SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y
Chuyên Đề: Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống và sức sản xuất
thịt của gà Lương Phượng giữa 2 loại thức ăn tại trại gà thịt Phan Thị Lợi xã
Suối Rao huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Giảng viên hướng dẫn : ThS Bùi Thị Kim Phụng
Lớp : 17DTYA1
Sinh viên thực hiện : Trần Văn Thịnh
MSSV : 1711750043
Khóa : 2017-2021
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TP. Hồ Chí Minh, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y
Chuyên Đề: Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống và sức sản xuất
thịt của gà Lương Phượng giữa 2 loại thức ăn tại trại gà thịt Phan Thị Lợi xã
Suối Rao huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Giảng viên hướng dẫn : ThS Bùi Thị Kim Phụng
Lớp : 17DTYA1
Sinh viên thực hiện : Trần Văn Thịnh
MSSV : 1711750043
Khóa : 2017-2021
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TP. Hồ Chí Minh, 2020
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN
Họ tên sinh viên thực tập: Trần Văn Thịnh
Tên luận văn: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống và sức sản xuất thịt
của gà Lương Phượng giữa 2 loại thức ăn tại trại gà thịt Phan Thị Lợi xã Suối Rao
huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”.
Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech,
ngày ........................
Giáo viên hướng dẫn
Th.S BÙI THỊ KIM PHỤNG
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và gia đình
Những người thân yêu nhất đã nuôi dưỡng và giúp đỡ, động viên để con có được ngày
hôm nay.
Chân thành cảm tạ
Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô
đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
đây.
Trang trại Phan Thị Lợi đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Thành kính ghi ơn
ThS. Bùi Thị Kim Phụng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành đồ án tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp Dược Thú Y K17 đã giúp đỡ và động viên tôi
vượt qua mọi khó khăn.
Xin nhận ở tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
TRẦN VĂN THỊNH
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tóm tắt tiểu luận
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số loại thức ăn
công nghiệp hiện có trên thị trường trên khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn ở gà Tam Hoàng giai đoạn 1- 8 tuần tuổi. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức tương ứng với hai loại thức ăn công nghiệp. Mỗi
nghiệm thức gồm 4 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại gồm 75 gà con 1 ngày tuổi. Các loại
thức ăn thí nghiệm là GA1 (ME = 3.000 Kcal, CP = 19%), GA2 (ME = 2.900 Kcal,
CP = 20%). Kết quả thí nghiệm cho thấy, không có sự khác biệt về khối lượng, tăng
trọng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các loại thức ăn công nghiệp
nuôi gà Tam Hoàng trong giai đoạn úm. Điều này có nghĩa là hầu hết thức ăn công
nghiệp đang có sẵn ngoài thị trường đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho gà Tam
Hoàng trong giai đoạn úm.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
I- MỞ ĐẦU ............................................................................................................................7
1.1 Đặt vấn đề.....................................................................................................................7
1.2 Mục tiêu và yêu cầu....................................................................................................7
1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................................7
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................................7
II-TỔNG QUAN ....................................................................................................................8
2.1 Giới thiệuvài nét về Bà Rịa Vũng Tàu
2.1.1 Vị trí địa lý
2.1.2 Địa hình và khí hậu
2.2 Khái niệm về nguyên liệutrong thức ăn
2.3 Các nguyên liệuthường sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
2.3.1 Nhóm nguyên liệucung cấp năng lượng
2.3.1.1 Bắp
2.3.1.2 Cám gạo
2.3.1.3 Cám gạo tríchly
2.3.1.4 Cám mì
2.3.1.5 Khoai mì
2.3.1.6 Dầu cá
2.3.1.7 Dầu mực
2.3.2 Nhóm nguyên liệucung cấp đạm
2.3.2.1 Bột cá
2.3.2.2 Khô dầu đậu nành (KDĐN)
2.3.2.3 Dabomb-P
2.3.2.4 Khô dầu dừa
2.3.2.5 Bột huyết
2.3.2.6 Bột xương thịt
2.4 Một số giống lông màu khác ở nước ta
2.4.1 Gà Tam Hoàng
2.4.2 Gà Ri
2.4.3 Gà mía
2.4.4 Gà Kiến
2.4.5 Gà Hồ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.5.1 Cấu trúc bộ máy tiêuhoá giacầm
2.5.2 Quá trình tiêuhoá giacầm
2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gà
2.6.1 Khái niệm sinh trưởng
2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của gà
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 28
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành........................................................................... 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 28
3.2.2 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu......................................................................... 29
3.3 Nội dung ..................................................................................................................... 29
3.4 Điều kiện thí nghiệm............................................................................................... 29
3.4.1 Thức ăn............................................................................................................... 29
3.4.2 Chuồng trại và trang thiết bị......................................................................... 31
3.4.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc................................................................................. 31
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................................ 32
3.5.1 Tăng trọng ......................................................................................................... 32
3.5.2 Sử dụng thức ăn ............................................................................................... 33
3.5.3 Tỷ lệ nuôi sống.................................................................................................. 33
3.5.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát................................................................................. 34
3.6 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................... 34
IV- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khả năng tăng trưởng
4.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn
4.3 Tỷ lệ sống chết
4.4 Khảo sát quầy thịt
V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thịt gia cầm cung cấp một số lượng lớn tỷ lệ đạm cho mỗi bữa ăn của mỗi
người trên trái đất và là một trong những loại thực phẩm thiết yếu. Gia cầm là loài cho
sản phẩm thịt, làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất, chiếm khoảng 30% sản
phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà (đứng đầu vẫn là thịt lợn với 38%). Loài
gia cầm được nuôi với số lượng lớn nhất là gà. Trên thế giới có hơn 50 tỷ con gà được
nuôi hàng năm như một nguồn thực phẩm quan trọng, gà cho cả thịt và trứng.
Xu hướng hiện nay trên thế giới là thay đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng
tỷ lệ sản lượng thịt gia cầm và giảm tỷ lệ sản lượng thịt lợn làm giảm chi phí thức ăn,
giảm tiêu hao nguồn nước. Trong cơ cấu chăn nuôi hiện nay thì sản lượng thịt lợn sản
xuất ra chiếm tỷ lệ cao nhất (74%), thịt gà đứng thứ hai (17%) và thịt bò đứng thứ ba
(9%).
Được sự đồng ý của Viện Khoa học Ứng dụng Trường Đại Học Công Nghệ
Tp.HCM - HUTECH và dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Thị Kim Phụng, chúng tôi
thực hiện đồ án với chuyên đề: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống và sức
sản xuất thịt của gà Lương Phượng giữa 2 loại thức ăn tại trại gà thịt Phan Thị
Lợi xã Suối Rao huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của gà qua 8 tuần tuổi giữa 2 loại
thức ăn tại trại chăn nuôi.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, khả năng tăng trường, đánh giá khả năng tăng trọng, lượng thức ăn
tiêu thụ, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỉ lệ chết trong từng giai đoạn, màu da.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
II-TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu vài nét về Bà Rịa Vũng Tàu
2.1.1 Vị trí và địa lý
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuôc vùng Đông Nam Bộ,
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, lãnh thổ có đường bờ biển trải
dài theo hướng Bắc Nam 305,4km, nằm ở vị trí của ngõ ra biển đông của các
tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên: 1.987.4 km2, thềm lục
địa rộng trên 100.000 km2. Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía tây giáp Thành
Phố Hồ Chí Minh. Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông. Phía nam
giáp Biển Đông.
2.1.2 Địa hình và khí hậu
Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán
trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và
hẹp, diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3 – 4 m so với mặt biển. Hải đảo
bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm
ở phía Bắc và Đông Bắc, tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu
Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao
gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ.
Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa
có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km².
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia
hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió
mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian
này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp
nhất khoảng 26,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung
bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình 1.500 mm. Bà Rịa –
Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2 Khái niệm về nguyên liệutrong thức ăn
Nguyên liệu thức ăn là sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật, vi sinh vật,
chất khoáng và những chất tổng hợp hóa học khác. Những nguyên liệu thức ăn này
vừa đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho nhu cầu sinh lý, sinh trưởng, phát triển
sinh sản của vật nuôi, vừa mang tính chất kích thích tăng trưởng, tăng sức khỏe chống
bệnh và vừa dễ hấp thu.
Có nhiều cách phân loại nguyên liệu thức ăn như phân loại theo nguồn gốc,
theo thành phần hóa học, theo đương lượng tinh bột, phân loại theo tính toán kiềm của
thức ăn tiêu hóa, phân loại theo hệ thống quốc tế.
2.3 Các nguyên liệuthường sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
Các nguyên liệu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi rất phong phú và đa dạng. Tùy
trình độ chăn nuôi, điều kiện sản xuất thức ăn, điều kiện kinh tế và tùy nhà máy mà
nguyên liệu được sử dụng là khác nhau. Sau đây là một số nguyên liệu chính thường
hay sử dụng.
2.3.1 Nhóm nguyên liệucung cấp năng lượng
2.3.1.1 Bắp
Bắp có xuất xứ từ Châu Mỹ, là loại hạt quan trọng nhất dùng trong thực phẩm
chăn nuôi. Với hàm lượng tinh bột cao (730g tinh bột/kg VCK) và rất ít xơ nên bắp có
giá trị năng lượng trao đổi rất cao 3300-3400 Kcal/kg. Trong khẩu phần cho heo, gà
bắp thường được dùng với tỷ lệ cao và có thể đưa tỷ lệ bắp lên đến 60–70%. Tuy
nhiên, do chất béo trong bắp chứa nhiều axít béo không no nên làm giảm chất lượng
mỡ, nên cần cho ăn ở mức thấp hơn ở cuối kỳ vỗ béo.
Hạt bắp bao gồm phần vỏ ngoài mỏng, lớp cám, lớp phôi nhũ rồi đến phôi nằm
trong cùng nhưng rất gần đầu nhỏ của hạt. Bắp dùng trong chăn nuôi chủ yếu là bắp
vàng. Hàm lượng protein của bắp thấp khoảng 8-9,5%. Proteincủa bắp chủ yếu là
zein; lysine rất thấp và hầu như không có tryptophan. Theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức
Lũng, 2001 thì bắp là loại thức ăn dễ tiêu hóa với tỷ lệ tiêu hóa 85-90% .
Bắp rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Độc tố chính trong bắp là aflatoxin. Bắp sử dụng
trong thức ăn chăn nuôi cần có mức aflatoxin thấp hơn 50 ppb. Hàm lượng aflatoxin
trung bình của bắp ở Miền Nam theo Trần Văn An, 1995 là 77 ppb. Độ ẩm của bắp để
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bảo quản tốt hạn chế nấm mốc là dưới 13%. Theo Viện chăn nuôi quốc gia, 1995 thì
bắp hạt có ẩm độ biến động từ 11,89–13,29%, năng lượng trao đổi 3248 Kcal/kg.
2.3.1.2 Cám gạo
Cám gạo là sản phẩm phụ của công nghiệp xay xát lúa gạo. Lượng cám thu
được bình quân là khoảng 10% khối lượng lúa. Cám gạo được hình thành từ lớp vỏ
nội nhũ, mầm phối của hạt và một phần từ tấm. Cám gạo là loại bột khá mịn màu vàng
nhạt có mùi thơm. Cám gạo có hàm lượng chất béo khá cao nhưng hàm lượng xơ thô
cũng cao. Tỷ lệ protein trong cám gạo mịn có thể đạt 12-14%, chất béo 13-18%, xơ
thô khoảng 7-8% và giá trị năng lượng trao đổi có thể đạt 2600-2700 Kcal/kg. Cám
chứa hàm lượng vitamin A, D, E và vitamin nhóm B cao hơn bắp. Đặc biệt trong dầu
cám có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên nên hạn chế được sự ổi của cám. Cám chứa
hàm lượng P cao 1,08% (Liên hiệp gia cầm Việt Nam, 1994) hơn Ca (gấp tới 10 lần)
nhưng tới 70% P ở dạng phytin khó tiêu hóa. Cám có nhiều nguyên tố vi lượng quan
trọng Fe, Cu, Co, Zn, Se (FAO, 1989).
Tuy vậy, cám có nhược điểm dễ hút ẩm, mau ôi nên có vị đắng vì thế phải dự
trữ trong bao, xylo kín. Nếu cho heo ăn ngay thì chỉ nên dự trữ cám từ 7-10 ngày sau
khi sản xuất. Cám gạo có thể dùng làm thức ăn cho tất cả các loại gia súc, gia cầm.
Đối với heo không nên cho quá 30–40% loại nguyên dầu, ở cuối kỳ vỗ béo nên giảm
bớt nhằm nâng cao chất lượng mỡ, vì axít béo không no có mặt nhiều trong dầu cám
sẽ làm cho khổ mỡ mềm, nhão. Theo Viện chăn nuôi quốc gia, 1995 cám gạo có ẩm
độ 11,19% , năng lượng trao đổi 2481 Kcal/kg, béo thô 11,68%, xơ thô 8,36%.
2.3.1.3 Cám gạo tríchly
Cám gạo trích ly là phụ phẩm của việc chiết tách dầu cám trong công nghiệp
thực phẩm. Cám sau khi tách lấy dầu có màu nâu sẫm, chứa hàm lượng protein cao
khoảng trên 15%, có mùi thơm. Cám gạo trích ly có năng lượng thấp, xơ cao. Cám
gạo trích ly hiện cũng đang được sử dụng làm thức ăn cho nuôi thủy sản. Ưu điểm của
nó là có hàm lượng protein cao hơn và lipid thấp hơn so với cám gạo thường, do đó
thuận lợi hơn cho việc phối chế vào công thức thức ăn. Cám gạo trích ly được bảo
quản lâu hơn và cho gia súc ăn với tỷ lệ cao hơn cám gạo.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thành phần Kết quả Thành phần Kết quả
Vật chất khô (%) 88,5 Xơ thô (%) 11,6
ME (Kcal/kg) 2343 Khoáng tổng số (%) 10,5
Protein thô (%) 15 Ca (%) 0,2
Lipit thô (%) 11 P (%) 1,3
Bảng: Thành phần dinh dưỡng của cám gạo tríchly
2.3.1.4 Cám mì
Cám mì là phụ phẩm của công nghệ chế biến bột mì. Cám mì thường có hai
loại: cám mì thô là loại màu vàng nâu nhạt, hoàn toàn là vỏ cám; loại màu ngà trắng
ngoài vỏ cám còn có lẫn cả tinh bột là cám mì mịn. Cám là phần chứa vitamin và
protein chủ yếu của hạt lúa mì. Cám mì có tác dụng nhuận tràng nhẹ một phần do chất
xơ trong cám mì. Cám mì là thức ăn tốt để nuôi heo. So với cám gạo, cám mì có hàm
lượng protein cao hơn (bình quân 15,5%), ít dầu hơn (bình quân 4%), năng lượng trao
đổi 2420 Kcal/kg. Tỷ lệ cám mì được đề nghị sử dụng trong thức ăn là 0-35%.
Cám mì thô có hàm lượng đạm thô (khoảng 16%) cao hơn cám mì mịn (14%). Năng
lượng trao đổi 2420 Kcal/kg. Theo Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin, 1992 cám mì có
ẩm độ 12,3%; năng lượng trao đổi 2562 Kcal/kg; protein thô 14,4%; béo thô 4,3%; xơ
thô 9,9%.
2.3.1.5 Khoai mì
Khoai mì sử dụng trong chăn nuôi dưới dạng khoai mì lát phơi khô, bã bột mì,
bột lá khoai mì. Củ khoai mì khô chứa khoảng 83% chất bột đường, chủ yếu là tinh
bột, khoảng 3% protein thô; 3,7% xơ thô. Bột khoai mì có hàm lượng đạm, acid amin
thấp nên thường chỉ dùng trong thức ăn heo thịt. Do hàm lượng tinh bột cao nên được
dùng trong thức ăn dập viên với tư cách là chất kết dính.
Khoai mì có giá trị năng lượng trao đổi cao (đối với heo từ 3000-3100 Kcal/
kg). Khoai mì thường chứa 2 loại glucosides là linamarin và lotaustralin-hai chất này
dễ dàng bị thủy phân, giải phóng hydrogen acid cianuahydric (HCN) rất độc.
Khoai mì lát là lát củ khoai mì đã bóc vỏ và được làm khô. Lát khoai mì có độ
dày 1,5-2 cm. Lát khoai mì trắng thơm, không có tạp chất, mốc và côn trùng. Lát
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khoai mì có thành phần chính: ẩm 10-14%; tinh bột 70-82%; tro 1,8-3%; xơ 2,1-5%.
Khoai mì lát dễ hút ẩm, là môi trường tốt cho nấm mốc và côn trùng phát triển (Cao
Văn Hùng, 2001). Theo Dương Thanh Liêm và ctv, 2002 thì khoai mì có ẩm độ
11,79%, theo Trần Văn An, 1995 hàm lượng aflatoxin trung bình ở Miền Nam là 40
ppb.
2.3.1.6 Dầu cá
Dầu cá là nguồn cung vitamin A, D quan trọng. Dầu cá không có màu hoặc
màu vàng nhạt. Dầu cá và mỡ của các động vật sống dưới nước có thành phần tương
tự như mơ của các động vật trên cạn. Chúng chứa chủ yếu là các glycerin, acid béo
không no cao nên rất dễ bị oxy hóa dẫn đến bị chua thối, sản sinh nhiều loại aldehyt
và ceton. Dầu cá ở nhiệt độ trên 40°C là chất lỏng màu vàng nâu. Ở nhiệt độ dưới
25°C là chất lỏng sệt màu kem mùi tanh rất đặc trưng. Dầu cá chứa năng lượng tiêu
hóa gấp 2,25 lần so với chất bột đường nên là nguồn cung cấp năng lượng khá quan
trọng trong thức ăn và nó còn làm tăng độ ngon miệng của thức ăn, tăng khả năng dẫn
dụ đối với thức ăn thủy sản. Ở tôm sú, nhóm dầu cá biển được tiêu hóa 91-100%
(http://www.baclieu.gov.vn).
Theo Harmon (2000), bổ sung chất béo từ 0,5–10% sẽ giảm độ bụi và tăng tính
ngon miệng nhưng ít tác dụng đến hiệu suất chăn nuôi, do đó bổ sung 3–7% là mức
thường dùng. Khẩu phần bổ sung 5–10% chất béo trong khoảng 10 ngày cuối thai kỳ
làm tăng sức sống của heo con (Pearn, 1996) (trích dẫn Phan Hoàng Ân, 2003).
Ẩm độ (max) 2%
Tổng acid béo tự do như Lauric 5%
Oleic 7%
Peroxyd 7meq/kg
Salmonella Không có
(PHILSAN, 1996)
Thành phần hoá học của dầu cá
2.3.1.7 Dầu mực
Dầu mực Dầu mực là chất lỏng dầu màu đen, có mùi tanh rất đặc trưng. Thành
phần chủ yếu là các acid béo không bão hòa nên dễ bị oxy hóa và dễ hỏng. Là nguồn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cung vitamin rất quan trọng. Nhất là đối với thức ăn thủy sản, dầu mực kích thích tôm
tăng trưởng nhanh. Cung cấp nguồn acid béo thiết yếu cho tôm, ngăn ngừa các bệnh
thiếu phospholipid và cholesterol. Dầu mực chứa năng lượng tiêu hóa cao nên là
nguồn cung cấp năng lượng khá quan trọng trong thức ăn. Ngoài mục đích cung cấp
năng lượng, acid béo, việc bổ sung dầu vào thức ăn cũng có tác dụng tạo mùi cho thức
ăn và tăng tính dẫn dụ. Tỷ lệ dầu mực được yêu cầu sử dụng trong thức ăn là từ 0-6%.
Thành phần hoá học của đầu mực:
Docosahexaennoic acid 19,1% Linoleic acid 2,4%
Dalmitic acid 14% Eicolalic acid 1,3%
Oleic acid 11% Sonstige acid 29,2%
Eicosapentaenoi acid 10,1% Cholesterol 12,4mg/kg
Stearicc acid 3% Vitamin A 25000 UI/kg
Myristic acid 3,5% Vitamin D3 100000 UI/kg
Eicmic acid 3,3% Vitamin K3 300mg/kg
(http://www.baclieu.gov.vn)
2.3.2 Nhóm nguyên liệucung cấp đạm
2.3.2.1 Bột cá
Bột cá là nguyên liệu thức ăn nguồn gốc động vật có chất lượng dinh dưỡng
cao, được chế biến từ cá tươi hoặc từ sản phẩm phụ công nghiệp chế biến thực phẩm
cho người. Proteincủa bột cá chứa đầy đủ với hàm lượng cao và ổn định các acid
amin không thay thế, giàu Ca, P dễ tiêu hóa. Chất lượng bột cá thay đổi tùy thuộc cá
nguyên liệu đưa vào chế biến và phương pháp chế biến. Bột cá sản xuất ở nước ta có
hàm lượng protein biến động từ 35-60%. Khoảng tổng số biến động từ 19,6-34,5%
trong đó muối 0,5-10%; Ca 5,5–8,7%; P 3,5–4,8%, năng lượng trao đổi 2850-2900
Kcal/kg.
Các dạng bột cá thường dùng được gọi tên theo mức đạm thô: bột cá 40% đạm, bột cá
45% đạm... Dựa trên hàm lượng muối, bột cá được chia làm hai loại bột cá mặn và bột
cá lạt. Bột cá dễ bị hút ẩm và nhiễm vi trùng gây bệnh nhất là Salmonella-gây bệnh
phó thương hàn, E.coli gây tiêu chảy. Bột cá có chất lượng tốt có tỷ lệ tiêu hóa protein
rất cao 93–95%, còn bột cá chế biến quá lửa tỷ lệ tiêu hóa chỉ đạt xấp xỉ 60%.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Các nước sản xuất bột cá có chất lượng cao và xuất khẩu là Peru, Chile,Ecuador, Mỹ,
Nam Phi với các loại cá trích, cá mòi, cá cơm. Ở nước ta chỉ có nhà máy cá Hạ Long,
nhà máy bột cá Kiên Giang có quy trình sản xuất bột cá tiên tiến. Khoảng 90% số bột
cá sản xuất bằng phương pháp bán cơ giới, tức là loại cá được phơi trên bãi cát hoặc
những sân phơi, sau đó đưa vào máy nghiền làm bột (Nguyễn Thiện và ctv, 1996).
Theo Robert và Swick (1994) đã trích dẫn số liệu của Novus International ( 1992 ) về
thành phần dinh dưỡng của bột cá có protein thô là 46,8% thì lysine chiếm 2,88% ,
methionine 0,64%, threonin 1,77% và tryptophan 0,63%. Tỷ lệ bột cá đề nghị sử dụng
trong thức ăn là 10–30%.
Bảng: Thành phần ding dưỡng của một số loại cá
(Viện chăn nuôi quốc gia, 1995)
2.3.2.2 Khô dầu đậu nành (KDĐN)
Khô dầu đậu nành là phụ phẩm của công nghiệp chiết ép dầu. Theo báo cáo của
Green và Kinener (1988) khô dầu đậu nành là nguồn cung protein có giá trị, không
những chứa hàm lượng lysine cao mà có độ tiêu hóa protein cũng cao. Với tỷ lệ tiêu
hóa lysine khoảng 77-87% vì thế được dùng trong khẩu phần thức ăn với số lượng lớn
(trích dẫn Nguyễn Thanh Vân, 2003). Cho và Bayley (1970) cho biết thêm rằng khả
năng hữu dụng acid amin trong khô dầu đậu nành cao ngoại trừ methionine, nên khi tổ
hợp khẩu phần phải cung cấp thêm methionine.
Thành phần dinh dưỡng của KDĐN gồm có: protein thô 44-47%; lipid 1,1-2%
tùy thuộc vào công nghệ chiết ép dầu; xơ 5-6%; lysine 2,9-3%; methionine 0,65% và
có thể dùng tỷ lệ lớn trong thức ăn hỗn hợp gia súc, gia cầm từ 20-35%.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Clipler (1988) (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Vân, 2003) đã cho biết rằng trong
đậu nành sống chứa nhiều hợp chất làm giảm sự tăng trọng. Chỉ cần thêm vào 5%
trong khẩu phần sẽ làm giảm sự tăng trọng của gia súc. Các yếu tố kháng dinh dưỡng
này sẽ mất đi khi đậu nành được xử lý nhiệt. Nhưng Hancock và ctv...(1998) đã cảnh
báo rằng nếu xử lý quá chín hoặc chưa chín thì cả hai đều làm giảm tăng trọng và
giảm sự tiêu hóa protein.
Theo tài liệu JJ-Degussa-Huls Pte (1995) đậu nành là nguyên liệu khá tốt cho
heo lớn, nhưng thành phần kháng dinh dưỡng còn cao đã làm giảm giá trị dinh dưỡng
của bột đậu nành trên heo con. Các chất kháng dinh dưỡng chủ yếu được tìm thấy
trong đậu nành là: (1) các chất ức chế trypsin gồm trypsin inhibitor và chymotrypsin
inhibitor; (2) Oligosaccharide không tiêu hóa; (3) Acid phytic hạ thấp mức sử dụng
một số chất khoáng; (4) Saponing chất tạo vị đắng; (5) Lipoxygenase làm ôi các chất
béo trong thức ăn; (6) Goitrogens làm hạ thấp mức sử dụng iod; (7) Rachitogen làm
xáo trộn quá trình canxi hóa của xương; (8) Kháng nguyên đậu nành gồm glycinin và
B- conglycinin làm thoái hóa nhung mao ruột; và (9) Lectin gây ngưng kết hồng cầu.
Đậu nành khi sử dụng phải được rang, sấy hoặc ép đùn để khử các chất độc có
trong đậu nành. Nhiệt độ và thời gian xử lý thích hợp, nếu không sẽ làm biến tính
protein đậu nành hoặc còn tồn độc tố trong đậu nành. Tỷ lệ KDĐN được đề nghị sử
dụng trong thức ăn là từ 0–35%. Theo Viện chăn nuôi quốc gia thành phần dinh
dưỡng của khô dầu đậu nành có ẩm độ 11%; năng lượng trao đổi 3778 Kcal/kg;
protein thô 48,61%; béo thô 2,81%; xơ thô 5,67%.
2.3.2.3 Dabomb-P (Tên thương mại của một loại protein đậu nành được xử lý bằng
công nghệ sinh học)
Theo tài liệu của công ty SuChiang Chemical & Pharmaceutical (2003) quy
trình chế biến Dabomb-P như sau: đậu nành sau khi được loại bỏ vỏ, được cho lên
men lactobacillus, sau đó được làm khô chân không, cuối cùng đem nghiền mịn ta sẽ
được sản phẩm cuối cùng là Dabomb-P. Dabomb–P là protein lên men vi sinh từ đậu
nành nên không có chất kháng nguyên. Do quá trình chế biến đã làm thoái hóa sinh
học những yếu tố kháng dinh dưỡng, các oligosaccharide, protein và chất xơ.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Dabomb–P có màu nâu sáng, chứa 3,4% acid lactic giúp cải thiện khả năng tiêu hóa
và hấp thu.
Cũng theo dtài liệu của công ty SuChiang Chemical & Pharmaceutical (2003)
sản phẩm Dabomb–P có trung bình 8% độ ẩm, giá trị năng lượng trao đổi là 3635
Kcal/kg; 53% protein thô; 3,5% xơ thô; 1,3% béo thô và 6,8% tro.
2.3.2.4 Khô dầu dừa
Khô dầu dừa là phụ phẩm của quá trình sản xuất dầu từ phần thịt của quả dừa.
Khô dầu dừa có màu nâu nhạt hoặc nâu sậm, gồm các mảnh không đều, khô, dày,
giòn. Khô dầu dừa chứa 20-24% protein thô, khoảng 10% xơ thô. Trong protein tương
đối ít lysine. Khô dầu dừa có mùi thơm kích thích khẩu vị của heo. Nếu được ép kỹ,
xác dừa khá khô và tơi xốp nên rất thích hợp để sử dụng, trong khẩu phần có một vài
loại thực liệu dạng lỏng (rỉ đường). Khô dầu dừa rất dễ bị ôi, bị nhiễm nấm độc. Tỷ lệ
khô dầu dừa không nên vượt quá 5% trong khẩu phần gà đẻ và không quá 10% trong
khẩu phần heo. Theo Dương Thanh Liêm và ctv, 2002 thành phần dinh dưỡng khô dầu
dừa có ẩm độ 7,68%; năng lượng trao đổi 2758 Kcal/kg; protein 18,21%; béo thô
9,15%; xơ thô 13,92%.
2.3.2.5 Bột huyết
Bột huyết là sản phẩm của gia súc như bò, heo khỏe mạnh lấy từ các lò mổ ,có
sự kiểm tra chặt chẽ về bệnh. Bột huyết có thể chứa đến 85% protein thô, giàu lysine
nhưng rất thiếu isoleusine. Khả năng tiêu hóa bột huyết thấp do protein và acid amin
đã bị hủy một phần trong quá trình xử lý bằng nhiệt. Bột huyết dễ bị hư trong quá
trình tồn trữ. (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)
Hiện nay bột huyết được chế biến bằng cách phun sấy khô, nấu sấy khô hoặc
sấy nhanh. Bột huyết có hàm lượng protein thô cao nhưng hàm lượng Ca, P thấp. Bột
huyết có phẩm chất tốt có thể chứa 85% protein. Ẩm độ và protein là hai chỉ tiêu đánh
giá bột huyết. Ẩm độ nên khoảng 10-12%, nếu ẩm độ lớn hơn bột huyết sẽ đóng cục
và có thể lên men, còn ẩm độ quá thấp bột huyết có màu đen.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bột huyết sử dụng như một nguồn cung cấp protein trong khẩu phần thức ăn
của gia cầm, gia súc và một số loài cá. Trong khẩu phần không nên dùng quá 6–8%
bột huyết do mất cân đối acid amin. Theo NRA bột huyết có ẩm độ 10%; protein thô
85%; béo thô 0,5–2%.
2.3.2.6 Bột xương thịt
Bột xương thịt là sản phẩm của công nghệ chế biến thịt. Sau khi lọc thịt còn lại
xương có dính thịt và tủy xương (chứa nhiều chất dinh dưỡng). Bột xương thịt được
sấy trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Khi độ ẩm còn dưới 9%, xương dòn (dễ
vỡ) đem đập vụn và nghiền nhỏ làm thức ăn cho gia cầm rất tốt. Bột thịt xương là
nguyên liệu thức ăn chủ yếu bổ sung và cân bằng 2 nguyên tố Ca, P. Nó chiếm tỷ lệ
trong thức ăn hỗn hợp của gà con nhỏ hơn 1%, gà đẻ 2,5–3% (Bùi Đức Lũng, Lê
Hồng Mận, 1999) Bột xương thịt có màu từ vàng đến nâu vừa, có mùi thịt đặc trưng.
Chất lượng và thành phần của nguyên liệu thô có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Nguyên liệu thô có xuất xứ từ các vùng địa lý khác nhau, cho nên thành phần của bột
xương thịt có thể thay đổi giữa các nhà máy chế biến. Quá trình chế biến có ảnh
hưởng lớn đến khả năng tiêu hóa của acid amin để phối chế khẩu phần cho các loại
thức ăn gia Bạn đã gửi Hôm nay lúc 15:26 súc, gia cầm, heo, nhiều loại giống nhập
nội, một số loài cá và thú cảnh. Theo Hiệp hội phụ phẩm động vật quốc gia–NRA bột
xương thịt có ẩm độ 10%; protein thô 50%; béo thô 10%; Ca (max) 2,2 lần hàm lượng
P thực tế; P (min) 4%.
2.2 Một số giống lông màu khác ở nước ta
2.2.1 Gà Tam Hoàng
Nguồn gốc
Có nguồn gốc từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc, được nhập vào Việt
Nam từ năm 1993.
Đặc điểm
Gà Tam Hoàng có lông vàng, chân vàng, mỏ vàng (màu lông tương đối
đồng nhất), đuôi có lông đen lẫn vào. Cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng
bằng, chân ngắn, mào cờ, hai đùi phát triển, chiều cao trung bình.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trọng lượng trưởng thành trung bình đạt 2,5 – 4 kg đối với gà trống và 2
- 2,5 kg đối với gà mái. Tuổi đẻ lần đầu là 5 tháng tuổi, sản lượng trứng khoảng
150 quả/ mái/ năm. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,2 - 2,5 kg.
Gà Tam Hoàng có phẩm chất thịt thơm ngon, tỷ lệ nuôi sống cao (95%),
sức kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện chăn thả ở Việt Nam.
2.2.2 Gà Ri
Nguồn gốc
Gà Ri là giống gà nội kiêm dụng đã có từ lâu đời, được nuôi phổ biến ở
nhiều nơi, tập trung nhất là ở miền Bắc và miền Trung.
Đặc điểm
Gà Ri có thân hình nhỏ bé, chân thấp, màu lông đa dạng. Gà mái có màu
lông vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà
trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có màu đen ánh xanh,
lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng.
Mào cờ có răng cưa, màu đỏ, tích và dái tai đỏ, xen lẫn ánh bạc.
Trọng lượng trung bình lúc 1 năm tuổi đạt 1,5-2 kg đối với con trống và
1,2-1,5 kg tuổi đối với con mái. Gà mái đẻ lứa đầu lúc 4-5 tháng tuổi, sức đẻ
năm đầu từ 100-120 trứng, trứng nặng 40-45 g, vỏ màu trắng.
Gà Ri có chất lượng thịt thơm ngon, chịu đựng tốt với điều kiện bất lợi.
Hiện nay, gà Ri được sử dụng phổ biến để lai tạo với các giống gà lông màu có
năng suất cao hơn như gà Lương Phượng, gà Sasso để tạo tổ hợp gà Ri lai phục
vụ sản xuất chăn nuôi gà thịt thương phẩm.
2.2.3 Gà Mía
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nguồn gốc
Gà mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây
(nay thuộc xã Sơn tây-Hà Tây).
Đặc điểm
Gà mía có thân mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3
hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng. Gà
Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp
trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp.
Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5–3 kg, gà trống 3-4 kg.
Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4-5 tháng. Sản lượng trứng thấp (60–70
trứng/năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 tháng.
2.2.4 Gà Kiến
Nguồn gốc
Gà kiến hay gà Bình Định là một giống gà nội địa của Việt Nam được nuôi ở
một số tỉnh miền trung Việt Nam.
Đặc điểm
Gà kiến bề ngoài gần giống gà Ai Cập nên được nhiều người ưa chuộng, có thể
cho lai với gà Ai Cập, gà Tam Hoàng để nuôi lấy thịt. Gà kiến thân hình thon gọn, cao
dong dỏng, mặt lanh lợi, thịt săn chắc tựa gà đá miền Tây Nam bộ. Con trống có bộ
lông đỏ tía, đuôi dài, cựa dài trông rất đẹp mã và oai vệ.
2.2.5 Gà Hồ
Nguồn gốc
Gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn
Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm
Mào gà to có màu đỏ hoặc màu hồng như màu hoa mẫu đơn. Còn đuôi gà
thường xòe to như cái nơm, các lông đuôi bằng nhau. Chân gà Hồ thường to, tròn.
Con gà trống: có dáng to, dài, trọng lượng của một chú gà trống nuôi làm giống có khi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lên đến 5–6 kg. Còn gà mái thường có 3 màu lông: đất thó (trắng, xanh), vỏ quả nhãn
chín và màu sẻ (giống lông chim sẻ). Trọng lượng của gà mái tối đa từ 3–4 kg. Chỉ
tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng
thịt khoảng 5-6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40–50 trứng/năm. Thời gian gà mái bắt
đầu đẻ khoảng 5-6 tháng.
2.3.1 Cấu trúc bộ máy tiêu hoá gia cầm
Bộ máy tiêu hóa ở gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản, diều, dạ dày cơ,
dạ dày tuyến, ruột non, ruột già và lỗ huyệt được trình bày chi tiết ở hình 2.1
Hình 2.1: Cấu trúc bộ máy tiêuhóa của gà
Trong đó (1) Thực quản (2) Diều (3) Dạ dày tuyến (4) Dạ dày cơ (5)Lá lách (6) Túi
mật (7) Gan (8) Ống mật (9) Tuyến tụy (10) Ruột hồi manh tràng (11) Ruột non (12)
Ruột thừa (13) Ruột già (14) Ổ nhớp.
2.3.2 Quá trình tiêu hoá gia cầm
Tiêu hóa ở miệng khoang miệng có mỏ dùng để bới và nhặt thức ăn, lưỡi để
lựa chọn thức ăn.
Khoang miệng của gia cầm không có răng và nghèo tuyến nước bọt nên thức
ăn đi qua khoang miệng nhanh và hầu như không biến đổi mà di chuyển thẳng xuống
thực quản và được chứa ở diều.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Gà có mỏ nhọn, ngắn, cứng và hơi cong về phía dưới. Lưỡi có hình dáng của
mỏ với những lớp sừng trên bề mặt hướng về cổ họng để giữ khối thức ăn trong miệng
và đẩy chúng về hướng thực quản. Thực quản có lớp niêm mạc nhầy, gấp nếp, tiết
dịch làm trơn viên thức ăn và đẩy nó xuống diều. Khi đói, viên thức ăn được đẩy
thẳng xuống dạ dày.
Tiêu hóa ở diều
Diều là bộ phận phình to của thực quản, nằm tiếp giáp giữa
ngực và cổ, ở dưới da mặt trước cổ.
Diều có chức năng lưu trữ thức ăn và tiết dịch diều từ các tuyến nhầy của thành
phía trên tiếp giáp với thực quản. Dịch diều có thành phần tương tự như nước bọt, có
chứa musin và amylase giúp tinh bột trong thức ăn thủy phân thành đường. Thời gian
thức ăn lưu giữ trong diều tùy thuộc vào tính chất và kích thước của thức ăn. Ở gà,
diều chứa được 100-120 g thức ăn. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, trộn đều và
được tiêu hóa từng phần dưới tác dụng của men và vi khuẩn trong thức ăn, sau đó di
chuyển xuống dạ dày tuyến.
Gà bị cắt diều sẽ làm giảm tính thèm ăn, tỷ lệ tiêu hóa thức ăn giảm rõ rệt.
Tiêu hóa ở dạ dày tuyến

Dạ dày gia cầm gồm hai phần là dạ dày tuyến và dạ dày cơ, thức ăn từ diều vào
dạ dày tuyến sau đó đến dạ dày cơ. Dạ dày tuyến có dạng ống ngắn với vách dày, nối
với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhầy, cơ và mô
liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp đậm, dễ thấy và liên tục. Khối
lượng của dạ dày tuyến ở gà khoảng 3,5-6 g.
Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa có thành phần tương tự dịch vị, chủ yếu là axit
chlohydric, pepsin và musin. Cũng giống như động vật có vú, pepsin được tiết ra ở
dạng không hoạt động- pepsinogen và được hoạt hóa bởi HCl. Sự tiết dịch vị cao nhất
ở gà ăn thức ăn có hàm lượng protein tối ưu 16-18%. Khi tăng hàm lượng protein lên
25-27% hoặc giảm xuống đến 10% thì sự tiết dịch vị ở dạ dày tuyến giảm. Sự tiết dịch
vị tăng lên khi sức đẻ trứng tăng và giảm khi gia cầm thay lông.
Thức ăn chỉ ở lại dạ dày tuyến một thời gian rất ngắn đủ để thấm ướt với dịch
tiêu hóa sau đó chuyển sang dạ dày cơ.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiêu hóa ở dạ dày cơ

Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa với hai khối cơ dày, chắc, nằm ở phía sau
thùy trái của gan và lệch về phía khoang bụng trái.
Niêm mạc rất dày và được cấu tạo
từ hai lớp: lớp biểu bì sừng cứng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết có chức
năng cơ học là nghiền nát thức ăn và trộn đều chúng với dịch vị, enzyme, và vi khuẩn
trong thức ăn, thúc đẩy sự tiêu hóa thức ăn triệt để hơn.
Màng sừng của dạ dày cơ luôn bị mòn đi, nhưng nhờ sự dày lên ở đáy nên
chiều dày của nó được ổn định. Ngoài ý nghĩa cơ học, màng sừng còn giữ cho vách dạ
dày khỏi bị tác động của những yếu tố bất lợi. Màng sừng bền với pepsin, không bị
hòa tan trong axit loãng, kiềm và các dung môi hữu cơ.
Sự co bóp của dạ dày cơ vừa nghiền thức ăn, vừa đẩy thức ăn đã được nghiền
xuống tá tràng, đồng thời kéo thức ăn từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Trong
dạ dày cơ thường có một lượng sỏi cũng như vật cứng nhất định, chúng làm tăng ma
sát, giúp cho quá trình nghiền nát và làm sạch thức ăn trong khoang dạ dày cơ. Đối
với gà con, kích thước sỏi phù hợp là 2,5-3 mm và tăng dần theo độ tuổi, gà trưởng
thành thì đường kính sỏi tăng lên đến 10 mm. Đối với gia cầm, sỏi tốt nhất là thạch
anh, không nên thay sỏi bằng cát, đá vôi, thạch anh, vỏ sò, vỏ ốc hến,... vì chúng có
thể bị hòa tan trong HCl gây rối loạn tiêu hóa ở dạ dày và ruột.
Nếu như không có sỏi trong dạ dày cơ, sự hấp thu các chất dinh dưỡng và tiêu
hóa thức ăn sẽ giảm. Thiếu sỏi trong dạ dày của gia cầm non sẽ làm giảm trọng lượng
tuyệt đối của dạ dày 30-35%, cơ dạ dày trở nên nhũn, nhão và xuất hiện những vết
loét trên màng nhầy.
Dịch tiêu hóa không được tiết ra ở dạ dày cơ, sự tiêu hóa hóa học ở đây do tác
dụng của dịch vị từ dạ dày tuyến xuống. Dưới tác dụng của axit HCl, các phân tử
protein sẽ trở nên căng phồng và dễ bị phân giải. Pepsin sẽ phân cắt protein thành
pepton và một phần thành axit amin. Ngoài ra, ở dạ dày cơ còn diễn ra quá trình phân
giải tinh bột.
Tiêu hóa ở ruột non

Ruột non gồm ba đoạn tá tràng, không tràng, hồi tràng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ở tá tràng, dưới tác động của dịch ruột, dịch mật và dịch tụy, các chất dinh
dưỡng có trong thức ăn được phân giải thành những phần tử có kích thước nhỏ nhất
như axit amin, triglycerit, đường đơn,... Không tràng bắt đầu từ nơi đổ vào của ống
mật đến nơi có vết tích của túi lòng đỏ, kế đến là hồi tràng kéo dài đến van hồi manh
tràng. Ruột non có hệ thống niêm mạc dày đặc giữ vai trò quan trong trong quá trình
hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.
Dịch ruột gà là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH=7,42) với tỷ
trọng 1,0076. Trong dịch ruột chứa nhiều men tiêu hóa như protetase, aminolyase,
enterokinase.
Dịch tụy gà là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc
kiềm (pH=6). Ngoài các men tiêu hóa, dịch tụy còn chứa các axit amin, lipit, khoáng
(NaCl, Cl2, NaHCO3) và một số chất khác. Dịch tụy của gia cầm trưởng thành có
chứa men tripsin, cacbonxypeptidase, amylase, maltase, lipase.
Dịch mật do gan tiết ra liên tục, một phần tích lũy ở mật, còn lại đổ trực tiếp
xuống tá tràng. Mật gia cầm có màu xanh đậm, tính kiềm (pH=7,3-8,5) chứa axit mật,
sắc tố mật, cholesterin, gluxit, các axit béo và các lipit trung tính, musin, chất khoáng,
các sản phẩm trao đổi chất chứa nitơ và men amylase. Mật có tác dụng nhũ tương hóa
chất béo, giúp cho men lipase tác dụng dễ dàng hơn. Mật hoạt hóa các men tiêu hóa
của dịch mật, dịch tụy kích thích làm tăng nhu động ruột, giúp tăng khả năng hấp thu
của hệ thống nhung mao. Mật còn có khả năng diệt khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày cơ
khỏi sự tổn thương và ăn mòn màng sừng.
Ở gia cầm, quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra rất tích
cực trong khoang ruột cũng như trên bề mặt nhung mao nhỏ của niêm mạc thành ruột.
Tiêu hóa ở khoang ruột là sự thủy phân thức ăn, còn tiêu hóa ở màng là các giai đoạn
tiếp theo, tạo ra các sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hóa để hấp thu. Các phân tử thức
ăn lớn được phân giải dưới tác động của men trong khoang ruột tạo ra các sản phẩm
trung gian nhỏ hơn, và cuối cùng đi vào vùng có nhiều nhung mao. Ở đây diễn ra giai
đoạn cuối cùng của sự thủy phân để tạo ra sản phẩm như axit amin, gluxit, axit béo,
các chất khoáng, vitamin và các sản phẩm này thấm vào hệ thống mạch lympho và
vào máu thành các loại đường đơn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiêu hóa ở ruột già

Ruột già gồm manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt.
Vai trò tiêu hóa của manh tràng còn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, sự
có mặt của hệ vi sinh vật như Streptococcus, Lactobacillus, trực khuẩn đường
ruột,...cho thấy ở manh tràng có sự tiêu hóa protein, lipit và gluxit. Hệ vi sinh vật
manh tràng cũng tổng hợp được vitamin nhóm B và tiêu hóa một lượng nhỏ chất xơ.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gà
2.4.1 Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng và kích thước của các bộ phận
trong cơ thể.
2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của gà
Con giống

Con giống giữ vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến năng suất
cũng như chất lượng sản phẩm. Trong cùng một điều kiện chăm sóc, con giống tốt
hơn sẽ cho hiệu quả chăn nuôi sẽ cao hơn.
Con giống tốt phải đảm bảo các tiêu chí như: tốc độ sinh trưởng cao, hệ số
chuyển biến thức ăn thấp, tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng kháng bệnh tốt, thế hệ bố mẹ
không mắc các bệnh truyền nhiễm và có chất lượng thịt thơm ngon.
Giới tính

Ở gia cầm, tốc độ sinh trưởng giữa hai giới khác nhau, sự khác nhau này được
giải thích qua tác động của các gen liên kết giới tính. Theo M.O.North (1990) cùng
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau thì gà trống thường có tốc độ sinh trưởng
cao hơn gà mái.
Lúc mới nở, gà trống nặng hơn gà mái 1% nhưng sự sai khác này ngày càng
lớn khi tuổi càng tăng, lúc 7 tuần tuổi là 23%, 8 tuần tuổi là 27%. Sự khác nhau này là
do nhiều nguyên nhân, nhưng sự trao đổi chất và đặc điểm sinh lý của hai giới là khác
nhau. Như vậy, gà trống và gà mái đòi hỏi mức năng lượng và protein khác nhau cho
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quá trình sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi nên
tách và nuôi riêng trống và mái ngay từ lúc nhỏ.
Tốc độ mọc lông

Trong cùng một giống và giới tính, ở những gà có tốc độ mọc lông nhanh thì có
tốc độ sinh trưởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm. Tốc độ mọc lông cũng có
quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn
gà mọc lông chậm. Trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác
giả cho rằng ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngược chiều với giới
tính quy định tốc độ mọc lông.
Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm.
Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển khác nhau của các
tổ chức trong cơ thể mà nó còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của từng mô trong cơ
thể như mô mỡ, mô cơ, mô xương,...Nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết
cho gia cầm, gia cầm sẽ không phát huy tối đa đặc tính về sinh trưởng, sinh sản cũng
như những đặc tính của giống.
Vì vậy thức ăn cho gia cầm cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Proteinphải tốt, cân bằng các acid amin đặc biệt là các acid amin giới hạn.
- Dư thừa protein sẽ dẫn đến tiêu chảy, ngược lại nếu thiếu protein sẽ dẫn đến gà
còi cọc chậm lớn, giảm sức sản xuất.
- Năng lượng phù hợp.
- Cân bằng các chất vi khoáng và vitamin đáp ứng vừa đủ nhu cầu của gà.
- Nếu dinh dưỡng thiếu sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng và mắc các bệnh về dinh
dưỡng, làm tăng hao hụt, giảm chất lượng của thịt.
- Ngoài ra các yếu tố dinh dưỡng để gia cầm phát triển tốt thì vấn đề nhiễm độc
tố như nấm mốc aflatoxin cần được kiểm tra chặt chẽ.
Theo Bùi Đức Lũng và cs. (1992) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung
cấp thức ăn đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng đặc biệt là cân bằng năng lượng và
protein, cân bằng axit amin với các chất dinh dưỡng và vitamin.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nước
Nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong
quá trình trao đổi chất. Nước chiếm tỷ lệ 55-75% trong cơ thể gia cầm. Nước tham gia
trong thành phần của máu, trong dịch tế bào, dịch tiêu hoá…
Trong quá trình tiêu hóa, nước ngấm vào thức ăn ở diều làm thức ăn mềm,
trương nở ra giúp tinh bột trong thức ăn thủy phân thành đường. Nhờ nước các chất
dinh dưỡng sau khi được phân tích thành những tiểu phần nhỏ bé, được hấp thu theo
nước vào máu, ở đó các chất dinh dưỡng được vận chuyển vào các mô, tế bào của cơ
thể, đồng thời các chất cặn bã thải từ quá trình trao đổi chất được lấy ra, theo máu
được thải ra ngoài theo đường bài tiết. Rất cần thiết trong quá trình phát triển, thiếu
nước gà ăn ít, nước phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho gà uống một ngày.
Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng của gia cầm.
Khi nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm lượng thức ăn thu nhận, tiêu tốn năng lượng cho việc
làm mát cơ thể, nóng quá gà sẽ chết. Khi nhiệt độ quá thấp, gà mất năng lượng để duy
trì thân nhiệt, chống lạnh do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gà. Nhiệt độ môi
trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng và protein của gà. Khi nhiệt
độ môi trường tăng cao, nhu cầu năng lượng và protein sẽ giảm thấp. Vì vậy, muốn
đạt tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng tăng trọng nhanh phải tạo nhiệt độ môi trường thích
hợp cho gà.
Ở nước ta, vào mùa hè, để gà sinh trưởng phát triển tốt nên sử dụng khẩu phần
có mức năng lượng cũng như dinh dưỡng cao (đặc biệt là protein) để khi lượng thức
ăn thu nhận thấp thì vẫn đảm bảo được các dưỡng chất cần thiết cho gà sinh trưởng và
phát triển. Ngoài ra, nên dùng các biện pháp chống nóng cho gà như hệ thống phun
sương, quạt.
Nhiệt độ môi trường liên quan đến quá trình trao đổi chất và quá trình điều tiết
thân nhiệt của gia cầm, lượng thức ăn và nước uống cũng như sự thải phân và nước
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
(Mack và Donald, 1990).
Gia cầm mới nở có thân nhiệt khoảng 38-390C, thân nhiệt tăng dần hằng ngày
cho đến 3 tuần tuổi thì ổn định trong khoảng 40,6-4,70C (Lâm Minh Thuận, 2004).
Ẩm độ
Ẩm độ trong chuồng nuôi ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, nước bốc hơi
và hơi nước từ đường hô hấp.
Ẩm độ thích hợp cho gia cầm là 65-75%. Ẩm độ quá thấp hay quá cao đều gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Ẩm độ cao làm cho chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn
dễ hư hỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, sản sinh nhiều khí NH3,
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà, gà dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá đặc biệt là
bệnh do E.Coli và cầu trùng. Ẩm độ chuồng nuôi thấp làm không khí trong chuồng
nuôi khô, chất độn chuồng khô tạo nhiều bụi, gà dễ mắc các bệnh đường hô hấp Lâm
Minh Thuận, 2004).
Độ thông thoáng

Chuồng nuôi thông thoáng sẽ cung cấp đủ O2 cho gà, giảm thải các khí độc
như NH3, CO2, H2S.
Trong quá trình hô hấp của gia cầm sinh ra khí carbonic, cùng với quá trình lên
men phân và chất độn chuồng sinh ra các khí độc như ammoniac, methan,
hydrosulfite,… vì vậy việc đảm bảo thông thoáng không khí chuồng nuôi là rất quan
trọng nhằm làm giảm tối đa các khí độc đặc biệt là ammoniac.
Chế độ chiếu sáng

Thời gian chiếu sáng kéo dài sẽ làm tăng lượng thức ăn ăn vào và kích thích cơ
thể phát triển nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Thời gian chiếu sáng ngắn
làm giảm nhu cầu về thức ăn, giảm tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Ánh sáng có cường độ quá yếu gà sẽ không nhìn thấy, khó tìm được máng ăn.
Nhưng cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ gây ra hiện tượng cắn mổ lẫn nhau. Do
đó, cần có chế độ chiếu sáng thích hợp với từng phương thức chăn nuôi, từng giai
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đoạn phát triển của gà.
Mật độ nuôi
Mật độ nuôi thấp gây lãng phí diện tích, chi phí chuồng trại cao. Tuy nhiên,
mật độ nuôi quá cao làm chuồng nuôi nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao,
vi sinh vật phát triển ảnh hưởng đến tăng trọng và sức khỏe đàn gà, gà dễ bị cảm
nhiễm bệnh tật.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng khảo sát, thời gian và địa điểm
Đối tượng khảo sát: Gà Lương Phượng
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 09/03/2021 đến ngày
05/05/2021
Địa điểm: Trại gà thịt Phan Thị Lợi, xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhóm gà chúng tôi khảo sát được nhập về từ Công Ty TNHH MTV Chăn Nuôi
Bình Minh, với giống gà 100% là gà Tam Hoàng.
Thời gian dự kiến từ lúc gà mới nở đến xuất chuồng được là 56 ngày
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên đồng đều về trọng
lượng phân bố đồng đều vào các lô với 2 nghiệm thức (tương ứng với 2 loại thức ăn
hỗn hợp khác nhau) và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 ô chuồng nuôi 75 gà con giống
Tam. Như vậy, tổng số gà trong thí nghiệm này là 600 con. Gà bắt đầu thí nghiệm vào
1ngày tuổi. Tất cả gà thí nghiệm được nuôi trên nền lót trấu và vách ngăn trong 2 tuần
đầu tiến, sau đó được nuôi trên sàn tại Trại Chăn nuôi Phan Thị Lợi. Thời gian thí
nghiệm là 8 tuần. Thức ăn thí nghiệm gồm A1 (ME = 3.000 Kcal, CP = 19%) và A2
(ME = 2.900 Kcal, CP = 20%) tương ứng với hai nghiệm thức. Trong giai đoạn thí
nghiệm, gà được cho ăn tự do. Gà được cho ăn lúc 6:00 sáng hôm nay và thức ăn thừa
được cân vào lúc 6:00 sáng hôm sau. Nước uống được thay 3 lần/ngày. Các chỉ tiêu
theo dõi gồm: khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, FCR và tỉ lệ hao hụt qua các
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tuần tuổi. Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) theo
mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) để so sánh sự khác biệt giữa các
trung bình nghiệm thức (theo phương pháp Tukey) của phần mềm Minitab version
13.21 (2000).
3.2.2 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, bao gồm 2
lô, mỗi lô có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 75 con gà.
Trong các lô I cho gà ăn thức ăn của công ty A
Trong các lô II cho gà ăn thức ăn của công ty B
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm
Lô I Lô II
Số gà thí nghiệm 300 300
Số lần lặp lại 4 4
Số gà/ô 75 75
Thức ăn Công ty A Công ty B
Ngày nuôi 1 – 56 ngày 1 – 56 ngày
3.3 Nội dung
Đánh giá khả năng sinh trưởng, màu da, tăng trọng, chỉ tiêu về thức ăn, các chỉ
tiêu mổ khảo sát, chỉ tiêu về sức sống, hiệu quả về kinh tế và phát triển của gà từ 1
ngày tuổi đến xuất chuồng.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Màu da, khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn,
FCR và tỉ lệ hao hụt, các chỉ tiêu mổ khảo sát, hiệu quả về kinh tế và phát triển của gà
qua các tuần tuổi.
3.4 Điều kiện thí nghiệm
3.4.1 Thức ăn
Thức ăn được dùng cho gà là thức ăn hỗn hợp của 2 công ty A và B được sử
dụng cho gà từ 1 ngày tuổi đến 56 ngày.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thức ăn A: dạng viên
Giai đoạn 1 gà từ 1-21 ngày tuổi
Giai đoạn 2 gà từ 22-56 ngày tuổi
Bảng: Thành phần dinh dưỡng thức ăn A giai đoạn 1,2:
Thành phần Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Độ ẩm (Max) 14% 14%
Đạm thô (Min) 21% 19%
Năng lượng (Min) 3.000 (Kcal/kg) 3100% (Kcal/kg)
Xơ thô (Max) 6.0% 6.0%
Canxi (Min-Max) 0.5% - 1.8% 0.5% - 1.8%
Phospho (Min – Max) 0.5% - 1.5% 0.5% - 1.5%
Lysin (Min) 1.0% 0.9%
Met & Cys (Min) 0.7% 0.6%
Thức ăn B: dạng viên
Giai đoạn 1 gà từ 1-21 ngày tuổi
Giai đoạn 2 gà từ 22-56 ngày tuổi
Bảng: Thành phần dinh dưỡng thức ăn B giai đoạn 1,2:
Thành phần Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Độ ẩm (Max)
Đạm thô (Min)
Năng lượng (Min)
Xơ thô (Max)
Canxi (Min-Max)
Phospho (Min – Max)
Lysin (Min)
Met & Cys (Min)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.4.2 Chuồng trại và trang thiết bị
Chuồng trại
Gà được nuôi trong các ô chuồng sàn cách mặt đất 1,5m và được chia thành các
lô, xung quanh được bao lưới chắc chắn. Kích thước mỗi lô 9m x 3,5m x 2m (dài x
rộng x cao) tương ứng mỗi lô 31,5m2 và được chia đều thành 4 ô (mỗi ô ~ 7,9m2).
Phía trên chuồng được bao bởi lưới để ngừa các động vật bên ngoài đồng thời tránh
cho gà bay ra. Mái chuồng được lợp bằng lá, cao ráo thoáng mát, giữa 2 ô chuồng có
để một bóng đèn compart.
Trang thiết bị
Máng ăn: Chúng tôi sử dụng 3 loại máng ở 3 giai đoạn khác nhau.
- Từ 1-4 ngày tuổi: Máng khay tròn.
- Từ 5-14 ngày tuổi: Máng ăn hình trụ đứng dạng trung bình 3kg.
- Từ 15-56 ngày tuổi: Máng ăn hình trụ đứng dạng lớn 5kg.
Máng uống: Chúng tôi sử dụng 2 loại máng uống ở 2 giai đoạn khác nhau.
-Từ 1-4 ngày tuổi: Loại bình nhỏ 2lít.
- Từ 5-56 ngày tuổi: Sử dụng máng uống tự động.
Mỗi ô chuồng chúng tôi sử dụng 2 máng ăn và 2 máng uống theo từng loại và từng
giai đoạn như đã nêu trên.
3.4.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng
Giai đoạn từ 1-14 ngày tuổi
Gà được úm bởi đèn ga tỏa nhiệt cách mặt chuồng 1m. Lúc gà về dùng cân
điện tử cân mỗi ô 75 con cho vào các ô của các lô thí nghiệm đã chuẩn bị sao cho
trọng lượng gà giữa các lô là tương đương nhau. Tất cả gà được chăm sóc và nuôi
dưỡng như nhau và tiếp tục nuôi dưỡng chăm sóc và theo dõi gà đến ngày xuất
chuồng. Ghi nhận kết quả.
3.4.4 Công tác thú y và phòng bệnh
Trước khi nhập gà chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi phải được chà rửa, sát trùng
kĩ và để trống ít nhất 6 ngày. Khi có gà định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại tuần
1 lần vào thứ 5, vệ sinh hố sát trùng. Sau khi bán gà thì vệ sinh khu vực bán, bãi đậu
xe, bên trong chuồng trại, rãi vôi và phun thuốc diệt cỏ xung quanh trại.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thuốc thú y được sử dụng theo lịch trình ở bảng…
Bảng: Quy trình phòng bệnh tại trại.
Ngày
tuổi
Loại vắc xin Chỉ định Khuyến cáo
3 ND-IB lần 1 Ngừa dịch tả và viêm
phế quản truyền nhiễm
Clon 30-ma5 (nhỏ mắt
hoặc uống)
9 Gumboro lần 1 Phòng bệnh gumboro IBD Blen, IBD Cevac,
228E
13 ND-IB lần 2 +
chủng đậu
Ngừa dịch tả và viêm
phế quản truyền nhiễm,
chủng ngừa đậu
Clon 30-ma5 (nhỏ mắt
hoặc uống) và Fowl pox
(tiêm màng cánh)
17 Gumboro lần 2 Phòng bệnh Gumboro IBD Blen, IBD Cevac,
228E
21 ND-IB lần 3 Ngừa dịch tả và viêm
phế quản truyền nhiễm
Clon 30-ma5 (nhỏ mắt
hoặc uống)
28 Cúm Ngừa dịch cúm gia cầm H5N1 chủng Re-1 ( tiêm
dưới da cổ )
35 ND-IB lần 4 Ngừa dịch tả và viêm
phế quản truyền nhiễm
Clon 30-ma5 (nhỏ mắt
hoặc uống)
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và cách tính
3.5.1 Tăng trọng
Tiến hành cân gà vào các giai đoạn 0, 2, 4, 6, 8 tuần tuổi.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trọng lượng tích lũy hay trọng lượng sống (TLTL) (g/con): là trọng lượng bình
quân của gà ở mỗi lô qua từng giai đoạn.
Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày): là trọng lượng (g) tăng được trong
giai đoạn theo dõi, tính trên 1 đơn vị thời gian (ngày).
TTTĐ = (Trọng lượng cuối kỳ - Trọng lượng đầu kỳ)/Tổng số ngày nuôi
Trong đó:
+ Trọng lượng đầu kỳ (g): là trọng lượng của gà ở đầu mỗi giai đoạn.
+ Trọng lượng cuối kỳ (g): là trọng lượng của gà ở cuối mỗi giai đoạn.
+ Tổng số ngày con nuôi = Tổng số ngày nuôi x Tổng số con nuôi.
3.5.2 Sử dụng thức ăn
Lượng thức ăn tiêu thụ được tính trong thời gian thí nghiệm bao gồm lượng
thức ăn gà ăn vào và thức ăn rơi vãi.
Kết thúc mỗi giai đoạn, tiến hành cân trọng lượng thức ăn còn lại ở mỗi ô
chuồng và mỗi lô. Từ đó tính lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ngày, hệ số chuyển hóa
thức ăn.
Thức ăn tiêu thụ bình quân (TATTBQ) = Tổng lưởng thức ăn tiêu thụ của lô
trên tổng số ngày con nuôi trong lô.
Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) (kg thức ăn/kg tăng trọng): là lượng thức
ăn tiêu thụ (kg) để tăng (sản xuất) 1 kg trọng lượng.
FCR (kg TA/kg TT) = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn theo
dõi/Tổng tăng trọng trong giai đoạn theo dõi.
3.5.3 Tỷ lệ nuôi sống và bệnh
Tỷ lệ nuôi sống (%) = (Số gà cuối kỳ của lô/Số gà đầu kì của lô) x 100.
Trong đó: Số gà cuối kỳ của lô = Số gà đầu kì của lô – Số gà chết – Số gà loại
thải.
Tỷ lệ chết (%) = (Số gà chết của lô/Số gà nuôi của lô) x 100
Tỷ lệ loại thải (%) = (Số gà loại của lô/Số gà nuôi của lô) x 100
Gà loại thải dựa trên biểu hiện gà không tăng trọng, còi cọc, bệnh kéo dài.
Tỷ lệ bệnh (%) = ( số gà bệnh/ số gà nuôi ) x 100.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.5.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát
Kết thúc thí nghiệm, gà được cân trọng lượng và tính trọng lượng trung bình
quân. Sau đó tiến hành chọn mỗi lô 5 con để mổ khảo sát. Mổ khảo sát theo trình tự
như sau:
Cân trọng lượng gà sống
- Trọng lượng sau khi cắt tiết (g) = Trọng lượng sống – Trọng lượng sau khi cắt
tiết
- Gà sau cắt tiết thì nhổ sạch lông và cân lại được trọng lượng sau nhổ lông.
- Trọng lượng lông (g) = Trọng lượng sau cắt tiết – Trọng lượng sau nhổ lông.
- Trọng lượng quầy thịt: là trọng lượng sau khi bỏ đầu, chân, lòng, cổ (chỉ để lại
da cổ).
- Trọng lượng ức: phần thịt ức được cắt gọn theo đường chéo của xương ức từ
phía sau về hai phía trước, cắt ngang phần xương khớp của cánh.
- Trọng lượng đùi: phần đùi được cắt gọn từ khớp gối đến khớp chậu đùi.
Sau khi cân trọng lượng từng phần, tính tỉ lệ các phần:
- Tỉ lệ tiết (%) = (Trọng lượng tiết/Trọng lượng sống) x 100
- Tỉ lệ lông (%) = (Trọng lượng lông/Trọng lượng sống) x 100
- Tỉ lệ quầy thịt (%) = (Trọng lượng quầy thịt/Trọng lượng sống) x 100
- Tỉ lệ ức (%) = (Trọng lượng ức/Trọng lượng quầy thịt) x 100
- Tỉ lệ đùi (%) = (Trọng lượng đùi/Trọng lượng quầy thịt) x 100
Đo màu da sau khi mổ và nhổ lông.
3.6 Hiệu quả kinh tế
Chi phí thức ăn tăng trọng (đồng/kg) = HSCHTA x đơn giá
3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mền Excel 2016 và Minitab 16.2 theo
phép phân tích phương sai (ANOVA).
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sau thời gian tiến hành và theo dõi thí nghiệm từ ngày 09/03/2021 đến ngày
05/05/2021 chúng tôi được một số kết quả như sau:
4.1 Khả năng tăng trưởng
Trọng lượng tích luỹ bình quân (g/con)
Bảng : Trọng lượng tích luỹ bình quân của lô gà GA1 (g/con)
Ngày tuổi 0 14 28 42 56
Lô I 36,34 229,6 522,5 1000,6 1415,2
Lô II 37,9 227,4 536,3 936,9 1348
Lô III 36,5 224,3 509,9 950 1391,1
Lô IV 37,1 224 534,6 975,5 1433,3
P
Bảng : Trọng lượng tích luỹ bình quân của lô gà GA2 (g/con)`
Ngày tuổi 0 14 28 42 56
Lô I 37,3 237,5 542,9 987,2 1404,4
Lô II 37,6 234,1 545,5 1016 1500,2
Lô III 38,1 237,2 558,2 999,8 1492,5
Lô IV 36,3 230,5 544,2 986,1 1494,7
P
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
5.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Xuân Mến, 2008. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Trang 95.
Thân Hoàng Phúc, 2012. Khảo sát khả năng tăng trưởng của gà lương phượng.
Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ.
http://nhachannuoi.vn/tinh-hinh-chan-nuoi-nam

More Related Content

What's hot

Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfGiáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Man_Ebook
 
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganThu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
SinhKy-HaNam
 
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩmVi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdfGiáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y.pdf
 
Phòng và trị bệnh viêm da nổi cục trâu bò
Phòng và trị bệnh viêm da nổi cục trâu bòPhòng và trị bệnh viêm da nổi cục trâu bò
Phòng và trị bệnh viêm da nổi cục trâu bò
 
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá ganThu y   c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
Thu y c3. bệnh giun đũa gà và sán lá gan
 
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
Đề tài: Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậ...
 
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TẠI TRẠI GÀ BÙI QUỐC ...
 
Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis ở gà
Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis ở gàNghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis ở gà
Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis ở gà
 
Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé
Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé
Kỹ thuật chăn nuôi bê nghé
 
1824 tl.tran vantruong
1824 tl.tran vantruong1824 tl.tran vantruong
1824 tl.tran vantruong
 
Phương pháp sử dụng hiệu quả thức ăn thô xơ cho bò
Phương pháp sử dụng hiệu quả thức ăn thô xơ cho bòPhương pháp sử dụng hiệu quả thức ăn thô xơ cho bò
Phương pháp sử dụng hiệu quả thức ăn thô xơ cho bò
 
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
Khảo Sát Khả Năng Sinh Sản Của Heo Nái, Sức Sống Và Tình Trạng Tiêu Chảy Ở He...
 
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
 
Tai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdf
Tai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdfTai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdf
Tai lieu tap huan ky thuat tiem chung va phong benh cho gia suc.pdf
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
 
He tieu hoa p1
He tieu hoa p1He tieu hoa p1
He tieu hoa p1
 
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdf
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdfGiáo trình Bệnh thủy sản.pdf
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdf
 
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩmVi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
Vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
 
Huongdanvietbaocaothuctap
HuongdanvietbaocaothuctapHuongdanvietbaocaothuctap
Huongdanvietbaocaothuctap
 
Giáo trình chăn nuôi cơ bản.pdf
Giáo trình chăn nuôi cơ bản.pdfGiáo trình chăn nuôi cơ bản.pdf
Giáo trình chăn nuôi cơ bản.pdf
 

Similar to KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...
Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...
Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx (20)

Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà tam hoàn...
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà tam hoàn...Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà tam hoàn...
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà tam hoàn...
 
Khảo sát hiệu giá kháng thể trên gà đẻ trứng thương phẩm sau khi tiêm vacxin ...
Khảo sát hiệu giá kháng thể trên gà đẻ trứng thương phẩm sau khi tiêm vacxin ...Khảo sát hiệu giá kháng thể trên gà đẻ trứng thương phẩm sau khi tiêm vacxin ...
Khảo sát hiệu giá kháng thể trên gà đẻ trứng thương phẩm sau khi tiêm vacxin ...
 
Luận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khảo Sát Hiệu Giá Kháng Thể Trên Gà Đẻ Trứng Thương Phẩm Sau Khi Tiêm Vacxin ...
Khảo Sát Hiệu Giá Kháng Thể Trên Gà Đẻ Trứng Thương Phẩm Sau Khi Tiêm Vacxin ...Khảo Sát Hiệu Giá Kháng Thể Trên Gà Đẻ Trứng Thương Phẩm Sau Khi Tiêm Vacxin ...
Khảo Sát Hiệu Giá Kháng Thể Trên Gà Đẻ Trứng Thương Phẩm Sau Khi Tiêm Vacxin ...
 
Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...
Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...
Yếu tố liên quan nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản tại một số ...
 
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
 
Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo h...
Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo h...Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo h...
Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo h...
 
Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng phương phá...
Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng phương phá...Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng phương phá...
Phân tích hàm lượng vitamin A trong một số loại trứng gia cầm bằng phương phá...
 
Nghiên cứu tích hợp một số gen kháng bạc lá và kháng đạo ôn vào giống lúa bc1...
Nghiên cứu tích hợp một số gen kháng bạc lá và kháng đạo ôn vào giống lúa bc1...Nghiên cứu tích hợp một số gen kháng bạc lá và kháng đạo ôn vào giống lúa bc1...
Nghiên cứu tích hợp một số gen kháng bạc lá và kháng đạo ôn vào giống lúa bc1...
 
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...
 
Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Snack Củ Sen Tẩm Gia Vị (Bột Phô Mai).doc
Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Snack Củ Sen Tẩm Gia Vị (Bột Phô Mai).docNghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Snack Củ Sen Tẩm Gia Vị (Bột Phô Mai).doc
Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Snack Củ Sen Tẩm Gia Vị (Bột Phô Mai).doc
 
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
Thử nghiệm nuôi tôm hùm bông (panulirus ornatus fabricius 1798) trong hệ thốn...
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi ...
 
Khóa luận: Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
Khóa luận:  Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAYKhóa luận:  Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
Khóa luận: Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
 
Tác động của enzyme alcalase đến hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm s...
Tác động của enzyme alcalase đến hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm s...Tác động của enzyme alcalase đến hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm s...
Tác động của enzyme alcalase đến hiệu quả thủy phân protein từ thịt đầu tôm s...
 
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà Tam hoàn...
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà Tam hoàn...Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà Tam hoàn...
Khảo sát hiệu giá kháng thể chống bệnh newcastle và năng suất của gà Tam hoàn...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...
Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...
Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ với yếu tố ngu...
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149

Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 

More from DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149 (20)

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
 
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
 
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docxTải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
 
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docxKhóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
 
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docxDanh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
 
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docxBáo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docxBáo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docxLuận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
 
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
 
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docxĐề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
 
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docxĐề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÚ Y ĐẠI HỌC HUTECH.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÚ Y Chuyên Đề: Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống và sức sản xuất thịt của gà Lương Phượng giữa 2 loại thức ăn tại trại gà thịt Phan Thị Lợi xã Suối Rao huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Giảng viên hướng dẫn : ThS Bùi Thị Kim Phụng Lớp : 17DTYA1 Sinh viên thực hiện : Trần Văn Thịnh MSSV : 1711750043 Khóa : 2017-2021
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TP. Hồ Chí Minh, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: THÚ Y Chuyên Đề: Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống và sức sản xuất thịt của gà Lương Phượng giữa 2 loại thức ăn tại trại gà thịt Phan Thị Lợi xã Suối Rao huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Giảng viên hướng dẫn : ThS Bùi Thị Kim Phụng Lớp : 17DTYA1 Sinh viên thực hiện : Trần Văn Thịnh MSSV : 1711750043 Khóa : 2017-2021
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TP. Hồ Chí Minh, 2020 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN Họ tên sinh viên thực tập: Trần Văn Thịnh Tên luận văn: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống và sức sản xuất thịt của gà Lương Phượng giữa 2 loại thức ăn tại trại gà thịt Phan Thị Lợi xã Suối Rao huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”. Đã hoàn thành khoá luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech, ngày ........................ Giáo viên hướng dẫn Th.S BÙI THỊ KIM PHỤNG
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và gia đình Những người thân yêu nhất đã nuôi dưỡng và giúp đỡ, động viên để con có được ngày hôm nay. Chân thành cảm tạ Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập tại đây. Trang trại Phan Thị Lợi đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Thành kính ghi ơn ThS. Bùi Thị Kim Phụng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn Cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp Dược Thú Y K17 đã giúp đỡ và động viên tôi vượt qua mọi khó khăn. Xin nhận ở tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. TRẦN VĂN THỊNH
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tóm tắt tiểu luận Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp hiện có trên thị trường trên khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở gà Tam Hoàng giai đoạn 1- 8 tuần tuổi. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức tương ứng với hai loại thức ăn công nghiệp. Mỗi nghiệm thức gồm 4 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại gồm 75 gà con 1 ngày tuổi. Các loại thức ăn thí nghiệm là GA1 (ME = 3.000 Kcal, CP = 19%), GA2 (ME = 2.900 Kcal, CP = 20%). Kết quả thí nghiệm cho thấy, không có sự khác biệt về khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các loại thức ăn công nghiệp nuôi gà Tam Hoàng trong giai đoạn úm. Điều này có nghĩa là hầu hết thức ăn công nghiệp đang có sẵn ngoài thị trường đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho gà Tam Hoàng trong giai đoạn úm.
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC I- MỞ ĐẦU ............................................................................................................................7 1.1 Đặt vấn đề.....................................................................................................................7 1.2 Mục tiêu và yêu cầu....................................................................................................7 1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................................7 1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................................7 II-TỔNG QUAN ....................................................................................................................8 2.1 Giới thiệuvài nét về Bà Rịa Vũng Tàu 2.1.1 Vị trí địa lý 2.1.2 Địa hình và khí hậu 2.2 Khái niệm về nguyên liệutrong thức ăn 2.3 Các nguyên liệuthường sử dụng trong thức ăn chăn nuôi 2.3.1 Nhóm nguyên liệucung cấp năng lượng 2.3.1.1 Bắp 2.3.1.2 Cám gạo 2.3.1.3 Cám gạo tríchly 2.3.1.4 Cám mì 2.3.1.5 Khoai mì 2.3.1.6 Dầu cá 2.3.1.7 Dầu mực 2.3.2 Nhóm nguyên liệucung cấp đạm 2.3.2.1 Bột cá 2.3.2.2 Khô dầu đậu nành (KDĐN) 2.3.2.3 Dabomb-P 2.3.2.4 Khô dầu dừa 2.3.2.5 Bột huyết 2.3.2.6 Bột xương thịt 2.4 Một số giống lông màu khác ở nước ta 2.4.1 Gà Tam Hoàng 2.4.2 Gà Ri 2.4.3 Gà mía 2.4.4 Gà Kiến 2.4.5 Gà Hồ
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.5.1 Cấu trúc bộ máy tiêuhoá giacầm 2.5.2 Quá trình tiêuhoá giacầm 2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gà 2.6.1 Khái niệm sinh trưởng 2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của gà III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 28 3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành........................................................................... 28 3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 28 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 28 3.2.2 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu......................................................................... 29 3.3 Nội dung ..................................................................................................................... 29 3.4 Điều kiện thí nghiệm............................................................................................... 29 3.4.1 Thức ăn............................................................................................................... 29 3.4.2 Chuồng trại và trang thiết bị......................................................................... 31 3.4.3 Nuôi dưỡng và chăm sóc................................................................................. 31 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................................ 32 3.5.1 Tăng trọng ......................................................................................................... 32 3.5.2 Sử dụng thức ăn ............................................................................................... 33 3.5.3 Tỷ lệ nuôi sống.................................................................................................. 33 3.5.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát................................................................................. 34 3.6 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................... 34 IV- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khả năng tăng trưởng 4.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn 4.3 Tỷ lệ sống chết 4.4 Khảo sát quầy thịt V- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.2 Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 I. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Thịt gia cầm cung cấp một số lượng lớn tỷ lệ đạm cho mỗi bữa ăn của mỗi người trên trái đất và là một trong những loại thực phẩm thiết yếu. Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt, làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà (đứng đầu vẫn là thịt lợn với 38%). Loài gia cầm được nuôi với số lượng lớn nhất là gà. Trên thế giới có hơn 50 tỷ con gà được nuôi hàng năm như một nguồn thực phẩm quan trọng, gà cho cả thịt và trứng. Xu hướng hiện nay trên thế giới là thay đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ sản lượng thịt gia cầm và giảm tỷ lệ sản lượng thịt lợn làm giảm chi phí thức ăn, giảm tiêu hao nguồn nước. Trong cơ cấu chăn nuôi hiện nay thì sản lượng thịt lợn sản xuất ra chiếm tỷ lệ cao nhất (74%), thịt gà đứng thứ hai (17%) và thịt bò đứng thứ ba (9%). Được sự đồng ý của Viện Khoa học Ứng dụng Trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM - HUTECH và dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi Thị Kim Phụng, chúng tôi thực hiện đồ án với chuyên đề: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống và sức sản xuất thịt của gà Lương Phượng giữa 2 loại thức ăn tại trại gà thịt Phan Thị Lợi xã Suối Rao huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”. 1.2 Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1 Mục tiêu Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của gà qua 8 tuần tuổi giữa 2 loại thức ăn tại trại chăn nuôi. 1.2.2 Yêu cầu Theo dõi, khả năng tăng trường, đánh giá khả năng tăng trọng, lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỉ lệ chết trong từng giai đoạn, màu da.
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 II-TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu vài nét về Bà Rịa Vũng Tàu 2.1.1 Vị trí và địa lý Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuôc vùng Đông Nam Bộ, Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, lãnh thổ có đường bờ biển trải dài theo hướng Bắc Nam 305,4km, nằm ở vị trí của ngõ ra biển đông của các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên: 1.987.4 km2, thềm lục địa rộng trên 100.000 km2. Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía tây giáp Thành Phố Hồ Chí Minh. Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông. Phía nam giáp Biển Đông. 2.1.2 Địa hình và khí hậu Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3 – 4 m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc, tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km². Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 26,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình 1.500 mm. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2 Khái niệm về nguyên liệutrong thức ăn Nguyên liệu thức ăn là sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật, vi sinh vật, chất khoáng và những chất tổng hợp hóa học khác. Những nguyên liệu thức ăn này vừa đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho nhu cầu sinh lý, sinh trưởng, phát triển sinh sản của vật nuôi, vừa mang tính chất kích thích tăng trưởng, tăng sức khỏe chống bệnh và vừa dễ hấp thu. Có nhiều cách phân loại nguyên liệu thức ăn như phân loại theo nguồn gốc, theo thành phần hóa học, theo đương lượng tinh bột, phân loại theo tính toán kiềm của thức ăn tiêu hóa, phân loại theo hệ thống quốc tế. 2.3 Các nguyên liệuthường sử dụng trong thức ăn chăn nuôi Các nguyên liệu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi rất phong phú và đa dạng. Tùy trình độ chăn nuôi, điều kiện sản xuất thức ăn, điều kiện kinh tế và tùy nhà máy mà nguyên liệu được sử dụng là khác nhau. Sau đây là một số nguyên liệu chính thường hay sử dụng. 2.3.1 Nhóm nguyên liệucung cấp năng lượng 2.3.1.1 Bắp Bắp có xuất xứ từ Châu Mỹ, là loại hạt quan trọng nhất dùng trong thực phẩm chăn nuôi. Với hàm lượng tinh bột cao (730g tinh bột/kg VCK) và rất ít xơ nên bắp có giá trị năng lượng trao đổi rất cao 3300-3400 Kcal/kg. Trong khẩu phần cho heo, gà bắp thường được dùng với tỷ lệ cao và có thể đưa tỷ lệ bắp lên đến 60–70%. Tuy nhiên, do chất béo trong bắp chứa nhiều axít béo không no nên làm giảm chất lượng mỡ, nên cần cho ăn ở mức thấp hơn ở cuối kỳ vỗ béo. Hạt bắp bao gồm phần vỏ ngoài mỏng, lớp cám, lớp phôi nhũ rồi đến phôi nằm trong cùng nhưng rất gần đầu nhỏ của hạt. Bắp dùng trong chăn nuôi chủ yếu là bắp vàng. Hàm lượng protein của bắp thấp khoảng 8-9,5%. Proteincủa bắp chủ yếu là zein; lysine rất thấp và hầu như không có tryptophan. Theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2001 thì bắp là loại thức ăn dễ tiêu hóa với tỷ lệ tiêu hóa 85-90% . Bắp rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Độc tố chính trong bắp là aflatoxin. Bắp sử dụng trong thức ăn chăn nuôi cần có mức aflatoxin thấp hơn 50 ppb. Hàm lượng aflatoxin trung bình của bắp ở Miền Nam theo Trần Văn An, 1995 là 77 ppb. Độ ẩm của bắp để
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bảo quản tốt hạn chế nấm mốc là dưới 13%. Theo Viện chăn nuôi quốc gia, 1995 thì bắp hạt có ẩm độ biến động từ 11,89–13,29%, năng lượng trao đổi 3248 Kcal/kg. 2.3.1.2 Cám gạo Cám gạo là sản phẩm phụ của công nghiệp xay xát lúa gạo. Lượng cám thu được bình quân là khoảng 10% khối lượng lúa. Cám gạo được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phối của hạt và một phần từ tấm. Cám gạo là loại bột khá mịn màu vàng nhạt có mùi thơm. Cám gạo có hàm lượng chất béo khá cao nhưng hàm lượng xơ thô cũng cao. Tỷ lệ protein trong cám gạo mịn có thể đạt 12-14%, chất béo 13-18%, xơ thô khoảng 7-8% và giá trị năng lượng trao đổi có thể đạt 2600-2700 Kcal/kg. Cám chứa hàm lượng vitamin A, D, E và vitamin nhóm B cao hơn bắp. Đặc biệt trong dầu cám có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên nên hạn chế được sự ổi của cám. Cám chứa hàm lượng P cao 1,08% (Liên hiệp gia cầm Việt Nam, 1994) hơn Ca (gấp tới 10 lần) nhưng tới 70% P ở dạng phytin khó tiêu hóa. Cám có nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng Fe, Cu, Co, Zn, Se (FAO, 1989). Tuy vậy, cám có nhược điểm dễ hút ẩm, mau ôi nên có vị đắng vì thế phải dự trữ trong bao, xylo kín. Nếu cho heo ăn ngay thì chỉ nên dự trữ cám từ 7-10 ngày sau khi sản xuất. Cám gạo có thể dùng làm thức ăn cho tất cả các loại gia súc, gia cầm. Đối với heo không nên cho quá 30–40% loại nguyên dầu, ở cuối kỳ vỗ béo nên giảm bớt nhằm nâng cao chất lượng mỡ, vì axít béo không no có mặt nhiều trong dầu cám sẽ làm cho khổ mỡ mềm, nhão. Theo Viện chăn nuôi quốc gia, 1995 cám gạo có ẩm độ 11,19% , năng lượng trao đổi 2481 Kcal/kg, béo thô 11,68%, xơ thô 8,36%. 2.3.1.3 Cám gạo tríchly Cám gạo trích ly là phụ phẩm của việc chiết tách dầu cám trong công nghiệp thực phẩm. Cám sau khi tách lấy dầu có màu nâu sẫm, chứa hàm lượng protein cao khoảng trên 15%, có mùi thơm. Cám gạo trích ly có năng lượng thấp, xơ cao. Cám gạo trích ly hiện cũng đang được sử dụng làm thức ăn cho nuôi thủy sản. Ưu điểm của nó là có hàm lượng protein cao hơn và lipid thấp hơn so với cám gạo thường, do đó thuận lợi hơn cho việc phối chế vào công thức thức ăn. Cám gạo trích ly được bảo quản lâu hơn và cho gia súc ăn với tỷ lệ cao hơn cám gạo.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thành phần Kết quả Thành phần Kết quả Vật chất khô (%) 88,5 Xơ thô (%) 11,6 ME (Kcal/kg) 2343 Khoáng tổng số (%) 10,5 Protein thô (%) 15 Ca (%) 0,2 Lipit thô (%) 11 P (%) 1,3 Bảng: Thành phần dinh dưỡng của cám gạo tríchly 2.3.1.4 Cám mì Cám mì là phụ phẩm của công nghệ chế biến bột mì. Cám mì thường có hai loại: cám mì thô là loại màu vàng nâu nhạt, hoàn toàn là vỏ cám; loại màu ngà trắng ngoài vỏ cám còn có lẫn cả tinh bột là cám mì mịn. Cám là phần chứa vitamin và protein chủ yếu của hạt lúa mì. Cám mì có tác dụng nhuận tràng nhẹ một phần do chất xơ trong cám mì. Cám mì là thức ăn tốt để nuôi heo. So với cám gạo, cám mì có hàm lượng protein cao hơn (bình quân 15,5%), ít dầu hơn (bình quân 4%), năng lượng trao đổi 2420 Kcal/kg. Tỷ lệ cám mì được đề nghị sử dụng trong thức ăn là 0-35%. Cám mì thô có hàm lượng đạm thô (khoảng 16%) cao hơn cám mì mịn (14%). Năng lượng trao đổi 2420 Kcal/kg. Theo Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin, 1992 cám mì có ẩm độ 12,3%; năng lượng trao đổi 2562 Kcal/kg; protein thô 14,4%; béo thô 4,3%; xơ thô 9,9%. 2.3.1.5 Khoai mì Khoai mì sử dụng trong chăn nuôi dưới dạng khoai mì lát phơi khô, bã bột mì, bột lá khoai mì. Củ khoai mì khô chứa khoảng 83% chất bột đường, chủ yếu là tinh bột, khoảng 3% protein thô; 3,7% xơ thô. Bột khoai mì có hàm lượng đạm, acid amin thấp nên thường chỉ dùng trong thức ăn heo thịt. Do hàm lượng tinh bột cao nên được dùng trong thức ăn dập viên với tư cách là chất kết dính. Khoai mì có giá trị năng lượng trao đổi cao (đối với heo từ 3000-3100 Kcal/ kg). Khoai mì thường chứa 2 loại glucosides là linamarin và lotaustralin-hai chất này dễ dàng bị thủy phân, giải phóng hydrogen acid cianuahydric (HCN) rất độc. Khoai mì lát là lát củ khoai mì đã bóc vỏ và được làm khô. Lát khoai mì có độ dày 1,5-2 cm. Lát khoai mì trắng thơm, không có tạp chất, mốc và côn trùng. Lát
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khoai mì có thành phần chính: ẩm 10-14%; tinh bột 70-82%; tro 1,8-3%; xơ 2,1-5%. Khoai mì lát dễ hút ẩm, là môi trường tốt cho nấm mốc và côn trùng phát triển (Cao Văn Hùng, 2001). Theo Dương Thanh Liêm và ctv, 2002 thì khoai mì có ẩm độ 11,79%, theo Trần Văn An, 1995 hàm lượng aflatoxin trung bình ở Miền Nam là 40 ppb. 2.3.1.6 Dầu cá Dầu cá là nguồn cung vitamin A, D quan trọng. Dầu cá không có màu hoặc màu vàng nhạt. Dầu cá và mỡ của các động vật sống dưới nước có thành phần tương tự như mơ của các động vật trên cạn. Chúng chứa chủ yếu là các glycerin, acid béo không no cao nên rất dễ bị oxy hóa dẫn đến bị chua thối, sản sinh nhiều loại aldehyt và ceton. Dầu cá ở nhiệt độ trên 40°C là chất lỏng màu vàng nâu. Ở nhiệt độ dưới 25°C là chất lỏng sệt màu kem mùi tanh rất đặc trưng. Dầu cá chứa năng lượng tiêu hóa gấp 2,25 lần so với chất bột đường nên là nguồn cung cấp năng lượng khá quan trọng trong thức ăn và nó còn làm tăng độ ngon miệng của thức ăn, tăng khả năng dẫn dụ đối với thức ăn thủy sản. Ở tôm sú, nhóm dầu cá biển được tiêu hóa 91-100% (http://www.baclieu.gov.vn). Theo Harmon (2000), bổ sung chất béo từ 0,5–10% sẽ giảm độ bụi và tăng tính ngon miệng nhưng ít tác dụng đến hiệu suất chăn nuôi, do đó bổ sung 3–7% là mức thường dùng. Khẩu phần bổ sung 5–10% chất béo trong khoảng 10 ngày cuối thai kỳ làm tăng sức sống của heo con (Pearn, 1996) (trích dẫn Phan Hoàng Ân, 2003). Ẩm độ (max) 2% Tổng acid béo tự do như Lauric 5% Oleic 7% Peroxyd 7meq/kg Salmonella Không có (PHILSAN, 1996) Thành phần hoá học của dầu cá 2.3.1.7 Dầu mực Dầu mực Dầu mực là chất lỏng dầu màu đen, có mùi tanh rất đặc trưng. Thành phần chủ yếu là các acid béo không bão hòa nên dễ bị oxy hóa và dễ hỏng. Là nguồn
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cung vitamin rất quan trọng. Nhất là đối với thức ăn thủy sản, dầu mực kích thích tôm tăng trưởng nhanh. Cung cấp nguồn acid béo thiết yếu cho tôm, ngăn ngừa các bệnh thiếu phospholipid và cholesterol. Dầu mực chứa năng lượng tiêu hóa cao nên là nguồn cung cấp năng lượng khá quan trọng trong thức ăn. Ngoài mục đích cung cấp năng lượng, acid béo, việc bổ sung dầu vào thức ăn cũng có tác dụng tạo mùi cho thức ăn và tăng tính dẫn dụ. Tỷ lệ dầu mực được yêu cầu sử dụng trong thức ăn là từ 0-6%. Thành phần hoá học của đầu mực: Docosahexaennoic acid 19,1% Linoleic acid 2,4% Dalmitic acid 14% Eicolalic acid 1,3% Oleic acid 11% Sonstige acid 29,2% Eicosapentaenoi acid 10,1% Cholesterol 12,4mg/kg Stearicc acid 3% Vitamin A 25000 UI/kg Myristic acid 3,5% Vitamin D3 100000 UI/kg Eicmic acid 3,3% Vitamin K3 300mg/kg (http://www.baclieu.gov.vn) 2.3.2 Nhóm nguyên liệucung cấp đạm 2.3.2.1 Bột cá Bột cá là nguyên liệu thức ăn nguồn gốc động vật có chất lượng dinh dưỡng cao, được chế biến từ cá tươi hoặc từ sản phẩm phụ công nghiệp chế biến thực phẩm cho người. Proteincủa bột cá chứa đầy đủ với hàm lượng cao và ổn định các acid amin không thay thế, giàu Ca, P dễ tiêu hóa. Chất lượng bột cá thay đổi tùy thuộc cá nguyên liệu đưa vào chế biến và phương pháp chế biến. Bột cá sản xuất ở nước ta có hàm lượng protein biến động từ 35-60%. Khoảng tổng số biến động từ 19,6-34,5% trong đó muối 0,5-10%; Ca 5,5–8,7%; P 3,5–4,8%, năng lượng trao đổi 2850-2900 Kcal/kg. Các dạng bột cá thường dùng được gọi tên theo mức đạm thô: bột cá 40% đạm, bột cá 45% đạm... Dựa trên hàm lượng muối, bột cá được chia làm hai loại bột cá mặn và bột cá lạt. Bột cá dễ bị hút ẩm và nhiễm vi trùng gây bệnh nhất là Salmonella-gây bệnh phó thương hàn, E.coli gây tiêu chảy. Bột cá có chất lượng tốt có tỷ lệ tiêu hóa protein rất cao 93–95%, còn bột cá chế biến quá lửa tỷ lệ tiêu hóa chỉ đạt xấp xỉ 60%.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Các nước sản xuất bột cá có chất lượng cao và xuất khẩu là Peru, Chile,Ecuador, Mỹ, Nam Phi với các loại cá trích, cá mòi, cá cơm. Ở nước ta chỉ có nhà máy cá Hạ Long, nhà máy bột cá Kiên Giang có quy trình sản xuất bột cá tiên tiến. Khoảng 90% số bột cá sản xuất bằng phương pháp bán cơ giới, tức là loại cá được phơi trên bãi cát hoặc những sân phơi, sau đó đưa vào máy nghiền làm bột (Nguyễn Thiện và ctv, 1996). Theo Robert và Swick (1994) đã trích dẫn số liệu của Novus International ( 1992 ) về thành phần dinh dưỡng của bột cá có protein thô là 46,8% thì lysine chiếm 2,88% , methionine 0,64%, threonin 1,77% và tryptophan 0,63%. Tỷ lệ bột cá đề nghị sử dụng trong thức ăn là 10–30%. Bảng: Thành phần ding dưỡng của một số loại cá (Viện chăn nuôi quốc gia, 1995) 2.3.2.2 Khô dầu đậu nành (KDĐN) Khô dầu đậu nành là phụ phẩm của công nghiệp chiết ép dầu. Theo báo cáo của Green và Kinener (1988) khô dầu đậu nành là nguồn cung protein có giá trị, không những chứa hàm lượng lysine cao mà có độ tiêu hóa protein cũng cao. Với tỷ lệ tiêu hóa lysine khoảng 77-87% vì thế được dùng trong khẩu phần thức ăn với số lượng lớn (trích dẫn Nguyễn Thanh Vân, 2003). Cho và Bayley (1970) cho biết thêm rằng khả năng hữu dụng acid amin trong khô dầu đậu nành cao ngoại trừ methionine, nên khi tổ hợp khẩu phần phải cung cấp thêm methionine. Thành phần dinh dưỡng của KDĐN gồm có: protein thô 44-47%; lipid 1,1-2% tùy thuộc vào công nghệ chiết ép dầu; xơ 5-6%; lysine 2,9-3%; methionine 0,65% và có thể dùng tỷ lệ lớn trong thức ăn hỗn hợp gia súc, gia cầm từ 20-35%.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Clipler (1988) (trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Vân, 2003) đã cho biết rằng trong đậu nành sống chứa nhiều hợp chất làm giảm sự tăng trọng. Chỉ cần thêm vào 5% trong khẩu phần sẽ làm giảm sự tăng trọng của gia súc. Các yếu tố kháng dinh dưỡng này sẽ mất đi khi đậu nành được xử lý nhiệt. Nhưng Hancock và ctv...(1998) đã cảnh báo rằng nếu xử lý quá chín hoặc chưa chín thì cả hai đều làm giảm tăng trọng và giảm sự tiêu hóa protein. Theo tài liệu JJ-Degussa-Huls Pte (1995) đậu nành là nguyên liệu khá tốt cho heo lớn, nhưng thành phần kháng dinh dưỡng còn cao đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của bột đậu nành trên heo con. Các chất kháng dinh dưỡng chủ yếu được tìm thấy trong đậu nành là: (1) các chất ức chế trypsin gồm trypsin inhibitor và chymotrypsin inhibitor; (2) Oligosaccharide không tiêu hóa; (3) Acid phytic hạ thấp mức sử dụng một số chất khoáng; (4) Saponing chất tạo vị đắng; (5) Lipoxygenase làm ôi các chất béo trong thức ăn; (6) Goitrogens làm hạ thấp mức sử dụng iod; (7) Rachitogen làm xáo trộn quá trình canxi hóa của xương; (8) Kháng nguyên đậu nành gồm glycinin và B- conglycinin làm thoái hóa nhung mao ruột; và (9) Lectin gây ngưng kết hồng cầu. Đậu nành khi sử dụng phải được rang, sấy hoặc ép đùn để khử các chất độc có trong đậu nành. Nhiệt độ và thời gian xử lý thích hợp, nếu không sẽ làm biến tính protein đậu nành hoặc còn tồn độc tố trong đậu nành. Tỷ lệ KDĐN được đề nghị sử dụng trong thức ăn là từ 0–35%. Theo Viện chăn nuôi quốc gia thành phần dinh dưỡng của khô dầu đậu nành có ẩm độ 11%; năng lượng trao đổi 3778 Kcal/kg; protein thô 48,61%; béo thô 2,81%; xơ thô 5,67%. 2.3.2.3 Dabomb-P (Tên thương mại của một loại protein đậu nành được xử lý bằng công nghệ sinh học) Theo tài liệu của công ty SuChiang Chemical & Pharmaceutical (2003) quy trình chế biến Dabomb-P như sau: đậu nành sau khi được loại bỏ vỏ, được cho lên men lactobacillus, sau đó được làm khô chân không, cuối cùng đem nghiền mịn ta sẽ được sản phẩm cuối cùng là Dabomb-P. Dabomb–P là protein lên men vi sinh từ đậu nành nên không có chất kháng nguyên. Do quá trình chế biến đã làm thoái hóa sinh học những yếu tố kháng dinh dưỡng, các oligosaccharide, protein và chất xơ.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Dabomb–P có màu nâu sáng, chứa 3,4% acid lactic giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thu. Cũng theo dtài liệu của công ty SuChiang Chemical & Pharmaceutical (2003) sản phẩm Dabomb–P có trung bình 8% độ ẩm, giá trị năng lượng trao đổi là 3635 Kcal/kg; 53% protein thô; 3,5% xơ thô; 1,3% béo thô và 6,8% tro. 2.3.2.4 Khô dầu dừa Khô dầu dừa là phụ phẩm của quá trình sản xuất dầu từ phần thịt của quả dừa. Khô dầu dừa có màu nâu nhạt hoặc nâu sậm, gồm các mảnh không đều, khô, dày, giòn. Khô dầu dừa chứa 20-24% protein thô, khoảng 10% xơ thô. Trong protein tương đối ít lysine. Khô dầu dừa có mùi thơm kích thích khẩu vị của heo. Nếu được ép kỹ, xác dừa khá khô và tơi xốp nên rất thích hợp để sử dụng, trong khẩu phần có một vài loại thực liệu dạng lỏng (rỉ đường). Khô dầu dừa rất dễ bị ôi, bị nhiễm nấm độc. Tỷ lệ khô dầu dừa không nên vượt quá 5% trong khẩu phần gà đẻ và không quá 10% trong khẩu phần heo. Theo Dương Thanh Liêm và ctv, 2002 thành phần dinh dưỡng khô dầu dừa có ẩm độ 7,68%; năng lượng trao đổi 2758 Kcal/kg; protein 18,21%; béo thô 9,15%; xơ thô 13,92%. 2.3.2.5 Bột huyết Bột huyết là sản phẩm của gia súc như bò, heo khỏe mạnh lấy từ các lò mổ ,có sự kiểm tra chặt chẽ về bệnh. Bột huyết có thể chứa đến 85% protein thô, giàu lysine nhưng rất thiếu isoleusine. Khả năng tiêu hóa bột huyết thấp do protein và acid amin đã bị hủy một phần trong quá trình xử lý bằng nhiệt. Bột huyết dễ bị hư trong quá trình tồn trữ. (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002) Hiện nay bột huyết được chế biến bằng cách phun sấy khô, nấu sấy khô hoặc sấy nhanh. Bột huyết có hàm lượng protein thô cao nhưng hàm lượng Ca, P thấp. Bột huyết có phẩm chất tốt có thể chứa 85% protein. Ẩm độ và protein là hai chỉ tiêu đánh giá bột huyết. Ẩm độ nên khoảng 10-12%, nếu ẩm độ lớn hơn bột huyết sẽ đóng cục và có thể lên men, còn ẩm độ quá thấp bột huyết có màu đen.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bột huyết sử dụng như một nguồn cung cấp protein trong khẩu phần thức ăn của gia cầm, gia súc và một số loài cá. Trong khẩu phần không nên dùng quá 6–8% bột huyết do mất cân đối acid amin. Theo NRA bột huyết có ẩm độ 10%; protein thô 85%; béo thô 0,5–2%. 2.3.2.6 Bột xương thịt Bột xương thịt là sản phẩm của công nghệ chế biến thịt. Sau khi lọc thịt còn lại xương có dính thịt và tủy xương (chứa nhiều chất dinh dưỡng). Bột xương thịt được sấy trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. Khi độ ẩm còn dưới 9%, xương dòn (dễ vỡ) đem đập vụn và nghiền nhỏ làm thức ăn cho gia cầm rất tốt. Bột thịt xương là nguyên liệu thức ăn chủ yếu bổ sung và cân bằng 2 nguyên tố Ca, P. Nó chiếm tỷ lệ trong thức ăn hỗn hợp của gà con nhỏ hơn 1%, gà đẻ 2,5–3% (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999) Bột xương thịt có màu từ vàng đến nâu vừa, có mùi thịt đặc trưng. Chất lượng và thành phần của nguyên liệu thô có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu thô có xuất xứ từ các vùng địa lý khác nhau, cho nên thành phần của bột xương thịt có thể thay đổi giữa các nhà máy chế biến. Quá trình chế biến có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hóa của acid amin để phối chế khẩu phần cho các loại thức ăn gia Bạn đã gửi Hôm nay lúc 15:26 súc, gia cầm, heo, nhiều loại giống nhập nội, một số loài cá và thú cảnh. Theo Hiệp hội phụ phẩm động vật quốc gia–NRA bột xương thịt có ẩm độ 10%; protein thô 50%; béo thô 10%; Ca (max) 2,2 lần hàm lượng P thực tế; P (min) 4%. 2.2 Một số giống lông màu khác ở nước ta 2.2.1 Gà Tam Hoàng Nguồn gốc Có nguồn gốc từ vùng Quảng Đông, Trung Quốc, được nhập vào Việt Nam từ năm 1993. Đặc điểm Gà Tam Hoàng có lông vàng, chân vàng, mỏ vàng (màu lông tương đối đồng nhất), đuôi có lông đen lẫn vào. Cơ thể hình tam giác, thân ngắn, lưng bằng, chân ngắn, mào cờ, hai đùi phát triển, chiều cao trung bình.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trọng lượng trưởng thành trung bình đạt 2,5 – 4 kg đối với gà trống và 2 - 2,5 kg đối với gà mái. Tuổi đẻ lần đầu là 5 tháng tuổi, sản lượng trứng khoảng 150 quả/ mái/ năm. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,2 - 2,5 kg. Gà Tam Hoàng có phẩm chất thịt thơm ngon, tỷ lệ nuôi sống cao (95%), sức kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện chăn thả ở Việt Nam. 2.2.2 Gà Ri Nguồn gốc Gà Ri là giống gà nội kiêm dụng đã có từ lâu đời, được nuôi phổ biến ở nhiều nơi, tập trung nhất là ở miền Bắc và miền Trung. Đặc điểm Gà Ri có thân hình nhỏ bé, chân thấp, màu lông đa dạng. Gà mái có màu lông vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có màu đen ánh xanh, lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ, tích và dái tai đỏ, xen lẫn ánh bạc. Trọng lượng trung bình lúc 1 năm tuổi đạt 1,5-2 kg đối với con trống và 1,2-1,5 kg tuổi đối với con mái. Gà mái đẻ lứa đầu lúc 4-5 tháng tuổi, sức đẻ năm đầu từ 100-120 trứng, trứng nặng 40-45 g, vỏ màu trắng. Gà Ri có chất lượng thịt thơm ngon, chịu đựng tốt với điều kiện bất lợi. Hiện nay, gà Ri được sử dụng phổ biến để lai tạo với các giống gà lông màu có năng suất cao hơn như gà Lương Phượng, gà Sasso để tạo tổ hợp gà Ri lai phục vụ sản xuất chăn nuôi gà thịt thương phẩm. 2.2.3 Gà Mía
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nguồn gốc Gà mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây (nay thuộc xã Sơn tây-Hà Tây). Đặc điểm Gà mía có thân mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng. Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng thấp. Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng trưởng thành gà mái: 2,5–3 kg, gà trống 3-4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 4-5 tháng. Sản lượng trứng thấp (60–70 trứng/năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 6 tháng. 2.2.4 Gà Kiến Nguồn gốc Gà kiến hay gà Bình Định là một giống gà nội địa của Việt Nam được nuôi ở một số tỉnh miền trung Việt Nam. Đặc điểm Gà kiến bề ngoài gần giống gà Ai Cập nên được nhiều người ưa chuộng, có thể cho lai với gà Ai Cập, gà Tam Hoàng để nuôi lấy thịt. Gà kiến thân hình thon gọn, cao dong dỏng, mặt lanh lợi, thịt săn chắc tựa gà đá miền Tây Nam bộ. Con trống có bộ lông đỏ tía, đuôi dài, cựa dài trông rất đẹp mã và oai vệ. 2.2.5 Gà Hồ Nguồn gốc Gà Hồ là một giống gà quý ở Việt Nam, nuôi chủ yếu ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đặc điểm Mào gà to có màu đỏ hoặc màu hồng như màu hoa mẫu đơn. Còn đuôi gà thường xòe to như cái nơm, các lông đuôi bằng nhau. Chân gà Hồ thường to, tròn. Con gà trống: có dáng to, dài, trọng lượng của một chú gà trống nuôi làm giống có khi
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lên đến 5–6 kg. Còn gà mái thường có 3 màu lông: đất thó (trắng, xanh), vỏ quả nhãn chín và màu sẻ (giống lông chim sẻ). Trọng lượng của gà mái tối đa từ 3–4 kg. Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng con mái: 2,7 kg, con trống: 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5-6 tháng. Sản lượng trứng thấp 40–50 trứng/năm. Thời gian gà mái bắt đầu đẻ khoảng 5-6 tháng. 2.3.1 Cấu trúc bộ máy tiêu hoá gia cầm Bộ máy tiêu hóa ở gia cầm bao gồm khoang miệng, thực quản, diều, dạ dày cơ, dạ dày tuyến, ruột non, ruột già và lỗ huyệt được trình bày chi tiết ở hình 2.1 Hình 2.1: Cấu trúc bộ máy tiêuhóa của gà Trong đó (1) Thực quản (2) Diều (3) Dạ dày tuyến (4) Dạ dày cơ (5)Lá lách (6) Túi mật (7) Gan (8) Ống mật (9) Tuyến tụy (10) Ruột hồi manh tràng (11) Ruột non (12) Ruột thừa (13) Ruột già (14) Ổ nhớp. 2.3.2 Quá trình tiêu hoá gia cầm Tiêu hóa ở miệng khoang miệng có mỏ dùng để bới và nhặt thức ăn, lưỡi để lựa chọn thức ăn. Khoang miệng của gia cầm không có răng và nghèo tuyến nước bọt nên thức ăn đi qua khoang miệng nhanh và hầu như không biến đổi mà di chuyển thẳng xuống thực quản và được chứa ở diều.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Gà có mỏ nhọn, ngắn, cứng và hơi cong về phía dưới. Lưỡi có hình dáng của mỏ với những lớp sừng trên bề mặt hướng về cổ họng để giữ khối thức ăn trong miệng và đẩy chúng về hướng thực quản. Thực quản có lớp niêm mạc nhầy, gấp nếp, tiết dịch làm trơn viên thức ăn và đẩy nó xuống diều. Khi đói, viên thức ăn được đẩy thẳng xuống dạ dày. Tiêu hóa ở diều
Diều là bộ phận phình to của thực quản, nằm tiếp giáp giữa ngực và cổ, ở dưới da mặt trước cổ. Diều có chức năng lưu trữ thức ăn và tiết dịch diều từ các tuyến nhầy của thành phía trên tiếp giáp với thực quản. Dịch diều có thành phần tương tự như nước bọt, có chứa musin và amylase giúp tinh bột trong thức ăn thủy phân thành đường. Thời gian thức ăn lưu giữ trong diều tùy thuộc vào tính chất và kích thước của thức ăn. Ở gà, diều chứa được 100-120 g thức ăn. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, trộn đều và được tiêu hóa từng phần dưới tác dụng của men và vi khuẩn trong thức ăn, sau đó di chuyển xuống dạ dày tuyến. Gà bị cắt diều sẽ làm giảm tính thèm ăn, tỷ lệ tiêu hóa thức ăn giảm rõ rệt. Tiêu hóa ở dạ dày tuyến
 Dạ dày gia cầm gồm hai phần là dạ dày tuyến và dạ dày cơ, thức ăn từ diều vào dạ dày tuyến sau đó đến dạ dày cơ. Dạ dày tuyến có dạng ống ngắn với vách dày, nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp đậm, dễ thấy và liên tục. Khối lượng của dạ dày tuyến ở gà khoảng 3,5-6 g. Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hóa có thành phần tương tự dịch vị, chủ yếu là axit chlohydric, pepsin và musin. Cũng giống như động vật có vú, pepsin được tiết ra ở dạng không hoạt động- pepsinogen và được hoạt hóa bởi HCl. Sự tiết dịch vị cao nhất ở gà ăn thức ăn có hàm lượng protein tối ưu 16-18%. Khi tăng hàm lượng protein lên 25-27% hoặc giảm xuống đến 10% thì sự tiết dịch vị ở dạ dày tuyến giảm. Sự tiết dịch vị tăng lên khi sức đẻ trứng tăng và giảm khi gia cầm thay lông. Thức ăn chỉ ở lại dạ dày tuyến một thời gian rất ngắn đủ để thấm ướt với dịch tiêu hóa sau đó chuyển sang dạ dày cơ.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiêu hóa ở dạ dày cơ
 Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa với hai khối cơ dày, chắc, nằm ở phía sau thùy trái của gan và lệch về phía khoang bụng trái.
Niêm mạc rất dày và được cấu tạo từ hai lớp: lớp biểu bì sừng cứng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết có chức năng cơ học là nghiền nát thức ăn và trộn đều chúng với dịch vị, enzyme, và vi khuẩn trong thức ăn, thúc đẩy sự tiêu hóa thức ăn triệt để hơn. Màng sừng của dạ dày cơ luôn bị mòn đi, nhưng nhờ sự dày lên ở đáy nên chiều dày của nó được ổn định. Ngoài ý nghĩa cơ học, màng sừng còn giữ cho vách dạ dày khỏi bị tác động của những yếu tố bất lợi. Màng sừng bền với pepsin, không bị hòa tan trong axit loãng, kiềm và các dung môi hữu cơ. Sự co bóp của dạ dày cơ vừa nghiền thức ăn, vừa đẩy thức ăn đã được nghiền xuống tá tràng, đồng thời kéo thức ăn từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Trong dạ dày cơ thường có một lượng sỏi cũng như vật cứng nhất định, chúng làm tăng ma sát, giúp cho quá trình nghiền nát và làm sạch thức ăn trong khoang dạ dày cơ. Đối với gà con, kích thước sỏi phù hợp là 2,5-3 mm và tăng dần theo độ tuổi, gà trưởng thành thì đường kính sỏi tăng lên đến 10 mm. Đối với gia cầm, sỏi tốt nhất là thạch anh, không nên thay sỏi bằng cát, đá vôi, thạch anh, vỏ sò, vỏ ốc hến,... vì chúng có thể bị hòa tan trong HCl gây rối loạn tiêu hóa ở dạ dày và ruột. Nếu như không có sỏi trong dạ dày cơ, sự hấp thu các chất dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn sẽ giảm. Thiếu sỏi trong dạ dày của gia cầm non sẽ làm giảm trọng lượng tuyệt đối của dạ dày 30-35%, cơ dạ dày trở nên nhũn, nhão và xuất hiện những vết loét trên màng nhầy. Dịch tiêu hóa không được tiết ra ở dạ dày cơ, sự tiêu hóa hóa học ở đây do tác dụng của dịch vị từ dạ dày tuyến xuống. Dưới tác dụng của axit HCl, các phân tử protein sẽ trở nên căng phồng và dễ bị phân giải. Pepsin sẽ phân cắt protein thành pepton và một phần thành axit amin. Ngoài ra, ở dạ dày cơ còn diễn ra quá trình phân giải tinh bột. Tiêu hóa ở ruột non
 Ruột non gồm ba đoạn tá tràng, không tràng, hồi tràng.
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ở tá tràng, dưới tác động của dịch ruột, dịch mật và dịch tụy, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được phân giải thành những phần tử có kích thước nhỏ nhất như axit amin, triglycerit, đường đơn,... Không tràng bắt đầu từ nơi đổ vào của ống mật đến nơi có vết tích của túi lòng đỏ, kế đến là hồi tràng kéo dài đến van hồi manh tràng. Ruột non có hệ thống niêm mạc dày đặc giữ vai trò quan trong trong quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Dịch ruột gà là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH=7,42) với tỷ trọng 1,0076. Trong dịch ruột chứa nhiều men tiêu hóa như protetase, aminolyase, enterokinase. Dịch tụy gà là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc kiềm (pH=6). Ngoài các men tiêu hóa, dịch tụy còn chứa các axit amin, lipit, khoáng (NaCl, Cl2, NaHCO3) và một số chất khác. Dịch tụy của gia cầm trưởng thành có chứa men tripsin, cacbonxypeptidase, amylase, maltase, lipase. Dịch mật do gan tiết ra liên tục, một phần tích lũy ở mật, còn lại đổ trực tiếp xuống tá tràng. Mật gia cầm có màu xanh đậm, tính kiềm (pH=7,3-8,5) chứa axit mật, sắc tố mật, cholesterin, gluxit, các axit béo và các lipit trung tính, musin, chất khoáng, các sản phẩm trao đổi chất chứa nitơ và men amylase. Mật có tác dụng nhũ tương hóa chất béo, giúp cho men lipase tác dụng dễ dàng hơn. Mật hoạt hóa các men tiêu hóa của dịch mật, dịch tụy kích thích làm tăng nhu động ruột, giúp tăng khả năng hấp thu của hệ thống nhung mao. Mật còn có khả năng diệt khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày cơ khỏi sự tổn thương và ăn mòn màng sừng. Ở gia cầm, quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra rất tích cực trong khoang ruột cũng như trên bề mặt nhung mao nhỏ của niêm mạc thành ruột. Tiêu hóa ở khoang ruột là sự thủy phân thức ăn, còn tiêu hóa ở màng là các giai đoạn tiếp theo, tạo ra các sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hóa để hấp thu. Các phân tử thức ăn lớn được phân giải dưới tác động của men trong khoang ruột tạo ra các sản phẩm trung gian nhỏ hơn, và cuối cùng đi vào vùng có nhiều nhung mao. Ở đây diễn ra giai đoạn cuối cùng của sự thủy phân để tạo ra sản phẩm như axit amin, gluxit, axit béo, các chất khoáng, vitamin và các sản phẩm này thấm vào hệ thống mạch lympho và vào máu thành các loại đường đơn.
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiêu hóa ở ruột già
 Ruột già gồm manh tràng, trực tràng và lỗ huyệt. Vai trò tiêu hóa của manh tràng còn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, sự có mặt của hệ vi sinh vật như Streptococcus, Lactobacillus, trực khuẩn đường ruột,...cho thấy ở manh tràng có sự tiêu hóa protein, lipit và gluxit. Hệ vi sinh vật manh tràng cũng tổng hợp được vitamin nhóm B và tiêu hóa một lượng nhỏ chất xơ. 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gà 2.4.1 Khái niệm sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng và kích thước của các bộ phận trong cơ thể. 2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của gà Con giống
 Con giống giữ vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Trong cùng một điều kiện chăm sóc, con giống tốt hơn sẽ cho hiệu quả chăn nuôi sẽ cao hơn. Con giống tốt phải đảm bảo các tiêu chí như: tốc độ sinh trưởng cao, hệ số chuyển biến thức ăn thấp, tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng kháng bệnh tốt, thế hệ bố mẹ không mắc các bệnh truyền nhiễm và có chất lượng thịt thơm ngon. Giới tính
 Ở gia cầm, tốc độ sinh trưởng giữa hai giới khác nhau, sự khác nhau này được giải thích qua tác động của các gen liên kết giới tính. Theo M.O.North (1990) cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau thì gà trống thường có tốc độ sinh trưởng cao hơn gà mái. Lúc mới nở, gà trống nặng hơn gà mái 1% nhưng sự sai khác này ngày càng lớn khi tuổi càng tăng, lúc 7 tuần tuổi là 23%, 8 tuần tuổi là 27%. Sự khác nhau này là do nhiều nguyên nhân, nhưng sự trao đổi chất và đặc điểm sinh lý của hai giới là khác nhau. Như vậy, gà trống và gà mái đòi hỏi mức năng lượng và protein khác nhau cho
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quá trình sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi nên tách và nuôi riêng trống và mái ngay từ lúc nhỏ. Tốc độ mọc lông
 Trong cùng một giống và giới tính, ở những gà có tốc độ mọc lông nhanh thì có tốc độ sinh trưởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm. Tốc độ mọc lông cũng có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn gà mọc lông chậm. Trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngược chiều với giới tính quy định tốc độ mọc lông. Dinh dưỡng
 Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển khác nhau của các tổ chức trong cơ thể mà nó còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của từng mô trong cơ thể như mô mỡ, mô cơ, mô xương,...Nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho gia cầm, gia cầm sẽ không phát huy tối đa đặc tính về sinh trưởng, sinh sản cũng như những đặc tính của giống. Vì vậy thức ăn cho gia cầm cần đảm bảo các yếu tố sau: - Proteinphải tốt, cân bằng các acid amin đặc biệt là các acid amin giới hạn. - Dư thừa protein sẽ dẫn đến tiêu chảy, ngược lại nếu thiếu protein sẽ dẫn đến gà còi cọc chậm lớn, giảm sức sản xuất. - Năng lượng phù hợp. - Cân bằng các chất vi khoáng và vitamin đáp ứng vừa đủ nhu cầu của gà. - Nếu dinh dưỡng thiếu sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng và mắc các bệnh về dinh dưỡng, làm tăng hao hụt, giảm chất lượng của thịt. - Ngoài ra các yếu tố dinh dưỡng để gia cầm phát triển tốt thì vấn đề nhiễm độc tố như nấm mốc aflatoxin cần được kiểm tra chặt chẽ. Theo Bùi Đức Lũng và cs. (1992) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng đặc biệt là cân bằng năng lượng và protein, cân bằng axit amin với các chất dinh dưỡng và vitamin.
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nước Nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Nước chiếm tỷ lệ 55-75% trong cơ thể gia cầm. Nước tham gia trong thành phần của máu, trong dịch tế bào, dịch tiêu hoá… Trong quá trình tiêu hóa, nước ngấm vào thức ăn ở diều làm thức ăn mềm, trương nở ra giúp tinh bột trong thức ăn thủy phân thành đường. Nhờ nước các chất dinh dưỡng sau khi được phân tích thành những tiểu phần nhỏ bé, được hấp thu theo nước vào máu, ở đó các chất dinh dưỡng được vận chuyển vào các mô, tế bào của cơ thể, đồng thời các chất cặn bã thải từ quá trình trao đổi chất được lấy ra, theo máu được thải ra ngoài theo đường bài tiết. Rất cần thiết trong quá trình phát triển, thiếu nước gà ăn ít, nước phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho gà uống một ngày. Các yếu tố môi trường Nhiệt độ Nhiệt độ môi trường là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng của gia cầm. Khi nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm lượng thức ăn thu nhận, tiêu tốn năng lượng cho việc làm mát cơ thể, nóng quá gà sẽ chết. Khi nhiệt độ quá thấp, gà mất năng lượng để duy trì thân nhiệt, chống lạnh do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gà. Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng và protein của gà. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, nhu cầu năng lượng và protein sẽ giảm thấp. Vì vậy, muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng tăng trọng nhanh phải tạo nhiệt độ môi trường thích hợp cho gà. Ở nước ta, vào mùa hè, để gà sinh trưởng phát triển tốt nên sử dụng khẩu phần có mức năng lượng cũng như dinh dưỡng cao (đặc biệt là protein) để khi lượng thức ăn thu nhận thấp thì vẫn đảm bảo được các dưỡng chất cần thiết cho gà sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nên dùng các biện pháp chống nóng cho gà như hệ thống phun sương, quạt. Nhiệt độ môi trường liên quan đến quá trình trao đổi chất và quá trình điều tiết thân nhiệt của gia cầm, lượng thức ăn và nước uống cũng như sự thải phân và nước
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 (Mack và Donald, 1990). Gia cầm mới nở có thân nhiệt khoảng 38-390C, thân nhiệt tăng dần hằng ngày cho đến 3 tuần tuổi thì ổn định trong khoảng 40,6-4,70C (Lâm Minh Thuận, 2004). Ẩm độ Ẩm độ trong chuồng nuôi ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, nước bốc hơi và hơi nước từ đường hô hấp. Ẩm độ thích hợp cho gia cầm là 65-75%. Ẩm độ quá thấp hay quá cao đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Ẩm độ cao làm cho chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn dễ hư hỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, sản sinh nhiều khí NH3, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gà, gà dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá đặc biệt là bệnh do E.Coli và cầu trùng. Ẩm độ chuồng nuôi thấp làm không khí trong chuồng nuôi khô, chất độn chuồng khô tạo nhiều bụi, gà dễ mắc các bệnh đường hô hấp Lâm Minh Thuận, 2004). Độ thông thoáng
 Chuồng nuôi thông thoáng sẽ cung cấp đủ O2 cho gà, giảm thải các khí độc như NH3, CO2, H2S. Trong quá trình hô hấp của gia cầm sinh ra khí carbonic, cùng với quá trình lên men phân và chất độn chuồng sinh ra các khí độc như ammoniac, methan, hydrosulfite,… vì vậy việc đảm bảo thông thoáng không khí chuồng nuôi là rất quan trọng nhằm làm giảm tối đa các khí độc đặc biệt là ammoniac. Chế độ chiếu sáng
 Thời gian chiếu sáng kéo dài sẽ làm tăng lượng thức ăn ăn vào và kích thích cơ thể phát triển nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Thời gian chiếu sáng ngắn làm giảm nhu cầu về thức ăn, giảm tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Ánh sáng có cường độ quá yếu gà sẽ không nhìn thấy, khó tìm được máng ăn. Nhưng cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ gây ra hiện tượng cắn mổ lẫn nhau. Do đó, cần có chế độ chiếu sáng thích hợp với từng phương thức chăn nuôi, từng giai
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đoạn phát triển của gà. Mật độ nuôi Mật độ nuôi thấp gây lãng phí diện tích, chi phí chuồng trại cao. Tuy nhiên, mật độ nuôi quá cao làm chuồng nuôi nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao, vi sinh vật phát triển ảnh hưởng đến tăng trọng và sức khỏe đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm bệnh tật. III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng khảo sát, thời gian và địa điểm Đối tượng khảo sát: Gà Lương Phượng Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 09/03/2021 đến ngày 05/05/2021 Địa điểm: Trại gà thịt Phan Thị Lợi, xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu Nhóm gà chúng tôi khảo sát được nhập về từ Công Ty TNHH MTV Chăn Nuôi Bình Minh, với giống gà 100% là gà Tam Hoàng. Thời gian dự kiến từ lúc gà mới nở đến xuất chuồng được là 56 ngày Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên đồng đều về trọng lượng phân bố đồng đều vào các lô với 2 nghiệm thức (tương ứng với 2 loại thức ăn hỗn hợp khác nhau) và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 ô chuồng nuôi 75 gà con giống Tam. Như vậy, tổng số gà trong thí nghiệm này là 600 con. Gà bắt đầu thí nghiệm vào 1ngày tuổi. Tất cả gà thí nghiệm được nuôi trên nền lót trấu và vách ngăn trong 2 tuần đầu tiến, sau đó được nuôi trên sàn tại Trại Chăn nuôi Phan Thị Lợi. Thời gian thí nghiệm là 8 tuần. Thức ăn thí nghiệm gồm A1 (ME = 3.000 Kcal, CP = 19%) và A2 (ME = 2.900 Kcal, CP = 20%) tương ứng với hai nghiệm thức. Trong giai đoạn thí nghiệm, gà được cho ăn tự do. Gà được cho ăn lúc 6:00 sáng hôm nay và thức ăn thừa được cân vào lúc 6:00 sáng hôm sau. Nước uống được thay 3 lần/ngày. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, FCR và tỉ lệ hao hụt qua các
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tuần tuổi. Số liệu được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) để so sánh sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức (theo phương pháp Tukey) của phần mềm Minitab version 13.21 (2000). 3.2.2 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố, bao gồm 2 lô, mỗi lô có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 75 con gà. Trong các lô I cho gà ăn thức ăn của công ty A Trong các lô II cho gà ăn thức ăn của công ty B Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm Lô I Lô II Số gà thí nghiệm 300 300 Số lần lặp lại 4 4 Số gà/ô 75 75 Thức ăn Công ty A Công ty B Ngày nuôi 1 – 56 ngày 1 – 56 ngày 3.3 Nội dung Đánh giá khả năng sinh trưởng, màu da, tăng trọng, chỉ tiêu về thức ăn, các chỉ tiêu mổ khảo sát, chỉ tiêu về sức sống, hiệu quả về kinh tế và phát triển của gà từ 1 ngày tuổi đến xuất chuồng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Màu da, khối lượng, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, FCR và tỉ lệ hao hụt, các chỉ tiêu mổ khảo sát, hiệu quả về kinh tế và phát triển của gà qua các tuần tuổi. 3.4 Điều kiện thí nghiệm 3.4.1 Thức ăn Thức ăn được dùng cho gà là thức ăn hỗn hợp của 2 công ty A và B được sử dụng cho gà từ 1 ngày tuổi đến 56 ngày.
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thức ăn A: dạng viên Giai đoạn 1 gà từ 1-21 ngày tuổi Giai đoạn 2 gà từ 22-56 ngày tuổi Bảng: Thành phần dinh dưỡng thức ăn A giai đoạn 1,2: Thành phần Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Độ ẩm (Max) 14% 14% Đạm thô (Min) 21% 19% Năng lượng (Min) 3.000 (Kcal/kg) 3100% (Kcal/kg) Xơ thô (Max) 6.0% 6.0% Canxi (Min-Max) 0.5% - 1.8% 0.5% - 1.8% Phospho (Min – Max) 0.5% - 1.5% 0.5% - 1.5% Lysin (Min) 1.0% 0.9% Met & Cys (Min) 0.7% 0.6% Thức ăn B: dạng viên Giai đoạn 1 gà từ 1-21 ngày tuổi Giai đoạn 2 gà từ 22-56 ngày tuổi Bảng: Thành phần dinh dưỡng thức ăn B giai đoạn 1,2: Thành phần Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Độ ẩm (Max) Đạm thô (Min) Năng lượng (Min) Xơ thô (Max) Canxi (Min-Max) Phospho (Min – Max) Lysin (Min) Met & Cys (Min)
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.4.2 Chuồng trại và trang thiết bị Chuồng trại Gà được nuôi trong các ô chuồng sàn cách mặt đất 1,5m và được chia thành các lô, xung quanh được bao lưới chắc chắn. Kích thước mỗi lô 9m x 3,5m x 2m (dài x rộng x cao) tương ứng mỗi lô 31,5m2 và được chia đều thành 4 ô (mỗi ô ~ 7,9m2). Phía trên chuồng được bao bởi lưới để ngừa các động vật bên ngoài đồng thời tránh cho gà bay ra. Mái chuồng được lợp bằng lá, cao ráo thoáng mát, giữa 2 ô chuồng có để một bóng đèn compart. Trang thiết bị Máng ăn: Chúng tôi sử dụng 3 loại máng ở 3 giai đoạn khác nhau. - Từ 1-4 ngày tuổi: Máng khay tròn. - Từ 5-14 ngày tuổi: Máng ăn hình trụ đứng dạng trung bình 3kg. - Từ 15-56 ngày tuổi: Máng ăn hình trụ đứng dạng lớn 5kg. Máng uống: Chúng tôi sử dụng 2 loại máng uống ở 2 giai đoạn khác nhau. -Từ 1-4 ngày tuổi: Loại bình nhỏ 2lít. - Từ 5-56 ngày tuổi: Sử dụng máng uống tự động. Mỗi ô chuồng chúng tôi sử dụng 2 máng ăn và 2 máng uống theo từng loại và từng giai đoạn như đã nêu trên. 3.4.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng Giai đoạn từ 1-14 ngày tuổi Gà được úm bởi đèn ga tỏa nhiệt cách mặt chuồng 1m. Lúc gà về dùng cân điện tử cân mỗi ô 75 con cho vào các ô của các lô thí nghiệm đã chuẩn bị sao cho trọng lượng gà giữa các lô là tương đương nhau. Tất cả gà được chăm sóc và nuôi dưỡng như nhau và tiếp tục nuôi dưỡng chăm sóc và theo dõi gà đến ngày xuất chuồng. Ghi nhận kết quả. 3.4.4 Công tác thú y và phòng bệnh Trước khi nhập gà chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi phải được chà rửa, sát trùng kĩ và để trống ít nhất 6 ngày. Khi có gà định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại tuần 1 lần vào thứ 5, vệ sinh hố sát trùng. Sau khi bán gà thì vệ sinh khu vực bán, bãi đậu xe, bên trong chuồng trại, rãi vôi và phun thuốc diệt cỏ xung quanh trại.
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thuốc thú y được sử dụng theo lịch trình ở bảng… Bảng: Quy trình phòng bệnh tại trại. Ngày tuổi Loại vắc xin Chỉ định Khuyến cáo 3 ND-IB lần 1 Ngừa dịch tả và viêm phế quản truyền nhiễm Clon 30-ma5 (nhỏ mắt hoặc uống) 9 Gumboro lần 1 Phòng bệnh gumboro IBD Blen, IBD Cevac, 228E 13 ND-IB lần 2 + chủng đậu Ngừa dịch tả và viêm phế quản truyền nhiễm, chủng ngừa đậu Clon 30-ma5 (nhỏ mắt hoặc uống) và Fowl pox (tiêm màng cánh) 17 Gumboro lần 2 Phòng bệnh Gumboro IBD Blen, IBD Cevac, 228E 21 ND-IB lần 3 Ngừa dịch tả và viêm phế quản truyền nhiễm Clon 30-ma5 (nhỏ mắt hoặc uống) 28 Cúm Ngừa dịch cúm gia cầm H5N1 chủng Re-1 ( tiêm dưới da cổ ) 35 ND-IB lần 4 Ngừa dịch tả và viêm phế quản truyền nhiễm Clon 30-ma5 (nhỏ mắt hoặc uống) 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và cách tính 3.5.1 Tăng trọng Tiến hành cân gà vào các giai đoạn 0, 2, 4, 6, 8 tuần tuổi.
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trọng lượng tích lũy hay trọng lượng sống (TLTL) (g/con): là trọng lượng bình quân của gà ở mỗi lô qua từng giai đoạn. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày): là trọng lượng (g) tăng được trong giai đoạn theo dõi, tính trên 1 đơn vị thời gian (ngày). TTTĐ = (Trọng lượng cuối kỳ - Trọng lượng đầu kỳ)/Tổng số ngày nuôi Trong đó: + Trọng lượng đầu kỳ (g): là trọng lượng của gà ở đầu mỗi giai đoạn. + Trọng lượng cuối kỳ (g): là trọng lượng của gà ở cuối mỗi giai đoạn. + Tổng số ngày con nuôi = Tổng số ngày nuôi x Tổng số con nuôi. 3.5.2 Sử dụng thức ăn Lượng thức ăn tiêu thụ được tính trong thời gian thí nghiệm bao gồm lượng thức ăn gà ăn vào và thức ăn rơi vãi. Kết thúc mỗi giai đoạn, tiến hành cân trọng lượng thức ăn còn lại ở mỗi ô chuồng và mỗi lô. Từ đó tính lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn. Thức ăn tiêu thụ bình quân (TATTBQ) = Tổng lưởng thức ăn tiêu thụ của lô trên tổng số ngày con nuôi trong lô. Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) (kg thức ăn/kg tăng trọng): là lượng thức ăn tiêu thụ (kg) để tăng (sản xuất) 1 kg trọng lượng. FCR (kg TA/kg TT) = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong giai đoạn theo dõi/Tổng tăng trọng trong giai đoạn theo dõi. 3.5.3 Tỷ lệ nuôi sống và bệnh Tỷ lệ nuôi sống (%) = (Số gà cuối kỳ của lô/Số gà đầu kì của lô) x 100. Trong đó: Số gà cuối kỳ của lô = Số gà đầu kì của lô – Số gà chết – Số gà loại thải. Tỷ lệ chết (%) = (Số gà chết của lô/Số gà nuôi của lô) x 100 Tỷ lệ loại thải (%) = (Số gà loại của lô/Số gà nuôi của lô) x 100 Gà loại thải dựa trên biểu hiện gà không tăng trọng, còi cọc, bệnh kéo dài. Tỷ lệ bệnh (%) = ( số gà bệnh/ số gà nuôi ) x 100.
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.5.4 Các chỉ tiêu mổ khảo sát Kết thúc thí nghiệm, gà được cân trọng lượng và tính trọng lượng trung bình quân. Sau đó tiến hành chọn mỗi lô 5 con để mổ khảo sát. Mổ khảo sát theo trình tự như sau: Cân trọng lượng gà sống - Trọng lượng sau khi cắt tiết (g) = Trọng lượng sống – Trọng lượng sau khi cắt tiết - Gà sau cắt tiết thì nhổ sạch lông và cân lại được trọng lượng sau nhổ lông. - Trọng lượng lông (g) = Trọng lượng sau cắt tiết – Trọng lượng sau nhổ lông. - Trọng lượng quầy thịt: là trọng lượng sau khi bỏ đầu, chân, lòng, cổ (chỉ để lại da cổ). - Trọng lượng ức: phần thịt ức được cắt gọn theo đường chéo của xương ức từ phía sau về hai phía trước, cắt ngang phần xương khớp của cánh. - Trọng lượng đùi: phần đùi được cắt gọn từ khớp gối đến khớp chậu đùi. Sau khi cân trọng lượng từng phần, tính tỉ lệ các phần: - Tỉ lệ tiết (%) = (Trọng lượng tiết/Trọng lượng sống) x 100 - Tỉ lệ lông (%) = (Trọng lượng lông/Trọng lượng sống) x 100 - Tỉ lệ quầy thịt (%) = (Trọng lượng quầy thịt/Trọng lượng sống) x 100 - Tỉ lệ ức (%) = (Trọng lượng ức/Trọng lượng quầy thịt) x 100 - Tỉ lệ đùi (%) = (Trọng lượng đùi/Trọng lượng quầy thịt) x 100 Đo màu da sau khi mổ và nhổ lông. 3.6 Hiệu quả kinh tế Chi phí thức ăn tăng trọng (đồng/kg) = HSCHTA x đơn giá 3.7 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mền Excel 2016 và Minitab 16.2 theo phép phân tích phương sai (ANOVA). CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sau thời gian tiến hành và theo dõi thí nghiệm từ ngày 09/03/2021 đến ngày 05/05/2021 chúng tôi được một số kết quả như sau: 4.1 Khả năng tăng trưởng Trọng lượng tích luỹ bình quân (g/con) Bảng : Trọng lượng tích luỹ bình quân của lô gà GA1 (g/con) Ngày tuổi 0 14 28 42 56 Lô I 36,34 229,6 522,5 1000,6 1415,2 Lô II 37,9 227,4 536,3 936,9 1348 Lô III 36,5 224,3 509,9 950 1391,1 Lô IV 37,1 224 534,6 975,5 1433,3 P Bảng : Trọng lượng tích luỹ bình quân của lô gà GA2 (g/con)` Ngày tuổi 0 14 28 42 56 Lô I 37,3 237,5 542,9 987,2 1404,4 Lô II 37,6 234,1 545,5 1016 1500,2 Lô III 38,1 237,2 558,2 999,8 1492,5 Lô IV 36,3 230,5 544,2 986,1 1494,7 P
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com– Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN 5.2 KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Xuân Mến, 2008. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Trang 95. Thân Hoàng Phúc, 2012. Khảo sát khả năng tăng trưởng của gà lương phượng. Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ. http://nhachannuoi.vn/tinh-hinh-chan-nuoi-nam