SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN
VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
Giáo viên hƣớng dẫn : PGS – TS. Lƣu Thị Hƣơng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hà Ly
Mã sinh viên : A17411
Chuyên ngành : Tài chính – ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin được gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến các thầy cô giảng viên trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến
thức cần thiết, giúp em có nền tảng phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu, và đặc
biệt em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS – TS Lưu Thị Hương đã trực
tiếp định hướng và hướng dẫn tận tình, chu đáo để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, công nhân viên của công ty
cổ phần tư vấn và xây dựng công trình văn hóa đã cung cấp số liệu, tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà Ly
Thang Long University Library
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ
từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các
dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ
ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà Ly
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP ..............1
1.1 Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp ............................................................1
1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp.........................................................................1
1.1.2 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp .........................................................4
1.2 Xác định lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp ........................................5
1.2.1 Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp..................................................................5
1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.....................................................................9
1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp............................11
1.3.1 Nhân tố chủ quan.................................................................................................11
1.3.2 Nhân tố khách quan..............................................................................................14
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN
VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA.................................................................16
2.1 Giới thiệu về công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa .....................16
2.1.1 Khái quát chung về công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa ..........16
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP tư vấn và xây dựng công
trình văn hóa......................................................................................................................16
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban tại công ty CP tư
vấn và xây dựng công trình văn hóa ................................................................................17
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP tư vấn và xây dựng
công trình văn hóa trong giai đoạn 2010 - 2012..............................................................20
2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp của công ty CP tư vấn và xây dựng công
trình văn hóa......................................................................................................................31
2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa .33
2.2.1 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa .33
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty CP tư vấn và xây dựng
công trình văn hóa giai đoạn 2010 - 2012........................................................................40
2.3 Đánh giá thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình
văn hóa...............................................................................................................................43
2.3.1 Kết quả đạt được...................................................................................................43
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .....................................................................................44
Thang Long University Library
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN
VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA.................................................................46
3.1 Định hƣớng phát triển của công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa
............................................................................................................................................46
3.2 Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa
............................................................................................................................................46
3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm ...........................................................................46
3.2.2 Hoàn thành kế hoạch xây dựng............................................................................47
3.2.3 Đổi mới công nghệ phải phù hợp với năng lực và trình độ thiết kê, thi công...48
3.2.4 Hạ giá thành sản phẩm xây dựng.........................................................................49
3.2.5 Quản lý các khoản phải thu khách hàng một cách hiệu quả..............................50
3.2.6 Sử dụng đòn bẩy tài chính ...................................................................................51
3.2.7 Xây dựng thương hiệu uy tín ................................................................................52
3.3 Kiến nghị đối với Nhà nƣớc...................................................................................52
LỜI KẾT
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CP Cổ phần
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
VNĐ Việt Nam đồng
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa ..........17
Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012....21
Bảng 2. 2 Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010 - 2012......................................................26
Bảng 2. 3 Bảng chỉ tiêu tài chính tổng hợp trong giai đoạn 2010 - 2012 ..........................31
Bảng 2. 4 Bảng tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 - 2012...............................33
Bảng 2. 5 Bảng tình hình thực hiện chi phí giai đoạn 2010 - 2012....................................35
Bảng 2. 6 Bảng tình hình thực hiện lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012................................39
Bảng 2. 7 Bảng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012 ......................................41
Biểu đồ 2. 1 Biểu đồ tình hình tài sản giai đoạn 2010 - 2012............................................29
Biểu đồ 2. 2 Biểu đồ nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012.....................................................30
Biểu đồ 2. 3 Biểu đồ thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 - 2012......................................35
Biểu đồ 2. 4 Biểu đồ thực hiện chi phí giai đoạn 2010 - 2012...........................................38
Biểu đồ 2. 5 Biểu đồ tốc độ tăng chi phí giai đoạn 2010 - 2012........................................38
Biểu đồ 2. 6 Biểu đồ tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2010 - 2012......................40
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải quan tâm
đến tính hiệu quả, chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả mới có thể duy trì hoạt
động SXKD, trang trải các chi phí đã bỏ ra và nộp đủ thuế cho Nhà nước. Năng suất –
chất lượng – hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, là động lực để
doanh nghiệp đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Các
doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì hoạt động SXKD
phải có lãi, phải mang lại lợi nhuận.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất, là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng
vật tư, lao động, tiền vốn, trình độ tổ chức sản xuất sản phẩm. Lợi nhuận tác động đến tất
cả các hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.
Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài
chính của doanh nghiệp được vững chắc. Hiện nay mỗi doanh nghiệp phải tự phấn đấu,
nỗ lực để tìm cho mình những giải pháp hữu hiệu nhất để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Phấn đấu để SXKD có lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao, đóđã, đang và sẽ luôn là vấn
đề thời sự của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa là đơn vị chuyên thiết kế và giám
sát thi công các công trình công cộng, dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ
tầng kỹ thuật, công ty còn tham gia đấu thầu các công trình vừa và nhỏ, lập dự án đầu tư
và thẩm định các dự án đầu tư các công trình dân dụng. Mặc dù hoạt động kinh doanh của
công ty trong nhưng năm qua luôn có lãi nhưng lợi nhuận đạt được lại không cao. Sau
một thời gian thực tập tại công, qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty, kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại nhà trường,
em chọn khóa luận:“Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công
trình văn hóa” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp cuối khóa.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng lợi nhuận của công ty.
- Đề ra giải pháp tăng lợi nhuận của công ty.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lợi nhuận của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn
hóa.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thang Long University Library
Đề tài được thực hiện tại công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa. Số liệu
được sử dụng để phân tích là số liệu trong ba năm 2010, 2011 và 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: tiến hành thu thập số liệu từ phòng kế toán thông
qua báo cáo tài chính, báo cáo chi phí các năm; hỏi trực tiếp các cán bộ chuyên
môn trong công ty.
- Phương pháp xử lý số liệu: tính toán, phân tích các số liệu để tìm ra các chỉ tiêu
giải quyết vấn đề.
- Phương pháp phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin, phương pháp thay thế liên
hoàn: phân tích, so sánh số liệu qua các năm; đánh giá số liệu, đưa ra nhận xét và
giải pháp giải quyết vấn đề.
6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Bố cục khóa luận tốt nghiệp gồm ba phần chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về lợi nhuận của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn
hóa
Chƣơng 3: Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình
văn hóa
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh
trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Theo luật doanh nghiệp của Việt
Nam, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các
hoạt động kinh doanh, tức là thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số
tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Mục tiêu hướng tới khi doanh nghiệp tham gia hoạt động SXKD là tối đa hóa lợi
nhuận. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này đối với doanh nghiệp không phải là dễ, nhất
là trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái thì mục tiêu này lại càng khó khăn hơn. Các
doanh nghiệp đều phải chịu sự tác động của các yếu tố như: sự phát triển của công nghệ
tạo ra phương thức sản xuất; chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật bao gồm luật, các
văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý tài chính để đảm bảo sự quản lý của Nhà
nước đối với doanh nghiệp; chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn tạo
được hướng đi riêng cho mình, đặc biệt muốn phát triển bền vững thì các doanh nghiệp
phải chủ động dự đoán những thay đổi của thị trường để sẵn sàng thích nghi và đưa ra
những quyết định đúng đắn và kịp thời.
Điều quan trọng trong hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp là hoạt động quản lý
tài chính. Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị
trường, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp cũng như đem lại lợi ích cho toàn bộ nền
kinh tế.
1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp
- Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu:
Bộ môn Kinh tế vi mô chia các tổ chức doanh nghiệp ra làm 3 loại hình chính dựa
trên hình thức và giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu:
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Doanh nghiệp hợp danh
+ Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn
Thang Long University Library
2
Thông thường doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các doanh
nghiệp, nhưng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh
thu, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn như sản xuất hàng hóa, tài chính,…
Số liệu thống kê ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2008 cho thấy số lượng doanh nghiệp
tăng nhanh từ khoảng 11 vạn lên hơn 20 vạn, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân
giảm dần từ khoảng hơn 30% xuống hơn 20%, trong khi tỷ trọng doanh nghiệp trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ hơn 57% lên 67%. Tỷ trọng doanh nghiệp hợp
danh không đáng kể.
- Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp:
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các
thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh
nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+ Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu
của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh).
Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các
thành viên góp vốn.
+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá
nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước
ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.
- Căn cứ vào chế độ trách nhiệm:
Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành có chế độ
trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn
3
+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn:
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ
sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản
của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó.
Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là
doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách
nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty
hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm
đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ
doanh nghiệp, các thành viên hợp danh đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư
nhân và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và
công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi
các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu
doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào
doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn
Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể
gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định
101/2006/NĐ-CP.
Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó
chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản
của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay
cho doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách
nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty.
- Căn cứ vào tư cách pháp nhân: Bao gồm doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và
doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
Thang Long University Library
4
1.1.2 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm lợi nhuận
Mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được,
một doanh nghiệp phải biết nắm bắt thời cơ, cơ hội trước những người khác. Cơ hội khi
phát hiện ra sản phẩm mới sẽ có giá trị sử dụng tốt hơn, chi phí thấp hơn phải dám liều
mình, chấp nhận rủi ro. Lợi nhuận được xem như phần thưởng đối với những doanh
nghiệp sẵn sàng hoạt động sáng tạo, đổi mới và mạo hiểm. Vậy lợi nhuận được hiểu như
thế nào?
- Lợi nhuận của doanh nghiệp về nguồn gốc chính là hình thức biểu hiện của giá trị
thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn
lực trong sản xuất kinh doanh.
- Từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy rằng: “Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối
cùng của doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế
của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp”.
- Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả
của các quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng
các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một kỳ hạch
toán (thường là một năm) lợi nhuận được xác định như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
1.1.2.2 Vai trò của lợi nhuận
- Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì trong
điều kiện hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì điều quyết định là doanh nghiệp phải tạo ra được lợi nhuận. Vì thế, lợi
nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu
cơ bản đánh giá hiệu quả SXKD. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của
doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực
hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh
nghiệp được ổn định, vững chắc.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động
SXKD của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến, nâng cao hiệu quả của
hoạt động SXKD làm cho giá thành sản phẩm hạ thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực
tiếp. Ngược lại, nếu giá thành sản phẩm tăng lên thì lợi nhuận sẽ giảm đi. Vì vậy, lợi
nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất tác động đến mọi vấn đề của doanh nghiệp, quyết định
5
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của
doanh nghiệp.
- Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội
Ngoài vai trò đối với doanh nghiệp, lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản, là nguồn
để mở rộng tái sản xuất xã hội. Sau mỗi chu kỳ sản SXKD, các doanh nghiệp phải hạch
toán lợi nhuận rồi từ đó nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Sự tham gia đóng
góp này của các doanh nghiệp được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã
nộp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự điều tiết của nhà nước đối với lợi nhuận thu
được của các đơn vị SXKD, để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một
phần lợi nhuận của cơ sở kinh doanh cho ngân sách nhà nước, bảo đảm sự đóng góp công
bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và lợi
ích của người lao động.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, để khuyến khích, nâng cao chất lượng sản xuất,
thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ miễn thu cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào SXKD
và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
ở vùng sâu, vùng xa. Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp
sản xuất điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây
dựng, khai thác và chế biến lâm sản, thuỷ hải sản, xây dựng, vận tải, nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo thuế suất 28%, các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và
ngành sản xuất khác nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất lớn hơn. Khoản thuế
thu nhập mà các doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước sẽ dùng để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng mở rộng tái sản xuất xã hội.
1.2 Xác định lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp
1.2.1 Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD, là chỉ tiêu chất
lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và cơ chế
hạch toán kinh tế độc lập, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, đặc điểm
hoạt động SXKD của một doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được
hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp
bao gồm các bộ phận sau :
Thang Long University Library
6
Lợi nhuận
trƣớc thuế thu
nhập doanh
nghiệp
=
Lợi nhuận
từ hoạt
động SXKD
+
Lợi nhuận
hoạt động
tài chính
+
Lợi nhuận từ
hoạt động khác
1.2.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD là lợi nhuận do tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của hoạt
động sản SXKD của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động
kinh doanh trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ và thuế
theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
Đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. Bộ phận lợi
nhuận này được xác định bằng công thức sau :
Lợi
nhuận
hoạt động
SXKD
=
Doanh
thu
thuần
trong kỳ
-
Giá vốn
hàng bán
-
Chi phí
bán hàng
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Trong đó:
- Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ giá trị của sản phẩm hàng hóa
cung ứng dịch vụ trên thị trường được thực hiện trong một thời kỳ nhất định sau khi
đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như : giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại (nếu
có chứng từ hợp lệ), thuế TTĐB, thuế XK phải nộp (nếu có).
Doanh thu thuần
về bán hàng
=
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
-
Các khoản
giảm trừ doanh
thu
Đây là bộ phận doanh thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh thu, nó
quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Thời điểm xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán, không phụ
thuộc vào việc doanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa.
Tiền thu về trong kỳ là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán hàng
trong kỳ bao gồm cả khoản tiền mà khách hàng còn nợ kỳ trước, kỳ này trả hoặc tiền ứng
trước của khách để mua hàng. Tiền thu về trong kỳ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn doanh
thu trong kỳ của doanh nghiệp.
7
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+ Chiết khấu hàng bán: là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trong trường
hợp người mua thanh toán trước thời hạn thanh toán hay còn gọi là thanh toán sớm
và đã được ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh tế.
+ Giảm giá hàng bán : Số tiền mà doanh nghiệp chấp nhận giảm cho người mua vì
những nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp (hàng sai quy cách, kém phẩm chất...)
hoặc số tiền thưởng cho người mua do mua một lần với số lượng lớn (bớt giá) hoặc
số lượng hàng mua trong một khoảng thời gian là đáng kể (hồi khấu).
+ Hàng bán bị trả lại : Phản ánh doanh thu của số hàng tiêu thụ bị khách hàng trả lại,
do lỗi thuộc về doanh nghiệp như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hàng sai
quy cách...
+ Thuế tiêu thụ bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, là nghĩa vụ của doanh
nghiệp với Nhà nước về hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ,
dịch vụ...
- Tổng chi phí liên quan đến hàng hóa tiêu thụ trong kỳ bao gồm :
+ Tổng trị giá vốn của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ là khái niệm dùng chung cho tất cả
các doanh nghiệp để chỉ giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ trong các doanh
nghiệp thương mại; chỉ tiêu này có thể là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm
đã tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
+ Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tiêu thụ hàng
hóa sản phẩm dịch vụ phân bổ cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phục vụ cho việc điều hành và quản lý
chung trong toàn doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ
trong kỳ.
+ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản lớn có ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận, nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.2 Lợi nhuận hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là những hoạt động có liên quan đến việc huy động, quản lý và
sử dụng vốn trong kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định theo công thức:
Lợi nhuận
hoạt động tài
chính
=
Doanh thu hoạt
động tài chính
-
Chi phí hoạt
động tài
chính
Thang Long University Library
8
Trong đó:
- Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: lãi tiền gửi ngân hàng, bán trả góp, lãi kinh
doanh chứng khoán, lãi góp vốn liên doanh, lãi đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác,
chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng, thu tiền do cho thuê tài sản và bán
bất động sản, chênh lệch tỷ giá, hoàn nhập khoản dự phòng.
- Chi phí hoạt động tài chính gồm: lỗ do kinh doanh chứng khoán và các hoạt động
đầu tư khác, chi phí do đem góp vố liên doanh, chi phí liên quan đến việc thuê tài
sản, chênh lệch tỷ giá, lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán...
1.2.1.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác
Hoạt động khác (hoạt động bất thường) là những hoạt động diễn ra không thường
xuyên mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoạt có dự tính nhưng ít có khả năng
thực hiện như hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, xử lý nợ khó đòi, …
Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định theo công thức:
Lợi nhuận
hoạt động
khác
=
Doanh thu
hoạt động
khác
-
Chi phí hoạt
động khác
Trong đó:
- Doanh thu từ các hoạt động khác là những khoản thu về tiền phạt do khách hàng vi
phạm hợp đồng, tiền thu được từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu
các khoản nợ khó đòi, thu các khoản miễn thuế, giảm thuế, tiền thu về giá trị tài sản
thu được do vắng chủ, hoàn nhập dự phòng, giảm giá dự trữ và phải thu nợ khó đòi,
trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định, bảo hành sản phẩm nhưng không dùng hết
vào cuối năm...
- Chi phí hoạt động khác là những khoản chi phí như: tiền phạt do doanh nghiệp vi
phạm hợp đồng, chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản, giá trị tài sản bị tổn thất do quỹ
dự phòng tài chính không đủ bù đắp chi phí kinh doanh...
1.2.1.4 Lợi nhuận sau thuế TNDN
Lợi nhuận
sau thuế
TNDN
=
Lợi nhuận trƣớc
thuế TNDN
-
Thuế TNDN
phải nộp
9
Hoặc:
Lợi nhuận
sau thuế
TNDN
=
Lợi nhuận trƣớc thuế
TNDN
* (1 – Thuế suất thuế TNDN)
1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với
vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Công thức xác định:
Tỷ suất lợi
nhuận trên vốn
chủ sở hữu
(ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
- Ý nghĩa:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo
ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty
làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
+ Chỉ tiêu này thể hiện được phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp, là thước
đo hệ số sinh lời trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Chính vì vậy các nhà đầu tư thường
quan tâm đến chỉ tiêu này khi muốn đầu tư vào một công ty nào đó.
1.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng (ROS) là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau
thuế với doanh thu bán hàng trong kỳ.
- Công thức xác định:
Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu ROS
=
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Doanh thu thuần
Thang Long University Library
10
- Ý nghĩa:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng cho biết cứ một đồng doanh thu sẽ tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương, nghĩa là công ty
kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn thì lãi thu được lại càng cao.
+ Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế,
khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty
với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Nếu tỷ suất này thấp
hơn tỷ suất chung toàn ngành, chứng tỏ doanh nghiệp đã bán hàng với giá thấp
hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp cùng
ngành khác. Qua đó doanh nghiệp cần có biện pháp điều chỉnh giá một cách hợp lý
để nâng cao mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế
với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong kỳ.
- Công thức xác định:
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản ROA
=
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Tổng tài sản
- Ý nghĩa:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn
có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số
nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần
trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả
quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành
nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số
này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp
khác cùng ngành.
11
1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố chủ quan
- Quy mô sản xuất kinh doanh
Các công ty có quy mô khác nhau chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận khác nhau. Cụ thể
ở những công ty lớn hơn, mặc dù công ty có quản lý kém hiệu quả nhưng lợi nhuận thu
được vẫn có thể lớn hơn những công ty có công tác quản lý tốt nhưng do quy mô nhỏ hơn.
Bởi doanh nghiệp lớn sẽ có ưu thế về mặt tài chính nên khi tăng quy mô sản xuất, các
doanh nghiệp lớn vẫn có đủ sức đương đầu với những rủi ro lớn hơn do đó khả năng đạt
được lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa nếu doanh nghiệp muốn có nguồn tài chính lớn thì quy
mô của nó cho phép việc thâm nhập trực tiếp vào thị trường vốn và với quy mô lớn nhà
đầu tư sẽ tin tưởng khi họ quyết định đầu tư vào công ty.
Trong công tác mua nguyên vật liệu đầu vào thì nhờ quy mô lớn cho phép công ty có
lợi thế trong thương lượng không chỉ về giá cả nguyên vật liệu mà còn về thời hạn và dịch
vụ thanh toán, giao hàng. Trình độ trang bị tài sản cố định là một trong những biểu hiện
về quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn thì có thể dễ
dàng trong việc huy động vốn lớn để mua sắm, hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ sản
xuất,… nhằm góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của
doanh nghiệp.
- Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Quản lý hoạt động SXKD thể hiện ở việc phân công hợp lý cơ cấu tổ chức bộ máy
hoạt động sao cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, phối hợp giữa các
phòng ban, các đội để quản lý một cách có hệ thống sao cho có sự gắn kết chặt chẽ từ trên
xuống dưới, như vậy thì hoạt động SXKD mới thực sự mang lại hiệu quả cao và có tính
bền vững. Nếu công tác quản lý doanh nghiệp tốt làm cho quá trình SXKD của doanh
nghiệp trôi chảy và đạt hiệu quả cao, tăng doanh thu và cắt giảm chi phí không cần thiết
từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu công tác quản lý doanh nghiệp
không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và làm cho
chỉ tiêu lợi nhuận giảm.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của công ty thể hiện qua khả năng huy động vốn và quy mô vốn
của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp tự
chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, có thể theo đuổi những dự án kinh doanh lớn để
Thang Long University Library
12
nâng cao lợi nhuận cho công ty. Vời thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh
nghiệp luôn phải đưa ra các sản phẩm mới, thay đổi công nghệ kỹ thuật và luôn phải tìm
ra các phương thức kinh doanh mới nhằm giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển. Và
để làm được những điều đó thì doanh nghiệp cần phải có nguồn lực tài chính mạnh. Chỉ
khi tài chính có đủ thì doanh nghiệp mới kinh doanh tốt và vượt qua được những biến
động của thị trường.
- Hiệu quả đầu tƣ
Hiệu quả đầu tư là tất cả những lợi ích do việc thực hiện đầu tư đem lại như lợi ích
kinh tế xã hội, lợi ích của chủ đầu tư và lợi ích cho người sử dụng. Lợi nhuận của doanh
nghiệp tăng chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư vào loại hình kinh doanh đó là đúng đắn và có
hiệu quả. Với điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn, việc lựa chọn đầu tư lại càng phải
cẩn thận, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy,
các doanh nghiệp luôn phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận
doanh nghiệp.
- Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là chỉ số phản ánh mối tương quan giữa tổng nợ và tổng vốn chủ sở
hữu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nó chính là kết quả từ việc sử dụng định phí tài
chính trong doanh nghiệp, nhắm khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi
vay trên thu nhập của mỗi cổ phiếu thường. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong
ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý
ưa dùng. Nhưng đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ tích cực cho việc khuyếch đại lợi
nhuận sau thuế TNDN trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia
tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào trình độ của nhà quản lý doanh
nghiệp khi lựa chọn cơ cấu tài chính và việc chọn lựa cơ cấu vốn (hệ số nợ cao hay thấp)
sẽ làm tăng hoặc giảm tính mạo hiểm của doanh nghiệp.
- Kết cấu mặt hàng kinh doanh
Kết cấu mặt hàng kinh doanh tác động đến việc tiêu thụ hàng hoá từ đó ảnh hưởng
đến chỉ tiêu lợi nhuận. Nếu công ty lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với thị trường
đồng thời khai thác triệt để thế mạnh của mình là lĩnh vực xây dựng thì sẽ là nền tảng cho
sự thành công của công ty. Mỗi một sản phẩm xây lắp hay mỗi một công trình đưa lại cho
công ty những khoản lợi nhuận khác nhau, sự thay đổi tỷ trọng số lượng của mỗi loại sản
phẩm tất yếu sẽ dẫn đến lợi nhuận của công ty thay đổi. Bởi vậy các công ty xây dựng
phải biết được đâu là thế mạnh thực sự của mình để từ đó phát huy và tăng lợi nhuận cho
công ty.
13
- Chất lƣợng sản phẩm của công ty
Đối với các công ty xây dựng thì chất lượng sản phẩm ở đây được thể hiện là độ bền
của các công trình qua thời gian sử dụng. Dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì chất
lượng sản phẩm vẫn là vấn đề được đặt lên hàng đầu, là một vũ khí cạnh tranh sắc bén và
đạt hiệu quả cao, tăng uy tín cho công ty. Việc nâng cao chất lượng, đổi mới kiểu dáng
mẫu mã sản phẩm sẽ là một động lực thu hút người tiêu dùng chấp nhận, từ đó nâng cao
uy tín của công ty và mở rộng thị trường hoạt động, như vậy lợi nhuận cũng được nâng
cao.
- Năng lực của cán bộ quản lý và của ngƣời lao động trong công ty
Đây là nhân tố chủ quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động SXKD của các công ty
nói chung và chỉ tiêu lợi nhuận nói riêng. Bởi lẽ nhà quản lý chính là người quyết định và
điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của công ty từ khâu mua nguyên liệu, tiến
hành thi công, hoàn thành và bàn giao công trình. Một đội ngũ cán bộ có năng lực, tinh
thần trách nhiệm cao cùng với những người lao động giỏi là điều kiện để các hoạt động
SXKD của doanh nghiệp diễn ra liên tục vàđạt năng suất cao từ đó tăng lợi nhuận. Do đó
hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp coi nhân tố con người là yếu tố hàng đầu quyết định
sự thành công của doanh nghiệp.
- Chế độ lƣơng và cơ chế khuyến khích ngƣời lao động
Tiền lương và cơ chế khuyến khích người lao động có ảnh hưởng rất quan trọng đến
thái độ và ý thức làm việc của họ. Một mức lương tương xứng với mức công hiến và chế
độ đãi ngộ hợp lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo động lực nâng cao năng suất lao
động trong công ty, từ đó tăng lợi nhuận. Ngược lại làm giảm lợi nhuận của công ty thì
công ty nên thay đổi chính sách sao cho phù hợp với tinh hình hiện tại của công ty.
- Chi phí vốn
Việc công ty sử dụng bất kỳ nguồn vốn nào cũng phải chịu một khoản chi phí nhất
định. Và chi phí sử dụng của mỗi nguồn vốn khác nhau sẽ khác nhau, chúng trực tiếp ảnh
hưởng đến chi phí sử dụng vốn bình quân trong công ty, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận
của công ty.
Ngoài ra còn có một số nhân tố chủ quan khác ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp phải kể đến như: Phương thức thanh toán, chiến lược chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ
sản xuất kinh doanh...Đây là các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và khống chế
được. Do vậy các doanh nghiệp luôn phải kiểm soát các nhân tố này, xem xét mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận. Từ đó phát huy ảnh hưởng tích cực và loại
trừ các ảnh hưởng tiêu cực để lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng.
Thang Long University Library
14
1.3.2 Nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế của Nhà nƣớc
Trên cơ sở pháp luật về kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường
và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển SXKD và hướng các hoạt động của doanh
nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong mỗi thời kỳ. Sự thay đổi
chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD nói chung và
tới lợi nhuận của doanh nghiệp nói riêng. Thông qua các chính sách, luật lệ và các công
cụ tài chính khác, Nhà nước định hướng khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các
doanh nghiệp. Các chính sách chủ yếu của Nhà nước có thể kể đến như: chính sách thuế,
tỷ giá, tiền tệ,… các chính sách này ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động của doanh
nghiệp nhưng cuối cùng nó đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chính sách lãi suất
Để đảm bảo cho hoạt động sản SXKD đạt hiệu quả cao, thông thường các doanh
nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Khi sử dụng vốn nợ,
doanh nghiệp luôn luôn phải trả một khoản tiền lãi cho người vay. Tiền lãi này được tính
vào chi phí SXKD của doanh nghiệp, vì vây lãi suất tăng lên sẽ làm cho chi phí SXKD
tăng lên và chính điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại chi phí lãi
vay giảm thì làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên.
- Quan hệ cung cầu
Mọi biến động về cung cầu hàng hóa trên thị trường đều có ảnh hưởng tới khối lượng
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp định cung ứng. Nếu cung lớn hơn cầu
chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng này đã được đáp ứng tương đối đầy đủ. Lúc này việc tăng
khối lượng hàng hóa bán ra là rất khó khăn ngay cả khi doanh nghiệp sử dụng các biện
pháp khuyến khích mua hàng. Ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu tức lượng hàng hóa trên
thị trường chưa đủ đáp ứng như cầu của người tiêu dùng, khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng,
từ đó doanh thu bán hàng tăng góp phần làm tăng lợi nhuận.
- Sự cạnh tranh trên thị trƣờng
Kinh tế ngày càng khó khăn thì các doanh nghiệp càng phải tự đấu tranh trong sự
cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp muốn bán được hàng, tăng lợi nhuận thì buộc doanh
nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, sản phẩm của doanh nghiệp này phải
vượt trội hơn sản phẩm của doanh nghiệp khác. Nếu doanh nghiệp nào không cạnh tranh
được thì khối lượng hàng hóa bán ra sẽ giảm, từ đó làm giảm lợi nhuận. Các doanh
nghiệp có thể cạnh tranh với nhau với nhau về chất lượng, dịch vụ, mẫu mã… sản phẩm
của doanh nghiệp nào có chất lượng tốt, mẫu mã hợp thị hiếu của người tiêu dùng thì sẽ
15
được người tiêu dùng chấp nhận và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, từ đó tạo điều
kiện nâng cao được lợi nhuận.
- Tình hình kinh tế chính trị, xã hội
Tình hình kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến SXKD từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Một đất nước mà tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định thì sẽ tạo ra
một môi trường tốt kích thích doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Còn ngược lại sẽ tạo
ra những bất lợi ảnh hưởng không nhỏ đến mọi kế hoạch trong kinh doanh của doanh
nghiệp và nó sẽ làm cho lợi nhuận có xu hướng giảm
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Một khi khoa học kỹ thuật tiến bộ thì đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải không
ngừng tiếp thu những tiến bộ đó như cải tiến, hiện đại hóa máy móc, đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn cho người lao động để theo kịp với thời đại, nếu không thì mọi sản phẩm
mà doanh nghiệp tạo ra đều sẽ trở nên lại hậu, khó lòng đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng và như vậy lợi nhuận giảm là điều khó tránh khỏi.
Thang Long University Library
16
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN
VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
2.1 Giới thiệu về công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa
2.1.1 Khái quát chung về công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa
Tên công ty : Công ty Cổ Phần Tư Vấn và Xây Dựng Công
Trình Văn Hóa.
Trụ sở chính : Số 52/87 Nguyễn Khang – Yên Hòa – Q.Cầu
Giấy – TP.Hà Nội.
Ngày thành lập : 07/03/2006
Tên giao dịch : Consulting and cultural construction JSC
Số điện thoại : 043.5566555
Fax : 043.5566555
Mã số thuế : 0102843880
Email :Congtrinhvanhoaxd@gmail.com
Vốn điều lệ : 8.000.000.000
Hình thức sở hữu : Công ty Cổ Phần
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP tƣ vấn và xây dựng công
trình văn hóa
Công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa được thành lập và ngày
07/03/2006 theo giấy phép kinh daonh số 0102123656 do phòng Đăng kí kinh doanh - Sở
kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, với 100% vốn đầu tư trong nước. Công ty CP tư
vấn và xây dựng công trình văn hóa tiền thân là công ty tư vấn thiết kế xây dựng được
chuyển đổi cổ phần hóa theo quyết định số 38/ QĐ-BXD ngày 10/1/2007 của Bộ xây
dựng, đang hoạt động mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực về tư vấn. Sự phát triển không
ngừng đãđưa công ty trở thành doanh nghiệp tư vấn có tiềm năng phát triển cao.
Với đội ngũ trên 250 cán bộ công nhân viên bao gồm các nhà tư vấn, thiết kế và các
chuyên gia có kinh nghiệm đang làm việc trong nước và Quốc tế với chuyên môn ngành
nghề đa dạng, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực xây dựng: Các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng…
17
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban tại công ty CP tƣ
vấn và xây dựng công trình văn hóa
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa
Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức của công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Ban kiểm soát
Phó
Giám
đốc
Phòng
tài
chính
- kế
toán
Phòng
kinh tế
thị
trường
Phòng
kỹ
thuật
thi
công
Các đội thi công xây lắp
Thang Long University Library
18
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban tại công ty CP tư vấn và xây dựng công
trình văn hóa
Vị trí và chức năng của các phòng ban: Các phòng ban trong công ty là cơ quan tham
mưu giúp việc cho giám đốc trong phạm vi chuyên môn được phân công, tiến hành công
tác quản lý chỉ đạo chuyên nghành, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan quản lý cao nhất bao gồm tất cả các cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi
biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ quyết định loại cổ phần và tỷ số cổ phần
được quyền chào bán. Có quyền bầu, bãi nhiệm, mãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị ,
thành viên ban kiểm soát.
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý
khác. Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác
định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ
đông thông qua. Lựa chọn công ty kiểm toán, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty, giải
quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại
diện của công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán
bộ quản lý đó. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành, đề xuất mức cổ tức
hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức. Đề xuất việc tái cơ
cấu lại hoặc giải thể công ty.
- Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá công
tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc theo đúng các qui định
trong điều lệ công ty, các Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng Cổ đông.
Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các số liệu
trong Báo cáo tài chính cũng như các Báo cáo cần thiết khác.
Có quyền kiến nghị Hội đồng quản trị, ban giám đốc đưa ra các giải pháp phòng ngừa
các hậu quả xấu có thể xảy ra. Ban kiểm soát có quyền yêu cầu giám đốc bố trí cán bộ
chuyên môn phù hợp để Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Ban giám đốc
Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự
giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp
luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
19
Giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty,
hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái
với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao
gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý
tốt nhất.
- Phòng tài chính - kế toán
Tham mưu cho giám đốc quản lý tài chính đúng qui định của pháp luật, tổ chức và
điều hành bộ máy kế toán, huy động và khai thác các nguồn thu hợp pháp, kiểm soát các
hoạt động chi tiêu đúng chế độ.
Lập báo cáo tài chính, thống kê phân tích cung cấp thông tin kế toán cho giám đốc để ra
quyết định quản lý. Lưu giữ tài liệu, chứng từ kế toán theo qui định của Nhà nước.
- Phòng kinh tế thị trƣờng
Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng, xây dựng quy trình làm việc theo quy
trình chung của công ty.
Lập danh sách khách hàng mục tiêu, lập kế hoạch tiếp xúc khách hàng hàng tháng
trình giám đốc, lập các hợp đồng dịch vụ bảo vệ với khách hàng, đề xuất cơ chế giá hợp
lý đối với từng loại khách cụ thể.
Các hợp đồng chưa có sự thống nhất thực hiện về phương án bảo vệ phòng kinh
doanh sẽ thuyết trình trước ban lãnh đạo công ty.
- Phòng kỹ thuật thi công
Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp giám đốc về lĩnh vực
quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn công ty.
Chủ trì xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện thiết bị theo ca,
km… theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Phối hợp với các phòng ban trong việc xây
dựng đơn giá cho thuê phương tiện, thiết bị.
Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư, thiết bị phục vụ công tác vận hành và bảo trì
đường cao tốc trong toàn công ty. Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa các thiết bị và công tác bảo hiểm cho phương tiện, thiết bị.
- Các đội thi công xây lắp
Kiểm tra và điều hành trực tiếp tổng tiến độ thi công tại công trường, triển khai, điều
hành tiến độ thi công chi tiết từng hạng mục liên quan.
Thang Long University Library
20
Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo ban lãnh đạo công ty về tiến độ thi công, kết quả công
việc đang thi công tại công trường.
Lập thủ tục nghiệm thu, bàn giao, quyết toán với chủ đầu tư.
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP tƣ vấn và xây dựng
công trình văn hóa trong giai đoạn 2010 - 2012
2.1.4.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP tư vấn và xây
dựng công trình văn hóa trong giai đoạn 2010 - 2012
Nhận xét:Thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm
2010 - 2012 ta có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có
hiệu quả tuy nhiên công ty cần điều chỉnh các khoản chi phí như chi phí giá vốn, chi phí
quản lý một cách phù hợp hơn để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tốc độ tăng của chi
phí giá vốn hàng bán năm 2012 là điều đáng lo ngại khi mà chi phí đầu vào quá cao mà
tốc độ tăng doanh thu lại nhỏ hơn rất nhiều. Công ty nên tìm thêm các nhà cung cấp mới
với chi phí thấp hơn nhằm làm giảm giá vốn hàng bán, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
21
Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch giữa năm 2010
và 2011
Chênh lệch giữa năm 2011
và 2012
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1.680.890.780 3.063.262.250 28.093.504.665 1.382.371.470 82,24 25.030.242.425 817,11
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
- - - - - - -
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
1.680.890.780 3.063.262.250 28.093.504.665 1.382.371.470 82,24 25.030.242.425 817,11
4. Giá vốn hàng bán 1.197.177.106 2.254.289.733 24.976.903.108 1.057.112.627 88,30 22.722.613.385 1007,97
5. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
483.713.674 808.972.517 3.116.601.557 325.258.843 67,24 2.307.629.040 285,25
6. Doanh thu họat động
tài chính
2.799.710 28.974.392 18.695.291 26.174.682 934,91 (10.279.101) (35,48)
7. Chi phí tài chính - 9.475.688 - 9.475.688 - (9.475.688) (100,00)
Trong đó: Chi phí lãi vay - 9.475.688 - 9.475.688 - (9.475.688) (100,00)
8. Chi phí quản lí doanh
nghiệp
455.789.656 766.525.899 2.775.255.278 310.736.243 68,18 2.008.729.379 262,05
Thang Long University Library
22
9. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
30.723.728 61.945.322 360.041.570 31.221.594 101,62 298.096.248 481,23
10. Thu nhập khác - - - - - - -
11. Chi phí khác - 14.741.571 - 14.741.571 - (14.741.575) (100,00)
12. Lợi nhuận khác - (14.741.571) - (14.741.571) - 14.741.575 100,00
13. Tổng lợi nhuận
trƣớc thuế
30.723.728 47.203.751 360.041.570 16.480.023 53,64 312.837.819 622,74
14. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
7.680.932 11.800.938 63.007.274 4.120.006 53,64 51.206.336 433,92
15. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
23.042.796 35.402.813 297.034.296 12.360.017 53,64 261.631.488 739,01
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
23
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận
của công ty trong từng kỳ. Cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của công ty năm 2011 tăng 1.382.371.470 VNĐ tương ứng với 82,24% so với
năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, công ty đã đấu thầu thành công nhiều dự
án xây dựng cải tạo khu di tích lịch sử và cải tạo trường học. Ngoài ra công ty còn thiết kế
văn phòng, nhà ở cho các tòa nhà mới xây dựng. Chính điều này đã làm cho doanh thu
của công ty tăng lên. Sang đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng so với
năm 2011 là 25.030.242.425 VNĐ, tương ứng với 817,11%. Có thể thấy trong năm 2012,
doanh thu của công ty tăng rất cao, nguyên nhân là do công ty có đầu tư thêm dây truyền
sản xuất, phương tiện vận tải có giá trị 27.796.364 VNĐ phục vụ các đội thi công xây lắp
mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó, công ty còn tiếp nhận nhiều công trình thi
công xây dựng cộng cộng như xây dựng đường bộ tại tỉnh Tây Nguyên, xây dựng nghĩa
trang Trường Sơn, ...chính điều đó làm cho doanh thu tăng lên.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 cho thấy
trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 công ty không xảy ra sai xót trong quá trình cung ứng
dịch vụ và quá trình thi công các sản phẩm công trình, điều này làm cho uy tín của công
ty ngày càng tăng cao hơn nữa. Chính vì không có các khoản giảm trừ doanh thu nên tốc
độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là tốc độ tăng của doanh thu
thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Giá vốn hàng bán: Năm 2011, giá vốn hàng bán tăng 1.057.112.627 VNĐ, tương
ứng với 88,30% so với năm 2010. Sang năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 22.722.613.385
VNĐ, tương ứng 1007,97% so với năm 2011. Có thế thấy sự gia tăng của doanh thu ảnh
hưởng lớn đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán do công ty phải mua nguyên vật liệu đầu
vào kéo theo các chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí lưu kho, … cũng tăng thêm.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2011, lợi nhuận gộp tăng
325.258.843 VNĐ, tương ứng 67,24% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 2.307.629.040
VNĐ, tương ứng 285,25% so với năm 2011. Lợi nhuận gộp đều tăng so với năm trước là
do tổng doanh thu tăng và không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu nào. Điều này cho
thấy, công ty đang hoạt động kinh doanh khá tốt, chất lượng sản phẩm tốt cùng năng suất
lao động cao làm cho lợi nhuận cũng tăng lên rõ rệt.
Doanh thu hoạt động tài chính: Trong năm 2011, doanh thu hoạt động tài chính
tăng cao so với năm 2010 là 26.174.682, tương ứng 934,91%. Khoản doanh thu này tăng
là do trong năm 2011, công ty nhận được một khoản tiền lớn từ lãi tiền gửi và lãi cho vay.
Thang Long University Library
24
Ngoài ra lãi từ đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu cũng tăng cao nên doanh thu hoạt động tài
chình cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, năm 2012, khoản doanh thu này lại giảm
10.279.101 VNĐ, tương ứng 35,48% so với năm 2011 là 28.974.392 VNĐ. Nguyên nhân
của sự giảm này là do các khoản cho vay của doanh nghiệp được rút về tập trung đầu tư
cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên lãi tiền gửi giảm. Doanh nghiệp mất đi chi phí cơ
hội từ việc cho vay vốn nhưng lại có cơ hội đầu tư. Doanh nghiệp biết cân nhắc giữa lợi
nhuận và chi phí biết đầu tư đúng mức,đúng chỗ để giúp tăng doanh thu của mình.
Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay): Nếu như năm 2010 công ty không phát sinh chi
phí lãi vay nào thì sang năm 2011, chi phí lãi vay đã phát sinh là 9.475.688 VNĐ. Nguyên
nhân của việc phát sinh này là do trong năm 2011, việc kinh doanh có chuyển biến tốt lên,
doanh thu tăng dẫn đến giá vốn cũng tăng, công ty cần có vốn để mua nguyên vật liệu đầu
vào nhưng vốn hiện có không đủ nên phải vay từ ngân hàng. Điều này đã làm phát sinh
chi phí lãi vay. Tuy nhiên, năm 2012, công ty đã trả hết nợ ngân hàng vay các kỳ trước,
do đó, công ty không phát sinh bất kỳ khoản chi phí tài chính nào dẫn tới chi phí tài chính
giảm 9.475.688 đồng. Điều này càng chứng tỏ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngày
càng có hiệu quả.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2011, khoản chi phí này tăng 310.736.243
VNĐ, tương ứng 68,18% so với năm 2010. Đây là một mức tăng không nhiều do quy mô
hoạt động sản xuất của công ty vẫn còn nhỏ. Nhưng sang đến năm 2012, chi phí quản lý
tăng cao, cụ thể tăng 2.008.729.379VNĐ, tương ứng 262,05% so với năm 2011. Điều này
là hoàn toàn hợp lý vì doanh thu tăng, chi phí giá vốn hàng bán tăng thì chi phí quản lý
doanh nghiệp cũng tăng. Quy mô của doanh nghiệp mở rộng, bộ phận quản lý tăng thêm
dẫn tới chi phí quản lý tăng như: chi phí tiếp khách, chi phí tiền lương cán bộ công nhân
viên, các khoản trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm…cũng tăng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:Lợi nhuận thuần năm 2011 tăng
31.221.594 VNĐ, tương ứng 101,62% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 298.096.248
VNĐ, tương ứng 481,23% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của các
khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp nhỏ hơn tốc độ tăng của
lợi nhuận gộp, doanh thu từ hoạt động tài chính vì thế dẫn tới lợi nhuận thuần tăng.
Lợi nhuận khác: Năm 2010, lợi nhuận khác bằng 0 do công ty không phát sinh thêm
thu nhập khác hay chi phí khác. Nhưng năm 2011, công ty có thêm một khoản chi khác là
14.741.571 VNĐ, làm cho lợi nhuận khác giảm 14.741.571 VNĐ. Năm 2012, công ty
không phát sinh một khoản thu nhập khác hay chi phí khác. Chi phí khác của công ty
giảm 100 % tương ứng với 14.741.571 đồng điều này làm cho tổng thể lợi nhuận khác
25
của doanh nghiệp tăng lên so với năm 2012. Mặt khác do năm 2012 doanh nghiệp không
có việc thanh lý tài sản, góp vốn cổ đông, vi phạm hợp đồng hay đánh giá lại tài sản nên
các khoản chi phí này không phát sinh.
Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế: Năm 2011, lợi nhuận trước thuế tăng
16.480.023 VNĐ, tương ứng 53,64% so với năm 2010 do lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh tăng đủ để bù đắp cho lợi nhuận khác giảm. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế
tăng cao, tăng 312.837.819 VNĐ, tương ứng 622,74% so với năm 2011 do lợi nhuận
thuần tăng cao trong khi không phát sinh thêm các khoản chi khác cũng như thu khác.
Điều này làm cho lợi nhuận trước thuế tăng cao.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2011, chi phí thuế tăng 4.120.006 VNĐ,
tương ứng 53,64% so với năm 2010 và năm 2012, chi phí thuế tăng 51.206.336 VNĐ,
tương ứng 433,92% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do lợi nhuận trước thuế tăng
nên chi phí thuế cũng tăng.
Lợi nhuận sau thuế: Năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng 12.360.017 VNĐ tương
ứng với 53,64% so với năm 2010 và năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng 261.631.488
VNĐ tương ứng với 739,01% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do
lợi nhuận gộp tăng đủ để bù đắp các khoản chi phí phát sinh như chi phí tài chính, chi phí
quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.
2.1.4.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn
hóa trong giai đoạn 2010 – 2012
Nhận xét: Nhìn chung thì tài sản và nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm.
Đây chính là một tín hiệu tốt cho thấy quá trình phát triển và mở rộng quy mô vốn phục
vụ cho hoạt động SXKD của công ty, thể hiện sự phát triển và vững mạnh của công ty.
Mặc dù huy động vốn từ vốn chủ sở hữu của công ty còn hạn chế nhưng công ty lại huy
động được các nguồn nợ vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ sự tín nhiệm từ nhà cung cấp
đối với công ty là rất lớn.
Thang Long University Library
26
Bảng 2. 2 Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch giữa năm 2010
và 2011
Chênh lệch giữa năm 2011 và
2012
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
TÀI SẢN 4.793.519.023 23.159.661.724 31.657.903.928 18.366.142.701 383,15 8.498.242.204 36,69
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.501.664.286 20.978.606.987 30.578.016.040 17.476.942.701 499,10 9.599.409.053 45,76
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
509.679.672 3.590.828.416 1.131.536.410 3.081.148.744 604,53 (2.459.292.006) (68,49)
II. Các khoản phải thu
ngắn hạn
2.259.745.514 7.367.680.801 10.384.704.036 5.107.935.260 226,04 3.017.023.235 40,09
1. Phải thu của khách hàng 527.572.847 786.457.613 4.133.101.966 258.884.766 49,07 3.346.644.353 425,53
2. Trả trước cho người bán 1.175.883.975 3.649.934.496 4.651.341.045 2.474.050.521 210.40 1.001.406.549 27,44
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 556.288.692 2.931.288.692 1.600.261.025 2.375.000.000 426,94 (1.331.027.667) (45,41)
III. Hàng tồn kho - 7.407.651.876 5.848.177.729 7.407.651.876 100,00 (1.559.474.084) (21,05)
1. Hàng tồn kho - 7.407.651.876 5.848.177.729 7.407.651.876 - (1.559.474.084) (21,05)
IV. Tài sản ngắn hạn
khác
732.239.100 2.612.445.894 13.213.597.802 1.880.206.794 256,77 10.601.151.912 405,79
1. Chi phí trả trước ngắn
hạn
142.239.100 142.239.100 161.128.089 0 0 18.888.989 13,28
27
2. Thuế GTGT được khấu
trừ
- 404.299.881 - 404.299.881 - - (100,00)
3. Tài sản ngắn hạn khác 590.000.000 2.065.906.913 13.052.469.713 1.475.906.913 250,15 10.986.562.800 513,49
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.291.854.737 2.181.054.737 1.079.887.888 889.200.000 68,83 (1.101.166.849) (50,09)
I. Tài sản cố định 1.291.854.737 1.213.557.979 1.079.887.888 (78.296.758) (6,06) (133.670.091) (11,01)
1. Nguyên giá 1.363.727.485 1.382.927.485 1.410.723.849 19.200.000 1,41 27.796.364 2,01
2. Giá trị hao mòn lũy kế (71.872.748) (169.369.506) (330.835.961) (97.496.758) 135,65 (161.466.455) 95,33
II. Tài sản dài hạn khác - 967.496.758 - 967.496.758 - (967.496.758) (100,00)
1. Chi phí trả trước dài hạn - 967.496.758 - 967.496.758 - (967.496.758) (100,00)
NGUỒN VỐN 4.793.519.023 23.159.661.724 31.657.903.928 18.366.142.701 383,15 8.498.242.204 36,69
A – NỢ PHẢI TRẢ 762.233.339 15.092.973.227 23.383.291.423 14.330.739.888 1880,10 8.290.318.196 54,93
I. Nợ ngắn hạn 762.233.339 15.092.973.227 23.383.291.423 14.330.739.888 1880,10 8.290.318.196 54,93
1. Phải trả cho người bán - 4.468.639.955 6.564.861.275 4.468.639.955 - 2.096.221.320 46,91
2. Người mua trả tiền trước - 8.680.247.766 9.817.063.927 8.680.247.766 - 1.136.816.161 11,09
3. Thuế và các khoản phải
nộp nhà nước
96.349.364 3.249.506 1.591.852.518 (93.099.858) (96,63) 1.588.603.312 48887,54
4. Phải trả người lao động 665.883.975 1.038.836.000 - 372.952.025 56,01 (1.038.836.000) (100,00)
Thang Long University Library
28
5. Chi phí phải trả - 902.000.000 5.271.283.812 902.000.000 100,00 4.369.283.812 480,39
6. Phải trả nội bộ - - 125.810.103 0 0 125.810.103 100,00
7. Các khoản phải trả, phải
nộp khác
- - (9.790.500) 0 0 (9.790.500) (100,00)
8. Quỹ khen thưởng phúc
lợi
- - 22.210.288 0 0 22.210.288 100,00
II. Nợ dài hạn - - - - - - -
1. Vay và nợ dài hạn - - - - - - -
B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.031.285.684 8.066.688.497 8.274.612.505 4.035.402.813 100,10 207.924.008 2,58
I. Vốn chủ sở hữu 4.031.285.684 8.066.688.497 8.274.612.505 4.035.402.813 100,10 207.924.008 2.58
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
4.000.000.000 8.000.000.000 8.000.000.000 4.000.000.000 100,00 0 0
2. Thặng dư vốn cổ phần 8.242.888 8.242.888 8.242.888 0 0 0 0
3. Quỹ đầu tư phát triển 7.680.932 7.680.932 67.087.791 0 0 59.406.859 773,43
4. Quỹ dự phòng tài chính 7.860.932 7.680.932 37.384.361 0 0 29.703.429 386,72
5. Quỹ khác thuộc vốn chủ
sở hữu
7.680.932 7.680.932 7.680.932 0 0 0 0
6. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
- 35.402.813 154.216.533 35.402.813 100,00 8.498.242.204 335
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
29
Tình hình tài sản của công ty:
Biểu đồ 2. 1 Biểu đồ tình hình tài sản giai đoạn 2010 – 2012
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng lớn hơn tài sản dài hạn và tăng đều qua các năm.
Năm 2010, trong tổng tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng
lớn nhất (64,53%), tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng ít nhất (14,55%).
Dự trữ hàng tồn kho của công ty bằng 0 là do cuối kỳ công ty có xuất toàn bộ hàng trong
kho để phục vụ cho dự án đang thực hiện của công ty.
Năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng cao so với năm 2010, cụ thể tài sản ngắn
hạn tăng 17.476.942.701 VNĐ, tương ứng với 499,10% so với năm 2010. Nguyên nhân là
do công ty bổ sung thêm vốn chủ sở hữu làm cho tiền và các khoản tương tiền tăng thêm
3.081.148.744 VNĐ, gấp 604,53 lần so với năm 2010 với mục đích tăng khả năng thanh
toán nhanh cho công ty. Bên cạnh đó, dự trữ hàng tồn kho của công ty cũng tăng
7.407.651.786 VNĐ so với năm 2010, cho thấy nhu cầu dự trữ hàng tồn kho của công ty
tăng cao nhằm phục vụ cho các dự án xây dựng lớn của công ty. Tài sản dài hạn tăng
889.200.000 VNĐ, tương ứng với 68,83% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tài sản cố
định giảm 78.296.758 VNĐ, tương ứng 6,06% so với năm 2010 nhưng công ty lại phát
sinh chi phí trả trước dài hạn, tăng 967.496.758 VNĐ. Khoản chi phí này đủ để bù đắp
cho sự giảm của tài sản cố định. Vì vậy trong năm 2011, tổng tài sản dài hạn của công ty
vẫn tăng.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
73.05
90.58 96.59
26.95
9.42 3.41
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Thang Long University Library
30
Năm 2012, tổng tài sản ngắn hạn của công ty vẫn tiếp tục tăng 9.599.409.053 VNĐ,
tương ứng với 45,76% so với năm 2011. Đây là một mức tăng cũng tương đối cao mặc dù
tiền và các khoản tương đương tiền và dự trữ hàng tồn kho của công ty đều giảm nhưng
công ty lại tăng tài sản ngắn hạn khác lên 10.986.562.800VNĐ, tương ứng với 405,79%
so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty nhận được nhiều hợp đồng
xây dựng hơn, nhiều sản phẩm được hoàn thành và được bàn giao sớm nên chi phí lưu
kho và chi phí bảo quản hàng hoá giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh doanh.
Bên cạnh đó công ty còn tăng các khoản tạm ứng, ký quỹ, ký cược ngắn hạn, chi phí trả
trước ngắn hạn nhằm đáp ứng cho các công trình xây dựng của công ty được tiến hành
thuận lợi. Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm 1.101.166.849 VNĐ, tương đương 50,09% so với
năm 2011 do nguyên giá tài sản cố định năm 2012 tăng 27.796.364 đồng so với năm
2011, công ty đầu tư thêm tài sản phục vụ các đội thi công xây lắp, tuy nhiên sự tăng của
nguyên giá không bù đắp được cho sự tăng của chi phí hao mòn, chi phí hao mòn tăng
161.466.455 đồng so với năm 2011. Do đó tài sản cố định giảm.
Tình hình nguồn vốn của công ty:
Biểu đồ 2. 2 Biểu đồ nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2011, tổng nguồn vốn tăng 18.366.142.701 VNĐ, tương đướng với 383,15% so
với năm 2010. Nguyên nhân là do tỷ trọng nợ phải trả tăng 14.330.739.888 VNĐ tương
ứng với 1880,10% so với năm 2010. Đây là một mức tăng khá cao, nguyên nhân là vì
khoản phải trả người bán tăng 4.468.639.955 VNĐ và người mua trả tiền trước tăng
8.680.247.766 VNĐ do công ty đang tạm chiếm dụng vốn của khách hàng để đầu tư vào
các dự án xây dựng. Bên cạnh đó, công ty có bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu lên
8.000.000.000 VNĐ và trích 35.402.813 VNĐ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nhằm
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
84.10
34.83
26.14
15.90
65.17 73.86
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
31
phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong các kỳ kinh doanh sau làm cho tổng nguồn vốn
tăng.
Năm 2012, tổng nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng 8.498.242.204 VNĐ, tương ứng
với 36,69% so với năm 2011. Trong đó, công ty tiếp tục tăng nợ phải trả lên
8.290.318.196 VNĐ, tương đương với 54,93%, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty ngày càng mở rộng vì vậy công ty cần chiếm dụng nhiều vốn của khách hàng
để mua nhiều hàng hóa phục vụ cho quá trình thi công các công trình. Vốn chủ sở hữu có
sự biến động nhỏ (tăng 2,58%) là do sự tăng thêm của quỹ đầu tư và phát triển (tăng
773,43%), quỹ dự phòng tài chính (tăng 386,72%) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
(tăng 335%).
2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp của công ty CP tƣ vấn và xây dựng công
trình văn hóa
Bảng 2. 3 Bảng chỉ tiêu tài chính tổng hợp giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
giữa năm
2010 và 2011
Chênh lệch
giữa năm
2011 và 2012
1.Khă năng thanh
toán ngắn hạn
459,40 139,00 130,77 (320,40) (8,23)
2.Khả năng thanh
toán nhanh
459,40 89,92 105,76 (369,48) 15,84
3.Khả năng thanh
toán tức thời
66,87 23,79 4,84 (43,08) (18,95)
4.Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
35,07 13,23 88,74 (21,84) 75,51
5.Nợ/Tổng tài sản 15,90 65,17 73,86 49,27 8,69
6.Nợ/Vốn chủ sở
hữu
18,91 187,10 282,59 168,19 95,49
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh trung bình
một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ số này ở cả 3
năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có đủ khả năng đảm bảo thanh toán. Năm 2011,
giảm 320,40% so với năm 2010. Nguyên nhân là do đầu năm 2011, công ty có bổ sung
vốn CP để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (tăng
499,10%) nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (tăng 1880,10%), do đó
Thang Long University Library
32
khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011 giảm rất nhiều so với năm 2010. Năm 2012, tỷ
số này tiếp tục giảm 8,23% so với năm 2011. Tuy nhiên mức giảm này đã được cải thiện
hơn so với năm 2010. Điều này chứng tỏ công ty đang từng bước cải thiện khả năng thanh
toán ngắn hạn của mình.
Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng chuyển
đổi thành tiền của các tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho là bao nhiêu. Năm
2011, khả năng thanh toán nhanh là 89,92%, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ
bởi 0,8992 đồng tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho. Tỷ trọng này giảm
369,48% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, nhu cầu dự trữ hàng tồn kho
của công ty tăng cao (tăng 7.407.651.876 VNĐ). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả
năng thanh toán nhanh của công ty. Sang năm 2012, tỷ trọng này tăng 15,84% so với năm
2011. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tự chủ hơn, dễ dàng chi
trả các khoản nợ đến hạn.
Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng
thanh toán nhanh của tiền và các khoản tương đương tiền so với nợ ngắn hạn. Khả năng
thanh toán tức thời trong giai đoạn này đều rất thấp và liên tục giảm. Điều này thể hiện
khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền là rất kém.
Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền không cao. Năm 2011, lượng tiền
và các khoản tương đương tiền có tăng mạnh (tăng 604,53%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều
so với nợ ngắn hạn. Do đó, tỷ trọng này giảm 43,08% so với năm 2010. Sang đến năm
2012, tỷ trọng này giảm 18,95% so với năm 2011 nguyên nhân giảm là do các khoản tiền
và tương đương tiền năm 2012 giảm 68,49% so với năm 2011, công ty rút tiền gửi ngân
hàng về để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tỷ lệ thanh toán của
công ty ở mức độ này tương đối thấp chứng tỏ công ty dễ dàng gặp rủi ro khi không đủ
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Tuy nhiên nếu công ty biết quản
lý tốt những khoản phải thu khách hàng thì sẽ không gây ảnh hưởng lớn tới công ty, công
ty có thể tìm hiểu thông tin khách hàng chính xác hơn để loại bỏ các khách hàng có độ rủi
ro cao, điều chỉnh chính sách thu nợ, ...
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết trong 1đồng tài
sản bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu suất sử
dụng tài sản càng tốt. Năm 2011, tỷ số này giảm 21,84% so với năm 2010. Nguyên nhân
là do tốc độ tăng của tổng tài sản (tăng 383,15%) lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của
doanh thu thuần (tăng 82,24%). Tuy nhiên, sang năm 2012, tỷ số này tăng 75,51% so với
năm 2011. Điều này chứng tỏ công ty đã hạn chế được tốc độ tăng của tài sản xuống mức
33
thấp nhất và tăng doanh thu thuần nhằm tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Đây là dấu hiệu
tốt thu hút nhiều nhà đầu tư.
Nợ/Tổng tài sản: Tỷ trọng nợ cho biết trong 1đồng vốn có bao nhiêu đồng được tài
trợ bằng nguồn đi vay. Năm 2011, tỷ trọng này tăng 49,27% so với năm 2010 và năm
2012, tỷ trọng này tiếp tục tăng 8,69% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do các
khoản phải trả người bán và khách hàng ứng trước tăng đều qua các năm, công ty chiếm
dụng vốn của khách hàng nhiều hơn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, giúp giảm
thiểu chi phí trả lãi và tăng lợi nhuận.
Nợ/Vốn chủ sở hữu: Tỷ trọng này cho biết khả năng độc lập tài chính của công ty.
Năm 2011, tỷ số này tăng 168,19% so với năm 2010 và năm 2012, tăng 95,49% so với
năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng nợ lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở
hữu, chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của công ty kém. Điều này ảnh hướng không tốt
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khi mà tỷ trọng nợ quá cao, tỷ trọng vốn CSH lại
giảm qua các năm gây hoang mang cho khách hàng cũng như nhà đầu tư.
2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa
2.2.1 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa
Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói cách
khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Vì vậy,
để biết được một công ty hoạt động SXKD có hiệu quả hay không thì ta cần quan tâm đến
lợi nhuận của công ty đó. Cụ thể ở đây ta đang tìm hiểu thực trạng lợi nhuận tại công ty
CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa, trước tiên là tình hình thực hiện doanh thu, chi
phí trong giai đoạn 2010 – 2012.
2.2.1.1 Tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 – 2012
Nhận xét: Nhìn chung doanh thu trong giai đoạn 2010 – 2012 tương đối ổn định và
liên tục tăng. Năm 2012 là năm có chuyển biến tốt nhất khi doanh thu tăng cao, chứng tỏ
công ty đang có chiến lược kinh doanh rất đúng đắn khi tập trung vào các công trình xây
dựng công cộng. Bên cạnh đó là các lãnh đạo của công ty luôn mang về các dự án xây
dựng lớn cùng với đội ngũ nhân viên đều có tay nghề cao và có trách nhiệm với công
việc.
Thang Long University Library
34
Bảng 2. 4 Bảng tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch giữa năm
2010 và 2011
Chênh lệch giữa năm
2011 và 2012
Tuyệt đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt đối
Tương
đối
(%)
1. Doanh
thu bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
1.680.890.780 3.063.262.250 28.093.504.665 1.382.371.470 82,24 25.030.242.425 817,11
2. Doanh
thu hoạt
động tài
chính
2.799.710 28.974.392 18.695.291 26.174.682 934,91 (10.279.101) (35,48)
3. Doanh
thu khác
- - - - - - -
Tổng doanh
thu
1.683.690.490 3.092.236.642 28.112.199.956 1.408.546.152 83,66 25.034.704.885 813,48
( Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa)
Doanh thu của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa bao gồm doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác.
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2011, tổng doanh thu tăng 1.393.804.581 VNĐ, tương ứng với 82,78% so với
năm 2010. Đây là một mức tăng không nhiều chủ yếu là từ doanh thu từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ (tăng 82,24%) do trong năm công ty đấu thầu thành công một dự án xây dựng
và thiết kế văn phòng, nhà ở cho một số tòa nhà mới xây dựng. Bên cạnh đó, doanh thu từ
hoạt động tài chính cũng tăng cao, tăng 26.174.682 VNĐ, tương ứng với 934,91% so với
năm 2010 do lãi từ tiền gửi, tiền cho vay tăng cao.
Năm 2012, tổng doanh thu tăng cao, tăng 25.034.704.885 VNĐ, tương ứng 813,48%
so với năm 2011. Đây là một mức tăng khá cao từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ, chứng tỏ công ty đang kinh doanh hết sức thuận lợi với nhiều dự án xây dựng. Tuy
nhiên, doanh thu hoạt động tài chính giảm 35,48%, chứng tỏ công ty đang tập trung vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp tăng doanh thu.
35
Ta có thể thấy rõ hơn tốc độ tăng doanh thu giai đoạn 2010 - 2012 qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2. 3 Biểu đồ thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: VNĐ
2.2.1.2 Tình hình thực hiện chi phí giai đoạn 2010 – 2012
Nhận xét: Tổng chi phí trong giai đoạn 2010 – 2012 liên tục tăng và tăng nhiều vào
năm 2012. Điều này chứng tỏ doanh thu bán hàng của công ty tăng làm cho chi phí cũng
tăng lên. Tuy nhiên, để cho doanh thu bán hàng và lợi nhuận tăng cao hơn nữa thì công ty
cần có nhưng chính sách thích hợp nhằm tối thiểu hóa các nguồn chi phí này.
0
5,000,000,000
10,000,000,000
15,000,000,000
20,000,000,000
25,000,000,000
30,000,000,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1,683,690,490
3,077,495,071
28,112,199,956
Doanh thu
Doanh thu
Thang Long University Library
36
Bảng 2. 5 Bảng tình hình thực hiện chi phí giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch giữa năm 2010
và 2011
Chênh lệch giữa năm 2011
và 2012
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
1.Giá vốn
hàng bán
1.197.177.106 2.254.289.733 24.976.903.108 1.057.112.627 88,30 22.722.613.385 1007,97
2.Chi phí tài
chính
- 9.475.688 - 9.475.688 - (9.475.688) (100,00)
- Chi phí lãi
vay
- 9.475.688 - 9.475.688 - (9.475.688) (100,00)
3.Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
455.789.656 766.525.899 2.775.255.278 310.736.243 68,18 2.008.729.379 262,05
4.Chi phí
khác
- 14.741.571 - 14.741.571 - (14.741.575) (100,00)
Tổng 1.652.966.762 3.045.032.891 27.752.158.386 1.392.066.129 84,22 24.707.125.498 811,39
( Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa)
37
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy:
Năm 2011, tổng chi phí tăng 1.392.066.129 VNĐ, tương ứng với 84,22% so với năm
2010. Đây là một mức tăng không quá cao. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, tổng chi phí
tăng cao, cụ thể tăng 24.707.125.498 VNĐ, tương ứng 811,39% so với năm 2011.
Nguyên nhân tăng là do:
- Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Năm 2011, giá vốn
hàng bán tăng 88,30% so với năm 2010 và năm 2012, giá vốn hàng bán tăng cao
1007,97% so với năm 2011. Có thể thấy sự tăng doanh thu có tác động không nhỏ
đến sự gia tăng của giá vốn. Công ty phải nhập thêm nguyên vật liệu đầu vào để mở
rộng sản xuất kinh doanh. Nếu như năm 2011, khối lượng tăng giá vốn hàng bán
không nhiều thì sang đến năm 2012, khối lượng tăng cao rõ rệt. Chứng tỏ việc mở
rộng sản xuất kinh doanh của công ty là đúng đắn và đang ngày càng phát triển. Tuy
nhiên công ty cần phải đa dạng hóa các nhà cung cấp để tối thiểu hóa chi phí đầu
vào. Vì khi chi phí đầu vào quá cao sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận thu được
không nhiều. Điều này cũng làm cho sức cạnh tranh của công ty trên thương trường
giảm xuống.
- Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) năm 2011 phát sinh tăng 9.475.688 VNĐ. Nguyên
nhân là do công ty cần vay từ ngân hàng một khoản tiền để mua nguyên vật liệu do
vốn hiện có không đủ. Tuy nhiên mức độ vay không nhiều nên chi phí lãi vay cũng
không cao. Sang đến năm 2012, công ty không phát sinh thêm chi phí lãi vay. Đây là
một tín hiệu khá tốt vì trả xong nợ ngân hàng, công ty sẽ bớt đi một khoản chi phí
phát sinh, dẫn đến lợi nhuận của công ty cũng tăng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 cũng có sự tăng nhẹ (tăng 310.736.243
VNĐ, tương ứng 68,18% so với năm 2010) do việc kinh doanh của công ty có
chuyển biến tốt, công ty phải mua nhiều nguyên vật liệu hơn để phục vụ sản xuất
kinh doanh, dẫn đến các chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí văn phòng cho công
tác quản lý, … cũng tăng lên.Tuy nhiên năm 2012, tổng chi phí tăng cao, cụ thể tăng
24.707.125.498 VNĐ, tương đương 811,39% so với năm 2011. Có thể nói đây là
một mức tăng khá cao vì trong năm này, công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều
công trình xây dựng được thi công nên chi phí mua thiết bị, vật tư cũng tăng lên
đáng kể. Bên cạnh đó, quy mô của doanh nghiệp mở rộng, bộ phận quản lý tăng
thêm dẫn tới chi phí quản lý tăng. Mặc dù kinh doanh tốt, có doanh thu, có lợi nhuận
tuy nhiên, công ty cần có chính sách quản lý tốt hơn khoản chi phí này. Chi phí càng
được kiểm soát thì lợi nhuận càng được tăng cao.
Thang Long University Library
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 
Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...
Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...
Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộcPhân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân p...
 
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
Cấu trúc vốn và chi phí vốn tại công ty cổ phần kết cấu thép và cơ khí ht ste...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
 
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng TháiNâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần m...
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhựa thiếu niên ti...
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...
Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...
Quản lý vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty tnh...
 

Similar to Đề tài giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8

Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ namHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênNOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net ithttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toàn
Tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toànTăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toàn
Tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toànhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8 (20)

Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Đề tài tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ namHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
 
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biênMột số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty tnhh toyota long biên
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
 
Đề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAO
Đề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAOĐề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAO
Đề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAO
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bê tông đúc sẵn thăng long
 
Tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toàn
Tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toànTăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toàn
Tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần bảo toàn
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền HươngĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty Tuyền Hương
 
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty Tài Lâm, HOT 2018, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty Tài Lâm, HOT 2018, ĐIỂM CAOĐề tài hoạt động kinh doanh công ty Tài Lâm, HOT 2018, ĐIỂM CAO
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty Tài Lâm, HOT 2018, ĐIỂM CAO
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Ph...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ xây dự...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sduPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư sdu
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đề tài giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tư vấn, ĐIỂM 8

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA Giáo viên hƣớng dẫn : PGS – TS. Lƣu Thị Hƣơng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hà Ly Mã sinh viên : A17411 Chuyên ngành : Tài chính – ngân hàng HÀ NỘI – 2014
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giảng viên trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết, giúp em có nền tảng phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu, và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS – TS Lưu Thị Hương đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn tận tình, chu đáo để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần tư vấn và xây dựng công trình văn hóa đã cung cấp số liệu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Hà Ly Thang Long University Library
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Hà Ly
  • 4. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP ..............1 1.1 Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp ............................................................1 1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp.........................................................................1 1.1.2 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp .........................................................4 1.2 Xác định lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp ........................................5 1.2.1 Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp..................................................................5 1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.....................................................................9 1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp............................11 1.3.1 Nhân tố chủ quan.................................................................................................11 1.3.2 Nhân tố khách quan..............................................................................................14 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA.................................................................16 2.1 Giới thiệu về công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa .....................16 2.1.1 Khái quát chung về công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa ..........16 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa......................................................................................................................16 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban tại công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa ................................................................................17 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa trong giai đoạn 2010 - 2012..............................................................20 2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa......................................................................................................................31 2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa .33 2.2.1 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa .33 2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa giai đoạn 2010 - 2012........................................................................40 2.3 Đánh giá thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa...............................................................................................................................43 2.3.1 Kết quả đạt được...................................................................................................43 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .....................................................................................44 Thang Long University Library
  • 5. CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA.................................................................46 3.1 Định hƣớng phát triển của công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa ............................................................................................................................................46 3.2 Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa ............................................................................................................................................46 3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm ...........................................................................46 3.2.2 Hoàn thành kế hoạch xây dựng............................................................................47 3.2.3 Đổi mới công nghệ phải phù hợp với năng lực và trình độ thiết kê, thi công...48 3.2.4 Hạ giá thành sản phẩm xây dựng.........................................................................49 3.2.5 Quản lý các khoản phải thu khách hàng một cách hiệu quả..............................50 3.2.6 Sử dụng đòn bẩy tài chính ...................................................................................51 3.2.7 Xây dựng thương hiệu uy tín ................................................................................52 3.3 Kiến nghị đối với Nhà nƣớc...................................................................................52 LỜI KẾT
  • 6. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CP Cổ phần SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định VNĐ Việt Nam đồng Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa ..........17 Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012....21 Bảng 2. 2 Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010 - 2012......................................................26 Bảng 2. 3 Bảng chỉ tiêu tài chính tổng hợp trong giai đoạn 2010 - 2012 ..........................31 Bảng 2. 4 Bảng tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 - 2012...............................33 Bảng 2. 5 Bảng tình hình thực hiện chi phí giai đoạn 2010 - 2012....................................35 Bảng 2. 6 Bảng tình hình thực hiện lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012................................39 Bảng 2. 7 Bảng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012 ......................................41 Biểu đồ 2. 1 Biểu đồ tình hình tài sản giai đoạn 2010 - 2012............................................29 Biểu đồ 2. 2 Biểu đồ nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012.....................................................30 Biểu đồ 2. 3 Biểu đồ thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 - 2012......................................35 Biểu đồ 2. 4 Biểu đồ thực hiện chi phí giai đoạn 2010 - 2012...........................................38 Biểu đồ 2. 5 Biểu đồ tốc độ tăng chi phí giai đoạn 2010 - 2012........................................38 Biểu đồ 2. 6 Biểu đồ tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2010 - 2012......................40
  • 8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải quan tâm đến tính hiệu quả, chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả mới có thể duy trì hoạt động SXKD, trang trải các chi phí đã bỏ ra và nộp đủ thuế cho Nhà nước. Năng suất – chất lượng – hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp, là động lực để doanh nghiệp đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì hoạt động SXKD phải có lãi, phải mang lại lợi nhuận. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất, là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, trình độ tổ chức sản xuất sản phẩm. Lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Hiện nay mỗi doanh nghiệp phải tự phấn đấu, nỗ lực để tìm cho mình những giải pháp hữu hiệu nhất để đạt được lợi nhuận cao nhất. Phấn đấu để SXKD có lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao, đóđã, đang và sẽ luôn là vấn đề thời sự của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa là đơn vị chuyên thiết kế và giám sát thi công các công trình công cộng, dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, công ty còn tham gia đấu thầu các công trình vừa và nhỏ, lập dự án đầu tư và thẩm định các dự án đầu tư các công trình dân dụng. Mặc dù hoạt động kinh doanh của công ty trong nhưng năm qua luôn có lãi nhưng lợi nhuận đạt được lại không cao. Sau một thời gian thực tập tại công, qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, kết hợp với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại nhà trường, em chọn khóa luận:“Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp cuối khóa. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về lợi nhuận của doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng lợi nhuận của công ty. - Đề ra giải pháp tăng lợi nhuận của công ty. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lợi nhuận của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa. 4. Phạm vi nghiên cứu Thang Long University Library
  • 9. Đề tài được thực hiện tại công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa. Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu trong ba năm 2010, 2011 và 2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: tiến hành thu thập số liệu từ phòng kế toán thông qua báo cáo tài chính, báo cáo chi phí các năm; hỏi trực tiếp các cán bộ chuyên môn trong công ty. - Phương pháp xử lý số liệu: tính toán, phân tích các số liệu để tìm ra các chỉ tiêu giải quyết vấn đề. - Phương pháp phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin, phương pháp thay thế liên hoàn: phân tích, so sánh số liệu qua các năm; đánh giá số liệu, đưa ra nhận xét và giải pháp giải quyết vấn đề. 6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp Bố cục khóa luận tốt nghiệp gồm ba phần chính: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về lợi nhuận của doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa Chƣơng 3: Giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa
  • 10. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Theo luật doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, tức là thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu hướng tới khi doanh nghiệp tham gia hoạt động SXKD là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này đối với doanh nghiệp không phải là dễ, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái thì mục tiêu này lại càng khó khăn hơn. Các doanh nghiệp đều phải chịu sự tác động của các yếu tố như: sự phát triển của công nghệ tạo ra phương thức sản xuất; chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật bao gồm luật, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý tài chính để đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp; chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn tạo được hướng đi riêng cho mình, đặc biệt muốn phát triển bền vững thì các doanh nghiệp phải chủ động dự đoán những thay đổi của thị trường để sẵn sàng thích nghi và đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời. Điều quan trọng trong hoạt động SXKD của mỗi doanh nghiệp là hoạt động quản lý tài chính. Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp cũng như đem lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế. 1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp - Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu: Bộ môn Kinh tế vi mô chia các tổ chức doanh nghiệp ra làm 3 loại hình chính dựa trên hình thức và giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu: + Doanh nghiệp tư nhân + Doanh nghiệp hợp danh + Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn Thang Long University Library
  • 11. 2 Thông thường doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn như sản xuất hàng hóa, tài chính,… Số liệu thống kê ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2008 cho thấy số lượng doanh nghiệp tăng nhanh từ khoảng 11 vạn lên hơn 20 vạn, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân giảm dần từ khoảng hơn 30% xuống hơn 20%, trong khi tỷ trọng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ hơn 57% lên 67%. Tỷ trọng doanh nghiệp hợp danh không đáng kể. - Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp: Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: + Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. + Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. + Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn. + Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định. - Căn cứ vào chế độ trách nhiệm: Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành có chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn
  • 12. 3 + Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp. + Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP. Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty. - Căn cứ vào tư cách pháp nhân: Bao gồm doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Thang Long University Library
  • 13. 4 1.1.2 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm lợi nhuận Mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được, một doanh nghiệp phải biết nắm bắt thời cơ, cơ hội trước những người khác. Cơ hội khi phát hiện ra sản phẩm mới sẽ có giá trị sử dụng tốt hơn, chi phí thấp hơn phải dám liều mình, chấp nhận rủi ro. Lợi nhuận được xem như phần thưởng đối với những doanh nghiệp sẵn sàng hoạt động sáng tạo, đổi mới và mạo hiểm. Vậy lợi nhuận được hiểu như thế nào? - Lợi nhuận của doanh nghiệp về nguồn gốc chính là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh. - Từ góc độ của doanh nghiệp có thể thấy rằng: “Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp”. - Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một kỳ hạch toán (thường là một năm) lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí 1.1.2.2 Vai trò của lợi nhuận - Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều quyết định là doanh nghiệp phải tạo ra được lợi nhuận. Vì thế, lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả SXKD. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định, vững chắc. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động SXKD làm cho giá thành sản phẩm hạ thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Ngược lại, nếu giá thành sản phẩm tăng lên thì lợi nhuận sẽ giảm đi. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất tác động đến mọi vấn đề của doanh nghiệp, quyết định
  • 14. 5 sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động SXKD của doanh nghiệp. - Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội Ngoài vai trò đối với doanh nghiệp, lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản, là nguồn để mở rộng tái sản xuất xã hội. Sau mỗi chu kỳ sản SXKD, các doanh nghiệp phải hạch toán lợi nhuận rồi từ đó nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước. Sự tham gia đóng góp này của các doanh nghiệp được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự điều tiết của nhà nước đối với lợi nhuận thu được của các đơn vị SXKD, để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một phần lợi nhuận của cơ sở kinh doanh cho ngân sách nhà nước, bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người lao động. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, để khuyến khích, nâng cao chất lượng sản xuất, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ miễn thu cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào SXKD và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa. Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất điện năng, khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí, phân bón, thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến lâm sản, thuỷ hải sản, xây dựng, vận tải, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 28%, các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và ngành sản xuất khác nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất lớn hơn. Khoản thuế thu nhập mà các doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước sẽ dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng tái sản xuất xã hội. 1.2 Xác định lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp 1.2.1 Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và cơ chế hạch toán kinh tế độc lập, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, đặc điểm hoạt động SXKD của một doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau : Thang Long University Library
  • 15. 6 Lợi nhuận trƣớc thuế thu nhập doanh nghiệp = Lợi nhuận từ hoạt động SXKD + Lợi nhuận hoạt động tài chính + Lợi nhuận từ hoạt động khác 1.2.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động SXKD là lợi nhuận do tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của hoạt động sản SXKD của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận. Bộ phận lợi nhuận này được xác định bằng công thức sau : Lợi nhuận hoạt động SXKD = Doanh thu thuần trong kỳ - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó: - Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ giá trị của sản phẩm hàng hóa cung ứng dịch vụ trên thị trường được thực hiện trong một thời kỳ nhất định sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như : giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), thuế TTĐB, thuế XK phải nộp (nếu có). Doanh thu thuần về bán hàng = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu Đây là bộ phận doanh thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh thu, nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Thời điểm xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đã thu được tiền hay chưa. Tiền thu về trong kỳ là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán hàng trong kỳ bao gồm cả khoản tiền mà khách hàng còn nợ kỳ trước, kỳ này trả hoặc tiền ứng trước của khách để mua hàng. Tiền thu về trong kỳ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp.
  • 16. 7 - Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: + Chiết khấu hàng bán: là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trong trường hợp người mua thanh toán trước thời hạn thanh toán hay còn gọi là thanh toán sớm và đã được ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh tế. + Giảm giá hàng bán : Số tiền mà doanh nghiệp chấp nhận giảm cho người mua vì những nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp (hàng sai quy cách, kém phẩm chất...) hoặc số tiền thưởng cho người mua do mua một lần với số lượng lớn (bớt giá) hoặc số lượng hàng mua trong một khoảng thời gian là đáng kể (hồi khấu). + Hàng bán bị trả lại : Phản ánh doanh thu của số hàng tiêu thụ bị khách hàng trả lại, do lỗi thuộc về doanh nghiệp như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hàng sai quy cách... + Thuế tiêu thụ bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, là nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước về hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ... - Tổng chi phí liên quan đến hàng hóa tiêu thụ trong kỳ bao gồm : + Tổng trị giá vốn của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ là khái niệm dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp để chỉ giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ trong các doanh nghiệp thương mại; chỉ tiêu này có thể là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất. + Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm dịch vụ phân bổ cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. + Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí phục vụ cho việc điều hành và quản lý chung trong toàn doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai khoản lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.2 Lợi nhuận hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là những hoạt động có liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định theo công thức: Lợi nhuận hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính Thang Long University Library
  • 17. 8 Trong đó: - Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm: lãi tiền gửi ngân hàng, bán trả góp, lãi kinh doanh chứng khoán, lãi góp vốn liên doanh, lãi đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác, chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng, thu tiền do cho thuê tài sản và bán bất động sản, chênh lệch tỷ giá, hoàn nhập khoản dự phòng. - Chi phí hoạt động tài chính gồm: lỗ do kinh doanh chứng khoán và các hoạt động đầu tư khác, chi phí do đem góp vố liên doanh, chi phí liên quan đến việc thuê tài sản, chênh lệch tỷ giá, lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán... 1.2.1.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác Hoạt động khác (hoạt động bất thường) là những hoạt động diễn ra không thường xuyên mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoạt có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện như hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, xử lý nợ khó đòi, … Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định theo công thức: Lợi nhuận hoạt động khác = Doanh thu hoạt động khác - Chi phí hoạt động khác Trong đó: - Doanh thu từ các hoạt động khác là những khoản thu về tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, tiền thu được từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu các khoản nợ khó đòi, thu các khoản miễn thuế, giảm thuế, tiền thu về giá trị tài sản thu được do vắng chủ, hoàn nhập dự phòng, giảm giá dự trữ và phải thu nợ khó đòi, trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định, bảo hành sản phẩm nhưng không dùng hết vào cuối năm... - Chi phí hoạt động khác là những khoản chi phí như: tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản, giá trị tài sản bị tổn thất do quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp chi phí kinh doanh... 1.2.1.4 Lợi nhuận sau thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trƣớc thuế TNDN - Thuế TNDN phải nộp
  • 18. 9 Hoặc: Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trƣớc thuế TNDN * (1 – Thuế suất thuế TNDN) 1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 1.2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. - Công thức xác định: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế TNDN Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ - Ý nghĩa: + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. + Chỉ tiêu này thể hiện được phần nào tình hình tài chính của doanh nghiệp, là thước đo hệ số sinh lời trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Chính vì vậy các nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này khi muốn đầu tư vào một công ty nào đó. 1.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng (ROS) là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu bán hàng trong kỳ. - Công thức xác định: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROS = Lợi nhuận sau thuế TNDN Doanh thu thuần Thang Long University Library
  • 19. 10 - Ý nghĩa: + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng cho biết cứ một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương, nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn thì lãi thu được lại càng cao. + Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ suất chung toàn ngành, chứng tỏ doanh nghiệp đã bán hàng với giá thấp hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Qua đó doanh nghiệp cần có biện pháp điều chỉnh giá một cách hợp lý để nâng cao mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong kỳ. - Công thức xác định: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA = Lợi nhuận sau thuế TNDN Tổng tài sản - Ý nghĩa: + Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. + Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành.
  • 20. 11 1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tố chủ quan - Quy mô sản xuất kinh doanh Các công ty có quy mô khác nhau chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận khác nhau. Cụ thể ở những công ty lớn hơn, mặc dù công ty có quản lý kém hiệu quả nhưng lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những công ty có công tác quản lý tốt nhưng do quy mô nhỏ hơn. Bởi doanh nghiệp lớn sẽ có ưu thế về mặt tài chính nên khi tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn vẫn có đủ sức đương đầu với những rủi ro lớn hơn do đó khả năng đạt được lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa nếu doanh nghiệp muốn có nguồn tài chính lớn thì quy mô của nó cho phép việc thâm nhập trực tiếp vào thị trường vốn và với quy mô lớn nhà đầu tư sẽ tin tưởng khi họ quyết định đầu tư vào công ty. Trong công tác mua nguyên vật liệu đầu vào thì nhờ quy mô lớn cho phép công ty có lợi thế trong thương lượng không chỉ về giá cả nguyên vật liệu mà còn về thời hạn và dịch vụ thanh toán, giao hàng. Trình độ trang bị tài sản cố định là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn thì có thể dễ dàng trong việc huy động vốn lớn để mua sắm, hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ sản xuất,… nhằm góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. - Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quản lý hoạt động SXKD thể hiện ở việc phân công hợp lý cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động sao cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, phối hợp giữa các phòng ban, các đội để quản lý một cách có hệ thống sao cho có sự gắn kết chặt chẽ từ trên xuống dưới, như vậy thì hoạt động SXKD mới thực sự mang lại hiệu quả cao và có tính bền vững. Nếu công tác quản lý doanh nghiệp tốt làm cho quá trình SXKD của doanh nghiệp trôi chảy và đạt hiệu quả cao, tăng doanh thu và cắt giảm chi phí không cần thiết từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu công tác quản lý doanh nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và làm cho chỉ tiêu lợi nhuận giảm. - Năng lực tài chính của doanh nghiệp Năng lực tài chính của công ty thể hiện qua khả năng huy động vốn và quy mô vốn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh, có thể theo đuổi những dự án kinh doanh lớn để Thang Long University Library
  • 21. 12 nâng cao lợi nhuận cho công ty. Vời thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp luôn phải đưa ra các sản phẩm mới, thay đổi công nghệ kỹ thuật và luôn phải tìm ra các phương thức kinh doanh mới nhằm giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển. Và để làm được những điều đó thì doanh nghiệp cần phải có nguồn lực tài chính mạnh. Chỉ khi tài chính có đủ thì doanh nghiệp mới kinh doanh tốt và vượt qua được những biến động của thị trường. - Hiệu quả đầu tƣ Hiệu quả đầu tư là tất cả những lợi ích do việc thực hiện đầu tư đem lại như lợi ích kinh tế xã hội, lợi ích của chủ đầu tư và lợi ích cho người sử dụng. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư vào loại hình kinh doanh đó là đúng đắn và có hiệu quả. Với điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn, việc lựa chọn đầu tư lại càng phải cẩn thận, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp. - Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là chỉ số phản ánh mối tương quan giữa tổng nợ và tổng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nó chính là kết quả từ việc sử dụng định phí tài chính trong doanh nghiệp, nhắm khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên thu nhập của mỗi cổ phiếu thường. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng. Nhưng đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ tích cực cho việc khuyếch đại lợi nhuận sau thuế TNDN trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào trình độ của nhà quản lý doanh nghiệp khi lựa chọn cơ cấu tài chính và việc chọn lựa cơ cấu vốn (hệ số nợ cao hay thấp) sẽ làm tăng hoặc giảm tính mạo hiểm của doanh nghiệp. - Kết cấu mặt hàng kinh doanh Kết cấu mặt hàng kinh doanh tác động đến việc tiêu thụ hàng hoá từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận. Nếu công ty lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với thị trường đồng thời khai thác triệt để thế mạnh của mình là lĩnh vực xây dựng thì sẽ là nền tảng cho sự thành công của công ty. Mỗi một sản phẩm xây lắp hay mỗi một công trình đưa lại cho công ty những khoản lợi nhuận khác nhau, sự thay đổi tỷ trọng số lượng của mỗi loại sản phẩm tất yếu sẽ dẫn đến lợi nhuận của công ty thay đổi. Bởi vậy các công ty xây dựng phải biết được đâu là thế mạnh thực sự của mình để từ đó phát huy và tăng lợi nhuận cho công ty.
  • 22. 13 - Chất lƣợng sản phẩm của công ty Đối với các công ty xây dựng thì chất lượng sản phẩm ở đây được thể hiện là độ bền của các công trình qua thời gian sử dụng. Dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì chất lượng sản phẩm vẫn là vấn đề được đặt lên hàng đầu, là một vũ khí cạnh tranh sắc bén và đạt hiệu quả cao, tăng uy tín cho công ty. Việc nâng cao chất lượng, đổi mới kiểu dáng mẫu mã sản phẩm sẽ là một động lực thu hút người tiêu dùng chấp nhận, từ đó nâng cao uy tín của công ty và mở rộng thị trường hoạt động, như vậy lợi nhuận cũng được nâng cao. - Năng lực của cán bộ quản lý và của ngƣời lao động trong công ty Đây là nhân tố chủ quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động SXKD của các công ty nói chung và chỉ tiêu lợi nhuận nói riêng. Bởi lẽ nhà quản lý chính là người quyết định và điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của công ty từ khâu mua nguyên liệu, tiến hành thi công, hoàn thành và bàn giao công trình. Một đội ngũ cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao cùng với những người lao động giỏi là điều kiện để các hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra liên tục vàđạt năng suất cao từ đó tăng lợi nhuận. Do đó hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp coi nhân tố con người là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của doanh nghiệp. - Chế độ lƣơng và cơ chế khuyến khích ngƣời lao động Tiền lương và cơ chế khuyến khích người lao động có ảnh hưởng rất quan trọng đến thái độ và ý thức làm việc của họ. Một mức lương tương xứng với mức công hiến và chế độ đãi ngộ hợp lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo động lực nâng cao năng suất lao động trong công ty, từ đó tăng lợi nhuận. Ngược lại làm giảm lợi nhuận của công ty thì công ty nên thay đổi chính sách sao cho phù hợp với tinh hình hiện tại của công ty. - Chi phí vốn Việc công ty sử dụng bất kỳ nguồn vốn nào cũng phải chịu một khoản chi phí nhất định. Và chi phí sử dụng của mỗi nguồn vốn khác nhau sẽ khác nhau, chúng trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn bình quân trong công ty, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Ngoài ra còn có một số nhân tố chủ quan khác ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp phải kể đến như: Phương thức thanh toán, chiến lược chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sản xuất kinh doanh...Đây là các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và khống chế được. Do vậy các doanh nghiệp luôn phải kiểm soát các nhân tố này, xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận. Từ đó phát huy ảnh hưởng tích cực và loại trừ các ảnh hưởng tiêu cực để lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng. Thang Long University Library
  • 23. 14 1.3.2 Nhân tố khách quan - Chính sách kinh tế của Nhà nƣớc Trên cơ sở pháp luật về kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển SXKD và hướng các hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong mỗi thời kỳ. Sự thay đổi chính sách kinh tế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD nói chung và tới lợi nhuận của doanh nghiệp nói riêng. Thông qua các chính sách, luật lệ và các công cụ tài chính khác, Nhà nước định hướng khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp. Các chính sách chủ yếu của Nhà nước có thể kể đến như: chính sách thuế, tỷ giá, tiền tệ,… các chính sách này ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động của doanh nghiệp nhưng cuối cùng nó đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. - Chính sách lãi suất Để đảm bảo cho hoạt động sản SXKD đạt hiệu quả cao, thông thường các doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Khi sử dụng vốn nợ, doanh nghiệp luôn luôn phải trả một khoản tiền lãi cho người vay. Tiền lãi này được tính vào chi phí SXKD của doanh nghiệp, vì vây lãi suất tăng lên sẽ làm cho chi phí SXKD tăng lên và chính điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại chi phí lãi vay giảm thì làm cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên. - Quan hệ cung cầu Mọi biến động về cung cầu hàng hóa trên thị trường đều có ảnh hưởng tới khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp định cung ứng. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng này đã được đáp ứng tương đối đầy đủ. Lúc này việc tăng khối lượng hàng hóa bán ra là rất khó khăn ngay cả khi doanh nghiệp sử dụng các biện pháp khuyến khích mua hàng. Ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu tức lượng hàng hóa trên thị trường chưa đủ đáp ứng như cầu của người tiêu dùng, khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, từ đó doanh thu bán hàng tăng góp phần làm tăng lợi nhuận. - Sự cạnh tranh trên thị trƣờng Kinh tế ngày càng khó khăn thì các doanh nghiệp càng phải tự đấu tranh trong sự cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp muốn bán được hàng, tăng lợi nhuận thì buộc doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, sản phẩm của doanh nghiệp này phải vượt trội hơn sản phẩm của doanh nghiệp khác. Nếu doanh nghiệp nào không cạnh tranh được thì khối lượng hàng hóa bán ra sẽ giảm, từ đó làm giảm lợi nhuận. Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau với nhau về chất lượng, dịch vụ, mẫu mã… sản phẩm của doanh nghiệp nào có chất lượng tốt, mẫu mã hợp thị hiếu của người tiêu dùng thì sẽ
  • 24. 15 được người tiêu dùng chấp nhận và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, từ đó tạo điều kiện nâng cao được lợi nhuận. - Tình hình kinh tế chính trị, xã hội Tình hình kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến SXKD từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một đất nước mà tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định thì sẽ tạo ra một môi trường tốt kích thích doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Còn ngược lại sẽ tạo ra những bất lợi ảnh hưởng không nhỏ đến mọi kế hoạch trong kinh doanh của doanh nghiệp và nó sẽ làm cho lợi nhuận có xu hướng giảm - Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật Một khi khoa học kỹ thuật tiến bộ thì đòi hỏi các doanh nghiệp cũng phải không ngừng tiếp thu những tiến bộ đó như cải tiến, hiện đại hóa máy móc, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn cho người lao động để theo kịp với thời đại, nếu không thì mọi sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra đều sẽ trở nên lại hậu, khó lòng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và như vậy lợi nhuận giảm là điều khó tránh khỏi. Thang Long University Library
  • 25. 16 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN HÓA 2.1 Giới thiệu về công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa 2.1.1 Khái quát chung về công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa Tên công ty : Công ty Cổ Phần Tư Vấn và Xây Dựng Công Trình Văn Hóa. Trụ sở chính : Số 52/87 Nguyễn Khang – Yên Hòa – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội. Ngày thành lập : 07/03/2006 Tên giao dịch : Consulting and cultural construction JSC Số điện thoại : 043.5566555 Fax : 043.5566555 Mã số thuế : 0102843880 Email :Congtrinhvanhoaxd@gmail.com Vốn điều lệ : 8.000.000.000 Hình thức sở hữu : Công ty Cổ Phần 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa Công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa được thành lập và ngày 07/03/2006 theo giấy phép kinh daonh số 0102123656 do phòng Đăng kí kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, với 100% vốn đầu tư trong nước. Công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa tiền thân là công ty tư vấn thiết kế xây dựng được chuyển đổi cổ phần hóa theo quyết định số 38/ QĐ-BXD ngày 10/1/2007 của Bộ xây dựng, đang hoạt động mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực về tư vấn. Sự phát triển không ngừng đãđưa công ty trở thành doanh nghiệp tư vấn có tiềm năng phát triển cao. Với đội ngũ trên 250 cán bộ công nhân viên bao gồm các nhà tư vấn, thiết kế và các chuyên gia có kinh nghiệm đang làm việc trong nước và Quốc tế với chuyên môn ngành nghề đa dạng, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực xây dựng: Các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng…
  • 26. 17 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức của công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Ban kiểm soát Phó Giám đốc Phòng tài chính - kế toán Phòng kinh tế thị trường Phòng kỹ thuật thi công Các đội thi công xây lắp Thang Long University Library
  • 27. 18 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban tại công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa Vị trí và chức năng của các phòng ban: Các phòng ban trong công ty là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc trong phạm vi chuyên môn được phân công, tiến hành công tác quản lý chỉ đạo chuyên nghành, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan quản lý cao nhất bao gồm tất cả các cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ quyết định loại cổ phần và tỷ số cổ phần được quyền chào bán. Có quyền bầu, bãi nhiệm, mãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị , thành viên ban kiểm soát. - Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác. Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Lựa chọn công ty kiểm toán, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty, giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành, đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức. Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty. - Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc theo đúng các qui định trong điều lệ công ty, các Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng Cổ đông. Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các Báo cáo cần thiết khác. Có quyền kiến nghị Hội đồng quản trị, ban giám đốc đưa ra các giải pháp phòng ngừa các hậu quả xấu có thể xảy ra. Ban kiểm soát có quyền yêu cầu giám đốc bố trí cán bộ chuyên môn phù hợp để Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. - Ban giám đốc Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
  • 28. 19 Giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất. - Phòng tài chính - kế toán Tham mưu cho giám đốc quản lý tài chính đúng qui định của pháp luật, tổ chức và điều hành bộ máy kế toán, huy động và khai thác các nguồn thu hợp pháp, kiểm soát các hoạt động chi tiêu đúng chế độ. Lập báo cáo tài chính, thống kê phân tích cung cấp thông tin kế toán cho giám đốc để ra quyết định quản lý. Lưu giữ tài liệu, chứng từ kế toán theo qui định của Nhà nước. - Phòng kinh tế thị trƣờng Xây dựng chiến lược phát triển khách hàng, xây dựng quy trình làm việc theo quy trình chung của công ty. Lập danh sách khách hàng mục tiêu, lập kế hoạch tiếp xúc khách hàng hàng tháng trình giám đốc, lập các hợp đồng dịch vụ bảo vệ với khách hàng, đề xuất cơ chế giá hợp lý đối với từng loại khách cụ thể. Các hợp đồng chưa có sự thống nhất thực hiện về phương án bảo vệ phòng kinh doanh sẽ thuyết trình trước ban lãnh đạo công ty. - Phòng kỹ thuật thi công Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn công ty. Chủ trì xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện thiết bị theo ca, km… theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Phối hợp với các phòng ban trong việc xây dựng đơn giá cho thuê phương tiện, thiết bị. Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư, thiết bị phục vụ công tác vận hành và bảo trì đường cao tốc trong toàn công ty. Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và công tác bảo hiểm cho phương tiện, thiết bị. - Các đội thi công xây lắp Kiểm tra và điều hành trực tiếp tổng tiến độ thi công tại công trường, triển khai, điều hành tiến độ thi công chi tiết từng hạng mục liên quan. Thang Long University Library
  • 29. 20 Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo ban lãnh đạo công ty về tiến độ thi công, kết quả công việc đang thi công tại công trường. Lập thủ tục nghiệm thu, bàn giao, quyết toán với chủ đầu tư. 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa trong giai đoạn 2010 - 2012 2.1.4.1 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa trong giai đoạn 2010 - 2012 Nhận xét:Thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 - 2012 ta có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả tuy nhiên công ty cần điều chỉnh các khoản chi phí như chi phí giá vốn, chi phí quản lý một cách phù hợp hơn để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tốc độ tăng của chi phí giá vốn hàng bán năm 2012 là điều đáng lo ngại khi mà chi phí đầu vào quá cao mà tốc độ tăng doanh thu lại nhỏ hơn rất nhiều. Công ty nên tìm thêm các nhà cung cấp mới với chi phí thấp hơn nhằm làm giảm giá vốn hàng bán, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
  • 30. 21 Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa năm 2010 và 2011 Chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.680.890.780 3.063.262.250 28.093.504.665 1.382.371.470 82,24 25.030.242.425 817,11 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.680.890.780 3.063.262.250 28.093.504.665 1.382.371.470 82,24 25.030.242.425 817,11 4. Giá vốn hàng bán 1.197.177.106 2.254.289.733 24.976.903.108 1.057.112.627 88,30 22.722.613.385 1007,97 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 483.713.674 808.972.517 3.116.601.557 325.258.843 67,24 2.307.629.040 285,25 6. Doanh thu họat động tài chính 2.799.710 28.974.392 18.695.291 26.174.682 934,91 (10.279.101) (35,48) 7. Chi phí tài chính - 9.475.688 - 9.475.688 - (9.475.688) (100,00) Trong đó: Chi phí lãi vay - 9.475.688 - 9.475.688 - (9.475.688) (100,00) 8. Chi phí quản lí doanh nghiệp 455.789.656 766.525.899 2.775.255.278 310.736.243 68,18 2.008.729.379 262,05 Thang Long University Library
  • 31. 22 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30.723.728 61.945.322 360.041.570 31.221.594 101,62 298.096.248 481,23 10. Thu nhập khác - - - - - - - 11. Chi phí khác - 14.741.571 - 14.741.571 - (14.741.575) (100,00) 12. Lợi nhuận khác - (14.741.571) - (14.741.571) - 14.741.575 100,00 13. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 30.723.728 47.203.751 360.041.570 16.480.023 53,64 312.837.819 622,74 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 7.680.932 11.800.938 63.007.274 4.120.006 53,64 51.206.336 433,92 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 23.042.796 35.402.813 297.034.296 12.360.017 53,64 261.631.488 739,01 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
  • 32. 23 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong từng kỳ. Cụ thể như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2011 tăng 1.382.371.470 VNĐ tương ứng với 82,24% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011, công ty đã đấu thầu thành công nhiều dự án xây dựng cải tạo khu di tích lịch sử và cải tạo trường học. Ngoài ra công ty còn thiết kế văn phòng, nhà ở cho các tòa nhà mới xây dựng. Chính điều này đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên. Sang đến năm 2012, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng so với năm 2011 là 25.030.242.425 VNĐ, tương ứng với 817,11%. Có thể thấy trong năm 2012, doanh thu của công ty tăng rất cao, nguyên nhân là do công ty có đầu tư thêm dây truyền sản xuất, phương tiện vận tải có giá trị 27.796.364 VNĐ phục vụ các đội thi công xây lắp mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó, công ty còn tiếp nhận nhiều công trình thi công xây dựng cộng cộng như xây dựng đường bộ tại tỉnh Tây Nguyên, xây dựng nghĩa trang Trường Sơn, ...chính điều đó làm cho doanh thu tăng lên. Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 cho thấy trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 công ty không xảy ra sai xót trong quá trình cung ứng dịch vụ và quá trình thi công các sản phẩm công trình, điều này làm cho uy tín của công ty ngày càng tăng cao hơn nữa. Chính vì không có các khoản giảm trừ doanh thu nên tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Giá vốn hàng bán: Năm 2011, giá vốn hàng bán tăng 1.057.112.627 VNĐ, tương ứng với 88,30% so với năm 2010. Sang năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 22.722.613.385 VNĐ, tương ứng 1007,97% so với năm 2011. Có thế thấy sự gia tăng của doanh thu ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán do công ty phải mua nguyên vật liệu đầu vào kéo theo các chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí lưu kho, … cũng tăng thêm. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2011, lợi nhuận gộp tăng 325.258.843 VNĐ, tương ứng 67,24% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 2.307.629.040 VNĐ, tương ứng 285,25% so với năm 2011. Lợi nhuận gộp đều tăng so với năm trước là do tổng doanh thu tăng và không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu nào. Điều này cho thấy, công ty đang hoạt động kinh doanh khá tốt, chất lượng sản phẩm tốt cùng năng suất lao động cao làm cho lợi nhuận cũng tăng lên rõ rệt. Doanh thu hoạt động tài chính: Trong năm 2011, doanh thu hoạt động tài chính tăng cao so với năm 2010 là 26.174.682, tương ứng 934,91%. Khoản doanh thu này tăng là do trong năm 2011, công ty nhận được một khoản tiền lớn từ lãi tiền gửi và lãi cho vay. Thang Long University Library
  • 33. 24 Ngoài ra lãi từ đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu cũng tăng cao nên doanh thu hoạt động tài chình cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, năm 2012, khoản doanh thu này lại giảm 10.279.101 VNĐ, tương ứng 35,48% so với năm 2011 là 28.974.392 VNĐ. Nguyên nhân của sự giảm này là do các khoản cho vay của doanh nghiệp được rút về tập trung đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên lãi tiền gửi giảm. Doanh nghiệp mất đi chi phí cơ hội từ việc cho vay vốn nhưng lại có cơ hội đầu tư. Doanh nghiệp biết cân nhắc giữa lợi nhuận và chi phí biết đầu tư đúng mức,đúng chỗ để giúp tăng doanh thu của mình. Chi phí tài chính (Chi phí lãi vay): Nếu như năm 2010 công ty không phát sinh chi phí lãi vay nào thì sang năm 2011, chi phí lãi vay đã phát sinh là 9.475.688 VNĐ. Nguyên nhân của việc phát sinh này là do trong năm 2011, việc kinh doanh có chuyển biến tốt lên, doanh thu tăng dẫn đến giá vốn cũng tăng, công ty cần có vốn để mua nguyên vật liệu đầu vào nhưng vốn hiện có không đủ nên phải vay từ ngân hàng. Điều này đã làm phát sinh chi phí lãi vay. Tuy nhiên, năm 2012, công ty đã trả hết nợ ngân hàng vay các kỳ trước, do đó, công ty không phát sinh bất kỳ khoản chi phí tài chính nào dẫn tới chi phí tài chính giảm 9.475.688 đồng. Điều này càng chứng tỏ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2011, khoản chi phí này tăng 310.736.243 VNĐ, tương ứng 68,18% so với năm 2010. Đây là một mức tăng không nhiều do quy mô hoạt động sản xuất của công ty vẫn còn nhỏ. Nhưng sang đến năm 2012, chi phí quản lý tăng cao, cụ thể tăng 2.008.729.379VNĐ, tương ứng 262,05% so với năm 2011. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì doanh thu tăng, chi phí giá vốn hàng bán tăng thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng. Quy mô của doanh nghiệp mở rộng, bộ phận quản lý tăng thêm dẫn tới chi phí quản lý tăng như: chi phí tiếp khách, chi phí tiền lương cán bộ công nhân viên, các khoản trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm…cũng tăng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:Lợi nhuận thuần năm 2011 tăng 31.221.594 VNĐ, tương ứng 101,62% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 298.096.248 VNĐ, tương ứng 481,23% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp, doanh thu từ hoạt động tài chính vì thế dẫn tới lợi nhuận thuần tăng. Lợi nhuận khác: Năm 2010, lợi nhuận khác bằng 0 do công ty không phát sinh thêm thu nhập khác hay chi phí khác. Nhưng năm 2011, công ty có thêm một khoản chi khác là 14.741.571 VNĐ, làm cho lợi nhuận khác giảm 14.741.571 VNĐ. Năm 2012, công ty không phát sinh một khoản thu nhập khác hay chi phí khác. Chi phí khác của công ty giảm 100 % tương ứng với 14.741.571 đồng điều này làm cho tổng thể lợi nhuận khác
  • 34. 25 của doanh nghiệp tăng lên so với năm 2012. Mặt khác do năm 2012 doanh nghiệp không có việc thanh lý tài sản, góp vốn cổ đông, vi phạm hợp đồng hay đánh giá lại tài sản nên các khoản chi phí này không phát sinh. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế: Năm 2011, lợi nhuận trước thuế tăng 16.480.023 VNĐ, tương ứng 53,64% so với năm 2010 do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đủ để bù đắp cho lợi nhuận khác giảm. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế tăng cao, tăng 312.837.819 VNĐ, tương ứng 622,74% so với năm 2011 do lợi nhuận thuần tăng cao trong khi không phát sinh thêm các khoản chi khác cũng như thu khác. Điều này làm cho lợi nhuận trước thuế tăng cao. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2011, chi phí thuế tăng 4.120.006 VNĐ, tương ứng 53,64% so với năm 2010 và năm 2012, chi phí thuế tăng 51.206.336 VNĐ, tương ứng 433,92% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do lợi nhuận trước thuế tăng nên chi phí thuế cũng tăng. Lợi nhuận sau thuế: Năm 2011, lợi nhuận sau thuế tăng 12.360.017 VNĐ tương ứng với 53,64% so với năm 2010 và năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng 261.631.488 VNĐ tương ứng với 739,01% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do lợi nhuận gộp tăng đủ để bù đắp các khoản chi phí phát sinh như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. 2.1.4.2 Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa trong giai đoạn 2010 – 2012 Nhận xét: Nhìn chung thì tài sản và nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm. Đây chính là một tín hiệu tốt cho thấy quá trình phát triển và mở rộng quy mô vốn phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty, thể hiện sự phát triển và vững mạnh của công ty. Mặc dù huy động vốn từ vốn chủ sở hữu của công ty còn hạn chế nhưng công ty lại huy động được các nguồn nợ vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ sự tín nhiệm từ nhà cung cấp đối với công ty là rất lớn. Thang Long University Library
  • 35. 26 Bảng 2. 2 Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa năm 2010 và 2011 Chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) TÀI SẢN 4.793.519.023 23.159.661.724 31.657.903.928 18.366.142.701 383,15 8.498.242.204 36,69 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.501.664.286 20.978.606.987 30.578.016.040 17.476.942.701 499,10 9.599.409.053 45,76 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 509.679.672 3.590.828.416 1.131.536.410 3.081.148.744 604,53 (2.459.292.006) (68,49) II. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.259.745.514 7.367.680.801 10.384.704.036 5.107.935.260 226,04 3.017.023.235 40,09 1. Phải thu của khách hàng 527.572.847 786.457.613 4.133.101.966 258.884.766 49,07 3.346.644.353 425,53 2. Trả trước cho người bán 1.175.883.975 3.649.934.496 4.651.341.045 2.474.050.521 210.40 1.001.406.549 27,44 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 556.288.692 2.931.288.692 1.600.261.025 2.375.000.000 426,94 (1.331.027.667) (45,41) III. Hàng tồn kho - 7.407.651.876 5.848.177.729 7.407.651.876 100,00 (1.559.474.084) (21,05) 1. Hàng tồn kho - 7.407.651.876 5.848.177.729 7.407.651.876 - (1.559.474.084) (21,05) IV. Tài sản ngắn hạn khác 732.239.100 2.612.445.894 13.213.597.802 1.880.206.794 256,77 10.601.151.912 405,79 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 142.239.100 142.239.100 161.128.089 0 0 18.888.989 13,28
  • 36. 27 2. Thuế GTGT được khấu trừ - 404.299.881 - 404.299.881 - - (100,00) 3. Tài sản ngắn hạn khác 590.000.000 2.065.906.913 13.052.469.713 1.475.906.913 250,15 10.986.562.800 513,49 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.291.854.737 2.181.054.737 1.079.887.888 889.200.000 68,83 (1.101.166.849) (50,09) I. Tài sản cố định 1.291.854.737 1.213.557.979 1.079.887.888 (78.296.758) (6,06) (133.670.091) (11,01) 1. Nguyên giá 1.363.727.485 1.382.927.485 1.410.723.849 19.200.000 1,41 27.796.364 2,01 2. Giá trị hao mòn lũy kế (71.872.748) (169.369.506) (330.835.961) (97.496.758) 135,65 (161.466.455) 95,33 II. Tài sản dài hạn khác - 967.496.758 - 967.496.758 - (967.496.758) (100,00) 1. Chi phí trả trước dài hạn - 967.496.758 - 967.496.758 - (967.496.758) (100,00) NGUỒN VỐN 4.793.519.023 23.159.661.724 31.657.903.928 18.366.142.701 383,15 8.498.242.204 36,69 A – NỢ PHẢI TRẢ 762.233.339 15.092.973.227 23.383.291.423 14.330.739.888 1880,10 8.290.318.196 54,93 I. Nợ ngắn hạn 762.233.339 15.092.973.227 23.383.291.423 14.330.739.888 1880,10 8.290.318.196 54,93 1. Phải trả cho người bán - 4.468.639.955 6.564.861.275 4.468.639.955 - 2.096.221.320 46,91 2. Người mua trả tiền trước - 8.680.247.766 9.817.063.927 8.680.247.766 - 1.136.816.161 11,09 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 96.349.364 3.249.506 1.591.852.518 (93.099.858) (96,63) 1.588.603.312 48887,54 4. Phải trả người lao động 665.883.975 1.038.836.000 - 372.952.025 56,01 (1.038.836.000) (100,00) Thang Long University Library
  • 37. 28 5. Chi phí phải trả - 902.000.000 5.271.283.812 902.000.000 100,00 4.369.283.812 480,39 6. Phải trả nội bộ - - 125.810.103 0 0 125.810.103 100,00 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác - - (9.790.500) 0 0 (9.790.500) (100,00) 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi - - 22.210.288 0 0 22.210.288 100,00 II. Nợ dài hạn - - - - - - - 1. Vay và nợ dài hạn - - - - - - - B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.031.285.684 8.066.688.497 8.274.612.505 4.035.402.813 100,10 207.924.008 2,58 I. Vốn chủ sở hữu 4.031.285.684 8.066.688.497 8.274.612.505 4.035.402.813 100,10 207.924.008 2.58 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.000.000.000 8.000.000.000 8.000.000.000 4.000.000.000 100,00 0 0 2. Thặng dư vốn cổ phần 8.242.888 8.242.888 8.242.888 0 0 0 0 3. Quỹ đầu tư phát triển 7.680.932 7.680.932 67.087.791 0 0 59.406.859 773,43 4. Quỹ dự phòng tài chính 7.860.932 7.680.932 37.384.361 0 0 29.703.429 386,72 5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 7.680.932 7.680.932 7.680.932 0 0 0 0 6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối - 35.402.813 154.216.533 35.402.813 100,00 8.498.242.204 335 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
  • 38. 29 Tình hình tài sản của công ty: Biểu đồ 2. 1 Biểu đồ tình hình tài sản giai đoạn 2010 – 2012 Nhìn vào biểu đồ, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn và tăng đều qua các năm. Năm 2010, trong tổng tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (64,53%), tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng ít nhất (14,55%). Dự trữ hàng tồn kho của công ty bằng 0 là do cuối kỳ công ty có xuất toàn bộ hàng trong kho để phục vụ cho dự án đang thực hiện của công ty. Năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng cao so với năm 2010, cụ thể tài sản ngắn hạn tăng 17.476.942.701 VNĐ, tương ứng với 499,10% so với năm 2010. Nguyên nhân là do công ty bổ sung thêm vốn chủ sở hữu làm cho tiền và các khoản tương tiền tăng thêm 3.081.148.744 VNĐ, gấp 604,53 lần so với năm 2010 với mục đích tăng khả năng thanh toán nhanh cho công ty. Bên cạnh đó, dự trữ hàng tồn kho của công ty cũng tăng 7.407.651.786 VNĐ so với năm 2010, cho thấy nhu cầu dự trữ hàng tồn kho của công ty tăng cao nhằm phục vụ cho các dự án xây dựng lớn của công ty. Tài sản dài hạn tăng 889.200.000 VNĐ, tương ứng với 68,83% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tài sản cố định giảm 78.296.758 VNĐ, tương ứng 6,06% so với năm 2010 nhưng công ty lại phát sinh chi phí trả trước dài hạn, tăng 967.496.758 VNĐ. Khoản chi phí này đủ để bù đắp cho sự giảm của tài sản cố định. Vì vậy trong năm 2011, tổng tài sản dài hạn của công ty vẫn tăng. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 73.05 90.58 96.59 26.95 9.42 3.41 Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Thang Long University Library
  • 39. 30 Năm 2012, tổng tài sản ngắn hạn của công ty vẫn tiếp tục tăng 9.599.409.053 VNĐ, tương ứng với 45,76% so với năm 2011. Đây là một mức tăng cũng tương đối cao mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền và dự trữ hàng tồn kho của công ty đều giảm nhưng công ty lại tăng tài sản ngắn hạn khác lên 10.986.562.800VNĐ, tương ứng với 405,79% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty nhận được nhiều hợp đồng xây dựng hơn, nhiều sản phẩm được hoàn thành và được bàn giao sớm nên chi phí lưu kho và chi phí bảo quản hàng hoá giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó công ty còn tăng các khoản tạm ứng, ký quỹ, ký cược ngắn hạn, chi phí trả trước ngắn hạn nhằm đáp ứng cho các công trình xây dựng của công ty được tiến hành thuận lợi. Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm 1.101.166.849 VNĐ, tương đương 50,09% so với năm 2011 do nguyên giá tài sản cố định năm 2012 tăng 27.796.364 đồng so với năm 2011, công ty đầu tư thêm tài sản phục vụ các đội thi công xây lắp, tuy nhiên sự tăng của nguyên giá không bù đắp được cho sự tăng của chi phí hao mòn, chi phí hao mòn tăng 161.466.455 đồng so với năm 2011. Do đó tài sản cố định giảm. Tình hình nguồn vốn của công ty: Biểu đồ 2. 2 Biểu đồ nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012 Năm 2011, tổng nguồn vốn tăng 18.366.142.701 VNĐ, tương đướng với 383,15% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tỷ trọng nợ phải trả tăng 14.330.739.888 VNĐ tương ứng với 1880,10% so với năm 2010. Đây là một mức tăng khá cao, nguyên nhân là vì khoản phải trả người bán tăng 4.468.639.955 VNĐ và người mua trả tiền trước tăng 8.680.247.766 VNĐ do công ty đang tạm chiếm dụng vốn của khách hàng để đầu tư vào các dự án xây dựng. Bên cạnh đó, công ty có bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu lên 8.000.000.000 VNĐ và trích 35.402.813 VNĐ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nhằm 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 84.10 34.83 26.14 15.90 65.17 73.86 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
  • 40. 31 phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong các kỳ kinh doanh sau làm cho tổng nguồn vốn tăng. Năm 2012, tổng nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng 8.498.242.204 VNĐ, tương ứng với 36,69% so với năm 2011. Trong đó, công ty tiếp tục tăng nợ phải trả lên 8.290.318.196 VNĐ, tương đương với 54,93%, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng vì vậy công ty cần chiếm dụng nhiều vốn của khách hàng để mua nhiều hàng hóa phục vụ cho quá trình thi công các công trình. Vốn chủ sở hữu có sự biến động nhỏ (tăng 2,58%) là do sự tăng thêm của quỹ đầu tư và phát triển (tăng 773,43%), quỹ dự phòng tài chính (tăng 386,72%) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (tăng 335%). 2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp của công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa Bảng 2. 3 Bảng chỉ tiêu tài chính tổng hợp giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa năm 2010 và 2011 Chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 1.Khă năng thanh toán ngắn hạn 459,40 139,00 130,77 (320,40) (8,23) 2.Khả năng thanh toán nhanh 459,40 89,92 105,76 (369,48) 15,84 3.Khả năng thanh toán tức thời 66,87 23,79 4,84 (43,08) (18,95) 4.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 35,07 13,23 88,74 (21,84) 75,51 5.Nợ/Tổng tài sản 15,90 65,17 73,86 49,27 8,69 6.Nợ/Vốn chủ sở hữu 18,91 187,10 282,59 168,19 95,49 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Khả năng thanh toán ngắn hạn: Khả năng thanh toán ngắn hạn phản ánh trung bình một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ số này ở cả 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có đủ khả năng đảm bảo thanh toán. Năm 2011, giảm 320,40% so với năm 2010. Nguyên nhân là do đầu năm 2011, công ty có bổ sung vốn CP để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (tăng 499,10%) nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (tăng 1880,10%), do đó Thang Long University Library
  • 41. 32 khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011 giảm rất nhiều so với năm 2010. Năm 2012, tỷ số này tiếp tục giảm 8,23% so với năm 2011. Tuy nhiên mức giảm này đã được cải thiện hơn so với năm 2010. Điều này chứng tỏ công ty đang từng bước cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn của mình. Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho là bao nhiêu. Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh là 89,92%, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi 0,8992 đồng tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho. Tỷ trọng này giảm 369,48% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, nhu cầu dự trữ hàng tồn kho của công ty tăng cao (tăng 7.407.651.876 VNĐ). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán nhanh của công ty. Sang năm 2012, tỷ trọng này tăng 15,84% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tự chủ hơn, dễ dàng chi trả các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán nhanh của tiền và các khoản tương đương tiền so với nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán tức thời trong giai đoạn này đều rất thấp và liên tục giảm. Điều này thể hiện khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền là rất kém. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền không cao. Năm 2011, lượng tiền và các khoản tương đương tiền có tăng mạnh (tăng 604,53%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nợ ngắn hạn. Do đó, tỷ trọng này giảm 43,08% so với năm 2010. Sang đến năm 2012, tỷ trọng này giảm 18,95% so với năm 2011 nguyên nhân giảm là do các khoản tiền và tương đương tiền năm 2012 giảm 68,49% so với năm 2011, công ty rút tiền gửi ngân hàng về để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tỷ lệ thanh toán của công ty ở mức độ này tương đối thấp chứng tỏ công ty dễ dàng gặp rủi ro khi không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Tuy nhiên nếu công ty biết quản lý tốt những khoản phải thu khách hàng thì sẽ không gây ảnh hưởng lớn tới công ty, công ty có thể tìm hiểu thông tin khách hàng chính xác hơn để loại bỏ các khách hàng có độ rủi ro cao, điều chỉnh chính sách thu nợ, ... Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tài sản cho biết trong 1đồng tài sản bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu suất sử dụng tài sản càng tốt. Năm 2011, tỷ số này giảm 21,84% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản (tăng 383,15%) lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (tăng 82,24%). Tuy nhiên, sang năm 2012, tỷ số này tăng 75,51% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ công ty đã hạn chế được tốc độ tăng của tài sản xuống mức
  • 42. 33 thấp nhất và tăng doanh thu thuần nhằm tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Đây là dấu hiệu tốt thu hút nhiều nhà đầu tư. Nợ/Tổng tài sản: Tỷ trọng nợ cho biết trong 1đồng vốn có bao nhiêu đồng được tài trợ bằng nguồn đi vay. Năm 2011, tỷ trọng này tăng 49,27% so với năm 2010 và năm 2012, tỷ trọng này tiếp tục tăng 8,69% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải trả người bán và khách hàng ứng trước tăng đều qua các năm, công ty chiếm dụng vốn của khách hàng nhiều hơn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, giúp giảm thiểu chi phí trả lãi và tăng lợi nhuận. Nợ/Vốn chủ sở hữu: Tỷ trọng này cho biết khả năng độc lập tài chính của công ty. Năm 2011, tỷ số này tăng 168,19% so với năm 2010 và năm 2012, tăng 95,49% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng nợ lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của công ty kém. Điều này ảnh hướng không tốt đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khi mà tỷ trọng nợ quá cao, tỷ trọng vốn CSH lại giảm qua các năm gây hoang mang cho khách hàng cũng như nhà đầu tư. 2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa 2.2.1 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tƣ vấn và xây dựng công trình văn hóa Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói cách khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Vì vậy, để biết được một công ty hoạt động SXKD có hiệu quả hay không thì ta cần quan tâm đến lợi nhuận của công ty đó. Cụ thể ở đây ta đang tìm hiểu thực trạng lợi nhuận tại công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa, trước tiên là tình hình thực hiện doanh thu, chi phí trong giai đoạn 2010 – 2012. 2.2.1.1 Tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 – 2012 Nhận xét: Nhìn chung doanh thu trong giai đoạn 2010 – 2012 tương đối ổn định và liên tục tăng. Năm 2012 là năm có chuyển biến tốt nhất khi doanh thu tăng cao, chứng tỏ công ty đang có chiến lược kinh doanh rất đúng đắn khi tập trung vào các công trình xây dựng công cộng. Bên cạnh đó là các lãnh đạo của công ty luôn mang về các dự án xây dựng lớn cùng với đội ngũ nhân viên đều có tay nghề cao và có trách nhiệm với công việc. Thang Long University Library
  • 43. 34 Bảng 2. 4 Bảng tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa năm 2010 và 2011 Chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.680.890.780 3.063.262.250 28.093.504.665 1.382.371.470 82,24 25.030.242.425 817,11 2. Doanh thu hoạt động tài chính 2.799.710 28.974.392 18.695.291 26.174.682 934,91 (10.279.101) (35,48) 3. Doanh thu khác - - - - - - - Tổng doanh thu 1.683.690.490 3.092.236.642 28.112.199.956 1.408.546.152 83,66 25.034.704.885 813,48 ( Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa) Doanh thu của công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác. Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2011, tổng doanh thu tăng 1.393.804.581 VNĐ, tương ứng với 82,78% so với năm 2010. Đây là một mức tăng không nhiều chủ yếu là từ doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (tăng 82,24%) do trong năm công ty đấu thầu thành công một dự án xây dựng và thiết kế văn phòng, nhà ở cho một số tòa nhà mới xây dựng. Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng cao, tăng 26.174.682 VNĐ, tương ứng với 934,91% so với năm 2010 do lãi từ tiền gửi, tiền cho vay tăng cao. Năm 2012, tổng doanh thu tăng cao, tăng 25.034.704.885 VNĐ, tương ứng 813,48% so với năm 2011. Đây là một mức tăng khá cao từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chứng tỏ công ty đang kinh doanh hết sức thuận lợi với nhiều dự án xây dựng. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính giảm 35,48%, chứng tỏ công ty đang tập trung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp tăng doanh thu.
  • 44. 35 Ta có thể thấy rõ hơn tốc độ tăng doanh thu giai đoạn 2010 - 2012 qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2. 3 Biểu đồ thực hiện doanh thu giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: VNĐ 2.2.1.2 Tình hình thực hiện chi phí giai đoạn 2010 – 2012 Nhận xét: Tổng chi phí trong giai đoạn 2010 – 2012 liên tục tăng và tăng nhiều vào năm 2012. Điều này chứng tỏ doanh thu bán hàng của công ty tăng làm cho chi phí cũng tăng lên. Tuy nhiên, để cho doanh thu bán hàng và lợi nhuận tăng cao hơn nữa thì công ty cần có nhưng chính sách thích hợp nhằm tối thiểu hóa các nguồn chi phí này. 0 5,000,000,000 10,000,000,000 15,000,000,000 20,000,000,000 25,000,000,000 30,000,000,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1,683,690,490 3,077,495,071 28,112,199,956 Doanh thu Doanh thu Thang Long University Library
  • 45. 36 Bảng 2. 5 Bảng tình hình thực hiện chi phí giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa năm 2010 và 2011 Chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Giá vốn hàng bán 1.197.177.106 2.254.289.733 24.976.903.108 1.057.112.627 88,30 22.722.613.385 1007,97 2.Chi phí tài chính - 9.475.688 - 9.475.688 - (9.475.688) (100,00) - Chi phí lãi vay - 9.475.688 - 9.475.688 - (9.475.688) (100,00) 3.Chi phí quản lý doanh nghiệp 455.789.656 766.525.899 2.775.255.278 310.736.243 68,18 2.008.729.379 262,05 4.Chi phí khác - 14.741.571 - 14.741.571 - (14.741.575) (100,00) Tổng 1.652.966.762 3.045.032.891 27.752.158.386 1.392.066.129 84,22 24.707.125.498 811,39 ( Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh công ty CP tư vấn và xây dựng công trình văn hóa)
  • 46. 37 Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy: Năm 2011, tổng chi phí tăng 1.392.066.129 VNĐ, tương ứng với 84,22% so với năm 2010. Đây là một mức tăng không quá cao. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, tổng chi phí tăng cao, cụ thể tăng 24.707.125.498 VNĐ, tương ứng 811,39% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do: - Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Năm 2011, giá vốn hàng bán tăng 88,30% so với năm 2010 và năm 2012, giá vốn hàng bán tăng cao 1007,97% so với năm 2011. Có thể thấy sự tăng doanh thu có tác động không nhỏ đến sự gia tăng của giá vốn. Công ty phải nhập thêm nguyên vật liệu đầu vào để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu như năm 2011, khối lượng tăng giá vốn hàng bán không nhiều thì sang đến năm 2012, khối lượng tăng cao rõ rệt. Chứng tỏ việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty là đúng đắn và đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên công ty cần phải đa dạng hóa các nhà cung cấp để tối thiểu hóa chi phí đầu vào. Vì khi chi phí đầu vào quá cao sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận thu được không nhiều. Điều này cũng làm cho sức cạnh tranh của công ty trên thương trường giảm xuống. - Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) năm 2011 phát sinh tăng 9.475.688 VNĐ. Nguyên nhân là do công ty cần vay từ ngân hàng một khoản tiền để mua nguyên vật liệu do vốn hiện có không đủ. Tuy nhiên mức độ vay không nhiều nên chi phí lãi vay cũng không cao. Sang đến năm 2012, công ty không phát sinh thêm chi phí lãi vay. Đây là một tín hiệu khá tốt vì trả xong nợ ngân hàng, công ty sẽ bớt đi một khoản chi phí phát sinh, dẫn đến lợi nhuận của công ty cũng tăng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 cũng có sự tăng nhẹ (tăng 310.736.243 VNĐ, tương ứng 68,18% so với năm 2010) do việc kinh doanh của công ty có chuyển biến tốt, công ty phải mua nhiều nguyên vật liệu hơn để phục vụ sản xuất kinh doanh, dẫn đến các chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí văn phòng cho công tác quản lý, … cũng tăng lên.Tuy nhiên năm 2012, tổng chi phí tăng cao, cụ thể tăng 24.707.125.498 VNĐ, tương đương 811,39% so với năm 2011. Có thể nói đây là một mức tăng khá cao vì trong năm này, công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều công trình xây dựng được thi công nên chi phí mua thiết bị, vật tư cũng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, quy mô của doanh nghiệp mở rộng, bộ phận quản lý tăng thêm dẫn tới chi phí quản lý tăng. Mặc dù kinh doanh tốt, có doanh thu, có lợi nhuận tuy nhiên, công ty cần có chính sách quản lý tốt hơn khoản chi phí này. Chi phí càng được kiểm soát thì lợi nhuận càng được tăng cao. Thang Long University Library