SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………../…………….
BỘ NỘI VỤ
…………/………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VĂN HỒNG
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ
SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ – TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ:
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐẮK LẮK - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………../…………….
BỘ NỘI VỤ
…………/………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN VĂN HỒNG
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ
SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ – TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ:
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 6038.0102
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ THỊ HƯƠNG
ĐẮK LẮK - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Đề tài Luận văn
được nghiên cứu một cách độc lập dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Thị
Hương.
Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Hồng
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn như
ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo
đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức và phương pháp luận về luật
hiến pháp và luật hành chính trong suốt thời gian học cao học tại Học viện
Hành chính Quốc gia, Phân viện khu vực Tây Nguyên.
Học viên trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Thị Hương đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn thành
Luận văn.
Xin cảm ơn Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông, Tòa án nhân dân huyện
Đắk R’lấp cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp tài
liệu và đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành Luận văn.
Cảm ơn gia đình là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Mặc dù có cố gắng, nỗ lực nhưng vì còn hạn chế trong công tác nghiên
cứu và còn yếu về lý luận nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, học viên
mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quí thầy cô, các anh
chị và các bạn bè, đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Học viên
Nguyễn Văn Hồng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON
NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ .. 7
1.1. Quan niệm về quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự .................................................................................................... 7
1.2. Nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự .................................................................................................................20
1.3. Các điều kiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự ............................................................................................................37
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG
HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG.......................................................................43
2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân
dân ở tỉnh Đắk Nông............................................................................... 43
2.2. Tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ năm 2012 – 2016 trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông .................................................................................. 48
2.3. Đánh giá chung ................................................................................... 54
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM
QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ
ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK NÔNG..................................... 68
3.1. Quan điểm tăng cường bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự .................................................................................... 68
3.2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự .................................................................................... 73
KẾT LUẬN.................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 95
MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Xã hội chủ nghĩa XHCN
2. Cơ quan tiến hành tố tụng CQTHTT
3. Tố tụng hình sự TTHS
4. Tòa án nhân dân TAND
5. Viện kiểm sát nhân dân VKSND
6. Hội thẩm nhân dân HTND
7. Kiểm sát viên KSV
8. Hội đồng xét xử HĐXX
9. Trách nhiệm hình sự TNHS
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng số vụ án hình sự được xét xử .............................. 48
Bảng 2.2. Bảng số bị cáo được xét xử .......................................... 49
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là giá trị mang tính phổ biến chung của nhân loại, là
kết quả của quá trình đấu tranh, phát triển lâu dài của tất cả các dân tộc, nhân
dân trên toàn thế giới. Được thúc đẩy từ năm 1945 kể từ khi thành lập Liên
Hợp Quốc, quyền con người thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận và có
sự tác động mạnh mẽ tới các quan hệ chính trị, pháp lý, xã hội ở tất cả các cấp
độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nó không chỉ là nhận thức, là quan điểm mà
hữu hình bằng các quy phạm pháp lý được các quốc gia thừa nhận chung,
phản ánh quy luật và hướng tất yếu của xã hội loài người cũng như sự hình
thành các cơ chế bảo đảm để quyền con người được thực thi trên thực tế.
Tại Việt Nam, bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung
và mục tiêu của xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng và Nhà
nước ta đã nêu trong các Nghị quyết, Văn kiện và được thể chế hóa tại Điều 14
Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
Trên tinh thần đó, hệ thống pháp luật nước ta đã qui định việc bảo đảm quyền
con người trong tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng
làm cơ sở cho hoạt động của tòa án và các CQTHTT khác khi tiến hành tố
tụng. Bên cạnh các hoạt động lập pháp, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách,
biện pháp và hoạt động thực tế bảo đảm thực hiện quyền con người. Các cơ
quan bảo vệ pháp luật không ngừng được củng cố, phát triển, xã hội ngày
càng công bằng, văn minh, tạo cho mọi người có môi trường tự do, bình đẳng
để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, đồng thời bảo vệ con người khỏi các
2
hành vi xâm hại. Song, quyền con người luôn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp
nên bảo đảm thực hiện nó không phải chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền con
người mà còn phải thực thi nhiều biện pháp đồng bộ, được mọi cấp, mọi
ngành, mọi người tham gia. Trong đó, Toà án có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng. Bởi vì, một trong những nhiệm vụ cơ bản trong xét xử của Toà án
chính là hoạt động trực tiếp bảo vệ quyền con người đối với bên bị hại và cả
bên bị cáo - là những người mà quyền con người của họ dễ có nguy cơ bị xâm
hại. Nhiều năm qua, theo quy định của pháp luật, Toà án đã tích cực tham gia
đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn quá trình giải
quyết vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông còn bộc lộ nhiều hạn chế
trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử như: Khi tiến
hành xét xử tòa án đã không tạo điều kiện để bị cáo thực hiện đầy đủ quyền
bào chữa, việc tiếp cận hồ sơ vụ án, gặp gỡ bị cáo của luật sư còn khó khăn;
Việc tranh tụng tại phiên tòa còn phiến diện, hình thức; bản án, quyết định
của tòa án chưa thực sự dựa trên kết qủa tranh tụng tại phiên tòa dẫn đến việc
làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hình phạt được tuyên không tương
xứng với tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo... Việc áp dụng các biện pháp
ngăn chặn, đặc biệt là biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị tình nghi
phạm tội, bị can, bị cáo còn thiếu căn cứ; trong quá trình tạm giam, bị can, bị
cáo chưa được đối xử theo qui định của pháp luật. Một trong những quyền
con người quan trọng trong giai đoạn xét xử là người bị buộc tội phải được
xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập nhưng sự độc lập của thẩm phán và
hội thẩm khi xét xử còn phải chịu nhiều áp lực nên chưa thực sự đảm bảo...
3
Các quyền về an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của bị can, bị cáo trong
hoạt động xét xử còn bị vi phạm.
Đó là lý do đề tài “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông” được tác giả lựa chọn
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý nước ta, vấn đề bảo đảm quyền con người
được nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình với các góc độ khác nhau.
Từ góc độ nghiên cứu về quyền con người nói chung có công trình:
“Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người” của PGS.TS. Chu
Hồng Thanh; “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường; chuyên khảo
“Quyền lực Nhà nước và quyền con người” của PGS.TS. Đinh Văn Mậu.
Từ góc độ nghiên cứu quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp có “Bảo
đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010); “Luật tố tụng hình sự Việt Nam
với việc bảo vệ quyền con người” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học
Quốc Gia, 2011).
Ngoài ra có một số tác giả chọn vấn đề bảo vệ quyền con người trong
luật hình sự, trong TTHS làm đề tài Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ luật học
như: “Hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền con người trong xét xử hình sự ở
nước ta” (Luận văn thạc sĩ luật học, 2000) cuả tác giả Hoàng Hải Hùng; “Bảo
vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam” (Luận án tiến sĩ) của tác
giả Nguyễn Quang Hiền.
4
Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề bảo vệ
quyền con người nói chung và trong hoạt động tố tụng, xét xử hình sự nói
riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tiếp cận một cách toàn diện, hệ
thống, đồng bộ vấn đề bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là đề xuất giải pháp tăng cường bảo đảm quyền
con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền con người trong
hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi Hiến pháp và các quy định
pháp luật có liên quan đến bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Đắk Nông;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người
trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định về bảo đảm quyền con người trong
hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Hiến pháp năm 2013 và các văn
bản pháp luật liên quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
5
Phạm vi bảo đảm quyền con người của đề tài này chủ yếu là trong giai
đoạn xét xử vụ án hình sự sơ thẩm, bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền của
mình khi tham gia xét xử và được xét xử công bằng, cụ thể:
- Về không gian: nghiên cứu tại tỉnh Đắk Nông.
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay.
- Về nội dung: Các quy định pháp luật liên quan đến bảo đảm quyền
con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; Thực trạng bảo
đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND hai cấp
tỉnh Đắk Nông; Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người
trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – LêNin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước
và pháp luật, về xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về quyền
con người và bảo đảm quyền con người, về vấn đề cải cách tư pháp.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ
thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu;
phương pháp thống kê; phương pháp khảo sát thực tiễn trong xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn tổng hợp các quan điểm khoa học về bảo đảm quyền con
người trong hoạt động xét xử, để giải quyết khái niệm, đặc điểm, nội dung,
vai trò và điều kiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm
6
vụ án hình sự; Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về việc bảo đảm quyền con
người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk
Nông, những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ
sở đó, luận văn đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của
việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay
ở Việt Nam.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo đối với các học viên cao học và
sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật , các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong
hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Nông
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người
trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông.
7
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1. Quan niệm về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử
vụ án hình sự
1.1.1. Khái niệm về quyền con người trong hoạt động xét xử
Quyền con người là một nội dung lớn của thế giới ngày nay. Đây là giá
trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới; là tiếng
nói chung, sản phẩm chung, mục tiêu chung, phương tiện chung của mọi quốc
gia, dân tộc trên thế giới để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của
mọi con người. Nó không còn là nhận thức, là quan điểm mà hữu hình bằng
các quy phạm pháp lý được các quốc gia thừa nhận chung, phản ánh quy luật
và hướng đi tất yếu của xã hội loài người cũng như sự hình thành các cơ chế
bảo đảm để quyền con người được thực thi trên thực tế.
Trong bất kỳ một nền tư pháp nào, việc đưa ra quyết định một công dân
có tội hay không có tội là một việc làm hết sức quan trọng, nó không những
ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, tính mạng và các quyền, lợi
ích của chính công dân đó, mà còn quyết định đến vận mệnh, tương lai, cuộc
sống của mỗi con người. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhiệm vụ quan
trọng và nặng nề này thường được trao cho Tòa án, cơ quan duy nhất có thẩm
quyền đưa ra phán quyết đối với một cá nhân vi phạm pháp luật.
Trong hệ thống tư pháp, Tòa án giữ vai trò đặc biệt. Ở hầu hết các
nước, hệ thống Tòa án thường được trao nhiệm vụ bảo vệ các quyền con
người, quyền công dân. Bằng hoạt động xét xử của mình, Tòa án không
8
những khôi phục những thiệt hại do hành vi phạm tội xâm hại đến quyền con
người mà còn bảo đảm cho quyền con người trong quá trình tố tụng giải quyết
vụ án được tôn trọng và bảo đảm.
Quyền con người trong TTHS nói chung và trong hoạt động xét xử nói
riêng bao gồm hai nhóm quyền: Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm
của cá nhân trong tố tụng hình sự và quyền được xét xử công bằng bởi một
Tòa án độc lập. Những quyền con người này là tập hợp các quyền thuộc nhóm
quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định danh dự, nhân phẩm của
con người trong mọi hoản cảnh, bảo vệ các cá nhân khỏi sự tùy tiện và sự lạm
quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong các
hoạt động tố tụng hình sự.
1.1.1.1. Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong xét
xử hình sự
Đây là quyền của người bị tình nghi phạm tội bị áp dụng những biện
pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phải chấp hành
hình phạt tù trong các trại cải tạo và còn được mở rộng đến những đối tượng
bị tạm giữ hành chính. Mặc dù là những người này ít nhiều đã gây nguy hại
cho xã hội hoặc bị tình nghi có hành vi gây nguy hại cho xã hội và hạn chế tự
do nhưng quyền của họ vẫn được ghi nhận và bảo đảm thi hành bằng biện
pháp pháp luật. Quyền của những người này chiếm một vị trí quan trọng trong
luật nhân quyền quốc tế và luật nhân quyền quốc gia.
Các quyền cơ bản của người bị tước tự do được bảo vệ tại Tuyên ngôn
quốc tế nhân quyền (1948) - (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị (1966) - (ICCPR) và nhiều văn kiện khác như “Tập hợp các
nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay cầm tù dưới bất kỳ hình
thức nào” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết
9
43/173 ngày 9/12/1988; “Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người
chưa thành niên bị tước tự do” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990...Về cơ bản, những người bị tước tự
do được bảo đảm các quyền như: Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử
hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; Quyền được bảo vệ để
khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện; Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân
phẩm của những người bị tước tự do; Quyền thông tin, liên lạc với bên ngoài;
Quyền có cơ chế khiếu nại, tố cáo hữu hiệu; Quyền đối với người chưa thành
niên.
Pháp luật Việt Nam quy định quyền này tại Điều 2l, 31 Hiến pháp năm
2013 và Điều 10, 11 Bộ luật TTHS năm 2015 có sự quy định rõ ràng về các
biện pháp ngăn chặn để hạn chế tới mức thấp nhất sự tùy tiện trong việc xâm
phạm an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Nội dung cụ thể đó là:
không được bắt giữ người không có căn cứ, không đúng thẩm quyền, không
đúng thủ tục; Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất cứ hình
thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm; Người bị bắt tạm giam, tạm giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và
phục hồi danh dự,…
Trong quá trình xét xử, tòa án có trách nhiệm bảo đảm những quyền
con người kể trên khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
trong quá trình giải quyết vụ án cũng như trong việc ra bản án và quyết định
của Tòa án.
1.1.1.2. Quyền được xét xử công bằng
10
“Quyền được xét xử công bằng” (right to a fair trial) là một nhân quyền
cơ bản và có tính phổ quát cao, tồn tại trong tất cả các vụ án hình sự và phi
hình sự. Pháp luật nhiều quốc gia quy định quyền này với quan niệm rằng nó
là quyền thiết yếu (essential) trong mọi quốc gia pháp trị. Việc đối xử với một
người khi họ bị buộc tội phản ánh rõ nhà nước tôn trọng nhân quyền đến mức
nào, bởi vậy, quyền được xét xử công bằng đã được coi là một hòn đá tảng (a
cornerstone) của các xã hội dân chủ.Giống như đặc tính của mọi nhân quyền
là phụ thuộc lẫn nhau, quyền được xét xử công bằng với các quyền khác có
mối quan hệ hai chiều. Một phiên toà công bằng là yếu tố thiết yếu để bảo
đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền được an
toàn về thân thể, quyền tự do ngôn luận... Ngược lại, trong một xã hội không
dân chủ, các quyền cơ bản của con người không được tôn trọng thì khó có thể
có chuyện mọi người đều được xét xử công bằng. Quan hệ chặt chẽ giữa
quyền được xét xử công bằng với pháp trị và dân chủ cũng đã được khẳng
định chính thức trong Tuyên ngôn Dakar về quyền được xét xử công bằng tại
châu Phi.
Từ các văn bản pháp luật thì quyền được xét xử công bằng được hiểu
là: quyền cơ bản của người bị buộc tội trong vụ án hình sự và của các bên
trong vụ việc phi hình sự trước cơ quan tư pháp (công an, công tố và toà án),
được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận và bảo vệ, bao gồm nhiều quyền
cụ thể (như được bảo đảm quyền bào chữa, được xét xử nhanh chóng, công
khai bởi toà án độc lập, không thiên vị...) nhằm bảo đảm cho việc xét xử được
công bằng, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân. [31]
Đây thực chất là một tập hợp các đảm bảo tố tụng nhằm bảo đảm quá
trình xét xử được công bằng, gồm: Bình đẳng trước Tòa án; Được xét xử bởi
11
một Tòa án độc lập, không thiên vị, công khai; Được suy đoán vô tội; Không
bị áp dụng hồi tố; Không hình sự hóa vụ án dân sự.
Quyền này được đề cập tại Điều 10 UDHR (quyền được xét xử công
bằng và công khai) và Điều 11 UDHR (quyền được suy đoán vô tội, không
hình sự hóa vụ án dân sự, không bị áp dụng hồi tố). Hai Điều này được tái
quy định trong ICCPR tại các Điều 11 (không hình sự hóa vụ án dân sự);
Điều 14 (quyền được xét xử công bằng; quyền được suy đoán vô tội; quyền
được xét xử bởi một Tòa án độc lập, không thiên vị); Điều 15 (không bị áp
dụng hồi tố).
Trong Pháp luật Việt Nam, quyền này được thể hiện bằng nhiều quy
định trong Hiến pháp và Bộ luật TTHS, cụ thể như: khoản 1 Điều 16 Hiến
pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”;
Khoản 2 Điều 31: “2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời
trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo
quy định của luật thì việc tuyên án phạt được công khai”. Hay Điều 9. Bảo
đảm quyền bình đẳng trước pháp luật; Điều 13. Suy đoán vô tội; Điều 25. Tòa
án xét xử kịp thời, công bằng, công khai;... của Bộ luật TTHS.
Có thể nhận thấy, pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam đều ghi
nhận quyền xét xử công bằng là quyền cơ bản của người bị buộc tội trước cơ
quan tiến hành tố tụng. Đây là một nhân quyền cơ bản và có tính phổ quát
cao. Một phiên tòa công bằng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm các quyền cơ bản
khác của con người như quyền sống, quyền tự do thân thể, quyền tự do ngôn
luận…Tuy nhiên, để có một phiên tòa công bằng thì cũng cần phải đảm bảo
bởi rất nhiều yếu tố. Và do đó, trong thực tế, quyền này dễ bị vi phạm dưới
nhiều hình thức khác nhau.
12
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm bảo đảm quyền con người trong hoạt động
xét sơ thẩm xử vụ án hình sự
1.1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét sơ thẩm
xử vụ án hình sự
Có tác giả cho rằng bảo đảm là sự tôn trọng, bảo vệ và thực hiện
quyền của chủ thể.Quan niệm này hợp lý khi khẳng định nội hàm của khái
niệm “bảo đảm” là thực hiện quyền của chủ thể. Tuy nhiên, cho rằng “bảo
đảm” gồm tôn trọng, bảo vệ, thực hiện quyền thì chưa hoàn toàn đầy đủ vì
Hiến pháp năm 2013 khẳng định bảo đảm là nhiệm vụ độc lập với tôn
trọng, bảo vệ. Điều 3 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước bảo
đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”. Tiếp đó, Điều 14 Hiến
pháp khẳng định các quyền con người… được công nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Quan niệm chung được thừa nhận hiện nay, bảo đảm được hiểu là “là
làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì
cần thiết” [7, tr 9]. Đặt trong một ngữ cảnh để hiểu rõ nội hàm khái niệm
bảo đảm, Từ điển Luật học diễn giải: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm
cho các quyền công dân đã được ghi trong các đạo luật phải được thực thi,
phải tạo điều kiện cho công dân hưởng các quyền đó. Trường hợp có sự vi
phạm đến các quyền của công dân thì phải áp dụng các biện pháp để loại
trừ. Cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
trong trường hợp họ không hành động để bảo vệ quyền lợi ích của công
dân. Cũng có ý kiến cho rằng, bảo đảm quyền con người là những hoạt
động, những công việc tạo ra các điều kiện, tiền đề cần thiết làm cho quyền
của chủ thể được thực hiện đầy đủ…
13
Từ những phân tích trên đây có thể hiểu: bảo đảm cũng là trách nhiệm
của một chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải làm cho quyền và lợi ích của chủ thể
bên kia chắc chắn thực hiện được, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải
bồi thường.
Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét sơ thẩm xử vụ án hình
sự là trách nhiệm của Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước như Quốc
hội, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan nhà nước khác trong
đó Tòa án có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Điều 102, Hiến pháp năm
2013 khẳng định:
“1. TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
2. TAND ở nước ta hiện nay gồm TAND tối cao và các Tòa án khác do
luật định.
3. TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền là lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” [21]
Việc quy định Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án
trong đó có án hình sự là nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, tránh những việc làm tùy tiện, bởi vì không phải bất cứ ai hay bất
cứ tổ chức nào cũng có quyền kết tội một công dân. Chỉ có Tòa án là cơ quan
được pháp luật của nhà nước quy định có quyền thay mặt nhà nước ra phán
quyết một người là có tội hay không và áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội. Để thực hiện được nhiệm vụ trên thì Thẩm phán - người trực tiếp giải
quyết các vụ án và đưa ra phán quyết giữ một vị trí và vai trò đặc biệt quan
trọng. Thẩm phán được giao nhiệm vụ quyết định tối cao về sinh mạng, tự do,
các quyền, trách nhiệm và tài sản của công dân. Trong bản các nguyên tắc cơ
14
bản của Liên hợp quốc về tính độc lập của tư pháp được Đại hội liên hợp
quốc lần thứ 7 về ngăn chặn tội ác và đối xử với bị can được tổ chức tại Milan
từ ngày 26/8 đến ngày 06/9/1985 và được Đại hội đồng ghi nhận trong Nghị
quyết số 40/32 ngày 29/11/1985 và Nghị quyết số 40/146 ngày 13/12/1985
quy định: Xét thấy, các Thẩm phán có trách nhiệm đưa ra quyết định cuối
cùng về cuộc sống, sự tự do, nghĩa vụ và tài sản của công dân.
Như vậy, hoạt động xét xử là việc phán xét tính đúng đắn, tính hợp
pháp các hành vi của chủ thể pháp luật. Một phán quyết của Thẩm phán
liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm
của công dân. Nó ảnh hưởng tới những lợi ích của nhà nước, của các tổ
chức và những giá trị được thừa nhận chung trong xã hội. Do đó, nảy sinh
nhu cầu hoạt động xét xử cần phải đảm bảo tính cẩn trọng, kỹ lưỡng, tỉ mỉ.
Đây chính là cơ sở của việc Thẩm phán phải chịu trách nhiệm về những
phán quyết của mình. Khi Thẩm phán phải chịu trách nhiệm về những
quyết định của mình thì những quyết định của Thẩm phán sẽ cẩn trọng hơn,
kỹ lưỡng hơn.Từ đó việc xét xử sẽ đúng người, đúng tội, đảm bảo công lý,
bất bình đẳng không xảy ra.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về bảo đảm quyền con
người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là sự vận hành của các
yếu tố khách quan nhằm mục đích công bố, ghi nhận về mặt pháp lý các
quyền con người trong trong hoạt động xét xử, bảo vệ và thực thi các quyền
đó trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
1.1.2.2. Đặc điểm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét sơ thẩm
xử vụ án hình sự
15
Trong quá trình xét xử, tòa án có trách nhiệm bảo đảm quyền con
người bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ khác của mình. Bảo đảm quyền
con người trong hoạt động xét xử có những đặc điểm sau:
- Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử là một trong những
hợp phần có tính chất đặc thù của bảo đảm quyền con người trong TTHS. Ở
mức độ khái quát nhất, bảo đảm quyền con người trong trong hoạt động xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự là những yếu tố để quyền con người được ghi nhận,
thực thi trong quá trình giải quyết vụ án nhằm tôn trọng phẩm giá con người
trong mọi hoàn cảnh và được xét xử công bằng. Thực hiện tốt bảo đảm quyền
con người trong hoạt động xét xử là đóng góp tích cực có hiệu quả trong việc
bảo đảm quyền con người nói chung trong TTHS.
- Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự là chức năng của nhà nước với cơ chế phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã
hội, pháp lý của mình.
- Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự có vai trò quan trọng trong việc biến những nỗ lực, những ý tưởng tiến bộ
của nhân loại ở các điều luật trở thành hiện thực trong thực tiễn giải quyết vụ
án. Nói cách khác, bản thân các qui phạm pháp luật về quyền con người trong
hoạt động xét xử đã là một thành tố quan trọng trong việc bảo đảm quyền con
người nhưng chỉ dừng lại ở đó quyền con người trong tố tụng hình sự sẽ
không có trong thực tế và những qui phạm pháp luật sẽ trở thành vô nghĩa. Vì
vậy, hình thành cơ chế bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự là đòi
hỏi khách quan mang tính chất quyết định mà nhà nước nào cũng cần quan
tâm.
- Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự mang tính chất đặc thù xuất phát từ những đặc điểm của tố tụng hình sự là
16
một lĩnh vực hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước mà ở đó việc hạn chế
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là không thể tránh khỏi và các
quyền và lợi ích đó có thể bị xâm phạm một cách nghiêm trọng bởi những
người đại diện cho công quyền.
1.1.3. Vai trò của bảo đảm quyền con người trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự
Thứ nhất, góp phần bảo đảm quyền con người
Người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử là thành viên của xã
hội nên bảo đảm quyền cho họ cũng chính là bảo đảm quyền con người nói
chung. Việc thừa nhận các quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong giai
đoạn xét xử và cơ chế bảo đảm thực thi các quyền đó sẽ là công cụ pháp lý
trừng trị những chủ thể có hành vi xâm hại quyền của người bị cáo buộc phạm
tội trong giai đoạn xét xử. Quyền con người không được sử dụng để vi phạm
quyền của người khác (Điều 15 của Hiến pháp). Do vậy, tất cả các xung đột
phải được giải quyết mà vẫn phải tôn trọng quyền con người kể cả vào những
lúc khẩn cấp và trong trường hợp cần áp đặt một vài hạn chế. Người bị cáo
buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử cũng có nhân phẩm và họ cần phải được
tôn trọng với phẩm giá vốn có. Không thể vì họ là người bị tước tự do mà
nhân phẩm của họ bị giảm sút hay mất đi. Ngược lại, họ cần được bảo vệ hơn
bởi vị thế dễ bị tổn thương của mình.
Luật nhân quyền quốc tế đã thừa nhận quyền của người bị cáo buộc
phạm tội trong giai đoạn xét xử bằng một hệ thống các quy định trong các văn
kiện pháp lý.Bên cạnh đó các cơ chế bảo đảm quyền của người bị cáo buộc
phạm tội trong giai đoạn xét xử cũng được thiết lập. Điều đó sẽ góp phần làm
hạn chế các hành vi xâm hại đến quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong
giai đoạn xét xử. Do đó, việc quy định quyền và cơ chế thực thi quyền cho
17
người cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo đảm quyền cho họ, chống lại các hành vi xâm hại tới quyền của họ
do các chủ thể khác thực hiện.
Thứ hai, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp,
được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu
nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế
- xã hội bằng pháp luật và nhà nước được tổ chức, hoạt động theo pháp luật.
Pháp luật đó được các chủ thể thực hiện một cách tự giác chứ không ép buộc.
Bởi lẽ đó là pháp luật vì quyền con người, phục vụ con người, là pháp luật
của dân chủ, bình đẳng và văn minh. Đó là nhà nước bảo đảm quyền con
người tốt nhất trong lịch sử loài người.
Trong một nền dân chủ hiện đại, không thể thiếu vắng vai trò của việc
đề cao pháp luật, xem pháp luật là nguyên tắc tối thượng; đồng thời, có những
cơ chế để kiềm chế xu hướng tha hóa, lạm dụng quyền lực nhà nước của bất
cứ nhánh quyền lực nào cũng như của từng cá nhân – công chức và quan chức
nhà nước – là những người đại diện cho nhân dân. Hơn thế nữa pháp luật đó
phải được xây dựng theo một quy trình dân chủ, minh bạch và công khai.
Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt
động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp
của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên không phải
mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây
dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân
chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước
và xã hội.
18
Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà
nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm
bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của
mình theo đúng các quy định của luật pháp. Nền tảng của nhà nước pháp
quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng. Do vậy,
một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện
cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao
và tuân thủ nghiêm minh. Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và
pháp luật ở các quốc gia có thể đa dạng và khác nhau, nhưng đều hướng tới
mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp, loại bỏ
hành vi trái với tinh thần và quy định của Hiến pháp, không phụ thuộc và chủ
thể của các hành vi này. Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp
quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thực thi một chế độ tư pháp thật sự dân
chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì và bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh
vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
Bản chất của nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng giá trị nhân
quyền và bảo đảm cho các giá trị đó được thực thi trong thực tế. Khi quyền
của những người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử được bảo vệ tức
là đã góp phần xây dựng một Nhà nước pháp quyền và đó cũng là một tiêu chí
để xác định nhà nước đó có phải là Nhà nước pháp quyền hay không?
Thứ ba, góp phần bảo vệ công lý và văn minh nhân loại
Quyền con người là thành quả đấu tranh lâu dài qua các thời đại của
nhân loại, của các dân tộc bị áp bức trên thế giới nhằm xác lập quyền bình
đẳng, tự do trong các quan hệ giữa người và người, cũng như giữa các dân
tộc; và đó cũng là thành quả đấu tranh của loài người nhằm hướng tới làm chủ
thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Ở thời kỳ nô lệ, có tầng
19
lớp nô lệ - những kẻ không được coi là người, không được hưởng các quyền
con người tối thiểu. Họ có thể bị bắt, giam cầm bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do
gì. Và khi đó, họ bị đối xử tàn tệ, bị tra tấn, đánh đập, bị kết tội không cần lý
do. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc
giành lại quyền tự do và giải phóng con người. Tuy vậy, các quyền con người
trong đó có quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử vẫn
bị xâm phạm không thương tiếc. Việc tra khảo (tra tấn) được coi như là một
nghiệp vụ điều tra dưới các triều đại phong kiến. Trong xã hội này bị tước tự
do đồng nghĩa với bị tước bỏ mọi quyền con người khác. Cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội của loài người, nội dung các quyền con người tiếp tục
phát triển. Cuộc cách mạng nhân quyền quốc tế hiện đại bắt đầu bằng sự ra
đời của Hiến chương Liên Hợp quốc 1945 và Tuyên ngôn toàn thế giới về
nhân quyền UDHR – hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền.
Ngay tại UDHR, rất nhiều quyền của người bị tước tự do đã được khẳng định.
Đó là tại các Điều 5 (về quyền không bị tra tấn, đối xử, xử phạt một cách tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm); Điều 7 (về quyền bình đẳng trước
pháp luật); Điều 9 (về quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện); Điều 10 (về
quyền được xét xử công bằng); Điều 11 (về quyền được suy đoán vô tội)…
Sau đó, quyền con người được pháp điển hoá trong một loạt Công ước quốc tế
về nhân quyền. Đặc biệt trong ICCPR nhiều quyền quan trọng của người bị
tước tự do đã được ghi nhận. Đó là quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng
phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm (Điều 7); quyền
không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện (Điều 9), quyền được đối xử nhân đạo
(Điều 10); quyền được xét xử công bằng… Hệ thống các quyền trên của
người bị tước tự do sau đó được cụ thể hóa tại hoàng loạt các văn kiện quốc tế
như: Công ước CAT -Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị
20
giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988; các quy tắc của Liên
Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990… [30].
Sự phát triển của các quyền con người nói chung, quyền của người bị
tước tự do nói riêng phản ánh sự phát triển của xã hội ngày càng văn minh
hơn. Khát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người là cốt lõi của khái
niệm quyền con người, coi cá nhân con người là trọng tâm của sự quan tâm.
Nó dựa trên một hệ thống giá trị toàn cầu phổ biến nhằm cống hiến cho sự
linh thiêng của cuộc sống và tạo ra một khuôn khổ để xây dựng hệ thống
quyền con người, được các quy phạm và tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ. Quyền
con người cũng bảo đảm sự bình đẳng, chẳng hạn như bảo vệ quyền bình
đẳng chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử trong hưởng thụ tất cả các
quyền con người. Người bị tước tự do cũng có quyền sống, quyền hưởng thụ
các giá trị văn hóa… như những công dân bình thường. Quyền con người của
những người khác cần được tôn trọng chứ không chỉ khoan dung. Những
người bị tước tự do được hưởng các quyền con người chỉ đơn giản bởi họ là
thành viên của đại gia đình nhân loại. Việc họ được hưởng các quyền là chính
đáng chứ không phải xã hội, nhà nước hay bất kỳ chủ thể nào đang ban phát
cho họ các quyền đó.
1.2. Nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự
Các quy định để bảo đảm quyền con người trong TTHS được thể hiện
tập trung và rõ ràng nhất tại Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật TTHS năm 2015.
1.2.1. Theo Hiến pháp năm 2013
Đất nước ta đã trải qua lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển đất
nước cùng với các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Trong mỗi
giai đoạn lịch sử, các bản Hiến pháp pháp trên đã ghi dấu lại sự tôn trọng và
21
bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở nhận thức pháp lý ngày càng sâu sắc và
thực hiện công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết hoặc
tham gia, Hiến pháp 2013 một lần nữa lại khẳng định việc thừa nhận, tôn
trọng và bảo vệ quyền con người một cách mạnh mẽ, rõ ràng và hiện đại nhất,
cụ thể: Về tên Chương, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người”
đã trở thành tên gọi của Chương; Chương quy định về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đưa lên và đặt trang trọng tại
Chương II, ngay sau Chương I quy định về chế độ chính trị; Thể hiện sự phát
triển quan trọng về nhận thức lý luận và tư duy lập hiến trong việc ghi nhận
quyền con người, quyền công dân; tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các
nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công; Đã bổ
sung 05 quyền hoàn toàn mới và sửa đổi, bổ sung trên 30 quyền còn lại; Nhấn
mạnh đến vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và
bảo đảm việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân, nhất là các
quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Các quyền con người trong TTHS được ghi nhận trong Hiến pháp 2013
gồm:Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); Quyền bất khả xâm phạm về
thân thể (Điều 20); Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư () Điều 21;
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều
30); Quyền được suy đoán vô tội: thực chất là sự ghi nhận nội dung chính của
quyền (Điều 31); Quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập và Quyền bào
chữa (Điều 103).
Tuy nhiên, các quyền con người trên được thể hiện trong mối quan hệ
giữa nhà nước và công dân, chứ không được xem xét quyền con người như
bản chất vốn có của nó.
22
Ngoài việc ghi nhận những quyền con người cụ thể như trên thì Hiến
pháp 2013 còn quy định cơ chế thực hiện quyền. Các quyền con người trong
TTHS được bảo đảm bằng hệ thống các cơ quan là Công an nhân dân,
VKSND và TAND, trong đó các quy định về VKSND và TAND khá rõ nét
và cụ thể. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì: “TAND là cơ quan xét xử
của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102);
“VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (Điều 107.
Và cả hai hệ thống cơ quan này đều có chung nhiệm vụ là bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (Điều 126). Đặc biệt, ngoài việc quy
định các nguyên tắc xét xử thì Hiến pháp còn quy định về cơ cấu tổ chức hoạt
động của hệ thống TAND và VKSND nhằm đảm bảo việc xét xử được đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật.
1.2.2. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Trong lĩnh vực TTHS, các văn bản quan trọng đã được ban hành như
Bộ luật hình sự, Bộ luật TTHS, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND…
kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong các văn bản trên, Bộ luật
TTHS có vai trò đặc biệt quan trọng.
Bộ luật TTHS 2015 được thông qua ngày 27/11/2015, là văn bản pháp
luật TTHS được hệ thống hóa ở mức cao nhất, điều chỉnh toàn bộ quá trình
TTHS, là nguồn chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật TTHS nước
ta. Cũng như các văn bản luật khác thì Bộ luật TTHS 2015 có những quy định
phù hợp với Hiến pháp 2013.
1.2.2.1. Quy định về các nguyên tắc cơ bản
23
Trên tinh thần Hiến pháp 2013, Bộ luật TTHS 2015 quy định các
nguyên tắc cơ bản tại chương II với 37 điều, từ điều 7 đến điều 33, trong đó
đã có những nguyên tắc quan trọng để đảm bảo quyền con người. Trong số 37
nguyên tắc cơ bản được quy định ở Bộ luật TTHS năm 2015 (từ Điều 7 đến
Điều 33) với những cấp độ khác nhau đều thể hiện tinh thần bảo vệ quyền con
người trên hai bình diện theo những tiêu chí của Luật quốc tế về quyền con
người, đó là: (1) Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng
khác; (2) Quyền được xét xử công bằng.
Những nguyên tắc bảo đảm quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân
phẩm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người
tham gia tố tụng khác, như: quyền tự do thân thể, quyền được bảo hộ về tính
mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện báo.... Những quyền này trước
hết được thể hiện ở những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự do nó
là sự trung chuyển để đưa chính sách tố tụng hình sự của Nhà nước thành
những qui phạm pháp luật tố tụng hình sự và bảo đảm để các qui phạm đó
được thực thi triệt để trong quá trình tố tụng.
Những nguyên tắc bảo đảm cho việc quyền được xét xử công bằng,
như: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế; Nguyên tắc đảm bảo thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS; Nguyên tắc giám đốc
việc xét xử;Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong TTHS; Nguyên tắc bảo
đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng;
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý
vụ án hình sự; Nguyên tắc Toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Nguyên tắc xét xử
24
công khai; Nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với
hoạt động của các cơ quan THTT; Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội và
phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật (Chương II Bộ luật TTHS).
1.2.2.2. Quy định về các biện pháp ngăn chặn
Bộ luật TTHS quy định 07 biện pháp ngăn chặn gồm: bắt, tạm giữ, tạm
giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất
cảnh. Đồng thời quy định một cách khá cụ thể và đầy đủ về căn cứ, thẩm
quyền cũng như thủ tục áp dụng các biện pháp này; là sự cụ thể hóa các
nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTHS. Các biện pháp này nếu được áp dụng
đúng đắn và chính xác thì sẽ phát huy được tác dụng kịp thời ngăn chặn tội
phạm hoặc đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Ngược lại, nếu nó bị áp dụng một cách tùy tiện, đặc biệt là với biện pháp bắt,
tạm giữ, tạm giam thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
quyền tự do, an toàn cá nhân của người bị áp dụng. Do đó, BLTTHS đã có
những quy định chi tiết và cụ thể để việc áp dụng các biện pháp này khi cần
thiết không làm ảnh hưởng đến các quyền con người của người bị áp dụng.
Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS còn quy định về việc hủy bỏ hoặc thay thế
biện pháp ngăn chặn tại Điều 125. Quy định này rất có ý nghĩa trong việc đảm
bảo các quyền con người. Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là việc cơ quan tiến
hành tố tụng quyết định không tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với
người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khi lý do để tiếp tục áp dụng
không còn nữa hoặc việc áp dụng không còn cần thiết nữa. Thay thế biện
pháp ngăn chặn là việc cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một biện pháp ngăn
chặn khác thay cho biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng phù hợp hơn với
25
tình hình hiện tại. Đây chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ
các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 4 BLTTHS.
1.2.2.3. Quy định về quyền của người bị buộc tội trong TTHS
Người bị buộc tội trong TTHS là những người bị nghi ngờ phạm tội, bị
đặt vào trạng thái pháp lý bất lợi, gồm người bị tạm giữ, bị can và bị cáo.
- Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt
trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người
phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ (khoản 1 Điều
59).Và theo khoản 2 Điều này thì người bị tạm giữ có các quyền: Được biết lý
do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ,
quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng
khác theo quy định của Bộ luật này; Được thông báo, giải thích về quyền và
nghĩa vụ quy định tại Điều này; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không
buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có
tội; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu
cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Khiếu nại quyết định,
hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc
tạm giữ.
- Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa
vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp
luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này (khoản 1 Điều 60).Và theo
khoản 2 Điều này thì bị can có quyền: Được biết lý do mình bị khởi tố; Được
thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Nhận quyết
định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can,
quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết
26
định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra;
quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ
vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo
quy định của Bộ luật này; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc
phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài
liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm
tra, đánh giá; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người
phiên dịch, người dịch thuật; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Đọc, ghi
chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ
tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc
điều tra khi có yêu cầu; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người
đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này (khoản 1
Điều 61).Và theo khoản 2 Điều này thìbị cáo có quyền:Nhận quyết định đưa
vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,
biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa
án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Tham gia
phiên tòa; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều
này; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên
dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có
27
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài
sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
tham gia phiên tòa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý
kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Trình
bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính
mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự
mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại
phiên tòa; Nói lời sau cùng trước khi nghị án; Xem biên bản phiên tòa, yêu
cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; Kháng cáo bản án,
quyết định của Tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của
pháp luật.
1.2.2.4. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng
Theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật TTHS thì cơ quan tiến hành tố tụng
gồm: CQĐT, VKS và Tòa án. Bộ luật TTHS không quy định cụ thể, riêng biệt
về nhiệm vụ của ba cơ quan này như là một thực thể tổ chức. Tuy nhiên, ta có
thể hiểu được nhiệm vụ riêng của các CQĐT, VKS, Tòa án qua việc quy định
quyền hạn, nhiệm vụ của những người tiến hành tố tụng, qua các nguyên tắc,
quy định chung về hoạt động tố tụng của các cơ quan này.
- Nếu như CQĐT chỉ tham gia vào giai đoạn điều tra, Tòa án chỉ tham
gia vào giai đoạn xét xử thì VKS tham gia vào tất cả các giai đoạn của TTHS.
VKS có những nhiệm vụ:
28
Trong giai đoạn điều tra thì VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho việc điều
tra được khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật;
Trong giai đoạn truy tố (là giai đoạn thể hiện rõ nét nhất vai trò của
VKS), VKS có những chức năng, nhiệm vụ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ
sung, nhằm củng cố chứng cứ, không để lọt tội phạm cũng như khắc phục các
vi phạm tố tụng đã xảy ra (nếu có) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn. Truy tố bị can trước Tòa
án bằng bản Cáo trạng.
Trong giai đoạn xét xử, VKS có trách nhiệm: Tham gia phiên tòa, tham
gia xét hỏi, tranh luận, phát biểu quan điểm về đường lối xử lý vụ án để bảo
vệ sự buộc tội tại phiên tòa; Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án.
- Cơ quan thứ ba trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa
án. Tòa án có chức năng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám độc thẩm vụ án
hình sự theo quy định của pháp luật.Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án được
thể hiện qua các hoạt động của Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký
và HĐXX, trong đó có những quy định có ý nghĩa với việc bảo đảm quyền
con người như: Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
biện pháp ngăn chặn; Trả tự do cho bị cáo theo quy định tại Điều 328 Bộ luật
TTHS.Quyết định về việc thay đổi thành viên của HĐXX, Kiểm sát viên,
người giám định, người phiên dịch, thư ký tòa án… chính là việc thực hiện
nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tố tụng.Mở phiên tòa xét xử để ra bản án
quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không, hình phạt và các biện pháp tư
pháp khác.
Trong các hoạt động của Tòa án thì việc ra bản án có ý nghĩa quan
trọng, kết thúc chuỗi hoạt động tố tụng, trả lời mọi câu hỏi các vấn đề của vụ
29
án. Bản án của Tòa án có một vai trò quan trọng, nhân danh Nhà nước nên khi
có hiệu lực buộc tất cả mọi người, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tôn trọng,
thực thi. Do vai trò quan trọng này nên Phần thứ 5 của Bộ luật TTHS được
dành để quy định về việc thi hành bản án và quyết định của Tòa án.
1.2.2.5. Quy định về phiên tòa hình sự
Phiên tòa hình sự có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm
quyền con người. Ở vị trí trọng tâm trong toàn bộ quá trình tố tụng, phiên tòa
không chỉ là sự bảo đảm quyền lợi cho bị hại (đối tượng của tội phạm) mà còn
bảo vệ quyền lợi cho chính bị cáo - người bị buộc tội.
- Thứ nhất, về thủ tục tố tụng tại phiên tòa.
Quy định về thành phần xét xử tại Điều 254 chính là sự cụ thể hóa
nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể. Quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên
tòa tại Điều 290 chính là việc bị cáo được thực hiện quyền tham gia phiên tòa.
Quy định về sự có mặt của người bào chữa tại Điều 291 chính là sự cụ thể hóa
nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội, cũng chính là bảo
đảm pháp lý để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình. Các quy định về
sự có mặt của những người tham gia phiên tòa và quy định về việc hoãn phiên
tòa nhằm mục đích xét xử vụ án một cách công bằng, khách quan, đưa ra một
bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Thứ hai, về thủ tục bắt đầu phiên tòa.
Thủ tục bắt đầu phiên tòa là hoạt động nhằm kiểm tra các điều kiện cần
thiết cho việc xét xử, tạo tiền đề cho việc tiến hành các phần tiếp theo của
phiên tòa.Thông qua hoạt động này, HĐXX sẽ xác định các điều kiện cần
thiết để quyết định có thể tiếp tục xét xử hay phải hoãn phiên tòa
- Thứ ba, về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.
30
Đây là bước quan trọng của quá trình xét xử tại phiên tòa. Đây là cuộc
điều tra chính thức công khai được thực hiện qua việc xét hỏi bị cáo và những
người tham gia tố tụng, xem xét mọi vấn đề để xác định có tội hay không, nếu
có là tội gì cũng như nguyên nhân, động cơ, mục đích, hậu quả của tội phạm
và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo…
- Thứ tư, về phần tranh luận tại phiên tòa.
Tranh luận tại phiên tòa là giai đoạn mà HĐXX nghe ý kiến đối đáp
của đại diện VKS và những người tham gia tố tụng thể hiện quan điểm trong
việc giải quyết vụ án và bảo vệ quyền lợi cho mình một cách toàn diện nhất.
Đây được xem là cơ hội cuối cùng để những người tham gia tố tụng phân tích,
lập luận để HĐXX chấp nhận ý kiến của mình.
- Thứ năm, về phần nghị án và tuyên án.
Quy định về việc nghị án tại Điều 326 đảm bảo thực hiện nguyên tắc
“Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và
nguyên tắc “Tòa án xét xử tập thể”. Trong giai đoạn nghị án, nếu hai nguyên
tắc này được bảo đảm thì sẽ cho ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật.
1.2.3. Một số quy định của Luật Nhân quyền Quốc tế về bảo đảm
quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự
Luật Nhân quyền Quốc tế là một trong những ngành luật mới của hệ
thống Luật Quốc tế, được chính thức hình thành và phát triển sau khi Liên
Hợp Quốc ra đời (1945). Nó là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán
pháp lý Quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho
mọi thành viên của cộng đồng nhân loại. Đối tượng điều chỉnh của nó là mối
quan hệ giữa các nhà nước và tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy
các quyền con người. Mặt khác nó cũng điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhà
31
nước và công dân liên quan đến việc bảo đảm thực thi các tiêu chuẩn quốc tế
về quyền con người .
Luật Nhân quyền Quốc tế có một hệ thống các văn kiện làm cơ sở cho
việc bảo đảm Quyền con người trong TTHS, đặc biệt là tại giai đoạn xét xử
vụ án hình sự. Trước hết là Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người, 1948
(UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966
(ICCPR) làm nòng cốt. Sau đó là các văn kiện quốc tế cơ bản về Quyền con
người trong hoạt động tư pháp khác như: Công ước chống tra tấn và các hình
thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm,
1984; Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị
cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988; Các quy tắc hành động của cán bộ thi
hành pháp luật, 1979; Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tòa án,
1985… Các văn kiện này được trình bày một cách khá ngắn gọn, súc tích
(UDHR chỉ có 30 điều, ICCPR có 53 điều, Các quy tắc Bắc Kinh có 40 điều)
nhưng đã có sự điều chỉnh hiệu quả trên thực tế.
Luật Nhân quyền Quốc tế không được áp dụng trực tiếp bởi Tòa án của
các quốc gia thành viên mà được nội luật hóa vào hệ thống pháp luật quốc gia
(tức là sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật quốc nội làm cho hài hòa với Luật
Nhân quyền Quốc tế). Tuy nhiên, vấn đề nội luật hóa không được hoàn toàn
mà giữa Luật Nhân quyền Quốc tế và Pháp luật quốc gia luôn có “độ vênh”
nhất định. Bên cạnh đó, khi so sánh một số Công ước cụ thể về quyền con
người với pháp luật một quốc gia chưa là thành viên Công ước đó thì “độ
vênh” lại càng cao. Các quy định của Luật Nhân quyền Quốc tế về bảo đảm
quyền con người trong TTHS và Pháp luật hình sự Việt Nam cũng vậy.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của một số Công ước quốc tế như:
ICCPR (tham gia vào năm 1982); CRC (tham gia vào 1990); Công ước về
32
không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội ác chiến tranh và tội ác chống
nhân loại, 1968 (tham gia 1983) … Bên cạnh đó, xuất phát từ tình hình kinh
tế, xã hội và chính trị, Việt Nam chưa thể tham gia các văn kiện như: Nghị
định thư tùy chọn thứ nhất, thứ hai của ICCPR; Những quy tắc tối thiểu về
đối xử với tù nhân, 1955; Những bảo đảm bảo vệ quyền của những người đối
mặt với án tử hình, 1984… Tuy nhiên, tôi tin rằng trong tương lai, khi đến
thời điểm thích hợp thì Việt Nam sẽ tham gia các Công ước quốc tế về quyền
con người còn lại. Do đó, trong phần này, ngoài các Công ước mà Việt Nam
đã tham gia tôi xin đề cập đến một số quy định của các văn kiện khác mà Việt
Nam chưa là thành viên.
1.2.3.1. Quy định về quyền của người bị cáo buộc hình sự
Quyền của người bị cáo buộc hình sự chính là sự cụ thể hóa quyền
được sống, quyền được tự do, quyền không bị phân biệt đối xử … của người
bị nghi ngờ phạm tội trong lĩnh vực TTHS. Đó là các quyền sau đây:
Quyền không bị tra tấn và quyền được đối xử nhân đạo (Điều 5 UDHR;
Điều 7, 10 ICCPR; Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc
trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục);
Quyền tự do và an toàn cá nhân hay còn được gọi là quyền không bị
bắt, giam giữ tùy tiện (Điều 9UDHR, Điều 9 ICCPR);
Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước
pháp luật (Điều 1, 2, 6, 7, 8 UDHR; Điều 2, 3, 16, 26 ICCPR);
Quyền được bảo vệ sự riêng tư hay còn gọi là quyền về đời tư (Điều 12
UDHR; Điều 17 ICCPR);
Quyền về xét xử công bằng (Điều 10, 11UDHR; Điều 11, 14, 15
ICCPR). Quyền này lần đầu tiên được đề cập tại Điều 10, 11 UDHR, sau đó
được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các điều 11, 14, 15 ICCPR, trong đó
33
thì Điều 14 ICCPR là có vai trò quan trọng. Điều 14 ICCPR đã cụ thể hóa các
quyền bình đẳng trước Tòa án; quyền được suy đoán vô tội; quyền được áp
dụng thủ tục đặc biệt của người chưa thành niên; quyền kháng cáo; quyền bồi
thường oan sai…và một loạt các bảo đảm tố tụng tối thiểu khác dành cho
người bị cáo buộc hình sự trong quá trình xét xử như: Quyền được thông báo
không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất
và lý do buộc tội mình; Quyền có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn
bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn; Quyền
được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý; Quyền tham gia phiên tòa,
quyền được tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa; Quyền được thẩm vấn
hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình; được mời người
làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên tòa và thẩm vấn họ tại tòa với những
điều kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội mình; Quyền
được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu hoặc không nói được ngôn ngữ
sử dụng trong phiên tòa; Quyền không bị buộc đưa ra lời khai chống lại chính
mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội (hay còn gọi là quyền im lặng).
Như vậy, phải khẳng định rằng Luật nhân quyền quốc tế có nhiều điểm
tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam trong việc quy định quyền con người
trong TTHS nói chung và quyền con người tại giai đoạn xét xử nói riêng. Luật
nhân quyền quốc tế quy định cho người bị cáo buộc về hình sự một tập hợp
các quyền tố tụng đầy đủ hơn. Điều dễ dàng nhận thấy nhất là pháp luật Việt
Nam chưa ghi nhận quyền đượcxét xử nhanh chóng, quyền im lặng cho người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cũng có ý kiến cho rằng các quyền đó đã được ghi
nhận một cách gián tiếp qua một loạt quy định khác. Tuy nhiên, chúng tôi cho
34
rằng việc pháp luật Việt Nam chưa nội luật hóa đầy đủ các quy định của Luật
nhân quyền quốc tế là một hạn chế cần được khắc phục kịp thời. Các quy định
trong các văn kiện quốc tế mà chúng ta tham gia hoặc công nhận cần được
nhanh chóng nội luật hóa một cách hợp lý.
Mặt khác, so sánh các quy định mà chúng ta đã nội luật hóa thì có thể
thấy rằng nội hàm của các quy định trong pháp luật quốc gia luôn hẹp hơn so
với Luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng này xuất phát từ thực tiễn
riêng của mỗi quốc gia cho nên đây là điều có thể chấp nhận được. Tuy vậy,
theo chúng tôi thì Nhà nước ta phải luôn nỗ lực để mở rộng nội hàm các quy
định này để nó tương ứng với các quy định của Luật nhân quyền quốc tế. Có
như vậy thì quyền con người mới được đảm bảo ở mức cao nhất.
1.2.3.2. Cơ chế bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án
hình sự theo Luật nhân quyền quốc tế
Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật thì cần
phải có các biện pháp để bảo đảm thực hiện các quyền trên thực tế. Do các
quyền con người rất phong phú và vi phạm quyền cũng rất đa dạng nên việc
bảo vệ và thúc đẩy quyền đòi hỏi có sự tham gia của nhiều dạng chủ thể (cá
nhân, cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, cơ quan nhà
nước…) thông qua nhiều biện pháp: phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức,
theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm…
Luật nhân quyền quốc tế có ba cơ chế để thúc đẩy và bảo vệ các quyền
con người nói chung là là: Cơ chế quốc tế; Cơ chế quốc gia, Cơ chế khu vực.
Việc bảo vệ các quyền con người bị xâm hại trong hoạt động xét xử hình sự
cũng thực hiện theo các cơ chế đó.
35
- Cơ chế nhân quyền quốc tế (Cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc): Cơ
chế này chính là bộ máy các cơ quan (Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội
đồng quản thác, Ecosoc, Ban Thư ký, ICJ) và các quy tắc, thủ tục về thúc đẩy,
bảo vệ quyền con người trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Trong phạm vi đề tài,
chúng tôi chỉ đề cập đến Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of
Justice – ICJ). Đây là cơ quan tài phán chính của LHQ. Trong vấn đề bảo vệ
và thúc đẩy quyền con người, cơ quan này có chức năng xem xét, xử lý các
tranh chấp về quyền con người. Trên thực tế đã có một số vụ tranh chấp và
các vấn đề phức tạp về quyền con người được đưa ra trước ICJ như: quyền có
nơi cư trú, quyền của những người ngoại kiểu, quyền của trẻ em, vấn đề duy
trì chế độ quản thác với Tây Nam Phi, vấn đề bắt giữ các nhà ngoại giao và
nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở I ran, vấn đề tôn trọng các nguyên tắc cơ bản
của Luật nhân đạo quốc tế. Ngoài ra, ICJ còn có thể tư vấn cho Đại hội đồng
và Hội đồng Bảo an về các vấn đề mang tính pháp lý về quyền con người
như: vấn đề bảo lưu với Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng, vị
thế của báo cáo viên đặc biệt…
- Cơ chế nhân quyền khu vực: Hiện tại có ¾ châu lục đã thiết lập được
cơ chế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, gồm: Cơ chế thúc đẩy và bảo
vệ quyền con người ở Châu Âu; Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
ở châu Mỹ; Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở châu Phi. Cả ba
khu vực này đều ghi nhận quyền con người và cơ chế bảo đảm, giám sát vào
hệ thống các văn kiện về quyền con người trong đó có các văn kiện nòng cốt
là Công ước nhân quyền châu Âu, Công ước nhân quyền châu Mỹ, Công ước
nhân quyền châu Phi. Cơ chế khu vực được đảm bảo bằng hoạt động của các
36
cơ quan: Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi; Ủy ban
quyền con người châu Mỹ; Ủy ban các Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu.
Ngoài ra, các khu vực đều thành lập các Tòa án quyền con người để xét xử
các khiếu kiện về quyền con người (Tòa án quyền con người Châu Âu, Tòa án
quyền con người Châu Mỹ, Tòa án quyền con người Châu Phi).
So với cơ chế của LHQ thì cơ chế quyền con người khu vực có ưu điểm
là dễ đạt được đồng thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện, do
các quốc gia trong khu vực thường có nhiều điểm chung về kinh tế, văn hóa,
truyền thống lịch sử. Mặt khác, cơ chế khu vực cũng dễ tiếp cận hơn so với cơ
chế toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Ở một mức độ nhất định, một số cơ chế khu
vực còn tỏ ra chặt chẽ, hiệu quả hơn so với cơ chế của Liên Hợp Quốc.
- Cơ chế nhân quyền quốc gia: Việc thành lập các cơ quan độc lập hoặc
bán độc lập với bộ máy nhà nước để tăng cường hiệu quả của việc bảo vệ và
thúc đẩy quyền con người của mỗi quốc gia không giống nhau.
So sánh ba cơ chế trên ta có thể đưa ra kết luận: Thứ nhất, các cơ chế
này tạo điều kiện cho người dân tiếp cận việc bảo đảm nhân quyền một cách
nhanh chóng; Thứ hai, trong thủ tục hoạt động thì các cơ chế này đề cao tính
mềm dẻo, đề cao các biện pháp như trao đổi, đối thoại… Tuy nhiên, trong
những trường hợp nhất định thì có thể dùng đến sức mạnh cưỡng chế bằng
các phán quyết của Tòa án. Riêng cơ chế nhân quyền quốc gia không có mô
hình Tòa án để xem xét, xử lý các khiếu nại vì đã có hệ thống Tòa án của mỗi
quốc gia. Còn cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc và cơ chế nhân quyền khu
vực thì Tòa án nhân quyền vẫn là một thiết chế có vị trí quan trọng trong việc
thúc đẩy và bảo đảm quyền con người. Điều đó cho thấy, con đường tài phán
luôn có những hiệu quả thiết thực mà không mô hình nào thay thế được.
37
1.3. Các điều kiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự
1.3.1. Chất lượng của hệ thống pháp luật
Chất lượng của hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về bảo đảm quyền
con người của bị cáo nói riêng quyết định đến hoạt động bảo đảm quyền con
người của bị cáo. Những nguyên tắc hiến định bảo vệ quyền con người, quyền
công dân nói chung là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật
về bảo vệ quyền con người trong TTHS. Từ những nguyên tắc hiến định đó,
những chuẩn mực, giá trị công bằng, các chứng năng của các cơ quan tiến hành
tố tụng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng
cũng như địa vị pháp lý của những người tham gia tố tụng, trong đó có bị cáo
được kiến tạo, nhằm thiết lập một chế độ pháp quyền, công lý. Trên nền tảng
đó, các quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền con người của bị
cáo nói riêng được tôn trọng và bảo vệ. Trong TTHS, các quyền con người dễ
bị vi phạm nhất. Việc quy định các quyền tố tụng đi đôi với nghĩa vụ tố tụng
của người tham gia tố tụng và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm
quyền con người có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn vậy, các văn bản quy phạm
pháp luật về bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ
thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải quy định đầy đủ, cụ thể rõ
ràng về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của
các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng;
quyền và nghĩa vụ của tổ chức bổ trợ tư pháp và các cơ quan tổ chức, cá nhân
khác khi họ tham gia tố tụng. Để đảm bảo quyền con người của bị cáo trong
hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, cùng với việc xây dựng hệ thống
các quy phạm pháp luật về quyền con người trong hoạt động tố tụng, một yêu
cầu quan trọng đặt ra là phải thường xuyên làm tốt công tác hệ thống hóa các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này để kịp thời loại bỏ những quy
38
phạm pháp luật không còn phù hợp, sửa đổi, bổ sung những quy phạm pháp
luật chưa sát hợp với thực tiễn, làm cơ sở cho việc ban hành mới những quy
phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người của bị cáo nói
chung trong bối cảnh cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay.
1.3.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng và tổ chức, hoạt
động của các cơ quan tố tụng
Chất lượng đội ngũ những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm các vụ án hình sự được coi là điều kiện đủ, quyết định đến việc bảo
đảm quyền con người của bị cáo. Do vậy, những người tiến hành tố tụng như
thẩm phán- Chủ tọa phiên tòa, HTND, KSV phải đạt được trình độ chuyên môn
cao, phải có tư chất, đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, cần phải đặt ra tiêu chuẩn,
quy trình tuyển dụng hợp lý đáp ứng nhiệm vụ xét xử, bảo đảm quyền con
người của bị cáo; đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ, chuyên môn
nghiệp vụ, cho thẩm phán, HTND, KSV tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm các
vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nhà nước phải có cơ chế, chính
sách động viên những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh yên tâm công tác, trau đồi dạo đức nghề
nghiệp, giữ vững bản lĩnh chính trị.
Chất lượng hoạt động của các cơ quan tố tụng quyết định trực tiếp đến
hoạt động bảo đảm quyền con người trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
nói riêng. Suy cho cùng, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng là hoạt
động bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý. Do vậy, việc
kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng trong xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự là yêu cầu luôn được đặt ra để các cơ quan này hoạt động
đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đảm bảo được quyền con người,
quyền công dân.
39
Đối với TAND: Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, TAND có vị trí
trung tâm và xét xử được coi là hoạt động trọng tâm. Hoạt động của TAND
nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó có
quyền con người của bị cáo, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. TAND là nơi thể hiện
rõ nhất chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp nói
riêng và toàn bộ quyền lực nhà nước nói chung. Vì vậy, cải cách, nâng cao
chất lượng hoạt động của TAND cấp tỉnh là yêu cầu khách quan, là nhiệm
vụ cấp thiết, trong đó nâng cao chất lượng hoạt động xét xử là khâu đột phá
nhằm bảo đảm quyền con người của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự.
Đối với VKSND: VKS thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất. Vậy nên, đảm bảo về tổ chức và hoạt động của VKS nhằm
đảm bảo chức năng, thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động tư pháp và thực hiện quyền công tố chính là cơ sở để đảm bảo quyền con
người của bị cáo; đồng thời hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật
trong quá trình tố tụng xâm phạm đến các quyền con người của bị cáo. Do vậy,
cùng với yêu cầu đổi mới tổ chức, kiện toàn Hệ thống TAND, yêu cầu trên việc
đổi mới về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của VKSND là một yêu cầu tất yếu.
Đội ngũ KSV phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thông
nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và công tâm trong việc
thực hiện chức năng của mình, góp phần to lớn trong hoạt động bảo đảm quyền
con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
1.3.3. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp
40
Hoạt động bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS nói
chung và bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án
hình sự là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành cả xã hội, công dân. Do
vậy, bên cạnh việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng yêu cầu đặt ra là cần có những giải pháp để phát huy và lôi cuốn sự tham
gia của các cơ quan tổ chức xã hội khác trong hoạt động bảo đảm quyền con
người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm cá vụ án hình sự. Hoàn thiện về
cơ cấu, tổ chức và hoạt động của tổ chức luật sư, giám định nhằm góp phần
cùng các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng rõ sự thật khách quan của các vụ
án đồng thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả ngay từ đầu các phát sinh về quyền,
nghĩa vụ pháp lý của công dân, nhằm đảm bảo được con người của bị cáo trong
xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Cần phải xác định rõ tiêu chuẩn, chức danh,
quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là không ngừng nâng cao
phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ luật
sư, bào chữa viên nhân dân, giám định viên để họ tham gia tích cực vào hoạt
động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong TTHS nói chung và trong
phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng.
1.3.4. Cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tư pháp
Trong hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong TTHS nói chung
và bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói
riêng, mỗi cơ quan tố tụng có chức năng và thẩm quyền riêng, tiến hành các nhiệm
vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan Điều tra,
VKSND và TAND có quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả hoạt động của cơ quan
này là sơ sở, tiền đề cho hoạt động của các cơ quan khác, và kết quả của quá trình
này là bản án, quyết định của Tòa án phải đúng người, đúng pháp luật, không làm
oan người vô tội, cũng không để lọt tội phạm. Do đó, sự phối hợp giữa cơ quan điều
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOTLuận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sựLuận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
Luận văn: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự
 
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánLuận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Bảo đảm quyền bào chữa trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luậtĐề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
 
Luận văn: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng, HAY
Luận văn: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng, HAYLuận văn: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng, HAY
Luận văn: Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng, HAY
 
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt NamLuận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
Luận án: Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Người làm chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễnLuận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOT
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOTBảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOT
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOT
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
 

Similar to Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY

Similar to Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY (20)

Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
 
Luận văn: Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự về quyền con người
Luận văn: Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự về quyền con ngườiLuận văn: Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự về quyền con người
Luận văn: Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự về quyền con người
 
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOTToà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
 
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hì...
 
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tộiBảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAYLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, HAY
 
Luan an bao dam quyen con nguoi cua bi can bi cao trong to tung
Luan an bao dam quyen con nguoi cua bi can bi cao trong to tungLuan an bao dam quyen con nguoi cua bi can bi cao trong to tung
Luan an bao dam quyen con nguoi cua bi can bi cao trong to tung
 
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAYĐề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
Đề tài: Quyền được xét xử công bằng trong Tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Vai trò người bào chữa trong điều tra vụ án hình sự - Gửi miễn phí ...
 
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
Luận án: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hì...
 
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tùQuyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
 
Đề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAY
Đề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAYĐề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAY
Đề tài: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luậtLuận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
 
Quyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sự
Quyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sựQuyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sự
Quyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo tố tụng hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo tố tụng hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Biện pháp tạm giam theo tố tụng hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Biện pháp tạm giam theo tố tụng hình sự Việt Nam, 9đ
 
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
 
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sựQuyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 

Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………../……………. BỘ NỘI VỤ …………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN HỒNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ – TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH ĐẮK LẮK - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………../……………. BỘ NỘI VỤ …………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN VĂN HỒNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ – TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 6038.0102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ HƯƠNG ĐẮK LẮK - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Đề tài Luận văn được nghiên cứu một cách độc lập dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Thị Hương. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Hồng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức và phương pháp luận về luật hiến pháp và luật hành chính trong suốt thời gian học cao học tại Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện khu vực Tây Nguyên. Học viên trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn thành Luận văn. Xin cảm ơn Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông, Tòa án nhân dân huyện Đắk R’lấp cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp tài liệu và đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành Luận văn. Cảm ơn gia đình là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Mặc dù có cố gắng, nỗ lực nhưng vì còn hạn chế trong công tác nghiên cứu và còn yếu về lý luận nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, học viên mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quí thầy cô, các anh chị và các bạn bè, đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn./. Học viên Nguyễn Văn Hồng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ .. 7 1.1. Quan niệm về quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .................................................................................................... 7 1.2. Nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .................................................................................................................20 1.3. Các điều kiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ............................................................................................................37 Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH ĐẮK NÔNG.......................................................................43 2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Nông............................................................................... 43 2.2. Tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ năm 2012 – 2016 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông .................................................................................. 48 2.3. Đánh giá chung ................................................................................... 54 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK NÔNG..................................... 68 3.1. Quan điểm tăng cường bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .................................................................................... 68 3.2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự .................................................................................... 73 KẾT LUẬN.................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 95
  • 6. MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Xã hội chủ nghĩa XHCN 2. Cơ quan tiến hành tố tụng CQTHTT 3. Tố tụng hình sự TTHS 4. Tòa án nhân dân TAND 5. Viện kiểm sát nhân dân VKSND 6. Hội thẩm nhân dân HTND 7. Kiểm sát viên KSV 8. Hội đồng xét xử HĐXX 9. Trách nhiệm hình sự TNHS
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng số vụ án hình sự được xét xử .............................. 48 Bảng 2.2. Bảng số bị cáo được xét xử .......................................... 49
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là giá trị mang tính phổ biến chung của nhân loại, là kết quả của quá trình đấu tranh, phát triển lâu dài của tất cả các dân tộc, nhân dân trên toàn thế giới. Được thúc đẩy từ năm 1945 kể từ khi thành lập Liên Hợp Quốc, quyền con người thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận và có sự tác động mạnh mẽ tới các quan hệ chính trị, pháp lý, xã hội ở tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nó không chỉ là nhận thức, là quan điểm mà hữu hình bằng các quy phạm pháp lý được các quốc gia thừa nhận chung, phản ánh quy luật và hướng tất yếu của xã hội loài người cũng như sự hình thành các cơ chế bảo đảm để quyền con người được thực thi trên thực tế. Tại Việt Nam, bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung và mục tiêu của xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng và Nhà nước ta đã nêu trong các Nghị quyết, Văn kiện và được thể chế hóa tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Trên tinh thần đó, hệ thống pháp luật nước ta đã qui định việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng làm cơ sở cho hoạt động của tòa án và các CQTHTT khác khi tiến hành tố tụng. Bên cạnh các hoạt động lập pháp, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp và hoạt động thực tế bảo đảm thực hiện quyền con người. Các cơ quan bảo vệ pháp luật không ngừng được củng cố, phát triển, xã hội ngày càng công bằng, văn minh, tạo cho mọi người có môi trường tự do, bình đẳng để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, đồng thời bảo vệ con người khỏi các
  • 9. 2 hành vi xâm hại. Song, quyền con người luôn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp nên bảo đảm thực hiện nó không phải chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền con người mà còn phải thực thi nhiều biện pháp đồng bộ, được mọi cấp, mọi ngành, mọi người tham gia. Trong đó, Toà án có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, một trong những nhiệm vụ cơ bản trong xét xử của Toà án chính là hoạt động trực tiếp bảo vệ quyền con người đối với bên bị hại và cả bên bị cáo - là những người mà quyền con người của họ dễ có nguy cơ bị xâm hại. Nhiều năm qua, theo quy định của pháp luật, Toà án đã tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn quá trình giải quyết vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông còn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử như: Khi tiến hành xét xử tòa án đã không tạo điều kiện để bị cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, việc tiếp cận hồ sơ vụ án, gặp gỡ bị cáo của luật sư còn khó khăn; Việc tranh tụng tại phiên tòa còn phiến diện, hình thức; bản án, quyết định của tòa án chưa thực sự dựa trên kết qủa tranh tụng tại phiên tòa dẫn đến việc làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hình phạt được tuyên không tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của bị cáo... Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo còn thiếu căn cứ; trong quá trình tạm giam, bị can, bị cáo chưa được đối xử theo qui định của pháp luật. Một trong những quyền con người quan trọng trong giai đoạn xét xử là người bị buộc tội phải được xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập nhưng sự độc lập của thẩm phán và hội thẩm khi xét xử còn phải chịu nhiều áp lực nên chưa thực sự đảm bảo...
  • 10. 3 Các quyền về an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của bị can, bị cáo trong hoạt động xét xử còn bị vi phạm. Đó là lý do đề tài “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự - Từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông” được tác giả lựa chọn làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học pháp lý nước ta, vấn đề bảo đảm quyền con người được nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình với các góc độ khác nhau. Từ góc độ nghiên cứu về quyền con người nói chung có công trình: “Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người” của PGS.TS. Chu Hồng Thanh; “Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường; chuyên khảo “Quyền lực Nhà nước và quyền con người” của PGS.TS. Đinh Văn Mậu. Từ góc độ nghiên cứu quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp có “Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010); “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia, 2011). Ngoài ra có một số tác giả chọn vấn đề bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, trong TTHS làm đề tài Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ luật học như: “Hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền con người trong xét xử hình sự ở nước ta” (Luận văn thạc sĩ luật học, 2000) cuả tác giả Hoàng Hải Hùng; “Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam” (Luận án tiến sĩ) của tác giả Nguyễn Quang Hiền.
  • 11. 4 Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung và trong hoạt động tố tụng, xét xử hình sự nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tiếp cận một cách toàn diện, hệ thống, đồng bộ vấn đề bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là đề xuất giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; - Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi Hiến pháp và các quy định pháp luật có liên quan đến bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Đắk Nông; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan. 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
  • 12. 5 Phạm vi bảo đảm quyền con người của đề tài này chủ yếu là trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự sơ thẩm, bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền của mình khi tham gia xét xử và được xét xử công bằng, cụ thể: - Về không gian: nghiên cứu tại tỉnh Đắk Nông. - Về thời gian: Từ năm 2012 đến nay. - Về nội dung: Các quy định pháp luật liên quan đến bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự; Thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND hai cấp tỉnh Đắk Nông; Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về quyền con người và bảo đảm quyền con người, về vấn đề cải cách tư pháp. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thống kê; phương pháp khảo sát thực tiễn trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn tổng hợp các quan điểm khoa học về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử, để giải quyết khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và điều kiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm
  • 13. 6 vụ án hình sự; Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông, những mặt đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo đối với các học viên cao học và sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật , các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Nông Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đắk Nông.
  • 14. 7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. Quan niệm về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự 1.1.1. Khái niệm về quyền con người trong hoạt động xét xử Quyền con người là một nội dung lớn của thế giới ngày nay. Đây là giá trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới; là tiếng nói chung, sản phẩm chung, mục tiêu chung, phương tiện chung của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con người. Nó không còn là nhận thức, là quan điểm mà hữu hình bằng các quy phạm pháp lý được các quốc gia thừa nhận chung, phản ánh quy luật và hướng đi tất yếu của xã hội loài người cũng như sự hình thành các cơ chế bảo đảm để quyền con người được thực thi trên thực tế. Trong bất kỳ một nền tư pháp nào, việc đưa ra quyết định một công dân có tội hay không có tội là một việc làm hết sức quan trọng, nó không những ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, tính mạng và các quyền, lợi ích của chính công dân đó, mà còn quyết định đến vận mệnh, tương lai, cuộc sống của mỗi con người. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhiệm vụ quan trọng và nặng nề này thường được trao cho Tòa án, cơ quan duy nhất có thẩm quyền đưa ra phán quyết đối với một cá nhân vi phạm pháp luật. Trong hệ thống tư pháp, Tòa án giữ vai trò đặc biệt. Ở hầu hết các nước, hệ thống Tòa án thường được trao nhiệm vụ bảo vệ các quyền con người, quyền công dân. Bằng hoạt động xét xử của mình, Tòa án không
  • 15. 8 những khôi phục những thiệt hại do hành vi phạm tội xâm hại đến quyền con người mà còn bảo đảm cho quyền con người trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án được tôn trọng và bảo đảm. Quyền con người trong TTHS nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng bao gồm hai nhóm quyền: Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong tố tụng hình sự và quyền được xét xử công bằng bởi một Tòa án độc lập. Những quyền con người này là tập hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định danh dự, nhân phẩm của con người trong mọi hoản cảnh, bảo vệ các cá nhân khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong các hoạt động tố tụng hình sự. 1.1.1.1. Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong xét xử hình sự Đây là quyền của người bị tình nghi phạm tội bị áp dụng những biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù trong các trại cải tạo và còn được mở rộng đến những đối tượng bị tạm giữ hành chính. Mặc dù là những người này ít nhiều đã gây nguy hại cho xã hội hoặc bị tình nghi có hành vi gây nguy hại cho xã hội và hạn chế tự do nhưng quyền của họ vẫn được ghi nhận và bảo đảm thi hành bằng biện pháp pháp luật. Quyền của những người này chiếm một vị trí quan trọng trong luật nhân quyền quốc tế và luật nhân quyền quốc gia. Các quyền cơ bản của người bị tước tự do được bảo vệ tại Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) - (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) - (ICCPR) và nhiều văn kiện khác như “Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết
  • 16. 9 43/173 ngày 9/12/1988; “Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990...Về cơ bản, những người bị tước tự do được bảo đảm các quyền như: Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục; Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện; Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do; Quyền thông tin, liên lạc với bên ngoài; Quyền có cơ chế khiếu nại, tố cáo hữu hiệu; Quyền đối với người chưa thành niên. Pháp luật Việt Nam quy định quyền này tại Điều 2l, 31 Hiến pháp năm 2013 và Điều 10, 11 Bộ luật TTHS năm 2015 có sự quy định rõ ràng về các biện pháp ngăn chặn để hạn chế tới mức thấp nhất sự tùy tiện trong việc xâm phạm an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Nội dung cụ thể đó là: không được bắt giữ người không có căn cứ, không đúng thẩm quyền, không đúng thủ tục; Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Người bị bắt tạm giam, tạm giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự,… Trong quá trình xét xử, tòa án có trách nhiệm bảo đảm những quyền con người kể trên khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong quá trình giải quyết vụ án cũng như trong việc ra bản án và quyết định của Tòa án. 1.1.1.2. Quyền được xét xử công bằng
  • 17. 10 “Quyền được xét xử công bằng” (right to a fair trial) là một nhân quyền cơ bản và có tính phổ quát cao, tồn tại trong tất cả các vụ án hình sự và phi hình sự. Pháp luật nhiều quốc gia quy định quyền này với quan niệm rằng nó là quyền thiết yếu (essential) trong mọi quốc gia pháp trị. Việc đối xử với một người khi họ bị buộc tội phản ánh rõ nhà nước tôn trọng nhân quyền đến mức nào, bởi vậy, quyền được xét xử công bằng đã được coi là một hòn đá tảng (a cornerstone) của các xã hội dân chủ.Giống như đặc tính của mọi nhân quyền là phụ thuộc lẫn nhau, quyền được xét xử công bằng với các quyền khác có mối quan hệ hai chiều. Một phiên toà công bằng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền được an toàn về thân thể, quyền tự do ngôn luận... Ngược lại, trong một xã hội không dân chủ, các quyền cơ bản của con người không được tôn trọng thì khó có thể có chuyện mọi người đều được xét xử công bằng. Quan hệ chặt chẽ giữa quyền được xét xử công bằng với pháp trị và dân chủ cũng đã được khẳng định chính thức trong Tuyên ngôn Dakar về quyền được xét xử công bằng tại châu Phi. Từ các văn bản pháp luật thì quyền được xét xử công bằng được hiểu là: quyền cơ bản của người bị buộc tội trong vụ án hình sự và của các bên trong vụ việc phi hình sự trước cơ quan tư pháp (công an, công tố và toà án), được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận và bảo vệ, bao gồm nhiều quyền cụ thể (như được bảo đảm quyền bào chữa, được xét xử nhanh chóng, công khai bởi toà án độc lập, không thiên vị...) nhằm bảo đảm cho việc xét xử được công bằng, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân. [31] Đây thực chất là một tập hợp các đảm bảo tố tụng nhằm bảo đảm quá trình xét xử được công bằng, gồm: Bình đẳng trước Tòa án; Được xét xử bởi
  • 18. 11 một Tòa án độc lập, không thiên vị, công khai; Được suy đoán vô tội; Không bị áp dụng hồi tố; Không hình sự hóa vụ án dân sự. Quyền này được đề cập tại Điều 10 UDHR (quyền được xét xử công bằng và công khai) và Điều 11 UDHR (quyền được suy đoán vô tội, không hình sự hóa vụ án dân sự, không bị áp dụng hồi tố). Hai Điều này được tái quy định trong ICCPR tại các Điều 11 (không hình sự hóa vụ án dân sự); Điều 14 (quyền được xét xử công bằng; quyền được suy đoán vô tội; quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập, không thiên vị); Điều 15 (không bị áp dụng hồi tố). Trong Pháp luật Việt Nam, quyền này được thể hiện bằng nhiều quy định trong Hiến pháp và Bộ luật TTHS, cụ thể như: khoản 1 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; Khoản 2 Điều 31: “2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phạt được công khai”. Hay Điều 9. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật; Điều 13. Suy đoán vô tội; Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai;... của Bộ luật TTHS. Có thể nhận thấy, pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam đều ghi nhận quyền xét xử công bằng là quyền cơ bản của người bị buộc tội trước cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là một nhân quyền cơ bản và có tính phổ quát cao. Một phiên tòa công bằng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền tự do thân thể, quyền tự do ngôn luận…Tuy nhiên, để có một phiên tòa công bằng thì cũng cần phải đảm bảo bởi rất nhiều yếu tố. Và do đó, trong thực tế, quyền này dễ bị vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau.
  • 19. 12 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét sơ thẩm xử vụ án hình sự 1.1.2.1. Khái niệm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét sơ thẩm xử vụ án hình sự Có tác giả cho rằng bảo đảm là sự tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền của chủ thể.Quan niệm này hợp lý khi khẳng định nội hàm của khái niệm “bảo đảm” là thực hiện quyền của chủ thể. Tuy nhiên, cho rằng “bảo đảm” gồm tôn trọng, bảo vệ, thực hiện quyền thì chưa hoàn toàn đầy đủ vì Hiến pháp năm 2013 khẳng định bảo đảm là nhiệm vụ độc lập với tôn trọng, bảo vệ. Điều 3 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”. Tiếp đó, Điều 14 Hiến pháp khẳng định các quyền con người… được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quan niệm chung được thừa nhận hiện nay, bảo đảm được hiểu là “là làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết” [7, tr 9]. Đặt trong một ngữ cảnh để hiểu rõ nội hàm khái niệm bảo đảm, Từ điển Luật học diễn giải: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho các quyền công dân đã được ghi trong các đạo luật phải được thực thi, phải tạo điều kiện cho công dân hưởng các quyền đó. Trường hợp có sự vi phạm đến các quyền của công dân thì phải áp dụng các biện pháp để loại trừ. Cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp họ không hành động để bảo vệ quyền lợi ích của công dân. Cũng có ý kiến cho rằng, bảo đảm quyền con người là những hoạt động, những công việc tạo ra các điều kiện, tiền đề cần thiết làm cho quyền của chủ thể được thực hiện đầy đủ…
  • 20. 13 Từ những phân tích trên đây có thể hiểu: bảo đảm cũng là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải làm cho quyền và lợi ích của chủ thể bên kia chắc chắn thực hiện được, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét sơ thẩm xử vụ án hình sự là trách nhiệm của Nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan nhà nước khác trong đó Tòa án có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Điều 102, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. 2. TAND ở nước ta hiện nay gồm TAND tối cao và các Tòa án khác do luật định. 3. TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền là lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” [21] Việc quy định Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án trong đó có án hình sự là nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tránh những việc làm tùy tiện, bởi vì không phải bất cứ ai hay bất cứ tổ chức nào cũng có quyền kết tội một công dân. Chỉ có Tòa án là cơ quan được pháp luật của nhà nước quy định có quyền thay mặt nhà nước ra phán quyết một người là có tội hay không và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Để thực hiện được nhiệm vụ trên thì Thẩm phán - người trực tiếp giải quyết các vụ án và đưa ra phán quyết giữ một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Thẩm phán được giao nhiệm vụ quyết định tối cao về sinh mạng, tự do, các quyền, trách nhiệm và tài sản của công dân. Trong bản các nguyên tắc cơ
  • 21. 14 bản của Liên hợp quốc về tính độc lập của tư pháp được Đại hội liên hợp quốc lần thứ 7 về ngăn chặn tội ác và đối xử với bị can được tổ chức tại Milan từ ngày 26/8 đến ngày 06/9/1985 và được Đại hội đồng ghi nhận trong Nghị quyết số 40/32 ngày 29/11/1985 và Nghị quyết số 40/146 ngày 13/12/1985 quy định: Xét thấy, các Thẩm phán có trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng về cuộc sống, sự tự do, nghĩa vụ và tài sản của công dân. Như vậy, hoạt động xét xử là việc phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp các hành vi của chủ thể pháp luật. Một phán quyết của Thẩm phán liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân. Nó ảnh hưởng tới những lợi ích của nhà nước, của các tổ chức và những giá trị được thừa nhận chung trong xã hội. Do đó, nảy sinh nhu cầu hoạt động xét xử cần phải đảm bảo tính cẩn trọng, kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Đây chính là cơ sở của việc Thẩm phán phải chịu trách nhiệm về những phán quyết của mình. Khi Thẩm phán phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình thì những quyết định của Thẩm phán sẽ cẩn trọng hơn, kỹ lưỡng hơn.Từ đó việc xét xử sẽ đúng người, đúng tội, đảm bảo công lý, bất bình đẳng không xảy ra. Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là sự vận hành của các yếu tố khách quan nhằm mục đích công bố, ghi nhận về mặt pháp lý các quyền con người trong trong hoạt động xét xử, bảo vệ và thực thi các quyền đó trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. 1.1.2.2. Đặc điểm bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét sơ thẩm xử vụ án hình sự
  • 22. 15 Trong quá trình xét xử, tòa án có trách nhiệm bảo đảm quyền con người bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ khác của mình. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử có những đặc điểm sau: - Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử là một trong những hợp phần có tính chất đặc thù của bảo đảm quyền con người trong TTHS. Ở mức độ khái quát nhất, bảo đảm quyền con người trong trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là những yếu tố để quyền con người được ghi nhận, thực thi trong quá trình giải quyết vụ án nhằm tôn trọng phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh và được xét xử công bằng. Thực hiện tốt bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử là đóng góp tích cực có hiệu quả trong việc bảo đảm quyền con người nói chung trong TTHS. - Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là chức năng của nhà nước với cơ chế phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội, pháp lý của mình. - Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có vai trò quan trọng trong việc biến những nỗ lực, những ý tưởng tiến bộ của nhân loại ở các điều luật trở thành hiện thực trong thực tiễn giải quyết vụ án. Nói cách khác, bản thân các qui phạm pháp luật về quyền con người trong hoạt động xét xử đã là một thành tố quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người nhưng chỉ dừng lại ở đó quyền con người trong tố tụng hình sự sẽ không có trong thực tế và những qui phạm pháp luật sẽ trở thành vô nghĩa. Vì vậy, hình thành cơ chế bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự là đòi hỏi khách quan mang tính chất quyết định mà nhà nước nào cũng cần quan tâm. - Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mang tính chất đặc thù xuất phát từ những đặc điểm của tố tụng hình sự là
  • 23. 16 một lĩnh vực hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước mà ở đó việc hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là không thể tránh khỏi và các quyền và lợi ích đó có thể bị xâm phạm một cách nghiêm trọng bởi những người đại diện cho công quyền. 1.1.3. Vai trò của bảo đảm quyền con người trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Thứ nhất, góp phần bảo đảm quyền con người Người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử là thành viên của xã hội nên bảo đảm quyền cho họ cũng chính là bảo đảm quyền con người nói chung. Việc thừa nhận các quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử và cơ chế bảo đảm thực thi các quyền đó sẽ là công cụ pháp lý trừng trị những chủ thể có hành vi xâm hại quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử. Quyền con người không được sử dụng để vi phạm quyền của người khác (Điều 15 của Hiến pháp). Do vậy, tất cả các xung đột phải được giải quyết mà vẫn phải tôn trọng quyền con người kể cả vào những lúc khẩn cấp và trong trường hợp cần áp đặt một vài hạn chế. Người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử cũng có nhân phẩm và họ cần phải được tôn trọng với phẩm giá vốn có. Không thể vì họ là người bị tước tự do mà nhân phẩm của họ bị giảm sút hay mất đi. Ngược lại, họ cần được bảo vệ hơn bởi vị thế dễ bị tổn thương của mình. Luật nhân quyền quốc tế đã thừa nhận quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử bằng một hệ thống các quy định trong các văn kiện pháp lý.Bên cạnh đó các cơ chế bảo đảm quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử cũng được thiết lập. Điều đó sẽ góp phần làm hạn chế các hành vi xâm hại đến quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử. Do đó, việc quy định quyền và cơ chế thực thi quyền cho
  • 24. 17 người cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền cho họ, chống lại các hành vi xâm hại tới quyền của họ do các chủ thể khác thực hiện. Thứ hai, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị - pháp lý phức tạp, được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và nhà nước được tổ chức, hoạt động theo pháp luật. Pháp luật đó được các chủ thể thực hiện một cách tự giác chứ không ép buộc. Bởi lẽ đó là pháp luật vì quyền con người, phục vụ con người, là pháp luật của dân chủ, bình đẳng và văn minh. Đó là nhà nước bảo đảm quyền con người tốt nhất trong lịch sử loài người. Trong một nền dân chủ hiện đại, không thể thiếu vắng vai trò của việc đề cao pháp luật, xem pháp luật là nguyên tắc tối thượng; đồng thời, có những cơ chế để kiềm chế xu hướng tha hóa, lạm dụng quyền lực nhà nước của bất cứ nhánh quyền lực nào cũng như của từng cá nhân – công chức và quan chức nhà nước – là những người đại diện cho nhân dân. Hơn thế nữa pháp luật đó phải được xây dựng theo một quy trình dân chủ, minh bạch và công khai. Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội.
  • 25. 18 Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp. Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng. Do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh. Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và pháp luật ở các quốc gia có thể đa dạng và khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp, loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định của Hiến pháp, không phụ thuộc và chủ thể của các hành vi này. Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thực thi một chế độ tư pháp thật sự dân chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì và bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội. Bản chất của nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng giá trị nhân quyền và bảo đảm cho các giá trị đó được thực thi trong thực tế. Khi quyền của những người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử được bảo vệ tức là đã góp phần xây dựng một Nhà nước pháp quyền và đó cũng là một tiêu chí để xác định nhà nước đó có phải là Nhà nước pháp quyền hay không? Thứ ba, góp phần bảo vệ công lý và văn minh nhân loại Quyền con người là thành quả đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân loại, của các dân tộc bị áp bức trên thế giới nhằm xác lập quyền bình đẳng, tự do trong các quan hệ giữa người và người, cũng như giữa các dân tộc; và đó cũng là thành quả đấu tranh của loài người nhằm hướng tới làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Ở thời kỳ nô lệ, có tầng
  • 26. 19 lớp nô lệ - những kẻ không được coi là người, không được hưởng các quyền con người tối thiểu. Họ có thể bị bắt, giam cầm bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do gì. Và khi đó, họ bị đối xử tàn tệ, bị tra tấn, đánh đập, bị kết tội không cần lý do. Chế độ phong kiến so với chế độ nô lệ đã là một bước tiến trong việc giành lại quyền tự do và giải phóng con người. Tuy vậy, các quyền con người trong đó có quyền của người bị cáo buộc phạm tội trong giai đoạn xét xử vẫn bị xâm phạm không thương tiếc. Việc tra khảo (tra tấn) được coi như là một nghiệp vụ điều tra dưới các triều đại phong kiến. Trong xã hội này bị tước tự do đồng nghĩa với bị tước bỏ mọi quyền con người khác. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người, nội dung các quyền con người tiếp tục phát triển. Cuộc cách mạng nhân quyền quốc tế hiện đại bắt đầu bằng sự ra đời của Hiến chương Liên Hợp quốc 1945 và Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền UDHR – hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Ngay tại UDHR, rất nhiều quyền của người bị tước tự do đã được khẳng định. Đó là tại các Điều 5 (về quyền không bị tra tấn, đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm); Điều 7 (về quyền bình đẳng trước pháp luật); Điều 9 (về quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện); Điều 10 (về quyền được xét xử công bằng); Điều 11 (về quyền được suy đoán vô tội)… Sau đó, quyền con người được pháp điển hoá trong một loạt Công ước quốc tế về nhân quyền. Đặc biệt trong ICCPR nhiều quyền quan trọng của người bị tước tự do đã được ghi nhận. Đó là quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm (Điều 7); quyền không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện (Điều 9), quyền được đối xử nhân đạo (Điều 10); quyền được xét xử công bằng… Hệ thống các quyền trên của người bị tước tự do sau đó được cụ thể hóa tại hoàng loạt các văn kiện quốc tế như: Công ước CAT -Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị
  • 27. 20 giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988; các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, 1990… [30]. Sự phát triển của các quyền con người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng phản ánh sự phát triển của xã hội ngày càng văn minh hơn. Khát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người là cốt lõi của khái niệm quyền con người, coi cá nhân con người là trọng tâm của sự quan tâm. Nó dựa trên một hệ thống giá trị toàn cầu phổ biến nhằm cống hiến cho sự linh thiêng của cuộc sống và tạo ra một khuôn khổ để xây dựng hệ thống quyền con người, được các quy phạm và tiêu chuẩn quốc tế bảo vệ. Quyền con người cũng bảo đảm sự bình đẳng, chẳng hạn như bảo vệ quyền bình đẳng chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử trong hưởng thụ tất cả các quyền con người. Người bị tước tự do cũng có quyền sống, quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa… như những công dân bình thường. Quyền con người của những người khác cần được tôn trọng chứ không chỉ khoan dung. Những người bị tước tự do được hưởng các quyền con người chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của đại gia đình nhân loại. Việc họ được hưởng các quyền là chính đáng chứ không phải xã hội, nhà nước hay bất kỳ chủ thể nào đang ban phát cho họ các quyền đó. 1.2. Nội dung bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Các quy định để bảo đảm quyền con người trong TTHS được thể hiện tập trung và rõ ràng nhất tại Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật TTHS năm 2015. 1.2.1. Theo Hiến pháp năm 2013 Đất nước ta đã trải qua lịch sử đấu tranh, xây dựng và phát triển đất nước cùng với các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, các bản Hiến pháp pháp trên đã ghi dấu lại sự tôn trọng và
  • 28. 21 bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở nhận thức pháp lý ngày càng sâu sắc và thực hiện công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, Hiến pháp 2013 một lần nữa lại khẳng định việc thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ quyền con người một cách mạnh mẽ, rõ ràng và hiện đại nhất, cụ thể: Về tên Chương, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, “quyền con người” đã trở thành tên gọi của Chương; Chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đưa lên và đặt trang trọng tại Chương II, ngay sau Chương I quy định về chế độ chính trị; Thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức lý luận và tư duy lập hiến trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân; tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công; Đã bổ sung 05 quyền hoàn toàn mới và sửa đổi, bổ sung trên 30 quyền còn lại; Nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân, nhất là các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. Các quyền con người trong TTHS được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 gồm:Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20); Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư () Điều 21; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); Quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 30); Quyền được suy đoán vô tội: thực chất là sự ghi nhận nội dung chính của quyền (Điều 31); Quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập và Quyền bào chữa (Điều 103). Tuy nhiên, các quyền con người trên được thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, chứ không được xem xét quyền con người như bản chất vốn có của nó.
  • 29. 22 Ngoài việc ghi nhận những quyền con người cụ thể như trên thì Hiến pháp 2013 còn quy định cơ chế thực hiện quyền. Các quyền con người trong TTHS được bảo đảm bằng hệ thống các cơ quan là Công an nhân dân, VKSND và TAND, trong đó các quy định về VKSND và TAND khá rõ nét và cụ thể. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì: “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102); “VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (Điều 107. Và cả hai hệ thống cơ quan này đều có chung nhiệm vụ là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (Điều 126). Đặc biệt, ngoài việc quy định các nguyên tắc xét xử thì Hiến pháp còn quy định về cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống TAND và VKSND nhằm đảm bảo việc xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 1.2.2. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Trong lĩnh vực TTHS, các văn bản quan trọng đã được ban hành như Bộ luật hình sự, Bộ luật TTHS, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND… kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong các văn bản trên, Bộ luật TTHS có vai trò đặc biệt quan trọng. Bộ luật TTHS 2015 được thông qua ngày 27/11/2015, là văn bản pháp luật TTHS được hệ thống hóa ở mức cao nhất, điều chỉnh toàn bộ quá trình TTHS, là nguồn chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật TTHS nước ta. Cũng như các văn bản luật khác thì Bộ luật TTHS 2015 có những quy định phù hợp với Hiến pháp 2013. 1.2.2.1. Quy định về các nguyên tắc cơ bản
  • 30. 23 Trên tinh thần Hiến pháp 2013, Bộ luật TTHS 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản tại chương II với 37 điều, từ điều 7 đến điều 33, trong đó đã có những nguyên tắc quan trọng để đảm bảo quyền con người. Trong số 37 nguyên tắc cơ bản được quy định ở Bộ luật TTHS năm 2015 (từ Điều 7 đến Điều 33) với những cấp độ khác nhau đều thể hiện tinh thần bảo vệ quyền con người trên hai bình diện theo những tiêu chí của Luật quốc tế về quyền con người, đó là: (1) Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác; (2) Quyền được xét xử công bằng. Những nguyên tắc bảo đảm quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác, như: quyền tự do thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện báo.... Những quyền này trước hết được thể hiện ở những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự do nó là sự trung chuyển để đưa chính sách tố tụng hình sự của Nhà nước thành những qui phạm pháp luật tố tụng hình sự và bảo đảm để các qui phạm đó được thực thi triệt để trong quá trình tố tụng. Những nguyên tắc bảo đảm cho việc quyền được xét xử công bằng, như: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế; Nguyên tắc đảm bảo thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS; Nguyên tắc giám đốc việc xét xử;Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong TTHS; Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự; Nguyên tắc Toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Nguyên tắc xét xử
  • 31. 24 công khai; Nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan THTT; Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật (Chương II Bộ luật TTHS). 1.2.2.2. Quy định về các biện pháp ngăn chặn Bộ luật TTHS quy định 07 biện pháp ngăn chặn gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Đồng thời quy định một cách khá cụ thể và đầy đủ về căn cứ, thẩm quyền cũng như thủ tục áp dụng các biện pháp này; là sự cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật TTHS. Các biện pháp này nếu được áp dụng đúng đắn và chính xác thì sẽ phát huy được tác dụng kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc đảm bảo cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Ngược lại, nếu nó bị áp dụng một cách tùy tiện, đặc biệt là với biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền tự do, an toàn cá nhân của người bị áp dụng. Do đó, BLTTHS đã có những quy định chi tiết và cụ thể để việc áp dụng các biện pháp này khi cần thiết không làm ảnh hưởng đến các quyền con người của người bị áp dụng. Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS còn quy định về việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn tại Điều 125. Quy định này rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo các quyền con người. Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là việc cơ quan tiến hành tố tụng quyết định không tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khi lý do để tiếp tục áp dụng không còn nữa hoặc việc áp dụng không còn cần thiết nữa. Thay thế biện pháp ngăn chặn là việc cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng một biện pháp ngăn chặn khác thay cho biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng phù hợp hơn với
  • 32. 25 tình hình hiện tại. Đây chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 4 BLTTHS. 1.2.2.3. Quy định về quyền của người bị buộc tội trong TTHS Người bị buộc tội trong TTHS là những người bị nghi ngờ phạm tội, bị đặt vào trạng thái pháp lý bất lợi, gồm người bị tạm giữ, bị can và bị cáo. - Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ (khoản 1 Điều 59).Và theo khoản 2 Điều này thì người bị tạm giữ có các quyền: Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ. - Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này (khoản 1 Điều 60).Và theo khoản 2 Điều này thì bị can có quyền: Được biết lý do mình bị khởi tố; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết
  • 33. 26 định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. - Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này (khoản 1 Điều 61).Và theo khoản 2 Điều này thìbị cáo có quyền:Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Tham gia phiên tòa; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có
  • 34. 27 quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; Nói lời sau cùng trước khi nghị án; Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2.4. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật TTHS thì cơ quan tiến hành tố tụng gồm: CQĐT, VKS và Tòa án. Bộ luật TTHS không quy định cụ thể, riêng biệt về nhiệm vụ của ba cơ quan này như là một thực thể tổ chức. Tuy nhiên, ta có thể hiểu được nhiệm vụ riêng của các CQĐT, VKS, Tòa án qua việc quy định quyền hạn, nhiệm vụ của những người tiến hành tố tụng, qua các nguyên tắc, quy định chung về hoạt động tố tụng của các cơ quan này. - Nếu như CQĐT chỉ tham gia vào giai đoạn điều tra, Tòa án chỉ tham gia vào giai đoạn xét xử thì VKS tham gia vào tất cả các giai đoạn của TTHS. VKS có những nhiệm vụ:
  • 35. 28 Trong giai đoạn điều tra thì VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho việc điều tra được khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật; Trong giai đoạn truy tố (là giai đoạn thể hiện rõ nét nhất vai trò của VKS), VKS có những chức năng, nhiệm vụ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, nhằm củng cố chứng cứ, không để lọt tội phạm cũng như khắc phục các vi phạm tố tụng đã xảy ra (nếu có) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn. Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản Cáo trạng. Trong giai đoạn xét xử, VKS có trách nhiệm: Tham gia phiên tòa, tham gia xét hỏi, tranh luận, phát biểu quan điểm về đường lối xử lý vụ án để bảo vệ sự buộc tội tại phiên tòa; Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án. - Cơ quan thứ ba trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án. Tòa án có chức năng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám độc thẩm vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án được thể hiện qua các hoạt động của Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký và HĐXX, trong đó có những quy định có ý nghĩa với việc bảo đảm quyền con người như: Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; Trả tự do cho bị cáo theo quy định tại Điều 328 Bộ luật TTHS.Quyết định về việc thay đổi thành viên của HĐXX, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch, thư ký tòa án… chính là việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tố tụng.Mở phiên tòa xét xử để ra bản án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Trong các hoạt động của Tòa án thì việc ra bản án có ý nghĩa quan trọng, kết thúc chuỗi hoạt động tố tụng, trả lời mọi câu hỏi các vấn đề của vụ
  • 36. 29 án. Bản án của Tòa án có một vai trò quan trọng, nhân danh Nhà nước nên khi có hiệu lực buộc tất cả mọi người, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tôn trọng, thực thi. Do vai trò quan trọng này nên Phần thứ 5 của Bộ luật TTHS được dành để quy định về việc thi hành bản án và quyết định của Tòa án. 1.2.2.5. Quy định về phiên tòa hình sự Phiên tòa hình sự có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người. Ở vị trí trọng tâm trong toàn bộ quá trình tố tụng, phiên tòa không chỉ là sự bảo đảm quyền lợi cho bị hại (đối tượng của tội phạm) mà còn bảo vệ quyền lợi cho chính bị cáo - người bị buộc tội. - Thứ nhất, về thủ tục tố tụng tại phiên tòa. Quy định về thành phần xét xử tại Điều 254 chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể. Quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa tại Điều 290 chính là việc bị cáo được thực hiện quyền tham gia phiên tòa. Quy định về sự có mặt của người bào chữa tại Điều 291 chính là sự cụ thể hóa nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội, cũng chính là bảo đảm pháp lý để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình. Các quy định về sự có mặt của những người tham gia phiên tòa và quy định về việc hoãn phiên tòa nhằm mục đích xét xử vụ án một cách công bằng, khách quan, đưa ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. - Thứ hai, về thủ tục bắt đầu phiên tòa. Thủ tục bắt đầu phiên tòa là hoạt động nhằm kiểm tra các điều kiện cần thiết cho việc xét xử, tạo tiền đề cho việc tiến hành các phần tiếp theo của phiên tòa.Thông qua hoạt động này, HĐXX sẽ xác định các điều kiện cần thiết để quyết định có thể tiếp tục xét xử hay phải hoãn phiên tòa - Thứ ba, về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.
  • 37. 30 Đây là bước quan trọng của quá trình xét xử tại phiên tòa. Đây là cuộc điều tra chính thức công khai được thực hiện qua việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng, xem xét mọi vấn đề để xác định có tội hay không, nếu có là tội gì cũng như nguyên nhân, động cơ, mục đích, hậu quả của tội phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho bị cáo… - Thứ tư, về phần tranh luận tại phiên tòa. Tranh luận tại phiên tòa là giai đoạn mà HĐXX nghe ý kiến đối đáp của đại diện VKS và những người tham gia tố tụng thể hiện quan điểm trong việc giải quyết vụ án và bảo vệ quyền lợi cho mình một cách toàn diện nhất. Đây được xem là cơ hội cuối cùng để những người tham gia tố tụng phân tích, lập luận để HĐXX chấp nhận ý kiến của mình. - Thứ năm, về phần nghị án và tuyên án. Quy định về việc nghị án tại Điều 326 đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và nguyên tắc “Tòa án xét xử tập thể”. Trong giai đoạn nghị án, nếu hai nguyên tắc này được bảo đảm thì sẽ cho ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 1.2.3. Một số quy định của Luật Nhân quyền Quốc tế về bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự Luật Nhân quyền Quốc tế là một trong những ngành luật mới của hệ thống Luật Quốc tế, được chính thức hình thành và phát triển sau khi Liên Hợp Quốc ra đời (1945). Nó là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lý Quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại. Đối tượng điều chỉnh của nó là mối quan hệ giữa các nhà nước và tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Mặt khác nó cũng điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhà
  • 38. 31 nước và công dân liên quan đến việc bảo đảm thực thi các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người . Luật Nhân quyền Quốc tế có một hệ thống các văn kiện làm cơ sở cho việc bảo đảm Quyền con người trong TTHS, đặc biệt là tại giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Trước hết là Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người, 1948 (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966 (ICCPR) làm nòng cốt. Sau đó là các văn kiện quốc tế cơ bản về Quyền con người trong hoạt động tư pháp khác như: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984; Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988; Các quy tắc hành động của cán bộ thi hành pháp luật, 1979; Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tòa án, 1985… Các văn kiện này được trình bày một cách khá ngắn gọn, súc tích (UDHR chỉ có 30 điều, ICCPR có 53 điều, Các quy tắc Bắc Kinh có 40 điều) nhưng đã có sự điều chỉnh hiệu quả trên thực tế. Luật Nhân quyền Quốc tế không được áp dụng trực tiếp bởi Tòa án của các quốc gia thành viên mà được nội luật hóa vào hệ thống pháp luật quốc gia (tức là sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật quốc nội làm cho hài hòa với Luật Nhân quyền Quốc tế). Tuy nhiên, vấn đề nội luật hóa không được hoàn toàn mà giữa Luật Nhân quyền Quốc tế và Pháp luật quốc gia luôn có “độ vênh” nhất định. Bên cạnh đó, khi so sánh một số Công ước cụ thể về quyền con người với pháp luật một quốc gia chưa là thành viên Công ước đó thì “độ vênh” lại càng cao. Các quy định của Luật Nhân quyền Quốc tế về bảo đảm quyền con người trong TTHS và Pháp luật hình sự Việt Nam cũng vậy. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của một số Công ước quốc tế như: ICCPR (tham gia vào năm 1982); CRC (tham gia vào 1990); Công ước về
  • 39. 32 không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, 1968 (tham gia 1983) … Bên cạnh đó, xuất phát từ tình hình kinh tế, xã hội và chính trị, Việt Nam chưa thể tham gia các văn kiện như: Nghị định thư tùy chọn thứ nhất, thứ hai của ICCPR; Những quy tắc tối thiểu về đối xử với tù nhân, 1955; Những bảo đảm bảo vệ quyền của những người đối mặt với án tử hình, 1984… Tuy nhiên, tôi tin rằng trong tương lai, khi đến thời điểm thích hợp thì Việt Nam sẽ tham gia các Công ước quốc tế về quyền con người còn lại. Do đó, trong phần này, ngoài các Công ước mà Việt Nam đã tham gia tôi xin đề cập đến một số quy định của các văn kiện khác mà Việt Nam chưa là thành viên. 1.2.3.1. Quy định về quyền của người bị cáo buộc hình sự Quyền của người bị cáo buộc hình sự chính là sự cụ thể hóa quyền được sống, quyền được tự do, quyền không bị phân biệt đối xử … của người bị nghi ngờ phạm tội trong lĩnh vực TTHS. Đó là các quyền sau đây: Quyền không bị tra tấn và quyền được đối xử nhân đạo (Điều 5 UDHR; Điều 7, 10 ICCPR; Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục); Quyền tự do và an toàn cá nhân hay còn được gọi là quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện (Điều 9UDHR, Điều 9 ICCPR); Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật (Điều 1, 2, 6, 7, 8 UDHR; Điều 2, 3, 16, 26 ICCPR); Quyền được bảo vệ sự riêng tư hay còn gọi là quyền về đời tư (Điều 12 UDHR; Điều 17 ICCPR); Quyền về xét xử công bằng (Điều 10, 11UDHR; Điều 11, 14, 15 ICCPR). Quyền này lần đầu tiên được đề cập tại Điều 10, 11 UDHR, sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các điều 11, 14, 15 ICCPR, trong đó
  • 40. 33 thì Điều 14 ICCPR là có vai trò quan trọng. Điều 14 ICCPR đã cụ thể hóa các quyền bình đẳng trước Tòa án; quyền được suy đoán vô tội; quyền được áp dụng thủ tục đặc biệt của người chưa thành niên; quyền kháng cáo; quyền bồi thường oan sai…và một loạt các bảo đảm tố tụng tối thiểu khác dành cho người bị cáo buộc hình sự trong quá trình xét xử như: Quyền được thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình; Quyền có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn; Quyền được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý; Quyền tham gia phiên tòa, quyền được tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa; Quyền được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng buộc tội mình; được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên tòa và thẩm vấn họ tại tòa với những điều kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội mình; Quyền được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu hoặc không nói được ngôn ngữ sử dụng trong phiên tòa; Quyền không bị buộc đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội (hay còn gọi là quyền im lặng). Như vậy, phải khẳng định rằng Luật nhân quyền quốc tế có nhiều điểm tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam trong việc quy định quyền con người trong TTHS nói chung và quyền con người tại giai đoạn xét xử nói riêng. Luật nhân quyền quốc tế quy định cho người bị cáo buộc về hình sự một tập hợp các quyền tố tụng đầy đủ hơn. Điều dễ dàng nhận thấy nhất là pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận quyền đượcxét xử nhanh chóng, quyền im lặng cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cũng có ý kiến cho rằng các quyền đó đã được ghi nhận một cách gián tiếp qua một loạt quy định khác. Tuy nhiên, chúng tôi cho
  • 41. 34 rằng việc pháp luật Việt Nam chưa nội luật hóa đầy đủ các quy định của Luật nhân quyền quốc tế là một hạn chế cần được khắc phục kịp thời. Các quy định trong các văn kiện quốc tế mà chúng ta tham gia hoặc công nhận cần được nhanh chóng nội luật hóa một cách hợp lý. Mặt khác, so sánh các quy định mà chúng ta đã nội luật hóa thì có thể thấy rằng nội hàm của các quy định trong pháp luật quốc gia luôn hẹp hơn so với Luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng này xuất phát từ thực tiễn riêng của mỗi quốc gia cho nên đây là điều có thể chấp nhận được. Tuy vậy, theo chúng tôi thì Nhà nước ta phải luôn nỗ lực để mở rộng nội hàm các quy định này để nó tương ứng với các quy định của Luật nhân quyền quốc tế. Có như vậy thì quyền con người mới được đảm bảo ở mức cao nhất. 1.2.3.2. Cơ chế bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Luật nhân quyền quốc tế Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật thì cần phải có các biện pháp để bảo đảm thực hiện các quyền trên thực tế. Do các quyền con người rất phong phú và vi phạm quyền cũng rất đa dạng nên việc bảo vệ và thúc đẩy quyền đòi hỏi có sự tham gia của nhiều dạng chủ thể (cá nhân, cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, cơ quan nhà nước…) thông qua nhiều biện pháp: phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức, theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm… Luật nhân quyền quốc tế có ba cơ chế để thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người nói chung là là: Cơ chế quốc tế; Cơ chế quốc gia, Cơ chế khu vực. Việc bảo vệ các quyền con người bị xâm hại trong hoạt động xét xử hình sự cũng thực hiện theo các cơ chế đó.
  • 42. 35 - Cơ chế nhân quyền quốc tế (Cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc): Cơ chế này chính là bộ máy các cơ quan (Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng quản thác, Ecosoc, Ban Thư ký, ICJ) và các quy tắc, thủ tục về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ). Đây là cơ quan tài phán chính của LHQ. Trong vấn đề bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, cơ quan này có chức năng xem xét, xử lý các tranh chấp về quyền con người. Trên thực tế đã có một số vụ tranh chấp và các vấn đề phức tạp về quyền con người được đưa ra trước ICJ như: quyền có nơi cư trú, quyền của những người ngoại kiểu, quyền của trẻ em, vấn đề duy trì chế độ quản thác với Tây Nam Phi, vấn đề bắt giữ các nhà ngoại giao và nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở I ran, vấn đề tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật nhân đạo quốc tế. Ngoài ra, ICJ còn có thể tư vấn cho Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an về các vấn đề mang tính pháp lý về quyền con người như: vấn đề bảo lưu với Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng, vị thế của báo cáo viên đặc biệt… - Cơ chế nhân quyền khu vực: Hiện tại có ¾ châu lục đã thiết lập được cơ chế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, gồm: Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Châu Âu; Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở châu Mỹ; Cơ chế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở châu Phi. Cả ba khu vực này đều ghi nhận quyền con người và cơ chế bảo đảm, giám sát vào hệ thống các văn kiện về quyền con người trong đó có các văn kiện nòng cốt là Công ước nhân quyền châu Âu, Công ước nhân quyền châu Mỹ, Công ước nhân quyền châu Phi. Cơ chế khu vực được đảm bảo bằng hoạt động của các
  • 43. 36 cơ quan: Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi; Ủy ban quyền con người châu Mỹ; Ủy ban các Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu. Ngoài ra, các khu vực đều thành lập các Tòa án quyền con người để xét xử các khiếu kiện về quyền con người (Tòa án quyền con người Châu Âu, Tòa án quyền con người Châu Mỹ, Tòa án quyền con người Châu Phi). So với cơ chế của LHQ thì cơ chế quyền con người khu vực có ưu điểm là dễ đạt được đồng thuận hơn khi thiết lập, sửa đổi, bổ sung và thực hiện, do các quốc gia trong khu vực thường có nhiều điểm chung về kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử. Mặt khác, cơ chế khu vực cũng dễ tiếp cận hơn so với cơ chế toàn cầu của Liên Hợp Quốc. Ở một mức độ nhất định, một số cơ chế khu vực còn tỏ ra chặt chẽ, hiệu quả hơn so với cơ chế của Liên Hợp Quốc. - Cơ chế nhân quyền quốc gia: Việc thành lập các cơ quan độc lập hoặc bán độc lập với bộ máy nhà nước để tăng cường hiệu quả của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của mỗi quốc gia không giống nhau. So sánh ba cơ chế trên ta có thể đưa ra kết luận: Thứ nhất, các cơ chế này tạo điều kiện cho người dân tiếp cận việc bảo đảm nhân quyền một cách nhanh chóng; Thứ hai, trong thủ tục hoạt động thì các cơ chế này đề cao tính mềm dẻo, đề cao các biện pháp như trao đổi, đối thoại… Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định thì có thể dùng đến sức mạnh cưỡng chế bằng các phán quyết của Tòa án. Riêng cơ chế nhân quyền quốc gia không có mô hình Tòa án để xem xét, xử lý các khiếu nại vì đã có hệ thống Tòa án của mỗi quốc gia. Còn cơ chế nhân quyền Liên Hợp Quốc và cơ chế nhân quyền khu vực thì Tòa án nhân quyền vẫn là một thiết chế có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người. Điều đó cho thấy, con đường tài phán luôn có những hiệu quả thiết thực mà không mô hình nào thay thế được.
  • 44. 37 1.3. Các điều kiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự 1.3.1. Chất lượng của hệ thống pháp luật Chất lượng của hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về bảo đảm quyền con người của bị cáo nói riêng quyết định đến hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo. Những nguyên tắc hiến định bảo vệ quyền con người, quyền công dân nói chung là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền con người trong TTHS. Từ những nguyên tắc hiến định đó, những chuẩn mực, giá trị công bằng, các chứng năng của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng cũng như địa vị pháp lý của những người tham gia tố tụng, trong đó có bị cáo được kiến tạo, nhằm thiết lập một chế độ pháp quyền, công lý. Trên nền tảng đó, các quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền con người của bị cáo nói riêng được tôn trọng và bảo vệ. Trong TTHS, các quyền con người dễ bị vi phạm nhất. Việc quy định các quyền tố tụng đi đôi với nghĩa vụ tố tụng của người tham gia tố tụng và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn vậy, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh phải quy định đầy đủ, cụ thể rõ ràng về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án; xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức bổ trợ tư pháp và các cơ quan tổ chức, cá nhân khác khi họ tham gia tố tụng. Để đảm bảo quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, cùng với việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật về quyền con người trong hoạt động tố tụng, một yêu cầu quan trọng đặt ra là phải thường xuyên làm tốt công tác hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này để kịp thời loại bỏ những quy
  • 45. 38 phạm pháp luật không còn phù hợp, sửa đổi, bổ sung những quy phạm pháp luật chưa sát hợp với thực tiễn, làm cơ sở cho việc ban hành mới những quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người của bị cáo nói chung trong bối cảnh cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. 1.3.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng và tổ chức, hoạt động của các cơ quan tố tụng Chất lượng đội ngũ những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự được coi là điều kiện đủ, quyết định đến việc bảo đảm quyền con người của bị cáo. Do vậy, những người tiến hành tố tụng như thẩm phán- Chủ tọa phiên tòa, HTND, KSV phải đạt được trình độ chuyên môn cao, phải có tư chất, đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, cần phải đặt ra tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng hợp lý đáp ứng nhiệm vụ xét xử, bảo đảm quyền con người của bị cáo; đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, cho thẩm phán, HTND, KSV tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nhà nước phải có cơ chế, chính sách động viên những người tiến hành tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND cấp tỉnh yên tâm công tác, trau đồi dạo đức nghề nghiệp, giữ vững bản lĩnh chính trị. Chất lượng hoạt động của các cơ quan tố tụng quyết định trực tiếp đến hoạt động bảo đảm quyền con người trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng. Suy cho cùng, hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng là hoạt động bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý. Do vậy, việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tố tụng trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là yêu cầu luôn được đặt ra để các cơ quan này hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, đảm bảo được quyền con người, quyền công dân.
  • 46. 39 Đối với TAND: Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, TAND có vị trí trung tâm và xét xử được coi là hoạt động trọng tâm. Hoạt động của TAND nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền con người của bị cáo, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. TAND là nơi thể hiện rõ nhất chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp nói riêng và toàn bộ quyền lực nhà nước nói chung. Vì vậy, cải cách, nâng cao chất lượng hoạt động của TAND cấp tỉnh là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ cấp thiết, trong đó nâng cao chất lượng hoạt động xét xử là khâu đột phá nhằm bảo đảm quyền con người của bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Đối với VKSND: VKS thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Vậy nên, đảm bảo về tổ chức và hoạt động của VKS nhằm đảm bảo chức năng, thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố chính là cơ sở để đảm bảo quyền con người của bị cáo; đồng thời hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng xâm phạm đến các quyền con người của bị cáo. Do vậy, cùng với yêu cầu đổi mới tổ chức, kiện toàn Hệ thống TAND, yêu cầu trên việc đổi mới về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của VKSND là một yêu cầu tất yếu. Đội ngũ KSV phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và công tâm trong việc thực hiện chức năng của mình, góp phần to lớn trong hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. 1.3.3. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp
  • 47. 40 Hoạt động bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS nói chung và bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành cả xã hội, công dân. Do vậy, bên cạnh việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu đặt ra là cần có những giải pháp để phát huy và lôi cuốn sự tham gia của các cơ quan tổ chức xã hội khác trong hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm cá vụ án hình sự. Hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của tổ chức luật sư, giám định nhằm góp phần cùng các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng rõ sự thật khách quan của các vụ án đồng thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả ngay từ đầu các phát sinh về quyền, nghĩa vụ pháp lý của công dân, nhằm đảm bảo được con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Cần phải xác định rõ tiêu chuẩn, chức danh, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ luật sư, bào chữa viên nhân dân, giám định viên để họ tham gia tích cực vào hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong TTHS nói chung và trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng. 1.3.4. Cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tư pháp Trong hoạt động bảo đảm quyền con người của bị cáo trong TTHS nói chung và bảo đảm quyền con người của bị cáo trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, mỗi cơ quan tố tụng có chức năng và thẩm quyền riêng, tiến hành các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan Điều tra, VKSND và TAND có quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả hoạt động của cơ quan này là sơ sở, tiền đề cho hoạt động của các cơ quan khác, và kết quả của quá trình này là bản án, quyết định của Tòa án phải đúng người, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, cũng không để lọt tội phạm. Do đó, sự phối hợp giữa cơ quan điều