SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
Page 1
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRANG PHỤC
1.1. Khái niệm, chức năng và phân loại trang phục
1.1.1. Khái niệm
Trang phục là tất cả những gì con người mang, khoác, đeo hay đội trên người. Ví dụ:
những đồ để mặc như quần, áo, váy... để đội như mũ, nón, khăn... và để đi như giầy, dép,
ủng... Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồng hồ, trang sức…
Trang phục là tấm gương phản chiếu của đời sống xã hội, phản ánh tập quán ăn mặc
của cộng đồng trong một thời kỳ lịch sử. Có nhà nghiên cứu đã nói “một cái nhìn thoáng
qua quần áo cũng có thể giúp chúng ta khám phá ra được cái mà nhà sử học gọi là niên đại
tương đối”.
1.1.2. Chức năng của trang phục:
Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cơ thể, con người đã biết sáng tạo ra trang phục. Và ban
đầu họ mặc trang phục chỉ với mục đích đơn thuần là chống chọi với sự khắc nghiệt của
thiên nhiên. Nhưng càng về sau thì chức năng của trang phục càng được nâng cao hơn.
Trang phục không chỉ có riêng chức năng là bảo vệ cơ thể, chúng ta mặc trang phục vì rất
nhiều lý do.
Phân tích các nhu cầu của con người, nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow
(1908- 1970) đã đưa ra tháp nhu cầu của con người được sắp xếp theo mức độ cấp tiến từ
thấp đến cao - Hình 1.1.
H×nh 1.1 – Th¸p nhu cÇu cña Abraham Maslow
- Ở cấp độ 1 (nhu cầu tồn tại): Ăn, mặc luôn là nhu cầu cần được đáp ứng trước tiên.
Cấp độ này chiếm diện tích lớn nhất trong tháp nhu cầu, phạm vi nhu cầu trải trên một diện
Page 2
rộng. Tất cả mọi người đều cần mặc trang phục và chúng ta mặc trang phục đơn thuần chỉ
với mục đích để bảo vệ cơ thể.
- Ở cấp độ 2 (nhu cầu an toàn): Trang phục giúp chúng ta bảo vệ cơ thể tránh khỏi các
tác động trong môi trường làm việc, học tập, đi lại, du lịch,… cấp độ này nhu cầu của con
người đối với trang phục là cao hơn so với cấp độ 1 nhưng phạm vi sử dụng lại thu hẹp hơn.
Tùy thuộc vào từng công việc, hoàn cảnh khác nhau mà người ta sử dụng các loại trang
phục bảo vệ cơ thể khác nhau.
+ Trong các điều kiện khí hậu bất lợi, ta cần áo để che mưa, mũ- nón để che nắng.
+ Khi xuất hiện các nguy cơ từ môi trường, ví dụ: các trang phục bảo hộ lao động cho
thợ hàn xì, công nhân môi trường, thợ mỏ, áo chống đạn, lính cứu hỏa,...
+ Tránh thương tích, ví dụ: mũ bảo hiểm, kính, giầy, ủng, các miếng vá che khuỷu tay và
đầu gối...
- Khi các nhu cầu ở cấp độ 1 và 2 được thỏa mãn thì con người nảy sinh nhu cầu ở cấp
độ cao hơn (cấp độ 3): nhu cầu giao tiếp xã hội. Trang phục giúp chúng ta đáp ứng nhu cầu
tâm lý trong quá trình giao tiếp xã hội như:
+ Trang phục phù hợp với lứa tuổi;
+ Trang phục phù hợp với giới tính: làm tăng thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn với người khác
giới;
+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (đám cưới, hội nghị, lễ hội, nghi lễ, tôn
giáo)
+ Trang phục là kênh chuyển tải thông tin về người mặc.
Người khác thường đánh giá bạn dựa trên quần áo bạn mặc. Ngạn ngữ Việt Nam có câu
”Hơn nhau tấm áo manh quần”. Ấn tượng tâm lý đầu tiên cho trang phục của bạn tác động
tới người giao tiếp, ví dụ trong một buổi phỏng vấn xin việc trang phục bạn mặc có thể giúp
giám đốc nhân sự phán đoán xem bạn có phải là người thích hợp với công việc không..
Ngoài ra, bất cứ lúc nào bạn mặc, trang phục của bạn cũng nói lên vài điều về bản thân bạn-
bạn đang giao tiếp.
- Trong quá trình giao tiếp nảy sinh nhu cầu được kính trọng (cấp độ 4). Con người
đều muốn mặc để được chấp nhận, được đánh giá, được tôn trọng bởi vì:
+ Trang phục giúp người mặc khẳng định mình thuộc nhóm người nào, cộng đồng nào
trong xã hội.
+ Trang phục thể hiện được địa vị trong xã hội.
Page 3
Trang phục chính là phương tiện hữu hiệu điễn đạt thân phận của mỗi người trong xã
hội, phong tục tập quán, tôn giáo, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội (một diễn viên sẽ
thay rất nhiều trang phục khác nhau thể hiện khi làm một vị vua, khi làm hiệp sĩ hay là một
nhà buôn...)
- Cấp độ 5, đây là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu. Nhưng phạm vi của nhu cầu chỉ
thu hẹp hơn, người ta mặc với mục đích tự thể hiện bản thân. Thông qua nhu cầu này thể
hiện được chất lượng cuộc sống của con người. Khi điều kiện sống cao sẽ phản ánh rõ nét
qua trang phục. Đồng nghĩa với việc những bộ trang phục được quan tâm đặc biệt về chất
lượng và thẩm mỹ.
+ Trang phục để tô điểm làm đẹp cho con người.
+ Trang phục thể hiện khiếu thẩm mỹ riêng của người mặc.
+ Trang phục thể hiện tiềm năng kinh tế, cá tính, nhân cách, năng lực và trình độ văn
hóa.
+ Trang phục biểu lộ sự đồng tình tán thưởng hay sự phản bác một tư tưởng, một lối
sống nào đó trong xã hội.
Qua tháp nhu cầu trên ta thấy, trang phục có vai trò đặc biệt quan trọng và nhu cầu của
con người đối với trang phục là rất lớn. Càng lên bậc thang cao của tháp nhu cầu thì nhu
cầu của con người đối với trang phục càng nâng cao. Họ đòi hỏi các sản phẩm may mặc có
tính thời trang cao hơn. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu về mặc của con người thì các sản
phẩm thời trang sẽ phải ngày một thêm phong phú và đa dạng hơn. Điều này ảnh hưởng rất
lớn tới sự phát triển của thời trang.
Chính nhu cầu của con người đã tạo ra những bước đột phá về ý tưởng tạo ra các sản
phẩm thời trang.
1.1.3. Phân loại trang phục:
a. Phân loại theo giới tính và lứa tuổi:
- Phân loại theo giới tính: Trang phục cho nam và trang phục cho nữ.
- Phân loại theo lứa tuổi: Trang phục cho trẻ em, thanh niên, trung niên và người già.
b. Phân loại theo mùa và khí hậu:
- Phân loại trang phục theo 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trang phục giao mùa: xuân - hè,
thu - đông, đông - xuân.
c. Phân loại theo chức năng sử dụng: Gồm 3 loại:
- Quần áo lót: Mặc trong và mặc sát cơ thể. Chúng thường được làm từ loại vải mềm, tỷ
lệ % Cotton cao, có độ chun, co dãn, ôm khít cơ thể và đảm bảo vệ sinh.
Page 4
- Quần áo mặc ngoài: Là những trang phục mặc ngoài quần áo lót như: Áo sơ mi, quần
Jeans,...
- Quần áo khoác: Là những trang phục làm ấm cơ thể hoặc tăng vẻ đẹp bên ngoài như:
Veston, Jacket,...
d. Phân loại theo mục đích sử dụng:
- Trang phục mặc thường ngày: Là những trang phục dùng thường xuyên trong sinh
hoạt, lao động sản xuất hàng ngày.
- Trang phục lễ hội: So với quần áo mặc thường ngày, quần áo lễ hội có nhiều màu sắc
hơn được may từ những chất liệu đắt tiền hơn. Kiểu cách may cầu kỳ hơn.
- Trang phục lao động sản xuất: Thường là các bộ trang phục bảo hộ lao động hoặc
đồng phục nghề, được thiết kế phù hợp với điều kiện làm việc, đặc điểm nghề chuyên môn.
- Trang phục thể thao: Tùy thuộc vào từng môn thể thao mà được thiết kế theo các kiểu
cách khác nhau. Tuy nhiên phần lớn loại trang phục này được thiết kế ôm gọn, giúp thuận
tiện và thoải mái trong quá trình vận động.
- Trang phục biểu diễn nghệ thuật: Là những bộ trang phục đặc biệt dành cho nghệ sỹ
biểu diễn. Chúng thường được thiết kế phù hợp với từng loại hình nghệ thuật như: Cải
lương, chèo, ca nhạc nhẹ, kịch nói, xiếc, múa,…
- Đồng phục như: Đồng phục học sinh, sinh viên,…
- Quốc phục như: Quốc phục Việt Nam - áo dài, Hàn Quốc - Hanbok,…
- Quân phục, sắc phục.
Việc lựa chọn quần áo phù hợp không những tạo cảm giác dễ chịu thoải mái mà còn
chứng tỏ người mặc có hiểu biết, có văn hóa và biết giữ gìn sức khỏe. Vì vậy, tùy vào từng
lứa tuổi, hoàn cảnh,… mà chúng ta cần biết lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân mình.
1.2. Sơ lƣợc về lịchsử trang phục thế giới
1.2.1. Trang phục cổ đại:
1.2.1.1. Trang phục Ai Cập cổ đại:
a. Đặc điểm tự nhiên - xã hội:
Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã trải qua hơn 3000 năm hình thành và phát triển được trị
vì bởi 31 triều đại các vua Pharaoh và chia làm 5 giai đoạn:
- Thời kỳ Tảo vương quốc (khoảng 3200 - 3000 TCN).
- Thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng 3000 - 2200 TCN).
- Thời kỳ Trung vương quốc (khoảng 2200 - 1570 TCN).
- Thời kỳ Tân vương quốc (khoảng 1570 - 1100 TCN).
Page 5
- Ai Cập từ thế kỷ X - I TCN.
Có thể nói rằng 31 triều đại vua Pharaoh là 31 triều đại phát triển rực rỡ. Trong 3000
năm hình thành và tồn tại, xã hội Ai Cập luôn có được sự ổn định và ít biến động. Do đó,
nền văn hóa và phong tục của triều đại này cũng mang những nét chung nhất xuyên suốt cả
triều đại.
Nằm trên lưu vực con sông Nin phì nhiêu, màu mỡ nền văn minh Ai Cập sớm được định
hình trong một nền văn minh nông nghiệp.
Lao động chính của người Ai Cập cổ là nghề nông và nghề thủ công như: Gốm, làm đồ
trang sức, dệt vải và sản xuất kính.
Xã hội chia làm hai giai cấp rõ rệt: Giai cấp trị vì (Pharaon và hoàng tộc), giai cấp nô lệ,
thường dân.
Đẳng cấp xã hội gồm các ông chủ nô lệ, thị dân, nông dân tự do và nô lệ.
Cơ chế chính trị của quốc gia là một chỉnh thể quân chủ độc tài do nhà độc tài Pharaon
và giai cấp quý tộc cai trị. Trong suy nghĩ của người Ai Cập cổ thì nhà độc tài Pharaon là
viên toàn quyền thay mặt đấng tối cao trị vì trên trần gian.
Người dân Ai Cập cổ tin vào thần linh, thờ phụng vật linh. Họ thờ những vật linh thiêng
như mặt trời, mặt trăng và coi đó là đấng tối cao. Họ tín ngưỡng hoa sen coi đó là biểu đạt
cho sự phì nhiêu, màu mỡ. Họ tôn thờ loài rắn và chim diều hâu bởi đối với họ đó là quyền
lực.
Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật cũng như trong thẩm mỹ của người
dân Ai Cập.
b. Quan điểm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con người:
Xuất phát từ quan niệm sống, quan niệm thẩm mỹ của người Ai
Cập cổ cũng mang những giá trị rất đặc biệt. Vẻ đẹp của một con
người lí tưởng phải là một vẻ đẹp hoàn thiện cả về thể chất và tâm
hồn. Đó là cơ thể với vóc dáng cao lớn, vai rộng, eo và hông hẹp,
các nét trên khuôn mặt phải to và thoáng - hình 1.2. Đồng thời phải
luôn mang tâm hồn cao thượng, tin và trung thành vào đấng tối
cao. Hình 1.2. Con người Ai Cập cổ đại:
Vẻ đẹp lí tưởng của người phụ nữ cần phải đạt được là: các tỉ lệ phải cân đối, cao, nét
trên khuôn mặt phải ngay ngắn, mảnh mai, khuôn mắt hình hạnh nhân. Điều này tương đồng
với một số tiêu chuẩn về vẻ đẹp trong xã hội ngày nay.
Page 6
c. Vải và màu sắc:
Nền văn minh sông Nin hình thành đã mang lại cho người Ai Cập cổ những điều kiện
sống nhất định. Trong đó, ngành thủ công sản xuất vải lanh (vải phíp) được hình thành sớm
và trở thành một trong những đặc quyền của người Ai Cập cổ đại.
Nghệ thuật sản xuất vải phíp rất phát triển, họ có thể cho ra đời những tấm vải phíp
mỏng khó có thể phân biệt bằng mắt thường, nó gần giống với tơ tằm hiện đại. Họ trồng cây
lanh tới mùa thu hoạch thì bóc ngay trên đồng và đem về se và dệt sợi. Đặc điểm của vải
phíp cho người mặc cảm giác thoải mái trong mọi hoàn cảnh.
H×nh 1.3 - X¬ lanh vµ khung cöi dÖt v¶i cña ng-êi Ai CËp cæ ®¹i
Vẻ ngoài của vải được trang trí rất đặc biệt sang trọng và xa xỉ, nhất là vào thời kỳ Tân
vương quốc được thêu bằng những đường chỉ vàng, hạt cườm lóng lánh, …
Mô típ trang trí kiểu hình học trải trên toàn mặt vải hay diềm viền xung quanh.
Vải nhuộm bằng cây cỏ các màu: Đỏ, xanh da trời, xanh lá cây. Muộn hơn xuất hiện
màu vàng, nâu, xanh lam các sắc độ.
Ngoài vải phíp họ còn dệt vải bông, may trang phục từ da và lông thú.
d. Trang phục:
Trang phôc nam: lúc đầu đàn ông để trần phần trên, phần dưới
quấn vải quanh hông, mang chức năng “tạp dề” từ vải phíp hay da thú,
đính lại ở thắt lưng gọi là Skhenti - hình 1.4.
Hình 1.4. Trang phục nam Ai Cập cổ
đại
- Trang phục của giới quý tộc: Đàn ông quý tộc trang trí thêm một miếng vải xếp nếp
túm lại thành những nếp gấp, có thắt lưng khác màu, biểu thị sự khác biệt với dân thường.
Page 7
Trang phục nam của giới quí tộc gồm 5 kiểu chính - hình 1.5:
Loin cloth Kilt Corselet Shendot Robe
Hình 1.5 – Trang phục nam giới quý tộc Ai Cập
Thời trung cổ, hình dáng quần áo nam phức tạp hơn do cùng một lúc mặc một vài lớp.
Kiểu dáng rộng dần về phía dưới tạo thành hình tam giác và có nhiều nếp gấp được sử dụng
rộng rãi. Đàn ông mặc cùng một lúc vài Skhenti chồng lên nhau. Váy cuốn trang trí bằng
các họa tiết hình học, màu trắng của nó tương phản với màu nâu đỏ của làn da đàn ông.
Khác với đàn ông, đàn bà và nô lệ có làn da màu vàng.
 Trang phục nữ:
Trang phục nữ thời kì này hoàn toàn
mang tính chức năng, loại váy này được
gọi là Futliar, được làm bằng vải Phíp, bó
sát cơ thể gồm hai phần váy và Dilê.
 Váy là một miếng vải được quấn từ
ngực đến chân, quấn sát cơ thể, phác họa
hình tượng của người phụ nữ gấu váy rất
hẹp không cho phép bước đi dài, như vậy
dáng điệu bước đi đã được quy định.
 Dilê gồm hải dải băng dài và rộng
như hai cái quai để giữ váy khỏi tuột đính
ở vai, ngực để trần - hình 1.6.
H×nh 1.6 – Trang phôc n÷ Ai CËp cæ ®¹i
Page 8
Ở giai đoạn Tân vương quốc có sự
thay đổi mạnh mẽ: sự hoành tráng trong
trang phục, lộng lẫy, màu sắc sang trọng
và đa dạng hơn. Giờ đây sự duyên dáng,
hấp dẫn, sự khả ái trở thành cần thiết và
là nguyên tắc quy định cho một người
đàn bà đẹp. Chiếc áo khoác ngoài giống
như chiếc khăn xếp nếp mềm, mang tính
thẩm mỹ cao mà thời kì trước chưa có,
được khoác ra ngoài, bên trong là chiếc
áo Dilê qua hai vai tạo thành hai tay
ngắn. Thể thức kết cấu mới là hình tam
giác, đó là tay áo và đằng trước áo là cái
hình chuông - hình 1.7.
H×nh 1.7 –Trang phôc n÷ giai ®o¹n T©n
v-¬ng quèc
- Trang phục của người giàu: Đàn ông và phụ nữ thường mặc áo choàng xuyên qua và
thường được xếp nếp. Khá hơn một chút thì mặc quần áo rộng và có màu trắng. Những
người giàu thường đeo nhiều trang sức hoặc quần áo sang trọng để cho mọi người thấy được
sự giàu có của họ. Trang sức được làm bằng vàng và những loại đá trong suốt nhất - hình
1.8.
- Trang phục của người lao động: đơn giản hơn rất nhiều. Thường chỉ là một miếng vải
được quấn quanh thân buộc lại ở ngang bụng - hình 1.9.
H×nh 1.8 - Trang phôc ng-êi giµu H×nh 1.9 - Trang phôc ng-êi lao
®éng
Page 9
Các chi tiết của trang phục Ai Cập rất lộng lẫy. Trang phục của cả nam và nữ đều được
giải quyết theo cách thức đơn giản về cả màu sắc và cả chất liệu.
Trang phục của cả nam và nữ trên cơ thể để trần nổi lên những dải dây màu lục thành hình
những chiếc cổ áo tròn, trang trí rất sang trọng được đính bởi những hạt thủy tinh và những
viên đá quý.
Trên những bộ trang phục kiều diễm đó được trang điểm bằng những viên đá quý. Khi
nói đến Ai Cập là nói đến vẻ đẹp thẩm mỹ của đá. Kĩ nghệ đồ trang sức của Ai Cập đặt nền
tảng cho nghệ thuật đồ trang sức của thời đại chúng ta.
 Đồ phụ trang:
Thời kì này có
mũ của vua là biểu
tượng của quyền lực.
Chiếc mũ tráng men
gắn hình con diều
hâu hoặc con rắn và
chiếc khăn chùm từ
vải sọc màu xanh và
chỉ vàng.
H×nh 1.10 - Mò vua Ai CËp
Tóc, mũ: Họ đội
tóc giả hằng ngày (cả
đàn ông và phụ nữ).
Tóc giả được làm từ
tóc thật, tơ thực vật
hoặc lông cừu và
chúng thường được
làm xoăn vào những
dịp đặc biệt. H×nh 1.11 - Tãc, mò ng-êi Ai CËp cæ ®¹i
Page 10
Dép: Người dân Ai Cập
thường đi đất, chỉ Pharaon
và người trong hoàng tộc
mới đi dép. Dép thường
được làm từ cây cọ và dần
được chế từ da có mu, mũi,
không bịt gót và được thắt
dây trên mu bàn chân và
ngày càng được trang trí đẹp
và vừa vặn hơn - hình 1.12. H×nh 1.12 - DÐp Ai CËp cæ ®¹i
Trang sức: được làm
bằng vàng hoặc những loại
đá trong suốt. Chỉ người giàu
mới có điều kiện đeo trang
sức. Họ thường đeo nhẫn,
vòng cổ, khuyên tai - hình
1.13.
H×nh 1.13 - Trang søc Ai C¹p cæ ®¹i
1.2.1.2. Trang phục Hy Lạp cổ đại:
a. Điều kiện tự nhiên – xã hội:
Đất nước Hy Lạp cổ đại được bao quanh bởi biển
AEGENT.
Mỗi thành phố của Ai Cập là một chế độ với người
cai trị riêng, chính phủ riêng, quân đội riêng, thậm chí là
có chúa cổ của riêng mình.
Hình 1.14 - Bản đồ đất nước Hy Lạp
Chỉ những lần có tai họa đe dọa (như khi bị Nam Tư tấn công) thì các thành phố đó mới
hợp lại cùng nhau. Nhưng khi tai họa qua đi họ lại trở lại sự độc lập, tách biệt nhau như ban
đầu.
Page 11
Nền văn minh đầu tiên của Hy Lạp được tìm thấy trên hòn đảo của Crete. Đây là nền văn
hóa Minoan - sự tôn sùng con bò. Họ rất tôn kính con bò và thường thờ bò trong miếu của
họ - hình 1.15.
Hình 1.15 - Sự tôn sùng con bò của người Minoan
Minoan nằm ở phía nam đất liền của Hy Lạp, ở giữa lục địa, là hòn đảo của Crete.
Người đứng đầu cai trị là Minos. Thủ đô là Knossos.
Năm 1550 TCN, Knoss - thủ đô của Minoan đã bị phá hủy do một cuộc động đất lớn.
Văn minh Minoan bị phá hủy và chưa bao giờ được mọc lại lên một lần nữa. Những người
Mycenaen đã xâm chiếm Crete vào năm 1400 TCN và thiết lập văn minh của riêng mình.
Đến khoảng thế kỷ VII - I TCN, tại miền nam bán đảo Bal - Căng đã phát triển rực rỡ
nền văn hóa Hy Lạp cổ.
Bộ máy cai trị của người Hy Lạp dựa trên nền tảng chế độ dân chủ và chế độ nô lệ, rất
khác các chính thể chuyên chế phương Đông của thế giới cổ đại.
Cuộc sống và nghề nghiệp người Hy Lạp cổ phát triển ổn định nhờ khí hậu thuận lợi, ấm
áp của biển cả, đồng bằng phì nhiêu, núi phủ đầy cỏ, đất đai giầu khoáng sản.
Văn hóa Hy Lạp đặt nền móng cho văn hóa phương Tây.
Nghệ thuật Hy Lạp mang tính hiện thực. Đặc điểm cơ bản của nó là sự ý thức về giá trị
và về cái đẹp của mỗi bản thể con người, niềm tin vào khả năng sáng tạo vô bờ bến của con
người, sự đơn giản và rõ ràng trong ngôn ngữ nghệ thuật, sự miêu tả trung thực thực tế. Lối
sống của người Hy Lạp mang tính cộng đồng xã hội.
Page 12
b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời:
Cũng như nghệ thuật Hy Lạp, quan niệm về hình
tượng một người đẹp của người Hy Lạp cổ cho đến ngày
nay hầu như vẫn là mẫu mực. Lần đầu tiên trong lịch sử
loài người, nền tảng quan điểm thẩm mỹ về cái đẹp con
người là sự hòa đồng giữa tâm hồn (tri thức, đạo đức) và
thể xác (một cơ thể rắn chắc với tỉ lệ cân đối hài hòa).
Mặc dù chế độ hạn chế quyền lợi của người phụ nữ
trong xã hội, nhưng hình tượng người phụ nữ trong nghệ
thuật phản ánh sự phát triển toàn diện về sức khỏe giá trị
bản thể. Tượng nữ thần tình yêu Aphrôđit, vẻ đẹp khuôn
mặt nữ thần thể hiện các đường nét ngay ngắn, thẳng thắn
của cái mũi, cái cằm và vầng trán cao được đóng khung
bằng những búp tóc xoăn ngắn và ngôi thẳng, mắt to và
lồi, đôi lông mày cong - hình 1.16. Về màu sắc người Hy
Lạp cổ ưa các màu sáng: mắt xanh, da mầu sáng.
Hình 1.16
Tượng nữ thần tình yêu Aphrôđit
c. Vải và màu sắc:
Người Hy Lạp cổ sử dụng chủ yếu là vải Phíp và len đàn hồi có khổ rộng tới 2 mét, có
khả năng tạo nếp rủ để may quần áo, họ không biết tới vải bông.
Sự quan tâm của người Hy Lạp không ở kết cấu quần áo mà là tính thẩm mỹ, mềm mại
của trang phục.
Các kiểu mô típ trang trí đặc trưng trên trang phục
Hy Lạp (hình 1.17)
- Dạng các hình chìa khóa của người Hy Lạp .
- Lá và quả màu ô - liu.
- Sóng Aegean.
- Dạng hình chìa khóa và ly xếp.
- Lá Corinthian.
Hình 1.17. Mô típ trang trí trên trang phục của người
Hy Lạp:
Page 13
Vào thế kỷ V - IV TCN, loại vải có hình vẽ phổ biến đã bị thay thế bởi các tấm vải trơn
mầu xanh nước biển, đỏ, đỏ thắm, lục, vàng, nâu, đặc biệt là vải trắng, trên đó có thêu các họa
tiết hoặc bằng cách nhuộm mầu. Các họa tiết hình học đặc trưng của họ gắn liền với thiên
nhiên, cây cỏ.
d. Trang phục:
Nền văn minh đầu tiên của Hy Lạp là văn minh Minoan. Trước tiên ta xét về trang phục
của nền văn minh này.
 Trang phục của Ngƣời Minoan:
Trang phục nữ: Phụ nữ Minoan mặc
váy có kiểu dáng thẳng từ hông xuống
tới gấu, gấu váy rộng. Loại váy này có
thể được thiết kế có khung đỡ tròn tạo
độ phồng và gồm nhiều tầng. Nó như
một kiểu váy ở hiện đại nhưng ngực để
trần. (Hình 1.18)
Hình 1.18 - Trang phục nữ Minoan
 Trang phục thế kỉ VII - I TCN:
Đặc trưng của Hy Lạp cổ là kiểu xếp nếp tựa rèm che thể hiện sự đơn giản, tư thế chuẩn
mực cao thượng, hình dáng khỏe khoắn, tỷ lệ cơ thể hài hòa, tính năng động và thoải mái, tự
do trong chuyển động. Nhịp điệu, sự phân bố và hình thái các sóng gấp rủ quán triệt hình
Trang phục nam: Đàn ông Minioan để trần phần
trên, phần dưới được quấn quanh hông bằng một
miếng vải và được buộc chặt lại ở phần thắt lưng
và có thêm một miếng trang trí bằng da ở phía
trước được gọi là Loin - hình 1.19.
H×nh 1.19 – Trang phục nam Minoan
Page 14
thái kiến trúc của thời đại. Đó là các cột lớn, các nếp rủ làm mềm đi, làm sống cái chất liệu
chết của vải.
Hình ảnh con người được xem như một tấm gương phản ánh sự thống nhất và hoàn thiện
của thế giới nói chung và thế giới của con người nói riêng, thể hiện qua 5 đặc thù cơ bản:
Tính quy luật, tính tổ chức, tính tỷ lệ, tính đăng đối và tính hợp lý. Điểm nổi bật của trang
phục Hy Lạp cổ đại cũng chính là 5 đặc tính này:
- Tính quy luật: được quy định bởi chiều rộng của khung dệt vải may trang phục. Vật liệu
may không cắt mà cũng không khâu, chúng được gom xếp thành những ly dọc giống như
những chiếc cột của Hy - Lạp cổ đại.
- Tính tổ chức: thể hiện sự tuân thủ một mặt vật liệu may trong trang phục, mặt khác là kiểu
trang phục của giai đoạn này. Theo quy định quần áo giai đoạn này không được cắt.
- Tính tỷ lệ: Thể hiện ở sự hài hòa trong trang phục, mọi thứ đều phải có chừng mực, không
thể phá vỡ tỷ lệ và sự hài hòa trong trang phục.
- Tính đăng đối: Thể hiện ở sự tuân thủ các đường nét và tôn vinh vẻ đẹp của con người.
- Tính hợp lý: Được thể hiện rõ nhất trong trang phục Hy Lạp. Sự sắp đặt, lựa chọn y phục
và giày dép rất hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Người Hy Lạp có áo mặc trong
- Chiton. Đây loại áo chính của
người Hy Lạp, là miếng vải hình
chữ nhật làm từ vải lanh, mặc
trực tiếp trên cơ thể, buộc túm
lại ở vai và thắt lại nơi eo - hình
1.20.
Một phụ kiện người Hy Lạp
thường sử dụng trong trang phục
có tên là Fibula. Nó là tên gọi
của một loại móc và có vai trò
như là chốt an toàn - hình 2.20.
Hình 1.20 - áo Chiton Hình 1.21 - Fibula
Page 15
Loại áo này giành cho công nhân, các chiến binh và giới trẻ, cũng kiểu áo như vậy
nhưng dài hơn thì dành cho phụ nữ, người già, các viên chức nhà nước và các nhà quý tộc -
hình 1.24.
H×nh 1.24 - Ionic Chiton giµnh cho chiÕn binh
Loại áo Chiton được túm lại
ở hai bên vai bằng Fibula được
gọi là Doric Chiton. Doric
Chiton là loại áo gồm nhiều lớp
xếp chồng từ phần eo trở xuống
- hình 1.22.
Hình 1.22 - Doric Chiton
Khi sử dụng cùng một lúc
nhiều Fibula để đính phần vai áo
lại thì loại áo này được gọi là
Ionic Chiton - hình 1.23.
Hình 1.23 - Ionic Chiton
Page 16
Trong trang phục họ thường sử dụng những dải đai quấn quanh vòng eo. Có thể dùng
một hay nhiều dải đai đó trên cùng một sản phẩm. Khi mà có một dây đai thì được gọi là
PEPLOS GIRDLE - hình 1.25a, còn nhiều dây đai gọi là KOLPOS GIRDLE - hình 1.25b.
H×nh 1.25a - Peplos Girdle H×nh 1.25b - Kolpos Girdle
Màu trắng ấn định cho tầng lớp quý tộc, màu lục, ghi, thường là màu của nông dân.
Người quý tộc Hy Lạp cổ mặc ra ngoài áo khoác Khiton là chiếc áo khoác chảy Faros từ vải
phíp Ai Cập - hình 1.26a. Vào thời gian muộn hơn chiếc áo Faros được kéo dài ra hơn và
gọi áo Himation là loại áo khoác dài với rất nhiều sóng gấp - hình 1.26b.
Hình 1.26a - Faros Hình 1.26b - Himation
Page 17
Người già và người cao tuổi khoác Himation che cổ và vai, thanh niên mặc Himation
ngắn hơn và thường chỉ vắt qua một bên vai, đàn bà khi nắng thì trùm lên đầu. Thị dân và
nô lệ thường chỉ mặc áo Chiton bên dưới bằng vải len thô hay chỉ có chiếc khố cuốn quanh.
phụ nữ nghèo cũng mặc quần áo theo giới quý tộc nhưng nhỏ gọn hơn từ loại vải rẻ tiền và
không có trang sức, nữ nô lệ mặc quần áo của dân tộc mình.
Cấu trúc áo đặc trưng của người Hy Lạp cổ là kiểu áo được túm hai điểm trên vai tạo
thành những nếp rủ đổ xuống ngực. Đây là một trong những ý tưởng cho chiếc áo cổ đổ
ngày nay.
 Phụ trang :
Mũ: Người Hy Lạp thường dùng mũ
Petasos hay mũ Pilos - loại mũ phớt tròn
vành, chỏm mũ thấp. Ngoài ra còn một
số loại mũ bảo vệ khác nữa như: Attic,
Corinthian, Inonic, Doric.
Phụ nữ ít khi đội mũ, họ thường để
đầu trần, vào lúc thời tiết xấu họ kéo lên
đầu viền trên của áo khoác để che. Hình 1.27 - Các kiểu mũ Hy Lạp
Tóc: Từ thế kỷ V TCN phần lớn đàn
ông Hy Lạp để tóc ngắn, râu cằm và ria
miệng tròn. Phụ nữ Hy Lạp mang những
kiểu tóc rất nữ tính, thông thường họ để
tóc xoăn, cuộn lại trên đầu bằng dây ruy
băng, lưới trùm đan bằng dây vàng. Tóc
màu sáng được coi là đẹp nhất.- hình
1.28. Hình 1.28 - Các kiểu tóc Hy Lạp
Page 18
Giày, dép: Người dân Hy Lạp
thường đi chân đất hoặc dùng những dải
băng quấn quanh bắp chân, bàn chân gọi
là PATTIS. Loại dép đầu tiên là sandal
có tên gọi là SOLEA - hình 1.29.
Chỉ nam nữ quý tộc mới mang sandal
theo hình bàn chân (SOLEA), làm từ da
màu sáng chói, điểm trang bằng kim loại
vàng bạc và đính ngọc trai - hình 1.30.
Hình 1.29 – PATTIS Hình 1.30 - SOLEA
Ngoài ra còn có loại ủng cao đến giữa
bắp chân được gọi là BUSKIN BOOT -
hình 1.31.
Sandal quân đội của người Hy Lạp rất
cường tráng với tên gọi là KREPIS –
hình 1.32.
Hình 1.31-Buskin boot Hình 1.32 - Krepis
Trang sức: Hy Lạp cổ phát triển nghệ
thuật làm đồ trang sức. Giới quý tộc dùng
những đồ dùng và những đồ trang sức rất
đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ tinh tế và trình độ
kỹ thuật rất phát triển của thời kỳ này.
Hình 1.33 - Trang sức Hy Lạp cổ
1.2.1.3. Trang phục La Mã cổ đại:
a. Điều kiện tự nhiên - xã hội:
Một chính thể quân sự và dựa trên chế độ nô lệ đã biến quốc gia La Mã thành một cường
quốc hùng mạnh trong vài thế kỷ. Nằm dưới quyền lực của quốc gia này gồm Châu Âu ngày
nay, Tiểu Á và Ai Cập.
Nền nghệ thuật La Mã có thể chia làm 2 giai đoạn liên quan đến chế độ chính trị và
chính quyền nhà nước La Mã cổ:
- Nghệ thuật giai đoạn Cộng hòa La Mã (Thế kỷ IV - I TCN).
- Nghệ thuật giai đoạn Đế quốc La Mã (Thế kỷ I - V SCN).
Page 19
La Mã đã chinh phục Hy Lạp vào thế kỷ II TCN và từ giai đoạn này nền văn hóa và
nghệ thuật La Mã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và nghệ thuật Hy Lạp.
b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời:
Khác với người Hy Lạp, người La Mã chú trọng vào tính nghiêm khắc, cứng rắn, dũng
cảm chiến đấu, sự thích nghi với mọi điều kiện, sự nghiêm túc và đơn giản.
Vào thời Đế quốc La Mã quan niệm về vẻ đẹp hình thể người phụ nữ đã thay đổi, dáng
hình nảy nở, cân đối được thay thế bằng hình dáng dẹt.
Trong tư tưởng của người La Mã thể hiện sự vĩ đại, trì trệ và một sự tĩnh tại nào đó. ở
đây người đàn ông được hưởng nhiều quyền lực và sự kính trọng hơn nhiều so với phụ nữ.
c. Vải và màu sắc:
Màu sắc lý tưởng thời kỳ này là màu sáng.
Trang phục La Mã cũng chịu ảnh hưởng của truyền thống Hy Lạp, thể hiện ở các nhịp
điệu trong y phục. Họ mặc cùng một lúc 2 - 3 lớp quần áo từ cùng một loại vải cùng một
màu. Tuy nhiên vào giai đoạn đế quốc La Mã trang phục cũng khác nhiều với Hy Lạp. La
Mã cũng dùng vải dệt thủ công từ len cừu và vải phíp.
Trong giai đoạn Đế quốc La Mã, những loại vải lụa tơ tằm mỏng, nhẹ trong suốt quý giá
và đẹp đẽ được đưa đến từ các nước phương đông. Ngoài ra còn loại vải dạ, dày và nặng
cũng mỗi năm một thêm thịnh hành.
d. Trang phục:
Đặc điểm của trang phục La Mã cổ là giữ lại được những nguyên tắc trong y phục Hy
Lạp (5 quy tắc), đồng thời tạo nên dáng vẻ nhẹ nhàng yểu điệu, kiều diễm trong y phục nữ
và sự sang trọng trong y phục nam.
Cả đàn ông và đàn bà mặc áo Tunica intima
biến thể từ chiếc Chiton của Hy Lạp. Khác với áo
cuốn rủ quanh người, áo Tunica là loại áo mặc
chui đầu qua lỗ, thân và tay áo rộng hẹp khác
nhau, thân hẹp thì tay cũng hẹp và ngược lại.
Hình 1.34 - Tunica intama
Áo Tunica có chức năng như chiếc sơ mi dài mặc nhà hay mặc lót bên trong với màu sắc
thể hiện tâm trạng và tính cách của chủ nhân. Tầng lớp càng cao, càng giầu thì áo của họ
trang trí càng nhiều và trang trí còn biểu thị nghề nghiệp, vị thế xã hội của chủ nhân. Áo
Tunica của các ngài thượng nghị sĩ thì có thêm những sọc rộng màu đỏ thẫm trên ngực và
Page 20
lưng. áo của các kỵ sĩ khác nhau về số lượng và độ rộng của sọc, sọc trang trí trên áo kỵ sĩ
hẹp hơn.
 Trang phục nam:
Đàn ông khoác ra ngoài áo Tunica là áo Toga nặng nề tiếp tục cải biến từ áo Himation
của Hy Lạp đưa lại một ấn tượng thật trang trọng - hình 1.35.
Khác với Himation của Hy Lạp thoải mái tự do vắt qua vai tạo các nếp sóng mềm mại
khi chuyển động, Toga của người La Mã cho một hình tượng khác hẳn do hình dáng phức
tạp, kích cỡ lớn với các nếp rủ phức tạp (theo một quy luật nhất định) hình vòng cung từ
sườn xuống gối rồi qua vai. Toga trở thành chiếc áo truyền thống của người La Mã. Nó
không những mang công năng sử dụng mà còn mang tính biểu tượng sâu sắc, biểu thị cho
sự thành đạt của con người cũng như sự phụ thuộc của chủ nhân vào đế chế La Mã. Kẻ nô
lệ, người ngoại lai, kẻ bị trục xuất không được quyền mặc Toga. Toga được may từ mảnh
vải hình elip hay hình bán nguyệt có diện tích khoảng gần 10m 2
.
Hình 1.35 - áo Toga La Mã
Giai đoạn sau, thay thế những chiếc Toga nặng nề bằng những chiếc áo khoác nhẹ
nhàng từ loại vải quý dệt đan xen chỉ vàng bạc. Áo khoác Pallium dành cho hoàng đế và
giới quý tộc, mặc choàng qua lưng và gài bên vai phải. Toga và tunica tồn tại mãi tới tận
thời gian phục hưng.
Page 21
 Trang phục nữ:
Nếp gấp rủ vẫn là điểm chủ
đạo cho đến thế kỷ thứ III - IV,
lụa mỏng mềm của Hy Lạp và
của Atxyri chưa bị thay thế bởi
những tấm vải phương Đông.
Cấu trúc Tunica nữ không khác
gì của nam giới, may từ vải len
và có tay dài rộng khác nhau -
hình 1.36.
Hình 1.36 - Trang phục nữ La Mã
Phụ nữ danh giá khoác
thêm Stola ra ngoài chiếc
Tunica. Stola giống như áo
Chiton của Hy Lạp may từ vải
Phíp - hình 1.37.
Hình 1.37 - áo Stola
Người tự do được phép
mặc chiếc áo Palla là áo khoác
giống như áo Toga của đàn
ông. Trong những nghi lễ
trọng thể phụ nữ kéo áo Palla
che đầu hoặc kẹp gài lại nơi
thắt lưng - hình 1.38.
Hình 1.38 - áo Palla
Phụ nữ Hy Lạp mặc áo trong vải mỏng áo ngoài vải dày, thì phụ nữ La Mã mặc áo trong
vải dày áo ngoài vải mỏng trong suốt, nếu áo trong có tay thì áo ngoài không có tay và
ngược lại.
Page 22
 Phụ trang:
Tóc: Kiểu tóc của phụ nữ giai đoạn
này cũng rất phức tạp, cầu kỳ. Kiểu tóc
điển hình của phụ nữ là tóc quăn thành
từng búp nhỏ trước trán. Sau này dưới
sự ảnh hưởng của Cơ đốc giáo kiểu tóc
mới trở lại sự đơn giản và tự nhiên.
Đàn ông thì thì để tóc ngắn và
thẳng đơn giản, cạo ria và dâu cằm -
hình 1.39. Hình 1.39 - Kiểu tóc nam và nữ La Mã
- Giày, dép: Nếu như ở Hy Lạp cả người giầu và người nghèo đều chấp nhận đi chân đất
thì ở La Mã qua giầy dép người ta biết được vị thế xã hội của chủ nhân. Sandal bịt gót, giày
lửng buộc dây nơi mắt cá, giày cao cổ là dấu hiệu phân chia địa vị trong xã hội. Điển hình là
giày cao cổ cuốn dây của các chiến binh La Mã.
Pedila, Carbatina & Krepis Crepidav & Calceus
Solea Caliga Cothurnus & Pero
Campagus Giày nữ
Hình 1.40 – Các kiểu giày, dép nam và nữ La Mã
Page 23
- Trang sức: Hầu như cả nam nữ đều mang dây chuyền, thắt lưng, vòng tay, nhẫn.
Hình 1.41 - Trang sức La Mã
1.2.1.4. Trang phục Ả Rập phƣơng Đông:
a. Điều kiện tự nhiên – xã hội:
Ả Rập là một bán đảo lớn nhất thế giới, nằm ở bán đảo Tây Á với diện tích lớn hơn cả
Châu Âu. Tuy vậy, trên cả bán đảo chỉ có vùng Yemen ở phía Tây Nam có nguồn nước
phong phú, đất đai có thể trồng trọt được. Là con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi
nên Yemen có điều kiện phát triển về thương nghiệp. Vì vậy vào thế kỉ X - VI TCN, ở đây
thành lập nhiều nhà nước cổ đại.
Ngoài Yêmen, vùng Hegiadơ (Hejaz) nằm dọc bên bờ biển Đỏ ở phía Tây bán đảo cũng
tương đối phát triển. Vùng này vốn từ xưa là cái cầu nối giữa Địa Trung Hải và Phương
Đông.
Nhà nước Ai Cập mãi đến thế kỷ thứ VII mới thành lập lấy tên là Mekk. Nằm dưới
quyền lực của Ả Rập bao gồm: Ai Cập, Siri, Palestin, Su - đăng, Ma - rốc, Tây Ban Nha,
Thổ Nhĩ Kì. Quá trình nhà nước Ả Rập gắn liền với quá trình thành lập đạo hồi do Môhamet
(Muhamet) truyền bá. Môhamet xuất thân từ bộ lạc có quyền thế ở Mecca, phương thức hồi
giáo tồn tại như vậy đến khoảng thế kỉ IX - X.
Ở giai đoạn này nền văn hóa của vương quốc phát triển rực rỡ thâu tóm được ưu việt của
các quốc gia thành phần.
Trong các loại hình nghệ thuật phải kể đến các loại hình phát triển nhất đó là kiến trúc và
các ngành thủ công vũ nghệ như: nghề gốm, chạm khắc gỗ, dệt và sản xuất vải vóc.
b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời:
Page 24
Vào thời cổ xưa hình ảnh con người được miêu tả trên các tranh chạm nổi ở Ai Cập -
Atxiry.
Do ảnh hưởng của giáo lý đạo Hồi, hình ảnh con người cấm đưa vào các tranh và các tác
phẩm nghệ thuật. Câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm” nó đã trở thành từ điển thẩm mỹ hiện đại
của người Ả Rập. Thể hiện người phụ nữ với dáng vẻ yểu điệu, duyên dáng khuôn mặt trắng
trẻo, mịn màng (như trăng đêm 14), được tô điểm nốt ruồi trên má, đôi mắt đen lung linh,
dưới đôi lông mày đen mịn dài.
c. Vải và màu sắc:
Thời cổ đại, thảm thực vật của vùng bán đảo Ả Rập thật nghèo nàn vì vậy họ may quần
áo chủ yếu từ chất liệu nguồn gốc động vật như: Da, lông, len chế từ lông con cừu và lạc đà.
Chỉ vùng ven biển miền Nam mới có thể trồng bông, người dân mới dệt vải từ bông thực
vật.
Thời trung cổ, công nghệ sản xuất vải rất phát triển. Các loại lụa cao cấp, len, phíp, vải
bông được sử dụng rộng rãi. Sự độc đáo và đặc sắc của thủ công Ả Rập đã trở nên nổi tiếng
nhờ giữ vững nghệ thuật cổ xưa của mình.
Vào thời kỳ đầu, trên vải thường thể hiện họa tiết hình tượng chim muông, động vật. Sau
đó ảnh hưởng của tôn giáo các họa tiết trang trí thay đổi dần, xuất hiện các họa tiết hình học,
hoa lá tinh tế ở các sọc hẹp trang trí cùng với kiểu chữ Ả Rập. Loại vải trơn cũng phong phú
màu sắc như: Đỏ, ánh vàng, xanh da trời, xanh lá cây, xanh lam, đen, trắng.
d. Trang phục:
 Trang phục nam: Thời cổ đại áo lót của người Ả Rập du mục là chiếc áo rộng, dài
đến bụng chân hoặc đến mắt cá, có hoặc không có tay, đó là chiếc áo khâu từ hai mảnh theo
đường vai để mở hai bên sườn, thắt lưng bằng dây gai, dây thừng hay dây vải. áo khoác
ngoài Abbas của họ làm từ len cừu thô, len lạc đà thô, thường có sọc màu đen - vàng hay
vàng - xanh da trời.
Theo cấu trúc của áo Abbas là một cái túi rộng rỗng đáy, mở phía trước, có lỗ để chui
tay. Đàn ông và đàn bà ả rập từ xa xưa đều mang khăn trùm - một mảnh vải hình chữ nhật
mầu trắng hay mầu xanh có dây băng cuốn quanh và giữ lại trên trán, rủ dài che phủ lưng và
vai, khi cần thiết kéo khăn che phủ toàn thân.
Có điểm chung duy nhất cho mọi người dân Ả Rập ở Châu Á và ở Ai Cập là chiếc quần.
Họ mặc chiếc quần với áo có tay dài rộng mầu trắng từ vải phíp, lụa hay vải bông. Người Ả
Rập có chiếc áo dài cổ kín “Kaftan” rất nổi tiếng. Áo Kaftan có tay dài rộng, trang trí hoa
Page 25
văn, thắt lưng bằng dải khăn nhiều mầu. Áo khoác ngoài xòe rộng dưới đáy, vạt khép, thắt
eo bằng dải vải.
 Trang phục nữ: Gồm áo sơ mi lót dài rộng, khăn đội kiểu vành tròn, áo khoác
ngoài, thắt lưng tròn, trang điểm thật phong phú.
Y phục nữ Ả Rập đẹp như một bức họa. Những nếp lụa hay vải bông thật mỏng với các
màu trắng, vàng, xanh... Áo sơ mi trong dài đến gối, bên ngoài mặc Kaftan kín cổ, xòe rộng,
bó sát eo và ngực, mở bên sườn, eo thắt khăn. Áo khoác ngoài của nữ cũng giống như của
nam. Khăn choàng của nữ rất đẹp đủ các mầu: hồng, đen trang trí bằng các hình thêu chỉ
vàng lóng lánh chói chang. Tóc tết thành nhiều bím buộc dây lụa.
Thời nay, trang phục dân tộc Ả Rập phương Đông còn giữ lại rất nhiều sắc thái trang
phục lịch sử.
 Phụ trang: Đàn ông Ả Rập thường đội mũ hình nón cụt từ vành khăn xếp và mang
một lúc từ 2 - 3 đôi giầy da dê thuộc các mầu đỏ, vàng v.v... với phần mũi giầy nhọn và
cong lên. Họ đeo các loại trang sức như: khuyên mũi, khuyên tai, vòng tay và vòng chân.
Người giàu mang đồ trang sức có khảm cẩn, vũ khí nhỏ như dao có khảm khắc.
Khăn choàng của nữ rất đẹp đủ các màu: Hồng, đen trang trí bằng các hình thêu chỉ vàng
lóng lánh chói chang. Tóc tết thành nhiều bím buộc dây lụa.
Hình 1.42 - Một số bộ trang phục Ả Rập phương Đông tiêu biểu
Page 26
1.2.1.5. Trang phục Ấn Độ cổ đại:
a. Điều kiện tự nhiên - xã hội:
Ấn Độ là một bán đảo thuộc Nam Á, là một quốc gia cổ đại của thế giới, nằm từ
Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, có khí hậu nhiệt đới với mặt trời đỏ rực, bầu trời
trong xanh, bờ biển xanh thẳm và thảm thực vật phì nhiêu. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông
lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange). Cả hai dòng sông này đã bồi đắp thành hai
đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh
của đất nước này.
Lịch sử Ấn Độ có thể chia thành 4 thời kì lớn sau đây:
- Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II TCN).
- Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN).
- Ấn Độ từ thế kỉ VI TCN đến XII.
- Ấn Độ từ thế kỉ XIII - XIX:
+ Thời kì Xuntan Đêli (1206 - 1526).
+ Thời kì Môgôn (1526 - 1857).
Nền tảng cơ cấu xã hội Ấn Độ ngay từ thời xa xưa đã là chế độ công xã với sự phân chia
lao động trong xã hội. Công xã bao gồm cả những thợ thủ công: Thợ gốm, thợ dệt vải, thợ
may, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đó chính là nguyên nhân đỉnh cao
của nghệ thuật thủ công của Ấn Độ, trong đó có sản xuất vải, đồ trang sức và đồ gốm.
b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp con ngƣời:
Các bức tranh khắc và các bích họa hoành tráng
của các ngôi đền thờ phật cổ dù rằng mục đích là
thể hiện, miêu tả các chủ đề tôn giáo, nhưng thực
tế cho phép ta nhận thấy cách nghĩ của người ấn
Độ, dân tộc ấn Độ về một hình tượng đẹp, vẻ đẹp
của người ấn Độ cổ thể hiện ở những thân hình cao
lớn, tròn lẳn rắn chắc với nét mặt to lớn, mắt to và
dài, làn da bánh mật, mái tóc đen - hình 1.43. Hình 1.43 – Tượng phật ấn
Độ
c. Vải và màu sắc:
Ngay từ thế kỷ thứ II TCN, người Ấn Độ đã sản xuất ra vải bông trong suốt, chế xuất từ vỏ
cây dừa, được nhuộm màu bền chắc từ các lá cây màu rực rỡ, vàng, đỏ, màu chàm... Ấn Độ
Page 27
được coi là quê hương của vải bông, vải và nghệ thuật in vải hoa cũng ra đời đầu tiên tại nơi
đây. Nhiều loại vải được gọi gắn với cái tên của thành phố hay làng mạc nơi đã sinh ra nó
đầu tiên: Madras, Magapol, Colenkor... Vải in hoa của Ấn Độ đã nổi tiếng trên toàn thế giới.
Thời trung cổ, ảnh hưởng của Ả Rập tại Ấn Độ đã bắt đầu sản xuất tơ lụa có kén sợi
vàng, bạc và đất đá quí.
Vào thế kỷ XVII - XII, ở Châu Âu đánh giá cao chiếc khăn Shal ca-sơ-mia len của người
ấn Độ với các loại họa tiết, chim muông rực rỡ. Loại vải này được dệt từ lông dê.
d. Trang phục:
Nghệ thuật Ấn Độ chịu ảnh hưởng của Ba Tư, Ai Cập, La Mã, Ả Rập. Điều này cũng thể
hiện trong trang phục Ấn Độ ở sự đa dạng về thể loại, về cách sử dụng chất liệu vải và cách
thức mặc. Họ mặc ghép hai kiểu: cuốn rủ ly xếp quanh người với áo ráp bó cơ thể.
 Trang phục nam:
Thời cổ đàn ông để trần phần trên, phần dưới
cuốn khăn “Đkhô-ti”, thắt lại quanh hông và có
thắt lưng cuốn ra ngoài. Phần còn lại của y phục
nam là “Chalma” và áo khoác “Rupan”. Cả hai
loại này đều là miếng vải hình chữ nhật được
gấp thành nhiều lớp và cuốn quanh đầu, vắt qua
hai hay một bên vai ra phía sau. Đàn ông trang
điểm thêm một chuỗi hạt lớn và các vòng xoắn
đeo tay và chân - hình 1.44.
Hình 1.44 – Trang phục nam ấn Độ
Do ảnh hưởng trang phục Iran, y phục của đàn ông du nhập thêm loại quần áo ráp, đó là
chiếc quần ống hẹp và chiếc yếm bó sát.
Đàn ông Ấn Độ đi sandal và giày từ vỏ cây, bã mía hay từ da. Bốt ủng là loại giày chủ
yếu của người Ấn Độ.
Áo “Đkhô-ti” nam Ấn Độ hiện đại theo truyền thống là miếng vải cuốn rủ dài tới 5 mét
đóng vai trò là chiếc chân váy, bên trong mặc áo trắng dài đến gối và lớp ngoài nữa là chiếc
áo khoác ngắn có tay hoặc không có tay. Chalma cuốn đầu màu sắc rực rỡ (xanh da trời,
vàng, đỏ), thắt lưng trang trí bằng khăn, áo choàng rủ vắt qua vai.
 Trang phục nữ: Cũng như nam trang phục nữ là sự kết hợp giữa kiểu quần áo cuốn
rủ với kiểu quần áo may cắt gài nẹp cúc.
Page 28
Ở thời cổ đại, y phục nữ gồm khố cuốn quanh
hông và tấm vải khoác rủ. Một trong những kiểu
xếp nếp rủ điển hình là “Sa-ry”. Sa-ry được trang
trí rất phong phú, có thể là vải lụa hay vải bông
trơn hoặc vải in hoa nhỏ, viền rộng có hoa văn.
Màu ưa chuộng của Sa-ry là: xanh lá cây, màu giữa
lục và xanh da trời, giữa vàng và vàng óng, màu đỏ
thắm. Phần bên trên mặc áo “khô-li” may cắt bó
sát, tay áo hẹp và dài tới khuỷu, phía sau đính lại
bằng dây, có màu rực rỡ tương phản với Sa-ry
khoác ngoài - hình 1.45. Hình 1.45 – Trang phục nữ ấn Độ
Phụ trang còn có thắt lưng trang trí bằng dải khăn và các mỹ phẩm phục sức khác. Giầy
và sandal cho phụ nữ làm từ các loại vỏ cây và và gỗ thẫm mầu, thảm trang trí xương voi và
kim loại.
Sa-ry cuốn là loại áo không thể thiếu trong thường phục cũng như quốc phục ấn và nó
tồn tại mãi cho tới tận ngày nay.
1.2.1.6. Trang phục Trung Quốc cổ đại:
a. Điều kiện tự nhiên – xã hội:
Trung Quốc cổ xưa luôn dẫn dụ chúng ta liên tưởng đến khái niệm “con đường tơ lụa”
lừng lẫy một thời. Đã từ thế kỷ thứ II TCN, hàng đàn lạc đà nối đuôi nhau chuyên chở tơ lụa
đắt giá của Trung Quốc đổi ngang 1 funt vàng.
Nghề nông là nghề lao động căn bản của người Trung Quốc cổ xưa và cũng từ xưa nền
mỹ thuật và nghệ thuật thủ công nơi đây đã phát triển rực rỡ.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đất nước Trung Hoa rộng lớn được liên kết lại thành
một quốc gia hùng mạnh, dưới sự trị vì của nhiều triều đại hoàng đế kế tiếp.
Quốc gia to lớn này phân chia làm nhiều nước nhỏ nằm dưới sự cai trị của các vua nhỏ
(lãnh chúa) và luôn bị nước ngoài xâm lược.
Dưới ảnh hưởng của sự đổi thay liên tục và tác nhân qua lại giữa các nền văn hóa khác
nhau của các dân tộc Trung Hoa trong quá trình chung sống và các cuộc cải cách khi bị
nước ngoài xâm lăng, nền nghệ thuật và trang phục của dân tộc cũng luôn thay đổi. Tuy
nhiên, những yếu tố đặc thù về sự phát triển kinh tế, xã hội, về triết học, về thiên nhiên đã
Page 29
tạo nên những nét cơ bản sống mãi với thời gian, biểu hiện ở biểu tượng về hình dáng diện
mạo, họa tiết hoa văn cũng như màu sắc trong trang phục Trung Hoa.
b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời:
Người Trung Hoa thuộc nhóm người Đông Á (nhóm Mông Cổ), có tầm vóc không cao,
khuôn mặt tương đối đầy đặn, vầng trán cao, da bồ quân, khuôn mắt hẹp nhỏ, tóc đen thẳng
và bóng, đôi mày điển hình là đôi mày cao thường được cách điệu hoá trong nghệ thuật
cùng với đôi mắt xếch thành cặp mắt bay vút.
Hình ảnh người đàn ông được đánh giá cao vẫn là hình tượng ẩn giấu tiềm tàng, với cử
chỉ tao nhã thanh lịch, trí tuệ sắc bén. Đó là người có giáo dục, có học vấn và sự tinh tế
trong tri giác.
Quan niệm về vẻ đẹp ở người phụ nữ lại thay đổi thường xuyên. Vào triều đại nhà Tần
(thế kỷ VIII) hình tượng người đàn bà đẹp trước hết phải đẫy đà và khuôn mặt tròn. Vào
thời kỳ muộn hơn thì ngược lại: Dáng mạo uyển chuyển duyên dáng đầy nữ tính, tay và
chân nhỏ.
Mặc dù màu da bánh mật là mầu tự nhiên của người Trung Quốc, nhưng họ lại đề cao
cặp má trắng và má đào. Vì vậy, màu trắng và màu đào được sử dụng rộng rãi trong mỹ
phẩm của người phụ nữ Trung quốc. Tuy nhiên nhiều cô gái có sở trường lại phô trương vẻ
đẹp tự nhiên của mình.
Thời trung cổ, ở Trung Quốc vẻ đẹp của phụ nữ được đánh giá rất cao. Khi chọn vợ cho
hoàng đế thì vẻ đẹp của cô gái được đánh giá, cân nhắc như đối với từng carra kim cương.
c. Vải và màu sắc:
Nói tới Trung Quốc cổ xưa chúng ta liên tưởng tới khái niệm “con đường tơ lụa” lững
lẫy một thời.
 Lịch sử phát triển của tơ lụa Trung Quốc:
Tơ lụa Trung Quốc đã tồn tại từ rất lâu đời. Tương truyền rằng, hoàng hậu Si Lin Chi vợ
của hoàng đế Huang Ti triều đại Tần khi đang uống trà dưới cây dâu tằm thì có một kén tằm
đã rơi vào trong tách trà của bà. Khi kén tằm rơi trong tách nước nóng đó, chúng bắt đầu
nhả tơ. Bà nhìn thấy một sợi tơ và cầm kéo nó ra. Và thật kì lạ sợi tơ ấy khi kéo cứ tiếp tục
dài ra. Và tơ lụa bắt đầu hình thành từ đó.
Tơ lụa Trung Quốc rất phát triển. Họ sản xuất ra nhiều loại tơ lụa khác nhau và đến tận
ngày nay những loại tơ lụa mới vẫn tiếp tục được tạo ra ngày một nhiều.
Page 30
Một số loại tơ lụa của Trung Quốc như: Bombazine, Brocade, Chiffon, Crepe de Chine,
Damask, Georgette or Crepe Georgette, Organdy or Organza, Shantung, Tulle, Velvet,
Voile.
 Mô típ trên trang phục của Trung Quốc:
Người Trung Quốc sử dụng nhiều loại mô-típ khác nhau trên các sản phẩm may của họ.
Đặc biệt là kiểu mô-típ hình con rồng “Dragon”. Nó là kiểu mô-típ rất được ưa chuộng bởi
những người giàu. Họ mặc áo choàng có trang trí các hình Dragon với nhiều màu sắc khác
nhau và được gọi là "Dragon Robes".
Màu sắc: Vào các triều đại khác nhau thì có các thị hiếu về màu sắc khác nhau. Màu đen
được xem như là của phẩm giá và sự giàu có ở triều đại Tần nhưng đến triều đại Hán nó lại
được thay thế bằng màu vàng. Màu sắc trở thành tượng trưng của bốn phương: Màu xanh -
phương Đông, màu đỏ - phương Nam. Màu trắng - phương Tây, màu đen - phương Bắc.
Ở một số triều đại, màu sắc chỉ được dùng để thiết kế riêng cho vua và quan trong triều.
Màu vàng là màu trang phục của các hoàng đế ở một số triều đại.
d. Trang phục:
Từ cổ xưa, y phục nam và nữ Trung Hoa đã bao gồm quần dài và áo thụng thẳng, áo
khoác khép vạt từ trái qua phải, thắt lưng nút bướm bằng ruy-băng. Quần thắt tại eo bằng
dây lưng vải, áo sơ-mi và áo khoác có tay hình ống hẹp dần phía gấu, kết thúc bằng miếng
măng-séc trang trí.
Phụ nữ đứng tuổi và danh giá mặc phủ ra ngoài chiếc quần là chiếc áo “plakhta” dài,
khép vạt. Từ loại thường phục đơn giản này đã phát triển lên kiểu trang phục nghi lễ trịnh
trọng với sự khác biệt về các chi tiết bộ phận, mũ đội phức tạp, khác biệt về trang sức, màu
sắc, nhưng tựu trung vẫn trên cùng một cấu trúc, cách cắt may căn bản. Màu sắc, hoa văn,
hình dáng trang phục nghi lễ mang nặng tính tượng trưng. Chẳng hạn, áo sơ-mi của hoàng
đế có biểu tượng của bầu trời với các màu đỏ, đen, các họa tiết hình mặt trời, mặt trăng, các
vì sao, núi non; áo khoác plakhta màu vàng và đỏ là biểu tượng của đất với hoa văn hình
bông lúa mì; mũ đội đầu là hình tượng của sự kết hợp giữa bầu trời - hình tròn và quả đất -
hình vuông với các sắc màu đen và đỏ, những chuỗi hạt ngọc thạch hình cầu xinh xắn là
biểu tượng cho những tia nước mưa chảy.
Ngoài ra, thêm vào bộ y phục còn có chiếc áo yếm kiểu tạp dề được phục sức quí giá gài
tại thắt lưng phía trước, lưới bện bằng dây đủ màu sắc cùng các vòng ngọc thạch.
Vào thời Trung cổ, áo sơ mi dài và áo khoác thường phục của đàn ông được thay thế bằng
chiếc áo khoác dài (thường thì xẻ tà bên cạnh). Lâu dần loại áo này thay thế hẳn hai loại trên
Page 31
và ở y phục nghi lễ vai trò của màu sắc, của phục sức, hoa văn trang trí được đề cao trong
việc phân định đẳng cấp xã hội. Đã có sắc lệnh của nhà nước ban hành để phân định rõ ràng
về hình dáng, màu sắc, chất liệu vải cho y phục hoàng đế và dân tộc, cho 9 bậc quan lại của
triều đình.
Đặc trưng của áo khoác nghi lễ thời Trung cổ là: cổ kín, đường khoét cổ tròn, tay áo rộng
hẹp khác nhau. Cấu trúc của áo sơ-mi dài và áo khoác không thay đổi, chỉ có nẹp áo cải biến
đôi chút, có thể một hoặc hai hàng cúc, đóng kín không đăng đối hoặc xiên chéo đi qua
ngực.
Y phục nữ thời Trung cổ gồm áo sơ-mi dài và áo khoác plakhta. Tới thế kỷ VIII - IX phụ
nữ mặc thêm chân váy cùng hai loại áo trên và trở thành y phục truyền thống căn bản. Khác
với trang phục nam, trong trang phục nữ phối hợp nhiều màu sắc và phục sức phong phú.
Vào thế kỷ XVII, Mãn Châu đánh chiếm Trung Quốc và lập nên triều đại Mãn Thanh.
Trong giai đoạn này, đã có hàng loạt các cuộc cải cách làm thay đổi mạnh mẽ đến đặc thù
trang phục dân tộc Trung Hoa. Áo choàng nam trở nên hẹp hơn, đặc biệt là tay áo. Đối với
trang phục nghi lễ thì gấu tay áo có măng séc hình mỏng. Bên ngoài áo khoác mặc thêm áo
ngắn hơn kiểu sơ - mi, nẹp một hàng cúc, tay áo ngắn và rộng may từ lụa màu xanh, tím hay
đen. Trên ngực và lưng có miếng thêu hình vuông gọi là “Bufana” có các hoa văn tượng
trưng cho địa vị xã hội của chủ nhân.
Trang phục nữ còn giữ được nhiều các sắc thái dân tộc trước đây. Áo sơ-mi lót trong hai
hàng cúc, ống tay rộng áo mặc ngoài plakhta có các mảng trang trí hình chữ nhật trên thân
trước và thân sau áo, bên sườn áo xếp nếp rủ - hỡnh.2.13. Ở triều đại Mãn Thanh, trong các
dịp đại lễ đàn ông cũng như đàn bà khoác thêm chiếc áo choàng ngắn chùm vai tráng lệ,
trang trí lộng lẫy.
 Phụ trang:
* Giày, dép: Các kiểu giày Trung Quốc đặc trưng là loại giày nhẹ, may bằng vải sợi gai
hay rơm rạ, đế giày được đệm lót nhiều lớp giày bồi hay nhiều lớp vải. Qua từng giai đoạn
đã có những loại giày cao cổ làm bằng dạ hay bằng vải có hình dáng mềm mại như những
đôi bít tất. Ở triều đại Mãn thanh, giày nghi lễ đã thay đổi: giày cứng và cao hơn nhiều, đế
màu trắng, phần mũi vát lên.
*Mũ: Mũ thời Cổ là cả một công trình cầu kỳ, nó được làm từ vải, nhúng nước hồ vải trên
một khung sắt. Loại mũ nghi lễ trịnh trọng nhất có rèm bằng các chuỗi hạt ngọc thạch, dây
và các dải băng buông thõng dài đôi khi tới cả đất. Thời Trung cổ, mũ trở lên đơn giản hơn,
nó được cuốn từ vải sa, sau đó cũng được ngâm hồ.
Page 32
*Kiểu đầu tóc: Đàn ông để tóc dài búi trên đỉnh đầu được ghim bằng trâm. Trong giai
đoạn Mãn Thanh cai trị, kẻ đô hộ Mãn Thanh buộc người Trung Quốc phải cạo trọc phần
trước đầu. Phần tóc còn lại sau gáy bện lại thành đuôi sam. Phụ nữ chủ yếu là búi tóc. Tùy
từng giai đoạn lịch sử, khi thì họ búi ngược trên đỉnh đầu, lúc thì ở sau gáy và ghim bằng
kẹp tóc. Vào thế kỷ X - XII, trên thái dương, trán và má phụ nữ còn dán những nốt ruồi giả
màu xanh lá cây, xanh lam hay đen, bên trên đính những viên đá quí. Ở triều đại nhà Minh
(thế kỷ XIV - XVII) búi tóc để trên đỉnh đầu. Tại thái dương tóc được cắt thành hình góc
vuông trên trán cắt thẳng, tô cho thẫm thêm bằng mực tàu.
Kiểu tóc thường được trang sức công phu cầu kỳ bằng những viên ngọc, kim cương, ngọc
thạch, đôi khi bằng những trâm lược có hình con chim phượng hoàng mỏ ngậm những tua
dài đeo mặt dây chuyền.
Hình 1.46 - Một số bộ trang phục Trung Quốc tiêu biểu
1.2.2. Trang phục thời Trung cổ:
Thời trung cổ kéo dài từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIV. Chế độ nô lệ sụp đổ, các quốc gia
phong kiến châu Á ra đời sớm, sau đó là các chế độ phong kiến tập quyền ở Anh, Pháp, Tây
Ban Nha.
Thủ công nghiệp phát triển, trong đó có nghề dệt. Nghề cắt may xuất hiện. Trang phục
phát triển. Cái đẹp của các bộ quần áo thể hiện trong đường nét cắt, tỷ lệ cân đối… Quần áo
thời kỳ này vẫn tiếp tục kiểu dáng tương tự quần áo thời Cổ đại là rộng lụng thụng. Nhưng
nếu thời cổ đại chủ yếu mặc bằng phương pháp quấn vải thì quần áo thời Trung cổ, nhà thờ
thống trị cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Quan điểm đạo đức nghiêm ngặt và khắt khe.
Người ta không thể chấp nhận được để “mắt trần” chiêm ngưỡng cơ thể tự nhiên của con
Page 33
người. Vì thế quần áo thời kỳ này có vẻ kín đáo, nặng nề làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của cơ
thể con người.
Màu sắc chủ đạo là đen và các màu tối sẫm.
Đến cuối thời trung cổ, trang phục có một bước tiến rõ nét về kỹ thuật cắt may. Giai
đoạn này thủ đô của trang phục thế giới là Byzantium (hiện nay là thủ đô Istabul của Thổ
Nhĩ Kỳ) của đế quốc Đông Rôma. Ta đi tìm hiểu về trang phục của Byzantium:
 Trang phục:
- Trang phục nữ Byzantium: (Hình 1.47)
Hình 1.47 -Trang phục nữ Byzantium
Phụ nữ có áo mặc trong là
Camisia. Bên ngoài mặc áo
Stolla hoặc áo Dalmatic (là kiểu
áo trang trí). Stolla thường được
làm từ vải lanh hoặc tơ tằm.
Những phụ nữ danh giá thì mặc
Dalmatic dưới áo choàng với
chiếc cổ lớn được trang trí bằng
kim cương, đá quý.
- Trang phục nam Byzantium: (Hình 1.48)
Camisa & Stola Lorum Dalmatic Cossack & Hosa
Hình 1.48 -Trang phục nam Byzantium
Page 34
Các loại quần áo phương Đông như khăn xếp, quần dài và những đồ trang sức tinh xảo
đã hấp dẫn giới quý tộc phương Tây. Vào khoảng thế kỷ XII, quần áo thông dụng gồm có
một áo dài thắt ngang lưng, may sát vào cơ thể và với các vạt chéo tạo ra bề rộng ở phần
váy. Trang phục này được cả phụ nữ và nam giới mặc. Phân biệt về giới trong trang phục
chỉ thể hiện rất ít ở chiều dài: Áo váy phủ dài toàn thân đối với nữ, dài đến gối hay ngang
bắp chân đối với nam.
Sang thế kỷ 14, nước Pháp trở thành 1 nước dẫn đầu về chính trị và văn hoá. Pháp có
một ảnh hưởng lớn đến thiết kế trang phục thế giới. Trang phục thời kỳ này đã trở nên tinh
xảo, khoa trương và rất đắt tiền.
Chi tiết thời trang của nhiều bộ trang phục là một vòng cổ chữ V khoét sâu với một cổ
áo tạo dáng khá rộng phủ trùm qua 2 vai. Một thắt lưng được thắt thấp và váy có các xếp
nếp sâu. Một số áo váy có thêm đuôi dài - hình 1.49a.
Phần trên của cả áo nam và áo nữ đều được tạo hình và ôm khít với người mặc, đây là
kiểu chưa từng có từ trước tới thời kỳ này.
Phụ nữ mang mũ hennin, một loại mũ cao, tạo hình nón đội về phía sau đầu và có một
khăn trùm vắt trên đỉnh mũ. Mũ càng cao càng thể hiện địa vị của người mặc. Có một số mũ
loại này cao tới 90 cm. Mũ hennin phổ biến trong gần 100 năm. (Hình 1.49b)
Hình 1.49 a - Kiểu váy đặc trưng thời trung cổ.
b - Mũ Hennim thời trung cổ.
Đàn ông thường mặc kép 2 áo. Áo trong gọi là Gippôn có ống tay bó sát và thẳng. Áo
ngoài thiết kế tương tự nhưng có thắt lưng to gọi là Cotehardie, cúc áo kèm dây chằng và
ống tay rộng. Giới quý tộc đi những đôi giày mũi cong, tạo dáng cầu kỳ. Có những đôi giày
mũi cong, tổng chiều dài đến 60cm.
Page 35
Từ năm 1380 đàn ông và đàn bà đều mặc áo choàng dài tới mắt cá chân, được gọi là
Houppelande. Houppelande thường được làm từ chất liệu dày, tay áo viền lông thú… làm
cho người mặc trông rất to lớn oai vệ.
Hình 1.50 – Áo choàng Houppelande
1.2.3. Trang phục thời kì Phục Hƣng:
Sau thời gian dài dưới chế độ phong kiến hà khắc, đến thời phục hưng kéo dài từ thế kỷ
(XV- XVI) con người được mở mang về trí tuệ. Những tư tưởng xã hội mới xuất hiện. Thời
kỳ này đã nảy sinh nhiều học giả và văn nghệ sĩ thiên tài như danh họa Italia -
LeonardoVanci, nhà thiên văn học BaLan Copernic, nhà văn Pháp Rabelais, nhà soạn kịch
Anh Shakespeare.
Thời kỳ này con người được tự do vươn tới cái đẹp. Vẻ đẹp hình thể của cơ thể con
người được tôn vinh.
Quan niệm về cái đẹp đàn ông là khoẻ mạnh, cường tráng nên có 2 kiểu ăn mặc chính:
+ Quần lửng: Ống quần phồng túm dưới gấu, trang trí nhiều màu sắc, để chân trần từ ngang
đùi trở xuống. Phía trên khoác thêm áo ngoài vừa đủ che hết quần lửng - hình 1.51a.
+ Quần bó sát: Để lộ mọi đường nét của đùi và mông, mỗi ống quần có thể một màu, trang
trí táo bạo, vải sặc sỡ - hình 1.51b.
Page 36
Hình 1.51a - Kiểu quần lửng Hình 1.51b - Kiểu quần bó sát
Đối với phụ nữ thì vẻ đẹp tâm hồn được được đánh giá cao. Do đó, trọng tâm quần áo nữ
là phần ngực và phần cổ nhằm hướng sự chú ý lên khuôn mặt. Phụ nữ thời phục hưng mặc
trong cùng váy ôm eo, bó sát cơ thể, cổ khoét rộng đến gần ngực. Áo khoác ngoài khoét
nách hoặc không có tay để thuận tiện trong sử dụng. Để trang trí, thường hay dùng nếp gấp
của vải, hoặc cắt vải thành các chi tiết trang trí. Màu sắc trang phục thời kỳ này khá phong
phú - hình 1.52.
Hình 1.52 - Trang phục nữ thời kì Phục Hưng
Page 37
Nhìn chung trang phục mang tính cường tráng khoẻ mạnh, phong cách thư thái thể
hiện sự điềm tĩnh, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp.
Thế kỷ XVI bắt đầu thời kỳ Phục Hưng ở Italia. Đồng thời quần áo quý tộc phát triển
đến đỉnh điểm của sự xa hoa lộng lẫy, trang trí cầu kỳ, mang phong cách Ba-ro-cô:
+ Nhấn mạnh cái tôi.
+ Tôn trọng sự vĩ đại.
+ Tôn sùng sự sang trọng, quý phái.
Bởi vậy quần áo rất đắt tiền và lộng lẫy. Váy khổng lồ tương phản với vóc dáng mảnh
mai của người phụ nữ.
Trong suốt thời gian dài áo ngực (áo lót) được ưa chuộng. Trang phục của cả nam và
nữ đều có hình dáng bó sát vào cơ thể.
Vào khoảng giữa thế kỷ XVI nhẫn đeo tay đã xuất hiện.
Cổ áo xếp nếp là đặc điểm thời trang nổi bật, thu hút sự chú ý của mọi người. Cả đàn
ông và đàn bà đều mặc kiểu cổ như thế. Từ năm 1550 về trước, cổ áo ban đầu chỉ với một
diềm đăng ten nhỏ trên trang phục nam hay váy nữ. Sau năm 1550 diềm trang trí này dần
trở nên rộng hơn, to hơn và xếp nếp dày hơn. Sự phát triển của loại cổ áo xếp này đã phát
triển tới mức mọi người đều học cách gấp đăng ten như thế nào cho việc trang trí cổ áo của
họ - hình 1.53.
Hình 1.53 - Kiểu cổ áo xếp nếp thời Phục Hưng
Ở Đức, đàn ông bắt đầu mặc quần ống túm.
Với sự khám phá ra Châu Mỹ, kiểu cách trang phục phương Tây bắt đầu thêm nhiều chi
tiết mới: Xuất hiện chất liệu da, lông thú trên các bộ trang phục.
Page 38
Đến cuối thế kỷ XVI, kiểu áo jacket chẽn mặc ngoài bằng da chỉ để may cho những
người giàu, được vua Henrry VIII của Anh mặc đã trở thành kiểu trang phục thời thượng.
Hình 1.54 - Trang phục vua Henrry VIII
Nhìn chung đặc điểm trang phục giai đoạn này là cầu kỳ, lộng lẫy và xa hoa. Chính điều
này làm lu mờ vẻ đẹp tự nhiên của con người.
1.2.4. Trang phục thế kỷ XVII - XVIII:
Bắt đầu từ Cách mạng tư sản Anh 1660, kết thúc bằng cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789
- 1794.
Xã hội có sự phân hoá giữa người giàu và người nghèo. Trang phục phát triển, phong
phú, trở thành dấu hiệu phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị trí xã hội.
Trang phục giới quý tộc cầu kỳ, trang phục người lao động thì đơn giản.
Quần áo là dấu hiệu phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị trí xã hội của mỗi người. Và các buổi
dạ hội hay hội họp là nơi tầng lớp quý tộc trình diễn những bộ quần áo mới của họ. Nếu một
bộ nào đó được ưa thích, sẽ lan rộng trong giới quý tộc, sau đó chuyển dần xuống những
tầng lớp dưới. Và nếu một mốt nào đó đến được tầng lớp bình dân thì cũng không phải do
họ lựa chọn.
Quan niệm thẩm mỹ, trình độ cắt may thể hiện trên trang phục củagiới quý tộc. Thiết kế
trang phục thời kỳ này phân hoá thành 2 dòng chính:
+ Đạt đến đỉnh điểm của sự cầu kỳ phức tạp.
+ Đơn giản tiện lợi hơn: “tỉ lệ vàng” của cơ thể được chú ý.
Thiết kế trang phục thời kỳ này rất chú ý tới quan hệ tỷ lệ của cơ thể và quan hệ đối lập.
Trang phục của nữ thường phần cổ được khoét rộng, ngực bó sát và nâng cao. Eo cao và
càng nhỏ càng tốt. Để tạo dáng cho phần váy người ta thiết kế khung đỡ làm bằng vật liệu
cứng nhẹ, bên ngoài váy được xếp nếp cầu kỳ để tạo dáng.
Page 39
Thời kỳ này màu sắc tươi mới rực rỡ đối lập với những màu sắc đen tối của nhiều thế kỷ
trước.
Trang phục nam thường là ủng cao, quần bò, áo đuôi tôm có hai khuy cài sau lưng để
vén đuôi áo lên khi cần thiết. Trang phục nam bị ảnh hưởng của trang phục nữ nên những
chiếc bành tô (Palto: một loại áo khoác dài) bó sát người và có nhiều lớp cổ.
Hình 1.55- Trang phục thế kỉ XVII – XVIII
Page 40
 Phụ trang:
Hình 1.56 – Kiểu tóc thế kỉ XVII - XVIII
Hình 1.57 - Kiểu mũ thế kỉ XVII - XVIII
Hình 1.58 - Kiểu giày, dép thế kỷ XVII - XVIII
Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) đã tạo sự thay đổi mạnh mẽ trong giới thời
trang. Sau cuộc cách mạng, Pháp bấy giờ là một nước cộng hoà và người Pháp thận trọng
hơn trong cách ăn mặc. Những kiểu tóc, kiểu mũ trở nên đơn giản, sống áo bớt trang trí cầu
Page 41
kỳ phức tạp. Trang phục nữ cố gắng bắt trước cách mặc của người Hy Lạp cổ đại: eo cao,
ống tay ngắn.
1.2.5. Trang phục thế kỷ XIX:
Thế kỷ 19, sản xuất công nghiệp đạt đến trình độ phát triển. Nghề dệt hưng thịnh. Năm
1850, chiếc quần bò (có nguồn gốc từ những người cao bồi) đầu tiên đã ra đời. Và ngày nay
nó đã trở nên phổ biến, được nhiều người ưa thích.
Máy khâu lần đầu tiên được sản xuất ra vào năm 1860 và chẳng bao lâu sau nghề may
hình thành và phát triển rực rỡ. Ngày càng nhiều kiểu cách trang phục phong phú, đa dạng,
phức tạp.
Mốt - tên gọi riêng cho các kiểu quần áo mới đã hình thành rõ nét. Đầu thế kỷ 19, váy nữ
không phồng tròn đều như thế kỷ trước mà phồng riêng về phía sau và đây cũng là trọng
tâm trang trí, đuôi váy phía sau càng dài càng tốt - hình 1.59.
Hình 1.59 – Kiểu váy nữ đầu thế kỉ XIX
Áo nịt ngực và áo nâng ngực xuất hiện và dường như làm cho các cô gái trở nên to lớn
và đồ sộ hơn. Cổ áo thường khoét sâu. Trang phục thời kỳ này thường có sắc màu rực rỡ -
hình 1.60.
Page 42
Hình 1.60 – Kiểu cổ áo thế kỉ XIX
Thời trang đàn ông bao gồm bộ complê kiểu đuôi tôm, kèm áo gilê, được sản xuất từ sợi
len - hình 1.61. Dây đeo túi đồng hồ và dây chuyền thành các trang phục phụ đi kèm. Các
bộ complê được sản xuất hàng loạt nên tầng lớp trung lưu và những tầng lớp thấp cũng có
thể được mặc. Kiểu cách mặc của các sĩ quan được hình thành với những nét riêng. Giai cấp
công nhân có những bộ trang phục riêng và thời gian đầu chỉ mặc vào dịp đặc biệt, được gọi
là “trang phục chủ nhật”.
Hình 1.61 – Thời trang nam thế kỉ XIX
Page 43
Trang phục của trẻ em chỉ đơn giản là những bản sao của mốt người lớn. Như vậy, thời
trang thời đó không phải phục vụ cho quần chúng mà chỉ giành cho số ít người giàu có trong
xã hội. -hình 1.62.
Hình 1.62- Trang phục trẻ em
Với sự phát minh ra xe đạp năm 1870 khiến trang phục có nhiều sự thay đổi. Đồ dùng
trang bị cho việc đi xe đạp là nguyên nhân làm náo động thời trang. Việc đi xe đạp khiến
cho váy tách ra thành 2 ống được gọi là quần buộc túm. Áo choàng khoác ngoài ngắn dần
lên. Mọi người cũng bắt đầu chơi nhiều trò thể thao hơn như tenis, golf. Những người phụ
nữ mặc váy ngắn cho những hoạt động ngoài trời, còn những người đàn ông chơi thể thao
hoặc đi xe đạp mặc quần ngắn đến đầu gối, quần chẽn gối hoặc soóc.
Vải dệt thời kỳ này xuất hiện những hoạ tiết chữ cái, in hoa và những trang trí cầu kì
khác.
Cuối thế kỷ 19, trang trí quần áo được bổ sung thêm bằng các phụ trang khác như ví, túi
sách, găng tay. Các hình thêu tay trang trí trên quần áo được ưa chuộng. Váy dần dần gọn
lại và ngắn lên.
1.2.6. Trang phục thế kỷ XX:
Thời kỳ này khoa học phát triển mạnh tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh của đời sống.
Xã hội dân chủ hơn, có sự giao lưu văn hoá giữa các nước làm cho mốt biến đổi nhanh trên
phạm vi toàn thế giới. Trang phục thời kỳ này rất thuận tiện trong sử dụng, kiểu cách cắt
may đơn giản.
Trang phục nữ xuất hiện các phong cách mới khác với phong cách cổ điển truyền thống.
Trang phục nữ đã đơn giản hơn rất nhiều nhưng vẫn phức tạp hơn trang phục nam.
Trang phục nam ngày càng giản dị ít cầu kỳ và phức tạp như trước.
Page 44
Nghề dệt may phát triển kéo theo các kiểu trang phục không ngừng thay đổi. áo dài có
sự tinh tế cao, đòi hỏi các đường cong cường điệu.Thời trang tập trung vào các điểm nhấn ở
ngực nên các loại đệm ngực ra đời áo nịt ngực có độn cũng được giới thiệu.
Vật liệu vải thường dùng là: The, Tuyn, Lanh, Muslin, Voan được sử dụng để may
những bộ đồ quyến rũ.
Khi xe hơi xuất hiện khi lái xe phụ nữ thường buộc những chiếc mũ rộng vành của họ
bằng những chiếc khăn nhỏ và mặc áo choàng chống bụi.
Sự xuất hiện của truyền hình ảnh hưởng tới thời trang, truyền hình dẫn dắt những xu
hướng thời trang, những loại vải được phát minh ra nhiều hơn.
 Thời kỳ đầu của thế kỷ 20 (Từ năm 1900 - 1930):
Thời trang có sự biến đổi lớn do ảnh hưởng phong cách sống của thời đại: Phụ nữ mặc
trang phục cắt may vừa vặn, váy trở nên hẹp và ngắn hơn nhưng vẫn thoải mái khi vận động
di chuyển.
Vào đầu thế kỷ 20 có sự phát triển vượt bậc ở nhiều lĩnh vực đã dẫn đến sự thay đổi
trong cách sống và cách ăn mặc. Các trò chơi giải trí được ưa chuộng nên quần áo thể thao
được thịnh hành, các loại váy mặc với áo Blouse trở thành đồng phục ở trường.
Nam học sinh thường mặc quần ống túm có cúc ở dưới gối với chiếc áo Veston hoặc áo
Jacket ngắn.
Phụ nữ bắt đầu mặc những chiếc áo Complet vừa khít với váy dài bó khít mông phần
dưới thường xòe rộng hoặc được xếp ly.
Đến năm 1908 đã có sự thay đổi áo Complet ngắn hơn và bó hơn, váy ngắn đến đầu gối
hoặc ngắn hơn.
Năm 1911, váy bó dáng thẳng được thịnh hành nhưng mặc không thoải mái vì phải bước
những bước nhỏ.
Năm 1914, chiến tranh thế giới I bắt đầu, hình thức trang phục ít được chú ý.
Sau chiến tranh phụ nữ mặc trang phục đơn giản và thường là tự cắt may. Phụ nữ phải
thay thế nam giới trong nhà máy, xí nghiệp nên ở thời kỳ này váy áo trở nên thoải mái rộng
rãi, không bó sát đồng thời cũng rất gọn gàng và tiện dụng. Độ dài từ gót chuyển dần lên
ngang bắp chân, đường eo được chuyển thấp xuống ngang hông.
Năm 1920, quần áo phụ nữ phát triển theo dạng thẳng ngắn và lần đầu tiên trong lịch sử
trang phục Tây Âu người phụ nữ thuộc tất cả các tầng lớp, các giai cấp đều ăn mặc giống
nhau.
Page 45
1902 1901
1900 - 1909 1925
Hình 1.63 – Trang phục thời kì đầu thế kỉ XX
* Thời kỳ 1930 – 1945:
Do chiến tranh thế giới thứ II, phụ nữ phải đảm nhận vai vai trò của nam trong công sở
và nhà máy. Chính vì thế quần áo phụ nữ dần dần vay mượn các chi tiết của y phục nam
giới và mang tính quân phục.
Từ năm 1930, nhiều nhà máy lớn đã bắt đầu sản xuất quần áo cho cả phụ nữ và đàn ông
với số lượng nhiều và ai cũng có thể mua được với giá tương đối rẻ.
Năm 1939 bắt đầu thế chiến thứ II, quần áo trở nên khan hiếm.
Cuối chiến tranh thế giới, nhiều người đã thay đổi hoàn toàn thái độ của họ với quần áo
cùng các quan niệm khác của đời sống. Mọi người không đội mũ và đeo găng tay vào mùa
hè nữa và rất nhiều người đi tất ngắn. Phụ nữ có thể mặc quần mà không bị phê phán.
Page 46
WAR TIME PEACE TIME
1932 1943
Hình 1.64 – Trang phục thời kì 1930 – 1945
* Thời kỳ sau chiến tranh 1945 – 1955:
Được coi là thời kỳ của thời trang mới, với sự xuất hiện của nhà tạo mẫu Christian.
Năm 1955, Yves Saint Laurent kế nghiệp Christan Dior. Chính ông là người đã đưa ra
hàng loạt mốt quần áo mà phụ nữ ngày nay thường dùng: Đó là những kiểu quần áo gọn
gàng, đơn giản, lịch sự, sang trọng.
Sau chiến tranh, các nhà tạo mode, các tạp chí thời trang xuất hiện. Giao lưu văn hoá các
nước khiến cho mốt lan nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Trang phục thời kỳ này phát triển
theo xu hướng thuận tiện trong sử dụng, cắt may đơn giản.
Page 47
Hình 1.65 – Trang phục thời kỳ sau chiến tranh 1945 – 1955
* Thời kỳ 1963 - 1973:
Đây là “thời kỳ của tuổi trẻ và cách tân’’, mang đặc trưng của tuổi trẻ thời đó: nổi loạn
và cực đoan. Xã hội phương Tây có nhiều xáo động: Phong trào đòi quyền công dân, chiến
tranh Việt Nam, phong trào phụ nữ...Đã ảnh hưởng đến quần chúng, nhất là thế hệ trẻ.
Những biến đổi thoái hoá trong đời sống ở những năm 60 đã gây ra sự ảnh hưởng lớn đến
trang phục.
Thay cho những trang phục kín đáo, người phụ nữ mặc những chiếc áo cực mỏng và
những chiếc váy siêu ngắn. Chiếc váy mini ra đời nó không những biểu trưng cho sự nổi
loạn của thời trang năm 60 mà nó còn cho mọi người thấy được một điều rằng: Lần đầu tiên
các mốt thời trang hoàn toàn không được đưa ra bởi các nhà tạo mốt chuyên nghiệp mà phát
sinh từ đường phố.
Trở lại với thập niên 70, ta thấy những bộ trang phục áo liền quần, những kiểu quần bó
sát mông và đùi, ống loe rộng, hoặc váy siêu ngắn.
Những chiếc khuyên tai to cùng với mắt kính gắn liền với hình ảnh của các ban nhạc
Pop nổi tiếng thời bấy giời như Carpenters, Bee Gees và nhiều ngôi sao Hollywood khác.
Thập niên 70, hàng loạt các quán bar, vũ trường mọc lên nhằm phục vụ cho sự sinh sôi
của dòng nhạc khiêu vũ. Lúc đó người ta mặc những chiếc áo sơmi được cắt may thẳng, cổ
bẻ to, măng séc lớn. Quần lưng trễ, áo trang trí thêm bèo nhún.
Page 48
Hình 1.66 – Trang phục thời kì 1963 – 1973
* Thời kỳ 1973 đến nay:
Thời trang đã trở thành một nền công nghiệp phục vụ đại chúng và không ngừng phát
triển. Các bộ sưu tập được trình diễn tại các kinh đô thời trang như Pari, London, Milan,
New Yord… mang tính ứng dụng nhiều hơn, với những đường nét thật lịch lãm và sang
trọng.
Các mẫu thiết kế hiện nay thường lấy ý tưởng từ các kiểu xưa, nhưng đường nét và chi tiết
đơn giản và mang tính ứng dụng nhiều.
Page 49
1982 1997 2008
1974 2006 2008
Hình 1.67 – Trang phục từ 1973 đến nay
1.3. Sơ lƣợc về trang phục Việt Nam.
1.3.1. Trang phục thời Hùng Vƣơng:
 Đặc điểm xã hội:
Đây là thời kỳ dựng nước (cách đây khoảng 4000 năm).
Thời kỳ nhà nước Văn Lang do các vua Hùng dựng lên và thời kỳ nhà nước Âu Lạc do
An Dương Vương. Đây là thời đại mở đầu của đất nước ta, không chỉ dựng lên nước mà còn
hình thành những nền tảng cơ bản văn hoá Việt Nam, con người Việt Nam. Qua các hiện
vật mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy như trống đồng, đồ gốm và các hiện vật khác...đã giúp
người thời nay hình dung được tương đối chính xác cách thức ăn mặc của nhân dân thời bấy
giờ.
Page 50
 Đặc điểm trang phục:
Người Việt cổ ăn mặc đơn giản, với các loại hình trang trí chính: hình mặt trời - tượng
trưng cho quyền lực cao nhất, chi phối toàn bộ đời sống con người và hình con Rồng - thể
hiện quan niệm của người Việt cổ về nguồn gốc con rồng, cháu tiên.
- Trang phục:
+ Trang phục nữ: Trang phục của phụ nữ chủ yếu là: Yếm, váy, áo, thắt lưng, các hình
thức trang trí.
Yếm là đồ mặc đặc thù của người Việt. Chỉ cần một mảnh vải vuông đặt chéo trên ngực
người, ở góc trên khoét hình tròn làm cổ, hai góc cạnh sườn được buộc ra sau lưng. (Hình
1.68)
H×nh 1.68 - YÕm thêi Hïng V-¬ng
V¸y lµ trang phôc ®Ó n÷ giíi che nöa ng-êi d-íi. V¸y cã hai lo¹i :
* Váy kín (hai mép vải được khâu lại thành hình ống).
* Váy mở (là một mảnh vải quấn quanh thân). Chiếc váy thường rộng, dài đến ngang ống
chân. Khi lao động, chỉ cần buộc túm gấu váy ra phía sau hoặc giắt gấu váy lên cạp (thắt
lưng) là thành chiếc váy ngắn thuận tiện trong lao động sản xuất.
H×nh 1.69 - V¸y thêi Hïng V-¬ng
- Trang phục nam: Nam giới thường ở trần, đóng khố hoặc mặc những chiếc áo chui
đầu hay những tấm áo choàng kỳ dị với những hoa văn trang trí phức tạp. Khố là mảnh vải
dài hình chữ nhật, quấn một hoặc nhiều vòng quanh bụng và luồn từ trước ra sau. Chiếc khố
Page 51
không những phù hợp với khí hậu mà còn thuận tiện trong sử dụng nên nó rất phổ biến và
được duy trì khá lâu về sau.
Ngày nay qua trang phục của các dân tộc vùng Tây Nguyên ta thấy có những nét tương
đồng.
Về trang phục của chiến binh: Gồm 1 mảnh giáp hình chữ nhật dùng để che ngực có 4
quai đeo.
- Áo tơi lá xuất hiện vào khoảng thời kỳ này. Áo được tạo ra và tồn tại rất lâu trong
lịch sử thời trang Việt Nam để nâng đỡ cho cuộc sống vất vả của người dân nước Việt. Áo
vừa để tránh mưa, vừa để che nắng, vừa để giữ ấm trong những ngày đông lạnh giá. Áo đã
tồn tại mãi cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
H×nh 1.70 - Trang phôc tÇng líp trªn thêi Hïng V-¬ng
Page 52
H×nh 1.71 - Trang phôc nh©n d©n thêi Hïng V-¬ng
- Phụ trang:
Cả đàn ông, đàn bà đều cắt tóc ngắn. Kiểu búi tóc cũng được thể hiện ở cả hai giới và
được búi tròn sau gáy. Cả nam và nữ đều xỏ tai và đeo đồ trang sức. Vào những dịp lễ hội,
người Việt cổ mặc áo lông chim, hoặc các bộ trang phục bằng vải dệt từ sợi thô chế từ cây
đay, cây gai, cây chuối.
1 - 2. Hoa tai bằng đá (Đồng Đậu)
3 - 4. Vòng tai bằng đá
5. Các dạng hạt chuỗi
(Phùng Nguyên - Đông Sơn)
6 - 8. Vòng tai bằng đồng (Đông Sơn)
7. Vòng tai bằng đồng (Thiệu Dương)
9. Vòng tai bằng đá (Đông Sơn)
H×nh 1.72 – KiÓu tãc vµ trang søc thêi Hïng V-¬ng
Page 53
1.3.2. Trang phục thời phong kiến:
 Tổng quan ngành dệt:
Ở thời kỳ này nguyên liệu chính cho ngành dệt là các loại tơ: Chuối, đay, lanh, bông, tơ
tằm… Đây là một dấu hiệu bước ngoặt quan trọng trong ngành may mặc vì sợi bông ra đời
mới đủ cung cấp cho toàn dân nên trang phục thời kỳ này phong phú hơn.
Ngay đầu Công nguyên người dân đã biết trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và công chúa
Thiều Hoa được coi là Bà Tổ của nghề Dệt lụa ở Làng Cổ Đô - Ba Vì - Hà Tây, đây chính là
cái nôi của nghề dệt lụa.
- Thời nhà Lý: Nghề thủ công được phát triển, có nhiều cơ sở dệt lụa, gấm, vóc…
- Thời nhà Trần: Có nhiều loại vải khác nhau: bông, lụa, lĩnh… Thời kỳ này kỹ thuật nhuộm
phát triển và sử dụng nhiều nguyên liệu độc đáo, trong nhân dân thường sử dụng màu chàm,
màu nâu là chủ yếu.
QuÇn èng quÌ ¸o c¸nh
H×nh 1.73 - Trang phôc ®Æc tr-ng thêi phong kiÕn
 Trang phôc qua c¸c triÒu ®¹i:
1.3.2.1. Trang phôc thêi Lý:
 Đặc điểm xã hội:
Thời Lý (1009 - 1225), Kinh đô Hoa Lư dời về thành Đại La và được gọi là Thăng
Long. Năm 1054, đặt tên nước là Đại Việt. Kinh tế phát triển mọi mặt. Nhà nước có cơ sở
nuôi tằm dệt lụa. Những người thợ đã dệt được đủ các loại gấm, vóc, lụa,… nhiều màu, có
họa tiết trang trí rất đặc sắc.
Thời Lý là thời kỳ nhà nước phong kiến củng cố và phát triển chế độ trung ương tập
quyền, nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự được áp dụng đem lại những thành quả
rực rỡ về nhiều mặt. Trên cơ sở nền kinh tế - chính trị đó, văn hóa - tư tưởng cũng phát triển
Page 54
mạnh mẽ. Thời kỳ này xuất hiện nhiều thiên tài về văn chương, nghệ thuật với nhiều tác
phẩm bất hủ.
Tôn giáo: phật giáo rất thịnh ở triều đại này.
 Đặc điểm trang phục:
- Trang phục triều đình:
Vào năm 1059, vua Lý Thánh Tông quy định triều phục cho mình và các quan lại. Các
quan vào chầu phải mang tất, đi hia, đội mũ phác đầu (Mũ này có 4 góc, 4 tai, sau làm 2 tai,
tức mũ cánh chuồn), mặc áo bào tía, thắt đai da, tay cầm hốt ngà. Vào thời kì bấy giờ, vua
mặc áo màu vàng, quần tía, búi tóc, cài trâm vàng, quan liêu sĩ phu mặc áo tứ thân, màu
thâm, cài trâm sắt, đầu quấn khăn sa đen, đi dép da, tay cầm quạt lông hạc. Trang phục các
võ tướng, kỵ sĩ khá hoàn chỉnh, mũ trùm kín tai, áo dài đến gối, tay áo may gọn gàng, bó sát
cổ tay, đai lưng thắt sát bụng, ống hia cao đến gối.
Qua võ phục thời Lý ta bắt gặp những dạng hoa văn, những hình xoắn, hình móc,…
thường thấy trong lĩnh vực trang trí hội họa thời đó. Những biểu tượng cho thiên nhiên,
cuộc sống được khắc họa trên trang phục của những nhân vật tượng trưng cho sức mạnh là
một đặc điểm hài hòa rất có ý nghĩa.
Các vũ nữ, tóc thường búi cao lên đỉnh đầu, trên trán có một điểm trang trí, mái tóc điểm
những bông hoa, tay đeo vòng, cổ đeo những chuỗi hạt, mặc váy ngắn có nhiều nếp.
Trang phục của các nhạc công cũng khá độc đáo. Mũ chùm kín tóc, phía trên mũ được
làm cao lên và trang trí các diềm uốn lượn. Áo cánh trong: Tay dài và chít cổ tay. Bên ngoài
là một chiếc áo cộc tay. Quanh cổ áo có chiếc vân kiên (như chiếc yếm dài), chùm cả phần
ngực, lưng và vai. Bụng đeo những chiếc diềm vải rộng, có trang trí nhiều đường thêu đẹp.
Bụng chân quấn xà cạp và chân đi giày vải mũi nhọn - hình 1.74
H×nh 1.74 – Trang phôc nh¹c c«ng thêi phong kiÕn
Page 55
- Trang phục nhân dân:
Thời Lý có lệnh người dân không được mặc áo màu vàng (1182), con gái thường dân
không được búi tóc như cung nhân. Quần áo thời này đã được may theo quy cách bằng
nhiều loại vải tốt và mịn.
Thời này vẫn còn tục xăm mình, cả vua, quan, dân chúng đều xăm. Khác biệt ở chỗ dân
chỉ được xăm hình rắn và các hoa văn phổ biến. Thời kỳ này tục nhuộm răng và ăn trầu
cũng mang tính rộng khắp.
Cùng với những hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục, những hoa văn họa tiết thời
Lý ở các hiện vật khác không chỉ là yếu tố trang trí nghệ thuật mà còn có nhiều ý nghĩa
tượng trưng. Ví như: những hình dạng xoắn ốc đôi chính là kí hiệu mây mưa mà ông cha ta
vẫn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Hình tượng con rồng thời Lý tượng
trưng cho nguồn gốc lịch sử dân tộc, vòng uốn lượn mềm mại của thân rồng tượng trưng
cho nguồn nước và mây mưa, là niềm mơ ước của cư dân lúa nước.
1.3.2.2. Trang phục thời Trần:
 Đặc điểm xã hội:
Triều Lý suy vong, triều Trần nối tiếp (1225 - 1400), đất nước Đại Việt thời Trần với ý
chí sắt đá, tự lập tự cường của triều đình và của toàn dân, xây dựng trên nền tảng truyền
thống dân tộc, trên những chiến công ba lần chống xâm lược Nguyên - Mông, đã phát triển
mạnh mẽ về nhiều mặt. Về nghề dệt, thời gian này nhân dân ta đã có nhiều loại vải bông,
vải gai, vải lụa, lĩnh, sa, the nái, sồi, đoạn, gấm, vóc…. Nghề thêu cũng phát triển.
 Trang phục:
- Trang phục triều đình:
Ngay từ buổi đầu, nhà Trần khôi phục chế độ trung ương tập quyền. Để biểu hiện sự
phân chia cấp bậc trong các ban, ngạch cho rõ chức phận, triều đình định lại quy chế về mũ
áo, các loại vải và màu sắc cho các quan lại. Tinh thần độc lập tự chủ thể hiện ở việc nhà
Trần không theo quan điểm coi trọng chính sắc (quan điểm khổng giáo), mà vẫn dùng các
màu gián sắc để may mặc cho các quan ở các cấp.
Năm Hưng Long thứ 8 (1300), quan võ dùng kiểu mũ áo mới. Quan văn đội mũ chữ
đinh màu đen, áo có cửa tay rộng từ 9 tấc tới 1 thước 2 tấc, kiểu hẹp từ 8 tấc trở xuống
không được dùng. Các quan văn võ không được mặc xiêm.
Sau đó đến năm 1301 lại cho các quan đội mũ chữ đinh, thêm miếng lụa bọc tóc màu tía
pha màu biếc (bịt lên đầu dùng để buộc chân tóc lại, bỏ thừa về đằng sau).
Page 56
Vương hầu nào tóc dài thì đội mũ triều thiên, người nào tóc ngắn thì đội mũ bao cân
(1030). Có lẽ đây là loại khăn trùm đầu màu xanh thẫm mà Trần Phu đã nhắc trong bài An
Nam tức sự (1294).
Đến năm 1395, Lịch Triều tạp kỷ lại quy định mũ áo mũ áo của các văn võ: nhất phẩm
thì màu tía, nhị phẩm: màu đại hồng, tam phẩm: màu đào hồng, tứ phẩm, ngũ phẩm: màu
lục, thất phẩm: màu biếc; bát, cửu phẩm: màu xanh. Người không có phẩm hàn và lô bộc:
màu trắng. Người hầu trong cung thì mặc váy mở, không dùng xiêm.
Các quan theo hầu chức văn từ lục phẩm trở lên được đội mũ cao sơn (chánh lục phẩm :
mũ màu đen, tòng lục phẩm: màu xanh). Chánh lục phẩm được mang đai, đi hia. Người tôn
thất đội mũ phương thắng màu đen. Chức võ, lục phẩm đội mũ chiết xung, tước cao mà
không có chức được mang đai và đội mũ giác đính, thất phẩm đội mũ thái cổ, tòng thất
phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viên dụ. Ngự sử đài đội mũ khước phi. Nhà vua
búi tóc, dùng theo bọc và buộc lại trông như đạo sĩ, chỉ rộng hơn một ít, còn tóc ở hai bên
thì vẫn để lộ ra và xõa xuống. Các quan được mặc áo bào và cầm hốt. Có những trường hợp
đi chân đất.
H×nh 1.75 - Trang phôc trong cung ®×nh thêi TrÇn
Trang phục của các nhạc công, vũ nữ có thêm những dải lụa mỏng phấp phới, uốn lượn
như lướt theo động tác múa, bay lên như hòa quyện cùng âm thanh, điệu múa rộn ràng, sống
động - hình 1.76.
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục

More Related Content

What's hot

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIMNGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIMhuyền phạm
 
Bài giảng cắt may căn bản
Bài giảng cắt may căn bảnBài giảng cắt may căn bản
Bài giảng cắt may căn bảnNguyen Van LInh
 
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-mayupforu
 
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học   thiết kế mẫu rập y phục nữ[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học   thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học thiết kế mẫu rập y phục nữTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành mayBài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤNVẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤNNhân Quả Công Bằng
 
Giáo trình thiết kế trang phục 4 tác giả huỳnh thị kim phiến - đại học sư p...
Giáo trình thiết kế trang phục 4   tác giả huỳnh thị kim phiến - đại học sư p...Giáo trình thiết kế trang phục 4   tác giả huỳnh thị kim phiến - đại học sư p...
Giáo trình thiết kế trang phục 4 tác giả huỳnh thị kim phiến - đại học sư p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU DỆT (FIBER, YARN)
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU DỆT (FIBER, YARN)TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU DỆT (FIBER, YARN)
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU DỆT (FIBER, YARN)Jenny (Huong Ng.)
 
Bài Giảng THIẾT KẾ RẬP | NHẢY SIZE | GIÁC SƠ ĐỒ
Bài Giảng THIẾT KẾ RẬP | NHẢY SIZE | GIÁC SƠ ĐỒBài Giảng THIẾT KẾ RẬP | NHẢY SIZE | GIÁC SƠ ĐỒ
Bài Giảng THIẾT KẾ RẬP | NHẢY SIZE | GIÁC SƠ ĐỒNhân Quả Công Bằng
 
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Thiết Kế Trang Phục 4 – Thiết Kế Veston Đầm Biến ...
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Thiết Kế Trang Phục 4 – Thiết Kế Veston Đầm Biến ...[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Thiết Kế Trang Phục 4 – Thiết Kế Veston Đầm Biến ...
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Thiết Kế Trang Phục 4 – Thiết Kế Veston Đầm Biến ...Nhân Quả Công Bằng
 
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdfHình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdfMan_Ebook
 
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trangTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)Nhân Quả Công Bằng
 
Giao trinh may
Giao trinh mayGiao trinh may
Giao trinh mayLinh Đàm
 

What's hot (20)

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIMNGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH, THIẾT BỊ LÀ HOÀN TẤT CÁC SẢN PHẨM VẢI DỆT KIM
 
Bài giảng cắt may căn bản
Bài giảng cắt may căn bảnBài giảng cắt may căn bản
Bài giảng cắt may căn bản
 
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
 
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học   thiết kế mẫu rập y phục nữ[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học   thiết kế mẫu rập y phục nữ
[Kho tài liệu ngành may] 16 bài giảng môn học thiết kế mẫu rập y phục nữ
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may   nguyễn tiến dũng
[Kho tài liệu ngành may] giáo trình công nghệ may nguyễn tiến dũng
 
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
 
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành mayBài giảng nguyên liệu dệt ngành may
Bài giảng nguyên liệu dệt ngành may
 
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤNVẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
 
Giáo trình thiết kế trang phục 4 tác giả huỳnh thị kim phiến - đại học sư p...
Giáo trình thiết kế trang phục 4   tác giả huỳnh thị kim phiến - đại học sư p...Giáo trình thiết kế trang phục 4   tác giả huỳnh thị kim phiến - đại học sư p...
Giáo trình thiết kế trang phục 4 tác giả huỳnh thị kim phiến - đại học sư p...
 
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU DỆT (FIBER, YARN)
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU DỆT (FIBER, YARN)TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU DỆT (FIBER, YARN)
TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU DỆT (FIBER, YARN)
 
Bài Giảng THIẾT KẾ RẬP | NHẢY SIZE | GIÁC SƠ ĐỒ
Bài Giảng THIẾT KẾ RẬP | NHẢY SIZE | GIÁC SƠ ĐỒBài Giảng THIẾT KẾ RẬP | NHẢY SIZE | GIÁC SƠ ĐỒ
Bài Giảng THIẾT KẾ RẬP | NHẢY SIZE | GIÁC SƠ ĐỒ
 
Tổng quan chỉ may
Tổng quan chỉ mayTổng quan chỉ may
Tổng quan chỉ may
 
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Thiết Kế Trang Phục 4 – Thiết Kế Veston Đầm Biến ...
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Thiết Kế Trang Phục 4 – Thiết Kế Veston Đầm Biến ...[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Thiết Kế Trang Phục 4 – Thiết Kế Veston Đầm Biến ...
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Thiết Kế Trang Phục 4 – Thiết Kế Veston Đầm Biến ...
 
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdfHình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
 
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
[Kho tài liệu ngành may] kiến trúc hiện đại trong thời trang
 
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
Hướng Dẫn Nhảy Size Theo Bảng Thông Số (21 trang)
 
đồ áN jacket
đồ áN jacketđồ áN jacket
đồ áN jacket
 
Thiết Kế Mẫu Rập Nữ – Ebook
Thiết Kế Mẫu Rập Nữ – EbookThiết Kế Mẫu Rập Nữ – Ebook
Thiết Kế Mẫu Rập Nữ – Ebook
 
Giao trinh may
Giao trinh mayGiao trinh may
Giao trinh may
 

Similar to Mỹ Thuật Trang Phục

Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namlimsea33
 
BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM QUA TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT NAM.pptx
BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM QUA TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT NAM.pptxBẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM QUA TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT NAM.pptx
BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM QUA TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT NAM.pptxVan Tuan Le
 
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...Thư viện Tài liệu mẫu
 
tìm hiểu về áo dài Việt Nam
tìm hiểu về áo dài Việt Namtìm hiểu về áo dài Việt Nam
tìm hiểu về áo dài Việt NamVương Nhung
 
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmGiáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmjackjohn45
 
Bài viết số 3 lớp 8 văn thuyết minh đầy đủ từ đề 1-6
Bài viết số 3 lớp 8 văn thuyết minh đầy đủ từ đề 1-6Bài viết số 3 lớp 8 văn thuyết minh đầy đủ từ đề 1-6
Bài viết số 3 lớp 8 văn thuyết minh đầy đủ từ đề 1-6Dinh Phan
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docxbài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docxVnAnhNguyn133114
 
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleonđồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleonTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...Sam Phuong
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
Bài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng taBài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng tamanggiaoduc
 

Similar to Mỹ Thuật Trang Phục (20)

BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa trang phục Ấn Độ, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa trang phục Ấn Độ, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa trang phục Ấn Độ, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa trang phục Ấn Độ, HAY
 
BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY
BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY
BÀI MẪU tiểu luận về thời trang, HAY
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
 
TẢI FREE Tiểu luận về Mốt và Thời trang 9 điểm.doc
TẢI FREE Tiểu luận về Mốt và Thời trang 9 điểm.docTẢI FREE Tiểu luận về Mốt và Thời trang 9 điểm.doc
TẢI FREE Tiểu luận về Mốt và Thời trang 9 điểm.doc
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 
BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM QUA TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT NAM.pptx
BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM QUA TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT NAM.pptxBẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM QUA TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT NAM.pptx
BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM QUA TRANG PHỤC NGƯỜI VIỆT NAM.pptx
 
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
 
tìm hiểu về áo dài Việt Nam
tìm hiểu về áo dài Việt Namtìm hiểu về áo dài Việt Nam
tìm hiểu về áo dài Việt Nam
 
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmGiáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
 
Bài viết số 3 lớp 8 văn thuyết minh đầy đủ từ đề 1-6
Bài viết số 3 lớp 8 văn thuyết minh đầy đủ từ đề 1-6Bài viết số 3 lớp 8 văn thuyết minh đầy đủ từ đề 1-6
Bài viết số 3 lớp 8 văn thuyết minh đầy đủ từ đề 1-6
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
 
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docxbài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
 
Tiểu luận về văn hóa trang phục của người Ấn Độ.doc
Tiểu luận về văn hóa trang phục của người Ấn Độ.docTiểu luận về văn hóa trang phục của người Ấn Độ.doc
Tiểu luận về văn hóa trang phục của người Ấn Độ.doc
 
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleonđồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
đồ áN sáng tác thời trang dạ hội lấy cảm hứng từ trang phục binh lính napoleon
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAYĐề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
Đề tài: Phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán Dìu, HAY
 
Bài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng taBài: Cơ thể chúng ta
Bài: Cơ thể chúng ta
 

More from Nhân Quả Công Bằng

Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayĐề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong AegisubNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tậpNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub TagsNhân Quả Công Bằng
 
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn BlenderNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ BảnNhân Quả Công Bằng
 
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】Nhân Quả Công Bằng
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNGNhân Quả Công Bằng
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNGNhân Quả Công Bằng
 
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNGCẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNGNhân Quả Công Bằng
 
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚITÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚINhân Quả Công Bằng
 
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3Nhân Quả Công Bằng
 
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy BìnhVẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy BìnhNhân Quả Công Bằng
 
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)Nhân Quả Công Bằng
 

More from Nhân Quả Công Bằng (20)

THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2
 
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAYBài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
 
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayĐề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
 
Kỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In ThêuKỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In Thêu
 
Dựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể NgườiDựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể Người
 
Đồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang PhụcĐồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang Phục
 
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời TrangBài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
 
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
 
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
 
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
 
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
 
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
 
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
 
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNGCẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
 
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚITÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
 
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
 
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy BìnhVẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
 
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

Mỹ Thuật Trang Phục

  • 1. Page 1 CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRANG PHỤC 1.1. Khái niệm, chức năng và phân loại trang phục 1.1.1. Khái niệm Trang phục là tất cả những gì con người mang, khoác, đeo hay đội trên người. Ví dụ: những đồ để mặc như quần, áo, váy... để đội như mũ, nón, khăn... và để đi như giầy, dép, ủng... Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay, đồng hồ, trang sức… Trang phục là tấm gương phản chiếu của đời sống xã hội, phản ánh tập quán ăn mặc của cộng đồng trong một thời kỳ lịch sử. Có nhà nghiên cứu đã nói “một cái nhìn thoáng qua quần áo cũng có thể giúp chúng ta khám phá ra được cái mà nhà sử học gọi là niên đại tương đối”. 1.1.2. Chức năng của trang phục: Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ cơ thể, con người đã biết sáng tạo ra trang phục. Và ban đầu họ mặc trang phục chỉ với mục đích đơn thuần là chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhưng càng về sau thì chức năng của trang phục càng được nâng cao hơn. Trang phục không chỉ có riêng chức năng là bảo vệ cơ thể, chúng ta mặc trang phục vì rất nhiều lý do. Phân tích các nhu cầu của con người, nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow (1908- 1970) đã đưa ra tháp nhu cầu của con người được sắp xếp theo mức độ cấp tiến từ thấp đến cao - Hình 1.1. H×nh 1.1 – Th¸p nhu cÇu cña Abraham Maslow - Ở cấp độ 1 (nhu cầu tồn tại): Ăn, mặc luôn là nhu cầu cần được đáp ứng trước tiên. Cấp độ này chiếm diện tích lớn nhất trong tháp nhu cầu, phạm vi nhu cầu trải trên một diện
  • 2. Page 2 rộng. Tất cả mọi người đều cần mặc trang phục và chúng ta mặc trang phục đơn thuần chỉ với mục đích để bảo vệ cơ thể. - Ở cấp độ 2 (nhu cầu an toàn): Trang phục giúp chúng ta bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động trong môi trường làm việc, học tập, đi lại, du lịch,… cấp độ này nhu cầu của con người đối với trang phục là cao hơn so với cấp độ 1 nhưng phạm vi sử dụng lại thu hẹp hơn. Tùy thuộc vào từng công việc, hoàn cảnh khác nhau mà người ta sử dụng các loại trang phục bảo vệ cơ thể khác nhau. + Trong các điều kiện khí hậu bất lợi, ta cần áo để che mưa, mũ- nón để che nắng. + Khi xuất hiện các nguy cơ từ môi trường, ví dụ: các trang phục bảo hộ lao động cho thợ hàn xì, công nhân môi trường, thợ mỏ, áo chống đạn, lính cứu hỏa,... + Tránh thương tích, ví dụ: mũ bảo hiểm, kính, giầy, ủng, các miếng vá che khuỷu tay và đầu gối... - Khi các nhu cầu ở cấp độ 1 và 2 được thỏa mãn thì con người nảy sinh nhu cầu ở cấp độ cao hơn (cấp độ 3): nhu cầu giao tiếp xã hội. Trang phục giúp chúng ta đáp ứng nhu cầu tâm lý trong quá trình giao tiếp xã hội như: + Trang phục phù hợp với lứa tuổi; + Trang phục phù hợp với giới tính: làm tăng thêm sự hấp dẫn, lôi cuốn với người khác giới; + Trang phục phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (đám cưới, hội nghị, lễ hội, nghi lễ, tôn giáo) + Trang phục là kênh chuyển tải thông tin về người mặc. Người khác thường đánh giá bạn dựa trên quần áo bạn mặc. Ngạn ngữ Việt Nam có câu ”Hơn nhau tấm áo manh quần”. Ấn tượng tâm lý đầu tiên cho trang phục của bạn tác động tới người giao tiếp, ví dụ trong một buổi phỏng vấn xin việc trang phục bạn mặc có thể giúp giám đốc nhân sự phán đoán xem bạn có phải là người thích hợp với công việc không.. Ngoài ra, bất cứ lúc nào bạn mặc, trang phục của bạn cũng nói lên vài điều về bản thân bạn- bạn đang giao tiếp. - Trong quá trình giao tiếp nảy sinh nhu cầu được kính trọng (cấp độ 4). Con người đều muốn mặc để được chấp nhận, được đánh giá, được tôn trọng bởi vì: + Trang phục giúp người mặc khẳng định mình thuộc nhóm người nào, cộng đồng nào trong xã hội. + Trang phục thể hiện được địa vị trong xã hội.
  • 3. Page 3 Trang phục chính là phương tiện hữu hiệu điễn đạt thân phận của mỗi người trong xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội (một diễn viên sẽ thay rất nhiều trang phục khác nhau thể hiện khi làm một vị vua, khi làm hiệp sĩ hay là một nhà buôn...) - Cấp độ 5, đây là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu. Nhưng phạm vi của nhu cầu chỉ thu hẹp hơn, người ta mặc với mục đích tự thể hiện bản thân. Thông qua nhu cầu này thể hiện được chất lượng cuộc sống của con người. Khi điều kiện sống cao sẽ phản ánh rõ nét qua trang phục. Đồng nghĩa với việc những bộ trang phục được quan tâm đặc biệt về chất lượng và thẩm mỹ. + Trang phục để tô điểm làm đẹp cho con người. + Trang phục thể hiện khiếu thẩm mỹ riêng của người mặc. + Trang phục thể hiện tiềm năng kinh tế, cá tính, nhân cách, năng lực và trình độ văn hóa. + Trang phục biểu lộ sự đồng tình tán thưởng hay sự phản bác một tư tưởng, một lối sống nào đó trong xã hội. Qua tháp nhu cầu trên ta thấy, trang phục có vai trò đặc biệt quan trọng và nhu cầu của con người đối với trang phục là rất lớn. Càng lên bậc thang cao của tháp nhu cầu thì nhu cầu của con người đối với trang phục càng nâng cao. Họ đòi hỏi các sản phẩm may mặc có tính thời trang cao hơn. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu về mặc của con người thì các sản phẩm thời trang sẽ phải ngày một thêm phong phú và đa dạng hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thời trang. Chính nhu cầu của con người đã tạo ra những bước đột phá về ý tưởng tạo ra các sản phẩm thời trang. 1.1.3. Phân loại trang phục: a. Phân loại theo giới tính và lứa tuổi: - Phân loại theo giới tính: Trang phục cho nam và trang phục cho nữ. - Phân loại theo lứa tuổi: Trang phục cho trẻ em, thanh niên, trung niên và người già. b. Phân loại theo mùa và khí hậu: - Phân loại trang phục theo 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trang phục giao mùa: xuân - hè, thu - đông, đông - xuân. c. Phân loại theo chức năng sử dụng: Gồm 3 loại: - Quần áo lót: Mặc trong và mặc sát cơ thể. Chúng thường được làm từ loại vải mềm, tỷ lệ % Cotton cao, có độ chun, co dãn, ôm khít cơ thể và đảm bảo vệ sinh.
  • 4. Page 4 - Quần áo mặc ngoài: Là những trang phục mặc ngoài quần áo lót như: Áo sơ mi, quần Jeans,... - Quần áo khoác: Là những trang phục làm ấm cơ thể hoặc tăng vẻ đẹp bên ngoài như: Veston, Jacket,... d. Phân loại theo mục đích sử dụng: - Trang phục mặc thường ngày: Là những trang phục dùng thường xuyên trong sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày. - Trang phục lễ hội: So với quần áo mặc thường ngày, quần áo lễ hội có nhiều màu sắc hơn được may từ những chất liệu đắt tiền hơn. Kiểu cách may cầu kỳ hơn. - Trang phục lao động sản xuất: Thường là các bộ trang phục bảo hộ lao động hoặc đồng phục nghề, được thiết kế phù hợp với điều kiện làm việc, đặc điểm nghề chuyên môn. - Trang phục thể thao: Tùy thuộc vào từng môn thể thao mà được thiết kế theo các kiểu cách khác nhau. Tuy nhiên phần lớn loại trang phục này được thiết kế ôm gọn, giúp thuận tiện và thoải mái trong quá trình vận động. - Trang phục biểu diễn nghệ thuật: Là những bộ trang phục đặc biệt dành cho nghệ sỹ biểu diễn. Chúng thường được thiết kế phù hợp với từng loại hình nghệ thuật như: Cải lương, chèo, ca nhạc nhẹ, kịch nói, xiếc, múa,… - Đồng phục như: Đồng phục học sinh, sinh viên,… - Quốc phục như: Quốc phục Việt Nam - áo dài, Hàn Quốc - Hanbok,… - Quân phục, sắc phục. Việc lựa chọn quần áo phù hợp không những tạo cảm giác dễ chịu thoải mái mà còn chứng tỏ người mặc có hiểu biết, có văn hóa và biết giữ gìn sức khỏe. Vì vậy, tùy vào từng lứa tuổi, hoàn cảnh,… mà chúng ta cần biết lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân mình. 1.2. Sơ lƣợc về lịchsử trang phục thế giới 1.2.1. Trang phục cổ đại: 1.2.1.1. Trang phục Ai Cập cổ đại: a. Đặc điểm tự nhiên - xã hội: Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã trải qua hơn 3000 năm hình thành và phát triển được trị vì bởi 31 triều đại các vua Pharaoh và chia làm 5 giai đoạn: - Thời kỳ Tảo vương quốc (khoảng 3200 - 3000 TCN). - Thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng 3000 - 2200 TCN). - Thời kỳ Trung vương quốc (khoảng 2200 - 1570 TCN). - Thời kỳ Tân vương quốc (khoảng 1570 - 1100 TCN).
  • 5. Page 5 - Ai Cập từ thế kỷ X - I TCN. Có thể nói rằng 31 triều đại vua Pharaoh là 31 triều đại phát triển rực rỡ. Trong 3000 năm hình thành và tồn tại, xã hội Ai Cập luôn có được sự ổn định và ít biến động. Do đó, nền văn hóa và phong tục của triều đại này cũng mang những nét chung nhất xuyên suốt cả triều đại. Nằm trên lưu vực con sông Nin phì nhiêu, màu mỡ nền văn minh Ai Cập sớm được định hình trong một nền văn minh nông nghiệp. Lao động chính của người Ai Cập cổ là nghề nông và nghề thủ công như: Gốm, làm đồ trang sức, dệt vải và sản xuất kính. Xã hội chia làm hai giai cấp rõ rệt: Giai cấp trị vì (Pharaon và hoàng tộc), giai cấp nô lệ, thường dân. Đẳng cấp xã hội gồm các ông chủ nô lệ, thị dân, nông dân tự do và nô lệ. Cơ chế chính trị của quốc gia là một chỉnh thể quân chủ độc tài do nhà độc tài Pharaon và giai cấp quý tộc cai trị. Trong suy nghĩ của người Ai Cập cổ thì nhà độc tài Pharaon là viên toàn quyền thay mặt đấng tối cao trị vì trên trần gian. Người dân Ai Cập cổ tin vào thần linh, thờ phụng vật linh. Họ thờ những vật linh thiêng như mặt trời, mặt trăng và coi đó là đấng tối cao. Họ tín ngưỡng hoa sen coi đó là biểu đạt cho sự phì nhiêu, màu mỡ. Họ tôn thờ loài rắn và chim diều hâu bởi đối với họ đó là quyền lực. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật cũng như trong thẩm mỹ của người dân Ai Cập. b. Quan điểm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con người: Xuất phát từ quan niệm sống, quan niệm thẩm mỹ của người Ai Cập cổ cũng mang những giá trị rất đặc biệt. Vẻ đẹp của một con người lí tưởng phải là một vẻ đẹp hoàn thiện cả về thể chất và tâm hồn. Đó là cơ thể với vóc dáng cao lớn, vai rộng, eo và hông hẹp, các nét trên khuôn mặt phải to và thoáng - hình 1.2. Đồng thời phải luôn mang tâm hồn cao thượng, tin và trung thành vào đấng tối cao. Hình 1.2. Con người Ai Cập cổ đại: Vẻ đẹp lí tưởng của người phụ nữ cần phải đạt được là: các tỉ lệ phải cân đối, cao, nét trên khuôn mặt phải ngay ngắn, mảnh mai, khuôn mắt hình hạnh nhân. Điều này tương đồng với một số tiêu chuẩn về vẻ đẹp trong xã hội ngày nay.
  • 6. Page 6 c. Vải và màu sắc: Nền văn minh sông Nin hình thành đã mang lại cho người Ai Cập cổ những điều kiện sống nhất định. Trong đó, ngành thủ công sản xuất vải lanh (vải phíp) được hình thành sớm và trở thành một trong những đặc quyền của người Ai Cập cổ đại. Nghệ thuật sản xuất vải phíp rất phát triển, họ có thể cho ra đời những tấm vải phíp mỏng khó có thể phân biệt bằng mắt thường, nó gần giống với tơ tằm hiện đại. Họ trồng cây lanh tới mùa thu hoạch thì bóc ngay trên đồng và đem về se và dệt sợi. Đặc điểm của vải phíp cho người mặc cảm giác thoải mái trong mọi hoàn cảnh. H×nh 1.3 - X¬ lanh vµ khung cöi dÖt v¶i cña ng-êi Ai CËp cæ ®¹i Vẻ ngoài của vải được trang trí rất đặc biệt sang trọng và xa xỉ, nhất là vào thời kỳ Tân vương quốc được thêu bằng những đường chỉ vàng, hạt cườm lóng lánh, … Mô típ trang trí kiểu hình học trải trên toàn mặt vải hay diềm viền xung quanh. Vải nhuộm bằng cây cỏ các màu: Đỏ, xanh da trời, xanh lá cây. Muộn hơn xuất hiện màu vàng, nâu, xanh lam các sắc độ. Ngoài vải phíp họ còn dệt vải bông, may trang phục từ da và lông thú. d. Trang phục: Trang phôc nam: lúc đầu đàn ông để trần phần trên, phần dưới quấn vải quanh hông, mang chức năng “tạp dề” từ vải phíp hay da thú, đính lại ở thắt lưng gọi là Skhenti - hình 1.4. Hình 1.4. Trang phục nam Ai Cập cổ đại - Trang phục của giới quý tộc: Đàn ông quý tộc trang trí thêm một miếng vải xếp nếp túm lại thành những nếp gấp, có thắt lưng khác màu, biểu thị sự khác biệt với dân thường.
  • 7. Page 7 Trang phục nam của giới quí tộc gồm 5 kiểu chính - hình 1.5: Loin cloth Kilt Corselet Shendot Robe Hình 1.5 – Trang phục nam giới quý tộc Ai Cập Thời trung cổ, hình dáng quần áo nam phức tạp hơn do cùng một lúc mặc một vài lớp. Kiểu dáng rộng dần về phía dưới tạo thành hình tam giác và có nhiều nếp gấp được sử dụng rộng rãi. Đàn ông mặc cùng một lúc vài Skhenti chồng lên nhau. Váy cuốn trang trí bằng các họa tiết hình học, màu trắng của nó tương phản với màu nâu đỏ của làn da đàn ông. Khác với đàn ông, đàn bà và nô lệ có làn da màu vàng.  Trang phục nữ: Trang phục nữ thời kì này hoàn toàn mang tính chức năng, loại váy này được gọi là Futliar, được làm bằng vải Phíp, bó sát cơ thể gồm hai phần váy và Dilê.  Váy là một miếng vải được quấn từ ngực đến chân, quấn sát cơ thể, phác họa hình tượng của người phụ nữ gấu váy rất hẹp không cho phép bước đi dài, như vậy dáng điệu bước đi đã được quy định.  Dilê gồm hải dải băng dài và rộng như hai cái quai để giữ váy khỏi tuột đính ở vai, ngực để trần - hình 1.6. H×nh 1.6 – Trang phôc n÷ Ai CËp cæ ®¹i
  • 8. Page 8 Ở giai đoạn Tân vương quốc có sự thay đổi mạnh mẽ: sự hoành tráng trong trang phục, lộng lẫy, màu sắc sang trọng và đa dạng hơn. Giờ đây sự duyên dáng, hấp dẫn, sự khả ái trở thành cần thiết và là nguyên tắc quy định cho một người đàn bà đẹp. Chiếc áo khoác ngoài giống như chiếc khăn xếp nếp mềm, mang tính thẩm mỹ cao mà thời kì trước chưa có, được khoác ra ngoài, bên trong là chiếc áo Dilê qua hai vai tạo thành hai tay ngắn. Thể thức kết cấu mới là hình tam giác, đó là tay áo và đằng trước áo là cái hình chuông - hình 1.7. H×nh 1.7 –Trang phôc n÷ giai ®o¹n T©n v-¬ng quèc - Trang phục của người giàu: Đàn ông và phụ nữ thường mặc áo choàng xuyên qua và thường được xếp nếp. Khá hơn một chút thì mặc quần áo rộng và có màu trắng. Những người giàu thường đeo nhiều trang sức hoặc quần áo sang trọng để cho mọi người thấy được sự giàu có của họ. Trang sức được làm bằng vàng và những loại đá trong suốt nhất - hình 1.8. - Trang phục của người lao động: đơn giản hơn rất nhiều. Thường chỉ là một miếng vải được quấn quanh thân buộc lại ở ngang bụng - hình 1.9. H×nh 1.8 - Trang phôc ng-êi giµu H×nh 1.9 - Trang phôc ng-êi lao ®éng
  • 9. Page 9 Các chi tiết của trang phục Ai Cập rất lộng lẫy. Trang phục của cả nam và nữ đều được giải quyết theo cách thức đơn giản về cả màu sắc và cả chất liệu. Trang phục của cả nam và nữ trên cơ thể để trần nổi lên những dải dây màu lục thành hình những chiếc cổ áo tròn, trang trí rất sang trọng được đính bởi những hạt thủy tinh và những viên đá quý. Trên những bộ trang phục kiều diễm đó được trang điểm bằng những viên đá quý. Khi nói đến Ai Cập là nói đến vẻ đẹp thẩm mỹ của đá. Kĩ nghệ đồ trang sức của Ai Cập đặt nền tảng cho nghệ thuật đồ trang sức của thời đại chúng ta.  Đồ phụ trang: Thời kì này có mũ của vua là biểu tượng của quyền lực. Chiếc mũ tráng men gắn hình con diều hâu hoặc con rắn và chiếc khăn chùm từ vải sọc màu xanh và chỉ vàng. H×nh 1.10 - Mò vua Ai CËp Tóc, mũ: Họ đội tóc giả hằng ngày (cả đàn ông và phụ nữ). Tóc giả được làm từ tóc thật, tơ thực vật hoặc lông cừu và chúng thường được làm xoăn vào những dịp đặc biệt. H×nh 1.11 - Tãc, mò ng-êi Ai CËp cæ ®¹i
  • 10. Page 10 Dép: Người dân Ai Cập thường đi đất, chỉ Pharaon và người trong hoàng tộc mới đi dép. Dép thường được làm từ cây cọ và dần được chế từ da có mu, mũi, không bịt gót và được thắt dây trên mu bàn chân và ngày càng được trang trí đẹp và vừa vặn hơn - hình 1.12. H×nh 1.12 - DÐp Ai CËp cæ ®¹i Trang sức: được làm bằng vàng hoặc những loại đá trong suốt. Chỉ người giàu mới có điều kiện đeo trang sức. Họ thường đeo nhẫn, vòng cổ, khuyên tai - hình 1.13. H×nh 1.13 - Trang søc Ai C¹p cæ ®¹i 1.2.1.2. Trang phục Hy Lạp cổ đại: a. Điều kiện tự nhiên – xã hội: Đất nước Hy Lạp cổ đại được bao quanh bởi biển AEGENT. Mỗi thành phố của Ai Cập là một chế độ với người cai trị riêng, chính phủ riêng, quân đội riêng, thậm chí là có chúa cổ của riêng mình. Hình 1.14 - Bản đồ đất nước Hy Lạp Chỉ những lần có tai họa đe dọa (như khi bị Nam Tư tấn công) thì các thành phố đó mới hợp lại cùng nhau. Nhưng khi tai họa qua đi họ lại trở lại sự độc lập, tách biệt nhau như ban đầu.
  • 11. Page 11 Nền văn minh đầu tiên của Hy Lạp được tìm thấy trên hòn đảo của Crete. Đây là nền văn hóa Minoan - sự tôn sùng con bò. Họ rất tôn kính con bò và thường thờ bò trong miếu của họ - hình 1.15. Hình 1.15 - Sự tôn sùng con bò của người Minoan Minoan nằm ở phía nam đất liền của Hy Lạp, ở giữa lục địa, là hòn đảo của Crete. Người đứng đầu cai trị là Minos. Thủ đô là Knossos. Năm 1550 TCN, Knoss - thủ đô của Minoan đã bị phá hủy do một cuộc động đất lớn. Văn minh Minoan bị phá hủy và chưa bao giờ được mọc lại lên một lần nữa. Những người Mycenaen đã xâm chiếm Crete vào năm 1400 TCN và thiết lập văn minh của riêng mình. Đến khoảng thế kỷ VII - I TCN, tại miền nam bán đảo Bal - Căng đã phát triển rực rỡ nền văn hóa Hy Lạp cổ. Bộ máy cai trị của người Hy Lạp dựa trên nền tảng chế độ dân chủ và chế độ nô lệ, rất khác các chính thể chuyên chế phương Đông của thế giới cổ đại. Cuộc sống và nghề nghiệp người Hy Lạp cổ phát triển ổn định nhờ khí hậu thuận lợi, ấm áp của biển cả, đồng bằng phì nhiêu, núi phủ đầy cỏ, đất đai giầu khoáng sản. Văn hóa Hy Lạp đặt nền móng cho văn hóa phương Tây. Nghệ thuật Hy Lạp mang tính hiện thực. Đặc điểm cơ bản của nó là sự ý thức về giá trị và về cái đẹp của mỗi bản thể con người, niềm tin vào khả năng sáng tạo vô bờ bến của con người, sự đơn giản và rõ ràng trong ngôn ngữ nghệ thuật, sự miêu tả trung thực thực tế. Lối sống của người Hy Lạp mang tính cộng đồng xã hội.
  • 12. Page 12 b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời: Cũng như nghệ thuật Hy Lạp, quan niệm về hình tượng một người đẹp của người Hy Lạp cổ cho đến ngày nay hầu như vẫn là mẫu mực. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nền tảng quan điểm thẩm mỹ về cái đẹp con người là sự hòa đồng giữa tâm hồn (tri thức, đạo đức) và thể xác (một cơ thể rắn chắc với tỉ lệ cân đối hài hòa). Mặc dù chế độ hạn chế quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội, nhưng hình tượng người phụ nữ trong nghệ thuật phản ánh sự phát triển toàn diện về sức khỏe giá trị bản thể. Tượng nữ thần tình yêu Aphrôđit, vẻ đẹp khuôn mặt nữ thần thể hiện các đường nét ngay ngắn, thẳng thắn của cái mũi, cái cằm và vầng trán cao được đóng khung bằng những búp tóc xoăn ngắn và ngôi thẳng, mắt to và lồi, đôi lông mày cong - hình 1.16. Về màu sắc người Hy Lạp cổ ưa các màu sáng: mắt xanh, da mầu sáng. Hình 1.16 Tượng nữ thần tình yêu Aphrôđit c. Vải và màu sắc: Người Hy Lạp cổ sử dụng chủ yếu là vải Phíp và len đàn hồi có khổ rộng tới 2 mét, có khả năng tạo nếp rủ để may quần áo, họ không biết tới vải bông. Sự quan tâm của người Hy Lạp không ở kết cấu quần áo mà là tính thẩm mỹ, mềm mại của trang phục. Các kiểu mô típ trang trí đặc trưng trên trang phục Hy Lạp (hình 1.17) - Dạng các hình chìa khóa của người Hy Lạp . - Lá và quả màu ô - liu. - Sóng Aegean. - Dạng hình chìa khóa và ly xếp. - Lá Corinthian. Hình 1.17. Mô típ trang trí trên trang phục của người Hy Lạp:
  • 13. Page 13 Vào thế kỷ V - IV TCN, loại vải có hình vẽ phổ biến đã bị thay thế bởi các tấm vải trơn mầu xanh nước biển, đỏ, đỏ thắm, lục, vàng, nâu, đặc biệt là vải trắng, trên đó có thêu các họa tiết hoặc bằng cách nhuộm mầu. Các họa tiết hình học đặc trưng của họ gắn liền với thiên nhiên, cây cỏ. d. Trang phục: Nền văn minh đầu tiên của Hy Lạp là văn minh Minoan. Trước tiên ta xét về trang phục của nền văn minh này.  Trang phục của Ngƣời Minoan: Trang phục nữ: Phụ nữ Minoan mặc váy có kiểu dáng thẳng từ hông xuống tới gấu, gấu váy rộng. Loại váy này có thể được thiết kế có khung đỡ tròn tạo độ phồng và gồm nhiều tầng. Nó như một kiểu váy ở hiện đại nhưng ngực để trần. (Hình 1.18) Hình 1.18 - Trang phục nữ Minoan  Trang phục thế kỉ VII - I TCN: Đặc trưng của Hy Lạp cổ là kiểu xếp nếp tựa rèm che thể hiện sự đơn giản, tư thế chuẩn mực cao thượng, hình dáng khỏe khoắn, tỷ lệ cơ thể hài hòa, tính năng động và thoải mái, tự do trong chuyển động. Nhịp điệu, sự phân bố và hình thái các sóng gấp rủ quán triệt hình Trang phục nam: Đàn ông Minioan để trần phần trên, phần dưới được quấn quanh hông bằng một miếng vải và được buộc chặt lại ở phần thắt lưng và có thêm một miếng trang trí bằng da ở phía trước được gọi là Loin - hình 1.19. H×nh 1.19 – Trang phục nam Minoan
  • 14. Page 14 thái kiến trúc của thời đại. Đó là các cột lớn, các nếp rủ làm mềm đi, làm sống cái chất liệu chết của vải. Hình ảnh con người được xem như một tấm gương phản ánh sự thống nhất và hoàn thiện của thế giới nói chung và thế giới của con người nói riêng, thể hiện qua 5 đặc thù cơ bản: Tính quy luật, tính tổ chức, tính tỷ lệ, tính đăng đối và tính hợp lý. Điểm nổi bật của trang phục Hy Lạp cổ đại cũng chính là 5 đặc tính này: - Tính quy luật: được quy định bởi chiều rộng của khung dệt vải may trang phục. Vật liệu may không cắt mà cũng không khâu, chúng được gom xếp thành những ly dọc giống như những chiếc cột của Hy - Lạp cổ đại. - Tính tổ chức: thể hiện sự tuân thủ một mặt vật liệu may trong trang phục, mặt khác là kiểu trang phục của giai đoạn này. Theo quy định quần áo giai đoạn này không được cắt. - Tính tỷ lệ: Thể hiện ở sự hài hòa trong trang phục, mọi thứ đều phải có chừng mực, không thể phá vỡ tỷ lệ và sự hài hòa trong trang phục. - Tính đăng đối: Thể hiện ở sự tuân thủ các đường nét và tôn vinh vẻ đẹp của con người. - Tính hợp lý: Được thể hiện rõ nhất trong trang phục Hy Lạp. Sự sắp đặt, lựa chọn y phục và giày dép rất hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Người Hy Lạp có áo mặc trong - Chiton. Đây loại áo chính của người Hy Lạp, là miếng vải hình chữ nhật làm từ vải lanh, mặc trực tiếp trên cơ thể, buộc túm lại ở vai và thắt lại nơi eo - hình 1.20. Một phụ kiện người Hy Lạp thường sử dụng trong trang phục có tên là Fibula. Nó là tên gọi của một loại móc và có vai trò như là chốt an toàn - hình 2.20. Hình 1.20 - áo Chiton Hình 1.21 - Fibula
  • 15. Page 15 Loại áo này giành cho công nhân, các chiến binh và giới trẻ, cũng kiểu áo như vậy nhưng dài hơn thì dành cho phụ nữ, người già, các viên chức nhà nước và các nhà quý tộc - hình 1.24. H×nh 1.24 - Ionic Chiton giµnh cho chiÕn binh Loại áo Chiton được túm lại ở hai bên vai bằng Fibula được gọi là Doric Chiton. Doric Chiton là loại áo gồm nhiều lớp xếp chồng từ phần eo trở xuống - hình 1.22. Hình 1.22 - Doric Chiton Khi sử dụng cùng một lúc nhiều Fibula để đính phần vai áo lại thì loại áo này được gọi là Ionic Chiton - hình 1.23. Hình 1.23 - Ionic Chiton
  • 16. Page 16 Trong trang phục họ thường sử dụng những dải đai quấn quanh vòng eo. Có thể dùng một hay nhiều dải đai đó trên cùng một sản phẩm. Khi mà có một dây đai thì được gọi là PEPLOS GIRDLE - hình 1.25a, còn nhiều dây đai gọi là KOLPOS GIRDLE - hình 1.25b. H×nh 1.25a - Peplos Girdle H×nh 1.25b - Kolpos Girdle Màu trắng ấn định cho tầng lớp quý tộc, màu lục, ghi, thường là màu của nông dân. Người quý tộc Hy Lạp cổ mặc ra ngoài áo khoác Khiton là chiếc áo khoác chảy Faros từ vải phíp Ai Cập - hình 1.26a. Vào thời gian muộn hơn chiếc áo Faros được kéo dài ra hơn và gọi áo Himation là loại áo khoác dài với rất nhiều sóng gấp - hình 1.26b. Hình 1.26a - Faros Hình 1.26b - Himation
  • 17. Page 17 Người già và người cao tuổi khoác Himation che cổ và vai, thanh niên mặc Himation ngắn hơn và thường chỉ vắt qua một bên vai, đàn bà khi nắng thì trùm lên đầu. Thị dân và nô lệ thường chỉ mặc áo Chiton bên dưới bằng vải len thô hay chỉ có chiếc khố cuốn quanh. phụ nữ nghèo cũng mặc quần áo theo giới quý tộc nhưng nhỏ gọn hơn từ loại vải rẻ tiền và không có trang sức, nữ nô lệ mặc quần áo của dân tộc mình. Cấu trúc áo đặc trưng của người Hy Lạp cổ là kiểu áo được túm hai điểm trên vai tạo thành những nếp rủ đổ xuống ngực. Đây là một trong những ý tưởng cho chiếc áo cổ đổ ngày nay.  Phụ trang : Mũ: Người Hy Lạp thường dùng mũ Petasos hay mũ Pilos - loại mũ phớt tròn vành, chỏm mũ thấp. Ngoài ra còn một số loại mũ bảo vệ khác nữa như: Attic, Corinthian, Inonic, Doric. Phụ nữ ít khi đội mũ, họ thường để đầu trần, vào lúc thời tiết xấu họ kéo lên đầu viền trên của áo khoác để che. Hình 1.27 - Các kiểu mũ Hy Lạp Tóc: Từ thế kỷ V TCN phần lớn đàn ông Hy Lạp để tóc ngắn, râu cằm và ria miệng tròn. Phụ nữ Hy Lạp mang những kiểu tóc rất nữ tính, thông thường họ để tóc xoăn, cuộn lại trên đầu bằng dây ruy băng, lưới trùm đan bằng dây vàng. Tóc màu sáng được coi là đẹp nhất.- hình 1.28. Hình 1.28 - Các kiểu tóc Hy Lạp
  • 18. Page 18 Giày, dép: Người dân Hy Lạp thường đi chân đất hoặc dùng những dải băng quấn quanh bắp chân, bàn chân gọi là PATTIS. Loại dép đầu tiên là sandal có tên gọi là SOLEA - hình 1.29. Chỉ nam nữ quý tộc mới mang sandal theo hình bàn chân (SOLEA), làm từ da màu sáng chói, điểm trang bằng kim loại vàng bạc và đính ngọc trai - hình 1.30. Hình 1.29 – PATTIS Hình 1.30 - SOLEA Ngoài ra còn có loại ủng cao đến giữa bắp chân được gọi là BUSKIN BOOT - hình 1.31. Sandal quân đội của người Hy Lạp rất cường tráng với tên gọi là KREPIS – hình 1.32. Hình 1.31-Buskin boot Hình 1.32 - Krepis Trang sức: Hy Lạp cổ phát triển nghệ thuật làm đồ trang sức. Giới quý tộc dùng những đồ dùng và những đồ trang sức rất đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ tinh tế và trình độ kỹ thuật rất phát triển của thời kỳ này. Hình 1.33 - Trang sức Hy Lạp cổ 1.2.1.3. Trang phục La Mã cổ đại: a. Điều kiện tự nhiên - xã hội: Một chính thể quân sự và dựa trên chế độ nô lệ đã biến quốc gia La Mã thành một cường quốc hùng mạnh trong vài thế kỷ. Nằm dưới quyền lực của quốc gia này gồm Châu Âu ngày nay, Tiểu Á và Ai Cập. Nền nghệ thuật La Mã có thể chia làm 2 giai đoạn liên quan đến chế độ chính trị và chính quyền nhà nước La Mã cổ: - Nghệ thuật giai đoạn Cộng hòa La Mã (Thế kỷ IV - I TCN). - Nghệ thuật giai đoạn Đế quốc La Mã (Thế kỷ I - V SCN).
  • 19. Page 19 La Mã đã chinh phục Hy Lạp vào thế kỷ II TCN và từ giai đoạn này nền văn hóa và nghệ thuật La Mã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa và nghệ thuật Hy Lạp. b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời: Khác với người Hy Lạp, người La Mã chú trọng vào tính nghiêm khắc, cứng rắn, dũng cảm chiến đấu, sự thích nghi với mọi điều kiện, sự nghiêm túc và đơn giản. Vào thời Đế quốc La Mã quan niệm về vẻ đẹp hình thể người phụ nữ đã thay đổi, dáng hình nảy nở, cân đối được thay thế bằng hình dáng dẹt. Trong tư tưởng của người La Mã thể hiện sự vĩ đại, trì trệ và một sự tĩnh tại nào đó. ở đây người đàn ông được hưởng nhiều quyền lực và sự kính trọng hơn nhiều so với phụ nữ. c. Vải và màu sắc: Màu sắc lý tưởng thời kỳ này là màu sáng. Trang phục La Mã cũng chịu ảnh hưởng của truyền thống Hy Lạp, thể hiện ở các nhịp điệu trong y phục. Họ mặc cùng một lúc 2 - 3 lớp quần áo từ cùng một loại vải cùng một màu. Tuy nhiên vào giai đoạn đế quốc La Mã trang phục cũng khác nhiều với Hy Lạp. La Mã cũng dùng vải dệt thủ công từ len cừu và vải phíp. Trong giai đoạn Đế quốc La Mã, những loại vải lụa tơ tằm mỏng, nhẹ trong suốt quý giá và đẹp đẽ được đưa đến từ các nước phương đông. Ngoài ra còn loại vải dạ, dày và nặng cũng mỗi năm một thêm thịnh hành. d. Trang phục: Đặc điểm của trang phục La Mã cổ là giữ lại được những nguyên tắc trong y phục Hy Lạp (5 quy tắc), đồng thời tạo nên dáng vẻ nhẹ nhàng yểu điệu, kiều diễm trong y phục nữ và sự sang trọng trong y phục nam. Cả đàn ông và đàn bà mặc áo Tunica intima biến thể từ chiếc Chiton của Hy Lạp. Khác với áo cuốn rủ quanh người, áo Tunica là loại áo mặc chui đầu qua lỗ, thân và tay áo rộng hẹp khác nhau, thân hẹp thì tay cũng hẹp và ngược lại. Hình 1.34 - Tunica intama Áo Tunica có chức năng như chiếc sơ mi dài mặc nhà hay mặc lót bên trong với màu sắc thể hiện tâm trạng và tính cách của chủ nhân. Tầng lớp càng cao, càng giầu thì áo của họ trang trí càng nhiều và trang trí còn biểu thị nghề nghiệp, vị thế xã hội của chủ nhân. Áo Tunica của các ngài thượng nghị sĩ thì có thêm những sọc rộng màu đỏ thẫm trên ngực và
  • 20. Page 20 lưng. áo của các kỵ sĩ khác nhau về số lượng và độ rộng của sọc, sọc trang trí trên áo kỵ sĩ hẹp hơn.  Trang phục nam: Đàn ông khoác ra ngoài áo Tunica là áo Toga nặng nề tiếp tục cải biến từ áo Himation của Hy Lạp đưa lại một ấn tượng thật trang trọng - hình 1.35. Khác với Himation của Hy Lạp thoải mái tự do vắt qua vai tạo các nếp sóng mềm mại khi chuyển động, Toga của người La Mã cho một hình tượng khác hẳn do hình dáng phức tạp, kích cỡ lớn với các nếp rủ phức tạp (theo một quy luật nhất định) hình vòng cung từ sườn xuống gối rồi qua vai. Toga trở thành chiếc áo truyền thống của người La Mã. Nó không những mang công năng sử dụng mà còn mang tính biểu tượng sâu sắc, biểu thị cho sự thành đạt của con người cũng như sự phụ thuộc của chủ nhân vào đế chế La Mã. Kẻ nô lệ, người ngoại lai, kẻ bị trục xuất không được quyền mặc Toga. Toga được may từ mảnh vải hình elip hay hình bán nguyệt có diện tích khoảng gần 10m 2 . Hình 1.35 - áo Toga La Mã Giai đoạn sau, thay thế những chiếc Toga nặng nề bằng những chiếc áo khoác nhẹ nhàng từ loại vải quý dệt đan xen chỉ vàng bạc. Áo khoác Pallium dành cho hoàng đế và giới quý tộc, mặc choàng qua lưng và gài bên vai phải. Toga và tunica tồn tại mãi tới tận thời gian phục hưng.
  • 21. Page 21  Trang phục nữ: Nếp gấp rủ vẫn là điểm chủ đạo cho đến thế kỷ thứ III - IV, lụa mỏng mềm của Hy Lạp và của Atxyri chưa bị thay thế bởi những tấm vải phương Đông. Cấu trúc Tunica nữ không khác gì của nam giới, may từ vải len và có tay dài rộng khác nhau - hình 1.36. Hình 1.36 - Trang phục nữ La Mã Phụ nữ danh giá khoác thêm Stola ra ngoài chiếc Tunica. Stola giống như áo Chiton của Hy Lạp may từ vải Phíp - hình 1.37. Hình 1.37 - áo Stola Người tự do được phép mặc chiếc áo Palla là áo khoác giống như áo Toga của đàn ông. Trong những nghi lễ trọng thể phụ nữ kéo áo Palla che đầu hoặc kẹp gài lại nơi thắt lưng - hình 1.38. Hình 1.38 - áo Palla Phụ nữ Hy Lạp mặc áo trong vải mỏng áo ngoài vải dày, thì phụ nữ La Mã mặc áo trong vải dày áo ngoài vải mỏng trong suốt, nếu áo trong có tay thì áo ngoài không có tay và ngược lại.
  • 22. Page 22  Phụ trang: Tóc: Kiểu tóc của phụ nữ giai đoạn này cũng rất phức tạp, cầu kỳ. Kiểu tóc điển hình của phụ nữ là tóc quăn thành từng búp nhỏ trước trán. Sau này dưới sự ảnh hưởng của Cơ đốc giáo kiểu tóc mới trở lại sự đơn giản và tự nhiên. Đàn ông thì thì để tóc ngắn và thẳng đơn giản, cạo ria và dâu cằm - hình 1.39. Hình 1.39 - Kiểu tóc nam và nữ La Mã - Giày, dép: Nếu như ở Hy Lạp cả người giầu và người nghèo đều chấp nhận đi chân đất thì ở La Mã qua giầy dép người ta biết được vị thế xã hội của chủ nhân. Sandal bịt gót, giày lửng buộc dây nơi mắt cá, giày cao cổ là dấu hiệu phân chia địa vị trong xã hội. Điển hình là giày cao cổ cuốn dây của các chiến binh La Mã. Pedila, Carbatina & Krepis Crepidav & Calceus Solea Caliga Cothurnus & Pero Campagus Giày nữ Hình 1.40 – Các kiểu giày, dép nam và nữ La Mã
  • 23. Page 23 - Trang sức: Hầu như cả nam nữ đều mang dây chuyền, thắt lưng, vòng tay, nhẫn. Hình 1.41 - Trang sức La Mã 1.2.1.4. Trang phục Ả Rập phƣơng Đông: a. Điều kiện tự nhiên – xã hội: Ả Rập là một bán đảo lớn nhất thế giới, nằm ở bán đảo Tây Á với diện tích lớn hơn cả Châu Âu. Tuy vậy, trên cả bán đảo chỉ có vùng Yemen ở phía Tây Nam có nguồn nước phong phú, đất đai có thể trồng trọt được. Là con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi nên Yemen có điều kiện phát triển về thương nghiệp. Vì vậy vào thế kỉ X - VI TCN, ở đây thành lập nhiều nhà nước cổ đại. Ngoài Yêmen, vùng Hegiadơ (Hejaz) nằm dọc bên bờ biển Đỏ ở phía Tây bán đảo cũng tương đối phát triển. Vùng này vốn từ xưa là cái cầu nối giữa Địa Trung Hải và Phương Đông. Nhà nước Ai Cập mãi đến thế kỷ thứ VII mới thành lập lấy tên là Mekk. Nằm dưới quyền lực của Ả Rập bao gồm: Ai Cập, Siri, Palestin, Su - đăng, Ma - rốc, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì. Quá trình nhà nước Ả Rập gắn liền với quá trình thành lập đạo hồi do Môhamet (Muhamet) truyền bá. Môhamet xuất thân từ bộ lạc có quyền thế ở Mecca, phương thức hồi giáo tồn tại như vậy đến khoảng thế kỉ IX - X. Ở giai đoạn này nền văn hóa của vương quốc phát triển rực rỡ thâu tóm được ưu việt của các quốc gia thành phần. Trong các loại hình nghệ thuật phải kể đến các loại hình phát triển nhất đó là kiến trúc và các ngành thủ công vũ nghệ như: nghề gốm, chạm khắc gỗ, dệt và sản xuất vải vóc. b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời:
  • 24. Page 24 Vào thời cổ xưa hình ảnh con người được miêu tả trên các tranh chạm nổi ở Ai Cập - Atxiry. Do ảnh hưởng của giáo lý đạo Hồi, hình ảnh con người cấm đưa vào các tranh và các tác phẩm nghệ thuật. Câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm” nó đã trở thành từ điển thẩm mỹ hiện đại của người Ả Rập. Thể hiện người phụ nữ với dáng vẻ yểu điệu, duyên dáng khuôn mặt trắng trẻo, mịn màng (như trăng đêm 14), được tô điểm nốt ruồi trên má, đôi mắt đen lung linh, dưới đôi lông mày đen mịn dài. c. Vải và màu sắc: Thời cổ đại, thảm thực vật của vùng bán đảo Ả Rập thật nghèo nàn vì vậy họ may quần áo chủ yếu từ chất liệu nguồn gốc động vật như: Da, lông, len chế từ lông con cừu và lạc đà. Chỉ vùng ven biển miền Nam mới có thể trồng bông, người dân mới dệt vải từ bông thực vật. Thời trung cổ, công nghệ sản xuất vải rất phát triển. Các loại lụa cao cấp, len, phíp, vải bông được sử dụng rộng rãi. Sự độc đáo và đặc sắc của thủ công Ả Rập đã trở nên nổi tiếng nhờ giữ vững nghệ thuật cổ xưa của mình. Vào thời kỳ đầu, trên vải thường thể hiện họa tiết hình tượng chim muông, động vật. Sau đó ảnh hưởng của tôn giáo các họa tiết trang trí thay đổi dần, xuất hiện các họa tiết hình học, hoa lá tinh tế ở các sọc hẹp trang trí cùng với kiểu chữ Ả Rập. Loại vải trơn cũng phong phú màu sắc như: Đỏ, ánh vàng, xanh da trời, xanh lá cây, xanh lam, đen, trắng. d. Trang phục:  Trang phục nam: Thời cổ đại áo lót của người Ả Rập du mục là chiếc áo rộng, dài đến bụng chân hoặc đến mắt cá, có hoặc không có tay, đó là chiếc áo khâu từ hai mảnh theo đường vai để mở hai bên sườn, thắt lưng bằng dây gai, dây thừng hay dây vải. áo khoác ngoài Abbas của họ làm từ len cừu thô, len lạc đà thô, thường có sọc màu đen - vàng hay vàng - xanh da trời. Theo cấu trúc của áo Abbas là một cái túi rộng rỗng đáy, mở phía trước, có lỗ để chui tay. Đàn ông và đàn bà ả rập từ xa xưa đều mang khăn trùm - một mảnh vải hình chữ nhật mầu trắng hay mầu xanh có dây băng cuốn quanh và giữ lại trên trán, rủ dài che phủ lưng và vai, khi cần thiết kéo khăn che phủ toàn thân. Có điểm chung duy nhất cho mọi người dân Ả Rập ở Châu Á và ở Ai Cập là chiếc quần. Họ mặc chiếc quần với áo có tay dài rộng mầu trắng từ vải phíp, lụa hay vải bông. Người Ả Rập có chiếc áo dài cổ kín “Kaftan” rất nổi tiếng. Áo Kaftan có tay dài rộng, trang trí hoa
  • 25. Page 25 văn, thắt lưng bằng dải khăn nhiều mầu. Áo khoác ngoài xòe rộng dưới đáy, vạt khép, thắt eo bằng dải vải.  Trang phục nữ: Gồm áo sơ mi lót dài rộng, khăn đội kiểu vành tròn, áo khoác ngoài, thắt lưng tròn, trang điểm thật phong phú. Y phục nữ Ả Rập đẹp như một bức họa. Những nếp lụa hay vải bông thật mỏng với các màu trắng, vàng, xanh... Áo sơ mi trong dài đến gối, bên ngoài mặc Kaftan kín cổ, xòe rộng, bó sát eo và ngực, mở bên sườn, eo thắt khăn. Áo khoác ngoài của nữ cũng giống như của nam. Khăn choàng của nữ rất đẹp đủ các mầu: hồng, đen trang trí bằng các hình thêu chỉ vàng lóng lánh chói chang. Tóc tết thành nhiều bím buộc dây lụa. Thời nay, trang phục dân tộc Ả Rập phương Đông còn giữ lại rất nhiều sắc thái trang phục lịch sử.  Phụ trang: Đàn ông Ả Rập thường đội mũ hình nón cụt từ vành khăn xếp và mang một lúc từ 2 - 3 đôi giầy da dê thuộc các mầu đỏ, vàng v.v... với phần mũi giầy nhọn và cong lên. Họ đeo các loại trang sức như: khuyên mũi, khuyên tai, vòng tay và vòng chân. Người giàu mang đồ trang sức có khảm cẩn, vũ khí nhỏ như dao có khảm khắc. Khăn choàng của nữ rất đẹp đủ các màu: Hồng, đen trang trí bằng các hình thêu chỉ vàng lóng lánh chói chang. Tóc tết thành nhiều bím buộc dây lụa. Hình 1.42 - Một số bộ trang phục Ả Rập phương Đông tiêu biểu
  • 26. Page 26 1.2.1.5. Trang phục Ấn Độ cổ đại: a. Điều kiện tự nhiên - xã hội: Ấn Độ là một bán đảo thuộc Nam Á, là một quốc gia cổ đại của thế giới, nằm từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, có khí hậu nhiệt đới với mặt trời đỏ rực, bầu trời trong xanh, bờ biển xanh thẳm và thảm thực vật phì nhiêu. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange). Cả hai dòng sông này đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ, vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này. Lịch sử Ấn Độ có thể chia thành 4 thời kì lớn sau đây: - Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II TCN). - Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN). - Ấn Độ từ thế kỉ VI TCN đến XII. - Ấn Độ từ thế kỉ XIII - XIX: + Thời kì Xuntan Đêli (1206 - 1526). + Thời kì Môgôn (1526 - 1857). Nền tảng cơ cấu xã hội Ấn Độ ngay từ thời xa xưa đã là chế độ công xã với sự phân chia lao động trong xã hội. Công xã bao gồm cả những thợ thủ công: Thợ gốm, thợ dệt vải, thợ may, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đó chính là nguyên nhân đỉnh cao của nghệ thuật thủ công của Ấn Độ, trong đó có sản xuất vải, đồ trang sức và đồ gốm. b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp con ngƣời: Các bức tranh khắc và các bích họa hoành tráng của các ngôi đền thờ phật cổ dù rằng mục đích là thể hiện, miêu tả các chủ đề tôn giáo, nhưng thực tế cho phép ta nhận thấy cách nghĩ của người ấn Độ, dân tộc ấn Độ về một hình tượng đẹp, vẻ đẹp của người ấn Độ cổ thể hiện ở những thân hình cao lớn, tròn lẳn rắn chắc với nét mặt to lớn, mắt to và dài, làn da bánh mật, mái tóc đen - hình 1.43. Hình 1.43 – Tượng phật ấn Độ c. Vải và màu sắc: Ngay từ thế kỷ thứ II TCN, người Ấn Độ đã sản xuất ra vải bông trong suốt, chế xuất từ vỏ cây dừa, được nhuộm màu bền chắc từ các lá cây màu rực rỡ, vàng, đỏ, màu chàm... Ấn Độ
  • 27. Page 27 được coi là quê hương của vải bông, vải và nghệ thuật in vải hoa cũng ra đời đầu tiên tại nơi đây. Nhiều loại vải được gọi gắn với cái tên của thành phố hay làng mạc nơi đã sinh ra nó đầu tiên: Madras, Magapol, Colenkor... Vải in hoa của Ấn Độ đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Thời trung cổ, ảnh hưởng của Ả Rập tại Ấn Độ đã bắt đầu sản xuất tơ lụa có kén sợi vàng, bạc và đất đá quí. Vào thế kỷ XVII - XII, ở Châu Âu đánh giá cao chiếc khăn Shal ca-sơ-mia len của người ấn Độ với các loại họa tiết, chim muông rực rỡ. Loại vải này được dệt từ lông dê. d. Trang phục: Nghệ thuật Ấn Độ chịu ảnh hưởng của Ba Tư, Ai Cập, La Mã, Ả Rập. Điều này cũng thể hiện trong trang phục Ấn Độ ở sự đa dạng về thể loại, về cách sử dụng chất liệu vải và cách thức mặc. Họ mặc ghép hai kiểu: cuốn rủ ly xếp quanh người với áo ráp bó cơ thể.  Trang phục nam: Thời cổ đàn ông để trần phần trên, phần dưới cuốn khăn “Đkhô-ti”, thắt lại quanh hông và có thắt lưng cuốn ra ngoài. Phần còn lại của y phục nam là “Chalma” và áo khoác “Rupan”. Cả hai loại này đều là miếng vải hình chữ nhật được gấp thành nhiều lớp và cuốn quanh đầu, vắt qua hai hay một bên vai ra phía sau. Đàn ông trang điểm thêm một chuỗi hạt lớn và các vòng xoắn đeo tay và chân - hình 1.44. Hình 1.44 – Trang phục nam ấn Độ Do ảnh hưởng trang phục Iran, y phục của đàn ông du nhập thêm loại quần áo ráp, đó là chiếc quần ống hẹp và chiếc yếm bó sát. Đàn ông Ấn Độ đi sandal và giày từ vỏ cây, bã mía hay từ da. Bốt ủng là loại giày chủ yếu của người Ấn Độ. Áo “Đkhô-ti” nam Ấn Độ hiện đại theo truyền thống là miếng vải cuốn rủ dài tới 5 mét đóng vai trò là chiếc chân váy, bên trong mặc áo trắng dài đến gối và lớp ngoài nữa là chiếc áo khoác ngắn có tay hoặc không có tay. Chalma cuốn đầu màu sắc rực rỡ (xanh da trời, vàng, đỏ), thắt lưng trang trí bằng khăn, áo choàng rủ vắt qua vai.  Trang phục nữ: Cũng như nam trang phục nữ là sự kết hợp giữa kiểu quần áo cuốn rủ với kiểu quần áo may cắt gài nẹp cúc.
  • 28. Page 28 Ở thời cổ đại, y phục nữ gồm khố cuốn quanh hông và tấm vải khoác rủ. Một trong những kiểu xếp nếp rủ điển hình là “Sa-ry”. Sa-ry được trang trí rất phong phú, có thể là vải lụa hay vải bông trơn hoặc vải in hoa nhỏ, viền rộng có hoa văn. Màu ưa chuộng của Sa-ry là: xanh lá cây, màu giữa lục và xanh da trời, giữa vàng và vàng óng, màu đỏ thắm. Phần bên trên mặc áo “khô-li” may cắt bó sát, tay áo hẹp và dài tới khuỷu, phía sau đính lại bằng dây, có màu rực rỡ tương phản với Sa-ry khoác ngoài - hình 1.45. Hình 1.45 – Trang phục nữ ấn Độ Phụ trang còn có thắt lưng trang trí bằng dải khăn và các mỹ phẩm phục sức khác. Giầy và sandal cho phụ nữ làm từ các loại vỏ cây và và gỗ thẫm mầu, thảm trang trí xương voi và kim loại. Sa-ry cuốn là loại áo không thể thiếu trong thường phục cũng như quốc phục ấn và nó tồn tại mãi cho tới tận ngày nay. 1.2.1.6. Trang phục Trung Quốc cổ đại: a. Điều kiện tự nhiên – xã hội: Trung Quốc cổ xưa luôn dẫn dụ chúng ta liên tưởng đến khái niệm “con đường tơ lụa” lừng lẫy một thời. Đã từ thế kỷ thứ II TCN, hàng đàn lạc đà nối đuôi nhau chuyên chở tơ lụa đắt giá của Trung Quốc đổi ngang 1 funt vàng. Nghề nông là nghề lao động căn bản của người Trung Quốc cổ xưa và cũng từ xưa nền mỹ thuật và nghệ thuật thủ công nơi đây đã phát triển rực rỡ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đất nước Trung Hoa rộng lớn được liên kết lại thành một quốc gia hùng mạnh, dưới sự trị vì của nhiều triều đại hoàng đế kế tiếp. Quốc gia to lớn này phân chia làm nhiều nước nhỏ nằm dưới sự cai trị của các vua nhỏ (lãnh chúa) và luôn bị nước ngoài xâm lược. Dưới ảnh hưởng của sự đổi thay liên tục và tác nhân qua lại giữa các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc Trung Hoa trong quá trình chung sống và các cuộc cải cách khi bị nước ngoài xâm lăng, nền nghệ thuật và trang phục của dân tộc cũng luôn thay đổi. Tuy nhiên, những yếu tố đặc thù về sự phát triển kinh tế, xã hội, về triết học, về thiên nhiên đã
  • 29. Page 29 tạo nên những nét cơ bản sống mãi với thời gian, biểu hiện ở biểu tượng về hình dáng diện mạo, họa tiết hoa văn cũng như màu sắc trong trang phục Trung Hoa. b. Quan niệm thẩm mỹ về vẻ đẹp của con ngƣời: Người Trung Hoa thuộc nhóm người Đông Á (nhóm Mông Cổ), có tầm vóc không cao, khuôn mặt tương đối đầy đặn, vầng trán cao, da bồ quân, khuôn mắt hẹp nhỏ, tóc đen thẳng và bóng, đôi mày điển hình là đôi mày cao thường được cách điệu hoá trong nghệ thuật cùng với đôi mắt xếch thành cặp mắt bay vút. Hình ảnh người đàn ông được đánh giá cao vẫn là hình tượng ẩn giấu tiềm tàng, với cử chỉ tao nhã thanh lịch, trí tuệ sắc bén. Đó là người có giáo dục, có học vấn và sự tinh tế trong tri giác. Quan niệm về vẻ đẹp ở người phụ nữ lại thay đổi thường xuyên. Vào triều đại nhà Tần (thế kỷ VIII) hình tượng người đàn bà đẹp trước hết phải đẫy đà và khuôn mặt tròn. Vào thời kỳ muộn hơn thì ngược lại: Dáng mạo uyển chuyển duyên dáng đầy nữ tính, tay và chân nhỏ. Mặc dù màu da bánh mật là mầu tự nhiên của người Trung Quốc, nhưng họ lại đề cao cặp má trắng và má đào. Vì vậy, màu trắng và màu đào được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm của người phụ nữ Trung quốc. Tuy nhiên nhiều cô gái có sở trường lại phô trương vẻ đẹp tự nhiên của mình. Thời trung cổ, ở Trung Quốc vẻ đẹp của phụ nữ được đánh giá rất cao. Khi chọn vợ cho hoàng đế thì vẻ đẹp của cô gái được đánh giá, cân nhắc như đối với từng carra kim cương. c. Vải và màu sắc: Nói tới Trung Quốc cổ xưa chúng ta liên tưởng tới khái niệm “con đường tơ lụa” lững lẫy một thời.  Lịch sử phát triển của tơ lụa Trung Quốc: Tơ lụa Trung Quốc đã tồn tại từ rất lâu đời. Tương truyền rằng, hoàng hậu Si Lin Chi vợ của hoàng đế Huang Ti triều đại Tần khi đang uống trà dưới cây dâu tằm thì có một kén tằm đã rơi vào trong tách trà của bà. Khi kén tằm rơi trong tách nước nóng đó, chúng bắt đầu nhả tơ. Bà nhìn thấy một sợi tơ và cầm kéo nó ra. Và thật kì lạ sợi tơ ấy khi kéo cứ tiếp tục dài ra. Và tơ lụa bắt đầu hình thành từ đó. Tơ lụa Trung Quốc rất phát triển. Họ sản xuất ra nhiều loại tơ lụa khác nhau và đến tận ngày nay những loại tơ lụa mới vẫn tiếp tục được tạo ra ngày một nhiều.
  • 30. Page 30 Một số loại tơ lụa của Trung Quốc như: Bombazine, Brocade, Chiffon, Crepe de Chine, Damask, Georgette or Crepe Georgette, Organdy or Organza, Shantung, Tulle, Velvet, Voile.  Mô típ trên trang phục của Trung Quốc: Người Trung Quốc sử dụng nhiều loại mô-típ khác nhau trên các sản phẩm may của họ. Đặc biệt là kiểu mô-típ hình con rồng “Dragon”. Nó là kiểu mô-típ rất được ưa chuộng bởi những người giàu. Họ mặc áo choàng có trang trí các hình Dragon với nhiều màu sắc khác nhau và được gọi là "Dragon Robes". Màu sắc: Vào các triều đại khác nhau thì có các thị hiếu về màu sắc khác nhau. Màu đen được xem như là của phẩm giá và sự giàu có ở triều đại Tần nhưng đến triều đại Hán nó lại được thay thế bằng màu vàng. Màu sắc trở thành tượng trưng của bốn phương: Màu xanh - phương Đông, màu đỏ - phương Nam. Màu trắng - phương Tây, màu đen - phương Bắc. Ở một số triều đại, màu sắc chỉ được dùng để thiết kế riêng cho vua và quan trong triều. Màu vàng là màu trang phục của các hoàng đế ở một số triều đại. d. Trang phục: Từ cổ xưa, y phục nam và nữ Trung Hoa đã bao gồm quần dài và áo thụng thẳng, áo khoác khép vạt từ trái qua phải, thắt lưng nút bướm bằng ruy-băng. Quần thắt tại eo bằng dây lưng vải, áo sơ-mi và áo khoác có tay hình ống hẹp dần phía gấu, kết thúc bằng miếng măng-séc trang trí. Phụ nữ đứng tuổi và danh giá mặc phủ ra ngoài chiếc quần là chiếc áo “plakhta” dài, khép vạt. Từ loại thường phục đơn giản này đã phát triển lên kiểu trang phục nghi lễ trịnh trọng với sự khác biệt về các chi tiết bộ phận, mũ đội phức tạp, khác biệt về trang sức, màu sắc, nhưng tựu trung vẫn trên cùng một cấu trúc, cách cắt may căn bản. Màu sắc, hoa văn, hình dáng trang phục nghi lễ mang nặng tính tượng trưng. Chẳng hạn, áo sơ-mi của hoàng đế có biểu tượng của bầu trời với các màu đỏ, đen, các họa tiết hình mặt trời, mặt trăng, các vì sao, núi non; áo khoác plakhta màu vàng và đỏ là biểu tượng của đất với hoa văn hình bông lúa mì; mũ đội đầu là hình tượng của sự kết hợp giữa bầu trời - hình tròn và quả đất - hình vuông với các sắc màu đen và đỏ, những chuỗi hạt ngọc thạch hình cầu xinh xắn là biểu tượng cho những tia nước mưa chảy. Ngoài ra, thêm vào bộ y phục còn có chiếc áo yếm kiểu tạp dề được phục sức quí giá gài tại thắt lưng phía trước, lưới bện bằng dây đủ màu sắc cùng các vòng ngọc thạch. Vào thời Trung cổ, áo sơ mi dài và áo khoác thường phục của đàn ông được thay thế bằng chiếc áo khoác dài (thường thì xẻ tà bên cạnh). Lâu dần loại áo này thay thế hẳn hai loại trên
  • 31. Page 31 và ở y phục nghi lễ vai trò của màu sắc, của phục sức, hoa văn trang trí được đề cao trong việc phân định đẳng cấp xã hội. Đã có sắc lệnh của nhà nước ban hành để phân định rõ ràng về hình dáng, màu sắc, chất liệu vải cho y phục hoàng đế và dân tộc, cho 9 bậc quan lại của triều đình. Đặc trưng của áo khoác nghi lễ thời Trung cổ là: cổ kín, đường khoét cổ tròn, tay áo rộng hẹp khác nhau. Cấu trúc của áo sơ-mi dài và áo khoác không thay đổi, chỉ có nẹp áo cải biến đôi chút, có thể một hoặc hai hàng cúc, đóng kín không đăng đối hoặc xiên chéo đi qua ngực. Y phục nữ thời Trung cổ gồm áo sơ-mi dài và áo khoác plakhta. Tới thế kỷ VIII - IX phụ nữ mặc thêm chân váy cùng hai loại áo trên và trở thành y phục truyền thống căn bản. Khác với trang phục nam, trong trang phục nữ phối hợp nhiều màu sắc và phục sức phong phú. Vào thế kỷ XVII, Mãn Châu đánh chiếm Trung Quốc và lập nên triều đại Mãn Thanh. Trong giai đoạn này, đã có hàng loạt các cuộc cải cách làm thay đổi mạnh mẽ đến đặc thù trang phục dân tộc Trung Hoa. Áo choàng nam trở nên hẹp hơn, đặc biệt là tay áo. Đối với trang phục nghi lễ thì gấu tay áo có măng séc hình mỏng. Bên ngoài áo khoác mặc thêm áo ngắn hơn kiểu sơ - mi, nẹp một hàng cúc, tay áo ngắn và rộng may từ lụa màu xanh, tím hay đen. Trên ngực và lưng có miếng thêu hình vuông gọi là “Bufana” có các hoa văn tượng trưng cho địa vị xã hội của chủ nhân. Trang phục nữ còn giữ được nhiều các sắc thái dân tộc trước đây. Áo sơ-mi lót trong hai hàng cúc, ống tay rộng áo mặc ngoài plakhta có các mảng trang trí hình chữ nhật trên thân trước và thân sau áo, bên sườn áo xếp nếp rủ - hỡnh.2.13. Ở triều đại Mãn Thanh, trong các dịp đại lễ đàn ông cũng như đàn bà khoác thêm chiếc áo choàng ngắn chùm vai tráng lệ, trang trí lộng lẫy.  Phụ trang: * Giày, dép: Các kiểu giày Trung Quốc đặc trưng là loại giày nhẹ, may bằng vải sợi gai hay rơm rạ, đế giày được đệm lót nhiều lớp giày bồi hay nhiều lớp vải. Qua từng giai đoạn đã có những loại giày cao cổ làm bằng dạ hay bằng vải có hình dáng mềm mại như những đôi bít tất. Ở triều đại Mãn thanh, giày nghi lễ đã thay đổi: giày cứng và cao hơn nhiều, đế màu trắng, phần mũi vát lên. *Mũ: Mũ thời Cổ là cả một công trình cầu kỳ, nó được làm từ vải, nhúng nước hồ vải trên một khung sắt. Loại mũ nghi lễ trịnh trọng nhất có rèm bằng các chuỗi hạt ngọc thạch, dây và các dải băng buông thõng dài đôi khi tới cả đất. Thời Trung cổ, mũ trở lên đơn giản hơn, nó được cuốn từ vải sa, sau đó cũng được ngâm hồ.
  • 32. Page 32 *Kiểu đầu tóc: Đàn ông để tóc dài búi trên đỉnh đầu được ghim bằng trâm. Trong giai đoạn Mãn Thanh cai trị, kẻ đô hộ Mãn Thanh buộc người Trung Quốc phải cạo trọc phần trước đầu. Phần tóc còn lại sau gáy bện lại thành đuôi sam. Phụ nữ chủ yếu là búi tóc. Tùy từng giai đoạn lịch sử, khi thì họ búi ngược trên đỉnh đầu, lúc thì ở sau gáy và ghim bằng kẹp tóc. Vào thế kỷ X - XII, trên thái dương, trán và má phụ nữ còn dán những nốt ruồi giả màu xanh lá cây, xanh lam hay đen, bên trên đính những viên đá quí. Ở triều đại nhà Minh (thế kỷ XIV - XVII) búi tóc để trên đỉnh đầu. Tại thái dương tóc được cắt thành hình góc vuông trên trán cắt thẳng, tô cho thẫm thêm bằng mực tàu. Kiểu tóc thường được trang sức công phu cầu kỳ bằng những viên ngọc, kim cương, ngọc thạch, đôi khi bằng những trâm lược có hình con chim phượng hoàng mỏ ngậm những tua dài đeo mặt dây chuyền. Hình 1.46 - Một số bộ trang phục Trung Quốc tiêu biểu 1.2.2. Trang phục thời Trung cổ: Thời trung cổ kéo dài từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIV. Chế độ nô lệ sụp đổ, các quốc gia phong kiến châu Á ra đời sớm, sau đó là các chế độ phong kiến tập quyền ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Thủ công nghiệp phát triển, trong đó có nghề dệt. Nghề cắt may xuất hiện. Trang phục phát triển. Cái đẹp của các bộ quần áo thể hiện trong đường nét cắt, tỷ lệ cân đối… Quần áo thời kỳ này vẫn tiếp tục kiểu dáng tương tự quần áo thời Cổ đại là rộng lụng thụng. Nhưng nếu thời cổ đại chủ yếu mặc bằng phương pháp quấn vải thì quần áo thời Trung cổ, nhà thờ thống trị cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Quan điểm đạo đức nghiêm ngặt và khắt khe. Người ta không thể chấp nhận được để “mắt trần” chiêm ngưỡng cơ thể tự nhiên của con
  • 33. Page 33 người. Vì thế quần áo thời kỳ này có vẻ kín đáo, nặng nề làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể con người. Màu sắc chủ đạo là đen và các màu tối sẫm. Đến cuối thời trung cổ, trang phục có một bước tiến rõ nét về kỹ thuật cắt may. Giai đoạn này thủ đô của trang phục thế giới là Byzantium (hiện nay là thủ đô Istabul của Thổ Nhĩ Kỳ) của đế quốc Đông Rôma. Ta đi tìm hiểu về trang phục của Byzantium:  Trang phục: - Trang phục nữ Byzantium: (Hình 1.47) Hình 1.47 -Trang phục nữ Byzantium Phụ nữ có áo mặc trong là Camisia. Bên ngoài mặc áo Stolla hoặc áo Dalmatic (là kiểu áo trang trí). Stolla thường được làm từ vải lanh hoặc tơ tằm. Những phụ nữ danh giá thì mặc Dalmatic dưới áo choàng với chiếc cổ lớn được trang trí bằng kim cương, đá quý. - Trang phục nam Byzantium: (Hình 1.48) Camisa & Stola Lorum Dalmatic Cossack & Hosa Hình 1.48 -Trang phục nam Byzantium
  • 34. Page 34 Các loại quần áo phương Đông như khăn xếp, quần dài và những đồ trang sức tinh xảo đã hấp dẫn giới quý tộc phương Tây. Vào khoảng thế kỷ XII, quần áo thông dụng gồm có một áo dài thắt ngang lưng, may sát vào cơ thể và với các vạt chéo tạo ra bề rộng ở phần váy. Trang phục này được cả phụ nữ và nam giới mặc. Phân biệt về giới trong trang phục chỉ thể hiện rất ít ở chiều dài: Áo váy phủ dài toàn thân đối với nữ, dài đến gối hay ngang bắp chân đối với nam. Sang thế kỷ 14, nước Pháp trở thành 1 nước dẫn đầu về chính trị và văn hoá. Pháp có một ảnh hưởng lớn đến thiết kế trang phục thế giới. Trang phục thời kỳ này đã trở nên tinh xảo, khoa trương và rất đắt tiền. Chi tiết thời trang của nhiều bộ trang phục là một vòng cổ chữ V khoét sâu với một cổ áo tạo dáng khá rộng phủ trùm qua 2 vai. Một thắt lưng được thắt thấp và váy có các xếp nếp sâu. Một số áo váy có thêm đuôi dài - hình 1.49a. Phần trên của cả áo nam và áo nữ đều được tạo hình và ôm khít với người mặc, đây là kiểu chưa từng có từ trước tới thời kỳ này. Phụ nữ mang mũ hennin, một loại mũ cao, tạo hình nón đội về phía sau đầu và có một khăn trùm vắt trên đỉnh mũ. Mũ càng cao càng thể hiện địa vị của người mặc. Có một số mũ loại này cao tới 90 cm. Mũ hennin phổ biến trong gần 100 năm. (Hình 1.49b) Hình 1.49 a - Kiểu váy đặc trưng thời trung cổ. b - Mũ Hennim thời trung cổ. Đàn ông thường mặc kép 2 áo. Áo trong gọi là Gippôn có ống tay bó sát và thẳng. Áo ngoài thiết kế tương tự nhưng có thắt lưng to gọi là Cotehardie, cúc áo kèm dây chằng và ống tay rộng. Giới quý tộc đi những đôi giày mũi cong, tạo dáng cầu kỳ. Có những đôi giày mũi cong, tổng chiều dài đến 60cm.
  • 35. Page 35 Từ năm 1380 đàn ông và đàn bà đều mặc áo choàng dài tới mắt cá chân, được gọi là Houppelande. Houppelande thường được làm từ chất liệu dày, tay áo viền lông thú… làm cho người mặc trông rất to lớn oai vệ. Hình 1.50 – Áo choàng Houppelande 1.2.3. Trang phục thời kì Phục Hƣng: Sau thời gian dài dưới chế độ phong kiến hà khắc, đến thời phục hưng kéo dài từ thế kỷ (XV- XVI) con người được mở mang về trí tuệ. Những tư tưởng xã hội mới xuất hiện. Thời kỳ này đã nảy sinh nhiều học giả và văn nghệ sĩ thiên tài như danh họa Italia - LeonardoVanci, nhà thiên văn học BaLan Copernic, nhà văn Pháp Rabelais, nhà soạn kịch Anh Shakespeare. Thời kỳ này con người được tự do vươn tới cái đẹp. Vẻ đẹp hình thể của cơ thể con người được tôn vinh. Quan niệm về cái đẹp đàn ông là khoẻ mạnh, cường tráng nên có 2 kiểu ăn mặc chính: + Quần lửng: Ống quần phồng túm dưới gấu, trang trí nhiều màu sắc, để chân trần từ ngang đùi trở xuống. Phía trên khoác thêm áo ngoài vừa đủ che hết quần lửng - hình 1.51a. + Quần bó sát: Để lộ mọi đường nét của đùi và mông, mỗi ống quần có thể một màu, trang trí táo bạo, vải sặc sỡ - hình 1.51b.
  • 36. Page 36 Hình 1.51a - Kiểu quần lửng Hình 1.51b - Kiểu quần bó sát Đối với phụ nữ thì vẻ đẹp tâm hồn được được đánh giá cao. Do đó, trọng tâm quần áo nữ là phần ngực và phần cổ nhằm hướng sự chú ý lên khuôn mặt. Phụ nữ thời phục hưng mặc trong cùng váy ôm eo, bó sát cơ thể, cổ khoét rộng đến gần ngực. Áo khoác ngoài khoét nách hoặc không có tay để thuận tiện trong sử dụng. Để trang trí, thường hay dùng nếp gấp của vải, hoặc cắt vải thành các chi tiết trang trí. Màu sắc trang phục thời kỳ này khá phong phú - hình 1.52. Hình 1.52 - Trang phục nữ thời kì Phục Hưng
  • 37. Page 37 Nhìn chung trang phục mang tính cường tráng khoẻ mạnh, phong cách thư thái thể hiện sự điềm tĩnh, niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Thế kỷ XVI bắt đầu thời kỳ Phục Hưng ở Italia. Đồng thời quần áo quý tộc phát triển đến đỉnh điểm của sự xa hoa lộng lẫy, trang trí cầu kỳ, mang phong cách Ba-ro-cô: + Nhấn mạnh cái tôi. + Tôn trọng sự vĩ đại. + Tôn sùng sự sang trọng, quý phái. Bởi vậy quần áo rất đắt tiền và lộng lẫy. Váy khổng lồ tương phản với vóc dáng mảnh mai của người phụ nữ. Trong suốt thời gian dài áo ngực (áo lót) được ưa chuộng. Trang phục của cả nam và nữ đều có hình dáng bó sát vào cơ thể. Vào khoảng giữa thế kỷ XVI nhẫn đeo tay đã xuất hiện. Cổ áo xếp nếp là đặc điểm thời trang nổi bật, thu hút sự chú ý của mọi người. Cả đàn ông và đàn bà đều mặc kiểu cổ như thế. Từ năm 1550 về trước, cổ áo ban đầu chỉ với một diềm đăng ten nhỏ trên trang phục nam hay váy nữ. Sau năm 1550 diềm trang trí này dần trở nên rộng hơn, to hơn và xếp nếp dày hơn. Sự phát triển của loại cổ áo xếp này đã phát triển tới mức mọi người đều học cách gấp đăng ten như thế nào cho việc trang trí cổ áo của họ - hình 1.53. Hình 1.53 - Kiểu cổ áo xếp nếp thời Phục Hưng Ở Đức, đàn ông bắt đầu mặc quần ống túm. Với sự khám phá ra Châu Mỹ, kiểu cách trang phục phương Tây bắt đầu thêm nhiều chi tiết mới: Xuất hiện chất liệu da, lông thú trên các bộ trang phục.
  • 38. Page 38 Đến cuối thế kỷ XVI, kiểu áo jacket chẽn mặc ngoài bằng da chỉ để may cho những người giàu, được vua Henrry VIII của Anh mặc đã trở thành kiểu trang phục thời thượng. Hình 1.54 - Trang phục vua Henrry VIII Nhìn chung đặc điểm trang phục giai đoạn này là cầu kỳ, lộng lẫy và xa hoa. Chính điều này làm lu mờ vẻ đẹp tự nhiên của con người. 1.2.4. Trang phục thế kỷ XVII - XVIII: Bắt đầu từ Cách mạng tư sản Anh 1660, kết thúc bằng cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794. Xã hội có sự phân hoá giữa người giàu và người nghèo. Trang phục phát triển, phong phú, trở thành dấu hiệu phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị trí xã hội. Trang phục giới quý tộc cầu kỳ, trang phục người lao động thì đơn giản. Quần áo là dấu hiệu phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị trí xã hội của mỗi người. Và các buổi dạ hội hay hội họp là nơi tầng lớp quý tộc trình diễn những bộ quần áo mới của họ. Nếu một bộ nào đó được ưa thích, sẽ lan rộng trong giới quý tộc, sau đó chuyển dần xuống những tầng lớp dưới. Và nếu một mốt nào đó đến được tầng lớp bình dân thì cũng không phải do họ lựa chọn. Quan niệm thẩm mỹ, trình độ cắt may thể hiện trên trang phục củagiới quý tộc. Thiết kế trang phục thời kỳ này phân hoá thành 2 dòng chính: + Đạt đến đỉnh điểm của sự cầu kỳ phức tạp. + Đơn giản tiện lợi hơn: “tỉ lệ vàng” của cơ thể được chú ý. Thiết kế trang phục thời kỳ này rất chú ý tới quan hệ tỷ lệ của cơ thể và quan hệ đối lập. Trang phục của nữ thường phần cổ được khoét rộng, ngực bó sát và nâng cao. Eo cao và càng nhỏ càng tốt. Để tạo dáng cho phần váy người ta thiết kế khung đỡ làm bằng vật liệu cứng nhẹ, bên ngoài váy được xếp nếp cầu kỳ để tạo dáng.
  • 39. Page 39 Thời kỳ này màu sắc tươi mới rực rỡ đối lập với những màu sắc đen tối của nhiều thế kỷ trước. Trang phục nam thường là ủng cao, quần bò, áo đuôi tôm có hai khuy cài sau lưng để vén đuôi áo lên khi cần thiết. Trang phục nam bị ảnh hưởng của trang phục nữ nên những chiếc bành tô (Palto: một loại áo khoác dài) bó sát người và có nhiều lớp cổ. Hình 1.55- Trang phục thế kỉ XVII – XVIII
  • 40. Page 40  Phụ trang: Hình 1.56 – Kiểu tóc thế kỉ XVII - XVIII Hình 1.57 - Kiểu mũ thế kỉ XVII - XVIII Hình 1.58 - Kiểu giày, dép thế kỷ XVII - XVIII Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) đã tạo sự thay đổi mạnh mẽ trong giới thời trang. Sau cuộc cách mạng, Pháp bấy giờ là một nước cộng hoà và người Pháp thận trọng hơn trong cách ăn mặc. Những kiểu tóc, kiểu mũ trở nên đơn giản, sống áo bớt trang trí cầu
  • 41. Page 41 kỳ phức tạp. Trang phục nữ cố gắng bắt trước cách mặc của người Hy Lạp cổ đại: eo cao, ống tay ngắn. 1.2.5. Trang phục thế kỷ XIX: Thế kỷ 19, sản xuất công nghiệp đạt đến trình độ phát triển. Nghề dệt hưng thịnh. Năm 1850, chiếc quần bò (có nguồn gốc từ những người cao bồi) đầu tiên đã ra đời. Và ngày nay nó đã trở nên phổ biến, được nhiều người ưa thích. Máy khâu lần đầu tiên được sản xuất ra vào năm 1860 và chẳng bao lâu sau nghề may hình thành và phát triển rực rỡ. Ngày càng nhiều kiểu cách trang phục phong phú, đa dạng, phức tạp. Mốt - tên gọi riêng cho các kiểu quần áo mới đã hình thành rõ nét. Đầu thế kỷ 19, váy nữ không phồng tròn đều như thế kỷ trước mà phồng riêng về phía sau và đây cũng là trọng tâm trang trí, đuôi váy phía sau càng dài càng tốt - hình 1.59. Hình 1.59 – Kiểu váy nữ đầu thế kỉ XIX Áo nịt ngực và áo nâng ngực xuất hiện và dường như làm cho các cô gái trở nên to lớn và đồ sộ hơn. Cổ áo thường khoét sâu. Trang phục thời kỳ này thường có sắc màu rực rỡ - hình 1.60.
  • 42. Page 42 Hình 1.60 – Kiểu cổ áo thế kỉ XIX Thời trang đàn ông bao gồm bộ complê kiểu đuôi tôm, kèm áo gilê, được sản xuất từ sợi len - hình 1.61. Dây đeo túi đồng hồ và dây chuyền thành các trang phục phụ đi kèm. Các bộ complê được sản xuất hàng loạt nên tầng lớp trung lưu và những tầng lớp thấp cũng có thể được mặc. Kiểu cách mặc của các sĩ quan được hình thành với những nét riêng. Giai cấp công nhân có những bộ trang phục riêng và thời gian đầu chỉ mặc vào dịp đặc biệt, được gọi là “trang phục chủ nhật”. Hình 1.61 – Thời trang nam thế kỉ XIX
  • 43. Page 43 Trang phục của trẻ em chỉ đơn giản là những bản sao của mốt người lớn. Như vậy, thời trang thời đó không phải phục vụ cho quần chúng mà chỉ giành cho số ít người giàu có trong xã hội. -hình 1.62. Hình 1.62- Trang phục trẻ em Với sự phát minh ra xe đạp năm 1870 khiến trang phục có nhiều sự thay đổi. Đồ dùng trang bị cho việc đi xe đạp là nguyên nhân làm náo động thời trang. Việc đi xe đạp khiến cho váy tách ra thành 2 ống được gọi là quần buộc túm. Áo choàng khoác ngoài ngắn dần lên. Mọi người cũng bắt đầu chơi nhiều trò thể thao hơn như tenis, golf. Những người phụ nữ mặc váy ngắn cho những hoạt động ngoài trời, còn những người đàn ông chơi thể thao hoặc đi xe đạp mặc quần ngắn đến đầu gối, quần chẽn gối hoặc soóc. Vải dệt thời kỳ này xuất hiện những hoạ tiết chữ cái, in hoa và những trang trí cầu kì khác. Cuối thế kỷ 19, trang trí quần áo được bổ sung thêm bằng các phụ trang khác như ví, túi sách, găng tay. Các hình thêu tay trang trí trên quần áo được ưa chuộng. Váy dần dần gọn lại và ngắn lên. 1.2.6. Trang phục thế kỷ XX: Thời kỳ này khoa học phát triển mạnh tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh của đời sống. Xã hội dân chủ hơn, có sự giao lưu văn hoá giữa các nước làm cho mốt biến đổi nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Trang phục thời kỳ này rất thuận tiện trong sử dụng, kiểu cách cắt may đơn giản. Trang phục nữ xuất hiện các phong cách mới khác với phong cách cổ điển truyền thống. Trang phục nữ đã đơn giản hơn rất nhiều nhưng vẫn phức tạp hơn trang phục nam. Trang phục nam ngày càng giản dị ít cầu kỳ và phức tạp như trước.
  • 44. Page 44 Nghề dệt may phát triển kéo theo các kiểu trang phục không ngừng thay đổi. áo dài có sự tinh tế cao, đòi hỏi các đường cong cường điệu.Thời trang tập trung vào các điểm nhấn ở ngực nên các loại đệm ngực ra đời áo nịt ngực có độn cũng được giới thiệu. Vật liệu vải thường dùng là: The, Tuyn, Lanh, Muslin, Voan được sử dụng để may những bộ đồ quyến rũ. Khi xe hơi xuất hiện khi lái xe phụ nữ thường buộc những chiếc mũ rộng vành của họ bằng những chiếc khăn nhỏ và mặc áo choàng chống bụi. Sự xuất hiện của truyền hình ảnh hưởng tới thời trang, truyền hình dẫn dắt những xu hướng thời trang, những loại vải được phát minh ra nhiều hơn.  Thời kỳ đầu của thế kỷ 20 (Từ năm 1900 - 1930): Thời trang có sự biến đổi lớn do ảnh hưởng phong cách sống của thời đại: Phụ nữ mặc trang phục cắt may vừa vặn, váy trở nên hẹp và ngắn hơn nhưng vẫn thoải mái khi vận động di chuyển. Vào đầu thế kỷ 20 có sự phát triển vượt bậc ở nhiều lĩnh vực đã dẫn đến sự thay đổi trong cách sống và cách ăn mặc. Các trò chơi giải trí được ưa chuộng nên quần áo thể thao được thịnh hành, các loại váy mặc với áo Blouse trở thành đồng phục ở trường. Nam học sinh thường mặc quần ống túm có cúc ở dưới gối với chiếc áo Veston hoặc áo Jacket ngắn. Phụ nữ bắt đầu mặc những chiếc áo Complet vừa khít với váy dài bó khít mông phần dưới thường xòe rộng hoặc được xếp ly. Đến năm 1908 đã có sự thay đổi áo Complet ngắn hơn và bó hơn, váy ngắn đến đầu gối hoặc ngắn hơn. Năm 1911, váy bó dáng thẳng được thịnh hành nhưng mặc không thoải mái vì phải bước những bước nhỏ. Năm 1914, chiến tranh thế giới I bắt đầu, hình thức trang phục ít được chú ý. Sau chiến tranh phụ nữ mặc trang phục đơn giản và thường là tự cắt may. Phụ nữ phải thay thế nam giới trong nhà máy, xí nghiệp nên ở thời kỳ này váy áo trở nên thoải mái rộng rãi, không bó sát đồng thời cũng rất gọn gàng và tiện dụng. Độ dài từ gót chuyển dần lên ngang bắp chân, đường eo được chuyển thấp xuống ngang hông. Năm 1920, quần áo phụ nữ phát triển theo dạng thẳng ngắn và lần đầu tiên trong lịch sử trang phục Tây Âu người phụ nữ thuộc tất cả các tầng lớp, các giai cấp đều ăn mặc giống nhau.
  • 45. Page 45 1902 1901 1900 - 1909 1925 Hình 1.63 – Trang phục thời kì đầu thế kỉ XX * Thời kỳ 1930 – 1945: Do chiến tranh thế giới thứ II, phụ nữ phải đảm nhận vai vai trò của nam trong công sở và nhà máy. Chính vì thế quần áo phụ nữ dần dần vay mượn các chi tiết của y phục nam giới và mang tính quân phục. Từ năm 1930, nhiều nhà máy lớn đã bắt đầu sản xuất quần áo cho cả phụ nữ và đàn ông với số lượng nhiều và ai cũng có thể mua được với giá tương đối rẻ. Năm 1939 bắt đầu thế chiến thứ II, quần áo trở nên khan hiếm. Cuối chiến tranh thế giới, nhiều người đã thay đổi hoàn toàn thái độ của họ với quần áo cùng các quan niệm khác của đời sống. Mọi người không đội mũ và đeo găng tay vào mùa hè nữa và rất nhiều người đi tất ngắn. Phụ nữ có thể mặc quần mà không bị phê phán.
  • 46. Page 46 WAR TIME PEACE TIME 1932 1943 Hình 1.64 – Trang phục thời kì 1930 – 1945 * Thời kỳ sau chiến tranh 1945 – 1955: Được coi là thời kỳ của thời trang mới, với sự xuất hiện của nhà tạo mẫu Christian. Năm 1955, Yves Saint Laurent kế nghiệp Christan Dior. Chính ông là người đã đưa ra hàng loạt mốt quần áo mà phụ nữ ngày nay thường dùng: Đó là những kiểu quần áo gọn gàng, đơn giản, lịch sự, sang trọng. Sau chiến tranh, các nhà tạo mode, các tạp chí thời trang xuất hiện. Giao lưu văn hoá các nước khiến cho mốt lan nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Trang phục thời kỳ này phát triển theo xu hướng thuận tiện trong sử dụng, cắt may đơn giản.
  • 47. Page 47 Hình 1.65 – Trang phục thời kỳ sau chiến tranh 1945 – 1955 * Thời kỳ 1963 - 1973: Đây là “thời kỳ của tuổi trẻ và cách tân’’, mang đặc trưng của tuổi trẻ thời đó: nổi loạn và cực đoan. Xã hội phương Tây có nhiều xáo động: Phong trào đòi quyền công dân, chiến tranh Việt Nam, phong trào phụ nữ...Đã ảnh hưởng đến quần chúng, nhất là thế hệ trẻ. Những biến đổi thoái hoá trong đời sống ở những năm 60 đã gây ra sự ảnh hưởng lớn đến trang phục. Thay cho những trang phục kín đáo, người phụ nữ mặc những chiếc áo cực mỏng và những chiếc váy siêu ngắn. Chiếc váy mini ra đời nó không những biểu trưng cho sự nổi loạn của thời trang năm 60 mà nó còn cho mọi người thấy được một điều rằng: Lần đầu tiên các mốt thời trang hoàn toàn không được đưa ra bởi các nhà tạo mốt chuyên nghiệp mà phát sinh từ đường phố. Trở lại với thập niên 70, ta thấy những bộ trang phục áo liền quần, những kiểu quần bó sát mông và đùi, ống loe rộng, hoặc váy siêu ngắn. Những chiếc khuyên tai to cùng với mắt kính gắn liền với hình ảnh của các ban nhạc Pop nổi tiếng thời bấy giời như Carpenters, Bee Gees và nhiều ngôi sao Hollywood khác. Thập niên 70, hàng loạt các quán bar, vũ trường mọc lên nhằm phục vụ cho sự sinh sôi của dòng nhạc khiêu vũ. Lúc đó người ta mặc những chiếc áo sơmi được cắt may thẳng, cổ bẻ to, măng séc lớn. Quần lưng trễ, áo trang trí thêm bèo nhún.
  • 48. Page 48 Hình 1.66 – Trang phục thời kì 1963 – 1973 * Thời kỳ 1973 đến nay: Thời trang đã trở thành một nền công nghiệp phục vụ đại chúng và không ngừng phát triển. Các bộ sưu tập được trình diễn tại các kinh đô thời trang như Pari, London, Milan, New Yord… mang tính ứng dụng nhiều hơn, với những đường nét thật lịch lãm và sang trọng. Các mẫu thiết kế hiện nay thường lấy ý tưởng từ các kiểu xưa, nhưng đường nét và chi tiết đơn giản và mang tính ứng dụng nhiều.
  • 49. Page 49 1982 1997 2008 1974 2006 2008 Hình 1.67 – Trang phục từ 1973 đến nay 1.3. Sơ lƣợc về trang phục Việt Nam. 1.3.1. Trang phục thời Hùng Vƣơng:  Đặc điểm xã hội: Đây là thời kỳ dựng nước (cách đây khoảng 4000 năm). Thời kỳ nhà nước Văn Lang do các vua Hùng dựng lên và thời kỳ nhà nước Âu Lạc do An Dương Vương. Đây là thời đại mở đầu của đất nước ta, không chỉ dựng lên nước mà còn hình thành những nền tảng cơ bản văn hoá Việt Nam, con người Việt Nam. Qua các hiện vật mà các nhà khảo cổ đã tìm thấy như trống đồng, đồ gốm và các hiện vật khác...đã giúp người thời nay hình dung được tương đối chính xác cách thức ăn mặc của nhân dân thời bấy giờ.
  • 50. Page 50  Đặc điểm trang phục: Người Việt cổ ăn mặc đơn giản, với các loại hình trang trí chính: hình mặt trời - tượng trưng cho quyền lực cao nhất, chi phối toàn bộ đời sống con người và hình con Rồng - thể hiện quan niệm của người Việt cổ về nguồn gốc con rồng, cháu tiên. - Trang phục: + Trang phục nữ: Trang phục của phụ nữ chủ yếu là: Yếm, váy, áo, thắt lưng, các hình thức trang trí. Yếm là đồ mặc đặc thù của người Việt. Chỉ cần một mảnh vải vuông đặt chéo trên ngực người, ở góc trên khoét hình tròn làm cổ, hai góc cạnh sườn được buộc ra sau lưng. (Hình 1.68) H×nh 1.68 - YÕm thêi Hïng V-¬ng V¸y lµ trang phôc ®Ó n÷ giíi che nöa ng-êi d-íi. V¸y cã hai lo¹i : * Váy kín (hai mép vải được khâu lại thành hình ống). * Váy mở (là một mảnh vải quấn quanh thân). Chiếc váy thường rộng, dài đến ngang ống chân. Khi lao động, chỉ cần buộc túm gấu váy ra phía sau hoặc giắt gấu váy lên cạp (thắt lưng) là thành chiếc váy ngắn thuận tiện trong lao động sản xuất. H×nh 1.69 - V¸y thêi Hïng V-¬ng - Trang phục nam: Nam giới thường ở trần, đóng khố hoặc mặc những chiếc áo chui đầu hay những tấm áo choàng kỳ dị với những hoa văn trang trí phức tạp. Khố là mảnh vải dài hình chữ nhật, quấn một hoặc nhiều vòng quanh bụng và luồn từ trước ra sau. Chiếc khố
  • 51. Page 51 không những phù hợp với khí hậu mà còn thuận tiện trong sử dụng nên nó rất phổ biến và được duy trì khá lâu về sau. Ngày nay qua trang phục của các dân tộc vùng Tây Nguyên ta thấy có những nét tương đồng. Về trang phục của chiến binh: Gồm 1 mảnh giáp hình chữ nhật dùng để che ngực có 4 quai đeo. - Áo tơi lá xuất hiện vào khoảng thời kỳ này. Áo được tạo ra và tồn tại rất lâu trong lịch sử thời trang Việt Nam để nâng đỡ cho cuộc sống vất vả của người dân nước Việt. Áo vừa để tránh mưa, vừa để che nắng, vừa để giữ ấm trong những ngày đông lạnh giá. Áo đã tồn tại mãi cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. H×nh 1.70 - Trang phôc tÇng líp trªn thêi Hïng V-¬ng
  • 52. Page 52 H×nh 1.71 - Trang phôc nh©n d©n thêi Hïng V-¬ng - Phụ trang: Cả đàn ông, đàn bà đều cắt tóc ngắn. Kiểu búi tóc cũng được thể hiện ở cả hai giới và được búi tròn sau gáy. Cả nam và nữ đều xỏ tai và đeo đồ trang sức. Vào những dịp lễ hội, người Việt cổ mặc áo lông chim, hoặc các bộ trang phục bằng vải dệt từ sợi thô chế từ cây đay, cây gai, cây chuối. 1 - 2. Hoa tai bằng đá (Đồng Đậu) 3 - 4. Vòng tai bằng đá 5. Các dạng hạt chuỗi (Phùng Nguyên - Đông Sơn) 6 - 8. Vòng tai bằng đồng (Đông Sơn) 7. Vòng tai bằng đồng (Thiệu Dương) 9. Vòng tai bằng đá (Đông Sơn) H×nh 1.72 – KiÓu tãc vµ trang søc thêi Hïng V-¬ng
  • 53. Page 53 1.3.2. Trang phục thời phong kiến:  Tổng quan ngành dệt: Ở thời kỳ này nguyên liệu chính cho ngành dệt là các loại tơ: Chuối, đay, lanh, bông, tơ tằm… Đây là một dấu hiệu bước ngoặt quan trọng trong ngành may mặc vì sợi bông ra đời mới đủ cung cấp cho toàn dân nên trang phục thời kỳ này phong phú hơn. Ngay đầu Công nguyên người dân đã biết trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa và công chúa Thiều Hoa được coi là Bà Tổ của nghề Dệt lụa ở Làng Cổ Đô - Ba Vì - Hà Tây, đây chính là cái nôi của nghề dệt lụa. - Thời nhà Lý: Nghề thủ công được phát triển, có nhiều cơ sở dệt lụa, gấm, vóc… - Thời nhà Trần: Có nhiều loại vải khác nhau: bông, lụa, lĩnh… Thời kỳ này kỹ thuật nhuộm phát triển và sử dụng nhiều nguyên liệu độc đáo, trong nhân dân thường sử dụng màu chàm, màu nâu là chủ yếu. QuÇn èng quÌ ¸o c¸nh H×nh 1.73 - Trang phôc ®Æc tr-ng thêi phong kiÕn  Trang phôc qua c¸c triÒu ®¹i: 1.3.2.1. Trang phôc thêi Lý:  Đặc điểm xã hội: Thời Lý (1009 - 1225), Kinh đô Hoa Lư dời về thành Đại La và được gọi là Thăng Long. Năm 1054, đặt tên nước là Đại Việt. Kinh tế phát triển mọi mặt. Nhà nước có cơ sở nuôi tằm dệt lụa. Những người thợ đã dệt được đủ các loại gấm, vóc, lụa,… nhiều màu, có họa tiết trang trí rất đặc sắc. Thời Lý là thời kỳ nhà nước phong kiến củng cố và phát triển chế độ trung ương tập quyền, nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự được áp dụng đem lại những thành quả rực rỡ về nhiều mặt. Trên cơ sở nền kinh tế - chính trị đó, văn hóa - tư tưởng cũng phát triển
  • 54. Page 54 mạnh mẽ. Thời kỳ này xuất hiện nhiều thiên tài về văn chương, nghệ thuật với nhiều tác phẩm bất hủ. Tôn giáo: phật giáo rất thịnh ở triều đại này.  Đặc điểm trang phục: - Trang phục triều đình: Vào năm 1059, vua Lý Thánh Tông quy định triều phục cho mình và các quan lại. Các quan vào chầu phải mang tất, đi hia, đội mũ phác đầu (Mũ này có 4 góc, 4 tai, sau làm 2 tai, tức mũ cánh chuồn), mặc áo bào tía, thắt đai da, tay cầm hốt ngà. Vào thời kì bấy giờ, vua mặc áo màu vàng, quần tía, búi tóc, cài trâm vàng, quan liêu sĩ phu mặc áo tứ thân, màu thâm, cài trâm sắt, đầu quấn khăn sa đen, đi dép da, tay cầm quạt lông hạc. Trang phục các võ tướng, kỵ sĩ khá hoàn chỉnh, mũ trùm kín tai, áo dài đến gối, tay áo may gọn gàng, bó sát cổ tay, đai lưng thắt sát bụng, ống hia cao đến gối. Qua võ phục thời Lý ta bắt gặp những dạng hoa văn, những hình xoắn, hình móc,… thường thấy trong lĩnh vực trang trí hội họa thời đó. Những biểu tượng cho thiên nhiên, cuộc sống được khắc họa trên trang phục của những nhân vật tượng trưng cho sức mạnh là một đặc điểm hài hòa rất có ý nghĩa. Các vũ nữ, tóc thường búi cao lên đỉnh đầu, trên trán có một điểm trang trí, mái tóc điểm những bông hoa, tay đeo vòng, cổ đeo những chuỗi hạt, mặc váy ngắn có nhiều nếp. Trang phục của các nhạc công cũng khá độc đáo. Mũ chùm kín tóc, phía trên mũ được làm cao lên và trang trí các diềm uốn lượn. Áo cánh trong: Tay dài và chít cổ tay. Bên ngoài là một chiếc áo cộc tay. Quanh cổ áo có chiếc vân kiên (như chiếc yếm dài), chùm cả phần ngực, lưng và vai. Bụng đeo những chiếc diềm vải rộng, có trang trí nhiều đường thêu đẹp. Bụng chân quấn xà cạp và chân đi giày vải mũi nhọn - hình 1.74 H×nh 1.74 – Trang phôc nh¹c c«ng thêi phong kiÕn
  • 55. Page 55 - Trang phục nhân dân: Thời Lý có lệnh người dân không được mặc áo màu vàng (1182), con gái thường dân không được búi tóc như cung nhân. Quần áo thời này đã được may theo quy cách bằng nhiều loại vải tốt và mịn. Thời này vẫn còn tục xăm mình, cả vua, quan, dân chúng đều xăm. Khác biệt ở chỗ dân chỉ được xăm hình rắn và các hoa văn phổ biến. Thời kỳ này tục nhuộm răng và ăn trầu cũng mang tính rộng khắp. Cùng với những hoa văn, họa tiết trang trí trên trang phục, những hoa văn họa tiết thời Lý ở các hiện vật khác không chỉ là yếu tố trang trí nghệ thuật mà còn có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Ví như: những hình dạng xoắn ốc đôi chính là kí hiệu mây mưa mà ông cha ta vẫn cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Hình tượng con rồng thời Lý tượng trưng cho nguồn gốc lịch sử dân tộc, vòng uốn lượn mềm mại của thân rồng tượng trưng cho nguồn nước và mây mưa, là niềm mơ ước của cư dân lúa nước. 1.3.2.2. Trang phục thời Trần:  Đặc điểm xã hội: Triều Lý suy vong, triều Trần nối tiếp (1225 - 1400), đất nước Đại Việt thời Trần với ý chí sắt đá, tự lập tự cường của triều đình và của toàn dân, xây dựng trên nền tảng truyền thống dân tộc, trên những chiến công ba lần chống xâm lược Nguyên - Mông, đã phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Về nghề dệt, thời gian này nhân dân ta đã có nhiều loại vải bông, vải gai, vải lụa, lĩnh, sa, the nái, sồi, đoạn, gấm, vóc…. Nghề thêu cũng phát triển.  Trang phục: - Trang phục triều đình: Ngay từ buổi đầu, nhà Trần khôi phục chế độ trung ương tập quyền. Để biểu hiện sự phân chia cấp bậc trong các ban, ngạch cho rõ chức phận, triều đình định lại quy chế về mũ áo, các loại vải và màu sắc cho các quan lại. Tinh thần độc lập tự chủ thể hiện ở việc nhà Trần không theo quan điểm coi trọng chính sắc (quan điểm khổng giáo), mà vẫn dùng các màu gián sắc để may mặc cho các quan ở các cấp. Năm Hưng Long thứ 8 (1300), quan võ dùng kiểu mũ áo mới. Quan văn đội mũ chữ đinh màu đen, áo có cửa tay rộng từ 9 tấc tới 1 thước 2 tấc, kiểu hẹp từ 8 tấc trở xuống không được dùng. Các quan văn võ không được mặc xiêm. Sau đó đến năm 1301 lại cho các quan đội mũ chữ đinh, thêm miếng lụa bọc tóc màu tía pha màu biếc (bịt lên đầu dùng để buộc chân tóc lại, bỏ thừa về đằng sau).
  • 56. Page 56 Vương hầu nào tóc dài thì đội mũ triều thiên, người nào tóc ngắn thì đội mũ bao cân (1030). Có lẽ đây là loại khăn trùm đầu màu xanh thẫm mà Trần Phu đã nhắc trong bài An Nam tức sự (1294). Đến năm 1395, Lịch Triều tạp kỷ lại quy định mũ áo mũ áo của các văn võ: nhất phẩm thì màu tía, nhị phẩm: màu đại hồng, tam phẩm: màu đào hồng, tứ phẩm, ngũ phẩm: màu lục, thất phẩm: màu biếc; bát, cửu phẩm: màu xanh. Người không có phẩm hàn và lô bộc: màu trắng. Người hầu trong cung thì mặc váy mở, không dùng xiêm. Các quan theo hầu chức văn từ lục phẩm trở lên được đội mũ cao sơn (chánh lục phẩm : mũ màu đen, tòng lục phẩm: màu xanh). Chánh lục phẩm được mang đai, đi hia. Người tôn thất đội mũ phương thắng màu đen. Chức võ, lục phẩm đội mũ chiết xung, tước cao mà không có chức được mang đai và đội mũ giác đính, thất phẩm đội mũ thái cổ, tòng thất phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viên dụ. Ngự sử đài đội mũ khước phi. Nhà vua búi tóc, dùng theo bọc và buộc lại trông như đạo sĩ, chỉ rộng hơn một ít, còn tóc ở hai bên thì vẫn để lộ ra và xõa xuống. Các quan được mặc áo bào và cầm hốt. Có những trường hợp đi chân đất. H×nh 1.75 - Trang phôc trong cung ®×nh thêi TrÇn Trang phục của các nhạc công, vũ nữ có thêm những dải lụa mỏng phấp phới, uốn lượn như lướt theo động tác múa, bay lên như hòa quyện cùng âm thanh, điệu múa rộn ràng, sống động - hình 1.76.