SlideShare a Scribd company logo
1 of 141
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Đoàn Thị Xuyên
Ngành đào tạo : Kỹ Thuật May & Thời Trang
Chuyên ngành : Công nghệ may
Khoá học : 2004 - 2009
Tên đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai đơn hàng trong sản xuất
may công nghiệp”
I/ Số liệu cho trước:
- Kiến thức đã học
- Một số tài liệu kỹ thuật trong công ty
- Các tài liệu khai thác trên internet
II/ Nội dung cần hoàn thành:
1. Phần thuyết minh:
- 1 quyển thuyết minh được chia thành 3 chương:
 Chương 1: Nghiên cứu tổng quan
 Chương 2: Nghiên cứu thực nghiệm
 Chương 3: Kết quả nghiên cứu
- 1 đĩa CD bao gồm file nội dung đồ án+ file bìa đồ án + file mục lục đồ án
2. Bản vẽ Ao.
Người hướng dẫn: Ngày giao đề tài: 01/10/2008
1. Th.S Lưu Hoàng Ngày hoàn thành: 05/01/2009
2. GV Vũ Thị Oanh
Đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa thông qua !
Hưng Yên, ngày 04 tháng 01 năm 2009
TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi với cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với
sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Th.S Lưu Hoàng và Cô giáo Vũ Thị Oanh đến
nay đồ án của em đã được hoàn thành.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Kỹ thuật may & Thời
trang đặc biệt là thầy giáo Th.S Lưu Hoàng và cô giáo Vũ Thị Oanh, người đã trực
triếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt quá trình em làm đồ
án tốt nghiệp.
Nhưng do kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên đồ án của em không tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các
bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn và tạo điều kiện cho em có thêm những
hiểu biết sâu hơn về kiến thức chuyên ngành.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Xuyên
3
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn một năm Việt Nam tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế,
ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Dệt may nói riêng đã
đạt được rất nhiều thành tựu, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung
của cả nước. Tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều khó khăn và thử thách mà chúng
ta cần phải vượt qua.
Xã hội ngày càng phát triển, nền sản xuất công nghiệp ngày càng được mở rộng
với quy mô lớn, áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy sản
phẩm sản xuất ra ngoài thị trường ngày càng nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn. Các doanh nghiệp Dệt May cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Vậy làm thế nào để tạo ra được sản phẩm đạt chất
lượng cao vào đúng thời điểm đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng?
Nhân tố quyết định chính là ở việc quản lý và tổ chức sản xuất triển khai đơn hàng
trong doanh nghiệp.
Nhưng thực tế thì các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hiện nay đang hoạt động
mang tính khép kín, biệt lập theo kiểu mạnh ai nấy làm. Các công ty chưa có sự
thống nhất chung về quy trình sản xuất, quan hệ liên kết ngành còn rất hạn chế. Các
tài liệu kỹ thuật về chuyên môn ngành chưa thực sự mang tính thống nhất, khoa học
mà hầu như theo kinh nghiệm quản lý và sản xuất của từng công ty.
Mặt khác, theo mục tiêu phát triển của ngành Dệt may, Chính phủ Việt Nam đã
nhận định : Đến năm 2015 và 2020, ngành công nghiệp dệt may vẫn tiếp tục là
ngành công nghiệp trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam.
Vậy làm thế nào để ngành dệt may Việt Nam có được tiếng nói chung, có thể
đạt được những mục tiêu đã đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải hợp tác lại cùng
nhau phát triển, trợ giúp nhau về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đưa ra quy trình
sản xuất tiên tiến thống nhất chung trong toàn ngành.
4
Là một sinh viên được đào tạo về chuyên ngành công nghệ may và thời trang,
em xin đưa ra đề xuất của mình trong việc xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn triển khai
đơn hàng.
Chính những động lực trên đã thúc đẩy em mạnh dạn chọn đề tài :
“Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai đơn hàng
trong sản xuất may công nghiệp ”.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo nhất định cho các cán bộ,
nhân viên kỹ thuật tại các doanh nghiệp may và các bạn sinh viên theo học ngành
công nghệ may và thời trang tại các cơ sở đào tạo.
5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
MỤC LỤC............................................................................................................................5
CHƯƠNG I : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .................................................................7
1.1 Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất hàng may công nghiệp trên thế
giới và tại Việt Nam hiện nay ........................................................................................7
1.1.1 Tình hình chung đối với ngành công nghiệp dệt may trên thế giới .............7
1.1.2 Thực trạng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam........................................8
1.1.3 Kết luận ............................................................................................................ 17
1.2 Hệ thống các tài liệu, các giáo trình đề cập đến quy trình sản xuất triển khai
đơn hàng ........................................................................................................................ 18
CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........................................................ 20
2.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 20
2.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 20
2.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 20
2.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 20
2.4.1 Phương pháp quan sát .................................................................................... 21
2.4.2 Phương pháp “Phỏng vấn cá nhân trực tiếp” .............................................. 21
2.4.3 Xây dựng bảng câu hỏi cho đề tài nghiên cứu ............................................ 21
2.4.4 Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu........................................................ 22
2.5 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 22
2.5.1 Thực trạng quy trình sản xuất tại một số doanh nghiệp may .................... 22
2.5.2 Cơ sở thiết kế quy trình sản xuất của công ty ............................................. 31
2.5.3 Nội dung tài liệu kĩ thuật, cách thức trình bày thông tin về sản phẩm được
ứng dụng ở từng khâu sản xuất ............................................................................... 31
2.5.4 Những hạn chế trong quá trình triển khai đơn hàng ................................... 33
2.6 Kết luận ................................................................................................................... 34
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 37
6
3.1 Hướng dẫn việc chuẩn bị nguyên phụ liệu ........................................................ 38
3.1.1 Phá kiện và kiểm tra thông tin do khách hàng cung cấp............................ 38
3.1.2 Kiểm tra nguyên liệu ...................................................................................... 39
3.1.3 Kiểm tra phụ liệu ............................................................................................ 43
3.1.4 Thống kê khai báo các biên bản sau............................................................. 43
3.2 Hướng dẫn việc xây dựng tài liệu kĩ thuật thiết kế ............................................ 44
3.2.1 Nghiên cứu mẫu .............................................................................................. 44
3.2.2 Thiết kế mẫu và Chế thử mẫu ...................................................................... 48
3.2.3 Nhảy mẫu......................................................................................................... 62
3.2.4 Cắt mẫu cứng................................................................................................... 80
3.2.5 Giác sơ đồ ....................................................................................................... 81
3.3 Hướng dẫn việc xây dựng tài liệu kĩ thuật công nghệ..................................... 92
3.3.1 Xây dựng yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm .................................................. 92
3.3.2 Lập bảng mẫu và tính định mức nguyên phụ liệu ..................................... 99
3.3.3 Thiết kế dây chuyền công nghệ và bố trí mặt bằng phân xưởng ............112
3.3.3.1 Hướng dẫn xây dựng định mức thời gian chế tạo sản phẩm...............112
3.3.3.2 Hướng dẫn tính toán số lượng công nhân và số lượng thiết bị, thời gian
hoàn thành đơn hàng với các dữ liệu cho trước..................................................124
3.4 Lưu đồ quy trình triển khai sản xuất sản phẩm trong may công nghiệp .....127
3.5 KẾT LUẬN .........................................................................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................132
PHỤ LỤC ........................................................................................................................133
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................140
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN...........................................................141
7
CHƯƠNG I : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất hàng may công
nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay
1.1.1 Tình hình chung đối với ngành công nghiệp dệt may trên thế giới
Thời gian vừa qua, thị trường dệt may thế giới gặp khá nhiều khó khăn do ảnh
hưởng bởi sự suy thoái của kinh tế Mỹ. Nền kinh tế hàng đầu thế giới này suy yếu
làm cho nhu cầu giảm. Bên cạnh đó, đồng USD giảm giá ở những nước xuất khẩu
như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ … cũng làm cho giá sản phẩm trở nên đắt hơn.
- Tại Trung Quốc :
Theo thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ, xuất khẩu dệt may của Trung
Quốc sang Hoa Kỳ đang giảm xuống (giảm 25,49% so với cung kì năm ngoái), thị
phần của Trung Quốc đang thu hẹp lại, tạo cơ hội cho các sản phẩm dệt may đến từ
Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu dệt may
của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng hơn 20%, Ấn Độ tăng 8,2%, trong khi đó Trung
Quốc chỉ tăng 0,2%, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng 14,8% năm
2007….[1]. Do đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh so với đồng USD cộng với chính
sách hoàn thuế xuất khẩu bị dỡ bỏ đã làm tăng chi phí sản xuất khiến giá thành sản
phẩm cao .Tính từ đầu năm đến nay, giá hàng dệt may của Trung Quốc đã tăng
đáng kể, thậm chí nhiều nhà máy tăng giá sản phẩm tới 15-25%.
- Ở Việt Nam, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đã có nhiều tín hiệu tốt từ các thị
trường như Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ khi các số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu
thời gian qua tăng cả lượng lẫn giá. Tuy nhiên ngành cũng gặp không ít khó khăn
khi VND tăng giá và ngành đang phải đối mặt với việc điều tra chống bán phá giá ở
một số thị trường.
- Trong khi đó ở Bangladesh, ngành dệt may nước này lại hi vọng sẽ tăng gấp 3
lần kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 25 tỷ USD trong vòng 5 năm tới nhằm tranh
thủ thời gian Trung Quốc và Ấn Độ - hai đối thủ cạnh tranh chính về xuất khẩu dệt
may - đang phải đối phó với những khó khăn do đồng nội tệ tăng giá.
8
Ngoài vấn đề đồng USD mất giá và kinh tế Mỹ khủng hoảng, tình trạng lạm
phát cũng đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, giá cả hàng hoá
tăng cao ở hầu hết các nơi khiến người ta phải cắt giảm chỉ tiêu cũng có thể khiến
nhu cầu hàng may mặc sẽ sụt giảm trong năm nay. Nhu cầu hàng dệt may có thể
giảm song vẫn ở mức cao. Hơn nữa giá bông – nguyên liệu để sản xuất hàng dệt
may được dự đoán sẽ tăng do hạn hán và diện tích bị thu hẹp. Cụ thể…[4 ]:
+ Uzbekistan: một trong những nước xuất khẩu bông hàng đầu thế giới, dự
đoán sẽ thu hoạch 3,6 triệu tấn bông thô trong năm 2008, giảm so với mức 3,65
triệu tấn năm ngoái.
+ Còn Ấn Độ, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu bông thứ hai thế giới sau
Trung Quốc cũng dự đoán sẽ đạt sản lượng bông 5,34 triệu tấn trong năm nay, so
với 4,76 triệu tấn của năm ngoái.
+ Sản lượng của Mỹ năm nay sẽ giảm mạnh còn 4,14 triệu tấn trong vụ này
và xuống 3,19 triệu tấn trong vụ sau đó nông dân chuyển sang trồng các cây nông
nghiệp khác như ngô.
+ Sản lượng bông của Trung Quốc năm nay được dự đoán ở mức 7,62 triệu
tấn, thấp hơn so với 7,72 triệu tấn của năm ngoái.
Do đó giá bông tăng sẽ đẩy giá hàng dệt may tăng cao trong thời gian tới là điều
tất yếu.
Nhập khẩu dệt may từ Mexico, nước cung cấp lớn thứ hai của Hoa Kỳ, năm
2007 giảm cả về số lượng và kim ngạch. Trong khi đó, mặc dù mới chỉ chiếm
13,6% về kim ngạch và 14,9% về số lượng của thị trường nhập khẩu dệt may của
Hoa Kỳ, song sản phẩm dệt may đến từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Pakistan
đang tăng mạnh, đặc biệt là Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam là nước có tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ nhanh nhất cả về kim ngạch (tăng 34%) và
số lượng (tăng 31%)….[4 ]
1.1.2 Thực trạng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
1.1.2.1 Vị trí và vai trò của ngành Dệt May trong nền kinh tế quốc dân
9
Ngành Dệt May Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua,
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô. Ngành Dệt May hiện thu hút số
lượng lớn lao động và tăng không ngừng hàng năm. Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ số 55/2001/QĐ-TT, xác định phát triển ngành Dệt May trở thành một
trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu. Chỉ tiêu đặt ra đối với
ngành là đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 8-9 tỷ USD.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về lao động, về thị trường, giá nguyên vật liệu
tăng cao nhưng ngành dệt may Việt Nam đã đạt được kết quả hết sức ấn tượng.
Xuất khẩu toàn ngành năm 2007 đạt sấp xỉ 7.8 tỉ USD, tăng 34.5% so năm 2006,
chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam đã lọt vào top 10 nước và
vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Theo Hiệp
hội Dệt May Việt Nam thì trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu
(KNXK) mặt hàng dệt may vẫn đạt xấp xỉ 4,2 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ
năm ngoái….[1]. Cụ thể
* Xuất khẩu : Với các mặt hàng chính : áo Jacket, áo khoác, áo thun, áo gilê
Tháng
6/2008
(1000USD)
So với
T5/2008
(%)
So với
T6/2007
(%)
6 tháng
2008
(1000USD)
So với 6
tháng
2007 (%)
Dệt may 865.640 +15,21 + 17,24 4.162.190 +19,25
Tổng KNXK 6.430.804 + 8,13 + 53,67 30.626.284 + 35,88
( Nguồn: Ban Nghiên cứu và Xúc tiến Xuất Khẩu tổng hợp)
* Nhập khẩu
Tháng 6/2008 So với T6/2007
6 tháng 2008
(1000USD)
So với 6 tháng
2007 (%)
Lượng
(tấn)
Trị
giá(1000
%
lượng
% trị giá
Lượng
(tấn)
Trị giá
(1000 USD)
%
lượng
% trị
giá
10
USD)
Bông 22.711 35.980 + 27,7 + 61,02 147.636 222.911 +33,79 +63,52
Sợi 28.810 58.522 - 16,1 - 6,09 205.894 397.812 +1,03 +14,07
Vải 412.004 + 17,62 2.229.672 +16,74
NPL 234.205 + 26,78 1.220.670 +15,63
Tổng
KNNK
7.166.213 + 43,03 44.836.696 +64,88
( Nguồn: Ban Nghiên Cứu và Xúc Tiến Xuất Khẩu tổng hợp)
Tính đến cuối tháng 8, cả nước đã có 10 nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất
khẩu đạt trên 1 tỷ USD (tăng 2 mặt hàng so với năm 2007, là than đá và cao su) :
được thể hiện dưới biểu đồ sau…[1]
0
1
2
3
4
5
6
7
8
A B C D E F G H I J Hàng hóa
Kim ngạch
XK (Tỷ USD)
Hàng dệt may
Nhóm hàng khác
Hình 1.1 : Đồ thị biểu diễn kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng hóa
(tính đến cuối tháng 8/2008)
A - Dầu thô : 7.88 tỷ
B – Than đá 1.02 tỷ
C- Dệt may 6.04 tỷ
D - Giày dép 3.158 tỷ
E- Điện tử và máy tính 1.66 tỷ
F- Gạo 2.23 tỷ
G- Cà phê 1.54 tỷ
H- Cao su 1.04 tỷ
I- Đồ gỗ 1.82 tỷ
J- Thủy sản 2.89 tỷ
Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong những tháng đầu năm
2008 đã vượt qua Mexico, Ấn Độ, vươn lên vị trí thứ 2, sau Trung Quốc. Xu hướng
chuyển dịch sản xuất mặt hàng này từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng thể
11
hiện rõ. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có quyền “từ chối những đơn hàng có
giá trị thấp”. Những khó khăn đối với doanh nghiệp dệt may lúc này lại đến từ phía
khác : “ thiếu nguồn lao động.”
1.1.2.2 Nguồn nhân lực cho dệt may Việt Nam
 Số lượng lao động
Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động,
chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp và dự kiến sẽ tăng
lên đến 3,5-4 triệu lao động vào 2010. [3 ]
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi bỏ hạn ngạch, các nhà bán lẻ sẽ chú ý nhập
hàng ở các nhà máy có từ 1.000 công nhân trở lên. Trong khi đó, số liệu của tổng
cục thống kê, cho chúng ta thấy, tỷ lệ doanh nghiệp dệt may có số lao động từ 1000
người trở lên chỉ chiếm 6%, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 77%. Đây sẽ là một
hạn chế cho dệt may Việt Nam để cạnh tranh.
Biểu 1. Số lượng doanh nghiệp dệt may theo qui mô lao động
2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số DN 978 1352 1612 1909 2398
Dưới 10 người 62 6% 265 20% 185 11% 229 12% 332 14%
10 – 299 người 624 64% 762 56% 1006 62% 1175 62% 1506 63%
300 – 999 người 213 22% 230 17% 309 19% 375 20% 409 17%
1000 người trở lên 79 8% 95 7% 112 7% 130 7% 151 6%
(Tổng hợp từ nguồn của Tổng cục Thống kê)
Trong khi đó, nguồn nhân lực cung ứng cho ngành dệt may gần đây càng thiếu
trầm trọng, nhiều doanh nghiệp dệt may không thể tuyển đủ công nhân để đảm bảo
đơn hàng đã nhận dẫn đến tình trạng tranh giành lao động của nhau giữa các doanh
nghiệp dệt may. Đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên thiết kế mẫu cũng thiếu trầm
trọng từ lâu những vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
12
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động cho
ngành Dệt May có nguyên nhân chính là do tốc độ phát triển quá nhanh của ngành,
ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may ra đời dẫn đến nhu cầu sử
dụng lao động ngày càng cao. Trong khi đó số lao động đào tạo được không đáp
ứng đủ so với nhu cầu thực tế. Đồng thời địa phương nào cũng đầu tư vào ngành
may mặc để giải quyết lao động. Công nghiệp chủ lực cần ưu tiên dẫn đến tình trạng
lao động ngành may từ các trung tâm dệt may của cả nước chuyển ngược về các
tỉnh một cách ồ ạt, và người lao động khi có điều kiện làm việc gần nhà họ không
có ý định đi xa khi mà đồng lương cũng chỉ đủ cho họ sống hàng ngày đã làm mất
đi nguồn cung ứng lao động quan trọng cho các trung tâm dệt may lớn. Tình trạng
của các doanh nghiệp dệt may gặp phải là: thiếu lao động nên không có đơn hàng,
có đơn hàng thì không có đủ lao động.
 Chất lượng lao động
Tìm hiểu lao động dệt may tại một số doanh nghiệp hiện nay, mới thấy rõ một
thực tế : Đội ngũ lao động không chỉ biến động về số lượng mà còn yếu trầm trọng
về chất lượng.
Lao động ngành dệt may hiện nay chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức
kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Các doanh nghiệp dệt may phải
tuyển lao động tay nghề thấp, thậm chí chưa có tay nghề sau đó chấp nhận tự đào
tạo, đào tạo lại. Cũng vì đào tạo không bài bản nên số lao động thay thế hàng năm
chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Vì vậy, để hoàn thành các đơn hàng,
bắt buộc các doanh nghiệp phải tuyển dụng nhiều lao động, thực hiện làm việc theo
ca, kíp.
13
VD : như tại Công ty may Hưng Yên, hàng năm công ty này tuyển dụng hàng
trăm lao động phổ thông, sau đó cho học qua trung tâm dạy nghề và bố trí thợ giỏi
kèm việc trong khoảng 3 tháng. Sau thời gian này, lao động giỏi có thể tự đứng
máy, thao tác chuyền như một công nhân lành nghề, lâu năm.
Một số đơn vị liên doanh như Kyung Việt, VIT Garment... cũng chấp nhận
tuyển dụng lao động có trình độ thấp rồi tự đào tạo thành công nhân của mình. Làm
như thế, doanh nghiệp sẽ đào tạo được theo thế mạnh của mình và tiết kiệm kinh
phí đào tạo, trả lương trong thời gian học việc của công nhân.
Và vì thế, vấn đề chất lượng lao động ngành dệt may lại rơi vào vòng luẩn
quẩn: đào tạo không bài bản, chất lượng lao động không cao dẫn đến năng suất
thấp.
1.1.2.3. Công nghệ và cơ sở vật chất của ngành may tại Việt Nam
Những năm gần đây, ngành may Việt Nam phát triển rất mạnh và góp phần
không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân, vì thế việc hiện đại hoá ngành may để đáp ứng
được năng suất và chất lượng sản phẩm là rất cần thiết.
Hiện nay các doanh nghiệp may thường chia công việc thành từng công đoạn
riêng biệt, tạo ra sự chuyên môn hoá cao, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm,
đồng thời tạo điều kiện cho việc đưa máy móc thiết bị, công nghệ chuyên dùng vào
thay thế một phần công việc của con người, cải thiện môi trường làm việc cho
người lao động. Các thiết bị chuyên dùng đã giải quyết được những vấn đề kỹ thuật
của sản phẩm mà bằng lao động thủ công khó, hoặc không thể thực hiện được.
VD : Đối với sản phẩm áo sơ mi thì máy là ép măng-sec tự động, máy là ép cổ
áo tự động, máy sửa lộn cổ áo là không thể thiếu. Hiện tại các doanh nghiệp may
thường nhập những thiết bị này từ Đức, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc...Để giúp
các doanh nghiệp may mặc chủ động trong quá trình hoạt động, đồng thời giảm chi
phí đầu vào cho sản phẩm.
Ngày nay sự phát triển của hệ thống CAD/CAM đã đạt đến mức độ cao cả về số
lượng và chất lượng và được ứng dụng phổ biến đối với lĩnh vực công nghiệp may
và thiết kế thời trang. Trên thị trường có rất nhiều hãng cung cấp phần mềm cho
14
lĩnh vực này như: Gerber Garment Technology (Mỹ), Lectra system của hãng
Lectra Pháp, Tuka Tech của hãng Tukatech Ấn Độ, Investronia của hãng
Investronia …
1.1.2.4. Tình hình nguyên phụ liệu trong nước
Cho tới nay, khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động
được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu
phải nhập khẩu tới 90%. Thị trường Việt Nam tràn ngập các sản phẩm nhập ngoại,
không chỉ là các sản phẩm may mặc mà cả các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho
quá trình may mặc. Theo khảo sát của ngành tại các cửa hàng cho biết: vải ngoại
mẫu mã phong phú, thời trang hơn so với vải nội địa. Vải nội rõ nét nhất chỉ có các
mặt hàng tơ tằm, tafta, đũi với một số tên tuổi như Thái Tuấn, Vạn Phúc là tiêu thụ
tốt. Hàng Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế hơn về giá cả, mẫu mã và kiểu dáng thời
trang.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lại tăng trưởng mạnh. Đây là mâu
thuẫn lớn mà chúng ta cần phải giải quyết. Vậy làm thế nào để xuất khẩu với tỷ lệ
nội địa hoá cao nhằm tăng sức cạnh tranh là một vấn đề lớn đặt ra đối với dệt may
nước ta? Chính phủ giao nhiệm vụ cho toàn ngành dệt may là phải đầu tư sản xuất
thêm nguyên phụ liệu để giảm bớt tỷ lệ nhập khẩu. Để làm được điều này, hiện nay
ngành dệt may đang có 2 chương trình: Sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ xuất khẩu
trong vòng 5 năm tới đó là việc khẩn trương xây dựng 2 Trung tâm Cung ứng
Nguyên phụ liệu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Và chương trình tăng trưởng bông
nội địa. Trồng bông có năng suất cao ở những vùng có tưới để giảm bớt lệ thuộc
vào bông nhập khẩu. Đây là nhiệm vụ dài hạn và phải làm trong 5-10 năm. [3]
Chương trình này đã bắt đầu làm từ 2001.
1.1.2.5 Mô hình sản xuất doanh nghiệp và cách thức hoạt động của doanh
nghiệp
* Mô hình sản xuất của doanh nghiệp:
Hầu hết quy mô sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam còn nhỏ bé, công nghệ
lạc hậu, kinh nghiệm quản lý yếu kém, thiết kế chậm thay đổi, thương hiệu mờ nhạt.
15
Thực tế là công nghiệp dệt may có gần hai triệu lao động và luôn đạt kim ngạch
xuất khẩu rất cao nhưng đến 60-70% các công ty sản xuất gia công cho khách hàng
nước ngoài [ 3 ]. Đa phần các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn hoạt
động theo hình thức sản xuất gia công (CMT) là chủ yếu. Hầu hết các công ty nhận
mẫu, nguyên phụ liệu của khách hàng đưa cho, sau đó tổ chức sản xuất và giao hàng
đúng thời hẹn, đồng thời tranh thủ tận dụng mẫu của khách hàng và nguyên phụ liệu
trong nước để sản xuất và bán sản phẩm vào thị trường trong nước với giá rẻ. Một
số rất ít các doanh nghiệp may trong nước đã tự thiết kế mẫu mã kiểu dáng, sản xuất
và bán hàng như FOCI, PT2000…Các công ty may Việt Nam chưa có thương hiệu
Việt khi xuất ra nước ngoài, do đó năng lực cạnh tranh của ngành may chưa cao.
Hơn nữa, năng lực xúc tiến bán hàng còn yếu so với các nước trong khu vực.
Cơ cấu ngành còn chưa hoàn chỉnh, bộ phận cung cấp nguyên phụ liệu và khâu
thiết kế mẫu mốt hầu như chưa có gì. Khâu thiết kế vẫn là khó khăn mà các doanh
nghiệp đang phải đối mặt hiện nay. Trình độ thiết kế thời trang của Việt Nam vẫn
còn non kém, chưa có những trường dạy chuyên nghiệp, lực lượng những nhà thiết
kế trẻ dù đã được đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi
của người tiêu dùng.
* Cách thức hoạt động:
Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp mang tính khép kín, biệt lập theo kiểu
mạnh ai nấy làm. Quan hệ liên kết ngành còn rất hạn chế, chẳng hạn: Trong khâu
sản xuất, mặc dù nhiều doanh nghiệp may có công nghệ và sản phẩm sản xuất giống
nhau, nhưng các doanh nghiệp chưa có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, về
trang thiết bị và đào tạo lao động. Trong khi doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn
nước ngoài rất căng thẳng để hoàn thành những hợp đồng lớn thì doanh nghiệp nhỏ,
doanh nghiệp tư nhân lại thiếu việc, nhưng không có sự chia sẻ hay hợp tác.
Trong ngành còn tình trạng những máy móc chuyên dùng đắt tiền có tính chất
quyết định đối với chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp tư nhân không đủ sức
trạng bị thì ở doanh nghiệp nhà nước lại không phát huy hết công suất, gây ra lãng
phí rất lớn.
16
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài chưa phát huy được
vai trò đầu đàn về kỹ thuật, định hướng về sản phẩm, mẫu mốt, chưa có sự hỗ trợ
hay hướng dẫn về kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ của địa phương.
Còn trong khâu tiêu thụ, mỗi doanh nghiệp tự tổ chức hoạt động tiêu thụ từ
nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tổ chức kênh phân phối, xây dựng
thương hiệu, quảng cáo… theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng” thậm chí còn tranh
giành khách hàng, thị trường của nhau để cho khách hàng được dịp ép giá.
Có thể nói mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ còn
rất lỏng lẻo, mỗi doanh nghiệp đơn phương đương đầu cạnh tranh với những đối thủ
lớn rõ ràng sẽ vô cùng khó khăn. Cách làm này không thể tồn tại được trong bối
cảnh cạnh tranh quốc tế đang đặt ra rất gay gắt với ngành Dệt May.
1.1.2.6 Hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam
Dệt may là ngành có nhu cầu tiêu dùng gần như vô tận. Chính vì vậy mà chính
phủ Việt Nam đã nhận định : Đến năm 2015 và 2020, ngành công nghiệp dệt may
vẫn tiếp tục là ngành công nghiệp trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt
Nam.
Vì vậy mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 là
“tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16-18%, giai đoạn 2011-2020 từ 12-14%. Doanh
thu của ngành sẽ là 22,5 tỷ USD vào năm 2010 và 33 tỷ USD năm 2020. Các mục
tiêu chiến lược này chính là đoạn đường dài mà muốn đi được, dệt may Việt Nam
phải khắc phục cho được những khó khăn về: nguồn nguyên phụ liệu, nguồn vốn,
nguồn nhân lực, năng suất lao động, môi trường… đặc biệt là khi Việt Nam đã gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…”[2 ]
Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Thực hiện
2006
Mục tiêu toàn ngành đến
2010 2015 2020
1. Doanh thu triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000
17
2. Xuất khẩu triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000
3. Sử dụng lao động nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000
4. Tỷ lệ nội địa hoá % 32 50 60 70
5. Sản phẩm chính:
- Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60
- Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn - 120 210 300
- Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650
- Vải Triệu m2 575 1.000 1.500 2.000
- Sản phẩm may Triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000
(Theo Chính Phủ)
Theo dự kiến đến năm 2010 ngành dệt may Việt Nam sẽ sử dụng 2,5 triệu lao
động, trong đó có 1,5 triệu lao động làm công nghiệp, số còn lại làm trong các tổ
hợp, công nghiệp phụ trợ, hậu cần phục vụ. Trong giải pháp phát triển nguồn nhân
lực theo phê duyệt, ngành dệt may phải tiến hành triển khai các lớp đào tạo cán bộ
quản lý kinh tế kỹ thuật, cán bộ bán hàng chuyên ngành dệt may, cán bộ kỹ thuật và
công nhân lành nghề của các dự án dệt nhuộm trọng điểm.
Phát triển tối đa thị trường nội địa; tập trung phát triển mạnh các sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu…Phát triển sản xuất và cung ứng
nguyên phụ liệu, tập trung thực hiện chương trình sản xuất 1 tỉ mét vải phục vụ xuất
khẩu theo chỉ đạo của Bộ Công thương. Khẩn trương xây dựng 2 trung tâm cung
ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Ngành dệt may phải phát triển mạnh lĩnh vực thiết kế thời trang, đa dạng hóa
sản phẩm ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Thực hiện chiến lược thời trang hoá
ngành dệt may Việt Nam, đẩy mạnh họat động thiết kế và sản xuất sản phẩm có giá
trị gia tăng cao cùng với việc xây dựng hình ảnh ngành sản xuất dệt may Việt Nam
với chất lượng - thời trang - thân thiện môi trường.
1.1.3 Kết luận
Tham gia vào WTO là một bước ngoặt lớn với ngành công nghiệp Việt Nam
nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêng. Với những thành tựu mà ngành
công nghiệp dệt may đã đạt được trong hơn một năm qua, chúng ta có thể tin tưởng
18
vào sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp này trong thời gian tới. Tuy nhiên,
chúng ta phải mạnh dạn nhận ra những yếu kém, những thiếu xót, cần phải khắc
phục các yếu điểm đó để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngành trên thị
trường thế giới. Bên cạnh những ưu đãi, khuyến khích phát triển của chính phủ
dành cho Dệt may, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải biết đoàn kết, hợp tác
cùng phát triển, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm quản lý, tài liệu kỹ thuật, trang thiết bị.
Trước hết mỗi một doanh nghiệp phải tự nâng cao, rèn luyện đội ngũ cán bộ quản
lý, cán bộ kỹ thuật. Đồng thời thống nhất chung các quy trình sản xuất triển khai
đơn hàng.
1.2 Hệ thống các tài liệu, các giáo trình đề cập đến quy trình
sản xuất triển khai đơn hàng
Cho đến nay Dệt may vẫn được xem như là một trong những ngành trọng
điểm của công nghiệp của Việt Nam. Để có thể phát triển ngành lâu dài chúng ta
không chỉ quan tâm đến việc đầu tư vào việc sản xuất nguyên phụ liệu, áp dụng các
biện pháp quản lý và công nghệ sản xuất tiên tiến, mở rộng mạng lưới tiêu thụ...mà
ngay từ lúc này chúng ta phải dành những quan tâm đúng mức đến việc đào tạo ra
cán bộ kĩ thuật có khả năng quản lý, điều hành sản xuất và đội ngũ thiết kế thời
trang để ngành xứng đáng với những tiềm năng đang có. Việc đào tạo này không
những diễn ra ở trong doanh nghiệp mà trong cả các trường, các cơ sở đào tạo
chuyên ngành công nghệ may.
Vậy việc đào tạo phải bắt nguồn từ đâu? Không như những ngành kĩ thuật
khác, thực tế hiện nay các tài liệu, giáo trình cho ngành công nghệ may rất ít và
chưa thực sự mang tính thống nhất chung cho toàn nghành. Đặc biệt là giáo trình về
: Quy trình công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp, hướng dẫn triển khai đơn
hàng. Hầu hết là giáo trình riêng của các trường, tiêu biểu như:
 Trường Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- Giáo trình “Công nghệ may trang phục”
- Giáo trình “Thiết kế trang phục”
19
- Giáo trình “Tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp”
 Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh
- Giáo trình “Quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc trong công
nghiệp”
 Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Hưng Yên
- Giáo trình “Chuẩn bị sản xuất”
- Giáo trình “Điều khiển dây chuyền sản xuất & Nghiên cứu thời gian
thao tác.”
- Giáo trình “Quản lý chất lượng sản phẩm may”
Những giáo trình này đã khái quát chung được quy trình sản xuất hàng may
công nghiệp, giúp người đọc đã phần nào hình dung được các công đoạn sản xuất,
vai trò, chức năng và nội dung của các công đoạn này.
Tuy nhiên những giáo trình này vẫn tương đối khái quát, còn thiếu những
hướng dẫn cụ thể, một số phần chưa có ví dụ cụ thể và mở rộng với các trường hợp
đặc biệt, bài tập cụ thể, chưa thực sự tạo ra được những kĩ năng cần có ở người cán
bộ kĩ thuật.
Vì thế việc đầu tiên chúng ta cần là phải bổ sung vào việc xây dựng các tài
liệu để nó thực sự là một tài liệu hướng dẫn chung áp dụng cho bất kỳ một loại sản
phẩm nào và cho tất cả các mô hình sản xuất (kể cả FOB và CMT)
20
CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Nghiên cứu tìm hiểu quy trình triển khai sản xuất đơn hàng tại
một số doanh nghiệp may
2.1 Đối tượng nghiên cứu
 Tất cả các công đoạn trong quá trình triển khai đơn hàng trong sản xuất may
công nghiệp
2.2 Nội dung nghiên cứu
 Trình tự thực hiện nội dung công việc tại các công đoạn trong quá trình triển
khai đơn hàng
 Quan sát nội dung tài liệu kỹ thuật, cách thức trình bày thông tin về sản phẩm
được ứng dụng ở từng khâu trong sản xuất
 Nhận ra những sai sót và hạn chế trong quá trình triển khai đơn hàng từ đó đề
xuất quy trình triển khai đơn hàng đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại :
- Công ty may Vanlaack Asia - Thanh Trì - Hà Nội
- Công ty may Phù Đổng (thuộc công ty CP May 10) - Gia Lâm - Hà Nội
- Công ty TNHH may Minh Anh - Phố Nối - Hưng Yên
- Công ty TNHH may Anh Vũ - Phố nối - Hưng Yên
- Công ty may KiDo - Văn Lâm - Hưng Yên
Tổng mẫu được chọn trong 5 công ty trên để trả lời là 20 nhân viên, mỗi công ty
chọn ngẫu nhiên 2 nhân viên phòng kĩ thuật và 2 quản đốc phân xưởng
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn cá nhân (sử dụng
bảng câu hỏi để phỏng vấn).
21
2.4.1 Phương pháp quan sát :
Để có kết quả nghiên cứu chính xác hơn, cụ thể hơn cho đề tài nghiên cứu em kết
hợp cả 2 phương pháp quan sát đó là quan sát cá nhân và quan sát cơ khí (sử dụng
các thiết bị để quan sát, ghi lại những sự kiện xảy ra).
 Các vấn đề cần quan sát cho đề tài nghiên cứu:
- Trình tự các công đoạn trong quá trình triển khai đơn hàng
- Phương pháp thực hiện các công đoạn trong quá trình sản xuất
- Nội dung, cách thức trình bày tài liệu kĩ thuật được ứng dụng ở từng khâu
trong sản xuất.
2.4.2 Phương pháp “Phỏng vấn cá nhân trực tiếp”
 Các vấn đề cân nhắc khi chuẩn bị câu hỏi để phỏng vấn
- Câu hỏi có cần thiết hay không?
- Xem người được hỏi có thông tin để trả lời hay không
- Tránh hỏi câu hỏi mà người ta không còn nhớ thông tin để trả lời. Hỏi về vấn đề
đã diễn ra quá lâu có thể khiến thông tin thu được không chính xác
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, xúc tích
- Câu hỏi có khiến người nge ảnh hưởng đến tâm lý hay không?
2.4.3 Xây dựng bảng câu hỏi cho đề tài nghiên cứu
2.4.3.1 Mục đích của bảng câu hỏi
- Điều tra được cơ sở việc thiết kế quy trình sản xuất của công ty
- Những sai sót trong quá trình triển khai đơn hàng
2.4.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Câu hỏi dùng để phỏng vấn
(Về việc triển khai quy trình sản xuất hàng may công nghiệp)
22
Câu 1: Mô hình sản xuất của công ty bạn theo hình thức nào : FOB, CMT,
Bán CMT
Câu 2: Quy trình sản xuất của công ty được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của công
ty hay theo giáo trình, tài liệu nào không?
(Ghi rõ tên giáo trình, tài liệu……………………………………………..)
Câu 3 : Anh (Chị) đánh giá như thế nào về quy trình sản xuất của công ty mình?
Câu 4 : Công đoạn sản xuất nào thường hay xảy ra lỗi nhất?
Câu 5 : Anh (Chị) mong muốn đóng góp hay sửa đổi gì trong quy trình sản xuất của
công ty mình không?
Xin chân thành cám ơn Anh chị !
2.4.4 Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu
Tùy theo loại kết quả số liệu phân tích nghiên cứu và số liệu tóm tắt mà người
nghiên cứu có thể trình bày kết quả theo một trong những dạng sau: dạng văn viết
(text), dạng bảng, dạng biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh…
Không phải tất cả các số liệu phân tích hay kết quả đều phải trình bày ở dạng
bảng và hình. Những số liệu đơn giản, tốt nhất nên trình bày, giải thích ở dạng câu
văn viết và các số liệu được cho vào trong ngoặc đơn.
Với đề tài nghiên cứu của mình, em chọn cách trình bày kết quả nghiên cứu
của đề tài dưới dạng văn viết, dạng bảng, hình ảnh minh họa.
2.5 Kết quả nghiên cứu
2.5.1 Thực trạng quy trình sản xuất tại một số doanh nghiệp may
 Trong 5 công ty điều tra thì có
- 1 công ty hoạt động theo hình thức FOB : công ty may VanLacck
- 1 công ty hoạt động theo hình thức CMT : công ty may Phù Đổng
- 3 công ty hoạt động theo hình thức bán CMT : công ty TNHH may Anh Vũ,
công ty TNHH may Minh Anh, công ty TNHH may KiDo
23
 Chú thích một số từ viết tắt dùng để miêu tả trong quy trình sản xuất của công
ty
- TLKT : Tài liệu kỹ thuật
- NPL : Nguyên phụ liệu
- BTP : Bán thành phẩm, TP : Thành phẩm
- SP : Sản phẩm
- YCKT : yêu cầu kỹ thuật
- KHSX : kế hoạch sản xuất
2.5.1.1 Công ty may Phù Đổng
Công ty may Phù Đổng là một công ty nhỏ, thực hiện sản xuất gia công cho
công ty May 10. Mọi tài liệu, mẫu mã, nguyên phụ liệu của khách hàng do công ty
may 10 nhận và giao cho công ty may Phù Đổng. Sản phẩm chủ yếu của công ty là
các kiểu áo sơ mi nam, áo sơ mi nữ
Ảnh 2.1: Xưởng sản xuất công ty may Phù Đổng
Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may Phù Đổng được mô tả như sau :
24
Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may Phù Đổng
P. Kế hoạch
- Nhận tài liệu, thông tin từ
khách hàng
-Lập kế hoạch sản xuất
- Quản lý NPL
P. Kỹ thuật
- Thiết kế mẫu
- Chế thử mẫu
- Giác sơ đồ
- Viết YCKT
- Lập bảng mẫu và
tính định mức
Xưởng cắt
Xưởng May
- May
- Nhặt chỉ
- Thâu hóa
Xưởng Là
Hoàn thiện SP
- Gấp
- Bao gói
- Đóng hộp
Vải + mẫu mã + bảng
màu của khách hàng
Mẫu cắt gọt +
Bảng màu
BTP
TP
Sản phẩm
HT
Phụ liệu
NPL
Phụ liệu TLKT
TLKT
TLKT
SP mẫu
25
- Khi nhận đơn hàng, phòng kế hoạch sẽ lên lịch sản xuất và phòng kế hoạch sẽ
chuần bị toàn bộ vải, tài liệu, nguyên phụ liệu cho cả đơn hàng.
- Phòng kế hoạch phụ trách việc kiểm tra, chuẩn bị nguyên phụ liệu cho đơn hàng,
quản lý nguyên phụ liệu chứ không phải có kho nguyên liệu riêng.
- Vì công ty sản xuất gia công cho công ty may 10, nguyên phụ liệu do công ty
may 10 cung cấp nên công ty hầu như không có công đoạn kiểm tra chất lượng
nguyên phụ liệu mà chỉ tiến hành kiểm tra số lượng và chủng loại nguyên liệu.
- Công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm
+ Công nhân, tổ trưởng tự kiểm tra 100% sản phẩm
+ KCS chỉ kiểm tra xác suất của nhóm hàng đầu tiên ra chuyền ở mỗi tổ
sản xuất.
+ Công đoạn sau không kiểm tra công đoạn trước nên dẫn đến trường hợp
khi đem sản phẩm đi là, KCS kiểm tra xác xuất mới phát hiện ra lỗi trên
sản phẩm.
- Nhược điểm : đơn hàng lớn, số lượng trách nhiệm của công nhân không cao thì
dẫn đến nhiều hàng lỗi. Khi xử lý rất mất thời gian trong việc tìm ra nguyên
nhân và nhận trách nhiệm.
2.5.1.2 Công ty TNHH may Minh Anh
Công ty may TNHH Minh Anh là công ty gia đình hoạt động theo hình thức
bán gia công. Tức là công ty vừa thực hiện sản xuất gia công cho khách hàng nước
ngoài, vừa thực hiện tự sản xuất hàng xuất khẩu.
Theo hình thức này thì quá trình sản xuất đơn hàng là khác nhau :
- Nếu làm gia công : công ty nhận đơn đặt hàng, nguyên phụ liệu, mẫu mã của
khách hàng → tiến hành sản xuất →giao hàng.
- Nếu sản xuất hàng xuất khẩu : công ty sẽ tiến hành nghiên cứu xu hướng thời
trang → thiết kế mẫu → lựa chọn mẫu để sản xuất→ sản xuất → xuất khẩu hàng
ra nước ngoài.
26
Nhưng dù là FOB hay CMT thì sau khi nhận được đơn hàng, quy trình sản xuất
được diễn ra như sau:
P. Kế hoạch
- Nhận TL
- Lập KHSX
Xưởng cắt
- Cắt BTP
-ép mex
Xưởng là
Kho nguyên liệu
- Kiểm tra NPL
- Xuất nhập NPL
NPL + TLKT
TL + Bảng màu +
Mẫu
BTP
TP
SP
Vải + dựng
Phụ liệu
Bao gói + hòm hộp
Định
mức
TLKT
TLKT
TLKT
SP mẫu
Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may Minh Anh
P. Kỹ thuật
- Thiết kế mẫu
- Chế thử mẫu
- Giác sơ đồ
- Viết YCKT
- Lập bảng mẫu và
tính định mức
Xưởng May
- May
- Nhặt chỉ
- Thâu hóa
Hoàn thiện SP
- Gấp
- Bao gói
- Đóng hộp
27
2.5.1.3 Công ty TNHH may Anh Vũ
Là một công ty tư nhân ba thành viên mà tổng giám đốc là nữ, công ty đã và
đang tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường với những bạn hàng quen thuộc
như Orange Fashion của Mỹ hay có phân xưởng sản xuất Đan mạch chuyên sản
xuất các đơn hàng xuất sang Đan mạch và Châu âu.
Sản phẩm sản xuất chủ yếu là hàng thời trang: các loại váy, áo vec nữ… Hình
thức hoạt động của công ty này cũng giống như công ty TNHH may Minh Anh
P. Kế hoạch
-Lập KHSX
-Giao hàng
Xưởng cắt
(chỉ cắt phá BTP)
Xưởng may:
- Cắt gọt BTP
- May
- Thâu hóa
QC chuyền may mang SP
đi là
SP
TP
TLKT
TL + mẫu
Kho nguyên liệu
TLKT
SP mẫu
Định mức
Vải
dựng
TLKT Phụ liệu
BTP
Phụ liệu
Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may Anh Vũ
P. Kỹ thuật
- Thiết kế mẫu
- Chế thử mẫu
- Giác sơ đồ
- Viết YCKT
- Lập bảng mẫu và
tính định mức
Xưởng hoàn thiện SP
- Gấp
- Bao gói
- Đóng hộp
28
- Mỗi phân xưởng gồm có nhiều chuyền may. Mỗi chuyền đảm nhận một mã hàng
riêng biệt. Đôi khi những mã hàng có số lượng lớn có thể 2 hoặc 3 tổ cùng sản
xuất.
- Quản đốc quản lý phân xưởng. Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp về
năng suất và chất lượng của một mã hàng.
- Khi vào chuyền một đơn hàng mới, tổ trưởng căn cứ vào tài liệu kỹ thuật (bảng
mầu, vật mẫu, yêu cầu kỹ thuật) và số lượng công nhân, thiết bị máy móc hiện có,
phân công công việc sao cho hợp lý nhất. Phân công công việc cho những người
quen làm những việc tương tự.
- Công đoạn đầu tiên của một chuyền thường là kẻ vẽ, sang dấu, cắt gọt BTP.
- Sản phẩm may xong, qua KCS chuyền kiểm tra sau đó KCS trực tiếp mang sang
xưởng là để là rồi giao sản phẩm cho xưởng hoàn thiện. Xưởng là chỉ có chức
năng là sản phẩm chứ không nhận hay bàn giao sản phẩm trực tiếp cho bất kỳ
xưởng nào.
2.5.1.4 Công ty may KiDo
Công ty may KiDo là công ty 100% vốn nước ngoài. Hình thức hoạt động
của công ty này cũng giống như công ty TNHH may Minh Anh, công ty may Anh
Vũ.
29
Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may KiDo
Xưởng cắt
- Cắt gọt BTP
Xưởng may
- May
- Thâu hóa
Xưởng là
Xưởng hoàn thiện
Kho nguyên liệu
(Không kiểm tra chất
lượng NPL)
Bảng màu +
TLKH
TLKT
BTP
TP
SP
Vải + dựng
Phụ liệu
Bao gói + hòm hộp
Định
mức
TLKT
TLKT
TLKT
SP mẫu
P. Kế hoạch
-Lập KHSX
-Giao hàng
P. Kỹ thuật
- Thiết kế mẫu
- Chế thử mẫu
- Giác sơ đồ
- Viết YCKT
- Lập bảng mẫu và
tính định mức
NPL
 Đặc điểm :
Khi nhập kho nguyên phụ liệu. Công ty không tiến hành kiểm tra chất lượng
nguyên liệu mà chỉ kiểm tra số lượng và chủng loại. Đến công đoạn cắt, sau khi cắt
xong BTP nếu chi tiết nào bị lỗi (lỗi do chất lượng nguyên liệu) công ty sẽ cắt chi
tiết khác để thay thế.
30
2.5.1.5 Công ty may VanLaack Asia
VanLaack Asia Hanoi là công ty có 100% vốn
nước ngoài. Sản phẩm chính mà công ty thường sản xuất
: sơ mi nam, sơ mi nữ, cà vạt, váy, đồ ngủ cho nam, quần
áo lót nam giới. Xuất khẩu sang Đức, Nga, Châu Âu….
Bên cạnh đó công ty nhận sản xuất cho một số
khách hàng truyền thống của công ty : hàng ESCADA,
ALBERLAR. Các hãng này sẽ chọn mẫu do VanLacck
thiết kế, sau đó đặt VanLacck sản xuất.
Công ty được trang bị các loại máy trải vải, máy cắt, máy may điều chỉnh bằng
bảng điện tử, dàn máy thêu, sử dụng hệ thống cữ gá vào loại tiên tiến nhất hiện nay.
Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may VanLaack
G.Đ phụ trách sản xuất
(Việt Nam)
Quản lý chất lượng
(SQC) bên Việt Nam
SQC cắt
SQC may
SQC Là và Đóng
gói
P. kỹ thuật
- Giác sơ đồ
P.Kỹ thuật của công ty
VanLacck bên Đức
Khâu cắt
Là và đóng gói
Khâu may
Sơ đồ +
tài liệu
Kho nguyên phụ liệu
(không kiểm tra chất
lượng NPL)
TLKT
SP mẫu
TLKT
TL
Vải +
dựng
Phụ
liệu
Phụ
liệu
BTP
TP
TLKT
TLSP mẫu + bộ mẫu
YCKT
31
- Cũng giống như công ty may KiDo, Công ty may VanLaack không tiến hành
kiểm tra chất lượng nguyên liệu, đến khâu cắt nếu chi tiết nào bị lỗi thì sẽ được bỏ
ra và cắt chi tiết khác thay thế.
- Các công đoạn trong quy trình sản xuất của công ty được móc nối trực tiếp và có
liên quan chặt chẽ với nhau. Đối với công ty thì yếu tố chất lượng sản phẩm được
đặt lên hàng đầu. Do đó quy trình kiểm tra chất lượng giữa các công đoạn hết sức
chặt chẽ.
+ Công nhân, tổ trưởng, SQC chuyền kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm. Người
sau kiểm tra người trước, sản phẩm không đạt bị loại bỏ và sửa chữa ngay.
+ SQC trưởng kiểm tra xác suất (thường là 30% / tổng số)
- Công đoạn cắt, là, bao gói được bố trí ngay cạnh công đoạn sang dấu, ép mex,
thêu, may nên việc vận chuyển nguyên liệu giữa các công đoạn gần như được loại
bỏ: sản phẩm đầu ra của công đoạn này được sử dụng ngay ở công đoạn kế tiếp
nó.
2.5.2 Cơ sở thiết kế quy trình sản xuất của công ty
Kết quả điều tra cho thấy :
 100% các công ty thiết kế quy trình sản xuất của công ty mình đều dựa trên kinh
nghiệm quản lý riêng của công ty mà không theo bất kỳ một giáo trình nào.
 100% nhân viên đánh giá quy trình sản xuất hiện tại của công ty là chưa hợp lý
2.5.3 Nội dung tài liệu kĩ thuật, cách thức trình bày thông tin về sản
phẩm được ứng dụng ở từng khâu sản xuất
2.5.3.1 Nội dung tài liệu
Qua quá trình nghiên cứu việc triển khai đơn hàng tại 5 công ty trên, ta có
thể thống kê các tài liệu cần thiết mà các công ty cần làm khi triển khai đơn hàng là:
- Lệnh sản xuất mã hàng (kế hoạch sản xuất mã hàng)
- Phiếu nhập, xuất kho nguyên phụ liệu
32
- Bộ tài liệu kĩ thuật do phòng kĩ thuật phụ trách bao gồm :
+ Yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm
+ Bảng thông số kích thước thành phẩm, bán thành phẩm
+ Quy cách may, quy trình may sản phẩm
+ Quy ước thiết bị sử dụng
+ Bảng màu, sản phẩm mẫu
+ Sơ đồ mẫu
+ Định mức nguyên phụ liệu
+ Quy cách là, gấp, bao gói
- Tài liệu cho xưởng cắt : phiếu tác nghiệp cắt
- Bộ tài liệu quản lý chất lượng :
+ Biên bản kiểm tra nguyên phụ liệu
+ Bản quy định chất lượng cho từng chi tiết trên sản phẩm
+ Báo cáo kiểm tra chất lượng mã hàng
2.5.3.2 Cách thức trình bày
Hầu hết trong các công ty trên, nội dung tài liệu kĩ thuật được chuyển đến các
công đoạn sản xuất là đầy đủ và tương đối giống nhau. Chúng chỉ khác nhau về
cách thức và thứ tự trình bày.
Các thông tin này bao gồm
- Tên công ty
- Tên khách hàng
- Tên, mã sản phẩm
- Số lượng mỗi size, màu sắc.
- Các thông tin về quy cách sản phẩm : loại máy sử dụng, loại chỉ may, cúc,
khóa, mã thêu, vị trí thêu, yêu cầu giặt là, quy cách đóng gói....
- Ngày giao hàng
33
2.5.4 Những hạn chế trong quá trình triển khai đơn hàng
Các công đoạn thường hay xảy ra lỗi
Những hạn chế và sai sót trong quá trình triển khai đơn hàng được tổng hợp dưới
bảng sau:
STT
câu
hỏi
Câu trả lời
Câu trả lời
Công ty
VanLaack
Công ty
Phù Đổng
Công ty
Anh Vũ
Công ty
Minh Anh
Công ty
KiDo
Câu
số 4
Kiểm tra NPL x
Thiết kế mẫu
Nhảy mẫu
Giác sơ đồ
Công đoạn cắt x
Công đoạn may x x x x x
Rải chuyền x
Công đoạn là x x x
Bao gói và hòmhộp
Công đoạn khác x
Ta dễ dàng nhận thấy, khi triển khai đơn hàng thì công đoạn may hay xảy ra lỗi
nhất. Tiếp đến là công đoạn là sản phẩm.
Theo quan sát trực tiếp, ở công đoạn là sản phẩm rất hay có nhiều sản phẩm bị
bóng (tại một số vị trí như đầu cổ, măng séc), bị co, nhăn, ly sống tay bị lệch
34
Hình 2.2 : Xưởng là công ty may Phù Đổng
Cùng với kết quả của việc phỏng vấn, kết hợp với phương pháp quan sát em nhận
thấy:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm thêm giờ của công ty phần lớn là do thao
tác làm việc của công nhân còn chưa tốt, còn có quá nhiều thao tác thừa, không
chính xác dẫn đến gây ra nhiều hàng lỗi → phải sửa hàng →năng suất giảm.
Riêng ở công ty Anh Vũ còn có hiện tượng tài liệu kỹ thuật đưa xuống sản xuất
không rõ ràng : Các yêu cầu, quy cách đối với sản phẩm còn được viết tắt, thiếu
hình vẽ minh họa. Điều này gây mất thời gian và dễ gây hiểu lầm (giữa các đơn
hàng khác nhau) cho các bộ phận sản xuất.
2.6 Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu trên ta có thể nhận thấy rằng quy trình sản xuất tại
mỗi công ty là khác nhau, trình tự tiến hành chúng khác nhau và đều dựa trên kinh
nghiệm sản xuất và quản lý riêng của từng công ty. Nhưng đều thống nhất rằng : dù
doanh nghiệp hoạt động theo hình thức FOB hay CMT thì quy trình triển khai đơn
hàng phải trải qua các công đoạn sau:
35
MÔ HÌNH SẢN XUẤT HÀNG MAY CÔNG NGHỆP
LỆNH SẢN XUẤT
Kiểm tra, đo
đếm NPL
Nhập kho tạm
chứa
CHU N B NGUYÊN
PHỤ LIỆU
CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT
CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
Chế thử mẫu
Thiết kế mẫu
Nghiên cứu mẫu
XÂY DỰNG TÀI LIỆU
K THUẬT THIẾT KẾ
Bố trí mặt bằng
CÔNG ĐOẠN CẮT
Xây dựng
YCKT
XÂY DỰNG TÀI
LIỆU CÔNG NGHỆ
Cắt mẫu cứng
Nhảy mẫu Tính năng suất
lao động, điều
động thiết bị
CÔNG ĐOẠN MAY CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT
Đánh số
Bóc tập - Phối kiện
Là, ép mex
Cắt phá
Cắt gọt BTP
Là
định
hình
May
chi
tiết
Lắp
ráp
Tẩy Là
Bao
gói
Đóng
kiện
Giác sơ đồ
Nhập kho
Trải vải
Áp mẫu sơ đồ
Lập bảng mẫu
Tính định mức
NPLNhập kho
chính thức
36
Được thực hiện song song với các công đoạn trên là quá trình kiểm tra chất
lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng cuối cùng
trước khi xuất xưởng. Việc kiểm tra này phải được thực hiện chặt chẽ ở tất cả các
khâu sản xuất có như thế mới có thể đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu mỹ
thuật của sản phẩm.
Quy trình triển khai đơn hàng trong sản xuất rất phức tạp đòi hỏi sự kết hợp
chặt chẽ giữa các bộ phận ngay từ khâu chuẩn bị về nguyên phụ liệu, bộ mẫu, tài
liệu kĩ thuật ...cho đến khi quản lý giám sát đơn hàng trong công đoạn sản xuất. Quy
trình này bao gồm những nội dung chính như sau:
Phần I : Chuẩn bị sản xuất
1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu
2. Xây dựng tài liệu kĩ thuật thiết kế
3. Xây dựng tài liệu kĩ thuật công nghệ
Phần II : Các công đoạn sản xuất
1. Công đoạn cắt
2. Công đoạn may
3. Công đoạn hoàn tất sản phẩm
Do thời gian hạn chế và phạm vi đề tài rất rộng nên với đề tài này, em xin đi
sâu vào hướng dẫn phần : “Triển khai công đoạn chuẩn bị sản xuất” .
37
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Quy trình hướng dẫn thực hiện công đoạn “Chuẩn bị sản xuất”
Kiểm tra, đo đếm
NPL
Nhập kho tạm
chứa
Chuẩn bị nguyên
phụ liệu
CHU N B SẢN XUẤT
Chế thử mẫu
Thiết kế mẫu
Nghiên cứu mẫu
Xây dựng tài liệu
kĩ thuật thiết kế
Bố trí mặt bằng
Xây dựng YCKT
Xây dựng tài liệu kĩ
thuật công nghệ
Cắt mẫu cứng
Nhảy mẫu
Tính năng suất lao
động, điều động
thiết bị
Giác sơ đồ
Lập bảng mẫu
Tính định mức
NPL
Nhập kho chính
thức
38
3.1 Hướng dẫn việc chuẩn bị nguyên phụ liệu
Sơ đồ hoạt động của kho nguyên liệu
Dỡ
kiện
Kiểm tra chi tiết
: Chất lượng, số
lượng
Kiểm tra
sơ bộ về
số lượng,
chủng
loại, màu
sắc
Hàng đạt yêu cầu Nhập kho chính thức
Hàng không đạt yêu
cầu
Báo cho nhà cung
câp NPL
Nguyên
liệu đầu
vào
Để riêng chờ sản xuất
Quy trình kiểm tra nguyên phụ liệu được thực hiện theo các bước sau :
3.1.1 Phá kiện và kiểm tra thông tin do khách hàng cung cấp
1. Phương pháp phá kiện
- Kiện hàng hình trụ được đóng bằng bao nylon, bao cước, bao vải :
+ Dựng kiện hàng lên, mở mối dây khâu miệng bao.
+ Tuyệt đối không được dùng dao hay kéo rạch bao gây hư hỏng bao rách
nguyên liệu.
- Đối với những kiện hàng bằng thùng gỗ có đai nẹp bằng sắt hoặc nylon : dùng
kìm cắt đai và mở nắp hòm theo đúng quy định, tránh xéo cạy bừa bãi, gây thủng
rách nguyên liệu, hư hỏng thùng.
2. Kiểm tra
- Mở kiện đếm và kiểm tra chi tiết nguyên phụ liệu về: số lượng cây (cuộn)
vải, Chủng loại, màu sắc .
- Kiểm tra thông tin ghi trên giấy giao nhận
- Sau đó mới lần lượt lấy các cây vải ra
39
3.1.2 Kiểm tra nguyên liệu
3.1.2.1 Kiểm tra về số lượng
a) Đối với vải xếp tập : dùng thước đo chiều dài của một lá vải, sau đó đếm số lớp
trên cây vải rồi nhân số lớp này với chiều dài của một lá vải, để có tổng chiều
dài của toàn bộ cây vải. Kiểm tra xem số lượng này có khớp với phiếu ghi ở đầu
cây vải hay không
VD: Một kiện vải tấm khi tiến hành kiểm tra số lượng đo chiều dài lớp vải
1,2m. Tiến hành kiểm tra số lượng đo chiều dài lớp vải là 1,2m. Đếm được 95
lớp.
Chiều dài của tấm vải sẽ là 1,2 x 95 = 114 (m)
b) Đối với vải cuộn tròn :
+ TH1: Dùng máy kiểm tra độ dài
+ TH2 : Kiểm tra bằng phương pháp thủ công
* Cách 1: Dùng thước đo bán kính của cây vải để xác định chiều dài :
Phương thức này không chính xác, ta phải đo nhiều lần trên cùng chủng loại
nguyên liệu với cây vải có chiều dài khác nhau để rút ra thông số bình quân.
* Cách 2: Dùng trọng lượng để xác định chiều dài (với điều kiện cây vải có trọng
lượng riêng sai biệt không đáng kể).
Dùng cân có độ chính xác cao, xác định trọng lượng của từng cây vải có
cùng chủng loại sau đó tiến hành so sánh xác định chiều dài.
VD : Cây vải cân nặng 29kg (đã trừ lõi vải), trên phiếu kiện đầu cây vải có ghi
nội dung sau
Trục : 1235
Cây số : 13
Khổ vải : 65 inch
Chiều dài : 120 (m)
Trọng lượng riêng :160 g/m2
Xác định chiều dài cây vải ghi trên phiếu kiện chính xác không?
40
Đây là trường hợp :Tính chiều dài cây vải dựa theo khối lượng và trọng lượng riêng
của vải Ta sẽ làm như sau :
Khổ vải 65 inch 1.65 (m)
Khối lượng cây vải cân được : 29 kg = 29000 (g)
Ta có diện tích cây vải là :
160
29000
= 181.25 (m2)
Chiều dài cây vải : D =
R
S
=
65.1
25.181
= 109.85 (m)  Chiều dài cây vải ghi trên phiếu
là 120 (m)
 đề nghị cho đo thực tế lại toàn bộ cây vải
3.1.2.2 Kiểm tra khổ vải
* Dụng cụ đo :
Khi tiến hành đo, ta sử dụng thước cây (bằng gỗ, kim loại) để tránh sự co giãn.
Thước phải đảm bảo 3 điều kiện :
- Đảm bảo độ chính xác cao, chữ số rõ ràng.
- Thước phải trơn láng để đảm bảo chất lượng bề mặt của vải trong quá trình đo
- Chiều dài của thước đo phải lớn hơn chiều dài của khổ vải định đo.
* Phương pháp đo :
- Dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải, cứ 3m đo một lần. Sau đó lấy số
đo nhỏ nhất so với lần lặp lại nhiều nhất của phép đo
- Tùy theo từng loại vải có mép biên trơn, xù, lỗ kim lớn hay nhỏ, nhất là đối với
các mép biên không bình thường lúc thì phình ra lúc thì lõm vào phải báo cáo cụ
thể cho phòng kỹ thuật để có kế hoạch trừ hao đối với khâu giác sơ đồ.
- Trong quá trình đo, nếu thấy khổ thực tế nhỏ hơn khổ ghi trên phiếu 2cm ta phải
báo cụ thể cho phòng kĩ thuật, KCS, hoặc Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật để xác
minh và có hướng giải quyết
- Đối với vải cuộn tròn : ta tiến hành đo 3 lần
Lần 1 : ở đầu cây
41
Lần 2 : dũ vải ra, lùi vào trong 3m
Lần 3 : lùi sâu vào trong 5m nữa
3.1.2.3 Kiểm tra chất lượng
a) Phân loại vải :
- Vải loại 1 : không có khuyết tật nào trên chiều dài từ 2m trở lên.
- Vải loại 2 : cho phép lệch màu 1 cấp, các lỗi dệt thưa trên 1m, có từ 1  2 lỗi nhẹ
- Vải loại 3 : sai màu, lệch màu từ 2 cấp trở lên, mật độ các lỗi từ 3 lỗi trở lên/1m
chiều dài vải
b) Các dạng lỗi vải :Lỗi được phân ra theo dạng và nhóm sau
STT Nhóm lỗi Các dạng lỗi
1 Các loại dạng lỗi do
quá trình dệt gây ra
- Lỗi về sợi : sợi dọc, sợi ngang không đều, to nhỏ,
thiếu sợi, đúp sợi, có nhiều gút sợi
- Khổ vải không đều trên toàn bộ tấm vải
- Mép vải bị rách
- Tạp chất bẩn trong sợi
2 Các lỗi do quá trình in
hoa, nhuộm màu
- Lỗi in nhuộm trong 1 sợi dài trên 4m
- Lệch hoa, sai màu
- Vi phạm nền hoa, đứt sợi chập nhau (lệch trụ hoa)
- Không đồng màu, in hoa chỗ đậm, chỗ nhạt
- Vết màu rải rác trên toàn bộ cây vải
- Lỗi sợi dọc hoặc ngang đều rải rác trên toàn bộ vi
phạm nền hoa, đứt đoạn chập sợi, lệch trục in hoa có
chu kỳ thấy rõ.
- Màu không đều, chênh nhau 1/8-1/10
- Khổ vải to nhỏ không đều có chu kỳ
- Đứt biên liên tục
42
3 Lỗi trong quá trình
mang vác vận chuyển
- Có lỗ thủng hay rách vải
- Mặt vải bị bẩn
- Vải bị rút sợi
- Gián, chuột gặm nhấm
c) Phương pháp đánh dấu lỗi vải :
Tùy theo quy định với từng mã hàng mà ta chọn cách đánh dấu lỗi vải cho phù
hợp tránh ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của vải.
Có thể dùng một trong các cách sau :
- Dùng băng dính cắt vuông 1cm đánh trực tiếp vào lỗi vải.
- Dùng phấn phản màu để đánh dấu chỗ có lỗi.
- Dùng kim khâu chỉ phản màu trực tiếp vào lỗi và cắt chỉ chừa lại 1cm để làm
dấu.
- Ở các loại vải cao cấp thường được khâu ngoài, tại mép biên ngang với vị trí
có lỗi
d) Phương tiện kiểm tra :
- Đối với vải cuộn tròn : ta dùng máy cuốn vải có đèn chiếu sáng từ dưới lên, cho
máy chạy chậm, đều, cuốn vải sang trục khác để kiểm tra.
Cũng có thể dùng giá thủ công có 2 trục lăn, lồng cây vải
vào một trục và cuốn đều vải sang trục thứ hai để kiểm
tra.
- Đối với vải xếp tập : Dùng giá cao 2m có đèn chiếu, mắc vải lên kéo từ từ phát
hiện lỗi hoặc để tập vải lên bàn để kiểm tra, 2 người ngồi
2 bên lật từng lá để kiểm tra.
- Đối với vải loang màu : Khi chiếu sáng từ dưới lên sẽ khó phát hiện được, do đó
phải dùng đèn chiếu sáng từ trên xuống hoặc dùng ánh
sáng mặt trời để kiểm tra. Cũng có thể đặt vải lên trên bàn
có màu sẫm tối, dùng mắt quan sát hay chập từng đoạn
2m lại để so màu.
- Đối với vải caro : chập hai mép biên vải lại với nhau, mức độ lệch sọc 1% thì lỗi.
43
3.1.3 Kiểm tra phụ liệu
Trước khi tiến hành kiểm tra phụ liệu. Chúng ta phải tiến hành phân loại phụ liệu:
- Đối với những loại phụ liệu có thể kiểm tra bằng mắt thường và đo đếm ngay
được (VD : cúc, khóa, chỉ) thì ta tiến hành đo đếm rồi nhập kho chính thức.
VD : So sánh đối chiếu màu sắc, chi số của chỉ với tài liệu kỹ thuật (nhà sản
xuất)và với nguyên liệu đảm bảo chỉ phải đồng gam đồng mầu với nguyên liệu:
+Đặt 5-10 sợi chỉ lên lá vải dới ánh sáng thực tế và nhìn thẳng sẽ chọn được chỉ
đồng mầu chính xác.
+Sau khi đã chọn được mầu chỉ rồi phải tiến hành thùa chỉ trên vải để kiểm chứng
độ đồng mầu của vải và chỉ.
- Đối với các loại cần kiểm tra chính xác và cụ thể về số lượng (VD: mex, vải lót)
thì quy trình kiểm tra đo đếm tương tự như kiểm tra nguyên liệu
3.1.4 Thống kê khai báo các biên bản sau
- Phiếu giao nhận nguyên phụ liệu
- Biên bản kiểm tra nguyên phụ liệu : hàng đạt chất lượng và hàng lỗi
- Gắn thẻ bài trên đầu mỗi cây vải. Thẻ bài ghi đầy đủ ký hiệu, số lượng, khổ vải,
chất luợng của cây vải.
- Làm báo cáo thống kê khổ vải, số lượng, chiều dài cây vải cho phòng kĩ thuật.
Lưu ý
- Việc quản lý, cấp phát nguyên phụ liệu cho phân xưởng cắt phải tuân theo phiếu
hạch toán giác sơ đồ, tài liệu kĩ thuật do phòng kĩ thuật đưa xuống và phải ghi lại rõ
ràng để thuận tiện cho việc kiểm tra sau này.
- Đối với những vải đầu tấm còn thừa sau mỗi mã hàng cần được kiểm tra phân
chia theo từng loại, khổ, chiều dài, màu sắc. Sau đó thống kê lại thành một bản gửi
cho phòng kỹ thuật và có kế hoạch nhận lại số vải này về kho để quản lý và tận
dụng vào việc tái sản xuất.
44
3.2 Hướng dẫn việc xây dựng tài liệu kĩ thuật thiết kế
Xây dựng tài liệu về thiết kế đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình
công nghệ sản xuất hàng may mặc công nghiệp. Nó quyết định trực tiếp đến tất cả
các khâu sản xuất sau này và ảnh hưởng trực triếp đến năng suất, chất lượng và kinh
tế của công ty. Tất cả các công việc cần làm trong giai đoạn này đòi hỏi phải được
thực hiện tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo đúng các thông số kích thước và yêu cầu kĩ
thuật của sản phẩm.
Việc xây dựng tài liệu kĩ thuật về thiết kế bao gồm những công đoạn sau :
1. Nghiên cứu mẫu
2. Thiết kế mẫu và chế thử mẫu
3. Nhảy mẫu
4. Cắt mẫu cứng
5. Giác sơ đồ
3.2.1 Nghiên cứu mẫu
Một số công ty sản xuất các mặt hàng thời trang nên khi nhận đơn hàng thì họ
nhận mẫu mỹ thuật trên giấy sau đó tiến hàng thiết kế mẫu và triển khai đơn hàng.
Nhưng cũng có công ty nhận sản phẩm mẫu (đặc biệt đối với các công ty sản xuất
gia công). Vì thế quá trình nghiên cứu mẫu chia làm 2 trường hợp
a) Nghiên cứu mẫu mỹ thuật :
Quá trình nghiên cứu mẫu mỹ thuật ta cần nghiên cứu những vấn đề sau
45
Nghiên cứu mẫu
(mẫu mỹ thuật)
1- Nghiên cứu đối tượng sử dụng
3- Nghiên cứu kết cấu sản phẩm, cách phối màu
2- Thành phần và tính chất nguyên phụ liệu
4- Quy trình lắp ráp sản phẩm
5- Quy cách may sản phẩm
1- Nghiên cứu đối tượng sử dụng :
Nghiên cứu độ tuổi, giới tính, nhu cầu sở thích của khách hàng mục tiêu để
đưa ra bảng hệ thống cỡ số của đối tượng này. Bảng hệ thống cỡ số này là cơ sở
để thiết kế mẫu.
(Tham khảo hệ thống cỡ số của người Việt Nam ở phần phụ lục)
2- Nghiên cứu thành phần và tính chất nguyên phụ liệu :
- Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải để tính toán các vấn đề như : tính độ co cợp
của mẫu thiết kế, xác định máy móc thiết bị phù hợp với quá trình gia công sản
phẩm…
- Nghiên cứu thành phần cấu trúc vải, độ hút ẩm, độ chương nở của vật liệu để đưa
ra cách thức giặt là , đóng gói sản phẩm sau này
3- Nghiên cứu kết cấu sản phẩm bao gồm
- Mô tả đặc điểm cấu trúc sản phẩm
- Vẽ mẫu kỹ thuật mô tả mặt trước mặt sau của sản phẩm
46
- Phân tích kết cấu đường may
4- Nghiên cứu quy trình lắp ráp sản phẩm
5- Nghiên cứu quy cách may sản phẩm
b) Nghiên cứu sản phẩm mẫu
Tùy theo từng đặc điểm của doanh nghiệp may và tùy theo hợp đồng giữa doanh
nghiệp nhưng thông thường việc nghiên cứu mẫu bao gồm các bước sau :
- Nghiên cứu sản phẩm mẫu
- Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật
- Nghiên cứu trên bộ mẫu mỏng do khách hàng cung cấp
Bước 1 : Nghiên cứu sản phẩm mẫu
* Chúng ta cần nghiên cứu những vấn đề sau :
 Thành phần và tính chất của nguyên phụ liệu
+ Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải để tính toán các vấn đề như : tính độ co
cợp của mẫu thiết kế, xác định máy móc thiết bị phù hợp với quá trình gia
công sản phẩm…
+ Nghiên cứu thành phần cấu trúc vải, độ hút ẩm, độ chương nở của vật liệu để
đưa ra cách thức giặt là , đóng gói sản phẩm sau này
 Kiểu dáng của sản phẩm
 Nghiên cứu cách ra mẫu :
+ Thống kê toàn bộ các chi tiết của sản phẩm
+ Xem có chi tiết nào được thiết kế đặc biệt không
+ Tìm biết được cách ra mẫu với tất cả các chi tiết
+ Xác định vị trí đo và thông số kích thước của các chi tiết trên sản phẩm
 Nghiên cứu quy trình may sản phẩm
 Tính định mức nguyên phụ liệu (vải chính, vải lót, cúc, chỉ, khóa…) xem có
phù hợp với tài liệu khách hàng đã ghi không.
Bước 2 : Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật
47
Trong tài liệu kĩ thuật, ta phải nghiên cứu những văn bản sau :
- Hình vẽ mô tả mẫu kỹ thuật của sản phẩm
- Kết cấu sản phẩm, đặc biệt là các chi tiết khuất
- Quy cách đo và vị trí đo cụ thể đối với từng chi tiết sản phẩm, chiều canh
sợi của các chi tiết
- Nghiên cứu bảng thông số kích thước bán thành phẩm và thành phẩm quy
định trong tài liệu : đối chiếu với kết quả thực tế đo được trên sản phẩm
mẫu
- Cách sử dụng và định mức nguyên phụ liệu
- Quy trình và quy cách may sản phẩm
- Quy cách giặt là và đóng gói sản phẩm
- Các yêu cầu đặc biệt đối với sản phẩm
- Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bước 3 : Nghiên cứu trên bộ mẫu mỏng của khách hàng
Trong nhiều trường hợp khách hàng cho ta bộ mẫu mỏng đã được thiết kế sẵn.
Qua bộ mẫu này ta có thể hiểu thêm về cách thiết kế mẫu, kiểu dáng của sản phẩm,
thông số kích thước, ký hiệu ghi trên mẫu cùng các vị trí bấm dấu…
- Thông số thành phẩm, bán thành phẩm của các chi tiết phải được đối chiếu giữa
thông số trong tài liệu kĩ thuật, trên sản phẩm mẫu và trên bộ mẫu mỏng mà
khách hàng cung cấp.
- Nếu khách hàng không có thay đổi yêu cầu gì, thì sau khi đã kiểm tra ta có thể
sử dụng luôn bộ mẫu mỏng của khách hàng mà không cần phải thiết kế lại.
Tóm lại, dù là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức nào thì kết quả của công
đoạn nghiên cứu mẫu đều là :
 Mô tả được đặc điểm cấu trúc sản phẩm
 Xác định thành phần, tính chất nguyên phụ liệu
 Vẽ mẫu kỹ thuật của sản phẩm
48
 Phân tích kết cấu các vị trí trên sản phẩm
 Đưa ra được bảng thông số thành phẩm và bảng thông số bán thành phẩm của
các chi tiết.
 Xác định được quy trình lắp ráp, quy cách may sản phẩm
 Xác định xem các điều kiện sản xuất của xí nghiệp (máy móc, thiết bị, tay
nghề công nhân, năng suất…) có đáp ứng được các yêu cầu sản xuất của mã
hàng hay không.
3.2.2 Thiết kế mẫu và Chế thử mẫu
Thiết kế mẫu là quá trình tạo nên bộ mẫu dùng cho sản xuất may công
nghiệp sao cho khi may xong bộ mẫu này có kiểu dáng giống mẫu chuẩn và đảm
bảo thông số kích thước đúng như tài liệu kĩ thuật. Bộ mẫu được thiết kế trên vật
liệu mỏng, dai, mềm, ít biến dạng.
Mẫu đối (mẫu chế thử) là mẫu kiểm chứng quá trình thiết kế. Qua mẫu đối ta
tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện bộ mẫu mỏng để đưa vào sản xuất.
Quy trình thiết kế mẫu và may mẫu chế thử được tiến hành như sau:
49
1- Xem mã hàng cần những
loại mẫu gì?
2- Kiểm tra tài liệu kĩ thuật,
sản phẩm mẫu, bộ mẫu mỏng
có khớp nhau không?
4- Thiết kế mẫu
5- Chế thử mẫu
6- Điều chỉnh mẫu
3- Tính toán lượng dư công
nghệ cho mã hàng
7- Báo cáo, thống kê các tài
liệu cần thiết
1. Xác định những loại mẫu cần dùng cho mã hàng
Mã hàng khác nhau thì sử dụng các loại vải khác nhau : vải uni, vải kẻ, vải
nhung…. Do đó cần xác định các loại mẫu cần dùng.
Đối với một mã hàng, cần phải thiết kế các loại mẫu sau :
1. Mẫu mỏng
50
2. Mẫu cứng (Mẫu BTP)
3. Mẫu thành phẩm (hay mẫu thành khí)
4. Các loại mẫu phụ trợ
 Mẫu cắt gọt
 Mẫu may, mẫu là
 Mẫu sang dấu
 Mẫu kiểm tra (= mẫu thành phẩm)
 Mẫu phụ dùng cho hàng kẻ (nếu có)
2. Kiểm tra tài liệu đã có
Các tài liệu này bao gồm : kết quả của quá trình nghiên cứu mẫu, sản phẩm mẫu.
Kiểm tra xem chúng có khớp nhau không. Nếu phát sinh vấn đề gì phải báo cáo lên
cấp trên để có cách giải quyết kịp thời.
3. Tính toán lượng dư công nghệ cho mã hàng
Tính toán lượng dư công nghệ cho mã hàng rất quan trọng trong quá trình thiết
kế mẫu. Để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm đó phải trải qua rất nhiều
công đoạn từ cắt, ép mex, may, giặt, là. Qua mỗi một công đoạn thì thông số kích
thước bán thành phẩm lại thay đổi, vì thế ta phải tính toán chính xác lượng dư công
nghệ cần thiết cho mã hàng sao cho sản phẩm cuối cùng đạt được hình dáng và
thông số kích thước như đã thiết kế.
Ta có
Lm
2 = Ltk + cn
Trong đó Lm2 : kích thước mẫu mỏng
Ltk : kích thước mẫu mới
cn : lượng dư công nghệ
cn = co (giãn) vải + cợp + xơ tước + gấp + dm
co vải : là lượng dư do vải bị co (giãn) trong quá trình giặt và tác động của
thiết bị
51
cợp : độ co cợp của đường may.
xơ tước : độ xơ tước của bán thành phẩm
gấp : độ không bằng phẳng về bề mặt của vải ( rất nhỏ, thường = 0)
dm : là vị trí đường may tới mép cắt của chi tiết (độ ra đường may).
a)Cách tính co (giãn) vải trong quá trình giặt, là
Là tỷ lệ phần trăm sự thay đổi về thông số kích thước của nguyên phụ liệu trước
và sau quá trình giặt là
Ta có : co (giãn) vải =
lo
llo /1/ 
x 100
Trong đó: lo = thông số kích thước ban đầu (dài hoặc rộng)
l1 = thông số kích thước sau quá trình giặt là
* Một số định mức về độ co của vải dệt thoi và vải dệt kim
Nhóm
Độ co của vải dệt thoi (%),
không lớn hơn
Độ co của vải dệt kim (%),
không lớn hơn Đặc trưng theo
độ coTheo sợi
dọc
Theo sợi
ngang
Theo chiều
dài
Theo chiều
rộng
1 1.5 1.5 2 3 Không co
2 3.5 2.0 5/6 7/8 Ít co
3 5.0 2.0 10 10 Co
Ghi chú : 5/6 : độ co của vải đan dọc / độ co của vải dệt từ máy dệt tròn
* Chú ý giới hạn nhiệt độ với một số loại vật liệu
Vật liệu Giới hạn nhiệt độ (oC)
Vải bông và len 180 - 220
Vải vixtco 160 - 180
Vải tơ 160
Vải axetat 140
(Nguồn : Nguyễn Trung Thu (1990). Vật Liệu Dệt,trang 248. Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội)
Lưu ý :
52
- Nếu nguyên liệu co trong quá trình giặt thì ta gia tăng trong công thức thiết
kế
- Nếu nguyên liệu co trong quá trình là thì một phần được xử lý trong công
thức thiết kế. Đối với những chi tiết cần ép mex, trước khi ép ta phải là để
khử độ co của nguyên liệu sau đó mới đem chi tiết đi ép.
- Đối với những chi tiết sản phẩm có đi qua các dụng cụ có nhiệt độ cao thì
người thiết kế phải lường trước những vấn đề này để tính toán trước trong
công thức thiết kế
- Trường hợp nguyên liệu sau quá trình giặt là lại co về chiều dọc canh sợi
và bai về chiều ngang canh sợi, thì khi thiết kế những chi tiết ngang canh
sợi ta phải giảm bớt, những chi tiết dọc canh sợi ta phải cộng thêm.
* Độ dư trung bình cho là, ép, dựng phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu,
lực ép, nhiệt độ ép
VD : - Đối với sản phẩm áo sơ mi thì độ dư trung bình
+ chân cổ, bản cổ = 0.4cm
+ bác tay = 0.3cm
- Đối với áo Jăcket : do chất liệu vải và dựng của áo Jăcket không ổn định nên
độ co của từng mã hàng sẽ được nghiên cứu và tính toán theo thực tế
b) Cách tính độ dư co cợp trong quá trình may
Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm tại một số doanh nghiệp em đã tiến
hành đo khảo sát trên sản phẩm thực tế, kết hợp với bản báo cáo kiểm tra kết quả
may của KCS trong công y ta xác định độ co cợp trong quá trình may với một số
sản phẩm.
Độ dư co cợp trong quá trình may sau khi đã trừ tiêu hao đường may chuẩn đối
với từng loại sản phẩm và từng vị trí đo cụ thể như sau
1. Đối với sản phẩm áo sơ mi (Đơn vị đo :cm)
Vị trí đo Áo sơ mi nam Áo sơ mi nữ Áo sơ mi nữ có
eo, chiết ly
Ghi chú
53
Dài áo +0.2 +0.2 +0.2
Dài tay +0.3 +0.3 +0.3
Dài tay cộc +0.1 +0.1 +0.1
Vòng ngực +0.6  0.8 +0.6  0.8 +1.2  2.5 Định mức
chiết
Vòng eo 0  0.6 +0 +0
Vòng gấu +0.6  0.8 +0.6  0.8 +0.8  1
Chân cầu vai +0.3 +0.3 +0.3
2. Đối với sản phẩm Aó Jăcket (Đơn vị đo :cm)
Vị trí đo Áo Jăcket 2 lớp Áo Jăcket 3-5 lớp Ghi chú
Dài áo +0.5 +1 Chắp sống +1 1.5
Dài tay +0.5 +0.7 Chắp sống +0.8  1.2
Vòng ngực +1  1.5 +2  3 Tùy thuộc độ dày của bông
Vòng eo +1  1.5 +2  3 Tùy thuộc độ dày của bông
Vòng gấu +1  1.5 +2  3 Tùy thuộc độ dày của bông
Vòng cổ +0.5 +0.6  1
3. Đối với sản phẩm quần (Đơn vị đo : cm)
Vị trí đo Quần dài Quần soóc Ghi chú
Dài dọc +0.6  1.5 +0.4  0.7 Khi có đường diễu 0.8  1.5
Dài dàng +0.4  0.7 +0.3  0.5 Khi có đường diễu 0.5  1.2
Vòng cạp +0.6  1 +0.6  1
Vòng mông +0.8  1.2 +0.8  1.2
Vòng đùi +0.8  1.2 +0.8  1.2
Vòng gối +0.3  0.8 +0.3  0.8
Vòng gấu +0.3  0.6 +0.3  0.6
 Lưu ý :Độ co cợp đường may phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu và quá
trình gia công
54
- Đối với vải các đặc biệt như vải len, vải xốp dày, hoặc dễ xổ tuột thì độ cợp
sẽ lớn hơn
- Chất liệu vải co dãn khi có tác động của đường may phải tính toán dựa trên
kết quả chế thử của sản phẩm.
- Sau khi đã tính toán được độ dư công nghệ cho mã hàng ta phải đưa ra bảng
tổng kết để thuận tiện cho quá trình thiết kế sau này
VD :
BẢNG TÍNH TOÁN LỰƠNG DƯ CÔNG NGHỆ
Mã hàng : JK- 07 < đơn vị đo : cm>
Chi tiết Kích thước
< cỡ L>
Giá
trị
TK
co
vải
cợp dm xơ
tước
là ép
dựng
Giá trị
mẫu
mỏng
Thân
trước
Dài áo 51 1.275 0.5 1 0.1 0 53.875
Rộng thân trước 25 0.5 0.25 1 0.1 0 26.85
Rộng ngang eo 24 0.48 0.25 1 0.1 0 25.83
Rộng ngang gấu 25 0.5 0.375 1 0.1 0 26.975
Vòng cổ 11.5 0.1 0.125 0.8 0.1 0 12.625
Vòng nách 21.5 0.1 0.1 1 0.1 0 22.8
Thân
sau
Dài áo 51 1.275 0.5 1 0.1 0 53.875
Rộng vai 20 0.4 0.1 1 0.1 0 21.6
Rộng thân sau 25 0.5 0.25 1 0.1 0 26.85
Rộng eo 23 0.46 0.25 1 0.1 0 24.81
Rộng ngang gấu 24 0.48 0.375 1 0.1 0 26
Vòng cổ 8.25 0.1 0.1 0.8 0.1 0 9.35
Vòng nách 24 0.1 0.1 1 0.1 0 25.3
Đề cúp
ngực
Dài đề cúp 15 0.375 0.1 1 0.1 0 16.575
Rộng đề cúp 21 0.42 0.1 1.5 0.1 0 22.62
Cổ áo Dài cổ 41.32 0.83 0.3 1 0.1 0.3 43.85
Rộng cổ 4.5 0.09 0.1 1 0.1 0.3 6.09
Túi áo Dài túi 13 0.325 0.2 1 0.1 0 14.6
Rộng bản cơi 2 0.04 0.2 1 0.1 0 3.34
Tay áo
Dài tay 51 1.275 0.5 1 0.1 0 53.875
½ rộng bắp tay 18.8 0.376 0.1 1 0.1 0 20.37
55
½ Rộng cửa tay 13.5 0.27 0.1 2 0.1 0 15.97
Bác tay 5 0.1 0.1 1 0.1 0.2 6.5
Đai áo Dài đai 100 2 1 1 0.1 0 104
4. Thiết kế mẫu
Bước 1 : Chọn phương pháp thiết kế
Có 3 phương pháp để thiết kế mẫu là:
- Thiết kế theo hệ công thức
- Thiết kế theo manercanh
- Thiết kế dựa trên sản phẩm đã có sẵn
Tùy theo từng điều kiện của mã hàng mà chọn phương pháp thiết kế cho phù
hợp. Các công ty may Việt Nam hiện nay vẫn đang chủ yếu dùng phương pháp thiết
kế theo hệ công thức nhằm tận dụng bởi nó dễ thực hiện và đặc biệt rất thuận lợi
cho quá trình nhảy mẫu sau này.
* Cách thiết kế
Trường hợp Cách thiết kế
Thiết kế trên giấy mỏng Thiết kế trên máy tính
Có bộ mẫu mỏng của
khách hàng
Đặt bộ mẫu mỏng trên giấy,
dùng bút chì vạch dáng của
chi tiết sau đó đưa thông số
để điều chỉnh đúng hình
dáng và thông số kỹ thuật.
Nhập mẫu vào máy sau đó
điều chỉnh đúng hình dáng,
thông số kích thước (chú ý
nhập đúng chiều canh sợi và
chiều chi tiết). Sau đó in
mẫu ra
Không có bộ mẫu
mỏng của khách
hàng
Từ các đường thiết kế cơ bản, dựa vào bảng thông số
thành phẩm xác định các đường thiết kế, sau đó dựng hình
các chi tiết theo yêu cầu của sản phẩm. Kiểm tra lại các
thông số khớp với bảng thông số thành phẩm, nếu không
đúng thì phải điều chỉnh mẫu
56
* Lưu ý : phương pháp thiết kế mẫu trên máy tính khi nhập hay in mẫu ra thường
có sự sai lệch chưa chính xác so với mẫu chuẩn. Do đó phải kiểm tra và điều chỉnh
mẫu trên máy tính
Bước 2 : Quy trình thiết kế
Ta chọn cỡ trung bình của mã hàng để thiết kế
a) Thiết kế các chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau
-Nên thiết kế các chi tiết theo thông số thành phẩm, sau đó từ mẫu thành phẩm
cộng thêm lượng hao công nghệ (độ co đường may..) để có mẫu bán thành phẩm
a) Kiểm tra khớp mẫu
 Kiểm tra đường vẽ thiết kế
- Hình dáng chi tiết của sản phẩm đúng mẫu, đúng thông số
-Các điểm ráp nối ở đầu các chi tiết, các đường cong phải trơn đều, đúng hình dáng
 Kiểm tra độ chính xác các chi tiết khi lắp ráp
VD
Đối với áo sơ mi và áo Jăcket
 Khớp lần lượt các chi tiết lần ngoài, lần lót, dựng
 Kiểm tra độ khớp chi tiết :
- Bản cổ với chân cổ, chân cổ với thân áo
- Các chiết trên thân trước lắp ráp với nhau: nẹp với thân, túi với thân, đề cúp
với thân và các chi tiết bổ trên thân trước
- Các chi tiết thân sau lắp ráp với nhau : cầu vai với thân, các chi tiết bổ trên
thân sau
- Các chi tiết trên tay : Bác tay với bác tay, thép tay với tay và các chi tiết bổ
trên tay.
 Khớp thân trước với thân sau, sườn trước với sườn sau, vai con trước vai con
sau, cúp trước với cúp sau.
57
 Kiểm tra độ ăn khớp giữa lần ngoài với lần lót : Dài thân áo, nẹp, rộng thân,
sườn, vòng nách
Đối với quần :
 Kiểm tra độ khớp cạp với thân quần
 Độ khớp giữa các chi tiết bổ trên thân trước: Túi với đáp túi, lót túi với thân túi,
đáp moi với cửa quần, cửa quần trái với cửa quần phải
 Độ khớp giữa các chi tiết bổ trên thân sau : nắp túi, đáp túi, lót túi, đũng quần 2
thân sau
 Khớp dọc quần thân trước với dọc quần thân sau
 Khớp dàng quần thân trước với dàng quần thân sau
b) Bấm dấu, khoan dấu trên các chi tiết trên sản phẩm : tùy theo yêu cầu kĩ thuật và
đặc điểm hình dáng với từng mã hàng mà ta chọn các vị trí bấm dấu trên các chi
tiết cho phù hợp.
 Đối với sản phẩm áo sơ mi
- Khoét cổ, khoan túi trên thân trước của mẫu gọt
- Bấm điểm gập nẹp thân trước
- Điểm bấm giữa họng cổ thân sau, giữa chân cầu vai, điểm bấm đầu vai, chia
đôi nách trước và nách sau
- Điểm sang dấu chiết ly thân trước, thân sau
- Điểm bấm giữa đầu tay, ly cửa tay, xẻ thép tay, gập cửa tay đối với áo cộc
- Điểm bấm phân biệt mang trước mang sau đối với áo tay cộc và tay áo không
có xẻ tay (cho giác mẫu)
- Điểm bấm giữa sống dựng chân cổ
- Bấm điểm gập miệng túi
- Điểm bấm giữa chân bản cổ và giữa sống chân cổ
58
VD : Bộ mẫu đánh dấu áo sơ mi nam
Tói
Th©n sau
CÇu vai lãt
Tay ph¶i ¸o
Tay tr¸i ¸o
Thân trước phải Thân trước trái
Cầu vai chính
Bản cổ
Chân cổ
c) Lập bảng thống kê chi tiết
Sau khi thiết kế và kiểm tra khớp mẫu xong, phải tiến hành ghi đầy đủ thông tin
về tên mã hàng, tên chi tiết, số lượng chi tiết, kí hiệu chiều canh sơi….sau đó ta
phải tổng hợp và thống kê chi tiết
59
Thống kê các chi tiết lần lượt từ ngoài vào trong ( lần ngoài  dựng đệm ), từ
trên xuống dưới, từ trước ra sau.
Sau đó kiểm tra số lượng chi tiết với tài liệu kĩ thuật
VD : Bảng thống kê chi tiết áo Jăcket nữ 2 lớp (Kí hiệu JK07)
BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT
Mã hàng : JK – 07
TT Tên chi tiết Số lượng Kí hiệu mẫu Canh sợi
I
1
2
3
4
Chi tiết chính
Thân trước
Đề cúp ngực
Thân sau
Tay áo
02
02
02
02
TTJK07L
ĐCJK07L
TSJK07L
TAJK07L
Dọc
Dọc
Dọc
Dọc
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Chi tiết phụ
Cổ lần, lót
Bác tay lần, lót
nắp túi
Đai áo
Nẹp áo
Cơi túi
Đáp túi
Đáp lót
Nẹp ngoài
02
04
04
02
02
02
02
01
02
CAJK 07
BTJK 07
NTJK 07
ĐA JK 07
NJK 07
VMT JK07
ĐTJK07
ĐLJK07
NNJK07
Ngang
Ngang
Dọc
Ngang
Dọc
Ngang
Ngang
Ngang
Dọc
III
1
2
3
4
5
Dựng, lót
Dựng chân cổ
Lót thân trước
Lót thân sau
Lót tay áo
Lót túi cơi
01
02
02
01
02
LTT
LTS
TAL
LTC
ngang
ngang
dọc
dọc
dọc
Tổng số 37
Ngày…tháng….năm
Người ra mẫu ký tên
5. Chế thử mẫu
Bước 1 : Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật và bộ mẫu
- Kiểm tra bộ mẫu
- Nắm rõ quy trình may, quy cách may sản phẩm
60
- Nắm vững tính chất cơ lý của nguyên phụ liệu, lót, dựng …(độ xơ xỏa, độ dày
mỏng, độ đàn hồi, độ trơn bóng…) để điều chỉnh thao tác may cho phù hợp
nhất.
Bước 2 : May mẫu
- Sắp xếp các chi tiết của sản phẩm theo đúng trình tự lắp ráp
- Người thiết kế mẫu phải giám sát quá trình may mẫu, gặp vấn đề phát sinh
phải giải quyết
- Tiến hành may lần lượt các chi tiết theo đúng yêu cầu kỹ thuật, sử dụng đúng
các công cụ gá lắp, máy chuyên dùng…
- Vận dụng kinh nghiệm, kiến thức để xác định sự ăn khớp giữa các chi tiết,
đồng thời nghiên cứu thao tác may tiên tiến hơn
Bước 3 : Kiểm tra sản phẩm mẫu
- Khi may xong, kiểm tra đối chiếu sản phẩm chế thử với sản phẩm mẫu và tài
liệu kĩ thuật của khách hàng
- Có thể đem sản phẩm chế thử đi giặt, là theo đúng yêu cầu kĩ thuật sau đó tiến
hành kiểm tra lại thông số kích thước, quy cách của sản phẩm
- Lập bảng tổng hợp phát sinh, thông báo với bộ phận thiết kế mẫu xem xét và
điều chỉnh mẫu cho phù hợp
 Một số chú ý về tính chấtnguyên phụ liệu ảnh hưởng đến quá trình may
sản phẩm
Loại vải Đặc điểm Biện pháp
Vải thô cứng
Có độ co lớn, nguyên liệu
dày, mặt bảo dễ vỡ, loại vải
tối màu, dễ bị bóng, may dễ
gẫy kim
Chọn loại kim phù hợp
Vải cứng + bóng trơn
Có độ co lớn, dễ bị rút sợi.
Khi may dễ bị nhăn, khó
điều chỉnh mũi may
Chọn chỉ, kim cho phù hợp,
chỉnh độ nén chân vịt và
nhiệt độ bàn là đảm bảo an
61
toàn cho sản phẩm
Vải mỏng chảy trơn Khi cắt độ sai lệch lớn,
đường may dễ bị bai nhăn.
Phải kẹp chặt chi tiết khi cắt,
chọn cầu răng cưa nhỏ để
may
Vải dệt kim Độ bai giãn lớn, hay tuột sổ,
nổ chỉ đường may
Khi gia công lựa chọn thiết
bị chuyên dùng cho phù hợp
Vải len Bị bai vênh, khi cắt có nhiều
bụi nhỏ nên dễ lây màu
Vệ sinh công nghiệp và chọn
thiết bị chuyên dùng
Vải lót Lụa (xơ xỏa nhiều), vy
nylon (may dễ bị vặn)
Chọn kim, chỉ phù hợp,
chỉnh độ nén chân vịt
 Một số chỉ dẫn về việc chọn chỉ, kim
- Chi số kim : là chỉ số nhằm để chỉ đường kính của thân kim có đơn vị là 0.01mm
VD: kim có chi số 100 kim có đường kính là 0.01x 100= 1mm
- Chi số chỉ : là những chi số nói lên độ bền và độ mảnh của sợi
VD: chỉ có chi số 60/3, 60/2, 80/3…
60/3
Độ mảnh của chỉ
(số m chỉ /1gr chỉ )
Độ bền của chỉ
(số sợi xe
thành sợi chỉ )
Hai số này càng lớn thì chỉ càng mảnh và càng bền
 Bản mô tả giữa vải và chỉ
Loại vải Loại chỉ phù hợp
Vải bông Chỉ bông
Vải lụa Chỉ tơ
Các loại vải mỏng Chỉ có chi số :50/3, 60/3, 80/3
Vải kaki và các loại vải dày Chỉ có chi số : 50/3, 40/3, 30/3
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền mayTài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặpKy thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest namTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacketBộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacketTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...https://www.facebook.com/garmentspace
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may công tác đảm bảo vệ sinh công nghiệp trên sản phẩm may
đồ áN ngành may công tác đảm bảo vệ sinh công nghiệp trên sản phẩm mayđồ áN ngành may công tác đảm bảo vệ sinh công nghiệp trên sản phẩm may
đồ áN ngành may công tác đảm bảo vệ sinh công nghiệp trên sản phẩm mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất áo jacket
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất áo jacketBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất áo jacket
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất áo jacketTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài Liệu Kỹ Thuật Áo Vest Nam Mã Hàng DWAYNE
Tài Liệu Kỹ Thuật Áo Vest Nam Mã Hàng DWAYNETài Liệu Kỹ Thuật Áo Vest Nam Mã Hàng DWAYNE
Tài Liệu Kỹ Thuật Áo Vest Nam Mã Hàng DWAYNENhân Quả Công Bằng
 
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayđồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Quy Trình May Quần Âu Nam
Quy Trình May Quần Âu NamQuy Trình May Quần Âu Nam
Quy Trình May Quần Âu Nam
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền mayTài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
 
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặpKy thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
Ky thuat may ao vest va một số sai hỏng thường gặp
 
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
 
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
[Kho tài liệu ngành may] kỹ thuật may áo vest nam
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
 
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacketBộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
Bộ quy trình công nghệ may chuẩn áo jacket
 
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
 
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...Báo cáo thực tập ngành may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
Báo cáo thực tập ngành may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng - tài liệu k...
 
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
đồ áN ngành may công tác đảm bảo vệ sinh công nghiệp trên sản phẩm may
đồ áN ngành may công tác đảm bảo vệ sinh công nghiệp trên sản phẩm mayđồ áN ngành may công tác đảm bảo vệ sinh công nghiệp trên sản phẩm may
đồ áN ngành may công tác đảm bảo vệ sinh công nghiệp trên sản phẩm may
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất áo jacket
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất áo jacketBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất áo jacket
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất áo jacket
 
Tài Liệu Kỹ Thuật Áo Vest Nam Mã Hàng DWAYNE
Tài Liệu Kỹ Thuật Áo Vest Nam Mã Hàng DWAYNETài Liệu Kỹ Thuật Áo Vest Nam Mã Hàng DWAYNE
Tài Liệu Kỹ Thuật Áo Vest Nam Mã Hàng DWAYNE
 
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayđồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
 

Similar to [ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc

mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnfmmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnfnguyenthitrang03072
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
[123doc.vn] nghien-cuu-tinh-toan-thiet-ke-may-nghien-nhua-thai-mini
[123doc.vn]   nghien-cuu-tinh-toan-thiet-ke-may-nghien-nhua-thai-mini[123doc.vn]   nghien-cuu-tinh-toan-thiet-ke-may-nghien-nhua-thai-mini
[123doc.vn] nghien-cuu-tinh-toan-thiet-ke-may-nghien-nhua-thai-minihuan nguyen
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc ViệtNâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc ViệtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...anh hieu
 
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short namBáo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short namTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
phạm hữu quân luận văn.pdf
phạm  hữu quân luận văn.pdfphạm  hữu quân luận văn.pdf
phạm hữu quân luận văn.pdfTruongPhan36
 

Similar to [ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc (20)

mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnfmmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
mmdcjknhfhjlsdclkzdjsjffhnfvfvzkjnfjnvjkdfnvjfdvnf
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
BÀI MẪU Khóa luận quản trị quan hệ khách hàng, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị quan hệ khách hàng, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản trị quan hệ khách hàng, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản trị quan hệ khách hàng, HAY, 9 DIỂM
 
[123doc.vn] nghien-cuu-tinh-toan-thiet-ke-may-nghien-nhua-thai-mini
[123doc.vn]   nghien-cuu-tinh-toan-thiet-ke-may-nghien-nhua-thai-mini[123doc.vn]   nghien-cuu-tinh-toan-thiet-ke-may-nghien-nhua-thai-mini
[123doc.vn] nghien-cuu-tinh-toan-thiet-ke-may-nghien-nhua-thai-mini
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Phát triển thương mại sản phẩm gạch của công ty thương mại viglacera.doc
Phát triển thương mại sản phẩm gạch của công ty thương mại viglacera.docPhát triển thương mại sản phẩm gạch của công ty thương mại viglacera.doc
Phát triển thương mại sản phẩm gạch của công ty thương mại viglacera.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc ViệtNâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.OpmartNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Siêu Thị Co.Opmart
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
 
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short namBáo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
 
Luận án: Phát hiện phụ thuộc hàm trong cơ sở dữ liệu, HAY
Luận án: Phát hiện phụ thuộc hàm trong cơ sở dữ liệu, HAYLuận án: Phát hiện phụ thuộc hàm trong cơ sở dữ liệu, HAY
Luận án: Phát hiện phụ thuộc hàm trong cơ sở dữ liệu, HAY
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.docPhân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
 
Xây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAY
Xây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAYXây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAY
Xây dựng qui trình chuẩn hóa dữ liệu quan trắc môi trường, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
đáNh giá hiện trạng môi trường nền dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt...
 
Khóa luận: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, 9 ĐIỂMKhóa luận: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty, 9 ĐIỂM
 
phạm hữu quân luận văn.pdf
phạm  hữu quân luận văn.pdfphạm  hữu quân luận văn.pdf
phạm hữu quân luận văn.pdf
 
Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Tại Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Huế.docx
Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Tại Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Huế.docxHoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Tại Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Huế.docx
Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Tại Công Ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Huế.docx
 

More from Nhân Quả Công Bằng

Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayĐề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong AegisubNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tậpNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub TagsNhân Quả Công Bằng
 
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn BlenderNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ BảnNhân Quả Công Bằng
 
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】Nhân Quả Công Bằng
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNGNhân Quả Công Bằng
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNGNhân Quả Công Bằng
 
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNGCẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNGNhân Quả Công Bằng
 
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚITÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚINhân Quả Công Bằng
 
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3Nhân Quả Công Bằng
 
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy BìnhVẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy BìnhNhân Quả Công Bằng
 

More from Nhân Quả Công Bằng (20)

THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2
 
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAYBài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
 
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayĐề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
 
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang PhụcMỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
 
Kỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In ThêuKỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In Thêu
 
Dựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể NgườiDựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể Người
 
Đồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang PhụcĐồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang Phục
 
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời TrangBài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
 
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
 
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
 
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
 
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
 
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
 
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
 
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNGCẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
 
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚITÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
 
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
 
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy BìnhVẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
 

Recently uploaded

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Recently uploaded (20)

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT HƯNG YÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Đoàn Thị Xuyên Ngành đào tạo : Kỹ Thuật May & Thời Trang Chuyên ngành : Công nghệ may Khoá học : 2004 - 2009 Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai đơn hàng trong sản xuất may công nghiệp” I/ Số liệu cho trước: - Kiến thức đã học - Một số tài liệu kỹ thuật trong công ty - Các tài liệu khai thác trên internet II/ Nội dung cần hoàn thành: 1. Phần thuyết minh: - 1 quyển thuyết minh được chia thành 3 chương:  Chương 1: Nghiên cứu tổng quan  Chương 2: Nghiên cứu thực nghiệm  Chương 3: Kết quả nghiên cứu - 1 đĩa CD bao gồm file nội dung đồ án+ file bìa đồ án + file mục lục đồ án 2. Bản vẽ Ao. Người hướng dẫn: Ngày giao đề tài: 01/10/2008 1. Th.S Lưu Hoàng Ngày hoàn thành: 05/01/2009 2. GV Vũ Thị Oanh Đề tài đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa thông qua ! Hưng Yên, ngày 04 tháng 01 năm 2009 TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
  • 2. 2 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi với cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Th.S Lưu Hoàng và Cô giáo Vũ Thị Oanh đến nay đồ án của em đã được hoàn thành. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Kỹ thuật may & Thời trang đặc biệt là thầy giáo Th.S Lưu Hoàng và cô giáo Vũ Thị Oanh, người đã trực triếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt quá trình em làm đồ án tốt nghiệp. Nhưng do kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn và tạo điều kiện cho em có thêm những hiểu biết sâu hơn về kiến thức chuyên ngành. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Xuyên
  • 3. 3 LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn một năm Việt Nam tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế, ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp Dệt may nói riêng đã đạt được rất nhiều thành tựu, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên bên cạnh đó còn rất nhiều khó khăn và thử thách mà chúng ta cần phải vượt qua. Xã hội ngày càng phát triển, nền sản xuất công nghiệp ngày càng được mở rộng với quy mô lớn, áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy sản phẩm sản xuất ra ngoài thị trường ngày càng nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn. Các doanh nghiệp Dệt May cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vậy làm thế nào để tạo ra được sản phẩm đạt chất lượng cao vào đúng thời điểm đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng? Nhân tố quyết định chính là ở việc quản lý và tổ chức sản xuất triển khai đơn hàng trong doanh nghiệp. Nhưng thực tế thì các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hiện nay đang hoạt động mang tính khép kín, biệt lập theo kiểu mạnh ai nấy làm. Các công ty chưa có sự thống nhất chung về quy trình sản xuất, quan hệ liên kết ngành còn rất hạn chế. Các tài liệu kỹ thuật về chuyên môn ngành chưa thực sự mang tính thống nhất, khoa học mà hầu như theo kinh nghiệm quản lý và sản xuất của từng công ty. Mặt khác, theo mục tiêu phát triển của ngành Dệt may, Chính phủ Việt Nam đã nhận định : Đến năm 2015 và 2020, ngành công nghiệp dệt may vẫn tiếp tục là ngành công nghiệp trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Vậy làm thế nào để ngành dệt may Việt Nam có được tiếng nói chung, có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải hợp tác lại cùng nhau phát triển, trợ giúp nhau về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đưa ra quy trình sản xuất tiên tiến thống nhất chung trong toàn ngành.
  • 4. 4 Là một sinh viên được đào tạo về chuyên ngành công nghệ may và thời trang, em xin đưa ra đề xuất của mình trong việc xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn triển khai đơn hàng. Chính những động lực trên đã thúc đẩy em mạnh dạn chọn đề tài : “Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai đơn hàng trong sản xuất may công nghiệp ”. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo nhất định cho các cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại các doanh nghiệp may và các bạn sinh viên theo học ngành công nghệ may và thời trang tại các cơ sở đào tạo.
  • 5. 5 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................2 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3 MỤC LỤC............................................................................................................................5 CHƯƠNG I : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .................................................................7 1.1 Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất hàng may công nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay ........................................................................................7 1.1.1 Tình hình chung đối với ngành công nghiệp dệt may trên thế giới .............7 1.1.2 Thực trạng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam........................................8 1.1.3 Kết luận ............................................................................................................ 17 1.2 Hệ thống các tài liệu, các giáo trình đề cập đến quy trình sản xuất triển khai đơn hàng ........................................................................................................................ 18 CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........................................................ 20 2.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 20 2.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 20 2.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 20 2.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 20 2.4.1 Phương pháp quan sát .................................................................................... 21 2.4.2 Phương pháp “Phỏng vấn cá nhân trực tiếp” .............................................. 21 2.4.3 Xây dựng bảng câu hỏi cho đề tài nghiên cứu ............................................ 21 2.4.4 Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu........................................................ 22 2.5 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 22 2.5.1 Thực trạng quy trình sản xuất tại một số doanh nghiệp may .................... 22 2.5.2 Cơ sở thiết kế quy trình sản xuất của công ty ............................................. 31 2.5.3 Nội dung tài liệu kĩ thuật, cách thức trình bày thông tin về sản phẩm được ứng dụng ở từng khâu sản xuất ............................................................................... 31 2.5.4 Những hạn chế trong quá trình triển khai đơn hàng ................................... 33 2.6 Kết luận ................................................................................................................... 34 CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 37
  • 6. 6 3.1 Hướng dẫn việc chuẩn bị nguyên phụ liệu ........................................................ 38 3.1.1 Phá kiện và kiểm tra thông tin do khách hàng cung cấp............................ 38 3.1.2 Kiểm tra nguyên liệu ...................................................................................... 39 3.1.3 Kiểm tra phụ liệu ............................................................................................ 43 3.1.4 Thống kê khai báo các biên bản sau............................................................. 43 3.2 Hướng dẫn việc xây dựng tài liệu kĩ thuật thiết kế ............................................ 44 3.2.1 Nghiên cứu mẫu .............................................................................................. 44 3.2.2 Thiết kế mẫu và Chế thử mẫu ...................................................................... 48 3.2.3 Nhảy mẫu......................................................................................................... 62 3.2.4 Cắt mẫu cứng................................................................................................... 80 3.2.5 Giác sơ đồ ....................................................................................................... 81 3.3 Hướng dẫn việc xây dựng tài liệu kĩ thuật công nghệ..................................... 92 3.3.1 Xây dựng yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm .................................................. 92 3.3.2 Lập bảng mẫu và tính định mức nguyên phụ liệu ..................................... 99 3.3.3 Thiết kế dây chuyền công nghệ và bố trí mặt bằng phân xưởng ............112 3.3.3.1 Hướng dẫn xây dựng định mức thời gian chế tạo sản phẩm...............112 3.3.3.2 Hướng dẫn tính toán số lượng công nhân và số lượng thiết bị, thời gian hoàn thành đơn hàng với các dữ liệu cho trước..................................................124 3.4 Lưu đồ quy trình triển khai sản xuất sản phẩm trong may công nghiệp .....127 3.5 KẾT LUẬN .........................................................................................................131 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................132 PHỤ LỤC ........................................................................................................................133 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................140 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN...........................................................141
  • 7. 7 CHƯƠNG I : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1.1 Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất hàng may công nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay 1.1.1 Tình hình chung đối với ngành công nghiệp dệt may trên thế giới Thời gian vừa qua, thị trường dệt may thế giới gặp khá nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi sự suy thoái của kinh tế Mỹ. Nền kinh tế hàng đầu thế giới này suy yếu làm cho nhu cầu giảm. Bên cạnh đó, đồng USD giảm giá ở những nước xuất khẩu như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ … cũng làm cho giá sản phẩm trở nên đắt hơn. - Tại Trung Quốc : Theo thống kê của Bộ thương mại Hoa Kỳ, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đang giảm xuống (giảm 25,49% so với cung kì năm ngoái), thị phần của Trung Quốc đang thu hẹp lại, tạo cơ hội cho các sản phẩm dệt may đến từ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng hơn 20%, Ấn Độ tăng 8,2%, trong khi đó Trung Quốc chỉ tăng 0,2%, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng 14,8% năm 2007….[1]. Do đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh so với đồng USD cộng với chính sách hoàn thuế xuất khẩu bị dỡ bỏ đã làm tăng chi phí sản xuất khiến giá thành sản phẩm cao .Tính từ đầu năm đến nay, giá hàng dệt may của Trung Quốc đã tăng đáng kể, thậm chí nhiều nhà máy tăng giá sản phẩm tới 15-25%. - Ở Việt Nam, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đã có nhiều tín hiệu tốt từ các thị trường như Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ khi các số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu thời gian qua tăng cả lượng lẫn giá. Tuy nhiên ngành cũng gặp không ít khó khăn khi VND tăng giá và ngành đang phải đối mặt với việc điều tra chống bán phá giá ở một số thị trường. - Trong khi đó ở Bangladesh, ngành dệt may nước này lại hi vọng sẽ tăng gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu dệt may lên 25 tỷ USD trong vòng 5 năm tới nhằm tranh thủ thời gian Trung Quốc và Ấn Độ - hai đối thủ cạnh tranh chính về xuất khẩu dệt may - đang phải đối phó với những khó khăn do đồng nội tệ tăng giá.
  • 8. 8 Ngoài vấn đề đồng USD mất giá và kinh tế Mỹ khủng hoảng, tình trạng lạm phát cũng đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, giá cả hàng hoá tăng cao ở hầu hết các nơi khiến người ta phải cắt giảm chỉ tiêu cũng có thể khiến nhu cầu hàng may mặc sẽ sụt giảm trong năm nay. Nhu cầu hàng dệt may có thể giảm song vẫn ở mức cao. Hơn nữa giá bông – nguyên liệu để sản xuất hàng dệt may được dự đoán sẽ tăng do hạn hán và diện tích bị thu hẹp. Cụ thể…[4 ]: + Uzbekistan: một trong những nước xuất khẩu bông hàng đầu thế giới, dự đoán sẽ thu hoạch 3,6 triệu tấn bông thô trong năm 2008, giảm so với mức 3,65 triệu tấn năm ngoái. + Còn Ấn Độ, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu bông thứ hai thế giới sau Trung Quốc cũng dự đoán sẽ đạt sản lượng bông 5,34 triệu tấn trong năm nay, so với 4,76 triệu tấn của năm ngoái. + Sản lượng của Mỹ năm nay sẽ giảm mạnh còn 4,14 triệu tấn trong vụ này và xuống 3,19 triệu tấn trong vụ sau đó nông dân chuyển sang trồng các cây nông nghiệp khác như ngô. + Sản lượng bông của Trung Quốc năm nay được dự đoán ở mức 7,62 triệu tấn, thấp hơn so với 7,72 triệu tấn của năm ngoái. Do đó giá bông tăng sẽ đẩy giá hàng dệt may tăng cao trong thời gian tới là điều tất yếu. Nhập khẩu dệt may từ Mexico, nước cung cấp lớn thứ hai của Hoa Kỳ, năm 2007 giảm cả về số lượng và kim ngạch. Trong khi đó, mặc dù mới chỉ chiếm 13,6% về kim ngạch và 14,9% về số lượng của thị trường nhập khẩu dệt may của Hoa Kỳ, song sản phẩm dệt may đến từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Pakistan đang tăng mạnh, đặc biệt là Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ nhanh nhất cả về kim ngạch (tăng 34%) và số lượng (tăng 31%)….[4 ] 1.1.2 Thực trạng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 1.1.2.1 Vị trí và vai trò của ngành Dệt May trong nền kinh tế quốc dân
  • 9. 9 Ngành Dệt May Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô. Ngành Dệt May hiện thu hút số lượng lớn lao động và tăng không ngừng hàng năm. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TT, xác định phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu. Chỉ tiêu đặt ra đối với ngành là đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu 8-9 tỷ USD. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về lao động, về thị trường, giá nguyên vật liệu tăng cao nhưng ngành dệt may Việt Nam đã đạt được kết quả hết sức ấn tượng. Xuất khẩu toàn ngành năm 2007 đạt sấp xỉ 7.8 tỉ USD, tăng 34.5% so năm 2006, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Việt Nam đã lọt vào top 10 nước và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam thì trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) mặt hàng dệt may vẫn đạt xấp xỉ 4,2 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái….[1]. Cụ thể * Xuất khẩu : Với các mặt hàng chính : áo Jacket, áo khoác, áo thun, áo gilê Tháng 6/2008 (1000USD) So với T5/2008 (%) So với T6/2007 (%) 6 tháng 2008 (1000USD) So với 6 tháng 2007 (%) Dệt may 865.640 +15,21 + 17,24 4.162.190 +19,25 Tổng KNXK 6.430.804 + 8,13 + 53,67 30.626.284 + 35,88 ( Nguồn: Ban Nghiên cứu và Xúc tiến Xuất Khẩu tổng hợp) * Nhập khẩu Tháng 6/2008 So với T6/2007 6 tháng 2008 (1000USD) So với 6 tháng 2007 (%) Lượng (tấn) Trị giá(1000 % lượng % trị giá Lượng (tấn) Trị giá (1000 USD) % lượng % trị giá
  • 10. 10 USD) Bông 22.711 35.980 + 27,7 + 61,02 147.636 222.911 +33,79 +63,52 Sợi 28.810 58.522 - 16,1 - 6,09 205.894 397.812 +1,03 +14,07 Vải 412.004 + 17,62 2.229.672 +16,74 NPL 234.205 + 26,78 1.220.670 +15,63 Tổng KNNK 7.166.213 + 43,03 44.836.696 +64,88 ( Nguồn: Ban Nghiên Cứu và Xúc Tiến Xuất Khẩu tổng hợp) Tính đến cuối tháng 8, cả nước đã có 10 nhóm hàng hóa có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (tăng 2 mặt hàng so với năm 2007, là than đá và cao su) : được thể hiện dưới biểu đồ sau…[1] 0 1 2 3 4 5 6 7 8 A B C D E F G H I J Hàng hóa Kim ngạch XK (Tỷ USD) Hàng dệt may Nhóm hàng khác Hình 1.1 : Đồ thị biểu diễn kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng hóa (tính đến cuối tháng 8/2008) A - Dầu thô : 7.88 tỷ B – Than đá 1.02 tỷ C- Dệt may 6.04 tỷ D - Giày dép 3.158 tỷ E- Điện tử và máy tính 1.66 tỷ F- Gạo 2.23 tỷ G- Cà phê 1.54 tỷ H- Cao su 1.04 tỷ I- Đồ gỗ 1.82 tỷ J- Thủy sản 2.89 tỷ Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong những tháng đầu năm 2008 đã vượt qua Mexico, Ấn Độ, vươn lên vị trí thứ 2, sau Trung Quốc. Xu hướng chuyển dịch sản xuất mặt hàng này từ Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng thể
  • 11. 11 hiện rõ. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có quyền “từ chối những đơn hàng có giá trị thấp”. Những khó khăn đối với doanh nghiệp dệt may lúc này lại đến từ phía khác : “ thiếu nguồn lao động.” 1.1.2.2 Nguồn nhân lực cho dệt may Việt Nam  Số lượng lao động Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp và dự kiến sẽ tăng lên đến 3,5-4 triệu lao động vào 2010. [3 ] Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi bỏ hạn ngạch, các nhà bán lẻ sẽ chú ý nhập hàng ở các nhà máy có từ 1.000 công nhân trở lên. Trong khi đó, số liệu của tổng cục thống kê, cho chúng ta thấy, tỷ lệ doanh nghiệp dệt may có số lao động từ 1000 người trở lên chỉ chiếm 6%, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 77%. Đây sẽ là một hạn chế cho dệt may Việt Nam để cạnh tranh. Biểu 1. Số lượng doanh nghiệp dệt may theo qui mô lao động 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số DN 978 1352 1612 1909 2398 Dưới 10 người 62 6% 265 20% 185 11% 229 12% 332 14% 10 – 299 người 624 64% 762 56% 1006 62% 1175 62% 1506 63% 300 – 999 người 213 22% 230 17% 309 19% 375 20% 409 17% 1000 người trở lên 79 8% 95 7% 112 7% 130 7% 151 6% (Tổng hợp từ nguồn của Tổng cục Thống kê) Trong khi đó, nguồn nhân lực cung ứng cho ngành dệt may gần đây càng thiếu trầm trọng, nhiều doanh nghiệp dệt may không thể tuyển đủ công nhân để đảm bảo đơn hàng đã nhận dẫn đến tình trạng tranh giành lao động của nhau giữa các doanh nghiệp dệt may. Đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên thiết kế mẫu cũng thiếu trầm trọng từ lâu những vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
  • 12. 12 Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tình trạng thiếu hụt trầm trọng lao động cho ngành Dệt May có nguyên nhân chính là do tốc độ phát triển quá nhanh của ngành, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may ra đời dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao. Trong khi đó số lao động đào tạo được không đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế. Đồng thời địa phương nào cũng đầu tư vào ngành may mặc để giải quyết lao động. Công nghiệp chủ lực cần ưu tiên dẫn đến tình trạng lao động ngành may từ các trung tâm dệt may của cả nước chuyển ngược về các tỉnh một cách ồ ạt, và người lao động khi có điều kiện làm việc gần nhà họ không có ý định đi xa khi mà đồng lương cũng chỉ đủ cho họ sống hàng ngày đã làm mất đi nguồn cung ứng lao động quan trọng cho các trung tâm dệt may lớn. Tình trạng của các doanh nghiệp dệt may gặp phải là: thiếu lao động nên không có đơn hàng, có đơn hàng thì không có đủ lao động.  Chất lượng lao động Tìm hiểu lao động dệt may tại một số doanh nghiệp hiện nay, mới thấy rõ một thực tế : Đội ngũ lao động không chỉ biến động về số lượng mà còn yếu trầm trọng về chất lượng. Lao động ngành dệt may hiện nay chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các nhà máy xí nghiệp là chính. Các doanh nghiệp dệt may phải tuyển lao động tay nghề thấp, thậm chí chưa có tay nghề sau đó chấp nhận tự đào tạo, đào tạo lại. Cũng vì đào tạo không bài bản nên số lao động thay thế hàng năm chất lượng không cao, năng suất lao động thấp. Vì vậy, để hoàn thành các đơn hàng, bắt buộc các doanh nghiệp phải tuyển dụng nhiều lao động, thực hiện làm việc theo ca, kíp.
  • 13. 13 VD : như tại Công ty may Hưng Yên, hàng năm công ty này tuyển dụng hàng trăm lao động phổ thông, sau đó cho học qua trung tâm dạy nghề và bố trí thợ giỏi kèm việc trong khoảng 3 tháng. Sau thời gian này, lao động giỏi có thể tự đứng máy, thao tác chuyền như một công nhân lành nghề, lâu năm. Một số đơn vị liên doanh như Kyung Việt, VIT Garment... cũng chấp nhận tuyển dụng lao động có trình độ thấp rồi tự đào tạo thành công nhân của mình. Làm như thế, doanh nghiệp sẽ đào tạo được theo thế mạnh của mình và tiết kiệm kinh phí đào tạo, trả lương trong thời gian học việc của công nhân. Và vì thế, vấn đề chất lượng lao động ngành dệt may lại rơi vào vòng luẩn quẩn: đào tạo không bài bản, chất lượng lao động không cao dẫn đến năng suất thấp. 1.1.2.3. Công nghệ và cơ sở vật chất của ngành may tại Việt Nam Những năm gần đây, ngành may Việt Nam phát triển rất mạnh và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân, vì thế việc hiện đại hoá ngành may để đáp ứng được năng suất và chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Hiện nay các doanh nghiệp may thường chia công việc thành từng công đoạn riêng biệt, tạo ra sự chuyên môn hoá cao, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho việc đưa máy móc thiết bị, công nghệ chuyên dùng vào thay thế một phần công việc của con người, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Các thiết bị chuyên dùng đã giải quyết được những vấn đề kỹ thuật của sản phẩm mà bằng lao động thủ công khó, hoặc không thể thực hiện được. VD : Đối với sản phẩm áo sơ mi thì máy là ép măng-sec tự động, máy là ép cổ áo tự động, máy sửa lộn cổ áo là không thể thiếu. Hiện tại các doanh nghiệp may thường nhập những thiết bị này từ Đức, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc...Để giúp các doanh nghiệp may mặc chủ động trong quá trình hoạt động, đồng thời giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm. Ngày nay sự phát triển của hệ thống CAD/CAM đã đạt đến mức độ cao cả về số lượng và chất lượng và được ứng dụng phổ biến đối với lĩnh vực công nghiệp may và thiết kế thời trang. Trên thị trường có rất nhiều hãng cung cấp phần mềm cho
  • 14. 14 lĩnh vực này như: Gerber Garment Technology (Mỹ), Lectra system của hãng Lectra Pháp, Tuka Tech của hãng Tukatech Ấn Độ, Investronia của hãng Investronia … 1.1.2.4. Tình hình nguyên phụ liệu trong nước Cho tới nay, khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu phải nhập khẩu tới 90%. Thị trường Việt Nam tràn ngập các sản phẩm nhập ngoại, không chỉ là các sản phẩm may mặc mà cả các loại nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình may mặc. Theo khảo sát của ngành tại các cửa hàng cho biết: vải ngoại mẫu mã phong phú, thời trang hơn so với vải nội địa. Vải nội rõ nét nhất chỉ có các mặt hàng tơ tằm, tafta, đũi với một số tên tuổi như Thái Tuấn, Vạn Phúc là tiêu thụ tốt. Hàng Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế hơn về giá cả, mẫu mã và kiểu dáng thời trang. Trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lại tăng trưởng mạnh. Đây là mâu thuẫn lớn mà chúng ta cần phải giải quyết. Vậy làm thế nào để xuất khẩu với tỷ lệ nội địa hoá cao nhằm tăng sức cạnh tranh là một vấn đề lớn đặt ra đối với dệt may nước ta? Chính phủ giao nhiệm vụ cho toàn ngành dệt may là phải đầu tư sản xuất thêm nguyên phụ liệu để giảm bớt tỷ lệ nhập khẩu. Để làm được điều này, hiện nay ngành dệt may đang có 2 chương trình: Sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ xuất khẩu trong vòng 5 năm tới đó là việc khẩn trương xây dựng 2 Trung tâm Cung ứng Nguyên phụ liệu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Và chương trình tăng trưởng bông nội địa. Trồng bông có năng suất cao ở những vùng có tưới để giảm bớt lệ thuộc vào bông nhập khẩu. Đây là nhiệm vụ dài hạn và phải làm trong 5-10 năm. [3] Chương trình này đã bắt đầu làm từ 2001. 1.1.2.5 Mô hình sản xuất doanh nghiệp và cách thức hoạt động của doanh nghiệp * Mô hình sản xuất của doanh nghiệp: Hầu hết quy mô sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, kinh nghiệm quản lý yếu kém, thiết kế chậm thay đổi, thương hiệu mờ nhạt.
  • 15. 15 Thực tế là công nghiệp dệt may có gần hai triệu lao động và luôn đạt kim ngạch xuất khẩu rất cao nhưng đến 60-70% các công ty sản xuất gia công cho khách hàng nước ngoài [ 3 ]. Đa phần các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn hoạt động theo hình thức sản xuất gia công (CMT) là chủ yếu. Hầu hết các công ty nhận mẫu, nguyên phụ liệu của khách hàng đưa cho, sau đó tổ chức sản xuất và giao hàng đúng thời hẹn, đồng thời tranh thủ tận dụng mẫu của khách hàng và nguyên phụ liệu trong nước để sản xuất và bán sản phẩm vào thị trường trong nước với giá rẻ. Một số rất ít các doanh nghiệp may trong nước đã tự thiết kế mẫu mã kiểu dáng, sản xuất và bán hàng như FOCI, PT2000…Các công ty may Việt Nam chưa có thương hiệu Việt khi xuất ra nước ngoài, do đó năng lực cạnh tranh của ngành may chưa cao. Hơn nữa, năng lực xúc tiến bán hàng còn yếu so với các nước trong khu vực. Cơ cấu ngành còn chưa hoàn chỉnh, bộ phận cung cấp nguyên phụ liệu và khâu thiết kế mẫu mốt hầu như chưa có gì. Khâu thiết kế vẫn là khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay. Trình độ thiết kế thời trang của Việt Nam vẫn còn non kém, chưa có những trường dạy chuyên nghiệp, lực lượng những nhà thiết kế trẻ dù đã được đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. * Cách thức hoạt động: Tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp mang tính khép kín, biệt lập theo kiểu mạnh ai nấy làm. Quan hệ liên kết ngành còn rất hạn chế, chẳng hạn: Trong khâu sản xuất, mặc dù nhiều doanh nghiệp may có công nghệ và sản phẩm sản xuất giống nhau, nhưng các doanh nghiệp chưa có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, về trang thiết bị và đào tạo lao động. Trong khi doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn nước ngoài rất căng thẳng để hoàn thành những hợp đồng lớn thì doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân lại thiếu việc, nhưng không có sự chia sẻ hay hợp tác. Trong ngành còn tình trạng những máy móc chuyên dùng đắt tiền có tính chất quyết định đối với chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp tư nhân không đủ sức trạng bị thì ở doanh nghiệp nhà nước lại không phát huy hết công suất, gây ra lãng phí rất lớn.
  • 16. 16 Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài chưa phát huy được vai trò đầu đàn về kỹ thuật, định hướng về sản phẩm, mẫu mốt, chưa có sự hỗ trợ hay hướng dẫn về kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ của địa phương. Còn trong khâu tiêu thụ, mỗi doanh nghiệp tự tổ chức hoạt động tiêu thụ từ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tổ chức kênh phân phối, xây dựng thương hiệu, quảng cáo… theo kiểu “đèn nhà ai nhà nấy rạng” thậm chí còn tranh giành khách hàng, thị trường của nhau để cho khách hàng được dịp ép giá. Có thể nói mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ còn rất lỏng lẻo, mỗi doanh nghiệp đơn phương đương đầu cạnh tranh với những đối thủ lớn rõ ràng sẽ vô cùng khó khăn. Cách làm này không thể tồn tại được trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang đặt ra rất gay gắt với ngành Dệt May. 1.1.2.6 Hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam Dệt may là ngành có nhu cầu tiêu dùng gần như vô tận. Chính vì vậy mà chính phủ Việt Nam đã nhận định : Đến năm 2015 và 2020, ngành công nghiệp dệt may vẫn tiếp tục là ngành công nghiệp trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Vì vậy mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 là “tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16-18%, giai đoạn 2011-2020 từ 12-14%. Doanh thu của ngành sẽ là 22,5 tỷ USD vào năm 2010 và 33 tỷ USD năm 2020. Các mục tiêu chiến lược này chính là đoạn đường dài mà muốn đi được, dệt may Việt Nam phải khắc phục cho được những khó khăn về: nguồn nguyên phụ liệu, nguồn vốn, nguồn nhân lực, năng suất lao động, môi trường… đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…”[2 ] Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 1. Doanh thu triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000
  • 17. 17 2. Xuất khẩu triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000 4. Tỷ lệ nội địa hoá % 32 50 60 70 5. Sản phẩm chính: - Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60 - Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn - 120 210 300 - Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650 - Vải Triệu m2 575 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000 (Theo Chính Phủ) Theo dự kiến đến năm 2010 ngành dệt may Việt Nam sẽ sử dụng 2,5 triệu lao động, trong đó có 1,5 triệu lao động làm công nghiệp, số còn lại làm trong các tổ hợp, công nghiệp phụ trợ, hậu cần phục vụ. Trong giải pháp phát triển nguồn nhân lực theo phê duyệt, ngành dệt may phải tiến hành triển khai các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế kỹ thuật, cán bộ bán hàng chuyên ngành dệt may, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt nhuộm trọng điểm. Phát triển tối đa thị trường nội địa; tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu…Phát triển sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu, tập trung thực hiện chương trình sản xuất 1 tỉ mét vải phục vụ xuất khẩu theo chỉ đạo của Bộ Công thương. Khẩn trương xây dựng 2 trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Ngành dệt may phải phát triển mạnh lĩnh vực thiết kế thời trang, đa dạng hóa sản phẩm ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Thực hiện chiến lược thời trang hoá ngành dệt may Việt Nam, đẩy mạnh họat động thiết kế và sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao cùng với việc xây dựng hình ảnh ngành sản xuất dệt may Việt Nam với chất lượng - thời trang - thân thiện môi trường. 1.1.3 Kết luận Tham gia vào WTO là một bước ngoặt lớn với ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêng. Với những thành tựu mà ngành công nghiệp dệt may đã đạt được trong hơn một năm qua, chúng ta có thể tin tưởng
  • 18. 18 vào sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp này trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng ta phải mạnh dạn nhận ra những yếu kém, những thiếu xót, cần phải khắc phục các yếu điểm đó để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngành trên thị trường thế giới. Bên cạnh những ưu đãi, khuyến khích phát triển của chính phủ dành cho Dệt may, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải biết đoàn kết, hợp tác cùng phát triển, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm quản lý, tài liệu kỹ thuật, trang thiết bị. Trước hết mỗi một doanh nghiệp phải tự nâng cao, rèn luyện đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Đồng thời thống nhất chung các quy trình sản xuất triển khai đơn hàng. 1.2 Hệ thống các tài liệu, các giáo trình đề cập đến quy trình sản xuất triển khai đơn hàng Cho đến nay Dệt may vẫn được xem như là một trong những ngành trọng điểm của công nghiệp của Việt Nam. Để có thể phát triển ngành lâu dài chúng ta không chỉ quan tâm đến việc đầu tư vào việc sản xuất nguyên phụ liệu, áp dụng các biện pháp quản lý và công nghệ sản xuất tiên tiến, mở rộng mạng lưới tiêu thụ...mà ngay từ lúc này chúng ta phải dành những quan tâm đúng mức đến việc đào tạo ra cán bộ kĩ thuật có khả năng quản lý, điều hành sản xuất và đội ngũ thiết kế thời trang để ngành xứng đáng với những tiềm năng đang có. Việc đào tạo này không những diễn ra ở trong doanh nghiệp mà trong cả các trường, các cơ sở đào tạo chuyên ngành công nghệ may. Vậy việc đào tạo phải bắt nguồn từ đâu? Không như những ngành kĩ thuật khác, thực tế hiện nay các tài liệu, giáo trình cho ngành công nghệ may rất ít và chưa thực sự mang tính thống nhất chung cho toàn nghành. Đặc biệt là giáo trình về : Quy trình công nghệ sản xuất hàng may công nghiệp, hướng dẫn triển khai đơn hàng. Hầu hết là giáo trình riêng của các trường, tiêu biểu như:  Trường Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Giáo trình “Công nghệ may trang phục” - Giáo trình “Thiết kế trang phục”
  • 19. 19 - Giáo trình “Tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp”  Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh - Giáo trình “Quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc trong công nghiệp”  Trường Đại học Sư phạm kĩ thuật Hưng Yên - Giáo trình “Chuẩn bị sản xuất” - Giáo trình “Điều khiển dây chuyền sản xuất & Nghiên cứu thời gian thao tác.” - Giáo trình “Quản lý chất lượng sản phẩm may” Những giáo trình này đã khái quát chung được quy trình sản xuất hàng may công nghiệp, giúp người đọc đã phần nào hình dung được các công đoạn sản xuất, vai trò, chức năng và nội dung của các công đoạn này. Tuy nhiên những giáo trình này vẫn tương đối khái quát, còn thiếu những hướng dẫn cụ thể, một số phần chưa có ví dụ cụ thể và mở rộng với các trường hợp đặc biệt, bài tập cụ thể, chưa thực sự tạo ra được những kĩ năng cần có ở người cán bộ kĩ thuật. Vì thế việc đầu tiên chúng ta cần là phải bổ sung vào việc xây dựng các tài liệu để nó thực sự là một tài liệu hướng dẫn chung áp dụng cho bất kỳ một loại sản phẩm nào và cho tất cả các mô hình sản xuất (kể cả FOB và CMT)
  • 20. 20 CHƯƠNG II : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Nghiên cứu tìm hiểu quy trình triển khai sản xuất đơn hàng tại một số doanh nghiệp may 2.1 Đối tượng nghiên cứu  Tất cả các công đoạn trong quá trình triển khai đơn hàng trong sản xuất may công nghiệp 2.2 Nội dung nghiên cứu  Trình tự thực hiện nội dung công việc tại các công đoạn trong quá trình triển khai đơn hàng  Quan sát nội dung tài liệu kỹ thuật, cách thức trình bày thông tin về sản phẩm được ứng dụng ở từng khâu trong sản xuất  Nhận ra những sai sót và hạn chế trong quá trình triển khai đơn hàng từ đó đề xuất quy trình triển khai đơn hàng đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả. 2.3 Phạm vi nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại : - Công ty may Vanlaack Asia - Thanh Trì - Hà Nội - Công ty may Phù Đổng (thuộc công ty CP May 10) - Gia Lâm - Hà Nội - Công ty TNHH may Minh Anh - Phố Nối - Hưng Yên - Công ty TNHH may Anh Vũ - Phố nối - Hưng Yên - Công ty may KiDo - Văn Lâm - Hưng Yên Tổng mẫu được chọn trong 5 công ty trên để trả lời là 20 nhân viên, mỗi công ty chọn ngẫu nhiên 2 nhân viên phòng kĩ thuật và 2 quản đốc phân xưởng 2.4 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn cá nhân (sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn).
  • 21. 21 2.4.1 Phương pháp quan sát : Để có kết quả nghiên cứu chính xác hơn, cụ thể hơn cho đề tài nghiên cứu em kết hợp cả 2 phương pháp quan sát đó là quan sát cá nhân và quan sát cơ khí (sử dụng các thiết bị để quan sát, ghi lại những sự kiện xảy ra).  Các vấn đề cần quan sát cho đề tài nghiên cứu: - Trình tự các công đoạn trong quá trình triển khai đơn hàng - Phương pháp thực hiện các công đoạn trong quá trình sản xuất - Nội dung, cách thức trình bày tài liệu kĩ thuật được ứng dụng ở từng khâu trong sản xuất. 2.4.2 Phương pháp “Phỏng vấn cá nhân trực tiếp”  Các vấn đề cân nhắc khi chuẩn bị câu hỏi để phỏng vấn - Câu hỏi có cần thiết hay không? - Xem người được hỏi có thông tin để trả lời hay không - Tránh hỏi câu hỏi mà người ta không còn nhớ thông tin để trả lời. Hỏi về vấn đề đã diễn ra quá lâu có thể khiến thông tin thu được không chính xác - Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, xúc tích - Câu hỏi có khiến người nge ảnh hưởng đến tâm lý hay không? 2.4.3 Xây dựng bảng câu hỏi cho đề tài nghiên cứu 2.4.3.1 Mục đích của bảng câu hỏi - Điều tra được cơ sở việc thiết kế quy trình sản xuất của công ty - Những sai sót trong quá trình triển khai đơn hàng 2.4.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi Câu hỏi dùng để phỏng vấn (Về việc triển khai quy trình sản xuất hàng may công nghiệp)
  • 22. 22 Câu 1: Mô hình sản xuất của công ty bạn theo hình thức nào : FOB, CMT, Bán CMT Câu 2: Quy trình sản xuất của công ty được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của công ty hay theo giáo trình, tài liệu nào không? (Ghi rõ tên giáo trình, tài liệu……………………………………………..) Câu 3 : Anh (Chị) đánh giá như thế nào về quy trình sản xuất của công ty mình? Câu 4 : Công đoạn sản xuất nào thường hay xảy ra lỗi nhất? Câu 5 : Anh (Chị) mong muốn đóng góp hay sửa đổi gì trong quy trình sản xuất của công ty mình không? Xin chân thành cám ơn Anh chị ! 2.4.4 Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu Tùy theo loại kết quả số liệu phân tích nghiên cứu và số liệu tóm tắt mà người nghiên cứu có thể trình bày kết quả theo một trong những dạng sau: dạng văn viết (text), dạng bảng, dạng biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh… Không phải tất cả các số liệu phân tích hay kết quả đều phải trình bày ở dạng bảng và hình. Những số liệu đơn giản, tốt nhất nên trình bày, giải thích ở dạng câu văn viết và các số liệu được cho vào trong ngoặc đơn. Với đề tài nghiên cứu của mình, em chọn cách trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài dưới dạng văn viết, dạng bảng, hình ảnh minh họa. 2.5 Kết quả nghiên cứu 2.5.1 Thực trạng quy trình sản xuất tại một số doanh nghiệp may  Trong 5 công ty điều tra thì có - 1 công ty hoạt động theo hình thức FOB : công ty may VanLacck - 1 công ty hoạt động theo hình thức CMT : công ty may Phù Đổng - 3 công ty hoạt động theo hình thức bán CMT : công ty TNHH may Anh Vũ, công ty TNHH may Minh Anh, công ty TNHH may KiDo
  • 23. 23  Chú thích một số từ viết tắt dùng để miêu tả trong quy trình sản xuất của công ty - TLKT : Tài liệu kỹ thuật - NPL : Nguyên phụ liệu - BTP : Bán thành phẩm, TP : Thành phẩm - SP : Sản phẩm - YCKT : yêu cầu kỹ thuật - KHSX : kế hoạch sản xuất 2.5.1.1 Công ty may Phù Đổng Công ty may Phù Đổng là một công ty nhỏ, thực hiện sản xuất gia công cho công ty May 10. Mọi tài liệu, mẫu mã, nguyên phụ liệu của khách hàng do công ty may 10 nhận và giao cho công ty may Phù Đổng. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các kiểu áo sơ mi nam, áo sơ mi nữ Ảnh 2.1: Xưởng sản xuất công ty may Phù Đổng Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may Phù Đổng được mô tả như sau :
  • 24. 24 Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may Phù Đổng P. Kế hoạch - Nhận tài liệu, thông tin từ khách hàng -Lập kế hoạch sản xuất - Quản lý NPL P. Kỹ thuật - Thiết kế mẫu - Chế thử mẫu - Giác sơ đồ - Viết YCKT - Lập bảng mẫu và tính định mức Xưởng cắt Xưởng May - May - Nhặt chỉ - Thâu hóa Xưởng Là Hoàn thiện SP - Gấp - Bao gói - Đóng hộp Vải + mẫu mã + bảng màu của khách hàng Mẫu cắt gọt + Bảng màu BTP TP Sản phẩm HT Phụ liệu NPL Phụ liệu TLKT TLKT TLKT SP mẫu
  • 25. 25 - Khi nhận đơn hàng, phòng kế hoạch sẽ lên lịch sản xuất và phòng kế hoạch sẽ chuần bị toàn bộ vải, tài liệu, nguyên phụ liệu cho cả đơn hàng. - Phòng kế hoạch phụ trách việc kiểm tra, chuẩn bị nguyên phụ liệu cho đơn hàng, quản lý nguyên phụ liệu chứ không phải có kho nguyên liệu riêng. - Vì công ty sản xuất gia công cho công ty may 10, nguyên phụ liệu do công ty may 10 cung cấp nên công ty hầu như không có công đoạn kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu mà chỉ tiến hành kiểm tra số lượng và chủng loại nguyên liệu. - Công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm + Công nhân, tổ trưởng tự kiểm tra 100% sản phẩm + KCS chỉ kiểm tra xác suất của nhóm hàng đầu tiên ra chuyền ở mỗi tổ sản xuất. + Công đoạn sau không kiểm tra công đoạn trước nên dẫn đến trường hợp khi đem sản phẩm đi là, KCS kiểm tra xác xuất mới phát hiện ra lỗi trên sản phẩm. - Nhược điểm : đơn hàng lớn, số lượng trách nhiệm của công nhân không cao thì dẫn đến nhiều hàng lỗi. Khi xử lý rất mất thời gian trong việc tìm ra nguyên nhân và nhận trách nhiệm. 2.5.1.2 Công ty TNHH may Minh Anh Công ty may TNHH Minh Anh là công ty gia đình hoạt động theo hình thức bán gia công. Tức là công ty vừa thực hiện sản xuất gia công cho khách hàng nước ngoài, vừa thực hiện tự sản xuất hàng xuất khẩu. Theo hình thức này thì quá trình sản xuất đơn hàng là khác nhau : - Nếu làm gia công : công ty nhận đơn đặt hàng, nguyên phụ liệu, mẫu mã của khách hàng → tiến hành sản xuất →giao hàng. - Nếu sản xuất hàng xuất khẩu : công ty sẽ tiến hành nghiên cứu xu hướng thời trang → thiết kế mẫu → lựa chọn mẫu để sản xuất→ sản xuất → xuất khẩu hàng ra nước ngoài.
  • 26. 26 Nhưng dù là FOB hay CMT thì sau khi nhận được đơn hàng, quy trình sản xuất được diễn ra như sau: P. Kế hoạch - Nhận TL - Lập KHSX Xưởng cắt - Cắt BTP -ép mex Xưởng là Kho nguyên liệu - Kiểm tra NPL - Xuất nhập NPL NPL + TLKT TL + Bảng màu + Mẫu BTP TP SP Vải + dựng Phụ liệu Bao gói + hòm hộp Định mức TLKT TLKT TLKT SP mẫu Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may Minh Anh P. Kỹ thuật - Thiết kế mẫu - Chế thử mẫu - Giác sơ đồ - Viết YCKT - Lập bảng mẫu và tính định mức Xưởng May - May - Nhặt chỉ - Thâu hóa Hoàn thiện SP - Gấp - Bao gói - Đóng hộp
  • 27. 27 2.5.1.3 Công ty TNHH may Anh Vũ Là một công ty tư nhân ba thành viên mà tổng giám đốc là nữ, công ty đã và đang tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường với những bạn hàng quen thuộc như Orange Fashion của Mỹ hay có phân xưởng sản xuất Đan mạch chuyên sản xuất các đơn hàng xuất sang Đan mạch và Châu âu. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là hàng thời trang: các loại váy, áo vec nữ… Hình thức hoạt động của công ty này cũng giống như công ty TNHH may Minh Anh P. Kế hoạch -Lập KHSX -Giao hàng Xưởng cắt (chỉ cắt phá BTP) Xưởng may: - Cắt gọt BTP - May - Thâu hóa QC chuyền may mang SP đi là SP TP TLKT TL + mẫu Kho nguyên liệu TLKT SP mẫu Định mức Vải dựng TLKT Phụ liệu BTP Phụ liệu Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may Anh Vũ P. Kỹ thuật - Thiết kế mẫu - Chế thử mẫu - Giác sơ đồ - Viết YCKT - Lập bảng mẫu và tính định mức Xưởng hoàn thiện SP - Gấp - Bao gói - Đóng hộp
  • 28. 28 - Mỗi phân xưởng gồm có nhiều chuyền may. Mỗi chuyền đảm nhận một mã hàng riêng biệt. Đôi khi những mã hàng có số lượng lớn có thể 2 hoặc 3 tổ cùng sản xuất. - Quản đốc quản lý phân xưởng. Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp về năng suất và chất lượng của một mã hàng. - Khi vào chuyền một đơn hàng mới, tổ trưởng căn cứ vào tài liệu kỹ thuật (bảng mầu, vật mẫu, yêu cầu kỹ thuật) và số lượng công nhân, thiết bị máy móc hiện có, phân công công việc sao cho hợp lý nhất. Phân công công việc cho những người quen làm những việc tương tự. - Công đoạn đầu tiên của một chuyền thường là kẻ vẽ, sang dấu, cắt gọt BTP. - Sản phẩm may xong, qua KCS chuyền kiểm tra sau đó KCS trực tiếp mang sang xưởng là để là rồi giao sản phẩm cho xưởng hoàn thiện. Xưởng là chỉ có chức năng là sản phẩm chứ không nhận hay bàn giao sản phẩm trực tiếp cho bất kỳ xưởng nào. 2.5.1.4 Công ty may KiDo Công ty may KiDo là công ty 100% vốn nước ngoài. Hình thức hoạt động của công ty này cũng giống như công ty TNHH may Minh Anh, công ty may Anh Vũ.
  • 29. 29 Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may KiDo Xưởng cắt - Cắt gọt BTP Xưởng may - May - Thâu hóa Xưởng là Xưởng hoàn thiện Kho nguyên liệu (Không kiểm tra chất lượng NPL) Bảng màu + TLKH TLKT BTP TP SP Vải + dựng Phụ liệu Bao gói + hòm hộp Định mức TLKT TLKT TLKT SP mẫu P. Kế hoạch -Lập KHSX -Giao hàng P. Kỹ thuật - Thiết kế mẫu - Chế thử mẫu - Giác sơ đồ - Viết YCKT - Lập bảng mẫu và tính định mức NPL  Đặc điểm : Khi nhập kho nguyên phụ liệu. Công ty không tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên liệu mà chỉ kiểm tra số lượng và chủng loại. Đến công đoạn cắt, sau khi cắt xong BTP nếu chi tiết nào bị lỗi (lỗi do chất lượng nguyên liệu) công ty sẽ cắt chi tiết khác để thay thế.
  • 30. 30 2.5.1.5 Công ty may VanLaack Asia VanLaack Asia Hanoi là công ty có 100% vốn nước ngoài. Sản phẩm chính mà công ty thường sản xuất : sơ mi nam, sơ mi nữ, cà vạt, váy, đồ ngủ cho nam, quần áo lót nam giới. Xuất khẩu sang Đức, Nga, Châu Âu…. Bên cạnh đó công ty nhận sản xuất cho một số khách hàng truyền thống của công ty : hàng ESCADA, ALBERLAR. Các hãng này sẽ chọn mẫu do VanLacck thiết kế, sau đó đặt VanLacck sản xuất. Công ty được trang bị các loại máy trải vải, máy cắt, máy may điều chỉnh bằng bảng điện tử, dàn máy thêu, sử dụng hệ thống cữ gá vào loại tiên tiến nhất hiện nay. Sơ đồ tổ chức sản xuất công ty may VanLaack G.Đ phụ trách sản xuất (Việt Nam) Quản lý chất lượng (SQC) bên Việt Nam SQC cắt SQC may SQC Là và Đóng gói P. kỹ thuật - Giác sơ đồ P.Kỹ thuật của công ty VanLacck bên Đức Khâu cắt Là và đóng gói Khâu may Sơ đồ + tài liệu Kho nguyên phụ liệu (không kiểm tra chất lượng NPL) TLKT SP mẫu TLKT TL Vải + dựng Phụ liệu Phụ liệu BTP TP TLKT TLSP mẫu + bộ mẫu YCKT
  • 31. 31 - Cũng giống như công ty may KiDo, Công ty may VanLaack không tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên liệu, đến khâu cắt nếu chi tiết nào bị lỗi thì sẽ được bỏ ra và cắt chi tiết khác thay thế. - Các công đoạn trong quy trình sản xuất của công ty được móc nối trực tiếp và có liên quan chặt chẽ với nhau. Đối với công ty thì yếu tố chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Do đó quy trình kiểm tra chất lượng giữa các công đoạn hết sức chặt chẽ. + Công nhân, tổ trưởng, SQC chuyền kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm. Người sau kiểm tra người trước, sản phẩm không đạt bị loại bỏ và sửa chữa ngay. + SQC trưởng kiểm tra xác suất (thường là 30% / tổng số) - Công đoạn cắt, là, bao gói được bố trí ngay cạnh công đoạn sang dấu, ép mex, thêu, may nên việc vận chuyển nguyên liệu giữa các công đoạn gần như được loại bỏ: sản phẩm đầu ra của công đoạn này được sử dụng ngay ở công đoạn kế tiếp nó. 2.5.2 Cơ sở thiết kế quy trình sản xuất của công ty Kết quả điều tra cho thấy :  100% các công ty thiết kế quy trình sản xuất của công ty mình đều dựa trên kinh nghiệm quản lý riêng của công ty mà không theo bất kỳ một giáo trình nào.  100% nhân viên đánh giá quy trình sản xuất hiện tại của công ty là chưa hợp lý 2.5.3 Nội dung tài liệu kĩ thuật, cách thức trình bày thông tin về sản phẩm được ứng dụng ở từng khâu sản xuất 2.5.3.1 Nội dung tài liệu Qua quá trình nghiên cứu việc triển khai đơn hàng tại 5 công ty trên, ta có thể thống kê các tài liệu cần thiết mà các công ty cần làm khi triển khai đơn hàng là: - Lệnh sản xuất mã hàng (kế hoạch sản xuất mã hàng) - Phiếu nhập, xuất kho nguyên phụ liệu
  • 32. 32 - Bộ tài liệu kĩ thuật do phòng kĩ thuật phụ trách bao gồm : + Yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm + Bảng thông số kích thước thành phẩm, bán thành phẩm + Quy cách may, quy trình may sản phẩm + Quy ước thiết bị sử dụng + Bảng màu, sản phẩm mẫu + Sơ đồ mẫu + Định mức nguyên phụ liệu + Quy cách là, gấp, bao gói - Tài liệu cho xưởng cắt : phiếu tác nghiệp cắt - Bộ tài liệu quản lý chất lượng : + Biên bản kiểm tra nguyên phụ liệu + Bản quy định chất lượng cho từng chi tiết trên sản phẩm + Báo cáo kiểm tra chất lượng mã hàng 2.5.3.2 Cách thức trình bày Hầu hết trong các công ty trên, nội dung tài liệu kĩ thuật được chuyển đến các công đoạn sản xuất là đầy đủ và tương đối giống nhau. Chúng chỉ khác nhau về cách thức và thứ tự trình bày. Các thông tin này bao gồm - Tên công ty - Tên khách hàng - Tên, mã sản phẩm - Số lượng mỗi size, màu sắc. - Các thông tin về quy cách sản phẩm : loại máy sử dụng, loại chỉ may, cúc, khóa, mã thêu, vị trí thêu, yêu cầu giặt là, quy cách đóng gói.... - Ngày giao hàng
  • 33. 33 2.5.4 Những hạn chế trong quá trình triển khai đơn hàng Các công đoạn thường hay xảy ra lỗi Những hạn chế và sai sót trong quá trình triển khai đơn hàng được tổng hợp dưới bảng sau: STT câu hỏi Câu trả lời Câu trả lời Công ty VanLaack Công ty Phù Đổng Công ty Anh Vũ Công ty Minh Anh Công ty KiDo Câu số 4 Kiểm tra NPL x Thiết kế mẫu Nhảy mẫu Giác sơ đồ Công đoạn cắt x Công đoạn may x x x x x Rải chuyền x Công đoạn là x x x Bao gói và hòmhộp Công đoạn khác x Ta dễ dàng nhận thấy, khi triển khai đơn hàng thì công đoạn may hay xảy ra lỗi nhất. Tiếp đến là công đoạn là sản phẩm. Theo quan sát trực tiếp, ở công đoạn là sản phẩm rất hay có nhiều sản phẩm bị bóng (tại một số vị trí như đầu cổ, măng séc), bị co, nhăn, ly sống tay bị lệch
  • 34. 34 Hình 2.2 : Xưởng là công ty may Phù Đổng Cùng với kết quả của việc phỏng vấn, kết hợp với phương pháp quan sát em nhận thấy: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm thêm giờ của công ty phần lớn là do thao tác làm việc của công nhân còn chưa tốt, còn có quá nhiều thao tác thừa, không chính xác dẫn đến gây ra nhiều hàng lỗi → phải sửa hàng →năng suất giảm. Riêng ở công ty Anh Vũ còn có hiện tượng tài liệu kỹ thuật đưa xuống sản xuất không rõ ràng : Các yêu cầu, quy cách đối với sản phẩm còn được viết tắt, thiếu hình vẽ minh họa. Điều này gây mất thời gian và dễ gây hiểu lầm (giữa các đơn hàng khác nhau) cho các bộ phận sản xuất. 2.6 Kết luận Qua kết quả nghiên cứu trên ta có thể nhận thấy rằng quy trình sản xuất tại mỗi công ty là khác nhau, trình tự tiến hành chúng khác nhau và đều dựa trên kinh nghiệm sản xuất và quản lý riêng của từng công ty. Nhưng đều thống nhất rằng : dù doanh nghiệp hoạt động theo hình thức FOB hay CMT thì quy trình triển khai đơn hàng phải trải qua các công đoạn sau:
  • 35. 35 MÔ HÌNH SẢN XUẤT HÀNG MAY CÔNG NGHỆP LỆNH SẢN XUẤT Kiểm tra, đo đếm NPL Nhập kho tạm chứa CHU N B NGUYÊN PHỤ LIỆU CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CHUẨN BỊ SẢN XUẤT Chế thử mẫu Thiết kế mẫu Nghiên cứu mẫu XÂY DỰNG TÀI LIỆU K THUẬT THIẾT KẾ Bố trí mặt bằng CÔNG ĐOẠN CẮT Xây dựng YCKT XÂY DỰNG TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ Cắt mẫu cứng Nhảy mẫu Tính năng suất lao động, điều động thiết bị CÔNG ĐOẠN MAY CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT Đánh số Bóc tập - Phối kiện Là, ép mex Cắt phá Cắt gọt BTP Là định hình May chi tiết Lắp ráp Tẩy Là Bao gói Đóng kiện Giác sơ đồ Nhập kho Trải vải Áp mẫu sơ đồ Lập bảng mẫu Tính định mức NPLNhập kho chính thức
  • 36. 36 Được thực hiện song song với các công đoạn trên là quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi xuất xưởng. Việc kiểm tra này phải được thực hiện chặt chẽ ở tất cả các khâu sản xuất có như thế mới có thể đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu mỹ thuật của sản phẩm. Quy trình triển khai đơn hàng trong sản xuất rất phức tạp đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận ngay từ khâu chuẩn bị về nguyên phụ liệu, bộ mẫu, tài liệu kĩ thuật ...cho đến khi quản lý giám sát đơn hàng trong công đoạn sản xuất. Quy trình này bao gồm những nội dung chính như sau: Phần I : Chuẩn bị sản xuất 1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu 2. Xây dựng tài liệu kĩ thuật thiết kế 3. Xây dựng tài liệu kĩ thuật công nghệ Phần II : Các công đoạn sản xuất 1. Công đoạn cắt 2. Công đoạn may 3. Công đoạn hoàn tất sản phẩm Do thời gian hạn chế và phạm vi đề tài rất rộng nên với đề tài này, em xin đi sâu vào hướng dẫn phần : “Triển khai công đoạn chuẩn bị sản xuất” .
  • 37. 37 CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Quy trình hướng dẫn thực hiện công đoạn “Chuẩn bị sản xuất” Kiểm tra, đo đếm NPL Nhập kho tạm chứa Chuẩn bị nguyên phụ liệu CHU N B SẢN XUẤT Chế thử mẫu Thiết kế mẫu Nghiên cứu mẫu Xây dựng tài liệu kĩ thuật thiết kế Bố trí mặt bằng Xây dựng YCKT Xây dựng tài liệu kĩ thuật công nghệ Cắt mẫu cứng Nhảy mẫu Tính năng suất lao động, điều động thiết bị Giác sơ đồ Lập bảng mẫu Tính định mức NPL Nhập kho chính thức
  • 38. 38 3.1 Hướng dẫn việc chuẩn bị nguyên phụ liệu Sơ đồ hoạt động của kho nguyên liệu Dỡ kiện Kiểm tra chi tiết : Chất lượng, số lượng Kiểm tra sơ bộ về số lượng, chủng loại, màu sắc Hàng đạt yêu cầu Nhập kho chính thức Hàng không đạt yêu cầu Báo cho nhà cung câp NPL Nguyên liệu đầu vào Để riêng chờ sản xuất Quy trình kiểm tra nguyên phụ liệu được thực hiện theo các bước sau : 3.1.1 Phá kiện và kiểm tra thông tin do khách hàng cung cấp 1. Phương pháp phá kiện - Kiện hàng hình trụ được đóng bằng bao nylon, bao cước, bao vải : + Dựng kiện hàng lên, mở mối dây khâu miệng bao. + Tuyệt đối không được dùng dao hay kéo rạch bao gây hư hỏng bao rách nguyên liệu. - Đối với những kiện hàng bằng thùng gỗ có đai nẹp bằng sắt hoặc nylon : dùng kìm cắt đai và mở nắp hòm theo đúng quy định, tránh xéo cạy bừa bãi, gây thủng rách nguyên liệu, hư hỏng thùng. 2. Kiểm tra - Mở kiện đếm và kiểm tra chi tiết nguyên phụ liệu về: số lượng cây (cuộn) vải, Chủng loại, màu sắc . - Kiểm tra thông tin ghi trên giấy giao nhận - Sau đó mới lần lượt lấy các cây vải ra
  • 39. 39 3.1.2 Kiểm tra nguyên liệu 3.1.2.1 Kiểm tra về số lượng a) Đối với vải xếp tập : dùng thước đo chiều dài của một lá vải, sau đó đếm số lớp trên cây vải rồi nhân số lớp này với chiều dài của một lá vải, để có tổng chiều dài của toàn bộ cây vải. Kiểm tra xem số lượng này có khớp với phiếu ghi ở đầu cây vải hay không VD: Một kiện vải tấm khi tiến hành kiểm tra số lượng đo chiều dài lớp vải 1,2m. Tiến hành kiểm tra số lượng đo chiều dài lớp vải là 1,2m. Đếm được 95 lớp. Chiều dài của tấm vải sẽ là 1,2 x 95 = 114 (m) b) Đối với vải cuộn tròn : + TH1: Dùng máy kiểm tra độ dài + TH2 : Kiểm tra bằng phương pháp thủ công * Cách 1: Dùng thước đo bán kính của cây vải để xác định chiều dài : Phương thức này không chính xác, ta phải đo nhiều lần trên cùng chủng loại nguyên liệu với cây vải có chiều dài khác nhau để rút ra thông số bình quân. * Cách 2: Dùng trọng lượng để xác định chiều dài (với điều kiện cây vải có trọng lượng riêng sai biệt không đáng kể). Dùng cân có độ chính xác cao, xác định trọng lượng của từng cây vải có cùng chủng loại sau đó tiến hành so sánh xác định chiều dài. VD : Cây vải cân nặng 29kg (đã trừ lõi vải), trên phiếu kiện đầu cây vải có ghi nội dung sau Trục : 1235 Cây số : 13 Khổ vải : 65 inch Chiều dài : 120 (m) Trọng lượng riêng :160 g/m2 Xác định chiều dài cây vải ghi trên phiếu kiện chính xác không?
  • 40. 40 Đây là trường hợp :Tính chiều dài cây vải dựa theo khối lượng và trọng lượng riêng của vải Ta sẽ làm như sau : Khổ vải 65 inch 1.65 (m) Khối lượng cây vải cân được : 29 kg = 29000 (g) Ta có diện tích cây vải là : 160 29000 = 181.25 (m2) Chiều dài cây vải : D = R S = 65.1 25.181 = 109.85 (m)  Chiều dài cây vải ghi trên phiếu là 120 (m)  đề nghị cho đo thực tế lại toàn bộ cây vải 3.1.2.2 Kiểm tra khổ vải * Dụng cụ đo : Khi tiến hành đo, ta sử dụng thước cây (bằng gỗ, kim loại) để tránh sự co giãn. Thước phải đảm bảo 3 điều kiện : - Đảm bảo độ chính xác cao, chữ số rõ ràng. - Thước phải trơn láng để đảm bảo chất lượng bề mặt của vải trong quá trình đo - Chiều dài của thước đo phải lớn hơn chiều dài của khổ vải định đo. * Phương pháp đo : - Dùng thước đặt vuông góc với chiều dài cây vải, cứ 3m đo một lần. Sau đó lấy số đo nhỏ nhất so với lần lặp lại nhiều nhất của phép đo - Tùy theo từng loại vải có mép biên trơn, xù, lỗ kim lớn hay nhỏ, nhất là đối với các mép biên không bình thường lúc thì phình ra lúc thì lõm vào phải báo cáo cụ thể cho phòng kỹ thuật để có kế hoạch trừ hao đối với khâu giác sơ đồ. - Trong quá trình đo, nếu thấy khổ thực tế nhỏ hơn khổ ghi trên phiếu 2cm ta phải báo cụ thể cho phòng kĩ thuật, KCS, hoặc Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật để xác minh và có hướng giải quyết - Đối với vải cuộn tròn : ta tiến hành đo 3 lần Lần 1 : ở đầu cây
  • 41. 41 Lần 2 : dũ vải ra, lùi vào trong 3m Lần 3 : lùi sâu vào trong 5m nữa 3.1.2.3 Kiểm tra chất lượng a) Phân loại vải : - Vải loại 1 : không có khuyết tật nào trên chiều dài từ 2m trở lên. - Vải loại 2 : cho phép lệch màu 1 cấp, các lỗi dệt thưa trên 1m, có từ 1  2 lỗi nhẹ - Vải loại 3 : sai màu, lệch màu từ 2 cấp trở lên, mật độ các lỗi từ 3 lỗi trở lên/1m chiều dài vải b) Các dạng lỗi vải :Lỗi được phân ra theo dạng và nhóm sau STT Nhóm lỗi Các dạng lỗi 1 Các loại dạng lỗi do quá trình dệt gây ra - Lỗi về sợi : sợi dọc, sợi ngang không đều, to nhỏ, thiếu sợi, đúp sợi, có nhiều gút sợi - Khổ vải không đều trên toàn bộ tấm vải - Mép vải bị rách - Tạp chất bẩn trong sợi 2 Các lỗi do quá trình in hoa, nhuộm màu - Lỗi in nhuộm trong 1 sợi dài trên 4m - Lệch hoa, sai màu - Vi phạm nền hoa, đứt sợi chập nhau (lệch trụ hoa) - Không đồng màu, in hoa chỗ đậm, chỗ nhạt - Vết màu rải rác trên toàn bộ cây vải - Lỗi sợi dọc hoặc ngang đều rải rác trên toàn bộ vi phạm nền hoa, đứt đoạn chập sợi, lệch trục in hoa có chu kỳ thấy rõ. - Màu không đều, chênh nhau 1/8-1/10 - Khổ vải to nhỏ không đều có chu kỳ - Đứt biên liên tục
  • 42. 42 3 Lỗi trong quá trình mang vác vận chuyển - Có lỗ thủng hay rách vải - Mặt vải bị bẩn - Vải bị rút sợi - Gián, chuột gặm nhấm c) Phương pháp đánh dấu lỗi vải : Tùy theo quy định với từng mã hàng mà ta chọn cách đánh dấu lỗi vải cho phù hợp tránh ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của vải. Có thể dùng một trong các cách sau : - Dùng băng dính cắt vuông 1cm đánh trực tiếp vào lỗi vải. - Dùng phấn phản màu để đánh dấu chỗ có lỗi. - Dùng kim khâu chỉ phản màu trực tiếp vào lỗi và cắt chỉ chừa lại 1cm để làm dấu. - Ở các loại vải cao cấp thường được khâu ngoài, tại mép biên ngang với vị trí có lỗi d) Phương tiện kiểm tra : - Đối với vải cuộn tròn : ta dùng máy cuốn vải có đèn chiếu sáng từ dưới lên, cho máy chạy chậm, đều, cuốn vải sang trục khác để kiểm tra. Cũng có thể dùng giá thủ công có 2 trục lăn, lồng cây vải vào một trục và cuốn đều vải sang trục thứ hai để kiểm tra. - Đối với vải xếp tập : Dùng giá cao 2m có đèn chiếu, mắc vải lên kéo từ từ phát hiện lỗi hoặc để tập vải lên bàn để kiểm tra, 2 người ngồi 2 bên lật từng lá để kiểm tra. - Đối với vải loang màu : Khi chiếu sáng từ dưới lên sẽ khó phát hiện được, do đó phải dùng đèn chiếu sáng từ trên xuống hoặc dùng ánh sáng mặt trời để kiểm tra. Cũng có thể đặt vải lên trên bàn có màu sẫm tối, dùng mắt quan sát hay chập từng đoạn 2m lại để so màu. - Đối với vải caro : chập hai mép biên vải lại với nhau, mức độ lệch sọc 1% thì lỗi.
  • 43. 43 3.1.3 Kiểm tra phụ liệu Trước khi tiến hành kiểm tra phụ liệu. Chúng ta phải tiến hành phân loại phụ liệu: - Đối với những loại phụ liệu có thể kiểm tra bằng mắt thường và đo đếm ngay được (VD : cúc, khóa, chỉ) thì ta tiến hành đo đếm rồi nhập kho chính thức. VD : So sánh đối chiếu màu sắc, chi số của chỉ với tài liệu kỹ thuật (nhà sản xuất)và với nguyên liệu đảm bảo chỉ phải đồng gam đồng mầu với nguyên liệu: +Đặt 5-10 sợi chỉ lên lá vải dới ánh sáng thực tế và nhìn thẳng sẽ chọn được chỉ đồng mầu chính xác. +Sau khi đã chọn được mầu chỉ rồi phải tiến hành thùa chỉ trên vải để kiểm chứng độ đồng mầu của vải và chỉ. - Đối với các loại cần kiểm tra chính xác và cụ thể về số lượng (VD: mex, vải lót) thì quy trình kiểm tra đo đếm tương tự như kiểm tra nguyên liệu 3.1.4 Thống kê khai báo các biên bản sau - Phiếu giao nhận nguyên phụ liệu - Biên bản kiểm tra nguyên phụ liệu : hàng đạt chất lượng và hàng lỗi - Gắn thẻ bài trên đầu mỗi cây vải. Thẻ bài ghi đầy đủ ký hiệu, số lượng, khổ vải, chất luợng của cây vải. - Làm báo cáo thống kê khổ vải, số lượng, chiều dài cây vải cho phòng kĩ thuật. Lưu ý - Việc quản lý, cấp phát nguyên phụ liệu cho phân xưởng cắt phải tuân theo phiếu hạch toán giác sơ đồ, tài liệu kĩ thuật do phòng kĩ thuật đưa xuống và phải ghi lại rõ ràng để thuận tiện cho việc kiểm tra sau này. - Đối với những vải đầu tấm còn thừa sau mỗi mã hàng cần được kiểm tra phân chia theo từng loại, khổ, chiều dài, màu sắc. Sau đó thống kê lại thành một bản gửi cho phòng kỹ thuật và có kế hoạch nhận lại số vải này về kho để quản lý và tận dụng vào việc tái sản xuất.
  • 44. 44 3.2 Hướng dẫn việc xây dựng tài liệu kĩ thuật thiết kế Xây dựng tài liệu về thiết kế đóng vai trò hết sức quan trọng trong quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc công nghiệp. Nó quyết định trực tiếp đến tất cả các khâu sản xuất sau này và ảnh hưởng trực triếp đến năng suất, chất lượng và kinh tế của công ty. Tất cả các công việc cần làm trong giai đoạn này đòi hỏi phải được thực hiện tỉ mỉ, chính xác, đảm bảo đúng các thông số kích thước và yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm. Việc xây dựng tài liệu kĩ thuật về thiết kế bao gồm những công đoạn sau : 1. Nghiên cứu mẫu 2. Thiết kế mẫu và chế thử mẫu 3. Nhảy mẫu 4. Cắt mẫu cứng 5. Giác sơ đồ 3.2.1 Nghiên cứu mẫu Một số công ty sản xuất các mặt hàng thời trang nên khi nhận đơn hàng thì họ nhận mẫu mỹ thuật trên giấy sau đó tiến hàng thiết kế mẫu và triển khai đơn hàng. Nhưng cũng có công ty nhận sản phẩm mẫu (đặc biệt đối với các công ty sản xuất gia công). Vì thế quá trình nghiên cứu mẫu chia làm 2 trường hợp a) Nghiên cứu mẫu mỹ thuật : Quá trình nghiên cứu mẫu mỹ thuật ta cần nghiên cứu những vấn đề sau
  • 45. 45 Nghiên cứu mẫu (mẫu mỹ thuật) 1- Nghiên cứu đối tượng sử dụng 3- Nghiên cứu kết cấu sản phẩm, cách phối màu 2- Thành phần và tính chất nguyên phụ liệu 4- Quy trình lắp ráp sản phẩm 5- Quy cách may sản phẩm 1- Nghiên cứu đối tượng sử dụng : Nghiên cứu độ tuổi, giới tính, nhu cầu sở thích của khách hàng mục tiêu để đưa ra bảng hệ thống cỡ số của đối tượng này. Bảng hệ thống cỡ số này là cơ sở để thiết kế mẫu. (Tham khảo hệ thống cỡ số của người Việt Nam ở phần phụ lục) 2- Nghiên cứu thành phần và tính chất nguyên phụ liệu : - Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải để tính toán các vấn đề như : tính độ co cợp của mẫu thiết kế, xác định máy móc thiết bị phù hợp với quá trình gia công sản phẩm… - Nghiên cứu thành phần cấu trúc vải, độ hút ẩm, độ chương nở của vật liệu để đưa ra cách thức giặt là , đóng gói sản phẩm sau này 3- Nghiên cứu kết cấu sản phẩm bao gồm - Mô tả đặc điểm cấu trúc sản phẩm - Vẽ mẫu kỹ thuật mô tả mặt trước mặt sau của sản phẩm
  • 46. 46 - Phân tích kết cấu đường may 4- Nghiên cứu quy trình lắp ráp sản phẩm 5- Nghiên cứu quy cách may sản phẩm b) Nghiên cứu sản phẩm mẫu Tùy theo từng đặc điểm của doanh nghiệp may và tùy theo hợp đồng giữa doanh nghiệp nhưng thông thường việc nghiên cứu mẫu bao gồm các bước sau : - Nghiên cứu sản phẩm mẫu - Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật - Nghiên cứu trên bộ mẫu mỏng do khách hàng cung cấp Bước 1 : Nghiên cứu sản phẩm mẫu * Chúng ta cần nghiên cứu những vấn đề sau :  Thành phần và tính chất của nguyên phụ liệu + Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải để tính toán các vấn đề như : tính độ co cợp của mẫu thiết kế, xác định máy móc thiết bị phù hợp với quá trình gia công sản phẩm… + Nghiên cứu thành phần cấu trúc vải, độ hút ẩm, độ chương nở của vật liệu để đưa ra cách thức giặt là , đóng gói sản phẩm sau này  Kiểu dáng của sản phẩm  Nghiên cứu cách ra mẫu : + Thống kê toàn bộ các chi tiết của sản phẩm + Xem có chi tiết nào được thiết kế đặc biệt không + Tìm biết được cách ra mẫu với tất cả các chi tiết + Xác định vị trí đo và thông số kích thước của các chi tiết trên sản phẩm  Nghiên cứu quy trình may sản phẩm  Tính định mức nguyên phụ liệu (vải chính, vải lót, cúc, chỉ, khóa…) xem có phù hợp với tài liệu khách hàng đã ghi không. Bước 2 : Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật
  • 47. 47 Trong tài liệu kĩ thuật, ta phải nghiên cứu những văn bản sau : - Hình vẽ mô tả mẫu kỹ thuật của sản phẩm - Kết cấu sản phẩm, đặc biệt là các chi tiết khuất - Quy cách đo và vị trí đo cụ thể đối với từng chi tiết sản phẩm, chiều canh sợi của các chi tiết - Nghiên cứu bảng thông số kích thước bán thành phẩm và thành phẩm quy định trong tài liệu : đối chiếu với kết quả thực tế đo được trên sản phẩm mẫu - Cách sử dụng và định mức nguyên phụ liệu - Quy trình và quy cách may sản phẩm - Quy cách giặt là và đóng gói sản phẩm - Các yêu cầu đặc biệt đối với sản phẩm - Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm Bước 3 : Nghiên cứu trên bộ mẫu mỏng của khách hàng Trong nhiều trường hợp khách hàng cho ta bộ mẫu mỏng đã được thiết kế sẵn. Qua bộ mẫu này ta có thể hiểu thêm về cách thiết kế mẫu, kiểu dáng của sản phẩm, thông số kích thước, ký hiệu ghi trên mẫu cùng các vị trí bấm dấu… - Thông số thành phẩm, bán thành phẩm của các chi tiết phải được đối chiếu giữa thông số trong tài liệu kĩ thuật, trên sản phẩm mẫu và trên bộ mẫu mỏng mà khách hàng cung cấp. - Nếu khách hàng không có thay đổi yêu cầu gì, thì sau khi đã kiểm tra ta có thể sử dụng luôn bộ mẫu mỏng của khách hàng mà không cần phải thiết kế lại. Tóm lại, dù là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức nào thì kết quả của công đoạn nghiên cứu mẫu đều là :  Mô tả được đặc điểm cấu trúc sản phẩm  Xác định thành phần, tính chất nguyên phụ liệu  Vẽ mẫu kỹ thuật của sản phẩm
  • 48. 48  Phân tích kết cấu các vị trí trên sản phẩm  Đưa ra được bảng thông số thành phẩm và bảng thông số bán thành phẩm của các chi tiết.  Xác định được quy trình lắp ráp, quy cách may sản phẩm  Xác định xem các điều kiện sản xuất của xí nghiệp (máy móc, thiết bị, tay nghề công nhân, năng suất…) có đáp ứng được các yêu cầu sản xuất của mã hàng hay không. 3.2.2 Thiết kế mẫu và Chế thử mẫu Thiết kế mẫu là quá trình tạo nên bộ mẫu dùng cho sản xuất may công nghiệp sao cho khi may xong bộ mẫu này có kiểu dáng giống mẫu chuẩn và đảm bảo thông số kích thước đúng như tài liệu kĩ thuật. Bộ mẫu được thiết kế trên vật liệu mỏng, dai, mềm, ít biến dạng. Mẫu đối (mẫu chế thử) là mẫu kiểm chứng quá trình thiết kế. Qua mẫu đối ta tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện bộ mẫu mỏng để đưa vào sản xuất. Quy trình thiết kế mẫu và may mẫu chế thử được tiến hành như sau:
  • 49. 49 1- Xem mã hàng cần những loại mẫu gì? 2- Kiểm tra tài liệu kĩ thuật, sản phẩm mẫu, bộ mẫu mỏng có khớp nhau không? 4- Thiết kế mẫu 5- Chế thử mẫu 6- Điều chỉnh mẫu 3- Tính toán lượng dư công nghệ cho mã hàng 7- Báo cáo, thống kê các tài liệu cần thiết 1. Xác định những loại mẫu cần dùng cho mã hàng Mã hàng khác nhau thì sử dụng các loại vải khác nhau : vải uni, vải kẻ, vải nhung…. Do đó cần xác định các loại mẫu cần dùng. Đối với một mã hàng, cần phải thiết kế các loại mẫu sau : 1. Mẫu mỏng
  • 50. 50 2. Mẫu cứng (Mẫu BTP) 3. Mẫu thành phẩm (hay mẫu thành khí) 4. Các loại mẫu phụ trợ  Mẫu cắt gọt  Mẫu may, mẫu là  Mẫu sang dấu  Mẫu kiểm tra (= mẫu thành phẩm)  Mẫu phụ dùng cho hàng kẻ (nếu có) 2. Kiểm tra tài liệu đã có Các tài liệu này bao gồm : kết quả của quá trình nghiên cứu mẫu, sản phẩm mẫu. Kiểm tra xem chúng có khớp nhau không. Nếu phát sinh vấn đề gì phải báo cáo lên cấp trên để có cách giải quyết kịp thời. 3. Tính toán lượng dư công nghệ cho mã hàng Tính toán lượng dư công nghệ cho mã hàng rất quan trọng trong quá trình thiết kế mẫu. Để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm đó phải trải qua rất nhiều công đoạn từ cắt, ép mex, may, giặt, là. Qua mỗi một công đoạn thì thông số kích thước bán thành phẩm lại thay đổi, vì thế ta phải tính toán chính xác lượng dư công nghệ cần thiết cho mã hàng sao cho sản phẩm cuối cùng đạt được hình dáng và thông số kích thước như đã thiết kế. Ta có Lm 2 = Ltk + cn Trong đó Lm2 : kích thước mẫu mỏng Ltk : kích thước mẫu mới cn : lượng dư công nghệ cn = co (giãn) vải + cợp + xơ tước + gấp + dm co vải : là lượng dư do vải bị co (giãn) trong quá trình giặt và tác động của thiết bị
  • 51. 51 cợp : độ co cợp của đường may. xơ tước : độ xơ tước của bán thành phẩm gấp : độ không bằng phẳng về bề mặt của vải ( rất nhỏ, thường = 0) dm : là vị trí đường may tới mép cắt của chi tiết (độ ra đường may). a)Cách tính co (giãn) vải trong quá trình giặt, là Là tỷ lệ phần trăm sự thay đổi về thông số kích thước của nguyên phụ liệu trước và sau quá trình giặt là Ta có : co (giãn) vải = lo llo /1/  x 100 Trong đó: lo = thông số kích thước ban đầu (dài hoặc rộng) l1 = thông số kích thước sau quá trình giặt là * Một số định mức về độ co của vải dệt thoi và vải dệt kim Nhóm Độ co của vải dệt thoi (%), không lớn hơn Độ co của vải dệt kim (%), không lớn hơn Đặc trưng theo độ coTheo sợi dọc Theo sợi ngang Theo chiều dài Theo chiều rộng 1 1.5 1.5 2 3 Không co 2 3.5 2.0 5/6 7/8 Ít co 3 5.0 2.0 10 10 Co Ghi chú : 5/6 : độ co của vải đan dọc / độ co của vải dệt từ máy dệt tròn * Chú ý giới hạn nhiệt độ với một số loại vật liệu Vật liệu Giới hạn nhiệt độ (oC) Vải bông và len 180 - 220 Vải vixtco 160 - 180 Vải tơ 160 Vải axetat 140 (Nguồn : Nguyễn Trung Thu (1990). Vật Liệu Dệt,trang 248. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) Lưu ý :
  • 52. 52 - Nếu nguyên liệu co trong quá trình giặt thì ta gia tăng trong công thức thiết kế - Nếu nguyên liệu co trong quá trình là thì một phần được xử lý trong công thức thiết kế. Đối với những chi tiết cần ép mex, trước khi ép ta phải là để khử độ co của nguyên liệu sau đó mới đem chi tiết đi ép. - Đối với những chi tiết sản phẩm có đi qua các dụng cụ có nhiệt độ cao thì người thiết kế phải lường trước những vấn đề này để tính toán trước trong công thức thiết kế - Trường hợp nguyên liệu sau quá trình giặt là lại co về chiều dọc canh sợi và bai về chiều ngang canh sợi, thì khi thiết kế những chi tiết ngang canh sợi ta phải giảm bớt, những chi tiết dọc canh sợi ta phải cộng thêm. * Độ dư trung bình cho là, ép, dựng phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu, lực ép, nhiệt độ ép VD : - Đối với sản phẩm áo sơ mi thì độ dư trung bình + chân cổ, bản cổ = 0.4cm + bác tay = 0.3cm - Đối với áo Jăcket : do chất liệu vải và dựng của áo Jăcket không ổn định nên độ co của từng mã hàng sẽ được nghiên cứu và tính toán theo thực tế b) Cách tính độ dư co cợp trong quá trình may Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm tại một số doanh nghiệp em đã tiến hành đo khảo sát trên sản phẩm thực tế, kết hợp với bản báo cáo kiểm tra kết quả may của KCS trong công y ta xác định độ co cợp trong quá trình may với một số sản phẩm. Độ dư co cợp trong quá trình may sau khi đã trừ tiêu hao đường may chuẩn đối với từng loại sản phẩm và từng vị trí đo cụ thể như sau 1. Đối với sản phẩm áo sơ mi (Đơn vị đo :cm) Vị trí đo Áo sơ mi nam Áo sơ mi nữ Áo sơ mi nữ có eo, chiết ly Ghi chú
  • 53. 53 Dài áo +0.2 +0.2 +0.2 Dài tay +0.3 +0.3 +0.3 Dài tay cộc +0.1 +0.1 +0.1 Vòng ngực +0.6  0.8 +0.6  0.8 +1.2  2.5 Định mức chiết Vòng eo 0  0.6 +0 +0 Vòng gấu +0.6  0.8 +0.6  0.8 +0.8  1 Chân cầu vai +0.3 +0.3 +0.3 2. Đối với sản phẩm Aó Jăcket (Đơn vị đo :cm) Vị trí đo Áo Jăcket 2 lớp Áo Jăcket 3-5 lớp Ghi chú Dài áo +0.5 +1 Chắp sống +1 1.5 Dài tay +0.5 +0.7 Chắp sống +0.8  1.2 Vòng ngực +1  1.5 +2  3 Tùy thuộc độ dày của bông Vòng eo +1  1.5 +2  3 Tùy thuộc độ dày của bông Vòng gấu +1  1.5 +2  3 Tùy thuộc độ dày của bông Vòng cổ +0.5 +0.6  1 3. Đối với sản phẩm quần (Đơn vị đo : cm) Vị trí đo Quần dài Quần soóc Ghi chú Dài dọc +0.6  1.5 +0.4  0.7 Khi có đường diễu 0.8  1.5 Dài dàng +0.4  0.7 +0.3  0.5 Khi có đường diễu 0.5  1.2 Vòng cạp +0.6  1 +0.6  1 Vòng mông +0.8  1.2 +0.8  1.2 Vòng đùi +0.8  1.2 +0.8  1.2 Vòng gối +0.3  0.8 +0.3  0.8 Vòng gấu +0.3  0.6 +0.3  0.6  Lưu ý :Độ co cợp đường may phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu và quá trình gia công
  • 54. 54 - Đối với vải các đặc biệt như vải len, vải xốp dày, hoặc dễ xổ tuột thì độ cợp sẽ lớn hơn - Chất liệu vải co dãn khi có tác động của đường may phải tính toán dựa trên kết quả chế thử của sản phẩm. - Sau khi đã tính toán được độ dư công nghệ cho mã hàng ta phải đưa ra bảng tổng kết để thuận tiện cho quá trình thiết kế sau này VD : BẢNG TÍNH TOÁN LỰƠNG DƯ CÔNG NGHỆ Mã hàng : JK- 07 < đơn vị đo : cm> Chi tiết Kích thước < cỡ L> Giá trị TK co vải cợp dm xơ tước là ép dựng Giá trị mẫu mỏng Thân trước Dài áo 51 1.275 0.5 1 0.1 0 53.875 Rộng thân trước 25 0.5 0.25 1 0.1 0 26.85 Rộng ngang eo 24 0.48 0.25 1 0.1 0 25.83 Rộng ngang gấu 25 0.5 0.375 1 0.1 0 26.975 Vòng cổ 11.5 0.1 0.125 0.8 0.1 0 12.625 Vòng nách 21.5 0.1 0.1 1 0.1 0 22.8 Thân sau Dài áo 51 1.275 0.5 1 0.1 0 53.875 Rộng vai 20 0.4 0.1 1 0.1 0 21.6 Rộng thân sau 25 0.5 0.25 1 0.1 0 26.85 Rộng eo 23 0.46 0.25 1 0.1 0 24.81 Rộng ngang gấu 24 0.48 0.375 1 0.1 0 26 Vòng cổ 8.25 0.1 0.1 0.8 0.1 0 9.35 Vòng nách 24 0.1 0.1 1 0.1 0 25.3 Đề cúp ngực Dài đề cúp 15 0.375 0.1 1 0.1 0 16.575 Rộng đề cúp 21 0.42 0.1 1.5 0.1 0 22.62 Cổ áo Dài cổ 41.32 0.83 0.3 1 0.1 0.3 43.85 Rộng cổ 4.5 0.09 0.1 1 0.1 0.3 6.09 Túi áo Dài túi 13 0.325 0.2 1 0.1 0 14.6 Rộng bản cơi 2 0.04 0.2 1 0.1 0 3.34 Tay áo Dài tay 51 1.275 0.5 1 0.1 0 53.875 ½ rộng bắp tay 18.8 0.376 0.1 1 0.1 0 20.37
  • 55. 55 ½ Rộng cửa tay 13.5 0.27 0.1 2 0.1 0 15.97 Bác tay 5 0.1 0.1 1 0.1 0.2 6.5 Đai áo Dài đai 100 2 1 1 0.1 0 104 4. Thiết kế mẫu Bước 1 : Chọn phương pháp thiết kế Có 3 phương pháp để thiết kế mẫu là: - Thiết kế theo hệ công thức - Thiết kế theo manercanh - Thiết kế dựa trên sản phẩm đã có sẵn Tùy theo từng điều kiện của mã hàng mà chọn phương pháp thiết kế cho phù hợp. Các công ty may Việt Nam hiện nay vẫn đang chủ yếu dùng phương pháp thiết kế theo hệ công thức nhằm tận dụng bởi nó dễ thực hiện và đặc biệt rất thuận lợi cho quá trình nhảy mẫu sau này. * Cách thiết kế Trường hợp Cách thiết kế Thiết kế trên giấy mỏng Thiết kế trên máy tính Có bộ mẫu mỏng của khách hàng Đặt bộ mẫu mỏng trên giấy, dùng bút chì vạch dáng của chi tiết sau đó đưa thông số để điều chỉnh đúng hình dáng và thông số kỹ thuật. Nhập mẫu vào máy sau đó điều chỉnh đúng hình dáng, thông số kích thước (chú ý nhập đúng chiều canh sợi và chiều chi tiết). Sau đó in mẫu ra Không có bộ mẫu mỏng của khách hàng Từ các đường thiết kế cơ bản, dựa vào bảng thông số thành phẩm xác định các đường thiết kế, sau đó dựng hình các chi tiết theo yêu cầu của sản phẩm. Kiểm tra lại các thông số khớp với bảng thông số thành phẩm, nếu không đúng thì phải điều chỉnh mẫu
  • 56. 56 * Lưu ý : phương pháp thiết kế mẫu trên máy tính khi nhập hay in mẫu ra thường có sự sai lệch chưa chính xác so với mẫu chuẩn. Do đó phải kiểm tra và điều chỉnh mẫu trên máy tính Bước 2 : Quy trình thiết kế Ta chọn cỡ trung bình của mã hàng để thiết kế a) Thiết kế các chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau -Nên thiết kế các chi tiết theo thông số thành phẩm, sau đó từ mẫu thành phẩm cộng thêm lượng hao công nghệ (độ co đường may..) để có mẫu bán thành phẩm a) Kiểm tra khớp mẫu  Kiểm tra đường vẽ thiết kế - Hình dáng chi tiết của sản phẩm đúng mẫu, đúng thông số -Các điểm ráp nối ở đầu các chi tiết, các đường cong phải trơn đều, đúng hình dáng  Kiểm tra độ chính xác các chi tiết khi lắp ráp VD Đối với áo sơ mi và áo Jăcket  Khớp lần lượt các chi tiết lần ngoài, lần lót, dựng  Kiểm tra độ khớp chi tiết : - Bản cổ với chân cổ, chân cổ với thân áo - Các chiết trên thân trước lắp ráp với nhau: nẹp với thân, túi với thân, đề cúp với thân và các chi tiết bổ trên thân trước - Các chi tiết thân sau lắp ráp với nhau : cầu vai với thân, các chi tiết bổ trên thân sau - Các chi tiết trên tay : Bác tay với bác tay, thép tay với tay và các chi tiết bổ trên tay.  Khớp thân trước với thân sau, sườn trước với sườn sau, vai con trước vai con sau, cúp trước với cúp sau.
  • 57. 57  Kiểm tra độ ăn khớp giữa lần ngoài với lần lót : Dài thân áo, nẹp, rộng thân, sườn, vòng nách Đối với quần :  Kiểm tra độ khớp cạp với thân quần  Độ khớp giữa các chi tiết bổ trên thân trước: Túi với đáp túi, lót túi với thân túi, đáp moi với cửa quần, cửa quần trái với cửa quần phải  Độ khớp giữa các chi tiết bổ trên thân sau : nắp túi, đáp túi, lót túi, đũng quần 2 thân sau  Khớp dọc quần thân trước với dọc quần thân sau  Khớp dàng quần thân trước với dàng quần thân sau b) Bấm dấu, khoan dấu trên các chi tiết trên sản phẩm : tùy theo yêu cầu kĩ thuật và đặc điểm hình dáng với từng mã hàng mà ta chọn các vị trí bấm dấu trên các chi tiết cho phù hợp.  Đối với sản phẩm áo sơ mi - Khoét cổ, khoan túi trên thân trước của mẫu gọt - Bấm điểm gập nẹp thân trước - Điểm bấm giữa họng cổ thân sau, giữa chân cầu vai, điểm bấm đầu vai, chia đôi nách trước và nách sau - Điểm sang dấu chiết ly thân trước, thân sau - Điểm bấm giữa đầu tay, ly cửa tay, xẻ thép tay, gập cửa tay đối với áo cộc - Điểm bấm phân biệt mang trước mang sau đối với áo tay cộc và tay áo không có xẻ tay (cho giác mẫu) - Điểm bấm giữa sống dựng chân cổ - Bấm điểm gập miệng túi - Điểm bấm giữa chân bản cổ và giữa sống chân cổ
  • 58. 58 VD : Bộ mẫu đánh dấu áo sơ mi nam Tói Th©n sau CÇu vai lãt Tay ph¶i ¸o Tay tr¸i ¸o Thân trước phải Thân trước trái Cầu vai chính Bản cổ Chân cổ c) Lập bảng thống kê chi tiết Sau khi thiết kế và kiểm tra khớp mẫu xong, phải tiến hành ghi đầy đủ thông tin về tên mã hàng, tên chi tiết, số lượng chi tiết, kí hiệu chiều canh sơi….sau đó ta phải tổng hợp và thống kê chi tiết
  • 59. 59 Thống kê các chi tiết lần lượt từ ngoài vào trong ( lần ngoài  dựng đệm ), từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Sau đó kiểm tra số lượng chi tiết với tài liệu kĩ thuật VD : Bảng thống kê chi tiết áo Jăcket nữ 2 lớp (Kí hiệu JK07) BẢNG THỐNG KÊ CHI TIẾT Mã hàng : JK – 07 TT Tên chi tiết Số lượng Kí hiệu mẫu Canh sợi I 1 2 3 4 Chi tiết chính Thân trước Đề cúp ngực Thân sau Tay áo 02 02 02 02 TTJK07L ĐCJK07L TSJK07L TAJK07L Dọc Dọc Dọc Dọc II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Chi tiết phụ Cổ lần, lót Bác tay lần, lót nắp túi Đai áo Nẹp áo Cơi túi Đáp túi Đáp lót Nẹp ngoài 02 04 04 02 02 02 02 01 02 CAJK 07 BTJK 07 NTJK 07 ĐA JK 07 NJK 07 VMT JK07 ĐTJK07 ĐLJK07 NNJK07 Ngang Ngang Dọc Ngang Dọc Ngang Ngang Ngang Dọc III 1 2 3 4 5 Dựng, lót Dựng chân cổ Lót thân trước Lót thân sau Lót tay áo Lót túi cơi 01 02 02 01 02 LTT LTS TAL LTC ngang ngang dọc dọc dọc Tổng số 37 Ngày…tháng….năm Người ra mẫu ký tên 5. Chế thử mẫu Bước 1 : Nghiên cứu tài liệu kĩ thuật và bộ mẫu - Kiểm tra bộ mẫu - Nắm rõ quy trình may, quy cách may sản phẩm
  • 60. 60 - Nắm vững tính chất cơ lý của nguyên phụ liệu, lót, dựng …(độ xơ xỏa, độ dày mỏng, độ đàn hồi, độ trơn bóng…) để điều chỉnh thao tác may cho phù hợp nhất. Bước 2 : May mẫu - Sắp xếp các chi tiết của sản phẩm theo đúng trình tự lắp ráp - Người thiết kế mẫu phải giám sát quá trình may mẫu, gặp vấn đề phát sinh phải giải quyết - Tiến hành may lần lượt các chi tiết theo đúng yêu cầu kỹ thuật, sử dụng đúng các công cụ gá lắp, máy chuyên dùng… - Vận dụng kinh nghiệm, kiến thức để xác định sự ăn khớp giữa các chi tiết, đồng thời nghiên cứu thao tác may tiên tiến hơn Bước 3 : Kiểm tra sản phẩm mẫu - Khi may xong, kiểm tra đối chiếu sản phẩm chế thử với sản phẩm mẫu và tài liệu kĩ thuật của khách hàng - Có thể đem sản phẩm chế thử đi giặt, là theo đúng yêu cầu kĩ thuật sau đó tiến hành kiểm tra lại thông số kích thước, quy cách của sản phẩm - Lập bảng tổng hợp phát sinh, thông báo với bộ phận thiết kế mẫu xem xét và điều chỉnh mẫu cho phù hợp  Một số chú ý về tính chấtnguyên phụ liệu ảnh hưởng đến quá trình may sản phẩm Loại vải Đặc điểm Biện pháp Vải thô cứng Có độ co lớn, nguyên liệu dày, mặt bảo dễ vỡ, loại vải tối màu, dễ bị bóng, may dễ gẫy kim Chọn loại kim phù hợp Vải cứng + bóng trơn Có độ co lớn, dễ bị rút sợi. Khi may dễ bị nhăn, khó điều chỉnh mũi may Chọn chỉ, kim cho phù hợp, chỉnh độ nén chân vịt và nhiệt độ bàn là đảm bảo an
  • 61. 61 toàn cho sản phẩm Vải mỏng chảy trơn Khi cắt độ sai lệch lớn, đường may dễ bị bai nhăn. Phải kẹp chặt chi tiết khi cắt, chọn cầu răng cưa nhỏ để may Vải dệt kim Độ bai giãn lớn, hay tuột sổ, nổ chỉ đường may Khi gia công lựa chọn thiết bị chuyên dùng cho phù hợp Vải len Bị bai vênh, khi cắt có nhiều bụi nhỏ nên dễ lây màu Vệ sinh công nghiệp và chọn thiết bị chuyên dùng Vải lót Lụa (xơ xỏa nhiều), vy nylon (may dễ bị vặn) Chọn kim, chỉ phù hợp, chỉnh độ nén chân vịt  Một số chỉ dẫn về việc chọn chỉ, kim - Chi số kim : là chỉ số nhằm để chỉ đường kính của thân kim có đơn vị là 0.01mm VD: kim có chi số 100 kim có đường kính là 0.01x 100= 1mm - Chi số chỉ : là những chi số nói lên độ bền và độ mảnh của sợi VD: chỉ có chi số 60/3, 60/2, 80/3… 60/3 Độ mảnh của chỉ (số m chỉ /1gr chỉ ) Độ bền của chỉ (số sợi xe thành sợi chỉ ) Hai số này càng lớn thì chỉ càng mảnh và càng bền  Bản mô tả giữa vải và chỉ Loại vải Loại chỉ phù hợp Vải bông Chỉ bông Vải lụa Chỉ tơ Các loại vải mỏng Chỉ có chi số :50/3, 60/3, 80/3 Vải kaki và các loại vải dày Chỉ có chi số : 50/3, 40/3, 30/3