SlideShare a Scribd company logo
1 of 216
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VIỆT HÙNG
PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VIỆT HÙNG
PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 92 29 013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN NHẬT
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Việt Hùng
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các phụ lục
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ..................................................................................................
6
1.1. Các công trình nghiên cứu về thanh niên, công tác Đoàn và phong
trào thanh niên................................................................................................
6
1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động tình nguyện và phong trào
Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam. ..........................................................
19
1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề
luận án tiếp tục giải quyết..............................................................................
22
Chương 2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN,
CÔNG TÁC THANH NIÊN VÀ CƠ SỞ LỊCH SỬ CHO VIỆC PHÁT
ĐỘNG PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN Ở VIỆT NAM
.....................................................................................................
26
2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thanh niên, công tác thanh niên
và phong trào thanh niên…………………………………………………..
26
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về công tác thanh niên, phong trào thanh niên
và phong trào Thanh niên tình nguyện............................................................
26
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
thanh niên và công tác thanh niên………………………………………...
30
2.2. Cơ sở lịch sử và chủ trương của Trung ương Đoàn về phong trào
Thanh niên tình nguyện…………………………………………………….
37
2.2.1. Cơ sở lịch sử .......................................................................................... 37
2.2.2. Chủ trương của Trung ương Đoàn về phong trào Thanh niên tình
nguyện...............................................................................................................
48
Chương 3. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHONG
TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN (2000 - 2014.................................
57
3.1. Một số hình thức và mô hình triển khai phong trào Thanh niên tình
nguyện………………………………………………………………………..
57
3.1.1. Một số hình thức triển khai……………………………………………. 57
3.1.2. Một số mô hình, tổ chức có hoạt động tình nguyện ở Việt Nam........... 68
3.2. Hoạt động tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường………………………………………………………………..
71
3.2.1. Một số phong trào và nội dung chính………………………………… 71
3.2.2. Kết quả đạt được..................................................................................... 73
3.3. Hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội……………………………... 84
3.3.1. Một số phong trào và nội dung chính…………………………………. 84
3.3.2. Kết quả đạt được..................................................................................... 87
3.4. Hoạt động tình nguyện đảm bảo an ninh – quốc phòng…….............. 98
3.4.1. Một số phong trào và nội dung chính…………………………………. 98
3.4.2. Kết quả đạt được………………………………………………………. 100
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM…………………. 108
4.1. Nhận xét về phong trào Thanh niên tình nguyện …………………… 108
4.4.1. Về nội dung hoạt động………………………………………………… 108
4.4.2. Phương thức triển khai ………………………………………………... 110
4.1.3. Về hiệu quả, tác động của phong trào Thanh niên tình nguyện………. 115
4.1.4. Nguyên nhân những thành công của phong trào Thanh niên tình
nguyện..............................................................................................................
120
4.1.5. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân……………………………. 122
4.2. Một số kinh nghiệm……………………………………………………. 126
4.3. Một số vấn đề đặt ra đối với phong trào Thanh niên tình nguyện hiện
nay ……………………………………………………………………..
129
4.3.1. Thời cơ, thách thức…………………………………………………… 129
4.3.2. Yêu cầu đặt ra và một số giải pháp đẩy mạnh phong trào Thanh niên
tình nguyện trong thời gian tới……………………………………………….
134
KẾT LUẬN...................................................................................................... 148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ......... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 152
PHỤ LỤC......................................................................................................... 178
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
An toàn giao thông ATGT
Ban Chấp hành Trung ương BCHTW
Chính trị - xã hội CT-XH
Chủ nghĩa xã hội CNXH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Hội đồng nhân dân HĐND
Kinh tế-xã hội KT-XH
Liên hiệp thanh niên LHTN
Nhà xuất bản Nxb.
Thanh niên cộng sản TNCS
Thanh niên tình nguyện TNTN
Ủy ban nhân dân UBND
Xã hội chủ nghĩa XHCN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng
1:
Hoạt động tuyên truyền về Tháng Thanh niên và Chiến dịch
Thanh niên tình nguyện Hè, 2003-2012....................................... 58
Bảng
2:
Địa bàn chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2001-2008.. 61
Bảng
3:
Số lượng Thanh niên tình nguyện tham gia các chiến dịch thanh
niên tình nguyện hè, 2000 – 2014...................................... 64
Bảng
4:
Một số đóng góp của hoạt động tình nguyện phát triển kinh tế -
xã hội............................................................................................ 78
Bảng
5:
Thống kê hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật.... 80
Bảng
6:
Hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong các chiến
dịch...............................................................................................
89
Biểu
đồ:
Kết quả tiếp nhận máu toàn quốc từ năm 1994 đến năm 2013.... 90
Bảng
07:
Kết quả vận động và tổ chức hiến máu tại Lễ hội Xuân hồng từ
năm 2008 đến năm 2014.............................................................. 92
Bảng
08:
Hoạt động Tiếp sức mùa thi, Tiếp sức đến trường của Thanh
niên............................................................................................... 93
Bảng
09:
Hoạt động chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.................... 95
Bảng
10:
Hoạt động Xây dựng văn minh đô thị, đảm bảo trật tự an toàn
giao thông trong các Tháng Thanh niên....................................... 103
Bảng
11:
Số lượng các đội hình thanh niên tình nguyện và số buổi tuyên
truyền về an toàn giao thông trong các chiến dịch Thanh niên
tình nguyện hè.............................................................................. 104
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 01: Bảng tổng hợp kết quả chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè
từ năm 2000 đến hết năm 2014................................................ 178
Phụ lục 02: Bảng tổng hợp kết quả Tháng Thanh niên từ năm 2003 đến
hết năm 2013............................................................................ 191
Phụ lục 03: Một số hình ảnh về phong trào Thanh niên tình nguyện (2000
– 2014)........................................................................... 198
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thanh niên là bộ phận đặc biệt của xã hội, có vị trí quan trọng trong
suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hồ Chí Minh,
trong nhiều bài nói và viết của mình đã luận giải một cách thuyết phục rằng:
"Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên"
[66, tr. 216]. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác thanh niên” tiếp tục khẳng định: “Thanh niên là
lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định
tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm
nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.”[211,
tr. 809]
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các cấp,
các ngành cần phát huy tốt vai trò của thanh niên và thanh niên cần tiếp tục
tự khẳng định mình thực sự là lực lượng xung kích, sáng tạo trong đời sống
xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự định hướng, dẫn dắt của Đoàn.
Phong trào Thanh niên tình nguyện do Đoàn thanh niên phát động trên quy
mô toàn quốc từ năm 2000 là một hoạt động hết sức có ý nghĩa, có tính giáo
dục và tính nhân văn, là môi trường đoàn kết tập hợp thanh niên, thu hút
thanh niên tham gia vào các hoạt động cách mạng. Hoạt động tình nguyện
đã mạng lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội,
an ninh quốc phòng. Đồng thời qua đó, thanh niên được rèn luyện, cống hiến
và trưởng thành, sống có hoài bão, có lý tưởng và không ngừng nâng cao ý
thức giác ngộ cách mạng. Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng, thanh niên ta cũng luôn luôn có mặt ở những nơi đầu sóng ngọn gió
của Tổ quốc với tinh thần của những người tình nguyện. Truyền thống tình
2
nguyện, hy sinh những lợi ích nhỏ bé của bản thân để cống hiến mọi khả
năng trí tuệ, sức lực, của cải vật chất cho sự nghiệp cách mạng cao cả của
dân tộc đã làm nên đặc trưng và bản chất anh hùng của thế hệ trẻ mang tên
Bác Hồ vĩ đại.
Hiệu quả, tác động của phong trào Thanh niên tình nguyện thực sự to
lớn như vậy, tuy nhiên phong trào Thanh niên tình nguyện vẫn chưa nhận
được một sự quan tâm đúng mức. Nhiều hoạt động tình nguyện của thanh
niên vẫn còn riêng lẻ, tự phát chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan,
ban ngành đoàn thể, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ có hệ thống dựa trên các khung
pháp lý có hiệu lực nên không đảm bảo được tính bền vững – là một trong
những yếu tố quan trọng cho sự thành công của hoạt động thanh niên tình
nguyện. Hơn thế nữa, các nghiên cứu về phong trào Thanh niên tình nguyện
ở Việt Nam chưa nhiều và các nghiên cứu chưa thực sự phản ánh được bức
tranh tổng thể về hiện trạng các hoạt động, phong trào Thanh niên tình
nguyện ở Việt Nam.
Do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phong trào thanh niên tình
nguyện ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2014” làm luận án tiến sĩ lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam là thực sự cần thiết, không chỉ giúp đánh
giá đúng thực trạng, những đóng góp, tác động của phong trào Thanh niên
tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà còn đưa ra
những bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh và phát triển hoạt động thanh niên
tình nguyện trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ quá trình hình thành, phát triển, hoạt động và những đóng
góp chủ yếu của phong trào Thanh niên tình nguyện đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước từ năm 2000 đến hết năm
2014.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lịch sử, quá trình ra đời và phát triển của phong trào
Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam.
- Trình bày thực trạng các hoạt động tình nguyện của thanh niên ở Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014.
- Phân tích, làm rõ ưu điểm, hạn chế, những vấn đề khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện phong trào Thanh niên tình
nguyện và đánh giá, nhận xét, rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất những giải
pháp để phát huy hiệu quả của phong trào Thanh niên tình nguyện trong giai
đoạn hiện nay và sắp tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3. 1. Đối tượng nghiên cứu
Phong trào Thanh niên tình nguyện do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp
trung ương phát động và tổ chức thực hiện.
3. 2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động tình nguyện
của thanh niên Việt Nam trong phạm vi cả nước.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề nói trên trong khoảng thời
gian từ năm 2000 (Năm Thanh niên Việt Nam, năm Trung ương Đoàn chính thức
phát động và triển khai phong trào Thanh niên tình nguyện trong toàn quốc) đến
hết năm 2014 (Năm Thanh niên Việt Nam, đánh dấu 15 năm phong trào Thanh
niên tình nguyện) và đề cập ở mức độ nhất định đến các phong trào thanh niên
trước và sau giai đoạn 2000 – 2014.
- Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lịch sử, quá trình hình thành, phát
triển, nội dung hoạt động, kết quả triển khai phong trào Thanh niên tình
nguyện do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức trên các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
4
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên,
công tác thanh niên và phong trào thanh niên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic: được sử dụng
xuyên suốt trong công trình nghiên cứu này để phân tích mối liên hệ giữa
các sự kiện lịch sử, các phong trào thanh niên; nghiên cứu và luận giải các
các vấn đề thông qua các sự kiện cụ thể trong quá trình lịch sử, trong từng
phong trào cũng đòi hỏi tuân theo trật tự logic chặt chẽ mang tính liên kết.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng nhằm đưa ra những kết luận,
nhận xét, đánh giá trong luận án được khách quan và chính xác hơn.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng nhằm luận giải quá
trình phát động, triển khai, vai trò, tác động của phong trào Thanh niên tình
nguyện trong thời kỳ từ năm 2000 đến hết năm 2014.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: được sử dụng để đúc rút các kinh
nghiệm lịch sử, rút ra thành công và hạn chế của phong trào Thanh niên tình
nguyện trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết năm 2014.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống về phong trào Thanh niên
tình nguyện dưới góc độ sử học góp phần làm rõ hoạt động, vai trò và những
tác động, hiệu quả tích cực trong hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt
Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014; từ đó, đúc kết một số kinh
nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hiệu quả các hoạt động tình
nguyện của thanh niên Việt Nam.
5
- Đóng góp, bổ sung nhiều tài liệu có giá trị về tổ chức và hoạt động
của Đoàn thanh niên, Hội LHTN, Hội Sinh viên Việt Nam, góp phần vào
công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên Việt
Nam, phục vụ công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đồng thời, đây
cũng là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho đội ngũ cán bộ Đoàn trong
việc tham mưu, xây dựng, tổ chức thực hiện các phong trào thanh niên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phong
trào thanh niên nói chung, phong trào Thanh niên tình nguyện nói riêng, làm
cơ sở khoa học cho việc đổi mới nhận thức và phương thức hoạt động của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam trong tình hình mới.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy cán bộ Đoàn và công tác thanh niên ở các cơ sở đào tạo; làm tài
liệu tham khảo có giá trị cho chính bản thân các tình nguyện viên, đoàn viên,
thanh niên tham gia phong trào Thanh niên tình nguyện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình của tác giả đã công
bố có liên quan đến đề tài luận án, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận án được kết cấu 4 chương, 12 tiết.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thanh niên, công tác thanh
niên và cơ sở lịch sử cho việc phát động phong trào Thanh niên tình nguyện
ở Việt Nam
Chương 3. Hình thức và nội dung hoạt động của phong trào Thanh niên
tình nguyện (2000 – 2014)
Chương 4. Nhận xét và một số kinh nghiệm
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cho đến nay, việc nghiên cứu về phong trào thanh niên nói chung và
phong trào Thanh niên tình nguyện nói riêng đã nhận được sự quan tâm không
chỉ của những nhà hoạch định chính sách, chủ trương, đường lối trong hệ
thống chính trị mà còn được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Đặc
biệt kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước thì các nghiên
cứu, đánh giá về thanh niên, công tác thanh niên và các phong trào thanh niên
ngày càng nhiều hơn. Có thể chia thành ba nhóm nghiên cứu liên quan đến đề
tài.
1.1. Các công trình nghiên cứu về thanh niên, công tác Đoàn và
phong trào thanh niên
- Vũ Oanh (1991), Công tác thanh niên là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến
lược con người, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích, dẫn chứng
các số liệu thống kê về đóng góp của thanh niên trên các lĩnh vực xã hội trong
các giai đoạn lịch sử cách mạng, tác giả khẳng định thanh niên nước ta hết thế
hệ này đến thế hệ khác, đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không ngại gian
khổ, hy sinh, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Công
trình cũng nhấn mạnh đến việc Đảng, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho công
tác thanh niên, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên được học tập, cống hiến công sức,
trí tuệ góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đẩy mạnh công cuộc
đổi mới vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1995), Kỷ yếu hội thảo Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên. Kỷ yếu đã tập hợp được nhiều
bài viết có giá trị của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả các đồng chí
lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đoàn Thanh niên. Các tác giả tập
7
trung phân tích, làm rõ lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về thanh niên và phương pháp vận động thanh niên; tiếp tục khẳng định vai
trò, vị trí quan trọng của thanh niên với các phong trào hành động trong tiến
trình lịch sử và xác định rõ trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp
đào tào, bồi dưỡng thế hệ trẻ và xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Tổ chức Đoàn cần quán triệt sâu sắc tư
tưởng Hồ Chí Minh để tiếp tục tổ chức tốt các phong trào hành động cách
mạng trong thanh niên, để mọi thanh niên đều được cống hiến và trưởng thành
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Hồ Đức Việt (1996), Thanh niên với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Nội dung cuốn sách khẳng định
suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, thông qua các phong trào thanh niên do
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, thanh niên Việt Nam luôn thể hiện rõ vai
trò xung kích sáng tạo của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên có vị trí
và vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ thanh niên là nguồn nhân lực trẻ, chiếm
hơn 50% lực lượng lao động của đất nước. Nhiều phong trào lớn của tuổi trẻ
đặc biệt là phong trào thanh niên tình nguyện ở một số tỉnh, thành đã thu hút
hàng triệu thanh niên thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đất nước.
Ngoài ra tác giải cũng phân tích những vấn đề cơ bản của công tác thanh niên,
phương pháp tổ chức, tập hợp và đoàn kết các tầng lớp thanh niên và nhiệm
vụ của của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới.
- Nguyễn Phương Hồng (1997), Những bài học kinh nghiệm của phong
trào thanh niên lập nghiệp, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả cho rằng các
phong trào thanh niên nói chung, phong trào Thanh niên lập nghiệp (giai đoạn
1993 – 2002) nói riêng có vai trò quan trọng trong việc đoàn kết, tập hợp thanh
niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ thanh niên thi đua học tập, rèn
luyện và bảo vệ Tổ quốc. Phong trào Thanh niên lập nghiệp là một chủ trương
đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của thanh niên và yêu cầu của
8
công cuộc đổi mới, có sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, sức sống
của phong trào là kết hợp hài hoà giữa lợi ích của đất nước và lợi ích gia đình
của mỗi thanh niên. Để phong trào thanh niên đi sâu vào thanh niên và nhận
được sự đồng thuận của xã hội, các phong trào thanh niên phải không ngừng
đổi mới cả nội dung và hình thức, phải bảo đảm cả yếu tố chính trị (nhiệm vụ
chính trị) và nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ. Nghĩa là các phong trào thanh
niên muốn lôi cuốn thanh niên thì vừa phải phát huy được tính xung kích, tình
nguyện của thanh niên vừa chăm lo, giáo dục, bảo vệ thanh niên.
- Đặng Cảnh Khanh, Nguyễn Hồng Thanh (1997), Tập hợp, đoàn kết
thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạng trong thời kỳ đổi mới,
Nxb Thanh niên, Hà Nội. Các tác giả đã dựa trên lập trường quan điểm chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam để
nhìn nhận, đánh giá vai trò, tác động của phong trào thanh niên đối với thanh
niên và đối với xã hội; Những vấn đề trong công tác tập hợp thanh niên thông
qua các hoạt động phong trào trong điều kiện đổi mới toàn diện kinh tế, xã hội
của đất nước và đưa ra một số đề xuất về định hướng và giảp pháp. Các tác
giả cho rằng các phong trào thanh niên là một phương thức để đoàn kết, tập
hợp thanh niên. Phong trào thanh niên là phong trào hành động cách mạng
mang yếu tố tự giác của quần chúng nhân dân đông đảo được giác ngộ, luôn
hướng tới những lợi ích chung, những mục tiêu của cách mạng để hành động.
Mặt khác chính sức hấp dẫn của phong trào lại có khả năng thuyết phục, lôi
cuốn một bộ phận quần chúng không nhỏ khác tham gia vào các hành động,
từ đó được giác ngộ, hăng hái đi vào con đường giác ngộ cách mạng. Bởi vậy
có thể khẳng định rằng, phong trào hành động cách mạng chính là hình thức
quan trọng để đoàn kết, tập hợp thanh niên, giúp thanh niên phát huy được sức
mạnh tích cực của mình. Đánh giá cao tác động của phong trào thanh niên,
các tác giả cũng cho rằng để phong trào có sức mạnh lôi cuốn đông đảo đoàn
viên, thanh niên tham gia thì một trong những yếu tố quan trọng nhất là những
nhiệm vụ chính trị của Đảng, những mục tiêu của sự nghiệp cách mạng biểu
9
hiện qua phong trào phải có sự thống nhất hữu cơ với những khát vọng của
tuổi trẻ.
- Đỗ Mười (1997), Tuổi trẻ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả khẳng định vai trò to lớn
của thanh niên đã được chứng minh trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Đồng thời tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của thanh niên và các phong trào
hành động của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
- Nguyễn Thị Tú Oanh (1999), Phát huy nguyồn lực thanh niên trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (LATS Triết học),
Hà Nội. Tác đánh giá vai trò của nguồn lực thanh niên với sự phát triển xã
hội, thực trạng của nguồn lực thanh niên hiện nay, các nguyên nhân yếu kém
và bài học kinh nghiệm cùng phương hướng giải pháp chủ yếu để phát huy
nguồn lực thanh niên và phong trào thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
- Văn Tùng (1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng
cố tổ chức Đoàn, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả đã khái quát lý luận chủ
nghĩa Mác – Lê nin về giáo dục và tổ chức thanh niên, tư tưởng Hồ Chí Minh
và những quan điểm của Đảng đối với công tác xây dựng, củng cố tổ chức
Đoàn, những vấn đề cần quan tâm trong công tác thanh niên nói chung, trong
tổ chức, thực hiện phong trào thanh niên nói riêng và những vấn đề phát triển
mới trong công tác tổ chức của Đoàn.
- Nguyễn Văn Buồm (2000), Thanh niên Việt Nam trước thềm thế kỷ 21
: Số liệu và phân tích, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả phân tích tình hình
thanh niên trước năm 2000 cũng như việc phân bố lực lượng này trong cơ cấu
xã hội, các chính sách phát triển thanh niên của Nhà nước. Tác giả cũng đi sâu
nghiên cứu các chương trình hành động của thanh niên, các phong trào thanh
10
niên để thấy hiệu quả, tác động đối với xã hội và đối với chính bản thân thanh
niên.
- Nguyễn Văn Hùng (chủ biên) (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam với
công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cùng với việc trình bày
khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng Đoàn Thanh niên, về nâng cao chất lượng đoàn viên, các tác giả đề
cập đến sự trưởng thành và những tên gọi đi cùng năm tháng của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, hệ thống tổ chức thanh niên và tổ chức quản lý Nhà nước về
công tác thanh niên, các cuộc vận động và phong trào thanh niên do Đoàn phát
động qua các kỳ Đại hội. Các tác giả khẳng định thanh niên là lực lượng xã
hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh
dân tộc. Thanh niên là một trong những nội dung công tác rất quan trọng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập Đảng đã rất quan tâm
đến công tác thanh niên. Công tác vận động thanh niên và lãnh đạo công tác
thanh niên hiện nay phải đặt trong sự tác động đan xen (cả mặt thuận, không
thuận, cả thời cơ và thách thức) của những yêu cầu và bối cảnh thời kỳ mới,
phải có sự nhìn nhận, đánh giá thật sự khách quan, đúng với thực trạng để
không quá lạc quan nhưng cũng không quá bi quan về tình hình thanh niên
hiện nay.
- Trần Văn Miều (2001), Phong trào thanh niên với việc đào tạo nguồn
nhân lực trẻ, Nxb Thanh niên, Hà Nội. tác giả đã phân tích, đánh giá tác động
của phong trào thanh niên đối với xã hội nói chung và tập trung đánh giá tác
động của phong trào thanh niên trong lĩnh vực cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Tác giả cho
rằng đào tạo nguồn nhân lực trẻ thông qua phong trào thanh niên và công trình
thanh niên là hình thức tự đào tạo. Tức là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh huy động tuổi trẻ để họ tham gia các hoạt động xã hội, tham gia lao
động sản xuất, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về quan hệ xã hội, tổ chức
11
hoạt động xã hội, giao tiếp, biết cách điều hành công việc và họ được rèn luyện
về thể chất, ý thức kỷ luật lao động tập thể. Đoàn thanh niên đóng vai trò là
người định hướng và tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục tinh thần và thể
chất cho thanh niên.
- Văn Tùng (2001), Một số vấn đề về công tác thanh niên trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả
phân tích chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên. Từ đó tác giả
khẳng định công tác thanh niên, đặc biệt là các phong trào thanh niên do tổ
chức Đoàn phát động có vai trò, vị trí quan trọng trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và trong công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh
niên.
- Văn Tùng (2002), Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh qua các kỳ
Đại hội, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Công trình khắc họa những dấu mốc quan
trọng của Đoàn Thanh niên qua các kỳ Đại hội toàn quốc, các phong trào hành
động cách mạng của tuổi trẻ qua các giai đoạn cách mạng, đặc biệt là vai trò,
đóng góp của thanh niên trong công cuộc đổi mới, trong đó khái quát quá trình
hình thành và đóng góp nhất định của phong trào Thanh niên tình nguyện ở
Việt Nam.
- Viện Nghiên cứu Thanh niên, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ
và tài năng trẻ (2001), Thế hệ trẻ Việt Nam - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. Các tác giả nhận định thanh niên là lực lượng
xã hội to lớn, là lực lượng xung kích thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Thanh niên có những đặc điểm riêng về sinh lý, tâm lý, so
với nhóm xã hội khác, luôn nhạy cảm với cái mới, vừa tác động, vừa chịu sự
tác động không nhỏ vào môi trường xã hội. Thực tế những năm qua cho thấy,
với sự tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của cơ chế thị trường, thanh niên đang
có những biến động về cơ cấu, vị thế xã hội, nhận thức, tâm trạng, nguyện
vọng, đạo đức và lối sống…phần nào ảnh hưởng đến thái độ, tinh thần xung
12
kích, tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào thanh niên.
Nhiều bài viết trong công trình đã có những phân tích, đánh giá, gợi mở những
vấn đề lý luận và thực tiễn về phong trào thanh niên. Cụ thể như tác giả Trần
Văn Miều với bài viết “Định hướng nghiên cứu về phong trào thanh niên Việt
Nam” đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức phong trào thanh niên, phân
tích mục tiêu, động lực, sự ra đời của phong trào thanh niên. Tác giả Nguyễn
Văn Buồm với bài viết “Tình hình thanh niên Việt Nam thập kỷ 90 – thực
trạng và giải pháp” đã dựng nên bức tranh tổng thể về tình hình thanh niên từ
dân số, học tập, sức khỏe, nghề nghiệp việc làm, sở thích, nhu cầu, tâm tư,
nguyện vọng để từ đó Trung ương Đoàn có những định hướng cho thanh niên
hay tổ chức phong trào thanh niên phù hợp. Các bài viết của các tác giả
Nguyễn Văn Thanh, Trần Đức Mã, Dương Kiều Hương đã phân tích, cung
cấp nhiều số liệu quan trọng, những đóng góp chủ yếu của các phong trào
thanh niên thập kỷ 90 của thế kỷ XX trong hoạt động xóa đói giảm nghèo,
trong công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, trong phòng chống tệ nạn ma
túy…đây là những thông tin quan trọng cho việc đánh giá, nhận xét, so sánh
các phong trào thanh nên trước và sau năm 2000.
- Bộ Khoa học Công nghệ - Môi trường – Trung ương Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh (2002), Báo cáo khoa học “Phong trào hành động cách mạng của
thanh niên – thực trạng và định hướng phát triển, Hà Nội. Báo cáo phân tích
thực trạng một số phong trào thanh niên cuối thế kỷ XX từ quá trình phát
động, tổ chức thực hiện, kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế và qua đó
đề xuất một số giải pháp có tính định hướng để phát huy phong trào thanh
niên.
- Nhiều tác giả (2003), Giáo dục rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội. Các tác giả phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, công tác thanh niên và sự vận dụng
13
của Đoàn thanh niên vào tổ chức các phong trào thanh niên, đưa thanh niên
vào các hoạt động thực tế để thông quá đó giáo dục, rèn luyện thanh niên.
- Trần Quy Nhơn (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên
trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả làm rõ cơ sở
hình thành và quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên với những
điều kiện cụ thể của dân tộc; quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ cách mạng.
- Đoàn Văn Thái (2004), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác
giả trình bày đặc điểm tình hình thanh niên trước yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong
việc xác định và giao nhiệm vụ cho thanh niên. Những nhiệm vụ cơ bản của
thanh niên Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Dương Tự Đam (2005), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác
thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb
Thanh niên, Hà Nội. Tài liệu cung cấp một phần cơ sở lý luận, phương pháp
luận, hệ thống các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác
thanh niên nói chung, xây dựng Đoàn nói riêng. Tác giả bước đầu đưa ra một
số quan điểm đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về công
tác thanh niên, xác lập mối quan hệ hoạt động giữa Đoàn Thanh niên với Hội
LHTN, Hội Sinh viên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Nguyễn Văn Thanh (2005), Mô hình Đoàn thanh niên tham gia xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả đi sâu phân tích,
làm rõ ưu điểm, hạn chế của các mô hình, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thanh niên
trong đó có các đội thanh niên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế, an sinh
14
xã hội ở địa phương. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của các mô hình thanh niên tham gia xóa đói giảm nghèo.
- Nguyễn Thọ Ánh (2006), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong hệ thống chính trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu một
cách có hệ thống về chức năng, vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó tác giả phân tích mối quan hệ cơ bản giữa Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận và các thành viên
khác trong hệ thống chính trị Việt Nam. Tác giả cũng đánh giá những thành
tựu trong việc thực hiện chức năng chính trị - xã hội của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt vị trí, vai trò của mình trong hệ thống
chính trị giai đoạn hiện nay.
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2007), 75 năm Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh vinh quang và trách nhiệm, Nxb Thanh niên, Hà
Nội. Cuốn kỷ yếu có nhiều bài viết tâm huyết đối với công tác Đoàn và phong
trào thanh niên như: Vai trò, vị trí của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong hệ thống chính trị (Trịnh Xuân Giới), Xây dựng thanh niên Việt
Nam xứng đáng là lực lượng kế thừa và phát triển sự nghiệp cách mạng của
Đảng (Dương Tự Đam), Hiểu đúng thanh niên để bồi dưỡng và phát huy thanh
niên (Đoàn Văn Thái), Sứ mệnh lịch sử của thanh niên Việt Nam trong giai
đoạn cách mạng mới (Phạm Xuân Thăng), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh tham gia xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (Bùi Văn Cường),
Phạm Bá Khoa với bài viết Nâng cao chất lượng công tác thanh niên và đội
ngũ làm công tác thanh niên là vấn đề chiến lược của Đảng trong công tác
dân vận thời kỳ mới (Phạm Bá Khoa) và Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau (Trần Thị Quy Nhơn), Một số kinh nghiệm và
giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nguyễn Huy Lộc). Các tác giả đã khẳng
15
định lịch sử 75 năm vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với
những đóng góp to lớn của thanh niên và các phong trào thanh niên đối với
lịch sử dân tộc Việt Nam. Các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để xây
dựng, củng cổ tổ chức Đoàn, chất lượng đoàn viên và những kinh nghiệm để
phát huy truyền thống, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của phong trào thanh niên,
phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nguyễn Văn Thanh (2009), Đổi mới đoàn thanh niên trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả nêu
nên yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đòi hỏi Đoàn Thanh niên phải chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
của Đoàn, đổi mới nội dung, phương thức thực hiện các phong trào thanh niên.
Ngoài ra tác giả cũng trình bày một số phương pháp luận công tác thanh vận,
tuổi trẻ với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, mục tiêu và
động lực công tác thanh vận của Đoàn trong điều kiện hiện nay.
- Nguyễn Thái Anh (chủ biên) (2010), Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh vào công tác bồi dưỡng, giáo dục và tổ chức thanh niên trong thời
kỳ mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác giáo dục, tổ chức thanh niên gắn với việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau. Đảng, nhà nước với trọng trách chăm lo và vận dụng sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bồi dưỡng giáo dục và vai trò của Đoàn trong
việc tổ chức thanh niên tham gia xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ
mới.
- Trần Văn Miều - Nguyễn Việt Hùng (2010), Hồ Chí Minh về bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Các tác giả phân tích
các luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên; những nhìn nhận,
đánh giá về vai trò, sức mạnh to lớn của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh vào việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực thanh niên.
16
- Nhiều tác giả (2010), Lịch sử Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và
phong trào thanh niên Việt Nam (1925 – 2010), Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác
phẩm phản ánh những chặng đường phát triển của Hội LHTN Việt Nam và
phong trào thanh niên do Đoàn làm nòng cốt, vai trò định hướng chính trị của
Đoàn và tầm ảnh hưởng của đoàn viên thanh niên trong các chương trình,
phong trào hành động của Hội.
- Học viện Xây dựng Đảng (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Các tác giả phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về thanh niên, công tác thanh niên; vị trí, vai trò của thanh niên
qua các thời kỳ và tầm quan trọng phải tăng cường sự lãnh đạo của công tác
thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiều tác giả (2011), Lược sử Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
và phong trào thanh thiếu nhi Việt Nam, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Tác
phẩm cung cấp tư liệu về một số sự kiện, phong trào, nhân vật điển hình,
những bài học kinh nghiệm và đánh giá về thanh niên và tổ chức Đoàn thanh
niên theo dòng chảy của lịch sử. Đây là tài liệu tham khảo phong phú về số
liệu, có ý nghĩa thiết thực cho nghiên cứu về thanh niên và tổ chức Đoàn.
- Lâm Quốc Tuấn, Phạm Tất Thắng (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Các tác giả phân tích khái quát quá trình lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thanh niên từ năm 1986 đến năm 2011; chỉ ra nguyên nhân và rút
ra một số bài học kinh nghiệm. Đồng thời, các tác giả đưa ra một số giải pháp
nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong giai
đoạn hiện nay.
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2011), Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh 80 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành, Nxb Thanh
niên, Hà Nội. Đây là cuốn kỷ yếu tập trung nhiều bài viết có giá trị và liên
17
quan đến các vấn đề được đề cập trong đề tài như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam (Hoàng
Chí Bảo), Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Lê Văn Cầu), Khái quát về vai trò lịch sử của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong 80 năm qua (Trần Văn Miều),
Lý luận và thực tiễn về hai phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”
(Nguyễn Mạnh Dũng), Phong trào thanh niên tình nguyện – Phong trào thi
đua yêu nước của thanh niên Việt Nam làm theo lời Bác (Phạm Bá Khoa). Các
tác giả đã nêu bật giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, công tác thanh
niên và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giáo dục, rèn luyện
và phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các
giai đoạn lịch sử; các tác giả cũng phân tích khách quan về sự ra đời, quá trình
phát triển, vai trò, vị trí của thanh niên và những đóng góp của thanh niên, các
phong trào thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong suốt 80
năm qua; phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc tổ
chức các phong trào thanh niên đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm
trong quá trình phát động, triển khai và tổng kết phong trào thanh niên.
- Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt
Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia –
Sự thật, Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và cách
tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên và lối sống của thanh niên, một số khái
niệm liên quan đến thanh niên, độ tuổi của thanh niên hiện nay; khảo sát và
phân tích tình hình thanh niên Việt Nam trong hơn hai mươi năm đổi mới, qua
đó chỉ ra đặc trưng cơ bản của thanh niên và đặc trưng lối sống của thanh niên.
Tác giả cũng phân tích hoàn cảnh lịch sử mới, những yếu tố tác động và những
xu hướng biến đổi cả tích cực và tiêu cực trong lối sống của thanh niên Việt
Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp cơ
bản nhằm xây dựng lối sống lành mạnh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc cho
18
thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc
tế.
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2012), Tổng quan tình hình
thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (2007 – 2012), Nxb
Thanh niên, Hà Nội. Cùng với các công trình Tổng quan tình hình thanh niên,
công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi các năm 2002, 2007, các công
trình này tập trung phân tích đặc điểm tình hình thanh niên theo cơ cấu dân
số, theo thái độ chính trị, lao động, nghề nghiệp, học vấn, đời sống văn hóa
tinh thần, vật chất, sức khỏe; theo các đối tượng thanh niên như thanh niên
công nhân, viên chức, nông thôn, thành thị, lực lượng vũ trang, dân tộc thiểu
số, học sinh, sinh viên, tôn giáo và đánh giá công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 5 năm một lần, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng
nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ sau.
- Văn Tùng, Phạm Bá Khoa (2012), Lịch sử Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925 – 2012), Nxb Thanh
niên, Hà Nội. Các tác giả tập trung phân tích, nêu bật đóng góp của tổ chức
Đoàn từ khi thành lập cho đến năm 2012; làm rõ quá trình tập hợp, đoàn kết
thanh niên thực hiện các nhiệm vụ chính trị qua các thời kỳ cách mạng và các
kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc. Đồng thời phân tích các phong trào của tuổi trẻ
cả nước do tổ chức Đoàn phát động để tham gia các cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ngô Thị Khánh (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2006 (LATS Lịch sử), Hà Nội.
Tác giả đã hệ thống hóa tư liệu và thông tin về quá trình Đảng lãnh đạo xây
dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong 20 năm của thời kỳ đổi mới. Qua đó
làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn Thanh niên và vị trí, vai trò
của Đoàn Thanh niên trong triển khai, thực hiện các phong trào hành động
cách mạng, chương trình hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu của
sự nghiệp đổi mới.
19
Nhiều tác giả (2013), Lịch sử phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam và
Hội Sinh viên Việt Nam (1925 2013), Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác phẩm
phản ánh những chặng đường phát triển của Hội Sinh viên Việt Nam và phong
trào học sinh, sinh viên qua các thời kỳ, trong đó nhấn mạnh các phong trào
tiêu biểu của học sinh, sinh viên trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động tình nguyện và phong
trào Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam.
- Đặng Cảnh Khanh (2001), Phong trào thanh niên tình nguyện những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả cho rằng các
phong trào Thanh niên tình nguyện nói riêng và các phong trào thanh niên nói
chung là một phương thức để đoàn kết, tập hợp thanh niên, là môi trường để
thanh niên rèn luyện và trưởng thành. Hơn thế, trong công trình này tác giả đã
phân tích kỹ hơn một số vấn đề lý luận về phong trào Thanh niên tình nguyện
được nhìn nhận từ góc độ lịch sử, truyền thống và vai trò của nó trong từng
giai đoạn. Tác giả cũng phân tích khá kỹ những vấn đề về mô hình và hoạt
động của phong trào Thanh niên tình nguyện và đưa ra một số giải pháp, chính
sách để thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển.
- Trần Thời (2002), Kỹ năng thanh niên tình nguyện, Nxb Trẻ, Thành
phố Hồ Chí Minh. Tác giả phân tích các nội dung phong trào Thanh niên tình
nguyện, đưa ra những kĩ năng cần thiết đối với Sinh viên, thanh niên tham gia
hoạt động tình nguyện; Chuẩn bị hành trang tham gia chiến dịch mùa hè xanh,
kỹ năng tổ chức sinh hoạt thanh thiếu niên, kỹ năng giáo dục viên đường phố,
kỹ năng phòng chống thiên tai, hoả hoạn khi tham gia tình nguyện ở cộng
đồng.
- Lâm Phương Thanh (2003), Cẩm nang thanh niên tình nguyện, Nxb
Thanh niên, Hà Nội. Tác giả cung cấp những hiểu biết chung về tình nguyện
như khái niệm, một số mô hình, đội hình thanh niên tình nguyện, mục đích
20
yêu câù, phương thức hoạt động tình nguyện hiệu quả, hướng dẫn tình nguyện
viên tổ chức các hoạt đông vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hoá văn nghệ...cho
các đối tượng thanh thiếu niên.
- Đặng Cảnh Khanh (2009), Tiếp lửa cho phong trào thanh niên tình
nguyện, Tạp chí Tuyên Giáo, số 3, Hà Nội. Tác giả khái quát lịch sử phong
trào thanh niên tình nguyện và các đóng góp của tổ chức Đoàn các cấp, đoàn
viên, thanh niên trong công tác tình nguyện; nêu bật vai trò quan trọng của
phong trào Thanh niên tình nguyện trong xây dựng, phát triển kinh tế, đặc biệt
là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Chương trình tình nguyện Liên hợp quốc (2011), Báo cáo thực trạng
tình nguyện toàn cầu 2011, Website: http://www.un.org.vn/unvvn/files/-
Overview_final_vnese.pdf, (cập nhật ngày 19/11/2016). Tài liệu được dịch
bởi chương trình tình nguyện Liên hợp quốc tại Việt Nam. Báo cáo đã liệt kê
một loạt những vấn đề về khái niệm và phương pháp luận về phong trào tình
nguyện; tập trung vào những giá trị phổ quát thúc đẩy nhân dân trên khắp thế
giới xây dựng những lợi ích chung và ảnh hưởng của các hoạt động tình
nguyện đối với các xã hội và cá nhân. Báo cáo cho rằng các hoạt động tình
nguyện như một nhân tố quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững và
công bằng của các cộng đồng và dân tộc. Trong bối cảnh môi trường thay đổi
một cách nhanh chóng, các hoạt động tình nguyện lại vô cùng bền bỉ. Hình
thức thể hiện có thể khác nhưng những giá trị trung tâm về sự đoàn kết và cam
kết vẫn rất mạnh mẽ và phổ quát. Hoạt động tình nguyện không phải thần
dược cho tất cả mọi vấn đề của thế giới ngày nay. Tuy nhiên, nó là một nhân
tố quan trọng đối với bất kỳ chiến lược nào nhận thức được các quy trình
không thể được đo lường chỉ thông qua kết quả kinh tế và rằng các cá thể
không chỉ được truyền cảm hứng chỉ bằng ý thích cá nhân mà còn bằng những
giá trị và niềm tin sâu đậm, hoạt động tình nguyện mang tính quyết định tới
sự phát triển con người.
21
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2015), Kỷ yếu 15 năm phong
trào thanh niên tình nguyện (2000 – 2014), Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tập kỷ
yếu tập trung nhiều bài viết có giá trị của các nhà nghiên cứu, các tác giả là
thủ lĩnh thanh niên qua các thời kỳ - những người đã trực tiếp tham gia và tổ
chức các phong trào tình nguyện của thanh niên. Các tác giả cho rằng phong
trào Thanh niên tình nguyện hiện nay là sự kế thừa và tiếp nối của các phong
trào tiền thân như Ba sẵn sàng, Năm xung phong, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi
trẻ giữ nước, Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...; bước đầu
phong trào Thanh niên tình nguyện được cụ thể hóa qua chiến dịch Mùa hè
xanh, chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè... dần dần, đối tượng, nội dung,
lĩnh vực, phạm vi thanh niên tham gia tình nguyện ngày càng mở rộng và được
định hình thành các nhóm nội dung cụ thể như: Tình nguyện tham gia phát
triển kinh tế - xã hội; tình nguyện tham gia bảo vệ Tổ quốc; tình nguyện bảo
vệ môi trường, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hôi; tình
nguyện tiếp sức mùa thi, tiếp sức đến trường; tình nguyện quốc tế... Các tác
giả còn cho rằng, phong trào Thanh niên tình nguyện không chỉ được triển
khai thành các chiến dịch, các đợt cao điểm mà còn được triển khai thành các
chặng với các chủ đề, chủ điểm cụ thể, tình nguyện thường xuyên, tại chỗ,
tình nguyện tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn...Từ trong
phong trào, nhiều gương sáng tình nguyện đã xuất hiện, là hình ảnh đẹp của
thế hệ trẻ ngày nay. Phần lớn các tác giả có chung nhận định sự phát triển của
phong trào Thanh niên tình nguyện đã khẳng định vai trò của thanh niên trong
công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, khẳng định sức sống lâu bền của
phong trào thanh niên trong đời sống xã hội, góp phần lan tảo tinh thần tình
nguyện, các giá trị tích cực của phong trào Thanh niên tình nguyện tới cộng
đồng, hướng đến xây dựng xã hội tình nguyện.
Ngoài những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được phân
tích trên đây, còn hàng chục các bài báo, bài viết trên các tạp chí, hội thảo
khoa học liên quan đến các phong trào của thanh niên và phong trào Thanh
22
niên tình nguyện cùng hàng trăm báo cáo tổng kết các nhiệm kỳ công tác Đoàn
và phong trào thanh niên qua các kỳ Đại hội Đoàn (từ năm 2000 đến nay) của
các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc rất có giá trị tham khảo, nghiên cứu
để triển khai đề tài.
1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn
đề luận án tiếp tục giải quyết.
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu
- Khi đánh giá về vai trò, vị trí của thanh niên, công tác thanh niên và
phong trào thanh niên trong xã hội, nhiều công trình nghiên cứu tập trung phân
tích cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh
niên, công tác thanh niên và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
lãnh đạo công tác thanh niên hiện nay. Hầu hết đều nhận định: Thanh niên
Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng, luôn thể hiện
tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và luôn là lực lượng
quan trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước. Thanh niên Việt Nam trong các
cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ; trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trong thời kỳ kiến thiết đất nước sau chiến
tranh; trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước luôn phát huy truyền thống của dân tộc, luôn nêu cao tinh thần xung
phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của
Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Những nhận định này hết sức quan
trọng, có cơ sở cả lý luận và thực tiễn, có giá trị quan trọng để luận án kế thừa,
nhìn nhận, đánh giá, phân tích các phong trào thanh niên.
- Bàn về các phong trào thanh niên, các công trình nghiên cứu trên đây
đã cho thấy thực tiễn 30 năm đổi mới ở Việt Nam vừa qua các phong trào
thanh niên luôn được tổ chức Đoàn phát động để phù hợp với yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới. Các công trình đã phân tích một số mặt, một số khía cạnh của
các phong trào tiêu biểu như: Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ
23
Tổ quốc (1987 – 1992), Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước (1993 –
2002), Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa (2002 – 2007), Năm xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp (2007 – 2012). Các
công trình về cơ bản đã nhận định các phong trào thanh niên nói chung ở Việt
Nam thực chất là phong trào thi đua yêu nước của tuổi trẻ, góp phần vào giáo
dục thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh. Các phong trào thanh
niên thể hiện vai trò của mình trong việc góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ,
chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
trong việc đoàn kết, tập hợp thanh niên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế;
trong bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ Tổ quốc; trong
thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội. Đây là những vấn đề luận án cần quan
tâm, kế thừa và phát triển phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
- Một số công trình tập trung đánh giá vai trò của nguồn lực thanh niên,
các phong trào thanh niên với sự phát triển xã hội, thực trạng của nguồn lực
thanh niên hiện nay; đặc điểm, tình hình và những nhiệm vụ cơ bản của thanh
niên trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; các
nguyên nhân yếu kém và bài học kinh nghiệm cùng phương hướng giải pháp
chủ yếu để phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Việt Nam cũng quan trọng cho nội dung luận án.
- Các công trình lịch sử Đoàn, Hội, các nghiên cứu tổng quan công tác
Đoàn và phong trào thanh niên được biên soạn công phu, phản ánh khá rõ quá
trình ra đời và hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội và các thế hệ thanh niên Việt
Nam qua các giai đoạn cách mạng; cung cấp những số liệu, dẫn chứng tương
đối đầy đủ về phong trào thanh niên và hoạt động thanh niên tình nguyện góp
phần quan trọng cho tác giả có cái nhìn tổng quát cả bề dầy lịch sử Đoàn, Hội
và tác động của phong trào thanh niên.
- Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phong trào Thanh niên tình
nguyện nhưng một số tác phẩm đã xuất bản bước đầu đã khái quát cơ sở lý
24
luận và thực tiễn của phong trào Thanh niên tình nguyện, đưa ra một số khái
niệm phân tích thực trạng và đánh giá sơ bộ một vài hoạt động tình nguyện ở
địa phương, cơ sở, từ đó gợi ý một số giải pháp có giá trị để luận án kế thừa,
phát triển.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến một số
khía cạnh, một số mặt hoạt động của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên
nói chung, phong trào Thanh niên tình nguyện nói riêng ở các góc độ khác
nhau, góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò của thanh niên, công tác thanh niên
và phong trào thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Song, chưa có nhiều công
trình phân tích sâu sắc, đánh giá tác động, hiệu quả của phong trào thanh niên
tình nguyện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chưa làm rõ được thời cơ,
thách thức lớn đối với thanh niên, phong trào thanh niên và hoạt động tình
nguyện trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay. Các tác giả nhiều khi
đánh giá quá cao vai trò, vị trí của thanh niên, phong trào thanh niên mà chưa
thấy những mặt yếu kém, hạn chế như một bộ phận thanh niên còn yếu và
thiếu về kỹ năng hoạt động tình nguyện, bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghề
nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới. Phong trào
Thanh niên tình nguyện ở một số nơi, một số cơ sở còn mang tính hình thức,
chạy theo bề nổi mà chưa đi sâu vào thực tiễn đời sống. Hơn nữa, các công
trình nghiên cứu về các phong trào Thanh niên tình nguyện nặng ở nghiên cứu
lý luận, hoặc chỉ là cung cấp một số khái niệm, kỹ năng cho hoạt động tình
nguyện của thanh niên mà chưa đi vào phân tích các hoạt động tình nguyện ở
thực tiễn, chưa khái quát cơ sở lịch sử và sự phát triển của phong trào Thanh
niên tình nguyện trong một khoảng thời gian dài để thấy tính kế thừa, bước
phát triển, hay thậm chí là hạn chế của cả quá trình để đánh giá vai trò tổng
quát và tác động, hiệu quả của phong trào Thanh niên tình nguyện công cuộc
đổi mới ở Việt Nam.
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tác phẩm, công trình, bài viết đã
công bố liên quan đến đề tài, luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu có giá
trị, đồng thời bổ khuyết những vấn đề trong phạm vi đề tài mà các công trình
25
nghiên cứu trước đó chưa giải quyết hay giải quyết chưa thấu đáo như khái
quát cơ sở lịch sử, quá trình hình thành, phát triển của phong trào Thanh niên
tình nguyện; tổng kết thực tiễn, làm rõ tác động nhiều mặt của phong trào
Thanh niên tình nguyện đối với xã hội, những thách thức, những vấn đề còn
hạn chế những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động tình nguyện...
- Phân tích cụ thể hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phong trào Thanh
niên tình nguyện được tổ chức Đoàn phát động, triển khai, thực hiện các yêu
cầu, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao trong thời kỳ đổi mới. Qua đó khẳng
định vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên và các phong trào thanh niên đã
góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên những thành tựu to lớn của đất
nước qua gần 30 năm đổi mới.
- Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học quá trình phát
động, triển khai, hiệu quả tác động, tổng kết phong trào Thanh niên tình
nguyện từ năm 2000 đến hết năm 2014, luận án đưa ra những đánh giá, nhận
xét có cơ sở khoa học về thành công, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm
chủ yếu, đề xuất những giải pháp hữu hiệu để phát huy hơn nữa vai trò, đóng
góp của phong trào Thanh niên tình nguyện đối với sự phát triển của xã hội
trong thời kỳ mới.
26
Chương 2
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN, CÔNG
TÁC THANH NIÊN VÀ CƠ SỞ LỊCH SỬ CHO VIỆC PHÁT ĐỘNG
PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN Ở VIỆT NAM
2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thanh niên, công tác thanh
niên và phong trào thanh niên
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về công tác thanh niên, phong trào thanh
niên và phong trào Thanh niên tình nguyện
- Công tác thanh niên: Một bộ phận trong công tác quần chúng của toàn
xã hội và dân tộc, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nước và
các chủ thể xã hội khác, trong đó có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN
Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam nhằm tác động một cách đồng bộ để giáo
dục, bồi dưỡng và to điều kiện chăm lo bảo vệ cho thanh niên phát triển,
trưởng thành và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của lực lượng thanh niên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Bản chất và nội dung cơ bản của công tác thanh niên bao gồm một hệ
thống các quan điểm, chủ trương, chiến lược chính sách của Đảng và Nhà
nước; nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Nhà nước và của Đoàn Thanh
niên, các chủ thể xã hội khác cùng với các phương thức, giải pháp thích hợp
trong sự phối hợp và phân công trên phạm vi toàn xã hội nhằm tạo ra những
tác động tích cực trong quá trình tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh
niên [21, tr.135, 136].
- Công tác Đoàn: Toàn bộ các công việc mà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
phải làm để thực hiện chức băng, nhiệm vụ của mình, gồm: xây dựng tổ chức
Đoàn các cấp vững mạnh; tập hợp, đoàn kết thanh niên, tuyên truyền, giáo dục
đoàn viên, thanh niên, phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức
kinh tế, xã hội, tổ chức các cuộc vận động và phong trào hành động cách mạng,
tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên góp phần thực hiện cách
27
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng tại địa phương
và trong toàn quốc; tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, đoàn thể;
chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, phụ tách Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm
lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Thực hiện
công tác kiểm tra, công tác hợp tác quốc tế thanh niên [21, tr.134].
- Phong trào thanh niên: Là phương thức hoạt động của Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh
viên Việt Nam nhằm tập hợp thanh niên vào hoạt động tập thể. Thông qua
phong trào để phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; để giáo dục, rèn luyện thanh niên trở thành người lao động mới; để xây
dựng Đoàn, Hội vững mạnh [214, tr. 35].
Như vậy phong trào thanh niên cần có ba yếu tố:
Thứ nhất, tập thể đứng ra tổ chức là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam. Tập thể có thể là
cấp Trung ương, cấp tỉnh thành, cấp quận huyện và cấp cơ sở.
Thứ hai, phương pháp tổ chức phong trào thanh niên là huy động, tập
hợp lực lượng thanh niên tham gia. Cũng có thể lực lượng thanh niên là nòng
cốt, với sự tham gia của các thành phần khác.
Thứ ba, phong trào thanh niên nhằm vào mục tiêu: giúp thanh niên được
công hiến, được trưởng thành; giúp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội; giúp xây dựng Đoàn, Hội vững mạnh.
Mỗi phong trào thanh niên đều có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung là tập hợp thanh niên vào hoạt động tập thể để giải quyết các
nhiệm vụ của đất nước, của các địa phương, đơn vị hoặc của các tổ chức quần
chúng nhân dân. Thông qua phong trào để bồi dưỡng, đào tạo thanh niên Việt
Nam trở thành người lao động có trí thức, đạo đức, sức khỏe và xây dựng các
tổ chức thanh niên vững mạnh. Về mục tiêu cụ thể thì tùy theo nhiệm vụ chính
trị của tập thể, của tổ chức quần chúng nhân dân, căn cứ vào mục tiêu đào tạo,
28
rèn luyện thanh niên và công tác xây dựng Đoàn, Hội để xác định mục tiêu cụ
thể của phong trào.
Sự ra đời của phong trào thanh niên thường xuất phát từ ba hướng:
Thứ nhất, hầu hết các phong trào đều bắt nguồn từ quần chúng, từ thực
tế ở cơ sở. Đây là sự khởi nguồn thuận lợi của phong trào, vì đã được quần
chúng thanh niên ở cơ sở thực hiện. Tuy nhiên, phong trào phát nguồn từ thanh
niên ở cơ sở cần có sự định hướng và lãnh đạo của tổ chức. Bởi vì lúc đầu
phong trào bắt đầu từ sự tự phát, do đó cần có tổ chức Đoàn, Hội lãnh đạo để
nó đi từ tự phát đến tự giác. Chỉ có sự tự giác của quần chúng phong trào thanh
niên mới phát triển rộng rãi và bền vững.
Điểm xuất phát thứ hai của phong trào thanh niên là từ các cấp lãnh đạo
của Đoàn và Hội, từ các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức quần chúng
nhân dân và của chính quyền các địa phương. Các cấp lãnh đạo từ Trung ương
tới địa phương căn cứ vào nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của
Đoàn, Hội để phát động các phong trào thanh niên. Mỗi cấp bộ Đoàn và Hội
có phạm vi hoạt động khác nhau, do vậy phạm vi của phong trào, mức độ và
đối tượng của các phong trào cũng khác nhau. Có phong trào chỉ dừng lại ở
phạm vi cấp quận, huyện, có phong trào phát động để toàn Đoàn, toàn Hội và
tất cả các đối tượng thực hiện, cũng có phong trào phát động cho từng vùng,
từng đối tượng thanh niên.
Điểm xuất phát thứ ba là từ kinh nghiệm của các tổ chức thanh niên
trong khu vực và thế giới. Các tổ chức thanh niên ở Việt Nam đều có mối liên
hệ với các tổ chức thanh niên và sinh viên quốc tế. Do đó, một số phong trào
có nguồn gốc từ kinh nghiệm của thanh niên các nước, cũng có phong trào
được học hỏi do sự kết nghĩa giữa thanh niên tỉnh thành của Việt Nam với
tỉnh thành của nước khác.
Tóm lại, xuất phát điểm của các phong trào thanh niên thường từ ba
hướng như vậy. Tuy nhiên sự phân chia cũng mang tính chất tương đối. Song
29
dù điểm xuất phát từ đâu thì phong trào cũng cùng chung một mục đích là vì
sự lớn mạnh của đất nước, vì sự tiến bộ của thanh niên và sự vững mạnh của
Đoàn, Hội.
Để phân loại phong trào thanh niên có nhiều hướng tiếp cận. Phong trào
thanh niên có thể được phân loại theo địa bàn, lãnh thổ, theo đối tượng, nội
dung và thời gian. Theo địa bàn có thể phân chia theo các cấp bộ Đoàn. Phân
loại theo đối tượng có cá phong trào thanh niên nông thôn, thanh niên công
nhân viên chức, thanh niên học sinh, sinh viên, phong trào trong các lực lượng
vũ trang. Phân chia theo thời gian có các phong trào được phát động một thời
gian ngắn, theo từng đợt, phục vụ cho một nhiệm vụ nào đó, có phong trào
trong thời gian trung hạn, có thể một vài năm hoặc một nhiệm kỳ Đại hội
Đoàn, có các phong trào dài hạn, trở thành truyền thống lâu dài của Đoàn và
Hội như phong trào tiết kiệm, phong trào thi đua yêu nước, phong trào Thanh
niên tình nguyện, phong trào người tốt việc tốt…
Phong trào Thanh niên tình nguyện: là một phong trào cách mạng của
thanh niên do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động đã trở thành động lực để
phát huy sức sáng tạo, rèn luyện tuổi trẻ, với tên gọi đầy đủ là Thi đua tình
nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ba hình thức hoạt động chủ yếu của
phong trào là: 1) Thi đua học tập, đi đầu xây dựng xã hội học tập, tiến quân
vào KHCN; 2) Thi đua lập nghiệp và lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; 3) Tình nguyện vì cuộc
sống cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở
những lĩnh vực, địa bàn, đối tượng khó khăn [21, tr.717, 718].
- Tình nguyện viên : Tình nguyện viên là những người tự nguyện chia
sẻ những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của họ để giúp đỡ và đóng góp cho
cộng đồng. Họ là những người có tấm lòng nhân ái, có ý thức tự giác và có
tinh thần tình nguyện tham gia hoạt động trong các đội hình tình nguyện, hoạt
động theo cá nhân hoặc trong các tổ chức. Tình nguyện viên sẵn sàng làm các
30
công việc khó khăn, gian khổ mà không đòi hỏi lợi ích tài chính cho bản thân
[109, tr. 11].
Nghiên cứu lý luận về công tác thanh niên, phong trào thanh niên là vấn
đề lớn, quan trọng, phức tạp, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Một số diễn
giải như trên mới chỉ đề cập đến những vấn đề khái quát nhất về công tác
thanh niên, phong trào thanh niên để từ đó tác giả có cái nhìn toàn diện hơn
khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá về phong trào Thanh niên tình nguyện.
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về thanh niên và công tác thanh niên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt cuộc đời luôn quan tâm, chăm lo giáo dục
và rèn luyện thế hệ trẻ, đặc biệt là thanh niên. Kế thừa tư tưởng của C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I. Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo các luận điểm
mácxit về thanh niên, công tác thanh niên. Tư tưởng này được thể hiện trong
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, trong nhiều tác phẩm,
bài viết, thư gửi và trong các buổi gặp gỡ, nói chuyện với thanh, thiếu nhi.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên rất sâu
sắc và toàn diện, thể hiện trên một số luận điểm sau:
* Hồ Chí Minh có quan điểm khách quan, toàn diện khi nhìn nhận, đánh
giá về thanh niên, có niềm tin vững chắc vào thanh niên
Hồ Chí Minh thấy rằng thanh niên nói chung và trong mỗi cá thể
nói riêng đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, đều đang tiềm ẩn những khả năng
to lớn cũng như những mặt hạn chế: “Ưu điểm của thanh niên là hăng hái,
giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực
tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng”.” [67, tr. 66], song “Thanh niên là một bộ
phận quan trọng của dân tộc” [69, tr. 178], là lực lượng nòng cốt để xây dựng
xã hội mới, phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu là con đường để thanh niên
tự hoàn thiện nhân cách của mình.
31
Theo Hồ Chí Minh, thanh niên là một bộ phận quan trọng trong cộng
đồng dân tộc. Người nói “Tính trung bình, thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng
số nhân dân - tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng lớn thì phải có nhiệm
vụ lớn” [70, tr. 215]. Họ là người chủ hiện tại của đất nước không chỉ vì họ
chiếm khoảng một phần ba dân số, mà chủ yếu vì thanh niên là bộ phận trẻ,
khỏe, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, giàu ý chí, nghị lực và ước
mơ; “Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và
văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội…Vì thanh niên là lực
lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn
trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc. Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực
hiện khẩu hiệu: “Đâu cần, thanh niên có; việc gì khó, thanh niên làm”.”[72,
tr. 298, 299]. Hồ Chí Minh ca ngợi tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất trong cuộc đời
mỗi người: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [65, tr. 194]. Do vậy, thế hệ trẻ tiêu biểu cho
sức sống, sức phát triển của một dân tộc, nếu được chăm sóc, giáo dục, rèn
luyện, dìu dắt đúng thì họ có khả năng “dời non lấp bể” trong sự nghiệp bảo
vệ nền độc lập và xây dựng đất nước.
Thực tiễn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá thanh niên của Hồ
Chí Minh làm cho thanh niên tự tin hơn, đồng thời thanh niên cũng thấy rõ
yêu cầu phải phấn đấu, rèn luyện.
* Hồ Chí Minh nhìn nhận vấn đề thanh niên trong sự phát triển có
tính kế thừa bền vững giữa các thế hệ, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát huy
hơn thế hệ trước
Hồ Chí Minh coi “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế
hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương
lai - tức là các cháu nhi đồng” [72, tr. 298], nghĩa là trong mọi hoàn cảnh và
điều kiện phải thực hiện cho được việc biến quá trình kế tục tự nhiên “tre già
măng mọc” thành quá trình kế tục cách mạng.
32
Trong Di chúc của mình Hồ Chí Minh đưa ra tư tưởng:“Bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau là một việt rất quan trọng và rất cần thiết” [73, tr.
622]. Đây chính là vấn đề cốt lõi mang ý nghĩa chiến lược trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên.
Thật vậy, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là “rất quan
trọng” bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của nhiều thế hệ nối
tiếp nhau, nó quyết định sự thành bại của cách mạng đang cam go trước mắt.
Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, “rất cần thiết” bởi nó là vấn đề có tính quy luật,
không thể chối bỏ, né tránh. Sâu xa hơn là bởi nó quyết định sự tồn tại, phát
triển của mỗi quốcgia,dântộc,tứclàsựpháttriểngiốngnòi, đó mớilàvấnđềchiến
lược lâu dài.
* Hồ Chí Minh có quan điểm toàn diện trong giáo dục thanh niên
để xây dựng thế hệ kế tục cách mạng
Hồ Chí Minh dạy: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ
các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật,
lao động và sản suất”[71 tr. 647]. Đây là con đường hình thành nên lớp người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng, vừa "chuyên”. Trong đó Hồ
Chí Minh coi đạo đức là cái gốc: “Thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh
thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng” [72,
tr. 89].
Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp giáo dục thanh niên là sự nghiệp của quần
chúng, của toàn xã hội. Người đề nghị: “Sự giáo dục thanh niên phải liên hệ
vào dư luận của xã hội, lực lượng của Chính phủ phải để ngăn ngừa những cái
gì có thể ảnh hưởng xấu đến thanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của thanh
niên”[69, tr. 266]. Người yêu cầu gia đình, nhà trường, toàn thể các ngành,
các giới, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm
đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
33
* Hồ Chí Minh có quan điểm thực tiễn trong việc giáo dục, đào
tạo, rèn luyện, tổ chức lực lượng thanh niên
Hồ Chí Minh đã vạch ra những vấn đề cơ bản về xây dựng, củng
cố các tổ chức của thanh niên. Trong đó các vấn đề về tổ chức Đoàn được
Người quan tâm, chú trọng, ví dụ như:
Về mối quan hệ giữa Đảng với Đoàn, tính chất, vai trò của Đoàn, Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “Đường chính trị, thì thanh niên theo đảng chỉ huy, nhưng
việc làm thì thanh niên độc lập” [64, tr. 322].
Người đã nêu lên luận điểm hết sức quan trọng có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc: “Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương
pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững
chắc…Muốn củng cố và phát triển, thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ
với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập
của thanh niên, phải tránh thành kiến hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà đoàn kết
và hợp tác với anh chị em thanh niên trong Hội Liên hiện Thanh niên Việt
Nam” [70, tr. 439]. Rộng rãi là bao gồm nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp. Vững
chắc là có tổ chức, dù tổ chức ấy là một mặt trận nhưng không thể thiếu mục
đích, tôn chỉ, điều lệ. Và điều quan trọng là Đoàn thanh niên là thành viên trụ
cột, là hạt nhân chính trị của khối đoàn kết thanh niên này. Đoàn viên phải là
người gương mẫu, đi đầu, giữ vững đạo đức cách mạng trong mọi hoạt động
để lôi cuốn quần chúng thanh niên đi theo. Đây là vấn đề mang tính nguyên
tắc trong xây dựng củng cố tổ chức Đoàn mà Hồ Chí Minh đã nêu rõ.
Thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên, lãnh đạo tổ chức Đoàn trước hết
bằng đường lối, chủ trương, chính sách. Các quan điểm, chủ trương của Đảng
thể hiện cụ thể trong các văn kiện Đại hội, các Nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các thông tư, chỉ thị qua các
thời kỳ.
34
Đại hội Đảng lần thứ I (Tháng 3/1935) chỉ rõ: “Nhiệm vụ chính là củng
cố và khuếch trương Thanh niên Cộng sản Đoàn, chỗ nào đã có chi bộ đảng
thì phải thiết pháp tổ chức chi bộ đoàn. Chọn một số đồng chí chuyên môn chỉ
đạo công tác Thanh niên Cộng sản. Mỗi đảng viên chẳng những chỉ cần kết
nạp thêm đảng viên mới, mà còn cần kết nạp cả đoàn viên mới. Phải phân phối
lực lượng của Đảng và Đoàn của Thanh niên Cộng sản tới các khu vực quan
trọng: các nhà máy, mỏ, đồn điền lớn. Phải biến mỗi sản nghiệp thành một
thành trì của Thanh niên Cộng sản Đoàn.” [4, tr. 99]
Đại hội lần thứ II của Đảng (Tháng 2/1951) nhấn mạnh “Công tác vận
động thanh niên phải chú trọng huy động thanh niên tham gia tích cực các
công tác kháng chiến và kiến quốc. Công tác của thanh niên là công tác chung
của dân tộc, cũng như quyền lợi của thanh niên gắn với quyền lợi của dân
tộc.” [4, tr. 223]
Đại hội lần thứ III của Đảng (Tháng 9/1960) nêu rõ: "Thanh niên nước
ta đã nêu cao tinh thần hy sinh anh dũng trong kháng chiến và trong lao động
hòa bình. Thanh niên là lớp người đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và sẽ xây
dựng chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Phải giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ thành
những chiến sĩ trung thành với Tổ quốc, với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa,
động viên thanh niên đem hết nhiệt tình của tuổi trẻ tham gia xây dựng chủ
nghĩa xã hội" [5, tr. 76].
Đại hội IV của Đảng (Tháng 12/1976) khẳng định “Các tổ chức của
Đảng cần giúp cho các tổ chức của Đoàn nhận rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của
Đoàn trên mọi lĩnh vực, từ đó mà phát huy truyền thống của Đoàn, nâng cao
chất lượng sinh hoạt và hoạt động của Đoàn.” [22, tr. 774, 775]
Đại hội V của Đảng (Tháng 3/1982) đánh giá: “Thanh niên nước ta đã
trưởng thành nhanh chóng và có những cống hiến xứng đáng với truyền thống
vẻ vang của thế hệ trẻ và của dân tộc...Đảng ta luôn luôn đánh giá đúng bản
35
chất tốt đẹp, khả năng cách mạng của thanh niên và vai trò chính trị của Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.” [211, tr. 568]
Từ khi đổi mới (1986) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành
3 nghị quyết chuyên đề về công tác thanh niên. Ngày 9/2/1991, Bộ Chính trị
ban hành Nghị quyết số 25 – NQ/TW về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác thanh niên. Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt,
là điểm khởi đầu cho đường lối đổi mới của Đảng về công tác thanh niên thời
kỳ đổi mới. Năm 1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa VII được ban hành đã khẳng định “Công tác thanh niên là
vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành
bại của cách mạng”. Đây là bước chuyển biến có tính đột phá, căn bản trong
nhận thức, chủ trương của Đảng đối với công tác thanh niên. Tháng 7/2008,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 25 –
NQ/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết tiếp tục
khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của thanh niên đối với tương lai của
dân tộc và tiền đồ của cách mạng Việt Nam: “Thanh niên là rường cột của
nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước…là nhân tố quyết định sự thành
bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế
và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 44)
xác định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của
Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách
mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong
phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của
thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.”
Ngày 11 tháng 9 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-
CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với Công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công
36
nghiệp hóa, hiện địa hóa đã xác định rõ mục tiêu: Chú trọng xây dựng thế hệ
thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành
pháp luật, có lối sống văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội
nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp đáp
ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đại hội lần thứ XI của Đảng (Tháng 1/2011) nêu rõ những nhiệm vụ để
phát huy lực lượng thanh niên là “Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao
động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ
thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ
khoa học, công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh
vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân
tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thu hút rộng rãi
thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách” [23, tr. 242, 243].
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã hoạch định những chiến lược quan
trọng để phát triển đất nước, trong đó có việc bồi dưỡng, phát triển thanh niên:
“Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền
thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối
sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và
pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi trường, điều
kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển
trí tuệ, kỹ năng, thể lực.” [24, tr. 162].
Qua những dẫn chứng ở trên, rõ ràng ở giai đoạn nào Đảng Cộng sản
Việt Nam đều quan tâm đến công tác lãnh đạo thanh niên và tổ chức Đoàn.
Mỗi thời kì, tư duy của Đảng luôn đổi mới để phù hợp với thế hệ trẻ. Đảng
ngày càng nâng tầm nhận thức, gắn lý luận với thực tiễn để lãnh đạo, định
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
 
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOTLuận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
Luận văn: Thực thi chính sách đối với người có công, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng NinhLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
Đề tài: Công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội, HAY
Đề tài: Công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội, HAYĐề tài: Công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội, HAY
Đề tài: Công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế Hà Nội, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Bắc Tân...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đ
Đề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đĐề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đ
Đề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đ
 
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAYTạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông, HAY
 

Similar to Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)

Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Man_Ebook
 

Similar to Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014) (20)

Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng NgãiQuản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn huyện Bình Sơn...
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAYLuận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
Luận văn: Văn hóa chính trị của thanh niên huyện Yên Lạc, HAY
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niênLuận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận án: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
 
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niênLuận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
 
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nayGiáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên Long An hiện nay
 
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt namBáo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
Báo cáo quốc gia về thanh niên việt nam
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà NộiXây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
 
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn... Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAYĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở phường Ninh Phong, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT HÙNG PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VIỆT HÙNG PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 92 29 013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN NHẬT HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Việt Hùng
  • 4. MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các phụ lục MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................. 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh niên................................................................................................ 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động tình nguyện và phong trào Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam. .......................................................... 19 1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết.............................................................................. 22 Chương 2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN, CÔNG TÁC THANH NIÊN VÀ CƠ SỞ LỊCH SỬ CHO VIỆC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN Ở VIỆT NAM ..................................................................................................... 26 2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thanh niên, công tác thanh niên và phong trào thanh niên………………………………………………….. 26 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về công tác thanh niên, phong trào thanh niên và phong trào Thanh niên tình nguyện............................................................ 26 2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên………………………………………... 30 2.2. Cơ sở lịch sử và chủ trương của Trung ương Đoàn về phong trào Thanh niên tình nguyện……………………………………………………. 37 2.2.1. Cơ sở lịch sử .......................................................................................... 37 2.2.2. Chủ trương của Trung ương Đoàn về phong trào Thanh niên tình nguyện............................................................................................................... 48 Chương 3. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN (2000 - 2014................................. 57 3.1. Một số hình thức và mô hình triển khai phong trào Thanh niên tình nguyện……………………………………………………………………….. 57 3.1.1. Một số hình thức triển khai……………………………………………. 57
  • 5. 3.1.2. Một số mô hình, tổ chức có hoạt động tình nguyện ở Việt Nam........... 68 3.2. Hoạt động tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường……………………………………………………………….. 71 3.2.1. Một số phong trào và nội dung chính………………………………… 71 3.2.2. Kết quả đạt được..................................................................................... 73 3.3. Hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội……………………………... 84 3.3.1. Một số phong trào và nội dung chính…………………………………. 84 3.3.2. Kết quả đạt được..................................................................................... 87 3.4. Hoạt động tình nguyện đảm bảo an ninh – quốc phòng…….............. 98 3.4.1. Một số phong trào và nội dung chính…………………………………. 98 3.4.2. Kết quả đạt được………………………………………………………. 100 Chương 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM…………………. 108 4.1. Nhận xét về phong trào Thanh niên tình nguyện …………………… 108 4.4.1. Về nội dung hoạt động………………………………………………… 108 4.4.2. Phương thức triển khai ………………………………………………... 110 4.1.3. Về hiệu quả, tác động của phong trào Thanh niên tình nguyện………. 115 4.1.4. Nguyên nhân những thành công của phong trào Thanh niên tình nguyện.............................................................................................................. 120 4.1.5. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân……………………………. 122 4.2. Một số kinh nghiệm……………………………………………………. 126 4.3. Một số vấn đề đặt ra đối với phong trào Thanh niên tình nguyện hiện nay …………………………………………………………………….. 129 4.3.1. Thời cơ, thách thức…………………………………………………… 129 4.3.2. Yêu cầu đặt ra và một số giải pháp đẩy mạnh phong trào Thanh niên tình nguyện trong thời gian tới………………………………………………. 134 KẾT LUẬN...................................................................................................... 148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ......... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 152 PHỤ LỤC......................................................................................................... 178
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT An toàn giao thông ATGT Ban Chấp hành Trung ương BCHTW Chính trị - xã hội CT-XH Chủ nghĩa xã hội CNXH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Hội đồng nhân dân HĐND Kinh tế-xã hội KT-XH Liên hiệp thanh niên LHTN Nhà xuất bản Nxb. Thanh niên cộng sản TNCS Thanh niên tình nguyện TNTN Ủy ban nhân dân UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1: Hoạt động tuyên truyền về Tháng Thanh niên và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè, 2003-2012....................................... 58 Bảng 2: Địa bàn chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2001-2008.. 61 Bảng 3: Số lượng Thanh niên tình nguyện tham gia các chiến dịch thanh niên tình nguyện hè, 2000 – 2014...................................... 64 Bảng 4: Một số đóng góp của hoạt động tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội............................................................................................ 78 Bảng 5: Thống kê hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật.... 80 Bảng 6: Hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong các chiến dịch............................................................................................... 89 Biểu đồ: Kết quả tiếp nhận máu toàn quốc từ năm 1994 đến năm 2013.... 90 Bảng 07: Kết quả vận động và tổ chức hiến máu tại Lễ hội Xuân hồng từ năm 2008 đến năm 2014.............................................................. 92 Bảng 08: Hoạt động Tiếp sức mùa thi, Tiếp sức đến trường của Thanh niên............................................................................................... 93 Bảng 09: Hoạt động chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.................... 95 Bảng 10: Hoạt động Xây dựng văn minh đô thị, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong các Tháng Thanh niên....................................... 103 Bảng 11: Số lượng các đội hình thanh niên tình nguyện và số buổi tuyên truyền về an toàn giao thông trong các chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè.............................................................................. 104
  • 8. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 01: Bảng tổng hợp kết quả chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè từ năm 2000 đến hết năm 2014................................................ 178 Phụ lục 02: Bảng tổng hợp kết quả Tháng Thanh niên từ năm 2003 đến hết năm 2013............................................................................ 191 Phụ lục 03: Một số hình ảnh về phong trào Thanh niên tình nguyện (2000 – 2014)........................................................................... 198
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thanh niên là bộ phận đặc biệt của xã hội, có vị trí quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hồ Chí Minh, trong nhiều bài nói và viết của mình đã luận giải một cách thuyết phục rằng: "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên" [66, tr. 216]. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” tiếp tục khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.”[211, tr. 809] Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các cấp, các ngành cần phát huy tốt vai trò của thanh niên và thanh niên cần tiếp tục tự khẳng định mình thực sự là lực lượng xung kích, sáng tạo trong đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự định hướng, dẫn dắt của Đoàn. Phong trào Thanh niên tình nguyện do Đoàn thanh niên phát động trên quy mô toàn quốc từ năm 2000 là một hoạt động hết sức có ý nghĩa, có tính giáo dục và tính nhân văn, là môi trường đoàn kết tập hợp thanh niên, thu hút thanh niên tham gia vào các hoạt động cách mạng. Hoạt động tình nguyện đã mạng lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Đồng thời qua đó, thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, sống có hoài bão, có lý tưởng và không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng. Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, thanh niên ta cũng luôn luôn có mặt ở những nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc với tinh thần của những người tình nguyện. Truyền thống tình
  • 10. 2 nguyện, hy sinh những lợi ích nhỏ bé của bản thân để cống hiến mọi khả năng trí tuệ, sức lực, của cải vật chất cho sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc đã làm nên đặc trưng và bản chất anh hùng của thế hệ trẻ mang tên Bác Hồ vĩ đại. Hiệu quả, tác động của phong trào Thanh niên tình nguyện thực sự to lớn như vậy, tuy nhiên phong trào Thanh niên tình nguyện vẫn chưa nhận được một sự quan tâm đúng mức. Nhiều hoạt động tình nguyện của thanh niên vẫn còn riêng lẻ, tự phát chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành đoàn thể, thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ có hệ thống dựa trên các khung pháp lý có hiệu lực nên không đảm bảo được tính bền vững – là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của hoạt động thanh niên tình nguyện. Hơn thế nữa, các nghiên cứu về phong trào Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam chưa nhiều và các nghiên cứu chưa thực sự phản ánh được bức tranh tổng thể về hiện trạng các hoạt động, phong trào Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2014” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam là thực sự cần thiết, không chỉ giúp đánh giá đúng thực trạng, những đóng góp, tác động của phong trào Thanh niên tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà còn đưa ra những bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh và phát triển hoạt động thanh niên tình nguyện trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ quá trình hình thành, phát triển, hoạt động và những đóng góp chủ yếu của phong trào Thanh niên tình nguyện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước từ năm 2000 đến hết năm 2014.
  • 11. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lịch sử, quá trình ra đời và phát triển của phong trào Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam. - Trình bày thực trạng các hoạt động tình nguyện của thanh niên ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014. - Phân tích, làm rõ ưu điểm, hạn chế, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện phong trào Thanh niên tình nguyện và đánh giá, nhận xét, rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp để phát huy hiệu quả của phong trào Thanh niên tình nguyện trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3. 1. Đối tượng nghiên cứu Phong trào Thanh niên tình nguyện do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp trung ương phát động và tổ chức thực hiện. 3. 2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam trong phạm vi cả nước. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề nói trên trong khoảng thời gian từ năm 2000 (Năm Thanh niên Việt Nam, năm Trung ương Đoàn chính thức phát động và triển khai phong trào Thanh niên tình nguyện trong toàn quốc) đến hết năm 2014 (Năm Thanh niên Việt Nam, đánh dấu 15 năm phong trào Thanh niên tình nguyện) và đề cập ở mức độ nhất định đến các phong trào thanh niên trước và sau giai đoạn 2000 – 2014. - Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lịch sử, quá trình hình thành, phát triển, nội dung hoạt động, kết quả triển khai phong trào Thanh niên tình nguyện do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
  • 12. 4 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được tiến hành trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, công tác thanh niên và phong trào thanh niên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau: - Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic: được sử dụng xuyên suốt trong công trình nghiên cứu này để phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, các phong trào thanh niên; nghiên cứu và luận giải các các vấn đề thông qua các sự kiện cụ thể trong quá trình lịch sử, trong từng phong trào cũng đòi hỏi tuân theo trật tự logic chặt chẽ mang tính liên kết. - Phương pháp so sánh: được sử dụng nhằm đưa ra những kết luận, nhận xét, đánh giá trong luận án được khách quan và chính xác hơn. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng nhằm luận giải quá trình phát động, triển khai, vai trò, tác động của phong trào Thanh niên tình nguyện trong thời kỳ từ năm 2000 đến hết năm 2014. - Phương pháp tổng kết thực tiễn: được sử dụng để đúc rút các kinh nghiệm lịch sử, rút ra thành công và hạn chế của phong trào Thanh niên tình nguyện trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết năm 2014. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống về phong trào Thanh niên tình nguyện dưới góc độ sử học góp phần làm rõ hoạt động, vai trò và những tác động, hiệu quả tích cực trong hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014; từ đó, đúc kết một số kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hiệu quả các hoạt động tình nguyện của thanh niên Việt Nam.
  • 13. 5 - Đóng góp, bổ sung nhiều tài liệu có giá trị về tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội LHTN, Hội Sinh viên Việt Nam, góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đoàn và phong trào thanh niên Việt Nam, phục vụ công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đồng thời, đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho đội ngũ cán bộ Đoàn trong việc tham mưu, xây dựng, tổ chức thực hiện các phong trào thanh niên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phong trào thanh niên nói chung, phong trào Thanh niên tình nguyện nói riêng, làm cơ sở khoa học cho việc đổi mới nhận thức và phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam trong tình hình mới. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy cán bộ Đoàn và công tác thanh niên ở các cơ sở đào tạo; làm tài liệu tham khảo có giá trị cho chính bản thân các tình nguyện viên, đoàn viên, thanh niên tham gia phong trào Thanh niên tình nguyện. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 4 chương, 12 tiết. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thanh niên, công tác thanh niên và cơ sở lịch sử cho việc phát động phong trào Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam Chương 3. Hình thức và nội dung hoạt động của phong trào Thanh niên tình nguyện (2000 – 2014) Chương 4. Nhận xét và một số kinh nghiệm
  • 14. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cho đến nay, việc nghiên cứu về phong trào thanh niên nói chung và phong trào Thanh niên tình nguyện nói riêng đã nhận được sự quan tâm không chỉ của những nhà hoạch định chính sách, chủ trương, đường lối trong hệ thống chính trị mà còn được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước thì các nghiên cứu, đánh giá về thanh niên, công tác thanh niên và các phong trào thanh niên ngày càng nhiều hơn. Có thể chia thành ba nhóm nghiên cứu liên quan đến đề tài. 1.1. Các công trình nghiên cứu về thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh niên - Vũ Oanh (1991), Công tác thanh niên là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược con người, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích, dẫn chứng các số liệu thống kê về đóng góp của thanh niên trên các lĩnh vực xã hội trong các giai đoạn lịch sử cách mạng, tác giả khẳng định thanh niên nước ta hết thế hệ này đến thế hệ khác, đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không ngại gian khổ, hy sinh, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Công trình cũng nhấn mạnh đến việc Đảng, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho công tác thanh niên, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên được học tập, cống hiến công sức, trí tuệ góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1995), Kỷ yếu hội thảo Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động thanh niên. Kỷ yếu đã tập hợp được nhiều bài viết có giá trị của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cả các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đoàn Thanh niên. Các tác giả tập
  • 15. 7 trung phân tích, làm rõ lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và phương pháp vận động thanh niên; tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên với các phong trào hành động trong tiến trình lịch sử và xác định rõ trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp đào tào, bồi dưỡng thế hệ trẻ và xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Tổ chức Đoàn cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh để tiếp tục tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng trong thanh niên, để mọi thanh niên đều được cống hiến và trưởng thành trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Hồ Đức Việt (1996), Thanh niên với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Nội dung cuốn sách khẳng định suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, thông qua các phong trào thanh niên do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, thanh niên Việt Nam luôn thể hiện rõ vai trò xung kích sáng tạo của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ thanh niên là nguồn nhân lực trẻ, chiếm hơn 50% lực lượng lao động của đất nước. Nhiều phong trào lớn của tuổi trẻ đặc biệt là phong trào thanh niên tình nguyện ở một số tỉnh, thành đã thu hút hàng triệu thanh niên thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đất nước. Ngoài ra tác giải cũng phân tích những vấn đề cơ bản của công tác thanh niên, phương pháp tổ chức, tập hợp và đoàn kết các tầng lớp thanh niên và nhiệm vụ của của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. - Nguyễn Phương Hồng (1997), Những bài học kinh nghiệm của phong trào thanh niên lập nghiệp, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả cho rằng các phong trào thanh niên nói chung, phong trào Thanh niên lập nghiệp (giai đoạn 1993 – 2002) nói riêng có vai trò quan trọng trong việc đoàn kết, tập hợp thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ thanh niên thi đua học tập, rèn luyện và bảo vệ Tổ quốc. Phong trào Thanh niên lập nghiệp là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nguyện vọng của thanh niên và yêu cầu của
  • 16. 8 công cuộc đổi mới, có sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, sức sống của phong trào là kết hợp hài hoà giữa lợi ích của đất nước và lợi ích gia đình của mỗi thanh niên. Để phong trào thanh niên đi sâu vào thanh niên và nhận được sự đồng thuận của xã hội, các phong trào thanh niên phải không ngừng đổi mới cả nội dung và hình thức, phải bảo đảm cả yếu tố chính trị (nhiệm vụ chính trị) và nhu cầu, nguyện vọng của tuổi trẻ. Nghĩa là các phong trào thanh niên muốn lôi cuốn thanh niên thì vừa phải phát huy được tính xung kích, tình nguyện của thanh niên vừa chăm lo, giáo dục, bảo vệ thanh niên. - Đặng Cảnh Khanh, Nguyễn Hồng Thanh (1997), Tập hợp, đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Các tác giả đã dựa trên lập trường quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam để nhìn nhận, đánh giá vai trò, tác động của phong trào thanh niên đối với thanh niên và đối với xã hội; Những vấn đề trong công tác tập hợp thanh niên thông qua các hoạt động phong trào trong điều kiện đổi mới toàn diện kinh tế, xã hội của đất nước và đưa ra một số đề xuất về định hướng và giảp pháp. Các tác giả cho rằng các phong trào thanh niên là một phương thức để đoàn kết, tập hợp thanh niên. Phong trào thanh niên là phong trào hành động cách mạng mang yếu tố tự giác của quần chúng nhân dân đông đảo được giác ngộ, luôn hướng tới những lợi ích chung, những mục tiêu của cách mạng để hành động. Mặt khác chính sức hấp dẫn của phong trào lại có khả năng thuyết phục, lôi cuốn một bộ phận quần chúng không nhỏ khác tham gia vào các hành động, từ đó được giác ngộ, hăng hái đi vào con đường giác ngộ cách mạng. Bởi vậy có thể khẳng định rằng, phong trào hành động cách mạng chính là hình thức quan trọng để đoàn kết, tập hợp thanh niên, giúp thanh niên phát huy được sức mạnh tích cực của mình. Đánh giá cao tác động của phong trào thanh niên, các tác giả cũng cho rằng để phong trào có sức mạnh lôi cuốn đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia thì một trong những yếu tố quan trọng nhất là những nhiệm vụ chính trị của Đảng, những mục tiêu của sự nghiệp cách mạng biểu
  • 17. 9 hiện qua phong trào phải có sự thống nhất hữu cơ với những khát vọng của tuổi trẻ. - Đỗ Mười (1997), Tuổi trẻ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của thanh niên đã được chứng minh trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Đồng thời tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của thanh niên và các phong trào hành động của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nguyễn Thị Tú Oanh (1999), Phát huy nguyồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay (LATS Triết học), Hà Nội. Tác đánh giá vai trò của nguồn lực thanh niên với sự phát triển xã hội, thực trạng của nguồn lực thanh niên hiện nay, các nguyên nhân yếu kém và bài học kinh nghiệm cùng phương hướng giải pháp chủ yếu để phát huy nguồn lực thanh niên và phong trào thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. - Văn Tùng (1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ chức Đoàn, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả đã khái quát lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin về giáo dục và tổ chức thanh niên, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng đối với công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, những vấn đề cần quan tâm trong công tác thanh niên nói chung, trong tổ chức, thực hiện phong trào thanh niên nói riêng và những vấn đề phát triển mới trong công tác tổ chức của Đoàn. - Nguyễn Văn Buồm (2000), Thanh niên Việt Nam trước thềm thế kỷ 21 : Số liệu và phân tích, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả phân tích tình hình thanh niên trước năm 2000 cũng như việc phân bố lực lượng này trong cơ cấu xã hội, các chính sách phát triển thanh niên của Nhà nước. Tác giả cũng đi sâu nghiên cứu các chương trình hành động của thanh niên, các phong trào thanh
  • 18. 10 niên để thấy hiệu quả, tác động đối với xã hội và đối với chính bản thân thanh niên. - Nguyễn Văn Hùng (chủ biên) (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cùng với việc trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đoàn Thanh niên, về nâng cao chất lượng đoàn viên, các tác giả đề cập đến sự trưởng thành và những tên gọi đi cùng năm tháng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hệ thống tổ chức thanh niên và tổ chức quản lý Nhà nước về công tác thanh niên, các cuộc vận động và phong trào thanh niên do Đoàn phát động qua các kỳ Đại hội. Các tác giả khẳng định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Thanh niên là một trong những nội dung công tác rất quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập Đảng đã rất quan tâm đến công tác thanh niên. Công tác vận động thanh niên và lãnh đạo công tác thanh niên hiện nay phải đặt trong sự tác động đan xen (cả mặt thuận, không thuận, cả thời cơ và thách thức) của những yêu cầu và bối cảnh thời kỳ mới, phải có sự nhìn nhận, đánh giá thật sự khách quan, đúng với thực trạng để không quá lạc quan nhưng cũng không quá bi quan về tình hình thanh niên hiện nay. - Trần Văn Miều (2001), Phong trào thanh niên với việc đào tạo nguồn nhân lực trẻ, Nxb Thanh niên, Hà Nội. tác giả đã phân tích, đánh giá tác động của phong trào thanh niên đối với xã hội nói chung và tập trung đánh giá tác động của phong trào thanh niên trong lĩnh vực cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Tác giả cho rằng đào tạo nguồn nhân lực trẻ thông qua phong trào thanh niên và công trình thanh niên là hình thức tự đào tạo. Tức là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huy động tuổi trẻ để họ tham gia các hoạt động xã hội, tham gia lao động sản xuất, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về quan hệ xã hội, tổ chức
  • 19. 11 hoạt động xã hội, giao tiếp, biết cách điều hành công việc và họ được rèn luyện về thể chất, ý thức kỷ luật lao động tập thể. Đoàn thanh niên đóng vai trò là người định hướng và tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục tinh thần và thể chất cho thanh niên. - Văn Tùng (2001), Một số vấn đề về công tác thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả phân tích chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên. Từ đó tác giả khẳng định công tác thanh niên, đặc biệt là các phong trào thanh niên do tổ chức Đoàn phát động có vai trò, vị trí quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên. - Văn Tùng (2002), Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh qua các kỳ Đại hội, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Công trình khắc họa những dấu mốc quan trọng của Đoàn Thanh niên qua các kỳ Đại hội toàn quốc, các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ qua các giai đoạn cách mạng, đặc biệt là vai trò, đóng góp của thanh niên trong công cuộc đổi mới, trong đó khái quát quá trình hình thành và đóng góp nhất định của phong trào Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam. - Viện Nghiên cứu Thanh niên, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ (2001), Thế hệ trẻ Việt Nam - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. Các tác giả nhận định thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là lực lượng xung kích thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thanh niên có những đặc điểm riêng về sinh lý, tâm lý, so với nhóm xã hội khác, luôn nhạy cảm với cái mới, vừa tác động, vừa chịu sự tác động không nhỏ vào môi trường xã hội. Thực tế những năm qua cho thấy, với sự tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của cơ chế thị trường, thanh niên đang có những biến động về cơ cấu, vị thế xã hội, nhận thức, tâm trạng, nguyện vọng, đạo đức và lối sống…phần nào ảnh hưởng đến thái độ, tinh thần xung
  • 20. 12 kích, tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào thanh niên. Nhiều bài viết trong công trình đã có những phân tích, đánh giá, gợi mở những vấn đề lý luận và thực tiễn về phong trào thanh niên. Cụ thể như tác giả Trần Văn Miều với bài viết “Định hướng nghiên cứu về phong trào thanh niên Việt Nam” đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức phong trào thanh niên, phân tích mục tiêu, động lực, sự ra đời của phong trào thanh niên. Tác giả Nguyễn Văn Buồm với bài viết “Tình hình thanh niên Việt Nam thập kỷ 90 – thực trạng và giải pháp” đã dựng nên bức tranh tổng thể về tình hình thanh niên từ dân số, học tập, sức khỏe, nghề nghiệp việc làm, sở thích, nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng để từ đó Trung ương Đoàn có những định hướng cho thanh niên hay tổ chức phong trào thanh niên phù hợp. Các bài viết của các tác giả Nguyễn Văn Thanh, Trần Đức Mã, Dương Kiều Hương đã phân tích, cung cấp nhiều số liệu quan trọng, những đóng góp chủ yếu của các phong trào thanh niên thập kỷ 90 của thế kỷ XX trong hoạt động xóa đói giảm nghèo, trong công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, trong phòng chống tệ nạn ma túy…đây là những thông tin quan trọng cho việc đánh giá, nhận xét, so sánh các phong trào thanh nên trước và sau năm 2000. - Bộ Khoa học Công nghệ - Môi trường – Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2002), Báo cáo khoa học “Phong trào hành động cách mạng của thanh niên – thực trạng và định hướng phát triển, Hà Nội. Báo cáo phân tích thực trạng một số phong trào thanh niên cuối thế kỷ XX từ quá trình phát động, tổ chức thực hiện, kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế và qua đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng để phát huy phong trào thanh niên. - Nhiều tác giả (2003), Giáo dục rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Các tác giả phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, công tác thanh niên và sự vận dụng
  • 21. 13 của Đoàn thanh niên vào tổ chức các phong trào thanh niên, đưa thanh niên vào các hoạt động thực tế để thông quá đó giáo dục, rèn luyện thanh niên. - Trần Quy Nhơn (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả làm rõ cơ sở hình thành và quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên với những điều kiện cụ thể của dân tộc; quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ cách mạng. - Đoàn Văn Thái (2004), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả trình bày đặc điểm tình hình thanh niên trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc xác định và giao nhiệm vụ cho thanh niên. Những nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. - Dương Tự Đam (2005), Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tài liệu cung cấp một phần cơ sở lý luận, phương pháp luận, hệ thống các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác thanh niên nói chung, xây dựng Đoàn nói riêng. Tác giả bước đầu đưa ra một số quan điểm đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về công tác thanh niên, xác lập mối quan hệ hoạt động giữa Đoàn Thanh niên với Hội LHTN, Hội Sinh viên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nguyễn Văn Thanh (2005), Mô hình Đoàn thanh niên tham gia xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả đi sâu phân tích, làm rõ ưu điểm, hạn chế của các mô hình, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thanh niên trong đó có các đội thanh niên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế, an sinh
  • 22. 14 xã hội ở địa phương. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình thanh niên tham gia xóa đói giảm nghèo. - Nguyễn Thọ Ánh (2006), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống về chức năng, vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó tác giả phân tích mối quan hệ cơ bản giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận và các thành viên khác trong hệ thống chính trị Việt Nam. Tác giả cũng đánh giá những thành tựu trong việc thực hiện chức năng chính trị - xã hội của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện tốt vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị giai đoạn hiện nay. - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2007), 75 năm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vinh quang và trách nhiệm, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Cuốn kỷ yếu có nhiều bài viết tâm huyết đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên như: Vai trò, vị trí của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị (Trịnh Xuân Giới), Xây dựng thanh niên Việt Nam xứng đáng là lực lượng kế thừa và phát triển sự nghiệp cách mạng của Đảng (Dương Tự Đam), Hiểu đúng thanh niên để bồi dưỡng và phát huy thanh niên (Đoàn Văn Thái), Sứ mệnh lịch sử của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới (Phạm Xuân Thăng), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (Bùi Văn Cường), Phạm Bá Khoa với bài viết Nâng cao chất lượng công tác thanh niên và đội ngũ làm công tác thanh niên là vấn đề chiến lược của Đảng trong công tác dân vận thời kỳ mới (Phạm Bá Khoa) và Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau (Trần Thị Quy Nhơn), Một số kinh nghiệm và giải pháp đẩy mạnh phong trào thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nguyễn Huy Lộc). Các tác giả đã khẳng
  • 23. 15 định lịch sử 75 năm vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với những đóng góp to lớn của thanh niên và các phong trào thanh niên đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để xây dựng, củng cổ tổ chức Đoàn, chất lượng đoàn viên và những kinh nghiệm để phát huy truyền thống, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của phong trào thanh niên, phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Nguyễn Văn Thanh (2009), Đổi mới đoàn thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả nêu nên yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi Đoàn Thanh niên phải chủ động đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn, đổi mới nội dung, phương thức thực hiện các phong trào thanh niên. Ngoài ra tác giả cũng trình bày một số phương pháp luận công tác thanh vận, tuổi trẻ với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, mục tiêu và động lực công tác thanh vận của Đoàn trong điều kiện hiện nay. - Nguyễn Thái Anh (chủ biên) (2010), Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bồi dưỡng, giáo dục và tổ chức thanh niên trong thời kỳ mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục, tổ chức thanh niên gắn với việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Đảng, nhà nước với trọng trách chăm lo và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bồi dưỡng giáo dục và vai trò của Đoàn trong việc tổ chức thanh niên tham gia xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. - Trần Văn Miều - Nguyễn Việt Hùng (2010), Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Các tác giả phân tích các luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên; những nhìn nhận, đánh giá về vai trò, sức mạnh to lớn của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào việc đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực thanh niên.
  • 24. 16 - Nhiều tác giả (2010), Lịch sử Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và phong trào thanh niên Việt Nam (1925 – 2010), Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác phẩm phản ánh những chặng đường phát triển của Hội LHTN Việt Nam và phong trào thanh niên do Đoàn làm nòng cốt, vai trò định hướng chính trị của Đoàn và tầm ảnh hưởng của đoàn viên thanh niên trong các chương trình, phong trào hành động của Hội. - Học viện Xây dựng Đảng (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Các tác giả phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, công tác thanh niên; vị trí, vai trò của thanh niên qua các thời kỳ và tầm quan trọng phải tăng cường sự lãnh đạo của công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay. - Nhiều tác giả (2011), Lược sử Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi Việt Nam, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Tác phẩm cung cấp tư liệu về một số sự kiện, phong trào, nhân vật điển hình, những bài học kinh nghiệm và đánh giá về thanh niên và tổ chức Đoàn thanh niên theo dòng chảy của lịch sử. Đây là tài liệu tham khảo phong phú về số liệu, có ý nghĩa thiết thực cho nghiên cứu về thanh niên và tổ chức Đoàn. - Lâm Quốc Tuấn, Phạm Tất Thắng (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả phân tích khái quát quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên từ năm 1986 đến năm 2011; chỉ ra nguyên nhân và rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đồng thời, các tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay. - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2011), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 80 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Đây là cuốn kỷ yếu tập trung nhiều bài viết có giá trị và liên
  • 25. 17 quan đến các vấn đề được đề cập trong đề tài như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam (Hoàng Chí Bảo), Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Lê Văn Cầu), Khái quát về vai trò lịch sử của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong 80 năm qua (Trần Văn Miều), Lý luận và thực tiễn về hai phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” (Nguyễn Mạnh Dũng), Phong trào thanh niên tình nguyện – Phong trào thi đua yêu nước của thanh niên Việt Nam làm theo lời Bác (Phạm Bá Khoa). Các tác giả đã nêu bật giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, công tác thanh niên và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giáo dục, rèn luyện và phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các giai đoạn lịch sử; các tác giả cũng phân tích khách quan về sự ra đời, quá trình phát triển, vai trò, vị trí của thanh niên và những đóng góp của thanh niên, các phong trào thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong suốt 80 năm qua; phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức các phong trào thanh niên đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình phát động, triển khai và tổng kết phong trào thanh niên. - Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và cách tiếp cận khi nghiên cứu về thanh niên và lối sống của thanh niên, một số khái niệm liên quan đến thanh niên, độ tuổi của thanh niên hiện nay; khảo sát và phân tích tình hình thanh niên Việt Nam trong hơn hai mươi năm đổi mới, qua đó chỉ ra đặc trưng cơ bản của thanh niên và đặc trưng lối sống của thanh niên. Tác giả cũng phân tích hoàn cảnh lịch sử mới, những yếu tố tác động và những xu hướng biến đổi cả tích cực và tiêu cực trong lối sống của thanh niên Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng lối sống lành mạnh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc cho
  • 26. 18 thanh niên Việt Nam phù hợp với tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2012), Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (2007 – 2012), Nxb Thanh niên, Hà Nội. Cùng với các công trình Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi các năm 2002, 2007, các công trình này tập trung phân tích đặc điểm tình hình thanh niên theo cơ cấu dân số, theo thái độ chính trị, lao động, nghề nghiệp, học vấn, đời sống văn hóa tinh thần, vật chất, sức khỏe; theo các đối tượng thanh niên như thanh niên công nhân, viên chức, nông thôn, thành thị, lực lượng vũ trang, dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên, tôn giáo và đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 5 năm một lần, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ sau. - Văn Tùng, Phạm Bá Khoa (2012), Lịch sử Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (1925 – 2012), Nxb Thanh niên, Hà Nội. Các tác giả tập trung phân tích, nêu bật đóng góp của tổ chức Đoàn từ khi thành lập cho đến năm 2012; làm rõ quá trình tập hợp, đoàn kết thanh niên thực hiện các nhiệm vụ chính trị qua các thời kỳ cách mạng và các kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc. Đồng thời phân tích các phong trào của tuổi trẻ cả nước do tổ chức Đoàn phát động để tham gia các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Ngô Thị Khánh (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2006 (LATS Lịch sử), Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa tư liệu và thông tin về quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong 20 năm của thời kỳ đổi mới. Qua đó làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn Thanh niên và vị trí, vai trò của Đoàn Thanh niên trong triển khai, thực hiện các phong trào hành động cách mạng, chương trình hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
  • 27. 19 Nhiều tác giả (2013), Lịch sử phong trào học sinh, sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam (1925 2013), Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác phẩm phản ánh những chặng đường phát triển của Hội Sinh viên Việt Nam và phong trào học sinh, sinh viên qua các thời kỳ, trong đó nhấn mạnh các phong trào tiêu biểu của học sinh, sinh viên trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2. Các công trình nghiên cứu về hoạt động tình nguyện và phong trào Thanh niên tình nguyện ở Việt Nam. - Đặng Cảnh Khanh (2001), Phong trào thanh niên tình nguyện những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả cho rằng các phong trào Thanh niên tình nguyện nói riêng và các phong trào thanh niên nói chung là một phương thức để đoàn kết, tập hợp thanh niên, là môi trường để thanh niên rèn luyện và trưởng thành. Hơn thế, trong công trình này tác giả đã phân tích kỹ hơn một số vấn đề lý luận về phong trào Thanh niên tình nguyện được nhìn nhận từ góc độ lịch sử, truyền thống và vai trò của nó trong từng giai đoạn. Tác giả cũng phân tích khá kỹ những vấn đề về mô hình và hoạt động của phong trào Thanh niên tình nguyện và đưa ra một số giải pháp, chính sách để thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển. - Trần Thời (2002), Kỹ năng thanh niên tình nguyện, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả phân tích các nội dung phong trào Thanh niên tình nguyện, đưa ra những kĩ năng cần thiết đối với Sinh viên, thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện; Chuẩn bị hành trang tham gia chiến dịch mùa hè xanh, kỹ năng tổ chức sinh hoạt thanh thiếu niên, kỹ năng giáo dục viên đường phố, kỹ năng phòng chống thiên tai, hoả hoạn khi tham gia tình nguyện ở cộng đồng. - Lâm Phương Thanh (2003), Cẩm nang thanh niên tình nguyện, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tác giả cung cấp những hiểu biết chung về tình nguyện như khái niệm, một số mô hình, đội hình thanh niên tình nguyện, mục đích
  • 28. 20 yêu câù, phương thức hoạt động tình nguyện hiệu quả, hướng dẫn tình nguyện viên tổ chức các hoạt đông vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hoá văn nghệ...cho các đối tượng thanh thiếu niên. - Đặng Cảnh Khanh (2009), Tiếp lửa cho phong trào thanh niên tình nguyện, Tạp chí Tuyên Giáo, số 3, Hà Nội. Tác giả khái quát lịch sử phong trào thanh niên tình nguyện và các đóng góp của tổ chức Đoàn các cấp, đoàn viên, thanh niên trong công tác tình nguyện; nêu bật vai trò quan trọng của phong trào Thanh niên tình nguyện trong xây dựng, phát triển kinh tế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. - Chương trình tình nguyện Liên hợp quốc (2011), Báo cáo thực trạng tình nguyện toàn cầu 2011, Website: http://www.un.org.vn/unvvn/files/- Overview_final_vnese.pdf, (cập nhật ngày 19/11/2016). Tài liệu được dịch bởi chương trình tình nguyện Liên hợp quốc tại Việt Nam. Báo cáo đã liệt kê một loạt những vấn đề về khái niệm và phương pháp luận về phong trào tình nguyện; tập trung vào những giá trị phổ quát thúc đẩy nhân dân trên khắp thế giới xây dựng những lợi ích chung và ảnh hưởng của các hoạt động tình nguyện đối với các xã hội và cá nhân. Báo cáo cho rằng các hoạt động tình nguyện như một nhân tố quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững và công bằng của các cộng đồng và dân tộc. Trong bối cảnh môi trường thay đổi một cách nhanh chóng, các hoạt động tình nguyện lại vô cùng bền bỉ. Hình thức thể hiện có thể khác nhưng những giá trị trung tâm về sự đoàn kết và cam kết vẫn rất mạnh mẽ và phổ quát. Hoạt động tình nguyện không phải thần dược cho tất cả mọi vấn đề của thế giới ngày nay. Tuy nhiên, nó là một nhân tố quan trọng đối với bất kỳ chiến lược nào nhận thức được các quy trình không thể được đo lường chỉ thông qua kết quả kinh tế và rằng các cá thể không chỉ được truyền cảm hứng chỉ bằng ý thích cá nhân mà còn bằng những giá trị và niềm tin sâu đậm, hoạt động tình nguyện mang tính quyết định tới sự phát triển con người.
  • 29. 21 - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2015), Kỷ yếu 15 năm phong trào thanh niên tình nguyện (2000 – 2014), Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tập kỷ yếu tập trung nhiều bài viết có giá trị của các nhà nghiên cứu, các tác giả là thủ lĩnh thanh niên qua các thời kỳ - những người đã trực tiếp tham gia và tổ chức các phong trào tình nguyện của thanh niên. Các tác giả cho rằng phong trào Thanh niên tình nguyện hiện nay là sự kế thừa và tiếp nối của các phong trào tiền thân như Ba sẵn sàng, Năm xung phong, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước, Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...; bước đầu phong trào Thanh niên tình nguyện được cụ thể hóa qua chiến dịch Mùa hè xanh, chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè... dần dần, đối tượng, nội dung, lĩnh vực, phạm vi thanh niên tham gia tình nguyện ngày càng mở rộng và được định hình thành các nhóm nội dung cụ thể như: Tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội; tình nguyện tham gia bảo vệ Tổ quốc; tình nguyện bảo vệ môi trường, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hôi; tình nguyện tiếp sức mùa thi, tiếp sức đến trường; tình nguyện quốc tế... Các tác giả còn cho rằng, phong trào Thanh niên tình nguyện không chỉ được triển khai thành các chiến dịch, các đợt cao điểm mà còn được triển khai thành các chặng với các chủ đề, chủ điểm cụ thể, tình nguyện thường xuyên, tại chỗ, tình nguyện tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn...Từ trong phong trào, nhiều gương sáng tình nguyện đã xuất hiện, là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ ngày nay. Phần lớn các tác giả có chung nhận định sự phát triển của phong trào Thanh niên tình nguyện đã khẳng định vai trò của thanh niên trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, khẳng định sức sống lâu bền của phong trào thanh niên trong đời sống xã hội, góp phần lan tảo tinh thần tình nguyện, các giá trị tích cực của phong trào Thanh niên tình nguyện tới cộng đồng, hướng đến xây dựng xã hội tình nguyện. Ngoài những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được phân tích trên đây, còn hàng chục các bài báo, bài viết trên các tạp chí, hội thảo khoa học liên quan đến các phong trào của thanh niên và phong trào Thanh
  • 30. 22 niên tình nguyện cùng hàng trăm báo cáo tổng kết các nhiệm kỳ công tác Đoàn và phong trào thanh niên qua các kỳ Đại hội Đoàn (từ năm 2000 đến nay) của các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc rất có giá trị tham khảo, nghiên cứu để triển khai đề tài. 1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết. 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu - Khi đánh giá về vai trò, vị trí của thanh niên, công tác thanh niên và phong trào thanh niên trong xã hội, nhiều công trình nghiên cứu tập trung phân tích cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, công tác thanh niên và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo công tác thanh niên hiện nay. Hầu hết đều nhận định: Thanh niên Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử luôn giữ vai trò quan trọng, luôn thể hiện tinh thần xả thân trong các cuộc chiến tranh giữ nước và luôn là lực lượng quan trọng trong thời kỳ kiến thiết đất nước. Thanh niên Việt Nam trong các cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ; trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trong thời kỳ kiến thiết đất nước sau chiến tranh; trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước luôn phát huy truyền thống của dân tộc, luôn nêu cao tinh thần xung phong, tình nguyện, xung kích, đi đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Những nhận định này hết sức quan trọng, có cơ sở cả lý luận và thực tiễn, có giá trị quan trọng để luận án kế thừa, nhìn nhận, đánh giá, phân tích các phong trào thanh niên. - Bàn về các phong trào thanh niên, các công trình nghiên cứu trên đây đã cho thấy thực tiễn 30 năm đổi mới ở Việt Nam vừa qua các phong trào thanh niên luôn được tổ chức Đoàn phát động để phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Các công trình đã phân tích một số mặt, một số khía cạnh của các phong trào tiêu biểu như: Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ
  • 31. 23 Tổ quốc (1987 – 1992), Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước (1993 – 2002), Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (2002 – 2007), Năm xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp (2007 – 2012). Các công trình về cơ bản đã nhận định các phong trào thanh niên nói chung ở Việt Nam thực chất là phong trào thi đua yêu nước của tuổi trẻ, góp phần vào giáo dục thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh. Các phong trào thanh niên thể hiện vai trò của mình trong việc góp phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong việc đoàn kết, tập hợp thanh niên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế; trong bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ Tổ quốc; trong thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội. Đây là những vấn đề luận án cần quan tâm, kế thừa và phát triển phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. - Một số công trình tập trung đánh giá vai trò của nguồn lực thanh niên, các phong trào thanh niên với sự phát triển xã hội, thực trạng của nguồn lực thanh niên hiện nay; đặc điểm, tình hình và những nhiệm vụ cơ bản của thanh niên trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; các nguyên nhân yếu kém và bài học kinh nghiệm cùng phương hướng giải pháp chủ yếu để phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam cũng quan trọng cho nội dung luận án. - Các công trình lịch sử Đoàn, Hội, các nghiên cứu tổng quan công tác Đoàn và phong trào thanh niên được biên soạn công phu, phản ánh khá rõ quá trình ra đời và hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội và các thế hệ thanh niên Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng; cung cấp những số liệu, dẫn chứng tương đối đầy đủ về phong trào thanh niên và hoạt động thanh niên tình nguyện góp phần quan trọng cho tác giả có cái nhìn tổng quát cả bề dầy lịch sử Đoàn, Hội và tác động của phong trào thanh niên. - Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phong trào Thanh niên tình nguyện nhưng một số tác phẩm đã xuất bản bước đầu đã khái quát cơ sở lý
  • 32. 24 luận và thực tiễn của phong trào Thanh niên tình nguyện, đưa ra một số khái niệm phân tích thực trạng và đánh giá sơ bộ một vài hoạt động tình nguyện ở địa phương, cơ sở, từ đó gợi ý một số giải pháp có giá trị để luận án kế thừa, phát triển. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến một số khía cạnh, một số mặt hoạt động của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên nói chung, phong trào Thanh niên tình nguyện nói riêng ở các góc độ khác nhau, góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò của thanh niên, công tác thanh niên và phong trào thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Song, chưa có nhiều công trình phân tích sâu sắc, đánh giá tác động, hiệu quả của phong trào thanh niên tình nguyện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chưa làm rõ được thời cơ, thách thức lớn đối với thanh niên, phong trào thanh niên và hoạt động tình nguyện trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay. Các tác giả nhiều khi đánh giá quá cao vai trò, vị trí của thanh niên, phong trào thanh niên mà chưa thấy những mặt yếu kém, hạn chế như một bộ phận thanh niên còn yếu và thiếu về kỹ năng hoạt động tình nguyện, bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới. Phong trào Thanh niên tình nguyện ở một số nơi, một số cơ sở còn mang tính hình thức, chạy theo bề nổi mà chưa đi sâu vào thực tiễn đời sống. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về các phong trào Thanh niên tình nguyện nặng ở nghiên cứu lý luận, hoặc chỉ là cung cấp một số khái niệm, kỹ năng cho hoạt động tình nguyện của thanh niên mà chưa đi vào phân tích các hoạt động tình nguyện ở thực tiễn, chưa khái quát cơ sở lịch sử và sự phát triển của phong trào Thanh niên tình nguyện trong một khoảng thời gian dài để thấy tính kế thừa, bước phát triển, hay thậm chí là hạn chế của cả quá trình để đánh giá vai trò tổng quát và tác động, hiệu quả của phong trào Thanh niên tình nguyện công cuộc đổi mới ở Việt Nam. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết - Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tác phẩm, công trình, bài viết đã công bố liên quan đến đề tài, luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu có giá trị, đồng thời bổ khuyết những vấn đề trong phạm vi đề tài mà các công trình
  • 33. 25 nghiên cứu trước đó chưa giải quyết hay giải quyết chưa thấu đáo như khái quát cơ sở lịch sử, quá trình hình thành, phát triển của phong trào Thanh niên tình nguyện; tổng kết thực tiễn, làm rõ tác động nhiều mặt của phong trào Thanh niên tình nguyện đối với xã hội, những thách thức, những vấn đề còn hạn chế những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động tình nguyện... - Phân tích cụ thể hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phong trào Thanh niên tình nguyện được tổ chức Đoàn phát động, triển khai, thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao trong thời kỳ đổi mới. Qua đó khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên và các phong trào thanh niên đã góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên những thành tựu to lớn của đất nước qua gần 30 năm đổi mới. - Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khách quan, khoa học quá trình phát động, triển khai, hiệu quả tác động, tổng kết phong trào Thanh niên tình nguyện từ năm 2000 đến hết năm 2014, luận án đưa ra những đánh giá, nhận xét có cơ sở khoa học về thành công, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu, đề xuất những giải pháp hữu hiệu để phát huy hơn nữa vai trò, đóng góp của phong trào Thanh niên tình nguyện đối với sự phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.
  • 34. 26 Chương 2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ THANH NIÊN, CÔNG TÁC THANH NIÊN VÀ CƠ SỞ LỊCH SỬ CHO VIỆC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN Ở VIỆT NAM 2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thanh niên, công tác thanh niên và phong trào thanh niên 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về công tác thanh niên, phong trào thanh niên và phong trào Thanh niên tình nguyện - Công tác thanh niên: Một bộ phận trong công tác quần chúng của toàn xã hội và dân tộc, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nước và các chủ thể xã hội khác, trong đó có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam nhằm tác động một cách đồng bộ để giáo dục, bồi dưỡng và to điều kiện chăm lo bảo vệ cho thanh niên phát triển, trưởng thành và phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Bản chất và nội dung cơ bản của công tác thanh niên bao gồm một hệ thống các quan điểm, chủ trương, chiến lược chính sách của Đảng và Nhà nước; nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Nhà nước và của Đoàn Thanh niên, các chủ thể xã hội khác cùng với các phương thức, giải pháp thích hợp trong sự phối hợp và phân công trên phạm vi toàn xã hội nhằm tạo ra những tác động tích cực trong quá trình tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên [21, tr.135, 136]. - Công tác Đoàn: Toàn bộ các công việc mà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải làm để thực hiện chức băng, nhiệm vụ của mình, gồm: xây dựng tổ chức Đoàn các cấp vững mạnh; tập hợp, đoàn kết thanh niên, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, thanh niên, phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, tổ chức các cuộc vận động và phong trào hành động cách mạng, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên góp phần thực hiện cách
  • 35. 27 nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng tại địa phương và trong toàn quốc; tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, đoàn thể; chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, phụ tách Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Thực hiện công tác kiểm tra, công tác hợp tác quốc tế thanh niên [21, tr.134]. - Phong trào thanh niên: Là phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam nhằm tập hợp thanh niên vào hoạt động tập thể. Thông qua phong trào để phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; để giáo dục, rèn luyện thanh niên trở thành người lao động mới; để xây dựng Đoàn, Hội vững mạnh [214, tr. 35]. Như vậy phong trào thanh niên cần có ba yếu tố: Thứ nhất, tập thể đứng ra tổ chức là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam. Tập thể có thể là cấp Trung ương, cấp tỉnh thành, cấp quận huyện và cấp cơ sở. Thứ hai, phương pháp tổ chức phong trào thanh niên là huy động, tập hợp lực lượng thanh niên tham gia. Cũng có thể lực lượng thanh niên là nòng cốt, với sự tham gia của các thành phần khác. Thứ ba, phong trào thanh niên nhằm vào mục tiêu: giúp thanh niên được công hiến, được trưởng thành; giúp Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội; giúp xây dựng Đoàn, Hội vững mạnh. Mỗi phong trào thanh niên đều có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chung là tập hợp thanh niên vào hoạt động tập thể để giải quyết các nhiệm vụ của đất nước, của các địa phương, đơn vị hoặc của các tổ chức quần chúng nhân dân. Thông qua phong trào để bồi dưỡng, đào tạo thanh niên Việt Nam trở thành người lao động có trí thức, đạo đức, sức khỏe và xây dựng các tổ chức thanh niên vững mạnh. Về mục tiêu cụ thể thì tùy theo nhiệm vụ chính trị của tập thể, của tổ chức quần chúng nhân dân, căn cứ vào mục tiêu đào tạo,
  • 36. 28 rèn luyện thanh niên và công tác xây dựng Đoàn, Hội để xác định mục tiêu cụ thể của phong trào. Sự ra đời của phong trào thanh niên thường xuất phát từ ba hướng: Thứ nhất, hầu hết các phong trào đều bắt nguồn từ quần chúng, từ thực tế ở cơ sở. Đây là sự khởi nguồn thuận lợi của phong trào, vì đã được quần chúng thanh niên ở cơ sở thực hiện. Tuy nhiên, phong trào phát nguồn từ thanh niên ở cơ sở cần có sự định hướng và lãnh đạo của tổ chức. Bởi vì lúc đầu phong trào bắt đầu từ sự tự phát, do đó cần có tổ chức Đoàn, Hội lãnh đạo để nó đi từ tự phát đến tự giác. Chỉ có sự tự giác của quần chúng phong trào thanh niên mới phát triển rộng rãi và bền vững. Điểm xuất phát thứ hai của phong trào thanh niên là từ các cấp lãnh đạo của Đoàn và Hội, từ các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức quần chúng nhân dân và của chính quyền các địa phương. Các cấp lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương căn cứ vào nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của Đoàn, Hội để phát động các phong trào thanh niên. Mỗi cấp bộ Đoàn và Hội có phạm vi hoạt động khác nhau, do vậy phạm vi của phong trào, mức độ và đối tượng của các phong trào cũng khác nhau. Có phong trào chỉ dừng lại ở phạm vi cấp quận, huyện, có phong trào phát động để toàn Đoàn, toàn Hội và tất cả các đối tượng thực hiện, cũng có phong trào phát động cho từng vùng, từng đối tượng thanh niên. Điểm xuất phát thứ ba là từ kinh nghiệm của các tổ chức thanh niên trong khu vực và thế giới. Các tổ chức thanh niên ở Việt Nam đều có mối liên hệ với các tổ chức thanh niên và sinh viên quốc tế. Do đó, một số phong trào có nguồn gốc từ kinh nghiệm của thanh niên các nước, cũng có phong trào được học hỏi do sự kết nghĩa giữa thanh niên tỉnh thành của Việt Nam với tỉnh thành của nước khác. Tóm lại, xuất phát điểm của các phong trào thanh niên thường từ ba hướng như vậy. Tuy nhiên sự phân chia cũng mang tính chất tương đối. Song
  • 37. 29 dù điểm xuất phát từ đâu thì phong trào cũng cùng chung một mục đích là vì sự lớn mạnh của đất nước, vì sự tiến bộ của thanh niên và sự vững mạnh của Đoàn, Hội. Để phân loại phong trào thanh niên có nhiều hướng tiếp cận. Phong trào thanh niên có thể được phân loại theo địa bàn, lãnh thổ, theo đối tượng, nội dung và thời gian. Theo địa bàn có thể phân chia theo các cấp bộ Đoàn. Phân loại theo đối tượng có cá phong trào thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân viên chức, thanh niên học sinh, sinh viên, phong trào trong các lực lượng vũ trang. Phân chia theo thời gian có các phong trào được phát động một thời gian ngắn, theo từng đợt, phục vụ cho một nhiệm vụ nào đó, có phong trào trong thời gian trung hạn, có thể một vài năm hoặc một nhiệm kỳ Đại hội Đoàn, có các phong trào dài hạn, trở thành truyền thống lâu dài của Đoàn và Hội như phong trào tiết kiệm, phong trào thi đua yêu nước, phong trào Thanh niên tình nguyện, phong trào người tốt việc tốt… Phong trào Thanh niên tình nguyện: là một phong trào cách mạng của thanh niên do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động đã trở thành động lực để phát huy sức sáng tạo, rèn luyện tuổi trẻ, với tên gọi đầy đủ là Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ba hình thức hoạt động chủ yếu của phong trào là: 1) Thi đua học tập, đi đầu xây dựng xã hội học tập, tiến quân vào KHCN; 2) Thi đua lập nghiệp và lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; 3) Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở những lĩnh vực, địa bàn, đối tượng khó khăn [21, tr.717, 718]. - Tình nguyện viên : Tình nguyện viên là những người tự nguyện chia sẻ những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của họ để giúp đỡ và đóng góp cho cộng đồng. Họ là những người có tấm lòng nhân ái, có ý thức tự giác và có tinh thần tình nguyện tham gia hoạt động trong các đội hình tình nguyện, hoạt động theo cá nhân hoặc trong các tổ chức. Tình nguyện viên sẵn sàng làm các
  • 38. 30 công việc khó khăn, gian khổ mà không đòi hỏi lợi ích tài chính cho bản thân [109, tr. 11]. Nghiên cứu lý luận về công tác thanh niên, phong trào thanh niên là vấn đề lớn, quan trọng, phức tạp, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Một số diễn giải như trên mới chỉ đề cập đến những vấn đề khái quát nhất về công tác thanh niên, phong trào thanh niên để từ đó tác giả có cái nhìn toàn diện hơn khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá về phong trào Thanh niên tình nguyện. 2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên. Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt cuộc đời luôn quan tâm, chăm lo giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, đặc biệt là thanh niên. Kế thừa tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin, Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo các luận điểm mácxit về thanh niên, công tác thanh niên. Tư tưởng này được thể hiện trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, trong nhiều tác phẩm, bài viết, thư gửi và trong các buổi gặp gỡ, nói chuyện với thanh, thiếu nhi. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên rất sâu sắc và toàn diện, thể hiện trên một số luận điểm sau: * Hồ Chí Minh có quan điểm khách quan, toàn diện khi nhìn nhận, đánh giá về thanh niên, có niềm tin vững chắc vào thanh niên Hồ Chí Minh thấy rằng thanh niên nói chung và trong mỗi cá thể nói riêng đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, đều đang tiềm ẩn những khả năng to lớn cũng như những mặt hạn chế: “Ưu điểm của thanh niên là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng”.” [67, tr. 66], song “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc” [69, tr. 178], là lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội mới, phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu là con đường để thanh niên tự hoàn thiện nhân cách của mình.
  • 39. 31 Theo Hồ Chí Minh, thanh niên là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc. Người nói “Tính trung bình, thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân - tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng lớn thì phải có nhiệm vụ lớn” [70, tr. 215]. Họ là người chủ hiện tại của đất nước không chỉ vì họ chiếm khoảng một phần ba dân số, mà chủ yếu vì thanh niên là bộ phận trẻ, khỏe, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, giàu ý chí, nghị lực và ước mơ; “Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội…Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc. Vì trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần, thanh niên có; việc gì khó, thanh niên làm”.”[72, tr. 298, 299]. Hồ Chí Minh ca ngợi tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [65, tr. 194]. Do vậy, thế hệ trẻ tiêu biểu cho sức sống, sức phát triển của một dân tộc, nếu được chăm sóc, giáo dục, rèn luyện, dìu dắt đúng thì họ có khả năng “dời non lấp bể” trong sự nghiệp bảo vệ nền độc lập và xây dựng đất nước. Thực tiễn cho thấy cách nhìn nhận, đánh giá thanh niên của Hồ Chí Minh làm cho thanh niên tự tin hơn, đồng thời thanh niên cũng thấy rõ yêu cầu phải phấn đấu, rèn luyện. * Hồ Chí Minh nhìn nhận vấn đề thanh niên trong sự phát triển có tính kế thừa bền vững giữa các thế hệ, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ phát huy hơn thế hệ trước Hồ Chí Minh coi “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng” [72, tr. 298], nghĩa là trong mọi hoàn cảnh và điều kiện phải thực hiện cho được việc biến quá trình kế tục tự nhiên “tre già măng mọc” thành quá trình kế tục cách mạng.
  • 40. 32 Trong Di chúc của mình Hồ Chí Minh đưa ra tư tưởng:“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việt rất quan trọng và rất cần thiết” [73, tr. 622]. Đây chính là vấn đề cốt lõi mang ý nghĩa chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên. Thật vậy, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là “rất quan trọng” bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của nhiều thế hệ nối tiếp nhau, nó quyết định sự thành bại của cách mạng đang cam go trước mắt. Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, “rất cần thiết” bởi nó là vấn đề có tính quy luật, không thể chối bỏ, né tránh. Sâu xa hơn là bởi nó quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốcgia,dântộc,tứclàsựpháttriểngiốngnòi, đó mớilàvấnđềchiến lược lâu dài. * Hồ Chí Minh có quan điểm toàn diện trong giáo dục thanh niên để xây dựng thế hệ kế tục cách mạng Hồ Chí Minh dạy: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản suất”[71 tr. 647]. Đây là con đường hình thành nên lớp người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng, vừa "chuyên”. Trong đó Hồ Chí Minh coi đạo đức là cái gốc: “Thanh niên ta cần phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng” [72, tr. 89]. Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp giáo dục thanh niên là sự nghiệp của quần chúng, của toàn xã hội. Người đề nghị: “Sự giáo dục thanh niên phải liên hệ vào dư luận của xã hội, lực lượng của Chính phủ phải để ngăn ngừa những cái gì có thể ảnh hưởng xấu đến thanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của thanh niên”[69, tr. 266]. Người yêu cầu gia đình, nhà trường, toàn thể các ngành, các giới, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
  • 41. 33 * Hồ Chí Minh có quan điểm thực tiễn trong việc giáo dục, đào tạo, rèn luyện, tổ chức lực lượng thanh niên Hồ Chí Minh đã vạch ra những vấn đề cơ bản về xây dựng, củng cố các tổ chức của thanh niên. Trong đó các vấn đề về tổ chức Đoàn được Người quan tâm, chú trọng, ví dụ như: Về mối quan hệ giữa Đảng với Đoàn, tính chất, vai trò của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đường chính trị, thì thanh niên theo đảng chỉ huy, nhưng việc làm thì thanh niên độc lập” [64, tr. 322]. Người đã nêu lên luận điểm hết sức quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc: “Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc…Muốn củng cố và phát triển, thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà đoàn kết và hợp tác với anh chị em thanh niên trong Hội Liên hiện Thanh niên Việt Nam” [70, tr. 439]. Rộng rãi là bao gồm nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp. Vững chắc là có tổ chức, dù tổ chức ấy là một mặt trận nhưng không thể thiếu mục đích, tôn chỉ, điều lệ. Và điều quan trọng là Đoàn thanh niên là thành viên trụ cột, là hạt nhân chính trị của khối đoàn kết thanh niên này. Đoàn viên phải là người gương mẫu, đi đầu, giữ vững đạo đức cách mạng trong mọi hoạt động để lôi cuốn quần chúng thanh niên đi theo. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc trong xây dựng củng cố tổ chức Đoàn mà Hồ Chí Minh đã nêu rõ. Thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên, lãnh đạo tổ chức Đoàn trước hết bằng đường lối, chủ trương, chính sách. Các quan điểm, chủ trương của Đảng thể hiện cụ thể trong các văn kiện Đại hội, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các thông tư, chỉ thị qua các thời kỳ.
  • 42. 34 Đại hội Đảng lần thứ I (Tháng 3/1935) chỉ rõ: “Nhiệm vụ chính là củng cố và khuếch trương Thanh niên Cộng sản Đoàn, chỗ nào đã có chi bộ đảng thì phải thiết pháp tổ chức chi bộ đoàn. Chọn một số đồng chí chuyên môn chỉ đạo công tác Thanh niên Cộng sản. Mỗi đảng viên chẳng những chỉ cần kết nạp thêm đảng viên mới, mà còn cần kết nạp cả đoàn viên mới. Phải phân phối lực lượng của Đảng và Đoàn của Thanh niên Cộng sản tới các khu vực quan trọng: các nhà máy, mỏ, đồn điền lớn. Phải biến mỗi sản nghiệp thành một thành trì của Thanh niên Cộng sản Đoàn.” [4, tr. 99] Đại hội lần thứ II của Đảng (Tháng 2/1951) nhấn mạnh “Công tác vận động thanh niên phải chú trọng huy động thanh niên tham gia tích cực các công tác kháng chiến và kiến quốc. Công tác của thanh niên là công tác chung của dân tộc, cũng như quyền lợi của thanh niên gắn với quyền lợi của dân tộc.” [4, tr. 223] Đại hội lần thứ III của Đảng (Tháng 9/1960) nêu rõ: "Thanh niên nước ta đã nêu cao tinh thần hy sinh anh dũng trong kháng chiến và trong lao động hòa bình. Thanh niên là lớp người đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và sẽ xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Phải giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ thành những chiến sĩ trung thành với Tổ quốc, với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, động viên thanh niên đem hết nhiệt tình của tuổi trẻ tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội" [5, tr. 76]. Đại hội IV của Đảng (Tháng 12/1976) khẳng định “Các tổ chức của Đảng cần giúp cho các tổ chức của Đoàn nhận rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Đoàn trên mọi lĩnh vực, từ đó mà phát huy truyền thống của Đoàn, nâng cao chất lượng sinh hoạt và hoạt động của Đoàn.” [22, tr. 774, 775] Đại hội V của Đảng (Tháng 3/1982) đánh giá: “Thanh niên nước ta đã trưởng thành nhanh chóng và có những cống hiến xứng đáng với truyền thống vẻ vang của thế hệ trẻ và của dân tộc...Đảng ta luôn luôn đánh giá đúng bản
  • 43. 35 chất tốt đẹp, khả năng cách mạng của thanh niên và vai trò chính trị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.” [211, tr. 568] Từ khi đổi mới (1986) đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành 3 nghị quyết chuyên đề về công tác thanh niên. Ngày 9/2/1991, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 25 – NQ/TW về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt, là điểm khởi đầu cho đường lối đổi mới của Đảng về công tác thanh niên thời kỳ đổi mới. Năm 1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII được ban hành đã khẳng định “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Đây là bước chuyển biến có tính đột phá, căn bản trong nhận thức, chủ trương của Đảng đối với công tác thanh niên. Tháng 7/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 25 – NQ/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết tiếp tục khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của thanh niên đối với tương lai của dân tộc và tiền đồ của cách mạng Việt Nam: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước…là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 44) xác định: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.” Ngày 11 tháng 9 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ- CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công
  • 44. 36 nghiệp hóa, hiện địa hóa đã xác định rõ mục tiêu: Chú trọng xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội lần thứ XI của Đảng (Tháng 1/2011) nêu rõ những nhiệm vụ để phát huy lực lượng thanh niên là “Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách” [23, tr. 242, 243]. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã hoạch định những chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, trong đó có việc bồi dưỡng, phát triển thanh niên: “Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực.” [24, tr. 162]. Qua những dẫn chứng ở trên, rõ ràng ở giai đoạn nào Đảng Cộng sản Việt Nam đều quan tâm đến công tác lãnh đạo thanh niên và tổ chức Đoàn. Mỗi thời kì, tư duy của Đảng luôn đổi mới để phù hợp với thế hệ trẻ. Đảng ngày càng nâng tầm nhận thức, gắn lý luận với thực tiễn để lãnh đạo, định