SlideShare a Scribd company logo
1 of 235
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN NGUYỄN TƢỜNG OANH
QUAN NIỆM TRUYỀN SINH TRONG HÔN NHÂN
CỦA CÔNG GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA
CÁC CẶP VỢ CHỒNG CÔNG GIÁO HIỆN NAY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN NGUYỄN TƢỜNG OANH
QUAN NIỆM TRUYỀN SINH TRONG HÔN NHÂN
CỦA CÔNG GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA
CÁC CẶP VỢ CHỒNG CÔNG GIÁO HIỆN NAY
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Xã Hội Học
Mã số: 9 31 03 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. BÙI THẾ CƢỜNG
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam kết luận án tiến sĩ “Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân
của Công giáo và kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng Công giáo hiện nay
tại thành phố Hồ Chí Minh.” Do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các dữ
liệu, số liệu và thông tin được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực và chính
xác. Tất cả những sự giúp đỡ và phối hợp cho việc thực hiện luận án này đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Trần Nguyễn Tƣờng Oanh
MỤC LỤC
Phần mở đầu .............................................................................................................1
Chƣơng Một: Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................8
1.1. Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo..............................................8
1.2. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh
sản.......................................................................................................................11
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản....................................................................................19
Chƣơng hai: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.....................................28
2.1. Những khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án ................................................28
2.2. Lý thuyết nghiên cứu .........................................................................................33
2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ...................................................................................43
2.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................45
2.5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................46
2.6. Khung nghiên cứu ..............................................................................................46
2.7. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu ..............................................................49
Chƣơng ba: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của giáo hội Công giáo và
Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong
tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh..............................................................54
3.1. Quan niệm truyền sinh của giáo hội Công giáo ................................................54
3.2. Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................62
3.3. Thực trạng nhận thức về chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi khả sản tại thành phố Hồ Chí Minh.......................94
Chƣơng bốn: Nhận thức, thái độ và hành vi sử dụng biện pháp tránh thai của
các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh.101
4.1. Kiến thức kiểm soát sinh sản ..........................................................................101
4.2. Nhận thức kiểm soát sinh sản .........................................................................103
4.3. Thái độ kiểm soát sinh sản .............................................................................105
4.4. Hành vi sử dụng biện pháp tránh thai .............................................................106
4.5. Mong đợi của các cặp vợ chồng Công giáo đối với chƣơng trình Kế hoạch hóa
gia đình ...........................................................................................................145
Phần kết luận và kiến nghị ..................................................................................149
Phần phụ lục..........................................................................................................172
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
BPTT: Biện pháp tránh thai
DS: Dân số
DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
SKSS: Sức khỏe sinh sản
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố phần trăm đặc điểm kinh tế - xã hội của dân số nghiên cứu.......65
Bảng 3.2. Phân bố phần trăm lý do ƣa thích hôn nhân hiện đại của giáo dân Công
Giáo TP.HCM ..........................................................................................69
Bảng 3.3. Ý kiến về mục đích hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo mộ đạo ...........................................................................70
Bảng 3.4. Phân bố phần trăm tuổi kết hôn mong đợi của các thế hệ giáo dân Công
giáo TP.HCM ...............................................................................................74
Bảng 3.5. Phân bố phần trăm ý kiến của giáo dân Công giáo TP.HCM về hôn nhân,
tình dục và sinh sản ......................................................................................76
Bảng 3.6. Phân bố phần trăm ý kiến về số con mong muốn phân theo nhận định lợi
ích và mất mát của con cái về mặt kinh tế của các cặp vợ chồng Công giáo
trong tuổi sinh sản ........................................................................................83
Bảng 3.7. Số con mong muốn của giáo dân Công giáo TP.HCM ............................84
Bảng 3.8. Phân bố phần trăm ý kiến có nghe cụm từ “Sinh sản có trách nhiệm” của
các thế hệ giáo dân Công giáo TP.HCM ......................................................86
Bảng 3.9. Nhận thức sinh sản có trách nhiệm của giáo dân Công giáo TP.HCM ...88
Bảng 3.10. Nhận thức về giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên” của giáo dân
Công giáo TP.HCM .....................................................................................91
Bảng 3.11. Thái độ về giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên” của giáo dân
Công giáo TP.HCM (%) ...............................................................................92
Bảng 3.12. Phân bố phần trăm ý kiến của giáo dân Công giáo TP.HCM về tính cần
thiết của chƣơng trình KHHGĐ ...................................................................95
Bảng 3.13. Tƣơng quan giữa đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, nhận thức cá nhân
và ý kiến về tính cần thiết của chƣơng trình KHHGĐ của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................................97
Bảng 4.1. Kiến thức KHHGĐ và BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản ......................................................................................................102
Bảng 4.2. Sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản phân
theo ý kiến về giáo điều và quan niệm truyền sinh truyền thống .............113
Bảng 4.3. Sử dụng BPTT phân theo ý kiến giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự
nhiên” nên thay đổi” .................................................................................114
Bảng 4.4. Lý do sử dụng các BPTT tự nhiên và nhân tạo của các cặp vợ chồng Công
giáo trong tuổi sinh sản (Chọn 3 ƣu tiên) ..................................................114
Bảng 4.5. Phân bố phần trăm tỷ lệ sử dụng BPTT (CPR) trƣớc đây và hiện nay của
các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản. ......................................116
Bảng 4.6. Thuận lợi/khó khăn khi sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .........................................................123
Bảng 4.7. Dự định sử dụng biện pháp tránh thai trong thời gian tới của nhóm thanh
niên Công giáo độc thân và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản
....................................................................................................................126
Bảng 4.8. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo nơi cƣ trú ....................................................................129
Bảng 4.9. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo độ tuổi .........................................................................130
Bảng 4.10. Phân bố phần trăm sử dụng BPTT (CPR) hiện nay của các cặp vợ chồng
Cônggiáo trong tuổi sinh sản phân theo cấp học cao nhất ........................130
Bảng 4.11. Số năm đi học trung bình của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản phân theo sử dụng BPTT ............................................................131
Bảng 4.12. Trung bình thu nhập tháng bình quân đầu ngƣời của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản sử dụng BPTT ..........................................132
Bảng 4.13. Tỷ lệ phần trăm về quyền quyết định trong gia đình của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .........................................................134
Bảng 4.14. Mô tả các biến số độc lập và biến số phụ thuộc của hành vi sử dụng
BPTT nhân tạo, sử dụng bao cao su và sử dụng vòng tránh thai ..............138
Bảng 4.15. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân
sử dụngBPTT nhân tạo ..............................................................................141
Bảng 4.16. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân
sử dụng bao cao su .....................................................................................142
Bảng 4.17. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân
sử dụngvòng tránh thai ..............................................................................143
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ yêu thích loại hình hôn nhân hiện đại của giáo dân Công giáo
TP.HCM .......................................................................................................68
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đồng ý nhận định mục đích hôn nhân “Có ngƣời chia sẻ trong
cuộc sống” của các thế hệ Công giáo TP.HCM............................................72
Biểu đồ 3.3. Tuổi kết hôn mong đợi trung bình của các cặp vợ chồng Công giáo
trong tuổi sinh sản và nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi ...........................73
Biểu đồ 3.4. Đánh giá lợi ích và mất mát về kinh tế, tâm lý và bản thân do con cái
mang lại của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản (%) .............78
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các thế hệ giáo dân cho rằng con trai và con gái đóng vai trò quan
trọng nhƣ nhau trong các vấn đề trong cuộc sống gia đình ........................80
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đồng ý về các nhận định liên quan đến kiểm soát sinh sản của các
cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản và nhóm giáo dân Công giáo
cao tuổi ......................................................................................................104
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh
sản trƣớc đây và hiện nay ..........................................................................108
Biểu đồ 4.3. Chuyển đổi về BPTT sử dụng từ trƣớc đây sang hiện nay của các cặp
vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ....................................................116
Biểu đồ 4.4. Sử dụng BPTT của nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi và các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .........................................................118
Biểu đồ 4.5. Các loại BPTT sử dụng của nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi và các
cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .............................................119
Biểu đồ 4.6. Các loại BPTT sử dụng hiện nay và trong tƣơng lai của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .........................................................124
Biểu đồ 4.7. Dự định sử dụng BPTT trong tƣơng lai của nhóm thanh niên Công giáo
độc thân và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ...................127
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Lý do “Sinh sản” không phải là ƣu tiên nhất của các cặp vợ chồng Công
giáo trong tuổi sinh sản ................................................................................71
Hộp 3.2. Lý do chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................................77
Hộp 4.1. Lý do sử dụng phƣơng pháp tính theo vòng kinh của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản ...................................................................109
Hộp 4.2. Lý do sử dụng bao cao su của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh
sản ..............................................................................................................111
Hộp 4.3. Lý do không sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản ......................................................................................................117
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung nghiên cứu ....................................................................................47
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một phạm trù đặc biệt thuộc lĩnh vực tâm linh, có sức bao trùm
sâu rộng trong nếp nghĩ, nếp cảm và những sinh hoạt đời thƣờng của từng cá nhân,
từng cộng đồng và trở thành lƣơng tâm, thành lẽ sống xuyên suốt những dấu mốc
“lễ nghi đời người” nhƣ quan, hôn, tang, tế... Thậm chí ngay cả quan hệ nam nữ,
mang thai, sinh sản cũng có tác động của tôn giáo. Sinh sản đã trở thành giá trị,
chuẩn mực không thể thiếu đối với mỗi cá nhân trong mỗi tôn giáo nhất định.
Quan niệm sinh sản của mỗi tôn giáo đƣợc hình thành từ những bối cảnh
kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau và mang sắc thái riêng. Chẳng hạn: Nho giáo
quan niệm phải sinh cho bằng đƣợc con trai để nối dõi tông đƣờng; Ấn giáo thì buộc
phụ nữ phải sinh cho đƣợc con trai để đàn ông có thể “tái sinh” ở kiếp sau [41]; Hồi
giáo có quan niệm đa thê là một điều cần thiết để gia tăng sinh sản khi số nam giới
Hồi giáo bị hao mòn liên tục vì chiến trận liên miên(1)
; còn Công giáo quan niệm đời
sống hôn nhân là truyền sinh(2)
... Theo Công giáo, truyền sinh là hành vi sinh sản
diễn ra trong hôn nhân - có nghĩa là nam, nữ sau khi kết hôn có nhiệm vụ sinh sản
và không đƣợc tác động ngăn chặn tiến trình sinh sản bằng mọi biện pháp nhân tạo.
Quan niệm truyền sinh đã từng phù hợp với thời kỳ sơ khai khi dân số còn
quá ít. Trải qua nhiều biến cố của thời đại, đặc biệt là sức ép của bùng nổ dân số
toàn cầu, Giáo hội Công giáo đã quan tâm đến kiểm soát dân số. Do đó, chuẩn mực
truyền sinh đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhƣng ít nhiều vẫn còn hƣớng về giá
trị truyền thống với ý nghĩa truyền sinh theo bản tính tự nhiên. Công đồng Vaticano
II cho phép các cặp vợ chồng Công giáo khi có lý do chính đáng đƣợc điều hòa sinh
sản (nghĩa là kiểm soát sinh sản) bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai
(BPTT) tự nhiên. [83]
Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, quá
trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) cùng với sự thay đổi hình thái
kinh tế và quan hệ xã hội hay những thay đổi về chuẩn mực và đời sống văn hóa...
tạo nên những tiền đề làm biến đổi quan niệm truyền sinh của ngƣời Công giáo.
Những tiền đề đó là, thứ nhất, trong bối cảnh du nhập các giá trị mới từ văn hóa
2
phƣơng Tây, những chuẩn mực, giá trị truyền sinh của giáo dân nhƣ sinh sản, số con
mong đợi, tình dục và sử dụng BPTT có thể ít nhiều cũng thay đổi. Thứ hai, Việt
Nam là quốc gia dân số đông nên kiểm soát sinh sản là yêu cầu cần thiết đối với mỗi
ngƣời dân, trong đó có cả ngƣời Công giáo. Thứ ba, với sự tiến bộ y học, nhiều
công cụ tránh thai với cách sử dụng đơn giản và mang lại hiệu quả cao lần lƣợt ra
đời. Đồng thời, sự ra đời của Chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) từ đầu
thập niên 60 của thế kỷ XX cũng nhƣ sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng đã giúp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với các BPTT. Trƣớc những tiền đề
này, câu hỏi đặt ra là các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM
hiện nay đã thay đổi trong nhận thức về quan niệm truyền sinh, đồng thời theo đó là
những thay đổi về hành vi kiểm soát sinh sản và sử dụng BPTT của mình hay chƣa.
Trong 03 thập kỷ vừa qua, Việt Nam là quốc gia có mức gia tăng dân số cao
và nhiệm vụ cơ bản của chƣơng trình dân số là kiểm soát và giảm đƣợc mức sinh.
Qua nhiều năm kiên trì thực hiện chƣơng trình KHHGĐ, Việt Nam đã đạt đƣợc mức
sinh thay thế (Tổng tỷ suất sinh - TFR bằng 2,1) vào năm 2004. Nghị quyết số 21-
NQ/TW ban hành ngày 25/10/2017 về công tác dân số nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản
của chƣơng trình dân số của Việt Nam thời kỳ mới là nâng cao chất lƣợng dân số và
phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhấn mạnh vai trò quan
trọng của kiểm soát mức sinh nhƣ duy trì vững chắc mức sinh thay thế (vì yếu tố
này cũng ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng dân số), nguyên nhân do quy mô dân
số và lực lựợng sinh sản của Việt Nam vẫn còn lớn nên tiềm năng gia tăng mức sinh
vẫn còn cao. Để đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát mức sinh, chƣơng trình KHHGĐ cần
có các giải pháp giáo dục dân số và cung cấp các dịch vụ tránh thai thích hợp cho
ngƣời dân, đặc biệt là các nhóm dân số đặc thù, nhƣ nhóm dân số Công giáo.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam, nghiên cứu các khía cạnh xã hội thuộc lĩnh vực
tôn giáo vẫn còn ít, đặc biệt là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo với
vấn đề sinh sản và KHHGĐ lại càng ít hơn. Do đó, cần thiết có thêm nhiều nghiên
cứu thực nghiệm về những vấn đề liên quan đến tôn giáo và sinh sản.
Dựa vào những lập luận trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Quan
niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa gia đình của các
cặp vợ chồng Công giáo hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tốt
nghiệp, nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng quan niệm truyền sinh (cụ thể là những
3
biến đổi trong nhận thức truyền sinh) và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo
tại TP.HCM qua việc sử dụng BPTT của họ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu những biến đổi nhận thức về
truyền sinh trong hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại
TP.HCM và thực trạng KHHGĐ (kiểm soát sinh sản) qua sử dụng BPTT của họ.
Các phát hiện nghiên cứu đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn đối với
lĩnh vực thuộc đề tài KHHGĐ nói riêng và Xã hội học nói chung, và đồng thời đƣa
ra những kiến nghị hỗ trợ cho cơ quan chức năng đề ra các chính sách KHHGĐ phù
hợp và hiệu quả cho cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1- Tìm hiểu và khái quát những thay đổi nhận thức về truyền sinh trong hôn
nhân của giáo hội Công giáo.
2- Khảo sát thực trạng nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân và KHHGĐ
của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM.
3- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức về truyền sinh trong hôn
nhân và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM.
4- Đƣa ra các kiến nghị phù hợp để thực hiện có hiệu quả chính sách
KHHGĐ đối với cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quan niệm truyền sinh trong hôn nhân
và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong độ tuổi sinh sản tại TP.HCM
hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
4
Khách thể nghiên cứu là các cặp vợ chồng Công giáo tuổi sinh sản, đây là
nhóm nghiên cứu chính của luận án. Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng Công giáo cao
tuổi và nhóm thanh niên Công giáo độc thân đƣợc chọn làm nhóm phân tích so sánh
với nhóm dân số chính. Ngoài ra, để có kết luận bao quát và đầy đủ về vấn đề
nghiên cứu, các linh mục quản xứ tại các giáo xứ cũng là một trong những khách thể
nghiên cứu quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên quan đến đề tài.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu thực hiện tại TP.HCM. Địa điểm khảo sát bao gồm: Quận Bình
Thạnh là một trong những quận thuộc trung tâm TP.HCM - nơi đô thị hóa ổn định,
quận Thủ Đức thuộc khu vực vùng ven trung tâm TP.HCM - nơi đô thị hóa đang
diễn ra mạnh mẽ và Huyện Nhà Bè ở khu vực ngoại ô TP.HCM - nơi đô thị hóa mới
bắt đầu. Sự lựa chọn các khu vực khảo sát này nhằm nhận dạng sự khác biệt trong
nhận thức và hành vi giữa các nhóm giáo dân Công giáo cƣ trú tại những khu vực
đô thị hóa khác nhau. Tại mỗi quận/huyện đƣợc chọn khảo sát, nghiên cứu này chọn
một giáo xứ đại diện để khảo sát, bao gồm: Giáo xứ Thanh Đa thuộc quận Bình
Thạnh, giáo xứ Fatima Bình Triệu thuộc quận Thủ Đức và giáo xứ Phú Xuân thuộc
huyện Nhà Bè. Các giáo xứ đƣợc khảo sát có đặc điểm là giáo xứ lớn nhất trong
quận/huyện, có nhiều hoạt động sinh hoạt, truyền thông tôn giáo đa dạng thu hút
giáo dân trong giáo xứ và các giáo xứ khác trong địa bàn quận/huyện đến tham gia.
3.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu thực địa từ tháng 6 - 12/2012.
Thời gian thực hiện luận án bắt đầu từ năm 2012-2017.
Thời gian CNH-HĐH đƣợc phân tích trong nghiên cứu này giới hạn từ năm
1990 đến nay. Lý do luận án chọn năm 1990 là thời điểm bắt đầu nghiên cứu là:
Vào năm 1986, Nhà nƣớc ban hành chính sách đổi mới với đặc trƣng chuyển đổi
nền kinh tế tập trung và kế hoạch sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa. Từ năm 1990 trở đi, quá trình đổi mới diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực
kinh tế-văn hóa-xã hội. Ngoài ra, vào năm 1990, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
5
24 về công tác tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng
của một bộ phận nhân dân phù hợp với luật pháp cũng nhƣ đảm bảo tốt về cả hai
mặt đạo và đời.
3.3.3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: (1) Nhận thức, thái độ, niềm
tin về sinh sản; (2) Sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo.
Các giới hạn nội dung nghiên cứu bao gồm: (1) Luận án nghiên cứu các biến
đổi về nhận thức, thái độ, niềm tin, hành vi sinh sản của các cặp vợ chồng Công
giáo trong bối cảnh CNH-HĐH và đô thị hóa. Tuy nhiên, phân tích tác động của bối
cảnh đến các vấn đề này không nằm trong nội dung nghiên cứu; (2) Một số thông
tin trong luận án này thuộc dạng hồi cứu (Retrospective study). Nội dung thông tin
thuộc về quá khứ vì vậy độ chính xác của thông tin cung cấp có thể bị sai lệch do
tác động của thời gian đến ngƣời đƣợc phỏng vấn, đặc biệt là nhóm giáo dân Công
giáo cao tuổi; (3) Đây là nghiên cứu xã hội học với tính chất liên ngành, nghiên cứu
không đi sâu phân tích khía cạnh kỹ thuật của các vấn đề liên quan đến KHHGĐ và
BPTT và (4) Đối với chƣơng trình KHHGĐ, đề tài chỉ đề cập đến truyền thông
KHHGĐ và không đề cập đến cung ứng các dịch vụ tránh thai.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp luận
Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của khoa học chuyên ngành xã hội học,
dựa trên cơ sở của lý thuyết chức năng, lý thuyết thế tục hóa, lý thuyết lựa chọn hợp
lý và lý thuyết quan niệm về sinh sản.
Hƣớng tiếp cận nghiên cứu của luận án là sự kết hợp liên ngành trong nghiên
cứu (Xã hội học, Xã hội học tôn giáo, Dân số học và Tâm lý học). Cụ thể: Phân tích
theo hƣớng tiếp cận hệ thống, tiếp cận văn hóa và tiếp cận theo quan điểm giới của
Xã hội học. Tiếp cận phân tích niềm tin tôn giáo của Xã hội học tôn giáo. Tiếp cận
phân tích đồng hệ (Cohort) của Dân số học. Đồng thời, luận án sử dụng cách tiếp
cận phân tích dựa trên mô hình KAP của ngành Tâm lý học.
6
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chính của toàn bộ luận án là nghiên cứu định lƣợng
kết hợp với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định lƣợng với 240 bảng hỏi, nhóm
nghiên cứu chính là các cặp vợ chồng Công giáo tuổi sinh sản chiếm tỷ lệ 50% tổng
bảng hỏi. Hai nhóm còn lại (Giáo dân Công giáo cao tuổi và thanh niên Công giáo
độc thân) là nhóm đối chiếu, mỗi nhóm chiếm tỷ lệ 25% tổng bảng hỏi. Nghiên cứu
định tính với 12 cuộc phỏng vấn sâu (9 cuộc phỏng vấn các cặp vợ chồng Công giáo
trong tuổi sinh sản và 3 cuộc phỏng vấn cho linh mục quản xứ). Nghiên cứu định
tính nhằm minh họa cho những kết quả phân tích từ nghiên cứu định lƣợng.
Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể cho các phần của luận án bao gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu mô tả: mô tả và phân tích đặc điểm kinh tế-văn
hóa-xã hội cùng với thực trạng nhận thức, thái độ, niềm tin về hôn nhân và sinh sản
cũng nhƣ hành vi sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo.
+ Phương pháp so sánh-đối chiếu: tiến hành so sánh - đối chiếu nội dung
nghiên cứu với các nhóm dân số nhằm thấy rõ hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Cụ thể, (1) Đối chiếu giữa nhóm dân số nghiên cứu với nhóm dân số trên độ tuổi
sinh sản và nhóm dân số chƣa kết hôn và (2) Đối chiếu sự tƣơng đồng và dị biệt
giữa các nhóm dân số phân chia theo từng nhóm tuổi và lòng mộ đạo và ít mộ đạo.
+ Phương pháp nghiên cứu nhân-quả: xem xét mối quan hệ giữa các biến số
đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội của cá nhân, mộ đạo, nhận thức, thái độ và sử dụng
BPTT. Qua đó, đề tài nhận dạng đƣợc nguyên nhân của sử dụng BPTT.
+ Phương pháp nghiên cứu phát triển: đề cập đến các dự định sử dụng BPTT
của các cặp vợ chồng Công giáo trong thời gian tới.
5. Đóng góp mới về khoa học
Luận án có các đóng mới về khoa học nhƣ sau:
1- Luận án đóng góp những luận điểm và luận cứ về thế tục hóa trong Công
giáo trong thời kỳ CNH-HĐH nhằm củng cố cho quan điểm lý thuyết thế tục hóa.
2- Luận án đóng góp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu về các vấn đề xã hội
liên quan đến nhận thức truyền sinh và hành vi kiểm soát sinh sản của cộng đồng
Công giáo tại TP.HCM.
7
3- Luận án bổ sung kiến thức mới cho các nghiên cứu về hiện tƣợng thế tục
hóa của Công giáo trong thời kỳ CNH-HĐH xung quanh vấn đề nhận thức, thái độ
và hành vi kiểm soát sinh sản của giáo dân Công giáo tại Việt Nam và trên Thế giới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
1- Luận án cung cấp các thông tin cần thiết cho các cấp thẩm quyền của
chƣơng trình DS-KHHGĐ trong hoạch định chính sách và cung cấp các dịch vụ
hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát sinh sản của nhóm dân số Công giáo.
2- Luận án hỗ trợ cho các chức sắc tại các giáo xứ các định hƣớng triển khai
các hoạt động truyền thông KHHGĐ cho giáo dân trong thời gian tới.
3- Luận án là tài liệu tham khảo cho việc sử dụng tiếp cận liên ngành (Xã hội
học, Xã hội học tôn giáo, Dân số học và Tâm lý học) trong nghiên cứu các vấn đề
xã hội của tôn giáo.
4- Luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, các nghiên
cứu sinh, học viên cao học và sinh viên có cùng mối quan tâm.
7. Cơ cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm bốn chƣơng:
+ Chƣơng một: Tổng quan tình hình nghiên cứu
+ Chƣơng hai: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
+ Chƣơng ba: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của giáo hội Công giáo
và Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng
Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chƣơng bốn: Nhận thức, thái độ và hành vi sử dụng biện pháp tránh thai
của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành
phố Hồ Chí Minh.
8
CHƢƠNG MỘT
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng một tổng quan các tƣ liệu ngoài nƣớc và trong nƣớc liên quan đến
các nội dung nghiên cứu chính của đề tài nhƣ: Quan niệm truyền sinh trong hôn
nhân Công giáo, sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản
và các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong
tuổi sinh sản.
1.1. Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Trong tác phẩm “Niềm tin Công giáo ở Anh” của chuyên gia xã hội học tôn
giáo Michael Hornsby-Smith (1991), tác giả đã dành nhiều trang giấy để tổng hợp
và phân tích những nghiên cứu định tính và những nghiên cứu định lƣợng qua việc
sử dụng dữ liệu thứ cấp. Vấn đề đƣợc tác giả đề cập đến là “sự bắt buộc phải tuân
thủ tất cả các giáo lý Công giáo không?”- bao gồm cả giáo lý về tránh thai trong
việc kiểm soát sinh trong “Thông điệp Humanae vitae, 1968”. Kết quả của quá trình
tổng hợp và phân tích cho thấy: Hầu hết giáo dân chấp nhận tuân thủ giáo huấn của
giáo lý mà Giáo hội đề ra, đặc biệt là nhóm giáo dân cao tuổi. Tuy nhiên, trong một
số lĩnh vực chẳng hạn nhƣ lĩnh vực kiểm soát sinh sản thì họ vẫn thích đƣa ra quyết
định riêng của mình. Cả những giáo dân ngoan đạo lẫn giáo dân không ngoan đạo
đều không cứng nhắc tuân theo những giáo lý về tránh thai, ly dị và thậm chí là phá
thai mà Giáo hội đề ra. Giáo dân cho rằng việc kiểm soát sinh sản bằng cách nào là
tùy thuộc vào lương tâm riêng tư của mỗi cá nhân. Phần lớn giáo dân có thái độ
không đồng thuận với những giáo lý về tránh thai được đề cập trong Humanae
vitae, họ cho rằng nếu cứng nhắc tuân theo giáo lý thì sẽ dẫn đến tệ nạn bùng nổ
dân số. [125]
Schenker JG, Rabenou V (1993) với bài viết “Kế hoạch hóa gia đình: Những
quan điểm văn hóa và tôn giáo” cho rằng bùng nổ dân số Thế giới làm các nhà lãnh
đạo chính trị phải xem xét các kế hoạch kiểm soát sinh sản ở góc độ quốc gia và địa
phƣơng nhƣ là một vấn đề thiết yếu. Ủng hộ kiểm soát sinh sản cá nhân là hiển
nhiên trong mọi nền văn hóa và trong mọi thời điểm, ngay cả trong các xã hội mà
9
các luật lệ xã hội và tôn giáo ƣa thích con cái. Trong thời hiện đại, khi thế tục hóa
của xã hội phƣơng Tây và các nghiên cứu khoa học đƣợc đẩy mạnh, kiến thức về
sinh sản đã gia tăng và đƣợc áp dụng để kiểm soát sự gia tăng dân số. Các BPTT
khác nhau đã phát triển qua nhiều năm từ thời cổ đại đến kỷ nguyên hiện đại. Mỗi
phƣơng cách tiếp cận kiểm soát sinh sản đều có các thuận lợi và không thuận lợi.
Không có phƣơng pháp nào là hoàn thiện cho mỗi cá nhân, mỗi hoàn cảnh và mỗi
nền văn hóa. Mức sinh cao thƣờng gắn liền với “truyền thống”, các ngăn cấm tôn
giáo đối với một số hình thức kiểm soát sinh sản, các giá trị truyền thống về tầm
quan trọng của trẻ em và ƣu tiên cho gia đình, và gia đình truyền thống và vai trò
của giới đƣợc tăng cƣờng bởi tôn giáo. [143]
Theo Kissling F (1994) trong bài viết “Giới và lương tâm công lý” nhân kỷ
niệm 25 năm của sự kiện Giáo hoàng Phaolô VI ban hành thông điệp Humanae
Vitae “Về điều hòa sinh sản” tái khẳng định lệnh cấm đoán đối với kiểm soát sinh
sản, cho rằng dƣới thời Giáo hoàng Gioan-Phaolô II tuân thủ với lệnh cấm sử dụng
BPTT là sự kiểm tra lòng trung thành của giáo dân hay không tuân thủ lệnh cấm sử
dụng BPTT sẽ đem lại sự xấu hổ và trừng phạt, và điều này gây nên sự bất đồng
chung trong các nhà thần học và giáo sĩ. Tuy nhiên, cuộc điều tra có sự cho phép
các linh mục giáo xứ cho thấy 80% giáo chức Công giáo đã không khẳng định về
việc chấp nhận giảng dạy hay đƣa ra các lời khuyên trong nghi thức xƣng tội. Các
yêu cầu của thông điệp Humanae Vitae về tính dục còn hà khắc hơn quan điểm của
nó về cấm sử dụng BPTT. Song song việc đề cao tình dục nhƣ sự thiêng liêng thì
trong đó còn đề cập tình dục là bản năng thú tính cần phải ngăn chặn, vì vậy Giáo
hội đề cao sự kiêng cữ. Theo thông điệp Humanae Vitae, “Mỗi và mọi hành vi hôn
nhân vẫn phải mở lối cho sự truyền sinh”. Bằng việc khẳng định tính ƣu việt của
sinh sản trong hành vi tình dục, nhà thờ mất khả năng đề cập một cách hợp lý đến
một loạt các vấn đề xã hội nhƣ AIDS, thai sản vị thành niên và áp lực dân số. [122]
Theo Day LH (1995), trong bài viết “Các xu hướng sinh sản gần đây tại các
quốc gia công nghiệp hóa: Hướng đến mô hình bền vững hay dao động?” cho thấy
sự ổn định tỷ lệ sinh trong tƣơng lai của các quốc gia CNH-HĐH có vẻ là triển vọng
hợp lý do vấn đề công khai về tình dục đƣợc mở rộng hơn và vai trò của phụ nữ
ngày càng lớn hơn. Những thay đổi thái độ về quy mô gia đình theo định hƣớng gia
đình có quy mô nhỏ hơn và chênh lệch số ngƣời giữa các gia đình đƣợc thu hẹp một
10
cách đáng kể. Gia tăng dân số tiềm năng có thể xảy ra do các nguyên nhân nhƣ: Sự
nhấn mạnh đến giá trị gia đình và bậc cha mẹ, tác động của ly hôn đối với nuôi dạy
con cái bị suy giảm, giá trị cảm xúc dành cho trẻ em lớn hơn, việc không thỏa mãn
tiềm năng của những ngƣời phụ nữ trong lực lƣợng lao động, mất đi sự quan tâm về
việc giành đƣợc các hàng tiêu dùng và sự cảm thấy đầy đủ về nhu cầu. [100]
Trong chủ đề nghiên cứu “Tôn giáo như một yếu tố quyết định đến sinh sản
của hôn nhân” của Lehrer EL (1996), các giả thuyết đƣợc phát triển để kiểm định
ảnh hƣởng của lòng mộ đạo của vợ chồng về sinh sản. Các giả thuyết này căn cứ
vào một số ý tƣởng. Đầu tiên, các tôn giáo khác nhau có các chuẩn mực khác nhau
về sinh sản cũng nhƣ sự đánh đổi quan niệm giữa số lƣợng và chất lƣợng trẻ em.
Những khác biệt trong niềm tin tôn giáo giữa các cặp vợ chồng dẫn đến sự bất đồng
và xung đột về quyết định sinh sản. Thứ hai, mức độ tƣơng hợp thấp về tôn giáo
giữa các cặp vợ chồng có thể dẫn đến tan rã hôn nhân. Phân tích dữ liệu của điều tra
quốc gia về gia đình và hộ gia đình tiến hành tại Mỹ vào năm 1987-1988 đề xuất cả
hai tác động này là yếu tố quan trọng trong giải thích các liên kết có thể thấy đƣợc
mối tƣơng quan giữa tôn giáo đối với hôn nhân và hành vi sinh sản của họ. [123]
Carolin Berghammer (2009) với công trình nghiên cứu “Xã hội hoá tôn giáo
và sinh sản: sự chuyển đổi đối với sinh con thứ ba ở Hà Lan” đã xét mối tƣơng
quan giữa xã hội hóa tôn giáo và tình trạng mộ đạo hiện nay và tác động của chúng
đến sự chuyển đổi liên quan đến sinh con thứ ba của các phụ nữ Hà Lan. Các phát
hiện cung cấp bằng chứng về tác động của tham gia nhà thờ hiện nay của ngƣời phụ
nữ cũng nhƣ xã hội hóa tôn giáo trong quá khứ đến hành vi sinh sản của ngƣời phụ
nữ. Nền tảng tôn giáo vẫn giữ ảnh hƣởng của nó ngay cả khi ngƣời phụ nữ không
còn đến nhà thờ. Thêm vào đó, cấu thành kết hợp tôn giáo của cha và mẹ ngƣời phụ
nữ cũng quyết định ý nghĩa đến sinh con thứ ba của họ. [94]
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu về quan niệm truyền sinh (sinh sản) trong Công
giáo chỉ tồn tại trong giới giáo sĩ Công giáo tại Trung tâm đào tạo chuyên ngành
thần học và chủ yếu thực hiện bằng cách tiếp cận thần học, sử dụng và phân tích tƣ
liệu sẵn có để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu và đƣa ra đƣờng hƣớng phát triển mục
vụ của giáo hội. Những nghiên cứu này đã phát họa một cách tổng quát quan điểm
11
truyền sinh, những giáo luật liên quan đến sinh sản và điều hòa sinh sản của giáo
hội. Cụ thể nhƣ một số công trình nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu về “Mục đích hôn nhân Công giáo” của Vũ Minh Hoàng (2006)
thuộc phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã nêu lên nền
tảng của sinh sản và đề cao giá trị của sinh sản dựa trên quan điểm mục đích sinh
sản của Cộng đồng Vatican II, bao gồm: Sinh sản để tiếp nối nhân loại, sinh sản để
con ngƣời cai quản vạn vật và sinh sản để phát triển hội thánh. Bên cạnh đó, luận
văn trình bày nội dung sinh sản có trách nhiệm thông qua những văn kiện chính
thức của giáo hội về điều hòa sinh sản nhƣ: những tiêu chuẩn để quyết định điều hòa
sinh sản, phƣơng pháp điều hòa sinh sản và phá thai. [19]
Nghiên cứu về “Luật pháp và hôn nhân” của Phạm Xuân Mạ (2006) thuộc
phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã trình bày hôn nhân
Công giáo một vợ, một chồng, tuổi kết hôn quy định và mục đích quan trọng của
hôn nhân là duy trì nòi giống. Cốt lõi của luận văn đề cao quyền bình đẳng nam nữ
trong quan hệ vợ chồng.[28]
Nghiên cứu về “Phá thai - thực trạng, các quan điểm và đường hướng mục
vụ tại Việt Nam” của Nguyễn Hữu Thập (2008) thuộc phân ban thần học với
phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã trình bày thực trạng và các quan điểm của
Giáo hội liên quan đến việc nghiêm cấm phá thai và tác giả đƣa ra giải pháp cho
việc mục vụ hôn nhân gia đình tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài nêu lên quan điểm
điều hòa sinh sản của giáo hội bằng cách sinh sản có trách nhiệm. [62]
1.2. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi
sinh sản
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Tập san của Murphy FX (1981) với tựa đề “Các quan điểm Công giáo về các
vấn đề dân số II” đã thảo luận về lịch sử và tình trạng hiện nay của vấn đề dân số
theo quan điểm Công giáo Roman. Trong khi ủng hộ quyền con ngƣời và cho phép
quyền của các cặp vợ chồng về kiểm soát quy mô gia đình của họ, Giáo hội Công
giáo lại tiếp tục ngăn cấm sử dụng các BPTT nhân tạo, vốn đƣợc xem nhƣ là sự
phạm tội. Quan điểm này ngăn cản Giáo hội và 750 triệu giáo dân đƣơng đầu với
mối đe dọa của sự gia tăng dân số quá mức trên toàn cầu. Trong Công giáo, biện
12
pháp tính vòng kinh đƣợc cho phép sử dụng từ năm 1930. Vào năm 1958, Giáo
hoàng Pius 12 đã ngăn cấm thuốc tránh thai. Bất chấp tinh thần tự do đem lại bởi
Công đồng Vatican 2 và việc chống lại đề nghị của Ủy ban kiểm soát sinh sản của
Giáo hoàng, Giáo hoàng Phaolô VI trong “Thông điệp Humanae vitae, 1968” đã tái
khẳng định lệnh cấm BPTT nhân tạo, thuyết phục mọi ngƣời rằng điều này là cần
thiết để đối phó với gia tăng của vấn đề đồi bại tính dục, đổ vỡ gia đình và chủ
nghĩa vật chất. Lập trƣờng này đƣợc ủng hộ bởi Giáo hoàng Gioan-Phaolô II và hội
nghị các giám mục vào năm 1980. Tuy nhiên, các cuộc điều tra cho thấy các cặp vợ
chồng Công giáo ngày càng cảm thấy không thỏa mãn với các biện pháp KHHGĐ
được ủng hộ bởi Giáo hội và họ đã chuyển sang các BPTT nhân tạo để kiểm soát
quy mô gia đình của mình. [129]
Tại các nƣớc Châu Âu cũng nhƣ Châu Á, xu hƣớng các cặp vợ chồng Công
giáo sử dụng các BPTT hiện đại thay thế các BPTT tự nhiên theo lời khuyên của
Giáo hội ngày càng tăng. Theo Mccormack (1983), đa số giáo dân Công giáo thừa
nhận vấn đề gia tăng nhanh của dân số Thế giới và thúc đẩy quan niệm “cha mẹ sinh
sản có trách nhiệm”. Giáo huấn của Giáo hội chỉ cho phép sử dụng các BPTT tự
nhiên - chủ yếu dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ hơn là ngừa thai. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy khoảng 2% - 4% dân số Thế giới sử dụng các BPTT này. [137]
“Công giáo và sinh sản ở Puerto Rico” của Herold JM1, Westoff CF,
Warren CW và Seltzer J (1989), các tác giả đã xem xét sự liên quan giữa sự sinh sản
và sự liên kết tôn giáo ở Puerto Rico. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự
khác biệt về mức sinh giữa ngƣời Công giáo và không ngƣời Công giáo (tổng tỷ
suất sinh = 2,5). Ngƣời Công giáo và ngƣời không Công giáo giống nhau ở tuổi kết
hôn lần đầu (23,3 và 23,4 năm), sử dụng BPTT (71% và 69% phụ nữ có chồng đã có
thai) và thực hành cho con bú (thời gian trung bình 4,4 và 4,3 tháng). Có sự khác
biệt giữa những ngƣời Công giáo ít mộ đạo và mộ đạo về tổng tỷ suất sinh, tuổi kết
hôn đầu tiên và sử dụng BPTT, nhƣng những khác biệt này không lớn. Những phát
hiện này ủng hộ lý thuyết về sự hội tụ (Theory of convergence) của Khảo sát quốc
gia về tăng trƣởng gia đình đề cập đến sinh sản của ngƣời Công giáo và ngƣời
không Công giáo tại Mỹ. Ngoài ra, sự khác biệt kết quả từ Khảo sát quốc gia về
tăng trƣởng gia đình với kết quả nghiên cứu này chủ yếu là do sự đa dạng văn hoá
13
của ngƣời Mỹ gốc Tây Ban Nha. Sự khác biệt này gợi ý tầm quan trọng của việc
phân tổ theo dân tộc trong phân tích. [114]
Các nhà nghiên cứu trên Thế giới đã công nhận tôn giáo liên quan mật thiết
đến hành vi cá nhân không chỉ thông qua những lời dạy cụ thể của Giáo hội mà còn
thông qua ảnh hƣởng của nó trong tổ chức xã hội (Goldscheider và Mosher. 1991).
Đồng thời những công trình nghiên cứu về tôn giáo và hành vi sinh sản cho thấy sự
khác biệt về số con mong muốn và khả năng kiểm soát sinh sản, đƣợc xem là hai
khác biệt chính giữa các tôn giáo khác nhau (Goldscheider và Mosher. 1991). [109]
Nghiên cứu của Savona-ventura C (1995) về “Kế hoạch hóa gia đình trong
cộng đồng Công giáo Roman” mô tả trong nhiều thế kỷ tại Malta, cộng đồng Công
giáo và xã hội tại đây đều kết án việc phá thai. Vào năm 1650, các nhà thực hành y
học nào thực hiện phá thai thì sẽ bị kết án 5 năm tù. Bất chấp thông tri vào năm
1930 của Giáo hoàng Pius XI phản đối việc sử dụng các BPTT, ngƣời dân Malta
ngày càng chấp nhận KHHGĐ. Vào năm 1982, với áp lực của các nhóm phụ nữ, địa
phƣơng đã thiết lập các dƣỡng đƣờng KHHGĐ cung cấp miễn phí tất cả các biện
pháp KHHGĐ, ngoại trừ phá thai. Vào năm 1983, 37,6% dân số đồng ý với các
BPTT nhân tạo, 31,9% đồng ý phá thai (trong đó, 39% cho rằng để bảo vệ sức khỏe
ngƣời mẹ và 16% cho là để ngăn ngừa trẻ dị dạng). Vào thập niên 1990, các con số
này là 49% và 36% (47% và 20%), tƣơng ứng. Tiến trình thế tục hóa ngày càng
nhanh cũng nhƣ ngày càng gia tăng ý kiến không đồng ý với các giáo huấn nhà thờ.
Tuy nhiên, nhà thờ Công giáo Roman tại Malta vẫn phản đối việc sử dụng bao cao
su (bất chấp dịch bệnh AIDS), triệt sản và vòng tránh thai. [142]
Tại các nƣớc Châu Á, theo Elma P. Laguna và đồng sự (2000), ví dụ nhƣ
Philipin là một quốc gia có đa số ngƣời dân theo đạo Công giáo, tỷ lệ phụ nữ Công
giáo Philipin sử dụng BPTT để kiểm soát sinh sản là cao hơn so với phụ nữ không
theo Công giáo (đặc biệt là vòng tránh thai và thuốc viên tránh thai). [103] Bên cạnh
đó, quá trình biến đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm thay đổi lối
sống mới với những phong trào nhƣ: sống thử trƣớc hôn nhân, làm mẹ đơn thân, kết
hôn đồng tính, nạo phá thai… cũng đƣợc một bộ phận giáo dân đồng tình. Ví dụ, kết
quả thăm dò giới trẻ Công Giáo trên Mạng lƣới Toàn Cầu (Internet) là trang Web
của Tổng Giáo phận Seoul – Hàn Quốc, đã đƣợc 402 ngƣời trong độ tuổi 10-20 trả
lời, hơn phân nửa số ngƣời này nói rằng việc phá thai có thể hợp pháp với một số
14
điều kiện nào đó, trong đó: 37,6% cho rằng có thể phá thai nếu có nguy cơ ảnh
hƣởng đến sức khỏe của ngƣời mẹ, 32,7% cho rằng có thể phá thai trong trƣờng hợp
mang thai do bị cƣỡng hiếp và 8,3% nói có thể phá thai nếu bào thai bị khiếm
khuyết thể lý hay tâm thần. [161]
Nghiên cứu của Adsera A (2006) về “Sinh sản, hôn nhân và tôn giáo tại Tây
Ban Nha, năm 1985 và 1999” cho thấy: Tại Tây Ban Nha, từ khi chuyển đổi sang
chế độ dân chủ vào năm 1975, cả sinh suất và tỷ lệ đi nhà thờ của những ngƣời
Công giáo đều suy giảm đáng kể. Trong nghiên cứu này, các điều tra về sinh sản tại
Tây Ban Nha vào năm 1985 và 1999 đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ ý nghĩa của tôn
giáo đến sự thay đổi hành vi sinh sản, quy mô gia đình và khoảng cách sinh sản giữa
hai thời điểm điều tra. Trong cuộc điều tra năm 1985, quy mô gia đình của nhóm
giáo dân mộ đạo và nhóm giáo dân ít mộ đạo là nhƣ nhau. Vào năm 1999, quy mô
gia đình của nhóm giáo dân mộ đạo là thấp hơn so với nhóm ít mộ đạo. Các phát
hiện nghiên cứu này cũng tƣơng hợp với suy giảm của hành vi đi lễ nhà thờ và sinh
sản tại Tây Ban Nha. [88] Đồng thời, trong nghiên cứu về “Sinh sản có thực sự liên
quan đến lòng mộ đạo? Một lưu ý về vấn đề sinh sản thuộc hôn nhân và tôn giáo tại
Tây Ban Nha, 1985 và 1999” của Neuman và Shoshana (2007) cũng sử dụng cùng
số liệu từ các cuộc điều tra sinh sản ở Tây Ban Nha năm 1985 và 1999 để phân tích
xem tầm quan trọng của tôn giáo đối với hành vi sinh sản hiện tại và khoảng cách
sinh sản có thay đổi hay không giữa hai cuộc điều tra. Kết quả phân tích cho thấy
tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Adsera A (2006). [131]
Nghiên cứu “Công giáo và Kinh tế đối với sinh sản” của William Sander
(2010) đã xem xét tác động của Công giáo đối với sinh sản ở Mỹ dựa trên tiếp cận
kinh tế đối với mức sinh đó là áp dụng lý thuyết kinh tế về hành vi ngƣời tiêu dùng,
với giả định rằng các quyết định tối đa hóa lợi ích về trẻ em bị ảnh hƣởng bởi giá cả
và thu nhập tiềm ẩn. Nghiên cứu này cho thấy: (1) Điều quan trọng nhất là có nhiều
nghiên cứu về Công giáo có sai sót do sự thiên vị lựa chọn mẫu vì những ngƣời
Công giáo trƣớc đây ƣa thích quy mô gia đình nhỏ hơn những ngƣời không phải
Công giáo. (2) Hoạt động tôn giáo không ảnh hƣởng đến sinh sản nếu nó đƣợc xem
nhƣ là một biến nội sinh. (3) Sự chuyển đổi sinh sản ở Hoa Kỳ là một phần liên
quan đến sự thay đổi hiệu lực của các quy tắc Công giáo. [152]
15
Nghiên cứu “Xã hội học: Tôn giáo và sinh suất có mối quan hệ thực
nghiệm?” của Christian-dorr (2011) cho thấy tổng tỷ suất sinh ở Châu Âu đã giảm
còn 1,56 con/phụ nữ, trong đó tại Đức giảm xuống 1,37 con/phụ nữ và Áo giảm
xuống 1,38 con/phụ nữ. Đồng thời, tác giả chỉ ra mối liên hệ giữa tôn giáo và sinh
suất thông qua việc tìm hiểu tôn giáo tại Châu Âu có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến số
con của một ngƣời phụ nữ sinh ra. Kết quả cho thấy, khác với gia đình với tiêu
chuẩn 2 con, xu hƣớng những cặp vợ chồng có đạo có trung bình 3 con trở lên.
Những phụ nữ không theo đạo trung bình có ít hơn 0,2 con so với những phụ nữ
theo đạo. Những ngƣời có đạo cũng có biện pháp KHHGĐ khác nhau và dự định có
nhiều con hơn trên mức trung bình, hay sinh suất của họ đƣợc lập kế hoạch cao hơn.
Cuối cùng, tác giả đƣa ra ba lập luận chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng có thể có của
mối liên hệ giữa tôn giáo và sự gia tăng số trẻ em sinh ra, đó là: (1) Sự ủng hộ sinh
sản của nhiều tôn giáo, cho rằng trẻ em có giá trị cao đối với xã hội hay sự ngăn
cấm của tôn giáo đối với sử dụng các BPTT, (2) Sự ủng hộ giáo huấn của nhà thờ về
chăm sóc con cái và mô hình gia đình quy mô lớn và (3) Sự thay đổi ý nghĩa của lối
sống sau khi sinh con đƣợc thực hiện với sự ủng hộ của luật lệ của Giáo hội. [95]
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam nói chung cũng nhƣ TP.HCM nói riêng, mức sinh của giáo dân
Công giáo cũng có xu hƣớng giảm theo thời gian, một phần do họ đã chủ động sử
dụng BPTT nhân tạo để đối phó với những hậu quả tức thì hơn là phải tuân thủ theo
chuẩn mực truyền thống của Giáo hội vì mối quan tâm về những tội lỗi và vi phạm
giá trị đạo đức. Theo một cuộc điều tra của Hội Khoa học Xã hội Việt Nam năm
1973 (Hội nghiên cứu Khoa học xã hội, Hội nghiên cứu về chiều hƣớng sinh sản
của phụ nữ Việt Nam tại Sài Gòn và Gia Định, Sài Gòn, 1973), ngƣời dân thành phố
có ƣớc muốn số con mong đợi là 4 con. Nhƣng sau ngày thống nhất đất nƣớc do ảnh
hƣởng của hoàn cảnh kinh tế, do việc phổ biến rộng rãi các phƣơng pháp KHHGĐ
của chính quyền, gia đình quy mô nhỏ với 2 con cũng là mô hình đƣợc nhiều gia
đình giáo dân thành phố ƣa thích (Nguyễn Xuân Nghĩa, 1990). [37] Thay vì tuân thủ
theo chuẩn mực sử dụng BPTT truyền thống của Giáo hội để tránh phải đối phó với
số con không mong đợi (Unwanted children) thì các gia đình Công giáo đã lựa chọn
BPTT nhân tạo. Một khảo sát thực tế cho thấy “qua việc trao đổi với chị em phụ nữ,
16
các nhân viên y tế cộng đồng và một số các linh mục thì được biết: hơn 90% phụ nữ
Công Giáo Việt Nam trong thời gian có thể sinh nở đã dùng những phương pháp
ngừa thai nhân tạo đang được quảng cáo trên thị trường tiêu thụ” [63].
Theo Nguyễn Xuân Nghĩa (1990), trƣớc ngày thống nhất đất nƣớc, mỗi gia
đình ở thành phố có trung bình là 6 con và có tỷ lệ thái độ không ủng hộ và không
chấp nhận các biện pháp KHHGĐ của ngƣời giáo dân TP.HCM là khá cao: 53,6%.
Hay theo một cuộc điều tra của Hội Khoa học xã hội Việt Nam năm 1973 (Hội
nghiên cứu Khoa học xã hội, nghiên cứu về chiều hƣớng sinh sản của phụ nữ Việt
Nam tại Sài Gòn và Gia Định, 1973) (trích trong Nguyễn Xuân Nghĩa,1990), ngƣời
thành phố có ƣớc muốn số con mong muốn là 4 con. Có thể do quan niệm về hôn
nhân hay những ràng buộc về sử dụng phƣơng pháp KHHGĐ truyền thống của giáo
hội [37]. Tuy nhiên, theo thời gian, quy mô gia đình, hành vi sinh sản và sử dụng
BPTT của ngƣời Công giáo đã có sự thay đổi tích cực. Sau ngày thống nhất đất
nƣớc do ảnh hƣởng của kinh tế, do việc phổ biến rộng rãi các phƣơng pháp
KHHGĐ của chính quyền, gia đình quy mô nhỏ với 2 con là mô hình đƣợc nhiều
gia đình giáo dân thành phố ƣa thích. Tuy nhiên, khi so sánh hai mô hình gia đình
của phụ nữ Công giáo và của ngƣời phụ nữ thành phố nói chung (hoạt động trong
lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp), ngƣời phụ nữ Công giáo có xu hƣớng muốn một gia
đình nhiều con hơn so với ngƣời phụ nữ thành phố nói chung (68,73% so với
43,04%, tƣơng ứng). Một vài số liệu trên cho thấy gia đình Công giáo thành phố
chịu tác động mạnh của môi trƣờng xã hội, nhƣng mặt khác gia đình Công giáo vẫn
có những đặc thù riêng của mình.
Theo Nhật Minh (1997), tỷ lệ phát triển dân số ở huyện Tuy An-Phú Yên
trƣớc đây vƣợt 3%. Từ năm 1992, linh mục giáo phận Tuy An kiên trì vận động
giáo dân sinh đẻ có trách nhiệm, chỉ trong vòng 3 năm (1992-1995) tỷ lệ tăng dân số
đã giảm từ 3,5% xuống 1,8%… [29]
Nghiên cứu xã hội học của Phạm Văn Quyết về “Ảnh hưởng của yếu tố tôn
giáo đến mức sinh trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo - Nghiên cứu trường hợp xã
Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định” (năm 2001) và tác phẩm “Tôn
giáo và Biến đổi mức sinh - Nghiên cứu từ trường hợp Thiên Chúa giáo Xứ đạo Bùi
Chu - Nam Định” (năm 2007) xem yếu tố tôn giáo nhƣ một khía cạnh của văn hóa
và là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng miền. Trong đó,
17
tác giả cũng đề cập đến niềm tin, giáo lý của đạo Công giáo ảnh hƣởng đến việc sử
dụng các BPTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giáo dân ngoan đạo hơn thì đông con
hơn - Tỷ lệ có từ 3 con trở lên của nhóm giáo dân đi lễ nhà thờ hàng ngày cao hơn
so với nhóm giáo dân ít đi lễ nhà thờ (60,5% so với 14,3%, tƣơng ứng). Tƣơng tự,
tỷ lệ về số con mong muốn của nhóm giáo dân đi lễ nhà thờ hàng ngày cao hơn so
với nhóm giáo dân ít đi lễ nhà thờ (73% so với 57,1%, tƣơng ứng). [59, 60]
Nghiên cứu về “Chất lượng công tác kế hoạch hóa gia đình tại vùng đồng
bào Công giáo tỉnh Thái Bình” của Hà Thị Lãm (2005) tiến hành từ tháng 2/2000
đến tháng 4/2001 tại 4 xã thuộc tỉnh Thái Bình với mục đích: (1) Tìm hiểu quan
niệm của giáo dân và các chức sắc Công giáo về vấn đề sinh sản và các BPTT, (2)
Mô tả mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế và văn hóa đối với nhu cầu sinh con của
giáo dân Công giáo và (3) Đánh giá tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ.
Nghiên cứu này đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng với 2 nhóm: (1) Nhóm nghiên
cứu là giáo dân Công giáo, gồm 194 nam và 202 nữ, (2) Nhóm đối chứng là không
phải giáo dân Công giáo, gồm 203 nam và 200 nữ. Và nghiên cứu định tính là
phỏng vấn sâu đối với các chức sắc Công giáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 40,3%
giáo dân dự kiến sinh con thứ 3; Các yếu tố ảnh hƣởng chính đến quy mô gia đình
của giáo dân là tuổi, trình độ học vấn và khoảng cách sinh; Tỷ lệ phụ nữ kết hôn
sớm và sinh 2 con đầu cách nhau 5 năm là cao (72,8%); Phụ nữ Công giáo ít nạo
phá thai hơn; Cộng tác viên dân số và chức sắc Công giáo đã tham gia tích cực vào
công tác DS-KHHGĐ và đƣợc đồng bào Công giáo chấp nhận. Vì vậy, cần ƣu tiên
hỗ trợ trong các chính sách DS-KHHĐ ở vùng đồng bào Công giáo. [25]
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quý (2007) với đề tài “Ngừa thai và phá thai
dưới cái nhìn của Giáo hội” là một nghiên cứu thuộc lĩnh vực tôn giáo với cách tiếp
cận nghiên cứu thần học. Đây là một nghiên cứu định lƣợng sử dụng phƣơng pháp
điều tra xã hội học, số lƣợng ngƣời đƣợc điều tra bao gồm 706 phụ nữ đã lập gia
đình trong độ tuổi sinh sản (18-50) tại một xã hầu nhƣ 99% là ngƣời Công giáo vào
tháng 3/2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số giáo dân Công giáo có xu hƣớng
vƣợt ra khỏi chuẩn mực của giáo hội Công giáo về quy định sử dụng BPTT tự nhiên
trong kiểm soát sinh sản, điều này thể hiện qua kết quả điều tra cho thấy có 86%
phụ nữ đã sử dụng BPTT nhân tạo. [55]
18
Theo Lê Văn Thi (2007), hiện nay, các cặp vợ chồng Công giáo có thể điều
chỉnh hành vi sinh sản bằng sử dụng BPTT nhân tạo để đáp ứng những hệ quả tức
thì, thay vì phải tuân thủ theo chuẩn mực của Giáo hội (thƣờng quan tâm đến những
tội lỗi và vi phạm giá trị đạo đức). Hôn nhân không còn đề cao tính thiêng liêng
trong hành vi tính dục và sinh sản mà đề cao đến nhu cầu tình dục. Sự hội nhập văn
hóa thế giới giúp họ dễ dàng gặp gỡ và khám phá những ý thức hệ thông thoáng và
cởi mở hơn nên đã thúc đẩy họ thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực. Một ví
dụ thực tế có thể chứng minh cho những lập luận trên đây: “Hơn 90% phụ nữ Công
Giáo Việt Nam trong thời gian có thể sinh nở đã dùng những BPTT hiện đại đang
được quảng cáo trên thị trường tiêu thụ”. [63]
Trong nghiên cứu Nghiên cứu “Hôn nhân và sự sống” của Nguyễn Trí Lộc
(2008) thuộc phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã trình
bày quan điểm tình yêu, hôn nhân Công giáo qua các văn kiện của hội thánh, nâng
cao việc giao hợp gắn với truyền sinh, tác hại của BPTT nhân tạo, ủng hộ BPTT tự
nhiên. Kêu gọi giáo dân sử dụng BPTT tự nhiên nhƣ là phƣơng pháp kiểm soát số
con phù hợp với giá trị tự nhiên, luân lý và nâng cao giá trị con ngƣời. [27]
Nghiên cứu về “Điều hòa sinh sản của Ki-Tô giáo” của Nguyễn Ngọc
Ngoạn (2008) thuộc phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có
đã trình bày và phân tích dữ liệu giáo huấn của Giáo hội về điều hòa sinh sản qua
hiến chế Gaudium et Spes (1965) của Công đồng Vatican II, thông điệp Humanae
Viate (1968) của Giáo hoàng Phaolo VI và Tông huấn Familiaris Consortio (1981)
của Giáo hoàng Gioan - Phaolo II, nhằm đề cao giá trị hôn nhân Ki-Tô giáo và công
nhận công tác điều hòa sinh sản trong mục vụ gia đình là vấn đề quan trọng cần
đƣợc giáo huấn đúng chuẩn mực Công giáo thông qua việc chứng minh tính ƣu việt
của luân lý, định hƣớng quy trở về căn nguyên tự nhiên. Lên án ngừa thai bằng
BPTT nhân tạo và khuyến khích sử dụng BPTT tự nhiên nhƣ: Phƣơng pháp tính
vòng kinh, đo thân nhiệt, quan sát chất nhờn và bộ kit “test rụng trứng”. [45]
Theo Hoàng Nga (2010), vùng đồng bào dân tộc và Công giáo tỉnh Vĩnh Phú
có khoảng 12.000 hộ, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao, dẫn đến tỷ
lệ đói nghèo ở khu vực này còn cao (gần 25%). Nhờ sự phối hợp giữa các ban
ngành liên quan và chức sắc nhà thờ địa phƣơng trong việc tổ chức tuyên truyền vận
động thực hiện chƣơng trình DS-KHHGĐ, đồng bào dân tộc thiểu số và Công giáo
19
đã sử dụng BPTT, đẻ ít, đẻ thƣa để có điều kiện phát triển kinh tế. Đến năm 2010,
891/1.625 hộ dân cƣ vùng dân tộc, Công giáo không có ngƣời sinh con thứ 3. [34]
Theo Cẩm Hà (2011), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là một huyện có đông đồng bào
Công giáo sinh sống với 7 giáo xứ, 24 giáo họ, 13.608 giáo dân (chiếm 8,35% dân
số toàn huyện) phân bố tại 15 xã, phƣờng, thị trấn. So với mặt bằng chung thì đời
sống vật chất tinh thần của đồng bào Công giáo còn thấp, sinh đẻ nhiều (đặc biệt là
các vùng nông thôn) dẫn đến tỷ lệ hộ đói nghèo, thất học còn cao tại một số giáo xứ,
giáo họ trên địa bàn huyện. Đƣợc sự quan tâm của chính quyền và đoàn thể các cấp,
sự vận động của các chị em trong hội phụ nữ các xã, thôn, xóm các gia đình giáo
dân tại đây đã ý thức đƣợc việc sinh đẻ có trách nhiệm, góp phần giảm tỷ lệ gia tăng
dân số của huyện Cẩm Xuyên một cách rõ rệt. Năm 2007 là 26,8% đến năm 2008
còn 25,2%, năm 2009 còn 22,6%. Riêng năm 2009, số phụ nữ tham gia đặt vòng đạt
hơn 99%; số dùng bao cao su và thuốc uống đạt 107%, thuốc tiêm đạt 16,6%. [15]
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ
chồng Công giáo trong tuổi sinh sản
1.3.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Công trình nghiên cứu của các tác giả Raymond H. Potvin, Charles F.
Westoff, and Norman B. Ryder (1968) với đề tài “Những yếu tố tác động đến sự
tuân thủ của những người vợ Công giáo với chức vụ giáo lý viên về kiểm soát sinh
sản” dựa trên dữ liệu nghiên cứu sinh sản quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tỷ lệ phụ nữ Công giáo có gia đình sử dụng các BPTT khác ngoài biện pháp tính
vòng kinh đã gia tăng từ năm 1955 và chiếm đa số vào năm 1965. Hành vi không
tuân thủ tôn giáo này có quan hệ thống kê nghịch và mạnh với sự ngoan đạo (đo
lƣờng bằng tần suất nhận đƣợc việc ban thánh thể/nhóm đạo) và quan hệ yếu với các
đặc điểm kinh tế-xã hội và chủng tộc. So sánh dữ liệu theo nhóm đồng hệ đồng sinh
và tuổi của các nghiên cứu trong những năm 1955, 1960, 1965 cho thấy kiểm soát
sinh sản của những phụ nữ Công giáo là giáo lý viên có sự suy giảm và tăng lên dần
từ các nhóm tuổi trẻ hơn. Xu hƣớng này nổi trội đối với tất cả các nhóm kinh tế-xã
hội và mức độ ngoan đạo. Giữa năm 1955 và 1960, những ngƣời học vấn thấp
thƣờng sử dụng các BPTT khác ngoài biện pháp tính vòng kinh; Giữa năm 1960 và
1965, những ngƣời học vấn cao thƣờng sử dụng các BPTT khác ngoài biện pháp
20
tính vòng kinh nhiều hơn. Sự đảo ngƣợc này có thể liên quan đến tiến bộ của thuốc
tránh thai và sự công khai các tranh luận thần học trong nhà thờ Công giáo. [138]
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của cơ cấu gia đình, giáo dục và tôn giáo đối với
quyết định sử dụng BPTT ở phụ nữ trong tuổi đôi mươi” của Howard, B. K. và
Powell, M. A. (2004) đã nghiên cứu ảnh hƣởng cấu trúc gia đình, giáo dục và tôn
giáo đối với tránh thai, dựa trên kết quả điều tra quốc gia về tăng trƣởng gia đình ở
Mỹ của 577 trƣờng hợp phụ nữ chƣa kết hôn ở độ tuổi 20-24. Điểm nổi bật của
nghiên cứu này là dựa trên quan điểm của Kristin Luker (1975) cho rằng phụ nữ
đóng vai trò quan trọng về ngừa thai, vì vậy họ cần có thông tin về BPTT và quyền
quyết định về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu này cho thấy phụ nữ Mỹ có nguồn
gốc Tây Ban Nha thƣờng sử dụng các BPTT ít hiệu quả trong sinh hoạt tình dục.
Ngƣợc lại, cấu trúc gia đình ảnh hƣởng đến quyết định ngừa thai, các em gái 14 tuổi
có đủ cha mẹ có khả năng sử dụng các BPTT hiệu quả hơn. Ngoài ra, trong trƣờng
hợp cấu trúc gia đình không thay đổi, giáo dục của ngƣời mẹ ít ảnh hƣởng đến việc
sử dụng BPTT đối với con gái của họ, tôn giáo ảnh hƣởng đến hành vi tình dục
trƣớc khi ảnh hƣởng đến việc ngừa thai. [116]
Abdul Razak Kamaruddin (2009) trong bài viết “Vai trò của tôn giáo đối với
kế hoạch hoá gia đình ở Malaysia: Liên quan đến vấn đề tiếp thị xã hội” cho thấy
tôn giáo có ảnh hƣởng đến việc chấp nhận KHHGĐ của ngƣời dân Malaysia. [86]
Trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tôn giáo và kế hoạch hóa gia đình ở
vùng nông thôn Malawi” của Sara E. Yeatman, Jenny Trinitapoli (2008) đã tìm thấy
bằng chứng của lãnh đạo tích cực, thái độ của giáo đoàn đối với việc thực hiện
KHHGĐ và thảo luận về đạo đức tình dục về sử dụng BPTT của phụ nữ không
thuộc các giáo phái. Ngoài ra, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ
giữa xã hội tôn giáo và hành vi ngừa thai. [141]
Nghiên cứu của Hirsch JS (2008) về“Giáo dân Công giáo sử dụng các biện
pháp ngừa thai: Tôn giáo, kế hoạch hóa gia đình và tác nhân diễn giải tại khu vực
nông thôn của Mexico” đã phân tích tác động của tôn giáo đến hành vi sử dụng
BPTT và sinh sản của cá nhân cũng nhƣ tôn giáo đã không chú ý đầy đủ đến việc
các tín đồ hiểu nhƣ thế nào về các giáo huấn. Với phƣơng pháp nghiên cứu thực địa
của dân tộc học, tác giả đã mô tả trong bối cảnh xã hội và thế hệ khác nhau, ngƣời
phụ nữ hiểu và sử dụng các quan điểm tôn giáo nhƣ thế nào để đạt đƣợc ƣớc muốn
21
sinh sản mà không hủy hoại đến sự mộ đạo của mình. Nghiên cứu đã khám phá
phƣơng cách mà tôn giáo và rộng hơn là văn hóa ảnh hƣởng đến sinh sản và sử dụng
BPTT, từ đó bài học đƣợc rút ra là phải chú ý nhiều hơn đến tính tƣơng hỗ năng
động giữa niềm tin văn hóa với thể chế, bối cảnh xã hội và tác nhân tham vấn. [115]
Nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tôn giáo và văn hóa đến tránh thai” của tác
giả Amirrtha Srikanthan and Robert L. Reid (2008) với mục tiêu làm sáng tỏ các
ảnh hƣởng của tôn giáo và văn hoá đến việc chấp nhận và sử dụng các BPTT khác
nhau, bao gồm biện pháp ngừa thai khẩn cấp. Nghiên cứu đã làm rõ các giáo lý tôn
giáo liên quan đến gia đình, quan hệ tình dục và KHHGĐ trong Kitô giáo (trong đó
có Công giáo), Do Thái giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo... Đồng thời, tác giả
cũng phỏng vấn các học giả của các tôn giáo lớn để biết thêm thông tin về cách giải
thích và áp dụng các giáo lý trong những hoàn cảnh cụ thể của các nhóm khác nhau
trong cùng tôn giáo. Phát hiện nghiên cứu cho thấy, yếu tố tôn giáo và văn hoá có
ảnh hƣởng tiềm năng đến việc chấp nhận và sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng
thuộc các tôn giáo khác nhau theo những phƣơng cách khác nhau. Trong các tôn
giáo, các giáo phái khác nhau có thể giải thích các giáo lý tôn giáo về chủ đề này
theo những cách khác nhau và ngƣời phụ nữ và bạn đời của họ có thể bỏ qua các
giáo lý tôn giáo. Các yếu tố văn hoá cũng ảnh hƣởng quan trọng không kém đến
quyết định của cặp vợ chồng về quy mô gia đình và BPTT sử dụng. Theo nghiên
cứu này, những ngƣời nhập cƣ mới thƣờng đối mặt với những thách thức khi thích
nghi với một xã hội mới và một lối sống mới, từ đó họ có thể gắn chặt với những
mong đợi của tôn giáo và văn hoá truyền thống với các vấn đề gia đình, tình dục và
sinh sản. Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phải thận trọng
không nên gắn các khuôn mẫu về đặc điểm tôn giáo, xã hội và văn hoá cho những
phụ nữ tìm kiếm sự tham vấn về ngừa thai, nhƣng họ cần phải thừa nhận rằng các hệ
thống giá trị khác nhau có thể ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định trong các cặp
vợ chồng có tôn giáo khác nhau. Các giá trị mà mỗi cá nhân phụ nữ nắm giữ có thể
không phù hợp với những lời dạy chính thức của tôn giáo của cô ấy hoặc với các
tiêu chuẩn văn hoá đƣợc đƣa ra bởi các thành viên có cùng một nền văn hoá. [92]
Nghiên cứu “Dung hòa sự nhận dạng tôn giáo với các thực hành sinh sản:
Nhà thờ và biện pháp ngừa thai tại Ba Lan” của Mishtal J, Dannefer R (2010) cho
thấy: Bất chấp các hạn chế của dịch vụ KHHGĐ, sử dụng BPTT hiện đại trong mẫu
22
nghiên cứu đã là 56%, tăng 19% so với năm 1991. Công giáo đóng vai trò tƣơng đối
nhỏ với sử dụng BPTT, mặc dù 94,2% dân số nghiên cứu là ngƣời Công giáo nhƣng
có đến 79% cho rằng nhà thờ ít hay không ảnh hƣởng đến các quyết định sinh sản
của họ. Ngoài ra, nghiên cứu còn giải thích cách mà phụ nữ đã dung hòa các thực
hành sinh sản với đạo Công giáo, bao gồm: sử dụng các yếu tố tôn giáo để ủng hộ
việc sử dụng BPTT, ƣu tiên trách nhiệm đối với gia đình và những quan tâm tài
chính quan trọng hơn các ngăn cấm của nhà thờ. Phát hiện nghiên cứu nhấn mạnh
bất chấp các cản trở về tôn giáo, chính trị và kinh tế, việc sử dụng BPTT đã tăng
đáng kể, từ đó chỉ ra rằng KHHGĐ là ƣu tiên cao đối với phụ nữ. [126]
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu xã hội học của Phạm Văn Quyết (2001) về “Ảnh hưởng của yếu
tố tôn giáo đến mức sinh trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo - Nghiên cứu trường
hợp xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”cho thấy về việc sử dụng
BPTT của giáo dân Xuân Ngọc cụ thể nhƣ sau: Giáo dân sử dụng BPTT là khá cao
(84,2%), trong đó có 50,7% giáo dân sử dụng BPTT hiện đại và 43,7% sử dụng
BPTT truyền thống. Mức độ sử dụng BPTT hiện đại tỷ lệ nghịch với việc đi lễ nhà
thờ, nghĩa là niềm tin tôn giáo càng ít thì càng sử dụng BPTT hiện đại nhiều (Nhóm
giáo dân đi lễ nhà thờ hàng ngày chấp nhận sử dụng vòng tránh thai có tỷ lệ là
42,7%; Nhóm giáo dân chỉ đi lễ ngày chủ nhật chấp nhận sử dụng vòng tránh thai có
tỷ lệ là 55,5%; Nhóm giáo dân ít khi đi nhà thờ chấp nhận sử dụng vòng tránh thai
có tỷ lệ là 57,1%). Nhƣ vậy, qua những kết quả nghiên cứu này giúp luận án có
thêm nhiều thông tin khi cân nhắc để đƣa ra những biến số thích hợp trong thu thập
thông tin và phân tích mối liên hệ giữa yếu tố niềm tin tôn giáo với việc lựa chọn sử
dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo. [59]
Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy mức sinh của cộng đồng giáo dân phù
thuộc vào mức độ thế tục hóa. Những hạn chế trong nghiên cứu này cho thấy: (1)
Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn nông thôn nơi đô thị hóa chƣa phát triển và diễn ra
trong thời kỳ Việt Nam bƣớc vào thời đại CNH-HĐH nên quá trình thế tục hóa tôn
giáo cũng diễn ra chƣa mạnh mẽ, (2) thông tin nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc mô tả
những yếu tố về hành vi sử dụng biện pháp tránh thai của ngƣời Công giáo, tác giả
chƣa đào sâu vào nghiên cứu cụ thể những đặc điểm về niềm tin và giáo lý của đạo
23
Công giáo về sinh sản trong việc phân tích nhận thức - thái độ - hành vi sử dụng
BPTT của giáo dân Công giáo. Vì vậy, nghiên cứu này chƣa phản ánh hết thực trạng
và những yếu tố ảnh hƣởng đến KHHGĐ của giáo dân Công giáo Việt Nam trong
thời kỳ CNH-HĐH. Đồng thời, nghiên cứu này chƣa đề cập đến thực trạng về biến
đổi nhận thức sinh sản của giáo dân Công giáo ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến KHHGĐ
của họ.
Tóm lại,
Tổng quan các tƣ liệu nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam trên đây cho
thấy một bức tranh tổng quát: CNH-HĐH tạo ra sự biến đổi đời sống kinh tế-văn
hóa-xã hội cũng nhƣ tôn giáo do đó quan niệm về sinh sản của các tôn giáo nói
chung và Công giáo nói riêng có sự thay đổi phù hợp với bối cảnh kinh tế - văn hóa-
xã hội đang diễn ra, mức sinh và số con mong đợi của ngƣời Công giáo dần giảm.
Đối với việc thực hiện KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo, từ những số liệu
điều tra ban đầu về sử dụng BPTT của giáo dân Công giáo trong những nghiên cứu
cho thấy giáo dân Công giáo sử dụng BPTT nhân tạo ngày càng tăng và họ có xu
hƣớng lựa chọn các BPTT theo hoàn cảnh cá nhân hơn là tuân thủ nghiêm ngặt giáo
huấn của Giáo hội... Những phát hiện nghiên cứu chính đƣợc tập hợp từ các công
trình nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
 Nội dung nghiên cứu:
(1) Những ngƣời theo một tôn giáo nhất định thì hành vi của họ bị chi phối
theo khuôn mẫu của giới luật mà tôn giáo đó đề ra. Công giáo tác động đến mức
sinh cao qua các yếu tố nhƣ: Đề cao giá trị trẻ em; Cung cấp ủng hộ xã hội cho
chăm sóc con cái; Đề cao chuẩn mực gia đình có quy mô lớn; Nâng cao vị trí ngƣời
phụ nữ có khả năng sinh sản.
(2) Những yếu tố ảnh hƣởng của Công giáo đến sử dụng BPTT của phụ nữ là
tƣơng đối. Bất chấp các chuẩn mực truyền thống, sử dụng các BPTT hiện đại trong
giáo dân ngày càng gia tăng theo thời gian. Đây cũng là biểu hiện của thế tục hóa.
(3) Ngƣời phụ nữ Công giáo chia sẻ trách nhiệm đối với gia đình và những
quan tâm tài chánh quan trọng hơn các ngăn cấm của nhà thờ. KHHGĐ đƣợc xem là
ƣu tiên của họ, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận lớn chƣa tiếp cận đƣợc dịch vụ này
và đây đƣợc xem là nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng (Unmet need).
24
(4) Ngƣời phụ nữ Công giáo cố gắng hòa hợp giữa các giáo huấn tôn giáo với
việc sử dụng các BPTT nhân tạo. Họ đề ra phƣơng thức hiểu và sử dụng các quan
điểm tôn giáo nhƣ thế nào để đạt đƣợc ƣớc muốn sinh sản và ủng hộ việc sử dụng
BPTT mà không hủy hoại đến uy tín mộ đạo của mình.
(5) Ngoài ra, những giải pháp mà các nghiên cứu trên đƣa ra cũng có thể
tham khảo cho những trƣờng hợp nghiên cứu có nội dung liên quan.
 Phương pháp nghiên cứu:
(1) Đối với nghiên cứu những vấn đề xã hội liên quan đến tôn giáo thì hướng
tiếp cận văn hóa đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Một số nghiên cứu cho thấy
tiếp cận ở góc độ văn hóa, cụ thể là tiếp cận nghiên cứu về niềm tin tôn giáo trong
nghiên cứu về vấn đề sinh sản và KHHGĐ của các tôn giáo nói chung và Công giáo
nói riêng trở thành điểm mấu chốt để tìm ra đƣợc những yếu tố nào là ảnh hƣởng
chính đến việc sinh sản và kiểm soát sinh trong thời đại CNH-HĐH. Chẳng hạn nhƣ
với cách tiếp cận nghiên cứu về niềm tin không chỉ cho thấy hiện tƣợng tôn giáo cá
nhân ảnh hƣởng đến hành vi sinh sản mà còn cho thấy rõ cộng đồng mộ đạo có thể
làm thay đổi vai trò của phụ nữ.
(2) Sự phối hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính không
những có khả năng đo đƣợc các biến số một cách chính xác và còn thu thập thêm
những thông tin ẩn không thể triển khai trong cấu trúc bảng hỏi.
(3) Phƣơng pháp tiếp cận theo quan điểm giới là cần thiết trong nghiên cứu
về KHHGĐ và tôn giáo vì trong tôn giáo yếu tố về vai trò giới đƣợc quy định rất rõ.
(4) Ngoài ra, trong quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu, luận án đã tìm
thấy một số hƣớng tiếp cận nghiên cứu tôn giáo và sinh sản có thể lƣu ý và tham
khảo trong quá trình nghiên cứu luận án. Cụ thể:
Kertzer (2006) lƣu ý rằng khi nghiên cứu tôn giáo, phải xem xét nguồn gốc
của nó. Vấn đề đặt ra không chỉ là tên gọi của tôn giáo đó mà còn là sự biến đổi của
nó theo thời gian và không gian. “Hãy nghiêm túc khi phân tích mối quan hệ giữa
tôn giáo và sinh sản, nghĩa là phải giải quyết các phức hợp này. Trong đó bao gồm
giải quyết các mối quan hệ xã hội, văn hóa và sự thay đổi chính trị‟‟. Đó là thực chất
của các nghiên cứu hiện đại về tôn giáo và sinh sản (Goldscheider, 1971). [120]
25
McQuillan (2004) tập trung vào câu hỏi: Khi nào tôn giáo ảnh hƣởng đến
sinh sản? Ông đã thảo luận rộng rãi về câu hỏi này do nhiều nghiên cứu đã chứng
minh ý nghĩa khác nhau trong hành vi nhân khẩu giữa các nhóm tôn giáo, tuy nhiên
nhiều ý kiến cho rằng sự khác nhau này vẫn chƣa đƣợc giải thích đầy đủ. McQuillan
dựa vào nghiên cứu của Goldscheider để tranh luận về định nghĩa rộng hơn về ảnh
hƣởng tƣ tƣởng của tôn giáo, bao gồm „„Toàn bộ nội dung của một tổ chức xã hội‟‟
và „„Các chuẩn mực kiểm soát gia đình và các quan hệ về giới‟‟ tức là các giá trị đề
cập đến giới, tình dục và cuộc sống gia đình cùng với kiểm soát sinh sản. [122] Hơn
nữa, Goldscheider nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhóm tôn giáo bên trong trật
tự kinh tế-xã hội của một xã hội, đặc biệt tình trạng nhóm thiểu số (Goldscheider
1971, 1991, 1999). [108, 109,110]
McQuillan mở rộng cách tiếp cận này bằng việc hƣớng sự quan tâm đến ba
thành phần: bản chất của các giá trị và chuẩn mực tôn giáo, các định chế tôn giáo và
vấn đề nhận dạng tôn giáo. Đầu tiên, tôn giáo đề cập các chuẩn mực hành vi, trong
đó có hành vi sinh sản. Đây có thể là những chuẩn mực hay luật lệ điều khiển hành
vi liên quan trực tiếp đến các yếu tố quyết định đến sinh sản, nhƣ BPTT, triệt sản, và
phá thai. Tuy nhiên, nó cũng có thể là các hƣớng dẫn cho việc thực hiện hợp nhất về
tính dục, tăng cƣờng gia đình quy mô lớn và ngay cả niềm tin liên quan đến nghĩa
vụ đối với tổ tiên. Các vấn đề lớn hơn của tổ chức xã hội nhƣ vai trò thích hợp của
nam và nữ, có thể tác động cuối cùng đến sinh sản. Thứ hai, tôn giáo phải có
phƣơng tiện để truyền thông những giá trị và chuẩn mực này, tăng cƣờng hành vi
trung thành và trừng phạt các hành vi không tuân thủ. Ảnh hƣởng định chế của tôn
giáo có thể phân làm ba mức độ: xã hội, cộng đồng và cá nhân. Thứ ba, tôn giáo
hình thành thành phần trung tâm của nhận dạng xã hội của những ngƣời theo tôn
giáo đó. Sự đồng nhất tự nguyện với niềm tin về tôn giáo có thể hỗ trợ hành vi đúng
đắn, đặc biệt khi tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc pha trộn với nhau. [124]
Goldscheider (2006) mở rộng và điều chỉnh lại lý thuyết của mình: (a) Chứng
minh tầm quan trọng của các mối liên kết gia đình trong bối cảnh của vai trò của
ngƣời phụ nữ (và nam giới) và liên kết của gia đình với cộng đồng; (b) Chỉ ra vai trò
quan trọng của Nhà nƣớc trong việc thay đổi các mô hình sinh sản; và (c) Tóm tắt
bài học tổng quát, đó là sự thay đổi trong sinh sản đƣợc liên hệ với các vấn đề khác
26
về tầm quan trọng của nhân khẩu. Đặc biệt, hiện tƣợng di dân có thể phá vỡ các liên
kết giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng tại nơi đi mà có mức sinh cao. [111]
Kertzer (2006) cũng thảo luận về khía cạnh chính trị và ảnh hƣởng lẫn nhau
của các định chế tôn giáo và Nhà nƣớc. Thí dụ, các nhà thờ Công giáo khác nhau đã
vận động hành lang về ban hành các luật lệ cấm đoán phá thai hay không cho phép
bán bao cao su. Các quan điểm của các nhà thần học trong đánh giá mối quan hệ tôn
giáo và sinh sản tại Châu Âu và Mỹ cũng khác nhau. Một số quan tâm đến nghiên
cứu thực nghiệm, một số khác phụ thuộc nhiều vào việc phân tích liên quan đến các
trang bị của nhà thờ cho sự tin tƣởng của giáo dân và giáo điều của nhà thờ. [120]
********
TIỂU KẾT CHƢƠNG MỘT
Những nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về các nội dung: (1) Quan
niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo, (2) Thực hiện KHHGĐ (sử dụng BPTT)
của các cặp vợ chồng Công giáo trong độ tuổi sinh sản và (3) Các yếu tố ảnh hƣởng
đến thực hiện KHHGĐ (sử dụng BPTT) của các cặp vợ chồng Công giáo trong độ
tuổi sinh sản có trong các công trình nghiên cứu thuộc các chủ đề: Tôn giáo và vấn
đề sinh sản, Công giáo với biến đổi mức sinh và quy mô gia đình, KHHGĐ và các
yếu tố ảnh hƣởng KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo. Các chủ đề nghiên cứu
này đƣợc triển khai với những vấn đề nghiên cứu cụ thể nhƣ: Mối quan hệ giữa tôn
giáo và quyền quyết định sinh sản trong gia đình; Mức độ tuân thủ những luật lệ của
tôn giáo và niềm tin tôn giáo ảnh hƣởng đến hành vi sử dụng BPTT; Tỷ lệ sinh sản
của các gia đình chịu ảnh hƣởng của giáo dục tôn giáo, đặc biệt là những gia đình có
nguồn gốc đạo Công giáo… Kết quả của các nghiên cứu này đã phác họa một bức
tranh bao quát về sự biến đổi quan niệm truyền sinh và việc thực hiện KHHGĐ
trong Công giáo trong bối cảnh CNH-HĐH và toàn cầu hóa, thể hiện qua mức sinh
trong Công giáo ngày càng giảm, giáo dân Công giáo sử dụng BPTT nhân tạo ngày
càng tăng và ngày càng thế tục hóa trong việc thực hành những chuẩn mực liên
27
quan đến sinh sản của Giáo hội (nhƣ Giáo dân có xu hƣớng lựa chọn các BPTT theo
hoàn cảnh cá nhân hơn là tuân thủ nghiêm ngặt giáo huấn của Giáo hội...).
Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án chƣa
đƣợc các nghiên cứu trƣớc đây đề cập hay đề cập chƣa đƣợc đầy đủ và hệ thống
nhƣ: Biến đổi nhận thức về truyền sinh của giáo dân Công giáo trong thời kỳ CNH-
HĐH; Tuân thủ giáo lý hôn nhân Công giáo về quy định tránh thai cụ thể của các
cặp vợ chồng Công giáo; Nhận thức, niềm tin và hành vi sử dụng BPTT tự nhiên và
nhân tạo của các cặp vợ chồng Công giáo; Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức,
niềm tin và hành vi lựa chọn sử dụng loại hình BPTT của các cặp vợ chồng Công
giáo... Do đó, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề còn bỏ ngõ này.
Liên quan đến tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu, các tƣ liệu nghiên cứu
trƣớc đây đã hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm: cách tiếp
cận nghiên cứu về tôn giáo và sinh sản, cách tiếp cận văn hóa cụ thể là tiếp cận niềm
tin và sự kết hợp nghiên cứu định lƣợng và định tính…
28
CHƢƠNG HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Những khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án
Nội dung sau đây là phần thao tác hóa các khái niệm cơ bản sử dụng trong
luận án, bao gồm: Vợ chồng Công giáo, Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của
Công giáo, Nhận thức (Nhận thức về truyền sinh nhìn từ góc độ xã hội, Nhận thức
về truyền sinh nhìn từ góc độ giáo lý hôn nhân Công giáo), Thái độ, Hành vi, Mộ
đạo, Kế hoạch hoá của các cặp vợ chồng Công giáo và Biện pháp tránh thai.
2.1.1. Vợ chồng Công giáo
Trong Công giáo, việc công nhận ngƣời nam và ngƣời nữ là vợ chồng đƣợc
căn cứ theo 2 điều kiện: (1) Tuân thủ luật hôn nhân và gia đình và (2) Tuân thủ các
yêu cầu của giáo hội Công giáo, bao gồm: Ngƣời nam và ngƣời nữ phải đƣợc rửa tội
theo nghi thức Công giáo (đồng đạo), Chƣa từng kết hôn, Học qua lớp giáo lý hôn
nhân của Giáo hội Công giáo (học kiến thức cần thiết về đức tin, kỹ năng sống gia
đình, sinh sản, giáo dục con cái).
2.1.2. Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo
Giáo hội Công giáo quan niệm “Truyền sinh (Procreation) là một ân huệ, một
mục tiêu của hôn nhân, vì tình yêu vợ chồng tự nhiên hƣớng về việc sinh sản con
cái. Con cái là hoa quả và thành tựu của tình yêu vợ chồng, hiện diện ngay trong
việc vợ chồng hiến thân cho nhau, chứ không phải một cái gì từ bên ngoài đƣợc
ghép vào. Vì thế giáo hội Công giáo dạy rằng “mọi hành vi ân ái phải tự nó mở ngỏ
cho việc truyền sinh”. “Giáo lý này đã đƣợc Huấn Quyền trình bày nhiều lần, nền
tảng của giáo lý này là sự liên kết bất khả phân ly giữa hai ý nghĩa của hành vi ân ái:
kết hợp và truyền sinh. Đây là điều chính Thiên Chúa đã muốn và con ngƣời không
đƣợc tách rời”. [68] Hiến Chế mục vụ về Hội thánh (1965) đã nêu “Hôn nhân và
tình yêu vợ chồng, tự bản tính qui hƣớng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Bổn
phận truyền sinh và giáo dục con cái phải đƣợc coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ
chồng” (Gaudium et spes, câu 50). [5] Nhƣ vậy, có thể hiểu “truyền sinh là hành vi
29
sinh sản diễn ra trong hôn nhân giữa nam và nữ, sau khi kết hôn họ phải có nhiệm
vụ sinh sản và không được phép tác động ngăn chặn tiến trình sinh sản”.
Quan niệm truyền sinh của giáo hội Công giáo đã trở thành niềm tin, thành
chuẩn mực và đặt ra các hành vi mong đợi cho các thành viên nhƣ: Hôn nhân và
cuộc sống tình yêu đã đƣợc tự nhiên sắp đặt để truyền sinh và giáo dục con cái. Sự
sinh sản con cái là mục đích nền tảng của hành động phối ngẫu, bắt nguồn từ chính
bản chất của tự nhiên. [68]
2.1.3. Nhận thức
Theo Ronald H. Forgus và Lawrence E. Melamed (1976) “Nhận thức là tiến
trình xác định cách con ngƣời diễn giải thế giới xung quanh họ nhƣ thế nào”. Hay
nhận thức là cách cá nhân nghĩ về một cá nhân khác hay một sự kiện nào đó. [139]
2.1.3.1. Nhận thức về truyền sinh nhìn từ góc độ xã hội
Trong xã hội loài ngƣời, sinh sản hƣớng đến những giá trị, chuẩn mực mà xã
hội mong đợi nhƣ: duy trì và thay thế các thế hệ, bền vững hôn nhân, mong muốn
con cái. Đối với Công giáo, Hiến Chế mục vụ về Hội thánh (1965) đã nêu “Hôn
nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản tính qui hƣớng về sự sinh sản và giáo dục con
cái. Bổn phận truyền sinh và giáo dục phải đƣợc coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ
chồng” (Gaudium et spes, câu 50). Nhƣ vậy, theo quan điểm xã hội của Công giáo,
để truyền sinh trở thành hành vi mong đợi thì nhất thiết phải gắn liền 3 yếu tố là: (1)
Hôn nhân, (2) Tình dục và sinh sản và (3) Con cái. Trong luận án, 3 yếu tố này là
các biến số đƣợc sử dụng để tìm hiểu nhận thức cá nhân về truyền sinh nhìn từ góc
độ xã hội.
2.1.3.2. Nhận thức về truyền sinh nhìn từ góc độ giáo lý hôn nhân Công giáo
Sinh sản là một trong những chủ đề mà giáo lý hôn nhân chú trọng, Giáo hội
Công giáo có những quy tắc riêng liên quan đến sinh sản qua việc xác lập những
giáo điều cho giáo dân thực hiện nhƣ: “Sinh sản có trách nhiệm” và “Bắt buộc sử
dụng BPTT tự nhiên”. Vì vậy, trong khuôn khổ luận án, nhận thức các cặp vợ chồng
về truyền sinh nhìn từ góc độ giáo lý hôn nhân chính là nhận thức của họ về các
giáo điều này.
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT
Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý
Luận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lýLuận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý
Luận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý
 
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOTĐề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
Đề tài: Quản lý hành chính văn phòng tại Công ty Vận tải biển, HOT
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc, HAYLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc, HAY
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
 
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học...
 
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAYLuận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCMLuận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viênĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcLuận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ E - Banking tại ngân hàng BIDV, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ E - Banking tại ngân hàng BIDV, 9đLuận văn: Phát triển dịch vụ E - Banking tại ngân hàng BIDV, 9đ
Luận văn: Phát triển dịch vụ E - Banking tại ngân hàng BIDV, 9đ
 
Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...
Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...
Luận văn: Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính...
 
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻQuản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục trẻ
 
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệ...
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 

Similar to Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT

Similar to Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT (20)

Luận án: Quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, phá...
Luận án: Quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, phá...Luận án: Quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, phá...
Luận án: Quản lý phối hợp nhà trường với gia đình trong giáo dục đạo đức, phá...
 
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYCông cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYLuận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
 
Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm cho thanh niên
Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm cho thanh niênNâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm cho thanh niên
Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đĐề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
Đề tài: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank, 9đ
 
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viênĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
 
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
 
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm trong phòng, chữa cháy tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAYLuận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
Luận án: Di cư mùa vụ nông thôn - đô thị và vai trò, HAY
 
Luận án: Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học, HAY
Luận án: Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học, HAYLuận án: Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học, HAY
Luận án: Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học, HAY
 
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOTLuận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
Luận văn: Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, HOT
 
Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình.doc
Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình.docPháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình.doc
Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình.doc
 
Luận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
LA36.001_Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa g...
 
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ, HAY
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ, HAYTiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ, HAY
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Luận văn: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, HOT

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGUYỄN TƢỜNG OANH QUAN NIỆM TRUYỀN SINH TRONG HÔN NHÂN CỦA CÔNG GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CÔNG GIÁO HIỆN NAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGUYỄN TƢỜNG OANH QUAN NIỆM TRUYỀN SINH TRONG HÔN NHÂN CỦA CÔNG GIÁO VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CÔNG GIÁO HIỆN NAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Xã Hội Học Mã số: 9 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. BÙI THẾ CƢỜNG Hà Nội - 2018
  • 3.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam kết luận án tiến sĩ “Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng Công giáo hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh.” Do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các dữ liệu, số liệu và thông tin được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ và phối hợp cho việc thực hiện luận án này đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Trần Nguyễn Tƣờng Oanh
  • 5. MỤC LỤC Phần mở đầu .............................................................................................................1 Chƣơng Một: Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................8 1.1. Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo..............................................8 1.2. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản.......................................................................................................................11 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản....................................................................................19 Chƣơng hai: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.....................................28 2.1. Những khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án ................................................28 2.2. Lý thuyết nghiên cứu .........................................................................................33 2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu ...................................................................................43 2.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................45 2.5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................46 2.6. Khung nghiên cứu ..............................................................................................46 2.7. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu ..............................................................49 Chƣơng ba: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của giáo hội Công giáo và Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh..............................................................54 3.1. Quan niệm truyền sinh của giáo hội Công giáo ................................................54 3.2. Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................62 3.3. Thực trạng nhận thức về chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi khả sản tại thành phố Hồ Chí Minh.......................94 Chƣơng bốn: Nhận thức, thái độ và hành vi sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh.101 4.1. Kiến thức kiểm soát sinh sản ..........................................................................101 4.2. Nhận thức kiểm soát sinh sản .........................................................................103 4.3. Thái độ kiểm soát sinh sản .............................................................................105 4.4. Hành vi sử dụng biện pháp tránh thai .............................................................106 4.5. Mong đợi của các cặp vợ chồng Công giáo đối với chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình ...........................................................................................................145 Phần kết luận và kiến nghị ..................................................................................149 Phần phụ lục..........................................................................................................172
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa BPTT: Biện pháp tránh thai DS: Dân số DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình SKSS: Sức khỏe sinh sản TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố phần trăm đặc điểm kinh tế - xã hội của dân số nghiên cứu.......65 Bảng 3.2. Phân bố phần trăm lý do ƣa thích hôn nhân hiện đại của giáo dân Công Giáo TP.HCM ..........................................................................................69 Bảng 3.3. Ý kiến về mục đích hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản phân theo mộ đạo ...........................................................................70 Bảng 3.4. Phân bố phần trăm tuổi kết hôn mong đợi của các thế hệ giáo dân Công giáo TP.HCM ...............................................................................................74 Bảng 3.5. Phân bố phần trăm ý kiến của giáo dân Công giáo TP.HCM về hôn nhân, tình dục và sinh sản ......................................................................................76 Bảng 3.6. Phân bố phần trăm ý kiến về số con mong muốn phân theo nhận định lợi ích và mất mát của con cái về mặt kinh tế của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ........................................................................................83 Bảng 3.7. Số con mong muốn của giáo dân Công giáo TP.HCM ............................84 Bảng 3.8. Phân bố phần trăm ý kiến có nghe cụm từ “Sinh sản có trách nhiệm” của các thế hệ giáo dân Công giáo TP.HCM ......................................................86 Bảng 3.9. Nhận thức sinh sản có trách nhiệm của giáo dân Công giáo TP.HCM ...88 Bảng 3.10. Nhận thức về giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên” của giáo dân Công giáo TP.HCM .....................................................................................91 Bảng 3.11. Thái độ về giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên” của giáo dân Công giáo TP.HCM (%) ...............................................................................92 Bảng 3.12. Phân bố phần trăm ý kiến của giáo dân Công giáo TP.HCM về tính cần thiết của chƣơng trình KHHGĐ ...................................................................95 Bảng 3.13. Tƣơng quan giữa đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, nhận thức cá nhân và ý kiến về tính cần thiết của chƣơng trình KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................................97 Bảng 4.1. Kiến thức KHHGĐ và BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................................................................102 Bảng 4.2. Sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản phân theo ý kiến về giáo điều và quan niệm truyền sinh truyền thống .............113 Bảng 4.3. Sử dụng BPTT phân theo ý kiến giáo điều “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên” nên thay đổi” .................................................................................114
  • 8. Bảng 4.4. Lý do sử dụng các BPTT tự nhiên và nhân tạo của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản (Chọn 3 ƣu tiên) ..................................................114 Bảng 4.5. Phân bố phần trăm tỷ lệ sử dụng BPTT (CPR) trƣớc đây và hiện nay của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản. ......................................116 Bảng 4.6. Thuận lợi/khó khăn khi sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .........................................................123 Bảng 4.7. Dự định sử dụng biện pháp tránh thai trong thời gian tới của nhóm thanh niên Công giáo độc thân và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ....................................................................................................................126 Bảng 4.8. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản phân theo nơi cƣ trú ....................................................................129 Bảng 4.9. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản phân theo độ tuổi .........................................................................130 Bảng 4.10. Phân bố phần trăm sử dụng BPTT (CPR) hiện nay của các cặp vợ chồng Cônggiáo trong tuổi sinh sản phân theo cấp học cao nhất ........................130 Bảng 4.11. Số năm đi học trung bình của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản phân theo sử dụng BPTT ............................................................131 Bảng 4.12. Trung bình thu nhập tháng bình quân đầu ngƣời của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản sử dụng BPTT ..........................................132 Bảng 4.13. Tỷ lệ phần trăm về quyền quyết định trong gia đình của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .........................................................134 Bảng 4.14. Mô tả các biến số độc lập và biến số phụ thuộc của hành vi sử dụng BPTT nhân tạo, sử dụng bao cao su và sử dụng vòng tránh thai ..............138 Bảng 4.15. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân sử dụngBPTT nhân tạo ..............................................................................141 Bảng 4.16. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân sử dụng bao cao su .....................................................................................142 Bảng 4.17. Logistic regression dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cá nhân sử dụngvòng tránh thai ..............................................................................143
  • 9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ yêu thích loại hình hôn nhân hiện đại của giáo dân Công giáo TP.HCM .......................................................................................................68 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đồng ý nhận định mục đích hôn nhân “Có ngƣời chia sẻ trong cuộc sống” của các thế hệ Công giáo TP.HCM............................................72 Biểu đồ 3.3. Tuổi kết hôn mong đợi trung bình của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản và nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi ...........................73 Biểu đồ 3.4. Đánh giá lợi ích và mất mát về kinh tế, tâm lý và bản thân do con cái mang lại của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản (%) .............78 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các thế hệ giáo dân cho rằng con trai và con gái đóng vai trò quan trọng nhƣ nhau trong các vấn đề trong cuộc sống gia đình ........................80 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đồng ý về các nhận định liên quan đến kiểm soát sinh sản của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản và nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi ......................................................................................................104 Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản trƣớc đây và hiện nay ..........................................................................108 Biểu đồ 4.3. Chuyển đổi về BPTT sử dụng từ trƣớc đây sang hiện nay của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ....................................................116 Biểu đồ 4.4. Sử dụng BPTT của nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .........................................................118 Biểu đồ 4.5. Các loại BPTT sử dụng của nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .............................................119 Biểu đồ 4.6. Các loại BPTT sử dụng hiện nay và trong tƣơng lai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản .........................................................124 Biểu đồ 4.7. Dự định sử dụng BPTT trong tƣơng lai của nhóm thanh niên Công giáo độc thân và các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ...................127
  • 10. DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Lý do “Sinh sản” không phải là ƣu tiên nhất của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ................................................................................71 Hộp 3.2. Lý do chấp nhận quan hệ tình dục ngoài hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................................77 Hộp 4.1. Lý do sử dụng phƣơng pháp tính theo vòng kinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ...................................................................109 Hộp 4.2. Lý do sử dụng bao cao su của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ..............................................................................................................111 Hộp 4.3. Lý do không sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản ......................................................................................................117 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Khung nghiên cứu ....................................................................................47
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một phạm trù đặc biệt thuộc lĩnh vực tâm linh, có sức bao trùm sâu rộng trong nếp nghĩ, nếp cảm và những sinh hoạt đời thƣờng của từng cá nhân, từng cộng đồng và trở thành lƣơng tâm, thành lẽ sống xuyên suốt những dấu mốc “lễ nghi đời người” nhƣ quan, hôn, tang, tế... Thậm chí ngay cả quan hệ nam nữ, mang thai, sinh sản cũng có tác động của tôn giáo. Sinh sản đã trở thành giá trị, chuẩn mực không thể thiếu đối với mỗi cá nhân trong mỗi tôn giáo nhất định. Quan niệm sinh sản của mỗi tôn giáo đƣợc hình thành từ những bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau và mang sắc thái riêng. Chẳng hạn: Nho giáo quan niệm phải sinh cho bằng đƣợc con trai để nối dõi tông đƣờng; Ấn giáo thì buộc phụ nữ phải sinh cho đƣợc con trai để đàn ông có thể “tái sinh” ở kiếp sau [41]; Hồi giáo có quan niệm đa thê là một điều cần thiết để gia tăng sinh sản khi số nam giới Hồi giáo bị hao mòn liên tục vì chiến trận liên miên(1) ; còn Công giáo quan niệm đời sống hôn nhân là truyền sinh(2) ... Theo Công giáo, truyền sinh là hành vi sinh sản diễn ra trong hôn nhân - có nghĩa là nam, nữ sau khi kết hôn có nhiệm vụ sinh sản và không đƣợc tác động ngăn chặn tiến trình sinh sản bằng mọi biện pháp nhân tạo. Quan niệm truyền sinh đã từng phù hợp với thời kỳ sơ khai khi dân số còn quá ít. Trải qua nhiều biến cố của thời đại, đặc biệt là sức ép của bùng nổ dân số toàn cầu, Giáo hội Công giáo đã quan tâm đến kiểm soát dân số. Do đó, chuẩn mực truyền sinh đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhƣng ít nhiều vẫn còn hƣớng về giá trị truyền thống với ý nghĩa truyền sinh theo bản tính tự nhiên. Công đồng Vaticano II cho phép các cặp vợ chồng Công giáo khi có lý do chính đáng đƣợc điều hòa sinh sản (nghĩa là kiểm soát sinh sản) bằng cách sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) tự nhiên. [83] Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, quá trình Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) cùng với sự thay đổi hình thái kinh tế và quan hệ xã hội hay những thay đổi về chuẩn mực và đời sống văn hóa... tạo nên những tiền đề làm biến đổi quan niệm truyền sinh của ngƣời Công giáo. Những tiền đề đó là, thứ nhất, trong bối cảnh du nhập các giá trị mới từ văn hóa
  • 12. 2 phƣơng Tây, những chuẩn mực, giá trị truyền sinh của giáo dân nhƣ sinh sản, số con mong đợi, tình dục và sử dụng BPTT có thể ít nhiều cũng thay đổi. Thứ hai, Việt Nam là quốc gia dân số đông nên kiểm soát sinh sản là yêu cầu cần thiết đối với mỗi ngƣời dân, trong đó có cả ngƣời Công giáo. Thứ ba, với sự tiến bộ y học, nhiều công cụ tránh thai với cách sử dụng đơn giản và mang lại hiệu quả cao lần lƣợt ra đời. Đồng thời, sự ra đời của Chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX cũng nhƣ sự phát triển của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng đã giúp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với các BPTT. Trƣớc những tiền đề này, câu hỏi đặt ra là các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM hiện nay đã thay đổi trong nhận thức về quan niệm truyền sinh, đồng thời theo đó là những thay đổi về hành vi kiểm soát sinh sản và sử dụng BPTT của mình hay chƣa. Trong 03 thập kỷ vừa qua, Việt Nam là quốc gia có mức gia tăng dân số cao và nhiệm vụ cơ bản của chƣơng trình dân số là kiểm soát và giảm đƣợc mức sinh. Qua nhiều năm kiên trì thực hiện chƣơng trình KHHGĐ, Việt Nam đã đạt đƣợc mức sinh thay thế (Tổng tỷ suất sinh - TFR bằng 2,1) vào năm 2004. Nghị quyết số 21- NQ/TW ban hành ngày 25/10/2017 về công tác dân số nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của chƣơng trình dân số của Việt Nam thời kỳ mới là nâng cao chất lƣợng dân số và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của kiểm soát mức sinh nhƣ duy trì vững chắc mức sinh thay thế (vì yếu tố này cũng ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng dân số), nguyên nhân do quy mô dân số và lực lựợng sinh sản của Việt Nam vẫn còn lớn nên tiềm năng gia tăng mức sinh vẫn còn cao. Để đạt đƣợc mục tiêu kiểm soát mức sinh, chƣơng trình KHHGĐ cần có các giải pháp giáo dục dân số và cung cấp các dịch vụ tránh thai thích hợp cho ngƣời dân, đặc biệt là các nhóm dân số đặc thù, nhƣ nhóm dân số Công giáo. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, nghiên cứu các khía cạnh xã hội thuộc lĩnh vực tôn giáo vẫn còn ít, đặc biệt là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo với vấn đề sinh sản và KHHGĐ lại càng ít hơn. Do đó, cần thiết có thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm về những vấn đề liên quan đến tôn giáo và sinh sản. Dựa vào những lập luận trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo và Kế hoạch hóa gia đình của các cặp vợ chồng Công giáo hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tốt nghiệp, nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng quan niệm truyền sinh (cụ thể là những
  • 13. 3 biến đổi trong nhận thức truyền sinh) và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo tại TP.HCM qua việc sử dụng BPTT của họ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu những biến đổi nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM và thực trạng KHHGĐ (kiểm soát sinh sản) qua sử dụng BPTT của họ. Các phát hiện nghiên cứu đóng góp về mặt lý luận và ứng dụng thực tiễn đối với lĩnh vực thuộc đề tài KHHGĐ nói riêng và Xã hội học nói chung, và đồng thời đƣa ra những kiến nghị hỗ trợ cho cơ quan chức năng đề ra các chính sách KHHGĐ phù hợp và hiệu quả cho cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án này bao gồm các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 1- Tìm hiểu và khái quát những thay đổi nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân của giáo hội Công giáo. 2- Khảo sát thực trạng nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM. 3- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức về truyền sinh trong hôn nhân và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại TP.HCM. 4- Đƣa ra các kiến nghị phù hợp để thực hiện có hiệu quả chính sách KHHGĐ đối với cộng đồng Công giáo tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quan niệm truyền sinh trong hôn nhân và KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo trong độ tuổi sinh sản tại TP.HCM hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu
  • 14. 4 Khách thể nghiên cứu là các cặp vợ chồng Công giáo tuổi sinh sản, đây là nhóm nghiên cứu chính của luận án. Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng Công giáo cao tuổi và nhóm thanh niên Công giáo độc thân đƣợc chọn làm nhóm phân tích so sánh với nhóm dân số chính. Ngoài ra, để có kết luận bao quát và đầy đủ về vấn đề nghiên cứu, các linh mục quản xứ tại các giáo xứ cũng là một trong những khách thể nghiên cứu quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên quan đến đề tài. 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3.3.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu thực hiện tại TP.HCM. Địa điểm khảo sát bao gồm: Quận Bình Thạnh là một trong những quận thuộc trung tâm TP.HCM - nơi đô thị hóa ổn định, quận Thủ Đức thuộc khu vực vùng ven trung tâm TP.HCM - nơi đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ và Huyện Nhà Bè ở khu vực ngoại ô TP.HCM - nơi đô thị hóa mới bắt đầu. Sự lựa chọn các khu vực khảo sát này nhằm nhận dạng sự khác biệt trong nhận thức và hành vi giữa các nhóm giáo dân Công giáo cƣ trú tại những khu vực đô thị hóa khác nhau. Tại mỗi quận/huyện đƣợc chọn khảo sát, nghiên cứu này chọn một giáo xứ đại diện để khảo sát, bao gồm: Giáo xứ Thanh Đa thuộc quận Bình Thạnh, giáo xứ Fatima Bình Triệu thuộc quận Thủ Đức và giáo xứ Phú Xuân thuộc huyện Nhà Bè. Các giáo xứ đƣợc khảo sát có đặc điểm là giáo xứ lớn nhất trong quận/huyện, có nhiều hoạt động sinh hoạt, truyền thông tôn giáo đa dạng thu hút giáo dân trong giáo xứ và các giáo xứ khác trong địa bàn quận/huyện đến tham gia. 3.3.2. Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu thực địa từ tháng 6 - 12/2012. Thời gian thực hiện luận án bắt đầu từ năm 2012-2017. Thời gian CNH-HĐH đƣợc phân tích trong nghiên cứu này giới hạn từ năm 1990 đến nay. Lý do luận án chọn năm 1990 là thời điểm bắt đầu nghiên cứu là: Vào năm 1986, Nhà nƣớc ban hành chính sách đổi mới với đặc trƣng chuyển đổi nền kinh tế tập trung và kế hoạch sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1990 trở đi, quá trình đổi mới diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực kinh tế-văn hóa-xã hội. Ngoài ra, vào năm 1990, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết
  • 15. 5 24 về công tác tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng của một bộ phận nhân dân phù hợp với luật pháp cũng nhƣ đảm bảo tốt về cả hai mặt đạo và đời. 3.3.3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: (1) Nhận thức, thái độ, niềm tin về sinh sản; (2) Sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo. Các giới hạn nội dung nghiên cứu bao gồm: (1) Luận án nghiên cứu các biến đổi về nhận thức, thái độ, niềm tin, hành vi sinh sản của các cặp vợ chồng Công giáo trong bối cảnh CNH-HĐH và đô thị hóa. Tuy nhiên, phân tích tác động của bối cảnh đến các vấn đề này không nằm trong nội dung nghiên cứu; (2) Một số thông tin trong luận án này thuộc dạng hồi cứu (Retrospective study). Nội dung thông tin thuộc về quá khứ vì vậy độ chính xác của thông tin cung cấp có thể bị sai lệch do tác động của thời gian đến ngƣời đƣợc phỏng vấn, đặc biệt là nhóm giáo dân Công giáo cao tuổi; (3) Đây là nghiên cứu xã hội học với tính chất liên ngành, nghiên cứu không đi sâu phân tích khía cạnh kỹ thuật của các vấn đề liên quan đến KHHGĐ và BPTT và (4) Đối với chƣơng trình KHHGĐ, đề tài chỉ đề cập đến truyền thông KHHGĐ và không đề cập đến cung ứng các dịch vụ tránh thai. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp luận Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của khoa học chuyên ngành xã hội học, dựa trên cơ sở của lý thuyết chức năng, lý thuyết thế tục hóa, lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết quan niệm về sinh sản. Hƣớng tiếp cận nghiên cứu của luận án là sự kết hợp liên ngành trong nghiên cứu (Xã hội học, Xã hội học tôn giáo, Dân số học và Tâm lý học). Cụ thể: Phân tích theo hƣớng tiếp cận hệ thống, tiếp cận văn hóa và tiếp cận theo quan điểm giới của Xã hội học. Tiếp cận phân tích niềm tin tôn giáo của Xã hội học tôn giáo. Tiếp cận phân tích đồng hệ (Cohort) của Dân số học. Đồng thời, luận án sử dụng cách tiếp cận phân tích dựa trên mô hình KAP của ngành Tâm lý học.
  • 16. 6 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu chính của toàn bộ luận án là nghiên cứu định lƣợng kết hợp với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định lƣợng với 240 bảng hỏi, nhóm nghiên cứu chính là các cặp vợ chồng Công giáo tuổi sinh sản chiếm tỷ lệ 50% tổng bảng hỏi. Hai nhóm còn lại (Giáo dân Công giáo cao tuổi và thanh niên Công giáo độc thân) là nhóm đối chiếu, mỗi nhóm chiếm tỷ lệ 25% tổng bảng hỏi. Nghiên cứu định tính với 12 cuộc phỏng vấn sâu (9 cuộc phỏng vấn các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản và 3 cuộc phỏng vấn cho linh mục quản xứ). Nghiên cứu định tính nhằm minh họa cho những kết quả phân tích từ nghiên cứu định lƣợng. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể cho các phần của luận án bao gồm: + Phương pháp nghiên cứu mô tả: mô tả và phân tích đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội cùng với thực trạng nhận thức, thái độ, niềm tin về hôn nhân và sinh sản cũng nhƣ hành vi sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo. + Phương pháp so sánh-đối chiếu: tiến hành so sánh - đối chiếu nội dung nghiên cứu với các nhóm dân số nhằm thấy rõ hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, (1) Đối chiếu giữa nhóm dân số nghiên cứu với nhóm dân số trên độ tuổi sinh sản và nhóm dân số chƣa kết hôn và (2) Đối chiếu sự tƣơng đồng và dị biệt giữa các nhóm dân số phân chia theo từng nhóm tuổi và lòng mộ đạo và ít mộ đạo. + Phương pháp nghiên cứu nhân-quả: xem xét mối quan hệ giữa các biến số đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội của cá nhân, mộ đạo, nhận thức, thái độ và sử dụng BPTT. Qua đó, đề tài nhận dạng đƣợc nguyên nhân của sử dụng BPTT. + Phương pháp nghiên cứu phát triển: đề cập đến các dự định sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong thời gian tới. 5. Đóng góp mới về khoa học Luận án có các đóng mới về khoa học nhƣ sau: 1- Luận án đóng góp những luận điểm và luận cứ về thế tục hóa trong Công giáo trong thời kỳ CNH-HĐH nhằm củng cố cho quan điểm lý thuyết thế tục hóa. 2- Luận án đóng góp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu về các vấn đề xã hội liên quan đến nhận thức truyền sinh và hành vi kiểm soát sinh sản của cộng đồng Công giáo tại TP.HCM.
  • 17. 7 3- Luận án bổ sung kiến thức mới cho các nghiên cứu về hiện tƣợng thế tục hóa của Công giáo trong thời kỳ CNH-HĐH xung quanh vấn đề nhận thức, thái độ và hành vi kiểm soát sinh sản của giáo dân Công giáo tại Việt Nam và trên Thế giới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 1- Luận án cung cấp các thông tin cần thiết cho các cấp thẩm quyền của chƣơng trình DS-KHHGĐ trong hoạch định chính sách và cung cấp các dịch vụ hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm soát sinh sản của nhóm dân số Công giáo. 2- Luận án hỗ trợ cho các chức sắc tại các giáo xứ các định hƣớng triển khai các hoạt động truyền thông KHHGĐ cho giáo dân trong thời gian tới. 3- Luận án là tài liệu tham khảo cho việc sử dụng tiếp cận liên ngành (Xã hội học, Xã hội học tôn giáo, Dân số học và Tâm lý học) trong nghiên cứu các vấn đề xã hội của tôn giáo. 4- Luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên có cùng mối quan tâm. 7. Cơ cấu luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm bốn chƣơng: + Chƣơng một: Tổng quan tình hình nghiên cứu + Chƣơng hai: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu + Chƣơng ba: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của giáo hội Công giáo và Thực trạng nhận thức về truyền sinh của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh. + Chƣơng bốn: Nhận thức, thái độ và hành vi sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • 18. 8 CHƢƠNG MỘT TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chƣơng một tổng quan các tƣ liệu ngoài nƣớc và trong nƣớc liên quan đến các nội dung nghiên cứu chính của đề tài nhƣ: Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo, sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản và các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản. 1.1. Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc Trong tác phẩm “Niềm tin Công giáo ở Anh” của chuyên gia xã hội học tôn giáo Michael Hornsby-Smith (1991), tác giả đã dành nhiều trang giấy để tổng hợp và phân tích những nghiên cứu định tính và những nghiên cứu định lƣợng qua việc sử dụng dữ liệu thứ cấp. Vấn đề đƣợc tác giả đề cập đến là “sự bắt buộc phải tuân thủ tất cả các giáo lý Công giáo không?”- bao gồm cả giáo lý về tránh thai trong việc kiểm soát sinh trong “Thông điệp Humanae vitae, 1968”. Kết quả của quá trình tổng hợp và phân tích cho thấy: Hầu hết giáo dân chấp nhận tuân thủ giáo huấn của giáo lý mà Giáo hội đề ra, đặc biệt là nhóm giáo dân cao tuổi. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực chẳng hạn nhƣ lĩnh vực kiểm soát sinh sản thì họ vẫn thích đƣa ra quyết định riêng của mình. Cả những giáo dân ngoan đạo lẫn giáo dân không ngoan đạo đều không cứng nhắc tuân theo những giáo lý về tránh thai, ly dị và thậm chí là phá thai mà Giáo hội đề ra. Giáo dân cho rằng việc kiểm soát sinh sản bằng cách nào là tùy thuộc vào lương tâm riêng tư của mỗi cá nhân. Phần lớn giáo dân có thái độ không đồng thuận với những giáo lý về tránh thai được đề cập trong Humanae vitae, họ cho rằng nếu cứng nhắc tuân theo giáo lý thì sẽ dẫn đến tệ nạn bùng nổ dân số. [125] Schenker JG, Rabenou V (1993) với bài viết “Kế hoạch hóa gia đình: Những quan điểm văn hóa và tôn giáo” cho rằng bùng nổ dân số Thế giới làm các nhà lãnh đạo chính trị phải xem xét các kế hoạch kiểm soát sinh sản ở góc độ quốc gia và địa phƣơng nhƣ là một vấn đề thiết yếu. Ủng hộ kiểm soát sinh sản cá nhân là hiển nhiên trong mọi nền văn hóa và trong mọi thời điểm, ngay cả trong các xã hội mà
  • 19. 9 các luật lệ xã hội và tôn giáo ƣa thích con cái. Trong thời hiện đại, khi thế tục hóa của xã hội phƣơng Tây và các nghiên cứu khoa học đƣợc đẩy mạnh, kiến thức về sinh sản đã gia tăng và đƣợc áp dụng để kiểm soát sự gia tăng dân số. Các BPTT khác nhau đã phát triển qua nhiều năm từ thời cổ đại đến kỷ nguyên hiện đại. Mỗi phƣơng cách tiếp cận kiểm soát sinh sản đều có các thuận lợi và không thuận lợi. Không có phƣơng pháp nào là hoàn thiện cho mỗi cá nhân, mỗi hoàn cảnh và mỗi nền văn hóa. Mức sinh cao thƣờng gắn liền với “truyền thống”, các ngăn cấm tôn giáo đối với một số hình thức kiểm soát sinh sản, các giá trị truyền thống về tầm quan trọng của trẻ em và ƣu tiên cho gia đình, và gia đình truyền thống và vai trò của giới đƣợc tăng cƣờng bởi tôn giáo. [143] Theo Kissling F (1994) trong bài viết “Giới và lương tâm công lý” nhân kỷ niệm 25 năm của sự kiện Giáo hoàng Phaolô VI ban hành thông điệp Humanae Vitae “Về điều hòa sinh sản” tái khẳng định lệnh cấm đoán đối với kiểm soát sinh sản, cho rằng dƣới thời Giáo hoàng Gioan-Phaolô II tuân thủ với lệnh cấm sử dụng BPTT là sự kiểm tra lòng trung thành của giáo dân hay không tuân thủ lệnh cấm sử dụng BPTT sẽ đem lại sự xấu hổ và trừng phạt, và điều này gây nên sự bất đồng chung trong các nhà thần học và giáo sĩ. Tuy nhiên, cuộc điều tra có sự cho phép các linh mục giáo xứ cho thấy 80% giáo chức Công giáo đã không khẳng định về việc chấp nhận giảng dạy hay đƣa ra các lời khuyên trong nghi thức xƣng tội. Các yêu cầu của thông điệp Humanae Vitae về tính dục còn hà khắc hơn quan điểm của nó về cấm sử dụng BPTT. Song song việc đề cao tình dục nhƣ sự thiêng liêng thì trong đó còn đề cập tình dục là bản năng thú tính cần phải ngăn chặn, vì vậy Giáo hội đề cao sự kiêng cữ. Theo thông điệp Humanae Vitae, “Mỗi và mọi hành vi hôn nhân vẫn phải mở lối cho sự truyền sinh”. Bằng việc khẳng định tính ƣu việt của sinh sản trong hành vi tình dục, nhà thờ mất khả năng đề cập một cách hợp lý đến một loạt các vấn đề xã hội nhƣ AIDS, thai sản vị thành niên và áp lực dân số. [122] Theo Day LH (1995), trong bài viết “Các xu hướng sinh sản gần đây tại các quốc gia công nghiệp hóa: Hướng đến mô hình bền vững hay dao động?” cho thấy sự ổn định tỷ lệ sinh trong tƣơng lai của các quốc gia CNH-HĐH có vẻ là triển vọng hợp lý do vấn đề công khai về tình dục đƣợc mở rộng hơn và vai trò của phụ nữ ngày càng lớn hơn. Những thay đổi thái độ về quy mô gia đình theo định hƣớng gia đình có quy mô nhỏ hơn và chênh lệch số ngƣời giữa các gia đình đƣợc thu hẹp một
  • 20. 10 cách đáng kể. Gia tăng dân số tiềm năng có thể xảy ra do các nguyên nhân nhƣ: Sự nhấn mạnh đến giá trị gia đình và bậc cha mẹ, tác động của ly hôn đối với nuôi dạy con cái bị suy giảm, giá trị cảm xúc dành cho trẻ em lớn hơn, việc không thỏa mãn tiềm năng của những ngƣời phụ nữ trong lực lƣợng lao động, mất đi sự quan tâm về việc giành đƣợc các hàng tiêu dùng và sự cảm thấy đầy đủ về nhu cầu. [100] Trong chủ đề nghiên cứu “Tôn giáo như một yếu tố quyết định đến sinh sản của hôn nhân” của Lehrer EL (1996), các giả thuyết đƣợc phát triển để kiểm định ảnh hƣởng của lòng mộ đạo của vợ chồng về sinh sản. Các giả thuyết này căn cứ vào một số ý tƣởng. Đầu tiên, các tôn giáo khác nhau có các chuẩn mực khác nhau về sinh sản cũng nhƣ sự đánh đổi quan niệm giữa số lƣợng và chất lƣợng trẻ em. Những khác biệt trong niềm tin tôn giáo giữa các cặp vợ chồng dẫn đến sự bất đồng và xung đột về quyết định sinh sản. Thứ hai, mức độ tƣơng hợp thấp về tôn giáo giữa các cặp vợ chồng có thể dẫn đến tan rã hôn nhân. Phân tích dữ liệu của điều tra quốc gia về gia đình và hộ gia đình tiến hành tại Mỹ vào năm 1987-1988 đề xuất cả hai tác động này là yếu tố quan trọng trong giải thích các liên kết có thể thấy đƣợc mối tƣơng quan giữa tôn giáo đối với hôn nhân và hành vi sinh sản của họ. [123] Carolin Berghammer (2009) với công trình nghiên cứu “Xã hội hoá tôn giáo và sinh sản: sự chuyển đổi đối với sinh con thứ ba ở Hà Lan” đã xét mối tƣơng quan giữa xã hội hóa tôn giáo và tình trạng mộ đạo hiện nay và tác động của chúng đến sự chuyển đổi liên quan đến sinh con thứ ba của các phụ nữ Hà Lan. Các phát hiện cung cấp bằng chứng về tác động của tham gia nhà thờ hiện nay của ngƣời phụ nữ cũng nhƣ xã hội hóa tôn giáo trong quá khứ đến hành vi sinh sản của ngƣời phụ nữ. Nền tảng tôn giáo vẫn giữ ảnh hƣởng của nó ngay cả khi ngƣời phụ nữ không còn đến nhà thờ. Thêm vào đó, cấu thành kết hợp tôn giáo của cha và mẹ ngƣời phụ nữ cũng quyết định ý nghĩa đến sinh con thứ ba của họ. [94] 1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, nghiên cứu về quan niệm truyền sinh (sinh sản) trong Công giáo chỉ tồn tại trong giới giáo sĩ Công giáo tại Trung tâm đào tạo chuyên ngành thần học và chủ yếu thực hiện bằng cách tiếp cận thần học, sử dụng và phân tích tƣ liệu sẵn có để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu và đƣa ra đƣờng hƣớng phát triển mục vụ của giáo hội. Những nghiên cứu này đã phát họa một cách tổng quát quan điểm
  • 21. 11 truyền sinh, những giáo luật liên quan đến sinh sản và điều hòa sinh sản của giáo hội. Cụ thể nhƣ một số công trình nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu về “Mục đích hôn nhân Công giáo” của Vũ Minh Hoàng (2006) thuộc phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã nêu lên nền tảng của sinh sản và đề cao giá trị của sinh sản dựa trên quan điểm mục đích sinh sản của Cộng đồng Vatican II, bao gồm: Sinh sản để tiếp nối nhân loại, sinh sản để con ngƣời cai quản vạn vật và sinh sản để phát triển hội thánh. Bên cạnh đó, luận văn trình bày nội dung sinh sản có trách nhiệm thông qua những văn kiện chính thức của giáo hội về điều hòa sinh sản nhƣ: những tiêu chuẩn để quyết định điều hòa sinh sản, phƣơng pháp điều hòa sinh sản và phá thai. [19] Nghiên cứu về “Luật pháp và hôn nhân” của Phạm Xuân Mạ (2006) thuộc phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã trình bày hôn nhân Công giáo một vợ, một chồng, tuổi kết hôn quy định và mục đích quan trọng của hôn nhân là duy trì nòi giống. Cốt lõi của luận văn đề cao quyền bình đẳng nam nữ trong quan hệ vợ chồng.[28] Nghiên cứu về “Phá thai - thực trạng, các quan điểm và đường hướng mục vụ tại Việt Nam” của Nguyễn Hữu Thập (2008) thuộc phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã trình bày thực trạng và các quan điểm của Giáo hội liên quan đến việc nghiêm cấm phá thai và tác giả đƣa ra giải pháp cho việc mục vụ hôn nhân gia đình tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài nêu lên quan điểm điều hòa sinh sản của giáo hội bằng cách sinh sản có trách nhiệm. [62] 1.2. Sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản 1.2.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc Tập san của Murphy FX (1981) với tựa đề “Các quan điểm Công giáo về các vấn đề dân số II” đã thảo luận về lịch sử và tình trạng hiện nay của vấn đề dân số theo quan điểm Công giáo Roman. Trong khi ủng hộ quyền con ngƣời và cho phép quyền của các cặp vợ chồng về kiểm soát quy mô gia đình của họ, Giáo hội Công giáo lại tiếp tục ngăn cấm sử dụng các BPTT nhân tạo, vốn đƣợc xem nhƣ là sự phạm tội. Quan điểm này ngăn cản Giáo hội và 750 triệu giáo dân đƣơng đầu với mối đe dọa của sự gia tăng dân số quá mức trên toàn cầu. Trong Công giáo, biện
  • 22. 12 pháp tính vòng kinh đƣợc cho phép sử dụng từ năm 1930. Vào năm 1958, Giáo hoàng Pius 12 đã ngăn cấm thuốc tránh thai. Bất chấp tinh thần tự do đem lại bởi Công đồng Vatican 2 và việc chống lại đề nghị của Ủy ban kiểm soát sinh sản của Giáo hoàng, Giáo hoàng Phaolô VI trong “Thông điệp Humanae vitae, 1968” đã tái khẳng định lệnh cấm BPTT nhân tạo, thuyết phục mọi ngƣời rằng điều này là cần thiết để đối phó với gia tăng của vấn đề đồi bại tính dục, đổ vỡ gia đình và chủ nghĩa vật chất. Lập trƣờng này đƣợc ủng hộ bởi Giáo hoàng Gioan-Phaolô II và hội nghị các giám mục vào năm 1980. Tuy nhiên, các cuộc điều tra cho thấy các cặp vợ chồng Công giáo ngày càng cảm thấy không thỏa mãn với các biện pháp KHHGĐ được ủng hộ bởi Giáo hội và họ đã chuyển sang các BPTT nhân tạo để kiểm soát quy mô gia đình của mình. [129] Tại các nƣớc Châu Âu cũng nhƣ Châu Á, xu hƣớng các cặp vợ chồng Công giáo sử dụng các BPTT hiện đại thay thế các BPTT tự nhiên theo lời khuyên của Giáo hội ngày càng tăng. Theo Mccormack (1983), đa số giáo dân Công giáo thừa nhận vấn đề gia tăng nhanh của dân số Thế giới và thúc đẩy quan niệm “cha mẹ sinh sản có trách nhiệm”. Giáo huấn của Giáo hội chỉ cho phép sử dụng các BPTT tự nhiên - chủ yếu dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ hơn là ngừa thai. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy khoảng 2% - 4% dân số Thế giới sử dụng các BPTT này. [137] “Công giáo và sinh sản ở Puerto Rico” của Herold JM1, Westoff CF, Warren CW và Seltzer J (1989), các tác giả đã xem xét sự liên quan giữa sự sinh sản và sự liên kết tôn giáo ở Puerto Rico. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về mức sinh giữa ngƣời Công giáo và không ngƣời Công giáo (tổng tỷ suất sinh = 2,5). Ngƣời Công giáo và ngƣời không Công giáo giống nhau ở tuổi kết hôn lần đầu (23,3 và 23,4 năm), sử dụng BPTT (71% và 69% phụ nữ có chồng đã có thai) và thực hành cho con bú (thời gian trung bình 4,4 và 4,3 tháng). Có sự khác biệt giữa những ngƣời Công giáo ít mộ đạo và mộ đạo về tổng tỷ suất sinh, tuổi kết hôn đầu tiên và sử dụng BPTT, nhƣng những khác biệt này không lớn. Những phát hiện này ủng hộ lý thuyết về sự hội tụ (Theory of convergence) của Khảo sát quốc gia về tăng trƣởng gia đình đề cập đến sinh sản của ngƣời Công giáo và ngƣời không Công giáo tại Mỹ. Ngoài ra, sự khác biệt kết quả từ Khảo sát quốc gia về tăng trƣởng gia đình với kết quả nghiên cứu này chủ yếu là do sự đa dạng văn hoá
  • 23. 13 của ngƣời Mỹ gốc Tây Ban Nha. Sự khác biệt này gợi ý tầm quan trọng của việc phân tổ theo dân tộc trong phân tích. [114] Các nhà nghiên cứu trên Thế giới đã công nhận tôn giáo liên quan mật thiết đến hành vi cá nhân không chỉ thông qua những lời dạy cụ thể của Giáo hội mà còn thông qua ảnh hƣởng của nó trong tổ chức xã hội (Goldscheider và Mosher. 1991). Đồng thời những công trình nghiên cứu về tôn giáo và hành vi sinh sản cho thấy sự khác biệt về số con mong muốn và khả năng kiểm soát sinh sản, đƣợc xem là hai khác biệt chính giữa các tôn giáo khác nhau (Goldscheider và Mosher. 1991). [109] Nghiên cứu của Savona-ventura C (1995) về “Kế hoạch hóa gia đình trong cộng đồng Công giáo Roman” mô tả trong nhiều thế kỷ tại Malta, cộng đồng Công giáo và xã hội tại đây đều kết án việc phá thai. Vào năm 1650, các nhà thực hành y học nào thực hiện phá thai thì sẽ bị kết án 5 năm tù. Bất chấp thông tri vào năm 1930 của Giáo hoàng Pius XI phản đối việc sử dụng các BPTT, ngƣời dân Malta ngày càng chấp nhận KHHGĐ. Vào năm 1982, với áp lực của các nhóm phụ nữ, địa phƣơng đã thiết lập các dƣỡng đƣờng KHHGĐ cung cấp miễn phí tất cả các biện pháp KHHGĐ, ngoại trừ phá thai. Vào năm 1983, 37,6% dân số đồng ý với các BPTT nhân tạo, 31,9% đồng ý phá thai (trong đó, 39% cho rằng để bảo vệ sức khỏe ngƣời mẹ và 16% cho là để ngăn ngừa trẻ dị dạng). Vào thập niên 1990, các con số này là 49% và 36% (47% và 20%), tƣơng ứng. Tiến trình thế tục hóa ngày càng nhanh cũng nhƣ ngày càng gia tăng ý kiến không đồng ý với các giáo huấn nhà thờ. Tuy nhiên, nhà thờ Công giáo Roman tại Malta vẫn phản đối việc sử dụng bao cao su (bất chấp dịch bệnh AIDS), triệt sản và vòng tránh thai. [142] Tại các nƣớc Châu Á, theo Elma P. Laguna và đồng sự (2000), ví dụ nhƣ Philipin là một quốc gia có đa số ngƣời dân theo đạo Công giáo, tỷ lệ phụ nữ Công giáo Philipin sử dụng BPTT để kiểm soát sinh sản là cao hơn so với phụ nữ không theo Công giáo (đặc biệt là vòng tránh thai và thuốc viên tránh thai). [103] Bên cạnh đó, quá trình biến đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm thay đổi lối sống mới với những phong trào nhƣ: sống thử trƣớc hôn nhân, làm mẹ đơn thân, kết hôn đồng tính, nạo phá thai… cũng đƣợc một bộ phận giáo dân đồng tình. Ví dụ, kết quả thăm dò giới trẻ Công Giáo trên Mạng lƣới Toàn Cầu (Internet) là trang Web của Tổng Giáo phận Seoul – Hàn Quốc, đã đƣợc 402 ngƣời trong độ tuổi 10-20 trả lời, hơn phân nửa số ngƣời này nói rằng việc phá thai có thể hợp pháp với một số
  • 24. 14 điều kiện nào đó, trong đó: 37,6% cho rằng có thể phá thai nếu có nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời mẹ, 32,7% cho rằng có thể phá thai trong trƣờng hợp mang thai do bị cƣỡng hiếp và 8,3% nói có thể phá thai nếu bào thai bị khiếm khuyết thể lý hay tâm thần. [161] Nghiên cứu của Adsera A (2006) về “Sinh sản, hôn nhân và tôn giáo tại Tây Ban Nha, năm 1985 và 1999” cho thấy: Tại Tây Ban Nha, từ khi chuyển đổi sang chế độ dân chủ vào năm 1975, cả sinh suất và tỷ lệ đi nhà thờ của những ngƣời Công giáo đều suy giảm đáng kể. Trong nghiên cứu này, các điều tra về sinh sản tại Tây Ban Nha vào năm 1985 và 1999 đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ ý nghĩa của tôn giáo đến sự thay đổi hành vi sinh sản, quy mô gia đình và khoảng cách sinh sản giữa hai thời điểm điều tra. Trong cuộc điều tra năm 1985, quy mô gia đình của nhóm giáo dân mộ đạo và nhóm giáo dân ít mộ đạo là nhƣ nhau. Vào năm 1999, quy mô gia đình của nhóm giáo dân mộ đạo là thấp hơn so với nhóm ít mộ đạo. Các phát hiện nghiên cứu này cũng tƣơng hợp với suy giảm của hành vi đi lễ nhà thờ và sinh sản tại Tây Ban Nha. [88] Đồng thời, trong nghiên cứu về “Sinh sản có thực sự liên quan đến lòng mộ đạo? Một lưu ý về vấn đề sinh sản thuộc hôn nhân và tôn giáo tại Tây Ban Nha, 1985 và 1999” của Neuman và Shoshana (2007) cũng sử dụng cùng số liệu từ các cuộc điều tra sinh sản ở Tây Ban Nha năm 1985 và 1999 để phân tích xem tầm quan trọng của tôn giáo đối với hành vi sinh sản hiện tại và khoảng cách sinh sản có thay đổi hay không giữa hai cuộc điều tra. Kết quả phân tích cho thấy tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Adsera A (2006). [131] Nghiên cứu “Công giáo và Kinh tế đối với sinh sản” của William Sander (2010) đã xem xét tác động của Công giáo đối với sinh sản ở Mỹ dựa trên tiếp cận kinh tế đối với mức sinh đó là áp dụng lý thuyết kinh tế về hành vi ngƣời tiêu dùng, với giả định rằng các quyết định tối đa hóa lợi ích về trẻ em bị ảnh hƣởng bởi giá cả và thu nhập tiềm ẩn. Nghiên cứu này cho thấy: (1) Điều quan trọng nhất là có nhiều nghiên cứu về Công giáo có sai sót do sự thiên vị lựa chọn mẫu vì những ngƣời Công giáo trƣớc đây ƣa thích quy mô gia đình nhỏ hơn những ngƣời không phải Công giáo. (2) Hoạt động tôn giáo không ảnh hƣởng đến sinh sản nếu nó đƣợc xem nhƣ là một biến nội sinh. (3) Sự chuyển đổi sinh sản ở Hoa Kỳ là một phần liên quan đến sự thay đổi hiệu lực của các quy tắc Công giáo. [152]
  • 25. 15 Nghiên cứu “Xã hội học: Tôn giáo và sinh suất có mối quan hệ thực nghiệm?” của Christian-dorr (2011) cho thấy tổng tỷ suất sinh ở Châu Âu đã giảm còn 1,56 con/phụ nữ, trong đó tại Đức giảm xuống 1,37 con/phụ nữ và Áo giảm xuống 1,38 con/phụ nữ. Đồng thời, tác giả chỉ ra mối liên hệ giữa tôn giáo và sinh suất thông qua việc tìm hiểu tôn giáo tại Châu Âu có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến số con của một ngƣời phụ nữ sinh ra. Kết quả cho thấy, khác với gia đình với tiêu chuẩn 2 con, xu hƣớng những cặp vợ chồng có đạo có trung bình 3 con trở lên. Những phụ nữ không theo đạo trung bình có ít hơn 0,2 con so với những phụ nữ theo đạo. Những ngƣời có đạo cũng có biện pháp KHHGĐ khác nhau và dự định có nhiều con hơn trên mức trung bình, hay sinh suất của họ đƣợc lập kế hoạch cao hơn. Cuối cùng, tác giả đƣa ra ba lập luận chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng có thể có của mối liên hệ giữa tôn giáo và sự gia tăng số trẻ em sinh ra, đó là: (1) Sự ủng hộ sinh sản của nhiều tôn giáo, cho rằng trẻ em có giá trị cao đối với xã hội hay sự ngăn cấm của tôn giáo đối với sử dụng các BPTT, (2) Sự ủng hộ giáo huấn của nhà thờ về chăm sóc con cái và mô hình gia đình quy mô lớn và (3) Sự thay đổi ý nghĩa của lối sống sau khi sinh con đƣợc thực hiện với sự ủng hộ của luật lệ của Giáo hội. [95] 1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam nói chung cũng nhƣ TP.HCM nói riêng, mức sinh của giáo dân Công giáo cũng có xu hƣớng giảm theo thời gian, một phần do họ đã chủ động sử dụng BPTT nhân tạo để đối phó với những hậu quả tức thì hơn là phải tuân thủ theo chuẩn mực truyền thống của Giáo hội vì mối quan tâm về những tội lỗi và vi phạm giá trị đạo đức. Theo một cuộc điều tra của Hội Khoa học Xã hội Việt Nam năm 1973 (Hội nghiên cứu Khoa học xã hội, Hội nghiên cứu về chiều hƣớng sinh sản của phụ nữ Việt Nam tại Sài Gòn và Gia Định, Sài Gòn, 1973), ngƣời dân thành phố có ƣớc muốn số con mong đợi là 4 con. Nhƣng sau ngày thống nhất đất nƣớc do ảnh hƣởng của hoàn cảnh kinh tế, do việc phổ biến rộng rãi các phƣơng pháp KHHGĐ của chính quyền, gia đình quy mô nhỏ với 2 con cũng là mô hình đƣợc nhiều gia đình giáo dân thành phố ƣa thích (Nguyễn Xuân Nghĩa, 1990). [37] Thay vì tuân thủ theo chuẩn mực sử dụng BPTT truyền thống của Giáo hội để tránh phải đối phó với số con không mong đợi (Unwanted children) thì các gia đình Công giáo đã lựa chọn BPTT nhân tạo. Một khảo sát thực tế cho thấy “qua việc trao đổi với chị em phụ nữ,
  • 26. 16 các nhân viên y tế cộng đồng và một số các linh mục thì được biết: hơn 90% phụ nữ Công Giáo Việt Nam trong thời gian có thể sinh nở đã dùng những phương pháp ngừa thai nhân tạo đang được quảng cáo trên thị trường tiêu thụ” [63]. Theo Nguyễn Xuân Nghĩa (1990), trƣớc ngày thống nhất đất nƣớc, mỗi gia đình ở thành phố có trung bình là 6 con và có tỷ lệ thái độ không ủng hộ và không chấp nhận các biện pháp KHHGĐ của ngƣời giáo dân TP.HCM là khá cao: 53,6%. Hay theo một cuộc điều tra của Hội Khoa học xã hội Việt Nam năm 1973 (Hội nghiên cứu Khoa học xã hội, nghiên cứu về chiều hƣớng sinh sản của phụ nữ Việt Nam tại Sài Gòn và Gia Định, 1973) (trích trong Nguyễn Xuân Nghĩa,1990), ngƣời thành phố có ƣớc muốn số con mong muốn là 4 con. Có thể do quan niệm về hôn nhân hay những ràng buộc về sử dụng phƣơng pháp KHHGĐ truyền thống của giáo hội [37]. Tuy nhiên, theo thời gian, quy mô gia đình, hành vi sinh sản và sử dụng BPTT của ngƣời Công giáo đã có sự thay đổi tích cực. Sau ngày thống nhất đất nƣớc do ảnh hƣởng của kinh tế, do việc phổ biến rộng rãi các phƣơng pháp KHHGĐ của chính quyền, gia đình quy mô nhỏ với 2 con là mô hình đƣợc nhiều gia đình giáo dân thành phố ƣa thích. Tuy nhiên, khi so sánh hai mô hình gia đình của phụ nữ Công giáo và của ngƣời phụ nữ thành phố nói chung (hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp), ngƣời phụ nữ Công giáo có xu hƣớng muốn một gia đình nhiều con hơn so với ngƣời phụ nữ thành phố nói chung (68,73% so với 43,04%, tƣơng ứng). Một vài số liệu trên cho thấy gia đình Công giáo thành phố chịu tác động mạnh của môi trƣờng xã hội, nhƣng mặt khác gia đình Công giáo vẫn có những đặc thù riêng của mình. Theo Nhật Minh (1997), tỷ lệ phát triển dân số ở huyện Tuy An-Phú Yên trƣớc đây vƣợt 3%. Từ năm 1992, linh mục giáo phận Tuy An kiên trì vận động giáo dân sinh đẻ có trách nhiệm, chỉ trong vòng 3 năm (1992-1995) tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,5% xuống 1,8%… [29] Nghiên cứu xã hội học của Phạm Văn Quyết về “Ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đến mức sinh trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo - Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định” (năm 2001) và tác phẩm “Tôn giáo và Biến đổi mức sinh - Nghiên cứu từ trường hợp Thiên Chúa giáo Xứ đạo Bùi Chu - Nam Định” (năm 2007) xem yếu tố tôn giáo nhƣ một khía cạnh của văn hóa và là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về mức sinh giữa các vùng miền. Trong đó,
  • 27. 17 tác giả cũng đề cập đến niềm tin, giáo lý của đạo Công giáo ảnh hƣởng đến việc sử dụng các BPTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Giáo dân ngoan đạo hơn thì đông con hơn - Tỷ lệ có từ 3 con trở lên của nhóm giáo dân đi lễ nhà thờ hàng ngày cao hơn so với nhóm giáo dân ít đi lễ nhà thờ (60,5% so với 14,3%, tƣơng ứng). Tƣơng tự, tỷ lệ về số con mong muốn của nhóm giáo dân đi lễ nhà thờ hàng ngày cao hơn so với nhóm giáo dân ít đi lễ nhà thờ (73% so với 57,1%, tƣơng ứng). [59, 60] Nghiên cứu về “Chất lượng công tác kế hoạch hóa gia đình tại vùng đồng bào Công giáo tỉnh Thái Bình” của Hà Thị Lãm (2005) tiến hành từ tháng 2/2000 đến tháng 4/2001 tại 4 xã thuộc tỉnh Thái Bình với mục đích: (1) Tìm hiểu quan niệm của giáo dân và các chức sắc Công giáo về vấn đề sinh sản và các BPTT, (2) Mô tả mối liên quan giữa các yếu tố kinh tế và văn hóa đối với nhu cầu sinh con của giáo dân Công giáo và (3) Đánh giá tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Nghiên cứu này đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng với 2 nhóm: (1) Nhóm nghiên cứu là giáo dân Công giáo, gồm 194 nam và 202 nữ, (2) Nhóm đối chứng là không phải giáo dân Công giáo, gồm 203 nam và 200 nữ. Và nghiên cứu định tính là phỏng vấn sâu đối với các chức sắc Công giáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 40,3% giáo dân dự kiến sinh con thứ 3; Các yếu tố ảnh hƣởng chính đến quy mô gia đình của giáo dân là tuổi, trình độ học vấn và khoảng cách sinh; Tỷ lệ phụ nữ kết hôn sớm và sinh 2 con đầu cách nhau 5 năm là cao (72,8%); Phụ nữ Công giáo ít nạo phá thai hơn; Cộng tác viên dân số và chức sắc Công giáo đã tham gia tích cực vào công tác DS-KHHGĐ và đƣợc đồng bào Công giáo chấp nhận. Vì vậy, cần ƣu tiên hỗ trợ trong các chính sách DS-KHHĐ ở vùng đồng bào Công giáo. [25] Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quý (2007) với đề tài “Ngừa thai và phá thai dưới cái nhìn của Giáo hội” là một nghiên cứu thuộc lĩnh vực tôn giáo với cách tiếp cận nghiên cứu thần học. Đây là một nghiên cứu định lƣợng sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học, số lƣợng ngƣời đƣợc điều tra bao gồm 706 phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi sinh sản (18-50) tại một xã hầu nhƣ 99% là ngƣời Công giáo vào tháng 3/2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số giáo dân Công giáo có xu hƣớng vƣợt ra khỏi chuẩn mực của giáo hội Công giáo về quy định sử dụng BPTT tự nhiên trong kiểm soát sinh sản, điều này thể hiện qua kết quả điều tra cho thấy có 86% phụ nữ đã sử dụng BPTT nhân tạo. [55]
  • 28. 18 Theo Lê Văn Thi (2007), hiện nay, các cặp vợ chồng Công giáo có thể điều chỉnh hành vi sinh sản bằng sử dụng BPTT nhân tạo để đáp ứng những hệ quả tức thì, thay vì phải tuân thủ theo chuẩn mực của Giáo hội (thƣờng quan tâm đến những tội lỗi và vi phạm giá trị đạo đức). Hôn nhân không còn đề cao tính thiêng liêng trong hành vi tính dục và sinh sản mà đề cao đến nhu cầu tình dục. Sự hội nhập văn hóa thế giới giúp họ dễ dàng gặp gỡ và khám phá những ý thức hệ thông thoáng và cởi mở hơn nên đã thúc đẩy họ thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực. Một ví dụ thực tế có thể chứng minh cho những lập luận trên đây: “Hơn 90% phụ nữ Công Giáo Việt Nam trong thời gian có thể sinh nở đã dùng những BPTT hiện đại đang được quảng cáo trên thị trường tiêu thụ”. [63] Trong nghiên cứu Nghiên cứu “Hôn nhân và sự sống” của Nguyễn Trí Lộc (2008) thuộc phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã trình bày quan điểm tình yêu, hôn nhân Công giáo qua các văn kiện của hội thánh, nâng cao việc giao hợp gắn với truyền sinh, tác hại của BPTT nhân tạo, ủng hộ BPTT tự nhiên. Kêu gọi giáo dân sử dụng BPTT tự nhiên nhƣ là phƣơng pháp kiểm soát số con phù hợp với giá trị tự nhiên, luân lý và nâng cao giá trị con ngƣời. [27] Nghiên cứu về “Điều hòa sinh sản của Ki-Tô giáo” của Nguyễn Ngọc Ngoạn (2008) thuộc phân ban thần học với phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu sẵn có đã trình bày và phân tích dữ liệu giáo huấn của Giáo hội về điều hòa sinh sản qua hiến chế Gaudium et Spes (1965) của Công đồng Vatican II, thông điệp Humanae Viate (1968) của Giáo hoàng Phaolo VI và Tông huấn Familiaris Consortio (1981) của Giáo hoàng Gioan - Phaolo II, nhằm đề cao giá trị hôn nhân Ki-Tô giáo và công nhận công tác điều hòa sinh sản trong mục vụ gia đình là vấn đề quan trọng cần đƣợc giáo huấn đúng chuẩn mực Công giáo thông qua việc chứng minh tính ƣu việt của luân lý, định hƣớng quy trở về căn nguyên tự nhiên. Lên án ngừa thai bằng BPTT nhân tạo và khuyến khích sử dụng BPTT tự nhiên nhƣ: Phƣơng pháp tính vòng kinh, đo thân nhiệt, quan sát chất nhờn và bộ kit “test rụng trứng”. [45] Theo Hoàng Nga (2010), vùng đồng bào dân tộc và Công giáo tỉnh Vĩnh Phú có khoảng 12.000 hộ, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ở khu vực này còn cao (gần 25%). Nhờ sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan và chức sắc nhà thờ địa phƣơng trong việc tổ chức tuyên truyền vận động thực hiện chƣơng trình DS-KHHGĐ, đồng bào dân tộc thiểu số và Công giáo
  • 29. 19 đã sử dụng BPTT, đẻ ít, đẻ thƣa để có điều kiện phát triển kinh tế. Đến năm 2010, 891/1.625 hộ dân cƣ vùng dân tộc, Công giáo không có ngƣời sinh con thứ 3. [34] Theo Cẩm Hà (2011), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là một huyện có đông đồng bào Công giáo sinh sống với 7 giáo xứ, 24 giáo họ, 13.608 giáo dân (chiếm 8,35% dân số toàn huyện) phân bố tại 15 xã, phƣờng, thị trấn. So với mặt bằng chung thì đời sống vật chất tinh thần của đồng bào Công giáo còn thấp, sinh đẻ nhiều (đặc biệt là các vùng nông thôn) dẫn đến tỷ lệ hộ đói nghèo, thất học còn cao tại một số giáo xứ, giáo họ trên địa bàn huyện. Đƣợc sự quan tâm của chính quyền và đoàn thể các cấp, sự vận động của các chị em trong hội phụ nữ các xã, thôn, xóm các gia đình giáo dân tại đây đã ý thức đƣợc việc sinh đẻ có trách nhiệm, góp phần giảm tỷ lệ gia tăng dân số của huyện Cẩm Xuyên một cách rõ rệt. Năm 2007 là 26,8% đến năm 2008 còn 25,2%, năm 2009 còn 22,6%. Riêng năm 2009, số phụ nữ tham gia đặt vòng đạt hơn 99%; số dùng bao cao su và thuốc uống đạt 107%, thuốc tiêm đạt 16,6%. [15] 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng Công giáo trong tuổi sinh sản 1.3.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc Công trình nghiên cứu của các tác giả Raymond H. Potvin, Charles F. Westoff, and Norman B. Ryder (1968) với đề tài “Những yếu tố tác động đến sự tuân thủ của những người vợ Công giáo với chức vụ giáo lý viên về kiểm soát sinh sản” dựa trên dữ liệu nghiên cứu sinh sản quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ phụ nữ Công giáo có gia đình sử dụng các BPTT khác ngoài biện pháp tính vòng kinh đã gia tăng từ năm 1955 và chiếm đa số vào năm 1965. Hành vi không tuân thủ tôn giáo này có quan hệ thống kê nghịch và mạnh với sự ngoan đạo (đo lƣờng bằng tần suất nhận đƣợc việc ban thánh thể/nhóm đạo) và quan hệ yếu với các đặc điểm kinh tế-xã hội và chủng tộc. So sánh dữ liệu theo nhóm đồng hệ đồng sinh và tuổi của các nghiên cứu trong những năm 1955, 1960, 1965 cho thấy kiểm soát sinh sản của những phụ nữ Công giáo là giáo lý viên có sự suy giảm và tăng lên dần từ các nhóm tuổi trẻ hơn. Xu hƣớng này nổi trội đối với tất cả các nhóm kinh tế-xã hội và mức độ ngoan đạo. Giữa năm 1955 và 1960, những ngƣời học vấn thấp thƣờng sử dụng các BPTT khác ngoài biện pháp tính vòng kinh; Giữa năm 1960 và 1965, những ngƣời học vấn cao thƣờng sử dụng các BPTT khác ngoài biện pháp
  • 30. 20 tính vòng kinh nhiều hơn. Sự đảo ngƣợc này có thể liên quan đến tiến bộ của thuốc tránh thai và sự công khai các tranh luận thần học trong nhà thờ Công giáo. [138] Nghiên cứu “Ảnh hưởng của cơ cấu gia đình, giáo dục và tôn giáo đối với quyết định sử dụng BPTT ở phụ nữ trong tuổi đôi mươi” của Howard, B. K. và Powell, M. A. (2004) đã nghiên cứu ảnh hƣởng cấu trúc gia đình, giáo dục và tôn giáo đối với tránh thai, dựa trên kết quả điều tra quốc gia về tăng trƣởng gia đình ở Mỹ của 577 trƣờng hợp phụ nữ chƣa kết hôn ở độ tuổi 20-24. Điểm nổi bật của nghiên cứu này là dựa trên quan điểm của Kristin Luker (1975) cho rằng phụ nữ đóng vai trò quan trọng về ngừa thai, vì vậy họ cần có thông tin về BPTT và quyền quyết định về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu này cho thấy phụ nữ Mỹ có nguồn gốc Tây Ban Nha thƣờng sử dụng các BPTT ít hiệu quả trong sinh hoạt tình dục. Ngƣợc lại, cấu trúc gia đình ảnh hƣởng đến quyết định ngừa thai, các em gái 14 tuổi có đủ cha mẹ có khả năng sử dụng các BPTT hiệu quả hơn. Ngoài ra, trong trƣờng hợp cấu trúc gia đình không thay đổi, giáo dục của ngƣời mẹ ít ảnh hƣởng đến việc sử dụng BPTT đối với con gái của họ, tôn giáo ảnh hƣởng đến hành vi tình dục trƣớc khi ảnh hƣởng đến việc ngừa thai. [116] Abdul Razak Kamaruddin (2009) trong bài viết “Vai trò của tôn giáo đối với kế hoạch hoá gia đình ở Malaysia: Liên quan đến vấn đề tiếp thị xã hội” cho thấy tôn giáo có ảnh hƣởng đến việc chấp nhận KHHGĐ của ngƣời dân Malaysia. [86] Trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tôn giáo và kế hoạch hóa gia đình ở vùng nông thôn Malawi” của Sara E. Yeatman, Jenny Trinitapoli (2008) đã tìm thấy bằng chứng của lãnh đạo tích cực, thái độ của giáo đoàn đối với việc thực hiện KHHGĐ và thảo luận về đạo đức tình dục về sử dụng BPTT của phụ nữ không thuộc các giáo phái. Ngoài ra, nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa xã hội tôn giáo và hành vi ngừa thai. [141] Nghiên cứu của Hirsch JS (2008) về“Giáo dân Công giáo sử dụng các biện pháp ngừa thai: Tôn giáo, kế hoạch hóa gia đình và tác nhân diễn giải tại khu vực nông thôn của Mexico” đã phân tích tác động của tôn giáo đến hành vi sử dụng BPTT và sinh sản của cá nhân cũng nhƣ tôn giáo đã không chú ý đầy đủ đến việc các tín đồ hiểu nhƣ thế nào về các giáo huấn. Với phƣơng pháp nghiên cứu thực địa của dân tộc học, tác giả đã mô tả trong bối cảnh xã hội và thế hệ khác nhau, ngƣời phụ nữ hiểu và sử dụng các quan điểm tôn giáo nhƣ thế nào để đạt đƣợc ƣớc muốn
  • 31. 21 sinh sản mà không hủy hoại đến sự mộ đạo của mình. Nghiên cứu đã khám phá phƣơng cách mà tôn giáo và rộng hơn là văn hóa ảnh hƣởng đến sinh sản và sử dụng BPTT, từ đó bài học đƣợc rút ra là phải chú ý nhiều hơn đến tính tƣơng hỗ năng động giữa niềm tin văn hóa với thể chế, bối cảnh xã hội và tác nhân tham vấn. [115] Nghiên cứu về “Ảnh hưởng của tôn giáo và văn hóa đến tránh thai” của tác giả Amirrtha Srikanthan and Robert L. Reid (2008) với mục tiêu làm sáng tỏ các ảnh hƣởng của tôn giáo và văn hoá đến việc chấp nhận và sử dụng các BPTT khác nhau, bao gồm biện pháp ngừa thai khẩn cấp. Nghiên cứu đã làm rõ các giáo lý tôn giáo liên quan đến gia đình, quan hệ tình dục và KHHGĐ trong Kitô giáo (trong đó có Công giáo), Do Thái giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo... Đồng thời, tác giả cũng phỏng vấn các học giả của các tôn giáo lớn để biết thêm thông tin về cách giải thích và áp dụng các giáo lý trong những hoàn cảnh cụ thể của các nhóm khác nhau trong cùng tôn giáo. Phát hiện nghiên cứu cho thấy, yếu tố tôn giáo và văn hoá có ảnh hƣởng tiềm năng đến việc chấp nhận và sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng thuộc các tôn giáo khác nhau theo những phƣơng cách khác nhau. Trong các tôn giáo, các giáo phái khác nhau có thể giải thích các giáo lý tôn giáo về chủ đề này theo những cách khác nhau và ngƣời phụ nữ và bạn đời của họ có thể bỏ qua các giáo lý tôn giáo. Các yếu tố văn hoá cũng ảnh hƣởng quan trọng không kém đến quyết định của cặp vợ chồng về quy mô gia đình và BPTT sử dụng. Theo nghiên cứu này, những ngƣời nhập cƣ mới thƣờng đối mặt với những thách thức khi thích nghi với một xã hội mới và một lối sống mới, từ đó họ có thể gắn chặt với những mong đợi của tôn giáo và văn hoá truyền thống với các vấn đề gia đình, tình dục và sinh sản. Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phải thận trọng không nên gắn các khuôn mẫu về đặc điểm tôn giáo, xã hội và văn hoá cho những phụ nữ tìm kiếm sự tham vấn về ngừa thai, nhƣng họ cần phải thừa nhận rằng các hệ thống giá trị khác nhau có thể ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định trong các cặp vợ chồng có tôn giáo khác nhau. Các giá trị mà mỗi cá nhân phụ nữ nắm giữ có thể không phù hợp với những lời dạy chính thức của tôn giáo của cô ấy hoặc với các tiêu chuẩn văn hoá đƣợc đƣa ra bởi các thành viên có cùng một nền văn hoá. [92] Nghiên cứu “Dung hòa sự nhận dạng tôn giáo với các thực hành sinh sản: Nhà thờ và biện pháp ngừa thai tại Ba Lan” của Mishtal J, Dannefer R (2010) cho thấy: Bất chấp các hạn chế của dịch vụ KHHGĐ, sử dụng BPTT hiện đại trong mẫu
  • 32. 22 nghiên cứu đã là 56%, tăng 19% so với năm 1991. Công giáo đóng vai trò tƣơng đối nhỏ với sử dụng BPTT, mặc dù 94,2% dân số nghiên cứu là ngƣời Công giáo nhƣng có đến 79% cho rằng nhà thờ ít hay không ảnh hƣởng đến các quyết định sinh sản của họ. Ngoài ra, nghiên cứu còn giải thích cách mà phụ nữ đã dung hòa các thực hành sinh sản với đạo Công giáo, bao gồm: sử dụng các yếu tố tôn giáo để ủng hộ việc sử dụng BPTT, ƣu tiên trách nhiệm đối với gia đình và những quan tâm tài chính quan trọng hơn các ngăn cấm của nhà thờ. Phát hiện nghiên cứu nhấn mạnh bất chấp các cản trở về tôn giáo, chính trị và kinh tế, việc sử dụng BPTT đã tăng đáng kể, từ đó chỉ ra rằng KHHGĐ là ƣu tiên cao đối với phụ nữ. [126] 1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Nghiên cứu xã hội học của Phạm Văn Quyết (2001) về “Ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đến mức sinh trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo - Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”cho thấy về việc sử dụng BPTT của giáo dân Xuân Ngọc cụ thể nhƣ sau: Giáo dân sử dụng BPTT là khá cao (84,2%), trong đó có 50,7% giáo dân sử dụng BPTT hiện đại và 43,7% sử dụng BPTT truyền thống. Mức độ sử dụng BPTT hiện đại tỷ lệ nghịch với việc đi lễ nhà thờ, nghĩa là niềm tin tôn giáo càng ít thì càng sử dụng BPTT hiện đại nhiều (Nhóm giáo dân đi lễ nhà thờ hàng ngày chấp nhận sử dụng vòng tránh thai có tỷ lệ là 42,7%; Nhóm giáo dân chỉ đi lễ ngày chủ nhật chấp nhận sử dụng vòng tránh thai có tỷ lệ là 55,5%; Nhóm giáo dân ít khi đi nhà thờ chấp nhận sử dụng vòng tránh thai có tỷ lệ là 57,1%). Nhƣ vậy, qua những kết quả nghiên cứu này giúp luận án có thêm nhiều thông tin khi cân nhắc để đƣa ra những biến số thích hợp trong thu thập thông tin và phân tích mối liên hệ giữa yếu tố niềm tin tôn giáo với việc lựa chọn sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo. [59] Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy mức sinh của cộng đồng giáo dân phù thuộc vào mức độ thế tục hóa. Những hạn chế trong nghiên cứu này cho thấy: (1) Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn nông thôn nơi đô thị hóa chƣa phát triển và diễn ra trong thời kỳ Việt Nam bƣớc vào thời đại CNH-HĐH nên quá trình thế tục hóa tôn giáo cũng diễn ra chƣa mạnh mẽ, (2) thông tin nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc mô tả những yếu tố về hành vi sử dụng biện pháp tránh thai của ngƣời Công giáo, tác giả chƣa đào sâu vào nghiên cứu cụ thể những đặc điểm về niềm tin và giáo lý của đạo
  • 33. 23 Công giáo về sinh sản trong việc phân tích nhận thức - thái độ - hành vi sử dụng BPTT của giáo dân Công giáo. Vì vậy, nghiên cứu này chƣa phản ánh hết thực trạng và những yếu tố ảnh hƣởng đến KHHGĐ của giáo dân Công giáo Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH. Đồng thời, nghiên cứu này chƣa đề cập đến thực trạng về biến đổi nhận thức sinh sản của giáo dân Công giáo ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến KHHGĐ của họ. Tóm lại, Tổng quan các tƣ liệu nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam trên đây cho thấy một bức tranh tổng quát: CNH-HĐH tạo ra sự biến đổi đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội cũng nhƣ tôn giáo do đó quan niệm về sinh sản của các tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng có sự thay đổi phù hợp với bối cảnh kinh tế - văn hóa- xã hội đang diễn ra, mức sinh và số con mong đợi của ngƣời Công giáo dần giảm. Đối với việc thực hiện KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo, từ những số liệu điều tra ban đầu về sử dụng BPTT của giáo dân Công giáo trong những nghiên cứu cho thấy giáo dân Công giáo sử dụng BPTT nhân tạo ngày càng tăng và họ có xu hƣớng lựa chọn các BPTT theo hoàn cảnh cá nhân hơn là tuân thủ nghiêm ngặt giáo huấn của Giáo hội... Những phát hiện nghiên cứu chính đƣợc tập hợp từ các công trình nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:  Nội dung nghiên cứu: (1) Những ngƣời theo một tôn giáo nhất định thì hành vi của họ bị chi phối theo khuôn mẫu của giới luật mà tôn giáo đó đề ra. Công giáo tác động đến mức sinh cao qua các yếu tố nhƣ: Đề cao giá trị trẻ em; Cung cấp ủng hộ xã hội cho chăm sóc con cái; Đề cao chuẩn mực gia đình có quy mô lớn; Nâng cao vị trí ngƣời phụ nữ có khả năng sinh sản. (2) Những yếu tố ảnh hƣởng của Công giáo đến sử dụng BPTT của phụ nữ là tƣơng đối. Bất chấp các chuẩn mực truyền thống, sử dụng các BPTT hiện đại trong giáo dân ngày càng gia tăng theo thời gian. Đây cũng là biểu hiện của thế tục hóa. (3) Ngƣời phụ nữ Công giáo chia sẻ trách nhiệm đối với gia đình và những quan tâm tài chánh quan trọng hơn các ngăn cấm của nhà thờ. KHHGĐ đƣợc xem là ƣu tiên của họ, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận lớn chƣa tiếp cận đƣợc dịch vụ này và đây đƣợc xem là nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng (Unmet need).
  • 34. 24 (4) Ngƣời phụ nữ Công giáo cố gắng hòa hợp giữa các giáo huấn tôn giáo với việc sử dụng các BPTT nhân tạo. Họ đề ra phƣơng thức hiểu và sử dụng các quan điểm tôn giáo nhƣ thế nào để đạt đƣợc ƣớc muốn sinh sản và ủng hộ việc sử dụng BPTT mà không hủy hoại đến uy tín mộ đạo của mình. (5) Ngoài ra, những giải pháp mà các nghiên cứu trên đƣa ra cũng có thể tham khảo cho những trƣờng hợp nghiên cứu có nội dung liên quan.  Phương pháp nghiên cứu: (1) Đối với nghiên cứu những vấn đề xã hội liên quan đến tôn giáo thì hướng tiếp cận văn hóa đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Một số nghiên cứu cho thấy tiếp cận ở góc độ văn hóa, cụ thể là tiếp cận nghiên cứu về niềm tin tôn giáo trong nghiên cứu về vấn đề sinh sản và KHHGĐ của các tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng trở thành điểm mấu chốt để tìm ra đƣợc những yếu tố nào là ảnh hƣởng chính đến việc sinh sản và kiểm soát sinh trong thời đại CNH-HĐH. Chẳng hạn nhƣ với cách tiếp cận nghiên cứu về niềm tin không chỉ cho thấy hiện tƣợng tôn giáo cá nhân ảnh hƣởng đến hành vi sinh sản mà còn cho thấy rõ cộng đồng mộ đạo có thể làm thay đổi vai trò của phụ nữ. (2) Sự phối hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính không những có khả năng đo đƣợc các biến số một cách chính xác và còn thu thập thêm những thông tin ẩn không thể triển khai trong cấu trúc bảng hỏi. (3) Phƣơng pháp tiếp cận theo quan điểm giới là cần thiết trong nghiên cứu về KHHGĐ và tôn giáo vì trong tôn giáo yếu tố về vai trò giới đƣợc quy định rất rõ. (4) Ngoài ra, trong quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu, luận án đã tìm thấy một số hƣớng tiếp cận nghiên cứu tôn giáo và sinh sản có thể lƣu ý và tham khảo trong quá trình nghiên cứu luận án. Cụ thể: Kertzer (2006) lƣu ý rằng khi nghiên cứu tôn giáo, phải xem xét nguồn gốc của nó. Vấn đề đặt ra không chỉ là tên gọi của tôn giáo đó mà còn là sự biến đổi của nó theo thời gian và không gian. “Hãy nghiêm túc khi phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo và sinh sản, nghĩa là phải giải quyết các phức hợp này. Trong đó bao gồm giải quyết các mối quan hệ xã hội, văn hóa và sự thay đổi chính trị‟‟. Đó là thực chất của các nghiên cứu hiện đại về tôn giáo và sinh sản (Goldscheider, 1971). [120]
  • 35. 25 McQuillan (2004) tập trung vào câu hỏi: Khi nào tôn giáo ảnh hƣởng đến sinh sản? Ông đã thảo luận rộng rãi về câu hỏi này do nhiều nghiên cứu đã chứng minh ý nghĩa khác nhau trong hành vi nhân khẩu giữa các nhóm tôn giáo, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng sự khác nhau này vẫn chƣa đƣợc giải thích đầy đủ. McQuillan dựa vào nghiên cứu của Goldscheider để tranh luận về định nghĩa rộng hơn về ảnh hƣởng tƣ tƣởng của tôn giáo, bao gồm „„Toàn bộ nội dung của một tổ chức xã hội‟‟ và „„Các chuẩn mực kiểm soát gia đình và các quan hệ về giới‟‟ tức là các giá trị đề cập đến giới, tình dục và cuộc sống gia đình cùng với kiểm soát sinh sản. [122] Hơn nữa, Goldscheider nhấn mạnh tầm quan trọng của các nhóm tôn giáo bên trong trật tự kinh tế-xã hội của một xã hội, đặc biệt tình trạng nhóm thiểu số (Goldscheider 1971, 1991, 1999). [108, 109,110] McQuillan mở rộng cách tiếp cận này bằng việc hƣớng sự quan tâm đến ba thành phần: bản chất của các giá trị và chuẩn mực tôn giáo, các định chế tôn giáo và vấn đề nhận dạng tôn giáo. Đầu tiên, tôn giáo đề cập các chuẩn mực hành vi, trong đó có hành vi sinh sản. Đây có thể là những chuẩn mực hay luật lệ điều khiển hành vi liên quan trực tiếp đến các yếu tố quyết định đến sinh sản, nhƣ BPTT, triệt sản, và phá thai. Tuy nhiên, nó cũng có thể là các hƣớng dẫn cho việc thực hiện hợp nhất về tính dục, tăng cƣờng gia đình quy mô lớn và ngay cả niềm tin liên quan đến nghĩa vụ đối với tổ tiên. Các vấn đề lớn hơn của tổ chức xã hội nhƣ vai trò thích hợp của nam và nữ, có thể tác động cuối cùng đến sinh sản. Thứ hai, tôn giáo phải có phƣơng tiện để truyền thông những giá trị và chuẩn mực này, tăng cƣờng hành vi trung thành và trừng phạt các hành vi không tuân thủ. Ảnh hƣởng định chế của tôn giáo có thể phân làm ba mức độ: xã hội, cộng đồng và cá nhân. Thứ ba, tôn giáo hình thành thành phần trung tâm của nhận dạng xã hội của những ngƣời theo tôn giáo đó. Sự đồng nhất tự nguyện với niềm tin về tôn giáo có thể hỗ trợ hành vi đúng đắn, đặc biệt khi tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc pha trộn với nhau. [124] Goldscheider (2006) mở rộng và điều chỉnh lại lý thuyết của mình: (a) Chứng minh tầm quan trọng của các mối liên kết gia đình trong bối cảnh của vai trò của ngƣời phụ nữ (và nam giới) và liên kết của gia đình với cộng đồng; (b) Chỉ ra vai trò quan trọng của Nhà nƣớc trong việc thay đổi các mô hình sinh sản; và (c) Tóm tắt bài học tổng quát, đó là sự thay đổi trong sinh sản đƣợc liên hệ với các vấn đề khác
  • 36. 26 về tầm quan trọng của nhân khẩu. Đặc biệt, hiện tƣợng di dân có thể phá vỡ các liên kết giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng tại nơi đi mà có mức sinh cao. [111] Kertzer (2006) cũng thảo luận về khía cạnh chính trị và ảnh hƣởng lẫn nhau của các định chế tôn giáo và Nhà nƣớc. Thí dụ, các nhà thờ Công giáo khác nhau đã vận động hành lang về ban hành các luật lệ cấm đoán phá thai hay không cho phép bán bao cao su. Các quan điểm của các nhà thần học trong đánh giá mối quan hệ tôn giáo và sinh sản tại Châu Âu và Mỹ cũng khác nhau. Một số quan tâm đến nghiên cứu thực nghiệm, một số khác phụ thuộc nhiều vào việc phân tích liên quan đến các trang bị của nhà thờ cho sự tin tƣởng của giáo dân và giáo điều của nhà thờ. [120] ******** TIỂU KẾT CHƢƠNG MỘT Những nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về các nội dung: (1) Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân Công giáo, (2) Thực hiện KHHGĐ (sử dụng BPTT) của các cặp vợ chồng Công giáo trong độ tuổi sinh sản và (3) Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực hiện KHHGĐ (sử dụng BPTT) của các cặp vợ chồng Công giáo trong độ tuổi sinh sản có trong các công trình nghiên cứu thuộc các chủ đề: Tôn giáo và vấn đề sinh sản, Công giáo với biến đổi mức sinh và quy mô gia đình, KHHGĐ và các yếu tố ảnh hƣởng KHHGĐ của các cặp vợ chồng Công giáo. Các chủ đề nghiên cứu này đƣợc triển khai với những vấn đề nghiên cứu cụ thể nhƣ: Mối quan hệ giữa tôn giáo và quyền quyết định sinh sản trong gia đình; Mức độ tuân thủ những luật lệ của tôn giáo và niềm tin tôn giáo ảnh hƣởng đến hành vi sử dụng BPTT; Tỷ lệ sinh sản của các gia đình chịu ảnh hƣởng của giáo dục tôn giáo, đặc biệt là những gia đình có nguồn gốc đạo Công giáo… Kết quả của các nghiên cứu này đã phác họa một bức tranh bao quát về sự biến đổi quan niệm truyền sinh và việc thực hiện KHHGĐ trong Công giáo trong bối cảnh CNH-HĐH và toàn cầu hóa, thể hiện qua mức sinh trong Công giáo ngày càng giảm, giáo dân Công giáo sử dụng BPTT nhân tạo ngày càng tăng và ngày càng thế tục hóa trong việc thực hành những chuẩn mực liên
  • 37. 27 quan đến sinh sản của Giáo hội (nhƣ Giáo dân có xu hƣớng lựa chọn các BPTT theo hoàn cảnh cá nhân hơn là tuân thủ nghiêm ngặt giáo huấn của Giáo hội...). Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án chƣa đƣợc các nghiên cứu trƣớc đây đề cập hay đề cập chƣa đƣợc đầy đủ và hệ thống nhƣ: Biến đổi nhận thức về truyền sinh của giáo dân Công giáo trong thời kỳ CNH- HĐH; Tuân thủ giáo lý hôn nhân Công giáo về quy định tránh thai cụ thể của các cặp vợ chồng Công giáo; Nhận thức, niềm tin và hành vi sử dụng BPTT tự nhiên và nhân tạo của các cặp vợ chồng Công giáo; Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức, niềm tin và hành vi lựa chọn sử dụng loại hình BPTT của các cặp vợ chồng Công giáo... Do đó, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề còn bỏ ngõ này. Liên quan đến tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu, các tƣ liệu nghiên cứu trƣớc đây đã hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm: cách tiếp cận nghiên cứu về tôn giáo và sinh sản, cách tiếp cận văn hóa cụ thể là tiếp cận niềm tin và sự kết hợp nghiên cứu định lƣợng và định tính…
  • 38. 28 CHƢƠNG HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Những khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án Nội dung sau đây là phần thao tác hóa các khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án, bao gồm: Vợ chồng Công giáo, Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo, Nhận thức (Nhận thức về truyền sinh nhìn từ góc độ xã hội, Nhận thức về truyền sinh nhìn từ góc độ giáo lý hôn nhân Công giáo), Thái độ, Hành vi, Mộ đạo, Kế hoạch hoá của các cặp vợ chồng Công giáo và Biện pháp tránh thai. 2.1.1. Vợ chồng Công giáo Trong Công giáo, việc công nhận ngƣời nam và ngƣời nữ là vợ chồng đƣợc căn cứ theo 2 điều kiện: (1) Tuân thủ luật hôn nhân và gia đình và (2) Tuân thủ các yêu cầu của giáo hội Công giáo, bao gồm: Ngƣời nam và ngƣời nữ phải đƣợc rửa tội theo nghi thức Công giáo (đồng đạo), Chƣa từng kết hôn, Học qua lớp giáo lý hôn nhân của Giáo hội Công giáo (học kiến thức cần thiết về đức tin, kỹ năng sống gia đình, sinh sản, giáo dục con cái). 2.1.2. Quan niệm truyền sinh trong hôn nhân của Công giáo Giáo hội Công giáo quan niệm “Truyền sinh (Procreation) là một ân huệ, một mục tiêu của hôn nhân, vì tình yêu vợ chồng tự nhiên hƣớng về việc sinh sản con cái. Con cái là hoa quả và thành tựu của tình yêu vợ chồng, hiện diện ngay trong việc vợ chồng hiến thân cho nhau, chứ không phải một cái gì từ bên ngoài đƣợc ghép vào. Vì thế giáo hội Công giáo dạy rằng “mọi hành vi ân ái phải tự nó mở ngỏ cho việc truyền sinh”. “Giáo lý này đã đƣợc Huấn Quyền trình bày nhiều lần, nền tảng của giáo lý này là sự liên kết bất khả phân ly giữa hai ý nghĩa của hành vi ân ái: kết hợp và truyền sinh. Đây là điều chính Thiên Chúa đã muốn và con ngƣời không đƣợc tách rời”. [68] Hiến Chế mục vụ về Hội thánh (1965) đã nêu “Hôn nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản tính qui hƣớng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Bổn phận truyền sinh và giáo dục con cái phải đƣợc coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng” (Gaudium et spes, câu 50). [5] Nhƣ vậy, có thể hiểu “truyền sinh là hành vi
  • 39. 29 sinh sản diễn ra trong hôn nhân giữa nam và nữ, sau khi kết hôn họ phải có nhiệm vụ sinh sản và không được phép tác động ngăn chặn tiến trình sinh sản”. Quan niệm truyền sinh của giáo hội Công giáo đã trở thành niềm tin, thành chuẩn mực và đặt ra các hành vi mong đợi cho các thành viên nhƣ: Hôn nhân và cuộc sống tình yêu đã đƣợc tự nhiên sắp đặt để truyền sinh và giáo dục con cái. Sự sinh sản con cái là mục đích nền tảng của hành động phối ngẫu, bắt nguồn từ chính bản chất của tự nhiên. [68] 2.1.3. Nhận thức Theo Ronald H. Forgus và Lawrence E. Melamed (1976) “Nhận thức là tiến trình xác định cách con ngƣời diễn giải thế giới xung quanh họ nhƣ thế nào”. Hay nhận thức là cách cá nhân nghĩ về một cá nhân khác hay một sự kiện nào đó. [139] 2.1.3.1. Nhận thức về truyền sinh nhìn từ góc độ xã hội Trong xã hội loài ngƣời, sinh sản hƣớng đến những giá trị, chuẩn mực mà xã hội mong đợi nhƣ: duy trì và thay thế các thế hệ, bền vững hôn nhân, mong muốn con cái. Đối với Công giáo, Hiến Chế mục vụ về Hội thánh (1965) đã nêu “Hôn nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản tính qui hƣớng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Bổn phận truyền sinh và giáo dục phải đƣợc coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng” (Gaudium et spes, câu 50). Nhƣ vậy, theo quan điểm xã hội của Công giáo, để truyền sinh trở thành hành vi mong đợi thì nhất thiết phải gắn liền 3 yếu tố là: (1) Hôn nhân, (2) Tình dục và sinh sản và (3) Con cái. Trong luận án, 3 yếu tố này là các biến số đƣợc sử dụng để tìm hiểu nhận thức cá nhân về truyền sinh nhìn từ góc độ xã hội. 2.1.3.2. Nhận thức về truyền sinh nhìn từ góc độ giáo lý hôn nhân Công giáo Sinh sản là một trong những chủ đề mà giáo lý hôn nhân chú trọng, Giáo hội Công giáo có những quy tắc riêng liên quan đến sinh sản qua việc xác lập những giáo điều cho giáo dân thực hiện nhƣ: “Sinh sản có trách nhiệm” và “Bắt buộc sử dụng BPTT tự nhiên”. Vì vậy, trong khuôn khổ luận án, nhận thức các cặp vợ chồng về truyền sinh nhìn từ góc độ giáo lý hôn nhân chính là nhận thức của họ về các giáo điều này.