phát huy khả
năng, vai trò của mình, trong khi đó một số người giữ vai trò chủ chốt trong
hệ thống chính trị cơ sở đã bao biện, làm thay hoặc giải quyết công việc
không đúng chức năng của mình. Hiện tượng bí thư làm thay công việc chính
quyền, chủ tịch ủy ban làm thay công việc của các đoàn thể quần chúng nhân
dân còn diễn ra.
Ba là, một bộ phận không nhỏ cán bộ HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
chưa đạt chuẩn trình độ văn hóa, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ
HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm gần đây được
Đảng, Nhà nước quan tâm, và từng bước được chuẩn hóa. Tuy nhiên trình độ
của cán bộ cấp xã cón thấp, trình độ cán bộ còn thiếu chuẩn còn nhiều, nhất là
các xã vùng sâu biên giới. Hiện nay, số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng
trở lên ở cấp xã là 60,5% riêng vùng sâu biên giới chỉ đạt 29,3% Tây Ninh có
95/95 xã phường thị trấn đều có đảng bộ. Tỷ lệ đảng viên chiếm 2,57% so dân
số , bình quân mỗi năm có 1,47% tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.
Từ cơ sở đó cho thấy đội ngũ cán bộ trong HTCTCS ở một số nơi trên
địa bàn Tỉnh tây Ninh còn nhiều bất cập, khả năng xử lý tình huống của một
số cán bộ lãnh đạo chủ chốt bộc lộ sự yếu kém, lúng túng trước các tình
huống, còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên. Đơn cử như những vụ khiếu kiện
đông người, vượt cấp trong các vụ việc như giải phóng mặt bằng, khiếu kiện
tranh chấp đất đai…
27
Bốn là, hiệu quả hoạt động của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
phụ thuộc rất nhiều của người đứng đầu.
Ở cấp cơ sở, mức độ phụ thuộc của tổ chức đảng, chính quyền và các
đoàn thể vào cá nhân người lãnh đạo đứng đầu rất nhiều. Bởi vì quần chúng
nhân dân nhất là các xã vùng sâu, biên giới do trình độ dân trí thấp vì vậy thường
thụ động hơn so với nhân dân ở thị trấn, thị tứ. Các đoàn viên, hội viên của các
đoàn thể, vì nhiều lý do, rất ít khi chủ động đề xuất ý kiến với tổ chức mà phải
trông chờ vào sự định hướng, chỉ đạo và tác động của người đứng đầu. Mặt
khác, các cơ quan tham mưu giúp việc cho tổ chức, bộ máy của Đảng, chính
quyền, đoàn thể ở cơ sở không có. Do đó, người lãnh đạo trở thành linh hồn, trực
tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức mọi công việc.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
* Quan niệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là tổng các
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính
quyền trong củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của HTCTCS; đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động; xây dựng rèn luyện đội ngũ cán bộ; giải quyết
tốt các mối quan hệ trong HTCTCS nhằm phát huy vai trò hiệu lực của
HTCTCS và quyền làm chủ của nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính
trị ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Quan niệm trên đây chỉ ra:
- Mục đích xây dựng HTCT vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Xây dựng các tổ chức trong HTCTCS thật sự vững mạnh, thực hiện đúng
nhiệm vụ, đúng đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước; HTCTCS hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả, góp phần phát triển địa
phương vững mạnh về mọi mặt, đảm bảo đời sống, lợi ích của nhân dân
28
- Chủ thể xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Các chủ thể lãnh đạo: Cấp ủy Đảng các cấp từ BCH Trung ương Đảng,
tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy xã, phường, thị trấn là chủ thể trực tiếp lãnh đạo,
chỉ đạo việc xây dựng HTCTCS vững mạnh.
Các chủ thể quản lý điều hành, tổ chức thực hiện: Chính quyền, MTTQ,
các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở, là chủ thể quản lý điều hành
tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng HTCTCS vững mạnh theo chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn quy định cho từng cấp.
- Lực lượng tham gia:
Các thành viên các tổ chức trong HTCTCS và nhân dân địa phương ở các
xã, phường, thị trấn và các lực lượng đứng chân trên địa bàn từng địa phương cơ sở.
- Đối tượng:
Toàn bộ HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và từng tổ chức thành
viên trong HTCTCS bao gồm: Tổ chức đảng ở cơ sở, chính quyền cơ sở,
MTTQ ở cơ sở.
- Nội dung xây dựng HTCT vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Xây dựng các tổ chức thành viên trong HTCT luôn vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức, nhất là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của cấp ủy, tổ chức đảng trong HTCTCS ở cơ sở; bộ máy chính quyền cơ
sở thực sự là của dân, do dân, vì dân thường xuyên kiện toàn nâng cao chất
lượng hoạt động các tổ chức thành viên trong thực hiện nhiệm vụ, trong xây
dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh, tăng cường củng cố mối quan hệ mật
thiết với các tầng lớp nhân dân địa phương.
- Hình thức, biện pháp xây dựng:
Mỗi tổ chức thành viên trong HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều
có hình thức biện pháp xây dựng và tự xây dựng cụ thể khác nhau, song đều có
những hình thức phổ biến giống nhau đó là thông qua xây dựng quy chế, nề nếp
29
hoạt động, kiện toàn bộ máy về cơ cấu, số lượng, chất lượng, thông qua giáo dục
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong mỗi tổ chức thành
viên, thông qua hoạt động thực tiễn…Các hình thức, biện pháp đòi hỏi phải
được vận dụng linh hoạt sáng tạo, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động của mỗi tổ chức vững mạnh
* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng HTCTCS vững mạnh
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Một là, xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, phát huy vai trò
làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
Đây là nguyên tắc chủ đạo, giữ vai trò chi phối các nguyên tắc khác,
nguyên tắc này xác định mục tiêu, phương hướng đối với nhiệm vụ xây dựng
HTCTCS. Tổ chức đảng ở cơ sở lãnh đạo chính quyền cơ sở và HTCTCS
nhưng không bao biện làm thay, cũng như không buông lỏng sự lãnh đạo đối
với các tổ chức trong HTCTCS. Tổ chức Đảng phải lãnh đạo trực tiếp, tập
trung, thống nhất đối với chính quyền cơ sở và cả HTCTCS; Mặt khác, tổ
chức đảng phải bằng mọi cách phát huy cao nhất vai trò của chính quyền và
các đoàn thể nhân dân ở địa phương (hai mặt này thống nhất, ràng buộc và
không mâu thuẫn nhau). Cấp ủy, TCCSĐ lãnh đạo toàn diện, mọi lĩnh vực,
mọi tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, mặt trận và các đòan thể
nhân dân. Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của đảng ủy xã, phường, thị
trấn đối với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở địa phương
nhằm thực hiện tốt các vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở thực hiện đúng
phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
Hai là, xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải
quán triệt và thực hiện các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, Hiến Pháp,
pháp luật của Nhà nước về xây dựng HTCT ở cơ sở
Trong xây dựng HTCTCS vững mạnh, các cấp ủy đảng, chính quyền,
MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở phải quán triệt, quyết tâm thực hiện
30
và cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước
về xây dựng HTCTCS nói riêng, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng của
HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI thành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định phù hợp với đặc điểm, tình
hình nhiệm vụ ở từng địa phương. Trong việc xây dựng HTCTCS tỉnh Tây
Ninh một mặt phải tuân thủ những nguyên tắc tổ chức và phương hướng hoạt
động chung, bảo đảm sự thống nhất về bản chất của HTCT XHCN, mặt khác
phải sáng tạo trong xây dựng mô hình tổ chức và xác định nội dung hoạt động
cho phù hợp với từng địa phương cơ sở, sao cho HTCTCS được xây dựng đi
vào hoạt động hiệu quả nhất.
Ba là, quá trình xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi cấp mọi ngành và toàn
dân tham gia.
Xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay là một hướng
trọng điểm, ưu tiên đòi hỏi sự tham gia của mọi cấp, mọi ngành và toàn dân
theo hướng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Các cấp, các ngành,
các lực lượng và mọi người dân, mọi tổ chức xã hội với những vị trí, vai trò
khác nhau, bằng nghĩa vụ, trách nhiệm và tình cảm của mình, tích cực góp
phần vào xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vững mạnh.
Bốn là, xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh tỉnh Tây Ninh
phải mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội ở cơ sở
Trong xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cần khắc phục bệnh
giáo điều, máy móc, dập khuôn, hành chính hóa, quan liêu trong thiết chế bộ
máy, trong phương pháp tác phong công tác, trong quan hệ với dân của đội ngũ
cán bộ. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải điều tra, khảo sát toàn diện các xã,
31
phường, thị trấn để có đánh giá khoa học về những đặc thù của điều kiện địa lý,
tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý, lối sống, tập quán… Từ đó khái quát
chính xác đặc điểm của từng địa phương trong thời kỳ quá độ, kinh tế thị trường,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
trong nước, ngoài nước. Chỉ có như vậy mới có thể xây dựng HTCTCS phù hợp
với địa phương, hoạt động mới có chất lượng hiệu quả.
* Tiêu chí đánh giá hoạt động xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh.
Xây dựng HTCTCS vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn
hiện nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cần được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí sau:
Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong
xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các ban ngành,
đoàn thể các cấp và nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiến hành xây dựng HTCTCS vững
mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tính khoa học, đúng đắn của việc xác định các
chủ trương giải pháp, sử dụng các hình thức, biện pháp huy động các lực lượn, các
nguồn lực vào xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Thứ hai, nội dung hình thức, biện pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh
trên địa Tỉnh Tây Ninh
Về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh ở Tỉnh
Tây Ninh phải được xác định theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng pháp
luật của nhà nước, phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân, bảo đảm
cho từng tổ chức trong HTCTCS hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đã được
xác định trong điều lệ của mỗi tổ chức.
Ba là, sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả trong xây dựng và hoạt
động của HTCTCS vững mạnh.
32
Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả của hoạt động xây dựng
HTCTCS, nội dung này được thể hiện cụ thể như sau:
- HTCTCS có cơ cấu hợp lý, thường xuyên được củng cố kiện toàn về
số lượng và chất lượng. Các tổ chức trong HTCTCS vững mạnh, hoạt động
đúng chức năng, nhiệm vụ có chất lượng, hiệu quả cao.
- Giải quyết tốt các mối quan hệ trong HTCTCS. Mối quan hệ giữa các
tổ chức trong HTCTCS chặt chẽ, thống nhất tạo nên sức mạnh của cả hệ
thống, nhằm bảo đảm, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của
chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất năng lực, trình độ, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt, phát huy
vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng HTCTCS vững mạnh.
- Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ
vững. Giải quyết kịp thời, thỏa đáng mọi nhu cầu, nguyện vọng của mọi tầng
lớp nhân dân, xử lý có hiệu quả các tình huống chính trị xã hội, hạn chế
những diễn biến phức tạp. Khả năng phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị xã
hội của địa phương không ngừng được tăng lên.
1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng hệ
thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
1.2.1 Thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh
* Những ưu điểm
Một là, nhận thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể, lực lượng tham gia
xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có nhiều chuyển
biến tích cực.
Xây dựng HTCTCS là một nội dung quan trọng, là một khâu cơ bản và thiết
yếu trong xây dựng HTCT ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói
33
riêng. Tuy nhiên, những năm trước đây, việc này chưa được quan tâm đúng mức, các
cấp ngành, từ Trung ương đến tỉnh huyện và ở các xã, phường, thị trấn ở Tỉnh Tây
Ninh chưa nhận thức đúng, đủ về vai trò vị trí của HTCTCS. Vì vậy HTCTCS trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh còn nhiều yếu kém, bất cập trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực
hiện và vận động quần chúng; nổi lên các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện tập
thể liên quan đến việc thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cũng như
những công trình phúc lợi khác; tình trạng quan liêu xa dân, vi phạm quyền làm chủ
của nhân dân còn xảy ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương cơ sở.
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị Trung ương năm
khóa IX “Đổi mới và nâng cao chất lượng HTCTCS xã, phường, thị trấn” đã
tạo ra một bước đột phá trong xây dựng HTCTCS vững mạnh. Các cấp, các
ngành, từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn ở Tỉnh Tây Ninh đều đề ra
những chủ trương, biện pháp, chương trình hoạt động cụ thể hướng về cơ sở
và dồn sức xây dựng cơ sở. Chủ động tuyên truyền chủ trương chính sách của
Đảng và nhà nước về đổi mới nâng cao chất lượng HTCTCS làm chuyển biến
mạnh mẽ trong nhận thức và hành động các cấp, ngành, các lực lượng và
đồng bào các dân tộc ở tỉnh tây Ninh. Trên cơ sở đó các cấp, các ngành và cả
HTCT thấy rõ trách nhiệm của mình, tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy
của HTCT các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt
động của HTCTCS ngày càng thể hiện rõ trong phát huy dân chủ, nâng cao
năng lực quản lý điều hành của chính quyền cơ sở, năng lực đoàn kết tập hợp
quần chúng nhân dân của MTTQ và các tổ chức chính trị XH.
Hai là, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chu đáo, nghiêm túc, nội
dung xây dựng HTCTCS vững mạnh được triển khai đồng bộ, toàn diện, hình
thức, phương pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh được tiến hành đa dạng,
phong phú và thiết thực.
Trong những năm qua, việc xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Tây
Ninh được các cấp, các ngành, các tổ chức trong HTCTCS xây dựng và triển
34
khai bằng các chương trình, kế hoạch chu đáo, cụ thể đối với cấp ủy đảng, đã
có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo xây dựng HTCTCS vững mạnh và trong các
nghị quyết hàng năm đều lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề này. Hoạt động lãnh đạo
của các đảng ủy xã, phường thị trấn đối với công tác chính trị tư tưởng luôn
được chú trọng và tiến hành thường xuyên, đại đa số cán bộ đảng viên, nhân
dân và các dân tộc tỉnh Tây Ninh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
tích cực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đảng ủy các xã,
phường thị trấn thường xuyên củng cố kiện toàn UBKT, bổ sung cán bộ có
phẩm chất, năng lực, đủ sức tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát theo quy
định của Điều lệ đảng đối với các tổ chức đảng và đảng viên. Trong năm năm
các cấp ủy đã kiểm tra 123 tổ chức đảng và trên 600 đảng viên. Nhờ vậy đã
kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về phẩm chất, đạo đức lối sống, tư cách
đảng viên…
Đối với các tổ chức chính trị xã hội, nội dung, hình thức biện pháp xây
dựng được thể hiện trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên hội viên
tham gia xây dựng HTCTCS vững mạnh bằng nhiều hình thức phong phú theo
chức năng nhiệm vụ của mình, nhằm thu hút nhiều đoàn viên, hội viên tham gia.
Đoàn thanh niên có phong trào “Thanh niên lập nghiệp và bảo vệ tổ quốc”,
“Trang trại thanh niên”. Hội phụ nữ có phong trào “phụ nữ giúp nhau làm kinh tế
gia đình”. “phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc” trong những năm qua đã có hàng chục ngàn gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình
“no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Hội nông dân đẩy mạnh phong trào thi
đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo trong nông dân, hàng năm có
hàng ngàn hộ đăng ký tham gia và có nhiều hộ được bình xét đạt danh hiệu tiêu
chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu. Hội
Cưu chiến binh có phong trào góp vốn xoay vòng, giúp nhau phát triển kinh tế gia
đình, vượt khó, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tập trung giải quyết vấn
35
đề khó khăn về vốn và kỷ thuật. Đồng thời, Hội tiếp tục duy trì và phát triển “quỹ
đồng đội” có số dư hàng tỷ đồng, để hỗ trợ cho hội viên nghèo.
Nhìn chung với những nội dung và hình thức hoạt động khác nhau, mặt
trận và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường,thị trấn ở tỉnh Tây Ninh, đã góp
phần cùng các tổ chức Đảng, chính quyền thực hiện xóa đói giảm nghèo một
cách hiệu quả, nhiều hộ vươn lên khá giàu, góp phần giữ vững ổ định chính
trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở
Ba là, cơ cấu, tổ chức, bộ máy của HTCTCS ở tỉnh Tây Ninh thường
xuyên được kiện toàn, củng cố, cơ bản đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ, chất lượng hoạt động ngày càng cao.
Quán triệt, triển khai, thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản
lý, nhân dân làm chủ” trong hoạt động của HTCTCS. Từng tổ chức trong
HTCTCS đã quan tâm việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, quy chế,
quy chế phối hợp hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nằm nâng
cao trách nhiệm công tác, góp phần hạn chế việc chồng chéo hoặc buông lỏng
trong thực hiện nhiệm vụ, tạo cơ sở phối hợp đồng bộ và thống nhất việc xác
lập mối quan hệ làm việc giữa các cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ và các
đoàn thể ở cơ sở, thể hiện cụ thể sau:
Kết quả hoạt động của TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Tỉnh Tây Ninh
Về tổ chức hiện nay TCCSĐ ở tất cả các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tây
Ninh mà tác giả luận văn khảo sát đều được tổ chức thành Đảng bộ, đảng viên được
phân công sinh hoạt trong các chi bộ theo địa bàn dân cư ở ấp, khu phố hoặc theo
ngành nghề như y tế, giáo dục, quân sự, cơ quan xã. Tính đến cuối năm 2013, Đảng
bộ tỉnh Tây Ninh có 14 đảng bộ trực thuộc (08 huyện, 01 thành phố, 05 Đảng ủy)
với 608 TCCSĐ (trong đó 181 đảng bộ cơ sở, 427 Chi bộ cơ sở) 12 đảng bộ bộ
phận; 1.799 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; tổng số đảng viên trong toàn tỉnh là
27.743, chiếm 2,57% so dân số (tăng 1,12% so với năm 2012)
36
Bình quân mỗi năm, có 99,11% TCCSĐ và 98,95% chi bộ trực thuộc
Đảng ủy cơ sở được đánh giá, trong đó: tổ chức đạt TSVM chiếm đạt 88,53%
(tiêu biểu chiếm 19,41%)
Số Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở đạt TSVM chiếm 93,15% (tiêu biểu
chiếm 18,58%). Riêng 20 xã biên giới TCCSĐ đạt TSVM chiếm 63,33%
Bình quân mỗi năm, có 93,71% đảng viên được đánh giá chất lượng,
trong đó: đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm
94,99%; đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 9,15% so với số đảng
viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Riêng 20 xã biên giới, số đảng viên
đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm 94,15%; số đảng viên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 7,75% so với số đảng viên đủ tư cách hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Công tác kết nạp đảng viên mới được các cấp ủy đảng
thường xuyên quan tâm cả về số lượng , chất lượng và tiêu chuẩn theo quy
định, hàng năm kết nạp mới trên 1350 đảng viên.
Mỗi đảng bộ, xã, phường, thị trấn có ban chấp hành gồm 11 đến 21 đ/c
(gọi tắt là Đảng ủy xã). Đảng ủy xã là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ xã giữa 2
nhiệm kỳ đại hội, có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực đời sống văn
hóa, xã hội trên địa bàn. Đảng ủy xã có ban thường vụ từ 03 đến 07 đ/c; Ủy
ban kiểm tra đảng ủy xã gồm 3 đến 5 đ/c.
Đảng bộ các xã, phường, thị trấn những năm qua, năng lực ban hành
Nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết được nâng lên rõ rệt. Sự lãnh đạo
của đảng bộ xã trước hết bằng nghị quyết đại hội đảng bộ xã. Trên cơ sở đó,
thông qua các kỳ họp đảng ủy xã ra nghị quyết thường kỳ, nghị quyết hàng
năm, nghị quyết chuyên đề… nhằm cụ thể hóa các nội dung lãnh đạo từng
mặt công tác và hoạt động của các tổ chức trong HTCTCS như: nghị quyết về
phát triển kinh tế, về quốc phòng an ninh, về xây dựng đảng, chính quyền, về
công tác cán bộ, nghị quyết lãnh đạo hoạt động của mặt trận động của mặt
trận và các đoàn thể nhân dân…
37
Hoạt động lãnh đạo của đảng bộ xã, phường, thị trấn đối với chính
quyền được thực hiện nghiêm túc theo cơ chế: Đảng bộ ra nghị quyết, xác
định phương hướng, HĐND cụ thể hóa thành nghị quyết , thể hiện ý chí và
quyền lực của nhân dân, trên cơ sở đó UBND điều hành, tổ chức thực hiện.
Duy trì có nề nếp chế độ giao ban, hội ý định kỳ, Trong giao ban, BTV Đảng
ủy nghe báo cáo để nắm tình hình hoạt động của HĐND, UBND cho ý kiến
chỉ đạo về những vấn đế quan trọng, phức tạp và phổ biến các chủ trương
biện pháp, chính sách, nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên, thống nhất và
phối hợp hoạt động, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể rõ ràng. Từ đó chất
lượng các phiên họp giao ban không ngừng được nâng lên, thể hiện rõ vai trò
lãnh đạo của cấp ủy, thực hiện nghiệm túc quy tắc tập trung dân chủ, phát huy
được trí tuệ của tập thể, khắc phục được bệnh hình thức, máy móc, làm cho
đảng ủy thật sự năng động và hoạt động có hiệu quả
Mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với thường trực HĐND và thường trực
UBND được duy trì chặt chẽ, nhất là giữa bí thư đảng ủy xã phường thị trấn
với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Kết quả tác giả khảo sát cho thấy, khi
được hỏi: Đồng chí cho biết chính kiến của mình về “Uy tín, chất lượng lãnh
đạo của BCH Đảng bộ xã, phường, thị trấn.”, có 128/150 ý kiến cho là tốt.
Sự lãnh đạo của đảng bộ xã, phường, thị trấn đối vớ mặt trận các đoàn thể
nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đã nhận thức sâu sắc vị
trí, vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân đối với việc xây dựng
HTCTCS vững mạnh, từ đó nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo công tác mặt
trận đoàn thể nhân dân. Các đoàn thể nhân dân hoạt động hiệu quả, có các phong
trào thiết thực với người dân; Mặt khác các đoàn thể nhân dân thật sự là nhân tố
tích cực trong xây dựng kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, chính quyền.
Về xây dựng và hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở
Trong những năm qua hoạt động của HĐND các cấp, nhất là HĐND xã
được nâng lên. Các đại biểu HĐND thể hiện rõ vai trò của người đại biểu của
38
nhân dân. Chất lượng hoạt động của HĐND ngày càng được thể hiện. Nội
dung các kỳ họp được chuẩn bị kỷ, chu đáo, đúng quy chế hoạt động. Những
vấn đề nổi cộm, bức xúc của cử tri được giải quyết thấu đáo. Công tác giám
sát của Đại biểu HĐND đúng trọng tâm, trọng điểm và mang lại kết quả tích
cực, đem lại lòng tin cho cử tri.
Hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn đã đi vào nề nếp và thực hiện
đúng quy chế đề ra, phân công nhiệm vụ rõ ràng, chế độ giao ban, hội ý được
duy trì, giải quyết kịp thời những yêu cầu thực tế đặt ra. Bộ máy chính quyền cơ
sở ở tỉnh Tây Ninh không ngừng được củng cố và thường xuyên được cải tiến,
phương pháp, lối làm việc và tác phong công tác. Công tác cải cách hành chính
được tiếp tục thực hiện và mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giải quyết công
việc hành chính. Cơ chế “một cửa” đã đi vào hoạt động có hiệu quả, giảm bớt
phiền hà đi lại của các tổ chức, cá nhân và nhân dân, nâng cao lòng tin của nhân
dân đối với chính quyền. Hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương có hiệu lực,
đảm bảo đúng pháp luật. Công tác tiếp dân giải quyết đơn, thư, khiếu nại tố cáo
của công dân được quan tâm chỉ đạo, tổ chức giải quyết hòa giải kịp thời ngay ở
cơ sở, hạn chế tối đa tình trạng đơn thư tồn đọng, gửi vượt cấp, góp phần giữ
vững trật tự an toàn xã hội ở địa phương
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được các cấp, các ngành quan
tâm, đầu tư nhất là cấp cơ sở, theo thống kê Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh hàng số
lượt cán bộ cơ sở được cử đi đào tạo bồi dưỡng không dưới 200 người. Góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn
đủ sức đảm đương nhiệm vụ.
Về xây dựng, đổi mới hoạt động của MTTQ và tổ chức quần chúng.
MTTQ ở các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tây Ninh trong những năm qua
luôn được quan tâm củng cố, kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt
động, hướng mạnh mẽ về cơ sở, địa bàn dân cư, địa bàn dân cư là nơi có nhiều
39
thành phần kinh tế đan xen, nhiều hình thức sở hữu, nhất là những năm gần đây
tỉnh xây dựng nhiều khu cụm công nghiệp, thu hút hàng chục vạn công nhân từ
các tỉnh khác đến làm việc, nhiều quan hệ kinh tế xã hội và nhiều vấn đề xã hội
nảy sinh. Đến nay toàn tỉnh có 95/95 xã, phường, thị trấn thành lập ban thường
trực MTTQ; 855/855 khu dân cư có ban công tác mặt trận. Ban công tác mặt trận
ở khu dân cư luôn được củng cố kiện toàn, nội dung, chất lượng hoạt động ngày
càng được nâng lên. Qua báo cáo hàng năm, bình quân có 90% Ban công tác mặt
trận được đánh giá là hoạt động có hiệu quả tốt; 10% hoạt động trung bình và yếu.
Tính đến 12/2013 tất cả 95/95 xã, phường, thị trấn đều bố trí 01 cán bộ chuyên
trách MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội.
Trong những năm qua, nhìn chung bộ máy và đội ngũ cán bộ mặt trận,
các đoàn thể nhân dân, không ngừng được củng cố, đội ngũ cán bộ có đủ bản
lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống và năng lực chuyên môn đủ đảm
đương nhiệm vụ. MTTQ đã thực hiện tốt chức năng xây dựng chính quyền
như: hiệp thương giới thiệu danh sách ứng cử viên HĐND xã, phường, thị
trấn, tổ chức tiếp xúc cử tri, tham gia giám sát hoạt động của chính quyền,
tham gia xây dựng ấp, khu phố văn hóa, nhất là thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia “toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”. Ngoài ra, còn
tham gia hòa giải những tranh chấp trong nội bộ dân cư, xây dựng mối đoàn
kết các dân tộc tôn giáo… góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, động viên nhân dân thực hiện tốt các đường lối chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước.
Mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCTCS đạt nhiều tiến bộ, Đảng
ủy, HĐND, UBND thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ.
Cùng với xu thế dân chủ hóa ngày càng mở rộng và trước những phức
tạp nảy sinh trong quản lý kinh tế, xã hội khi chuyển sang kinh tế thị trường,
hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm qua các cấp ủy đảng của tỉnh Tây Ninh
40
đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động về chức năng lãnh
đạo của mình,các cấp ủy đảng đã tập trung bàn bạc, thảo luận ra nghị quyết về
phương hướng và các giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội, giữ
vững ổn định chính trị, ổn định quốc phòng an ninh, xây dựng nếp sống văn
hóa, giao nhiệm vụ cho chính quyền để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện, xử lý
các vấn đề phát sinh theo đúng quy định của pháp luật, chăm lo xây dựng nội
bộ đoàn kết thống nhất, xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM. Khắc phục triệt
để tình trạng bao biện làm thay của cấp ủy đảng đối với chính quyền.
Đại biểu HĐND các xã, phường, thị trấn nâng dần chất lượng hoạt động,
nội dung các kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, việc tham gia ý kiến vào các vấn đề ở
địa phương, nhất là những việc bức xúc cần giải quyết được chú trọng. Cán bộ
chủ chốt, các cấp ủy viên, chính quyền đề cao trách nhiệm của mình trong quản lý
nhà nước, đúng theo quy định của pháp luật, các đoàn thể nhân dân luôn có những
phương thức, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của đoàn thể mình đối với các
phong trào ở địa phương và đối với các đoàn viên hội viên. Qua khảo sát thực tế ở
những xã biên giới vùng sâu của tỉnh tây Ninh cho thấy, chủ tịch các phó chủ tịch
UBND xã đều nắm khá toàn diện, tình hình thực tế của địa phương, các văn bản
chính sách pháp luật thường áp dụng ở cơ sở. Từ đó góp phần giải quyết đạt hiệu
quả những vấn đề ở địa phương đơn vị mình.
Chính quyền các địa phương chủ động phối hợp với MTTQ và các
đoàn thể nhân dân.
Chính quyền cơ sở nhất là UBND các xã, phường, thị trấn khắc phục được
tình trạng không quan tâm đến các hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân
dân. Từ khi có nghị quyết 8B (khóa VI), nhất là khi chính phủ có chỉ thị về tăng
cường trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với MTTQ và các đoàn thể
nhân dân là lực lượng nòng cốt trong những việc liên quan đến phát triển kinh tế,
giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và tham gia giải quyết những vấn đề phức
41
tạp ở địa phương. Mỗi khi chuẩn bị triển khai chương trình công tác liên đến đời
sống, kinh tế xã hội ở địa phương, chính quyền các xã, phường, thị trấn chủ động
mời đại diện MTTQ và các đoàn thể chính trị dự và tham gia bàn bạc thảo luận.
Trong quá trình tổ chức thực hiện còn những vấn đề vướng mắc, nhất là những
vấn đề nhạy cảm hoặc đụng đến quyền và lợi ích của nhân dân, chính quyền đều
tranh thủ ý kiến của mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội. Thực tế cho thấy nơi
nào, địa phương nào mà làm tốt công tác phối hợp giữa chính quyền với MTTQ
và các đoàn thể nhân dân thì nơi đó mọi chủ trương, chính sách của đảng, pháp
luật của nhà nước được thực thi nghiêm túc và đem lại kết quả.
Sự phối hợp của các tổ chức có nội dung cụ thể phù hợp với tình hình
thực tế ở địa phương.
Các tổ chức trong HTCTCS ở địa phương không chỉ đơn thuần là ở sự
nhất trí với nhau một cách chung chung mà còn luôn có nội dung cụ thể, thiết
thực. Những nội dung phối hợp rõ nét và có hiệu quả như là: Chương trình
134, 135, 160 Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; chương trình xóa đói
giảm nghèo; chương trình nước sạch; chương trình xóa mù chữ, phổ cập giáo
dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; các chương trình phát
triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, chương trình mục tiêu quốc gia toàn
dân chung tay xây dựng nông thôn mới… Mặc dù hiệu quả các chương trình
này chưa đồng đều giữa các địa phương và còn những hạn chế nhất định,
nhưng sự phối hợp giữa các tổ chức đối với các lĩnh vực này là hoàn toàn
đúng hướng và mở ra triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn có
nhiều tiến bộ.
Xuất phát từ nhận thức mọi việc thành công hay thất bại đều do công tác
cán bộ. Nhận thức rõ điều đó, nhiều năm qua các cấp ủy đảng đã lãnh đạo, làm
tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
42
chốt cấp xã, phường, thị trấn nói riêng, được thể hiện rõ trong các nghị quyết Đại
hội Đảng các cấp. Khi có nghị quyết trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán
bộ, các cấp ủy đảng đã tập trung rà soát kiểm điểm tình hình, đề ra chương trình
hành động, biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của cấp mình, ngành
mình, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Công tác tạo nguồn, đào tạo đã được quan tâm, ngoài những chế độ được
hưởng khi cử đi học, các huyện trong tỉnh còn hỗ trợ thêm về chi phí đi lại, ăn ở,
học phí… Mặt khác các huyện còn mạnh dạn liên kết với các trường đại học các
tỉnh lân cận, Học viện Chính trị hành chính Hồ Chí Minh khu vực II và trường
chính trị tỉnh mở các lớp đại học chuyên ngành, cao cấp lý luận chính trị và trung
cấp lý luận chính trị… Mặt khác mạnh dạn trong công tác luân chuyển cán bộ chủ
chốt cấp xã, phường, thị trấn (từ xã này chuyển sang xã kia, luân chuyển cán bộ
cấp huyện về giữ vị trí cán bộ chủ chốt cấp xã). Luôn chú trọng rèn luyện đội ngũ
cán bộ qua thực tiễn. chính vì vậy trình độ cá bộ không ngừng được nâng lên. Cán
bộ chủ chốt của xã, phường, thị trấn hầu hết đều có trình độ chuyên môn và trình
độ lý luận chính trị từ trung cấp, đại học, cao cấp lý luận. Trong năm năm từ
(2008-2013) đã có: 837 cán bộ được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ (trong đó:
Đại học: 236; cao đẳng: 310; trung cấp 301. 578 cán bộ được đào tạo lý luận
chính trị (trong đó: cao cấp, cử nhân: 246, trung cấp: 332.)
Trong công tác cán bộ các cấp ủy đảng luôn chú trọng đến khâu tuyển
dụng, bố trí và sử dụng cán bộ. Mặt khác, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn cũng được quan tâm và thực hiện tốt, làm cơ
sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, dự nguồn sử dụng bố trí
cán bộ kế cận cho các chức danh trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
Quy chế dân chủ được xây dựng và thực hiện nghiêm túc.
Các tổ chức thuộc HTCTCS ở tỉnh tây Ninh đã thể chế hóa mối quan
hệ công tác giữa cấp ủy đảng đối với chính quyền và các đoàn thể thành hệ
43
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay

More Related Content

What's hot

Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. Bùi Quang Xuân
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền GiangLuận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAY
Luận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAYLuận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAY
Luận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAY
 
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trịVai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
Vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị
 
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAY
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAYLuận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAY
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAY
 
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốcLuận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
 
Luận án: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt, HAY
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAYLuận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Đề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
Đề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạyĐề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
Đề tài: Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâmLuận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
 
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng SơnLuận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
Luận án: Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAY
Luận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAYLuận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAY
Luận văn: Giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở trung tâm, HAY
 

Similar to Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay

Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú ThọNâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú ThọDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
 Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí MinhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
xây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdf
xây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdfxây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdf
xây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdfNhungTran576087
 

Similar to Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay (20)

Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trịĐề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
Đề tài: Phương thức lãnh đạo của đảng ủy phường đối với chính trị
 
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOTĐề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
Đề tài: Vai trò của hệ thống chính trị Quận 9 trong tái định cư, HOT
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong công tác di dân, HAY
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong công tác di dân, HAYLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong công tác di dân, HAY
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong công tác di dân, HAY
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAYLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Cà Mau hiện nay, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAYĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
 
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nayXây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOTĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
 
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò VấpChất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở quận Gò Vấp
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú ThọNâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây NinhLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
 
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quanNăng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
 
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình DươngNâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
 Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn: Chất lượng các đảng bộ phường ở quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
 
xây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdf
xây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdfxây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdf
xây dựn cán bộ cấp tỉnh của lào.pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ Â HỒ VĂN HỒNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ Â HỒ VĂN HỒNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY CHUYÊNNGÀNH: XÂYDỰNG ĐẢNG VÀCHÍNH QUYỀNNHÀNƯỚC MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM GIA CƯ HÀ NỘI - 2014
  • 3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt An ninh - chính trị Ban Chấp hành Chính trị-xã hội Chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hệ thống chính trị Hệ thống chính trị cơ sở Hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Hội đồng nhân dân Kinh tế- Xã hội Mặt trận Tổ quốc Quốc phòng-an ninh Quân sự, quốc phòng Trật tự, an toàn xã hội Tổ chức cơ sở đảng Ủy ban nhân dân Xã hội chủ nghĩa AN-CT BCH CT-XH CNTB CNXH CNH, HĐH HTCT HTCTCS HTCT TBCN HTCTXHCN HĐND KT-XH MTTQ QP-AN QS,QP TT, ATXH TCCSĐ UBND XHCN
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 10 1.1. Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 10 1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 31 Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY 53 2.1. Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay 53 2.2. Những giải pháp cơ bản xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay 58 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 93 96
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện thành một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị. Ở nước ta HTCTCS có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. HTCTCS trực tiếp lãnh đạo, quản lý và huy động mọi nguồn lực ở cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tạo ra tiềm lực vật chất, chính trị tinh thần, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tây Ninh là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là tỉnh đầu mối vừa là cửa ngõ giao thông về đường bộ quan trọng vào Vương quốc Campuchia và các nước Asian; có vị trí chiến lược về QP-AN của quốc gia. Vì vậy, việc xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cấp bách đối với quá trình phát triển của tỉnh Tây Ninh góp phần cùng cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua quán triệt Nghị quyết số 05/NQ-TW của BCHTW khoá X về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HTCT các tổ chức Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể CT-XH ở cơ sở trên địa bàn tỉnh từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của tổ chức trong HTCTCS được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, góp phần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước. 5
  • 6. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, trước những yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, hoạt động của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: chức năng nhiệm vụ của một số tổ chức trên một lĩnh vực còn chồng chéo; thẩm quyền trách nhiệm của cán bộ công chức, nhất là người đứng đầu chưa rõ; Một số xã, phường, thị trấn, vai trò lãnh đạo của Đảng chưa thể hiện rõ là hạt nhân chính trị; hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành, năng lực tổ chức thực hiện, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền còn yếu; Các đoàn thể chính trị xã hội tồn tại và hoạt động còn hình thức, chạy theo thành tích. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, MTTQ và các đoàn thể CT-XH còn xơ cứng, chậm đổi mới. Trình độ năng lực của công chức cấp xã còn hạn chế về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Cơ chế và chất lượng hoạt động của HTCTCS còn bất cập trước đòi hỏi của thực tiễn; điều kiện làm việc cũng như cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một số vấn đề về chính sách cán bộ ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Điều đó đã dẫn đến lòng tin của nhân dân bị giảm sút ở một số nơi dễ gây nên hậu quả xấu về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Vì vậy “Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay” là vấn đề cơ bản cấp thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do vị trí và tầm quan trọng của HTCT nói chung, HTCT cơ sở nói riêng, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới Đảng ta luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động HTCT, trong đó có HTCTCS, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN. Đồng thời, công cuộc đổi mới ở nước ta có ý nghĩa như một bước ngoặt của một giai đoạn cách mạng mới. Đổi mới kinh tế và đổi mới các lĩnh vực khác không thể tách rời đổi mới về chính trị. Những năm qua nhiều nhà nghiên cứu lý 6
  • 7. luận và cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn ở các địa phương đã có những công trình, bài viết, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu nghiên cứu về chất lượng hoạt động của HTCTCS. Tiêu biểu là: Thứ nhất: các công trình liên quan đến đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ ở cơ sở nói riêng. Về vấn đề này đã có các công trình: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cóng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KH.XH.05.03, giai đoạn 1991- 1995: của tập thể tác giả, do GS, TS Nguyễn Phú Trọng làm Chủ nhiệm đề tài; Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới - Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.05.11, giai đoạn 1991-1995, của tập thể tác giả, do PGS, TS Trần Xuân Sầm làm Chủ nhiệm, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đề tài khoa học cấp nhà nước, giai đoạn 2000 - 2002 của Ban Tổ chức Trung ương, do GS, TS Trần Đình Hoan làm Chủ nhiệm. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước- Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.03.02, giai đoạn 2001- 2005, của tập thể tác giả, do GS, TS Vũ Văn Hiền làm Chủ nhiệm; “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT các xã ở Tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay” (2004) – luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị của Vũ Thị Nghĩa, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Mặc dầu với các góc độ tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, song các đề tài trên đều có điểm chung là tập trung nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính quy luật, tổng kết khái quát những kết luận bước đầu, đưa ra những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Nam, đáp 7
  • 8. ứng yêu cầu của thời kỳ mới, có những đề tài đã làm rõ, vị trí vai trò của cấp xã và đội ngũ của cán bộ chủ chốt của HTCT cơ sở cấp xã từ việc phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT cấp xã, đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi và những kiến nghị nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt HTCT xã phường, thị trấn. Thứ hai, về các đề tài bàn đến HTCT và xây dựng HTCT cơ sở.Đã có các đề tài tiêu biểu: Đổi mới quan hệ giữa Đảng và Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong HTCT ở Việt Nam, (2008) sách chuyên khảo GS,TS Lê Hữu Nghĩa, GS,TS Hoàng Chí Bảo, GS,TS Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên) công trình; nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội; “Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” và “Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay”- hai đề tài khoa học cấp nhà nước: do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện. Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, do tập thể các tác giả Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Văn Thảo và Trần Xuân Sầm biên soạn; Hệ thống chính trị cơ sở, đặc điểm, xu hướng và giải pháp của Vũ Hoàng Công; “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” do Hoàng Chí Bảo chủ biên; “HTCTCS – thực trạng và một số giải pháp đổi mới” của Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước – Bộ Nội vụ (Chu Văn Thành chủ biên). Nhìn tổng quát công trình này khẳng định rằng HTCT XHCN xét về mặt cơ cấu bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước XHCN, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, hoạt động trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm củng cố và tăng cường nền dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. 8
  • 9. Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần thiết thực vào giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về HTCT, HTCT cơ sở và xây dựng HTCT cơ sở ở nước ta. Đặc biệt đã luận giải làm rõ khái niệm HTCT, HTCT cơ sở, phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của HTCT cơ sở, đồng thời dự báo những xu hướng biến đổi, phát triển của HTCT cơ sở trong thời gian tới dưới tác động của điều kiện kinh tế xã hội, của yêu cầu xây dựng thực thi dân chủ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các kết quả nghiên cứu trên đã thống nhất khẳng định một vấn đề cơ bản: bản chất, mục tiêu của đổi mới và nâng cao chất lượng của HTCT là nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. HTCTCS là nơi quan hệ trực tiếp với dân, xây dựng HTCTCS giữ vai trò then chốt trong xây dựng, đổi mới HTCT ở nước ta hiện nay. Các công trình nghiên cứu trên, đã phản ảnh sát tình hình mọi mặt cung cấp thêm những thông tin, tư liệu sinh động về thực trạng tổ chức và hoạt động của HTCT cơ sở đồng thời đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay. Trong tất cả các công trình đã được công bố, chưa có công trình nào nghiên cứu về Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, nhưng đó là những tư liệu quý để tác giả tham khảo nghiên cứu. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề cơ bản về HTCTCS và xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 9
  • 10. - Đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh tây Ninh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay là đối tượng nghiên cứu của luận văn. * Phạm vi nghiên cứu Hoạt động xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, số liệu điều tra khảo sát từ năm 2009 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng đảng, xây dựng chính quyền nhà nước, và các tổ chức chính trị xã hội. * Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực tiễn việc xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, kết quả điều tra xã hội học, các báo cáo tổng kết về xây dựng đảng, xây dựng HTCT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh những năm gần đây và các đề án nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên đã được áp dụng thực hiện. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành. Trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp logich và lịch sử, phân tích, tổng hợp; tổng kết thực tiễn, so sánh, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài - Kết quả nghiên cứu luận văn nhằm củng cố luận chứng khoa học, giúp cho cấp ủy, chính quyền các ban ngành đoàn thể các địa phương trong cả nước trước hết là trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng HTCTCS vững mạnh 10
  • 11. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu giảng dạy môn xây dựng Đảng trong hệ thống trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện trực thuộc tỉnh Tây Ninh 7. Kết cấu của đề tài Gồm phần mở đầu, hai chương, bốn tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phục vụ. 11
  • 12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 1.1 Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị và xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 1.1.1. Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh *Tỉnh Tây Ninh - Tình hình địa lý dân cư. Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam bộ, có đường biên giới dài 240km. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc campuchia, phía Đông giáp với Tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, là cửa ngõ phía Tây Nam của Tổ quốc, với hai cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài - Xa Mát), 03 cửa khẩu chính và 12 cửa phụ, có đường xuyên Á nối liền với các nước trong khu vực asean, là cầu nối quan trọng giữa TP.HCM với thủ đô phnôm pênh của Vương quốc campuchia. Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên 4.035,45 km2 , dân số trung bình 1.058.526 người (năm 2008), mật độ dân số 262,31 người/km2 . Toàn tỉnh có 8 huyện và 01 Thành phố thuộc tỉnh với 95 xã, phường, thị trấn (có 5 huyện và 20 xã biên giới), 533 ấp, khu phố; đồng bào theo đạo chiếm 56,81% dân số, trong đó đạo Cao Đài có đông tín đồ nhất, chiếm 43% dân số, có 22 dân tộc thiểu số, chiếm trên 1,63% dân số. Đảng bộ tỉnh Tây Ninh có 14 Đảng bộ trực thuộc (08 huyện, 01 Thành phố, 05 Đảng ủy) có 657 tổ chức cơ sở Đảng (177 Đảng bộ, 480 Chi bộ) với 11 Đảng bộ bộ phận và 1.686 Chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, tổng số đảng viên 27.273, chiếm 2,53% so với dân số trong Tỉnh. 12
  • 13. Trong 657 tổ chức cơ sở Đảng thuộc các loại hình ở 82 xã, 05 phường, 08 thị trấn; 52 doanh nghiệp nhà nước; 14 doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước; 02 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài; 09 công ty cồ phần tư nhân;103 đơn vị sự nghiệp; 302 cơ quan hành chính; 78 đơn vị LLVT. Toàn Tỉnh có 533/533 ấp, khu phố đã thành lập Chi bộ (đạt 100%) - Tình hình chính trị: Về phương tiện lịch sử, Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng yêu nước, là thủ đô của chính phủ cách mạng lâm thời, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là nơi đứng chân của các LLVT miền. Ngoài các di tích lịch sử Trung ương cục miền Nam, ở Tây Ninh còn nhiều di tích lịch sử khác gắn liền với cuộc kháng chiến giải phóng miền nam như: Di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới, khu di tích thanh niên cách mạng Rừng Rong và nhiều di tích khác. Với đường lối đúng đắn của Đảng và sự nổ lực cố gắng của Trung ương và địa phương, cùng với sự đoàn kết thống nhất của quần chúng nhân dân, nhân dân luôn giữ vững niềm tin vào sự đổi mới của đảng, tin tưởng tuyệt đối vào con đường đi lên XHCN, vì vậy địa bàn tỉnh Tây Ninh luôn ổn định chính trị. - Tình hình kinh tế văn hóa xã hội Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan… Tây Ninh cũng là Tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, các vùng kinh tế trong điểm phía nam. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tây Ninh có Hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn cung cấp nước để phát triển nuôi trồng thủy sản. 13
  • 14. Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn Tỉnh, về khoáng sản chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như: than bùn, đá vôi, sỏi, cát, sét và đá xây dựng; Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do tàn phá trong chiến tranh trước đây. Đến năm 2010, diện tích đất có rừng khoảng 45.038 ha. Văn hóa Tây Ninh rất phong phú đa dạng, ẩm thực theo phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc. - Tình hình quốc phòng - an ninh Tây Ninh là tỉnh biên giới, có đường biên giới dài 240km là cửa ngõ giao thông về đường bộ qua trọng vào Campuchia và các nước ASEAN, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia. * Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: - Quan niệm chung về hệ thống chính trị: Khái niệm HTCT được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, theo nghĩa phổ biến nhất hệ thống chính trị của một quốc gia là một cấu trúc của xã hội bao gồm các tổ chức chính trị đặc trưng của xã hội (Nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị xã hội…) tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chính thức hiện hành, cùng với tổng thể các mối quan hệ chính trị ràng buộc, gắn kết các tổ chức đó thành một chỉnh thể, thông qua đó giai cấp cầm quyền thực hiện quyền lực chính trị của mình trong xã hội. HTCT nói chung xuất hiện khi có nhà nước, nhưng khái niệm HTCT xuất hiện gắn với TBCN, với sự ra đời của nhà nước tư sản, trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến đã có nhà nước nhưng không tồn tại HTCT mà chỉ có cơ quan quyền lực do giai cấp chủ nô, phong kiến nắm giữ với bản chất là bộ máy quyền lực, quan liêu, tập trung quyền lực, vào giai cấp bóc lột, HTCT với đầy đủ ý nghĩa trong xã hội loài người xuất hiện trong chế độ TBCN. Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được 14
  • 15. thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định, đó là hệ thống chính trị. HTCT là tổng thể các đảng phái chính trị, cơ quan, tổ chức nhà nước, đoàn thể xã hội và mối quan hệ giữa các lực lượng đó, chi phối sự tồn tại và phát triển đời sống chính trị của một quốc gia, thể hiện bản chất của một quốc gia, con đường phát triển của quốc gia đó. Cấu trúc của HTCT không chỉ là hệ thống các tổ chức và các quan hệ về tổ chức mà còn là hệ thống các cấp độ và các quan hệ về cấp độ nhìn theo hai chiều vận động từ dưới lên và từ trên xuống. Có các cấp độ của từng tổ chức (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể) quy định vị trí vai trò chức trách, thẩm quyền của các cấp, của cấp trên với cấp dưới trong phạm vi một tổ chức với sự tác động của bộ máy tương ứng với từng cấp. HTCT được cấu thành bởi các tổ chức nêu trên củng có các cấp độ này, biểu hiện thành quan hệ tác động qua lại giữa Trung ương với địa phương cơ sở. Giữa các tổ chức lại hình thành quan hệ tác động lẫn nhau trong hệ thống và trong từng cấp độ. Cụ thể, ở Trung ương là quan hệ giữa đảng với nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể. Ở cấp tỉnh là quan hệ giữa Đảng bộ tỉnh với chính quyền tỉnh, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh. Ở cấp xã, phường, thị trấn là quan hệ giữa Đảng bộ xã với chính quyền MT cùng các đoàn thể xã. Ở nước ta hiện nay, mô hình tổng thể HTCT được xác định gồm có: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH là tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam… Trong đó Đảng cộng sản Việt Nam vừa là một bộ phận một thành viên, vừa là hạt nhân lãnh đạo HTCT; Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột HTCT, là tổ chức thực thi quyền lực, thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, MTTQ Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn 15
  • 16. thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; các tổ chức CT-XH đại diện và thực thi quyền làm chủ nhân dân, tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của Đảng, Nhà nước, tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. HTCT ở nước ta là HTCT XHCN là tổng thể các tổ chức của hệ thống bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước , MTTQ và các tổ chức chính trị đoàn thể xã hội hoạt động trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm củng cố và tăng cường nên dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; Nhà nước CHXHCN Việt Nam là công cụ đặc biệt của Đảng vì chỉ Nhà nước mới thực hiện quyền lực; thực hiện các mối quan hệ các đoàn thể nhằm thực thi dân chủ XHCN * Quan niệm hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Trong chế độ XHCN, xét về thực chất HTCT xã hội chủ nghĩa ra đời khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền. Tuy nhiên, do cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt trong suốt thời kỳ quá độ, nên thuật ngữ “Hệ thống chính trị” không được sử dụng, mà dùng khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản”, nói lên tính chất đấu tranh một mất một còn giữa CNXH và CNTB. Khái niệm HTCT được Đảng ta chính thức đưa ra từ Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ sáu (khóa VI) vào tháng 3/1989 và chính thức sử dụng trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) thay thế cho khái niệm chuyên chính vô sản đã được sử dụng trước đó. HTCT trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một chỉnh thể bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng với các tổ chức chính trị xã hội hợp pháp, hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân và thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh. 16
  • 17. Từ những vấn đề cơ bản trên đây có thể quan niệm Hệ thống chính trị cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là một bộ phận của HTCT nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức ở các xã, phường, thị trấn, gồm tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cơ sở, Mặt trận Tổ quốc hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền lực chính trị, đại diện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; xây dựng xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vững mạnh. Cấu trúc của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được tổ chức ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong đó bao gồm: tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ xã), chính quyền cơ sở (gồm HĐND xã và ủy ban nhân dân xã, MTTQ và các đoàn thể nhân dân cấp xã Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh) được tổ chức hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của nhà nước gắn bó hữu cơ với nhau. Mỗi bộ phận hợp thành HTCT cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có chức năng nhiệm vụ khác nhau, song có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Chức năng, nhiệm vụ của HTCT cơ sở được biểu hiện cụ thể qua chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành HTCT cơ sở: - Tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, trực tiếp thực hiện vai trò lãnh đạo HTCT cơ sở và lãnh đạo HTCT cơ sở và lãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở. Căn cứ Điều 23 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI), tổ chức cơ sở Đảng ở cấp xã có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là: Chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước ở cơ sở; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chớnh trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả. Hai là: Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, 17
  • 18. tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỹ luật và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ kiến thức, năng lực công tác cho cán bộ đảng viên ở cơ sở làm công tác phát triển đảng viên. Ba là: Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch vững mạnh, chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bốn là: Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Năm là: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng. - Bộ máy chính quyền cơ sở: bao gồm HĐND, UBND xã. Theo luật tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND năm 2003 quy định từ Điều 29 đến Điều 35 thì HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân xã có chức năng, nhiệm vụ là quyết định và giám sát. Trong chức năng quyết định, HĐND quyết định những vấn đề trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội… Đối với việc xây dựng chính quyền xã, HĐND xã có trách nhiệm quyền hạn: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND xã; bãi nhiệm đại biểu HĐND; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, Chỉ thị trái pháp luật của UBND xã; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Trong chức năng giám sát, 18
  • 19. HĐND giám sát hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND, việc tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. Xem xét báo cáo của chủ tịch HĐND, UBND cấp xã, xem xét việc trả lời chất vấn theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện chức năng giám sát, chủ tịch HĐND, Đại biểu HĐND có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế cung cấp tài liệu thông tin cần thiết; khi có sai phạm thì có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức đó xem xét, xử lý theo thẩm quyền, HĐND xã thực hiện chức năng, quyền hạn của mình chủ yếu thông qua các kỳ họp (2 lần/ 1 năm), qua hoạt động thường xuyên của chủ tịch và phó chủ tịch HĐND, qua hoạt động của các đại biểu HĐND theo luật định UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND. Như vậy, UBND xã là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở. Với tư cách đó, UBND có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn xã, tổ chức thực hiện những Nghị quyết và quyết định của HĐND cùng cấp về kế hoạch, ngân sách, tài chính; về quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi; về tiểu thủ công nghiệp; về giao thông; về thương mại dịch vụ; về văn hóa giáo dục; về quốc phòng an ninh; về thi hành pháp luật; về xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính. - Mặt trận Tổ quốc cơ sở Căn cứ theo điều 2, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở được xác định là: tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và 19
  • 20. pháp luật, giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở, đại biểu dân cử và cán bộ, công chứ cơ sở; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền cơ sở; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng chính quyền địa phương chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân nước láng giềng, tăng cường đối ngoại nhân dân. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, MTTQ ở cơ sở còn có một nhiệm vụ quan trọng đó là giám sát và phản biện xã hội. Thông qua việc thực hiện chức năng này MTTQ thực hiện quyền giám sát việc đề ra các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và trong thực hiện dân chủ XHCN ở cơ sở của tổ chức đảng, chính quyền địa phương đúng hay sai, hiệu quả hay không hiệu quả. Từ đó kiến nghị với tổ chức đảng, chính quyền ở cơ sở điều chỉnh cho phù hợp. Hiện nay, trong quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, MTTQ ở cơ sở còn có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức cho nhân dân xây dựng các công trình dân sinh do nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí. * Vai trò HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội ở cơ sở; tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vai trò đó được cụ thể như sau: Một là, lãnh đạo quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi, mọi đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước ở cơ sở Trong HTCTCS, Đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ơ cơ sở, chính quyền ở cơ sở tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước, các mục tiêu kinh tế văn 20
  • 21. hóa xã hội, quốc phòng an ninh; thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn theo thẩm quyền được giao. HTCTCS có chức năng, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến từng cộng đồng dân cư, từng hộ gia đình và công dân trên địa bàn; giúp cho mọi tổ chức và cá nhân hiểu rõ và nắm bắt kịp thời đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước. Trên cơ sở đó giáo vụ, vận động, tổ chức cho các tầng lớp nhân dân tuân thủ và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hai là phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia quản lý xã hội Hiện nay, đời sống kinh tế xã hội ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang tiếp tục phát triển nhưng vẫn đang xen, tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, bức xúc cần giải quyết; những mâu thuẩn trong cộng đồng dân cư, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa công dân với doanh nghiệp, giữa công dân với chính quyền địa phương… đã và đang tồn tại trong đời sống cộng đồng ở cơ sở. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi HTCTCS là cấp trực tiếp nắm bắt những vấn đề và với chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ là cấp đầu tiên giải quyết những vấn đề nêu trên, trong đó chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, vào trình độ quản lý xã hội của toàn bộ HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thông qua việc giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn từ cơ sở, sẽ góp phần củng cố mối quan hệ vững chắc giữa quần chúng nhân dân với Đảng, với chính quyền địa phương, tăng cường mối quan hệ đoàn kết máu thịt giữa đảng với nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được giữ vững, tạo lập sự ổn định vững chắc, để thúc đầy sự nghiệp đổi mới và phát triển ở cơ sở. Ba là, trực tiếp tập hợp, quy tụ và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nơi xuất phát điểm của mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước HTCTCS là cơ sở là cầu nối giữa quần chúng nhân dân với Đảng và nhà nước. Đối với những nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của người dân nếu 21
  • 22. không thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết của mình, những bức xúc của địa phương hoặc nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, quản lý, tổ chức điều hành liên quan đến đời sống nhân dân ở cơ sở hoặc thông qua sự phản ánh của nhân dân, của cử tri thì HTCTCS sẽ thông tin phản ánh, kiến nghị lên cấp trên giải quyết. Muốn vậy, cán bộ cơ sở phải là những người hiểu biết tình hình đang diễn ra tại cơ sở, nắm được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, những đòi hỏi bức xúc mà cuộc sống nhân dân đặt ra Bốn là, HTCTCS là nơi trực tiếp quản lý, rèn luyện và tạo nguồn cán bộ, lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới, Tây Ninh cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ không chỉ có trình độ và tư duy năng động sáng tạo, mà trước hết phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, gần dân, hiểu dân. Bởi lẽ, HTCT tồn tại và hoạt động không vì mục đích tự thân mà vì sự ổn định và phát triển của xã hội, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, để nhân dân thực sự làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta khẳng định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [17, tr.19]. Vì vậy, đội ngũ cán bộ phải có uy tín để tập hợp đông đảo quần chúng thành một khối đoàn kết vững chắc, xây dựng địa phương vững mạnh, toàn diện. HTCTCS là nơi cán bộ được tôi luyện và trưởng thành từ thực tiễn. Đội ngũ cán bộ là lực lượng nòng cốt của mọi tổ chức, nếu thực hiện tốt vai trò này, sẽ khắc phục căn bệnh cố hữu là sự giáo điều trong đường lối, chính sách do hệ quả của việc thiếu thực tiễn, trong một bộ phận cán bộ, công chức tạo ra khi họ đảm nhiệm các vị trí liên quan đến hoạch định và chỉ đạo chiến lược. Chủ động bố trí lực lượng cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản vào làm việc trong bộ máy HTCTCS vừa tạo điều kiện cho họ rèn luyện, vừa tạo sự bức phá trong suy nghĩ và hành động của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, khắc phục tình trạng “đầu ra” của đội ngũ cán bộ cấp trên là “đầu vào” của đội ngũ cán bộ cơ sở vốn vẫn còn tồn tại hiện nay. 22
  • 23. Năm là, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Tây Ninh là tỉnh biên giới, những năm gần đây do nhu cầu phát triển, thành lập nhiều khu công nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, công nhân các tỉnh khác đến tạm trú và làm việc… Các thế lực thù địch lợi dụng tình hình này để gây rối, chống phá, kích động gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, thúc đẩy nhân dân và các dân tộc ở tỉnh tây Ninh đời sống được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó cũng không tránh khỏi sự choáng ngợp, hụt hẫng, dễ mất định hướng trong hội nhập và phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy hơn lúc nào hết đòi hỏi các cấp, các ngành ra sức xây dựng HTCTCS vững mạnh, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, duy trì sự ổn định chính trị, định hướng đúng đắn cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… là rất quan trọng và mang tính quyết định. * Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Quan hệ giữa tổ chức cơ sở đảng với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở các xã, phường, thị trấn. TCCS Đảng vừa là tổ chức lãnh đạo, vừa là tổ chức thành viên, là một bộ phận của HTCTCS. Tuy nhiên, địa vị thành viên của tổ chức cơ sở đảng trong HTCTCS không bao hàm ý nghĩa TCCS Đảng là một tổ chức bình đẳng, ngang hàng với các tổ chức khác trong HTCTCS, nhưng cũng không bao hàm ý nghĩa TCCSĐ là một tổ chức đứng trên HTCTCS, thao túng hệ 23
  • 24. thống theo ý chí chủ quan của mình. TCCS Đảng lãnh đạo HĐND, UBND nhưng cũng luôn tôn trọng và đề cao vị trí, vai trò, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HĐND, UBND cấp xã . TCCSĐ hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật, phục tùng pháp luật của nhà nước, tôn trọng luật tổ chức HĐND, UBND cấp xã như là một điều kiện bảo đảm cho HĐND, UBND cấp xã hoạt động đúng Hiến pháp, pháp luật. HĐND, UBND cấp xã quan hệ với TCCSĐ là quan hệ vừa mang tính phụ thuộc, vừa mang tính độc lập. Tính phụ thuộc được xác định bởi vai trò lãnh đạo và địa vị cầm quyền của Đảng; tính độc lập được xác định trên các phương diện sau: + HĐND, UBND cấp xã là tổ chức công quyền, thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy HĐND, UBND cấp xã không thuần túy là công cụ của TCCSĐ để thực hiện sứ mệnh giai cấp, mà HĐND, UBND cấp xã là công bộc của nhân dân, giải quyết các nhu cầu kinh tế, xã hội ở địa phương. + Quyền lực của TCCSĐ và HĐND, UBND cấp xã đều được ủy quyền từ nhân dân. Trong đó, quyền lực của TCCSĐ thể hiện thông qua phương thức lãnh đạo của TCCSĐ đối với HTCTCS. TCCSĐ không thực hiện quyền lực của HĐND, UBND cấp xã mà trên cơ sở phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực trong quản lý kinh tế, xã hội ở cơ sở trong khuôn khổ luật pháp và dưới quyền lực của pháp luật. - Quan hệ giữa tổ chức đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân cơ sở: là quan hệ lãnh đạo và phục tùng. Tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấn lãnh đạo bằng Nghị quyết thông qua các hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy, các đảng ủy viên và người đứng đầu MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Thông qua các báo cáo của MTTQ và các 24
  • 25. đoàn thể nhân dân cơ sở, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo hoạt động, hoặc tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với các biện pháp, chủ trương của Ban Chấp hành các đoàn thể. Bí thư Đảng ủy có quyền thay mặt Đảng ủy, thường vụ có ý kiến chỉ đạo, chỉ thị, đôn đốc đảng ủy viên, người đứng đầu các đoàn thể nhân dân. Sự lãnh đạo của tổ chức đảng với MTTQ và các đoàn thể nhân dân thông qua chủ trương, quan điểm thể hiện trong nghị quyết Đại hội đảng bộ, nghị quyết Đảng ủy; bằng công tác cán bộ; bằng các chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra. - Quan hệ giữa HĐND, UBND với MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở: là mối quan hệ quản lý điều hành bằng pháp luật, kế hoạch với chấp hành; quan hệ hiệp thương phối hợp công tác, tạo điều kiện để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và đặt dưới sự lãnh đạo của TCCSĐ xã, phường, thị trấn. MTTQ là cơ sở chính trị nhà nước ta. MTTQ tập hợp lực lượng, động viên các tầng lớp nhân dân trong việc xây dựng chính quyền và thực hiện các chương trình, mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ và HĐND đề ra. - Quan hệ giữa HTCTCS với quần chúng nhân dân. Đây là mối quan hệ giữa cơ quan đại diện cho quyền làm chủ và nhân dân là người làm chủ ở cơ sở, quyết định tác dụng và hiệu quả của HTCTCS trong đời sống xã hội, trong phát triển cộng đồng và bảo vệ chế độ XHCN. Trong tác phẩm Dân vận (15/10/1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra, đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [31, tr.698]. 25
  • 26. * Đặc điểm HTCTCS ở tỉnh Tây Ninh Một là, HTCTCS trên địa bàn tỉnh hoạt động theo địa giới hành chính, phân bố dân cư không đồng đều, trình độ dân trí ở một số xã vùng sâu, biên giới còn thấp. Ngay từ xa xưa, nhân dân, các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Ninh đã sớm có tinh thần yêu nước, yêu lao động, luôn tích cực góp phần công sức của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lập nên bao chiến công vang dội. Từ khi có Đảng lãnh đạo cho đến nay, lịch sử đấu trang cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc ở Tây Ninh vô cùng vẻ vang với nhiều chiến công oanh liệt. sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, Trung ương có chủ trương sáp nhập Tỉnh Tây Ninh với Tỉnh Bình Dương và Bình Phước, đến tháng 01/1976 thì Trung ương lại chia tỉnh Tây Ninh lại như cũ. Bộ máy chính quyền sau ngày giải phóng được xây dựng đều khắp, trấn áp tàn dư của địch và giữ gìn trị an trong nhân dân. Song công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót, các cấp ủy cơ sở còn lơi lỏng ở nông thôn, chưa kịp thời củng cố và bổ sung cán bộ cho vùng đông dân cư mới giải phóng, việc sắp xếp bó trí cán bộ chưa phù hợp, các cấp các ngành bước vào thực hiện nhiệm vụ còn bở b? ng?, còn nhiều nhược điểm trong tổ chức và nội dung phục vụ quyền lợi bức thiết của nhân dân. Mặt khác trình độ dân trí còn thấp do bởi ảnh hưởng của chiến tranh để lại. Hai là, các tổ chức thành viên trong HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có chất lượng không đồng đều. Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh những năm gần đây đã được củng cố và đi vào hoạt động ngày càng cao có hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi HTCT nói chung, chính quyền xã nói riêng tỏ ra kém hiệu quả, chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, dẫn đến trên địa bàn khi có vấn đề hoặc xảy ra những vụ việc phức tạp thì không giải quyết 26
  • 27. được hoặc giải quyết không đúng, còn có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Còn một số bộ phận trong HTCTCS bị quan liêu hóa, hành chính hóa, xa dân nên không nắm được tình hình thực tế trên địa bàn. Một số nơi mọi việc đều do bí thư hoặc chủ tịch giải quyết hoặc có biểu hiện trông chờ sự chỉ đạo của bí thư, chủ tịch. Điều này phản ánh một thực trạng là nhiều người được cơ cấu vào các thiết chế của HTCT nhưng không có năng lực nên không hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, do cơ cấu đặt ra còn mang tính hình thức, có chức năng nhưng không có quyền, không được tạo điều kiện để phát huy khả năng, vai trò của mình, trong khi đó một số người giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở đã bao biện, làm thay hoặc giải quyết công việc không đúng chức năng của mình. Hiện tượng bí thư làm thay công việc chính quyền, chủ tịch ủy ban làm thay công việc của các đoàn thể quần chúng nhân dân còn diễn ra. Ba là, một bộ phận không nhỏ cán bộ HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa đạt chuẩn trình độ văn hóa, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm gần đây được Đảng, Nhà nước quan tâm, và từng bước được chuẩn hóa. Tuy nhiên trình độ của cán bộ cấp xã cón thấp, trình độ cán bộ còn thiếu chuẩn còn nhiều, nhất là các xã vùng sâu biên giới. Hiện nay, số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên ở cấp xã là 60,5% riêng vùng sâu biên giới chỉ đạt 29,3% Tây Ninh có 95/95 xã phường thị trấn đều có đảng bộ. Tỷ lệ đảng viên chiếm 2,57% so dân số , bình quân mỗi năm có 1,47% tổ chức cơ sở Đảng yếu kém. Từ cơ sở đó cho thấy đội ngũ cán bộ trong HTCTCS ở một số nơi trên địa bàn Tỉnh tây Ninh còn nhiều bất cập, khả năng xử lý tình huống của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt bộc lộ sự yếu kém, lúng túng trước các tình huống, còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên. Đơn cử như những vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp trong các vụ việc như giải phóng mặt bằng, khiếu kiện tranh chấp đất đai… 27
  • 28. Bốn là, hiệu quả hoạt động của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phụ thuộc rất nhiều của người đứng đầu. Ở cấp cơ sở, mức độ phụ thuộc của tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể vào cá nhân người lãnh đạo đứng đầu rất nhiều. Bởi vì quần chúng nhân dân nhất là các xã vùng sâu, biên giới do trình độ dân trí thấp vì vậy thường thụ động hơn so với nhân dân ở thị trấn, thị tứ. Các đoàn viên, hội viên của các đoàn thể, vì nhiều lý do, rất ít khi chủ động đề xuất ý kiến với tổ chức mà phải trông chờ vào sự định hướng, chỉ đạo và tác động của người đứng đầu. Mặt khác, các cơ quan tham mưu giúp việc cho tổ chức, bộ máy của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở không có. Do đó, người lãnh đạo trở thành linh hồn, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức mọi công việc. 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh * Quan niệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là tổng các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền trong củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của HTCTCS; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; xây dựng rèn luyện đội ngũ cán bộ; giải quyết tốt các mối quan hệ trong HTCTCS nhằm phát huy vai trò hiệu lực của HTCTCS và quyền làm chủ của nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Quan niệm trên đây chỉ ra: - Mục đích xây dựng HTCT vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Xây dựng các tổ chức trong HTCTCS thật sự vững mạnh, thực hiện đúng nhiệm vụ, đúng đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; HTCTCS hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả, góp phần phát triển địa phương vững mạnh về mọi mặt, đảm bảo đời sống, lợi ích của nhân dân 28
  • 29. - Chủ thể xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Các chủ thể lãnh đạo: Cấp ủy Đảng các cấp từ BCH Trung ương Đảng, tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy xã, phường, thị trấn là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng HTCTCS vững mạnh. Các chủ thể quản lý điều hành, tổ chức thực hiện: Chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở, là chủ thể quản lý điều hành tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng HTCTCS vững mạnh theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn quy định cho từng cấp. - Lực lượng tham gia: Các thành viên các tổ chức trong HTCTCS và nhân dân địa phương ở các xã, phường, thị trấn và các lực lượng đứng chân trên địa bàn từng địa phương cơ sở. - Đối tượng: Toàn bộ HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và từng tổ chức thành viên trong HTCTCS bao gồm: Tổ chức đảng ở cơ sở, chính quyền cơ sở, MTTQ ở cơ sở. - Nội dung xây dựng HTCT vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Xây dựng các tổ chức thành viên trong HTCT luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nhất là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng trong HTCTCS ở cơ sở; bộ máy chính quyền cơ sở thực sự là của dân, do dân, vì dân thường xuyên kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các tổ chức thành viên trong thực hiện nhiệm vụ, trong xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh, tăng cường củng cố mối quan hệ mật thiết với các tầng lớp nhân dân địa phương. - Hình thức, biện pháp xây dựng: Mỗi tổ chức thành viên trong HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều có hình thức biện pháp xây dựng và tự xây dựng cụ thể khác nhau, song đều có những hình thức phổ biến giống nhau đó là thông qua xây dựng quy chế, nề nếp 29
  • 30. hoạt động, kiện toàn bộ máy về cơ cấu, số lượng, chất lượng, thông qua giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong mỗi tổ chức thành viên, thông qua hoạt động thực tiễn…Các hình thức, biện pháp đòi hỏi phải được vận dụng linh hoạt sáng tạo, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của mỗi tổ chức vững mạnh * Những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Một là, xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Đây là nguyên tắc chủ đạo, giữ vai trò chi phối các nguyên tắc khác, nguyên tắc này xác định mục tiêu, phương hướng đối với nhiệm vụ xây dựng HTCTCS. Tổ chức đảng ở cơ sở lãnh đạo chính quyền cơ sở và HTCTCS nhưng không bao biện làm thay, cũng như không buông lỏng sự lãnh đạo đối với các tổ chức trong HTCTCS. Tổ chức Đảng phải lãnh đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất đối với chính quyền cơ sở và cả HTCTCS; Mặt khác, tổ chức đảng phải bằng mọi cách phát huy cao nhất vai trò của chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở địa phương (hai mặt này thống nhất, ràng buộc và không mâu thuẫn nhau). Cấp ủy, TCCSĐ lãnh đạo toàn diện, mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, mặt trận và các đòan thể nhân dân. Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của đảng ủy xã, phường, thị trấn đối với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở địa phương nhằm thực hiện tốt các vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở thực hiện đúng phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Hai là, xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải quán triệt và thực hiện các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, Hiến Pháp, pháp luật của Nhà nước về xây dựng HTCT ở cơ sở Trong xây dựng HTCTCS vững mạnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở phải quán triệt, quyết tâm thực hiện 30
  • 31. và cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước về xây dựng HTCTCS nói riêng, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng của HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định phù hợp với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ ở từng địa phương. Trong việc xây dựng HTCTCS tỉnh Tây Ninh một mặt phải tuân thủ những nguyên tắc tổ chức và phương hướng hoạt động chung, bảo đảm sự thống nhất về bản chất của HTCT XHCN, mặt khác phải sáng tạo trong xây dựng mô hình tổ chức và xác định nội dung hoạt động cho phù hợp với từng địa phương cơ sở, sao cho HTCTCS được xây dựng đi vào hoạt động hiệu quả nhất. Ba là, quá trình xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi cấp mọi ngành và toàn dân tham gia. Xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay là một hướng trọng điểm, ưu tiên đòi hỏi sự tham gia của mọi cấp, mọi ngành và toàn dân theo hướng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Các cấp, các ngành, các lực lượng và mọi người dân, mọi tổ chức xã hội với những vị trí, vai trò khác nhau, bằng nghĩa vụ, trách nhiệm và tình cảm của mình, tích cực góp phần vào xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vững mạnh. Bốn là, xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh tỉnh Tây Ninh phải mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở cơ sở Trong xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cần khắc phục bệnh giáo điều, máy móc, dập khuôn, hành chính hóa, quan liêu trong thiết chế bộ máy, trong phương pháp tác phong công tác, trong quan hệ với dân của đội ngũ cán bộ. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải điều tra, khảo sát toàn diện các xã, 31
  • 32. phường, thị trấn để có đánh giá khoa học về những đặc thù của điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý, lối sống, tập quán… Từ đó khái quát chính xác đặc điểm của từng địa phương trong thời kỳ quá độ, kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong nước, ngoài nước. Chỉ có như vậy mới có thể xây dựng HTCTCS phù hợp với địa phương, hoạt động mới có chất lượng hiệu quả. * Tiêu chí đánh giá hoạt động xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Xây dựng HTCTCS vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cần được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí sau: Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các ban ngành, đoàn thể các cấp và nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiến hành xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Tính khoa học, đúng đắn của việc xác định các chủ trương giải pháp, sử dụng các hình thức, biện pháp huy động các lực lượn, các nguồn lực vào xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Thứ hai, nội dung hình thức, biện pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa Tỉnh Tây Ninh Về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh ở Tỉnh Tây Ninh phải được xác định theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng pháp luật của nhà nước, phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân, bảo đảm cho từng tổ chức trong HTCTCS hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đã được xác định trong điều lệ của mỗi tổ chức. Ba là, sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả trong xây dựng và hoạt động của HTCTCS vững mạnh. 32
  • 33. Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả của hoạt động xây dựng HTCTCS, nội dung này được thể hiện cụ thể như sau: - HTCTCS có cơ cấu hợp lý, thường xuyên được củng cố kiện toàn về số lượng và chất lượng. Các tổ chức trong HTCTCS vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ có chất lượng, hiệu quả cao. - Giải quyết tốt các mối quan hệ trong HTCTCS. Mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCTCS chặt chẽ, thống nhất tạo nên sức mạnh của cả hệ thống, nhằm bảo đảm, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng HTCTCS vững mạnh. - Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Giải quyết kịp thời, thỏa đáng mọi nhu cầu, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, xử lý có hiệu quả các tình huống chính trị xã hội, hạn chế những diễn biến phức tạp. Khả năng phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị xã hội của địa phương không ngừng được tăng lên. 1.2. Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 1.2.1 Thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh * Những ưu điểm Một là, nhận thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể, lực lượng tham gia xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Xây dựng HTCTCS là một nội dung quan trọng, là một khâu cơ bản và thiết yếu trong xây dựng HTCT ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói 33
  • 34. riêng. Tuy nhiên, những năm trước đây, việc này chưa được quan tâm đúng mức, các cấp ngành, từ Trung ương đến tỉnh huyện và ở các xã, phường, thị trấn ở Tỉnh Tây Ninh chưa nhận thức đúng, đủ về vai trò vị trí của HTCTCS. Vì vậy HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn nhiều yếu kém, bất cập trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng; nổi lên các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện tập thể liên quan đến việc thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cũng như những công trình phúc lợi khác; tình trạng quan liêu xa dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân còn xảy ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương cơ sở. Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị Trung ương năm khóa IX “Đổi mới và nâng cao chất lượng HTCTCS xã, phường, thị trấn” đã tạo ra một bước đột phá trong xây dựng HTCTCS vững mạnh. Các cấp, các ngành, từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn ở Tỉnh Tây Ninh đều đề ra những chủ trương, biện pháp, chương trình hoạt động cụ thể hướng về cơ sở và dồn sức xây dựng cơ sở. Chủ động tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới nâng cao chất lượng HTCTCS làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động các cấp, ngành, các lực lượng và đồng bào các dân tộc ở tỉnh tây Ninh. Trên cơ sở đó các cấp, các ngành và cả HTCT thấy rõ trách nhiệm của mình, tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy của HTCT các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCTCS ngày càng thể hiện rõ trong phát huy dân chủ, nâng cao năng lực quản lý điều hành của chính quyền cơ sở, năng lực đoàn kết tập hợp quần chúng nhân dân của MTTQ và các tổ chức chính trị XH. Hai là, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chu đáo, nghiêm túc, nội dung xây dựng HTCTCS vững mạnh được triển khai đồng bộ, toàn diện, hình thức, phương pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh được tiến hành đa dạng, phong phú và thiết thực. Trong những năm qua, việc xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Tây Ninh được các cấp, các ngành, các tổ chức trong HTCTCS xây dựng và triển 34
  • 35. khai bằng các chương trình, kế hoạch chu đáo, cụ thể đối với cấp ủy đảng, đã có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo xây dựng HTCTCS vững mạnh và trong các nghị quyết hàng năm đều lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề này. Hoạt động lãnh đạo của các đảng ủy xã, phường thị trấn đối với công tác chính trị tư tưởng luôn được chú trọng và tiến hành thường xuyên, đại đa số cán bộ đảng viên, nhân dân và các dân tộc tỉnh Tây Ninh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đảng ủy các xã, phường thị trấn thường xuyên củng cố kiện toàn UBKT, bổ sung cán bộ có phẩm chất, năng lực, đủ sức tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ đảng đối với các tổ chức đảng và đảng viên. Trong năm năm các cấp ủy đã kiểm tra 123 tổ chức đảng và trên 600 đảng viên. Nhờ vậy đã kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về phẩm chất, đạo đức lối sống, tư cách đảng viên… Đối với các tổ chức chính trị xã hội, nội dung, hình thức biện pháp xây dựng được thể hiện trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên hội viên tham gia xây dựng HTCTCS vững mạnh bằng nhiều hình thức phong phú theo chức năng nhiệm vụ của mình, nhằm thu hút nhiều đoàn viên, hội viên tham gia. Đoàn thanh niên có phong trào “Thanh niên lập nghiệp và bảo vệ tổ quốc”, “Trang trại thanh niên”. Hội phụ nữ có phong trào “phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”. “phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” trong những năm qua đã có hàng chục ngàn gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Hội nông dân đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo trong nông dân, hàng năm có hàng ngàn hộ đăng ký tham gia và có nhiều hộ được bình xét đạt danh hiệu tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu. Hội Cưu chiến binh có phong trào góp vốn xoay vòng, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, vượt khó, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tập trung giải quyết vấn 35
  • 36. đề khó khăn về vốn và kỷ thuật. Đồng thời, Hội tiếp tục duy trì và phát triển “quỹ đồng đội” có số dư hàng tỷ đồng, để hỗ trợ cho hội viên nghèo. Nhìn chung với những nội dung và hình thức hoạt động khác nhau, mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường,thị trấn ở tỉnh Tây Ninh, đã góp phần cùng các tổ chức Đảng, chính quyền thực hiện xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả, nhiều hộ vươn lên khá giàu, góp phần giữ vững ổ định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở Ba là, cơ cấu, tổ chức, bộ máy của HTCTCS ở tỉnh Tây Ninh thường xuyên được kiện toàn, củng cố, cơ bản đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, chất lượng hoạt động ngày càng cao. Quán triệt, triển khai, thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” trong hoạt động của HTCTCS. Từng tổ chức trong HTCTCS đã quan tâm việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, quy chế, quy chế phối hợp hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nằm nâng cao trách nhiệm công tác, góp phần hạn chế việc chồng chéo hoặc buông lỏng trong thực hiện nhiệm vụ, tạo cơ sở phối hợp đồng bộ và thống nhất việc xác lập mối quan hệ làm việc giữa các cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở, thể hiện cụ thể sau: Kết quả hoạt động của TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Tỉnh Tây Ninh Về tổ chức hiện nay TCCSĐ ở tất cả các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tây Ninh mà tác giả luận văn khảo sát đều được tổ chức thành Đảng bộ, đảng viên được phân công sinh hoạt trong các chi bộ theo địa bàn dân cư ở ấp, khu phố hoặc theo ngành nghề như y tế, giáo dục, quân sự, cơ quan xã. Tính đến cuối năm 2013, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh có 14 đảng bộ trực thuộc (08 huyện, 01 thành phố, 05 Đảng ủy) với 608 TCCSĐ (trong đó 181 đảng bộ cơ sở, 427 Chi bộ cơ sở) 12 đảng bộ bộ phận; 1.799 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; tổng số đảng viên trong toàn tỉnh là 27.743, chiếm 2,57% so dân số (tăng 1,12% so với năm 2012) 36
  • 37. Bình quân mỗi năm, có 99,11% TCCSĐ và 98,95% chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở được đánh giá, trong đó: tổ chức đạt TSVM chiếm đạt 88,53% (tiêu biểu chiếm 19,41%) Số Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở đạt TSVM chiếm 93,15% (tiêu biểu chiếm 18,58%). Riêng 20 xã biên giới TCCSĐ đạt TSVM chiếm 63,33% Bình quân mỗi năm, có 93,71% đảng viên được đánh giá chất lượng, trong đó: đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm 94,99%; đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 9,15% so với số đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Riêng 20 xã biên giới, số đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm 94,15%; số đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 7,75% so với số đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác kết nạp đảng viên mới được các cấp ủy đảng thường xuyên quan tâm cả về số lượng , chất lượng và tiêu chuẩn theo quy định, hàng năm kết nạp mới trên 1350 đảng viên. Mỗi đảng bộ, xã, phường, thị trấn có ban chấp hành gồm 11 đến 21 đ/c (gọi tắt là Đảng ủy xã). Đảng ủy xã là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ xã giữa 2 nhiệm kỳ đại hội, có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực đời sống văn hóa, xã hội trên địa bàn. Đảng ủy xã có ban thường vụ từ 03 đến 07 đ/c; Ủy ban kiểm tra đảng ủy xã gồm 3 đến 5 đ/c. Đảng bộ các xã, phường, thị trấn những năm qua, năng lực ban hành Nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết được nâng lên rõ rệt. Sự lãnh đạo của đảng bộ xã trước hết bằng nghị quyết đại hội đảng bộ xã. Trên cơ sở đó, thông qua các kỳ họp đảng ủy xã ra nghị quyết thường kỳ, nghị quyết hàng năm, nghị quyết chuyên đề… nhằm cụ thể hóa các nội dung lãnh đạo từng mặt công tác và hoạt động của các tổ chức trong HTCTCS như: nghị quyết về phát triển kinh tế, về quốc phòng an ninh, về xây dựng đảng, chính quyền, về công tác cán bộ, nghị quyết lãnh đạo hoạt động của mặt trận động của mặt trận và các đoàn thể nhân dân… 37
  • 38. Hoạt động lãnh đạo của đảng bộ xã, phường, thị trấn đối với chính quyền được thực hiện nghiêm túc theo cơ chế: Đảng bộ ra nghị quyết, xác định phương hướng, HĐND cụ thể hóa thành nghị quyết , thể hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, trên cơ sở đó UBND điều hành, tổ chức thực hiện. Duy trì có nề nếp chế độ giao ban, hội ý định kỳ, Trong giao ban, BTV Đảng ủy nghe báo cáo để nắm tình hình hoạt động của HĐND, UBND cho ý kiến chỉ đạo về những vấn đế quan trọng, phức tạp và phổ biến các chủ trương biện pháp, chính sách, nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên, thống nhất và phối hợp hoạt động, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể rõ ràng. Từ đó chất lượng các phiên họp giao ban không ngừng được nâng lên, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy, thực hiện nghiệm túc quy tắc tập trung dân chủ, phát huy được trí tuệ của tập thể, khắc phục được bệnh hình thức, máy móc, làm cho đảng ủy thật sự năng động và hoạt động có hiệu quả Mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với thường trực HĐND và thường trực UBND được duy trì chặt chẽ, nhất là giữa bí thư đảng ủy xã phường thị trấn với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Kết quả tác giả khảo sát cho thấy, khi được hỏi: Đồng chí cho biết chính kiến của mình về “Uy tín, chất lượng lãnh đạo của BCH Đảng bộ xã, phường, thị trấn.”, có 128/150 ý kiến cho là tốt. Sự lãnh đạo của đảng bộ xã, phường, thị trấn đối vớ mặt trận các đoàn thể nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp ủy đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân đối với việc xây dựng HTCTCS vững mạnh, từ đó nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo công tác mặt trận đoàn thể nhân dân. Các đoàn thể nhân dân hoạt động hiệu quả, có các phong trào thiết thực với người dân; Mặt khác các đoàn thể nhân dân thật sự là nhân tố tích cực trong xây dựng kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, chính quyền. Về xây dựng và hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở Trong những năm qua hoạt động của HĐND các cấp, nhất là HĐND xã được nâng lên. Các đại biểu HĐND thể hiện rõ vai trò của người đại biểu của 38
  • 39. nhân dân. Chất lượng hoạt động của HĐND ngày càng được thể hiện. Nội dung các kỳ họp được chuẩn bị kỷ, chu đáo, đúng quy chế hoạt động. Những vấn đề nổi cộm, bức xúc của cử tri được giải quyết thấu đáo. Công tác giám sát của Đại biểu HĐND đúng trọng tâm, trọng điểm và mang lại kết quả tích cực, đem lại lòng tin cho cử tri. Hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn đã đi vào nề nếp và thực hiện đúng quy chế đề ra, phân công nhiệm vụ rõ ràng, chế độ giao ban, hội ý được duy trì, giải quyết kịp thời những yêu cầu thực tế đặt ra. Bộ máy chính quyền cơ sở ở tỉnh Tây Ninh không ngừng được củng cố và thường xuyên được cải tiến, phương pháp, lối làm việc và tác phong công tác. Công tác cải cách hành chính được tiếp tục thực hiện và mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giải quyết công việc hành chính. Cơ chế “một cửa” đã đi vào hoạt động có hiệu quả, giảm bớt phiền hà đi lại của các tổ chức, cá nhân và nhân dân, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương có hiệu lực, đảm bảo đúng pháp luật. Công tác tiếp dân giải quyết đơn, thư, khiếu nại tố cáo của công dân được quan tâm chỉ đạo, tổ chức giải quyết hòa giải kịp thời ngay ở cơ sở, hạn chế tối đa tình trạng đơn thư tồn đọng, gửi vượt cấp, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội ở địa phương Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư nhất là cấp cơ sở, theo thống kê Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh hàng số lượt cán bộ cơ sở được cử đi đào tạo bồi dưỡng không dưới 200 người. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn đủ sức đảm đương nhiệm vụ. Về xây dựng, đổi mới hoạt động của MTTQ và tổ chức quần chúng. MTTQ ở các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tây Ninh trong những năm qua luôn được quan tâm củng cố, kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, hướng mạnh mẽ về cơ sở, địa bàn dân cư, địa bàn dân cư là nơi có nhiều 39
  • 40. thành phần kinh tế đan xen, nhiều hình thức sở hữu, nhất là những năm gần đây tỉnh xây dựng nhiều khu cụm công nghiệp, thu hút hàng chục vạn công nhân từ các tỉnh khác đến làm việc, nhiều quan hệ kinh tế xã hội và nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Đến nay toàn tỉnh có 95/95 xã, phường, thị trấn thành lập ban thường trực MTTQ; 855/855 khu dân cư có ban công tác mặt trận. Ban công tác mặt trận ở khu dân cư luôn được củng cố kiện toàn, nội dung, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên. Qua báo cáo hàng năm, bình quân có 90% Ban công tác mặt trận được đánh giá là hoạt động có hiệu quả tốt; 10% hoạt động trung bình và yếu. Tính đến 12/2013 tất cả 95/95 xã, phường, thị trấn đều bố trí 01 cán bộ chuyên trách MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội. Trong những năm qua, nhìn chung bộ máy và đội ngũ cán bộ mặt trận, các đoàn thể nhân dân, không ngừng được củng cố, đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống và năng lực chuyên môn đủ đảm đương nhiệm vụ. MTTQ đã thực hiện tốt chức năng xây dựng chính quyền như: hiệp thương giới thiệu danh sách ứng cử viên HĐND xã, phường, thị trấn, tổ chức tiếp xúc cử tri, tham gia giám sát hoạt động của chính quyền, tham gia xây dựng ấp, khu phố văn hóa, nhất là thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia “toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”. Ngoài ra, còn tham gia hòa giải những tranh chấp trong nội bộ dân cư, xây dựng mối đoàn kết các dân tộc tôn giáo… góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên nhân dân thực hiện tốt các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCTCS đạt nhiều tiến bộ, Đảng ủy, HĐND, UBND thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Cùng với xu thế dân chủ hóa ngày càng mở rộng và trước những phức tạp nảy sinh trong quản lý kinh tế, xã hội khi chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm qua các cấp ủy đảng của tỉnh Tây Ninh 40
  • 41. đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động về chức năng lãnh đạo của mình,các cấp ủy đảng đã tập trung bàn bạc, thảo luận ra nghị quyết về phương hướng và các giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, ổn định quốc phòng an ninh, xây dựng nếp sống văn hóa, giao nhiệm vụ cho chính quyền để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện, xử lý các vấn đề phát sinh theo đúng quy định của pháp luật, chăm lo xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất, xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM. Khắc phục triệt để tình trạng bao biện làm thay của cấp ủy đảng đối với chính quyền. Đại biểu HĐND các xã, phường, thị trấn nâng dần chất lượng hoạt động, nội dung các kỳ họp được chuẩn bị chu đáo, việc tham gia ý kiến vào các vấn đề ở địa phương, nhất là những việc bức xúc cần giải quyết được chú trọng. Cán bộ chủ chốt, các cấp ủy viên, chính quyền đề cao trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước, đúng theo quy định của pháp luật, các đoàn thể nhân dân luôn có những phương thức, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của đoàn thể mình đối với các phong trào ở địa phương và đối với các đoàn viên hội viên. Qua khảo sát thực tế ở những xã biên giới vùng sâu của tỉnh tây Ninh cho thấy, chủ tịch các phó chủ tịch UBND xã đều nắm khá toàn diện, tình hình thực tế của địa phương, các văn bản chính sách pháp luật thường áp dụng ở cơ sở. Từ đó góp phần giải quyết đạt hiệu quả những vấn đề ở địa phương đơn vị mình. Chính quyền các địa phương chủ động phối hợp với MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Chính quyền cơ sở nhất là UBND các xã, phường, thị trấn khắc phục được tình trạng không quan tâm đến các hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Từ khi có nghị quyết 8B (khóa VI), nhất là khi chính phủ có chỉ thị về tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân là lực lượng nòng cốt trong những việc liên quan đến phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và tham gia giải quyết những vấn đề phức 41
  • 42. tạp ở địa phương. Mỗi khi chuẩn bị triển khai chương trình công tác liên đến đời sống, kinh tế xã hội ở địa phương, chính quyền các xã, phường, thị trấn chủ động mời đại diện MTTQ và các đoàn thể chính trị dự và tham gia bàn bạc thảo luận. Trong quá trình tổ chức thực hiện còn những vấn đề vướng mắc, nhất là những vấn đề nhạy cảm hoặc đụng đến quyền và lợi ích của nhân dân, chính quyền đều tranh thủ ý kiến của mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội. Thực tế cho thấy nơi nào, địa phương nào mà làm tốt công tác phối hợp giữa chính quyền với MTTQ và các đoàn thể nhân dân thì nơi đó mọi chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước được thực thi nghiêm túc và đem lại kết quả. Sự phối hợp của các tổ chức có nội dung cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Các tổ chức trong HTCTCS ở địa phương không chỉ đơn thuần là ở sự nhất trí với nhau một cách chung chung mà còn luôn có nội dung cụ thể, thiết thực. Những nội dung phối hợp rõ nét và có hiệu quả như là: Chương trình 134, 135, 160 Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; chương trình xóa đói giảm nghèo; chương trình nước sạch; chương trình xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; các chương trình phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, chương trình mục tiêu quốc gia toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới… Mặc dù hiệu quả các chương trình này chưa đồng đều giữa các địa phương và còn những hạn chế nhất định, nhưng sự phối hợp giữa các tổ chức đối với các lĩnh vực này là hoàn toàn đúng hướng và mở ra triển vọng tốt đẹp cho sự phát triển. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn có nhiều tiến bộ. Xuất phát từ nhận thức mọi việc thành công hay thất bại đều do công tác cán bộ. Nhận thức rõ điều đó, nhiều năm qua các cấp ủy đảng đã lãnh đạo, làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ 42
  • 43. chốt cấp xã, phường, thị trấn nói riêng, được thể hiện rõ trong các nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Khi có nghị quyết trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ, các cấp ủy đảng đã tập trung rà soát kiểm điểm tình hình, đề ra chương trình hành động, biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của cấp mình, ngành mình, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Công tác tạo nguồn, đào tạo đã được quan tâm, ngoài những chế độ được hưởng khi cử đi học, các huyện trong tỉnh còn hỗ trợ thêm về chi phí đi lại, ăn ở, học phí… Mặt khác các huyện còn mạnh dạn liên kết với các trường đại học các tỉnh lân cận, Học viện Chính trị hành chính Hồ Chí Minh khu vực II và trường chính trị tỉnh mở các lớp đại học chuyên ngành, cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị… Mặt khác mạnh dạn trong công tác luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn (từ xã này chuyển sang xã kia, luân chuyển cán bộ cấp huyện về giữ vị trí cán bộ chủ chốt cấp xã). Luôn chú trọng rèn luyện đội ngũ cán bộ qua thực tiễn. chính vì vậy trình độ cá bộ không ngừng được nâng lên. Cán bộ chủ chốt của xã, phường, thị trấn hầu hết đều có trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị từ trung cấp, đại học, cao cấp lý luận. Trong năm năm từ (2008-2013) đã có: 837 cán bộ được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ (trong đó: Đại học: 236; cao đẳng: 310; trung cấp 301. 578 cán bộ được đào tạo lý luận chính trị (trong đó: cao cấp, cử nhân: 246, trung cấp: 332.) Trong công tác cán bộ các cấp ủy đảng luôn chú trọng đến khâu tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ. Mặt khác, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn cũng được quan tâm và thực hiện tốt, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, dự nguồn sử dụng bố trí cán bộ kế cận cho các chức danh trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Quy chế dân chủ được xây dựng và thực hiện nghiêm túc. Các tổ chức thuộc HTCTCS ở tỉnh tây Ninh đã thể chế hóa mối quan hệ công tác giữa cấp ủy đảng đối với chính quyền và các đoàn thể thành hệ 43