SlideShare a Scribd company logo
1 of 194
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐINH THỊ GIANG
ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU
TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
ĐINH THỊ GIANG
ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU
TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngành: Triết học
Mã số: 92.29.001
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Hùng Hậu
2. TS. Lê Tâm Đắc
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, dƣới sự hƣớng
dẫn của GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu và TS. Lê Tâm Đắc. Nội dung luận án có
kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trƣớc. Luận án không trùng với
bất kỳ một công trình nghiên cứu nào đã công bố trƣớc đây. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trƣớc hội đồng khoa học về tất cả nội dung trong luận án.
Tác giả luận án
Đinh Thị Giang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau Đại học,
Khoa Triết học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên;
GS. TS Nguyễn Hùng Hậu, Viện Triết học và TS Lê Tâm Đắc, Viện nghiên cứu
Tôn giáo và Tín ngưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tận
tình chỉ dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án
này; Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi,
chỉ dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án
Đinh Thị Giang
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án....................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án ....................................................... 3
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án .......................................... 4
5. Đóng góp về khoa học của luận án................................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .......................................................... 5
7. Kết cấu của luận án.......................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................... 6
1. Những tác phẩm kinh điển của Phật giáo về đạo Hiếu .................................... 6
2. Các công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong Phật giáo.................................. 8
3. Các công trình nghiên cứu về lối sống và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong
Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam nói chung, lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB
hiện nay nói riêng. ..............................................................................................16
3.1. Các công trình nghiên cứu về lối sống........................................................16
3.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu
trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam ...........................................................19
3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu
trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay............26
4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án...........................28
4.1. Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt đƣợc ............................28
4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................29
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO
HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY ...........................................................................30
1.1. Đạo Hiếu trong Phật giáo và Đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB trong lịch sử...30
1.1.1. Đạo Hiếu...................................................................................................30
1.1.2. Đạo Hiếu trong Phật giáo .........................................................................31
1.1.2.1. Khái niệm về đạo Hiếu trong Phật giáo ................................................31
1.1.2.2. Một số nội dung cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo .........................35
1.1.2.3. Đặc điểm cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo ....................................48
1.1.3. Đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB trong lịch sử ........................................52
1.1.3.1. Nội dung của đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB trong lịch sử ...............52
1.1.3.2. Đặc điểm cơ bản của đạo Hiếu Phật giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ
trong lịch sử.........................................................................................................61
1.2. Lối sống và những nhân tố ảnh hƣởng đến lối sống của ngƣời Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ...............................................................................................63
1.2.1. Khái niệm lối sống....................................................................................63
1.2.2. Ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và những nhân tố ảnh hƣởng đến lối
sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay..............................................................71
1.2.2.1. Ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ ...........................................................71
1.2.2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ hiện nay..................................................................................................73
Tiểu kết chƣơng 1...............................................................................................81
Chƣơng 2 ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN
LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .........................................83
2.1. Ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến nhận thức của ngƣời Việt
ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.............................................................................84
2.2. Ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến cách ứng xử của ngƣời
Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.....................................................................97
2.2.1. Ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến cách ứng xử của những
nhà tu hành Phật giáo..........................................................................................97
2.2.2. Ảnh hƣởngcủa đạo Hiếu trong Phật giáo đến cách ứng xử của những
ngƣời không phải là những nhà tu hành Phật giáo...........................................107
2.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật
giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay........................................118
2.3.1. Tác động của đời sống vật chất thấp kém, môi trƣờng gia đình và xã
hội thiếu lành mạnh đến đạo Hiếu trong Phật giáo ngƣời Việt vùng ĐBBB
hiện nay.............................................................................................................118
2.3.2. Tác động của sự chƣa nhận thức đúng đắn và đầy đủ tinh thần đạo
Hiếu trong Phật giáo ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.....................120
2.3.3. Tác động của việc đạo Hiếu trong Phật giáo đang bị lợi dụng do tổ
chức quản lý yếu kém.......................................................................................121
Tiểu kết chƣơng 2.............................................................................................125
Chƣơng 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY
ẢNH HƯỞNGTÍCHCỰC,HẠNCHẾẢNHHƯỞNGTIÊUCỰCCỦA ĐẠO HIẾU
TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ HIỆN NAY ......................................................................................126
3.1. Một số quan điểm nhằm phát huy giá trị của đạo Hiếu trong Phật giáo
đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay....................................126
3.1.1. Nắm vững và bám sát Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
và quan điểm đổi mới của Đảng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ...........126
3.1.2. Kết hợp giữa xây và chống nhằm khắc phục những nhận thức và cách
ứng xử trái với đạo Hiếu trong Phật giáo. ........................................................129
3.1.3. Phát huy giá trị đạo Hiếu trong Phật giáo gắn liền với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội vùng ĐBBB hiện nay ........................................................131
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng hƣởng tích cực của đạo
Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay ....................134
3.2.1. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập để ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay
có điều kiện phụng dƣỡng cha mẹ theo đúng tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo. ..134
3.2.2. Xây dựng môi trƣờng gia đình văn hóa, xã hội lành mạnh, ổn định để
phát huy giá trị đạo Hiếu trong Phật giáo.........................................................136
3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đạo Hiếu trong Phật giáo để có nhận
thức và cách ứng xử đúng với tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo..................138
3.2.4. Tăng cƣờng tổ chức và quản lý các hoạt động tri ân, báo ân nhằm chống lại
những cách ứng xử trái với tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo .............................143
Tiểu kết chƣơng 3.............................................................................................148
KẾT LUẬN......................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ........................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đồng bằng Bắc Bộ ĐBBB
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Nhà xuất bản Nxb
Chủ nghĩa xã hội CNXH
Giáo hội Phật giáo Việt Nam GHPGVN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một tôn giáo có nội dung sâu sắc, uyên thâm, luận bàn về
nhân sinh quan và trên cơ sở đó tìm hƣớng giải thoát cho con ngƣời đó là con
đƣờng hoàn thiện đạo đức cá nhân trong đó có đạo Hiếu. Mục đích cuối cùng
của đạo Hiếu trong Phật giáo không chỉ dừng ở nhận thức mà còn hƣớng con
ngƣời hành động theo “bát chính đạo”, nhằm giải thoát cho con ngƣời khỏi khổ
đau trần thế, mang lại ổn định cho gia đình và xã hội. Đạo Hiếu trong Phật giáo
bàn đến mọi mặt về đạo làm ngƣời một cách rất sâu sắc và bao quát, từ việc
biết ơn và báo ơn cha mẹ trong gia đình và rộng hơn nữa là biết ơn và báo ơn
Tổ quốc, đồng bào, nhân loại.
Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên thông qua
hai con đƣờng từ các nhà sƣ Ấn Độ truyền đến và Trung Quốc du nhập vào
(Phật giáo Đại thừa). Đồng bằng Bắc Bộ nằm ở vị trí địa lý thuận lợi - trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nƣớc, là nơi quy tụ của các nền
văn hóa lớn nên đồng bằng Bắc Bộ là nơi tiếp nhận Phật giáo đầu tiên. Dễ nhận
thấy, trong lịch sử thời Lý – Trần, Phật giáo đã đƣợc giai cấp cầm quyền phong
kiến Việt Nam lựa chọn làm quốc giáo và hiện nay, tƣ tƣởng Phật giáo nói
chung và đạo Hiếu trong Phật giáo nói riêng vẫn tiếp tục ảnh hƣởng ảnh hƣởng
sâu rộng đến nhiều phƣơng diện trong lối sống của ngƣời Việt ở Đồng bằng
Bắc Bộ nhƣ nhận thức, cách ứng xử, phong tục tập quán... Ngƣời Việt ở Đồng
bằng Bắc Bộ luôn có tinh thần kế thừa và phát huy các giá trị tích cực và biến
chúng thành tƣ tƣởng đặc trƣng của dân tộc Việt, cho nên việc nghiên cứu đạo
Hiếu trong Phật giáo góp phần xây dựng và hoàn thiện lối sống con ngƣời Việt
Nam hiện nay là một vấn đề mang tính cần thiết.
Mặt khác, đạo Hiếu trong Phật giáo không chỉ có giá trị đối với lịch sử tƣ
tƣởng, văn hoá Ấn Độ và một số quốc gia phƣơng Đông mà còn có giá trị lý
luận và thực tiễn đối với nhân loại ngày nay. Bởi vì, thế giới mà chúng ta đang
2
sống là thế giới của những thay đổi lớn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
của nền kinh tế thị trƣờng, quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng,
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội biến chuyển không ngừng. Tuy nhiên, loài
ngƣời ngày nay cũng đang phải đối mặt trƣớc nhiều thử thách nhƣ: các giá trị
đạo đức truyền thống đang dần bị băng hoại, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ,
trái với thuần phong mỹ tục trong một bộ phận cộng đồng dân cƣ diễn ra ngày
càng phổ biến, đặc biệt là lớp trẻ. Họ có thiên hƣớng đề cao cá nhân, sống ích
kỷ, lạnh lùng, không tình nghĩa, bất chấp đạo lý, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách
nhiệm đối với cha mẹ, ít quan tâm đến những ngƣời xung quanh… Nhất là thời
gian gần đây, sự xuống cấp về đạo đức đang trở thành một vấn nạn với hàng
loạt những hiện tƣợng đau lòng diễn ra ở trong gia đình và ngoài xã hội nhƣ
hiện tƣợng con cái chối bỏ cha mẹ thậm chí sát hại đấng sinh thành ra chính
mình ngày càng phổ biến.
Những hậu quả đó của loài ngƣời do đâu mà có? Dƣới góc độ nhân sinh
quan Phật giáo, có thể thấy là do con ngƣời vô minh, tham, sân, si, khát ái mà
không thấy đƣợc mình đang tự hủy hoại chính mình, dòng tộc mình và dân tộc
mình. Để khắc phục với những thách thức nói trên có rất nhiều phƣơng cách
khác nhau, trong đó có thể khai thác nhiều hơn nữa giá trị của các tôn giáo đặc
biệt là Phật giáo với quan niệm đạo Hiếu sâu sắc, vốn đã chiếm một phần
không nhỏ trong lối sống của ngƣời Việt ở đây.
Vì vậy, để phát huy giá trị đạo Hiếu trong Phật giáo nhằm giáo dục ngƣời
Việt ở ĐBBB hiểu và sống hƣớng thiện với tinh thần “uống nƣớc nhớ nguồn”,
giúp mỗi ngƣời tự định hƣớng cho bản thân mình trong cuộc đời, giữ gìn lƣơng
tâm và thực hiện tròn nghĩa vụ của mình, sống vì mình, vì cha mẹ mình và vì
mọi ngƣời trong xã hội là một vấn đề cấp thiết. Việc nghiên cứu vấn đề này
không chỉ có ý nghĩa nền tảng nhằm khẳng định những ảnh hƣởng của đạo
Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay mà
còn giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện về những giá trị cuộc sống và
3
định hƣớng cho cuộc sống hiện nay, làm phong phú đời sống tinh thần của con
ngƣời Việt Nam trong thời đại mới.
Với những nhận thức trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Ảnh hưởng của
đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện
nay” làm luận án triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những nội dung chủ yếu về đạo Hiếu trong Phật giáo,
từ đó luận án làm rõ ảnh hƣởng của nó đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích nội dung của đạo Hiếu trong Phật giáo và lối sống
ngƣời Việt ở ĐBBB.
Thứ hai, phân tích và đánh giá ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo
đến các biểu hiện của lối sống nhƣ nhận thức và cách ứng xử của ngƣời Việt ở
ĐBBB hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
ảnh hƣởng tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến
lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu những tƣ tƣởng chủ yếu của đạo Hiếu trong kinh điển
nhƣ: Kinh Báo ân cha mẹ, Kinh Vu lan bồn, Kinh Hiếu tử, Kinh Tâm địa quán,
Kinh Mục Liên sám pháp và những tài liệu liên quan (Gia huấn, luật pháp)
3.2.2. Về không gian: Tìm hiểu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo
đến các biểu hiện của lối sống nhƣ nhận thức và cách ứng xử của 02 nhóm
4
đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn 06 tỉnh thành khu vực ĐBBB
gồm Hà Nội, Hƣng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng: Một là,
những ngƣời không phải là nhà tu hành Phật giáo gồm cả tín đồ Phật giáo (Phật
tử) và những ngƣời không phải tín đồ Phật giáo; Hai là, những nhà tu hành Phật
giáo (tăng ni).
3.2.3. Về thời gian: Luận án giới hạn từ khi đổi mới (năm 1986), đặc biệt
là từ năm 1990, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VI ban
hành Nghị quyết số 24/NQ-TW về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới” đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội. Ngoài ra, luận án còn dựa trên tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lối sống cũng nhƣ về tín ngƣỡng, tôn
giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phƣơng pháp luận mácxít, phƣơng pháp nghiên cứu liên
ngành nhƣ sử học, văn hóa học, dân tộc học, điều tra xã hội học, thống kê, trong đó
chú trọng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu gốc, phƣơng pháp
lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, so sánh đối chiếu, khái
quát hoá…
5. Đóng góp về khoa học của luận án
Một là, luận án góp phần làm rõ đạo Hiếu trong Phật giáo nói chung và
đạo Hiếu trong Phật giáo vùng ĐBBB nói riêng trên một số nội dung cụ thể: ân
cha mẹ, ân chúng sinh, ân Tam bảo, ân Quốc gia.
Hai là, luận án phân tích ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối
sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay trên một số biểu hiện cụ thể nhƣ
5
nhận thức và cách ứng xử thông qua kết quả khảo sát một số tỉnh nhƣ Hà Nội,
Hƣng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng.
Ba là, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hƣởng
tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB
hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ nội dung đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng
của nó trên một số biểu hiện của lối sống nhƣ nhận thức và cách ứng xử của
ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay thông qua kết quả khảo sát một số tỉnh tiêu biểu
nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo
đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
môn Triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Đạo đức học… và các ngành học có
liên quan trong các trƣờng cao đẳng, đại học và học viện ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu,
Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, Tài
liệu tham khảo, Phụ lục tổng hợp kết quả điều tra khảo sát, Phiếu thu thập
thông tin, nội dung của luận án gồm 3 chƣơng, 10 tiết.
6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Phật giáo là một trƣờng phái triết học Ấn Độ cổ đại ra đời trong làn sóng
phản đối sự thống trị của đạo Bàlamôn và sự phân biệt đẳng cấp, lý giải căn
nguyên nỗi khổ và tìm con đƣờng giải thoát con ngƣời khỏi nỗi khổ triền miên,
đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ cổ đại. Triết học Phật giáo đã sớm khẳng
định vị thế của mình trong lịch sử tƣ tƣởng Ấn Độ và các quốc gia lân cận,
trong đó có Việt Nam bởi vì dòng triết học này chứa đựng những triết lý đạo
đức sâu sắc trong đó có đạo Hiếu và chính nó góp phần xây dựng một nền triết
học Ấn Độ đặc trƣng trong lịch sử triết học của nhân loại cho dù vẫn còn hạn
chế, nhƣng không ai có thể phủ nhận những giá trị đạo đức của Phật giáo.
Trong chiều dài lịch sử tƣ tƣởng, nhiều học giả các nƣớc trên thế giới luôn kế
thừa, tiếp thu những mặt tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo vào xây dựng
và hoàn thiện lối sống trong xã hội mới. Cho nên, việc nghiên cứu đạo Hiếu
trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó đến lối sống ngƣời Việt Nam trong đó có
ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là một vấn đề hấp dẫn, thu hút đƣợc nhiều
nhà nghiên cứu với những công trình lớn có giá trị.
1. Những tác phẩm kinh điển của Phật giáo về đạo Hiếu
Phật giáo không có tác phẩm chuyên luận bàn về đạo Hiếu nhƣ trong
Nho giáo nhƣng những tƣ tƣởng về đạo Hiếu đƣợc tìm thấy trong nhiều kinh
điển của Phật giáo và hiện nay có nhiều học giả nghiên cứu giới thiệu, dịch và
chú giải những kinh điển này nổi bật một số kinh điển sau:
Kinh Vu lan báo hiếu [57] do hòa thƣợng Thích Huệ Đăng dịch đƣợc
Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành vào năm 2016 là một bản kinh ngắn kể về
nguyên nhân và phƣơng pháp báo hiếu của tôn giả Mục kiều liên đối với thân
mẫu của ngài. Đại ý của kinh gồm có ba phần chính: 1, nói về nguyên nhân của
pháp báo hiếu Vu lan; 2, phƣơng pháp báo hiếu nhờ vào công đạo đức cộng
đồng; 3, báo hiếu là trách nhiệm chung của những ngƣời con. Duyên khởi của
kinh nhƣ sau: Ngài Mục kiều liên vận dụng sáu phép thần thông tìm thấy mẹ bị
7
tái sinh trong cảnh giới ngạ quỷ, đói khát và tiều tụy. Ngài liền lấy bát đựng cơm
đem hiến dâng cho mẹ. Vì lòng tham, bà mẹ lấy tay trái che lấy cái bát, tay phải
vội vã vốc cơm nhƣng cơm đã biến thành lửa nên không ăn đƣợc. Tôn giả sầu
than trở về thƣa Phật để cầu cách cứu mẹ ngài. Đức Phật dạy rằng chỉ nhờ vào
uy lực đạo đức tu tập của chƣ tăng trong ba tháng an cƣ mới có thể độ đƣợc mẹ
ngài Mục kiều liên. Ngài Mục kiều liên đã làm theo lời Phật dạy thiết lập trai
đàn, nhờ oai đức chuyển hóa nghiệp lực của chƣ tăng mà mẹ ngài đã thoát khỏi
cảnh ngạ quỷ, tái sinh về cõi trời. Nhân dịp đó, đức Phật đã khuyên tất cả những
ngƣời con nên học theo gƣơng hiếu hạnh của ngài Mục kiều liên để báo đáp
công ơn sinh thành dƣỡng dục của cha mẹ hiện tại và cha mẹ bảy đời quá khứ.
Kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân [47], sự báo hiếu đƣợc khởi đi bằng việc
đức Phật vái lạy đống xƣơng khô trong đó có cha mẹ nhiều đời trong quá khứ
của ngài, đức Phật đã giảng dạy về 10 đức ân của hai đáng sinh thành nhƣ sau:
1, Gìn giữ con khi mang thai; 2, khổ đau trong sinh nở; 3, lo lắng trăm bề đến
lúc sinh; 4, nuốt đắng nhổ ngọt; 5, nhƣờng khô nằm ƣớt; 6, bú mớm nuôi nấng;
7, tắm rửa săn sóc; 8, thƣơng nhớ không nguôi; 9, quá vì con thậm chí làm ác;
10, thƣơng con trọn đời. Để con cháu đền đáp công cha nghĩa mẹ, Phật dạy
phƣơng pháp báo hiếu về phƣơng diện vật chất lẫn tinh thần. Nếu đối với cha,
công ơn trời biển thuộc về phần nuôi nấng và giáo dục con cái thì đối với mẹ là
cả bầu trời tình thƣơng, mƣời tháng cƣu mang, ba năm bú mớm cho đến lúc
con cái đƣợc trƣởng thành và hạnh phúc trong đời. Hiếu đƣợc công ơn trời biển
của hai đấng sinh thành, tất cả những ngƣời làm con phải lo báo hiếu cha mẹ.
Đạo đức của lòng hiếu thảo theo kinh này khởi đi bằng đời sống đạo đức của
bản thân, thấy đƣợc song thân ân trọng, nỗ lực đền đáp bằng cả tấm lòng trong
mọi tình huống dù trong lúc khốn khó, lòng hiếu kính của con cháu đối với cha
mẹ trƣớc sau nhƣ một. Vì tình thƣơng và tấm lòng của cha mẹ dành cho con cái
là không bờ bến. Tất cả sự báo hiếu của con chỉ đền đáp đƣợc phần nào đó
trong muôn một. Những kẻ bất hiếu tự gieo bất hạnh cho bản thân và khó có cơ
8
hội sống trong hạnh phúc thật sự. Do đó hiếu thảo là nhu cầu không thể thiếu
của hạnh phúc và là giá trị làm thăng hoa mọi giá trị trong cuộc đời.
Kinh Mục liên sám pháp [53] dạy về cách sám hối và hƣớng dẫn cha mẹ
về chính pháp của đức Phật. Sám hối là một phƣơng pháp tƣ lợi, lợi tha, một
công hạnh báo hiếu rất nhiệm màu mà ngƣời muốn tu hành hiếu đạo, ngƣời
muốn tu hành hiếu đạo, ngƣời muốn sám trừ nghiệp chƣớng cần phải ghi lòng
tạc dạ. Ngài Mục kiều liên là một tấm gƣơng sáng chói tƣợng trƣng cho lòng
chí hiếu đối với đấng từ thân, ngài đã thực hành pháp sám hối mà cứu đƣợc mẹ
thoát khỏi cảnh địa ngục khiến muôn đời không thể quên.
Ngoài những kinh sách trên còn nhiều kinh sách khác đề cấp đến đạo
Hiếu nhƣ Kinh Thai Cốt và Kinh Huyết Bồn nhấn mạnh công đức của cha mẹ;
Kinh Hiếu Tử dạy về các phƣơng thức báo hiếu; Kinh Tâm Địa Quán với phẩm
thứ hai là phẩm báo ân, dạy cách đền ơn cha mẹ của ngƣời xuất gia và ngƣời tại
gia; Kinh Địa Tạng kể về hiếu hạnh của Bồ-tát Địa Tạng và thông qua đó
hƣớng dẫn cách đền ơn cha mẹ ở hiện đời cũngnhƣ các đời sống quá khứ; Kinh
Thiện Sinh hay Giáo thọ Thi-ca-la-việt (thuộc kinh điển Pali) dạy về đời sống
và các mối quan hệ đạo đức của xã hội loài ngƣời, trong đó có đề cập đến 5
nguyên tắc đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái và 5 nguyên tắc đạo đức
của con cái đối với cha mẹ... Những kinh điển gốc đƣợc trình bày ở trên có giá
trị lớn giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng thể về nội dung đạo Hiếu trong
Phật giáo.
2. Các công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong Phật giáo
Trong quá trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng của
nó đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, chúng tôi thấy đã có
nhiều học giả nghiên cứu công phu về đạo Hiếu trong Phật giáo. Những công
trình này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phân tích những nội dung
cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo, đồng thời nhấn mạnh những yếu tố tích
cực và ý nghĩa của đạo Hiếu trong Phật giáo trong đó có một số công trình nhƣ:
9
Cuốn Phật pháp [11] của các tác giả Minh Châu, Thiên Ân, Chơn Trí, Đức
Tâm do Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1992.
chủ đích của cuốn sách là giới thiệu Đạo Phật cho thanh - thiếu – nhi. Chƣơng
trình gồm các mục lịch sử, giáo lý, pháp hạnh, nghi lễ, mẩu chuyện đạo, kinh
điển.v.v soạn tuần tự theo bốn cấp bậc Hƣớng – Thiện, Sơ – Thiện, Trung –
Thiện, Chánh – Thiện. Trong cuốn sách, các tác giả bàn nhiều đến đạo Hiếu
trong Phật giáo nhƣ phần Pháp hạnh trình bày mƣời ba nội dung trong đó nội
dung thứ sáu nói về Bốn ân trong Phật giáo… Theo các tác giả, “Làm ngƣời ở
đời, đƣợc sống, đƣợc thành đạt chút gì toàn nhờ công ơn của mọi ngƣời, của xã
hội và của chúng sinh… nên những ai muốn thành tựu nhân cách, muốn nhận
rõ ý niệm của đời sống tƣơng quan, không thể không biết đến bốn ân và những
phƣơng pháp đền đáp. Bốn ân: là ân cha mẹ, ân thày bạn, ân quốc gia xã hội, ân
Tam bảo” (11, tr.197). Tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo chƣa đƣợc nói nhiều
nhƣng nội dung của cuốn sách phần nào giúp cho tác giả của luận án hiểu rõ
hơn về giáo lý Phật giáo và những quan điểm của Phật giáo đối với đời sống xã
hội hiện nay.
Năm 1998, Nhà xuất bản Thống kê ấn hành tác phẩm Hành tham quan
gia huấn [6] của Bùi Huy Bích. Tác phẩm tập trung bàn vấn đề giáo dục đạo
đức trong đó nội dung giáo dục đạo Hiếu là nội dung cơ bản. Tác giả khẳng
định vị trí quan trọng của đạo Hiếu trong bậc thang giá trị đạo đức của con
ngƣời. Nội hàm khái niệm đạo Hiếu nhấn mạnh nội dung con cái phụng sự cha
mẹ lúc còn sống, ở vấn đề tu thân, lập chí của ngƣời con trai, rèn đức hạnh tề
gia, vâng lời, kính thờ cha mẹ của ngƣời con gái. Nội dung đạo Hiếu trong tác
phẩm này cho thấy, khác với gia huấn Trung Quốc với nội dung đạo Hiếu là sự
quy định lý tính, nghiêm khắc, gia huấn Việt Nam nói về đạo Hiếu nhƣ một thứ
tình cảm tự nhiên, vốn có của con ngƣời. Nghiên cứu đạo Hiếu trong quan niệm
của ngƣời xƣa là cơ sở giúp tác giả luận án có những so sánh khi phân tích đạo
Hiếu trong Phật giáo.
10
Trong cuốn Chữ Hiếu [42], Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản năm 2005, trên tinh thần tƣ tƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo,
tác giả Hạnh Hƣơng đã chỉ ra công ơn to lớn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên; bổn
phận, trách nhiệm của con đối với cha mẹ và phƣơng pháp rèn luyện để trở
thành ngƣời con hiếu thảo. Tác giả cho rằng, “Ở đời không có điều gì ác bằng
bất hiếu… Báo hiếu là việc mà tất cả những ai làm ngƣời đều phải ghi nhớ và
phải thực hiện. Đạo Phật có dành ra ngày báo hiếu cho thiện nam, tín nữ nhớ
đến bổn phận thiêng liêng đối với cha mẹ, ông bà. Đó là ngày rằm tháng bảy,
ngày Lễ Vu Lan”[42, tr.23-26]. Theo tác giả “Báo hiếu là một cách để ta vun
bồi cội phúc, đây là một nhân cách cao đẹp hơn tất thảy những nhân đức khác.
Một ngƣời đƣợc gọi là có nhân cách, nhất định ngƣời đó phải trọn đạo Hiếu…
Để trở thành ngƣời con chí hiếu ta luôn cố gắng rèn luyện bản thân khi còn bé
sao cho cha mẹ vui lòng. Khi trƣởng thành, cách ăn nết ở của ta luôn hƣớng
đến mục tiêu là “đền ơn trả Hiếu” cho cha mẹ”[42, tr.26-28]. Tuy nhiên, nội
dung đạo Hiếu trong Phật giáo, tác giả Hạnh Hƣơng mới chỉ dừng lại ở mức độ
cơ bản, bƣớc đầu, vấn đề này cần nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.
Trong cuốn Hiếu hạnh xưa và nay [9] Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn
hành vào năm 2006, Cao Văn Cang đã trình bày một số lời dạy kinh điển trong
Phật giáo về đạo Hiếu, trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra con đƣờng thực hành đạo
Hiếu trong đó có truyền thống báo Hiếu của đạo Phật. Tác giả cho rằng, “Hiếu
đạo là nền tảng của các đạo lý khác. Một ngƣời bất hiếu thì chắc chắn không
thể hoàn thành bất cứ đạo nào trọn vẹn đƣợc... Trên đời này, việc làm đƣợc
đánh giá cao quý và đáng tôn vinh nhất, chính là lòng hiếu thảo của con cái đối
với đấng sinh thành” [9, tr.11]. Tuy nhiên, phần trình bày về đạo Hiếu trong
Phật giáo mới ở mức độ nhất định, cần làm sáng tỏ hơn.
Cuốn sách Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ [92] của
Thích Huệ Thông do Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành vào năm 2007, đã
giảng giải về ý nghĩa nhân văn của ngày lễ “Vu lan báo Hiếu” theo quan niệm
và triết lý nhà Phật. Trên cơ sở trình bày về kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân,
11
Kinh Tâm địa quán, Trường Bộ Kinh... tác giả chỉ ra công ơn cha mẹ và
phƣơng cách báo hiếu. Theo đó “có hai phƣơng cách báo Hiếu, một là theo
truyền thống hiếu đạo trong đời sống dân gian và hai là báo hiếu theo truyền
thống Phật giáo mà cụ thể là thực hiện bổn phận và trách nhiệm làm con theo
nhƣ lời Phật dạy… Tuy nhiên, phƣơng cách báo hiếu trong đời sống thế gian
cũng không thể nào rốt ráo và ƣu việt nhƣ phƣơng cách báo hiếu đúng với chân
lý mà Phật đã dạy” [92, tr.75]. Có thể nói, đây là một trong những cuốn sách có
sự lý giải tƣơng đối sâu sắc về đạo Hiếu trong Phật giáo, điều này chứng tỏ sự
thông hiểu của tác giả về nội dung của kinh Phật.
Hạnh Hiếu trong Đạo Phật [80] là một tác phẩm của hòa thƣợng Thích
Nhật Quang, do Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào
năm 2008. Cuốn sách tập hợp những bài giảng của tác giả về đạo Hiếu với các
chủ đề: Báo hiếu trong Đạo Phật, Phật dạy cách báo hiếu, Hạnh hiếu của con
ngƣời Phật, Biết ơn và đền ơn, hạnh hiếu trong Đạo Phật…Tác giả cho rằng,
“Hiếu là gốc, Hiếu là trên trƣớc, Hiếu là tất cả. Là con ngƣời phải tròn đạo
Hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Trong tất cả các ân
nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ”[80, tr.22]. Theo tác giả,
“công ơn của cha mẹ sâu dày vô kể. Muốn đền trả công ơn thâm sâu đó không
có cách gì mà trả hết” [80, tr.23]. Có thể thấy, cuốn sách làm rõ quan điểm của
Phật giáo về đạo Hiếu và vai trò của đạo Hiếu đối với xã hội hiện nay, tuy
nhiên tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo mới đƣợc trình bày dƣới hình thức các
bài giảng, chƣa nghiên cứu chuyên sâu một cách hệ thống.
Lý hoặc luận của Mâu Tử, trong bộ Tổng tập Văn học Phật giáo [87] của
Lê Mạnh Thát do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2001.
Tác phẩm gồm 37 điều, trong đó có 25 điều giải thích mâu thuẫn giữa Phật giáo
và Nho giáo về đạo Hiếu của ngƣời xuất gia. Theo tác giả, một ngƣời cạo bỏ
râu tóc, xuất gia tu hành, sống đời sống không gia đình..., vẫn là một phƣơng
thức báo hiếu trọn vẹn nhất, cao quý nhất, gọi là “đại hiếu”. Tác phẩm này tuy
chƣa bàn một cách hệ thống đạo Hiếu trong Phật giáo nhƣng giúp tác giả luận
12
án có thêm tƣ liệu so sánh giữa đạo Hiếu trong Phật giáo với các tƣ tƣởng đạo
Hiếu khác.
Lục độ tập kinh của Khƣơng Tăng Hội cũng nằm trong Tổng tập Văn học
Phật giáo [87] của Lê Mạnh Thát do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn
hành vào năm 2001. Nội dung tác phẩm tuy không bàn nhiều đến đạo Hiếu trong
Phật giáo nhƣng thông qua những câu chuyện xả thân của Bồ tát khi thực hiện
những hạnh thƣơng vô bờ đã thể hiện những quan niệm rất rõ về hiếu đạo. Những
quan niệm nhƣ kính tín vâng lời, giữ tròn gia hạnh, hết lòng cung dƣỡng, kính thờ
cha mẹ, kính tín Tam bảo, giữ gìn cấm giới không những phù hợp với đạo lý Việt
mà còn góp phần tạo nên nền tảng đạo lý của dân tộc Việt Nam. Nội dung trong
tác phẩm chƣa bàn sâu về đạo Hiếu, nhƣng những quan điểm nêu ra là tiền đề giúp
tác giả có thể luận giải sâu hơn về đạo Hiếu trong Phật giáo.
Trong cuốn Tư tưởng Hiếu đạo trong Phật giáo [22] do Thích Nhuận
Đạt dịch đƣợc nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm
2012 tập hợp những bài giảng, bài nghiên cứu của một số vị pháp sƣ, học giả,
nhà nghiên cứu Trung Quốc về Hiếu đạo, tiêu biểu nhƣ: Tư tưởng Hiếu đạo
trong Phật giáo của G.S Nam Hoài Cần, Tư tưởng Hiếu đạo của Phật giáo
trong kinh Vu lan bồn của Lƣu Vĩ, Hiếu đạo vô tận – Bồ tát Địa tạng của Pháp
sƣ Văn Thù… Các bài thuyết giảng, bài nghiên cứu trong cuốn sách đã khái
quát quan điểm cơ bản của Phật giáo về Hiếu đạo, con đƣờng thực hành Hiếu
đạo. Ngoài ra, các bài giảng, các bài nghiên cứu còn so sánh giữa đạo Hiếu
trong Nho gia và đạo Hiếu trong Phật giáo. Thông qua cuốn sách này, tác giả
của luận án thấy sự đa dạng trong cách nhìn của các học giả về đạo Hiếu trong
Phật giáo.
Cuốn Công ơn cha mẹ [88] của Đại Đức Thích Giác Thiện do Nhà xuất
bản Hồng Đức ấn hành vào năm 2012, trình bày sâu sắc về công ơn của cha,
công ơn của mẹ, cách báo hiếu cha mẹ và chữ hiếu trong kinh A Hàm và kinh
Trƣờng Bộ. Theo tác giả “Nói đến công lao của cha mẹ ngƣời xƣa có câu “Cây
có cội, nƣớc có nguồn” phàm làm ngƣời ai cũng có cha mẹ. Cha mẹ là ngƣời
13
sinh ra ta, nuôi nấng từ tấm bé cho đến lúc trƣởng thành. Bởi vậy bổn phận làm
con” phải tận tâm Hiếu kính [88, tr.7]. Tác giả cũng nói “công ơn cha mẹ rộng
nhƣ trời bể, làm con suốt đời báo ân cha mẹ vẫn chƣa vừa. Nhƣng trong lúc báo
hiếu, phải có quan niệm sang suốt đúng đắn mới có hiệu quả đem lại lợi ích.
Báo hiếu có nhiều cách, nhƣng không ngoài hai phƣơng diện vật chất và tinh
thần” [88, tr.40]. Cuốn sách này giúp cho tác giả luận án hiểu rõ hơn đạo Hiếu
trong Phật giáo và là tài liệu rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu.
Sa-môn Thích Nhật Từ dịch Kinh Phật cho người tại gia [109] đƣợc Nhà
xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013.Tác giả đã phân loại 63 bài kinh quan
trọng thành năm nhóm chủ đề: đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh độ.
Trong chủ đề kinh về xã hội, bài kinh thứ 5, tác giả trình bày bốn ân lớn; Chủ
đề kinh về Tịnh độ, tác giả trình bày nội dung: Phật nói về Kinh vu lan bồn,
Phật nói Kinh báo Hiếu công ơn cha mẹ. Đây là một công trình có sự đầu tƣ
công phu và trình độ hiểu biết nhất định về kinh điển Phật giáo và điều này
giúp tác giả luận án tìm hiểu sâu hơn về đạo Hiếu trong Phật giáo.
Năm 2013, cuốn Phật giáo trong lòng người Việt [75] do Hạnh Nguyên
và Ngọc Lam tuyển chọn đƣợc Nhà xuất bản Lao động ấn hành. Cuốn sách này
gồm có hai phần chính. Phần I, với tựa đề “Phật giáo trong lòng ngƣời Việt”,
Phần II, “Giới thiệu – trích dẫn kinh Phật”. Trong mục 18, “Đạo Hiếu qua
chuyện Phật bà Chùa Hƣơng với xã hội”, tác giả cho rằng, “đạo Phật lấy từ bi
làm căn bản mà Hiếu là đích của từ bi, tâm từ bi khởi từ chỗ biết yêu thƣơng,
kính trọng cha mẹ rồi phát triển đến chỗ tận cùng là thƣơng tất cả mọi loại
chúng sinh. Do đó đạo Phật là đạo Hiếu, là hiện thân của lòng từ bi, vì Đức
Phật vô lƣợng kiếp tu hành đều lấy chữ Hiếu làm đầu” [75, tr.91].
Năm 2014, cuốn Phật giáo và xã hội [113] của Đại sƣ Tinh Vân do Phan
Thị Bích Trầm dịch, Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành, đề cập đến quan niệm
của Phật giáo về các vấn đề xã hội nhƣ vấn đề của cải, vấn đề về phƣớc và thọ,
vấn đề về đạo đức, chính trị, trung Hiếu… Khi trình bày về quan niệm đạo đức
trong Phật giáo, tác giả chỉ ra vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội “Ngƣời
14
ta thông thƣờng cho rằng có đƣợc của cải, đời ngƣời sẽ có giá trị; có đƣợc danh
lợi và chức vị đời ngƣời sẽ có ý nghĩa. Thực ra đời ngƣời thật sự giá trị không
phải ở những thứ này, chủ yếu ở chỗ có hay không có đạo đức và nhân cách.
Đời ngƣời có phẩm cách, đạo đức mới là điều quan trọng nhất, viên mãn nhất”
[113, tr.53]. Tiếp đó tác giả đã trình bày năm loại đạo đức của con cái đối với
cha mẹ và năm loại đạo đức cha mẹ đối với con cái. Trong phần trình bày quan
niệm về trung Hiếu trong Phật giáo, tác giả phân tích, so sánh giữa đạo Hiếu
trong Nho giáo và Phật giáo. Theo tác giả, con đƣờng thực hiện tận Hiếu nên
chú ý ba điều sau: a. Hiếu tất phải thực hiện lâu dài không nhất thời; b. Hiếu tất
phải có thực chất chứ không phải chỉ thể hiện ở bề ngoài; c. Hiếu thuận tất phải toàn
diện, không phải cục bộ và từ đó tác giả phân tích những cống hiến của Phật giáo
đối với trung và Hiếu. Nội dung cuốn sách này giúp cho tác giả luận án có cái nhìn
đa chiều góp phần luận giải đúng tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo.
Cũng trong năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản
cuốn Đạo Hiếu trong Nho gia [12] của Cao Vọng Chi. Ngoài việc trình bày
nguyên văn tác phẩm chính của Nho giáo về đạo Hiếu – “Hiếu Kinh”, cuốn
sách còn cung cấp những thông tin về cơ sở của hệ tƣ tƣởng, những lời răn dạy
về chữ “Hiếu” đối với các đối tƣợng khác nhau trong xã hội cũng nhƣ ảnh
hƣởng của đạo Hiếu trong Nho gia đối với đời sống tinh thần của một số nƣớc
láng giềng với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, trong nội dung
chƣơng thứ chín, tác giả đã có sự so sánh giữa đạo Hiếu trong Nho gia với đạo
Hiếu trong các tôn giáo khác nhƣ Đạo giáo, Phật giáo, Đạo cơ đốc... Điều này
giúp tác giả luận án có cái nhìn đa chiều để đánh giá, luận giải đúng tƣ tƣởng đạo
Hiếu trong Phật giáo.
Trong cuốn Chữ Hiếu trong đạo Phật [108], Nhà xuất bản Hồng Đức ấn
hành năm 2013, Thích Nhật Từ trình bày khá sâu sắc về đạo Hiếu trong ca dao
Việt Nam và trong kinh điển Phật giáo (kinh Vu Lan, kinh Thiện Sinh, kinh
Pháp Hoa. Theo tác giả, trong ca dao Việt Nam “chữ Hiếu đóng một vai trò
quan trọng và nền tảng về đạo đức và luân lý xã hội. Nó góp phần giáo dục, xây
15
dựng một xã hội ổn định và hạnh phúc”[108, tr.4]. Theo tác giả “Biết ơn và đền
ơn cha mẹ là Hiếu hạnh đáng khen, tại sao chúng ta phải Hiếu hạnh, tại sao
chúng ta phải Hiếu kính cha mẹ, đền ơn cha mẹ bằng cách nào” [108, tr.5].
Những đánh giá sâu sắc, khách quan, toàn diện về những tƣ tƣởng của đạo Hiếu
trong Phật giáo của Hòa thƣợng Thích Nhật Tƣờng rất hữu ích cho tác giả luận
án trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, những năm gần đây trên
các tạp chí có một số bài viết đề cập đến vấn đề đạo Hiếu trong Phật giáo
Tỷ khiêu Thích Nhƣ Tịnh với bài viết Chữ “Hiếu” với “nỗi khổ treo
ngược” trong đạo Phật [98] đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5/2009.
Tác giả cho rằng “Chữ “Hiếu” trong đạo Phật cũng khác với Hiếu thuận, Hiếu
dƣỡng, Hiếu đạo hay Nhị thập tứ Hiếu của Nho giáo và những quan niệm về
Hiếu của các đạo, các tôn giáo khác… Chữ “Hiếu” trong đạo Phật đƣợc đề cập
trong rất nhiều kinh sách Phật giáo. Nhìn chung “Hiếu đƣợc chia làm 2 loại:
Hiếu thế gian và Hiếu xuất thế gian… Nhìn chung theo Phật giáo thì căn bản
của đạo “Hiếu” là biết tự mình tu tập, nâng cao kiến thức, trau dồi trí tuệ (Tự
giác) và khuyến khích cha mẹ tu phúc tu tuệ, tác động mọi ngƣời biết hƣớng
thiện (Giác tha) để có cuốc sống an lạc” [98, tr.4].
Trong bài Đạo Hiếu của Phật giáo qua Kinh Thiện sinh của Thích Nhật
Từ [107] đăng trong Tạp chí nghiên cứu Phật học số 5/2009, tác giả cho rằng
“Thông thƣờng khi đề cập đến đạo Hiếu trong đạo Phật ngƣời ta chỉ nói đến
việc Hiếu thảo của ngƣời con mà không đề cập nhiều đến vai trò của đạo đức
và giáo dục của các bậc cha mẹ. Đó là một thiếu sót rất lớn. Thật ra theo tinh
thần của lời Phật dạy trong kinh tạng Pali và Đại thừa, đạo Hiếu của ngƣời Phật
tử đƣợc thể hiện đầu đủ về hai mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái và con cái
với cha mẹ”[107, tr.6]. Theo tác giả, “đạo Hiếu trong Phật giáo bao gồm đạo
làm cha mẹ và đạo làm con cái. Năm nguyên tắc đạo đức của đạo làm cha mẹ và
năm nguyên tắc đạo đức của đạo làm con trong kinh Thiện Sinh có thể đƣợc xem
là những chẩn mực, khuông vàng thƣớc ngọc cho các mối quan hệ của cha mẹ và
con cái trong một xã hội tiến bộ và văn minh” [107, tr.12].
16
Bên cạnh đó, bàn về đạo Hiếu còn có thể kể đến một số công trình nhƣ
Lòng Hiếu thảo cần được dạy dỗ của Diệu Thanh; Hà Thúc Minh với Đầu xuân
bàn về gia đình và chữ Hiếu; Bàn về chữ Hiếu của dân tộc Việt Nam của
Trƣơng Minh Hiền; Từ đạo Hiếu truyền thống nghĩ về đạo Hiếu ngày nay
(2007) của nguyễn Thị Thọ trên Tạp chí Triết học, số 6; Đạo Hiếu trong gia
đình Việt Nam hiện nay (2014) của Hoàng Thúc Lân trên số 10 Tạp chí Khoa
học xã hội Việt Nam, tr.70-75; Đạo Hiếu và giáo dục đạo Hiếu cho thế hệ trẻ
hiện nay (2018) của Nguyễn Thị Lên trên Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt kỳ 1, tr
257-260, Dẫn luận về Đạo đức Phật giáo của Damien Keow, Thái An dịch,
Cha mẹ - con cái tình thương yêu lòng biết ơn &… của Ajahn Jayasaro, Ajahn
Sumedho, Diệu Liên Lý Thu Linh và Diệu Ngộ Mỹ Thanh dịch; Đạo làm con
của Phạm Côn Sơn; Mẹ hiền con Hiếu của hòa thƣợng Tịnh Không, Vọng Tây
cƣ sĩ cẩn dịch, Chữ Hiếu của Nguyễn Hƣng Lợi, Từ ân của mẹ của Thích Nhật
Quang; Chữ Hiếu trong truyền thống Việt Nam của Nhịp cầu tâm giao…
Nhƣ vậy, nghiên cứu đạo Hiếu trong Phật giáo đƣợc khá nhiều tác giả
quan tâm đánh giá, so sánh giữa đạo Hiếu trong Phật giáo và đạo Hiếu khác, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị của đạo Hiếu trong Phật giáo.
Điều này giúp tác giả luận án có cơ sở khách quan để tìm hiểu nội dung đạo
Hiếu trong Phật giáo và sự ảnh hƣởng của nó đối với lối sống của ngƣời Việt ở
ĐBBB hiện nay.
3. Các công trình nghiên cứu về lối sống và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong
Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam nói chung, lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB
hiện nay nói riêng.
3.1. Các công trình nghiên cứu về lối sống
Trong đời sống xã hội, lối sống có một vị trí đặc biệt quan trọng, cùng
với sự phát triển của xã hội, vai trò của nó ngày càng gia tăng và thể hiện rõ
nét, đặc biệt khi Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà
17
nƣớc, định hƣớng CNXH, mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh quốc tế
có nhiều biến động phức tạp, đặt ra hàng loạt vấn đề cho việc xây dựng lối sống
của xã hội, đòi hỏi các nhà nghiên cứu trong nƣớc đi sâu tìm hiểu lý luận cơ
bản về lĩnh vực lối sống. Do đó, ở nƣớc ta trong những thập niên gần đây, việc
nghiên cứu lối sống của xã hội trở nên khá sâu rộng, đạt đƣợc nhiều thành tựu.
Năm 1983, cuốn Về lối sống mới của chúng ta [10] của Phong Châu
đƣợc Nhà xuất bản Sự Thật xuất ấn hành, đã làm rõ khái niệm, nội dung và
phƣơng thức xây dựng lối sống mới, từ đó chỉ ra “lối sống có nghĩa là nói đến
toàn bộ hoạt động sống của từng con ngƣời, của cả xã hội. Nó bao gồm rất
nhiều mặt và đƣợc thể hiện rất phong phú, đa dạng, tùy theo trình độ, lứa tuổi,
đặc điểm giáo dục, cá tính, phong cách, đặc điểm giai cấp, dân tộc và địa
phƣơng…[10, tr.25]. Công trình tuy thiên về phân tích lối sống mới xã hội chủ
nghĩa, song nó có giá trị tham khảo rất lớn cho tác giả luận án.
Năm 2001, cuốn Lối sống xã hội chủ nghĩa & xu thế toàn cầu hóa [67]
do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, tác giả Thanh Lê đã chỉ ra khái niệm
về lối sống, những cơ sở, những mặt cơ bản và kế hoạch hóa lối sống xã hội
chủ nghĩa. Toàn cầu hóa và cuộc đấu tranh bảo vệ lối sống XHCN. Theo tác
giả, “Khái niệm “lối sống” cho phép đi sâu vào một hình thái xã hội – kinh tế,
hình dung nó nhƣ một “chỉnh thể sinh động cụ thể” với những “chi tiết” của các
quan hệ xã hội khác nhau: sản xuất, sinh hoạt, văn hóa, gia đình… nói lên đặc
trƣng của một xã hội nhất định với tƣ cách một loại hình và một hình thức nhất
định về mặt lịch sử của hoạt động sống của con ngƣời”[67, tr.6]. Ngoài ra, tác
giả cũng cho rằng, “Cũng không nên quên rằng trong cuộc đấu tranh tƣ tƣởng
quyết liệt hiện nay trong hoàn cảnh toàn cầu hóa, vấn đề lối sống đang là một
điểm nóng”[67, tr.6]. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu này tác giả đƣa ra
đƣợc khái niệm mức sống, nếp sống nhƣng chƣa khoanh vùng phạm vi các yếu
tố của lối sống. Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu này là cơ sở lý luận cho tác
giả luận án khi nghiên cứu về lối sống.
18
Năm 2003, cuốn Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại [36] của
PGS.TS. Lê Nhƣ Hoa đƣợc Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Hà Nội ấn hành
vào năm 2003. Trong phạm vi cuốn sách này, tác giả đề cập đến một số vấn đề
của lối sống nhƣ: bản sắc dân tộc trong lối sống, lối sống đô thị, lối sống gia
đình và lối sống thanh niên. Theo tác giả “Bản sắc dân tộc biểu hiện ở tất cả các
lĩnh vực khác nhau của hiện thực xã hội mà những con ngƣời cụ thể đang sống
trong một thời kỳ nhất định. Bản sắc dân tộc trong lối sống là những giá trị
đƣợc hun đúc trong cả quá trình của cộng Đồng ngƣời Việt trong suốt chiều dài
lịch sử bốn ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, thể hiện thông qua các lĩnh vực
của đời sống xã hội (lao động, học tập, giao tiếp, cách ứng xử…) và đƣợc tái
hiện tập trung trong nền văn hóa riêng của Việt Nam” [36, tr.6]. Công trình
nghiên cứu của Lê Nhƣ Hoa rất hữu ích cho tác giả luận án trong hƣớng nghiên
cứu về lối sống xã hội.
Năm 2007, trong bài Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề về khái niệm
và cách tiếp cận [105], đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn số 23,
Phạm Hồng Tung đề cập tới một số vấn đề trong cách định nghĩa về “lối sống”
và cách tiếp cận trong nghiên cứu về lối sống. Trong phần thứ nhất, tác giả
phân tích mối liên hệ giữa văn hoá và lối sống ở các chiều cạnh khác nhau
nhằm chỉ ra sự chồng lấn và ranh giới giữa hai thực thể và hai khái niệm nêu
trên. Trong phần thứ hai, tác giả giới thiệu định nghĩa về “lối sống” của một số
tác giả Việt Nam và nƣớc ngoài. Trên cơ sở phê phán các định nghĩa đó, tác giả
đề xuất một định nghĩa mới về lối sống, trong đó nhấn mạnh chiều cạnh văn
hoá chủ quan và các mối liên hệ đa chiều của lối sống.
Năm 2010, Bộ khoa học và công nghệ thực hiện đề tài cấp nhà nƣớc
KX.03/06-10 “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay
và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” [26] do
Nguyễn Ngọc Hà làm chủ nhiệm đã làm rõ các đặc điểm của tƣ duy và lối sống
truyền thống của con ngƣời Việt Nam, sự biến đổi của tƣ duy và lối sống trong
19
thời kỳ đổi mới, những điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tƣ duy và lối sống
con ngƣời Việt Nam, những vấn đề đặt ra về tƣ duy và lối sống trƣớc yêu cầu
đổi mới và hội nhập quốc tế. Theo các tác giả, “Lối sống là sự khúc xạ hình
thái kinh tế - xã hội trong nhận thức, tình cảm thái độ và hoạt động xã hội, tổ
chức đời sống và sinh hoạt cá nhân của con ngƣời”[26, tr.44]. Từ đó, đề tài
phân tích căn cứ lý luận và thực tiễn của các phƣơng hƣớng lớn và các giải
pháp cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng tƣ duy và lối sống mới của con ngƣời Việt
Nam hiện nay theo yêu cầu của đổi mới và hội nhập quốc tế.
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên cơ bản chỉ ra đƣợc khái
niệm, cấu trúc của lối sống. Đây là nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích, là cơ sở
khoa học cho tác giả luận án khi luận giải lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc
Bộ hiện nay
3.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hưởng của đạo Hiếu
trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam
Phật giáo du nhập, bám rễ sâu vào lòng dân tộc Việt Nam. Vì vậy, ảnh
hƣởng của Phật giáo nói chung, ảnh hƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo nói riêng
đến lối sống ở Việt Nam đƣợc chú trọng nghiên cứu. Trong những thập niên
gần đây, với cách tiếp cận đa chiều, dƣới nhiều góc độ nhƣ văn hóa, triết học,
đạo đức học, tôn giáo học… việc nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật
giáo đến lối sống ở Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định.
Năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành cuốn Ảnh hưởng
của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay [97] do
Nguyễn Tài Thƣ làm chủ biên. Cuốn sách trình bày các học thuyết tƣ tƣởng và
tôn giáo ở nƣớc ta, phân tích kết cấu và sự tác động của chúng đối với xã hội
hiện thực, đƣa ra những giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm phát huy mặt
tích cực để góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới hiện nay. Về đạo Phật, các tác
giả cho rằng: “Đó là một tôn giáo, nhƣng đồng thời cũng là một học thuyết triết
học sâu sắc. Phần triết học đã tác động đến tầng lớp tri thức các thời đại. Khác
với Nho giáo, Phật giáo ngày nay vẫn tồn tại với cơ chế đầy đủ của nó. Và do
20
đó, nó có điều kiện trực tiếp tác động đến lẽ sống của ngƣời dân” [97, tr.15].
Tuy nhiên, công trình chƣa đi sâu nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong
Phật giáo đến lối sống xã hội.
Năm 1999, Nguyễn Đăng Duy đã viết cuốn Phật giáo với văn hóa Việt
Nam [17], Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành. Trong phần ba của cuốn sách, tác giả
bàn về ảnh hƣởng của Phật giáo đối với văn hóa tinh thần Việt Nam qua các
thời kỳ lịch sử.Theo tác giả, ngay từ đầu du nhập nƣớc ta, Phật giáo đã hỗn
dung với tín ngƣỡng bản địa. Quan niệm văn hóa đạo đức của Phật giáo phù
hợp với lối sống của ngƣời Việt trọng tình, trọng nghĩa, thƣơng ngƣời, cứu
ngƣời. Vì vậy, Phật giáo đã góp phần vào nuôi dƣỡng tinh thần bình đẳng, hoàn
thiện đạo đức của ngƣời dân, chỗ dựa cho ngƣời dân trong đời sống tâm linh.
Thậm chí “Ngày nay trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạo đức Phật giáo
thƣơng ngƣời, cứu ngƣời, hẳn là vẫn có ý nghĩa tích cực. Và trong cơ chế kinh tế
thị trƣờng, thì đạo đức Phật giáo mang tính nhân quả của nó, vẫn có ý nghĩa góp
phần vào làm lành mạnh kinh doanh” [17, tr.306]. Nội dung cuốn sách chủ yếu
nói về ảnh hƣởng của Phật giáo đến văn hóa nói chung mà chƣa đề cập cụ thể
ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống.
Năm 2000, Nhà xuất bản Văn học xuất bản ba tập cuốn Việt Nam Phật
giáo sử luận [64] của Nguyễn Lang. Nội dung cuốn sách tóm tắt những nghiên
cứu đi trƣớc bằng phƣơng thức trình bày kết hợp giữa viết sử và luận sử, giữa
xây dựng các mốc biên niên sử truyền giáo gồm thế thứ các tông phái và lần
tìm ra sợi dây thống nhất bên trong kết nối các mốc biên niên sử ấy lại, cho
ngƣời đọc thấy đƣợc bản sắc của Phật giáo Việt Nam, vai trò và sự đóng góp
của Phật giáo đối với lịch sử dân tộc. Công trình của Nguyễn Lang rất hữu ích
cho tác giả luận án nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối
sống ở Việt Nam.
Năm 2004, Đặng Thị Lan bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết học
Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam [62].
Trong công trình, tác giả hệ thống hóa các giáo lý cơ bản về đạo đức Phật giáo,
thực trạng đạo đức ở nƣớc ta, ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo với việc hình
21
thành đạo đức con ngƣời Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng, “Gần 2000 năm
tồn tại trên đất Việt, Đạo Phật nói chung và đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc Việt Nam, đã trở thành một cái gì đó rất thân thƣơng, gần gũi với dân tộc
Việt nam, con ngƣời Việt Nam và cả đạo đức truyền thống của dân tộc Việt
Nam. Phật giáo đã thâm nhập sâu sắc vào tâm hồn ngƣời Việt và từ đó trở
thành sức sống văn hóa, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đạo đức, lối sống của ngƣời
dân Việt Nam” [62, tr.84]. Có thể nói, luận án đã chỉ ra những đóng góp của đạo
đức Phật giáo trong việc hình thành quan niệm sống tích cực của con ngƣời. Đó
là cơ sở lý luận cho tác giả luận án khi nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong
Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Năm 2004, trong luận án tiến sĩ Triết học Ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay [40], Tạ Chí Hồng
đi sâu phân tích ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống đạo đức xã hội Việt
Nam từ quá khứ đến hiện tại. Luận án tiến sĩ của Tạ Chí Hồng đã góp phần
nhìn nhận rõ hơn đạo đức Phật giáo nói chung và đạo Hiếu trong Phật giáo nói
riêng cùng với những giải pháp phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh
hƣởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đó có đạo Hiếu.
Năm 2009, cuốn Lịch sử Đạo Phật Việt Nam [34], do Nguyễn Duy Hinh
chủ biên, đƣợc Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành. Trong công trình nghiên cứu
này, tác giả giới thiệu tổng thể lịch sử đạo Phật Việt Nam qua các thời kỳ:
truyền nhập (thế kỷ II-V), phát triển (thế kỷ VI-X), cực thịnh (thế kỷ XI-XIV)
và giai đoạn chấn hƣng, canh tân. Theo tác giả, “Phật giáo Việt Nam là Phật
giáo dân gian mang nặng lòng mẹ, lòng từ bi của truyền thống dân tộc, đã thấm
sâu vào văn hóa nghệ thuật tâm tƣ tình cảm ngƣời Việt, đã Việt hóa” [34, tr.8].
Là công trình nghiên cứu Phật giáo Việt Nam dƣới góc độ lịch sử tƣ tƣởng, nên
tác giả dừng lại ở góc độ khái quát chứ chƣa khu biệt ảnh hƣởng của đạo Hiếu
trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam.
Năm 2009 cuốn Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một
cách tham chiếu [103] của Nguyễn Thanh Tuấn đƣợc Nhà xuất bản Từ điển
22
bách khoa Hà Nội ấn hành. Trong chƣơng một của cuốn sách “Phật giáo với
văn hóa Việt Nam”, tác giả phân tích ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống văn
hóa, lối sống đạo đức, văn hóa truyền thống Việt Nam. Theo tác giả “Từ giáo lý
nhà Phật, Phật giáo Việt Nam đã tạo dựng truyền thống gắn bó với dân tộc; từ
đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa dân tộc, sâu đậm đến
mức khắc họa vào tâm tƣởng, đạo đức, tâm lý, lối sống của nhân dân”[103,
tr.59]. Nội dung công trình chủ yếu phân tích ảnh hƣởng của Phật giáo nói
chung đến văn hóa Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích dƣới góc độ ảnh
hƣởng của Phật giáo đến đạo đức, triết lý sống, tín ngƣỡng - những lĩnh vực
quan trọng trong lối sống của xã hội.
Năm 2011 trong cuốn Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức
xã hội ở Việt Nam hiện nay [63], Nhà xuất bản chính trị - hành chính ấn hành,
Hoàng Thị Lan chỉ ra, bên cạnh những hạn chế nhất định, tôn giáo đã có những
đóng góp tích cực trong việc điều chỉnh hành vi của con ngƣời, duy trì đạo đức
xã hội, giữ gìn sự thống nhất của dân tộc và góp phần tạo nên bản sắc văn hóa
độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
phù hợp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo
trong quá trình xây dựng nền văn hóa và đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. Tác giả
nói rằng, “Trong giáo lý Phật giáo, những quan hệ đạo đức trong gia đình cũng
rất đƣợc quan tâm. Trong kinh Giáo thọ thi ca la việt, Đức Phật dạy rằng, làm
ngƣời phải tri ân, báo ân để xứng đáng với kiếp ngƣời cao đẹp hơn loài vật. Ơn
cha mẹ là một trong tứ ân mà mỗi ngƣời phải thực hiện. bởi vì, cha mẹ đã sinh
ra ta, nuôi dƣỡng, dạy dỗ ta và tác thành cho chúng ta. Do vậy, làm con phải có
nghĩa vụ nuôi dƣỡng cha mẹ, làm tròn bổn phận đối với cha mẹ nhƣ trƣớc đây
cha mẹ đã làm, phải chăm sóc cha mẹ chu toàn, phải giữ gìn thanh danh và
truyền thống của gia đình, dòng họ, phải xứng đáng với sự kế thừa và phải
tƣởng nhớ cha mẹ khi cha mẹ qua đời. về phần cha mẹ phải chăm sóc con cái
bằng cách: giữ cho con tránh đƣợc điều ác, khuyến khích con làm điều thiện,
23
đảm bảo cho con đƣợc giáo dục tốt, cƣới vợ gả chồng xứng đáng cho con và
trao truyền kế thừa cho con vào thời gian thích hợp”[63, tr.94]. Cuốn sách này
chỉ đề cập đến ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo nói chung, vấn đề ảnh hƣởng
của đạo Hiếu trong Phật giáo cần nghiên cứu sâu hơn nữa.
Năm 2012 cuốn sách Ảnh hưởng của tư duy tôn giáo đến lối sống người
Việt [74] đƣợc Nhà xuất bản Chính trị – Hành chính ấn hành, hai tác giả Phùng
Thị An Na và Đỗ Lan Hiền đi sâu phân tích ảnh hƣởng của tƣ duy tôn giáo
trong đó có Đạo Hiếu của Phật giáo đối với lối sống của ngƣời Việt hiện nay,
từ đó đƣa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp, góp phần thúc đẩy sự
nghiệp “đổi mới và hội nhấp quốc tế” của Việt Nam đi đến thắng lợi. Theo tác
giả, “Phật giáo cũng nhƣ Nho giáo đều coi trọng chữ Hiếu, đối với Phật giáo,
tột cùng điều thiện không gì hơn Hiếu, tột cùng điều ác không gì hơn bất Hiếu.
Do đó, ngƣời Việt thấm nhuần tinh thần của Phật giáo đều cách ứng xử Hiếu đễ
với cha mẹ và ngƣời lớn tuổi. Hiếu đễ trở thành một thứ “Đạo” của ngƣời Việt,
nó cũng đƣợc hiểu nhƣ một con đƣờng để ngƣời Việt hình thành nhân cách”
[74, tr.92]. Tuy công trình không đi sâu vào nghiên cứu ảnh hƣởng của Đạo
Hiếu trong Phật giáo đến lối sống, nhƣng cuốn sách vấn là tài liệu tham khảo
hữu ích cho tác giả luận án khi nghiên cứu về đạo Hiếu.
Cuốn Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam [82] do PGS.TS Trần
Đăng Sinh và Nguyễn Chu Sâm Đồng chủ biên đƣợc Nhà xuất bản Lý luận
chính trị Hà Nội ấn hành vào năm 2014. Cuốn sách là sự tập hợp các báo cáo
khoa học đƣợc gửi đến Hội Thảo khoa học “Đạo làm ngƣời trong văn hóa Việt
Nam” nhƣ: Đạo Hiếu – đạo làm người trong gia đình Việt Nam của PGS.TS
Trần Đăng Sinh, Đạo Hiếu trong văn học dân gian Việt Nam của TS Trần Thị
Điểu, Đạo Hiếu trong ca dao Việt Nam của Hoàng Phƣơng Thảo v. v… Các bài
viết trong cuốn sách tập trung bàn về đạo làm ngƣời, trƣớc hết là bổn phận,
nghĩa vụ, trách nhiệm của con ngƣời đối với gia đình đó là đạo Hiếu, ngƣời dân
đối với đất nƣớc đó là đạo Trung. Đạo làm ngƣời là triết lý nhân sinh, phƣơng
châm sống của con ngƣời, trả lời câu hỏi: con ngƣời phải sống nhƣ thế nào cho
24
phải đạo? Cuốn sách này giúp cho tác giả luận án thấy đƣợc sự đa dạng trong
cách nhìn của các nhà nghiên cứu về Đạo làm ngƣời trong văn hóa Việt Nam
trong đó có Đạo Hiếu trong Phật giáo.
Năm 2014, Ngô Thị Lan Anh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết
học Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nước ta
hiện nay [3]. Theo tác giả, khái niệm “Tâm” trong Phật giáo rất rộng và có
nhiều khía cạnh, cấp độ, trình độ “1. Tâm là ý thức, là ý chí, tình cảm, sự hiểu
biết, là mặt tinh thần chủ quan trong con ngƣời, mang tính hƣớng thiện. 2.
“Tâm” là Bản thể, là Thực tƣớng, là Chân Tâm” [3, tr.14]. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu ở cấp độ thứ
nhất của “Tâm”. Từ đó, tác giả phân tích ảnh hƣởng của “Tâm” trong Phật giáo
đối với đời sống đạo đức ở nƣớc ta hiện nay. Từ những vấn đề đặt ra, tác giả đề
xuất giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực của “Tâm” trong Phật giáo
đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng xuất phát từ
cái “Tâm” tốt, con ngƣời sống Hiếu thuận hơn, sống có tình nghĩa, có trƣớc
sau… Phật dạy: Muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dƣỡng lớn
lao của cha mẹ. Cho nên, con cái phải Hiếu thảo với cha mẹ. Với ngƣời Việt
Nam, đạo lý làm ngƣời đầu tiên phải học là Hiếu kính với cha mẹ, ông bà. Đạo
lý đó đã trở thành bản tính tự nhiên của ngƣời Việt Nam. Dƣới sự ảnh hƣởng
của một số tôn giáo, trong đó có đạo Phật, việc nhớ ơn và báo ân cha mẹ đã
khắc sâu hơn nữa trong tâm khảm mỗi ngƣời dân đất Việt. Đây chính là biểu
hiện “Tâm” cốt cách của con ngƣời Việt Nam” [3, tr.45]. Mặc dù, tiếp cận dƣới
góc độ chữ “Tâm” nhƣng thực ra tác giả cũng đã nói đƣợc quan niệm của Phật
giáo về đạo Hiếu. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp tác giả luận án
tiếp tục đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
Thời gian gần đây, một số bài viết trên các tạp chí có đề cập đến một số
vấn đề ảnh hƣởng của Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Tài
Thƣ với bài viết Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam
hiện nay [97], Tạp chí Triết học, số 4/ 1993 cho rằng trong tƣ tƣởng Phật giáo
25
đang phục hồi, phát triển và góp phần hình thành nhân cách của một bộ phận
ngƣời Việt Nam gần đây. Trƣớc nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, vấn đề đặt
ra với nhân cách con ngƣời Việt Nam mang đậm dấu ấn của Phật giáo cũng cần
thay đổi để thích nghi trong tình hình mới.
Trong bài viết Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con
người Việt Nam [93], Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2002, Hoàng Thị Thơ
cho rằng, khi nhận định về các vấn đề lịch sử, tƣ tƣởng, văn hóa, đạo đức… của
dân tộc Việt Nam không thể bỏ qua yếu tố Phật giáo. Trong sự hình thành nhân
cách con ngƣời Việt Nam, vai trò của Phật giáo, đặc biệt là đạo đức Phật giáo có
ảnh hƣởng khá đậm nét. Giáo lý Phật giáo chứa đựng hệ thống tƣ tƣởng nhân văn
tiến bộ, tƣ tƣởng canh tân về đạo đức, từ bi, thiện lành… Những tƣ tƣởng của đạo
đức Phật giáo đƣợc in đậm trong đặc trƣng tính cách con ngƣời Việt Nam.
Ngoài ra còn có một số bài viết khác nhƣ Ảnh hưởng của Phật giáo đối
với đạo đức (1999) của Lê Hữu Tuấn; Một số vấn đề của Phật giáo Việt Nam
trong đời sống hiện nay (2002) của Lê Hữu Tuấn; Vai trò của Phật giáo đối
với sự ổn định và phát triển xã hội (2008) của Nguyễn Thế Cƣờng và Nguyễn
Thị Ngọc Lan; Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng xã hội mới
hiện nay (2009) của Ngô Văn Minh; Một số ảnh hưởng của Phật giáo trong lối
sống của người Việt Nam hiện nay (2010) của Nguyễn Quang Trƣờng… Các
bài viết kể trên, trong phạm vi bài báo, đƣa ra đƣợc những gợi ý, những khuyến
nghị bƣớc đầu về ảnh hƣởng của Phật giáo đối với lối sống xã hội Việt Nam hiện
nay. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chúng ta có thể vận
dụng và kế thừa những ảnh hƣởng tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo để xây
dựng lối sống Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Mặc dù các công trình, các bài viết nêu trên đã tiếp cận dƣới những góc
độ và mức độ khác nhau về ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối
sống ở Việt Nam nhƣng nhìn chung mới dừng lại ở mức độ khái quát, chƣa
trình bày vấn đề một cách toàn diện, hệ thống về những ảnh hƣởng của đạo
Hiếu trong Phật giáo đến các phƣơng diện của lối sống xã hội. Tuy nhiên,
26
những ý kiến luận giải đề cập trong các công trình đi trƣớc là nguồn tài liệu
tham khảo, gợi mở quan trọng giúp tác giả luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu
những vấn đề đang đặt ra.
3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu
trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
Nghiên cứu về đồng bằng Bắc Bộ và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật
giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay đƣợc đề cập trong
các công trình nghiên cứu dƣới nhiều góc độ tiếp cận khác. Cụ thể:
Năm 2000, trong sách Người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ [35], Nhà
xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội ấn hành, dƣới góc độ tiếp cận địa lý văn hóa,
tác giả Diệp Đình Hoa tìm hiểu Ngƣời Việt cổ chiếm lĩnh Đồng bằng Bắc Bộ,
cuộc sống tín ngƣỡng và tâm linh, môi trƣờng nhân văn, văn hóa dân gian và
văn hóa cách ứng xử của ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả cho rằng,
“Đạo Phật ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có hơn 2000 năm lịch sử… đạo Phật khi
vào nƣớc ta, cụ thể là vùng đồng bằng Bắc Bộ đã bị bản địa hóa, Việt Nam hóa.
Với tính hòa tan, cƣ dân Đồng bằng Bắc Bộ đã biến một đạo ngoại lai thành
một đạo bản địa, phù hợp với niềm tin và nhận thức của mình” [35, tr.375-376].
Xuất phát từ góc độ tiếp cận địa lý văn hóa nên công trình của diệp đình tác giả
Hoa nghiêng về biểu hiện ảnh hƣởng của Phật giáo trong văn hóa. Phật giáo và
ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ đề cập ở mức độ nhất định.
Năm 2002, cuốn Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay [84] của Trần Đăng Sinh
đƣợc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành. Cuốn sách trình bày có
hệ thống về nguồn gốc, bản chất và những khía cạnh triết học của tín ngƣỡng
thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Từ thực trạng việc thờ
cúng tổ tiên diễn ra hiện nay, tác giả đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp
nhằm phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên trong nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả cho rằng, “đạo
27
Hiếu - đạo làm ngƣời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các nguyên tắc cách
ứng xử của ngƣời Việt, thể hiện triết lý nhân sinh vừa dung dị, mang tính thực
tiễn, tính phổ quát, vừa sâu sắc. Phụng dƣỡng ông bà, cha mẹ lúc sống, thờ
phụng khi chết, không chỉ là tín ngƣỡng mà còn là lẽ sống, đƣợc hình thành,
bồi đắp qua bao thế hệ và trở thành mỹ tục, thuần phong, ăn sâu trong tiềm thức
của mỗi ngƣời” [84,tr.132]. Nội dung công trình thiên về tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, nên ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo
đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB không phải là hƣớng nghiên cứu chính.
Năm 2006, Viện nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngƣỡng của Học viện chính
trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện đề tài cấp bộ “Ảnh hưởng của
Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”
[16] do Phạm Văn Dần làm chủ nhiệm. Công trình đã phân tích thực trạng và
nguyên nhân ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân vùng
Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay và cho rằng, “mặc dù là một tôn giáo ngoại sinh,
nhƣng vào nƣớc ta, Phật giáo đã nhanh chóng thấm sâu, có ảnh hƣởng to lớn
đến ngƣời dân Việt Nam nói chung và nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói
riêng.... Là ngƣời Việt Nam không thể không Hiếu kính cha mẹ, niềm tri ơn và
báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của ngƣời dân
vùng Đồng bằng Bắc bộ.... Đạo Hiếu đã thể hiện sinh động qua ca dao, dân ca
Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phait tự nhiên mà có, mà chính là nhờ
ảnh hƣởng của cả một nền giáo dục” [16, tr.84]. Trong tất cả những ảnh hƣởng
lớn nhất và sâu rộng nhất cũng vẫn là sự ảnh hƣởng của đạo Phật, một tôn giáo,
một nền giáo dục đã có mặt với dân tộc từ buổi đầu của công nguyên, mà đạo
Phật là đạo Hiếu.
Năm 2010, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội đã ấn hành cuốn Cơ
duyên tồn tại của Phật giáo Việt Nam hiện nay (qua một số tỉnh Đồng bằng
Bắc Bộ) của Vũ Minh Tuyên [106]. Cuốn sách đã làm sáng tỏ một cách toàn
diện cơ duyên quy định sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện
nay đặc biệt qua sáu tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ từ cơ duyên kinh tế - xã
28
hội đến cơ duyên nhận thức và cơ duyên tâm lý quy. Để làm rõ điều kiện tồn tại
của Phật giáo Việt Nam hiện nay, tác giả cũng khai thác khá nhiều ảnh hƣởng
quan niệm đạo đức Phật giáo trong đó có đạo Hiếu đến đạo đức, lối sống,
phong tục tập quán… của ngƣời Việt nói chung và ở các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ nói riêng. Trên cơ sở đó, cuốn sách đƣa ra những giải pháp nhằm phát huy
mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo trong xã hội hiện nay.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn một số công trình có nội
dung và hƣớng nghiên cứu liên quan đến ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật
giáo đến lối sống ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay nhƣ Quản lý lễ hội
truyền thống của người Việt ở Châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay (2007),
luận án Tiến sĩ Văn hóa học của Bùi Hoài Sơn; Mấy vấn đề về tín ngưỡng, tôn
giáo khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay (2007) của Nguyễn Quốc Tuấn và
Nguyễn Ngọc Quỳnh đăng trên tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 3; Khía cạnh
triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ
(2013) luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Hữu Thụ; Sự dung hợp giữa Phật
giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại
một số chùa ở thành phố Hà Nội) (2016) luận án Tiến sĩ Triết học của Phan
Nhật Minh…
Những công trình đề cập ảnh hƣởng của Phật giáo nói chung và đạo Hiếu
trong Phật giáo nói riêng đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
ở mức độ nhất định với những mục đích nghiên cứu khác nhau. Những kết quả
nghiên cứu đó giúp tác giả của luận án có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng
ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB và
giải pháp để phát huy mặt tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo cho việc xây
dựng và nâng cao lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay.
4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
4.1. Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt được
Thứ nhất, các công trình đi trƣớc đề cập một số nội dung cơ bản của đạo
Hiếu trong Phật giáo; đƣa ra khái niệm, cấu trúc của lối sống; tiếp cận ảnh
29
hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam dƣới những góc
độ khác nhau nhƣng ở mức độ khái quát, chƣa toàn diện, hệ thống về những
ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống trong xã hội.
Thứ hai, các công trình đã chỉ ra vai trò của đạo Hiếu trong Phật giáo đến
lối sống ở Việt Nam và tính tất yếu phải kế thừa những giá trị và khắc phục
những hạn chế trong quan niệm về đạo Hiếu của Phật giáo đối với quá trình
xây dựng xã hội mới ở nƣớc ta hiện nay.
Thứ ba, vấn đề ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của
ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã đƣợc đề cập nhƣng không nhiều và nằm rải
rác trong các công trình nghiên cứu dƣới góc độ tiếp cận văn hóa mà Phật giáo
có liên quan đến.
4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
Thứ nhất, dựa trên những tài liệu từ những công trình đi trƣớc tác giả luận
án bƣớc đầu đƣa ra khái niệm đạo Hiếu trong Phật giáo nhằm phục vụ cho việc
nghiên cứu nội dung của nó.
Thứ hai, để hiểu toàn diện về đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó
đến lối sống của ngƣời Việt Nam, tác giả luận án cần phải nghiên cứu trên nhiều
lĩnh vực nhƣ triết học, sử học, văn học, tôn giáo học…
Thứ ba, vấn đề “ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của
ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” là một công trình mới, chƣa có một
học giả nào chuyên sâu nghiên cứu nên đã tạo điều kiện cho tác giả luận án
tiếp tục đào sâu nghiên cứu nhằm luận giải một cách khoa học về sự ảnh
hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ hiện nay.
Thứ tư, trên cơ sở đi sâu phân tích thực trạng, luận án đƣa ra những giải
pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo Hiếu trong
Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay.
30
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO
HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY
1.1. Đạo Hiếu trong Phật giáo và Đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB
1.1.1. Đạo Hiếu
Trong Hán Việt từ điển giản yếu, chữ Hiếu định nghĩa là “hết lòng thờ
cha mẹ” [2, tr.165], Từ điển tiếng Việt cũng định nghĩa tƣơng tự, “Đạo là
đƣờng lối, nguyên tắc mà con ngƣời có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong
cuộc sống xã hội nhƣ Đạo làm ngƣời, Đạo vợ chồng, Ăn ở cho phải đạo”[116,
tr.280]; Hiếu là “Lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ” [116, tr.424].
Trong cuốn Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo của Thích Nhuận Đạt
dịch có bài Hiếu đạo vô tận - Bồ tát Địa Tạng của pháp sƣ Văn Thù cho rằng:
“Hiếu là Hiếu kính, Hiếu thuận, Hiếu dƣỡng; Đạo là lẽ tất nhiên, hoặc là con
đƣờng nhất định phải đi qua. Hợp cả hai lại: Hiếu đạo là chánh đạo mà ngƣời
con, ngƣời đệ tử đối với cha mẹ, sƣ trƣởng phải cung kính, thuận theo, cúng
dƣờng và phụng dƣỡng” [22, tr.66].
Theo Việt Nam phong tục “Hiếu là biết kính trọng thƣơng mến cha mẹ,
biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dƣỡng cha mẹ” [7, tr.30]. Gốc của chữ Hiếu
là Hán tự thuộc về bộ tử (vì Hiếu = tôn kính cha mẹ). Chữ Hiếu gồm hai phần:
phần trên là chữ Khảo (già) bỏ bớt nét và phần dƣới là chữ Tử (con), Do vậy,
có thể hiểu nôm na là kẻ làm con phải phụng sự cha mẹ chính là đạo Hiếu.
Trong bài viết Đạo Hiếu - đạo làm người trong gia đình Việt Nam, Trần Đăng
Sinh quan niệm, “Đạo Hiếu có thể hiểu là triết lý, lẽ sống, phƣơng châm cách
ứng xử của con cái đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình” [82, tr.39].
Những định nghĩa trên cho thấy, tuy thời đại khác nhau nhƣng quan điểm
cơ bản về đạo Hiếu là giống nhau nếu có khác nhau thì chỉ khác nhau quan
điểm về cách thức báo hiếu vì đạo Hiếu là thuộc về ý thức tƣ tƣởng và cũng nhƣ
các ý thức tƣ tƣởng khác, đạo Hiếu đều hình thành trên cơ sở kinh tế nhất định,
31
khi “thời đại khác nhau…, hoàn cảnh sinh hoạt về chính trị, kinh tế, và văn hóa
cũng thay đổi. Tất cả đều ảnh hƣởng đến con ngƣời và biến đổi “đạo” làm ngƣời
một cách tự giác hay không tự giác”, [37, tr.10].
Từ những quan điểm của các học giả cũng nhƣ thực tiễn cuộc sống,
chúng tôi cho rằng, đạo Hiếu là quy tắc cách ứng xử mà nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình để báo đáp công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Đặc trƣng cơ bản của đạo Hiếu gồm: Thứ nhất, đạo Hiếu thuộc lĩnh vực
đời sống tinh thần của con ngƣời; Thứ hai, đạo Hiếu phản ánh rõ nét trong mối
quan hệ giữa con cái với ông bà, cha mẹ, tổ tiên; Thứ ba, nội dung của đạo
Hiếu ảnh hƣởng quyết định đến định hƣớng hành vi của mỗi cá nhân.
Đạo Hiếu có cấu trúc phức tạp và đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác
nhau. Nhìn chung, đạo Hiếu có 3 yếu tố cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau đó là
ý thức đạo Hiếu, hành vi đạo Hiếu, quan hệ đạo Hiếu.
Đạo Hiếu có nhiều chức năng, nhƣng nổi bật là chức năng giáo dục, chức
năng nhận thức và chức năng điều chỉnh hành vi. Ba chức năng của đạo Hiếu
có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của chức năng này là tiền đề, điều
kiện cho sự vận hành chức năng khác trong đó chức năng điều chỉnh hành vi là
chức năng quan trọng nhất.
Nhƣ vậy, đạo Hiếu là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức giúp con ngƣời
nhận biết, phân biệt đƣợc những giá trị đúng – sai, tốt - xấu, thiện – ác trong
việc lựa chọn, đánh giá các vấn đề xã hội, từ đó con ngƣời tự điều chỉnh hành
vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, hình thành quan điểm và nguyên
tắc sống của bản thân trong mối quan hệ với bố mẹ, ông bà, tổ tiên...
1.1.2. Đạo Hiếu trong Phật giáo
1.1.2.1. Khái niệm về đạo Hiếu trong Phật giáo
Phật giáo cũng nhƣ Nho giáo và đạo đức truyền thống đều coi trọng đạo
Hiếu, coi đạo Hiếu là căn bản của đạo đức. Trong Hiếu kinh của Nho giáo nói
“Hiếu là nền tảng của đức hạnh, giáo dục cũng xuất phát từ đây”, “Bách thiện
32
Hiếu vi tiên” (Trong trăm cái thiện, chữ Hiếu là đầu); trong kinh Nhẫn nhục
của Phật giáo cũng cho rằng “Cái thiện tột cùng không gì lớn hơn Hiếu, cái ác
tột cùng không gì hơn bất Hiếu”.
Đạo Hiếu trong Phật giáo trƣớc hết là sự biết ơn và báo đáp công ơn to
lớn của cha mẹ. Trong kinh Đại bảo tích, đức Phật khuyên các đệ tử: “Các ông
thƣờng phải hiếu dƣỡng cha mẹ”. Trong kinh Tâm địa quán, đức Phật nói “cha
có từ ân, mẹ có bi ân, Ân của từ phụ cao nhƣ núi, ân của bi mẫu sâu nhƣ biển
lớn” [139], lại nói “ở trong thế gian, cái gì là quý nhất? Bi mẫu còn sống gọi là
quý nhất. Cái gì là nghèo nhất? Bi mẫu mất đi là nghèo nhất. Lúc bi mẫu còn
sống là trăng sáng, khi bi mẫu mất đi là đêm tối. Vì thế, các ông phải siêng
năng nỗ lực tu tập, hiếu dƣỡng cha mẹ” [139]. Kinh Lục độ tập cũng nói: “dâng
thức ăn cho các hiền thánh không bằng hiếu dƣỡng cha mẹ” [dẫn theo 22,
tr.72]. Các kinh điển khác nhƣ kinh Hiếu tử, kinh Thiện Sinh, kinh Vu lan, kinh
Báo ân cha mẹ… đều tuyên dƣơng hiếu đạo và ca ngợi hiếu đạo đối với cha
mẹ.
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo là
giúp mọi ngƣời giải thoát, nên đạo Hiếu trong Phật giáo không chỉ dừng trong
phạm vi gia đình mà đƣợc mở rộng phạm vi tri ân, báo ân quốc gia xã hội và tất
cả chúng sinh. Phẩm báo ân trong kinh Tâm địa quán, nói rằng ngoài ân cha
mẹ, con ngƣời còn phải ân Tổ quốc, ânTam Bảo và ân chúng sinh.
Từ phân tích kinh điển của Phật giáo chúng tôi cho rằng, đạo Hiếu trong
Phật giáo là quan niệm của Phật giáo về công ơn, cách báo ơn của con người
đối với cha mẹ, chúng sinh, Quốc vương và Tam bảo trên con đường đi đến
giải thoát.
Phật giáo quan niệm đạo Hiếu không chỉ là sự cung kính phụng dƣỡng về
vật chất và tinh thần cho cha mẹ mình, mà còn hiếu dƣỡng cha mẹ mọi ngƣời
trong thiên hạ; không chỉ với cha mẹ hiện tại mà còn với cha mẹ trong quá khứ
và vị lai. Bởi lẽ, “Tất cả ngƣời nam là cha ta, tất cả ngƣời nữ là mẹ ta, ta đời
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt

More Related Content

What's hot

Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...PinkHandmade
 

What's hot (20)

Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan PhượngPhát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về hành chính tư pháp, HAY
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thôngLuận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông
 
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù NinhĐề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm huyện Phù Ninh
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc NinhLuận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
 
Đề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAY
Đề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAYĐề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAY
Đề tài: Hoạt động văn nghệ quần chúng tại quận Ngô Quyền, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOTLuận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
 

Similar to Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt

Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốcVăn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốcMan_Ebook
 
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH GIA LAI TỪ 1986 ĐẾN 2016.pdf
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH GIA LAI TỪ 1986 ĐẾN 2016.pdfQUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH GIA LAI TỪ 1986 ĐẾN 2016.pdf
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH GIA LAI TỪ 1986 ĐẾN 2016.pdfNuioKila
 
[123doc] - qua-trinh-phat-trien-dao-tin-lanh-o-tinh-gia-lai-tu-1986-den-2016.pdf
[123doc] - qua-trinh-phat-trien-dao-tin-lanh-o-tinh-gia-lai-tu-1986-den-2016.pdf[123doc] - qua-trinh-phat-trien-dao-tin-lanh-o-tinh-gia-lai-tu-1986-den-2016.pdf
[123doc] - qua-trinh-phat-trien-dao-tin-lanh-o-tinh-gia-lai-tu-1986-den-2016.pdfNuioKila
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHOnTimeVitThu
 
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfCHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfNuioKila
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 

Similar to Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt (20)

Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
 
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốcVăn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
Văn hóa phật giáo trong đời sống người việt nam ở đài loan, trung quốc
 
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAYLuận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
 
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
 
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH GIA LAI TỪ 1986 ĐẾN 2016.pdf
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH GIA LAI TỪ 1986 ĐẾN 2016.pdfQUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH GIA LAI TỪ 1986 ĐẾN 2016.pdf
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH GIA LAI TỪ 1986 ĐẾN 2016.pdf
 
[123doc] - qua-trinh-phat-trien-dao-tin-lanh-o-tinh-gia-lai-tu-1986-den-2016.pdf
[123doc] - qua-trinh-phat-trien-dao-tin-lanh-o-tinh-gia-lai-tu-1986-den-2016.pdf[123doc] - qua-trinh-phat-trien-dao-tin-lanh-o-tinh-gia-lai-tu-1986-den-2016.pdf
[123doc] - qua-trinh-phat-trien-dao-tin-lanh-o-tinh-gia-lai-tu-1986-den-2016.pdf
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
 
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdfCHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN QUA KHẢO SÁT TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH.pdf
 
Quy định pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Quy định pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáoQuy định pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Quy định pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
 
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim BìnhHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Người Có Công Với Cách Mạng Tại Xã Kim Bình
 
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng BìnhChính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho si...
Luận án: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho si...Luận án: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho si...
Luận án: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng lối sống cho si...
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐINH THỊ GIANG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ĐINH THỊ GIANG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngành: Triết học Mã số: 92.29.001 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Hùng Hậu 2. TS. Lê Tâm Đắc HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu và TS. Lê Tâm Đắc. Nội dung luận án có kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trƣớc. Luận án không trùng với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào đã công bố trƣớc đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng khoa học về tất cả nội dung trong luận án. Tác giả luận án Đinh Thị Giang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Triết học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; GS. TS Nguyễn Hùng Hậu, Viện Triết học và TS Lê Tâm Đắc, Viện nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án này; Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi, chỉ dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Đinh Thị Giang
  • 5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án....................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án ....................................................... 3 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án .......................................... 4 5. Đóng góp về khoa học của luận án................................................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .......................................................... 5 7. Kết cấu của luận án.......................................................................................... 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................... 6 1. Những tác phẩm kinh điển của Phật giáo về đạo Hiếu .................................... 6 2. Các công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong Phật giáo.................................. 8 3. Các công trình nghiên cứu về lối sống và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam nói chung, lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay nói riêng. ..............................................................................................16 3.1. Các công trình nghiên cứu về lối sống........................................................16 3.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam ...........................................................19 3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay............26 4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án...........................28 4.1. Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt đƣợc ............................28 4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................29 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY ...........................................................................30 1.1. Đạo Hiếu trong Phật giáo và Đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB trong lịch sử...30 1.1.1. Đạo Hiếu...................................................................................................30 1.1.2. Đạo Hiếu trong Phật giáo .........................................................................31
  • 6. 1.1.2.1. Khái niệm về đạo Hiếu trong Phật giáo ................................................31 1.1.2.2. Một số nội dung cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo .........................35 1.1.2.3. Đặc điểm cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo ....................................48 1.1.3. Đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB trong lịch sử ........................................52 1.1.3.1. Nội dung của đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB trong lịch sử ...............52 1.1.3.2. Đặc điểm cơ bản của đạo Hiếu Phật giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử.........................................................................................................61 1.2. Lối sống và những nhân tố ảnh hƣởng đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ...............................................................................................63 1.2.1. Khái niệm lối sống....................................................................................63 1.2.2. Ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và những nhân tố ảnh hƣởng đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay..............................................................71 1.2.2.1. Ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ ...........................................................71 1.2.2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay..................................................................................................73 Tiểu kết chƣơng 1...............................................................................................81 Chƣơng 2 ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .........................................83 2.1. Ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến nhận thức của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.............................................................................84 2.2. Ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến cách ứng xử của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.....................................................................97 2.2.1. Ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến cách ứng xử của những nhà tu hành Phật giáo..........................................................................................97 2.2.2. Ảnh hƣởngcủa đạo Hiếu trong Phật giáo đến cách ứng xử của những ngƣời không phải là những nhà tu hành Phật giáo...........................................107 2.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay........................................118 2.3.1. Tác động của đời sống vật chất thấp kém, môi trƣờng gia đình và xã hội thiếu lành mạnh đến đạo Hiếu trong Phật giáo ngƣời Việt vùng ĐBBB hiện nay.............................................................................................................118
  • 7. 2.3.2. Tác động của sự chƣa nhận thức đúng đắn và đầy đủ tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.....................120 2.3.3. Tác động của việc đạo Hiếu trong Phật giáo đang bị lợi dụng do tổ chức quản lý yếu kém.......................................................................................121 Tiểu kết chƣơng 2.............................................................................................125 Chƣơng 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNGTÍCHCỰC,HẠNCHẾẢNHHƯỞNGTIÊUCỰCCỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY ......................................................................................126 3.1. Một số quan điểm nhằm phát huy giá trị của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay....................................126 3.1.1. Nắm vững và bám sát Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ...........126 3.1.2. Kết hợp giữa xây và chống nhằm khắc phục những nhận thức và cách ứng xử trái với đạo Hiếu trong Phật giáo. ........................................................129 3.1.3. Phát huy giá trị đạo Hiếu trong Phật giáo gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBBB hiện nay ........................................................131 3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng hƣởng tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay ....................134 3.2.1. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập để ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay có điều kiện phụng dƣỡng cha mẹ theo đúng tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo. ..134 3.2.2. Xây dựng môi trƣờng gia đình văn hóa, xã hội lành mạnh, ổn định để phát huy giá trị đạo Hiếu trong Phật giáo.........................................................136 3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đạo Hiếu trong Phật giáo để có nhận thức và cách ứng xử đúng với tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo..................138 3.2.4. Tăng cƣờng tổ chức và quản lý các hoạt động tri ân, báo ân nhằm chống lại những cách ứng xử trái với tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo .............................143 Tiểu kết chƣơng 3.............................................................................................148 KẾT LUẬN......................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................152 PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Đồng bằng Bắc Bộ ĐBBB Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Nhà xuất bản Nxb Chủ nghĩa xã hội CNXH Giáo hội Phật giáo Việt Nam GHPGVN
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo là một tôn giáo có nội dung sâu sắc, uyên thâm, luận bàn về nhân sinh quan và trên cơ sở đó tìm hƣớng giải thoát cho con ngƣời đó là con đƣờng hoàn thiện đạo đức cá nhân trong đó có đạo Hiếu. Mục đích cuối cùng của đạo Hiếu trong Phật giáo không chỉ dừng ở nhận thức mà còn hƣớng con ngƣời hành động theo “bát chính đạo”, nhằm giải thoát cho con ngƣời khỏi khổ đau trần thế, mang lại ổn định cho gia đình và xã hội. Đạo Hiếu trong Phật giáo bàn đến mọi mặt về đạo làm ngƣời một cách rất sâu sắc và bao quát, từ việc biết ơn và báo ơn cha mẹ trong gia đình và rộng hơn nữa là biết ơn và báo ơn Tổ quốc, đồng bào, nhân loại. Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên thông qua hai con đƣờng từ các nhà sƣ Ấn Độ truyền đến và Trung Quốc du nhập vào (Phật giáo Đại thừa). Đồng bằng Bắc Bộ nằm ở vị trí địa lý thuận lợi - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nƣớc, là nơi quy tụ của các nền văn hóa lớn nên đồng bằng Bắc Bộ là nơi tiếp nhận Phật giáo đầu tiên. Dễ nhận thấy, trong lịch sử thời Lý – Trần, Phật giáo đã đƣợc giai cấp cầm quyền phong kiến Việt Nam lựa chọn làm quốc giáo và hiện nay, tƣ tƣởng Phật giáo nói chung và đạo Hiếu trong Phật giáo nói riêng vẫn tiếp tục ảnh hƣởng ảnh hƣởng sâu rộng đến nhiều phƣơng diện trong lối sống của ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ nhƣ nhận thức, cách ứng xử, phong tục tập quán... Ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ luôn có tinh thần kế thừa và phát huy các giá trị tích cực và biến chúng thành tƣ tƣởng đặc trƣng của dân tộc Việt, cho nên việc nghiên cứu đạo Hiếu trong Phật giáo góp phần xây dựng và hoàn thiện lối sống con ngƣời Việt Nam hiện nay là một vấn đề mang tính cần thiết. Mặt khác, đạo Hiếu trong Phật giáo không chỉ có giá trị đối với lịch sử tƣ tƣởng, văn hoá Ấn Độ và một số quốc gia phƣơng Đông mà còn có giá trị lý luận và thực tiễn đối với nhân loại ngày nay. Bởi vì, thế giới mà chúng ta đang
  • 10. 2 sống là thế giới của những thay đổi lớn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế thị trƣờng, quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội biến chuyển không ngừng. Tuy nhiên, loài ngƣời ngày nay cũng đang phải đối mặt trƣớc nhiều thử thách nhƣ: các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị băng hoại, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục trong một bộ phận cộng đồng dân cƣ diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt là lớp trẻ. Họ có thiên hƣớng đề cao cá nhân, sống ích kỷ, lạnh lùng, không tình nghĩa, bất chấp đạo lý, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cha mẹ, ít quan tâm đến những ngƣời xung quanh… Nhất là thời gian gần đây, sự xuống cấp về đạo đức đang trở thành một vấn nạn với hàng loạt những hiện tƣợng đau lòng diễn ra ở trong gia đình và ngoài xã hội nhƣ hiện tƣợng con cái chối bỏ cha mẹ thậm chí sát hại đấng sinh thành ra chính mình ngày càng phổ biến. Những hậu quả đó của loài ngƣời do đâu mà có? Dƣới góc độ nhân sinh quan Phật giáo, có thể thấy là do con ngƣời vô minh, tham, sân, si, khát ái mà không thấy đƣợc mình đang tự hủy hoại chính mình, dòng tộc mình và dân tộc mình. Để khắc phục với những thách thức nói trên có rất nhiều phƣơng cách khác nhau, trong đó có thể khai thác nhiều hơn nữa giá trị của các tôn giáo đặc biệt là Phật giáo với quan niệm đạo Hiếu sâu sắc, vốn đã chiếm một phần không nhỏ trong lối sống của ngƣời Việt ở đây. Vì vậy, để phát huy giá trị đạo Hiếu trong Phật giáo nhằm giáo dục ngƣời Việt ở ĐBBB hiểu và sống hƣớng thiện với tinh thần “uống nƣớc nhớ nguồn”, giúp mỗi ngƣời tự định hƣớng cho bản thân mình trong cuộc đời, giữ gìn lƣơng tâm và thực hiện tròn nghĩa vụ của mình, sống vì mình, vì cha mẹ mình và vì mọi ngƣời trong xã hội là một vấn đề cấp thiết. Việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ có ý nghĩa nền tảng nhằm khẳng định những ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay mà còn giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện về những giá trị cuộc sống và
  • 11. 3 định hƣớng cho cuộc sống hiện nay, làm phong phú đời sống tinh thần của con ngƣời Việt Nam trong thời đại mới. Với những nhận thức trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” làm luận án triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những nội dung chủ yếu về đạo Hiếu trong Phật giáo, từ đó luận án làm rõ ảnh hƣởng của nó đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, phân tích nội dung của đạo Hiếu trong Phật giáo và lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB. Thứ hai, phân tích và đánh giá ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến các biểu hiện của lối sống nhƣ nhận thức và cách ứng xử của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay. Thứ ba, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu những tƣ tƣởng chủ yếu của đạo Hiếu trong kinh điển nhƣ: Kinh Báo ân cha mẹ, Kinh Vu lan bồn, Kinh Hiếu tử, Kinh Tâm địa quán, Kinh Mục Liên sám pháp và những tài liệu liên quan (Gia huấn, luật pháp) 3.2.2. Về không gian: Tìm hiểu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến các biểu hiện của lối sống nhƣ nhận thức và cách ứng xử của 02 nhóm
  • 12. 4 đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn 06 tỉnh thành khu vực ĐBBB gồm Hà Nội, Hƣng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng: Một là, những ngƣời không phải là nhà tu hành Phật giáo gồm cả tín đồ Phật giáo (Phật tử) và những ngƣời không phải tín đồ Phật giáo; Hai là, những nhà tu hành Phật giáo (tăng ni). 3.2.3. Về thời gian: Luận án giới hạn từ khi đổi mới (năm 1986), đặc biệt là từ năm 1990, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VI ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ngoài ra, luận án còn dựa trên tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lối sống cũng nhƣ về tín ngƣỡng, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phƣơng pháp luận mácxít, phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành nhƣ sử học, văn hóa học, dân tộc học, điều tra xã hội học, thống kê, trong đó chú trọng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu gốc, phƣơng pháp lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, so sánh đối chiếu, khái quát hoá… 5. Đóng góp về khoa học của luận án Một là, luận án góp phần làm rõ đạo Hiếu trong Phật giáo nói chung và đạo Hiếu trong Phật giáo vùng ĐBBB nói riêng trên một số nội dung cụ thể: ân cha mẹ, ân chúng sinh, ân Tam bảo, ân Quốc gia. Hai là, luận án phân tích ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay trên một số biểu hiện cụ thể nhƣ
  • 13. 5 nhận thức và cách ứng xử thông qua kết quả khảo sát một số tỉnh nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng. Ba là, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ nội dung đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó trên một số biểu hiện của lối sống nhƣ nhận thức và cách ứng xử của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay thông qua kết quả khảo sát một số tỉnh tiêu biểu nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Đạo đức học… và các ngành học có liên quan trong các trƣờng cao đẳng, đại học và học viện ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo, Phụ lục tổng hợp kết quả điều tra khảo sát, Phiếu thu thập thông tin, nội dung của luận án gồm 3 chƣơng, 10 tiết.
  • 14. 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Phật giáo là một trƣờng phái triết học Ấn Độ cổ đại ra đời trong làn sóng phản đối sự thống trị của đạo Bàlamôn và sự phân biệt đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm con đƣờng giải thoát con ngƣời khỏi nỗi khổ triền miên, đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ cổ đại. Triết học Phật giáo đã sớm khẳng định vị thế của mình trong lịch sử tƣ tƣởng Ấn Độ và các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam bởi vì dòng triết học này chứa đựng những triết lý đạo đức sâu sắc trong đó có đạo Hiếu và chính nó góp phần xây dựng một nền triết học Ấn Độ đặc trƣng trong lịch sử triết học của nhân loại cho dù vẫn còn hạn chế, nhƣng không ai có thể phủ nhận những giá trị đạo đức của Phật giáo. Trong chiều dài lịch sử tƣ tƣởng, nhiều học giả các nƣớc trên thế giới luôn kế thừa, tiếp thu những mặt tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo vào xây dựng và hoàn thiện lối sống trong xã hội mới. Cho nên, việc nghiên cứu đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó đến lối sống ngƣời Việt Nam trong đó có ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là một vấn đề hấp dẫn, thu hút đƣợc nhiều nhà nghiên cứu với những công trình lớn có giá trị. 1. Những tác phẩm kinh điển của Phật giáo về đạo Hiếu Phật giáo không có tác phẩm chuyên luận bàn về đạo Hiếu nhƣ trong Nho giáo nhƣng những tƣ tƣởng về đạo Hiếu đƣợc tìm thấy trong nhiều kinh điển của Phật giáo và hiện nay có nhiều học giả nghiên cứu giới thiệu, dịch và chú giải những kinh điển này nổi bật một số kinh điển sau: Kinh Vu lan báo hiếu [57] do hòa thƣợng Thích Huệ Đăng dịch đƣợc Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành vào năm 2016 là một bản kinh ngắn kể về nguyên nhân và phƣơng pháp báo hiếu của tôn giả Mục kiều liên đối với thân mẫu của ngài. Đại ý của kinh gồm có ba phần chính: 1, nói về nguyên nhân của pháp báo hiếu Vu lan; 2, phƣơng pháp báo hiếu nhờ vào công đạo đức cộng đồng; 3, báo hiếu là trách nhiệm chung của những ngƣời con. Duyên khởi của kinh nhƣ sau: Ngài Mục kiều liên vận dụng sáu phép thần thông tìm thấy mẹ bị
  • 15. 7 tái sinh trong cảnh giới ngạ quỷ, đói khát và tiều tụy. Ngài liền lấy bát đựng cơm đem hiến dâng cho mẹ. Vì lòng tham, bà mẹ lấy tay trái che lấy cái bát, tay phải vội vã vốc cơm nhƣng cơm đã biến thành lửa nên không ăn đƣợc. Tôn giả sầu than trở về thƣa Phật để cầu cách cứu mẹ ngài. Đức Phật dạy rằng chỉ nhờ vào uy lực đạo đức tu tập của chƣ tăng trong ba tháng an cƣ mới có thể độ đƣợc mẹ ngài Mục kiều liên. Ngài Mục kiều liên đã làm theo lời Phật dạy thiết lập trai đàn, nhờ oai đức chuyển hóa nghiệp lực của chƣ tăng mà mẹ ngài đã thoát khỏi cảnh ngạ quỷ, tái sinh về cõi trời. Nhân dịp đó, đức Phật đã khuyên tất cả những ngƣời con nên học theo gƣơng hiếu hạnh của ngài Mục kiều liên để báo đáp công ơn sinh thành dƣỡng dục của cha mẹ hiện tại và cha mẹ bảy đời quá khứ. Kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân [47], sự báo hiếu đƣợc khởi đi bằng việc đức Phật vái lạy đống xƣơng khô trong đó có cha mẹ nhiều đời trong quá khứ của ngài, đức Phật đã giảng dạy về 10 đức ân của hai đáng sinh thành nhƣ sau: 1, Gìn giữ con khi mang thai; 2, khổ đau trong sinh nở; 3, lo lắng trăm bề đến lúc sinh; 4, nuốt đắng nhổ ngọt; 5, nhƣờng khô nằm ƣớt; 6, bú mớm nuôi nấng; 7, tắm rửa săn sóc; 8, thƣơng nhớ không nguôi; 9, quá vì con thậm chí làm ác; 10, thƣơng con trọn đời. Để con cháu đền đáp công cha nghĩa mẹ, Phật dạy phƣơng pháp báo hiếu về phƣơng diện vật chất lẫn tinh thần. Nếu đối với cha, công ơn trời biển thuộc về phần nuôi nấng và giáo dục con cái thì đối với mẹ là cả bầu trời tình thƣơng, mƣời tháng cƣu mang, ba năm bú mớm cho đến lúc con cái đƣợc trƣởng thành và hạnh phúc trong đời. Hiếu đƣợc công ơn trời biển của hai đấng sinh thành, tất cả những ngƣời làm con phải lo báo hiếu cha mẹ. Đạo đức của lòng hiếu thảo theo kinh này khởi đi bằng đời sống đạo đức của bản thân, thấy đƣợc song thân ân trọng, nỗ lực đền đáp bằng cả tấm lòng trong mọi tình huống dù trong lúc khốn khó, lòng hiếu kính của con cháu đối với cha mẹ trƣớc sau nhƣ một. Vì tình thƣơng và tấm lòng của cha mẹ dành cho con cái là không bờ bến. Tất cả sự báo hiếu của con chỉ đền đáp đƣợc phần nào đó trong muôn một. Những kẻ bất hiếu tự gieo bất hạnh cho bản thân và khó có cơ
  • 16. 8 hội sống trong hạnh phúc thật sự. Do đó hiếu thảo là nhu cầu không thể thiếu của hạnh phúc và là giá trị làm thăng hoa mọi giá trị trong cuộc đời. Kinh Mục liên sám pháp [53] dạy về cách sám hối và hƣớng dẫn cha mẹ về chính pháp của đức Phật. Sám hối là một phƣơng pháp tƣ lợi, lợi tha, một công hạnh báo hiếu rất nhiệm màu mà ngƣời muốn tu hành hiếu đạo, ngƣời muốn tu hành hiếu đạo, ngƣời muốn sám trừ nghiệp chƣớng cần phải ghi lòng tạc dạ. Ngài Mục kiều liên là một tấm gƣơng sáng chói tƣợng trƣng cho lòng chí hiếu đối với đấng từ thân, ngài đã thực hành pháp sám hối mà cứu đƣợc mẹ thoát khỏi cảnh địa ngục khiến muôn đời không thể quên. Ngoài những kinh sách trên còn nhiều kinh sách khác đề cấp đến đạo Hiếu nhƣ Kinh Thai Cốt và Kinh Huyết Bồn nhấn mạnh công đức của cha mẹ; Kinh Hiếu Tử dạy về các phƣơng thức báo hiếu; Kinh Tâm Địa Quán với phẩm thứ hai là phẩm báo ân, dạy cách đền ơn cha mẹ của ngƣời xuất gia và ngƣời tại gia; Kinh Địa Tạng kể về hiếu hạnh của Bồ-tát Địa Tạng và thông qua đó hƣớng dẫn cách đền ơn cha mẹ ở hiện đời cũngnhƣ các đời sống quá khứ; Kinh Thiện Sinh hay Giáo thọ Thi-ca-la-việt (thuộc kinh điển Pali) dạy về đời sống và các mối quan hệ đạo đức của xã hội loài ngƣời, trong đó có đề cập đến 5 nguyên tắc đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái và 5 nguyên tắc đạo đức của con cái đối với cha mẹ... Những kinh điển gốc đƣợc trình bày ở trên có giá trị lớn giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng thể về nội dung đạo Hiếu trong Phật giáo. 2. Các công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong Phật giáo Trong quá trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, chúng tôi thấy đã có nhiều học giả nghiên cứu công phu về đạo Hiếu trong Phật giáo. Những công trình này đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phân tích những nội dung cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo, đồng thời nhấn mạnh những yếu tố tích cực và ý nghĩa của đạo Hiếu trong Phật giáo trong đó có một số công trình nhƣ:
  • 17. 9 Cuốn Phật pháp [11] của các tác giả Minh Châu, Thiên Ân, Chơn Trí, Đức Tâm do Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1992. chủ đích của cuốn sách là giới thiệu Đạo Phật cho thanh - thiếu – nhi. Chƣơng trình gồm các mục lịch sử, giáo lý, pháp hạnh, nghi lễ, mẩu chuyện đạo, kinh điển.v.v soạn tuần tự theo bốn cấp bậc Hƣớng – Thiện, Sơ – Thiện, Trung – Thiện, Chánh – Thiện. Trong cuốn sách, các tác giả bàn nhiều đến đạo Hiếu trong Phật giáo nhƣ phần Pháp hạnh trình bày mƣời ba nội dung trong đó nội dung thứ sáu nói về Bốn ân trong Phật giáo… Theo các tác giả, “Làm ngƣời ở đời, đƣợc sống, đƣợc thành đạt chút gì toàn nhờ công ơn của mọi ngƣời, của xã hội và của chúng sinh… nên những ai muốn thành tựu nhân cách, muốn nhận rõ ý niệm của đời sống tƣơng quan, không thể không biết đến bốn ân và những phƣơng pháp đền đáp. Bốn ân: là ân cha mẹ, ân thày bạn, ân quốc gia xã hội, ân Tam bảo” (11, tr.197). Tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo chƣa đƣợc nói nhiều nhƣng nội dung của cuốn sách phần nào giúp cho tác giả của luận án hiểu rõ hơn về giáo lý Phật giáo và những quan điểm của Phật giáo đối với đời sống xã hội hiện nay. Năm 1998, Nhà xuất bản Thống kê ấn hành tác phẩm Hành tham quan gia huấn [6] của Bùi Huy Bích. Tác phẩm tập trung bàn vấn đề giáo dục đạo đức trong đó nội dung giáo dục đạo Hiếu là nội dung cơ bản. Tác giả khẳng định vị trí quan trọng của đạo Hiếu trong bậc thang giá trị đạo đức của con ngƣời. Nội hàm khái niệm đạo Hiếu nhấn mạnh nội dung con cái phụng sự cha mẹ lúc còn sống, ở vấn đề tu thân, lập chí của ngƣời con trai, rèn đức hạnh tề gia, vâng lời, kính thờ cha mẹ của ngƣời con gái. Nội dung đạo Hiếu trong tác phẩm này cho thấy, khác với gia huấn Trung Quốc với nội dung đạo Hiếu là sự quy định lý tính, nghiêm khắc, gia huấn Việt Nam nói về đạo Hiếu nhƣ một thứ tình cảm tự nhiên, vốn có của con ngƣời. Nghiên cứu đạo Hiếu trong quan niệm của ngƣời xƣa là cơ sở giúp tác giả luận án có những so sánh khi phân tích đạo Hiếu trong Phật giáo.
  • 18. 10 Trong cuốn Chữ Hiếu [42], Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2005, trên tinh thần tƣ tƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo, tác giả Hạnh Hƣơng đã chỉ ra công ơn to lớn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên; bổn phận, trách nhiệm của con đối với cha mẹ và phƣơng pháp rèn luyện để trở thành ngƣời con hiếu thảo. Tác giả cho rằng, “Ở đời không có điều gì ác bằng bất hiếu… Báo hiếu là việc mà tất cả những ai làm ngƣời đều phải ghi nhớ và phải thực hiện. Đạo Phật có dành ra ngày báo hiếu cho thiện nam, tín nữ nhớ đến bổn phận thiêng liêng đối với cha mẹ, ông bà. Đó là ngày rằm tháng bảy, ngày Lễ Vu Lan”[42, tr.23-26]. Theo tác giả “Báo hiếu là một cách để ta vun bồi cội phúc, đây là một nhân cách cao đẹp hơn tất thảy những nhân đức khác. Một ngƣời đƣợc gọi là có nhân cách, nhất định ngƣời đó phải trọn đạo Hiếu… Để trở thành ngƣời con chí hiếu ta luôn cố gắng rèn luyện bản thân khi còn bé sao cho cha mẹ vui lòng. Khi trƣởng thành, cách ăn nết ở của ta luôn hƣớng đến mục tiêu là “đền ơn trả Hiếu” cho cha mẹ”[42, tr.26-28]. Tuy nhiên, nội dung đạo Hiếu trong Phật giáo, tác giả Hạnh Hƣơng mới chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản, bƣớc đầu, vấn đề này cần nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Trong cuốn Hiếu hạnh xưa và nay [9] Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành vào năm 2006, Cao Văn Cang đã trình bày một số lời dạy kinh điển trong Phật giáo về đạo Hiếu, trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra con đƣờng thực hành đạo Hiếu trong đó có truyền thống báo Hiếu của đạo Phật. Tác giả cho rằng, “Hiếu đạo là nền tảng của các đạo lý khác. Một ngƣời bất hiếu thì chắc chắn không thể hoàn thành bất cứ đạo nào trọn vẹn đƣợc... Trên đời này, việc làm đƣợc đánh giá cao quý và đáng tôn vinh nhất, chính là lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành” [9, tr.11]. Tuy nhiên, phần trình bày về đạo Hiếu trong Phật giáo mới ở mức độ nhất định, cần làm sáng tỏ hơn. Cuốn sách Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ [92] của Thích Huệ Thông do Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành vào năm 2007, đã giảng giải về ý nghĩa nhân văn của ngày lễ “Vu lan báo Hiếu” theo quan niệm và triết lý nhà Phật. Trên cơ sở trình bày về kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân,
  • 19. 11 Kinh Tâm địa quán, Trường Bộ Kinh... tác giả chỉ ra công ơn cha mẹ và phƣơng cách báo hiếu. Theo đó “có hai phƣơng cách báo Hiếu, một là theo truyền thống hiếu đạo trong đời sống dân gian và hai là báo hiếu theo truyền thống Phật giáo mà cụ thể là thực hiện bổn phận và trách nhiệm làm con theo nhƣ lời Phật dạy… Tuy nhiên, phƣơng cách báo hiếu trong đời sống thế gian cũng không thể nào rốt ráo và ƣu việt nhƣ phƣơng cách báo hiếu đúng với chân lý mà Phật đã dạy” [92, tr.75]. Có thể nói, đây là một trong những cuốn sách có sự lý giải tƣơng đối sâu sắc về đạo Hiếu trong Phật giáo, điều này chứng tỏ sự thông hiểu của tác giả về nội dung của kinh Phật. Hạnh Hiếu trong Đạo Phật [80] là một tác phẩm của hòa thƣợng Thích Nhật Quang, do Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2008. Cuốn sách tập hợp những bài giảng của tác giả về đạo Hiếu với các chủ đề: Báo hiếu trong Đạo Phật, Phật dạy cách báo hiếu, Hạnh hiếu của con ngƣời Phật, Biết ơn và đền ơn, hạnh hiếu trong Đạo Phật…Tác giả cho rằng, “Hiếu là gốc, Hiếu là trên trƣớc, Hiếu là tất cả. Là con ngƣời phải tròn đạo Hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Trong tất cả các ân nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ”[80, tr.22]. Theo tác giả, “công ơn của cha mẹ sâu dày vô kể. Muốn đền trả công ơn thâm sâu đó không có cách gì mà trả hết” [80, tr.23]. Có thể thấy, cuốn sách làm rõ quan điểm của Phật giáo về đạo Hiếu và vai trò của đạo Hiếu đối với xã hội hiện nay, tuy nhiên tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo mới đƣợc trình bày dƣới hình thức các bài giảng, chƣa nghiên cứu chuyên sâu một cách hệ thống. Lý hoặc luận của Mâu Tử, trong bộ Tổng tập Văn học Phật giáo [87] của Lê Mạnh Thát do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2001. Tác phẩm gồm 37 điều, trong đó có 25 điều giải thích mâu thuẫn giữa Phật giáo và Nho giáo về đạo Hiếu của ngƣời xuất gia. Theo tác giả, một ngƣời cạo bỏ râu tóc, xuất gia tu hành, sống đời sống không gia đình..., vẫn là một phƣơng thức báo hiếu trọn vẹn nhất, cao quý nhất, gọi là “đại hiếu”. Tác phẩm này tuy chƣa bàn một cách hệ thống đạo Hiếu trong Phật giáo nhƣng giúp tác giả luận
  • 20. 12 án có thêm tƣ liệu so sánh giữa đạo Hiếu trong Phật giáo với các tƣ tƣởng đạo Hiếu khác. Lục độ tập kinh của Khƣơng Tăng Hội cũng nằm trong Tổng tập Văn học Phật giáo [87] của Lê Mạnh Thát do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2001. Nội dung tác phẩm tuy không bàn nhiều đến đạo Hiếu trong Phật giáo nhƣng thông qua những câu chuyện xả thân của Bồ tát khi thực hiện những hạnh thƣơng vô bờ đã thể hiện những quan niệm rất rõ về hiếu đạo. Những quan niệm nhƣ kính tín vâng lời, giữ tròn gia hạnh, hết lòng cung dƣỡng, kính thờ cha mẹ, kính tín Tam bảo, giữ gìn cấm giới không những phù hợp với đạo lý Việt mà còn góp phần tạo nên nền tảng đạo lý của dân tộc Việt Nam. Nội dung trong tác phẩm chƣa bàn sâu về đạo Hiếu, nhƣng những quan điểm nêu ra là tiền đề giúp tác giả có thể luận giải sâu hơn về đạo Hiếu trong Phật giáo. Trong cuốn Tư tưởng Hiếu đạo trong Phật giáo [22] do Thích Nhuận Đạt dịch đƣợc nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2012 tập hợp những bài giảng, bài nghiên cứu của một số vị pháp sƣ, học giả, nhà nghiên cứu Trung Quốc về Hiếu đạo, tiêu biểu nhƣ: Tư tưởng Hiếu đạo trong Phật giáo của G.S Nam Hoài Cần, Tư tưởng Hiếu đạo của Phật giáo trong kinh Vu lan bồn của Lƣu Vĩ, Hiếu đạo vô tận – Bồ tát Địa tạng của Pháp sƣ Văn Thù… Các bài thuyết giảng, bài nghiên cứu trong cuốn sách đã khái quát quan điểm cơ bản của Phật giáo về Hiếu đạo, con đƣờng thực hành Hiếu đạo. Ngoài ra, các bài giảng, các bài nghiên cứu còn so sánh giữa đạo Hiếu trong Nho gia và đạo Hiếu trong Phật giáo. Thông qua cuốn sách này, tác giả của luận án thấy sự đa dạng trong cách nhìn của các học giả về đạo Hiếu trong Phật giáo. Cuốn Công ơn cha mẹ [88] của Đại Đức Thích Giác Thiện do Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành vào năm 2012, trình bày sâu sắc về công ơn của cha, công ơn của mẹ, cách báo hiếu cha mẹ và chữ hiếu trong kinh A Hàm và kinh Trƣờng Bộ. Theo tác giả “Nói đến công lao của cha mẹ ngƣời xƣa có câu “Cây có cội, nƣớc có nguồn” phàm làm ngƣời ai cũng có cha mẹ. Cha mẹ là ngƣời
  • 21. 13 sinh ra ta, nuôi nấng từ tấm bé cho đến lúc trƣởng thành. Bởi vậy bổn phận làm con” phải tận tâm Hiếu kính [88, tr.7]. Tác giả cũng nói “công ơn cha mẹ rộng nhƣ trời bể, làm con suốt đời báo ân cha mẹ vẫn chƣa vừa. Nhƣng trong lúc báo hiếu, phải có quan niệm sang suốt đúng đắn mới có hiệu quả đem lại lợi ích. Báo hiếu có nhiều cách, nhƣng không ngoài hai phƣơng diện vật chất và tinh thần” [88, tr.40]. Cuốn sách này giúp cho tác giả luận án hiểu rõ hơn đạo Hiếu trong Phật giáo và là tài liệu rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu. Sa-môn Thích Nhật Từ dịch Kinh Phật cho người tại gia [109] đƣợc Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013.Tác giả đã phân loại 63 bài kinh quan trọng thành năm nhóm chủ đề: đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh độ. Trong chủ đề kinh về xã hội, bài kinh thứ 5, tác giả trình bày bốn ân lớn; Chủ đề kinh về Tịnh độ, tác giả trình bày nội dung: Phật nói về Kinh vu lan bồn, Phật nói Kinh báo Hiếu công ơn cha mẹ. Đây là một công trình có sự đầu tƣ công phu và trình độ hiểu biết nhất định về kinh điển Phật giáo và điều này giúp tác giả luận án tìm hiểu sâu hơn về đạo Hiếu trong Phật giáo. Năm 2013, cuốn Phật giáo trong lòng người Việt [75] do Hạnh Nguyên và Ngọc Lam tuyển chọn đƣợc Nhà xuất bản Lao động ấn hành. Cuốn sách này gồm có hai phần chính. Phần I, với tựa đề “Phật giáo trong lòng ngƣời Việt”, Phần II, “Giới thiệu – trích dẫn kinh Phật”. Trong mục 18, “Đạo Hiếu qua chuyện Phật bà Chùa Hƣơng với xã hội”, tác giả cho rằng, “đạo Phật lấy từ bi làm căn bản mà Hiếu là đích của từ bi, tâm từ bi khởi từ chỗ biết yêu thƣơng, kính trọng cha mẹ rồi phát triển đến chỗ tận cùng là thƣơng tất cả mọi loại chúng sinh. Do đó đạo Phật là đạo Hiếu, là hiện thân của lòng từ bi, vì Đức Phật vô lƣợng kiếp tu hành đều lấy chữ Hiếu làm đầu” [75, tr.91]. Năm 2014, cuốn Phật giáo và xã hội [113] của Đại sƣ Tinh Vân do Phan Thị Bích Trầm dịch, Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành, đề cập đến quan niệm của Phật giáo về các vấn đề xã hội nhƣ vấn đề của cải, vấn đề về phƣớc và thọ, vấn đề về đạo đức, chính trị, trung Hiếu… Khi trình bày về quan niệm đạo đức trong Phật giáo, tác giả chỉ ra vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội “Ngƣời
  • 22. 14 ta thông thƣờng cho rằng có đƣợc của cải, đời ngƣời sẽ có giá trị; có đƣợc danh lợi và chức vị đời ngƣời sẽ có ý nghĩa. Thực ra đời ngƣời thật sự giá trị không phải ở những thứ này, chủ yếu ở chỗ có hay không có đạo đức và nhân cách. Đời ngƣời có phẩm cách, đạo đức mới là điều quan trọng nhất, viên mãn nhất” [113, tr.53]. Tiếp đó tác giả đã trình bày năm loại đạo đức của con cái đối với cha mẹ và năm loại đạo đức cha mẹ đối với con cái. Trong phần trình bày quan niệm về trung Hiếu trong Phật giáo, tác giả phân tích, so sánh giữa đạo Hiếu trong Nho giáo và Phật giáo. Theo tác giả, con đƣờng thực hiện tận Hiếu nên chú ý ba điều sau: a. Hiếu tất phải thực hiện lâu dài không nhất thời; b. Hiếu tất phải có thực chất chứ không phải chỉ thể hiện ở bề ngoài; c. Hiếu thuận tất phải toàn diện, không phải cục bộ và từ đó tác giả phân tích những cống hiến của Phật giáo đối với trung và Hiếu. Nội dung cuốn sách này giúp cho tác giả luận án có cái nhìn đa chiều góp phần luận giải đúng tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo. Cũng trong năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản cuốn Đạo Hiếu trong Nho gia [12] của Cao Vọng Chi. Ngoài việc trình bày nguyên văn tác phẩm chính của Nho giáo về đạo Hiếu – “Hiếu Kinh”, cuốn sách còn cung cấp những thông tin về cơ sở của hệ tƣ tƣởng, những lời răn dạy về chữ “Hiếu” đối với các đối tƣợng khác nhau trong xã hội cũng nhƣ ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Nho gia đối với đời sống tinh thần của một số nƣớc láng giềng với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, trong nội dung chƣơng thứ chín, tác giả đã có sự so sánh giữa đạo Hiếu trong Nho gia với đạo Hiếu trong các tôn giáo khác nhƣ Đạo giáo, Phật giáo, Đạo cơ đốc... Điều này giúp tác giả luận án có cái nhìn đa chiều để đánh giá, luận giải đúng tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo. Trong cuốn Chữ Hiếu trong đạo Phật [108], Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013, Thích Nhật Từ trình bày khá sâu sắc về đạo Hiếu trong ca dao Việt Nam và trong kinh điển Phật giáo (kinh Vu Lan, kinh Thiện Sinh, kinh Pháp Hoa. Theo tác giả, trong ca dao Việt Nam “chữ Hiếu đóng một vai trò quan trọng và nền tảng về đạo đức và luân lý xã hội. Nó góp phần giáo dục, xây
  • 23. 15 dựng một xã hội ổn định và hạnh phúc”[108, tr.4]. Theo tác giả “Biết ơn và đền ơn cha mẹ là Hiếu hạnh đáng khen, tại sao chúng ta phải Hiếu hạnh, tại sao chúng ta phải Hiếu kính cha mẹ, đền ơn cha mẹ bằng cách nào” [108, tr.5]. Những đánh giá sâu sắc, khách quan, toàn diện về những tƣ tƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo của Hòa thƣợng Thích Nhật Tƣờng rất hữu ích cho tác giả luận án trong quá trình nghiên cứu. Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, những năm gần đây trên các tạp chí có một số bài viết đề cập đến vấn đề đạo Hiếu trong Phật giáo Tỷ khiêu Thích Nhƣ Tịnh với bài viết Chữ “Hiếu” với “nỗi khổ treo ngược” trong đạo Phật [98] đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5/2009. Tác giả cho rằng “Chữ “Hiếu” trong đạo Phật cũng khác với Hiếu thuận, Hiếu dƣỡng, Hiếu đạo hay Nhị thập tứ Hiếu của Nho giáo và những quan niệm về Hiếu của các đạo, các tôn giáo khác… Chữ “Hiếu” trong đạo Phật đƣợc đề cập trong rất nhiều kinh sách Phật giáo. Nhìn chung “Hiếu đƣợc chia làm 2 loại: Hiếu thế gian và Hiếu xuất thế gian… Nhìn chung theo Phật giáo thì căn bản của đạo “Hiếu” là biết tự mình tu tập, nâng cao kiến thức, trau dồi trí tuệ (Tự giác) và khuyến khích cha mẹ tu phúc tu tuệ, tác động mọi ngƣời biết hƣớng thiện (Giác tha) để có cuốc sống an lạc” [98, tr.4]. Trong bài Đạo Hiếu của Phật giáo qua Kinh Thiện sinh của Thích Nhật Từ [107] đăng trong Tạp chí nghiên cứu Phật học số 5/2009, tác giả cho rằng “Thông thƣờng khi đề cập đến đạo Hiếu trong đạo Phật ngƣời ta chỉ nói đến việc Hiếu thảo của ngƣời con mà không đề cập nhiều đến vai trò của đạo đức và giáo dục của các bậc cha mẹ. Đó là một thiếu sót rất lớn. Thật ra theo tinh thần của lời Phật dạy trong kinh tạng Pali và Đại thừa, đạo Hiếu của ngƣời Phật tử đƣợc thể hiện đầu đủ về hai mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái và con cái với cha mẹ”[107, tr.6]. Theo tác giả, “đạo Hiếu trong Phật giáo bao gồm đạo làm cha mẹ và đạo làm con cái. Năm nguyên tắc đạo đức của đạo làm cha mẹ và năm nguyên tắc đạo đức của đạo làm con trong kinh Thiện Sinh có thể đƣợc xem là những chẩn mực, khuông vàng thƣớc ngọc cho các mối quan hệ của cha mẹ và con cái trong một xã hội tiến bộ và văn minh” [107, tr.12].
  • 24. 16 Bên cạnh đó, bàn về đạo Hiếu còn có thể kể đến một số công trình nhƣ Lòng Hiếu thảo cần được dạy dỗ của Diệu Thanh; Hà Thúc Minh với Đầu xuân bàn về gia đình và chữ Hiếu; Bàn về chữ Hiếu của dân tộc Việt Nam của Trƣơng Minh Hiền; Từ đạo Hiếu truyền thống nghĩ về đạo Hiếu ngày nay (2007) của nguyễn Thị Thọ trên Tạp chí Triết học, số 6; Đạo Hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay (2014) của Hoàng Thúc Lân trên số 10 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, tr.70-75; Đạo Hiếu và giáo dục đạo Hiếu cho thế hệ trẻ hiện nay (2018) của Nguyễn Thị Lên trên Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt kỳ 1, tr 257-260, Dẫn luận về Đạo đức Phật giáo của Damien Keow, Thái An dịch, Cha mẹ - con cái tình thương yêu lòng biết ơn &… của Ajahn Jayasaro, Ajahn Sumedho, Diệu Liên Lý Thu Linh và Diệu Ngộ Mỹ Thanh dịch; Đạo làm con của Phạm Côn Sơn; Mẹ hiền con Hiếu của hòa thƣợng Tịnh Không, Vọng Tây cƣ sĩ cẩn dịch, Chữ Hiếu của Nguyễn Hƣng Lợi, Từ ân của mẹ của Thích Nhật Quang; Chữ Hiếu trong truyền thống Việt Nam của Nhịp cầu tâm giao… Nhƣ vậy, nghiên cứu đạo Hiếu trong Phật giáo đƣợc khá nhiều tác giả quan tâm đánh giá, so sánh giữa đạo Hiếu trong Phật giáo và đạo Hiếu khác, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị của đạo Hiếu trong Phật giáo. Điều này giúp tác giả luận án có cơ sở khách quan để tìm hiểu nội dung đạo Hiếu trong Phật giáo và sự ảnh hƣởng của nó đối với lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay. 3. Các công trình nghiên cứu về lối sống và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam nói chung, lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay nói riêng. 3.1. Các công trình nghiên cứu về lối sống Trong đời sống xã hội, lối sống có một vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của nó ngày càng gia tăng và thể hiện rõ nét, đặc biệt khi Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà
  • 25. 17 nƣớc, định hƣớng CNXH, mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, đặt ra hàng loạt vấn đề cho việc xây dựng lối sống của xã hội, đòi hỏi các nhà nghiên cứu trong nƣớc đi sâu tìm hiểu lý luận cơ bản về lĩnh vực lối sống. Do đó, ở nƣớc ta trong những thập niên gần đây, việc nghiên cứu lối sống của xã hội trở nên khá sâu rộng, đạt đƣợc nhiều thành tựu. Năm 1983, cuốn Về lối sống mới của chúng ta [10] của Phong Châu đƣợc Nhà xuất bản Sự Thật xuất ấn hành, đã làm rõ khái niệm, nội dung và phƣơng thức xây dựng lối sống mới, từ đó chỉ ra “lối sống có nghĩa là nói đến toàn bộ hoạt động sống của từng con ngƣời, của cả xã hội. Nó bao gồm rất nhiều mặt và đƣợc thể hiện rất phong phú, đa dạng, tùy theo trình độ, lứa tuổi, đặc điểm giáo dục, cá tính, phong cách, đặc điểm giai cấp, dân tộc và địa phƣơng…[10, tr.25]. Công trình tuy thiên về phân tích lối sống mới xã hội chủ nghĩa, song nó có giá trị tham khảo rất lớn cho tác giả luận án. Năm 2001, cuốn Lối sống xã hội chủ nghĩa & xu thế toàn cầu hóa [67] do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, tác giả Thanh Lê đã chỉ ra khái niệm về lối sống, những cơ sở, những mặt cơ bản và kế hoạch hóa lối sống xã hội chủ nghĩa. Toàn cầu hóa và cuộc đấu tranh bảo vệ lối sống XHCN. Theo tác giả, “Khái niệm “lối sống” cho phép đi sâu vào một hình thái xã hội – kinh tế, hình dung nó nhƣ một “chỉnh thể sinh động cụ thể” với những “chi tiết” của các quan hệ xã hội khác nhau: sản xuất, sinh hoạt, văn hóa, gia đình… nói lên đặc trƣng của một xã hội nhất định với tƣ cách một loại hình và một hình thức nhất định về mặt lịch sử của hoạt động sống của con ngƣời”[67, tr.6]. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng, “Cũng không nên quên rằng trong cuộc đấu tranh tƣ tƣởng quyết liệt hiện nay trong hoàn cảnh toàn cầu hóa, vấn đề lối sống đang là một điểm nóng”[67, tr.6]. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu này tác giả đƣa ra đƣợc khái niệm mức sống, nếp sống nhƣng chƣa khoanh vùng phạm vi các yếu tố của lối sống. Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu này là cơ sở lý luận cho tác giả luận án khi nghiên cứu về lối sống.
  • 26. 18 Năm 2003, cuốn Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại [36] của PGS.TS. Lê Nhƣ Hoa đƣợc Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Hà Nội ấn hành vào năm 2003. Trong phạm vi cuốn sách này, tác giả đề cập đến một số vấn đề của lối sống nhƣ: bản sắc dân tộc trong lối sống, lối sống đô thị, lối sống gia đình và lối sống thanh niên. Theo tác giả “Bản sắc dân tộc biểu hiện ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của hiện thực xã hội mà những con ngƣời cụ thể đang sống trong một thời kỳ nhất định. Bản sắc dân tộc trong lối sống là những giá trị đƣợc hun đúc trong cả quá trình của cộng Đồng ngƣời Việt trong suốt chiều dài lịch sử bốn ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, thể hiện thông qua các lĩnh vực của đời sống xã hội (lao động, học tập, giao tiếp, cách ứng xử…) và đƣợc tái hiện tập trung trong nền văn hóa riêng của Việt Nam” [36, tr.6]. Công trình nghiên cứu của Lê Nhƣ Hoa rất hữu ích cho tác giả luận án trong hƣớng nghiên cứu về lối sống xã hội. Năm 2007, trong bài Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận [105], đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn số 23, Phạm Hồng Tung đề cập tới một số vấn đề trong cách định nghĩa về “lối sống” và cách tiếp cận trong nghiên cứu về lối sống. Trong phần thứ nhất, tác giả phân tích mối liên hệ giữa văn hoá và lối sống ở các chiều cạnh khác nhau nhằm chỉ ra sự chồng lấn và ranh giới giữa hai thực thể và hai khái niệm nêu trên. Trong phần thứ hai, tác giả giới thiệu định nghĩa về “lối sống” của một số tác giả Việt Nam và nƣớc ngoài. Trên cơ sở phê phán các định nghĩa đó, tác giả đề xuất một định nghĩa mới về lối sống, trong đó nhấn mạnh chiều cạnh văn hoá chủ quan và các mối liên hệ đa chiều của lối sống. Năm 2010, Bộ khoa học và công nghệ thực hiện đề tài cấp nhà nƣớc KX.03/06-10 “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” [26] do Nguyễn Ngọc Hà làm chủ nhiệm đã làm rõ các đặc điểm của tƣ duy và lối sống truyền thống của con ngƣời Việt Nam, sự biến đổi của tƣ duy và lối sống trong
  • 27. 19 thời kỳ đổi mới, những điều kiện kinh tế xã hội tác động đến tƣ duy và lối sống con ngƣời Việt Nam, những vấn đề đặt ra về tƣ duy và lối sống trƣớc yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Theo các tác giả, “Lối sống là sự khúc xạ hình thái kinh tế - xã hội trong nhận thức, tình cảm thái độ và hoạt động xã hội, tổ chức đời sống và sinh hoạt cá nhân của con ngƣời”[26, tr.44]. Từ đó, đề tài phân tích căn cứ lý luận và thực tiễn của các phƣơng hƣớng lớn và các giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng tƣ duy và lối sống mới của con ngƣời Việt Nam hiện nay theo yêu cầu của đổi mới và hội nhập quốc tế. Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên cơ bản chỉ ra đƣợc khái niệm, cấu trúc của lối sống. Đây là nguồn tƣ liệu tham khảo hữu ích, là cơ sở khoa học cho tác giả luận án khi luận giải lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay 3.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam Phật giáo du nhập, bám rễ sâu vào lòng dân tộc Việt Nam. Vì vậy, ảnh hƣởng của Phật giáo nói chung, ảnh hƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo nói riêng đến lối sống ở Việt Nam đƣợc chú trọng nghiên cứu. Trong những thập niên gần đây, với cách tiếp cận đa chiều, dƣới nhiều góc độ nhƣ văn hóa, triết học, đạo đức học, tôn giáo học… việc nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam đạt đƣợc nhiều thành tựu nhất định. Năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành cuốn Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay [97] do Nguyễn Tài Thƣ làm chủ biên. Cuốn sách trình bày các học thuyết tƣ tƣởng và tôn giáo ở nƣớc ta, phân tích kết cấu và sự tác động của chúng đối với xã hội hiện thực, đƣa ra những giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm phát huy mặt tích cực để góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới hiện nay. Về đạo Phật, các tác giả cho rằng: “Đó là một tôn giáo, nhƣng đồng thời cũng là một học thuyết triết học sâu sắc. Phần triết học đã tác động đến tầng lớp tri thức các thời đại. Khác với Nho giáo, Phật giáo ngày nay vẫn tồn tại với cơ chế đầy đủ của nó. Và do
  • 28. 20 đó, nó có điều kiện trực tiếp tác động đến lẽ sống của ngƣời dân” [97, tr.15]. Tuy nhiên, công trình chƣa đi sâu nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống xã hội. Năm 1999, Nguyễn Đăng Duy đã viết cuốn Phật giáo với văn hóa Việt Nam [17], Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành. Trong phần ba của cuốn sách, tác giả bàn về ảnh hƣởng của Phật giáo đối với văn hóa tinh thần Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.Theo tác giả, ngay từ đầu du nhập nƣớc ta, Phật giáo đã hỗn dung với tín ngƣỡng bản địa. Quan niệm văn hóa đạo đức của Phật giáo phù hợp với lối sống của ngƣời Việt trọng tình, trọng nghĩa, thƣơng ngƣời, cứu ngƣời. Vì vậy, Phật giáo đã góp phần vào nuôi dƣỡng tinh thần bình đẳng, hoàn thiện đạo đức của ngƣời dân, chỗ dựa cho ngƣời dân trong đời sống tâm linh. Thậm chí “Ngày nay trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, đạo đức Phật giáo thƣơng ngƣời, cứu ngƣời, hẳn là vẫn có ý nghĩa tích cực. Và trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, thì đạo đức Phật giáo mang tính nhân quả của nó, vẫn có ý nghĩa góp phần vào làm lành mạnh kinh doanh” [17, tr.306]. Nội dung cuốn sách chủ yếu nói về ảnh hƣởng của Phật giáo đến văn hóa nói chung mà chƣa đề cập cụ thể ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống. Năm 2000, Nhà xuất bản Văn học xuất bản ba tập cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận [64] của Nguyễn Lang. Nội dung cuốn sách tóm tắt những nghiên cứu đi trƣớc bằng phƣơng thức trình bày kết hợp giữa viết sử và luận sử, giữa xây dựng các mốc biên niên sử truyền giáo gồm thế thứ các tông phái và lần tìm ra sợi dây thống nhất bên trong kết nối các mốc biên niên sử ấy lại, cho ngƣời đọc thấy đƣợc bản sắc của Phật giáo Việt Nam, vai trò và sự đóng góp của Phật giáo đối với lịch sử dân tộc. Công trình của Nguyễn Lang rất hữu ích cho tác giả luận án nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam. Năm 2004, Đặng Thị Lan bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết học Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam [62]. Trong công trình, tác giả hệ thống hóa các giáo lý cơ bản về đạo đức Phật giáo, thực trạng đạo đức ở nƣớc ta, ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo với việc hình
  • 29. 21 thành đạo đức con ngƣời Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng, “Gần 2000 năm tồn tại trên đất Việt, Đạo Phật nói chung và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, đã trở thành một cái gì đó rất thân thƣơng, gần gũi với dân tộc Việt nam, con ngƣời Việt Nam và cả đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Phật giáo đã thâm nhập sâu sắc vào tâm hồn ngƣời Việt và từ đó trở thành sức sống văn hóa, ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đạo đức, lối sống của ngƣời dân Việt Nam” [62, tr.84]. Có thể nói, luận án đã chỉ ra những đóng góp của đạo đức Phật giáo trong việc hình thành quan niệm sống tích cực của con ngƣời. Đó là cơ sở lý luận cho tác giả luận án khi nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2004, trong luận án tiến sĩ Triết học Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay [40], Tạ Chí Hồng đi sâu phân tích ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống đạo đức xã hội Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Luận án tiến sĩ của Tạ Chí Hồng đã góp phần nhìn nhận rõ hơn đạo đức Phật giáo nói chung và đạo Hiếu trong Phật giáo nói riêng cùng với những giải pháp phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đó có đạo Hiếu. Năm 2009, cuốn Lịch sử Đạo Phật Việt Nam [34], do Nguyễn Duy Hinh chủ biên, đƣợc Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả giới thiệu tổng thể lịch sử đạo Phật Việt Nam qua các thời kỳ: truyền nhập (thế kỷ II-V), phát triển (thế kỷ VI-X), cực thịnh (thế kỷ XI-XIV) và giai đoạn chấn hƣng, canh tân. Theo tác giả, “Phật giáo Việt Nam là Phật giáo dân gian mang nặng lòng mẹ, lòng từ bi của truyền thống dân tộc, đã thấm sâu vào văn hóa nghệ thuật tâm tƣ tình cảm ngƣời Việt, đã Việt hóa” [34, tr.8]. Là công trình nghiên cứu Phật giáo Việt Nam dƣới góc độ lịch sử tƣ tƣởng, nên tác giả dừng lại ở góc độ khái quát chứ chƣa khu biệt ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam. Năm 2009 cuốn Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu [103] của Nguyễn Thanh Tuấn đƣợc Nhà xuất bản Từ điển
  • 30. 22 bách khoa Hà Nội ấn hành. Trong chƣơng một của cuốn sách “Phật giáo với văn hóa Việt Nam”, tác giả phân tích ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa, lối sống đạo đức, văn hóa truyền thống Việt Nam. Theo tác giả “Từ giáo lý nhà Phật, Phật giáo Việt Nam đã tạo dựng truyền thống gắn bó với dân tộc; từ đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền văn hóa dân tộc, sâu đậm đến mức khắc họa vào tâm tƣởng, đạo đức, tâm lý, lối sống của nhân dân”[103, tr.59]. Nội dung công trình chủ yếu phân tích ảnh hƣởng của Phật giáo nói chung đến văn hóa Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích dƣới góc độ ảnh hƣởng của Phật giáo đến đạo đức, triết lý sống, tín ngƣỡng - những lĩnh vực quan trọng trong lối sống của xã hội. Năm 2011 trong cuốn Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay [63], Nhà xuất bản chính trị - hành chính ấn hành, Hoàng Thị Lan chỉ ra, bên cạnh những hạn chế nhất định, tôn giáo đã có những đóng góp tích cực trong việc điều chỉnh hành vi của con ngƣời, duy trì đạo đức xã hội, giữ gìn sự thống nhất của dân tộc và góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phù hợp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng nền văn hóa và đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. Tác giả nói rằng, “Trong giáo lý Phật giáo, những quan hệ đạo đức trong gia đình cũng rất đƣợc quan tâm. Trong kinh Giáo thọ thi ca la việt, Đức Phật dạy rằng, làm ngƣời phải tri ân, báo ân để xứng đáng với kiếp ngƣời cao đẹp hơn loài vật. Ơn cha mẹ là một trong tứ ân mà mỗi ngƣời phải thực hiện. bởi vì, cha mẹ đã sinh ra ta, nuôi dƣỡng, dạy dỗ ta và tác thành cho chúng ta. Do vậy, làm con phải có nghĩa vụ nuôi dƣỡng cha mẹ, làm tròn bổn phận đối với cha mẹ nhƣ trƣớc đây cha mẹ đã làm, phải chăm sóc cha mẹ chu toàn, phải giữ gìn thanh danh và truyền thống của gia đình, dòng họ, phải xứng đáng với sự kế thừa và phải tƣởng nhớ cha mẹ khi cha mẹ qua đời. về phần cha mẹ phải chăm sóc con cái bằng cách: giữ cho con tránh đƣợc điều ác, khuyến khích con làm điều thiện,
  • 31. 23 đảm bảo cho con đƣợc giáo dục tốt, cƣới vợ gả chồng xứng đáng cho con và trao truyền kế thừa cho con vào thời gian thích hợp”[63, tr.94]. Cuốn sách này chỉ đề cập đến ảnh hƣởng của đạo đức tôn giáo nói chung, vấn đề ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo cần nghiên cứu sâu hơn nữa. Năm 2012 cuốn sách Ảnh hưởng của tư duy tôn giáo đến lối sống người Việt [74] đƣợc Nhà xuất bản Chính trị – Hành chính ấn hành, hai tác giả Phùng Thị An Na và Đỗ Lan Hiền đi sâu phân tích ảnh hƣởng của tƣ duy tôn giáo trong đó có Đạo Hiếu của Phật giáo đối với lối sống của ngƣời Việt hiện nay, từ đó đƣa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp, góp phần thúc đẩy sự nghiệp “đổi mới và hội nhấp quốc tế” của Việt Nam đi đến thắng lợi. Theo tác giả, “Phật giáo cũng nhƣ Nho giáo đều coi trọng chữ Hiếu, đối với Phật giáo, tột cùng điều thiện không gì hơn Hiếu, tột cùng điều ác không gì hơn bất Hiếu. Do đó, ngƣời Việt thấm nhuần tinh thần của Phật giáo đều cách ứng xử Hiếu đễ với cha mẹ và ngƣời lớn tuổi. Hiếu đễ trở thành một thứ “Đạo” của ngƣời Việt, nó cũng đƣợc hiểu nhƣ một con đƣờng để ngƣời Việt hình thành nhân cách” [74, tr.92]. Tuy công trình không đi sâu vào nghiên cứu ảnh hƣởng của Đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống, nhƣng cuốn sách vấn là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận án khi nghiên cứu về đạo Hiếu. Cuốn Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam [82] do PGS.TS Trần Đăng Sinh và Nguyễn Chu Sâm Đồng chủ biên đƣợc Nhà xuất bản Lý luận chính trị Hà Nội ấn hành vào năm 2014. Cuốn sách là sự tập hợp các báo cáo khoa học đƣợc gửi đến Hội Thảo khoa học “Đạo làm ngƣời trong văn hóa Việt Nam” nhƣ: Đạo Hiếu – đạo làm người trong gia đình Việt Nam của PGS.TS Trần Đăng Sinh, Đạo Hiếu trong văn học dân gian Việt Nam của TS Trần Thị Điểu, Đạo Hiếu trong ca dao Việt Nam của Hoàng Phƣơng Thảo v. v… Các bài viết trong cuốn sách tập trung bàn về đạo làm ngƣời, trƣớc hết là bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của con ngƣời đối với gia đình đó là đạo Hiếu, ngƣời dân đối với đất nƣớc đó là đạo Trung. Đạo làm ngƣời là triết lý nhân sinh, phƣơng châm sống của con ngƣời, trả lời câu hỏi: con ngƣời phải sống nhƣ thế nào cho
  • 32. 24 phải đạo? Cuốn sách này giúp cho tác giả luận án thấy đƣợc sự đa dạng trong cách nhìn của các nhà nghiên cứu về Đạo làm ngƣời trong văn hóa Việt Nam trong đó có Đạo Hiếu trong Phật giáo. Năm 2014, Ngô Thị Lan Anh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết học Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay [3]. Theo tác giả, khái niệm “Tâm” trong Phật giáo rất rộng và có nhiều khía cạnh, cấp độ, trình độ “1. Tâm là ý thức, là ý chí, tình cảm, sự hiểu biết, là mặt tinh thần chủ quan trong con ngƣời, mang tính hƣớng thiện. 2. “Tâm” là Bản thể, là Thực tƣớng, là Chân Tâm” [3, tr.14]. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu ở cấp độ thứ nhất của “Tâm”. Từ đó, tác giả phân tích ảnh hƣởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nƣớc ta hiện nay. Từ những vấn đề đặt ra, tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực của “Tâm” trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng xuất phát từ cái “Tâm” tốt, con ngƣời sống Hiếu thuận hơn, sống có tình nghĩa, có trƣớc sau… Phật dạy: Muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dƣỡng lớn lao của cha mẹ. Cho nên, con cái phải Hiếu thảo với cha mẹ. Với ngƣời Việt Nam, đạo lý làm ngƣời đầu tiên phải học là Hiếu kính với cha mẹ, ông bà. Đạo lý đó đã trở thành bản tính tự nhiên của ngƣời Việt Nam. Dƣới sự ảnh hƣởng của một số tôn giáo, trong đó có đạo Phật, việc nhớ ơn và báo ân cha mẹ đã khắc sâu hơn nữa trong tâm khảm mỗi ngƣời dân đất Việt. Đây chính là biểu hiện “Tâm” cốt cách của con ngƣời Việt Nam” [3, tr.45]. Mặc dù, tiếp cận dƣới góc độ chữ “Tâm” nhƣng thực ra tác giả cũng đã nói đƣợc quan niệm của Phật giáo về đạo Hiếu. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp tác giả luận án tiếp tục đi sâu tìm hiểu vấn đề này. Thời gian gần đây, một số bài viết trên các tạp chí có đề cập đến một số vấn đề ảnh hƣởng của Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Tài Thƣ với bài viết Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay [97], Tạp chí Triết học, số 4/ 1993 cho rằng trong tƣ tƣởng Phật giáo
  • 33. 25 đang phục hồi, phát triển và góp phần hình thành nhân cách của một bộ phận ngƣời Việt Nam gần đây. Trƣớc nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, vấn đề đặt ra với nhân cách con ngƣời Việt Nam mang đậm dấu ấn của Phật giáo cũng cần thay đổi để thích nghi trong tình hình mới. Trong bài viết Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam [93], Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2002, Hoàng Thị Thơ cho rằng, khi nhận định về các vấn đề lịch sử, tƣ tƣởng, văn hóa, đạo đức… của dân tộc Việt Nam không thể bỏ qua yếu tố Phật giáo. Trong sự hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam, vai trò của Phật giáo, đặc biệt là đạo đức Phật giáo có ảnh hƣởng khá đậm nét. Giáo lý Phật giáo chứa đựng hệ thống tƣ tƣởng nhân văn tiến bộ, tƣ tƣởng canh tân về đạo đức, từ bi, thiện lành… Những tƣ tƣởng của đạo đức Phật giáo đƣợc in đậm trong đặc trƣng tính cách con ngƣời Việt Nam. Ngoài ra còn có một số bài viết khác nhƣ Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức (1999) của Lê Hữu Tuấn; Một số vấn đề của Phật giáo Việt Nam trong đời sống hiện nay (2002) của Lê Hữu Tuấn; Vai trò của Phật giáo đối với sự ổn định và phát triển xã hội (2008) của Nguyễn Thế Cƣờng và Nguyễn Thị Ngọc Lan; Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay (2009) của Ngô Văn Minh; Một số ảnh hưởng của Phật giáo trong lối sống của người Việt Nam hiện nay (2010) của Nguyễn Quang Trƣờng… Các bài viết kể trên, trong phạm vi bài báo, đƣa ra đƣợc những gợi ý, những khuyến nghị bƣớc đầu về ảnh hƣởng của Phật giáo đối với lối sống xã hội Việt Nam hiện nay. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chúng ta có thể vận dụng và kế thừa những ảnh hƣởng tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo để xây dựng lối sống Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mặc dù các công trình, các bài viết nêu trên đã tiếp cận dƣới những góc độ và mức độ khác nhau về ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam nhƣng nhìn chung mới dừng lại ở mức độ khái quát, chƣa trình bày vấn đề một cách toàn diện, hệ thống về những ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến các phƣơng diện của lối sống xã hội. Tuy nhiên,
  • 34. 26 những ý kiến luận giải đề cập trong các công trình đi trƣớc là nguồn tài liệu tham khảo, gợi mở quan trọng giúp tác giả luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra. 3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay Nghiên cứu về đồng bằng Bắc Bộ và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu dƣới nhiều góc độ tiếp cận khác. Cụ thể: Năm 2000, trong sách Người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ [35], Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội ấn hành, dƣới góc độ tiếp cận địa lý văn hóa, tác giả Diệp Đình Hoa tìm hiểu Ngƣời Việt cổ chiếm lĩnh Đồng bằng Bắc Bộ, cuộc sống tín ngƣỡng và tâm linh, môi trƣờng nhân văn, văn hóa dân gian và văn hóa cách ứng xử của ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tác giả cho rằng, “Đạo Phật ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ có hơn 2000 năm lịch sử… đạo Phật khi vào nƣớc ta, cụ thể là vùng đồng bằng Bắc Bộ đã bị bản địa hóa, Việt Nam hóa. Với tính hòa tan, cƣ dân Đồng bằng Bắc Bộ đã biến một đạo ngoại lai thành một đạo bản địa, phù hợp với niềm tin và nhận thức của mình” [35, tr.375-376]. Xuất phát từ góc độ tiếp cận địa lý văn hóa nên công trình của diệp đình tác giả Hoa nghiêng về biểu hiện ảnh hƣởng của Phật giáo trong văn hóa. Phật giáo và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đề cập ở mức độ nhất định. Năm 2002, cuốn Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay [84] của Trần Đăng Sinh đƣợc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn hành. Cuốn sách trình bày có hệ thống về nguồn gốc, bản chất và những khía cạnh triết học của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Từ thực trạng việc thờ cúng tổ tiên diễn ra hiện nay, tác giả đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên trong nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả cho rằng, “đạo
  • 35. 27 Hiếu - đạo làm ngƣời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các nguyên tắc cách ứng xử của ngƣời Việt, thể hiện triết lý nhân sinh vừa dung dị, mang tính thực tiễn, tính phổ quát, vừa sâu sắc. Phụng dƣỡng ông bà, cha mẹ lúc sống, thờ phụng khi chết, không chỉ là tín ngƣỡng mà còn là lẽ sống, đƣợc hình thành, bồi đắp qua bao thế hệ và trở thành mỹ tục, thuần phong, ăn sâu trong tiềm thức của mỗi ngƣời” [84,tr.132]. Nội dung công trình thiên về tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, nên ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB không phải là hƣớng nghiên cứu chính. Năm 2006, Viện nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngƣỡng của Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện đề tài cấp bộ “Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” [16] do Phạm Văn Dần làm chủ nhiệm. Công trình đã phân tích thực trạng và nguyên nhân ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay và cho rằng, “mặc dù là một tôn giáo ngoại sinh, nhƣng vào nƣớc ta, Phật giáo đã nhanh chóng thấm sâu, có ảnh hƣởng to lớn đến ngƣời dân Việt Nam nói chung và nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.... Là ngƣời Việt Nam không thể không Hiếu kính cha mẹ, niềm tri ơn và báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của ngƣời dân vùng Đồng bằng Bắc bộ.... Đạo Hiếu đã thể hiện sinh động qua ca dao, dân ca Tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phait tự nhiên mà có, mà chính là nhờ ảnh hƣởng của cả một nền giáo dục” [16, tr.84]. Trong tất cả những ảnh hƣởng lớn nhất và sâu rộng nhất cũng vẫn là sự ảnh hƣởng của đạo Phật, một tôn giáo, một nền giáo dục đã có mặt với dân tộc từ buổi đầu của công nguyên, mà đạo Phật là đạo Hiếu. Năm 2010, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội đã ấn hành cuốn Cơ duyên tồn tại của Phật giáo Việt Nam hiện nay (qua một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ) của Vũ Minh Tuyên [106]. Cuốn sách đã làm sáng tỏ một cách toàn diện cơ duyên quy định sự tồn tại và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đặc biệt qua sáu tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ từ cơ duyên kinh tế - xã
  • 36. 28 hội đến cơ duyên nhận thức và cơ duyên tâm lý quy. Để làm rõ điều kiện tồn tại của Phật giáo Việt Nam hiện nay, tác giả cũng khai thác khá nhiều ảnh hƣởng quan niệm đạo đức Phật giáo trong đó có đạo Hiếu đến đạo đức, lối sống, phong tục tập quán… của ngƣời Việt nói chung và ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Trên cơ sở đó, cuốn sách đƣa ra những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo trong xã hội hiện nay. Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn một số công trình có nội dung và hƣớng nghiên cứu liên quan đến ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay nhƣ Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở Châu thổ Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay (2007), luận án Tiến sĩ Văn hóa học của Bùi Hoài Sơn; Mấy vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay (2007) của Nguyễn Quốc Tuấn và Nguyễn Ngọc Quỳnh đăng trên tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 3; Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ (2013) luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Hữu Thụ; Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay (Qua khảo cứu tại một số chùa ở thành phố Hà Nội) (2016) luận án Tiến sĩ Triết học của Phan Nhật Minh… Những công trình đề cập ảnh hƣởng của Phật giáo nói chung và đạo Hiếu trong Phật giáo nói riêng đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay ở mức độ nhất định với những mục đích nghiên cứu khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó giúp tác giả của luận án có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB và giải pháp để phát huy mặt tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo cho việc xây dựng và nâng cao lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay. 4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 4.1. Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt được Thứ nhất, các công trình đi trƣớc đề cập một số nội dung cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo; đƣa ra khái niệm, cấu trúc của lối sống; tiếp cận ảnh
  • 37. 29 hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam dƣới những góc độ khác nhau nhƣng ở mức độ khái quát, chƣa toàn diện, hệ thống về những ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống trong xã hội. Thứ hai, các công trình đã chỉ ra vai trò của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam và tính tất yếu phải kế thừa những giá trị và khắc phục những hạn chế trong quan niệm về đạo Hiếu của Phật giáo đối với quá trình xây dựng xã hội mới ở nƣớc ta hiện nay. Thứ ba, vấn đề ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã đƣợc đề cập nhƣng không nhiều và nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu dƣới góc độ tiếp cận văn hóa mà Phật giáo có liên quan đến. 4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Thứ nhất, dựa trên những tài liệu từ những công trình đi trƣớc tác giả luận án bƣớc đầu đƣa ra khái niệm đạo Hiếu trong Phật giáo nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu nội dung của nó. Thứ hai, để hiểu toàn diện về đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó đến lối sống của ngƣời Việt Nam, tác giả luận án cần phải nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực nhƣ triết học, sử học, văn học, tôn giáo học… Thứ ba, vấn đề “ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” là một công trình mới, chƣa có một học giả nào chuyên sâu nghiên cứu nên đã tạo điều kiện cho tác giả luận án tiếp tục đào sâu nghiên cứu nhằm luận giải một cách khoa học về sự ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Thứ tư, trên cơ sở đi sâu phân tích thực trạng, luận án đƣa ra những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay.
  • 38. 30 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY 1.1. Đạo Hiếu trong Phật giáo và Đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB 1.1.1. Đạo Hiếu Trong Hán Việt từ điển giản yếu, chữ Hiếu định nghĩa là “hết lòng thờ cha mẹ” [2, tr.165], Từ điển tiếng Việt cũng định nghĩa tƣơng tự, “Đạo là đƣờng lối, nguyên tắc mà con ngƣời có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội nhƣ Đạo làm ngƣời, Đạo vợ chồng, Ăn ở cho phải đạo”[116, tr.280]; Hiếu là “Lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ” [116, tr.424]. Trong cuốn Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo của Thích Nhuận Đạt dịch có bài Hiếu đạo vô tận - Bồ tát Địa Tạng của pháp sƣ Văn Thù cho rằng: “Hiếu là Hiếu kính, Hiếu thuận, Hiếu dƣỡng; Đạo là lẽ tất nhiên, hoặc là con đƣờng nhất định phải đi qua. Hợp cả hai lại: Hiếu đạo là chánh đạo mà ngƣời con, ngƣời đệ tử đối với cha mẹ, sƣ trƣởng phải cung kính, thuận theo, cúng dƣờng và phụng dƣỡng” [22, tr.66]. Theo Việt Nam phong tục “Hiếu là biết kính trọng thƣơng mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dƣỡng cha mẹ” [7, tr.30]. Gốc của chữ Hiếu là Hán tự thuộc về bộ tử (vì Hiếu = tôn kính cha mẹ). Chữ Hiếu gồm hai phần: phần trên là chữ Khảo (già) bỏ bớt nét và phần dƣới là chữ Tử (con), Do vậy, có thể hiểu nôm na là kẻ làm con phải phụng sự cha mẹ chính là đạo Hiếu. Trong bài viết Đạo Hiếu - đạo làm người trong gia đình Việt Nam, Trần Đăng Sinh quan niệm, “Đạo Hiếu có thể hiểu là triết lý, lẽ sống, phƣơng châm cách ứng xử của con cái đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình” [82, tr.39]. Những định nghĩa trên cho thấy, tuy thời đại khác nhau nhƣng quan điểm cơ bản về đạo Hiếu là giống nhau nếu có khác nhau thì chỉ khác nhau quan điểm về cách thức báo hiếu vì đạo Hiếu là thuộc về ý thức tƣ tƣởng và cũng nhƣ các ý thức tƣ tƣởng khác, đạo Hiếu đều hình thành trên cơ sở kinh tế nhất định,
  • 39. 31 khi “thời đại khác nhau…, hoàn cảnh sinh hoạt về chính trị, kinh tế, và văn hóa cũng thay đổi. Tất cả đều ảnh hƣởng đến con ngƣời và biến đổi “đạo” làm ngƣời một cách tự giác hay không tự giác”, [37, tr.10]. Từ những quan điểm của các học giả cũng nhƣ thực tiễn cuộc sống, chúng tôi cho rằng, đạo Hiếu là quy tắc cách ứng xử mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình để báo đáp công ơn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đặc trƣng cơ bản của đạo Hiếu gồm: Thứ nhất, đạo Hiếu thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của con ngƣời; Thứ hai, đạo Hiếu phản ánh rõ nét trong mối quan hệ giữa con cái với ông bà, cha mẹ, tổ tiên; Thứ ba, nội dung của đạo Hiếu ảnh hƣởng quyết định đến định hƣớng hành vi của mỗi cá nhân. Đạo Hiếu có cấu trúc phức tạp và đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung, đạo Hiếu có 3 yếu tố cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau đó là ý thức đạo Hiếu, hành vi đạo Hiếu, quan hệ đạo Hiếu. Đạo Hiếu có nhiều chức năng, nhƣng nổi bật là chức năng giáo dục, chức năng nhận thức và chức năng điều chỉnh hành vi. Ba chức năng của đạo Hiếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của chức năng này là tiền đề, điều kiện cho sự vận hành chức năng khác trong đó chức năng điều chỉnh hành vi là chức năng quan trọng nhất. Nhƣ vậy, đạo Hiếu là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức giúp con ngƣời nhận biết, phân biệt đƣợc những giá trị đúng – sai, tốt - xấu, thiện – ác trong việc lựa chọn, đánh giá các vấn đề xã hội, từ đó con ngƣời tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, hình thành quan điểm và nguyên tắc sống của bản thân trong mối quan hệ với bố mẹ, ông bà, tổ tiên... 1.1.2. Đạo Hiếu trong Phật giáo 1.1.2.1. Khái niệm về đạo Hiếu trong Phật giáo Phật giáo cũng nhƣ Nho giáo và đạo đức truyền thống đều coi trọng đạo Hiếu, coi đạo Hiếu là căn bản của đạo đức. Trong Hiếu kinh của Nho giáo nói “Hiếu là nền tảng của đức hạnh, giáo dục cũng xuất phát từ đây”, “Bách thiện
  • 40. 32 Hiếu vi tiên” (Trong trăm cái thiện, chữ Hiếu là đầu); trong kinh Nhẫn nhục của Phật giáo cũng cho rằng “Cái thiện tột cùng không gì lớn hơn Hiếu, cái ác tột cùng không gì hơn bất Hiếu”. Đạo Hiếu trong Phật giáo trƣớc hết là sự biết ơn và báo đáp công ơn to lớn của cha mẹ. Trong kinh Đại bảo tích, đức Phật khuyên các đệ tử: “Các ông thƣờng phải hiếu dƣỡng cha mẹ”. Trong kinh Tâm địa quán, đức Phật nói “cha có từ ân, mẹ có bi ân, Ân của từ phụ cao nhƣ núi, ân của bi mẫu sâu nhƣ biển lớn” [139], lại nói “ở trong thế gian, cái gì là quý nhất? Bi mẫu còn sống gọi là quý nhất. Cái gì là nghèo nhất? Bi mẫu mất đi là nghèo nhất. Lúc bi mẫu còn sống là trăng sáng, khi bi mẫu mất đi là đêm tối. Vì thế, các ông phải siêng năng nỗ lực tu tập, hiếu dƣỡng cha mẹ” [139]. Kinh Lục độ tập cũng nói: “dâng thức ăn cho các hiền thánh không bằng hiếu dƣỡng cha mẹ” [dẫn theo 22, tr.72]. Các kinh điển khác nhƣ kinh Hiếu tử, kinh Thiện Sinh, kinh Vu lan, kinh Báo ân cha mẹ… đều tuyên dƣơng hiếu đạo và ca ngợi hiếu đạo đối với cha mẹ. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo là giúp mọi ngƣời giải thoát, nên đạo Hiếu trong Phật giáo không chỉ dừng trong phạm vi gia đình mà đƣợc mở rộng phạm vi tri ân, báo ân quốc gia xã hội và tất cả chúng sinh. Phẩm báo ân trong kinh Tâm địa quán, nói rằng ngoài ân cha mẹ, con ngƣời còn phải ân Tổ quốc, ânTam Bảo và ân chúng sinh. Từ phân tích kinh điển của Phật giáo chúng tôi cho rằng, đạo Hiếu trong Phật giáo là quan niệm của Phật giáo về công ơn, cách báo ơn của con người đối với cha mẹ, chúng sinh, Quốc vương và Tam bảo trên con đường đi đến giải thoát. Phật giáo quan niệm đạo Hiếu không chỉ là sự cung kính phụng dƣỡng về vật chất và tinh thần cho cha mẹ mình, mà còn hiếu dƣỡng cha mẹ mọi ngƣời trong thiên hạ; không chỉ với cha mẹ hiện tại mà còn với cha mẹ trong quá khứ và vị lai. Bởi lẽ, “Tất cả ngƣời nam là cha ta, tất cả ngƣời nữ là mẹ ta, ta đời