SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG
CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ Nội - 2015
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG
CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản
Hà Nội - 2015
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn
học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2015
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Diệu Trang
4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................... 7
1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt Nam............................................ 7
1.1.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.............................. 7
1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp...................................................................................................15
1.2. Khái quát lịch sử quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999...........................................19
1.3. Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật
một số nước trên thế giới..............................................................................22
1.3.1. Liên bang Nga ......................................................................................23
1.3.2. Trung Quốc ..........................................................................................25
1.3.3. Cộng hòa liên bang Đức......................................................................26
1.3.4. Hoa Kỳ ..................................................................................................27
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI
XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG..........29
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp..................................................................................................29
2.1.1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức vụ,
quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện.............................................29
2.1.2. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ
phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp..............33
2.1.3. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các
bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp...............................................37
5
2.1.4. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể có thể là công dân
bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng,
chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư pháp ..........................40
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
ở Việt Nam hiện nay......................................................................................42
2.3. Những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và những
tồn tại, hạn chế trong áp dụng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.........50
2.3.1. Những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp................................................................................50
2.3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp........................................................................58
Chương 3: SỰ CẦN THIẾT, CÁC KIẾN NGHỊ CỦA VIỆC HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP......62
3.1. Nhu cầu và sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp...............................................................................62
3.1.1. Xuất phát từ tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp hiện
nay ở Việt Nam...............................................................................................62
3.1.2.ThựchiệnmụctiêucủaĐảngvàNhànướcvềchiếnlượccảicáchtưpháp.......63
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp............................................................65
3.2.1. Sửa đổi một số nội dung về tội bức cung, dùng nhục hình…………66
3.2.2. Hoàn thiện quy định về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự
người có tội………………………………………………………………….67
3.2.3. Bổ sung một số điều luật mới, tôi phạm hóa đối với một số hành vi
nguy hiểm cho xã hội……………………………………………………….69
3.2.4. Sửa đổi nội dung một số điều luật hiện có trong bộ luật hình sự…..69
3.2.5. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng bộ luật hình sự về các
tội xâm phạm hoạt động tư pháp…………………………………………...69
6
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình
sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp...........................................69
3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và áp dụng pháp luật.....................69
3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ
thuộc các cơ quan tư pháp.............................................................................70
3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến việc giải
quyết các vụ án ...............................................................................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................76
7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.1. Số liệu các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp đã bị khởi tố trong
5 năm từ 2010 – 2014......................................................................................45
Bảng 2.2.2. Tỷ lệ một số tội phạm cụ thể xảy ra trong nhóm các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp trong năm 2013 .................................................................46
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động của các cơ quan tư pháp có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động
chung của bộ máy nhà nước, nó không chỉ góp phần bảo đảm cho hoạt động
bình thường của xã hội (thông qua việc đấu tranh chống các loại tội phạm
nhằm bảo đảm an ninh – trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức và công dân), mà còn góp phần vào công tác
phòng ngừa tội phạm, giáo dục công dân ý thức tuân thủ pháp luật. Đây là lý
do đòi hỏi phải có những biện pháp cần thiết cũng như các quy phạm pháp
luật phù hợp bảo đảm cho hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp,
chống lại mọi hành vi xâm hại việc thực hiện chức năng của các cơ quan này.
Hiện nay, tình hình kinh tế-xã hội trong nước ta còn gặp nhiều khó
khăn, "tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà
còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu
kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất
nước". Trước tình hình đó, để ngăn chặn và trừng trị các loại tội phạm, nhằm
bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức và mọi công dân, thì hoạt động của các cơ quan tư pháp
như các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và Thi hành án đóng vai trò
rất quan trọng. Là công cụ chuyên chính của Đảng, có nhiệm vụ thực thi pháp
luật, hoạt động đúng đắn và có hiệu quả của các cơ quan này sẽ góp phần
củng cố lòng tin của nhân dân đối với bộ máy Chính quyền nói chung, đối với
các cơ quan tư pháp nói riêng.
2
Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện cải cách tư pháp
toàn diện để “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,… có hiệu quả và hiệu lực cao” thì
các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, xâm hại đến hoạt động đúng đắn
của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án trong
việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân diễn ra ngày càng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là các hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong một Chương riêng của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự
Bộ luật hình sự năm 1985 và sau này là Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2009). Trên thực tế, nhóm tội phạm này đã gây tổn hại
không nhỏ đến việc thực hiện chức năng của các cơ quan tư pháp, gây tác hại
đáng kể đến uy tín của các cơ quan này.
Với tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tư pháp, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động tư pháp luôn luôn ở
trạng thái bình thường và đúng đắn. Đó là các biện pháp về tổ chức, về cán
bộ, về bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, về pháp
luật. Trong số các biện pháp pháp luật thì các biện pháp pháp luật hình sự có
vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ một nền tư pháp khỏi sự xâm hại
của các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm.
Hiện nay, tình hình tội phạm nói chung và tội xâm phạm hoạt động tư
pháp nói riêng đang ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt là các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp do người là cán bộ công chức của các cơ quan tư
pháp và các tội phạm khác xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư
pháp diễn ra ngày một nhiều và gây ra bức xúc trong dư luận. Hàng loạt các
vụ bức cung, nhục hình, ra bản án trái pháp luật... đã được điều tra, truy tố,
xét xử trong giai đoạn vừa qua cho thấy, tội phạm trong lĩnh vực này gây ra
những hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của cơ quan
bảo vệ và thực thi pháp luật một cách công minh và công lý.
3
Tuy nhiên, hiện nay các quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
còn có nhiều bất cập dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Nhiều quy định còn
chưa được hướng dẫn cụ thể, có nhiều cách hiểu khác nhau làm cho khi áp dụng
có nhiều quan điểm tranh luận. Quy định về các dấu hiệu pháp lý của một số tội
chưa rõ ràng, còn thiếu quy định trong luật hình sự về một số hành vi trên thực tế
đang diễn ra nhưng hiện nay chưa được quy định là tội phạm...
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp trong Bộ luật hình sự hiện nay, thông qua đó để đề xuất
những kiến nghị sửa đổi các quy định của Bộ luật hình sự và các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội xâm phạm hoạt động
tư pháp là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiêt hiện nay. Từ
những lý do trên đây, tác giả quyết định chọn đề tài “Các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp, trong ngành kiểm sát đã có Đề tài khoa học cấp Bộ "Thực trạng các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân các
cấp trong cuộc đấu tranh chống các tội phạm này" do Trường Cao đẳng kiểm
sát thực hiện năm 1998 (Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Đức Long); Ngoài ra còn có
thể kể đến đề tài "Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và việc nâng cao
chất lượng, hiểu quả hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân" do Viện
khoa học kiểm sát thực hiện năm 1998 (Chủ nhiệm: Tiến sỹ Vũ Văn Mộc).
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn
thạc sỹ, luận án tiến sỹ luật học về vấn đề này như: Tác giả Nguyễn Tất Viễn
với luận án tiến sỹ "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự
Việt Nam" bảo vệ năm 1996 tại Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; Tác
giả Nguyễn Thị Thu Trang với luận văn thạc sỹ "Các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp trong Luật hình
sự Việt Nam" bảo vệ năm 2012 tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội...
4
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết khoa học công bố trên các tạp chí
chuyên ngành luật liên quan đến đề tài như: Nguyễn Văn Hải với bài viết
“Một số kinh nghiệm điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp” Tạp chí Kiểm sát số 11/2012;
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang với bài viết “Tìm hiểu các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp” Tạp chí
Kiểm sát số 8/2013...
Ngoài ra, còn có các Luận án tiến sỹ, Luận văn thạc sỹ, cũng như các
chuyên đề nghiệp vụ khác nhau của cơ sở đào tạo, của các Bộ, ngành có liên
quan. Tuy nhiên, hiện chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể và toàn diện
về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam đồng thời
nghiên cứu về thực trạng áp dụng các quy định về các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp trong 5 năm từ 2010 đến 2014. Từ đó, việc lựa chọn đề tài càng có ý
nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn: làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về tội
xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam như: khái niệm,
đặc điểm, các dấu hiệu pháp lý và cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp. Làm rõ tình hình áp dụng Luật hình sự về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp trong giai đoạn vừa qua. Thông qua đó đề ra những
giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Nhiệm vụ nghiên cứu: luận văn giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Những vấn đề lý luận chung về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp;
+ Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp và tình hình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự
về các tội phạm này trong giai đoạn từ năm 2010-2014;
5
+ Phân tích chỉ rõ những hạn chế bất cập của những quy định của pháp
luật hình sự nói chung, Bộ luật hình sự 1999 nói riêng, những tồn tại thiếu sót
của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thi hành, áp dụng Bộ luật hình sự
về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến loại tội phạm này
và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các loại tội phạm này trong
tình hình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy phạm pháp luật hình sự
về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và thực tiễn áp dụng các quy định này
trong giai đoạn 2010-2014. Đồng thời luận văn còn nghiên cứu những bất
cập, vướng mắc trong quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và
những khó khăn trong thực tiễn áp dụng về các tội này.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy phạm của Bộ luật hình sự
hiện hành. Về thực tiễn số liệu được sử dụng trong giai đoạn 2010 - 2014.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật,
những quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống các tội
phạm hình sự nói chung, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và vi ệc
hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến loại tội
phạm này.
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, như:
phân tích, lôgic, thống kê, so sánh, tổng hợp, thống kê xã hội học, v.v…
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ngoài việc đề xuất được các giải pháp kiến nghị với Nhà nước nhằm sửa
đổi, bổ sung quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp luận văn còn đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt tư pháp trong thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần là tài liệu nghiên cứu,
học tập của các học giả, sinh viên, cán bộ làm công tác pháp luật.
7. Kết cấu của Đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Đường lối của Đảng và chính sách hình sự của nhà nước về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với các tội phạm này
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
Trước khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta vào năm 1985,
một số hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định trong các văn
bản pháp luật đơn hành. Ví dụ, Luật số 103SL/L105 ngày 10/5/1957 quy đi ̣nh
tại Điều 14 theo đó: “đối với những người bi ̣bắt , bị tạm giữ, bị tạm giam
tuyê ̣t đối nghiêm cấm tra tấn hoă ̣c dùng bất cứ nhục hình nào ”. Pháp lệnh
trừng trị các tội phản cách mạng ban hành ngày 30/10/1967 cũng có các quy
đi ̣nh về các hành vi bao che tội phản cách mạng. Tương tự, Pháp lệnh trừ ng
trị tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ban hành ngày 21/10/1970
cũng có quy định về việc xử lý các hành vi bao che cho người xâm phạm tài
sản xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, việc quy định tội phạm xâm phạm hoạ t động tư pháp trước
khi có Bộ luật hình sự đầu tiên nói chung còn tản mạn và không mang tính
đồng bộ và không đề cập hết các khía cạnh và sự phức tạp của loại tội phạm
này. Để khắc phục tình trạng này, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống các
hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, Bộ luật
hình sự năm 1985 đã có một chương riêng ở Phần các tội phạm quy định về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Đó là chương X với 19 điều, từ Điều
230 đến Điều 248. Trong 19 điều luật này có 17 điều quy định 20 tội thuộc
nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. BLHS 1999 quy định các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp tại chương XXII từ Điều 292 đến Điều 314.
8
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định tại Chương X Bộ
luật hình sự năm 1985 do yêu cầu của việc lành mạnh hoá hoạt động tư pháp,
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và mọi công dân; đề
phòng những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những người tiến hành
tố tụng trong các cơ quan tư pháp; cán bộ thi hành án trong cơ quan thi hành
án; cảnh sát tư pháp, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát dẫn giải, các trại tạm giam, trại
giam và nhà tạm giữ. Tuy nhiên, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ
thể là những người tiến hành tố tụng như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan
điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án
Toà án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư
ký Toà án; của Cảnh sát tư pháp hoặc của Chấp hành viên thực tiễn xét xử
không nhiều. Không phải các tội phạm này không xảy ra trong thực tế mà là do
việc điều tra chứng minh rất khó khăn. Có lẽ đây là một đặc điểm nổi bật nhất
đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể lại chính là những
người trong các cơ quan tư pháp, có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp. Ví
dụ: Một Thẩm phán ra bản án trái pháp luật nhưng để chứng minh là họ cố ý thì
không phải là đơn giản. Bị can, bị cáo khai là mình bị bức cung, bị nhục hình
nhưng việc xác định họ có bị bức cung, bị nhục hình hay không cũng rất khó,
v.v... Cũng chính vì việc chứng minh khó, nên thực tiễn xét xử đối với loại tội
phạm này ít bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là một vấn đề xã hội
đang quan tâm. Chưa có một công trình điều tra tội phạm học nào, nhưng ai
cũng thấy tội phạm ẩn trong lĩnh vực tham nhũng và trong lĩnh vực hoạt động
tư pháp còn cao. Có nhiều tội quy định trong chương các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp (Chương XXII) trên thực tế có xảy ra nhưng, thậm chí xảy ra
nhiều nhưng rất ít bị phát hiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
So với Chương X Bộ luật hình sự năm 1985 thì các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp quy định tại Chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều
sửa đổi, bổ sung. Một số hành vi trước đây chưa bị coi là tội phạm, thì Bộ luật
hình sự năm 1999 quy định là tội phạm như: hành vi không truy cứu trách
9
nhiệm hình sự người có tội; hành vi ra quyết định trái pháp luật của người có
thẩm quyền trong cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án; hành
vi đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử.
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng loại trừ trách nhiệm hình sự một
số hành vi mà Bộ luật hình sự năm 1985 quy định là tội phạm như: hành vi
không tố giác tội phạm của ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ
hoặc chồng của người phạm tội, (trừ hành vi không tố giác các tội xâm phạm
an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 313
Bộ luật hình sự ). Đối với các tội phạm cụ thể cũng được bổ sung các tình tiết
là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt mà Bộ luật hình sự năm 1985
chưa quy định. Về đường lối xử lý, nói chung các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp quy định tại chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999 đều có mức hình
phạt nặng hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985. Hình phạt bổ sung được quy
định ngay trong điều luật. Nhìn chung, nếu dựa theo đặc điểm của chủ thể tội
phạm, có thể chia loại tội này làm bốn nhóm:
Nhóm 1: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức
vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện được quy định từ các điều từ
Điều 293 đến 296, các điều từ 298 đến 303 và Điều 305
Nhóm 2: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có
nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp
được quy định tại các Điều 307, 308 và 301.
Nhóm 3: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng
của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp được quy định tại các
Điều 304 và 311.
Nhóm 4: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể có thể là
công dân bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử
dụng, chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư pháp. Nhóm tội này
bao gồm các tội được quy định tại các Điều 297, 306, 309, 312, 313 và 314.
10
Để hiểu rõ về khái niệm các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
trước hết chúng ta cần nắm rõ khái niệm tư pháp, cơ quan tư pháp và hoạt
động tư pháp.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì "Tư pháp là xét xử các hành vi phạm pháp
và các vụ kiện tụng trong nhân dân” [23, tr. 1315]. Còn quan niệm của pháp
luật Trung Quốc thì "Tư pháp là việc nắm giữ pháp luật" và theo nghĩa Hán
Việt "Tư pháp là trông coi và bảo vệ". Trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã
hội" của Jean - Jacques Rouseau, tác giả có đưa ra quan điểm: "Tư pháp là cơ
quan thiêng liêng nhất và được coi trọng nhất vì nó bảo vệ luật mà luật do cơ
quan quyền lực tối cao ban hành và do chính phủ chấp hành" [19, tr.251].
Theo tác giả Dương Thanh Mai: "Tư pháp là một ý tưởng cao đẹp về
một nền công lý đòi hỏi việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội
phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ phải, công bằng, bình đẳng và đảm bảo sự
tin cậy đối với sự phát triển an toàn của mỗi công dân, xã hội" [22, tr. 42].
Hiện nay về khái niệm tư pháp còn nhiều quan điểm khác nhau để
hiểu vấn đề này. Trong đó chủ yếu gồm các nhóm quan điểm sau đây.
Có quan điểm cho rằng hệ thống pháp luật gồm Công pháp và Tư pháp.
Công pháp điều chỉnh các quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, cơ quan, tổ chức
như luật hành chính hay luật hình sự. Tư pháp là luật tư điều chỉnh các quan hệ
giữa cá nhân, cơ quan hay tổ chức với nhau; Nhà nước chỉ tham gia dưới góc độ
quản lý và định hướng như luật dân sự, luật kinh tế, luật thương mại. Đây là
quan điểm được thừa nhận ở các nước theo truyền thống Châu Âu lục địa, tuy
nhiên, quan điểm này không được thừa nhận tại Việt Nam [33, tr176].
Bên cạnh đó còn có ý kiến cho rằng tư pháp là một trong ba nhánh
quyền lực Nhà nước là hành pháp, lập pháp và tư pháp. Quan điểm này theo
Thuyết tam quyền phân lập. Việt Nam không theo thuyết này và tổ chức Nhà
nước ở nước ta theo phương thức tập quyền, vào Quốc hội, nhưng có sự phân
công giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp [25, tr.26]
11
Ngoài ra còn một số ý kiến cho rằng Tư pháp là khái niệm chung dùng
để chỉ các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án và
các cơ quan bổ trợ tư pháp; là các chủ thể làm công tác tư pháp - hộ tịch. Khái
niệm này cũng bao gồm hoạt động của các chủ thể nêu trên như hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, hoạt động bổ
trợ tư pháp (giám định, công chứng...) hay hoạt động mang tính chất hành
chính - tư pháp (công chứng, hộ tịch...). Khái niệm này rất rộng vì những cơ
quan bổ trợ tư pháp và hành chính- tư pháp là những hoạt động do pháp luật
hành chính điều chỉnh, độc lập với hoạt động tư pháp của các Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án vì chúng chỉ có ý nghĩa hỗ trợ cho
hoạt động tư pháp. Các quyết định hoặc hành vi trong hoạt động của các cơ
quan bổ trợ tư pháp hoặc giám định, tư pháp hộ tịch chỉ là những quyết định,
hành vi mang tính hành chính hoặc chuyên môn nghiệp vụ đơn thuần, không
phải là quyết định hoặc hành vi tư pháp. [13, tr.236].
Qua các văn kiện của Đảng như Văn kiện các Đại hội IX, X, XI, Nghị
quyết Trung ương 8 (khóa VII); Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII); Nghị
quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 03-5-2005 về xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 và
nhất là Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì nhiệm vụ đặt ra đối với công cuộc cải
cách tư pháp là đổi mới, nâng cao chất lượng của hai hệ thống cơ quan. Thứ
nhất, là các cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều
tra, Cơ quan thi hành án trong đó Tòa án là trung tâm của các cơ quan tư
pháp; thứ hai là các các cơ quan bổ trợ tư pháp, bao gồm luật sư, giám định tư
pháp, lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp. Ngoài ra, nhiệm vụ cải cách tư pháp
còn đặt ra với công tác tư pháp bao gồm: công tác điều tra, công tác kiểm sát,
công tác xét xử, công tác thi hành án và công tác bổ trợ tư pháp, trong đó xét
xử là hoạt động trung tâm của hoạt động tư pháp.
12
Ở nước ta, tổ chức nền tư pháp quốc gia bao gồm hệ thống các cơ quan
và tổ chức nghề nghiệp. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức này trực tiếp hoặc
hỗ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Như vậy, khái niệm “tư pháp” có hai cách hiểu, thứ nhất là hoạt động
bảo vệ pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp; thứ hai, tư
pháp là thuật ngữ để chỉ các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp và
những hoạt động trong lĩnh vực tư pháp do các cơ quan nay thực hiện.
Về khái niệm “Quyền tư pháp”. Quyền tư pháp được hiểu theo nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp: Quyền tư pháp trong Nhà nước là quyền hoạt
động tài phán (quyền xét xử) độc lập của Tòa án. Nghĩa rộng: Quyền tư pháp
là quyền xét xử của Tòa án nói riêng, cũng như hoạt động bảo vệ pháp luật
của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án để đảm bảo cho
việc thực hiện quyền xét xử đạt hiệu quả cao, góp phần đưa các nguyên tắc
được thừa nhận chung của Nhà nước vào đời sống thực tế [1, tr.25].
Về khái niệm “Cơ quan tư pháp” hiện nay cũng có nhiều cách hiểu
khác nhau dù nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng và
các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nếu căn cứ vào tổ chức nhà nước ta
theo mô hình tập quyền thì quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Tương ứng với nó là bốn hệ thống cơ quan: Quốc hội, Chính Phủ, Tòa án –
Viện kiểm sát. Theo đó, Tòa án và Viện kiểm sát được hiểu là các cơ quan
tư pháp. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
nên trên thì không thể lý giải được việc tại sao các cơ quan thuộc nhánh
hành pháp như Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án lại gọi là Cơ quan tư
pháp hoặc Bộ Tư pháp (trừ lĩnh vực thi hành án dân sự) thực chất lại không
phải là cơ quan tư pháp mà thuộc Chính phủ. Do đó, phải căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thì mới đánh giá đúng về tính chất hoạt
13
động của mỗi cơ quan. Có nghĩa là một cơ quan, mặc dù thuộc hệ thống cơ
quan nào phải căn cứ vào hoạt động của nó trong từng lĩnh vực cụ thể để
nhận biết được đúng tên gọi của nó. Ví dụ, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi
hành án có phạm vi hoạt động trong lĩnh vực tố tụng nên được gọi là cơ
quan tư pháp. Các cơ quan bổ trợ tư pháp dù có liên quan mật thiết và có vai
trò hỗ trợ rất lớn trong hoạt động tố tụng như tổ chức Luật sư, Giám định tư
pháp, Công chứng, Cảnh sát tư pháp nhưng vẫn thuộc hệ thống cơ quan
hành chính hoặc do cơ quan hành chính quản lý.
Như vậy, qua nghiên cứu tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta
cũng như các văn kiên của Đảng và các văn bản của Nhà nước cho thấy, các
cơ quan tư pháp ở nước ta luôn được hiểu và đề cập đến ở nghĩa rộng, bao
gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án.
Về khái niệm “hoạt động tư pháp”, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa
có quy định nào định nghĩa hoặc hướng dẫn chính thức về khái niệm "hoạt
động tư pháp", mà tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động của
các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án;
của những những người tiến hành tố tụng như Thủ trưởng Cơ quan điều tra,
Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án.
Quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động tư pháp còn bao gồm các chủ
thể được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng như: Hải quan, Kiểm lâm,
Bộ đội Biên phòng, Kiểm sát biển; Cơ quan thi hành án (dân sự và hình sự).
Quan điểm thứ ba cho rằng, khái niệm hoạt động tư pháp phải hiểu theo
nghĩa rộng, bao gồm ba dạng hoạt động: hoạt động tư pháp trong lĩnh vực tố
tụng (tư pháp – tố tụng), hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hành chính (tư
pháp – hành chính), và hoạt động bổ trợ tư pháp.
14
Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm “hoạt động tư
pháp” chỉ nên hiểu theo nghĩa là “hoạt động tố tụng”, tức là hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
và Thi hành án; của những người tiến hành tố tụng như: Thủ trưởng Cơ quan
điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát
viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án,
Chấp hành viên thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Theo Bộ luật hình sự 1999, khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp được quy định cụ thể tại Điều 292 như sau: "Các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các Cơ
quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".
Hiện nay, từ quy định trên có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Quan điểm thứ nhất căn cứ vào cấu trúc
của Bộ luật hình sự cho rằng tội xâm phạm hoạt động tư pháp chỉ bao gồm
các tội được quy định tại chương XXII Bộ luật hình sự hiện hành. Quan điểm
thứ hai xuất phát từ bản chất của tội phạm và khách thể xâm phạm trực tiếp
mà tội phạm hướng đến thì tội xâm phạm hoạt động tư pháp bao gồm các tội
phạm xâm hại đến khách thể loại là hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư
pháp. Mỗi quan điểm đều dựa trên những cơ sở nhất định. Tuy nhiên, các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp cần được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ các
tội được quy định tại chương XXII của Bộ luật hình sự hiện hành mà còn bao
gồm một số tội phạm nằm rải rác ở các chương khác nhau của Bộ luật hình sự
nếu các hành vi đó xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của câc cơ quan tư
pháp. Ví dụ : trường hợp những người tiến hành tố tụng có hành vi nhận hối
lộ, hành vi này được quy định tại điều 279 Bộ luật hình sự, chương XXI (các
tội phạm về chức vụ), Mục A (các tội phạm về tham nhũng) của Bộ luật hình
sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Tội phạm này không chỉ là tội
15
phạm tham nhũng trong số các tội phạm xâm hại đến khách thể chung mà còn
xâm hại trực tiếp đến khách thể loại là hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến
hành tố tụng. Do vậy, xét về bản chất thì tội phạm cụ thể này là một trong
những tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.
Từ khái niệm nêu trên có thể thấy chủ thể của các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp là những người có nhiệm vụ tiến hành tố tụng, những người
tham gia tố tụng hoặc những người khác cố ý thực hiện, xâm hại đến hoạt
động đúng đắn của các cơ quan tư pháp trong một số trường hợp còn xâm hại
đến cả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thông qua hành vi lạm dụng
hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cán bộ thuộc cơ quan tư pháp hoặc qua
hành vi cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp do những người
có quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, những người tham gia tố tụng hoặc
những người khác thực hiện.
1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp
Cũng giống như các tội phạm khác, tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp là: “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý .
. . Tuy nhiên, so với các tội phạm khác, tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp cũng có những đặc thù riêng.
- Về khách thể. Theo lý luận của khoa học luật hình sự, khách thể loại
của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là các quan hệ xã hội hình thành nên
hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đảm
bảo sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, một mặt xâm hại đến sự hoạt
động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, gây tác hại đến uy tín cũng như việc
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, mặt khác, trong
một số trường hợp nó còn xâm hại đến cả các quyền cơ bản của công dân,
16
như tội dùng nhục hình. Căn cứ vào tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội
bị loại tội phạm này xâm hại, nhà làm luật đã sắp xếp loại tội phạm này vào
một chương riêng trong Bộ luật hình sự.
- Về mặt khách quan. Hành vi thuộc mặt khách quan của loại tội phạm
này là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đa số các hành vi khách quan của tội
phạm được thực hiện bằng hành động (làm một việc mà pháp luật cấm) như
dùng nhục hình, bức cung, mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo gian dối
hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối, trốn khỏi nơi giam giữ, ra
bản án trái pháp luật, ra quyết định trái pháp luật..., chỉ có một số rất ít tội
được thực hiê ̣n dưới da ̣ng không hành đô ̣ng (không làm hoặc làm không đầy
đủ một việc mà pháp luật buộc phải làm) như Tô ̣i không tố giác tội pha ̣m, tội
không chấp hành án, tội không thi hành án.
Nhìn chung những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp bao gồm hai
loại:
+ Loại hành vi thứ nhất biểu hiện dưới dạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn
(tức tranh thủ điều kiện thuận lợi do chức vụ, quyền hạn tạo ra để làm một việc
có lợi cho mình) hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn (tức là làm quá phạm vi
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho phép, nhằm đạt được mục đích riêng).
+ Loại hành vi thứ hai biểu hiện dưới dạng làm cản trở sự hoạt động
đúng đắn của các cơ quan tư pháp do những người có chức vụ quyền hạn
trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, những người tham gia tố
tụng như bị can, bị cáo, người làm nhân chứng, giám định viên, người có
trách nhiệm bồi thường... hoặc những người khác thực hiện.
Đa số các tội pha ̣m xâm pha ̣m hoa ̣t đô ̣ng tư pháp đều có cấu thành hình
thứ c, nghĩa là thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định từ khi người
phạm tội thực hiện hành vi khách quan được quy đi ̣nh trong cấu thành tội
phạm tương ứng mà không cần có hậu quả xảy ra.
17
Hâ ̣u quả của tội pha ̣m rất đa da ̣ng , có thể là uy tín của các cơ quan tư
pháp bị giảm sút hay các quyền và lợi ích hợp pháp củ a công dân bi ̣xâm
phạm. Đa số các tội pha ̣m xâm pha ̣m hoa ̣t động tư pháp được thực hiê ̣n dưới
hình thức lỗi cố ý , chỉ có một tội duy nhất được thực hiện dưới hình thức lỗi
vô ý là tội thiếu trách nhiê ̣m để người bi ̣giam , giữ trốn (Điều 301). Động cơ
mục đích của nhóm tội này nhìn chung đa dạng như có thể vì vụ lợi , vì động
cơ cá nhân, nên không phải là dấu hiê ̣u bắt buộc trong cấu thành tội pha ̣m.
- Về chủ thể. Chủ thể của loại tội phạm này nói chung là chủ thể đặc
biệt, họ có thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư
pháp hoặc các cơ quan nhà nước tổ chức xã hội hoặc những người tham gia tố
tụng như bị can, bị cáo, nhân chứng, người bào chữa, người giám định,
nguyên đơn dân sự... Những người có nghĩa vụ phải chấp hành các bản án
hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân; những người
bị tam giam hay những người đang phải chấp hành án tù giam. Ngoài ra trong
một số trường hợp, chủ thể của loại tội phạm này còn có thể là những người
khác, không cần phải có những dấu hiệu đặc biệt như một số loại chủ thể nêu
trên, miễn là họ có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Căn cứ vào các dấu hiệu riêng biệt của từng loại chủ thể, có thể chia
chủ thể của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thành bốn loại sau đây:
+ Loại thứ nhất là những người có chức vụ quyền hạn ở các cơ quan
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như các Điều tra viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, nhân viên trại giam... Những người này là
chủ thể của các tội quy định tại các điều: Điều 293, Điều 294, Điều 295, Điều
296, Điều 298, Điều 299, Điều 300, Điều 301, Điều 302, Điều 303, Điều 310.
+ Loại thứ hai là những người tham gia tố tụng như người giám định,
người bào chữa, người phiên dịch, người làm chứng... Những người này là
chủ thể của các tội quy định tại các điều: Điều 307, Điều 308, Điều 309.
18
+ Loại thứ ba là những người có nghĩa vụ phải chấp hành các bản án
hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật như nguyên đơn dân sự
hoặc bị đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị án... trong các tội phạm quy định tại các điều:
Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 311.
+ Loại thứ tư là những người khác, họ có thẻ là những người có chức
vụ, quyền hạn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội trong các tội quy định tại các điều: Điều 297, Điều 303, Điều 309, Điều
312, Điều 313, Điều 314.
Trên thực tế, các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp cũng có liên hệ
với các tội phạm về chức vụ (khi người có chức vụ, quyền hạn thuộc ngành tư
pháp vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà phạm tội). Tuy nhiên, nếu
xem xét thì rõ ràng các hành vi phạm tội trong chương này thể hiện bản chất
điển hình xâm phạm hoạt động tư pháp hơn là bản chất “chức vụ quyền hạn”.
Là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hay Chấp hành viên thi hành án,
những người phạm tội này có kiến thức sâu về pháp luật, có nghiệp vụ chuyên
ngành và có quan hệ ảnh hưởng trong các cơ quan tư pháp nên thường có xu
hướng che dấu hành vi phạm tội của mình rất tinh vi hoặc lợi dụng quan hệ để
chạy chọt hoặc gây khó khăn cho quá trình xử lý vụ án.
- Về mặt chủ quan. Có thể thấy đặc điểm chung là hầu hết các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp đều được thực hiện do cố ý, trừ tội thiếu trách nhiệm
để người bị giam, giữ trốn (Điều 301) là do lỗi vô ý.
Việc quy định lỗi của người thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động tư
pháp là dựa trên những nguyên tắc sau:
+ Trách nhiệm hình sự do thực hiện các hành vi này chỉ phát sinh đối
với những người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm;
19
+ Người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm
hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự chỉ trong các trường hợp mà
pháp luật đã quy định;
+ Mỗi tình tiết khách quan nào đó của tội phạm chỉ có thể ảnh hưởng
tới trách nhiệm hình sự của chủ thể với điều kiện nếu chúng bao quát cả lỗi cố
ý hoặc vô ý của chủ thể đó.
Trong mặt chủ quan của tội phạm có ba yếu tố là lỗi, động cơ, mục
đích, trong đó lỗi là yếu tố bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm. Trong
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, động cơ và mục đích không phải là dấu
hiệu bặt buộc để định tội. Người phạm tội có thể có những động cơ khác nhau
khi thực hiện hành vi như: tư thù, sĩ diện, thành tích chủ nghĩa, cửa quyền,
tham nhũng, tư lợi...
1.2. Khái quát lịch sử quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999.
Trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999, các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp đã được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam
qua các thời kỳ thì thấy rằng ngay trong thời kỳ phong kiến đã có những quy
định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trong Quốc triều hình luật hay còn
gọi là Luật hình triều Lê (1440 - 1442) nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
được quy định tại hai chương với 78 điều. Đó là:
- Chương bộ vong (bắt tội phạm chạy trốn) gồm 13 điều quy định
những tội phạm của những tù nhân bỏ trốn và chống.lại những quan ngục,
những người ở đợ, phục dịch bỏ trốn cũng như các tội phạm của những người
trong coi tù nhân.
- Chương đoán ngục (xử án) gồm 65 điều quy định những tội phạm
trong lĩnh vực xử án.
20
Sau năm 1945, Nhà nước ta đã có một số văn bản pháp luật quy định
một vài vấn đề để bảo đảm cho sự hoạt động của các cơ quan tư pháp, chống
các hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư
pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín cơ quan tư pháp như hành vi che giấutội
phạm hoặc dùng nhục hình… Tuy vậy, những quy định đó chưa được ban
hành một cách có hệ thống, thiếu cụ thể, chưa đề cập hết các khía cạnh đa
dạng, phức tạp của các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Điển hình như
tại Điều 18 Sắc lệnh 40 ngày 29/03/1946 của Chủ tịch nước về việc bảo vệ tự
do cá nhân, có quy định: « Những người sau đây sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 5
năm và phạt tiền từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng: Những người không có lệnh
của thẩm phán viên hay của cơ quan hành chính tỉnh trở lên mà tự ý bắt người
ngoài trường hợp phạm tội quả tang ; Những người phụ trách đề lao, các trại
giam, giữ người sau hạn giam cứu mà không có lệnh gia hạn”.
Điều 19 quy định: "Những người dùng lối tra tấn để lấy cung nếu làm
chết người hay gây cố tật thì bị phạt từ 5 đến 10 tội đồ và 3.000 đồng đến
100.000 đồng…".
Hành vi tiết lộ bí mật nội dung bàn bạc trong khi nghị án của Hội thẩm
nhân dân được quy định tại điều 24 Sắc lệnh số 13/SL ngày 14/01/1946 về tổ
chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán cụ thể như sau: "Các hội thẩm nhân dân
phải giữ kín các điều bàn bạc trọng khi nghị án. Nếu tiết lộ bí mật ấy sẽ bị Tòa
án nhân dân phúc thẩm khu hoặc thành phố phạt từ 6 tháng đến 2 năm tù".
Hành vi bắt giam người trái phép, tra tấn, nhục hình cũng như một số
hành vi khác xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định trong Luật số 103-L5
ngày 20/5/1957 về việc khám người phạm pháp quả tang là vi phạm pháp luật
và bị xử phạt: "Nếu phạm tội tra tấn, dùng nhục hình thì sẽ bị xử phạt theo
hình luật chung", "Những người bắt giam, khám người, khám đồ vật, nhà ở,
thư tín trái đạo luật này thì tùy trường hợp có thể bị thi hành kỷ luật hành
chính hoặc bị xử phạt từ 15 ngày đến 3 năm tù" (Điều 6).
21
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước đã ban hành sắc
luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định về các tội phạm và hình phạt, tại
điều 3 quy định người "biết rõ là phần tử phản cách mạng mà che giấu thì bị phạt
tù từ 1 năm đến 7 năm". Theo điểm d mục 2 phần B Thông tư số 03-BTP/TT,
ngày 12/04/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc lệnh số 03 thì hành
vi bắt thì hành vi bắt giam, khám người, khám đồ vật, nhà ở, thư tín trái phép,
do người chó chức vụ quyền hạn thực hiện sẽ bị xử phạt về tội lạm dụng chức
vụ quyền hạn theo Điều 7 Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 với mức từ 1
năm đến 7 năm…
Như vậy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự, pháp luật hình sự nước ta
đã có những quy định về hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ
quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã
hội và công dân. Mặc dù các quy định này chưa đầy đủ và chưa thành hệ
thống, song chúng đã có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để xử
lý, giải quyết các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp và là tiền đề xây dựng
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự.
Năm 1985, Bộ luật hình sự ra đời, nhóm tội xâm phạm hoạt động tư
pháp mới được quy định tập trung và đầy đủ thành một chương riêng, mô tả
cụ thể và rõ ràng dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội phạm mới được xác
lập làm cơ sở cho giải quyết các loại tội phạm này.
Trong Bộ luật hình sự năm 1985, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
được quy định tại Chương X, Phần các tội phạm với 19 điều luật trong đó có
một điều quy định cụ thể về khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp và 17
điều quy định về các tội phạm cụ thể.
Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: Các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các Cơ
quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của
Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân.
22
Trong chương này của Bộ luật hình sự gồm có 17 điều quy định về các
tội phạm cụ thể về loại tội phạm này bao gồm:
Điều 231. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội.
Điều 232. Tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật.
Điều 233. Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật.
Điều 234. Tội dùng nhục hình.
Điều 235. Tội bức cung.
Điều 236. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Điều 237. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn.
Điều 238. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn tha trái pháp luật người bị giam.
Điều 239. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn giam người trái pháp luật.
Điều 240. Tội không chấp hành án, tội cản trở việc thi hành án.
Điều 241. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khai báo gian dối.
Điều 242. Tội từ chối khai báo, tội từ chối kết luận giám định.
Điều 243. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung cấp tài liệu
sai sự thật, khai báo gian dối.
Điều 244. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản.
Điều 245. Tội trốn khỏi nơi giam.
Điều 246. Tội che giấu tội phạm.
Điều 247. Tội không tố giác tội phạm.
1.3. Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp
luật một số nước trên thế giới.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, để đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả
của hoạt động tư pháp, việc xử lý tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được
các nước coi trọng. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, mục đích cũng như đặc trưng
riêng của từng hệ thống tư pháp hình sự, mà các nước có chính sách hình sự
xử lý đối với loại tội phạm này khác nhau. Vì lý do đó, việc nghiên cứu chính
sách hình sự của một số nước điển hình trong đấu tranh phòng, chống đối với
23
loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, qua đó rút ra được những kinh
nghiệm và và giải pháp phòng chống loại tội phạm này ở nước ta, là một việc
làm cần thiết. Ngoài ra, những kinh nghiệm trên của các nước còn là những
bài học quý giá đối với hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự tại
nước ta trong thời gian tới.
1.3.1. Liên bang Nga
Giống như luật hình sự Việt Nam, tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp được quy định tại một chương riêng - Chương 31 - của Bộ luật hình
sự Liên bang Nga 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2004). Nhìn chung, chính
sách hình sự đối với tội phạm hoạt động tư pháp thể hiện sự nghiêm khắc
trong việc xử lý đối với các hành vi được xác định là tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp [39, tr.355].
Về cơ bản chương các tội xâm phạm tư pháp trong BLHS của Liên
bang nga có số số lượng điều luật tương tự như Bộ luật hình sự năm 1999 của
nước ta, Chương về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại
Chương 31của Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 2004 và có 23 Điều luật.
Đa số các hành vi là tội phạm quy định trong BLHS năm 1999 nước ta đều
được quy định trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 2004. Tuy nhiên, sau
khi Liên bang Nga thực hiện đổi mới mô hình tố tụng của nước này từ tố tụng
thẩm cứu, kế thừa của Liên Xô trước đây, sang mô hình tranh tụng, một số
điều luật quy định về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mới đã bổ
sung để điều chỉnh đối với các hành vi tội phạm thường xuất hiện trong mô
hình tố tụng mới. Đó là các tội can thiệp và gây ảnh hưởng đối với các nhân
viên tư pháp, vu khống đối với nhân viên tư pháp, coi thường Tòa án, hay tội
tiết lộ thông tin về vụ án. Mức hình phạt đối với các hành vi là tội phạm nêu
trên nhìn chung là nghiêm khắc; cá biệt như tội gây ảnh hưởng đối với quá
trình giải quyết vụ án có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Rõ ràng, với các
nước theo mô hình tranh tụng, chính sách hình sự thể hiện không chỉ để đảm
bảo quá trình giải quyết vụ án được khách quan, công bằng, đúng đắn mà còn
qua đó còn tăng vị thế và sự tôn nghiêm của các cơ quan tư pháp.
24
Trong chương 31 của BLHS Liên bang Nga có các tội phạm như sau:
- Tội cản trở việc thi hành hoạt động tư pháp và cản trở hoạt động điều
tra ban đầu
- Tội xâm phạm tính mạng của người đang tiến hành các hoạt động tư
pháp hoặc đang tiến hành hoạt động điều tra ban đầu
- Tội đe dọa hoặc dùng vũ lực đối với những hoạt động tư pháp hoặc
những hoạt động điều tra ban đầu
- Tội không tôn trọng tòa án
- Tội vu khống đối với thẩm phán, thành viên hội đồng thẩm phán, kiểm
sát viên, điều tra viên, người đang điều tra, thư ký tòa án, chấp hành viên
- Tội truy cứu trách nhiệm hình sự bất hợp pháp
- Tội miễn truy cứu trách nhiệm hình sự bất hợp pháp
- Tội bắt giữ người trái pháp luật
- Tội bức cung và nhục hình
- Đưa ra các chứng cứ giả
- Tội gợi ý hối lộ hoặc mua chuộc thương mại
- Tội đưa ra bản án, phán quyết hoặc các văn bản tư pháp mà rõ ràng là
trái pháp luật
- Tội đưa tin báo sai sự thật
- Tội đưa ra lời khai gian dối, kết luận giám định sai của giám định
viên, của chyên gia hoặc bản dịch sai
- Tội người làm chứng hay người bị hại từ chối đưa ra lời khai
- Tội công bố các thông tin hoạt động điều tra ban đầu
- Tội tiết lộ các biện pháp an ninh cho thẩm phán, thành viên hội đồng
thẩm phán và các thanh viên tham gia tố tụng
- Tội có hành vi bất hợp pháp liên quan đến tài sản bị kê biên, bị tạm
giữ hoặc bị tịch thu
- Tội trốn khỏi nơi giam, giữ, nơi quản chế
- Tội trốn tránh thi hành hình phạt hạn chế tự do, phạt tù
25
- Tội không chấp hành bản án, quyết định của tòa án các văn bản tư
pháp khác
- Tội che giấu tội phạm [39, tr. 355].
Như vậy, qua nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được
quy định tại Chương 31 BLHS Liên bang Nga ta thấy có nhiều quy định mang
tính chất tương đồng như BLHS Việt Nam. Tuy nhiên, do tính chất của các
hoạt động tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra tại Liên bang Nga
khác so với Việt Nam. Vì vậy, nên trong BLHS Liên bang Nga có quy định
nhiều tội phạm mang tính chống đối, xâm phạm tới những người có thẩm
quyền trong hoạt động tư pháp hơn ví dụ: Điều 294 Tội cản trở việc thi hành
hoạt động tư pháp và cản trở hoạt động điều tra ban đầu; Tội xâm phạm tính
mạng của người đang tiến hành các hoạt động tư pháp hoặc đang tiến hành
hoạt động điều tra ban đầu; Tội đe dọa hoặc dùng vũ lực đối với những hoạt
động tư pháp hoặc những hoạt động điều tra ban đầu. Điều này góp phần đấu
tranh có hiệu quả hơn trong đấu tranh phòng chống tội xâm phạm hoạt động
tư pháp ở Liên bang Nga hiện nay.
1.3.2. Trung Quốc
Mười hai hành vi được xác định là tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp được quy định tại Chương VI, Phần 2 Bộ luật hình sự Trung Quốc 1997.
Đây là các hành vi xâm phạm đến hoạt động tư pháp từ điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án. Nhìn chung, so với pháp luật hình sự Việt Nam, các quy
định của Bộ luật hình sự Trung Quốc không có nhiều khác biệt xử lý đối với
việc xử lý loại tội phạm này cả về xác định hành vi và hình phạt áp dụng.
Ngoài ra, Bộ luật hình sự 1997 của Trung Quốc còn xác định một số loại hành
vi là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp như tội trả thù nhân chứng hay tội
gây rối phiên tòa. Đây là những đảm bảo pháp lý quan trọng cho quá trình
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được chính xác, khách quan, toàn diện và
đúng pháp luật [57].
26
Tại Trung Quốc, việc điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát. Theo quy định tại Điều 5 Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân và Điều 18 Luật tố tụng hình sự, các loại tội phạm
tham ô, hối lộ, cán bộ công chức cơ quan Nhà nước lạm dụng quyền hạn để
mưu cầu lợi ích cá nhân hoặc các loại tội phạm xâm hại lợi ích hợp pháp của
nhân dân như lợi dụng chức vụ quyền hạn để bắt giữ người trái phép, bức
cung nhục hình, trả thù, hãm hại, lục soát trái phép do Viện kiểm sát nhân dân
trực tiếp khởi tố, điều tra. Tham khảo kinh nghiệm xử lý loại tội phạm xâm
phạm hoạt động tư pháp, nhiều vụ án do nhân viên Nhà nước lợi dụng chức
quyền phạm tội xâm phạm đến quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công
dân trong hoạt động tố tụng mà Viện kiểm sát Trung Quốc thực hiện điều tra
theo thẩm quyền bao gồm:
-Tội bắt giữ trái phép (Điều 238 Luật hình sự);
-Tội khám xét trái phép (Điều 245 Luật hình sự);
-Tội bức cung nhục hình (Điều 247 Luật hình sự);
-Tội dùng bạo lực để thu thập chứng cứ (Điều 247a Luật hình sự);
-Tội đánh đập, ngược đãi người bị giam giữ (Điều 248 Luật hình sự);
-Tội báo thù, hãm hại (Điều 254 Luật hình sự) [57, tr.361]
1.3.3. Cộng hòa liên bang Đức
Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức
1997 cho thấy các hành vi xâm phạm đến tính đúng đắn của hoạt động tư
pháp được xem là nguy hiểm, và tùy theo mức độ có thể được xử lý theo các
mức hình phạt nghiêm khắc theo các quy định của Bộ luật hình sự nước này.
Giống như nhiều nước, các hành vi như tấn công các nhân viên thực thi pháp
luật (trong đó có các nhân viên các cơ quan tư pháp), thả tù nhân trái pháp
luật hay trốn khỏi nơi giam giữ đều được coi là những tội phạm có tính nguy
hiểm cao và bị xử phạt đến 5 năm tù. Để đảm bảo thủ tục tư pháp đúng đắn và
27
công bằng, Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức cũng quy định một số
hành vi là được coi tội phạm như tội khai man, tội vi phạm lời thề trước Tòa
án, hay tội gây ảnh hưởng đối với nhân chứng. Việc xây dựng các quy định
pháp luật này là những kinh nghiệm tốt đối với nước ta trong việc hoàn thiện
chính sách hình sự xử lý đối với các hành vi là tội phạm xâm phạm hoạt động
tư pháp của nước ta, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp về áp dụng một số
yếu tố tranh tụng trong tố tụng hình sự.
Trách nhiệm chính của cơ quan công tố tại Cộng hòa Liên bang Đức
liên quan đến bốn nội dung chính: điều tra các tội phạm hình sự trong đó có
tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ
nghi ngờ đầy đủ; đại diện cho nhà nước tại phiên tòa và thi hành bản án của
Tòa án hình sự. Tại Đức, các công tố viên còn được xem là các nhân tố bảo
đảm cho tính độc lập và khách quan của các cơ quan tư pháp. Tương tự như
tố tụng hình sự Việt Nam, cơ quan công tố Cộng hòa Liên bang Đức bị ràng
buộc theo nguyên tắc truy tố bắt buộc. Theo điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự
Cộng hòa liên bang Đức, cơ quan công tố có nhiệm vụ điều tra các vụ án ngay
khi nó nghi ngờ rằng một tội phạm hình sự đã được thực hiện. Tuy Luật quy
định thẩm quyền điều tra đầy đủ cho công tố viên, nhưng trên thực tế chỉ có
khoảng từ 1-5% các vụ án, phần lớn liên quan đến tội giết người hay cổ cồn
trắng, là được tiến hành điều tra bởi cơ quan công tố mà thôi. Đa số các vụ án
được điều tra bởi Cơ quan cảnh sát dưới sự giám sát chặt chẽ của các công tố
viên thuộc Cơ quan công tố Cộng hòa liên bang Đức.
1.3.4. Hoa Kỳ
Đối với các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, Bộ luật hình sự và tố
tụng hình sự 2010 của Hoa Kỳ không quy định thành một Chương riêng, mà
được quy định rải rác trong các Chương, Phần của Bộ luật này. Nghiên cứu
các Bộ luật này cho thấy một số hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp cho
28
thấy chính sách hình sự của Hoa Kỳ nhìn chung coi trọng việc xử lý nghiêm
loại tội này với hình phạt rất nghiêm khắc, thể hiện tính răn đe cao, góp phần
đảm bảo tính đúng đắn của hoạt động tư pháp. Ví dụ như tại Chương 35 về
trốn khỏi nơi giam giữ và giải cứu khỏi nơi giam giữ (bao gồm các hành vi
được quy định khá chi tiết như: xúi giục và giúp sức, giải cứu, cho phép trốn
khỏi nơi giam giữ,) với khung hình phạt phổ biến từ phạt tiền cho đến mức
tăng nặng đến 25 năm tù. Tại Chương 73 từ Điều 1509 đến Điều 1521 quy
định một số hành vi được xem là tội phạm cản trở hoạt động tố tụng tại Hoa
Kỳ, trong đó có tội gây ảnh hưởng đến các thành viên Bồi thẩm đoàn, chống
Lệnh Tòa án, chống Lệnh Cơ quan điều tra, trả thù nhân chứng, nạn nhân,
người tố giác tội phạm với khung hình phạt từ phạt tiền đến phạt tù đến 30
năm hoặc chung thân và tử hình. Tại Chương 79 quy định về các hành vi
được xác định là tội khai man với khung hình phạt lên đến 5 năm tù.
Về tổ chức điều tra hình sự, trong đó có điều tra các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp, đối với cấp liên bang, thẩm quyền công tố liên bang được trao
cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ; trong đó có một số bộ phận cả công tố và điều tra có
trách nhiệm thực thi pháp luật liên bang. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ còn một số cơ
quan cùng chia sẻ thẩm quyền điều tra như Cơ quan điều tra liên bang (FBI),
Cục bài trừ ma túy (DEA), Cơ quan phòng chống buôn lậu rượu, thuốc lá và
chất nổ (ATF), hay Cơ quan cảnh sát tư pháp Mỹ (US Marshals Service). Do
lãnh thổ rộng nên cơ quan Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ cũng tổ chức cơ đơn vị
điều tra tương ứng tại các Văn phòng chưởng lý theo cấp khu vực bao gồm 93
Văn phòng cũng có một số bộ phận điều tra tương ứng tùy theo tình hình
phức tạp của tội phạm ở khu vực đó. Mặc dù công tố viên Hoa Kỳ có thẩm
quyền điều tra nhưng trên thực tế, công tố viên là người chỉ đạo hoạt động
điều tra và những vụ việc thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan nào thì nhân
viên điều tra của cơ quan đó trợ giúp công tố viên trong hoạt động điều tra.
29
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM
PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm
hoạt động tư pháp.
2.1.1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức
vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện
Như phân tích tại Chương 1 của luận văn, các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp quy định tại Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 được chia
thành bốn nhóm. Nhóm thứ nhất là các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do
những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện. Nhóm
này gồm có các tội phạm quy định tại các Điều luật sau: Điều 293, 294, 295,
296, các điều từ 298, 299, 300, 301, 302, 303 và Điều 305.
Phân tích các quy định về nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
thuộc nhóm này ta thấy các dấu hiệu pháp lý của nhóm này như sau.
Về khách thế: Cũng giống như các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
khác, khách thể bị xâm hại của nhóm tội này là các quan hệ xã hội trong lĩnh
vực tố tụng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm đảm
bảo cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Tội
phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, gây tổn hại đến
uy tín của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
Đối tượng mà hành vi phạm tội của nhóm tội này nhằm vào những hoạt
động công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung của
các Cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án và thi hành án. Những hành vi phạm tội
xâm phạm hoạt động tư pháp đồng thời còn xâm phạm đến nhiều quan hệ xã
30
hội khác được luật hình sự bảo vệ như quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu, các
quan hệ xã hội khác. Hơn thế nữa các hành vi phạm tội này còn ảnh hưởng
xấu đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hạn chế hiệu quả đấu tranh
phòng, chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Về khách quan: Nhóm các tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý khác
nhau về hành vi khách quan cụ thể như sau:
+ Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội: Mặt khách
quan của tội "Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội" thể hiện ở
hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, thể hiện dưới dạng
hành động. Đó là khi thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can, kết luận điều
tra đề nghị truy tố hoặc ra cáo trạng truy tố bị can đối với người không có tội.
Hậu quả xấu đối với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự không phải là dấu
hiệu bắt buộc của tội này.
+ Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội. Mặt khách quan
của tội "Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội " là hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình
sự mà không truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội phạm được coi là hoàn thành
tại thời điểm người có thẩm quyền biết rõ là có đủ cơ sở pháp lý để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với một người nào đó, nhưng đã không thực hiện. Đó
có thể là hành vi không ra quyết định khởi tố bị can, hoặc ra quyết định không
khởi tố bị can, không đề nghị truy tố... Hoặc là hành vi thể hiện dưới dạng hành
động như ra các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với người có
tội; biết rõ hành vi của người phạm tội là có tội không thuộc trường hợp miễn
trách nhiệm hình sự những vẫn ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự.
+ Tội ra bản án trái pháp luật. Mặt khách quan của tội phạm được biểu
hiện ở hành vi ra bản án trái pháp luật. Bản án đó có thể là về hình sự, dân sự,
hôn nhân - gia đình, lao động, hành chính... Tính trái pháp luật của bản án
được thể hiện ở chỗ: nội dung bản án không phù hợp với thực tế do thiếu căn
cứ pháp lý, do dựa vào căn cứ không đúng hoặc do áp dụng sai pháp luật...
31
+ Tội ra quyết định trái pháp luật. Hành vi khách quan của tội phạm
này là việc ra quyết định trái pháp luật trong hoạt động tố tụng. Quyết định ở
đây được hiểu là tất cả các loại quyết định mà người có thẩm quyền trong
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có quyền ký và ban hành theo
quy định của pháp luật tố tụng. Quyết định trái pháp luật là quyết định mà nội
dung của nó không phù hợp với pháp luật hiện hành.
+ Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật. Mặt khách quan
của tội phạm này thể hiện ở hành vi ép nhân viên tư pháp làm trái pháp luật
gây hậu quả nghiêm trọng. Nó có thể được biểu hiện qua việc tác động đến
nhân viên tư pháp như ra mệnh lệnh, chỉ thị… hoặc gián tiếp tác động đến họ
bằng những hình thức khác như cố ý "bắn tin", "gợi ý" để biểu lộ thái độ ép
buộc. Sự ép buộc này có thể là nhân danh cá nhân, cũng có thể nhân danh một
tập thể lãnh đạo về chính quyền hoặc tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội… để ra chỉ
thị mệnh lệnh. Nhưng chỉ thị, mệnh lệnh đó hoàn toàn là ý chí cá nhân của
người tác động. Hành vi ép buộc nhằm vào những đối tượng cụ thể như: điều
tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, chấp hành viên…
+ Tội dùng nhục hình. Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi
dùng nhục hình. Nghĩa là mọi hành vi mang tính chất hành hạ, gây đau đớn về
thể xác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Có thể là đánh đập, không cho ăn, uống, giam
cầm trong hầm tối, bắt đứng, ngồi hay nằm ở tư thế không tự nhiên…
+ Tội bức cung. Mặt khách quan của tội này có thể là những biện pháp
tác động đến tinh thần hoặc thể chất của người bị thẩm vấn nhằm cưỡng ép
người này khai báo sai sự thật ngoài ý muốn của họ. Ví dụ, đe doạ dùng nhục
hình, đe doạ đối xử tàn tệ trong khi bị giam giữ, đe dọa bắt giam, xét xử
người thân thích của người bị thẩm vấn như vợ, con, bố, mẹ, hoặc gây căng
thẳng về thần kinh, truy ép về tâm lý...
32
Các thủ đoạn trái pháp luật nói trên được sử dụng nhằm làm cho người
bị thẩm vấn khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng
là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội này. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể
là: Truy tố, xét xử sai (xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội, xử quá nặng hoặc
quá nhẹ v.v…), bắt giam người sai... Người bị thẩm vấn có thể là người bị
tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại...
+ Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án. Mặt khách quan của tội làm sai lệch hồ
sơ vụ án là một trong những hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm
hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm
làm cho nội dung hồ sơ vụ án không còn phù hợp với hồ sơ ban đầu khi chưa
bị làm sai lệch.
+ Tội tha người trái pháp luật. Mặt khách quan của tội này bao gồm các
hành vi như: Ra quyết định trả tự do trái pháp luật; tự ý trả tự do trái pháp
người đang bị giam, giữ để thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác hoặc để
hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và trả tự do hoàn toàn cho người đang bị
giam, giữ mà theo quy định của pháp luật người đó không được tha.
+ Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật. Thể
hiện ở một trong hai hành vi: Người có đủ thẩm quyền và có trách nhiệm đã
không ra quyết định trả tự do hoặc quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn để
trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật; hoặc người có
trách nhiệm thi hành quyết định trả tự do, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cho
người bị giam, giữ đã không thực hiện quyết định trả tự do của cấp có thẩm
quyền. Người nào thực hiện một trong hai dạng hành vi nêu trên thì có dấu
hiệu của tội này.
Về chủ thể: Có thể thấy đây là dấu hiệu rất cơ bản để phân biệt các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm này với các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp thuộc nhóm khác. Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư
pháp này phải là chủ thể đặc biệt, tức là người có chức vụ quyền hạn trong
33
các cơ quan tư pháp. Các chủ thể này bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng
Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó chánh án tòa án nhân dân, Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án, Thủ trưởng, Phó thủ trường cơ quan
thi hành án, Chấp hành viên, Người có thẩm quyền có nhiệm vụ thi hành quyết
định thi hành án, Người có thẩm quyền trong việc ra quyết định thi hành án.
Những người này có đặc điểm chung là
Về mặt chủ quan của tội phạm, trong các tội này này đều được chủ thể
thực hiện bởi lỗ cố ý. Động cơ thực hiện hành vi của chủ thể không phải là
dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm các tội này mà chỉ có thể được coi
là một yếu tố xem xét khi quyết định hình phạt.
2.1.2. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa
vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp.
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ phải
giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp được quy định tại
các Điều 307 tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, Điều 308
tội từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu, Điều 301 tội
thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn.
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm này có các dấu hiệu
pháp lý sau.
Về khách thể. Cũng tương tự như các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
nói chung các tội phạm này có chung một khách thể, khách thế nhóm đó
chính là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tố tụng như hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án nhằm đảm bảo cho các cơ quan này thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ của mình. Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của
các cơ quan tư pháp, gây tổn hại đến uy tín của các cơ quan tư pháp, đồng
thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
34
Đối tượng mà hành vi phạm tội của nhóm tội này nhằm vào những hoạt
động công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung của
các Cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án và thi hành án. Những hành vi phạm tội
xâm phạm hoạt động tư pháp đồng thời còn xâm phạm đến nhiều quan hệ xã
hội khác được luật hình sự bảo vệ như quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu, các
quan hệ xã hội khác. Hơn thế nữa các hành vi phạm tội này còn ảnh hưởng
xấu đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hạn chế hiệu quả đấu tranh
phòng, chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Về khách quan. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm này
có các dấu hiệu hành vi khách quan cụ thể như sau:
+ Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật. Hành vi
khách quan của tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật được
thể hiện cụ thể như sau.
Đối với người giám định đã kết luận giám định gian dối không đúng
với tình tiết khách quan của vụ án như: chất đem gửi đến là chát ma tuý
nhưng người giám định đã kết luận là không phải là chất ma tuý, nên Cơ quan
điều tra không khởi tố được bị can đối với người vận chuyển chất ma tuý; tỷ
lệ thương tật của người bị hại dưới 9% nhưng người giám định lại kết luận
người bị hại có tỷ lệ thương tật là 25%....
Đối với người phiên dịch đã phiên dịch không đúng với tiếng nói, chữ
viết hoặc dấu hiệu của người tham gia tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng
yêu cầu phiên dịch; xuyên tạc nội dung tài liệu mà người phiên dịch có trách
nhiệm phải dịch theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; xuyên tạc nội
dụng câu hỏi, câu trả lời mà người phiên dịch có trách nhiệm phải dịch trong
quá trình lấy lời khai của người tiến hành tố tụng đối với người tham gia tố
tụng trong vụ án hình sự, đối với đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao
động, hành chính.
35
Đối với người làm chứng đã có lời khai không đúng với các tình tiết
của vụ án (chứng gian) hoặc cung cấp những tài liệu sai sự thật về vụ án như;
bịa đặt ra những tình tiết không có hoặc phủ nhận những tình tiết có thật của
vụ án như: nhìn thấy nhưng khai là không nhìn thấy hoặc ngược lại; có mặt ở
nơi xảy ra vụ án nhưng khai là không có mặt hoặc ngược lại; xác nhận gian
dối tình trạng ngoại phạm của người phạm tội; cung cấp các tài liệu, đồ vật,
tin tức nhằm làm sai lệch các tình tiết của vụ án.v.v…
+ Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung
cấp tài liệu. Tương tự như đối với tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu
sai sự thật, căn cứ vào chủ thể mà người phạm tội có thể thực hiện một hoặc
một số hành vi khách quan như sau:
Đối với người giám định đã trốn tránh việc kết luận giám định như: cáo
bệnh, lấy cớ đi công tác, đi nước ngoài hoặc tạo ra những nguyên cớ để không
phải thực hiện việc giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đối với những người khác như: người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan, người làm chứng trong các vụ án hình sự; các đương sự, người
làm chứng, người có trách nhiệm trong các cơ quan, tổ chức trong các vụ án
dân sự, kinh tế, hành chính, lao động…đã từ chối khai báo, trốn tránh việc
khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, mặc dù có yêu cầu của cơ quan tiến
hành tố tụng.
Hành vi từ chối khai báo là hành vi có thể là im lặng (không hành
động), nhưng cũng có thể bằng lời nói, bằng những biểu hiện khước từ việc
khai báo về những tình tiết của vụ án. Tài liệu mà người có trách nhiệm phải
cung cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm các giấy tờ, đồ
vật liên quan đến việc xác định sự thật của vụ án. Nếu từ chối khai báo mà
người từ chối đã có những hành vi che giấu tội phạm thì hành vi từ chối khai
báo chỉ là một thủ đoạn của hành vi che giấu tội phạm thì người phạm tội bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 313
Bộ luật hình sự.
36
Hành vi từ chối cung cấp tài liệu là hành vi của người có trách nhiệm
trong các cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân đang lưu giữ tài liệu có liên quan
đến việc chứng minh sự thật vụ án mà cố tình không giao nộp cho cơ quan
tiến hành tố tụng.
Đối với tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối
cung cấp tài liệu, ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định dấu
hiệu khách quan là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là: hành vi từ chối
khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu phải nếu
không có lý do chính đáng thì mới cấu thành tội phạm. Đây là dấu hiệu bắt
buộc nhưng lại là dấu hiệu khó xác định nhất, bởi lẽ khi một người từ chối
khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu họ thường
đưa ra những lý do mà họ cho đó là chính đáng.
+ Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn. Thiếu trách nhiệm
là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới để người bị
giam, giữ trốn khỏi nơi giam, giữ; nếu làm tròn trách nhiệm được giao thì
người bị giam, giữ không thể trốn được.
Hành vi này bao gồm các hành vi chủ yếu sau đây: Hành vi thiếu trách
nhiệm trong công tác trực tiếp quản lý người bị giam, giữ là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn đã vi phạm các quy định về chế độ liên quan đến
việc giam, giữ nên để cho người bị giam, giữ trốn; Hành vi thiếu trách nhiệm
trong việc canh gác người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không
làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi canh gác để người bị giam giữ
trốn; Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc dẫn giải người bị giam, giữ để
người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong
khi dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn.
Về chủ thể. Chủ thể của các tội phạm thuộc nhóm này là những cá nhân
có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan tư pháp trong hoạt động tư pháp như: người
làm chứng, người phiên dịch, người giám định, người bị hại.... Hoạt động hỗ
37
trợ của những người này có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án,
giúp các cơ quan tư pháp giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ việc. Chủ thể
của tội phạm là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, và là những
người được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định là những người tham gia
tố tụng như: người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
hoặc những người mà có năng lực hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong quá
trình giải quyết vụ án như người giám định, người phiên dịch. Đây cũng chính
là đặc điểm cơ bản để phân biệt nhóm tội này với các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp khác.
Về chủ quan. Trong nhóm tội phạm này, chỉ có tội thiếu trách nhiệm để
người bị giam, giữ trốn là tội có lỗi vô ý còn hai tội phạm còn lại là các tội
được thực hiện với lỗi cố ý.
2.1.3. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng
của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các
bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp bao gồm các tội phạm quy định
tài các điều: 304, 311. Các tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý sau đây.
Về khách thể. Cũng giống như các tội phạm khác thuộc các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp, các tội thuộc nhóm này xâm phạm tới hoạt động
bình thường của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người được thi hành
án. Đối tượng tác động của tội không chấp hành án là các bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, còn đối tượng tác động của tội tốn khỏi
nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử là sự giám sát của
các lực lượng bảo vệ, canh gác, dẫn giải.
Về khách quan. Các tội phạm này có các dấu hiệu thuộc mặt khách
quan cụ thể như sau:
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOTLuận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luậtLuận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo LuậtLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều traLuận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Tội phạm thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tội phạm thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnhTội phạm thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Tội phạm thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 

Similar to Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT

Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều traHoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều traDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT (20)

Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAYLuận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội không chấp hành án theo luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư phápLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
 
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOTLuận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
 
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
 
Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật
Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo pháp luậtNhững căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật
Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật
 
Luận văn: Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, HAYLuận văn: Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, HAY
 
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều traHoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
 
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAYLuận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
 
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
 
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đLuận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sựLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
 
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sựBảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAYLuận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
 
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAYLuận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 

Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ Nội - 2015
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ DIỆU TRANG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản Hà Nội - 2015
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2015 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Diệu Trang
  • 4. 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................... 7 1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt Nam............................................ 7 1.1.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.............................. 7 1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp...................................................................................................15 1.2. Khái quát lịch sử quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999...........................................19 1.3. Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật một số nước trên thế giới..............................................................................22 1.3.1. Liên bang Nga ......................................................................................23 1.3.2. Trung Quốc ..........................................................................................25 1.3.3. Cộng hòa liên bang Đức......................................................................26 1.3.4. Hoa Kỳ ..................................................................................................27 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG..........29 2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp..................................................................................................29 2.1.1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện.............................................29 2.1.2. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp..............33 2.1.3. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp...............................................37
  • 5. 5 2.1.4. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể có thể là công dân bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng, chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư pháp ..........................40 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay......................................................................................42 2.3. Những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và những tồn tại, hạn chế trong áp dụng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.........50 2.3.1. Những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp................................................................................50 2.3.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp........................................................................58 Chương 3: SỰ CẦN THIẾT, CÁC KIẾN NGHỊ CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP......62 3.1. Nhu cầu và sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp...............................................................................62 3.1.1. Xuất phát từ tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam...............................................................................................62 3.1.2.ThựchiệnmụctiêucủaĐảngvàNhànướcvềchiếnlượccảicáchtưpháp.......63 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp............................................................65 3.2.1. Sửa đổi một số nội dung về tội bức cung, dùng nhục hình…………66 3.2.2. Hoàn thiện quy định về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội………………………………………………………………….67 3.2.3. Bổ sung một số điều luật mới, tôi phạm hóa đối với một số hành vi nguy hiểm cho xã hội……………………………………………………….69 3.2.4. Sửa đổi nội dung một số điều luật hiện có trong bộ luật hình sự…..69 3.2.5. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp…………………………………………...69
  • 6. 6 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp...........................................69 3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và áp dụng pháp luật.....................69 3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.............................................................................70 3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến việc giải quyết các vụ án ...............................................................................................72 KẾT LUẬN....................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................76
  • 7. 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.2.1. Số liệu các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp đã bị khởi tố trong 5 năm từ 2010 – 2014......................................................................................45 Bảng 2.2.2. Tỷ lệ một số tội phạm cụ thể xảy ra trong nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong năm 2013 .................................................................46
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Hoạt động của các cơ quan tư pháp có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chung của bộ máy nhà nước, nó không chỉ góp phần bảo đảm cho hoạt động bình thường của xã hội (thông qua việc đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo đảm an ninh – trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức và công dân), mà còn góp phần vào công tác phòng ngừa tội phạm, giáo dục công dân ý thức tuân thủ pháp luật. Đây là lý do đòi hỏi phải có những biện pháp cần thiết cũng như các quy phạm pháp luật phù hợp bảo đảm cho hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, chống lại mọi hành vi xâm hại việc thực hiện chức năng của các cơ quan này. Hiện nay, tình hình kinh tế-xã hội trong nước ta còn gặp nhiều khó khăn, "tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước". Trước tình hình đó, để ngăn chặn và trừng trị các loại tội phạm, nhằm bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và mọi công dân, thì hoạt động của các cơ quan tư pháp như các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và Thi hành án đóng vai trò rất quan trọng. Là công cụ chuyên chính của Đảng, có nhiệm vụ thực thi pháp luật, hoạt động đúng đắn và có hiệu quả của các cơ quan này sẽ góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với bộ máy Chính quyền nói chung, đối với các cơ quan tư pháp nói riêng.
  • 9. 2 Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện cải cách tư pháp toàn diện để “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại,… có hiệu quả và hiệu lực cao” thì các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân diễn ra ngày càng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là các hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong một Chương riêng của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự năm 1985 và sau này là Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Trên thực tế, nhóm tội phạm này đã gây tổn hại không nhỏ đến việc thực hiện chức năng của các cơ quan tư pháp, gây tác hại đáng kể đến uy tín của các cơ quan này. Với tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tư pháp, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động tư pháp luôn luôn ở trạng thái bình thường và đúng đắn. Đó là các biện pháp về tổ chức, về cán bộ, về bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của các cơ quan tư pháp, về pháp luật. Trong số các biện pháp pháp luật thì các biện pháp pháp luật hình sự có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ một nền tư pháp khỏi sự xâm hại của các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Hiện nay, tình hình tội phạm nói chung và tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng đang ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt là các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do người là cán bộ công chức của các cơ quan tư pháp và các tội phạm khác xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp diễn ra ngày một nhiều và gây ra bức xúc trong dư luận. Hàng loạt các vụ bức cung, nhục hình, ra bản án trái pháp luật... đã được điều tra, truy tố, xét xử trong giai đoạn vừa qua cho thấy, tội phạm trong lĩnh vực này gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới hình ảnh của cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật một cách công minh và công lý.
  • 10. 3 Tuy nhiên, hiện nay các quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp còn có nhiều bất cập dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Nhiều quy định còn chưa được hướng dẫn cụ thể, có nhiều cách hiểu khác nhau làm cho khi áp dụng có nhiều quan điểm tranh luận. Quy định về các dấu hiệu pháp lý của một số tội chưa rõ ràng, còn thiếu quy định trong luật hình sự về một số hành vi trên thực tế đang diễn ra nhưng hiện nay chưa được quy định là tội phạm... Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự hiện nay, thông qua đó để đề xuất những kiến nghị sửa đổi các quy định của Bộ luật hình sự và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiêt hiện nay. Từ những lý do trên đây, tác giả quyết định chọn đề tài “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong phạm vi nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, trong ngành kiểm sát đã có Đề tài khoa học cấp Bộ "Thực trạng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong cuộc đấu tranh chống các tội phạm này" do Trường Cao đẳng kiểm sát thực hiện năm 1998 (Chủ nhiệm Đề tài: Bùi Đức Long); Ngoài ra còn có thể kể đến đề tài "Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và việc nâng cao chất lượng, hiểu quả hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân" do Viện khoa học kiểm sát thực hiện năm 1998 (Chủ nhiệm: Tiến sỹ Vũ Văn Mộc). Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ luật học về vấn đề này như: Tác giả Nguyễn Tất Viễn với luận án tiến sỹ "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam" bảo vệ năm 1996 tại Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang với luận văn thạc sỹ "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam" bảo vệ năm 2012 tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội...
  • 11. 4 Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết khoa học công bố trên các tạp chí chuyên ngành luật liên quan đến đề tài như: Nguyễn Văn Hải với bài viết “Một số kinh nghiệm điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp” Tạp chí Kiểm sát số 11/2012; Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang với bài viết “Tìm hiểu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp” Tạp chí Kiểm sát số 8/2013... Ngoài ra, còn có các Luận án tiến sỹ, Luận văn thạc sỹ, cũng như các chuyên đề nghiệp vụ khác nhau của cơ sở đào tạo, của các Bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên, hiện chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể và toàn diện về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam đồng thời nghiên cứu về thực trạng áp dụng các quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong 5 năm từ 2010 đến 2014. Từ đó, việc lựa chọn đề tài càng có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn: làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, các dấu hiệu pháp lý và cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Làm rõ tình hình áp dụng Luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong giai đoạn vừa qua. Thông qua đó đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ nghiên cứu: luận văn giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: + Những vấn đề lý luận chung về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; + Phân tích các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và tình hình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về các tội phạm này trong giai đoạn từ năm 2010-2014;
  • 12. 5 + Phân tích chỉ rõ những hạn chế bất cập của những quy định của pháp luật hình sự nói chung, Bộ luật hình sự 1999 nói riêng, những tồn tại thiếu sót của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thi hành, áp dụng Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến loại tội phạm này và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy phạm pháp luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và thực tiễn áp dụng các quy định này trong giai đoạn 2010-2014. Đồng thời luận văn còn nghiên cứu những bất cập, vướng mắc trong quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và những khó khăn trong thực tiễn áp dụng về các tội này. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy phạm của Bộ luật hình sự hiện hành. Về thực tiễn số liệu được sử dụng trong giai đoạn 2010 - 2014. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, những quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống các tội phạm hình sự nói chung, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và vi ệc hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến loại tội phạm này. Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phân tích, lôgic, thống kê, so sánh, tổng hợp, thống kê xã hội học, v.v…
  • 13. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ngoài việc đề xuất được các giải pháp kiến nghị với Nhà nước nhằm sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp luận văn còn đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt tư pháp trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần là tài liệu nghiên cứu, học tập của các học giả, sinh viên, cán bộ làm công tác pháp luật. 7. Kết cấu của Đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề chung về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và thực tiễn áp dụng Chương 3: Đường lối của Đảng và chính sách hình sự của nhà nước về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với các tội phạm này
  • 14. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp theo luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Trước khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta vào năm 1985, một số hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định trong các văn bản pháp luật đơn hành. Ví dụ, Luật số 103SL/L105 ngày 10/5/1957 quy đi ̣nh tại Điều 14 theo đó: “đối với những người bi ̣bắt , bị tạm giữ, bị tạm giam tuyê ̣t đối nghiêm cấm tra tấn hoă ̣c dùng bất cứ nhục hình nào ”. Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ban hành ngày 30/10/1967 cũng có các quy đi ̣nh về các hành vi bao che tội phản cách mạng. Tương tự, Pháp lệnh trừ ng trị tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ban hành ngày 21/10/1970 cũng có quy định về việc xử lý các hành vi bao che cho người xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc quy định tội phạm xâm phạm hoạ t động tư pháp trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên nói chung còn tản mạn và không mang tính đồng bộ và không đề cập hết các khía cạnh và sự phức tạp của loại tội phạm này. Để khắc phục tình trạng này, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống các hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, Bộ luật hình sự năm 1985 đã có một chương riêng ở Phần các tội phạm quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Đó là chương X với 19 điều, từ Điều 230 đến Điều 248. Trong 19 điều luật này có 17 điều quy định 20 tội thuộc nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. BLHS 1999 quy định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại chương XXII từ Điều 292 đến Điều 314.
  • 15. 8 Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định tại Chương X Bộ luật hình sự năm 1985 do yêu cầu của việc lành mạnh hoá hoạt động tư pháp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và mọi công dân; đề phòng những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng trong các cơ quan tư pháp; cán bộ thi hành án trong cơ quan thi hành án; cảnh sát tư pháp, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát dẫn giải, các trại tạm giam, trại giam và nhà tạm giữ. Tuy nhiên, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là những người tiến hành tố tụng như: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án Toà án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án; của Cảnh sát tư pháp hoặc của Chấp hành viên thực tiễn xét xử không nhiều. Không phải các tội phạm này không xảy ra trong thực tế mà là do việc điều tra chứng minh rất khó khăn. Có lẽ đây là một đặc điểm nổi bật nhất đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể lại chính là những người trong các cơ quan tư pháp, có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp. Ví dụ: Một Thẩm phán ra bản án trái pháp luật nhưng để chứng minh là họ cố ý thì không phải là đơn giản. Bị can, bị cáo khai là mình bị bức cung, bị nhục hình nhưng việc xác định họ có bị bức cung, bị nhục hình hay không cũng rất khó, v.v... Cũng chính vì việc chứng minh khó, nên thực tiễn xét xử đối với loại tội phạm này ít bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là một vấn đề xã hội đang quan tâm. Chưa có một công trình điều tra tội phạm học nào, nhưng ai cũng thấy tội phạm ẩn trong lĩnh vực tham nhũng và trong lĩnh vực hoạt động tư pháp còn cao. Có nhiều tội quy định trong chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương XXII) trên thực tế có xảy ra nhưng, thậm chí xảy ra nhiều nhưng rất ít bị phát hiện và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. So với Chương X Bộ luật hình sự năm 1985 thì các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung. Một số hành vi trước đây chưa bị coi là tội phạm, thì Bộ luật hình sự năm 1999 quy định là tội phạm như: hành vi không truy cứu trách
  • 16. 9 nhiệm hình sự người có tội; hành vi ra quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền trong cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án; hành vi đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng loại trừ trách nhiệm hình sự một số hành vi mà Bộ luật hình sự năm 1985 quy định là tội phạm như: hành vi không tố giác tội phạm của ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, (trừ hành vi không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự ). Đối với các tội phạm cụ thể cũng được bổ sung các tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt mà Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định. Về đường lối xử lý, nói chung các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại chương XXII Bộ luật hình sự năm 1999 đều có mức hình phạt nặng hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985. Hình phạt bổ sung được quy định ngay trong điều luật. Nhìn chung, nếu dựa theo đặc điểm của chủ thể tội phạm, có thể chia loại tội này làm bốn nhóm: Nhóm 1: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện được quy định từ các điều từ Điều 293 đến 296, các điều từ 298 đến 303 và Điều 305 Nhóm 2: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp được quy định tại các Điều 307, 308 và 301. Nhóm 3: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp được quy định tại các Điều 304 và 311. Nhóm 4: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể có thể là công dân bình thường, là người có chức vụ, quyền hạn nhất định và đã sử dụng, chức vụ quyền hạn này để cản trở các hoạt động tư pháp. Nhóm tội này bao gồm các tội được quy định tại các Điều 297, 306, 309, 312, 313 và 314.
  • 17. 10 Để hiểu rõ về khái niệm các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trước hết chúng ta cần nắm rõ khái niệm tư pháp, cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp. Theo Từ điển Tiếng Việt thì "Tư pháp là xét xử các hành vi phạm pháp và các vụ kiện tụng trong nhân dân” [23, tr. 1315]. Còn quan niệm của pháp luật Trung Quốc thì "Tư pháp là việc nắm giữ pháp luật" và theo nghĩa Hán Việt "Tư pháp là trông coi và bảo vệ". Trong tác phẩm "Bàn về khế ước xã hội" của Jean - Jacques Rouseau, tác giả có đưa ra quan điểm: "Tư pháp là cơ quan thiêng liêng nhất và được coi trọng nhất vì nó bảo vệ luật mà luật do cơ quan quyền lực tối cao ban hành và do chính phủ chấp hành" [19, tr.251]. Theo tác giả Dương Thanh Mai: "Tư pháp là một ý tưởng cao đẹp về một nền công lý đòi hỏi việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ phải, công bằng, bình đẳng và đảm bảo sự tin cậy đối với sự phát triển an toàn của mỗi công dân, xã hội" [22, tr. 42]. Hiện nay về khái niệm tư pháp còn nhiều quan điểm khác nhau để hiểu vấn đề này. Trong đó chủ yếu gồm các nhóm quan điểm sau đây. Có quan điểm cho rằng hệ thống pháp luật gồm Công pháp và Tư pháp. Công pháp điều chỉnh các quan hệ giữa nhà nước với cá nhân, cơ quan, tổ chức như luật hành chính hay luật hình sự. Tư pháp là luật tư điều chỉnh các quan hệ giữa cá nhân, cơ quan hay tổ chức với nhau; Nhà nước chỉ tham gia dưới góc độ quản lý và định hướng như luật dân sự, luật kinh tế, luật thương mại. Đây là quan điểm được thừa nhận ở các nước theo truyền thống Châu Âu lục địa, tuy nhiên, quan điểm này không được thừa nhận tại Việt Nam [33, tr176]. Bên cạnh đó còn có ý kiến cho rằng tư pháp là một trong ba nhánh quyền lực Nhà nước là hành pháp, lập pháp và tư pháp. Quan điểm này theo Thuyết tam quyền phân lập. Việt Nam không theo thuyết này và tổ chức Nhà nước ở nước ta theo phương thức tập quyền, vào Quốc hội, nhưng có sự phân công giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp [25, tr.26]
  • 18. 11 Ngoài ra còn một số ý kiến cho rằng Tư pháp là khái niệm chung dùng để chỉ các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án và các cơ quan bổ trợ tư pháp; là các chủ thể làm công tác tư pháp - hộ tịch. Khái niệm này cũng bao gồm hoạt động của các chủ thể nêu trên như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, hoạt động bổ trợ tư pháp (giám định, công chứng...) hay hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp (công chứng, hộ tịch...). Khái niệm này rất rộng vì những cơ quan bổ trợ tư pháp và hành chính- tư pháp là những hoạt động do pháp luật hành chính điều chỉnh, độc lập với hoạt động tư pháp của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án vì chúng chỉ có ý nghĩa hỗ trợ cho hoạt động tư pháp. Các quyết định hoặc hành vi trong hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp hoặc giám định, tư pháp hộ tịch chỉ là những quyết định, hành vi mang tính hành chính hoặc chuyên môn nghiệp vụ đơn thuần, không phải là quyết định hoặc hành vi tư pháp. [13, tr.236]. Qua các văn kiện của Đảng như Văn kiện các Đại hội IX, X, XI, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII); Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII); Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 03-5-2005 về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020 và nhất là Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì nhiệm vụ đặt ra đối với công cuộc cải cách tư pháp là đổi mới, nâng cao chất lượng của hai hệ thống cơ quan. Thứ nhất, là các cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án trong đó Tòa án là trung tâm của các cơ quan tư pháp; thứ hai là các các cơ quan bổ trợ tư pháp, bao gồm luật sư, giám định tư pháp, lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp. Ngoài ra, nhiệm vụ cải cách tư pháp còn đặt ra với công tác tư pháp bao gồm: công tác điều tra, công tác kiểm sát, công tác xét xử, công tác thi hành án và công tác bổ trợ tư pháp, trong đó xét xử là hoạt động trung tâm của hoạt động tư pháp.
  • 19. 12 Ở nước ta, tổ chức nền tư pháp quốc gia bao gồm hệ thống các cơ quan và tổ chức nghề nghiệp. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức này trực tiếp hoặc hỗ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Như vậy, khái niệm “tư pháp” có hai cách hiểu, thứ nhất là hoạt động bảo vệ pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp; thứ hai, tư pháp là thuật ngữ để chỉ các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp và những hoạt động trong lĩnh vực tư pháp do các cơ quan nay thực hiện. Về khái niệm “Quyền tư pháp”. Quyền tư pháp được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa hẹp: Quyền tư pháp trong Nhà nước là quyền hoạt động tài phán (quyền xét xử) độc lập của Tòa án. Nghĩa rộng: Quyền tư pháp là quyền xét xử của Tòa án nói riêng, cũng như hoạt động bảo vệ pháp luật của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án để đảm bảo cho việc thực hiện quyền xét xử đạt hiệu quả cao, góp phần đưa các nguyên tắc được thừa nhận chung của Nhà nước vào đời sống thực tế [1, tr.25]. Về khái niệm “Cơ quan tư pháp” hiện nay cũng có nhiều cách hiểu khác nhau dù nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nếu căn cứ vào tổ chức nhà nước ta theo mô hình tập quyền thì quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tương ứng với nó là bốn hệ thống cơ quan: Quốc hội, Chính Phủ, Tòa án – Viện kiểm sát. Theo đó, Tòa án và Viện kiểm sát được hiểu là các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách thức tổ chức quyền lực nhà nước nên trên thì không thể lý giải được việc tại sao các cơ quan thuộc nhánh hành pháp như Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án lại gọi là Cơ quan tư pháp hoặc Bộ Tư pháp (trừ lĩnh vực thi hành án dân sự) thực chất lại không phải là cơ quan tư pháp mà thuộc Chính phủ. Do đó, phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan thì mới đánh giá đúng về tính chất hoạt
  • 20. 13 động của mỗi cơ quan. Có nghĩa là một cơ quan, mặc dù thuộc hệ thống cơ quan nào phải căn cứ vào hoạt động của nó trong từng lĩnh vực cụ thể để nhận biết được đúng tên gọi của nó. Ví dụ, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án có phạm vi hoạt động trong lĩnh vực tố tụng nên được gọi là cơ quan tư pháp. Các cơ quan bổ trợ tư pháp dù có liên quan mật thiết và có vai trò hỗ trợ rất lớn trong hoạt động tố tụng như tổ chức Luật sư, Giám định tư pháp, Công chứng, Cảnh sát tư pháp nhưng vẫn thuộc hệ thống cơ quan hành chính hoặc do cơ quan hành chính quản lý. Như vậy, qua nghiên cứu tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta cũng như các văn kiên của Đảng và các văn bản của Nhà nước cho thấy, các cơ quan tư pháp ở nước ta luôn được hiểu và đề cập đến ở nghĩa rộng, bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án. Về khái niệm “hoạt động tư pháp”, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào định nghĩa hoặc hướng dẫn chính thức về khái niệm "hoạt động tư pháp", mà tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng hoạt động tư pháp bao gồm hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; của những những người tiến hành tố tụng như Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án. Quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động tư pháp còn bao gồm các chủ thể được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng như: Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng, Kiểm sát biển; Cơ quan thi hành án (dân sự và hình sự). Quan điểm thứ ba cho rằng, khái niệm hoạt động tư pháp phải hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm ba dạng hoạt động: hoạt động tư pháp trong lĩnh vực tố tụng (tư pháp – tố tụng), hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hành chính (tư pháp – hành chính), và hoạt động bổ trợ tư pháp.
  • 21. 14 Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm “hoạt động tư pháp” chỉ nên hiểu theo nghĩa là “hoạt động tố tụng”, tức là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Thi hành án; của những người tiến hành tố tụng như: Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Chấp hành viên thực hiện theo các quy định của pháp luật. Theo Bộ luật hình sự 1999, khái niệm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định cụ thể tại Điều 292 như sau: "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Hiện nay, từ quy định trên có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Quan điểm thứ nhất căn cứ vào cấu trúc của Bộ luật hình sự cho rằng tội xâm phạm hoạt động tư pháp chỉ bao gồm các tội được quy định tại chương XXII Bộ luật hình sự hiện hành. Quan điểm thứ hai xuất phát từ bản chất của tội phạm và khách thể xâm phạm trực tiếp mà tội phạm hướng đến thì tội xâm phạm hoạt động tư pháp bao gồm các tội phạm xâm hại đến khách thể loại là hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Mỗi quan điểm đều dựa trên những cơ sở nhất định. Tuy nhiên, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp cần được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ các tội được quy định tại chương XXII của Bộ luật hình sự hiện hành mà còn bao gồm một số tội phạm nằm rải rác ở các chương khác nhau của Bộ luật hình sự nếu các hành vi đó xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của câc cơ quan tư pháp. Ví dụ : trường hợp những người tiến hành tố tụng có hành vi nhận hối lộ, hành vi này được quy định tại điều 279 Bộ luật hình sự, chương XXI (các tội phạm về chức vụ), Mục A (các tội phạm về tham nhũng) của Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Tội phạm này không chỉ là tội
  • 22. 15 phạm tham nhũng trong số các tội phạm xâm hại đến khách thể chung mà còn xâm hại trực tiếp đến khách thể loại là hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, xét về bản chất thì tội phạm cụ thể này là một trong những tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Từ khái niệm nêu trên có thể thấy chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những người có nhiệm vụ tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng hoặc những người khác cố ý thực hiện, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp trong một số trường hợp còn xâm hại đến cả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thông qua hành vi lạm dụng hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cán bộ thuộc cơ quan tư pháp hoặc qua hành vi cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp do những người có quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, những người tham gia tố tụng hoặc những người khác thực hiện. 1.1.2. Những dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp Cũng giống như các tội phạm khác, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là: “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý . . . Tuy nhiên, so với các tội phạm khác, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp cũng có những đặc thù riêng. - Về khách thể. Theo lý luận của khoa học luật hình sự, khách thể loại của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là các quan hệ xã hội hình thành nên hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đảm bảo sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, một mặt xâm hại đến sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, gây tác hại đến uy tín cũng như việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, mặt khác, trong một số trường hợp nó còn xâm hại đến cả các quyền cơ bản của công dân,
  • 23. 16 như tội dùng nhục hình. Căn cứ vào tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội bị loại tội phạm này xâm hại, nhà làm luật đã sắp xếp loại tội phạm này vào một chương riêng trong Bộ luật hình sự. - Về mặt khách quan. Hành vi thuộc mặt khách quan của loại tội phạm này là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đa số các hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bằng hành động (làm một việc mà pháp luật cấm) như dùng nhục hình, bức cung, mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối, trốn khỏi nơi giam giữ, ra bản án trái pháp luật, ra quyết định trái pháp luật..., chỉ có một số rất ít tội được thực hiê ̣n dưới da ̣ng không hành đô ̣ng (không làm hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp luật buộc phải làm) như Tô ̣i không tố giác tội pha ̣m, tội không chấp hành án, tội không thi hành án. Nhìn chung những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp bao gồm hai loại: + Loại hành vi thứ nhất biểu hiện dưới dạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn (tức tranh thủ điều kiện thuận lợi do chức vụ, quyền hạn tạo ra để làm một việc có lợi cho mình) hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn (tức là làm quá phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho phép, nhằm đạt được mục đích riêng). + Loại hành vi thứ hai biểu hiện dưới dạng làm cản trở sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp do những người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, những người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, người làm nhân chứng, giám định viên, người có trách nhiệm bồi thường... hoặc những người khác thực hiện. Đa số các tội pha ̣m xâm pha ̣m hoa ̣t đô ̣ng tư pháp đều có cấu thành hình thứ c, nghĩa là thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định từ khi người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được quy đi ̣nh trong cấu thành tội phạm tương ứng mà không cần có hậu quả xảy ra.
  • 24. 17 Hâ ̣u quả của tội pha ̣m rất đa da ̣ng , có thể là uy tín của các cơ quan tư pháp bị giảm sút hay các quyền và lợi ích hợp pháp củ a công dân bi ̣xâm phạm. Đa số các tội pha ̣m xâm pha ̣m hoa ̣t động tư pháp được thực hiê ̣n dưới hình thức lỗi cố ý , chỉ có một tội duy nhất được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý là tội thiếu trách nhiê ̣m để người bi ̣giam , giữ trốn (Điều 301). Động cơ mục đích của nhóm tội này nhìn chung đa dạng như có thể vì vụ lợi , vì động cơ cá nhân, nên không phải là dấu hiê ̣u bắt buộc trong cấu thành tội pha ̣m. - Về chủ thể. Chủ thể của loại tội phạm này nói chung là chủ thể đặc biệt, họ có thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp hoặc các cơ quan nhà nước tổ chức xã hội hoặc những người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, nhân chứng, người bào chữa, người giám định, nguyên đơn dân sự... Những người có nghĩa vụ phải chấp hành các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân; những người bị tam giam hay những người đang phải chấp hành án tù giam. Ngoài ra trong một số trường hợp, chủ thể của loại tội phạm này còn có thể là những người khác, không cần phải có những dấu hiệu đặc biệt như một số loại chủ thể nêu trên, miễn là họ có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Căn cứ vào các dấu hiệu riêng biệt của từng loại chủ thể, có thể chia chủ thể của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thành bốn loại sau đây: + Loại thứ nhất là những người có chức vụ quyền hạn ở các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, nhân viên trại giam... Những người này là chủ thể của các tội quy định tại các điều: Điều 293, Điều 294, Điều 295, Điều 296, Điều 298, Điều 299, Điều 300, Điều 301, Điều 302, Điều 303, Điều 310. + Loại thứ hai là những người tham gia tố tụng như người giám định, người bào chữa, người phiên dịch, người làm chứng... Những người này là chủ thể của các tội quy định tại các điều: Điều 307, Điều 308, Điều 309.
  • 25. 18 + Loại thứ ba là những người có nghĩa vụ phải chấp hành các bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật như nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự, người có trách nhiệm bồi thường, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị án... trong các tội phạm quy định tại các điều: Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 311. + Loại thứ tư là những người khác, họ có thẻ là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong các tội quy định tại các điều: Điều 297, Điều 303, Điều 309, Điều 312, Điều 313, Điều 314. Trên thực tế, các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp cũng có liên hệ với các tội phạm về chức vụ (khi người có chức vụ, quyền hạn thuộc ngành tư pháp vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà phạm tội). Tuy nhiên, nếu xem xét thì rõ ràng các hành vi phạm tội trong chương này thể hiện bản chất điển hình xâm phạm hoạt động tư pháp hơn là bản chất “chức vụ quyền hạn”. Là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hay Chấp hành viên thi hành án, những người phạm tội này có kiến thức sâu về pháp luật, có nghiệp vụ chuyên ngành và có quan hệ ảnh hưởng trong các cơ quan tư pháp nên thường có xu hướng che dấu hành vi phạm tội của mình rất tinh vi hoặc lợi dụng quan hệ để chạy chọt hoặc gây khó khăn cho quá trình xử lý vụ án. - Về mặt chủ quan. Có thể thấy đặc điểm chung là hầu hết các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đều được thực hiện do cố ý, trừ tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn (Điều 301) là do lỗi vô ý. Việc quy định lỗi của người thực hiện hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp là dựa trên những nguyên tắc sau: + Trách nhiệm hình sự do thực hiện các hành vi này chỉ phát sinh đối với những người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm;
  • 26. 19 + Người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự chỉ trong các trường hợp mà pháp luật đã quy định; + Mỗi tình tiết khách quan nào đó của tội phạm chỉ có thể ảnh hưởng tới trách nhiệm hình sự của chủ thể với điều kiện nếu chúng bao quát cả lỗi cố ý hoặc vô ý của chủ thể đó. Trong mặt chủ quan của tội phạm có ba yếu tố là lỗi, động cơ, mục đích, trong đó lỗi là yếu tố bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm. Trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bặt buộc để định tội. Người phạm tội có thể có những động cơ khác nhau khi thực hiện hành vi như: tư thù, sĩ diện, thành tích chủ nghĩa, cửa quyền, tham nhũng, tư lợi... 1.2. Khái quát lịch sử quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999. Trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ thì thấy rằng ngay trong thời kỳ phong kiến đã có những quy định về tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trong Quốc triều hình luật hay còn gọi là Luật hình triều Lê (1440 - 1442) nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại hai chương với 78 điều. Đó là: - Chương bộ vong (bắt tội phạm chạy trốn) gồm 13 điều quy định những tội phạm của những tù nhân bỏ trốn và chống.lại những quan ngục, những người ở đợ, phục dịch bỏ trốn cũng như các tội phạm của những người trong coi tù nhân. - Chương đoán ngục (xử án) gồm 65 điều quy định những tội phạm trong lĩnh vực xử án.
  • 27. 20 Sau năm 1945, Nhà nước ta đã có một số văn bản pháp luật quy định một vài vấn đề để bảo đảm cho sự hoạt động của các cơ quan tư pháp, chống các hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín cơ quan tư pháp như hành vi che giấutội phạm hoặc dùng nhục hình… Tuy vậy, những quy định đó chưa được ban hành một cách có hệ thống, thiếu cụ thể, chưa đề cập hết các khía cạnh đa dạng, phức tạp của các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Điển hình như tại Điều 18 Sắc lệnh 40 ngày 29/03/1946 của Chủ tịch nước về việc bảo vệ tự do cá nhân, có quy định: « Những người sau đây sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm và phạt tiền từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng: Những người không có lệnh của thẩm phán viên hay của cơ quan hành chính tỉnh trở lên mà tự ý bắt người ngoài trường hợp phạm tội quả tang ; Những người phụ trách đề lao, các trại giam, giữ người sau hạn giam cứu mà không có lệnh gia hạn”. Điều 19 quy định: "Những người dùng lối tra tấn để lấy cung nếu làm chết người hay gây cố tật thì bị phạt từ 5 đến 10 tội đồ và 3.000 đồng đến 100.000 đồng…". Hành vi tiết lộ bí mật nội dung bàn bạc trong khi nghị án của Hội thẩm nhân dân được quy định tại điều 24 Sắc lệnh số 13/SL ngày 14/01/1946 về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán cụ thể như sau: "Các hội thẩm nhân dân phải giữ kín các điều bàn bạc trọng khi nghị án. Nếu tiết lộ bí mật ấy sẽ bị Tòa án nhân dân phúc thẩm khu hoặc thành phố phạt từ 6 tháng đến 2 năm tù". Hành vi bắt giam người trái phép, tra tấn, nhục hình cũng như một số hành vi khác xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định trong Luật số 103-L5 ngày 20/5/1957 về việc khám người phạm pháp quả tang là vi phạm pháp luật và bị xử phạt: "Nếu phạm tội tra tấn, dùng nhục hình thì sẽ bị xử phạt theo hình luật chung", "Những người bắt giam, khám người, khám đồ vật, nhà ở, thư tín trái đạo luật này thì tùy trường hợp có thể bị thi hành kỷ luật hành chính hoặc bị xử phạt từ 15 ngày đến 3 năm tù" (Điều 6).
  • 28. 21 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước đã ban hành sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định về các tội phạm và hình phạt, tại điều 3 quy định người "biết rõ là phần tử phản cách mạng mà che giấu thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm". Theo điểm d mục 2 phần B Thông tư số 03-BTP/TT, ngày 12/04/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc lệnh số 03 thì hành vi bắt thì hành vi bắt giam, khám người, khám đồ vật, nhà ở, thư tín trái phép, do người chó chức vụ quyền hạn thực hiện sẽ bị xử phạt về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn theo Điều 7 Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 với mức từ 1 năm đến 7 năm… Như vậy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự, pháp luật hình sự nước ta đã có những quy định về hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân. Mặc dù các quy định này chưa đầy đủ và chưa thành hệ thống, song chúng đã có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để xử lý, giải quyết các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp và là tiền đề xây dựng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự. Năm 1985, Bộ luật hình sự ra đời, nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp mới được quy định tập trung và đầy đủ thành một chương riêng, mô tả cụ thể và rõ ràng dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội phạm mới được xác lập làm cơ sở cho giải quyết các loại tội phạm này. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương X, Phần các tội phạm với 19 điều luật trong đó có một điều quy định cụ thể về khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp và 17 điều quy định về các tội phạm cụ thể. Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân.
  • 29. 22 Trong chương này của Bộ luật hình sự gồm có 17 điều quy định về các tội phạm cụ thể về loại tội phạm này bao gồm: Điều 231. Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội. Điều 232. Tội ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật. Điều 233. Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật. Điều 234. Tội dùng nhục hình. Điều 235. Tội bức cung. Điều 236. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án. Điều 237. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn. Điều 238. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn tha trái pháp luật người bị giam. Điều 239. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn giam người trái pháp luật. Điều 240. Tội không chấp hành án, tội cản trở việc thi hành án. Điều 241. Tội cung cấp tài liệu sai sự thật, tội khai báo gian dối. Điều 242. Tội từ chối khai báo, tội từ chối kết luận giám định. Điều 243. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối. Điều 244. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản. Điều 245. Tội trốn khỏi nơi giam. Điều 246. Tội che giấu tội phạm. Điều 247. Tội không tố giác tội phạm. 1.3. Quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật một số nước trên thế giới. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, để đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của hoạt động tư pháp, việc xử lý tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được các nước coi trọng. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, mục đích cũng như đặc trưng riêng của từng hệ thống tư pháp hình sự, mà các nước có chính sách hình sự xử lý đối với loại tội phạm này khác nhau. Vì lý do đó, việc nghiên cứu chính sách hình sự của một số nước điển hình trong đấu tranh phòng, chống đối với
  • 30. 23 loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, qua đó rút ra được những kinh nghiệm và và giải pháp phòng chống loại tội phạm này ở nước ta, là một việc làm cần thiết. Ngoài ra, những kinh nghiệm trên của các nước còn là những bài học quý giá đối với hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự tại nước ta trong thời gian tới. 1.3.1. Liên bang Nga Giống như luật hình sự Việt Nam, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại một chương riêng - Chương 31 - của Bộ luật hình sự Liên bang Nga 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2004). Nhìn chung, chính sách hình sự đối với tội phạm hoạt động tư pháp thể hiện sự nghiêm khắc trong việc xử lý đối với các hành vi được xác định là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp [39, tr.355]. Về cơ bản chương các tội xâm phạm tư pháp trong BLHS của Liên bang nga có số số lượng điều luật tương tự như Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta, Chương về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương 31của Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 2004 và có 23 Điều luật. Đa số các hành vi là tội phạm quy định trong BLHS năm 1999 nước ta đều được quy định trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 2004. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Nga thực hiện đổi mới mô hình tố tụng của nước này từ tố tụng thẩm cứu, kế thừa của Liên Xô trước đây, sang mô hình tranh tụng, một số điều luật quy định về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mới đã bổ sung để điều chỉnh đối với các hành vi tội phạm thường xuất hiện trong mô hình tố tụng mới. Đó là các tội can thiệp và gây ảnh hưởng đối với các nhân viên tư pháp, vu khống đối với nhân viên tư pháp, coi thường Tòa án, hay tội tiết lộ thông tin về vụ án. Mức hình phạt đối với các hành vi là tội phạm nêu trên nhìn chung là nghiêm khắc; cá biệt như tội gây ảnh hưởng đối với quá trình giải quyết vụ án có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Rõ ràng, với các nước theo mô hình tranh tụng, chính sách hình sự thể hiện không chỉ để đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được khách quan, công bằng, đúng đắn mà còn qua đó còn tăng vị thế và sự tôn nghiêm của các cơ quan tư pháp.
  • 31. 24 Trong chương 31 của BLHS Liên bang Nga có các tội phạm như sau: - Tội cản trở việc thi hành hoạt động tư pháp và cản trở hoạt động điều tra ban đầu - Tội xâm phạm tính mạng của người đang tiến hành các hoạt động tư pháp hoặc đang tiến hành hoạt động điều tra ban đầu - Tội đe dọa hoặc dùng vũ lực đối với những hoạt động tư pháp hoặc những hoạt động điều tra ban đầu - Tội không tôn trọng tòa án - Tội vu khống đối với thẩm phán, thành viên hội đồng thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, người đang điều tra, thư ký tòa án, chấp hành viên - Tội truy cứu trách nhiệm hình sự bất hợp pháp - Tội miễn truy cứu trách nhiệm hình sự bất hợp pháp - Tội bắt giữ người trái pháp luật - Tội bức cung và nhục hình - Đưa ra các chứng cứ giả - Tội gợi ý hối lộ hoặc mua chuộc thương mại - Tội đưa ra bản án, phán quyết hoặc các văn bản tư pháp mà rõ ràng là trái pháp luật - Tội đưa tin báo sai sự thật - Tội đưa ra lời khai gian dối, kết luận giám định sai của giám định viên, của chyên gia hoặc bản dịch sai - Tội người làm chứng hay người bị hại từ chối đưa ra lời khai - Tội công bố các thông tin hoạt động điều tra ban đầu - Tội tiết lộ các biện pháp an ninh cho thẩm phán, thành viên hội đồng thẩm phán và các thanh viên tham gia tố tụng - Tội có hành vi bất hợp pháp liên quan đến tài sản bị kê biên, bị tạm giữ hoặc bị tịch thu - Tội trốn khỏi nơi giam, giữ, nơi quản chế - Tội trốn tránh thi hành hình phạt hạn chế tự do, phạt tù
  • 32. 25 - Tội không chấp hành bản án, quyết định của tòa án các văn bản tư pháp khác - Tội che giấu tội phạm [39, tr. 355]. Như vậy, qua nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương 31 BLHS Liên bang Nga ta thấy có nhiều quy định mang tính chất tương đồng như BLHS Việt Nam. Tuy nhiên, do tính chất của các hoạt động tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra tại Liên bang Nga khác so với Việt Nam. Vì vậy, nên trong BLHS Liên bang Nga có quy định nhiều tội phạm mang tính chống đối, xâm phạm tới những người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp hơn ví dụ: Điều 294 Tội cản trở việc thi hành hoạt động tư pháp và cản trở hoạt động điều tra ban đầu; Tội xâm phạm tính mạng của người đang tiến hành các hoạt động tư pháp hoặc đang tiến hành hoạt động điều tra ban đầu; Tội đe dọa hoặc dùng vũ lực đối với những hoạt động tư pháp hoặc những hoạt động điều tra ban đầu. Điều này góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn trong đấu tranh phòng chống tội xâm phạm hoạt động tư pháp ở Liên bang Nga hiện nay. 1.3.2. Trung Quốc Mười hai hành vi được xác định là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Chương VI, Phần 2 Bộ luật hình sự Trung Quốc 1997. Đây là các hành vi xâm phạm đến hoạt động tư pháp từ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Nhìn chung, so với pháp luật hình sự Việt Nam, các quy định của Bộ luật hình sự Trung Quốc không có nhiều khác biệt xử lý đối với việc xử lý loại tội phạm này cả về xác định hành vi và hình phạt áp dụng. Ngoài ra, Bộ luật hình sự 1997 của Trung Quốc còn xác định một số loại hành vi là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp như tội trả thù nhân chứng hay tội gây rối phiên tòa. Đây là những đảm bảo pháp lý quan trọng cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được chính xác, khách quan, toàn diện và đúng pháp luật [57].
  • 33. 26 Tại Trung Quốc, việc điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát. Theo quy định tại Điều 5 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Điều 18 Luật tố tụng hình sự, các loại tội phạm tham ô, hối lộ, cán bộ công chức cơ quan Nhà nước lạm dụng quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân hoặc các loại tội phạm xâm hại lợi ích hợp pháp của nhân dân như lợi dụng chức vụ quyền hạn để bắt giữ người trái phép, bức cung nhục hình, trả thù, hãm hại, lục soát trái phép do Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp khởi tố, điều tra. Tham khảo kinh nghiệm xử lý loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, nhiều vụ án do nhân viên Nhà nước lợi dụng chức quyền phạm tội xâm phạm đến quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân trong hoạt động tố tụng mà Viện kiểm sát Trung Quốc thực hiện điều tra theo thẩm quyền bao gồm: -Tội bắt giữ trái phép (Điều 238 Luật hình sự); -Tội khám xét trái phép (Điều 245 Luật hình sự); -Tội bức cung nhục hình (Điều 247 Luật hình sự); -Tội dùng bạo lực để thu thập chứng cứ (Điều 247a Luật hình sự); -Tội đánh đập, ngược đãi người bị giam giữ (Điều 248 Luật hình sự); -Tội báo thù, hãm hại (Điều 254 Luật hình sự) [57, tr.361] 1.3.3. Cộng hòa liên bang Đức Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức 1997 cho thấy các hành vi xâm phạm đến tính đúng đắn của hoạt động tư pháp được xem là nguy hiểm, và tùy theo mức độ có thể được xử lý theo các mức hình phạt nghiêm khắc theo các quy định của Bộ luật hình sự nước này. Giống như nhiều nước, các hành vi như tấn công các nhân viên thực thi pháp luật (trong đó có các nhân viên các cơ quan tư pháp), thả tù nhân trái pháp luật hay trốn khỏi nơi giam giữ đều được coi là những tội phạm có tính nguy hiểm cao và bị xử phạt đến 5 năm tù. Để đảm bảo thủ tục tư pháp đúng đắn và
  • 34. 27 công bằng, Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức cũng quy định một số hành vi là được coi tội phạm như tội khai man, tội vi phạm lời thề trước Tòa án, hay tội gây ảnh hưởng đối với nhân chứng. Việc xây dựng các quy định pháp luật này là những kinh nghiệm tốt đối với nước ta trong việc hoàn thiện chính sách hình sự xử lý đối với các hành vi là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp của nước ta, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp về áp dụng một số yếu tố tranh tụng trong tố tụng hình sự. Trách nhiệm chính của cơ quan công tố tại Cộng hòa Liên bang Đức liên quan đến bốn nội dung chính: điều tra các tội phạm hình sự trong đó có tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp; khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ nghi ngờ đầy đủ; đại diện cho nhà nước tại phiên tòa và thi hành bản án của Tòa án hình sự. Tại Đức, các công tố viên còn được xem là các nhân tố bảo đảm cho tính độc lập và khách quan của các cơ quan tư pháp. Tương tự như tố tụng hình sự Việt Nam, cơ quan công tố Cộng hòa Liên bang Đức bị ràng buộc theo nguyên tắc truy tố bắt buộc. Theo điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Đức, cơ quan công tố có nhiệm vụ điều tra các vụ án ngay khi nó nghi ngờ rằng một tội phạm hình sự đã được thực hiện. Tuy Luật quy định thẩm quyền điều tra đầy đủ cho công tố viên, nhưng trên thực tế chỉ có khoảng từ 1-5% các vụ án, phần lớn liên quan đến tội giết người hay cổ cồn trắng, là được tiến hành điều tra bởi cơ quan công tố mà thôi. Đa số các vụ án được điều tra bởi Cơ quan cảnh sát dưới sự giám sát chặt chẽ của các công tố viên thuộc Cơ quan công tố Cộng hòa liên bang Đức. 1.3.4. Hoa Kỳ Đối với các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, Bộ luật hình sự và tố tụng hình sự 2010 của Hoa Kỳ không quy định thành một Chương riêng, mà được quy định rải rác trong các Chương, Phần của Bộ luật này. Nghiên cứu các Bộ luật này cho thấy một số hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp cho
  • 35. 28 thấy chính sách hình sự của Hoa Kỳ nhìn chung coi trọng việc xử lý nghiêm loại tội này với hình phạt rất nghiêm khắc, thể hiện tính răn đe cao, góp phần đảm bảo tính đúng đắn của hoạt động tư pháp. Ví dụ như tại Chương 35 về trốn khỏi nơi giam giữ và giải cứu khỏi nơi giam giữ (bao gồm các hành vi được quy định khá chi tiết như: xúi giục và giúp sức, giải cứu, cho phép trốn khỏi nơi giam giữ,) với khung hình phạt phổ biến từ phạt tiền cho đến mức tăng nặng đến 25 năm tù. Tại Chương 73 từ Điều 1509 đến Điều 1521 quy định một số hành vi được xem là tội phạm cản trở hoạt động tố tụng tại Hoa Kỳ, trong đó có tội gây ảnh hưởng đến các thành viên Bồi thẩm đoàn, chống Lệnh Tòa án, chống Lệnh Cơ quan điều tra, trả thù nhân chứng, nạn nhân, người tố giác tội phạm với khung hình phạt từ phạt tiền đến phạt tù đến 30 năm hoặc chung thân và tử hình. Tại Chương 79 quy định về các hành vi được xác định là tội khai man với khung hình phạt lên đến 5 năm tù. Về tổ chức điều tra hình sự, trong đó có điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, đối với cấp liên bang, thẩm quyền công tố liên bang được trao cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ; trong đó có một số bộ phận cả công tố và điều tra có trách nhiệm thực thi pháp luật liên bang. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ còn một số cơ quan cùng chia sẻ thẩm quyền điều tra như Cơ quan điều tra liên bang (FBI), Cục bài trừ ma túy (DEA), Cơ quan phòng chống buôn lậu rượu, thuốc lá và chất nổ (ATF), hay Cơ quan cảnh sát tư pháp Mỹ (US Marshals Service). Do lãnh thổ rộng nên cơ quan Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ cũng tổ chức cơ đơn vị điều tra tương ứng tại các Văn phòng chưởng lý theo cấp khu vực bao gồm 93 Văn phòng cũng có một số bộ phận điều tra tương ứng tùy theo tình hình phức tạp của tội phạm ở khu vực đó. Mặc dù công tố viên Hoa Kỳ có thẩm quyền điều tra nhưng trên thực tế, công tố viên là người chỉ đạo hoạt động điều tra và những vụ việc thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan nào thì nhân viên điều tra của cơ quan đó trợ giúp công tố viên trong hoạt động điều tra.
  • 36. 29 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. 2.1.1. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện Như phân tích tại Chương 1 của luận văn, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 được chia thành bốn nhóm. Nhóm thứ nhất là các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện. Nhóm này gồm có các tội phạm quy định tại các Điều luật sau: Điều 293, 294, 295, 296, các điều từ 298, 299, 300, 301, 302, 303 và Điều 305. Phân tích các quy định về nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm này ta thấy các dấu hiệu pháp lý của nhóm này như sau. Về khách thế: Cũng giống như các tội xâm phạm hoạt động tư pháp khác, khách thể bị xâm hại của nhóm tội này là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tố tụng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm đảm bảo cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, gây tổn hại đến uy tín của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đối tượng mà hành vi phạm tội của nhóm tội này nhằm vào những hoạt động công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung của các Cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án và thi hành án. Những hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp đồng thời còn xâm phạm đến nhiều quan hệ xã
  • 37. 30 hội khác được luật hình sự bảo vệ như quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu, các quan hệ xã hội khác. Hơn thế nữa các hành vi phạm tội này còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác. Về khách quan: Nhóm các tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý khác nhau về hành vi khách quan cụ thể như sau: + Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội: Mặt khách quan của tội "Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội" thể hiện ở hành vi truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, thể hiện dưới dạng hành động. Đó là khi thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can, kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra cáo trạng truy tố bị can đối với người không có tội. Hậu quả xấu đối với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này. + Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội. Mặt khách quan của tội "Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội " là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự mà không truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội phạm được coi là hoàn thành tại thời điểm người có thẩm quyền biết rõ là có đủ cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người nào đó, nhưng đã không thực hiện. Đó có thể là hành vi không ra quyết định khởi tố bị can, hoặc ra quyết định không khởi tố bị can, không đề nghị truy tố... Hoặc là hành vi thể hiện dưới dạng hành động như ra các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với người có tội; biết rõ hành vi của người phạm tội là có tội không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự những vẫn ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự. + Tội ra bản án trái pháp luật. Mặt khách quan của tội phạm được biểu hiện ở hành vi ra bản án trái pháp luật. Bản án đó có thể là về hình sự, dân sự, hôn nhân - gia đình, lao động, hành chính... Tính trái pháp luật của bản án được thể hiện ở chỗ: nội dung bản án không phù hợp với thực tế do thiếu căn cứ pháp lý, do dựa vào căn cứ không đúng hoặc do áp dụng sai pháp luật...
  • 38. 31 + Tội ra quyết định trái pháp luật. Hành vi khách quan của tội phạm này là việc ra quyết định trái pháp luật trong hoạt động tố tụng. Quyết định ở đây được hiểu là tất cả các loại quyết định mà người có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có quyền ký và ban hành theo quy định của pháp luật tố tụng. Quyết định trái pháp luật là quyết định mà nội dung của nó không phù hợp với pháp luật hiện hành. + Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật. Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi ép nhân viên tư pháp làm trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Nó có thể được biểu hiện qua việc tác động đến nhân viên tư pháp như ra mệnh lệnh, chỉ thị… hoặc gián tiếp tác động đến họ bằng những hình thức khác như cố ý "bắn tin", "gợi ý" để biểu lộ thái độ ép buộc. Sự ép buộc này có thể là nhân danh cá nhân, cũng có thể nhân danh một tập thể lãnh đạo về chính quyền hoặc tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội… để ra chỉ thị mệnh lệnh. Nhưng chỉ thị, mệnh lệnh đó hoàn toàn là ý chí cá nhân của người tác động. Hành vi ép buộc nhằm vào những đối tượng cụ thể như: điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, chấp hành viên… + Tội dùng nhục hình. Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi dùng nhục hình. Nghĩa là mọi hành vi mang tính chất hành hạ, gây đau đớn về thể xác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của con người trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Có thể là đánh đập, không cho ăn, uống, giam cầm trong hầm tối, bắt đứng, ngồi hay nằm ở tư thế không tự nhiên… + Tội bức cung. Mặt khách quan của tội này có thể là những biện pháp tác động đến tinh thần hoặc thể chất của người bị thẩm vấn nhằm cưỡng ép người này khai báo sai sự thật ngoài ý muốn của họ. Ví dụ, đe doạ dùng nhục hình, đe doạ đối xử tàn tệ trong khi bị giam giữ, đe dọa bắt giam, xét xử người thân thích của người bị thẩm vấn như vợ, con, bố, mẹ, hoặc gây căng thẳng về thần kinh, truy ép về tâm lý...
  • 39. 32 Các thủ đoạn trái pháp luật nói trên được sử dụng nhằm làm cho người bị thẩm vấn khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội này. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là: Truy tố, xét xử sai (xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội, xử quá nặng hoặc quá nhẹ v.v…), bắt giam người sai... Người bị thẩm vấn có thể là người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại... + Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án. Mặt khách quan của tội làm sai lệch hồ sơ vụ án là một trong những hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm cho nội dung hồ sơ vụ án không còn phù hợp với hồ sơ ban đầu khi chưa bị làm sai lệch. + Tội tha người trái pháp luật. Mặt khách quan của tội này bao gồm các hành vi như: Ra quyết định trả tự do trái pháp luật; tự ý trả tự do trái pháp người đang bị giam, giữ để thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác hoặc để hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và trả tự do hoàn toàn cho người đang bị giam, giữ mà theo quy định của pháp luật người đó không được tha. + Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật. Thể hiện ở một trong hai hành vi: Người có đủ thẩm quyền và có trách nhiệm đã không ra quyết định trả tự do hoặc quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn để trả tự do cho người được trả tự do theo quy định của pháp luật; hoặc người có trách nhiệm thi hành quyết định trả tự do, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cho người bị giam, giữ đã không thực hiện quyết định trả tự do của cấp có thẩm quyền. Người nào thực hiện một trong hai dạng hành vi nêu trên thì có dấu hiệu của tội này. Về chủ thể: Có thể thấy đây là dấu hiệu rất cơ bản để phân biệt các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm này với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm khác. Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp này phải là chủ thể đặc biệt, tức là người có chức vụ quyền hạn trong
  • 40. 33 các cơ quan tư pháp. Các chủ thể này bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó chánh án tòa án nhân dân, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án, Thủ trưởng, Phó thủ trường cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, Người có thẩm quyền có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án, Người có thẩm quyền trong việc ra quyết định thi hành án. Những người này có đặc điểm chung là Về mặt chủ quan của tội phạm, trong các tội này này đều được chủ thể thực hiện bởi lỗ cố ý. Động cơ thực hiện hành vi của chủ thể không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm các tội này mà chỉ có thể được coi là một yếu tố xem xét khi quyết định hình phạt. 2.1.2. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do những người có nghĩa vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong thực hiện hoạt động tư pháp được quy định tại các Điều 307 tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, Điều 308 tội từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu, Điều 301 tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm này có các dấu hiệu pháp lý sau. Về khách thể. Cũng tương tự như các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung các tội phạm này có chung một khách thể, khách thế nhóm đó chính là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tố tụng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm đảm bảo cho các cơ quan này thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, gây tổn hại đến uy tín của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • 41. 34 Đối tượng mà hành vi phạm tội của nhóm tội này nhằm vào những hoạt động công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung của các Cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án và thi hành án. Những hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp đồng thời còn xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội khác được luật hình sự bảo vệ như quan hệ nhân thân, quan hệ sở hữu, các quan hệ xã hội khác. Hơn thế nữa các hành vi phạm tội này còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác. Về khách quan. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thuộc nhóm này có các dấu hiệu hành vi khách quan cụ thể như sau: + Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật. Hành vi khách quan của tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật được thể hiện cụ thể như sau. Đối với người giám định đã kết luận giám định gian dối không đúng với tình tiết khách quan của vụ án như: chất đem gửi đến là chát ma tuý nhưng người giám định đã kết luận là không phải là chất ma tuý, nên Cơ quan điều tra không khởi tố được bị can đối với người vận chuyển chất ma tuý; tỷ lệ thương tật của người bị hại dưới 9% nhưng người giám định lại kết luận người bị hại có tỷ lệ thương tật là 25%.... Đối với người phiên dịch đã phiên dịch không đúng với tiếng nói, chữ viết hoặc dấu hiệu của người tham gia tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu phiên dịch; xuyên tạc nội dung tài liệu mà người phiên dịch có trách nhiệm phải dịch theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; xuyên tạc nội dụng câu hỏi, câu trả lời mà người phiên dịch có trách nhiệm phải dịch trong quá trình lấy lời khai của người tiến hành tố tụng đối với người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, đối với đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.
  • 42. 35 Đối với người làm chứng đã có lời khai không đúng với các tình tiết của vụ án (chứng gian) hoặc cung cấp những tài liệu sai sự thật về vụ án như; bịa đặt ra những tình tiết không có hoặc phủ nhận những tình tiết có thật của vụ án như: nhìn thấy nhưng khai là không nhìn thấy hoặc ngược lại; có mặt ở nơi xảy ra vụ án nhưng khai là không có mặt hoặc ngược lại; xác nhận gian dối tình trạng ngoại phạm của người phạm tội; cung cấp các tài liệu, đồ vật, tin tức nhằm làm sai lệch các tình tiết của vụ án.v.v… + Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu. Tương tự như đối với tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, căn cứ vào chủ thể mà người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan như sau: Đối với người giám định đã trốn tránh việc kết luận giám định như: cáo bệnh, lấy cớ đi công tác, đi nước ngoài hoặc tạo ra những nguyên cớ để không phải thực hiện việc giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với những người khác như: người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng trong các vụ án hình sự; các đương sự, người làm chứng, người có trách nhiệm trong các cơ quan, tổ chức trong các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động…đã từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, mặc dù có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Hành vi từ chối khai báo là hành vi có thể là im lặng (không hành động), nhưng cũng có thể bằng lời nói, bằng những biểu hiện khước từ việc khai báo về những tình tiết của vụ án. Tài liệu mà người có trách nhiệm phải cung cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm các giấy tờ, đồ vật liên quan đến việc xác định sự thật của vụ án. Nếu từ chối khai báo mà người từ chối đã có những hành vi che giấu tội phạm thì hành vi từ chối khai báo chỉ là một thủ đoạn của hành vi che giấu tội phạm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự.
  • 43. 36 Hành vi từ chối cung cấp tài liệu là hành vi của người có trách nhiệm trong các cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân đang lưu giữ tài liệu có liên quan đến việc chứng minh sự thật vụ án mà cố tình không giao nộp cho cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu, ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là: hành vi từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu phải nếu không có lý do chính đáng thì mới cấu thành tội phạm. Đây là dấu hiệu bắt buộc nhưng lại là dấu hiệu khó xác định nhất, bởi lẽ khi một người từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu họ thường đưa ra những lý do mà họ cho đó là chính đáng. + Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn. Thiếu trách nhiệm là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới để người bị giam, giữ trốn khỏi nơi giam, giữ; nếu làm tròn trách nhiệm được giao thì người bị giam, giữ không thể trốn được. Hành vi này bao gồm các hành vi chủ yếu sau đây: Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác trực tiếp quản lý người bị giam, giữ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vi phạm các quy định về chế độ liên quan đến việc giam, giữ nên để cho người bị giam, giữ trốn; Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc canh gác người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi canh gác để người bị giam giữ trốn; Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn. Về chủ thể. Chủ thể của các tội phạm thuộc nhóm này là những cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan tư pháp trong hoạt động tư pháp như: người làm chứng, người phiên dịch, người giám định, người bị hại.... Hoạt động hỗ
  • 44. 37 trợ của những người này có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án, giúp các cơ quan tư pháp giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ việc. Chủ thể của tội phạm là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, và là những người được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định là những người tham gia tố tụng như: người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc những người mà có năng lực hỗ trợ cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án như người giám định, người phiên dịch. Đây cũng chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt nhóm tội này với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp khác. Về chủ quan. Trong nhóm tội phạm này, chỉ có tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn là tội có lỗi vô ý còn hai tội phạm còn lại là các tội được thực hiện với lỗi cố ý. 2.1.3. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp bao gồm các tội phạm quy định tài các điều: 304, 311. Các tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý sau đây. Về khách thể. Cũng giống như các tội phạm khác thuộc các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội thuộc nhóm này xâm phạm tới hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người được thi hành án. Đối tượng tác động của tội không chấp hành án là các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, còn đối tượng tác động của tội tốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử là sự giám sát của các lực lượng bảo vệ, canh gác, dẫn giải. Về khách quan. Các tội phạm này có các dấu hiệu thuộc mặt khách quan cụ thể như sau: