SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
1
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP MAY
1. Các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý
a) Quản lý
Khi con người bắt dầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ
không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì quản lý xuất hiện như một
yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Có
rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý :
+ Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được
rằng họ dã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
+ Quản lý là những hoạt động cần thiết phải dược thực hiện khi những con người
kết hợp với
nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
+ Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như
các
nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhóm người, một tổ
chức.
+ Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển,
phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác...
Tổng quát, quản lý là phương thức tốt nhất để đạt dược mục tiêu chung của một
nhóm người, một tổ chức, một cơ quan, hay nói rộng hơn là một nhà nước. Nói một cách
tổng quát nhất, có thể xem quản lý một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.
b) Khoa học quản lý
Quản lý là khoa học, khách thể trong quản lý tổ chức là những con người cụ thể
và sự hình thành một cách tự nhiên các mối quan hệ giữa những con người cụ thể, giữa
2
các nhóm người (chính thức và không chính thức) sẽ tạo nên một mạng lưới các mối
quan hệ phức tạp và đa dạng mà các chú thể quản lý phải đối phó khi thực hiện chức
năng của mình.
Quản lý là cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung. Vì vậy, nhiệm vụ của quản lý là
biến các mối quan hệ trên thành những yếu tố tích cực, hạn chế xung đột và tạo nên môi
trường thuận lợi để hướng tới mục tiêu. ở khía cạnh này, .quản lý là nghệ thuật. Đó là ``bí
quyết`` làm việc với con người, bí quyết sắp xếp các nguồn lực của tổ chức, là sự sáng
tạo khi đôi phề với những tình huống khác nhau trong hoạt động của tổ chức. . . .
Tuy nhiên, các bí quyết đó chì có thể dược khám phá trên sự đúc kết linh nghiệm
thực tế. Các nhà quản lý chỉ có thể thực hiện sứ mệnh của mình tốt hơn khi vận đụng
những kinh nghiệm đã được đúc kết, khái quát hoá thành những nguyên tắc, phương pháp
va` kỹ năng quản lý cần thiết. Đó chính là khoa học, khoa học quản lý, vì thế quản lý vừa
là khoa học, nhưng lại vừa là nghệ thuật. Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay, việc
nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học mới vào thực tế quản lý đang là một xu
hướng của quản lý hiện đại. Vì vậy, ở khía cạnh này, quản lý còn được xem là công nghệ
- công nghệ điều hành, phối hợp và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và thông
tin của một tớ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Khoa học quản lý nhấn mạnh vào tính hợp lý, sự tiên đoán, sự chuyên môn hoá
và năng lực kỹ thuật xuất phát từ những quan điểm sau đây:
-Đối với bất kỳ nhiệm vụ nào cũng có một cách thức tốt nhất để giải quyết và vì
vậy, sự tiêu chuẩn hoá công việc là cần thiết.
-Các nhà quản lý phải kiểm soát chặt chẽ các quá trình làm việc của các nhân viên cấp
dưới để đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
-Ngoài ra, cần thiết lập một hệ thống trả lương phù hợp với công việc
2. Giới thiệu về quá trình sản xuất may công nghiệp
Quy trình sản xuất sản phẩm may mặc là một quy trình sản xuất chuỗi bao gồm
nhiều bước công đoạn nối tiếp nhau. Về tổng thể, trong phạm vi sản xuất kinh doanh,
quy trình sản xuất sản phẩm may công nghiệp là một quy trình 3 giai đoạn và tùy
thuộc vào việc lựa chọn thực hiện từng giai đoạn này mà chúng ta có sự đa dạng trong
việc lựa chọn hình thức sản xuất sản phẩm may. Ba giai đoạn đó là:
3
Giai đoạn 1: Nghiên cứu thời trang, hình thành Bộ Sưu Tập và chọn mẫu KD
Giai đoạn 2: Chuẩn bị sản xuất, sản xuất trên chuyền và hoàn tất
- Chuẩn bị sản xuất: bao gồm tất cả các công việc chuẩn bị về tiêu chuẩn kỹ thuật,
về mẫu, về công nghệ trước khi đưa vào sản xuất mã hàng cùng với kiểm tra,
đo đếm nguyên phụ liệu.
+ Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
+ Chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế
+ Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ
- Công đoạn chia cắt: bao gồm trải vải và cắt nguyên liệu, phụ liệu và một
số công việc cần làm trước khi bắt đầu giai đoạn may
- Công đoạn ráp nối: bao gồm quá trình may các chi tiết, ủi định hình các chi
tiết, ủi tạo hình và lắp ráp sản phẩm
- Công đoạn tạo dáng sản phẩm sau khi may: bao gồm 2 công việc chính là nhiệt
ẩm định hình và ép tạo dáng. Công đoạn này chỉ có ở những doanh nghiệp
chuyên sản xuất các sản phẩm cao chấp như : Jacket, veston,...
- Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm: bao gồm việc tẩy vết bẩn trên sản
phẩm, ủi hoàn chỉnh sản phẩm, bao gói và đóng kiện
Giai đoạn 3: Kinh doanh, bán lẻ sản phẩm may
3. Công tác chuẩn bị Nguyên phụ liệu
Trong doanh nghiệp may, việc chuẩn bị Nguyên phụ liệu là một công tác hết sức
quan trọng trước khi sản xuất một mã hàng. Nó không chỉ được xem là những loại vật tư
cần thiết trong quá trình sản xuất mà còn được coi là tài sản lớn của doanh nghiệp. Vì vậy,
công tác chuẩn bị về nguyên phụ liệu được thực hiện tốt trước khi sản xuất sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất ở các mặt sau:
 Xử lý và sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý.
 Hoạch toán được nguyên phụ liệu chính xác.
 Tiết kiệm nguyên phụ liệu dư thừa trong sản xuất.
 Tránh nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát và suy giảm chất lượng nguyên phụ liệu.
 Hạ giá thành sản phẩm.
4
 Bảo đảm được chất lượng nguyên phụ liệu theo yêu cầu sản xuất.
Chuẩn bị về nguyên phụ liệu bao gồm các công tác:
 Chuẩn bị mặt bằng kho.
 Chuẩn bị nhập nguyên phụ liệu ( phân loại, thống kê nguyên phụ liệu).
 Kiểm tra, đo, đếm nguyên phụ liệu.
 Bảo quản nguyên phụ liệu.
 Chuyển giao nguyên phụ liệu vào sản xuất.
II. GIỚI THIỆU CÔNG TY KHU V- TỔNG CÔNG TY NHÀ BÈ
1. Lịch sử hình thành và phát triểncủa công ty
Xí nghiệp may xuất khẩu Nam Tiến ra đời theo quyết định số 966TM/QĐ ngày
21/11/1995 do sự liên doanh của hai xí nghiệp: Công ty may Miền Nam (GATEXCO)
thuộc bộ thương mại và Công ty Việt Tiến (VTEC) thuộc Tổng công ty Dệt may Việt
Nam theo hợp đồng kinh tế đã thỏa thuận. Xí nghiệp may xuất khẩu Nam Tiến là xí
nghiệp kinh doanh hàng may mặc trong nước và xuất khẩu. Xí nghiệp được hoạt động với
tổng số vốn điều lệ hình thành
từ hai nguồn vốn góp của các thành viên sáng lập nên tổng số vốn ban đầu của xí
nghiệp là: 5.758.855.093đồng. Trong đó:
 Vốn cố định: 4.672.819.719 đồng
 Vốn lưu động: 1.085.769.734 đồng
Xí nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp của Nhà nước và các qui định của pháp
luật, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp do bộ Thương Mại hai bên GATEXCO và
VTEC thỏa thuận thông qua hội đồng quản trị.
11/11/1999Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam đã đồng ý cho Công Ty May Việt
Tiến bán lại toàn giá trị góp vốn của công ty may Việt Tiến tại thời điểm cổ phần hóa
trong Xí Nghiệp liên doanh Nam Tiến.
Vào ngày 31/12/1999 hai bên đã chấm dứt hợp đồng kinh doanh, bắt đầu từ ngày
1/1/2000 mọi vấn đề hoạt động nội tại của xí nghiệp may liên doanh Nam Tiến do công
ty vải sợi Miền Nam chịu trách nhiệm.
Cho đến năm 2011, Nhà Bè chính thức mua lại Nam Tiến từ Công ty vải sợi
5
Miền Nam đổi tên lại là Xí nghiệp may khu V Jean – Nhà Bè. Từ đây mọi vấn đề đối
với lao động, các khoản nợ phải thu, phải trả, các chế độ đối với ngân sách Nhà nước,
nghĩa vụ còn tồn tại đến nay chấm dứt.
Xí nghiệp may khu V - Jean là xí nghiệp hoạt động dưới tư cách pháp nhân của
Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè và luật pháp Nhà nước. Trong thời gian qua xí
nghiệp đã thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, tạo nhiều công ăn việc
làm cho người lao động với mức thu nhập cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà
nước và đem lại lợi nhuận cho Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè.
2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Hiện nay, công ty hoạt động với quy mô mở rộng và bộ máy tổ chức được quản lý
theo mô hình trực tuyến – chức năng. Đặc điểm của mô hình này là mỗi bộ phận chuyên
trách riêng về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Những người
lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và có quyền quyết định trong
đơn vị mình phụ trách.
Ngoài ra cơ cấu này còn có ưu điểm phát huy tối đa tính tích cực nhất, linh hoạt nhất
nhằm thực hiện các nhiệm vụ và kiểm tra để ngăn chặn, khắc phục các sai lệch của
từng bộ phận thừa hành.
Giám đốc là người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, chuyên đề xuất
chiến lược, sách lược kinh doanh, tạo sự ăn khớp giữa các bộ phận, nắm bắt kịp thời tình
hình sản xuất và đề ra phương hướng giải quyết sao cho vừa đảm bảo nguồn lực về vật
chất kỹ thuật vừa tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, Phó Giám Đốc là trợ lý – là
người tham mưu cho Giám Đốc và là người giữ cho hoạt động của công ty bình thường
khi Giám Đốc đi vắng. Dưới Giám Đốc là các phòng ban, chỉ thuần túy là làm nhiệm vụ
chuyên môn cho cấp quản trị
thượng đỉnh trong lĩnh vực. Mô hình này không tránh khỏi các nhược điểm như
Giám đốc còn phải xử lí quá nhiều công việc do phải quản lí tất cả các đơn vị trong
công ty, thiếu sự phân cấp uỷ quyền. Như vậy nhiệm vụ của giám đốc quá nặng nề,
còn nhiệm vụ các phòng ban đơn giản, nhẹ nhàng.
Bao gồm 4 phòng ban:
 Phòng kế toán – tiền lương
6
 Phòng kế hoạch
 Phòng chuẩn bị sản xuất
 Phòng hành chánh – ISO
Chức năng, nhiệm vụ ,quyền hạn của từng bộ phận
 Giám đốc:Anh Nguyễn Văn Thịnh
a.Chức năng
- Chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám Đốc về mọi hoạt động tại khu V JEAN -
Nhà Bè.
- Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách của Ban Tổng Giám Đốc và hoạch định
tổ chức đào tạo nguồn lực kế thừa tại khu V.
- Tổ chức sắp xếp, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra các bộ phận trên cơ sở phân
công công việc hằng ngày, hàng tháng, hàng quý.
b.Nhiệm vụ
- Phân công nhiệm vụ cho các phó tổng giám đốc giải quyết và tự chịu trách nhiệm về
các vấn đề đã được giao phụ trách và thực hiện kiểm tra hằng ngày,hàng tháng,hàng
quý.
- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất hàng tháng,quý.
- Họp và triển khai thực hiện kế hoạch tuần,tháng.
- Kiểm tra việc thực hiện và điều chỉnh kịp thời tình hình sản xuất hàng ngày để đảm
bảo kế hoạch sản xuất theo tuần và tháng đạt yêu cầu.
- Kiểm soát toàn bộ vật tư, hàng hoá, ký phiếu xuất vật tư, thiết bị, hàng hoá theo quy
định của Tổng công ty.
- Báo cáo tình hình sản xuất hàng ngày của đơn vị về cho Ban Tổng Giám Đốc và
Phòng Kế Hoạch Thị Trường.
- Kết hợp với công đoàn,đoàn thanh niên xây dựng quy chế thi đua sôi nổi trong sản
xuất.
- Dựa vào công tác tuyển dụng của Tổng Công Ty,lên kế hoạch thông báo tuyển dụng
nội bộ.
7
- Thực hiện tốt chế độ kế toán,phối tiền lương,tiền thưởng đúng chế độ cho người lao
động,bảo quản,giữ gìn tài sản của Tổng Công Ty giao, bảo quản thiết bị và có kế
hoạch bảo trì thiết bị.
- Thực hiện công tác kiểm kê,chế độ báo cáo theo quy định của Tổng Công Ty.
- Lên kế hoạch tiết kiệm vật tư cơ điện,tình hình sử dụng điện, nước, điện thoại ….của
Xí Nghiệp.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực cho các bộ phận.
- Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng.
- Thiết lập các mục tiêu chất lượng tương quan với kế hoạch chiến lược của xí nghiệp.
c.Quyền hạn
- Được quyền đề xuất với Ban Tổng Giám Đốc bố trí và đề bạc cán bộ quản lí dưới
quyền trong phạm vi cho phép.
- Được quyền xử lí những cán bộ công nhân viên làm việc không đúng quy trình hệ
thống dẫn đến sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, có thể chuyển
đổi công tác hoặc thôi việc.
- Ký duyệt các báo cáo trình Tổng Giám Đốc duyệt.
 Phó giám đốc sản xuất: Chị Nguyễn Thị Triệu
a.Chức năng,nhiệm vụ
- Thay mặt Giám đốc, điều hành trực tiếp quản lý các khu vực sau:
 Tổ cơ điên
 KCS tại chuyền
 Chuyền 3+4
 Kỹ thuật chuyền
- Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc thực hiện công việc của Quản đốc, Tổ Cơ Điện,
KCS Chuyền, Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng, Kỹ Thuật Chuyền.
- Dựa vào kế hoạch sản xuất họp đầu tháng, xây dựng và kiểm tra thực hiện kế hoạch
sản xuất của các chuyền theo đúng kế hoạch hàng ngày, hàng tháng mà Giám đốc
ban hành.
- Bộ phận kỹ thuật chuyền may:
o Duyệt quy trình may
8
o Họp triển khai sản xuất
o Tổng hợp kết quả triển khai
o Xử lý mang tính tập thể những ách tắc đã và đang xảy ra
- Bộ phận cơ điện:
o Kiểm tra phiếu đăng ký thiết bị
o Chuẩn bị máy móc thiết bị,cử gá
o Tập hợp cơ điện khi có sự thay đổikiểm tra lại thái độ phục vụ,thời gian sửa chữa
 Kiểm tra thái độ phục vụ, thời gian sửa chửa.
- Kiểm soát và điều hành sản xuất các chuyền may.
 Chuẩn bị chuyển đổi mã hàng
 Quy trình may
 Phân công lao động
 Thiết kế chuyền
 Năng suất giờ của cá nhân, cụm, chuyền.
- Có giải pháp khi đã kiểm tra:
 Kiểm tra cân đối đổ bán thành phẩm
 Hành động khắc phục
 Hành động cải tiến
- Quản lý và nhắc nhở công tác vệ sinh, an toàn lao động, nội quy kỉ luật lao động theo
quy định của Tổng Công Ty ban hành.
- Nhắc nhở đôn đốc việc kê lương hàng tháng tại các bộ phận nhằm đúng tiến độ.
- Báo cáo cho Giám đốc mọi hoạt động và diễn tiến khi cần thiết.
b.Quyền hạn
- Được quyền triệu tập các cuộc họp tại từng cụm, từng chuyền theo kế hoạch sản xuất
(Khi tình hình sản xuất không ổn định).
- Được quyền phân bổ, hoán đổi thiết bị tại khu vực sản xuất.
- Được quyền đề xuất, thay đổi, hoặc đề cử cán bộ quản lí dưới quyền khu vực mình
quản lý.hiệu quả cao hơn.
- Trực tiếp chỉ đạo xử lý mọi hoạt động tại khu vực mình phụ trách.
9
- Được quyền đề xuất những ý kiến cải tiến, phương pháp đổi mới để mang lại
- Được quyền chuyển đổi công tác, bước công việc của cán bộ công nhân viên dưới
quyền nếu có sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến đơn vị.
- Đề xuất khen thưởng và lên lương nhân viên trước Giám đốc.
- Trực tiếp kí giấy ra vào cổng cho cán bộ quản lý chuyền và các trưởng bộ phận.
- Được quyền đề xuất ý kiến về tổ chức nhân sự.
 Phó giám đốc kế hoạch: Anh Phạm Đức Hiếu.
a.Chức năng ,nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động sản xuất, tiến độ giao hàng tại các
khu vực:
 Phòng kế hoạch.
 Kho NPL.
 Phòng CBSX.
 PX cắt.
 Đóng nút + cắt chỉ.
 Hút bụi + Ủi thành phẩm.
 KCS thành phẩm.
 Thu hoá + đóng gói.
- Dựa vào kế hoạch sản xuất đầu tháng, lên lịch thông báo giao hàng theo tuần.
- Tổ chức thực hiện và kiểm soát thực hiện của 3 tổ trưởng (cắt chỉ - ủi thành phẩm,
thu hóa + đóng gói – đóng nút).
- Điều động, cân đối giữa các Tổ trưởng tại các bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ giao
hàng.
- Theo dõi báo cáo hàng ngày: tiến độ ra hàng thành phẩm tại các chuyền may, tiến độ
giao nhận wash.
- Sau khi xuất xong một mã hàng, phối hợp phụ trách KCS làm biên bản báo cáo hàng
tồn phân loại để nhập kho theo đúng quy định(có chữ ký phòng Kế Hoạch, Phụ trách
hoàn thành, Phụ trách KCS).
10
- Nhắc nhở kiểm tra thường xuyên về công tác ATLĐ, VSCN, sắp xếp tại khu vực
hoàn thành.
- Phối hợp cùng chị Triệu kiểm tra và duyệt kế hoạch hàng tháng.
- Tổ chức và xây dựng ổn định làm việc có hệ thống tại lực lượng KCS thành phẩm,
chịu trách nhiệm 100% hàng được xuất khỏi đơn vị đạt chất lượng.
- Nhắc nhở, đôn đốc việc kê lương hàng tháng tại các bộ phận nhằm đúng tiến độ.
- Duy trì và làm việc theo hệ thống.
b.Quyền hạn
- Được quyền chuyển trả những cá nhân vi phạm đến chất lượng sản phẩm gây sai
hỏng hàng loạt (đã được tập huấn nhưng không đạt yêu cầu).
- Đề xuất những giải pháp nhằm phục vụ công tác giao hàng tốt hơn.
 Phân xưởng hoàn thành: Chú Trương Quang Duy
- Chịu trách nhiệm toàn bộ phân xưởng hoàn thành, báo cáo công việc cho Phó giám
đốc sản xuất.
- Đối với khu vực giao nhận: Anh Tài
 Lấy năng suất giao nhận, chuyển trả thành phẩm phải ghi rõ ràng, có ký nhận.
Thực hiện ghi bảng và sổ tại bàn phụ trách.
 Lấy trung thực, không thông đồng cùng chuyền trưởng.
 Giao nhận hàng Wash phải đếm sản phẩm có sổ và phiếu giao nhận của hai bên.
 Tập kết hàng theo đúng nơi quy định, sắp xếp gọn gàng,ngăn nắp, phải treo bảng
nhận dạng.
- Đối với khu vực cắt chỉ + đóng nút: Anh Nguyễn Văn Kiệt
 Phối hợp kĩ thuật và kế hoạch đóng nút quần mẫu cho khách hàng duyệt.
 Theo dõi việc ghi năng suất 2h/lần tại từng công nhân bằng biểu ghi năng suất.
 Cắt chỉ sạch sẽ trong và ngoài sản phẩm.
 Tại vị trí cắt chỉ không được để đầu chỉ, đầu passant, dây rơi xuống nền nhà.
 Đôn đốc, nhắc nhở về chất lượng tại bộ phận tổ trưởng quản lý.
 Hàng để ngăn nắp, đúng vị trí, không để lẫn lộn, có biển nhận dạng.
 Giữ gìn vệ sinh, ATLĐ nơi làm việc đúng quy định.
11
- Đối với khu vực hút bụi, ủi thành phẩm: Anh Đinh Văn Chốn
 Tổ trưởng ủi kết hợp kĩ thuật chuyền, KCS thành phẩm hướng dẫn công nhân ủi
và cho khách hàng kí duyệt (làm cơ sở ủi đại trà)
 Phải hút, thổi 100% hàng trước khi chuyển qua KCS kiểm giàng quần.
 Hàng để ngăn nắp, đúng vị trí,không để lẫn lộn, có bảng nhận dạng.
 Mỗi công nhân ủi đều phải ghi tên lên bó hàng sau khi ủi xong.
 Thường xuyên nhắc nhở chất lượng,năng suất .
 Giữ gìn vệ sinh + ATLĐ nơi làm việc đúng quy định.
 Tuân thủ hệ thống làm việc đúng quy định
 Theo dõi biểu báo cáo hàng ngày: tiến độ ra hàng thành phẩm tại các chuyền may,
tiến độ sau Wash.
 Thông tin và làm việc trực tiếp với quản lý chuyền về hàng sửa thành phẩm, hàng
sửa sau Wash.
 Cân đối và điều động lực lượng ủi, đóng nút thành phẩm theo từng giờ, từng ngày
một cách hợp lý và khoa học.
 Duy trì và kiểm soát biểu mẫu ghi năng suất cá nhân. Quy trách nhiệm bằng công
việc ghi số cho các công nhân để đánh giá chất lượng ủi và cắt phiếu chất lượng.
 Lắng nghe và có hành động khắc phục triệt để về chất lượng sản phẩm khi KCS xí
nghiệp, QC công ty và khách hàng góp ý.
- Đối với khu vực thu hoá , đóng gói: Anh Nguyễn Văn Dung.
 Làm sản phẩm mẫu cho khách hàng duyệt.
 Phải có List xuất cho từng mã hàng.
 Đóng hàng đúng theo List.
 Lập bảng nhận dạng tại khu vực thu hoá ,đóng gói.
 Công tác vệ sinh, nhặt chỉ trước khi gấp xếp.
 Ghi sổ và chữ trên thùng phải rõ ràng, không được bôi xoá.
 Điều động cân đối giữa các bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng.
 Kiểm tra,thực hiện theo dõi List đóng hàng, thực hiện ghi số theo đúng quy định.
12
 Đảm bảo đóng hàng đúng, đủ, không gian lận (nếu trường hợp đóng thiếu yêu cầu
báo cáo phòng Kế hoạch khu V và xin ý kiến).
 Nhận bao bì, nhãn đóng gói theo từng ngày và đăng kí cho ngày hôm sau theo số
lượng nhãn thể hiện trên list xuất hàng.
 Qua một ngày giao hàng phối hợp với KCS làm báo cáo hàng tồn phân loại để
nhập kho theo đúng quy định (có chữ ký phòng Kế Hoạch Xí Nghiệp, phụ trách
hoàn thành, tổ trưởng KCS).
 Kiểm tra và nhắc nhở bộ phận giao nhận bao bì, nhãn đóng gói nhằm tránh thất
thoát.
 Bám sát kế hoạch, thông báo giao hàng, đưa ra kế hoạch mục tiêu hàng giờ ngày
nhằm đảm bảo tiến độ.
 Nhắc nhở và kiểm tra thường xuyên về công tác sắp xếp, vệ sinh tại khu vực
hoàn thành.
Trên đây là những nội dung phân công và nhiệm vụ cho BGĐ, phụ trách các bộ phận
trong quá trình chỉ đạo thực hiện sẽ tiếp tục chỉnh sửa hoặc bổ sung nhằm phù hợp với quá
trình sản xuất cũng như phát triển tại Xí Nghiệp May Khu V.
 Quản đốc phân xưởng may: Chị Huỳnh Thị Phương Chi
a. Chức năng
- Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động tại chuyền mình quản lý khi Phó giám
đốc đi vắng.
- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, Phó Giám Đốc về công tác tổ chức sản xuất tại
chuyền may và chất lượng sản phẩm.
- Báo cáo sản xuất cụm 2h/lần cho Phó Giám đốc về tình hình sản xuất tại các chuyền
may.
b. Nhiệm Vụ
- Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của chuyền trưởng, tổ trưởng, công nhân.
- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về năng suất, chất lượng sản phẩm thực hiện ở
các chuyền may.
- Kiểm tra và phân công lao động, thiết kế chuyền của các chuyền trưởng, tổ trưởng.
13
- Kiểm tra đôn đốc thiết bị đầu vào của cơ điện để chuẩn bị sản xuất (tình hình đã
chuẩn bị tới đâu).
- Kiểm tra việc thực hiện định mức từng cụm, phát hiện kịp thời cá nhân không đạt
định mức, hướng dẫn kèm cặp công nhân có năng suất thấp, nhân rộng những thao
tác tốt có năng suất cao, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực thợ trong từng cụm,
chuyền.
Kiểm tra công tác triển khai kĩ thuật của KTC, công tác thực hiện nhiệm vụ của tổ
cơ điện khi chuyển đổi.
- Giải quyết nhanh chóng các vấn đề vướng mắc có ảnh hưởng đến năng suất tại các
chuyền may trong giờ, ngày.
- Ghi chép thông tin tình hình sản xuất 2 giờ/lần cho PGĐ và báo cáo những vấn đề
không giải quyết được để PGĐ chỉ đạo kịp thời.
- Kiểm tra việc giao nhận phụ liệu, định mức phụ liệu khi kĩ thuật triển khai (có vượt
định mức không), bán thành phẩm và thành phẩm giữa Cắt, May, Ủi.
- Tiếp nhận thông tin đóng góp ý kiến của khách hàng, đề ra phương án nhanh chóng
và có hướng dẫn giải quyết triệt để, kiểm soát duy trì hành động khắc phục của cá
nhân, cụm trong suốt quá trình sản xuất.
- Kiểm tra kế hoạch đổ bán thành phẩm, tiến độ sản xuất cụm, chất lượng sản phẩm
cụm tại các chuyền may nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như doanh thu của
các chuyền may.
- Chịu trách nhiệm công tác vệ sinh, ATLĐ, nội quy kỉ luật theo quy định của Tổng
Công Ty Và Xí Nghiệp ban hành.
- Thực hiện và duy trì việc kiểm soát xé phiếu chất lượng của chuyền trưởng, tổ
trưởng và KCS chuyền.
- Cân đối lao động giữa các chuyền may→đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng cũng
như năng suất.
- Đề xuất ý kiến đào tạo Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng sản xuất kế thừa.
- Kiểm tra việc ghi năng suất hàng ngày của chuyền trưởng, tổ trưởng, và phiếu ghi
năng suất công nhân.
14
- Báo cáo năng suất từng cụm vào sổ cho Phó Giám Đốc xí nghiệp và ghi rõ nguyên
nhân, giải pháp.
- Duy trì triệt để làm việc theo hệ thống.
 Phụ trách KCS: Chị Huỳnh Ngọc Quyến
a. Chức năng, nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, Phó Giám Đốc về hiệu quả của hệ thống quản lý
chất lượng.
- Tổ chức và duy trì hệ thống, phân công và phân nhiệm kiểm soát chất lượng trong
toàn công ty.
- Điều hành phân công nhiệm vụ tổ trưởng KCS chuyền may
- Tạp huấn KCS mới về công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, cách thức
thực hiện hệ thống và ghi báo cáo.
- Phối hợp quản lý chuyền, phụ trách hoàn thành, KTC thực hiện và theo dõi các hành
động khắc phục và phòng ngừa.
- Kiểm tra việc thực hiện cắt phiếu chất lượng của KCS tại các bộ phận triệt để.
- Quan hệ khách hàng, tiếp nhận lắng nghe và hành động khắc phục.
- Bố trí nhân viên thực hiện kiểm Prefinal tại các mã hàng (trước khi cho khách hàng
kiểm tra ).
- Phục vụ công tác kiểm final với khách hàng.
b. Quyền Hạn
- Được quyền ngưng sản xuất những cá nhân, tập thể gây ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm.
- Được quyền đề xuất những cá nhân không đạt yêu cầu (sau khi huấn luyện nhưng
không đạt hiệu quả).
 Phòng kế hoạch : Anh Nguyễn Văn Tư
- Thay mặt Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành mọi hoạt động tại các bộ phận như
sau:
 Phòng KĨ THUẬT - CBSX
 Kho nguyên phụ liệu
- Theo dõi cont nhập xuất, cân đối xe (trên tinh thần tiết kiệm chi phí vận chuyển).
15
- Làm việc trực tiếp với khách hàng và theo dõi kế hoạch, tiến độ phát triển mẫu, ngày
hoàn tất sản phẩm đúng thời gian quy định của khách hàng.
- Thông tin cho Giám đốc, PGĐ về tình hình đồng bộ NPL các mã hàng mỗi ngày.
- Lập kế hoạch chuyền, ngày đồng bộ trên cơ sở thông báo giao hàng của phòng kế
hoạch cũng như khách hàng.
- Theo dõi tiến độ cắt cũng như tổ trưởng cắt, đảm bảo kế hoạch cắt đủ bán thành
phẩm, hàng in, hàng thêu để cung cấp đủ cho chuyền may
- Giải quyết các vướng mắc tại các bộ phận được phân công
- Quản lí và có chế độ báo cáo hàng xuất, nhập tồn theo từng mã hàng theo tháng, theo
quý đúng quy định (đặc biệt chế độ báo cáo tồn sau khi xuất xong một mã hàng).
- Phân công nhiệm vụ cụ thể và có kiểm tra chế độ báo cáo của từng nhân viên dưới
quyền để công việc không bị ách tắc.
- Quản lí kho tàng, cấp vật tư đúng đinh mức.
- Phối hợp với bộ phận hoàn thành và làm việc trực tiếp với Phòng kế hoạch thị
trường khách hàng và tiến độ giao hàng tại tổ Hoàn Thành.
- Cân đối vật tư – nguyên phụ liệu.
- Duy trì triệt để tại các bộ phận làm việc theo hệ thống trong sổ tay quy định.
 Phòng ISO: Chị Nguyễn Ngọc Ngân.
- Tham mưu cho giám đốc về cơ cấu tổ chức của xí nghiệp, hoạch định và triển khai
thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược xí nghiệp.
- Tham gia việc ban hành các chức năng, nhiệm vụ bộ phận, phòng ban trong xí nghiệp.
- Xây dựng nội qui, quy định, chế độ, chính sách nhân sự và quản lý nguồn nhân lực.
- Xây dựng, phát triển,cải tiến, và áp dụng hiệu quả hệ thống các công cụ sử dụng trong
quản lí nguồn nhân lực: lương, thưởng, đánh giá năng lực, công việc…….
- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
- Phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo và kiểm soát các chương trình đào tạo phát triển
nguồn nhân lực trong xí nghiệp.
- Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong nội bộ xí nghiệp, đảm bảo sự công bằng,
hợp pháp theo đúng quy định xí nghiệp.
16
- Tổ chức, quản lý văn phòng, đảm bảo trật tự, môi trường làm việc, an toàn, sạch sẽ,
PCCC
- Quản lý hành chính văn thư, lưu trữ hồ sơ, công văn, tiếp tân và điều hành nhân sự
toàn khối văn phòng.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên và các công việc hành
chính khác theo các chế độ do Nhà Nước và công ty quy định.
 Phòng chuẩn bị sản xuất – Kỹ thuật: Anh Lê Quốc Hiệp
- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, Phó Giám Đốc về mọi hoạt động tại phòng kĩ
thuật. Bao gồm kĩ thuật chuẩn bị sản xuất và KTC.
- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất.
- Tổ chức, phân công công tác cắt mẫu, may mẫu, làm rập, giác sơ đồ theo kế hoạch
hàng ngày.
- Kiểm tra tiến độ may mẫu, thực hiện chế mẫu, chuẩn bị cữ gá lắp, thống nhất quy
trình may.
- Tiếp nhận toàn bộ các góp ý của khách hàng và Phòng Kĩ Thuật Tổng Công Ty để
triển khai và thực hiện công việc kịp thời.
- Chuẩn bị đầy đủ sơ đồ, rập ốp chính xác nhằm phục vụ tổ cắt.
- Theo dõi công tác triển khai kĩ thuật ở chuyền.
- Duy trì và kiểm tra sổ tay kĩ thuật thường xuyên.
- Theo dõi và báo cáo công việc của kĩ thuật chuẩn bị trình ban giám đốc mỗi ngày.
 Phòng kế toán – tiền lương: Chị Đoàn Thị Đông – Chị Lê Thị Ngọc
- Hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện thanh toán với khách
hàng, quản lý và sử dụng tiết kiệm hợp lí các vật tư thiết bị tiền vốn trong sản xuất.
- Theo dõi công tác tổ chức nhân sự, xét thi đua, tính bảo hiểm cho công nhân viên.
- Thực hiện các chính sách, chế độ nguyên tắc về tài chính lên giám đốc và các phòng
ban liên quan.
- Theo dõi ghi chép hoạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh về vốn kinh doanh, thu, chi, thanh toán công nợ.
- Phát lương cho nhân viên.
- Thực hiện các báo cáo tài chính.
17
 Tổ trưởng kỹ thuật chuyền: Đặng Thị Loan
a. Chức năng và nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc, phó giám đốc, quản đốc về chất lượng sản phẩm tại
các chuyền khi triển khai, kể cả hàng sau wash.
- Phối hợp cùng KTC trong công tác triển khai mã hàng mới.
- Sắp xếp kĩ thuật để may mẫu đối, duyệt mẫu rập, quy trình đánh số, chế mẫu khó cùng
KTC.
- Phối hợp cơ điện, KTC nghiên cứu thiết bị, cữ gá lắp để phục vụ sản xuất.
- Phối hợp tổ hoàn thành triển khai công tác ủi mẫu tại tổ hoàn thành.
- Hướng dẫn và xây dựng quy trình kiểm cho KCS.
- Lập sổ phân công, công việc hàng ngày trình phụ trách kĩ thuật kiểm soát.
- Thống nhất quy trình cùng KTC và nhân viên quy trình.
- Họp triển khai sản xuất mã hàng mới.
 Kho nguyên phụ liệu:Chị Hương và Anh Nguyễn Văn Đức
- Tổ chức tiếp nhận, phân công kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu.
- Báo cáo tình hình chất lượng, số lượng nguyên phụ liệu lên phòng kế hoạch để có kế
hoạch sử dụng.
- Thực hiện cấp phát nguyên liệu cho xưởng cắt, phụ liệu cho chuyền may và hoàn
thành.
 Xưởng cắt: Anh Nguyễn Thanh Nho.
a. Chức năng va nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phó Giám Đốc, phụ trách phòng kế hoạch về mọi
hoạt động của tổ cắt.
- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch, nhận rập sơ đồ từ phòng chuẩn bị sản
xuất, nhận nguyên liệu từ kho.
- Xây dựng và triển khai phương án cắt cho thống kê cắt.
- Tổ chức và đào tạo nhân sự bộ phận cắt có cán bộ kế thừa nhằm đảm bảo chất lượng
cắt, đánh số, ép mex có kế hoạch đồng bộ để phục vụ tại các chuyền may.
- Triển khai công đoạn cắt và phân loại cho từng mã hàng, kiểm tra chất lượng trải –
cắt, in thêu, ép keo, đánh số - bóc tập và giao cho chuyền may.
18
- Phối hợp phòng kĩ thuật, kho nguyên liệu theo dõi nguyên liệu đồng bộ, xử lí kịp thời
những tình huống phát sinh xảy ra nhanh chóng và tận tình.
- Chỉ đạo giải quyết và kiểm tra những ách tắc gây khó khăn tại các chuyền may nhanh
và hiệu quả (sau đó có chế độ báo cáo lại).
- Quản lý kiểm soát thống kê cắt thực hiện công tác tiết kiệm.
- Từng mã hàng kết thúc có chế độ báo cáo vải thừa, thiếu (công tác nhập kho). Lên kế
hoạch cắt đầu khúc tiết kiệm.
- Đào tạo, nhắc nhở từng bộ phận thực hiện đúng hướng dẫn công việc.
- Kiểm tra, nhắc nhở công tác vệ sinh, ATLĐ, nội quy công ty tại các bộ phận.
- Duy trì và làm việc theo hệ thống.
b. Quyền Hạn
- Được quyền chuyển trả những cá nhân vi phạm chất lượng sản phẩm gây sai phạm
hàng loạt, đã được tập huấn nhưng không đạt yêu cầu.
- Đề xuất phương án, nhân sự nhằm mang lại hiệu quả cho sản xuất.
 Tổ cơ điện: Anh Nguyễn Chí Tuệ
a. Chức năng và nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phó Giám Đốc, phụ trách Phòng Kế Hoạch về mọi
hoạt động của tổ cơ điện.
- Dựa vào kế hoạch hàng tháng sắp xếp thiết bị đầu vào phục vụ cho sản xuất, tổ chức
phân công bảo trì, sửa chữa máy móc.
- Theo dõi tiến độ chuyển đổi giữa các chuyền.
- Tổ chức đào tạo lực lượng thợ máy theo hình thức tại chỗ.
- Phối hợp cùng quản lý, bộ phận kĩ thuật nghiên cứu và chế cữ gá lắp phục vụ cho sản
xuất.
- Tiếp nhận phiếu đăng kí thiết bị từ quản đốc, từ đó kiểm tra và điều tiết hợp lí trong
trường hợp thiết bị thiếu tại xí nghiệp, chủ động liên hệ với các đơn vị bạn.
- Bố trí người lập sổ theo dõi mượn, thuê máy móc thiết bị ra vào xí nghiệp.
- Lên kế hoạch hàng tuần, tháng phân công người theo dõi lí lịch và quản lí thiết bị, bảo
trì, châm dầu cho các loại thiết bị tại các chuyền và yêu cầu công nhân tự ghi vào sổ
theo dõi khi vệ sinh tuần.
19
- Hàng tháng, quý đưa ra kế hoạch vệ sinh thiết bị, hệ thống làm mát, quạt.
- Ngày 25 hàng tháng lên kế hoạch dự trù vật tư thiết bị.
b. Quyền hạn
- Được quyền đề xuất chuyển trả những cá nhân không đảm đương được công việc.
- Đề xuất khen thưởng đột xuất cá nhân, tập thể có tinh thần sáng kiến làm lợi cho xí
nghiệp.
 Phụ trách phòng hành chính: chú Võ Văn Út
a. Chức năng và nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước GĐXN về mọi hoạt động của các khu vực: Phòng y tế, tổ
tạp vụ, PCCC, BH tai nạn, công tác đánh giá, trật tự nội vụ trong toàn XN, sửa
chữa nhỏ và công tác tuyển dụng lao động.
- Lập bàng dự trù các hạn mục sửa chửa nhỏ trình GĐ duyệt trước khi làm.
- Lập kế hoạch theo dõi bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị PCCC, thang máy, hệ thống
nước uống.
- Kiểm tra, kiểm soát tình hình xuất nhập NPL, hàng thành phẩm, văn phòng phẩm
và linh kiện phụ tùng.
- Kiểm tra tiến độ, chất lượng, thái độ phục vụ của Phòng y tế, tổ tạp vụ.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình chấp hành nội quy kỷ luật, an toàn PCCC trong
toàn XN.
b. Quyền hạn
- Được quyền đề xuất chuyển trả công tác cá nhân không đảm đương được công việc
- Được quyền đề xuất phạt các trường hợp vi phạm nội quy kỷ luật, làm sai hệ thống
- Đề xuất thưởng đột xuất cá nhân, tập thể có tinh thần sáng kiến làm lợi cho xí
nghiệp.
 Ngoài ra, còn có các bộ phận như: bảo vệ, vệ sinh, bốc xếp...
20
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức khu V
3. Giới thiệuchung
a. Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè
Hình 1.2 : Tổng Công Ty May Nhà Bè
 Tên doanh nghiệp phát hành: Tổng công ty may Nhà Bè – CTCP
 Tên giao dịch: NHABE GARMENT CORPORATION - JOINT STOCK
COMPANY
 Tên viết tắt: NBC
 Logo công ty:
21
 Vốn điều lệ: 140.000.000.000 đồng
 Giấy ĐKKD số: 4103003232 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày
24/03/2005
 Trụ sở chính: 04 Đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7 Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
 Điện thoại: (84-8) 8720077- 38729124
 Fax: (84-8) 8725107
 Email: info@nhabe.com.vn
 Website: http://www.nhabe.com.vn
b. Xí Nghiệp May Khu V - Jean
 Tên doanh nghiệp phát hành: Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè
 Tên thương mại: Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè
 Người đại diện: Nguyễn Văn Thịnh
 Chức vụ: Giám đốc
 Loại hình công ty: Doanh nghiệp Nhà nước
 Ngành nghề hoạt động: May mặc sản phẩm quần jeans, khaki các loại
 Địa chỉ: 22/14 Phan Văn Hớn – Tân Thới Nhất – Q.12 – TP.HCM
 Điện thoại: (84.8).38831409 Fax: (84.8).38831411
 Website: www.nhabe.com.vn
22
Hình 1.3 : Xí Nghiệp May Khu V
4. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô hoạt động
a. Chức năng
Công Ty May Khu V - Jean Nhà Bè được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập
khẩu của Bộ Thương Mại, được phép sản xuất các loại quần áo may mặc và xuất nhập
khẩu (trừ sản phẩm da lông thú).
b. Mục tiêu
- Với cam kết định hướng vào khách hàng và không ngừng cải tiến Hệ thống quản trịchất
lượng, Tổng Giám Đốc đã thiết lập chính sách chất lượng nhằm định hướng cho các
hoạt động của phòng ban, bộ phận trong công ty.
- Chính sách chất lượng được tuyên truyền rộng rãi trong công ty để toàn thể CB
CNV có thể thấu hiểu và thực hiện.
- Chính sách chất lượng được xem xét định kỳ tính hiệu quả và sự phù hợp với các thời
kỳ cụ thể hoặc trong các trường hợp đột xuất khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ khách
hàng hoặc các yêu cầu về luật pháp ảnh hưởng tới Hệ thống chất lượng.
- Phát triển mạnh sản xuất và gia công hàng may mặc, phục vụ nhu cầu trong và ngoài
nước.
23
- Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, thúc đẩy quan hệ hợp tác mở rộng với nhiều khách
hàng cả trong nước và nước ngoài.
- Đem lại nguồn lợi nhuận dồi dào, nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người
lao động.
c. Nhiệm vụ
NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau:
 Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách
hiệu quả và trách nhiệm.
 Sáng tạo và chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu
mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình. Luôn xây dựng nhằm đạt
được những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.
 Linh động và hiệu quả: Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm
đáp ứng nhu cầu thời trang.
 Khách hàng làtrọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính
sách và chiến lược.
 Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, NBC hoạt động
không chỉ vì mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó chúng tôi cam kết đóng góp một
cách tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội.
d. Qui mô hoạt động
 Giá trị tài sản cố định: 5.846.222.142đồng
 Số lượng máy móc: 420 máy
 Dây chuyền sản xuất: 5 chuyền
 Số lượng công nhân: 380 người
 Định hướng quản lý sản xuất theo hệ thống Lean, 5S
 Sản xuất: các mặt hàng Jean, chủ yếu là quần Jean
 Xuất khẩu: mặt hàng quần áo Jean các loại.
 Nhập khẩu: nguyên phụ liệu, máy móc phục vụ ngành may.
 Khách hàng thân thiết: Excel kind, ASC, Vigawell, Waxjeans, Mansion, ...
5. Sơ đồ qui trình sản xuất tại công ty
24
III. TẦM QUAN TRỌNG VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN PHỤ LIỆU
25
ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DOANH NGHIỆP MAY
Trong các doanh nghiệp may , nguyên phụ liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận
chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên phụ liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết
kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sản xuất…
Đối với doanh nghiệp sản xuất việc quản lý nguyên vật liệu một cách khoa học và
hiệu quả là sự đòi hỏi cấp bách. Hiện nay, nguyên vật liệu không còn là khan hiếm và
không còn phải dự trữ nhiều như trước nhưng vấn đề đặt ra là phải cung cấp đầy đủ, kịp
thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên đồng thời sử dụng vốn
tiết kiệm nhất không gây ứ đọng vốn kinh doanh.
Nguyên phụ liệu là một trong ba yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất sản phẩm
ngành may (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động), nội dung cơ bản của
đối tượng lao động là nguyên phụ liệu. Nếu xét về mặt vật chất thì nguyên phụ liệu là
yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm may, chất lượng sản phẩm may. Chất lượng
của nguyên phụ liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Xét về mặt giá trị
thì tỷ trọng các yếu tố nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Còn
xột về lĩnh vực vốn thì tiền bá ra mua nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu
động của các doanh nghiệp.
Muốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành được
đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại nguyên vật liệu đủ về số
lượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất. Đấy là một vấn đề bắt buộc mà nếu
thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được. Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử
dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó yêu cầu quản lý chúng thể hiện một số điểm
sau:
- Thu mua: nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thường xẩy ra biến động do
các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành cung ứng vật tư nhằm đáp ứng kịp thời cho
sản xuất. Cho nên khâu mua phải quản lý về khối lượng quản lý có hiệu quả, chống thất
thoát vật liệu, việc thu mua theo đúng yêu cầu sử dụng, giá mua hợp lý, thích hợp với chi
phí thu mua để hạ thấp giá thành sản phẩm.
26
- Bảo quản: việc dự trữ vật liệu hiện tại kho, bãi cần được thực hiện theo đúng chế
độ quy định cho từng loại vật liệu phù hợp với tính chất lý, hoá của mỗi loại, mỗi quy mô
tổ chức của doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vật liệu đảm bảo an toàn là
một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu.
- Dự trữ: xuất phát từ đặc điểm của vật liệu chỉ tham gia việc dự trữ nguyên vật
liệu như thế nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại là điều kiện hết sức quan
trọng. Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không quá ứ đọng
vốn nhưng không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải xây
dựng định mức dự trữ vật liệu cần thiết, tối đa, tối thiểu cho sản xuất, xây dựng xác định
mức tiêu hao vật liệu.
- Sử dụng: sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở xác định mức chi phí có ý nghĩa
quan trọng trong việc hạ thấp, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ
cho doanh nghiệp. Do vậy trong khâu sử dụng cần quán triệt nguyên tắc sử dụng đúng
mức quy định sử dụng đúng quy trình sản xuất đảm bảo tiết kiệm chi phí trong giá thành.
Như vậy để tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu nói chung và hạch toán nguyên
vật liệu nói riêng đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định. Điều kiện quan trọng đầu tiên
là các doanh nghiệp phải có đầy đủ kho tàng để bảo quản nguyên vật liệu, kho phải được
trang bị các phương tiện bảo quản và cân, đo, đong, đếm cần thiết, phải bố trí thủ kho và
nhân viên bảo quản có nghiệp vụ thích hợp và có khả năng nắm vững và thực hiện việc
ghi chép ban đầu cũng như sổ sách hạch toán kho. Việc bố trí, sắp xếp nguyên vật liệu
trong kho phải đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản, thuận tiện cho việc nhập, xuất và theo
dõi kiểm tra. Đối với mỗi thứ nguyên vật liệu phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõ
giới hạn dự trữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếu vật tư phục
vụ sản xuất hoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn.
Ngoài ra phải xác định rõ trách nhiệm vật chất của các cá nhân và tổ chức có liên
quan đến sự an toàn của nguyên vật liệu trong các khâu thu mua, dự trữ và sử dụng. Xây
dựng quy chế xử lý rõ ràng, nghiêm ngặt các trường hợp nguyên vật liệu ứ đọng, kém
phẩm chất, hao hụt, giảm giá
27
28
PHẦN 2
QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẠI KHO
NGUYÊN PHỤ LIỆU CỦA KHU V- TỔNG CÔNG TY
NHÀ BÈ
I. CƠ CẤU NHÂN SỰ TẠI KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU CỦA CÔNG TY KHU V-
TỔNG CÔNG TY NHÀ BÈ
Đối với Xí Nghiệp May Khu V, kho nguyên phụ liệu được đặt ở tầng trệt, thuận
tiện cho xưởng cắt và hoàn thành , tạo điều kiện cho công tác vận chuyển nguyên liệu
và phụ liệu nhanh, đáp ứng được thời gian giao hàng cho khách hàng. Dưới sự quản lí
của PGĐ sản xuất nhân viên kho chịu trách nhiệm về những công việc liên quan đến
quản lý nguyên vật liệu, xuất - nhập, thống kê…v.v tất cả các công việc liên quan đến
kho.
Hình 2.1 Sơ đồ mặt bằng kho nguyên phụ liệu
Cơ cấu nhân sự kho:
 THỦ KHO NGUYÊN LIỆU Chị Nguyễn Thị Hương
 KCS NGUYÊN LIỆU Anh Nguyễn Long Bình
 PHỤ KHO NGUYÊN LIỆU Anh Võ Thanh Tòng
 THỦ KHO PHỤ LIỆU Anh Nguyễn Văn Đức
 PHỤ KHO PHỤ LIỆU Chị Lê Việt Thùy Dung
 KCS PHỤ LIỆU Anh Trần Minh Thoại
 NHÂN VIÊN KHO Chú Chấn , chú Phỉ
Mỗi người chịu trách nhiệm một phần việc khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết
với nhau vì thế họ có thể giám sát nhau trong mọi công việc ,tránh được sự gian lận trong
29
công tác đảm bảo được toàn bộ công việc của phòng ,điều đó làm giảm số lượng lao động
,giúp bộ máy không bị cồng kềnh, tiết kiệm được chi phí quản lý.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHO
30
Sơ đồ mô tả công việc kho nguyên phụ liệu
II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC NHÂN VIÊN KHO NPL
1. Phụ trách nguyên liệu: Chị Nguyễn Thị Hương
 Nhiệm vụ
- Quản lý toàn bộ hoạt động của kho nguyên liệu.
- Tổ chức tiếp nhận, phân công kiểm tra, đo đếm , lựa chọn phương thức giao nhận,
kiểm tra nguyên liệu
- Báo cáo tình hình chất lượng, số lượng nguyên liệu lên phòng kế hoạch để có kế hoạch sử dụng
- Sắp xếp, bảo quản tốt nguyên liệu trong kho,
31
- Lập bảng màu, danh mục nguyên liệu tồn sau sản xuất.
- Thực hiện cấp phát nguyên liệu cho xưởng cắt,
- Bảo đảm an toàn PCCC, vệ sinh công nghiệp, chống ẩm ướt & côn trùng gậm nhấm.
- Ghi nhận / lưu trữ đầy đủ hồ sơ & báo cáo đúng quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công.
 Quyền hạn:
- Điều phối việc thực hiện nhiệm vụ, đề xuất khen thưởng / kỷ luật các nhân viên của kho.
- Theo dõi ngày công, đề xuất giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động trong tổ.
- Đề xuất các biện pháp quản lý kho tàng thích hợp để phục vụ sản xuất
- Đề xuất các biện pháp nguyên liệu không phù hợp trong kho
2. Thủ kho phụ liệu
 Nhiệm vụ
- Quản lý toàn bộ hoạt động của kho phụ liệu.
- Tổ chức tiếp nhận, phân công kiểm tra, đo đếm , lựa chọn phương thức giao nhận,
kiểm tra phụ liệu
- Sắp xếp, bảo quản tốt phụ liệu trong kho,
- Lập danh mục phụ liệu tồn sau sản xuất.
- Thực hiện cấp phát phụ liệu cho xưởng may và hoàn tất.
- Bảo đảm an toàn PCCC, vệ sinh công nghiệp, chống ẩm ướt & côn trùng gậm nhấm.
- Ghi nhận / lưu trữ đầy đủ hồ sơ & báo cáo đúng quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công.
 Quyền hạn:
- Theo dõi ngày công, đề xuất giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động trong tổ.
- Đề xuất các biện pháp quản lý kho tàng thích hợp để phục vụ sản xuất
3. KCS KHO
 Nhiệm vụ
- Kiểm tra, đánh giá nguyên phụ liệu trước khi nhập kho
- Phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sửa chữa.
 Quyền hạn
32
-Kiểm tra thực hiện các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và số lượng nguyên phụ liệu
trong toàn xí nghiệp
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU
 Yếu tố chủ quan:
+Về phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho
+ Về phương pháp kiểm nghiệm Vật liệu khi nhập kho.
+ Về mã hoá vật liệu
+ Về cách quản lý
+ Về số lượng
 Yếu tố khách quan:
+Do địa bàn quản lý vật liệu
+ Do Sự biến động về giá cả vật liệu
+ Do sự phụ thuộc vào tiến độ công trình
+ Do số lượng nguyên vật liệu, chủng loại nguyên vật liệu và đặc tính lý hoá
IV. TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU
CỦA CÔNG TY KHU V- TỔNG CÔNG TY NHÀ BÈ
1. Thực trạng công tác quản lýkho nguyên phụ liệu tại KHU V- TỔNG
CÔNG TY NHÀ BÈ
33
a. Khái quát về nguyên phụ liệutrong KHU V
Hình 2.2 Kho nguyên phụ liệu KHU V
Đặc điểmcủanguyên phụ liệulàchỉ tham gia vào một chukỳ sảnxuất nhất địnhvà trong
chu kỳ sản xuất đó nguyên phụ liệusẽ bị tiêuhao toàn bộ hoặc bị biến đổihình thái vật chất
ban đầu đểcấu thành thực thể của sảnphẩm. Về mặt giá trị,do chỉtham gia vào 1 chukỳ sản
xuất nhất định nên khi tham gia vào sản xuất, giá trị của nguyên phụ liệuđượctính hết 1 lần
vào chi phí sản xuất kinh doanh trongkỳ.
Trong cácdoanh nghiệpmay, nguyên phụ liệuthường chiếmtỉ trọnglớntrongchiphí sản
xuất và giá thành sản phẩm cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản
dự trữ và sử dụng nguyên phụ liệucó ý nghĩa rất lớntrongviệc tiếtkiệm chi phí, hạ thấp giá
thành sản phẩm.
Là xí nghiệp chuyên sản xuất và gia công sản phẩm jean nguyên liệu chính tại kho chủ
yếu là jean, kaki jean,… Phụ liệu hầu hết là do khách hàng cung cấp, tuy nhiên với những
đơn hàng xuất khẩu trực tiếp, xí nghiệp sẽ nhận nguyên phụ liệu từ Tổng công ty.
Nguyên phụ liệu có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, gia công, vậy nên xí
nghiệp luôn đảm bảo được các yêu cầu sau với NPL:
 Cung cấp kịp thời, đầy đủ
Đúng như số lượng thiết kế
Đúng như phẩm chất quy định.
34
Mỗi yêu cầu đều có tầm quan trọng riêng, song chúng có mối nên hệ khá mật thiết với
nhau, tạo nên những quy định chặt quan trong công tác tổ chức và quản lý kho nguyên
phụ liệu.
b. Thực trạng
Tại Khu V, để sản xuất hoàn thành 1 đơn hàng cần có lượng nguyên phụ liệu lớn, đa
dạng về màu sắc và số lượng. Để đáp ứng yêu cầu cung ứng kịp thời cho sản xuất xí
nghiệp đã bố trí kho nguyên liệu nằm ở tầng trệt gần cổng chính ( cổng bảo vệ).Vừa thuận
lợi cho việc nhập xuất nguyên phụ liệu vừa tiện cho việc phân bố nguyên liệu sản xuất.
Hình 2.3 Vị trí kho nguyên phụ liệu
Hình 2.4: Khu vực Nguyên liệu
35
Kho nguyên phụ liệu được tổ chức đảm bảo yêu cầu về diện tích mặt bằng, yêu
cầu về cấp phát vật tư, NPL cho sản xuất, đảm bảo yêu cầu về chủng loại, số lương,
chất lượng khi cấp phát. Đảm bảo được vật liệu trong kho không bị mối mọt, ẩm ướt,
phòng cháy và chữa cháy, kho NPL ở cấp xí nghiệp nên diện tích nhỏ,
Hình 2.5 Đảm bảo yêu cầu về diện tích mặt bằng
Hình 2.6 Đảm bảo vật liệu trong kho không bị mối mọt
36
Hình 2.7a Chú ý về an toàn lao động Hình 2.7b Chú ý về an toàn trongkho
Hình 2.6 Hệ thống điện trong kho Hình 2.7 Thiết bị đo độ ẩm
Hình 2.8 Quy định an toàn lao động tại kho
Giám sát thực hiện các bước công việc trực thuộc kho quản lý nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất
37
2. Nhận đơn hàng – Phân tíchcác điều kiện cần cho sản xuất
Thủ kho căn cứ vào kế hoạch sản xuất mã hàng PGĐ Sản xuất giao lập kế hoạch
triển khai các bước công việc theo đúng tiến độ.
Giám sát thực hiện các bước công việc trực thuộc kho quản lý nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất
3. Phân công nhân sự, chuẩn bị kế hoạch nhận NPL
Hình 2.4 List nguyên liệukháchhàng cungcấp Hình 2.5 Thông tincây vảinhập kho
Nguyên liệu khi nhập về xí nghiệp đều được kiểm tra và xác nhận nếu đạt các yêu
cầu mới đưa vào sản xuất. Thủ kho có trách nhiệm kiểm tra, chủng loại nguyên vật liệu
theo đúng nội dung trong chứng từ trong lệnh cấp phát hay phiếu xuất kho.Thủ kho dựa
vào List nguyên liệucủa khách hàng kiểm tra sơ bộ về số lượng nguyên phụ liệu.
Công việc kiểm tra cụ thể như sau:
- Kiểm tra các chứng từ liên quan lô hàng
- Kiểm tra chủng loại
- Kiểm tra sơ bộ theo kiên hàng, theo thùng, theo khách hàng và mã hàng
- Kiểm tra sơ bộ theo lệnh cấp phát, theo đơn hàng
Công ty theo dõi việc nhập xuất nguyên phụ liệu qua các chứng từ
38
39
Hình 2.6: Phiếu xuất kho
- Thủ kho và phụ kho kiểm tra số lượng nguyên phụ liệu, lập hồ sơ kiểm tra thực
nhập báo về phòng kế hoạch cân đối.
4. Chuẩn bị mặt bẳng, thiết bị sắp xếp NPL
Để thuận lợi cho việc quản lý nguyên phụ liệu, người thủ kho sẽ lên kế hoạch sắp
xếp nguyên phụ liệu và chuẩn bị mặt bằng theo kế hoạch đề ra.
40
Hình 2.7 sơ đồ bố trí kho nguyên liệu
Nhân viên kho chuẩn bị balet để vận chuyễn nguyên phụ liệu
Hình 2.7 Nhập nguyên liệu
41
Hình 2.8 Xe kéo vận chuyễn nguyên phụ liệu
5. Sắp xếp kho NPL
- Nhân viên sẽ dựa vào sơ đồ sắp xếp nguyên phụ liệu của thủ kho để sắp xếp hàng hóa vào kệ.
- Đầu kệ nguyên phụ liệu có treo Bảng kê nhận nguyên liệu ghi rõ ngày nhập, số tồn
cập nhật ngay sau mỗi lần cấp theo từng chủng loại
Hình 2.8 a,b : Bảng kê nhận nguyên liệu
- Trong kho phân từng khu vực tạm nhập, kiểm tra đạt, khu giao nhận hàng chuyền
may và để riêng từng khách hàn, mã hàng theo bảng nhận dạng.
- Xếp theo từng khách hàng, mã hàng.
- Xếp theo từng chủng loại
- Xếp song song quay tem ra ngoài
42
Xếp theo từng màu, từng chủng loại
Hình 2.9: Chỉ may sắp xếp theo loại
Hình 2.10: phân loại theo khách hàng
- Sắp xếp nguyên phụ liệu đạt chất lượng và không đạt chất lượng ở từng kệ
riêng biệt, có bảng nhãn nhận biết rõ ràng chi tiết
43
Hình 2.11 : Phụ kiện sắp xếp quay tem ra ngoài.
6. Kiểm tra NPL
- Trước khi kiểm tra đo đếm tất cả các nguyên phụ liệu phải được phá kiện từ 2 đến 3
ngày.
- Kiểm tra sơ bộ theo Packing list
Hình 2.12 Kiểm tra sơ bộ theo Packing List
- Nguyên phụ liệu trước khi được sắp xếp vào kho sẽ được KCS kho và khách hàng
cùng kiểm tra. Dựa trên Bảng màu và Tiêu chuẩn IQL 4 kiểm tra độ loang màu của
44
vải, độ co rút khi ép keo
- Kiểm tra sơ bộ về số lượng, sắc và sắp xếp nguyên phụ liệu theo quy định.
 Kiểm tra về số lượng ở kho sẽ do phụ kho phụ trách, thường làm bằng
phương pháp thủ công
 Sau khi kiểm tra số lượng thực tế sẽ đượi ghi lại trên bao bì.
Hình 2.13 Số lượng được ghi trên bao bì
- Với những nguyên liệu đựng trong bao thì dựng đứng theo hình trụ, xong mở dây
khâu miệng bao, kiểm tra số lượng, màu sắc, ký hiệu, sắp xếp vải theo quy định.
- Trong khi phá kiện nếu phát hiện hàng không đúng chủng loại nguyên liệu hoặc
không đúng số lượng ghi trên phiếu, không đúng màu sắc thì thì báo cáo lên thủ
kho để xử lý
- Sau khi kiểm traì sơ bộ xong cần ghi lại theo phiếu bên ngoài ở kiện nguyên phụ liệu.
- KCS kho thực hiện cắt, nối , kiểm tra độ khác màu của vải. nếu vải có độ khác
màu rõ ràng bằng mắt thường thì thông báo cho xưởng trưởng để xử lý
45
Hình 2.14 Nối vải kiểm tra độ khác màu
- Kiểm tra độ loang màu vải bằng máy kiểm vải
Hình 2.15 Máy kiểm vải
7. Đo đếm, cấp phát, thống kê NPL
- Xuất kho: Căn cứ vào lệnh cấp phát nguyên phụ liệu theo định mức, thủ kho tiến
46
hành cấp phát nguyên phụ liệu cho các chuyền sản xuất và xưởng cản xuất và
xưởng cắt
- Khi cấp phát phải đối chiếu với bảng màu và chủng loại, mã số & số lượng ghi
trong lệnh cấp phát. Trường hợp số lượng cấp phát vượt quá quy định phải có lệnh
cấp bổ sung.
- Các chủng loại khi cấp phát theo hạn mức sử dụng trong ngày có ký nhận giữa hai
bên vào sổ nhật ký lũy kế sau mỗi lần nhận
8. Quản lý Nguyên phụ liệu (tồn, đầu khúc, lỗi)
- Căn cứ vào bảng thanh lý & cân đối cấp phát thủ kho tiến hành thanh lý theo hợp
đồng với bộ phận kế hoạch.
- Hằng tháng căn cứ vào nhập xuất kho, thủ kho lập báo cáo tồn kho về nguyên phụ
liệu, bao bì và chuyển cho phòng kế hoạch.
- Thủ kho có đầy đủ dụng cụ, thiết bị chữa cháy, các quy định về phòng chống cháy nổ.
Thực hiện đầy đủ các nội quy kho hàng và nội quy phòng cháy chữa cháy.
9. Quản lý sổ sách chứng từ
V. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN
LÝ KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU TẠI CÔNG TY KHU V- TỔNG CÔNG TY NHÀ
BÈ
Phần 3: KẾT LUẬN-ĐỀ NGHỊ
Phần 4: PHỤ ĐÍNH
47

More Related Content

What's hot

BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp mayđồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
 
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí   tài liệu...
[Kho tài liệu ngành may] báo cáo thực tập tại công ty may minh trí tài liệu...
 
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất mã hàng quần âu nữ l...
 
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAY - Quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean - ...
 
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần jean
 
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành mayBài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
Bài tập lớn về quản lý đơn hàng ngành may
 
đồ áN jacket
đồ áN jacketđồ áN jacket
đồ áN jacket
 
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
 
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
 
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 

Similar to đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Dương Hà
 
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_teKenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
keongot211
 
Q15 140428025319-phpapp01
Q15 140428025319-phpapp01Q15 140428025319-phpapp01
Q15 140428025319-phpapp01
Thong Ckip
 
Bao cao ttap tot nghiep
Bao cao ttap tot nghiepBao cao ttap tot nghiep
Bao cao ttap tot nghiep
Tonny Le
 
Khoá luận nhung
Khoá luận nhungKhoá luận nhung
Khoá luận nhung
nhipphong9x
 

Similar to đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may (20)

Nguyễn-Tiến-Đạt-71DCQM23-Báo-cáo-NV1.docx
Nguyễn-Tiến-Đạt-71DCQM23-Báo-cáo-NV1.docxNguyễn-Tiến-Đạt-71DCQM23-Báo-cáo-NV1.docx
Nguyễn-Tiến-Đạt-71DCQM23-Báo-cáo-NV1.docx
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty may Hồ Gươm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
đồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên kỹ thuật chuyền
đồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên kỹ thuật chuyềnđồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên kỹ thuật chuyền
đồ áN ngành may đề tài tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên kỹ thuật chuyền
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất th...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất th...Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất th...
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại Công ty Cổ phần Đầu tư sản xuất th...
 
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
 
Baocaothuctapketoan
Baocaothuctapketoan Baocaothuctapketoan
Baocaothuctapketoan
 
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_teKenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
Kenh sinhvien.net 06_bao_cao_thuc_tap_khoa_kinh_te
 
Q15 140428025319-phpapp01
Q15 140428025319-phpapp01Q15 140428025319-phpapp01
Q15 140428025319-phpapp01
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Báo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
Báo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà BèBáo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
Báo cáo thực tập tại công ty Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
 
Báo cáo thực tập tổng hợp nghành quản trị văn phòng công ty GREEN-TNT
Báo cáo thực tập tổng hợp nghành quản trị văn phòng công ty GREEN-TNTBáo cáo thực tập tổng hợp nghành quản trị văn phòng công ty GREEN-TNT
Báo cáo thực tập tổng hợp nghành quản trị văn phòng công ty GREEN-TNT
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng NhânKế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
 
Bao cao ttap tot nghiep
Bao cao ttap tot nghiepBao cao ttap tot nghiep
Bao cao ttap tot nghiep
 
Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh NghiệpPhân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
 
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty Traphaco
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty TraphacoHoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty Traphaco
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty Traphaco
 
Khoá luận nhung
Khoá luận nhungKhoá luận nhung
Khoá luận nhung
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may

  • 1. 1 PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP MAY 1. Các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý a) Quản lý Khi con người bắt dầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì quản lý xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý : + Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ dã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. + Quản lý là những hoạt động cần thiết phải dược thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. + Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức. + Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác... Tổng quát, quản lý là phương thức tốt nhất để đạt dược mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan, hay nói rộng hơn là một nhà nước. Nói một cách tổng quát nhất, có thể xem quản lý một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. b) Khoa học quản lý Quản lý là khoa học, khách thể trong quản lý tổ chức là những con người cụ thể và sự hình thành một cách tự nhiên các mối quan hệ giữa những con người cụ thể, giữa
  • 2. 2 các nhóm người (chính thức và không chính thức) sẽ tạo nên một mạng lưới các mối quan hệ phức tạp và đa dạng mà các chú thể quản lý phải đối phó khi thực hiện chức năng của mình. Quản lý là cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung. Vì vậy, nhiệm vụ của quản lý là biến các mối quan hệ trên thành những yếu tố tích cực, hạn chế xung đột và tạo nên môi trường thuận lợi để hướng tới mục tiêu. ở khía cạnh này, .quản lý là nghệ thuật. Đó là ``bí quyết`` làm việc với con người, bí quyết sắp xếp các nguồn lực của tổ chức, là sự sáng tạo khi đôi phề với những tình huống khác nhau trong hoạt động của tổ chức. . . . Tuy nhiên, các bí quyết đó chì có thể dược khám phá trên sự đúc kết linh nghiệm thực tế. Các nhà quản lý chỉ có thể thực hiện sứ mệnh của mình tốt hơn khi vận đụng những kinh nghiệm đã được đúc kết, khái quát hoá thành những nguyên tắc, phương pháp va` kỹ năng quản lý cần thiết. Đó chính là khoa học, khoa học quản lý, vì thế quản lý vừa là khoa học, nhưng lại vừa là nghệ thuật. Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay, việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học mới vào thực tế quản lý đang là một xu hướng của quản lý hiện đại. Vì vậy, ở khía cạnh này, quản lý còn được xem là công nghệ - công nghệ điều hành, phối hợp và sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin của một tớ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra. Khoa học quản lý nhấn mạnh vào tính hợp lý, sự tiên đoán, sự chuyên môn hoá và năng lực kỹ thuật xuất phát từ những quan điểm sau đây: -Đối với bất kỳ nhiệm vụ nào cũng có một cách thức tốt nhất để giải quyết và vì vậy, sự tiêu chuẩn hoá công việc là cần thiết. -Các nhà quản lý phải kiểm soát chặt chẽ các quá trình làm việc của các nhân viên cấp dưới để đưa ra những điều chỉnh cần thiết. -Ngoài ra, cần thiết lập một hệ thống trả lương phù hợp với công việc 2. Giới thiệu về quá trình sản xuất may công nghiệp Quy trình sản xuất sản phẩm may mặc là một quy trình sản xuất chuỗi bao gồm nhiều bước công đoạn nối tiếp nhau. Về tổng thể, trong phạm vi sản xuất kinh doanh, quy trình sản xuất sản phẩm may công nghiệp là một quy trình 3 giai đoạn và tùy thuộc vào việc lựa chọn thực hiện từng giai đoạn này mà chúng ta có sự đa dạng trong việc lựa chọn hình thức sản xuất sản phẩm may. Ba giai đoạn đó là:
  • 3. 3 Giai đoạn 1: Nghiên cứu thời trang, hình thành Bộ Sưu Tập và chọn mẫu KD Giai đoạn 2: Chuẩn bị sản xuất, sản xuất trên chuyền và hoàn tất - Chuẩn bị sản xuất: bao gồm tất cả các công việc chuẩn bị về tiêu chuẩn kỹ thuật, về mẫu, về công nghệ trước khi đưa vào sản xuất mã hàng cùng với kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu. + Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu + Chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế + Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ - Công đoạn chia cắt: bao gồm trải vải và cắt nguyên liệu, phụ liệu và một số công việc cần làm trước khi bắt đầu giai đoạn may - Công đoạn ráp nối: bao gồm quá trình may các chi tiết, ủi định hình các chi tiết, ủi tạo hình và lắp ráp sản phẩm - Công đoạn tạo dáng sản phẩm sau khi may: bao gồm 2 công việc chính là nhiệt ẩm định hình và ép tạo dáng. Công đoạn này chỉ có ở những doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm cao chấp như : Jacket, veston,... - Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm: bao gồm việc tẩy vết bẩn trên sản phẩm, ủi hoàn chỉnh sản phẩm, bao gói và đóng kiện Giai đoạn 3: Kinh doanh, bán lẻ sản phẩm may 3. Công tác chuẩn bị Nguyên phụ liệu Trong doanh nghiệp may, việc chuẩn bị Nguyên phụ liệu là một công tác hết sức quan trọng trước khi sản xuất một mã hàng. Nó không chỉ được xem là những loại vật tư cần thiết trong quá trình sản xuất mà còn được coi là tài sản lớn của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác chuẩn bị về nguyên phụ liệu được thực hiện tốt trước khi sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ở các mặt sau:  Xử lý và sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý.  Hoạch toán được nguyên phụ liệu chính xác.  Tiết kiệm nguyên phụ liệu dư thừa trong sản xuất.  Tránh nhầm lẫn, hư hỏng, mất mát và suy giảm chất lượng nguyên phụ liệu.  Hạ giá thành sản phẩm.
  • 4. 4  Bảo đảm được chất lượng nguyên phụ liệu theo yêu cầu sản xuất. Chuẩn bị về nguyên phụ liệu bao gồm các công tác:  Chuẩn bị mặt bằng kho.  Chuẩn bị nhập nguyên phụ liệu ( phân loại, thống kê nguyên phụ liệu).  Kiểm tra, đo, đếm nguyên phụ liệu.  Bảo quản nguyên phụ liệu.  Chuyển giao nguyên phụ liệu vào sản xuất. II. GIỚI THIỆU CÔNG TY KHU V- TỔNG CÔNG TY NHÀ BÈ 1. Lịch sử hình thành và phát triểncủa công ty Xí nghiệp may xuất khẩu Nam Tiến ra đời theo quyết định số 966TM/QĐ ngày 21/11/1995 do sự liên doanh của hai xí nghiệp: Công ty may Miền Nam (GATEXCO) thuộc bộ thương mại và Công ty Việt Tiến (VTEC) thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam theo hợp đồng kinh tế đã thỏa thuận. Xí nghiệp may xuất khẩu Nam Tiến là xí nghiệp kinh doanh hàng may mặc trong nước và xuất khẩu. Xí nghiệp được hoạt động với tổng số vốn điều lệ hình thành từ hai nguồn vốn góp của các thành viên sáng lập nên tổng số vốn ban đầu của xí nghiệp là: 5.758.855.093đồng. Trong đó:  Vốn cố định: 4.672.819.719 đồng  Vốn lưu động: 1.085.769.734 đồng Xí nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp của Nhà nước và các qui định của pháp luật, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp do bộ Thương Mại hai bên GATEXCO và VTEC thỏa thuận thông qua hội đồng quản trị. 11/11/1999Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam đã đồng ý cho Công Ty May Việt Tiến bán lại toàn giá trị góp vốn của công ty may Việt Tiến tại thời điểm cổ phần hóa trong Xí Nghiệp liên doanh Nam Tiến. Vào ngày 31/12/1999 hai bên đã chấm dứt hợp đồng kinh doanh, bắt đầu từ ngày 1/1/2000 mọi vấn đề hoạt động nội tại của xí nghiệp may liên doanh Nam Tiến do công ty vải sợi Miền Nam chịu trách nhiệm. Cho đến năm 2011, Nhà Bè chính thức mua lại Nam Tiến từ Công ty vải sợi
  • 5. 5 Miền Nam đổi tên lại là Xí nghiệp may khu V Jean – Nhà Bè. Từ đây mọi vấn đề đối với lao động, các khoản nợ phải thu, phải trả, các chế độ đối với ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ còn tồn tại đến nay chấm dứt. Xí nghiệp may khu V - Jean là xí nghiệp hoạt động dưới tư cách pháp nhân của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè và luật pháp Nhà nước. Trong thời gian qua xí nghiệp đã thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động với mức thu nhập cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và đem lại lợi nhuận cho Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè. 2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Hiện nay, công ty hoạt động với quy mô mở rộng và bộ máy tổ chức được quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng. Đặc điểm của mô hình này là mỗi bộ phận chuyên trách riêng về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Những người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và có quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách. Ngoài ra cơ cấu này còn có ưu điểm phát huy tối đa tính tích cực nhất, linh hoạt nhất nhằm thực hiện các nhiệm vụ và kiểm tra để ngăn chặn, khắc phục các sai lệch của từng bộ phận thừa hành. Giám đốc là người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, chuyên đề xuất chiến lược, sách lược kinh doanh, tạo sự ăn khớp giữa các bộ phận, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất và đề ra phương hướng giải quyết sao cho vừa đảm bảo nguồn lực về vật chất kỹ thuật vừa tiết kiệm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, Phó Giám Đốc là trợ lý – là người tham mưu cho Giám Đốc và là người giữ cho hoạt động của công ty bình thường khi Giám Đốc đi vắng. Dưới Giám Đốc là các phòng ban, chỉ thuần túy là làm nhiệm vụ chuyên môn cho cấp quản trị thượng đỉnh trong lĩnh vực. Mô hình này không tránh khỏi các nhược điểm như Giám đốc còn phải xử lí quá nhiều công việc do phải quản lí tất cả các đơn vị trong công ty, thiếu sự phân cấp uỷ quyền. Như vậy nhiệm vụ của giám đốc quá nặng nề, còn nhiệm vụ các phòng ban đơn giản, nhẹ nhàng. Bao gồm 4 phòng ban:  Phòng kế toán – tiền lương
  • 6. 6  Phòng kế hoạch  Phòng chuẩn bị sản xuất  Phòng hành chánh – ISO Chức năng, nhiệm vụ ,quyền hạn của từng bộ phận  Giám đốc:Anh Nguyễn Văn Thịnh a.Chức năng - Chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám Đốc về mọi hoạt động tại khu V JEAN - Nhà Bè. - Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách của Ban Tổng Giám Đốc và hoạch định tổ chức đào tạo nguồn lực kế thừa tại khu V. - Tổ chức sắp xếp, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra các bộ phận trên cơ sở phân công công việc hằng ngày, hàng tháng, hàng quý. b.Nhiệm vụ - Phân công nhiệm vụ cho các phó tổng giám đốc giải quyết và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề đã được giao phụ trách và thực hiện kiểm tra hằng ngày,hàng tháng,hàng quý. - Tiếp nhận kế hoạch sản xuất hàng tháng,quý. - Họp và triển khai thực hiện kế hoạch tuần,tháng. - Kiểm tra việc thực hiện và điều chỉnh kịp thời tình hình sản xuất hàng ngày để đảm bảo kế hoạch sản xuất theo tuần và tháng đạt yêu cầu. - Kiểm soát toàn bộ vật tư, hàng hoá, ký phiếu xuất vật tư, thiết bị, hàng hoá theo quy định của Tổng công ty. - Báo cáo tình hình sản xuất hàng ngày của đơn vị về cho Ban Tổng Giám Đốc và Phòng Kế Hoạch Thị Trường. - Kết hợp với công đoàn,đoàn thanh niên xây dựng quy chế thi đua sôi nổi trong sản xuất. - Dựa vào công tác tuyển dụng của Tổng Công Ty,lên kế hoạch thông báo tuyển dụng nội bộ.
  • 7. 7 - Thực hiện tốt chế độ kế toán,phối tiền lương,tiền thưởng đúng chế độ cho người lao động,bảo quản,giữ gìn tài sản của Tổng Công Ty giao, bảo quản thiết bị và có kế hoạch bảo trì thiết bị. - Thực hiện công tác kiểm kê,chế độ báo cáo theo quy định của Tổng Công Ty. - Lên kế hoạch tiết kiệm vật tư cơ điện,tình hình sử dụng điện, nước, điện thoại ….của Xí Nghiệp. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực cho các bộ phận. - Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng. - Thiết lập các mục tiêu chất lượng tương quan với kế hoạch chiến lược của xí nghiệp. c.Quyền hạn - Được quyền đề xuất với Ban Tổng Giám Đốc bố trí và đề bạc cán bộ quản lí dưới quyền trong phạm vi cho phép. - Được quyền xử lí những cán bộ công nhân viên làm việc không đúng quy trình hệ thống dẫn đến sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, có thể chuyển đổi công tác hoặc thôi việc. - Ký duyệt các báo cáo trình Tổng Giám Đốc duyệt.  Phó giám đốc sản xuất: Chị Nguyễn Thị Triệu a.Chức năng,nhiệm vụ - Thay mặt Giám đốc, điều hành trực tiếp quản lý các khu vực sau:  Tổ cơ điên  KCS tại chuyền  Chuyền 3+4  Kỹ thuật chuyền - Kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc việc thực hiện công việc của Quản đốc, Tổ Cơ Điện, KCS Chuyền, Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng, Kỹ Thuật Chuyền. - Dựa vào kế hoạch sản xuất họp đầu tháng, xây dựng và kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất của các chuyền theo đúng kế hoạch hàng ngày, hàng tháng mà Giám đốc ban hành. - Bộ phận kỹ thuật chuyền may: o Duyệt quy trình may
  • 8. 8 o Họp triển khai sản xuất o Tổng hợp kết quả triển khai o Xử lý mang tính tập thể những ách tắc đã và đang xảy ra - Bộ phận cơ điện: o Kiểm tra phiếu đăng ký thiết bị o Chuẩn bị máy móc thiết bị,cử gá o Tập hợp cơ điện khi có sự thay đổikiểm tra lại thái độ phục vụ,thời gian sửa chữa  Kiểm tra thái độ phục vụ, thời gian sửa chửa. - Kiểm soát và điều hành sản xuất các chuyền may.  Chuẩn bị chuyển đổi mã hàng  Quy trình may  Phân công lao động  Thiết kế chuyền  Năng suất giờ của cá nhân, cụm, chuyền. - Có giải pháp khi đã kiểm tra:  Kiểm tra cân đối đổ bán thành phẩm  Hành động khắc phục  Hành động cải tiến - Quản lý và nhắc nhở công tác vệ sinh, an toàn lao động, nội quy kỉ luật lao động theo quy định của Tổng Công Ty ban hành. - Nhắc nhở đôn đốc việc kê lương hàng tháng tại các bộ phận nhằm đúng tiến độ. - Báo cáo cho Giám đốc mọi hoạt động và diễn tiến khi cần thiết. b.Quyền hạn - Được quyền triệu tập các cuộc họp tại từng cụm, từng chuyền theo kế hoạch sản xuất (Khi tình hình sản xuất không ổn định). - Được quyền phân bổ, hoán đổi thiết bị tại khu vực sản xuất. - Được quyền đề xuất, thay đổi, hoặc đề cử cán bộ quản lí dưới quyền khu vực mình quản lý.hiệu quả cao hơn. - Trực tiếp chỉ đạo xử lý mọi hoạt động tại khu vực mình phụ trách.
  • 9. 9 - Được quyền đề xuất những ý kiến cải tiến, phương pháp đổi mới để mang lại - Được quyền chuyển đổi công tác, bước công việc của cán bộ công nhân viên dưới quyền nếu có sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến đơn vị. - Đề xuất khen thưởng và lên lương nhân viên trước Giám đốc. - Trực tiếp kí giấy ra vào cổng cho cán bộ quản lý chuyền và các trưởng bộ phận. - Được quyền đề xuất ý kiến về tổ chức nhân sự.  Phó giám đốc kế hoạch: Anh Phạm Đức Hiếu. a.Chức năng ,nhiệm vụ - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động sản xuất, tiến độ giao hàng tại các khu vực:  Phòng kế hoạch.  Kho NPL.  Phòng CBSX.  PX cắt.  Đóng nút + cắt chỉ.  Hút bụi + Ủi thành phẩm.  KCS thành phẩm.  Thu hoá + đóng gói. - Dựa vào kế hoạch sản xuất đầu tháng, lên lịch thông báo giao hàng theo tuần. - Tổ chức thực hiện và kiểm soát thực hiện của 3 tổ trưởng (cắt chỉ - ủi thành phẩm, thu hóa + đóng gói – đóng nút). - Điều động, cân đối giữa các Tổ trưởng tại các bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng. - Theo dõi báo cáo hàng ngày: tiến độ ra hàng thành phẩm tại các chuyền may, tiến độ giao nhận wash. - Sau khi xuất xong một mã hàng, phối hợp phụ trách KCS làm biên bản báo cáo hàng tồn phân loại để nhập kho theo đúng quy định(có chữ ký phòng Kế Hoạch, Phụ trách hoàn thành, Phụ trách KCS).
  • 10. 10 - Nhắc nhở kiểm tra thường xuyên về công tác ATLĐ, VSCN, sắp xếp tại khu vực hoàn thành. - Phối hợp cùng chị Triệu kiểm tra và duyệt kế hoạch hàng tháng. - Tổ chức và xây dựng ổn định làm việc có hệ thống tại lực lượng KCS thành phẩm, chịu trách nhiệm 100% hàng được xuất khỏi đơn vị đạt chất lượng. - Nhắc nhở, đôn đốc việc kê lương hàng tháng tại các bộ phận nhằm đúng tiến độ. - Duy trì và làm việc theo hệ thống. b.Quyền hạn - Được quyền chuyển trả những cá nhân vi phạm đến chất lượng sản phẩm gây sai hỏng hàng loạt (đã được tập huấn nhưng không đạt yêu cầu). - Đề xuất những giải pháp nhằm phục vụ công tác giao hàng tốt hơn.  Phân xưởng hoàn thành: Chú Trương Quang Duy - Chịu trách nhiệm toàn bộ phân xưởng hoàn thành, báo cáo công việc cho Phó giám đốc sản xuất. - Đối với khu vực giao nhận: Anh Tài  Lấy năng suất giao nhận, chuyển trả thành phẩm phải ghi rõ ràng, có ký nhận. Thực hiện ghi bảng và sổ tại bàn phụ trách.  Lấy trung thực, không thông đồng cùng chuyền trưởng.  Giao nhận hàng Wash phải đếm sản phẩm có sổ và phiếu giao nhận của hai bên.  Tập kết hàng theo đúng nơi quy định, sắp xếp gọn gàng,ngăn nắp, phải treo bảng nhận dạng. - Đối với khu vực cắt chỉ + đóng nút: Anh Nguyễn Văn Kiệt  Phối hợp kĩ thuật và kế hoạch đóng nút quần mẫu cho khách hàng duyệt.  Theo dõi việc ghi năng suất 2h/lần tại từng công nhân bằng biểu ghi năng suất.  Cắt chỉ sạch sẽ trong và ngoài sản phẩm.  Tại vị trí cắt chỉ không được để đầu chỉ, đầu passant, dây rơi xuống nền nhà.  Đôn đốc, nhắc nhở về chất lượng tại bộ phận tổ trưởng quản lý.  Hàng để ngăn nắp, đúng vị trí, không để lẫn lộn, có biển nhận dạng.  Giữ gìn vệ sinh, ATLĐ nơi làm việc đúng quy định.
  • 11. 11 - Đối với khu vực hút bụi, ủi thành phẩm: Anh Đinh Văn Chốn  Tổ trưởng ủi kết hợp kĩ thuật chuyền, KCS thành phẩm hướng dẫn công nhân ủi và cho khách hàng kí duyệt (làm cơ sở ủi đại trà)  Phải hút, thổi 100% hàng trước khi chuyển qua KCS kiểm giàng quần.  Hàng để ngăn nắp, đúng vị trí,không để lẫn lộn, có bảng nhận dạng.  Mỗi công nhân ủi đều phải ghi tên lên bó hàng sau khi ủi xong.  Thường xuyên nhắc nhở chất lượng,năng suất .  Giữ gìn vệ sinh + ATLĐ nơi làm việc đúng quy định.  Tuân thủ hệ thống làm việc đúng quy định  Theo dõi biểu báo cáo hàng ngày: tiến độ ra hàng thành phẩm tại các chuyền may, tiến độ sau Wash.  Thông tin và làm việc trực tiếp với quản lý chuyền về hàng sửa thành phẩm, hàng sửa sau Wash.  Cân đối và điều động lực lượng ủi, đóng nút thành phẩm theo từng giờ, từng ngày một cách hợp lý và khoa học.  Duy trì và kiểm soát biểu mẫu ghi năng suất cá nhân. Quy trách nhiệm bằng công việc ghi số cho các công nhân để đánh giá chất lượng ủi và cắt phiếu chất lượng.  Lắng nghe và có hành động khắc phục triệt để về chất lượng sản phẩm khi KCS xí nghiệp, QC công ty và khách hàng góp ý. - Đối với khu vực thu hoá , đóng gói: Anh Nguyễn Văn Dung.  Làm sản phẩm mẫu cho khách hàng duyệt.  Phải có List xuất cho từng mã hàng.  Đóng hàng đúng theo List.  Lập bảng nhận dạng tại khu vực thu hoá ,đóng gói.  Công tác vệ sinh, nhặt chỉ trước khi gấp xếp.  Ghi sổ và chữ trên thùng phải rõ ràng, không được bôi xoá.  Điều động cân đối giữa các bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng.  Kiểm tra,thực hiện theo dõi List đóng hàng, thực hiện ghi số theo đúng quy định.
  • 12. 12  Đảm bảo đóng hàng đúng, đủ, không gian lận (nếu trường hợp đóng thiếu yêu cầu báo cáo phòng Kế hoạch khu V và xin ý kiến).  Nhận bao bì, nhãn đóng gói theo từng ngày và đăng kí cho ngày hôm sau theo số lượng nhãn thể hiện trên list xuất hàng.  Qua một ngày giao hàng phối hợp với KCS làm báo cáo hàng tồn phân loại để nhập kho theo đúng quy định (có chữ ký phòng Kế Hoạch Xí Nghiệp, phụ trách hoàn thành, tổ trưởng KCS).  Kiểm tra và nhắc nhở bộ phận giao nhận bao bì, nhãn đóng gói nhằm tránh thất thoát.  Bám sát kế hoạch, thông báo giao hàng, đưa ra kế hoạch mục tiêu hàng giờ ngày nhằm đảm bảo tiến độ.  Nhắc nhở và kiểm tra thường xuyên về công tác sắp xếp, vệ sinh tại khu vực hoàn thành. Trên đây là những nội dung phân công và nhiệm vụ cho BGĐ, phụ trách các bộ phận trong quá trình chỉ đạo thực hiện sẽ tiếp tục chỉnh sửa hoặc bổ sung nhằm phù hợp với quá trình sản xuất cũng như phát triển tại Xí Nghiệp May Khu V.  Quản đốc phân xưởng may: Chị Huỳnh Thị Phương Chi a. Chức năng - Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động tại chuyền mình quản lý khi Phó giám đốc đi vắng. - Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, Phó Giám Đốc về công tác tổ chức sản xuất tại chuyền may và chất lượng sản phẩm. - Báo cáo sản xuất cụm 2h/lần cho Phó Giám đốc về tình hình sản xuất tại các chuyền may. b. Nhiệm Vụ - Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của chuyền trưởng, tổ trưởng, công nhân. - Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về năng suất, chất lượng sản phẩm thực hiện ở các chuyền may. - Kiểm tra và phân công lao động, thiết kế chuyền của các chuyền trưởng, tổ trưởng.
  • 13. 13 - Kiểm tra đôn đốc thiết bị đầu vào của cơ điện để chuẩn bị sản xuất (tình hình đã chuẩn bị tới đâu). - Kiểm tra việc thực hiện định mức từng cụm, phát hiện kịp thời cá nhân không đạt định mức, hướng dẫn kèm cặp công nhân có năng suất thấp, nhân rộng những thao tác tốt có năng suất cao, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực thợ trong từng cụm, chuyền. Kiểm tra công tác triển khai kĩ thuật của KTC, công tác thực hiện nhiệm vụ của tổ cơ điện khi chuyển đổi. - Giải quyết nhanh chóng các vấn đề vướng mắc có ảnh hưởng đến năng suất tại các chuyền may trong giờ, ngày. - Ghi chép thông tin tình hình sản xuất 2 giờ/lần cho PGĐ và báo cáo những vấn đề không giải quyết được để PGĐ chỉ đạo kịp thời. - Kiểm tra việc giao nhận phụ liệu, định mức phụ liệu khi kĩ thuật triển khai (có vượt định mức không), bán thành phẩm và thành phẩm giữa Cắt, May, Ủi. - Tiếp nhận thông tin đóng góp ý kiến của khách hàng, đề ra phương án nhanh chóng và có hướng dẫn giải quyết triệt để, kiểm soát duy trì hành động khắc phục của cá nhân, cụm trong suốt quá trình sản xuất. - Kiểm tra kế hoạch đổ bán thành phẩm, tiến độ sản xuất cụm, chất lượng sản phẩm cụm tại các chuyền may nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như doanh thu của các chuyền may. - Chịu trách nhiệm công tác vệ sinh, ATLĐ, nội quy kỉ luật theo quy định của Tổng Công Ty Và Xí Nghiệp ban hành. - Thực hiện và duy trì việc kiểm soát xé phiếu chất lượng của chuyền trưởng, tổ trưởng và KCS chuyền. - Cân đối lao động giữa các chuyền may→đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng cũng như năng suất. - Đề xuất ý kiến đào tạo Chuyền Trưởng, Tổ Trưởng sản xuất kế thừa. - Kiểm tra việc ghi năng suất hàng ngày của chuyền trưởng, tổ trưởng, và phiếu ghi năng suất công nhân.
  • 14. 14 - Báo cáo năng suất từng cụm vào sổ cho Phó Giám Đốc xí nghiệp và ghi rõ nguyên nhân, giải pháp. - Duy trì triệt để làm việc theo hệ thống.  Phụ trách KCS: Chị Huỳnh Ngọc Quyến a. Chức năng, nhiệm vụ - Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, Phó Giám Đốc về hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. - Tổ chức và duy trì hệ thống, phân công và phân nhiệm kiểm soát chất lượng trong toàn công ty. - Điều hành phân công nhiệm vụ tổ trưởng KCS chuyền may - Tạp huấn KCS mới về công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, cách thức thực hiện hệ thống và ghi báo cáo. - Phối hợp quản lý chuyền, phụ trách hoàn thành, KTC thực hiện và theo dõi các hành động khắc phục và phòng ngừa. - Kiểm tra việc thực hiện cắt phiếu chất lượng của KCS tại các bộ phận triệt để. - Quan hệ khách hàng, tiếp nhận lắng nghe và hành động khắc phục. - Bố trí nhân viên thực hiện kiểm Prefinal tại các mã hàng (trước khi cho khách hàng kiểm tra ). - Phục vụ công tác kiểm final với khách hàng. b. Quyền Hạn - Được quyền ngưng sản xuất những cá nhân, tập thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. - Được quyền đề xuất những cá nhân không đạt yêu cầu (sau khi huấn luyện nhưng không đạt hiệu quả).  Phòng kế hoạch : Anh Nguyễn Văn Tư - Thay mặt Giám đốc, Phó Giám đốc điều hành mọi hoạt động tại các bộ phận như sau:  Phòng KĨ THUẬT - CBSX  Kho nguyên phụ liệu - Theo dõi cont nhập xuất, cân đối xe (trên tinh thần tiết kiệm chi phí vận chuyển).
  • 15. 15 - Làm việc trực tiếp với khách hàng và theo dõi kế hoạch, tiến độ phát triển mẫu, ngày hoàn tất sản phẩm đúng thời gian quy định của khách hàng. - Thông tin cho Giám đốc, PGĐ về tình hình đồng bộ NPL các mã hàng mỗi ngày. - Lập kế hoạch chuyền, ngày đồng bộ trên cơ sở thông báo giao hàng của phòng kế hoạch cũng như khách hàng. - Theo dõi tiến độ cắt cũng như tổ trưởng cắt, đảm bảo kế hoạch cắt đủ bán thành phẩm, hàng in, hàng thêu để cung cấp đủ cho chuyền may - Giải quyết các vướng mắc tại các bộ phận được phân công - Quản lí và có chế độ báo cáo hàng xuất, nhập tồn theo từng mã hàng theo tháng, theo quý đúng quy định (đặc biệt chế độ báo cáo tồn sau khi xuất xong một mã hàng). - Phân công nhiệm vụ cụ thể và có kiểm tra chế độ báo cáo của từng nhân viên dưới quyền để công việc không bị ách tắc. - Quản lí kho tàng, cấp vật tư đúng đinh mức. - Phối hợp với bộ phận hoàn thành và làm việc trực tiếp với Phòng kế hoạch thị trường khách hàng và tiến độ giao hàng tại tổ Hoàn Thành. - Cân đối vật tư – nguyên phụ liệu. - Duy trì triệt để tại các bộ phận làm việc theo hệ thống trong sổ tay quy định.  Phòng ISO: Chị Nguyễn Ngọc Ngân. - Tham mưu cho giám đốc về cơ cấu tổ chức của xí nghiệp, hoạch định và triển khai thực hiện kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đáp ứng mục tiêu chiến lược xí nghiệp. - Tham gia việc ban hành các chức năng, nhiệm vụ bộ phận, phòng ban trong xí nghiệp. - Xây dựng nội qui, quy định, chế độ, chính sách nhân sự và quản lý nguồn nhân lực. - Xây dựng, phát triển,cải tiến, và áp dụng hiệu quả hệ thống các công cụ sử dụng trong quản lí nguồn nhân lực: lương, thưởng, đánh giá năng lực, công việc……. - Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự. - Phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo và kiểm soát các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong xí nghiệp. - Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong nội bộ xí nghiệp, đảm bảo sự công bằng, hợp pháp theo đúng quy định xí nghiệp.
  • 16. 16 - Tổ chức, quản lý văn phòng, đảm bảo trật tự, môi trường làm việc, an toàn, sạch sẽ, PCCC - Quản lý hành chính văn thư, lưu trữ hồ sơ, công văn, tiếp tân và điều hành nhân sự toàn khối văn phòng. - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên và các công việc hành chính khác theo các chế độ do Nhà Nước và công ty quy định.  Phòng chuẩn bị sản xuất – Kỹ thuật: Anh Lê Quốc Hiệp - Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, Phó Giám Đốc về mọi hoạt động tại phòng kĩ thuật. Bao gồm kĩ thuật chuẩn bị sản xuất và KTC. - Tiếp nhận kế hoạch sản xuất. - Tổ chức, phân công công tác cắt mẫu, may mẫu, làm rập, giác sơ đồ theo kế hoạch hàng ngày. - Kiểm tra tiến độ may mẫu, thực hiện chế mẫu, chuẩn bị cữ gá lắp, thống nhất quy trình may. - Tiếp nhận toàn bộ các góp ý của khách hàng và Phòng Kĩ Thuật Tổng Công Ty để triển khai và thực hiện công việc kịp thời. - Chuẩn bị đầy đủ sơ đồ, rập ốp chính xác nhằm phục vụ tổ cắt. - Theo dõi công tác triển khai kĩ thuật ở chuyền. - Duy trì và kiểm tra sổ tay kĩ thuật thường xuyên. - Theo dõi và báo cáo công việc của kĩ thuật chuẩn bị trình ban giám đốc mỗi ngày.  Phòng kế toán – tiền lương: Chị Đoàn Thị Đông – Chị Lê Thị Ngọc - Hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện thanh toán với khách hàng, quản lý và sử dụng tiết kiệm hợp lí các vật tư thiết bị tiền vốn trong sản xuất. - Theo dõi công tác tổ chức nhân sự, xét thi đua, tính bảo hiểm cho công nhân viên. - Thực hiện các chính sách, chế độ nguyên tắc về tài chính lên giám đốc và các phòng ban liên quan. - Theo dõi ghi chép hoạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về vốn kinh doanh, thu, chi, thanh toán công nợ. - Phát lương cho nhân viên. - Thực hiện các báo cáo tài chính.
  • 17. 17  Tổ trưởng kỹ thuật chuyền: Đặng Thị Loan a. Chức năng và nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc, phó giám đốc, quản đốc về chất lượng sản phẩm tại các chuyền khi triển khai, kể cả hàng sau wash. - Phối hợp cùng KTC trong công tác triển khai mã hàng mới. - Sắp xếp kĩ thuật để may mẫu đối, duyệt mẫu rập, quy trình đánh số, chế mẫu khó cùng KTC. - Phối hợp cơ điện, KTC nghiên cứu thiết bị, cữ gá lắp để phục vụ sản xuất. - Phối hợp tổ hoàn thành triển khai công tác ủi mẫu tại tổ hoàn thành. - Hướng dẫn và xây dựng quy trình kiểm cho KCS. - Lập sổ phân công, công việc hàng ngày trình phụ trách kĩ thuật kiểm soát. - Thống nhất quy trình cùng KTC và nhân viên quy trình. - Họp triển khai sản xuất mã hàng mới.  Kho nguyên phụ liệu:Chị Hương và Anh Nguyễn Văn Đức - Tổ chức tiếp nhận, phân công kiểm tra, đo đếm nguyên phụ liệu. - Báo cáo tình hình chất lượng, số lượng nguyên phụ liệu lên phòng kế hoạch để có kế hoạch sử dụng. - Thực hiện cấp phát nguyên liệu cho xưởng cắt, phụ liệu cho chuyền may và hoàn thành.  Xưởng cắt: Anh Nguyễn Thanh Nho. a. Chức năng va nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phó Giám Đốc, phụ trách phòng kế hoạch về mọi hoạt động của tổ cắt. - Tiếp nhận kế hoạch sản xuất từ phòng kế hoạch, nhận rập sơ đồ từ phòng chuẩn bị sản xuất, nhận nguyên liệu từ kho. - Xây dựng và triển khai phương án cắt cho thống kê cắt. - Tổ chức và đào tạo nhân sự bộ phận cắt có cán bộ kế thừa nhằm đảm bảo chất lượng cắt, đánh số, ép mex có kế hoạch đồng bộ để phục vụ tại các chuyền may. - Triển khai công đoạn cắt và phân loại cho từng mã hàng, kiểm tra chất lượng trải – cắt, in thêu, ép keo, đánh số - bóc tập và giao cho chuyền may.
  • 18. 18 - Phối hợp phòng kĩ thuật, kho nguyên liệu theo dõi nguyên liệu đồng bộ, xử lí kịp thời những tình huống phát sinh xảy ra nhanh chóng và tận tình. - Chỉ đạo giải quyết và kiểm tra những ách tắc gây khó khăn tại các chuyền may nhanh và hiệu quả (sau đó có chế độ báo cáo lại). - Quản lý kiểm soát thống kê cắt thực hiện công tác tiết kiệm. - Từng mã hàng kết thúc có chế độ báo cáo vải thừa, thiếu (công tác nhập kho). Lên kế hoạch cắt đầu khúc tiết kiệm. - Đào tạo, nhắc nhở từng bộ phận thực hiện đúng hướng dẫn công việc. - Kiểm tra, nhắc nhở công tác vệ sinh, ATLĐ, nội quy công ty tại các bộ phận. - Duy trì và làm việc theo hệ thống. b. Quyền Hạn - Được quyền chuyển trả những cá nhân vi phạm chất lượng sản phẩm gây sai phạm hàng loạt, đã được tập huấn nhưng không đạt yêu cầu. - Đề xuất phương án, nhân sự nhằm mang lại hiệu quả cho sản xuất.  Tổ cơ điện: Anh Nguyễn Chí Tuệ a. Chức năng và nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phó Giám Đốc, phụ trách Phòng Kế Hoạch về mọi hoạt động của tổ cơ điện. - Dựa vào kế hoạch hàng tháng sắp xếp thiết bị đầu vào phục vụ cho sản xuất, tổ chức phân công bảo trì, sửa chữa máy móc. - Theo dõi tiến độ chuyển đổi giữa các chuyền. - Tổ chức đào tạo lực lượng thợ máy theo hình thức tại chỗ. - Phối hợp cùng quản lý, bộ phận kĩ thuật nghiên cứu và chế cữ gá lắp phục vụ cho sản xuất. - Tiếp nhận phiếu đăng kí thiết bị từ quản đốc, từ đó kiểm tra và điều tiết hợp lí trong trường hợp thiết bị thiếu tại xí nghiệp, chủ động liên hệ với các đơn vị bạn. - Bố trí người lập sổ theo dõi mượn, thuê máy móc thiết bị ra vào xí nghiệp. - Lên kế hoạch hàng tuần, tháng phân công người theo dõi lí lịch và quản lí thiết bị, bảo trì, châm dầu cho các loại thiết bị tại các chuyền và yêu cầu công nhân tự ghi vào sổ theo dõi khi vệ sinh tuần.
  • 19. 19 - Hàng tháng, quý đưa ra kế hoạch vệ sinh thiết bị, hệ thống làm mát, quạt. - Ngày 25 hàng tháng lên kế hoạch dự trù vật tư thiết bị. b. Quyền hạn - Được quyền đề xuất chuyển trả những cá nhân không đảm đương được công việc. - Đề xuất khen thưởng đột xuất cá nhân, tập thể có tinh thần sáng kiến làm lợi cho xí nghiệp.  Phụ trách phòng hành chính: chú Võ Văn Út a. Chức năng và nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm trước GĐXN về mọi hoạt động của các khu vực: Phòng y tế, tổ tạp vụ, PCCC, BH tai nạn, công tác đánh giá, trật tự nội vụ trong toàn XN, sửa chữa nhỏ và công tác tuyển dụng lao động. - Lập bàng dự trù các hạn mục sửa chửa nhỏ trình GĐ duyệt trước khi làm. - Lập kế hoạch theo dõi bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị PCCC, thang máy, hệ thống nước uống. - Kiểm tra, kiểm soát tình hình xuất nhập NPL, hàng thành phẩm, văn phòng phẩm và linh kiện phụ tùng. - Kiểm tra tiến độ, chất lượng, thái độ phục vụ của Phòng y tế, tổ tạp vụ. - Thường xuyên kiểm tra tình hình chấp hành nội quy kỷ luật, an toàn PCCC trong toàn XN. b. Quyền hạn - Được quyền đề xuất chuyển trả công tác cá nhân không đảm đương được công việc - Được quyền đề xuất phạt các trường hợp vi phạm nội quy kỷ luật, làm sai hệ thống - Đề xuất thưởng đột xuất cá nhân, tập thể có tinh thần sáng kiến làm lợi cho xí nghiệp.  Ngoài ra, còn có các bộ phận như: bảo vệ, vệ sinh, bốc xếp...
  • 20. 20 Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức khu V 3. Giới thiệuchung a. Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè Hình 1.2 : Tổng Công Ty May Nhà Bè  Tên doanh nghiệp phát hành: Tổng công ty may Nhà Bè – CTCP  Tên giao dịch: NHABE GARMENT CORPORATION - JOINT STOCK COMPANY  Tên viết tắt: NBC  Logo công ty:
  • 21. 21  Vốn điều lệ: 140.000.000.000 đồng  Giấy ĐKKD số: 4103003232 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2005  Trụ sở chính: 04 Đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  Điện thoại: (84-8) 8720077- 38729124  Fax: (84-8) 8725107  Email: info@nhabe.com.vn  Website: http://www.nhabe.com.vn b. Xí Nghiệp May Khu V - Jean  Tên doanh nghiệp phát hành: Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè  Tên thương mại: Xí nghiệp may khu V – Jean Nhà Bè  Người đại diện: Nguyễn Văn Thịnh  Chức vụ: Giám đốc  Loại hình công ty: Doanh nghiệp Nhà nước  Ngành nghề hoạt động: May mặc sản phẩm quần jeans, khaki các loại  Địa chỉ: 22/14 Phan Văn Hớn – Tân Thới Nhất – Q.12 – TP.HCM  Điện thoại: (84.8).38831409 Fax: (84.8).38831411  Website: www.nhabe.com.vn
  • 22. 22 Hình 1.3 : Xí Nghiệp May Khu V 4. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô hoạt động a. Chức năng Công Ty May Khu V - Jean Nhà Bè được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của Bộ Thương Mại, được phép sản xuất các loại quần áo may mặc và xuất nhập khẩu (trừ sản phẩm da lông thú). b. Mục tiêu - Với cam kết định hướng vào khách hàng và không ngừng cải tiến Hệ thống quản trịchất lượng, Tổng Giám Đốc đã thiết lập chính sách chất lượng nhằm định hướng cho các hoạt động của phòng ban, bộ phận trong công ty. - Chính sách chất lượng được tuyên truyền rộng rãi trong công ty để toàn thể CB CNV có thể thấu hiểu và thực hiện. - Chính sách chất lượng được xem xét định kỳ tính hiệu quả và sự phù hợp với các thời kỳ cụ thể hoặc trong các trường hợp đột xuất khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ khách hàng hoặc các yêu cầu về luật pháp ảnh hưởng tới Hệ thống chất lượng. - Phát triển mạnh sản xuất và gia công hàng may mặc, phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
  • 23. 23 - Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, thúc đẩy quan hệ hợp tác mở rộng với nhiều khách hàng cả trong nước và nước ngoài. - Đem lại nguồn lợi nhuận dồi dào, nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người lao động. c. Nhiệm vụ NBC luôn hành động dựa trên những giá trị sau:  Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả và trách nhiệm.  Sáng tạo và chất lượng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình. Luôn xây dựng nhằm đạt được những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.  Linh động và hiệu quả: Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang.  Khách hàng làtrọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược.  Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, NBC hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó chúng tôi cam kết đóng góp một cách tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội. d. Qui mô hoạt động  Giá trị tài sản cố định: 5.846.222.142đồng  Số lượng máy móc: 420 máy  Dây chuyền sản xuất: 5 chuyền  Số lượng công nhân: 380 người  Định hướng quản lý sản xuất theo hệ thống Lean, 5S  Sản xuất: các mặt hàng Jean, chủ yếu là quần Jean  Xuất khẩu: mặt hàng quần áo Jean các loại.  Nhập khẩu: nguyên phụ liệu, máy móc phục vụ ngành may.  Khách hàng thân thiết: Excel kind, ASC, Vigawell, Waxjeans, Mansion, ... 5. Sơ đồ qui trình sản xuất tại công ty
  • 24. 24 III. TẦM QUAN TRỌNG VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN PHỤ LIỆU
  • 25. 25 ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DOANH NGHIỆP MAY Trong các doanh nghiệp may , nguyên phụ liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên phụ liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sản xuất… Đối với doanh nghiệp sản xuất việc quản lý nguyên vật liệu một cách khoa học và hiệu quả là sự đòi hỏi cấp bách. Hiện nay, nguyên vật liệu không còn là khan hiếm và không còn phải dự trữ nhiều như trước nhưng vấn đề đặt ra là phải cung cấp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm nhất không gây ứ đọng vốn kinh doanh. Nguyên phụ liệu là một trong ba yếu tố cấu thành của quá trình sản xuất sản phẩm ngành may (sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động), nội dung cơ bản của đối tượng lao động là nguyên phụ liệu. Nếu xét về mặt vật chất thì nguyên phụ liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm may, chất lượng sản phẩm may. Chất lượng của nguyên phụ liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Xét về mặt giá trị thì tỷ trọng các yếu tố nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành. Còn xột về lĩnh vực vốn thì tiền bá ra mua nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của các doanh nghiệp. Muốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành được đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó các loại nguyên vật liệu đủ về số lượng, kịp về thời gian, đúng về quy cách phẩm chất. Đấy là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được. Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó yêu cầu quản lý chúng thể hiện một số điểm sau: - Thu mua: nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thường xẩy ra biến động do các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành cung ứng vật tư nhằm đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Cho nên khâu mua phải quản lý về khối lượng quản lý có hiệu quả, chống thất thoát vật liệu, việc thu mua theo đúng yêu cầu sử dụng, giá mua hợp lý, thích hợp với chi phí thu mua để hạ thấp giá thành sản phẩm.
  • 26. 26 - Bảo quản: việc dự trữ vật liệu hiện tại kho, bãi cần được thực hiện theo đúng chế độ quy định cho từng loại vật liệu phù hợp với tính chất lý, hoá của mỗi loại, mỗi quy mô tổ chức của doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vật liệu đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu. - Dự trữ: xuất phát từ đặc điểm của vật liệu chỉ tham gia việc dự trữ nguyên vật liệu như thế nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại là điều kiện hết sức quan trọng. Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không quá ứ đọng vốn nhưng không làm gián đoạn quá trình sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức dự trữ vật liệu cần thiết, tối đa, tối thiểu cho sản xuất, xây dựng xác định mức tiêu hao vật liệu. - Sử dụng: sử dụng tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở xác định mức chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy trong khâu sử dụng cần quán triệt nguyên tắc sử dụng đúng mức quy định sử dụng đúng quy trình sản xuất đảm bảo tiết kiệm chi phí trong giá thành. Như vậy để tổ chức tốt công tác quản lý nguyên vật liệu nói chung và hạch toán nguyên vật liệu nói riêng đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định. Điều kiện quan trọng đầu tiên là các doanh nghiệp phải có đầy đủ kho tàng để bảo quản nguyên vật liệu, kho phải được trang bị các phương tiện bảo quản và cân, đo, đong, đếm cần thiết, phải bố trí thủ kho và nhân viên bảo quản có nghiệp vụ thích hợp và có khả năng nắm vững và thực hiện việc ghi chép ban đầu cũng như sổ sách hạch toán kho. Việc bố trí, sắp xếp nguyên vật liệu trong kho phải đúng yêu cầu và kỹ thuật bảo quản, thuận tiện cho việc nhập, xuất và theo dõi kiểm tra. Đối với mỗi thứ nguyên vật liệu phải xây dựng định mức dự trữ, xác định rõ giới hạn dự trữ tối thiểu, tối đa để có căn cứ phòng ngừa các trường hợp thiếu vật tư phục vụ sản xuất hoặc dự trữ vật tư quá nhiều gây ứ đọng vốn. Ngoài ra phải xác định rõ trách nhiệm vật chất của các cá nhân và tổ chức có liên quan đến sự an toàn của nguyên vật liệu trong các khâu thu mua, dự trữ và sử dụng. Xây dựng quy chế xử lý rõ ràng, nghiêm ngặt các trường hợp nguyên vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, hao hụt, giảm giá
  • 27. 27
  • 28. 28 PHẦN 2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẠI KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU CỦA KHU V- TỔNG CÔNG TY NHÀ BÈ I. CƠ CẤU NHÂN SỰ TẠI KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU CỦA CÔNG TY KHU V- TỔNG CÔNG TY NHÀ BÈ Đối với Xí Nghiệp May Khu V, kho nguyên phụ liệu được đặt ở tầng trệt, thuận tiện cho xưởng cắt và hoàn thành , tạo điều kiện cho công tác vận chuyển nguyên liệu và phụ liệu nhanh, đáp ứng được thời gian giao hàng cho khách hàng. Dưới sự quản lí của PGĐ sản xuất nhân viên kho chịu trách nhiệm về những công việc liên quan đến quản lý nguyên vật liệu, xuất - nhập, thống kê…v.v tất cả các công việc liên quan đến kho. Hình 2.1 Sơ đồ mặt bằng kho nguyên phụ liệu Cơ cấu nhân sự kho:  THỦ KHO NGUYÊN LIỆU Chị Nguyễn Thị Hương  KCS NGUYÊN LIỆU Anh Nguyễn Long Bình  PHỤ KHO NGUYÊN LIỆU Anh Võ Thanh Tòng  THỦ KHO PHỤ LIỆU Anh Nguyễn Văn Đức  PHỤ KHO PHỤ LIỆU Chị Lê Việt Thùy Dung  KCS PHỤ LIỆU Anh Trần Minh Thoại  NHÂN VIÊN KHO Chú Chấn , chú Phỉ Mỗi người chịu trách nhiệm một phần việc khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau vì thế họ có thể giám sát nhau trong mọi công việc ,tránh được sự gian lận trong
  • 29. 29 công tác đảm bảo được toàn bộ công việc của phòng ,điều đó làm giảm số lượng lao động ,giúp bộ máy không bị cồng kềnh, tiết kiệm được chi phí quản lý. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHO
  • 30. 30 Sơ đồ mô tả công việc kho nguyên phụ liệu II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC NHÂN VIÊN KHO NPL 1. Phụ trách nguyên liệu: Chị Nguyễn Thị Hương  Nhiệm vụ - Quản lý toàn bộ hoạt động của kho nguyên liệu. - Tổ chức tiếp nhận, phân công kiểm tra, đo đếm , lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm tra nguyên liệu - Báo cáo tình hình chất lượng, số lượng nguyên liệu lên phòng kế hoạch để có kế hoạch sử dụng - Sắp xếp, bảo quản tốt nguyên liệu trong kho,
  • 31. 31 - Lập bảng màu, danh mục nguyên liệu tồn sau sản xuất. - Thực hiện cấp phát nguyên liệu cho xưởng cắt, - Bảo đảm an toàn PCCC, vệ sinh công nghiệp, chống ẩm ướt & côn trùng gậm nhấm. - Ghi nhận / lưu trữ đầy đủ hồ sơ & báo cáo đúng quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công.  Quyền hạn: - Điều phối việc thực hiện nhiệm vụ, đề xuất khen thưởng / kỷ luật các nhân viên của kho. - Theo dõi ngày công, đề xuất giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động trong tổ. - Đề xuất các biện pháp quản lý kho tàng thích hợp để phục vụ sản xuất - Đề xuất các biện pháp nguyên liệu không phù hợp trong kho 2. Thủ kho phụ liệu  Nhiệm vụ - Quản lý toàn bộ hoạt động của kho phụ liệu. - Tổ chức tiếp nhận, phân công kiểm tra, đo đếm , lựa chọn phương thức giao nhận, kiểm tra phụ liệu - Sắp xếp, bảo quản tốt phụ liệu trong kho, - Lập danh mục phụ liệu tồn sau sản xuất. - Thực hiện cấp phát phụ liệu cho xưởng may và hoàn tất. - Bảo đảm an toàn PCCC, vệ sinh công nghiệp, chống ẩm ướt & côn trùng gậm nhấm. - Ghi nhận / lưu trữ đầy đủ hồ sơ & báo cáo đúng quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công.  Quyền hạn: - Theo dõi ngày công, đề xuất giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động trong tổ. - Đề xuất các biện pháp quản lý kho tàng thích hợp để phục vụ sản xuất 3. KCS KHO  Nhiệm vụ - Kiểm tra, đánh giá nguyên phụ liệu trước khi nhập kho - Phát hiện kịp thời những sai hỏng và đề xuất biện pháp sửa chữa.  Quyền hạn
  • 32. 32 -Kiểm tra thực hiện các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và số lượng nguyên phụ liệu trong toàn xí nghiệp III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU  Yếu tố chủ quan: +Về phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho + Về phương pháp kiểm nghiệm Vật liệu khi nhập kho. + Về mã hoá vật liệu + Về cách quản lý + Về số lượng  Yếu tố khách quan: +Do địa bàn quản lý vật liệu + Do Sự biến động về giá cả vật liệu + Do sự phụ thuộc vào tiến độ công trình + Do số lượng nguyên vật liệu, chủng loại nguyên vật liệu và đặc tính lý hoá IV. TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU CỦA CÔNG TY KHU V- TỔNG CÔNG TY NHÀ BÈ 1. Thực trạng công tác quản lýkho nguyên phụ liệu tại KHU V- TỔNG CÔNG TY NHÀ BÈ
  • 33. 33 a. Khái quát về nguyên phụ liệutrong KHU V Hình 2.2 Kho nguyên phụ liệu KHU V Đặc điểmcủanguyên phụ liệulàchỉ tham gia vào một chukỳ sảnxuất nhất địnhvà trong chu kỳ sản xuất đó nguyên phụ liệusẽ bị tiêuhao toàn bộ hoặc bị biến đổihình thái vật chất ban đầu đểcấu thành thực thể của sảnphẩm. Về mặt giá trị,do chỉtham gia vào 1 chukỳ sản xuất nhất định nên khi tham gia vào sản xuất, giá trị của nguyên phụ liệuđượctính hết 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trongkỳ. Trong cácdoanh nghiệpmay, nguyên phụ liệuthường chiếmtỉ trọnglớntrongchiphí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên phụ liệucó ý nghĩa rất lớntrongviệc tiếtkiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Là xí nghiệp chuyên sản xuất và gia công sản phẩm jean nguyên liệu chính tại kho chủ yếu là jean, kaki jean,… Phụ liệu hầu hết là do khách hàng cung cấp, tuy nhiên với những đơn hàng xuất khẩu trực tiếp, xí nghiệp sẽ nhận nguyên phụ liệu từ Tổng công ty. Nguyên phụ liệu có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, gia công, vậy nên xí nghiệp luôn đảm bảo được các yêu cầu sau với NPL:  Cung cấp kịp thời, đầy đủ Đúng như số lượng thiết kế Đúng như phẩm chất quy định.
  • 34. 34 Mỗi yêu cầu đều có tầm quan trọng riêng, song chúng có mối nên hệ khá mật thiết với nhau, tạo nên những quy định chặt quan trong công tác tổ chức và quản lý kho nguyên phụ liệu. b. Thực trạng Tại Khu V, để sản xuất hoàn thành 1 đơn hàng cần có lượng nguyên phụ liệu lớn, đa dạng về màu sắc và số lượng. Để đáp ứng yêu cầu cung ứng kịp thời cho sản xuất xí nghiệp đã bố trí kho nguyên liệu nằm ở tầng trệt gần cổng chính ( cổng bảo vệ).Vừa thuận lợi cho việc nhập xuất nguyên phụ liệu vừa tiện cho việc phân bố nguyên liệu sản xuất. Hình 2.3 Vị trí kho nguyên phụ liệu Hình 2.4: Khu vực Nguyên liệu
  • 35. 35 Kho nguyên phụ liệu được tổ chức đảm bảo yêu cầu về diện tích mặt bằng, yêu cầu về cấp phát vật tư, NPL cho sản xuất, đảm bảo yêu cầu về chủng loại, số lương, chất lượng khi cấp phát. Đảm bảo được vật liệu trong kho không bị mối mọt, ẩm ướt, phòng cháy và chữa cháy, kho NPL ở cấp xí nghiệp nên diện tích nhỏ, Hình 2.5 Đảm bảo yêu cầu về diện tích mặt bằng Hình 2.6 Đảm bảo vật liệu trong kho không bị mối mọt
  • 36. 36 Hình 2.7a Chú ý về an toàn lao động Hình 2.7b Chú ý về an toàn trongkho Hình 2.6 Hệ thống điện trong kho Hình 2.7 Thiết bị đo độ ẩm Hình 2.8 Quy định an toàn lao động tại kho Giám sát thực hiện các bước công việc trực thuộc kho quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
  • 37. 37 2. Nhận đơn hàng – Phân tíchcác điều kiện cần cho sản xuất Thủ kho căn cứ vào kế hoạch sản xuất mã hàng PGĐ Sản xuất giao lập kế hoạch triển khai các bước công việc theo đúng tiến độ. Giám sát thực hiện các bước công việc trực thuộc kho quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất 3. Phân công nhân sự, chuẩn bị kế hoạch nhận NPL Hình 2.4 List nguyên liệukháchhàng cungcấp Hình 2.5 Thông tincây vảinhập kho Nguyên liệu khi nhập về xí nghiệp đều được kiểm tra và xác nhận nếu đạt các yêu cầu mới đưa vào sản xuất. Thủ kho có trách nhiệm kiểm tra, chủng loại nguyên vật liệu theo đúng nội dung trong chứng từ trong lệnh cấp phát hay phiếu xuất kho.Thủ kho dựa vào List nguyên liệucủa khách hàng kiểm tra sơ bộ về số lượng nguyên phụ liệu. Công việc kiểm tra cụ thể như sau: - Kiểm tra các chứng từ liên quan lô hàng - Kiểm tra chủng loại - Kiểm tra sơ bộ theo kiên hàng, theo thùng, theo khách hàng và mã hàng - Kiểm tra sơ bộ theo lệnh cấp phát, theo đơn hàng Công ty theo dõi việc nhập xuất nguyên phụ liệu qua các chứng từ
  • 38. 38
  • 39. 39 Hình 2.6: Phiếu xuất kho - Thủ kho và phụ kho kiểm tra số lượng nguyên phụ liệu, lập hồ sơ kiểm tra thực nhập báo về phòng kế hoạch cân đối. 4. Chuẩn bị mặt bẳng, thiết bị sắp xếp NPL Để thuận lợi cho việc quản lý nguyên phụ liệu, người thủ kho sẽ lên kế hoạch sắp xếp nguyên phụ liệu và chuẩn bị mặt bằng theo kế hoạch đề ra.
  • 40. 40 Hình 2.7 sơ đồ bố trí kho nguyên liệu Nhân viên kho chuẩn bị balet để vận chuyễn nguyên phụ liệu Hình 2.7 Nhập nguyên liệu
  • 41. 41 Hình 2.8 Xe kéo vận chuyễn nguyên phụ liệu 5. Sắp xếp kho NPL - Nhân viên sẽ dựa vào sơ đồ sắp xếp nguyên phụ liệu của thủ kho để sắp xếp hàng hóa vào kệ. - Đầu kệ nguyên phụ liệu có treo Bảng kê nhận nguyên liệu ghi rõ ngày nhập, số tồn cập nhật ngay sau mỗi lần cấp theo từng chủng loại Hình 2.8 a,b : Bảng kê nhận nguyên liệu - Trong kho phân từng khu vực tạm nhập, kiểm tra đạt, khu giao nhận hàng chuyền may và để riêng từng khách hàn, mã hàng theo bảng nhận dạng. - Xếp theo từng khách hàng, mã hàng. - Xếp theo từng chủng loại - Xếp song song quay tem ra ngoài
  • 42. 42 Xếp theo từng màu, từng chủng loại Hình 2.9: Chỉ may sắp xếp theo loại Hình 2.10: phân loại theo khách hàng - Sắp xếp nguyên phụ liệu đạt chất lượng và không đạt chất lượng ở từng kệ riêng biệt, có bảng nhãn nhận biết rõ ràng chi tiết
  • 43. 43 Hình 2.11 : Phụ kiện sắp xếp quay tem ra ngoài. 6. Kiểm tra NPL - Trước khi kiểm tra đo đếm tất cả các nguyên phụ liệu phải được phá kiện từ 2 đến 3 ngày. - Kiểm tra sơ bộ theo Packing list Hình 2.12 Kiểm tra sơ bộ theo Packing List - Nguyên phụ liệu trước khi được sắp xếp vào kho sẽ được KCS kho và khách hàng cùng kiểm tra. Dựa trên Bảng màu và Tiêu chuẩn IQL 4 kiểm tra độ loang màu của
  • 44. 44 vải, độ co rút khi ép keo - Kiểm tra sơ bộ về số lượng, sắc và sắp xếp nguyên phụ liệu theo quy định.  Kiểm tra về số lượng ở kho sẽ do phụ kho phụ trách, thường làm bằng phương pháp thủ công  Sau khi kiểm tra số lượng thực tế sẽ đượi ghi lại trên bao bì. Hình 2.13 Số lượng được ghi trên bao bì - Với những nguyên liệu đựng trong bao thì dựng đứng theo hình trụ, xong mở dây khâu miệng bao, kiểm tra số lượng, màu sắc, ký hiệu, sắp xếp vải theo quy định. - Trong khi phá kiện nếu phát hiện hàng không đúng chủng loại nguyên liệu hoặc không đúng số lượng ghi trên phiếu, không đúng màu sắc thì thì báo cáo lên thủ kho để xử lý - Sau khi kiểm traì sơ bộ xong cần ghi lại theo phiếu bên ngoài ở kiện nguyên phụ liệu. - KCS kho thực hiện cắt, nối , kiểm tra độ khác màu của vải. nếu vải có độ khác màu rõ ràng bằng mắt thường thì thông báo cho xưởng trưởng để xử lý
  • 45. 45 Hình 2.14 Nối vải kiểm tra độ khác màu - Kiểm tra độ loang màu vải bằng máy kiểm vải Hình 2.15 Máy kiểm vải 7. Đo đếm, cấp phát, thống kê NPL - Xuất kho: Căn cứ vào lệnh cấp phát nguyên phụ liệu theo định mức, thủ kho tiến
  • 46. 46 hành cấp phát nguyên phụ liệu cho các chuyền sản xuất và xưởng cản xuất và xưởng cắt - Khi cấp phát phải đối chiếu với bảng màu và chủng loại, mã số & số lượng ghi trong lệnh cấp phát. Trường hợp số lượng cấp phát vượt quá quy định phải có lệnh cấp bổ sung. - Các chủng loại khi cấp phát theo hạn mức sử dụng trong ngày có ký nhận giữa hai bên vào sổ nhật ký lũy kế sau mỗi lần nhận 8. Quản lý Nguyên phụ liệu (tồn, đầu khúc, lỗi) - Căn cứ vào bảng thanh lý & cân đối cấp phát thủ kho tiến hành thanh lý theo hợp đồng với bộ phận kế hoạch. - Hằng tháng căn cứ vào nhập xuất kho, thủ kho lập báo cáo tồn kho về nguyên phụ liệu, bao bì và chuyển cho phòng kế hoạch. - Thủ kho có đầy đủ dụng cụ, thiết bị chữa cháy, các quy định về phòng chống cháy nổ. Thực hiện đầy đủ các nội quy kho hàng và nội quy phòng cháy chữa cháy. 9. Quản lý sổ sách chứng từ V. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU TẠI CÔNG TY KHU V- TỔNG CÔNG TY NHÀ BÈ Phần 3: KẾT LUẬN-ĐỀ NGHỊ Phần 4: PHỤ ĐÍNH
  • 47. 47