SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT& THƯƠNG MẠI
VIKOSAN
HàNội - 4/2014
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀO TRUNG HIẾU
MÃ SINH VIÊN : A17636
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT& THƯƠNG MẠI
VIKOSAN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : LÊ THỊ HẠNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀO TRUNG HIẾU
MÃ SINH VIÊN : A17636
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
HàNội - 4/2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Những năm tháng ngồi trên giảng đường với sự chỉ dạy của các thầy cô
trường Đại Học Thăng Long là khoảng thời gian mà em học hỏi được rất nhiều
kiến thức và đó sẽ là nền tảng cho em hoàn thành tốt bài khóa luận này và sẽ
giúp em vững bước trên con đường tương lai.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản xuất & Thương Mại
VIKOSAN em đã có dịp học hỏi, tiếp xúc thực tế khá nhiều để từ đó hoàn thiện
hơn bài làm của mình. Và trong quá trình thực tập em dù đã gặp không ít khó
khăn nhưng dưới sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, em đã hoàn thành
được bài khóa luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý công ty đãn tạo
mọi cơ hội tốt nhất cho em.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hạnh, người đã nhiệt
tình hướng dẫn, đóng ghóp ý kiến, động viên em từ khi bắt đầu làm bài đến khi
hoàn thành.
Em xin kính chúc thầy cô, cô chú, anh chị dồi dào sức khỏe và thành
công trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 1/7/2014
Sinh viên thực hiện
Đào Trung Hiếu
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đào Trung Hiếu, hiện đang là sinh viên khoa Kinh Tế, chuyên
ngành Quản trị Kinh Doanh, trường Đại Học Thăng Long. Tôi xin cam đoan
rằng bài nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện, không trùng với một đề tài
khoa học nào khác và những số liệu sử dụng trong bài này là hoàn toàn có thật.
Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đào Trung Hiếu
Thang Long University Library
Mục lục
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................9
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP ........................................................................................................................1
1.1. Một số khái niệm....................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ..........................................................1
1.1.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả SXKD.........................................................3
1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD .......................................................4
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: .....................................6
1.2.1. Cơ sở phân tích:...................................................................................................6
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD.......................................................6
1.2.3. Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận:....................................................................8
1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: ........................................9
1.2.5. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội:........................................10
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh:.....................................11
1.3.1. Môi trường bên ngoài: ......................................................................................11
1.3.1.1. Các yếu tố kinh tế:..........................................................................................11
1.3.1.2. Yếu tố chính trị, xã hội và luật pháp:............................................................12
1.3.1.3. Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng: ..................................................................12
1.3.2. Môi trường bên trong:.......................................................................................13
1.3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp:..................................................................................13
1.3.2.2. Nguồn nhân lực:.............................................................................................13
1.3.2.3. Công nghệ:......................................................................................................14
1.3.2.4. Yếu tố marketing: ...........................................................................................14
1.3.2.5. Hệ thống thông tin..........................................................................................14
1.3.2.6. Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư cung ứng nguyên liệu
của doanh nghiệp:.......................................................................................................15
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY THHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIKOSAN ..........................16
2.1. Giới thiệu chung về Công Ty TNHH SX & TM Vikosan ................................16
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty VIKOSAN .......................................16
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại
VIKOSAN.....................................................................................................................17
2.1.2.1. Chức năng.......................................................................................................17
2.1.2.2. Nhiệm vụ.........................................................................................................18
2.1.3.Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ............................................................................18
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy...................................................................................................18
2.1.3.2. Chức năng của từng bộ phận ........................................................................19
2.1.3.3. Cơ cấu nguồn nhân lực..................................................................................22
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2011-2013 .........26
2.2.1. Cơ cấu Tài sản và nguồn vốn............................................................................26
2.2.1.1. Phân tích biến động của cơ cấu tài sản.........................................................26
2.2.1.2. Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn..........................................................29
2.2.1.3. Nhận xét chung về cơ cấu tài sản và nguồn vốn:.........................................31
2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận: ........................................32
2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu.......................................................................32
2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí ............................................................................34
2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận:......................................................................36
2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính................................................................38
2.2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA).....................................................38
2.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(ROS)........................................................39
2.2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn(ROE) ..................................................................40
2.2.3.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn: ...................................................................40
2.2.3.5. Hiệu suất sử dụng vốn: ..................................................................................41
2.2.3.6. Hệ số thu nợ: ..................................................................................................42
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD..................................................43
2.3.1. Môi trường bên ngoài........................................................................................43
2.3.1.1 . Các yếu tố kinh tế .....................................................................................43
2.3.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật.............................................................................43
2.3.1.3. Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng: ..................................................................44
2.3.2. Môi trường bên trong ........................................................................................44
2.3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp ...................................................................................44
2.3.2.2. Công nghệ.......................................................................................................44
2.4.2.3. Yếu tố marketing.............................................................................................45
2.4.2.4. Hệ thống thông tin..........................................................................................45
2.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay.........................................46
2.4.1. Thuận lợi............................................................................................................46
2.4.2. Khó khăn............................................................................................................46
2.5. Đánh giá chung về thị trường của công ty ........................................................47
PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VIKOSAN .....................................49
3.1. Định hướng phát triển công ty VIKOSAN........................................................49
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh................50
3.2.1. Biện pháp 1: Hạn chế tối đa tình hình công nợ cao, công nợ dây dưa khó đòi
trong việc bán hàng .....................................................................................................50
Thang Long University Library
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý và đào tạo nguồn nhân lực...........................................51
3.2.3. Biện pháp 3: Tìm kiếm và xây dựng một kho thành phẩm ở địa bàn Hà Nội52
3.2.4. Biện pháp 4: Thuê tổ chức Marketing chuyên nghiệp thực hiện các công tác
nghiên cứu thị trường .................................................................................................52
3.2.5. Biện pháp 5: Thực hiện các chương trình quảng cáo, chiêu thị....................54
3.2.6. Biện pháp 6: Nghiên cứu và làm chủ hệ thống thương mại điện tử trong
tương lai gần................................................................................................................54
3.2.7. Biện pháp 7: Nghiên cứu đưa các sản phẩm mới mang tính khác biệt hóa cao
ra thị trường.................................................................................................................55
3.3 . Kiến nghị: ............................................................................................................56
3.3.1. Đối với Nhà nước ..............................................................................................56
3.3.2. Đối với công ty ...................................................................................................57
KẾT LUẬN .................................................................................................................58
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
SXKD Sản xuất kinh doanh
VCSH/NPH Vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả
TSDH/TSNH Tài sản dài hạn/Tài sản ngắn hạn
TTS/TNV Tổng tài sản/Tổng nguồn vốn
NSLĐ Năng suất lao động
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty VIKOSAN .......................................................................19
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất tại phân xưởng sản xuất............................................................45
Bảng 2.1: Trình độ lao động tại công ty VIKOSAN trong giai đoạn 2011-2013.............................23
Bảng 2.2: Tình hình tài sản của công ty trông năm 2011-2012-2013...............................................26
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của công ty trong năm 2011-2012-2013........................................30
Bảng 2.4: Tình hình doanh thu của công ty các năm 2011-2013 .....................................................30
Bảng 2.5: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2011-2013.........................................................34
Bảng 2.6:Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011-2013......................................................37
Bảng 2.7: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty các năm 2011-2013 .......................38
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty các năm 2011-2013..........................39
Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn của công ty các năm 2011-2013....................................40
Bảng 2.10: Tỷ số nợ của công ty trong giai đoạn 2011-2013...........................................................40
Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng vốn của công ty trong giai đoạn 2011-2013.....................................41
Bảng 2.12: Hệ số thu nợ của công ty trong giai đoạn 2011-2013.....................................................42
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm 2015, các nước Đông Nam Á sẽ chính thức hình thành Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC) và trở thành một thị trường chung duy nhất với cơ sở sản
xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh
vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên
ngoài (cổng thông tin Chính phủ).Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tham gia đàm
phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) vốn được nhận định là
sắp đi đến được sự đồng thuận cuối cùng giữa các quốc gia tham gia đàm
phán.Như vậy, thị trường cạnh tranh sẽ trở nên ngày càng khốc liệt khi các rào
cản dần được phá bỏ và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép
rất lớn từ những đối thủ cạnh tranh đến từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật,
Singapore... Muốn đứng vững trước những biến động đó, các doanh nghiệp sẽ
phải nỗ lực tăng cường hiệu quả kinh tế của chính mình, từ đó tìm kiếm cơ hội
mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động SXKD, các
doanh nghiệp phải luôn kiểm tra ,đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm
tra đánh giá các hoạt động SXKD chung của toàn doanh nghiệp cũng như từng
lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể
không thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD đó. Vậy thì
hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD là gì ? Để làm rõ vấn đề đó, em đã
chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công
ty TNHH Sản xuất & Thương mại VIKOSAN” cho khóa luận tốt nghiệp của
mình
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
- Đánh giá, nhận định môi trường kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài
hạn.
- Đưa ra những vấn đề mà công ty gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những
năm gần đây để đánh giá hiệu quả.
- Đề suất một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công
ty .
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập tài liệu từ sách báo chuyên ngành, internet, thư viện…
- Thống kê số liệu thứ cấp từ phòng kế toán năm 2011-2012-2013 để phân tính
hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty VIKOSAN.
- Tổng hợp các phân tích thực trạng hoạt động của công ty.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng: Diễn biến tình hình hoạt động, kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty VIKOSAN.
- Phạm vi nghiên cứu: công ty VIKOSAN.
- Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích các năm 2011-2012-2013 và định hướng
phát triển trong tương lai.
5. BỐ CỤC CHÍNH CỦA KHÓA LUẬN:
- Mở đầu
- Phần nội dung
+ Phần I: Cơ sở lí luận
+ Phần II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh
+ Phần III: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
- Kết luận
Thang Long University Library
1
PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện các dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lời.Các doanh nghiệp luôn dành mối quan tâm rất lớn tới
vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh.Sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh
nghiệp phát triển. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng
nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để
thu được kết quả đó. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ
thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lí của mỗi doanh nghiệp."Hiệu quả
sản xuất kinh doanh" là một phạm trù khoa học của kinh tế vi mô cũng như nền
kinh tế vĩ mô nói chung. Nó là mục tiêu mà tất cả các nhà kinh tế đều hướng tới
với mục đích rằng họ sẽ thu được lợi nhuận cao, sẽ mở rộng được doanh nghiệp,
sẽ chiếm lĩnh được thị trường và muốn nâng cao uy tín của mình trên thương
trường.
Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản
lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng
sản xuất của nó".Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ
có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội.Việc phân bổ và sử dụng các
nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế
có hiệu quả cao.Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là
lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ
tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này
mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ
phần tham gia vào quy trình kinh tế.
2
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho
quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xác
định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh".
Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào
tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.
Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng
đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. "Mối
quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và lượng các
nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị,nguyên vật liệu...) được gọi là tính
hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh
doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế
phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và "Để xác định tính hiệu
quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và
các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị
hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất
tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị
chi phí.
Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý
và sử dụng phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một
qúa trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản
ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đầu
ra thường được biểu hiện bằng doanh thu và lợi nhuận. Các nguồn lực đầu vào
bao gồm lao động, chi phí, nguồn vốn, máy móc…
Từ những quan điểm trên ta có thể rút ra được “Hiệu quả kinh doanh là
phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu,
phản ánh các trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực
đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước
Thang Long University Library
3
đo ngày càng trở nên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản
để đánh giá để thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kì”.
1.1.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả SXKD
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bất kỳ một
hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử
dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp
với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối
cùng bao trùm toàn bộ qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa
hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp.Để thực
hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh
nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để
các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán
hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra
đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
(các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn
cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp
điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm
nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh
doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử
dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn
được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong
phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh
nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả
sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong
việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa
4
chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh
nghiệp đã đề ra.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế
như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện.Vì đối với các nhà quản trị khi
nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả
của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực
hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh
doanh.
1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD
- Đối với bản thân doanh nghiệp doanh nghiệp:
Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo giá trị chất lượng, phản ánh
trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là cơ
sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp được xác định dựa trên uy tín, ảnh hưởng của doanh nghiệp
đối với thị trường. Song chung quy lại uy tín của doanh nghiệp trên thương
trường có vững chắc hay không, có chiếm được lòng tin của khách hàng hay
không thì lại bị chi phối bởi hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh ở đây
không thể chỉ hiểu đơn thuần là giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận mà hiệu quả
kinh doanh đạt được là do chính chất lượng của sản phẩm do doanh nghiệp sản
xuất ra và cung ứng cho khách hàng.
Ngoài ra việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy cạnh
tranh và việc tự hoàn thiện của bản thân từng doanh nghiệp trong cơ chế thị
trường hiện nay.Cạnh tranh trên thương trường ngày càng trở nên khốc liệt bởi
nó không chỉ đòi hỏi hợp lý về giá cả mà còn có những đòi hỏi rất cao về chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ.Để không bị bóp nghẹt trong vòng quay đến chóng
mặt của thị trường không còn cách nào khác là phải cạnh tranh lành mạnh đồng
thời với nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và
phát triển lâu dài.Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là hạt nhân cơ
bản của sự chiến thắng trong cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp trên thương
trường hiện nay.
Thang Long University Library
5
- Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân:
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nó phản ánh yêu cầu cao độ về tiết kiệm thời gian, sử dụng tối đa có
hiệu quả các nguồn lực tự có, phản ánh mức độ hoàn thiện của các quan hệ sản
xuất trong nền kinh tế thị trường. Hiệu quả kinh doanh càng đƣợc nâng cao thì
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất cũng phát triển hay ngược lại, quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất kém phát triển thể hiện sự kém hiệu quả của hoạt
động kinh doanh.
- Đối với người lao động:
Hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có những tác động tương ứng
tới người lao động. Một doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có hiệu quả sẽ kích
thích được người lao động hưng phấn hơn, làm việc hăng say hơn. Như vậy thì
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn được nâng cao hơn nữa. Đối lập lại,
một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thì người lao động chán nản, gây
nên những bế tắc trong suy nghĩ và còn có thể dẫn tới việc họ rời bỏ doanh
nghiệp để tìm tới những doanh nghiệp khác.
Trong công việc con người vốn không thích bị phê bình, nhưng nếu chê
đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ, họ sẽ cảm nhận được sai lầm, khuyết điểm của
bản thân và càng khâm phục người lãnh đạo. Một giám đốc doanh nghiệp phải
biết sử dụng các phương pháp lãnh đạo khác nhau để tạo ra được tác phong lãnh
đạo tốt nhất cho mình và đồng thời tạo ra được sự nỗ lực trong lao động của mỗi
nhân viên cấp dưới cũng như đã tạo ra được hiệu quả cao trong công tác kinh
doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra mỗi doanh nghiệp có những cách khuyến khích sự sáng tạo của
người lao động, giúp họ phát huy được hết khả năng sẵn có, tiềm ẩn trong họ thì
không những tạo nên sự phấn khởi do được đóng góp, được cống hiến mà còn
giúp cho doanh nghiệp có những bước đột phá trong sản xuất, trong quá trình
hoạt động của mình.
6
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:
1.2.1. Cơ sở phân tích:
- Bảng cân đối kế toán: Phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn
hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo được thành lập.
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý, căn cứ
vào đó ta có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hình thái
vật chất, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn.
- Báo cáo kết quả kinh doanh: là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình
và kết quả trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.Nó phản ánh toàn bộ
phần giá trị về sản phẩm, lao động, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ
và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh
của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh
doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và đánh giá hiệu quả sử dụng từng yếu tố
tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể sử dụng hệ thống
các chỉ tiêu để đánh giá:
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu: Giá trị tổng sản lượng, doanh
thu, tổng lợi nhuận trước thuế, lợi tức,…
Giá trị của yếu tố đầu vào gồm: Lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao
động, vốn cố định, vốn lưu động,...
Công thức phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lời) của các chỉ tiêu phản
ánh đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng.
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào
một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục
tiêu phấn đấu. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ
Thang Long University Library
7
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh
chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa các
doanh nghiệp với nhau.
- Hiệu suất sử dụng vốn: là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ và tổng số vốn phục
vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ
ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ
tiêu này biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng
vốn, hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì biểu thị hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Tỉ xuất lợi nhuận sử dụng vốn: là tỉ số giữa lợi nhuận trước thuế (hoặc sau
thuế) và tổng số vốn SXKD trong kì. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn
bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước thuế
ư
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định:
+ Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ trong kỳ có
thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng
tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trong hoạt động SXKD tạo ra doanh
thu càng tốt.
+ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ được sử dụng
trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này cao
chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ rất tốt và ngược lại.
8
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không
ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ- sản
xuất- tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải
quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cho doanh nghiệp. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người
ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Số vòng luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được
mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
tăng và ngược lại.Chỉ tiêu này còn được gọi là “Hệ số luân chuyển”.
ư
+ Thời gian của một vòng luân chuyển: Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết
cho VLĐ quay đƣợc một vòng. Thời gian của một vòng( kỳ) luân chuyển
càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
+ Hiệu suất sử dụng VCSH: Chỉ tiêu trên cho ta biết cứ một đồng VCSH tham
gia vào sản xuất kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Chỉ tiêu này cũng nói lên khả năng độc lập về tài chính của công ty, vì tỷ số
này nói lên sức sinh lời của đồng vốn khi đưa vào sản xuất kinh doanh. Nếu
chỉ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh một
cách hiệu quả
1.2.3. Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận:
Các chỉ số sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì
chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một
kỳ nhất định. Hơn thế các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch
định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
Thang Long University Library
9
- Sức sinh lời của tài sản (ROA): Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để
đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho ta biết
cứ một đồng tài sản bỏ vào sản xuất kinh doanh thì trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tổng tài sản của
doanh nghiệp có hiệu quả càng cao và ngược lại.
- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho ta thấy một đồng
VCSH bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định
bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là mục
tiêu quan trọng nhấttrong hoạt động tài chính của doanh nghiệp vì chỉ tiêu
này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu
này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí
nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ
tăng chi phí.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp: một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản
ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp.
1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Năng suất lao động (NSLĐ) của một công nhân viên: Chỉ tiêu này phản ánh
một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng sản xuất, tỷ số này
10
càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động một cách hợp lý, khai
thác được sức lao động trong sản xuất kinh doanh
- Hiệu quả sử dụng lao động: Chỉ tiêu này cho ta thấy 1 lao động trong kỳ đã
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng tốt
và ngược lại.
- Hệ số sử dụng lao động: Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của
doanh nghiệp: số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực
hay chưa, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp thích hợp.
ư
1.2.5. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội:
Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các
doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và
phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về
mặt hiệu quả kinh tế- xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Tăng thu ngân sách
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có
nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế
doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ
sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và
lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước
nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để
tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói
Thang Long University Library
11
nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc
làm cho người lao động.
- Nâng cao đời sống người lao động
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh
nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao
động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được
thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng
đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội...
- Tái phân phối lợi tức xã hội
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh
thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự
chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế
hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi
môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh:
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các yếu tố, các
tác động và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính điều đó, việc đưa ra
các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh không thể đạt được hiệu
quả nếu chúng ta không xem xét đến các yếu tố môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.3.1. Môi trường bên ngoài:
1.3.1.1. Các yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt
động của doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế, lãi suất ngân hàng, chính sách tiền tệ của nhà nước, tỷ lệ lạm phát, mức độ
làm việc và tình hình thất nghiệp,… Các yếu tố đó luôn tác động trực tiếp đến
các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt
12
động SXKD của từng doanh nghiệp. Chúng cũng là tiền đề để Nhà nước xây
dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu
đãi với doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư...
Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm các đối thủ cạnh
tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh cuả
mình. Một môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp
cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mình. Tạo điều
kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết
đúng đắn các hoạt động và các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các
doanh nghiệp.
1.3.1.2. Yếu tố chính trị, xã hội và luật pháp:
Hình thức thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định
các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình
hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng
thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được
nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng họat động SXKD của mình. Ngược lại
nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những họat động hợp
tác SXKD của doanh nghiệp với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như không có
mà ngay họat động SXKD của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất
ổn.
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong
tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố rất gần gũi
và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp
với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi
tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi
trường văn hóa - xã hội quyết định.
1.3.1.3. Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng:
Yếu tố tự nhiên gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái,… biến
động nào của yếu tố tự nhiên cũng đều có ảnh hưởng đến sản phẩm mà doanh
Thang Long University Library
13
nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự khan hiếm và cạn kiệt dần của nguồn nguồn tài
nguyên là vấn đề lớn về chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Làm thế nào để vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảo
không cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.Môi trường bên
ngoài trong sạch, thoáng mát sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường làm việc
bên trong của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả SXKD.
Yếu tố cơ sở hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc giảm chi
phí sản xuất kinh doanh và giảm thời gian vận chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Trong nhiều trường
hợp, khi điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí
đầu tư hoặc gây cản trở đối với các hoạt động cung ứng vật tư, kỹ thuật mua bán
hàng hóa và khi đó tác động xấu tới hiệu quả SXKD.
1.3.2. Môi trường bên trong:
1.3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết lại rằng: “ Một trong những
nguyên nhân giúp cho các doanh nghiệp của Mỹ và Nhật có sự thịnh vượng lâu
dài là do các doanh nghiệp đó có nền văn hóa rất độc đáo”. Văn hóa doanh
nghiệp là toàn bộ giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp, nó có
tác dụng đến tình cảm, lý trí hành vi của tất cả các thành viên. Sự gắn kết của các
thành viên với nhau và với tổ chức giúp đem lại môi trường làm việc thoải mái
cho cán bộ công nhân viên qua đó giúp nâng cao hiệu quả SXKD.
1.3.2.2. Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cở sở của các cá
nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất
định. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đòi hỏi việc quản lý nguồn nhân lực
phải đặt lên hàng đầu, phải xem nguồn nhân lực là tài sản của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng
năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
14
Đối với quá trình sản xuất, chỉ với trang thiết bị, máy móc với kỹ thuật sản
xuất tiên tiến thôi chưa đủ, nếu đội ngũ lao động không đảm bảo về trình độ đủ
để vận hành, sử dụng một cách thành thạo các trang thiết bị đó thì sẽ không thể
phát huy tác dụng của máy móc, thiết bị. Máy móc, thiết bị dù có hiện đại đến
đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử
dụng lực lượng lao động của doanh nghiệp thì mới phát huy được tác dụng, tránh
lãng phí.
1.3.2.3. Công nghệ:
Đối với các doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ của máy móc, thiết
bị mang tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất của doanh nghiệp vì nó
sẽ tác động tới việc tiết kiệm chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào và tiêu hao cho
một đơn vị sản phẩm, giảm cường độ lao động của người lao động, nâng cao
năng suất lao động, hạn chế việc thải các chất độc hại ra ngoài môi trường...
Trong thời đại tốc độ phát triển của khoa học công nghệ phát triển như vũ
bão hiện nay, công nghệ phát triển nhanh chóng, chu kỳ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ngày càng ngắn. Do vậy, sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ
ngày càng đóng vai trò quyết định tới sự thành công trong hoạt động SXKD của
mọi doanh nghiệp.
1.3.2.4. Yếu tố marketing:
Marketing có thể được hiểu như một quá trình xác định, dự báo thiết lập và
thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ.
Nhân tố này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.Nó chính là
một trong những cơ sở để nhà quản trị lập ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Nếu không thể dự báo được thị trường một cách chính xác, sản lượng cũng như
mẫu mã của sản phẩm khó có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu dùng
hoặc tình trạng sản xuất dư thừa khiến lượng hàng tồn kho duy trì ở mức cao.
1.3.2.5. Hệ thống thông tin
Thông tin liên kết tất cả các chức năng kinh doanh với nhau và cung cấp sơ
sở cho các quyết định trong hoạt động quản trị. Doanh nghiệp có hệ thống thông
Thang Long University Library
15
tin tốt sẽ có ưu thế về chi phí sản xuất, đáp ứng cao nhu cầu mong đợi của khách
hàng. Các bộ phận chức năng của doanh nghiệp nhờ có thông tin đã liên kết
được thành một hệ thống hoạt động hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp đứng vững
trong nền kinh tế thị trường.
1.3.2.6. Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư cung ứng nguyên
liệu của doanh nghiệp:
Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động
SXKD. Để tiến hành hoạt động SXKD, ngoài những yếu tố nền tảng cơ sở thì
nguyên liệu đóng vai trò quyết định, có nó thì hoạt động SXKD mới được tiến
hành. Nguyên vật liệu được cung cấp thường xuyên, không gián đoạn sẽ giúp
cho hoạt động sản xuất được liên tục và hiệu quả, đồng thời cũng làm tăng năng
suất lao động, do đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có thể nói kế
hoạch SXKD có thực hiện đươc thắng lợi hay không phần lớn phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu có được đảm bảo hay không.
16
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY THHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIKOSAN
2.1. Giới thiệu chung về Công Ty TNHH SX & TM Vikosan
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty VIKOSAN
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại VIKOSAN được thành lập
ngày 22/10/2007 với hình thức công ty 2 thành viên trở lên.
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại VIKOSAN
- Tên viết tắt: Công ty VIKOSAN
- Mã số doanh nghiệp: 0500571026 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày
22/8/2013 (đăng ký thay đổi lần thứ 6)
- Trụ sở chính: Khu công nghiệp Hà Bình Phương - Km12 (Pháp Vân -
Cầu iẽ) - Hà Nội
- Điện thoại: 0433.766.777 ; 0433.766.333 ; Hotline: 0936.464.855
- Fax: 0433.766.555
- Email: vikosan2007@gmail.com
- iám đốc: Nguyễn Đức Quyến
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng trong đó tiền mặt là 20.000.000.000
đồng, do 2 thành viên góp vốn.
Năm 2008, công ty xây dựng thêm một xưởng diện tích 2000 mét vuông
lắp đặt dây chuyền máy chần thêu tự động nhập khẩu từ Hàn Quốc. Làm chủ dây
chuyền này, công ty đã có thể tự chần nguyên khổ vải và thêu hoa văn, họa tiết
trên trên tất cả các sản phẩm chăn ga gối của mình thay cho việc thuê gia công
công đoạn này như trước đây. Điều này đánh một dấu mốc vượt bậc trong việc
làm chủ công nghệ sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm của công ty, không
những giảm bớt chi phí, sản phẩm của công ty đã nâng cao được chất lượng và
đưa mẫu mã sản phẩm lên tầm cao mới, cạnh tranh trực tiếp với những thương
hiệu hàng đầu trong lĩnh vực như Hanvico, Everon, Everhome...
Năm 2009, công ty đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Việc áp dụng ban đầu có nhiều khó khăn,
Thang Long University Library
17
tuy nhiên với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong
công ty, hệ thống đã hoạt động tốt, giúp công ty cải thiện đáng kể chất lượng sản
phẩm và giảm chi phí liên quan đến sản phẩm lỗi hỏng.
Năm 2010 công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bông - đệm của Hàn Quốc.
Sản phẩm của dây chuyền bao gồm: bông rời, bông tấm, ruột đệm bông ép.
Những sản phẩm này không chỉ giải quyết nguyên vật liệu cho sản xuất chăn ga
gối đệm của bản thân công ty mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh
nghiệp dệt may khác.
Cuối năm 2011, công ty gặp sự cố cháy kho nguyên liệu, tổng thiệt hại ước
đạt trên 7 tỷ đồng. Từ đó đến nay, công ty tập trung xây dựng thương hiệu,
quảng bá sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất. Sản phẩm chăn ga gối đệm của
công ty đã góp mặt trong nhiều triển lãm lớn như Triển lãm hàng tiêu dùng Việt
Nam 2011, Việt Nam Expo 2012... Công ty không ngừng mở rộng hệ thống đại
lý bán hàng nhưng sản phẩm của công ty mới chỉ có mặt ở miền Bắc. Cùng với
sự phát triển ngành dệt may Việt Nam, công ty đã vững bước đi lên, khẳng định
được tên tuổi và chỗ đứng của mình trong lòng người tiêu dùng. Sản phẩm của
công ty đã nhiều công trình như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bệnh viện tin tưởng
sử dụng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại
VIKOSAN
2.1.2.1. Chức năng
Công ty VIKOSAN hoạt động theo luật doanh nghiệp và trong các lĩnh vực
ngành nghề đăng ký kinh doanh đã được phê duyệt. Những nghành nghề chính
của công ty được quy định trong giấy phép kinh doanh:
- Chăn – ga – gối – đệm và các sản phẩm may mặc.
- Xuất nhập khẩu máy móc, linh kiện liên quan tới lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra công ty còn đăng kí rất nhiều ngành nghề khác trong đăng kí kinh
doanh như bán phụ tùng ô tô xe máy, hoạt động thiết kế chuyên dụng, bán lẻ
trong các của hàng kinh doanh tổng hợp, bán buôn nhiên liệu khí hóa lỏng…
nhưng chưa thực hiện sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực này.
18
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng kí, chịu mọi trách nhiệm trước nhà
nước và pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty bằng tài sản của các
thành viên
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng sản phẩm hàng hóa mà công
ty cung cấp.
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước và pháp luật.
- Thực hiện đúng các chế độ báo cáo, thống kê, kế toán định kỳ theo quy định.
- Có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn vốn, chịu trách nhiệm về tính chính xác
trong các hoạt động tài chính của công ty.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy
Hiện công ty có 30 nhân viên và 200 nhân công làm trong các phòng ban
và bộ phận khác nhau.Cơ cấu bộ máy của công ty được tổ chức trực tuyến –
chức năng. Nhờ đó mà công ty luôn phát huy được năng lực chuyên môn của các
phòng ban, nhân viên trong công ty mà vẫn đảm bảo ban giám đốc luôn nắm bắt
được thông tin chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Thang Long University Library
19
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty VIKOSAN
(Nguồn: phòng Nhân sự)
2.1.3.2. Chức năng của từng bộ phận
- Giám đốc công ty:
+ Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, đảm nhận việc kí kết hợp đồng,
đưa ra các quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định, đầu tư phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh, ban hành các quy chế, quy định trong nội bộ công ty
như thời gian làm việc, chế độ thưởng, phạt...,chịu trách nhiệm về các báo cáo
tài chính.
+ Có trách nhiệm chỉ đạo chung và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công
ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động SXKD tại công ty,
chịu trách nhiệm với Nhà nước về mọi hoạt động của công ty.
+ Hoạch định các chính sách, các kế hoạch cung cấp nguồn lực cho sản xuất
kinh doanh của công ty. Xây dựng mục tiêu, chiến lược, dự án phát triển sản
xuất kinh doanh. Trực tiếp chỉ đạo việc hệ thống cơ quan quản lý hành chính,
quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc
Phòng kinh
doanh
Phòng
bảo vệ
Phòng
nhân sự
Phòng
thiết kế
Phòng kế
toán
Phân xưởng
sản xuất
20
- Phòng kinh doanh:
+ Đề ra các chiến lược kinh doanh và những phương hướng sử dụng các nguồn
vốn một cách có hiệu quả, tìm được nhiều đối tác, khách hàng mới cho công ty,
mở rộng và phát triển thị trường,cập nhật số lượng hàng hóa mua vào, bán ra và
công nợ của khách hàng.
+ Tham mưu cho iám đốc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, ,mở rộng sản
xuất, quan lý hệ thống công nghệ trạng thiết bị máy móc.
+ Tổ chức mua sắm và nhập kho vật tư cho đơn vị sản xuất.
+ Lưu trữ hồ sơ khách hàng gồm: hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, biên bản giao
nhận hàng hoá, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, quyết toán và thanh lý hợp đồng,
hoá đơn bán hàng và các biên bản khác có liên quan.
+ Theo dõi tình hình hoạt động của các đại lí, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của
công ty thông qua hệ thống thông tin.
- Phòng kế toán:
+ Nhận đơn hàng và lập các chứng từ gốc để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, chứng minh sự hợp pháp về sự hình thành và sử dụng tài sản vào mục đích
kinh doanh.
+ Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài
chính vật tư, tiền vốn, bảo đảm chủ động trong kinh doanh và tự chủ trong tài
chính. Phân tích, đánh giá hoạt động tài chính và khai thác kinh doanh, tìm ra
biện pháp nhằm nâng cao được hiệu quả kinh tế.
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định, phục vụ tốt các yêu cầu kiểm
toán, thanh tra, kiểm tra về tài chính của các đối tượng khác.
+ Bảo đảm việc ghi chép số liệu, tổng hợp tình hình, số liệu liên quan đến hoạt
động, tài chính kinh doanh của công ty. Cung cấp số liệu cần thiết cho các phòng
ban có liên quan.
+ Phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng và dễ hiểu toàn diện
các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên nguyên tắc kế toán độc
lập về nghiệp vụ.
Thang Long University Library
21
+ Không thanh toán khi phát hiện sai sót, chưa đủ thủ tục, chứng từ còn nghi
vấn, chưa rõ ràng, chứng từ bị tẩy xoá không hợp lý. Từ chối các khoản chi sai
chế độ, không có lệnh của iám đốc.
- Phòng thiết kế:
+ Thiết kế các sản phẩm với mẫu mã mới bắt kịp nhu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng
+ Giám sát quá trình chế tạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm; tiếp nhận thông
tin phản hồi, cải tiến sản phẩm; quản lý hồ sơ thiết kế hoàn công sản phẩm.
+ Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc lập tiến độ, biện pháp thi công,
quy trình công nghệ sản xuất, định hướng đầu tư thiết bị, cải tiến quy trình sản
xuất nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Phòng nhân sự:
+ Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn công ty, ngân sách
liên quan đến chi phí lao động (quỹ lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng BHXH,
BHYT, chi phí đồng phục,…). Tham gia các chương trình khảo sát lương với
các đối tác và thực hiện khảo sát các chi phí lao động trên thị trường để làm cơ
sở xây dựng chính sách nhân sự hàng năm. Thực hiện khảo sát chính sách nhân
sự, mức độ hài lòng hàng năm đối với toàn thể cán bộ, nhân viên để cải tiến
chính sách nhân sự.
+ Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí
công việc, kế hoạch quy hoạch và bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển,
điều chuyển)
+ Xây dựng nội quy lao động; các quy chế làm việc, phân công trình giám đốc
phê duyệt.
+ Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động
Công ty.
+ Tổ chức và thực hiện các hoạt động nhân sự theo quy định: xếp lương, nâng
bậc lương, tuyển dụng, đánh giá nhân sự, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo,
thanh toán lương, chế độ phúc lợi…
22
+ Phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng chương trình Phúc lợi, Khen thưởng
hàng năm để xin ý kiến tại Hội nghị Người lao động hàng năm.
+ Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành (hồ sơ nhân
sự, thông tin trên phần mềm HRM).
+ Cung cấp và quản trị thông tin về cơ cấu tổ chức, chế độ quyền lợi, thông tin
tuyển dụng,.. trên website tuyển dụng và các trang website quảng cáo tuyển dụng
để quảng bá hình ảnh Công ty.
- Phòng bảo vệ:
+ Bảo đảm an ninh, kiểm tra các vấn đề liên quan tới an toàn lao động cho mọi
hoạt động của công ty.
+ Đề xuất và thưc hiện kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trong đơn vị.
+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện nhằm ngăn ngừa khả năng cháy nổ.
+ Quản lí và kiểm soát hệ thống an ninh, hệ thống báo cháy.
- Phân xưởng sản xuất:
+ Trực tiếp thực hiện các kế hoạch sản xuất của công ty
+ Sử dụng và bảo quản tốt máy móc và trang thiết bị được giao. Lập sổ theo dõi
máy móc thiết bị, đảm bảo máy móc, trang thiết bị luôn trong tình trạng sẵn sàng
sử dụng.
+ Thực hiện sản xuất đảm bảo tuyệt đối an toàn. Thực hiện nghiêm những quy
định về an toàn lao động. Phối kết hợp với các đơn vị trong toàn công ty để xử lý
và khắc phục hậu quả khi có thiên tai hoặc hoả hoạ xảy ra. Tham gia vào quá
trình điều tra tai nạn, cung cấp thông tin làm cơ sở để giải quyết chế độ cho
người lao động.
2.1.3.3. Cơ cấu nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chính là yếu tố then chốt khó có thể thay thế của mỗi
doanh nghiệp.Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố
này. Hiện tại, công ty VIKOSAN có một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, năng động
có mối liên kết chặt chẽ với đội ngũ công nhân cốt cán giàu kinh nghiệm. Cơ cấu
lao động của công ty VIKOSAN giai đoạn 2011-2013 được thể hiện qua bảng số
liệu sau:
Thang Long University Library
23
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại công ty VIKOSAN trong giai đoạn 2011-2013
Cơ cấu
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
%
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
%
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
%
Trình độ
- Đại học 10 4,3 10 4,6 9 4,7
- Cao đẳng 35 15,2 35 16,2 35 18,5
- Trung cấp 69 30 62 28,7 42 22,2
- Phổ thông 116 50,5 109 50,4 103 54,6
Độ tuổi
- Dưới 35 205 89,1 194 89,8 167 88,4
- Trên 35 25 10,9 22 10,2 22 11,6
Giới tính
- Nam 93 40,4 89 41,2 84 44,4
- Nữ 137 59,6 127 58,8 105 55,6
Lao động
- Trực tiếp 30 13 29 13,4 27 14,3
- Gián tiếp 200 87 187 86,6 162 85,7
(Nguồn: Phòng nhân sự)
- Trình độ lao động: Lực lượng lao động của công ty đã có những thay đổi về
lượng và chất nhất định trong ba năm. Tính đến hết năm 2013, trong 230 cán
bộ, công nhân viên thì chỉ có 10 người có trình độ Đại học (chiếm 4,3%); 35
người có trình độ Cao đẳng (chiếm 15,2%); 185 người có trình độ Trung cấp
và phổ thông (chiếm 80,5%).
+ Chiếm tỷ trọng cao nhất là lao động phổ thông và có chiều hướng tăng đều
qua các năm với 103 người (2011) lên 116 người (2013), chiếm khoảng trên
50% trong 3 năm. Công ty liên tục tăng số lượng lao động phổ thông qua các
năm để đảm bảo được các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
24
+ Trung cấp: Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp tăng qua
các năm, cụ thể năm 2012 tăng thêm 20 người, năm 2013 tăng thêm 7 người nữa.
Đây là kết quả của kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề của các bộ công nhân
viên phân xưởng sản xuất. Điều này đem lại những hiệu quả rất tích cực cho
công ty.
+ Cao đẳng và đại học: Tập trung phần lớn ở các phòng ban thiết kế, kinh
doanh, kế toán và nhân sự, nơi cần người được đào tạo giúp công ty vận hành tốt
bộ máy. Trong năm 2013, công ty có 10 cán bộ công nhân viên có trình độ đại
học, tăng thêm 1 người so với năm 2011, và 35 người có trình độ cao đẳng.
Nguyên nhân là do ông Nguyễn Đức Quyến, giám đốc công ty VIKOSAN,
muốn tìm thêm một nhân lực có chất lượng để giúp công ty phục hồi sau khủng
hoảng.
- Độ tuổi: VIKOSAN có lực lượng lao động trẻ, với tỉ lệ các cán bộ công nhân
viên có tuổi đời dưới 35 chiếm đa số, trung bình lên tới 90%. Sức trẻ và sự sáng
tạo không ngừng trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp công ty luôn hoàn
thành được kế hoạch sản xuất cho từng giai đoạn phát triển của mình.
- Giới tính: Là doanh nghiệp sản xuất ngành hàng chăn – ga – gối – đệm, nhưng
tỉ lệ nam nữ của công ty lại không quá chênh lệch, cụ thể năm 2013 công ty có
khoảng 40% cán bộ công nhân viên là nam. Đây là do việc vận hành các dây
chuyền sản xuất bông tấm, đệm tương đối nặng nhọc, cần đến sức khỏe của các
công nhân nam. Trong khi đó, công nhân nữ chiếm đa số trong xưởng sơ chế
nguyên liệu dùng cho khâu sản xuất.
Việc tìm kiếm lao động trong khu vực quanh khu công nghiệp Hà Bình
Phương luôn rất thuận lợi do khu vực này có nguồn cung lao động rất dồi dào.
Công ty có thể dễ dàng tìm được những lao động đã từng làm công việc bật
bông, làm chăn bông khi xưa hay quy trình làm chăn – ga – gối – đệm quy mô
nhỏ tại các làng nghề trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, công ty luôn có lợi thế
nhất định so với các đối thủ của mình về thời gian và chi phí đào tạo lại nhân
lực. Từ đó giảm các chi phí liên quan giúp công ty tăng hiệu quả SXKD.
Thang Long University Library
25
Bảng 2.2: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong giai đoạn 2011-2013
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2013
Năm
2012
Năm
2011
Chênh
lệch
2013/2012
Chênh
lệch
2012/2011
1 Giá trị sản lượng Triệu đồng 93.334,1 129.952,6 29.720,1 (30.618,5) 100.232,5
2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7.392,1 9.909,3 (2.256,6) (2.517,2) 12.165,9
3 Số lượng lao động Người 230 216 189 14 27
4 NSLĐ bình quân (1/3) 405,8 601,6 157,2 (195,8) 444,4
5 Hiệu quả sử dụng lao
động (2/3)
32,1 45,87 (11,92) (13,77) 57,79
(Nguồn: phòng Kinh doanh)
Nhận xét:
- Giá trị sản lượng: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy sản lượng hàng hóa công ty sản
xuất được cao nhất trong năm 2012 với 129.952,6 triệu đồng, tăng 100.232,5 triệu
đồng so với năm 2011. Năm 2013 giá trị sản lượng của công ty giảm 30.618,5 triệu
đồng, đạt mức 93.333,1 triệu đồng. Có được sản lượng cao như vậy chứng tỏ rằng
công ty đang hoạt động tốt ở thời điểm hiện tại.
- NSLĐ bình quân: Với giá trị sản lượng đạt cao nhất vào năm 2012, NSLĐ bình quân
trong năm đạt 601,6 triệu đồng trên 1 lao động, tăng 444,4 triệu đồng so với năm
2011. Sự sụt giảm giá trị sản lượng sau đó đã khiến NSLĐ bình quân giảm 195,8 triệu
đồng xuống còn 405,8 triệu đồng trên 1 lao động trong năm 2013. Trong tương lai
công ty cần phấn đấu hơn nữa để tăng NSLĐ qua đó giảm giá thành sản phẩm, giúp
công ty cạnh tranh trên thị trường.
- Hiệu quả sử dụng lao động: Năm 2011, công ty làm ăn không hiệu quả khi hiệu quả
sử dụng lao động là -11,92 triệu đồng trên mỗi lao động. Năm 2012, công ty đã cải
thiện tình hình rõ rệt với mức hiệu quả sử dụng lao động đạt 45,87 triệu đồng trên mỗi
lao động, tăng 57,79 triệu đồng so với năm trước. Đến năm 2013, chỉ tiêu này giảm
13,77 triệu đồng, xuống mức 32,1 triệu đồng trên mỗi lao động. Trong tương lai, công
ty cần tìm các biện pháp giúp duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động từ đó
nâng cao hiệu quả SXKD.
26
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2011-2013
2.2.1. Cơ cấu Tài sản và nguồn vốn
2.2.1.1. Phân tích biến động của cơ cấu tài sản
Trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều có những thể mạnh và điểm yếu
khác nhau.Tuy nhiên để có thể đi đến thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải biết
cách sử dụng đồng vốn bỏ ra một cách hiệu quả.Việc sử dụng vốn như thế nào
cho hiệu quả thể hiện ở chỗ phân bổ vốn có phù hợp với tình hình và loại hình
kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Dưới đây chúng ta sẽ phân tích tình
hình biến động tài sản của công ty trong những năm gần đây :
Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty trông năm 2011-2012-2013
Chỉ tiêu Năm
2013
(Triệu
đồng)
Năm
2012
(Triệu
đồng)
Năm
2011
(Triệu
đồng)
Chênh lệch
2013-2012
Chênh lệch
2012-2011
Tuyệt
đối
(Triệu
đồng)
Tương
đối
%
Tuyệt
đối
(Triệu
đồng)
Tương
đối
%
A.Tài sản ngắn hạn 25.356,3 24.652 21.475,1 704,3 2,8 3.176,9 14,8
1.Tiền mặt 2.144,1 1.244,8 4.406,2 899,3 72,24 (3161,4) (71,7)
2.Các khoản phải thu 8.092 12.172,7 11.252,2 (4080,7) (33,5) 920,5 8,2
3.Hàng tồn kho 120,2 6.234,5 5.564,5 (61143) (99,1) 670 12,04
4.Đầu tư tài chính ngắn hạn 15.000 5.000 0 10.000 200 5.000 100
B.Tài sản dài hạn 13.416,7 12.850,3 13.651,4 566,4 4,4 (801,1) 5,9
1.Tài sản cố định 13.416,7 11.348,4 11.897,3 2.068,3 18,22 (548,9) (4,7)
2.Đầu từ tài chính dài hạn 0 437,4 437,4 (437,4) (100) 0 0
3.Tổng tài sản 38.773 37.781,8 35.126,5 991,2 2.6 2.655,3 7.5
Tỷ trọng TSNH/TTS (%) 65,39 65,25 61,14 0,14 4,11
Tỷ trọng TSDH/TTS (%) 34,61 34,75 38,86 (0,14) (4,11)
(Nguồn: phòng Kế toán)
Thang Long University Library
27
Nhận xét:
Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy tổng tài sản của công ty giữ chiều hướng tăng
trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể, năm 2012 tổng tài sản là 37.781,8 triệu đồng,
tăng 2.655,3 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,5% so với năm 2011. Đến năm
2013 tổng tài sản là 38.733 triệu đồng, tăng 991,2 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ
tăng 2,6% Trong cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng
lớn trên tổng tài sản, luôn lớn hơn 60%. Điều này cho thấy công ty đầu tư phần
lớn vào tài sản ngắn hạn, chủ yếu là các khoản phải thu (chiếm khoảng 50%
trong các năm 2011, 2012 và giảm đáng kể xuống khoảng 30% vào năm 2013).
- Tài sản ngắn hạn:
Tỷ trọng TSNH trên tổng tài sản có chiều hướng tăng qua các năm. Năm
2012 TSNH tăng 3.176,9 triệu đồng so với năm 2011, chiếm 65,52%, tức là
trong 100 đồng tài sản của công ty có 65,25 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân
chủ yếu là do công ty có các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, bởi phần lớn
hàng gửi bán của công ty ở các đại lý chỉ được thanh toán vào cuối mỗi kì kinh
doanh. Việc công ty gửi hàng ở các đại lý giúp công ty giảm bớt gánh nặng hàng
tồn kho nhưng cũng có những hạn chế như tình trạng ứ đọng vốn khiến công ty
khó có thể tái đầu tư vào quá trình SXKD. Các khoản phải thu của năm 2012 là
12.172,7 triệu đồng, tăng 920,4 triệu đồng so với năm 2011, tương đương mức
tăng 8,2%, nhưng đến năm 2013 lại giảm đi 4.080,6 triệu đồng, tương đương
mức giảm 33,5%. Ta có thể thấy một dấu hiệu đáng mừng là công ty đã và đang
có những chuyển biến tích cực trong việc quản lý các đại lý của mình. Việc hạn
chế bớt các khoản phải thu giúp công ty chủ động hơn trong các kế hoạch
SXKD.
Năm 2013, lượng tiền mặt của công ty là 2,144,1 triệu đồng tăng 899,3
triệu đồng so với năm 2012, tương đương mức tăng 72,24%. Nguyên nhân là do
ban lãnh đạo công ty luôn muốn đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty
để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong những tháng cao điểm. So với năm 2011,
lượng tiền mặt của công ty trong năm 2012 giảm 3.161,4 triệu đồng, tương
đương mức giảm 71,7%. Do công ty tái đầu từ cho việc xây dựng kho nguyên
28
liệu bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn cuối tháng 11/2011 nên họ đã không thể duy
trì được lượng tiền mặt mong muốn. Điều này có thể gây ra một số rủi ro trong
khả năng thanh toán của công ty.
Trong tài sản ngắn hạn từ năm 2011 đến 2013 ta có thể thấy hàng tồn kho
của năm 2013 giảm rõ rệt. Cụ thể, khối lượng hàng tồn kho năm 2013 ước đạt
120,2 triệu đồng, giảm 98% so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã
nắm bắt được thông tin chính xác về tình hình thị trường năm 2013.Từ đó họ đã
đưa ra được kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác, giảm tối đa lượng hàng tồn
kho của công ty. Nhìn lại năm 2012, mặc dù là một năm thành công với doanh
số lớn nhất, nhưng lượng hàng tồn kho của công ty so với năm 2011 đã tăng 670
triệu đồng, tương đương mức tăng 12,04%. Đây là hệ quả của việc không nắm
bắt được tình hình cung cầu của thị trường dẫn tới sản xuất thừa hàng.
Công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong năm 2011 khi
phải lo khắc phục những hậu quả để lại sau vụ cháy kho nguyên liệu xảy ra vào
cuối tháng 11. Năm 2012, công ty đầu tư một số tín phiếu kho bạc trị giá 5.000
triệu đồng. Năm 2013, công ty tăng mức đầu tư vào tín phiếu lên 15.000 triệu
đồng, tăng 10.000 triệu đồng, tương ứng tăng 200% so với năm 2012. Nguyên
nhân là do rủi ro của tín phiếu kho bạc là không có, nên công ty đã sử dụng kênh
đầu tư này để giảm thiểu lượng tiền mặt nhà rỗi mà công ty chưa thể có kế hoạch
sử dụng hiệu quả. Trong tương lai, để tăng hiệu quả SXKD hơn nữa, công ty cần
vạch các kế hoạch để đưa lượng tiền nhàn rỗi này vào sản xuất.
- Tài sản dài hạn:
Tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản và có biến
động nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2012, tài sản dài hạn là 12.850,3 triệu đồng,
giảm 801,1 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 4,5%. Đến năm 2013, TSDH là
13.416,7 triệu đồng, tăng 566,4 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 4,4%. Tỷ trọng
này đạt cao nhất là năm 2011 chiếm 38,86%. Bởi vì công ty hoạt động với quy
mô vừa và nhỏ nên hiện tại công ty vẫn hạn chế đầu tư vào tài sản dài hạn nhằm
giảm vốn cố định, tránh ứ đọng vốn.
Thang Long University Library
29
Năm 2012, lượng tài sản cố định của công ty giảm 548,9 triệu đồng, tương
đương mức giảm 4,7%. Nguyên nhân là do sau sự cố cuối năm 2011, công ty đã
rà soát lại hệ thống vận hành nhà máy và thanh lí mốt số máy móc thiết bị cũ
đồng thời nhập máy mới có công suất cao hơn. Trong năm 2013, công ty nhập về
máy ép bông tấm hiện đại để đảm bảo khả năng tự chủ về bông tấm dùng cho
sản xuất. Việc này khiến giá trị tài sản cố định của công ty tăng lên 2068,3 triệu
đồng, tương đương mức tăng 18,22%.
Sau hai năm 2011 và 2012 không đổi, khoản đầu tư tài chính dài hạn
giảm 437,4 triệu đồng, tương ứng mức giảm 100% trong năm 2013. Nguyên
nhân là do số lượng trái phiếu Chính phủ mà công ty nắm giữ đã đáo hạn vào
đầu năm 2013.
Qua số liệu bảng cơ cấu tài sản của công ty VIKOSAN trong giai đoạn
2011-2013 ta thấy cơ cấu TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%). Điều này
giúp công ty luôn chủ động được khả năng thanh toán trong ngắn hạn của mình.
Với sự đầu tư trang thiết bị mới ngày một hiện đại, công ty đang có những bước
đi đúng hướng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai.
2.2.1.2. Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn
Doanh nghiệp muốn kinh doanh phải có vốn, điều đó là đương nhiên tuy
nhiên muốn kinh doanh hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách huy động
vốn và sử dụng chúng có hiệu quả. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn đang sử
dụng trong kinh doanh tại công ty VIKOSAN trong 3 năm qua:
30
Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty trong năm 2011-2012-2013
Chỉ tiêu
Năm
2013
(Triệu
đồng)
Năm
2012
(Triệu
đồng)
Năm
2011
(Triệu
đồng)
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2012/2011
Tuyệt
đối
(Triệu
đồng)
Tương
đối
%
Tuyệt
đối
(Triệu
đồng)
Tương
đối
%
A.Nợ phải trả 13.559,3 13.896,3 12.570,5 (337) (2,5) 1.325,8 10,5
1.Nợ ngắn hạn 12.519,5 13.493,1 12.227,2 (973,6) (7,3) 1.265,9 10,3
2.Nợ dài hạn 1.039,8 403,2 343,3 636,6 158 59,9 17,4
B.Vốn chủ sở hữu 25.316,2 23.855,4 22.556 1.460,8 6,1 1.299,4 5,7
C.Tổng nguồn vốn 38.773 37.781,8 35.126,5 1.093,5 2.9 2.655,3 7,5
Tỷ trọng NPT/TNV (%) 34,97 36,78 35,78 (1,81) 1
Tỷ trọng VCSH/TNV
(%)
65,03 63,22 64,22 1,81 (1)
(Nguồn: phòng Kế toán)
Nhận xét:
Qua bảng 2.3, trong 3 năm từ 2011-2013 tổng nguồn vốn kinh doanh của
công ty liên tục được tăng lên cụ thể như năm 2012 tổng nguồn vốn là 37.781,7
triệu đồng tăng thêm 2.655,2 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tỷ lệ tăng
7,5%. Năm 2013 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 38.875,5 triệu đồng
tăng 1.093,8 VND tỷ lệ tăng là 2,9% so với năm 2012. Nguyên nhân chính làm
cho nguồn vốn tăng là do sự gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu của các năm 2012,
2013 so với năm 2011. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, ta thấy công ty luôn giữ
được tỉ trọng vốn chủ sở hữu cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn (trên 60%). Điều
này giúp công ty đảm bảo được uy tín với đối tác nhưng cần phải tìm cách khai
thác lợi thế đó để tăng năng lực cạnh tranh của công ty.
- Nợ phải trả: Năm 2012, nợ phải trả tăng 1.325,8 triệu đồng, tương đương mức
tăng 10,5%. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh nợ phải trả trong năm 2012 chủ
Thang Long University Library
31
yếu là do nợ ngắn hạn tăng cao khi tăng 1.265,9 triệu đồng, tương ứng mức
tăng 10,3%. Công ty đã tận dụng tối đa thời hạn thanh toán những hợp đồng
nguyên vật liệu nên vẫn giữ được uy tín với các nhà cung cấp trong khi tận dụng
được nguồn vốn của họ vào quá trình SXKD của mình. Năm 2013, nợ phải trả
giảm 337 triệu đồng, tốc độ giảm 2,5%. Nguyên nhân chính là do doanh số của
công ty giảm khiến việc nhập các nguyên vật liệu đầu vào giảm theo khi công ty
sản xuất ít hơn. Điều đó kéo theo một chút thay đổi trong cơ cấu tài sản – nguồn
vốn khi tỷ trọng NPT giảm 1,81% trong khi tỷ trọng VCSH lại tăng 1,8%. Vì tỷ
trọng nợ ngắn hạn rất cao so với nợ dài hạn trong cơ cấu nợ phải trả nên dù nợ
dài hạn trong năm 2013 có tăng tới 158% tương đương tăng 636,6 triệu đồng
nhưng nợ ngắn hạn lại giảm tới 973,6 triệu đồng, tương đương mức giảm 7,3%.
- Vốn chủ sở hữu: nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2012 tăng 1.299,4 triệu
đồng, tốc độ tăng 5,7%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nợ phải trả lại cao hơn với
mức 10,5% khiến cho tỉ trọng vốn chủ sở hữu chỉ đạt 63,22%, thấp hơn so với
năm 2011 đạt 64,22%. Năm 2013, vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng thêm 6,1%,
tương đương tăng 1.460,8 triệu đồng trong khi nợ phải trả lại giảm 337 triệu.
Điều này khiến tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn tăng lên mức
65,29%. Tỉ lệ VCSH cao như vậy giúp công ty luôn đảm bảo các kế hoạch
SXKD của mình, qua đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Qua số liệu bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty VIKOSAN trong giai đoạn
2011-2013 ta thấy cơ cấu VCSH luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 63%). Điều này
giúp công ty luôn đảm bảo khả năng tự tài trợ cho hoạt động SXKD qua đó
không bị phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài. Nguồn VCSH có tăng nhưng mức
tăng chủ yếu do khoản lợi nhuận chưa phân phối. Trong tương lai, công ty nên
chủ động có những chính sách tăng vốn đầu tư để giúp công ty chủ động hơn với
các kế hoạch SXKD trong tương lai.
2.2.1.3. Nhận xét chung về cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Trong hai bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta thấy số tiền phải
thu trong năm 2011, 2012, 2013 lần lượt đều thấp hơn số nợ ngắn hạn của công
ty, chúng ta có thể kết luận được công ty đã luôn tận dụng được nguồn vốn của
các doanh nghiệp đối tác để phục vụ quá trình SXKD của mình.
32
Công ty cần sớm tìm các biện pháp giúp giải quyết triệt để tình trạng nợ
đọng kéo dài của các đại lý từ giảm tối đa các khoản phải thu. Nếu làm được
điều này, công ty sẽ đạt được hiệu quả SXKD tốt hơn nữa trong tương lai.
2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận:
2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu
Doanh thu của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại VIKOSAN bao
gồm các thành phần sau:
- Doanh thu từ bán hàng
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
- Các khoản thu nhập khác
Bảng 2.5: Tình hình doanh thu của công ty các năm 2011-2013
Chỉ tiêu Năm
2011
(Triệu
đồng)
Năm
2012
(Triệu
đồng)
Năm
2013
(Triệu
đồng)
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Tuyệt
đối
(Triệu
đồng)
Tương
đối
%
Tuyệt
đối (Triệu
đồng)
Tương
đối
%
Doanh thu bán
hàng
34.043,4 152.391,7 112.450,7 118.348,
3
347 (39.941) 26,2
Doanh thu hoạt
động tài chính
1.323,9 852,3 961,3 (471,6) (35,6) 109 12,8
Thu nhập khác 782,8 1.595,6 2.886,4 812,8 103,8 1.290,8 80,9
Tổng doanh thu 36.150,1 154.839,6 116.298,4 118.689,
5
328 (38.541,2) 24.9
(Nguồn: phòng Kế toán)
Qua số liệu của bảng 2.4 về tình hình doanh thu của công ty VIKOSAN
qua ba năm có tiến triển tốt, đặc biệt khởi sắc trong năm 2012. Cụ thể , do gặp
một số khó khăn nhất định trong năm 2011, tổng doanh thu mà công ty đạt được
chỉ dừng lại ở con số 36.150,1 triệu đồng. Năm 2012 là một năm bùng nổ khi
công ty thu về 154.839,6 triệu đồng tổng doanh thu, tương đương mức tăng tăng
Thang Long University Library
33
328% so với năm trước. Tuy nhiên, công ty đã không thể duy trì đà thắng lợi của
năm 2012 trong năm 2013 khi tổng doanh thu chỉ còn đạt 116.298,4 triệu đồng,
giảm 38.541,2 triệu đồng, tương đương mức giảm 24,9%.
- Doanh thu bán hàng: Trong cơ cấu của tổng doanh thu qua ba năm đều
có điểm chung là doanh thu từ bán hàng luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn dao
động quanh mức 96,4%. Nguyên nhân là do công ty VIKOSAN là công ty sản
xuất và thương mại nên hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu là từ doanh thu bán
hàng. Tuy nhiên, trong doanh thu bán hàng lại biến động qua các năm. Cụ thể,
năm 2011, công ty chỉ thu về được 34.043,4 triệu đồng từ việc bán hàng do gặp
khó khăn trong khâu nguyên vật liệu đầu vào khi kho nguyên liệu bị cháy. Năm
2012, doanh thu bán hàng tăng 118.348,3 triệu đồng, tương đương mức tăng
347%. Đây là năm mà công ty gặp thuận lợi nhất từ khi thành lập đến nay. Năm
2013, doanh thu bán hàng chỉ đạt 112.450,7 triệu đồng, giảm 39.941 triệu đồng
so với năm 2012. Doanh thu biến động lớn đến vậy cũng một phần do năm 2012
mùa đông kéo dài hơn và có nền nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt trung bình mọi
năm. Năm 2013, doanh thu giảm 39.941 triệu đồng, tương đương mức giảm
26,2% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, các đợt rét không
kéo dài mà đứt đoạn giữa những ngày nắng, cộng thêm với sự cạnh tranh gay gắt
từ các đối thủ lớn. Một nguyên do khác là do có một số khách hàng cảm thấy
nghi ngờ chất lượng của các sản phẩm do VIKOSAN sản xuất khi các đại lý
chiết khấu quá cao.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm
35,6% tương đương giảm 471,6 triệu đồng so với năm 2011. Tăng nhẹ trở lại
vào năm 2013 nhưng dựng lại ở mức tăng 109 triệu đồng tương đương 12,8%.
Năm 2011, công ty đầu tư vào trái phiếu chính phủ nhưng do những chuyển biến
lớn về doanh số trong năm 2012, nên công ty đã bán bớt một phần trong số trái
phiếu mà mình nắm giữ để đầu tư vào hoạt động SXKD.
- Thu nhập từ hoạt đông khác: Chiếm tỉ trọng thấp nhất, chủ yếu đến từ
các hoạt động thanh lí máy móc và hàng tồn kho, chỉ chiếm từ 1-2.5% trong 3
năm. Dù doanh thu từ các hoạt động tài chính và thu nhập khác có tăng nhưng do
34
chỉ chiếm 1 tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu nên không ảnh hưởng nhiều đến
tổng doanh thu.
2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí
Chi phí là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng tới lợi nhuận của
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể giữ một mức chi phí thấp nhất có thể
nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất
thì ta có thế nói doanh nghiệp đó thành công trong thương trường vì họ đã nắm
được lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ của mình.
Các chi phí của công ty VIKOSAN bao gồm:
+ Giá vốn hàng bán
+ Chi phí tài chính
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Khoản chi phí khác
Bảng 2.6: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu
Năm
2011
(Triệu
đồng)
Năm
2012
(Triệu
đồng)
Năm
2013
(Triệu
đồng)
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt
đối
(Triệu
đồng)
Tương
đối
%
Tuyệt
đối
(Triệu
đồng)
Tương
đối
%
Giá vốn hàng bán 29.720,1 129.952,6 93.334,1 100.232,5 337,2 (36.618,5) (28,2)
Chi phí tài chính 3.387,4 3.743,2 3.578,3 355,8 10,05 (164,9) (4,5)
Chi phí bán hàng 3.402 3.622,4 3.592,4 220,4 6,5 (30) (0,09)
Chi phí quản lí
doanh nghiệp
1.897,2 3.175,8 3.447,9 1.278,6 67,4 272,1 8,5
Chi phí khác 0 999,3 1.489,6 999,3 100 490,3 49
Tổng chi phí 38.406,7 141.493,3 105.442,3 103.086,6 268,4 (39.051) (25,5)
(Nguồn: phòng Kế toán)
Thang Long University Library
35
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng chi phí tăng cao trong năm 2012, cụ thể
với mức tăng 103.086,6 triệu đồng tương đương 268,4% so với năm 2011. Sau
đó giảm 39.051triệu đồng trong năm 2013 tương ứng mức giảm 25,5% so với
năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu đến từ giá vốn hàng bán khi tỉ trọng giá vốn
hàng bán trong tổng chi phí là rất cao lần lượt là 77,4%,91,8% và 88,5% trong 3
năm 2011, 2012, 2013. Cụ thể:
- Giá vốn hàng bán: Sau khi khắc phục được sự cố vào năm 2011, sản
lượng và doanh số của công ty tăng cao đột biến vào năm 2012 dẫn đến sự gia
tăng của giá vốn hàng bán lên 100.232,5 triệu đồng tương đương mức tăng
337,2%. Tuy nhiên, do công ty đã dự đoán trước được biến động của tình hình
thị trường nên đã chủ động giảm sản lượng dẫn tới giảm giá vốn hàng bán xuống
39.051triệu đồng tương đương mức giảm 25,5%.
- Chi phí bán hàng: cả 03 năm có một chút biến động qua các năm. Cụ
thể năm 2012 chi phí bán hàng tăng 220,4 triệu đồng, tương đương tăng 6,5%.
Mức tăng này là do công ty đã tăng các mức hoa hồng trả cho các đại lí. Với
mức hoa hồng cao, các đại lí đã đẩy mạnh các hoạt động thu hút khách hàng giúp
cho doanh số của công ty tăng cao. Tuy nhiên, việc chiết khấu quá cao khiến có
không ít khách hàng tỏ ra nghi ngờ chất lượng của các sản phẩm của VIKOSAN.
Năm 2013, chi phí bán hàng giảm 30 triệu đồng tương đương mức giảm 0,09%.
Đây là kết quả công ty thu được sau khi thanh lí hợp đồng với một đại lí hoạt
động không hiệu quả ở Hà Nội. Tuy nhiên mức giảm đó là chưa đủ giúp cho
công ty tăng hiệu quả SXKD. Trong kế hoạch năm 2014 công ty cần tính đến
một số biện pháp giúp giảm chi phí bán hàng hơn nữa như tối ưu hóa khả năng
vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới các đại lý; giảm thiểu một cách tối đa các lô
hàng khẩn cấp;…
- Chi phí quản lí doanh nghiệp: tăng dần trong 3 năm nhưng tăng mạnh
nhất vào năm 2012 với mức tăng 1.278,6 triệu đồng tương đương 67,4%.
Nguyên nhân là do công ty rút kinh nghiệm sau vụ cháy kho nguyên liệu. Cán bộ
công nhân viên sau khoảng thời gian chia sẻ khó khăn với công ty đều được tăng
lương. Việc tăng lương đi kèm với các điều kiện an toàn lao động và phòng
chống cháy nổ được thực hiện tốt hơn. Ngoài ra, với mức sản lượng sản xuất và
36
tiêu thụ tăng cao khiến các chi phí từ điện, nước,..tăng theo với tốc độ chóng
mặt. Năm 2013, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 272,1 triệu đồng tương đương
mức tăng 8,5%. Mặc dù doanh số, sản lượng sản xuất đã giảm nhiều nhưng lại
không kéo theo mức giảm về chi phí quản lí. Điều đó chứng tỏ công ty đang có
những vấn đề trong việc quản lí chi phí này.
2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận:
Lợi nhuận chính là một tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận sẽ có thể tự mình
tăng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm lệ thuộc vào các nguồn
vốn khác. Nếu một doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận, ta có thể nói doanh nghiệp
đó đang làm ăn tốt. Nhưng chưa đủ căn cứ để khẳng định doanh nghiệp đó đang
làm ăn hiệu quả nhất vì lợi nhuận cũng chỉ phản ánh một phần hiệu quả hoạt
động của công ty.
Phân tích lợi nhuận vẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả
SXKD của công ty. Việc phân tích sẽ giúp ta thấy được nguyên nhân và mức độ
anh hưởng của sự tăng, giảm lợi nhuận của công ty.Từ đó ta có thể tìm kiếm các
giải pháp để giúp khai thác khả năng của công ty tốt hơn nhằm nâng cao hiệu
quả SXKD.
Thang Long University Library
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan

More Related Content

What's hot

Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNphihungwww
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...NOT
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy TùngĐề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAYNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vận tải, HAY
 
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
 
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty bảo hiểm, 9đ
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty bảo hiểm, 9đLuận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty bảo hiểm, 9đ
Luận văn: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty bảo hiểm, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, freeKhóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
 
Đề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAY
Đề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAYĐề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAY
Đề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựngĐề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ...
 

Viewers also liked

Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...Thùy Linh
 
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...Trần Trung
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìGấu Đồng Bằng
 
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàng
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàngThực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàng
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàngVương Hùng Vũ
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Lớp kế toán trưởng
 
Luận văn thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công...
Luận văn thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công...Luận văn thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công...
Luận văn thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công...Thịnh Alvin
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngBao Nguyen
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 

Viewers also liked (17)

Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
 
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
Khóa luận nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xi măng quán triều ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ p...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn vi...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
 
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàng
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàngThực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàng
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà hàng
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Luận văn thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công...
Luận văn thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công...Luận văn thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công...
Luận văn thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công...
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 

Similar to Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần an đạt
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần an đạtHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần an đạt
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần an đạthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việtPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesysHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesyshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty THHH dịch vụ thương mại,ĐIỂM CAO
 Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty THHH dịch vụ thương mại,ĐIỂM CAO Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty THHH dịch vụ thương mại,ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty THHH dịch vụ thương mại,ĐIỂM CAODịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bìPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bìhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan (20)

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần an đạt
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần an đạtHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần an đạt
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần an đạt
 
Đề tài công tác phân tích tài chính công ty An Đạt, HAY
Đề tài  công tác phân tích tài chính công ty An Đạt, HAYĐề tài  công tác phân tích tài chính công ty An Đạt, HAY
Đề tài công tác phân tích tài chính công ty An Đạt, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việtPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại mặt trời việt
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măngLuận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La HiênLuận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
Luận văn: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesysHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần Intesys, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh công ty tnhh kiểm toán và tư vấn ...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty kiểm toán và tư vấn, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAO
Đề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAOĐề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAO
Đề tài tăng lợi nhuận tại công ty Hải Âu, ĐIỂM CAO
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty hóa chất, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty THHH dịch vụ thương mại,ĐIỂM CAO
 Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty THHH dịch vụ thương mại,ĐIỂM CAO Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty THHH dịch vụ thương mại,ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty THHH dịch vụ thương mại,ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bìPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thiết bị in và bao bì
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất và thương mại vikosan

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT& THƯƠNG MẠI VIKOSAN HàNội - 4/2014 SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀO TRUNG HIẾU MÃ SINH VIÊN : A17636 CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
  • 2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT& THƯƠNG MẠI VIKOSAN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : LÊ THỊ HẠNH SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀO TRUNG HIẾU MÃ SINH VIÊN : A17636 CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG HàNội - 4/2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Những năm tháng ngồi trên giảng đường với sự chỉ dạy của các thầy cô trường Đại Học Thăng Long là khoảng thời gian mà em học hỏi được rất nhiều kiến thức và đó sẽ là nền tảng cho em hoàn thành tốt bài khóa luận này và sẽ giúp em vững bước trên con đường tương lai. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản xuất & Thương Mại VIKOSAN em đã có dịp học hỏi, tiếp xúc thực tế khá nhiều để từ đó hoàn thiện hơn bài làm của mình. Và trong quá trình thực tập em dù đã gặp không ít khó khăn nhưng dưới sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, em đã hoàn thành được bài khóa luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn quý công ty đãn tạo mọi cơ hội tốt nhất cho em. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hạnh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng ghóp ý kiến, động viên em từ khi bắt đầu làm bài đến khi hoàn thành. Em xin kính chúc thầy cô, cô chú, anh chị dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Hà Nội, ngày 1/7/2014 Sinh viên thực hiện Đào Trung Hiếu
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đào Trung Hiếu, hiện đang là sinh viên khoa Kinh Tế, chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh, trường Đại Học Thăng Long. Tôi xin cam đoan rằng bài nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện, không trùng với một đề tài khoa học nào khác và những số liệu sử dụng trong bài này là hoàn toàn có thật. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 2014 Sinh viên thực hiện Đào Trung Hiếu Thang Long University Library
  • 5. Mục lục Trang LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................9 PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................................................1 1.1. Một số khái niệm....................................................................................................1 1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ..........................................................1 1.1.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả SXKD.........................................................3 1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD .......................................................4 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: .....................................6 1.2.1. Cơ sở phân tích:...................................................................................................6 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD.......................................................6 1.2.3. Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận:....................................................................8 1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: ........................................9 1.2.5. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội:........................................10 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh:.....................................11 1.3.1. Môi trường bên ngoài: ......................................................................................11 1.3.1.1. Các yếu tố kinh tế:..........................................................................................11 1.3.1.2. Yếu tố chính trị, xã hội và luật pháp:............................................................12 1.3.1.3. Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng: ..................................................................12 1.3.2. Môi trường bên trong:.......................................................................................13 1.3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp:..................................................................................13 1.3.2.2. Nguồn nhân lực:.............................................................................................13 1.3.2.3. Công nghệ:......................................................................................................14 1.3.2.4. Yếu tố marketing: ...........................................................................................14 1.3.2.5. Hệ thống thông tin..........................................................................................14 1.3.2.6. Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư cung ứng nguyên liệu của doanh nghiệp:.......................................................................................................15 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIKOSAN ..........................16 2.1. Giới thiệu chung về Công Ty TNHH SX & TM Vikosan ................................16 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty VIKOSAN .......................................16 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại VIKOSAN.....................................................................................................................17 2.1.2.1. Chức năng.......................................................................................................17 2.1.2.2. Nhiệm vụ.........................................................................................................18 2.1.3.Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ............................................................................18 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy...................................................................................................18
  • 6. 2.1.3.2. Chức năng của từng bộ phận ........................................................................19 2.1.3.3. Cơ cấu nguồn nhân lực..................................................................................22 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2011-2013 .........26 2.2.1. Cơ cấu Tài sản và nguồn vốn............................................................................26 2.2.1.1. Phân tích biến động của cơ cấu tài sản.........................................................26 2.2.1.2. Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn..........................................................29 2.2.1.3. Nhận xét chung về cơ cấu tài sản và nguồn vốn:.........................................31 2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận: ........................................32 2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu.......................................................................32 2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí ............................................................................34 2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận:......................................................................36 2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính................................................................38 2.2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản(ROA).....................................................38 2.2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(ROS)........................................................39 2.2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn(ROE) ..................................................................40 2.2.3.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn: ...................................................................40 2.2.3.5. Hiệu suất sử dụng vốn: ..................................................................................41 2.2.3.6. Hệ số thu nợ: ..................................................................................................42 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD..................................................43 2.3.1. Môi trường bên ngoài........................................................................................43 2.3.1.1 . Các yếu tố kinh tế .....................................................................................43 2.3.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật.............................................................................43 2.3.1.3. Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng: ..................................................................44 2.3.2. Môi trường bên trong ........................................................................................44 2.3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp ...................................................................................44 2.3.2.2. Công nghệ.......................................................................................................44 2.4.2.3. Yếu tố marketing.............................................................................................45 2.4.2.4. Hệ thống thông tin..........................................................................................45 2.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay.........................................46 2.4.1. Thuận lợi............................................................................................................46 2.4.2. Khó khăn............................................................................................................46 2.5. Đánh giá chung về thị trường của công ty ........................................................47 PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VIKOSAN .....................................49 3.1. Định hướng phát triển công ty VIKOSAN........................................................49 3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh................50 3.2.1. Biện pháp 1: Hạn chế tối đa tình hình công nợ cao, công nợ dây dưa khó đòi trong việc bán hàng .....................................................................................................50 Thang Long University Library
  • 7. 3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý và đào tạo nguồn nhân lực...........................................51 3.2.3. Biện pháp 3: Tìm kiếm và xây dựng một kho thành phẩm ở địa bàn Hà Nội52 3.2.4. Biện pháp 4: Thuê tổ chức Marketing chuyên nghiệp thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường .................................................................................................52 3.2.5. Biện pháp 5: Thực hiện các chương trình quảng cáo, chiêu thị....................54 3.2.6. Biện pháp 6: Nghiên cứu và làm chủ hệ thống thương mại điện tử trong tương lai gần................................................................................................................54 3.2.7. Biện pháp 7: Nghiên cứu đưa các sản phẩm mới mang tính khác biệt hóa cao ra thị trường.................................................................................................................55 3.3 . Kiến nghị: ............................................................................................................56 3.3.1. Đối với Nhà nước ..............................................................................................56 3.3.2. Đối với công ty ...................................................................................................57 KẾT LUẬN .................................................................................................................58
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ SXKD Sản xuất kinh doanh VCSH/NPH Vốn chủ sở hữu/Nợ phải trả TSDH/TSNH Tài sản dài hạn/Tài sản ngắn hạn TTS/TNV Tổng tài sản/Tổng nguồn vốn NSLĐ Năng suất lao động DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty VIKOSAN .......................................................................19 Hình 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất tại phân xưởng sản xuất............................................................45 Bảng 2.1: Trình độ lao động tại công ty VIKOSAN trong giai đoạn 2011-2013.............................23 Bảng 2.2: Tình hình tài sản của công ty trông năm 2011-2012-2013...............................................26 Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn của công ty trong năm 2011-2012-2013........................................30 Bảng 2.4: Tình hình doanh thu của công ty các năm 2011-2013 .....................................................30 Bảng 2.5: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2011-2013.........................................................34 Bảng 2.6:Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011-2013......................................................37 Bảng 2.7: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty các năm 2011-2013 .......................38 Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty các năm 2011-2013..........................39 Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn của công ty các năm 2011-2013....................................40 Bảng 2.10: Tỷ số nợ của công ty trong giai đoạn 2011-2013...........................................................40 Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng vốn của công ty trong giai đoạn 2011-2013.....................................41 Bảng 2.12: Hệ số thu nợ của công ty trong giai đoạn 2011-2013.....................................................42 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm 2015, các nước Đông Nam Á sẽ chính thức hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và trở thành một thị trường chung duy nhất với cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài (cổng thông tin Chính phủ).Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) vốn được nhận định là sắp đi đến được sự đồng thuận cuối cùng giữa các quốc gia tham gia đàm phán.Như vậy, thị trường cạnh tranh sẽ trở nên ngày càng khốc liệt khi các rào cản dần được phá bỏ và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép rất lớn từ những đối thủ cạnh tranh đến từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Singapore... Muốn đứng vững trước những biến động đó, các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực tăng cường hiệu quả kinh tế của chính mình, từ đó tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động SXKD, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra ,đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động SXKD chung của toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể không thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD là gì ? Để làm rõ vấn đề đó, em đã chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Sản xuất & Thương mại VIKOSAN” cho khóa luận tốt nghiệp của mình
  • 10. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: - Đánh giá, nhận định môi trường kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài hạn. - Đưa ra những vấn đề mà công ty gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây để đánh giá hiệu quả. - Đề suất một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty . 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Thu thập tài liệu từ sách báo chuyên ngành, internet, thư viện… - Thống kê số liệu thứ cấp từ phòng kế toán năm 2011-2012-2013 để phân tính hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty VIKOSAN. - Tổng hợp các phân tích thực trạng hoạt động của công ty. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng: Diễn biến tình hình hoạt động, kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty VIKOSAN. - Phạm vi nghiên cứu: công ty VIKOSAN. - Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích các năm 2011-2012-2013 và định hướng phát triển trong tương lai. 5. BỐ CỤC CHÍNH CỦA KHÓA LUẬN: - Mở đầu - Phần nội dung + Phần I: Cơ sở lí luận + Phần II: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh + Phần III: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động - Kết luận Thang Long University Library
  • 11. 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.Các doanh nghiệp luôn dành mối quan tâm rất lớn tới vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh.Sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phát triển. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận, là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và quản lí của mỗi doanh nghiệp."Hiệu quả sản xuất kinh doanh" là một phạm trù khoa học của kinh tế vi mô cũng như nền kinh tế vĩ mô nói chung. Nó là mục tiêu mà tất cả các nhà kinh tế đều hướng tới với mục đích rằng họ sẽ thu được lợi nhuận cao, sẽ mở rộng được doanh nghiệp, sẽ chiếm lĩnh được thị trường và muốn nâng cao uy tín của mình trên thương trường. Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó".Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội.Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao.Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa. Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.
  • 12. 2 Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế. Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị,nguyên vật liệu...) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí. Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một qúa trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đầu ra thường được biểu hiện bằng doanh thu và lợi nhuận. Các nguồn lực đầu vào bao gồm lao động, chi phí, nguồn vốn, máy móc… Từ những quan điểm trên ta có thể rút ra được “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh các trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước Thang Long University Library
  • 13. 3 đo ngày càng trở nên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá để thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kì”. 1.1.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả SXKD Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp.Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa
  • 14. 4 chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện.Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh. 1.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD - Đối với bản thân doanh nghiệp doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo giá trị chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp được xác định dựa trên uy tín, ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với thị trường. Song chung quy lại uy tín của doanh nghiệp trên thương trường có vững chắc hay không, có chiếm được lòng tin của khách hàng hay không thì lại bị chi phối bởi hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh ở đây không thể chỉ hiểu đơn thuần là giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận mà hiệu quả kinh doanh đạt được là do chính chất lượng của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và cung ứng cho khách hàng. Ngoài ra việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và việc tự hoàn thiện của bản thân từng doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay.Cạnh tranh trên thương trường ngày càng trở nên khốc liệt bởi nó không chỉ đòi hỏi hợp lý về giá cả mà còn có những đòi hỏi rất cao về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.Để không bị bóp nghẹt trong vòng quay đến chóng mặt của thị trường không còn cách nào khác là phải cạnh tranh lành mạnh đồng thời với nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là hạt nhân cơ bản của sự chiến thắng trong cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp trên thương trường hiện nay. Thang Long University Library
  • 15. 5 - Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó phản ánh yêu cầu cao độ về tiết kiệm thời gian, sử dụng tối đa có hiệu quả các nguồn lực tự có, phản ánh mức độ hoàn thiện của các quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Hiệu quả kinh doanh càng đƣợc nâng cao thì quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất cũng phát triển hay ngược lại, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất kém phát triển thể hiện sự kém hiệu quả của hoạt động kinh doanh. - Đối với người lao động: Hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có những tác động tương ứng tới người lao động. Một doanh nghiệp làm ăn kinh doanh có hiệu quả sẽ kích thích được người lao động hưng phấn hơn, làm việc hăng say hơn. Như vậy thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn được nâng cao hơn nữa. Đối lập lại, một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thì người lao động chán nản, gây nên những bế tắc trong suy nghĩ và còn có thể dẫn tới việc họ rời bỏ doanh nghiệp để tìm tới những doanh nghiệp khác. Trong công việc con người vốn không thích bị phê bình, nhưng nếu chê đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ, họ sẽ cảm nhận được sai lầm, khuyết điểm của bản thân và càng khâm phục người lãnh đạo. Một giám đốc doanh nghiệp phải biết sử dụng các phương pháp lãnh đạo khác nhau để tạo ra được tác phong lãnh đạo tốt nhất cho mình và đồng thời tạo ra được sự nỗ lực trong lao động của mỗi nhân viên cấp dưới cũng như đã tạo ra được hiệu quả cao trong công tác kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra mỗi doanh nghiệp có những cách khuyến khích sự sáng tạo của người lao động, giúp họ phát huy được hết khả năng sẵn có, tiềm ẩn trong họ thì không những tạo nên sự phấn khởi do được đóng góp, được cống hiến mà còn giúp cho doanh nghiệp có những bước đột phá trong sản xuất, trong quá trình hoạt động của mình.
  • 16. 6 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: 1.2.1. Cơ sở phân tích: - Bảng cân đối kế toán: Phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo được thành lập. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý, căn cứ vào đó ta có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn. - Báo cáo kết quả kinh doanh: là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm, lao động, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố. 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và đánh giá hiệu quả sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá: Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế, lợi tức,… Giá trị của yếu tố đầu vào gồm: Lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn cố định, vốn lưu động,... Công thức phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lời) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng. 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ Thang Long University Library
  • 17. 7 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. - Hiệu suất sử dụng vốn: là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ và tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng vốn, hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì biểu thị hiệu quả kinh tế càng lớn. - Tỉ xuất lợi nhuận sử dụng vốn: là tỉ số giữa lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế) và tổng số vốn SXKD trong kì. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế ư - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định: + Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trong hoạt động SXKD tạo ra doanh thu càng tốt. + Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ được sử dụng trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ rất tốt và ngược lại.
  • 18. 8 - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ- sản xuất- tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau: + Số vòng luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.Chỉ tiêu này còn được gọi là “Hệ số luân chuyển”. ư + Thời gian của một vòng luân chuyển: Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho VLĐ quay đƣợc một vòng. Thời gian của một vòng( kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. + Hiệu suất sử dụng VCSH: Chỉ tiêu trên cho ta biết cứ một đồng VCSH tham gia vào sản xuất kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này cũng nói lên khả năng độc lập về tài chính của công ty, vì tỷ số này nói lên sức sinh lời của đồng vốn khi đưa vào sản xuất kinh doanh. Nếu chỉ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả 1.2.3. Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận: Các chỉ số sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Hơn thế các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Thang Long University Library
  • 19. 9 - Sức sinh lời của tài sản (ROA): Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng tài sản bỏ vào sản xuất kinh doanh thì trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả càng cao và ngược lại. - Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho ta thấy một đồng VCSH bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là mục tiêu quan trọng nhấttrong hoạt động tài chính của doanh nghiệp vì chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt. - Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp. 1.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động: - Năng suất lao động (NSLĐ) của một công nhân viên: Chỉ tiêu này phản ánh một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng sản xuất, tỷ số này
  • 20. 10 càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động một cách hợp lý, khai thác được sức lao động trong sản xuất kinh doanh - Hiệu quả sử dụng lao động: Chỉ tiêu này cho ta thấy 1 lao động trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao càng tốt và ngược lại. - Hệ số sử dụng lao động: Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp: số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp thích hợp. ư 1.2.5. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội: Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế- xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau: - Tăng thu ngân sách Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. - Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói Thang Long University Library
  • 21. 11 nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Nâng cao đời sống người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội... - Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế... 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các yếu tố, các tác động và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính điều đó, việc đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh không thể đạt được hiệu quả nếu chúng ta không xem xét đến các yếu tố môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1. Môi trường bên ngoài: 1.3.1.1. Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, chính sách tiền tệ của nhà nước, tỷ lệ lạm phát, mức độ làm việc và tình hình thất nghiệp,… Các yếu tố đó luôn tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt
  • 22. 12 động SXKD của từng doanh nghiệp. Chúng cũng là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư... Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh cuả mình. Một môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp. 1.3.1.2. Yếu tố chính trị, xã hội và luật pháp: Hình thức thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng họat động SXKD của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những họat động hợp tác SXKD của doanh nghiệp với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như không có mà ngay họat động SXKD của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn. Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hóa - xã hội quyết định. 1.3.1.3. Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Yếu tố tự nhiên gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái,… biến động nào của yếu tố tự nhiên cũng đều có ảnh hưởng đến sản phẩm mà doanh Thang Long University Library
  • 23. 13 nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự khan hiếm và cạn kiệt dần của nguồn nguồn tài nguyên là vấn đề lớn về chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm thế nào để vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảo không cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.Môi trường bên ngoài trong sạch, thoáng mát sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường làm việc bên trong của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả SXKD. Yếu tố cơ sở hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giảm thời gian vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, khi điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư hoặc gây cản trở đối với các hoạt động cung ứng vật tư, kỹ thuật mua bán hàng hóa và khi đó tác động xấu tới hiệu quả SXKD. 1.3.2. Môi trường bên trong: 1.3.2.1. Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết lại rằng: “ Một trong những nguyên nhân giúp cho các doanh nghiệp của Mỹ và Nhật có sự thịnh vượng lâu dài là do các doanh nghiệp đó có nền văn hóa rất độc đáo”. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng của doanh nghiệp, nó có tác dụng đến tình cảm, lý trí hành vi của tất cả các thành viên. Sự gắn kết của các thành viên với nhau và với tổ chức giúp đem lại môi trường làm việc thoải mái cho cán bộ công nhân viên qua đó giúp nâng cao hiệu quả SXKD. 1.3.2.2. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cở sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả đòi hỏi việc quản lý nguồn nhân lực phải đặt lên hàng đầu, phải xem nguồn nhân lực là tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm thế nào để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
  • 24. 14 Đối với quá trình sản xuất, chỉ với trang thiết bị, máy móc với kỹ thuật sản xuất tiên tiến thôi chưa đủ, nếu đội ngũ lao động không đảm bảo về trình độ đủ để vận hành, sử dụng một cách thành thạo các trang thiết bị đó thì sẽ không thể phát huy tác dụng của máy móc, thiết bị. Máy móc, thiết bị dù có hiện đại đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng lực lượng lao động của doanh nghiệp thì mới phát huy được tác dụng, tránh lãng phí. 1.3.2.3. Công nghệ: Đối với các doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ của máy móc, thiết bị mang tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất của doanh nghiệp vì nó sẽ tác động tới việc tiết kiệm chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào và tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm, giảm cường độ lao động của người lao động, nâng cao năng suất lao động, hạn chế việc thải các chất độc hại ra ngoài môi trường... Trong thời đại tốc độ phát triển của khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, công nghệ phát triển nhanh chóng, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng ngắn. Do vậy, sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ ngày càng đóng vai trò quyết định tới sự thành công trong hoạt động SXKD của mọi doanh nghiệp. 1.3.2.4. Yếu tố marketing: Marketing có thể được hiểu như một quá trình xác định, dự báo thiết lập và thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ. Nhân tố này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.Nó chính là một trong những cơ sở để nhà quản trị lập ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nếu không thể dự báo được thị trường một cách chính xác, sản lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm khó có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu dùng hoặc tình trạng sản xuất dư thừa khiến lượng hàng tồn kho duy trì ở mức cao. 1.3.2.5. Hệ thống thông tin Thông tin liên kết tất cả các chức năng kinh doanh với nhau và cung cấp sơ sở cho các quyết định trong hoạt động quản trị. Doanh nghiệp có hệ thống thông Thang Long University Library
  • 25. 15 tin tốt sẽ có ưu thế về chi phí sản xuất, đáp ứng cao nhu cầu mong đợi của khách hàng. Các bộ phận chức năng của doanh nghiệp nhờ có thông tin đã liên kết được thành một hệ thống hoạt động hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị trường. 1.3.2.6. Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư cung ứng nguyên liệu của doanh nghiệp: Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động SXKD. Để tiến hành hoạt động SXKD, ngoài những yếu tố nền tảng cơ sở thì nguyên liệu đóng vai trò quyết định, có nó thì hoạt động SXKD mới được tiến hành. Nguyên vật liệu được cung cấp thường xuyên, không gián đoạn sẽ giúp cho hoạt động sản xuất được liên tục và hiệu quả, đồng thời cũng làm tăng năng suất lao động, do đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có thể nói kế hoạch SXKD có thực hiện đươc thắng lợi hay không phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu có được đảm bảo hay không.
  • 26. 16 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY THHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VIKOSAN 2.1. Giới thiệu chung về Công Ty TNHH SX & TM Vikosan 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty VIKOSAN Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại VIKOSAN được thành lập ngày 22/10/2007 với hình thức công ty 2 thành viên trở lên. - Tên đầy đủ: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại VIKOSAN - Tên viết tắt: Công ty VIKOSAN - Mã số doanh nghiệp: 0500571026 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 22/8/2013 (đăng ký thay đổi lần thứ 6) - Trụ sở chính: Khu công nghiệp Hà Bình Phương - Km12 (Pháp Vân - Cầu iẽ) - Hà Nội - Điện thoại: 0433.766.777 ; 0433.766.333 ; Hotline: 0936.464.855 - Fax: 0433.766.555 - Email: vikosan2007@gmail.com - iám đốc: Nguyễn Đức Quyến - Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng trong đó tiền mặt là 20.000.000.000 đồng, do 2 thành viên góp vốn. Năm 2008, công ty xây dựng thêm một xưởng diện tích 2000 mét vuông lắp đặt dây chuyền máy chần thêu tự động nhập khẩu từ Hàn Quốc. Làm chủ dây chuyền này, công ty đã có thể tự chần nguyên khổ vải và thêu hoa văn, họa tiết trên trên tất cả các sản phẩm chăn ga gối của mình thay cho việc thuê gia công công đoạn này như trước đây. Điều này đánh một dấu mốc vượt bậc trong việc làm chủ công nghệ sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm của công ty, không những giảm bớt chi phí, sản phẩm của công ty đã nâng cao được chất lượng và đưa mẫu mã sản phẩm lên tầm cao mới, cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực như Hanvico, Everon, Everhome... Năm 2009, công ty đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Việc áp dụng ban đầu có nhiều khó khăn, Thang Long University Library
  • 27. 17 tuy nhiên với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong công ty, hệ thống đã hoạt động tốt, giúp công ty cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm và giảm chi phí liên quan đến sản phẩm lỗi hỏng. Năm 2010 công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bông - đệm của Hàn Quốc. Sản phẩm của dây chuyền bao gồm: bông rời, bông tấm, ruột đệm bông ép. Những sản phẩm này không chỉ giải quyết nguyên vật liệu cho sản xuất chăn ga gối đệm của bản thân công ty mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp dệt may khác. Cuối năm 2011, công ty gặp sự cố cháy kho nguyên liệu, tổng thiệt hại ước đạt trên 7 tỷ đồng. Từ đó đến nay, công ty tập trung xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, cải thiện quy trình sản xuất. Sản phẩm chăn ga gối đệm của công ty đã góp mặt trong nhiều triển lãm lớn như Triển lãm hàng tiêu dùng Việt Nam 2011, Việt Nam Expo 2012... Công ty không ngừng mở rộng hệ thống đại lý bán hàng nhưng sản phẩm của công ty mới chỉ có mặt ở miền Bắc. Cùng với sự phát triển ngành dệt may Việt Nam, công ty đã vững bước đi lên, khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng của mình trong lòng người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty đã nhiều công trình như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bệnh viện tin tưởng sử dụng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại VIKOSAN 2.1.2.1. Chức năng Công ty VIKOSAN hoạt động theo luật doanh nghiệp và trong các lĩnh vực ngành nghề đăng ký kinh doanh đã được phê duyệt. Những nghành nghề chính của công ty được quy định trong giấy phép kinh doanh: - Chăn – ga – gối – đệm và các sản phẩm may mặc. - Xuất nhập khẩu máy móc, linh kiện liên quan tới lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Ngoài ra công ty còn đăng kí rất nhiều ngành nghề khác trong đăng kí kinh doanh như bán phụ tùng ô tô xe máy, hoạt động thiết kế chuyên dụng, bán lẻ trong các của hàng kinh doanh tổng hợp, bán buôn nhiên liệu khí hóa lỏng… nhưng chưa thực hiện sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực này.
  • 28. 18 2.1.2.2. Nhiệm vụ - Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng kí, chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty bằng tài sản của các thành viên - Chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng sản phẩm hàng hóa mà công ty cung cấp. - Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước và pháp luật. - Thực hiện đúng các chế độ báo cáo, thống kê, kế toán định kỳ theo quy định. - Có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn vốn, chịu trách nhiệm về tính chính xác trong các hoạt động tài chính của công ty. 2.1.3.Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy Hiện công ty có 30 nhân viên và 200 nhân công làm trong các phòng ban và bộ phận khác nhau.Cơ cấu bộ máy của công ty được tổ chức trực tuyến – chức năng. Nhờ đó mà công ty luôn phát huy được năng lực chuyên môn của các phòng ban, nhân viên trong công ty mà vẫn đảm bảo ban giám đốc luôn nắm bắt được thông tin chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Thang Long University Library
  • 29. 19 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty VIKOSAN (Nguồn: phòng Nhân sự) 2.1.3.2. Chức năng của từng bộ phận - Giám đốc công ty: + Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, đảm nhận việc kí kết hợp đồng, đưa ra các quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định, đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, ban hành các quy chế, quy định trong nội bộ công ty như thời gian làm việc, chế độ thưởng, phạt...,chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính. + Có trách nhiệm chỉ đạo chung và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động SXKD tại công ty, chịu trách nhiệm với Nhà nước về mọi hoạt động của công ty. + Hoạch định các chính sách, các kế hoạch cung cấp nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng mục tiêu, chiến lược, dự án phát triển sản xuất kinh doanh. Trực tiếp chỉ đạo việc hệ thống cơ quan quản lý hành chính, quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng bảo vệ Phòng nhân sự Phòng thiết kế Phòng kế toán Phân xưởng sản xuất
  • 30. 20 - Phòng kinh doanh: + Đề ra các chiến lược kinh doanh và những phương hướng sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả, tìm được nhiều đối tác, khách hàng mới cho công ty, mở rộng và phát triển thị trường,cập nhật số lượng hàng hóa mua vào, bán ra và công nợ của khách hàng. + Tham mưu cho iám đốc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, ,mở rộng sản xuất, quan lý hệ thống công nghệ trạng thiết bị máy móc. + Tổ chức mua sắm và nhập kho vật tư cho đơn vị sản xuất. + Lưu trữ hồ sơ khách hàng gồm: hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, biên bản giao nhận hàng hoá, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, quyết toán và thanh lý hợp đồng, hoá đơn bán hàng và các biên bản khác có liên quan. + Theo dõi tình hình hoạt động của các đại lí, cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty thông qua hệ thống thông tin. - Phòng kế toán: + Nhận đơn hàng và lập các chứng từ gốc để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng minh sự hợp pháp về sự hình thành và sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh. + Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính vật tư, tiền vốn, bảo đảm chủ động trong kinh doanh và tự chủ trong tài chính. Phân tích, đánh giá hoạt động tài chính và khai thác kinh doanh, tìm ra biện pháp nhằm nâng cao được hiệu quả kinh tế. + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định, phục vụ tốt các yêu cầu kiểm toán, thanh tra, kiểm tra về tài chính của các đối tượng khác. + Bảo đảm việc ghi chép số liệu, tổng hợp tình hình, số liệu liên quan đến hoạt động, tài chính kinh doanh của công ty. Cung cấp số liệu cần thiết cho các phòng ban có liên quan. + Phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng và dễ hiểu toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên nguyên tắc kế toán độc lập về nghiệp vụ. Thang Long University Library
  • 31. 21 + Không thanh toán khi phát hiện sai sót, chưa đủ thủ tục, chứng từ còn nghi vấn, chưa rõ ràng, chứng từ bị tẩy xoá không hợp lý. Từ chối các khoản chi sai chế độ, không có lệnh của iám đốc. - Phòng thiết kế: + Thiết kế các sản phẩm với mẫu mã mới bắt kịp nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng + Giám sát quá trình chế tạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm; tiếp nhận thông tin phản hồi, cải tiến sản phẩm; quản lý hồ sơ thiết kế hoàn công sản phẩm. + Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc lập tiến độ, biện pháp thi công, quy trình công nghệ sản xuất, định hướng đầu tư thiết bị, cải tiến quy trình sản xuất nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. - Phòng nhân sự: + Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn công ty, ngân sách liên quan đến chi phí lao động (quỹ lương, chi phí đào tạo, chi phí đóng BHXH, BHYT, chi phí đồng phục,…). Tham gia các chương trình khảo sát lương với các đối tác và thực hiện khảo sát các chi phí lao động trên thị trường để làm cơ sở xây dựng chính sách nhân sự hàng năm. Thực hiện khảo sát chính sách nhân sự, mức độ hài lòng hàng năm đối với toàn thể cán bộ, nhân viên để cải tiến chính sách nhân sự. + Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm (định biên, cơ cấu chức danh, vị trí công việc, kế hoạch quy hoạch và bổ nhiệm hàng năm, kế hoạch luân chuyển, điều chuyển) + Xây dựng nội quy lao động; các quy chế làm việc, phân công trình giám đốc phê duyệt. + Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động Công ty. + Tổ chức và thực hiện các hoạt động nhân sự theo quy định: xếp lương, nâng bậc lương, tuyển dụng, đánh giá nhân sự, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo, thanh toán lương, chế độ phúc lợi…
  • 32. 22 + Phối hợp với Công đoàn cơ sở xây dựng chương trình Phúc lợi, Khen thưởng hàng năm để xin ý kiến tại Hội nghị Người lao động hàng năm. + Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động theo quy định hiện hành (hồ sơ nhân sự, thông tin trên phần mềm HRM). + Cung cấp và quản trị thông tin về cơ cấu tổ chức, chế độ quyền lợi, thông tin tuyển dụng,.. trên website tuyển dụng và các trang website quảng cáo tuyển dụng để quảng bá hình ảnh Công ty. - Phòng bảo vệ: + Bảo đảm an ninh, kiểm tra các vấn đề liên quan tới an toàn lao động cho mọi hoạt động của công ty. + Đề xuất và thưc hiện kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trong đơn vị. + Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện nhằm ngăn ngừa khả năng cháy nổ. + Quản lí và kiểm soát hệ thống an ninh, hệ thống báo cháy. - Phân xưởng sản xuất: + Trực tiếp thực hiện các kế hoạch sản xuất của công ty + Sử dụng và bảo quản tốt máy móc và trang thiết bị được giao. Lập sổ theo dõi máy móc thiết bị, đảm bảo máy móc, trang thiết bị luôn trong tình trạng sẵn sàng sử dụng. + Thực hiện sản xuất đảm bảo tuyệt đối an toàn. Thực hiện nghiêm những quy định về an toàn lao động. Phối kết hợp với các đơn vị trong toàn công ty để xử lý và khắc phục hậu quả khi có thiên tai hoặc hoả hoạ xảy ra. Tham gia vào quá trình điều tra tai nạn, cung cấp thông tin làm cơ sở để giải quyết chế độ cho người lao động. 2.1.3.3. Cơ cấu nguồn nhân lực Nguồn nhân lực chính là yếu tố then chốt khó có thể thay thế của mỗi doanh nghiệp.Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này. Hiện tại, công ty VIKOSAN có một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, năng động có mối liên kết chặt chẽ với đội ngũ công nhân cốt cán giàu kinh nghiệm. Cơ cấu lao động của công ty VIKOSAN giai đoạn 2011-2013 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Thang Long University Library
  • 33. 23 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động tại công ty VIKOSAN trong giai đoạn 2011-2013 Cơ cấu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Số lượng (Người) Tỷ lệ % Số lượng (Người) Tỷ lệ % Số lượng (Người) Tỷ lệ % Trình độ - Đại học 10 4,3 10 4,6 9 4,7 - Cao đẳng 35 15,2 35 16,2 35 18,5 - Trung cấp 69 30 62 28,7 42 22,2 - Phổ thông 116 50,5 109 50,4 103 54,6 Độ tuổi - Dưới 35 205 89,1 194 89,8 167 88,4 - Trên 35 25 10,9 22 10,2 22 11,6 Giới tính - Nam 93 40,4 89 41,2 84 44,4 - Nữ 137 59,6 127 58,8 105 55,6 Lao động - Trực tiếp 30 13 29 13,4 27 14,3 - Gián tiếp 200 87 187 86,6 162 85,7 (Nguồn: Phòng nhân sự) - Trình độ lao động: Lực lượng lao động của công ty đã có những thay đổi về lượng và chất nhất định trong ba năm. Tính đến hết năm 2013, trong 230 cán bộ, công nhân viên thì chỉ có 10 người có trình độ Đại học (chiếm 4,3%); 35 người có trình độ Cao đẳng (chiếm 15,2%); 185 người có trình độ Trung cấp và phổ thông (chiếm 80,5%). + Chiếm tỷ trọng cao nhất là lao động phổ thông và có chiều hướng tăng đều qua các năm với 103 người (2011) lên 116 người (2013), chiếm khoảng trên 50% trong 3 năm. Công ty liên tục tăng số lượng lao động phổ thông qua các năm để đảm bảo được các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
  • 34. 24 + Trung cấp: Số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ trung cấp tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng thêm 20 người, năm 2013 tăng thêm 7 người nữa. Đây là kết quả của kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề của các bộ công nhân viên phân xưởng sản xuất. Điều này đem lại những hiệu quả rất tích cực cho công ty. + Cao đẳng và đại học: Tập trung phần lớn ở các phòng ban thiết kế, kinh doanh, kế toán và nhân sự, nơi cần người được đào tạo giúp công ty vận hành tốt bộ máy. Trong năm 2013, công ty có 10 cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, tăng thêm 1 người so với năm 2011, và 35 người có trình độ cao đẳng. Nguyên nhân là do ông Nguyễn Đức Quyến, giám đốc công ty VIKOSAN, muốn tìm thêm một nhân lực có chất lượng để giúp công ty phục hồi sau khủng hoảng. - Độ tuổi: VIKOSAN có lực lượng lao động trẻ, với tỉ lệ các cán bộ công nhân viên có tuổi đời dưới 35 chiếm đa số, trung bình lên tới 90%. Sức trẻ và sự sáng tạo không ngừng trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp công ty luôn hoàn thành được kế hoạch sản xuất cho từng giai đoạn phát triển của mình. - Giới tính: Là doanh nghiệp sản xuất ngành hàng chăn – ga – gối – đệm, nhưng tỉ lệ nam nữ của công ty lại không quá chênh lệch, cụ thể năm 2013 công ty có khoảng 40% cán bộ công nhân viên là nam. Đây là do việc vận hành các dây chuyền sản xuất bông tấm, đệm tương đối nặng nhọc, cần đến sức khỏe của các công nhân nam. Trong khi đó, công nhân nữ chiếm đa số trong xưởng sơ chế nguyên liệu dùng cho khâu sản xuất. Việc tìm kiếm lao động trong khu vực quanh khu công nghiệp Hà Bình Phương luôn rất thuận lợi do khu vực này có nguồn cung lao động rất dồi dào. Công ty có thể dễ dàng tìm được những lao động đã từng làm công việc bật bông, làm chăn bông khi xưa hay quy trình làm chăn – ga – gối – đệm quy mô nhỏ tại các làng nghề trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, công ty luôn có lợi thế nhất định so với các đối thủ của mình về thời gian và chi phí đào tạo lại nhân lực. Từ đó giảm các chi phí liên quan giúp công ty tăng hiệu quả SXKD. Thang Long University Library
  • 35. 25 Bảng 2.2: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong giai đoạn 2011-2013 Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011 1 Giá trị sản lượng Triệu đồng 93.334,1 129.952,6 29.720,1 (30.618,5) 100.232,5 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 7.392,1 9.909,3 (2.256,6) (2.517,2) 12.165,9 3 Số lượng lao động Người 230 216 189 14 27 4 NSLĐ bình quân (1/3) 405,8 601,6 157,2 (195,8) 444,4 5 Hiệu quả sử dụng lao động (2/3) 32,1 45,87 (11,92) (13,77) 57,79 (Nguồn: phòng Kinh doanh) Nhận xét: - Giá trị sản lượng: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy sản lượng hàng hóa công ty sản xuất được cao nhất trong năm 2012 với 129.952,6 triệu đồng, tăng 100.232,5 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 giá trị sản lượng của công ty giảm 30.618,5 triệu đồng, đạt mức 93.333,1 triệu đồng. Có được sản lượng cao như vậy chứng tỏ rằng công ty đang hoạt động tốt ở thời điểm hiện tại. - NSLĐ bình quân: Với giá trị sản lượng đạt cao nhất vào năm 2012, NSLĐ bình quân trong năm đạt 601,6 triệu đồng trên 1 lao động, tăng 444,4 triệu đồng so với năm 2011. Sự sụt giảm giá trị sản lượng sau đó đã khiến NSLĐ bình quân giảm 195,8 triệu đồng xuống còn 405,8 triệu đồng trên 1 lao động trong năm 2013. Trong tương lai công ty cần phấn đấu hơn nữa để tăng NSLĐ qua đó giảm giá thành sản phẩm, giúp công ty cạnh tranh trên thị trường. - Hiệu quả sử dụng lao động: Năm 2011, công ty làm ăn không hiệu quả khi hiệu quả sử dụng lao động là -11,92 triệu đồng trên mỗi lao động. Năm 2012, công ty đã cải thiện tình hình rõ rệt với mức hiệu quả sử dụng lao động đạt 45,87 triệu đồng trên mỗi lao động, tăng 57,79 triệu đồng so với năm trước. Đến năm 2013, chỉ tiêu này giảm 13,77 triệu đồng, xuống mức 32,1 triệu đồng trên mỗi lao động. Trong tương lai, công ty cần tìm các biện pháp giúp duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động từ đó nâng cao hiệu quả SXKD.
  • 36. 26 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD của công ty giai đoạn 2011-2013 2.2.1. Cơ cấu Tài sản và nguồn vốn 2.2.1.1. Phân tích biến động của cơ cấu tài sản Trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều có những thể mạnh và điểm yếu khác nhau.Tuy nhiên để có thể đi đến thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách sử dụng đồng vốn bỏ ra một cách hiệu quả.Việc sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả thể hiện ở chỗ phân bổ vốn có phù hợp với tình hình và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Dưới đây chúng ta sẽ phân tích tình hình biến động tài sản của công ty trong những năm gần đây : Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty trông năm 2011-2012-2013 Chỉ tiêu Năm 2013 (Triệu đồng) Năm 2012 (Triệu đồng) Năm 2011 (Triệu đồng) Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2012-2011 Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối % Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối % A.Tài sản ngắn hạn 25.356,3 24.652 21.475,1 704,3 2,8 3.176,9 14,8 1.Tiền mặt 2.144,1 1.244,8 4.406,2 899,3 72,24 (3161,4) (71,7) 2.Các khoản phải thu 8.092 12.172,7 11.252,2 (4080,7) (33,5) 920,5 8,2 3.Hàng tồn kho 120,2 6.234,5 5.564,5 (61143) (99,1) 670 12,04 4.Đầu tư tài chính ngắn hạn 15.000 5.000 0 10.000 200 5.000 100 B.Tài sản dài hạn 13.416,7 12.850,3 13.651,4 566,4 4,4 (801,1) 5,9 1.Tài sản cố định 13.416,7 11.348,4 11.897,3 2.068,3 18,22 (548,9) (4,7) 2.Đầu từ tài chính dài hạn 0 437,4 437,4 (437,4) (100) 0 0 3.Tổng tài sản 38.773 37.781,8 35.126,5 991,2 2.6 2.655,3 7.5 Tỷ trọng TSNH/TTS (%) 65,39 65,25 61,14 0,14 4,11 Tỷ trọng TSDH/TTS (%) 34,61 34,75 38,86 (0,14) (4,11) (Nguồn: phòng Kế toán) Thang Long University Library
  • 37. 27 Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy tổng tài sản của công ty giữ chiều hướng tăng trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể, năm 2012 tổng tài sản là 37.781,8 triệu đồng, tăng 2.655,3 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,5% so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng tài sản là 38.733 triệu đồng, tăng 991,2 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,6% Trong cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, luôn lớn hơn 60%. Điều này cho thấy công ty đầu tư phần lớn vào tài sản ngắn hạn, chủ yếu là các khoản phải thu (chiếm khoảng 50% trong các năm 2011, 2012 và giảm đáng kể xuống khoảng 30% vào năm 2013). - Tài sản ngắn hạn: Tỷ trọng TSNH trên tổng tài sản có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2012 TSNH tăng 3.176,9 triệu đồng so với năm 2011, chiếm 65,52%, tức là trong 100 đồng tài sản của công ty có 65,25 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty có các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, bởi phần lớn hàng gửi bán của công ty ở các đại lý chỉ được thanh toán vào cuối mỗi kì kinh doanh. Việc công ty gửi hàng ở các đại lý giúp công ty giảm bớt gánh nặng hàng tồn kho nhưng cũng có những hạn chế như tình trạng ứ đọng vốn khiến công ty khó có thể tái đầu tư vào quá trình SXKD. Các khoản phải thu của năm 2012 là 12.172,7 triệu đồng, tăng 920,4 triệu đồng so với năm 2011, tương đương mức tăng 8,2%, nhưng đến năm 2013 lại giảm đi 4.080,6 triệu đồng, tương đương mức giảm 33,5%. Ta có thể thấy một dấu hiệu đáng mừng là công ty đã và đang có những chuyển biến tích cực trong việc quản lý các đại lý của mình. Việc hạn chế bớt các khoản phải thu giúp công ty chủ động hơn trong các kế hoạch SXKD. Năm 2013, lượng tiền mặt của công ty là 2,144,1 triệu đồng tăng 899,3 triệu đồng so với năm 2012, tương đương mức tăng 72,24%. Nguyên nhân là do ban lãnh đạo công ty luôn muốn đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong những tháng cao điểm. So với năm 2011, lượng tiền mặt của công ty trong năm 2012 giảm 3.161,4 triệu đồng, tương đương mức giảm 71,7%. Do công ty tái đầu từ cho việc xây dựng kho nguyên
  • 38. 28 liệu bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn cuối tháng 11/2011 nên họ đã không thể duy trì được lượng tiền mặt mong muốn. Điều này có thể gây ra một số rủi ro trong khả năng thanh toán của công ty. Trong tài sản ngắn hạn từ năm 2011 đến 2013 ta có thể thấy hàng tồn kho của năm 2013 giảm rõ rệt. Cụ thể, khối lượng hàng tồn kho năm 2013 ước đạt 120,2 triệu đồng, giảm 98% so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã nắm bắt được thông tin chính xác về tình hình thị trường năm 2013.Từ đó họ đã đưa ra được kế hoạch sản xuất kinh doanh chính xác, giảm tối đa lượng hàng tồn kho của công ty. Nhìn lại năm 2012, mặc dù là một năm thành công với doanh số lớn nhất, nhưng lượng hàng tồn kho của công ty so với năm 2011 đã tăng 670 triệu đồng, tương đương mức tăng 12,04%. Đây là hệ quả của việc không nắm bắt được tình hình cung cầu của thị trường dẫn tới sản xuất thừa hàng. Công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong năm 2011 khi phải lo khắc phục những hậu quả để lại sau vụ cháy kho nguyên liệu xảy ra vào cuối tháng 11. Năm 2012, công ty đầu tư một số tín phiếu kho bạc trị giá 5.000 triệu đồng. Năm 2013, công ty tăng mức đầu tư vào tín phiếu lên 15.000 triệu đồng, tăng 10.000 triệu đồng, tương ứng tăng 200% so với năm 2012. Nguyên nhân là do rủi ro của tín phiếu kho bạc là không có, nên công ty đã sử dụng kênh đầu tư này để giảm thiểu lượng tiền mặt nhà rỗi mà công ty chưa thể có kế hoạch sử dụng hiệu quả. Trong tương lai, để tăng hiệu quả SXKD hơn nữa, công ty cần vạch các kế hoạch để đưa lượng tiền nhàn rỗi này vào sản xuất. - Tài sản dài hạn: Tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản và có biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể, năm 2012, tài sản dài hạn là 12.850,3 triệu đồng, giảm 801,1 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 4,5%. Đến năm 2013, TSDH là 13.416,7 triệu đồng, tăng 566,4 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 4,4%. Tỷ trọng này đạt cao nhất là năm 2011 chiếm 38,86%. Bởi vì công ty hoạt động với quy mô vừa và nhỏ nên hiện tại công ty vẫn hạn chế đầu tư vào tài sản dài hạn nhằm giảm vốn cố định, tránh ứ đọng vốn. Thang Long University Library
  • 39. 29 Năm 2012, lượng tài sản cố định của công ty giảm 548,9 triệu đồng, tương đương mức giảm 4,7%. Nguyên nhân là do sau sự cố cuối năm 2011, công ty đã rà soát lại hệ thống vận hành nhà máy và thanh lí mốt số máy móc thiết bị cũ đồng thời nhập máy mới có công suất cao hơn. Trong năm 2013, công ty nhập về máy ép bông tấm hiện đại để đảm bảo khả năng tự chủ về bông tấm dùng cho sản xuất. Việc này khiến giá trị tài sản cố định của công ty tăng lên 2068,3 triệu đồng, tương đương mức tăng 18,22%. Sau hai năm 2011 và 2012 không đổi, khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 437,4 triệu đồng, tương ứng mức giảm 100% trong năm 2013. Nguyên nhân là do số lượng trái phiếu Chính phủ mà công ty nắm giữ đã đáo hạn vào đầu năm 2013. Qua số liệu bảng cơ cấu tài sản của công ty VIKOSAN trong giai đoạn 2011-2013 ta thấy cơ cấu TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%). Điều này giúp công ty luôn chủ động được khả năng thanh toán trong ngắn hạn của mình. Với sự đầu tư trang thiết bị mới ngày một hiện đại, công ty đang có những bước đi đúng hướng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai. 2.2.1.2. Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn Doanh nghiệp muốn kinh doanh phải có vốn, điều đó là đương nhiên tuy nhiên muốn kinh doanh hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách huy động vốn và sử dụng chúng có hiệu quả. Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn đang sử dụng trong kinh doanh tại công ty VIKOSAN trong 3 năm qua:
  • 40. 30 Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty trong năm 2011-2012-2013 Chỉ tiêu Năm 2013 (Triệu đồng) Năm 2012 (Triệu đồng) Năm 2011 (Triệu đồng) Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối % Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối % A.Nợ phải trả 13.559,3 13.896,3 12.570,5 (337) (2,5) 1.325,8 10,5 1.Nợ ngắn hạn 12.519,5 13.493,1 12.227,2 (973,6) (7,3) 1.265,9 10,3 2.Nợ dài hạn 1.039,8 403,2 343,3 636,6 158 59,9 17,4 B.Vốn chủ sở hữu 25.316,2 23.855,4 22.556 1.460,8 6,1 1.299,4 5,7 C.Tổng nguồn vốn 38.773 37.781,8 35.126,5 1.093,5 2.9 2.655,3 7,5 Tỷ trọng NPT/TNV (%) 34,97 36,78 35,78 (1,81) 1 Tỷ trọng VCSH/TNV (%) 65,03 63,22 64,22 1,81 (1) (Nguồn: phòng Kế toán) Nhận xét: Qua bảng 2.3, trong 3 năm từ 2011-2013 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty liên tục được tăng lên cụ thể như năm 2012 tổng nguồn vốn là 37.781,7 triệu đồng tăng thêm 2.655,2 triệu đồng so với năm 2011 tương đương tỷ lệ tăng 7,5%. Năm 2013 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 38.875,5 triệu đồng tăng 1.093,8 VND tỷ lệ tăng là 2,9% so với năm 2012. Nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn tăng là do sự gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu của các năm 2012, 2013 so với năm 2011. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, ta thấy công ty luôn giữ được tỉ trọng vốn chủ sở hữu cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn (trên 60%). Điều này giúp công ty đảm bảo được uy tín với đối tác nhưng cần phải tìm cách khai thác lợi thế đó để tăng năng lực cạnh tranh của công ty. - Nợ phải trả: Năm 2012, nợ phải trả tăng 1.325,8 triệu đồng, tương đương mức tăng 10,5%. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh nợ phải trả trong năm 2012 chủ Thang Long University Library
  • 41. 31 yếu là do nợ ngắn hạn tăng cao khi tăng 1.265,9 triệu đồng, tương ứng mức tăng 10,3%. Công ty đã tận dụng tối đa thời hạn thanh toán những hợp đồng nguyên vật liệu nên vẫn giữ được uy tín với các nhà cung cấp trong khi tận dụng được nguồn vốn của họ vào quá trình SXKD của mình. Năm 2013, nợ phải trả giảm 337 triệu đồng, tốc độ giảm 2,5%. Nguyên nhân chính là do doanh số của công ty giảm khiến việc nhập các nguyên vật liệu đầu vào giảm theo khi công ty sản xuất ít hơn. Điều đó kéo theo một chút thay đổi trong cơ cấu tài sản – nguồn vốn khi tỷ trọng NPT giảm 1,81% trong khi tỷ trọng VCSH lại tăng 1,8%. Vì tỷ trọng nợ ngắn hạn rất cao so với nợ dài hạn trong cơ cấu nợ phải trả nên dù nợ dài hạn trong năm 2013 có tăng tới 158% tương đương tăng 636,6 triệu đồng nhưng nợ ngắn hạn lại giảm tới 973,6 triệu đồng, tương đương mức giảm 7,3%. - Vốn chủ sở hữu: nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2012 tăng 1.299,4 triệu đồng, tốc độ tăng 5,7%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nợ phải trả lại cao hơn với mức 10,5% khiến cho tỉ trọng vốn chủ sở hữu chỉ đạt 63,22%, thấp hơn so với năm 2011 đạt 64,22%. Năm 2013, vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng thêm 6,1%, tương đương tăng 1.460,8 triệu đồng trong khi nợ phải trả lại giảm 337 triệu. Điều này khiến tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn tăng lên mức 65,29%. Tỉ lệ VCSH cao như vậy giúp công ty luôn đảm bảo các kế hoạch SXKD của mình, qua đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Qua số liệu bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty VIKOSAN trong giai đoạn 2011-2013 ta thấy cơ cấu VCSH luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 63%). Điều này giúp công ty luôn đảm bảo khả năng tự tài trợ cho hoạt động SXKD qua đó không bị phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài. Nguồn VCSH có tăng nhưng mức tăng chủ yếu do khoản lợi nhuận chưa phân phối. Trong tương lai, công ty nên chủ động có những chính sách tăng vốn đầu tư để giúp công ty chủ động hơn với các kế hoạch SXKD trong tương lai. 2.2.1.3. Nhận xét chung về cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Trong hai bảng phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn ta thấy số tiền phải thu trong năm 2011, 2012, 2013 lần lượt đều thấp hơn số nợ ngắn hạn của công ty, chúng ta có thể kết luận được công ty đã luôn tận dụng được nguồn vốn của các doanh nghiệp đối tác để phục vụ quá trình SXKD của mình.
  • 42. 32 Công ty cần sớm tìm các biện pháp giúp giải quyết triệt để tình trạng nợ đọng kéo dài của các đại lý từ giảm tối đa các khoản phải thu. Nếu làm được điều này, công ty sẽ đạt được hiệu quả SXKD tốt hơn nữa trong tương lai. 2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận: 2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu Doanh thu của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại VIKOSAN bao gồm các thành phần sau: - Doanh thu từ bán hàng - Doanh thu từ hoạt động tài chính - Các khoản thu nhập khác Bảng 2.5: Tình hình doanh thu của công ty các năm 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 (Triệu đồng) Năm 2012 (Triệu đồng) Năm 2013 (Triệu đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối % Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối % Doanh thu bán hàng 34.043,4 152.391,7 112.450,7 118.348, 3 347 (39.941) 26,2 Doanh thu hoạt động tài chính 1.323,9 852,3 961,3 (471,6) (35,6) 109 12,8 Thu nhập khác 782,8 1.595,6 2.886,4 812,8 103,8 1.290,8 80,9 Tổng doanh thu 36.150,1 154.839,6 116.298,4 118.689, 5 328 (38.541,2) 24.9 (Nguồn: phòng Kế toán) Qua số liệu của bảng 2.4 về tình hình doanh thu của công ty VIKOSAN qua ba năm có tiến triển tốt, đặc biệt khởi sắc trong năm 2012. Cụ thể , do gặp một số khó khăn nhất định trong năm 2011, tổng doanh thu mà công ty đạt được chỉ dừng lại ở con số 36.150,1 triệu đồng. Năm 2012 là một năm bùng nổ khi công ty thu về 154.839,6 triệu đồng tổng doanh thu, tương đương mức tăng tăng Thang Long University Library
  • 43. 33 328% so với năm trước. Tuy nhiên, công ty đã không thể duy trì đà thắng lợi của năm 2012 trong năm 2013 khi tổng doanh thu chỉ còn đạt 116.298,4 triệu đồng, giảm 38.541,2 triệu đồng, tương đương mức giảm 24,9%. - Doanh thu bán hàng: Trong cơ cấu của tổng doanh thu qua ba năm đều có điểm chung là doanh thu từ bán hàng luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn dao động quanh mức 96,4%. Nguyên nhân là do công ty VIKOSAN là công ty sản xuất và thương mại nên hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu là từ doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, trong doanh thu bán hàng lại biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2011, công ty chỉ thu về được 34.043,4 triệu đồng từ việc bán hàng do gặp khó khăn trong khâu nguyên vật liệu đầu vào khi kho nguyên liệu bị cháy. Năm 2012, doanh thu bán hàng tăng 118.348,3 triệu đồng, tương đương mức tăng 347%. Đây là năm mà công ty gặp thuận lợi nhất từ khi thành lập đến nay. Năm 2013, doanh thu bán hàng chỉ đạt 112.450,7 triệu đồng, giảm 39.941 triệu đồng so với năm 2012. Doanh thu biến động lớn đến vậy cũng một phần do năm 2012 mùa đông kéo dài hơn và có nền nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt trung bình mọi năm. Năm 2013, doanh thu giảm 39.941 triệu đồng, tương đương mức giảm 26,2% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, các đợt rét không kéo dài mà đứt đoạn giữa những ngày nắng, cộng thêm với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn. Một nguyên do khác là do có một số khách hàng cảm thấy nghi ngờ chất lượng của các sản phẩm do VIKOSAN sản xuất khi các đại lý chiết khấu quá cao. - Doanh thu từ hoạt động tài chính: có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm 35,6% tương đương giảm 471,6 triệu đồng so với năm 2011. Tăng nhẹ trở lại vào năm 2013 nhưng dựng lại ở mức tăng 109 triệu đồng tương đương 12,8%. Năm 2011, công ty đầu tư vào trái phiếu chính phủ nhưng do những chuyển biến lớn về doanh số trong năm 2012, nên công ty đã bán bớt một phần trong số trái phiếu mà mình nắm giữ để đầu tư vào hoạt động SXKD. - Thu nhập từ hoạt đông khác: Chiếm tỉ trọng thấp nhất, chủ yếu đến từ các hoạt động thanh lí máy móc và hàng tồn kho, chỉ chiếm từ 1-2.5% trong 3 năm. Dù doanh thu từ các hoạt động tài chính và thu nhập khác có tăng nhưng do
  • 44. 34 chỉ chiếm 1 tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu. 2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí Chi phí là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể giữ một mức chi phí thấp nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất thì ta có thế nói doanh nghiệp đó thành công trong thương trường vì họ đã nắm được lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ của mình. Các chi phí của công ty VIKOSAN bao gồm: + Giá vốn hàng bán + Chi phí tài chính + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Khoản chi phí khác Bảng 2.6: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 (Triệu đồng) Năm 2012 (Triệu đồng) Năm 2013 (Triệu đồng) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối % Tuyệt đối (Triệu đồng) Tương đối % Giá vốn hàng bán 29.720,1 129.952,6 93.334,1 100.232,5 337,2 (36.618,5) (28,2) Chi phí tài chính 3.387,4 3.743,2 3.578,3 355,8 10,05 (164,9) (4,5) Chi phí bán hàng 3.402 3.622,4 3.592,4 220,4 6,5 (30) (0,09) Chi phí quản lí doanh nghiệp 1.897,2 3.175,8 3.447,9 1.278,6 67,4 272,1 8,5 Chi phí khác 0 999,3 1.489,6 999,3 100 490,3 49 Tổng chi phí 38.406,7 141.493,3 105.442,3 103.086,6 268,4 (39.051) (25,5) (Nguồn: phòng Kế toán) Thang Long University Library
  • 45. 35 Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng chi phí tăng cao trong năm 2012, cụ thể với mức tăng 103.086,6 triệu đồng tương đương 268,4% so với năm 2011. Sau đó giảm 39.051triệu đồng trong năm 2013 tương ứng mức giảm 25,5% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu đến từ giá vốn hàng bán khi tỉ trọng giá vốn hàng bán trong tổng chi phí là rất cao lần lượt là 77,4%,91,8% và 88,5% trong 3 năm 2011, 2012, 2013. Cụ thể: - Giá vốn hàng bán: Sau khi khắc phục được sự cố vào năm 2011, sản lượng và doanh số của công ty tăng cao đột biến vào năm 2012 dẫn đến sự gia tăng của giá vốn hàng bán lên 100.232,5 triệu đồng tương đương mức tăng 337,2%. Tuy nhiên, do công ty đã dự đoán trước được biến động của tình hình thị trường nên đã chủ động giảm sản lượng dẫn tới giảm giá vốn hàng bán xuống 39.051triệu đồng tương đương mức giảm 25,5%. - Chi phí bán hàng: cả 03 năm có một chút biến động qua các năm. Cụ thể năm 2012 chi phí bán hàng tăng 220,4 triệu đồng, tương đương tăng 6,5%. Mức tăng này là do công ty đã tăng các mức hoa hồng trả cho các đại lí. Với mức hoa hồng cao, các đại lí đã đẩy mạnh các hoạt động thu hút khách hàng giúp cho doanh số của công ty tăng cao. Tuy nhiên, việc chiết khấu quá cao khiến có không ít khách hàng tỏ ra nghi ngờ chất lượng của các sản phẩm của VIKOSAN. Năm 2013, chi phí bán hàng giảm 30 triệu đồng tương đương mức giảm 0,09%. Đây là kết quả công ty thu được sau khi thanh lí hợp đồng với một đại lí hoạt động không hiệu quả ở Hà Nội. Tuy nhiên mức giảm đó là chưa đủ giúp cho công ty tăng hiệu quả SXKD. Trong kế hoạch năm 2014 công ty cần tính đến một số biện pháp giúp giảm chi phí bán hàng hơn nữa như tối ưu hóa khả năng vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới các đại lý; giảm thiểu một cách tối đa các lô hàng khẩn cấp;… - Chi phí quản lí doanh nghiệp: tăng dần trong 3 năm nhưng tăng mạnh nhất vào năm 2012 với mức tăng 1.278,6 triệu đồng tương đương 67,4%. Nguyên nhân là do công ty rút kinh nghiệm sau vụ cháy kho nguyên liệu. Cán bộ công nhân viên sau khoảng thời gian chia sẻ khó khăn với công ty đều được tăng lương. Việc tăng lương đi kèm với các điều kiện an toàn lao động và phòng chống cháy nổ được thực hiện tốt hơn. Ngoài ra, với mức sản lượng sản xuất và
  • 46. 36 tiêu thụ tăng cao khiến các chi phí từ điện, nước,..tăng theo với tốc độ chóng mặt. Năm 2013, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 272,1 triệu đồng tương đương mức tăng 8,5%. Mặc dù doanh số, sản lượng sản xuất đã giảm nhiều nhưng lại không kéo theo mức giảm về chi phí quản lí. Điều đó chứng tỏ công ty đang có những vấn đề trong việc quản lí chi phí này. 2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận: Lợi nhuận chính là một tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận sẽ có thể tự mình tăng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm lệ thuộc vào các nguồn vốn khác. Nếu một doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận, ta có thể nói doanh nghiệp đó đang làm ăn tốt. Nhưng chưa đủ căn cứ để khẳng định doanh nghiệp đó đang làm ăn hiệu quả nhất vì lợi nhuận cũng chỉ phản ánh một phần hiệu quả hoạt động của công ty. Phân tích lợi nhuận vẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả SXKD của công ty. Việc phân tích sẽ giúp ta thấy được nguyên nhân và mức độ anh hưởng của sự tăng, giảm lợi nhuận của công ty.Từ đó ta có thể tìm kiếm các giải pháp để giúp khai thác khả năng của công ty tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Thang Long University Library