SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN THIỆN LỘC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢỢNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CÁM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình tác giả nhận được sự hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình, được truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức quý báu của tập thể
Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia trong chương trình đào tạo Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý công.
Với tình cảm chân thành nhất, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ban Giám đốc Học viện, Quý Thầy cô Khoa Sau đại học, Quý Giảng viên đã
trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học
viện. Đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣợng – Người đã tận tình hướng dẫn,
hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều để tác giả hoàn thiện Luận văn này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo và tập thể các
Chuyên viên của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương
và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương,… đã tạo điều
kiện, giúp đỡ cung cấp về mặt tài liệu và số liệu để tác giả hoàn thành Luận văn
này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh Đề tài,
nhưng chắc chắn Luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất
định. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp quý báu
từ Quý Thầy cô và các bạn Học viên.
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn “Quản lý nhà nước về công tác thanh
niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu khoa học của tác
giả, được PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣợng hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ để hoàn
thiện. Các tài liệu, số liệu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2017
Tác giả
Trần Thiện Lộc
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1. Bảng 1.1: Dân số thanh niên Việt Nam .................................................. 14
2. Bảng 1.2: Dân số thanh niên Việt Nam theo nhóm tuổi.......................... 15
3. Bảng 1.3: Tỷ lệ lao động là thanh niên trong tổng số lao động có việc
làm....................................................................................................................... 16
4. Bảng 1.4: Số lượng sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2011 – 2015............. 17
5. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên ........ 35
6. Bảng 2.1: Dân số thanh niên tỉnh Bình Dương ....................................... 45
7. Bảng 2.2: Dân số thanh niên tỉnh Bình Dương theo nhóm tuổi
.............................................................................................................................
46
8. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên
địa bàn tỉnh Bình Dương ...................................................................................... 54
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục Bảng biểu, sơ đồ
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN..................................................................... 8
1.1. Thanh niên và công tác thanh niên.............................................................. 8
1.1.1. Khái niệm thanh niên ........................................................................... 8
1.1.2. Vị trí, vai trò của thanh niên ............................................................... 11
1.1.3. Khái niệm công tác thanh niên ........................................................... 16
1.1.4. Hệ thống các tổ chức thanh niên......................................................... 20
1.2. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên ................................................. 20
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước ............................................................... 20
1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên ........................... 21
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên .................. 26
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên............................. 33
1.3. Quan điểm của Đảng và pháp luật, chính sách Nhà nước trong phát triển
thanh niên Việt Nam ....................................................................................... 33
1.3.1. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên....................................... 33
1.3.2. Pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển thanh niên.............. 36
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên của thành phố Hồ
Chí Minh......................................................................................................... 37
Tiểu kết Chƣơng 1......................................................................................... 39
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC
THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG ............................ 40
2.1. Tổng quan tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương............................. 40
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình
Dương............................................................................................................. 42
2.2.1. Tình hình thanh niên........................................................................... 42
2.2.2. Tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
công tác thanh niên........................................................................................... 45
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh
Bình Dương...................................................................................................... 52
2.2.4. Thực trạng giám sát, thanh tra, kiểm tra nhiệm vụ quản lý nhà nước về
công tác thanh niên........................................................................................... 70
2.3. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn
tỉnh Bình Dương ............................................................................................. 71
2.3.1. Những ưu điểm................................................................................... 71
2.3.2. Những hạn chế.................................................................................... 73
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 75
Tiểu kết Chƣơng 2......................................................................................... 77
Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG....... 78
3.1. Nhóm các giải pháp về nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và đội
ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay........ 78
3.2. Nhóm các giải pháp về công tác thống kê, nghiên cứu, dự báo, đánh giá tình
hình thanh niên định kỳ và lập kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về công tác thanh niên...................................................................... 84
3.3. Nhóm các giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định của tỉnh
đối với công tác thanh niên thông qua thể chế hóa các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước .................................................................................... 87
3.3.1.Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định tạo cơ hội và điều kiện thuận
lợi cho thanh niên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ
năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu tình hình mới............................................ 88
3.3.2.Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định nhằm góp phần nâng cao chất
lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho
thanh niên......................................................................................................... 89
3.3.3.Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định trong xây dựng môi trường xã
hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao thể chất, tinh thần, kỹ
năng sống......................................................................................................... 91
3.3.4.Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định trong giáo dục chính trị tư
tưởng, giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống, pháp luật cho thanh
niên .................................................................................................................. 92
3.4. Nhóm các giải pháp về đổi mới nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về
công tác thanh niên hiện nay nói chung, tại Bình Dương nói riêng.................. 93
3.4.1.Đổi mới nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên
......................................................................................................................... 93
3.4.2.Đổi mới phương pháp quản lý nhà nước về công tác thanh niên
....................................................................................................................... 102
Tiểu kết Chƣơng 3....................................................................................... 104
KẾT LUẬN.................................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 108
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
phát triển của xã hội, có vị trí quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử hình thành
và phát triển của tất cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VII
về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lượng
xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có
thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong
cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con
đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh
niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn
đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị
trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. [1]
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và nền kinh tế tri thức
trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế rộng rãi hiện nay là cơ hội, môi
trường thuận lợi để thanh niên Việt Nam tiếp thu tinh hoa nhân loại, thể hiện và
khẳng định tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của tuổi trẻ, cống hiến cho sự phát triển của
đất nước. Thanh niên Việt Nam đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị
kinh tế, cũng như tâm lý, lối sống…, song song đó tồn tại nhiều thách thức, khi
mà một bộ phận thanh niên chưa tìm được lý tưởng sống, trình độ, năng lực
cũng như kỹ năng tạo lập còn yếu, một bộ phận khác lại có lối sống thực dụng
xa rời ý chí vươn lên khắc phục những khó khăn trong cuộc sống, điều này đã
gây không ít trở ngại cho công tác quản lý thanh niên hiện nay.
2
Bình Dương là thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một
trong những trung tâm phát triển năng động, có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa cao, Bình Dương đang phát triển mạnh các Khu Công nghiệp
và Liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị lớn, là địa điểm hấp dẫn thu hút
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ của tỉnh đã mở ra cơ hội thể hiện bản
thân, cơ hội việc làm không chỉ cho thanh niên tại chổ mà còn thu hút lao động
là thanh niên của nhiều nơi khác quy tụ. Với lực lượng thanh niên đông đảo, đây
vừa là lợi thế, vừa là thách thức cho Bình Dương. Lợi thế nguồn nhân lực trẻ,
năng động sẽ là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự ổn định và phát triển
kinh tế – xã hội, nhưng thách thức đặt ra là phải làm thế nào để định hướng cho
thanh niên ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình; tạo lập và xây dựng môi
trường sống, học tập và làm việc tích cực; tạo động lực thúc đẩy thanh niên
không ngừng học tập, rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh cá nhân, trau dồi kỹ năng,
dám nghĩ, dám làm, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung là việc làm vô
cùng quan trọng và cấp thiết đặt ra cho quản lý nhà nước về công tác thanh niên
trên địa bàn tỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý nhà nước về công tác thanh
niên, đồng thời qua thực tiễn công việc đang phụ trách tại Phòng Nội vụ thị xã
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về
công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài Luận văn tốt
nghiệp chương trình cao học Quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, tác giả biết được trước và sau khi Quốc
hội ban hành Luật Thanh niên ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khóa X ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW
ngày 25 tháng 7 năm 2008 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
3
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có một số công
trình nghiên cứu và bài viết về công tác thanh niên trong phạm vi cả nước với
góc độ vĩ mô của quản lý nhà nước, đưa ra các quan điểm nhìn nhận về vai trò,
trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên và vai trò, nghĩa vụ của thanh niên
đối với nhà nước và xã hội, cũng như những thời cơ, thách thức của thanh niên
trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế – xã hội và lịch sử như: Đề
tài nghiên cứu cấp nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối với
thanh niên” do PTS. Nguyễn Văn Trung làm Chủ nhiệm, năm 1995; Đề tài
nghiên cứu cấp bộ “Cơ sở khoa học nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do TS. Vũ Đăng Minh – Vụ
trưởng Vụ Công tác thanh niên làm Chủ nhiệm, năm 2012; Đề tài nghiên cứu
cấp bộ “Đặc trưng tâm lý tư tưởng của thanh niên dưới tác động của cơ chế thị
trường” do Trần Xuân Vinh làm Chủ nhiệm, năm 1992; Đề tài nghiên cứu cấp
bộ “Tình hình thanh niên thế kỷ XX – Những sự kiện quan trọng nhất” do ThS.
Phạm Bằng làm Chủ nhiệm, năm 1999; Chương trình nghiên cứu cấp bộ
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả công tác thanh vận trong
tình hình mới” do PGS.TS Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn làm Chủ nhiệm, năm 2014; “Quản lý nhà nước về công tác
thanh niên” của tác giả Nguyễn Vĩnh Oánh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
năm 1995; “Chính sách và Quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở một số
nước trên thế giới” của tác giả Nguyễn Văn Trung, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, năm 1997; Chuyên đề “Chính sách thanh niên – thực trạng, đổi mới việc
xây dựng và thực hiện” do Chu Xuân Việt làm Chủ nhiệm, năm 2001; “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đăng
trên Tạp chí Cộng sản ngày 09 tháng 8 năm 2008 ; “Quản lý nhà nước về công
tác thanh niên hiện nay” của tác giả Vũ Hồng Kiên, đăng trên Tạp chí Tổ chức
nhà nước ngày 10 tháng 7 năm 2013;...
4
Bên cạnh đó, tác giả biết được một số tác giả khác đã lựa chọn đề tài có
liên quan đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên làm đề tài Luận văn Thạc
sĩ như: Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong giai đoạn hiện
nay từ thực tế tỉnh Phú Thọ”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2011 của tác
giả Nguyễn Thị Hoài Lan; Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ
thực tiễn tỉnh Bắc Giang”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2012 của tác giả
Phan Văn Giang; Đề tài “Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên – nghiên
cứu thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm
2012 của tác giả Đoàn Hùng Vũ Hưng; Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác
thanh niên ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm
2015 của tác giả Nguyễn Thị Hường; Đề tài “Quản lý nhà nước về thanh niên
trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2015 của
tác giả Đỗ Khắc Tiến; Đề tài “Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên tại
tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2015 của tác giả Lê Quang
Quỳnh,... Các đề tài nghiên cứu nêu trên đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về
công tác thanh niên và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất
lượng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên cơ sở phân tích, lý giải
nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động và thực trạng tại một số địa
phương. Đến nay, vẫn chưa có đề tài nào lựa chọn nghiên cứu thực tiễn quản lý
nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chính vì vậy,
trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả sẽ tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về
công tác thanh niên ở tỉnh Bình Dương hiện nay, để từ đó đề xuất các giải pháp
phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà
nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về
công tác thanh niên và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh
5
niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
của những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản
lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Nhiệm vụ: Luận văn tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ chính sau đây:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác
thanh niên;
+ Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh
niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
+ Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về
công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa
bàn tỉnh Bình Dương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Thời gian: Từ năm 2011 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng chủ
nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước
trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề cụ thể, Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để
nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác thanh niên, các báo
cáo của cơ quan có thẩm quyền và các công trình khoa học, đề tài, đề án, bài báo
6
khoa học có liên quan đã công bố; từ đó tác giả thực hiện việc đối chiếu, tham
khảo số liệu, phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra.
- Phương pháp phân tích: phương pháp này được tác giả sử dụng để xem
xét, đánh giá một cách cụ thể quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Từ đó,
phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên,
đánh giá và phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên
tại tỉnh Bình Dương, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các
hạn chế.
- Phương pháp thu thập số liệu: tác giả sử dụng phương pháp này trong
việc nghiên cứu các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền và các công trình khoa
học, đề tài, đề án, bài báo khoa học có liên quan để tìm kiếm, nghiên cứu và thu
thập các dữ liệu, số liệu về thanh niên phục vụ cho yêu cầu và mục đích nghiên
cứu của Luận văn.
- Phương pháp tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để khái quát
nội dung của từng vấn đề trong luận văn, rút ra được những nhận xét, kết luận
mang tính tổng quan, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Các phương pháp nghiên cứu này được sử dụng kết hợp với nhau nhằm
mục đích đảm bảo cho nội dung nghiên cứu của Luận văn vừa có ý nghĩa lý luận
vừa mang ý nghĩa thực tiễn và khoa học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về
công tác thanh niên.
- Qua phân tích thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại
tỉnh Bình Dương, Luận văn đề ra các giải pháp thích hợp, nếu được áp dụng sẽ
góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
7
- Những kết quả nghiên cứu của Luận văn này có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh
niên nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Bảng biểu, sơ đồ và Danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được kết cấu thành 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác
thanh niên.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa
bàn tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh
niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
8
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1. Thanh niên và công tác thanh niên
1.1.1. Khái niệm thanh niên
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
phát triển của xã hội ở hiện tại và là chủ thể sáng tạo của tương lai; thanh niên
có vị trí quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của tất
cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.
Hiện nay, khái niệm thanh niên được định nghĩa chưa có sự thống nhất,
tùy thuộc vào nội dung và góc độ tiếp cận mà người ta đưa ra các khái niệm
khác nhau về thanh niên. Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin,
năm 1999, định nghĩa “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng
thành” [43, tr.871], khái niệm này nhìn nhận thanh niên dưới hai góc độ là độ
tuổi – sinh học, và sự phát triển đến một mức được cho là hoàn chỉnh, đầy đủ về
mọi mặt – sự trưởng thành.
Từ góc độ sinh học, thanh niên là giai đoạn được xác định khi mà quá
trình phát triển của cơ thể con người đã trải qua một khoảng thời gian nhất định,
ở giai đoạn này sự phát triển về mặt sinh học như tầm vóc, hệ các cơ quan bên
trong và các bộ phận bên ngoài của cơ thể đã dần hoàn thiện về mặt chức năng.
Độ tuổi thanh niên được quy định tùy thuộc vào quan điểm và nhận thức của
mỗi quốc gia, dao động từ 12 đến 35 tuổi, khái niệm độ tuổi có thể chỉ bao hàm
về mặt thời gian và mức độ phát triển sinh học của cơ thể con người hoặc phản
ánh vị thế xã hội và hoạt động đặc trưng nhất định của một bộ phận con người
trong xã hội; để xác định độ tuổi của một cá thể thanh niên có thể dựa vào tuổi
sinh học, tuổi xương, tuổi răng hoặc tuổi dậy thì,....
9
Từ góc độ sự trưởng thành, thanh niên được xem là giai đoạn phát triển
chuyển tiếp từ thiếu nhi sang giai đoạn hoạt động tương đối độc lập với tư cách
là một công dân có trách nhiệm. Theo đó, những cá nhân đạt đến một độ tuổi
nhất định về mặt pháp lý tùy theo từng quốc gia, thì được coi là đã đạt tới tuổi
trưởng thành về tuổi tác, nhận thức và phải chịu trách nhiệm về các hành vi của
mình. Sự trưởng thành này là phép đo của sự trưởng thành về sinh lý, thể chất,
cũng như trong suy nghĩ, nhận thức, tích lũy về kinh nghiệm sống và trình độ
học vấn qua thời gian; khả năng giao tiếp, thấu hiểu, kết nối và duy trì các mối
quan hệ xã hội, bộc lộ năng lực hoạt động trong một môi trường văn hóa, xã hội
đặc thù. Mức độ trưởng thành còn thể hiện qua khả năng đóng góp cho nền kinh
tế – xã hội từ góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng to lớn
và nguồn bổ sung quan trọng hàng đầu cho lực lượng lao động trên tất cả các
lĩnh vực, quyết định đến sự phát triển có hiệu quả của cả nền kinh tế – xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học Mác – Lênin
định nghĩa con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể
trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người vừa là
sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật, vừa là sản
phẩm hoạt động của chính bản thân con người, “là thực thể thống nhất giữa các
yếu tố sinh vật và các yếu tố xã hội” [5, tr. 520]. Theo đó, thanh niên là một giai
đoạn phát triển nhất định của cơ thể con người, do đó, nó mang những bản chất
đặc trưng của con người, nó là một khái niệm dùng để chỉ một bộ phận người
tồn tại ở một độ tuổi nhất định trong một giai đoạn xác định, một không gian
nhất định có thể của một dân tộc, một quốc gia hoặc thậm chí là quy mô của cả
xã hội loài người, với những đặc điểm sinh học, tâm lý và sự phát triển nhận
thức ở một trình độ nhất định.
Tại Việt Nam, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khóa X khẳng định “Thanh niên là lực lượng
xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận
10
mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công
việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung
sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự
khẳng định mình…”. Để xác định độ tuổi thanh niên Việt Nam, trong quá trình
xây dựng Luật Thanh niên, có rất nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia và
các nhà khoa học được đưa ra bàn bạc, thảo luận để đi đến sự thống nhất khi ban
hành:“Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười
sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [26, Điều 1].
Từ các phân tích trên cho thấy, để nhìn nhận và đưa ra khái niệm thanh
niên, cần phải đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện dưới nhiều góc
độ khác nhau, từ những đặc điểm sinh học, tâm lý,... cho đến sự phát triển của
nhận thức đến một mức độ nhất định; gắn thanh niên với mọi giai cấp, mọi tầng
lớp trong xã hội và trên mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội.
Với cách hiểu về thanh niên như vậy, theo tác giả: Thanh niên là một lực
lượng xã hội đặc thù, ở độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, mang những đặc trưng tâm,
sinh lý, sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ; luôn năng động, sáng tạo,
muốn tự khẳng định mình; có mặt trong tất cả các nhóm dân tộc, giai cấp, tầng
lớp trong xã hội và trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, là nguồn
lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện tại và tương lai.
Theo cách quản lý và phân loại đối tượng thanh niên của Trung ương
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam được chia thành
các nhóm sau: thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh niên công
chức và viên chức, thanh niên đô thị, thanh niên học sinh và sinh viên, thanh
niên trong các lực lượng vũ trang. Các nhóm thanh niên đặc thù bao gồm: thanh
niên dân tộc thiểu số, thanh niên có đạo, thanh niên đang học tập, lao động ở
nước ngoài. Các nhóm thanh niên yếu thế bao gồm: thanh niên bị nhiễm
HIV/AIDS, thanh niên khuyết tật, thanh niên sau cai nghiện và sau cải tạo trở về
tái hòa nhập với cộng đồng.
11
1.1.2. Vị trí, vai trò của thanh niên
Với vai trò là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện
tại và tương lai, thanh niên luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát
huy nhân tố và nguồn lực con người.
Theo Tổng cục Thống kê, dân số thanh niên nước ta luôn chiếm tỷ lệ cao
trong cơ cấu dân số, tính đến năm 2014 là 25.078.764 người, chiếm 27,7% dân
số, trong đó, thanh niên tại khu vực nông thôn là 17.797.550 người, thanh niên
thành thị là 7.281.214 người, với tỷ lệ chênh lệch giữa hai nhóm trong giai đoạn
2010 – 2014 luôn ở mức 40%/năm [6, tr.9]. Thống kê cho thấy, số lượng thanh
niên chiếm tỷ lệ gần 1/3 dân số cả nước, tạo ra nguồn lực lao động dồi dào cho
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Bảng 1.1: Dân số thanh niên Việt Nam
Năm
Dân số
cả nƣớc
(ngƣời)
Dân số thanh niên (ngƣời) Tỷ lệ %
trong dân
số cả nƣớcTổng số Nam Nữ
2010 86.747.807 25.186.772 12.744.507 12.442.265 29,0
2011 87.610.847 25.328.073 12.816.005 12.512.068 28,9
2012 88.772.900 25.409.821 12.885.784 12.524.037 28,6
2013 89.716.000 25.382.161 12.889.073 12.493.088 28,3
2014 90.493.000 25.078.764 12.756.842 12.321.922 27,7
(Nguồn: Tổng cục Thống kê,
Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tháng 6 năm 2015)
12
Bảng 1.2: Dân số thanh niên Việt Nam theo nhóm tuổi
Năm
Dân số
thanh niên
(ngƣời)
Dân số thanh niên theo nhóm tuổi (ngƣời)
Nhóm
16 – 19 tuổi
Nhóm
20 – 24 tuổi
Nhóm
25 – 30 tuổi
2010 25.186.772 7.304.164 8.135.327 8.236.074
2011 25.328.073 7.294.485 8.130.311 9.747.281
2012 25.409.821 7.265.710 8.087.960 9,903.277
2013 25.382.161 6.964.135 8.187.589 10.056.150
2014 25.078.764 6.007.168 8.963.092 10.107.694
(Nguồn: Tổng cục Thống kê,
Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tháng 6 năm 2015)
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “cơ cấu dân
số vàng”, với tỷ lệ thanh niên cao nhất trong lịch sử phát triển nhân khẩu học
của đất nước và dự kiến thời kỳ này sẽ kéo dài cho đến năm 2040. “Cơ cấu dân
số vàng” là thời kỳ cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi lao động chiếm
tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc, thời kỳ này đem đến cơ hội nguồn lao
động dồi dào, tạo ra lượng của cải vật chất lớn để tích lũy cho tương lai. Kinh
nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, “cơ cấu dân số vàng” là giai đoạn
các nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước công nghiệp.
Do đó, đây là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển kinh tế – xã hội và phát
huy tối đa tiềm lực của đất nước thông qua đẩy mạnh vai trò của lực lượng thanh
niên, điều này càng cho thấy vị trí và vai trò của thanh niên Việt Nam, vừa là
nguồn nhân lực đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, vừa là một
trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước.
Thứ nhất, thanh niên là lực lượng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lực lượng
lao động xã hội, tham gia sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực của các
13
thành phần kinh tế, hàng năm có từ 1,2 đến 1,6 triệu thiếu niên bước vào độ tuổi
thanh niên, là nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho nhu cầu lao động của nền
kinh tế – xã hội. [40]
Bảng 1.3: Tỷ lệ lao động là thanh niên trong tổng số lao động có việc làm
Năm
Tổng số lao động
có việc làm
(nghìn ngƣời)
Lao động
là thanh niên
(nghìn ngƣời)
Tỷ lệ % trong tổng
số lao động có
việc làm
2011 51.724 15.206 29,4
2012 52.348 14.343 27,4
2013 53.246 14.216 26,7
2014 53.748 13.866 25,8
2015 53.984 14.251 26,4
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2015)
Thứ hai, thanh niên tham gia lao động trong các thành phần kinh tế đã có
sự thay đổi đáng kể, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, số thanh niên tham gia lao động
ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ 87,7% [39]. Trình độ chuyên môn,
kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế
dù còn thấp nhưng đang ngày càng tăng. Cụ thể, lực lượng lao động thanh niên
có trình độ trung cấp chuyên nghiệp năm 2008 là 4,1%, năm 2009 là 6,2%, năm
2012 là 7,5%; tương tự qua các năm, trình độ cao đẳng, đại học là 5,5%, 7,8%
và 8,7% [41]. Bên cạnh đó, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2011 – 2015, có
khoảng 400 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng bổ sung nguồn nhân
lực đã qua đào tạo cho lực lượng lao động. Với một lực lượng đông đảo về số
lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao, thanh niên là nguồn lực tiềm
năng to lớn của nước ta trong việc phát huy nội lực của đất nước để phát triển.
14
Bảng 1.4: Số lƣợng sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2011 – 2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Sinh viên tốt nghiệp
(nghìn ngƣời)
398,2 425,2 406,3 441,8 353,6
Sinh viên công lập
tốt nghiệp
(nghìn ngƣời)
334,5 357,2 350,6 377,9 308,7
Sinh viên ngoài
công lập tốt nghiệp
(nghìn ngƣời)
63,7 68,0 55,7 63,9 44,9
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Năm 2015)
Thứ ba, vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự – kinh tế
của đất nước, ngày càng được Đảng và Nhà nước đề cao trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu chiến lược của khởi nghiệp là
nhằm khơi dậy, hỗ trợ và phát triển tinh thần kinh doanh của thanh niên – lực
lượng năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình, điều đó càng cho thấy vai
trò quan trọng của thanh niên trong việc nảy sinh và hình thành các ý tưởng kinh
doanh tốt, phát triển thành các dự án kinh doanh khả thi với các mô hình sản
xuất – kinh doanh hiệu quả, xây dựng tiềm lực và nâng cao khả năng cạnh tranh
bằng những hàng hóa – dịch vụ chiến lược, chứa đựng những nét riêng biệt cho
đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Thứ tư, thanh niên là lực lượng xung kích, đi đầu trong công cuộc lao
động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế
quốc tế với nhiều cơ hội để mở rộng và tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ,
khoa học – công nghệ hiện đại trên thế giới, có điều kiện tiếp xúc, giao lưu văn
hóa, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu ra ngoài biên giới quốc gia. Thanh niên
với lực lượng đông đảo, sung sức nhất về thể chất, được trang bị vững chắc về
15
trí tuệ, kỹ năng, luôn năng động, sáng tạo, ham học hỏi, muốn tự khẳng định
mình sẽ là nhân tố quyết định, đẩy mạnh quá trình hội nhập, nâng cao vị thế
nước ta trên trường quốc tế, có điều kiện để đảm bảo lợi ích của đất nước, xây
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc, đồng thời
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước có hiệu
quả hơn.
Thứ năm, thanh niên từ thế hệ này đến thế hệ khác, kế thừa truyền thống
của các thế hệ cha ông đi trước luôn phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, khát
vọng vươn lên không quản ngại gian khổ, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều lãnh tụ thiên tài, anh hùng lỗi lạc, lập nhiều
chiến công xuất sắc lúc đang còn ở tuổi thanh niên. Trong quá trình lãnh đạo đất
nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò của thanh niên, xác định cách mạng Việt Nam
có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc
vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, bởi vì
“Họ là đạo quân xung kích của giai cấp vô sản quốc tế và đội hậu bị tin cậy của
Đảng” [10, tr. 121].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra khả năng cách mạng to lớn của thanh niên
cũng như những tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc kiến thiết, xây
dựng nước nhà và “Muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh
niên” [23] bởi vì “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [22]. Chính vì
vậy, kể từ khi Đảng ta ra đời, được lý tưởng cách mạng soi đường, thanh niên
Việt Nam đã hăng hái tham gia phong trào đấu tranh, sẵn sàng chấp nhận mọi hy
sinh gian khổ, cùng Đảng và dân tộc làm nên nhiều thắng lợi vĩ đại với tinh thần
tình nguyện, xung kích “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Thứ sáu, thanh niên là một trong những lực lượng quan trọng tham gia
quản lý nhà nước và xã hội. Tham gia quản lý nhà nước là quyền và nghĩa vụ
của mỗi công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, thanh niên là lực
16
lượng trẻ, sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động và sáng
tạo càng phải “tham gia ý kiến vào công việc của Chính phủ, chiến đấu giữ lấy
nền độc lập và tự rèn luyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh
mà gánh vác việc trọng đại của nước nhà” [24, tr.29]. Là lực lượng được thừa
hưởng những thành quả của cách mạng, tiếp cận với tinh hoa của thời đại hòa
bình và được đào tạo đầy đủ so với các thế hệ đi trước, thanh niên là nguồn nhân
lực có chất lượng về trí tuệ và thể chất đóng góp cho công tác quản lý nhà nước
và xã hội thông qua “được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị
với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây
dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp
luật khác” [26, Điều 16].
Với niềm tin sâu sắc vào thanh niên, Đảng và Nhà nước ta đã không
ngừng bồi dưỡng, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên,
tạo điều kiện tốt nhất cho thanh niên học tập, rèn luyện và trưởng thành. Vì vậy,
để xứng đáng với vai trò người chủ của hiện tại và tương lai, xứng đáng với kỳ
vọng của xã hội, thanh niên phải không ngừng nỗ lực rèn luyện thể chất, trí tuệ,
tinh thần, lực lượng của mình, phải đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng
nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
1.1.3. Khái niệm công tác thanh niên
Thanh niên tiêu biểu cho sức mạnh của dân tộc, thanh niên có mạnh dân
tộc mới mạnh, trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên. Bối
cảnh đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có rất nhiều cơ hội và cũng đan xen không ít
những khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, vấn đề thanh niên và công tác thanh
niên luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng và đặt niềm tin sâu sắc vào
lực lượng thanh niên. Bản thân thanh niên cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và
17
sứ mệnh của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm, không ngừng nỗ lực, phấn đấu
học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ tri thức, đạo đức cách mạng để
thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo
nàn, lạc hậu, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới, góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó cho thấy, thanh niên và công tác thanh niên
ngày càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng.
Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 1999 định
nghĩa “công tác” là “công việc của nhà nước, của đoàn thể” hoặc “thực hiện
công việc của nhà nước, của đoàn thể” [43]. Với định nghĩa này, công tác thanh
niên được hiểu là công việc của nhà nước, của đoàn thể liên quan đến thanh niên
hoặc việc thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà nước, của đoàn thể liên
quan đến thanh niên. Định nghĩa này chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của công
tác thanh niên, chỉ nêu lên được một phần của công tác thanh niên mà chưa thể
hiện rõ mục đích của công tác thanh niên. Bởi vì công tác thanh niên là hoạt
động hàm chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội đối
với thanh niên, nhằm đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của thanh niên và yêu
cầu phát triển của xã hội, đó là quá trình tạo ra môi trường kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội ổn định, định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện, tự giáo dục,
tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành.
Ở nước ta, công tác thanh niên được xác định là một bộ phận quan trọng
trong công tác Dân vận của Đảng, là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận
động thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng. Điều đó có
nghĩa là, công tác thanh niên được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và chỉ các chủ
thể hợp pháp, phù hợp với định hướng của Đảng mới được thừa nhận trong thực
hiện công tác thanh niên. Theo đó, công tác thanh niên là sự tác động tổng hợp
qua lại của các chủ thể trong xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính
trị – xã hội (mà trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt)
và xã hội vào đối tượng cụ thể là thanh niên theo những mục tiêu và định hướng
18
phát triển của Đảng ta, là quá trình đưa thanh niên vào hoạt động thực tiễn cách
mạng, đồng thời là quá trình định hướng giúp thanh niên tự giáo dục, tự hoàn
thiện nhân cách của mình.
Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên giải thích “Công tác thanh
niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi
dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng
thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [11, Khoản 2 Điều 4].
Đặt công tác thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước càng khẳng định rõ công tác thanh niên là một hoạt động tự giác, có mục
đích chính trị và mục tiêu xã hội rõ ràng, không phải ai, và bất kỳ tổ chức nào
muốn làm gì và làm như thế nào đối với thanh niên cũng được. Để đạt được mục
tiêu của công tác thanh niên, mỗi chủ thể khác nhau phải xác định những nội
dung hoạt động cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình và tuân thủ
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đó, Đảng lãnh
đạo công tác thanh niên thông qua chủ trương, đường lối mà Đảng đã định
hướng cho sự phát triển của lực lượng thanh niên trên cơ sở xác định nhu cầu và
yêu cầu phát triển của xã hội. Các cơ quan của bộ máy nhà nước thực hiện công
tác thanh niên thông qua việc hoạch định, ban hành, tổ chức thực hiện, đầu tư
ngân sách và giám sát, kiểm tra, xử lý những sai phạm trong quá trình triển khai
thực hiện các chính sách, pháp luật dành cho thanh niên; tổ chức điều tra, nghiên
cứu một cách có hệ thống về thanh niên; xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy
và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh niên. Các tổ chức
chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
và các tổ chức khác cùng toàn xã hội tiến hành công tác thanh niên thông qua
tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật dành cho
thanh niên, tham gia giáo dục, định hướng, tạo lập môi trường sống ổn định,
19
lành mạnh, hỗ trợ thanh niên trong lập thân, lập nghiệp; đoàn kết, tập hợp thanh
niên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì tương lai của dân tộc, “tham
gia ý kiến vào công việc của Chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn
luyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng
đại của nước nhà” [24, tr.29].
Tuy vậy, trong thực tiễn, công tác thanh niên và công tác Đoàn thường
được nhìn nhận một cách tương đồng về khái niệm. Điều này xuất phát từ điểm
đặc biệt trong các chủ thể tiến hành công tác thanh niên, đó chính là Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, với tư cách là tổ chức chính trị – xã hội của
thanh niên Việt Nam, gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý
tưởng của Đảng, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã
hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh
thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý
nhà nước và xã hội; tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng xung kích cách mạng,
là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền
lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; là lực lượng nòng cốt chính trị trong
phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam. Chính điều này
cho chúng ta thấy được, công tác thanh niên và công tác Đoàn có mối liên hệ
chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, công tác Đoàn chính là một phần của công
tác thanh niên và sự thành công của công tác Đoàn sẽ góp phần cho sự thành
công của công tác thanh niên.
Từ những phân tích trên, tác giả nhìn nhận “công tác thanh niên là những
hoạt động của các chủ thể trong xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức
chính trị – xã hội (mà trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là
nòng cốt) và của toàn xã hội tác động tổng hợp qua lại lên đối tượng là thanh
20
niên nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển
của xã hội, thông qua quá trình tạo lập môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội ổn định, định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện, tự giáo dục, tự
hoàn thiện nhân cách và trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng đóng góp cho sự
nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.
1.1.4. Hệ thống các tổ chức thanh niên
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay
không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn
luyện thế hệ thanh niên.
Chính vì vậy, để thanh niên giác ngộ được lý tưởng cách mạng, nhận thức
được sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và nền kinh tế tri thức
trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế rộng rãi hiện nay là cơ hội, môi
trường thuận lợi để thanh niên tiếp thu tinh hoa nhân loại, thể hiện và khẳng
định tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của tuổi trẻ, cống hiến cho sự phát triển của đất
nước, cần phải có một tổ chức thanh niên đủ lớn, có uy tín, nhằm đoàn kết, tập
hợp, dẫn dắt thanh niên thực hiện đúng vai trò lịch sử của mình.
Luật Thanh niên quy định “Tổ chức thanh niên bao gồm Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt
Nam và các tổ chức khác của thanh niên được tổ chức và hoạt động theo điều lệ
của tổ chức và trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật”. [26, Điều 32]
1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc
Theo Giáo trình Lý luận Hành chính nhà nước, “quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật
và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của
đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ
nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [18, tr. 7-8.]. Từ khái niệm
21
trên, chúng ta thấy được, khác với quản lý của các tổ chức khác, quản lý nhà
nước mang những đặc trưng riêng biệt:
Thứ nhất, hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành bởi các cơ quan, cá
nhân trong bộ máy nhà nước và được nhà nước trao quyền thực hiện các chức
năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ hai, đối tượng của quản lý nhà nước có quy mô rất lớn bao gồm tất cả
các cá nhân, tổ chức đang sinh sống, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
và công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Thứ ba, quản lý nhà nước là hoạt động quản lý toàn diện, điều chỉnh mọi
khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở quy định của pháp luật, kết hợp giữa
quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ trên tất cả các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.
Thứ tư, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, sử
dụng quyền lực nhà nước thông qua các công cụ pháp luật, chính sách của nhà
nước để thực hiện quản lý xã hội.
Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, mang tính
phi lợi nhuận, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên
Quản lý nhà nước là hoạt động quản lý toàn diện, điều chỉnh mọi khía
cạnh hoạt động của xã hội bằng các quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Đồng
thời đối tượng của quản lý nhà nước có quy mô rất lớn bao gồm tất cả các cá
nhân, tổ chức đang sinh sống, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và
công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, được xem là một bộ
phận của xã hội, thanh niên nói riêng hay công tác thanh niên nói chung là một
trong tất cả các đối tượng quản lý của nhà nước.
Cho đến nay “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên” vẫn là khái niệm
chưa có định nghĩa thống nhất, theo một số tác giả, từ góc độ chức năng của
22
quản lý nhà nước “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là những hoạt động
lập pháp và lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chế định ra
những quy định về công tác thanh niên; là hoạt động quản lý nhà nước trong
phạm vi những công việc về hành chính của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
có liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của nhà nước về sự phối
hợp tất cả các cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh
niên, đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện của
nhà nước” [25, tr. 143]; hay “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là hoạt
động xây dựng thể chế có liên quan đến thanh niên, là sự quản lý của các cơ
quan nhà nước theo các chế định pháp luật, chính sách để điều chỉnh, phối hợp
thống nhất việc triển khai nhiệm vụ công tác thanh niên của các tổ chức, lực
lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của Đảng về công tác giáo dục,
bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên” [21, tr. 87-88], hoặc từ góc độ thực
thi nhiệm vụ của quản lý nhà nước thì “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên
là hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi những công việc về giáo dục, hành
chính, tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có liên quan đến thanh
niên”, “là hoạt động điều hành của nhà nước về sự phối hợp tất cả các cơ quan,
bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên; đặt công tác thanh
niên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện và sự chi phối của nhà nước”
[17, tr. 105-106].
Những quan điểm trên đã chỉ ra được chức năng và nhiệm vụ của một số
chủ thể trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, tuy nhiên chưa phản
ánh một cách toàn diện và đầy đủ nội hàm của quản lý nhà nước về công tác
thanh niên trong thực tiễn Việt Nam. Bởi vì, công tác thanh niên là hoạt động
của các chủ thể trong xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã
hội mà trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt và của
toàn xã hội tác động tổng hợp qua lại lên đối tượng là thanh niên, chính vì vậy,
quản lý nhà nước về công tác thanh niên không đơn thuần chỉ là hoạt động phối
23
hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên của các chủ thể có thẩm
quyền trong hệ thống chính trị nói chung, trong bộ máy nhà nước nói riêng mà
còn có sự tham gia của xã hội – đó chính là nhân dân.
Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà
nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các
vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” và “Nhà nước tạo điều kiện để công
dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp
nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” [27, Điều 28], điều đó cho thấy
vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước trên tất cả các mặt
của đời sống xã hội, thể hiện rõ bản chất của nhà nước Việt Nam “là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” và “do
Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Thanh niên là
một bộ phận của xã hội, cũng chính là một phần của “nhân dân”, vì vậy, quản lý
nhà nước ngoài sự tham gia của nhân dân nói chung, còn có sự tham gia của
thanh niên để bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình, thảo luận, bàn bạc,
kiến nghị và đề xuất những quan điểm để xây dựng pháp luật, chính sách cho
thanh niên, cũng chính là lực lượng tham gia thực hiện, giám sát và kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên của các chủ
thể có thẩm quyền.
Trong thực tế, quản lý nhà nước về công tác thanh niên hay quản lý nhà
nước đối với thanh niên là những khái niệm được sử dụng phổ biến, đôi khi
được dùng như là những khái niệm tương đồng, đều cùng hướng đến mục tiêu
cuối cùng là chăm lo cho thanh niên. Tuy nhiên, về căn bản những khái niệm
này có nội hàm khác nhau, dù có cùng chủ thể quản lý là nhà nước, sự khác
nhau đó được thể hiện qua:
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu cần sự quản lý của nhà nước, nhà nước chỉ
thực hiện quản lý đối với thanh niên khi và chỉ khi nhà nước nhận thấy những
vấn đề phát sinh trong thanh niên cần phải điều chỉnh, nó xuất phát từ yêu cầu
24
phát triển của thanh niên trong xã hội khi nảy sinh các vấn đề cần pháp luật và
chính sách công để điều chỉnh. Trong khi đó, công tác thanh niên được xác định
là hoạt động tự giác của các chủ thể làm công tác thanh niên, xuất phát từ nhận
thức vai trò và tầm quan trọng của thanh niên trong xây dựng, bảo vệ và phát
triển đất nước, nhà nước phải chủ động trong tạo lập, định hướng, chăm lo cho
thanh niên để phát huy mọi tiềm năng vốn có của họ.
Thứ hai, về đối tượng quản lý, quản lý nhà nước đối với thanh niên là hoạt
động thông qua sử dụng pháp luật và chính sách của nhà nước để tác động lên
đối tượng thanh niên, tuy nhiên, phần lớn những pháp luật, chính sách này thực
tế được đan xen, lồng ghép trong sự tác động chung của nhà nước đối với tất cả
các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong khi đó, quản lý nhà nước về công tác
thanh niên là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên bằng
pháp luật và chính sách của nhà nước, thông qua cơ chế tác động, phân công,
phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các chủ thể có thẩm quyền thực hiện công tác
thanh niên trong xã hội để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đối tượng là
thanh niên – một lực lượng xã hội quan trọng, nhằm tuyên truyền, vận động,
thuyết phục thanh niên nhận thức vai trò của mình; đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục,
tạo mọi điều kiện để thanh niên phát huy tiềm năng của mình trong sự nghiệp
phát triển đất nước. Như vậy, đối tượng quản lý của quản lý nhà nước về công
tác thanh niên không chỉ có thanh niên mà còn bao hàm cả các cơ quan nhà nước
và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thanh niên.
Thứ ba, về phương pháp quản lý, trong quản lý nhà nước đối với thanh
niên thì phương pháp mệnh lệnh đơn phương dựa trên sự áp đặt của quyền lực
nhà nước là chủ yếu bên cạnh các phương pháp vận động, giáo dục và thuyết
phục nhằm điều chỉnh hành vi nói chung của thanh niên, quy định quyền và
nghĩa vụ của thanh niên đối với nhà nước và xã hội, để đạt được các mục tiêu
chính trị và kinh tế – xã hội của nhà nước, còn quản lý nhà nước về công tác
thanh niên xuất phát từ hoạt động tự giác của các chủ thể làm công tác thanh
25
niên thông qua cơ chế phối hợp, điều phối và huy động các chủ thể xã hội khác
tham gia vào quá trình tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thanh niên bằng các
phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, hỗ trợ, định hướng cho thanh
niên thấy được quyền và nghĩa vụ của mình, tự giác tuân thủ pháp luật, thực
hiện và tham gia các chính sách của nhà nước.
Từ những phân tích trên, có thể thấy quản lý nhà nước về công tác thanh
niên bao hàm cả sự quản lý của nhà nước đối với thanh niên, đó là hoạt động
quản lý nhà nước được tiến hành bởi các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà
nước thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc đề ra
các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ
chức, cá nhân và hành vi của xã hội liên quan đến thanh niên, chăm lo cho sự ổn
định và phát triển của thanh niên; là hoạt động quản lý nhà nước về công tác
thanh niên trong bộ máy hành chính nhà nước; là hoạt động điều hành của nhà
nước trong việc tổ chức và phối hợp các cơ quan, các tổ chức và xã hội trong
công tác thanh niên. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên còn bao gồm cả
các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với các chủ thể thực hiện công tác thanh niên, đồng thời cũng bằng các chính
sách, pháp luật, nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia
thực hiện các nhiệm vụ của công tác thanh niên.
Tóm lại, có thể hiểu quản lý nhà nước về công tác thanh niên là sự tác
động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước thông qua thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong
bộ máy nhà nước nhằm đề ra các chính sách, pháp luật và đảm bảo thực hiện có
hiệu lực, hiệu quả trên thực tế các chính sách, pháp luật đó bằng hoạt động điều
phối và huy động mọi nguồn lực cần thiết của xã hội trong thực hiện công tác
thanh niên, hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo lập môi trường kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội ổn định, định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện, tự
26
giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng
đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu trách
nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên theo đơn vị hành chính của cơ
quan quản lý hành chính nhà nước được xác định trong Luật Thanh niên và Nghị
định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Thanh niên.
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên
Luật Thanh niên quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác
thanh niên như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh niên;
- Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam là cơ quan tư vấn của Thủ
tướng Chính phủ về công tác thanh niên. Tổ chức, hoạt động của Ủy ban Quốc
gia về Thanh niên Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác thanh niên theo sự phân công của Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh
niên ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Theo đó, Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên quy định trách
nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
các cấp trong thực hiện công tác thanh niên như sau:
 Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước theo
ngành và lĩnh vực các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm lồng ghép các mục
tiêu, chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong việc xây dựng và thực hiện chiến
lược, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội thuộc Bộ, ngành mình quản lý,
trong đó, xác định rõ các nội dung hoạt động, cơ chế, chính sách và điều kiện
27
thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; phối hợp, tạo điều kiện cho Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức khác của thanh niên huy động
thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế – xã hội.
- Xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên thuộc
chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được Chính phủ phân công.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phát triển thanh
niên của bộ, ngành trên cơ sở bám sát nội dung Chiến lược phát triển thanh niên
Việt Nam.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong hệ thống quản lý của mình
thực hiện nhiệm vụ được phân công trong chương trình, kế hoạch phát triển
thanh niên của ngành, lĩnh vực và địa phương.
- Phân công lãnh đạo phụ trách, bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về công tác thanh niên; tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác
thanh niên thuộc bộ, ngành mình.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ nhiệm vụ quản lý nhà nước
về công tác thanh niên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ; chủ trì sơ kết, tổng kết
trong phạm vi bộ, ngành mình.
 Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp
- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính
sách thu hút thanh niên xung kích tham gia các chương trình, dự án phát triển
kinh tế – xã hội; kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án phát triển kinh tế –
xã hội do Ủy ban nhân dân cấp dưới và tổ chức thanh niên đảm nhiệm; xây dựng
quy hoạch về đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, y tế, tư vấn sức khoẻ, cơ sở
hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho các đối
tượng thanh thiếu niên phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương;
thành lập Hội đồng công tác thanh niên làm công tác tư vấn trong thực hiện
công tác thanh niên; thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;
28
- Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các
quy định theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
 Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam: chủ trì,
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây
dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong cả nước;
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Thanh niên, Nghị định
số 120/2007/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan; thống kê, tổng hợp và
định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chính
sách pháp luật đối với thanh niên và công tác thanh niên trong cả nước.
Theo Thông báo số 327-TB/TW ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Chính
trị về phê duyệt Đề án “Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh
niên”, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở Trung ương
giao Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công
tác thanh niên, thành lập “Vụ Công tác thanh niên” để giúp Bộ trưởng Bộ Nội
vụ thực hiện toàn diện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về
công tác thanh niên. Ở địa phương, bổ sung nhiệm vụ quản lý nhà nước về công
tác thanh niên cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giao cho Sở Nội vụ thực hiện
nhiệm vụ này, Sở Nội vụ được thành lập “Phòng Công tác thanh niên” để thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn; đối với Ủy
ban nhân dân cấp huyện không đặt vấn đề thành lập thêm Phòng chuyên môn
mà bổ sung thêm biên chế cho Phòng Nội vụ tham mưu thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn.
Như vậy, ngành Nội vụ được giao trách nhiệm chính trong tham mưu,
theo dõi và đôn đốc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác
thanh niên, có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành khác để thực
hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà quản lý nhà nước về công tác thanh
niên đặt ra.
29
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Nội vụ và Quyết định số 1471/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thành lập Vụ Công tác thanh niên trực thuộc Bộ Nội
vụ, Bộ Nội vụ là cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nước về công tác thanh niên, thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thanh niên và công tác
thanh niên; xây dựng Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam theo các giai
đoạn phát triển của đất nước.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị – xã hội
trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động quản lý nhà nước về công tác
thanh niên trong hệ thống các cơ quan nhà nước; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho
cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên của
cấp bộ và cấp tỉnh.
- Thực hiện các hoạt động đối ngoại nhà nước về công tác thanh niên.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác thanh niên của bộ, ngành và địa
phương.
- Tổng hợp, báo cáo số liệu thống kê định kỳ của bộ, ngành, địa phương;
chủ trì sơ kết, tổng kết công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong
toàn quốc.
- Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, khen thưởng tập thể, cá
nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh
niên của các bộ, ngành và địa phương.
30
Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BNV ngày 10 tháng 02 năm 2011 của
Bộ Nội vụ hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Sở Nội vụ,
Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về công tác thanh
niên, Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ là cơ quan có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân
dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn, có
các nhiệm vụ chính sau đây:
 Sở Nội vụ:
- Tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương về
thanh niên và công tác thanh niên; chỉ đạo, hướng dẫn cấp huyện thực hiện.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên trên cơ sở bám
sát nội dung của Trung ương và nhiệm vụ chính trị của địa phương; xây dựng và
thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên thuộc chức năng quản lý nhà
nước trên địa bàn.
- Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong xây dựng
và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội của địa phương. Trong đó, xác định rõ các nội dung hoạt động, cơ chế, chính
sách và điều kiện thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội trên địa
bàn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên; tổ chức bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà
nước về công tác thanh niên của địa phương.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh giao.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Bộ Nội
vụ; chủ trì sơ kết, tổng kết hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên
trên toàn địa bàn.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác thanh niên trên địa bàn.
31
- Khen thưởng theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền khen thưởng
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quản lý nhà nước về công tác thanh
niên của tỉnh.
 Phòng Nội vụ:
- Tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của tỉnh thuộc lĩnh
quản lý nhà nước về công tác thanh niên; chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
- Xây dựng kế hoạch phát triển thanh niên trên cơ sở bám sát nội dung của
cấp tỉnh và nhiệm vụ chính trị của địa phương; tổ chức triển khai thực hiện
chính sách, pháp luật đối với thanh niên thuộc chức năng quản lý nhà nước trên
địa bàn.
- Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong xây dựng
và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trong
đó, xác định rõ các nội dung hoạt động, cơ chế, chính sách và điều kiện thực
hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.
- Chủ trì việc phối hợp giữa các phòng, ban, tổ chức chính trị – xã hội trên
địa bàn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên của các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Sở Nội
vụ; chủ trì sơ kết, tổng kết công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở
địa phương.
- Đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên của địa phương.
Tuy nhiên, ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ đã ban hành Thông
tư số 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
32
ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, bãi bỏ Thông tư số 04/2011/TT-BNV. Theo đó “Phòng Công tác
thanh niên” của Sở Nội vụ được sáp nhập vào “Phòng Xây dựng chính quyền”
và đổi tên thành “Phòng Xây dựng chính quyền và Công tác thanh niên”, nhưng
về chức năng, nhiệm vụ của lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên
của Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ cấp huyện cơ bản vẫn được giữ nguyên.
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên
Chính phủ
(Thống nhất QLNN
về công tác thanh niên)
Trung ƣơng Đoàn
TNCSHCM
Bộ Nội vụ
(Vụ Công tác
thanh niên)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(Sở Nội vụ
– Phòng Xây dựng chính quyền
– Công tác thanh niên)
Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, ngành
trung ƣơng
Ủy ban nhân dân cấp huyện
(Phòng Nội vụ
Bố trí công chức chuyên trách)
Ủy ban Quốc gia về
thanh niên Việt Nam
Ủy ban nhân dân cấp xã
Chú giải:
Trực tuyến chức năng
Phối hợp thực hiện
33
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên
Theo Luật Thanh niên, quản lý nhà nước về công tác thanh niên được
thực hiện với các nội dung sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh
niên và công tác thanh niên.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thanh niên, chính
sách đối với thanh niên.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật của nhà nước đối
với thanh niên, công tác thanh niên.
- Tổ chức bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
thanh niên; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và thông tin thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước về công tác thanh niên.
- Quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế về công
tác thanh niên.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên, công tác thanh niên.
- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên, quản
lý nhà nước về công tác thanh niên
1.3. Quan điểm của Đảng và pháp luật, chính sách Nhà nƣớc trong
phát triển thanh niên Việt Nam
1.3.1. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn ghi nhận, đề cao vai trò
của thanh niên, đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ; lịch sử đã khẳng định vai trò và
vị trí của thanh niên là rường cột và tương lai của đất nước,“sự nghiệp đổi mới
có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong
cộng đồng thế giới hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên;
34
công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng” [1]. Chính vì vậy, Đảng xác định công
tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng của cách mạng là
công tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xác định: “Thanh niên là lực
lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai,
vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những
công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi
sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự
khẳng định mình,… Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh
niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Trước yêu cầu của thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi
phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm
lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về công tác thanh niên:
Thứ nhất, đánh giá khách quan, đúng bản chất cách mạng của thanh niên,
tin tưởng vào thanh niên sẽ là người kế tục xuất sắc sự nghiệp của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh;
Thứ hai, chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên, thành lớp người “Vừa
hồng, vừa chuyên” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng;
Thứ ba, Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
35
Chí Minh vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là
xây dựng Đảng trước một bước;
Thứ tư, Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hóa
đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp
luật, chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hóa trong các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh
của các cấp, các ngành;
Thứ năm, động viên toàn xã hội chăm lo giáo dục và đào tạo thanh niên
trở thành công dân tốt và nguồn nhân lực chất lượng cao. Tranh thủ sự giúp đỡ
của các tổ chức quốc tế và các nước để chăm lo phát triển thanh niên;
Thứ sáu, coi trong sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện và phấn đấu của
thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây
dựng thế hệ thanh niên trong thời kỳ mới.
Mục tiêu phát triển thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng
yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì
cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức,
kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công
dân tốt của đất nước. Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung
kích, sáng tạo, làm chủ khoa học – công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời
đại. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành
và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; góp phần to lớn
vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên
thế giới. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện, môi trường
36
thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có
việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh”.[2]
1.3.2. Pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển thanh niên
Nhằm nhấn mạnh vai trò và nghĩa vụ của thanh niên trong sự nghiệp phát
triển đất nước cũng như vai trò, nhiệm vụ của nhà nước và xã hội trong việc tạo
mọi điều kiện tốt nhất để phát huy các tiềm năng to lớn của thanh niên, Quốc hội
đã ban hanh Luật Thanh niên quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên;
trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên; tổ chức thanh
niên.
Luật Thanh niên tại Chương II đã quy định thanh niên có các quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm trên 8 lĩnh vực quan trọng liên quan nhiều đến thanh niên
như học tập; lao động; bảo vệ Tổ quốc; hoạt động khoa học, công nghệ và bảo
vệ tài nguyên môi trường; hoạt động văn hóa nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải
trí; bảo vệ sức khỏe, thể dục, thể thao; hôn nhân và gia đình; tham gia quản lý
nhà nước và xã hội bên cạnh những quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác
đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Nghị định số
120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thanh niên gồm có 5 chương, 25 điều đã quy định về cơ
chế, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nhằm đảm
bảo cho thanh niên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực
liên quan đến thanh niên.
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã xác
định mục tiêu cụ thể để phát triển thanh niên Việt Nam [33], gồm:
Thứ nhất, giáo dục thanh niên về lòng yêu nước, lý tưởng, đạo đức cách
mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức chấp hành pháp luật, có trách
nhiệm với xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng.
37
Thứ hai, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn
nghiệp vụ, tay nghề và ý thức nghề nghiệp của thanh niên đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thứ ba, chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng
cao, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sự phát triển của đất nước.
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ; hình thành
đội ngũ cán bộ – khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh
đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế – xã hội
khác.
Thứ năm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho thanh niên; từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên ở các
khu công nghiệp, khu chế xuất và trường học.
Thứ sáu, từng bước nâng cao sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho thanh niên;
có năng lực tự học, tự đào tạo; có kỹ năng sống, để thích ứng với môi trường
sống và làm việc.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên của thành
phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ
tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa. Trong những năm qua, thành phố luôn dành sự
quan tâm, chú trọng đặc biệt đến việc chăm lo và bồi dưỡng thế hệ trẻ, đạt được
nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác
thanh niên. Những kết quả đáng khích lệ đó của thành phố đã mang lại bài học
kinh nghiệm cho Bình Dương – một tỉnh có nhiều nét tương đồng về kinh tế –
xã hội của vùng Đông Nam Bộ, được thể hiện qua:
Thứ nhất, chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm đối với thanh niên,
công tác thanh niên và sự phát triển của tổ chức thanh niên; tin tưởng và giao
nhiều nội dung quan trọng cho các tổ chức thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAYĐề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
Đề tài: Thực hiện dân chủ ở xã huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAYLuận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấyLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBNDLuận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
Luận văn: Đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 

Similar to Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY (20)

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc NinhLuận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
 
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên GiangĐề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
Đề tài: Quản lý đối với người có công với cách mạng tại Kiên Giang
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOTLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAYLuận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái NguyênLuận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng YênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THIỆN LỘC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢỢNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  • 2. LỜI CÁM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình tác giả nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, được truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức quý báu của tập thể Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia trong chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Với tình cảm chân thành nhất, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Học viện, Quý Thầy cô Khoa Sau đại học, Quý Giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện. Đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣợng – Người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều để tác giả hoàn thiện Luận văn này. Bên cạnh đó, tác giả cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo và tập thể các Chuyên viên của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, Cục Thống kê tỉnh Bình Dương và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương,… đã tạo điều kiện, giúp đỡ cung cấp về mặt tài liệu và số liệu để tác giả hoàn thành Luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh Đề tài, nhưng chắc chắn Luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp quý báu từ Quý Thầy cô và các bạn Học viên.
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu khoa học của tác giả, được PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣợng hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ để hoàn thiện. Các tài liệu, số liệu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2017 Tác giả Trần Thiện Lộc
  • 4. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 1. Bảng 1.1: Dân số thanh niên Việt Nam .................................................. 14 2. Bảng 1.2: Dân số thanh niên Việt Nam theo nhóm tuổi.......................... 15 3. Bảng 1.3: Tỷ lệ lao động là thanh niên trong tổng số lao động có việc làm....................................................................................................................... 16 4. Bảng 1.4: Số lượng sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2011 – 2015............. 17 5. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên ........ 35 6. Bảng 2.1: Dân số thanh niên tỉnh Bình Dương ....................................... 45 7. Bảng 2.2: Dân số thanh niên tỉnh Bình Dương theo nhóm tuổi ............................................................................................................................. 46 8. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương ...................................................................................... 54
  • 5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục Bảng biểu, sơ đồ MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN..................................................................... 8 1.1. Thanh niên và công tác thanh niên.............................................................. 8 1.1.1. Khái niệm thanh niên ........................................................................... 8 1.1.2. Vị trí, vai trò của thanh niên ............................................................... 11 1.1.3. Khái niệm công tác thanh niên ........................................................... 16 1.1.4. Hệ thống các tổ chức thanh niên......................................................... 20 1.2. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên ................................................. 20 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước ............................................................... 20 1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên ........................... 21 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên .................. 26 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên............................. 33 1.3. Quan điểm của Đảng và pháp luật, chính sách Nhà nước trong phát triển thanh niên Việt Nam ....................................................................................... 33 1.3.1. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên....................................... 33 1.3.2. Pháp luật, chính sách của Nhà nước về phát triển thanh niên.............. 36 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên của thành phố Hồ Chí Minh......................................................................................................... 37 Tiểu kết Chƣơng 1......................................................................................... 39
  • 6. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG ............................ 40 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương............................. 40 2.2. Tình hình quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương............................................................................................................. 42 2.2.1. Tình hình thanh niên........................................................................... 42 2.2.2. Tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên........................................................................................... 45 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương...................................................................................................... 52 2.2.4. Thực trạng giám sát, thanh tra, kiểm tra nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên........................................................................................... 70 2.3. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương ............................................................................................. 71 2.3.1. Những ưu điểm................................................................................... 71 2.3.2. Những hạn chế.................................................................................... 73 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................... 75 Tiểu kết Chƣơng 2......................................................................................... 77 Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG....... 78 3.1. Nhóm các giải pháp về nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay........ 78 3.2. Nhóm các giải pháp về công tác thống kê, nghiên cứu, dự báo, đánh giá tình hình thanh niên định kỳ và lập kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên...................................................................... 84 3.3. Nhóm các giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định của tỉnh đối với công tác thanh niên thông qua thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước .................................................................................... 87
  • 7. 3.3.1.Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho thanh niên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu tình hình mới............................................ 88 3.3.2.Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định nhằm góp phần nâng cao chất lượng lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên......................................................................................................... 89 3.3.3.Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định trong xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao thể chất, tinh thần, kỹ năng sống......................................................................................................... 91 3.3.4.Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định trong giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống, pháp luật cho thanh niên .................................................................................................................. 92 3.4. Nhóm các giải pháp về đổi mới nội dung, phương pháp quản lý nhà nước về công tác thanh niên hiện nay nói chung, tại Bình Dương nói riêng.................. 93 3.4.1.Đổi mới nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên ......................................................................................................................... 93 3.4.2.Đổi mới phương pháp quản lý nhà nước về công tác thanh niên ....................................................................................................................... 102 Tiểu kết Chƣơng 3....................................................................................... 104 KẾT LUẬN.................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 108
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, có vị trí quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của tất cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đúng như Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, vì vậy vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. [1] Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế rộng rãi hiện nay là cơ hội, môi trường thuận lợi để thanh niên Việt Nam tiếp thu tinh hoa nhân loại, thể hiện và khẳng định tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của tuổi trẻ, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Thanh niên Việt Nam đang có những thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, cũng như tâm lý, lối sống…, song song đó tồn tại nhiều thách thức, khi mà một bộ phận thanh niên chưa tìm được lý tưởng sống, trình độ, năng lực cũng như kỹ năng tạo lập còn yếu, một bộ phận khác lại có lối sống thực dụng xa rời ý chí vươn lên khắc phục những khó khăn trong cuộc sống, điều này đã gây không ít trở ngại cho công tác quản lý thanh niên hiện nay.
  • 9. 2 Bình Dương là thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những trung tâm phát triển năng động, có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao, Bình Dương đang phát triển mạnh các Khu Công nghiệp và Liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ – Đô thị lớn, là địa điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ của tỉnh đã mở ra cơ hội thể hiện bản thân, cơ hội việc làm không chỉ cho thanh niên tại chổ mà còn thu hút lao động là thanh niên của nhiều nơi khác quy tụ. Với lực lượng thanh niên đông đảo, đây vừa là lợi thế, vừa là thách thức cho Bình Dương. Lợi thế nguồn nhân lực trẻ, năng động sẽ là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, nhưng thách thức đặt ra là phải làm thế nào để định hướng cho thanh niên ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình; tạo lập và xây dựng môi trường sống, học tập và làm việc tích cực; tạo động lực thúc đẩy thanh niên không ngừng học tập, rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh cá nhân, trau dồi kỹ năng, dám nghĩ, dám làm, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết đặt ra cho quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý nhà nước về công tác thanh niên, đồng thời qua thực tiễn công việc đang phụ trách tại Phòng Nội vụ thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp chương trình cao học Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, tác giả biết được trước và sau khi Quốc hội ban hành Luật Thanh niên ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khóa X ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
  • 10. 3 thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có một số công trình nghiên cứu và bài viết về công tác thanh niên trong phạm vi cả nước với góc độ vĩ mô của quản lý nhà nước, đưa ra các quan điểm nhìn nhận về vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với thanh niên và vai trò, nghĩa vụ của thanh niên đối với nhà nước và xã hội, cũng như những thời cơ, thách thức của thanh niên trước sự thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế – xã hội và lịch sử như: Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối với thanh niên” do PTS. Nguyễn Văn Trung làm Chủ nhiệm, năm 1995; Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Cơ sở khoa học nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do TS. Vũ Đăng Minh – Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên làm Chủ nhiệm, năm 2012; Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Đặc trưng tâm lý tư tưởng của thanh niên dưới tác động của cơ chế thị trường” do Trần Xuân Vinh làm Chủ nhiệm, năm 1992; Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Tình hình thanh niên thế kỷ XX – Những sự kiện quan trọng nhất” do ThS. Phạm Bằng làm Chủ nhiệm, năm 1999; Chương trình nghiên cứu cấp bộ “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả công tác thanh vận trong tình hình mới” do PGS.TS Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn làm Chủ nhiệm, năm 2014; “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên” của tác giả Nguyễn Vĩnh Oánh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1995; “Chính sách và Quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở một số nước trên thế giới” của tác giả Nguyễn Văn Trung, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 1997; Chuyên đề “Chính sách thanh niên – thực trạng, đổi mới việc xây dựng và thực hiện” do Chu Xuân Việt làm Chủ nhiệm, năm 2001; “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đăng trên Tạp chí Cộng sản ngày 09 tháng 8 năm 2008 ; “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên hiện nay” của tác giả Vũ Hồng Kiên, đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước ngày 10 tháng 7 năm 2013;...
  • 11. 4 Bên cạnh đó, tác giả biết được một số tác giả khác đã lựa chọn đề tài có liên quan đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên làm đề tài Luận văn Thạc sĩ như: Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay từ thực tế tỉnh Phú Thọ”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Hoài Lan; Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2012 của tác giả Phan Văn Giang; Đề tài “Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên – nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2012 của tác giả Đoàn Hùng Vũ Hưng; Đề tài “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Hường; Đề tài “Quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2015 của tác giả Đỗ Khắc Tiến; Đề tài “Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên tại tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Hành chính năm 2015 của tác giả Lê Quang Quỳnh,... Các đề tài nghiên cứu nêu trên đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về công tác thanh niên và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên cơ sở phân tích, lý giải nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động và thực trạng tại một số địa phương. Đến nay, vẫn chưa có đề tài nào lựa chọn nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở tỉnh Bình Dương hiện nay, để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh
  • 12. 5 niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Nhiệm vụ: Luận văn tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ chính sau đây: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên; + Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương; + Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Địa bàn tỉnh Bình Dương. + Thời gian: Từ năm 2011 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề cụ thể, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác thanh niên, các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền và các công trình khoa học, đề tài, đề án, bài báo
  • 13. 6 khoa học có liên quan đã công bố; từ đó tác giả thực hiện việc đối chiếu, tham khảo số liệu, phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra. - Phương pháp phân tích: phương pháp này được tác giả sử dụng để xem xét, đánh giá một cách cụ thể quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Từ đó, phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên, đánh giá và phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh Bình Dương, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. - Phương pháp thu thập số liệu: tác giả sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền và các công trình khoa học, đề tài, đề án, bài báo khoa học có liên quan để tìm kiếm, nghiên cứu và thu thập các dữ liệu, số liệu về thanh niên phục vụ cho yêu cầu và mục đích nghiên cứu của Luận văn. - Phương pháp tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để khái quát nội dung của từng vấn đề trong luận văn, rút ra được những nhận xét, kết luận mang tính tổng quan, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các phương pháp nghiên cứu này được sử dụng kết hợp với nhau nhằm mục đích đảm bảo cho nội dung nghiên cứu của Luận văn vừa có ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn và khoa học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về công tác thanh niên. - Qua phân tích thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh Bình Dương, Luận văn đề ra các giải pháp thích hợp, nếu được áp dụng sẽ góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  • 14. 7 - Những kết quả nghiên cứu của Luận văn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Bảng biểu, sơ đồ và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được kết cấu thành 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  • 15. 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN 1.1. Thanh niên và công tác thanh niên 1.1.1. Khái niệm thanh niên Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ở hiện tại và là chủ thể sáng tạo của tương lai; thanh niên có vị trí quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của tất cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, khái niệm thanh niên được định nghĩa chưa có sự thống nhất, tùy thuộc vào nội dung và góc độ tiếp cận mà người ta đưa ra các khái niệm khác nhau về thanh niên. Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 1999, định nghĩa “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành” [43, tr.871], khái niệm này nhìn nhận thanh niên dưới hai góc độ là độ tuổi – sinh học, và sự phát triển đến một mức được cho là hoàn chỉnh, đầy đủ về mọi mặt – sự trưởng thành. Từ góc độ sinh học, thanh niên là giai đoạn được xác định khi mà quá trình phát triển của cơ thể con người đã trải qua một khoảng thời gian nhất định, ở giai đoạn này sự phát triển về mặt sinh học như tầm vóc, hệ các cơ quan bên trong và các bộ phận bên ngoài của cơ thể đã dần hoàn thiện về mặt chức năng. Độ tuổi thanh niên được quy định tùy thuộc vào quan điểm và nhận thức của mỗi quốc gia, dao động từ 12 đến 35 tuổi, khái niệm độ tuổi có thể chỉ bao hàm về mặt thời gian và mức độ phát triển sinh học của cơ thể con người hoặc phản ánh vị thế xã hội và hoạt động đặc trưng nhất định của một bộ phận con người trong xã hội; để xác định độ tuổi của một cá thể thanh niên có thể dựa vào tuổi sinh học, tuổi xương, tuổi răng hoặc tuổi dậy thì,....
  • 16. 9 Từ góc độ sự trưởng thành, thanh niên được xem là giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ thiếu nhi sang giai đoạn hoạt động tương đối độc lập với tư cách là một công dân có trách nhiệm. Theo đó, những cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định về mặt pháp lý tùy theo từng quốc gia, thì được coi là đã đạt tới tuổi trưởng thành về tuổi tác, nhận thức và phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Sự trưởng thành này là phép đo của sự trưởng thành về sinh lý, thể chất, cũng như trong suy nghĩ, nhận thức, tích lũy về kinh nghiệm sống và trình độ học vấn qua thời gian; khả năng giao tiếp, thấu hiểu, kết nối và duy trì các mối quan hệ xã hội, bộc lộ năng lực hoạt động trong một môi trường văn hóa, xã hội đặc thù. Mức độ trưởng thành còn thể hiện qua khả năng đóng góp cho nền kinh tế – xã hội từ góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng to lớn và nguồn bổ sung quan trọng hàng đầu cho lực lượng lao động trên tất cả các lĩnh vực, quyết định đến sự phát triển có hiệu quả của cả nền kinh tế – xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học Mác – Lênin định nghĩa con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người vừa là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân con người, “là thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh vật và các yếu tố xã hội” [5, tr. 520]. Theo đó, thanh niên là một giai đoạn phát triển nhất định của cơ thể con người, do đó, nó mang những bản chất đặc trưng của con người, nó là một khái niệm dùng để chỉ một bộ phận người tồn tại ở một độ tuổi nhất định trong một giai đoạn xác định, một không gian nhất định có thể của một dân tộc, một quốc gia hoặc thậm chí là quy mô của cả xã hội loài người, với những đặc điểm sinh học, tâm lý và sự phát triển nhận thức ở một trình độ nhất định. Tại Việt Nam, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khóa X khẳng định “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận
  • 17. 10 mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình…”. Để xác định độ tuổi thanh niên Việt Nam, trong quá trình xây dựng Luật Thanh niên, có rất nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia và các nhà khoa học được đưa ra bàn bạc, thảo luận để đi đến sự thống nhất khi ban hành:“Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [26, Điều 1]. Từ các phân tích trên cho thấy, để nhìn nhận và đưa ra khái niệm thanh niên, cần phải đánh giá thanh niên một cách tương đối toàn diện dưới nhiều góc độ khác nhau, từ những đặc điểm sinh học, tâm lý,... cho đến sự phát triển của nhận thức đến một mức độ nhất định; gắn thanh niên với mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội và trên mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội. Với cách hiểu về thanh niên như vậy, theo tác giả: Thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, ở độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, mang những đặc trưng tâm, sinh lý, sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ; luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình; có mặt trong tất cả các nhóm dân tộc, giai cấp, tầng lớp trong xã hội và trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện tại và tương lai. Theo cách quản lý và phân loại đối tượng thanh niên của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam được chia thành các nhóm sau: thanh niên nông thôn, thanh niên công nhân, thanh niên công chức và viên chức, thanh niên đô thị, thanh niên học sinh và sinh viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang. Các nhóm thanh niên đặc thù bao gồm: thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên có đạo, thanh niên đang học tập, lao động ở nước ngoài. Các nhóm thanh niên yếu thế bao gồm: thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS, thanh niên khuyết tật, thanh niên sau cai nghiện và sau cải tạo trở về tái hòa nhập với cộng đồng.
  • 18. 11 1.1.2. Vị trí, vai trò của thanh niên Với vai trò là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện tại và tương lai, thanh niên luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Theo Tổng cục Thống kê, dân số thanh niên nước ta luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số, tính đến năm 2014 là 25.078.764 người, chiếm 27,7% dân số, trong đó, thanh niên tại khu vực nông thôn là 17.797.550 người, thanh niên thành thị là 7.281.214 người, với tỷ lệ chênh lệch giữa hai nhóm trong giai đoạn 2010 – 2014 luôn ở mức 40%/năm [6, tr.9]. Thống kê cho thấy, số lượng thanh niên chiếm tỷ lệ gần 1/3 dân số cả nước, tạo ra nguồn lực lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bảng 1.1: Dân số thanh niên Việt Nam Năm Dân số cả nƣớc (ngƣời) Dân số thanh niên (ngƣời) Tỷ lệ % trong dân số cả nƣớcTổng số Nam Nữ 2010 86.747.807 25.186.772 12.744.507 12.442.265 29,0 2011 87.610.847 25.328.073 12.816.005 12.512.068 28,9 2012 88.772.900 25.409.821 12.885.784 12.524.037 28,6 2013 89.716.000 25.382.161 12.889.073 12.493.088 28,3 2014 90.493.000 25.078.764 12.756.842 12.321.922 27,7 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tháng 6 năm 2015)
  • 19. 12 Bảng 1.2: Dân số thanh niên Việt Nam theo nhóm tuổi Năm Dân số thanh niên (ngƣời) Dân số thanh niên theo nhóm tuổi (ngƣời) Nhóm 16 – 19 tuổi Nhóm 20 – 24 tuổi Nhóm 25 – 30 tuổi 2010 25.186.772 7.304.164 8.135.327 8.236.074 2011 25.328.073 7.294.485 8.130.311 9.747.281 2012 25.409.821 7.265.710 8.087.960 9,903.277 2013 25.382.161 6.964.135 8.187.589 10.056.150 2014 25.078.764 6.007.168 8.963.092 10.107.694 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tháng 6 năm 2015) Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, với tỷ lệ thanh niên cao nhất trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của đất nước và dự kiến thời kỳ này sẽ kéo dài cho đến năm 2040. “Cơ cấu dân số vàng” là thời kỳ cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc, thời kỳ này đem đến cơ hội nguồn lao động dồi dào, tạo ra lượng của cải vật chất lớn để tích lũy cho tương lai. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, “cơ cấu dân số vàng” là giai đoạn các nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước công nghiệp. Do đó, đây là cơ hội lớn để Việt Nam phát triển kinh tế – xã hội và phát huy tối đa tiềm lực của đất nước thông qua đẩy mạnh vai trò của lực lượng thanh niên, điều này càng cho thấy vị trí và vai trò của thanh niên Việt Nam, vừa là nguồn nhân lực đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, vừa là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Thứ nhất, thanh niên là lực lượng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lực lượng lao động xã hội, tham gia sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực của các
  • 20. 13 thành phần kinh tế, hàng năm có từ 1,2 đến 1,6 triệu thiếu niên bước vào độ tuổi thanh niên, là nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho nhu cầu lao động của nền kinh tế – xã hội. [40] Bảng 1.3: Tỷ lệ lao động là thanh niên trong tổng số lao động có việc làm Năm Tổng số lao động có việc làm (nghìn ngƣời) Lao động là thanh niên (nghìn ngƣời) Tỷ lệ % trong tổng số lao động có việc làm 2011 51.724 15.206 29,4 2012 52.348 14.343 27,4 2013 53.246 14.216 26,7 2014 53.748 13.866 25,8 2015 53.984 14.251 26,4 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2015) Thứ hai, thanh niên tham gia lao động trong các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, số thanh niên tham gia lao động ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ 87,7% [39]. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế dù còn thấp nhưng đang ngày càng tăng. Cụ thể, lực lượng lao động thanh niên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp năm 2008 là 4,1%, năm 2009 là 6,2%, năm 2012 là 7,5%; tương tự qua các năm, trình độ cao đẳng, đại học là 5,5%, 7,8% và 8,7% [41]. Bên cạnh đó, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2011 – 2015, có khoảng 400 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng bổ sung nguồn nhân lực đã qua đào tạo cho lực lượng lao động. Với một lực lượng đông đảo về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao, thanh niên là nguồn lực tiềm năng to lớn của nước ta trong việc phát huy nội lực của đất nước để phát triển.
  • 21. 14 Bảng 1.4: Số lƣợng sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Sinh viên tốt nghiệp (nghìn ngƣời) 398,2 425,2 406,3 441,8 353,6 Sinh viên công lập tốt nghiệp (nghìn ngƣời) 334,5 357,2 350,6 377,9 308,7 Sinh viên ngoài công lập tốt nghiệp (nghìn ngƣời) 63,7 68,0 55,7 63,9 44,9 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, Năm 2015) Thứ ba, vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự – kinh tế của đất nước, ngày càng được Đảng và Nhà nước đề cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu chiến lược của khởi nghiệp là nhằm khơi dậy, hỗ trợ và phát triển tinh thần kinh doanh của thanh niên – lực lượng năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình, điều đó càng cho thấy vai trò quan trọng của thanh niên trong việc nảy sinh và hình thành các ý tưởng kinh doanh tốt, phát triển thành các dự án kinh doanh khả thi với các mô hình sản xuất – kinh doanh hiệu quả, xây dựng tiềm lực và nâng cao khả năng cạnh tranh bằng những hàng hóa – dịch vụ chiến lược, chứa đựng những nét riêng biệt cho đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Thứ tư, thanh niên là lực lượng xung kích, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội để mở rộng và tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ, khoa học – công nghệ hiện đại trên thế giới, có điều kiện tiếp xúc, giao lưu văn hóa, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu ra ngoài biên giới quốc gia. Thanh niên với lực lượng đông đảo, sung sức nhất về thể chất, được trang bị vững chắc về
  • 22. 15 trí tuệ, kỹ năng, luôn năng động, sáng tạo, ham học hỏi, muốn tự khẳng định mình sẽ là nhân tố quyết định, đẩy mạnh quá trình hội nhập, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế, có điều kiện để đảm bảo lợi ích của đất nước, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước có hiệu quả hơn. Thứ năm, thanh niên từ thế hệ này đến thế hệ khác, kế thừa truyền thống của các thế hệ cha ông đi trước luôn phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, khát vọng vươn lên không quản ngại gian khổ, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều lãnh tụ thiên tài, anh hùng lỗi lạc, lập nhiều chiến công xuất sắc lúc đang còn ở tuổi thanh niên. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò của thanh niên, xác định cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, bởi vì “Họ là đạo quân xung kích của giai cấp vô sản quốc tế và đội hậu bị tin cậy của Đảng” [10, tr. 121]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra khả năng cách mạng to lớn của thanh niên cũng như những tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc kiến thiết, xây dựng nước nhà và “Muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên” [23] bởi vì “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” [22]. Chính vì vậy, kể từ khi Đảng ta ra đời, được lý tưởng cách mạng soi đường, thanh niên Việt Nam đã hăng hái tham gia phong trào đấu tranh, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, cùng Đảng và dân tộc làm nên nhiều thắng lợi vĩ đại với tinh thần tình nguyện, xung kích “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Thứ sáu, thanh niên là một trong những lực lượng quan trọng tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Tham gia quản lý nhà nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, thanh niên là lực
  • 23. 16 lượng trẻ, sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động và sáng tạo càng phải “tham gia ý kiến vào công việc của Chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng đại của nước nhà” [24, tr.29]. Là lực lượng được thừa hưởng những thành quả của cách mạng, tiếp cận với tinh hoa của thời đại hòa bình và được đào tạo đầy đủ so với các thế hệ đi trước, thanh niên là nguồn nhân lực có chất lượng về trí tuệ và thể chất đóng góp cho công tác quản lý nhà nước và xã hội thông qua “được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác” [26, Điều 16]. Với niềm tin sâu sắc vào thanh niên, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng bồi dưỡng, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên, tạo điều kiện tốt nhất cho thanh niên học tập, rèn luyện và trưởng thành. Vì vậy, để xứng đáng với vai trò người chủ của hiện tại và tương lai, xứng đáng với kỳ vọng của xã hội, thanh niên phải không ngừng nỗ lực rèn luyện thể chất, trí tuệ, tinh thần, lực lượng của mình, phải đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 1.1.3. Khái niệm công tác thanh niên Thanh niên tiêu biểu cho sức mạnh của dân tộc, thanh niên có mạnh dân tộc mới mạnh, trong sức mạnh của dân tộc có sức mạnh của thanh niên. Bối cảnh đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có rất nhiều cơ hội và cũng đan xen không ít những khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, vấn đề thanh niên và công tác thanh niên luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng và đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên. Bản thân thanh niên cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và
  • 24. 17 sứ mệnh của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm, không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ tri thức, đạo đức cách mạng để thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó cho thấy, thanh niên và công tác thanh niên ngày càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 1999 định nghĩa “công tác” là “công việc của nhà nước, của đoàn thể” hoặc “thực hiện công việc của nhà nước, của đoàn thể” [43]. Với định nghĩa này, công tác thanh niên được hiểu là công việc của nhà nước, của đoàn thể liên quan đến thanh niên hoặc việc thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà nước, của đoàn thể liên quan đến thanh niên. Định nghĩa này chưa phản ánh đầy đủ nội hàm của công tác thanh niên, chỉ nêu lên được một phần của công tác thanh niên mà chưa thể hiện rõ mục đích của công tác thanh niên. Bởi vì công tác thanh niên là hoạt động hàm chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội đối với thanh niên, nhằm đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội, đó là quá trình tạo ra môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ổn định, định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành. Ở nước ta, công tác thanh niên được xác định là một bộ phận quan trọng trong công tác Dân vận của Đảng, là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận động thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng. Điều đó có nghĩa là, công tác thanh niên được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và chỉ các chủ thể hợp pháp, phù hợp với định hướng của Đảng mới được thừa nhận trong thực hiện công tác thanh niên. Theo đó, công tác thanh niên là sự tác động tổng hợp qua lại của các chủ thể trong xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội (mà trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt) và xã hội vào đối tượng cụ thể là thanh niên theo những mục tiêu và định hướng
  • 25. 18 phát triển của Đảng ta, là quá trình đưa thanh niên vào hoạt động thực tiễn cách mạng, đồng thời là quá trình định hướng giúp thanh niên tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình. Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên giải thích “Công tác thanh niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [11, Khoản 2 Điều 4]. Đặt công tác thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước càng khẳng định rõ công tác thanh niên là một hoạt động tự giác, có mục đích chính trị và mục tiêu xã hội rõ ràng, không phải ai, và bất kỳ tổ chức nào muốn làm gì và làm như thế nào đối với thanh niên cũng được. Để đạt được mục tiêu của công tác thanh niên, mỗi chủ thể khác nhau phải xác định những nội dung hoạt động cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình và tuân thủ đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đó, Đảng lãnh đạo công tác thanh niên thông qua chủ trương, đường lối mà Đảng đã định hướng cho sự phát triển của lực lượng thanh niên trên cơ sở xác định nhu cầu và yêu cầu phát triển của xã hội. Các cơ quan của bộ máy nhà nước thực hiện công tác thanh niên thông qua việc hoạch định, ban hành, tổ chức thực hiện, đầu tư ngân sách và giám sát, kiểm tra, xử lý những sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật dành cho thanh niên; tổ chức điều tra, nghiên cứu một cách có hệ thống về thanh niên; xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh niên. Các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức khác cùng toàn xã hội tiến hành công tác thanh niên thông qua tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật dành cho thanh niên, tham gia giáo dục, định hướng, tạo lập môi trường sống ổn định,
  • 26. 19 lành mạnh, hỗ trợ thanh niên trong lập thân, lập nghiệp; đoàn kết, tập hợp thanh niên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì tương lai của dân tộc, “tham gia ý kiến vào công việc của Chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng đại của nước nhà” [24, tr.29]. Tuy vậy, trong thực tiễn, công tác thanh niên và công tác Đoàn thường được nhìn nhận một cách tương đồng về khái niệm. Điều này xuất phát từ điểm đặc biệt trong các chủ thể tiến hành công tác thanh niên, đó chính là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, với tư cách là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam, gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội; tổ chức động viên đoàn viên, thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam. Chính điều này cho chúng ta thấy được, công tác thanh niên và công tác Đoàn có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, công tác Đoàn chính là một phần của công tác thanh niên và sự thành công của công tác Đoàn sẽ góp phần cho sự thành công của công tác thanh niên. Từ những phân tích trên, tác giả nhìn nhận “công tác thanh niên là những hoạt động của các chủ thể trong xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội (mà trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt) và của toàn xã hội tác động tổng hợp qua lại lên đối tượng là thanh
  • 27. 20 niên nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua quá trình tạo lập môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ổn định, định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”. 1.1.4. Hệ thống các tổ chức thanh niên Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Chính vì vậy, để thanh niên giác ngộ được lý tưởng cách mạng, nhận thức được sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế rộng rãi hiện nay là cơ hội, môi trường thuận lợi để thanh niên tiếp thu tinh hoa nhân loại, thể hiện và khẳng định tài năng, trí tuệ, bản lĩnh của tuổi trẻ, cống hiến cho sự phát triển của đất nước, cần phải có một tổ chức thanh niên đủ lớn, có uy tín, nhằm đoàn kết, tập hợp, dẫn dắt thanh niên thực hiện đúng vai trò lịch sử của mình. Luật Thanh niên quy định “Tổ chức thanh niên bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của tổ chức và trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật”. [26, Điều 32] 1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc Theo Giáo trình Lý luận Hành chính nhà nước, “quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [18, tr. 7-8.]. Từ khái niệm
  • 28. 21 trên, chúng ta thấy được, khác với quản lý của các tổ chức khác, quản lý nhà nước mang những đặc trưng riêng biệt: Thứ nhất, hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành bởi các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước và được nhà nước trao quyền thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thứ hai, đối tượng của quản lý nhà nước có quy mô rất lớn bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức đang sinh sống, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Thứ ba, quản lý nhà nước là hoạt động quản lý toàn diện, điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội trên cơ sở quy định của pháp luật, kết hợp giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Thứ tư, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước thông qua các công cụ pháp luật, chính sách của nhà nước để thực hiện quản lý xã hội. Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, mang tính phi lợi nhuận, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. 1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên Quản lý nhà nước là hoạt động quản lý toàn diện, điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội bằng các quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Đồng thời đối tượng của quản lý nhà nước có quy mô rất lớn bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức đang sinh sống, hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, được xem là một bộ phận của xã hội, thanh niên nói riêng hay công tác thanh niên nói chung là một trong tất cả các đối tượng quản lý của nhà nước. Cho đến nay “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên” vẫn là khái niệm chưa có định nghĩa thống nhất, theo một số tác giả, từ góc độ chức năng của
  • 29. 22 quản lý nhà nước “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là những hoạt động lập pháp và lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chế định ra những quy định về công tác thanh niên; là hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi những công việc về hành chính của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của nhà nước về sự phối hợp tất cả các cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên, đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện của nhà nước” [25, tr. 143]; hay “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là hoạt động xây dựng thể chế có liên quan đến thanh niên, là sự quản lý của các cơ quan nhà nước theo các chế định pháp luật, chính sách để điều chỉnh, phối hợp thống nhất việc triển khai nhiệm vụ công tác thanh niên của các tổ chức, lực lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên” [21, tr. 87-88], hoặc từ góc độ thực thi nhiệm vụ của quản lý nhà nước thì “Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi những công việc về giáo dục, hành chính, tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có liên quan đến thanh niên”, “là hoạt động điều hành của nhà nước về sự phối hợp tất cả các cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên; đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm toàn diện và sự chi phối của nhà nước” [17, tr. 105-106]. Những quan điểm trên đã chỉ ra được chức năng và nhiệm vụ của một số chủ thể trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, tuy nhiên chưa phản ánh một cách toàn diện và đầy đủ nội hàm của quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong thực tiễn Việt Nam. Bởi vì, công tác thanh niên là hoạt động của các chủ thể trong xã hội bao gồm Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội mà trong đó, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt và của toàn xã hội tác động tổng hợp qua lại lên đối tượng là thanh niên, chính vì vậy, quản lý nhà nước về công tác thanh niên không đơn thuần chỉ là hoạt động phối
  • 30. 23 hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên của các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống chính trị nói chung, trong bộ máy nhà nước nói riêng mà còn có sự tham gia của xã hội – đó chính là nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” và “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” [27, Điều 28], điều đó cho thấy vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, thể hiện rõ bản chất của nhà nước Việt Nam “là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” và “do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Thanh niên là một bộ phận của xã hội, cũng chính là một phần của “nhân dân”, vì vậy, quản lý nhà nước ngoài sự tham gia của nhân dân nói chung, còn có sự tham gia của thanh niên để bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình, thảo luận, bàn bạc, kiến nghị và đề xuất những quan điểm để xây dựng pháp luật, chính sách cho thanh niên, cũng chính là lực lượng tham gia thực hiện, giám sát và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên của các chủ thể có thẩm quyền. Trong thực tế, quản lý nhà nước về công tác thanh niên hay quản lý nhà nước đối với thanh niên là những khái niệm được sử dụng phổ biến, đôi khi được dùng như là những khái niệm tương đồng, đều cùng hướng đến mục tiêu cuối cùng là chăm lo cho thanh niên. Tuy nhiên, về căn bản những khái niệm này có nội hàm khác nhau, dù có cùng chủ thể quản lý là nhà nước, sự khác nhau đó được thể hiện qua: Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu cần sự quản lý của nhà nước, nhà nước chỉ thực hiện quản lý đối với thanh niên khi và chỉ khi nhà nước nhận thấy những vấn đề phát sinh trong thanh niên cần phải điều chỉnh, nó xuất phát từ yêu cầu
  • 31. 24 phát triển của thanh niên trong xã hội khi nảy sinh các vấn đề cần pháp luật và chính sách công để điều chỉnh. Trong khi đó, công tác thanh niên được xác định là hoạt động tự giác của các chủ thể làm công tác thanh niên, xuất phát từ nhận thức vai trò và tầm quan trọng của thanh niên trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nhà nước phải chủ động trong tạo lập, định hướng, chăm lo cho thanh niên để phát huy mọi tiềm năng vốn có của họ. Thứ hai, về đối tượng quản lý, quản lý nhà nước đối với thanh niên là hoạt động thông qua sử dụng pháp luật và chính sách của nhà nước để tác động lên đối tượng thanh niên, tuy nhiên, phần lớn những pháp luật, chính sách này thực tế được đan xen, lồng ghép trong sự tác động chung của nhà nước đối với tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong khi đó, quản lý nhà nước về công tác thanh niên là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên bằng pháp luật và chính sách của nhà nước, thông qua cơ chế tác động, phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các chủ thể có thẩm quyền thực hiện công tác thanh niên trong xã hội để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đối tượng là thanh niên – một lực lượng xã hội quan trọng, nhằm tuyên truyền, vận động, thuyết phục thanh niên nhận thức vai trò của mình; đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, tạo mọi điều kiện để thanh niên phát huy tiềm năng của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước. Như vậy, đối tượng quản lý của quản lý nhà nước về công tác thanh niên không chỉ có thanh niên mà còn bao hàm cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thanh niên. Thứ ba, về phương pháp quản lý, trong quản lý nhà nước đối với thanh niên thì phương pháp mệnh lệnh đơn phương dựa trên sự áp đặt của quyền lực nhà nước là chủ yếu bên cạnh các phương pháp vận động, giáo dục và thuyết phục nhằm điều chỉnh hành vi nói chung của thanh niên, quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên đối với nhà nước và xã hội, để đạt được các mục tiêu chính trị và kinh tế – xã hội của nhà nước, còn quản lý nhà nước về công tác thanh niên xuất phát từ hoạt động tự giác của các chủ thể làm công tác thanh
  • 32. 25 niên thông qua cơ chế phối hợp, điều phối và huy động các chủ thể xã hội khác tham gia vào quá trình tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thanh niên bằng các phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, hỗ trợ, định hướng cho thanh niên thấy được quyền và nghĩa vụ của mình, tự giác tuân thủ pháp luật, thực hiện và tham gia các chính sách của nhà nước. Từ những phân tích trên, có thể thấy quản lý nhà nước về công tác thanh niên bao hàm cả sự quản lý của nhà nước đối với thanh niên, đó là hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành bởi các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc đề ra các chính sách, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hoạt động của tổ chức, cá nhân và hành vi của xã hội liên quan đến thanh niên, chăm lo cho sự ổn định và phát triển của thanh niên; là hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong bộ máy hành chính nhà nước; là hoạt động điều hành của nhà nước trong việc tổ chức và phối hợp các cơ quan, các tổ chức và xã hội trong công tác thanh niên. Quản lý nhà nước về công tác thanh niên còn bao gồm cả các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các chủ thể thực hiện công tác thanh niên, đồng thời cũng bằng các chính sách, pháp luật, nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ của công tác thanh niên. Tóm lại, có thể hiểu quản lý nhà nước về công tác thanh niên là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước thông qua thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước nhằm đề ra các chính sách, pháp luật và đảm bảo thực hiện có hiệu lực, hiệu quả trên thực tế các chính sách, pháp luật đó bằng hoạt động điều phối và huy động mọi nguồn lực cần thiết của xã hội trong thực hiện công tác thanh niên, hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo lập môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ổn định, định hướng cho thanh niên học tập, rèn luyện, tự
  • 33. 26 giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên theo đơn vị hành chính của cơ quan quản lý hành chính nhà nước được xác định trong Luật Thanh niên và Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên. 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên Luật Thanh niên quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên như sau: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh niên; - Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên. Tổ chức, hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên theo sự phân công của Chính phủ; - Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Theo đó, Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong thực hiện công tác thanh niên như sau:  Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội thuộc Bộ, ngành mình quản lý, trong đó, xác định rõ các nội dung hoạt động, cơ chế, chính sách và điều kiện
  • 34. 27 thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; phối hợp, tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức khác của thanh niên huy động thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế – xã hội. - Xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên thuộc chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được Chính phủ phân công. - Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phát triển thanh niên của bộ, ngành trên cơ sở bám sát nội dung Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam. - Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong hệ thống quản lý của mình thực hiện nhiệm vụ được phân công trong chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên của ngành, lĩnh vực và địa phương. - Phân công lãnh đạo phụ trách, bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên; tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên thuộc bộ, ngành mình. - Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ; chủ trì sơ kết, tổng kết trong phạm vi bộ, ngành mình.  Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách thu hút thanh niên xung kích tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội; kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội do Ủy ban nhân dân cấp dưới và tổ chức thanh niên đảm nhiệm; xây dựng quy hoạch về đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, y tế, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho các đối tượng thanh thiếu niên phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương; thành lập Hội đồng công tác thanh niên làm công tác tư vấn trong thực hiện công tác thanh niên; thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;
  • 35. 28 - Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các quy định theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.  Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam: chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Thanh niên, Nghị định số 120/2007/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan; thống kê, tổng hợp và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách pháp luật đối với thanh niên và công tác thanh niên trong cả nước. Theo Thông báo số 327-TB/TW ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Chính trị về phê duyệt Đề án “Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên”, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở Trung ương giao Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh niên, thành lập “Vụ Công tác thanh niên” để giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện toàn diện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về công tác thanh niên. Ở địa phương, bổ sung nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giao cho Sở Nội vụ thực hiện nhiệm vụ này, Sở Nội vụ được thành lập “Phòng Công tác thanh niên” để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn; đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện không đặt vấn đề thành lập thêm Phòng chuyên môn mà bổ sung thêm biên chế cho Phòng Nội vụ tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn. Như vậy, ngành Nội vụ được giao trách nhiệm chính trong tham mưu, theo dõi và đôn đốc tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên, có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành khác để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà quản lý nhà nước về công tác thanh niên đặt ra.
  • 36. 29 Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ và Quyết định số 1471/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Vụ Công tác thanh niên trực thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ là cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh niên, thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: - Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thanh niên và công tác thanh niên; xây dựng Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam theo các giai đoạn phát triển của đất nước. - Chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên. - Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong hệ thống các cơ quan nhà nước; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên của cấp bộ và cấp tỉnh. - Thực hiện các hoạt động đối ngoại nhà nước về công tác thanh niên. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác thanh niên của bộ, ngành và địa phương. - Tổng hợp, báo cáo số liệu thống kê định kỳ của bộ, ngành, địa phương; chủ trì sơ kết, tổng kết công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong toàn quốc. - Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên của các bộ, ngành và địa phương.
  • 37. 30 Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BNV ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về công tác thanh niên, Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ là cơ quan có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn, có các nhiệm vụ chính sau đây:  Sở Nội vụ: - Tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương về thanh niên và công tác thanh niên; chỉ đạo, hướng dẫn cấp huyện thực hiện. - Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên trên cơ sở bám sát nội dung của Trung ương và nhiệm vụ chính trị của địa phương; xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên thuộc chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn. - Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trong đó, xác định rõ các nội dung hoạt động, cơ chế, chính sách và điều kiện thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. - Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên của địa phương. - Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Bộ Nội vụ; chủ trì sơ kết, tổng kết hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên toàn địa bàn. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác thanh niên trên địa bàn.
  • 38. 31 - Khen thưởng theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên của tỉnh.  Phòng Nội vụ: - Tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của tỉnh thuộc lĩnh quản lý nhà nước về công tác thanh niên; chỉ đạo, hướng dẫn cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên. - Xây dựng kế hoạch phát triển thanh niên trên cơ sở bám sát nội dung của cấp tỉnh và nhiệm vụ chính trị của địa phương; tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên thuộc chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn. - Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Trong đó, xác định rõ các nội dung hoạt động, cơ chế, chính sách và điều kiện thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. - Chủ trì việc phối hợp giữa các phòng, ban, tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Sở Nội vụ; chủ trì sơ kết, tổng kết công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở địa phương. - Đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên của địa phương. Tuy nhiên, ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
  • 39. 32 ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, bãi bỏ Thông tư số 04/2011/TT-BNV. Theo đó “Phòng Công tác thanh niên” của Sở Nội vụ được sáp nhập vào “Phòng Xây dựng chính quyền” và đổi tên thành “Phòng Xây dựng chính quyền và Công tác thanh niên”, nhưng về chức năng, nhiệm vụ của lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên của Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ cấp huyện cơ bản vẫn được giữ nguyên. Sơ đồ 1.5: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên Chính phủ (Thống nhất QLNN về công tác thanh niên) Trung ƣơng Đoàn TNCSHCM Bộ Nội vụ (Vụ Công tác thanh niên) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ – Phòng Xây dựng chính quyền – Công tác thanh niên) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngành trung ƣơng Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Nội vụ Bố trí công chức chuyên trách) Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam Ủy ban nhân dân cấp xã Chú giải: Trực tuyến chức năng Phối hợp thực hiện
  • 40. 33 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên Theo Luật Thanh niên, quản lý nhà nước về công tác thanh niên được thực hiện với các nội dung sau: - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thanh niên, chính sách đối với thanh niên. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật của nhà nước đối với thanh niên, công tác thanh niên. - Tổ chức bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên. - Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và thông tin thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên. - Quản lý và thực hiện các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế về công tác thanh niên. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên, công tác thanh niên. - Sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên, quản lý nhà nước về công tác thanh niên 1.3. Quan điểm của Đảng và pháp luật, chính sách Nhà nƣớc trong phát triển thanh niên Việt Nam 1.3.1. Quan điểm của Đảng về công tác thanh niên Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn ghi nhận, đề cao vai trò của thanh niên, đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ; lịch sử đã khẳng định vai trò và vị trí của thanh niên là rường cột và tương lai của đất nước,“sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên;
  • 41. 34 công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” [1]. Chính vì vậy, Đảng xác định công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng của cách mạng là công tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xác định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình,… Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thanh niên, đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về công tác thanh niên: Thứ nhất, đánh giá khách quan, đúng bản chất cách mạng của thanh niên, tin tưởng vào thanh niên sẽ là người kế tục xuất sắc sự nghiệp của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; Thứ hai, chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên, thành lớp người “Vừa hồng, vừa chuyên” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; Thứ ba, Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
  • 42. 35 Chí Minh vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước; Thứ tư, Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình hành động và cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành; Thứ năm, động viên toàn xã hội chăm lo giáo dục và đào tạo thanh niên trở thành công dân tốt và nguồn nhân lực chất lượng cao. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các nước để chăm lo phát triển thanh niên; Thứ sáu, coi trong sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện và phấn đấu của thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên trong thời kỳ mới. Mục tiêu phát triển thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước. Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học – công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện, môi trường
  • 43. 36 thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; được học tập, có việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh”.[2] 1.3.2. Pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển thanh niên Nhằm nhấn mạnh vai trò và nghĩa vụ của thanh niên trong sự nghiệp phát triển đất nước cũng như vai trò, nhiệm vụ của nhà nước và xã hội trong việc tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát huy các tiềm năng to lớn của thanh niên, Quốc hội đã ban hanh Luật Thanh niên quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên; tổ chức thanh niên. Luật Thanh niên tại Chương II đã quy định thanh niên có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trên 8 lĩnh vực quan trọng liên quan nhiều đến thanh niên như học tập; lao động; bảo vệ Tổ quốc; hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên môi trường; hoạt động văn hóa nghệ thuật, du lịch, vui chơi giải trí; bảo vệ sức khỏe, thể dục, thể thao; hôn nhân và gia đình; tham gia quản lý nhà nước và xã hội bên cạnh những quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác đã được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên gồm có 5 chương, 25 điều đã quy định về cơ chế, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo cho thanh niên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực liên quan đến thanh niên. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định mục tiêu cụ thể để phát triển thanh niên Việt Nam [33], gồm: Thứ nhất, giáo dục thanh niên về lòng yêu nước, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng.
  • 44. 37 Thứ hai, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và ý thức nghề nghiệp của thanh niên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Thứ ba, chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sự phát triển của đất nước. Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ; hình thành đội ngũ cán bộ – khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế – xã hội khác. Thứ năm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và trường học. Thứ sáu, từng bước nâng cao sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho thanh niên; có năng lực tự học, tự đào tạo; có kỹ năng sống, để thích ứng với môi trường sống và làm việc. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa. Trong những năm qua, thành phố luôn dành sự quan tâm, chú trọng đặc biệt đến việc chăm lo và bồi dưỡng thế hệ trẻ, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Những kết quả đáng khích lệ đó của thành phố đã mang lại bài học kinh nghiệm cho Bình Dương – một tỉnh có nhiều nét tương đồng về kinh tế – xã hội của vùng Đông Nam Bộ, được thể hiện qua: Thứ nhất, chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm đối với thanh niên, công tác thanh niên và sự phát triển của tổ chức thanh niên; tin tưởng và giao nhiều nội dung quan trọng cho các tổ chức thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ