SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HÙNG HUẾ
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HÙNG HUẾ
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60 38 01 02
HÀ NỘI, NĂM 2017
2
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn của tôi được nghiên cứu nghiêm túc, độc lập trên cơ sở sự hỗ
trợ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Trần Thị Cúc, cùng với sự giúp đỡ
của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp công tác tại Cục Kiểm soát thủ tục hành
chính. Tôi xin cam đoan các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào./.
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hùng Huế
3
LỜI CẢM ƠN
Để có được luận văn này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Thị Cúc, đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong
thời gian qua để triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài được giao một cách
tốt nhất. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo của
Học viện Hành chính Quốc gia, các nhà khoa học đã trực tiếp hoặc gián tiếp
giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành bổ ích cho bản
thân em trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện. Bên cạnh đó, phải kể
đến và xin cảm ơn những đóng góp quý báu và nhiệt tình của bạn bè, đồng
nghiệp; của Lãnh đạo Cục Kiểm soát thủ tục hành chính đã tạo điều kiện, giúp
đỡ trong triển khai nghiên cứu, hoàn thành luận văn; đặc biệt là sự quan tâm
động viên, khuyến khích và cảm thông sâu sắc của gia đình.
Một lần nữa tác giả xin trân trọng cảm ơn về tất cả những sự giúp đỡ quý
báu đó./.
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hùng Huế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1.......................................................................................... 11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ......................................................... 11
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................ 11
1.1.1. Thủ tục hành chính............................................................... 11
1.1.2. Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính.............................. 12
1.1.3. Văn bản quy phạm pháp luật................................................ 12
1.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT.................................................................................... 17
1.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng thủ tục
hành chính ............................................................................................... 17
1.2.2. Nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.......... 19
1.2.3. Chủ thể và quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.......... 29
CHƯƠNG 2.......................................................................................... 33
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI
ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT....................... 33
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT .......................................................................... 33
2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng
thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật33
2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.......... 34
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY
DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT............................................ 43
2.2.1. Thực trạng thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính…….. 43
2
2.2.2. Thực trạng lấy ý kiến, thẩm định quy định về thủ tục hành chính
..51
CHƯƠNG 3.......................................................................................... 58
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN
XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT................................... 58
3.1. XÂY DỰNG BỔ SUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI
ĐOẠN ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH................................................................ 58
3.1.1. Bổ sung phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về sự cần
thiết của thủ tục hành chính ..................................................................... 58
3.1.2. Bổ sung phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp
lý của thủ tục hành chính ......................................................................... 59
3.1.3. Bổ sung phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp
pháp của thủ tục hành chính .................................................................... 61
3.1.4. Bổ sung phương pháp, cách thức để đánh giá tính hiệu quả
của thủ tục hành chính ............................................................................. 61
3.2. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ THẢO VĂN BẢN...... 63
3.2.1. Hoàn thiện phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về sự
cần thiết của thủ tục hành chính............................................................... 63
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính
hợp lý của thủ tục hành chính .................................................................. 63
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính
hợp pháp của thủ tục hành chính ............................................................. 64
3.2.4. Hoàn thiện phương pháp, cách thức tính toán chi phí tuân thủ
của thủ tục hành chính ............................................................................. 64
3.2.5. Quy định rõ việc sử dụng phương pháp đánh giá tác động
trong một số trường hợp đặc thù.............................................................. 65
3.3. XÂY DỰNG BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH........................................................................... 65
3.3.1. Quy định rõ ràng quy trình kiểm soát chất lượng đánh giá tác
động thủ tục hành chính........................................................................... 65
3.3.2. Xây dựng bổ sung quy định pháp luật về nội dung kiểm soát
chất lượng hoạt động đánh giá tác động thủ tục hành chính.................... 73
3
3.4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM GIA Ý KIẾN, THẨM ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ................................................. 77
3.5. TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN, ĐỐI
TƯỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT .......................................................................... 80
KẾT LUẬN .......................................................................................... 85
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................. 89
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................... 91
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................... 95
PHỤ LỤC 3 .........................................................................................105
PHỤ LỤC 4 .........................................................................................107
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐGTĐ: Đánh giá tác động
QPPL: Quy phạm pháp luật
KSTTHC: Kiểm soát thủ tục hành chính
TTHC: Thủ tục hành chính
VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
1. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Kết quả đánh giá tác động TTHC 34
Biểu đồ 2.2: Kết quả tham gia ý kiến, thẩm định TTHC 36
Biểu đồ 2.3: Kết quả tham gia ý kiến, đánh giá tác động TTHC 51
2. Bảng biểu
Bảng số 2.1: Kết quả đánh giá tác động thủ tục hành chính 33
Bảng số 2.2: Biểu mẫu đánh giá tên, trình tự thực hiện TTHC 41
Bảng số 2.3: Biểu mẫu đánh giá tính hợp pháp của TTHC 43
Bảng số 2.4: Biểu mẫu đánh giá sự cần thiết của TTHC 44
Bảng số 3.1: Đánh giá lợi ích – chi phí 61
Bảng số 3.2: Quy trình kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục
hành chính trong xây dựng chính sách
67
Bảng số 3.3: Quy trình kiểm soát chất lượng đánh giá tác động trong dự
thảo văn bản
71
Bảng số 3.4: Kiểm soát tính đầy đủ hoạt động đánh giá tác động TTHC 73
3. Sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Quy trình đánh giá sự cần thiết của TTHC 56
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Trong đời sống xã hội, thủ tục hành chính là phương tiện quan trọng bảo
đảm thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; là công cụ
hữu hiệu góp phần chuyển tải chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Quy
định thủ tục hành chính hay còn gọi là quy phạm thủ tục có mối quan hệ biện
chứng với quy định nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật, nói cách khác,
thủ tục hành chính là một cấu thành của nội dung văn bản quy phạm pháp luật.
Chất lượng của quy định nội dung và quy định thủ tục hành chính trong văn bản
quy phạm pháp luật có ảnh hưởng lớn đến người dân, doanh nghiệp và xã hội
cũng như ảnh hưởng lớn đến mục tiêu, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản
lý nhà nước; quy định về thủ tục hành chính cũng như quá trình thực hiện chính
là sự thể hiện một cách rõ nét, tập trung nhất bộ mặt của chính quyền và sự tiến
bộ văn minh, dân chủ của chính quyền và xã hội. Do vậy, việc đảm bảo chất
lượng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, chất lượng của quy định về thủ
tục hành chính nói riêng cần phải được quan tâm ngay từ giai đoạn xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật.
Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính trong
giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã có những nội dung quy định
cụ thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà, chồng
chéo, không cần thiết, không khả thi, gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, gây bức xúc trong xã hội vẫn
được ban hành. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng trên là công
tác kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính còn bất cập; bên cạnh đó,
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có những quy định mới
liên quan đến đánh giá tác động thủ tục hành chính, quy định thủ tục hành chính
trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên một số quy
định về kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính hiện nay không còn
7
phù hợp nên không có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát, đảm bảo mục tiêu
đặt ra trong việc ban hành thủ tục hành chính.
Chính vì vậy, trong phạm vi luận văn này sẽ tập trung phân tích thực
trạng và đề xuất giải pháp với đề tài “Pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ
tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở
Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Kiểm soát thủ tục hành chính được chính thức quy định cụ thể trong văn
bản quy phạm pháp luật từ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm
2010 của Chính phủ. Chính vì vậy, vấn đề kiểm soát thủ tục hành chính chủ yếu
mới được nghiên cứu để tập hợp, biên soạn thành sổ tay nghiệp vụ hoặc giáo
trình phục vụ cho các đối tượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ này như: Sổ
tay nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Nhà xuất bản tư pháp phát hành;
Giáo trình về kiểm soát thủ tục hành chính (dành cho hệ trung cấp luật),... Nội
dung của các công trình trên bao gồm toàn bộ các hoạt động của kiểm soát thủ
tục hành chính từ kiểm soát quy định đến việc tổ chức thực hiện quy định thủ
tục hành chính. Tuy nội dung của các công trình trên có nội dung về kiểm soát
chất lượng thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
nhưng phần lớn hướng phục vụ vào đối tượng mà công trình đấy phục vụ như:
hướng dẫn kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện (Sổ tay nghiệp vụ) hay chỉ đề cập
một phần rất nhỏ (Giáo trình trung cấp luật),... Do đó, hiện nay, chưa có nghiên
cứu sâu, hệ thống, đầy đủ, cụ thể liên quan đến vấn đề kiểm soát chất lượng thủ
tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, hiện nay, có một số công trình nghiên cứu liên quan đến cải
cách thủ tục hành chính trong từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể như: Đề tài “Cải
cách thủ tục hành chính – thông qua thực tiễn tỉnh Nam Định”, Luận văn Thạc
sỹ luật học của Nguyễn Phúc Sơn năm 2014; Đề tài “Cải cách thủ tục hành
chính ở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa”,
Luận văn Thạc sỹ luật học của Đặng Ngọc Thanh năm 2014; Đề tài “Cải cách
8
thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên”,
Luận văn Thạc sỹ quản lý công của Vũ Thị Thanh Hương năm 2016; Đề tài
“Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên môi trường tại Ủy ban nhân
dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ quản lý công của
Chu Văn Khánh năm 2016,... Các đề tài này chủ yếu đánh giá công tác thực
hiện cải cách thủ tục hành chính là một trong sáu nhiệm vụ của cải cách hành
chính mà chưa đề cập đến nội dung kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính
trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một nhiệm vụ quản lý
nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, nhất là nghiên cứu về pháp luật liên
quan đến nội dung này.
Về tổ chức thực hiện thủ tục hành chính còn có một số đề tài nghiên cứu
đến việc thực hiện thủ tục hành chính chung hoặc trong từng lĩnh vực, địa bàn
cụ thể như: Đề tài “Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ
quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ luật học của
Nguyễn Văn Linh, 2015; Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp phương tại Quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ của Bùi Kim Cúc, 2016; Đề tài “Thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của Hoàng Thị Hương, 2016,... Các công
trình này chủ yếu nghiên cứu ở giai đoạn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật, không nghiên cứu pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành
chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, hiện nay, cũng đã có một số công trình nghiên cứu ít nhiều có
sự liên quan đến đề tài Luận văn và là cơ sở khoa học để tha khảo trong quá
trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa nghiên cứu
một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề về pháp luật kiểm soát chất lượng
thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt
Nam hiện nay.
9
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp
luật làm cơ sở cho việc đề xuất và luận chứng cho các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Từ đó, nhiệm vụ của luận văn như sau:
Thứ nhất, xác định các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện
hành liên quan đến kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật
về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật.
Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm
soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quy định và áp dụng pháp luật về kiểm
soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật hiện hành, còn hiệu lực và thực
tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai
đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Luận văn không
nghiên cứu về việc kiểm soát chất lượng đối với từng thủ tục hành chính cụ thể,
ở từng lĩnh vực cụ thể; cũng như không nghiên cứu về kiểm soát việc thực hiện
thủ tục hành chính.
Về phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu từ khi
Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010
về kiểm soát thủ tục hành chính đến nay.
10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lê Nin và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân
tích và tổng hợp; phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết; phương
pháp lịch sử; phương pháp quan sát khoa học; phương pháp điều tra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật.
Ý nghĩa thực tiễn:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành
chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính
trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ ba, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm
pháp luật theo hướng chỉ ban hành và duy trì thủ tục hành chính thật sự cần
thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã
công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo, Luận văn gồm 03
Chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ
tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về kiểm soát chất
lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
11
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thủ tục hành chính
Dưới góc độ quản lý nhà nước nói chung, thủ tục hành chính là công cụ,
phương tiện quan trọng để các cơ quan hành chính thực hiện việc quản lý đối
với từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Còn dưới góc độ xã hội, TTHC là cầu nối để
chuyển tải nhiều quy định cụ thể về chính sách của Nhà nước trong các văn bản
pháp luật đi vào cuộc sống, đảm bảo cho người dân, tổ chức tiếp cận và thực
hiện chính sách, trong đó cơ bản và chủ yếu là các quyền, lợi ích chính đáng,
hợp pháp của công dân, tổ chức.
Với nghĩa chung nhất, thủ tục (procédure) là cách thức, các bước giải
quyết công việc theo một trình tự, nguyên tắc nhất định, gồm một loạt công
đoạn liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được một mục đích nào đó [11].
Thủ tục hành chính, trước hết cũng có nghĩa là thủ tục nhưng khác với
các thủ tục khác ở chỗ đây là những thủ tục được đặt ra để giải quyết những việc
phát sinh từ hoạt động quản lý hành chính, chủ yếu do các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện.
Hiện nay, có tương đối nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thủ tục
hành chính nhưng nhìn chung đều thống nhất rằng thủ tục hành chính là những
quy định, quy phạm mang tính hình thức (quy trình, cách thức,..) để phục vụ
cho các quy phạm mang tính nội dung (quy định về nội dung chính sách, các
quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước…) [13, tr11 - 20].
Trong đề tài này, khái niệm thủ tục hành chính được tiếp cận theo các quy
định hiện nay của pháp luật thực định, cụ thể là Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày
08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (Nghị định
12
63/2010/NĐ-CP). Theo đó, “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực
hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”
(Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP).
1.1.2. Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính
Theo Từ điển Tiếng việt, kiểm soát là một động từ, dùng để chỉ hành
động để xem xét, phát hiện, ngăn chặn những gì trái quy định; còn chất lượng là
một danh từ để chỉ cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một sự vật, sự việc. [11]
Đối với kiểm soát thủ tục hành chính, theo quy định tại Khoản 5 Điều 3
Nghị định 63/2010/NĐ-CP, kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh
giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp
ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục
hành chính. Từ khái niệm này cho thấy, kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm
kiểm soát quy định thủ tục hành chính và kiểm soát việc tổ chức thực hiện thủ
tục hành chính. Như vậy, kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính là một nội
dung của kiểm soát thủ tục hành chính, đề cập đến vấn đề kiểm soát chất lượng
của các quy định thủ tục hành chính. Chất lượng của quy định thủ tục hành
chính chính là việc đề cập đến sự cần thiết, tính khả thi, hợp pháp, hiệu quả của
thủ tục hành chính.
Theo đó, kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính có thể được hiểu là việc
xem xét, phát hiện quy định thủ tục hành chính chưa cần thiết, khả thi, hợp pháp
và hiệu quả làm cơ sở cắt giảm hoặc đơn giản hóa quy định thủ tục hành chính.
1.1.3. Văn bản quy phạm pháp luật
Trên thế giới, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được các nước xử lý
theo nhiều cách khác nhau. Trong nghiên cứu, xây dựng dự án Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Tư pháp đã tiến hành sưu tầm các
luật quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản luật và văn bản pháp quy của
trên 16 quốc gia. Nghiên cứu cho thấy, có 9/16 nước không định nghĩa văn bản
pháp luật, có 5/16 nước quy định về khái niệm, chủ yếu là các nước thuộc hệ
13
thống xã hội chủ nghĩa trước đây như: Azebaizan, Lào, Kyrgikistan, Gruzia,
Bulgaria. Về cơ bản, khái niệm văn bản pháp luật của các nước có định nghĩa
gần giống với khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, với một số
điểm chung như: Là văn bản có chứa đựng quy tắc chung; do cơ quan nhà nước
ban hành hoặc thông qua; có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần.
Ngoài ra, một số nước có thêm quy định về xác lập, thay đổi hoặc hủy bỏ các
quy phạm pháp luật,… Đối với những nước không xác định khái niệm văn bản
quy phạm pháp luật, họ chỉ liệt kê hình thức văn bản; quy định thẩm quyền ban
hành (cho chính quyền địa phương, thậm chí trao quyền cho đơn vị hành chính,
kinh tế đặc biệt như Trung Quốc),…
Ở nước ta, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định lần
đầu trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996. Sau đó, nó tiếp
tục được quy định với một số điểm thay đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002; hai văn bản
Luật năm 2008 và Luật năm 2004 và các nghị định hướng dẫn thi hành. Mặc dù
đã có một số sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ, nhưng về cơ bản, khái niệm văn
bản quy phạm pháp luật được xác định trong hai luật vừa nêu với các đặc trưng
như sau: (i) Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban
hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền; (ii) Văn bản quy phạm pháp luật
chứa đựng các quy tắc xử sự có hiệu lực bắt buộc chung để điều chỉnh các quan
hệ xã hội; (iii) Hình thức của văn bản và trình tự, thủ tục ban hành theo quy định
của luật; (iv) Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Hiện nay, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn của
khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, nhằm khắc phục hạn chế trong việc
phân biệt khái niệm văn bản quy phạm pháp luật với văn bản hành chính thông
thường và những văn bản khác của cơ quan nhà nước được ban hành trong thời
gian qua, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã bổ sung khái
niệm quy phạm pháp luật, đồng thời hoàn thiện hơn khái niệm văn bản quy
phạm pháp luật. Cụ thể như sau:
14
Về khái niệm “quy phạm pháp luật”, khoản 1 Điều 3 quy định: “Quy
phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả
nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”.
Về khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật”, Điều 2 quy định:
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật,
được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong
Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải
là văn bản quy phạm pháp luật”.
1.1.4. Giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Xây dựng và thực thi pháp luật là hai mặt hoạt động cơ bản của nền quản
trị quốc gia. Một cách khái quát nhất, xây dựng pháp luật là hoạt động ban hành,
sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định của pháp luật (tức là các quy phạm
pháp luật) cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã
hội. Nói cách khác, xây dựng pháp luật là hoạt động tạo lập mới hoặc thay đổi
các quy phạm pháp luật đã có - tế bào của hệ thống pháp luật. Thông qua hoạt
động xây dựng pháp luật, hệ thống pháp luật có thể “phình” thêm hoặc “teo” đi.
Hoạt động xây dựng pháp luật cũng là hoạt động quyền lực hóa các chuẩn mực
xã hội.
Về bản chất, xây dựng pháp luật là một hoạt động kỹ thuật - pháp lý
mang tính chính trị. Xây dựng pháp luật là hoạt động nhằm tạo ra các quy phạm
pháp luật. Đó là hoạt động đưa ý chí của Nhà nước, ý chí của nhân dân lên
thành pháp luật.
Trong thực tiễn ở Việt Nam, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính
tổ chức rất chặt chẽ, được tiến hành theo những trình tự và thủ tục pháp luật quy
định. Trên cơ sở những nhận thức chung kể trên, đã có nhà khoa học của Việt
15
Nam đưa ra định nghĩa về việc xây dựng pháp luật như sau: “Xây dựng pháp
luật ở Việt Nam là một quá trình hoạt động vô cùng quan trọng, phức hợp, bao
gồm rất nhiều các hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ
chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn khác nhau cùng tiến
hành, nhằm chuyển hóa ý chí của Nhà nước, của nhân dân Việt Nam thành
những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện
dưới những hình thức pháp lý nhất định mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp
luật” [7, tr.13].
Hiện nay, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đổi
mới cơ bản quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo
hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản
quy phạm pháp luật, trong đó tập trung quy định về quy trình xây dựng chính
sách theo hướng chính sách được thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soạn
thảo văn bản.
Theo đó, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 bổ sung
quy trình xây dựng, phân tích chính sách đối với luật, pháp lệnh và một số loại
nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trong đó,
Luật năm 2015 đã chú trọng hơn đến quy trình phân tích, hoạch định chính sách
bằng việc bổ sung những quy định cụ thể, rành mạch về trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách (bao gồm cả thủ tục hành chính là một
biện pháp để thực hiện chính sách) và đề cao sự tham gia rộng rãi của các tầng
lớp nhân dân trong giai đoạn này. Giai đoạn này bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm nội
dung đánh giá tác động chính sách, trong đó có đánh giá tác động thủ tục hành
chính).
Bước 2: Thẩm định đề xuất chính sách (bao gồm thẩm định nội dung về
sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách
trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nếu chính sách liên quan
đến thủ tục hành chính).
16
Bước 3: Trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Bước 4: Thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Bước 4: Thông qua chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các
bước cơ bản sau:
Bước 1: Soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm đánh
giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, nếu trong dự án, dự thảo
văn bản có quy định thủ tục hành chính).
Bước 2: Lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Bước 3: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm thẩm
định nội dung về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành
chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục
hành chính).
Bước 4: Thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Bước 5: Ban hành, công bố văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục
hành chính với vai trò là một biện pháp để thực thi chính sách và là một cấu
thành của nội dung văn bản quy phạm pháp luật nên để đảm bảo hiệu quả, hiệu
lực của chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thì kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính là một trong những nội dung, yêu cầu tất yếu trong đề xuất chính
sách và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Việc kiểm soát chất lượng thủ
tục hành chính sẽ gắn kết với từng khâu, từng bước của quá trình xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật với những nguyên tắc, yêu cầu, tiêu chí, nội dung cụ
thể phù hợp với từng bước, từng đối tượng thực hiện trong quá trình này. Nội
dung quy định cụ thể của pháp luật hiện nay về kiểm soát chất lượng quy định
thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sẽ
được trình bày cụ thể tại mục 1.2 của chương này.
17
1.2. Quy định pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính
trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng thủ tục
hành chính
Thủ tục hành chính khi được ban hành phải tuân thủ các nguyên tắc, yêu
cầu chặt chẽ và được kiểm soát chất lượng theo các tiêu chí cụ thể với phương
pháp, công cụ kiểm soát riêng. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính, thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
Thứ hai, phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
Thứ ba, bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính.
Thứ tư, tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan
hành chính nhà nước.
Thứ năm, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu
quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa
các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh
bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm
hoàn chỉnh.
Đồng thời, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Điều
8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP quy định việc quy định thủ tục hành chính phải
đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất, thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm
pháp luật. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, quy định
cấm các văn bản quy phạm pháp luật của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
18
ngang bộ; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
cấp quy định thủ tục hành chính, trừ trường hợp được luật giao.
Thứ hai, việc quy định một thủ tục hành chính cụ thể chỉ hoàn thành khi
đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây: Tên thủ tục hành chính;
Trình tự thực hiện; Cách thức thực hiện; Hồ sơ; Thời hạn giải quyết; Đối tượng
thực hiện thủ tục hành chính; Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; Kết quả
thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn,
mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều
kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục
hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành
chính.
Thứ ba, thủ tục hành chính có yêu cầu, điều kiện thì yêu cầu, điều kiện
phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
ban hành của Chính phủ. Đối với yêu cầu, điều kiện thể hiện dưới dạng quy
chuẩn kỹ thuật phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thuộc
thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Thứ tư, khi được Luật giao quy định về thủ tục hành chính, Bộ, cơ quan
ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo
đảm quy định đầy đủ, hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo
thành của thủ tục hành chính theo quy định.
Về tiêu chí đánh giá thủ tục hành chính, khoản 1 Điều 10 Nghị định số
63/2010/NĐ-CP quy định thủ tục hành chính phải được xem xét, đánh giá theo
các tiêu chí sau:
Một là, sự cần thiết của thủ tục hành chính.
Hai là, tính hợp lý của thủ tục hành chính.
Ba là, tính hợp pháp của thủ tục hành chính.
Bốn là, các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Các quy định về thủ tục hành chính được đánh giá là tốt khi:
19
Cần thiết: cơ quan chủ trì soạn thảo phải chứng minh được việc ban hành
thủ tục hành chính là cần thiết nhằm giải quyết một hoặc một số những vấn đề
cụ thể, sau khi đã cân nhắc các giải pháp thay thế khác.
Hợp lý: cơ quan chủ trì soạn thảo phải giải trình được vai trò, mục đích
của từng bộ phận, thành phần nhỏ nhất của dự thảo thủ tục hành chính; bảo đảm
sự rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo, trùng lặp của các quy định về thủ tục hành
chính; phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ quản lý.
Hợp pháp: đúng thẩm quyền, đúng hình thức và thống nhất, đồng bộ với
các quy định của pháp luật hiện hành cũng như các cam kết quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia.
Hiệu quả: quy định về thủ tục hành chính cần đạt được mục tiêu đề ra
với mức chi phí thấp nhất cho cá nhân, tổ chức.
1.2.2. Nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện từ giai đoạn xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật đến tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật, việc kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính được
thực hiện thông qua quy trình chặt chẽ gồm các hoạt động: Đánh giá tác động,
cho ý kiến, thẩm định quy định về thủ tục hành chính giúp kiểm soát chặt chẽ
chất lượng quy định về thủ tục hành chính trước khi ban hành nhằm hướng tới
hiệu lực, hiệu quả khi thực thi.
Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đổi mới cơ bản theo hướng tách
bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị
định và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong đó tập trung quy định
về quy trình xây dựng chính sách theo hướng chính sách được thông qua, phê
duyệt trước khi bắt đầu soạn thảo văn bản. Do đó, việc kiểm soát chất lượng quy
định thủ tục hành chính cũng tương ứng thực hiện trong 02 giai đoạn: Giai đoạn
đề xuất chính sách (gắn với đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định chính
20
sách) và giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (đánh giá tác động,
cho ý kiến, thẩm định văn bản). Bên cạnh đó, Theo quy định tại khoản 1, Điều 2
của Nghị định 63/2010/NĐ-CP thì các thủ tục hành chính sau đây không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Nghị định: Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ
quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau
không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; thủ
tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội
dung bí mật nhà nước. Tuy nhiên, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015 không giới hạn phạm vi loại thủ tục hành chính phải thực hiện kiểm
soát (đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định) trong đề nghị và dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật.
Trong giai đoạn đề nghị xây dựng pháp luật, Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015 quy định nội dung đánh giá tác động của từng chính
sách phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để
thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích
của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp
của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành
chính; tác động về giới (nếu có). Theo quy định, tác động của thủ tục hành
chính được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp,
tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.
Bên cạnh đó, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định phải tổ
chức lấy ý kiến bằng cách đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động
của chính sách trong đề nghị xây dựng pháp luật trên Cổng thông tin điện tử và
lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực
tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách. Trên cơ sở ý kiến góp ý,
sẽ tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo
giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử. Đồng thời, Luật cũng quy định
nội dung thẩm định quy định về thủ tục hành chính bao gồm sự cần thiết, tính
21
hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây
dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính.
Trong giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc kiểm soát quy
định trong dự án, dự thảo văn bản QPPL được thực hiện thông qua các “bộ lọc”
sau: Đánh giá tác động quy định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL; lấy
ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL; thẩm
định quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL. Các hoạt động
kiểm soát quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL trên nhằm
tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo, đảm bảo sự
tham gia của các đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng, ban hành, từ
đó góp phần nâng cao chất lượng của quy định về TTHC với mục tiêu chỉ ban
hành TTHC thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả, cụ thể:
Thứ nhất, đánh giá tác động của thủ tục hành chính là việc nghiên cứu,
xem xét về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của thủ tục hành chính cũng
như tính các chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi thực hiện thủ tục hành
chính dự kiến ban hành để cân nhắc, lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu cho
việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính. Theo quy định,
việc đánh giá về sự cần thiết của TTHC được tiếp cận theo góc độ TTHC là một
biện pháp để đưa chính sách vào cuộc sống. Việc đánh giá tác động sẽ được tiến
hành từ ngay khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó sự cần thiết xác
định ngay từ khi xây dựng đề cương dự thảo. Sự cần thiết của TTHC được đánh
giá theo các nội dung sau đây:
Một là, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước với ngành, lĩnh vực nhất định.
Hai là, bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Ba là, biện pháp tối ưu trong các biện pháp có thể được thực hiện để bảo
đảm yêu cầu quản lý nhà nước và bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, tổ chức.
Sau khi xác định được sự cần thiết của việc ban hành quy định TTHC thì
vấn đề tiếp theo là đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của từng bộ
22
phận tạo thành TTHC: tên, cách thức thực hiện, trình tự thực hiện, yêu cầu, điều
kiện, hồ sơ... Mỗi bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính có vai trò khác nhau
trong việc đảm bảo tính hoàn thiện, khả thi, hiệu quả của một TTHC. Chính vì
thế, tiêu chí đánh giá cụ thể của từng bộ phận cấu thành là khác nhau. Tính hợp
lý của một thủ tục hành chính được đánh giá theo các nội dung sau đây:
Về tên của thủ tục hành chính: Tên của thủ tục hành chính được quy định
rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn; chính xác và thống nhất trong tất cả các văn bản quy
phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính đó.
Tên của thủ tục hành chính gồm: Từ hoặc cụm từ chỉ hành động của cơ
quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức kết hợp với tên kết quả của thủ tục hành
chính và kết hợp đối với từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể (nếu có) hoặc kết hợp
với cụm từ chỉ sự vật, sự việc mà cơ quan nhà nước muốn quản lý hoặc cá nhân,
tổ chức mong muốn đạt được.
Về trình tự thực hiện thủ tục hành chính: Trình tự thực hiện thủ tục hành
chính được quy định rõ ràng, cụ thể các bước thực hiện; phân định rõ trách
nhiệm và nội dung công việc của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi
tham gia thực hiện. Đồng thời, các bước thực hiện phải được sắp xếp theo thứ tự
phù hợp về thời gian, quy trình và cấp có thẩm quyền xử lý; áp dụng tối đa cơ
chế liên thông.
Về cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Cách thức thực hiện thủ tục
hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể; phù hợp điều kiện của cơ quan giải
quyết thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức
với chi phí thấp nhất.
Về hồ sơ: Hồ sơ để giải quyết TTHC được quy định rõ ràng, cụ thể về
tên, quy cách, số lượng của từng thành phần hồ sơ, số lượng bộ hồ sơ. Thành
phần hồ sơ, số lượng từng thành phần hồ sơ phải thực sự cần thiết cho việc giải
quyết thủ tục hành chính, đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện được pháp luật
quy định, bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước; thành phần hồ sơ không trùng
với thành phần hồ sơ của một thủ tục hành chính khác có kết quả là thành phần
23
hồ sơ của thủ tục hành chính dự kiến quy định hoặc thành phần hồ sơ là kết quả
do chính cơ quan giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý; quy cách của
thành phần hồ sơ đa dạng, dễ thực hiện để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.
Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Thời hạn giải quyết thủ tục
hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể; bảo đảm tiết kiệm thời gian cho cá
nhân, tổ chức, phù hợp với khả năng của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
Trong trường hợp một thủ tục hành chính do nhiều cơ quan có thẩm
quyền giải quyết thì quy định rõ ràng, đầy đủ thời hạn giải quyết của từng cơ
quan và thời hạn chuyển giao hồ sơ giữa các cơ quan.
Về đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể; bảo đảm sự công bằng giữa các cá
nhân, giữa các tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa
các vùng miền, giữa trong nước với ngoài nước và có số lượng đối tượng tuân
thủ được hưởng lợi nhiều nhất.
Về cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính được quy định phù hợp với thẩm quyền quản lý nhà nước đối với cấp
hành chính hoặc địa giới hành chính theo quy định của pháp luật; thuận tiện cho
cá nhân, tổ chức tuân thủ thủ tục hành chính trong việc liên hệ với cơ quan có
thẩm quyền giải quyết; bảo đảm áp dụng tối đa các giải pháp phân cấp hoặc ủy
quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới hoặc địa phương giải quyết thủ tục
hành chính.
Trong trường hợp một thủ tục hành chính do nhiều cơ quan, nhiều cấp
tham gia giải quyết thì quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan,
từng cấp, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; áp dụng tối đa cơ chế liên thông
trong giải quyết thủ tục hành chính.
Về phí, lệ phí: Phí, lệ phí và các khoản chi trả khác (nếu có) được quy
định rõ ràng, cụ thể; phù hợp với chi phí mà cơ quan nhà nước bỏ ra để thực
hiện thủ tục hành chính, bảo đảm chi phí thấp nhất đối với cá nhân, tổ chức; có
24
tính đến đặc điểm từng vùng miền, từng đối tượng thực hiện, từng lĩnh vực và
thông lệ quốc tế.
Về mẫu đơn, tờ khai: Thủ tục hành chính có quy định đơn, tờ khai thì
đơn, tờ khai phải được mẫu hóa. Mẫu đơn, tờ khai là hợp lý khi từng nội dung
thông tin tại mẫu đơn, tờ khai rõ ràng, ngắn gọn, thực sự cần thiết cho việc giải
quyết thủ tục hành chính, tăng tính chịu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối
với những nội dung tại đơn, tờ khai. Trong trường hợp đơn, tờ khai cần phải có
xác nhận của cơ quan, người có thẩm quyền thì quy định rõ cơ quan, người có
thẩm quyền xác nhận và nội dung xác nhận.
Về yêu cầu, điều kiện: Yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính được
quy định rõ ràng, cụ thể, cần thiết đối với yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp
với khả năng đáp ứng của cá nhân, tổ chức; bảo đảm sự công bằng giữa các cá
nhân, giữa các tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa
các vùng miền, giữa trong nước với ngoài nước; phân định rõ trách nhiệm
chứng minh yêu cầu, điều kiện; không quy định yêu cầu, điều kiện trùng với yêu
cầu, điều kiện của một thủ tục hành chính khác có kết quả là thành phần hồ sơ
của thủ tục hành chính dự kiến quy định.
Về kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hình thức, thời hạn có hiệu lực
và điều kiện có hiệu lực (nếu có) của kết quả của thủ tục hành chính được quy
định rõ ràng, thuận tiện, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, với quyền,
nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tình hình thực tiễn.
Tính hợp pháp của thủ tục hành chính xác định và làm rõ thông qua các
nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, văn bản có quy định về thủ tục hành chính được ban hành đúng
thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
này;
Hai là, TTHC được ban hành theo đúng nguyên tắc, yêu cầu của việc quy
định thủ tục hành chính tại các Điều 7, 8 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;
25
Ba là, nội dung của các quy định về thủ tục hành chính có sự thống nhất
nội tại, không trái với các văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn, hoặc Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không mâu thuẫn với các văn bản pháp lý
ngang cấp.
Việc tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sẽ lượng hóa được các
chi phí xã hội để tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó sẽ
đề xuất giải pháp bảo đảm tính hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính
theo hướng giảm gánh nặng hành chính tối đa cho cá nhân, tổ chức. Việc tiến
hành tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính được tiến hành theo bốn công
đoạn bao gồm: (i) phân tích và chia nhỏ thủ tục hành chính thành những hoạt động
có thể đo lường được chi phí; (ii) thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình
tính toán; (iii) phân tích số liệu và tiến hành tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính theo quy định hiện hành (đối thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế,
bãi bỏ hoặc hủy bỏ) hoặc theo quy định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (đối
với thủ tục hành chính mới); và (iv) tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính
theo phương án mới và lập biểu đồ so sánh chi phí hiện tại và chi phí theo phương
án mới (công đoạn này không áp dụng đối với thủ tục hành chính mới).
Theo đó, Thông tư số 07/2014/TT-BTP đã đưa ra công thức xác định chi phí
thực hiện từng công việc, chi phí tuân thủ của một TTHC, tổng chi phí tuân thủ
một thủ tục hành chính trong một năm; đã chuẩn hóa cách xác định thu nhập
bình quân theo giờ, cách tính thời gian đi lại, tần suất, đối tượng thực hiện
TTHC để làm cơ sở thực hiện thống nhất trong cả nước, giữa các ngành, lĩnh
vực. Đồng thời, đã đưa ra nguyên tắc tính chi phí tuân thủ, cụ thể: Lựa chọn số
liệu ở mức trung bình thấp nếu có nhiều nguồn số liệu chênh lệch nhau; không
tính chi phí cơ hội.
So với Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, bước đầu tại Thông tư số
07/2014/TT-BTP đã đưa ra cách xác định thủ tục hành chính có chi phí phù hợp
khi tổng chi phí của thủ tục hành chính đó trong một năm là thấp nhất. Tổng chi
phí tuân thủ của một thủ tục hành chính trong một năm là thấp nhất khi: Chi phí
26
tuân thủ thủ tục hành chính đó thấp nhất; số lần thực hiện thủ tục hành chính đó
trong một năm theo quy định thấp nhất; số lượng đối tượng tuân thủ được
hưởng lợi nhiều nhất.
Thứ hai, việc tham gia ý kiến đối với quy định TTHC tại dự án, dự thảo
VBQPPL được hình thành từ yêu cầu kiểm soát các quy định TTHC và gắn kết
chặt chẽ với công đoạn lấy ý kiến về dự án, dự thảo VBQPPL.
Lấy ý kiến là một công đoạn bắt buộc trong quá trình soạn thảo, ban hành
VBQPPL; được tiến hành trước khi gửi thẩm định và trách nhiệm thuộc về cơ
quan chủ trì soạn thảo. Thời hạn lấy ý kiến được quy định tối thiểu là sáu mươi
ngày. Đối tượng lấy ý kiến gồm: toàn thể công chúng, đặc biệt là các những đối
tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Tham gia ý kiến về quy định TTHC được xác định là hoạt động chuyên
môn. Người tham gia ý kiến dựa trên kiến thức chuyên môn về TTHC, kiểm
soát TTHC và kinh nghiệm thực tiễn để thể hiện quan điểm đồng ý hay không
đồng ý với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo VBQPPL về quy định
TTHC trên cơ sở đánh giá, nhận xét (chỉ ra ưu điểm, hạn chế, bất cập…) của
quy định TTHC, đồng thời đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn hóa quy
định TTHC theo các tiêu chí xác định.
Hoạt động tham gia ý kiến về quy định TTHC gắn với trách nhiệm gửi
lấy ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo và được giới hạn nhất định trong
khoảng thời gian cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến về dự án, dự thảo
VBQPPL.
Mục đích tham gia ý kiến về quy định TTHC trong dự án, dự thảo
VBQPPL để giúp cơ quan chủ trì soạn thảo “sàng lọc” các quy định về TTHC,
giảm áp lực về mặt thời gian cũng như trách nhiệm cho các cơ quan chức năng
khác, đảm bảo tính công bằng, khách quan của các quy định; hài hòa các mục
tiêu quản lý nhà nước và tạo thuận lợi tối đa cho đối tượng chịu sự tác động trực
tiếp của quy định TTHC. Trong đó, mục đích quan trọng của hoạt động tham
gia ý kiến là để góp phần tạo lập các quy định TTHC tốt, đạt chất lượng, đáp
27
ứng các tiêu chí chuẩn của một TTHC, góp phần nâng cao chất lượng của dự án,
dự thảo VBQPPL, mang lại hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động quản lý hành chính
nhà nước.
Thứ ba, thẩm định về quy định TTHC là hoạt động xem xét, đánh giá dự
án, dự thảo VBQPPL dưới góc độ cụ thể về quy định TTHC. Thẩm định về quy
định TTHC có đặc điểm, tính chất sau đây:
Một là, việc thẩm định về quy định TTHC được hình thành từ yêu cầu
kiểm soát các quy định TTHC và gắn kết chặt chẽ với hoạt động thẩm định dự
án, dự thảo VBQPPL.
Hai là, thẩm định về quy định TTHC là hoạt động có tính chuyên môn
cao. Người tham gia thẩm định về quy định TTHC dựa trên kiến thức nghiệp vụ
về cải cách TTHC, kiểm soát TTHC và kinh nghiệm thực tiễn để xem xét, đánh
giá quy định TTHC dưới các tiêu chí cụ thể, đồng thời thể hiện quan điểm đồng
ý hay không đồng ý với nội dung quy định TTHC tại dự án, dự thảo VBQPPL;
trên cơ sở đó, đưa ra các đề nghị thiết thực, cụ thể để hoàn thiện hoặc đơn giản
hóa các quy định TTHC.
Ba là, thẩm định quy định TTHC là kiểm định lại nội dung, kết quả chuẩn
bị của cơ quan chủ trì soạn thảo về quy định TTHC. Thông qua việc thực hiện
thẩm định quy định TTHC, buộc cơ quan chủ trì soạn thảo phải đề cao tinh thần
trách nhiệm khi thiết lập các quy định TTHC cũng như phải chuẩn bị kỹ nội
dung dự án, dự thảo VBQPPL trước và sau khi gửi thẩm định.
Mục đích của việc thẩm định về quy định TTHC như sau:
Một là, thẩm định quy định TTHC để góp phần tạo lập các quy định
TTHC thật sự cần thiết, hợp pháp, thống nhất, đạt chất lượng, đáp ứng các tiêu
chí chuẩn của một TTHC.
Hai là, thẩm định quy định TTHC là cách nhìn nhận, đánh giá khách
quan, công bằng đối với dự án, dự thảo VBQPPL ở góc độ cụ thể về quy định
TTHC, giúp ngăn chặn những quy định TTHC không cần thiết, không hợp lý,
không hợp pháp và không hiệu quả; đồng thời giúp cơ quan chủ trì soạn thảo
28
tiếp tục hoàn thiện quy định TTHC đảm bảo chất lượng, khả thi, phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Nếu một quy định TTHC kém chất lượng, thiếu khả thi thì
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến một ngành, lĩnh vực mà còn ảnh hưởng đến
toàn hệ thống cơ quan hành pháp và cả nền kinh tế.
Ba là, thẩm định quy định TTHC giúp đánh giá những mặt được, chưa
được của quy định TTHC, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao chất
lượng quy định.
Bốn là, trong vai trò độc lập, khách quan, cơ quan có chức năng thẩm
định sẽ đánh giá, nhìn nhận nội dung dự án, dự thảo VBQPPL một cách tổng
thể, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, nhà nước, ngăn ngừa những
quy định nội dung, quy định TTHC có tính chất bản vị, cục bộ chỉ có lợi cho
một ngành, lĩnh vực, hoặc một địa phương mà gây tác động xấu đến lợi ích
chung của cả nước.
Năm là, thẩm định quy định TTHC cũng chính là biện pháp để kiểm định
lại kết quả làm việc của cơ quan chủ trì soạn thảo trong thực hiện các công đoạn
của quy trình soạn thảo, như: ĐGTĐ, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự
án, dự thảo VBQPPL, trong đó đặc biệt là việc lấy ý kiến cơ quan có chức năng
kiểm soát TTHC về quy định TTHC, cũng như việc giải trình, tiếp thu ý kiến để
hoàn thiện dự án, dự thảo VBQPPL.
Sáu là, thẩm định quy định TTHC chính là cơ chế để đảm bảo, tăng
cường và nâng cao trách nhiệm phối hợp, giám sát của các cơ quan có thẩm
quyền trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL nói chung, TTHC nói
riêng.
Bảy là, thẩm định quy định TTHC có ý nghĩa định hướng, chỉ dẫn và
cung cấp các thông tin cần thiết cho cơ quan, người có thẩm quyền ban hành
VBQPPL; giúp cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL xem xét,
quyết định việc ban hành VBQPPL.
Tám là, thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL, trong đó có thẩm định quy
định TTHC đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng, ban hành
29
VBQPPL, thể hiện vai trò “tiền kiểm” với mục đích xem xét, đánh giá, phản
biện nhằm chỉ rõ các hạn chế, bất cập trong nội dung dự án, dự thảo VBQPPL,
nội dung quy định TTHC giúp cơ quan chủ trì soạn thảo có biện pháp khắc phục
và cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL có thêm thông tin để quyết định
ký ban hành hoặc thông qua VBQPPL.
Và theo quy định của Nghị định 48/2013/NĐ-CP, thẩm định về quy định
TTHC được coi là một phần không thể thiếu của nội dung thẩm định án, dự thảo
VBQPPL. Căn cứ trên cơ sở các tiêu chí chuẩn mực, cụ thể, khoa học về TTHC,
Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn
thiện quy định TTHC. Như vậy, cùng với việc thẩm định nội dung, chính sách
pháp luật và hình thức VBQPPL, việc thẩm định quy định TTHC sẽ góp phần
đánh giá dự án, dự thảo VBQPPL một cách chỉnh thể, toàn diện nhưng cũng hết
sức chi tiết, cụ thể.
Như vậy, ba giai đoạn (đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định quy định
TTHC) chính là “bộ lọc” để trình ban hành quy định thủ tục hành chính có chất
lượng, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả khi thực thi.
1.2.3. Chủ thể và quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Trong giai đoạn đề nghị xây dựng pháp luật, Cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách. Đại biểu Quốc hội tự
mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá tác động của từng
chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong quá trình soạn thảo,
thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó
có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách.
Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội khi đánh giá tác động của chính sách
trong đề nghị xây dựng pháp luật có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự thảo
báo cáo đánh giá tác động; lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo; tiếp thu,
chỉnh lý dự thảo báo cáo.
30
Trong giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc đánh giá tác
động của thủ tục hành chính được tiến hành trong giai đoạn dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật và phải hoàn thành trước khi gửi Cơ quan thẩm định văn bản
quy phạm pháp luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có
quy định về thủ tục hành chính thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành
chính theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành đánh giá tác động của thủ tục hành chính
Cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng các biểu mẫu đánh giá tác động do Bộ
Tư pháp ban hành để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và chi
phí tuân thủ của thủ tục hành chính.
Bước 2: Hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính
Trong quá trình đánh giá tác động, nếu thủ tục hành chính được xác định
là không cần thiết thì cơ quan chủ trì soạn thảo ngừng việc đánh giá và không
quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản. Nếu thủ tục hành
chính được xác định là cần thiết thì tiếp tục đánh giá và căn cứ kết quả đánh giá,
cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện quy định về thủ tục hành chính
nhằm bảo đảm thủ tục hành chính tại dự án, dự thảo văn bản thực sự cần thiết,
hợp lý, hợp pháp và hiệu quả.
Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính
Sau khi đánh giá tác động của thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn
thảo tổng hợp kết quả đánh giá vào nội dung Báo cáo đánh giá tác động của dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đối với dự thảo Thông tư, Thông tư
liên tịch, dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định về thủ
tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá tác động
của thủ tục hành chính thành báo cáo riêng.
Theo quy định, các cơ quan sau đây có trách nhiệm tham gia ý kiến về
quy định TTHC:
31
Văn phòng Chính phủ: cho ý kiến về TTHC quy định trong dự án
VBQPPL do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo
VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ: cho ý kiến về TTHC quy định trong
dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ;
Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát TTHC thuộc cơ quan: Bảo hiểm
xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội
cho ý kiến về thủ tục giải quyết công việc được hướng dẫn trong dự thảo văn
bản thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội.
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: cho ý kiến về TTHC quy định
trong dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh; Phòng
KSTTHC thuộc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chuẩn bị ý kiến góp ý về quy định
TTHC.
Các tổ chức được cơ quan chủ trì soạn thảo xin ý kiến.
Về thẩm định quy định TTHC, Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế Bộ, cơ
quan ngang Bộ và Sở Tư pháp có chức năng thẩm định dự án, dự thảo
VBQPPL, cụ thể như sau:
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự
thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm thẩm định dự
thảo thông tư do các đơn vị khác thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo;
Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình; dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài việc thẩm định nội dung dự án, dự thảo VBQPPL theo quy định
của Luật Ban hành VBQPPL, các cơ quan nêu trên còn có trách nhiệm thẩm
32
định quy định về TTHC theo quy định của Nghị định 48/2013/NĐ-CP. Thẩm
định quy định về TTHC là nhiệm vụ bắt buộc đòi hỏi cơ quan thẩm định phải tổ
chức thực hiện đồng thời với việc thẩm định nội dung dự án, dự thảo VBQPPL.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM
SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN
XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính
trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng
thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Về văn bản luật, hiện nay, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015 là văn bản luật đang có hiệu lực điều chỉnh về việc xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2015 điều chỉnh 02 nội dung liên quan đến kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Thẩm
quyền quy định thủ tục hành chính (khoản 4 Điều 14 Luật) và việc đánh giá tác
động thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật.
Về văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị định của Chính
phủ điều chỉnh về kiểm soát thủ tục hành chính là Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
Chương II Nghị định số 63/2010/NĐ-CP điều chỉnh về việc quy định thủ tục
hành chính, trong đó có các quy định về kiểm soát chất lượng thủ tục hành
chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định số
63/2010/NĐ-CP sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày
07 tháng 8 năm 2017 về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính.
Bên cạnh đó, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về tiêu chí đánh giá tác động thủ
34
tục hành chính và hồ sơ phải kiểm soát trong thẩm định thủ tục hành chính trong
lập đề nghị và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Về văn bản của Bộ trưởng và Ủy ban nhân dân các cấp, Thông tư số
07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc
đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
quy định về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính ở dự án, dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật và thủ tục hành chính đang có hiệu lực thi hành. Đối với thủ
tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư
số 07/2014/TT-BTP hướng dẫn cụ thể về phương pháp, công cụ đánh giá tác
động thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo các tiêu
chí sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính. Bên cạnh đó, một số Bộ, địa phương trên cơ sở Luật, Nghị định, hướng
dẫn tại Thông tư số 07/2014/TT-BTP cũng có hướng dẫn tổ chức cụ thể tại Bộ,
địa phương như: Thông tư số 21/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 8 năm 2016
của Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản
quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra, xử lý văn bản, rà
soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật
trong lĩnh vực giao thông vận tải,….
2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2.1.2.1. Ưu điểm
Thứ nhất, là bộ công cụ đầu tiên, cụ thể, khoa học giúp cơ quan chủ trì
soạn thảo và các cơ quan có liên quan có căn cứ, phương pháp để xem xét, kiểm
soát chất lượng quy định về TTHC, từ đó làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy
định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các quy
định về TTHC.
Thứ hai, tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan chủ trì soạn
thảo quy định về TTHC đối với các đối tượng bị tác động, cũng như giải trình
35
trước cơ quan, người có thẩm quyền xét duyệt, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
Thứ ba, định hướng cho việc quy định TTHC theo hướng tối ưu để đảm
bảo mục tiêu chỉ ban hành và duy trì TTHC thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp
và hiệu quả.
Thứ tư, nâng cao chất lượng quy định về TTHC và đảm bảo tính hiệu lực,
hiệu quả khi thực hiện.
2.1.2.2. Hạn chế
Thứ nhất, phương pháp, công cụ hiện nay mới xây dựng phục vụ cho giai
đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, có nghĩa là thừa nhận việc đã có
chính sách và TTHC là một trong những biện pháp để thực hiện chính sách.
Trong khi đó, quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đổi mới cơ bản theo
hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật,
pháp lệnh, nghị định và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong đó tập
trung quy định về quy trình xây dựng chính sách theo hướng chính sách được
thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soạn thảo văn bản; sửa đổi một số quy
định trong quy trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, thông qua văn bản
quy phạm pháp luật và đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật
của một số chủ thể khác. Như vậy, quy trình chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn đề
xuất chính sách (gắn với đánh giá tác động chính sách) và giai đoạn soạn thảo
văn bản quy phạm pháp luật (đánh giá tác động văn bản). Vì vậy, phương pháp,
công cụ hiện hành không đáp ứng được toàn diện đòi hỏi trong xây dựng văn
bản của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; đồng thời, những
nội dung của Bộ công cụ hiện nay cũng sẽ không còn thực sự phù hợp khi áp
dụng Luật năm 2015 do cách thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của
Luật năm 2015 khác quy định của Luật trước đây. Cụ thể như sau:
36
Một là, bộ công cụ đánh giá TTHC đầu tiên nên chưa có thực tiễn áp
dụng (nhất là đánh giá tác động quy định TTHC trong giai đoạn dự thảo) do đó
thực tế cho thấy cách thức đánh giá, tiêu chí đánh giá của một số nội dung, bộ
phận cấu thành còn chưa rõ, chưa thật sự phù hợp với thực tiễn công tác xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay như: Quy định yêu cầu
phải đánh giá sự cần thiết của TTHC trong dự thảo VBQPPL hướng dẫn chi tiết
hoặc sửa đổi, bổ sung là không phù hợp vì sự cần thiết đã được đánh giá trong
VBQPPL được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung; chưa có hướng dẫn cụ thể về
phương pháp đánh giá tính hợp lý của tên TTHC,...
Hai là, nhiều nội dung thông tin tại biểu mẫu đánh giá còn trùng lặp, khó
điền.
Ví dụ: Việc đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của tên, trình
tự thực hiện thủ tục hành chính đang được đánh giá thông qua việc trả lời các
câu hỏi trong biểu mẫu đánh giá tác động, cụ thể như sau:
37
Bảng 2.2. Biểu mẫu đánh giá tên, trình tự thực hiện TTHC
38
Tuy nhiên, việc xác định cách đặt tên như thế nào để đạt được yêu cầu rõ
ràng, cụ thể thì chưa rõ nên gây khó khăn trong việc đánh giá tiêu chí này. Thực
tế, hiện nay, tên thủ tục hành chính đang được đặt theo từ hoặc cụm từ chỉ hành
động của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức kết hợp với:
(1) Tên kết quả của thủ tục hành chính và kết hợp đối với từng đối tượng,
lĩnh vực cụ thể (nếu có) như: “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho
cơ sở kinh doanh thể thao”; “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho
cơ sở kinh doanh thể thao đối với cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn”.
(2) Hoặc kết hợp với cụm từ chỉ sự vật, sự việc mà cơ quan nhà nước
muốn quản lý hoặc cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được như: “Đăng ký giá”;
“Thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể”.
Bên cạnh đó, các nội dung câu hỏi còn có sự trùng lặp về thông tin.
Chẳng hạn, trình tự thực hiện thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể bao gồm có các
bước thực hiện quy định cụ thể nội dung công việc cần thực hiện, trách nhiệm
thực hiện của các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên,
việc yêu cầu trả lời 03 câu hỏi sau: “Có được quy định rõ ràng và cụ thể về các
bước thực hiện không?”; “Có được quy định hợp lý giữa các bước thực hiện để
tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khi thực
hiện?”; “Có được quy định, phân định rõ trách nhiệm và nội dung công việc của
cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi thực hiện không?” là có sự trùng lặp,
đôi khi khó phân định nội dung trả lời.
Ba là, biểu mẫu đánh giá tác động mới chỉ tập trung đánh giá các nội
dung nội tại của TTHC mà chưa có sự liên kết xem xét các nội dung này với các
TTHC có liên quan. Ví dụ, các nội dung của thủ tục thẩm định thiết kế kỹ thuật,
thiết kế thi công của công trình xây dựng với các thủ tục khác như thẩm định
thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng,...
Thực tế, việc thiết kế đánh giá theo quy định hiện nay mới chỉ tập trung
vào đánh giá tính hợp pháp khi so sánh với các quy định có liên quan mà chưa
có sự liên kết, đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý, hiệu quả với các thủ tục hành
39
chính có liên quan trong quy trình thủ tục hành chính để giải quyết triệt để một
công việc của cá nhân, tổ chức. Cụ thể, hiện nay chỉ phải trả lời các nội dung
sau:
Bảng 2.3. Biểu mẫu đánh giá tính hợp pháp của TTHC
Bốn là, bộ công cụ hiện nay mới xây dựng phục vụ cho giai đoạn dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật, có nghĩa là thừa nhận việc đã có chính sách và
TTHC là một trong những biện pháp để thực hiện chính sách. Trong khi đó, quy
trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đổi mới cơ bản theo hướng tách bạch quy
trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo VBQPPL. Vì vậy, Bộ công cụ
hiện hành không đáp ứng được đòi hỏi có tính toàn diện trong xây dựng văn bản
của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Thực tế, hiện nay việc đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính được
thực hiện theo biểu mẫu sau:
40
Bảng 2.4. Biểu mẫu đánh giá sự cần thiết của TTHC
Như vậy, việc đánh giá được xem xét trên cơ sở thủ tục hành chính tại dự
thảo là để thực hiện chính sách đã có nên sự cần thiết của một thủ tục hành
chính được đánh giá trực tiếp theo các nội dung sau đây: Đáp ứng yêu cầu quản
lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhất định; Bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Là biện pháp tối ưu trong các biện pháp có
41
thể được thực hiện để bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước và bảo đảm quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Năm là, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về
thẩm quyền, hình thức văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tiếp tục tinh gọn
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, so với Luật năm 2008 và Luật năm
2004, Luật mới đã giảm được một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật,
đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ hơn về nội dung ban hành các
hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Về quy định thủ tục hành chính, Luật
năm 2015 quy định cấm các văn bản quy phạm pháp luật của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân các cấp quy định thủ tục hành chính, trừ trường hợp được luật
giao, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo tinh thần
mới của Hiến pháp năm 2013. Chính vì vậy, Bộ công cụ hiện nay sẽ không còn
hoàn toàn phù hợp để sử dụng trong kiểm soát quy định về TTHC trong từng
loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau theo quy định.
Sáu là, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 bổ sung
một điều để quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
từ khâu lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chủ trì, tham gia
soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, trình dự án, dự thảo đến ban hành văn
bản quy phạm pháp luật. Trong đó, quy định cụ thể mối quan hệ về trách nhiệm
giữa các chủ thể trong từng quy trình (chịu trách nhiệm trước ai?) và nội dung
chịu trách nhiệm (chịu trách nhiệm về vấn đề gì?). Do đó, Bộ công cụ hiện nay
cũng cần có sự điều chỉnh để phù hợp với trách nhiệm, thẩm quyền các cơ quan,
tổ chức, người có thẩm quyền tham gia.
Bảy là, bộ công cụ đánh giá tác động TTHC hiện nay thì chưa có sự
tương tác trở lại từ kết quả đánh giá tác động đến tính hiệu quả, cần thiết của
chính sách (vì thực tế đã mặc định có chính sách). Do đó, hầu như chưa phát
42
hiện ra được các chính sách bất hợp lý từ việc đánh giá các biện pháp để tổ chức
thực thi chính sách, mà TTHC là một trong các biện pháp đó. Ví dụ: Chính sách
hỗ trợ quy định mức hỗ trợ cụ thể nhưng chi phí để thực hiện TTHC để nhận hỗ
trợ còn lớn hơn mức hỗ trợ được nhận thì cần phải xem xét lại sự cần thiết của
TTHC và chính sách hỗ trợ (mức hỗ trợ).
Tám là, bộ công cụ hiện nay chỉ dành cho các cơ quan, cán bộ, công chức
thuộc cơ quan hành chính nhà nước mà chưa có công cụ thích hợp dành cho đối
tượng chịu tác động để họ sử dụng hiệu quả trong quá trình tham gia góp ý xây
dựng VBQPPL hoặc đánh giá TTHC, từ đó có những ý kiến góp ý xác đáng,
hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước. Ví dụ: Chưa có biểu mẫu đánh giá tác động TTHC cho người
dân, doanh nghiệp,...
Chín là, trong tính toán chi phí tuân thủ TTHC, việc xác định một số loại
chi phí là tương đối khó khăn, chưa có sự thống nhất chung nên thực hiện còn
lúng túng, ví dụ: chi phí cơ hội (trong trường hợp hàng nhập khẩu phải lưu kho
hải quan); thời gian, chi phí đi lại để thực hiện TTHC,...
Thứ hai, quy trình thực hiện đánh giá tác động TTHC đã được xác định
các bước cơ bản nhưng nội dung chi tiết về trách nhiệm thực hiện, cơ chế phối
hợp chưa được hướng dẫn cụ thể nên thực tế thực hiện còn lúng túng.
Thứ ba, cơ chế kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính
còn yếu nên chưa phát huy hết được hiệu quả của công cụ đánh giá tác động thủ
tục hành chính trong việc nâng cao chất lượng thủ tục hành chính. Thực tế theo
báo cáo kết quả cho ý kiến, thẩm định cho thấy, có đến hơn 70 % số TTHC đã
được đánh giá tác động nhưng số lượng TTHC phải tiếp tục cắt giảm, đơn giản
hóa theo yêu cầu của công tác thẩm định cũng lên tới hơn 60%. Rõ ràng, hiệu
quả công tác đánh giá tác động còn thấp, thực hiện còn hình thức để đảm bảo đủ
hồ sơ gửi thẩm định. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá tác
động là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng chính sách, dự thảo văn
bản. Ngoài những yếu tố tự thân thì cần phải có một cơ chế kiểm soát chất
43
lượng hoạt động đánh giá tác động độc lập, hậu kiểm nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả của hoạt động này.
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục
hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
2.2.1. Thực trạng thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính
Hoạt động đánh giá tác động TTHC chính thức triển khai thực hiện sau khi
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 14/10/2010). Tuy nhiên,
phải bắt đầu từ năm 2012 thì hoạt động này mới được triển khai có nề nếp. Qua
tổng hợp số liệu, kết quả thực hiện đánh giá tác động TTHC của các Bộ, ngành, địa
phương cụ thể như sau:
2.2.1.1. Về mặt số lượng
Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, hoạt động đánh giá tác động
thủ tục hành chính đạt được một số kết quả như sau:
Năm 2012, Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động 2.114
TTHC được quy định tại 560 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Bộ,
ngành đã đánh giá tác động đối với 1.100 TTHC quy định tại 222 dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật (VBQPPL); các địa phương đã đánh giá tác động đối với
1.014 TTHC quy định tại 338 dự thảo VBQPPL.
Năm 2013, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động
1.413 TTHC quy định tại 397 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (giảm 701
TTHC và 163 văn bản so với năm 2012). Các Bộ, ngành đã đánh giá tác động
đối với 819 TTHC quy định tại 199 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, địa
phương đã thực hiện đánh giá tác động đối với 594 TTHC quy định tại 198 dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Năm 2014, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động
1.873 TTHC quy định tại 426 dự thảo VBQPPL. Trong đó, các Bộ, ngành đã
đánh giá tác động 1.161 TTHC tại 193 VBQPPL; các địa phương đã đánh giá
tác động 712 TTHC tại 233 VBQPPL.
44
Năm 2015, các Bộ, ngành, địa phương ước tính đã thực hiện đánh giá tác
động 2.087 TTHC quy định tại 409 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tăng
61 thủ tục so với năm 2014.
6 tháng đầu năm 2016, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá
tác động 692 TTHC quy định tại 152 dự thảo VBQPPL, giảm 144 TTHC tương
đương 18% so với cùng kỳ năm 2015.[2]
Kết quả trên phản ánh nỗ lực thực hiện đánh giá tác động TTHC về mặt số
lượng. Tuy nhiên, khi rà soát, thống kê so sánh với số lượng TTHC đã được ban
hành của các Bộ, ngành thì còn nhiều TTHC chưa được đánh giá tác động theo
đúng quy định, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Kết quả đánh giá tác động thủ tục hành chính
TT Năm TTHC được ban hành
hoặc tham gia ý kiến,
thẩm định
TTHC được đánh giá tác
động
Tỷ lệ
01 2013 1.129 819 72,5%
02 2014 1.504 1.161 77,1%
03 2015 2.646 2.087 78,9%
04 6
tháng/2016
1.096 692 63,1%
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm
Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm

More Related Content

What's hot

What's hot (15)

Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng BìnhLuận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
 
Luận văn: Hoạt động của thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường, HOT
Luận văn: Hoạt động của thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường, HOTLuận văn: Hoạt động của thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường, HOT
Luận văn: Hoạt động của thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường, HOT
 
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến TreĐề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre
Đề tài: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã tỉnh Bến Tre
 
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tếLuận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
 
Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại tỉnh Viêng Chăn
Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại tỉnh Viêng ChănNăng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại tỉnh Viêng Chăn
Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức tại tỉnh Viêng Chăn
 
Luận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDLuận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền GiangĐề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cấp xã theo chức danh tại Tiền Giang
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng tỉnh Kiên GiangLuận văn: Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Quản lý về an toàn giao thông đường bộ ở Đắk Nông, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn giao thông đường bộ ở Đắk Nông, HOTĐề tài: Quản lý về an toàn giao thông đường bộ ở Đắk Nông, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn giao thông đường bộ ở Đắk Nông, HOT
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụLuận văn: Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đ
Đề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đĐề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đ
Đề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đ
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức phường
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức phườngLuận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức phường
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức phường
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ công chức tại Huế, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ công chức tại Huế, HOTLuận văn: Năng lực thực thi công vụ công chức tại Huế, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ công chức tại Huế, HOT
 

Similar to Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm

Similar to Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm (20)

bai mau luan van luat hanh chinh
bai mau luan van luat hanh chinhbai mau luan van luat hanh chinh
bai mau luan van luat hanh chinh
 
Đề tài: Tăng cường quản lý đối với cán bộ, công chức tại CHDCND Lào
Đề tài: Tăng cường quản lý đối với cán bộ, công chức tại CHDCND LàoĐề tài: Tăng cường quản lý đối với cán bộ, công chức tại CHDCND Lào
Đề tài: Tăng cường quản lý đối với cán bộ, công chức tại CHDCND Lào
 
Đánh giá chất lượng hành chính công tại UBND huyện Hoành Bồ
Đánh giá chất lượng hành chính công tại UBND huyện Hoành BồĐánh giá chất lượng hành chính công tại UBND huyện Hoành Bồ
Đánh giá chất lượng hành chính công tại UBND huyện Hoành Bồ
 
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAYĐề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ, tỉnh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ, tỉnh ...Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ, tỉnh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ, tỉnh ...
 
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ...
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ...Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ...
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại ubnd huyện hoành bồ...
 
Đề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng Bình
Đề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng BìnhĐề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng Bình
Đề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng Bình
 
Luận văn thạc sĩ: Chất lượng công chức phường, thành phố, HOT!
Luận văn thạc sĩ: Chất lượng công chức phường, thành phố, HOT!Luận văn thạc sĩ: Chất lượng công chức phường, thành phố, HOT!
Luận văn thạc sĩ: Chất lượng công chức phường, thành phố, HOT!
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang
Luận văn: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên QuangLuận văn: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang
Luận văn: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang
 
Đề tài: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, HAY
Đề tài: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, HAYĐề tài: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, HAY
Đề tài: Chất lượng công chức phường thành phố Tuyên Quang, HAY
 
Đề tài: Chất lượng công chức phường thuộc TP Tuyên Quang, HAY
Đề tài: Chất lượng công chức phường thuộc TP Tuyên Quang, HAYĐề tài: Chất lượng công chức phường thuộc TP Tuyên Quang, HAY
Đề tài: Chất lượng công chức phường thuộc TP Tuyên Quang, HAY
 
Luan van tham tra xac minh trong hoat dong thanh tra, hot
Luan van tham tra xac minh trong hoat dong thanh tra, hotLuan van tham tra xac minh trong hoat dong thanh tra, hot
Luan van tham tra xac minh trong hoat dong thanh tra, hot
 
Đề tài: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra tỉnh Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra tỉnh Thái NguyênĐề tài: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra tỉnh Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Thẩm tra, xác minh trong thanh tra tỉnh Thái Nguyên, 9đ
Luận văn: Thẩm tra, xác minh trong thanh tra tỉnh Thái Nguyên, 9đLuận văn: Thẩm tra, xác minh trong thanh tra tỉnh Thái Nguyên, 9đ
Luận văn: Thẩm tra, xác minh trong thanh tra tỉnh Thái Nguyên, 9đ
 
Luận văn: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra, HOT
Luận văn: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra, HOTLuận văn: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra, HOT
Luận văn: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra, HOT
 
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOTLuận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Pháp luật trong kiểm sát điều tra vụ án hình sự, HOT
 
Luận văn: Chất lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Chất lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Chất lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Chất lượng thanh tra viên ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công CộngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
 
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà GiangChất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
Chất lượng công chức quản lý, lãnh đạo cấp phòng tại Hà Giang
 
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 

Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HÙNG HUẾ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HÙNG HUẾ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60 38 01 02 HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 3. 2 LỜI CAM ĐOAN Luận văn của tôi được nghiên cứu nghiêm túc, độc lập trên cơ sở sự hỗ trợ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Trần Thị Cúc, cùng với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp công tác tại Cục Kiểm soát thủ tục hành chính. Tôi xin cam đoan các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào./. Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Hùng Huế
  • 4. 3 LỜI CẢM ƠN Để có được luận văn này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Trần Thị Cúc, đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua để triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài được giao một cách tốt nhất. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia, các nhà khoa học đã trực tiếp hoặc gián tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành bổ ích cho bản thân em trong thời gian học tập, nghiên cứu tại Học viện. Bên cạnh đó, phải kể đến và xin cảm ơn những đóng góp quý báu và nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp; của Lãnh đạo Cục Kiểm soát thủ tục hành chính đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong triển khai nghiên cứu, hoàn thành luận văn; đặc biệt là sự quan tâm động viên, khuyến khích và cảm thông sâu sắc của gia đình. Một lần nữa tác giả xin trân trọng cảm ơn về tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó./. Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Hùng Huế
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1.......................................................................................... 11 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ......................................................... 11 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ................................................................ 11 1.1.1. Thủ tục hành chính............................................................... 11 1.1.2. Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính.............................. 12 1.1.3. Văn bản quy phạm pháp luật................................................ 12 1.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.................................................................................... 17 1.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng thủ tục hành chính ............................................................................................... 17 1.2.2. Nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.......... 19 1.2.3. Chủ thể và quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.......... 29 CHƯƠNG 2.......................................................................................... 33 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT....................... 33 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT .......................................................................... 33 2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật33 2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.......... 34 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT............................................ 43 2.2.1. Thực trạng thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính…….. 43
  • 6. 2 2.2.2. Thực trạng lấy ý kiến, thẩm định quy định về thủ tục hành chính ..51 CHƯƠNG 3.......................................................................................... 58 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT................................... 58 3.1. XÂY DỰNG BỔ SUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH................................................................ 58 3.1.1. Bổ sung phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về sự cần thiết của thủ tục hành chính ..................................................................... 58 3.1.2. Bổ sung phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp lý của thủ tục hành chính ......................................................................... 59 3.1.3. Bổ sung phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp pháp của thủ tục hành chính .................................................................... 61 3.1.4. Bổ sung phương pháp, cách thức để đánh giá tính hiệu quả của thủ tục hành chính ............................................................................. 61 3.2. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ THẢO VĂN BẢN...... 63 3.2.1. Hoàn thiện phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về sự cần thiết của thủ tục hành chính............................................................... 63 3.2.2. Hoàn thiện phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp lý của thủ tục hành chính .................................................................. 63 3.2.3. Hoàn thiện phương pháp, cách thức đánh giá tiêu chí về tính hợp pháp của thủ tục hành chính ............................................................. 64 3.2.4. Hoàn thiện phương pháp, cách thức tính toán chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính ............................................................................. 64 3.2.5. Quy định rõ việc sử dụng phương pháp đánh giá tác động trong một số trường hợp đặc thù.............................................................. 65 3.3. XÂY DỰNG BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH........................................................................... 65 3.3.1. Quy định rõ ràng quy trình kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính........................................................................... 65 3.3.2. Xây dựng bổ sung quy định pháp luật về nội dung kiểm soát chất lượng hoạt động đánh giá tác động thủ tục hành chính.................... 73
  • 7. 3 3.4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM GIA Ý KIẾN, THẨM ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ................................................. 77 3.5. TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN, ĐỐI TƯỢNG CHỊU TÁC ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT .......................................................................... 80 KẾT LUẬN .......................................................................................... 85 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................. 89 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................... 91 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................... 95 PHỤ LỤC 3 .........................................................................................105 PHỤ LỤC 4 .........................................................................................107
  • 8. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐGTĐ: Đánh giá tác động QPPL: Quy phạm pháp luật KSTTHC: Kiểm soát thủ tục hành chính TTHC: Thủ tục hành chính VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang 1. Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Kết quả đánh giá tác động TTHC 34 Biểu đồ 2.2: Kết quả tham gia ý kiến, thẩm định TTHC 36 Biểu đồ 2.3: Kết quả tham gia ý kiến, đánh giá tác động TTHC 51 2. Bảng biểu Bảng số 2.1: Kết quả đánh giá tác động thủ tục hành chính 33 Bảng số 2.2: Biểu mẫu đánh giá tên, trình tự thực hiện TTHC 41 Bảng số 2.3: Biểu mẫu đánh giá tính hợp pháp của TTHC 43 Bảng số 2.4: Biểu mẫu đánh giá sự cần thiết của TTHC 44 Bảng số 3.1: Đánh giá lợi ích – chi phí 61 Bảng số 3.2: Quy trình kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính trong xây dựng chính sách 67 Bảng số 3.3: Quy trình kiểm soát chất lượng đánh giá tác động trong dự thảo văn bản 71 Bảng số 3.4: Kiểm soát tính đầy đủ hoạt động đánh giá tác động TTHC 73 3. Sơ đồ Sơ đồ 3.1: Quy trình đánh giá sự cần thiết của TTHC 56
  • 10. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong đời sống xã hội, thủ tục hành chính là phương tiện quan trọng bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; là công cụ hữu hiệu góp phần chuyển tải chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Quy định thủ tục hành chính hay còn gọi là quy phạm thủ tục có mối quan hệ biện chứng với quy định nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật, nói cách khác, thủ tục hành chính là một cấu thành của nội dung văn bản quy phạm pháp luật. Chất lượng của quy định nội dung và quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng lớn đến người dân, doanh nghiệp và xã hội cũng như ảnh hưởng lớn đến mục tiêu, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; quy định về thủ tục hành chính cũng như quá trình thực hiện chính là sự thể hiện một cách rõ nét, tập trung nhất bộ mặt của chính quyền và sự tiến bộ văn minh, dân chủ của chính quyền và xã hội. Do vậy, việc đảm bảo chất lượng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, chất lượng của quy định về thủ tục hành chính nói riêng cần phải được quan tâm ngay từ giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã có những nội dung quy định cụ thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn nhiều thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, không cần thiết, không khả thi, gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, gây bức xúc trong xã hội vẫn được ban hành. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng trên là công tác kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính còn bất cập; bên cạnh đó, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có những quy định mới liên quan đến đánh giá tác động thủ tục hành chính, quy định thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên một số quy định về kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính hiện nay không còn
  • 11. 7 phù hợp nên không có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát, đảm bảo mục tiêu đặt ra trong việc ban hành thủ tục hành chính. Chính vì vậy, trong phạm vi luận văn này sẽ tập trung phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp với đề tài “Pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Kiểm soát thủ tục hành chính được chính thức quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật từ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ. Chính vì vậy, vấn đề kiểm soát thủ tục hành chính chủ yếu mới được nghiên cứu để tập hợp, biên soạn thành sổ tay nghiệp vụ hoặc giáo trình phục vụ cho các đối tượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ này như: Sổ tay nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Nhà xuất bản tư pháp phát hành; Giáo trình về kiểm soát thủ tục hành chính (dành cho hệ trung cấp luật),... Nội dung của các công trình trên bao gồm toàn bộ các hoạt động của kiểm soát thủ tục hành chính từ kiểm soát quy định đến việc tổ chức thực hiện quy định thủ tục hành chính. Tuy nội dung của các công trình trên có nội dung về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhưng phần lớn hướng phục vụ vào đối tượng mà công trình đấy phục vụ như: hướng dẫn kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện (Sổ tay nghiệp vụ) hay chỉ đề cập một phần rất nhỏ (Giáo trình trung cấp luật),... Do đó, hiện nay, chưa có nghiên cứu sâu, hệ thống, đầy đủ, cụ thể liên quan đến vấn đề kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, hiện nay, có một số công trình nghiên cứu liên quan đến cải cách thủ tục hành chính trong từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể như: Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính – thông qua thực tiễn tỉnh Nam Định”, Luận văn Thạc sỹ luật học của Nguyễn Phúc Sơn năm 2014; Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính ở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa”, Luận văn Thạc sỹ luật học của Đặng Ngọc Thanh năm 2014; Đề tài “Cải cách
  • 12. 8 thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn Thạc sỹ quản lý công của Vũ Thị Thanh Hương năm 2016; Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên môi trường tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ quản lý công của Chu Văn Khánh năm 2016,... Các đề tài này chủ yếu đánh giá công tác thực hiện cải cách thủ tục hành chính là một trong sáu nhiệm vụ của cải cách hành chính mà chưa đề cập đến nội dung kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, nhất là nghiên cứu về pháp luật liên quan đến nội dung này. Về tổ chức thực hiện thủ tục hành chính còn có một số đề tài nghiên cứu đến việc thực hiện thủ tục hành chính chung hoặc trong từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể như: Đề tài “Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ luật học của Nguyễn Văn Linh, 2015; Đề tài “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân cấp phương tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ của Bùi Kim Cúc, 2016; Đề tài “Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của Hoàng Thị Hương, 2016,... Các công trình này chủ yếu nghiên cứu ở giai đoạn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, không nghiên cứu pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, hiện nay, cũng đã có một số công trình nghiên cứu ít nhiều có sự liên quan đến đề tài Luận văn và là cơ sở khoa học để tha khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề về pháp luật kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
  • 13. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn có mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật làm cơ sở cho việc đề xuất và luận chứng cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, nhiệm vụ của luận văn như sau: Thứ nhất, xác định các vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quy định và áp dụng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật hiện hành, còn hiệu lực và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Luận văn không nghiên cứu về việc kiểm soát chất lượng đối với từng thủ tục hành chính cụ thể, ở từng lĩnh vực cụ thể; cũng như không nghiên cứu về kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính. Về phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính đến nay.
  • 14. 10 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết; phương pháp lịch sử; phương pháp quan sát khoa học; phương pháp điều tra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa khoa học: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Ý nghĩa thực tiễn: Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba, nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật theo hướng chỉ ban hành và duy trì thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo, Luận văn gồm 03 Chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  • 15. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Thủ tục hành chính Dưới góc độ quản lý nhà nước nói chung, thủ tục hành chính là công cụ, phương tiện quan trọng để các cơ quan hành chính thực hiện việc quản lý đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Còn dưới góc độ xã hội, TTHC là cầu nối để chuyển tải nhiều quy định cụ thể về chính sách của Nhà nước trong các văn bản pháp luật đi vào cuộc sống, đảm bảo cho người dân, tổ chức tiếp cận và thực hiện chính sách, trong đó cơ bản và chủ yếu là các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, tổ chức. Với nghĩa chung nhất, thủ tục (procédure) là cách thức, các bước giải quyết công việc theo một trình tự, nguyên tắc nhất định, gồm một loạt công đoạn liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được một mục đích nào đó [11]. Thủ tục hành chính, trước hết cũng có nghĩa là thủ tục nhưng khác với các thủ tục khác ở chỗ đây là những thủ tục được đặt ra để giải quyết những việc phát sinh từ hoạt động quản lý hành chính, chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Hiện nay, có tương đối nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thủ tục hành chính nhưng nhìn chung đều thống nhất rằng thủ tục hành chính là những quy định, quy phạm mang tính hình thức (quy trình, cách thức,..) để phục vụ cho các quy phạm mang tính nội dung (quy định về nội dung chính sách, các quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước…) [13, tr11 - 20]. Trong đề tài này, khái niệm thủ tục hành chính được tiếp cận theo các quy định hiện nay của pháp luật thực định, cụ thể là Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (Nghị định
  • 16. 12 63/2010/NĐ-CP). Theo đó, “Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức” (Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP). 1.1.2. Kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính Theo Từ điển Tiếng việt, kiểm soát là một động từ, dùng để chỉ hành động để xem xét, phát hiện, ngăn chặn những gì trái quy định; còn chất lượng là một danh từ để chỉ cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một sự vật, sự việc. [11] Đối với kiểm soát thủ tục hành chính, theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, kiểm soát thủ tục hành chính là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Từ khái niệm này cho thấy, kiểm soát thủ tục hành chính bao gồm kiểm soát quy định thủ tục hành chính và kiểm soát việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Như vậy, kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính là một nội dung của kiểm soát thủ tục hành chính, đề cập đến vấn đề kiểm soát chất lượng của các quy định thủ tục hành chính. Chất lượng của quy định thủ tục hành chính chính là việc đề cập đến sự cần thiết, tính khả thi, hợp pháp, hiệu quả của thủ tục hành chính. Theo đó, kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính có thể được hiểu là việc xem xét, phát hiện quy định thủ tục hành chính chưa cần thiết, khả thi, hợp pháp và hiệu quả làm cơ sở cắt giảm hoặc đơn giản hóa quy định thủ tục hành chính. 1.1.3. Văn bản quy phạm pháp luật Trên thế giới, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được các nước xử lý theo nhiều cách khác nhau. Trong nghiên cứu, xây dựng dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Tư pháp đã tiến hành sưu tầm các luật quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản luật và văn bản pháp quy của trên 16 quốc gia. Nghiên cứu cho thấy, có 9/16 nước không định nghĩa văn bản pháp luật, có 5/16 nước quy định về khái niệm, chủ yếu là các nước thuộc hệ
  • 17. 13 thống xã hội chủ nghĩa trước đây như: Azebaizan, Lào, Kyrgikistan, Gruzia, Bulgaria. Về cơ bản, khái niệm văn bản pháp luật của các nước có định nghĩa gần giống với khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, với một số điểm chung như: Là văn bản có chứa đựng quy tắc chung; do cơ quan nhà nước ban hành hoặc thông qua; có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần. Ngoài ra, một số nước có thêm quy định về xác lập, thay đổi hoặc hủy bỏ các quy phạm pháp luật,… Đối với những nước không xác định khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, họ chỉ liệt kê hình thức văn bản; quy định thẩm quyền ban hành (cho chính quyền địa phương, thậm chí trao quyền cho đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt như Trung Quốc),… Ở nước ta, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định lần đầu trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996. Sau đó, nó tiếp tục được quy định với một số điểm thay đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002; hai văn bản Luật năm 2008 và Luật năm 2004 và các nghị định hướng dẫn thi hành. Mặc dù đã có một số sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ, nhưng về cơ bản, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật được xác định trong hai luật vừa nêu với các đặc trưng như sau: (i) Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền; (ii) Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự có hiệu lực bắt buộc chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội; (iii) Hình thức của văn bản và trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của luật; (iv) Văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Hiện nay, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn của khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, nhằm khắc phục hạn chế trong việc phân biệt khái niệm văn bản quy phạm pháp luật với văn bản hành chính thông thường và những văn bản khác của cơ quan nhà nước được ban hành trong thời gian qua, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã bổ sung khái niệm quy phạm pháp luật, đồng thời hoàn thiện hơn khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể như sau:
  • 18. 14 Về khái niệm “quy phạm pháp luật”, khoản 1 Điều 3 quy định: “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”. Về khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật”, Điều 2 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”. 1.1.4. Giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Xây dựng và thực thi pháp luật là hai mặt hoạt động cơ bản của nền quản trị quốc gia. Một cách khái quát nhất, xây dựng pháp luật là hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định của pháp luật (tức là các quy phạm pháp luật) cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Nói cách khác, xây dựng pháp luật là hoạt động tạo lập mới hoặc thay đổi các quy phạm pháp luật đã có - tế bào của hệ thống pháp luật. Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, hệ thống pháp luật có thể “phình” thêm hoặc “teo” đi. Hoạt động xây dựng pháp luật cũng là hoạt động quyền lực hóa các chuẩn mực xã hội. Về bản chất, xây dựng pháp luật là một hoạt động kỹ thuật - pháp lý mang tính chính trị. Xây dựng pháp luật là hoạt động nhằm tạo ra các quy phạm pháp luật. Đó là hoạt động đưa ý chí của Nhà nước, ý chí của nhân dân lên thành pháp luật. Trong thực tiễn ở Việt Nam, xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức rất chặt chẽ, được tiến hành theo những trình tự và thủ tục pháp luật quy định. Trên cơ sở những nhận thức chung kể trên, đã có nhà khoa học của Việt
  • 19. 15 Nam đưa ra định nghĩa về việc xây dựng pháp luật như sau: “Xây dựng pháp luật ở Việt Nam là một quá trình hoạt động vô cùng quan trọng, phức hợp, bao gồm rất nhiều các hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn khác nhau cùng tiến hành, nhằm chuyển hóa ý chí của Nhà nước, của nhân dân Việt Nam thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật” [7, tr.13]. Hiện nay, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đổi mới cơ bản quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung quy định về quy trình xây dựng chính sách theo hướng chính sách được thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soạn thảo văn bản. Theo đó, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 bổ sung quy trình xây dựng, phân tích chính sách đối với luật, pháp lệnh và một số loại nghị định của Chính phủ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trong đó, Luật năm 2015 đã chú trọng hơn đến quy trình phân tích, hoạch định chính sách bằng việc bổ sung những quy định cụ thể, rành mạch về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách (bao gồm cả thủ tục hành chính là một biện pháp để thực hiện chính sách) và đề cao sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong giai đoạn này. Giai đoạn này bao gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm nội dung đánh giá tác động chính sách, trong đó có đánh giá tác động thủ tục hành chính). Bước 2: Thẩm định đề xuất chính sách (bao gồm thẩm định nội dung về sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính).
  • 20. 16 Bước 3: Trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bước 4: Thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bước 4: Thông qua chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đối với giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính). Bước 2: Lấy ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Bước 3: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm thẩm định nội dung về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính). Bước 4: Thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Bước 5: Ban hành, công bố văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính với vai trò là một biện pháp để thực thi chính sách và là một cấu thành của nội dung văn bản quy phạm pháp luật nên để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thì kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính là một trong những nội dung, yêu cầu tất yếu trong đề xuất chính sách và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Việc kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính sẽ gắn kết với từng khâu, từng bước của quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với những nguyên tắc, yêu cầu, tiêu chí, nội dung cụ thể phù hợp với từng bước, từng đối tượng thực hiện trong quá trình này. Nội dung quy định cụ thể của pháp luật hiện nay về kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sẽ được trình bày cụ thể tại mục 1.2 của chương này.
  • 21. 17 1.2. Quy định pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 1.2.1. Nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng thủ tục hành chính Thủ tục hành chính khi được ban hành phải tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu chặt chẽ và được kiểm soát chất lượng theo các tiêu chí cụ thể với phương pháp, công cụ kiểm soát riêng. Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Thứ hai, phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước. Thứ ba, bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính. Thứ tư, tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước. Thứ năm, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh. Đồng thời, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP quy định việc quy định thủ tục hành chính phải đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, quy định cấm các văn bản quy phạm pháp luật của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
  • 22. 18 ngang bộ; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quy định thủ tục hành chính, trừ trường hợp được luật giao. Thứ hai, việc quy định một thủ tục hành chính cụ thể chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây: Tên thủ tục hành chính; Trình tự thực hiện; Cách thức thực hiện; Hồ sơ; Thời hạn giải quyết; Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; Kết quả thực hiện thủ tục hành chính. Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính. Thứ ba, thủ tục hành chính có yêu cầu, điều kiện thì yêu cầu, điều kiện phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ. Đối với yêu cầu, điều kiện thể hiện dưới dạng quy chuẩn kỹ thuật phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thứ tư, khi được Luật giao quy định về thủ tục hành chính, Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm quy định đầy đủ, hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo quy định. Về tiêu chí đánh giá thủ tục hành chính, khoản 1 Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP quy định thủ tục hành chính phải được xem xét, đánh giá theo các tiêu chí sau: Một là, sự cần thiết của thủ tục hành chính. Hai là, tính hợp lý của thủ tục hành chính. Ba là, tính hợp pháp của thủ tục hành chính. Bốn là, các chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Các quy định về thủ tục hành chính được đánh giá là tốt khi:
  • 23. 19 Cần thiết: cơ quan chủ trì soạn thảo phải chứng minh được việc ban hành thủ tục hành chính là cần thiết nhằm giải quyết một hoặc một số những vấn đề cụ thể, sau khi đã cân nhắc các giải pháp thay thế khác. Hợp lý: cơ quan chủ trì soạn thảo phải giải trình được vai trò, mục đích của từng bộ phận, thành phần nhỏ nhất của dự thảo thủ tục hành chính; bảo đảm sự rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo, trùng lặp của các quy định về thủ tục hành chính; phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ quản lý. Hợp pháp: đúng thẩm quyền, đúng hình thức và thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Hiệu quả: quy định về thủ tục hành chính cần đạt được mục tiêu đề ra với mức chi phí thấp nhất cho cá nhân, tổ chức. 1.2.2. Nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện từ giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, việc kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính được thực hiện thông qua quy trình chặt chẽ gồm các hoạt động: Đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định quy định về thủ tục hành chính giúp kiểm soát chặt chẽ chất lượng quy định về thủ tục hành chính trước khi ban hành nhằm hướng tới hiệu lực, hiệu quả khi thực thi. Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đổi mới cơ bản theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong đó tập trung quy định về quy trình xây dựng chính sách theo hướng chính sách được thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soạn thảo văn bản. Do đó, việc kiểm soát chất lượng quy định thủ tục hành chính cũng tương ứng thực hiện trong 02 giai đoạn: Giai đoạn đề xuất chính sách (gắn với đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định chính
  • 24. 20 sách) và giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định văn bản). Bên cạnh đó, Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Nghị định 63/2010/NĐ-CP thì các thủ tục hành chính sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định: Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước. Tuy nhiên, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 không giới hạn phạm vi loại thủ tục hành chính phải thực hiện kiểm soát (đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định) trong đề nghị và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong giai đoạn đề nghị xây dựng pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định nội dung đánh giá tác động của từng chính sách phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính; tác động về giới (nếu có). Theo quy định, tác động của thủ tục hành chính được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định phải tổ chức lấy ý kiến bằng cách đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng pháp luật trên Cổng thông tin điện tử và lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách. Trên cơ sở ý kiến góp ý, sẽ tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử. Đồng thời, Luật cũng quy định nội dung thẩm định quy định về thủ tục hành chính bao gồm sự cần thiết, tính
  • 25. 21 hợp lý, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nếu chính sách liên quan đến thủ tục hành chính. Trong giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc kiểm soát quy định trong dự án, dự thảo văn bản QPPL được thực hiện thông qua các “bộ lọc” sau: Đánh giá tác động quy định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL; lấy ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL; thẩm định quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL. Các hoạt động kiểm soát quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL trên nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo, đảm bảo sự tham gia của các đối tượng chịu tác động trong quá trình xây dựng, ban hành, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của quy định về TTHC với mục tiêu chỉ ban hành TTHC thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả, cụ thể: Thứ nhất, đánh giá tác động của thủ tục hành chính là việc nghiên cứu, xem xét về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của thủ tục hành chính cũng như tính các chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi thực hiện thủ tục hành chính dự kiến ban hành để cân nhắc, lựa chọn phương án, giải pháp tối ưu cho việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính. Theo quy định, việc đánh giá về sự cần thiết của TTHC được tiếp cận theo góc độ TTHC là một biện pháp để đưa chính sách vào cuộc sống. Việc đánh giá tác động sẽ được tiến hành từ ngay khi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó sự cần thiết xác định ngay từ khi xây dựng đề cương dự thảo. Sự cần thiết của TTHC được đánh giá theo các nội dung sau đây: Một là, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước với ngành, lĩnh vực nhất định. Hai là, bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Ba là, biện pháp tối ưu trong các biện pháp có thể được thực hiện để bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước và bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Sau khi xác định được sự cần thiết của việc ban hành quy định TTHC thì vấn đề tiếp theo là đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của từng bộ
  • 26. 22 phận tạo thành TTHC: tên, cách thức thực hiện, trình tự thực hiện, yêu cầu, điều kiện, hồ sơ... Mỗi bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính có vai trò khác nhau trong việc đảm bảo tính hoàn thiện, khả thi, hiệu quả của một TTHC. Chính vì thế, tiêu chí đánh giá cụ thể của từng bộ phận cấu thành là khác nhau. Tính hợp lý của một thủ tục hành chính được đánh giá theo các nội dung sau đây: Về tên của thủ tục hành chính: Tên của thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn; chính xác và thống nhất trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính đó. Tên của thủ tục hành chính gồm: Từ hoặc cụm từ chỉ hành động của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức kết hợp với tên kết quả của thủ tục hành chính và kết hợp đối với từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể (nếu có) hoặc kết hợp với cụm từ chỉ sự vật, sự việc mà cơ quan nhà nước muốn quản lý hoặc cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được. Về trình tự thực hiện thủ tục hành chính: Trình tự thực hiện thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể các bước thực hiện; phân định rõ trách nhiệm và nội dung công việc của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi tham gia thực hiện. Đồng thời, các bước thực hiện phải được sắp xếp theo thứ tự phù hợp về thời gian, quy trình và cấp có thẩm quyền xử lý; áp dụng tối đa cơ chế liên thông. Về cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Cách thức thực hiện thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể; phù hợp điều kiện của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức với chi phí thấp nhất. Về hồ sơ: Hồ sơ để giải quyết TTHC được quy định rõ ràng, cụ thể về tên, quy cách, số lượng của từng thành phần hồ sơ, số lượng bộ hồ sơ. Thành phần hồ sơ, số lượng từng thành phần hồ sơ phải thực sự cần thiết cho việc giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện được pháp luật quy định, bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước; thành phần hồ sơ không trùng với thành phần hồ sơ của một thủ tục hành chính khác có kết quả là thành phần
  • 27. 23 hồ sơ của thủ tục hành chính dự kiến quy định hoặc thành phần hồ sơ là kết quả do chính cơ quan giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý; quy cách của thành phần hồ sơ đa dạng, dễ thực hiện để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể; bảo đảm tiết kiệm thời gian cho cá nhân, tổ chức, phù hợp với khả năng của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính. Trong trường hợp một thủ tục hành chính do nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì quy định rõ ràng, đầy đủ thời hạn giải quyết của từng cơ quan và thời hạn chuyển giao hồ sơ giữa các cơ quan. Về đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể; bảo đảm sự công bằng giữa các cá nhân, giữa các tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng miền, giữa trong nước với ngoài nước và có số lượng đối tượng tuân thủ được hưởng lợi nhiều nhất. Về cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính được quy định phù hợp với thẩm quyền quản lý nhà nước đối với cấp hành chính hoặc địa giới hành chính theo quy định của pháp luật; thuận tiện cho cá nhân, tổ chức tuân thủ thủ tục hành chính trong việc liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết; bảo đảm áp dụng tối đa các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới hoặc địa phương giải quyết thủ tục hành chính. Trong trường hợp một thủ tục hành chính do nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia giải quyết thì quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; áp dụng tối đa cơ chế liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Về phí, lệ phí: Phí, lệ phí và các khoản chi trả khác (nếu có) được quy định rõ ràng, cụ thể; phù hợp với chi phí mà cơ quan nhà nước bỏ ra để thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm chi phí thấp nhất đối với cá nhân, tổ chức; có
  • 28. 24 tính đến đặc điểm từng vùng miền, từng đối tượng thực hiện, từng lĩnh vực và thông lệ quốc tế. Về mẫu đơn, tờ khai: Thủ tục hành chính có quy định đơn, tờ khai thì đơn, tờ khai phải được mẫu hóa. Mẫu đơn, tờ khai là hợp lý khi từng nội dung thông tin tại mẫu đơn, tờ khai rõ ràng, ngắn gọn, thực sự cần thiết cho việc giải quyết thủ tục hành chính, tăng tính chịu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với những nội dung tại đơn, tờ khai. Trong trường hợp đơn, tờ khai cần phải có xác nhận của cơ quan, người có thẩm quyền thì quy định rõ cơ quan, người có thẩm quyền xác nhận và nội dung xác nhận. Về yêu cầu, điều kiện: Yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, cụ thể, cần thiết đối với yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với khả năng đáp ứng của cá nhân, tổ chức; bảo đảm sự công bằng giữa các cá nhân, giữa các tổ chức, giữa cá nhân với tổ chức, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng miền, giữa trong nước với ngoài nước; phân định rõ trách nhiệm chứng minh yêu cầu, điều kiện; không quy định yêu cầu, điều kiện trùng với yêu cầu, điều kiện của một thủ tục hành chính khác có kết quả là thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính dự kiến quy định. Về kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hình thức, thời hạn có hiệu lực và điều kiện có hiệu lực (nếu có) của kết quả của thủ tục hành chính được quy định rõ ràng, thuận tiện, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, với quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tình hình thực tiễn. Tính hợp pháp của thủ tục hành chính xác định và làm rõ thông qua các nội dung chủ yếu sau đây: Một là, văn bản có quy định về thủ tục hành chính được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này; Hai là, TTHC được ban hành theo đúng nguyên tắc, yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính tại các Điều 7, 8 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP;
  • 29. 25 Ba là, nội dung của các quy định về thủ tục hành chính có sự thống nhất nội tại, không trái với các văn bản pháp lý có hiệu lực cao hơn, hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không mâu thuẫn với các văn bản pháp lý ngang cấp. Việc tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sẽ lượng hóa được các chi phí xã hội để tuân thủ các quy định về thủ tục hành chính. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp bảo đảm tính hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính theo hướng giảm gánh nặng hành chính tối đa cho cá nhân, tổ chức. Việc tiến hành tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính được tiến hành theo bốn công đoạn bao gồm: (i) phân tích và chia nhỏ thủ tục hành chính thành những hoạt động có thể đo lường được chi phí; (ii) thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình tính toán; (iii) phân tích số liệu và tiến hành tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính theo quy định hiện hành (đối thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ) hoặc theo quy định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (đối với thủ tục hành chính mới); và (iv) tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính theo phương án mới và lập biểu đồ so sánh chi phí hiện tại và chi phí theo phương án mới (công đoạn này không áp dụng đối với thủ tục hành chính mới). Theo đó, Thông tư số 07/2014/TT-BTP đã đưa ra công thức xác định chi phí thực hiện từng công việc, chi phí tuân thủ của một TTHC, tổng chi phí tuân thủ một thủ tục hành chính trong một năm; đã chuẩn hóa cách xác định thu nhập bình quân theo giờ, cách tính thời gian đi lại, tần suất, đối tượng thực hiện TTHC để làm cơ sở thực hiện thống nhất trong cả nước, giữa các ngành, lĩnh vực. Đồng thời, đã đưa ra nguyên tắc tính chi phí tuân thủ, cụ thể: Lựa chọn số liệu ở mức trung bình thấp nếu có nhiều nguồn số liệu chênh lệch nhau; không tính chi phí cơ hội. So với Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, bước đầu tại Thông tư số 07/2014/TT-BTP đã đưa ra cách xác định thủ tục hành chính có chi phí phù hợp khi tổng chi phí của thủ tục hành chính đó trong một năm là thấp nhất. Tổng chi phí tuân thủ của một thủ tục hành chính trong một năm là thấp nhất khi: Chi phí
  • 30. 26 tuân thủ thủ tục hành chính đó thấp nhất; số lần thực hiện thủ tục hành chính đó trong một năm theo quy định thấp nhất; số lượng đối tượng tuân thủ được hưởng lợi nhiều nhất. Thứ hai, việc tham gia ý kiến đối với quy định TTHC tại dự án, dự thảo VBQPPL được hình thành từ yêu cầu kiểm soát các quy định TTHC và gắn kết chặt chẽ với công đoạn lấy ý kiến về dự án, dự thảo VBQPPL. Lấy ý kiến là một công đoạn bắt buộc trong quá trình soạn thảo, ban hành VBQPPL; được tiến hành trước khi gửi thẩm định và trách nhiệm thuộc về cơ quan chủ trì soạn thảo. Thời hạn lấy ý kiến được quy định tối thiểu là sáu mươi ngày. Đối tượng lấy ý kiến gồm: toàn thể công chúng, đặc biệt là các những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Tham gia ý kiến về quy định TTHC được xác định là hoạt động chuyên môn. Người tham gia ý kiến dựa trên kiến thức chuyên môn về TTHC, kiểm soát TTHC và kinh nghiệm thực tiễn để thể hiện quan điểm đồng ý hay không đồng ý với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo VBQPPL về quy định TTHC trên cơ sở đánh giá, nhận xét (chỉ ra ưu điểm, hạn chế, bất cập…) của quy định TTHC, đồng thời đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo chuẩn hóa quy định TTHC theo các tiêu chí xác định. Hoạt động tham gia ý kiến về quy định TTHC gắn với trách nhiệm gửi lấy ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo và được giới hạn nhất định trong khoảng thời gian cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến về dự án, dự thảo VBQPPL. Mục đích tham gia ý kiến về quy định TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL để giúp cơ quan chủ trì soạn thảo “sàng lọc” các quy định về TTHC, giảm áp lực về mặt thời gian cũng như trách nhiệm cho các cơ quan chức năng khác, đảm bảo tính công bằng, khách quan của các quy định; hài hòa các mục tiêu quản lý nhà nước và tạo thuận lợi tối đa cho đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quy định TTHC. Trong đó, mục đích quan trọng của hoạt động tham gia ý kiến là để góp phần tạo lập các quy định TTHC tốt, đạt chất lượng, đáp
  • 31. 27 ứng các tiêu chí chuẩn của một TTHC, góp phần nâng cao chất lượng của dự án, dự thảo VBQPPL, mang lại hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Thứ ba, thẩm định về quy định TTHC là hoạt động xem xét, đánh giá dự án, dự thảo VBQPPL dưới góc độ cụ thể về quy định TTHC. Thẩm định về quy định TTHC có đặc điểm, tính chất sau đây: Một là, việc thẩm định về quy định TTHC được hình thành từ yêu cầu kiểm soát các quy định TTHC và gắn kết chặt chẽ với hoạt động thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL. Hai là, thẩm định về quy định TTHC là hoạt động có tính chuyên môn cao. Người tham gia thẩm định về quy định TTHC dựa trên kiến thức nghiệp vụ về cải cách TTHC, kiểm soát TTHC và kinh nghiệm thực tiễn để xem xét, đánh giá quy định TTHC dưới các tiêu chí cụ thể, đồng thời thể hiện quan điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung quy định TTHC tại dự án, dự thảo VBQPPL; trên cơ sở đó, đưa ra các đề nghị thiết thực, cụ thể để hoàn thiện hoặc đơn giản hóa các quy định TTHC. Ba là, thẩm định quy định TTHC là kiểm định lại nội dung, kết quả chuẩn bị của cơ quan chủ trì soạn thảo về quy định TTHC. Thông qua việc thực hiện thẩm định quy định TTHC, buộc cơ quan chủ trì soạn thảo phải đề cao tinh thần trách nhiệm khi thiết lập các quy định TTHC cũng như phải chuẩn bị kỹ nội dung dự án, dự thảo VBQPPL trước và sau khi gửi thẩm định. Mục đích của việc thẩm định về quy định TTHC như sau: Một là, thẩm định quy định TTHC để góp phần tạo lập các quy định TTHC thật sự cần thiết, hợp pháp, thống nhất, đạt chất lượng, đáp ứng các tiêu chí chuẩn của một TTHC. Hai là, thẩm định quy định TTHC là cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, công bằng đối với dự án, dự thảo VBQPPL ở góc độ cụ thể về quy định TTHC, giúp ngăn chặn những quy định TTHC không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp và không hiệu quả; đồng thời giúp cơ quan chủ trì soạn thảo
  • 32. 28 tiếp tục hoàn thiện quy định TTHC đảm bảo chất lượng, khả thi, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nếu một quy định TTHC kém chất lượng, thiếu khả thi thì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến một ngành, lĩnh vực mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống cơ quan hành pháp và cả nền kinh tế. Ba là, thẩm định quy định TTHC giúp đánh giá những mặt được, chưa được của quy định TTHC, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quy định. Bốn là, trong vai trò độc lập, khách quan, cơ quan có chức năng thẩm định sẽ đánh giá, nhìn nhận nội dung dự án, dự thảo VBQPPL một cách tổng thể, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, nhà nước, ngăn ngừa những quy định nội dung, quy định TTHC có tính chất bản vị, cục bộ chỉ có lợi cho một ngành, lĩnh vực, hoặc một địa phương mà gây tác động xấu đến lợi ích chung của cả nước. Năm là, thẩm định quy định TTHC cũng chính là biện pháp để kiểm định lại kết quả làm việc của cơ quan chủ trì soạn thảo trong thực hiện các công đoạn của quy trình soạn thảo, như: ĐGTĐ, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân về dự án, dự thảo VBQPPL, trong đó đặc biệt là việc lấy ý kiến cơ quan có chức năng kiểm soát TTHC về quy định TTHC, cũng như việc giải trình, tiếp thu ý kiến để hoàn thiện dự án, dự thảo VBQPPL. Sáu là, thẩm định quy định TTHC chính là cơ chế để đảm bảo, tăng cường và nâng cao trách nhiệm phối hợp, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL nói chung, TTHC nói riêng. Bảy là, thẩm định quy định TTHC có ý nghĩa định hướng, chỉ dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL; giúp cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL xem xét, quyết định việc ban hành VBQPPL. Tám là, thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL, trong đó có thẩm định quy định TTHC đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng, ban hành
  • 33. 29 VBQPPL, thể hiện vai trò “tiền kiểm” với mục đích xem xét, đánh giá, phản biện nhằm chỉ rõ các hạn chế, bất cập trong nội dung dự án, dự thảo VBQPPL, nội dung quy định TTHC giúp cơ quan chủ trì soạn thảo có biện pháp khắc phục và cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL có thêm thông tin để quyết định ký ban hành hoặc thông qua VBQPPL. Và theo quy định của Nghị định 48/2013/NĐ-CP, thẩm định về quy định TTHC được coi là một phần không thể thiếu của nội dung thẩm định án, dự thảo VBQPPL. Căn cứ trên cơ sở các tiêu chí chuẩn mực, cụ thể, khoa học về TTHC, Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện quy định TTHC. Như vậy, cùng với việc thẩm định nội dung, chính sách pháp luật và hình thức VBQPPL, việc thẩm định quy định TTHC sẽ góp phần đánh giá dự án, dự thảo VBQPPL một cách chỉnh thể, toàn diện nhưng cũng hết sức chi tiết, cụ thể. Như vậy, ba giai đoạn (đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định quy định TTHC) chính là “bộ lọc” để trình ban hành quy định thủ tục hành chính có chất lượng, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả khi thực thi. 1.2.3. Chủ thể và quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Trong giai đoạn đề nghị xây dựng pháp luật, Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách. Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội khi đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng pháp luật có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự thảo báo cáo đánh giá tác động; lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo.
  • 34. 30 Trong giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính được tiến hành trong giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phải hoàn thành trước khi gửi Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo các bước sau: Bước 1: Tiến hành đánh giá tác động của thủ tục hành chính Cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng các biểu mẫu đánh giá tác động do Bộ Tư pháp ban hành để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính. Bước 2: Hoàn thiện các quy định về thủ tục hành chính Trong quá trình đánh giá tác động, nếu thủ tục hành chính được xác định là không cần thiết thì cơ quan chủ trì soạn thảo ngừng việc đánh giá và không quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản. Nếu thủ tục hành chính được xác định là cần thiết thì tiếp tục đánh giá và căn cứ kết quả đánh giá, cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện quy định về thủ tục hành chính nhằm bảo đảm thủ tục hành chính tại dự án, dự thảo văn bản thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả. Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính Sau khi đánh giá tác động của thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá vào nội dung Báo cáo đánh giá tác động của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đối với dự thảo Thông tư, Thông tư liên tịch, dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định về thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính thành báo cáo riêng. Theo quy định, các cơ quan sau đây có trách nhiệm tham gia ý kiến về quy định TTHC:
  • 35. 31 Văn phòng Chính phủ: cho ý kiến về TTHC quy định trong dự án VBQPPL do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ: cho ý kiến về TTHC quy định trong dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Tổ chức thực hiện chức năng kiểm soát TTHC thuộc cơ quan: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội cho ý kiến về thủ tục giải quyết công việc được hướng dẫn trong dự thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: cho ý kiến về TTHC quy định trong dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh; Phòng KSTTHC thuộc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chuẩn bị ý kiến góp ý về quy định TTHC. Các tổ chức được cơ quan chủ trì soạn thảo xin ý kiến. Về thẩm định quy định TTHC, Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và Sở Tư pháp có chức năng thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL, cụ thể như sau: Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư do các đơn vị khác thuộc bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo; Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình; dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Ngoài việc thẩm định nội dung dự án, dự thảo VBQPPL theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL, các cơ quan nêu trên còn có trách nhiệm thẩm
  • 36. 32 định quy định về TTHC theo quy định của Nghị định 48/2013/NĐ-CP. Thẩm định quy định về TTHC là nhiệm vụ bắt buộc đòi hỏi cơ quan thẩm định phải tổ chức thực hiện đồng thời với việc thẩm định nội dung dự án, dự thảo VBQPPL.
  • 37. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Về văn bản luật, hiện nay, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 là văn bản luật đang có hiệu lực điều chỉnh về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 điều chỉnh 02 nội dung liên quan đến kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Thẩm quyền quy định thủ tục hành chính (khoản 4 Điều 14 Luật) và việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Về văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị định của Chính phủ điều chỉnh về kiểm soát thủ tục hành chính là Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính. Chương II Nghị định số 63/2010/NĐ-CP điều chỉnh về việc quy định thủ tục hành chính, trong đó có các quy định về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi các Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về tiêu chí đánh giá tác động thủ
  • 38. 34 tục hành chính và hồ sơ phải kiểm soát trong thẩm định thủ tục hành chính trong lập đề nghị và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Về văn bản của Bộ trưởng và Ủy ban nhân dân các cấp, Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính quy định về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính ở dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục hành chính đang có hiệu lực thi hành. Đối với thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư số 07/2014/TT-BTP hướng dẫn cụ thể về phương pháp, công cụ đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo các tiêu chí sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, một số Bộ, địa phương trên cơ sở Luật, Nghị định, hướng dẫn tại Thông tư số 07/2014/TT-BTP cũng có hướng dẫn tổ chức cụ thể tại Bộ, địa phương như: Thông tư số 21/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra, xử lý văn bản, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải,…. 2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 2.1.2.1. Ưu điểm Thứ nhất, là bộ công cụ đầu tiên, cụ thể, khoa học giúp cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan có căn cứ, phương pháp để xem xét, kiểm soát chất lượng quy định về TTHC, từ đó làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về TTHC. Thứ hai, tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan chủ trì soạn thảo quy định về TTHC đối với các đối tượng bị tác động, cũng như giải trình
  • 39. 35 trước cơ quan, người có thẩm quyền xét duyệt, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba, định hướng cho việc quy định TTHC theo hướng tối ưu để đảm bảo mục tiêu chỉ ban hành và duy trì TTHC thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả. Thứ tư, nâng cao chất lượng quy định về TTHC và đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả khi thực hiện. 2.1.2.2. Hạn chế Thứ nhất, phương pháp, công cụ hiện nay mới xây dựng phục vụ cho giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, có nghĩa là thừa nhận việc đã có chính sách và TTHC là một trong những biện pháp để thực hiện chính sách. Trong khi đó, quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đổi mới cơ bản theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong đó tập trung quy định về quy trình xây dựng chính sách theo hướng chính sách được thông qua, phê duyệt trước khi bắt đầu soạn thảo văn bản; sửa đổi một số quy định trong quy trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật và đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật của một số chủ thể khác. Như vậy, quy trình chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn đề xuất chính sách (gắn với đánh giá tác động chính sách) và giai đoạn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (đánh giá tác động văn bản). Vì vậy, phương pháp, công cụ hiện hành không đáp ứng được toàn diện đòi hỏi trong xây dựng văn bản của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; đồng thời, những nội dung của Bộ công cụ hiện nay cũng sẽ không còn thực sự phù hợp khi áp dụng Luật năm 2015 do cách thức xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Luật năm 2015 khác quy định của Luật trước đây. Cụ thể như sau:
  • 40. 36 Một là, bộ công cụ đánh giá TTHC đầu tiên nên chưa có thực tiễn áp dụng (nhất là đánh giá tác động quy định TTHC trong giai đoạn dự thảo) do đó thực tế cho thấy cách thức đánh giá, tiêu chí đánh giá của một số nội dung, bộ phận cấu thành còn chưa rõ, chưa thật sự phù hợp với thực tiễn công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay như: Quy định yêu cầu phải đánh giá sự cần thiết của TTHC trong dự thảo VBQPPL hướng dẫn chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung là không phù hợp vì sự cần thiết đã được đánh giá trong VBQPPL được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung; chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp đánh giá tính hợp lý của tên TTHC,... Hai là, nhiều nội dung thông tin tại biểu mẫu đánh giá còn trùng lặp, khó điền. Ví dụ: Việc đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của tên, trình tự thực hiện thủ tục hành chính đang được đánh giá thông qua việc trả lời các câu hỏi trong biểu mẫu đánh giá tác động, cụ thể như sau:
  • 41. 37 Bảng 2.2. Biểu mẫu đánh giá tên, trình tự thực hiện TTHC
  • 42. 38 Tuy nhiên, việc xác định cách đặt tên như thế nào để đạt được yêu cầu rõ ràng, cụ thể thì chưa rõ nên gây khó khăn trong việc đánh giá tiêu chí này. Thực tế, hiện nay, tên thủ tục hành chính đang được đặt theo từ hoặc cụm từ chỉ hành động của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức kết hợp với: (1) Tên kết quả của thủ tục hành chính và kết hợp đối với từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể (nếu có) như: “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở kinh doanh thể thao”; “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở kinh doanh thể thao đối với cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn”. (2) Hoặc kết hợp với cụm từ chỉ sự vật, sự việc mà cơ quan nhà nước muốn quản lý hoặc cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được như: “Đăng ký giá”; “Thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể”. Bên cạnh đó, các nội dung câu hỏi còn có sự trùng lặp về thông tin. Chẳng hạn, trình tự thực hiện thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể bao gồm có các bước thực hiện quy định cụ thể nội dung công việc cần thực hiện, trách nhiệm thực hiện của các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc yêu cầu trả lời 03 câu hỏi sau: “Có được quy định rõ ràng và cụ thể về các bước thực hiện không?”; “Có được quy định hợp lý giữa các bước thực hiện để tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khi thực hiện?”; “Có được quy định, phân định rõ trách nhiệm và nội dung công việc của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi thực hiện không?” là có sự trùng lặp, đôi khi khó phân định nội dung trả lời. Ba là, biểu mẫu đánh giá tác động mới chỉ tập trung đánh giá các nội dung nội tại của TTHC mà chưa có sự liên kết xem xét các nội dung này với các TTHC có liên quan. Ví dụ, các nội dung của thủ tục thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công của công trình xây dựng với các thủ tục khác như thẩm định thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng,... Thực tế, việc thiết kế đánh giá theo quy định hiện nay mới chỉ tập trung vào đánh giá tính hợp pháp khi so sánh với các quy định có liên quan mà chưa có sự liên kết, đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý, hiệu quả với các thủ tục hành
  • 43. 39 chính có liên quan trong quy trình thủ tục hành chính để giải quyết triệt để một công việc của cá nhân, tổ chức. Cụ thể, hiện nay chỉ phải trả lời các nội dung sau: Bảng 2.3. Biểu mẫu đánh giá tính hợp pháp của TTHC Bốn là, bộ công cụ hiện nay mới xây dựng phục vụ cho giai đoạn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, có nghĩa là thừa nhận việc đã có chính sách và TTHC là một trong những biện pháp để thực hiện chính sách. Trong khi đó, quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đổi mới cơ bản theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo VBQPPL. Vì vậy, Bộ công cụ hiện hành không đáp ứng được đòi hỏi có tính toàn diện trong xây dựng văn bản của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Thực tế, hiện nay việc đánh giá sự cần thiết của thủ tục hành chính được thực hiện theo biểu mẫu sau:
  • 44. 40 Bảng 2.4. Biểu mẫu đánh giá sự cần thiết của TTHC Như vậy, việc đánh giá được xem xét trên cơ sở thủ tục hành chính tại dự thảo là để thực hiện chính sách đã có nên sự cần thiết của một thủ tục hành chính được đánh giá trực tiếp theo các nội dung sau đây: Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhất định; Bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Là biện pháp tối ưu trong các biện pháp có
  • 45. 41 thể được thực hiện để bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước và bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Năm là, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về thẩm quyền, hình thức văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tiếp tục tinh gọn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, so với Luật năm 2008 và Luật năm 2004, Luật mới đã giảm được một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ hơn về nội dung ban hành các hình thức văn bản quy phạm pháp luật. Về quy định thủ tục hành chính, Luật năm 2015 quy định cấm các văn bản quy phạm pháp luật của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quy định thủ tục hành chính, trừ trường hợp được luật giao, nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo tinh thần mới của Hiến pháp năm 2013. Chính vì vậy, Bộ công cụ hiện nay sẽ không còn hoàn toàn phù hợp để sử dụng trong kiểm soát quy định về TTHC trong từng loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau theo quy định. Sáu là, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 bổ sung một điều để quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ khâu lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chủ trì, tham gia soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý, trình dự án, dự thảo đến ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, quy định cụ thể mối quan hệ về trách nhiệm giữa các chủ thể trong từng quy trình (chịu trách nhiệm trước ai?) và nội dung chịu trách nhiệm (chịu trách nhiệm về vấn đề gì?). Do đó, Bộ công cụ hiện nay cũng cần có sự điều chỉnh để phù hợp với trách nhiệm, thẩm quyền các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tham gia. Bảy là, bộ công cụ đánh giá tác động TTHC hiện nay thì chưa có sự tương tác trở lại từ kết quả đánh giá tác động đến tính hiệu quả, cần thiết của chính sách (vì thực tế đã mặc định có chính sách). Do đó, hầu như chưa phát
  • 46. 42 hiện ra được các chính sách bất hợp lý từ việc đánh giá các biện pháp để tổ chức thực thi chính sách, mà TTHC là một trong các biện pháp đó. Ví dụ: Chính sách hỗ trợ quy định mức hỗ trợ cụ thể nhưng chi phí để thực hiện TTHC để nhận hỗ trợ còn lớn hơn mức hỗ trợ được nhận thì cần phải xem xét lại sự cần thiết của TTHC và chính sách hỗ trợ (mức hỗ trợ). Tám là, bộ công cụ hiện nay chỉ dành cho các cơ quan, cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước mà chưa có công cụ thích hợp dành cho đối tượng chịu tác động để họ sử dụng hiệu quả trong quá trình tham gia góp ý xây dựng VBQPPL hoặc đánh giá TTHC, từ đó có những ý kiến góp ý xác đáng, hiệu quả trong quá trình xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước. Ví dụ: Chưa có biểu mẫu đánh giá tác động TTHC cho người dân, doanh nghiệp,... Chín là, trong tính toán chi phí tuân thủ TTHC, việc xác định một số loại chi phí là tương đối khó khăn, chưa có sự thống nhất chung nên thực hiện còn lúng túng, ví dụ: chi phí cơ hội (trong trường hợp hàng nhập khẩu phải lưu kho hải quan); thời gian, chi phí đi lại để thực hiện TTHC,... Thứ hai, quy trình thực hiện đánh giá tác động TTHC đã được xác định các bước cơ bản nhưng nội dung chi tiết về trách nhiệm thực hiện, cơ chế phối hợp chưa được hướng dẫn cụ thể nên thực tế thực hiện còn lúng túng. Thứ ba, cơ chế kiểm soát chất lượng đánh giá tác động thủ tục hành chính còn yếu nên chưa phát huy hết được hiệu quả của công cụ đánh giá tác động thủ tục hành chính trong việc nâng cao chất lượng thủ tục hành chính. Thực tế theo báo cáo kết quả cho ý kiến, thẩm định cho thấy, có đến hơn 70 % số TTHC đã được đánh giá tác động nhưng số lượng TTHC phải tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa theo yêu cầu của công tác thẩm định cũng lên tới hơn 60%. Rõ ràng, hiệu quả công tác đánh giá tác động còn thấp, thực hiện còn hình thức để đảm bảo đủ hồ sơ gửi thẩm định. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá tác động là một yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng chính sách, dự thảo văn bản. Ngoài những yếu tố tự thân thì cần phải có một cơ chế kiểm soát chất
  • 47. 43 lượng hoạt động đánh giá tác động độc lập, hậu kiểm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soát chất lượng thủ tục hành chính trong giai đoạn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 2.2.1. Thực trạng thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính Hoạt động đánh giá tác động TTHC chính thức triển khai thực hiện sau khi Nghị định số 63/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 14/10/2010). Tuy nhiên, phải bắt đầu từ năm 2012 thì hoạt động này mới được triển khai có nề nếp. Qua tổng hợp số liệu, kết quả thực hiện đánh giá tác động TTHC của các Bộ, ngành, địa phương cụ thể như sau: 2.2.1.1. Về mặt số lượng Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, hoạt động đánh giá tác động thủ tục hành chính đạt được một số kết quả như sau: Năm 2012, Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động 2.114 TTHC được quy định tại 560 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Bộ, ngành đã đánh giá tác động đối với 1.100 TTHC quy định tại 222 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); các địa phương đã đánh giá tác động đối với 1.014 TTHC quy định tại 338 dự thảo VBQPPL. Năm 2013, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động 1.413 TTHC quy định tại 397 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (giảm 701 TTHC và 163 văn bản so với năm 2012). Các Bộ, ngành đã đánh giá tác động đối với 819 TTHC quy định tại 199 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động đối với 594 TTHC quy định tại 198 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Năm 2014, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động 1.873 TTHC quy định tại 426 dự thảo VBQPPL. Trong đó, các Bộ, ngành đã đánh giá tác động 1.161 TTHC tại 193 VBQPPL; các địa phương đã đánh giá tác động 712 TTHC tại 233 VBQPPL.
  • 48. 44 Năm 2015, các Bộ, ngành, địa phương ước tính đã thực hiện đánh giá tác động 2.087 TTHC quy định tại 409 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tăng 61 thủ tục so với năm 2014. 6 tháng đầu năm 2016, các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện đánh giá tác động 692 TTHC quy định tại 152 dự thảo VBQPPL, giảm 144 TTHC tương đương 18% so với cùng kỳ năm 2015.[2] Kết quả trên phản ánh nỗ lực thực hiện đánh giá tác động TTHC về mặt số lượng. Tuy nhiên, khi rà soát, thống kê so sánh với số lượng TTHC đã được ban hành của các Bộ, ngành thì còn nhiều TTHC chưa được đánh giá tác động theo đúng quy định, cụ thể như sau: Bảng 2.1. Kết quả đánh giá tác động thủ tục hành chính TT Năm TTHC được ban hành hoặc tham gia ý kiến, thẩm định TTHC được đánh giá tác động Tỷ lệ 01 2013 1.129 819 72,5% 02 2014 1.504 1.161 77,1% 03 2015 2.646 2.087 78,9% 04 6 tháng/2016 1.096 692 63,1%