SlideShare a Scribd company logo
1 of 138
Download to read offline
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Bài mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP MAY............................................4
Chương 1: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁY MAY CÔNG NGHIỆP......................................5
1.1. THIÊT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY.......................................................................5
1.1.1. Phạm vi sử dụng thiết bị ............................................................................................5
1.1.2. Phân loại các thiết bị...................................................................................................5
1.2. CÁC DẠNG MŨI MAY CƠ BẢN.......................................................................................7
1.2.1. Mũi may móc xích đơn ...............................................................................................7
1.2.2. Mũi may thắt nút...........................................................................................................9
1.2.3. Mũi may móc xích kép..............................................................................................11
1.2.4. Mũi may vắt sổ ...........................................................................................................13
1.2.5. Mũi may chần diễu ....................................................................................................15
1.3. CÁC CƠ CẤU ÁP DỤNG TRONG MÁY MAY............................................................15
1.3.1. Cơ cấu bốn khâu phẳng...................................................................................15
1.3.2. Cơ cấu cam.........................................................................................................17
1.3.3. Các cơ cấu truyền động ăn khớp...................................................................18
1.3.4. Các cơ cấu đặc biệt...........................................................................................20
1.3.5. Cơ cấu ly hợp .....................................................................................................22
1.4. MÁY MAY CÔNG NGHIỆP.............................................................................................24
1.4.1. Cấu tạo chung.....................................................................................................24
1.4.2. Kim máy................................................................................................................26
1.4.3. Quan hệ kim - Ổ móc ........................................................................................29
1.4.4. Cơ cấu trụ kim ....................................................................................................29
1.4.5. Ổ móc ...................................................................................................................33
1.4.6. Cơ cấu đẩy nguyên liệu....................................................................................34
1.4.7. Hệ thống cung cấp chỉ......................................................................................39
1.4.8. Hệ thống bôi trơn ...............................................................................................41
Chương 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ THIẾT BỊ MAY CƠ BẢN..................................44
2.1. MÁY MAY MỘT KIM.........................................................................................................44
2.1.1. Thông số kỹ thuật...............................................................................................44
2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.....................................................................44
2.2. MÁY MAY HAI KIM...........................................................................................................57
2.2.1. Đặc tính kỹ thuật ................................................................................................57
2.2.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy............................................................57
2.3. MÁY VẮT SỔ......................................................................................................................68
2.3.1. Đặc tính kỹ thuật ................................................................................................68
2.3.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy............................................................68
2.4. MÁY CẮT.............................................................................................................................76
2.4.1. Máy cắt đẩy tay...................................................................................................76
2.4.2. Máy cắt vòng.......................................................................................................78
Chương 3: VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY..................................................81
3.1. VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY MAY 1 KIM THẮT NÚT.....................................81
3.1.1. Hướng dẫn lắp chỉ.....................................................................................................81
3.1.2. Lắp kim máy................................................................................................................82
3.1.3. Lắp suốt vào thoi........................................................................................................82
3.1.4. Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi ..............................................................82
3.1.5. Điều chỉnh lực ép chân vịt........................................................................................83
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
2
3.1.6. Nâng chân vịt bằng tay.............................................................................................83
3.1.7. Điều chỉnh lực căng chỉ............................................................................................83
3.1.8. Chỉnh râu tôm.............................................................................................................83
3.1.9. Vận hành máy ............................................................................................................84
3.1.10. Sửa chữa................................................................................................................84
3.2. VẬN HÀNH MÁY 2 KIM THẮT NÚT .............................................................................88
3.2.1. Hướng dẫn lắp chỉ.....................................................................................................88
3.2.2. Thao tác vận hành.....................................................................................................89
3.2.3. Lắp kim máy................................................................................................................90
3.2.4. Lắp chỉ dưới................................................................................................................90
3.2.5. Điều chỉnh lực căng chỉ............................................................................................91
3.2.6. Đánh chỉ suốt..............................................................................................................91
3.2.7. Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi..............................................................92
3.2.8. Vận hành máy ............................................................................................................93
3.3. VẬN HÀNH MÁY 1 KIM MÓC XÍCH KÉP ..................................................................93
3.3.1. Kiểm tra dầu bôi trơn ................................................................................................93
3.3.2. Hướng dẫn lắp chỉ.....................................................................................................93
3.3.3. Điều chỉnh sức căng chỉ...........................................................................................95
3.3.4. Điều chỉnh lực ép.......................................................................................................96
3.3.5. Điều chỉnh chiều dài mũi may.................................................................................96
3.3.6. Vận hành máy ............................................................................................................97
3.4. VẬN HÀNH MÁY NHIỀU KIM KANSAI........................................................................97
3.4.1. Thông số kỹ thuật......................................................................................................97
3.4.2. Cách lắp kim...............................................................................................................97
3.4.3. Lắp chỉ cho máy.........................................................................................................98
3.4.4. Điều chỉnh lực ép chân vịt và cơ cấu rulo kéo..................................................102
3.5. VẬN HÀNH MÁY VẮT SỔ.............................................................................................102
3.5.1. Hướng dẫn lắp chỉ...................................................................................................102
3.5.2. Kiểm tra dầu và hệ thống bôi trơn .......................................................................103
3.5.3. Kiểm tra chiều quay của máy ...............................................................................104
3.5.4. Lắp kim máy..............................................................................................................105
3.5.5. Chỉnh lực nén chân vịt và đưa chân vịt ra khỏi vị trí may...............................105
3.5.6. Chỉnh mật độ mũi may............................................................................................106
3.5.7. Một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng.....................................107
3.6. VẬN HÀNH MÁY ĐÍNH CÚC PHẲNG (JUKI MB 1800A)......................................109
3.6.1. Cấu tạo chung..........................................................................................................109
3.6.2. Chức năng màn hình điều khiển..........................................................................109
3.6.3. Bảng mẫu..................................................................................................................111
3.6.4. Hướng dẫn lắp chỉ...................................................................................................112
3.6.5. Vận hành cơ bản......................................................................................................113
3.7. VẬN HÀNH MÁY ĐÍNH BỌ JUKI LK 1900ASS (ĐÍNH CÚC JUKI LK 1903ASS)..
.............................................................................................................................................114
3.7.1. Đặc tính kỹ thuật......................................................................................................114
3.7.2. Cấu tạo chung.........................................................................................................115
3.7.3. Chức năng của màn hình điều khiển..................................................................115
3.7.4. Thao tác vận hành.......................................................................................................117
3.7.5. Thiết lập vận hành cơ bản.....................................................................................120
3.8. VẬN HÀNH MÁY THÙA KHUY ĐẦU BẰNG (MÁY JUKI LBH 1790S) ...............131
3.8.1. Quy tắc an toàn........................................................................................................131
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
3
3.8.2. Chức năng của màn hình điều khiển ..................................................................131
3.8.3. Hướng dẫn lắp chỉ...................................................................................................133
3.8.4. Thao tác vận hành...................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................138
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
4
Bài mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP MAY
Công nghiệp may là một bộ phận của nền kinh tế chuyên sản xuất các sản phẩm may
như (may mặc, đồ gia dụng, các sản phẩm ngành công nghiệp khác....), sản phẩm
được chế tạo cho nhu cầu tiêu dùng hay phục vụ hoạt động kinh doanh khác. Đây là hoạt
động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ
về công nghệ, khoa học và kỹ thuật, có tính chuyên môn hóa cao. Quá trình sản xuất được
thực hiện qua nhiều nguyên công sản xuất như kiểm tra nguyên liệu, trải vải, cắt, may,
thùa khuy, đính cúc, là ép, bao gói, vận chuyển bán thành phẩm cho đến khi hoàn thành
sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
Quá trình sản xuất sản phẩm may công nghiệp được thực hiện bởi người công nhân
công nghiệp có trình độ và tay nghề với các thiết bị may cơ khí hoá, bán tự động hoặc tự
động hoá.
Hình 1.1 trình bày quá trình sản xuất sản phẩm may dưới dạng tổng quát:
Hình 1.1. Quá trình sản xuất sản phẩm may
Chú ý: Trong nguyên công may có thể có nguyên công thêu bố trí đan xen nhau.
May công nghiệp cũng không hoàn toàn thay thế may thủ công. Đối với những sản
phẩm có tính nghệ thuật cao, sản phẩm may được hoàn thành với sáng tác của những nhà
tạo mẫu có tiếng với bàn tay của những người thợ lành nghề.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
5
Chương 1: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁY MAY CÔNG NGHIỆP
1.1. THIÊT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY
1.1.1. Phạm vi sử dụng thiết bị
Các thiết bị dùng trong công nghiệp may là thiết bị dùng để sản xuất sản phẩm may.
Các đường may chủ yếu được thực hiện trên các thiết bị may sau [2]:
- May vật liệu bằng đường may thắt nút hai chỉ gồm chỉ trên và chỉ dưới được thực
hiện trên các máy may bằng
- Máy vắt sổ mép vải các loại: máy vắt sổ 3 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy
may vắt sổ 2 kim 5 chỉ.
- Máy may hai đường chỉ hoặc nhiều đường chỉ
- Máy thùa khuyết
- Máy đính cúc
- Máy đính bọ
- Máy may zíczắc
- Máy thêu
1.1.2. Phân loại các thiết bị
1.1.2.1. Thiết bị chuẩn bị và cắt nguyên liệu
a. Thiết bị kiểm tra nguyên liệu [2]
Máy kiểm tra vải: Dùng để dò khuyết tật như rách, lỗi sợi . . . để loại bỏ chúng và
kiểm tra màu sắc.
Thiết bị đo chiều dài và khổ vải: trong công nghiệp may thiết bị này được thực hiện
bán tự động hoặc tự động đo chiều dài và khổ vải.
b.Thiết bị cắt nguyên liệu
- Máy trải vải: trong công nghiệp may việc trải vải được thực hiện bán tự động hoặc
tự động.
- Máy cắt vải gồm có:
Ø Máy cắt đẩy tay (di dộng): dùng để cắt phá
Ø Máy cắt vòng (cố định): dùng để cắt chính xác cho chi tiết
Hai loại trên được dùng chủ yếu trong quá trình cắt phôi để chuẩn bị gia công.
- Máy cắt xén đầu bàn cơ khí: bộ phận ép, giữ vải, cắt được thực hiện do người công
nhân.
- Máy cắt vải tự động bằng tia Laser: chuyên dụng cho cắt vải, dày da được thiết kể
để giảm thiểu tối đa thời gian trải vật liệu, lấy vật liệu ra khi cắt đồng thời cũng giảm
chi phí công nhân vận hành máy. da...
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
6
1.1.2.2. Thiết bị may
a. Định nghĩa máy may:
Máy may là loại thiết bị dùng để liên kết hai hay nhiều lớp nguyên liệu lại với nhau
bằng hệ thống chỉ.
b.Phân loại:
b.1.Phân loại theo dạng mũi may
- Máy may mũi may móc xích đơn
- Máy may mũi thắt nút
- Máy may mũi may móc xích kép
- Máy may mũi may vắt sổ
- Máy may mũi may trần diễu
b.2.Phân loại theo hình dáng máy
- Máy may bằng dùng để may tất cả các chi tiết có dạng mặt phẳng
- Máy may đòn dọc: may các chi tiết có dạng ống mà đường may song song dọc theo ống
thường gặp ở các máy cuốn ống.
- Máy may đòn ngang: may các chi tiết có dạng ống nhưng đường may ngang với đường
dọc trục ống
- Máy may trụ: May các chi tiết có dạng ống, nhưng đường may được thực hiện ở ở đáy
ống.
b.3.Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật
- Máy may có tốc độ thấp n < 3500 đến 4000 vòng/phút
- Máy có tốc độ cao n > 4000 vòng/phút (n: tốc độ quay của puli trục chính)
- Máy may tự động: Các mũi may được sắp xếp theo một chương trình cho trước và
làm việc theo đúng chương trình đã sắp xếp. Loại máy này gồm có các máy chuyên
dùng như máy thùa khuy, đính cúc, máy đính bọ . . . Toàn bộ quá trình gia công sản
phẩm may được tự động hóa hoàn toàn, tất cả các khâu chức năng của máy đều được
tự động hóa. Người ta chia ra 6 nhóm chức năng ở các loại máy bao gồm các nhóm:
Công tác
Động lực
Chuyển động
Điều khiển
Thao tác chi tiết gia công
Đo lường kiểm tra
- Máy bán tự động: Hai nhóm cuối cùng không được tự động hóa đó là thao tác chi tiết
gia công và đo lường kiểm tra
b.4.Phân loại theo vật liệu may
- Máy may vải dệt thoi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
7
- Máy may vải dày và rất dày
- Máy may vải mỏng
- Máy may vải trung bình
- Máy may vải dệt kim
- Máy may da và giả da
- Máy may cao su
1.1.2.3. Thiết bị gia công nhiệt - hơi
Thiết bị gia công nhiệt – hơi là loại thiết bị sử dụng điện năng, hơi nước hoặc kết
hợp cả hai làm tăng nhiệt độ bản thân thiết bị, tạo liên kết các chi tiết hay định hình cho
sản phẩm trước và sau khi may, làm tăng chất lượng và thẩm mĩ cho sản phẩm. Thiết bị
gia công nhiệt hơi bao gồm:
- Thiết bị toàn nhiệt: Máy ép mex, máy cắt vật liệu nhiệt dẻo (cao su, giả da...), bàn là
nhiệt...
- Thiết bị hơi: Nồi hơi, bàn là toàn hơi...
- Thiết bị nhiệt hơi: Máy ép form, bàn là điện hơi..
1.1.2.4. Thiết bị vận chuyển và cữ - gá
a. Thiết bị vận chuyển cơ khí hóa, bán tự động hoặc tự động hóa
- Các xe đẩy nguyên phụ liệu may
- Các băng chuyền vận chuyển bán thành phẩm gia công giữa các nguyên công
- Các loại máy nâng chuyển
- Các loại giá treo di động
b. Cữ - gá
Cữ - gá là một bộ phận cần thiết đối với các thiết bị may. Nhiều thiết bị may có sử
dụng cữ - gá làm tăng năng suất và chất lượng lao động.
- Gá may lộn bản cổ, măng séc, nẹp áo...
- Cữ - gá cuốn gấu, nẹp áo sơ mi, thép tay
- Cữ viền mép
- Cữ thùa khuy, đính cúc
- Gá cuốn phải, gá cuốn trái
1.2. CÁC DẠNG MŨI MAY CƠ BẢN
1.2.1. Mũi may móc xích đơn
1.2.1.1. Định nghĩa [6]
Là dạng mũi may được thực hiện bởi một chỉ của kim, tự tạo thành những móc xích
khóa với nhau ở mặt dưới của nguyên liệu may.
1.2.1.2. Ký hiệu: 100
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
8
- Con số 1 đại diện cho họ mũi may
- Hai con số sau biểu thị cho dạng tết chỉ khác nhau trong họ mũi may đó.
1.2.1.3. Quá trình hình thành mũi may 101
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
1.2.1.4. Đặc tính
- Có độ đàn hồi lớn, dùng rất thích hợp cho các nguyên liệu có tính co giãn lớn.
- Bộ tạo mũi đơn giản ít chiếm không gian, do đó máy có kết cấu rất gọn nhẹ.
- Độ bền kém, dễ bị tuột chỉ, khắc phục bằng cách dùng thêm cụm đồng tiền phụ.
- Hướng tạo mũi bị phụ thuộc vào móc nên không thực hiện được mũi may lùi.
1.2.1.5. Phạm vi ứng dụng
- Dùng để may đường thẳng 101.
- Dùng nhiều trong các loại máy may dấu mũi 103.
- Dùng cho một số máy chuyên dùng như máy thùa, máy đính cúc.
- Dùng cho các loại khâu miệng bao.
K/hiệu Mô tả Nút thắt Hình minh họa
101
Đường may móc xích đơn, 1 chỉ
kim
Mặt trên giống đường may thắt
nút, mặt dưới có dạng móc xích.
Tháo đường may từ điểm kết thúc
của đường may.
103
Đường may móc xích đơn, 1 chỉ
kim dấu mũi
Xuyên qua ít nhất một lớp vải,
nhưng không qua đến mặt ngoài
dấu mũi.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
9
1.2.2. Mũi may thắt nút
1.2.2.1. Định nghĩa [6]
Là dạng mũi may được thực hiện bởi một chỉ của kim cùng một chỉ của ổ tạo thành
các nút thắt liên kết với nhau ở giữa hai lớp nguyên liệu.
1.2.2.2. Ký hiệu: 300
- 3 : Họ mũi thắt nút.
- 00:Dạng tết chỉ.
- Có 14 kiểu đường may trong họ 300 dưới đây là một số dạng thường gặp :
K/
hiệu
Mô tả Nút thắt Hình minh họa
301
Mũi may một kim, hai chỉ may
đường may thẳng
Chỉ kim được liên kết với một
chỉ thoi chỉ dưới
Hai mặt đường may giống nhau.
Chỉ tháo được khi làm hỏng chỉ.
304
Mũi may một kim, hai chỉ may
đường zíc zắc 1
Giống như đường may 301, tuy
nhiên hướng may có thay đổi
theo phương ngang
308
Mũi may một kim, hai chỉ may
đường zíc zắc
309
Mũi may hai kim, ba chỉ may
đường thẳng
Hai chỉ kim liên kết với một chỉ
thoi ở mặt dưới nguyên liệu. Chỉ
thoi chạy theo đường zíczắc. Nút
thắt thể hiện ở mặt dưới.
- 303 đường may 3 kim một ổ 4 chỉ .
- 304 đường may zíczắc hai chỉ. Quá trình tạo mũi như 301.
- Các mũi kế tiếp nhau tạo thành dạng zíczắc đối xứng tạo cho đường may có bề
rộng, nhóm này cũng có thể tạo nên mũi may dấu chỉ 306.
- 305 đường may hai kim zíczắc.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
10
- 306 mũi may dấu chỉ 1 kim, 2 chỉ.
- 312 mũi may 2 kim zíczắc giống như 304.
- 330 mũi may dùng cho bờ khuy nổi máy thùa
- 331 đường may zíczắc bao máy thùa khuyết đầu bằng
1.2.2.3. Quá trình hình thành mũi may 301
Giai đoạn 1
Kim mang chỉ xuyên
qua nguyên liệu.
Giai đoạn 2
Khi kim đến điểm thấp nhất,
tạo vòng chỉ ở lỗ kim. Mỏ ổ
quay tới bắt lấy vòng chỉ
kim.
Giai đoạn 3
Kim rút lên khỏi mặt
nguyên liệu. Ổ mang vòng
chỉ kim quay làm rộng
vòng chỉ ra.
Giai đoạn 4
Vòng chỉ kim choàng
qua ruột ổ.
Giai đoạn 5
Kim tiếp tục đi lên. Mỏ ổ
nhả vòng chỉ ra.
Giai đoạn 6
Răng cưa đẩy vải đi. Cần
giật chỉ kéo chỉ trên lên,
thắt chặt mũi vừa tạo ra.
1.2.2.4. Đặc tính:
- Rất bền chặt.
- Hình dạng hai mặt giống nhau do đó thuận tiện cho việc thao tác công nghệ.
- Hướng tạo mũi thực hiện cả 2 chiều.
- Bộ tạo mũi may phức tạp chiếm nhiều không gian.
- Chỉ dưới bị giới hạn phải đánh suốt .
- Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt chỉ khi kéo dãn đường may.
1.2.2.5. Phạm vi ứng dụng:
- Dùng cho tất cả những loại máy may bằng đường thẳng, dùng cho các loại nguyên liệu
dệt thoi, da và bạt.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
11
- Dùng cho các loại máy may chuyên dùng và máy may đường thẳng mà không hạn chế
không gian. Hiện nay mới chỉ có máy may 2 kim, 2 ổ tạo hai đường may thắt nút song
song.
1.2.3. Mũi may móc xích kép
1.2.3.1. Định nghĩa [6]
Là dạng mũi may do một chỉ của kim cùng với một chỉ của móc khoá với nhau thành
những móc xích nằm dưới lớp nguyên liệu.
1.2.3.2. Ký hiệu: 400
Có 9 kiểu đường may móc xích kép bao gồm :
- 401 đường may thẳng cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong họ 400.
- 402 đường may có 2 chỉ kim 1 chỉ móc . Đường may này có tính co giãn đặc biệt tốt và
có độ bền cao.
- 403 đường may chần 3 kim.
- 404 chính là đường may 401 may ziczắc.
- 405 chính là đường may 402 may ziczắc.
- 406 2 kim một móc đường may chần 2 chỉ kim, một chỉ dưới, thường dùng cho các
máy may pătxăng hoặc dùng để thực hiện các đường may chần diễu.
- 407 như 406 nhưng may 3 kim, chủ yếu dùng để may chần diễu.
- 408 đường may chần 2 kim 5 chỉ
- 410 đường may 4 kim 5 chỉ.
- 430 đường may mắc xích nằm trên nguyên liệu. Được sử dụng nhiều nhất ở các máy
thùa khuy đầu tròn.
- 431 mũi may này phức tạp nhất. Chỉ kim vừa tự tết mắc xích đơn với chính nó vừa tết
mắc xích kép với chỉ móc, ngoài ra còn có thêm một sợi chỉ tăng cường không tết với
nào, nằm trên nguyên liệu. Dạng mũi may này có tính ưu việt so với các dạng may
khác ở họ 400, loại tạo nên mối liên kết chỉ ở diện rộng. Để nâng cao độ bền đường
may ngoài chỉ của kim và móc còn có sợi chỉ tăng cường
Ký hiệu Mô tả Nút thắt Hình minh họa
401
Đường may móc xích kép
1 chỉ trên liên kết với 1 chỉ dưới. Mặt
trên giống đường may thắt nút, mặt
dưới có dạng móc xích. Tháo đường
may từ điểm kết thúc của đường may.
1.2.3.3. Quá trình hình thành mũi may 401
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
12
Giai đoạn1
Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi
xuống đến vị trí thấp nhất. Khi kim rút lên
tạo vòng chỉ ở lỗ kim. Móc mang chỉ dưới
bắt lấy vòng chỉ kim. Ở thời điểm này kim
may nằm trước móc may.
Giai đoạn2
Móc tiếp tục tiến lên, đồng thời vẫn giữ
vòng chỉ kim. Khi kim rút đến tận cùng
trên thì răng cưa đẩy nguyên liệu, vòng
chỉ móc và vòng chỉ kim tạo thành một
tam giác.
Giai đoạn3
Kim lại xuyên qua nguyên liệu vào tam
giác chỉ. Ở thời điểm này móc nằm trước
kim.
Giai đoạn4
Móc lùi lại, vòng chỉ kim tuột ra khỏi
móc đồng thời ôm lấy vòng chỉ móc lúc
này đang bị kim giữ. Kim tiếp tục đi
xuống, chỉ kim xiết lấy chỉ móc tạo thành
mũi móc xích hai chỉ.
1.2.3.4. Đặc tính
- Mũi may có độ đàn hồi lớn .
- Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian .
- Chỉ không bị giới hạn.
- Mũi may có độ bền ổn định.
- Bị phụ thuộc vào hướng may do đó chỉ thực hiện được một chiều.
- Tiêu hao nhiều chỉ.
1.2.3.5. Phạm vi ứng dụng
- Ứng dụng cho tất các loại máy may đường thẳng, cho tất cả các loại nguyên liệu. Đặc
biệt ứng dụng cho các loại máy có nhiều đường may thẳng song song các dạng mũi
may khác không thực hiện được.
- Dùng trong các loại máy chuyên dùng không có yêu cầu bước may quá nhỏ.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
13
1.2.4. Mũi may vắt sổ
1.2.4.1. Định nghĩa [6]
Là loại mũi may được phát triển từ dạng mũi may mắc xích dùng một hoặc hai chỉ
kim với không hoặc một hoặc hai chỉ móc tạo những móc xích liên kết với nhau ở mặt
trên, mặt dưới và mép nguyên liệu may.
1.2.4.2. Ký hiệu: 500
Có tất cả 17 dạng mũi may 500 tiêu chuẩn CHDC Đức và 21 dạng tiêu chuẩn Nhật.
Căn cứ vào số chỉ, có thể chia ra 5 loại máy vắt sổ như sau :
- Vắt sổ 1 chỉ : 1 chỉ kim.
- Vắt sổ 2 chỉ: 1 chỉ kim, 1 chỉ móc.
- Vắt sổ 3 chỉ : 1 chỉ kim, 2 chỉ móc.
- Vắt sổ 4 chỉ : 2 chỉ kim, 2 chỉ móc.
- Vắt sổ 5 chỉ : 2 chỉ kim, 3 chỉ móc.
Dưới đây là một số dạng thường gặp ở họ mũi may 500.
- 501 1 chỉ kim là dạng mũi vắt sổ đơn giản nhất của họ 500. Cấu tạo như 401 nhưng
vòng chỉ dưới được kéo dài ra bao lấy mép vải cắt.
- 502, 503 : 2 chỉ 1 chỉ kim, 1 chỉ móc.
- 504, 505 : 3 chỉ 1 chỉ kim, 2 chỉ móc.
- 507 : 4 chỉ 2 chỉ kim, 2 chỉ móc.
- 512, 514 : 4 chỉ 2 chỉ kim, 2 chỉ móc công dụng như 507
- 521 : 3 chỉ 2 chỉ kim, 1 chỉ móc.
- Nếu phối hợp một đường may và một đường vắt sổ song song với nhau tổng cộng từ 3
đến 5 chỉ gồm một đường may 300 hoặc 400 với một đường may 500 độc lập với nhau,
ta được một đường may rất bền chắc vì mối liên kết do mũi may vắt sổ tạo ra được
đảm bảo nhờ một loại mũi may nữa.
- 516 401 + 504 dùng nhiều trên máy vắt sổ được sản xuất tại Nhật Bản.
- 517 301 + 504 ít dùng, thường được sử dụng ở các máy thắt nút 301 cộng thêm một bộ
gá lắp vắt sổ 504.
Ký
hiệu
Mô tả Nút thắt Hình minh họa
501
Đường may vắt sổ 1 chỉ
1 chỉ kim bọc lấy mép
cắt nguyên liệu.
Dạng mũi móc xích đơn.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
14
1.2.4.3. Quá trình hình thành mũi may 504
Giai đoạn1
Kim xuyên qua nguyên
liệu và tạo vòng chỉ khi
bắt đầu đi lên do ma sát
giữa vật liệu và chỉ. Móc
dưới tay trái bắt lấy vòng
chỉ kim và tạo liên kết giữa
chỉ dưới và chỉ kim.
Giai đoạn2
Kim đi lên. Móc dưới tay
trái tiếp tục di chuyển sang
phải. Móc trên tay phải dịch
chuyển sang trái, bắt lấy chỉ
của móc dưới. Móc dưới
tay trái đi ra.
Giai đoạn3
Kim lại đi xuống xuyên
vào vòng chỉ của móc trên
tay phải. Móc dưới nhả
vòng chỉ kim. Kim tiếp
tục đi xuống thu vòng chỉ
do móc dưới vừa nhả, mũi
chỉ được thắt lại
1.2.4.4. Đặc tính
- Độ đàn hồi mũi may lớn.
- Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian.
- Chỉ không bị giới hạn.
- Có thể bọc giữ mép cắt của sản phẩm.
- Đòi hỏi cơ cấu xén mép.
- Chỉ thực hiện được một chiều ở mép chi tiết sản phẩm.
Ký
hiệu
Mô tả Nút thắt Hình minh họa
502&
503
Đường may vắt sổ - kép
1 một chỉ kim liên kết vói
một chỉ móc.
Dạng mũi móc xích kép.
Liên kết nẳm ở phần lỗ
kim.
504
Đường may vắt sổ 3 chỉ
1 chỉ kim liên kết với hai
chỉ móc móc trên và móc
dưới.
Mũi móc xích kép.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
15
1.2.4.5. Phạm vi ứng dụng
Đường may vắt sổ dùng để bọc viền hoặc cuốn mép cắt chi tiết sản phẩm cho tất cả
nguyên liệu. Đặc biệt là để cuốn mép cho các loại sản phẩm thuộc loại nguyên liệu có độ
đàn hồi lớn như thun.
1.2.5. Mũi may chần diễu
1.2.5.1. Định nghĩa [6]
Là dạng mũi may được phát triển trên cơ sở dạng mũi may chần nhiều kim trong họ
mũi may móc xích kép, nhưng có thêm cơ cấu móc chỉ phụ nằm ở phía trên mặt nguyên
liệu để tạo thành những đường chỉ diễu phía trên. Do chức năng chính của mũi may là
chần dưới diễu trên nên ta gọi là mũi may chần diễu.
1.2.5.2. Ký hiệu: 600 1.2.5.3. Quá trình hình thành
mũi may
Có tất cả 9 dạng mũi may chần diễu.
Dưới đây là một số dạng thường gặp:
- 601.
- 602 402 + 1 chỉ diễu gồm 2 kim, 4chỉ là loại đơn
giản của họ 600. Các sợi chỉ kim 2 sợi được sợi
chỉ diễu kéo gữi và được đưa xuyên qua vải may,
thắt với chỉ móc 1 sợi nằm ở mặt dưới nguyên
liệu.
- 603 gồm 2 kim, 2 chỉ diễu.
- 605 : 3 kim 5 chỉ gồm 3 chỉ kim, 1 chỉ diễu, 1
chỉ móc.
- 606 là loại phức tạp nhất gồm 4 chỉ kim, 4 chỉ
móc và một chỉ diễu.
- 607 : 4 kim, 6 chỉ 4 chỉ kim, 1 chỉ móc, 1 chỉ
diễu .
1.2.5.4. Đặc tính
- Mũi may chần diễu là dạng mũi may phức tạp nhất trong các dạng mũi may.
- Dạng mũi may này có những chỉ liên kết ngang với hướng may.
- Kết nối được các mảnh vải khi mép cắt của chúng được đặt cạnh, chồng lên nhau, và
đặt sát mép nhau.
1.2.5.5. Phạm vi ứng dụng
Nhóm mũi may này được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất sản phẩm dệt kim.
1.3. CÁC CƠ CẤU ÁP DỤNG TRONG MÁY MAY
1.3.1. Cơ cấu bốn khâu phẳng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
16
1.3.1.1. Khái niệm [1]
Cơ cấu bốn khâu phẳng là cơ cấu cơ bản được áp dụng rất rộng rãi để truyền chuyển
quay hoặc lắc thành chuyển động lắc hoặc quay.
Hình 1.2. Cơ cấu bốn khâu phẳng gồm:
AB – Tay quay; BC – Thanh truyền; CD – Tay lắc; AD – giá
φ – Góc lắc của tay lắc; α – Góc quay của tay quay
Khâu cố định AD gọi là giá, khâu đối diện với giá gọi là thành truyền BC, khâu AB
quay tròn gọi là tay quay, khâu CD gọi là khâu lắc. Các khâu được nối với nhau bằng các
khớp bản lề tại các vị trí A, B, C, D. Ví trị của cơ cấu hoàn toàn xác định khi ta biết góc α
góc giữa tay quay AB và giá AD độ dài các khâu. Ứng với một vòng quay của tay quay
AB, tay lắc CD chuyển động lắc qua lại với góc lắc β.
Các vị trí C’ và C’’ là vị trí giới hạn của tay lắc được xác định khi tay quay và thanh
truyền tạo thành một đường thẳng.
Góc lắc β’ chỉ thay đổi khi ta thay đổi độ dài của một trong các khâu cơ cấu.
1.3.1.2. Cơ cấu tay quay – con trượt [1]
Cơ cấu tay quay – con trượt là biến thể của cơ cấu bốn khâu phẳng khi chiều dài
khâu CD lớn lên vô hạn, để biến chuyển động quay tròn của tay quay thành chuyển động
tịnh tiến của con trượt.
Hình 1.3. Cơ cấu tay quay – con trượt gồm:
AB – Tay quay; BC – Thanh truyền
AC – Giá; C – Con trượt
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
17
Khi tay quay AB quay tròn, con trượt C tịnh tiến qua lại. Hành trình con trượt bằng
2AB. Tại các vị trí I và II của tay quay AB, tay quay và thanh truyền thẳng hàng, khi đó
con trượt đổi hướng và có vận tốc nhỏ nhất nhưng ngược chiều nhau. Sau một vòng quay
của tay quay, con trượt tịnh tiến qua lại một lần.
1.3.1.3. Cơ cấu Culit
Cơ cấu culit là cơ cấu biến thể của cơ cấu bốn khâu phẳng khi thay thế thanh truyền
bằng một khớp trượt và một khớp bản lề.
Hình 1.4. Cơ cấu culít gồm:
AB – Tay quay; B – Con trượt; BC – Tay lắc; AC – Giá;
Φ1 – Góc đi nhanh; Φ2 – góc đi chậm; α – Góc lắc của tay lắc
Sau một vòn quay của tay quay AB cần lắc BC lắc qua lại với góc lắc α tạo bởi hai
tiếp tuyến từ C với đường tròn quỹ đạo của điểm B. Nếu tay quay chuyển động đều, góc
β1 tương ứng với hành trình đi nhanh của cần lắc BC, góc β2 ứng với hành trình về chậm
của cần lắc BC.
Cơ cấu culit được ứng dụng trong cần giật chỉ máy 1 kim thắt nút.
1.3.2. Cơ cấu cam
1.3.2.1. Khái niệm
Cơ cấu cam dùng để biến chuyển động của khâu dẫn thành chuyển động theo một
quy luật nào đó của khâu bị dẫn do bề mặt của khâu dẫn quyết định.
- Khâu dẫn gọi là cam
- Khâu bị dẫn gọi là cần.
Cơ cấu cam được phân làm 2 loại: cơ cấu cam phẳng và cơ cấu cam không gian.
1.3.2.2. Cơ cấu cam phẳng
Cơ cấu cam phẳng là cơ cấu mà khâu dẫn và khâu bị dẫn cùng nằm trong một mặt
phẳng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
18
Hình 1.5. Cơ cấu cam phẳng:
H- Lượng đẩy của cần; Φ- Góc lắc của cần
- Khi khâu dẫn quay tròn ta gọi là cam quay .
- Khi khâu dẫn chuyển động tịnh tiến ta gọi là cam tịnh tiến .
Tương tự:
- Khi khâu bị dẫn chuyển động tịnh tiến ta gọi là cam quay – cần đẩy hoặc cam tịnh
tiến – cần đẩy hình a và c.
- Khi khâu bị dẫn chuyển động lắc ta có cơ cấu cam quay – cần lắc hoặc cam tịnh
tiến – cần lắc hình b và d.
Chuyển động của khâu bị dẫn phụ thuộc vào sự biến đổi kích thước của khâu dẫn.
1.3.2.3. Cơ cấu cam không gian
Cơ cấu cam không gian là cơ cấu mà chuyển động của cam và cần nằm trong các
mặt phẳng khác nhau, chuyển động của cần hoàn toàn phụ thuộc vào biên dạng của cam.
Hình 1.6. Cơ cấu cam không gian:
1- Cam; 2 - Cần lắc
1.3.3. Các cơ cấu truyền động ăn khớp
1.3.3.1. Truyền động bằng đai
Truyền động bằng đai dùng để truyền động quay giữa hai trục song song. Thành
phần cơ cấu gồm:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
19
Hình 1.7. Bộ truyền đai
- Puli chủ động có đường kính D1 quay với vận tốc n1 vòng/phút.
- Puli bị động có đường kính D2 quay với vận tốc n2 vòng/phút.
Tỷ số giữa đường kính của puli chủ động với puli bị động hoặc giữa tốc độ quay của
puli bị động với puli chủ động gọi là tỉ số truyền của bộ truyền đai:
1
2
2
1
n
n
D
D
id ==
Nếu xét đến hiện tượng trượt đai thì: 1
2
985,0
2
1
985,0
n
n
D
D
id ==
Hệ số 0,985 gọi là hệ số trượt đại. Nếu tiết diện dây đai là hình thang ta có bộ truyền
đai thang, nếu là hình chữ nhật ta có bộ truyền đai phẳng.
Ưu điểm của bộ truyền đai là đơn giản, có thể truyền chuyển động giữa hai trục có
khoảng cách trục A lớn. Nhược điểm cơ bản của bộ truyền đai là tỷ số truyền không ổn
định, hệ số truyền tải không lớn. Để khắc phục nhược điểm này trên thực tế ta sử dụng bộ
truyền đai răng ngựa.
1.3.3.2. Truyền động bằng bánh răng
Truyền động bánh răng gồm
hai bánh răng khớp với nhau.
Thành phần gồm:
- Bánh răng chủ động có số
răng Z1 quay với vận tốc n1
vòng/ phút.
- Bánh răng bị động có số
răng Z2 quay với vận tốc n2
vòng/phút.
Hình 1.8. Truyền động bánh răng:
1 – Bánh răng chủ động; 2- Bánh răng chủ động;
Z1- Số răng bánh chủ động; Z2- số răng bánh bị động.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
20
- Tỷ số giữa tốc độ quay n1 với n2 hoặc tỷ số giữa răng Z2 với Z1 gọi là tỷ số truyền
của bộ truyền răng:
1
2
2
1
z
z
n
n
i ==
Tùy theo hình dạng của bánh răng ta có các loại sau:
- Bộ truyền bánh răng trụ thẳng.
- Bộ truyền bánh răng trụ nghiêng, để truyền chuyển động giữa dai trục song song
- Bộ truyền bánh răng trụ xoắn để truyền chuyển động giữa hai trục xiên góc.
- Bộ truyền bánh răng còn răng thẳng hoặc răng nghiêng, dùng truyền chuyển động
giữa hai trục vuông góc trong mặt phẳng.
Ưu điểm của bộ truyền bánh răng là truyền lực lớn, độ bền cao và tỷ số truyền ổn
định. Nhược điểm của bộ truyền này là gây tiếng ồn lớn, khó chế tạo
1.3.3.3. Truyền động bằng trục vít – bánh vít
Bộ truyền động trục vít – bánh vít dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục
vuông góc trong không gian với tỷ só truyền lớn. Thành phần bộ truyền trục vít vô tận có
răng là hình thang với bước răng s = л.m, bánh vít có số răng là Z.
Hình 1.9. Bộ truyền trục vít – Bánh vít:
1 – Trục vít; 2- Bánh vít; K- số đầu mối; Z-số răng của bánh vít.
Tỷ số truyền itv = Z/K (K: số đầu mối của trục vít).
Chiều quay của bánh vít phụ thuộc vào chiều quay và hướng xoắn của trục vít.
Truyền động trục vít – bánh vít có ưu điểm là tỷ số truyền lớn, nhưng ma sát giữa trục vít
và bánh vít cũng lớn dẫn đến hiệu suất của bộ truyền thấp, gây tiếng ồn và giá thành cao.
1.3.4. Các cơ cấu đặc biệt
1.3.4.1. Cơ cấu Man
Cơ cấu man dùng để biến chuyển động quay liên tục của khâu chủ động quay
thành chuyển động quay gián đoạn của khâu bị động.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
21
Khi tay quay O1A quay tròn sẽ làm
chốt A lọt vào rãnh đĩa man và làm đĩa
man quay quanh trục O2. Khi chốt A
thoát khỏi rãnh, đĩa sẽ ngừng quay. Như
vậy trong một vòng quay của tay quay
O1A đĩa Man chỉ làm việc trong cung
ABC.
Tuỳ theo yêu cầu cụ thể số rãnh của
đĩa sẽ tương ứng, nhưng không nhỏ hơn 3.
Để tăng cường số lần chuyển động của
Hình 1.10. Cơ cấu Man:
1- Tay quay; 2- Đĩa Man
đĩa, ta có thể tăng số chốt vào khớp trong một vòng quay hoặc tăng số rãnh của đĩa Man.
1.3.4.2. Cơ cấu Các đăng
Cơ cấu các đăng dùng để truyền chuyển động giữa hai trục giao nhau một góc không
lớn nhưng có thể thay đổi trong quá trình chuyển động. Thành phần cơ cấu các đăng gồm:
- Trục chủ động I có gắn chạc AO1A’;
- Trục bị động II có gắn chạc BO2B’ được liên kết với nhau bởi chạc thập AA’BB’
và các khớp bản lề A, A’, B, B’.
- Góc giữa hai trục truyền là α cắt nhau tại tâm của chạc chữ thập.
Hình 1.11. Cơ cấu các đăng:
1- Chạc chủ động; 2- Chạc bị động; 3- Chạc chữ thập
Chuyển động của các điểm A, A’ khi trục I quay tròn là đường tròn tâm C đường
kính AA’. Do vậy khi cơ cấu làm việc, chuyển động của chạc chữ thập rất phức tạp, vừa
quay tương đối quanh trục I và trục AA’. Đồng thời cũng quay tương đối quanh trục II và
trục BB’. Sau đây ta xét nguyên lý cơ cấu chuyển động móc của máy JUKI-MH 481 là
một dạng biến thể của cơ cấu các đăng. Thành phần cơ cấu gồm:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
22
- Trục chủ động I quay tròn.
- Trục bị động II vuông góc với trục I tại vị trí D.
- Trục AA’gắn với trục và lập với trục I một góc α tại vị trí A.
Chạc chữ thập BB’CC’ liên kết với trục I và trục II bằng các khớp bản lề tại A, A’ và
khớp CC’
Hình 1.12. Cơ cấu chuyển động móc của máy JUKI – MH481
Khi trục I quay tròn với vận tốc n1 không đổi, quỹ đạo của trục AA’ là hình nón tròn
xoay với góc đỉnh 2α. Thông qua chạc chữ thập làm trục II chuyển động tịnh tiến dọc trục
và lắc trong mặt phẳng vuông góc với trục II. Sau một vòng quay của trục I, trục II tịnh
tiến qua lại với biên độ là 2A’D tgα và chuyển động quay lắc với góc lắc lớn nhất bằng
2α. Việc điều chỉnh biên độ tịnh tiến dọc trục II thực hiện bằng cách thay đổi khoảng cách
A’D. Khi lắp móc trên trục II, quỹ đạo chuyển động của mũi móc sẽ có dạng ô van.
1.3.5. Cơ cấu ly hợp
1.3.5.1. Khái niệm
Cơ cấu ly hợp dùng để truyền hoặc cắt chuyển động quay giữa hai trục đồng trục khi
có tác động của cơ cấu điều khiển. Theo nguyên lý làm việc người ta chia ly hợp làm 4
loại:
- Ly hợp ăn khớp. Ví dụ như ly hợp vấu, ly hợp răng,…
- Ly hợp ma sát.
- Ly hợp điện tử.
- Ly hợp một chiều.
Sau đây chúng tôi trình bày các dạng ly hợp hay áp dụng trong máy may
1.3.5.2. Ly hợp ma sát
Bộ ly hợp ma sát côn dùng truyền chuyển động quay tròn từ puli 1 sang trục 4 được
trình bày ở hình 1.13.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
23
Hình 1.13. Ly hợp ma sát:
1- Puly; 2- Mặt ma sát; 3- Má ly hợp; 4- Trục;
5- Lò xo; 6- Bi; 7- Cam điều khỉên.
Khi cam 7 tác động sẽ ấn bi 6 làm puly ép sát vào mặt ma sát côn 2 gắn chặt trên má
ly hợp tĩnh 3 truyền chuyển động cho trục 4. Mặt ma sát 2 được làm bằng vật liệu có hệ
số ma sát lớn. Đặc điểm của ly hợp làm việc nhờ lực ma sát giữa hai bề mặt tiếp xúc, lực
truyền thường nhỏ. Nếu bề mặt ma sát không tốt sẽ phát sinh hiện tượng trượt làm bộ
truyền không ổn định và phát nhiệt.
1.3.5.3. Ly hợp một chiều
Ly hợp một chiều dùng truyền chuyển động quay giữa hai trục chỉ theo một chiều
quay nhất định. Có rất nhiều kiểu ly hợp một chiều khác nhau. Hình 1.14 trình bày ly hợp
một chiều kiểu con lăn.
Hình 1.14. Ly hợp một chiều kiểu con lăn:
1- Má ly hợp ngoài; 2 Đĩa ly hợp; 3- Lò xo nén; 4- Con lăn ; 5- Trục
Khi cho má ngoài chuyển động quay theo chiều mũi tên, dưới tác động của lực ma
sát sẽ dồn ép các viên bi về một phía tạo mối liên kết cứng giữa má ly hợp ngoài và đĩa ly
hợp. Chuyển động được truyền từ ngoài vào trong làm trục 5 quay cùng chiều. Khi đảo
chiều quay của má ly hợp ngoài, các viên bi bị dồn ra khoảng trống, liên kết cứng bị cắt,
dẫn đến trục 5 ngừng chuyển động.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
24
Hình 1.15 trình bày ly hợp một chiều kiểu lò xo của máy thùa khuy đầu bằng JUKI-
LBH781.
Hình 1.15. Ly hợp một chiều kiểu lò xo:
1-Trục; 2- Đỡ trục của nắp máy; 3- Ống lót; 4- Lò xo ly hợp;
5- Bánh vít; 6- Vòng đệm; 7- Đỡ trục trên thân máy; 8-Chốt.
Chuyển động quay tròn sẽ truyền qua bánh vít 5 lắp trượt trên trục 1. Lò xo ly hợp
có tiết diện hình chữ nhật được quấn sát vào bánh vít 5 và ống lót 3 và một đầu được định
vị vào bánh vít 5. Khi bánh vít quay theo chiều mũi tên, sẽ làm cho lò xo ly hợp xoắn chặt
hơn tạo khớp cứng giữa bánh vít và ống lót 3, truyền chuyển động vòa trục 1. Khi bánh
vít quay theo chiều ngược lại, lò xo ly hợp sẽ bị giãn ra phá vỡ liên kết cứng giữa bánh vít
và ống lót, truyền động từ bánh vít vào trục bị cắt. Như vậy, ly hợp một chiều kiểu lò xo
làm việc dựa trên lực ma sát phát sinh giữa bề mặt trong của lò xo với bánh vít và ống lót.
Do vậy trong quá trình làm việc và sửa chữa cần tránh làm lò xo ly hợp bị kéo giãn quá
làm mất khả năng nén của lò xo vào bánh vít và ống lót.
1.4. MÁY MAY CÔNG NGHIỆP
1.4.1. Cấu tạo chung
- Đầu máy
- Bàn máy
- Chân máy
- Mô tơ
1.4.1.1. Đầu máy
Đầu máy may chia làm 2 phần: Thân máy và Đế máy
- Phần thân máy: Thường đặt nổi, bên trong có cơ cấu trụ kim, cần giật chỉ và hệ thống
phân phối chuyển động tới các cơ cấu khác.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
25
Hình 1.16. Máy may công nghiệp
1. Đế máy; 2. Thân máy; 3. Bàn máy; 4. Chân máy; 5. Motor;
6. Giá chỉ; 7. Bàn ga
- Phần đế máy: Thường là vị trí thao tác công nghệ chứa các bộ phận tạo mũi như trục,
ổ, cơ cấu đẩy, móc . . .
Các bộ phận chính của đầu máy:
- Bộ trục chính: để tiếp nhận và phân phối chuyển động tới các cơ cấu chấp hành. Trục
chính thường là trục trơn.
- Bộ trụ kim - cần giật chỉ: để tạo chuyển động cho kim máy và cần giật chỉ nhằm cung
cấp và xuyên chỉ qua nguyên liệu may
- Bộ tạo mũi: là bộ phận kết hợp với kim để tạo mũi may tùy theo loại máy mà các bộ
tạo mũi sẽ khác nhau.
- Bộ phận đẩy: là bộ phận để tạo chiều dài bước may thường máy sử dụng bộ răng cưa,
bàn ép, ru lô kéo hoặc con lăn.
1.4.1.2. Bàn máy
Bàn máy có nhiệm vụ đỡ đầu máy, gắn động cơ đỡ nguyên liệu may
Bàn máy là 1 tấm phẳng hình chữ nhật được gắn chặt vào chân bàn. Mặt bàn làm
bằng gỗ ép để giảm rung động và chống cong vênh. Trên mặt bàn có phủ 1 lớp vật liệu có
hệ số ma sát nhỏ để nguyên liệu may dễ trượt. Trên đó có khoét 1 lỗ hình chữ nhật lớn để
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
26
lắp đặt đầu máy. Ở bốn góc của lỗ có đặt 4 miếng đệm cao su để đỡ đầu máy, làm giảm
rung động của đầu máy truyền xuống mặt bàn. Đầu máy được lắp khớp bản lề vào mặt
bàn máy. Kích thước mặt bàn thường là: 1050 x 550 mm hay 1100 x 600 mm, dày 30 –
40 mm.
1.4.1.3. Chân máy
Chân bàn máy có nhiệm vụ đỡ bàn máy
Chân bàn máy thường được đúc liền bằng gang hoặc lắp ghép. Chân bàn máy có 4
chân và những thanh ngang, các thanh ngang làm tăng độ cứng vững và ổn định của chân
bàn máy, các chân bàn được lắp ghép bằng bulông có thể điều chỉnh được vị trí cao thấp
của mặt bàn tuỳ theo người sử dụng. Dưới chân bàn có gắn đệm cao su để giảm chấn
động từ chân bàn đến nền xưởng.
1.4.1.4. Mô tơ
Sử dụng các loại mô tơ chạy liên tục, động cơ được khởi động trước khi may và chạy
liên tục suốt thời gian mở máy. Chuyển động quay của mô tơ được truyền cho máy thông
qua cơ cấu truyền chuyển động.
1.4.2. Kim máy
1.4.2.1. Khái niệm [6]
Kim máy là chi tiết rất quan trọng có công dụng mang chỉ xuyên qua nguyên liệu để
phối hợp với các chi tiết bắt mũi tạo thành mũi may. Tuỳ theo dạng mũi may khác nhau
mà người ta sử dụng các chi tiết bắt mũi khác nhau do đó có các loại kim tương ứng.
1.4.2.2. Cấu tạo
Kim máy may gồm 3 phần chính: Đốc kim, Thân kim, Mũi kim
Hình 1.17a. Cấu tạo kim máy (kim thẳng)
a) Đốc kim: Là phần gắn vào trụ kim
- Đốc kim thường có tiết diện tròn, có hoặc không vạt một bên. Đầu đốc kim có nhiều
dạng như côn vát, chỏm cầu, nhọn.
- Đốc kim dẹt có tiết diện tròn, vạt dọc 1 phía, phần vạt thường nằm bên rãnh ngắn của
kim. Khi lắp kim phải đặt phần vạt luôn luôn xoay về phía mỏ ổ. Loại này thường sử
dụng trong máy may gia đình để lắp kim.
- Đốc kim tròn: được sử dụng trong máy may công nghiệp để tiện việc điều chỉnh kim.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
27
Tuỳ theo độ lớn của kim mà đốc kim có đường kính to hay nhỏ. Với kim hệ mét
thường có 2 cỡ đốc kim 1,6 và 2,0
- Cỡ 1,6 có đường kính đầu đốc kim từ 1,6 đến 1,7 mm
- Cỡ 2,0 có đường kính đầu đốc kim từ 2,0 đến 2,1 mm
Chiều dài đốc kim có ảnh hưởng lớn đến độ bền của kim. Khi làm việc kim chịu
rung động và nhiệt độ sinh ra do ma sát giữa kim và nguyên liệu may. Các yếu tố này làm
giảm độ bền của kim.
b) Thân kim
Là phần chính để mang chỉ xuyên qua
nguyên liệu, thông thường thân kim có dạng
trụ tròn, có 2 rãnh chạy dọc ở 2 phía đối diện
nhau của thân kim. Hai rãnh này thường một
rãnh dài, một rãnh ngắn hoặc cả hai cùng dài.
Cuối thân kim là lỗ kim. ở trên lỗ kim phía
bên rãnh ngắn thường có vạt lõm vào thân
kim.
- Rãnh dài: chạy suốt từ đốc kim tới lỗ
kim, có công dụng chứa chỉ khi kim
xuyên qua nguyên liệu. Nhờ nằm lọt
trong rãnh nên chỉ giảm ma sát với
nguyên liệu khi đâm xuyên qua nguyên
liệu, đồng thời để chỉ thoát xuống dễ
dàng khi mỏ ổ đã lấy vòng chỉ kim trong
khi kim còn chưa rút lên khỏi nguyên
liệu. Nhờ vậy mà chỉ không bị tưa sợi, bị
đứt hay bị xô lệch.
- Tuỳ theo độ lớn của thân kim mà rãnh có
độ sâu rộng tương ứng.
- Rãnh ngắn: chạy từ lỗ kim tới vạt thoát
mỏ ổ, rãnh ngắn cũng có tác dụng như
rãnh dài.
Hình 1.17b. Cấu tạo kim máy (kim thẳng)
- Lỗ kim: Là nơi xâu chỉ của kim. Kích thước của lỗ kim phụ thuộc vào kích thước thân
kim, thân kim lớn thì lỗ kim cũng lớn.
- Vạt thoát mỏ ổ: Là chỗ vạt lõm nằm phía trên lỗ kim và rãnh ngắn. Có tác dụng để dễ
bắt mũi, mỏ ổ được điều chỉnh nằm sát kim, nhờ vạt lõm này mà mỏ ổ không chạm
vào thân kim nên gọi là vạt thoát mỏ ổ. Hình dạng vị trí, kích thước của vạt lõm tuỳ
thuộc vào loại kim chuyên dùng cho từng chủng loại máy.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
28
c) Mũi kim
Là phần kim để đọc xuyên qua nguyên liệu. Tuỳ thuộc vào chủng loại nguyên liệu
và chức năng công nghệ của máy mà mũi kim có hình dạng và kích thước khác nhau:
- Dạng tròn: có 2 loại là: nhọn và chỏm cầu
Dạng thoi, dạng quả trám và các dạng hình học khác, mũi có tác dụng như 1 lưỡi cắt.
Hình 1.18. Các dạng mũi kim
1.4.2.3. Chủng loại kim
Tuỳ thuộc vào chức năng công nghệ và kết cấu của máy mà mỗi loại máy có 1 loại
kim riêng của nó, nên gọi là chủng loại kim của máy. Các chủng loại kim khác nhau có
hình dạng và kích thước khác nhau. Về hình dạng chúng khác nhau ở rãnh kim, đốc kim,
lỗ kim và mũi kim. Do đó phải sử dụng kim đúng chủng loại nếu không sẽ ảnh hưởng xấu
đến sản phẩm hoặc hư hỏng các chi tiết máy. Các chủng loại kim sau:
- DA và DB: dùng cho máy 1 kim thắt nút
- DC: dùng cho máy may vắt sổ
- DP: dùng cho máy 2 kim thắt nút; máy đính bọ, máy thùa khuy....
- TQ: dùng cho máy đính cúc
- UY: dùng cho máy Kansai
- ......
1.4.2.4. Chỉ số kim
Là con số biểu diễn kích thước thân kim, đó là độ to nhỏ của kim. Đây là thông số
được tiêu chuẩn hoá sử dụng chung cho tất cả chủng loại kim. Chỉ số kim được ghi trên
đốc kim và được tiêu chuẩn hóa bằng dấu # và 2 đến 3 chữ số.
- Đường kính thân kim được tính theo công thức:
- ∅tk = chỉ số kim x 1 đvcsk
- ∅tk : đường kính thân kim
- đvcsk: đơn vị chỉ số kim, có trị số thuộc hệ đơn vị của nơi sản xuất
- Hệ Q.tế: 1đvcsk = 1/100mm.
- VD: #90 → ∅tk = 90 x 1/100 = 0,9 mm
- Hệ Anh: 1đvcsk = 1/400 = 25,4/400 = 0,0635 mm
- VD: #14 → ∅tk = 14 x 0,0635 = 0,89 mm
- Hệ Mỹ: 1đvcsk = 1/1000 = 25,4/1000 = 0,0254 mm
- VD: #036 → ∅tk = 36 x 0,0254 = 0,9 mm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
29
1.4.3. Quan hệ kim - Ổ móc
Để tạo điều kiện cho chi tiết bắt mũi bắt được vòng chỉ khi kim từ dưới rút lên, chỉ ở
kim phải được phồng ra thành vòng ở lỗ kim. Quá trình hình thành vòng chỉ diễn ra như
sau:
- Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu may đi xuống tận cùng dưới. Trong giai đoạn
này, chỉ kim nằm dọc theo hai rãnh thân kim và ôm sát mép trên lỗ kim.
- Khi kim từ tận cùng dưới rút lên, nhánh chỉ nằm trong rãnh dài ít bị ma sát giữa chỉ
và nguyên liệu may nên phần lớn được rút lên theo kim. Còn nhánh chỉ phía bên rãnh
ngắn do phần thân kim không có rãnh làm tăng ma sát giữa chỉ với nguyên liệu may
nên chỉ thoát lên khó khăn. Phần lớn nhánh chỉ này bị cản lại dưới lớp nguyên liệu
phồng ra thành vòng chỉ ở lỗ kim. Mỏ ổ hay mỏ móc sẽ chui vào vòng chỉ này gọi là
bắt mũi.
- Độ lớn, hình dạng, vị trí của vòng chỉ ảnh hưởng đến việc bắt mũi, trong đó độ phồng
chỉ độ lớn của vòng chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình bắt mũi.
- Khoảng cách lên của kim từ vị trí tận cùng dưới tới vị trí bắt mũi, khoảng cách này
càng lớn, vòng chỉ hình thành càng lớn. Ở máy may dạng mũi móc xích, khoảng cách
này được thiết kế lớn hơn ở máy may dạng thắt nút.
- Nguyên liệu càng dày thì lực ma sát chỉ nguyên liệu may càng lớn nên vòng chỉ hình
thành lớn
- Nguyên liệu có sợi dệt khít, lực ma sát chỉ nguyên liệu may tốt vòng chỉ hình thành
lớn. Nguyên liệu có sợi dệt thưa, vòng chỉ hình thành kém.
- Đường kính thân kim phải phù hợp với đường kính lỗ mặt nguyệt.
- Lực ép chân vịt quá yếu cũng gây hiện tượng chùng vải khi kim đi xuống, làm giảm
độ căng tạo lực ma sát của vải nên vòng chỉ hình thành nhỏ.
- Chỉ số kim phải phù hợp với chỉ số chỉ
1.4.4. Cơ cấu trụ kim
1.4.4.1. Khái niệm [1]
Cơ cấu trụ kim dùng đưa kim và chỉ xuyên qua lớp nguyên liệu để tạo mũi may.
Thông thường chuyển động của trụ kim là tịnh tiến lên xuống, nhận chuyển động từ trục
chính quay tròn thông qua cơ cấu tay quay – con trượt hoặc cơ cấu tay đòn để tạo chuyển
động tịnh tiến cho trụ kim. Tuỳ theo loại máy, trụ kim có các loại sau:
- Trụ kim chỉ chuyển dộng tịnh tiến: áp dụng trong các máy một kim, may vật liệu nhẹ
và trung bình như JUKI-DDL5530, Brother DB2-BT.
- Trụ kim chuyển động tịnh tiến và có lắc dọc hoặc ngang trong quá trình may. Áp
dụng trong các máy một kim may vật kiệu dầu hoặc 2 kim mà trụ kim đẩy cùng vải
hoặc các máy ziczac như LZ1285 hoặc các may thùa khuy v.v…
- Trụ kim chuyển động tịnh tiến và có khả năng dừng chuyển động theo yêu cầu công
nghệ áp dụng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
30
- Trong các máy 2 kim may góc như JUKI-LH1182, Brother LT2-B841, hoặc các máy
thêu.
Sau đây chúng tôi xin trình bày một số cơ cấu trụ kim điển hình.
1.4.4.2. Các cơ cấu trụ kim
a) Trụ kim chỉ chuyển động tịnh tiến
Cấu tạo của cơ cấu
trụ kim máy 1 kim
JUKI- DDL5530 (hình
1.19)
Chuyển động quay
tròn của trục chính 3
thông qua cơ cấu tay
quay 4, thanh truyền 5
làm trụ kim 6 tịnh tiến
lên xuống. Hành trình
trụ kim là 30,7mm. Trụ
kim trượt trên hai bậc 2
và 8. Điều chỉnh độ cao
trụ kim bằng cách thay
đổi vị trí so với kẹp trụ
kim 7.
Hình 1.19. Cơ cấu trụ kim máy JUKI DDL5530:
1-Thân máy; 2- Bạc trên trụ kim; 3- Trục chính;
4- Tay quay; 5- Thanh truyền; 6- Trụ kim;
7- Kẹp trụ kim; 8- Bạc dưới trụ kim.
b)Cơ cấu trụ kim chuyển động tịnh tiến và lắc dọc hoặc lắc ngang
Cơ cấu trụ kim của máy hai kim JUKI-LH515 mà trụ kim được đẩy dọc cùng với
nguyên liệu may (hình 1.20)
Chuyển động tịnh tiến của trụ kim 6 nhận từ trục chính 1, thông qua cơ cấu tay
quay- thanh truyền 2, 8, 9 biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Chuyển
động lắc của trụ kim nhận từ trục đẩy của cơ cấu răng cưa qua hệ thống thanh truyền tạo
chuyển động lắc dọc cho giá trụ kim 3.
Cơ cấu trụ kim máy zíczắc JUKI-LZ1285 mà trụ kim lắc ngang để tạo ra độ rộng
đường zíczắc. Chuyển động tịnh tiến của trụ kim nhận từ trục chính qua cơ cấu tay quay-
con trượt. Chuyển động tịnh tiến ngang của trụ kim nhận từ chuyển động quay tròn của
trục ổ, thông qua cơ cấu tay đòn đến trục 9 làm nó chuyển động tịnh tiến dọc trục kéo
theo giá trụ kim 8 và trụ kim 4.Chi tiết số 6 dùng dẫn hướng cho thanh truyền 3, chi tiết
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
31
số 7 để dẫn hướng và chống xoay cho trụ kim 4 trụ kim 4 chỉ tịnh tiến ngang khi kim đã
lên khỏi lớp nguyên liệu may.
Hình 1.20. Cơ cấu trụ kim máy JUKI-
LH515:
1- Trục chính; 2- Tay quay; 3- Giá trụ
kim; 4- Con trượt; 5- Kẹp trụ kim;
6- Trụ kim; 7- Kẹp kim; 8- Trục;
9- Thanh truyền.
Hình 1.21. Cơ cấu trụ kim máy zíczắc
LZ1285:
1-Trục chính; 2- Tay quay; 3- Thanh
truyền; 4- Trụ kim; 5- Kẹp trụ kim;
6- Tấm định vị thanh truyền; 7- Máng
dẫn hướng trụ kim; 8- Giá trụ kim;
9- Trục đẩy; 10- Bạc đẩy
Trụ kim chuyển động tịnh tiến – có khả năng dừng chuyển động.
Hình 1.22 trình bày cấu tạo của trụ kim máy hai kim JUKI-LH1182 dùng để may góc mà
trụ kim có thể dừng theo yêu cầu công nghệ. Nguyên lý làm việc của cơ cấu như sau:
Chuyển động tịnh tiến lên xuống và lắc dọc của trụ kim được thực hiện giống như
máy hai kim LH515. Khi muốn dừng trụ kim (giả sử trụ kim bên trái), mấu dừng trụ kim
được gạt qua trái. Khi trụ kim đi lên, ty đẩy 4 bị mẫu gạt 2 giữ lại đẩy côn trên 9 và côn
dưới 12 xuống làm các viên bi trên 8 thụt vào trong và các viên bi dưới bị đẩy ra ngoài.
Trụ kim 5 không còn khả năng chuyển động, nhưng kẹp trụ kim 10 vẫn có thể trượt bình
thường trên trụ kim 4 mang theo trụ kim bên phải để tạo đường may phải.
Khi muốn trụ kim làm việc trở lại thì gạt mấu dừng trụ kim về điểm giữa. Dưới tác động
của lò xo đẩy 14, toàn bộ các chi tiết côn trên, côn dưới và ty đẩy được đẩy lên. Khi kẹp
trụ kim lên đến điểm cao nhất, các viên bi dưới 13 bị thụt vào trong còn các viên bi trên 8
bị đẩy ra ngoài, kết hợp với vòng định vị trụ kim 17 cố định của kẹp trụ kim 10 vào trụ
kim. Khi đó trụ kim lại chuyển động trở lại cùng với kẹp trụ kim 10.
Lưu ý.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
32
Chi tiết côn dưới 12 có ốc điều chỉnh ở đầu trên để điều chỉnh khoảng các giữa côn trên
dưới 12 sao cho các viên bi dưới và trên bị
đẩy ra và thụt vào cùng một lúc để cơ cấu dừng chính xác tại thời điểm mong muốn.
- Lò xo 11 để chống tự tháo cho đai ốc.
- Lò xo 6 luôn giữ cho ty đẩy 4 bị đẩy lên phía trên, vít 15 dùng điều chỉnh vị trí của ốp
giữ kim 16 để hiệu chỉnh độ cao của kim. Nếu điều chỉnh khoảng cách giữa côn trên
và côn dưới không hợp lý, cơ cấu sẽ hoạt động không ổn định.
Hình 1.22. Cấu tạo trụ kim máy may 2 kim LH1182
1- Khung trụ kim; 2- Mấu dừng trụ kim 3- ốc đầu trụ kim; 4- Ty đẩy;
5- Trụ kim; 6- Lò xo; 7- Vòng đỡ ty đẩy; 8- Bi trên; 9- Côn trên; 10- Kẹp trụ
kim; 11- Lò xo; 12- Côn dưới có ốc điều chỉnh; 13- Bi dưới; 14- Lò xo đẩy;
15- Vít điều chỉnh ốp giữ kim; 16- ốp giữ kim; 17- Vòng định vị trụ kim.
Hiện nay, do kết cấu phức tạp nên cơ cấu trụ kim theo kiểu trên đã được thay thế
bằng cơ cấu trụ kim kiểu mẫu kẹp tương tự như của máy may hai kim Brother LT2-B841,
nhưng cơ cấu này hoạt động không tin cậy bằng cơ cấu trên. Do vậy chúng tôi không giới
thiệu trong tài liệu này.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
33
1.4.5. Ổ móc
1.4.5.1. Cấu tạo và phân loại
Ổ móc trong các máy may thắt nút là bộ phận quan trọng dùng để lồng chỉ trên vào
chỉ dưới để tạo thành nút thắt. Hình dưới trình bày các chi tiết cơ bản của ổ móc nằm
ngang trong các máy một kim thắt nút.
- A- nõn ổ: là bộ phận chứa thoi và suốt.
- B- kẹp nõn ổ: dùng để định vị nõn ổ và chống rối chỉ.
- C- tấm kẹp ngoài: dùng để chỉ và đánh rộng vòng chỉ để luồn chỉ trên qua phần nõn ổ.
- D-phần thân ổ: có chứa mỏ móc, được gắn vào trục quay để móc chỉ trên và lồng qua
nõn ổ.
Hình 1.23. Cấu tạo ổ móc trong máy 1 kim thắt nút:
A-Nõn ổ; B-Kẹp nõn ổ; C-Tấm kẹp ngoài; D-Thân ổ
Tuỳ theo yêu cầu công nghệ người ta phân ổ móc ra các loại sau.:
- Loại A, là loại sử dụng thích hợp cho vải dầy hay loại mũi may zíczắc. Chỉ sau khi
những ra khỏi mỏ móc có thể thoát ra một cách dễ dàng như loại A hình 1.24.
- Loại B, là loại có thể thích ứng với các loại vải từ mỏng tới dầy vì phần mỏ nhọn của
kẹp nõn ổ dài hơn, do vậy nó giữ chỉ trong thời gian lâu hơn để chống hiện tượng
lỏng chỉ như loại B hình 1.24.
- Loại C, có khả năng thích ứng với loại vải mỏng và trung bình mà ở đó chỉ bị giữ lại
giữ thân ổ và đòng gánh giữ nõn ổ. Cách nhả chỉ này tránh cho chỉ bị rối và lỏng chỉ
như loại C hình 1.24
Hình 1.24. Các loại ổ móc
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
34
- Loại D, loại này cũng được trang bị mũi phóng chỉ sao cho có khả năng tránh lỏng
chỉ và rối chỉ. Thường sử dụng cho loại vải mỏng và chỉ chi số nhỏ hay loại chỉ
Rayon.
- Loại E, loại này sử dụng cho các loại vải dầy và trung bình mà chỉ được ra sẽ ép sát
vào tay giữ nõn ổ. Đối với loại chỉ chỉ số hay khi sợi chỉ quá mềm, nó có thể loại trừ
hiện tượng trượt chỉ, ngăn cản sự hình thành các vòng chỉ rối một cách có hiệu quả.
1.4.5.2. Bôi trơn ổ
Do ổ làm việc ở tốc độ cao nên có sự trượt giữa nõn ổ phần đứng yên và thân ổ phần
quay. Nên vấn đề bôi trơn ổ là rất quan trọn nhằm tránh hiện tượng tăng nhiệt độ gây kẹt
ổ và nâng cao độ bền cho ổ.
Hình 1.25 trình bày cách bôi trơn ổ với loại ổ nằm ngang loại A, B, dầu bôi trơn
được lấy từ trục ổ qua ống dẫn dầu bên trong thân ổ đến thẳng vị trí cần bôi trơn. Với ổ
loại A thích hợp khi làm việc ở tốc độ thấp. Ổ loại B thích hợp khi làm việc ở tốc độ cao.
Với loại ổ đặt đứng của các máy 2 kim, dầu bôi trơn được lấy từ bể dầu phụ qua rãnh
xoắn đi vào trục ổ để đến vị trí cần bôi trơn.
Hình 1.25. Bôi trơn ổ
1.4.6. Cơ cấu đẩy nguyên liệu
1.4.6.1. Khái niệm
Cơ cấu đẩy nguyên liệu là bộ phận quan trọng qúa trình hình thành mũi may để đẩy
nguyên liệu đạt chiều dài mũi may L.
Có 3 cách chuyển đẩy nguyên liệu:
- Đẩy nguyên liệu bằng cơ cấu bàn ép hoặc khung, thường dùng trong các máy chuyên
dùng như máy thùa khuy, máy đính cúc, máy thêu hoặc các máy đặc biệt.
- Đẩy nguyên liệu bằng con lăn. Thường dùng trong các máy may vật liệu nặng có kết
hợp với cơ cấu răng cưa – bèn ép.
Sau đây ta xét cơ cấu vải bằng răng cưa bàn ép.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
35
Hình 1.26. Hành trình của răng cưa
Vật liệu may được ép giữa bàn ép 2 và mặt tấm kim 4 với một lực p tác động vào trụ
bàn ép. Ở hành trình đẩy vải, răng cưa 5 chuyển động lên ép sát nguyên liệu may vào bàn
ép và đẩy vải đạt chiều dài mũi may L. Khi đó lực ma sát trượt sẽ xuất hiện giữa lớp
ngyên liệu trên và mặt dưới của bàn ép 2 gây nên hiện tượng trượt giữa hai lớp nguyên
liệu may và làm nhẫn lớp nguyên liệu trên. Do vậy tuỳ theo kết cấu của bàn ép và loại
nguyên liệu, cần chọn lực ép hợp lý.
Để chống hiện tượng trượt giữa các lớp nguyên liệu hoặc khắc phục hiện tượng co
giãn nguyên liệu, người ta dùng các giải pháp sau:
- Cho kim đẩy cùng răng cưa. Ví dụ trong các máy hai kim.
- Cho bàn ép đẩy cùng răng cưa. Hệ thống này gồm hai loại bàn là ép – một để giữ
nguyên liệu một để đẩy nguyên liệu cùng với răng cưa.Ví dụ: Trong máy một kim
JUKI, Máy hai kim LH518 v.v…
- Thay bàn ép bằng con lăn: dùng để may các nguyên liệu rít và khó đẩy như da, vải bạt
v.v … được dùng trong công nghịêp da giầy.
- Dùng hai loại vải răng cưa đẩy với vận tốc khác nhau để khắc phục hiện tượng co
giãn nguyên liệu như các máy vắt sổ JUKI MO 2516 v.v…
Giới thiệu hai loại răng cưa của máy một kim thắt nút.
Hình 1.27. Các loại răng cưa
- Loại A: Răng cưa thấp và đầy thích hợp khi may hàng mỏng và nhẹ.
- Loại B: Răng cưa cao và thưa thích hợp khi may hàng nặng và dầy.
Tuỳ theo yêu cầu công nghệ chọn các loại răng cưa theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
1.4.6.2. Cơ cấu răng cưa
Cơ cấu răng cưa gồm hai phần: 1- Cơ cấu răng cưa; 2- cơ cấu thay đổi chiều dài và
đảo chiều mũi may.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
36
Hình 1.28 trình bày cơ cấu răng cưa của máy một kim thắt nút.
Hình 1.28. Cơ cấu răng cưa máy may 1 kim thắt nút:
1. Trục đẩy răng cưa; 2.Tay đẩy; 3. Cầu răng cưa; 4. Răng cưa;
5.Con trượt; 6.Cần nâng răng cưa; 7.Trục nâng răng cưa
Chuyển động của răng cưa nhận từ hai chuyển động:
- Từ trục chính qua cơ cấu thay đổi độ dài mũi may tạo chuyển động lắc cho trục đẩy
1, đến cầu răng cưa 3 làm răng cưa 4 tịnh tiến.
- Từ trục chính qua cơ cấu thanh truyền làm trục nâng chuyển động lắc, tạo sự nâng
hạ cho răng cưa 4.
Hình 1.29 trình bày cơ cấu cầu răng cưa của máy hai kim thắt nút. Chuyển động của
răng cưa được lấy từ trục ổ quay tròn 1 qua các cơ cấu sau:
- Chuyển động nâng hạ răng cưa qua cam tròn lệch tâm và con trượt 2 biến chuyển
động quay tròn của trục ổ thành chuyển động tịnh tiến lên xuống của răng cưa.
- Chuyển động đẩy của răng cưa nhân từ trục ổ 1, qua cơ cấu điều chỉnh độ dài và đảo
chiều mũi may tạo chuyển động lắc cho trục đẩy 7, tay đẩy 6, cầu răng cưa 5, làm răng
cưa chuyển động tịnh tiến tới lui.
Đây là 2 loại cầu răng cưa được áp dụng trong hầu hết các máy may 1 và 2 kim.
Hình 1.29. Cơ cấu cầu răng cưa của máy 2 kim thắt nút:
1. Trục ổ; 2: Cam lệch tâm và con trượt; 3. Hàm trượt; 4. Răng cưa; 5. Cầu răng
cưa; 6: Tay đẩy;7:Trục đẩy; 8. Vít điều chỉnh đỡ răng cưa; 9. Bulông kẹp
1.4.6.3. Cơ cấu thay đổi độ dài và đảo chiều mũi may
Để thay đổi độ dài mũi may, có nghĩa là làm thay đổi độ lắc của tay lắc 2 ở hình 1.28
và tay lắc 6 ở hình 1.29. Có hai phương pháp thay đổi độ dài mũi may.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
37
Hình vẽ trình bày cơ cấu thay đổi và đổi chiều mũi may máy một kim thắt nút JUKI-
DDL 5530. Chuyển động lắc của trục đẩy 12 nhận từ trục chính 1, cam lệch tâm 2 và con
trượt 3 làm thanh truyền 4 của cơ cấu bốn khâu bản lề A, B, C, D chuyển động, biến
chuyển động quay của trục chính thành chuyển động lắc của trục đẩy 12. Giá đỡ 6 dùng
thay đổi vị trí của khớp A, dẫn đến thay đổi khoảng cách AD làm thay đổi độ lắc của trục
đẩy răng cưa. Muốn đảo chiều mũi may, ấn tay vào tay đòn lại mũi 10 làm tay đòn 8
quay, kéo theo giá đỡ 6 quay quanh E lật hẳn khớp A sang vị trí đối diện với đường thanh
truyền 4, làm trục 12 đảo chiều lắc. Lò xo 14 để phục hồi vị trí của tay lắc 5. Đặt chiều
dài mũi may bằng cách xoay núm vặn 13 theo số chỉ trên núm để thay đổi vị trí của giá 6.
Hình 1.30. Cơ cấu thay đổi độ dài mũi may Juki DDL5530:
1. Trục chính; 2. Cam lệch; 3.Con trượt cam đẩy; 4. Thanh truyền; 5.Tay lắc;
6. Giá vị trí; 7. Con trượt nhỏ; 8.Tay đòn; 9. Trục lại mũi; 10. Tay đòn lại mũi;
11. Tay lắc; 12. Trục lắc; 13. Núm vặn số mũi; 14. Lò xo kéo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
38
Hình 1.31 trình bày cơ cấu thay đổi độ dài và đảo chiều mũi may bằng cơ cấu cam
lệch tâm của máy JUKI- LH515.
Chuyển động quay tròn của trục chính 1 thông qua cơ cấu lệch tâm 2, 3 biến chuyển động
quay thành chuyển động tịnh tiến, qua thanh nối 7 tạo chuyển động lắc cho tay lắc 8 và
trục đẩy răng cưa 9. Khi muốn đảo chiều mũi may, ấn tay lại mũi số 16 qua các chi tiết
15, 14,13 làm trục 12 quay, dẫn đến giá lại mũi 11 quay theo. Tâm quay của tay nối 10 bị
thay đổi chiều lắc của trục đẩy răng cưa 9.
Hình 1.31. Cơ cấu thay đổi và đảo chiều mũi may máy JUKI-LH515;
1. trục ổ; 2. cam lệch tam; 3. giá trượt; 4. vòng xoắn; 5. lò xo; 6. vòng chặn;
7. tay nối; 8. tay lắc; 9. trục đẩy răng cưa; 10. tay nối; 11. giá mũi may;
12. trục lại mũi; 13. tay lắc; 14. thanh nối; 15. tay lắc; 16. tay lại mũi.
Việc thay đổi độ dài mũi may
được thực hiện bằng sự thay đổi độ
lệch tâm của cam 2 với giá trượt 3
nhờ vòng xoắn 4.
Nguyên lý của cơ cấu được
trình bày trên hình 1.32
Giá trượt 3 được lắp vào trục ổ
1, cam lệch tâm 2 lắp vào gía trượt
3 bằng khớp trượt mang cá đi qua
tâm và có chốt B lồng vào rãnh
trục trên vòng xoắn 4. Vòng xoắn
được lắp trên giá 3.
Khi muốn thay đổi độ lệch tâm của
cam 2 thì ấn chốt A ăn khớp vào
rãnh vuông để giữ chặt lấy vòng
Hình 1.32. Cơ cấu thay đổi chiều dài mũi may
máy vắt sổ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
39
xoắn 4. Quay trục ổ, khi đó chốt B của cam lệch tâm sẽ di chuyển trong rãnh xoắn
kéo theo cam sẽ trượt trong rãnh mang cá của giá trượt 3 làm thay đổi độ lệch tâm của
cam. Lò xo 5 và vòng kẹp 6 dùng để kẹp vòng xoắn 4 vào giá trượt 3 giúp cơ cấu làm
việc ổn định.
Đây là cơ cấu rất hay sử dụng trong các máy hai kim và vắt sổ của hãng JUKI,
Brother v.v…
1.4.7. Hệ thống cung cấp chỉ
1.4.7.1. Khái niệm
Hệ thống cung cấp chỉ dùng để dẫn chỉ từ ngoài vào máy và điều hoà lượng chỉ cho
quá trình hình thành mũi may để đạt được mũi may tiêu chuẩn. Hệ thống gồm 3 phần:
- Các chi tiết dẫn chỉ: Tuỳ theo laọi máy
đường dẫn chỉ đã được nhà chế tạo ấn
định và hướng dẫn người sử dụng để đạt
được chất lượng mũi may tiêu chuẩn.
- Các chi tiết kẹp: để tạo lực căng chỉ ban
đầu, thông thường các máy sử dụng
cụm đồng tiền kẹp chỉ hoặc lò xo lá.
- Cơ cấu điều hoà chỉ: là cơ cấu dùng để
cung cấp và thu hồi chỉ tương ứng với
quá trình tạo mũi may. Trong các máy
may thắt nút, cơ cấu điều hoà chỉ
thường là cơ cấu cần giật chỉ kim.
Trong các máy may móc xích, cơ cấu
điều hoà chỉ thường là các cam hoặc các
tay giật chỉ.
Hình 1.33 trình bày hệ thống cung cấp
chỉ của máy một kim thông dụng.
Các chi tiết 1,2,4,6 là các chi tiết dẫn
chỉ,nhằm tạo điều kiện dẫn chỉ và tăng
cường lực căng chỉ ban đầu phù hợp với
từng máy.
Hình 1.33. Hệ thống cung cấp chỉ máy 1
kim thắt nút:
1-cọc dẫn chỉ; 2-cọc chỉ 3 lỗ; 3-cụm đồng
tiền kẹp chỉ; 4-đỡ chỉ; 5-cần giật chỉ; 6-
đỡ chỉ trụ kim
Cụm đồng tiền kẹp chỉ 3 dùng để điều chỉnh lực kẹp chỉ thích hợp với từng loại vật
liệu sao cho mũi may đặt tiêu chuẩn mà vật liệu may không bị co dúm. Cần giật chỉ 5 là
chi tiết dùng để cung cấp và thu hồi lượng chỉ tương ứng với quá trình may.
Hình 1.34 trình bày cấu tạo chung cụm đồng tiền kẹp chỉ của máy may thắt nút.
Chỉ may được kẹp giữa hai đồng tiền 5,6. Khi vặn núm điều chỉnh 2, lực ép của lò xo
3 thay đổi làm lực kẹp chỉ thay đổi. Lò xo giật chỉ 9 dùng hỗ trợ lực kéo chỉ trên cho quá
trình tạo nút thắt. Tuỳ theo điều kiện may, điều chỉnh lực kẹp tăng khi may dầy và ngược
lại. Ty tống đồng tiền 8 dùng để chỉ kim bao giờ cũng lớn hơn từ 2-3 lần lực kẹp chỉ móc.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
40
Hình 1.34. Cấu tạo cụm đồng tiền:
1-Trục đồng tiền; 2-Vít điều chỉnh; 3- Lò xo; 4-Đĩa tống đồng tiền; 5,6-Đĩa
đồng tiền; 7-Ống trục đồng tiền; 8- Ty tống đồng tiền; 9-Lò xo giật chỉ.
1.4.7.2. Cơ cấu điều hòa chỉ
Cơ cấu điều hoà chỉ nhằm cung cấp đủ lượng chỉ trên cho ổ móc khi ổ móc kéo chỉ
trên lồng qua ruột ổ, và thu hồi lượng chỉ đã cấp để tạo lớp thắt ở giữa lớp nguyên liệu
may trong mũi may thắt nút hoặc cung cấp và thu hồi chỉ dưới cho móc trong mũi may
móc xích kép.
Hình 1.35 trình bày cơ cấu cần giật chỉ máy JUKI-DDL5530.
Hình 1.35. Cơ cấu cần giật chỉ máy JUKI-
DDL5530:
1. Trục chính; 2. Tay quay đối trọng; 3.
Tay lắc; 4. Thanh truyền; 5. Trục nối; 6.
Cần giật chỉ; 7. Thanh truyền trụ kim;
8. Trụ kim
Hình 1.36. Quỹ đạo chuyển động cần giật
chỉ:
OC- tay quay = 15,5mm, AB- tay lắc =
30mm; BC- thanh truyền = 26mm;
BD- cần giật chỉ = 36mm; DC = 51mm
Chuyển động quay tròn của trục chính thông qua cơ cấu 4 khâu bản lề ABCD, biến
chuyển động quay thành chuyển động lên xuống của cần giật chỉ 6 cần giật chỉ 6 gắn chặt
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
41
với thành truyền 4 để cung cấp và thu hồi lượng chỉ tạo thành mũi may. Sau 1 vòng quay
của trục chính cần giật chỉ kên xuống một lần. Quỹ đạo chuyển động của cần giật chỉ như
hình 1.36
Khi trục chính quay tròn, điểm C vẽ thành đường tròn tâm O bán kính OC. Tay lắc
AB vẽ thành cung tròn tâm A bán kính AB.
Bằng cách xác định vị trí của cơ cấu tại các điểm từ 1 đến 16, ta xác định được quỹ
đạo của cần giật chỉ. Quỹ đạo gồm hai phần:
Phần I. Đường cong từ 1 đến 13 là giai đoạn cần giật chỉ đi xuống cung cấp chỉ trên
để lồng qua ruột ổ.
Phần II: Đường cong từ các điểm 13 đến 17 cần giật chỉ chuyển động nhanh leen trên
để thu hồi lượng chỉ mũi thắt. Hành trình lên xuống của cần giật chỉ trung bình xấp xỉ
6mm. Do vậy lượng chỉ có thể cung cấp cho ổ khoảng 120mm. trên thực tế lượng chỉ tiêu
hao cho chiều dài mũi may chỉ từ 0 đến 5mm, trên quỹ đạo tương ứng với cung 1,2 cùng
với giai đoạn trụ kim từ vị trí cao nhất đi xuống.
Việc xác định vị trí tương đối của cần giật chỉ với trụ kim là rất quan trọng, nếu
không đúng sẽ xuất hiện các sai hang như đứt chỉ, lỏng chỉ, bỏ mũi,v.v…
Hình 1.37 trình bày cơ cấu cam điều hoà chỉ móc trong các máy may xích kép.
Chuyển động quay tròn của
trục móc làm cho cam quay theo.
Khi móc chỉ ở tận cùng trái lùi về
phía phải thì chỉ móc sẽ trượt trên
đoạn AB của cam để thu hồi chỉ
móc, giữ cho chỉ luôn luôn căng để
tránh rối chỉ móc.
Khi móc chuyển động từ phải
sang trái, chỉ móc sẽ trượt trên
đường cong ACB để cung cấp đủ
chỉ cho móc. Tuỳ theo loại máy,
quan hệ giữa cam và móc được nhà
chế tạo ấn định và hướng dẫn cụ
thể. Nếu quan hệ trên không đúng
sẽ dẫn đến các hiện tượng đứt chỉ,
bỏ mũi, lỏng chỉ.
Hình 1.37. Cơ cấu điều hoà chỉ móc trong máy
móc xích kép:
1- Trục chuyển động móc;
2- Cam điều hoà chỉ móc; 3- Đỡ chỉ
1.4.8. Hệ thống bôi trơn
1.4.8.1. Khái niệm
Máy may công nghiệp được chế tạo chính xác và làm việc ở tốc độ rất cao, trung bình
1500 vòng/phút đến 2000 vòng/phút. Do vậy hệ thống bôi trơn được đưa vào để giảm ma
sát và nhiệt độ ở các khớp chuyển động nhằm nâng cao tuổi thọ cho máy. Có hai phương
pháp bôi trơn:
- Bôi trơn bằng bấc thấm dầu: thường dùng trong các máy làm việc ở tốc độ thấp. dầu
bôi trơn theo bấc thấm tới vị trí cần bôi trơn.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
42
- Bôi trơn bằng bơm dầu: đuợc dùng trong các máy làm việc ở tốc độ cao. Bằng
phương pháp này dầu được đưa tới vị trí cần bôi trơn với một áp suất nhất định, do
vậy điều kiện bôi trơn tốt hơn.
Hình 1.38 trình bày sơ đồ nguyên lý hệ thống bôi trơn cưỡng bức bằng bơm dầu.
Dầu được bơm 3 hút từ bể dầu đẩy vào đường ống 7,8 tới cửa phân phối 5 để tới các
vị trí bôi trơn trên trục chính là bạc trước, bạc sau; cụm trụ kim – cần giật chỉ. Một phần
qua đường ống 8 tới bôi trơn ổ máy và các chi tiết dưới bàn máy.
Việc điều chỉnh lượng dầu bôi trơn tới ổ và cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ được thực
hiện qua các van tiết lưu. Tuỳ theo cấu tạo từng máy, hãng chế tạo sẽ hướng dẫn cụ thể
cách điều chỉnh lượng dầu phù hợp với từng cơ cấu.
Dầu thừa ở nắp dầu máy theo đường ống 9 trở về bơm 4. Dầu bôi trơn sử dụng là loại
dầu gốc là dầu mỏ, độ nhớt trung bình từ 1,6 đến 2E0
.
Hình 1.38. Sơ đồ nguyên lý hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
1-bể dầu; 2-fin lọc dầu; 3-bơm dầu; 4-van điều chỉnh; 5-cửa phân phối;
6-mắt báo dầu; 7,8-ống dẫn dầu; 9-ống dầu hồi
1.4.8.2. Cấu tạo và nguyên lý bơm dầu
a) Bơm ly tâm.
Hình 1.39 trình bày cấu tạo của bơm dầu ly tâm được dùng trong các máy tốc độ cao.
Truyền động quay tròn của trục bơm có lắp cánh quạt được lấy từ trục trung gian dẫn tới
trục ổ hoặc trục móc.
Khi cánh quạt 2 quay, dầu được hút từ bể dầu, qua lưới lọc 3 và lỗi hút ở giữa tấm
ngăn 4 vào buồng ly tâm. Dưới tác động của lực ly tâm do cánh quạt tạo ra, dầu thoát ra
cửa đẩy với 1 áp suất P để theo đường ống tới vị trí cần bôi trơn. Dầu thừa ở bộ phận trụ
kim – cần giật chỉ được hút về bể dầu qua bơm piston các chi tiết 5, 6, 7 gắn cùng trục với
cánh quạt 2. Áp suất dầu bôi trơn hoàn toàn phụ thuộc vào lực ly tâm hay tốc độ quay của
máy.Vì vậy bơm ly tâm chỉ thích hợp với máy làm việc ở tốc độ cao.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
43
Hình 1.39. Cấu tạo bơm ly tâm:
1- vỏ bơm; 2- cánh quạt; 3- lưới lọc; 4- tấm ngăn; 5- pistong; 6- lò xo; 7- vít.
b) Bơm piston
Hình 1.40 trình bày nguyên lý bơm piston dùng cho các máy làm việc ở tốc độ thấp.
Bơm thường được gắn trên trục chính hay trục ổ. Trên trục chính 2 của máy, người ta
phay rãnh gạt có chiều rộng bằng đường kính piston 3 tạo cung tròn AB. Dưới tác động
của lò xo 4 piston 3 luôn áp sát vào bề mặt của trục chính. Khi trục chính quay, rãnh AB
bị piston 3 đẩy toàn bộ không khí trong rãnh ra theo cửa đẩy tạo độ chân không. Khi rãnh
AB đi vào phần cửa hút, do sự chênh lệch áp suất, dầu được hút vào điền đầy rãnh AB và
quay theo trục ra cửa đẩy. Ưu tiên của bơm piston là làmviệc ở tốc độ nhỏ nhưng đạt áp
suất dầu lớn. Tuy nhiên lượng dầu đẩy của bơm không liên tục, khi chế tạo và lắp ráp yêu
cầu độ chính xác cao.
Hình 1.40. Cấu tạo bơm pistong:
1- vỏ bơm; 2- trục chính của máy; 3- pistong; 4- lò xo nén
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
44
Chương 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ THIẾT BỊ MAY CƠ BẢN
2.1. MÁY MAY MỘT KIM
2.1.1. Thông số kỹ thuật
- Khả năng may: may vật liệu trung bình.
- Tốc độ máy: max 4500mũi/ phút, trung bình 4000mũi/phút.
- Chiều dài mũi may: max 5mm.
- Độ nâng bàn ép: max 13mm bằng gạt gối.
- Kim máy: DB x1#9 – 18.
- Bơm trơn: cưỡng bức bằng bơm dầu.
- Động cơ điện: 400w hoặc 3 pha.
- Dầu bôi trơn: Juki New Defrix số 1.
- Dây đai. M41.
2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.1.2.1. Cấu tạo
1. Bạc 2. Trục chính 3, 4. Bánh răng côn xoắn
5,6,7. Cam lệch tâm 8. Puly 9. Tay quay đối trọng
10. Thanh nối 11. Cần giật chỉ 12. Tay lắc
13. Chốt bản lề 14. Thanh truyền 15. Kẹp trụ kim
16. Trụ kim 17. Kim 18. Con trượt vuông
19. Rãnh trượt 20. Núm điều chỉnh 21. Lò xo
22. Ốp trục chân vịt 23. Trục chân vịt 24. Chân vịt
25. Trục trung gian 26,27. Bánh răng côn xoắn 28. Ổ móc
29. Ổ móc 30. Thanh truyền 31. Tay lắc.
32. Giá 33. Trục nâng răng cưa 34. Tay nâng răng cưa
35. Con trượt vuông 36. Cầu răng cưa 37. Thanh truyền
38. Giá 39, 40. Khung điều khiển 44. Tay lại mũi
45. Trục 46. Thanh lại mũi 47. Chốt
48. Lò xo 49. Núm điều chỉnh 50. Chốt bản lề
51. Giá 52. Thanh truyền 53. Lò xo
54. Gạt gối 55, 56. Ty đẩy 57. Thanh đẩy chân vịt
58.Chốt xoay 59. Chốt bản lề 60. Thanh kéo
61. Giá nâng chân vịt 62. Tay nâng chân vịt 63. Cam nâng chân vịt
64. Vít bản lề 65. Kẹp nâng chân vịt
2.1.2.2. Nguyên lý hoạt động [4]
a) Trục chính
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
45
Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy may bằng một kim Juki DDL5550
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
46
Hình 2.2 Cơ cấu trục chính
Gồm bạc trước 1, trục chính 2( trục ống để dẫn dầu); bánh răng côn xoắn 3; cam
lệch tâm chuyển động nâng hạ răng cưa 5,6,7; puly đầu máy 8 và tay quay 9. Trục chính
sẽ tiếp nhận chuyển động quay của mô tơ qua puly 8 sau đó phân phối chuyển động tới
các cơ cấu. Định vị các chi tiết trên trục bằng trục bằng vít hãm. Định vị dọc trục được
thực hiện nhờ tay quay 9 và các vòng chặn vòng chặn.
b) Ổ móc.
Chuyển động quay tròn của trục chính truyền qua cặp bánh răng côn xoắn 3,4 đến
trục trung gian 25; qua cặp bánh răng côn xoắn 26; 27 đến trục ổ 28 làm cho ổ móc 29
quay tròn. Tỷ số truyền của các cặp bánh răng là 1:2. Với một vòng quay của trục chính,
trục ổ sẽ quay hai vòng. Việc đỡ và định vị trục trung gian 25 được thực hiện bằng bạc và
các bánh răng. Trục ổ 28 được đỡ bằng bạc và định vị dọc trục nhờ bánh răng 27 và vòng
chặn. Trong quá trình lắp ráp cần đặc biệt quan tâm đến sự ăn khớp của các cặp bánh
răng; yêu cầu phải trơn và nhẹ trong cả vòng quay của trục.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
47
Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu trục ổ
Hình 2.4 Cơ cấu trục ổ
3
4 25
26
27
28
29
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
48
c)Cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ.
Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ
Hình 2.6 Cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ
1
9
14
15
17
16
12
13
10
11
18
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
49
Chuyển động quay tròn của trục chính qua tay 9; thanh truyền 12; kẹp trụ kim 15
chuyển động tịnh tiến lên xuống trong hai bạc. Hành trình trụ kim là 30,8 mm. Việc
chống xoay cho trụ kim được thực hiện nhờ con trượt vuông 18 trượt trong rãnh vuông
trên thân máy 19.
Chuyển động lên xuống của cần giật chỉ nhận từ trục chính qua tay quay 9; thanh
nối 10; cần giật chỉ 11. Qũy đạo của cần giật chỉ như sau:
Hình 2.7 Quỹ đạo chuyển động của cần giật chỉ
OC- tay quay = 15,5mm; AB- tay lắc = 30mm; BC- thanh truyền = 26mm;
BD- cần giật chỉ = 36mm; DC = 51mm
Khi trục chính quay tròn, điểm C vẽ thành đường tròn tâm O bán kính OC. Tay lắc
AB vẽ thành cung tròn tâm A bán kính AB.
Bằng cách xác định vị trí của cơ cấu tại các điểm từ 1 đến 16, ta xác định được quỹ
đạo của cần giật chỉ. Quỹ đạo gồm hai phần:
Phần I. Đường cong từ 1 đến 13 là giai đoạn cần giật chỉ đI xuống cung cấp chỉ
trên để lồng qua ruột ổ.
Phần II: Đường cong từ các điểm 13 đến 17 cần giật chỉ chuyển động nhanh leen
trên để thu hồi lượng chỉ mũi thắt. Hành trình lên xuống của cần giật chỉ trung bình xấp xỉ
60mm. Do vậy lượng chỉ có thể cung cấp cho ổ khoảng 120mm. Trên thực tế lượng chỉ
tiêu hao cho chiều dài mũi may chỉ từ 0 đến 5mm, trên quỹ đạo tương ứng với cung 1,2
cùng với giai đoạn trụ kim từ vị trí cao nhất đi xuống.
Việc xác định vị trí tương đối của cần giật chỉ với trụ kim là rất quan trọng, nếu
không đúng sẽ xuất hiện các sai hang như đứt chỉ, lỏng chỉ, bỏ mũi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
50
d)Cơ cấu răng cưa
• Chuyển động nâng hạ răng cưa
Chuyển động quay tròn của trục chính qua cam tròn lệch tâm 5; thanh truyền 30; tay
lắc 31, giá 32 biến chuyển động quay thành chuyển động lắc của trục nâng 33 có gắn tay
quay nâng 34 và con trượt 35 đến cầu răng cưa 36. Trục nâng 33 được đỡ bằng bạc và
thân máy phía sau. Định vị chống dịch trục được thực hiện nhờ vòng chặn và vòng lò xo
hãm. Điều đặc biệt lưu ý trong quá trình lắp ráp và sửa chữa là cam 5; thanh truyền 30;
tay lắc 31 phải cùng nằm trong một mặt phẳng.
Hình 2.8 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu đẩy nguyên liệu
• Chuyển động đẩy răng cưa
Chuyển động quay tròn của trục chính qua cam 7; thanh truyền 37 tới cơ cấu điều
chỉnh bước đẩy 39,40. Khung điều khiển 39 được lắp trên giá 38, khi trục chính quay
thông qua cam 7 thanh truyền 37 làm trục đẩy 42 chuyển động lắc. Qua tay lắc 43 đến cầu
răng cưa 36 là răng cưa chuyển động tịnh tiến.
Thay đổi chiều dài mũi may
Để thực hiện thay đổi chiều dài mũi may vặn núm điều chỉnh 49 sẽ tác động lên
thanh 46 và xoay đi một góc làm thanh 52 bị đẩy xuống, thanh 52 tác động lên giá 38 làm
giá này xoay đi một góc kéo theo khung điều khiển 39 cũng bị xoay theo. Độ nghiêng của
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ
51
khung này càng lớn thì góc lắc của tay đòn 41 càng lớn dẫn đến bước đẩy lớn và ngược
lại.
Hình 2.9 Cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu
Đảo chiều mũi may được thực hiện bằng cách nhấn tay lại mũi 44 làm 45 xoay
xuống dưới, đẩy thanh 46 lên thông qua chốt 47 đẩy thanh 52 lên (lò xo 48, 53 bị kéo
dãn) thanh 52 làm xoay thanh 51 một góc ngược chiều với mũi may tiến. Lúc này góc lắc
của giá 41có giá trị bằng bước may tiến nhưng trái chiều (ngược lại) tác động lên trục 42,
7
5
37
30
50
51
52
47
53
38
39
40
41
32
44
45
33
34
36
35
42
43
4846
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY

More Related Content

What's hot

Trải vải và cắt bán thành phẩm
Trải vải và cắt bán thành phẩmTrải vải và cắt bán thành phẩm
Trải vải và cắt bán thành phẩmNguyen Van LInh
 
Giao trinh may
Giao trinh mayGiao trinh may
Giao trinh mayLinh Đàm
 
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền MayNhân Quả Công Bằng
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] bài giảng thực hành may i
[Công nghệ may] bài giảng thực hành may i[Công nghệ may] bài giảng thực hành may i
[Công nghệ may] bài giảng thực hành may iTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo Trình Vật Liệu May – Trường ĐTDN
Giáo Trình Vật Liệu May – Trường ĐTDNGiáo Trình Vật Liệu May – Trường ĐTDN
Giáo Trình Vật Liệu May – Trường ĐTDNNhân Quả Công Bằng
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNGNhân Quả Công Bằng
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàngBáo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may thiết kế thời trang công sở
đồ áN ngành may   thiết kế thời trang công sởđồ áN ngành may   thiết kế thời trang công sở
đồ áN ngành may thiết kế thời trang công sởTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-mayupforu
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ SọcNhân Quả Công Bằng
 
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdfHình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdfMan_Ebook
 

What's hot (20)

Quy Trình May Quần Âu Nam
Quy Trình May Quần Âu NamQuy Trình May Quần Âu Nam
Quy Trình May Quần Âu Nam
 
Trải vải và cắt bán thành phẩm
Trải vải và cắt bán thành phẩmTrải vải và cắt bán thành phẩm
Trải vải và cắt bán thành phẩm
 
Giao trinh may
Giao trinh mayGiao trinh may
Giao trinh may
 
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
[GIÁO TRÌNH] Thiết Kế Chuyền May | Quản Lý Chuyền May
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
[Công nghệ may] bài giảng thực hành may i
[Công nghệ may] bài giảng thực hành may i[Công nghệ may] bài giảng thực hành may i
[Công nghệ may] bài giảng thực hành may i
 
Giáo Trình Vật Liệu May – Trường ĐTDN
Giáo Trình Vật Liệu May – Trường ĐTDNGiáo Trình Vật Liệu May – Trường ĐTDN
Giáo Trình Vật Liệu May – Trường ĐTDN
 
đồ áN jacket
đồ áN jacketđồ áN jacket
đồ áN jacket
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàngBáo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
 
đồ áN ngành may thiết kế thời trang công sở
đồ áN ngành may   thiết kế thời trang công sởđồ áN ngành may   thiết kế thời trang công sở
đồ áN ngành may thiết kế thời trang công sở
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
 
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...[Kho tài liệu ngành may]  bài giảng môn học công nghệ may   quy trình công ng...
[Kho tài liệu ngành may] bài giảng môn học công nghệ may quy trình công ng...
 
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
76213912 giao-trinh-cong-nghệ-may
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
 
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
 
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
 
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
 
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdfHình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
Hình họa - vẽ kỹ thuật ngành may, Nguyễn Thành Hậu.pdf
 

Similar to Bài giảng THIẾT BỊ MAY

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...nataliej4
 
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335Pham Hoang
 
giao-trinh-sql-dai-hoc-hue-pptx
giao-trinh-sql-dai-hoc-hue-pptxgiao-trinh-sql-dai-hoc-hue-pptx
giao-trinh-sql-dai-hoc-hue-pptxPhong Thanh Phong
 
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]bookbooming1
 
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạoXây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạoMan_Ebook
 
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdfNghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdfMan_Ebook
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Cao Toa
 
Tin hoc ung dung
Tin hoc ung dungTin hoc ung dung
Tin hoc ung dungSim Vit
 
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1quang
 
GIÁO TRÌNH SAP 2000 VERSION 2014
GIÁO TRÌNH SAP 2000 VERSION 2014GIÁO TRÌNH SAP 2000 VERSION 2014
GIÁO TRÌNH SAP 2000 VERSION 2014nguyenxuan8989898798
 
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdfMegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdfToi Hoang
 
Giao trinh sap 2000 v14
Giao trinh sap 2000 v14Giao trinh sap 2000 v14
Giao trinh sap 2000 v14Le Duy
 
Giao trinh sap2000 v14
Giao trinh sap2000 v14Giao trinh sap2000 v14
Giao trinh sap2000 v14Ttx Love
 
Giao trinh sap 2000 v14
Giao trinh sap 2000 v14Giao trinh sap 2000 v14
Giao trinh sap 2000 v14kietbecamex
 
Phan tich-thiet-ke-he-thong-tin
Phan tich-thiet-ke-he-thong-tinPhan tich-thiet-ke-he-thong-tin
Phan tich-thiet-ke-he-thong-tinxxxabcyyy
 

Similar to Bài giảng THIẾT BỊ MAY (20)

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
 
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
 
giao-trinh-sql-dai-hoc-hue-pptx
giao-trinh-sql-dai-hoc-hue-pptxgiao-trinh-sql-dai-hoc-hue-pptx
giao-trinh-sql-dai-hoc-hue-pptx
 
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đĐề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
 
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
Luận án tiến sĩ phân tích thủy động lực học và thiết kế hệ thống điều khiển t...
 
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]Giáo trình an toàn thông tin   ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
Giáo trình an toàn thông tin ths.nguyễn công nhật[bookbooming.com]
 
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạoXây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
 
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdfNghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
Nghiên cứu thực thi bộ điều khiển robot công nghiệp trên nền tảng FPGA.pdf
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010
 
Đề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAY
Đề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAYĐề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAY
Đề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAY
 
Luận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.doc
Luận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.docLuận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.doc
Luận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.doc
 
Tin hoc ung dung
Tin hoc ung dungTin hoc ung dung
Tin hoc ung dung
 
3. tin hoc ung dung
3. tin hoc ung dung3. tin hoc ung dung
3. tin hoc ung dung
 
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1Ceh lab book_tieng_viet_phan1
Ceh lab book_tieng_viet_phan1
 
GIÁO TRÌNH SAP 2000 VERSION 2014
GIÁO TRÌNH SAP 2000 VERSION 2014GIÁO TRÌNH SAP 2000 VERSION 2014
GIÁO TRÌNH SAP 2000 VERSION 2014
 
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdfMegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
MegaK academy - Giáo trình SAP 2000 v14.0.0.pdf
 
Giao trinh sap 2000 v14
Giao trinh sap 2000 v14Giao trinh sap 2000 v14
Giao trinh sap 2000 v14
 
Giao trinh sap2000 v14
Giao trinh sap2000 v14Giao trinh sap2000 v14
Giao trinh sap2000 v14
 
Giao trinh sap 2000 v14
Giao trinh sap 2000 v14Giao trinh sap 2000 v14
Giao trinh sap 2000 v14
 
Phan tich-thiet-ke-he-thong-tin
Phan tich-thiet-ke-he-thong-tinPhan tich-thiet-ke-he-thong-tin
Phan tich-thiet-ke-he-thong-tin
 

More from Nhân Quả Công Bằng

Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayĐề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong AegisubNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tậpNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub TagsNhân Quả Công Bằng
 
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn BlenderNhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ BảnNhân Quả Công Bằng
 
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】Nhân Quả Công Bằng
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNGNhân Quả Công Bằng
 
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNGCẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNGNhân Quả Công Bằng
 
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚITÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚINhân Quả Công Bằng
 
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3Nhân Quả Công Bằng
 
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)Nhân Quả Công Bằng
 
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤNVẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤNNhân Quả Công Bằng
 
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)Nhân Quả Công Bằng
 

More from Nhân Quả Công Bằng (20)

THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2
 
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayĐề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
 
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang PhụcMỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
 
Kỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In ThêuKỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In Thêu
 
Dựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể NgườiDựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể Người
 
Đồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang PhụcĐồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang Phục
 
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời TrangBài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
 
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
 
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
 
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
 
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
 
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
 
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
 
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNGCẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
 
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚITÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
 
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
 
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 2 – VÕ PHƯỚC TẤN (Hết)
 
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤNVẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
VẬT LIỆU DỆT MAY Phần 1 – VÕ PHƯỚC TẤN
 
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
NHẢY SIZE ÁO JACKET, VESTON, QUẦN TÂY, ÁO SƠ MI (NHÀ BÈ)
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Bài giảng THIẾT BỊ MAY

  • 1. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Bài mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP MAY............................................4 Chương 1: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁY MAY CÔNG NGHIỆP......................................5 1.1. THIÊT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY.......................................................................5 1.1.1. Phạm vi sử dụng thiết bị ............................................................................................5 1.1.2. Phân loại các thiết bị...................................................................................................5 1.2. CÁC DẠNG MŨI MAY CƠ BẢN.......................................................................................7 1.2.1. Mũi may móc xích đơn ...............................................................................................7 1.2.2. Mũi may thắt nút...........................................................................................................9 1.2.3. Mũi may móc xích kép..............................................................................................11 1.2.4. Mũi may vắt sổ ...........................................................................................................13 1.2.5. Mũi may chần diễu ....................................................................................................15 1.3. CÁC CƠ CẤU ÁP DỤNG TRONG MÁY MAY............................................................15 1.3.1. Cơ cấu bốn khâu phẳng...................................................................................15 1.3.2. Cơ cấu cam.........................................................................................................17 1.3.3. Các cơ cấu truyền động ăn khớp...................................................................18 1.3.4. Các cơ cấu đặc biệt...........................................................................................20 1.3.5. Cơ cấu ly hợp .....................................................................................................22 1.4. MÁY MAY CÔNG NGHIỆP.............................................................................................24 1.4.1. Cấu tạo chung.....................................................................................................24 1.4.2. Kim máy................................................................................................................26 1.4.3. Quan hệ kim - Ổ móc ........................................................................................29 1.4.4. Cơ cấu trụ kim ....................................................................................................29 1.4.5. Ổ móc ...................................................................................................................33 1.4.6. Cơ cấu đẩy nguyên liệu....................................................................................34 1.4.7. Hệ thống cung cấp chỉ......................................................................................39 1.4.8. Hệ thống bôi trơn ...............................................................................................41 Chương 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ THIẾT BỊ MAY CƠ BẢN..................................44 2.1. MÁY MAY MỘT KIM.........................................................................................................44 2.1.1. Thông số kỹ thuật...............................................................................................44 2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.....................................................................44 2.2. MÁY MAY HAI KIM...........................................................................................................57 2.2.1. Đặc tính kỹ thuật ................................................................................................57 2.2.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy............................................................57 2.3. MÁY VẮT SỔ......................................................................................................................68 2.3.1. Đặc tính kỹ thuật ................................................................................................68 2.3.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy............................................................68 2.4. MÁY CẮT.............................................................................................................................76 2.4.1. Máy cắt đẩy tay...................................................................................................76 2.4.2. Máy cắt vòng.......................................................................................................78 Chương 3: VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY..................................................81 3.1. VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA MÁY MAY 1 KIM THẮT NÚT.....................................81 3.1.1. Hướng dẫn lắp chỉ.....................................................................................................81 3.1.2. Lắp kim máy................................................................................................................82 3.1.3. Lắp suốt vào thoi........................................................................................................82 3.1.4. Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi ..............................................................82 3.1.5. Điều chỉnh lực ép chân vịt........................................................................................83 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 2. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 2 3.1.6. Nâng chân vịt bằng tay.............................................................................................83 3.1.7. Điều chỉnh lực căng chỉ............................................................................................83 3.1.8. Chỉnh râu tôm.............................................................................................................83 3.1.9. Vận hành máy ............................................................................................................84 3.1.10. Sửa chữa................................................................................................................84 3.2. VẬN HÀNH MÁY 2 KIM THẮT NÚT .............................................................................88 3.2.1. Hướng dẫn lắp chỉ.....................................................................................................88 3.2.2. Thao tác vận hành.....................................................................................................89 3.2.3. Lắp kim máy................................................................................................................90 3.2.4. Lắp chỉ dưới................................................................................................................90 3.2.5. Điều chỉnh lực căng chỉ............................................................................................91 3.2.6. Đánh chỉ suốt..............................................................................................................91 3.2.7. Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi..............................................................92 3.2.8. Vận hành máy ............................................................................................................93 3.3. VẬN HÀNH MÁY 1 KIM MÓC XÍCH KÉP ..................................................................93 3.3.1. Kiểm tra dầu bôi trơn ................................................................................................93 3.3.2. Hướng dẫn lắp chỉ.....................................................................................................93 3.3.3. Điều chỉnh sức căng chỉ...........................................................................................95 3.3.4. Điều chỉnh lực ép.......................................................................................................96 3.3.5. Điều chỉnh chiều dài mũi may.................................................................................96 3.3.6. Vận hành máy ............................................................................................................97 3.4. VẬN HÀNH MÁY NHIỀU KIM KANSAI........................................................................97 3.4.1. Thông số kỹ thuật......................................................................................................97 3.4.2. Cách lắp kim...............................................................................................................97 3.4.3. Lắp chỉ cho máy.........................................................................................................98 3.4.4. Điều chỉnh lực ép chân vịt và cơ cấu rulo kéo..................................................102 3.5. VẬN HÀNH MÁY VẮT SỔ.............................................................................................102 3.5.1. Hướng dẫn lắp chỉ...................................................................................................102 3.5.2. Kiểm tra dầu và hệ thống bôi trơn .......................................................................103 3.5.3. Kiểm tra chiều quay của máy ...............................................................................104 3.5.4. Lắp kim máy..............................................................................................................105 3.5.5. Chỉnh lực nén chân vịt và đưa chân vịt ra khỏi vị trí may...............................105 3.5.6. Chỉnh mật độ mũi may............................................................................................106 3.5.7. Một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng.....................................107 3.6. VẬN HÀNH MÁY ĐÍNH CÚC PHẲNG (JUKI MB 1800A)......................................109 3.6.1. Cấu tạo chung..........................................................................................................109 3.6.2. Chức năng màn hình điều khiển..........................................................................109 3.6.3. Bảng mẫu..................................................................................................................111 3.6.4. Hướng dẫn lắp chỉ...................................................................................................112 3.6.5. Vận hành cơ bản......................................................................................................113 3.7. VẬN HÀNH MÁY ĐÍNH BỌ JUKI LK 1900ASS (ĐÍNH CÚC JUKI LK 1903ASS).. .............................................................................................................................................114 3.7.1. Đặc tính kỹ thuật......................................................................................................114 3.7.2. Cấu tạo chung.........................................................................................................115 3.7.3. Chức năng của màn hình điều khiển..................................................................115 3.7.4. Thao tác vận hành.......................................................................................................117 3.7.5. Thiết lập vận hành cơ bản.....................................................................................120 3.8. VẬN HÀNH MÁY THÙA KHUY ĐẦU BẰNG (MÁY JUKI LBH 1790S) ...............131 3.8.1. Quy tắc an toàn........................................................................................................131 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 3. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 3 3.8.2. Chức năng của màn hình điều khiển ..................................................................131 3.8.3. Hướng dẫn lắp chỉ...................................................................................................133 3.8.4. Thao tác vận hành...................................................................................................135 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................................138 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 4. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 4 Bài mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP MAY Công nghiệp may là một bộ phận của nền kinh tế chuyên sản xuất các sản phẩm may như (may mặc, đồ gia dụng, các sản phẩm ngành công nghiệp khác....), sản phẩm được chế tạo cho nhu cầu tiêu dùng hay phục vụ hoạt động kinh doanh khác. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật, có tính chuyên môn hóa cao. Quá trình sản xuất được thực hiện qua nhiều nguyên công sản xuất như kiểm tra nguyên liệu, trải vải, cắt, may, thùa khuy, đính cúc, là ép, bao gói, vận chuyển bán thành phẩm cho đến khi hoàn thành sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Quá trình sản xuất sản phẩm may công nghiệp được thực hiện bởi người công nhân công nghiệp có trình độ và tay nghề với các thiết bị may cơ khí hoá, bán tự động hoặc tự động hoá. Hình 1.1 trình bày quá trình sản xuất sản phẩm may dưới dạng tổng quát: Hình 1.1. Quá trình sản xuất sản phẩm may Chú ý: Trong nguyên công may có thể có nguyên công thêu bố trí đan xen nhau. May công nghiệp cũng không hoàn toàn thay thế may thủ công. Đối với những sản phẩm có tính nghệ thuật cao, sản phẩm may được hoàn thành với sáng tác của những nhà tạo mẫu có tiếng với bàn tay của những người thợ lành nghề. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 5. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 5 Chương 1: NGUYÊN LÝ CƠ BẢN MÁY MAY CÔNG NGHIỆP 1.1. THIÊT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY 1.1.1. Phạm vi sử dụng thiết bị Các thiết bị dùng trong công nghiệp may là thiết bị dùng để sản xuất sản phẩm may. Các đường may chủ yếu được thực hiện trên các thiết bị may sau [2]: - May vật liệu bằng đường may thắt nút hai chỉ gồm chỉ trên và chỉ dưới được thực hiện trên các máy may bằng - Máy vắt sổ mép vải các loại: máy vắt sổ 3 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy may vắt sổ 2 kim 5 chỉ. - Máy may hai đường chỉ hoặc nhiều đường chỉ - Máy thùa khuyết - Máy đính cúc - Máy đính bọ - Máy may zíczắc - Máy thêu 1.1.2. Phân loại các thiết bị 1.1.2.1. Thiết bị chuẩn bị và cắt nguyên liệu a. Thiết bị kiểm tra nguyên liệu [2] Máy kiểm tra vải: Dùng để dò khuyết tật như rách, lỗi sợi . . . để loại bỏ chúng và kiểm tra màu sắc. Thiết bị đo chiều dài và khổ vải: trong công nghiệp may thiết bị này được thực hiện bán tự động hoặc tự động đo chiều dài và khổ vải. b.Thiết bị cắt nguyên liệu - Máy trải vải: trong công nghiệp may việc trải vải được thực hiện bán tự động hoặc tự động. - Máy cắt vải gồm có: Ø Máy cắt đẩy tay (di dộng): dùng để cắt phá Ø Máy cắt vòng (cố định): dùng để cắt chính xác cho chi tiết Hai loại trên được dùng chủ yếu trong quá trình cắt phôi để chuẩn bị gia công. - Máy cắt xén đầu bàn cơ khí: bộ phận ép, giữ vải, cắt được thực hiện do người công nhân. - Máy cắt vải tự động bằng tia Laser: chuyên dụng cho cắt vải, dày da được thiết kể để giảm thiểu tối đa thời gian trải vật liệu, lấy vật liệu ra khi cắt đồng thời cũng giảm chi phí công nhân vận hành máy. da... PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 6. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 6 1.1.2.2. Thiết bị may a. Định nghĩa máy may: Máy may là loại thiết bị dùng để liên kết hai hay nhiều lớp nguyên liệu lại với nhau bằng hệ thống chỉ. b.Phân loại: b.1.Phân loại theo dạng mũi may - Máy may mũi may móc xích đơn - Máy may mũi thắt nút - Máy may mũi may móc xích kép - Máy may mũi may vắt sổ - Máy may mũi may trần diễu b.2.Phân loại theo hình dáng máy - Máy may bằng dùng để may tất cả các chi tiết có dạng mặt phẳng - Máy may đòn dọc: may các chi tiết có dạng ống mà đường may song song dọc theo ống thường gặp ở các máy cuốn ống. - Máy may đòn ngang: may các chi tiết có dạng ống nhưng đường may ngang với đường dọc trục ống - Máy may trụ: May các chi tiết có dạng ống, nhưng đường may được thực hiện ở ở đáy ống. b.3.Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật - Máy may có tốc độ thấp n < 3500 đến 4000 vòng/phút - Máy có tốc độ cao n > 4000 vòng/phút (n: tốc độ quay của puli trục chính) - Máy may tự động: Các mũi may được sắp xếp theo một chương trình cho trước và làm việc theo đúng chương trình đã sắp xếp. Loại máy này gồm có các máy chuyên dùng như máy thùa khuy, đính cúc, máy đính bọ . . . Toàn bộ quá trình gia công sản phẩm may được tự động hóa hoàn toàn, tất cả các khâu chức năng của máy đều được tự động hóa. Người ta chia ra 6 nhóm chức năng ở các loại máy bao gồm các nhóm: Công tác Động lực Chuyển động Điều khiển Thao tác chi tiết gia công Đo lường kiểm tra - Máy bán tự động: Hai nhóm cuối cùng không được tự động hóa đó là thao tác chi tiết gia công và đo lường kiểm tra b.4.Phân loại theo vật liệu may - Máy may vải dệt thoi PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 7. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 7 - Máy may vải dày và rất dày - Máy may vải mỏng - Máy may vải trung bình - Máy may vải dệt kim - Máy may da và giả da - Máy may cao su 1.1.2.3. Thiết bị gia công nhiệt - hơi Thiết bị gia công nhiệt – hơi là loại thiết bị sử dụng điện năng, hơi nước hoặc kết hợp cả hai làm tăng nhiệt độ bản thân thiết bị, tạo liên kết các chi tiết hay định hình cho sản phẩm trước và sau khi may, làm tăng chất lượng và thẩm mĩ cho sản phẩm. Thiết bị gia công nhiệt hơi bao gồm: - Thiết bị toàn nhiệt: Máy ép mex, máy cắt vật liệu nhiệt dẻo (cao su, giả da...), bàn là nhiệt... - Thiết bị hơi: Nồi hơi, bàn là toàn hơi... - Thiết bị nhiệt hơi: Máy ép form, bàn là điện hơi.. 1.1.2.4. Thiết bị vận chuyển và cữ - gá a. Thiết bị vận chuyển cơ khí hóa, bán tự động hoặc tự động hóa - Các xe đẩy nguyên phụ liệu may - Các băng chuyền vận chuyển bán thành phẩm gia công giữa các nguyên công - Các loại máy nâng chuyển - Các loại giá treo di động b. Cữ - gá Cữ - gá là một bộ phận cần thiết đối với các thiết bị may. Nhiều thiết bị may có sử dụng cữ - gá làm tăng năng suất và chất lượng lao động. - Gá may lộn bản cổ, măng séc, nẹp áo... - Cữ - gá cuốn gấu, nẹp áo sơ mi, thép tay - Cữ viền mép - Cữ thùa khuy, đính cúc - Gá cuốn phải, gá cuốn trái 1.2. CÁC DẠNG MŨI MAY CƠ BẢN 1.2.1. Mũi may móc xích đơn 1.2.1.1. Định nghĩa [6] Là dạng mũi may được thực hiện bởi một chỉ của kim, tự tạo thành những móc xích khóa với nhau ở mặt dưới của nguyên liệu may. 1.2.1.2. Ký hiệu: 100 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 8. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 8 - Con số 1 đại diện cho họ mũi may - Hai con số sau biểu thị cho dạng tết chỉ khác nhau trong họ mũi may đó. 1.2.1.3. Quá trình hình thành mũi may 101 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 1.2.1.4. Đặc tính - Có độ đàn hồi lớn, dùng rất thích hợp cho các nguyên liệu có tính co giãn lớn. - Bộ tạo mũi đơn giản ít chiếm không gian, do đó máy có kết cấu rất gọn nhẹ. - Độ bền kém, dễ bị tuột chỉ, khắc phục bằng cách dùng thêm cụm đồng tiền phụ. - Hướng tạo mũi bị phụ thuộc vào móc nên không thực hiện được mũi may lùi. 1.2.1.5. Phạm vi ứng dụng - Dùng để may đường thẳng 101. - Dùng nhiều trong các loại máy may dấu mũi 103. - Dùng cho một số máy chuyên dùng như máy thùa, máy đính cúc. - Dùng cho các loại khâu miệng bao. K/hiệu Mô tả Nút thắt Hình minh họa 101 Đường may móc xích đơn, 1 chỉ kim Mặt trên giống đường may thắt nút, mặt dưới có dạng móc xích. Tháo đường may từ điểm kết thúc của đường may. 103 Đường may móc xích đơn, 1 chỉ kim dấu mũi Xuyên qua ít nhất một lớp vải, nhưng không qua đến mặt ngoài dấu mũi. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 9. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 9 1.2.2. Mũi may thắt nút 1.2.2.1. Định nghĩa [6] Là dạng mũi may được thực hiện bởi một chỉ của kim cùng một chỉ của ổ tạo thành các nút thắt liên kết với nhau ở giữa hai lớp nguyên liệu. 1.2.2.2. Ký hiệu: 300 - 3 : Họ mũi thắt nút. - 00:Dạng tết chỉ. - Có 14 kiểu đường may trong họ 300 dưới đây là một số dạng thường gặp : K/ hiệu Mô tả Nút thắt Hình minh họa 301 Mũi may một kim, hai chỉ may đường may thẳng Chỉ kim được liên kết với một chỉ thoi chỉ dưới Hai mặt đường may giống nhau. Chỉ tháo được khi làm hỏng chỉ. 304 Mũi may một kim, hai chỉ may đường zíc zắc 1 Giống như đường may 301, tuy nhiên hướng may có thay đổi theo phương ngang 308 Mũi may một kim, hai chỉ may đường zíc zắc 309 Mũi may hai kim, ba chỉ may đường thẳng Hai chỉ kim liên kết với một chỉ thoi ở mặt dưới nguyên liệu. Chỉ thoi chạy theo đường zíczắc. Nút thắt thể hiện ở mặt dưới. - 303 đường may 3 kim một ổ 4 chỉ . - 304 đường may zíczắc hai chỉ. Quá trình tạo mũi như 301. - Các mũi kế tiếp nhau tạo thành dạng zíczắc đối xứng tạo cho đường may có bề rộng, nhóm này cũng có thể tạo nên mũi may dấu chỉ 306. - 305 đường may hai kim zíczắc. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 10. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 10 - 306 mũi may dấu chỉ 1 kim, 2 chỉ. - 312 mũi may 2 kim zíczắc giống như 304. - 330 mũi may dùng cho bờ khuy nổi máy thùa - 331 đường may zíczắc bao máy thùa khuyết đầu bằng 1.2.2.3. Quá trình hình thành mũi may 301 Giai đoạn 1 Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu. Giai đoạn 2 Khi kim đến điểm thấp nhất, tạo vòng chỉ ở lỗ kim. Mỏ ổ quay tới bắt lấy vòng chỉ kim. Giai đoạn 3 Kim rút lên khỏi mặt nguyên liệu. Ổ mang vòng chỉ kim quay làm rộng vòng chỉ ra. Giai đoạn 4 Vòng chỉ kim choàng qua ruột ổ. Giai đoạn 5 Kim tiếp tục đi lên. Mỏ ổ nhả vòng chỉ ra. Giai đoạn 6 Răng cưa đẩy vải đi. Cần giật chỉ kéo chỉ trên lên, thắt chặt mũi vừa tạo ra. 1.2.2.4. Đặc tính: - Rất bền chặt. - Hình dạng hai mặt giống nhau do đó thuận tiện cho việc thao tác công nghệ. - Hướng tạo mũi thực hiện cả 2 chiều. - Bộ tạo mũi may phức tạp chiếm nhiều không gian. - Chỉ dưới bị giới hạn phải đánh suốt . - Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt chỉ khi kéo dãn đường may. 1.2.2.5. Phạm vi ứng dụng: - Dùng cho tất cả những loại máy may bằng đường thẳng, dùng cho các loại nguyên liệu dệt thoi, da và bạt. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 11. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 11 - Dùng cho các loại máy may chuyên dùng và máy may đường thẳng mà không hạn chế không gian. Hiện nay mới chỉ có máy may 2 kim, 2 ổ tạo hai đường may thắt nút song song. 1.2.3. Mũi may móc xích kép 1.2.3.1. Định nghĩa [6] Là dạng mũi may do một chỉ của kim cùng với một chỉ của móc khoá với nhau thành những móc xích nằm dưới lớp nguyên liệu. 1.2.3.2. Ký hiệu: 400 Có 9 kiểu đường may móc xích kép bao gồm : - 401 đường may thẳng cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong họ 400. - 402 đường may có 2 chỉ kim 1 chỉ móc . Đường may này có tính co giãn đặc biệt tốt và có độ bền cao. - 403 đường may chần 3 kim. - 404 chính là đường may 401 may ziczắc. - 405 chính là đường may 402 may ziczắc. - 406 2 kim một móc đường may chần 2 chỉ kim, một chỉ dưới, thường dùng cho các máy may pătxăng hoặc dùng để thực hiện các đường may chần diễu. - 407 như 406 nhưng may 3 kim, chủ yếu dùng để may chần diễu. - 408 đường may chần 2 kim 5 chỉ - 410 đường may 4 kim 5 chỉ. - 430 đường may mắc xích nằm trên nguyên liệu. Được sử dụng nhiều nhất ở các máy thùa khuy đầu tròn. - 431 mũi may này phức tạp nhất. Chỉ kim vừa tự tết mắc xích đơn với chính nó vừa tết mắc xích kép với chỉ móc, ngoài ra còn có thêm một sợi chỉ tăng cường không tết với nào, nằm trên nguyên liệu. Dạng mũi may này có tính ưu việt so với các dạng may khác ở họ 400, loại tạo nên mối liên kết chỉ ở diện rộng. Để nâng cao độ bền đường may ngoài chỉ của kim và móc còn có sợi chỉ tăng cường Ký hiệu Mô tả Nút thắt Hình minh họa 401 Đường may móc xích kép 1 chỉ trên liên kết với 1 chỉ dưới. Mặt trên giống đường may thắt nút, mặt dưới có dạng móc xích. Tháo đường may từ điểm kết thúc của đường may. 1.2.3.3. Quá trình hình thành mũi may 401 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 12. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 12 Giai đoạn1 Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống đến vị trí thấp nhất. Khi kim rút lên tạo vòng chỉ ở lỗ kim. Móc mang chỉ dưới bắt lấy vòng chỉ kim. Ở thời điểm này kim may nằm trước móc may. Giai đoạn2 Móc tiếp tục tiến lên, đồng thời vẫn giữ vòng chỉ kim. Khi kim rút đến tận cùng trên thì răng cưa đẩy nguyên liệu, vòng chỉ móc và vòng chỉ kim tạo thành một tam giác. Giai đoạn3 Kim lại xuyên qua nguyên liệu vào tam giác chỉ. Ở thời điểm này móc nằm trước kim. Giai đoạn4 Móc lùi lại, vòng chỉ kim tuột ra khỏi móc đồng thời ôm lấy vòng chỉ móc lúc này đang bị kim giữ. Kim tiếp tục đi xuống, chỉ kim xiết lấy chỉ móc tạo thành mũi móc xích hai chỉ. 1.2.3.4. Đặc tính - Mũi may có độ đàn hồi lớn . - Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian . - Chỉ không bị giới hạn. - Mũi may có độ bền ổn định. - Bị phụ thuộc vào hướng may do đó chỉ thực hiện được một chiều. - Tiêu hao nhiều chỉ. 1.2.3.5. Phạm vi ứng dụng - Ứng dụng cho tất các loại máy may đường thẳng, cho tất cả các loại nguyên liệu. Đặc biệt ứng dụng cho các loại máy có nhiều đường may thẳng song song các dạng mũi may khác không thực hiện được. - Dùng trong các loại máy chuyên dùng không có yêu cầu bước may quá nhỏ. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 13. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 13 1.2.4. Mũi may vắt sổ 1.2.4.1. Định nghĩa [6] Là loại mũi may được phát triển từ dạng mũi may mắc xích dùng một hoặc hai chỉ kim với không hoặc một hoặc hai chỉ móc tạo những móc xích liên kết với nhau ở mặt trên, mặt dưới và mép nguyên liệu may. 1.2.4.2. Ký hiệu: 500 Có tất cả 17 dạng mũi may 500 tiêu chuẩn CHDC Đức và 21 dạng tiêu chuẩn Nhật. Căn cứ vào số chỉ, có thể chia ra 5 loại máy vắt sổ như sau : - Vắt sổ 1 chỉ : 1 chỉ kim. - Vắt sổ 2 chỉ: 1 chỉ kim, 1 chỉ móc. - Vắt sổ 3 chỉ : 1 chỉ kim, 2 chỉ móc. - Vắt sổ 4 chỉ : 2 chỉ kim, 2 chỉ móc. - Vắt sổ 5 chỉ : 2 chỉ kim, 3 chỉ móc. Dưới đây là một số dạng thường gặp ở họ mũi may 500. - 501 1 chỉ kim là dạng mũi vắt sổ đơn giản nhất của họ 500. Cấu tạo như 401 nhưng vòng chỉ dưới được kéo dài ra bao lấy mép vải cắt. - 502, 503 : 2 chỉ 1 chỉ kim, 1 chỉ móc. - 504, 505 : 3 chỉ 1 chỉ kim, 2 chỉ móc. - 507 : 4 chỉ 2 chỉ kim, 2 chỉ móc. - 512, 514 : 4 chỉ 2 chỉ kim, 2 chỉ móc công dụng như 507 - 521 : 3 chỉ 2 chỉ kim, 1 chỉ móc. - Nếu phối hợp một đường may và một đường vắt sổ song song với nhau tổng cộng từ 3 đến 5 chỉ gồm một đường may 300 hoặc 400 với một đường may 500 độc lập với nhau, ta được một đường may rất bền chắc vì mối liên kết do mũi may vắt sổ tạo ra được đảm bảo nhờ một loại mũi may nữa. - 516 401 + 504 dùng nhiều trên máy vắt sổ được sản xuất tại Nhật Bản. - 517 301 + 504 ít dùng, thường được sử dụng ở các máy thắt nút 301 cộng thêm một bộ gá lắp vắt sổ 504. Ký hiệu Mô tả Nút thắt Hình minh họa 501 Đường may vắt sổ 1 chỉ 1 chỉ kim bọc lấy mép cắt nguyên liệu. Dạng mũi móc xích đơn. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 14. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 14 1.2.4.3. Quá trình hình thành mũi may 504 Giai đoạn1 Kim xuyên qua nguyên liệu và tạo vòng chỉ khi bắt đầu đi lên do ma sát giữa vật liệu và chỉ. Móc dưới tay trái bắt lấy vòng chỉ kim và tạo liên kết giữa chỉ dưới và chỉ kim. Giai đoạn2 Kim đi lên. Móc dưới tay trái tiếp tục di chuyển sang phải. Móc trên tay phải dịch chuyển sang trái, bắt lấy chỉ của móc dưới. Móc dưới tay trái đi ra. Giai đoạn3 Kim lại đi xuống xuyên vào vòng chỉ của móc trên tay phải. Móc dưới nhả vòng chỉ kim. Kim tiếp tục đi xuống thu vòng chỉ do móc dưới vừa nhả, mũi chỉ được thắt lại 1.2.4.4. Đặc tính - Độ đàn hồi mũi may lớn. - Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm không gian. - Chỉ không bị giới hạn. - Có thể bọc giữ mép cắt của sản phẩm. - Đòi hỏi cơ cấu xén mép. - Chỉ thực hiện được một chiều ở mép chi tiết sản phẩm. Ký hiệu Mô tả Nút thắt Hình minh họa 502& 503 Đường may vắt sổ - kép 1 một chỉ kim liên kết vói một chỉ móc. Dạng mũi móc xích kép. Liên kết nẳm ở phần lỗ kim. 504 Đường may vắt sổ 3 chỉ 1 chỉ kim liên kết với hai chỉ móc móc trên và móc dưới. Mũi móc xích kép. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 15. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 15 1.2.4.5. Phạm vi ứng dụng Đường may vắt sổ dùng để bọc viền hoặc cuốn mép cắt chi tiết sản phẩm cho tất cả nguyên liệu. Đặc biệt là để cuốn mép cho các loại sản phẩm thuộc loại nguyên liệu có độ đàn hồi lớn như thun. 1.2.5. Mũi may chần diễu 1.2.5.1. Định nghĩa [6] Là dạng mũi may được phát triển trên cơ sở dạng mũi may chần nhiều kim trong họ mũi may móc xích kép, nhưng có thêm cơ cấu móc chỉ phụ nằm ở phía trên mặt nguyên liệu để tạo thành những đường chỉ diễu phía trên. Do chức năng chính của mũi may là chần dưới diễu trên nên ta gọi là mũi may chần diễu. 1.2.5.2. Ký hiệu: 600 1.2.5.3. Quá trình hình thành mũi may Có tất cả 9 dạng mũi may chần diễu. Dưới đây là một số dạng thường gặp: - 601. - 602 402 + 1 chỉ diễu gồm 2 kim, 4chỉ là loại đơn giản của họ 600. Các sợi chỉ kim 2 sợi được sợi chỉ diễu kéo gữi và được đưa xuyên qua vải may, thắt với chỉ móc 1 sợi nằm ở mặt dưới nguyên liệu. - 603 gồm 2 kim, 2 chỉ diễu. - 605 : 3 kim 5 chỉ gồm 3 chỉ kim, 1 chỉ diễu, 1 chỉ móc. - 606 là loại phức tạp nhất gồm 4 chỉ kim, 4 chỉ móc và một chỉ diễu. - 607 : 4 kim, 6 chỉ 4 chỉ kim, 1 chỉ móc, 1 chỉ diễu . 1.2.5.4. Đặc tính - Mũi may chần diễu là dạng mũi may phức tạp nhất trong các dạng mũi may. - Dạng mũi may này có những chỉ liên kết ngang với hướng may. - Kết nối được các mảnh vải khi mép cắt của chúng được đặt cạnh, chồng lên nhau, và đặt sát mép nhau. 1.2.5.5. Phạm vi ứng dụng Nhóm mũi may này được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất sản phẩm dệt kim. 1.3. CÁC CƠ CẤU ÁP DỤNG TRONG MÁY MAY 1.3.1. Cơ cấu bốn khâu phẳng PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 16. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 16 1.3.1.1. Khái niệm [1] Cơ cấu bốn khâu phẳng là cơ cấu cơ bản được áp dụng rất rộng rãi để truyền chuyển quay hoặc lắc thành chuyển động lắc hoặc quay. Hình 1.2. Cơ cấu bốn khâu phẳng gồm: AB – Tay quay; BC – Thanh truyền; CD – Tay lắc; AD – giá φ – Góc lắc của tay lắc; α – Góc quay của tay quay Khâu cố định AD gọi là giá, khâu đối diện với giá gọi là thành truyền BC, khâu AB quay tròn gọi là tay quay, khâu CD gọi là khâu lắc. Các khâu được nối với nhau bằng các khớp bản lề tại các vị trí A, B, C, D. Ví trị của cơ cấu hoàn toàn xác định khi ta biết góc α góc giữa tay quay AB và giá AD độ dài các khâu. Ứng với một vòng quay của tay quay AB, tay lắc CD chuyển động lắc qua lại với góc lắc β. Các vị trí C’ và C’’ là vị trí giới hạn của tay lắc được xác định khi tay quay và thanh truyền tạo thành một đường thẳng. Góc lắc β’ chỉ thay đổi khi ta thay đổi độ dài của một trong các khâu cơ cấu. 1.3.1.2. Cơ cấu tay quay – con trượt [1] Cơ cấu tay quay – con trượt là biến thể của cơ cấu bốn khâu phẳng khi chiều dài khâu CD lớn lên vô hạn, để biến chuyển động quay tròn của tay quay thành chuyển động tịnh tiến của con trượt. Hình 1.3. Cơ cấu tay quay – con trượt gồm: AB – Tay quay; BC – Thanh truyền AC – Giá; C – Con trượt PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 17. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 17 Khi tay quay AB quay tròn, con trượt C tịnh tiến qua lại. Hành trình con trượt bằng 2AB. Tại các vị trí I và II của tay quay AB, tay quay và thanh truyền thẳng hàng, khi đó con trượt đổi hướng và có vận tốc nhỏ nhất nhưng ngược chiều nhau. Sau một vòng quay của tay quay, con trượt tịnh tiến qua lại một lần. 1.3.1.3. Cơ cấu Culit Cơ cấu culit là cơ cấu biến thể của cơ cấu bốn khâu phẳng khi thay thế thanh truyền bằng một khớp trượt và một khớp bản lề. Hình 1.4. Cơ cấu culít gồm: AB – Tay quay; B – Con trượt; BC – Tay lắc; AC – Giá; Φ1 – Góc đi nhanh; Φ2 – góc đi chậm; α – Góc lắc của tay lắc Sau một vòn quay của tay quay AB cần lắc BC lắc qua lại với góc lắc α tạo bởi hai tiếp tuyến từ C với đường tròn quỹ đạo của điểm B. Nếu tay quay chuyển động đều, góc β1 tương ứng với hành trình đi nhanh của cần lắc BC, góc β2 ứng với hành trình về chậm của cần lắc BC. Cơ cấu culit được ứng dụng trong cần giật chỉ máy 1 kim thắt nút. 1.3.2. Cơ cấu cam 1.3.2.1. Khái niệm Cơ cấu cam dùng để biến chuyển động của khâu dẫn thành chuyển động theo một quy luật nào đó của khâu bị dẫn do bề mặt của khâu dẫn quyết định. - Khâu dẫn gọi là cam - Khâu bị dẫn gọi là cần. Cơ cấu cam được phân làm 2 loại: cơ cấu cam phẳng và cơ cấu cam không gian. 1.3.2.2. Cơ cấu cam phẳng Cơ cấu cam phẳng là cơ cấu mà khâu dẫn và khâu bị dẫn cùng nằm trong một mặt phẳng. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 18. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 18 Hình 1.5. Cơ cấu cam phẳng: H- Lượng đẩy của cần; Φ- Góc lắc của cần - Khi khâu dẫn quay tròn ta gọi là cam quay . - Khi khâu dẫn chuyển động tịnh tiến ta gọi là cam tịnh tiến . Tương tự: - Khi khâu bị dẫn chuyển động tịnh tiến ta gọi là cam quay – cần đẩy hoặc cam tịnh tiến – cần đẩy hình a và c. - Khi khâu bị dẫn chuyển động lắc ta có cơ cấu cam quay – cần lắc hoặc cam tịnh tiến – cần lắc hình b và d. Chuyển động của khâu bị dẫn phụ thuộc vào sự biến đổi kích thước của khâu dẫn. 1.3.2.3. Cơ cấu cam không gian Cơ cấu cam không gian là cơ cấu mà chuyển động của cam và cần nằm trong các mặt phẳng khác nhau, chuyển động của cần hoàn toàn phụ thuộc vào biên dạng của cam. Hình 1.6. Cơ cấu cam không gian: 1- Cam; 2 - Cần lắc 1.3.3. Các cơ cấu truyền động ăn khớp 1.3.3.1. Truyền động bằng đai Truyền động bằng đai dùng để truyền động quay giữa hai trục song song. Thành phần cơ cấu gồm: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 19. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 19 Hình 1.7. Bộ truyền đai - Puli chủ động có đường kính D1 quay với vận tốc n1 vòng/phút. - Puli bị động có đường kính D2 quay với vận tốc n2 vòng/phút. Tỷ số giữa đường kính của puli chủ động với puli bị động hoặc giữa tốc độ quay của puli bị động với puli chủ động gọi là tỉ số truyền của bộ truyền đai: 1 2 2 1 n n D D id == Nếu xét đến hiện tượng trượt đai thì: 1 2 985,0 2 1 985,0 n n D D id == Hệ số 0,985 gọi là hệ số trượt đại. Nếu tiết diện dây đai là hình thang ta có bộ truyền đai thang, nếu là hình chữ nhật ta có bộ truyền đai phẳng. Ưu điểm của bộ truyền đai là đơn giản, có thể truyền chuyển động giữa hai trục có khoảng cách trục A lớn. Nhược điểm cơ bản của bộ truyền đai là tỷ số truyền không ổn định, hệ số truyền tải không lớn. Để khắc phục nhược điểm này trên thực tế ta sử dụng bộ truyền đai răng ngựa. 1.3.3.2. Truyền động bằng bánh răng Truyền động bánh răng gồm hai bánh răng khớp với nhau. Thành phần gồm: - Bánh răng chủ động có số răng Z1 quay với vận tốc n1 vòng/ phút. - Bánh răng bị động có số răng Z2 quay với vận tốc n2 vòng/phút. Hình 1.8. Truyền động bánh răng: 1 – Bánh răng chủ động; 2- Bánh răng chủ động; Z1- Số răng bánh chủ động; Z2- số răng bánh bị động. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 20. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 20 - Tỷ số giữa tốc độ quay n1 với n2 hoặc tỷ số giữa răng Z2 với Z1 gọi là tỷ số truyền của bộ truyền răng: 1 2 2 1 z z n n i == Tùy theo hình dạng của bánh răng ta có các loại sau: - Bộ truyền bánh răng trụ thẳng. - Bộ truyền bánh răng trụ nghiêng, để truyền chuyển động giữa dai trục song song - Bộ truyền bánh răng trụ xoắn để truyền chuyển động giữa hai trục xiên góc. - Bộ truyền bánh răng còn răng thẳng hoặc răng nghiêng, dùng truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc trong mặt phẳng. Ưu điểm của bộ truyền bánh răng là truyền lực lớn, độ bền cao và tỷ số truyền ổn định. Nhược điểm của bộ truyền này là gây tiếng ồn lớn, khó chế tạo 1.3.3.3. Truyền động bằng trục vít – bánh vít Bộ truyền động trục vít – bánh vít dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục vuông góc trong không gian với tỷ só truyền lớn. Thành phần bộ truyền trục vít vô tận có răng là hình thang với bước răng s = л.m, bánh vít có số răng là Z. Hình 1.9. Bộ truyền trục vít – Bánh vít: 1 – Trục vít; 2- Bánh vít; K- số đầu mối; Z-số răng của bánh vít. Tỷ số truyền itv = Z/K (K: số đầu mối của trục vít). Chiều quay của bánh vít phụ thuộc vào chiều quay và hướng xoắn của trục vít. Truyền động trục vít – bánh vít có ưu điểm là tỷ số truyền lớn, nhưng ma sát giữa trục vít và bánh vít cũng lớn dẫn đến hiệu suất của bộ truyền thấp, gây tiếng ồn và giá thành cao. 1.3.4. Các cơ cấu đặc biệt 1.3.4.1. Cơ cấu Man Cơ cấu man dùng để biến chuyển động quay liên tục của khâu chủ động quay thành chuyển động quay gián đoạn của khâu bị động. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 21. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 21 Khi tay quay O1A quay tròn sẽ làm chốt A lọt vào rãnh đĩa man và làm đĩa man quay quanh trục O2. Khi chốt A thoát khỏi rãnh, đĩa sẽ ngừng quay. Như vậy trong một vòng quay của tay quay O1A đĩa Man chỉ làm việc trong cung ABC. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể số rãnh của đĩa sẽ tương ứng, nhưng không nhỏ hơn 3. Để tăng cường số lần chuyển động của Hình 1.10. Cơ cấu Man: 1- Tay quay; 2- Đĩa Man đĩa, ta có thể tăng số chốt vào khớp trong một vòng quay hoặc tăng số rãnh của đĩa Man. 1.3.4.2. Cơ cấu Các đăng Cơ cấu các đăng dùng để truyền chuyển động giữa hai trục giao nhau một góc không lớn nhưng có thể thay đổi trong quá trình chuyển động. Thành phần cơ cấu các đăng gồm: - Trục chủ động I có gắn chạc AO1A’; - Trục bị động II có gắn chạc BO2B’ được liên kết với nhau bởi chạc thập AA’BB’ và các khớp bản lề A, A’, B, B’. - Góc giữa hai trục truyền là α cắt nhau tại tâm của chạc chữ thập. Hình 1.11. Cơ cấu các đăng: 1- Chạc chủ động; 2- Chạc bị động; 3- Chạc chữ thập Chuyển động của các điểm A, A’ khi trục I quay tròn là đường tròn tâm C đường kính AA’. Do vậy khi cơ cấu làm việc, chuyển động của chạc chữ thập rất phức tạp, vừa quay tương đối quanh trục I và trục AA’. Đồng thời cũng quay tương đối quanh trục II và trục BB’. Sau đây ta xét nguyên lý cơ cấu chuyển động móc của máy JUKI-MH 481 là một dạng biến thể của cơ cấu các đăng. Thành phần cơ cấu gồm: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 22. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 22 - Trục chủ động I quay tròn. - Trục bị động II vuông góc với trục I tại vị trí D. - Trục AA’gắn với trục và lập với trục I một góc α tại vị trí A. Chạc chữ thập BB’CC’ liên kết với trục I và trục II bằng các khớp bản lề tại A, A’ và khớp CC’ Hình 1.12. Cơ cấu chuyển động móc của máy JUKI – MH481 Khi trục I quay tròn với vận tốc n1 không đổi, quỹ đạo của trục AA’ là hình nón tròn xoay với góc đỉnh 2α. Thông qua chạc chữ thập làm trục II chuyển động tịnh tiến dọc trục và lắc trong mặt phẳng vuông góc với trục II. Sau một vòng quay của trục I, trục II tịnh tiến qua lại với biên độ là 2A’D tgα và chuyển động quay lắc với góc lắc lớn nhất bằng 2α. Việc điều chỉnh biên độ tịnh tiến dọc trục II thực hiện bằng cách thay đổi khoảng cách A’D. Khi lắp móc trên trục II, quỹ đạo chuyển động của mũi móc sẽ có dạng ô van. 1.3.5. Cơ cấu ly hợp 1.3.5.1. Khái niệm Cơ cấu ly hợp dùng để truyền hoặc cắt chuyển động quay giữa hai trục đồng trục khi có tác động của cơ cấu điều khiển. Theo nguyên lý làm việc người ta chia ly hợp làm 4 loại: - Ly hợp ăn khớp. Ví dụ như ly hợp vấu, ly hợp răng,… - Ly hợp ma sát. - Ly hợp điện tử. - Ly hợp một chiều. Sau đây chúng tôi trình bày các dạng ly hợp hay áp dụng trong máy may 1.3.5.2. Ly hợp ma sát Bộ ly hợp ma sát côn dùng truyền chuyển động quay tròn từ puli 1 sang trục 4 được trình bày ở hình 1.13. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 23. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 23 Hình 1.13. Ly hợp ma sát: 1- Puly; 2- Mặt ma sát; 3- Má ly hợp; 4- Trục; 5- Lò xo; 6- Bi; 7- Cam điều khỉên. Khi cam 7 tác động sẽ ấn bi 6 làm puly ép sát vào mặt ma sát côn 2 gắn chặt trên má ly hợp tĩnh 3 truyền chuyển động cho trục 4. Mặt ma sát 2 được làm bằng vật liệu có hệ số ma sát lớn. Đặc điểm của ly hợp làm việc nhờ lực ma sát giữa hai bề mặt tiếp xúc, lực truyền thường nhỏ. Nếu bề mặt ma sát không tốt sẽ phát sinh hiện tượng trượt làm bộ truyền không ổn định và phát nhiệt. 1.3.5.3. Ly hợp một chiều Ly hợp một chiều dùng truyền chuyển động quay giữa hai trục chỉ theo một chiều quay nhất định. Có rất nhiều kiểu ly hợp một chiều khác nhau. Hình 1.14 trình bày ly hợp một chiều kiểu con lăn. Hình 1.14. Ly hợp một chiều kiểu con lăn: 1- Má ly hợp ngoài; 2 Đĩa ly hợp; 3- Lò xo nén; 4- Con lăn ; 5- Trục Khi cho má ngoài chuyển động quay theo chiều mũi tên, dưới tác động của lực ma sát sẽ dồn ép các viên bi về một phía tạo mối liên kết cứng giữa má ly hợp ngoài và đĩa ly hợp. Chuyển động được truyền từ ngoài vào trong làm trục 5 quay cùng chiều. Khi đảo chiều quay của má ly hợp ngoài, các viên bi bị dồn ra khoảng trống, liên kết cứng bị cắt, dẫn đến trục 5 ngừng chuyển động. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 24. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 24 Hình 1.15 trình bày ly hợp một chiều kiểu lò xo của máy thùa khuy đầu bằng JUKI- LBH781. Hình 1.15. Ly hợp một chiều kiểu lò xo: 1-Trục; 2- Đỡ trục của nắp máy; 3- Ống lót; 4- Lò xo ly hợp; 5- Bánh vít; 6- Vòng đệm; 7- Đỡ trục trên thân máy; 8-Chốt. Chuyển động quay tròn sẽ truyền qua bánh vít 5 lắp trượt trên trục 1. Lò xo ly hợp có tiết diện hình chữ nhật được quấn sát vào bánh vít 5 và ống lót 3 và một đầu được định vị vào bánh vít 5. Khi bánh vít quay theo chiều mũi tên, sẽ làm cho lò xo ly hợp xoắn chặt hơn tạo khớp cứng giữa bánh vít và ống lót 3, truyền chuyển động vòa trục 1. Khi bánh vít quay theo chiều ngược lại, lò xo ly hợp sẽ bị giãn ra phá vỡ liên kết cứng giữa bánh vít và ống lót, truyền động từ bánh vít vào trục bị cắt. Như vậy, ly hợp một chiều kiểu lò xo làm việc dựa trên lực ma sát phát sinh giữa bề mặt trong của lò xo với bánh vít và ống lót. Do vậy trong quá trình làm việc và sửa chữa cần tránh làm lò xo ly hợp bị kéo giãn quá làm mất khả năng nén của lò xo vào bánh vít và ống lót. 1.4. MÁY MAY CÔNG NGHIỆP 1.4.1. Cấu tạo chung - Đầu máy - Bàn máy - Chân máy - Mô tơ 1.4.1.1. Đầu máy Đầu máy may chia làm 2 phần: Thân máy và Đế máy - Phần thân máy: Thường đặt nổi, bên trong có cơ cấu trụ kim, cần giật chỉ và hệ thống phân phối chuyển động tới các cơ cấu khác. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 25. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 25 Hình 1.16. Máy may công nghiệp 1. Đế máy; 2. Thân máy; 3. Bàn máy; 4. Chân máy; 5. Motor; 6. Giá chỉ; 7. Bàn ga - Phần đế máy: Thường là vị trí thao tác công nghệ chứa các bộ phận tạo mũi như trục, ổ, cơ cấu đẩy, móc . . . Các bộ phận chính của đầu máy: - Bộ trục chính: để tiếp nhận và phân phối chuyển động tới các cơ cấu chấp hành. Trục chính thường là trục trơn. - Bộ trụ kim - cần giật chỉ: để tạo chuyển động cho kim máy và cần giật chỉ nhằm cung cấp và xuyên chỉ qua nguyên liệu may - Bộ tạo mũi: là bộ phận kết hợp với kim để tạo mũi may tùy theo loại máy mà các bộ tạo mũi sẽ khác nhau. - Bộ phận đẩy: là bộ phận để tạo chiều dài bước may thường máy sử dụng bộ răng cưa, bàn ép, ru lô kéo hoặc con lăn. 1.4.1.2. Bàn máy Bàn máy có nhiệm vụ đỡ đầu máy, gắn động cơ đỡ nguyên liệu may Bàn máy là 1 tấm phẳng hình chữ nhật được gắn chặt vào chân bàn. Mặt bàn làm bằng gỗ ép để giảm rung động và chống cong vênh. Trên mặt bàn có phủ 1 lớp vật liệu có hệ số ma sát nhỏ để nguyên liệu may dễ trượt. Trên đó có khoét 1 lỗ hình chữ nhật lớn để PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 26. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 26 lắp đặt đầu máy. Ở bốn góc của lỗ có đặt 4 miếng đệm cao su để đỡ đầu máy, làm giảm rung động của đầu máy truyền xuống mặt bàn. Đầu máy được lắp khớp bản lề vào mặt bàn máy. Kích thước mặt bàn thường là: 1050 x 550 mm hay 1100 x 600 mm, dày 30 – 40 mm. 1.4.1.3. Chân máy Chân bàn máy có nhiệm vụ đỡ bàn máy Chân bàn máy thường được đúc liền bằng gang hoặc lắp ghép. Chân bàn máy có 4 chân và những thanh ngang, các thanh ngang làm tăng độ cứng vững và ổn định của chân bàn máy, các chân bàn được lắp ghép bằng bulông có thể điều chỉnh được vị trí cao thấp của mặt bàn tuỳ theo người sử dụng. Dưới chân bàn có gắn đệm cao su để giảm chấn động từ chân bàn đến nền xưởng. 1.4.1.4. Mô tơ Sử dụng các loại mô tơ chạy liên tục, động cơ được khởi động trước khi may và chạy liên tục suốt thời gian mở máy. Chuyển động quay của mô tơ được truyền cho máy thông qua cơ cấu truyền chuyển động. 1.4.2. Kim máy 1.4.2.1. Khái niệm [6] Kim máy là chi tiết rất quan trọng có công dụng mang chỉ xuyên qua nguyên liệu để phối hợp với các chi tiết bắt mũi tạo thành mũi may. Tuỳ theo dạng mũi may khác nhau mà người ta sử dụng các chi tiết bắt mũi khác nhau do đó có các loại kim tương ứng. 1.4.2.2. Cấu tạo Kim máy may gồm 3 phần chính: Đốc kim, Thân kim, Mũi kim Hình 1.17a. Cấu tạo kim máy (kim thẳng) a) Đốc kim: Là phần gắn vào trụ kim - Đốc kim thường có tiết diện tròn, có hoặc không vạt một bên. Đầu đốc kim có nhiều dạng như côn vát, chỏm cầu, nhọn. - Đốc kim dẹt có tiết diện tròn, vạt dọc 1 phía, phần vạt thường nằm bên rãnh ngắn của kim. Khi lắp kim phải đặt phần vạt luôn luôn xoay về phía mỏ ổ. Loại này thường sử dụng trong máy may gia đình để lắp kim. - Đốc kim tròn: được sử dụng trong máy may công nghiệp để tiện việc điều chỉnh kim. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 27. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 27 Tuỳ theo độ lớn của kim mà đốc kim có đường kính to hay nhỏ. Với kim hệ mét thường có 2 cỡ đốc kim 1,6 và 2,0 - Cỡ 1,6 có đường kính đầu đốc kim từ 1,6 đến 1,7 mm - Cỡ 2,0 có đường kính đầu đốc kim từ 2,0 đến 2,1 mm Chiều dài đốc kim có ảnh hưởng lớn đến độ bền của kim. Khi làm việc kim chịu rung động và nhiệt độ sinh ra do ma sát giữa kim và nguyên liệu may. Các yếu tố này làm giảm độ bền của kim. b) Thân kim Là phần chính để mang chỉ xuyên qua nguyên liệu, thông thường thân kim có dạng trụ tròn, có 2 rãnh chạy dọc ở 2 phía đối diện nhau của thân kim. Hai rãnh này thường một rãnh dài, một rãnh ngắn hoặc cả hai cùng dài. Cuối thân kim là lỗ kim. ở trên lỗ kim phía bên rãnh ngắn thường có vạt lõm vào thân kim. - Rãnh dài: chạy suốt từ đốc kim tới lỗ kim, có công dụng chứa chỉ khi kim xuyên qua nguyên liệu. Nhờ nằm lọt trong rãnh nên chỉ giảm ma sát với nguyên liệu khi đâm xuyên qua nguyên liệu, đồng thời để chỉ thoát xuống dễ dàng khi mỏ ổ đã lấy vòng chỉ kim trong khi kim còn chưa rút lên khỏi nguyên liệu. Nhờ vậy mà chỉ không bị tưa sợi, bị đứt hay bị xô lệch. - Tuỳ theo độ lớn của thân kim mà rãnh có độ sâu rộng tương ứng. - Rãnh ngắn: chạy từ lỗ kim tới vạt thoát mỏ ổ, rãnh ngắn cũng có tác dụng như rãnh dài. Hình 1.17b. Cấu tạo kim máy (kim thẳng) - Lỗ kim: Là nơi xâu chỉ của kim. Kích thước của lỗ kim phụ thuộc vào kích thước thân kim, thân kim lớn thì lỗ kim cũng lớn. - Vạt thoát mỏ ổ: Là chỗ vạt lõm nằm phía trên lỗ kim và rãnh ngắn. Có tác dụng để dễ bắt mũi, mỏ ổ được điều chỉnh nằm sát kim, nhờ vạt lõm này mà mỏ ổ không chạm vào thân kim nên gọi là vạt thoát mỏ ổ. Hình dạng vị trí, kích thước của vạt lõm tuỳ thuộc vào loại kim chuyên dùng cho từng chủng loại máy. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 28. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 28 c) Mũi kim Là phần kim để đọc xuyên qua nguyên liệu. Tuỳ thuộc vào chủng loại nguyên liệu và chức năng công nghệ của máy mà mũi kim có hình dạng và kích thước khác nhau: - Dạng tròn: có 2 loại là: nhọn và chỏm cầu Dạng thoi, dạng quả trám và các dạng hình học khác, mũi có tác dụng như 1 lưỡi cắt. Hình 1.18. Các dạng mũi kim 1.4.2.3. Chủng loại kim Tuỳ thuộc vào chức năng công nghệ và kết cấu của máy mà mỗi loại máy có 1 loại kim riêng của nó, nên gọi là chủng loại kim của máy. Các chủng loại kim khác nhau có hình dạng và kích thước khác nhau. Về hình dạng chúng khác nhau ở rãnh kim, đốc kim, lỗ kim và mũi kim. Do đó phải sử dụng kim đúng chủng loại nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm hoặc hư hỏng các chi tiết máy. Các chủng loại kim sau: - DA và DB: dùng cho máy 1 kim thắt nút - DC: dùng cho máy may vắt sổ - DP: dùng cho máy 2 kim thắt nút; máy đính bọ, máy thùa khuy.... - TQ: dùng cho máy đính cúc - UY: dùng cho máy Kansai - ...... 1.4.2.4. Chỉ số kim Là con số biểu diễn kích thước thân kim, đó là độ to nhỏ của kim. Đây là thông số được tiêu chuẩn hoá sử dụng chung cho tất cả chủng loại kim. Chỉ số kim được ghi trên đốc kim và được tiêu chuẩn hóa bằng dấu # và 2 đến 3 chữ số. - Đường kính thân kim được tính theo công thức: - ∅tk = chỉ số kim x 1 đvcsk - ∅tk : đường kính thân kim - đvcsk: đơn vị chỉ số kim, có trị số thuộc hệ đơn vị của nơi sản xuất - Hệ Q.tế: 1đvcsk = 1/100mm. - VD: #90 → ∅tk = 90 x 1/100 = 0,9 mm - Hệ Anh: 1đvcsk = 1/400 = 25,4/400 = 0,0635 mm - VD: #14 → ∅tk = 14 x 0,0635 = 0,89 mm - Hệ Mỹ: 1đvcsk = 1/1000 = 25,4/1000 = 0,0254 mm - VD: #036 → ∅tk = 36 x 0,0254 = 0,9 mm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 29. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 29 1.4.3. Quan hệ kim - Ổ móc Để tạo điều kiện cho chi tiết bắt mũi bắt được vòng chỉ khi kim từ dưới rút lên, chỉ ở kim phải được phồng ra thành vòng ở lỗ kim. Quá trình hình thành vòng chỉ diễn ra như sau: - Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu may đi xuống tận cùng dưới. Trong giai đoạn này, chỉ kim nằm dọc theo hai rãnh thân kim và ôm sát mép trên lỗ kim. - Khi kim từ tận cùng dưới rút lên, nhánh chỉ nằm trong rãnh dài ít bị ma sát giữa chỉ và nguyên liệu may nên phần lớn được rút lên theo kim. Còn nhánh chỉ phía bên rãnh ngắn do phần thân kim không có rãnh làm tăng ma sát giữa chỉ với nguyên liệu may nên chỉ thoát lên khó khăn. Phần lớn nhánh chỉ này bị cản lại dưới lớp nguyên liệu phồng ra thành vòng chỉ ở lỗ kim. Mỏ ổ hay mỏ móc sẽ chui vào vòng chỉ này gọi là bắt mũi. - Độ lớn, hình dạng, vị trí của vòng chỉ ảnh hưởng đến việc bắt mũi, trong đó độ phồng chỉ độ lớn của vòng chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình bắt mũi. - Khoảng cách lên của kim từ vị trí tận cùng dưới tới vị trí bắt mũi, khoảng cách này càng lớn, vòng chỉ hình thành càng lớn. Ở máy may dạng mũi móc xích, khoảng cách này được thiết kế lớn hơn ở máy may dạng thắt nút. - Nguyên liệu càng dày thì lực ma sát chỉ nguyên liệu may càng lớn nên vòng chỉ hình thành lớn - Nguyên liệu có sợi dệt khít, lực ma sát chỉ nguyên liệu may tốt vòng chỉ hình thành lớn. Nguyên liệu có sợi dệt thưa, vòng chỉ hình thành kém. - Đường kính thân kim phải phù hợp với đường kính lỗ mặt nguyệt. - Lực ép chân vịt quá yếu cũng gây hiện tượng chùng vải khi kim đi xuống, làm giảm độ căng tạo lực ma sát của vải nên vòng chỉ hình thành nhỏ. - Chỉ số kim phải phù hợp với chỉ số chỉ 1.4.4. Cơ cấu trụ kim 1.4.4.1. Khái niệm [1] Cơ cấu trụ kim dùng đưa kim và chỉ xuyên qua lớp nguyên liệu để tạo mũi may. Thông thường chuyển động của trụ kim là tịnh tiến lên xuống, nhận chuyển động từ trục chính quay tròn thông qua cơ cấu tay quay – con trượt hoặc cơ cấu tay đòn để tạo chuyển động tịnh tiến cho trụ kim. Tuỳ theo loại máy, trụ kim có các loại sau: - Trụ kim chỉ chuyển dộng tịnh tiến: áp dụng trong các máy một kim, may vật liệu nhẹ và trung bình như JUKI-DDL5530, Brother DB2-BT. - Trụ kim chuyển động tịnh tiến và có lắc dọc hoặc ngang trong quá trình may. Áp dụng trong các máy một kim may vật kiệu dầu hoặc 2 kim mà trụ kim đẩy cùng vải hoặc các máy ziczac như LZ1285 hoặc các may thùa khuy v.v… - Trụ kim chuyển động tịnh tiến và có khả năng dừng chuyển động theo yêu cầu công nghệ áp dụng PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 30. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 30 - Trong các máy 2 kim may góc như JUKI-LH1182, Brother LT2-B841, hoặc các máy thêu. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số cơ cấu trụ kim điển hình. 1.4.4.2. Các cơ cấu trụ kim a) Trụ kim chỉ chuyển động tịnh tiến Cấu tạo của cơ cấu trụ kim máy 1 kim JUKI- DDL5530 (hình 1.19) Chuyển động quay tròn của trục chính 3 thông qua cơ cấu tay quay 4, thanh truyền 5 làm trụ kim 6 tịnh tiến lên xuống. Hành trình trụ kim là 30,7mm. Trụ kim trượt trên hai bậc 2 và 8. Điều chỉnh độ cao trụ kim bằng cách thay đổi vị trí so với kẹp trụ kim 7. Hình 1.19. Cơ cấu trụ kim máy JUKI DDL5530: 1-Thân máy; 2- Bạc trên trụ kim; 3- Trục chính; 4- Tay quay; 5- Thanh truyền; 6- Trụ kim; 7- Kẹp trụ kim; 8- Bạc dưới trụ kim. b)Cơ cấu trụ kim chuyển động tịnh tiến và lắc dọc hoặc lắc ngang Cơ cấu trụ kim của máy hai kim JUKI-LH515 mà trụ kim được đẩy dọc cùng với nguyên liệu may (hình 1.20) Chuyển động tịnh tiến của trụ kim 6 nhận từ trục chính 1, thông qua cơ cấu tay quay- thanh truyền 2, 8, 9 biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Chuyển động lắc của trụ kim nhận từ trục đẩy của cơ cấu răng cưa qua hệ thống thanh truyền tạo chuyển động lắc dọc cho giá trụ kim 3. Cơ cấu trụ kim máy zíczắc JUKI-LZ1285 mà trụ kim lắc ngang để tạo ra độ rộng đường zíczắc. Chuyển động tịnh tiến của trụ kim nhận từ trục chính qua cơ cấu tay quay- con trượt. Chuyển động tịnh tiến ngang của trụ kim nhận từ chuyển động quay tròn của trục ổ, thông qua cơ cấu tay đòn đến trục 9 làm nó chuyển động tịnh tiến dọc trục kéo theo giá trụ kim 8 và trụ kim 4.Chi tiết số 6 dùng dẫn hướng cho thanh truyền 3, chi tiết PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 31. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 31 số 7 để dẫn hướng và chống xoay cho trụ kim 4 trụ kim 4 chỉ tịnh tiến ngang khi kim đã lên khỏi lớp nguyên liệu may. Hình 1.20. Cơ cấu trụ kim máy JUKI- LH515: 1- Trục chính; 2- Tay quay; 3- Giá trụ kim; 4- Con trượt; 5- Kẹp trụ kim; 6- Trụ kim; 7- Kẹp kim; 8- Trục; 9- Thanh truyền. Hình 1.21. Cơ cấu trụ kim máy zíczắc LZ1285: 1-Trục chính; 2- Tay quay; 3- Thanh truyền; 4- Trụ kim; 5- Kẹp trụ kim; 6- Tấm định vị thanh truyền; 7- Máng dẫn hướng trụ kim; 8- Giá trụ kim; 9- Trục đẩy; 10- Bạc đẩy Trụ kim chuyển động tịnh tiến – có khả năng dừng chuyển động. Hình 1.22 trình bày cấu tạo của trụ kim máy hai kim JUKI-LH1182 dùng để may góc mà trụ kim có thể dừng theo yêu cầu công nghệ. Nguyên lý làm việc của cơ cấu như sau: Chuyển động tịnh tiến lên xuống và lắc dọc của trụ kim được thực hiện giống như máy hai kim LH515. Khi muốn dừng trụ kim (giả sử trụ kim bên trái), mấu dừng trụ kim được gạt qua trái. Khi trụ kim đi lên, ty đẩy 4 bị mẫu gạt 2 giữ lại đẩy côn trên 9 và côn dưới 12 xuống làm các viên bi trên 8 thụt vào trong và các viên bi dưới bị đẩy ra ngoài. Trụ kim 5 không còn khả năng chuyển động, nhưng kẹp trụ kim 10 vẫn có thể trượt bình thường trên trụ kim 4 mang theo trụ kim bên phải để tạo đường may phải. Khi muốn trụ kim làm việc trở lại thì gạt mấu dừng trụ kim về điểm giữa. Dưới tác động của lò xo đẩy 14, toàn bộ các chi tiết côn trên, côn dưới và ty đẩy được đẩy lên. Khi kẹp trụ kim lên đến điểm cao nhất, các viên bi dưới 13 bị thụt vào trong còn các viên bi trên 8 bị đẩy ra ngoài, kết hợp với vòng định vị trụ kim 17 cố định của kẹp trụ kim 10 vào trụ kim. Khi đó trụ kim lại chuyển động trở lại cùng với kẹp trụ kim 10. Lưu ý. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 32. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 32 Chi tiết côn dưới 12 có ốc điều chỉnh ở đầu trên để điều chỉnh khoảng các giữa côn trên dưới 12 sao cho các viên bi dưới và trên bị đẩy ra và thụt vào cùng một lúc để cơ cấu dừng chính xác tại thời điểm mong muốn. - Lò xo 11 để chống tự tháo cho đai ốc. - Lò xo 6 luôn giữ cho ty đẩy 4 bị đẩy lên phía trên, vít 15 dùng điều chỉnh vị trí của ốp giữ kim 16 để hiệu chỉnh độ cao của kim. Nếu điều chỉnh khoảng cách giữa côn trên và côn dưới không hợp lý, cơ cấu sẽ hoạt động không ổn định. Hình 1.22. Cấu tạo trụ kim máy may 2 kim LH1182 1- Khung trụ kim; 2- Mấu dừng trụ kim 3- ốc đầu trụ kim; 4- Ty đẩy; 5- Trụ kim; 6- Lò xo; 7- Vòng đỡ ty đẩy; 8- Bi trên; 9- Côn trên; 10- Kẹp trụ kim; 11- Lò xo; 12- Côn dưới có ốc điều chỉnh; 13- Bi dưới; 14- Lò xo đẩy; 15- Vít điều chỉnh ốp giữ kim; 16- ốp giữ kim; 17- Vòng định vị trụ kim. Hiện nay, do kết cấu phức tạp nên cơ cấu trụ kim theo kiểu trên đã được thay thế bằng cơ cấu trụ kim kiểu mẫu kẹp tương tự như của máy may hai kim Brother LT2-B841, nhưng cơ cấu này hoạt động không tin cậy bằng cơ cấu trên. Do vậy chúng tôi không giới thiệu trong tài liệu này. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 33. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 33 1.4.5. Ổ móc 1.4.5.1. Cấu tạo và phân loại Ổ móc trong các máy may thắt nút là bộ phận quan trọng dùng để lồng chỉ trên vào chỉ dưới để tạo thành nút thắt. Hình dưới trình bày các chi tiết cơ bản của ổ móc nằm ngang trong các máy một kim thắt nút. - A- nõn ổ: là bộ phận chứa thoi và suốt. - B- kẹp nõn ổ: dùng để định vị nõn ổ và chống rối chỉ. - C- tấm kẹp ngoài: dùng để chỉ và đánh rộng vòng chỉ để luồn chỉ trên qua phần nõn ổ. - D-phần thân ổ: có chứa mỏ móc, được gắn vào trục quay để móc chỉ trên và lồng qua nõn ổ. Hình 1.23. Cấu tạo ổ móc trong máy 1 kim thắt nút: A-Nõn ổ; B-Kẹp nõn ổ; C-Tấm kẹp ngoài; D-Thân ổ Tuỳ theo yêu cầu công nghệ người ta phân ổ móc ra các loại sau.: - Loại A, là loại sử dụng thích hợp cho vải dầy hay loại mũi may zíczắc. Chỉ sau khi những ra khỏi mỏ móc có thể thoát ra một cách dễ dàng như loại A hình 1.24. - Loại B, là loại có thể thích ứng với các loại vải từ mỏng tới dầy vì phần mỏ nhọn của kẹp nõn ổ dài hơn, do vậy nó giữ chỉ trong thời gian lâu hơn để chống hiện tượng lỏng chỉ như loại B hình 1.24. - Loại C, có khả năng thích ứng với loại vải mỏng và trung bình mà ở đó chỉ bị giữ lại giữ thân ổ và đòng gánh giữ nõn ổ. Cách nhả chỉ này tránh cho chỉ bị rối và lỏng chỉ như loại C hình 1.24 Hình 1.24. Các loại ổ móc PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 34. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 34 - Loại D, loại này cũng được trang bị mũi phóng chỉ sao cho có khả năng tránh lỏng chỉ và rối chỉ. Thường sử dụng cho loại vải mỏng và chỉ chi số nhỏ hay loại chỉ Rayon. - Loại E, loại này sử dụng cho các loại vải dầy và trung bình mà chỉ được ra sẽ ép sát vào tay giữ nõn ổ. Đối với loại chỉ chỉ số hay khi sợi chỉ quá mềm, nó có thể loại trừ hiện tượng trượt chỉ, ngăn cản sự hình thành các vòng chỉ rối một cách có hiệu quả. 1.4.5.2. Bôi trơn ổ Do ổ làm việc ở tốc độ cao nên có sự trượt giữa nõn ổ phần đứng yên và thân ổ phần quay. Nên vấn đề bôi trơn ổ là rất quan trọn nhằm tránh hiện tượng tăng nhiệt độ gây kẹt ổ và nâng cao độ bền cho ổ. Hình 1.25 trình bày cách bôi trơn ổ với loại ổ nằm ngang loại A, B, dầu bôi trơn được lấy từ trục ổ qua ống dẫn dầu bên trong thân ổ đến thẳng vị trí cần bôi trơn. Với ổ loại A thích hợp khi làm việc ở tốc độ thấp. Ổ loại B thích hợp khi làm việc ở tốc độ cao. Với loại ổ đặt đứng của các máy 2 kim, dầu bôi trơn được lấy từ bể dầu phụ qua rãnh xoắn đi vào trục ổ để đến vị trí cần bôi trơn. Hình 1.25. Bôi trơn ổ 1.4.6. Cơ cấu đẩy nguyên liệu 1.4.6.1. Khái niệm Cơ cấu đẩy nguyên liệu là bộ phận quan trọng qúa trình hình thành mũi may để đẩy nguyên liệu đạt chiều dài mũi may L. Có 3 cách chuyển đẩy nguyên liệu: - Đẩy nguyên liệu bằng cơ cấu bàn ép hoặc khung, thường dùng trong các máy chuyên dùng như máy thùa khuy, máy đính cúc, máy thêu hoặc các máy đặc biệt. - Đẩy nguyên liệu bằng con lăn. Thường dùng trong các máy may vật liệu nặng có kết hợp với cơ cấu răng cưa – bèn ép. Sau đây ta xét cơ cấu vải bằng răng cưa bàn ép. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 35. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 35 Hình 1.26. Hành trình của răng cưa Vật liệu may được ép giữa bàn ép 2 và mặt tấm kim 4 với một lực p tác động vào trụ bàn ép. Ở hành trình đẩy vải, răng cưa 5 chuyển động lên ép sát nguyên liệu may vào bàn ép và đẩy vải đạt chiều dài mũi may L. Khi đó lực ma sát trượt sẽ xuất hiện giữa lớp ngyên liệu trên và mặt dưới của bàn ép 2 gây nên hiện tượng trượt giữa hai lớp nguyên liệu may và làm nhẫn lớp nguyên liệu trên. Do vậy tuỳ theo kết cấu của bàn ép và loại nguyên liệu, cần chọn lực ép hợp lý. Để chống hiện tượng trượt giữa các lớp nguyên liệu hoặc khắc phục hiện tượng co giãn nguyên liệu, người ta dùng các giải pháp sau: - Cho kim đẩy cùng răng cưa. Ví dụ trong các máy hai kim. - Cho bàn ép đẩy cùng răng cưa. Hệ thống này gồm hai loại bàn là ép – một để giữ nguyên liệu một để đẩy nguyên liệu cùng với răng cưa.Ví dụ: Trong máy một kim JUKI, Máy hai kim LH518 v.v… - Thay bàn ép bằng con lăn: dùng để may các nguyên liệu rít và khó đẩy như da, vải bạt v.v … được dùng trong công nghịêp da giầy. - Dùng hai loại vải răng cưa đẩy với vận tốc khác nhau để khắc phục hiện tượng co giãn nguyên liệu như các máy vắt sổ JUKI MO 2516 v.v… Giới thiệu hai loại răng cưa của máy một kim thắt nút. Hình 1.27. Các loại răng cưa - Loại A: Răng cưa thấp và đầy thích hợp khi may hàng mỏng và nhẹ. - Loại B: Răng cưa cao và thưa thích hợp khi may hàng nặng và dầy. Tuỳ theo yêu cầu công nghệ chọn các loại răng cưa theo hướng dẫn của nhà chế tạo. 1.4.6.2. Cơ cấu răng cưa Cơ cấu răng cưa gồm hai phần: 1- Cơ cấu răng cưa; 2- cơ cấu thay đổi chiều dài và đảo chiều mũi may. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 36. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 36 Hình 1.28 trình bày cơ cấu răng cưa của máy một kim thắt nút. Hình 1.28. Cơ cấu răng cưa máy may 1 kim thắt nút: 1. Trục đẩy răng cưa; 2.Tay đẩy; 3. Cầu răng cưa; 4. Răng cưa; 5.Con trượt; 6.Cần nâng răng cưa; 7.Trục nâng răng cưa Chuyển động của răng cưa nhận từ hai chuyển động: - Từ trục chính qua cơ cấu thay đổi độ dài mũi may tạo chuyển động lắc cho trục đẩy 1, đến cầu răng cưa 3 làm răng cưa 4 tịnh tiến. - Từ trục chính qua cơ cấu thanh truyền làm trục nâng chuyển động lắc, tạo sự nâng hạ cho răng cưa 4. Hình 1.29 trình bày cơ cấu cầu răng cưa của máy hai kim thắt nút. Chuyển động của răng cưa được lấy từ trục ổ quay tròn 1 qua các cơ cấu sau: - Chuyển động nâng hạ răng cưa qua cam tròn lệch tâm và con trượt 2 biến chuyển động quay tròn của trục ổ thành chuyển động tịnh tiến lên xuống của răng cưa. - Chuyển động đẩy của răng cưa nhân từ trục ổ 1, qua cơ cấu điều chỉnh độ dài và đảo chiều mũi may tạo chuyển động lắc cho trục đẩy 7, tay đẩy 6, cầu răng cưa 5, làm răng cưa chuyển động tịnh tiến tới lui. Đây là 2 loại cầu răng cưa được áp dụng trong hầu hết các máy may 1 và 2 kim. Hình 1.29. Cơ cấu cầu răng cưa của máy 2 kim thắt nút: 1. Trục ổ; 2: Cam lệch tâm và con trượt; 3. Hàm trượt; 4. Răng cưa; 5. Cầu răng cưa; 6: Tay đẩy;7:Trục đẩy; 8. Vít điều chỉnh đỡ răng cưa; 9. Bulông kẹp 1.4.6.3. Cơ cấu thay đổi độ dài và đảo chiều mũi may Để thay đổi độ dài mũi may, có nghĩa là làm thay đổi độ lắc của tay lắc 2 ở hình 1.28 và tay lắc 6 ở hình 1.29. Có hai phương pháp thay đổi độ dài mũi may. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 37. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 37 Hình vẽ trình bày cơ cấu thay đổi và đổi chiều mũi may máy một kim thắt nút JUKI- DDL 5530. Chuyển động lắc của trục đẩy 12 nhận từ trục chính 1, cam lệch tâm 2 và con trượt 3 làm thanh truyền 4 của cơ cấu bốn khâu bản lề A, B, C, D chuyển động, biến chuyển động quay của trục chính thành chuyển động lắc của trục đẩy 12. Giá đỡ 6 dùng thay đổi vị trí của khớp A, dẫn đến thay đổi khoảng cách AD làm thay đổi độ lắc của trục đẩy răng cưa. Muốn đảo chiều mũi may, ấn tay vào tay đòn lại mũi 10 làm tay đòn 8 quay, kéo theo giá đỡ 6 quay quanh E lật hẳn khớp A sang vị trí đối diện với đường thanh truyền 4, làm trục 12 đảo chiều lắc. Lò xo 14 để phục hồi vị trí của tay lắc 5. Đặt chiều dài mũi may bằng cách xoay núm vặn 13 theo số chỉ trên núm để thay đổi vị trí của giá 6. Hình 1.30. Cơ cấu thay đổi độ dài mũi may Juki DDL5530: 1. Trục chính; 2. Cam lệch; 3.Con trượt cam đẩy; 4. Thanh truyền; 5.Tay lắc; 6. Giá vị trí; 7. Con trượt nhỏ; 8.Tay đòn; 9. Trục lại mũi; 10. Tay đòn lại mũi; 11. Tay lắc; 12. Trục lắc; 13. Núm vặn số mũi; 14. Lò xo kéo PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 38. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 38 Hình 1.31 trình bày cơ cấu thay đổi độ dài và đảo chiều mũi may bằng cơ cấu cam lệch tâm của máy JUKI- LH515. Chuyển động quay tròn của trục chính 1 thông qua cơ cấu lệch tâm 2, 3 biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, qua thanh nối 7 tạo chuyển động lắc cho tay lắc 8 và trục đẩy răng cưa 9. Khi muốn đảo chiều mũi may, ấn tay lại mũi số 16 qua các chi tiết 15, 14,13 làm trục 12 quay, dẫn đến giá lại mũi 11 quay theo. Tâm quay của tay nối 10 bị thay đổi chiều lắc của trục đẩy răng cưa 9. Hình 1.31. Cơ cấu thay đổi và đảo chiều mũi may máy JUKI-LH515; 1. trục ổ; 2. cam lệch tam; 3. giá trượt; 4. vòng xoắn; 5. lò xo; 6. vòng chặn; 7. tay nối; 8. tay lắc; 9. trục đẩy răng cưa; 10. tay nối; 11. giá mũi may; 12. trục lại mũi; 13. tay lắc; 14. thanh nối; 15. tay lắc; 16. tay lại mũi. Việc thay đổi độ dài mũi may được thực hiện bằng sự thay đổi độ lệch tâm của cam 2 với giá trượt 3 nhờ vòng xoắn 4. Nguyên lý của cơ cấu được trình bày trên hình 1.32 Giá trượt 3 được lắp vào trục ổ 1, cam lệch tâm 2 lắp vào gía trượt 3 bằng khớp trượt mang cá đi qua tâm và có chốt B lồng vào rãnh trục trên vòng xoắn 4. Vòng xoắn được lắp trên giá 3. Khi muốn thay đổi độ lệch tâm của cam 2 thì ấn chốt A ăn khớp vào rãnh vuông để giữ chặt lấy vòng Hình 1.32. Cơ cấu thay đổi chiều dài mũi may máy vắt sổ PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 39. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 39 xoắn 4. Quay trục ổ, khi đó chốt B của cam lệch tâm sẽ di chuyển trong rãnh xoắn kéo theo cam sẽ trượt trong rãnh mang cá của giá trượt 3 làm thay đổi độ lệch tâm của cam. Lò xo 5 và vòng kẹp 6 dùng để kẹp vòng xoắn 4 vào giá trượt 3 giúp cơ cấu làm việc ổn định. Đây là cơ cấu rất hay sử dụng trong các máy hai kim và vắt sổ của hãng JUKI, Brother v.v… 1.4.7. Hệ thống cung cấp chỉ 1.4.7.1. Khái niệm Hệ thống cung cấp chỉ dùng để dẫn chỉ từ ngoài vào máy và điều hoà lượng chỉ cho quá trình hình thành mũi may để đạt được mũi may tiêu chuẩn. Hệ thống gồm 3 phần: - Các chi tiết dẫn chỉ: Tuỳ theo laọi máy đường dẫn chỉ đã được nhà chế tạo ấn định và hướng dẫn người sử dụng để đạt được chất lượng mũi may tiêu chuẩn. - Các chi tiết kẹp: để tạo lực căng chỉ ban đầu, thông thường các máy sử dụng cụm đồng tiền kẹp chỉ hoặc lò xo lá. - Cơ cấu điều hoà chỉ: là cơ cấu dùng để cung cấp và thu hồi chỉ tương ứng với quá trình tạo mũi may. Trong các máy may thắt nút, cơ cấu điều hoà chỉ thường là cơ cấu cần giật chỉ kim. Trong các máy may móc xích, cơ cấu điều hoà chỉ thường là các cam hoặc các tay giật chỉ. Hình 1.33 trình bày hệ thống cung cấp chỉ của máy một kim thông dụng. Các chi tiết 1,2,4,6 là các chi tiết dẫn chỉ,nhằm tạo điều kiện dẫn chỉ và tăng cường lực căng chỉ ban đầu phù hợp với từng máy. Hình 1.33. Hệ thống cung cấp chỉ máy 1 kim thắt nút: 1-cọc dẫn chỉ; 2-cọc chỉ 3 lỗ; 3-cụm đồng tiền kẹp chỉ; 4-đỡ chỉ; 5-cần giật chỉ; 6- đỡ chỉ trụ kim Cụm đồng tiền kẹp chỉ 3 dùng để điều chỉnh lực kẹp chỉ thích hợp với từng loại vật liệu sao cho mũi may đặt tiêu chuẩn mà vật liệu may không bị co dúm. Cần giật chỉ 5 là chi tiết dùng để cung cấp và thu hồi lượng chỉ tương ứng với quá trình may. Hình 1.34 trình bày cấu tạo chung cụm đồng tiền kẹp chỉ của máy may thắt nút. Chỉ may được kẹp giữa hai đồng tiền 5,6. Khi vặn núm điều chỉnh 2, lực ép của lò xo 3 thay đổi làm lực kẹp chỉ thay đổi. Lò xo giật chỉ 9 dùng hỗ trợ lực kéo chỉ trên cho quá trình tạo nút thắt. Tuỳ theo điều kiện may, điều chỉnh lực kẹp tăng khi may dầy và ngược lại. Ty tống đồng tiền 8 dùng để chỉ kim bao giờ cũng lớn hơn từ 2-3 lần lực kẹp chỉ móc. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 40. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 40 Hình 1.34. Cấu tạo cụm đồng tiền: 1-Trục đồng tiền; 2-Vít điều chỉnh; 3- Lò xo; 4-Đĩa tống đồng tiền; 5,6-Đĩa đồng tiền; 7-Ống trục đồng tiền; 8- Ty tống đồng tiền; 9-Lò xo giật chỉ. 1.4.7.2. Cơ cấu điều hòa chỉ Cơ cấu điều hoà chỉ nhằm cung cấp đủ lượng chỉ trên cho ổ móc khi ổ móc kéo chỉ trên lồng qua ruột ổ, và thu hồi lượng chỉ đã cấp để tạo lớp thắt ở giữa lớp nguyên liệu may trong mũi may thắt nút hoặc cung cấp và thu hồi chỉ dưới cho móc trong mũi may móc xích kép. Hình 1.35 trình bày cơ cấu cần giật chỉ máy JUKI-DDL5530. Hình 1.35. Cơ cấu cần giật chỉ máy JUKI- DDL5530: 1. Trục chính; 2. Tay quay đối trọng; 3. Tay lắc; 4. Thanh truyền; 5. Trục nối; 6. Cần giật chỉ; 7. Thanh truyền trụ kim; 8. Trụ kim Hình 1.36. Quỹ đạo chuyển động cần giật chỉ: OC- tay quay = 15,5mm, AB- tay lắc = 30mm; BC- thanh truyền = 26mm; BD- cần giật chỉ = 36mm; DC = 51mm Chuyển động quay tròn của trục chính thông qua cơ cấu 4 khâu bản lề ABCD, biến chuyển động quay thành chuyển động lên xuống của cần giật chỉ 6 cần giật chỉ 6 gắn chặt PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 41. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 41 với thành truyền 4 để cung cấp và thu hồi lượng chỉ tạo thành mũi may. Sau 1 vòng quay của trục chính cần giật chỉ kên xuống một lần. Quỹ đạo chuyển động của cần giật chỉ như hình 1.36 Khi trục chính quay tròn, điểm C vẽ thành đường tròn tâm O bán kính OC. Tay lắc AB vẽ thành cung tròn tâm A bán kính AB. Bằng cách xác định vị trí của cơ cấu tại các điểm từ 1 đến 16, ta xác định được quỹ đạo của cần giật chỉ. Quỹ đạo gồm hai phần: Phần I. Đường cong từ 1 đến 13 là giai đoạn cần giật chỉ đi xuống cung cấp chỉ trên để lồng qua ruột ổ. Phần II: Đường cong từ các điểm 13 đến 17 cần giật chỉ chuyển động nhanh leen trên để thu hồi lượng chỉ mũi thắt. Hành trình lên xuống của cần giật chỉ trung bình xấp xỉ 6mm. Do vậy lượng chỉ có thể cung cấp cho ổ khoảng 120mm. trên thực tế lượng chỉ tiêu hao cho chiều dài mũi may chỉ từ 0 đến 5mm, trên quỹ đạo tương ứng với cung 1,2 cùng với giai đoạn trụ kim từ vị trí cao nhất đi xuống. Việc xác định vị trí tương đối của cần giật chỉ với trụ kim là rất quan trọng, nếu không đúng sẽ xuất hiện các sai hang như đứt chỉ, lỏng chỉ, bỏ mũi,v.v… Hình 1.37 trình bày cơ cấu cam điều hoà chỉ móc trong các máy may xích kép. Chuyển động quay tròn của trục móc làm cho cam quay theo. Khi móc chỉ ở tận cùng trái lùi về phía phải thì chỉ móc sẽ trượt trên đoạn AB của cam để thu hồi chỉ móc, giữ cho chỉ luôn luôn căng để tránh rối chỉ móc. Khi móc chuyển động từ phải sang trái, chỉ móc sẽ trượt trên đường cong ACB để cung cấp đủ chỉ cho móc. Tuỳ theo loại máy, quan hệ giữa cam và móc được nhà chế tạo ấn định và hướng dẫn cụ thể. Nếu quan hệ trên không đúng sẽ dẫn đến các hiện tượng đứt chỉ, bỏ mũi, lỏng chỉ. Hình 1.37. Cơ cấu điều hoà chỉ móc trong máy móc xích kép: 1- Trục chuyển động móc; 2- Cam điều hoà chỉ móc; 3- Đỡ chỉ 1.4.8. Hệ thống bôi trơn 1.4.8.1. Khái niệm Máy may công nghiệp được chế tạo chính xác và làm việc ở tốc độ rất cao, trung bình 1500 vòng/phút đến 2000 vòng/phút. Do vậy hệ thống bôi trơn được đưa vào để giảm ma sát và nhiệt độ ở các khớp chuyển động nhằm nâng cao tuổi thọ cho máy. Có hai phương pháp bôi trơn: - Bôi trơn bằng bấc thấm dầu: thường dùng trong các máy làm việc ở tốc độ thấp. dầu bôi trơn theo bấc thấm tới vị trí cần bôi trơn. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 42. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 42 - Bôi trơn bằng bơm dầu: đuợc dùng trong các máy làm việc ở tốc độ cao. Bằng phương pháp này dầu được đưa tới vị trí cần bôi trơn với một áp suất nhất định, do vậy điều kiện bôi trơn tốt hơn. Hình 1.38 trình bày sơ đồ nguyên lý hệ thống bôi trơn cưỡng bức bằng bơm dầu. Dầu được bơm 3 hút từ bể dầu đẩy vào đường ống 7,8 tới cửa phân phối 5 để tới các vị trí bôi trơn trên trục chính là bạc trước, bạc sau; cụm trụ kim – cần giật chỉ. Một phần qua đường ống 8 tới bôi trơn ổ máy và các chi tiết dưới bàn máy. Việc điều chỉnh lượng dầu bôi trơn tới ổ và cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ được thực hiện qua các van tiết lưu. Tuỳ theo cấu tạo từng máy, hãng chế tạo sẽ hướng dẫn cụ thể cách điều chỉnh lượng dầu phù hợp với từng cơ cấu. Dầu thừa ở nắp dầu máy theo đường ống 9 trở về bơm 4. Dầu bôi trơn sử dụng là loại dầu gốc là dầu mỏ, độ nhớt trung bình từ 1,6 đến 2E0 . Hình 1.38. Sơ đồ nguyên lý hệ thống bôi trơn cưỡng bức: 1-bể dầu; 2-fin lọc dầu; 3-bơm dầu; 4-van điều chỉnh; 5-cửa phân phối; 6-mắt báo dầu; 7,8-ống dẫn dầu; 9-ống dầu hồi 1.4.8.2. Cấu tạo và nguyên lý bơm dầu a) Bơm ly tâm. Hình 1.39 trình bày cấu tạo của bơm dầu ly tâm được dùng trong các máy tốc độ cao. Truyền động quay tròn của trục bơm có lắp cánh quạt được lấy từ trục trung gian dẫn tới trục ổ hoặc trục móc. Khi cánh quạt 2 quay, dầu được hút từ bể dầu, qua lưới lọc 3 và lỗi hút ở giữa tấm ngăn 4 vào buồng ly tâm. Dưới tác động của lực ly tâm do cánh quạt tạo ra, dầu thoát ra cửa đẩy với 1 áp suất P để theo đường ống tới vị trí cần bôi trơn. Dầu thừa ở bộ phận trụ kim – cần giật chỉ được hút về bể dầu qua bơm piston các chi tiết 5, 6, 7 gắn cùng trục với cánh quạt 2. Áp suất dầu bôi trơn hoàn toàn phụ thuộc vào lực ly tâm hay tốc độ quay của máy.Vì vậy bơm ly tâm chỉ thích hợp với máy làm việc ở tốc độ cao. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 43. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 43 Hình 1.39. Cấu tạo bơm ly tâm: 1- vỏ bơm; 2- cánh quạt; 3- lưới lọc; 4- tấm ngăn; 5- pistong; 6- lò xo; 7- vít. b) Bơm piston Hình 1.40 trình bày nguyên lý bơm piston dùng cho các máy làm việc ở tốc độ thấp. Bơm thường được gắn trên trục chính hay trục ổ. Trên trục chính 2 của máy, người ta phay rãnh gạt có chiều rộng bằng đường kính piston 3 tạo cung tròn AB. Dưới tác động của lò xo 4 piston 3 luôn áp sát vào bề mặt của trục chính. Khi trục chính quay, rãnh AB bị piston 3 đẩy toàn bộ không khí trong rãnh ra theo cửa đẩy tạo độ chân không. Khi rãnh AB đi vào phần cửa hút, do sự chênh lệch áp suất, dầu được hút vào điền đầy rãnh AB và quay theo trục ra cửa đẩy. Ưu tiên của bơm piston là làmviệc ở tốc độ nhỏ nhưng đạt áp suất dầu lớn. Tuy nhiên lượng dầu đẩy của bơm không liên tục, khi chế tạo và lắp ráp yêu cầu độ chính xác cao. Hình 1.40. Cấu tạo bơm pistong: 1- vỏ bơm; 2- trục chính của máy; 3- pistong; 4- lò xo nén PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 44. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 44 Chương 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ THIẾT BỊ MAY CƠ BẢN 2.1. MÁY MAY MỘT KIM 2.1.1. Thông số kỹ thuật - Khả năng may: may vật liệu trung bình. - Tốc độ máy: max 4500mũi/ phút, trung bình 4000mũi/phút. - Chiều dài mũi may: max 5mm. - Độ nâng bàn ép: max 13mm bằng gạt gối. - Kim máy: DB x1#9 – 18. - Bơm trơn: cưỡng bức bằng bơm dầu. - Động cơ điện: 400w hoặc 3 pha. - Dầu bôi trơn: Juki New Defrix số 1. - Dây đai. M41. 2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 2.1.2.1. Cấu tạo 1. Bạc 2. Trục chính 3, 4. Bánh răng côn xoắn 5,6,7. Cam lệch tâm 8. Puly 9. Tay quay đối trọng 10. Thanh nối 11. Cần giật chỉ 12. Tay lắc 13. Chốt bản lề 14. Thanh truyền 15. Kẹp trụ kim 16. Trụ kim 17. Kim 18. Con trượt vuông 19. Rãnh trượt 20. Núm điều chỉnh 21. Lò xo 22. Ốp trục chân vịt 23. Trục chân vịt 24. Chân vịt 25. Trục trung gian 26,27. Bánh răng côn xoắn 28. Ổ móc 29. Ổ móc 30. Thanh truyền 31. Tay lắc. 32. Giá 33. Trục nâng răng cưa 34. Tay nâng răng cưa 35. Con trượt vuông 36. Cầu răng cưa 37. Thanh truyền 38. Giá 39, 40. Khung điều khiển 44. Tay lại mũi 45. Trục 46. Thanh lại mũi 47. Chốt 48. Lò xo 49. Núm điều chỉnh 50. Chốt bản lề 51. Giá 52. Thanh truyền 53. Lò xo 54. Gạt gối 55, 56. Ty đẩy 57. Thanh đẩy chân vịt 58.Chốt xoay 59. Chốt bản lề 60. Thanh kéo 61. Giá nâng chân vịt 62. Tay nâng chân vịt 63. Cam nâng chân vịt 64. Vít bản lề 65. Kẹp nâng chân vịt 2.1.2.2. Nguyên lý hoạt động [4] a) Trục chính PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 45. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 45 Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy may bằng một kim Juki DDL5550 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 46. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 46 Hình 2.2 Cơ cấu trục chính Gồm bạc trước 1, trục chính 2( trục ống để dẫn dầu); bánh răng côn xoắn 3; cam lệch tâm chuyển động nâng hạ răng cưa 5,6,7; puly đầu máy 8 và tay quay 9. Trục chính sẽ tiếp nhận chuyển động quay của mô tơ qua puly 8 sau đó phân phối chuyển động tới các cơ cấu. Định vị các chi tiết trên trục bằng trục bằng vít hãm. Định vị dọc trục được thực hiện nhờ tay quay 9 và các vòng chặn vòng chặn. b) Ổ móc. Chuyển động quay tròn của trục chính truyền qua cặp bánh răng côn xoắn 3,4 đến trục trung gian 25; qua cặp bánh răng côn xoắn 26; 27 đến trục ổ 28 làm cho ổ móc 29 quay tròn. Tỷ số truyền của các cặp bánh răng là 1:2. Với một vòng quay của trục chính, trục ổ sẽ quay hai vòng. Việc đỡ và định vị trục trung gian 25 được thực hiện bằng bạc và các bánh răng. Trục ổ 28 được đỡ bằng bạc và định vị dọc trục nhờ bánh răng 27 và vòng chặn. Trong quá trình lắp ráp cần đặc biệt quan tâm đến sự ăn khớp của các cặp bánh răng; yêu cầu phải trơn và nhẹ trong cả vòng quay của trục. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 47. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 47 Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu trục ổ Hình 2.4 Cơ cấu trục ổ 3 4 25 26 27 28 29 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 48. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 48 c)Cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ. Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ Hình 2.6 Cơ cấu trụ kim – cần giật chỉ 1 9 14 15 17 16 12 13 10 11 18 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 49. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 49 Chuyển động quay tròn của trục chính qua tay 9; thanh truyền 12; kẹp trụ kim 15 chuyển động tịnh tiến lên xuống trong hai bạc. Hành trình trụ kim là 30,8 mm. Việc chống xoay cho trụ kim được thực hiện nhờ con trượt vuông 18 trượt trong rãnh vuông trên thân máy 19. Chuyển động lên xuống của cần giật chỉ nhận từ trục chính qua tay quay 9; thanh nối 10; cần giật chỉ 11. Qũy đạo của cần giật chỉ như sau: Hình 2.7 Quỹ đạo chuyển động của cần giật chỉ OC- tay quay = 15,5mm; AB- tay lắc = 30mm; BC- thanh truyền = 26mm; BD- cần giật chỉ = 36mm; DC = 51mm Khi trục chính quay tròn, điểm C vẽ thành đường tròn tâm O bán kính OC. Tay lắc AB vẽ thành cung tròn tâm A bán kính AB. Bằng cách xác định vị trí của cơ cấu tại các điểm từ 1 đến 16, ta xác định được quỹ đạo của cần giật chỉ. Quỹ đạo gồm hai phần: Phần I. Đường cong từ 1 đến 13 là giai đoạn cần giật chỉ đI xuống cung cấp chỉ trên để lồng qua ruột ổ. Phần II: Đường cong từ các điểm 13 đến 17 cần giật chỉ chuyển động nhanh leen trên để thu hồi lượng chỉ mũi thắt. Hành trình lên xuống của cần giật chỉ trung bình xấp xỉ 60mm. Do vậy lượng chỉ có thể cung cấp cho ổ khoảng 120mm. Trên thực tế lượng chỉ tiêu hao cho chiều dài mũi may chỉ từ 0 đến 5mm, trên quỹ đạo tương ứng với cung 1,2 cùng với giai đoạn trụ kim từ vị trí cao nhất đi xuống. Việc xác định vị trí tương đối của cần giật chỉ với trụ kim là rất quan trọng, nếu không đúng sẽ xuất hiện các sai hang như đứt chỉ, lỏng chỉ, bỏ mũi PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 50. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 50 d)Cơ cấu răng cưa • Chuyển động nâng hạ răng cưa Chuyển động quay tròn của trục chính qua cam tròn lệch tâm 5; thanh truyền 30; tay lắc 31, giá 32 biến chuyển động quay thành chuyển động lắc của trục nâng 33 có gắn tay quay nâng 34 và con trượt 35 đến cầu răng cưa 36. Trục nâng 33 được đỡ bằng bạc và thân máy phía sau. Định vị chống dịch trục được thực hiện nhờ vòng chặn và vòng lò xo hãm. Điều đặc biệt lưu ý trong quá trình lắp ráp và sửa chữa là cam 5; thanh truyền 30; tay lắc 31 phải cùng nằm trong một mặt phẳng. Hình 2.8 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cơ cấu đẩy nguyên liệu • Chuyển động đẩy răng cưa Chuyển động quay tròn của trục chính qua cam 7; thanh truyền 37 tới cơ cấu điều chỉnh bước đẩy 39,40. Khung điều khiển 39 được lắp trên giá 38, khi trục chính quay thông qua cam 7 thanh truyền 37 làm trục đẩy 42 chuyển động lắc. Qua tay lắc 43 đến cầu răng cưa 36 là răng cưa chuyển động tịnh tiến. Thay đổi chiều dài mũi may Để thực hiện thay đổi chiều dài mũi may vặn núm điều chỉnh 49 sẽ tác động lên thanh 46 và xoay đi một góc làm thanh 52 bị đẩy xuống, thanh 52 tác động lên giá 38 làm giá này xoay đi một góc kéo theo khung điều khiển 39 cũng bị xoay theo. Độ nghiêng của PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  • 51. Bài giảng Thiết bị may Hệ ĐHCQ 51 khung này càng lớn thì góc lắc của tay đòn 41 càng lớn dẫn đến bước đẩy lớn và ngược lại. Hình 2.9 Cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu Đảo chiều mũi may được thực hiện bằng cách nhấn tay lại mũi 44 làm 45 xoay xuống dưới, đẩy thanh 46 lên thông qua chốt 47 đẩy thanh 52 lên (lò xo 48, 53 bị kéo dãn) thanh 52 làm xoay thanh 51 một góc ngược chiều với mũi may tiến. Lúc này góc lắc của giá 41có giá trị bằng bước may tiến nhưng trái chiều (ngược lại) tác động lên trục 42, 7 5 37 30 50 51 52 47 53 38 39 40 41 32 44 45 33 34 36 35 42 43 4846 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com