SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
- o0o -
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
Lớp: 10DKQ
HỒ MAI TRÚC TIÊN
Mã số SV: 1012060048
Đề án môn học
Đề tài:
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU – THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐẾN
NĂM 2015.
GVHD: Ths. ĐOÀN NAM HẢI
TPHCM, 2012
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN ii
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... viii
CHƯƠNG 0. CHƯƠNG MỞ ĐẦU..............................................................................ix
0.1. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.............................................ix
0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. .............................................................................xi
0.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. xii
0.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. .............................................................................. xii
0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................................................. xii
0.6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI. ..................................................................................xiii
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY..............1
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY..1
1.1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu. ...............................................................1
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may với Việt Nam. ............................1
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may. ................................................3
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp.................................................................................3
(a) Khái niệm....................................................................................................3
(b) Ưu điểm.......................................................................................................3
(c) Hạn chế. ......................................................................................................4
1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp. ...............................................................................4
(a) Khái niệm....................................................................................................4
(b) Ưu điểm.......................................................................................................4
(c) Hạn chế. ......................................................................................................4
1.1.3.3. Xuất khẩu tại chỗ....................................................................................5
(a) Khái niệm....................................................................................................5
(b) Ưu điểm.......................................................................................................5
(c) Hạn chế. ......................................................................................................5
1.1.3.4. Buôn bán đối lưu. ...................................................................................5
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN iii
(a) Khái niệm....................................................................................................5
(b) Ưu điểm.......................................................................................................6
(c) Hạn chế. ......................................................................................................6
1.1.3.5. Tạm nhập tái xuất...................................................................................6
(a) Khái niệm....................................................................................................6
(b) Ưu điểm.......................................................................................................6
(c) Hạn chế. ......................................................................................................6
1.1.3.6. Gia công quốc tế.....................................................................................7
(a) Khái niệm....................................................................................................7
(b) Ưu điểm.......................................................................................................7
(c) Hạn chế. ......................................................................................................7
1.1.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may......................................7
1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường............................................................................7
(a) Lựa chọn thị trường xuất khẩu.................................................................8
(b) Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu. .................................................................9
(c) Lựa chọn đối tác...................................................................................... 10
(d) Lựa chọn phương thức giao dịch. ......................................................... 10
1.1.4.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng. .............................................................. 10
1.1.4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. ........................................... 11
(a) Xác nhận thanh toán từ người nhập khẩu. ........................................... 12
(b) Xin giấy phép xuất khẩu. ....................................................................... 12
(c) Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. ............................................................... 13
(d) Mua bảo hiểm (nếu có). ......................................................................... 13
(e) Thuê phương tiện vận tải (nếu có)........................................................ 13
(f) Làm thủ tục hải quan.............................................................................. 13
(g) Kiểm tra hàng hóa................................................................................... 14
(h) Giao hàng................................................................................................. 14
(i) Làm thủ tục nhận thanh toán..................................................................... 14
(j) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có)................................................ 14
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN iv
1.1.4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu. .......................................... 15
1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY TẠI VIỆT NAM...... 15
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành dệt may. .............................. 15
1.2.2. Đặc điểm của ngành dệt may................................................................. 17
1.2.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành dệt may. ................................. 18
1.2.4. Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành dệt may ở Việt Nam
cũng như trên thế giới............................................................................................ 21
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU. ........................................... 27
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI................................... 27
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG.................................................... 30
2.2.1. Đặc điểm tiêu dùng của người dân các nước EU. ............................. 30
2.2.2. Tình hình cung – cầu sản phẩm dệt may trên thị trường. .............. 32
2.2.3. Tình hình giá cả - chất lượng................................................................. 34
2.2.4. Tình hình cạnh tranh trên thị trường.................................................. 35
2.2.5. Hệ thống phân phối trên thị trường..................................................... 38
2.2.6. Các chính sách của EU về hàng dệt may............................................. 40
2.2.6.1. Quản lý chất lượng.............................................................................. 40
2.2.6.2. Tiêu chuẩn về môi trường. ................................................................. 41
2.2.6.3. Bao bì.................................................................................................... 42
2.2.6.4. Ghi nhãn. .............................................................................................. 43
2.2.6.5. Quy định về xuất xứ hàng hóa........................................................... 45
2.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN NĂM
2015. .............................................................................................................................. 47
2.3.1. Dự báo về sự thay đổi nhu cầu. ............................................................. 47
2.3.2. Xu hướng giá cả chất lượng. .................................................................. 48
2.3.3. Thị hiếu tiêu dùng. ................................................................................... 48
2.3.4. Dự báo về tình hình cạnh tranh. ........................................................... 48
2.3.5. Dự báo về khả năng thay đổi các yêu cầu pháp lý đối với sản phẩm.
....................................................................................................................... 49
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN v
2.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG EU........................................................................................... 49
2.4.1. Cơ hội.......................................................................................................... 49
2.4.1.1. Về thị trường........................................................................................ 49
2.4.1.2. Về đầu tư. ............................................................................................. 50
2.4.1.3. Về hội nhập quốc tế. ........................................................................... 50
2.4.1.4. Về cạnh tranh....................................................................................... 50
2.4.2. Thách thức. ................................................................................................ 51
2.4.2.1. Về tăng trưởng..................................................................................... 51
2.4.2.2. Về thị trường........................................................................................ 51
2.4.2.3. Các quy đinh về sản phẩm. ................................................................ 51
2.4.2.4. Các chính sách bảo hộ của EU. ......................................................... 52
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2006-2011........................ 53
3.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2006-2011.............................................................................................. 53
3.1.1. Kim nghạch xuất khẩu. ........................................................................... 53
3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. ................................................................ 56
3.1.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. .................................................................. 59
3.1.4. Phương thức xuất khẩu........................................................................... 60
3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU. ................................................................... 66
3.2.1. Các nhân tố bên ngoài............................................................................. 66
3.2.1.1. Kinh tế. ................................................................................................. 66
3.2.1.2. Chính trị................................................................................................ 68
3.2.1.3. Luật pháp.............................................................................................. 68
3.2.1.4. Văn hóa – xã hội.................................................................................. 69
3.2.1.5. Khoa học công nghệ............................................................................ 69
3.2.1.6. Đối thủ cạnh tranh quốc tế. ................................................................ 69
3.2.2. Nhân tố bên trong..................................................................................... 70
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN vi
3.2.2.1. Tài chính............................................................................................... 70
3.2.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật. ....................................................................... 71
3.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh trong nước........................................................... 72
3.2.2.4. Nguồn nhân lực. .................................................................................. 72
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỪA QUA. ..................................................... 72
3.3.1. Những thành tựu đạt được..................................................................... 72
3.3.1.1. Khả năng xâm nhập thị trường. ......................................................... 72
3.3.1.2. Về xây dựng thương hiệu................................................................... 74
3.3.1.3. Chất lượng sản phẩm. ......................................................................... 75
3.3.1.4. Tình hình nguồn nhân lực. ................................................................. 75
3.3.2. Những hạn chế tồn tại. ............................................................................ 76
3.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh gay gắt. ................................................................ 76
3.3.2.2. Công tác thiết kế.................................................................................. 77
3.3.2.3. Công nghệ kỹ thuật. ............................................................................ 77
3.3.2.4. Hoạt đông marketing và phân phối................................................... 78
3.3.2.5. Nguồn nguyên liệu đầu vào. .............................................................. 80
3.3.2.6. Nguồn vốn............................................................................................ 81
3.3.2.7. Nguồn nhân lực. .................................................................................. 82
3.3.3. Nguyên nhân tồn tại................................................................................. 82
3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. .................................................................. 82
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan. ...................................................................... 83
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2015.......................... 86
4.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP....................................................................... 86
4.1.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. .............. 86
4.1.2. Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
EU. ....................................................................................................................... 87
4.1.3. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
EU. ....................................................................................................................... 89
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VI MÔ. ........................................................................ 90
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN vii
4.2.1. Các giải pháp liên quan tới cung........................................................... 90
4.2.1.1. Mở rộng quy mô sản xuất. ................................................................. 90
4.2.1.2. Phát triển công nghệ sản xuất. ........................................................... 92
4.2.1.3. Đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm. ............................................. 93
4.2.1.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm.......................................................... 94
4.2.1.5. Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. ..................................................... 95
4.2.1.6. Chuyển dần hoạt động sản xuất từ phương thức CMT sang FOB,
ODM. ............................................................................................................... 96
4.2.1.7. Đẩy mạnh hoạt động marketing và kênh phân phối. ...................... 98
4.2.2. Các giải pháp liên quan tới cầu...........................................................101
4.2.2.1. Nghiên cứu mở rộng thi trường.......................................................101
4.2.2.2. Xúc tiến quảng bá sản phẩm và hình ảnh của hàng dệt may Việt
Nam trên thị trường thế giới...............................................................................102
4.2.2.3. Tái cấu trúc ngành dệt may hướng tới phát triển bền vững. ........104
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VĨ MÔ. ......................................................................105
4.3.1. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho dệt may. .........................105
4.3.2. Xây dựng cụm ngành công nghiệp dệt may. ....................................106
4.3.3. Đào tạo và phát triển nhân lực............................................................107
4.3.4. Các giải pháp về vốn..............................................................................108
4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO NHÀ NƯỚC..................................................108
4.4.1. Về các chính sách hỗ trợ. ......................................................................108
4.4.2. Về xây dựng cụm ngành công nghiệp dệt may. ...............................109
4.4.3. Về chuyển hướng sản xuất từ phương thức CMT sang FOB và
ODM. .....................................................................................................................110
KẾT LUẬN ........................................................................................................xiv
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................xvi
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN viii
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Hình 1. Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.................................................. 12
Hình 2. Biểu đồ giá trị sản xuất hàng dệt may theo giá thực tế.................................. 20
Hình 3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu chung hàng dệt may của Việt Nam. ............. 54
Hình 4. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU............ 55
Hình 5. Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. ............. 57
Hình 6. Chuỗi cung ứng toàn cầu................................................................................... 79
Bảng 1. Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam........................................... 19
Bảng 2. Nhập khẩu vải và phụ liệu dệt may (tỷ USD). ............................................... 21
Bảng 3. Diện tích và dân số các quốc gia EU............................................................... 28
Bảng 4. GDP bình quân đầu người (USD) của EU qua các năm. .............................. 30
Bảng 5. Sản xuất nội địa sản phẩm dệt may của EU (tỷ EUR). ................................. 33
Bảng 6. Cung sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường EU (triệu USD). .......... 34
Bảng 7. Kim ngạch xuất khẩu chung hàng dệt may của Việt Nam (tỷ USD). ......... 53
Bảng 8. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung hàng dệt may Việt Nam. 54
Bảng 9. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU (triệu USD). .. 55
Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU.
............................................................................................................................................. 56
Bảng 11. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (triệu USD).... 57
Bảng 12. Tốc độ tăng trưởng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu qua các thị trường.
............................................................................................................................................. 58
Bảng 13. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU (triệu USD).59
Bảng 14. Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU. 60
Bảng 15. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
EU theo phương thức CMT............................................................................................. 61
Bảng 16. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
EU theo phương thức FOB.............................................................................................. 63
Bảng 17. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
EU theo phương thức ODM............................................................................................ 64
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN ix
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2015.
CHƯƠNG 0. CHƯƠNG MỞ ĐẦU.
0.1. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Xuất khẩu ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu trong
nền kinh tế của mỗi quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển,
nó góp phần rất lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trên đà hội nhập với nền kinh
tế thế giới nên đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề cấp thiết không thể thiếu
đối với sự phát triển của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới
WTO, điều này sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn trong hoạt động
thương mại cũng như mở ra những thách thức mới cho nền kinh tế Việt
Nam.
Ngành dệt may Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 110 năm từ
công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống đã làm ra được những
sản phẩm mang bản sắc văn hoá Việt Nam và từng bước làm hài lòng thị
hiếu, nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Do đó ngành dệt may Việt Nam
được Nhà nước ta đánh giá là một trong những ngành xương sống, mũi nhọn
để có thể giúp đất nước ta từng bước hội nhập được với nền kinh tế thế giới.
Ngành dệt may Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh
mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền
kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may
Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất.
Năm 2010, với giá trị xuất khẩu lên tới 11,2 tỷ USD dệt may Việt Nam đã
đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường xuất
khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản. Thị
phần của Việt Nam trên thế giới giai đoạn 2005-2008 tăng từ 1,7% lên 2,5%,
thuộc nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN x
Ngành công nghiệp dệt may là một trong những nghành xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam và đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Thị trường xuất khẩu dệt may có kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất trong các mặt hàng chủ lực của nước ta, bình quân 3 năm sau
khi Việt Nam hội nhập WTO đạt gần 8,6 tỷ USD/năm, chiếm 15,5% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Dệt may không chỉ là mặt hàng có kim
ngạch lớn nhất mà còn là mặt hàng có thị trường xuất khẩu rộng nhất. Hằng
năm các sản phẩm dệt may Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 150 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Hay nói cách khác là hàng dệt may Việt Nam đã
có mặt ở hầu hết các thị trường tiêu dùng trên thế giới. Và thị trường EU là
thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn hai của nước ta sau thị trường Mỹ.
Thực hiện theo chủ trương và định hướng của Đảng về việc chuyển dịch cơ
cấu xuất khẩu, nghành dệt may Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khá
ấn tượng.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, hàng dệt
may vươn lên dẫn đầu đạt 9,1 tỷ, giảm không đáng kể so với năm 2008 với
0,6%. Thị trường số 1 là Mỹ với 5 tỷ USD (giảm không đáng kể), khẳng
định vị trí vững chắc tại thị trường này kể từ năm 2004 đến nay. Đứng thứ
hai là khối các nước EU với 1,7 tỷ USD, giảm so với năm 2008 là 10,5%.
Trong đó đứng đầu khối là Đức với bình quân đạt 395 triệu USD/năm trong
3 năm sau khi hội nhập WTO, chiếm 4,61%/năm thị phần xuất khẩu chung
của hàng dệt may và tăng 16,3% so với năm 2006, có thể nói Đức là thị
trường xuất khẩu hàng dệt may khá ổn định của nước ta sau khi gia nhập
WTO. Thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong khối EU là Anh
với kim ngạch bình quân đạt 291 triệu USD/năm, chiếm 3,4%/năm trong thị
phần xuất khẩu chung hàng dệt may. Đứng thứ 3 trong EU là Tây Ban Nha
với kim ngạch đạt 219 triệu USD/năm và chiếm 2,56%/năm trong thị phần
xuất khẩu chung hàng dệt may. Ngoài ra còn có các thị trường các nước EU
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN xi
khác như Pháp, Hà Lan, Bỉ, Italia,…Các thị trường khác như Nhật đạt 904
triệu USD (tăng 13,1% so với năm 2008).
Đứng trước tình hình kinh tế biến động phức tạp của thế giới nói
chung cũng như của EU nói riêng, Việt Nam cần có những biện pháp thích
hợp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, mở rộng thị trường và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với những lý do trên, cùng với những kiến thức và số liệu có được,
em đã chọn đề tài: “XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2015” làm đề tài nghiên cứu cho bài thực hành
nghề nghiệp của mình dưới sự hướng dẫn của thầy Đoàn Nam Hải.
Khi nghiên cứu đề tài này em hy vọng sẽ làm rõ được những vấn đề lý
luận liên quan đến xuất khẩu và mở rộng thị trường, qua đó đánh giá, phân
tích thực trạng và đưa ra được những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
hàng dệt may cho Việt Nam.
Do sự giới hạn về kiến thức cũng như hiểu biết nên đề tài này không
tránh khỏi những sai sót nên rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô
và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi cảm ơn đến thầy Đoàn Nam Hải cùng các giảng
viên khoa Thương mại trường Đại học Tài chính – Marketing đã hướng dẫn
em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này.
0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Phân tích, đánh giá tình trạng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam sang thị trường EU.
- Nghiên cứu những đặc điểm của thị trường EU đối với sản phẩm dệt
may.
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị
trường EU.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN xii
- Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam sang thị trường EU.
0.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam sang thị trường EU.
0.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Không gian: Nghiên cứu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị
trường EU.
- Thời gian: Thực trạng giai đoạn 2006-2011 và giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu đến năm 2015.
0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn.
Đây là phương pháp thu thập thông tin dựa trên những nguồn thông tin
thực tế và có thực để làm cơ sở cho những dự báo, những kết luận mang
tính thực tiễn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu.
Sau khi thu thập được những số liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì ta tiến
hành phân tích tất cả các số liệu đó, phân tích cái tổng thể của đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn
để nghiên cứu bản chất riêng của từng yếu tố đó. Sau đó tổng hợp những
cái đã phân tích thành những trường thông tin mang tính chất, đặc điểm
riêng biệt để phục vụ cho các mục đích khác nhau của bài viết.
Nhiệm vụ của phương pháp phân tích, tổng hợp này là thông qua cái tổng
thể để tìm ra cái riêng, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất và thông
qua cái phổ biến để tìm ra cái đặc thù.
- Phương pháp thống kê toán.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN xiii
Phương pháp này dùng để tính toán, trình bày những số liệu đã thu thập
được qua các năm để thấy được thực trạng, sự tăng trưởng của ngành dệt
may.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu kết hợp với tư duy logic.
Tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu thống kê được qua các năm để thấy
được tốc độ tăng trưởng của ngành.
- Phương pháp định tính.
Đây là phương pháp dùng để xác định tính chất của những thông tin thu
thập được. Xác định được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, tầm quan
trọng của đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may.
0.6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài gồm 4 chương chính.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2006-2011.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2015.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY.
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY.
1.1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động thương mại đầu tiên giữa các quốc gia trên thế
giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác. Xuất khẩu là
hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương xuất hiện từ rất lâu đời và
ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều dài lẫn chiều sâu.
Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các quốc gia khác
trên thế giới với phương tiện thanh toán là những đồng tiền chung hoặc
những đồng tiền mạnh trên thế giới.
Hoạt động xuất khẩu chính là sự phản ánh các mối quan hệ giữa các
quốc gia và sự phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất dựa
trên lợi thế so sánh của từng quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu cũng cho thấy mối liên hệ phụ thuộc ngày càng
chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới, do đó đòi hỏi phải có sự phối
hợp nhịp nhàng của bản thân mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may với Việt Nam.
Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại chủ
yếu của mỗi quốc gia và nó có một số vai trò chủ yếu sau:
Thứ nhất, xuất khẩu là hoạt động ngoại thương nhằm khai thác
những lợi thế và khắc phục những bất lợi trong cơ cấu kinh tế, do đó
xuất khẩu là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tiễn trong lịch sử đã cho
thấy rằng những nước có sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh
chóng là những nước có hoạt động xuất khẩu mạnh và năng động.
Thứ hai, xuất khẩu đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp, tạo
nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu. Để công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước cần phải tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ trong khoa
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 2
học kĩ thuật của các nước khác trên thế giới. Vì thế nguồn vốn cần
cho nhập khẩu là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những nước đang
phát triển có nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ hiện đại
phục vụ cho quá trình sản xuất như Việt Nam. Có thể nói rằng xuất
khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.
Thứ ba, xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sở dĩ
điều này xảy ra vì xuất khẩu là khai thác lợi thế của quốc gia. Với
Việt Nam thì lợi thế đó là ngành dệt may, cho nên khi xuất khẩu phát
triển, Việt Nam sẽ tập trung vào sản xuất hàng dệt may, mở rộng quy
mô sản xuất, cơ cấu sẽ chuyển sang sản xuất công nghiệp.
Thứ tư, xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ
nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước để đáp ứng nhu
cầu thị trường.
Thứ năm, xuất khẩu tạo khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt
Nam trên trường quốc tế cả về mặt giá cả lẫn chất lượng. Điều này đòi
hỏi Việt Nam phải nhạy bén và luôn thay đổi để thích ứng với thị
trường.
Thứ sáu, xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của một số
ngành khác. Vì sản xuất là một chuỗi các quá trình có mối liên hệ mắc
xích, cho nên sự phát triển của ngành này sẽ kéo theo sự phát triển
của ngành khác. Ở đây là xuất khẩu hàng dệt may phát triển sẽ kéo
theo sự phát triển của một số ngành phụ trợ như: trồng bông, nuôi
tằm, nhuộm, sản xuất bao bì,…
Thứ bảy, xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm.
Hoạt động xuất khẩu càng phát triển, quy mô ngày càng mở rộng thì
thu hút được càng nhiều lao động, đặc biệt là đối với những nước
đang phát triển có lực lượng nhân công dồi dào như Việt Nam, xuất
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 3
khẩu giúp cho người lao động có nguồn thu chính đáng và nâng cao
đời sống.
Thứ tám, xuất khẩu làm tăng nguồn thu ngoại tệ.
Thứ chín, xuất khẩu giúp Việt Nam tiếp thu và tích lũy được
nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Thứ mười, xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Thông qua hoạt động xuất
khẩu, các nước trên thế giới có mối quan hệ với nhau trên cơ sở đôi
bên đều có lợi.
Có thể nói xuất khẩu là hoạt động đơn giản nhất trong hoạt
động kinh doanh quốc tế. Do đó các giao dịch và chi phí rủi ro khi có
sự biến động về môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội,…sẽ
thấp nhất so với các hoạt động khác. Nói chung xuất khẩu đóng vai
trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế của tất cả các quốc gia trên
thế giới, vì thế các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để
khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may.
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp.
(a) Khái niệm.
Là hình thức trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa doanh nghiệp và
khách hàng của mình ở nước ngoài, có thể thông qua các phương
tiện giao tiếp hiện đại như điện thoại, e-mail, fax,…để thỏa thuận
với nhau về các điều khoản của hợp đồng.
Các hình thức xuất khẩu trực tiếp chủ yếu là tham gia đấu thầu
cung cấp hàng hóa, dịch vụ; đàm phán ký kết hợp đồng trực tiếp
với bạn hàng; trao đổi hàng hóa,…
(b) Ưu điểm.
- Thu được lợi nhuận cao nhờ giảm được các chi phí trung gian.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 4
- Công việc xuất khẩu diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
- Do trao đổi trực tiếp nên ít xảy ra các hiểu lầm, sai sót.
- Doanh nghiệp chủ động trong việc thâm nhập vào thị trường
thế giới.
- Nắm bắt kịp thời những thông tin về biến động thị trường để
kịp thời có biện pháp đối phó.
(c) Hạn chế.
- Yêu cầu doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn.
- Đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp,
có trình độ giao tiếp tốt, nắm vững những nghiệp vụ về thị
trường ngoại thương.
- Doanh nghiệp phải có đội ngũ marketing mạnh, trình độ
chuyên môn cao.
- Có bạn hàng.
1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp.
(a) Khái niệm.
Là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài thông qua một người thứ
ba. Người thứ ba này là đại lý môi giới hay là người trung gian.
Các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hóa mà giúp
doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thường là mua
bán qua các trung tâm thương mại, sở giao dịch hàng hóa, tham
gia đấu giá,…
(b) Ưu điểm.
- Tránh được những rủi ro do không am hiểu thị trường hay biến
động của nền kinh tế.
- Đơn giản hóa công việc của doanh nghiệp trong quá trình xuất
khẩu.
(c) Hạn chế.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 5
- Mất một tỉ lệ hoa hồng nhất định cho trung gian nên làm
cho lợi nhuận giảm xuống.
- Do không liên hệ trực tiếp với nước ngoài nên hạn chế
trong việc nắm bắt thông tin thị trường dẫn đến chậm thích
ứng với các biến động thị trường.
1.1.3.3. Xuất khẩu tại chỗ.
(a) Khái niệm.
Là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa không ra khỏi lãnh thổ
quốc gia mà thường là xuất khẩu vào khu vực kinh doanh dành
riêng cho các công ty kinh doanh, người nước ngoài.
Theo một cách khác, xuất khẩu tại chỗ là việc doanh nghiệp
Việt Nam này giao hàng cho một doanh nghiệp Việt Nam khác
theo sự chỉ dẫn của khách hàng nước ngoài.
Quy định thủ tục hải quan cho loại hình xuất khẩu này có nhiều
điểm khác so với các loại hình xuất khẩu thông thường khác.
(b) Ưu điểm.
- Giảm chi phí đáng kể do không mất chi phí thuê phương tiện
vận tải.
- Không chịu các chi phí bảo hiểm và rủi ro khác.
- Lợi nhuận cao.
- Thu hồi vốn nhanh.
(c) Hạn chế.
Doanh nghiệp ít chủ động được trong việc tìm kiếm đối tác.
1.1.3.4. Buôn bán đối lưu.
(a) Khái niệm.
Là hình thức kinh doanh mà hai bên trực tiếp trao đổi các hàng hóa
có giá trị tương đương với nhau. Bản chất của hình thức này là
hoạt động xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, người bán đồng thời
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 6
đóng vai trò là người mua. Tiền tệ không được thanh toán trực tiếp
nhưng nó làm vật ngang giá chung cho giao dịch này.
(b) Ưu điểm.
- Tiết kiệm được chi phí và hạn chế sự ảnh hưởng bất lợi của tỷ
giá hối đoái do ít sử dụng ngoại tệ để thanh toán.
- Có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô
hàng nhập khẩu của mình.
- Giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ.
(c) Hạn chế.
- Phức tạp trong việc xác định giá trị tương đương của hàng hóa
hay dịch vụ.
- Hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa.
- Việc giao nhận hàng hóa khó tiến hành thuận lợi.
- Các công ty có thể nhận những sản phẩm mà mình không quen
thuộc từ phía đối tác.
- Diễn ra trong thời gian dài nên khó tránh khỏi những rủi ro về
biến động giá cả.
1.1.3.5. Tạm nhập tái xuất.
(a) Khái niệm.
Là việc tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hóa trước
đây đã nhập khẩu với điều kiện hàng hóa phải còn nguyên trạng
thái như lúc đầu nhập khẩu nhằm tìm kiếm lợi nhuận do chênh
lệch giá.
Hình thức này được áp dụng khi doanh nghiệp không sản xuất
được hay sản xuất với số lượng ít không đủ để xuất khẩu.
(b) Ưu điểm.
- Thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh.
(c) Hạn chế.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 7
- Đòi hỏi doanh nghiệp phải thật sự nhạy bén và nắm vững các
kiến thức về thị trường.
- Chịu tác động mạnh của biến động thị trường.
1.1.3.6. Gia công quốc tế.
(a) Khái niệm.
Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng
một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công
để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất
theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Bên đặt gia
công thường là những nước phát triển và bên nhận gia công
thường là những nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào.
Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang phát triển mạnh mẽ ở
các quốc gia do những lợi ích mà nó đem lại cho cả hai bên tham
gia vào quá trình giao dịch. Đối với bên đặt gia công thì họ có thể
tìm kiếm được nguồn lao động giá rẻ cũng như những ưu đãi về
đầu tư tại các nước đang phát triển. Đối với bên nhận gia công thì
họ có thể giải quyết được việc làm cho lao động phổ thông cũng
như được hỗ trợ trong chuyển giao công nghệ.
(b) Ưu điểm.
- Giúp hoàn thiện hơn quá trình phân công lao động quốc tế.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ.
(c) Hạn chế.
- Thù lao gia công tương đối thấp.
- Quá trình chuyển giao công nghệ không phải lúc nào cũng
mang tính tích cực. Nếu không có những quy định về pháp luật
chặt chẽ thì bên nhận gia công sẽ tiếp nhận các thiết bị “rác”
hoặc các công nghệ cũ kỹ lạc hậu từ nước đặt gia công.
1.1.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.
1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 8
(a) Lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu thị trường là công việc quan trọng hàng đầu của
các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tham gia thị trường thế giới.
Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp thấy được quy luật
vận động của từng loại hàng hóa cụ thể thông qua sự biến đổi nhu
cầu, nguồn vốn cung cấp và giá cả hàng hóa trên thị trường giúp
họ giải quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh.
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập những thông tin, số
liệu liên quan đến thị trường, sau đó tiến hành phân tích, so sánh
những thông tin, số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận
động của thị trường. Những kết luận này cho phép các doanh
nghiệp Việt Nam đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp,
những kế hoạch thích ứng với môi trường nhằm xâm nhập và mở
rộng thị trường mục tiêu của mình.
- Các bước nghiên cứu thị trường:
 Nghiên cứu khái quát: Nhằm nắm được những thông tin
cơ bản về thị trường như: quy mô, cơ cấu, các yếu tố tác
động đến thị trường, sự vận động của thị trường,…
 Nghiên cứu chi tiết: Nhằm có được những thông tin
chuyên sâu hơn như nghiên cứu về thói quen, những
nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, nghiên
cứu tập quán mua hàng,…
- Các phương pháp nghiên cứu thị trường:
 Nghiên cứu tại bàn.
Là phương pháp thu thập thông tin từ những nguồn dữ
liệu công khai như sách báo, tạp chí, các tổ chức, các cơ
quan lưu trữ dữ liệu quốc tế,…
 Nghiên cứu tại hiện trường.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 9
Là phương pháp thu thập thông tin từ các cuộc điều tra,
tiếp xúc trực tiếp tại thị trường đó.
- Nội dung nghiên cứu thị trường:
 Nghiên cứu quan hệ cung cầu và dung lượng thị trường
để xác định cho được khối lượng hàng hóa mình có thể
bán được trên thị trường đang quan tâm.
 Ngiên cứu, phân tích các điều kiện chính trị, kinh tế - xã
hội, thương mại của thị trường để xác định chiến lược
kinh doanh lâu dài.
 Nghiên cứu hệ thống luật pháp và các chính sách
thương mại có liên quan.
 Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên như: thời tiết, địa
hình,..
 Nghiên cứu tập quán, thói quen tiêu dùng của người dân
tại khu vực thị trường mà mình quan tâm.
 Các nội dung khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua
như: điều kiện tiền tệ, kênh tiêu thụ hàng hóa,…
(b) Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu.
Đây là một trong những nội dung cơ bản nhưng rất quan trọng
và cần thiết trong quá trình hoạt động xuất khẩu. Khi các doanh
nghiệp Việt Nam có ý định tham gia vào hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may thì doanh nghiệp phải xác định chính xác các mặt
hàng nào mình sẽ kinh doanh xuất khẩu.
Để lựa chọn đúng các mặt hàng theo nhu cầu của thị trường đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có một quá trình nghiên cứu
tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thống tình hình thị trường cũng
như khả năng của doanh nghiệp.
Qua hoạt động này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác
định, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cũng như
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 10
những cơ hội và thách thức mà mình có thể gặp phải trên thị
trường thế giới. Hoạt động này không những đòi hỏi một thời gian
dài để nghiên cứu mà còn phải tốn nhiều chi phí, nhưng bù lại các
doanh nghiệp Việt Nam có thể xâm nhập vào thị trường tiềm tàng
và có khả năng tăng lợi nhuận.
(c) Lựa chọn đối tác.
Sau khi lựa chọn được thị trường và mặt hàng xuất khẩu thì sự
thành bại của các doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc lựa
chọn đối tác kinh doanh. Việc lựa chọn đúng đối tác kinh doanh
giúp cho doanh nghiệp tránh được những phiền toái, rắc rối, tranh
chấp, những rủi ro mất mát khi kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Lựa chọn đối tác kinh doanh thường dựa trên nguyên tắc đôi bên
đều có lợi.
Khi nghiên cứu lựa chọn đối tác, các doanh nghiệp Việt Nam
nên quan tâm những vấn đề sau:
- Hình thức tổ chức của đối tác. Hình thức tổ chức của doanh
nghiệp sẽ quyết định ai là người chịu trách nhiệm về các
hợp đồng mua bán.
- Khả năng tài chính của đối tác.
- Uy tín của đối tác.
- Thiện chí của đối tác.
(d) Lựa chọn phương thức giao dịch.
Phương thức giao dịch là cách thức mà doanh nghiệp sử dụng
để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên
thị trường thế giới. Những phương thức này quy định những thủ
tục cần tiến hành, các điều kiện giao dịch, các thao tác và chứng từ
cần thiết trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
1.1.4.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 11
Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu
quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vì nó quyết định
khả năng và tính khả thi của kế hoạch kinh doanh của các doanh
nghiệp Việt Nam. Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu thị trường,
đối thủ cạnh tranh, khả năng, điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp
cũng như căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác. Nếu
đàm phán diễn ra suôn sẽ thì một hợp đồng xuất khẩu sẽ được ký kết.
Đàm phán có thể được thực hiện thông qua thư từ, e-mail, fax hoặc
đàm phán trực tiếp.
Hợp đồng xuất khẩu là một văn bản có tính chất pháp lý được
hình thành trên cơ sở thảo luận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa
các chủ thể nhằm xác lập thực hiện và chấm dứt các mối quan hệ trao
đổi hàng hóa. Hợp đồng xuất khẩu quy định người xuất khẩu có nghĩa
vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người nhập khẩu và người
nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu bằng các
phương thức quốc tế, đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với
một trong nước hoặc đối với cả hai.
1.1.4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Thông thường việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất được tiến hành
theo các bước như trong sơ đồ sau:
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 12
Hình 1. Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Đây là sơ đồ chung để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy
nhiên trên thực tế thì tùy theo thỏa thuận giữa các bên mà có thể bỏ
qua một số bước hoặc các bước có thể không theo một trình tự nhất
định.
(a) Xác nhận thanh toán từ người nhập khẩu.
Để đảm bảo khả năng thanh toán và quyền lợi cho mình, các
nhà xuất khẩu Việt Nam nên yêu cầu các nhà nhập khẩu nước
ngoài thanh toán hoặc xác nhận thanh toán để làm bằng chứng và
cam kết cho việc thực hiện hợp đồng.
(b) Xin giấy phép xuất khẩu.
Giấy phép xuất khẩu là công cụ quản lý của Nhà nước về hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhưng vì xuất khẩu mang lại
lợi ích to lớn cho quốc gia nên hiện nay Chính phủ khuyến khích
Xác nhận thanh
toán từ người
nhập khẩu
Xin giấy phép
xuất khẩu
Chuẩn bị hàng
hóa xuất khẩu
Mua bảo hiểm
hàng hóa (nếu
có)
Làm thủ tục hải
quan
Kiểm tra hàng
hóa
Giao hàng
Làm thủ tục
nhận thanh toán
Giải quyết tranh
chấp, khiếu nại
(nếu có)
Thuê phương
tiện vận tải (nếu
có)
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 13
đẩy mạnh xuất khẩu. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam không
còn gặp phải những rắc rối trong việc xin giấy phép xuất khẩu
hàng dệt may.
(c) Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trực tiếp thì
việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu bao gồm các công việc như lựa
chon, đóng gói, ghi ký mã hiệu phù hợp với các điều khoản của
hợp đồng xuất khẩu.
Đối với các doanh nghiệp không sản xuất hoặc không đủ hàng
hóa để xuất khẩu thì quá trình này bao gồm thêm việc thu gom
hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau.
(d) Mua bảo hiểm (nếu có).
Trong một số hợp đồng xuất khẩu thì nhà nhập khẩu yêu cầu
nhà xuất khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa, trong trường hợp này
thì các nhà xuất khẩu Việt Nam phải mua bảo hiểm cho hàng hóa
xuất khẩu theo đúng điều khoản yêu cầu trong hợp đồng.
(e) Thuê phương tiện vận tải (nếu có).
Tùy thuộc vào điều kiện và cơ sở giao hàng trong hợp đồng mà
người xuất khẩu thuê phương tiện vận tải hay không.
(f) Làm thủ tục hải quan.
Khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa
vượt qua biên giới quốc gia thì đều phải làm thủ tục hải quan ở
nước mình, chỉ trừ một số trường hợp đặt biệt thì nhà xuất khẩu
mới không làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu.
Quy trình làm thủ tục hải quan bao gồm:
- Khai báo hải quan. Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm
của hàng hóa về số lượng, chất lượng, giá trị, tên phương tiện
vận chuyển, nước nhập khẩu và các chứng từ kèm theo như:
phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết,…
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 14
- Xuất trình hàng hóa để kiểm tra và tính thuế.
- Thực hiện các quyết định của hải quan.
(g) Kiểm tra hàng hóa.
Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra
chất lượng, số lượng, trọng lượng của hàng hóa nhằm xác định
chính xác tình trạng của hàng hóa trước khi giao hàng.
(h) Giao hàng.
Nhà xuất khẩu có nghĩa vụ tập kết hàng theo đúng quy định tại
địa điểm đã xác định trong điều kiện và cơ sở giao hàng và tiến
hành giao hàng lên phương tiện vận chuyển. Sau đó lấy giấy xác
nhận của hãng tàu để đổi lấy vận đơn nhận thanh toán.
(i) Làm thủ tục nhận thanh toán.
Thanh toán được coi là bước cuối cùng trong quy trình hoạt
động xuất khẩu nếu không có tranh chấp hay khiếu nại gì xảy ra.
Có nhiều phương thức thanh toán có thể áp dụng như:
- Thư tín dụng.
- Nhờ thu.
- Chuyển tiền.
Sau khi giao hàng thì nhà xuất khẩu tiến hành làm lập bộ
chứng từ để nhận thanh toán, bộ chứng từ thường bao gồm:
- Hóa đơn thương mại.
- Phiếu đóng gói.
- Vận đơn.
- Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng.
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
(j) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nếu có xảy ra
những tranh chấp, khiếu nại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 15
hai bên thì cả hai bên cần thiện chí trao đổi, thảo luận để giải
quyết. Nếu giải quyết không được thì tiến hành kiện ra trọng tài
hoặc tòa án. Việc khiếu nại phải tiến hành kịp thời dựa trên cơ cở
hợp đồng đã ký kết.
1.1.4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu là công việc cần thiết cho
mỗi doanh nghiệp. Việc đánh giá cho doanh nghiệp xác định được
hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, qua đó đưa ra được những chiến
lược phù hợp cho những lần xuất khẩu sau. Công tác đánh giá hiệu
quả hoạt động xuất khẩu thường dựa trên những chỉ tiêu sau:
(a) Các chỉ tiêu định tính:
- Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường.
- Những lợi ích xã hội đạt được.
(b) Các chỉ tiêu định lượng.
- Lợi nhuận.
- Hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu.
1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY TẠI VIỆT NAM.
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành dệt may.
Ngành dệt may là một trong các ngành đáp ứng nhu cầu cơ bản của
con người. Chính vì vậy, đây là ngành ra đời và phát triển sớm nhất. Từ
thế kỉ 17, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật đã đưa ngành dệt may
sang một giai đoạn phát triển khác: giai đoạn sản xuất đại trà trên các dây
chuyền sản xuất công nghiệp. Đến nay, ngành dệt may đã đạt được sự
thành công lớn khi không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc của con người mà cao
hơn là đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người.
Thực tế cho thấy, lịch sử phát triển ngành dệt may thế giới cũng chính
là lịch sử chuyển dịch công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang
khu vực kém phát triển hơn do lợi thế so sánh. Tuy nhiên điều này không
có nghĩa là ngành dệt may không còn tồn tại ở các nước phát triển mà nó
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 16
đã phát triển cao hơn với những sản phẩm cao cấp, thời trang để phục vụ
cho một số nhóm người.
Cụ thể của sự chuyển dịch này là vào năm 1840 từ nước Anh sang
những nước Châu Âu khác, khi các ngành công nghiệp dệt may đã trở
thành động lực chính cho sự phát triển thị trường sang các khu vực mới
khám phá ở Châu Mỹ. Tiếp theo là từ Châu Âu sang Nhật Bản vào những
năm 1850. Từ năm 1860, khi chi phí sản xuất ở Nhật tăng lên và thiếu
nguồn lao động thì ngành dệt may lại chuyển dịch tới các nước mới công
nghiệp hóa như Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên,… Quá trình
chuyển dịch được thúc đẩy mạnh bởi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhằm khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ và giá nhân công rẻ.
Tuy hiện nay dệt may không còn thống trị nền kinh tế nhưng nó đóng góp
lớn vào nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu ở các nước này.
Theo quy luật chuyển dịch của ngành dệt may thì đến năm 1880 lợi
thế so sánh của ngành dệt may mất dần đi, ngành dệt may lại tiếp tục
chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, rồi các quốc gia
khác, trong đó có Việt Nam.
Theo một số tài liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của ngành
công nghiệp này bắt đầu từ khi Khu công nghiệp dệt Nam Định được
thành lập vào năm 1889. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công
nghiệp này phát triển nhanh hơn, đặc biệt là ở miền Nam, tại đây các
hãng dệt có máy móc hiện đại của Châu Âu được thành lập. Trong thời
kỳ này, tại miền Bắc, các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng thiết bị của
Trung Quốc, Liên Xô cũ và Đông Âu cũng được thành lập. Mặc dù từ
những năm 1970 ngành dệt may đã bắt đầu xuất khẩu nhưng từ đầu
những năm 1990, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới thì thời kỳ phát
triển quan trọng hướng về xuất khẩu mới bắt đầu. Công nghiệp dệt may là
ngành có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Dệt may
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 17
cũng là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất
khẩu của đất nước. Sự thành công trong xuất khẩu hàng dệt may thường
mở đường cho sự xuất hiện của một chiến lược định hướng phát triển
rộng hơn.
Vì vậy, đây là một ngành công nghiệp quan trọng đối với Việt Nam
không chỉ vơi tư cách là một nguồn xuất khẩu và tạo việc làm chính, mà
còn vì sự tăng trưởng của ngành này cho thấy kết quả hoạt động kinh tế
một cách tổng hợp hơn. Việt nam là một quốc gia thuộc ASEAN và cũng
đã đạt mức xuất khẩu cao về sản phẩm dệt may trong thập kỷ qua góp
phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Đặc điểm của ngành dệt may.
Sản xuất ngành dệt may có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
và buôn bán quốc tế. Trong lịch sử của mậu dịch thế giới, sản phẩm dệt
may là những sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trường, nó có một số
đặc điểm sau:
- Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu
dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn.
- Là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Mà lao động
không đòi hỏi trình độ cao nên không cần nhiều vốn để đầu tư. Bên
cạnh đó, đây là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh nên phù hợp với
các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, trình độ thấp và
ít vốn.
- Những sản phẩm của ngành dệt may rất phong phú, đa dạng tùy theo
yêu cầu của người tiêu dùng.
- Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay
đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu và gây
ấn tượng cho người tiêu dùng.
- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm.
- Yếu tố mùa liên quan chặt chẽ đến việc sản xuất và bán hàng.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 18
1.2.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành dệt may.
Ngày 29/4/1995, Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Tổng
công ty dệt may Việt Nam. Đến ngày 20/9/1997, Tổng công ty dệt may
Việt Nam đã làm lễ ra mắt, mở đầu cho một hoạt động mới trên lĩnh vực
dệt may của cả nước. Đây cũng là điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam
có đà phát triển. Tổng công ty có nhiệm vụ tăng cường, tích lũy, tập
trung, phân công, chuyên môn hóa và hợp tác kinh doanh, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát huy được năng lực của
mình.
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những
bước tiến vượt bật. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng
30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân
24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Hiện nay, Việt nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp dệt may lớn và
nhỏ trong cả nước, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 150 doanh
nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1.400 doanh nghiệp và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 450 doanh nghiệp. Ngành dệt may
Việt Nam có năng lực như sau:
- Về thiết bị: có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải, 450
máy dệt kim và 190.000 máy may.
- Về lao động: ngành dệt may đang thu hút 2,5 triệu lao động, chiếm
25% lực lượng lao động công nghiệp.
- Về thu hút đầu tư nước ngoài: tính đến nay có khoảng 180 dự án
sợi-dệt-nhuộm-đan len-may mặc còn hiệu lực với số vốn đăng ký
đạt gần 1,85 tỷ USD, trong đó có 130 dự án đã đi vào hoạt động,
tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao
động gián tiếp.
- Tổng nộp ngân sách thông qua các loại thuế ngày càng tăng, tốc
độ tăng bình quân khoảng 15%/năm.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 19
- Về thị trường xuất khẩu: chúng ta xuất khẩu nhiều sang các thị
trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Canada trong đó các nước EU là thị
trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ
chiếm khoảng 34% - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của
Việt Nam. Thị phần hàng dệt thoi và dệt kim của nước ta chiếm
3,6% và 2,3% trên thị trường hàng dệt may của Nhật Bản.
Trong năm 2010, Việt Nam đã sản xuất được 2,6-2,8 tỷ sản phẩm may
mặc, trong đó khoảng 70% dành cho xuất khẩu.
Qua phân tích và tổng hợp số liệu, ta có được năng lực sản xuất hàng
dệt may Việt Nam qua các năm như sau:
Năm
Sản lượng
(triệu cái)
Giá trị sản
xuất theo giá
thực tế (tỷ
đồng)
Cơ cấu giá
trị sản xuất
(%)
Chỉ số phát
triển giá trị
sản xuất
theo giá so
sánh 1994
(%)
2006 1156,4 49206,6 4,1 126,5
2007 1642,3 62467,3 4,3 117,2
2008 2175,1 82412,1 4,3 119,5
2009 2776,5 94902,8 4,1 107,1
2010 2604,5 124217,3 4,2 117,7
2011 3105,7 156531,4 4,3 116,2
Bảng 1. Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam.
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 20
Hình 2. Biểu đồ giá trị sản xuất hàng dệt may theo giá thực tế.
Năm 2011, 50% nguyên phụ liệu để sản xuất được các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam mua từ các nhà cung cấp nội địa. Phương án này sẽ
được các doanh nghiệp tăng cường triệt để trong năm 2012 nhằm giảm bớt
áp lực về tỷ giá và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Đặc
biệt, năm 2012, các doanh nghiệp có thêm cơ hội mua xơ sợi trong nước do
Nhà máy Xơ sợi Polyester Đình Vũ (Liên doanh giữa Vinatex và Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam) đã được đưa vào hoạt động từ tháng 7/2011.
Theo ước tính của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2011,
nhập khẩu bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu của ngành dệt may đạt khoảng
11 tỷ USD, trong đó khoảng 3,6 tỷ USD dành để sản xuất hàng phục vụ thị
trường nội địa và khoảng 7,4 tỷ USD còn lại dành cho làm hàng xuất khẩu.
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Giátrị(tỷđồng)
Giá trị sản xuất hàng dệt may theo giá thực tế.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 21
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Vải 2,980 3,980 4,454 4,226 5,378 8,365
Phụ liệu
dệt may
1,249 1,364 1,354 1,263 1,706 2,635
Bảng 2. Nhập khẩu vải và phụ liệu dệt may (tỷ USD).
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam.
1.2.4. Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành dệt may ở Việt Nam
cũng như trên thế giới.
Xu thế toàn cầu hóa thương mại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ đã đặt ngành dệt may Việt Nam trước những áp lực
và thách thức to lớn. Vì vậy, để có thể tồn tại và cạnh tranh được trên thị
trường, đặc biệt khi Việt Nam tham gia một “sân chơi chung” của thế
giới - WTO thì ngay từ bây giờ ngành dệt may Việt Nam phải nỗi lực rất
nhiều. Và những kinh nghiệm của người bạn láng giềng Trung Quốc
cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Việt Nam hiện nay cùng
những nước sản xuất lớn trên thế giới sẽ là bài học quý báu cho ngành dệt
may Việt Nam. Tuy nhiên, ngay từ trước khi vào WTO, Trung Quốc đã
“mạnh” hơn Việt Nam rất nhiều nên chúng ta không thể rập khuôn máy
móc theo những gì mà Trung Quốc đã làm mà phải vận dụng linh hoạt và
có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam, thích
nghi với môi trường dệt may thế giới đầy cạnh tranh hiện nay. Và Việt
Nam cũng đã rút ra được mười bài học kinh nghiệm áp dụng cho sự phát
triển ngành dệt may của chính mình.
- Thứ nhất, học tập Trung Quốc, để có đủ sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, trong thời gian vừa qua Việt Nam cũng đã thành
lập được tập đoàn dệt may. Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải tăng
cường liên doanh, liên kết hơn nữa giữa các doanh nghiệp dệt may
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 22
với nhau để có thể hợp lực giải quyết những hợp đồng lớn, đảm
bảo giao hàng đúng thời hạn nhằm nâng cao uy tín với khách hàng
nước ngoài.
- Thứ hai, để tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may được cao thì
Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tập trung và phát triển
vùng sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo cung cấp cho ngành
dệt may nguồn nguyên phụ liệu ổn định và chất lượng. “Dệt mà
không mạnh thì may mãi mãi chỉ đi làm thuê”.
- Thứ ba, thực tế cho thấy, ở Trung Quốc lương bình quân của công
nhân cao hơn Việt Nam khá nhiều nhưng giá hàng may mặc xuất
khẩu của họ ra thị trường quốc tế rất cạnh tranh. Điều này chứng
tỏ việc cạnh tranh về hàng may mặc không còn là vấn đề giá nhân
công rẻ mà mấu chốt là công nghệ bởi giá lao động rẻ chỉ là lợi thế
nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Ngày nay, khoa học
công nghệ phát triển mạnh, các quá trình sản xuất được tự động
hoá thì giá nhân công rẻ không còn là thế mạnh như trước. Vì vậy,
Việt Nam cần phải không ngừng đổi mới, tăng cường trang thiết bị
công nghệ tiên tiến, nhanh chóng sản xuất được những sản phẩm
đòi hỏi kỹ thuật cao như complet, veston… để đa dạng hóa được
các mặt hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng, nâng cao được giá trị kim ngạch xuất khẩu. Có thể nói,
đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ là vấn đề sống còn đối với
các đơn vị dệt may, nhất là trong bối cảnh ngành dệt và ngành may
Việt Nam hiện đang có sự mất cân đối lớn, để ngành dệt may Việt
Nam phát huy tốt hơn nữa vai trò là một ngành công nghiệp mũi
nhọn. Để thực hiện được giải pháp này thì Việt Nam phải thu hút
vốn đầu tư, tranh thủ các nguồn tài trợ, vay vốn ưu đãi của các tổ
chức tài chính quốc tế để đầu tư mở rộng, phát triển quy mô sản
xuất, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 23
để có thế đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường
thế giới.
- Thứ tư, Trung Quốc với những lợi thế như lao động, công nghệ,
nguyên vật liệu, vốn… đã phát triển sản xuất hàng loạt với giá rẻ,
không quan tâm đến số lượng nhỏ vì sản xuất nhỏ sẽ khó hơn. Như
vậy không có nghĩa Trung Quốc lớn mạnh như thế thì Việt Nam
nhỏ bé của chúng ta không có chỗ đứng trong việc sản xuất hàng
dệt may xuất khẩu. Việt Nam cần chuyển từ cạnh tranh đơn thuần
dựa trên lợi thế về giá nhân công thấp sang cạnh tranh bằng giá trị
gia tăng và đổi mới tăng chất lượng dịch vụ. Việt Nam vẫn có thể
phát triển được bằng cách cung cấp sản phẩm cho các thị trường
nhỏ hơn, thị trường dành cho sản phẩm đắt tiền, tinh xảo, đòi hỏi
kỹ thuật và tay nghề cao và phẩm chất tốt. Có thể nói rằng chính
những sản phẩm loại này là những hàng có nhu cầu cao tại các
nước phát triển và có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận. Do đặc
điểm sản phẩm dệt may có vòng đời ngắn, mang tính thời trang và
chịu chi phối bởi các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo,
khí hậu, giới tính, tuổi tác nên với đặc điểm là nước có nền văn
hoá đa dạng và phong phú nên trong thời gian tới các sản phẩm
may mặc Việt Nam cần chuyển từ sản phẩm đòi hỏi hàm lượng trí
tuệ thấp, không mang tính thời trang và văn hoá sang sản phẩm có
hàm lượng trí tuệ cao và chứa đựng yếu tố văn hoá, khai thác bản
sắc văn hoá dân tộc để tạo nên phong cách riêng, nhãn hiệu riêng
góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Thứ năm, tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc
tế cũng như chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản
phẩm của mình là con đường mà những nhà sản xuất lớn trên thế
giới đã thực hiện thành công. Để thực hiện được việc này, các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải đề ra những chiến lược
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 24
dài hạn dựa trên sự kết hợp hài hòa các giải pháp về nâng cao chất
lượng, công tác marketing, không ngừng nâng cao năng lực của
mình trong khâu thiết kế, đảm bảo thời gian giao hàng. Đặc biệt,
trong giai đoạn dệt may Việt Nam chưa có tên tuổi trên thị trường
thì cách tốt nhất là thâm nhập thị trường bằng cách mua bằng sáng
chế, bản quyền nhãn hiệu của các công ty nước ngoài và liên kết
sản xuất với 2-4 thương hiệu nước ngoài như cách Trung Quốc đã
làm để sản xuất ra những sản phẩm của họ với giá rẻ hơn, qua đó
thâm nhập vào thị trường thế giới bằng sản phẩm “made in
VietNam” đồng thời học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ để
tiến tới tự thiết kế mẫu mã, sản xuất ra những sản phẩm bằng
những thương hiệu của Việt Nam.
- Thứ sáu, thực hiện những quy tắc đã được chấp nhận mang tính
chất quốc tế trong việc điều hành doanh nghiệp như ứng dụng
công nghệ mã số mã vạch vào hoạt động của doanh nghiệp, ứng
dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc
tế ISO… Như chúng ta đã biết, hiện nay hầu như tất cả các nước
trên thế giới đều yêu cầu sản phẩm phải có mã số mã vạch mới
được nhập khẩu nên nếu một khi sản phẩm của Việt Nam không
có mã số mã vạch thì khó có thể bán được, hoặc muốn bán thì phải
chấp nhận để bạn hàng nước sở tại gia công, đóng gói lại. Điều
này gây ra tốn kém, phức tạp và đặc biệt là rất dễ mất thị trường.
Đặc biệt chú trọng đến hàng rào kỹ thuật về chống bán phá giá,
xuất xứ, môi trường, điều kiện làm việc… để bảo đảm phát triển
bền vững.
- Thứ bảy, với thực tế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang
thiếu nhân lực trong cạnh tranh quốc tế nên Việt Nam cần sớm có
chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút và đào tạo cán bộ quản lý,
kinh doanh, thiết kế, công nhân kỹ thuật cho ngành. Cũng giống
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 25
như những nước đi trước, Việt nam cần phải tăng cường hợp tác
với các công ty nước ngoài để học hỏi các kinh nghiệm quản lý,
chuyển giao các công nghệ hiện đại…Vẫn duy trì một mức độ
nhất định xuất khẩu bằng hình thức gia công để giải quyết việc
làm; từng bước khắc phục điều kiện sản xuất lạc hậu; học hỏi kinh
nghiệm marketing quốc tế, tổ chức quản lý sản xuất; tiếp thu và
từng bước đổi mới công nghệ; tích luỹ nguồn lực tài chính; chuẩn
bị những điều kiện cần thiết để thực hiện xuất khẩu trực tiếp một
cách có hiệu quả. Như vậy, về lâu dài, xuất khẩu trực tiếp phải trở
thành phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp may
mặc Việt Nam.
- Thứ tám, cần phải tích cực tham gia các hoạt động quảng cáo, thu
thập thông tin về phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, tập
quán thương mại, thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, hệ
thống phân phối của các nước, tính chất nhu cầu về hàng dệt may,
đối thủ cạnh tranh, phương thức cạnh tranh... để giúp doanh
nghiệp xác định được chiến lược sản xuất mặt hàng gì, số lượng
sản xuất, khả năng xuất khẩu, năng động trong việc đổi mới mẫu
mã, đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường. Chẳng hạn, kinh
nghiệm của Trung Quốc trong giải pháp về thị trường là cử nhân
viên tiếp thị mang sản phẩm đi chào hàng trực tiếp với các công ty
nhập khẩu hàng dệt may.
- Thứ chín, tổ chức các cuộc hội thảo để phổ biến cho các doanh
nghiệp về tình hình hội nhập của Việt Nam (những cam kết với
Mỹ và 27 nền kinh tế có yêu cầu đàm phán song phương, cơ hội
và thách thức…) cũng như các nguyên tắc của WTO, các Hiệp
định đa biên của WTO (Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp
định về dệt may, Hiệp định chống bán phá giá...), các chính sách
khi gia nhập FTA,… để ngay từ bây giờ các doanh nghiệp có
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 26
phương án chuẩn bị, có giải pháp phối hợp giữa các doanh nghiệp,
Hiệp hội dệt may, các Bộ, ngành có liên quan… một cách hợp lý,
tránh những bất lợi có thể nảy sinh.
- Thứ mười, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy công nghiệp dệt
may của nước này lớn mạnh được như thế là một phần có sự hỗ
trợ, quan tâm của Nhà nước dưới nhiều hình thức. Chương trình
trợ cấp vốn của chính phủ Việt Nam đối với dệt may bị bãi bỏ theo
yêu cầu để được gia nhập WTO (Nghị định 55) nhưng không có
nghĩa Nhà nước bỏ chương trình tăng tốc phát triển ngành này.
Chẳng hạn, áp dụng những “trợ cấp đèn xanh” mà WTO cho phép,
có những chính sách ưu đãi về thuế VAT (ví dụ như việc miễn
thuế VAT đối với nguyên phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, chất
trợ may nhập khẩu... trong một thời gian nhất định), chính sách tỷ
giá hối đoái, chính sách tín dụng và hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên,
sự hỗ trợ này phải khéo léo, linh hoạt, tránh tình trạng sau một thời
gian phát triển, chúng ta bị các nước như Mỹ, EU kiện vì bán phá
giá như trường hợp giày da, thủy sản...
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 27
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU.
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI.
Liên minh Châu Âu (EU) là tên gọi hiện tại của cộng đồng Châu Âu
trước đây. Trước tháng 5/2004, EU bao gồm 15 quốc gia thành viên. Vào
tháng 5/2004 EU kết nạp thêm 10 quốc gia mới bao gồm Cộng hòa Séc,
Cyprus, Estonia, Hungary, Slovakia, Latvia, Litva, Malta, Phần Lan và
Slovenia. Vào năm 2007 thì Romania và Bulgaria tiếp tục gia nhập vào EU.
Hiện nay thì EU đã có 27 quốc gia. Dưới đây là bảng số liệu về các quốc gia
EU.
STT Quốc gia
Diện tích
(ngìn km2)
Dân số
(triệu
người)
Mật độ
(người/km2)
Toàn thế giới 136.999 6.987 51
1 Cộng hòa Áo 84 8,4 100
2 Vương quốc Bỉ 31 11 359
3 Cộng hòa Bulgaria 112 7,5 67
4 Cộng hòa Cyprus 9 1,1 120
5 Cộng hòa Séc 79 10,5 134
6 Vương quốc Đan Mạch 43 5,6 129
7 Cộng hòa Estonia 45 1,3 30
8 Cộng hòa Phần Lan 337 5,4 16
9 Cộng hòa Pháp 550 63,3 115
10
Cộng hòa liên bang
Đức
357 81,8 229
11 Cộng hòa Hy Lạp 132 11,3 86
12 Cộng hòa Hungary 93 10 107
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 28
13 Ireland 71 4,6 65
14 Cộng hòa Ý 301 60,8 202
15 Cộng hòa Latvia 65 2,2 34
16 Cộng hòa Litva 66 3,2 49
17
Đại công quốc
Luxembourg
2 0,5 200
18 Cộng hòa Malta 0,3 0,4 1.304
19 Vương quốc Hà Lan 42 16,7 402
20 Cộng hòa Ba Lan 313 38,2 122
21 Cộng hòa Bồ Đào Nha 92 10,7 116
22 Romania 238 21,4 90
23 Cộng hòa Slovakia 49 5,4 111
24 Cộng hòa Slovenia 20 2,1 101
25
Vương quốc Tây Ban
Nha
507 46,2 91
26 Vương quốc Thụy Điển 450 9,4 21
27 Vương quốc Anh 243 62,7 258
Bảng 3. Diện tích và dân số các quốc gia EU.
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Qua bảng số liệu trên, ta thấy Đức là quốc gia có dân số đông nhất và
Pháp là quốc gia có diện tích lớn nhất trong khu vực EU. Vì thế, để đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường EU,Việt Nam có thể nhắm đến một số quốc
gia đông dân cư như Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha,…
Thu nhập bình quân đầu người của EU là 32.900 USD/người.
Dưới đây là bảng số liệu về tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu
người của các quốc gia EU qua các năm.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 29
ST
T
Quốc gia 2006 2007 2008 2009 2010 2011
1 Áo 38918,6 45181,5 49679,4 45638,1 45181,1 46162,3
2 Bỉ 37838,0 43229,0 47341,0 43799,2 43077,7 44120,1
3 Bulgaria 4313,4 5498,0 6798,1 6403,1 6333,2 64270,3
4 Cyprus 1761,1 2318,1 2918,8 2441,0 2620,7 2687,7
5
Cộng hòa
Séc
13887,3 27860,3 31928,4 29427,9 28779,2 30522,3
6 Đan Mạch 50462,2 57021,2 62596,5 56329,6 56244,6 58310,7
7 Estonia 12359,0 16143,4 17577,7 14374,5 14340,7 14870,8
8 Phần Lan 39458,0 46538,2 51186,5 44889,8 44377,5 45132,2
9 Pháp 35847,9 40459,8 44117,1 40663,1 39448,4 40410,3
10 Đức 35429,5 40403,0 44132,0 40275,3 40115,6 41210,5
11 Hy Lạp 23682,0 27240,8 30362,6 28521,0 26606,9 27550,4
12 Hungary 11220,5 13534,7 13534,7 12634,6 12863,2 13142,2
13 Ireland 52042,4 59664,7 59573,7 50034,2 46170,3 48450,1
14 Ý 31614,1 35826,0 38563,1 35236,9 34075,1 35650,4
15 Latvia 8713,1 12638,1 14857,9 11475,7 10723,4 11475,3
16 Litva 8865,0 11584,2 14071,3 11033,6 11045,4 11985,4
17 Luxembourg 90642,7
106901,
6
118218,
8
104353,
7
105194,
6
110645,
7
18 Malta 15900,4 18419,2 21047,0 19694,1 19845,3 20687,8
19 Hà Lan 41458,9 47770,8 52951,0 47998,3 46904,0 47780,9
20 Ba Lan 8958,0 11157,3 13885,6 11285,3 12294,2 12956,7
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 30
21 Bồ Đào Nha 18996,0 21845,2 23716,4 22015,9 21486,3 22554,2
22 Romania 5681,1 7856,5 9299,7 7500,3 7539,1 8120,3
23 Slovakia 12808,8 15583,4 18133,4 16125,8 16071,5 16864,8
24 Slovenia 19409,3 23441,0 27015,1 24051,0 22893,3 23576,9
25 Tây Ban Nha 27988,8 32129,6 34988,2 31891,4 30548,6 32645,1
26 Thụy Điển 43948,6 50558,4 52730,8 43471,7 48896,5 50418,6
27 Anh 40251,3 46122,8 42935,4 35129,4 36343,2 37430,6
Bảng 4. GDP bình quân đầu người (USD) của EU qua các năm.
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
EU là một thị trường tiềm năng đối với rất nhiều chủng loại hàng hóa,
vì vậy, đây là thị trường tiêu thụ quan trọng cho các doanh nghiệp nước
ngoài. Từ nhiều năm nay, EU luôn là thị trường xuất khẩu chính đối với
nhiều hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy
hải sản, cà phê, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ…
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG.
EU với 27 nước thực sự là một thị trường rộng lớn, đa dạng, có nhiều
triển vọng cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nhưng đồng thời cũng
là một thị trường hết sức khắt khe. Chinh phục thị trường này đòi hỏi nhiều
nỗ lực và sự đầu tư, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ
lớn về các mặt hàng xuất khẩu này. Bên cạnh đó dù thực hiện một quy chế
thuế nhập khẩu nhưng đặc điểm của từng thị trường riêng vẫn có khác biệt về
văn hóa, phong cách tiêu dùng. Việc tạo ra một sản phẩm đáp ứng được thị
hiếu của cả 27 nước là một thách thức lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần
vượt qua khi tiếp cận thị trường này. Do đó, việc phân tích thị trường là một
vấn đề không thể thiếu và quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp
Việt Nam trên thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này.
2.2.1. Đặc điểm tiêu dùng của người dân các nước EU.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu đến năm 2015.
SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 31
Các doanh nghiệp Việt Nam trước khi xuất hàng vào thị trường EU
cần hiểu kỹ thị trường này, hiểu đặc điểm của người tiêu dùng để chủ
động nắm bắt thông tin, cơ hội và thâm nhập thành công. Theo Tham tán
thương mại Việt Nam tại EU, nhìn chung người tiêu dùng EU thích tìm
mua các hàng hóa có chất lượng tốt với mẫu mã tinh xảo hơn là hàng hóa
rẻ có chất lượng và mẫu mã kém. Để xuất khẩu thành công vào thị trường
EU, các doanh nghiệp nên đến tận nơi để nghiên cứu thị trường, nắm lấy
những qui định, dự đoán xu hướng tiêu dùng, để tránh việc xuất khẩu
những mặt hàng lỗi thời, không phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Thị hiếu của người tiêu dùng EU hướng nhiều về các yếu tố sức khỏe
và thể chất. Người dân EU đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính
năng bảo vệ sức khỏe, chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế hóa chất. Do mức
sống cao nên người dân các nước EU có xu hướng dùng những loại sản
phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên (đồ gỗ, tre, sợi gai,
bông…).
Ngoài ra việc thu nhập tăng và dân trí cao khiến người dân ở đây quan
tâm hơn đến những mặt hàng chất lượng cao, đặc biệt thể hiện được tính
cá thể, người tiêu dùng muốn họ là trung tâm, sản phẩm phải phục vụ nhu
cầu và đề cao tính cá nhân của họ. Do đó, người tiêu dùng EU có sở thích
và thói quen dùng sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới dù vẫn
biết sản phẩm đó đắt hơn rất nhiều so với những nhãn hiệu bình thường.
Họ cho rằng những nhãn hiệu này sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có
uy tín lâu đời, cho nên khi dùng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất
an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, trong nhiều
trường hợp mặc dù những sản phẩm giá rất đắt nhưng họ vẫn mua và
không thích chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm không nổi tiếng khác
cho dù giá rẻ hơn nhiều.
EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới, là cộng đồng dân
tộc thượng lưu và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại. Do đó, sở
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt namPhân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Sông Hồng
Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Sông HồngPhát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Sông Hồng
Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Sông HồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nh...
Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nh...Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nh...
Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nh...luanvantrust
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê Huy
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê HuyĐề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê Huy
Đề tài: Hoạt động xuất khẩu mặt hàng thép của công ty TNHH Phú Lê Huy
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh
Đề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanhĐề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh
Đề tài: Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt namPhân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Quốc tế Delta.pdf
 
Luận Văn: Hoạt động xuất khẩu thiết bị dầu khí tại công ty, RÂT HAY
Luận Văn: Hoạt động xuất khẩu thiết bị dầu khí tại công ty, RÂT HAYLuận Văn: Hoạt động xuất khẩu thiết bị dầu khí tại công ty, RÂT HAY
Luận Văn: Hoạt động xuất khẩu thiết bị dầu khí tại công ty, RÂT HAY
 
Đề tài giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu thực trạng dịch vụ hậu cần điện tử (E-logistics), 9 ĐIỂM
 
Khóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên
Khóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân ViênKhóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên
Khóa Luận Áp Dụng Mô Hình Ipa Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên
 
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ MDF
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ MDFĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ MDF
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm gỗ MDF
 
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAYĐề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
 
Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Sông Hồng
Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Sông HồngPhát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Sông Hồng
Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần may Sông Hồng
 
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nh...
Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nh...Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nh...
Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gia dụng của công ty cổ phần Ngôi Nh...
 

Viewers also liked

Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt NamBáo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt NamNgọc Trang Phạm
 
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2016
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2016BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2016
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2016Trung Tâm Kiến Tập
 
Vinatex slides eng 2014 (vietnam national textile company) IPO by BSC
Vinatex  slides  eng 2014 (vietnam national textile company) IPO by BSCVinatex  slides  eng 2014 (vietnam national textile company) IPO by BSC
Vinatex slides eng 2014 (vietnam national textile company) IPO by BSCLong Tran
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamYến Nguyễn
 
Ktqt Chuong 3 Tinh Gia
Ktqt Chuong 3 Tinh GiaKtqt Chuong 3 Tinh Gia
Ktqt Chuong 3 Tinh GiaChuong Nguyen
 
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếuMột số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếuHiển Phùng
 
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựCâu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựHọc Huỳnh Bá
 
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)Học Huỳnh Bá
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiKetoantaichinh.net
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcJordan Nguyen
 

Viewers also liked (11)

Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt NamBáo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
Báo cáo phân tích tài chính tập đoàn dệt may Việt Nam
 
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2016
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2016BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2016
BÁO CÁO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2016
 
Vinatex slides eng 2014 (vietnam national textile company) IPO by BSC
Vinatex  slides  eng 2014 (vietnam national textile company) IPO by BSCVinatex  slides  eng 2014 (vietnam national textile company) IPO by BSC
Vinatex slides eng 2014 (vietnam national textile company) IPO by BSC
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
 
Ktqt Chuong 3 Tinh Gia
Ktqt Chuong 3 Tinh GiaKtqt Chuong 3 Tinh Gia
Ktqt Chuong 3 Tinh Gia
 
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếuMột số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
Một số phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu
 
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sựCâu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
Câu hỏi và đáp án ôn thi môn quản trị nhân sự
 
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 

Similar to Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015

Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hả...
Luận văn: Hoàn thiện công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hả...Luận văn: Hoàn thiện công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hả...
Luận văn: Hoàn thiện công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015 (20)

12011
1201112011
12011
 
A0007
A0007A0007
A0007
 
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặcĐề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
Đề tài: Phương pháp thống kê phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc
 
Luận án: Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đố...
Luận án: Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đố...Luận án: Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đố...
Luận án: Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đố...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Doanh nghiệp dệt may trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, HAY - Gửi miễn p...
Doanh nghiệp dệt may trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, HAY - Gửi miễn p...Doanh nghiệp dệt may trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, HAY - Gửi miễn p...
Doanh nghiệp dệt may trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, HAY - Gửi miễn p...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hảiQuản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty hàng hải
 
Đề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đ
Đề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đĐề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đ
Đề tài: Quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty, 9đ
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
 
Đề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình Vũ
Đề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình VũĐề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình Vũ
Đề tài: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Đình Vũ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hả...
Luận văn: Hoàn thiện công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hả...Luận văn: Hoàn thiện công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hả...
Luận văn: Hoàn thiện công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục hả...
 
Luận văn: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng
Luận văn: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải PhòngLuận văn: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng
Luận văn: Giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng
 
QT056.DOC
QT056.DOCQT056.DOC
QT056.DOC
 
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đHoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Ngân hàng VPBank, 9đ
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty TNHH MT...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAO
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI - o0o - Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ Lớp: 10DKQ HỒ MAI TRÚC TIÊN Mã số SV: 1012060048 Đề án môn học Đề tài: XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2015. GVHD: Ths. ĐOÀN NAM HẢI TPHCM, 2012
  • 2. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN i NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------------------------------
  • 3. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN ii MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................................i MỤC LỤC........................................................................................................................... ii MỤC LỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... viii CHƯƠNG 0. CHƯƠNG MỞ ĐẦU..............................................................................ix 0.1. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.............................................ix 0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. .............................................................................xi 0.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. xii 0.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. .............................................................................. xii 0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................................................................. xii 0.6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI. ..................................................................................xiii CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY..............1 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY..1 1.1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu. ...............................................................1 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may với Việt Nam. ............................1 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may. ................................................3 1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp.................................................................................3 (a) Khái niệm....................................................................................................3 (b) Ưu điểm.......................................................................................................3 (c) Hạn chế. ......................................................................................................4 1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp. ...............................................................................4 (a) Khái niệm....................................................................................................4 (b) Ưu điểm.......................................................................................................4 (c) Hạn chế. ......................................................................................................4 1.1.3.3. Xuất khẩu tại chỗ....................................................................................5 (a) Khái niệm....................................................................................................5 (b) Ưu điểm.......................................................................................................5 (c) Hạn chế. ......................................................................................................5 1.1.3.4. Buôn bán đối lưu. ...................................................................................5
  • 4. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN iii (a) Khái niệm....................................................................................................5 (b) Ưu điểm.......................................................................................................6 (c) Hạn chế. ......................................................................................................6 1.1.3.5. Tạm nhập tái xuất...................................................................................6 (a) Khái niệm....................................................................................................6 (b) Ưu điểm.......................................................................................................6 (c) Hạn chế. ......................................................................................................6 1.1.3.6. Gia công quốc tế.....................................................................................7 (a) Khái niệm....................................................................................................7 (b) Ưu điểm.......................................................................................................7 (c) Hạn chế. ......................................................................................................7 1.1.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may......................................7 1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường............................................................................7 (a) Lựa chọn thị trường xuất khẩu.................................................................8 (b) Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu. .................................................................9 (c) Lựa chọn đối tác...................................................................................... 10 (d) Lựa chọn phương thức giao dịch. ......................................................... 10 1.1.4.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng. .............................................................. 10 1.1.4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. ........................................... 11 (a) Xác nhận thanh toán từ người nhập khẩu. ........................................... 12 (b) Xin giấy phép xuất khẩu. ....................................................................... 12 (c) Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. ............................................................... 13 (d) Mua bảo hiểm (nếu có). ......................................................................... 13 (e) Thuê phương tiện vận tải (nếu có)........................................................ 13 (f) Làm thủ tục hải quan.............................................................................. 13 (g) Kiểm tra hàng hóa................................................................................... 14 (h) Giao hàng................................................................................................. 14 (i) Làm thủ tục nhận thanh toán..................................................................... 14 (j) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có)................................................ 14
  • 5. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN iv 1.1.4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu. .......................................... 15 1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY TẠI VIỆT NAM...... 15 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành dệt may. .............................. 15 1.2.2. Đặc điểm của ngành dệt may................................................................. 17 1.2.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành dệt may. ................................. 18 1.2.4. Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành dệt may ở Việt Nam cũng như trên thế giới............................................................................................ 21 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU. ........................................... 27 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI................................... 27 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG.................................................... 30 2.2.1. Đặc điểm tiêu dùng của người dân các nước EU. ............................. 30 2.2.2. Tình hình cung – cầu sản phẩm dệt may trên thị trường. .............. 32 2.2.3. Tình hình giá cả - chất lượng................................................................. 34 2.2.4. Tình hình cạnh tranh trên thị trường.................................................. 35 2.2.5. Hệ thống phân phối trên thị trường..................................................... 38 2.2.6. Các chính sách của EU về hàng dệt may............................................. 40 2.2.6.1. Quản lý chất lượng.............................................................................. 40 2.2.6.2. Tiêu chuẩn về môi trường. ................................................................. 41 2.2.6.3. Bao bì.................................................................................................... 42 2.2.6.4. Ghi nhãn. .............................................................................................. 43 2.2.6.5. Quy định về xuất xứ hàng hóa........................................................... 45 2.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN NĂM 2015. .............................................................................................................................. 47 2.3.1. Dự báo về sự thay đổi nhu cầu. ............................................................. 47 2.3.2. Xu hướng giá cả chất lượng. .................................................................. 48 2.3.3. Thị hiếu tiêu dùng. ................................................................................... 48 2.3.4. Dự báo về tình hình cạnh tranh. ........................................................... 48 2.3.5. Dự báo về khả năng thay đổi các yêu cầu pháp lý đối với sản phẩm. ....................................................................................................................... 49
  • 6. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN v 2.4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU........................................................................................... 49 2.4.1. Cơ hội.......................................................................................................... 49 2.4.1.1. Về thị trường........................................................................................ 49 2.4.1.2. Về đầu tư. ............................................................................................. 50 2.4.1.3. Về hội nhập quốc tế. ........................................................................... 50 2.4.1.4. Về cạnh tranh....................................................................................... 50 2.4.2. Thách thức. ................................................................................................ 51 2.4.2.1. Về tăng trưởng..................................................................................... 51 2.4.2.2. Về thị trường........................................................................................ 51 2.4.2.3. Các quy đinh về sản phẩm. ................................................................ 51 2.4.2.4. Các chính sách bảo hộ của EU. ......................................................... 52 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2006-2011........................ 53 3.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2011.............................................................................................. 53 3.1.1. Kim nghạch xuất khẩu. ........................................................................... 53 3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. ................................................................ 56 3.1.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. .................................................................. 59 3.1.4. Phương thức xuất khẩu........................................................................... 60 3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU. ................................................................... 66 3.2.1. Các nhân tố bên ngoài............................................................................. 66 3.2.1.1. Kinh tế. ................................................................................................. 66 3.2.1.2. Chính trị................................................................................................ 68 3.2.1.3. Luật pháp.............................................................................................. 68 3.2.1.4. Văn hóa – xã hội.................................................................................. 69 3.2.1.5. Khoa học công nghệ............................................................................ 69 3.2.1.6. Đối thủ cạnh tranh quốc tế. ................................................................ 69 3.2.2. Nhân tố bên trong..................................................................................... 70
  • 7. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN vi 3.2.2.1. Tài chính............................................................................................... 70 3.2.2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật. ....................................................................... 71 3.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh trong nước........................................................... 72 3.2.2.4. Nguồn nhân lực. .................................................................................. 72 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỪA QUA. ..................................................... 72 3.3.1. Những thành tựu đạt được..................................................................... 72 3.3.1.1. Khả năng xâm nhập thị trường. ......................................................... 72 3.3.1.2. Về xây dựng thương hiệu................................................................... 74 3.3.1.3. Chất lượng sản phẩm. ......................................................................... 75 3.3.1.4. Tình hình nguồn nhân lực. ................................................................. 75 3.3.2. Những hạn chế tồn tại. ............................................................................ 76 3.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh gay gắt. ................................................................ 76 3.3.2.2. Công tác thiết kế.................................................................................. 77 3.3.2.3. Công nghệ kỹ thuật. ............................................................................ 77 3.3.2.4. Hoạt đông marketing và phân phối................................................... 78 3.3.2.5. Nguồn nguyên liệu đầu vào. .............................................................. 80 3.3.2.6. Nguồn vốn............................................................................................ 81 3.3.2.7. Nguồn nhân lực. .................................................................................. 82 3.3.3. Nguyên nhân tồn tại................................................................................. 82 3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan. .................................................................. 82 3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan. ...................................................................... 83 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2015.......................... 86 4.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP....................................................................... 86 4.1.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. .............. 86 4.1.2. Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. ....................................................................................................................... 87 4.1.3. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. ....................................................................................................................... 89 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VI MÔ. ........................................................................ 90
  • 8. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN vii 4.2.1. Các giải pháp liên quan tới cung........................................................... 90 4.2.1.1. Mở rộng quy mô sản xuất. ................................................................. 90 4.2.1.2. Phát triển công nghệ sản xuất. ........................................................... 92 4.2.1.3. Đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm. ............................................. 93 4.2.1.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm.......................................................... 94 4.2.1.5. Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. ..................................................... 95 4.2.1.6. Chuyển dần hoạt động sản xuất từ phương thức CMT sang FOB, ODM. ............................................................................................................... 96 4.2.1.7. Đẩy mạnh hoạt động marketing và kênh phân phối. ...................... 98 4.2.2. Các giải pháp liên quan tới cầu...........................................................101 4.2.2.1. Nghiên cứu mở rộng thi trường.......................................................101 4.2.2.2. Xúc tiến quảng bá sản phẩm và hình ảnh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới...............................................................................102 4.2.2.3. Tái cấu trúc ngành dệt may hướng tới phát triển bền vững. ........104 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VĨ MÔ. ......................................................................105 4.3.1. Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho dệt may. .........................105 4.3.2. Xây dựng cụm ngành công nghiệp dệt may. ....................................106 4.3.3. Đào tạo và phát triển nhân lực............................................................107 4.3.4. Các giải pháp về vốn..............................................................................108 4.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO NHÀ NƯỚC..................................................108 4.4.1. Về các chính sách hỗ trợ. ......................................................................108 4.4.2. Về xây dựng cụm ngành công nghiệp dệt may. ...............................109 4.4.3. Về chuyển hướng sản xuất từ phương thức CMT sang FOB và ODM. .....................................................................................................................110 KẾT LUẬN ........................................................................................................xiv TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................xvi
  • 9. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN viii MỤC LỤC BẢNG BIỂU Hình 1. Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.................................................. 12 Hình 2. Biểu đồ giá trị sản xuất hàng dệt may theo giá thực tế.................................. 20 Hình 3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu chung hàng dệt may của Việt Nam. ............. 54 Hình 4. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU............ 55 Hình 5. Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. ............. 57 Hình 6. Chuỗi cung ứng toàn cầu................................................................................... 79 Bảng 1. Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam........................................... 19 Bảng 2. Nhập khẩu vải và phụ liệu dệt may (tỷ USD). ............................................... 21 Bảng 3. Diện tích và dân số các quốc gia EU............................................................... 28 Bảng 4. GDP bình quân đầu người (USD) của EU qua các năm. .............................. 30 Bảng 5. Sản xuất nội địa sản phẩm dệt may của EU (tỷ EUR). ................................. 33 Bảng 6. Cung sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường EU (triệu USD). .......... 34 Bảng 7. Kim ngạch xuất khẩu chung hàng dệt may của Việt Nam (tỷ USD). ......... 53 Bảng 8. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung hàng dệt may Việt Nam. 54 Bảng 9. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU (triệu USD). .. 55 Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU. ............................................................................................................................................. 56 Bảng 11. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (triệu USD).... 57 Bảng 12. Tốc độ tăng trưởng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu qua các thị trường. ............................................................................................................................................. 58 Bảng 13. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU (triệu USD).59 Bảng 14. Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào EU. 60 Bảng 15. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU theo phương thức CMT............................................................................................. 61 Bảng 16. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU theo phương thức FOB.............................................................................................. 63 Bảng 17. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU theo phương thức ODM............................................................................................ 64
  • 10. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN ix XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2015. CHƯƠNG 0. CHƯƠNG MỞ ĐẦU. 0.1. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Xuất khẩu ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, nó góp phần rất lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới nên đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề cấp thiết không thể thiếu đối với sự phát triển của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới WTO, điều này sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn trong hoạt động thương mại cũng như mở ra những thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam. Ngành dệt may Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 110 năm từ công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống đã làm ra được những sản phẩm mang bản sắc văn hoá Việt Nam và từng bước làm hài lòng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Do đó ngành dệt may Việt Nam được Nhà nước ta đánh giá là một trong những ngành xương sống, mũi nhọn để có thể giúp đất nước ta từng bước hội nhập được với nền kinh tế thế giới. Ngành dệt may Việt Nam, từ năm 1990 đến nay, đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Năm 2010, với giá trị xuất khẩu lên tới 11,2 tỷ USD dệt may Việt Nam đã đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản. Thị phần của Việt Nam trên thế giới giai đoạn 2005-2008 tăng từ 1,7% lên 2,5%, thuộc nhóm 5 quốc gia có quy mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
  • 11. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN x Ngành công nghiệp dệt may là một trong những nghành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thị trường xuất khẩu dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các mặt hàng chủ lực của nước ta, bình quân 3 năm sau khi Việt Nam hội nhập WTO đạt gần 8,6 tỷ USD/năm, chiếm 15,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Dệt may không chỉ là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất mà còn là mặt hàng có thị trường xuất khẩu rộng nhất. Hằng năm các sản phẩm dệt may Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 150 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hay nói cách khác là hàng dệt may Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường tiêu dùng trên thế giới. Và thị trường EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn hai của nước ta sau thị trường Mỹ. Thực hiện theo chủ trương và định hướng của Đảng về việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nghành dệt may Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khá ấn tượng. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, hàng dệt may vươn lên dẫn đầu đạt 9,1 tỷ, giảm không đáng kể so với năm 2008 với 0,6%. Thị trường số 1 là Mỹ với 5 tỷ USD (giảm không đáng kể), khẳng định vị trí vững chắc tại thị trường này kể từ năm 2004 đến nay. Đứng thứ hai là khối các nước EU với 1,7 tỷ USD, giảm so với năm 2008 là 10,5%. Trong đó đứng đầu khối là Đức với bình quân đạt 395 triệu USD/năm trong 3 năm sau khi hội nhập WTO, chiếm 4,61%/năm thị phần xuất khẩu chung của hàng dệt may và tăng 16,3% so với năm 2006, có thể nói Đức là thị trường xuất khẩu hàng dệt may khá ổn định của nước ta sau khi gia nhập WTO. Thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong khối EU là Anh với kim ngạch bình quân đạt 291 triệu USD/năm, chiếm 3,4%/năm trong thị phần xuất khẩu chung hàng dệt may. Đứng thứ 3 trong EU là Tây Ban Nha với kim ngạch đạt 219 triệu USD/năm và chiếm 2,56%/năm trong thị phần xuất khẩu chung hàng dệt may. Ngoài ra còn có các thị trường các nước EU
  • 12. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN xi khác như Pháp, Hà Lan, Bỉ, Italia,…Các thị trường khác như Nhật đạt 904 triệu USD (tăng 13,1% so với năm 2008). Đứng trước tình hình kinh tế biến động phức tạp của thế giới nói chung cũng như của EU nói riêng, Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với những lý do trên, cùng với những kiến thức và số liệu có được, em đã chọn đề tài: “XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2015” làm đề tài nghiên cứu cho bài thực hành nghề nghiệp của mình dưới sự hướng dẫn của thầy Đoàn Nam Hải. Khi nghiên cứu đề tài này em hy vọng sẽ làm rõ được những vấn đề lý luận liên quan đến xuất khẩu và mở rộng thị trường, qua đó đánh giá, phân tích thực trạng và đưa ra được những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may cho Việt Nam. Do sự giới hạn về kiến thức cũng như hiểu biết nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót nên rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi cảm ơn đến thầy Đoàn Nam Hải cùng các giảng viên khoa Thương mại trường Đại học Tài chính – Marketing đã hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này. 0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Phân tích, đánh giá tình trạng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. - Nghiên cứu những đặc điểm của thị trường EU đối với sản phẩm dệt may. - Nghiên cứu sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU.
  • 13. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN xii - Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. 0.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. 0.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Không gian: Nghiên cứu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. - Thời gian: Thực trạng giai đoạn 2006-2011 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. 0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn. Đây là phương pháp thu thập thông tin dựa trên những nguồn thông tin thực tế và có thực để làm cơ sở cho những dự báo, những kết luận mang tính thực tiễn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu. Sau khi thu thập được những số liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì ta tiến hành phân tích tất cả các số liệu đó, phân tích cái tổng thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu bản chất riêng của từng yếu tố đó. Sau đó tổng hợp những cái đã phân tích thành những trường thông tin mang tính chất, đặc điểm riêng biệt để phục vụ cho các mục đích khác nhau của bài viết. Nhiệm vụ của phương pháp phân tích, tổng hợp này là thông qua cái tổng thể để tìm ra cái riêng, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất và thông qua cái phổ biến để tìm ra cái đặc thù. - Phương pháp thống kê toán.
  • 14. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN xiii Phương pháp này dùng để tính toán, trình bày những số liệu đã thu thập được qua các năm để thấy được thực trạng, sự tăng trưởng của ngành dệt may. - Phương pháp so sánh, đối chiếu kết hợp với tư duy logic. Tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu thống kê được qua các năm để thấy được tốc độ tăng trưởng của ngành. - Phương pháp định tính. Đây là phương pháp dùng để xác định tính chất của những thông tin thu thập được. Xác định được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, tầm quan trọng của đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. 0.6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI. Đề tài gồm 4 chương chính. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2006-2011. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2015.
  • 15. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY. 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY. 1.1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động thương mại đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác. Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều dài lẫn chiều sâu. Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các quốc gia khác trên thế giới với phương tiện thanh toán là những đồng tiền chung hoặc những đồng tiền mạnh trên thế giới. Hoạt động xuất khẩu chính là sự phản ánh các mối quan hệ giữa các quốc gia và sự phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia. Hoạt động xuất khẩu cũng cho thấy mối liên hệ phụ thuộc ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới, do đó đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng của bản thân mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may với Việt Nam. Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại chủ yếu của mỗi quốc gia và nó có một số vai trò chủ yếu sau: Thứ nhất, xuất khẩu là hoạt động ngoại thương nhằm khai thác những lợi thế và khắc phục những bất lợi trong cơ cấu kinh tế, do đó xuất khẩu là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thực tiễn trong lịch sử đã cho thấy rằng những nước có sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng là những nước có hoạt động xuất khẩu mạnh và năng động. Thứ hai, xuất khẩu đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp, tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu. Để công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cần phải tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ trong khoa
  • 16. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 2 học kĩ thuật của các nước khác trên thế giới. Vì thế nguồn vốn cần cho nhập khẩu là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất như Việt Nam. Có thể nói rằng xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Thứ ba, xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sở dĩ điều này xảy ra vì xuất khẩu là khai thác lợi thế của quốc gia. Với Việt Nam thì lợi thế đó là ngành dệt may, cho nên khi xuất khẩu phát triển, Việt Nam sẽ tập trung vào sản xuất hàng dệt may, mở rộng quy mô sản xuất, cơ cấu sẽ chuyển sang sản xuất công nghiệp. Thứ tư, xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu thị trường. Thứ năm, xuất khẩu tạo khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế cả về mặt giá cả lẫn chất lượng. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nhạy bén và luôn thay đổi để thích ứng với thị trường. Thứ sáu, xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác. Vì sản xuất là một chuỗi các quá trình có mối liên hệ mắc xích, cho nên sự phát triển của ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành khác. Ở đây là xuất khẩu hàng dệt may phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của một số ngành phụ trợ như: trồng bông, nuôi tằm, nhuộm, sản xuất bao bì,… Thứ bảy, xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm. Hoạt động xuất khẩu càng phát triển, quy mô ngày càng mở rộng thì thu hút được càng nhiều lao động, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển có lực lượng nhân công dồi dào như Việt Nam, xuất
  • 17. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 3 khẩu giúp cho người lao động có nguồn thu chính đáng và nâng cao đời sống. Thứ tám, xuất khẩu làm tăng nguồn thu ngoại tệ. Thứ chín, xuất khẩu giúp Việt Nam tiếp thu và tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Thứ mười, xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các nước trên thế giới có mối quan hệ với nhau trên cơ sở đôi bên đều có lợi. Có thể nói xuất khẩu là hoạt động đơn giản nhất trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Do đó các giao dịch và chi phí rủi ro khi có sự biến động về môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội,…sẽ thấp nhất so với các hoạt động khác. Nói chung xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì thế các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may. 1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp. (a) Khái niệm. Là hình thức trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình ở nước ngoài, có thể thông qua các phương tiện giao tiếp hiện đại như điện thoại, e-mail, fax,…để thỏa thuận với nhau về các điều khoản của hợp đồng. Các hình thức xuất khẩu trực tiếp chủ yếu là tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ; đàm phán ký kết hợp đồng trực tiếp với bạn hàng; trao đổi hàng hóa,… (b) Ưu điểm. - Thu được lợi nhuận cao nhờ giảm được các chi phí trung gian.
  • 18. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 4 - Công việc xuất khẩu diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. - Do trao đổi trực tiếp nên ít xảy ra các hiểu lầm, sai sót. - Doanh nghiệp chủ động trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới. - Nắm bắt kịp thời những thông tin về biến động thị trường để kịp thời có biện pháp đối phó. (c) Hạn chế. - Yêu cầu doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn. - Đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có trình độ giao tiếp tốt, nắm vững những nghiệp vụ về thị trường ngoại thương. - Doanh nghiệp phải có đội ngũ marketing mạnh, trình độ chuyên môn cao. - Có bạn hàng. 1.1.3.2. Xuất khẩu gián tiếp. (a) Khái niệm. Là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài thông qua một người thứ ba. Người thứ ba này là đại lý môi giới hay là người trung gian. Các trung gian mua bán không chiếm hữu hàng hóa mà giúp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thường là mua bán qua các trung tâm thương mại, sở giao dịch hàng hóa, tham gia đấu giá,… (b) Ưu điểm. - Tránh được những rủi ro do không am hiểu thị trường hay biến động của nền kinh tế. - Đơn giản hóa công việc của doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu. (c) Hạn chế.
  • 19. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 5 - Mất một tỉ lệ hoa hồng nhất định cho trung gian nên làm cho lợi nhuận giảm xuống. - Do không liên hệ trực tiếp với nước ngoài nên hạn chế trong việc nắm bắt thông tin thị trường dẫn đến chậm thích ứng với các biến động thị trường. 1.1.3.3. Xuất khẩu tại chỗ. (a) Khái niệm. Là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa không ra khỏi lãnh thổ quốc gia mà thường là xuất khẩu vào khu vực kinh doanh dành riêng cho các công ty kinh doanh, người nước ngoài. Theo một cách khác, xuất khẩu tại chỗ là việc doanh nghiệp Việt Nam này giao hàng cho một doanh nghiệp Việt Nam khác theo sự chỉ dẫn của khách hàng nước ngoài. Quy định thủ tục hải quan cho loại hình xuất khẩu này có nhiều điểm khác so với các loại hình xuất khẩu thông thường khác. (b) Ưu điểm. - Giảm chi phí đáng kể do không mất chi phí thuê phương tiện vận tải. - Không chịu các chi phí bảo hiểm và rủi ro khác. - Lợi nhuận cao. - Thu hồi vốn nhanh. (c) Hạn chế. Doanh nghiệp ít chủ động được trong việc tìm kiếm đối tác. 1.1.3.4. Buôn bán đối lưu. (a) Khái niệm. Là hình thức kinh doanh mà hai bên trực tiếp trao đổi các hàng hóa có giá trị tương đương với nhau. Bản chất của hình thức này là hoạt động xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, người bán đồng thời
  • 20. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 6 đóng vai trò là người mua. Tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó làm vật ngang giá chung cho giao dịch này. (b) Ưu điểm. - Tiết kiệm được chi phí và hạn chế sự ảnh hưởng bất lợi của tỷ giá hối đoái do ít sử dụng ngoại tệ để thanh toán. - Có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. - Giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ. (c) Hạn chế. - Phức tạp trong việc xác định giá trị tương đương của hàng hóa hay dịch vụ. - Hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa. - Việc giao nhận hàng hóa khó tiến hành thuận lợi. - Các công ty có thể nhận những sản phẩm mà mình không quen thuộc từ phía đối tác. - Diễn ra trong thời gian dài nên khó tránh khỏi những rủi ro về biến động giá cả. 1.1.3.5. Tạm nhập tái xuất. (a) Khái niệm. Là việc tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu với điều kiện hàng hóa phải còn nguyên trạng thái như lúc đầu nhập khẩu nhằm tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch giá. Hình thức này được áp dụng khi doanh nghiệp không sản xuất được hay sản xuất với số lượng ít không đủ để xuất khẩu. (b) Ưu điểm. - Thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức sản xuất. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh. (c) Hạn chế.
  • 21. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 7 - Đòi hỏi doanh nghiệp phải thật sự nhạy bén và nắm vững các kiến thức về thị trường. - Chịu tác động mạnh của biến động thị trường. 1.1.3.6. Gia công quốc tế. (a) Khái niệm. Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Bên đặt gia công thường là những nước phát triển và bên nhận gia công thường là những nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào. Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia do những lợi ích mà nó đem lại cho cả hai bên tham gia vào quá trình giao dịch. Đối với bên đặt gia công thì họ có thể tìm kiếm được nguồn lao động giá rẻ cũng như những ưu đãi về đầu tư tại các nước đang phát triển. Đối với bên nhận gia công thì họ có thể giải quyết được việc làm cho lao động phổ thông cũng như được hỗ trợ trong chuyển giao công nghệ. (b) Ưu điểm. - Giúp hoàn thiện hơn quá trình phân công lao động quốc tế. - Đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ. (c) Hạn chế. - Thù lao gia công tương đối thấp. - Quá trình chuyển giao công nghệ không phải lúc nào cũng mang tính tích cực. Nếu không có những quy định về pháp luật chặt chẽ thì bên nhận gia công sẽ tiếp nhận các thiết bị “rác” hoặc các công nghệ cũ kỹ lạc hậu từ nước đặt gia công. 1.1.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. 1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường.
  • 22. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 8 (a) Lựa chọn thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường là công việc quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tham gia thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp thấy được quy luật vận động của từng loại hàng hóa cụ thể thông qua sự biến đổi nhu cầu, nguồn vốn cung cấp và giá cả hàng hóa trên thị trường giúp họ giải quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh. Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập những thông tin, số liệu liên quan đến thị trường, sau đó tiến hành phân tích, so sánh những thông tin, số liệu đó để rút ra kết luận về xu hướng vận động của thị trường. Những kết luận này cho phép các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, những kế hoạch thích ứng với môi trường nhằm xâm nhập và mở rộng thị trường mục tiêu của mình. - Các bước nghiên cứu thị trường:  Nghiên cứu khái quát: Nhằm nắm được những thông tin cơ bản về thị trường như: quy mô, cơ cấu, các yếu tố tác động đến thị trường, sự vận động của thị trường,…  Nghiên cứu chi tiết: Nhằm có được những thông tin chuyên sâu hơn như nghiên cứu về thói quen, những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, nghiên cứu tập quán mua hàng,… - Các phương pháp nghiên cứu thị trường:  Nghiên cứu tại bàn. Là phương pháp thu thập thông tin từ những nguồn dữ liệu công khai như sách báo, tạp chí, các tổ chức, các cơ quan lưu trữ dữ liệu quốc tế,…  Nghiên cứu tại hiện trường.
  • 23. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 9 Là phương pháp thu thập thông tin từ các cuộc điều tra, tiếp xúc trực tiếp tại thị trường đó. - Nội dung nghiên cứu thị trường:  Nghiên cứu quan hệ cung cầu và dung lượng thị trường để xác định cho được khối lượng hàng hóa mình có thể bán được trên thị trường đang quan tâm.  Ngiên cứu, phân tích các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, thương mại của thị trường để xác định chiến lược kinh doanh lâu dài.  Nghiên cứu hệ thống luật pháp và các chính sách thương mại có liên quan.  Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên như: thời tiết, địa hình,..  Nghiên cứu tập quán, thói quen tiêu dùng của người dân tại khu vực thị trường mà mình quan tâm.  Các nội dung khác mà doanh nghiệp không thể bỏ qua như: điều kiện tiền tệ, kênh tiêu thụ hàng hóa,… (b) Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu. Đây là một trong những nội dung cơ bản nhưng rất quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động xuất khẩu. Khi các doanh nghiệp Việt Nam có ý định tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may thì doanh nghiệp phải xác định chính xác các mặt hàng nào mình sẽ kinh doanh xuất khẩu. Để lựa chọn đúng các mặt hàng theo nhu cầu của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, phân tích một cách có hệ thống tình hình thị trường cũng như khả năng của doanh nghiệp. Qua hoạt động này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định, dự đoán được xu hướng biến động của thị trường cũng như
  • 24. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 10 những cơ hội và thách thức mà mình có thể gặp phải trên thị trường thế giới. Hoạt động này không những đòi hỏi một thời gian dài để nghiên cứu mà còn phải tốn nhiều chi phí, nhưng bù lại các doanh nghiệp Việt Nam có thể xâm nhập vào thị trường tiềm tàng và có khả năng tăng lợi nhuận. (c) Lựa chọn đối tác. Sau khi lựa chọn được thị trường và mặt hàng xuất khẩu thì sự thành bại của các doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đối tác kinh doanh. Việc lựa chọn đúng đối tác kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tránh được những phiền toái, rắc rối, tranh chấp, những rủi ro mất mát khi kinh doanh trên thị trường quốc tế. Lựa chọn đối tác kinh doanh thường dựa trên nguyên tắc đôi bên đều có lợi. Khi nghiên cứu lựa chọn đối tác, các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm những vấn đề sau: - Hình thức tổ chức của đối tác. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp sẽ quyết định ai là người chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua bán. - Khả năng tài chính của đối tác. - Uy tín của đối tác. - Thiện chí của đối tác. (d) Lựa chọn phương thức giao dịch. Phương thức giao dịch là cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường thế giới. Những phương thức này quy định những thủ tục cần tiến hành, các điều kiện giao dịch, các thao tác và chứng từ cần thiết trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 1.1.4.2. Đàm phán, ký kết hợp đồng.
  • 25. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 11 Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vì nó quyết định khả năng và tính khả thi của kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc đàm phán phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng, điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp cũng như căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác. Nếu đàm phán diễn ra suôn sẽ thì một hợp đồng xuất khẩu sẽ được ký kết. Đàm phán có thể được thực hiện thông qua thư từ, e-mail, fax hoặc đàm phán trực tiếp. Hợp đồng xuất khẩu là một văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thảo luận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập thực hiện và chấm dứt các mối quan hệ trao đổi hàng hóa. Hợp đồng xuất khẩu quy định người xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người nhập khẩu và người nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu bằng các phương thức quốc tế, đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong nước hoặc đối với cả hai. 1.1.4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Thông thường việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất được tiến hành theo các bước như trong sơ đồ sau:
  • 26. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 12 Hình 1. Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đây là sơ đồ chung để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên trên thực tế thì tùy theo thỏa thuận giữa các bên mà có thể bỏ qua một số bước hoặc các bước có thể không theo một trình tự nhất định. (a) Xác nhận thanh toán từ người nhập khẩu. Để đảm bảo khả năng thanh toán và quyền lợi cho mình, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên yêu cầu các nhà nhập khẩu nước ngoài thanh toán hoặc xác nhận thanh toán để làm bằng chứng và cam kết cho việc thực hiện hợp đồng. (b) Xin giấy phép xuất khẩu. Giấy phép xuất khẩu là công cụ quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhưng vì xuất khẩu mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia nên hiện nay Chính phủ khuyến khích Xác nhận thanh toán từ người nhập khẩu Xin giấy phép xuất khẩu Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu Mua bảo hiểm hàng hóa (nếu có) Làm thủ tục hải quan Kiểm tra hàng hóa Giao hàng Làm thủ tục nhận thanh toán Giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có) Thuê phương tiện vận tải (nếu có)
  • 27. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 13 đẩy mạnh xuất khẩu. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam không còn gặp phải những rắc rối trong việc xin giấy phép xuất khẩu hàng dệt may. (c) Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trực tiếp thì việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu bao gồm các công việc như lựa chon, đóng gói, ghi ký mã hiệu phù hợp với các điều khoản của hợp đồng xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp không sản xuất hoặc không đủ hàng hóa để xuất khẩu thì quá trình này bao gồm thêm việc thu gom hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau. (d) Mua bảo hiểm (nếu có). Trong một số hợp đồng xuất khẩu thì nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa, trong trường hợp này thì các nhà xuất khẩu Việt Nam phải mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu theo đúng điều khoản yêu cầu trong hợp đồng. (e) Thuê phương tiện vận tải (nếu có). Tùy thuộc vào điều kiện và cơ sở giao hàng trong hợp đồng mà người xuất khẩu thuê phương tiện vận tải hay không. (f) Làm thủ tục hải quan. Khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa vượt qua biên giới quốc gia thì đều phải làm thủ tục hải quan ở nước mình, chỉ trừ một số trường hợp đặt biệt thì nhà xuất khẩu mới không làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu. Quy trình làm thủ tục hải quan bao gồm: - Khai báo hải quan. Doanh nghiệp khai báo tất cả các đặc điểm của hàng hóa về số lượng, chất lượng, giá trị, tên phương tiện vận chuyển, nước nhập khẩu và các chứng từ kèm theo như: phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết,…
  • 28. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 14 - Xuất trình hàng hóa để kiểm tra và tính thuế. - Thực hiện các quyết định của hải quan. (g) Kiểm tra hàng hóa. Trước khi xuất khẩu, các nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra chất lượng, số lượng, trọng lượng của hàng hóa nhằm xác định chính xác tình trạng của hàng hóa trước khi giao hàng. (h) Giao hàng. Nhà xuất khẩu có nghĩa vụ tập kết hàng theo đúng quy định tại địa điểm đã xác định trong điều kiện và cơ sở giao hàng và tiến hành giao hàng lên phương tiện vận chuyển. Sau đó lấy giấy xác nhận của hãng tàu để đổi lấy vận đơn nhận thanh toán. (i) Làm thủ tục nhận thanh toán. Thanh toán được coi là bước cuối cùng trong quy trình hoạt động xuất khẩu nếu không có tranh chấp hay khiếu nại gì xảy ra. Có nhiều phương thức thanh toán có thể áp dụng như: - Thư tín dụng. - Nhờ thu. - Chuyển tiền. Sau khi giao hàng thì nhà xuất khẩu tiến hành làm lập bộ chứng từ để nhận thanh toán, bộ chứng từ thường bao gồm: - Hóa đơn thương mại. - Phiếu đóng gói. - Vận đơn. - Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng. - Giấy chứng nhận xuất xứ. (j) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại (nếu có). Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nếu có xảy ra những tranh chấp, khiếu nại ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
  • 29. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 15 hai bên thì cả hai bên cần thiện chí trao đổi, thảo luận để giải quyết. Nếu giải quyết không được thì tiến hành kiện ra trọng tài hoặc tòa án. Việc khiếu nại phải tiến hành kịp thời dựa trên cơ cở hợp đồng đã ký kết. 1.1.4.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu là công việc cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Việc đánh giá cho doanh nghiệp xác định được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, qua đó đưa ra được những chiến lược phù hợp cho những lần xuất khẩu sau. Công tác đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu thường dựa trên những chỉ tiêu sau: (a) Các chỉ tiêu định tính: - Khả năng xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường. - Những lợi ích xã hội đạt được. (b) Các chỉ tiêu định lượng. - Lợi nhuận. - Hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu. 1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY TẠI VIỆT NAM. 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành dệt may. Ngành dệt may là một trong các ngành đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Chính vì vậy, đây là ngành ra đời và phát triển sớm nhất. Từ thế kỉ 17, với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật đã đưa ngành dệt may sang một giai đoạn phát triển khác: giai đoạn sản xuất đại trà trên các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Đến nay, ngành dệt may đã đạt được sự thành công lớn khi không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc của con người mà cao hơn là đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người. Thực tế cho thấy, lịch sử phát triển ngành dệt may thế giới cũng chính là lịch sử chuyển dịch công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do lợi thế so sánh. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ngành dệt may không còn tồn tại ở các nước phát triển mà nó
  • 30. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 16 đã phát triển cao hơn với những sản phẩm cao cấp, thời trang để phục vụ cho một số nhóm người. Cụ thể của sự chuyển dịch này là vào năm 1840 từ nước Anh sang những nước Châu Âu khác, khi các ngành công nghiệp dệt may đã trở thành động lực chính cho sự phát triển thị trường sang các khu vực mới khám phá ở Châu Mỹ. Tiếp theo là từ Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1850. Từ năm 1860, khi chi phí sản xuất ở Nhật tăng lên và thiếu nguồn lao động thì ngành dệt may lại chuyển dịch tới các nước mới công nghiệp hóa như Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên,… Quá trình chuyển dịch được thúc đẩy mạnh bởi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ và giá nhân công rẻ. Tuy hiện nay dệt may không còn thống trị nền kinh tế nhưng nó đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu ở các nước này. Theo quy luật chuyển dịch của ngành dệt may thì đến năm 1880 lợi thế so sánh của ngành dệt may mất dần đi, ngành dệt may lại tiếp tục chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, rồi các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Theo một số tài liệu ghi chép thì sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp này bắt đầu từ khi Khu công nghiệp dệt Nam Định được thành lập vào năm 1889. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành công nghiệp này phát triển nhanh hơn, đặc biệt là ở miền Nam, tại đây các hãng dệt có máy móc hiện đại của Châu Âu được thành lập. Trong thời kỳ này, tại miền Bắc, các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng thiết bị của Trung Quốc, Liên Xô cũ và Đông Âu cũng được thành lập. Mặc dù từ những năm 1970 ngành dệt may đã bắt đầu xuất khẩu nhưng từ đầu những năm 1990, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới thì thời kỳ phát triển quan trọng hướng về xuất khẩu mới bắt đầu. Công nghiệp dệt may là ngành có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Dệt may
  • 31. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 17 cũng là một phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của đất nước. Sự thành công trong xuất khẩu hàng dệt may thường mở đường cho sự xuất hiện của một chiến lược định hướng phát triển rộng hơn. Vì vậy, đây là một ngành công nghiệp quan trọng đối với Việt Nam không chỉ vơi tư cách là một nguồn xuất khẩu và tạo việc làm chính, mà còn vì sự tăng trưởng của ngành này cho thấy kết quả hoạt động kinh tế một cách tổng hợp hơn. Việt nam là một quốc gia thuộc ASEAN và cũng đã đạt mức xuất khẩu cao về sản phẩm dệt may trong thập kỷ qua góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2.2. Đặc điểm của ngành dệt may. Sản xuất ngành dệt may có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và buôn bán quốc tế. Trong lịch sử của mậu dịch thế giới, sản phẩm dệt may là những sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trường, nó có một số đặc điểm sau: - Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn. - Là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động. Mà lao động không đòi hỏi trình độ cao nên không cần nhiều vốn để đầu tư. Bên cạnh đó, đây là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh nên phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, trình độ thấp và ít vốn. - Những sản phẩm của ngành dệt may rất phong phú, đa dạng tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng. - Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu và gây ấn tượng cho người tiêu dùng. - Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm. - Yếu tố mùa liên quan chặt chẽ đến việc sản xuất và bán hàng.
  • 32. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 18 1.2.3. Năng lực sản xuất hiện tại của ngành dệt may. Ngày 29/4/1995, Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam. Đến ngày 20/9/1997, Tổng công ty dệt may Việt Nam đã làm lễ ra mắt, mở đầu cho một hoạt động mới trên lĩnh vực dệt may của cả nước. Đây cũng là điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam có đà phát triển. Tổng công ty có nhiệm vụ tăng cường, tích lũy, tập trung, phân công, chuyên môn hóa và hợp tác kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát huy được năng lực của mình. Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến vượt bật. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện nay, Việt nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp dệt may lớn và nhỏ trong cả nước, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 150 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1.400 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 450 doanh nghiệp. Ngành dệt may Việt Nam có năng lực như sau: - Về thiết bị: có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải, 450 máy dệt kim và 190.000 máy may. - Về lao động: ngành dệt may đang thu hút 2,5 triệu lao động, chiếm 25% lực lượng lao động công nghiệp. - Về thu hút đầu tư nước ngoài: tính đến nay có khoảng 180 dự án sợi-dệt-nhuộm-đan len-may mặc còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD, trong đó có 130 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp. - Tổng nộp ngân sách thông qua các loại thuế ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân khoảng 15%/năm.
  • 33. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 19 - Về thị trường xuất khẩu: chúng ta xuất khẩu nhiều sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và Canada trong đó các nước EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ chiếm khoảng 34% - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Thị phần hàng dệt thoi và dệt kim của nước ta chiếm 3,6% và 2,3% trên thị trường hàng dệt may của Nhật Bản. Trong năm 2010, Việt Nam đã sản xuất được 2,6-2,8 tỷ sản phẩm may mặc, trong đó khoảng 70% dành cho xuất khẩu. Qua phân tích và tổng hợp số liệu, ta có được năng lực sản xuất hàng dệt may Việt Nam qua các năm như sau: Năm Sản lượng (triệu cái) Giá trị sản xuất theo giá thực tế (tỷ đồng) Cơ cấu giá trị sản xuất (%) Chỉ số phát triển giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 (%) 2006 1156,4 49206,6 4,1 126,5 2007 1642,3 62467,3 4,3 117,2 2008 2175,1 82412,1 4,3 119,5 2009 2776,5 94902,8 4,1 107,1 2010 2604,5 124217,3 4,2 117,7 2011 3105,7 156531,4 4,3 116,2 Bảng 1. Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.
  • 34. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 20 Hình 2. Biểu đồ giá trị sản xuất hàng dệt may theo giá thực tế. Năm 2011, 50% nguyên phụ liệu để sản xuất được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mua từ các nhà cung cấp nội địa. Phương án này sẽ được các doanh nghiệp tăng cường triệt để trong năm 2012 nhằm giảm bớt áp lực về tỷ giá và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Đặc biệt, năm 2012, các doanh nghiệp có thêm cơ hội mua xơ sợi trong nước do Nhà máy Xơ sợi Polyester Đình Vũ (Liên doanh giữa Vinatex và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đã được đưa vào hoạt động từ tháng 7/2011. Theo ước tính của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2011, nhập khẩu bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu của ngành dệt may đạt khoảng 11 tỷ USD, trong đó khoảng 3,6 tỷ USD dành để sản xuất hàng phục vụ thị trường nội địa và khoảng 7,4 tỷ USD còn lại dành cho làm hàng xuất khẩu. 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Giátrị(tỷđồng) Giá trị sản xuất hàng dệt may theo giá thực tế.
  • 35. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 21 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vải 2,980 3,980 4,454 4,226 5,378 8,365 Phụ liệu dệt may 1,249 1,364 1,354 1,263 1,706 2,635 Bảng 2. Nhập khẩu vải và phụ liệu dệt may (tỷ USD). Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam. 1.2.4. Các bài học kinh nghiệm phát triển ngành dệt may ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Xu thế toàn cầu hóa thương mại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đặt ngành dệt may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lớn. Vì vậy, để có thể tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường, đặc biệt khi Việt Nam tham gia một “sân chơi chung” của thế giới - WTO thì ngay từ bây giờ ngành dệt may Việt Nam phải nỗi lực rất nhiều. Và những kinh nghiệm của người bạn láng giềng Trung Quốc cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của Việt Nam hiện nay cùng những nước sản xuất lớn trên thế giới sẽ là bài học quý báu cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, ngay từ trước khi vào WTO, Trung Quốc đã “mạnh” hơn Việt Nam rất nhiều nên chúng ta không thể rập khuôn máy móc theo những gì mà Trung Quốc đã làm mà phải vận dụng linh hoạt và có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện và khả năng của Việt Nam, thích nghi với môi trường dệt may thế giới đầy cạnh tranh hiện nay. Và Việt Nam cũng đã rút ra được mười bài học kinh nghiệm áp dụng cho sự phát triển ngành dệt may của chính mình. - Thứ nhất, học tập Trung Quốc, để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong thời gian vừa qua Việt Nam cũng đã thành lập được tập đoàn dệt may. Tuy nhiên Việt Nam vẫn phải tăng cường liên doanh, liên kết hơn nữa giữa các doanh nghiệp dệt may
  • 36. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 22 với nhau để có thể hợp lực giải quyết những hợp đồng lớn, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn nhằm nâng cao uy tín với khách hàng nước ngoài. - Thứ hai, để tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may được cao thì Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tập trung và phát triển vùng sản xuất nguyên phụ liệu nhằm đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may nguồn nguyên phụ liệu ổn định và chất lượng. “Dệt mà không mạnh thì may mãi mãi chỉ đi làm thuê”. - Thứ ba, thực tế cho thấy, ở Trung Quốc lương bình quân của công nhân cao hơn Việt Nam khá nhiều nhưng giá hàng may mặc xuất khẩu của họ ra thị trường quốc tế rất cạnh tranh. Điều này chứng tỏ việc cạnh tranh về hàng may mặc không còn là vấn đề giá nhân công rẻ mà mấu chốt là công nghệ bởi giá lao động rẻ chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, các quá trình sản xuất được tự động hoá thì giá nhân công rẻ không còn là thế mạnh như trước. Vì vậy, Việt Nam cần phải không ngừng đổi mới, tăng cường trang thiết bị công nghệ tiên tiến, nhanh chóng sản xuất được những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao như complet, veston… để đa dạng hóa được các mặt hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nâng cao được giá trị kim ngạch xuất khẩu. Có thể nói, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ là vấn đề sống còn đối với các đơn vị dệt may, nhất là trong bối cảnh ngành dệt và ngành may Việt Nam hiện đang có sự mất cân đối lớn, để ngành dệt may Việt Nam phát huy tốt hơn nữa vai trò là một ngành công nghiệp mũi nhọn. Để thực hiện được giải pháp này thì Việt Nam phải thu hút vốn đầu tư, tranh thủ các nguồn tài trợ, vay vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư mở rộng, phát triển quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại
  • 37. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 23 để có thế đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. - Thứ tư, Trung Quốc với những lợi thế như lao động, công nghệ, nguyên vật liệu, vốn… đã phát triển sản xuất hàng loạt với giá rẻ, không quan tâm đến số lượng nhỏ vì sản xuất nhỏ sẽ khó hơn. Như vậy không có nghĩa Trung Quốc lớn mạnh như thế thì Việt Nam nhỏ bé của chúng ta không có chỗ đứng trong việc sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Việt Nam cần chuyển từ cạnh tranh đơn thuần dựa trên lợi thế về giá nhân công thấp sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng và đổi mới tăng chất lượng dịch vụ. Việt Nam vẫn có thể phát triển được bằng cách cung cấp sản phẩm cho các thị trường nhỏ hơn, thị trường dành cho sản phẩm đắt tiền, tinh xảo, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao và phẩm chất tốt. Có thể nói rằng chính những sản phẩm loại này là những hàng có nhu cầu cao tại các nước phát triển và có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận. Do đặc điểm sản phẩm dệt may có vòng đời ngắn, mang tính thời trang và chịu chi phối bởi các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khí hậu, giới tính, tuổi tác nên với đặc điểm là nước có nền văn hoá đa dạng và phong phú nên trong thời gian tới các sản phẩm may mặc Việt Nam cần chuyển từ sản phẩm đòi hỏi hàm lượng trí tuệ thấp, không mang tính thời trang và văn hoá sang sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao và chứa đựng yếu tố văn hoá, khai thác bản sắc văn hoá dân tộc để tạo nên phong cách riêng, nhãn hiệu riêng góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Thứ năm, tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế cũng như chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình là con đường mà những nhà sản xuất lớn trên thế giới đã thực hiện thành công. Để thực hiện được việc này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải đề ra những chiến lược
  • 38. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 24 dài hạn dựa trên sự kết hợp hài hòa các giải pháp về nâng cao chất lượng, công tác marketing, không ngừng nâng cao năng lực của mình trong khâu thiết kế, đảm bảo thời gian giao hàng. Đặc biệt, trong giai đoạn dệt may Việt Nam chưa có tên tuổi trên thị trường thì cách tốt nhất là thâm nhập thị trường bằng cách mua bằng sáng chế, bản quyền nhãn hiệu của các công ty nước ngoài và liên kết sản xuất với 2-4 thương hiệu nước ngoài như cách Trung Quốc đã làm để sản xuất ra những sản phẩm của họ với giá rẻ hơn, qua đó thâm nhập vào thị trường thế giới bằng sản phẩm “made in VietNam” đồng thời học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ để tiến tới tự thiết kế mẫu mã, sản xuất ra những sản phẩm bằng những thương hiệu của Việt Nam. - Thứ sáu, thực hiện những quy tắc đã được chấp nhận mang tính chất quốc tế trong việc điều hành doanh nghiệp như ứng dụng công nghệ mã số mã vạch vào hoạt động của doanh nghiệp, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO… Như chúng ta đã biết, hiện nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều yêu cầu sản phẩm phải có mã số mã vạch mới được nhập khẩu nên nếu một khi sản phẩm của Việt Nam không có mã số mã vạch thì khó có thể bán được, hoặc muốn bán thì phải chấp nhận để bạn hàng nước sở tại gia công, đóng gói lại. Điều này gây ra tốn kém, phức tạp và đặc biệt là rất dễ mất thị trường. Đặc biệt chú trọng đến hàng rào kỹ thuật về chống bán phá giá, xuất xứ, môi trường, điều kiện làm việc… để bảo đảm phát triển bền vững. - Thứ bảy, với thực tế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thiếu nhân lực trong cạnh tranh quốc tế nên Việt Nam cần sớm có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút và đào tạo cán bộ quản lý, kinh doanh, thiết kế, công nhân kỹ thuật cho ngành. Cũng giống
  • 39. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 25 như những nước đi trước, Việt nam cần phải tăng cường hợp tác với các công ty nước ngoài để học hỏi các kinh nghiệm quản lý, chuyển giao các công nghệ hiện đại…Vẫn duy trì một mức độ nhất định xuất khẩu bằng hình thức gia công để giải quyết việc làm; từng bước khắc phục điều kiện sản xuất lạc hậu; học hỏi kinh nghiệm marketing quốc tế, tổ chức quản lý sản xuất; tiếp thu và từng bước đổi mới công nghệ; tích luỹ nguồn lực tài chính; chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thực hiện xuất khẩu trực tiếp một cách có hiệu quả. Như vậy, về lâu dài, xuất khẩu trực tiếp phải trở thành phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. - Thứ tám, cần phải tích cực tham gia các hoạt động quảng cáo, thu thập thông tin về phong tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, tập quán thương mại, thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, hệ thống phân phối của các nước, tính chất nhu cầu về hàng dệt may, đối thủ cạnh tranh, phương thức cạnh tranh... để giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược sản xuất mặt hàng gì, số lượng sản xuất, khả năng xuất khẩu, năng động trong việc đổi mới mẫu mã, đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường. Chẳng hạn, kinh nghiệm của Trung Quốc trong giải pháp về thị trường là cử nhân viên tiếp thị mang sản phẩm đi chào hàng trực tiếp với các công ty nhập khẩu hàng dệt may. - Thứ chín, tổ chức các cuộc hội thảo để phổ biến cho các doanh nghiệp về tình hình hội nhập của Việt Nam (những cam kết với Mỹ và 27 nền kinh tế có yêu cầu đàm phán song phương, cơ hội và thách thức…) cũng như các nguyên tắc của WTO, các Hiệp định đa biên của WTO (Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về dệt may, Hiệp định chống bán phá giá...), các chính sách khi gia nhập FTA,… để ngay từ bây giờ các doanh nghiệp có
  • 40. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 26 phương án chuẩn bị, có giải pháp phối hợp giữa các doanh nghiệp, Hiệp hội dệt may, các Bộ, ngành có liên quan… một cách hợp lý, tránh những bất lợi có thể nảy sinh. - Thứ mười, kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy công nghiệp dệt may của nước này lớn mạnh được như thế là một phần có sự hỗ trợ, quan tâm của Nhà nước dưới nhiều hình thức. Chương trình trợ cấp vốn của chính phủ Việt Nam đối với dệt may bị bãi bỏ theo yêu cầu để được gia nhập WTO (Nghị định 55) nhưng không có nghĩa Nhà nước bỏ chương trình tăng tốc phát triển ngành này. Chẳng hạn, áp dụng những “trợ cấp đèn xanh” mà WTO cho phép, có những chính sách ưu đãi về thuế VAT (ví dụ như việc miễn thuế VAT đối với nguyên phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ may nhập khẩu... trong một thời gian nhất định), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách tín dụng và hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này phải khéo léo, linh hoạt, tránh tình trạng sau một thời gian phát triển, chúng ta bị các nước như Mỹ, EU kiện vì bán phá giá như trường hợp giày da, thủy sản...
  • 41. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 27 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI. Liên minh Châu Âu (EU) là tên gọi hiện tại của cộng đồng Châu Âu trước đây. Trước tháng 5/2004, EU bao gồm 15 quốc gia thành viên. Vào tháng 5/2004 EU kết nạp thêm 10 quốc gia mới bao gồm Cộng hòa Séc, Cyprus, Estonia, Hungary, Slovakia, Latvia, Litva, Malta, Phần Lan và Slovenia. Vào năm 2007 thì Romania và Bulgaria tiếp tục gia nhập vào EU. Hiện nay thì EU đã có 27 quốc gia. Dưới đây là bảng số liệu về các quốc gia EU. STT Quốc gia Diện tích (ngìn km2) Dân số (triệu người) Mật độ (người/km2) Toàn thế giới 136.999 6.987 51 1 Cộng hòa Áo 84 8,4 100 2 Vương quốc Bỉ 31 11 359 3 Cộng hòa Bulgaria 112 7,5 67 4 Cộng hòa Cyprus 9 1,1 120 5 Cộng hòa Séc 79 10,5 134 6 Vương quốc Đan Mạch 43 5,6 129 7 Cộng hòa Estonia 45 1,3 30 8 Cộng hòa Phần Lan 337 5,4 16 9 Cộng hòa Pháp 550 63,3 115 10 Cộng hòa liên bang Đức 357 81,8 229 11 Cộng hòa Hy Lạp 132 11,3 86 12 Cộng hòa Hungary 93 10 107
  • 42. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 28 13 Ireland 71 4,6 65 14 Cộng hòa Ý 301 60,8 202 15 Cộng hòa Latvia 65 2,2 34 16 Cộng hòa Litva 66 3,2 49 17 Đại công quốc Luxembourg 2 0,5 200 18 Cộng hòa Malta 0,3 0,4 1.304 19 Vương quốc Hà Lan 42 16,7 402 20 Cộng hòa Ba Lan 313 38,2 122 21 Cộng hòa Bồ Đào Nha 92 10,7 116 22 Romania 238 21,4 90 23 Cộng hòa Slovakia 49 5,4 111 24 Cộng hòa Slovenia 20 2,1 101 25 Vương quốc Tây Ban Nha 507 46,2 91 26 Vương quốc Thụy Điển 450 9,4 21 27 Vương quốc Anh 243 62,7 258 Bảng 3. Diện tích và dân số các quốc gia EU. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Qua bảng số liệu trên, ta thấy Đức là quốc gia có dân số đông nhất và Pháp là quốc gia có diện tích lớn nhất trong khu vực EU. Vì thế, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU,Việt Nam có thể nhắm đến một số quốc gia đông dân cư như Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha,… Thu nhập bình quân đầu người của EU là 32.900 USD/người. Dưới đây là bảng số liệu về tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của các quốc gia EU qua các năm.
  • 43. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 29 ST T Quốc gia 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Áo 38918,6 45181,5 49679,4 45638,1 45181,1 46162,3 2 Bỉ 37838,0 43229,0 47341,0 43799,2 43077,7 44120,1 3 Bulgaria 4313,4 5498,0 6798,1 6403,1 6333,2 64270,3 4 Cyprus 1761,1 2318,1 2918,8 2441,0 2620,7 2687,7 5 Cộng hòa Séc 13887,3 27860,3 31928,4 29427,9 28779,2 30522,3 6 Đan Mạch 50462,2 57021,2 62596,5 56329,6 56244,6 58310,7 7 Estonia 12359,0 16143,4 17577,7 14374,5 14340,7 14870,8 8 Phần Lan 39458,0 46538,2 51186,5 44889,8 44377,5 45132,2 9 Pháp 35847,9 40459,8 44117,1 40663,1 39448,4 40410,3 10 Đức 35429,5 40403,0 44132,0 40275,3 40115,6 41210,5 11 Hy Lạp 23682,0 27240,8 30362,6 28521,0 26606,9 27550,4 12 Hungary 11220,5 13534,7 13534,7 12634,6 12863,2 13142,2 13 Ireland 52042,4 59664,7 59573,7 50034,2 46170,3 48450,1 14 Ý 31614,1 35826,0 38563,1 35236,9 34075,1 35650,4 15 Latvia 8713,1 12638,1 14857,9 11475,7 10723,4 11475,3 16 Litva 8865,0 11584,2 14071,3 11033,6 11045,4 11985,4 17 Luxembourg 90642,7 106901, 6 118218, 8 104353, 7 105194, 6 110645, 7 18 Malta 15900,4 18419,2 21047,0 19694,1 19845,3 20687,8 19 Hà Lan 41458,9 47770,8 52951,0 47998,3 46904,0 47780,9 20 Ba Lan 8958,0 11157,3 13885,6 11285,3 12294,2 12956,7
  • 44. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 30 21 Bồ Đào Nha 18996,0 21845,2 23716,4 22015,9 21486,3 22554,2 22 Romania 5681,1 7856,5 9299,7 7500,3 7539,1 8120,3 23 Slovakia 12808,8 15583,4 18133,4 16125,8 16071,5 16864,8 24 Slovenia 19409,3 23441,0 27015,1 24051,0 22893,3 23576,9 25 Tây Ban Nha 27988,8 32129,6 34988,2 31891,4 30548,6 32645,1 26 Thụy Điển 43948,6 50558,4 52730,8 43471,7 48896,5 50418,6 27 Anh 40251,3 46122,8 42935,4 35129,4 36343,2 37430,6 Bảng 4. GDP bình quân đầu người (USD) của EU qua các năm. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam EU là một thị trường tiềm năng đối với rất nhiều chủng loại hàng hóa, vì vậy, đây là thị trường tiêu thụ quan trọng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Từ nhiều năm nay, EU luôn là thị trường xuất khẩu chính đối với nhiều hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy hải sản, cà phê, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ… 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG. EU với 27 nước thực sự là một thị trường rộng lớn, đa dạng, có nhiều triển vọng cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nhưng đồng thời cũng là một thị trường hết sức khắt khe. Chinh phục thị trường này đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự đầu tư, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn về các mặt hàng xuất khẩu này. Bên cạnh đó dù thực hiện một quy chế thuế nhập khẩu nhưng đặc điểm của từng thị trường riêng vẫn có khác biệt về văn hóa, phong cách tiêu dùng. Việc tạo ra một sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của cả 27 nước là một thách thức lớn mà doanh nghiệp Việt Nam cần vượt qua khi tiếp cận thị trường này. Do đó, việc phân tích thị trường là một vấn đề không thể thiếu và quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này. 2.2.1. Đặc điểm tiêu dùng của người dân các nước EU.
  • 45. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU – thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đến năm 2015. SVTH: HỒ MAI TRÚC TIÊN 31 Các doanh nghiệp Việt Nam trước khi xuất hàng vào thị trường EU cần hiểu kỹ thị trường này, hiểu đặc điểm của người tiêu dùng để chủ động nắm bắt thông tin, cơ hội và thâm nhập thành công. Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại EU, nhìn chung người tiêu dùng EU thích tìm mua các hàng hóa có chất lượng tốt với mẫu mã tinh xảo hơn là hàng hóa rẻ có chất lượng và mẫu mã kém. Để xuất khẩu thành công vào thị trường EU, các doanh nghiệp nên đến tận nơi để nghiên cứu thị trường, nắm lấy những qui định, dự đoán xu hướng tiêu dùng, để tránh việc xuất khẩu những mặt hàng lỗi thời, không phù hợp với thị hiếu khách hàng. Thị hiếu của người tiêu dùng EU hướng nhiều về các yếu tố sức khỏe và thể chất. Người dân EU đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính năng bảo vệ sức khỏe, chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế hóa chất. Do mức sống cao nên người dân các nước EU có xu hướng dùng những loại sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên (đồ gỗ, tre, sợi gai, bông…). Ngoài ra việc thu nhập tăng và dân trí cao khiến người dân ở đây quan tâm hơn đến những mặt hàng chất lượng cao, đặc biệt thể hiện được tính cá thể, người tiêu dùng muốn họ là trung tâm, sản phẩm phải phục vụ nhu cầu và đề cao tính cá nhân của họ. Do đó, người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen dùng sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới dù vẫn biết sản phẩm đó đắt hơn rất nhiều so với những nhãn hiệu bình thường. Họ cho rằng những nhãn hiệu này sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên khi dùng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp mặc dù những sản phẩm giá rất đắt nhưng họ vẫn mua và không thích chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều. EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới, là cộng đồng dân tộc thượng lưu và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại. Do đó, sở