SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN VĂN TÁM
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI XUÂN ĐỨC
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Kết cấu....................................................................................................... 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ
CỦA TÒA ÁN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƢỚC.......................... 6
1.1. KHÁI NIỆM VỊ TRÍ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN............................ 6
1.2. VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ........................................... 10
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN NHÂN DÂN VỚI CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƢỚC KHÁC ............................................................ 17
1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TOÀ ÁN
NHÂN DÂN..................................................................................... 21
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN TRONG NHÀ NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.............................................................. 27
2.1. VỀ TÍNH CHẤT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN NHÂN
DÂN VỚI ĐẢNG VÀ CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC KHÁC ......... 27
2.2. VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ........... 34
2.2.1. Thẩm quyền kiểm tra hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc ...... 34
2.2.2. Thẩm quyền xét xử bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân.......... 36
2.2.3. Sự hạn chế của Tòa án trong giải thích Hiến pháp và luật................. 48
2.3. VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN.......................... 51
2.3.1. Sự thiếu độc lập của tổ chức toà án................................................... 51
2.3.2. Sự thiếu độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử.................... 58
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG NHÀ NƢỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .............................................. 61
3.1. CÁC YÊU CẦU HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN.............................................................................. 61
3.1.1. Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa............................. 61
3.1.2. Cải cách tƣ pháp............................................................................... 62
3.1.3. Bảo đảm quyền con ngƣời và thực thi công lý.................................. 63
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA
ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN DIỆN NAY ...................... 64
3.2.1. Đổi mới mối quan hệ giữa tòa án nhân dân với các cơ quan nhà
nƣớc khác......................................................................................... 64
3.2.2. Tăng thẩm quyền của tòa án nhân dân .............................................. 65
3.2.3. Nâng cao tính độc lập của tòa án nhân dân ....................................... 66
3.2.4. Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của tòa án nhân dân ......... 68
KẾT LUẬN................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 76
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Bộ máy nhà nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngay từ khi
thành lập đã thể hiện bản chất của một nhà nƣớc kiểu mới của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau hơn nửa thế kỷ, bộ máy nhà nƣớc đã đƣợc củng cố và phát triển, hoàn
thành nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng một chế độ xã hội mới.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc đặt ra mục tiêu xây dựng
Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân
dân và vì nhân dân là một trong nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống
chính trị, phù hợp và có tác động tích cực tới nền kinh tế của đất nƣớc, bảo
đảm trật tự kỷ cƣơng xã hội, quyền tự do dân chủ của công dân. Xuất phát từ
nhiệm vụ đó, yêu cầu đặt ra là từng bƣớc cải cách bộ máy nhà nƣớc, trong đó
có vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tƣ pháp.
Từ khi thành lập cho đến nay, với vị trí là cơ quan duy nhất thực hiện
chức năng xét xử, Tòa án nhân dân đã góp phần to lớn vào việc giữ gìn, bảo
đảm công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đem lại niềm tin cho nhân dân đối
với Nhà nƣớc và chế độ xã hội.
Tuy nhiên, so với đổi mới hoạt động lập pháp và cải cách hành chính,
đổi mới trong lĩnh vực tƣ pháp còn chậm và chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Mặc
dù đã có những đổi mới các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của
Toà án nhân dân, nhƣng tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân hiện nay
chƣa đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp theo các mục tiêu xây
2
dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. Hàng loạt các vấn đề lý luận,
thực tiễn về vị trí, vai trò của toà án nhân dân đang đặt ra cấp thiết cần phải
làm rõ và giải quyết nhƣ vị trí độc lập tƣ pháp, tổ chức tòa án theo cấp xét xử,
vai trò của tòa án trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời, quyền công dân,
đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, pháp luật… Vì vậy, nghiên cứu và hoàn
thiện những quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của Toà án nhân dân
trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề quan trọng, cấp bách cả về lý luận và
thực tiễn. Xuất phát từ những lý luận trên tác giả đã lựa chọn đề tài : “Vị trí,
vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nƣớ c cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Viê ̣t Nam” cho luâ ̣n văn nghiên cƣ́ u của mình .
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vị trí,
vai trò của tòa án nhân dân, đƣợc phân loại thành 2 nhóm cơ bản sau:
Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc, cấp bộ, các luận án tiến
sĩ, sách chuyên khảo nghiên cứu về hệ thống tƣ pháp Việt Nam có liên quan
đến tòa án nhân dân: Đề tài cấp nhà nƣớc mã số KX.04.06 “Cải cách tư pháp,
hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử
của tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và
vì dân”; Luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật “Đổi
mới tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay” của tác giả Lê Thành Dƣơng năm 2002; Luận án tiến sĩ luật học, Đại học
luật Hà Nội “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo
hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền” của tác giả Trần Huy Liệu năm 2003;
Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội “Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về cải cách hệ thống cơ quan tòa án Việt Nam theo hướng xây dựng
Nhà nước pháp quyền” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Tuyết năm 2005; “Một số
3
vấn đề và bộ máy Nhà nước” của GS. TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb Giao
thông vận tải năm 2002; “Sự hạn chế quyền lực nhà nước” của GS.TS
Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội năm 2005; “Hệ thống các
cơ quan tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” của tập thể tác giả
do GS. TSKH Đào Trí Úc làm chủ biên, Nxb Khoa học xã hội năm 2002;
“Góp bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay” của TS Ngô Huy
Cƣơng, Nxb Tƣ pháp năm 2005; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự
lãnh đạo của Đảng” của Luật sƣ Nguyễn Văn Thảo, Nxb Tƣ pháp năm 2006.
Các bài viết công bố trên các tạp chuyên ngành luật nhƣ “Cải cách tư
pháp ở Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền” của GS.TSKH Lê
Cảm, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4 năm 2002; “ Những vấn đề chủ yếu
của của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam” của GS.TSKH Lê Cảm, tạp chí Tòa án nhân dân số 3 năm
2006; “Yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đối với tổ chức và
hoạt động của các cơ quan tư pháp” của tác giả Nguyễn Mạnh Cƣờng, tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 10 năm 2002…
Các nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá ở những mức độ khác nhau
nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân. Tuy
nhiên, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của tòa án vẫn
chƣa đƣợc giải quyết một cách có hệ thống trong bối cảnh xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. Vấn đề vị trí, vai trò của tòa án nhân dân
chính thức đƣợc đặt ra một cách trực tiếp trong Nghị quyết số 49- NQ/TW
của Bộ Chính trị năm 2005 và đƣợc ghi nhận trong văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2006. Mặc dù
vậy, từ đó đến nay vẫn chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ,
toàn diện và có hệ thống về vấn đề này đƣợc chính thức công bố.
4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận lý luận về vị
trí, vai trò của Tòa án trong thể chế nhà nƣớc Việt Nam, đánh giá khoa học về
thực trạng vị trí, vai trò của Toà án nhân dân ở nƣớc ta theo quy định pháp
luật hiện hành, trên cơ sở đó đề ra những phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục
hoàn thiện những quy định pháp luật về vị trí vai trò của Toà án nhân dân.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc về vai trò quan trọng của hệ thống Toà án nhân dân, nâng
cao nhận thức về vị trí và vai trò của Toà án nhân dân trong thời kỳ đổi mới,
góp phần khẳng định tính tất yếu của việc hoàn thiện những quy định pháp
luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, đảm bảo nhu cầu khách
quan của cải cách cơ quan tƣ pháp, góp phần xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vị trí, vai trò của Toà án nhân
dân trong Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu, Luận văn chủ yếu đánh giá thực trạng những
quy định pháp luật hiện hành về vị trí, vai trò của Toà án nhân dân. Để làm
sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, trong một chừng mực nhất định , luâ ̣n văn xem
xét vị trí, vai trò của toà án ở một quốc gia điển hình. Luận văn cũng đề cập
lịch sử hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân ở Việt Nam
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác về
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm của
Đảng, Nhà nƣớc ta về hoàn thiện hệ thống tƣ pháp.
5
Đề tài cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kế, so sánh để nghiên cứu các quy
định pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng pháp luật và đƣa ra một số giải
pháp cơ bản nhằm hoàn thiện vị trí, vai trò của tòa án nhân dân.
6. Kết cấu
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của Tòa án trong thể
chế nhà nƣớc Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong Nhà
nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện vị trí, vai trò toà án nhân dân trong
Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA
TÒA ÁN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƢỚC
1.1. KHÁI NIỆM VỊ TRÍ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Tòa án nhân dân có vị trí đặc biệt trong hệ thống các cơ quan nhà nƣớc:
Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và Tòa án xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật.
Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử
Trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nƣớc thì tòa án là cơ quan tƣ
pháp. Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử; hoạt động xét xử là hoạt
động tƣ pháp, thực hiện quyền tƣ pháp.
Trong khoa học pháp lý Việt Nam, “tƣ pháp” còn đƣợc hiểu theo nghĩa
rộng, không chỉ là hoạt động xét xử của tòa án, mà còn bao gồm các hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan tƣ pháp khác (Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án). Theo quy định của Hiến
pháp, Tòa án nhân dân đƣợc quy định chung với Viện Kiểm sát tại Chƣơng X.
Điều 126 Hiến pháp quy định:
“Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ
của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài
sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.”
7
Cách hiểu “tƣ pháp” theo nghĩa rộng không thực sự phù hợp với quan
niệm chung của thế giới về quyền tƣ pháp, trong đó “tƣ pháp” chỉ đƣợc hiểu
là hoạt động xét xử của tòa án. Thực chất, chức năng xét xử khác về bản chất
so với các hoạt động kiểm sát, điều tra, truy tố hay thi thành án. Xét xử là việc
tòa án xem xét và phán quyết về một vụ việc tranh chấp. Tuy nhiên, để tòa án
có thể thực hiện đƣợc chức năng này, nhiều chủ thể đƣợc tham gia vào quy
trình tố tụng tƣ pháp nhƣ cơ quan điều tra thực hiện chức năng điều tra; viện
kiểm sát (cơ quan công tố) thực hiện chức năng truy tố, buộc tội một chủ thể
nào đó trƣớc tòa án; luật sƣ bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự. Những hoạt động
trên không phải là hoạt động tƣ pháp, mà là những hoạt động hỗ trợ hay bảo
đảm cho hoạt động tƣ pháp (xét xử) của tòa án.
Vị trí của Tòa án gắn liền với chức năng xét xử. Tòa án là cơ quan duy
nhất có quyền xét xử. Điều 127 Hiến pháp 1992 quy định:
“Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà
án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trong xã hội, việc kết tội một công dân là một việc làm cần phải hết
sức thận trọng, vì nó ảnh hƣởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm, tài sản,
sức khoẻ, tính mạng và các quyền và lợi ích khác của họ. Việc quy định Toà
án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự là nhằm
bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tránh những việc làm
tuỳ tiện vì không phải bất cứ ai hoặc tổ chức nào cũng có quyền kết tội một
công dân. Chỉ có Toà án là cơ quan đƣợc pháp luật của Nhà nƣớc quy định có
quyền thay mặt Nhà nƣớc quy kết một ngƣời là có tội hay không có tội và áp
dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội; đảm bảo thực hiện đƣợc mục đích
hình phạt trừng trị kết hợp với cải tạo và giáo dục, kết hợp giữa phòng ngừa
8
riêng với phòng ngừa chung. Quy định Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất
có quyền xét xử các vụ án hình sự phù hợp với nguyên tắc hiến định:
"Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật" (Điều 72 Hiến pháp).
Tòa án xét xử các tranh chấp, vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội,
bao gồm các vi phạm hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao
động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của
pháp luật.
Vị trí độc lập của Tòa án
So với các cơ quan nhà nƣớc khác, sự độc lập của Tòa án là phản ánh vị
trí cơ bản của Tòa án. Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Montesquieu viết:
“Khi quyền lập pháp được sáp nhập với quyền hành pháp và tập trung
vào trong tay một người hay một tập đoàn, thì sẽ không có tự do được. Bởi vì
người ta có thể sợ rằng chính nhà vua hay Nghị viện ấy sẽ làm những đạo
luật độc đoán. Sẽ không có tự do nếu quyền xét xử không được phân biệt với
quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền xét xử được lập vào quyền lập
pháp, thì sẽ không có tự do. Nếu quyền xét xử được nhập vào quyền hành
pháp thì thẩm phán sẽ trở thành kẻ áp bức; Mọi sẽ biến mất nếu chính một
người hay một tập đoàn các thân hào hay quý tộc hay bình dân hành sự cả ba
quyền: quyền làm luật, quyền thi hành các quyết nghị chung và quyền xét xử
các tội phạm hay các vụ tranh chấp giữa các tư nhân”. [22, tr. 100]
Phải khẳng định rằng, chế độ tƣ bản nhất là trong thời kỳ cách mạng
của nó đã bỏ rất nhiều công sức vào cuộc đấu tranh giành độc lập cho hoạt
động của tòa án. Sự độc lập của tòa án khỏi lập pháp và hành pháp là một
9
trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự
nhiên của con ngƣời, và nhất là trong việc chống lại tình trạng chuyên chế,
tham nhũng, lạm dụng quyền lực của các nhà cầm quyền. Tuy nhiên, vị trí của
tòa án cũng phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm tƣ tƣởng của giai cấp cầm
quyền trong nhà nƣớc tƣ sản. Ở Anh và Pháp, vì lý do lịch sử và hệ tƣ tƣởng,
nguyên tắc phân quyền trong bộ máy nhà nƣớc không rõ rệt, trong đó, Nghị
Viện có ƣu thế hơn nhiều so với tòa án. Trong khi đó, hệ thống tƣ pháp lại có
một vị trí rất đặc biệt trong truyền thống pháp luật của Hoa Kỳ. Sự tiến hóa và
đặc trƣng của bộ máy tòa án Mỹ đã làm cho bản đồ quyền lực ở Mỹ đƣợc
phân biệt một cách rõ rệt hơn, gần đúng hơn với học thuyết phân chia quyền
lực của Montesquieu. Ngay từ thời mới thành lập Nhà nƣớc Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ, cùng với quan niệm về tính tối cao của Hiến pháp và luật, ngƣời Mỹ
đã đặc biệt đề cao vai trò của tòa án trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nƣớc. Những tƣ tƣởng đó là rất xa lạ với tập quán của Châu Âu lục địa và
kể cả đất nƣớc từng là mẫu quốc của họ, nơi mà cho tới những năm 80 của thế
kỷ trƣớc, các nƣớc Châu Âu mới bừng tỉnh ra vị trí độc lập của tòa án. Trong
tổ chức quyền lực nhà nƣớc hiện nay, dù theo mô hình chính thể nào, nguyên
tắc độc lập của Tòa án vẫn là một nền tảng cơ bản.
Ở nƣớc ta, nguyên tắc xét xử độc lập đƣợc quy định tại Điều 130 của
Hiến pháp hiện hành: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật”.
Nguyên tắc này có nghĩa là thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật trong hoạt động xét xét xử. Không cá nhân, tổ chức nào kể cả
các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức Đảng đƣợc can thiệp, tác động vào hoạt động
xét xử của tòa án. Trong tổ chức quyền lực Nhà nƣớc, các thẩm phán
và tòa án đƣợc bổ nhiệm, thành lập bởi những cơ quan Nhà nƣớc nhất định.
10
Nhƣng nhƣng cơ quan này cũng không có quyền can thiệp vào hoạt động xét
xử của tòa án. Các thẩm phán và ngành tòa án đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng,
nhƣng cũng không vì thế mà các tổ chức Đảng có thể chỉ đạo cụ thể hoạt động
xét xử của các thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Pháp luật là cơ sở duy nhất
để tòa án ban hành các bản án, quyết định.
Nguyên tắc độc lập tƣ pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam đƣợc
hiểu là sự đảm bảo độc lập trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, sự độc lập tƣ
pháp không thể chỉ dừng lại ở khâu xét xử. Không thể có độc lập xét xử nếu
không có sự độc lập trong tổ chức tòa án cũng nhƣ các bảo đảm khác trong
trong quy trình tố tụng. Thực tế, những vấn đề tổ chức của tòa án nhƣ sự lãnh
đạo của Đảng hay tổ chức tòa án theo các đơn vị hành chính lãnh thổ có mối
quan hệ chặt chẽ và có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc đảm bảo sự độc lập xét
xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân.
1.2. VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Với vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nƣớc, Tòa án nhân dân thực hiện vai
trò “…bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và
quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ
tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân” (Điều 126).
Xét một cách tổng quát, Tòa án nhân dân thực hiện các vai trò cơ bản sau:
- Bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Hiến pháp và pháp luật ghi nhận các quyền con ngƣời, quyền công dân.
Việc ghi nhận đó xác định trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc tôn trọng các
quyền con ngƣời, quyền công dân: tất cả các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có
thẩm quyền không đƣợc xâm phạm các quyền hợp hiến, hợp pháp của ngƣời
11
dân. Mặc dù vậy, trên thực tế, nhà nƣớc thƣờng là chủ thể xâm phạm nhiều
nhất các quyền con ngƣời, quyền công dân. Do vậy, Hiến pháp, pháp luật coi
trọng việc quy định trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc bảo vệ các quyền và
tự do cơ bản trƣớc sự xâm phạm của mọi chủ thể trong xã hội, đặc biệt từ
chính các cơ quan công quyền. Trong các cơ chế bảo vệ này, tòa án có vai trò
quan trọng đặc biệt: tòa án có khả năng xét xử độc lập các hành vi vị phạm
các quyền con ngƣời, quyền công dân của các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có
thẩm quyền. Chính vì lý do này, sự độc lập của tƣ pháp trong việc bảo vệ các
quyền con ngƣời, quyền công dân là một trong những nội dung cốt lõi của nhà
nƣớc pháp quyền.
Trong các quy định về quyền con ngƣời, quyền công dân, có nhiều quy
định trực tiếp liên quan đến thiết chế tòa án, bởi vì mọi sự can thiệp liên quan
đến quyền và tự do của công dân phải đƣợc tiến hành theo thủ tục tố tụng tƣ
pháp hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt. Ví dụ:
Nhà ở của công dân không thể bị khám xét mà không có lệnh chỉ rõ
nguyên nhân khám xét; Không ai có thể bị bắt nếu không có lệnh viết của
các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; Ngƣời bị kết tội có quyền đƣợc xét
xử một cách công bằng, đƣợc đối chất với Viện kiểm sát buộc tội họ; Một
ngƣời chỉ có thể là tội phạm khi có quyết định của tòa án có hiệu lực.
Trƣớc khi phán quyết của tòa án có hiệu lực, bị cáo đƣợc suy đoán là chƣa
có tội, chƣa phải là tội phạm.
Ngƣời thực hiện chức danh buộc tội phải có trách nhiệm chứng minh
họ có tội. Tuyệt đối cấm các biện pháp ép buộc tự thú. Để chấm dứt hiện
tƣợng ép cung, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng không đƣợc dùng biện pháp tra
tấn hay hành hạ thể xác hay tinh thần đối với kẻ tình nghi. Ngƣời bị cáo buộc
phạm tội hình sự có quyền đƣợc coi nhƣ vô tội cho tới khi hành vi phạm tội
12
của ngƣời đó đƣợc chứng minh theo quy định của pháp luật. Đây là nguyên
tắc suy đoán vô tội, là nguyên tắc quan trọng của việc bảo vệ quyền con
ngƣời, buộc các cơ quan tố tụng trách nhiệm chứng minh có tội, bảo đảm
không một tội lỗi nào bị suy diễn đến tận khi cáo buộc đƣợc chứng minh. Đây
là trách nhiệm của các cơ quan công quyền để hạn chế việc dự kiến kết quả
trƣớc khi xét xử, tránh những tuyên bố công khai khẳng định tội lỗi của ngƣời
bị cáo buộc.
Bất cứ ai cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại đều
có thể kiện ra tòa án. Với tƣ cách công dân, ngƣời đó đƣợc pháp luật bảo hộ
và họ có thể đƣợc giải quyết mọi xung đột trƣớc tòa án.
Nguyên tắc xét xử công bằng cho phép tòa án có thể bảo vệ các quyền
con ngƣời bằng việc thi hành công lý từ lúc nghi ngờ cho đến khi thực thi bản
án. Đảm bảo bình đẳng là một trong những nguyên tắc chung của nhà nƣớc.
Nó có tác dụng ngăn chặn hiệu lực của các bộ luật phân biệt đối xử bao gồm
cả quyền tiếp cận bình đẳng với tòa án và đƣợc xét xử bình đẳng trƣớc tòa.
Bản chất của nguyên tắc bình đẳng nằm ở chỗ bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ của các bên trƣớc tòa. Điều này có nghĩa là mỗi bên khi tham gia quá trình
xét xử có cơ hội bình đẳng, không bên nào đƣợc hƣởng sự thiên vị, mọi bị cáo
đều bình đẳng nhƣ nhau.
Sức mạnh của ngành tƣ pháp là dựa vào sự thấu hiểu nội dung, tinh
thần của các đạo luật. Muốn vậy, phải có các thẩm phán có tài và nhất là phải
đƣợc đào tạo kỹ lƣỡng và có kinh nghiệm cộng với việc quen thuộc những
tình hình phức tạp của hệ thống pháp luật. Một xã hội càng tự do bao nhiêu
thì luật của nó càng rắc rối, tỉ mỉ và phức tạp bấy nhiêu. Để tránh cho các vị
thẩm phán chỉ xét xử theo ý riêng của mình, cần phải bắt buộc họ xử theo
những luật lệ rõ ràng, theo án lệ đã xét xử từ trƣớc. Càng ngày các vụ xét xử
13
càng nhiều thêm, các vụ tranh luận càng phức tạp hơn, dĩ nhiên kiến thức về
luật pháp để xét xử càng ngày càng cao hơn. Vì vậy, đòi hỏi thẩm phán ngày
càng phải có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao và có kinh nghiệm
xét xử nhiều hơn.
Hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp về hành vi
của các chủ thể chủ yếu đƣợc tiến hành dựa vào tƣ duy của thẩm phán trên cơ
sở pháp luật. Do vậy, thẩm phán không chỉ là ngƣời có trình độ về pháp luật
mà phải có văn hóa pháp lý, vốn sống phong phú, am hiểu nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội và là ngƣời có tƣ duy sáng tạo, biết biến những điều luật tồi
thành điều luật tốt và quan trọng hơn là họ phải là những ngƣời có thẩm
quyền giải thích luật.
- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
Trong nhà nƣớc pháp quyền, pháp luật phải giữ vị trí tối thƣợng, nghĩa
là mọi cơ quan, cá nhân tổ chức và kể cả nhà nƣớc phải nghiêm minh thực
hiện pháp luật. Đứng trƣớc pháp luật mọi ngƣời đều đƣợc bình đẳng. Vì vậy,
bất cứ ai cho rằng quyền lợi của mình bị các cơ quan công quyền vi phạm đều
có thể khiếu nại tại toà án. Với tƣ cách công dân, mọi cá nhân đƣợc bảo đảm
về sự bảo hộ của pháp luật, bất kì lúc nào cần đến để giải quyết xung đột
trƣớc toà án. Toà án có nghĩa vụ ra phán quyết có hiệu lực và vô tƣ mỗi khi
pháp luật bị tranh chấp hoặc bị vi phạm.
Ở nhiều nƣớc dân chủ hiện đại, với việc kiện tụng gia tăng mạnh mẽ,
ngƣời dân rất tin tƣởng vào chế độ pháp trị và ngành tƣ pháp. Tìm đến tƣ
pháp là ngƣời dân muốn tìm đến công lý. Ngày nay, ở Đức, Nhà nƣớc pháp
quyền phải cáng đáng việc xử lý cả những tranh chấp chính trị, nhƣ các tranh
chấp của các đảng phái. Việc này trong nhà nƣớc pháp quyền phải đƣợc xét
xử một cách bình thƣờng.
14
Tuy nhiên, ở nƣớc ta, việc ngƣời dân tìm đến tƣ pháp để yêu cầu bảo vệ
quyền lợi của mình chƣa cao. Do cách nhìn nhận của con ngƣời Việt Nam đối
với tƣ pháp nói chung và toà án nói riêng còn nhiều e ngại và thiếu tin tƣởng.
Trong xã hội, ngƣời dân vẫn chƣa có thói quen sử dụng pháp luật để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngay cả doanh nghiệp về nguyên lý là
nơi có nhu cầu cao về pháp luật, nhƣng các doanh nhân nƣớc ta vẫn chƣa có
thói quen làm việc với luật sƣ. Từ chỗ chƣa có thói quen sử dụng pháp luật,
ngƣời dân Việt Nam hiện nay vẫn chƣa thực sự coi toà án là nơi có thể tìm
đến để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do cách nhìn nhận cơ
quan công quyền đối lập với mình, lại cộng thêm lối sống trọng tình, trọng
nghĩa vốn đƣợc tạo dựng từ truyền thống, nên nhiều trƣờng hợp quyền và lợi
ích của mình bị vi phạm nhƣng vẫn chƣa có thói quen tìm đến các cơ quan
công quyền trong đó có toà án để yêu cầu bảo vệ.
Xét dƣới góc độ khác, hiện này toà án vẫn chƣa thể hiện hết vai trò của
một cơ quan xét xử. Toà án mới chỉ thực hiện chức năng xét xử những hành
vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức còn những hành vi phạm của các
cơ quan nhà nƣớc nhƣ cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp khi ban hành văn
bản pháp luật và khi thực hiện pháp luật trái với Hiến pháp và luật thì toà án
chƣa có thẩm quyền xét xử các hành vi đó. Nhƣ vậy, để bảo đảm pháp chế thì
toà án cần phải có thẩm quyền xét xử những hành vi vi phạm Hiến pháp và
pháp luật của chính các cơ quan này. Có nhƣ vậy, khi các cơ quan lập pháp
cũng nhƣ hành pháp ban hành các văn bản pháp luật và thực hiện pháp luật sẽ
phải lƣu ý khi có toà án giám sát và sẵn sàng “tuýt còi” nếu nhƣ văn bản đó
trái Hiến pháp và luật. Có đƣợc nhƣ vậy, khi văn bản pháp luật do cơ quan lập
pháp sẽ phù hợp hơn đối với xã hội và hơn thể nữa sẽ tạo đƣợc niềm tin trong
xã hội. Đó chính là yêu cầu của pháp chế khi chúng ta xây dựng Nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
15
- Kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước
Hoạt động xét xử của các tòa án không chỉ dành riêng cho các hành vi
vi phạm pháp luật của các công dân, mà phù hợp với xu hƣớng phát triển của
dân chủ nhân loại, hoạt động này còn đƣợc mở rộng ra các hoạt động của các
quan chức cao cấp.
Ở nƣớc ta, Tòa án có quyền xét xử các quyền định hành chính, hành vi
hành chính xâm phạm các quyền công dân trong hoạt động quản lý nhà nƣớc.
Việc giải quyết các khiếu kiện của nhân dân đối với các quyết định hành
chính, hành vi hành chính sai trái làm thiệt hại đến quyền lợi của dân cũng là
một vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra đối với tổ chức Tòa án. Trƣớc tình hình
đó Quốc hội lại một lần nữa ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
luật tổ chức Tòa án nhân dân (Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ tám thông qua
ngày 28 tháng 10 năm 1995). Nhƣ vậy, theo quy định pháp luật mới, hệ thống
tổ chức Tòa án cấp trung ƣơng và cấp tỉnh có thêm Tòa lao động và Tòa hành
chính để chuyên xét xử các tranh chấp lao động và hành chính. Ở cấp huyện,
quận có thẩm phán chuyên trách xét xử tranh chấp lao động và các khiếu kiện
hành chính.
Trong các loại vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án, vụ việc
hành chính là loại vụ việc mới đƣợc đƣa vào phạm vi thuộc quyền xét xử
của tòa án kể từ khi ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính năm 1996 và sự ra đời tòa hành chính thuộc hệ thống tòa án nhân dân
năm 1997. Tòa hành chính xét xử các vụ việc tranh chấp giữa các cơ quan
hành chính (hoặc ngƣời có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính) và cá
nhân, tổ chức. Đối tƣợng xét xử của tòa hành chính là các hành vi hành chính,
quyết định hành chính và một số hành vi khác của những cơ quan hoặc ngƣời
có thẩm quyền khi thực hiện hoạt động công vụ bị ngƣời dân khởi kiện ra tòa.
16
Vai trò của các tòa hành chính là rất quan trọng, bởi vì công dân có khả năng
bảo vệ quyền lợi của mình trƣớc sự vi phạm của các cơ quan hành chính nhà
nƣớc thông qua quy trình tƣ pháp độc lập.
Sự ra đời muộn màng của hệ thống tòa hành chính ở nƣớc ta có nhiều
nguyên nhân. Truyền thống dân kiện quan còn xa lạ và ít hiệu quả trong pháp
đình ở nƣớc ta. Ngoài ra, hệ thống tập quyền, thống nhất quyền lực trong tổ
chức nhà nƣớc không thúc đẩy sự ra đời của thiết chế tài phán hành chính độc
lập để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định, hành vi hành chính.
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập cùng với những định hƣớng
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, bảo vệ các quyền công dân, cũng nhƣ những
vấn đề hạn chế trong thực tiễn bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của
ngƣời dân, tòa hành chính đã đƣợc thành lập ở Việt Nam.
Từ khi ra đời đến nay, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần theo hƣớng mở rộng và nâng cao khả
năng giải quyết các vụ việc hành chính của Tòa hành chính. Luật tố tụng hành
chính 2010 đƣợc thông qua trong theo xu hƣớng đó, và do đó đã tạo nhiều
thuận lợi trong việc bảo vệ quyền của ngƣời dân trong các tranh chấp hành
chính với các cơ quan nhà nƣớc. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề lớn đặt ra
đối với việc xét xử các vụ án hành chính nhƣ sự thiếu hiệu quả, độc lập trong
thực tiễn xét xử. Tính độc lập của tòa hành chính luôn đƣợc đặt ra bởi vì vụ
án hành chính là vụ việc tranh chấp giữa cơ quan hành chính/ngƣời có thẩm
quyền (công quyền) với công dân, tổ chức (dân sự), đặc biệt trong bối cảnh
Việt Nam thừa nhận và áp dụng nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nƣớc.
Tiếp nữa, tòa hành chính chỉ có quyền xét xử các hành vi hành chính, quyết
định hành chính, mà không có thẩm quyết xem xét tính hợp hiến, hợp pháp
của các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là khi các văn bản
17
quy phạm pháp luật của hệ thống các cơ quan hành chính vi phạm quyền các
quyền của ngƣời dân, họ chỉ có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cao theo con
đƣờng hành chính. Tuy nhiên, việc phán xét tính hợp pháp của các văn bản
trong hệ thống hành chính mang nhiều tính chất nội bộ, thiếu tính khách quan.
Việc tuyên bố xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa càng
đòi hỏi tòa án phải nâng cao chất lƣợng và mở rộng phạm vi xét xử của
mình. Tòa hành chính cần phải mở rộng việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp
của các văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều ngƣời đang thảo luận về việc
thành lập Tòa án Hiến pháp – một loại tòa án đặc biệt để phán quyết về các
hành vi vi hiến của các cơ quan nhà nƣớc, kể cả Quốc hội.
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN NHÂN DÂN VỚI CÁC CƠ
QUAN NHÀ NƢỚC KHÁC
Về mối quan hệ giữa Tòa án và Quốc hội
Trong bộ máy nhà nƣớc, Quốc hội đƣợc Hiến pháp 1992 xác định vị trí
nhƣ sau: Quốc hội là cơ quan cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội
quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ
chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của
công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt
động của Nhà nước (Điều 83). Vị trí này tạo cơ sở quy định mối quan hệ của
Quốc hội với các cơ quan nhà nƣớc khác, trong đó có Tòa án.
Trƣớc hết, Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Toà án nhân
dân (K6 Điều 83 Hiến pháp). Thực hiện thẩm quyền này, Quốc hội ban hành
Mã tài liệu : 600288
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAYĐề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
Đề tài: Vai trò của Thẩm phán Toà án trong hoạt động xét xử, HAY
 
Luận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAY
Luận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAYLuận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAY
Luận văn: Thụ lý vụ án dân sự theo trình tự sơ thẩm, HAY
 
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAYLuận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAYLuận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sựLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong xét xử các vụ án hình sự
 
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAYLuận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
Luận văn: Độc lập tư pháp và bảo đảm quyền con người, HAY
 
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sựLuận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
Luận văn: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự
 
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOTNăng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
 
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOTBảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
 
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
 
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luậtLuận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
 
Luận văn: Hội đồng xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự
Luận văn: Hội đồng xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sựLuận văn: Hội đồng xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự
Luận văn: Hội đồng xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
 
Vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án
Vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ ánVai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án
Vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án
 
Đề tài: Thẩm quyền của Viện Kiểm sát trong xét xử vụ án, HAY
Đề tài: Thẩm quyền của Viện Kiểm sát trong xét xử vụ án, HAYĐề tài: Thẩm quyền của Viện Kiểm sát trong xét xử vụ án, HAY
Đề tài: Thẩm quyền của Viện Kiểm sát trong xét xử vụ án, HAY
 
Cải cách hệ thống tòa án VN theo xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án VN  theo xây dựng nhà nước pháp quyềnCải cách hệ thống tòa án VN  theo xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án VN theo xây dựng nhà nước pháp quyền
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
 

Similar to Vị trí vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nƣớc côṇ g hòa xã hôị chủ nghiã Viêṭ Nam

Similar to Vị trí vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nƣớc côṇ g hòa xã hôị chủ nghiã Viêṭ Nam (20)

Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dânTổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
 
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOTQuyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
 
Cải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyềnCải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền
Cải cách hệ thống tòa án Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền
 
Chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.docx
Chế định  Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.docxChế định  Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.docx
Chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.docx
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAYLuận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội ch...
Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội ch...Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội ch...
Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội ch...
 
Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAY
Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAYViện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAY
Viện kiểm sát tham gia tố tụng dân sự theo quy định của luật, HAY
 
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩmThẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
 
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩmLuận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
 
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩmLuận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
 
Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.doc
Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.docVai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.doc
Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.doc
 
Luận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAY
Luận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAYLuận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAY
Luận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
 
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAIGIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
 
Hội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Hội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt NamHội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
Hội đồng xét xử sở thẩm theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
 
Quyền Tư Pháp Theo Hiến Pháp Năm 2013, HOT, HAY.docx
Quyền Tư Pháp Theo Hiến Pháp Năm 2013, HOT, HAY.docxQuyền Tư Pháp Theo Hiến Pháp Năm 2013, HOT, HAY.docx
Quyền Tư Pháp Theo Hiến Pháp Năm 2013, HOT, HAY.docx
 
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 

More from hieu anh

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Vị trí vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nƣớc côṇ g hòa xã hôị chủ nghiã Viêṭ Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN TÁM VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI XUÂN ĐỨC HÀ NỘI - 2013
  • 2. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ............................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 6. Kết cấu....................................................................................................... 5 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƢỚC.......................... 6 1.1. KHÁI NIỆM VỊ TRÍ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN............................ 6 1.2. VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ........................................... 10 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN NHÂN DÂN VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC KHÁC ............................................................ 17 1.4. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN..................................................................................... 21 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG NHÀ NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.............................................................. 27 2.1. VỀ TÍNH CHẤT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN NHÂN DÂN VỚI ĐẢNG VÀ CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC KHÁC ......... 27 2.2. VỀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ........... 34
  • 3. 2.2.1. Thẩm quyền kiểm tra hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc ...... 34 2.2.2. Thẩm quyền xét xử bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân.......... 36 2.2.3. Sự hạn chế của Tòa án trong giải thích Hiến pháp và luật................. 48 2.3. VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN.......................... 51 2.3.1. Sự thiếu độc lập của tổ chức toà án................................................... 51 2.3.2. Sự thiếu độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử.................... 58 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG NHÀ NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .............................................. 61 3.1. CÁC YÊU CẦU HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN.............................................................................. 61 3.1.1. Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa............................. 61 3.1.2. Cải cách tƣ pháp............................................................................... 62 3.1.3. Bảo đảm quyền con ngƣời và thực thi công lý.................................. 63 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN DIỆN NAY ...................... 64 3.2.1. Đổi mới mối quan hệ giữa tòa án nhân dân với các cơ quan nhà nƣớc khác......................................................................................... 64 3.2.2. Tăng thẩm quyền của tòa án nhân dân .............................................. 65 3.2.3. Nâng cao tính độc lập của tòa án nhân dân ....................................... 66 3.2.4. Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của tòa án nhân dân ......... 68 KẾT LUẬN................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 76
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Bộ máy nhà nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngay từ khi thành lập đã thể hiện bản chất của một nhà nƣớc kiểu mới của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau hơn nửa thế kỷ, bộ máy nhà nƣớc đã đƣợc củng cố và phát triển, hoàn thành nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng một chế độ xã hội mới. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc đặt ra mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân dân và vì nhân dân là một trong nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị, phù hợp và có tác động tích cực tới nền kinh tế của đất nƣớc, bảo đảm trật tự kỷ cƣơng xã hội, quyền tự do dân chủ của công dân. Xuất phát từ nhiệm vụ đó, yêu cầu đặt ra là từng bƣớc cải cách bộ máy nhà nƣớc, trong đó có vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tƣ pháp. Từ khi thành lập cho đến nay, với vị trí là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, Tòa án nhân dân đã góp phần to lớn vào việc giữ gìn, bảo đảm công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đem lại niềm tin cho nhân dân đối với Nhà nƣớc và chế độ xã hội. Tuy nhiên, so với đổi mới hoạt động lập pháp và cải cách hành chính, đổi mới trong lĩnh vực tƣ pháp còn chậm và chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Mặc dù đã có những đổi mới các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, nhƣng tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân hiện nay chƣa đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp theo các mục tiêu xây
  • 5. 2 dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. Hàng loạt các vấn đề lý luận, thực tiễn về vị trí, vai trò của toà án nhân dân đang đặt ra cấp thiết cần phải làm rõ và giải quyết nhƣ vị trí độc lập tƣ pháp, tổ chức tòa án theo cấp xét xử, vai trò của tòa án trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời, quyền công dân, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, pháp luật… Vì vậy, nghiên cứu và hoàn thiện những quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của Toà án nhân dân trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề quan trọng, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý luận trên tác giả đã lựa chọn đề tài : “Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nƣớ c cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viê ̣t Nam” cho luâ ̣n văn nghiên cƣ́ u của mình . 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vị trí, vai trò của tòa án nhân dân, đƣợc phân loại thành 2 nhóm cơ bản sau: Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc, cấp bộ, các luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo nghiên cứu về hệ thống tƣ pháp Việt Nam có liên quan đến tòa án nhân dân: Đề tài cấp nhà nƣớc mã số KX.04.06 “Cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”; Luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật “Đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Thành Dƣơng năm 2002; Luận án tiến sĩ luật học, Đại học luật Hà Nội “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền” của tác giả Trần Huy Liệu năm 2003; Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống cơ quan tòa án Việt Nam theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Tuyết năm 2005; “Một số
  • 6. 3 vấn đề và bộ máy Nhà nước” của GS. TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb Giao thông vận tải năm 2002; “Sự hạn chế quyền lực nhà nước” của GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội năm 2005; “Hệ thống các cơ quan tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” của tập thể tác giả do GS. TSKH Đào Trí Úc làm chủ biên, Nxb Khoa học xã hội năm 2002; “Góp bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay” của TS Ngô Huy Cƣơng, Nxb Tƣ pháp năm 2005; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng” của Luật sƣ Nguyễn Văn Thảo, Nxb Tƣ pháp năm 2006. Các bài viết công bố trên các tạp chuyên ngành luật nhƣ “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền” của GS.TSKH Lê Cảm, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4 năm 2002; “ Những vấn đề chủ yếu của của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam” của GS.TSKH Lê Cảm, tạp chí Tòa án nhân dân số 3 năm 2006; “Yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp” của tác giả Nguyễn Mạnh Cƣờng, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10 năm 2002… Các nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá ở những mức độ khác nhau nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của tòa án vẫn chƣa đƣợc giải quyết một cách có hệ thống trong bối cảnh xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa. Vấn đề vị trí, vai trò của tòa án nhân dân chính thức đƣợc đặt ra một cách trực tiếp trong Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2005 và đƣợc ghi nhận trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam vào đầu năm 2006. Mặc dù vậy, từ đó đến nay vẫn chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về vấn đề này đƣợc chính thức công bố.
  • 7. 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận lý luận về vị trí, vai trò của Tòa án trong thể chế nhà nƣớc Việt Nam, đánh giá khoa học về thực trạng vị trí, vai trò của Toà án nhân dân ở nƣớc ta theo quy định pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó đề ra những phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện những quy định pháp luật về vị trí vai trò của Toà án nhân dân. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về vai trò quan trọng của hệ thống Toà án nhân dân, nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của Toà án nhân dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần khẳng định tính tất yếu của việc hoàn thiện những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, đảm bảo nhu cầu khách quan của cải cách cơ quan tƣ pháp, góp phần xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vị trí, vai trò của Toà án nhân dân trong Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về phạm vi nghiên cứu, Luận văn chủ yếu đánh giá thực trạng những quy định pháp luật hiện hành về vị trí, vai trò của Toà án nhân dân. Để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, trong một chừng mực nhất định , luâ ̣n văn xem xét vị trí, vai trò của toà án ở một quốc gia điển hình. Luận văn cũng đề cập lịch sử hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân ở Việt Nam 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về hoàn thiện hệ thống tƣ pháp.
  • 8. 5 Đề tài cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kế, so sánh để nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng pháp luật và đƣa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện vị trí, vai trò của tòa án nhân dân. 6. Kết cấu Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của Tòa án trong thể chế nhà nƣớc Việt Nam. Chương 2: Thực trạng vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện vị trí, vai trò toà án nhân dân trong Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • 9. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG THỂ CHẾ NHÀ NƢỚC 1.1. KHÁI NIỆM VỊ TRÍ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Tòa án nhân dân có vị trí đặc biệt trong hệ thống các cơ quan nhà nƣớc: Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử Trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nƣớc thì tòa án là cơ quan tƣ pháp. Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử; hoạt động xét xử là hoạt động tƣ pháp, thực hiện quyền tƣ pháp. Trong khoa học pháp lý Việt Nam, “tƣ pháp” còn đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là hoạt động xét xử của tòa án, mà còn bao gồm các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan tƣ pháp khác (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án). Theo quy định của Hiến pháp, Tòa án nhân dân đƣợc quy định chung với Viện Kiểm sát tại Chƣơng X. Điều 126 Hiến pháp quy định: “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.”
  • 10. 7 Cách hiểu “tƣ pháp” theo nghĩa rộng không thực sự phù hợp với quan niệm chung của thế giới về quyền tƣ pháp, trong đó “tƣ pháp” chỉ đƣợc hiểu là hoạt động xét xử của tòa án. Thực chất, chức năng xét xử khác về bản chất so với các hoạt động kiểm sát, điều tra, truy tố hay thi thành án. Xét xử là việc tòa án xem xét và phán quyết về một vụ việc tranh chấp. Tuy nhiên, để tòa án có thể thực hiện đƣợc chức năng này, nhiều chủ thể đƣợc tham gia vào quy trình tố tụng tƣ pháp nhƣ cơ quan điều tra thực hiện chức năng điều tra; viện kiểm sát (cơ quan công tố) thực hiện chức năng truy tố, buộc tội một chủ thể nào đó trƣớc tòa án; luật sƣ bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự. Những hoạt động trên không phải là hoạt động tƣ pháp, mà là những hoạt động hỗ trợ hay bảo đảm cho hoạt động tƣ pháp (xét xử) của tòa án. Vị trí của Tòa án gắn liền với chức năng xét xử. Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử. Điều 127 Hiến pháp 1992 quy định: “Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trong xã hội, việc kết tội một công dân là một việc làm cần phải hết sức thận trọng, vì nó ảnh hƣởng rất lớn đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khoẻ, tính mạng và các quyền và lợi ích khác của họ. Việc quy định Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự là nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tránh những việc làm tuỳ tiện vì không phải bất cứ ai hoặc tổ chức nào cũng có quyền kết tội một công dân. Chỉ có Toà án là cơ quan đƣợc pháp luật của Nhà nƣớc quy định có quyền thay mặt Nhà nƣớc quy kết một ngƣời là có tội hay không có tội và áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội; đảm bảo thực hiện đƣợc mục đích hình phạt trừng trị kết hợp với cải tạo và giáo dục, kết hợp giữa phòng ngừa
  • 11. 8 riêng với phòng ngừa chung. Quy định Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền xét xử các vụ án hình sự phù hợp với nguyên tắc hiến định: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật" (Điều 72 Hiến pháp). Tòa án xét xử các tranh chấp, vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội, bao gồm các vi phạm hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Vị trí độc lập của Tòa án So với các cơ quan nhà nƣớc khác, sự độc lập của Tòa án là phản ánh vị trí cơ bản của Tòa án. Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Montesquieu viết: “Khi quyền lập pháp được sáp nhập với quyền hành pháp và tập trung vào trong tay một người hay một tập đoàn, thì sẽ không có tự do được. Bởi vì người ta có thể sợ rằng chính nhà vua hay Nghị viện ấy sẽ làm những đạo luật độc đoán. Sẽ không có tự do nếu quyền xét xử không được phân biệt với quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền xét xử được lập vào quyền lập pháp, thì sẽ không có tự do. Nếu quyền xét xử được nhập vào quyền hành pháp thì thẩm phán sẽ trở thành kẻ áp bức; Mọi sẽ biến mất nếu chính một người hay một tập đoàn các thân hào hay quý tộc hay bình dân hành sự cả ba quyền: quyền làm luật, quyền thi hành các quyết nghị chung và quyền xét xử các tội phạm hay các vụ tranh chấp giữa các tư nhân”. [22, tr. 100] Phải khẳng định rằng, chế độ tƣ bản nhất là trong thời kỳ cách mạng của nó đã bỏ rất nhiều công sức vào cuộc đấu tranh giành độc lập cho hoạt động của tòa án. Sự độc lập của tòa án khỏi lập pháp và hành pháp là một
  • 12. 9 trong những yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự nhiên của con ngƣời, và nhất là trong việc chống lại tình trạng chuyên chế, tham nhũng, lạm dụng quyền lực của các nhà cầm quyền. Tuy nhiên, vị trí của tòa án cũng phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm tƣ tƣởng của giai cấp cầm quyền trong nhà nƣớc tƣ sản. Ở Anh và Pháp, vì lý do lịch sử và hệ tƣ tƣởng, nguyên tắc phân quyền trong bộ máy nhà nƣớc không rõ rệt, trong đó, Nghị Viện có ƣu thế hơn nhiều so với tòa án. Trong khi đó, hệ thống tƣ pháp lại có một vị trí rất đặc biệt trong truyền thống pháp luật của Hoa Kỳ. Sự tiến hóa và đặc trƣng của bộ máy tòa án Mỹ đã làm cho bản đồ quyền lực ở Mỹ đƣợc phân biệt một cách rõ rệt hơn, gần đúng hơn với học thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu. Ngay từ thời mới thành lập Nhà nƣớc Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, cùng với quan niệm về tính tối cao của Hiến pháp và luật, ngƣời Mỹ đã đặc biệt đề cao vai trò của tòa án trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Những tƣ tƣởng đó là rất xa lạ với tập quán của Châu Âu lục địa và kể cả đất nƣớc từng là mẫu quốc của họ, nơi mà cho tới những năm 80 của thế kỷ trƣớc, các nƣớc Châu Âu mới bừng tỉnh ra vị trí độc lập của tòa án. Trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc hiện nay, dù theo mô hình chính thể nào, nguyên tắc độc lập của Tòa án vẫn là một nền tảng cơ bản. Ở nƣớc ta, nguyên tắc xét xử độc lập đƣợc quy định tại Điều 130 của Hiến pháp hiện hành: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Nguyên tắc này có nghĩa là thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xét xử. Không cá nhân, tổ chức nào kể cả các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức Đảng đƣợc can thiệp, tác động vào hoạt động xét xử của tòa án. Trong tổ chức quyền lực Nhà nƣớc, các thẩm phán và tòa án đƣợc bổ nhiệm, thành lập bởi những cơ quan Nhà nƣớc nhất định.
  • 13. 10 Nhƣng nhƣng cơ quan này cũng không có quyền can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa án. Các thẩm phán và ngành tòa án đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhƣng cũng không vì thế mà các tổ chức Đảng có thể chỉ đạo cụ thể hoạt động xét xử của các thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Pháp luật là cơ sở duy nhất để tòa án ban hành các bản án, quyết định. Nguyên tắc độc lập tƣ pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam đƣợc hiểu là sự đảm bảo độc lập trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, sự độc lập tƣ pháp không thể chỉ dừng lại ở khâu xét xử. Không thể có độc lập xét xử nếu không có sự độc lập trong tổ chức tòa án cũng nhƣ các bảo đảm khác trong trong quy trình tố tụng. Thực tế, những vấn đề tổ chức của tòa án nhƣ sự lãnh đạo của Đảng hay tổ chức tòa án theo các đơn vị hành chính lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ và có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc đảm bảo sự độc lập xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. 1.2. VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Với vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nƣớc, Tòa án nhân dân thực hiện vai trò “…bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân” (Điều 126). Xét một cách tổng quát, Tòa án nhân dân thực hiện các vai trò cơ bản sau: - Bảo vệ quyền con người, quyền công dân Hiến pháp và pháp luật ghi nhận các quyền con ngƣời, quyền công dân. Việc ghi nhận đó xác định trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc tôn trọng các quyền con ngƣời, quyền công dân: tất cả các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền không đƣợc xâm phạm các quyền hợp hiến, hợp pháp của ngƣời
  • 14. 11 dân. Mặc dù vậy, trên thực tế, nhà nƣớc thƣờng là chủ thể xâm phạm nhiều nhất các quyền con ngƣời, quyền công dân. Do vậy, Hiến pháp, pháp luật coi trọng việc quy định trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc bảo vệ các quyền và tự do cơ bản trƣớc sự xâm phạm của mọi chủ thể trong xã hội, đặc biệt từ chính các cơ quan công quyền. Trong các cơ chế bảo vệ này, tòa án có vai trò quan trọng đặc biệt: tòa án có khả năng xét xử độc lập các hành vi vị phạm các quyền con ngƣời, quyền công dân của các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền. Chính vì lý do này, sự độc lập của tƣ pháp trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời, quyền công dân là một trong những nội dung cốt lõi của nhà nƣớc pháp quyền. Trong các quy định về quyền con ngƣời, quyền công dân, có nhiều quy định trực tiếp liên quan đến thiết chế tòa án, bởi vì mọi sự can thiệp liên quan đến quyền và tự do của công dân phải đƣợc tiến hành theo thủ tục tố tụng tƣ pháp hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt. Ví dụ: Nhà ở của công dân không thể bị khám xét mà không có lệnh chỉ rõ nguyên nhân khám xét; Không ai có thể bị bắt nếu không có lệnh viết của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; Ngƣời bị kết tội có quyền đƣợc xét xử một cách công bằng, đƣợc đối chất với Viện kiểm sát buộc tội họ; Một ngƣời chỉ có thể là tội phạm khi có quyết định của tòa án có hiệu lực. Trƣớc khi phán quyết của tòa án có hiệu lực, bị cáo đƣợc suy đoán là chƣa có tội, chƣa phải là tội phạm. Ngƣời thực hiện chức danh buộc tội phải có trách nhiệm chứng minh họ có tội. Tuyệt đối cấm các biện pháp ép buộc tự thú. Để chấm dứt hiện tƣợng ép cung, dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng không đƣợc dùng biện pháp tra tấn hay hành hạ thể xác hay tinh thần đối với kẻ tình nghi. Ngƣời bị cáo buộc phạm tội hình sự có quyền đƣợc coi nhƣ vô tội cho tới khi hành vi phạm tội
  • 15. 12 của ngƣời đó đƣợc chứng minh theo quy định của pháp luật. Đây là nguyên tắc suy đoán vô tội, là nguyên tắc quan trọng của việc bảo vệ quyền con ngƣời, buộc các cơ quan tố tụng trách nhiệm chứng minh có tội, bảo đảm không một tội lỗi nào bị suy diễn đến tận khi cáo buộc đƣợc chứng minh. Đây là trách nhiệm của các cơ quan công quyền để hạn chế việc dự kiến kết quả trƣớc khi xét xử, tránh những tuyên bố công khai khẳng định tội lỗi của ngƣời bị cáo buộc. Bất cứ ai cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại đều có thể kiện ra tòa án. Với tƣ cách công dân, ngƣời đó đƣợc pháp luật bảo hộ và họ có thể đƣợc giải quyết mọi xung đột trƣớc tòa án. Nguyên tắc xét xử công bằng cho phép tòa án có thể bảo vệ các quyền con ngƣời bằng việc thi hành công lý từ lúc nghi ngờ cho đến khi thực thi bản án. Đảm bảo bình đẳng là một trong những nguyên tắc chung của nhà nƣớc. Nó có tác dụng ngăn chặn hiệu lực của các bộ luật phân biệt đối xử bao gồm cả quyền tiếp cận bình đẳng với tòa án và đƣợc xét xử bình đẳng trƣớc tòa. Bản chất của nguyên tắc bình đẳng nằm ở chỗ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên trƣớc tòa. Điều này có nghĩa là mỗi bên khi tham gia quá trình xét xử có cơ hội bình đẳng, không bên nào đƣợc hƣởng sự thiên vị, mọi bị cáo đều bình đẳng nhƣ nhau. Sức mạnh của ngành tƣ pháp là dựa vào sự thấu hiểu nội dung, tinh thần của các đạo luật. Muốn vậy, phải có các thẩm phán có tài và nhất là phải đƣợc đào tạo kỹ lƣỡng và có kinh nghiệm cộng với việc quen thuộc những tình hình phức tạp của hệ thống pháp luật. Một xã hội càng tự do bao nhiêu thì luật của nó càng rắc rối, tỉ mỉ và phức tạp bấy nhiêu. Để tránh cho các vị thẩm phán chỉ xét xử theo ý riêng của mình, cần phải bắt buộc họ xử theo những luật lệ rõ ràng, theo án lệ đã xét xử từ trƣớc. Càng ngày các vụ xét xử
  • 16. 13 càng nhiều thêm, các vụ tranh luận càng phức tạp hơn, dĩ nhiên kiến thức về luật pháp để xét xử càng ngày càng cao hơn. Vì vậy, đòi hỏi thẩm phán ngày càng phải có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao và có kinh nghiệm xét xử nhiều hơn. Hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp về hành vi của các chủ thể chủ yếu đƣợc tiến hành dựa vào tƣ duy của thẩm phán trên cơ sở pháp luật. Do vậy, thẩm phán không chỉ là ngƣời có trình độ về pháp luật mà phải có văn hóa pháp lý, vốn sống phong phú, am hiểu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và là ngƣời có tƣ duy sáng tạo, biết biến những điều luật tồi thành điều luật tốt và quan trọng hơn là họ phải là những ngƣời có thẩm quyền giải thích luật. - Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Trong nhà nƣớc pháp quyền, pháp luật phải giữ vị trí tối thƣợng, nghĩa là mọi cơ quan, cá nhân tổ chức và kể cả nhà nƣớc phải nghiêm minh thực hiện pháp luật. Đứng trƣớc pháp luật mọi ngƣời đều đƣợc bình đẳng. Vì vậy, bất cứ ai cho rằng quyền lợi của mình bị các cơ quan công quyền vi phạm đều có thể khiếu nại tại toà án. Với tƣ cách công dân, mọi cá nhân đƣợc bảo đảm về sự bảo hộ của pháp luật, bất kì lúc nào cần đến để giải quyết xung đột trƣớc toà án. Toà án có nghĩa vụ ra phán quyết có hiệu lực và vô tƣ mỗi khi pháp luật bị tranh chấp hoặc bị vi phạm. Ở nhiều nƣớc dân chủ hiện đại, với việc kiện tụng gia tăng mạnh mẽ, ngƣời dân rất tin tƣởng vào chế độ pháp trị và ngành tƣ pháp. Tìm đến tƣ pháp là ngƣời dân muốn tìm đến công lý. Ngày nay, ở Đức, Nhà nƣớc pháp quyền phải cáng đáng việc xử lý cả những tranh chấp chính trị, nhƣ các tranh chấp của các đảng phái. Việc này trong nhà nƣớc pháp quyền phải đƣợc xét xử một cách bình thƣờng.
  • 17. 14 Tuy nhiên, ở nƣớc ta, việc ngƣời dân tìm đến tƣ pháp để yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình chƣa cao. Do cách nhìn nhận của con ngƣời Việt Nam đối với tƣ pháp nói chung và toà án nói riêng còn nhiều e ngại và thiếu tin tƣởng. Trong xã hội, ngƣời dân vẫn chƣa có thói quen sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngay cả doanh nghiệp về nguyên lý là nơi có nhu cầu cao về pháp luật, nhƣng các doanh nhân nƣớc ta vẫn chƣa có thói quen làm việc với luật sƣ. Từ chỗ chƣa có thói quen sử dụng pháp luật, ngƣời dân Việt Nam hiện nay vẫn chƣa thực sự coi toà án là nơi có thể tìm đến để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do cách nhìn nhận cơ quan công quyền đối lập với mình, lại cộng thêm lối sống trọng tình, trọng nghĩa vốn đƣợc tạo dựng từ truyền thống, nên nhiều trƣờng hợp quyền và lợi ích của mình bị vi phạm nhƣng vẫn chƣa có thói quen tìm đến các cơ quan công quyền trong đó có toà án để yêu cầu bảo vệ. Xét dƣới góc độ khác, hiện này toà án vẫn chƣa thể hiện hết vai trò của một cơ quan xét xử. Toà án mới chỉ thực hiện chức năng xét xử những hành vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức còn những hành vi phạm của các cơ quan nhà nƣớc nhƣ cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp khi ban hành văn bản pháp luật và khi thực hiện pháp luật trái với Hiến pháp và luật thì toà án chƣa có thẩm quyền xét xử các hành vi đó. Nhƣ vậy, để bảo đảm pháp chế thì toà án cần phải có thẩm quyền xét xử những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật của chính các cơ quan này. Có nhƣ vậy, khi các cơ quan lập pháp cũng nhƣ hành pháp ban hành các văn bản pháp luật và thực hiện pháp luật sẽ phải lƣu ý khi có toà án giám sát và sẵn sàng “tuýt còi” nếu nhƣ văn bản đó trái Hiến pháp và luật. Có đƣợc nhƣ vậy, khi văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp sẽ phù hợp hơn đối với xã hội và hơn thể nữa sẽ tạo đƣợc niềm tin trong xã hội. Đó chính là yêu cầu của pháp chế khi chúng ta xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
  • 18. 15 - Kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước Hoạt động xét xử của các tòa án không chỉ dành riêng cho các hành vi vi phạm pháp luật của các công dân, mà phù hợp với xu hƣớng phát triển của dân chủ nhân loại, hoạt động này còn đƣợc mở rộng ra các hoạt động của các quan chức cao cấp. Ở nƣớc ta, Tòa án có quyền xét xử các quyền định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm các quyền công dân trong hoạt động quản lý nhà nƣớc. Việc giải quyết các khiếu kiện của nhân dân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính sai trái làm thiệt hại đến quyền lợi của dân cũng là một vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra đối với tổ chức Tòa án. Trƣớc tình hình đó Quốc hội lại một lần nữa ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức Tòa án nhân dân (Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ tám thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995). Nhƣ vậy, theo quy định pháp luật mới, hệ thống tổ chức Tòa án cấp trung ƣơng và cấp tỉnh có thêm Tòa lao động và Tòa hành chính để chuyên xét xử các tranh chấp lao động và hành chính. Ở cấp huyện, quận có thẩm phán chuyên trách xét xử tranh chấp lao động và các khiếu kiện hành chính. Trong các loại vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án, vụ việc hành chính là loại vụ việc mới đƣợc đƣa vào phạm vi thuộc quyền xét xử của tòa án kể từ khi ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 và sự ra đời tòa hành chính thuộc hệ thống tòa án nhân dân năm 1997. Tòa hành chính xét xử các vụ việc tranh chấp giữa các cơ quan hành chính (hoặc ngƣời có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính) và cá nhân, tổ chức. Đối tƣợng xét xử của tòa hành chính là các hành vi hành chính, quyết định hành chính và một số hành vi khác của những cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền khi thực hiện hoạt động công vụ bị ngƣời dân khởi kiện ra tòa.
  • 19. 16 Vai trò của các tòa hành chính là rất quan trọng, bởi vì công dân có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình trƣớc sự vi phạm của các cơ quan hành chính nhà nƣớc thông qua quy trình tƣ pháp độc lập. Sự ra đời muộn màng của hệ thống tòa hành chính ở nƣớc ta có nhiều nguyên nhân. Truyền thống dân kiện quan còn xa lạ và ít hiệu quả trong pháp đình ở nƣớc ta. Ngoài ra, hệ thống tập quyền, thống nhất quyền lực trong tổ chức nhà nƣớc không thúc đẩy sự ra đời của thiết chế tài phán hành chính độc lập để phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định, hành vi hành chính. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập cùng với những định hƣớng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, bảo vệ các quyền công dân, cũng nhƣ những vấn đề hạn chế trong thực tiễn bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời dân, tòa hành chính đã đƣợc thành lập ở Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đƣợc sửa đổi, bổ sung nhiều lần theo hƣớng mở rộng và nâng cao khả năng giải quyết các vụ việc hành chính của Tòa hành chính. Luật tố tụng hành chính 2010 đƣợc thông qua trong theo xu hƣớng đó, và do đó đã tạo nhiều thuận lợi trong việc bảo vệ quyền của ngƣời dân trong các tranh chấp hành chính với các cơ quan nhà nƣớc. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề lớn đặt ra đối với việc xét xử các vụ án hành chính nhƣ sự thiếu hiệu quả, độc lập trong thực tiễn xét xử. Tính độc lập của tòa hành chính luôn đƣợc đặt ra bởi vì vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp giữa cơ quan hành chính/ngƣời có thẩm quyền (công quyền) với công dân, tổ chức (dân sự), đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thừa nhận và áp dụng nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nƣớc. Tiếp nữa, tòa hành chính chỉ có quyền xét xử các hành vi hành chính, quyết định hành chính, mà không có thẩm quyết xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là khi các văn bản
  • 20. 17 quy phạm pháp luật của hệ thống các cơ quan hành chính vi phạm quyền các quyền của ngƣời dân, họ chỉ có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cao theo con đƣờng hành chính. Tuy nhiên, việc phán xét tính hợp pháp của các văn bản trong hệ thống hành chính mang nhiều tính chất nội bộ, thiếu tính khách quan. Việc tuyên bố xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa càng đòi hỏi tòa án phải nâng cao chất lƣợng và mở rộng phạm vi xét xử của mình. Tòa hành chính cần phải mở rộng việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều ngƣời đang thảo luận về việc thành lập Tòa án Hiến pháp – một loại tòa án đặc biệt để phán quyết về các hành vi vi hiến của các cơ quan nhà nƣớc, kể cả Quốc hội. 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÒA ÁN NHÂN DÂN VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC KHÁC Về mối quan hệ giữa Tòa án và Quốc hội Trong bộ máy nhà nƣớc, Quốc hội đƣợc Hiến pháp 1992 xác định vị trí nhƣ sau: Quốc hội là cơ quan cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước (Điều 83). Vị trí này tạo cơ sở quy định mối quan hệ của Quốc hội với các cơ quan nhà nƣớc khác, trong đó có Tòa án. Trƣớc hết, Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân (K6 Điều 83 Hiến pháp). Thực hiện thẩm quyền này, Quốc hội ban hành
  • 21. Mã tài liệu : 600288 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562