SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN LONG NHI
PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
VÒ TéI G¢Y RèI TRËT Tù C¤NG CéNG
Vµ THùC TIÔN XÐT Xö TR£N §ÞA BµN TØNH §åNG TH¸P
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN LONG NHI
PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
VÒ TéI G¢Y RèI TRËT Tù C¤NG CéNG
Vµ THùC TIÔN XÐT Xö TR£N §ÞA BµN TØNH §åNG TH¸P
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. LÊ VĂN CẢM
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được côn bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Long Nhi
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ
CÔNG CỘNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...............8
1.1. Khái niệm an toàn công cộng, trật tự công cộng.............................8
1.2. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng......10
1.3. Khái niệm tội gây rối trật tự công cộng......................................... 16
1.4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với một số tội phạm
gần giống trong pháp luật hình sự Việt Nam................................ 19
1.4.1. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội phá rối an ninh...........19
1.4.2. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội đua xe trái phép ......... 21
1.4.3. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội chống người thi
hành công vụ .................................................................................... 22
1.4.4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác........................... 23
Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN
XÉT XỬ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI
TỈNH ĐỒNG THÁP....................................................................... 26
2.1. Thực trạng các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành về tội gây rối trật tự công cộng.................... 26
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội gây rối trật tự công cộng ......... 26
2.1.2. Hình phạt..........................................................................................33
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp.............. 37
2.3. Tình hình và kết quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng của
ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp....................................................... 38
2.3.1. Tình hình xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án
tỉnh Đồng Tháp................................................................................. 38
2.3.2. Kết quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án
tỉnh Đồng Tháp................................................................................. 42
2.4. Một số tồn tại, vướng mắc trong hoạt động xét xử tội gây rối
trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp...................47
2.5. Nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc trong hoạt động xét xử
tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp .... 53
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI GÂY RỐI TRẬT
TỰ CÔNG CỘNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP...................................58
3.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của
bộ luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng............ 58
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam về tội gây rối trật tự công cộng................................................. 58
3.1.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam về tội gây rối trật tự công cộng................................................. 60
3.2. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện
hành về tội gây rối trật tự công cộng.............................................61
3.2.1. Nhận xét chung................................................................................. 61
3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể...................................................... 64
3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội gây rối trật tự
công cộng......................................................................................... 66
3.3.1. Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ
luật hình sự trong tương quan với các văn bản pháp luật khác về
hành vi gây rối trật tự công cộng ...................................................... 66
3.3.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ chuyên
môn, đạo đức nghề nghiệp, đổi mới tác phong làm việc của
Thẩm phán và cán bộ, công chức trong ngành Tòa án ...................... 67
3.3.3. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân...........69
3.3.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.............. 70
3.3.5. Phối hợp các cơ quan, tổ chức với các cơ quan bảo vệ pháp luật
và Tòa án để phòng ngừa, ngăn chặn và xét xử nghiêm minh tội
gây rối trật tự công cộng...................................................................71
3.3.6. Đẩy mạnh công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của ngành Tòa
án làm cơ sở cho hoạt xét xử vụ án hình sự nói chung, vụ án gây
rối trật tự công công nói riêng được thực hiện thống nhất................. 72
KẾT LUẬN................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................77
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Tổng số vụ án hình sự, số bị cáo đã xét xử và tổng số vụ,
số bị cáo đã xét xử về tội gây rối trật tự công cộng trong 5
năm (2009 - 2013) 42
Bảng 2.2: Tổng số vụ, số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự
công cộng trong 5 năm (2009 - 2013) 43
Bảng 2.3: Tổng số vụ án, số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự
công cộng trong tương quan với các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng trong 5 năm (2009 - 2013) 44
Bảng 2.4: Phân tích đặc điểm nhân thân của các bị cáo đưa ra xét xử
về tội gây rối trật tự công cộng trong 5 năm (2009 - 2013) 45
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động xét xử các vụ án
hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp thời gian từ
2009 - 2013 39
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình xét xử tội gây rối trật tự
công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp trong
thời gian từ 2009 – 2013 40
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xét xử các vụ án về gây rối trật
tự công cộng và vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh
Đồng Tháp (2009 - 2013) 41
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số bị cáo đưa ra xét xử về tội
gây rối trật tự công cộng và số bị cáo đưa ra xét xử
trong các vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng
Tháp (2009 - 2013) 41
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ Luật hình sự được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 12
năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 được coi là một trong những công
cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần
đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; góp phần duy trì trật tự an toàn xã
hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi
trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng
thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho
tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh [1, tr.2].
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, trong những năm qua, đời sống
kinh tế xã hội có những thay đổi đáng kể, từ đó có những tác động tích cực
đến đời sống nhân dân cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã
đạt được, chúng ta không thể không thấy những nguy cơ và thách thức to lớn
đặt ra với toàn Đảng và toàn dân về trong sự phát triển nói chung đó, đặc biệt
là sự gia tăng của các loại tội phạm ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và một số tỉnh, thành khác
trong đó có tỉnh Đồng Tháp.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2009 đến năm 2013, ở tỉnh
Đồng Tháp có tổng số vụ phạm pháp luật hình sự là 4.081, trong đó hành vi
đánh nhau gây rối trật tự công cộng là 67 vụ, chiếm 1.64% tổng số vụ án
hình sự đưa ra xét xử. Bên cạnh đó, dưới góc độ thực tiễn xét xử cho thấy
nếu năm 2011, tổng số vụ án về tội gây rối trật tự công cộng đưa ra xét xử
2
15 vụ và 47 bị cáo; năm 2012 là 13 vụ và 50 bị cáo; năm 2013 là 16 vụ và
61 bị cáo. Qua kết quả xét xử nói trên cho thấy, giữa các năm có sự khác
nhau về số vụ nhưng số bị cáo ngày càng gia tăng với quy mô, mức độ ngày
càng nghiêm trọng [43].
Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp đã tập trung
lực lượng xử lý loại tội phạm gây rối trật tự công cộng và đã đạt nhiều kết quả
đáng kể. Tuy nhiên, công tác xét xử các vụ án gây rối trật tự công cộng trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp còn có những hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Do đó,
vấn đề này ở Đồng Tháp cần được nghiên cứu, tổng kết một cách toàn diện,
có hệ thống. Thông qua việc nghiên cứu sẽ xác định được các nguyên nhân
làm hạn chế công tác xét xử đối với các tội gây rối trật tự công cộng. Trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả xét xử đối với loại tội
phạm này. Với những lý do trên, tôi chọn “Pháp luật hình sự Việt Nam về tội
gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”
làm luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu và điểm mới khoa học của luận văn
Chương XIX Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng. Trong đó các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội gây rối trật tự công cộng
đã được một số nhà khoa học - luật gia hình sự quan tâm nghiên cứu và được
thể hiện ở một số sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận và giáo trình đại
học, chẳng hạn như:
1. GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng; Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần các tội phạm)", do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2003.
2. GS.TS. Võ Khánh Vinh, Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công
3
cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần
các tội phạm)", do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, 2001.
3. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Chương XXV - Các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam", (Tập II), do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2010.
4. TS. Phạm Văn Beo, Bài 10 - Các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng, Trong sách: "Luật hình sự Việt Nam" (Quyển 2 - Phần các
tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
5. TS. Trương Quang Vinh, Bình luận các điều 241 đến 256, Trong
sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999" (tái bản có
sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
6. TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên), TS. Đỗ Đức Hồng Hà, TS. Trịnh
Tiến Việt và tập thể tác giả, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành", Nxb
Lao động, Hà Nội, 2010.
7. TS. Trần Minh Hưởng, Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002.
8. TS. Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
Việt Nam năm 1999", Tập thể tác giả, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
9. ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự
- Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
10. Luật gia Nguyễn Thanh Hải, tội gây rối trật tự công cộng trong
4
Luật hình sự Việt Nam, do TS.Trịnh Tiến Việt (chủ biên), Nxb Công an
nhân dân, 2010.
11. Vũ Thế Công, Trật tự công cộng và một số biện pháp phòng chống
gây rối trật tự công cộng, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.
12. Nguyễn Thanh Hải, tội gây rối trật tự công cộng trong Luật hình sự
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, năm 2010.
13. Phan Vũ Linh, phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa
bàn thành phố Cần Thơ, Luân văn Thạc sỹ luật học, 2011.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy: một số công
trình có phạm vi nghiên cứu rộng, trong đó tội gây rối trật tự công cộng chỉ là
một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của tác giả nên chưa được phân tích
sâu về mặt lý luận và thực tiễn; có công trình chỉ xem xét tội gây rối trật tự
công cộng với ý nghĩa là một tội phạm để bình luận các dấu hiệu pháp lý hình
sự và hình phạt hoặc chỉ xem xét dưới góc độ tội phạm học - phòng ngừa cả
nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; có công trình
nghiên cứu tội gây rối trật tự công cộng nhưng đã được tiến hành cách đây
khá lâu, do vậy giá trị về lý luận và thực tiễn không cao.
Đối với tỉnh Đồng Tháp, cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu về tội gây rối trật tự công cộng gắn với thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp. Do đó việc nghiên cứu Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối
trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ở cả góc độ
luật hình sự và tội phạm học là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn,
phục vụ trực tiếp cho địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, phân tích thực
5
trạng xét xử đối với tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp,
từ đó chỉ ra các hạn chế bất cập còn tồn tại và đề xuất những phương hướng,
các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng
Tháp trong việc áp dụng pháp luật để xét xử các vụ án về gây rối trật tự công
cộng, góp phần tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về tội gây rối trật tự công cộng.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự công cộng
trong những năm gần đây và công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng
Tháp đối với loại tội phạm này, tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất phương hướng và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử tội gây rối trật tự công
cộng của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn
xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Một số vấn đề chung về tội gây rối trật tự công cộng theo pháp luật
hình sự Việt Nam.
- Thực tiễn xét xử tội gây rối trật tự công cộng tại tỉnh Đồng Tháp.
- Những giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
xét xử tội gây rối trật tự công cộng ở tỉnh Đồng Tháp.
4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng Nhà nước và
6
pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm; quan điểm của Đảng và Nhà
nước về đấu tranh chống tội phạm nói chung; thành tựu của các chuyên ngành
khoa học pháp lý như lịch sử pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội
phạm học, luật tố tụng hình sự; những luận điểm khoa học trong các công
trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một
số nhà khoa học pháp lý chuyên ngành.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp
luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin về trật tự công cộng và
hành vi gây rối trật tự công cộng; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
công tác bảo vệ trật tự xã hội.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài
liệu, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu của luận văn
5.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về tội gây
rối trật tự công cộng trong Luật hình sự Việt Nam, phân biệt tội phạm này với
một số tội phạm khác hay có sự nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ các quy
định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gây rối trật tự công cộng và thực
tiễn xét xử ở tỉnh Đồng Tháp (2009-2013). Qua đó, chỉ ra những mâu thuẫn,
bất cập của các quy định hiện hành và các sai sót trong quá trình áp dụng để
tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các
quy định của Bộ luật hình sự trong việc xét xử tội gây rối trật tự công cộng ở
khía cạnh lập pháp và thực tiễn.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, có thể sử dụng
để nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp
7
những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn
áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng,
qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này
trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội gây rối trật tự công cộng theo
pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng các quy định có liên quan của Bộ luật Hình sự
năm 1999 và thực tiễn xét xử tội gây rối trật tự công cộng
tại tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Một số phương pháp trong quá trình hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng ở
tỉnh Đồng Tháp.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ
CÔNG CỘNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã viết:
Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ
vững hoà bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật
tự, an toàn xã hội... [18, tr.7].
Muốn thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, trước tiên phải xây
dựng được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm Nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ,
"pháp chế như là tính thiêng liêng của pháp luật, tính bền vững của các quy
phạm pháp lý... Pháp chế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật, với bình
đẳng và với sự tuân thủ luật pháp, không một ai, không một người nào có bất
kỳ một đặc quyền nào trước pháp luật... [58, tr.100-102].
Đồng thời, phải tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân cùng các cơ quan
bảo vệ pháp luật và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tham gia vào cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm mọi hành động xâm phạm đến lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công
dân, trật tự công cộng, an toàn xã hội đều bị xử lý nghiêm minh, kịp thời và
đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan
người vô tội [58, tr.10].
Luật hình sự với tư cách là một ngành luật duy nhất trong hệ thống
9
pháp luật của Nhà nước quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là
các tội phạm và danh mục hình phạt và các biện pháp pháp lý hình sự cần áp
dụng đối với những người đã thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội đó.
Luật hình sự đã xác định các khách thể cần được xác lập và bảo vệ trong Điều
1 Bộ luật hình sự. Do đó, với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình
sự bảo vệ, đòi hỏi phải làm rõ hai phạm trù "an toàn công cộng" và "trật tự
công cộng" [44, tr.11-12].
Theo từ điển Tiếng Việt thì ‚‘‘an toàn" được hiểu: "Yên ổn hoàn toàn
không nguy hiểm" [50, tr.26], còn "công cộng" được hiểu là "chung cho hoặc
thuộc về mọi người" [50, tr.345]. Do vậy, "an toàn công cộng" có thể hiểu là
trạng thái ổn định, hoàn toàn không có nguy hiểm đối với mọi người xung
quanh hoặc an toàn xã hội đối với mọi người.
Theo Từ điển Luật học thì trật tự công cộng là:
Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng.
Những nơi phục vụ lợi ích công cộng như đường phố, quảng
trường, công viên, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu bóng, bãi biển,
khu nghỉ mát... được tổ chức sắp xếp ngăn nắp, các quy ước chung
được mọi người tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh. Quy tắc bắt
buộc phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, thể hiện
toàn bộ yêu cầu cơ bản của xã hội về các mặt chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội... [49, tr.809].
Như vậy, xét riêng trong lĩnh vực chung của xã hội, an toàn công cộng,
trật tự công cộng được coi là điều kiện bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội
tồn tại, phát triển và sử dụng tốt năng lực, cống hiến của mình để xây dựng
một xã hội văn minh, dân chủ, giàu đẹp, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến
bộ và hạnh phúc. Cho nên, dưới bất kỳ hình thức nào, bằng cách này hay cách
khác, việc giữ gìn và bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng không
10
những là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, mà
đến lượt mình, Nhà nước lại đòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công
dân phải tuân thủ một cách nghiêm túc pháp luật và các quy tắc của cuộc sống
xã hội xã hội chủ nghĩa. Cho nên, dưới góc độ pháp lý, tất cả các hành vi xâm
phạm "an toàn công cộng, trật tự công cộng" đều gây nên những thiệt hại
nhất định cho cuộc sống bình thường của công dân cần thiết phải bị xử lý, tùy
theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng hình
thức xử lý khác nhau từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự [44, tr.13].
1.2. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ an toàn công cộng,
trật tự công cộng không chỉ bằng việc ban hành hàng loạt các văn bản có liên
quan đến lĩnh vực này, mà còn có những biện pháp thiết thực để đưa các văn
bản đó vào thực tiễn cuộc sống. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã nhấn
mạnh: "Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi
ích công cộng" (Điều 78) và "Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và
pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí
mật quốc gia, chấp hành những quy tắc của sinh hoạt công cộng" (Điều 79).
Nói một cách khác, tôn trọng và bảo vệ,
An toàn công cộng, trật tự công cộng là một trong những
thước đo, tiêu chí để đánh giá sự ổn định của xã hội, đánh giá sức
mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, khả năng quản lý của các
cơ quan, tổ chức, đồng thời nó cũng đánh giá được ý thức pháp luật,
văn minh pháp lý của công dân [22, tr.439].
Nhằm từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm
đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, phát huy
được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham
11
gia phòng, chống tội phạm; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các loại tội
phạm, làm giảm một số loại tội phạm nghiêm trọng; giữ vững an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 31/7/1998, Chính phủ ban hành Nghị
quyết số 09/1998/NQ-CP về Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm
trong tình hình mới; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc
gia phòng, chống tội phạm từ nay đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra
Chỉ thị số 37/2004/Ct-TTg "Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính
phủ đến năm 2010" ngày 08/11/2004, trong đó nhấn mạnh:
Một là, về mục tiêu, yêu cầu:
1. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong
mọi tình huống, tạo ra môi trường xã hội ổn định phục vụ công
cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân. Giữ vững kỷ cương pháp luật, sự
nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa... [13].
Hai là, về chủ trương, biện pháp:
... 3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Nghị quyết số
09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm để mọi
người dân nhận thức đầy đủ và tự giác thực hiện quyền lợi và nghĩa
vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội; kịp thời biểu dương những gương người tốt,
việc tốt và các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân phòng,
chống tội phạm...
6. Tiếp tục thực hiện bốn đề án của Chương trình là: Phát
12
động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm;
cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng
dân cư; Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội
phạm, tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm
công dân về bảo vệ an ninh trật tự; Đấu tranh phòng, chống các loại
tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có
tính quốc tế; Đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em;
tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên [13].
Nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ bổ sung một số đề án,
dự án, chương trình hành động nhằm tập trung giải quyết những
vấn đề bức xúc mới nổi lên về an ninh trật tự và nâng cao năng lực
hoạt động phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu
tội phạm học và khoa học phòng, chống tội phạm. Nâng cao chất
lượng công tác nắm tình hình, nghiên cứu dự báo tình hình tội phạm
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế... [13].
Theo quy định của Bộ Luật hình sự hiện hành, tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh; trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [37, tr.6].
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã nhấn mạnh: “Công dân có nghĩa vụ
tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng” [34, tr.26].
An toàn công cộng, trật tự công cộng được coi là điều kiện bảo đảm cho mọi
13
công dân có cơ hội tồn tại, phát triển và sử dụng tốt năng lực, cống hiến của
mình để xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, giàu đẹp, có cuộc sống ấm
no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Các hành vi xâm phạm "an toàn công
cộng, trật tự công cộng" đều gây nên những thiệt hại nhất định cho cuộc sống
bình thường của công dân và cần thiết phải bị xử lý, tùy theo tính chất và mức
độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau từ
xử phạt hành chính đến xử lý hình sự.
Để bảo vệ "an toàn công cộng, trật tự công cộng" với tư cách là khách
thể quan trọng được luật hình sự xác lập và bảo vệ, ngay từ Bộ luật hình sự đầu
tiên của nước ta năm 1985, nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng được xếp chung tại Chương VIII: "Các tội xâm phạm an toàn, trật tự
công cộng, trật tự quản lý hành chính" với ba nhóm quan hệ xã hội được luật
hình sự xác lập và bảo vệ - an toàn công cộng, trật tự công cộng và trật tự quản
lý hành chính. Quá trình áp dụng pháp luật cho thấy, các tội phạm được quy
định ở chương này có các khách thể loại khác nhau. Các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng xâm phạm vào những quy định, quy tắc bảo đảm
an toàn, trật tự trong cuộc sống của mọi công dân. Còn các tội xâm phạm trật tự
quản lý hành chính xâm phạm vào hoạt động bình thường của cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội. Mặt khác, nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng chiếm số lượng lớn nhất so với các loại tội phạm ở các
chương khác Bộ luật hình sự, do đó, cần phải tách riêng nhóm tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành
chính. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định Chương XIX - "Các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" để làm cơ sở pháp lý để truy cứu
trách nhiệm hình sự những người có hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật
tự công cộng, qua đó gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm đến các hoạt động
bình thường, ổn định của xã hội và nơi công cộng [44, tr.16-17].
14
Tuy nhiên dưới góc độ khoa học, về khái niệm "các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng" có nhiều quan điểm khác nhau.
Có tác giả quan niệm:
Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Chương XIX của Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công
cộng, gây ra những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nhân dân,
gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và của cá nhân [51, tr.401].
Quan điểm này nêu tương đối đầy đủ nội dung, nhưng trong dấu hiệu
chủ thể của nhóm tội phạm này còn chưa nêu dấu hiệu "đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự", vì đây là một dấu hiệu hoàn toàn khác với dấu hiệu "có năng
lực trách nhiệm hình sự".
Cũng có tác giả quan niệm:
Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm vào những quy định của
nhà nước về an toàn, trật tự công cộng trong các lĩnh vực giao
thông vận tải, phòng cháy chữa cháy, tin học, lao động sản xuất,
quản lý vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc,
chất phóng xạ, và trong những lĩnh vực khác của trật tự xã hội gây
nên những thiệt hại về tính mạng, tổn hại đến sức khỏe, tài sản của
Nhà nước và của công dân [29, tr.494].
Quan điểm này có nhân tố hợp lý là đã phân loại đầy đủ và chi tiết từng
nhóm tội xâm phạm đến các lĩnh vực khác nhau liên quan đến an toàn công
cộng, trật tự công cộng, tuy nhiên lại chưa thấy nêu dấu hiệu chủ thể của
nhóm tội phạm này trong khái niệm đã nêu.
15
Tác giả khác lại cho rằng:
Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm vào những
quy định của Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây
ra những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm đến hoạt động
bình thường ở những nơi công cộng [22, tr.439].
Quan điểm này nêu tương đối đầy đủ nội dung, trong đó nhấn mạnh
thêm việc các hành vi xâm phạm đến cả "hoạt động bình thường ở những
nơi công cộng, nhưng trong dấu hiệu chủ thể của nhóm tội phạm này còn
chưa nêu dấu hiệu "đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự" như quan điểm đã nêu
trên, vì đây là một dấu hiệu hoàn toàn khác với dấu hiệu "có năng lực trách
nhiệm hình sự".
Mặc dù, về khái niệm "các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng" trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm khác nhau, song tựu
trung lại tổng hợp các quan điểm đó vẫn thống nhất trong việc nêu ra bản chất
pháp lý của nhóm tội phạm này. Dưới góc độ khoa học luật hình sự, các tội
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng bao gồm các quy phạm pháp
luật hình sự, quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người
có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về
an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại về tài sản của
Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công
dân, đồng thời còn xâm phạm đến hoạt động bình thường, ổn định xã hội ở
những nơi công cộng.
16
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra một số đặc trưng cơ bản của nhóm tội
này như sau:
Một là, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào các quy định của Nhà
nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại về tài sản
của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công
dân, đồng thời còn xâm phạm đến hoạt động bình thường, ổn định xã hội ở
những nơi công cộng.
Hai là, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội do những người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.
Ba là, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được
những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, không có mục đích chống chính
quyền nhân dân.
1.3. Khái niệm tội gây rối trật tự công cộng
Để làm sáng tỏ khái niệm tội gây rối trật tự công cộng, trước hết chúng
ta cần làm sáng tỏ khái niệm tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa [37, Điều 8].
17
Tội gây rối trật tự công cộng là một loại tội phạm được quy định trong
Bộ luật hình sự, do vậy để đưa ra khái niệm tội gây rối trật tự công cộng, cần
được nhìn nhận dưới góc độ khái niệm chung của tội phạm. Tuy nhiên,
nghiên cứu vấn đề này trong khoa học luật hình sự Việt Nam còn nhiều quan
điểm khác nhau.
Có tác giả cho rằng:
Gây rối trật tự công cộng là nhóm các hành vi xâm phạm trật
tự công cộng được Nhà nước bảo vệ bằng quy định điều luật trong
pháp luật hình sự và đáng bị trừng phạt theo những quy định của
điều luật này [9, tr.25] hoặc có tác giả khác lại định nghĩa, xâm phạm
trật tự công cộng là những hành vi làm phá vỡ sự ổn định của trật tự
công cộng, vi phạm pháp luật, văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục
tập quán đảm bảo trật tự công cộng làm cản trở hoạt động bình
thường, tuần tự của mọi người tại không gian công cộng [9, tr.25].
Quan điểm này có ưu điểm là đã nêu bật được khách thể của tội phạm
xâm phạm đến, nhưng vẫn chưa nêu cụ thể hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ
thể của tội phạm này.
Quan điểm khác cho rằng: "Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm
náo loạn trật tự nơi công cộng" [2, tr.13]. Quan điểm này mới chỉ nêu định
nghĩa hành vi gây rối trật tự công cộng chứ chưa làm rõ khái niệm tội gây rối
trật tự công cộng, hơn nữa, hành vi phạm tội khác tội phạm, vì khái niệm tội
phạm đòi hỏi phải đầy đủ như khái niệm trong Điều 8 Bộ luật hình sự năm
1999 được sửa đổi, bổ sung 2009.
Ngoài ra, có quan điểm dựa trên căn cứ là các quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999 (Điều 245) để định nghĩa: "Tội gây rối trật tự công cộng là
hành vi gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa
18
án tích mà còn vi phạm" [37, tr.7]. Quan điểm này có điểm hợp lý là phù hợp
với các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, nhưng trong khái niệm
cũng vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Tóm lại, khái niệm tội gây rối trật tự công cộng cần thể hiện được đầy
đủ các bình diện tương ứng với những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội
phạm đã nêu trên. Do đó, khái niệm tội phạm này được định nghĩa như sau:
Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi hò hét, làm náo động, phá phách,
hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở
những nơi công cộng, gây thiệt hại cho trật tự an toàn công cộng do người có
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện,
gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc
đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Từ khái niệm nêu trên, có thể đưa ra các đặc trưng cơ bản của tội gây
rối trật tự công cộng như sau:
Một là, tội gây rối trật tự công cộng nằm trong nhóm tội xâm phạm đến
an toàn công cộng, đến các quy tắc đi lại, làm việc, sinh hoạt, vui chơi, trực
tiếp xâm phạm trật tự công cộng, nếp sống văn minh, quy tắc sống xã hội chủ
nghĩa, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mọi người ở nơi công cộng,
làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. Trong nhiều trường hợp hành vi gây
rối trật tự công cộng còn đe dọa đến tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân;
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Do đó, để có an
toàn, trật tự công cộng - một trạng thái xã hội lành mạnh, ổn định, có tổ chức,
có kỷ luật đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và mỗi thành viên trong xã
hội phải có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và bảo vệ các quy tắc của trật tự
sinh hoạt chung trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đi ngược lại điều này
là xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng và bị xử lý theo quy
định của pháp luật.
19
Hai là, tội gây rối trật tự công cộng là hành vi hò hét, làm náo động,
phá phách, hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt
động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại cho trật tự an toàn công cộng, gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Ba là, tội gây rối trật tự công cộng do người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi với hình
thức cố ý trực tiếp. Người thực hiện tội gây rối trật tự công cộng không có
mục đích chống chính quyền nhân dân.
1.4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với một số tội phạm gần
giống trong pháp luật hình sự Việt Nam
Qua thực tế xét xử đối với các nhóm tội nêu trên, vì nhiều lý do chủ
quan và khách quan, còn sự nhầm lẫn giữa tội gây rối trật tự công cộng với
một số tội như là tội phá rối an ninh, tội đua xe trái phép, tội chống người thi
hành công vụ... Vì vậy, khoa học luật hình sự cần xây dựng các tiêu chí cơ
bản phân biệt hai tội phạm này nhằm chấm dứt tình trạng trên.
1.4.1. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội phá rối an ninh
Tội phá rối an ninh được hiểu là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập
đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt
động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân
dân hoặc là những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh do người có
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý [37, Điều 89].
Khách thể của tội phạm này là an ninh đối nội, trật tự an toàn xã hội,
còn có thể là sức khỏe, tự do thân thể của con người, hoạt động bình thường
của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Lỗi của tội này được thực hiện do cố ý,
người phạm tội có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu
hiệu bắt buộc để phân biệt tội phá rối an ninh với tội gây rối trật tự công cộng.
20
Như vậy, tội phá rối an ninh so sánh với tội gây rối trật tự công cộng
cho có những điểm tương đồng như: khách thể chung của các tội này đều xâm
phạm các quy định của Nhà nước về trật tự xã hội, an toàn xã hội, hoạt động
bình thường, ổn định của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Hành vi khách
quan đều là những hành vi gây rối, chống đối, cản trở. Ngoài ra, chủ thể của
các tội phạm này là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự thực hiện và đều thực hiện lỗi cố ý trực tiếp. Tuy
nhiên giữa hai tội này có một số điểm khác nhau như sau:
 Đối với tội gây rối trật tự công cộng:
- Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm
nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình
thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó
khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã
hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng.
- Mục đích phạm tội: Người phạm tội không có mục đích chống chính
quyền nhân dân, có thể là thỏa mãn mục đích cá nhân.
- Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe,
rạp hát, đường phố; công viên; v.v...
 Đối với tội phá rối an ninh:
- Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm an ninh chính trị, hoạt động
bình thường của các cơ quan Nhà nước, xã hội với mục đích phá rối trật tự
an ninh, thể hiện bất mãn, hống hách, muốn chọc tức lãnh đạo và những
người xung quanh mà gây rối, gây khó khăn cho hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức.
- Mục đích phạm tội: Người phạm tội có mục đích chống chính quyền
nhân dân.
- Địa điểm phạm tội: Tập trung tại trụ sở các cơ quan Nhà nước, tổ
chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; v.v...
21
1.4.2. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội đua xe trái phép
Tội đua xe trái phép được quy định Điều 207 Bộ luật Hình sự 1999
được sửa đổi, bổ sung năm 2009, theo đó, tội đua xe trái phép là hành vi
đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt
hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự thực hiện.
Tội đua xe trái phép và tội gây rối trật tự công cộng đều xâm phạm đến
an toàn công cộng, trật tự công cộng, đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
Hai tội này trong Bộ luật hình sự, ngoài điểm tương đồng còn có điểm
khác biệt cơ bản là:
 Tội gây rối trật tự công cộng
- Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm
nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình
thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó
khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã
hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng.
- Hành vi khách quan: Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành
hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những
nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự công cộng.
- Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe,
rạp hát, đường phố; công viên; v.v...
22
 Tội đua xe trái phép:
- Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến an toàn công cộng, đồng thời
tội này còn đe dọa an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng
như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng.
- Hành vi khách quan: Hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại
xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công cộng.
- Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây thiệt hại cho sức khỏe,
tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng nhưng chủ yếu trên các tuyến
đường giao thông, tuyến phố lớn, đường quốc lộ, tỉnh lộ nhân những ngày lễ
lớn hoặc khi có các sự kiện văn hóa, thể thao; v.v...
1.4.3. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội chống người thi
hành công vụ
Theo Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999, tội chống người thi hành
công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ
đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép
buộc người đó phải thực hiện hành vi trái pháp luật, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý. Tội chống người thi hành công vụ và tội gây rối trật tự công có một số
điểm khác nhau cơ bản sau đây:
 Đối với tội gây rối trật tự công cộng:
- Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến trật tự chung, vi phạm nếp
sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường
của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn,
trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội
làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng.
23
- Về hành vi khách quan: Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành
hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những nơi
công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự an toàn công cộng.
- Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe,
rạp hát, đường phố, công viên; v.v...
 Đối với tội chống người thi hành công vụ:
- Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm hoạt động công vụ của người
thi hành công vụ, qua đó xâm phạm sự hoạt động bình thường của các cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong việc thực hiện chức năng quản lý
hành chính Nhà nước.
- Về hành vi khách quan: Hành vi dùng vũ lực cản trở, chống lại người
thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công
vụ; hành vi dùng thủ đoạn khác cản trở, chống lại người thi hành công vụ
hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Không cần có hậu quả,
nếu người phạm tội gây ra hậu quả thương tật thì bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội cố ý gây thương tích... trong trường hợp để cản trở người thi hành
công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm k khoản 1 Điều 104); nếu
gây thiệt hại về tính mạng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết
người trong trường hợp để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công
vụ của nạn nhân.
- Địa điểm phạm tội: Bất kỳ đâu.
1.4.4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
24
được hiểu là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc
các trường hợp do Bộ luật hình sự quy định, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
(Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999).
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
so sánh với tội gây rối trật tự công cộng cho có những điểm tương đồng như:
Đều xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người. Hành vi
khách quan của tội phạm này được thể hiện bằng hành vi gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở
lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp do Bộ luật hình sự
quy định. Giữa hai tội phạm này có một số điểm khác nhau như sau:
 Đối với tội gây rối trật tự công cộng:
- Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm
nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình
thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó
khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan nhà nước và xã
hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng.
- Hành vi khách quan: Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành
hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những
nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự an toàn công cộng.
- Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây hậu quả nghiêm trọng
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe,
rạp hát, đường phố; công viên; v.v...
25
 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức
khỏe của con người;
- Hành vi khách quan: Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11%
nhưng thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở trên.
- Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây thương tích với tỷ lệ
thương tật từ 11% trở lên, hoặc dưới 11% phải thuộc một trong các trường
hợp: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều
người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng
một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, người già yếu, phụ nữ
đang có thai, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với
ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ
chức; f) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục; g) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích
thuê; h) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Để cản trở người thi
hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- Địa điểm phạm tội: Bất kỳ đâu
Như vậy, mặc dù tội gây rối trật tự công cộng nhìn ở góc độ này hay
góc độ khác có những điểm tương đồng so với tội phá rối an ninh, tội đua xe
trái phép, tội chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe người khác... nhưng giữa chúng có các sự khác biệt cơ
bản thông qua hành vi phạm tội, lỗi, hậu quả, địa điểm phạm tội... Việc phân
biệt này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi xét xử đối với hành vi gây rối
trật tự công cộng, đảm bảo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, góp phần
nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa.
26
Chương 2
THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI GÂY RỐI TRẬT
TỰ CÔNG CỘNG TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Thực trạng các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự Việt
Nam hiện hành về tội gây rối trật tự công cộng
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội gây rối trật tự công cộng
Việc làm rõ khái niệm và phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội
gây rối trật tự công cộng qua các yếu tố cấu thành tội phạm - khách thể của tội
phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan
của tội phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, cụ thể như sau:
* Khách thể của tội phạm
Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm trực tiếp đến những quy tắc,
luật lệ, điều lệ, nội quy... về trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh,
quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người
ở nơi công cộng.
Ngoài ra, tội gây rối trật tự công cộng còn gây khó khăn, trở ngại cho
hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ
bảo vệ trật tự công cộng.
* Mặt khách quan của tội phạm
Tội gây rối trật tự công cộng thể hiện bằng hành vi gây rối trật tự công
cộng được mô tả trong điều luật là hành vi của một người có lời nói, cử chỉ
tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng với thái độ tỏ ra coi thường trật tự xã
hội chung, gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy, hành hung người
khác nhưng chưa gây thương tích, gây lộn xộn, náo loạn ở nơi công cộng như:
rạp hát, vườn hoa, nhà ga, bến tàu, công viên, quảng trường; v.v...
27
Nơi công cộng là những chỗ tập trung đông người như rạp hát, rạp
chiếu bóng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các
hoạt động thể dục, thể thao, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội,
doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu,
bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu,
cảng hoặc ở nơi công cộng khác có những quy tắc thành văn hoặc bất thành
văn mà buộc mọi người có mặt phải có văn hóa ứng xử và chấp hành, tôn
trọng người khác.
Trong mặt khách quan của tội gây rối trật tự công cộng cần chú ý các
trường hợp sau:
- Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự công cộng, xâm
phạm các quy định của Nhà nước về trật tự xã hội, an toàn xã hội, hoạt động
bình thường, ổn định của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng có mục
đích chống chính quyền nhân dân, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
phá rối an ninh (Điều 89 Bộ luật hình sự);
- Trường hợp một người ngoài có hành vi gây rối trật tự đã cấu thành
tội phạm còn có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của
người khác thì người phạm tội còn có thể bị xử lý thêm về các tội giết người
(Điều 93), tội cố ý gây thương tích... (Điều 104) hoặc tội hủy hoại tài sản...
(Điều 143 Bộ luật hình sự);
- Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự công cộng nhằm
chống người thi hành công vụ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống
người thi hành công vụ (Điều 257 Bộ luật hình sự);
- Trường hợp một người có hành vi đua xe trái phép gây náo loạn
đường phố, gây dư luận xã hội xấu, trật tự công cộng bị xâm phạm nghiêm
trọng đủ để cấu thành tội gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đủ dấu hiệu
pháp lý cấu thành tội đua xe trái phép thì hành vi đó phải bị xử lý về tội gây
28
rối trật tự công cộng. Trường hợp hành vi đua xe trái phép thỏa mãn dấu hiệu
của cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, đồng thời còn thỏa mãn dấu hiệu
cấu thành tội đua xe trái phép thì chỉ bị xử lý về tội đua xe trái phép (Điều
207 Bộ luật hình sự).
Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội gây rối trật
tự công cộng đòi hỏi hành vi gây rối trật tự công cộng phải gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án
về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tuy nhiên, như thế nào là "gây hậu quả nghiêm trọng" mặc dù vậy, đến
năm 2003 mới được hướng dẫn cụ thể. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày
17/4/2003 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự", trong
đó tại mục 5, có hướng dẫn:
... 5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy
ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả
nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều
245 Bộ luật hình sự:
a) Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b) Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c) Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d) Chết người;
đ) Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ
lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e) Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ
lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật
của tất cả những người này từ 41% trở lên;
29
g) Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ
lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ
năm triệu đồng trở lên;
h) Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ
lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật
của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài
sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản
được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả
phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội...
Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ
thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là
nghiêm trọng hay không [19].
Trong khi đó, đã bị xử phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công
cộng này, thì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình trong đó quy định
các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã
hội; hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm
quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là hành vi vi
phạm các quy định quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự do cá nhân, tổ chức
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy
định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
30
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy
định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự,
an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng,
chống bạo lực gia đình, tại Chương 2, mục 1- Hành vi vi phạm hành chính và
hình thức xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, các hành vi gây rối trật tự
công cộng bao gồm:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu
lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục,
thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân
cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố,
ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi
công cộng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một
trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào
phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển
31
từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và
thả "đèn trời";
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác,
chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng,
ga đường sắt và nơi công cộng khác.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao
thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường
dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối
trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự
công cộng;
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành
vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của
người khác;
g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi
kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ
quan, tổ chức;
i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc
các địa điểm, khu vực cấm;
k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người
32
nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của
pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa
đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
m) Tàng trữ, vận chuyển "đèn trời".
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí
thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với
hành vi quy định tại Điểm g, Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và
Khoản 4 Điều này.
6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định
tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị
áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam [12].
Những hành vi vi phạm hành chính (trong đó có hành vi gây rối trật tự
nơi công cộng) là cơ sở pháp lý để xử lý hành chính và là dấu hiệu định tội để
xử lý hình sự trong trường hợp một người tái phạm về hành vi này sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.
Nếu đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có
nghĩa là người phạm tội đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa
được xóa án tích mà còn có hành vi gây rối trật tự công cộng.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
33
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội phạm nói chung và
chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng nói riêng là con người cụ thể, đang
sống - thể nhân.
Bộ luật hình sự hiện hành quy định, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự,
Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng
chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [37].
Đối với tội gây rối trật tự công công thì chủ thể là bất kỳ người nào từ
đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, do hình phạt cao nhất của
tội gây rối trật tự công cộng là đến 7 năm cho nên thuộc loại tội phạm nghiêm
trọng, do vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải là chủ thể chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành thì tội gây rối
trật tự công cộng được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, theo đó người phạm tội
này nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn
thực hiện hành vi đó. Điểm chú ý đối với mặt chủ quan của tội gây rối trật tự
công cộng thì động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm này. Nếu mục đích, động cơ phạm tội không phải là
gây rối trật tự công cộng thì có thể phạm một tội khác tùy vào từng trường
hợp cụ thể: "Người có hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng chưa gây ra
hậu quả nghiêm trọng và chưa bị cũng xử phạt hành chính về hành vi này
hoặc chưa bị kết án về tội này, hoặc tuy đã bị kết án nhưng đã được xóa án
tích thì chưa cấu thành tội” [37 Điều 245].
2.1.2. Hình phạt
Tại Điều 245 Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
quy định có hai khung hình phạt gồm:
34
* Khung 1:
Quy định phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Đối với
khung hình phạt này thì thông thường áp dụng đối với người phạm tội không
có tình tiết tăng nặng hay có tình tiết giảm nhẹ;
* Khung 2:
Quy định phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng đối với người
phạm tội có một trong các tình tiết sau khi có một trong những tình tiết định
khung tăng nặng sau đây:
- Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách:
+ Có dùng vũ khí khi thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là
trường hợp người phạm tội sử dụng các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể
thao, súng săn và các loại vũ khí thô sơ theo Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu
nổ và công cụ hỗ trợ (được ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày
12/8/1996 của Chính phủ).
+ Có hành vi phá phách thể hiện ở chỗ đập phá bàn ghế, đồ vật, cửa
hiệu, nhà hàng [26]. Tuy nhiên, về hành vi này theo chúng tôi cần định nghĩa
rộng hơn đó là "trường hợp trong khi thực hiện hành vi gây rối, người phạm
tội đã có hành vi đập phá tài sản nhưng thiệt hại về tài sản chưa đến mức cấu
thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác" [47, tr.268]
mới đầy đủ và chính xác.
- Có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết
chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một
tội phạm, trong đó thể hiện rõ vai trò của người tổ chức, người thực hành,
người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức
35
là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục
là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất
cho việc thực hiện tội phạm (Điều 20 Bộ luật hình sự).
- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động
công cộng:
+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng là trường hợp gây cản trở giao
thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông
quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian
bao lâu) - điểm 5.2 của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003
"Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự" của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Gây đình trệ hoạt động công cộng là trường hợp:
Do hành vi gây rối mà hoạt động công cộng bị đình trệ
như: phải tạm dừng buổi chiếu phim; phải tạm dừng trận thi đấu
bóng đá, bóng chuyền hoặc các môn thể thao khác; phải tạm
dừng cuộc họp Hội đồng nhân dân; v.v... không phân biệt thời
gian đình trệ dài hay ngắn [30, tr.269].
- Xúi giục người khác gây rối: là hành vi lôi kéo, kích động, dụ dỗ
người khác gây rối biểu hiện ở việc người phạm tội vận động, thuyết phục
người khác gây rối cùng với mình. Tuy nhiên, cần lưu ý:
+ Người phạm tội bị áp dụng tình tiết này khi có hành vi xúi giục người
khác gây rối nhưng không phải là trường hợp phạm tội có tổ chức với vai trò
là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm;
+ Nếu việc xúi giục của người phạm tội không liên quan trực tiếp và
chi phối hành vi gây rối thì không phải là hành vi xúi giục người khác gây rối.
- Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng: là việc người
36
phạm tội đã chống người đã có ngăn chặn hành vi gây rối khi mình đang gây
rối trật tự công cộng, như: đánh lại người đã can ngăn, khuyên bảo, giải thích,
góp ý... hoặc vì họ đã có hành động nào đó không cho người phạm tội gây rối
để bảo vệ trật tự công cộng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý:
+ Người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng có thể là bất kỳ người nào;
+ Nếu người can thiệp là người đang thi hành công vụ mà người phạm
tội có hành vi chống lại người đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng thì
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành
công vụ (Điều 257 Bộ luật hình sự). Người thi hành công vụ, theo Nghị quyết
số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao ban hành về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Phần các tội
phạm Bộ luật hình sự, trong đó đã đưa ra khái niệm: "người thi hành công vụ
là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân
được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác, bảo vệ...) theo kế hoạch
của Nhà nước, của xã hội".
+ Nếu người can thiệp là người đang thi hành công vụ mà người phạm
tội có hành vi chống lại và gây thương tích hoặc chết người người đang làm
nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội cố ý gây thương tích... (Điều 104) hoặc tội giết người (Điều 93
Bộ luật hình sự).
- Tái phạm nguy hiểm: Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được
xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc
biệt nghiêm trọng do vô ý.
Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt
nghiêm trọng do cố ý;
37
+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý (Điều 49
Bộ luật hình sự).
Do đó, đối với người phạm tội gây rối trật tự công cộng, thuộc trường
hợp tái phạm nguy hiểm chỉ có thể là người đã tái phạm, chưa được xóa án
tích mà lại phạm tội gây rối trật tự công cộng, vì căn cứ vào các khoản 1-2
điều luật này, thì không có trường hợp nào là thuộc trường hợp tội phạm rất
nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành của khu vực Tây nam bộ và nằm
ở hạ lưu sông MêKong, phía Đông bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây bắc giáp
tỉnh PrêyVeng (Vương Quốc Campuchia), phía Tây nam giáp tỉnh An Giang
và thành phố Cần Thơ, phía Đông nam giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Vĩnh
Long. Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp Campuchia với
chiều dài khoảng 50km, có 04 cửa khẩu chính: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Căn
và Thường Phước; có 12 đơn vị hành chính cấp huyện: 02 thành phố, 01 thị
xã và 09 huyện; có nhiều tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ N1, N2,
30, 54, 80 và có nhiều tuyến sông, ngòi chảy qua. Đồng Tháp có diện tích tự
nhiên 3.374,07km2
, chiếm 8,17% diện tích vùng đồng bằng Sông Cửu Long,
cách thành phố Hồ Chí Minh 165km [57].
Nhìn chung, địa hình tỉnh Đồng Tháp bằng phẳng, phù hợp cho việc
triển khai các công trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông. Tuy
nhiên, do địa bàn có nhiều kênh, rạch phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu;
nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao, đặc biệt đối với các công
trình cao tầng.
Thời gian qua do chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
và khủng hoảng nợ công khu vực Châu âu kéo dài, trong nước hoạt động sản
xuất kinh doanh tiếp tục bị áp lực lãi suất vay cao, mức tiêu thụ sản phẩm đạt
thấp. Tuy nhiên kinh tế tỉnh Đồng Tháp vẫn ổn định, đời sống dân cư, an
sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
38
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm gần đây (từ
2009 - 2013) được triển khai thực hiện trong bối cảnh khó khăn chung
của kinh tế thế giới và cả nước, nhưng vẫn duy trì và phát triển. Tổng kim
ngạch xuất khẩu ước đạt 463 triệu USD/năm, bằng 71,3% kế hoạch và tổng
kim ngạch nhập khẩu ước đạt 467,4 triệu USD bằng 66,7% kế hoạch. Thực
hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 1.629 tỷ đồng/năm. Sản lượng lúa 2
vụ đông xuân và hè thu đạt 2,6 triệu tấn/năm, thủy sản ước đạt 334.300
tấn/năm. Về thương mại, dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước
đạt 30.468 tỷ đồng/năm, bằng 70,3% kế hoạch. Công tác xã hội hóa đầu tư
được đẩy mạnh, tập trung vào các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường,
cầu đường nông thôn, trường học, y tế... góp phần thực hiện có hiệu quả
chương trình xây dựng nông thôn mới [57].
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200
người, mật độ dân số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị
đạt gần 297.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.376.000 người. Dân
số nam đạt 833.700 người trong khi đó nữ đạt 839.500 người. Tỷ lệ tăng tự
nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,0% [57].
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01 tháng
4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh có
1.663.718 người, dân tộc Hoa có 1855 người, dân tộc Khmer có 657 người,
còn lại là những dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày...
2.3. Tình hình và kết quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng của
ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp
2.3.1. Tình hình xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa
án tỉnh Đồng Tháp
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm (2009
- 2013) thì Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh đã xét xử 4.081 vụ, với 5.625 bị cáo,
cụ thể qua các năm như sau: năm 2009: xét xử 622 vụ, với 714 bị cáo; năm
39
2010: xét xử 676 vụ, với 805 bị cáo; năm 2011: xét xử 844 vụ, với 1049 bị
cáo; năm 2012: xét xử 952 vụ, với 1489 bị cáo; năm 2013: xét xử 987 vụ, với
1568 bị cáo; [43]
Với tổng số vụ án hình sự, số bị cáo đưa ra xét xử trong 5 năm như đã
nêu trên có thể minh họa bằng biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động xét xử các vụ án hình
sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp thời gian từ 2009 - 2013
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013), Báo cáo công tác xét xử)
Từ biểu đồ trên cho thấy tổng số vụ xét xử hình sự của ngành Tòa án
tỉnh Đồng Tháp qua các năm có những sự thay đổi nhất định. Theo đó, trong
năm 2013 tổng số vụ án hình sự đưa ra xét xử thể hiện qua biểu đồ là cao nhất
và năm 2009 tổng số vụ án hình sự đưa ra xét xử là thấp nhất. Riêng năm
2013, tổng số vụ án hình sự mà ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử
lại có xu hướng dịch chuyển theo chiều hướng tăng thêm cả về số vụ và số bị
cáo tham gia. Nguyên nhân của tình trạng này có thể lí giải là do mức độ ảnh
hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của các yếu tố quan hệ
quốc tế, văn hóa, tín ngưỡng dẫn đến sự tăng giảm đó.
Trong đó, tội gây rối trật tự công cộng là 67 vụ, chiếm 1.67% tổng số
vụ án hình sự mà ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp đã xét xử trong 5 năm (2009 -
2013). Tổng số bị cáo bị xét xử về tội gây rối trật tự công cộng là 237, chiếm
4.21% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử hình sự. Cụ thể như sau:
40
Năm 2009: xét xử 11 vụ, với 38 bị cáo; năm 2010: xét xử 12 vụ, với 41
bị cáo; năm 2011: xét xử 15 vụ, với 47 bị cáo; năm 2012: xét xử 13 vụ, với 50
bị cáo; năm 2013: xét xử 16 vụ, với 61 bị cáo [43].
Để cụ thể hóa các số liệu mà ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng
pháp luật để xét xử các vụ gây rối trật tự công cộng trong 5 năm vừa qua có
thể mô phỏng thông qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình xét xử tội gây rối trật tự công cộng
của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp trong thời gian từ 2009 – 2013
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013), Báo cáo công tác xét xử)
Tương tự như biểu đồ 2.1, biểu đồ này thể hiện tổng số vụ xét xử tội
gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp qua các năm. Từ
biểu đồ cho thấy, tình hình xét xử tội gây rối trật tự công cộng trong 5 năm
(2009 - 2013) có những sự thay đổi nhất định; nếu như năm 2013 tổng số vụ
xét xử đối với tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp
là cao nhất thì năm 2009 tổng số vụ xét xử về tội gây rối trật tự công cộng mà
ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử là thấp nhất.
Như vậy những con số theo biểu đồ trên thể hiện tình hình xét xử tội gây
gối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp 5 năm vừa qua. Trong
đó việc Tòa án áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng
trong tổng số các vụ án hình sự sơ thẩm đã đưa ra xét xử chiếm 1.67%. Tổng số
41
bị cáo bị xét xử về tội gây rối trật tự công cộng chiếm 4.21% so với tổng số bị
báo đưa ra xét xử hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm (2009
- 2013). Điều này có thể minh họa thông qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xét xử các vụ án về gây rối trật tự công
cộng và vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013)
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013), Báo cáo công tác xét xử)
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số bị cáo đưa ra xét xử về tội gây rối
trật tự công cộng và số bị cáo đưa ra xét xử trong các vụ án hình sự của
ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013)
(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013), Báo cáo công tác xét xử)
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, HOT
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, HOTTrách nhiệm hình sự về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, HOT
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, HOT
 
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sựLuận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
Luận văn: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOTLuận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
Luận văn: Pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, HOT
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOTLuận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự, HOTLuận văn: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOTLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễnLỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
 
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụLuận văn: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ
 

Similar to Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT

Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều traHoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều traDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...hanhha12
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...TiLiu5
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...phamhieu56
 

Similar to Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT (20)

Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAYLuận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
Luận văn: Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội, HAY
 
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều traHoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
Hoạt động điều tra tội phạm về trật tự xã hội của cơ quan điều tra
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOTLuận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư phápLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
 
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụngNgười tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
 
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAYĐề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOTLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
 
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sựLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
 
Thực hành kiểm sát hoạt động tư pháp đối với tội phạm ma tuý, HAY
Thực hành kiểm sát hoạt động tư pháp đối với tội phạm ma tuý, HAYThực hành kiểm sát hoạt động tư pháp đối với tội phạm ma tuý, HAY
Thực hành kiểm sát hoạt động tư pháp đối với tội phạm ma tuý, HAY
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dânLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN LONG NHI PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM VÒ TéI G¢Y RèI TRËT Tù C¤NG CéNG Vµ THùC TIÔN XÐT Xö TR£N §ÞA BµN TØNH §åNG TH¸P LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN LONG NHI PH¸P LUËT H×NH Sù VIÖT NAM VÒ TéI G¢Y RèI TRËT Tù C¤NG CéNG Vµ THùC TIÔN XÐT Xö TR£N §ÞA BµN TØNH §åNG TH¸P Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. LÊ VĂN CẢM HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được côn bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Long Nhi
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...............8 1.1. Khái niệm an toàn công cộng, trật tự công cộng.............................8 1.2. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng......10 1.3. Khái niệm tội gây rối trật tự công cộng......................................... 16 1.4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với một số tội phạm gần giống trong pháp luật hình sự Việt Nam................................ 19 1.4.1. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội phá rối an ninh...........19 1.4.2. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội đua xe trái phép ......... 21 1.4.3. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội chống người thi hành công vụ .................................................................................... 22 1.4.4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác........................... 23 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP....................................................................... 26 2.1. Thực trạng các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội gây rối trật tự công cộng.................... 26
  • 5. 2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội gây rối trật tự công cộng ......... 26 2.1.2. Hình phạt..........................................................................................33 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp.............. 37 2.3. Tình hình và kết quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp....................................................... 38 2.3.1. Tình hình xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp................................................................................. 38 2.3.2. Kết quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp................................................................................. 42 2.4. Một số tồn tại, vướng mắc trong hoạt động xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp...................47 2.5. Nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc trong hoạt động xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp .... 53 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP...................................58 3.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng............ 58 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng................................................. 58 3.1.2. Ý nghĩa của việc hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng................................................. 60 3.2. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội gây rối trật tự công cộng.............................................61 3.2.1. Nhận xét chung................................................................................. 61 3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể...................................................... 64
  • 6. 3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng......................................................................................... 66 3.3.1. Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật hình sự trong tương quan với các văn bản pháp luật khác về hành vi gây rối trật tự công cộng ...................................................... 66 3.3.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đổi mới tác phong làm việc của Thẩm phán và cán bộ, công chức trong ngành Tòa án ...................... 67 3.3.3. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân...........69 3.3.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.............. 70 3.3.5. Phối hợp các cơ quan, tổ chức với các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án để phòng ngừa, ngăn chặn và xét xử nghiêm minh tội gây rối trật tự công cộng...................................................................71 3.3.6. Đẩy mạnh công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của ngành Tòa án làm cơ sở cho hoạt xét xử vụ án hình sự nói chung, vụ án gây rối trật tự công công nói riêng được thực hiện thống nhất................. 72 KẾT LUẬN................................................................................................. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................77
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tổng số vụ án hình sự, số bị cáo đã xét xử và tổng số vụ, số bị cáo đã xét xử về tội gây rối trật tự công cộng trong 5 năm (2009 - 2013) 42 Bảng 2.2: Tổng số vụ, số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự công cộng trong 5 năm (2009 - 2013) 43 Bảng 2.3: Tổng số vụ án, số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự công cộng trong tương quan với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong 5 năm (2009 - 2013) 44 Bảng 2.4: Phân tích đặc điểm nhân thân của các bị cáo đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự công cộng trong 5 năm (2009 - 2013) 45
  • 8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động xét xử các vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp thời gian từ 2009 - 2013 39 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp trong thời gian từ 2009 – 2013 40 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xét xử các vụ án về gây rối trật tự công cộng và vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013) 41 Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số bị cáo đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự công cộng và số bị cáo đưa ra xét xử trong các vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013) 41
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ Luật hình sự được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 được coi là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh [1, tr.2]. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, trong những năm qua, đời sống kinh tế xã hội có những thay đổi đáng kể, từ đó có những tác động tích cực đến đời sống nhân dân cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, chúng ta không thể không thấy những nguy cơ và thách thức to lớn đặt ra với toàn Đảng và toàn dân về trong sự phát triển nói chung đó, đặc biệt là sự gia tăng của các loại tội phạm ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và một số tỉnh, thành khác trong đó có tỉnh Đồng Tháp. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2009 đến năm 2013, ở tỉnh Đồng Tháp có tổng số vụ phạm pháp luật hình sự là 4.081, trong đó hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng là 67 vụ, chiếm 1.64% tổng số vụ án hình sự đưa ra xét xử. Bên cạnh đó, dưới góc độ thực tiễn xét xử cho thấy nếu năm 2011, tổng số vụ án về tội gây rối trật tự công cộng đưa ra xét xử
  • 10. 2 15 vụ và 47 bị cáo; năm 2012 là 13 vụ và 50 bị cáo; năm 2013 là 16 vụ và 61 bị cáo. Qua kết quả xét xử nói trên cho thấy, giữa các năm có sự khác nhau về số vụ nhưng số bị cáo ngày càng gia tăng với quy mô, mức độ ngày càng nghiêm trọng [43]. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp đã tập trung lực lượng xử lý loại tội phạm gây rối trật tự công cộng và đã đạt nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, công tác xét xử các vụ án gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp còn có những hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Do đó, vấn đề này ở Đồng Tháp cần được nghiên cứu, tổng kết một cách toàn diện, có hệ thống. Thông qua việc nghiên cứu sẽ xác định được các nguyên nhân làm hạn chế công tác xét xử đối với các tội gây rối trật tự công cộng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả xét xử đối với loại tội phạm này. Với những lý do trên, tôi chọn “Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu và điểm mới khoa học của luận văn Chương XIX Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong đó các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội gây rối trật tự công cộng đã được một số nhà khoa học - luật gia hình sự quan tâm nghiên cứu và được thể hiện ở một số sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận và giáo trình đại học, chẳng hạn như: 1. GS.TS. Đỗ Ngọc Quang, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)", do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 2. GS.TS. Võ Khánh Vinh, Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công
  • 11. 3 cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)", do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 3. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam", (Tập II), do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010. 4. TS. Phạm Văn Beo, Bài 10 - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Luật hình sự Việt Nam" (Quyển 2 - Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 5. TS. Trương Quang Vinh, Bình luận các điều 241 đến 256, Trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999" (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. 6. TS. Trần Minh Hưởng (chủ biên), TS. Đỗ Đức Hồng Hà, TS. Trịnh Tiến Việt và tập thể tác giả, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành", Nxb Lao động, Hà Nội, 2010. 7. TS. Trần Minh Hưởng, Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002. 8. TS. Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999", Tập thể tác giả, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 9. ThS. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. 10. Luật gia Nguyễn Thanh Hải, tội gây rối trật tự công cộng trong
  • 12. 4 Luật hình sự Việt Nam, do TS.Trịnh Tiến Việt (chủ biên), Nxb Công an nhân dân, 2010. 11. Vũ Thế Công, Trật tự công cộng và một số biện pháp phòng chống gây rối trật tự công cộng, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2007. 12. Nguyễn Thanh Hải, tội gây rối trật tự công cộng trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, năm 2010. 13. Phan Vũ Linh, phòng ngừa tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Luân văn Thạc sỹ luật học, 2011. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy: một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, trong đó tội gây rối trật tự công cộng chỉ là một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu của tác giả nên chưa được phân tích sâu về mặt lý luận và thực tiễn; có công trình chỉ xem xét tội gây rối trật tự công cộng với ý nghĩa là một tội phạm để bình luận các dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt hoặc chỉ xem xét dưới góc độ tội phạm học - phòng ngừa cả nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; có công trình nghiên cứu tội gây rối trật tự công cộng nhưng đã được tiến hành cách đây khá lâu, do vậy giá trị về lý luận và thực tiễn không cao. Đối với tỉnh Đồng Tháp, cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tội gây rối trật tự công cộng gắn với thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Do đó việc nghiên cứu Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ở cả góc độ luật hình sự và tội phạm học là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, phân tích thực
  • 13. 5 trạng xét xử đối với tội gây rối trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, từ đó chỉ ra các hạn chế bất cập còn tồn tại và đề xuất những phương hướng, các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong việc áp dụng pháp luật để xét xử các vụ án về gây rối trật tự công cộng, góp phần tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về tội gây rối trật tự công cộng. - Khảo sát, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự công cộng trong những năm gần đây và công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đối với loại tội phạm này, tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử tội gây rối trật tự công cộng của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Một số vấn đề chung về tội gây rối trật tự công cộng theo pháp luật hình sự Việt Nam. - Thực tiễn xét xử tội gây rối trật tự công cộng tại tỉnh Đồng Tháp. - Những giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng ở tỉnh Đồng Tháp. 4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng Nhà nước và
  • 14. 6 pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh chống tội phạm nói chung; thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như lịch sử pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự; những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học pháp lý chuyên ngành. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin về trật tự công cộng và hành vi gây rối trật tự công cộng; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác bảo vệ trật tự xã hội. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn nghiên cứu của luận văn 5.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về tội gây rối trật tự công cộng trong Luật hình sự Việt Nam, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác hay có sự nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử ở tỉnh Đồng Tháp (2009-2013). Qua đó, chỉ ra những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành và các sai sót trong quá trình áp dụng để tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự trong việc xét xử tội gây rối trật tự công cộng ở khía cạnh lập pháp và thực tiễn. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận, có thể sử dụng để nghiên cứu, học tập. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp
  • 15. 7 những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về tội gây rối trật tự công cộng theo pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực trạng các quy định có liên quan của Bộ luật Hình sự năm 1999 và thực tiễn xét xử tội gây rối trật tự công cộng tại tỉnh Đồng Tháp. Chương 3: Một số phương pháp trong quá trình hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng ở tỉnh Đồng Tháp.
  • 16. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm an toàn công cộng, trật tự công cộng Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã viết: Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội... [18, tr.7]. Muốn thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, trước tiên phải xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, bảo đảm Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, "pháp chế như là tính thiêng liêng của pháp luật, tính bền vững của các quy phạm pháp lý... Pháp chế có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật, với bình đẳng và với sự tuân thủ luật pháp, không một ai, không một người nào có bất kỳ một đặc quyền nào trước pháp luật... [58, tr.100-102]. Đồng thời, phải tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, trật tự công cộng, an toàn xã hội đều bị xử lý nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội [58, tr.10]. Luật hình sự với tư cách là một ngành luật duy nhất trong hệ thống
  • 17. 9 pháp luật của Nhà nước quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là các tội phạm và danh mục hình phạt và các biện pháp pháp lý hình sự cần áp dụng đối với những người đã thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội đó. Luật hình sự đã xác định các khách thể cần được xác lập và bảo vệ trong Điều 1 Bộ luật hình sự. Do đó, với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ, đòi hỏi phải làm rõ hai phạm trù "an toàn công cộng" và "trật tự công cộng" [44, tr.11-12]. Theo từ điển Tiếng Việt thì ‚‘‘an toàn" được hiểu: "Yên ổn hoàn toàn không nguy hiểm" [50, tr.26], còn "công cộng" được hiểu là "chung cho hoặc thuộc về mọi người" [50, tr.345]. Do vậy, "an toàn công cộng" có thể hiểu là trạng thái ổn định, hoàn toàn không có nguy hiểm đối với mọi người xung quanh hoặc an toàn xã hội đối với mọi người. Theo Từ điển Luật học thì trật tự công cộng là: Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Những nơi phục vụ lợi ích công cộng như đường phố, quảng trường, công viên, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu bóng, bãi biển, khu nghỉ mát... được tổ chức sắp xếp ngăn nắp, các quy ước chung được mọi người tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh. Quy tắc bắt buộc phải tuân theo để bảo vệ lợi ích chung của xã hội, thể hiện toàn bộ yêu cầu cơ bản của xã hội về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... [49, tr.809]. Như vậy, xét riêng trong lĩnh vực chung của xã hội, an toàn công cộng, trật tự công cộng được coi là điều kiện bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội tồn tại, phát triển và sử dụng tốt năng lực, cống hiến của mình để xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, giàu đẹp, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Cho nên, dưới bất kỳ hình thức nào, bằng cách này hay cách khác, việc giữ gìn và bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng không
  • 18. 10 những là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, mà đến lượt mình, Nhà nước lại đòi hỏi tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân phải tuân thủ một cách nghiêm túc pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội xã hội chủ nghĩa. Cho nên, dưới góc độ pháp lý, tất cả các hành vi xâm phạm "an toàn công cộng, trật tự công cộng" đều gây nên những thiệt hại nhất định cho cuộc sống bình thường của công dân cần thiết phải bị xử lý, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự [44, tr.13]. 1.2. Khái niệm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng không chỉ bằng việc ban hành hàng loạt các văn bản có liên quan đến lĩnh vực này, mà còn có những biện pháp thiết thực để đưa các văn bản đó vào thực tiễn cuộc sống. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã nhấn mạnh: "Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng" (Điều 78) và "Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc của sinh hoạt công cộng" (Điều 79). Nói một cách khác, tôn trọng và bảo vệ, An toàn công cộng, trật tự công cộng là một trong những thước đo, tiêu chí để đánh giá sự ổn định của xã hội, đánh giá sức mạnh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, khả năng quản lý của các cơ quan, tổ chức, đồng thời nó cũng đánh giá được ý thức pháp luật, văn minh pháp lý của công dân [22, tr.439]. Nhằm từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội về trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo lập cơ chế phối hợp đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham
  • 19. 11 gia phòng, chống tội phạm; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, làm giảm một số loại tội phạm nghiêm trọng; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 31/7/1998, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm từ nay đến năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 37/2004/Ct-TTg "Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010" ngày 08/11/2004, trong đó nhấn mạnh: Một là, về mục tiêu, yêu cầu: 1. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, tạo ra môi trường xã hội ổn định phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giữ vững kỷ cương pháp luật, sự nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa... [13]. Hai là, về chủ trương, biện pháp: ... 3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm để mọi người dân nhận thức đầy đủ và tự giác thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm... 6. Tiếp tục thực hiện bốn đề án của Chương trình là: Phát
  • 20. 12 động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tội phạm, tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự; Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế; Đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em; tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên [13]. Nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ bổ sung một số đề án, dự án, chương trình hành động nhằm tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc mới nổi lên về an ninh trật tự và nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tội phạm học và khoa học phòng, chống tội phạm. Nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình, nghiên cứu dự báo tình hình tội phạm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế... [13]. Theo quy định của Bộ Luật hình sự hiện hành, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh; trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [37, tr.6]. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã nhấn mạnh: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng” [34, tr.26]. An toàn công cộng, trật tự công cộng được coi là điều kiện bảo đảm cho mọi
  • 21. 13 công dân có cơ hội tồn tại, phát triển và sử dụng tốt năng lực, cống hiến của mình để xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, giàu đẹp, có cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Các hành vi xâm phạm "an toàn công cộng, trật tự công cộng" đều gây nên những thiệt hại nhất định cho cuộc sống bình thường của công dân và cần thiết phải bị xử lý, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức xử lý khác nhau từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự. Để bảo vệ "an toàn công cộng, trật tự công cộng" với tư cách là khách thể quan trọng được luật hình sự xác lập và bảo vệ, ngay từ Bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta năm 1985, nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được xếp chung tại Chương VIII: "Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính" với ba nhóm quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ - an toàn công cộng, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính. Quá trình áp dụng pháp luật cho thấy, các tội phạm được quy định ở chương này có các khách thể loại khác nhau. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng xâm phạm vào những quy định, quy tắc bảo đảm an toàn, trật tự trong cuộc sống của mọi công dân. Còn các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính xâm phạm vào hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Mặt khác, nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng chiếm số lượng lớn nhất so với các loại tội phạm ở các chương khác Bộ luật hình sự, do đó, cần phải tách riêng nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng với nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định Chương XIX - "Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" để làm cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự những người có hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, qua đó gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm đến các hoạt động bình thường, ổn định của xã hội và nơi công cộng [44, tr.16-17].
  • 22. 14 Tuy nhiên dưới góc độ khoa học, về khái niệm "các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" có nhiều quan điểm khác nhau. Có tác giả quan niệm: Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Chương XIX của Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nhân dân, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và của cá nhân [51, tr.401]. Quan điểm này nêu tương đối đầy đủ nội dung, nhưng trong dấu hiệu chủ thể của nhóm tội phạm này còn chưa nêu dấu hiệu "đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự", vì đây là một dấu hiệu hoàn toàn khác với dấu hiệu "có năng lực trách nhiệm hình sự". Cũng có tác giả quan niệm: Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, xâm phạm vào những quy định của nhà nước về an toàn, trật tự công cộng trong các lĩnh vực giao thông vận tải, phòng cháy chữa cháy, tin học, lao động sản xuất, quản lý vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, và trong những lĩnh vực khác của trật tự xã hội gây nên những thiệt hại về tính mạng, tổn hại đến sức khỏe, tài sản của Nhà nước và của công dân [29, tr.494]. Quan điểm này có nhân tố hợp lý là đã phân loại đầy đủ và chi tiết từng nhóm tội xâm phạm đến các lĩnh vực khác nhau liên quan đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, tuy nhiên lại chưa thấy nêu dấu hiệu chủ thể của nhóm tội phạm này trong khái niệm đã nêu.
  • 23. 15 Tác giả khác lại cho rằng: Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, xâm phạm đến hoạt động bình thường ở những nơi công cộng [22, tr.439]. Quan điểm này nêu tương đối đầy đủ nội dung, trong đó nhấn mạnh thêm việc các hành vi xâm phạm đến cả "hoạt động bình thường ở những nơi công cộng, nhưng trong dấu hiệu chủ thể của nhóm tội phạm này còn chưa nêu dấu hiệu "đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự" như quan điểm đã nêu trên, vì đây là một dấu hiệu hoàn toàn khác với dấu hiệu "có năng lực trách nhiệm hình sự". Mặc dù, về khái niệm "các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng" trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm khác nhau, song tựu trung lại tổng hợp các quan điểm đó vẫn thống nhất trong việc nêu ra bản chất pháp lý của nhóm tội phạm này. Dưới góc độ khoa học luật hình sự, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng bao gồm các quy phạm pháp luật hình sự, quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, đồng thời còn xâm phạm đến hoạt động bình thường, ổn định xã hội ở những nơi công cộng.
  • 24. 16 Từ khái niệm trên, có thể đưa ra một số đặc trưng cơ bản của nhóm tội này như sau: Một là, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân, đồng thời còn xâm phạm đến hoạt động bình thường, ổn định xã hội ở những nơi công cộng. Hai là, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. Ba là, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, không có mục đích chống chính quyền nhân dân. 1.3. Khái niệm tội gây rối trật tự công cộng Để làm sáng tỏ khái niệm tội gây rối trật tự công cộng, trước hết chúng ta cần làm sáng tỏ khái niệm tội phạm như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [37, Điều 8].
  • 25. 17 Tội gây rối trật tự công cộng là một loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do vậy để đưa ra khái niệm tội gây rối trật tự công cộng, cần được nhìn nhận dưới góc độ khái niệm chung của tội phạm. Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề này trong khoa học luật hình sự Việt Nam còn nhiều quan điểm khác nhau. Có tác giả cho rằng: Gây rối trật tự công cộng là nhóm các hành vi xâm phạm trật tự công cộng được Nhà nước bảo vệ bằng quy định điều luật trong pháp luật hình sự và đáng bị trừng phạt theo những quy định của điều luật này [9, tr.25] hoặc có tác giả khác lại định nghĩa, xâm phạm trật tự công cộng là những hành vi làm phá vỡ sự ổn định của trật tự công cộng, vi phạm pháp luật, văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán đảm bảo trật tự công cộng làm cản trở hoạt động bình thường, tuần tự của mọi người tại không gian công cộng [9, tr.25]. Quan điểm này có ưu điểm là đã nêu bật được khách thể của tội phạm xâm phạm đến, nhưng vẫn chưa nêu cụ thể hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này. Quan điểm khác cho rằng: "Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm náo loạn trật tự nơi công cộng" [2, tr.13]. Quan điểm này mới chỉ nêu định nghĩa hành vi gây rối trật tự công cộng chứ chưa làm rõ khái niệm tội gây rối trật tự công cộng, hơn nữa, hành vi phạm tội khác tội phạm, vì khái niệm tội phạm đòi hỏi phải đầy đủ như khái niệm trong Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung 2009. Ngoài ra, có quan điểm dựa trên căn cứ là các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 245) để định nghĩa: "Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa
  • 26. 18 án tích mà còn vi phạm" [37, tr.7]. Quan điểm này có điểm hợp lý là phù hợp với các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, nhưng trong khái niệm cũng vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Tóm lại, khái niệm tội gây rối trật tự công cộng cần thể hiện được đầy đủ các bình diện tương ứng với những đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm đã nêu trên. Do đó, khái niệm tội phạm này được định nghĩa như sau: Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại cho trật tự an toàn công cộng do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Từ khái niệm nêu trên, có thể đưa ra các đặc trưng cơ bản của tội gây rối trật tự công cộng như sau: Một là, tội gây rối trật tự công cộng nằm trong nhóm tội xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc đi lại, làm việc, sinh hoạt, vui chơi, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, nếp sống văn minh, quy tắc sống xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mọi người ở nơi công cộng, làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. Trong nhiều trường hợp hành vi gây rối trật tự công cộng còn đe dọa đến tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân; đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Do đó, để có an toàn, trật tự công cộng - một trạng thái xã hội lành mạnh, ổn định, có tổ chức, có kỷ luật đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và mỗi thành viên trong xã hội phải có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và bảo vệ các quy tắc của trật tự sinh hoạt chung trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đi ngược lại điều này là xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  • 27. 19 Hai là, tội gây rối trật tự công cộng là hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại cho trật tự an toàn công cộng, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Ba là, tội gây rối trật tự công cộng do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi với hình thức cố ý trực tiếp. Người thực hiện tội gây rối trật tự công cộng không có mục đích chống chính quyền nhân dân. 1.4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với một số tội phạm gần giống trong pháp luật hình sự Việt Nam Qua thực tế xét xử đối với các nhóm tội nêu trên, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, còn sự nhầm lẫn giữa tội gây rối trật tự công cộng với một số tội như là tội phá rối an ninh, tội đua xe trái phép, tội chống người thi hành công vụ... Vì vậy, khoa học luật hình sự cần xây dựng các tiêu chí cơ bản phân biệt hai tội phạm này nhằm chấm dứt tình trạng trên. 1.4.1. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội phá rối an ninh Tội phá rối an ninh được hiểu là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc là những hành vi đồng phạm khác phá rối an ninh do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý [37, Điều 89]. Khách thể của tội phạm này là an ninh đối nội, trật tự an toàn xã hội, còn có thể là sức khỏe, tự do thân thể của con người, hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Lỗi của tội này được thực hiện do cố ý, người phạm tội có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc để phân biệt tội phá rối an ninh với tội gây rối trật tự công cộng.
  • 28. 20 Như vậy, tội phá rối an ninh so sánh với tội gây rối trật tự công cộng cho có những điểm tương đồng như: khách thể chung của các tội này đều xâm phạm các quy định của Nhà nước về trật tự xã hội, an toàn xã hội, hoạt động bình thường, ổn định của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Hành vi khách quan đều là những hành vi gây rối, chống đối, cản trở. Ngoài ra, chủ thể của các tội phạm này là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện và đều thực hiện lỗi cố ý trực tiếp. Tuy nhiên giữa hai tội này có một số điểm khác nhau như sau:  Đối với tội gây rối trật tự công cộng: - Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. - Mục đích phạm tội: Người phạm tội không có mục đích chống chính quyền nhân dân, có thể là thỏa mãn mục đích cá nhân. - Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố; công viên; v.v...  Đối với tội phá rối an ninh: - Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm an ninh chính trị, hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, xã hội với mục đích phá rối trật tự an ninh, thể hiện bất mãn, hống hách, muốn chọc tức lãnh đạo và những người xung quanh mà gây rối, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. - Mục đích phạm tội: Người phạm tội có mục đích chống chính quyền nhân dân. - Địa điểm phạm tội: Tập trung tại trụ sở các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; v.v...
  • 29. 21 1.4.2. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội đua xe trái phép Tội đua xe trái phép được quy định Điều 207 Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, theo đó, tội đua xe trái phép là hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện. Tội đua xe trái phép và tội gây rối trật tự công cộng đều xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Hai tội này trong Bộ luật hình sự, ngoài điểm tương đồng còn có điểm khác biệt cơ bản là:  Tội gây rối trật tự công cộng - Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. - Hành vi khách quan: Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự công cộng. - Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố; công viên; v.v...
  • 30. 22  Tội đua xe trái phép: - Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến an toàn công cộng, đồng thời tội này còn đe dọa an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng. - Hành vi khách quan: Hành vi đua trái phép ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công cộng. - Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây thiệt hại cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng nhưng chủ yếu trên các tuyến đường giao thông, tuyến phố lớn, đường quốc lộ, tỉnh lộ nhân những ngày lễ lớn hoặc khi có các sự kiện văn hóa, thể thao; v.v... 1.4.3. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội chống người thi hành công vụ Theo Điều 257 Bộ luật hình sự năm 1999, tội chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc người đó phải thực hiện hành vi trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý. Tội chống người thi hành công vụ và tội gây rối trật tự công có một số điểm khác nhau cơ bản sau đây:  Đối với tội gây rối trật tự công cộng: - Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến trật tự chung, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng.
  • 31. 23 - Về hành vi khách quan: Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự an toàn công cộng. - Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố, công viên; v.v...  Đối với tội chống người thi hành công vụ: - Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm hoạt động công vụ của người thi hành công vụ, qua đó xâm phạm sự hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong việc thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước. - Về hành vi khách quan: Hành vi dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực cản trở, chống lại người thi hành công vụ; hành vi dùng thủ đoạn khác cản trở, chống lại người thi hành công vụ hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. - Về điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Không cần có hậu quả, nếu người phạm tội gây ra hậu quả thương tật thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích... trong trường hợp để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm k khoản 1 Điều 104); nếu gây thiệt hại về tính mạng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trường hợp để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. - Địa điểm phạm tội: Bất kỳ đâu. 1.4.4. Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
  • 32. 24 được hiểu là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp do Bộ luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý (Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999). Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác so sánh với tội gây rối trật tự công cộng cho có những điểm tương đồng như: Đều xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người. Hành vi khách quan của tội phạm này được thể hiện bằng hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp do Bộ luật hình sự quy định. Giữa hai tội phạm này có một số điểm khác nhau như sau:  Đối với tội gây rối trật tự công cộng: - Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, có trường hợp còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. - Hành vi khách quan: Hành vi hò hét, làm náo động, phá phách, hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối loạn các hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho trật tự an toàn công cộng. - Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Địa điểm phạm tội: Nơi công cộng, đông người như nhà ga, bến xe, rạp hát, đường phố; công viên; v.v...
  • 33. 25  Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - Về khách thể trực tiếp: Xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người; - Hành vi khách quan: Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở trên. - Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Gây thương tích với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, hoặc dưới 11% phải thuộc một trong các trường hợp: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, người già yếu, phụ nữ đang có thai, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; f) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; g) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; h) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; - Địa điểm phạm tội: Bất kỳ đâu Như vậy, mặc dù tội gây rối trật tự công cộng nhìn ở góc độ này hay góc độ khác có những điểm tương đồng so với tội phá rối an ninh, tội đua xe trái phép, tội chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác... nhưng giữa chúng có các sự khác biệt cơ bản thông qua hành vi phạm tội, lỗi, hậu quả, địa điểm phạm tội... Việc phân biệt này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn khi xét xử đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, đảm bảo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, góp phần nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • 34. 26 Chương 2 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. Thực trạng các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội gây rối trật tự công cộng 2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội gây rối trật tự công cộng Việc làm rõ khái niệm và phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội gây rối trật tự công cộng qua các yếu tố cấu thành tội phạm - khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, cụ thể như sau: * Khách thể của tội phạm Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm trực tiếp đến những quy tắc, luật lệ, điều lệ, nội quy... về trật tự công cộng, vi phạm nếp sống văn minh, quy tắc cuộc sống, gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Ngoài ra, tội gây rối trật tự công cộng còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động của những người trong cơ quan Nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng. * Mặt khách quan của tội phạm Tội gây rối trật tự công cộng thể hiện bằng hành vi gây rối trật tự công cộng được mô tả trong điều luật là hành vi của một người có lời nói, cử chỉ tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng với thái độ tỏ ra coi thường trật tự xã hội chung, gây mất trật tự hoặc là những hành vi càn quấy, hành hung người khác nhưng chưa gây thương tích, gây lộn xộn, náo loạn ở nơi công cộng như: rạp hát, vườn hoa, nhà ga, bến tàu, công viên, quảng trường; v.v...
  • 35. 27 Nơi công cộng là những chỗ tập trung đông người như rạp hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, trụ sở cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên các phương tiện giao thông, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác có những quy tắc thành văn hoặc bất thành văn mà buộc mọi người có mặt phải có văn hóa ứng xử và chấp hành, tôn trọng người khác. Trong mặt khách quan của tội gây rối trật tự công cộng cần chú ý các trường hợp sau: - Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự công cộng, xâm phạm các quy định của Nhà nước về trật tự xã hội, an toàn xã hội, hoạt động bình thường, ổn định của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng có mục đích chống chính quyền nhân dân, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phá rối an ninh (Điều 89 Bộ luật hình sự); - Trường hợp một người ngoài có hành vi gây rối trật tự đã cấu thành tội phạm còn có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì người phạm tội còn có thể bị xử lý thêm về các tội giết người (Điều 93), tội cố ý gây thương tích... (Điều 104) hoặc tội hủy hoại tài sản... (Điều 143 Bộ luật hình sự); - Trường hợp một người có hành vi gây rối trật tự công cộng nhằm chống người thi hành công vụ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ (Điều 257 Bộ luật hình sự); - Trường hợp một người có hành vi đua xe trái phép gây náo loạn đường phố, gây dư luận xã hội xấu, trật tự công cộng bị xâm phạm nghiêm trọng đủ để cấu thành tội gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đủ dấu hiệu pháp lý cấu thành tội đua xe trái phép thì hành vi đó phải bị xử lý về tội gây
  • 36. 28 rối trật tự công cộng. Trường hợp hành vi đua xe trái phép thỏa mãn dấu hiệu của cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, đồng thời còn thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội đua xe trái phép thì chỉ bị xử lý về tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự). Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội gây rối trật tự công cộng đòi hỏi hành vi gây rối trật tự công cộng phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tuy nhiên, như thế nào là "gây hậu quả nghiêm trọng" mặc dù vậy, đến năm 2003 mới được hướng dẫn cụ thể. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự", trong đó tại mục 5, có hướng dẫn: ... 5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự: a) Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; b) Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; c) Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; d) Chết người; đ) Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên; e) Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
  • 37. 29 g) Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên; h) Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên. Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không [19]. Trong khi đó, đã bị xử phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng này, thì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình trong đó quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là hành vi vi phạm các quy định quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
  • 38. 30 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, tại Chương 2, mục 1- Hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, các hành vi gây rối trật tự công cộng bao gồm: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác; c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau; b) Báo thông tin giả đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng; d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác; đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác; g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển
  • 39. 31 từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả "đèn trời"; h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau; d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án; đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế; e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác; g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức; i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm; k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người
  • 40. 32 nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân; m) Tàng trữ, vận chuyển "đèn trời". 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời". 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g, Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này. 6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [12]. Những hành vi vi phạm hành chính (trong đó có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng) là cơ sở pháp lý để xử lý hành chính và là dấu hiệu định tội để xử lý hình sự trong trường hợp một người tái phạm về hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Nếu đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có nghĩa là người phạm tội đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn có hành vi gây rối trật tự công cộng. * Chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình
  • 41. 33 sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội phạm nói chung và chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng nói riêng là con người cụ thể, đang sống - thể nhân. Bộ luật hình sự hiện hành quy định, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [37]. Đối với tội gây rối trật tự công công thì chủ thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự, do hình phạt cao nhất của tội gây rối trật tự công cộng là đến 7 năm cho nên thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, do vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. * Mặt chủ quan của tội phạm Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành thì tội gây rối trật tự công cộng được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, theo đó người phạm tội này nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn thực hiện hành vi đó. Điểm chú ý đối với mặt chủ quan của tội gây rối trật tự công cộng thì động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này. Nếu mục đích, động cơ phạm tội không phải là gây rối trật tự công cộng thì có thể phạm một tội khác tùy vào từng trường hợp cụ thể: "Người có hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và chưa bị cũng xử phạt hành chính về hành vi này hoặc chưa bị kết án về tội này, hoặc tuy đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích thì chưa cấu thành tội” [37 Điều 245]. 2.1.2. Hình phạt Tại Điều 245 Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định có hai khung hình phạt gồm:
  • 42. 34 * Khung 1: Quy định phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Đối với khung hình phạt này thì thông thường áp dụng đối với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng hay có tình tiết giảm nhẹ; * Khung 2: Quy định phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết sau khi có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau đây: - Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách: + Có dùng vũ khí khi thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là trường hợp người phạm tội sử dụng các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn và các loại vũ khí thô sơ theo Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (được ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ). + Có hành vi phá phách thể hiện ở chỗ đập phá bàn ghế, đồ vật, cửa hiệu, nhà hàng [26]. Tuy nhiên, về hành vi này theo chúng tôi cần định nghĩa rộng hơn đó là "trường hợp trong khi thực hiện hành vi gây rối, người phạm tội đã có hành vi đập phá tài sản nhưng thiệt hại về tài sản chưa đến mức cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác" [47, tr.268] mới đầy đủ và chính xác. - Có tổ chức: Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, trong đó thể hiện rõ vai trò của người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức
  • 43. 35 là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm (Điều 20 Bộ luật hình sự). - Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng: + Gây cản trở giao thông nghiêm trọng là trường hợp gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu) - điểm 5.2 của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự" của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. + Gây đình trệ hoạt động công cộng là trường hợp: Do hành vi gây rối mà hoạt động công cộng bị đình trệ như: phải tạm dừng buổi chiếu phim; phải tạm dừng trận thi đấu bóng đá, bóng chuyền hoặc các môn thể thao khác; phải tạm dừng cuộc họp Hội đồng nhân dân; v.v... không phân biệt thời gian đình trệ dài hay ngắn [30, tr.269]. - Xúi giục người khác gây rối: là hành vi lôi kéo, kích động, dụ dỗ người khác gây rối biểu hiện ở việc người phạm tội vận động, thuyết phục người khác gây rối cùng với mình. Tuy nhiên, cần lưu ý: + Người phạm tội bị áp dụng tình tiết này khi có hành vi xúi giục người khác gây rối nhưng không phải là trường hợp phạm tội có tổ chức với vai trò là người xúi giục trong vụ án có đồng phạm; + Nếu việc xúi giục của người phạm tội không liên quan trực tiếp và chi phối hành vi gây rối thì không phải là hành vi xúi giục người khác gây rối. - Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng: là việc người
  • 44. 36 phạm tội đã chống người đã có ngăn chặn hành vi gây rối khi mình đang gây rối trật tự công cộng, như: đánh lại người đã can ngăn, khuyên bảo, giải thích, góp ý... hoặc vì họ đã có hành động nào đó không cho người phạm tội gây rối để bảo vệ trật tự công cộng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: + Người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng có thể là bất kỳ người nào; + Nếu người can thiệp là người đang thi hành công vụ mà người phạm tội có hành vi chống lại người đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ (Điều 257 Bộ luật hình sự). Người thi hành công vụ, theo Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, trong đó đã đưa ra khái niệm: "người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác, bảo vệ...) theo kế hoạch của Nhà nước, của xã hội". + Nếu người can thiệp là người đang thi hành công vụ mà người phạm tội có hành vi chống lại và gây thương tích hoặc chết người người đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích... (Điều 104) hoặc tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự). - Tái phạm nguy hiểm: Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: + Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
  • 45. 37 + Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý (Điều 49 Bộ luật hình sự). Do đó, đối với người phạm tội gây rối trật tự công cộng, thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm chỉ có thể là người đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội gây rối trật tự công cộng, vì căn cứ vào các khoản 1-2 điều luật này, thì không có trường hợp nào là thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh, thành của khu vực Tây nam bộ và nằm ở hạ lưu sông MêKong, phía Đông bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây bắc giáp tỉnh PrêyVeng (Vương Quốc Campuchia), phía Tây nam giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ, phía Đông nam giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp Campuchia với chiều dài khoảng 50km, có 04 cửa khẩu chính: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Căn và Thường Phước; có 12 đơn vị hành chính cấp huyện: 02 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện; có nhiều tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ N1, N2, 30, 54, 80 và có nhiều tuyến sông, ngòi chảy qua. Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374,07km2 , chiếm 8,17% diện tích vùng đồng bằng Sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 165km [57]. Nhìn chung, địa hình tỉnh Đồng Tháp bằng phẳng, phù hợp cho việc triển khai các công trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông. Tuy nhiên, do địa bàn có nhiều kênh, rạch phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu; nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao, đặc biệt đối với các công trình cao tầng. Thời gian qua do chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công khu vực Châu âu kéo dài, trong nước hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục bị áp lực lãi suất vay cao, mức tiêu thụ sản phẩm đạt thấp. Tuy nhiên kinh tế tỉnh Đồng Tháp vẫn ổn định, đời sống dân cư, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
  • 46. 38 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm gần đây (từ 2009 - 2013) được triển khai thực hiện trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và cả nước, nhưng vẫn duy trì và phát triển. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 463 triệu USD/năm, bằng 71,3% kế hoạch và tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 467,4 triệu USD bằng 66,7% kế hoạch. Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước đạt 1.629 tỷ đồng/năm. Sản lượng lúa 2 vụ đông xuân và hè thu đạt 2,6 triệu tấn/năm, thủy sản ước đạt 334.300 tấn/năm. Về thương mại, dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 30.468 tỷ đồng/năm, bằng 70,3% kế hoạch. Công tác xã hội hóa đầu tư được đẩy mạnh, tập trung vào các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, cầu đường nông thôn, trường học, y tế... góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới [57]. Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật độ dân số đạt 495 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.376.000 người. Dân số nam đạt 833.700 người trong khi đó nữ đạt 839.500 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,0% [57]. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh có 1.663.718 người, dân tộc Hoa có 1855 người, dân tộc Khmer có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường, Tày... 2.3. Tình hình và kết quả xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp 2.3.1. Tình hình xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm (2009 - 2013) thì Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh đã xét xử 4.081 vụ, với 5.625 bị cáo, cụ thể qua các năm như sau: năm 2009: xét xử 622 vụ, với 714 bị cáo; năm
  • 47. 39 2010: xét xử 676 vụ, với 805 bị cáo; năm 2011: xét xử 844 vụ, với 1049 bị cáo; năm 2012: xét xử 952 vụ, với 1489 bị cáo; năm 2013: xét xử 987 vụ, với 1568 bị cáo; [43] Với tổng số vụ án hình sự, số bị cáo đưa ra xét xử trong 5 năm như đã nêu trên có thể minh họa bằng biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tình hình hoạt động xét xử các vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp thời gian từ 2009 - 2013 (Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013), Báo cáo công tác xét xử) Từ biểu đồ trên cho thấy tổng số vụ xét xử hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp qua các năm có những sự thay đổi nhất định. Theo đó, trong năm 2013 tổng số vụ án hình sự đưa ra xét xử thể hiện qua biểu đồ là cao nhất và năm 2009 tổng số vụ án hình sự đưa ra xét xử là thấp nhất. Riêng năm 2013, tổng số vụ án hình sự mà ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử lại có xu hướng dịch chuyển theo chiều hướng tăng thêm cả về số vụ và số bị cáo tham gia. Nguyên nhân của tình trạng này có thể lí giải là do mức độ ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của các yếu tố quan hệ quốc tế, văn hóa, tín ngưỡng dẫn đến sự tăng giảm đó. Trong đó, tội gây rối trật tự công cộng là 67 vụ, chiếm 1.67% tổng số vụ án hình sự mà ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp đã xét xử trong 5 năm (2009 - 2013). Tổng số bị cáo bị xét xử về tội gây rối trật tự công cộng là 237, chiếm 4.21% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử hình sự. Cụ thể như sau:
  • 48. 40 Năm 2009: xét xử 11 vụ, với 38 bị cáo; năm 2010: xét xử 12 vụ, với 41 bị cáo; năm 2011: xét xử 15 vụ, với 47 bị cáo; năm 2012: xét xử 13 vụ, với 50 bị cáo; năm 2013: xét xử 16 vụ, với 61 bị cáo [43]. Để cụ thể hóa các số liệu mà ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng pháp luật để xét xử các vụ gây rối trật tự công cộng trong 5 năm vừa qua có thể mô phỏng thông qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tình hình xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp trong thời gian từ 2009 – 2013 (Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013), Báo cáo công tác xét xử) Tương tự như biểu đồ 2.1, biểu đồ này thể hiện tổng số vụ xét xử tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp qua các năm. Từ biểu đồ cho thấy, tình hình xét xử tội gây rối trật tự công cộng trong 5 năm (2009 - 2013) có những sự thay đổi nhất định; nếu như năm 2013 tổng số vụ xét xử đối với tội gây rối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp là cao nhất thì năm 2009 tổng số vụ xét xử về tội gây rối trật tự công cộng mà ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử là thấp nhất. Như vậy những con số theo biểu đồ trên thể hiện tình hình xét xử tội gây gối trật tự công cộng của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp 5 năm vừa qua. Trong đó việc Tòa án áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng trong tổng số các vụ án hình sự sơ thẩm đã đưa ra xét xử chiếm 1.67%. Tổng số
  • 49. 41 bị cáo bị xét xử về tội gây rối trật tự công cộng chiếm 4.21% so với tổng số bị báo đưa ra xét xử hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp trong 5 năm (2009 - 2013). Điều này có thể minh họa thông qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xét xử các vụ án về gây rối trật tự công cộng và vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013) (Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013), Báo cáo công tác xét xử) Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số bị cáo đưa ra xét xử về tội gây rối trật tự công cộng và số bị cáo đưa ra xét xử trong các vụ án hình sự của ngành Tòa án tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013) (Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2009 - 2013), Báo cáo công tác xét xử)