SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ VĂN QUYẾT
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA VIRUS
GÂY BỆNH MAREK Ở GÀ NUÔI CÔNG NGHIỆP TẠI PHÍA
BẮC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC
VẮC XIN PHÒNG BỆNH”
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
THÁI NGUYÊN - 2017
Luận án được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên
Người hướng dẫn khoa học: 2. PGS.TS. Phạm Công Hoạt
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học
Họp tại: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Vào hồi …… giờ ….. ngày….. tháng ……năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Thư viện trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái nguyên
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1. Hà văn Quyết, Tạ Xuân Tề, Phạm Thi Tâm, Phạm Công Hoạt,
Nguyễn Quang Tuyên “Phân lập và xác định độc lực của chủng
virus gây bệnh Marek trên gà nuôi ở một số tỉnh miền Bắc”, tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 240 năm 2014.
2. Hà văn Quyết, Phạm Thi Tâm, Phạm Công Hoạt, Nguyễn Quang
Tuyên “Xác định đặc tính gây bệnh của chủng virus gây bệnh trên
gà nuôi”, tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 282; 283
năm 2016.
3. Hà văn Quyết,Phạm Thi Tâm, Phạm Công Hoạt, Nguyễn Quang
Tuyên “Nghiên cứu ảnh hưởng của interferonđến khả năng tạo đáp
ứng miễn dịch bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek”,tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn số 260 năm 2015.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, chăn nuôi gà ở nước ta có sự phát triển
mạnh mẽ theo hướng chăn nuôi công nghiệp tập trung, đóng góp lớn
cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Theo báo cáo của
Tổng cục Thống kê (2016), năm 2016 cả nước có khoảng 252 triệu
con gà; với sản lượng trên 500 ngàn tấn thịt, 8,5 tỷ quả trứng, cho thu
nhập khoảng 63 ngàn tỷ đồng, chiếm 29,5% trong tổng giá trị ngành
nông nghiệp, chiếm 3,15% trong GDP. Tuy nhiên, chăn nuôi gà còn
gặp nhiều rủi ro về giá cả, thị trường, đặc biệt là các loại dịch bệnh
luôn tiềm ẩn, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả sản xuất. Một trong những
căn bệnh khá phổ biến thường xuyên xảy ra trên đàn gà nuôi công
nghiệp, đặc biệt là đàn gà đẻ, đó là bệnh Marek, do Gallid herpesvirus
gây ra, virus thường tồn tại trên biểu mô của nang lông của gà nên có
khả năng lây lan nhanh và mạnh qua đường hô hấp.
Bệnh Marek có hai biểu hiện chính là gây tăng sinh các tổ
chức lypmpho và suy giảm miễn dịch ở gà. Trên thực tế những năm
gần đây một số trang trại chăn nuôi gà của nông dân, công ty CP,
Japfa comfeed,… ở miền Bắc tình hình nhiễm bệnh Marek khá phức
tạp gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Qua thực tế cho thấy việc
phòng bệnh cho đàn gà bằng vắc xin Marek nhập ngoại được các
công ty và hộ chăn nuôi thực hiện tương đối đầy đủ, tuy nhiên đáp
ứng miễn dịch của gà ở một số trang trại không cao, tỷ lệ bảo hộ của
vắc xin chưa đảm bảo. Hiện tượng gà vẫn bị bệnh sau khi tiêm vắc
xin Marek có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân kỹ thuật về
sự phù hợp chủng là quan trọng. Các loại vắc xin hiện đang sử dụng
được tạo ra từ những chủng kinh điển, sử dụng lâu dài trên toàn thế
giới không hoàn toàn phù hợp với các biến chủng mới, độc lực cao
2
xuất hiện thường xuyên ở các vùng địa lý khác nhau [(Baigent SJ et
al., 2006); (Schat KA và Baranowski E, 2007).
Trong khi chưa có một vắc xin phù hợp, đáp ứng yêu cầu về
hiệu quả bảo hộ thực tế, việc nâng cao hiệu quả của vắc xin thương
mại hiện có là vấn đề cần được quan tâm. Gần đây, giải pháp sử
dụng phối hợp vắc xin với các chất tăng cường đáp ứng miễn dịch,
làm tăng khả năng bảo hộ chéo cho các biến chủng virus trên thực
địa có những triển vọng khả quan và đang được ứng dụng rộng rãi.
Vấn đề đặt ra là liệu có thể lựa chọn được chất tăng cường miễn dịch
của vắc xin trong phòng bệnh Marek ở nước ta. Để bước đầu có
những cơ sở khoa học và thực tiễn cho những ứng dụng này, chúng
tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc tính của virus gây
bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp tại phía Bắc Việt Nam và giải
pháp nâng cao hiệu lực vắc xin phòng bệnh”.
2. Mục tiêu của đề tài
Phân lập, xác định một số đặc tính của virus gây bệnh Marek
trên đàn gà nuôi công nghiệp đã được tiêm vắc xin phòng bệnh
Marek nhưng vẫn có biểu hiện mắc bệnh tại một số tỉnh phía Bắc
Việt Nam. Đánh giá khả năng gây bệnh, đặc điểm bệnh lý của chủng
virus phân lập được và nghiên cứu ứng dụng liệu pháp phối hợp chất
tăng cường miễn dịch trong sử dụng vắc xin phòng bệnh Marek.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Nghiên cứu đặc tính sinh học và độc lực của chủng gây bệnh
trên thực địa tại Việt Nam sẽ cung cấp cơ sở khoa học cơ bản nhất
cho việc đánh giá diễn biến tình hình dịch bệnh Mareck ở nước ta,
đồng thời chủng phân lập cũng là nguồn gene virus cho sự phát triển
các nghiên cứu tiếp theo về sinh bệnh học, chẩn đoán phát hiện và
chế tạo vắc xin phòng bệnh Marek.
3
- Kết quả đánh giá hiệu quả bảo hộ khi dùng phối hợp các chất
tăng cường miễn dịch với vắc xin cung cấp cơ sở khoa học về đáp
ứng miễn dịch học ở gia cầm (trong điều kiện thí nghiệm) và định
hướng cho phát triển nhóm chất bổ trợ vắc xin trong tương lai. Mở ra
một hướng nghiên cứu nâng cao hiệu quả phòng bệnh của vắc xin
Marek nói riêng và vắc xin phòng bệnh virus phổ biến ở gia cầm nói
chung (trong điều kiện thực địa).
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả phân lập và xác định đặc tính sinh học của chủng
virus Marek lưu hành ở Việt Nam có thể là nguồn gene phục vụ
nghiên cứu mức độ tương đồng của chủng vắc xin và chế tạo vắc xin
nội địa phòng bệnh Marek trong tương lai.
- Kết quả thử nghiệm xác định chất bổ trợ có tác dụng tăng cường
hiệu lực của vắc xin có ý nghĩa trước mắt là có thể ứng dụng kết hợp với
vắc xin sẵn có làm tăng hiệu quả phòng bệnh Marek, giảm thiệt hại do
bệnh này gây ra và tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần thúc
đẩy ngành chăn nuôigia cầm phát triển; kế đó có thể tiếp tục nghiên cứu
lựa chọn chất tăng cường đáp ứng miễn dịch hiệu quả nhất, nâng cao
hiệu quả của giải pháp phòng bệnh Marek.
- Thông tin và tài liệu của đề tài có thể hỗ trợ nguồn thông tin
giúp người chăn nuôi và cán bộ thú y, các nhà quản lý và đào tạo cập
nhật về bệnh Marek ở gà trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam nhằm
hoạch định và thực hiện tốt hơn các biện pháp phòng chống bệnh với
hiệu quả cao.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Chủng virus MDV 6.13 là chủng virus gây bệnh Marek lần
đầu tiên được phân lập và xác định đặc tính gene học, độc lực, gây
bệnh cho gà ở Việt Nam.
4
- Lần đầu tiên chúng tôiđánh giá hiệu quả bảo hộ thực tế của một
loại vắc xin đa giá nhập ngoạibằng chủng virus phân lập tại Việt Nam.
- Bước đầu khám phá khả năng sử dụng các chất bổ trợ tăng
cường miễn dịch để nâng cao hiệu quả bảo hộ của vắc xin thương
mại, xác định được chất phối hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vắc xin
phòng bệnh Marek trên gà tại Việt Nam.
5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 102 trang (không kể phần tàiliệu tham khảo và phụ
lục). Phần mở đầu 3 trang, tổng quan tài liệu 26 trang, nội dung và
phương pháp nghiên cứu 11 trang, kết quả nghiên cứu và thảo luận 60
trang,kết luận và đề nghị2 trang. Luận án có 21 bảng thể hiện kết quả
nghiên cứu,35 hình ảnh và biểu đồ,131 tài liệu tham khảo (trong đó có
11 tài liệu tiếng việt và 120 tài liệu tiếng nước ngoài).
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương 2
NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Phân lập virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp tại
một số tỉnh phía Bắc Việt Nam
2.1.2. Nghiên cứu xác định độc lực và kết quả gây bệnh thực nghiệm
của virus phân lập được trên các giống và lứa tuổi gà
2.1.3. Nghiên cứu các đặc trưng gây bệnh lý của virus phân lập
được đối với gà thí nghiệm
5
2.1.4. Nghiên cứu thử nghiệm phối hợp chất bổ trợ tăng cường
miễn dịch với vắc xin để tăng cường hiệu quả của vắc xin phòng
bệnh Marek
2.2. Đối tượng, nguyên liệu nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Virusgây bệnh Marek phân lập được ở mẫu bệnh phẩm của
gà nuôi công nghiệp nghi mắc bệnh Marek tại một số địa phương
phía Bắc Việt Nam.
- Đáp ứng miễn dịch ở gà nuôi công nghiệp sau khi được tiêm
phòng bằng vắc xin Marek kết hợp với các chất bổ trợ tăng cường
miễn dịch.
2.2.2. Nguyên vật liệu
- Trứng gà sạch được mua từ Công ty Vắc xin và Sinh phẩm
số I được ấp nở trong điều kiện sạch bệnh. Gà sau khi nở 1 ngày tuổi
được sử dụng trong các thí nghiệm của nghiên cứu.
- Bệnh phẩm được lấy từ gà có biểu hiện mắc bệnh Marek ở
thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
- Vắc xin đa giá MD - Vac CFL chủng Rispens và HVT do
hãng Zoetis Inc của Mỹ sản xuất, được nhập khẩu bởi công ty
TNHH TM & DP Sang, thành phố Hồ Chí Minh.
- Các chất tăng cường miễn dịch CPG ODN, Poly I:C,
Interferon -  là các chất sinh tổng hợp nhập ngoại được sử dụng
trong thí nghiệm.
2.2.3. Môi trường, hóa chất, thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Các Kit ELISA (ELISA Kit, code: Catalog No. CSB - E10071Ch,
Flarebio Biotech LLC).
- Real - time PCR kit (Cat No./ID: 218073, Qiagen).
- Các loại môi trường Thông dụng dùng trong nghiên cứu
6
- Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm: Các máy móc dụng cụ thí
nghiệm thông dụng; máy ly tâm, tủ cấy tế bào, máy chạy phản ứng
PCR, máy đọc kết quả ELISA, nồi hấp tiệt trùng, kính hiển vi điện
tử, tủ lạnh… có tại phòng thí nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên và khoa Công nghệ sinh học Viện Đại học Mở Hà Nội.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Công nghệ sinh học
-Viện Đại học Mở Hà Nội.
3.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2013 - 7/2016.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu
Các mẫu máu chống đông, lách, thận, gan, lông vũ được thu từ
gà khoảng 60 - 100 ngày tuổi có biểu hiện điển hình của bệnh Marek
được thu từ các trại gà nuôi tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và thành
phố Hà Nội. Các đàn gà này đã được sử dụng vắc xin lúc 1 ngày tuổi.
Các mẫu sau khi lấy được cho vào ống nghiệm và túi nylon vô trùng
bảo quản lạnh và nhanh chóng đưa về phòng thí nghiệm.
2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm
- Phân lập virus Marek bằng phương pháp nuôi cấy trên tế bào
sơ phôi vịt.
- Phương pháp tiêm truyền qua phôi trứng để xác định độc lực
của virus gây bệnh Marek.
- Phản ứng PCR xác định gen Meq gây hình thành khối u của
virus gây bệnh Marek.
- Phương pháp giải trình tự gen bằng máy giải trình tự gen tự
động: Gen Meq trên gel được tinh sạch và xác định trình tự bằng máy
giải trình tự gen tự động ABI 3100.
7
- Xác định mức độ hình thành các Cytokine bằng phương pháp
ELISA phát hiện các hiệu giá của IFN - α, IFN - β, IFN - , IL - 12,
IL - 4, IL - 10.
- Phản ứng trung hòa invitro để theo dõi mức độ hình thành
kháng thể trung hòa.
- Bố trí thí nghiệm xác định khả năng gây bệnh và mức độ gây
bệnh tích của MDV trên các giống gà và các độ tuổi gà.
- Bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các chất tăng
cường miễn dịch đến hiệu lực của vắc xin phòng bệnh Marek.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được trong các thí nghiệm được xử lý theo phương
pháp toán học thông dụng và phương pháp thống kê sinh vật học
(Nguyễn Văn Thiện 2008), với sự hỗ trợ của phần mềm Excel 2013.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân lập MDV
3.1.1.Kết quả mổ khám gà nghi mắc bệnh Marek ở một số địa phương
Bảng 3.1. Kết quả mổ khám gà nghi mắc bệnh Marek ở một số
địa phương
Địa phương lấy
mẫu
Số mẫu thu
thập
Số gà có khối
u ở các tổ
chức
Tỷ lệ (% )
Vĩnh Phúc 47 41 87,23
Hà Nội 51 38 74,51
Phú Thọ 28 11 39,29
Tính chung 126 90 71,43
Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ gà có khối u ở các tổ chức bên
trong cơ thể là 71,43%, dao động tùy địa phương thu thập mẫu.
Những đàn gà này đã được sử dụng vắc xin phòng bệnh Marek Sự
8
khác nhau về tỷ lệ gà có bệnh tích (cùng có triệu chứng bệnh Marek)
phản ánh sự biến động về tình trạng sức khỏe của đàn tại thời điểm
nhiễm bệnh hơn là đánh giá hiệu quả vắc xin. Mặt khác, cũng có thể
do các chủng virus gây bệnh có độc lực khác nhau.
3.1.2. Phản ứng PCR xác định gen đặc hiệu của virus Marek
Hình 3.2. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR phát hiện gen Meq
(M: thang chuẩn; 1 - 8: các mẫu có sản phẩm PCR có gen Meq; 9 -
12: sản phẩm PCR không có gen Meq)
Phản ứng PCR đã phát hiện được 8 mẫu lách có gen Meq, điều
đó có nghĩa là có 8/126 cá thể gà nhiễm bệnh Marek (6,34%). Điều
đáng lưu ý là các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Phú Thọ có quy mô chăn
nuôi gà công nghiệp lớn và các trang trại lấy mẫu đều thực hiện
phòng ngừa bệnh Marek bằng vắc xin đúng theo quy trình. Như vậy,
hiện tượng gà nhiễm bệnh sau khi đã sử dụng vắc xin là vấn đề cần
được đánh giá, xem xét về các khía cạnh, bao gồm: sự biến chủng
của virus, sự thay đổi độc lực của chủng gây bệnh, sự suy giảm hiệu
lực của vắc xin.
3.1.3. Nuôi cấy phân lập virus Marek
Mẫu lách và lông vũ của 8 cá thể gà có bệnh tích điển hình và
có gen mã hóa kháng nguyên đặc hiệu của MDV được tiến hành nuôi
cấy trên đĩa tế bào xơ phôi vịt một lớp. Kết quả đã phân lập được 01
chủng virus phát triển ổn định đến đời tiếp truyền thứ 3, hiệu ứng
9
hủy hoại tế bào (Cytopathic Effect - CPE) xuất hiện ổn định sau 5
ngày nuôi cấy ở điều kiện 37°C, 5% CO2. Chủng virus này ký hiệu là
MDV 6.13 được giữ trong tế bào xơ phôi vịt và bảo quản ở - 196°C
trong dung dịch 10% dimethyl sulphoxide.
3.1.4. Kết quả xác định trình tự gen Meq
Tham khảo nghiên cứu của Laurent et al (2001) [79], bằng cặp
mồi Meq đã khuếch đại được đoạn gen có kích thước khoảng 1081
bp. Kết quả thu được ở hình 3.5 cho thấy một sản phẩm PCR với duy
nhất một băng ADN sáng, rõ nét và không có sản phẩm phụ. Kích
thước này phù hợp theo tính toán lý thuyết và tương ứng với kích
thước của đoạn mã hoá của gen Meq của virus gây bệnh Marek ở gà.
Tuy nhiên, để khẳng định chính xác sản phẩm thu được là gen Meq
chúng tôi đã tiến hành tách dòng, xác định trình tự nucleotide và so
sánh với trình tự gen này trên Gene bank.
Hình 3.6. Kết quả tách plasmid từ khuẩn lạc trắng
Vạch điện di tương ứng với kích thước của gen Meq được tinh
sạch và xác định trình tự bằng máy giải trình tự gen tự động ABI
3100. Sử dụng phần mềm Blast để xác định mức độ tương đồng của
trình tự gen Meq thu được với các trình tự của GenBank. Kết quả cho
thấy trình tự gen Meq của chủng MDV 6.13 tương đồng 95% với
trình tự gen Meq của Gallid herpesvirus. Với mức độ tương đồng
thấp như vậy chứng tỏ MDV đã có sự biến chủng có độc lực cao và
có khả năng gây bệnh cả khi gà đã được tiêm vắc xin phòng bệnh.
10
3.2. Khả năng gây bệnh của MDV phân lập
3.2.1.Khả năng gây bệnhcủa MDV phânlập trên các giống gà thí nghiệm
Bảng 3.2. Mức độ gây bệnh của chủng MDV phân lập
trên các giống gà thí nghiệm
Giống gà
Số gà có
biểu hiện
bệnh
Marek
(n)
Tỷ lệ có
biểu hiện
bệnh
Marek
(%)
Triệu chứng của gà
mắc bệnh
Tỷ lệ các
triệu
chứng
bệnh
Marek
Số gà
chết do
bệnh
Marek
(n)
Tỷ lệ chết
do bệnh
Marek
(%)
Gà Ri
(n=120)
85 70,83
Gầy ốm, mào tái 70,83
40 33,33
Đi loạng choạng 54,17
Liệt, sệ cánh 39,17
Liệt chân 9,17
Viêm mống mắt, mù 0,83
Gà
Lương
Phượng
(n=120)
102 85
Gầy ốm, mào tái 85
52 43,33
Đi loạng choạng 56,67
Liệt, sệ cánh 40
Liệt chân 15,83
Viêm mống mắt, mù 1,67
Gà Ross
308
(n=120)
107 89,17
Gầy ốm, mào tái 89,17
69 57,5
Đi loạng choạng 60
Liệt, sệ cánh 45,83
Liệt chân 33,33
Viêm mống mắt, mù 4,17
Đối
chứng
(n=40)
0 0
Gầy ốm, mào tái 0
0 0
Đi loạng choạng 0
Liệt, sệ cánh 0
Liệt chân 0
Viêm mống mắt, mù 0
11
Kết quả thínghiệm ở bảng3.2 cho thấy, chủngMDV 6.13 có độc
cao, vớiliều gây nhiễm là 2000 PFU/con sau ba tháng theo dõi, gà đã mắc
bệnh vớicác triệu chứng điển hình với tỷ lệ là 70,83%, 85% và 89,17%
cho ba giống gà tương ứng là gà Ri, Lương Phượng, Ross 308.
3.2.2. Khả năng gây bệnh của MDV phân lập trên các giống gà thí
nghiệm ở các độ tuổi khác nhau
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của gà thí nghiệm
ở các độ tuổi có sự sai khác rõ rệt giữa gà 1 ngày tuổi, 1 tuần tuổi, 1
tháng tuổi và 3 tháng tuổi. Cụ thể:
Ở gà Ritỷ lệ gà có biểu hiện mắc bệnh tương ứng là 100%; 90%;
66,67% và 26,67%. Tỷ lệ chết là 53,33%; 43,33%; 33,33% và 3,33%.
Ở gà Lương Phượng tỷ lệ gà có biểu hiện mắc bệnh tương ứng
là 100%; 100%; 83,33% và 56,67%. Tỷ lệ chết tương ứng là 73,33%;
50%; 43,33% và 6,67%.
Ở gà Ross 308 tỷ lệ gà có biểu hiện mắc bệnh tương ứng là
100%; 100%; 96,67% và 60%. Tỷ lệ chết tương ứng là 86,67%;
63,33%; 53,33và 26,67%.
Kết quả này cho thấy tỷ lệ gà mắc bệnh và gà chết giảm dần
theo sự tăng lên ngày tuổi của gà. Mặt khác, các giống gà nhập
ngoại mẫn cảm với virus gây bệnh Marek hơn so với gà nội địa ở tất
cả các độ tuổi.
12
Bảng 3.4.Mức độ gâybệnhcủa chủng MDVphân lập được trêncác giống gà ởcác độ tuổi khác nhau
Giốnggà Gàri GàLươngPhượng GàRoss 308
Ngàybuổi
Sốgà
cóbiểu
hiện
bệnh
Marek
(n)
tỷlệ có
biểu
hiện
bệnh
Marek
(%)
Triệu chứng
củagà
mắcbệnh
Tỷlệ
các
triệu
chứng
bệnh
Marek
(%)
Sốgà
chếtdo
bệnh
Marek
(n)
Tỷlệ
chếtdo
bệnhMarek
(%)
Sốgà
cóbiểu
hiện
bệnh
Marek
(n)
tỷlệ có
biểu
hiện
bệnh
Marek
(%)
Triệu chứng
củagà
mắcbệnh
Tỷlệ
các
triệu
chứng
bệnh
Marek
(%)
Sốgà
chếtdo
bệnh
Marek
(n)
Tỷlệ
chếtdo
bệnh
Marek
(%)
Sốgà
cóbiểu
hiện
bệnh
Marek
(n)
tỷlệ có
biểu
hiện
bệnh
Marek
(%)
Triệuchứng
củagà
mắcbệnh
Tỷlệ
các
triệu
chứng
bệnh
Marek
(%)
Sốgà
chết
do
bệnh
Mare
k
(n)
Tỷlệ
chết
do
bệnh
Mare
k (%)
Một ngày
tuổi(n=30)
30 100,00
Gầyốmmàotái 100,00
30 100
Gầyốmmàotái 100,00
22 73,33 30 100
Gầyốmmàotái 100,00
26 86,67
Điloạngchoạng 100,00 Điloạngchoạng 100,00 Điloạngchoạng 100,00
Liệt,sêcánh 73,33 16 53,33 Liệt,sêcánh 76,67 Liệt,sêcánh 83,33
Liệt chân 20,00 Liệtchân 26,67 Liệtchân 53,33
Viêmmốngmắt,mù 3,33 Viêmmốngmắt,mù 6,67 Viêmmốngmắt,mù 13,33
Một tuần
tuổi(n=30)
27 90,00
Gầyốmmàotái 90,00
30 100
Gầyốmmàotái 90,00
15 50 30 100
Gầyốmmàotái 96,67
19 63,33
Điloạngchoạng 76,67 Điloạngchoạng 83,33 Điloạngchoạng 90,00
Liệt,sêcánh 43,33 13 43,33 Liệt,sêcánh 50,00 Liệt,sêcánh 53,33
Liệt chân 10,00 Liệtchân 16,67 Liệtchân 36,67
Viêmmốngmắt,mù - Viêmmốngmắt,mù - Viêmmốngmắt,mù 3,33
Mộttháng
tuổi(n=30)
20 66,67
Gầyốmmàotái 66,67
25 83,33
Gầyốmmàotái 66,67
13 43,33 29 96,67
Gầyốmmàotái 76,67
16 53,33
Điloạngchoạng 26,67 Điloạngchoạng 30,00 Điloạngchoạng 33,33
Liệt,sêcánh 26,67 10 33,33 Liệt,sêcánh 26,67 Liệt,sêcánh 33,33
Liệt chân 3,33 Liệtchân 13,33 Liệtchân 30,00
Viêmmốngmắt,mù - Viêmmốngmắt,mù - Viêmmốngmắt,mù -
3tháng
tuổi(n=30)
8 26,67
Gầyốmmàotái 26,67
17 56,67
Gầyốmmàotái 83,33
2 6,67 18 60
Gầyốmmàotái 83,33
8 26,67
Điloạngchoạng 13,33 Điloạngchoạng 13,33 Điloạngchoạng 16,67
Liệt,sêcánh 13,33 1 3,33 Liệt,sêcánh 6,67 Liệt,sêcánh 13,33
Liệt chân 3,33 Liệtchân 6,67 Liệtchân 13,33
Viêmmốngmắt,mù Viêmmốngmắt,mù Viêmmốngmắt,mù -
13
3.3.BiểuhiệnbệnhtíchcủagàthínghiệmdochủngMDVphân lập gây
nên
3.3.1. Biểuhiệnbệnhtíchđạithểởcáctổchứccủagàthí nghiệm
Trong nghiên cứu này, biểu hiện bệnh tích do chủng
MDV6.13 gây cho gà thí nghiệm được phát hiện dựa trên sự xuất
hiện các khối u và hiện tượng viêm, sưng dây thần kinh. Kết quả thu
được thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6.Biểuhiệnbệnhtíchdo MDVgây cho gàthí nghiệm
Giống
gà
Số gà có
bệnh tích
điển hình
(n)
Tỷ lệ gà
có bệnh
tích điển
hình (% )
Cơ quan có bệnh
tích
Tần suất
xuất hiện
bệnh tích
(% )
Gà Ri
(n=120)
92 76,67
Gan 76,67
Lách 72,50
Thận 42,50
Tim 14,17
Dạ dày tuyến 12,50
Thần kinh 9,17
Gà
Lương
Phượng
(n=120)
109 90,83
Gan 90,83
Lách 85,00
Thận 66,67
Tim 25,83
Dạ dày tuyến 27,50
Thần kinh 32,50
Gà
Ross
308
(n=120)
118 98,33
Gan 98,33
Lách 84,17
Thận 80,83
Tim 35,00
Dạ dày tuyến 30,83
Thần kinh 45,83
Đối
chứng
(n=40)
0 0
Gan -
Lách -
Thận -
Tim -
Dạ dày tuyến -
Thần kinh -
14
Tỷ lệ gà có biểu hiện bệnh tích chiếm tới 76,67%, 90,83% và
98,33% tương ứng với các lô gà Ri, Lương Phượng và Ross 308.
Mặt khác, trong cùng một giống gà thì những biến đổi ở gan trong
các trường hợp mổ khám chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới 76,67%,
90,83% và 98,33% tương ứng với các lô gà Ri, Lương Phượng và
Ross 308 (Hình 3.13).
Hình 3.13.Hìnhảnh bệnh tích ở các tổ chức của gà gây nhiễm với
chủng MDV 6.13
(A. Dây thần kinh đùi sưng to; B. Dây thàn kinh xương chậu sưng to;
D. Lách sưng to, có u kết hạt; E F.Gan sưng to, có u kết hạt, u lan
tỏa; G; Ống dẫn trứng sưng to, u lan tỏa)
3.3.2. Biểu hiện bệnh tích vi thể ở các tổ chức của gà thí nghiệm
Trong nghiên cứu này, mẫu tổ chức vi thể của các mô gan,
thận, lách, tim, dạ dày tuyến, dây thần kinh được sử dụng để theo dõi
15
những biến đổi sau khi gà được gây nhiễm với chủng MDV 6.13. Kết
quả trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tần suất xuất hiện các tổn thương vi thể
trong các tổ chức của gà thí nghiệm
(Đơn vị tính: %)
Loài gà Gan Lách Thận Tim
Dạ
dày
tuyến
Thần
kinh
đùi
Gà ri 93,33 86,67 33,33 20,00 20,00 26,67
Gà Lương Phượng 93,33 93,33 53,33 33,33 40,00 46,67
Bà Ross 308 100,00 100,00 53,33 40,00 53,33 53,33
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: các tế bào lympho xâm nhiễm
mạnh nhất ở hai cơ quan gan và lách, tỷ lệ xuất hiện ở gan là
93,33%, 93,33% và 100%; ở lách là 86,67%, 93,33% và 100% tương
ứng với các giống gà Ri, Lương Phượng, Ross 308. Theo dõi từng
giống gà chúng tôi nhận thấy 100% gà Ross 308 đều có biểu hiện
xâm nhiễm lympho trong gan và lách, điều này chứng tỏ giống gà
này mẫn cảm với virus gây bệnh Marek hơn hai giống gà còn lại.
Hình 3.25. Các biến đổi bệnh tích vi thể trong các tổ chức
ở gà thí nghiệm: Gan (A), lách (B), thận (C), dây thần kinh (D)
3.3.3. Kết quả xác định khả năng gây bệnh trên phôi gà của MDV
phân lập
16
Thí nghiệm trên phôigà 11 ngày tuổi cho thấy, 100% phôi bị gây
nhiễm với MDV 6.13 bịchết sau 24 - 72 giờ gây nhiễm (Bảng 3.8). Bên
cạnh sự xuất hiện các nốt u màu trắng điển hình của MDV,các phôiđều
có biểu hiện xuất huyết trên toàn thân.
Bảng 3.8. Biểu hiện bệnh tích do MDV trên phôi gà 11 ngày tuổi
Thí nghiệm
Tỷ lệ phôi
chết có
bệnh tích
(% )
Thời gian
bắt đầu
gây chết
phôi (gi ờ)
Thời gian
phôi chết
hoàn toàn
(gi ờ)
Trung
bình số
nốt u
trên
màng
CAM
MDV 6.13
(1000PFU/ml)
(n=10)
100 24 giờ 72h
24,88 ±
1,27
Đối chứng âm (n=5) 0 (*) 0
Hình 3.22. Bệnh tích trên màng CAM phôi gà 14 tuổi do MDV
gây nên
(A: Màng CAM bình thường, B: Màng CAM với các nốt u trắng do
MDV gây nên)
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường
miễn dịch đến hiệu quả bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek
Sau 3 tháng theo dõi các lô gà thí nghiệm với các công thức
kết hợp tiêm vắc xin với các chất tăng cường miễn dịch, bao gồm:
IFN, poly I:C, CpG ODN ở 1 ngày tuổi và sau đó gà được công
17
cường độc với chủng MDV 6.13 với liều 2000 PFU/con ở 21 ngày
tuổi chúng tôi đã thu được các kết quả về ảnh hưởng của các yếu tố
tăng cường miễn dịch đến hiệu quả bảo hộ của vắc xin phòng bệnh
Marek trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng các yếu tố tăng cường miễn dịch đến
hiệu quả bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek
Bố trí thí nghiệm
Tỷ lệ gà chết sau khi công
cường độc (%)
Tỷ lệ gà có biểu hiện lâm sàng
sau khi công cường độc (%)
Gà Ri
Gà
lương
phượng
Gà
Ross
308
Gà Ri
Gà
lương
phượng
Gà
Ross
308
HVT/Rispens +
IFN 500 UI/con
3,33 3,33 16,67 3,33 3,33 20,00
HVT/Rispens +
poly I:C 400 µg/con
3,33 6,67 16,67 3,33 10,00 20,00
HVT/Rispens +
CpG OND 10
µg/con
0,00 3,33 6,67 0,00 3,33 6,67
HVT/Rispens +
poly I:C 200
µg/con+CpG OND
5 µg/con
0,00 3,33 10,00 0,00 3,33 10,00
Vắc xin đa giá
HVT/Rispens
10,00 30,00 40,00 20,00 40,00 50,00
Không sử dụng vắc
xin
70,00 80,00 80,00 100,00 100,00 100,00
Qua bảng 3.10 cho thấy các lô gà có sử dụng phối hợp các chất
tăng cường miễn dịch có tỷ lệ gà được bảo hộ cao hơn so với lô gà chỉ
tiêm vắc-xin, làm giảm tỷ lệ chết và tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng. Nhìn
chung các chất này đều có khả năng làm tăng hiệu quả bảo hộ của vắc
xin đối với virus Marek có độc lực cao. Trong đó, vắc xin kết hợp với
CpG ODN giúp lô gà Ri không có con gà nào có biểu hiện lâm sàng
và cũng không có con nào bị chết; tỷ lệ này tương ứng là 3,33% và
3,33% ở gà Lương Phượng; 6,67% và 6,67% ở gà Ross 308.
18
3.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường
miễn dịch sự hình thành đáp ứng miễn dịch của gà thí nghiệm với
vắc xin phòng bệnh Marek
3.4.1.1.Kếtquảnghiêncứuảnhhưởngcủacácyếutố tăng cường miễn
dịch sựhìnhthành kháng thể bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek
Qua bảng 3.11 cho thấy, ở các lô gà được tiêm vắc xin bổ sung
CpG ODN và phức hợp poly I:C - CpG ODN cho hiệu giá kháng thể
trung hòa cao nhất trong ở tháng thứ hai của cả ba giống gà, đạt
1280, ngưỡng hiệu giá này tiếp tục duy trì đến tháng thứ 3 đối với gà
Lương Phượng và Ross 308.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến
sự hình thành kháng thể bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek
Công thức thí nghiệm
Gà Ri Gà Lương Phượng Gà Ross 308
Tháng
thứ
nhất
Tháng
thứ
hai
Tháng
thứ
ba
Tháng
thứ
nhất
Tháng
thứ
hai
Tháng
thứ
ba
Tháng
thứ
nhất
Tháng
thứ
hai
Tháng
thứ
ba
HVT/Rispens + IFN - ϒ
500 UI/con
640 320 320 640 640 320 640 320 320
HVT/Rispens + poly I:C
400 µg/con
320 640 320 640 640 640 640 640 640
HVT/Rispens + CpG
OND 10 µg/con
640 1280 640 640 1280 640 1280 1280 640
HVT/Rispens + poly I:C
200 µg/con +CpG
OND 5 µg/con
640 1280 640 640 1280 1280 640 1280 1280
Vắc xin đa giá
HVT/Rispens
230 320 320 320 640 320 640 320 320
Không sử dụng vắc xin 0 0 - 0 0 - 0 0 -
3.4.2. Kếtquảnghiêncứuảnhhưởngcủacácyếutốtăngcườngmiễn
dịch đến sự hình thành khối u trong các tổ chức của gà thí nghiệm
công cường độc
Sau 3 tháng theo dõi thí nghiệm, toàn bộ gà thí nghiệm được
mổ khám để xác định tần suất hình thành khối u. Kết quả thí nghiệm
được trình bày trong hình bảng 3.18.
19
Bảng 3.18. Ảnhhưởng của các yếutố tăng cường miễndịch đếnsựhình
thành khốiu ởgà saucông cường độc (Tỷ lệ %gàcó khốiu)
Giống gà
thí nghiệm
Vắc xin đa
giá
HVT/Rispens
HVT/Rispens
+ IFN - ϒ
500 UI/con
HVT/Rispens
+ poly I:C
400 µg/con
HVT/Rispens
+ CpG
ODN 10
µg/con
HVT/Rispens
+ poly I:C
200 µg/con +
CpG ODN 5
µg/con
Đối chứng
không tiêm
vắc xin
Gà Ri 26,67 20,00 20,00 13,33 13,33 73,33
Gà
Lương Phượng
30,00 20,00 20,00 13,33 16,67 86,67
Gà Ross 308 36,67 23,33 23,33 16,67 16,67 96,67
Qua bảng 3.18 chúng tôi nhận thấy: Ở gà được tiêm vắc xin
kết hợp chất bổ trợ đã giúp giảm mạnh tỷ lệ gà có bệnh tích hình
thành khối u sau khi công cường độc với chủng MDV 6.13, cụ thể:
- Các lô gà sử dụng bổ sung IFN - γ 500 UI/con và poly I:C
400 µg/con có mức độ giảm tần suất xuất hiện khối u tương đương
nhau, cụ thể: ở 3 giống gà Ri, Lương Phượng, Ross 308 là: 20%,
20% và 23,33%;
- Các lô gà sử dụng bổ sung CpG ODN 10 µg/con riêng lẻ
hoặc kết hợp với poly I:C 400 µg/con cho mức độ giảm tần suất xuất
hiện khối u tương đương nhau: ở 3 giống gà Ri, Lương Phượng,
Ross 308 là: 13,33% và 16,67%.
Như vậy, CpG ODN có hiệu quả hỗ trợ vắc xin ức chế sự hình
thành khối u tốt hơn so với poly I:C và IFN. Kết quả này hoàn toàn
logic với các nghiên cứu của các nội dung trước về mức độ bảo hộ,
hiệu giá kháng thể trung hòa và mức độ tổng hợp các Cytokine liên
quan đến đáp ứng miễn dịch tự nhiên chống lại MDV.
3.4.3. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong cơ quan có chức
năngmiễn dịchcủa gà thí nghiệmcông cường độc sau khi sử dụng
vắc xin và các chất tăng cường miễn dịch
* Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong túi Fabricius
Trong thí nghiệm này cho thấy, ở túi Fabricius, mức độ giảm
các bản copy của gen Meq cũng phụ thuộc vào việc có hay không sử
dụng chất tăng cường miễn dịch cũng như sử dụng bổ sung loại nào,
kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.20.
20
Bảng 3.20. Mức độ giảm các bản copy của gen Meq trong túi Fabricius
Tháng
theo dõi
Giống gà
Vắc xin đa giá
HVT/Rispens
HVT/Rispens + IFN
- ϒ
500UI/con
HVT/Rispens +
poly I:C
400 µg/con
HVT/Rispens +
CpG
ODN 10 µg/con
HVT/Rispens +
poly I:C
200 µg/con + CpG
ODN 5 µg/con
Đối chứng
âm
Số bản
copy
Số lần
giảm
Số bản
copy
Số lần
giảm
Số bản
copy
Số lần
giảm
Số bản
copy
Số
lần
giảm
Số bản
copy
Số lần
giảm
Tháng
thứ nhất
Gà Ri 18.267.016 69,95 15.978.214 79,97 13.941.929 91,65
12.836.82
7
99,54
12.854.90
7
99,40
1.277.777.77
8
Gà Lương
Phượng
24.174.603 54,18 17.569.148 74,55 15.369.397 85,22
13.183.49
3
99,35
13.341.95
8
98,17
1.309.780.00
0
Gà Ross
308
21.747.766 50,35 14.967.195 73,16 13.309.833 82,27
11.038.30
6
99,20
11.493.65
0
95,27
1.095.000.00
0
Tháng
thứ hai
Gà Ri 24.912.535 83,93 23.417.058 89,29 21.885.169 95,54
20.961.49
5
99,75
21.193.07
8
98,66
2.090.909.09
1
Gà Lương
Phượng
14.788.003 71,30 13.529.894 77,93 11.381.527 92,64
10.586.19
1
99,60
10.814.20
1
97,50
1.054.384.61
5
Gà Ross
308
12.939.408 64,11 12.059.100 68,79 9.515.318 87,18 8.343.849 99,42 8.589.205 96,58 829.545.455
Tháng
thứ ba
Gà Ri 17.527.816 87,48 17.040.824 89,98 15.886.172 96,52
15.362.52
2
99,81
15.494.47
6
98,96
1.533.333.33
3
Gà Lương
Phượng
9.874.222 77,12 9.789.176 77,79 8.089.876 94,13 7.639.446 99,68 8.147.871 93,46 761.500.000
Gà Ross
308
9.474.334 64,93 8.851.346 69,50 7.032.909 87,47 6.433.471 95,62 6.922.117 88,87 615.168.539
21
Từ kết quả ở bảng 3.20 cho thấy, ở các lô gà chỉ sử dụng vắc
xin, tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong túi Fabricius trong 3
tháng thí nghiệm ở gà Ri là 69,95%, 83,93%, 87,48%; gà Lương
Phượng là: 54,18%, 71,30%, 77,12%; gà Ross 308 là 50,35%,
64,11%, 64,93%. Các lô gà sử dụng kết hợp vắc xin và CpG ODN 5
µg/con cho tỷ lệ giảm trong ba tháng theo dõi số bản copy gen Meq
trong túi Fabricius đạt cao nhất, cụ thể: ở các lô gà Ri đạt 99,54 -
99,81%, gà Lương Phượng đạt 99,35 - 99,68% và gà Ross 308 đạt
99,2 - 99,42%. Các lô gà sử dụng bổ sung IFN - γ 500 UI/con không
làm giảm số bản copy ở túi Fabricius của gen Meq đáng kể so với lô
gà chỉ sử dụng vắc xin.
* Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong tuyến ức của gà
thí nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất
tăng cường miễn dịch
22
Bảng 3.21.Mức độ giảmsố bảncopy của genMeq trong tuyếnức của gà thí nghiệmcông cường độc sau khi
sửdụng vắc xinvàcác chất tăng cường miễndịch
Tháng
theo dõi
Giống gà
Vắc xin đa giá
HVT/Rispens
HVT/Rispens +
IFN - ϒ
500UI/con
HVT/Rispens +
poly I:C
400 µg/con
HVT/Rispens +
CpG
ODN 10 µg/con
HVT/Rispens +
poly I:C
200 µg/con + CpG
ODN 5 µg/con
Đối chứng âm
Số bản copy
Số lần
giảm
Số bản copy
Số lần
giảm
Số bản copy
Số lần
giảm
Số bản copy
Số lần
giảm
Số bản copy
Số lần
giảm
Tháng
thứ nhất
Gà Ri 21.717.820 67,01 18.655.443 78,01 16.020.598 90,84 14.627.712 99,49 14.649.800 99,34 1.455.311.111
Gà Lương
Phượng
18.490.084 50,93 12.946.109 72,74 11.188.072 84,17 9.482.429 99,31 9.605.263 98,04 941.700.000
Gà Ross 308 25.681.586 48,85 17.339.951 72,35 15.349.877 81,73 12.650.453 99,17 13.187.695 95,13 1.254.545.455
Tháng
thứ hai
Gà Ri 30.181.326 69,87 26.389.303 79,91 23.013.961 91,63 21.185.144 99,54 21.630.621 97,49 2.108.769.231
Gà Lương
Phượng 18.581.158 40,18 13.828.318 53,99 8.818.697 84,66 7.529.154 99,16 7.875.432 94,80 746.590.909
Gà Ross 308 11.909.385 77,25 11.468.462 80,22 10.013.061 91,88 9.234.166 99,63 9.404.068 97,83 920.000.000
Tháng
thứ ba
Gà Ri 20.044.749 75,98 18.853.677 80,78 16.318.440 93,33 15.286.560 99,63 15.540.816 98,00 1.523.000.000
Gà Lương
Phượng
8.790.913 62,98 8.642.705 64,06 6.117.022 90,51 5.565.457 99,48 6.191.587 89,42 553.651.685
Gà Ross 308 6.144.517 60,07 5.654.123 65,28 4.304.888 85,74 3.884.866 95,01 4.226.994 87,32 369.101.124
23
Qua theo dõi kết quả trên, ở tuyến ức, các lô gà chỉ sử dụng
vắc xin, tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong tuyến ức trong 3
tháng thí nghiệm ở gà Ri là 67,01 - 75,98%, gà Lương Phượng là:
40,18 - 62,98%; gà Ross 308 là 48,85 - 77,25%. Các lô gà sử dụng
kết hợp vắc xin và CpG ODN 5 µg/con cũng cho tỷ lệ giảm số bản
copy gen Meq đạt cao nhất, cụ thể: ở các lô gà Ri đạt 99,49 -
99,63%, gà Lương Phượng đạt 99,16 - 99,48% và gà Ross 308 đạt
95,01 - 99,63.
Như vậy, qua các kết quả xác định tỷ lệ giảm số bản copy của
gen Meq trong lách, túi Fabricius và tuyến ức của gà thí nghiệm
công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng cường miễn
dịch, số bản copy của gen Meq tỷ lệ thuận với số lượng virus có
trong mô phân tích và tốc độ nhân lên của virus. Các kết quả cũng
cho thấy CpG ODN có hiệu quả cao nhất trong việc ức chế sự nhân
lên của MDV trong cơ thể gà thí nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả của đề tài luạn án đã thu được như trên,
chúng tôi có một số kết luận sau:
1.1. Phân lập virus Marek
- Đã phân lập được chủng virus Marek (MDV 6.13) gây bệnh
cho gà tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, chủng virus này phát triển
ổn định sau 3 đời nuôi cấy trên tế bào xơ phôi vịt và có hiệu giá là
3x107PFU/ml.
- Đã xác định được trình tự gen Meq của chủng MDV 6.13
tương đồng tới 95,0% so với gen Meq của Gallid herpesvirus của
Gene bank. Chủng MDV 6.13 phân lập có đặc tính di truyền gần
giống với chủng virus Marek độc lực cao lưu hành tại Trung Quốc.
1.2. Về độc lực và khả năng gây bệnh
- Chủng MDV 6.13 có độc lực mạnh,ổn định, có khả năng gây
bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi và các giống gà. Gà Ri có sức đề kháng
với virus gây bệnh Marek cao hơn giống gà Lương Phượng và Ross
308 nhập ngoại.
24
- Gà được gây bệnh thí nghiệm với chủng MDV 6.13 có biểu
hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng như các tài liệu
trong và ngoài nước đã mô tả. Gà mắc bệnh Marek sống sót thải
trùng ở mức cao đến 3 tháng.
1.3. Về gây tổn thương bệnh lý của chủng virus MDV 6.13
- Các biến đổi bệnh lý đặc trưng ở gà thí nghiệm là sự xuất hiện
khối u ở nộitạng,tỷ lệ cao nhất là ở gan (từ 93,33 - 100%); sau đó đến
lách (86,67 - 100%), thấp nhất là ở thận (33,33 - 53,33%) và dây thần
kinh bị viêm, sưng to, phình đoạn với tỷ lệ từ 26,67 - 53,33%.
- Bệnh tích xuất hiện ở tổ chức phụ thuộc vào giống gà, thấp
nhất là ở gà Ri (76,67%), cao hơn ở gà Lương Phượng (90,83%) và
cao nhất là ở gà Ross 308 (98,33%).
- Các tổn thương vi thể chủ yếu là xâm lấn tế bào lympho vào
các tổ chức, nhiều nhất là ở gan và lách. Mức độ xâm nhiễm tế bào
lympho vào các tổ chức phụ thuộc vào giống gà, trong đó thấp nhất ở
gà Ri và cao nhất ở gà Ross 308.
- Chủng virus Marek MDV 6.13 gây nhiễm vào phôi gà 9 ngày
tuổi gây chết 100% phôi sau 24 - 72 giờ.
- Trên tế bào xơ phôi vịt một lớp, virus Marek phân lập hủy
hoại tế bào mạnh nhất sau 96 giờ nuôi cấy và tới 96 - 98% với liều
gây nhiễm 1.000 PFU/ml.
1.4. Nâng cao hiệu quả phòng bệnh bằng vắc xin
- Phối hợp tiêm vắc xin với chất tăng cường miễn dịch như
IFN - γ, CpG ODN, Poly I:C phòng bệnh Marek cho gà đã làm tăng
tỷ lệ bảo hộ, giảm mức độ nhân lên của virus và giảm mức độ tổn
thương ở gà bệnh; trong đó CpG ODN cho hiệu quả cao nhất.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu độc lực của virus phân lập được từ các
ổ dịch đã được tiêm phòng vắc xin để có cơ sở lựa chọn vắc xin
phòng bệnh phù hợp. Xác định liều lượng, thời điểm, phương thức
bổ sung CpG ODN với vắc xin để đạt được hiệu lực phòng bệnh
Marek cao nhất.

More Related Content

What's hot

Cap nhat ve PCV2.pdf
Cap nhat ve PCV2.pdfCap nhat ve PCV2.pdf
Cap nhat ve PCV2.pdfMinh Nguyen
 
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganThu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganSinhKy-HaNam
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...nataliej4
 
Thu y c3. bệnh sán lá ruột lợn
Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợnThu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn
Thu y c3. bệnh sán lá ruột lợnSinhKy-HaNam
 
Stress nhiet o bo sua
Stress nhiet o bo suaStress nhiet o bo sua
Stress nhiet o bo suaMinh Nguyen
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfGiáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfMan_Ebook
 
Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...
Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...
Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...nataliej4
 
Giao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucGiao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucBuu Dang
 
Duck necrospy vet24h by Minh.NV
Duck necrospy vet24h by Minh.NVDuck necrospy vet24h by Minh.NV
Duck necrospy vet24h by Minh.NVMinh Nguyen
 
QUẢN LÝ ĐỘNG DỤC TRÊN HEO
QUẢN LÝ ĐỘNG DỤC TRÊN HEOQUẢN LÝ ĐỘNG DỤC TRÊN HEO
QUẢN LÝ ĐỘNG DỤC TRÊN HEOMinh Nguyen
 
Tai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdf
Tai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdfTai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdf
Tai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdfMinh Nguyen
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và giun phổi bò
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và giun phổi bòThu y   c3. bệnh giun đũa gà và giun phổi bò
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và giun phổi bòSinhKy-HaNam
 
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...nataliej4
 
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Cap nhat ve PCV2.pdf
Cap nhat ve PCV2.pdfCap nhat ve PCV2.pdf
Cap nhat ve PCV2.pdf
 
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganThu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
 
Thu y c3. bệnh sán lá ruột lợn
Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợnThu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn
Thu y c3. bệnh sán lá ruột lợn
 
Stress nhiet o bo sua
Stress nhiet o bo suaStress nhiet o bo sua
Stress nhiet o bo sua
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
 
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfGiáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
 
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
 
Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...
Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...
Khảo Sát Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Nấm Bào Ngư Pleurotus Sajor - Caju ...
 
Giao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucGiao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia suc
 
Duck necrospy vet24h by Minh.NV
Duck necrospy vet24h by Minh.NVDuck necrospy vet24h by Minh.NV
Duck necrospy vet24h by Minh.NV
 
Đề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngưĐề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngư
 
QUẢN LÝ ĐỘNG DỤC TRÊN HEO
QUẢN LÝ ĐỘNG DỤC TRÊN HEOQUẢN LÝ ĐỘNG DỤC TRÊN HEO
QUẢN LÝ ĐỘNG DỤC TRÊN HEO
 
Tai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdf
Tai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdfTai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdf
Tai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdf
 
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưaQuy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên bã cà phê phối trộn với mạt cưa
 
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và giun phổi bò
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và giun phổi bòThu y   c3. bệnh giun đũa gà và giun phổi bò
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và giun phổi bò
 
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
 
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
 
Benh dau de
Benh dau deBenh dau de
Benh dau de
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx
 

Similar to một số đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp

Kiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ýKiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ýLuong NguyenThanh
 
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfHướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfSoM
 
vi sinh - PGS.Phuong-11.07.ppt
vi sinh - PGS.Phuong-11.07.pptvi sinh - PGS.Phuong-11.07.ppt
vi sinh - PGS.Phuong-11.07.pptphamvantran
 
Đề tài: Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ sinh học Test kit, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ sinh học Test kit, HAYĐề tài: Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ sinh học Test kit, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ sinh học Test kit, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
GIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
GIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰMGIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
GIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰMThái Nguyễn Văn
 
Nhóm6_ lớp 01.pptx
Nhóm6_ lớp 01.pptxNhóm6_ lớp 01.pptx
Nhóm6_ lớp 01.pptxThLmonNguyn
 
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐTài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐĐiều Dưỡng
 
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐVi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐTS DUOC
 
3 visinh kysinh
3 visinh kysinh3 visinh kysinh
3 visinh kysinhmi mi
 
Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...
Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...
Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...nataliej4
 
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30z
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30zCn sinh hoc_dai_cuong_es30z
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30zDuy Vọng
 

Similar to một số đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp (20)

Đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh ở lợn
Đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh ở lợnĐặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh ở lợn
Đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh ở lợn
 
Bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà
 Bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà Bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà
Bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà
 
Luận án: Bệnh do đơn bào Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh do đơn bào Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh do đơn bào Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh do đơn bào Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Kiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ýKiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ý
 
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfHướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
 
2 37
2 372 37
2 37
 
vi sinh - PGS.Phuong-11.07.ppt
vi sinh - PGS.Phuong-11.07.pptvi sinh - PGS.Phuong-11.07.ppt
vi sinh - PGS.Phuong-11.07.ppt
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Thú Y, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Thú Y, Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Thú Y, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Thú Y, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Đề tài: Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ sinh học Test kit, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ sinh học Test kit, HAYĐề tài: Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ sinh học Test kit, HAY
Đề tài: Tiểu luận môn Nhập môn công nghệ sinh học Test kit, HAY
 
GIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
GIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰMGIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
GIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
 
Nhóm6_ lớp 01.pptx
Nhóm6_ lớp 01.pptxNhóm6_ lớp 01.pptx
Nhóm6_ lớp 01.pptx
 
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐTài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
 
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐVi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
Vi sinh ký sinh trùng CĐHĐ
 
3 visinh kysinh
3 visinh kysinh3 visinh kysinh
3 visinh kysinh
 
Luận án: Tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam, HOT
Luận án: Tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam, HOTLuận án: Tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam, HOT
Luận án: Tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 20...
Đề tài: Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 20...Đề tài: Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 20...
Đề tài: Đánh giá tính ổn định của vắc xin sởi sản xuất tại Việt Nam từ năm 20...
 
Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...
Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...
Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh v...
 
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
Nghien cuu tac nhan vi khuan gay viem phoi tho may va gene khang thuoc bang k...
 
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử Chọn Tạo Các Dòng Đậu Tương Kháng Bệnh Gỉ Sắt (Phako...
 
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30z
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30zCn sinh hoc_dai_cuong_es30z
Cn sinh hoc_dai_cuong_es30z
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 

Recently uploaded (20)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 

một số đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ VĂN QUYẾT Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA VIRUS GÂY BỆNH MAREK Ở GÀ NUÔI CÔNG NGHIỆP TẠI PHÍA BẮC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC VẮC XIN PHÒNG BỆNH” TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y THÁI NGUYÊN - 2017
  • 2. Luận án được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên Người hướng dẫn khoa học: 2. PGS.TS. Phạm Công Hoạt Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Họp tại: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên Vào hồi …… giờ ….. ngày….. tháng ……năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện quốc gia - Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên - Thư viện trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái nguyên
  • 3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hà văn Quyết, Tạ Xuân Tề, Phạm Thi Tâm, Phạm Công Hoạt, Nguyễn Quang Tuyên “Phân lập và xác định độc lực của chủng virus gây bệnh Marek trên gà nuôi ở một số tỉnh miền Bắc”, tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 240 năm 2014. 2. Hà văn Quyết, Phạm Thi Tâm, Phạm Công Hoạt, Nguyễn Quang Tuyên “Xác định đặc tính gây bệnh của chủng virus gây bệnh trên gà nuôi”, tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 282; 283 năm 2016. 3. Hà văn Quyết,Phạm Thi Tâm, Phạm Công Hoạt, Nguyễn Quang Tuyên “Nghiên cứu ảnh hưởng của interferonđến khả năng tạo đáp ứng miễn dịch bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek”,tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 260 năm 2015.
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, chăn nuôi gà ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ theo hướng chăn nuôi công nghiệp tập trung, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2016), năm 2016 cả nước có khoảng 252 triệu con gà; với sản lượng trên 500 ngàn tấn thịt, 8,5 tỷ quả trứng, cho thu nhập khoảng 63 ngàn tỷ đồng, chiếm 29,5% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp, chiếm 3,15% trong GDP. Tuy nhiên, chăn nuôi gà còn gặp nhiều rủi ro về giá cả, thị trường, đặc biệt là các loại dịch bệnh luôn tiềm ẩn, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả sản xuất. Một trong những căn bệnh khá phổ biến thường xuyên xảy ra trên đàn gà nuôi công nghiệp, đặc biệt là đàn gà đẻ, đó là bệnh Marek, do Gallid herpesvirus gây ra, virus thường tồn tại trên biểu mô của nang lông của gà nên có khả năng lây lan nhanh và mạnh qua đường hô hấp. Bệnh Marek có hai biểu hiện chính là gây tăng sinh các tổ chức lypmpho và suy giảm miễn dịch ở gà. Trên thực tế những năm gần đây một số trang trại chăn nuôi gà của nông dân, công ty CP, Japfa comfeed,… ở miền Bắc tình hình nhiễm bệnh Marek khá phức tạp gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Qua thực tế cho thấy việc phòng bệnh cho đàn gà bằng vắc xin Marek nhập ngoại được các công ty và hộ chăn nuôi thực hiện tương đối đầy đủ, tuy nhiên đáp ứng miễn dịch của gà ở một số trang trại không cao, tỷ lệ bảo hộ của vắc xin chưa đảm bảo. Hiện tượng gà vẫn bị bệnh sau khi tiêm vắc xin Marek có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân kỹ thuật về sự phù hợp chủng là quan trọng. Các loại vắc xin hiện đang sử dụng được tạo ra từ những chủng kinh điển, sử dụng lâu dài trên toàn thế giới không hoàn toàn phù hợp với các biến chủng mới, độc lực cao
  • 5. 2 xuất hiện thường xuyên ở các vùng địa lý khác nhau [(Baigent SJ et al., 2006); (Schat KA và Baranowski E, 2007). Trong khi chưa có một vắc xin phù hợp, đáp ứng yêu cầu về hiệu quả bảo hộ thực tế, việc nâng cao hiệu quả của vắc xin thương mại hiện có là vấn đề cần được quan tâm. Gần đây, giải pháp sử dụng phối hợp vắc xin với các chất tăng cường đáp ứng miễn dịch, làm tăng khả năng bảo hộ chéo cho các biến chủng virus trên thực địa có những triển vọng khả quan và đang được ứng dụng rộng rãi. Vấn đề đặt ra là liệu có thể lựa chọn được chất tăng cường miễn dịch của vắc xin trong phòng bệnh Marek ở nước ta. Để bước đầu có những cơ sở khoa học và thực tiễn cho những ứng dụng này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp tại phía Bắc Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu lực vắc xin phòng bệnh”. 2. Mục tiêu của đề tài Phân lập, xác định một số đặc tính của virus gây bệnh Marek trên đàn gà nuôi công nghiệp đã được tiêm vắc xin phòng bệnh Marek nhưng vẫn có biểu hiện mắc bệnh tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Đánh giá khả năng gây bệnh, đặc điểm bệnh lý của chủng virus phân lập được và nghiên cứu ứng dụng liệu pháp phối hợp chất tăng cường miễn dịch trong sử dụng vắc xin phòng bệnh Marek. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Nghiên cứu đặc tính sinh học và độc lực của chủng gây bệnh trên thực địa tại Việt Nam sẽ cung cấp cơ sở khoa học cơ bản nhất cho việc đánh giá diễn biến tình hình dịch bệnh Mareck ở nước ta, đồng thời chủng phân lập cũng là nguồn gene virus cho sự phát triển các nghiên cứu tiếp theo về sinh bệnh học, chẩn đoán phát hiện và chế tạo vắc xin phòng bệnh Marek.
  • 6. 3 - Kết quả đánh giá hiệu quả bảo hộ khi dùng phối hợp các chất tăng cường miễn dịch với vắc xin cung cấp cơ sở khoa học về đáp ứng miễn dịch học ở gia cầm (trong điều kiện thí nghiệm) và định hướng cho phát triển nhóm chất bổ trợ vắc xin trong tương lai. Mở ra một hướng nghiên cứu nâng cao hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Marek nói riêng và vắc xin phòng bệnh virus phổ biến ở gia cầm nói chung (trong điều kiện thực địa). 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả phân lập và xác định đặc tính sinh học của chủng virus Marek lưu hành ở Việt Nam có thể là nguồn gene phục vụ nghiên cứu mức độ tương đồng của chủng vắc xin và chế tạo vắc xin nội địa phòng bệnh Marek trong tương lai. - Kết quả thử nghiệm xác định chất bổ trợ có tác dụng tăng cường hiệu lực của vắc xin có ý nghĩa trước mắt là có thể ứng dụng kết hợp với vắc xin sẵn có làm tăng hiệu quả phòng bệnh Marek, giảm thiệt hại do bệnh này gây ra và tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôigia cầm phát triển; kế đó có thể tiếp tục nghiên cứu lựa chọn chất tăng cường đáp ứng miễn dịch hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả của giải pháp phòng bệnh Marek. - Thông tin và tài liệu của đề tài có thể hỗ trợ nguồn thông tin giúp người chăn nuôi và cán bộ thú y, các nhà quản lý và đào tạo cập nhật về bệnh Marek ở gà trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam nhằm hoạch định và thực hiện tốt hơn các biện pháp phòng chống bệnh với hiệu quả cao. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Chủng virus MDV 6.13 là chủng virus gây bệnh Marek lần đầu tiên được phân lập và xác định đặc tính gene học, độc lực, gây bệnh cho gà ở Việt Nam.
  • 7. 4 - Lần đầu tiên chúng tôiđánh giá hiệu quả bảo hộ thực tế của một loại vắc xin đa giá nhập ngoạibằng chủng virus phân lập tại Việt Nam. - Bước đầu khám phá khả năng sử dụng các chất bổ trợ tăng cường miễn dịch để nâng cao hiệu quả bảo hộ của vắc xin thương mại, xác định được chất phối hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vắc xin phòng bệnh Marek trên gà tại Việt Nam. 5. Bố cục của luận án Luận án gồm 102 trang (không kể phần tàiliệu tham khảo và phụ lục). Phần mở đầu 3 trang, tổng quan tài liệu 26 trang, nội dung và phương pháp nghiên cứu 11 trang, kết quả nghiên cứu và thảo luận 60 trang,kết luận và đề nghị2 trang. Luận án có 21 bảng thể hiện kết quả nghiên cứu,35 hình ảnh và biểu đồ,131 tài liệu tham khảo (trong đó có 11 tài liệu tiếng việt và 120 tài liệu tiếng nước ngoài). Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chương 2 NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Phân lập virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam 2.1.2. Nghiên cứu xác định độc lực và kết quả gây bệnh thực nghiệm của virus phân lập được trên các giống và lứa tuổi gà 2.1.3. Nghiên cứu các đặc trưng gây bệnh lý của virus phân lập được đối với gà thí nghiệm
  • 8. 5 2.1.4. Nghiên cứu thử nghiệm phối hợp chất bổ trợ tăng cường miễn dịch với vắc xin để tăng cường hiệu quả của vắc xin phòng bệnh Marek 2.2. Đối tượng, nguyên liệu nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu - Virusgây bệnh Marek phân lập được ở mẫu bệnh phẩm của gà nuôi công nghiệp nghi mắc bệnh Marek tại một số địa phương phía Bắc Việt Nam. - Đáp ứng miễn dịch ở gà nuôi công nghiệp sau khi được tiêm phòng bằng vắc xin Marek kết hợp với các chất bổ trợ tăng cường miễn dịch. 2.2.2. Nguyên vật liệu - Trứng gà sạch được mua từ Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số I được ấp nở trong điều kiện sạch bệnh. Gà sau khi nở 1 ngày tuổi được sử dụng trong các thí nghiệm của nghiên cứu. - Bệnh phẩm được lấy từ gà có biểu hiện mắc bệnh Marek ở thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. - Vắc xin đa giá MD - Vac CFL chủng Rispens và HVT do hãng Zoetis Inc của Mỹ sản xuất, được nhập khẩu bởi công ty TNHH TM & DP Sang, thành phố Hồ Chí Minh. - Các chất tăng cường miễn dịch CPG ODN, Poly I:C, Interferon -  là các chất sinh tổng hợp nhập ngoại được sử dụng trong thí nghiệm. 2.2.3. Môi trường, hóa chất, thiết bị dùng trong nghiên cứu - Các Kit ELISA (ELISA Kit, code: Catalog No. CSB - E10071Ch, Flarebio Biotech LLC). - Real - time PCR kit (Cat No./ID: 218073, Qiagen). - Các loại môi trường Thông dụng dùng trong nghiên cứu
  • 9. 6 - Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm: Các máy móc dụng cụ thí nghiệm thông dụng; máy ly tâm, tủ cấy tế bào, máy chạy phản ứng PCR, máy đọc kết quả ELISA, nồi hấp tiệt trùng, kính hiển vi điện tử, tủ lạnh… có tại phòng thí nghiệm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và khoa Công nghệ sinh học Viện Đại học Mở Hà Nội. 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Công nghệ sinh học -Viện Đại học Mở Hà Nội. 3.3.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1/2013 - 7/2016. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu Các mẫu máu chống đông, lách, thận, gan, lông vũ được thu từ gà khoảng 60 - 100 ngày tuổi có biểu hiện điển hình của bệnh Marek được thu từ các trại gà nuôi tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và thành phố Hà Nội. Các đàn gà này đã được sử dụng vắc xin lúc 1 ngày tuổi. Các mẫu sau khi lấy được cho vào ống nghiệm và túi nylon vô trùng bảo quản lạnh và nhanh chóng đưa về phòng thí nghiệm. 2.4.2. Các phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm - Phân lập virus Marek bằng phương pháp nuôi cấy trên tế bào sơ phôi vịt. - Phương pháp tiêm truyền qua phôi trứng để xác định độc lực của virus gây bệnh Marek. - Phản ứng PCR xác định gen Meq gây hình thành khối u của virus gây bệnh Marek. - Phương pháp giải trình tự gen bằng máy giải trình tự gen tự động: Gen Meq trên gel được tinh sạch và xác định trình tự bằng máy giải trình tự gen tự động ABI 3100.
  • 10. 7 - Xác định mức độ hình thành các Cytokine bằng phương pháp ELISA phát hiện các hiệu giá của IFN - α, IFN - β, IFN - , IL - 12, IL - 4, IL - 10. - Phản ứng trung hòa invitro để theo dõi mức độ hình thành kháng thể trung hòa. - Bố trí thí nghiệm xác định khả năng gây bệnh và mức độ gây bệnh tích của MDV trên các giống gà và các độ tuổi gà. - Bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các chất tăng cường miễn dịch đến hiệu lực của vắc xin phòng bệnh Marek. 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được trong các thí nghiệm được xử lý theo phương pháp toán học thông dụng và phương pháp thống kê sinh vật học (Nguyễn Văn Thiện 2008), với sự hỗ trợ của phần mềm Excel 2013. Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả phân lập MDV 3.1.1.Kết quả mổ khám gà nghi mắc bệnh Marek ở một số địa phương Bảng 3.1. Kết quả mổ khám gà nghi mắc bệnh Marek ở một số địa phương Địa phương lấy mẫu Số mẫu thu thập Số gà có khối u ở các tổ chức Tỷ lệ (% ) Vĩnh Phúc 47 41 87,23 Hà Nội 51 38 74,51 Phú Thọ 28 11 39,29 Tính chung 126 90 71,43 Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ gà có khối u ở các tổ chức bên trong cơ thể là 71,43%, dao động tùy địa phương thu thập mẫu. Những đàn gà này đã được sử dụng vắc xin phòng bệnh Marek Sự
  • 11. 8 khác nhau về tỷ lệ gà có bệnh tích (cùng có triệu chứng bệnh Marek) phản ánh sự biến động về tình trạng sức khỏe của đàn tại thời điểm nhiễm bệnh hơn là đánh giá hiệu quả vắc xin. Mặt khác, cũng có thể do các chủng virus gây bệnh có độc lực khác nhau. 3.1.2. Phản ứng PCR xác định gen đặc hiệu của virus Marek Hình 3.2. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR phát hiện gen Meq (M: thang chuẩn; 1 - 8: các mẫu có sản phẩm PCR có gen Meq; 9 - 12: sản phẩm PCR không có gen Meq) Phản ứng PCR đã phát hiện được 8 mẫu lách có gen Meq, điều đó có nghĩa là có 8/126 cá thể gà nhiễm bệnh Marek (6,34%). Điều đáng lưu ý là các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Phú Thọ có quy mô chăn nuôi gà công nghiệp lớn và các trang trại lấy mẫu đều thực hiện phòng ngừa bệnh Marek bằng vắc xin đúng theo quy trình. Như vậy, hiện tượng gà nhiễm bệnh sau khi đã sử dụng vắc xin là vấn đề cần được đánh giá, xem xét về các khía cạnh, bao gồm: sự biến chủng của virus, sự thay đổi độc lực của chủng gây bệnh, sự suy giảm hiệu lực của vắc xin. 3.1.3. Nuôi cấy phân lập virus Marek Mẫu lách và lông vũ của 8 cá thể gà có bệnh tích điển hình và có gen mã hóa kháng nguyên đặc hiệu của MDV được tiến hành nuôi cấy trên đĩa tế bào xơ phôi vịt một lớp. Kết quả đã phân lập được 01 chủng virus phát triển ổn định đến đời tiếp truyền thứ 3, hiệu ứng
  • 12. 9 hủy hoại tế bào (Cytopathic Effect - CPE) xuất hiện ổn định sau 5 ngày nuôi cấy ở điều kiện 37°C, 5% CO2. Chủng virus này ký hiệu là MDV 6.13 được giữ trong tế bào xơ phôi vịt và bảo quản ở - 196°C trong dung dịch 10% dimethyl sulphoxide. 3.1.4. Kết quả xác định trình tự gen Meq Tham khảo nghiên cứu của Laurent et al (2001) [79], bằng cặp mồi Meq đã khuếch đại được đoạn gen có kích thước khoảng 1081 bp. Kết quả thu được ở hình 3.5 cho thấy một sản phẩm PCR với duy nhất một băng ADN sáng, rõ nét và không có sản phẩm phụ. Kích thước này phù hợp theo tính toán lý thuyết và tương ứng với kích thước của đoạn mã hoá của gen Meq của virus gây bệnh Marek ở gà. Tuy nhiên, để khẳng định chính xác sản phẩm thu được là gen Meq chúng tôi đã tiến hành tách dòng, xác định trình tự nucleotide và so sánh với trình tự gen này trên Gene bank. Hình 3.6. Kết quả tách plasmid từ khuẩn lạc trắng Vạch điện di tương ứng với kích thước của gen Meq được tinh sạch và xác định trình tự bằng máy giải trình tự gen tự động ABI 3100. Sử dụng phần mềm Blast để xác định mức độ tương đồng của trình tự gen Meq thu được với các trình tự của GenBank. Kết quả cho thấy trình tự gen Meq của chủng MDV 6.13 tương đồng 95% với trình tự gen Meq của Gallid herpesvirus. Với mức độ tương đồng thấp như vậy chứng tỏ MDV đã có sự biến chủng có độc lực cao và có khả năng gây bệnh cả khi gà đã được tiêm vắc xin phòng bệnh.
  • 13. 10 3.2. Khả năng gây bệnh của MDV phân lập 3.2.1.Khả năng gây bệnhcủa MDV phânlập trên các giống gà thí nghiệm Bảng 3.2. Mức độ gây bệnh của chủng MDV phân lập trên các giống gà thí nghiệm Giống gà Số gà có biểu hiện bệnh Marek (n) Tỷ lệ có biểu hiện bệnh Marek (%) Triệu chứng của gà mắc bệnh Tỷ lệ các triệu chứng bệnh Marek Số gà chết do bệnh Marek (n) Tỷ lệ chết do bệnh Marek (%) Gà Ri (n=120) 85 70,83 Gầy ốm, mào tái 70,83 40 33,33 Đi loạng choạng 54,17 Liệt, sệ cánh 39,17 Liệt chân 9,17 Viêm mống mắt, mù 0,83 Gà Lương Phượng (n=120) 102 85 Gầy ốm, mào tái 85 52 43,33 Đi loạng choạng 56,67 Liệt, sệ cánh 40 Liệt chân 15,83 Viêm mống mắt, mù 1,67 Gà Ross 308 (n=120) 107 89,17 Gầy ốm, mào tái 89,17 69 57,5 Đi loạng choạng 60 Liệt, sệ cánh 45,83 Liệt chân 33,33 Viêm mống mắt, mù 4,17 Đối chứng (n=40) 0 0 Gầy ốm, mào tái 0 0 0 Đi loạng choạng 0 Liệt, sệ cánh 0 Liệt chân 0 Viêm mống mắt, mù 0
  • 14. 11 Kết quả thínghiệm ở bảng3.2 cho thấy, chủngMDV 6.13 có độc cao, vớiliều gây nhiễm là 2000 PFU/con sau ba tháng theo dõi, gà đã mắc bệnh vớicác triệu chứng điển hình với tỷ lệ là 70,83%, 85% và 89,17% cho ba giống gà tương ứng là gà Ri, Lương Phượng, Ross 308. 3.2.2. Khả năng gây bệnh của MDV phân lập trên các giống gà thí nghiệm ở các độ tuổi khác nhau Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của gà thí nghiệm ở các độ tuổi có sự sai khác rõ rệt giữa gà 1 ngày tuổi, 1 tuần tuổi, 1 tháng tuổi và 3 tháng tuổi. Cụ thể: Ở gà Ritỷ lệ gà có biểu hiện mắc bệnh tương ứng là 100%; 90%; 66,67% và 26,67%. Tỷ lệ chết là 53,33%; 43,33%; 33,33% và 3,33%. Ở gà Lương Phượng tỷ lệ gà có biểu hiện mắc bệnh tương ứng là 100%; 100%; 83,33% và 56,67%. Tỷ lệ chết tương ứng là 73,33%; 50%; 43,33% và 6,67%. Ở gà Ross 308 tỷ lệ gà có biểu hiện mắc bệnh tương ứng là 100%; 100%; 96,67% và 60%. Tỷ lệ chết tương ứng là 86,67%; 63,33%; 53,33và 26,67%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ gà mắc bệnh và gà chết giảm dần theo sự tăng lên ngày tuổi của gà. Mặt khác, các giống gà nhập ngoại mẫn cảm với virus gây bệnh Marek hơn so với gà nội địa ở tất cả các độ tuổi.
  • 15. 12 Bảng 3.4.Mức độ gâybệnhcủa chủng MDVphân lập được trêncác giống gà ởcác độ tuổi khác nhau Giốnggà Gàri GàLươngPhượng GàRoss 308 Ngàybuổi Sốgà cóbiểu hiện bệnh Marek (n) tỷlệ có biểu hiện bệnh Marek (%) Triệu chứng củagà mắcbệnh Tỷlệ các triệu chứng bệnh Marek (%) Sốgà chếtdo bệnh Marek (n) Tỷlệ chếtdo bệnhMarek (%) Sốgà cóbiểu hiện bệnh Marek (n) tỷlệ có biểu hiện bệnh Marek (%) Triệu chứng củagà mắcbệnh Tỷlệ các triệu chứng bệnh Marek (%) Sốgà chếtdo bệnh Marek (n) Tỷlệ chếtdo bệnh Marek (%) Sốgà cóbiểu hiện bệnh Marek (n) tỷlệ có biểu hiện bệnh Marek (%) Triệuchứng củagà mắcbệnh Tỷlệ các triệu chứng bệnh Marek (%) Sốgà chết do bệnh Mare k (n) Tỷlệ chết do bệnh Mare k (%) Một ngày tuổi(n=30) 30 100,00 Gầyốmmàotái 100,00 30 100 Gầyốmmàotái 100,00 22 73,33 30 100 Gầyốmmàotái 100,00 26 86,67 Điloạngchoạng 100,00 Điloạngchoạng 100,00 Điloạngchoạng 100,00 Liệt,sêcánh 73,33 16 53,33 Liệt,sêcánh 76,67 Liệt,sêcánh 83,33 Liệt chân 20,00 Liệtchân 26,67 Liệtchân 53,33 Viêmmốngmắt,mù 3,33 Viêmmốngmắt,mù 6,67 Viêmmốngmắt,mù 13,33 Một tuần tuổi(n=30) 27 90,00 Gầyốmmàotái 90,00 30 100 Gầyốmmàotái 90,00 15 50 30 100 Gầyốmmàotái 96,67 19 63,33 Điloạngchoạng 76,67 Điloạngchoạng 83,33 Điloạngchoạng 90,00 Liệt,sêcánh 43,33 13 43,33 Liệt,sêcánh 50,00 Liệt,sêcánh 53,33 Liệt chân 10,00 Liệtchân 16,67 Liệtchân 36,67 Viêmmốngmắt,mù - Viêmmốngmắt,mù - Viêmmốngmắt,mù 3,33 Mộttháng tuổi(n=30) 20 66,67 Gầyốmmàotái 66,67 25 83,33 Gầyốmmàotái 66,67 13 43,33 29 96,67 Gầyốmmàotái 76,67 16 53,33 Điloạngchoạng 26,67 Điloạngchoạng 30,00 Điloạngchoạng 33,33 Liệt,sêcánh 26,67 10 33,33 Liệt,sêcánh 26,67 Liệt,sêcánh 33,33 Liệt chân 3,33 Liệtchân 13,33 Liệtchân 30,00 Viêmmốngmắt,mù - Viêmmốngmắt,mù - Viêmmốngmắt,mù - 3tháng tuổi(n=30) 8 26,67 Gầyốmmàotái 26,67 17 56,67 Gầyốmmàotái 83,33 2 6,67 18 60 Gầyốmmàotái 83,33 8 26,67 Điloạngchoạng 13,33 Điloạngchoạng 13,33 Điloạngchoạng 16,67 Liệt,sêcánh 13,33 1 3,33 Liệt,sêcánh 6,67 Liệt,sêcánh 13,33 Liệt chân 3,33 Liệtchân 6,67 Liệtchân 13,33 Viêmmốngmắt,mù Viêmmốngmắt,mù Viêmmốngmắt,mù -
  • 16. 13 3.3.BiểuhiệnbệnhtíchcủagàthínghiệmdochủngMDVphân lập gây nên 3.3.1. Biểuhiệnbệnhtíchđạithểởcáctổchứccủagàthí nghiệm Trong nghiên cứu này, biểu hiện bệnh tích do chủng MDV6.13 gây cho gà thí nghiệm được phát hiện dựa trên sự xuất hiện các khối u và hiện tượng viêm, sưng dây thần kinh. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.6. Bảng 3.6.Biểuhiệnbệnhtíchdo MDVgây cho gàthí nghiệm Giống gà Số gà có bệnh tích điển hình (n) Tỷ lệ gà có bệnh tích điển hình (% ) Cơ quan có bệnh tích Tần suất xuất hiện bệnh tích (% ) Gà Ri (n=120) 92 76,67 Gan 76,67 Lách 72,50 Thận 42,50 Tim 14,17 Dạ dày tuyến 12,50 Thần kinh 9,17 Gà Lương Phượng (n=120) 109 90,83 Gan 90,83 Lách 85,00 Thận 66,67 Tim 25,83 Dạ dày tuyến 27,50 Thần kinh 32,50 Gà Ross 308 (n=120) 118 98,33 Gan 98,33 Lách 84,17 Thận 80,83 Tim 35,00 Dạ dày tuyến 30,83 Thần kinh 45,83 Đối chứng (n=40) 0 0 Gan - Lách - Thận - Tim - Dạ dày tuyến - Thần kinh -
  • 17. 14 Tỷ lệ gà có biểu hiện bệnh tích chiếm tới 76,67%, 90,83% và 98,33% tương ứng với các lô gà Ri, Lương Phượng và Ross 308. Mặt khác, trong cùng một giống gà thì những biến đổi ở gan trong các trường hợp mổ khám chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới 76,67%, 90,83% và 98,33% tương ứng với các lô gà Ri, Lương Phượng và Ross 308 (Hình 3.13). Hình 3.13.Hìnhảnh bệnh tích ở các tổ chức của gà gây nhiễm với chủng MDV 6.13 (A. Dây thần kinh đùi sưng to; B. Dây thàn kinh xương chậu sưng to; D. Lách sưng to, có u kết hạt; E F.Gan sưng to, có u kết hạt, u lan tỏa; G; Ống dẫn trứng sưng to, u lan tỏa) 3.3.2. Biểu hiện bệnh tích vi thể ở các tổ chức của gà thí nghiệm Trong nghiên cứu này, mẫu tổ chức vi thể của các mô gan, thận, lách, tim, dạ dày tuyến, dây thần kinh được sử dụng để theo dõi
  • 18. 15 những biến đổi sau khi gà được gây nhiễm với chủng MDV 6.13. Kết quả trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7. Tần suất xuất hiện các tổn thương vi thể trong các tổ chức của gà thí nghiệm (Đơn vị tính: %) Loài gà Gan Lách Thận Tim Dạ dày tuyến Thần kinh đùi Gà ri 93,33 86,67 33,33 20,00 20,00 26,67 Gà Lương Phượng 93,33 93,33 53,33 33,33 40,00 46,67 Bà Ross 308 100,00 100,00 53,33 40,00 53,33 53,33 Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: các tế bào lympho xâm nhiễm mạnh nhất ở hai cơ quan gan và lách, tỷ lệ xuất hiện ở gan là 93,33%, 93,33% và 100%; ở lách là 86,67%, 93,33% và 100% tương ứng với các giống gà Ri, Lương Phượng, Ross 308. Theo dõi từng giống gà chúng tôi nhận thấy 100% gà Ross 308 đều có biểu hiện xâm nhiễm lympho trong gan và lách, điều này chứng tỏ giống gà này mẫn cảm với virus gây bệnh Marek hơn hai giống gà còn lại. Hình 3.25. Các biến đổi bệnh tích vi thể trong các tổ chức ở gà thí nghiệm: Gan (A), lách (B), thận (C), dây thần kinh (D) 3.3.3. Kết quả xác định khả năng gây bệnh trên phôi gà của MDV phân lập
  • 19. 16 Thí nghiệm trên phôigà 11 ngày tuổi cho thấy, 100% phôi bị gây nhiễm với MDV 6.13 bịchết sau 24 - 72 giờ gây nhiễm (Bảng 3.8). Bên cạnh sự xuất hiện các nốt u màu trắng điển hình của MDV,các phôiđều có biểu hiện xuất huyết trên toàn thân. Bảng 3.8. Biểu hiện bệnh tích do MDV trên phôi gà 11 ngày tuổi Thí nghiệm Tỷ lệ phôi chết có bệnh tích (% ) Thời gian bắt đầu gây chết phôi (gi ờ) Thời gian phôi chết hoàn toàn (gi ờ) Trung bình số nốt u trên màng CAM MDV 6.13 (1000PFU/ml) (n=10) 100 24 giờ 72h 24,88 ± 1,27 Đối chứng âm (n=5) 0 (*) 0 Hình 3.22. Bệnh tích trên màng CAM phôi gà 14 tuổi do MDV gây nên (A: Màng CAM bình thường, B: Màng CAM với các nốt u trắng do MDV gây nên) 3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến hiệu quả bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek Sau 3 tháng theo dõi các lô gà thí nghiệm với các công thức kết hợp tiêm vắc xin với các chất tăng cường miễn dịch, bao gồm: IFN, poly I:C, CpG ODN ở 1 ngày tuổi và sau đó gà được công
  • 20. 17 cường độc với chủng MDV 6.13 với liều 2000 PFU/con ở 21 ngày tuổi chúng tôi đã thu được các kết quả về ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến hiệu quả bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek trong bảng 3.10. Bảng 3.10. Ảnh hưởng các yếu tố tăng cường miễn dịch đến hiệu quả bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek Bố trí thí nghiệm Tỷ lệ gà chết sau khi công cường độc (%) Tỷ lệ gà có biểu hiện lâm sàng sau khi công cường độc (%) Gà Ri Gà lương phượng Gà Ross 308 Gà Ri Gà lương phượng Gà Ross 308 HVT/Rispens + IFN 500 UI/con 3,33 3,33 16,67 3,33 3,33 20,00 HVT/Rispens + poly I:C 400 µg/con 3,33 6,67 16,67 3,33 10,00 20,00 HVT/Rispens + CpG OND 10 µg/con 0,00 3,33 6,67 0,00 3,33 6,67 HVT/Rispens + poly I:C 200 µg/con+CpG OND 5 µg/con 0,00 3,33 10,00 0,00 3,33 10,00 Vắc xin đa giá HVT/Rispens 10,00 30,00 40,00 20,00 40,00 50,00 Không sử dụng vắc xin 70,00 80,00 80,00 100,00 100,00 100,00 Qua bảng 3.10 cho thấy các lô gà có sử dụng phối hợp các chất tăng cường miễn dịch có tỷ lệ gà được bảo hộ cao hơn so với lô gà chỉ tiêm vắc-xin, làm giảm tỷ lệ chết và tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng. Nhìn chung các chất này đều có khả năng làm tăng hiệu quả bảo hộ của vắc xin đối với virus Marek có độc lực cao. Trong đó, vắc xin kết hợp với CpG ODN giúp lô gà Ri không có con gà nào có biểu hiện lâm sàng và cũng không có con nào bị chết; tỷ lệ này tương ứng là 3,33% và 3,33% ở gà Lương Phượng; 6,67% và 6,67% ở gà Ross 308.
  • 21. 18 3.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch sự hình thành đáp ứng miễn dịch của gà thí nghiệm với vắc xin phòng bệnh Marek 3.4.1.1.Kếtquảnghiêncứuảnhhưởngcủacácyếutố tăng cường miễn dịch sựhìnhthành kháng thể bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek Qua bảng 3.11 cho thấy, ở các lô gà được tiêm vắc xin bổ sung CpG ODN và phức hợp poly I:C - CpG ODN cho hiệu giá kháng thể trung hòa cao nhất trong ở tháng thứ hai của cả ba giống gà, đạt 1280, ngưỡng hiệu giá này tiếp tục duy trì đến tháng thứ 3 đối với gà Lương Phượng và Ross 308. Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự hình thành kháng thể bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek Công thức thí nghiệm Gà Ri Gà Lương Phượng Gà Ross 308 Tháng thứ nhất Tháng thứ hai Tháng thứ ba Tháng thứ nhất Tháng thứ hai Tháng thứ ba Tháng thứ nhất Tháng thứ hai Tháng thứ ba HVT/Rispens + IFN - ϒ 500 UI/con 640 320 320 640 640 320 640 320 320 HVT/Rispens + poly I:C 400 µg/con 320 640 320 640 640 640 640 640 640 HVT/Rispens + CpG OND 10 µg/con 640 1280 640 640 1280 640 1280 1280 640 HVT/Rispens + poly I:C 200 µg/con +CpG OND 5 µg/con 640 1280 640 640 1280 1280 640 1280 1280 Vắc xin đa giá HVT/Rispens 230 320 320 320 640 320 640 320 320 Không sử dụng vắc xin 0 0 - 0 0 - 0 0 - 3.4.2. Kếtquảnghiêncứuảnhhưởngcủacácyếutốtăngcườngmiễn dịch đến sự hình thành khối u trong các tổ chức của gà thí nghiệm công cường độc Sau 3 tháng theo dõi thí nghiệm, toàn bộ gà thí nghiệm được mổ khám để xác định tần suất hình thành khối u. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong hình bảng 3.18.
  • 22. 19 Bảng 3.18. Ảnhhưởng của các yếutố tăng cường miễndịch đếnsựhình thành khốiu ởgà saucông cường độc (Tỷ lệ %gàcó khốiu) Giống gà thí nghiệm Vắc xin đa giá HVT/Rispens HVT/Rispens + IFN - ϒ 500 UI/con HVT/Rispens + poly I:C 400 µg/con HVT/Rispens + CpG ODN 10 µg/con HVT/Rispens + poly I:C 200 µg/con + CpG ODN 5 µg/con Đối chứng không tiêm vắc xin Gà Ri 26,67 20,00 20,00 13,33 13,33 73,33 Gà Lương Phượng 30,00 20,00 20,00 13,33 16,67 86,67 Gà Ross 308 36,67 23,33 23,33 16,67 16,67 96,67 Qua bảng 3.18 chúng tôi nhận thấy: Ở gà được tiêm vắc xin kết hợp chất bổ trợ đã giúp giảm mạnh tỷ lệ gà có bệnh tích hình thành khối u sau khi công cường độc với chủng MDV 6.13, cụ thể: - Các lô gà sử dụng bổ sung IFN - γ 500 UI/con và poly I:C 400 µg/con có mức độ giảm tần suất xuất hiện khối u tương đương nhau, cụ thể: ở 3 giống gà Ri, Lương Phượng, Ross 308 là: 20%, 20% và 23,33%; - Các lô gà sử dụng bổ sung CpG ODN 10 µg/con riêng lẻ hoặc kết hợp với poly I:C 400 µg/con cho mức độ giảm tần suất xuất hiện khối u tương đương nhau: ở 3 giống gà Ri, Lương Phượng, Ross 308 là: 13,33% và 16,67%. Như vậy, CpG ODN có hiệu quả hỗ trợ vắc xin ức chế sự hình thành khối u tốt hơn so với poly I:C và IFN. Kết quả này hoàn toàn logic với các nghiên cứu của các nội dung trước về mức độ bảo hộ, hiệu giá kháng thể trung hòa và mức độ tổng hợp các Cytokine liên quan đến đáp ứng miễn dịch tự nhiên chống lại MDV. 3.4.3. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong cơ quan có chức năngmiễn dịchcủa gà thí nghiệmcông cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng cường miễn dịch * Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong túi Fabricius Trong thí nghiệm này cho thấy, ở túi Fabricius, mức độ giảm các bản copy của gen Meq cũng phụ thuộc vào việc có hay không sử dụng chất tăng cường miễn dịch cũng như sử dụng bổ sung loại nào, kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.20.
  • 23. 20 Bảng 3.20. Mức độ giảm các bản copy của gen Meq trong túi Fabricius Tháng theo dõi Giống gà Vắc xin đa giá HVT/Rispens HVT/Rispens + IFN - ϒ 500UI/con HVT/Rispens + poly I:C 400 µg/con HVT/Rispens + CpG ODN 10 µg/con HVT/Rispens + poly I:C 200 µg/con + CpG ODN 5 µg/con Đối chứng âm Số bản copy Số lần giảm Số bản copy Số lần giảm Số bản copy Số lần giảm Số bản copy Số lần giảm Số bản copy Số lần giảm Tháng thứ nhất Gà Ri 18.267.016 69,95 15.978.214 79,97 13.941.929 91,65 12.836.82 7 99,54 12.854.90 7 99,40 1.277.777.77 8 Gà Lương Phượng 24.174.603 54,18 17.569.148 74,55 15.369.397 85,22 13.183.49 3 99,35 13.341.95 8 98,17 1.309.780.00 0 Gà Ross 308 21.747.766 50,35 14.967.195 73,16 13.309.833 82,27 11.038.30 6 99,20 11.493.65 0 95,27 1.095.000.00 0 Tháng thứ hai Gà Ri 24.912.535 83,93 23.417.058 89,29 21.885.169 95,54 20.961.49 5 99,75 21.193.07 8 98,66 2.090.909.09 1 Gà Lương Phượng 14.788.003 71,30 13.529.894 77,93 11.381.527 92,64 10.586.19 1 99,60 10.814.20 1 97,50 1.054.384.61 5 Gà Ross 308 12.939.408 64,11 12.059.100 68,79 9.515.318 87,18 8.343.849 99,42 8.589.205 96,58 829.545.455 Tháng thứ ba Gà Ri 17.527.816 87,48 17.040.824 89,98 15.886.172 96,52 15.362.52 2 99,81 15.494.47 6 98,96 1.533.333.33 3 Gà Lương Phượng 9.874.222 77,12 9.789.176 77,79 8.089.876 94,13 7.639.446 99,68 8.147.871 93,46 761.500.000 Gà Ross 308 9.474.334 64,93 8.851.346 69,50 7.032.909 87,47 6.433.471 95,62 6.922.117 88,87 615.168.539
  • 24. 21 Từ kết quả ở bảng 3.20 cho thấy, ở các lô gà chỉ sử dụng vắc xin, tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong túi Fabricius trong 3 tháng thí nghiệm ở gà Ri là 69,95%, 83,93%, 87,48%; gà Lương Phượng là: 54,18%, 71,30%, 77,12%; gà Ross 308 là 50,35%, 64,11%, 64,93%. Các lô gà sử dụng kết hợp vắc xin và CpG ODN 5 µg/con cho tỷ lệ giảm trong ba tháng theo dõi số bản copy gen Meq trong túi Fabricius đạt cao nhất, cụ thể: ở các lô gà Ri đạt 99,54 - 99,81%, gà Lương Phượng đạt 99,35 - 99,68% và gà Ross 308 đạt 99,2 - 99,42%. Các lô gà sử dụng bổ sung IFN - γ 500 UI/con không làm giảm số bản copy ở túi Fabricius của gen Meq đáng kể so với lô gà chỉ sử dụng vắc xin. * Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong tuyến ức của gà thí nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng cường miễn dịch
  • 25. 22 Bảng 3.21.Mức độ giảmsố bảncopy của genMeq trong tuyếnức của gà thí nghiệmcông cường độc sau khi sửdụng vắc xinvàcác chất tăng cường miễndịch Tháng theo dõi Giống gà Vắc xin đa giá HVT/Rispens HVT/Rispens + IFN - ϒ 500UI/con HVT/Rispens + poly I:C 400 µg/con HVT/Rispens + CpG ODN 10 µg/con HVT/Rispens + poly I:C 200 µg/con + CpG ODN 5 µg/con Đối chứng âm Số bản copy Số lần giảm Số bản copy Số lần giảm Số bản copy Số lần giảm Số bản copy Số lần giảm Số bản copy Số lần giảm Tháng thứ nhất Gà Ri 21.717.820 67,01 18.655.443 78,01 16.020.598 90,84 14.627.712 99,49 14.649.800 99,34 1.455.311.111 Gà Lương Phượng 18.490.084 50,93 12.946.109 72,74 11.188.072 84,17 9.482.429 99,31 9.605.263 98,04 941.700.000 Gà Ross 308 25.681.586 48,85 17.339.951 72,35 15.349.877 81,73 12.650.453 99,17 13.187.695 95,13 1.254.545.455 Tháng thứ hai Gà Ri 30.181.326 69,87 26.389.303 79,91 23.013.961 91,63 21.185.144 99,54 21.630.621 97,49 2.108.769.231 Gà Lương Phượng 18.581.158 40,18 13.828.318 53,99 8.818.697 84,66 7.529.154 99,16 7.875.432 94,80 746.590.909 Gà Ross 308 11.909.385 77,25 11.468.462 80,22 10.013.061 91,88 9.234.166 99,63 9.404.068 97,83 920.000.000 Tháng thứ ba Gà Ri 20.044.749 75,98 18.853.677 80,78 16.318.440 93,33 15.286.560 99,63 15.540.816 98,00 1.523.000.000 Gà Lương Phượng 8.790.913 62,98 8.642.705 64,06 6.117.022 90,51 5.565.457 99,48 6.191.587 89,42 553.651.685 Gà Ross 308 6.144.517 60,07 5.654.123 65,28 4.304.888 85,74 3.884.866 95,01 4.226.994 87,32 369.101.124
  • 26. 23 Qua theo dõi kết quả trên, ở tuyến ức, các lô gà chỉ sử dụng vắc xin, tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong tuyến ức trong 3 tháng thí nghiệm ở gà Ri là 67,01 - 75,98%, gà Lương Phượng là: 40,18 - 62,98%; gà Ross 308 là 48,85 - 77,25%. Các lô gà sử dụng kết hợp vắc xin và CpG ODN 5 µg/con cũng cho tỷ lệ giảm số bản copy gen Meq đạt cao nhất, cụ thể: ở các lô gà Ri đạt 99,49 - 99,63%, gà Lương Phượng đạt 99,16 - 99,48% và gà Ross 308 đạt 95,01 - 99,63. Như vậy, qua các kết quả xác định tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong lách, túi Fabricius và tuyến ức của gà thí nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng cường miễn dịch, số bản copy của gen Meq tỷ lệ thuận với số lượng virus có trong mô phân tích và tốc độ nhân lên của virus. Các kết quả cũng cho thấy CpG ODN có hiệu quả cao nhất trong việc ức chế sự nhân lên của MDV trong cơ thể gà thí nghiệm. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Từ những kết quả của đề tài luạn án đã thu được như trên, chúng tôi có một số kết luận sau: 1.1. Phân lập virus Marek - Đã phân lập được chủng virus Marek (MDV 6.13) gây bệnh cho gà tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, chủng virus này phát triển ổn định sau 3 đời nuôi cấy trên tế bào xơ phôi vịt và có hiệu giá là 3x107PFU/ml. - Đã xác định được trình tự gen Meq của chủng MDV 6.13 tương đồng tới 95,0% so với gen Meq của Gallid herpesvirus của Gene bank. Chủng MDV 6.13 phân lập có đặc tính di truyền gần giống với chủng virus Marek độc lực cao lưu hành tại Trung Quốc. 1.2. Về độc lực và khả năng gây bệnh - Chủng MDV 6.13 có độc lực mạnh,ổn định, có khả năng gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi và các giống gà. Gà Ri có sức đề kháng với virus gây bệnh Marek cao hơn giống gà Lương Phượng và Ross 308 nhập ngoại.
  • 27. 24 - Gà được gây bệnh thí nghiệm với chủng MDV 6.13 có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng như các tài liệu trong và ngoài nước đã mô tả. Gà mắc bệnh Marek sống sót thải trùng ở mức cao đến 3 tháng. 1.3. Về gây tổn thương bệnh lý của chủng virus MDV 6.13 - Các biến đổi bệnh lý đặc trưng ở gà thí nghiệm là sự xuất hiện khối u ở nộitạng,tỷ lệ cao nhất là ở gan (từ 93,33 - 100%); sau đó đến lách (86,67 - 100%), thấp nhất là ở thận (33,33 - 53,33%) và dây thần kinh bị viêm, sưng to, phình đoạn với tỷ lệ từ 26,67 - 53,33%. - Bệnh tích xuất hiện ở tổ chức phụ thuộc vào giống gà, thấp nhất là ở gà Ri (76,67%), cao hơn ở gà Lương Phượng (90,83%) và cao nhất là ở gà Ross 308 (98,33%). - Các tổn thương vi thể chủ yếu là xâm lấn tế bào lympho vào các tổ chức, nhiều nhất là ở gan và lách. Mức độ xâm nhiễm tế bào lympho vào các tổ chức phụ thuộc vào giống gà, trong đó thấp nhất ở gà Ri và cao nhất ở gà Ross 308. - Chủng virus Marek MDV 6.13 gây nhiễm vào phôi gà 9 ngày tuổi gây chết 100% phôi sau 24 - 72 giờ. - Trên tế bào xơ phôi vịt một lớp, virus Marek phân lập hủy hoại tế bào mạnh nhất sau 96 giờ nuôi cấy và tới 96 - 98% với liều gây nhiễm 1.000 PFU/ml. 1.4. Nâng cao hiệu quả phòng bệnh bằng vắc xin - Phối hợp tiêm vắc xin với chất tăng cường miễn dịch như IFN - γ, CpG ODN, Poly I:C phòng bệnh Marek cho gà đã làm tăng tỷ lệ bảo hộ, giảm mức độ nhân lên của virus và giảm mức độ tổn thương ở gà bệnh; trong đó CpG ODN cho hiệu quả cao nhất. 2. Kiến nghị - Tiếp tục nghiên cứu độc lực của virus phân lập được từ các ổ dịch đã được tiêm phòng vắc xin để có cơ sở lựa chọn vắc xin phòng bệnh phù hợp. Xác định liều lượng, thời điểm, phương thức bổ sung CpG ODN với vắc xin để đạt được hiệu lực phòng bệnh Marek cao nhất.