SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TẠ THỊ NGỌC LIÊN
VAI TRß CñA TßA ¸N
TRONG KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHµ N¦íC
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TẠ THỊ NGỌC LIÊN
VAI TRß CñA TßA ¸N
TRONG KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHµ N¦íC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Tạ Thị Ngọc Liên
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC
NHÀ NƢỚC ....................................................................................... 5
1.1. Tại sao phải kiểm soát quyền lực nhà nƣớc..................................... 5
1.2. Các phƣơng thức kiểm soát quyền lực nhà nƣớc............................ 8
1.2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài........................................ 9
1.2.2. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong ......................................19
1.2.3. Tòa án – cửa ải cuối cùng để phòng chống sự tùy tiện của quyền
lực nhà nước.......................................................................................32
Kết luận Chƣơng 1........................................................................................35
Chƣơng 2: NỘI DUNG CỦA PHƢƠNG THỨC KIỂM SOÁT
QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC BẰNG TÒA ÁN ...............................36
2.1. Bản tính độc lập – cơ sở để tòa án thực hiện chức năng kiểm
soát quyền lực nhà nƣớc..................................................................36
2.2. Hoạt động xét xử của tòa án đối với hành vi tùy tiện của các
quan chức và cơ quan nhà nƣớc .....................................................39
2.2.1. Bảo hiến – chức năng của tòa án nhằm bảo vệ Hiến pháp ................39
2.2.2. Tài phán hành chính – biện pháp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động
của các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức, viên chức..................48
2.3. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm – phƣơng thức tòa án tự
kiểm soát chính mình.......................................................................51
Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................55
1
Chƣơng 3: TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN
LỰC NHÀ NƢỚC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA TÒA ÁN TRONG KIỂM SOÁT
QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC Ở NƢỚC TA.....................................56
3.1. Đánh giá hiệu quả của Tòa án Việt Nam trong hoạt động
kiểm soát quyền lực nhà nƣớc.........................................................56
3.1.1. Thẩm quyền hạn chế của Tòa án trong hoạt động bảo hiến...............56
3.1.2. Sự mờ nhạt trong hoạt động của Tòa án hành chính..............................60
3.1.3. Bất cập trong thẩm quyền và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm..........65
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống Tòa
án trong kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta........................68
3.2.1. Làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tòa án trong việc thực
hiện quyền tư pháp, nhằm tạo ra những cơ sở pháp lý cho hoạt
động kiểm soát quyền lực nhà nước của Tòa án................................68
3.2.2. Cải cách bộ máy tòa án theo hướng trọng tâm là đảm bảo sự độc
lập của tòa án trong hoạt động xét xử ................................................79
Kết luận chƣơng 3 .........................................................................................95
KẾT LUẬN....................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................98
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TTDS : Tố tụng dân sự
TTHC : Tố tụng hành chính
TTHS : Tố tụng hình sự
UBND : Ủy ban nhân dân
UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi chính quyền mới được thành lập, vấn đề được đặt ra là phải kiểm
soát quyền lực của chính quyền sao cho nó không xâm phạm đến dân chúng,
đồng thời để đảm bảo cho quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Đó chính là
một nhu cầu tất yếu khách quan. Quyền lực nhà nước được chế ngự sẽ đảm
bảo cho hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệ quyền con người và
quyền cơ bản của công dân.
Xuất phát từ nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước đòi hỏi phải có
những cơ chế kiềm chế chính thức giữ cho các cơ quan công quyền và các quan
chức phải có trách nhiệm về hoạt động của họ. Trong nhà nước hiện đại và dân
chủ cần phải kể đến vai trò của tòa án với vai trò quan trọng trong hoạt động
kiểm soát quyền lực nhà nước, được ví như bức tường che chắn những xâm
phạm tới Hiến pháp và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Ở Việt Nam, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành đã ghi nhận
những căn cứ pháp lý cho cơ chế giám sát của Tòa án đối với các cơ quan
nhà nước, nhưng chưa thể hiện đầy đủ cơ chế kiểm soát quyền lực bằng cơ
quan tư pháp theo đúng nghĩa của nó. Đặc biệt, ở nước ta Tòa án chưa được
thực hiện chức năng tài phán Hiến pháp. Bên cạnh đó, thẩm quyền giải thích
Hiến pháp vẫn thuộc về UBTVQH chứ không thuộc về Tòa án, hoạt động của
Tòa án hành chính chưa hiệu quả, không đáp ứng được kì vọng của người dân
trong giải quyết các tranh chấp hành chính.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Vai trò của Tòa án trong kiểm
soát quyền lực Nhà nước” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch
sử nhà nước và pháp luật. Đề tài được nghiên cứu với mong muốn góp phần
nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của tòa án ở nước ta, góp
phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam.
2
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước đã được giới khoa học pháp lý tại
Việt Nam nghiên cứu, trong đó có nhiều công trình, bài báo của các nhà
nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến đề tài, trong đó đáng
chú ý là một số giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo về kiểm soát quyền
lực nhà nước như: “Hạn chế sự tùy tiện của cơ quan nhà nước” của GS.TS.
Nguyễn Đăng Dung, NXB Tư pháp năm 2010; “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
năm 1992, nhũng vấn đề lý luận và thực tiễn” của Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, NXB Hồng Đức, năm 2012; “Tài phán Hiến pháp – Một số vấn
đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam”
do PGS.TS. Nguyễn Như Phát (chủ biên), NXB Khoa học xã hội năm 2011;
“Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội
nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS
Nguyễn Thị Việt Hương (chủ biên), NXB Khoa học xã hội năm 2010; “Bảo
hiế+n ở Việt Nam” của Th.s Bùi Ngọc Sơn, NXB Tư pháp, năm 2006.
Bên cạnh các công trình khoa học được xuất bản dưới dạng sách tham
khảo, còn có một số luận văn như: “Nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân
dân đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” –
luận văn thạc sĩ luật học của Trần Phụng Vương; “Vị trí, vai trò của Tòa án
nhân dân trong thể chế nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” – luận
văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Tám; “Chiến lược cải cách tư pháp với
mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” – luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thế Anh.
Qua nghiên cứu các công trình đã công bố, tác giả nhận thấy các kết kết
quả nghiên cứu rất công phu, có giá trị khoa học cao và là tiền đề quan trọng
để tác giả nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, việc làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn về vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở
nước ta còn chưa đầy đủ, còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu. Về vấn đề
3
đánh giá hoạt động kiểm soát quyền lực của tòa án vẫn còn một số vấn đề
chưa được nghiên cứu rõ như: đánh giá hoạt động của tòa án Việt Nam với tư
cách là thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước, những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của Tòa án Việt Nam trong kiểm soát quyền lực nhà nước…
chưa được đề cập cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích luận văn:
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá về vai trò của tòa án trong
hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước.
+ Đánh giá thực trạng của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của
hệ thống TAND ở Việt Nam.
+ Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong thực
hiện vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam
* Nhiệm vụ của luận văn:
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn phải hoàn thành những
nhiệm vụ sau đây:
+ Lý giải tại sao quyền lực nhà nước phải bị hạn chế và bị kiểm soát
bằng nhiều phương thức khác nhau, nêu lên các phương thức hữu hiệu để
kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong đó làm nổi bật vai trò của tòa án, cách
thức tòa án kiểm soát quyền lực nhà nước.
+ Từ những tiền đề lý luận trên, luận văn đánh giá hoạt động của hệ
thống TAND trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, những hạn chế
trong quy định của pháp luật Việt Nam làm giảm hiệu quả của tòa án khi thực
hiện vai trò này.
+ Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của hệ thống TAND trong hoạt động chế ngự quyền lực nhà nước ở nước ta.
4
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu những quy định pháp luật và thực tiễn về hoạt
động kiểm soát quyền lực của TAND ở nước ta hiện nay. Qua đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong hoạt động kiểm
soát quyền lực nhà nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò của tòa án trong hoạt động kiểm
soát quyền lực nhà nước nói chung, làm phong phú thêm những vấn đề lý
luận trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp một số
giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của TAND trong hoạt động kiểm soát
quyền lực nhà nước. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu giảng dạy, học tập tại các trường đại học, cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của kiểm soát quyền lực nhà nước.
Chương 2. Nội dung của phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước
bằng Tòa án.
Chương 3. Tòa án Việt Nam trong kiểm soát quyền lực nhà nước và
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong kiểm soát quyền
lực nhà nước ở nước ta.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC
1.1. Tại sao phải kiểm soát quyền lực nhà nƣớc
Khi nói đến nhà nước, chúng ta không thể tách rời vấn đề quyền lực
của nhà nước. Phân tích bản chất của nhà nước, Ph. Ănghen đã chỉ ra rằng:
“Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội mà là
một lực lượng nảy sinh từ xã hội”[5, tr.260]. Nhà nước được sinh ra do chính
nhu cầu của con người, đại diện cho quyền lực công cộng xuất phát từ nhân
dân. Tuy nhiên, nhà nước từ khi mới ra đời đã bị chi phối bởi giai cấp thống
trị, và giai cấp này đã sử dụng nhà nước vừa thực hiện chức năng công quyền
vừa làm lợi riêng cho chính mình. Để bảo vệ đặc quyền của mình, giai cấp
thống trị đã thiết lập nên một bộ máy cưỡng chế bao gồm cảnh sát, quân đội,
nhà tù… và bắt buộc công dân phải đóng các loại thuế để nuôi dưỡng bộ máy
mà về thực chất phục vụ giai cấp thống trị, duy trì sự thống trị giai cấp và đàn
áp chính những người nuôi dưỡng nó.
Như vậy, khi nhà nước ra đời, quyền lực công cộng của toàn xã hội đã
dần dần bị biến đổi, bị tha hóa và trở thành quyền lực chính trị của giai cấp
thống trị trong xã hội. Nhân dân – chủ thể của quyền lực công đã không còn
kiểm soát được chính nó và dần dần trở thành đối tượng bị bóc lột, bị đàn áp.
Bên cạnh đó, một trong những đặc trưng cơ bản của quyền lực nhà nước, đó
chính là tính độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực. Ngoài nhà nước, không
một chủ thể nào được công khai trong việc sử dụng sức mạnh cưỡng chế.
Không chỉ có vậy, quyền lực nhà nước lại dựa trên nguồn của cải vật chất và
bộ máy cưỡng chế phục vụ nên nó trở nên nguy hiểm với lợi ích hợp pháp của
dân chúng. Đó là lý do vì sao mà Thomas Jefferson (1743 – 1826), một trong
những nhà soạn thảo ra Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ nói: “Nhân dân có hai
kẻ địch là tội ác và chính quyền” [13]. Vì vậy, để đảm bảo nhân dân là chủ
6
thể của quyền lực nhà nước thì quyền lực nhà nước cần phải được chế ngự
nhằm loại trừ một nghịch lý là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng
lại đe dọa chính nhân dân.
Tại sao phải kiểm soát quyền lực nhà nước? Bản thân quyền lực vốn
không tốt, không xấu. Bởi vì, nó chỉ là công cụ, là phương tiện để quản lý xã
hội. Công cụ này được sử dụng như thế nào sẽ phụ thuộc vào những người
nắm trong tay quyền lực đó. Nếu như quyền lực nhà nước được thực hiện bởi
những người có đức hạnh, tài năng và với mục đích vì nhân dân thì sự chế
ngự quyền lực nhà nước là vô nghĩa. Madison - một trong những nhà khai
sáng nên nước Mỹ đã nhận định:
Chính phủ là gì nếu không phải là cái đã phản chiếu rõ ràng
nhất bản tính loài người? Nếu con người là thần thánh thì loài người
cần phải có Chính phủ để làm gì? Và nếu con người được thần
thánh cai trị thì Chính phủ của loài người cũng chẳng cần phải có
những khoản tiên liệu để Chính phủ kiểm soát dân chúng và Chính
phủ tự mình kiểm soát lấy mình [12, tr.115].
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, chủ thể của quyền lực nhà nước là cá
nhân, cho nên nhà nước phản ánh bản tính của con người. Con người ai cũng có
cái tốt, cái xấu, không cá nhân nào là không có nhược điểm. Trong đó có
những tính xấu như lười nhác, tham lam, tùy tiện và đặc biệt là đam mê
quyền lực. Bởi vì, quyền lực là cái phục vụ cho con người, giúp họ thỏa mãn
những nhu cầu nhất định. Khi nắm trong tay quyền lực, con người sẽ dễ dàng
có được những thứ mà họ muốn như của cải, danh vọng, sự tôn vinh của xã
hội. Tuy nhiên, khi tập trung quá nhiều quyền lực vào một người hay một
nhóm người sẽ dẫn đến một hệ quả xấu, đó chính là sự tha hóa quyền lực, mà
biểu hiện trước tiên của nó là sự lạm dụng quyền lực.
Trong cuốn “Thăng trầm quyền lực”, Alvin Toffler cho rằng: “Khi nói
7
đến quyền lực, trong tâm thức chúng ta không khỏi có ấn tượng xấu, vì nhân
loại có khuynh hướng lạm dụng quyền lực” [2, tr.137]. Khuynh hướng lạm
dụng quyền lực là khuynh hướng có tính phổ biến trong đời sống xã hội, và
cũng là khuynh hướng mang tính lịch sử, vì nó tồn tại và đồng hành với lịch
sử nhân loại. Thông thường, sự lạm dụng quyền lực thường không diễn ra khi
người lãnh đạo mới nắm giữ quyền lực, mà diễn ra sau một khoảng thời gian
quản lý nào đó. Điều đó có nghĩa là, lúc đầu cá nhân đó sẽ sử dụng quyền lực
đúng với giới hạn mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên, khi vị trí quyền lực của
mình được củng cố và khẳng định thì sự lạm dụng quyền lực mới bắt đầu.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, các triều đại phong kiến thường bắt đầu
bằng các vị vua anh minh, chăm lo đời sống nhân dân và suy tàn bởi vì con
cháu kế tiếp của họ trở nên lạm dụng quyền lực, thỏa mãn nhu cầu cá nhân
bằng một cuộc sống xa hoa, xa rời trách nhiệm của mình đối với nhân dân.
Nguyên nhân của sự lạm dụng quyền lực bắt nguồn từ chính bản tính đam
mê quyền lực của con người. Khi có quyền lực trong tay, cá nhân dễ dàng sai
khiến người khác làm mọi việc nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Họ ham muốn
quyền lực chỉ để trán áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho
những kẻ dưới trướng của họ. Sự thực “lòng đam mê quyền lực và lòng đam mê
danh vọng là những ước muốn vô hạn định của con người” [16, tr.137]. Chính
quyền lực, một thứ tưởng chừng chỉ là công cụ để con người thỏa mãn nhu
cầu của mình, lại chính là thứ sai khiến con người thực hiện những hành vi đi
ngược lại chuẩn mực xã hội. Lịch sử đã cho thấy sự tàn bạo của chế độ độc tài
và quyền lực nhà nước không bị hạn chế. Những bài học đắt giá của nhân loại
càng chứng minh cho vấn đề quyền lực nhà nước cần phải được chế ngự,
nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, việc thực hiện
quyền lực nhà nước phải vì nhân dân.
Như đã phân tích ở trên, bản thân sự lạm quyền có mối liên hệ chặt chẽ
8
với sự tùy tiện khi sử dụng quyền lực nhà nước của nhà cầm quyền. Mỗi cá nhân
đều có bản tính tùy tiện và không có một sự đảm bảo chắc chắn rằng một cá
nhân sẽ luôn luôn kiểm soát được tính tùy tiện của mình. Đặc biệt trong trường
hợp có quyền lực trong tay, lý trí của nhà cầm quyền sẽ bị che lấp bởi của cải,
dục vọng và lòng tham thì quyết định của họ càng dễ dàng phạm sai lầm. Bởi
vậy, một nhà nước mà không có sự rõ ràng với những rào cản trong tổ chức
quyền lực thì rất dễ bị thao túng bởi những nhà cầm quyền tùy tiện.
Những người đứng đầu nhà nước sẽ có nhiều quyền lực, trong đó được
quyền ra lệnh những người khác phải thực hiện theo ý mình. Tuy nhiên, khi
quyết định của họ gây ra sai lầm thì họ phải chịu trách nhiệm trước dân
chúng. Bởi vậy, con người thường có xu hướng trốn trách trách nhiệm. Sự
trốn tránh trách nhiệm của nhà cầm quyền sẽ dẫn đến một chính quyền vô
trách nhiệm. Thay vì sửa chữa sai lầm của mình, nhóm cai trị sẽ sử dụng
những sử dụng chính quyền lực công cộng để đàn áp những người chống đối.
Vì vậy, để tránh lặp lại những chính quyền vô trách nhiệm thì cần phải lập ra
những cơ chế hữu hiệu bắt buộc chính quyền phải chịu tránh nhiệm với nhân
dân. Một nhà nước có uy tín phải là một nhà nước hoạt động có hiệu quả và
trách nhiệm.
Tóm lại, từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy rằng, kiểm
soát quyền lực nhà nước là một quy luật khách quan khi xã hội cần đến nhà
nước. Nhân loại với những bài học lịch sử đầy máu và nước mắt, đã cho chúng
ta thấy rằng: quyền lực nhà nước phải có giới hạn và phải được kiểm soát chặt
chẽ. Quyền lực nhà nước được chế ngự sẽ đảm bảo cho quyền lực tối cao thuộc
về nhân dân, bảo vệ quyền con người và quyền cơ bản của công dân.
1.2. Các phƣơng thức kiểm soát quyền lực nhà nƣớc
Các phương thức chế ngự quyền lực nhà nước đã xuất hiện từ rất lâu trong
lịch sử, từ khi con người ý thức được sức mạnh đáng sợ của quyền lực nhà nước.
9
Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng vĩ đại như Heraclit, Platon, Xixeron…
đã đề xuất quan điểm quyền lực nhà nước cần phải được giới hạn bằng pháp
luật. Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, còn công dân
được phép làm những gì mà pháp luật không cấm. Các phương thức này được
hoàn thiện hơn trong cách mạng tư sản với nội dung là chống lại sự chuyên
quyền của chế độ phong kiến và bảo vệ nhân quyền. Trong xã hội hiện đại, sự
hiện diện của các quy định về kiểm soát quyền lực và trách nhiệm của nhà nước
trong Hiến pháp và các đạo luật là dấu hiệu của dân chủ và tiến bộ xã hội.
Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến sự lạm dụng quyền lực nhà
nước, các nhà tư tưởng chính trị, pháp lý đã đề xuất những biện pháp khác
nhau nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước. Về cơ bản, các hình thức kiểm soát
quyền lực nhà nước có thể được phân định thành: kiểm soát quyền lực nhà
nước từ bên trong và kiểm soát từ bên ngoài. Việc thường xuyên kiểm tra, chế
ước quyền lực nhà nước bằng việc kết hợp các biện pháp khác nhau sẽ ngăn
chặn và đẩy lùi căn bệnh của con người khi nắm trong tay quyền lực.
1.2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài
Kiểm soát quyền lực từ bên ngoài bao gồm những biện pháp tác động
từ bên ngoài, xuất phát từ phía nhân dân và các thiết chế xã hội, chủ yếu bao
gồm các biện pháp sau: sự ghi nhận và tạo ra các cơ chế bảo vệ quyền con
người, quyền công dân; sự giám sát của nhân dân thông qua hoạt động minh
bạch của các cơ quan nhà nước và quyền được tiếp cận thông tin của dân
chúng; và kiểm soát bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí.
1.2.1.1. Sự ghi nhận và tạo ra các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền
công dân – ranh giới phòng chống sự tùy tiện của các cơ quan công quyền
Khi nghĩ tới các biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước, chúng ta
thường hướng đến các chủ thể có quyền lực. Tuy nhiên, hạn chế quyền lực nhà
nước không chỉ là ràng buộc nhà nước bằng pháp luật mà cần vạch ra những
10
“vùng cấm” đối với công quyền. Vùng cấm ở đây chính là những quyền con
người và quyền cơ bản của công dân mà nhà nước không thể vi phạm và đồng
thời phải có trách nhiệm bảo vệ. Hay nói cách khác, việc quy định quyền con
người, quyền công dân trong Hiến pháp cũng như những đảm bảo pháp lý quan
trọng để quyền con người, quyền công dân được thực thi trong thực tế là một
trong những biện pháp chế ngự quyền lực nhà nước.
Quyền con người được hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn
có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các
thỏa thuận pháp lý quốc tế” [11, tr.38]. Gắn liền với khái niệm quyền con
người là khái niệm quyền công dân. Quyền công dân về bản chất là những
quyền tự nhiên của con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho
công dân của mình.
Theo học thuyết về quyền tự nhiên, quyền con người là những gì bẩm
sinh, vốn có và không thể bị tước bỏ của mọi cá nhân. Do đó, không một chủ
thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người.
Đồng thời, theo John Lock, một nhà triết học người Anh, đã khẳng định “Các
chính phủ chỉ có thể chính danh hay hợp pháp khi thừa nhận, tôn trọng, bảo
vệ và thúc đẩy các quyền bẩm sinh, vốn có của nhân dân…”[11, tr.40]. Điều
đó có nghĩa là, nghĩa vụ của các nhà nước phải làm là tôn trọng quyền con
người, đồng thời có những biện pháp để thực hiện, thúc đẩy quyền con người
trong thực tế. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các nhà nước phải biết kiềm chế,
không can thiệp vào sự thụ hưởng của các cá nhân. Đó chính là biện pháp
nhằm hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước, phòng tránh sự vi phạm
các quyền cơ bản của công dân.
Để đảm bảo cho quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và
thực hiện thì dân quyền phải được quy định trong văn bản pháp lý có hiệu lực
tối cao nhất là Hiến pháp. Nhìn chung, trên thế giới, các quyền con người,
quyền công dân được quy định theo ba cách cơ bản:
11
Cách thứ nhất, quyền con người, quyền công dân được quy định
thành các điều, các chương trong Hiến pháp. Đây là cách thức quy định
phổ biến, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Ví dụ: ở Việt Nam,
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân quy định tại chương
2, Hiến pháp năm 2013.
Cách thứ hai, quyền con người, quyền công dân được quy định trong
một văn bản riêng, được thừa nhận là một nội dung của Hiến pháp. Ví dụ: bản
Tuyên ngôn về Nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp được thừa nhận
là một bộ phận của Hiến pháp năm 1958.
Cách thứ ba, quy định trong một văn bản riêng và được xác định là
những điều bổ sung cho Hiến pháp. Ví dụ: Hiến pháp Mỹ bao gồm 7 điều gốc
và 27 Tu chính án bổ sung sau này, trong đó có 10 Tu chính án được gọi là
Bộ luật về quyền của nước Mỹ.
Mặc dù được quy định theo cách này hay cách khác, nhưng các Hiến
pháp đều quy định những quyền thiết yếu nhất của con người. Việc quy
định nhân quyền phải đảm bảo vừa bao quát hết được các quyền con người
hiện tại và sau này, lại vừa cụ thể để dễ dàng cho việc ngăn chặn sự vi
phạm nhân quyền từ mọi chủ thể trong xã hội. Bên cạnh đó, cần có những
thiết chế hữu hiệu để bảo vệ quyền con người. Sự ngăn ngừa phải được
thực hiện ngay từ trước nhằm ngăn chặn những vi phạm đến quyền con
người, quyền công dân từ phía chủ thể là nhà nước; hoặc khi các quyền con
người bị xâm phạm thì cần phải có những biện pháp trừng phạt chủ thể vi
phạm, khôi phục lại những quyền đó.
Là cơ quan thực hiện quyền lực tư pháp, tòa án có vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ quyền con người. Luật Nhân quyền quốc tế đòi hỏi sự hiện diện của
tòa án trong việc bảo vệ quyền con người được hiệu quả. Cụ thể, theo điều 8
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) được Liên hợp quốc quy định:
12
“Mọi người đều có quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng
các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản
của họ mà đã được Hiến pháp hay luật pháp quy định” [32, tr.219]. Các tòa án
quốc gia được ví như một trong những nguồn lực sẵn có để bảo vệ các quyền
con người mà không cần sự can thiệp của các cơ chế bảo vệ mang tính khu vực
và quốc tế. Nhưng quan trọng hơn và quyền năng rộng hơn chính là cơ chế bảo
hiến. Việc đảm bảo thực thi các quyền hiến định trong thực tiễn là cơ sở nền tảng
và thiết yếu cho việc bảo vệ nhân quyền.
Liên quan đến cơ chế bảo vệ nhân quyền, Hiến pháp của một số quốc
gia quy định về một cơ quan nhân quyền quốc gia với vị thế độc lập với chức
năng chuyên trách bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Lý do cho việc thành lập
cho loại cơ quan này xuất phát từ đặc điểm nhà nước vừa là chủ thể có nghĩa
vụ chính trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền; vừa là thủ phạm chính của
các vi phạm nhân quyền. Vì thế cần một cơ quan đóng vai trò tư vấn để góp ý
và trợ giúp các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền. Trên thế
giới, các cơ quan này được thiết lập theo ba hình thức chủ yếu là: Cơ quan
thanh tra quốc hội (Ombudsman); Ủy ban nhân quyền quốc gia (National
Human Rights Comission); Cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân quyền
cụ thể (Specialized Institutions). Về cơ bản, các cơ quan này đều tuân thủ
những nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhân quyền
quốc gia (Các nguyên tắc Paris).
Nguyên tắc độc lập được coi là một trong những nguyên tắc không thể
thiếu trong hoạt động của các cơ quan nhân quyền. Nguyên tắc này xuất phát
từ bản chất của cơ quan này, đó là: mặc dù được nhà nước lập ra, nhưng
không phải là cơ quan nhà nước, nó là cơ quan đứng giữa xã hội dân sự và
nhà nước. Mức độ độc lập của cơ quan này được đảm bảo bằng các yếu tố
13
liên quan đến trụ sở, nguồn tài trợ và quan trọng nhất là việc thành lập, cơ cấu
tổ chức và chức năng được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Địa vị
pháp lý ở tầm hiến định là đảm bảo pháp lý cao nhất của tính độc lập. Sự hiến
định chức năng, thẩm quyền và tổ chức của cơ quan này sẽ tạo cho cơ quan
nhân quyền năng lực pháp lý cao trong việc thực hiện chức năng của mình.
Tóm lại, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công
dân là mục đích cũng là nhiệm vụ của bất cứ nhà nước nào. Không thể có sự
hạn chế quyền lực chuyên chế mà không có sự bảo vệ các quyền cơ bản của
công dân. Bởi vì, xét đến cùng, mục đích của hạn chế quyền lực nhà nước là
thực hiện dân chủ, mở rộng sự tham gia của nhân dân vào quyền lực nhà
nước, đảm bảo quyền lực tối cao thuộc về nhân dân.
1.2.1.2. Sự giám sát của nhân dân thông qua hoạt động minh bạch của
các cơ quan nhà nước và quyền được tiếp cận thông tin của dân chúng
Điều cốt lõi của bất cứ nền dân chủ nào là việc đảm bảo sự tham gia tích
cực của công dân vào các quyết định của chính quyền. Muốn làm được như vậy
thì chính quyền phải hoạt động công khai để nhân dân có nhiều khả năng giám
sát chính quyền. Công khai hoạt động của nhà nước sẽ tạo ra sức ép để bộ máy
nhà nước hoạt động hiệu quả hơn.
Lịch sử cho thấy chính quyền ở bất cứ thời nào cũng có khuynh hướng
là muốn cai trị và không muốn người dân có thể tham gia vào mọi hoạt động
của chính quyền. Đây là bản năng của con người và cũng là bản năng của
chính quyền. Sự chuyên quyền, độc đoán sẽ xảy ra nếu mọi thông tin về hoạt
động của chính quyền được che dấu trong bóng tối.
Không chỉ có vậy, việc nhà nước “bảo mật” những thông tin
quản lý sẽ là cánh cửa rộng mở cho tham ô, bất công và bất bình.
Tham nhũng gia tăng ở những nơi bí mật, tránh nơi công cộng, vì
vậy có thể nhận thấy những gì không công khai sẽ là mầm mống
14
của tham nhũng. “Bản năng” giữ rịt thông tin thường mọc rễ trong
những môi trường bảo mật, cho phép các quan chức trở nên bất khả
xâm phạm, chẳng phải giải trình với ai. Chính những nền văn hóa
bảo mật đó là chậm bước mở cửa của xã hội, làm ngăn cản sự phát
triển của xã hội [18, tr.18].
Xuất phát từ những đặc điểm trên, việc công khai và minh bạch hóa
hoạt động của chính quyền là biện pháp để chế ngự được khuynh hướng
muốn bưng bít thông tin của chính quyền. Công khai tức là mọi hoạt động của
nhà nước phải được công bố hoặc truyền tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng và mọi người dân có thể được tiếp cận dễ dàng. Còn sự minh bạch
nghĩa là mọi việc phải diễn ra giản đơn và có thể dự đoán trước được.
Sự minh bạch trong hoạt động của chính phủ luôn là trọng tâm của
nguyên tắc minh bạch của nhà nước. Với đội ngũ nhân viên đông đảo, trực
tiếp sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý xã hội, hoạt động của chính phủ
cần được thực hiện dưới sự giám sát của người dân. Sự công khai hoạt động
của chính phủ cho phép công dân có quyền chất vấn và ngăn chặn những
hành động của chính quyền mà họ không đồng tình. Sự phản đối từ phía
người dân đối với các hoạt động của chính quyền buộc các quan chức luôn
phải hành động một cách cẩn trọng và trách nhiệm. Do đó, sự cởi mở và minh
bạch trong hoạt động của chính phủ là một trong những nhân tố góp phần
kiểm soát hữu hiệu đối với sự lạm dụng quyền lực được nhân dân ủy thác.
Những nhà nước dân chủ trên thế giới đều có những nguyên tắc đảm
bảo sự minh bạch trong hoạt động của chính phủ, mà tiêu biểu là nước Mỹ.
Kể từ khi lập quốc, hệ thống luật lệ tại Hoa Kì đã tạo điều kiện dễ dàng cho
công dân được tham dự một số cuộc họp quan trọng của các quan chức chính
phủ, có quyền yêu cầu và được nhận các tài liệu của chính phủ và đóng góp
vào các quyết định và quá trình hoạch định luật lệ của chính phủ. Đạo luật
15
“Ánh dương” (Sunshine laws) được ban hành năm 1976 quy định khi các
quan chức họp để tiến hành các công việc của chính phủ, thông thường họ
phải thông báo trước về các cuộc họp của mình và tổ chức họp trong những
diễn đàn được công khai trước công chúng. Trong nhiều trường hợp, người
dân không chỉ được phép dự các cuộc họp công khai mà còn được phát biểu ý
kiến trong các trường hợp đó. Ngoài ra, người dân còn thể hiện quan điểm của
mình là gửi thư hoặc email cho các quan chức. Điều này sẽ đảm bảo cho các
quan chức mà người dân bầu ra luôn hành động trách nhiệm với nhân dân.
Không chỉ tham dự các phiên họp của các cơ quan nhà nước, người dân
còn được tham dự các phiên tòa, đầu tiên là các phiên xử hình sự và sau đó,
nhiều tòa án ở Mỹ nới rộng đến việc tham dự các phiên tòa dân sự. Nhiều tòa
án ở các tiểu bang đã cho phép thu hình và phát các phiên xử trực tiếp trên
truyền hình. Việc tiếp cận với tiến trình pháp lý “có tầm quan trọng rất lớn”,
theo nhận xét của Oliver Wendell Holmes, một thẩm phán của thế kỉ XIX:
Công khai hóa khiến cho việc thi hành luật pháp được an toàn
hơn…. Các vụ xử dân sự nên được tiến hành với sự tham dự của
dân chúng không phải vì việc tranh chấp giữa hai cá nhân là một
mối quan tâm của dân chúng mà là vì các vụ xử đó là những dịp
quan trọng nhất mà những người thi hành luật pháp phải luôn hành
động với một tinh thần trách nhiệm trước công chúng…[12, tr.357].
Quyền được tiếp cận thông tin của người dân là một biện pháp quan
trọng đảm bảo sự công khai và minh bạch, qua đó thể hiện sự giám sát của
dân chúng đối với hoạt động của của chính phủ. Luật Tự do thông tin được
ban hành năm 1966 đã trở thành một công cụ giúp các công dân Mỹ có thể
yêu cầu được cấp bản sao các hồ sơ của các cơ quan thuộc chính phủ liên
bang, các bộ và giới quân sự, trừ một số ngoại lệ như những thông tin có thể
ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc có thể xâm phạm đến sự riêng tư của cá
16
nhân… Khi một cơ quan từ chối tiết lộ thông tin dựa trên các ngoại lệ đó thì
người dân có quyền khiếu nại và được tòa án nhanh chóng giải quyết. Nếu tòa
án thấy lý do ngoại lệ do cơ quan đưa ra không đúng thì sẽ ra lệnh cho cơ
quan đó phải tiết lộ tài liệu và có thể phạt tiền cơ quan đó nữa. “Luật tự do
thông tin cho phép người dân Mỹ được tiếp cận nhiều hơn với thông tin về
các hoạt động của chính phủ Mỹ” [12, tr.367]. Không chỉ ở cấp độ liên bang
ở Mỹ đều có luật của tiểu bang cho dân chúng tiếp cận với hồ sơ của chính
quyền địa phương. Các đạo luật đã góp phần thay đổi tư duy trong nề nếp làm
việc của chính quyền, dần dần hình thành nên một chính quyền cởi mở và
công dân dễ dàng tiếp cận thông tin về hoạt động của chính quyền.
Những phân tích trên đã cho chúng ta thấy rằng, Mỹ là một trong số ít
quốc gia có những cơ chế hữu hiệu đảm bảo công dân có quyền hợp pháp để
tiếp cận những thông tin về hoạt động của chính quyền. Đó là những kinh
nghiệm đối với các nước khác khi muốn tạo dựng một chính quyền minh bạch
và trách nhiệm. Sự công khai hóa các hoạt động của nhà nước và quyền tiếp
cận thông tin nhà nước của dân chúng được xem là hai thành tố của một xã
hội dân chủ. Quyền tiếp cận thông tin có ý nghĩa trong việc tạo ra cơ chế
“kiểm soát và cân bằng” giữa công dân và nhà nước, giữa sức mạnh của nhà
nước và quyền lợi của công dân.
1.2.1.3. Kiểm soát bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí
Một xã hội muốn nhận việc công khai hóa là có một giá trị nổi
bật không những cho người dân có quyền rộng rãi tự do phát biểu
mà còn tiến thêm một bước nữa tức là thực sự đưa các tiến trình
nghị luận chính sách của chính quyền ra đón nhận sự soi xét của
mặt trời công luận [12, tr.362].
Gắn chặt với một chính quyền công khai, minh bạch là quyền tự do ngôn
luận của công dân và tự do báo chí. Quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong
Điều 19 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR): “Mọi người đều có
17
quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền
bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kì phương tiện truyền thông nào và không
có giới hạn về biên giới” [11, tr.186]. Nội dung của Điều 19 UDHR sau đó được
khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 19 và 20 của Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Tại khoản 3, điều này xác định quyền tự do
ngôn luận phải được thực hiện kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt.
Vì vậy, quyền này có thể bị hạn chế bằng pháp luật vì những lý do: tôn trọng các
quyền và uy tín của người khác và để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng,
sự bình yên và đạo đức xã hội.
Tự do ngôn luận là một phần của tự do chính trị, là điều kiện của xã hội
dân chủ. Không những thế, tự do ngôn luận còn có rất nhiều tác dụng cho việc
tăng cường trách nhiệm của các quan chức nhà nước và giảm đi sự tùy tiện
của nhà nước. Khi công dân được quyền nói lên tiếng nói của mình và được
chính quyền tiếp nhận không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo
cho quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà còn tạo điều kiện cho nhân dân
giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền. Đó chính là hoạt động tố cáo
những hành vi sai trái của các cơ quan nhà nước và quan chức bằng việc nêu
lên những thông tin mà họ biết được, qua đó phanh phui ra những hành vi lạm
dụng quyền lực nhà nước. Ngoài việc tiếp nhận và xử lý các thông tin từ phía
dân chúng, nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ những người tố cáo, khiếu
nại khỏi những hành vi trả đũa từ phía chủ thể bị tố cáo. Sự bảo vệ dành cho
những người chống tiêu cực sẽ tạo điều kiện cho người dân dám cung cấp
những thông tin vào đúng lúc để các hành động cần thiết có thể được tiến
hành. Các quyền đó là nền móng của tính trách nhiệm của chính quyền trong
các nhà nước có quyền lực bị hạn chế.
Để thông tin được dễ dàng tiếp cận với dân chúng thì phải kể đến hoạt
động truyền thông qua mạng lưới báo chí, truyền thanh, truyền hình. Trong cuốn
Nền dân trị Mỹ, Alexis de Tocqueville đã viết: “Tôi càng quan sát những tác
18
động của một nền báo chí tự do, thì tôi lại càng tin rằng trong thế giới hiện đại,
tự do báo chí là một yếu tố chủ chốt, thậm chí phải nói là một yếu tố cấu thành
chính yếu trong sự tự do”[1, tr.237]. Tự do báo chí gắn liền với tự do ngôn luận,
là thành phần cốt yếu để bảo vệ một xã hội dân chủ. Tự do báo chí, bên cạnh
việc phát huy quyền tự do ngôn luận của người dân, còn đem lại cho nền dân chủ
một điều tốt đẹp, đó là: buộc chính quyền phải có trách nhiệm.
Khi người dân không có điều kiện để đi quan sát các phiên xử, ngồi
nghe tranh luận trong các phiên điều trần hay điều tra các hoạt động của chính
phủ thì giới truyền thông có thể thay thế họ làm những việc này. Trong một
chế độ dân chủ, báo chí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện tham
nhũng, phanh phui những sai trái trong việc thi hành công lý hay các hoạt
động thiếu hiệu quả của chính quyền. Một quốc gia không có tự do báo chí thì
không thể nào là một quốc gia tự do. Một dấu hiệu của chế độ độc tài là
không có tiếng nói của giới truyền thông.
Khi nhắc đến hiệu quả của hoạt động báo chí thì phải kể đến vai trò của
báo chí điều tra. Theo Salvio Waisbord, tác giả của bài viết Tại sao nền dân
chủ cần báo chí điều tra đã đưa ra nhận xét:
Báo chí điều tra là quan trọng vì nó có nhiều đóng góp đối với sự
điều hành dân chủ. Vai trò của nó có thể được hiểu tương ứng với mô
hình báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư. Theo mô hình này, báo chí
cần làm cho chính phủ phải có trách nhiệm bằng cách xuất bản các
thông tin về những vấn đề thuộc lợi ích công cộng cho dù những
thông tin đó vạch trần những sự lạm dụng hay tội ác do nhà cầm
quyền phạm phải… Nó gắn chặt với nguyên tắc kiểm soát và cân
bằng lẫn nhau trong chế độ dân chủ. Nó đặt ra cơ chế quý giá của các
thể chế dân chủ theo nghĩa rộng, bao gồm cả các cơ quan chính phủ,
các tổ chức công dân và các công ty công cộng. Vai trò trung tâm của
19
báo chí trong nền dân chủ hiện tại khiến giới chính trị chóp bu phải
quan tâm đến những tin tức, đặc biệt là những tin xấu, thường gây ra
những chấn động trong công chúng. Việc công bố những tin tức về
việc làm sai trái trong chính trị và kinh tế có thể dẫn đến các cuộc điều
tra trong quốc hội và các cơ quan tư pháp [12, tr.344].
Đó là lý do các nhà cầm quyền không hề thích truyền thông vì những
phóng sự điều tra cũng như những chỉ trích của họ đối với những hành động
của mình. Bởi vì nó có tác động lớn đến dân chúng, những người sẽ quyết
định ai là người đại diện nắm giữ quyền lực nhà nước. Có thể nói, báo chí,
truyền thông tự do và độc lập có thể đóng vai trò tích cực để phản biện và là
tấm gương để nhà nước xem xét lại các chính sách và hành động của mình.
1.2.2. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong
Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong bao gồm các biện pháp tự
nhiên, xuất phát từ chính nội lực bên trong của nhà nước. Trọng tâm của kiểm
soát quyền lực nhà nước từ bên trong chính là phân quyền; bầu cử dân chủ;
chủ nghĩa hiến pháp và mô hình nhà nước pháp quyền.
1.2.2.1. Phân quyền
Quyền lực rất dễ bị lạm dụng khi nó tập trung vào trong tay một người,
do đó không còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này ngoài việc phân chia
quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Madison đã chỉ rõ
vấn đề này trong tập Những luận cương liên bang:
Phương pháp ngăn ngừa sự tập trung nhiều quyền lực trong tay
một bộ phận hoặc một ngành là giao phó cho mỗi bộ, mỗi ngành
những phương tiện được tiên liệu trong Hiến pháp để mỗi bộ, ngành
có thể ngăn chặn sự can thiệp hoặc xâm lấn của ngành, bộ khác…
Để chống lại tham vọng của kẻ khác, chúng ta cũng phải sử dụng
tham vọng… [12, tr.115].
20
Những tư tưởng về việc phân chia quyền lực nhà nước đã có mầm
mống từ thời cổ đại ở phương Tây và được phát triển thành học thuyết ở Tây
Âu vào thế kỉ XVII - XVIII bởi các nhà tư tưởng lớn như J. Locke và
Montesquieu. John Lock (1614 – 1657), một nhà triết học người Anh đã khởi
thảo nên học thuyết phân quyền. Trong tư tưởng của Locke, một hình thức
nhà nước chính đáng là một hình thức nhà nước có sự phân lập giữa quyền lập
pháp và hành pháp. Trong đó, quyền lập pháp là quyền lực cao nhất trong nhà
nước, phải thuộc về nghị viện. Nghị viện phải họp định kỳ để thông qua các
đạo luật, nhưng không thể can thiệp vào việc thực hiện chúng. Quyền hành
pháp thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật, bổ nhiệm
các bộ trưởng, chánh án và các quan chức khác. Hoạt động của nhà vua phụ
thuộc vào pháp luật và nhà vua không có đặc quyền nhất định nào đối với
nghị viện để nhằm không cho phép nhà vua thâu tóm toàn bộ quyền lực về tay
mình và xâm phạm quyền tự do của công dân. Nhà vua cũng thực hiện quyền
liên minh, tức là giải quyết những vấn đề chiến tranh, hòa bình và đối ngoại.
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng phân quyền của các nhà tư tưởng đi trước,
Montesquieu đã phát triển và hoàn thiện học thuyết này. Nhận thấy rõ bản
chất của chế độ chuyên chế là tình trạng lạm quyền và nguyên nhân của nó
chính là việc tập trung quyền lực vào một mối, Montesquieu cho rằng: tổ chức
quyền lực nhà nước theo phương thức phân chia quyền lực nhà nước là để
chống lại chế độ chuyên chế, xóa bỏ nạn lạm quyền, bảo đảm quyền tự do của
con người. Theo ông:
Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay
một người hay một Viện Nguyên lão thì không còn tự do nữa; vì
người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy sẽ đặt ra những luật độc tài
để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư
pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu
21
quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán
với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người
đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp, thì ông
quan tòa sẽ có sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ
chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn
cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết [6, tr.100].
Từ nhận định đó, cùng với sự phân chia quyền lực tối thượng thành các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, Montesquieu cho rằng ba quyền này
phải được phân tách, độc lập và được giao cho những cơ quan khác nhau với
những phương thức hình thành và lĩnh vực hoạt động riêng. Trong đó, quyền
lập pháp biểu hiện ý chí chung của quốc gia, được trao cho nghị viện nắm giữ.
Hành pháp là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập, được trao cho chính
phủ. Cuối cùng, quyền tư pháp là quyền trừng trị tội phạm và giải quyết sự
xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ
tuân theo pháp luật, được giao cho tòa án. Sự bổ sung thêm quyền tư pháp
chính là điểm mới của Montesquieu và làm cho học thuyết phân quyền của
ông hoàn hảo hơn.
Sau khi quyền lực đã được phân chia như vậy thì bước tiếp theo là cần
một cơ chế mà theo đó “quyền lực này có thể ngăn chặn quyền lực khác”.
Đảm bảo được điều này thì sẽ tránh được rủi ro là quyền lực mạnh quá sẽ có
tham vọng ở nên độc đoán. Từ đó, Montesquieu đã đưa ra giải pháp là tổ chức
ra thành hai viện để viện nọ kiểm soát viện kia. Bên cạnh đó, ông cũng nói
đến công cụ để hành pháp ngăn chặn lập pháp. Đó là việc quyền của hành
pháp quy định thời hạn và thời gian của các phiên họp của ngành lập pháp.
Ngoài ra, cơ quan hành pháp không có quyền đưa ra các sáng kiến trước lập
pháp nhưng có quyền ngăn cản việc thi hành các đạo luật đã được ngành lập
pháp thông qua. Và nếu như cơ quan hành pháp có quyền ngăn cản đối với
việc thi hành các đạo luật thì cơ quan lập pháp có quyền xem xét việc thi hành
22
các đạo luật mà mình đã ban hành ra. Như vậy, với việc kiểm soát lẫn nhau
giữa các nhánh quyền lực đã đảm bảo không một cơ quan nào có thể thao
túng được toàn bộ quyền lực của dân chúng.
Học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu đã đóng vai trò quyết
định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự chuyên quyền,
độc đoán của nhà vua. Nguyên tắc phân chia quyền lực đã trở thành một trong
những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư
sản. Ngày nay, quyền lực nhà nước được phân chia và kiểm soát theo hai
phương thức cơ bản: phân quyền theo chiều ngang và phân quyền theo chiều
dọc. Phân quyền theo chiều ngang là phân quyền giữa các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp; đây là biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát quyền
lực nhà nước. Phân quyền theo chiều dọc là phân quyền giữa cơ quan trung
ương và các cơ quan ở địa phương, trong đó đảm bảo tính độc lập của chính
quyền địa phương.
- Phân quyền ngang
Đa số các nhà nước dân chủ hiện nay đều được tổ chức và hoạt động
trên cơ sở nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Mục tiêu của việc phân định này không những là
để chống lại sự chuyên chế, độc đoán và xu hướng lạm dụng quyền lực mà
còn hạn chế sự tùy tiện của các chủ thể khi thực hiện quyền lực nhà nước. Đó
cũng chính là giải pháp mà Madison đã đề ra:
Trong trường hợp không thể tin tưởng con người lúc nào cũng
có những động lực cao cả, chính sách phân định quyền hạn mà căn
bản dựa trên những quyền lợi trái ngược nhau của các ngành và các
bộ là một chính sách có thể áp dụng không những trong việc tư mà
cả trong việc công. Chính sách này không những trong việc chia
chính quyền ra thành nhiều ngành mà cả trong việc phân chia mỗi
23
ngành thành nhiều bộ, nhiều cơ quan khác nhau. Mục tiêu của sự
phân chia này là làm thế nào để cơ quan này kiểm soát và hạn chế
quyền lực của cơ quan kia. Nhưng tuy có sự phân quyền cho nhiều
ngành, chúng ta nhận thấy không thể thành lập mỗi ngành hoàn
toàn bình đẳng cùng nhau, nghĩa là làm cho mỗi ngành có đủ sức tự
vệ để chống đối lại sự uy hiếp của ngành khác [12, tr.115-116].
Trung tâm của vấn đề kiểm soát quyền lực từ bên trong là việc chính
phủ phải chịu trách nhiệm, phải giải trình trước nhân dân hoặc cơ quan đại
diện của nhân dân. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, cũng như cơ chế
chịu trách nhiệm của Chính phủ đã dẫn đến ba loại phân quyền:
Loại thứ nhất, phân quyền mềm dẻo, là hình thức kiểm soát quyền lực
nhà nước của chính thể quân chủ và cộng hòa đại nghị. Trong đó, tổng thống –
nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu. Do không được nhân dân trực tiếp bầu
ra nên dù có rất nhiều quyền hạn được quy định trong Hiến pháp, nhưng trên
thực tế tổng thống lại không tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các công
việc của nhà nước. Bên cạnh đó, chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở nghị
viện – cơ quan lập pháp và phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Do đó, chính
phủ được hoạt động đến khi nào còn nhận được sự tín nhiệm của nghị viện, nếu
không chính phủ sẽ bị lật đổ và kèm theo đó là việc nghị viện bị giải tán. Nghị
viện ngoài thực hiện quyền lập pháp, thì còn phải đảm nhiệm chức năng thành
lập và giám sát chính phủ. Đây là biểu hiện của cơ chế phòng chống sự tùy tiện
của cơ quan nhà nước ở các nước theo chế độ đại nghị.
Loại thứ hai, phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể cộng
hòa tổng thống mà điển hình là nước Mỹ. Trong chính thể này, sự tùy tiện của
chính phủ được hạn chế trước nhân dân, là những người thành lập nên chính
phủ. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy
hành ph áp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Việc áp dụng nguyên
24
tắc phân quyền khá tuyệt đối trong quy định chức năng lẫn nhân sự của chính
phủ và nghị viện là cơ sở của cơ chế “kìm chế và đối trọng”. Lập pháp và
hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không cơ quan nào có thể lợi
dụng quyền lực. Nghị viện không có quyền lật đổ tổng thống và ngược lại,
tổng thống cũng không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn. Mặc dù
tổng thống không có quyền sáng kiến pháp luật, nhưng trên thực tế, bằng
nhiều biện pháp khác nhau, tổng thống Mỹ đã can thiệp khá sâu vào hoạt
động lập pháp của quốc hội. Không có quyền trình dự án luật nhưng tổng
thống lại có quyền phủ quyết các dự án luật đã được quốc hội thông qua, mặc
dù quyền này không phải là tuyệt đối. Ngược lại, quốc hội được quyền phê
chuẩn các quyết định bổ nhiệm của tổng thống và các hiệp định đã được tổng
thống kí kết với nước ngoài. Tư pháp được quyền xét xử các hành vi của hành
pháp, hành pháp được bổ nhiệm các thẩm phán của tòa án tối cao. Lập pháp
được quyền quyết định ngân sách hoạt động của hành pháp và tư pháp, tư
pháp được quyền xét xử các đạo luật vi hiến. Như vậy, ở chính thể này, tất cả
các cơ cấu của bộ máy nhà nước đều được đặt trong cơ chế kiềm chế và đối
trọng. Tổng thống, người nhận được sự tấn phong của nhân dân có được
nhiều quyền năng nhưng cũng phải hạn chế sự tùy tiện của mình trước cử tri,
thông qua bầu cử tổng thống.
Loại thứ ba, phân quyền hỗn hợp trong nhà nước được tổ chức theo
chính thể lưỡng tính cộng hòa. Ở loại chính thể này, việc tổ chức nhà nước
mang cả những đặc điểm của cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống.
Trong đó, chính phủ phải hạn chế sự tùy tiện của mình trước nghị viện, đồng
thời tổng thống phải chịu trách nhiệm trước cử tri. Tổng thống do nhân dân
trực tiếp bầu ra chứ không phải do nghị viện bầu ra như ở các nước theo chính
thể cộng hòa đại nghị. Tổng thống có quyền hạn rất lớn, bao gồm cả quyền
giải tán nghị viện của cộng hòa đại nghị lẫn quyền tự thành lập chính phủ của
25
cộng hòa tổng thống. Tổng thống được quyền bổ nhiệm thủ tướng và các bộ
trưởng, và chính phủ phải hạn chế sự tùy tiện của mình trước tổng thống lẫn
nghị viện. Nếu như các chính sách của chính phủ đã được tổng thống thông
qua mà không được thực thi thì thủ tướng và các bộ trưởng phải từ chức. Bên
cạnh đó, tổng thống trực tiếp nắm quyền hành pháp nên có quyền giải tán
quốc hội để kéo dài nhiệm kì hay tăng cường quyền lực của mình hơn.
Tóm lại, dù có sự áp dụng khác nhau nguyên tắc phân quyền vào việc tổ
chức bộ máy nhà nước nhưng Hiến pháp các nước đều quy định đây là một trong
những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc hạn chế quyền lực của nhà nước và
đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân. Thông qua việc phân công
nhiệm vụ và giám sát quyền lực, các cơ quan nhà nước sẽ hoạt động hiệu quả và
hạn chế được sự tùy tiện của mình khi sử dụng quyền lực nhà nước.
-Phân quyền dọc giữa trung ương và địa phương
Sự phân quyền không đơn thuần chỉ diễn ra theo chiều ngang thành ba
nhánh quyền lực mà còn cần thiết ở cả chiều dọc giữa trung ương và địa
phương. Ở mọi cấp chính quyền, quyền lực nhà nước cần phải được phân
định rõ ràng, làm cho quyền lực đó không thể bị lạm dụng. Phân quyền theo
chiều dọc với việc tăng cường quyền lực nhà nước ở địa phương sẽ làm giảm
quyền lực nhà nước ở cấp trên, qua đó sẽ hạn chế sự tùy tiện của chính quyền
trung ương. Đến lượt mình, quyền lực của cơ quan địa phương lại bị phân
chia thành các cơ quan lập pháp và hành pháp địa phương. Chính quyền địa
phương sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình, dựa trên cơ sở các chủ trương,
chính sách mà chính quyền trung ương đã xây dựng và chịu sự kiểm tra, giám
sát của trung ương.
Giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương có sự phân
công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể trong những lĩnh vực cụ thể.
Đó là cơ sở của việc phân định trách nhiệm của quyền lực nhà nước. Trong
26
đó, chính quyền trung ương sẽ chủ yếu giải quyết những vấn đề công như chủ
quyền lãnh thổ, đối ngoại…; còn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các
vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục ở địa phương, chủ động tiến hành
giao lưu, hợp tác với các địa phương, các tổ chức khác trong quyền hạn của
mình. Sự phân định rõ ràng trong thẩm quyền cũng như sự độc lập của chính
quyền địa phương trong giải quyết các nhiệm vụ của mình sẽ hạn chế được sự
tùy tiện trong sử dụng quyền lực của nhà nước.
Các đơn vị lãnh thổ địa phương trên thế giới được hình thành theo hai
nguyên tắc cơ bản: tự nhiên và nhân tạo. Lãnh thổ hành chính tự nhiên là lãnh
thổ được hình thành tự nhiên theo các đặc điểm về dân cư, địa lý, phong tục
tập quán… Đó là các cộng đồng dân cư bền vững mà nhà nước buộc phải
công nhận trong quá trình thực hiện sự cai trị của mình trên toàn lãnh thổ. Do
đó, việc quản lý các vùng lãnh thổ này cần phải tính đến nguyện vọng và ý chí
của cộng đồng dân cư. Bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào
cơ chế vận hành bộ máy nhà nước ở địa phương còn có các cơ quan do dân
trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Tổ chức chính quyền còn mang nhiều tính chất
tự quản, tự trị.
Lãnh thổ hành chính nhân tạo là những đơn vị hình thành dựa trên cơ sở
nhà nước trung ương chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính trực thuộc theo
nhu cầu quản lý. Do đó, tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương chủ
yếu để thực hiện chức năng quản lý. Tùy theo tính chất phức tạp về lãnh thổ và
dân cư, các nhà nước có thể tổ chức chính quyền địa phương thành hai cấp hoặc
ba cấp. Trong một nhà nước dân chủ, chính quyền địa phương sẽ được tăng
cường tính chất tự quản, bớt lệ thuộc vào cấp trên. Mối quan hệ trên dưới bằng
cách hướng dẫn, chỉ đạo, ra lệnh sẽ được thay thế dần bằng pháp luật, trong đó
quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các bên.
1.2.2.2. Bầu cử dân chủ - một phương thức để nhân dân kiểm soát
quyền lực nhà nước
27
Bản Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948
đã khẳng định: “Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của
nhân dân; ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân
thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu
kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” [12, tr.184]. Thông
qua các cuộc bầu cử dân chủ, nhân dân có thể “tự do lựa chọn những người
có tài, có đức để gánh vác công việc nhà nước” [17, tr.338]. Như vậy, ý chí
của nhân dân chính là nền tảng của quyền lực nhà nước và bầu cử chính là
cách thức chuyển giao quyền lực một cách chính đáng.
Bằng việc hợp pháp hóa quyền lực nhà nước, bầu cử là một trong
những hình thức để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Thông qua bầu
cử, nhân dân trao quyền, ủy quyền cho những cá nhân thay mặt mình đảm
trách những công việc của nhà nước theo một nhiệm kì được giới hạn trong
Hiến pháp. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để loại bỏ những quan chức tham
nhũng, độc đoán, chuyên quyền. Do đó, bầu cử có thể được coi là một trong
những phương pháp hữu hiệu để hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan, công
chức nhà nước.
Bầu cử là phương thức buộc người thắng cử phải có trách nhiệm đối
nhân dân bầu ra mình. Nếu người đại diện tỏ ra không xứng đáng với sự kì
vọng của nhân dân, thì nhân dân có quyền không bầu cử họ. Do đó, bầu cử
buộc các quan chức nhà nước phải làm tròn nhiệm vụ được giao và hạn chế
sự tùy tiện khi thực hiện quyền lực nhà nước trước nhân dân. Thông qua
bầu cử, nhân dân sẽ xem xét lại năng lực làm việc của chính quyền mà
mình đã bầu ra. Nếu như chính quyền vẫn nhận được sự tin tưởng của đa số
dân chúng, chính quyền sẽ được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.
Ngược lại, một chính quyền mới sẽ được hình thành để thực hiện quyền lực
mà nhân dân sẽ ủy thác cho họ. Do đó, có thể nói, các cuộc bầu cử thường
28
xuyên là hoạt động đánh giá chính quyền của người dân. Bầu cử càng tự do
bao nhiêu, tính chất cạnh tranh giữa các ứng cử viên càng nhiều bấy nhiêu
thì sự hạn chế quyền lực nhà nước càng được gia tăng.
Trên thế giới hiện nay, không có một nhà nước dân chủ nào mà không
sử dụng bầu cử như là một biện pháp để tạo ra sự chính đáng của quyền lực
nhà nước. Về cơ bản, có hai cách để nhân dân lựa chọn ra những người đại
diện cho mình:
Phương pháp thứ nhất, nhân dân trực tiếp bầu ra nghị viện (ở các nước
có một viện) hoặc bầu ra hạ nghị viện (ở các nước mà nghị viện được tổ chức
thành hai viện). Sau đó, cơ quan này sẽ bầu ra nguyên thủ quốc gia và thành
lập một chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Do vậy, nguyên thủ quốc gia lẫn
chính phủ đều phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Một đặc điểm quan
trọng trong việc thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hình thức bầu cử
này là mặc dù được quy định rất nhiều quyền hạn trong Hiến pháp, nhưng
trên thực tế nguyên thủ quốc gia lại bị hạn chế quyền trong khi giải quyết các
vấn đề của đất nước. Cơ quan nhà nước được nhân dân trực tiếp bầu ra bao
giờ cũng có nhiều quyền lực hơn so với cơ quan được hình thành bằng
phương pháp bầu cử gián tiếp.
Phương pháp thứ hai, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra nguyên
thủ quốc gia, không những là người đứng đầu nhà nước mà còn là người trực
tiếp lãnh đạo chính phủ. Đây là cơ sở của tổng thống không phải chịu trách
nhiệm trước lập pháp mà phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhân dân trực
tiếp hạn chế quyền lực của tổng thống bằng các cuộc bầu cử. Nhưng cũng
chính nhờ sự tấn phong của nhân dân mà tổng thống có nhiều quyền lực thực tế
hơn so với tổng thống của các nước được bầu ra dựa trên cơ sở của nghị viện.
Quyền lực của tổng thống có thể được coi là ngang hàng so với nghị viện.
Như vậy, bầu cử vừa là cách thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình
29
vừa là một phương pháp hữu hiệu để hạn chế sự tùy tiện của cơ quan nhà nước.
Một chính quyền được thành lập hợp pháp bằng con đường bầu cử tự do là một
chính quyền hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm với dân chúng.
1.2.2.3. Chủ nghĩa hiến pháp và mô hình nhà nước pháp quyền
Chủ nghĩa hiến pháp hay còn gọi là chủ nghĩa hợp hiến, là một khái
niệm phức tạp, có thể được định nghĩa một cách tóm tắt như sau: “Chủ nghĩa
hiến pháp hay pháp quyền có nghĩa là quyền lực lãnh đạo và các cơ quan
Chính phủ bị giới hạn, và những giới hạn đó có thể được thực hiện thông qua
những quy trình định sẵn” [8]. Chủ nghĩa lập hiến là một nội dung cốt lõi của
tư tưởng nhà nước pháp quyền và là nền tảng cơ bản của dân chủ.
Theo Lý Ba, một luật sư người Trung Quốc đã miêu tả khái niệm chủ
nghĩa hợp hiến như sau:
Chủ nghĩa hợp hiến là hệ thống có những định chế chính trị
với đạo luật tối cao (thường được gọi là Hiến pháp), trong đó tất cả
(đặc biệt là toàn bộ hệ thống chính quyền) được cai quản bởi đạo
luật tối cao này, mà chỉ có dân ý (được định nghĩa qua thủ tục định
chế đã được ấn định trước, thường là qua cơ cấu bầu cử tuyệt đại đa
số) mới có thể thay thế và sửa đổi nó; đạo luật này cũng khó thay
đổi vì không dễ gì thu thập đủ sự ủng hộ đa số cần thiết. Thêm vào
đó, có sự phân chia, kiểm soát và cân bằng quyền lực và cơ quan tư
pháp độc lập chuyên về lý luận luật pháp bảo tồn sự tối cao của
Hiến pháp [12, tr.40].
Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra được những kết luận cơ bản về
chủ nghĩa hợp hiến: Thứ nhất, chủ nghĩa hợp hiến có vai trò quan trọng trong
việc chế ngự và kiểm soát quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là không
tuyệt đối, có giới hạn và bị kiểm soát bởi đạo luật tối cao là Hiến pháp. Thứ
hai, chủ nghĩa hợp hiến không thừa nhận quyền tối thượng của cơ quan lập
30
pháp, mà chỉ thừa nhận quyền tối thượng của nhân dân. Quyền lực nhà nước
phải xuất phát từ quyền lực nhân dân hay nói cách khác, nhân dân chính là
chủ thể của quyền lực nhà nước. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều do
Hiến pháp tạo ra và hoạt động trong một giới hạn được tạo ra bằng Hiến pháp.
Thứ ba, chủ nghĩa hiến pháp gắn liền với mục tiêu hạn chế quyền lực nhà
nước nên việc tổ chức nhà nước phải theo nguyên tắc phân quyền. Bên cạnh
đó, các cơ quan và quan chức không được tự do làm bất cứ những gì họ muốn
mà họ phải bị ràng buộc bởi những giới hạn được quy định trong Hiến pháp
và các đạo luật. Thứ tư, sự cần thiết có một cơ quan tư pháp độc lập thực hiện
hai nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ sự tối cao của Hiến pháp bằng việc bãi bỏ các
đạo luật, quy định trái với Hiến pháp và bảo vệ những quyền cơ bản của con
người. Thứ năm, qua việc kiểm soát quyền lực nhà nước và hoạt động xét xử
độc lập của tòa án, quyền con người được đảm bảo thực thi.
Như vậy, từ những phân tích cơ bản về chủ nghĩa hiến pháp ở trên,
chúng ta có thể thấy được nhà nước pháp quyền chính là sự cụ thể hóa những
nguyên tắc của chủ nghĩa hiến pháp về sự giới hạn và kiểm soát quyền lực
nhà nước bằng pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước hợp hiến, được
thành lập thông qua những cuộc bầu cử chân chính và sự giới hạn quyền lực
nhà nước, với mục tiêu bảo vệ quyền con người.
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền ra đời nhằm chống lại sự chuyên
quyền, độc đoán và tùy tiện của nhà nước, gắn liền với việc xác lập và phát
triển dân chủ. Do đó, nhà nước pháp quyền mang đầy đủ những đặc điểm
được coi là những biện pháp hữu hiệu trong phòng chống quyền lực nhà
nước. Cụ thể:
Đặc điểm thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước được thành lập
hợp pháp. Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập ra nhà nước bằng con
đường bầu cử tự do, chân chính, qua đó chuyển giao quyền lực nhân dân cho
31
những người đại diện ưu tú. Các cơ quan nhà nước được thành lập trên cơ sở
Hiến pháp – đạo luật tối cao của quốc gia.
Đặc điểm thứ hai, nhà nước pháp quyền là nhà nước đặt mình dưới luật
pháp, pháp luật có vị trí hàng đầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ
bản. Trong đó, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao, là cơ sở của
mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã hội. Trong
xã hội, các chủ thể phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật theo nguyên tắc: cá
nhân được phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn cơ quan
nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật quy định. Pháp luật của
nhà nước pháp quyền với mục tiêu đảm bảo các quyền cơ bản của con người.
Đó là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự tùy tiện của các
cơ quan nhà nước.
Đặc điểm thứ ba, nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc phân quyền để hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước và
các cá nhân công quyền. Theo đó, quyền lực nhà nước được phân ra thành ba
nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, được ba cơ quan nắm giữ tương ứng.
Không chỉ dừng lại ở chỗ phân quyền, các cành quyền lực trong nhà nước
pháp quyền còn có những cơ chế kiểm soát lẫn nhau theo nguyên tắc “sử
dụng tham vọng để chống lại tham vọng”. Trong nhà nước pháp quyền, tòa án
có vị trí quan trọng nhằm đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và xử lý những
hành vi trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, cá nhân công quyền.
Đặc điểm thứ tư, nhà nước pháp quyền là nhà nước có mục tiêu đảm
bảo các quyền tự do và bình đẳng của con người. Các quyền này phải được
quy định trong Hiến pháp và pháp luật, đồng thời có cơ chế hữu hiệu đảm bảo
thực hiện trên thực tế. Trong xã hội pháp quyền, tất cả đều bình đẳng trước
pháp luật, mọi cá nhân đều được phát huy tính cực, sáng tạo của bản thân.
Nhà nước được xây dựng trên nền tảng xã hội công dân, nhân dân là chủ thể
của quyền lực nhà nước, do đó, nhà nước và các cơ quan nhà nước phải phục
tùng lợi ích của công dân mà không có điều ngược lại.
32
Những đặc điểm trên của nhà nước pháp quyền đều có thể khái quát:
Nhà nước pháp quyền là một nhà nước dân chủ, tự đặt mình dưới pháp luật,
được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo pháp luật và quản lý bằng pháp
luật, mà Hiến pháp là đạo luật có tính tối cao. Tóm lại, sự ra đời của Hiến
pháp và lý thuyết về nhà nước pháp quyền đều nhằm hướng đến một mục
đích là hạn chế quyền lực nhà nước. Nếu như Hiến pháp hạn chế quyền lực
nhà nước bằng việc ghi nhận nguyên tắc phân quyền – được xem là một
phương thức hữu hiệu nhất để hạn chế quyền lực nhà nước – thì nhà nước
pháp quyền đặt ra yêu cầu hạn chế quyền lực nhà nước bằng pháp luật, mà
đứng đầu là Hiến pháp.
1.2.3. Tòa án – cửa ải cuối cùng để phòng chống sự tùy tiện của
quyền lực nhà nước
Như đã phân tích ở trên, Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà mọi tổ
chức, cá nhân, bao gồm cả cơ quan nhà nước đều phải đặt mình dưới pháp
luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Theo Joseph Raz, một triết gia pháp
luật nổi tiếng thì nhà nước pháp quyền phải đáp ứng 8 tiêu chuẩn cơ bản là:
Một là, mọi quy phạm pháp luật đều không áp dụng hồi tố,
công khai và rõ ràng; hai là, pháp luật có tính ổn định tương đối;
ba là, quy trình làm ra quy phạm pháp luật đều được chỉ dẫn bởi
những quy tắc chung, rõ ràng, ổn định và công khai; bốn là, hoạt
động xét xử của tòa án phải được độc lập; năm là, các nguyên tắc
cơ bản của công lý tự nhiên đều phải được tôn trọng; sáu là, tòa
án nên có thẩm quyền kiểm soát tư pháp đối với các nhánh quyền
lực khác; bảy là, việc tiếp cận với tòa án của các đương sự phải
được dễ dàng; tám là, quyền cân nhắc trong việc ra các quyết
định của các cơ quan phòng chống tội phạm không được để ở
mức có thể bóp méo pháp luật [7].
Như vậy, khi xem xét đến tiêu chuẩn của một nhà nước pháp quyền,
33
chúng ta có thể thấy được vai trò tiên quyết của tòa án trong việc hiện thực
hóa các yêu cầu đó. Vị trí của tòa án được đề cao trong việc xét xử các vi
phạm và tranh chấp trong xã hội, trong đó có hành vi của các quan chức nhà
nước. Dựa trên cơ sở pháp lý là pháp luật, các phán quyết có hiệu lực của tòa
án có tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ và chấp hành.
Thông qua hoạt động của tòa án, pháp luật được tôn trọng và tuân thủ một
cách triệt để.
Với chức năng xét xử, tòa án giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm
soát lạm quyền bởi lập pháp và hành pháp. Nếu quyền của dân chúng bị xâm
hại bởi các quyết định và hành vi tùy tiện của các cơ quan lập pháp và hành
pháp, dân chúng có thể dựa vào Hiến pháp mà khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vai trò này của tòa án được tổng kết từ
rút ra từ thực tiễn chống lại sự lạm dụng quyền lực nhà nước:
Để làm sáng tỏ những điều còn mơ hồ trong luật pháp và
những quy định và để buộc phải phục tùng, các xã hội đã nghĩ ra
một loạt các cơ chế chính thức và không chính thức để làm điều
này, nhưng không có một cơ chế nào quan trọng hơn một hệ thống
tư pháp chính thức, chỉ riêng ngành này có quyền cưỡng chế các cơ
quan khác của nhà nước qua các cuộc phán xử. Và cũng chỉ mình
nó có quyền chính thức phán quyết về sự hợp pháp những hoạt
động của ngành lập pháp và hành pháp. Mối quan hệ đặc biệt này
đối với các ngành còn lại của nhà nước đặt ngành tư pháp vào một
vị trí độc nhất để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững, bằng cách giữ
cho hai ngành khác phải hạn chế sự tùy tiện của nhà nước về những
quyết định của họ và bằng cách củng cố sự tin cậy của toàn bộ công
cuộc kinh doanh và môi trường chính trị [9, tr.200].
Để thực hiện vai trò này, tòa án có quyền phán xét tính hợp hiến của
các đạo luật của Quốc hội và các quyết định, hành vi của các cơ quan hành
34
chính nhà nước. Đây là phương thức kiểm soát chính quyền hữu hiệu nhất
nhằm đảm bảo ý chí chung của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp và
các quyền con người, quyền công dân được bảo vệ. Trong Nhà nước pháp
quyền, tòa án là nơi mà mọi tranh chấp trong xã hội được đem ra phán xét, kể
cả các tranh chấp chính trị. Bất cứ hành vi nào của các cơ quan công quyền vi
phạm pháp luật đều bị nghiêm trị thông qua một hệ thống tòa án công bằng và
độc lập. Do đó, nếu như nhà nước cần một thành trì cuối cùng, độc lập chống
lại mọi sự đe dọa đối với các nguyên tắc, giá trị nền tảng của xã hội, thì tòa án
là sự lựa chọn tối ưu nhất.
Đó là lý do tại sao mà ở các nước dân chủ hiện đại, việc nhân dân dựa
vào tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình chính là minh chứng cho sự tin
tưởng của người dân vào tòa án. Bất kì một công dân nào cũng đều nhận được
sự bảo hộ của pháp luật trước những hành vi tùy tiện của cơ quan công quyền,
thông qua phán quyết công bằng của tòa án. “Ở Mỹ, mọi cái đều kết thúc tại
tòa án. Người ta tin tưởng rằng tiếng nói của tòa án là tiếng nói cuối cùng, sự
giải thích của tòa án về Hiến pháp có giá trị hơn quan điểm của Quốc hội và
Tổng thống” [21, tr.27].
Tóm lại, cùng với sự phát triển của xã hội và sự mở rộng quyền tự do,
dân chủ của công dân, vai trò của một hệ thống tòa án độc lập càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu như pháp luật là công cụ quy định những
phương thức hạn chế sự tùy tiện của chính quyền thì tòa án chính là sự đảm
bảo cho những quy định đó được thực thi trên thực tế. Thông qua hoạt động
xét xử của mình, tòa án đã thiết lập nên một hàng rào pháp lý ngăn cản việc
cơ quan nhà nước tùy tiện sử dụng sức mạnh được nhân dân trao cho. Hoạt
động của hệ thống tòa án tạo thành một phương thức quan trọng để kiểm soát
quyền lực nhà nước trong một quốc gia dân chủ.
35
Kết luận Chƣơng 1
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt, do giai cấp thống trị nắm giữ và
được sử dụng quyền lực tối cao mà nhân dân trao cho. Xuất phát từ bản tính
con người, quyền lực nhà nước phải bị chế ngự nếu nó không do nhân dân
trực tiếp thực hiện. Nếu quyền lực của nhà nước không có giới hạn, không bị
kiểm soát thì sẽ dẫn đến tha hóa quyền lực, mang lại những hậu quả vô cùng
tai hại cho xã hội mà người phải gánh chịu chính là nhân dân – chủ thể của
quyền lực nhà nước.
Mục đích chế ngự quyền lực nhà nước là ngăn chặn sự chuyên chế và
lạm dụng quyền lực nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền lực đó được thực
hiện một cách hiệu quả. Các phương thức chế ngự quyền lực nhà nước rất đa
dạng, được kết hợp và hỗ trợ cho nhau để cùng thực hiện một mục đích chung
là hạn chế sự lạm quyền và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trong
đó, tòa án đóng vai trò quan trọng trong thực thi công lý và giới hạn quyền
lực nhà nước.
36
Chƣơng 2
NỘI DUNG CỦA PHƢƠNG THỨC
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC BẰNG TÒA ÁN
2.1. Bản tính độc lập – cơ sở để tòa án thực hiện chức năng kiểm
soát quyền lực nhà nƣớc
Một trong những đóng góp lớn cho sự phát triển nhân loại của nền dân
chủ tư sản là việc hình thành một loại cơ quan xét xử đứng độc lập với các cơ
quan nhà nước khác. Thực hiện quyền tư pháp, tòa án phải được độc lập để có
được những phán xét công bằng và khách quan, đồng thời đảm bảo cho
“những điều hợp công lý phải có đủ quyền lực, và những điều dựa vào quyền
lực phải hợp với công lý” (Pascal, 1622).
Sự độc lập trong tổ chức và hoạt động của mình là cơ sở pháp lý để tòa
án có thể thực hiện tốt chức năng hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan thuộc
hai nhánh quyền lực còn lại. Nó xuất phát từ bản chất của ngành quyền tư
pháp mà Hamilton đã chỉ ra khi soạn thảo nên Hiến pháp Mỹ:
Những người đã nghiên cứu kĩ lưỡng về các ngành quyền đều
phải nhận thấy rằng, trong một chính phủ mà các ngành quyền được
phân định rõ ràng, ngành tư pháp, do bản tính và nhiệm vụ của nó,
lúc nào cũng là ngành quyền ít nguy hiểm hơn cả đối với quyền tự
do ghi trong Hiến pháp, bởi vì ngành này có ít khả năng nhất để
ngăn cản hoặc xâm phạm tới các quyền tự do hiến pháp đó. Ngành
hành pháp không những có quyền phân phối các vinh dự mà còn có
quyền sử dụng vũ lực. Ngành lập pháp không những kiểm soát tài
chính mà còn có quyền quy định các luật lệ chi phối sự sinh hoạt
của công dân. Ngành tư pháp, trái lại, không có quyền sử dụng vũ
lực hoặc kiểm soát tài chính, không có quyền chi phối tài sản lẫn
37
sức mạnh của xã hội, và cũng không có quyền quyết định tích cực
nào cả. Có thể nói rằng, ngành tư pháp vừa không có lực lượng lại
vừa không có ý chí, mà chỉ có trí phán đoán mà thôi, và cần phải
dựa vào sự trợ tá của ngành hành pháp mới có thể thi hành được
quyết định trí phán đoán của mình [12, tr.182].
Nhận xét của Halmiton đã cho thấy rằng, tòa án – thành trì bảo vệ
công lý và quyền tự do của dân chúng, phải được quyền độc lập, không phụ
thuộc vào bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Bản tính độc lập giúp cho tòa
án có khả năng phán xét mọi tranh chấp trong xã hội, là cơ sở để thiết lập
nên một xã hội dân chủ. Cụ thể:
(i) Tòa án phải độc lập về mặt tổ chức và quy chế hoạt động. Chỉ trên
cơ sở đảm bảo vị trí độc lập của tòa án mới ràng buộc, thúc đẩy trách nhiệm
và đảm bảo tính khách quan của cơ quan này trong thực hiện hoạt động giám
sát các hành vi của các cơ quan, cá nhân công quyền.
(ii) Tòa án phải độc lập trong việc điều hành các công việc nội bộ như
được được quyền điều khiển nhân sự và phân bổ công việc của tòa án, sử
dụng nguồn tài chính độc lập… Điều này sẽ tránh được sự can thiệp của các
cơ quan lập pháp và hành pháp đến các phán quyết của thẩm phán.
(iii) Quyết định của tòa án không bị sự can thiệp của bất cứ chủ thể nào
trong xã hội. Đây là một nội dung được quy định trong Hiến pháp của nhiều
quốc gia trên thế giới, như tại Điều 104 Hiến pháp Vương quốc Bahrain:
Danh dự của tư pháp, cùng tính liêm trực và công bằng của
quan tòa, là nền tảng của chính phủ và là sự đảm bảo các quyền
và quyền tự do. Không cấp chính quyền nào được đứng trên phán
quyết của thẩm phán và không được can thiệp vào quá trình xét
xử trong bất kì hoàn cảnh nào. Luật pháp đảm bảo tính độc lập
của tư pháp [12, tr.320].
38
Theo trình tự tố tụng, tổ chức và hoạt động của tòa án phải được phân
chia thành hai cấp xét xử. Một cấp xét xử đi gọi là sơ thẩm, và một cấp xét xử
lại gọi là phúc thẩm. Hoạt động xét xử sơ thẩm được giao cho các tòa cấp dưới
với những vụ việc ít nghiêm trọng. Các tòa cấp trên có quyền phúc thẩm lại các
hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới và xét xử các vụ việc quan trọng. Có
thẩm quyền cao hơn tòa phúc thẩm và sơ thẩm là tòa án tối cao, cấp xét xử cuối
cùng, có quyền phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm các bản án đã được các tòa cấp
dưới xét xử. Như vậy, sự đảm bảo tính độc lập của hệ thống tòa án được thể
hiện qua việc chỉ có tòa án cấp trên mới có quyền xét lại các phán quyết của
tòa án cấp dưới theo trình tự tố tụng quy định trong pháp luật.
Bên cạnh đó, muốn tòa án được độc lập thì thẩm phán phải độc lập
trong công việc của họ. Để đạt được mục đích này cần phải có các phương
pháp lựa chọn quan tòa có năng lực và đạo đức, đồng thời tạo cho họ những
điều kiện tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhiều quốc gia trên thế
giới đã có những giải pháp như chế độ đãi ngộ lương bổng của thẩm phán, sự
bảo vệ quan tòa khỏi sự trả thù do những phán quyết của mình, nhiệm kì phải
lâu dài để các thẩm phán có thể yên tâm làm việc… Có được những đảm bảo
pháp lý đấy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tham nhũng của thẩm
phán cũng như những ảnh hưởng từ bên ngoài đối với quyết định của họ.
Ngoài ra, kèm theo sự đảm bảo cho tính độc lập của thẩm phán cũng
cần phải có những biện pháp nhằm tăng tính trách nhiệm của các thẩm phán
trong hành động của mình. Trong pháp luật nhiều nước trên thế giới đã có
những điều khoản nhằm hạn chế sự lạm quyền của các quan tòa, như có thể
lấy Hoa Kì là một nước để tham khảo. Tại Hoa Kì, các thẩm phán khi xét xử
phải tuân theo tiền lệ xét xử. Bên cạnh đó, các điều lệ về sự diễn giải luật
pháp đã đặt một hạn chế khác đối với quan tòa, các thẩm phán không thể diễn
giải theo cách nào cũng được. Tiếp đến, các thẩm phán liên bang có thể bị
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước
Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAYLuận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý, HOT
Luận văn: Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý, HOTLuận văn: Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý, HOT
Luận văn: Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý, HOT
 
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAYLuận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
Luận văn: Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, HAY
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
Luận văn: Pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài v...
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nướcLuận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta
Luận văn: Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta Luận văn: Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta
Luận văn: Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta
 
Luận văn: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam
Luận văn: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt NamLuận văn: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam
Luận văn: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam
 
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự doQuyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
 

Similar to Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước

Similar to Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước (20)

Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOTLuận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
 
Vị trí vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nƣớc côṇ g hòa xa...
Vị trí  vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nƣớc côṇ g hòa xa...Vị trí  vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nƣớc côṇ g hòa xa...
Vị trí vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nƣớc côṇ g hòa xa...
 
Vai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính
Vai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chínhVai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính
Vai trò của tòa án cấp huyện trong giải quyết các vụ án hành chính
 
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOT
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOTLuận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOT
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOT
 
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại quận Sơn Trà
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại quận Sơn TràLuận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại quận Sơn Trà
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại quận Sơn Trà
 
Chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.docx
Chế định  Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.docxChế định  Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.docx
Chế định Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp Việt Nam.docx
 
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOT
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOTĐề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOT
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOT
 
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩmLuận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
 
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩmLuận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn thạc sĩ - Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước.doc
Luận văn thạc sĩ - Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước.docLuận văn thạc sĩ - Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước.doc
Luận văn thạc sĩ - Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước.doc
 
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong TTDS Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩmThẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
 
Khóa luận luật về Vai trò của Viện kiểm soát nhân dân trong tố tụng hành chính
Khóa luận luật về Vai trò của Viện kiểm soát nhân dân trong tố tụng hành chínhKhóa luận luật về Vai trò của Viện kiểm soát nhân dân trong tố tụng hành chính
Khóa luận luật về Vai trò của Viện kiểm soát nhân dân trong tố tụng hành chính
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp, HAY
Đề tài: Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp, HAYĐề tài: Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp, HAY
Đề tài: Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp, HAY
 
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễnTranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tranh tụng trong tố tụng dân sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
 
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAIGIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAY
Luận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAYLuận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAY
Luận văn: Quản lý về hoạt động thi hành án dân sự hiện nay, HAY
 
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOTNăng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

Đề tài: Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TẠ THỊ NGỌC LIÊN VAI TRß CñA TßA ¸N TRONG KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHµ N¦íC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TẠ THỊ NGỌC LIÊN VAI TRß CñA TßA ¸N TRONG KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHµ N¦íC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG HÀ NỘI - 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Tạ Thị Ngọc Liên
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC ....................................................................................... 5 1.1. Tại sao phải kiểm soát quyền lực nhà nƣớc..................................... 5 1.2. Các phƣơng thức kiểm soát quyền lực nhà nƣớc............................ 8 1.2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài........................................ 9 1.2.2. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong ......................................19 1.2.3. Tòa án – cửa ải cuối cùng để phòng chống sự tùy tiện của quyền lực nhà nước.......................................................................................32 Kết luận Chƣơng 1........................................................................................35 Chƣơng 2: NỘI DUNG CỦA PHƢƠNG THỨC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC BẰNG TÒA ÁN ...............................36 2.1. Bản tính độc lập – cơ sở để tòa án thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nƣớc..................................................................36 2.2. Hoạt động xét xử của tòa án đối với hành vi tùy tiện của các quan chức và cơ quan nhà nƣớc .....................................................39 2.2.1. Bảo hiến – chức năng của tòa án nhằm bảo vệ Hiến pháp ................39 2.2.2. Tài phán hành chính – biện pháp kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức, viên chức..................48 2.3. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm – phƣơng thức tòa án tự kiểm soát chính mình.......................................................................51 Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................55
  • 5. 1 Chƣơng 3: TÒA ÁN VIỆT NAM TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÒA ÁN TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC Ở NƢỚC TA.....................................56 3.1. Đánh giá hiệu quả của Tòa án Việt Nam trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nƣớc.........................................................56 3.1.1. Thẩm quyền hạn chế của Tòa án trong hoạt động bảo hiến...............56 3.1.2. Sự mờ nhạt trong hoạt động của Tòa án hành chính..............................60 3.1.3. Bất cập trong thẩm quyền và thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm..........65 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta........................68 3.2.1. Làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp, nhằm tạo ra những cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của Tòa án................................68 3.2.2. Cải cách bộ máy tòa án theo hướng trọng tâm là đảm bảo sự độc lập của tòa án trong hoạt động xét xử ................................................79 Kết luận chƣơng 3 .........................................................................................95 KẾT LUẬN....................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................98
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTDS : Tố tụng dân sự TTHC : Tố tụng hành chính TTHS : Tố tụng hình sự UBND : Ủy ban nhân dân UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi chính quyền mới được thành lập, vấn đề được đặt ra là phải kiểm soát quyền lực của chính quyền sao cho nó không xâm phạm đến dân chúng, đồng thời để đảm bảo cho quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Đó chính là một nhu cầu tất yếu khách quan. Quyền lực nhà nước được chế ngự sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệ quyền con người và quyền cơ bản của công dân. Xuất phát từ nhu cầu kiểm soát quyền lực nhà nước đòi hỏi phải có những cơ chế kiềm chế chính thức giữ cho các cơ quan công quyền và các quan chức phải có trách nhiệm về hoạt động của họ. Trong nhà nước hiện đại và dân chủ cần phải kể đến vai trò của tòa án với vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, được ví như bức tường che chắn những xâm phạm tới Hiến pháp và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Ở Việt Nam, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành đã ghi nhận những căn cứ pháp lý cho cơ chế giám sát của Tòa án đối với các cơ quan nhà nước, nhưng chưa thể hiện đầy đủ cơ chế kiểm soát quyền lực bằng cơ quan tư pháp theo đúng nghĩa của nó. Đặc biệt, ở nước ta Tòa án chưa được thực hiện chức năng tài phán Hiến pháp. Bên cạnh đó, thẩm quyền giải thích Hiến pháp vẫn thuộc về UBTVQH chứ không thuộc về Tòa án, hoạt động của Tòa án hành chính chưa hiệu quả, không đáp ứng được kì vọng của người dân trong giải quyết các tranh chấp hành chính. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Đề tài được nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước của tòa án ở nước ta, góp phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam.
  • 8. 2 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước đã được giới khoa học pháp lý tại Việt Nam nghiên cứu, trong đó có nhiều công trình, bài báo của các nhà nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến đề tài, trong đó đáng chú ý là một số giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo về kiểm soát quyền lực nhà nước như: “Hạn chế sự tùy tiện của cơ quan nhà nước” của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, NXB Tư pháp năm 2010; “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, nhũng vấn đề lý luận và thực tiễn” của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Hồng Đức, năm 2012; “Tài phán Hiến pháp – Một số vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn Như Phát (chủ biên), NXB Khoa học xã hội năm 2011; “Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” do PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương (chủ biên), NXB Khoa học xã hội năm 2010; “Bảo hiế+n ở Việt Nam” của Th.s Bùi Ngọc Sơn, NXB Tư pháp, năm 2006. Bên cạnh các công trình khoa học được xuất bản dưới dạng sách tham khảo, còn có một số luận văn như: “Nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” – luận văn thạc sĩ luật học của Trần Phụng Vương; “Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” – luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Tám; “Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” – luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thế Anh. Qua nghiên cứu các công trình đã công bố, tác giả nhận thấy các kết kết quả nghiên cứu rất công phu, có giá trị khoa học cao và là tiền đề quan trọng để tác giả nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta còn chưa đầy đủ, còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu. Về vấn đề
  • 9. 3 đánh giá hoạt động kiểm soát quyền lực của tòa án vẫn còn một số vấn đề chưa được nghiên cứu rõ như: đánh giá hoạt động của tòa án Việt Nam với tư cách là thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Tòa án Việt Nam trong kiểm soát quyền lực nhà nước… chưa được đề cập cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích luận văn: + Làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá về vai trò của tòa án trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. + Đánh giá thực trạng của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước của hệ thống TAND ở Việt Nam. + Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong thực hiện vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam * Nhiệm vụ của luận văn: Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn phải hoàn thành những nhiệm vụ sau đây: + Lý giải tại sao quyền lực nhà nước phải bị hạn chế và bị kiểm soát bằng nhiều phương thức khác nhau, nêu lên các phương thức hữu hiệu để kiểm soát quyền lực nhà nước. Trong đó làm nổi bật vai trò của tòa án, cách thức tòa án kiểm soát quyền lực nhà nước. + Từ những tiền đề lý luận trên, luận văn đánh giá hoạt động của hệ thống TAND trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, những hạn chế trong quy định của pháp luật Việt Nam làm giảm hiệu quả của tòa án khi thực hiện vai trò này. + Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống TAND trong hoạt động chế ngự quyền lực nhà nước ở nước ta.
  • 10. 4 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu những quy định pháp luật và thực tiễn về hoạt động kiểm soát quyền lực của TAND ở nước ta hiện nay. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò của tòa án trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của TAND trong hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập tại các trường đại học, cao đẳng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của kiểm soát quyền lực nhà nước. Chương 2. Nội dung của phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước bằng Tòa án. Chương 3. Tòa án Việt Nam trong kiểm soát quyền lực nhà nước và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta.
  • 11. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC 1.1. Tại sao phải kiểm soát quyền lực nhà nƣớc Khi nói đến nhà nước, chúng ta không thể tách rời vấn đề quyền lực của nhà nước. Phân tích bản chất của nhà nước, Ph. Ănghen đã chỉ ra rằng: “Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xã hội”[5, tr.260]. Nhà nước được sinh ra do chính nhu cầu của con người, đại diện cho quyền lực công cộng xuất phát từ nhân dân. Tuy nhiên, nhà nước từ khi mới ra đời đã bị chi phối bởi giai cấp thống trị, và giai cấp này đã sử dụng nhà nước vừa thực hiện chức năng công quyền vừa làm lợi riêng cho chính mình. Để bảo vệ đặc quyền của mình, giai cấp thống trị đã thiết lập nên một bộ máy cưỡng chế bao gồm cảnh sát, quân đội, nhà tù… và bắt buộc công dân phải đóng các loại thuế để nuôi dưỡng bộ máy mà về thực chất phục vụ giai cấp thống trị, duy trì sự thống trị giai cấp và đàn áp chính những người nuôi dưỡng nó. Như vậy, khi nhà nước ra đời, quyền lực công cộng của toàn xã hội đã dần dần bị biến đổi, bị tha hóa và trở thành quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhân dân – chủ thể của quyền lực công đã không còn kiểm soát được chính nó và dần dần trở thành đối tượng bị bóc lột, bị đàn áp. Bên cạnh đó, một trong những đặc trưng cơ bản của quyền lực nhà nước, đó chính là tính độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực. Ngoài nhà nước, không một chủ thể nào được công khai trong việc sử dụng sức mạnh cưỡng chế. Không chỉ có vậy, quyền lực nhà nước lại dựa trên nguồn của cải vật chất và bộ máy cưỡng chế phục vụ nên nó trở nên nguy hiểm với lợi ích hợp pháp của dân chúng. Đó là lý do vì sao mà Thomas Jefferson (1743 – 1826), một trong những nhà soạn thảo ra Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ nói: “Nhân dân có hai kẻ địch là tội ác và chính quyền” [13]. Vì vậy, để đảm bảo nhân dân là chủ
  • 12. 6 thể của quyền lực nhà nước thì quyền lực nhà nước cần phải được chế ngự nhằm loại trừ một nghịch lý là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng lại đe dọa chính nhân dân. Tại sao phải kiểm soát quyền lực nhà nước? Bản thân quyền lực vốn không tốt, không xấu. Bởi vì, nó chỉ là công cụ, là phương tiện để quản lý xã hội. Công cụ này được sử dụng như thế nào sẽ phụ thuộc vào những người nắm trong tay quyền lực đó. Nếu như quyền lực nhà nước được thực hiện bởi những người có đức hạnh, tài năng và với mục đích vì nhân dân thì sự chế ngự quyền lực nhà nước là vô nghĩa. Madison - một trong những nhà khai sáng nên nước Mỹ đã nhận định: Chính phủ là gì nếu không phải là cái đã phản chiếu rõ ràng nhất bản tính loài người? Nếu con người là thần thánh thì loài người cần phải có Chính phủ để làm gì? Và nếu con người được thần thánh cai trị thì Chính phủ của loài người cũng chẳng cần phải có những khoản tiên liệu để Chính phủ kiểm soát dân chúng và Chính phủ tự mình kiểm soát lấy mình [12, tr.115]. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, chủ thể của quyền lực nhà nước là cá nhân, cho nên nhà nước phản ánh bản tính của con người. Con người ai cũng có cái tốt, cái xấu, không cá nhân nào là không có nhược điểm. Trong đó có những tính xấu như lười nhác, tham lam, tùy tiện và đặc biệt là đam mê quyền lực. Bởi vì, quyền lực là cái phục vụ cho con người, giúp họ thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Khi nắm trong tay quyền lực, con người sẽ dễ dàng có được những thứ mà họ muốn như của cải, danh vọng, sự tôn vinh của xã hội. Tuy nhiên, khi tập trung quá nhiều quyền lực vào một người hay một nhóm người sẽ dẫn đến một hệ quả xấu, đó chính là sự tha hóa quyền lực, mà biểu hiện trước tiên của nó là sự lạm dụng quyền lực. Trong cuốn “Thăng trầm quyền lực”, Alvin Toffler cho rằng: “Khi nói
  • 13. 7 đến quyền lực, trong tâm thức chúng ta không khỏi có ấn tượng xấu, vì nhân loại có khuynh hướng lạm dụng quyền lực” [2, tr.137]. Khuynh hướng lạm dụng quyền lực là khuynh hướng có tính phổ biến trong đời sống xã hội, và cũng là khuynh hướng mang tính lịch sử, vì nó tồn tại và đồng hành với lịch sử nhân loại. Thông thường, sự lạm dụng quyền lực thường không diễn ra khi người lãnh đạo mới nắm giữ quyền lực, mà diễn ra sau một khoảng thời gian quản lý nào đó. Điều đó có nghĩa là, lúc đầu cá nhân đó sẽ sử dụng quyền lực đúng với giới hạn mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên, khi vị trí quyền lực của mình được củng cố và khẳng định thì sự lạm dụng quyền lực mới bắt đầu. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, các triều đại phong kiến thường bắt đầu bằng các vị vua anh minh, chăm lo đời sống nhân dân và suy tàn bởi vì con cháu kế tiếp của họ trở nên lạm dụng quyền lực, thỏa mãn nhu cầu cá nhân bằng một cuộc sống xa hoa, xa rời trách nhiệm của mình đối với nhân dân. Nguyên nhân của sự lạm dụng quyền lực bắt nguồn từ chính bản tính đam mê quyền lực của con người. Khi có quyền lực trong tay, cá nhân dễ dàng sai khiến người khác làm mọi việc nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Họ ham muốn quyền lực chỉ để trán áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ dưới trướng của họ. Sự thực “lòng đam mê quyền lực và lòng đam mê danh vọng là những ước muốn vô hạn định của con người” [16, tr.137]. Chính quyền lực, một thứ tưởng chừng chỉ là công cụ để con người thỏa mãn nhu cầu của mình, lại chính là thứ sai khiến con người thực hiện những hành vi đi ngược lại chuẩn mực xã hội. Lịch sử đã cho thấy sự tàn bạo của chế độ độc tài và quyền lực nhà nước không bị hạn chế. Những bài học đắt giá của nhân loại càng chứng minh cho vấn đề quyền lực nhà nước cần phải được chế ngự, nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, việc thực hiện quyền lực nhà nước phải vì nhân dân. Như đã phân tích ở trên, bản thân sự lạm quyền có mối liên hệ chặt chẽ
  • 14. 8 với sự tùy tiện khi sử dụng quyền lực nhà nước của nhà cầm quyền. Mỗi cá nhân đều có bản tính tùy tiện và không có một sự đảm bảo chắc chắn rằng một cá nhân sẽ luôn luôn kiểm soát được tính tùy tiện của mình. Đặc biệt trong trường hợp có quyền lực trong tay, lý trí của nhà cầm quyền sẽ bị che lấp bởi của cải, dục vọng và lòng tham thì quyết định của họ càng dễ dàng phạm sai lầm. Bởi vậy, một nhà nước mà không có sự rõ ràng với những rào cản trong tổ chức quyền lực thì rất dễ bị thao túng bởi những nhà cầm quyền tùy tiện. Những người đứng đầu nhà nước sẽ có nhiều quyền lực, trong đó được quyền ra lệnh những người khác phải thực hiện theo ý mình. Tuy nhiên, khi quyết định của họ gây ra sai lầm thì họ phải chịu trách nhiệm trước dân chúng. Bởi vậy, con người thường có xu hướng trốn trách trách nhiệm. Sự trốn tránh trách nhiệm của nhà cầm quyền sẽ dẫn đến một chính quyền vô trách nhiệm. Thay vì sửa chữa sai lầm của mình, nhóm cai trị sẽ sử dụng những sử dụng chính quyền lực công cộng để đàn áp những người chống đối. Vì vậy, để tránh lặp lại những chính quyền vô trách nhiệm thì cần phải lập ra những cơ chế hữu hiệu bắt buộc chính quyền phải chịu tránh nhiệm với nhân dân. Một nhà nước có uy tín phải là một nhà nước hoạt động có hiệu quả và trách nhiệm. Tóm lại, từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận thấy rằng, kiểm soát quyền lực nhà nước là một quy luật khách quan khi xã hội cần đến nhà nước. Nhân loại với những bài học lịch sử đầy máu và nước mắt, đã cho chúng ta thấy rằng: quyền lực nhà nước phải có giới hạn và phải được kiểm soát chặt chẽ. Quyền lực nhà nước được chế ngự sẽ đảm bảo cho quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, bảo vệ quyền con người và quyền cơ bản của công dân. 1.2. Các phƣơng thức kiểm soát quyền lực nhà nƣớc Các phương thức chế ngự quyền lực nhà nước đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, từ khi con người ý thức được sức mạnh đáng sợ của quyền lực nhà nước.
  • 15. 9 Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng vĩ đại như Heraclit, Platon, Xixeron… đã đề xuất quan điểm quyền lực nhà nước cần phải được giới hạn bằng pháp luật. Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, còn công dân được phép làm những gì mà pháp luật không cấm. Các phương thức này được hoàn thiện hơn trong cách mạng tư sản với nội dung là chống lại sự chuyên quyền của chế độ phong kiến và bảo vệ nhân quyền. Trong xã hội hiện đại, sự hiện diện của các quy định về kiểm soát quyền lực và trách nhiệm của nhà nước trong Hiến pháp và các đạo luật là dấu hiệu của dân chủ và tiến bộ xã hội. Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến sự lạm dụng quyền lực nhà nước, các nhà tư tưởng chính trị, pháp lý đã đề xuất những biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước. Về cơ bản, các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước có thể được phân định thành: kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong và kiểm soát từ bên ngoài. Việc thường xuyên kiểm tra, chế ước quyền lực nhà nước bằng việc kết hợp các biện pháp khác nhau sẽ ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh của con người khi nắm trong tay quyền lực. 1.2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài Kiểm soát quyền lực từ bên ngoài bao gồm những biện pháp tác động từ bên ngoài, xuất phát từ phía nhân dân và các thiết chế xã hội, chủ yếu bao gồm các biện pháp sau: sự ghi nhận và tạo ra các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân; sự giám sát của nhân dân thông qua hoạt động minh bạch của các cơ quan nhà nước và quyền được tiếp cận thông tin của dân chúng; và kiểm soát bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí. 1.2.1.1. Sự ghi nhận và tạo ra các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân – ranh giới phòng chống sự tùy tiện của các cơ quan công quyền Khi nghĩ tới các biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước, chúng ta thường hướng đến các chủ thể có quyền lực. Tuy nhiên, hạn chế quyền lực nhà nước không chỉ là ràng buộc nhà nước bằng pháp luật mà cần vạch ra những
  • 16. 10 “vùng cấm” đối với công quyền. Vùng cấm ở đây chính là những quyền con người và quyền cơ bản của công dân mà nhà nước không thể vi phạm và đồng thời phải có trách nhiệm bảo vệ. Hay nói cách khác, việc quy định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp cũng như những đảm bảo pháp lý quan trọng để quyền con người, quyền công dân được thực thi trong thực tế là một trong những biện pháp chế ngự quyền lực nhà nước. Quyền con người được hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [11, tr.38]. Gắn liền với khái niệm quyền con người là khái niệm quyền công dân. Quyền công dân về bản chất là những quyền tự nhiên của con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình. Theo học thuyết về quyền tự nhiên, quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có và không thể bị tước bỏ của mọi cá nhân. Do đó, không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người. Đồng thời, theo John Lock, một nhà triết học người Anh, đã khẳng định “Các chính phủ chỉ có thể chính danh hay hợp pháp khi thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền bẩm sinh, vốn có của nhân dân…”[11, tr.40]. Điều đó có nghĩa là, nghĩa vụ của các nhà nước phải làm là tôn trọng quyền con người, đồng thời có những biện pháp để thực hiện, thúc đẩy quyền con người trong thực tế. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các nhà nước phải biết kiềm chế, không can thiệp vào sự thụ hưởng của các cá nhân. Đó chính là biện pháp nhằm hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước, phòng tránh sự vi phạm các quyền cơ bản của công dân. Để đảm bảo cho quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và thực hiện thì dân quyền phải được quy định trong văn bản pháp lý có hiệu lực tối cao nhất là Hiến pháp. Nhìn chung, trên thế giới, các quyền con người, quyền công dân được quy định theo ba cách cơ bản:
  • 17. 11 Cách thứ nhất, quyền con người, quyền công dân được quy định thành các điều, các chương trong Hiến pháp. Đây là cách thức quy định phổ biến, được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Ví dụ: ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân quy định tại chương 2, Hiến pháp năm 2013. Cách thứ hai, quyền con người, quyền công dân được quy định trong một văn bản riêng, được thừa nhận là một nội dung của Hiến pháp. Ví dụ: bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp được thừa nhận là một bộ phận của Hiến pháp năm 1958. Cách thứ ba, quy định trong một văn bản riêng và được xác định là những điều bổ sung cho Hiến pháp. Ví dụ: Hiến pháp Mỹ bao gồm 7 điều gốc và 27 Tu chính án bổ sung sau này, trong đó có 10 Tu chính án được gọi là Bộ luật về quyền của nước Mỹ. Mặc dù được quy định theo cách này hay cách khác, nhưng các Hiến pháp đều quy định những quyền thiết yếu nhất của con người. Việc quy định nhân quyền phải đảm bảo vừa bao quát hết được các quyền con người hiện tại và sau này, lại vừa cụ thể để dễ dàng cho việc ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền từ mọi chủ thể trong xã hội. Bên cạnh đó, cần có những thiết chế hữu hiệu để bảo vệ quyền con người. Sự ngăn ngừa phải được thực hiện ngay từ trước nhằm ngăn chặn những vi phạm đến quyền con người, quyền công dân từ phía chủ thể là nhà nước; hoặc khi các quyền con người bị xâm phạm thì cần phải có những biện pháp trừng phạt chủ thể vi phạm, khôi phục lại những quyền đó. Là cơ quan thực hiện quyền lực tư pháp, tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Luật Nhân quyền quốc tế đòi hỏi sự hiện diện của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người được hiệu quả. Cụ thể, theo điều 8 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) được Liên hợp quốc quy định:
  • 18. 12 “Mọi người đều có quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được Hiến pháp hay luật pháp quy định” [32, tr.219]. Các tòa án quốc gia được ví như một trong những nguồn lực sẵn có để bảo vệ các quyền con người mà không cần sự can thiệp của các cơ chế bảo vệ mang tính khu vực và quốc tế. Nhưng quan trọng hơn và quyền năng rộng hơn chính là cơ chế bảo hiến. Việc đảm bảo thực thi các quyền hiến định trong thực tiễn là cơ sở nền tảng và thiết yếu cho việc bảo vệ nhân quyền. Liên quan đến cơ chế bảo vệ nhân quyền, Hiến pháp của một số quốc gia quy định về một cơ quan nhân quyền quốc gia với vị thế độc lập với chức năng chuyên trách bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Lý do cho việc thành lập cho loại cơ quan này xuất phát từ đặc điểm nhà nước vừa là chủ thể có nghĩa vụ chính trong việc bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền; vừa là thủ phạm chính của các vi phạm nhân quyền. Vì thế cần một cơ quan đóng vai trò tư vấn để góp ý và trợ giúp các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền. Trên thế giới, các cơ quan này được thiết lập theo ba hình thức chủ yếu là: Cơ quan thanh tra quốc hội (Ombudsman); Ủy ban nhân quyền quốc gia (National Human Rights Comission); Cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân quyền cụ thể (Specialized Institutions). Về cơ bản, các cơ quan này đều tuân thủ những nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhân quyền quốc gia (Các nguyên tắc Paris). Nguyên tắc độc lập được coi là một trong những nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động của các cơ quan nhân quyền. Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của cơ quan này, đó là: mặc dù được nhà nước lập ra, nhưng không phải là cơ quan nhà nước, nó là cơ quan đứng giữa xã hội dân sự và nhà nước. Mức độ độc lập của cơ quan này được đảm bảo bằng các yếu tố
  • 19. 13 liên quan đến trụ sở, nguồn tài trợ và quan trọng nhất là việc thành lập, cơ cấu tổ chức và chức năng được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Địa vị pháp lý ở tầm hiến định là đảm bảo pháp lý cao nhất của tính độc lập. Sự hiến định chức năng, thẩm quyền và tổ chức của cơ quan này sẽ tạo cho cơ quan nhân quyền năng lực pháp lý cao trong việc thực hiện chức năng của mình. Tóm lại, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân là mục đích cũng là nhiệm vụ của bất cứ nhà nước nào. Không thể có sự hạn chế quyền lực chuyên chế mà không có sự bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Bởi vì, xét đến cùng, mục đích của hạn chế quyền lực nhà nước là thực hiện dân chủ, mở rộng sự tham gia của nhân dân vào quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. 1.2.1.2. Sự giám sát của nhân dân thông qua hoạt động minh bạch của các cơ quan nhà nước và quyền được tiếp cận thông tin của dân chúng Điều cốt lõi của bất cứ nền dân chủ nào là việc đảm bảo sự tham gia tích cực của công dân vào các quyết định của chính quyền. Muốn làm được như vậy thì chính quyền phải hoạt động công khai để nhân dân có nhiều khả năng giám sát chính quyền. Công khai hoạt động của nhà nước sẽ tạo ra sức ép để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn. Lịch sử cho thấy chính quyền ở bất cứ thời nào cũng có khuynh hướng là muốn cai trị và không muốn người dân có thể tham gia vào mọi hoạt động của chính quyền. Đây là bản năng của con người và cũng là bản năng của chính quyền. Sự chuyên quyền, độc đoán sẽ xảy ra nếu mọi thông tin về hoạt động của chính quyền được che dấu trong bóng tối. Không chỉ có vậy, việc nhà nước “bảo mật” những thông tin quản lý sẽ là cánh cửa rộng mở cho tham ô, bất công và bất bình. Tham nhũng gia tăng ở những nơi bí mật, tránh nơi công cộng, vì vậy có thể nhận thấy những gì không công khai sẽ là mầm mống
  • 20. 14 của tham nhũng. “Bản năng” giữ rịt thông tin thường mọc rễ trong những môi trường bảo mật, cho phép các quan chức trở nên bất khả xâm phạm, chẳng phải giải trình với ai. Chính những nền văn hóa bảo mật đó là chậm bước mở cửa của xã hội, làm ngăn cản sự phát triển của xã hội [18, tr.18]. Xuất phát từ những đặc điểm trên, việc công khai và minh bạch hóa hoạt động của chính quyền là biện pháp để chế ngự được khuynh hướng muốn bưng bít thông tin của chính quyền. Công khai tức là mọi hoạt động của nhà nước phải được công bố hoặc truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và mọi người dân có thể được tiếp cận dễ dàng. Còn sự minh bạch nghĩa là mọi việc phải diễn ra giản đơn và có thể dự đoán trước được. Sự minh bạch trong hoạt động của chính phủ luôn là trọng tâm của nguyên tắc minh bạch của nhà nước. Với đội ngũ nhân viên đông đảo, trực tiếp sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý xã hội, hoạt động của chính phủ cần được thực hiện dưới sự giám sát của người dân. Sự công khai hoạt động của chính phủ cho phép công dân có quyền chất vấn và ngăn chặn những hành động của chính quyền mà họ không đồng tình. Sự phản đối từ phía người dân đối với các hoạt động của chính quyền buộc các quan chức luôn phải hành động một cách cẩn trọng và trách nhiệm. Do đó, sự cởi mở và minh bạch trong hoạt động của chính phủ là một trong những nhân tố góp phần kiểm soát hữu hiệu đối với sự lạm dụng quyền lực được nhân dân ủy thác. Những nhà nước dân chủ trên thế giới đều có những nguyên tắc đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động của chính phủ, mà tiêu biểu là nước Mỹ. Kể từ khi lập quốc, hệ thống luật lệ tại Hoa Kì đã tạo điều kiện dễ dàng cho công dân được tham dự một số cuộc họp quan trọng của các quan chức chính phủ, có quyền yêu cầu và được nhận các tài liệu của chính phủ và đóng góp vào các quyết định và quá trình hoạch định luật lệ của chính phủ. Đạo luật
  • 21. 15 “Ánh dương” (Sunshine laws) được ban hành năm 1976 quy định khi các quan chức họp để tiến hành các công việc của chính phủ, thông thường họ phải thông báo trước về các cuộc họp của mình và tổ chức họp trong những diễn đàn được công khai trước công chúng. Trong nhiều trường hợp, người dân không chỉ được phép dự các cuộc họp công khai mà còn được phát biểu ý kiến trong các trường hợp đó. Ngoài ra, người dân còn thể hiện quan điểm của mình là gửi thư hoặc email cho các quan chức. Điều này sẽ đảm bảo cho các quan chức mà người dân bầu ra luôn hành động trách nhiệm với nhân dân. Không chỉ tham dự các phiên họp của các cơ quan nhà nước, người dân còn được tham dự các phiên tòa, đầu tiên là các phiên xử hình sự và sau đó, nhiều tòa án ở Mỹ nới rộng đến việc tham dự các phiên tòa dân sự. Nhiều tòa án ở các tiểu bang đã cho phép thu hình và phát các phiên xử trực tiếp trên truyền hình. Việc tiếp cận với tiến trình pháp lý “có tầm quan trọng rất lớn”, theo nhận xét của Oliver Wendell Holmes, một thẩm phán của thế kỉ XIX: Công khai hóa khiến cho việc thi hành luật pháp được an toàn hơn…. Các vụ xử dân sự nên được tiến hành với sự tham dự của dân chúng không phải vì việc tranh chấp giữa hai cá nhân là một mối quan tâm của dân chúng mà là vì các vụ xử đó là những dịp quan trọng nhất mà những người thi hành luật pháp phải luôn hành động với một tinh thần trách nhiệm trước công chúng…[12, tr.357]. Quyền được tiếp cận thông tin của người dân là một biện pháp quan trọng đảm bảo sự công khai và minh bạch, qua đó thể hiện sự giám sát của dân chúng đối với hoạt động của của chính phủ. Luật Tự do thông tin được ban hành năm 1966 đã trở thành một công cụ giúp các công dân Mỹ có thể yêu cầu được cấp bản sao các hồ sơ của các cơ quan thuộc chính phủ liên bang, các bộ và giới quân sự, trừ một số ngoại lệ như những thông tin có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc có thể xâm phạm đến sự riêng tư của cá
  • 22. 16 nhân… Khi một cơ quan từ chối tiết lộ thông tin dựa trên các ngoại lệ đó thì người dân có quyền khiếu nại và được tòa án nhanh chóng giải quyết. Nếu tòa án thấy lý do ngoại lệ do cơ quan đưa ra không đúng thì sẽ ra lệnh cho cơ quan đó phải tiết lộ tài liệu và có thể phạt tiền cơ quan đó nữa. “Luật tự do thông tin cho phép người dân Mỹ được tiếp cận nhiều hơn với thông tin về các hoạt động của chính phủ Mỹ” [12, tr.367]. Không chỉ ở cấp độ liên bang ở Mỹ đều có luật của tiểu bang cho dân chúng tiếp cận với hồ sơ của chính quyền địa phương. Các đạo luật đã góp phần thay đổi tư duy trong nề nếp làm việc của chính quyền, dần dần hình thành nên một chính quyền cởi mở và công dân dễ dàng tiếp cận thông tin về hoạt động của chính quyền. Những phân tích trên đã cho chúng ta thấy rằng, Mỹ là một trong số ít quốc gia có những cơ chế hữu hiệu đảm bảo công dân có quyền hợp pháp để tiếp cận những thông tin về hoạt động của chính quyền. Đó là những kinh nghiệm đối với các nước khác khi muốn tạo dựng một chính quyền minh bạch và trách nhiệm. Sự công khai hóa các hoạt động của nhà nước và quyền tiếp cận thông tin nhà nước của dân chúng được xem là hai thành tố của một xã hội dân chủ. Quyền tiếp cận thông tin có ý nghĩa trong việc tạo ra cơ chế “kiểm soát và cân bằng” giữa công dân và nhà nước, giữa sức mạnh của nhà nước và quyền lợi của công dân. 1.2.1.3. Kiểm soát bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí Một xã hội muốn nhận việc công khai hóa là có một giá trị nổi bật không những cho người dân có quyền rộng rãi tự do phát biểu mà còn tiến thêm một bước nữa tức là thực sự đưa các tiến trình nghị luận chính sách của chính quyền ra đón nhận sự soi xét của mặt trời công luận [12, tr.362]. Gắn chặt với một chính quyền công khai, minh bạch là quyền tự do ngôn luận của công dân và tự do báo chí. Quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Điều 19 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR): “Mọi người đều có
  • 23. 17 quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kì phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới” [11, tr.186]. Nội dung của Điều 19 UDHR sau đó được khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 19 và 20 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR). Tại khoản 3, điều này xác định quyền tự do ngôn luận phải được thực hiện kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Vì vậy, quyền này có thể bị hạn chế bằng pháp luật vì những lý do: tôn trọng các quyền và uy tín của người khác và để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự bình yên và đạo đức xã hội. Tự do ngôn luận là một phần của tự do chính trị, là điều kiện của xã hội dân chủ. Không những thế, tự do ngôn luận còn có rất nhiều tác dụng cho việc tăng cường trách nhiệm của các quan chức nhà nước và giảm đi sự tùy tiện của nhà nước. Khi công dân được quyền nói lên tiếng nói của mình và được chính quyền tiếp nhận không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà còn tạo điều kiện cho nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền. Đó chính là hoạt động tố cáo những hành vi sai trái của các cơ quan nhà nước và quan chức bằng việc nêu lên những thông tin mà họ biết được, qua đó phanh phui ra những hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước. Ngoài việc tiếp nhận và xử lý các thông tin từ phía dân chúng, nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ những người tố cáo, khiếu nại khỏi những hành vi trả đũa từ phía chủ thể bị tố cáo. Sự bảo vệ dành cho những người chống tiêu cực sẽ tạo điều kiện cho người dân dám cung cấp những thông tin vào đúng lúc để các hành động cần thiết có thể được tiến hành. Các quyền đó là nền móng của tính trách nhiệm của chính quyền trong các nhà nước có quyền lực bị hạn chế. Để thông tin được dễ dàng tiếp cận với dân chúng thì phải kể đến hoạt động truyền thông qua mạng lưới báo chí, truyền thanh, truyền hình. Trong cuốn Nền dân trị Mỹ, Alexis de Tocqueville đã viết: “Tôi càng quan sát những tác
  • 24. 18 động của một nền báo chí tự do, thì tôi lại càng tin rằng trong thế giới hiện đại, tự do báo chí là một yếu tố chủ chốt, thậm chí phải nói là một yếu tố cấu thành chính yếu trong sự tự do”[1, tr.237]. Tự do báo chí gắn liền với tự do ngôn luận, là thành phần cốt yếu để bảo vệ một xã hội dân chủ. Tự do báo chí, bên cạnh việc phát huy quyền tự do ngôn luận của người dân, còn đem lại cho nền dân chủ một điều tốt đẹp, đó là: buộc chính quyền phải có trách nhiệm. Khi người dân không có điều kiện để đi quan sát các phiên xử, ngồi nghe tranh luận trong các phiên điều trần hay điều tra các hoạt động của chính phủ thì giới truyền thông có thể thay thế họ làm những việc này. Trong một chế độ dân chủ, báo chí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện tham nhũng, phanh phui những sai trái trong việc thi hành công lý hay các hoạt động thiếu hiệu quả của chính quyền. Một quốc gia không có tự do báo chí thì không thể nào là một quốc gia tự do. Một dấu hiệu của chế độ độc tài là không có tiếng nói của giới truyền thông. Khi nhắc đến hiệu quả của hoạt động báo chí thì phải kể đến vai trò của báo chí điều tra. Theo Salvio Waisbord, tác giả của bài viết Tại sao nền dân chủ cần báo chí điều tra đã đưa ra nhận xét: Báo chí điều tra là quan trọng vì nó có nhiều đóng góp đối với sự điều hành dân chủ. Vai trò của nó có thể được hiểu tương ứng với mô hình báo chí là cơ quan quyền lực thứ tư. Theo mô hình này, báo chí cần làm cho chính phủ phải có trách nhiệm bằng cách xuất bản các thông tin về những vấn đề thuộc lợi ích công cộng cho dù những thông tin đó vạch trần những sự lạm dụng hay tội ác do nhà cầm quyền phạm phải… Nó gắn chặt với nguyên tắc kiểm soát và cân bằng lẫn nhau trong chế độ dân chủ. Nó đặt ra cơ chế quý giá của các thể chế dân chủ theo nghĩa rộng, bao gồm cả các cơ quan chính phủ, các tổ chức công dân và các công ty công cộng. Vai trò trung tâm của
  • 25. 19 báo chí trong nền dân chủ hiện tại khiến giới chính trị chóp bu phải quan tâm đến những tin tức, đặc biệt là những tin xấu, thường gây ra những chấn động trong công chúng. Việc công bố những tin tức về việc làm sai trái trong chính trị và kinh tế có thể dẫn đến các cuộc điều tra trong quốc hội và các cơ quan tư pháp [12, tr.344]. Đó là lý do các nhà cầm quyền không hề thích truyền thông vì những phóng sự điều tra cũng như những chỉ trích của họ đối với những hành động của mình. Bởi vì nó có tác động lớn đến dân chúng, những người sẽ quyết định ai là người đại diện nắm giữ quyền lực nhà nước. Có thể nói, báo chí, truyền thông tự do và độc lập có thể đóng vai trò tích cực để phản biện và là tấm gương để nhà nước xem xét lại các chính sách và hành động của mình. 1.2.2. Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong Kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong bao gồm các biện pháp tự nhiên, xuất phát từ chính nội lực bên trong của nhà nước. Trọng tâm của kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong chính là phân quyền; bầu cử dân chủ; chủ nghĩa hiến pháp và mô hình nhà nước pháp quyền. 1.2.2.1. Phân quyền Quyền lực rất dễ bị lạm dụng khi nó tập trung vào trong tay một người, do đó không còn cách nào khác để giải quyết vấn đề này ngoài việc phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Madison đã chỉ rõ vấn đề này trong tập Những luận cương liên bang: Phương pháp ngăn ngừa sự tập trung nhiều quyền lực trong tay một bộ phận hoặc một ngành là giao phó cho mỗi bộ, mỗi ngành những phương tiện được tiên liệu trong Hiến pháp để mỗi bộ, ngành có thể ngăn chặn sự can thiệp hoặc xâm lấn của ngành, bộ khác… Để chống lại tham vọng của kẻ khác, chúng ta cũng phải sử dụng tham vọng… [12, tr.115].
  • 26. 20 Những tư tưởng về việc phân chia quyền lực nhà nước đã có mầm mống từ thời cổ đại ở phương Tây và được phát triển thành học thuyết ở Tây Âu vào thế kỉ XVII - XVIII bởi các nhà tư tưởng lớn như J. Locke và Montesquieu. John Lock (1614 – 1657), một nhà triết học người Anh đã khởi thảo nên học thuyết phân quyền. Trong tư tưởng của Locke, một hình thức nhà nước chính đáng là một hình thức nhà nước có sự phân lập giữa quyền lập pháp và hành pháp. Trong đó, quyền lập pháp là quyền lực cao nhất trong nhà nước, phải thuộc về nghị viện. Nghị viện phải họp định kỳ để thông qua các đạo luật, nhưng không thể can thiệp vào việc thực hiện chúng. Quyền hành pháp thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật, bổ nhiệm các bộ trưởng, chánh án và các quan chức khác. Hoạt động của nhà vua phụ thuộc vào pháp luật và nhà vua không có đặc quyền nhất định nào đối với nghị viện để nhằm không cho phép nhà vua thâu tóm toàn bộ quyền lực về tay mình và xâm phạm quyền tự do của công dân. Nhà vua cũng thực hiện quyền liên minh, tức là giải quyết những vấn đề chiến tranh, hòa bình và đối ngoại. Trên cơ sở kế thừa tư tưởng phân quyền của các nhà tư tưởng đi trước, Montesquieu đã phát triển và hoàn thiện học thuyết này. Nhận thấy rõ bản chất của chế độ chuyên chế là tình trạng lạm quyền và nguyên nhân của nó chính là việc tập trung quyền lực vào một mối, Montesquieu cho rằng: tổ chức quyền lực nhà nước theo phương thức phân chia quyền lực nhà nước là để chống lại chế độ chuyên chế, xóa bỏ nạn lạm quyền, bảo đảm quyền tự do của con người. Theo ông: Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão thì không còn tự do nữa; vì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy sẽ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu
  • 27. 21 quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân; quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp, thì ông quan tòa sẽ có sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết [6, tr.100]. Từ nhận định đó, cùng với sự phân chia quyền lực tối thượng thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, Montesquieu cho rằng ba quyền này phải được phân tách, độc lập và được giao cho những cơ quan khác nhau với những phương thức hình thành và lĩnh vực hoạt động riêng. Trong đó, quyền lập pháp biểu hiện ý chí chung của quốc gia, được trao cho nghị viện nắm giữ. Hành pháp là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập, được trao cho chính phủ. Cuối cùng, quyền tư pháp là quyền trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật, được giao cho tòa án. Sự bổ sung thêm quyền tư pháp chính là điểm mới của Montesquieu và làm cho học thuyết phân quyền của ông hoàn hảo hơn. Sau khi quyền lực đã được phân chia như vậy thì bước tiếp theo là cần một cơ chế mà theo đó “quyền lực này có thể ngăn chặn quyền lực khác”. Đảm bảo được điều này thì sẽ tránh được rủi ro là quyền lực mạnh quá sẽ có tham vọng ở nên độc đoán. Từ đó, Montesquieu đã đưa ra giải pháp là tổ chức ra thành hai viện để viện nọ kiểm soát viện kia. Bên cạnh đó, ông cũng nói đến công cụ để hành pháp ngăn chặn lập pháp. Đó là việc quyền của hành pháp quy định thời hạn và thời gian của các phiên họp của ngành lập pháp. Ngoài ra, cơ quan hành pháp không có quyền đưa ra các sáng kiến trước lập pháp nhưng có quyền ngăn cản việc thi hành các đạo luật đã được ngành lập pháp thông qua. Và nếu như cơ quan hành pháp có quyền ngăn cản đối với việc thi hành các đạo luật thì cơ quan lập pháp có quyền xem xét việc thi hành
  • 28. 22 các đạo luật mà mình đã ban hành ra. Như vậy, với việc kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực đã đảm bảo không một cơ quan nào có thể thao túng được toàn bộ quyền lực của dân chúng. Học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của nhà vua. Nguyên tắc phân chia quyền lực đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản. Ngày nay, quyền lực nhà nước được phân chia và kiểm soát theo hai phương thức cơ bản: phân quyền theo chiều ngang và phân quyền theo chiều dọc. Phân quyền theo chiều ngang là phân quyền giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đây là biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát quyền lực nhà nước. Phân quyền theo chiều dọc là phân quyền giữa cơ quan trung ương và các cơ quan ở địa phương, trong đó đảm bảo tính độc lập của chính quyền địa phương. - Phân quyền ngang Đa số các nhà nước dân chủ hiện nay đều được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mục tiêu của việc phân định này không những là để chống lại sự chuyên chế, độc đoán và xu hướng lạm dụng quyền lực mà còn hạn chế sự tùy tiện của các chủ thể khi thực hiện quyền lực nhà nước. Đó cũng chính là giải pháp mà Madison đã đề ra: Trong trường hợp không thể tin tưởng con người lúc nào cũng có những động lực cao cả, chính sách phân định quyền hạn mà căn bản dựa trên những quyền lợi trái ngược nhau của các ngành và các bộ là một chính sách có thể áp dụng không những trong việc tư mà cả trong việc công. Chính sách này không những trong việc chia chính quyền ra thành nhiều ngành mà cả trong việc phân chia mỗi
  • 29. 23 ngành thành nhiều bộ, nhiều cơ quan khác nhau. Mục tiêu của sự phân chia này là làm thế nào để cơ quan này kiểm soát và hạn chế quyền lực của cơ quan kia. Nhưng tuy có sự phân quyền cho nhiều ngành, chúng ta nhận thấy không thể thành lập mỗi ngành hoàn toàn bình đẳng cùng nhau, nghĩa là làm cho mỗi ngành có đủ sức tự vệ để chống đối lại sự uy hiếp của ngành khác [12, tr.115-116]. Trung tâm của vấn đề kiểm soát quyền lực từ bên trong là việc chính phủ phải chịu trách nhiệm, phải giải trình trước nhân dân hoặc cơ quan đại diện của nhân dân. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp, cũng như cơ chế chịu trách nhiệm của Chính phủ đã dẫn đến ba loại phân quyền: Loại thứ nhất, phân quyền mềm dẻo, là hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước của chính thể quân chủ và cộng hòa đại nghị. Trong đó, tổng thống – nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu. Do không được nhân dân trực tiếp bầu ra nên dù có rất nhiều quyền hạn được quy định trong Hiến pháp, nhưng trên thực tế tổng thống lại không tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các công việc của nhà nước. Bên cạnh đó, chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở nghị viện – cơ quan lập pháp và phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Do đó, chính phủ được hoạt động đến khi nào còn nhận được sự tín nhiệm của nghị viện, nếu không chính phủ sẽ bị lật đổ và kèm theo đó là việc nghị viện bị giải tán. Nghị viện ngoài thực hiện quyền lập pháp, thì còn phải đảm nhiệm chức năng thành lập và giám sát chính phủ. Đây là biểu hiện của cơ chế phòng chống sự tùy tiện của cơ quan nhà nước ở các nước theo chế độ đại nghị. Loại thứ hai, phân quyền cứng rắn được áp dụng trong chính thể cộng hòa tổng thống mà điển hình là nước Mỹ. Trong chính thể này, sự tùy tiện của chính phủ được hạn chế trước nhân dân, là những người thành lập nên chính phủ. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành ph áp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Việc áp dụng nguyên
  • 30. 24 tắc phân quyền khá tuyệt đối trong quy định chức năng lẫn nhân sự của chính phủ và nghị viện là cơ sở của cơ chế “kìm chế và đối trọng”. Lập pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không cơ quan nào có thể lợi dụng quyền lực. Nghị viện không có quyền lật đổ tổng thống và ngược lại, tổng thống cũng không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn. Mặc dù tổng thống không có quyền sáng kiến pháp luật, nhưng trên thực tế, bằng nhiều biện pháp khác nhau, tổng thống Mỹ đã can thiệp khá sâu vào hoạt động lập pháp của quốc hội. Không có quyền trình dự án luật nhưng tổng thống lại có quyền phủ quyết các dự án luật đã được quốc hội thông qua, mặc dù quyền này không phải là tuyệt đối. Ngược lại, quốc hội được quyền phê chuẩn các quyết định bổ nhiệm của tổng thống và các hiệp định đã được tổng thống kí kết với nước ngoài. Tư pháp được quyền xét xử các hành vi của hành pháp, hành pháp được bổ nhiệm các thẩm phán của tòa án tối cao. Lập pháp được quyền quyết định ngân sách hoạt động của hành pháp và tư pháp, tư pháp được quyền xét xử các đạo luật vi hiến. Như vậy, ở chính thể này, tất cả các cơ cấu của bộ máy nhà nước đều được đặt trong cơ chế kiềm chế và đối trọng. Tổng thống, người nhận được sự tấn phong của nhân dân có được nhiều quyền năng nhưng cũng phải hạn chế sự tùy tiện của mình trước cử tri, thông qua bầu cử tổng thống. Loại thứ ba, phân quyền hỗn hợp trong nhà nước được tổ chức theo chính thể lưỡng tính cộng hòa. Ở loại chính thể này, việc tổ chức nhà nước mang cả những đặc điểm của cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống. Trong đó, chính phủ phải hạn chế sự tùy tiện của mình trước nghị viện, đồng thời tổng thống phải chịu trách nhiệm trước cử tri. Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra chứ không phải do nghị viện bầu ra như ở các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị. Tổng thống có quyền hạn rất lớn, bao gồm cả quyền giải tán nghị viện của cộng hòa đại nghị lẫn quyền tự thành lập chính phủ của
  • 31. 25 cộng hòa tổng thống. Tổng thống được quyền bổ nhiệm thủ tướng và các bộ trưởng, và chính phủ phải hạn chế sự tùy tiện của mình trước tổng thống lẫn nghị viện. Nếu như các chính sách của chính phủ đã được tổng thống thông qua mà không được thực thi thì thủ tướng và các bộ trưởng phải từ chức. Bên cạnh đó, tổng thống trực tiếp nắm quyền hành pháp nên có quyền giải tán quốc hội để kéo dài nhiệm kì hay tăng cường quyền lực của mình hơn. Tóm lại, dù có sự áp dụng khác nhau nguyên tắc phân quyền vào việc tổ chức bộ máy nhà nước nhưng Hiến pháp các nước đều quy định đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong việc hạn chế quyền lực của nhà nước và đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân. Thông qua việc phân công nhiệm vụ và giám sát quyền lực, các cơ quan nhà nước sẽ hoạt động hiệu quả và hạn chế được sự tùy tiện của mình khi sử dụng quyền lực nhà nước. -Phân quyền dọc giữa trung ương và địa phương Sự phân quyền không đơn thuần chỉ diễn ra theo chiều ngang thành ba nhánh quyền lực mà còn cần thiết ở cả chiều dọc giữa trung ương và địa phương. Ở mọi cấp chính quyền, quyền lực nhà nước cần phải được phân định rõ ràng, làm cho quyền lực đó không thể bị lạm dụng. Phân quyền theo chiều dọc với việc tăng cường quyền lực nhà nước ở địa phương sẽ làm giảm quyền lực nhà nước ở cấp trên, qua đó sẽ hạn chế sự tùy tiện của chính quyền trung ương. Đến lượt mình, quyền lực của cơ quan địa phương lại bị phân chia thành các cơ quan lập pháp và hành pháp địa phương. Chính quyền địa phương sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình, dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách mà chính quyền trung ương đã xây dựng và chịu sự kiểm tra, giám sát của trung ương. Giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể trong những lĩnh vực cụ thể. Đó là cơ sở của việc phân định trách nhiệm của quyền lực nhà nước. Trong
  • 32. 26 đó, chính quyền trung ương sẽ chủ yếu giải quyết những vấn đề công như chủ quyền lãnh thổ, đối ngoại…; còn chính quyền địa phương sẽ phụ trách các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục ở địa phương, chủ động tiến hành giao lưu, hợp tác với các địa phương, các tổ chức khác trong quyền hạn của mình. Sự phân định rõ ràng trong thẩm quyền cũng như sự độc lập của chính quyền địa phương trong giải quyết các nhiệm vụ của mình sẽ hạn chế được sự tùy tiện trong sử dụng quyền lực của nhà nước. Các đơn vị lãnh thổ địa phương trên thế giới được hình thành theo hai nguyên tắc cơ bản: tự nhiên và nhân tạo. Lãnh thổ hành chính tự nhiên là lãnh thổ được hình thành tự nhiên theo các đặc điểm về dân cư, địa lý, phong tục tập quán… Đó là các cộng đồng dân cư bền vững mà nhà nước buộc phải công nhận trong quá trình thực hiện sự cai trị của mình trên toàn lãnh thổ. Do đó, việc quản lý các vùng lãnh thổ này cần phải tính đến nguyện vọng và ý chí của cộng đồng dân cư. Bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào cơ chế vận hành bộ máy nhà nước ở địa phương còn có các cơ quan do dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Tổ chức chính quyền còn mang nhiều tính chất tự quản, tự trị. Lãnh thổ hành chính nhân tạo là những đơn vị hình thành dựa trên cơ sở nhà nước trung ương chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính trực thuộc theo nhu cầu quản lý. Do đó, tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương chủ yếu để thực hiện chức năng quản lý. Tùy theo tính chất phức tạp về lãnh thổ và dân cư, các nhà nước có thể tổ chức chính quyền địa phương thành hai cấp hoặc ba cấp. Trong một nhà nước dân chủ, chính quyền địa phương sẽ được tăng cường tính chất tự quản, bớt lệ thuộc vào cấp trên. Mối quan hệ trên dưới bằng cách hướng dẫn, chỉ đạo, ra lệnh sẽ được thay thế dần bằng pháp luật, trong đó quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các bên. 1.2.2.2. Bầu cử dân chủ - một phương thức để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
  • 33. 27 Bản Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948 đã khẳng định: “Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của nhân dân; ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” [12, tr.184]. Thông qua các cuộc bầu cử dân chủ, nhân dân có thể “tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nhà nước” [17, tr.338]. Như vậy, ý chí của nhân dân chính là nền tảng của quyền lực nhà nước và bầu cử chính là cách thức chuyển giao quyền lực một cách chính đáng. Bằng việc hợp pháp hóa quyền lực nhà nước, bầu cử là một trong những hình thức để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trao quyền, ủy quyền cho những cá nhân thay mặt mình đảm trách những công việc của nhà nước theo một nhiệm kì được giới hạn trong Hiến pháp. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để loại bỏ những quan chức tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền. Do đó, bầu cử có thể được coi là một trong những phương pháp hữu hiệu để hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan, công chức nhà nước. Bầu cử là phương thức buộc người thắng cử phải có trách nhiệm đối nhân dân bầu ra mình. Nếu người đại diện tỏ ra không xứng đáng với sự kì vọng của nhân dân, thì nhân dân có quyền không bầu cử họ. Do đó, bầu cử buộc các quan chức nhà nước phải làm tròn nhiệm vụ được giao và hạn chế sự tùy tiện khi thực hiện quyền lực nhà nước trước nhân dân. Thông qua bầu cử, nhân dân sẽ xem xét lại năng lực làm việc của chính quyền mà mình đã bầu ra. Nếu như chính quyền vẫn nhận được sự tin tưởng của đa số dân chúng, chính quyền sẽ được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngược lại, một chính quyền mới sẽ được hình thành để thực hiện quyền lực mà nhân dân sẽ ủy thác cho họ. Do đó, có thể nói, các cuộc bầu cử thường
  • 34. 28 xuyên là hoạt động đánh giá chính quyền của người dân. Bầu cử càng tự do bao nhiêu, tính chất cạnh tranh giữa các ứng cử viên càng nhiều bấy nhiêu thì sự hạn chế quyền lực nhà nước càng được gia tăng. Trên thế giới hiện nay, không có một nhà nước dân chủ nào mà không sử dụng bầu cử như là một biện pháp để tạo ra sự chính đáng của quyền lực nhà nước. Về cơ bản, có hai cách để nhân dân lựa chọn ra những người đại diện cho mình: Phương pháp thứ nhất, nhân dân trực tiếp bầu ra nghị viện (ở các nước có một viện) hoặc bầu ra hạ nghị viện (ở các nước mà nghị viện được tổ chức thành hai viện). Sau đó, cơ quan này sẽ bầu ra nguyên thủ quốc gia và thành lập một chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Do vậy, nguyên thủ quốc gia lẫn chính phủ đều phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Một đặc điểm quan trọng trong việc thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hình thức bầu cử này là mặc dù được quy định rất nhiều quyền hạn trong Hiến pháp, nhưng trên thực tế nguyên thủ quốc gia lại bị hạn chế quyền trong khi giải quyết các vấn đề của đất nước. Cơ quan nhà nước được nhân dân trực tiếp bầu ra bao giờ cũng có nhiều quyền lực hơn so với cơ quan được hình thành bằng phương pháp bầu cử gián tiếp. Phương pháp thứ hai, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra nguyên thủ quốc gia, không những là người đứng đầu nhà nước mà còn là người trực tiếp lãnh đạo chính phủ. Đây là cơ sở của tổng thống không phải chịu trách nhiệm trước lập pháp mà phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhân dân trực tiếp hạn chế quyền lực của tổng thống bằng các cuộc bầu cử. Nhưng cũng chính nhờ sự tấn phong của nhân dân mà tổng thống có nhiều quyền lực thực tế hơn so với tổng thống của các nước được bầu ra dựa trên cơ sở của nghị viện. Quyền lực của tổng thống có thể được coi là ngang hàng so với nghị viện. Như vậy, bầu cử vừa là cách thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình
  • 35. 29 vừa là một phương pháp hữu hiệu để hạn chế sự tùy tiện của cơ quan nhà nước. Một chính quyền được thành lập hợp pháp bằng con đường bầu cử tự do là một chính quyền hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm với dân chúng. 1.2.2.3. Chủ nghĩa hiến pháp và mô hình nhà nước pháp quyền Chủ nghĩa hiến pháp hay còn gọi là chủ nghĩa hợp hiến, là một khái niệm phức tạp, có thể được định nghĩa một cách tóm tắt như sau: “Chủ nghĩa hiến pháp hay pháp quyền có nghĩa là quyền lực lãnh đạo và các cơ quan Chính phủ bị giới hạn, và những giới hạn đó có thể được thực hiện thông qua những quy trình định sẵn” [8]. Chủ nghĩa lập hiến là một nội dung cốt lõi của tư tưởng nhà nước pháp quyền và là nền tảng cơ bản của dân chủ. Theo Lý Ba, một luật sư người Trung Quốc đã miêu tả khái niệm chủ nghĩa hợp hiến như sau: Chủ nghĩa hợp hiến là hệ thống có những định chế chính trị với đạo luật tối cao (thường được gọi là Hiến pháp), trong đó tất cả (đặc biệt là toàn bộ hệ thống chính quyền) được cai quản bởi đạo luật tối cao này, mà chỉ có dân ý (được định nghĩa qua thủ tục định chế đã được ấn định trước, thường là qua cơ cấu bầu cử tuyệt đại đa số) mới có thể thay thế và sửa đổi nó; đạo luật này cũng khó thay đổi vì không dễ gì thu thập đủ sự ủng hộ đa số cần thiết. Thêm vào đó, có sự phân chia, kiểm soát và cân bằng quyền lực và cơ quan tư pháp độc lập chuyên về lý luận luật pháp bảo tồn sự tối cao của Hiến pháp [12, tr.40]. Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra được những kết luận cơ bản về chủ nghĩa hợp hiến: Thứ nhất, chủ nghĩa hợp hiến có vai trò quan trọng trong việc chế ngự và kiểm soát quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là không tuyệt đối, có giới hạn và bị kiểm soát bởi đạo luật tối cao là Hiến pháp. Thứ hai, chủ nghĩa hợp hiến không thừa nhận quyền tối thượng của cơ quan lập
  • 36. 30 pháp, mà chỉ thừa nhận quyền tối thượng của nhân dân. Quyền lực nhà nước phải xuất phát từ quyền lực nhân dân hay nói cách khác, nhân dân chính là chủ thể của quyền lực nhà nước. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều do Hiến pháp tạo ra và hoạt động trong một giới hạn được tạo ra bằng Hiến pháp. Thứ ba, chủ nghĩa hiến pháp gắn liền với mục tiêu hạn chế quyền lực nhà nước nên việc tổ chức nhà nước phải theo nguyên tắc phân quyền. Bên cạnh đó, các cơ quan và quan chức không được tự do làm bất cứ những gì họ muốn mà họ phải bị ràng buộc bởi những giới hạn được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật. Thứ tư, sự cần thiết có một cơ quan tư pháp độc lập thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ sự tối cao của Hiến pháp bằng việc bãi bỏ các đạo luật, quy định trái với Hiến pháp và bảo vệ những quyền cơ bản của con người. Thứ năm, qua việc kiểm soát quyền lực nhà nước và hoạt động xét xử độc lập của tòa án, quyền con người được đảm bảo thực thi. Như vậy, từ những phân tích cơ bản về chủ nghĩa hiến pháp ở trên, chúng ta có thể thấy được nhà nước pháp quyền chính là sự cụ thể hóa những nguyên tắc của chủ nghĩa hiến pháp về sự giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước bằng pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà nước hợp hiến, được thành lập thông qua những cuộc bầu cử chân chính và sự giới hạn quyền lực nhà nước, với mục tiêu bảo vệ quyền con người. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền ra đời nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán và tùy tiện của nhà nước, gắn liền với việc xác lập và phát triển dân chủ. Do đó, nhà nước pháp quyền mang đầy đủ những đặc điểm được coi là những biện pháp hữu hiệu trong phòng chống quyền lực nhà nước. Cụ thể: Đặc điểm thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước được thành lập hợp pháp. Nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập ra nhà nước bằng con đường bầu cử tự do, chân chính, qua đó chuyển giao quyền lực nhân dân cho
  • 37. 31 những người đại diện ưu tú. Các cơ quan nhà nước được thành lập trên cơ sở Hiến pháp – đạo luật tối cao của quốc gia. Đặc điểm thứ hai, nhà nước pháp quyền là nhà nước đặt mình dưới luật pháp, pháp luật có vị trí hàng đầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản. Trong đó, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao, là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã hội. Trong xã hội, các chủ thể phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật theo nguyên tắc: cá nhân được phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những gì mà pháp luật quy định. Pháp luật của nhà nước pháp quyền với mục tiêu đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Đó là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước. Đặc điểm thứ ba, nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân quyền để hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước và các cá nhân công quyền. Theo đó, quyền lực nhà nước được phân ra thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp, được ba cơ quan nắm giữ tương ứng. Không chỉ dừng lại ở chỗ phân quyền, các cành quyền lực trong nhà nước pháp quyền còn có những cơ chế kiểm soát lẫn nhau theo nguyên tắc “sử dụng tham vọng để chống lại tham vọng”. Trong nhà nước pháp quyền, tòa án có vị trí quan trọng nhằm đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và xử lý những hành vi trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, cá nhân công quyền. Đặc điểm thứ tư, nhà nước pháp quyền là nhà nước có mục tiêu đảm bảo các quyền tự do và bình đẳng của con người. Các quyền này phải được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, đồng thời có cơ chế hữu hiệu đảm bảo thực hiện trên thực tế. Trong xã hội pháp quyền, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, mọi cá nhân đều được phát huy tính cực, sáng tạo của bản thân. Nhà nước được xây dựng trên nền tảng xã hội công dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, do đó, nhà nước và các cơ quan nhà nước phải phục tùng lợi ích của công dân mà không có điều ngược lại.
  • 38. 32 Những đặc điểm trên của nhà nước pháp quyền đều có thể khái quát: Nhà nước pháp quyền là một nhà nước dân chủ, tự đặt mình dưới pháp luật, được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo pháp luật và quản lý bằng pháp luật, mà Hiến pháp là đạo luật có tính tối cao. Tóm lại, sự ra đời của Hiến pháp và lý thuyết về nhà nước pháp quyền đều nhằm hướng đến một mục đích là hạn chế quyền lực nhà nước. Nếu như Hiến pháp hạn chế quyền lực nhà nước bằng việc ghi nhận nguyên tắc phân quyền – được xem là một phương thức hữu hiệu nhất để hạn chế quyền lực nhà nước – thì nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu hạn chế quyền lực nhà nước bằng pháp luật, mà đứng đầu là Hiến pháp. 1.2.3. Tòa án – cửa ải cuối cùng để phòng chống sự tùy tiện của quyền lực nhà nước Như đã phân tích ở trên, Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà mọi tổ chức, cá nhân, bao gồm cả cơ quan nhà nước đều phải đặt mình dưới pháp luật và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Theo Joseph Raz, một triết gia pháp luật nổi tiếng thì nhà nước pháp quyền phải đáp ứng 8 tiêu chuẩn cơ bản là: Một là, mọi quy phạm pháp luật đều không áp dụng hồi tố, công khai và rõ ràng; hai là, pháp luật có tính ổn định tương đối; ba là, quy trình làm ra quy phạm pháp luật đều được chỉ dẫn bởi những quy tắc chung, rõ ràng, ổn định và công khai; bốn là, hoạt động xét xử của tòa án phải được độc lập; năm là, các nguyên tắc cơ bản của công lý tự nhiên đều phải được tôn trọng; sáu là, tòa án nên có thẩm quyền kiểm soát tư pháp đối với các nhánh quyền lực khác; bảy là, việc tiếp cận với tòa án của các đương sự phải được dễ dàng; tám là, quyền cân nhắc trong việc ra các quyết định của các cơ quan phòng chống tội phạm không được để ở mức có thể bóp méo pháp luật [7]. Như vậy, khi xem xét đến tiêu chuẩn của một nhà nước pháp quyền,
  • 39. 33 chúng ta có thể thấy được vai trò tiên quyết của tòa án trong việc hiện thực hóa các yêu cầu đó. Vị trí của tòa án được đề cao trong việc xét xử các vi phạm và tranh chấp trong xã hội, trong đó có hành vi của các quan chức nhà nước. Dựa trên cơ sở pháp lý là pháp luật, các phán quyết có hiệu lực của tòa án có tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ và chấp hành. Thông qua hoạt động của tòa án, pháp luật được tôn trọng và tuân thủ một cách triệt để. Với chức năng xét xử, tòa án giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm quyền bởi lập pháp và hành pháp. Nếu quyền của dân chúng bị xâm hại bởi các quyết định và hành vi tùy tiện của các cơ quan lập pháp và hành pháp, dân chúng có thể dựa vào Hiến pháp mà khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vai trò này của tòa án được tổng kết từ rút ra từ thực tiễn chống lại sự lạm dụng quyền lực nhà nước: Để làm sáng tỏ những điều còn mơ hồ trong luật pháp và những quy định và để buộc phải phục tùng, các xã hội đã nghĩ ra một loạt các cơ chế chính thức và không chính thức để làm điều này, nhưng không có một cơ chế nào quan trọng hơn một hệ thống tư pháp chính thức, chỉ riêng ngành này có quyền cưỡng chế các cơ quan khác của nhà nước qua các cuộc phán xử. Và cũng chỉ mình nó có quyền chính thức phán quyết về sự hợp pháp những hoạt động của ngành lập pháp và hành pháp. Mối quan hệ đặc biệt này đối với các ngành còn lại của nhà nước đặt ngành tư pháp vào một vị trí độc nhất để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững, bằng cách giữ cho hai ngành khác phải hạn chế sự tùy tiện của nhà nước về những quyết định của họ và bằng cách củng cố sự tin cậy của toàn bộ công cuộc kinh doanh và môi trường chính trị [9, tr.200]. Để thực hiện vai trò này, tòa án có quyền phán xét tính hợp hiến của các đạo luật của Quốc hội và các quyết định, hành vi của các cơ quan hành
  • 40. 34 chính nhà nước. Đây là phương thức kiểm soát chính quyền hữu hiệu nhất nhằm đảm bảo ý chí chung của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp và các quyền con người, quyền công dân được bảo vệ. Trong Nhà nước pháp quyền, tòa án là nơi mà mọi tranh chấp trong xã hội được đem ra phán xét, kể cả các tranh chấp chính trị. Bất cứ hành vi nào của các cơ quan công quyền vi phạm pháp luật đều bị nghiêm trị thông qua một hệ thống tòa án công bằng và độc lập. Do đó, nếu như nhà nước cần một thành trì cuối cùng, độc lập chống lại mọi sự đe dọa đối với các nguyên tắc, giá trị nền tảng của xã hội, thì tòa án là sự lựa chọn tối ưu nhất. Đó là lý do tại sao mà ở các nước dân chủ hiện đại, việc nhân dân dựa vào tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình chính là minh chứng cho sự tin tưởng của người dân vào tòa án. Bất kì một công dân nào cũng đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật trước những hành vi tùy tiện của cơ quan công quyền, thông qua phán quyết công bằng của tòa án. “Ở Mỹ, mọi cái đều kết thúc tại tòa án. Người ta tin tưởng rằng tiếng nói của tòa án là tiếng nói cuối cùng, sự giải thích của tòa án về Hiến pháp có giá trị hơn quan điểm của Quốc hội và Tổng thống” [21, tr.27]. Tóm lại, cùng với sự phát triển của xã hội và sự mở rộng quyền tự do, dân chủ của công dân, vai trò của một hệ thống tòa án độc lập càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu như pháp luật là công cụ quy định những phương thức hạn chế sự tùy tiện của chính quyền thì tòa án chính là sự đảm bảo cho những quy định đó được thực thi trên thực tế. Thông qua hoạt động xét xử của mình, tòa án đã thiết lập nên một hàng rào pháp lý ngăn cản việc cơ quan nhà nước tùy tiện sử dụng sức mạnh được nhân dân trao cho. Hoạt động của hệ thống tòa án tạo thành một phương thức quan trọng để kiểm soát quyền lực nhà nước trong một quốc gia dân chủ.
  • 41. 35 Kết luận Chƣơng 1 Nhà nước là một tổ chức đặc biệt, do giai cấp thống trị nắm giữ và được sử dụng quyền lực tối cao mà nhân dân trao cho. Xuất phát từ bản tính con người, quyền lực nhà nước phải bị chế ngự nếu nó không do nhân dân trực tiếp thực hiện. Nếu quyền lực của nhà nước không có giới hạn, không bị kiểm soát thì sẽ dẫn đến tha hóa quyền lực, mang lại những hậu quả vô cùng tai hại cho xã hội mà người phải gánh chịu chính là nhân dân – chủ thể của quyền lực nhà nước. Mục đích chế ngự quyền lực nhà nước là ngăn chặn sự chuyên chế và lạm dụng quyền lực nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền lực đó được thực hiện một cách hiệu quả. Các phương thức chế ngự quyền lực nhà nước rất đa dạng, được kết hợp và hỗ trợ cho nhau để cùng thực hiện một mục đích chung là hạn chế sự lạm quyền và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trong đó, tòa án đóng vai trò quan trọng trong thực thi công lý và giới hạn quyền lực nhà nước.
  • 42. 36 Chƣơng 2 NỘI DUNG CỦA PHƢƠNG THỨC KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC BẰNG TÒA ÁN 2.1. Bản tính độc lập – cơ sở để tòa án thực hiện chức năng kiểm soát quyền lực nhà nƣớc Một trong những đóng góp lớn cho sự phát triển nhân loại của nền dân chủ tư sản là việc hình thành một loại cơ quan xét xử đứng độc lập với các cơ quan nhà nước khác. Thực hiện quyền tư pháp, tòa án phải được độc lập để có được những phán xét công bằng và khách quan, đồng thời đảm bảo cho “những điều hợp công lý phải có đủ quyền lực, và những điều dựa vào quyền lực phải hợp với công lý” (Pascal, 1622). Sự độc lập trong tổ chức và hoạt động của mình là cơ sở pháp lý để tòa án có thể thực hiện tốt chức năng hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan thuộc hai nhánh quyền lực còn lại. Nó xuất phát từ bản chất của ngành quyền tư pháp mà Hamilton đã chỉ ra khi soạn thảo nên Hiến pháp Mỹ: Những người đã nghiên cứu kĩ lưỡng về các ngành quyền đều phải nhận thấy rằng, trong một chính phủ mà các ngành quyền được phân định rõ ràng, ngành tư pháp, do bản tính và nhiệm vụ của nó, lúc nào cũng là ngành quyền ít nguy hiểm hơn cả đối với quyền tự do ghi trong Hiến pháp, bởi vì ngành này có ít khả năng nhất để ngăn cản hoặc xâm phạm tới các quyền tự do hiến pháp đó. Ngành hành pháp không những có quyền phân phối các vinh dự mà còn có quyền sử dụng vũ lực. Ngành lập pháp không những kiểm soát tài chính mà còn có quyền quy định các luật lệ chi phối sự sinh hoạt của công dân. Ngành tư pháp, trái lại, không có quyền sử dụng vũ lực hoặc kiểm soát tài chính, không có quyền chi phối tài sản lẫn
  • 43. 37 sức mạnh của xã hội, và cũng không có quyền quyết định tích cực nào cả. Có thể nói rằng, ngành tư pháp vừa không có lực lượng lại vừa không có ý chí, mà chỉ có trí phán đoán mà thôi, và cần phải dựa vào sự trợ tá của ngành hành pháp mới có thể thi hành được quyết định trí phán đoán của mình [12, tr.182]. Nhận xét của Halmiton đã cho thấy rằng, tòa án – thành trì bảo vệ công lý và quyền tự do của dân chúng, phải được quyền độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Bản tính độc lập giúp cho tòa án có khả năng phán xét mọi tranh chấp trong xã hội, là cơ sở để thiết lập nên một xã hội dân chủ. Cụ thể: (i) Tòa án phải độc lập về mặt tổ chức và quy chế hoạt động. Chỉ trên cơ sở đảm bảo vị trí độc lập của tòa án mới ràng buộc, thúc đẩy trách nhiệm và đảm bảo tính khách quan của cơ quan này trong thực hiện hoạt động giám sát các hành vi của các cơ quan, cá nhân công quyền. (ii) Tòa án phải độc lập trong việc điều hành các công việc nội bộ như được được quyền điều khiển nhân sự và phân bổ công việc của tòa án, sử dụng nguồn tài chính độc lập… Điều này sẽ tránh được sự can thiệp của các cơ quan lập pháp và hành pháp đến các phán quyết của thẩm phán. (iii) Quyết định của tòa án không bị sự can thiệp của bất cứ chủ thể nào trong xã hội. Đây là một nội dung được quy định trong Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, như tại Điều 104 Hiến pháp Vương quốc Bahrain: Danh dự của tư pháp, cùng tính liêm trực và công bằng của quan tòa, là nền tảng của chính phủ và là sự đảm bảo các quyền và quyền tự do. Không cấp chính quyền nào được đứng trên phán quyết của thẩm phán và không được can thiệp vào quá trình xét xử trong bất kì hoàn cảnh nào. Luật pháp đảm bảo tính độc lập của tư pháp [12, tr.320].
  • 44. 38 Theo trình tự tố tụng, tổ chức và hoạt động của tòa án phải được phân chia thành hai cấp xét xử. Một cấp xét xử đi gọi là sơ thẩm, và một cấp xét xử lại gọi là phúc thẩm. Hoạt động xét xử sơ thẩm được giao cho các tòa cấp dưới với những vụ việc ít nghiêm trọng. Các tòa cấp trên có quyền phúc thẩm lại các hoạt động xét xử của tòa án cấp dưới và xét xử các vụ việc quan trọng. Có thẩm quyền cao hơn tòa phúc thẩm và sơ thẩm là tòa án tối cao, cấp xét xử cuối cùng, có quyền phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm các bản án đã được các tòa cấp dưới xét xử. Như vậy, sự đảm bảo tính độc lập của hệ thống tòa án được thể hiện qua việc chỉ có tòa án cấp trên mới có quyền xét lại các phán quyết của tòa án cấp dưới theo trình tự tố tụng quy định trong pháp luật. Bên cạnh đó, muốn tòa án được độc lập thì thẩm phán phải độc lập trong công việc của họ. Để đạt được mục đích này cần phải có các phương pháp lựa chọn quan tòa có năng lực và đạo đức, đồng thời tạo cho họ những điều kiện tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp như chế độ đãi ngộ lương bổng của thẩm phán, sự bảo vệ quan tòa khỏi sự trả thù do những phán quyết của mình, nhiệm kì phải lâu dài để các thẩm phán có thể yên tâm làm việc… Có được những đảm bảo pháp lý đấy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất khả năng tham nhũng của thẩm phán cũng như những ảnh hưởng từ bên ngoài đối với quyết định của họ. Ngoài ra, kèm theo sự đảm bảo cho tính độc lập của thẩm phán cũng cần phải có những biện pháp nhằm tăng tính trách nhiệm của các thẩm phán trong hành động của mình. Trong pháp luật nhiều nước trên thế giới đã có những điều khoản nhằm hạn chế sự lạm quyền của các quan tòa, như có thể lấy Hoa Kì là một nước để tham khảo. Tại Hoa Kì, các thẩm phán khi xét xử phải tuân theo tiền lệ xét xử. Bên cạnh đó, các điều lệ về sự diễn giải luật pháp đã đặt một hạn chế khác đối với quan tòa, các thẩm phán không thể diễn giải theo cách nào cũng được. Tiếp đến, các thẩm phán liên bang có thể bị