SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRƢƠNG NGỌC SƠN
QUYÒN CON NG¦êI
TRONG T¹M GI÷, T¹M GIAM Vµ THI HµNH ¸N H×NH Sù -
QUA THùC TIÔN THµNH PHè H¶I PHßNG
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu,ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trƣơng Ngọc Sơn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI
BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ.......12
1.1. Khái niệm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam
và thi hành hình phạt tù ..................................................................12
1.1.1. Người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù........................12
1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển quyền con người của người bị tạm
giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ...........................................15
1.1.3. Đặc điểm và định nghĩa về quyền con người của người bị tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình phạt tù..........................................22
1.2. Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và
chấp hành hình phạt tù....................................................................27
1.2.1. Đảm bảo bằng pháp luật.....................................................................27
1.2.2. Đảm bảo việc thực thi pháp luật ........................................................38
1.2.3. Cơ chế kiểm soát việc thực thi pháp luật ...........................................45
Chƣơng 2: CÁC TIÊU CHÍ QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ
TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ ........49
2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế về quyền của ngƣời
bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù..........................49
2.1.1. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc, 1948............................49
2.1.2. Các văn bản pháp luật quốc tế khác...................................................49
2.2. Các quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành
hình phạt tù theo pháp luật Việt Nam theo tiêu chí quốc tế ........51
2.2.1. Quyền sống.........................................................................................51
2.2.2. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử tàn bạo.........................53
2.2.3. Quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hay bị hạ nhục...............53
2.2.4. Quyền được xét xử công bằng ...........................................................55
2.2.5. Quyền được đối xử nhân đạo, tôn trọng phẩm giá của những
người bị tước quyền tự do..................................................................56
2.2.6. Quyền được thừa nhận bình đẳng trước pháp luật.............................57
2.2.7. Quyền được hưởng an ninh................................................................58
2.2.8. Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống ..................................59
2.2.9. Quyền về sức khỏe .............................................................................60
2.2.10. Quyền được giáo dục .........................................................................62
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ,
TẠM GIAM VÀ NGƢỜI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ Ở
VIỆT NAM........................................................................................64
3.1. Hệ thống các qui định của pháp luật..............................................64
3.1.1. Hiến pháp ...........................................................................................64
3.1.2. Văn bản luật........................................................................................65
3.1.3. Văn bản dưới luật...............................................................................67
3.2. Thực tiễn việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm
giữ, tạm giam, ngƣời chấp hành hình phạt tù ở Hải phòng.........68
3.2.1. Những bất cập trong việc thực hiện quyền con người khi bị tạm
giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.....................................................68
3.2.2. Những vi phạm đối với quyền của người bị tạm giữ, tạm giam,
thi hành hình phạt tù thường gặp .......................................................74
3.3. Hoàn thiện pháp luật về quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm
giam và chấp hành hình phạt tù và các giải pháp nâng cao
hiệu quả thực thi các quyền đó .......................................................81
3.3.1. Những yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình hiện nay...............................81
3.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật.....................................................88
3.3.3. Các giải pháp khác nâng cao đảm bảo về quyền con người ............100
KẾT LUẬN..................................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................107
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BLHS: Bộ luật hình sự;
- BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự;
- CAT: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối
xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984
(Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or
Degrading Treatment or Punishment - CAT);
- CEDAW: Công ước về xóa bỏ mọi phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979
(Convention on the Elimination of all forms of Discrimination
against women – CEDAW)
- CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa;
- ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966
(International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR);
- ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa,
1966 (International Covenant on Economic, Social and
Cultural Rights - ICESCR);
- MTTQ: Mật trận tổ quốc;
- TAND: Tòa án nhân dân;
- THAHS: Thi hành án hình sự;
- TTHS: Tố tụng hình sự;
- UDHR: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, 1948 ((Universal
Declaration of Human Rights - UDHR);
- UNCHR: Ủy ban quyền con người Liên hợp quốc (The United
Nations Commission on Human Rights - UNCHR);
- UNHRC: Hội đồng quyền con người Liên hợp quốc (The United
Nations Human Rights Council - UNHRC);
- (UN) HCR: Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (The United Nations
High Commissioner for Refugees);
- VKS: Viện kiểm sát;
- VKSND: Viện kiểm sát nhân dân.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền văn minh của nhân loại tồn tại cho đến bây giờ suy đến cùng là vì
con người và những giá trị cao đẹp nhất của con người. Lịch sử loài người đã
trải qua bao thăng trầm từ thấp đến cao, từ sơ khai đến hiện đại là sự chắt lọc
ngày càng thuần khiết những phẩm chất cao đẹp của con người. Con người
tồn tại trong xã hội với những quyền căn bản của mình có sẵn trong tự nhiên
hoặc được xã hội khẳng định, nhưng dù thế nào thì tiến trình của thời gian vẫn
chứng minh rằng các quyền con người như những bức tường thành vững chắc
ngày càng được nâng cao hơn. Các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang
chung tay xây dựng một nền văn hóa nhân quyền (human right culture) cho
tất cả mọi con người trên trái đất.
Để làm được điều đó trách nhiệm đầu tiên là thuộc về các nhà nước,
nhưng sự đồng thuận của từng cá nhân cũng quan trọng không kém trong việc
góp những giọt nước biển tạo nên đại dương bao la về quyền con người. Ngoài
những quyền căn bản, con người khi tiến đến thế giới văn minh sẽ còn cần đến
rất nhiều những quyền năng khác nữa. Song trên thế giới hiện nay những quyền
căn bản của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc… vẫn chưa được khẳng định hoặc bị xâm hại một cách vô lý.
Một số quốc gia vẫn chưa bảo vệ con người ngay cả đối với những
quyền con người tối thiểu. Họ vẫn có thể bị bắt giữ vô cớ, bị đánh đập, bị nô
dịch như những nô lệ mà không được coi là con người. Đôi khi họ bị xét xử
không công bằng hoặc thiếu bình đẳng. Những thiết chế của Nhà nước không
đủ mạnh để bảo vệ cho con người. Tìm hiểu về quyền con người trong góc độ
này chúng ta sẽ nhìn nhận ra những nhu cầu thiết yếu nhất của con người,
những giá trị chung nhất về quyền con người mà chúng ta cần bảo vệ.
2
Luận văn này chỉ là một nghiên cứu dưới góc độ cá nhân về vấn đề
trên đối với quyền con người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình
phạt tù trong lĩnh vực thi hành án hình sự tại nhà tạm giữ, trại giam và trại
tạm giam. Có nhiều tài liệu về vấn đề này nhưng trong khuôn khổ tài liệu có
hạn và sự tiếp cận còn hạn chế, tác giả không thể trình bày hết được các nội
dung về vấn đề trên. Rất mong những ý kiến hữu ích đóng góp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với cách nhìn nhận ngày càng sâu về quyền con người trong thế giới
hiện đại vì tầm quan trọng của vấn đề, hiện nay ở Việt Nam cũng như quốc tế
có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như:
“Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực Asean” do trung
tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân trực thuộc khoa Luật - Đại
học quốc gia Hà Nội phát hành đã đề cập tới quyền của con người dưới góc
nhìn của khu vực. Cuốn sách giới thiệu và phân tích khái quát thực tiễn nhân
quyền tại các quốc gia trong khu vực, sự hình thành chuẩn mực, các cơ chế khu
vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cũng như vai trò chủ thể khác nhau ở
Asean (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ sở giáo dục, nghiên cứu…)
“Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự”: do trung
tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân và trung tâm nghiên cứu
tội phạm học và tư pháp hình sự trực thuộc khoa Luật – Đại học quốc gia Hà
Nội phát hành. Tố tụng hình sự là hoạt động trực tiếp nhất liên quan đến một
bộ phận quan trọng của nhóm người bị hạn chế, bị tước tự do. Đó là những
người bị tạm giữ, tạm giam hay đang phải chấp hành hình phạt tù. Tài liệu đã
khái quát những tiêu chuẩn pháp lý về quyền con người trong các hoạt động
tố tụng hình sự. Từ đó nhằm hướng dẫn, cung cấp những công cụ hữu hiệu
cho việc bào chữa tại các tòa án hình sự địa phương. Đặc biệt, nó được viết ra
3
để hỗ trợ cho các luật sư hoặc thành viên của nhóm luật sư biện hộ các vụ án
hình sự, nâng cao kiến thức và hiểu biết nhằm áp dụng hiệu quả luật quốc tế
tại các tòa án địa phương. Từ góc độ đó, cuốn sách đề cập đến những khả
năng áp dụng luật quốc tế như là một lập luận riêng biệt, và nếu có thể, như là
một ý bổ sung nhằm củng cố sức thuyết phục của các lập luận. Quyền bào
chữa là một trong số các quyền quan trọng của những người đang bị giam,
giữ. Bởi lẽ nó đảm bảo cho các vụ án được xét xử công bằng và quyền của
những người này sẽ được đảm bảo tốt nhất. Vì vậy cuốn sách đã góp một
phần quan trọng trong những nỗ lực nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của nhóm
người bị bị giam, giữ nói chung và nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng
trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
“Hỏi đáp về quyền con người” của trung tâm nghiên cứu quyền con
người – quyền công dân thuộc khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội phát
hành nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với những nội dung cốt lõi của
vấn đề nhân quyền. Những thông tin ngắn gọn, súc tích, được chia thành các
mục chuyên biệt với cả vấn đề lý luận, pháp lý về nhân quyền ở tầm quốc tế
và Việt Nam. Sách đã cung cấp cho người đọc sự hiểu biết hệ thống nhưng dễ
hiểu và dễ tiếp thu về quyền con người.
“Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam” Chủ biên PGS.TS Nguyễn
Ngọc Chí - Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014 trong đó với tinh thần
đổi mới theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp,
cũng như sự phát triển của khoa học pháp lý tố tụng hình sự những năm gần
đây, nhất là vấn đề đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự. Các tác
giả đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền con người và đưa
vấn đề này vào từng chương và dành hẳn một chương đề cập đến những vấn
đề có tính khái quát về quyền con người, đảm bảo quyền con người trong tố
tụng hình sự. Giáo trình có phạm vi rộng, phong phú, kết cấu hợp lý hơn các
giáo trình trước đó.
4
“Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người” – đề
tài nghiên cứu khoa học, chủ trì Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí – Khoa Luật, Đại
học quốc gia Hà Nội; Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở
Việt Nam những năm qua đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy vẫn còn
nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này đã nghiên
cứu, tiếp thu những quan điểm và nhất là các tiêu chí về quyền con người
trong các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Trên cơ sở đó
nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người trong tố tung hình sự. Đề
tài này đã làm rõ những quan điểm khoa học về quyền con người trong tố
tụng hình sự và những tiêu chí quốc tế về nhân quyền; Đánh giá thực trạng hệ
thống pháp luật về việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự đồng
thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nó đối với việc bảo vệ quyền con
người trong quá trình giải quyết vụ án; Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự. Khía
cạnh mà đề tài này đề cập đến là các quyền con người nói chung trong hoạt
động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng hình sự, các quyền
con người được đề cập đến phần lớn là các quyền của những người bị tước tự
do trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Bên cạnh những người bị tước tự do, đề tài
này cũng phản ánh đến quyền của những người tham gia tố tụng hình sự mà
không bị tước tự do như là các bị can, bị cáo (trong nhiều trường hợp họ
không bị tước tự do).
Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố
tụng hình sự Việt Nam – Luận án của nghiên cứu sinh Lại Văn Trình, chuyên
ngành hình sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Luận
án đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền con người và đảm bảo
quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự; hệ
thống hóa được các biện pháp đảm bảo; làm rõ được các đặc điểm chung và
5
những đòi hỏi đặc thù trong việc đảm bảo quyền con người của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng khác nhau. Luận án đã phân tích
tìm ra các hạn chế, bất cập trong vấn đề này và nguyên nhân để tìm ra giải
pháp kiến nghị, sửa đổi bổ sung BLTTHS theo hướng tích cực hơn nhằm bảo
vệ tốt hơn cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Ngoài ra còn một số bài viết, cuốn sách của các học giả khác có đề cập
đến vấn đề này. Các công trình nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu về
quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam
trong những năm qua đã được quan tâm và đạt được những thành tựu nhất
định. Tuy nhiên cần có một cái nhìn tổng quát hơn về những người bị tạm
giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù, đặc biệt là dưới góc độ của luật nhân
quyền quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa với các vấn đề về quyền con người
trở thành điều toàn nhân loại đang hướng tới. Luận văn này cung cấp một cái
nhìn thực tế để vận dụng những quy định của pháp luật cả trong nước và quốc
tế về quyền con người đối với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình
phạt tù một cách hiệu quả và thiết thực, tránh được chủ nghĩa giáo điều. Đông
thời bổ sung những nghiên cứu về quyền con người khi họ bị hạn chế tự do,
tước tự do, từ đó nâng cao ý thức trước hết là của các chủ thể có nghĩa vụ tôn
trọng, bảo vệ và thực thi các quyền con người cũng như trang bị cho những
người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù nhận thức
trong việc thụ hưởng các quyền của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về cơ sở hình thành các quyền của người bị tạm giữ, tạm
giam, người chấp hành hình phạt tù, thực trạng và các quyền của họ; các
đặc điểm của quyền con người trong khi bị giam, giữ để khái quát thành cơ
sở lý luận.
6
Tìm ra các phương diện đảm bảo cho quyền của ngời bị tạm giữ, tạm
giam và chấp hành án phạt tù đi sâu phân tích những ưu, khuyết điểm và sự
tiếp cận lý luận vào thực tiễn.
Đối chiếu các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế, các quy định của pháp
luật quốc gia và làm rõ các quyền cụ thể, cơ bản của con người khi họ bị bắt,
giam giữ trong thực tế và những nguyên nhân các hạn chế, bất cập so với yêu
cầu, đòi hỏi trong tình hình hiện nay.
Từ những vấn đề đã được nhìn nhận nêu những giải pháp nâng cao hiệu
quả bảo đảm của pháp luật, của việc tổ chức thực thi pháp luật và cơ chế kiểm
tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền con
người cho những người bị giam, giữ.
Xây dựng nền văn hóa nhân quyền trong xã hội nói chung và pháp
luật tố tụng hình sự nói riêng; thúc đẩy sự phát triển bảo vệ các giá trị và
hướng tới mở rộng quyền con người trong khi bị tạm giữ, tạm giam và chấp
hành án phạt tù.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận chung về người bị tạm giữ,
tạm giam và chấp hành hình phạt tù. Việc đảm bảo thực hiện những quy định
của pháp luật về quyền của những người bị hạn chế tự do, bị tước tự do.
Nghiên cứu quy định pháp luật của quốc tế trên cơ sở so sánh, đối chiếu
với pháp luật của Việt Nam về đảm bảo quyền của những người bị giam, giữ.
Đánh giá thực trạng việc thực thi pháp luật giam, giữ tại các nhà tạm
giữ, trại tạm giam và trại giam; Bảo đảm quyền của người bị hạn chế tự do, bị
tước tự do ở Việt Nam; Những ưu, khuyết điểm của vấn đề này.
Từ các nghiên cứu trên đưa ra những vấn đề cần hoàn thiện sự bất cập
của pháp luật Việt Nam với một số giải pháp nhằm tăng cường các quyền, giá
trị cơ bản của con người khi bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù,
đảm bảo quyền của họ được thi hành trong thực tế.
7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền con người bị hạn chế tự do, bị
tước tự do xem xét trên bình diện các quy định của pháp luật nhân quyền quốc
tế cũng như các quy định của pháp luật quốc gia về vấn đề này. Người bị hạn
chế tự do, bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự bao gồm: tù nhân
(phạm nhân đang chấp hành án hình phạt tù); người bị tạm giữ, tạm giam. Các
giá trị, các quyền con người được đưa ra xem xét là những giá trị cơ bản nhất
đối với họ. Đồng thời cũng xem xét sự đảm bảo của mỗi quốc gia và của quốc
tế khi thực hiện quyền con người với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp
hành hình phạt tù.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tên của đề tài luận văn là quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự. Tuy nhiên góc độ quyền của người bị thi hành án hình sự rất
rộng bao gồm tất cả những quyền của người: chấp hành hình phạt tù, người bị
xử phạt án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, quản chế, cấm cư trú…
Trong những người này thì người đang chấp hành hình phạt tù là người bị
tước tự do nhiều nhất và họ bị cách ly khỏi xã hội giống như những người bị
tạm giữ, tạm giam. Chính vì vậy luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu đối với
những người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù dưới góc độ quy
định pháp lý và thực tiễn trên phạm vi quốc tế và tình hình cụ thể ở Việt Nam.
Nghiên cứu dưới góc độ pháp lý: Xem xét các quy định của pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia quy định về quyền của người bị tạm giữ, tạm
giam, người chấp hành hình phạt tù. Những quy định pháp lý trước hết xuất
phát từ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền nói chung, quyền của những
người này nói riêng cũng như các cơ chế để bảo đảm các quyền đó. Đối chiếu,
8
so sánh với các quy định của pháp luật quốc gia với các chuẩn mực quốc tế:
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền UDHR; Công ước quốc tế về các
quyền dân sự chính trị - 1996 ICCPR; Công ước về quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa - 1996 ICESCR; Những nguyên tắc cơ bản về đối xử với tù nhân -
1990; Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị
cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào - 1988;… Các quy định pháp luật quốc gia
phải kể đến như Hiến pháp - 2013; Bộ luật hình sự - 1999, sửa đổi, bổ sung
năm 2009; Bộ luật tố tụng hình sự - 2003; Luật thi hành án hình sự - 2010…
và các văn bản pháp lý liên quan.
Nghiên cứu trong phạm vi thực tiễn: luận văn phân tích trước hết là
thực trạng tình hình quyền con người trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại
giam tại Việt Nam thông qua địa bàn thành phố Hải Phòng. Các phân tích,
đánh giá những quy định nào phù hợp, quy định nào vẫn còn bất cập cần phải
xem xét so với pháp luật quốc gia cũng như tiêu chuẩn về nhân quyền của
pháp luật quốc tế. Từ đó đánh giá tính đúng đắn, mức độ phù hợp của các quy
định pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn pháp lý về nhân quyền. Đánh giá
việc bảo đảm quyền cho những người bị tạm giữ, tạm giam, người bị tù giam
trên thực tế. Trên cơ sở đó có những phân tích để hoàn thiện các quy định và
những căn cứ thực tế để thực thi các quy định đó một cách hiệu quả nhất.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung, các khái niệm, đặc điểm về
bảo đảm quyền con người nói riêng. Căn cứ vào các nguyên tắc, tiêu chí nền
tảng theo quy định trong Luật nhân quyền quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp diễn dịch: đi
9
từ cái chung nhất đến cái riêng; Xâu chuỗi các sự việc trong phương pháp hệ
thống; Gạt bỏ những cái đơn lẻ, ngẫu nhiên để đi tìm cái chung, cái bản chất
theo phương pháp trừu tượng; So sánh giữa các khu vực, giữa lý thuyết và
thực tế theo phương pháp so sánh…
6. Kết quả nghiên cứu luận văn
- Khái quát về người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt
tù trong mối liên hệ giữa luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia của
Việt Nam đối với những người này. Việc tiếp cận dựa trên cơ sở hình thành
của lịch sử về quyền con người, luận văn khẳng định các quyền con người
được sinh ra là tự nhiên, bẩm sinh và Nhà nước ghi nhận lại, bảo đảm thực
hiện trong các điều kiện, hoàn cảnh từng quốc gia. Các quyền đó được bảo
đảm thực hiện trên cơ sở pháp luật quy định và những cơ chế thực thi.
- Đánh giá tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo đảm các quyền của
người bị tạm giữ, tạm giam. Họ là người chưa bị tòa án kết tội nên họ chưa
phải là tội phạm và họ được hưởng tất cả các quyền trên cương vị không phải
là người có tội. Bên cạnh đó những người đang chấp hành hình phạt tù cũng
được hưởng các quyền cơ bản, quyền đặc thù của tù nhân. Đảm bảo mạng
sống, nhân phẩm, danh dự là điều tất yếu. Trên cơ sở đánh giá chính xác
những điều này sẽ thúc đẩy sự xây dựng, bảo vệ, phát triển giá trị quyền con
người; đảm bảo cho các quyền đó được thực thi và mở rộng những quyền đó.
- Xây dựng nền văn hóa nhân quyền trong xã hội nói chung và pháp
luật hình sự nói riêng, góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội. Khi thực hiện
các quyền này những cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước phải thận trọng và
phải đảm bảo các quyền này một cách đầy đủ nhất.
- Luận văn nêu lên thực tại những thành tựu, hạn chế trong việc bảo
đảm các quyền cho người bị hạn chế tự do, bị tước tự do ở Việt Nam nói
10
chung, tại thành phố Hải Phòng nói riêng, so sánh với các tiêu chí quốc tế đối
với tù nhân và các quy định trong pháp luật quốc gia trong việc đảm bảo các
điều kiện ăn, mặc, ở; lao động, học tập; quyền không bị tra tấn; không bị bắt,
giam một cách tùy tiện…
- Từ những vấn đề trên, luận văn phân tích tìm ra nguyên nhân và
đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
đảm bảo các quyền cho người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt
tù tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền của người bị tạm giữ, tạm
giam và thi hành hình phạt tù.
Trong chương này, tác giả nêu lên cơ sở hình thành, các vấn đề lý luận
về người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù và đưa ra định nghĩa
về những người này. Việc hạn chế tự do, tước tự do không bao gồm tước bỏ
toàn bộ các quyền tự do của con người mà chỉ bị giới hạn một số quyền tự do
nhất định để đảm bảo cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt công việc và
cũng là để bảo vệ quyền con người. Bên cạnh đó tác giả phân tích các đặc
điểm của quyền con người nói chung và của những người bị hạn chế quyền tự
do, tước quyền tự do nói riêng cũng như các khía cạnh đảm bảo quyền con
người của người bị giam giữ không bị xâm phạm.
Chương 2: Các tiêu chí quốc tế về quyền của người bị tạm giữ, tạm
giam và chấp hành hình phạt tù.
Trong chương này, tác giả đưa ra các tiêu chí của pháp luật quốc tế về
quyền con người nói chung cũng như quyền của người bị tạm giữ, tạm giam
11
và chấp hành hình phạt tù nói riêng. Trong đó tập trung làm rõ các quyền cụ
thể của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù. Phân tích
những quyền cơ bản của nhóm người này.
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp đảm bảo quyền của người bị
tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam.
Trong chương cuối, tác giả đề cập tới các quy định của pháp luật Việt
Nam cũng như thực trạng về quyền con người tại các Nhà tạm giữ, trại tạm
giam, trại giam ở Việt Nam thông qua thực tiễn trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Từ những tồn tại, bất cập đó và trước những yêu cầu thực tại tác giả
chỉ rõ các công việc cần hoàn thiện để đảm bảo quyền con người trong khi họ
bị giam giữ, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục đảm bảo thực thi cũng
như nâng cao nhận thức của công đồng đối với vấn đề này.
12
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI
BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ
1.1. Khái niệm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và
thi hành hình phạt tù
1.1.1. Người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù
Người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù là những người bị
hạn chế, tước bỏ quyền tự do vĩnh viễn (chung thân) hoặc trong một khoảng
thời gian nhất định (tù có thời hạn, tạm giữ, tạm giam) trên cơ sở và trong
khuôn khổ của pháp luật quốc tế hoặc quốc gia. Mặc dù bị áp dụng biện pháp
cưỡng chế hình sự, nhưng những người này vẫn được tôn trọng và bảo đảm
quyền con người theo qui định của pháp luật. Tuyên ngôn quốc tế về Nhân
quyền - 1948 Tại Điều 9 ghi nhận: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày
một cách tùy tiện” [8, tr.229]. Giải thích và cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 9
Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị quy định: “Mọi người có
quyền tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ.
Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đố là có lý do
và theo đúng thủ tục luật pháp đã quy định” [8, tr.232]. Như vậy, theo qui
định của luật nhân quyền quốc tế thì “Mọi người có quyền tự do và an toàn cá
nhân”, họ không bị bắt giữ, bỏ tù một cách tùy tiện, mà không theo qui định
của pháp luật. Bình luận về nội dung này “Nghiên cứu về quyền của mỗi
người được bảo vệ khỏi hành vi bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện”
- Ấn phẩm của Liên hợp quốc số 65.XIV.2 - 1965, đã đưa cách giải thích về
“sự tùy tiện” như sau: “Việc bắt hay giam giữ được xem là tùy tiện nếu trên
cơ sở hay theo thủ tục không được quy định trong pháp luật, hay theo quy
định của pháp luật thì mục đích của việc bắt và giam giữ này là không phù
hợp với việc tôn trọng tự do và an ninh cá nhân” [8, tr. 233].
13
Trong pháp luật quốc tế người bị tạm giữ, tạm giam hay người chấp
hành hình phạt tù thường được gọi chung với một khái niệm chỉ người bị bắt,
người bị giam, giữ.
Đối với người bị tạm giữ, tạm giam thi Quy chế về tạm giữ, tạm giam
ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998
của Chính phủ định nghĩa về người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn
cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có Lệnh tạm giữ.
2. Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử
hình bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có Lệnh tạm giam [4, Điều 2].
Ngoài ra người bị bắt theo lệnh truy nã, người phạm tội đầu thú, tự thú
khi bị bắt và có lệnh tạm giữ thì cũng được gọi là người bị tạm giữ. Theo
pháp luật Việt Nam thì tạm giữ là một hoạt động trong tố tụng hình sự liên
quan trực tiếp đến lợi ích của các công dân, quyền tự do thân thể, đây là chế
tài hạn chế một số quyền cơ bản của con người nên cần rất thận trọng khi thực
hiện biện pháp chế tài này. Để tránh việc lạm dụng bắt người trái pháp luật
hay không có căn cứ cũng như đảm bảo tính mạng, tài sản, danh dự, nhân
phẩm và những quyền khác của công dân chưa bị pháp luật tước bỏ Bộ luật tố
tụng hình sự quy định rất chặt, chẽ và nghiêm ngặt đối với những trường hợp
bị tạm giữ. Việc tạm giữ chỉ là biện pháp ngăn chặn thật cần thiết để ngăn
chặn tội phạm xảy ra cũng như đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được
đảm bảo đúng pháp luật, trật tự xã hội tránh oan, sai. Thẩm quyền tạm giữ
theo Điều 81 BLTTHS gồm cơ quan điều tra, bộ đội biên phòng, kiểm lâm và
một số cá nhân, cơ quan khác. Những trường hợp bị tạm giữ bao gồm: phạm
tội quả tang, bị bắt khẩn cấp, bị truy nã, đầu thú hoặc tự thú.
Người bị tạm giữ hình sự là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
ngay tức khắc trong thời gian ngắn (tối đa là 9 ngày) được quy định trong Bộ
14
luật tố tụng hình sự được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành do nghi
ngờ người đó thức hiện tội phạm (chưa khởi tố) hoặc dã bị khởi tố mà đang
bỏ trốn (truy nã) nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bảo đảm
cho việc điều tra, truy tố, xét xử.
Tóm lại người bị tạm giữ là người bị hạn chế quyền tự do trong một
khoảng thời gian nhất định do bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang,
khẩn cấp, truy nã, đầu thú hoặc tự thú.…
Một người chỉ bị tạm giam sau khi đã bị khởi tố về mặt hình sự mà cụ
thể là khởi tố bị can của cơ quan điều tra và được Viện kiểm sát phê chuẩn, có
hiệu lực pháp luật. Biện pháp tạm giam thường được áp dụng rất hạn chế vì
đây là một trong những biện pháp liên quan tới tự do thân thể của con người
trong thời gian dài. Theo quy định của Điều 120 BLTTHS Việt Nam thì cơ
quan điều tra có thể ra lệnh tạm giam ít nhất là 2 tháng (đối với tội ít nghiêm
trọng) và tối đa là tới 16 tháng (đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng). Ngoài
ra còn phải kể đến thời gian tạm giam để truy tố, tạm giam để chờ xét xử, tạm
giam trong khi chờ bản án có hiệu lực và đưa đi chấp hành án.
Điều 88 BLTTHS quy định tạm giam có thể được áp dụng đối với bị
can, bị cáo trong những trường hợp:
- Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
- Phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ
luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho
rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử
hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Trường hợp là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi
sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ
ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (thông
thường là biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú), trừ những trường hợp:
15
- Bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
- Đã được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục
phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy
tố, xét xử;
- Phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho
rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh
quốc gia [19, tr.60].
Như vậy người bị tạm giam là người đã bị khởi tố và áp dụng biện
pháp ngăn chặn cách ly khỏi xã hội trong thời gian dài, được quy định
trong Bộ luật tố tụng hình sự do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến
hành nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bảo đảm cho
việc điều tra, truy tố, xét xử.
Sau khi bị xét xử bằng một bản án có hiệu lực pháp lý bị cáo được tuyên
là có tội và phải chịu một hình phạt tương xứng được quy định trong Bộ luật
hình sự. Có rất nhiều hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự của nước
CHXHCN Việt Nam. Có hình phạt vừa được xem là hình phạt chính, vừa được
coi là hình phạt bổ sung nhưng phạt tù giam luôn là hình phạt chính và là hình
phạt đặc trưng, có tính cơ bản trong Bộ luật hình sự. Các bị cáo bị tuyên hình
phạt tù giam sẽ được chuyển đến nơi giam (trại giam, trại tạm giam, nhà tạm
giữ cấp huyện) để thi hành án phạt tù và họ được gọi là phạm nhân.
Người thi hành án phạt tù hay còn gọi là phạm nhân là người bị kết tội
và phải chịu hình phạt tù giam theo bản án mà tòa án tuyên đã có hiệu lực
pháp luật và phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để họ trở thành người có ích cho xã hội.
1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển quyền con người của người bị
tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Con người là tổng hòa các mối quan hệ do vậy phần lớn người phạm
tội chỉ có thể bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền chứ không phải là tất cả
16
Người bị tạm giữ, tạm giam hay đang chấp hành hình phạt tù về bản
chất họ vẫn là con người với các mối quan hệ với môi trường xung quanh. Họ
có người thân, có nhu cầu sinh hoạt như những người khác, có những bản
năng vốn có của con người... do vậy trước hết họ phải được đối xử như giữa
con người với con người, đây chính là biểu hiện rõ nét nhất sự phát triển của
xã hội loài người.
Người bị tạm giữ hay người bị tạm giam trước hết họ phải được coi là
người bình thường mà không phải là tội phạm vì chưa có bản án có hiệu lực
của tòa án. Họ là những người đang trong giai đoạn tố tụng với sự nghi ngờ
của các cơ quan quan tố tụng. Các biện pháp ngăn chặn đó chỉ là nhằm đảm
bảo cho điều tra, truy tố, xét xử hiệu quả hơn chứ không phải là nhằm mục
đích giáo dục hay trừng phạt đói với người phạm tội. Do vậy pháp luật hình
sự cũng chỉ quy định một số hạn chế đối với họ ví dụ như quyền bầu cử, ứng
cử, quyền tự do đi lại… chứ về các nhu cầu sinh hoạt của con người vẫn phải
đảm bảo cho họ.
Đối với người đang chấp hành hình phạt tù họ bị coi là tội phạm và bị
áp dụng các chế tài có tính chất nghiêm khắc hơn. Họ có thể phải lao động
hoặc chấp hành một số quy định khắt khe của tù nhân. Các quyền của họ đôi
khi bị hạn chế hơn nhưng các quyền cơ bản nhất để họ tồn tại đúng nghĩa là
một con người thì không thể bị tước bỏ. Tùy thuộc vào trình độ phát triển của
từng quốc gia cũng như môi trường, hoàn cảnh các tù nhân có thể được thêm
quyền này hoặc bớt đi quyền nào đó nhưng một số quyền của họ không bao
giờ bị xâm phạm cho dù dưới bất kỳ hình thức nào hay nhân danh cái gì
chăng nữa. Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam hay khi bị thi hành án
phạt tù phải có nền tảng về sự đối xử, đó là Các quy tắc, tiêu chuẩn tối thiểu
đối xử với tù nhân của Liên Hợp Quốc năm 1955. Các hành vi tra tấn, trừng
phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục khác về thể xác lẫn tinh thần đối với
17
họ là điều không bao giờ được chấp nhận. Ngoài ra Liên Hợp Quốc cũng đã
thông qua Bộ quy tắc xử sự cho các cán bộ thi hành pháp luật năm 1979 và
Những nguyên tắc cơ bản về sử dụng vũ lực và súng của cán bộ thi hành pháp
luật năm 1990 nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền lực của những người
cán bộ Nhà nước để vi phạm quyền con người đối với người bị mất quyền tự
do nói chung.
Về nguồn gốc quyền con người trong lịch sử có hai trường phái cơ bản
với hai quan điểm trái ngược.
Trường phái quyền tự nhiên (natural rights) cho rằng: quyền
con người là vốn có, bẩm sinh không phụ thuộc vào cá nhân, tổ
chức. nhà nước…
Trường phái quyền pháp lý (legal rights) thì coi quyền con
người không phải cứ tự nhiên sinh ra đã có mà phải do Nhà nước
xác lập, pháp điển hóa thành quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ
truyền thống văn hóa [10, tr.39].
Hiện nay tính đúng đắn của hai học thuyết kể trên vẫn chưa kết thúc
nhưng thực tế dường như không thể phân định được tính đúng sai tính hợp lý
của hai học thuyết này vì chúng có một phạm trù rộng lớn liên quan đến các
vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp lý… Cho nên quan điểm chủ
quan phủ nhận bất kỳ học thuyết nào dường như cũng không phù hợp.
Phát triển là xu hướng tất yếu của loài người theo xu hướng không tồn
tại Nhà nước, không còn pháp luật (xã hội văn minh) tự do triệt để
Có học giả cho rằng: “…các quyền con người không có lịch sử… nếu
có, thì hình như rất hỗn độn. Nó pha lẫn những lặp lại, những xen kẽ, những
tương phản và những đứt đoạn giữa những bước tiến triển và những bước
thụt lùi” [9, tr.11]. Quan điểm khác lại cho rằng, những tư tưởng đầu tiên về
quyền con người được thể hiện trong các luật lệ chiến tranh mà “luật lệ của
18
chiến tranh thì lâu đời như bản thân chiến tranh và chiến tranh thì lâu đời
như cuộc sống trên trái đất” [10, tr.49].
Trên quan điểm duy vật lịch sử chúng ta có thể khẳng định quyền con
người cũng như bất kỳ sự vật hiện tượng nào là sản phẩm phát triển văn hóa, xã
hội của một kết cấu kinh tế, xã hội nhất định và chịu sự quy định của cơ sở kinh
tế, xã hội hiện thực. Tư tưởng về quyền con người bắt nguồn từ thời tiền sử.
“Tuy nhiên với trình độ phát triển khi đó có lẽ con người chỉ có ý niệm về điều
này mà chưa thể hiện thành tư tưởng (được hiểu là những quan điểm hoặc hệ
thống quan điểm rõ ràng)” [10, tr.49]. Quyền con người được bắt nguồn rõ nét
hơn từ khi trái đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại trong đó có nền văn
minh Trung Đông (khoảng năm 3000-1.500 tr.CN). Vua Hammurabi xứ
Babylon đã ban hành một đạo luật mang tên mình (khoảng năm 1780 tr.CN) với
mục tiêu được tuyên bố là: “…ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu,..làm
cho người cô quả có chỗ tựa ở thành Babylon,..đem lại hạnh phúc chân chính và
đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương quốc” [10, tr.49].
Ngoài ra còn rất nhiều văn bản pháp luật cổ của thế giới đề cập đến
quyền con người như Bộ luật do nhà vua Ashoka ban hành vào năm 272 – 231
tr. CN, Hiến pháp Medina của nhà tiên tri Muhammad sáng lập năm 622…
Sau này cùng với sự phát triển của nhân loại hàng loạt các văn bản pháp
lý phản ánh sự tiến bộ ngày càng cao về nhận thức quyền con người. Chúng ta
có thể kể đến các văn bản nổi tiếng thế giới về vấn đề này như: Bộ luật về quyền
(1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền con người và của công dân
(1789) của Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mỹ… Việt Nam dưới triều đại
Lê Thánh Tông cũng có Bộ luật Hồng Đức - Quốc Triều Hình luật (1470 - 1497)
mang đậm tính nhân văn “quy định cụ thể về quyền của một số nhóm người dễ
bị tổn thương: phụ nữ, trẻ em, người già không nơi nương tựa… được nhiều nhà
nghiên cứu trong nước và quốc tế đánh giá cao” [10, tr.50].
19
Về học thuyết chính trị pháp lý ngay từ thế kỷ XXIV trước CN, vua
Symer đã sử dụng khái niệm “tự do” để bảo vệ các bà góa, trẻ mồ côi trước
sự bạo ngược của người giàu có, thế lực trong xã hội [10, tr.51]. Tư tưởng về
bình đẳng, tự do các cá nhân trong xã hội được khái quát bởi triết gia
Protagoras (490 - 420 tr. CN): “Thượng đế tạo ra mọi người đều là tự do,
không ai tự nhiên biến thành nô lệ cả” [10, tr.51].
Đến thời Trung cổ, tự do của con người bị hạn chế khắc nghiệt và chính
trong sự khắt khe đó thì tất yếu sẽ nảy sinh tư tưởng đối nghịch lại như một
quy luật tất yếu của lịch sử để tồn tại và phát triển. Các văn kiện pháp lý nổi
tiếng về nhân quyền của nhân loại thời kỳ này nổi tiếng nhất là Hiến chương
Magna Carta khẳng định một số quyền của con người.
Thoát khỏi đêm trường Trung cổ, Châu Âu phát triển rực rỡ về tư
tưởng, học thuyết về quyền con người trong thời kỳ Phục Hưng. Các học giả
đã đưa ra rất nhiều những kiến giải cơ bản về quyền con người đặc biệt là
quyền tự nhiên và quyền pháp lý. Chính những tư tưởng đó đã góp phần cổ vũ
cho các cuộc cách mạng của nhiều quốc gia và dẫn tới hàng loạt những văn
bản pháp lý quan trọng về quyền con người. Chỉ trong vòng 35 năm (1795 –
1830) hơn 70 bản hiến pháp đã được thông qua ở Châu Âu chứng tỏ rằng tư
tưởng về quyền con người đã có sức mạnh lan tỏa tạo nên những biến động xã
hội to lớn. Nhưng quyền con người thực sự được đặt lên tầm quốc tế vào đầu
thế kỷ XIX. Một số tổ chức xã hội quốc tế được thành lập nâng cao tầm nhận
thức về quyền con người lên cấp độ mới. Các Hội nghị quốc tế về nhân quyền
cũng đã thông qua các vấn đề về bảo vệ con người (Hội nghị Giơnevơ - 1864;
Hội nghị La Hay – 1899).
Thế kỷ XX đánh dấu bằng cuộc Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và
cuộc Thế chiến II (1939 – 1945) đã giải phóng hàng loạt các dân tộc “nhỏ
bé”. Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được đề cao và đặc biệt là các quyền
20
tự quyết của dân tộc được cổ vũ. Các quyền con người này trước đây không
hề được đề cập hoặc đề cập rất hạn chế trên diễn đàn quốc tế.
Liên Hợp Quốc thành lập và thông qua Tuyên ngôn quốc tế về nhân
quyền (1948) đã đánh dấu một cột mốc sáng chói về nhân quyền. Hàng loạt
các văn kiện quốc tế với một hệ thống đầy đủ được thông qua. Các cơ chế để
bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy quyền con người được hình thành và biến
quyền con người thành một yêu tố chính chi phối quan hệ quốc tế.
Sự kết hợp giữa các quốc gia về kinh tế, thương mại, an ninh quốc
phòng tạo thành các khối liên minh nhà nước: các nước ASEAN, các nước
Mỹ La - tinh, Khối thương mại Bắc Mỹ… đặc biệt điển hình nhất là Khối thị
trường chung châu Âu gọi tắt là EU sử dụng chung đồng tiền và gần như trở
thành một nhà nước thống nhất với pháp luật tương đồng. Đây là sự phát triển
tất yếu và xu thế chung của các nhà nước hiện nay. Chủ nghĩa Mác - Lê nin
cũng chỉ ra rằng: khi xã hội loài người phát triển đến đỉnh cao thì sẽ không
còn có Nhà nước đồng nghĩa với pháp luật cũng không còn do sự nhận thức
nói chung cũng như ý thức pháp luật nói riêng của con người ở trình độ rất
cao. Khi đó con người sẽ đạt được sự tự do cao nhất của chính bản thân mình.
Sự tranh đấu của nhân dân đối với nhà cầm quyền
Cả hai trường phái quyền tự nhiên và quyền pháp lý đều chỉ ra rằng:
quyền con người phải tự tranh đấu chứ không hề tự nhiên mà có được.
Từ thời Hy Lạp cổ đại, Zeno (333 – 264 tr.CN) đã cho rằng:
Không một ai sinh ra đã phải làm nô lệ. Địa vị nô lệ của họ là
do họ bị tước đoạt tự do vốn có của con người. Rõ ràng ở đây theo
Zeno, quyền là một người tự do là một quyền bẩm sinh của con
người [10, tr.39,40]. Tư tưởng này sau được rất nhiều học giả tái
khẳng định và phát triển. Thomas Hobbes (1588 – 1679) cho rằng
quyền tự nhiên cốt yếu của con người là được sử dụng quyền lực
21
chính mình để đảm bảo cuộc sống bản thân mình và do đó, được làm
bất kỳ điều gì mình cho là đúng đắn và hợp lý… [10, tr.40]. Thomas
Paine (1731 – 1809) thì nhấn mạnh rằng các quyền không thể được
ban phát bởi bất kỳ chính phủ nào, bởi lẽ điều đó đồng thời cho phép
các chính phủ được rút lại ý chí của họ [10, tr. 40].
Như vậy các học giả theo thuyết quyền tự nhiên đã cho chúng ta thấy:
quyền con người bị hạn chế là do nhà cầm quyền muốn như vậy và đã là con
người thì bản chất phải có những quyền cơ bản của một con người.
Hai học giả tiêu biểu cho thuyết quyền pháp lý có thể kể tới là Edmund
Burke (1729 – 1797) và Jeremy Bentham (1748 – 1832). Cả hai đều có quan
điểm là ý tưởng về các quyền tự nhiên là vô nghĩa và chẳng có quyền nào lại
không thể bị tước bỏ. Điều đó chỉ cho chúng ta thấy rằng việc Nhà nước ban
phát cho các công dân của mình những quyền con người là do ý chí của nhà
cầm quyền. Họ có thể tước bỏ đi bất kỳ quyền nào, thậm chí kể cả những
quyền cơ bản nhất.
Sự tranh đấu để khẳng định quyền con người là một quá trình lâu dài
trong lịch sử liên miên không biết bao giờ kết thúc. Quyền lực Nhà nước được
ví như con “thủy quái” luôn muốn nhấn chìm tất cả sự phản kháng trong xã
hội để dễ bề cai trị. Nhưng trong bản thân của mỗi con người cũng như toàn
xã hội thì sự sinh tồn luôn là sự sống với sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất như
một bản năng chọn lọc tự nhiên. Quá trình đấu tranh dai dẳng cho tự do và
nhân phẩm thường phải đối diện với những cuộc đàn áp dã man và những khổ
đau triền miên. Lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam không thiếu
những cuộc tắm máu để đòi lấy những quyền cơ bản của con người. Từ cuộc
nổi dậy của những nô lệ đến những cuộc nổi dậy của người nông dân, của giai
cấp tư sản và những người cộng sản. Xu hướng tiến bộ, tự do và công bằng
thường thắng thế nhưng đổi lại những cuộc nổi dậy đó thường phải trải qua
những sự giết chóc, bắt bớ, tù đày…
22
Tóm lại sự đấu tranh giữa nhân dân và nhà cầm quyền để đòi lấy dân
chủ, tự do và các quyền con người luôn tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào.
Khao khát vươn tới các giá trị cao đẹp hơn luôn khiến nhân dân có xu
hướng trỗi dậy. Các nhà cầm quyền để bảo vệ lợi ích do họ đã có được và
dễ bề quản lý nên họ thường có xu hướng hạn chế các quyền con người tối
đa trong mức có thể.
1.1.3. Đặc điểm và định nghĩa về quyền con người của người bị tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình phạt tù
1.1.3.1. Đặc điểm
Tính phổ biến
Hiện nay các học giả nghiên cứu về quyền con người vẫn tồn tại hai
trường phái. Trường phái thứ nhất là những người xem quyền con người là tự
nhiên (natural rights), là bẩm sinh những gì vốn có. Do đó các quyền con
người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống hay ý chí của
bất kỳ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, Nhà nước nào. Các chủ thể dù là
Nhà nước cũng không thể tước bỏ hay ban phát những quyền đó. Trường phái
còn lại cho rằng quyền con người là quyền pháp lý (legal rights) nghĩa là
quyền đó phải do Nhà nước quy định trong pháp luật. Như vậy trong phạm vi
giới hạn và góc độ nhất định, quyền con người phụ thuộc vào ý chí của giai
cấp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa…
của từng xã hội.
Tuy nhiên trong xã hội hiện đại chúng ta đều phải thừa nhận rằng hiện
nay quyền con người phải bình đẳng cho các gia đình trong thành viên nhân
loại. Không có bất kỳ sự đối xử khác nhau nào giữa các chủng tộc, dân tộc,
giới tính, tôn giáo, thành phần… Tất nhiên đó không phải sự cào bằng giữa
các quyền mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. Nghĩa là
mọi thành viên của cộng đồng nhân loại đều được công nhận có quyền con
23
người nhưng việc hưởng thụ các quyền đó phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh
- chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… nơi người đó đang sống.
Tính không thể bị tước bỏ
“Tính không thể tước bỏ của nhân quyền thể hiện ở chỗ các quyền con
người không thể bị tước đoạt hay hạn chế tùy tiện bởi bất kỳ chủ thể nào, kể
cả là cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước”
[10, tr.42]. Giới hạn
của vấn đề này là ở chỗ: đối với những người bi tạm giữ, tạm giam và chấp
hành án phạt tù thì không phải quyền nào của họ cũng “không thể bị tước bỏ”.
Nghĩa là việc thực hiện lấy đi một số quyền con người phải dựa trên cơ sở
pháp luật chứ không phải sự “tùy tiện”.
Tính không thể phân chia
Điều này bắt nguồn từ nhận thức rằng quyền con người đều có tầm
quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị
cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào cũng tác động
tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển con người.
Tuy nhiên tính chất này không gồm ý rằng mọi người phải giống hệt
nhau trong mọi hoàn cảnh. Từng trường hợp cụ thể vẫn cần ưu tiên thực hiện
một số quyền nhất định, dựa trên yêu cầu thực tế đảm bảo các quyền đó mà
không phải là sự đánh giá về các quyền đó. Ví dụ với những nơi có dịch bệnh
thì ưu tiên sẽ là quyền về chăm sóc y tế. Nơi bị thiên tai, nạn đói thì ưu tiên là
quyền về lương thực. Các quyền được ưu tiên thực hiện không có nghĩa là có
giá trị cao hơn quyền khác mà vì các quyền đó trong thực tế đang bị đe dọa
hoặc bị vi phạm nhiều hơn các quyền khác.
Tính không thể chuyển nhượng
Tính không thể chuyển nhượng thể hiện ở chỗ các quyền con người của
người bị tạm giữ, tạm giam hay người đang chấp hành án phạt tù là của bản
thân họ, không ai có thể tước bỏ cũng như thay thế những quyền đó của họ.
24
Bản thân họ phải là người được hưởng những quyền đó. Đó chính là những
quyền nhân thân mà họ phải là người trực tiếp được thực hiện.
Tính quốc tế
Trong thế giới hiện đại, quyền con người không còn bó hẹp ở một
quốc gia mà nó mang tính quốc tế sâu sắc, những tiêu chí về quyền con người
được quốc tế hóa bởi các Điều ước quốc tế hình thành từ sự tham gia của các
quốc gia thành viên. Trên cơ sở này các quốc gia thành viên phải “nội luật
hóa” các tiêu chí về quyền con người bảo đảm luật quốc gia không trái với
các qui định của điều ước quốc tế mà mình đã tham gia. Như vậy, có hai hệ
thống pháp luật về quyền con người là: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia điều chỉnh những lĩnh vực khác nhau của quyền con người. Hai hệ thống
pháp luật này có quan hệ mật thiết với nhau và pháp luật quốc gia phải phù
hợp với pháp luật quốc tế, trong trường hợp có sự mâu thuẫn sẽ được giải
quyết theo hướng ưu tiên áp dụng pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần tính
đến đặc thù của từng quốc gia để đánh giá sự phù hợp với các tiêu chí quyền
con người quốc tế của pháp luật quốc gia do quyền con người phụ thuộc vào
các điều kiện kinh tế, chính trị pháp lý… tại một thời điểm lịch sử ở một quốc
gia nhất định. Quyền con người là giá trị cao quý, là thành quả đấu tranh
chung, là kết tinh của nền văn minh nhân loại song cũng là một vấn đề
phức tạp. Tính phức tạp trước hết thể hiện ở việc nhiều khía cạnh của
quyền con người hiện vẫn đang còn gây tranh cãi. Đôi khi quyền con
người bị chính trị hoá sâu sắc, thậm chí trong nhiều trường hợp bị sử dụng
như một công cụ đấu tranh, can thiệp về chính trị, cả ở cấp độ quốc gia và
quốc tế. Chính vì vậy, cũng như bất cứ sự vật, hiện tượng nào khác, quyền
con người mang tính hai mặt rõ rệt. Một mặt, những giá trị, chuẩn mực và
cơ chế về quyền con người thúc đẩy tiến bộ xã hội; mặt khác, một khi
những giá trị, chuẩn mực hay cơ chế đó bị sử dụng vào mục đích chính trị
25
một cách không đúng đắn, chúng tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định,
ảnh hưởng tới sự phát triển tiến bộ của các xã hội. Giữ gìn và thực thi
những giá trị tiến bộ, tốt đẹp của quyền con người và đấu tranh chống sự
lạm dụng chiêu bài nhân quyền vào mục đích chính trị là nội dung cốt lõi,
bản chất của việc bảo vệ quyền con người trong thế giới ngày nay. Hiện
tượng bắt quốc gia này phải tuân theo những tiêu chí về nhân quyền của quốc
gia khác và khi quốc gia đó có qui định không giống với mình lại cho rằng họ
vi phạm nhân quyền. Đây là thái độ không thiện chí và là biểu hiện của chủ
nghĩa thực dân mới ở những nước lớn trong quan hệ quốc tế [6].
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người “thể hiện ở chỗ
việc đảm bảo các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên
hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc
gián tiếp tác động tích cực đến việc đảm bảo các quyền khác” [11, tr.27].
Chẳng hạn việc đảm bảo quyền ứng cử, bầu cử (quyền chính trị cơ bản)
sẽ đồng thời phải đảm bảo các quyền quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa khác
có liên quan như quyền được giáo dục, được chăm sóc y tế, quyền đảm bảo
tiêu chuẩn sống thích đáng. Nếu không đảm bảo những điều đó thì quyền bầu
cử, ứng cử cũng không có nhiều ý nghĩa.
1.1.3.2. Định nghĩa quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam và
chấp hành hình phạt tù
Quốc tế định nghĩa về quyền con người như sau (Văn phòng Cao ủy
Liên hợp quốc về quyền con người): “Quyền con người là những đảm bảo
pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại
những hành động hoặc bỏ mặc (không hành động) làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [11, tr. 22].
Hay một định nghĩa khác của quốc tế theo học thuyết tự nhiên: “Quyền
con người là những sự được phép mà tất cả các thành viên của cộng đồng
26
nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội…; đều
có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người” [10, tr.37].
Như các định nghĩa trên phạm vi quyền con người rất rộng. Tuy nhiên
định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc có vẻ chính xác và phù hợp
hơn. Theo đó, quyền con người phải được ghi nhận bằng những văn bản pháp
lý mang tính quy định cụ thể trên toàn thế giới tuân theo những chuẩn mực
được thừa nhận rộng rãi nhằm bảo vệ con người, tránh làm tổn hại tới con
người về mọi mặt.
Quyền con người là thước đo chung để bảo vệ phẩm giá, lương tâm của
nhân loại. Bảo vệ nó là cơ sở đảm bảo để quyết tâm tự do, công bằng và hòa
bình và những giá trị cao đẹp khác của con người. Quyền của những người bị
tạm giữ, tạm giam hay chấp hành hình phạt tù về mặt cơ bản không khác
nhiều so với quyền con người. Các giá trị cơ bản phải được giữ nguyên. Tất
nhiên những người này có những hạn chế nhất định so với những người được
tự do ngoài xã hội. Song các chuẩn mực được cộng đồng quốc tế công nhận,
tuân thủ thì không thể phủ nhận trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các giá trị thiết
yếu vẫn được duy trì, bảo vệ qua các giai đoạn lịch sử trong mọi xã hội. Bảo
vệ điều đó thì con người mới có điều kiện để thay đổi, tồn tại và phát triển.
Quyền con người trong quản lý tư pháp (administration of justice), hay
còn gọi là quyền con người trong hoạt động tư pháp/ hoạt động tố tụng, là một
khái niệm dùng để chỉ những quyền liên quan đến hoạt động tư pháp. Quyền
con người liên quan đến lĩnh vực này rất đa dạng, nhưng đặc biệt quan trọng
là những quyền dân sự cơ bản. Các quyền cơ bản có thể kể đến là quyền sống,
tự do, an ninh cá nhân và quyền được xét xử công bằng.
Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân bao hàm một tập hợp các bảo đảm
tố tông nhằm bảo vệ sự an toàn về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm và
tự do của con người. Quyền này hàm chứa nhiều quyền cụ thể, trong đó bao
27
gồm quyền sống; quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hoặc
nô dịch; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giữ tùy tiện; và quyền được đối xử nhân
đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do...Tập hợp các
quyền cụ thể này, cùng với những bảo đảm về xét xử công bằng, cấu thành một
trong những mảng rất quan trọng của luật quốc tế về quyền con người mà
thường được gọi là quyền con người trong hoạt động tố tụng.
Ở Việt Nam khái niệm về quyền con người cũng được một số cơ quan
nghiên cứu đưa ra không hoàn toàn giống nhau nhưng có những điểm chung
khái quát như sau: Quyền con người là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn
có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các
thỏa thuận pháp lý quốc tế” [11, tr.22 - 23].
Kết hợp các định nghĩa về quyền con người của quốc tế cũng như
Việt Nam đối với nhóm người bị hạn chế, bị tước quyền tự do, ta có thể
định nghĩa khái quát về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp
hành hình phạt tù như sau:
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù là
những nhu cầu, lợi ích mang tính tự nhiên của những người bị hạn chế, bị
tước tự do có thời hạn hoặc vĩnh viễn được quy định trong pháp luật quốc gia
và các thỏa thuận mang tính quốc tế.
1.2. Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và
chấp hành hình phạt tù
1.2.1. Đảm bảo bằng pháp luật
1.2.1.1. Hệ thống pháp luật tố tụng xây dựng trên cơ sở tiêu chí quốc tế
về quyền con người
Quyền con người trong quản lý tư pháp (administration of justice), hay
còn gọi là quyền con người trong hoạt động tư pháp, hoạt động tố tụng, là một
28
khái niệm dùng để chỉ những quyền liên quan đến hoạt động tư pháp. Quyền
con người liên quan đến lĩnh vực này rất đa dạng, nhưng đặc biệt quan trọng
là những quyền dân sự cơ bản. Các quyền cơ bản có thể kể đến là quyền sống,
tự do, an ninh cá nhân và quyền được xét xử công bằng.
Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân bao hàm một tập hợp các bảo đảm
tố tụng nhằm bảo vệ sự an toàn về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm và
tự do của con người. Quyền này hàm chứa nhiều quyền cụ thể, trong đó bao
gồm quyền sống; quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hoặc
nô dịch; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giữ tùy tiện; và quyền được đối xử nhân
đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do...Tập hợp các
quyền cụ thể này, cùng với những bảo đảm về xét xử công bằng, cấu thành một
trong những mảng rất quan trọng của luật quốc tế về quyền con người mà
thường được gọi là quyền con người trong hoạt động tố tụng. Pháp luật quốc
gia cũng phải hướng tới quyền con người theo các tiêu chí:
- Bên cạnh mục đích trong tố tụng đảm bảo công lý thì còn phải có mục
đích tôn trọng, đảm bảo các quyền con người.
- Việc ghi nhận mục đích nói trên phải được thể hiện vào trong các
nguyên tắc cụ thể trong điều luật: nguyên tắc đảm bảo tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc xét xử công bằng...
- Hình thức tố tụng hay trình tự, thủ tục tố tụng được lựa chọn phải phù
hợp vào điều kiện thực tế của từng quốc gia. Các bước (giai đoạn) trong tố
tụng phải chặt chẽ ngăn chặn tối đa sự tùy tiện hoặc lạm dụng của người tiến
hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng với sự vi phạm quyền con người.
- Phân định rõ ràng chức năng của các chủ thể tố tụng và quy định nghĩa vụ
của cơ quan - người tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo quyền con người.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc tuân theo pháp luật trong
29
quá trình tố tụng đảm bảo cho các hoạt động tố tụng không thể vi phạm
nhân quyền.
- Các quyền tố tụng của người bị giam giữ phải được hiện thực, cụ thể
hóa trong tố tụng một cách công khai, minh bạch.
- Quy định rõ ràng trong việc bồi thường oan, sai trong tiến hành tố
tụng của cơ quan - người tiến hành tố tụng.
Hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nói riêng được hiểu là là tập hợp các
quy định tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quá trình xét xử được công bằng,
trong đó bao gồm các khía cạnh như được bình đẳng trước tòa án (equality
before a court), được suy đoán vô tội (assumption of innocence); không bị áp
dụng hồi tố (prohibition of ex post facto laws); và không bị bỏ tù chỉ vì không
hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng (prohibition of imprisonment for debt).
Trong một số tài liệu, mỗi bảo đảm này được coi như là một quyền con người
cụ thể. Quyền được xét xử công bằng được đề cập trong các Điều 10 và 11
UDHR. Theo Điều 10, mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công
bằng và công khai bởi một toà án độc lập và khách quan để xác định các
quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ.
Điều 11 bổ sung thêm một số khía cạnh cụ thể. Các quy định kể trên sau đó
được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 14, 15 và 11 ICCPR.
Bên cạnh việc đề cập đến nội dung các quyền và bảo đảm các quyền
như trên, lĩnh vực này còn bao gồm những khuyến nghị về địa vị pháp lý, vai
trò, nguyên tắc hoạt động của các chủ thể tiến hành hoặc tham gia tố tụng như
quan chức bảo vệ pháp luật, nhân viên y tế, luật sư, công tố viên, thẩm phán.
Các văn kiện đó là Các quy tắc đạo đức trong ứng xử của quan chức thực thi
pháp luật (1979), Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của toà án (1985),
Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư (1990), Các hướng dẫn về vai trò
của công tố viên (1990)…
30
Trong lĩnh vực này, ở Việt Nam có một số đạo luật quan trong liên
quan là: BLTTHS (năm 2003, đã sửa đổi), Pháp lệnh điều tra hình sự, Luật thi
hành án hình sự...Việt Nam cũng đang xem xét sửa đổi một số điều luật cho
phù hợp với định nghĩa quốc tế về tra tấn.
Các pháp luật quy định về tổ chức cơ quan – người tiến hành tố tụng.
- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án mà trọng tâm là đảm bảo
Tòa án xét xử độc lập, đúng pháp luật.
- Đảm bảo sự độc lập của Thẩm phán và những người xét xử.
- Hoàn thiện chức năng của cơ quan công tố.
- Hoàn thiện pháp luật về điều tra và cơ quan tiến hành hoạt động này.
Các quy định của pháp luật về đảm bảo điều kiện vật chất, chế độ đối
với các co quan – người tiến hành tố tụng nêu trên.
1.2.1.2. Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản đối xử với người bị giam, giữ
Đảm bảo về tính mạng, thân thể
Trong Điều 3 UDHR đề cập đến vấn đề bảo vệ mạng sống của con
người, Điều luật này gắn kết quyền sống với các khía cạnh có liên quan khác
thành một quyền gọi là quyền sống, tự do và an ninh cá nhân. Điều 6 ICCPR
cụ thể hóa điều này, theo đó: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống
và được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ
tiện” [10, Điều 6, khoản 1, tr.158].
Ngoài việc đảm bảo về tính mạng thì còn phải bảo vệ về thân thể, tránh
việc xâm phạm từ những cơ quan, cá nhân thực thi quyền lực Nhà nước. Vấn
đề này được đề cập trong Điều 5 UDHR, trong đó nêu rằng, không ai bị tra
tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm.
Điều 7 ICCPR cụ thể hóa:
Trong đó nêu rõ, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng
phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể
31
bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự
đồng ý tự nguyện của người đó. Bên cạnh các quy định trên của
UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một
số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt là Công ước
về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984). Tuy nhiên, một
điều cần lưu ý là, chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế
(international custom law) về quyền con người, bởi vậy, tất cả các
quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia
đó có là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế
nào khác có liên quan hay không [10, tr. 61].
Định nghĩa về hành động tra tấn được đã được nêu ở Điều 1 của CAT.
Tuy nhiên, như Điều này cũng nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm
những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến
các biện pháp trừng phạt hợp pháp.
Định nghĩa về tra tấn trong Điều 1 CAT hiện được sử dụng như một
quy định tham chiếu chung trong luật quốc tế về quyền con người và luật hình
sự quốc tế khi đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ
những đối tượng và hoàn cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi
những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc một nhóm phiến quân bắt cóc con
tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình sẽ không thuộc
nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này) [10, tr.161, 162].
Ngoài ra pháp luật quốc tế cũng quy định về việc không được bắt, giam
giữ một cách tùy tiện được thể hiện đầu tiên được trong Điều 9 UDHR, trong
đó nêu rằng, không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện. Điều 9
ICCPR cụ thể hóa Điều 9 UDHR bằng những quy định khá chi tiết. Ngoài
32
những nội dung này, trong Bình luận chung số 8 thông qua tại phiên họp lần
thứ 16 năm 1982, HRC đã giải thích thêm một số khía cạnh có liên quan đến
Điều 9 ICCPR.
Đảm bảo về danh dự, nhân phẩm
ICCPR quy định về việc tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị
mất tự do. Theo đó:
Họ phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm
vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định cho những
hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt
với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ
riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam.
Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi
người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Đặc
biệt, Khoản 3 Điều này đề cập đến một nguyên tắc định hướng
việc đối xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử
với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là
cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích
chính là trừng phạt hay hành hạ họ [10, Điều 10, tr.166].
Những văn kiện của Liên Hợp Quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn
đánh giá việc thực hiện quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do và để
lập báo cáo quốc gia về việc thực hiện quyền này bao gồm: Các tiêu chuẩn tối
thiểu của Liên Hợp Quốc về việc đối xử với tù nhân (1955); Tập hợp các
nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình
thức nào (1988)… Các chuẩn mực quốc tế khuyến nghị các quốc gia nên xác
định dưới 18 là độ tuổi được coi là vị thành niên trong tố tụng hình sự. Việc
đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu
ở Khoản 3 Điều 10 ICCPR phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam
33
giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc
với người thân...Văn kiện của Liên Hợp Quốc được sử dụng để làm tiêu
chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là
Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp với
người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985 - đoạn 5).
Đảm bảo quyền được trợ giúp từ luật sư, người bào chữa trong quá
trình giam, giữ
Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của những người
bị giam, giữ mà pháp luật chưa tước bỏ hoặc để tránh sự xâm hại (Được thông
qua tại Hội nghị lần thứ tám về phòng chống tội phạm và xử lý người phạm
tội của Liên Hợp Quốc, họp tại Havana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990).
Những nguyên tắc này cũng cần được áp dụng một cách thích hợp đối
với những người thực hiện các chức năng của luật sư nhưng chưa được hưởng
quy chế chính thức của luật sư. Sau đây là các nguyên tắc cơ bản nhất:
1. Mọi người đều có quyền yêu cầu sự giúp đỡ của luật sư
theo sự lựa chọn của mình trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự.
Các chính phủ phải bảo đảm cơ chế nhanh chóng để việc tiếp cận
luật sư có hiệu quả và bình đẳng cho mọi người không có bất kỳ sự
phân biệt đối xử.
2. Những bảo vệ đặc biệt trong các vấn đề tư pháp hình sự:
Các chính phủ phải bảo đảm rằng, mọi người đều được cơ quan
chức năng có thẩm quyền thông báo ngay lập tức về quyền được
một luật sư trợ giúp theo sự lựa chọn của họ, ngay khi bị bắt hay bị
giam giữ hoặc khi bị cáo buộc phạm tội hình sự.
3. Các chính phủ còn phải bảo đảm rằng, tất cả những người
bị bắt hay bị giam, dù có bị cáo buộc phạm tội hình sự hay không,
đều phải được nhanh chóng tiếp cận luật sư và trong bất kỳ trường
hợp nào cũng không chậm quá 48 giờ kể từ khi bị bắt hay bị giam.
34
4. Tất cả những người bị bắt, giam hay cầm tù phải được tạo
ra các cơ hội, thời gian và phương tiện đầy đủ để luật sư đến thăm,
và được trao đổi hay tư vấn hoàn toàn riêng với luật sư không chậm
trễ, không bị theo dõi hay kiểm duyệt. Những cuộc tiếp xúc hay tư
vấn như vậy, có thể được tiến hành trong tầm nhìn, nhưng không
trong tầm nghe của các nhân viên thi hành luật pháp.
5. Các chính phủ phải đảm bảo cho các hoạt động đúng chức
năng của luật sư không bị cản trở [15].
1.2.1.3. Bảo đảm các tiêu chuẩn cơ bản của người bị giam giữ
Tại cuộc họp lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa Tội phạm
và Đối xử với Người phạm tội, tổ chức tại Giơ-ne-vơ năm 1955 Các quy tắc,
tiêu chuẩn tối thiểu đối xử với tù nhân được thông qua và được Hội đồng
Kinh tế - Xã hội phê chuẩn bằng các Nghị quyết 663C (XXIV) ngày 31/7/1957
và 2076 (LXII) ngày 13/5/1977. Các tiêu chuẩn cơ bản của người bị giam giữ
quy định như sau:
Phân loại giam, giữ
Các loại tù nhân, người tạm giữ, tạm giam khác nhau phải được giam,
giữ trong các nhà tù, nhà tạm giữ hoặc các khu riêng biệt có tính đến độ tuổi,
giới tính, lý lịch phạm tội, lý do pháp lý của việc giam giữ và những điều cần
thiết trong đối xử với họ. Nam và nữ phải được giam giữ riêng; Tách riêng
những tù nhân chưa xét xử khỏi các tù nhân đã bị kết án; Người bị tù dân sự
khác phải được giam tách riêng với người bị tù vì phạm tội hình sự; Tù nhân
thanh thiếu niên phải được giam tách riêng với tù nhân là người trưởng thành.
Việc ăn, ở
Nơi nào mà chỗ ngủ là buồng hoặc phòng cá nhân thì vào buổi tối, mỗi
tù nhân phải được ở trong một buồng hay phòng của chính người đó. Nếu vì
những lý do đặc biệt, chẳng hạn như tạm thời có quá đông tù nhân, thì việc
35
ban quản lý trung ương của nhà tù thực hiện một ngoại lệ đối với quy tắc này
là cần thiết. Không nên có hai tù nhân trong một phòng hay một buồng.
Nơi nào sử dụng phòng tập thể thì tù nhân phải được lựa chọn cẩn thận để
phù hợp cho việc kết giao giữa họ với nhau trong những điều kiện đó. Phải có sự
giám sát thường xuyên vào buổi tối theo đúng bản chất của loại nhà tù này.
Nơi ăn, ở cho tù nhân và đặc biệt là nơi ngủ phải đáp ứng được các
yêu cầu về y tế, có chú ý đúng mức đến các điều kiện khí hậu và đặc biệt là
các điều kiện về dung tích không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi
ấm và thông hơi.
Ở tất cả những nơi có tù nhân ở hay lao động: Cửa sổ phải đủ lớn để tù
nhân có thể đọc hoặc lao động được dưới ánh sáng tự nhiên, phải được xây
sao cho không khí trong lành có thể vào được, dù có đường thông hơi nhân
tạo hay không; Phải cung cấp đủ ánh sáng nhân tạo để tù nhân có thể đọc và
làm việc mà không hại đến thị lực;
Khu vệ sinh phải có thể đáp ứng được nhu cầu tự nhiên khi cần thiết
của tù nhân. Phải có chỗ tắm thoả đáng sao cho mỗi tù nhân có thể và buộc
phải tắm ở nhiệt độ phù hợp với khí hậu, ở mức thường xuyên cần thiết cho
việc giữ vệ sinh chung tùy theo mùa và vùng địa lý, nhưng phải tắm ít nhất
một tuần một lần trong điều kiện khí hậu ôn hòa. Tất cả những bộ phận của
nhà tù thường xuyên có tù nhân phải giữ gìn vệ sinh.
Vệ sinh cá nhân
Các tù nhân họ phải được cung cấp nước và đồ dùng vệ sinh cần thiết
để giữ gìn sức khỏe và sự sạch sẽ. Để các tù nhân có thể giữ được bề ngoài
gọn gàng tương ứng với sự tự trọng của họ, phải cung cấp cho họ những tiện
nghi để chăm sóc râu và tóc một cách thích hợp, và tù nhân nam phải được
thường xuyên cạo râu.
Cấp phát quần áo, chăn chiếu
- Tù nhân nếu không được phép mặc quần áo của mình thì phải được
36
cung cấp quần áo vừa với người, phù hợp với khí hậu và đủ để giữ sức khoẻ.
Những quần áo này không được thể hiện sự hạ nhục hay lăng mạ.
- Tất cả quần áo phải được giặt sạch và cất giữ trong điều kiện phù hợp.
Quần áo lót phải được thay và giặt càng thường xuyên càng tốt để giữ vệ sinh.
- Trong những trường hợp ngoại lệ, bất cứ khi nào một tù nhân được
chuyển đi khỏi nhà tù vì lý do được phép nào đó, người đó phải được phép mặc
quần áo riêng của mình hay quần áo khác để không ai biết mình là tù nhân.
- Nếu tù nhân được phép mặc quần áo của mình thì phải có sự sắp xếp
khi nhận họ vào tù để đảm bảo rằng quần áo sạch và vừa với họ.
- Tùy theo tiêu chuẩn quốc gia hay địa phương mà mọi tù nhân phải được
cung cấp một giường riêng, có chăn đệm riêng và đủ dùng, đã được giặt sạch khi
phát, được cất giữ tốt và thay đổi thường xuyên nhằm bảo đảm sạch sẽ.
Thực phẩm
- Vào những giờ thường lệ, mỗi tù nhân phải được ban quản lý nhà tù
cung cấp những thức ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ và thể lực, đủ
chất và được chuẩn bị và phục vụ chu đáo.
- Nước uống phải luôn có sẵn cho mọi tù nhân bất cứ khi nào họ cần.
Thể dục và thể thao
Mọi tù nhân không được lao động bên ngoài phải có ít nhất một giờ tập
thể dục thích hợp ở ngoài trời hàng ngày nếu thời tiết cho phép.
Tù nhân trẻ tuổi và những người khác ở lứa tuổi và có thể lực phù hợp
phải được tập luyện thể lực và giải trí trong thời gian tập thể dục. Phải có đủ
không gian và trang thiết bị phục vụ mục đích này.
Chế độ chăm sóc y tế
Mỗi nhà tù phải có ít nhất là một cán bộ y tế có trình độ, có dịch vụ y tế
thích đáng, kể cả điều trị những tù nhân trạng thái thần kinh không bình thường.
Tiện nghi bệnh viện, trang thiết bị và thuốc men của nhà tù đó phải đáp ứng
37
được yêu cầu về chăm sóc y tế và điều trị cho tù nhân bị ốm, và phải có đội ngũ
nhân viên được đào tạo thích hợp. Bệnh nặng phải chuyển tới bệnh viện dân y.
Phải có khu vực đặc biệt để phục vụ cho việc chăm sóc và điều trị cần
thiết trước và sau khi sinh (với nữ). Nếu một trẻ em sinh ra ở trong tù thì
không được ghi điều này vào giấy khai sinh. Ở những nơi trẻ em đang trong
thời kỳ bú mẹ được phép ở trong nhà tù với mẹ thì phải có nhà trẻ với nhân
viên đủ trình độ để chăm sóc những các em khi vắng mẹ.
Cán bộ y tế phải thăm và khám cho mọi tù nhân ngay sau khi họ được
nhận vào tù và sau đó khi cần thiết, với mục đích đặc biệt là để phát hiện ốm
đau về thể chất hay tâm thần và tiến hành mọi biện pháp cần thiết; để cách ly
tù nhân bị nghi ngờ là mắc bệnh truyền nhiễm hoặc dễ lây; để thông báo các
sự cố về thể chất hay tâm thần có thể cản trở việc tái hòa nhập xã hội và để
xác định khả năng lao động thể lực của mỗi tù nhân.
Cán bộ y tế phải chăm sóc sức khoẻ thể chất và tâm thần của tù nhân và
cần hàng ngày trông nom mọi tù nhân bị ốm, tất cả những ai kêu ốm, và bất
kỳ tù nhân nào mà cán bộ y tế đặc biệt thấy cần.
Khen thưởng và kỷ luật
Kỷ luật và trật tự phải được duy trì chặt chẽ nhưng không được vượt
quá giới hạn cần thiết cho việc giam giữ an toàn và cho một đời sống cộng
đồng có trật tự. Không sử dụng bất cứ tù nhân nào để phục vụ nhà tù dưới
mọi hình thức kỷ luật.
Xác định hành vi bị kỷ luật phải là bằng pháp luật hoặc quy định của cơ
quan quản lý có thẩm quyền. Tù nhân không bao giờ bị trừng phạt hai lần cho
cùng một vi phạm.
Nhục hình, hình phạt bằng cách nhốt vào buồng tối và tất cả những
hình phạt độc ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm với tư cách là những
hình phạt cho các tội vi phạm kỷ luật phải bị cấm hoàn toàn.
38
Không bao giờ được áp dụng hình phạt giam kín hoặc cắt bớt khẩu
phần ăn trừ khi cán bộ y tế đã khám cho tù nhân và xác nhận bằng văn bản
rằng tù nhân đó chịu đựng được. Quy định này áp dụng tương tự cho bất kỳ
hình phạt nào khác.
Dụng cụ giam, giữ
Không dùng các dụng cụ giam giữ còng, xiềng, xích, cùm tay và cùm
chân để trừng phạt. Hơn nữa, không được sử dụng cùm hay xích để giam giữ.
Không được dùng các dụng cụ giam giữ khác ngoại trừ một số trường hợp như:
- Để đề phòng tù nhân chạy trốn khi di chuyển, nhưng chúng phải được
tháo ra khi tù nhân đến trước một cơ quan xét xử hay cơ quan quản lý;
- Vì lý do y tế theo chỉ dẫn của cán bộ y tế;
- Theo lệnh của giám đốc nhà tù (Giám thị trại giam, trại tạm giam sau
đây gọi chung là giám đốc nhà tù) nếu các biện pháp kiểm soát khác thất bại,
để phòng tránh việc tù nhân tự gây thương tích cho bản thân hay cho người
khác hoặc phá huỷ tài sản
Hình thức và cách thức sử dụng các dụng cụ giam giữ phải do ban quản
lý trung ương của nhà tù quyết định. Không được sử dụng những dụng cụ như
vậy quá thời gian thật sự cần thiết.
Tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sách báo
Dưới sự giám sát cần thiết, tù nhân phải được phép tiếp xúc với gia
đình và bạn bè tốt của họ vào những thời gian thường lệ, cả bằng thư từ lẫn
thăm viếng. Mọi nhà tù phải có thư viện để cho mọi loại tù nhân sử dụng, có
đủ sách giải trí và sách hướng dẫn, và tù nhân phải được khuyến khích tận
dụng thư viện.
1.2.2. Đảm bảo việc thực thi pháp luật
1.2.2.1. Hệ thống cơ quan tố tụng
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù

More Related Content

What's hot

Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOTLuận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOTĐề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
nataliej4
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dânĐề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOTLuận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn h...
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn h...Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn h...
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn h...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOTLuận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOTĐề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dânĐề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đLuận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
Luận văn: Định tội danh tội giết người theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOTLuận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
 
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
 
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
Luận văn: Kê biên tài sản trong thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân ...
 
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội phạm về cờ bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
 
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn h...
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn h...Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn h...
Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố Ý gây thương tích hoặc gây tổn h...
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
 

Similar to Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù

Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAYLuận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAYLuận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOTToà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sựLuận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luậtĐề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAYĐề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt NamQuyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt NamLuận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luậtĐề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sựQuyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù (20)

Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
 
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAYLuận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
 
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAYLuận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
 
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOTToà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sựLuận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
 
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luậtĐề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAYĐề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
 
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt NamQuyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt NamLuận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
Luận văn: Giải pháp xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luậtĐề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
Đề tài: Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
 
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sựQuyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
Quyền con người của người bị buộc tội theo luật Tố tụng Hình sự
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (10)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƢƠNG NGỌC SƠN QUYÒN CON NG¦êI TRONG T¹M GI÷, T¹M GIAM Vµ THI HµNH ¸N H×NH Sù - QUA THùC TIÔN THµNH PHè H¶I PHßNG Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trƣơng Ngọc Sơn
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ.......12 1.1. Khái niệm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù ..................................................................12 1.1.1. Người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù........................12 1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ...........................................15 1.1.3. Đặc điểm và định nghĩa về quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình phạt tù..........................................22 1.2. Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù....................................................................27 1.2.1. Đảm bảo bằng pháp luật.....................................................................27 1.2.2. Đảm bảo việc thực thi pháp luật ........................................................38 1.2.3. Cơ chế kiểm soát việc thực thi pháp luật ...........................................45 Chƣơng 2: CÁC TIÊU CHÍ QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ ........49 2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế về quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù..........................49 2.1.1. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc, 1948............................49 2.1.2. Các văn bản pháp luật quốc tế khác...................................................49
  • 4. 2.2. Các quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù theo pháp luật Việt Nam theo tiêu chí quốc tế ........51 2.2.1. Quyền sống.........................................................................................51 2.2.2. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử tàn bạo.........................53 2.2.3. Quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hay bị hạ nhục...............53 2.2.4. Quyền được xét xử công bằng ...........................................................55 2.2.5. Quyền được đối xử nhân đạo, tôn trọng phẩm giá của những người bị tước quyền tự do..................................................................56 2.2.6. Quyền được thừa nhận bình đẳng trước pháp luật.............................57 2.2.7. Quyền được hưởng an ninh................................................................58 2.2.8. Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống ..................................59 2.2.9. Quyền về sức khỏe .............................................................................60 2.2.10. Quyền được giáo dục .........................................................................62 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ NGƢỜI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM........................................................................................64 3.1. Hệ thống các qui định của pháp luật..............................................64 3.1.1. Hiến pháp ...........................................................................................64 3.1.2. Văn bản luật........................................................................................65 3.1.3. Văn bản dưới luật...............................................................................67 3.2. Thực tiễn việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam, ngƣời chấp hành hình phạt tù ở Hải phòng.........68 3.2.1. Những bất cập trong việc thực hiện quyền con người khi bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.....................................................68 3.2.2. Những vi phạm đối với quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù thường gặp .......................................................74
  • 5. 3.3. Hoàn thiện pháp luật về quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quyền đó .......................................................81 3.3.1. Những yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình hiện nay...............................81 3.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật.....................................................88 3.3.3. Các giải pháp khác nâng cao đảm bảo về quyền con người ............100 KẾT LUẬN..................................................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................107
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BLHS: Bộ luật hình sự; - BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự; - CAT: Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984 (Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment - CAT); - CEDAW: Công ước về xóa bỏ mọi phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979 (Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against women – CEDAW) - CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa; - ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966 (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR); - ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, 1966 (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights - ICESCR); - MTTQ: Mật trận tổ quốc; - TAND: Tòa án nhân dân; - THAHS: Thi hành án hình sự; - TTHS: Tố tụng hình sự; - UDHR: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, 1948 ((Universal Declaration of Human Rights - UDHR); - UNCHR: Ủy ban quyền con người Liên hợp quốc (The United Nations Commission on Human Rights - UNCHR); - UNHRC: Hội đồng quyền con người Liên hợp quốc (The United Nations Human Rights Council - UNHRC); - (UN) HCR: Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (The United Nations High Commissioner for Refugees); - VKS: Viện kiểm sát; - VKSND: Viện kiểm sát nhân dân.
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền văn minh của nhân loại tồn tại cho đến bây giờ suy đến cùng là vì con người và những giá trị cao đẹp nhất của con người. Lịch sử loài người đã trải qua bao thăng trầm từ thấp đến cao, từ sơ khai đến hiện đại là sự chắt lọc ngày càng thuần khiết những phẩm chất cao đẹp của con người. Con người tồn tại trong xã hội với những quyền căn bản của mình có sẵn trong tự nhiên hoặc được xã hội khẳng định, nhưng dù thế nào thì tiến trình của thời gian vẫn chứng minh rằng các quyền con người như những bức tường thành vững chắc ngày càng được nâng cao hơn. Các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang chung tay xây dựng một nền văn hóa nhân quyền (human right culture) cho tất cả mọi con người trên trái đất. Để làm được điều đó trách nhiệm đầu tiên là thuộc về các nhà nước, nhưng sự đồng thuận của từng cá nhân cũng quan trọng không kém trong việc góp những giọt nước biển tạo nên đại dương bao la về quyền con người. Ngoài những quyền căn bản, con người khi tiến đến thế giới văn minh sẽ còn cần đến rất nhiều những quyền năng khác nữa. Song trên thế giới hiện nay những quyền căn bản của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… vẫn chưa được khẳng định hoặc bị xâm hại một cách vô lý. Một số quốc gia vẫn chưa bảo vệ con người ngay cả đối với những quyền con người tối thiểu. Họ vẫn có thể bị bắt giữ vô cớ, bị đánh đập, bị nô dịch như những nô lệ mà không được coi là con người. Đôi khi họ bị xét xử không công bằng hoặc thiếu bình đẳng. Những thiết chế của Nhà nước không đủ mạnh để bảo vệ cho con người. Tìm hiểu về quyền con người trong góc độ này chúng ta sẽ nhìn nhận ra những nhu cầu thiết yếu nhất của con người, những giá trị chung nhất về quyền con người mà chúng ta cần bảo vệ.
  • 8. 2 Luận văn này chỉ là một nghiên cứu dưới góc độ cá nhân về vấn đề trên đối với quyền con người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong lĩnh vực thi hành án hình sự tại nhà tạm giữ, trại giam và trại tạm giam. Có nhiều tài liệu về vấn đề này nhưng trong khuôn khổ tài liệu có hạn và sự tiếp cận còn hạn chế, tác giả không thể trình bày hết được các nội dung về vấn đề trên. Rất mong những ý kiến hữu ích đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với cách nhìn nhận ngày càng sâu về quyền con người trong thế giới hiện đại vì tầm quan trọng của vấn đề, hiện nay ở Việt Nam cũng như quốc tế có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể như: “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong khu vực Asean” do trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân trực thuộc khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội phát hành đã đề cập tới quyền của con người dưới góc nhìn của khu vực. Cuốn sách giới thiệu và phân tích khái quát thực tiễn nhân quyền tại các quốc gia trong khu vực, sự hình thành chuẩn mực, các cơ chế khu vực bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, cũng như vai trò chủ thể khác nhau ở Asean (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ sở giáo dục, nghiên cứu…) “Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự”: do trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân và trung tâm nghiên cứu tội phạm học và tư pháp hình sự trực thuộc khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội phát hành. Tố tụng hình sự là hoạt động trực tiếp nhất liên quan đến một bộ phận quan trọng của nhóm người bị hạn chế, bị tước tự do. Đó là những người bị tạm giữ, tạm giam hay đang phải chấp hành hình phạt tù. Tài liệu đã khái quát những tiêu chuẩn pháp lý về quyền con người trong các hoạt động tố tụng hình sự. Từ đó nhằm hướng dẫn, cung cấp những công cụ hữu hiệu cho việc bào chữa tại các tòa án hình sự địa phương. Đặc biệt, nó được viết ra
  • 9. 3 để hỗ trợ cho các luật sư hoặc thành viên của nhóm luật sư biện hộ các vụ án hình sự, nâng cao kiến thức và hiểu biết nhằm áp dụng hiệu quả luật quốc tế tại các tòa án địa phương. Từ góc độ đó, cuốn sách đề cập đến những khả năng áp dụng luật quốc tế như là một lập luận riêng biệt, và nếu có thể, như là một ý bổ sung nhằm củng cố sức thuyết phục của các lập luận. Quyền bào chữa là một trong số các quyền quan trọng của những người đang bị giam, giữ. Bởi lẽ nó đảm bảo cho các vụ án được xét xử công bằng và quyền của những người này sẽ được đảm bảo tốt nhất. Vì vậy cuốn sách đã góp một phần quan trọng trong những nỗ lực nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của nhóm người bị bị giam, giữ nói chung và nhóm người dễ bị tổn thương nói riêng trong lĩnh vực tư pháp hình sự. “Hỏi đáp về quyền con người” của trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân thuộc khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội phát hành nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với những nội dung cốt lõi của vấn đề nhân quyền. Những thông tin ngắn gọn, súc tích, được chia thành các mục chuyên biệt với cả vấn đề lý luận, pháp lý về nhân quyền ở tầm quốc tế và Việt Nam. Sách đã cung cấp cho người đọc sự hiểu biết hệ thống nhưng dễ hiểu và dễ tiếp thu về quyền con người. “Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam” Chủ biên PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí - Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014 trong đó với tinh thần đổi mới theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, cũng như sự phát triển của khoa học pháp lý tố tụng hình sự những năm gần đây, nhất là vấn đề đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự. Các tác giả đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền con người và đưa vấn đề này vào từng chương và dành hẳn một chương đề cập đến những vấn đề có tính khái quát về quyền con người, đảm bảo quyền con người trong tố tụng hình sự. Giáo trình có phạm vi rộng, phong phú, kết cấu hợp lý hơn các giáo trình trước đó.
  • 10. 4 “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người” – đề tài nghiên cứu khoa học, chủ trì Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chí – Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội; Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở Việt Nam những năm qua đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học này đã nghiên cứu, tiếp thu những quan điểm và nhất là các tiêu chí về quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Trên cơ sở đó nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người trong tố tung hình sự. Đề tài này đã làm rõ những quan điểm khoa học về quyền con người trong tố tụng hình sự và những tiêu chí quốc tế về nhân quyền; Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự đồng thời chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của nó đối với việc bảo vệ quyền con người trong quá trình giải quyết vụ án; Đề tài cũng đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự. Khía cạnh mà đề tài này đề cập đến là các quyền con người nói chung trong hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong hoạt động tố tụng hình sự, các quyền con người được đề cập đến phần lớn là các quyền của những người bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Bên cạnh những người bị tước tự do, đề tài này cũng phản ánh đến quyền của những người tham gia tố tụng hình sự mà không bị tước tự do như là các bị can, bị cáo (trong nhiều trường hợp họ không bị tước tự do). Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam – Luận án của nghiên cứu sinh Lại Văn Trình, chuyên ngành hình sự, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2011. Luận án đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quyền con người và đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự; hệ thống hóa được các biện pháp đảm bảo; làm rõ được các đặc điểm chung và
  • 11. 5 những đòi hỏi đặc thù trong việc đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các giai đoạn tố tụng khác nhau. Luận án đã phân tích tìm ra các hạn chế, bất cập trong vấn đề này và nguyên nhân để tìm ra giải pháp kiến nghị, sửa đổi bổ sung BLTTHS theo hướng tích cực hơn nhằm bảo vệ tốt hơn cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ngoài ra còn một số bài viết, cuốn sách của các học giả khác có đề cập đến vấn đề này. Các công trình nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam trong những năm qua đã được quan tâm và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên cần có một cái nhìn tổng quát hơn về những người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù, đặc biệt là dưới góc độ của luật nhân quyền quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa với các vấn đề về quyền con người trở thành điều toàn nhân loại đang hướng tới. Luận văn này cung cấp một cái nhìn thực tế để vận dụng những quy định của pháp luật cả trong nước và quốc tế về quyền con người đối với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù một cách hiệu quả và thiết thực, tránh được chủ nghĩa giáo điều. Đông thời bổ sung những nghiên cứu về quyền con người khi họ bị hạn chế tự do, tước tự do, từ đó nâng cao ý thức trước hết là của các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền con người cũng như trang bị cho những người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù nhận thức trong việc thụ hưởng các quyền của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về cơ sở hình thành các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt tù, thực trạng và các quyền của họ; các đặc điểm của quyền con người trong khi bị giam, giữ để khái quát thành cơ sở lý luận.
  • 12. 6 Tìm ra các phương diện đảm bảo cho quyền của ngời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù đi sâu phân tích những ưu, khuyết điểm và sự tiếp cận lý luận vào thực tiễn. Đối chiếu các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế, các quy định của pháp luật quốc gia và làm rõ các quyền cụ thể, cơ bản của con người khi họ bị bắt, giam giữ trong thực tế và những nguyên nhân các hạn chế, bất cập so với yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình hiện nay. Từ những vấn đề đã được nhìn nhận nêu những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm của pháp luật, của việc tổ chức thực thi pháp luật và cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền con người cho những người bị giam, giữ. Xây dựng nền văn hóa nhân quyền trong xã hội nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng; thúc đẩy sự phát triển bảo vệ các giá trị và hướng tới mở rộng quyền con người trong khi bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận chung về người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù. Việc đảm bảo thực hiện những quy định của pháp luật về quyền của những người bị hạn chế tự do, bị tước tự do. Nghiên cứu quy định pháp luật của quốc tế trên cơ sở so sánh, đối chiếu với pháp luật của Việt Nam về đảm bảo quyền của những người bị giam, giữ. Đánh giá thực trạng việc thực thi pháp luật giam, giữ tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam; Bảo đảm quyền của người bị hạn chế tự do, bị tước tự do ở Việt Nam; Những ưu, khuyết điểm của vấn đề này. Từ các nghiên cứu trên đưa ra những vấn đề cần hoàn thiện sự bất cập của pháp luật Việt Nam với một số giải pháp nhằm tăng cường các quyền, giá trị cơ bản của con người khi bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù, đảm bảo quyền của họ được thi hành trong thực tế.
  • 13. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền con người bị hạn chế tự do, bị tước tự do xem xét trên bình diện các quy định của pháp luật nhân quyền quốc tế cũng như các quy định của pháp luật quốc gia về vấn đề này. Người bị hạn chế tự do, bị tước tự do trong lĩnh vực tư pháp hình sự bao gồm: tù nhân (phạm nhân đang chấp hành án hình phạt tù); người bị tạm giữ, tạm giam. Các giá trị, các quyền con người được đưa ra xem xét là những giá trị cơ bản nhất đối với họ. Đồng thời cũng xem xét sự đảm bảo của mỗi quốc gia và của quốc tế khi thực hiện quyền con người với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tên của đề tài luận văn là quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Tuy nhiên góc độ quyền của người bị thi hành án hình sự rất rộng bao gồm tất cả những quyền của người: chấp hành hình phạt tù, người bị xử phạt án treo, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, quản chế, cấm cư trú… Trong những người này thì người đang chấp hành hình phạt tù là người bị tước tự do nhiều nhất và họ bị cách ly khỏi xã hội giống như những người bị tạm giữ, tạm giam. Chính vì vậy luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu đối với những người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù dưới góc độ quy định pháp lý và thực tiễn trên phạm vi quốc tế và tình hình cụ thể ở Việt Nam. Nghiên cứu dưới góc độ pháp lý: Xem xét các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia quy định về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt tù. Những quy định pháp lý trước hết xuất phát từ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền nói chung, quyền của những người này nói riêng cũng như các cơ chế để bảo đảm các quyền đó. Đối chiếu,
  • 14. 8 so sánh với các quy định của pháp luật quốc gia với các chuẩn mực quốc tế: Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền UDHR; Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị - 1996 ICCPR; Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa - 1996 ICESCR; Những nguyên tắc cơ bản về đối xử với tù nhân - 1990; Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào - 1988;… Các quy định pháp luật quốc gia phải kể đến như Hiến pháp - 2013; Bộ luật hình sự - 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Bộ luật tố tụng hình sự - 2003; Luật thi hành án hình sự - 2010… và các văn bản pháp lý liên quan. Nghiên cứu trong phạm vi thực tiễn: luận văn phân tích trước hết là thực trạng tình hình quyền con người trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam tại Việt Nam thông qua địa bàn thành phố Hải Phòng. Các phân tích, đánh giá những quy định nào phù hợp, quy định nào vẫn còn bất cập cần phải xem xét so với pháp luật quốc gia cũng như tiêu chuẩn về nhân quyền của pháp luật quốc tế. Từ đó đánh giá tính đúng đắn, mức độ phù hợp của các quy định pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn pháp lý về nhân quyền. Đánh giá việc bảo đảm quyền cho những người bị tạm giữ, tạm giam, người bị tù giam trên thực tế. Trên cơ sở đó có những phân tích để hoàn thiện các quy định và những căn cứ thực tế để thực thi các quy định đó một cách hiệu quả nhất. 5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận của luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật nói chung, các khái niệm, đặc điểm về bảo đảm quyền con người nói riêng. Căn cứ vào các nguyên tắc, tiêu chí nền tảng theo quy định trong Luật nhân quyền quốc tế. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp diễn dịch: đi
  • 15. 9 từ cái chung nhất đến cái riêng; Xâu chuỗi các sự việc trong phương pháp hệ thống; Gạt bỏ những cái đơn lẻ, ngẫu nhiên để đi tìm cái chung, cái bản chất theo phương pháp trừu tượng; So sánh giữa các khu vực, giữa lý thuyết và thực tế theo phương pháp so sánh… 6. Kết quả nghiên cứu luận văn - Khái quát về người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt tù trong mối liên hệ giữa luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia của Việt Nam đối với những người này. Việc tiếp cận dựa trên cơ sở hình thành của lịch sử về quyền con người, luận văn khẳng định các quyền con người được sinh ra là tự nhiên, bẩm sinh và Nhà nước ghi nhận lại, bảo đảm thực hiện trong các điều kiện, hoàn cảnh từng quốc gia. Các quyền đó được bảo đảm thực hiện trên cơ sở pháp luật quy định và những cơ chế thực thi. - Đánh giá tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo đảm các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam. Họ là người chưa bị tòa án kết tội nên họ chưa phải là tội phạm và họ được hưởng tất cả các quyền trên cương vị không phải là người có tội. Bên cạnh đó những người đang chấp hành hình phạt tù cũng được hưởng các quyền cơ bản, quyền đặc thù của tù nhân. Đảm bảo mạng sống, nhân phẩm, danh dự là điều tất yếu. Trên cơ sở đánh giá chính xác những điều này sẽ thúc đẩy sự xây dựng, bảo vệ, phát triển giá trị quyền con người; đảm bảo cho các quyền đó được thực thi và mở rộng những quyền đó. - Xây dựng nền văn hóa nhân quyền trong xã hội nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội. Khi thực hiện các quyền này những cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước phải thận trọng và phải đảm bảo các quyền này một cách đầy đủ nhất. - Luận văn nêu lên thực tại những thành tựu, hạn chế trong việc bảo đảm các quyền cho người bị hạn chế tự do, bị tước tự do ở Việt Nam nói
  • 16. 10 chung, tại thành phố Hải Phòng nói riêng, so sánh với các tiêu chí quốc tế đối với tù nhân và các quy định trong pháp luật quốc gia trong việc đảm bảo các điều kiện ăn, mặc, ở; lao động, học tập; quyền không bị tra tấn; không bị bắt, giam một cách tùy tiện… - Từ những vấn đề trên, luận văn phân tích tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đảm bảo các quyền cho người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù. Trong chương này, tác giả nêu lên cơ sở hình thành, các vấn đề lý luận về người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù và đưa ra định nghĩa về những người này. Việc hạn chế tự do, tước tự do không bao gồm tước bỏ toàn bộ các quyền tự do của con người mà chỉ bị giới hạn một số quyền tự do nhất định để đảm bảo cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt công việc và cũng là để bảo vệ quyền con người. Bên cạnh đó tác giả phân tích các đặc điểm của quyền con người nói chung và của những người bị hạn chế quyền tự do, tước quyền tự do nói riêng cũng như các khía cạnh đảm bảo quyền con người của người bị giam giữ không bị xâm phạm. Chương 2: Các tiêu chí quốc tế về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù. Trong chương này, tác giả đưa ra các tiêu chí của pháp luật quốc tế về quyền con người nói chung cũng như quyền của người bị tạm giữ, tạm giam
  • 17. 11 và chấp hành hình phạt tù nói riêng. Trong đó tập trung làm rõ các quyền cụ thể của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù. Phân tích những quyền cơ bản của nhóm người này. Chương 3: Thực trạng và các giải pháp đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam. Trong chương cuối, tác giả đề cập tới các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như thực trạng về quyền con người tại các Nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam ở Việt Nam thông qua thực tiễn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ những tồn tại, bất cập đó và trước những yêu cầu thực tại tác giả chỉ rõ các công việc cần hoàn thiện để đảm bảo quyền con người trong khi họ bị giam giữ, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục đảm bảo thực thi cũng như nâng cao nhận thức của công đồng đối với vấn đề này.
  • 18. 12 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ 1.1. Khái niệm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù 1.1.1. Người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù Người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù là những người bị hạn chế, tước bỏ quyền tự do vĩnh viễn (chung thân) hoặc trong một khoảng thời gian nhất định (tù có thời hạn, tạm giữ, tạm giam) trên cơ sở và trong khuôn khổ của pháp luật quốc tế hoặc quốc gia. Mặc dù bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự, nhưng những người này vẫn được tôn trọng và bảo đảm quyền con người theo qui định của pháp luật. Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền - 1948 Tại Điều 9 ghi nhận: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện” [8, tr.229]. Giải thích và cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 9 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị quy định: “Mọi người có quyền tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền đố là có lý do và theo đúng thủ tục luật pháp đã quy định” [8, tr.232]. Như vậy, theo qui định của luật nhân quyền quốc tế thì “Mọi người có quyền tự do và an toàn cá nhân”, họ không bị bắt giữ, bỏ tù một cách tùy tiện, mà không theo qui định của pháp luật. Bình luận về nội dung này “Nghiên cứu về quyền của mỗi người được bảo vệ khỏi hành vi bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện” - Ấn phẩm của Liên hợp quốc số 65.XIV.2 - 1965, đã đưa cách giải thích về “sự tùy tiện” như sau: “Việc bắt hay giam giữ được xem là tùy tiện nếu trên cơ sở hay theo thủ tục không được quy định trong pháp luật, hay theo quy định của pháp luật thì mục đích của việc bắt và giam giữ này là không phù hợp với việc tôn trọng tự do và an ninh cá nhân” [8, tr. 233].
  • 19. 13 Trong pháp luật quốc tế người bị tạm giữ, tạm giam hay người chấp hành hình phạt tù thường được gọi chung với một khái niệm chỉ người bị bắt, người bị giam, giữ. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam thi Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ định nghĩa về người bị tạm giữ, tạm giam như sau: 1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có Lệnh tạm giữ. 2. Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có Lệnh tạm giam [4, Điều 2]. Ngoài ra người bị bắt theo lệnh truy nã, người phạm tội đầu thú, tự thú khi bị bắt và có lệnh tạm giữ thì cũng được gọi là người bị tạm giữ. Theo pháp luật Việt Nam thì tạm giữ là một hoạt động trong tố tụng hình sự liên quan trực tiếp đến lợi ích của các công dân, quyền tự do thân thể, đây là chế tài hạn chế một số quyền cơ bản của con người nên cần rất thận trọng khi thực hiện biện pháp chế tài này. Để tránh việc lạm dụng bắt người trái pháp luật hay không có căn cứ cũng như đảm bảo tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm và những quyền khác của công dân chưa bị pháp luật tước bỏ Bộ luật tố tụng hình sự quy định rất chặt, chẽ và nghiêm ngặt đối với những trường hợp bị tạm giữ. Việc tạm giữ chỉ là biện pháp ngăn chặn thật cần thiết để ngăn chặn tội phạm xảy ra cũng như đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử được đảm bảo đúng pháp luật, trật tự xã hội tránh oan, sai. Thẩm quyền tạm giữ theo Điều 81 BLTTHS gồm cơ quan điều tra, bộ đội biên phòng, kiểm lâm và một số cá nhân, cơ quan khác. Những trường hợp bị tạm giữ bao gồm: phạm tội quả tang, bị bắt khẩn cấp, bị truy nã, đầu thú hoặc tự thú. Người bị tạm giữ hình sự là người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay tức khắc trong thời gian ngắn (tối đa là 9 ngày) được quy định trong Bộ
  • 20. 14 luật tố tụng hình sự được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành do nghi ngờ người đó thức hiện tội phạm (chưa khởi tố) hoặc dã bị khởi tố mà đang bỏ trốn (truy nã) nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Tóm lại người bị tạm giữ là người bị hạn chế quyền tự do trong một khoảng thời gian nhất định do bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, khẩn cấp, truy nã, đầu thú hoặc tự thú.… Một người chỉ bị tạm giam sau khi đã bị khởi tố về mặt hình sự mà cụ thể là khởi tố bị can của cơ quan điều tra và được Viện kiểm sát phê chuẩn, có hiệu lực pháp luật. Biện pháp tạm giam thường được áp dụng rất hạn chế vì đây là một trong những biện pháp liên quan tới tự do thân thể của con người trong thời gian dài. Theo quy định của Điều 120 BLTTHS Việt Nam thì cơ quan điều tra có thể ra lệnh tạm giam ít nhất là 2 tháng (đối với tội ít nghiêm trọng) và tối đa là tới 16 tháng (đối với loại tội đặc biệt nghiêm trọng). Ngoài ra còn phải kể đến thời gian tạm giam để truy tố, tạm giam để chờ xét xử, tạm giam trong khi chờ bản án có hiệu lực và đưa đi chấp hành án. Điều 88 BLTTHS quy định tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp: - Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; - Phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Trường hợp là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (thông thường là biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú), trừ những trường hợp:
  • 21. 15 - Bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; - Đã được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; - Phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia [19, tr.60]. Như vậy người bị tạm giam là người đã bị khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn cách ly khỏi xã hội trong thời gian dài, được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Sau khi bị xét xử bằng một bản án có hiệu lực pháp lý bị cáo được tuyên là có tội và phải chịu một hình phạt tương xứng được quy định trong Bộ luật hình sự. Có rất nhiều hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam. Có hình phạt vừa được xem là hình phạt chính, vừa được coi là hình phạt bổ sung nhưng phạt tù giam luôn là hình phạt chính và là hình phạt đặc trưng, có tính cơ bản trong Bộ luật hình sự. Các bị cáo bị tuyên hình phạt tù giam sẽ được chuyển đến nơi giam (trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ cấp huyện) để thi hành án phạt tù và họ được gọi là phạm nhân. Người thi hành án phạt tù hay còn gọi là phạm nhân là người bị kết tội và phải chịu hình phạt tù giam theo bản án mà tòa án tuyên đã có hiệu lực pháp luật và phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để họ trở thành người có ích cho xã hội. 1.1.2. Cơ sở hình thành và phát triển quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù Con người là tổng hòa các mối quan hệ do vậy phần lớn người phạm tội chỉ có thể bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền chứ không phải là tất cả
  • 22. 16 Người bị tạm giữ, tạm giam hay đang chấp hành hình phạt tù về bản chất họ vẫn là con người với các mối quan hệ với môi trường xung quanh. Họ có người thân, có nhu cầu sinh hoạt như những người khác, có những bản năng vốn có của con người... do vậy trước hết họ phải được đối xử như giữa con người với con người, đây chính là biểu hiện rõ nét nhất sự phát triển của xã hội loài người. Người bị tạm giữ hay người bị tạm giam trước hết họ phải được coi là người bình thường mà không phải là tội phạm vì chưa có bản án có hiệu lực của tòa án. Họ là những người đang trong giai đoạn tố tụng với sự nghi ngờ của các cơ quan quan tố tụng. Các biện pháp ngăn chặn đó chỉ là nhằm đảm bảo cho điều tra, truy tố, xét xử hiệu quả hơn chứ không phải là nhằm mục đích giáo dục hay trừng phạt đói với người phạm tội. Do vậy pháp luật hình sự cũng chỉ quy định một số hạn chế đối với họ ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tự do đi lại… chứ về các nhu cầu sinh hoạt của con người vẫn phải đảm bảo cho họ. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù họ bị coi là tội phạm và bị áp dụng các chế tài có tính chất nghiêm khắc hơn. Họ có thể phải lao động hoặc chấp hành một số quy định khắt khe của tù nhân. Các quyền của họ đôi khi bị hạn chế hơn nhưng các quyền cơ bản nhất để họ tồn tại đúng nghĩa là một con người thì không thể bị tước bỏ. Tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia cũng như môi trường, hoàn cảnh các tù nhân có thể được thêm quyền này hoặc bớt đi quyền nào đó nhưng một số quyền của họ không bao giờ bị xâm phạm cho dù dưới bất kỳ hình thức nào hay nhân danh cái gì chăng nữa. Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam hay khi bị thi hành án phạt tù phải có nền tảng về sự đối xử, đó là Các quy tắc, tiêu chuẩn tối thiểu đối xử với tù nhân của Liên Hợp Quốc năm 1955. Các hành vi tra tấn, trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục khác về thể xác lẫn tinh thần đối với
  • 23. 17 họ là điều không bao giờ được chấp nhận. Ngoài ra Liên Hợp Quốc cũng đã thông qua Bộ quy tắc xử sự cho các cán bộ thi hành pháp luật năm 1979 và Những nguyên tắc cơ bản về sử dụng vũ lực và súng của cán bộ thi hành pháp luật năm 1990 nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền lực của những người cán bộ Nhà nước để vi phạm quyền con người đối với người bị mất quyền tự do nói chung. Về nguồn gốc quyền con người trong lịch sử có hai trường phái cơ bản với hai quan điểm trái ngược. Trường phái quyền tự nhiên (natural rights) cho rằng: quyền con người là vốn có, bẩm sinh không phụ thuộc vào cá nhân, tổ chức. nhà nước… Trường phái quyền pháp lý (legal rights) thì coi quyền con người không phải cứ tự nhiên sinh ra đã có mà phải do Nhà nước xác lập, pháp điển hóa thành quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa [10, tr.39]. Hiện nay tính đúng đắn của hai học thuyết kể trên vẫn chưa kết thúc nhưng thực tế dường như không thể phân định được tính đúng sai tính hợp lý của hai học thuyết này vì chúng có một phạm trù rộng lớn liên quan đến các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp lý… Cho nên quan điểm chủ quan phủ nhận bất kỳ học thuyết nào dường như cũng không phù hợp. Phát triển là xu hướng tất yếu của loài người theo xu hướng không tồn tại Nhà nước, không còn pháp luật (xã hội văn minh) tự do triệt để Có học giả cho rằng: “…các quyền con người không có lịch sử… nếu có, thì hình như rất hỗn độn. Nó pha lẫn những lặp lại, những xen kẽ, những tương phản và những đứt đoạn giữa những bước tiến triển và những bước thụt lùi” [9, tr.11]. Quan điểm khác lại cho rằng, những tư tưởng đầu tiên về quyền con người được thể hiện trong các luật lệ chiến tranh mà “luật lệ của
  • 24. 18 chiến tranh thì lâu đời như bản thân chiến tranh và chiến tranh thì lâu đời như cuộc sống trên trái đất” [10, tr.49]. Trên quan điểm duy vật lịch sử chúng ta có thể khẳng định quyền con người cũng như bất kỳ sự vật hiện tượng nào là sản phẩm phát triển văn hóa, xã hội của một kết cấu kinh tế, xã hội nhất định và chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, xã hội hiện thực. Tư tưởng về quyền con người bắt nguồn từ thời tiền sử. “Tuy nhiên với trình độ phát triển khi đó có lẽ con người chỉ có ý niệm về điều này mà chưa thể hiện thành tư tưởng (được hiểu là những quan điểm hoặc hệ thống quan điểm rõ ràng)” [10, tr.49]. Quyền con người được bắt nguồn rõ nét hơn từ khi trái đất xuất hiện những nền văn minh cổ đại trong đó có nền văn minh Trung Đông (khoảng năm 3000-1.500 tr.CN). Vua Hammurabi xứ Babylon đã ban hành một đạo luật mang tên mình (khoảng năm 1780 tr.CN) với mục tiêu được tuyên bố là: “…ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu,..làm cho người cô quả có chỗ tựa ở thành Babylon,..đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương quốc” [10, tr.49]. Ngoài ra còn rất nhiều văn bản pháp luật cổ của thế giới đề cập đến quyền con người như Bộ luật do nhà vua Ashoka ban hành vào năm 272 – 231 tr. CN, Hiến pháp Medina của nhà tiên tri Muhammad sáng lập năm 622… Sau này cùng với sự phát triển của nhân loại hàng loạt các văn bản pháp lý phản ánh sự tiến bộ ngày càng cao về nhận thức quyền con người. Chúng ta có thể kể đến các văn bản nổi tiếng thế giới về vấn đề này như: Bộ luật về quyền (1689) của nước Anh; Tuyên ngôn về các quyền con người và của công dân (1789) của Pháp; Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mỹ… Việt Nam dưới triều đại Lê Thánh Tông cũng có Bộ luật Hồng Đức - Quốc Triều Hình luật (1470 - 1497) mang đậm tính nhân văn “quy định cụ thể về quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương: phụ nữ, trẻ em, người già không nơi nương tựa… được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đánh giá cao” [10, tr.50].
  • 25. 19 Về học thuyết chính trị pháp lý ngay từ thế kỷ XXIV trước CN, vua Symer đã sử dụng khái niệm “tự do” để bảo vệ các bà góa, trẻ mồ côi trước sự bạo ngược của người giàu có, thế lực trong xã hội [10, tr.51]. Tư tưởng về bình đẳng, tự do các cá nhân trong xã hội được khái quát bởi triết gia Protagoras (490 - 420 tr. CN): “Thượng đế tạo ra mọi người đều là tự do, không ai tự nhiên biến thành nô lệ cả” [10, tr.51]. Đến thời Trung cổ, tự do của con người bị hạn chế khắc nghiệt và chính trong sự khắt khe đó thì tất yếu sẽ nảy sinh tư tưởng đối nghịch lại như một quy luật tất yếu của lịch sử để tồn tại và phát triển. Các văn kiện pháp lý nổi tiếng về nhân quyền của nhân loại thời kỳ này nổi tiếng nhất là Hiến chương Magna Carta khẳng định một số quyền của con người. Thoát khỏi đêm trường Trung cổ, Châu Âu phát triển rực rỡ về tư tưởng, học thuyết về quyền con người trong thời kỳ Phục Hưng. Các học giả đã đưa ra rất nhiều những kiến giải cơ bản về quyền con người đặc biệt là quyền tự nhiên và quyền pháp lý. Chính những tư tưởng đó đã góp phần cổ vũ cho các cuộc cách mạng của nhiều quốc gia và dẫn tới hàng loạt những văn bản pháp lý quan trọng về quyền con người. Chỉ trong vòng 35 năm (1795 – 1830) hơn 70 bản hiến pháp đã được thông qua ở Châu Âu chứng tỏ rằng tư tưởng về quyền con người đã có sức mạnh lan tỏa tạo nên những biến động xã hội to lớn. Nhưng quyền con người thực sự được đặt lên tầm quốc tế vào đầu thế kỷ XIX. Một số tổ chức xã hội quốc tế được thành lập nâng cao tầm nhận thức về quyền con người lên cấp độ mới. Các Hội nghị quốc tế về nhân quyền cũng đã thông qua các vấn đề về bảo vệ con người (Hội nghị Giơnevơ - 1864; Hội nghị La Hay – 1899). Thế kỷ XX đánh dấu bằng cuộc Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và cuộc Thế chiến II (1939 – 1945) đã giải phóng hàng loạt các dân tộc “nhỏ bé”. Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được đề cao và đặc biệt là các quyền
  • 26. 20 tự quyết của dân tộc được cổ vũ. Các quyền con người này trước đây không hề được đề cập hoặc đề cập rất hạn chế trên diễn đàn quốc tế. Liên Hợp Quốc thành lập và thông qua Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948) đã đánh dấu một cột mốc sáng chói về nhân quyền. Hàng loạt các văn kiện quốc tế với một hệ thống đầy đủ được thông qua. Các cơ chế để bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy quyền con người được hình thành và biến quyền con người thành một yêu tố chính chi phối quan hệ quốc tế. Sự kết hợp giữa các quốc gia về kinh tế, thương mại, an ninh quốc phòng tạo thành các khối liên minh nhà nước: các nước ASEAN, các nước Mỹ La - tinh, Khối thương mại Bắc Mỹ… đặc biệt điển hình nhất là Khối thị trường chung châu Âu gọi tắt là EU sử dụng chung đồng tiền và gần như trở thành một nhà nước thống nhất với pháp luật tương đồng. Đây là sự phát triển tất yếu và xu thế chung của các nhà nước hiện nay. Chủ nghĩa Mác - Lê nin cũng chỉ ra rằng: khi xã hội loài người phát triển đến đỉnh cao thì sẽ không còn có Nhà nước đồng nghĩa với pháp luật cũng không còn do sự nhận thức nói chung cũng như ý thức pháp luật nói riêng của con người ở trình độ rất cao. Khi đó con người sẽ đạt được sự tự do cao nhất của chính bản thân mình. Sự tranh đấu của nhân dân đối với nhà cầm quyền Cả hai trường phái quyền tự nhiên và quyền pháp lý đều chỉ ra rằng: quyền con người phải tự tranh đấu chứ không hề tự nhiên mà có được. Từ thời Hy Lạp cổ đại, Zeno (333 – 264 tr.CN) đã cho rằng: Không một ai sinh ra đã phải làm nô lệ. Địa vị nô lệ của họ là do họ bị tước đoạt tự do vốn có của con người. Rõ ràng ở đây theo Zeno, quyền là một người tự do là một quyền bẩm sinh của con người [10, tr.39,40]. Tư tưởng này sau được rất nhiều học giả tái khẳng định và phát triển. Thomas Hobbes (1588 – 1679) cho rằng quyền tự nhiên cốt yếu của con người là được sử dụng quyền lực
  • 27. 21 chính mình để đảm bảo cuộc sống bản thân mình và do đó, được làm bất kỳ điều gì mình cho là đúng đắn và hợp lý… [10, tr.40]. Thomas Paine (1731 – 1809) thì nhấn mạnh rằng các quyền không thể được ban phát bởi bất kỳ chính phủ nào, bởi lẽ điều đó đồng thời cho phép các chính phủ được rút lại ý chí của họ [10, tr. 40]. Như vậy các học giả theo thuyết quyền tự nhiên đã cho chúng ta thấy: quyền con người bị hạn chế là do nhà cầm quyền muốn như vậy và đã là con người thì bản chất phải có những quyền cơ bản của một con người. Hai học giả tiêu biểu cho thuyết quyền pháp lý có thể kể tới là Edmund Burke (1729 – 1797) và Jeremy Bentham (1748 – 1832). Cả hai đều có quan điểm là ý tưởng về các quyền tự nhiên là vô nghĩa và chẳng có quyền nào lại không thể bị tước bỏ. Điều đó chỉ cho chúng ta thấy rằng việc Nhà nước ban phát cho các công dân của mình những quyền con người là do ý chí của nhà cầm quyền. Họ có thể tước bỏ đi bất kỳ quyền nào, thậm chí kể cả những quyền cơ bản nhất. Sự tranh đấu để khẳng định quyền con người là một quá trình lâu dài trong lịch sử liên miên không biết bao giờ kết thúc. Quyền lực Nhà nước được ví như con “thủy quái” luôn muốn nhấn chìm tất cả sự phản kháng trong xã hội để dễ bề cai trị. Nhưng trong bản thân của mỗi con người cũng như toàn xã hội thì sự sinh tồn luôn là sự sống với sự kết tinh những gì đẹp đẽ nhất như một bản năng chọn lọc tự nhiên. Quá trình đấu tranh dai dẳng cho tự do và nhân phẩm thường phải đối diện với những cuộc đàn áp dã man và những khổ đau triền miên. Lịch sử thế giới cũng như lịch sử Việt Nam không thiếu những cuộc tắm máu để đòi lấy những quyền cơ bản của con người. Từ cuộc nổi dậy của những nô lệ đến những cuộc nổi dậy của người nông dân, của giai cấp tư sản và những người cộng sản. Xu hướng tiến bộ, tự do và công bằng thường thắng thế nhưng đổi lại những cuộc nổi dậy đó thường phải trải qua những sự giết chóc, bắt bớ, tù đày…
  • 28. 22 Tóm lại sự đấu tranh giữa nhân dân và nhà cầm quyền để đòi lấy dân chủ, tự do và các quyền con người luôn tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào. Khao khát vươn tới các giá trị cao đẹp hơn luôn khiến nhân dân có xu hướng trỗi dậy. Các nhà cầm quyền để bảo vệ lợi ích do họ đã có được và dễ bề quản lý nên họ thường có xu hướng hạn chế các quyền con người tối đa trong mức có thể. 1.1.3. Đặc điểm và định nghĩa về quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình phạt tù 1.1.3.1. Đặc điểm Tính phổ biến Hiện nay các học giả nghiên cứu về quyền con người vẫn tồn tại hai trường phái. Trường phái thứ nhất là những người xem quyền con người là tự nhiên (natural rights), là bẩm sinh những gì vốn có. Do đó các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống hay ý chí của bất kỳ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, Nhà nước nào. Các chủ thể dù là Nhà nước cũng không thể tước bỏ hay ban phát những quyền đó. Trường phái còn lại cho rằng quyền con người là quyền pháp lý (legal rights) nghĩa là quyền đó phải do Nhà nước quy định trong pháp luật. Như vậy trong phạm vi giới hạn và góc độ nhất định, quyền con người phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa… của từng xã hội. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại chúng ta đều phải thừa nhận rằng hiện nay quyền con người phải bình đẳng cho các gia đình trong thành viên nhân loại. Không có bất kỳ sự đối xử khác nhau nào giữa các chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần… Tất nhiên đó không phải sự cào bằng giữa các quyền mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. Nghĩa là mọi thành viên của cộng đồng nhân loại đều được công nhận có quyền con
  • 29. 23 người nhưng việc hưởng thụ các quyền đó phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh - chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… nơi người đó đang sống. Tính không thể bị tước bỏ “Tính không thể tước bỏ của nhân quyền thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế tùy tiện bởi bất kỳ chủ thể nào, kể cả là cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước” [10, tr.42]. Giới hạn của vấn đề này là ở chỗ: đối với những người bi tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù thì không phải quyền nào của họ cũng “không thể bị tước bỏ”. Nghĩa là việc thực hiện lấy đi một số quyền con người phải dựa trên cơ sở pháp luật chứ không phải sự “tùy tiện”. Tính không thể phân chia Điều này bắt nguồn từ nhận thức rằng quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào cũng tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển con người. Tuy nhiên tính chất này không gồm ý rằng mọi người phải giống hệt nhau trong mọi hoàn cảnh. Từng trường hợp cụ thể vẫn cần ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, dựa trên yêu cầu thực tế đảm bảo các quyền đó mà không phải là sự đánh giá về các quyền đó. Ví dụ với những nơi có dịch bệnh thì ưu tiên sẽ là quyền về chăm sóc y tế. Nơi bị thiên tai, nạn đói thì ưu tiên là quyền về lương thực. Các quyền được ưu tiên thực hiện không có nghĩa là có giá trị cao hơn quyền khác mà vì các quyền đó trong thực tế đang bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn các quyền khác. Tính không thể chuyển nhượng Tính không thể chuyển nhượng thể hiện ở chỗ các quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam hay người đang chấp hành án phạt tù là của bản thân họ, không ai có thể tước bỏ cũng như thay thế những quyền đó của họ.
  • 30. 24 Bản thân họ phải là người được hưởng những quyền đó. Đó chính là những quyền nhân thân mà họ phải là người trực tiếp được thực hiện. Tính quốc tế Trong thế giới hiện đại, quyền con người không còn bó hẹp ở một quốc gia mà nó mang tính quốc tế sâu sắc, những tiêu chí về quyền con người được quốc tế hóa bởi các Điều ước quốc tế hình thành từ sự tham gia của các quốc gia thành viên. Trên cơ sở này các quốc gia thành viên phải “nội luật hóa” các tiêu chí về quyền con người bảo đảm luật quốc gia không trái với các qui định của điều ước quốc tế mà mình đã tham gia. Như vậy, có hai hệ thống pháp luật về quyền con người là: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia điều chỉnh những lĩnh vực khác nhau của quyền con người. Hai hệ thống pháp luật này có quan hệ mật thiết với nhau và pháp luật quốc gia phải phù hợp với pháp luật quốc tế, trong trường hợp có sự mâu thuẫn sẽ được giải quyết theo hướng ưu tiên áp dụng pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, cũng cần tính đến đặc thù của từng quốc gia để đánh giá sự phù hợp với các tiêu chí quyền con người quốc tế của pháp luật quốc gia do quyền con người phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị pháp lý… tại một thời điểm lịch sử ở một quốc gia nhất định. Quyền con người là giá trị cao quý, là thành quả đấu tranh chung, là kết tinh của nền văn minh nhân loại song cũng là một vấn đề phức tạp. Tính phức tạp trước hết thể hiện ở việc nhiều khía cạnh của quyền con người hiện vẫn đang còn gây tranh cãi. Đôi khi quyền con người bị chính trị hoá sâu sắc, thậm chí trong nhiều trường hợp bị sử dụng như một công cụ đấu tranh, can thiệp về chính trị, cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Chính vì vậy, cũng như bất cứ sự vật, hiện tượng nào khác, quyền con người mang tính hai mặt rõ rệt. Một mặt, những giá trị, chuẩn mực và cơ chế về quyền con người thúc đẩy tiến bộ xã hội; mặt khác, một khi những giá trị, chuẩn mực hay cơ chế đó bị sử dụng vào mục đích chính trị
  • 31. 25 một cách không đúng đắn, chúng tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định, ảnh hưởng tới sự phát triển tiến bộ của các xã hội. Giữ gìn và thực thi những giá trị tiến bộ, tốt đẹp của quyền con người và đấu tranh chống sự lạm dụng chiêu bài nhân quyền vào mục đích chính trị là nội dung cốt lõi, bản chất của việc bảo vệ quyền con người trong thế giới ngày nay. Hiện tượng bắt quốc gia này phải tuân theo những tiêu chí về nhân quyền của quốc gia khác và khi quốc gia đó có qui định không giống với mình lại cho rằng họ vi phạm nhân quyền. Đây là thái độ không thiện chí và là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới ở những nước lớn trong quan hệ quốc tế [6]. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người “thể hiện ở chỗ việc đảm bảo các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc đảm bảo các quyền khác” [11, tr.27]. Chẳng hạn việc đảm bảo quyền ứng cử, bầu cử (quyền chính trị cơ bản) sẽ đồng thời phải đảm bảo các quyền quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, được chăm sóc y tế, quyền đảm bảo tiêu chuẩn sống thích đáng. Nếu không đảm bảo những điều đó thì quyền bầu cử, ứng cử cũng không có nhiều ý nghĩa. 1.1.3.2. Định nghĩa quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù Quốc tế định nghĩa về quyền con người như sau (Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người): “Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc bỏ mặc (không hành động) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [11, tr. 22]. Hay một định nghĩa khác của quốc tế theo học thuyết tự nhiên: “Quyền con người là những sự được phép mà tất cả các thành viên của cộng đồng
  • 32. 26 nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội…; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người” [10, tr.37]. Như các định nghĩa trên phạm vi quyền con người rất rộng. Tuy nhiên định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc có vẻ chính xác và phù hợp hơn. Theo đó, quyền con người phải được ghi nhận bằng những văn bản pháp lý mang tính quy định cụ thể trên toàn thế giới tuân theo những chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi nhằm bảo vệ con người, tránh làm tổn hại tới con người về mọi mặt. Quyền con người là thước đo chung để bảo vệ phẩm giá, lương tâm của nhân loại. Bảo vệ nó là cơ sở đảm bảo để quyết tâm tự do, công bằng và hòa bình và những giá trị cao đẹp khác của con người. Quyền của những người bị tạm giữ, tạm giam hay chấp hành hình phạt tù về mặt cơ bản không khác nhiều so với quyền con người. Các giá trị cơ bản phải được giữ nguyên. Tất nhiên những người này có những hạn chế nhất định so với những người được tự do ngoài xã hội. Song các chuẩn mực được cộng đồng quốc tế công nhận, tuân thủ thì không thể phủ nhận trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Các giá trị thiết yếu vẫn được duy trì, bảo vệ qua các giai đoạn lịch sử trong mọi xã hội. Bảo vệ điều đó thì con người mới có điều kiện để thay đổi, tồn tại và phát triển. Quyền con người trong quản lý tư pháp (administration of justice), hay còn gọi là quyền con người trong hoạt động tư pháp/ hoạt động tố tụng, là một khái niệm dùng để chỉ những quyền liên quan đến hoạt động tư pháp. Quyền con người liên quan đến lĩnh vực này rất đa dạng, nhưng đặc biệt quan trọng là những quyền dân sự cơ bản. Các quyền cơ bản có thể kể đến là quyền sống, tự do, an ninh cá nhân và quyền được xét xử công bằng. Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân bao hàm một tập hợp các bảo đảm tố tông nhằm bảo vệ sự an toàn về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm và tự do của con người. Quyền này hàm chứa nhiều quyền cụ thể, trong đó bao
  • 33. 27 gồm quyền sống; quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hoặc nô dịch; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giữ tùy tiện; và quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do...Tập hợp các quyền cụ thể này, cùng với những bảo đảm về xét xử công bằng, cấu thành một trong những mảng rất quan trọng của luật quốc tế về quyền con người mà thường được gọi là quyền con người trong hoạt động tố tụng. Ở Việt Nam khái niệm về quyền con người cũng được một số cơ quan nghiên cứu đưa ra không hoàn toàn giống nhau nhưng có những điểm chung khái quát như sau: Quyền con người là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [11, tr.22 - 23]. Kết hợp các định nghĩa về quyền con người của quốc tế cũng như Việt Nam đối với nhóm người bị hạn chế, bị tước quyền tự do, ta có thể định nghĩa khái quát về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù như sau: Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và thi hành hình phạt tù là những nhu cầu, lợi ích mang tính tự nhiên của những người bị hạn chế, bị tước tự do có thời hạn hoặc vĩnh viễn được quy định trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận mang tính quốc tế. 1.2. Bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù 1.2.1. Đảm bảo bằng pháp luật 1.2.1.1. Hệ thống pháp luật tố tụng xây dựng trên cơ sở tiêu chí quốc tế về quyền con người Quyền con người trong quản lý tư pháp (administration of justice), hay còn gọi là quyền con người trong hoạt động tư pháp, hoạt động tố tụng, là một
  • 34. 28 khái niệm dùng để chỉ những quyền liên quan đến hoạt động tư pháp. Quyền con người liên quan đến lĩnh vực này rất đa dạng, nhưng đặc biệt quan trọng là những quyền dân sự cơ bản. Các quyền cơ bản có thể kể đến là quyền sống, tự do, an ninh cá nhân và quyền được xét xử công bằng. Quyền sống, tự do và an ninh cá nhân bao hàm một tập hợp các bảo đảm tố tụng nhằm bảo vệ sự an toàn về tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm và tự do của con người. Quyền này hàm chứa nhiều quyền cụ thể, trong đó bao gồm quyền sống; quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ hoặc nô dịch; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giữ tùy tiện; và quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do...Tập hợp các quyền cụ thể này, cùng với những bảo đảm về xét xử công bằng, cấu thành một trong những mảng rất quan trọng của luật quốc tế về quyền con người mà thường được gọi là quyền con người trong hoạt động tố tụng. Pháp luật quốc gia cũng phải hướng tới quyền con người theo các tiêu chí: - Bên cạnh mục đích trong tố tụng đảm bảo công lý thì còn phải có mục đích tôn trọng, đảm bảo các quyền con người. - Việc ghi nhận mục đích nói trên phải được thể hiện vào trong các nguyên tắc cụ thể trong điều luật: nguyên tắc đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; nguyên tắc bình đẳng; nguyên tắc xét xử công bằng... - Hình thức tố tụng hay trình tự, thủ tục tố tụng được lựa chọn phải phù hợp vào điều kiện thực tế của từng quốc gia. Các bước (giai đoạn) trong tố tụng phải chặt chẽ ngăn chặn tối đa sự tùy tiện hoặc lạm dụng của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng với sự vi phạm quyền con người. - Phân định rõ ràng chức năng của các chủ thể tố tụng và quy định nghĩa vụ của cơ quan - người tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo quyền con người. - Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc tuân theo pháp luật trong
  • 35. 29 quá trình tố tụng đảm bảo cho các hoạt động tố tụng không thể vi phạm nhân quyền. - Các quyền tố tụng của người bị giam giữ phải được hiện thực, cụ thể hóa trong tố tụng một cách công khai, minh bạch. - Quy định rõ ràng trong việc bồi thường oan, sai trong tiến hành tố tụng của cơ quan - người tiến hành tố tụng. Hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nói riêng được hiểu là là tập hợp các quy định tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quá trình xét xử được công bằng, trong đó bao gồm các khía cạnh như được bình đẳng trước tòa án (equality before a court), được suy đoán vô tội (assumption of innocence); không bị áp dụng hồi tố (prohibition of ex post facto laws); và không bị bỏ tù chỉ vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng (prohibition of imprisonment for debt). Trong một số tài liệu, mỗi bảo đảm này được coi như là một quyền con người cụ thể. Quyền được xét xử công bằng được đề cập trong các Điều 10 và 11 UDHR. Theo Điều 10, mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập và khách quan để xác định các quyền và nghĩa vụ của họ, cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ. Điều 11 bổ sung thêm một số khía cạnh cụ thể. Các quy định kể trên sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 14, 15 và 11 ICCPR. Bên cạnh việc đề cập đến nội dung các quyền và bảo đảm các quyền như trên, lĩnh vực này còn bao gồm những khuyến nghị về địa vị pháp lý, vai trò, nguyên tắc hoạt động của các chủ thể tiến hành hoặc tham gia tố tụng như quan chức bảo vệ pháp luật, nhân viên y tế, luật sư, công tố viên, thẩm phán. Các văn kiện đó là Các quy tắc đạo đức trong ứng xử của quan chức thực thi pháp luật (1979), Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của toà án (1985), Các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư (1990), Các hướng dẫn về vai trò của công tố viên (1990)…
  • 36. 30 Trong lĩnh vực này, ở Việt Nam có một số đạo luật quan trong liên quan là: BLTTHS (năm 2003, đã sửa đổi), Pháp lệnh điều tra hình sự, Luật thi hành án hình sự...Việt Nam cũng đang xem xét sửa đổi một số điều luật cho phù hợp với định nghĩa quốc tế về tra tấn. Các pháp luật quy định về tổ chức cơ quan – người tiến hành tố tụng. - Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án mà trọng tâm là đảm bảo Tòa án xét xử độc lập, đúng pháp luật. - Đảm bảo sự độc lập của Thẩm phán và những người xét xử. - Hoàn thiện chức năng của cơ quan công tố. - Hoàn thiện pháp luật về điều tra và cơ quan tiến hành hoạt động này. Các quy định của pháp luật về đảm bảo điều kiện vật chất, chế độ đối với các co quan – người tiến hành tố tụng nêu trên. 1.2.1.2. Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản đối xử với người bị giam, giữ Đảm bảo về tính mạng, thân thể Trong Điều 3 UDHR đề cập đến vấn đề bảo vệ mạng sống của con người, Điều luật này gắn kết quyền sống với các khía cạnh có liên quan khác thành một quyền gọi là quyền sống, tự do và an ninh cá nhân. Điều 6 ICCPR cụ thể hóa điều này, theo đó: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống và được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện” [10, Điều 6, khoản 1, tr.158]. Ngoài việc đảm bảo về tính mạng thì còn phải bảo vệ về thân thể, tránh việc xâm phạm từ những cơ quan, cá nhân thực thi quyền lực Nhà nước. Vấn đề này được đề cập trong Điều 5 UDHR, trong đó nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Điều 7 ICCPR cụ thể hóa: Trong đó nêu rõ, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể
  • 37. 31 bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Bên cạnh các quy định trên của UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984). Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là, chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế (international custom law) về quyền con người, bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó có là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không [10, tr. 61]. Định nghĩa về hành động tra tấn được đã được nêu ở Điều 1 của CAT. Tuy nhiên, như Điều này cũng nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Định nghĩa về tra tấn trong Điều 1 CAT hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong luật quốc tế về quyền con người và luật hình sự quốc tế khi đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng và hoàn cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này) [10, tr.161, 162]. Ngoài ra pháp luật quốc tế cũng quy định về việc không được bắt, giam giữ một cách tùy tiện được thể hiện đầu tiên được trong Điều 9 UDHR, trong đó nêu rằng, không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện. Điều 9 ICCPR cụ thể hóa Điều 9 UDHR bằng những quy định khá chi tiết. Ngoài
  • 38. 32 những nội dung này, trong Bình luận chung số 8 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982, HRC đã giải thích thêm một số khía cạnh có liên quan đến Điều 9 ICCPR. Đảm bảo về danh dự, nhân phẩm ICCPR quy định về việc tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị mất tự do. Theo đó: Họ phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định cho những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Đặc biệt, Khoản 3 Điều này đề cập đến một nguyên tắc định hướng việc đối xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ [10, Điều 10, tr.166]. Những văn kiện của Liên Hợp Quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do và để lập báo cáo quốc gia về việc thực hiện quyền này bao gồm: Các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc đối xử với tù nhân (1955); Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988)… Các chuẩn mực quốc tế khuyến nghị các quốc gia nên xác định dưới 18 là độ tuổi được coi là vị thành niên trong tố tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở Khoản 3 Điều 10 ICCPR phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam
  • 39. 33 giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân...Văn kiện của Liên Hợp Quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985 - đoạn 5). Đảm bảo quyền được trợ giúp từ luật sư, người bào chữa trong quá trình giam, giữ Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của những người bị giam, giữ mà pháp luật chưa tước bỏ hoặc để tránh sự xâm hại (Được thông qua tại Hội nghị lần thứ tám về phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hợp Quốc, họp tại Havana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990). Những nguyên tắc này cũng cần được áp dụng một cách thích hợp đối với những người thực hiện các chức năng của luật sư nhưng chưa được hưởng quy chế chính thức của luật sư. Sau đây là các nguyên tắc cơ bản nhất: 1. Mọi người đều có quyền yêu cầu sự giúp đỡ của luật sư theo sự lựa chọn của mình trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự. Các chính phủ phải bảo đảm cơ chế nhanh chóng để việc tiếp cận luật sư có hiệu quả và bình đẳng cho mọi người không có bất kỳ sự phân biệt đối xử. 2. Những bảo vệ đặc biệt trong các vấn đề tư pháp hình sự: Các chính phủ phải bảo đảm rằng, mọi người đều được cơ quan chức năng có thẩm quyền thông báo ngay lập tức về quyền được một luật sư trợ giúp theo sự lựa chọn của họ, ngay khi bị bắt hay bị giam giữ hoặc khi bị cáo buộc phạm tội hình sự. 3. Các chính phủ còn phải bảo đảm rằng, tất cả những người bị bắt hay bị giam, dù có bị cáo buộc phạm tội hình sự hay không, đều phải được nhanh chóng tiếp cận luật sư và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không chậm quá 48 giờ kể từ khi bị bắt hay bị giam.
  • 40. 34 4. Tất cả những người bị bắt, giam hay cầm tù phải được tạo ra các cơ hội, thời gian và phương tiện đầy đủ để luật sư đến thăm, và được trao đổi hay tư vấn hoàn toàn riêng với luật sư không chậm trễ, không bị theo dõi hay kiểm duyệt. Những cuộc tiếp xúc hay tư vấn như vậy, có thể được tiến hành trong tầm nhìn, nhưng không trong tầm nghe của các nhân viên thi hành luật pháp. 5. Các chính phủ phải đảm bảo cho các hoạt động đúng chức năng của luật sư không bị cản trở [15]. 1.2.1.3. Bảo đảm các tiêu chuẩn cơ bản của người bị giam giữ Tại cuộc họp lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về Ngăn ngừa Tội phạm và Đối xử với Người phạm tội, tổ chức tại Giơ-ne-vơ năm 1955 Các quy tắc, tiêu chuẩn tối thiểu đối xử với tù nhân được thông qua và được Hội đồng Kinh tế - Xã hội phê chuẩn bằng các Nghị quyết 663C (XXIV) ngày 31/7/1957 và 2076 (LXII) ngày 13/5/1977. Các tiêu chuẩn cơ bản của người bị giam giữ quy định như sau: Phân loại giam, giữ Các loại tù nhân, người tạm giữ, tạm giam khác nhau phải được giam, giữ trong các nhà tù, nhà tạm giữ hoặc các khu riêng biệt có tính đến độ tuổi, giới tính, lý lịch phạm tội, lý do pháp lý của việc giam giữ và những điều cần thiết trong đối xử với họ. Nam và nữ phải được giam giữ riêng; Tách riêng những tù nhân chưa xét xử khỏi các tù nhân đã bị kết án; Người bị tù dân sự khác phải được giam tách riêng với người bị tù vì phạm tội hình sự; Tù nhân thanh thiếu niên phải được giam tách riêng với tù nhân là người trưởng thành. Việc ăn, ở Nơi nào mà chỗ ngủ là buồng hoặc phòng cá nhân thì vào buổi tối, mỗi tù nhân phải được ở trong một buồng hay phòng của chính người đó. Nếu vì những lý do đặc biệt, chẳng hạn như tạm thời có quá đông tù nhân, thì việc
  • 41. 35 ban quản lý trung ương của nhà tù thực hiện một ngoại lệ đối với quy tắc này là cần thiết. Không nên có hai tù nhân trong một phòng hay một buồng. Nơi nào sử dụng phòng tập thể thì tù nhân phải được lựa chọn cẩn thận để phù hợp cho việc kết giao giữa họ với nhau trong những điều kiện đó. Phải có sự giám sát thường xuyên vào buổi tối theo đúng bản chất của loại nhà tù này. Nơi ăn, ở cho tù nhân và đặc biệt là nơi ngủ phải đáp ứng được các yêu cầu về y tế, có chú ý đúng mức đến các điều kiện khí hậu và đặc biệt là các điều kiện về dung tích không khí, diện tích sàn tối thiểu, ánh sáng, sưởi ấm và thông hơi. Ở tất cả những nơi có tù nhân ở hay lao động: Cửa sổ phải đủ lớn để tù nhân có thể đọc hoặc lao động được dưới ánh sáng tự nhiên, phải được xây sao cho không khí trong lành có thể vào được, dù có đường thông hơi nhân tạo hay không; Phải cung cấp đủ ánh sáng nhân tạo để tù nhân có thể đọc và làm việc mà không hại đến thị lực; Khu vệ sinh phải có thể đáp ứng được nhu cầu tự nhiên khi cần thiết của tù nhân. Phải có chỗ tắm thoả đáng sao cho mỗi tù nhân có thể và buộc phải tắm ở nhiệt độ phù hợp với khí hậu, ở mức thường xuyên cần thiết cho việc giữ vệ sinh chung tùy theo mùa và vùng địa lý, nhưng phải tắm ít nhất một tuần một lần trong điều kiện khí hậu ôn hòa. Tất cả những bộ phận của nhà tù thường xuyên có tù nhân phải giữ gìn vệ sinh. Vệ sinh cá nhân Các tù nhân họ phải được cung cấp nước và đồ dùng vệ sinh cần thiết để giữ gìn sức khỏe và sự sạch sẽ. Để các tù nhân có thể giữ được bề ngoài gọn gàng tương ứng với sự tự trọng của họ, phải cung cấp cho họ những tiện nghi để chăm sóc râu và tóc một cách thích hợp, và tù nhân nam phải được thường xuyên cạo râu. Cấp phát quần áo, chăn chiếu - Tù nhân nếu không được phép mặc quần áo của mình thì phải được
  • 42. 36 cung cấp quần áo vừa với người, phù hợp với khí hậu và đủ để giữ sức khoẻ. Những quần áo này không được thể hiện sự hạ nhục hay lăng mạ. - Tất cả quần áo phải được giặt sạch và cất giữ trong điều kiện phù hợp. Quần áo lót phải được thay và giặt càng thường xuyên càng tốt để giữ vệ sinh. - Trong những trường hợp ngoại lệ, bất cứ khi nào một tù nhân được chuyển đi khỏi nhà tù vì lý do được phép nào đó, người đó phải được phép mặc quần áo riêng của mình hay quần áo khác để không ai biết mình là tù nhân. - Nếu tù nhân được phép mặc quần áo của mình thì phải có sự sắp xếp khi nhận họ vào tù để đảm bảo rằng quần áo sạch và vừa với họ. - Tùy theo tiêu chuẩn quốc gia hay địa phương mà mọi tù nhân phải được cung cấp một giường riêng, có chăn đệm riêng và đủ dùng, đã được giặt sạch khi phát, được cất giữ tốt và thay đổi thường xuyên nhằm bảo đảm sạch sẽ. Thực phẩm - Vào những giờ thường lệ, mỗi tù nhân phải được ban quản lý nhà tù cung cấp những thức ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ và thể lực, đủ chất và được chuẩn bị và phục vụ chu đáo. - Nước uống phải luôn có sẵn cho mọi tù nhân bất cứ khi nào họ cần. Thể dục và thể thao Mọi tù nhân không được lao động bên ngoài phải có ít nhất một giờ tập thể dục thích hợp ở ngoài trời hàng ngày nếu thời tiết cho phép. Tù nhân trẻ tuổi và những người khác ở lứa tuổi và có thể lực phù hợp phải được tập luyện thể lực và giải trí trong thời gian tập thể dục. Phải có đủ không gian và trang thiết bị phục vụ mục đích này. Chế độ chăm sóc y tế Mỗi nhà tù phải có ít nhất là một cán bộ y tế có trình độ, có dịch vụ y tế thích đáng, kể cả điều trị những tù nhân trạng thái thần kinh không bình thường. Tiện nghi bệnh viện, trang thiết bị và thuốc men của nhà tù đó phải đáp ứng
  • 43. 37 được yêu cầu về chăm sóc y tế và điều trị cho tù nhân bị ốm, và phải có đội ngũ nhân viên được đào tạo thích hợp. Bệnh nặng phải chuyển tới bệnh viện dân y. Phải có khu vực đặc biệt để phục vụ cho việc chăm sóc và điều trị cần thiết trước và sau khi sinh (với nữ). Nếu một trẻ em sinh ra ở trong tù thì không được ghi điều này vào giấy khai sinh. Ở những nơi trẻ em đang trong thời kỳ bú mẹ được phép ở trong nhà tù với mẹ thì phải có nhà trẻ với nhân viên đủ trình độ để chăm sóc những các em khi vắng mẹ. Cán bộ y tế phải thăm và khám cho mọi tù nhân ngay sau khi họ được nhận vào tù và sau đó khi cần thiết, với mục đích đặc biệt là để phát hiện ốm đau về thể chất hay tâm thần và tiến hành mọi biện pháp cần thiết; để cách ly tù nhân bị nghi ngờ là mắc bệnh truyền nhiễm hoặc dễ lây; để thông báo các sự cố về thể chất hay tâm thần có thể cản trở việc tái hòa nhập xã hội và để xác định khả năng lao động thể lực của mỗi tù nhân. Cán bộ y tế phải chăm sóc sức khoẻ thể chất và tâm thần của tù nhân và cần hàng ngày trông nom mọi tù nhân bị ốm, tất cả những ai kêu ốm, và bất kỳ tù nhân nào mà cán bộ y tế đặc biệt thấy cần. Khen thưởng và kỷ luật Kỷ luật và trật tự phải được duy trì chặt chẽ nhưng không được vượt quá giới hạn cần thiết cho việc giam giữ an toàn và cho một đời sống cộng đồng có trật tự. Không sử dụng bất cứ tù nhân nào để phục vụ nhà tù dưới mọi hình thức kỷ luật. Xác định hành vi bị kỷ luật phải là bằng pháp luật hoặc quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Tù nhân không bao giờ bị trừng phạt hai lần cho cùng một vi phạm. Nhục hình, hình phạt bằng cách nhốt vào buồng tối và tất cả những hình phạt độc ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm với tư cách là những hình phạt cho các tội vi phạm kỷ luật phải bị cấm hoàn toàn.
  • 44. 38 Không bao giờ được áp dụng hình phạt giam kín hoặc cắt bớt khẩu phần ăn trừ khi cán bộ y tế đã khám cho tù nhân và xác nhận bằng văn bản rằng tù nhân đó chịu đựng được. Quy định này áp dụng tương tự cho bất kỳ hình phạt nào khác. Dụng cụ giam, giữ Không dùng các dụng cụ giam giữ còng, xiềng, xích, cùm tay và cùm chân để trừng phạt. Hơn nữa, không được sử dụng cùm hay xích để giam giữ. Không được dùng các dụng cụ giam giữ khác ngoại trừ một số trường hợp như: - Để đề phòng tù nhân chạy trốn khi di chuyển, nhưng chúng phải được tháo ra khi tù nhân đến trước một cơ quan xét xử hay cơ quan quản lý; - Vì lý do y tế theo chỉ dẫn của cán bộ y tế; - Theo lệnh của giám đốc nhà tù (Giám thị trại giam, trại tạm giam sau đây gọi chung là giám đốc nhà tù) nếu các biện pháp kiểm soát khác thất bại, để phòng tránh việc tù nhân tự gây thương tích cho bản thân hay cho người khác hoặc phá huỷ tài sản Hình thức và cách thức sử dụng các dụng cụ giam giữ phải do ban quản lý trung ương của nhà tù quyết định. Không được sử dụng những dụng cụ như vậy quá thời gian thật sự cần thiết. Tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sách báo Dưới sự giám sát cần thiết, tù nhân phải được phép tiếp xúc với gia đình và bạn bè tốt của họ vào những thời gian thường lệ, cả bằng thư từ lẫn thăm viếng. Mọi nhà tù phải có thư viện để cho mọi loại tù nhân sử dụng, có đủ sách giải trí và sách hướng dẫn, và tù nhân phải được khuyến khích tận dụng thư viện. 1.2.2. Đảm bảo việc thực thi pháp luật 1.2.2.1. Hệ thống cơ quan tố tụng Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành hình phạt tù