SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
BÙI NGỌC YẾN LY
TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI,
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
Hà Nội - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
BÙI NGỌC YẾN LY
TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI,
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:
PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ BÁ TRÌNH
Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tôi.
Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, và qua quá trình nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt đi
sâu tìm hiểu các tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời dân trên huyện đảo
Kiên Hải. Luận văn này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thầy
PGS.TS Lê Bá Trình.
Các số liệu nghiên cứu, kết quả điền dã trong luận văn là trung thực, luận văn
chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào.
Kiên Giang, ngày 05 tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn
Bùi Ngọc Yến Ly
LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn chân thành đến Thầy PGS. TS Lê Bá Trình, là ngƣời trực tiếp
giảng dạy và hƣớng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực
hiện, từ lúc định hƣớng đề tài, chọn đề tài và tiến hành viết nội dung luận văn, tuy công
tác giảng dạy và nghiên cứu có nhiều bận rộn nhƣng Thầy đã dành nhiều thời gian và
tâm huyết để hƣớng dẫn em chọn đề tài, định hƣớng cho em cách viết, cách lập luận,
phân tích và trình bày phù hợp với yêu cầu đề tài đặt ra. Nhờ sự góp ý tận tụy và hƣớng
dẫn tận tình của Thầy đã giúp em hoàn thành những kiến thức về đề tài của mình.
Em xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ môn Tôn giáo học và Nhà trƣờng đã
giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về chuyên ngành Tôn giáo
học. Đây là cơ sở và nguồn động lực quan trọng giúp em hoàn thành luận văn, nắm vững
kiến thức chuyên ngành và tự tin hơn trong những dự định sắp tới.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan, những
ngƣời đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và động viên tinh thần cho em trong
khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng nhƣ trong khoảng thời gian học tập. Nhờ
vậy, mà em tự tin vững bƣớc qua từng ngày trong quá trình thực hiện luận văn này.
Do trình độ lý luận, kiến thức chuyên ngành cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn
của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận
đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của quý thầy cô để em hoàn thiện kiến thức
cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kiên Giang, ngày 05 tháng 3 năm 2020
Tác giả luận văn
Bùi Ngọc Yến Ly
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN NGƢỠNG
TRUYỀN THỐNG VÀ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN ĐẢO
KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG ...............................................................................8
1.1. Một số vấn đề lý luận về tín ngƣỡng truyền thống......................................8
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của tín ngƣỡng.........................................................................11
1.1.3. Một số hình thức tín ngƣỡng truyền thống phổ biến ở Việt Nam. .........12
1.2. Quá trình hình thành các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu
tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang..........................................................18
1.2.1. Khái quát về huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang................................18
1.2.2. Các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu tại huyện đảo Kiên Hải,
tỉnh Kiên Giang..................................................................................................22
Tiểu kết Chƣơng 1...............................................................................................31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG ...............32
2.1. Các hình thức thực hành tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời
dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang........................................................32
2.1.1. Thực hành tín ngƣỡng thờ Nguyễn Trung Trực ......................................32
2.1.2. Thực hành tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Xứ và Bà Mã Châu ........................34
2.1.3. Thực hành tín ngƣỡng thờ Bà Cố chủ .....................................................36
2.1.4. Thực hành tín ngƣỡng thờ Bà Thƣợng ....................................................39
2.1.5. Thực hành tín ngƣỡng thờ Cá Ông - Thờ Thành hoàng Ngƣ nghiệp......39
2.2. Những giá trị truyền thống trong thực hành tín ngƣỡng truyền thống
tiêu biểu của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang......................50
2.2.1. Giá trị tín ngƣỡng tâm linh ......................................................................50
2.2.2. Giá trị giáo dục truyền thống...................................................................55
2.2.3. Giá trị cố kết cộng đồng...........................................................................57
2.2.4. Giá trị nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội .....................60
2.2.5. Giá trị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.........62
2.3. Những khó khăn, hạn chế trong thực hành tín ngƣỡng truyền thống tiêu
biểu của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang .............................63
2.3.1. Cơ sở vật chất chƣa đáp ứng yêu cầu phục vụ lễ hội, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật chƣa đáp ứng quy mô của lễ hội tín ngƣỡng phục vụ nhu cầu tâm linh...63
2.3.2. Nội dung phần lễ còn mang tính đơn sơ, chƣa phong phú, đầy đủ các
nghi thức truyền thống.......................................................................................65
2.3.3. Nội dung phần hội còn đơn giản, thiếu hấp dẫn......................................66
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................67
Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA NGƢỜI
DÂN TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY...............68
3.1. Một số vấn đề đặt ra.....................................................................................68
3.1.1. Xu hƣớng biến đổi niềm tin và thực hành tín ngƣỡng truyền thống .......68
3.1.2. Tác động của cơ chế thị trƣờng trong các hoạt động lễ, hội của tín ngƣỡng..69
3.1.3. Vấn đề nhận thức về trách nhiệm của hệ thống chính trị và nhân dân đối với
nhiệm vụ giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, tín ngƣỡng truyền thống, lễ hội...70
3.1.4. Vấn đề nâng tầm, mở rộng quy mô, phạm vi, chất lƣợng của tín ngƣỡng
truyền thống, lễ hội để phục vụ phát triển du lịch, kinh tế, văn hóa, xã hội của
địa phƣơng .........................................................................................................71
3.2. Các giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị tín ngƣỡng truyền
thống tiêu biểu của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
hiện nay.................................................................................................................72
3.2.1. Giải pháp về phát triển kinh tế, xã hội tạo điều kiện để thực hiện tốt sinh
hoạt tín ngƣỡng trong các lễ hội ........................................................................72
3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nƣớc về tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do
không tín ngƣỡng, tôn giáo................................................................................74
3.2.3. Giải pháp về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.......76
3.2.4. Giải pháp về xây dựng môi trƣờng văn hóa xã hội lành mạnh ở các công
trình tín ngƣỡng .................................................................................................78
3.2.5. Giải pháp về kết hợp giữa biện pháp tuyên truyền và giáo dục với biện
pháp tổ chức, quản lý hành chính ......................................................................79
3.2.6. Giải pháp về tăng cƣờng công tác đào tạo và tổng kết thực tiễn về tín
ngƣỡng truyền thống ở địa phƣơng ...................................................................79
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................80
3.3.1. Đối với các bộ, ngành ở Trung ƣơng.......................................................80
3.3.2. Đối với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành tỉnh, địa phƣơng ...............80
3.3.3. Đối với các đình, đền, chùa, miếu ...........................................................81
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................82
KẾT LUẬN...............................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................84
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo, tín ngƣỡng với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, không chỉ là
một bộ phận của đời sống văn hóa tâm linh, mà còn là bộ phận gắn bó mật thiết với
sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Tín ngƣỡng, tôn giáo quan hệ với các lĩnh vực của đời
sống xã hội, tác động đến văn hóa, đạo đức, kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng.
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngƣỡng, tôn giáo. Các dân tộc trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngƣỡng riêng gắn liền với đời sống
kinh tế - văn hóa - lịch sử - xã hội và tâm linh của dân tộc mình.
Trong quá trình khai hoang, lập làng, mở đất phƣơng Nam, các tín ngƣỡng
bản địa đƣợc lƣu dân xác lập trên vùng đất mới đã góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu
về tín ngƣỡng tâm linh của con ngƣời để cầu mong sự bình an giữa chốn rừng
thiêng, nƣớc độc này, cũng nhƣ tƣởng nhớ và biết ơn những anh hùng dân tộc,
những ngƣời đã khai công lập quốc, chống giặc ngoại xâm, thể hiện đạo lý “Uống
nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc.
Tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt đƣợc hình thành từ thời xa xƣa,
phản ánh sự ngƣỡng mộ, niềm tin của con ngƣời vào các lực lƣợng siêu nhiên, có
tính chất thiêng liêng huyền bí. Tín ngƣỡng dân gian có nhiều loại hình khác nhau;
gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của ngƣời dân; thể hiện trong sinh hoạt cộng
đồng và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi địa phƣơng.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, các hoạt
động tín ngƣỡng tâm linh ở nhiều địa phƣơng ngày càng phát triển. Theo đó, cùng
với những đóng góp tích cực của các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo, cũng có nhiều
vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần phải làm rõ để phát huy những giá trị tích cực và xử
lý những vấn đề phức tạp trong hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo hiện nay.
Tín ngƣỡng của ngƣời dân ở tỉnh Kiên Giang nói chung, ở huyện đảo Kiên Hải
nói riêng cũng mang những đặc điểm chung của tín ngƣỡng của dân tộc Việt Nam và
có những nét riêng biệt. Cùng với tín ngƣỡng dân gian chung của dân tộc, các loại hình
2
tín ngƣỡng truyền thống ở huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang còn mang tính đặc
trƣng của vùng miền, cụ thể nhƣ: Thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Thần Tài, thờ
Thổ Địa, thờ Sơn thần, thờ Cá Ông, thờ Nguyễn Trung Trực, thờ Bà Chúa Xứ, thờ Bà
Mã Châu, thờ Bà Cố chủ Hòn Lại Sơn, thờ Bà Thƣợng, thờ Cô Bảy, thờ Bà Cậu… Các
hình thức tín ngƣỡng đó luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa
tinh thần của ngƣời dân. Các sinh hoạt tín ngƣỡng không chỉ là nơi giúp ngƣời dân giải
tỏa tâm lý và đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn đƣợc coi nhƣ một hình thức sinh hoạt
văn hóa tinh thần không thể thiếu và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của
ngƣời dân cho tới ngày nay. Tín ngƣỡng truyền thống còn chứa đựng những giá trị tích
cực và là nơi sản sinh và tích hợp những giá trị văn hóa của ngƣời dân huyện đảo. Mặt
tích cực của tín ngƣỡng còn thể hiện ở việc đây chính là nơi lƣu giữ các giá trị phong
tục tập quán tốt đẹp của ngƣời dân huyện đảo. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích
cực trong sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân ở huyện đảo Kiên Hải vẫn còn những biểu
hiện tiêu cực nhƣ mê tín dị đoan, thƣơng mại hóa, gây lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng...
Hiện nay, cùng với sự phát triển hội nhập, giao lƣu văn hóa và dƣới tác động
của cuộc sống hiện đại thì tín ngƣỡng của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải đã có
những biến đổi nhất định. Đồng thời trong đời sống tín ngƣỡng của họ diễn ra các
xu hƣớng nhƣ: Ngƣời dân không còn quá đề cao vai trò của sinh hoạt tín ngƣỡng
trong đời sống văn hóa tinh thần nhƣ trƣớc đây và đặc biệt là đang diễn ra sự mai
một của một số hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng truyền thống tốt đẹp. Nếu
nhƣ không có sự quan tâm bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực trong tín
ngƣỡng truyền thống thì sẽ dẫn tới sự mất dần đi các tín ngƣỡng này.
Ngoài ra, trong xu thế toàn cầu hóa, tác động của kinh tế thị trƣờng thì thế hệ
trẻ của ngƣời dân huyện đảo không còn nhiều ngƣời quan tâm và duy trì sinh hoạt
tín ngƣỡng truyền thống, không hiểu về các quan niệm cũng nhƣ các nghi lễ tín
ngƣỡng của huyện đảo mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự
mai một dần các hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân huyện đảo. Nhƣ vậy,
vấn đề đặt ra là cần giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực và loại bỏ những yếu
tố tiêu cực, lạc hậu trong hoạt động tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân ở huyện
3
đảo Kiên Hải. Điều này sẽ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ngƣời dân
huyện đảo nói chung và lƣu giữ tín ngƣỡng truyền thống nói riêng để từ đó tạo động
lực cho huyện đảo phát triển mọi mặt, nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa
tinh thần cũng nhƣ đời sống vật chất.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn nhƣ đã trình bày ở trên, tác giả chọn đề tài
“Tín ngưỡng truyền thống của người dân tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên
Giang” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn/luận án, các bài viết
trên báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ:
- Nguyễn Hồng Dƣơng - Phùng Đạt Văn (2009), Tín ngưỡng tôn giáo và xã
hội dân gian, Nxb Từ điển Bách khoa [xem 14], là những chuyên khảo đề cập đến
các vấn đề hỗn dung tín ngƣỡng Hoa - Việt, tín ngƣỡng Quan Công; sự chuyển biến
của tín ngƣỡng thời hiện đại; nhận thức lại tín ngƣỡng tôn giáo bản địa Việt Nam…
- Ngọc Hà (2011), Tín ngưỡng phong tục và những kiêng kỵ trong dân gian,
Nxb Văn hóa - Thông tin [xem 16], cuốn sách này giới thiệu những phong tục và tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, cƣới hỏi, sinh dƣỡng, ma chay, giao tiếp... cũng nhƣ các lễ
nghi, những kiêng kỵ đƣợc lƣu truyền trong dân gian Việt Nam…
- Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam [xem
18], tác giả đã đƣa ra khái niệm, đặc điểm cơ bản của tín ngƣỡng thờ thần ở Việt
Nam, cũng nhƣ tín ngƣỡng truyền thống Việt Nam.
- Nguyễn Đức Lữ (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam,
Nxb Tôn giáo [xem 41], cuốn sách đã đề cập đến các hình thức tín ngƣỡng dân gian
nhƣ tín ngƣỡng thời cúng Tổ tiên, thờ Mẫu, tín ngƣỡng thờ Thành Hoàng, tín
ngƣỡng Phồn thực…
- Hà Văn Tăng - Trƣơng Thìn (1999), Tín ngưỡng mê tín, Nxb Thanh Niên
[xem 53], cuốn sách đề cập đến tín ngƣỡng, trong đó mô tả các trình tự nghi thức
tôn giáo, hoặc ma thuật tôn giáo; cung cấp một số nhận thức về tín ngƣỡng, về tôn
giáo và tâm linh mang tính khách quan khoa học.
4
- Ngô Hữu Thảo, Bài giảng Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Việt Nam
[xem 54]. Bài giảng đƣa ra định nghĩa và phân tích, giải thích rất khoa học về loại
hình tín ngƣỡng thờ anh hùng dân tộc Việt Nam.
- Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội [xem 61]. Tác giả đã phác họa rất rõ nét về tín ngƣỡng của
các dân tộc Việt Nam; nghiên cứu hình thức thờ Thành Hoàng làng và hội đình,
điển hình cho sự gắn kết cộng đồng, hình thành và phát triển văn hóa làng; quá trình
tiếp biến văn hóa giữa tín ngƣỡng bản địa và những ảnh hƣởng của Đạo giáo Trung
Hoa, nhƣ các dòng đạo Nội, thờ Mẫu, các anh hùng dân tộc cũng nhƣ tổ các nghề và
làng nghề thủ công truyền thống.
- Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa -
thông tin [xem 62], công trình là những chuyên khảo đề cập đến các vấn đề “tín
ngƣỡng dân gian” của ngƣời Việt, các dân tộc thiểu số với đa sắc diện ở các vùng
của đất nƣớc; đề cập đến “Lễ hội cổ truyền” với môi trƣờng tự nhiên, xã hội, văn
hóa, đến vai trò của “tín ngƣỡng, môi trƣờng nảy sinh, tích hợp bảo tồn sinh hoạt
văn hóa - nghệ thuật dân gian….”.
- Bùi Thiết (2000), Từ điển Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin [xem
60], trong đó tác giả đã nghiên cứu sƣu tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên
soạn tất cả các lễ hội truyền thống đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ
trƣớc đến nay, sắp xếp theo thứ tự bản chữ cái theo tên riêng của từng loại lễ hội….
- Dƣơng Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch,
Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội [xem 49], công trình nghiên cứu những vấn đề về
tính thẩm mỹ, tính cộng đồng, các giá trị của lễ hội; vấn đề chức năng, vai trò của lễ
hội trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng và vấn đề lễ hội truyền thống trong xã hội
hiện đại...
- Vũ Ngọc Khánh (2008), Lễ hội Việt Nam, Nxb Thanh niên [xem 29], công
trình đề cập 116 lễ hội truyền thống tiêu biểu trên mọi miền đất nƣớc ở Việt Nam.
Thể hiện một cách rất sinh động, những nét riêng biệt về tín ngƣỡng, văn hóa riêng
của mỗi dân tộc, vùng miền trên đất nƣớc Việt Nam.
5
- Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng như: Năm 2010 Trần Đăng Sinh
có bài viết trên tạp chí Triết học bàn về “Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên”, trong đó tác giả đề cập đến nguồn gốc, bản chất và tính phổ biến của
tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên. Trong Nghiên cứu Tôn giáo. số 2 - 2010, Trần Đức
Dƣơng đã có bài viết về “Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên trong giai đoạn hiện nay”, tác giả đã nêu ra những giá trị văn hóa và đƣa ra
các giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
giai đoạn hiện nay…
- Dƣơng Tấn Phát chủ biên (1986), Tìm hiểu Kiên Giang của Ban Nghiên
cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang [xem 50], đây là nguồn tài liệu rất quí cho những
ngƣời muốn nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Kiên
Giang trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tài liệu cũng có một phần trình bày về cuộc
khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang cũng nhƣ sự thờ cúng Ông ở địa
phƣơng.
- Nguyễn Chí Bền (2011), Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam,
tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [xem 02]. Tài liệu này đề cập đến vấn đề văn
hóa dân gian của ngƣời Việt, trong đó có tục thờ mẫu, thờ cúng cá voi của cƣ dân
ven biển ở Bến Tre.
- Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [xem 61]. Tác giả đã miêu tả chi tiết các truyền
thuyết và thần tích có liên quan đến cá Ông ở vùng biển của Việt Nam.
Ngoài ra, còn có những luận văn, khóa luận và bài viết trên các báo - tạp chí
đề cập đến vấn đề tín ngƣỡng và tôn giáo nói chung và tín ngƣỡng truyền thống nói
riêng. Những công trình này là nguồn tƣ liệu phục vụ việc nghiên cứu trên lĩnh vực
sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống của nhân dân ta. Tuy nhiên, qua khảo sát và tìm
hiểu tác giả chƣa thấy có tài liệu chuyên biệt nào nghiên cứu một cách hệ thống và
chuyên sâu về tín ngƣỡng truyền thống của ngƣ dân huyện đảo Kiên Hải tỉnh Kiên
Giang một cách có hệ thống và trọn vẹn.
6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng truyền thống ở
nƣớc ta và tỉnh Kiên Giang, luận văn đánh giá thực trạng về đời sống tín ngƣỡng
của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đề xuất giải pháp phát huy
những giá trị tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực trong sinh hoạt tín
ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân huyện Kiên Hải hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng, tín ngƣỡng truyền
thống và đặc điểm của tín ngƣỡng truyền thống.
- Nghiên cứu các hình thức tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân huyện
đảo Kiên Hải.
- Đánh giá thực trạng việc thực hành tín ngƣỡng tiêu biểu phát huy các giá trị
tích cực khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thực hành tín ngƣỡng truyền
thống của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
trong sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân Kiên Hải trong trong thời
gian sắp tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên
Giang hiện nay và vấn đề phát huy những giá trị tích cực của nó trong thời gian tới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung và không gian: Tín ngƣỡng của ngƣời dân huyện Kiên Hải là
vấn đề rất rộng, luận văn không trình báy toàn bộ các vấn đề thuộc về tín ngƣỡng
mà tập trung nghiên cứu một số tín ngƣỡng tiêu biểu của ngƣời dân nơi đây, chỉ ra
những giá trị tích cực và những tác động tiêu cực, đề ra những giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy những giá trị tích cực của tín ngƣỡng truyền thống ở Kiên Hải, tỉnh
Kiên Giang.
7
Về thời gian: Từ khi hình thành các cộng đồng dân cƣ của huyện đảo Kiên
Hải đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên nền tảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
đặc biệt là nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết
định kiến trúc thƣợng tầng; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà
nƣớc ta về các vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo, về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc… để xem xét, đánh giá sự việc trong quá trình nghiên cứu.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận chung là phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử và các phƣơng pháp khác cụ thể nhƣ phân tích, tổng hợp,
diễn dịch, quy nạp, lịch sử và logic, so sánh, phỏng vấn sâu… nhằm thực hiện các
nhiệm vụ mà luận văn đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng
truyền thống và sinh hoạt truyền thống của ngƣời dân ở các địa phƣơng, vùng miền
của nƣớc ta. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy
những giá trị tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong các sinh hoạt tín ngƣỡng
truyền thống của ngƣời dân huyện đảo trong thời gian tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể góp phần vào các tài liệu nghiên cứu, tham khảo và phục vụ
việc giảng dạy các chuyên đề liên quan ở các cơ sở giáo dục, đào tạo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình ảnh và phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng, 8 tiết.
8
Chƣơng 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN NGƢỠNG
TRUYỀN THỐNG VÀ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG
TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG
1.1. Một số vấn đề lý luận về tín ngƣỡng truyền thống
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Tín ngưỡng
Hiện nay, khái niệm tín ngƣỡng đƣợc hiểu theo nhiều hƣớng khác nhau,
nhƣng đều thống nhất rằng: tín ngƣỡng là niền tin và sự ngƣỡng vọng của con ngƣời
vào các lực lƣợng siêu nhiên, vô hình, huyền bí... có sức mạnh vô biên, có khả năng
tác động và chi phối con ngƣời.
Theo Từ điển Hán - Việt, tín ngƣỡng là từ ghép gồm: “tín”, có nghĩa là tin;
“ngƣỡng” có nghĩa là ngƣỡng mộ, ngƣỡng vọng. Tín ngƣỡng là tin và ngƣỡng mộ,
ngƣỡng vọng vào một thực thể siêu nhiên, thần bí, phi hiện thực.
Nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn thì cho rằng: “Tín ngƣỡng là niềm tin
của con ngƣời vào những điều thiêng liêng, huyền bí vƣợt khỏi thế giới tự nhiên”
[72, tr8].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam, có định nghĩa về tín ngƣỡng nhƣ sau: “Tín ngƣỡng là một cách từ
thực tế cuộc sống cộng đồng con ngƣời ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi
cộng đồng con ngƣời ấy tin theo tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực cuộc sống,
gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy” [12, tr 221].
Khi nghiên cứu về quan điểm tôn giáo của Mác, Ăngghen ta thƣờng bất gặp
các khái niệm tín ngƣỡng, tín ngƣỡng tôn giáo, tín ngƣỡng Cơ Đốc giáo. Khi đó, tín
ngƣỡng đƣợc hiểu theo nghĩa là tín ngƣỡng tôn giáo, “tức là niềm tin vào lực lƣợng
siêu nhiên theo những nguyên tắc thực hành tôn giáo nhất định”. Nhƣ vậy, bản chất
của tín ngƣỡng có thể hiểu là niềm tin của con ngƣời vào sự tồn tại, khả năng siêu
nhiên của một thực thể nào đó bên ngoài cuộc sống con ngƣời, đƣợc thể hiện thông
9
qua hệ thống các nghi lễ thờ cúng. C. Mác cho rằng: “Đời sống xã hội, về thực chất là
có tính chất thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đƣa lý luận đến chủ nghĩa thần bí,
đều đƣợc giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con ngƣời và trong sự hiểu biết
thực tiễn ấy” [6, t3, tr12].
Trong đời sống thƣờng ngày, khi đề cập đến tín ngƣỡng ngƣời ta thƣờng liên
tƣởng đến những hiện tƣợng xã hội có tính chất linh thiêng, thần bí, thể hiện niềm
tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn
ngƣời chết và sự tác động của lực lƣợng này đối với cuộc sống hiện tại của con
ngƣời. Hiện tƣợng này gắn liền với các phong tục, tập quán, truyền thống của một
cộng đồng ngƣời hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con
ngƣời cũng nhƣ phản ánh lịch sử phát triển văn hóa của cộng đồng dân tộc đó.
Dƣới góc độ tâm lý học, tín ngƣỡng là một hiện tƣợng tâm lý - xã hội thể hiện
niềm tin của một cộng đồng ngƣời nhất định về thế giới vô hình, về lực lƣợng siêu
nhiên và năng lực chi phối của lực lƣợng này đối với cuộc sống của con ngƣời thông
qua hệ thống lễ nghi thờ cúng; quá trình hình thành và phát triển tín ngƣỡng gắn liền
với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng
ngƣời đó.
Dƣới góc độ văn hóa, tín ngƣỡng là hiện tƣợng văn hóa tinh thần phản ánh
sự nhận thức của con ngƣời về thế giới xung quanh, về cuộc sống xã hội biểu hiện
thông qua những hành vi ứng xử của họ.
Dù tín ngƣỡng đƣợc quan niệm nhƣ thế nào và ở cấp độ ra sao thì đều thể
hiện một niềm tin - niềm tin vào Chúa, Trời, Phật, Thần, Thánh, ông bà, tổ tiên vào
các lực lƣợng siêu nhiên. Nhƣ vậy, đặc trƣng cơ bản của tín ngƣỡng là niềm tin
đƣợc xác lập trên cơ sở mối liên hệ giữa con ngƣời với lực lƣợng siêu nhiên mà
niềm tin ấy không cần chứng minh gì cả.
Trong khi đó, Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo của Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam (2016) ghi rõ: “Tín ngƣỡng là niềm tin của con ngƣời đƣợc thể
hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để
mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” [37. tr1].
10
Nhƣ vậy, “tín ngƣỡng” có thể hiểu là hệ thống giá trị niềm tin mang tính tâm
linh được con người tạo ra nhằm gửi gắm những ước vọng tốt đẹp cũng như mong
muốn được các thế lực siêu nhiên che chở để tránh được những tai họa hay những
nỗi sợ hãi từ thế giới khách quan. Tín ngƣỡng mang nguồn gốc của sự bất lực của
con ngƣời trƣớc thế giới khách quan và quy luật của nó do con ngƣời thần thánh
hóa các hiện tƣợng ấy thành các thể lực siêu nhiên và tôn thờ.
1.1.1.2. Tín ngưỡng truyền thống
Tín ngƣỡng truyền thống là khái niệm để chỉ các hình thức tín ngƣỡng gắn liền
với hoạt động văn hóa tâm linh, dân dã của con ngƣời đã có từ lâu đời cho đến nay.
Tín ngƣỡng truyền thống là một trong những loại hình tín ngƣỡng phản ánh rõ nhất
đặc trƣng của văn hóa dân tộc, thấm đƣợm đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, củng cố và
tăng cƣờng ý thức cộng đồng.
Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên ngƣời xƣa đã thờ
rất nhiều thần linh, bao gồm nhiên thần, thiên thần và nhân thần. Tín ngƣỡng dân gian
Việt Nam chủ yếu dựa trên lòng biết ơn và ngƣỡng mộ của các thế hệ sau đối với tiền
nhân. Tín ngƣỡng dân gian khá phong phú, nó là tâm thức tôn sùng các lực lƣợng
siêu nhiên nhƣ: Tôn sùng tự nhiên, những sự vật có liên quan đến sản xuất nông
nghiệp nhƣ mặt trời, mặt trăng, mƣa, gió, sấm, chớp, sông, núi, biển…, các loại cây
trồng, vật nuôi nhƣ: bầu, ngô, trâu, bò, lợn. Tôn sùng vật tổ nhƣ: chim, cá, cây… Tôn
sùng sự sinh sản nhƣ: sinh thực khí và các hoạt động tính giao. Tôn sùng Mẫu thể
hiện các nữ thần, tứ mẫu, thủy phủ, Bà Chúa Xứ và Thiên Yana… Tôn sùng các anh
hùng dân tộc, anh hùng địa phƣơng, ngƣời có công lớn với dân với nƣớc: Thánh
Gióng, Đức thánh Trần, Bà Trƣng, Bà Triệu, Nguyễn Trung Trực… Ngoài ra, ngƣời
Việt còn thờ các dạng thần nhƣ thần Bếp, thần Thổ công, thần Tài….
Tín ngƣỡng, phong tục, tập quán lâu đời và phổ biến nhất của ngƣời Việt là
thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những ngƣời đã mất. Ở các gia đình ngƣời Việt, nhà
nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân
rất đƣợc coi trọng. Ngoài ra còn có tục thờ Thành hoàng và ngôi đình làng là đặc
điểm độc đáo của làng quê Việt Nam.
11
Tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tín ngƣỡng có từ rất lâu, nó là một
tín ngƣỡng dân gian có nguồn gốc bản địa và bắt nguồn từ nền văn minh nông
nghiệp lúa nƣớc và là một hình thức tôn vinh ngƣời phụ nữ làm Quốc Mẫu, Thánh
Mẫu, Vƣơng Mẫu…
Từ tâm thức sùng bái đó, trong các cộng đồng đã hình thành các phong tục tập
quán và nghi lễ thờ cúng tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu và nghi lễ phồn thực. Đó
là những nghi lễ và phong tục rất quen thuộc đối với ngƣời Việt khắp nơi trong cả
nƣớc. Mỗi loại tín ngƣỡng này đều có nguồn gốc sâu xa từ quan hệ giữa con ngƣời với
các đối tƣợng siêu nhiên kia. Là bởi trong sinh hoạt và lao động, hằng ngày thì thiên
nhiêu gắn bó mật thiết và chi phối sự thành bại, tốt xấu đối với việc lao động sản xuất
của họ.
1.1.2. Đặc điểm của tín ngưỡng
Một là, tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt đƣợc hình thành từ rất sớm,
gắn liền với quá trình tổ chức cuộc sống, lao động, sản xuất hàng ngày. Các nghiên
cứu về tín ngƣỡng truyền thống ở Việt Nam cho thấy, các hình thức tín ngƣỡng đã
xuất hiện từ ngƣời Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình tƣợng chim Lạc – con
Rồng.
Hai là, các tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam có sự dung hợp, đan xen và hòa
đồng, không kỳ thị, tranh chấp và xung đột lẫn nhau. Các tín ngƣỡng truyền thống
phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lƣợng, nhân ái
của ngƣời Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để
ngƣời Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau. Ở nhiều
nơi, trong cùng một làng, xã, có nhiều ngƣời có tín ngƣỡng khác nhau, hoặc nhóm
tín đồ của tôn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác hoặc với
những ngƣời không theo tôn giáo và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng,
xóm, dòng họ.
Ba là, mỗi tín ngƣỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhƣng
đều hƣớng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hƣởng của truyền thống dân tộc, góp
phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của
12
dân tộc. Ở Việt Nam thờ cúng tổ tiên, thờ những ngƣời có công với đất nƣớc, dân
tộc là tín ngƣỡng mang tính chủ đạo, là nét văn hóa độc đáo, chất keo kết dính trong
đời sống tinh thần, tâm linh, xây dựng đoàn kết các dân tộc.
Bốn là, trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc,
phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng các vấn đề liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo
để thực hiện âm mƣu xâm lƣợc, đô hộ nƣớc ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng.
Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn sử dụng, lợi dụng những vấn đề của tín
ngƣỡng, tôn giáo nhƣ một thứ vũ khí nhằm thực hiện chiến lƣợc "diễn biến hòa
bình", phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
với chiêu bài "tự do tôn giáo", "nhân quyền", chúng xuyên tạc, bóp méo đƣờng lối,
chính sách tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta, âm mƣu tạo ra lực
lƣợng và xây dựng ngọn cờ trong tôn giáo hòng lật đổ Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
1.1.3. Một số hình thức tín ngưỡng truyền thống phổ biến ở Việt Nam.
1.1.3.1. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
Thành hoàng là một từ Hán, xuất phát từ Trung Hoa xƣa, nghĩa gốc ban đầu
là hào bao quanh thành, nếu hào có nƣớc gọi là trì (thành trì). Ở Trung Quốc Thành
hoàng là chỉ vị thần bảo hộ một thành quách cụ thể. Tục thờ cúng vị thần bảo trợ
thành quách - tức là Thần Thành hoàng xuất phát từ Trung Quốc.
Cũng nhƣ việc thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng Thành hoàng làng ở Việt Nam
vừa là tín ngƣỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với
làng xóm, đất nƣớc. Nếu nhƣ việc thờ cúng tổ tiên là một đạo lý thể hiện ý thức
hƣớng về cội nguồn của gia đình, dòng họ thì việc thờ cúng Thành hoàng làng cũng
là sự tôn vinh các bậc tiền bối, luôn gắn kết và che chở cho dân làng, là cầu nối giữa
quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Trong thời kỳ phong kiến, các vƣơng triều nhƣ Lý,
Trần, Lê đều duy trì tục thờ Thần thành hoàng của thành Thăng Long.
Đối với ngƣời dân ở cộng đồng làng xã, vị Thần thành hoàng làng đƣợc coi
nhƣ một vị thánh. Mỗi làng quê có một vị thánh của mình. Vị thánh đó là vị có công
13
với dân, với nƣớc, có thể là tƣớng lĩnh xông pha mặt trận, có thể là vị đƣợc vua sắc
phong… và cũng có thể là vật thiêng, là đấng siêu nhiên mà dân làng thờ phụng,
thậm chí là yêu thần, tà thần nhƣ thần ăn trộm, thần ăn xin, thần chết trôi…
Vào các ngày giỗ Thành hoàng làng, ngày lễ, ngày tết, ngày rằm, ngày
mùng một… dân cƣ trong làng đều mang lễ vật lên đình cúng Thành hoàng, lễ vật
có thể là lễ chay hoặc lễ mặn, nhƣng lễ vật luôn phải đảm bảo yếu tố tinh khiết –
thể hiện sự kính trọng đối với thần thánh. Đặc biệt, khi làng có công việc quan
trọng, đột xuất hoặc khi có những hiện tƣợng, những sự việc bất thƣờng xảy ra
trong làng, ngƣời dân trong làng đều lên đình làm lễ cầu mong sự che chở, bảo vệ
của Thành hoàng.
Nhƣ vậy, có thể thấy tín ngƣỡng truyền thống ở Việt Nam, thần linh không
hẳn là các đối tƣợng trừu tƣợng, xa xôi mà trái lại rất gần gũi với con ngƣời, cùng
chung sống trong cộng đồng và có khác chăng là ở khả năng bảo vệ, bảo hộ cho
dân làng khỏi những bất trắc của cuộc sống. Đối với mỗi ngƣời dân Thành hoàng
làng là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gấm niềm tin cho họ, giúp họ vƣợt qua những
khó khăn của cuộc sống đầy sóng gió. Vì thế, nhiều vị thần đƣợc dân chọn thờ và
cũng có thể bị phế bỏ nếu thấy không đủ sự uy nghiêm phù hộ độ trì cho họ nữa.
Thành hoàng là nhân vật trung tâm của mọi sinh hoạt văn hóa ở các làng quê, đặc
biệt là các lễ hội.
Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngƣỡng thờ Thàng hoàng làng đem lại
cho ngƣời dân ý thức hƣớng về cội nguồn, về quê cha đất tổ bằng những biểu hiện
sinh hoạt văn hóa truyền thống. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa là trách
nhiệm của mỗi ngƣời và cũng là để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1.3.2. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp
Hệ thống tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp là hiện tƣợng tín ngƣỡng bản địa của nƣớc
ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nƣớc kết hợp với Phật giáo, tôn giáo du
nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hình thái thờ Tứ Pháp là
một trong những hình thái tín ngƣỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống
nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
14
Xét bản chất sâu xa, tín ngƣỡng Tứ Pháp bắt nguồn từ quan niệm vạn vật
hữu linh. Đây là một quan niệm tối cổ của con ngƣời trong quá trình sống phải đối
mặt với muôn vàn khó khăn do thiên nhiên tạo ra. Quan niệm vạn vật đều có linh
hồn, ngƣời nguyên thủy nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tƣợng tự nhiên đều có một vị
thần. Vị thần đó quyết định sự vận hành của vũ trụ, trong đó có đời sống con ngƣời,
đặc biệt, đối với một vùng đất nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Quan niệm về thần Mƣa,
thần Gió đã ăn sâu vào tâm thức ngƣời dân Việt từ xa xƣa, trƣớc khi Phật giáo đặt
chân tới mảnh đất này. Đến khi Phật giáo vào Việt Nam, các nhà sƣ đã nhìn thấy rõ
điều đó và nhận thấy nếu Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải có sự
dung hòa với tín ngƣỡng dân gian. Nhận thức ấy quả không sai và đó là nguyên
nhân sâu xa của sự giao duyên, tiếp biến giữa tín ngƣỡng bản địa với một tôn giáo
lớn. Kết quả của sự giao thoa văn hóa ấy là hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân (nữ thần
mây); Pháp Vũ (nữ thần mƣa); Pháp Lôi (nữ thần sấm); Pháp Điện (nữ thần chớp)
ở các địa phƣơng miền Bắc nƣớc ta.
Ở những chùa thờ Tứ Pháp trƣớc kia thƣờng đƣợc dân làng và dân trong vùng
tổ chức các buổi lễ cầu đảo mỗi khi hạn hán. Tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp tồn tại cả linh
khí dân tộc và cả sức mạnh truyền thống, phù giúp cho xã hội hiện tại và góp phần làm
nên bản sắc riêng biệt cho Phật giáo Việt Nam. Ngƣời dân tin rằng, những vùng miền
nào rƣớc chân nhang của Tứ Pháp về thờ thì ở đó đƣợc mƣa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu.
Có thể nói, tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp là một trong những chỗ dựa về tâm linh
của ngƣời Việt Nam qua nhiều thời đại và tồn tại cho đến tận ngày nay.
1.1.3.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngƣỡng thờ Mẫu ra đời từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên khắc
nghiệt, cƣờng quyền đè nén và nạn ngoại xâm tàn bạo, có một mối gắn bó rất tự nhiên
với ngƣời dân lao động. Tín ngƣỡng thờ Mẫu có thể đƣợc hiểu là một loại hình tín
ngƣỡng truyền thống đƣợc tích hợp bởi các lớp tín ngƣỡng thờ nữ thần, Thờ Mẫu
thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu, bảo
trợ cho sự tồn tại và sinh thành ra con ngƣời. Tín ngƣỡng thờ Mẫu ra đời từ rất sớm,
15
nảy sinh trong môi trƣờng văn hóa thuộc khu vực Bắc Bộ, vùng đất châu thổ rộng lớn
với ba con sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã, là đầu mối kinh tế,
chính trị, văn hóa của quốc gia Đại Việt trong lịch sử. Xuất phát từ đặc trƣng của nền
sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc, lối tƣ duy trọng thủy, trọng âm, trọng nữ, đề cao vai trò
sản sinh của ngƣời Mẹ, khát vọng về sự sinh sôi, nảy nở. Bản chất của thờ Mẫu là thờ
sự sinh sản, mà sự sinh sản ở đây có nguồn gốc từ ngƣời Mẹ tự nhiên: Mẹ Núi, Mẹ
Sông, Mẹ Biển, Mẹ Lúa, Mẹ Chim, Mẹ Cả... có thể là nhân thần nhƣ Mẫu Liễu Hạnh,
Mẫu Âu Cơ, Ý Lan, Bà Trƣng, Bà Triệu.
Giá trị cốt lõi của tín ngƣỡng thờ Mẫu là cái tâm hƣớng thiện, bởi mỗi ngƣời mẹ
đều dạy con sống hƣớng thiện. Ngƣời đến với tín ngƣỡng thờ Mẫu tâm phải sáng.
Trong cuộc sống thể hiện là ngƣời biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ phụng
ông bà tổ tiên. Cao hơn là biết ơn những ngƣời có công với dân, với nƣớc. Mọi ngƣời
đều tin rằng vì Mẫu là mẹ của mọi ngƣời nên luôn che chở phù hộ độ trì cho con ngƣời
gặp nhiều thuận lợi, có sức mạnh và niềm tin để vƣợt qua tai ƣơng, vận hạn hay bệnh
tật, đem đến cho cuộc sống sự bình yên, sung túc.
Nhƣ vậy, tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt ra đời gắn với chế độ xã hội
nguyên thủy mẫu hệ và với đặc trƣng của nền văn hóa lúa nƣớc dẫn đến sự tôn
sùng tự nhiên, vai trò của ngƣời Mẹ với khát khao sinh sôi, nảy nở, ý nguyện về
sự phát triển.
1.1.3.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ra đời trong những điều kiện lịch sử - xã hội
nhất định: Sự thấp kém của lực lƣợng sản xuất dẫn đến quan niệm về Tô Tem. Tô
Tem giáo gắn liền với tổ chức Thị tộc, “Mỗi tổ chức Thị tộc có những hình thức thờ
cúng riêng, trong khuôn khổ các tập tục thờ cúng vật thiêng tổ tiên” [xem 24].
Giai đoạn thị tộc phụ quyền, xác lập uy quyền của ngƣời đàn ông vì vai trò
quan trọng của họ trong hoạt động kinh tế nên họ nắm giữ quyền hành quản lý gia
đình, vợ và con cái tôn trọng uy quyền và phục tùng ngƣời chủ gia đình, con cái
mang họ cha đã kế tiếp ý thức về uy quyền đó không chỉ khi họ còn sống mà ngay cả
khi đã chết.
16
Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ quan niệm của con ngƣời về thế giới
sau khi chết, về linh hồn bất tử. Ngƣời Việt quan niệm rằng vạn vật hữu linh. Con
ngƣời gồm hai phần linh hồn và thể xác, khi con ngƣời chết đi, chỉ có thể xác mất đi,
còn linh hồn vẫn tồn tại sau khi chết. Linh hồn con ngƣời sau khi chết vẫn có nhu cầu
sinh hoạt nhƣ khi còn sống và có khả năng tác động đến cuộc sống của những ngƣời
đang sống. Giữa ngƣời sống và ngƣời chết vẫn có sợi dây liên hệ mật thiết.
Đối với ngƣời Việt, có một yếu tố vô cùng quan trọng về sự ra đời của tín
ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, về sự tồn tại, phát triển và bảo tồn đến tận ngày nay của tín
ngƣỡng này, đó là đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, là sự kính trọng đối với những
ngƣời đã khuất, với những ngƣời đã có công sinh thành, dƣỡng dục mình. Toan Ánh
đã viết: “Thờ phụng tổ tiên không phải là một thứ tôn giáo, mà là lòng thành kính
và biết ơn của con ngƣời đối với ngƣời đã khuất” [xem 01]. Sự kính trọng, tình cảm
lƣu luyến của con ngƣời với những ngƣời thân của mình khiến họ luôn muốn níu
giữ sự hiện diện của những ngƣời thân đã khuất trong cuộc sống của mình.
Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, bởi
thế nó dễ dàng đƣợc thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong
tiềm thức của ngƣời Việt.
Thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt có từ lâu đời, đã trở thành một tập tục truyền
thống tốt đẹp mang tính phổ quát của ngƣời Việt, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời
sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, theo điều tra cho thấy [xem 61]:
- 100% các gia đình ở các thành phố, nông thôn đều có ban thờ tổ tiên.
- 96,75% ban thờ tổ tiên đƣợc đặt ở vị trí trang nghiêm nhất trong nhà.
- 100% gia đình ở nông thôn thƣờng xuyên chăm sóc mồ mả của ông bà, tổ
tiên, ở Hà Nội con số này là 85%, Thành phố Hồ Chí Minh là 89%.
Chính vì vậy thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa văn hóa rất lớn. Trƣớc tiên, việc
thờ phụng tổ tiên là ý thức nhớ về nguồn cội, là để thể hiện lòng tri ân đối với công
ơn của tổ tiên, ông bà cha mẹ đã khuất. Ông Phan Kế Bính trong sách Việt Nam
phong tục cũng đã nhận định: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy
cũng là một lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của ngƣời” [xem 03]. Con
17
cháu bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với các thể hệ đã có công sinh thành và
nuôi dƣỡng con cháu nên ngƣời nhƣ ngày nay. Ngƣời con hiếu thảo phải biết ơn công
sinh thành, nuôi dƣỡng của cha mẹ. Để tỏ lòng hiếu lễ với cha mẹ thì phải biết ơn tổ
tiên, ông bà đã khuất. Đó là nguồn gốc sinh ra thế hệ con cháu ngày nay.
Thờ cúng tổ tiên góp phần tạo điều kiện gìn giữ, lƣu truyền các giá trị truyền
thống. “Trong mỗi gia đình, họ tộc, phía sau bát hƣơng trên bàn thờ tổ tiên chứa
đựng biết bao giá trị truyền thống đáng quý về lao động quên mình, về công lao dẹp
giặc, về tính cách cao đẹp của ông bà tổ tiên. Cùng với những cái cụ thể ở trong
những bàn gia phả, tộc phả, có ý nghĩa giáo dục nhớ về cội nguồn rất lớn, mỗi khi
con cháu nhớ đến, đọc đến” [12, tr221]. Vào các ngày lễ tết, ngày giỗ kỵ, khi nén
hƣơng trên bàn thờ tổ tiên đƣợc thắp lên, con cháu ở xa thì nhớ về quê hƣơng làng
xóm, con cháu ở gần thì tụ tập quây quần ôn lại những chuyện cũ, nhắc lại những
bài học ông bà tổ tiên đã từng dạy mình, truyền dạy lại cho con cháu, các thế hệ trẻ
về truyền thống gia đình, về những bài học làm ngƣời sâu sắc, thấm thía. Khi ấy,
tinh thần thêm gắn kết, lòng tự hào về dòng họ, về quê hƣơng dâng lên, những bài
học làm ngƣời của ông bà, cha mẹ giảng dạy thấm thía hơn bao giờ hết, con cháu
nhƣ tự nhắc nhở mình phải cố gắng sống tốt để không phụ lòng mong mỏi của tổ
tiên, ông bà, cha mẹ, để làm rạng danh tổ tiên, dòng họ. Con cháu cũng tự nhắc nhở
mình phải hiếu thảo với tổ tiên, ông bà cha mẹ là bổn phận của ngƣời làm con, đặc
biệt là sự hiếu thảo ngay khi cha mẹ, ộng bà còn sống để không phải tiếc nuối, ân
hận khi ông bà, cha mẹ mất đi.
Thờ cúng tổ tiên còn là hình thức tín ngƣỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức
cộng đồng trong xã hội truyền thống. Có thể nói, ở Việt Nam, không có một tôn
giáo mang tính phổ quát cao hơn tín ngƣỡng thờ cùng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là tín
ngƣỡng gốc, xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam. Nó là sợi dây liên kết để góp
phần cốt kết đoàn kết thắt chặt tính dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục,
tín ngƣỡng khác. Nhƣ vậy có thể coi đây là đặc trƣng, điểm chung của ngƣời Việt,
góp phần vào việc cố kết cộng đồng, duy trì tinh thần đoàn kết của ngƣời Việt.
18
1.2. Quá trình hình thành các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu
biểu tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
1.2.1. Khái quát về huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang ở tọa độ địa lý 100
32' vĩ độ Bắc, 90
23' kinh độ Ðông, cách
thủ đô Hà Nội 1.976 km. Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long -
phía Tây Nam của Tổ quốc; phía Bắc giáp Vƣơng quốc Campuchia; phía Nam giáp
tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý của Kiên
Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, là cửa ngõ hƣớng ra
biển Tây của tỉnh cũng nhƣ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lƣu với các nƣớc trong khu vực và quốc tế
với các ngành mũi nhọn nhƣ du lịch, thƣơng mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng
thủy sản…
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố: Thành phố Rạch Giá,
thành phố Hà Tiên, huyện Kiên Lƣơng, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu
Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện
Vĩnh Thuận, huyện U Minh Thƣợng, huyện Giang Thành huyện Phú Quốc và huyện
Kiên Hải.
Kiên Hải là huyện đảo, diện tích tự nhiên là 27,85km2
, có 23 đảo lớn, nhỏ,
trong đó 11 đảo có dân sinh sống. Toàn huyện có 04 đơn vị hành chính xã, 13 ấp với
117 Tổ nhân dân tự quản. Dân số 21.185 ngƣời, trong đó đa số là ngƣời kinh (chiếm
trên 98%) còn lại là dân tộc Hoa, Khmer và một số dân tộc khác. Tôn giáo trên địa
bàn huyện có Phật giáo, Tin lành, Hòa hảo, Cao đài, Công giáo. Cơ sở thờ tự trên địa
bàn có 05 cơ sở (Thánh thất Liên giao Hải sơn, Tịnh xá Phụng Hoàng, Chùa Hải Sơn
Tự, Giáo họ Hòn Tre, Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo), hoạt động chấp hành tốt chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Sinh hoạt văn hóa trên địa bàn cũng hết sức phong
phú, đa dạng do hầu hết ngƣời mọi vùng, miền đều có mặt trên địa bàn huyện. Trong
những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội của
huyện không ngừng đƣợc phát triển, tốc độ tăng kinh tế bình quân hàng năm đạt
19
14%; ngành nghề chính là khai thác, đánh bắt nuôi trồng hải sản, thu nhập bình quân
đầu ngƣời tính đến năm 2015 là 46.000.000 đồng/ngƣời/năm. Công tác xóa đói giảm
nghèo: Tính đến nay toàn huyện còn 35 hộ nghèo, chiếm 0,74% (theo tiêu chí mới).
Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội luôn đƣợc giữ vững, ổn định. Dân chủ
xã hội đƣợc mở rộng, các giá trị truyền thống đƣợc tôn vinh, lối sống đoàn kết trong
cộng đồng đƣợc phát huy. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao có bƣớc
phát triển, đáp ứng một phần nhu cầu giải trí của nhân dân. Phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đƣợc duy trì và đạt kết quả tốt, từ đó đời sống
tinh thần và sinh hoạt văn hóa trên địa bàn không ngừng đƣợc đổi mới góp phần tích
cực vào phát triển huyện đảo.
Huyện đảo Kiên Hải có 11 đảo có ngƣời dân sinh sống nhƣ đã nêu trên,
nhƣng tác giả chỉ xin nêu khái quát đặc điểm tình hình và đời sống ngƣời dân thuộc
02 xã Hòn Tre và Lại Sơn. Vì qua khảo sát thực tế thì chỉ có 02 hòn đảo này có
nhiều tín ngƣỡng truyền thống. Chính vì vậy trong nghiên cứu và thu thập thông tin
về tín ngƣỡng truyền thống xin đƣợc trình bày gói gọn tại 02 hòn đảo này.
* Sơ lược lịch sử, xã Hòn Tre trƣớc đây còn có tên là Treksu, ngƣời dân quen gọi
là hòn Rùa, có từ rất xa xƣa. Về phƣơng diện hành chính năm 1819 (hay 1820), sách Gia
Định thành thông chí ghi là Đảo Tre: “Ở biển phía Đông Nam trấn, chu vi 20 dặm làm
án ngoại cho hải cảng Kiên Giang” [xem 69]. Đảo này thuộc huyện Long Xuyên, tỉnh
Hà Tiên.
Trong tập Hà Tiên địa phƣơng chí do Portron Klian soạn năm 1929 có đề cập
nhóm đảo này thuộc quận Phú Quốc: “cuối cùng phía ngoài khơi và hƣớng đảo Phú
Quốc, ngƣời ta gặp cụm hòn Củ Tron (Poulo Dama), nơi đây có một cái bãi lớn gọi là
Bãi Ngự, trƣớc kia có thể gọi là nơi ẩn trú của Vua Gia Long, khi bị Tây Sơn đánh đuổi”
[xem 70].
Trích theo sách Lịch sử huyện Kiên Hải: “... Kiên Hải là một hòn gần đất
liền nhất, nhƣng dân cƣ cũng rất thƣa thớt, vào khoảng năm 1940, khi điền chủ
ngƣời Pháp tên là Le Nestour ra lập đồn điền thì mới có dân phu, sau trở thành cƣ
dân địa phƣơng. Từ năm 1945 đến năm 1956 là một ấp thuộc xã Đông Thái, huyện
20
An Biên. Năm 1957, là một ấp trực thuộc xã Vĩnh Thanh Vân, tổng Kiên Hảo,
huyện Kiên Thành. Năm 1961, chính quyền cách mạng vẫn gọi là ấp Hòn Tre,
nhƣng giao về thị xã Rạch Giả chỉ đạo. Năm 1962, chính quyền Sài Gòn lập ấp
chiến lƣợc, Hòn Tre mang tên là Phú Xuân, thuộc xã Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch
Giá. Năm 1966, ấp Hòn Tre thuộc xã Lại Sơn. Năm 1975, sau giải phóng Hòn Tre
vẫn thuộc xã Lại Sơn, huyện An Biên. Năm 1983, huyện Kiên Hải đƣợc thành lập
có địa giới hành chính khá rộng, bao gồm cả quần đảo Nam Du, Hòn Sơn Rái, quần
đảo Bà Lụa, Hòn Nghệ và quần đảo Hải Tặc. Năm 1985 giao quần đảo Hải Tặc (xã
Tiên Hải) cho huyện Hà Tiên, năm 2000 giao quần đảo Bà Lụa và Hòn Nghệ cho
huyện Kiên Lƣơng” [15, tr45].
Toàn đảo Hòn Tre chỉ có một con đƣờng duy nhất dài chừng 3km, rộng 2m.
900 nóc nhà trên đảo dọc hai bên con đƣờng cộng với hơn 300 tàu thuyền ghe
xuồng lớn nhỏ neo đậu sát bến cảng làm cho trung tâm Hòn Rùa nhƣ “thành phố
chài”…
Cấu tạo địa chất chỉ có đá chồng lên đá để tạo thành đảo Hòn Tre có diện
tích khoảng 400 ha và đỉnh cao 395m. Những mảng đất ít ỏi kẹt giữa khe, hốc, hang
đá… đƣợc ngƣời dân trồng xoài, mãng cầu, mít; phần trên cao gần đỉnh là rừng
nguyên sinh ít cây cổ thụ, nhiều bụi lùm và dây leo; có nhiều khỉ, sóc, ít kỳ đà và
trăn. Trên đảo có nhiều khe suối nhỏ là nguồn cung cấp nƣớc ngọt sinh hoạt cho
ngƣời dân Hòn Tre. Ngoại trừ khu trung tâm chiếm khoảng 3km sát mép biển phía
Đông, 8km còn lại của Hòn Tre còn rất hoang sơ. Vì cấu tạo nhiều đá tảng nên dƣới
chân núi giáp biển chỉ có đá và đá nhẵn nhụi bởi đƣợc sóng biển gội rửa qua bao
đời nay.
Hòn Tre có Sơn linh động, miếu Bà Cậu, miếu Bà Chúa Thƣợng (Bà Chúa
Hòn), dinh Ông Nam Hải, chùa Cô Lan, chùa Phƣớc Hải (tịnh xá). Ở đây không có
hệ thống tôn giáo đúng nghĩa, chủ yếu là tín ngƣỡng truyền thống.
Ngoài tết cổ truyền, hòn đảo nhỏ này mỗi năm có 4 lễ hội theo âm lịch mà
"ngƣời đi đâu cũng về dự" đông nghẹt ngƣời: Lễ hội vía Bà Chúa Xứ vào ngày rằm
tháng 2, Lễ vía Ông Nam Hải ngày 26/4, Lễ cúng Rằm tháng 7 ở tịnh xá Phƣớc Hải
và ngày 9/9 Lễ vía Bà Thƣợng.
21
* Sơ lược về lịch sử Hòn Sơn là một hòn đảo thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên
Hải, tỉnh Kiên Giang. Đảo Hòn Sơn cách thành phố Rạch Giá khoảng 55 km về phía
Tây theo đƣờng chim bay, với diện tích 11,5 km2
. Dân cƣ tập trung chủ yếu là 03
xóm chài và nông nghiệp chủ yếu là những vƣờn cây ăn trái, còn lại diện tích chiếm
80% là rừng nguyên sinh với ít cây cổ thụ, nhiều cây nhỏ và dây leo. Động vật chủ
yếu có khỉ, sóc, chim, một ít kỳ đà và trăn… Hòn Sơn có hơn 2.012 hộ gia đình với
8.120 khẩu.
Hòn Sơn có tên gọi khác là Hòn Sơn Rái. Ngƣời dân trên đảo từ trƣớc đến
nay sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, ngoài ra còn có những nghề thủ công
nhƣ đóng tàu, chế biến tôm, cá, mực khô và các cơ sở sản xuất nƣớc mắm...
Nhƣng nghề từng làm cho hòn đảo này vang danh khắp nơi là chế biến nƣớc
mắm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do nguồn cá cơm quanh đảo trƣớc kia rất dồi
dào nay đã cạn kiệt, một số cơ sở sản xuất nƣớc mắm đã ngƣng hoạt động.
Hòn Sơn Rái, “Tƣơng truyền, lần đầu Chúa Nguyễn Ánh đến đây (1780),
quân lính không còn gì để ăn, trong đêm Chúa nằm mộng thấy một vị thần hiện ra
chỉ đƣờng đi tìm lƣơng thực... Sau khi tỉnh giấc, Chúa đƣợc nhiều con rái cá bắt cá
dâng lên. Sau đó các dấu chân đi trên cát của đoàn quân nhà Chúa đƣợc các con rái
cá xóa hết, nhằm bảo vệ nhà Chúa. Do đó, sau khi lên ngôi (1802), Vua Gia Long
đặt tên hòn này là Hòn Sơn Rái để tƣởng nhớ các loài rái cá đã có công với Vua”
[15, tr45].
Cũng nhƣ nhiều địa danh khác, Hòn Sơn Rái còn nhiều truyền thuyết khác
nói về sự hình thành tên gọi của đảo, hoặc là vì hình thù của hòn này giống hình con
rái cá, hoặc là vì trên đảo có nhiều con rái cá sinh sống hoặc là vì trên đảo từng mọc
nhiều cây dầu, nhân dân lấy nhựa của cây dầu này gọi là dầu rái (mảnh hỏa) dùng
để quét lên vỏ ghe xuồng chống thấm. Có lẻ thuyết phục hơn hết là vì nơi đây ngày
xƣa có nhiều rái cá sinh sống.
Các hình thức tín ngƣỡng tiêu biểu trên hòn Sơn Rái nhƣ thờ ông Nguyễn
Trung Trực, thờ Bà Chúa Xứ, Bà Mã Châu, Bà Cố Chủ, Cá Ông...
22
1.2.2. Các hình thức tín ngưỡng truyền thống tiêu biểu tại huyện đảo Kiên
Hải, tỉnh Kiên Giang
Đối với ngƣời dân Kiên Hải, tín ngƣỡng truyền thống lúc nào cũng nhƣ hình
với bóng, ngự trị trong cuộc sống hằng ngày, từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cõi
đời. Hiện nay, có nhiều loại hình tín ngƣỡng khác nhau ở Kiên Hải, tuy nhiên qua
quá trình tiếp biến và hội nhập của các dân tộc đã tạo nên những giá trị văn hóa
đồng nhất nhƣng chính trong sự đồng nhất đó đã khẳng định đặc tính tâm linh riêng
của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa. Có thể thấy nhu cầu sinh hoạt tín ngƣỡng truyền
thống ở Kiên Hải gồm các loại hình sau:
1.2.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tại gia đình
- Thờ cúng tổ tiên. Đây là truyền thống lâu đời, một nét đẹp văn hóa trong
đời sống tâm linh của ngƣời phƣơng Đông. Từ lâu, họ cho rằng ngƣời chết thể xác
sẽ hóa thân vào vũ trụ nhƣng linh hồn vẫn tồn tại nhớ về nơi ở cũ, vì vậy bổn phận
con cháu phải luôn phụng sự, tƣởng nhớ linh hồn, để ông bà phù trợ cho con cháu
cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.
“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”
Thờ cúng tổ tiên, ông bà đƣợc xem là đạo lý làm ngƣời quan trọng đến mức
có ngƣời cho là “đạo” (tôn giáo). Hiện nay ở Kiên Hải, những gia đình theo đạo
Phật hay không theo đạo thƣờng đặt bàn thờ tổ tiên ở chính giữa, nơi trang trọng
nhất của ngôi nhà. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên đƣợc bài trí
khác nhau, thƣờng là một bệ xi măng đúc, hoặc tủ gỗ, trên bàn thờ có chân dung
ngƣời đã khuất, bát nhang, bình hoa, đèn, gia đình khá giả thì có thêm lƣ đồng.
Ngƣời trẻ hiện nay trọng ngày giỗ ông bà, xem nhƣ thƣớc đo của lòng hiếu thảo,
đoàn tụ, giữ gìn dòng họ. Ai cũng có thể đứng ra tổ chức cúng giỗ cho ông bà,
không phân biệt trai hay gái, không nhất thiết chỉ có con trai trƣởng. Có những gia
đình, con trai không chỉ thờ cúng cha, mẹ đẻ mà còn thờ cúng cả cha, mẹ vợ. Bên
cạnh bàn thờ tổ tiên, tùy thuộc vào đối tƣợng theo tôn giáo nào thì có bàn thờ tôn
giáo riêng.
23
- Thờ các vị thần bảo gia đƣợc phối tự thờ cúng ở gia đình và cộng đồng.
Đối với ngƣời Việt, thờ ông bà ở gia đình là việc chính, đƣợc đặt ở giữa nhà, giữa
trang thờ, nói lên ƣớc vọng chính của gia đình. Các thần phụ nhƣ thần Quan Công,
Thiên Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Âm, Linh Sơn Thánh Mẫu, thần Đất… sẽ
bổ sung thêm những ƣớc vọng khác của gia chủ. Thần Trời, thần Mặt Trăng, thần
các Vì Sao, ông thần Sấm bà thần Sét, ông thần Bão bà thần Gió Lốc, thần Tổ sinh
Chăn nuôi… là những vị thần gia bảo trong tín ngƣỡng của ngƣời dân tại huyện đảo
Kiên Hải.
1.2.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tại đền, miếu, đình làng
- Thờ các danh nhân, anh hùng lịch sử, liệt sỹ cách mạng là một nét đẹp văn
hóa dân tộc, vừa là đạo lý truyền thống của ngƣời phƣơng Đông “uống nước nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, nhớ công ơn của những ngƣời đã chiến đấu, hy
sinh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc qua các thời
kỳ lịch sử. Trong đó tiêu biểu nhất đó là tín ngƣỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn
Trung Trực.
Xuất phát từ truyền thống tín ngƣỡng thần quyền của văn hóa dân gian, biểu
hiện dƣới hình thức thờ cúng tổ tiên, thần thánh và các vị anh hùng dân tộc, anh
hùng Nguyễn Trung Trực đƣợc nhân dân tôn vinh nhƣ một vị thần bảo vệ quê
hƣơng đất nƣớc. Trải qua tháng năm, tinh thần yêu nƣớc Nguyễn Trung Trực đƣợc
dân gian hóa ít nhiều qua những câu chuyện truyền miệng. Chính điều đó là một
trong những yếu tố khiến cho tín ngƣỡng truyền thống về Ông sâu đậm thêm. Ngày
giỗ của Ông hàng năm 26, 27, 28 tháng 8 âm lịch.
Đối với ngƣới dân Kiên Hải, ngày giỗ ông Nguyễn là một phần trách nhiệm
không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Những lúc khó khăn thắp nén
nhang xin Ông phù hộ, những lúc thuận lợi thắp nén nhang lạy tạ. Lễ vật dâng cúng
Ông đa dạng và gần gũi nhƣ giỏ trái cây, bịch bột ngọt, cây nƣớc đá, con cá tƣơi
vừa đánh bắt đƣợc... đồ cúng giản dị nhƣ chính tấm lòng của họ. Hằng năm số
lƣợng ngƣời về tham dự lễ hội Ông ngày càng đông lên.
- Thờ cúng các nữ thần vùng biển. Đây là tín ngƣỡng Mẫu hệ có từ xa xƣa.
Ngƣời Việt còn tiếp thu thần của các cƣ dân Khmer, Chăm, Hoa… làm cho việc thờ
24
cúng phổ biến và phong phú hơn: Bà Cố Chủ, Bà Chúa Thƣợng, Cô Bảy, Bà Cậu,
Bà Chúa Xứ, Bà Mã Châu (Thiên Hậu Thánh Mẫu),…
+ Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ và Bà Mã Châu.
Tại xã Hòn Sơn, miếu Bà Chúa Xứ và Bà Mã Châu đã có trên trăm năm. Lúc
xƣa đƣợc xây dựng bằng lá ở ấp Bãi Bắc. Ông Nguyễn Văn Quân trong lúc ra Hòn
Chông đã gặp miễu Bà Mã Châu. Do thấy xung quanh miễu nuôi trâu bò nhiều quá nên
ông thỉnh Bà Mã Châu về ở chung với Bà Chúa Xứ. Năm 1969 ông Nguyễn Văn Quân
qua đời. Đến năm 1970, các con ông và bà con trong ấp trùng tu miếu Bà Mã Châu và
Bà Chúa Xứ lại đến ngày hôm nay.
Tại tổ 4, ấp II, xã Hòn Tre, miếu Bà Chúa Xứ đƣợc xây dựng từ lâu đời,
miếu tọa lạc trên trục đƣờng chính (ấp 2) của xã đảo. Chính điện thờ Bà Chúa Xứ,
trƣớc có ban thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực. Ngoài khuôn viên miếu có ban thờ
các vị thổ thần, thổ địa, thần nông... là những vị thần xuất phát từ tín ngƣỡng trong
cuộc sống thƣờng nhật.
+ Tín ngưỡng thờ Bà Cố Chủ
Miếu Bà Cố Chủ hòn Lại Sơn, tọa lạc tại Kèo Ngựa, một dãi đất bằng phẳng
thuộc khu vực bãi Nam, ấp Bãi Nhà A, đƣợc xây dựng lần đầu vào ngày mùng 9
tháng 9 âm lịch năm 1899 bằng vật liệu tre lá. Sau nhiều lần trùng tu, năm 2011, miếu
đƣợc xây dựng bằng vật liệu bê tông, cốt thép nhƣ hiện nay. Miếu Bà Cố Chủ còn gọi
là Bà Chúa Hòn. Bà là ngƣời đầu tiên đến và khai phá vùng đất đảo hoang vu Hòn
Sơn. Từ đó về sau, ngƣời dân từ khắp mọi nơi về đây sinh cơ lập nghiệp trong sự
đùm bọc chở che của Bà Chúa Hòn. Nhớ công ơn to lớn đó, ngƣời dân nơi đây đã lập
miếu thờ Bà.
+ Tín ngưỡng thờ Bà Thượng
Miểu Bà Thƣợng (Thƣợng động Thánh Mẫu/Cổ Hý Tiên Phi), tọa lạc tại tổ
4, ấp II, xã Hòn Tre. Miểu này là thờ Nữ thần Hang động. Theo quan điểm của
ngƣời dân Hòn Tre miếu là nơi thờ cúng bà Chúa Hòn hay còn gọi là Bà Thƣợng.
Miểu không lớn nhƣng khang trang và cổ kính. Nép mình dƣới tán cây đa cổ thụ,
miểu Bà Thƣợng mang dáng vẻ trầm mặc và trang nghiêm. Ngƣời Kiên Hải xem Bà
25
Thƣợng là một dạng ác thần chuyên trừ tà ma, đặc biệt tại các vùng núi có nhiều
hang động âm u, sâu thẳm trên những hải đảo xa xôi giữa biển. Dân gian còn gọi Bà
Chúa Thƣợng Động là Bà Cố Hi hay trang trọng hơn là Cố Hi Tiên Phi. Chức năng
của nữ thần này phức tạp hơn vì Bà vừa là phúc thần, vừa là ác thần. Tính “ác” ở
đây là trừng phạt kẻ ác chứ không phải hại ngƣời tốt. Dân gian thƣờng gọi nữ thần
này là “Bà La Sát”, xuất phát từ tính danh của Bà là “Thánh Anh La Sát”. Cƣ dân
trên đảo cúng kiếng Bà Chúa Thƣợng nhƣ vị thần bảo hộ, che chở ngƣời dân trong
cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt, hoang dã nơi vùng biển đảo.
- Tín ngưỡng thờ Cá Ông - Thờ Thành hoàng Ngư nghiệp
Từ bao đời nay, ngƣ dân vùng biển Kiên Hải có tục thờ ông Nam Hải - hiện
thân của loài cá Voi có thân hình to lớn nhƣng tính tình hiền hòa, thƣờng cứu giúp
ngƣ dân mỗi khi bị nạn. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã phong Cá Voi tƣớc hiệu
“Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thƣợng đẳng Thần”. Các vua triều Nguyễn sau đó
phong sắc cho cá voi với danh hiệu “Đại càng Quốc gia Nam Hải”.
Càng tin vào sự giúp đỡ của Cá Voi, ngƣ dân tổ chức việc thờ cúng hết sức
thành kính. Họ kiêng gọi Cá Voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải. Lăng thờ
cúng gọi là lăng Ông. Kiến trúc của lăng Ông cơ bản mang dáng dấp một ngôi đình,
vừa mang chức năng tín ngƣỡng vừa mang chức năng thế tục. Lăng thƣờng đƣợc xây
gần sông, biển và quay mặt ra hƣớng Đông. Hàng năm vào mùa Xuân hoặc mùa Thu,
ngƣ dân Kiên Hải tiến hành nghi thức cúng ông Nam Hải – còn gọi là Lễ hội Cầu
ngƣ, cầu thần Biển phù hộ độ trì cho sóng yên biển lặng và cho một vụ đánh bắt cá
mới đầy bội thu. Họ tin rằng, lễ tế càng chu đáo bao nhiêu thì ân đức của ngài ban
cho ngƣ dân (đƣợc mùa tôm cá, đời sống sung túc) càng nhiều bấy nhiêu.
Tƣơng truyền, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vùng biển Rạch Giá này
có rất hoang sơ, chỉ rải rác vài ngôi nhà của những lƣu dân từ các nơi đến đây lập
nghiệp. Ngoài nghề chính là đánh bắt hải sản, lƣu dân còn trồng tỉa hoa màu, đem
sức ngƣời chống chọi với thiên nhiên, chống chọi với biển cả mênh mông, với bão
tố, với cá dữ, bệnh tật... Để rồi trong tâm tƣởng, cũng nhƣ trong không gian bao la
ấy, phần lớn họ cảm thấy bất lực, muốn cầu nguyện một năng lực siêu nhiên để tự
26
an lòng, tự cân bằng cuộc sống, để mong đƣợc phù trợ khỏi tai ác trong bao la biển
cả, chỉ mong đƣợc yên lành tạo kế sinh nhai và tập tục thờ cúng và thờ cúng cá Ông
hay các vị thần linh của biển cả ra đời trên cơ sở đó.
Trong tâm niệm của ngƣ dân ven biển, cá Ông đại diện cho lòng tốt, cho tính
hƣớng thiện, cứu giúp ngƣời bị nạn, giúp ngƣ dân có một chuyến biển nhiều tôm cá,
một căn cốt của cuộc sống tốt đẹp và an lành. Do vậy mà cá Ông đƣợc xem là Phúc
thần hàng đầu trong hệ thống thần linh biển cả. Trong tín ngƣỡng thờ thần biển của
ngƣ dân ở đây, cũng nhƣ nhiều ngƣ dân khác ở vùng duyên hải, lễ hội Nghinh Ông,
lễ Cầu Ngƣ trong quan niệm cũng nhƣ thực tiễn là lễ hội tiêu biểu nhất của nhân
dân miền sông nƣớc, ven biển, bộc lộ rõ nét quá trình chuyển hóa giữa linh vật và
linh thần, nâng tầm thiên hóa cho linh vật thành vị thần trấn nhậm biển Đông, bảo
trợ ngƣ dân. Sự thiên hóa này không dừng lại ở tín ngƣỡng dân gian mà đã đi vào
truyền thuyết, tồn tại cùng với lịch sử của một vùng đất, một làng chài, để lại dấu ấn
trong tâm thức con ngƣời đƣợc tôn phong nhƣ một vị thần Nam Hải Cự Tộc Ngọc
Lân Thƣợng đẳng Thần. Việc thờ cúng Cá Ông, một Phúc thần tối cao ở biển cả là
một tập tục tốt đẹp của một cộng đồng, nhằm mục đích cầu phúc, sống an lành và
làm ăn tấn tới, một nhu cầu rất đời thƣờng của nhân dân gắn liền với sự kính trọng
thiên hóa. Cá Ông đã hằng sâu vào tâm niệm và đã trở thành tín ngƣỡng thờ cúng
phổ biến, luôn đƣợc bồi đắp dần. Việc thực hành tín ngƣỡng thờ cá ông có một nội
hàm phong phú, nghi thức trân trọng, nghi lễ tôn nghiêm, tồn tại từ đời này qua đời
khác. Xuyên suốt một thế kỷ qua nhân dân xã Lại Sơn luôn giữ lệ Nghinh Ông,
chứng tỏ rằng ngƣời dân rất tôn kính Nam Hải Đại Tƣợng Quân. Ngày nay, đa phần
nhân dân xã Lại Sơn có cuộc sống ổn định và sung túc với nghề khai thác và chế
biến hải sản, trong tâm thức của ngƣời dân nơi đây đều cho rằng có một phần ƣu ái
do thiên nhiên ban tặng và sự phù trợ của các thần linh, trong đó có Nam Hải Đại
Tƣớng Quân.
Hàng năm, cứ đến ngày 15, 16/10 (âm lịch) nhân dân xã đảo Lại Sơn cùng
với những ngƣời dân ở nơi khác tập trung về đây để tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất
trân trọng, bằng nhiều hình thức tế lễ, cầu an, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đây
27
chính là sự bày tỏ, tri ân của ngƣ dân đối với cá Ông, là dịp để những ngƣời đi biển
trao đổi kinh nghiệm cuộc sống, tầm ngƣ, thăm hỏi, động viên nhau trong cuộc sống
để sau Lễ Nghinh Ông họ tiến ra biển mang theo niềm tin cho một chuyến hải trình
đầy ấp sản vật trong lòng đại dƣơng trù phú.
Theo truyền thuyết và tín ngƣỡng dân gian, Nam Hải Đại Tƣớng Quân là
một Phúc thần, vâng mệnh trời cai quản và trấn nhậm một vùng sông nƣớc Nam Bộ,
một vùng biển mênh mông trù phú. Vâng mệnh thiên cơ, Ngài đã làm cho mƣa
thuận, gió hòa, bảo vệ muôn loài Hải tộc. Ngài đã từng hải du khắp hang cùng ngõ
hẹp để bảo vệ chúng sinh. Khi trầm đáy biển, khi vƣợt phong ba, hiển lộ thần oai,
trợ giúp dân lành, cứu nguy tàu thuyền khi gặp sóng to, gió lớn, phù trợ ngƣ dân
may mắn gặp nhiều sản vật mà đại dƣơng đã ban tặng. Trong tiềm thức, trong sâu
thẳm của lòng ngƣời, Ngài thật sự là đấng hiển linh, từ bi, bác ái. Trong văn tế cung
di tôn thần có nói đến việc Ngài vƣợt tam cấp võ môn hóa rồng lên mây, biến hóa
khôn lƣờng.
Ở vùng biển này, Ngài Nam Hải Đại Tƣớng Quân cùng các vị tôn thần, tả
ban, hữu ban, liệt vị đã góp công phù giúp nhân dân làm cho thuận vũ, đều phong,
an cƣ, lạc nghiệp. Đã bao đời nay, ngƣời dân nơi đây luôn kính trọng và tôn thờ
Ngài, kính mong Ngài trợ giúp khi sóng to, gió lớn và sau mỗi cuộc hành trình ra
biển trở về ghe tàu đầy ấp cá tôm.
Nam Hải Đại Tƣớng Quân tục danh là cá Ông là một sinh vật sống dƣới
nƣớc, ở rải rác khắp vùng biển Việt Nam, đặc tính thông minh và hiền lành, rất gần
gũi với cuộc sống đời thƣờng của con ngƣời, nhất là những ngƣời sống bằng nghề
khai thác hải sản.
Ngày xƣa, khi đi biển ngƣời ta thƣờng gặp cá Ông ở gần bờ mỗi khi trời
chớm động, chứng tỏ cá Ông có khả năng dự báo những biến đổi bất thƣờng của
trời đất. Chính vì khả năng này cá Ông có thể tìm nơi trú ẩn an toàn khi sóng to, gió
lớn. Do thân cá Ông to nên rất khó xây trở trong phong ba, vì vậy có những trƣờng
hợp phải dựa vào ghe thuyền của những ngƣ dân để trú sóng.
28
Ngẫu nhiên con ngƣời và cá ông dựa vào nhau, nƣơng tựa nhau để tồn tại.
Trong tâm thức, ngƣời dân luôn đặt niềm tin vào thế giới tâm linh để cầu mong
một huyền năng, tinh thần nào đó trong cuộc mƣu sinh. Trong truyền thuyết và sự
ngẫu nhiên trong cuộc sống, ngƣời dân tin rằng cá Ông là một vị thần của đại
dƣơng, là sự hiện thân của đấng từ bi, bác ái, có nhiệm vụ trấn nhậm các vùng
biển, cửa sông để trợ giúp ngƣ dân. Thiên mệnh và nhân tâm đã phong cho Ngài là
Nam Hải Đại Tƣớng Quân hoặc Đông Hải Đại Tƣớng Quân tùy theo vùng biển mà
Ngài trấn nhậm.
Niềm tin và tập tục đã đƣợc tích tựu từ xƣa, cho nên khắp đất nƣớc ta ở các
vùng duyên hải, các cửa biển có rất nhiều đền thờ cá Ông. Có nơi còn lƣu giữ
những bộ thần cốt, gần nhƣ nguyên vẹn. Thần cốt của Nam Hải Đại Tƣớng Quân rất
có giá trị trong tín ngƣỡng dân gian, có giá trị về lịch sử khai phá và hình thành
vùng đất phƣơng Nam và có rất nhiều giá trị trong khoa học.
Theo truyền thuyết, tục thờ cá Ông đƣợc xuất phát từ tín ngƣỡng của dân tộc
Chăm: “Vị thần tên là Cha-aih-va, vì quá nôn nóng trở về xứ sở sau thời gian khổ
luyện phép thuật, đã cãi lại thầy của mình và tự ý biến thành cá Voi. Từ đó, mỗi khi
có thuyền lâm nạn vị thần đều nâng đỡ và đƣa ngƣời lâm nạn vào bờ”. Truyền
thuyết dân gian của dân tộc Kinh thì cho rằng: “Cá Voi do Phật Quan âm Bồ tát xé
chiếc áo cà sa thành muôn mảnh thả trên mặt biển để cứu vớt chúng sinh đi biển bị
lâm nạn”. Trong lịch sử triều Nguyễn có ghi lại: Khi Chúa Nguyễn Ánh bôn tẩu
ngoài đảo Phú Quốc (Kiên Giang) bị bão lớn, thuyền sắp đắm, ông đã cầu nguyện
và đƣợc cá voi cứu thoát nạn. Sau khi phục quốc lên ngôi, vua Gia Long (tức Chúa
Nguyễn Ánh) phong cho cá Voi là “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thƣợng đẳng
Thần”. Những ngƣời dân vùng ven biển tôn vinh cá Ông (cá Voi) thành một vị thần
rất đỗi thiêng liêng, là chỗ dựa tinh thần mỗi khi gặp sóng to gió lớn, thuyền bị đắm,
con ngƣời bị hiểm nguy đe dọa. Vì vậy, cá ông đƣợc liệt vào phúc thần hàng đầu
trong hệ thống thần linh biển cả của tín ngƣỡng thờ thần biển của ngƣ dân ở đây
cũng nhƣ nhiều ngƣ dân ở ven biển khác.
Cƣ dân nơi đây không chỉ thờ cá Ông, mà còn thờ rất nhiều thần linh vô
hình, hữu hình. Đó là Thành Hoàng, là các linh thần ở biển... Tuy nhiên, trong quan
29
niệm cũng nhƣ trong thực tiễn, cúng cầu ngƣ và lễ hội nghinh ông, có lẽ là tiêu biểu
nhất cho tín ngƣỡng thờ thần biển, thần nƣớc ở đây, bộc lộ rõ nét quá trình chuyển
hóa vật - thần; nâng tầm thiên hóa một con vật lớn nơi biển cả thành vị thần bảo trợ
cƣ dân ven biển. Sự thiêng hóa này không chỉ dừng ở cấp độ bình dân (đƣợc dân
chúng công nhận) mà còn ở cấp độ cao hơn (xã hội, Nhà nƣớc công nhận).
Việc thờ cúng cá Ông nhƣ một phúc thần tối cao ở biển thực ra không kéo vị
thần đó lên qua cao, mà chỉ là sự nhấn mạnh một đại diện trong hệ thống thần linh
mà thôi. Bởi, trong khi chăm chút cho lệ thờ cúng cá Ông nhƣ là hoạt động tâm linh
cơ bản của con ngƣời xứ biển, ngƣời ta cũng không quên cúng kiếng những vị thần
biển khác, dù là phúc thần hay hung thần linh hữu hình hay vô hình... trong tâm thức,
tâm lý hay hành động, cƣ dân biển rất chu toàn, rất năng động; cầu phúc thần để đƣợc
độ trì, cầu hung thần để đừng bị phá phách, thờ những linh hồn phiêu diêu để tích
đức, cuối cùng để đạt tới đích sống an lành và làm ăn tấn tới. Do đó tục thờ cá ông
mang tính chất cộng đồng lớn bên cạnh các tục thờ khác mang tính cộng đồng hẹp
hơn. Cho nên, trong đời sống cũng nhƣ trong tâm thức cƣ dân biển (và nhiều khi cả
cƣ dân xa biển) sự tôn trọng, kính cẩn, thiên hóa cá Ông, lúc đầu nhƣ là một biểu
tƣợng của lòng tốt, sau dần nhƣ một vật linh, một vị thần độ mạng, phù hộ con ngƣời.
Và có lẽ từ một nhu cầu đời thƣờng, sự kính trọng cá Ông đã dần dần hằn sâu vào
quan niệm, tâm thức, trở thành tín ngƣỡng thờ cúng cá Ông phổ biến, đƣợc bồi đắp
dần để có nội hàm phong phú nhƣ hiện nay.
Hiện nay, ở Kiên Hải có 05 đình, lăng Ông dọc theo các xã: Dinh Ông Nam
Hải (tổ 4, ấp 2, xã Hòn Tre); Lăng Ông Nam Hải (ấp Thiên Tuế, xã Lại Sơn); Lăng
Ông Nam Hải (ấp Bãi Bắc, xã Lại Sơn); Lăng Ông Nam Hải (ấp Bãi Ngự, xã An
Sơn); Lăng Ông Nam Hải (ấp Hòn Mấu, xã Nam Du).
Với những ngƣời làm nghề đi biển nói chung, Cá Ông tự ngàn xƣa đã trở
thành biểu tƣợng của sự phù trợ, chở che những lúc gặp khó khăn, nguy khốn.
Chính vì niềm tin đó nên đối với các ngƣ phủ, họ rất trân trọng vật tổ tín ngƣỡng
của mình.
+ Lăng Ông Nam Hải tọa lạc tại Ấp Bãi Bắc, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải
30
Vào khoảng chừng năm 1890, Cá Ông bị Tây bắn trôi dạt vào đất bà Lý Thị
Xứng. Từ đó bà con trong Ấp Bãi Bắc lập miếu thờ đơn sơ bằng cây lá. Đến năm
1985, ông Hai Ngôn và ông Hai Lan xây dựng thành lập Ban Quý tế đến hôm nay.
Trong làng còn giữ lại một bộ xƣơng cá ông rất lớn, tuy không còn nguyên
vẹn và hoàn chỉnh nhƣng cũng cho thấy đƣợc sự tín ngƣỡng của ngƣ dân đối với vị
thần phù hộ cho họ trên biển. Hằng năm, vào ngày 19 và 20 tháng 01 âm lịch, nơi
đây sẽ diễn ra các hoạt động cúng tế rất sôi nổi và mang đặc trƣng riêng, với đầy đủ
nghi thức hành lễ “Nghinh Ông”.
+ Dinh thờ Cá Ông tọa lạc ở ấp Hòn Tre là nơi thể hiện rõ niềm tin tín
ngƣỡng đó của ngƣời dân trên đảo. Dinh vừa đƣợc xây dựng mới, khang trang và
tọa lạc nên trục đƣờng chính của xã đảo. Bên trong thờ bộ xƣơng Cá Ông dài 9,8m
mà trọng lƣợng còn sống nặng đến 5 tấn. Đây có thể xem là mô hình Cá Ông
nguyên vẹn nhất trên toàn huyện đảo. Ngƣời ta lấy ngày Cá Ông trôi dạt vào đảo
(ngày 26-4-2006) làm ngày hành lễ và tín ngƣỡng rằng Cá Ông sẽ mang lại may
mắn cho những ai nhìn thấy và cả cho những nơi nào mà Cá Ông về ngự.
Ngoài những tín ngƣỡng tiêu biểu đã nêu trên, Kiên Hải còn có những tín
ngƣỡng trong phạm vi thờ cúng trên địa bàn của huyện nhƣ tín ngƣỡng thờ Bà -
Cậu (Miểu Bà - Cậu tọa lạc tại tổ 4, ấp II, xã Hòn Tre); thờ Cô Bảy (Miếu Cô Bảy,
tọa lạc tại tổ 4, ấp II, xã Hòn Tre); thờ Cô Lan (Chùa Cô Lan, tọa lạc tại ấp 1, xã
Hòn Tre); tín ngƣỡng thờ Phật giáo (Chùa Quan Âm, tọa lạc tại Tổ 2, ấp Bãi Bắc,
xã Lại Sơn; chùa Hải Sơn, tọa lạc tại xã Lại Sơn; Tịnh xá Phƣớc Hải, tọa lạc tại ấp
1, xã Hòn Tre); tín ngƣỡng thờ Thiên Nhãn (Thánh thất Liên giao Hải Sơn trực
thuộc Tòa thánh Ngọc Kinh (Phái Cao Đài Bạch Y), tọa lạc tại ấp Bãi Nhà, xã Lại
Sơn); tín ngƣỡng Âm linh - Cô Bác (miếu Âm hồn lƣu vong, tại ấp Bãi Ngự, xã
An Sơn; miếu Neak Tà, tại Tổ 3, ấp 2, xã Hòn Tre; miếu Neak Tè, ấp Bãi Nhà B,
xã Lại Sơn)...
31
Tiểu kết Chƣơng 1
Từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng truyền thống
đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: Đó là quan niệm về tín
ngƣỡng, tín ngƣỡng truyền thống, đặc điểm của tín ngƣỡng truyền thống và các
hình thức của tín ngƣỡng truyền thống; quá trình hình thành các hình thức tín
ngƣỡng truyền thống tiêu biểu ở Việt Nam, khái quát sơ lƣợc về huyện đảo Kiên
Hải, tỉnh Kiên Giang đã đƣợc làm rõ.
Qua đây cho chúng ta thấy rằng, tín ngƣỡng truyền thống ra đời, tồn tại và
phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam;
là một hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngƣỡng truyền thống không thể
thiếu trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của ngƣời dân lao động.
Tín ngƣỡng truyền thống cũng nhƣ tôn giáo là nhu cầu tinh thần của tuyệt đại
đa số các thành phần cƣ dân ở nƣớc ta. Đánh giá đúng vai trò của tín ngƣỡng truyền
thống để có cái nhìn toàn diện về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân Việt
Nam hiện nay, để thấy đƣợc những giá trị của nó trong đời sống xã hội của con
ngƣời, đồng thời để từ đó bổ sung, điều chỉnh chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về
tín ngƣỡng nói chung, tín ngƣỡng truyền thống nói riêng, phát huy mặt tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực trong sinh hoạt tín ngƣỡng, tăng cƣờng củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân.
Những nội dung này là cơ sở để Chƣơng 02 của luận văn nhận diện thực
trạng việc thực hành tín ngƣỡng truyền thống của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên
Giang hiện nay.
32
Chƣơng 2:
THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Các hình thức thực hành tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của
ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
2.1.1. Thực hành tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực
Đình thần Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại ấp Bãi Nhà, xã Lại Sơn hay còn gọi
là Đền Thần Lại Sơn. Đền đƣợc xây dựng khá lâu nhƣng không biết chính xác là
ngày nào, vì ngƣời dân ở đây rất tôn sùng vị tƣớng Nguyễn Trung Trực và đã phong
ông làm thần, cho nên để tƣởng nhớ đến công ơn của ông ngƣời dân cho xây dựng
Đền Thần Lại Sơn để tƣởng niệm và làm lễ hội hàng năm.
Trong đền trên tấm vách cũ bên hƣơng án và trong ngổn ngang kiệu rƣớc
trống hội có treo một bức tranh đƣợc vẽ vào năm 1969. Bức tranh mô phỏng trận
thủy chiến và thể hiện rõ khí phách rực lửa của con ngƣời và đất biển Kiên
Giang đã sinh sống ở đây hơn 40 năm qua, cho dù Hòn Sơn đã trải qua những
cơn bão biển quét đi nhiều mạng ngƣời. Trên bức tranh có câu thơ danh sĩ Huỳnh
Mẫn Đạt là:
“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”
Vì thế, từ trong tín ngƣỡng, tâm linh của ngƣời dân nơi đây, những vị anh
hùng dân tộc có công giữ biển, giữ đảo vẫn hiện hữu trong cuộc sống. Và ngƣời dân
nơi đây thờ cụ Nguyễn Trung Trực nhƣ một vị thần bảo trợ cho vùng đất này.
Ở Hòn Sơn Rái còn lƣu truyền về những nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Khi
nghĩa quân tan rã, ngƣời có điều kiện thì vào đất liền để tiếp tục kháng chiến, ngƣời
không có điều kiện thì ở lại các đảo tìm kế sinh nhai, chờ cơ hội... Trong số đó có
nhiều ngƣời là dân của Hòn này. Theo hậu duệ của ông Lê Văn Năm, một nghĩa quân
của Nguyễn Trung Trực, ngƣời quê Cao Lãnh, tham gia nghĩa quân từ khi ông về Hòn
Chông lập căn cứ ở Ba Trại, sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và bị hành hình,
33
nghĩa quân không còn, ông Năm đành ở lại đây sinh sống, lúc đầu sống tạm bằng
nghề thầy thuốc chữa bệnh cho dân, lâu dần dân tình quý mến, ông không thể rời xa
họ đƣợc, ông lấy vợ, sinh con và an cƣ ở đây. Khi ông qua đời, để tƣởng nhớ ơn
đức của ngƣời xƣa và vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ngƣời thủ lĩnh của
cha mình, con ông là Lê Văn Lợi cùng bà con ở hòn đảo này đã dựng lên một ngôi
đền để thờ cúng.
Cũng tại đây, trƣớc khi nghĩa quân rút về Hàm Ninh lập căn cứ chống Pháp,
từ quần đảo Hải Tặc, sau khi tập hợp đƣợc 40 thuyền ghe, nghĩa quân tiến về Phú
Quốc, trên đƣờng có ghé qua Hòn Sơn Rái để nhận tiếp tế. Tại hòn đảo này, bà
Tăng Thị Phú và nhân dân trên đảo đã tiếp tế rất nhiều lƣơng thực, thực phẩm và
nƣớc uống cho nghĩa quân, một số thanh niên tự nguyện đứng vào đoàn quân để
cứu nƣớc.
Đình thần Nguyễn Trung Trực phối tự cùng Thành Hoàng bổn cảnh, đình có
sắc phong của vua Bảo Đại. Hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng, lễ cúng rất lớn,
kéo dài 3 ngày đêm; nhân dân trên đảo tham dự rất đông, dân đi hành hƣơng ngày
càng nhiều. Mấy năm gần đây, có năm vài ba ngàn ngƣời, có cả nhân dân ở trong
đất liền ra. Phần lễ, có hai nghi thức: một là nghi lễ thần Thành Hoàng bổn cảnh;
hai là nghi lễ thần Nguyễn Trung Trực, phần hội có diễn các trò chơi dân gian và ca
hát quần chúng, có năm chính quyền đứng ra tổ chức.
Chương trình Lễ cúng Đình Thần xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Hàng năm ngày 19-20-21 tháng 02 (nhằm 15-16-17 tháng Giêng âm lịch)
- Ngày 19 tháng 02 (nhằm 15-01 âm lịch):
+ 8 giờ sáng: Lễ thỉnh Bà và Thần Nam Hải
+ 9 giờ đến 10 giờ: Lễ cúng an vị các vị thần
+ 10 giờ đến 11 giờ: Dùng cơm chay
+ 16 giờ đến 17 giờ: Dùng cơm chay
+ 18 giờ đến 20 giờ: Lễ cầu an
+ 20 giờ đến 23 giờ: Đãi cháo chay
- Ngày 20 tháng 02 (nhằm 16-01 âm lịch)
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân
Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân

More Related Content

What's hot

phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngphát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngThao Vy
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...luanvantrust
 
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAYĐề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích đình - đền Hào Nam tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngphát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAYLuận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAYĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đLuận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
Luận văn: Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Xuyên Mộc, HAY, 9đ
 
Luận văn: Khai thác một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Khai thác một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa, HAYLuận văn: Khai thác một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Khai thác một số lễ hội tiêu biểu ở Thanh Hóa, HAY
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng BìnhLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý hệ thống bảo tàng tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống bảo tàng tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống bảo tàng tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống bảo tàng tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAYĐề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
Đề tài: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu trà rau má Quảng Thọ, HAY
 
Luận văn: Bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Luận văn: Bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏLuận văn: Bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Luận văn: Bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 

Similar to Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân

Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Chau Duong
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân (20)

Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
 
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người ViệtẢnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
Ảnh hưởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú YênKhai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Quy định pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Quy định pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáoQuy định pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
Quy định pháp luật về cơ sở đào tạo tôn giáo
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCDĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
 
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
Net dac sac cua nhung ngoi chu co doi voi hoat dong du lich hanh huong tai ti...
 
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc NinhLuận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
 
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ ThủyQuản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
 
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh LongĐề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng trong ngành Giáo dục Vĩnh Long
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện...
 
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAYLuận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Luận văn Tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người dân

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ BÙI NGỌC YẾN LY TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ BÙI NGỌC YẾN LY TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ BÁ TRÌNH Hà Nội - 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, và qua quá trình nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt đi sâu tìm hiểu các tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời dân trên huyện đảo Kiên Hải. Luận văn này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Lê Bá Trình. Các số liệu nghiên cứu, kết quả điền dã trong luận văn là trung thực, luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. Kiên Giang, ngày 05 tháng 3 năm 2020 Tác giả luận văn Bùi Ngọc Yến Ly
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn chân thành đến Thầy PGS. TS Lê Bá Trình, là ngƣời trực tiếp giảng dạy và hƣớng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực hiện, từ lúc định hƣớng đề tài, chọn đề tài và tiến hành viết nội dung luận văn, tuy công tác giảng dạy và nghiên cứu có nhiều bận rộn nhƣng Thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hƣớng dẫn em chọn đề tài, định hƣớng cho em cách viết, cách lập luận, phân tích và trình bày phù hợp với yêu cầu đề tài đặt ra. Nhờ sự góp ý tận tụy và hƣớng dẫn tận tình của Thầy đã giúp em hoàn thành những kiến thức về đề tài của mình. Em xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ môn Tôn giáo học và Nhà trƣờng đã giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về chuyên ngành Tôn giáo học. Đây là cơ sở và nguồn động lực quan trọng giúp em hoàn thành luận văn, nắm vững kiến thức chuyên ngành và tự tin hơn trong những dự định sắp tới. Em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan, những ngƣời đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và động viên tinh thần cho em trong khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng nhƣ trong khoảng thời gian học tập. Nhờ vậy, mà em tự tin vững bƣớc qua từng ngày trong quá trình thực hiện luận văn này. Do trình độ lý luận, kiến thức chuyên ngành cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của quý thầy cô để em hoàn thiện kiến thức cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Kiên Giang, ngày 05 tháng 3 năm 2020 Tác giả luận văn Bùi Ngọc Yến Ly
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG VÀ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG ...............................................................................8 1.1. Một số vấn đề lý luận về tín ngƣỡng truyền thống......................................8 1.1.1. Khái niệm...................................................................................................8 1.1.2. Đặc điểm của tín ngƣỡng.........................................................................11 1.1.3. Một số hình thức tín ngƣỡng truyền thống phổ biến ở Việt Nam. .........12 1.2. Quá trình hình thành các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang..........................................................18 1.2.1. Khái quát về huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang................................18 1.2.2. Các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang..................................................................................................22 Tiểu kết Chƣơng 1...............................................................................................31 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG ...............32 2.1. Các hình thức thực hành tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang........................................................32 2.1.1. Thực hành tín ngƣỡng thờ Nguyễn Trung Trực ......................................32 2.1.2. Thực hành tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Xứ và Bà Mã Châu ........................34 2.1.3. Thực hành tín ngƣỡng thờ Bà Cố chủ .....................................................36 2.1.4. Thực hành tín ngƣỡng thờ Bà Thƣợng ....................................................39 2.1.5. Thực hành tín ngƣỡng thờ Cá Ông - Thờ Thành hoàng Ngƣ nghiệp......39 2.2. Những giá trị truyền thống trong thực hành tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang......................50 2.2.1. Giá trị tín ngƣỡng tâm linh ......................................................................50 2.2.2. Giá trị giáo dục truyền thống...................................................................55 2.2.3. Giá trị cố kết cộng đồng...........................................................................57 2.2.4. Giá trị nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội .....................60
  • 6. 2.2.5. Giá trị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.........62 2.3. Những khó khăn, hạn chế trong thực hành tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang .............................63 2.3.1. Cơ sở vật chất chƣa đáp ứng yêu cầu phục vụ lễ hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chƣa đáp ứng quy mô của lễ hội tín ngƣỡng phục vụ nhu cầu tâm linh...63 2.3.2. Nội dung phần lễ còn mang tính đơn sơ, chƣa phong phú, đầy đủ các nghi thức truyền thống.......................................................................................65 2.3.3. Nội dung phần hội còn đơn giản, thiếu hấp dẫn......................................66 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................67 Chƣơng 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY...............68 3.1. Một số vấn đề đặt ra.....................................................................................68 3.1.1. Xu hƣớng biến đổi niềm tin và thực hành tín ngƣỡng truyền thống .......68 3.1.2. Tác động của cơ chế thị trƣờng trong các hoạt động lễ, hội của tín ngƣỡng..69 3.1.3. Vấn đề nhận thức về trách nhiệm của hệ thống chính trị và nhân dân đối với nhiệm vụ giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, tín ngƣỡng truyền thống, lễ hội...70 3.1.4. Vấn đề nâng tầm, mở rộng quy mô, phạm vi, chất lƣợng của tín ngƣỡng truyền thống, lễ hội để phục vụ phát triển du lịch, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng .........................................................................................................71 3.2. Các giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang hiện nay.................................................................................................................72 3.2.1. Giải pháp về phát triển kinh tế, xã hội tạo điều kiện để thực hiện tốt sinh hoạt tín ngƣỡng trong các lễ hội ........................................................................72 3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo................................................................................74 3.2.3. Giải pháp về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.......76 3.2.4. Giải pháp về xây dựng môi trƣờng văn hóa xã hội lành mạnh ở các công trình tín ngƣỡng .................................................................................................78
  • 7. 3.2.5. Giải pháp về kết hợp giữa biện pháp tuyên truyền và giáo dục với biện pháp tổ chức, quản lý hành chính ......................................................................79 3.2.6. Giải pháp về tăng cƣờng công tác đào tạo và tổng kết thực tiễn về tín ngƣỡng truyền thống ở địa phƣơng ...................................................................79 3.3. Một số kiến nghị............................................................................................80 3.3.1. Đối với các bộ, ngành ở Trung ƣơng.......................................................80 3.3.2. Đối với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành tỉnh, địa phƣơng ...............80 3.3.3. Đối với các đình, đền, chùa, miếu ...........................................................81 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................82 KẾT LUẬN...............................................................................................................83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................84 PHỤ LỤC
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo, tín ngƣỡng với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, không chỉ là một bộ phận của đời sống văn hóa tâm linh, mà còn là bộ phận gắn bó mật thiết với sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Tín ngƣỡng, tôn giáo quan hệ với các lĩnh vực của đời sống xã hội, tác động đến văn hóa, đạo đức, kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng. Việt Nam là một quốc gia đa tín ngƣỡng, tôn giáo. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngƣỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế - văn hóa - lịch sử - xã hội và tâm linh của dân tộc mình. Trong quá trình khai hoang, lập làng, mở đất phƣơng Nam, các tín ngƣỡng bản địa đƣợc lƣu dân xác lập trên vùng đất mới đã góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu về tín ngƣỡng tâm linh của con ngƣời để cầu mong sự bình an giữa chốn rừng thiêng, nƣớc độc này, cũng nhƣ tƣởng nhớ và biết ơn những anh hùng dân tộc, những ngƣời đã khai công lập quốc, chống giặc ngoại xâm, thể hiện đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc. Tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt đƣợc hình thành từ thời xa xƣa, phản ánh sự ngƣỡng mộ, niềm tin của con ngƣời vào các lực lƣợng siêu nhiên, có tính chất thiêng liêng huyền bí. Tín ngƣỡng dân gian có nhiều loại hình khác nhau; gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của ngƣời dân; thể hiện trong sinh hoạt cộng đồng và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi địa phƣơng. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, các hoạt động tín ngƣỡng tâm linh ở nhiều địa phƣơng ngày càng phát triển. Theo đó, cùng với những đóng góp tích cực của các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo, cũng có nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần phải làm rõ để phát huy những giá trị tích cực và xử lý những vấn đề phức tạp trong hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo hiện nay. Tín ngƣỡng của ngƣời dân ở tỉnh Kiên Giang nói chung, ở huyện đảo Kiên Hải nói riêng cũng mang những đặc điểm chung của tín ngƣỡng của dân tộc Việt Nam và có những nét riêng biệt. Cùng với tín ngƣỡng dân gian chung của dân tộc, các loại hình
  • 9. 2 tín ngƣỡng truyền thống ở huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang còn mang tính đặc trƣng của vùng miền, cụ thể nhƣ: Thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Thần Tài, thờ Thổ Địa, thờ Sơn thần, thờ Cá Ông, thờ Nguyễn Trung Trực, thờ Bà Chúa Xứ, thờ Bà Mã Châu, thờ Bà Cố chủ Hòn Lại Sơn, thờ Bà Thƣợng, thờ Cô Bảy, thờ Bà Cậu… Các hình thức tín ngƣỡng đó luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của ngƣời dân. Các sinh hoạt tín ngƣỡng không chỉ là nơi giúp ngƣời dân giải tỏa tâm lý và đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn đƣợc coi nhƣ một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu và có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của ngƣời dân cho tới ngày nay. Tín ngƣỡng truyền thống còn chứa đựng những giá trị tích cực và là nơi sản sinh và tích hợp những giá trị văn hóa của ngƣời dân huyện đảo. Mặt tích cực của tín ngƣỡng còn thể hiện ở việc đây chính là nơi lƣu giữ các giá trị phong tục tập quán tốt đẹp của ngƣời dân huyện đảo. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích cực trong sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân ở huyện đảo Kiên Hải vẫn còn những biểu hiện tiêu cực nhƣ mê tín dị đoan, thƣơng mại hóa, gây lãng phí và ô nhiễm môi trƣờng... Hiện nay, cùng với sự phát triển hội nhập, giao lƣu văn hóa và dƣới tác động của cuộc sống hiện đại thì tín ngƣỡng của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải đã có những biến đổi nhất định. Đồng thời trong đời sống tín ngƣỡng của họ diễn ra các xu hƣớng nhƣ: Ngƣời dân không còn quá đề cao vai trò của sinh hoạt tín ngƣỡng trong đời sống văn hóa tinh thần nhƣ trƣớc đây và đặc biệt là đang diễn ra sự mai một của một số hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng truyền thống tốt đẹp. Nếu nhƣ không có sự quan tâm bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực trong tín ngƣỡng truyền thống thì sẽ dẫn tới sự mất dần đi các tín ngƣỡng này. Ngoài ra, trong xu thế toàn cầu hóa, tác động của kinh tế thị trƣờng thì thế hệ trẻ của ngƣời dân huyện đảo không còn nhiều ngƣời quan tâm và duy trì sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống, không hiểu về các quan niệm cũng nhƣ các nghi lễ tín ngƣỡng của huyện đảo mình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự mai một dần các hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân huyện đảo. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra là cần giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực và loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu trong hoạt động tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân ở huyện
  • 10. 3 đảo Kiên Hải. Điều này sẽ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ngƣời dân huyện đảo nói chung và lƣu giữ tín ngƣỡng truyền thống nói riêng để từ đó tạo động lực cho huyện đảo phát triển mọi mặt, nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống văn hóa tinh thần cũng nhƣ đời sống vật chất. Xuất phát từ tình hình thực tiễn nhƣ đã trình bày ở trên, tác giả chọn đề tài “Tín ngưỡng truyền thống của người dân tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn/luận án, các bài viết trên báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhƣ: - Nguyễn Hồng Dƣơng - Phùng Đạt Văn (2009), Tín ngưỡng tôn giáo và xã hội dân gian, Nxb Từ điển Bách khoa [xem 14], là những chuyên khảo đề cập đến các vấn đề hỗn dung tín ngƣỡng Hoa - Việt, tín ngƣỡng Quan Công; sự chuyển biến của tín ngƣỡng thời hiện đại; nhận thức lại tín ngƣỡng tôn giáo bản địa Việt Nam… - Ngọc Hà (2011), Tín ngưỡng phong tục và những kiêng kỵ trong dân gian, Nxb Văn hóa - Thông tin [xem 16], cuốn sách này giới thiệu những phong tục và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, cƣới hỏi, sinh dƣỡng, ma chay, giao tiếp... cũng nhƣ các lễ nghi, những kiêng kỵ đƣợc lƣu truyền trong dân gian Việt Nam… - Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam [xem 18], tác giả đã đƣa ra khái niệm, đặc điểm cơ bản của tín ngƣỡng thờ thần ở Việt Nam, cũng nhƣ tín ngƣỡng truyền thống Việt Nam. - Nguyễn Đức Lữ (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Tôn giáo [xem 41], cuốn sách đã đề cập đến các hình thức tín ngƣỡng dân gian nhƣ tín ngƣỡng thời cúng Tổ tiên, thờ Mẫu, tín ngƣỡng thờ Thành Hoàng, tín ngƣỡng Phồn thực… - Hà Văn Tăng - Trƣơng Thìn (1999), Tín ngưỡng mê tín, Nxb Thanh Niên [xem 53], cuốn sách đề cập đến tín ngƣỡng, trong đó mô tả các trình tự nghi thức tôn giáo, hoặc ma thuật tôn giáo; cung cấp một số nhận thức về tín ngƣỡng, về tôn giáo và tâm linh mang tính khách quan khoa học.
  • 11. 4 - Ngô Hữu Thảo, Bài giảng Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Việt Nam [xem 54]. Bài giảng đƣa ra định nghĩa và phân tích, giải thích rất khoa học về loại hình tín ngƣỡng thờ anh hùng dân tộc Việt Nam. - Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [xem 61]. Tác giả đã phác họa rất rõ nét về tín ngƣỡng của các dân tộc Việt Nam; nghiên cứu hình thức thờ Thành Hoàng làng và hội đình, điển hình cho sự gắn kết cộng đồng, hình thành và phát triển văn hóa làng; quá trình tiếp biến văn hóa giữa tín ngƣỡng bản địa và những ảnh hƣởng của Đạo giáo Trung Hoa, nhƣ các dòng đạo Nội, thờ Mẫu, các anh hùng dân tộc cũng nhƣ tổ các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. - Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa - thông tin [xem 62], công trình là những chuyên khảo đề cập đến các vấn đề “tín ngƣỡng dân gian” của ngƣời Việt, các dân tộc thiểu số với đa sắc diện ở các vùng của đất nƣớc; đề cập đến “Lễ hội cổ truyền” với môi trƣờng tự nhiên, xã hội, văn hóa, đến vai trò của “tín ngƣỡng, môi trƣờng nảy sinh, tích hợp bảo tồn sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật dân gian….”. - Bùi Thiết (2000), Từ điển Lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin [xem 60], trong đó tác giả đã nghiên cứu sƣu tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên soạn tất cả các lễ hội truyền thống đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ trƣớc đến nay, sắp xếp theo thứ tự bản chữ cái theo tên riêng của từng loại lễ hội…. - Dƣơng Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội [xem 49], công trình nghiên cứu những vấn đề về tính thẩm mỹ, tính cộng đồng, các giá trị của lễ hội; vấn đề chức năng, vai trò của lễ hội trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng và vấn đề lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại... - Vũ Ngọc Khánh (2008), Lễ hội Việt Nam, Nxb Thanh niên [xem 29], công trình đề cập 116 lễ hội truyền thống tiêu biểu trên mọi miền đất nƣớc ở Việt Nam. Thể hiện một cách rất sinh động, những nét riêng biệt về tín ngƣỡng, văn hóa riêng của mỗi dân tộc, vùng miền trên đất nƣớc Việt Nam.
  • 12. 5 - Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng như: Năm 2010 Trần Đăng Sinh có bài viết trên tạp chí Triết học bàn về “Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”, trong đó tác giả đề cập đến nguồn gốc, bản chất và tính phổ biến của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên. Trong Nghiên cứu Tôn giáo. số 2 - 2010, Trần Đức Dƣơng đã có bài viết về “Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay”, tác giả đã nêu ra những giá trị văn hóa và đƣa ra các giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên giai đoạn hiện nay… - Dƣơng Tấn Phát chủ biên (1986), Tìm hiểu Kiên Giang của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang [xem 50], đây là nguồn tài liệu rất quí cho những ngƣời muốn nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Kiên Giang trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tài liệu cũng có một phần trình bày về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang cũng nhƣ sự thờ cúng Ông ở địa phƣơng. - Nguyễn Chí Bền (2011), Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [xem 02]. Tài liệu này đề cập đến vấn đề văn hóa dân gian của ngƣời Việt, trong đó có tục thờ mẫu, thờ cúng cá voi của cƣ dân ven biển ở Bến Tre. - Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội [xem 61]. Tác giả đã miêu tả chi tiết các truyền thuyết và thần tích có liên quan đến cá Ông ở vùng biển của Việt Nam. Ngoài ra, còn có những luận văn, khóa luận và bài viết trên các báo - tạp chí đề cập đến vấn đề tín ngƣỡng và tôn giáo nói chung và tín ngƣỡng truyền thống nói riêng. Những công trình này là nguồn tƣ liệu phục vụ việc nghiên cứu trên lĩnh vực sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống của nhân dân ta. Tuy nhiên, qua khảo sát và tìm hiểu tác giả chƣa thấy có tài liệu chuyên biệt nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về tín ngƣỡng truyền thống của ngƣ dân huyện đảo Kiên Hải tỉnh Kiên Giang một cách có hệ thống và trọn vẹn.
  • 13. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng truyền thống ở nƣớc ta và tỉnh Kiên Giang, luận văn đánh giá thực trạng về đời sống tín ngƣỡng của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, đề xuất giải pháp phát huy những giá trị tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực trong sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân huyện Kiên Hải hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng, tín ngƣỡng truyền thống và đặc điểm của tín ngƣỡng truyền thống. - Nghiên cứu các hình thức tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải. - Đánh giá thực trạng việc thực hành tín ngƣỡng tiêu biểu phát huy các giá trị tích cực khắc phục những khó khăn, hạn chế trong thực hành tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân Kiên Hải trong trong thời gian sắp tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang hiện nay và vấn đề phát huy những giá trị tích cực của nó trong thời gian tới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung và không gian: Tín ngƣỡng của ngƣời dân huyện Kiên Hải là vấn đề rất rộng, luận văn không trình báy toàn bộ các vấn đề thuộc về tín ngƣỡng mà tập trung nghiên cứu một số tín ngƣỡng tiêu biểu của ngƣời dân nơi đây, chỉ ra những giá trị tích cực và những tác động tiêu cực, đề ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực của tín ngƣỡng truyền thống ở Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
  • 14. 7 Về thời gian: Từ khi hình thành các cộng đồng dân cƣ của huyện đảo Kiên Hải đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên nền tảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thƣợng tầng; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về các vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo, về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc… để xem xét, đánh giá sự việc trong quá trình nghiên cứu. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận chung là phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phƣơng pháp khác cụ thể nhƣ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, lịch sử và logic, so sánh, phỏng vấn sâu… nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà luận văn đặt ra. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng truyền thống và sinh hoạt truyền thống của ngƣời dân ở các địa phƣơng, vùng miền của nƣớc ta. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong các sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời dân huyện đảo trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể góp phần vào các tài liệu nghiên cứu, tham khảo và phục vụ việc giảng dạy các chuyên đề liên quan ở các cơ sở giáo dục, đào tạo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình ảnh và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng, 8 tiết.
  • 15. 8 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG VÀ TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG 1.1. Một số vấn đề lý luận về tín ngƣỡng truyền thống 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Tín ngưỡng Hiện nay, khái niệm tín ngƣỡng đƣợc hiểu theo nhiều hƣớng khác nhau, nhƣng đều thống nhất rằng: tín ngƣỡng là niền tin và sự ngƣỡng vọng của con ngƣời vào các lực lƣợng siêu nhiên, vô hình, huyền bí... có sức mạnh vô biên, có khả năng tác động và chi phối con ngƣời. Theo Từ điển Hán - Việt, tín ngƣỡng là từ ghép gồm: “tín”, có nghĩa là tin; “ngƣỡng” có nghĩa là ngƣỡng mộ, ngƣỡng vọng. Tín ngƣỡng là tin và ngƣỡng mộ, ngƣỡng vọng vào một thực thể siêu nhiên, thần bí, phi hiện thực. Nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn thì cho rằng: “Tín ngƣỡng là niềm tin của con ngƣời vào những điều thiêng liêng, huyền bí vƣợt khỏi thế giới tự nhiên” [72, tr8]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy trong cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, có định nghĩa về tín ngƣỡng nhƣ sau: “Tín ngƣỡng là một cách từ thực tế cuộc sống cộng đồng con ngƣời ý thức về một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con ngƣời ấy tin theo tôn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy” [12, tr 221]. Khi nghiên cứu về quan điểm tôn giáo của Mác, Ăngghen ta thƣờng bất gặp các khái niệm tín ngƣỡng, tín ngƣỡng tôn giáo, tín ngƣỡng Cơ Đốc giáo. Khi đó, tín ngƣỡng đƣợc hiểu theo nghĩa là tín ngƣỡng tôn giáo, “tức là niềm tin vào lực lƣợng siêu nhiên theo những nguyên tắc thực hành tôn giáo nhất định”. Nhƣ vậy, bản chất của tín ngƣỡng có thể hiểu là niềm tin của con ngƣời vào sự tồn tại, khả năng siêu nhiên của một thực thể nào đó bên ngoài cuộc sống con ngƣời, đƣợc thể hiện thông
  • 16. 9 qua hệ thống các nghi lễ thờ cúng. C. Mác cho rằng: “Đời sống xã hội, về thực chất là có tính chất thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đƣa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều đƣợc giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con ngƣời và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [6, t3, tr12]. Trong đời sống thƣờng ngày, khi đề cập đến tín ngƣỡng ngƣời ta thƣờng liên tƣởng đến những hiện tƣợng xã hội có tính chất linh thiêng, thần bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn ngƣời chết và sự tác động của lực lƣợng này đối với cuộc sống hiện tại của con ngƣời. Hiện tƣợng này gắn liền với các phong tục, tập quán, truyền thống của một cộng đồng ngƣời hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con ngƣời cũng nhƣ phản ánh lịch sử phát triển văn hóa của cộng đồng dân tộc đó. Dƣới góc độ tâm lý học, tín ngƣỡng là một hiện tƣợng tâm lý - xã hội thể hiện niềm tin của một cộng đồng ngƣời nhất định về thế giới vô hình, về lực lƣợng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lƣợng này đối với cuộc sống của con ngƣời thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng; quá trình hình thành và phát triển tín ngƣỡng gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng ngƣời đó. Dƣới góc độ văn hóa, tín ngƣỡng là hiện tƣợng văn hóa tinh thần phản ánh sự nhận thức của con ngƣời về thế giới xung quanh, về cuộc sống xã hội biểu hiện thông qua những hành vi ứng xử của họ. Dù tín ngƣỡng đƣợc quan niệm nhƣ thế nào và ở cấp độ ra sao thì đều thể hiện một niềm tin - niềm tin vào Chúa, Trời, Phật, Thần, Thánh, ông bà, tổ tiên vào các lực lƣợng siêu nhiên. Nhƣ vậy, đặc trƣng cơ bản của tín ngƣỡng là niềm tin đƣợc xác lập trên cơ sở mối liên hệ giữa con ngƣời với lực lƣợng siêu nhiên mà niềm tin ấy không cần chứng minh gì cả. Trong khi đó, Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo của Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2016) ghi rõ: “Tín ngƣỡng là niềm tin của con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” [37. tr1].
  • 17. 10 Nhƣ vậy, “tín ngƣỡng” có thể hiểu là hệ thống giá trị niềm tin mang tính tâm linh được con người tạo ra nhằm gửi gắm những ước vọng tốt đẹp cũng như mong muốn được các thế lực siêu nhiên che chở để tránh được những tai họa hay những nỗi sợ hãi từ thế giới khách quan. Tín ngƣỡng mang nguồn gốc của sự bất lực của con ngƣời trƣớc thế giới khách quan và quy luật của nó do con ngƣời thần thánh hóa các hiện tƣợng ấy thành các thể lực siêu nhiên và tôn thờ. 1.1.1.2. Tín ngưỡng truyền thống Tín ngƣỡng truyền thống là khái niệm để chỉ các hình thức tín ngƣỡng gắn liền với hoạt động văn hóa tâm linh, dân dã của con ngƣời đã có từ lâu đời cho đến nay. Tín ngƣỡng truyền thống là một trong những loại hình tín ngƣỡng phản ánh rõ nhất đặc trƣng của văn hóa dân tộc, thấm đƣợm đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, củng cố và tăng cƣờng ý thức cộng đồng. Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên ngƣời xƣa đã thờ rất nhiều thần linh, bao gồm nhiên thần, thiên thần và nhân thần. Tín ngƣỡng dân gian Việt Nam chủ yếu dựa trên lòng biết ơn và ngƣỡng mộ của các thế hệ sau đối với tiền nhân. Tín ngƣỡng dân gian khá phong phú, nó là tâm thức tôn sùng các lực lƣợng siêu nhiên nhƣ: Tôn sùng tự nhiên, những sự vật có liên quan đến sản xuất nông nghiệp nhƣ mặt trời, mặt trăng, mƣa, gió, sấm, chớp, sông, núi, biển…, các loại cây trồng, vật nuôi nhƣ: bầu, ngô, trâu, bò, lợn. Tôn sùng vật tổ nhƣ: chim, cá, cây… Tôn sùng sự sinh sản nhƣ: sinh thực khí và các hoạt động tính giao. Tôn sùng Mẫu thể hiện các nữ thần, tứ mẫu, thủy phủ, Bà Chúa Xứ và Thiên Yana… Tôn sùng các anh hùng dân tộc, anh hùng địa phƣơng, ngƣời có công lớn với dân với nƣớc: Thánh Gióng, Đức thánh Trần, Bà Trƣng, Bà Triệu, Nguyễn Trung Trực… Ngoài ra, ngƣời Việt còn thờ các dạng thần nhƣ thần Bếp, thần Thổ công, thần Tài…. Tín ngƣỡng, phong tục, tập quán lâu đời và phổ biến nhất của ngƣời Việt là thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những ngƣời đã mất. Ở các gia đình ngƣời Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất đƣợc coi trọng. Ngoài ra còn có tục thờ Thành hoàng và ngôi đình làng là đặc điểm độc đáo của làng quê Việt Nam.
  • 18. 11 Tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tín ngƣỡng có từ rất lâu, nó là một tín ngƣỡng dân gian có nguồn gốc bản địa và bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc và là một hình thức tôn vinh ngƣời phụ nữ làm Quốc Mẫu, Thánh Mẫu, Vƣơng Mẫu… Từ tâm thức sùng bái đó, trong các cộng đồng đã hình thành các phong tục tập quán và nghi lễ thờ cúng tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu và nghi lễ phồn thực. Đó là những nghi lễ và phong tục rất quen thuộc đối với ngƣời Việt khắp nơi trong cả nƣớc. Mỗi loại tín ngƣỡng này đều có nguồn gốc sâu xa từ quan hệ giữa con ngƣời với các đối tƣợng siêu nhiên kia. Là bởi trong sinh hoạt và lao động, hằng ngày thì thiên nhiêu gắn bó mật thiết và chi phối sự thành bại, tốt xấu đối với việc lao động sản xuất của họ. 1.1.2. Đặc điểm của tín ngưỡng Một là, tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt đƣợc hình thành từ rất sớm, gắn liền với quá trình tổ chức cuộc sống, lao động, sản xuất hàng ngày. Các nghiên cứu về tín ngƣỡng truyền thống ở Việt Nam cho thấy, các hình thức tín ngƣỡng đã xuất hiện từ ngƣời Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình tƣợng chim Lạc – con Rồng. Hai là, các tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị, tranh chấp và xung đột lẫn nhau. Các tín ngƣỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lƣợng, nhân ái của ngƣời Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để ngƣời Việt Nam dễ hòa đồng với nhiều tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau. Ở nhiều nơi, trong cùng một làng, xã, có nhiều ngƣời có tín ngƣỡng khác nhau, hoặc nhóm tín đồ của tôn giáo này sống đan xen với nhóm tín đồ của tôn giáo khác hoặc với những ngƣời không theo tôn giáo và họ sống hòa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dòng họ. Ba là, mỗi tín ngƣỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhƣng đều hƣớng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hƣởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của
  • 19. 12 dân tộc. Ở Việt Nam thờ cúng tổ tiên, thờ những ngƣời có công với đất nƣớc, dân tộc là tín ngƣỡng mang tính chủ đạo, là nét văn hóa độc đáo, chất keo kết dính trong đời sống tinh thần, tâm linh, xây dựng đoàn kết các dân tộc. Bốn là, trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng các vấn đề liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo để thực hiện âm mƣu xâm lƣợc, đô hộ nƣớc ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng. Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn sử dụng, lợi dụng những vấn đề của tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ một thứ vũ khí nhằm thực hiện chiến lƣợc "diễn biến hòa bình", phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; với chiêu bài "tự do tôn giáo", "nhân quyền", chúng xuyên tạc, bóp méo đƣờng lối, chính sách tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta, âm mƣu tạo ra lực lƣợng và xây dựng ngọn cờ trong tôn giáo hòng lật đổ Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1.1.3. Một số hình thức tín ngưỡng truyền thống phổ biến ở Việt Nam. 1.1.3.1. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng Thành hoàng là một từ Hán, xuất phát từ Trung Hoa xƣa, nghĩa gốc ban đầu là hào bao quanh thành, nếu hào có nƣớc gọi là trì (thành trì). Ở Trung Quốc Thành hoàng là chỉ vị thần bảo hộ một thành quách cụ thể. Tục thờ cúng vị thần bảo trợ thành quách - tức là Thần Thành hoàng xuất phát từ Trung Quốc. Cũng nhƣ việc thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng Thành hoàng làng ở Việt Nam vừa là tín ngƣỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nƣớc. Nếu nhƣ việc thờ cúng tổ tiên là một đạo lý thể hiện ý thức hƣớng về cội nguồn của gia đình, dòng họ thì việc thờ cúng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối, luôn gắn kết và che chở cho dân làng, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Trong thời kỳ phong kiến, các vƣơng triều nhƣ Lý, Trần, Lê đều duy trì tục thờ Thần thành hoàng của thành Thăng Long. Đối với ngƣời dân ở cộng đồng làng xã, vị Thần thành hoàng làng đƣợc coi nhƣ một vị thánh. Mỗi làng quê có một vị thánh của mình. Vị thánh đó là vị có công
  • 20. 13 với dân, với nƣớc, có thể là tƣớng lĩnh xông pha mặt trận, có thể là vị đƣợc vua sắc phong… và cũng có thể là vật thiêng, là đấng siêu nhiên mà dân làng thờ phụng, thậm chí là yêu thần, tà thần nhƣ thần ăn trộm, thần ăn xin, thần chết trôi… Vào các ngày giỗ Thành hoàng làng, ngày lễ, ngày tết, ngày rằm, ngày mùng một… dân cƣ trong làng đều mang lễ vật lên đình cúng Thành hoàng, lễ vật có thể là lễ chay hoặc lễ mặn, nhƣng lễ vật luôn phải đảm bảo yếu tố tinh khiết – thể hiện sự kính trọng đối với thần thánh. Đặc biệt, khi làng có công việc quan trọng, đột xuất hoặc khi có những hiện tƣợng, những sự việc bất thƣờng xảy ra trong làng, ngƣời dân trong làng đều lên đình làm lễ cầu mong sự che chở, bảo vệ của Thành hoàng. Nhƣ vậy, có thể thấy tín ngƣỡng truyền thống ở Việt Nam, thần linh không hẳn là các đối tƣợng trừu tƣợng, xa xôi mà trái lại rất gần gũi với con ngƣời, cùng chung sống trong cộng đồng và có khác chăng là ở khả năng bảo vệ, bảo hộ cho dân làng khỏi những bất trắc của cuộc sống. Đối với mỗi ngƣời dân Thành hoàng làng là chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gấm niềm tin cho họ, giúp họ vƣợt qua những khó khăn của cuộc sống đầy sóng gió. Vì thế, nhiều vị thần đƣợc dân chọn thờ và cũng có thể bị phế bỏ nếu thấy không đủ sự uy nghiêm phù hộ độ trì cho họ nữa. Thành hoàng là nhân vật trung tâm của mọi sinh hoạt văn hóa ở các làng quê, đặc biệt là các lễ hội. Cùng với việc thờ cúng tổ tiên thì tín ngƣỡng thờ Thàng hoàng làng đem lại cho ngƣời dân ý thức hƣớng về cội nguồn, về quê cha đất tổ bằng những biểu hiện sinh hoạt văn hóa truyền thống. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa là trách nhiệm của mỗi ngƣời và cũng là để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1.1.3.2. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp Hệ thống tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp là hiện tƣợng tín ngƣỡng bản địa của nƣớc ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nƣớc kết hợp với Phật giáo, tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hình thái thờ Tứ Pháp là một trong những hình thái tín ngƣỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
  • 21. 14 Xét bản chất sâu xa, tín ngƣỡng Tứ Pháp bắt nguồn từ quan niệm vạn vật hữu linh. Đây là một quan niệm tối cổ của con ngƣời trong quá trình sống phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do thiên nhiên tạo ra. Quan niệm vạn vật đều có linh hồn, ngƣời nguyên thủy nhìn thấy đằng sau mỗi hiện tƣợng tự nhiên đều có một vị thần. Vị thần đó quyết định sự vận hành của vũ trụ, trong đó có đời sống con ngƣời, đặc biệt, đối với một vùng đất nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Quan niệm về thần Mƣa, thần Gió đã ăn sâu vào tâm thức ngƣời dân Việt từ xa xƣa, trƣớc khi Phật giáo đặt chân tới mảnh đất này. Đến khi Phật giáo vào Việt Nam, các nhà sƣ đã nhìn thấy rõ điều đó và nhận thấy nếu Phật giáo muốn bén rễ vào mảnh đất này thì phải có sự dung hòa với tín ngƣỡng dân gian. Nhận thức ấy quả không sai và đó là nguyên nhân sâu xa của sự giao duyên, tiếp biến giữa tín ngƣỡng bản địa với một tôn giáo lớn. Kết quả của sự giao thoa văn hóa ấy là hệ thống Tứ Pháp: Pháp Vân (nữ thần mây); Pháp Vũ (nữ thần mƣa); Pháp Lôi (nữ thần sấm); Pháp Điện (nữ thần chớp) ở các địa phƣơng miền Bắc nƣớc ta. Ở những chùa thờ Tứ Pháp trƣớc kia thƣờng đƣợc dân làng và dân trong vùng tổ chức các buổi lễ cầu đảo mỗi khi hạn hán. Tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp tồn tại cả linh khí dân tộc và cả sức mạnh truyền thống, phù giúp cho xã hội hiện tại và góp phần làm nên bản sắc riêng biệt cho Phật giáo Việt Nam. Ngƣời dân tin rằng, những vùng miền nào rƣớc chân nhang của Tứ Pháp về thờ thì ở đó đƣợc mƣa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Có thể nói, tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp là một trong những chỗ dựa về tâm linh của ngƣời Việt Nam qua nhiều thời đại và tồn tại cho đến tận ngày nay. 1.1.3.3. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tín ngƣỡng thờ Mẫu ra đời từ trong cuộc sống đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, cƣờng quyền đè nén và nạn ngoại xâm tàn bạo, có một mối gắn bó rất tự nhiên với ngƣời dân lao động. Tín ngƣỡng thờ Mẫu có thể đƣợc hiểu là một loại hình tín ngƣỡng truyền thống đƣợc tích hợp bởi các lớp tín ngƣỡng thờ nữ thần, Thờ Mẫu thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu, bảo trợ cho sự tồn tại và sinh thành ra con ngƣời. Tín ngƣỡng thờ Mẫu ra đời từ rất sớm,
  • 22. 15 nảy sinh trong môi trƣờng văn hóa thuộc khu vực Bắc Bộ, vùng đất châu thổ rộng lớn với ba con sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã, là đầu mối kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia Đại Việt trong lịch sử. Xuất phát từ đặc trƣng của nền sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc, lối tƣ duy trọng thủy, trọng âm, trọng nữ, đề cao vai trò sản sinh của ngƣời Mẹ, khát vọng về sự sinh sôi, nảy nở. Bản chất của thờ Mẫu là thờ sự sinh sản, mà sự sinh sản ở đây có nguồn gốc từ ngƣời Mẹ tự nhiên: Mẹ Núi, Mẹ Sông, Mẹ Biển, Mẹ Lúa, Mẹ Chim, Mẹ Cả... có thể là nhân thần nhƣ Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, Ý Lan, Bà Trƣng, Bà Triệu. Giá trị cốt lõi của tín ngƣỡng thờ Mẫu là cái tâm hƣớng thiện, bởi mỗi ngƣời mẹ đều dạy con sống hƣớng thiện. Ngƣời đến với tín ngƣỡng thờ Mẫu tâm phải sáng. Trong cuộc sống thể hiện là ngƣời biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ phụng ông bà tổ tiên. Cao hơn là biết ơn những ngƣời có công với dân, với nƣớc. Mọi ngƣời đều tin rằng vì Mẫu là mẹ của mọi ngƣời nên luôn che chở phù hộ độ trì cho con ngƣời gặp nhiều thuận lợi, có sức mạnh và niềm tin để vƣợt qua tai ƣơng, vận hạn hay bệnh tật, đem đến cho cuộc sống sự bình yên, sung túc. Nhƣ vậy, tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt ra đời gắn với chế độ xã hội nguyên thủy mẫu hệ và với đặc trƣng của nền văn hóa lúa nƣớc dẫn đến sự tôn sùng tự nhiên, vai trò của ngƣời Mẹ với khát khao sinh sôi, nảy nở, ý nguyện về sự phát triển. 1.1.3.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên ra đời trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định: Sự thấp kém của lực lƣợng sản xuất dẫn đến quan niệm về Tô Tem. Tô Tem giáo gắn liền với tổ chức Thị tộc, “Mỗi tổ chức Thị tộc có những hình thức thờ cúng riêng, trong khuôn khổ các tập tục thờ cúng vật thiêng tổ tiên” [xem 24]. Giai đoạn thị tộc phụ quyền, xác lập uy quyền của ngƣời đàn ông vì vai trò quan trọng của họ trong hoạt động kinh tế nên họ nắm giữ quyền hành quản lý gia đình, vợ và con cái tôn trọng uy quyền và phục tùng ngƣời chủ gia đình, con cái mang họ cha đã kế tiếp ý thức về uy quyền đó không chỉ khi họ còn sống mà ngay cả khi đã chết.
  • 23. 16 Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên xuất phát từ quan niệm của con ngƣời về thế giới sau khi chết, về linh hồn bất tử. Ngƣời Việt quan niệm rằng vạn vật hữu linh. Con ngƣời gồm hai phần linh hồn và thể xác, khi con ngƣời chết đi, chỉ có thể xác mất đi, còn linh hồn vẫn tồn tại sau khi chết. Linh hồn con ngƣời sau khi chết vẫn có nhu cầu sinh hoạt nhƣ khi còn sống và có khả năng tác động đến cuộc sống của những ngƣời đang sống. Giữa ngƣời sống và ngƣời chết vẫn có sợi dây liên hệ mật thiết. Đối với ngƣời Việt, có một yếu tố vô cùng quan trọng về sự ra đời của tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, về sự tồn tại, phát triển và bảo tồn đến tận ngày nay của tín ngƣỡng này, đó là đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, là sự kính trọng đối với những ngƣời đã khuất, với những ngƣời đã có công sinh thành, dƣỡng dục mình. Toan Ánh đã viết: “Thờ phụng tổ tiên không phải là một thứ tôn giáo, mà là lòng thành kính và biết ơn của con ngƣời đối với ngƣời đã khuất” [xem 01]. Sự kính trọng, tình cảm lƣu luyến của con ngƣời với những ngƣời thân của mình khiến họ luôn muốn níu giữ sự hiện diện của những ngƣời thân đã khuất trong cuộc sống của mình. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, bởi thế nó dễ dàng đƣợc thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của ngƣời Việt. Thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt có từ lâu đời, đã trở thành một tập tục truyền thống tốt đẹp mang tính phổ quát của ngƣời Việt, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, theo điều tra cho thấy [xem 61]: - 100% các gia đình ở các thành phố, nông thôn đều có ban thờ tổ tiên. - 96,75% ban thờ tổ tiên đƣợc đặt ở vị trí trang nghiêm nhất trong nhà. - 100% gia đình ở nông thôn thƣờng xuyên chăm sóc mồ mả của ông bà, tổ tiên, ở Hà Nội con số này là 85%, Thành phố Hồ Chí Minh là 89%. Chính vì vậy thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa văn hóa rất lớn. Trƣớc tiên, việc thờ phụng tổ tiên là ý thức nhớ về nguồn cội, là để thể hiện lòng tri ân đối với công ơn của tổ tiên, ông bà cha mẹ đã khuất. Ông Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục cũng đã nhận định: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là một lòng bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của ngƣời” [xem 03]. Con
  • 24. 17 cháu bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với các thể hệ đã có công sinh thành và nuôi dƣỡng con cháu nên ngƣời nhƣ ngày nay. Ngƣời con hiếu thảo phải biết ơn công sinh thành, nuôi dƣỡng của cha mẹ. Để tỏ lòng hiếu lễ với cha mẹ thì phải biết ơn tổ tiên, ông bà đã khuất. Đó là nguồn gốc sinh ra thế hệ con cháu ngày nay. Thờ cúng tổ tiên góp phần tạo điều kiện gìn giữ, lƣu truyền các giá trị truyền thống. “Trong mỗi gia đình, họ tộc, phía sau bát hƣơng trên bàn thờ tổ tiên chứa đựng biết bao giá trị truyền thống đáng quý về lao động quên mình, về công lao dẹp giặc, về tính cách cao đẹp của ông bà tổ tiên. Cùng với những cái cụ thể ở trong những bàn gia phả, tộc phả, có ý nghĩa giáo dục nhớ về cội nguồn rất lớn, mỗi khi con cháu nhớ đến, đọc đến” [12, tr221]. Vào các ngày lễ tết, ngày giỗ kỵ, khi nén hƣơng trên bàn thờ tổ tiên đƣợc thắp lên, con cháu ở xa thì nhớ về quê hƣơng làng xóm, con cháu ở gần thì tụ tập quây quần ôn lại những chuyện cũ, nhắc lại những bài học ông bà tổ tiên đã từng dạy mình, truyền dạy lại cho con cháu, các thế hệ trẻ về truyền thống gia đình, về những bài học làm ngƣời sâu sắc, thấm thía. Khi ấy, tinh thần thêm gắn kết, lòng tự hào về dòng họ, về quê hƣơng dâng lên, những bài học làm ngƣời của ông bà, cha mẹ giảng dạy thấm thía hơn bao giờ hết, con cháu nhƣ tự nhắc nhở mình phải cố gắng sống tốt để không phụ lòng mong mỏi của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, để làm rạng danh tổ tiên, dòng họ. Con cháu cũng tự nhắc nhở mình phải hiếu thảo với tổ tiên, ông bà cha mẹ là bổn phận của ngƣời làm con, đặc biệt là sự hiếu thảo ngay khi cha mẹ, ộng bà còn sống để không phải tiếc nuối, ân hận khi ông bà, cha mẹ mất đi. Thờ cúng tổ tiên còn là hình thức tín ngƣỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống. Có thể nói, ở Việt Nam, không có một tôn giáo mang tính phổ quát cao hơn tín ngƣỡng thờ cùng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là tín ngƣỡng gốc, xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam. Nó là sợi dây liên kết để góp phần cốt kết đoàn kết thắt chặt tính dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngƣỡng khác. Nhƣ vậy có thể coi đây là đặc trƣng, điểm chung của ngƣời Việt, góp phần vào việc cố kết cộng đồng, duy trì tinh thần đoàn kết của ngƣời Việt.
  • 25. 18 1.2. Quá trình hình thành các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang 1.2.1. Khái quát về huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang Tỉnh Kiên Giang ở tọa độ địa lý 100 32' vĩ độ Bắc, 90 23' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.976 km. Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc; phía Bắc giáp Vƣơng quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, là cửa ngõ hƣớng ra biển Tây của tỉnh cũng nhƣ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lƣu với các nƣớc trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn nhƣ du lịch, thƣơng mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản… Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố: Thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên, huyện Kiên Lƣơng, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện U Minh Thƣợng, huyện Giang Thành huyện Phú Quốc và huyện Kiên Hải. Kiên Hải là huyện đảo, diện tích tự nhiên là 27,85km2 , có 23 đảo lớn, nhỏ, trong đó 11 đảo có dân sinh sống. Toàn huyện có 04 đơn vị hành chính xã, 13 ấp với 117 Tổ nhân dân tự quản. Dân số 21.185 ngƣời, trong đó đa số là ngƣời kinh (chiếm trên 98%) còn lại là dân tộc Hoa, Khmer và một số dân tộc khác. Tôn giáo trên địa bàn huyện có Phật giáo, Tin lành, Hòa hảo, Cao đài, Công giáo. Cơ sở thờ tự trên địa bàn có 05 cơ sở (Thánh thất Liên giao Hải sơn, Tịnh xá Phụng Hoàng, Chùa Hải Sơn Tự, Giáo họ Hòn Tre, Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo), hoạt động chấp hành tốt chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Sinh hoạt văn hóa trên địa bàn cũng hết sức phong phú, đa dạng do hầu hết ngƣời mọi vùng, miền đều có mặt trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội của huyện không ngừng đƣợc phát triển, tốc độ tăng kinh tế bình quân hàng năm đạt
  • 26. 19 14%; ngành nghề chính là khai thác, đánh bắt nuôi trồng hải sản, thu nhập bình quân đầu ngƣời tính đến năm 2015 là 46.000.000 đồng/ngƣời/năm. Công tác xóa đói giảm nghèo: Tính đến nay toàn huyện còn 35 hộ nghèo, chiếm 0,74% (theo tiêu chí mới). Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội luôn đƣợc giữ vững, ổn định. Dân chủ xã hội đƣợc mở rộng, các giá trị truyền thống đƣợc tôn vinh, lối sống đoàn kết trong cộng đồng đƣợc phát huy. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao có bƣớc phát triển, đáp ứng một phần nhu cầu giải trí của nhân dân. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đƣợc duy trì và đạt kết quả tốt, từ đó đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hóa trên địa bàn không ngừng đƣợc đổi mới góp phần tích cực vào phát triển huyện đảo. Huyện đảo Kiên Hải có 11 đảo có ngƣời dân sinh sống nhƣ đã nêu trên, nhƣng tác giả chỉ xin nêu khái quát đặc điểm tình hình và đời sống ngƣời dân thuộc 02 xã Hòn Tre và Lại Sơn. Vì qua khảo sát thực tế thì chỉ có 02 hòn đảo này có nhiều tín ngƣỡng truyền thống. Chính vì vậy trong nghiên cứu và thu thập thông tin về tín ngƣỡng truyền thống xin đƣợc trình bày gói gọn tại 02 hòn đảo này. * Sơ lược lịch sử, xã Hòn Tre trƣớc đây còn có tên là Treksu, ngƣời dân quen gọi là hòn Rùa, có từ rất xa xƣa. Về phƣơng diện hành chính năm 1819 (hay 1820), sách Gia Định thành thông chí ghi là Đảo Tre: “Ở biển phía Đông Nam trấn, chu vi 20 dặm làm án ngoại cho hải cảng Kiên Giang” [xem 69]. Đảo này thuộc huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên. Trong tập Hà Tiên địa phƣơng chí do Portron Klian soạn năm 1929 có đề cập nhóm đảo này thuộc quận Phú Quốc: “cuối cùng phía ngoài khơi và hƣớng đảo Phú Quốc, ngƣời ta gặp cụm hòn Củ Tron (Poulo Dama), nơi đây có một cái bãi lớn gọi là Bãi Ngự, trƣớc kia có thể gọi là nơi ẩn trú của Vua Gia Long, khi bị Tây Sơn đánh đuổi” [xem 70]. Trích theo sách Lịch sử huyện Kiên Hải: “... Kiên Hải là một hòn gần đất liền nhất, nhƣng dân cƣ cũng rất thƣa thớt, vào khoảng năm 1940, khi điền chủ ngƣời Pháp tên là Le Nestour ra lập đồn điền thì mới có dân phu, sau trở thành cƣ dân địa phƣơng. Từ năm 1945 đến năm 1956 là một ấp thuộc xã Đông Thái, huyện
  • 27. 20 An Biên. Năm 1957, là một ấp trực thuộc xã Vĩnh Thanh Vân, tổng Kiên Hảo, huyện Kiên Thành. Năm 1961, chính quyền cách mạng vẫn gọi là ấp Hòn Tre, nhƣng giao về thị xã Rạch Giả chỉ đạo. Năm 1962, chính quyền Sài Gòn lập ấp chiến lƣợc, Hòn Tre mang tên là Phú Xuân, thuộc xã Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch Giá. Năm 1966, ấp Hòn Tre thuộc xã Lại Sơn. Năm 1975, sau giải phóng Hòn Tre vẫn thuộc xã Lại Sơn, huyện An Biên. Năm 1983, huyện Kiên Hải đƣợc thành lập có địa giới hành chính khá rộng, bao gồm cả quần đảo Nam Du, Hòn Sơn Rái, quần đảo Bà Lụa, Hòn Nghệ và quần đảo Hải Tặc. Năm 1985 giao quần đảo Hải Tặc (xã Tiên Hải) cho huyện Hà Tiên, năm 2000 giao quần đảo Bà Lụa và Hòn Nghệ cho huyện Kiên Lƣơng” [15, tr45]. Toàn đảo Hòn Tre chỉ có một con đƣờng duy nhất dài chừng 3km, rộng 2m. 900 nóc nhà trên đảo dọc hai bên con đƣờng cộng với hơn 300 tàu thuyền ghe xuồng lớn nhỏ neo đậu sát bến cảng làm cho trung tâm Hòn Rùa nhƣ “thành phố chài”… Cấu tạo địa chất chỉ có đá chồng lên đá để tạo thành đảo Hòn Tre có diện tích khoảng 400 ha và đỉnh cao 395m. Những mảng đất ít ỏi kẹt giữa khe, hốc, hang đá… đƣợc ngƣời dân trồng xoài, mãng cầu, mít; phần trên cao gần đỉnh là rừng nguyên sinh ít cây cổ thụ, nhiều bụi lùm và dây leo; có nhiều khỉ, sóc, ít kỳ đà và trăn. Trên đảo có nhiều khe suối nhỏ là nguồn cung cấp nƣớc ngọt sinh hoạt cho ngƣời dân Hòn Tre. Ngoại trừ khu trung tâm chiếm khoảng 3km sát mép biển phía Đông, 8km còn lại của Hòn Tre còn rất hoang sơ. Vì cấu tạo nhiều đá tảng nên dƣới chân núi giáp biển chỉ có đá và đá nhẵn nhụi bởi đƣợc sóng biển gội rửa qua bao đời nay. Hòn Tre có Sơn linh động, miếu Bà Cậu, miếu Bà Chúa Thƣợng (Bà Chúa Hòn), dinh Ông Nam Hải, chùa Cô Lan, chùa Phƣớc Hải (tịnh xá). Ở đây không có hệ thống tôn giáo đúng nghĩa, chủ yếu là tín ngƣỡng truyền thống. Ngoài tết cổ truyền, hòn đảo nhỏ này mỗi năm có 4 lễ hội theo âm lịch mà "ngƣời đi đâu cũng về dự" đông nghẹt ngƣời: Lễ hội vía Bà Chúa Xứ vào ngày rằm tháng 2, Lễ vía Ông Nam Hải ngày 26/4, Lễ cúng Rằm tháng 7 ở tịnh xá Phƣớc Hải và ngày 9/9 Lễ vía Bà Thƣợng.
  • 28. 21 * Sơ lược về lịch sử Hòn Sơn là một hòn đảo thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Đảo Hòn Sơn cách thành phố Rạch Giá khoảng 55 km về phía Tây theo đƣờng chim bay, với diện tích 11,5 km2 . Dân cƣ tập trung chủ yếu là 03 xóm chài và nông nghiệp chủ yếu là những vƣờn cây ăn trái, còn lại diện tích chiếm 80% là rừng nguyên sinh với ít cây cổ thụ, nhiều cây nhỏ và dây leo. Động vật chủ yếu có khỉ, sóc, chim, một ít kỳ đà và trăn… Hòn Sơn có hơn 2.012 hộ gia đình với 8.120 khẩu. Hòn Sơn có tên gọi khác là Hòn Sơn Rái. Ngƣời dân trên đảo từ trƣớc đến nay sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, ngoài ra còn có những nghề thủ công nhƣ đóng tàu, chế biến tôm, cá, mực khô và các cơ sở sản xuất nƣớc mắm... Nhƣng nghề từng làm cho hòn đảo này vang danh khắp nơi là chế biến nƣớc mắm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do nguồn cá cơm quanh đảo trƣớc kia rất dồi dào nay đã cạn kiệt, một số cơ sở sản xuất nƣớc mắm đã ngƣng hoạt động. Hòn Sơn Rái, “Tƣơng truyền, lần đầu Chúa Nguyễn Ánh đến đây (1780), quân lính không còn gì để ăn, trong đêm Chúa nằm mộng thấy một vị thần hiện ra chỉ đƣờng đi tìm lƣơng thực... Sau khi tỉnh giấc, Chúa đƣợc nhiều con rái cá bắt cá dâng lên. Sau đó các dấu chân đi trên cát của đoàn quân nhà Chúa đƣợc các con rái cá xóa hết, nhằm bảo vệ nhà Chúa. Do đó, sau khi lên ngôi (1802), Vua Gia Long đặt tên hòn này là Hòn Sơn Rái để tƣởng nhớ các loài rái cá đã có công với Vua” [15, tr45]. Cũng nhƣ nhiều địa danh khác, Hòn Sơn Rái còn nhiều truyền thuyết khác nói về sự hình thành tên gọi của đảo, hoặc là vì hình thù của hòn này giống hình con rái cá, hoặc là vì trên đảo có nhiều con rái cá sinh sống hoặc là vì trên đảo từng mọc nhiều cây dầu, nhân dân lấy nhựa của cây dầu này gọi là dầu rái (mảnh hỏa) dùng để quét lên vỏ ghe xuồng chống thấm. Có lẻ thuyết phục hơn hết là vì nơi đây ngày xƣa có nhiều rái cá sinh sống. Các hình thức tín ngƣỡng tiêu biểu trên hòn Sơn Rái nhƣ thờ ông Nguyễn Trung Trực, thờ Bà Chúa Xứ, Bà Mã Châu, Bà Cố Chủ, Cá Ông...
  • 29. 22 1.2.2. Các hình thức tín ngưỡng truyền thống tiêu biểu tại huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang Đối với ngƣời dân Kiên Hải, tín ngƣỡng truyền thống lúc nào cũng nhƣ hình với bóng, ngự trị trong cuộc sống hằng ngày, từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời. Hiện nay, có nhiều loại hình tín ngƣỡng khác nhau ở Kiên Hải, tuy nhiên qua quá trình tiếp biến và hội nhập của các dân tộc đã tạo nên những giá trị văn hóa đồng nhất nhƣng chính trong sự đồng nhất đó đã khẳng định đặc tính tâm linh riêng của mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa. Có thể thấy nhu cầu sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống ở Kiên Hải gồm các loại hình sau: 1.2.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tại gia đình - Thờ cúng tổ tiên. Đây là truyền thống lâu đời, một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của ngƣời phƣơng Đông. Từ lâu, họ cho rằng ngƣời chết thể xác sẽ hóa thân vào vũ trụ nhƣng linh hồn vẫn tồn tại nhớ về nơi ở cũ, vì vậy bổn phận con cháu phải luôn phụng sự, tƣởng nhớ linh hồn, để ông bà phù trợ cho con cháu cuộc sống yên ổn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. “Tu đâu cho bằng tu nhà Thờ cha kính mẹ mới là chân tu” Thờ cúng tổ tiên, ông bà đƣợc xem là đạo lý làm ngƣời quan trọng đến mức có ngƣời cho là “đạo” (tôn giáo). Hiện nay ở Kiên Hải, những gia đình theo đạo Phật hay không theo đạo thƣờng đặt bàn thờ tổ tiên ở chính giữa, nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên đƣợc bài trí khác nhau, thƣờng là một bệ xi măng đúc, hoặc tủ gỗ, trên bàn thờ có chân dung ngƣời đã khuất, bát nhang, bình hoa, đèn, gia đình khá giả thì có thêm lƣ đồng. Ngƣời trẻ hiện nay trọng ngày giỗ ông bà, xem nhƣ thƣớc đo của lòng hiếu thảo, đoàn tụ, giữ gìn dòng họ. Ai cũng có thể đứng ra tổ chức cúng giỗ cho ông bà, không phân biệt trai hay gái, không nhất thiết chỉ có con trai trƣởng. Có những gia đình, con trai không chỉ thờ cúng cha, mẹ đẻ mà còn thờ cúng cả cha, mẹ vợ. Bên cạnh bàn thờ tổ tiên, tùy thuộc vào đối tƣợng theo tôn giáo nào thì có bàn thờ tôn giáo riêng.
  • 30. 23 - Thờ các vị thần bảo gia đƣợc phối tự thờ cúng ở gia đình và cộng đồng. Đối với ngƣời Việt, thờ ông bà ở gia đình là việc chính, đƣợc đặt ở giữa nhà, giữa trang thờ, nói lên ƣớc vọng chính của gia đình. Các thần phụ nhƣ thần Quan Công, Thiên Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Âm, Linh Sơn Thánh Mẫu, thần Đất… sẽ bổ sung thêm những ƣớc vọng khác của gia chủ. Thần Trời, thần Mặt Trăng, thần các Vì Sao, ông thần Sấm bà thần Sét, ông thần Bão bà thần Gió Lốc, thần Tổ sinh Chăn nuôi… là những vị thần gia bảo trong tín ngƣỡng của ngƣời dân tại huyện đảo Kiên Hải. 1.2.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tại đền, miếu, đình làng - Thờ các danh nhân, anh hùng lịch sử, liệt sỹ cách mạng là một nét đẹp văn hóa dân tộc, vừa là đạo lý truyền thống của ngƣời phƣơng Đông “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, nhớ công ơn của những ngƣời đã chiến đấu, hy sinh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó tiêu biểu nhất đó là tín ngƣỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Xuất phát từ truyền thống tín ngƣỡng thần quyền của văn hóa dân gian, biểu hiện dƣới hình thức thờ cúng tổ tiên, thần thánh và các vị anh hùng dân tộc, anh hùng Nguyễn Trung Trực đƣợc nhân dân tôn vinh nhƣ một vị thần bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc. Trải qua tháng năm, tinh thần yêu nƣớc Nguyễn Trung Trực đƣợc dân gian hóa ít nhiều qua những câu chuyện truyền miệng. Chính điều đó là một trong những yếu tố khiến cho tín ngƣỡng truyền thống về Ông sâu đậm thêm. Ngày giỗ của Ông hàng năm 26, 27, 28 tháng 8 âm lịch. Đối với ngƣới dân Kiên Hải, ngày giỗ ông Nguyễn là một phần trách nhiệm không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Những lúc khó khăn thắp nén nhang xin Ông phù hộ, những lúc thuận lợi thắp nén nhang lạy tạ. Lễ vật dâng cúng Ông đa dạng và gần gũi nhƣ giỏ trái cây, bịch bột ngọt, cây nƣớc đá, con cá tƣơi vừa đánh bắt đƣợc... đồ cúng giản dị nhƣ chính tấm lòng của họ. Hằng năm số lƣợng ngƣời về tham dự lễ hội Ông ngày càng đông lên. - Thờ cúng các nữ thần vùng biển. Đây là tín ngƣỡng Mẫu hệ có từ xa xƣa. Ngƣời Việt còn tiếp thu thần của các cƣ dân Khmer, Chăm, Hoa… làm cho việc thờ
  • 31. 24 cúng phổ biến và phong phú hơn: Bà Cố Chủ, Bà Chúa Thƣợng, Cô Bảy, Bà Cậu, Bà Chúa Xứ, Bà Mã Châu (Thiên Hậu Thánh Mẫu),… + Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ và Bà Mã Châu. Tại xã Hòn Sơn, miếu Bà Chúa Xứ và Bà Mã Châu đã có trên trăm năm. Lúc xƣa đƣợc xây dựng bằng lá ở ấp Bãi Bắc. Ông Nguyễn Văn Quân trong lúc ra Hòn Chông đã gặp miễu Bà Mã Châu. Do thấy xung quanh miễu nuôi trâu bò nhiều quá nên ông thỉnh Bà Mã Châu về ở chung với Bà Chúa Xứ. Năm 1969 ông Nguyễn Văn Quân qua đời. Đến năm 1970, các con ông và bà con trong ấp trùng tu miếu Bà Mã Châu và Bà Chúa Xứ lại đến ngày hôm nay. Tại tổ 4, ấp II, xã Hòn Tre, miếu Bà Chúa Xứ đƣợc xây dựng từ lâu đời, miếu tọa lạc trên trục đƣờng chính (ấp 2) của xã đảo. Chính điện thờ Bà Chúa Xứ, trƣớc có ban thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực. Ngoài khuôn viên miếu có ban thờ các vị thổ thần, thổ địa, thần nông... là những vị thần xuất phát từ tín ngƣỡng trong cuộc sống thƣờng nhật. + Tín ngưỡng thờ Bà Cố Chủ Miếu Bà Cố Chủ hòn Lại Sơn, tọa lạc tại Kèo Ngựa, một dãi đất bằng phẳng thuộc khu vực bãi Nam, ấp Bãi Nhà A, đƣợc xây dựng lần đầu vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch năm 1899 bằng vật liệu tre lá. Sau nhiều lần trùng tu, năm 2011, miếu đƣợc xây dựng bằng vật liệu bê tông, cốt thép nhƣ hiện nay. Miếu Bà Cố Chủ còn gọi là Bà Chúa Hòn. Bà là ngƣời đầu tiên đến và khai phá vùng đất đảo hoang vu Hòn Sơn. Từ đó về sau, ngƣời dân từ khắp mọi nơi về đây sinh cơ lập nghiệp trong sự đùm bọc chở che của Bà Chúa Hòn. Nhớ công ơn to lớn đó, ngƣời dân nơi đây đã lập miếu thờ Bà. + Tín ngưỡng thờ Bà Thượng Miểu Bà Thƣợng (Thƣợng động Thánh Mẫu/Cổ Hý Tiên Phi), tọa lạc tại tổ 4, ấp II, xã Hòn Tre. Miểu này là thờ Nữ thần Hang động. Theo quan điểm của ngƣời dân Hòn Tre miếu là nơi thờ cúng bà Chúa Hòn hay còn gọi là Bà Thƣợng. Miểu không lớn nhƣng khang trang và cổ kính. Nép mình dƣới tán cây đa cổ thụ, miểu Bà Thƣợng mang dáng vẻ trầm mặc và trang nghiêm. Ngƣời Kiên Hải xem Bà
  • 32. 25 Thƣợng là một dạng ác thần chuyên trừ tà ma, đặc biệt tại các vùng núi có nhiều hang động âm u, sâu thẳm trên những hải đảo xa xôi giữa biển. Dân gian còn gọi Bà Chúa Thƣợng Động là Bà Cố Hi hay trang trọng hơn là Cố Hi Tiên Phi. Chức năng của nữ thần này phức tạp hơn vì Bà vừa là phúc thần, vừa là ác thần. Tính “ác” ở đây là trừng phạt kẻ ác chứ không phải hại ngƣời tốt. Dân gian thƣờng gọi nữ thần này là “Bà La Sát”, xuất phát từ tính danh của Bà là “Thánh Anh La Sát”. Cƣ dân trên đảo cúng kiếng Bà Chúa Thƣợng nhƣ vị thần bảo hộ, che chở ngƣời dân trong cuộc đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt, hoang dã nơi vùng biển đảo. - Tín ngưỡng thờ Cá Ông - Thờ Thành hoàng Ngư nghiệp Từ bao đời nay, ngƣ dân vùng biển Kiên Hải có tục thờ ông Nam Hải - hiện thân của loài cá Voi có thân hình to lớn nhƣng tính tình hiền hòa, thƣờng cứu giúp ngƣ dân mỗi khi bị nạn. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã phong Cá Voi tƣớc hiệu “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thƣợng đẳng Thần”. Các vua triều Nguyễn sau đó phong sắc cho cá voi với danh hiệu “Đại càng Quốc gia Nam Hải”. Càng tin vào sự giúp đỡ của Cá Voi, ngƣ dân tổ chức việc thờ cúng hết sức thành kính. Họ kiêng gọi Cá Voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải. Lăng thờ cúng gọi là lăng Ông. Kiến trúc của lăng Ông cơ bản mang dáng dấp một ngôi đình, vừa mang chức năng tín ngƣỡng vừa mang chức năng thế tục. Lăng thƣờng đƣợc xây gần sông, biển và quay mặt ra hƣớng Đông. Hàng năm vào mùa Xuân hoặc mùa Thu, ngƣ dân Kiên Hải tiến hành nghi thức cúng ông Nam Hải – còn gọi là Lễ hội Cầu ngƣ, cầu thần Biển phù hộ độ trì cho sóng yên biển lặng và cho một vụ đánh bắt cá mới đầy bội thu. Họ tin rằng, lễ tế càng chu đáo bao nhiêu thì ân đức của ngài ban cho ngƣ dân (đƣợc mùa tôm cá, đời sống sung túc) càng nhiều bấy nhiêu. Tƣơng truyền, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vùng biển Rạch Giá này có rất hoang sơ, chỉ rải rác vài ngôi nhà của những lƣu dân từ các nơi đến đây lập nghiệp. Ngoài nghề chính là đánh bắt hải sản, lƣu dân còn trồng tỉa hoa màu, đem sức ngƣời chống chọi với thiên nhiên, chống chọi với biển cả mênh mông, với bão tố, với cá dữ, bệnh tật... Để rồi trong tâm tƣởng, cũng nhƣ trong không gian bao la ấy, phần lớn họ cảm thấy bất lực, muốn cầu nguyện một năng lực siêu nhiên để tự
  • 33. 26 an lòng, tự cân bằng cuộc sống, để mong đƣợc phù trợ khỏi tai ác trong bao la biển cả, chỉ mong đƣợc yên lành tạo kế sinh nhai và tập tục thờ cúng và thờ cúng cá Ông hay các vị thần linh của biển cả ra đời trên cơ sở đó. Trong tâm niệm của ngƣ dân ven biển, cá Ông đại diện cho lòng tốt, cho tính hƣớng thiện, cứu giúp ngƣời bị nạn, giúp ngƣ dân có một chuyến biển nhiều tôm cá, một căn cốt của cuộc sống tốt đẹp và an lành. Do vậy mà cá Ông đƣợc xem là Phúc thần hàng đầu trong hệ thống thần linh biển cả. Trong tín ngƣỡng thờ thần biển của ngƣ dân ở đây, cũng nhƣ nhiều ngƣ dân khác ở vùng duyên hải, lễ hội Nghinh Ông, lễ Cầu Ngƣ trong quan niệm cũng nhƣ thực tiễn là lễ hội tiêu biểu nhất của nhân dân miền sông nƣớc, ven biển, bộc lộ rõ nét quá trình chuyển hóa giữa linh vật và linh thần, nâng tầm thiên hóa cho linh vật thành vị thần trấn nhậm biển Đông, bảo trợ ngƣ dân. Sự thiên hóa này không dừng lại ở tín ngƣỡng dân gian mà đã đi vào truyền thuyết, tồn tại cùng với lịch sử của một vùng đất, một làng chài, để lại dấu ấn trong tâm thức con ngƣời đƣợc tôn phong nhƣ một vị thần Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thƣợng đẳng Thần. Việc thờ cúng Cá Ông, một Phúc thần tối cao ở biển cả là một tập tục tốt đẹp của một cộng đồng, nhằm mục đích cầu phúc, sống an lành và làm ăn tấn tới, một nhu cầu rất đời thƣờng của nhân dân gắn liền với sự kính trọng thiên hóa. Cá Ông đã hằng sâu vào tâm niệm và đã trở thành tín ngƣỡng thờ cúng phổ biến, luôn đƣợc bồi đắp dần. Việc thực hành tín ngƣỡng thờ cá ông có một nội hàm phong phú, nghi thức trân trọng, nghi lễ tôn nghiêm, tồn tại từ đời này qua đời khác. Xuyên suốt một thế kỷ qua nhân dân xã Lại Sơn luôn giữ lệ Nghinh Ông, chứng tỏ rằng ngƣời dân rất tôn kính Nam Hải Đại Tƣợng Quân. Ngày nay, đa phần nhân dân xã Lại Sơn có cuộc sống ổn định và sung túc với nghề khai thác và chế biến hải sản, trong tâm thức của ngƣời dân nơi đây đều cho rằng có một phần ƣu ái do thiên nhiên ban tặng và sự phù trợ của các thần linh, trong đó có Nam Hải Đại Tƣớng Quân. Hàng năm, cứ đến ngày 15, 16/10 (âm lịch) nhân dân xã đảo Lại Sơn cùng với những ngƣời dân ở nơi khác tập trung về đây để tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất trân trọng, bằng nhiều hình thức tế lễ, cầu an, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đây
  • 34. 27 chính là sự bày tỏ, tri ân của ngƣ dân đối với cá Ông, là dịp để những ngƣời đi biển trao đổi kinh nghiệm cuộc sống, tầm ngƣ, thăm hỏi, động viên nhau trong cuộc sống để sau Lễ Nghinh Ông họ tiến ra biển mang theo niềm tin cho một chuyến hải trình đầy ấp sản vật trong lòng đại dƣơng trù phú. Theo truyền thuyết và tín ngƣỡng dân gian, Nam Hải Đại Tƣớng Quân là một Phúc thần, vâng mệnh trời cai quản và trấn nhậm một vùng sông nƣớc Nam Bộ, một vùng biển mênh mông trù phú. Vâng mệnh thiên cơ, Ngài đã làm cho mƣa thuận, gió hòa, bảo vệ muôn loài Hải tộc. Ngài đã từng hải du khắp hang cùng ngõ hẹp để bảo vệ chúng sinh. Khi trầm đáy biển, khi vƣợt phong ba, hiển lộ thần oai, trợ giúp dân lành, cứu nguy tàu thuyền khi gặp sóng to, gió lớn, phù trợ ngƣ dân may mắn gặp nhiều sản vật mà đại dƣơng đã ban tặng. Trong tiềm thức, trong sâu thẳm của lòng ngƣời, Ngài thật sự là đấng hiển linh, từ bi, bác ái. Trong văn tế cung di tôn thần có nói đến việc Ngài vƣợt tam cấp võ môn hóa rồng lên mây, biến hóa khôn lƣờng. Ở vùng biển này, Ngài Nam Hải Đại Tƣớng Quân cùng các vị tôn thần, tả ban, hữu ban, liệt vị đã góp công phù giúp nhân dân làm cho thuận vũ, đều phong, an cƣ, lạc nghiệp. Đã bao đời nay, ngƣời dân nơi đây luôn kính trọng và tôn thờ Ngài, kính mong Ngài trợ giúp khi sóng to, gió lớn và sau mỗi cuộc hành trình ra biển trở về ghe tàu đầy ấp cá tôm. Nam Hải Đại Tƣớng Quân tục danh là cá Ông là một sinh vật sống dƣới nƣớc, ở rải rác khắp vùng biển Việt Nam, đặc tính thông minh và hiền lành, rất gần gũi với cuộc sống đời thƣờng của con ngƣời, nhất là những ngƣời sống bằng nghề khai thác hải sản. Ngày xƣa, khi đi biển ngƣời ta thƣờng gặp cá Ông ở gần bờ mỗi khi trời chớm động, chứng tỏ cá Ông có khả năng dự báo những biến đổi bất thƣờng của trời đất. Chính vì khả năng này cá Ông có thể tìm nơi trú ẩn an toàn khi sóng to, gió lớn. Do thân cá Ông to nên rất khó xây trở trong phong ba, vì vậy có những trƣờng hợp phải dựa vào ghe thuyền của những ngƣ dân để trú sóng.
  • 35. 28 Ngẫu nhiên con ngƣời và cá ông dựa vào nhau, nƣơng tựa nhau để tồn tại. Trong tâm thức, ngƣời dân luôn đặt niềm tin vào thế giới tâm linh để cầu mong một huyền năng, tinh thần nào đó trong cuộc mƣu sinh. Trong truyền thuyết và sự ngẫu nhiên trong cuộc sống, ngƣời dân tin rằng cá Ông là một vị thần của đại dƣơng, là sự hiện thân của đấng từ bi, bác ái, có nhiệm vụ trấn nhậm các vùng biển, cửa sông để trợ giúp ngƣ dân. Thiên mệnh và nhân tâm đã phong cho Ngài là Nam Hải Đại Tƣớng Quân hoặc Đông Hải Đại Tƣớng Quân tùy theo vùng biển mà Ngài trấn nhậm. Niềm tin và tập tục đã đƣợc tích tựu từ xƣa, cho nên khắp đất nƣớc ta ở các vùng duyên hải, các cửa biển có rất nhiều đền thờ cá Ông. Có nơi còn lƣu giữ những bộ thần cốt, gần nhƣ nguyên vẹn. Thần cốt của Nam Hải Đại Tƣớng Quân rất có giá trị trong tín ngƣỡng dân gian, có giá trị về lịch sử khai phá và hình thành vùng đất phƣơng Nam và có rất nhiều giá trị trong khoa học. Theo truyền thuyết, tục thờ cá Ông đƣợc xuất phát từ tín ngƣỡng của dân tộc Chăm: “Vị thần tên là Cha-aih-va, vì quá nôn nóng trở về xứ sở sau thời gian khổ luyện phép thuật, đã cãi lại thầy của mình và tự ý biến thành cá Voi. Từ đó, mỗi khi có thuyền lâm nạn vị thần đều nâng đỡ và đƣa ngƣời lâm nạn vào bờ”. Truyền thuyết dân gian của dân tộc Kinh thì cho rằng: “Cá Voi do Phật Quan âm Bồ tát xé chiếc áo cà sa thành muôn mảnh thả trên mặt biển để cứu vớt chúng sinh đi biển bị lâm nạn”. Trong lịch sử triều Nguyễn có ghi lại: Khi Chúa Nguyễn Ánh bôn tẩu ngoài đảo Phú Quốc (Kiên Giang) bị bão lớn, thuyền sắp đắm, ông đã cầu nguyện và đƣợc cá voi cứu thoát nạn. Sau khi phục quốc lên ngôi, vua Gia Long (tức Chúa Nguyễn Ánh) phong cho cá Voi là “Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thƣợng đẳng Thần”. Những ngƣời dân vùng ven biển tôn vinh cá Ông (cá Voi) thành một vị thần rất đỗi thiêng liêng, là chỗ dựa tinh thần mỗi khi gặp sóng to gió lớn, thuyền bị đắm, con ngƣời bị hiểm nguy đe dọa. Vì vậy, cá ông đƣợc liệt vào phúc thần hàng đầu trong hệ thống thần linh biển cả của tín ngƣỡng thờ thần biển của ngƣ dân ở đây cũng nhƣ nhiều ngƣ dân ở ven biển khác. Cƣ dân nơi đây không chỉ thờ cá Ông, mà còn thờ rất nhiều thần linh vô hình, hữu hình. Đó là Thành Hoàng, là các linh thần ở biển... Tuy nhiên, trong quan
  • 36. 29 niệm cũng nhƣ trong thực tiễn, cúng cầu ngƣ và lễ hội nghinh ông, có lẽ là tiêu biểu nhất cho tín ngƣỡng thờ thần biển, thần nƣớc ở đây, bộc lộ rõ nét quá trình chuyển hóa vật - thần; nâng tầm thiên hóa một con vật lớn nơi biển cả thành vị thần bảo trợ cƣ dân ven biển. Sự thiêng hóa này không chỉ dừng ở cấp độ bình dân (đƣợc dân chúng công nhận) mà còn ở cấp độ cao hơn (xã hội, Nhà nƣớc công nhận). Việc thờ cúng cá Ông nhƣ một phúc thần tối cao ở biển thực ra không kéo vị thần đó lên qua cao, mà chỉ là sự nhấn mạnh một đại diện trong hệ thống thần linh mà thôi. Bởi, trong khi chăm chút cho lệ thờ cúng cá Ông nhƣ là hoạt động tâm linh cơ bản của con ngƣời xứ biển, ngƣời ta cũng không quên cúng kiếng những vị thần biển khác, dù là phúc thần hay hung thần linh hữu hình hay vô hình... trong tâm thức, tâm lý hay hành động, cƣ dân biển rất chu toàn, rất năng động; cầu phúc thần để đƣợc độ trì, cầu hung thần để đừng bị phá phách, thờ những linh hồn phiêu diêu để tích đức, cuối cùng để đạt tới đích sống an lành và làm ăn tấn tới. Do đó tục thờ cá ông mang tính chất cộng đồng lớn bên cạnh các tục thờ khác mang tính cộng đồng hẹp hơn. Cho nên, trong đời sống cũng nhƣ trong tâm thức cƣ dân biển (và nhiều khi cả cƣ dân xa biển) sự tôn trọng, kính cẩn, thiên hóa cá Ông, lúc đầu nhƣ là một biểu tƣợng của lòng tốt, sau dần nhƣ một vật linh, một vị thần độ mạng, phù hộ con ngƣời. Và có lẽ từ một nhu cầu đời thƣờng, sự kính trọng cá Ông đã dần dần hằn sâu vào quan niệm, tâm thức, trở thành tín ngƣỡng thờ cúng cá Ông phổ biến, đƣợc bồi đắp dần để có nội hàm phong phú nhƣ hiện nay. Hiện nay, ở Kiên Hải có 05 đình, lăng Ông dọc theo các xã: Dinh Ông Nam Hải (tổ 4, ấp 2, xã Hòn Tre); Lăng Ông Nam Hải (ấp Thiên Tuế, xã Lại Sơn); Lăng Ông Nam Hải (ấp Bãi Bắc, xã Lại Sơn); Lăng Ông Nam Hải (ấp Bãi Ngự, xã An Sơn); Lăng Ông Nam Hải (ấp Hòn Mấu, xã Nam Du). Với những ngƣời làm nghề đi biển nói chung, Cá Ông tự ngàn xƣa đã trở thành biểu tƣợng của sự phù trợ, chở che những lúc gặp khó khăn, nguy khốn. Chính vì niềm tin đó nên đối với các ngƣ phủ, họ rất trân trọng vật tổ tín ngƣỡng của mình. + Lăng Ông Nam Hải tọa lạc tại Ấp Bãi Bắc, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải
  • 37. 30 Vào khoảng chừng năm 1890, Cá Ông bị Tây bắn trôi dạt vào đất bà Lý Thị Xứng. Từ đó bà con trong Ấp Bãi Bắc lập miếu thờ đơn sơ bằng cây lá. Đến năm 1985, ông Hai Ngôn và ông Hai Lan xây dựng thành lập Ban Quý tế đến hôm nay. Trong làng còn giữ lại một bộ xƣơng cá ông rất lớn, tuy không còn nguyên vẹn và hoàn chỉnh nhƣng cũng cho thấy đƣợc sự tín ngƣỡng của ngƣ dân đối với vị thần phù hộ cho họ trên biển. Hằng năm, vào ngày 19 và 20 tháng 01 âm lịch, nơi đây sẽ diễn ra các hoạt động cúng tế rất sôi nổi và mang đặc trƣng riêng, với đầy đủ nghi thức hành lễ “Nghinh Ông”. + Dinh thờ Cá Ông tọa lạc ở ấp Hòn Tre là nơi thể hiện rõ niềm tin tín ngƣỡng đó của ngƣời dân trên đảo. Dinh vừa đƣợc xây dựng mới, khang trang và tọa lạc nên trục đƣờng chính của xã đảo. Bên trong thờ bộ xƣơng Cá Ông dài 9,8m mà trọng lƣợng còn sống nặng đến 5 tấn. Đây có thể xem là mô hình Cá Ông nguyên vẹn nhất trên toàn huyện đảo. Ngƣời ta lấy ngày Cá Ông trôi dạt vào đảo (ngày 26-4-2006) làm ngày hành lễ và tín ngƣỡng rằng Cá Ông sẽ mang lại may mắn cho những ai nhìn thấy và cả cho những nơi nào mà Cá Ông về ngự. Ngoài những tín ngƣỡng tiêu biểu đã nêu trên, Kiên Hải còn có những tín ngƣỡng trong phạm vi thờ cúng trên địa bàn của huyện nhƣ tín ngƣỡng thờ Bà - Cậu (Miểu Bà - Cậu tọa lạc tại tổ 4, ấp II, xã Hòn Tre); thờ Cô Bảy (Miếu Cô Bảy, tọa lạc tại tổ 4, ấp II, xã Hòn Tre); thờ Cô Lan (Chùa Cô Lan, tọa lạc tại ấp 1, xã Hòn Tre); tín ngƣỡng thờ Phật giáo (Chùa Quan Âm, tọa lạc tại Tổ 2, ấp Bãi Bắc, xã Lại Sơn; chùa Hải Sơn, tọa lạc tại xã Lại Sơn; Tịnh xá Phƣớc Hải, tọa lạc tại ấp 1, xã Hòn Tre); tín ngƣỡng thờ Thiên Nhãn (Thánh thất Liên giao Hải Sơn trực thuộc Tòa thánh Ngọc Kinh (Phái Cao Đài Bạch Y), tọa lạc tại ấp Bãi Nhà, xã Lại Sơn); tín ngƣỡng Âm linh - Cô Bác (miếu Âm hồn lƣu vong, tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn; miếu Neak Tà, tại Tổ 3, ấp 2, xã Hòn Tre; miếu Neak Tè, ấp Bãi Nhà B, xã Lại Sơn)...
  • 38. 31 Tiểu kết Chƣơng 1 Từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tín ngƣỡng truyền thống đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: Đó là quan niệm về tín ngƣỡng, tín ngƣỡng truyền thống, đặc điểm của tín ngƣỡng truyền thống và các hình thức của tín ngƣỡng truyền thống; quá trình hình thành các hình thức tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu ở Việt Nam, khái quát sơ lƣợc về huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đã đƣợc làm rõ. Qua đây cho chúng ta thấy rằng, tín ngƣỡng truyền thống ra đời, tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam; là một hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngƣỡng truyền thống không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của ngƣời dân lao động. Tín ngƣỡng truyền thống cũng nhƣ tôn giáo là nhu cầu tinh thần của tuyệt đại đa số các thành phần cƣ dân ở nƣớc ta. Đánh giá đúng vai trò của tín ngƣỡng truyền thống để có cái nhìn toàn diện về đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân Việt Nam hiện nay, để thấy đƣợc những giá trị của nó trong đời sống xã hội của con ngƣời, đồng thời để từ đó bổ sung, điều chỉnh chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng nói chung, tín ngƣỡng truyền thống nói riêng, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong sinh hoạt tín ngƣỡng, tăng cƣờng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Những nội dung này là cơ sở để Chƣơng 02 của luận văn nhận diện thực trạng việc thực hành tín ngƣỡng truyền thống của huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
  • 39. 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HÀNH TÍN NGƢỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI DÂN TẠI HUYỆN ĐẢO KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Các hình thức thực hành tín ngƣỡng truyền thống tiêu biểu của ngƣời dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Thực hành tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực Đình thần Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại ấp Bãi Nhà, xã Lại Sơn hay còn gọi là Đền Thần Lại Sơn. Đền đƣợc xây dựng khá lâu nhƣng không biết chính xác là ngày nào, vì ngƣời dân ở đây rất tôn sùng vị tƣớng Nguyễn Trung Trực và đã phong ông làm thần, cho nên để tƣởng nhớ đến công ơn của ông ngƣời dân cho xây dựng Đền Thần Lại Sơn để tƣởng niệm và làm lễ hội hàng năm. Trong đền trên tấm vách cũ bên hƣơng án và trong ngổn ngang kiệu rƣớc trống hội có treo một bức tranh đƣợc vẽ vào năm 1969. Bức tranh mô phỏng trận thủy chiến và thể hiện rõ khí phách rực lửa của con ngƣời và đất biển Kiên Giang đã sinh sống ở đây hơn 40 năm qua, cho dù Hòn Sơn đã trải qua những cơn bão biển quét đi nhiều mạng ngƣời. Trên bức tranh có câu thơ danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt là: “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần” Vì thế, từ trong tín ngƣỡng, tâm linh của ngƣời dân nơi đây, những vị anh hùng dân tộc có công giữ biển, giữ đảo vẫn hiện hữu trong cuộc sống. Và ngƣời dân nơi đây thờ cụ Nguyễn Trung Trực nhƣ một vị thần bảo trợ cho vùng đất này. Ở Hòn Sơn Rái còn lƣu truyền về những nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Khi nghĩa quân tan rã, ngƣời có điều kiện thì vào đất liền để tiếp tục kháng chiến, ngƣời không có điều kiện thì ở lại các đảo tìm kế sinh nhai, chờ cơ hội... Trong số đó có nhiều ngƣời là dân của Hòn này. Theo hậu duệ của ông Lê Văn Năm, một nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực, ngƣời quê Cao Lãnh, tham gia nghĩa quân từ khi ông về Hòn Chông lập căn cứ ở Ba Trại, sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và bị hành hình,
  • 40. 33 nghĩa quân không còn, ông Năm đành ở lại đây sinh sống, lúc đầu sống tạm bằng nghề thầy thuốc chữa bệnh cho dân, lâu dần dân tình quý mến, ông không thể rời xa họ đƣợc, ông lấy vợ, sinh con và an cƣ ở đây. Khi ông qua đời, để tƣởng nhớ ơn đức của ngƣời xƣa và vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, ngƣời thủ lĩnh của cha mình, con ông là Lê Văn Lợi cùng bà con ở hòn đảo này đã dựng lên một ngôi đền để thờ cúng. Cũng tại đây, trƣớc khi nghĩa quân rút về Hàm Ninh lập căn cứ chống Pháp, từ quần đảo Hải Tặc, sau khi tập hợp đƣợc 40 thuyền ghe, nghĩa quân tiến về Phú Quốc, trên đƣờng có ghé qua Hòn Sơn Rái để nhận tiếp tế. Tại hòn đảo này, bà Tăng Thị Phú và nhân dân trên đảo đã tiếp tế rất nhiều lƣơng thực, thực phẩm và nƣớc uống cho nghĩa quân, một số thanh niên tự nguyện đứng vào đoàn quân để cứu nƣớc. Đình thần Nguyễn Trung Trực phối tự cùng Thành Hoàng bổn cảnh, đình có sắc phong của vua Bảo Đại. Hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng, lễ cúng rất lớn, kéo dài 3 ngày đêm; nhân dân trên đảo tham dự rất đông, dân đi hành hƣơng ngày càng nhiều. Mấy năm gần đây, có năm vài ba ngàn ngƣời, có cả nhân dân ở trong đất liền ra. Phần lễ, có hai nghi thức: một là nghi lễ thần Thành Hoàng bổn cảnh; hai là nghi lễ thần Nguyễn Trung Trực, phần hội có diễn các trò chơi dân gian và ca hát quần chúng, có năm chính quyền đứng ra tổ chức. Chương trình Lễ cúng Đình Thần xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang Hàng năm ngày 19-20-21 tháng 02 (nhằm 15-16-17 tháng Giêng âm lịch) - Ngày 19 tháng 02 (nhằm 15-01 âm lịch): + 8 giờ sáng: Lễ thỉnh Bà và Thần Nam Hải + 9 giờ đến 10 giờ: Lễ cúng an vị các vị thần + 10 giờ đến 11 giờ: Dùng cơm chay + 16 giờ đến 17 giờ: Dùng cơm chay + 18 giờ đến 20 giờ: Lễ cầu an + 20 giờ đến 23 giờ: Đãi cháo chay - Ngày 20 tháng 02 (nhằm 16-01 âm lịch)